Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 07/07: Ta muốn lòng nhân – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:10 06/07/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu
Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người.
Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: “Tại sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
Đó là lời Chúa
Hiền lành và Khiêm nhường
Lm. Thái Nguyên
04:02 06/07/2023
Xin xem:
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYÊN CN 14 TN A
https://www.youtube.com/watch?v=fCElPtBzhv8
HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG
Chúa Nhật 14 Thường Niên: Mt 11, 25-30.
Suy niệm
Đoạn Tin Mừng ghi lại lời nguyện của Đức Giêsu dâng lên Chúa Cha, trong tâm tình vui mừng và cảm tạ, vì Cha đã đặc biệt yêu thương những người bé mọn, đơn sơ, và mạc khải cho họ những điều sâu nhiệm. Tiếp đến, Chúa Giêsu mời gọi tất cả những ai vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến với Ngài để tìm sự nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Chỉ nơi Chúa, chúng ta mới tìm lại sức mạnh, an vui và thanh thản cho tâm hồn mình. Nhưng để được như vậy, Chúa muốn chúng ta hãy mang lấy "ách" và "gánh" của Ngài, nghĩa là sống theo luật lệ và giáo huấn của Ngài. "Ách" và "gánh" này sẽ êm ái và nhẹ nhàng hơn, khi chúng ta biết học nơi Ngài sự hiền lành và khiêm nhường, là những đức tính của lòng yêu mến sâu xa.
Hiền lành. Thánh Matthêu dùng từ Hy lạp là Praus: có nghĩa là lòng từ bi, bác ái, bao gồm thái độ hiền hoà, dịu dàng và bao dung đối với mọi người. Điều này trái ngược với tính thô bạo cứng cỏi, cũng không yếu nhược hay nhát đảm. Chúa Giêsu hiền lành nhưng không im lặng trước sự dữ. Ngài đã từng lên án gắt gao thói giả hình của nhóm biệt phái, đã xô đuổi con buôn ra khỏi đền thờ, dám vì công lý mà chịu thiệt thân, không oán hận, còn xin Chúa Cha thứ tha cho họ. Sự hiền lành của Chúa Giêsu còn là sự cảm thông sâu xa với người tội lỗi. Ngài đến gặp gỡ, đối thoại và đồng bàn với họ. Ngài mở cho họ một con đường để tiến tới sự sống mới. Ngài giúp họ làm lại cuộc đời như Madalena, như Giakêu, hay như người thiếu phụ bên bờ giếng Giacóp. Dụ ngôn người Cha nhân hậu còn nói lên tấm lòng hiền lành bằng sự bao dung của Ngài.
Khiêm nhường. Thánh Matthêu dùng từ Hy lạp là Tapeinos. Chữ này có nghĩa là chấp nhận "đứng thấp", "ở dưới". Căn bản của khiêm nhường là biết mình như thế nào thì sống như thế ấy, không tự ti cũng không tự tôn, không tỏ ra hơn cái mình "là". Người khiêm nhường luôn mở rộng tâm hồn để đón nhận, học hỏi và thay đổi, không bao giờ sợ bị tổn thương hay mất mát. Các bậc chân nhân là những người đã sống khiêm nhường sâu xa, không muốn tỏ lộ gì ra bên ngoài, nhưng âm thầm kín đáo bên trong: “Chân nhân bất lộ tướng”. Tuy nhiên, bài học khiêm nhường ở đây không chỉ theo nghĩa từ ngữ hoặc là tính cách cao đẹp của các hiền nhân, mà còn là tấm gương độc nhất của Chúa Giêsu, Đấng “vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế… (Pl 2,6-10).
Khiêm nhường là hàng rào bảo vệ tốt nhất cho chúng ta tránh khỏi bờ vực của thói kiêu căng, tự mãn. Người kiêu căng là người vượt quá cái “là” của mình, bị coi là người “việt vị” trong bóng đá, vì đã vượt quá vị trí của mình. Sách Châm Ngôn cho biết: “Kiêu căng đưa đến sụp đổ, ngạo mạn dẫn đến té nhào”(16,18). Đức Gioan Phaolô I nói rằng:“Trên thiên đàng không thiếu những người thu thuế và gái điếm, nhưng chắc chắn không có kẻ kiêu ngạo”. Chỉ trong sự khiêm nhường, ta mới thực sự là chính mình và mới có khả năng đạt tới cùng đích của đời mình.
Thế gian coi sự hiền lành và khiêm nhường là một thái độ sống yếu nhược. Thế nhưng sự thật nơi họ lại ẩn chứa một nội lực thâm sâu, một tính khí anh hùng, vì dám nhẫn nhục và kiên trì đến cùng trước mọi nghịch cảnh. Vương Thông đã định nghĩa chữ “anh hùng” như sau: ANH là người tự biết mình. HÙNG là người tự thắng mình. Những người hiền lành và khiêm nhường là những người anh hùng, vì họ đã đã biết mình và đã thắng được chính mình, thắng được tính nóng nảy và kiêu căng của mình. Thánh nhân là gì nếu không phải là người đã chiến thắng được chính mình, không còn nô lệ cho đam mê và dục vọng của mình nữa, nên hoàn toàn có tự do để sống cho Thiên Chúa và tha nhân.
Người hiền lành và khiêm nhường là dấu chỉ của Chúa Cứu thế. Trong một xã hội cạnh tranh, giữa những lối sống phô trương và loại trừ, họ biết sống âm thầm lặng lẽ và chia sẻ nỗi đau của người khác. Họ giống như những tia sáng nhỏ trong bóng tối mênh mông, nhưng đủ để làm sáng lên một dấu chỉ nhiệm mầu. Xưa Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong con người khiêm hạ của Đức Kitô, thì nay, Chúa cũng đang tỏ mình ra trong những người phận nhỏ, nhưng ít ai nhận ra. Trong mọi hoàn cảnh, họ vẫn sống an vui và tràn đầy niềm hy vọng vào Chúa.
Chỉ trong sự hiền lành và khiêm nhường, chúng ta mới thực sự là môn đệ Đức Kitô, mới trở nên hình ảnh sống động của Ngài giữa một thế giới đầy tranh chấp quyền hành và danh lợi, kẻ mạnh được kẻ yếu thua, không còn công lý và tình thương, gây nên bao cuộc chiến tranh và huynh đệ tương tàn. Chỉ trong sự hiền lành và khiêm nhường, chúng ta mới biết phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân trong công bình và bác ái, để đem an hòa cho thế giới, mà vì đó nên máu tim Chúa đã đổ ra để cứu chuộc nhân loại.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Trong một thế giới xung đột và tranh chấp,
phân chia cao thấp và mạnh được yếu thua,
kẻ thắng thì làm vua còn kẻ thua làm giặc,
mất đạo đức và đạo tặc lên ngôi.
Để rồi lẽ phải trong tay người quyền thế,
nên người hiền lành bị áp chế và xử tệ,
còn kẻ khiêm nhường thì bị coi yếu nhược,
cả hai được xếp loại “phường giá áo túi cơm”.
Thế nhưng đối với Chúa thì lại khác,
người hiền lành mới chân thành đạo hạnh,
kẻ khiêm nhường mới thực sự sống yêu thương,
họ mới đáng là những người được chúc phúc,
vì đem lại an bình cho thế giới nhiễu nhương.
Chúa đã sống hiền lành và khiêm nhượng,
để con noi gương Ngài mà tiến bước,
không dựa vào địa vị hay tiền tài,
không xem thành bại mà quyết đoán đúng sai,
nhưng xử khoan thai ôn hòa và độ lượng.
Hiền lành không phải là không nóng giận,
nhưng nóng giận vì nhiệt tình nhà Chúa,
để nói lên sự thật và lẽ phải,
dù biết rằng có thể gặp nguy cơ,
giống như lần Chúa thanh tẩy đền thờ,
Khiêm nhường cũng không phải là thỏa hiệp,
để cho sự gian ác cứ hoành hành,
nhưng tích cực tạo môi trường lành mạnh,
giúp mọi người có được tấm lòng thanh,
biết xa tránh những thói đời kiêu hãnh.
Con muốn sống hiền lành và khiêm nhượng,
để đời mình được trở nên giống Chúa,
đem an bình cho cuộc sống hôm nay,
cho tình yêu thêm sâu rộng mỗi ngày,
và cuộc đời trong Chúa hạnh phúc thay! Amen.
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYÊN CN 14 TN A
https://www.youtube.com/watch?v=fCElPtBzhv8
HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG
Chúa Nhật 14 Thường Niên: Mt 11, 25-30.
Suy niệm
Đoạn Tin Mừng ghi lại lời nguyện của Đức Giêsu dâng lên Chúa Cha, trong tâm tình vui mừng và cảm tạ, vì Cha đã đặc biệt yêu thương những người bé mọn, đơn sơ, và mạc khải cho họ những điều sâu nhiệm. Tiếp đến, Chúa Giêsu mời gọi tất cả những ai vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến với Ngài để tìm sự nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Chỉ nơi Chúa, chúng ta mới tìm lại sức mạnh, an vui và thanh thản cho tâm hồn mình. Nhưng để được như vậy, Chúa muốn chúng ta hãy mang lấy "ách" và "gánh" của Ngài, nghĩa là sống theo luật lệ và giáo huấn của Ngài. "Ách" và "gánh" này sẽ êm ái và nhẹ nhàng hơn, khi chúng ta biết học nơi Ngài sự hiền lành và khiêm nhường, là những đức tính của lòng yêu mến sâu xa.
Hiền lành. Thánh Matthêu dùng từ Hy lạp là Praus: có nghĩa là lòng từ bi, bác ái, bao gồm thái độ hiền hoà, dịu dàng và bao dung đối với mọi người. Điều này trái ngược với tính thô bạo cứng cỏi, cũng không yếu nhược hay nhát đảm. Chúa Giêsu hiền lành nhưng không im lặng trước sự dữ. Ngài đã từng lên án gắt gao thói giả hình của nhóm biệt phái, đã xô đuổi con buôn ra khỏi đền thờ, dám vì công lý mà chịu thiệt thân, không oán hận, còn xin Chúa Cha thứ tha cho họ. Sự hiền lành của Chúa Giêsu còn là sự cảm thông sâu xa với người tội lỗi. Ngài đến gặp gỡ, đối thoại và đồng bàn với họ. Ngài mở cho họ một con đường để tiến tới sự sống mới. Ngài giúp họ làm lại cuộc đời như Madalena, như Giakêu, hay như người thiếu phụ bên bờ giếng Giacóp. Dụ ngôn người Cha nhân hậu còn nói lên tấm lòng hiền lành bằng sự bao dung của Ngài.
Khiêm nhường. Thánh Matthêu dùng từ Hy lạp là Tapeinos. Chữ này có nghĩa là chấp nhận "đứng thấp", "ở dưới". Căn bản của khiêm nhường là biết mình như thế nào thì sống như thế ấy, không tự ti cũng không tự tôn, không tỏ ra hơn cái mình "là". Người khiêm nhường luôn mở rộng tâm hồn để đón nhận, học hỏi và thay đổi, không bao giờ sợ bị tổn thương hay mất mát. Các bậc chân nhân là những người đã sống khiêm nhường sâu xa, không muốn tỏ lộ gì ra bên ngoài, nhưng âm thầm kín đáo bên trong: “Chân nhân bất lộ tướng”. Tuy nhiên, bài học khiêm nhường ở đây không chỉ theo nghĩa từ ngữ hoặc là tính cách cao đẹp của các hiền nhân, mà còn là tấm gương độc nhất của Chúa Giêsu, Đấng “vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế… (Pl 2,6-10).
Khiêm nhường là hàng rào bảo vệ tốt nhất cho chúng ta tránh khỏi bờ vực của thói kiêu căng, tự mãn. Người kiêu căng là người vượt quá cái “là” của mình, bị coi là người “việt vị” trong bóng đá, vì đã vượt quá vị trí của mình. Sách Châm Ngôn cho biết: “Kiêu căng đưa đến sụp đổ, ngạo mạn dẫn đến té nhào”(16,18). Đức Gioan Phaolô I nói rằng:“Trên thiên đàng không thiếu những người thu thuế và gái điếm, nhưng chắc chắn không có kẻ kiêu ngạo”. Chỉ trong sự khiêm nhường, ta mới thực sự là chính mình và mới có khả năng đạt tới cùng đích của đời mình.
Thế gian coi sự hiền lành và khiêm nhường là một thái độ sống yếu nhược. Thế nhưng sự thật nơi họ lại ẩn chứa một nội lực thâm sâu, một tính khí anh hùng, vì dám nhẫn nhục và kiên trì đến cùng trước mọi nghịch cảnh. Vương Thông đã định nghĩa chữ “anh hùng” như sau: ANH là người tự biết mình. HÙNG là người tự thắng mình. Những người hiền lành và khiêm nhường là những người anh hùng, vì họ đã đã biết mình và đã thắng được chính mình, thắng được tính nóng nảy và kiêu căng của mình. Thánh nhân là gì nếu không phải là người đã chiến thắng được chính mình, không còn nô lệ cho đam mê và dục vọng của mình nữa, nên hoàn toàn có tự do để sống cho Thiên Chúa và tha nhân.
Người hiền lành và khiêm nhường là dấu chỉ của Chúa Cứu thế. Trong một xã hội cạnh tranh, giữa những lối sống phô trương và loại trừ, họ biết sống âm thầm lặng lẽ và chia sẻ nỗi đau của người khác. Họ giống như những tia sáng nhỏ trong bóng tối mênh mông, nhưng đủ để làm sáng lên một dấu chỉ nhiệm mầu. Xưa Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong con người khiêm hạ của Đức Kitô, thì nay, Chúa cũng đang tỏ mình ra trong những người phận nhỏ, nhưng ít ai nhận ra. Trong mọi hoàn cảnh, họ vẫn sống an vui và tràn đầy niềm hy vọng vào Chúa.
Chỉ trong sự hiền lành và khiêm nhường, chúng ta mới thực sự là môn đệ Đức Kitô, mới trở nên hình ảnh sống động của Ngài giữa một thế giới đầy tranh chấp quyền hành và danh lợi, kẻ mạnh được kẻ yếu thua, không còn công lý và tình thương, gây nên bao cuộc chiến tranh và huynh đệ tương tàn. Chỉ trong sự hiền lành và khiêm nhường, chúng ta mới biết phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân trong công bình và bác ái, để đem an hòa cho thế giới, mà vì đó nên máu tim Chúa đã đổ ra để cứu chuộc nhân loại.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Trong một thế giới xung đột và tranh chấp,
phân chia cao thấp và mạnh được yếu thua,
kẻ thắng thì làm vua còn kẻ thua làm giặc,
mất đạo đức và đạo tặc lên ngôi.
Để rồi lẽ phải trong tay người quyền thế,
nên người hiền lành bị áp chế và xử tệ,
còn kẻ khiêm nhường thì bị coi yếu nhược,
cả hai được xếp loại “phường giá áo túi cơm”.
Thế nhưng đối với Chúa thì lại khác,
người hiền lành mới chân thành đạo hạnh,
kẻ khiêm nhường mới thực sự sống yêu thương,
họ mới đáng là những người được chúc phúc,
vì đem lại an bình cho thế giới nhiễu nhương.
Chúa đã sống hiền lành và khiêm nhượng,
để con noi gương Ngài mà tiến bước,
không dựa vào địa vị hay tiền tài,
không xem thành bại mà quyết đoán đúng sai,
nhưng xử khoan thai ôn hòa và độ lượng.
Hiền lành không phải là không nóng giận,
nhưng nóng giận vì nhiệt tình nhà Chúa,
để nói lên sự thật và lẽ phải,
dù biết rằng có thể gặp nguy cơ,
giống như lần Chúa thanh tẩy đền thờ,
Khiêm nhường cũng không phải là thỏa hiệp,
để cho sự gian ác cứ hoành hành,
nhưng tích cực tạo môi trường lành mạnh,
giúp mọi người có được tấm lòng thanh,
biết xa tránh những thói đời kiêu hãnh.
Con muốn sống hiền lành và khiêm nhượng,
để đời mình được trở nên giống Chúa,
đem an bình cho cuộc sống hôm nay,
cho tình yêu thêm sâu rộng mỗi ngày,
và cuộc đời trong Chúa hạnh phúc thay! Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:11 06/07/2023
2. Tu viện là gia đình của Thiên Chúa.
(Thánh Benedictus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:14 06/07/2023
95. BỨC TƯỜNG THẦN KỲ
Một căn nhà của cư dân ở nơi hoang vắng đang chịu sự khủng hoảng vì chiến tranh, bởi vì đợi lúc đêm tối thì địch quân ở gần bên họ lại đến gần thêm chút ít, tiếng súng cối nổ chói tai ngày càng gần hơn, mặc dù trời đã tối đen nhưng bị pháo sáng chiếu một màu đỏ. Lúc ấy chính là mùa đông khắc nghiệt gió lạnh thổi thấu xương, mọi người đều sợ lát nữa sẽ mất tất cả, vườn tược nhà của sẽ bị cày nát.
Chỉ có một bà già giống như không biết lo âu là gì, bà ta là một người tin tưởng vào Thiên Chúa của tổ tiên đang hướng dẫn con cháu đọc một quyển sách nói về cầu nguyện. Trong đó có một đoạn kinh như thế này: “Nguyện xin Thiên Chúa xây dựng một thành trì kiên cố cho chúng con, khiến cho kẻ địch không thể nào xâm phạm vườn tược nhà cửa của chúng con.”
Có một đứa cháu, sau khi chú ý lắng nghe đoạn kinh cầu nguyện này, thì cho rằng Thiên Chúa xây bức tường là chuyện không thể có được, tại sao phải cầu nguyện để không thể có chuyện gì xảy ra sao?
Bà lão trả lời:
- “Đoạn kinh cầu nguyện này không nên giải thích ý nghĩa theo mặt chữ của nó, ý nghĩa chủ yếu của chúng ta là cầu xin Thiên Chúa gìn giữ chúng ta đừng để kẻ địch xâm phạm. Vả lại, nếu Thiên Chúa thật muốn xây bức tường cho chúng ta, lẽ nào con cho rằng không thể được hay sao?”
Đêm đó quả thật là một đêm dài đặc biệt, nhưng cũng rất là lặng yên, không nhìn thấy địch quân. Sáng ngày hôm sau, khi mọi người nhìn ra bên ngoài thì đều kinh ngạc không nói được tiếng nào. Té ra nửa đêm tuyết rơi phủ cả bức tường cao, vừa vặn vây quanh căn nhà nên địch quân không có cách gì để đi qua.
Mọi người đều quỳ xuống cám tạ Thiên Chúa, bà lão nói:
- “Thiên Chúa quả thật đã xây một bức tường cho chúng ta khiến cho địch quân không thể xâm phạm chúng ta. Ngài chính là Đấng hoàn mỹ nhưng từ bi, quyền lực của Ngài có thể hoàn thành bất cứ yêu cầu nào của chúng ta. Do đó, chúng ta đừng bao giờ nản lòng, bởi vì phàm là người tin vào Thiên Chúa thì sẽ không bao giờ bị bỏ quên.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 95:
Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta, Thiên Chúa chăm sóc chúng ta để chúng ta càng gia tăng thêm sự yêu thương Ngài, để chúng ta vì Ngài mà sống.
Thánh Phao-lô tông đồ nói: “Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.Vì Đức Kitô đã chết và sống lại, chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” (Rm 14,7-9).
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một căn nhà của cư dân ở nơi hoang vắng đang chịu sự khủng hoảng vì chiến tranh, bởi vì đợi lúc đêm tối thì địch quân ở gần bên họ lại đến gần thêm chút ít, tiếng súng cối nổ chói tai ngày càng gần hơn, mặc dù trời đã tối đen nhưng bị pháo sáng chiếu một màu đỏ. Lúc ấy chính là mùa đông khắc nghiệt gió lạnh thổi thấu xương, mọi người đều sợ lát nữa sẽ mất tất cả, vườn tược nhà của sẽ bị cày nát.
Chỉ có một bà già giống như không biết lo âu là gì, bà ta là một người tin tưởng vào Thiên Chúa của tổ tiên đang hướng dẫn con cháu đọc một quyển sách nói về cầu nguyện. Trong đó có một đoạn kinh như thế này: “Nguyện xin Thiên Chúa xây dựng một thành trì kiên cố cho chúng con, khiến cho kẻ địch không thể nào xâm phạm vườn tược nhà cửa của chúng con.”
Có một đứa cháu, sau khi chú ý lắng nghe đoạn kinh cầu nguyện này, thì cho rằng Thiên Chúa xây bức tường là chuyện không thể có được, tại sao phải cầu nguyện để không thể có chuyện gì xảy ra sao?
Bà lão trả lời:
- “Đoạn kinh cầu nguyện này không nên giải thích ý nghĩa theo mặt chữ của nó, ý nghĩa chủ yếu của chúng ta là cầu xin Thiên Chúa gìn giữ chúng ta đừng để kẻ địch xâm phạm. Vả lại, nếu Thiên Chúa thật muốn xây bức tường cho chúng ta, lẽ nào con cho rằng không thể được hay sao?”
Đêm đó quả thật là một đêm dài đặc biệt, nhưng cũng rất là lặng yên, không nhìn thấy địch quân. Sáng ngày hôm sau, khi mọi người nhìn ra bên ngoài thì đều kinh ngạc không nói được tiếng nào. Té ra nửa đêm tuyết rơi phủ cả bức tường cao, vừa vặn vây quanh căn nhà nên địch quân không có cách gì để đi qua.
Mọi người đều quỳ xuống cám tạ Thiên Chúa, bà lão nói:
- “Thiên Chúa quả thật đã xây một bức tường cho chúng ta khiến cho địch quân không thể xâm phạm chúng ta. Ngài chính là Đấng hoàn mỹ nhưng từ bi, quyền lực của Ngài có thể hoàn thành bất cứ yêu cầu nào của chúng ta. Do đó, chúng ta đừng bao giờ nản lòng, bởi vì phàm là người tin vào Thiên Chúa thì sẽ không bao giờ bị bỏ quên.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 95:
Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta, Thiên Chúa chăm sóc chúng ta để chúng ta càng gia tăng thêm sự yêu thương Ngài, để chúng ta vì Ngài mà sống.
Thánh Phao-lô tông đồ nói: “Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.Vì Đức Kitô đã chết và sống lại, chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” (Rm 14,7-9).
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khiêm Nhường Và Hiền Lành
LM. Phaolô Phạm Trọng Phương
09:35 06/07/2023
Khiêm Nhường Và Hiền Lành
(Suy niệm Chúa nhật 14 TNA)
Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã kể lại kinh nghiệm của Ngài như sau:
“Khi tôi mới được bầu làm Giáo hoàng để lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ, tôi rất lo lắng, sợ hãi trước một trách nhiệm quá nặng nề. Nhưng một đêm kia, trong giấc ngủ, tôi nghe có tiếng phán bảo tôi:
“Gioan! Đừng tự xem mình quá quan trọng”.
Tôi đem áp dụng ngay câu nói ấy, và từ dạo đó, tôi đã ăn ngon ngủ yên như trước khi tôi được chọn làm Giáo Hoàng.
Xuyên suốt các bài đọc của Chúa nhật 14 thường niên A hôm nay, chúng ta bắt gặp sợi chỉ đỏ: Khiêm nhường.
Vâng, nơi bài đọc I, Tiên tri Dacaria loan báo về Đấng Cứu Độ sẽ đến trong tương lai. Ngài là một Đấng khiêm nhường ngồi trên lưng lừa con, con của lừa mẹ. Lừa mẹ thì có ách, “ách Lề Luật”, lừa con chưa có ách, không bị ràng buộc bởi ‘ách Lề Luật”. Ách Lề Luật không thể mang lại ơn cứu độ, chính Đức Giêsu khiêm nhường - hiền hậu mới thật sự đem lại ơn cứu độ cho muôn dân.
Nơi bài đọc II, Thánh Phaolô nhắc nhở cộng đoàn Rôma nói riêng và chúng ta nói chung rằng nếu chúng ta kiêu căng và chỉ sống theo tính xác thịt, thì chúng ta sẽ phải chết. Cái chết hư hoại vì tính xác thịt đem lại. Còn nếu chúng ta khiêm tốn nhìn nhận mình thuộc về Thiên Chúa, thuộc về Thần Khí, thuộc về Đức Ki-tô, thì chúng ta sẽ được sống và sống muôn đời. Vì chính Đức Giê-su Ki-tô đã chết đối với tội để đem lại sự sống đời đời cho con người mặc dù Ngài không hề vương chút tội lỗi. Chúng ta phải chấp nhận chết đi con người cũ, chết đi cái thân xác yếu hèn và tội lỗi để được sống với Đức Ki-tô.
Nơi bài Tin Mừng, Thánh Ma-thêu phân biệt rõ ai là người được mạc khải mầu nhiệm Nước Trời, ai là người được đón nhận sự sống đời đời ngang qua lời cầu nguyện của Đức Giê-su Ki-tô. “Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.” (Mt 11, 25-26). Quả thật, khiêm nhường là ‘nhân đức trụ’ hay ‘nhân Đức Mẹ’ của mọi nhân đức. Có khiêm nhường, chúng ta sẽ dễ dàng đón nhận Chúa là gia nghiệp, là chủ và là chúa của cuộc sống chúng ta. Có khiêm nhường sẽ có tất cả. Vì chính Đức Giê-su cũng là Đấng Khiêm Nhường, là mẫu gương cho mọi người chúng ta. Là một Thiên Chúa cao sang và quyền uy vô cùng, toàn năng vô cùng và lọn tốt lọn lành vô cùng, thế nhưng mà, Ngài đã chấp nhận vâng lời để nhập thể và nhập thế làm người giống con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi để nâng con người lên làm con Thiên Chúa và đón nhận hồng ân cứu độ. Hôm nay, chính Đức Giê-su cũng đã tự mình bộc bạch cách rõ ràng: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (c.29). Là Đấng Khiêm Nhường, Đức Giê-su muốn mời gọi chúng ta học noi gương bắt chước Ngài để được đón nhận ơn cứu độ và đón nhận được Mầu Nhiệm Nước Trời mà chính Chúa Cha sẽ tặng ban. Chỉ có hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới thật sự xứng đáng với danh hiệu làm con cái của Thiên Chúa và anh chị em trong gia đình Hội Thánh. Chỉ có hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới dễ chấp nhận những sai lỗi của anh chị em và dễ dàng tha thứ cho nhau. Chỉ có sự hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới dễ dàng đến với nhau, quan tâm, phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau, nhất là đối với những ai đau khổ, bệnh hoạn tật nguyền,…Chỉ khi nào nơi chúng ta đầy sự hiền hậu và khiêm nhường như Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta mới biết sống cho người khác, yêu thương và xả thân phục vụ họ.
Khiêm nhường và hiền hậu nơi Đức Giê-su và trong Đức Giê-su, ki-tô hữu mới chiến thắng và đánh bại được sự kiêu ngạo nơi tính xác thịt và ‘kẻ thù không đội trời chung’ của Thiên Chúa, đó là ma quỷ. Thật vậy, ma quỷ là cha của mọi sự gian dối và kiêu ngạo. Nó luôn tìm cách cám dỗ và lôi kéo con người chúng ta về phía phe của nó với những lời hứa xem ra ngọt ngào và hào nhoáng bên ngoài. Nếu chúng ta nhẹ dạ cả tin, nếu chúng chạy theo sự mau qua, thú vui nhục dục, hạnh phúc ảo,…mà chính ma quỷ đã gieo rắc, chúng ta sẽ mất đi sự tự do, bị làm nô lệ cho ma quỷ và đương nhiên, sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc Nước Trời sẽ không thuộc về chúng ta nữa. Sự chết đời đời sẽ đi theo chúng ta nếu chúng ta thiếu khiêm nhường mà chạy theo lối sống kiêu ngạo của thế gian, ma quỷ và xác thịt. Hãy học với Đức Giê-su Ki-tô khiêm nhường và hiền hậu thì chúng ta sẽ được sống và được hạnh phúc. Ngược lại, nếu chúng ta cứ chạy theo những đam mê xác thịt, chạy theo những kiêu ngạo theo kiểu thế gian và ma quỷ, thì chúng ta sẽ tìm đến con đường của sự diệt vong và tất nhiên sẽ mất đi sự sống muôn đời.
Để thực tập gương hiền lành và khiêm nhường của Chúa, chúng ta phải ý thức rằng: mình chỉ là tội nhân trước Chúa (x. Is 6,3-4; Lc 5,8), mình chỉ là đầy tớ vô dụng (x. Lc 17,10), mình không là gì cả (x. Gl 6,3), mình có gì, được gì, thì đều do Chúa ban (x. 1 Cr 4,7). Khi ý thức như thế, chúng ta sẽ luôn mở lòng ra để đón nhận ơn Chúa, bởi vì, người bệnh mới cần đến thầy thuốc. Cuối cùng, chúng ta hãy ghi nhớ lời thánh Phao-lô căn dặn: đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức… đừng tự cao tự đại, nhưng, ham thích những gì hèn mọn (x. Rm 12,3.16). Ước gì chúng ta luôn biết vận dụng phương thế: hiền lành và khiêm nhường để giúp mình đạt đến phúc trường sinh. Ước gì được như thế!
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 14 TNA)
Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã kể lại kinh nghiệm của Ngài như sau:
“Khi tôi mới được bầu làm Giáo hoàng để lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ, tôi rất lo lắng, sợ hãi trước một trách nhiệm quá nặng nề. Nhưng một đêm kia, trong giấc ngủ, tôi nghe có tiếng phán bảo tôi:
“Gioan! Đừng tự xem mình quá quan trọng”.
Tôi đem áp dụng ngay câu nói ấy, và từ dạo đó, tôi đã ăn ngon ngủ yên như trước khi tôi được chọn làm Giáo Hoàng.
Xuyên suốt các bài đọc của Chúa nhật 14 thường niên A hôm nay, chúng ta bắt gặp sợi chỉ đỏ: Khiêm nhường.
Vâng, nơi bài đọc I, Tiên tri Dacaria loan báo về Đấng Cứu Độ sẽ đến trong tương lai. Ngài là một Đấng khiêm nhường ngồi trên lưng lừa con, con của lừa mẹ. Lừa mẹ thì có ách, “ách Lề Luật”, lừa con chưa có ách, không bị ràng buộc bởi ‘ách Lề Luật”. Ách Lề Luật không thể mang lại ơn cứu độ, chính Đức Giêsu khiêm nhường - hiền hậu mới thật sự đem lại ơn cứu độ cho muôn dân.
Nơi bài đọc II, Thánh Phaolô nhắc nhở cộng đoàn Rôma nói riêng và chúng ta nói chung rằng nếu chúng ta kiêu căng và chỉ sống theo tính xác thịt, thì chúng ta sẽ phải chết. Cái chết hư hoại vì tính xác thịt đem lại. Còn nếu chúng ta khiêm tốn nhìn nhận mình thuộc về Thiên Chúa, thuộc về Thần Khí, thuộc về Đức Ki-tô, thì chúng ta sẽ được sống và sống muôn đời. Vì chính Đức Giê-su Ki-tô đã chết đối với tội để đem lại sự sống đời đời cho con người mặc dù Ngài không hề vương chút tội lỗi. Chúng ta phải chấp nhận chết đi con người cũ, chết đi cái thân xác yếu hèn và tội lỗi để được sống với Đức Ki-tô.
Nơi bài Tin Mừng, Thánh Ma-thêu phân biệt rõ ai là người được mạc khải mầu nhiệm Nước Trời, ai là người được đón nhận sự sống đời đời ngang qua lời cầu nguyện của Đức Giê-su Ki-tô. “Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.” (Mt 11, 25-26). Quả thật, khiêm nhường là ‘nhân đức trụ’ hay ‘nhân Đức Mẹ’ của mọi nhân đức. Có khiêm nhường, chúng ta sẽ dễ dàng đón nhận Chúa là gia nghiệp, là chủ và là chúa của cuộc sống chúng ta. Có khiêm nhường sẽ có tất cả. Vì chính Đức Giê-su cũng là Đấng Khiêm Nhường, là mẫu gương cho mọi người chúng ta. Là một Thiên Chúa cao sang và quyền uy vô cùng, toàn năng vô cùng và lọn tốt lọn lành vô cùng, thế nhưng mà, Ngài đã chấp nhận vâng lời để nhập thể và nhập thế làm người giống con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi để nâng con người lên làm con Thiên Chúa và đón nhận hồng ân cứu độ. Hôm nay, chính Đức Giê-su cũng đã tự mình bộc bạch cách rõ ràng: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (c.29). Là Đấng Khiêm Nhường, Đức Giê-su muốn mời gọi chúng ta học noi gương bắt chước Ngài để được đón nhận ơn cứu độ và đón nhận được Mầu Nhiệm Nước Trời mà chính Chúa Cha sẽ tặng ban. Chỉ có hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới thật sự xứng đáng với danh hiệu làm con cái của Thiên Chúa và anh chị em trong gia đình Hội Thánh. Chỉ có hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới dễ chấp nhận những sai lỗi của anh chị em và dễ dàng tha thứ cho nhau. Chỉ có sự hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới dễ dàng đến với nhau, quan tâm, phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau, nhất là đối với những ai đau khổ, bệnh hoạn tật nguyền,…Chỉ khi nào nơi chúng ta đầy sự hiền hậu và khiêm nhường như Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta mới biết sống cho người khác, yêu thương và xả thân phục vụ họ.
Khiêm nhường và hiền hậu nơi Đức Giê-su và trong Đức Giê-su, ki-tô hữu mới chiến thắng và đánh bại được sự kiêu ngạo nơi tính xác thịt và ‘kẻ thù không đội trời chung’ của Thiên Chúa, đó là ma quỷ. Thật vậy, ma quỷ là cha của mọi sự gian dối và kiêu ngạo. Nó luôn tìm cách cám dỗ và lôi kéo con người chúng ta về phía phe của nó với những lời hứa xem ra ngọt ngào và hào nhoáng bên ngoài. Nếu chúng ta nhẹ dạ cả tin, nếu chúng chạy theo sự mau qua, thú vui nhục dục, hạnh phúc ảo,…mà chính ma quỷ đã gieo rắc, chúng ta sẽ mất đi sự tự do, bị làm nô lệ cho ma quỷ và đương nhiên, sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc Nước Trời sẽ không thuộc về chúng ta nữa. Sự chết đời đời sẽ đi theo chúng ta nếu chúng ta thiếu khiêm nhường mà chạy theo lối sống kiêu ngạo của thế gian, ma quỷ và xác thịt. Hãy học với Đức Giê-su Ki-tô khiêm nhường và hiền hậu thì chúng ta sẽ được sống và được hạnh phúc. Ngược lại, nếu chúng ta cứ chạy theo những đam mê xác thịt, chạy theo những kiêu ngạo theo kiểu thế gian và ma quỷ, thì chúng ta sẽ tìm đến con đường của sự diệt vong và tất nhiên sẽ mất đi sự sống muôn đời.
Để thực tập gương hiền lành và khiêm nhường của Chúa, chúng ta phải ý thức rằng: mình chỉ là tội nhân trước Chúa (x. Is 6,3-4; Lc 5,8), mình chỉ là đầy tớ vô dụng (x. Lc 17,10), mình không là gì cả (x. Gl 6,3), mình có gì, được gì, thì đều do Chúa ban (x. 1 Cr 4,7). Khi ý thức như thế, chúng ta sẽ luôn mở lòng ra để đón nhận ơn Chúa, bởi vì, người bệnh mới cần đến thầy thuốc. Cuối cùng, chúng ta hãy ghi nhớ lời thánh Phao-lô căn dặn: đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức… đừng tự cao tự đại, nhưng, ham thích những gì hèn mọn (x. Rm 12,3.16). Ước gì chúng ta luôn biết vận dụng phương thế: hiền lành và khiêm nhường để giúp mình đạt đến phúc trường sinh. Ước gì được như thế!
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Không bao giờ trở lại
Lm. Minh Anh
14:49 06/07/2023
KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI
“Chỉ một điều, đừng dẫn con trai ta về đó!”.
Trong “Morning Glory”, “Vinh Quang Ngày Mới”, tác giả kể lại cuộc đào thoát của Lana, 31 tuổi, con gái một của Stalin; một biến cố khiến thế giới sửng sốt, và nước Nga vuốt mặt. Tại New York, khi vừa đáp xuống, cô tiết lộ, “Tôi cảm nhận, không thể tồn tại nếu không có Chúa trong lòng!”. Cuộc đấu tranh của cô thật khủng khiếp. Để rời Nga, Lana phải trả một giá quá đắt, “bỏ lại hai đứa con nhỏ ở Moscow”, như cô nói, và “buộc mình không bao giờ trở lại!”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Không bao giờ trở lại’ cũng là chủ đề của Lời Chúa hôm nay. Abraham không về quê cưới vợ cho con, nhưng sai người đi, “Chỉ một điều, đừng dẫn con trai ta về đó!”. Thật thú vị, một khi đã vào ‘Đất Mới’ của Chúa, Abraham hay bất cứ ai, sẽ ‘không bao giờ trở lại’ chốn xưa!
Câu chuyện tìm vợ cho Isaac vừa ly kỳ, vừa giản dị. Abraham buộc người quản gia đặt tay dưới bắp vế ông mà thề, “Hãy về quê hương họ hàng ta mà cưới vợ cho nó!”. Nhưng lại dặn đi dặn lại mấy lần, “Đừng dẫn con trai ta về đó!”. Nói như thế, khác nào nói, ‘Đừng dẫn ta về đó!’. Trong kế hoạch của Thiên Chúa, một người đã ra đi theo lời Ngài, sẽ ‘không bao giờ trở lại’ đường xưa. Nhưng câu chuyện trở nên giản dị khi Ngài sắp đặt mọi sự, để người quản gia đưa Rêbecca về, “Isaac lấy nàng làm vợ và yêu thương nàng”. Ngày ấy, nhà Abraham sống trong tâm tình tri ân. Thánh Vịnh đáp ca diễn tả, “Hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa nhân từ!”.
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến cuộc ra đi ‘không bao giờ trở lại’ của Matthêu. Tác giả ghi lại khúc ngoặt đời mình thế này, “Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Ngài bảo ông, “Hãy theo Tôi!”. Ông đứng dậy đi theo Ngài”. Sự vắn gọn tiết lộ ‘một sự bị động hoàn toàn’ trước lời mời định mệnh. Ở đây, xem ra Matthêu ‘đổ lỗi’ cho người gọi, ‘Ngài bất thần đột nhập thế giới của tôi; đúng hơn, thế giới tiền bạc của tôi, Ngài chộp tôi ra khỏi nó và xô tôi đi tới!’. Trong kiệt tác của mình, “Ơn Gọi của Matthêu”, hoạ sĩ Caravaggio đã nhanh tay ‘chụp’ được khoảnh khắc đó. Ông vẽ Chúa Giêsu bên phải, hướng về Matthêu và gọi ông. Matthêu đang ngồi với những người khác; tay phải giữ chặt nhúm tiền trên mặt bàn, tay trái chỉ vào mình, như thể đang nói, “Ai? Tôi? Tiền này là của tôi!”.
Câu chuyện của Matthêu là câu chuyện “Không Bao Giờ Trở Lại” lối cũ của một tội nhân. Như Phaolô, Matthêu nay chỉ còn một việc, “Quên đi chặng đường đã qua, lao mình về phía trước”. Quên chặng đường của một thu thuế, Matthêu trải nghiệm một chặng đường mới của người môn đệ mà Đấng là Đường đã chỉ ra, dẫu không biết ở cuối chân trời của nó sẽ là gì, và nó sẽ dẫn về đâu. Từ đó, Matthêu rời bỏ sổ sách, rời bỏ hòm tiền; học bài học của chim muông, của hoa đồng cỏ nội, những loài không hề tính toán cho cuộc sống. Và thú vị thay, ngay trong nhóm Mười Hai, Matthêu cũng không đảm trách vai trò thủ quỹ!
Anh Chị em,
‘Không bao giờ trở lại!’. Một lúc nào đó, Chúa Giêsu cũng tìm cách đột nhập thế giới của bạn và tôi; có thể Ngài đã đột nhập hay sắp đột nhập. Đó có thể là “một cuộc đấu tranh thật khủng khiếp”; cuộc đấu tranh mà ở đó, ‘các thứ khác’ và tiền bạc có lẽ ‘nhỉnh hơn’ Chúa. Chớ gì bạn và tôi ý thức rằng, Chúa đang khao khát ‘linh hồn tôi’ dù tôi là ai, đang ở đấng bậc nào. Như Matthêu, mỗi ngày, chúng ta tự hỏi, “Ai? Tôi?”, và Chúa Giêsu luôn trả lời, “Con! Đúng là con!”. Ngài muốn chộp lấy bạn và tôi, xô về phía trước, dù ai đó “phải trả một giá thật đắt!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, một khi đã được xô về phía trước, cho con chỉ biết lao mình đi tới; và nhất là, sẽ ‘không bao giờ trở lại’ lối cũ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau khi bị đốt phá, cứ điểm truyền giáo San Gabriel nổi tiếng của Los Angeles được mở cửa trở lại để thờ phượng
Đặng Tự Do
17:33 06/07/2023
Cứ điểm truyền giáo San Gabriel đã mở cửa trở lại cho công chúng lần đầu tiên kể từ khi xuất hiện đại dịch coronavirus và một vụ hỏa hoạn kinh hoàng vào tháng 7 năm 2020.
Tại một buổi lễ ngày 27 tháng 6 với sự tham dự của những người Công Giáo trong khu vực và những người khác, Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles đã làm phép cho cơ sở truyền giáo đã được cải tạo hơn 250 năm sau khi được thành lập bởi linh mục người Tây Ban Nha là Thánh Junípero Serra. Ngài nhấn mạnh “món quà đức tin” mà Cha Thánh Serra và các tu sĩ dòng Phanxicô khác đã mang lại, mà nhiều người Mỹ bản địa đã chấp nhận và biến nó thành của riêng họ.
“Cứ điểm truyền giáo San Gabriel sẽ luôn là trung tâm tinh thần thực sự của Los Angeles,” Đức Tổng Giám Mục Gomez cho biết hôm 3 tháng 7 cho trang tin tức Angelus News của tổng giáo phận. “Cứ điểm đánh dấu nơi khai sinh đức tin Kitô giáo ở đây và, 10 năm sau khi phái bộ truyền giáo được thành lập, chính thành phố này được thành lập bởi những người đàn ông và phụ nữ đến từ phái bộ truyền giáo.”
Ngài nói: “Truyền giáo là một dấu hiệu của sự khởi đầu Kitô giáo, không chỉ của thành phố chúng ta, mà còn của quốc gia chúng ta.”
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng lễ kính Thánh Junípero rơi vào ngày 1 tháng Bảy, ngay trước khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập. Ngài coi đây là một lời nhắc nhở quan phòng từ Chúa “rằng những người truyền giáo đã đến đây trước tiên” và “rằng người dân của đất nước này được gọi là Kitô hữu từ lâu trước khi họ được gọi là người Mỹ.”
Cứ điểm truyền giáo do Thánh Junípero thành lập năm 1771, đã hứng chịu một trận hỏa hoạn kinh hoàng vào rạng sáng ngày 11 tháng 7 năm 2020. Ngọn lửa đã thiêu rụi mái nhà và nội thất của nhà thờ truyền giáo, ngày nay là nơi thờ phượng của một giáo xứ Công Giáo.
Các nguồn tin thực thi pháp luật nói với Los Angeles Times rằng kẻ đốt phá bị cáo buộc, John David Corey, đã bị buộc tội vào tháng 5 năm 2021. Anh ta được biết đã đến tại cứ điểm này và có tiền sử mâu thuẫn với các nhân viên ở đây. Corey đã bị bắt và bị kết án ba năm tù vì một vụ việc không liên quan khi các nhà điều tra chỉ đích danh anh ta là người có liên quan đến vụ án đốt Cứ điểm Truyền giáo San Gabriel. Vào tháng 12 năm 2022, Corey, khi đó 59 tuổi, không nhận tội và đang chờ xét xử.
Cứ điểm Truyền giáo này là cơ sở thứ tư được thành lập bởi Thánh Junípero, một linh mục dòng Phanxicô, người đã thành lập một loạt Cứ điểm Truyền giáo trên khắp California. Vị thánh đã giúp chuyển đổi hàng nghìn người dân bản địa California sang Kitô giáo và dạy họ những công nghệ nông nghiệp mới. San Gabriel sẽ tiếp tục là một trong những nhiệm vụ thành công và hiệu quả nhất trong số 21 Cứ điểm Truyền giáo ở California.
Source:National Catholic Register
Tổng giáo phận cho biết Đức Tổng Giám Mục Fernández không đứng về phía cac giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng
Đặng Tự Do
17:34 06/07/2023
Phát ngôn nhân của Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández, người mới được bổ nhiệm đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin, đã đáp lại những cáo buộc rằng ngài đã mềm mỏng với những kẻ lạm dụng tình dục bằng cách kiên quyết phủ nhận các cáo buộc.
Trong một email gửi cho CNA vào chiều thứ Hai, một phát ngôn viên của Tổng giáo phận La Plata, Á Căn Đình, nói rằng “Đức Tổng Giám Mục chưa bao giờ bày tỏ rằng ngài không tin những người tố cáo, như những gì một số blog đưa ra quan điểm cấp tiến có thể đã nói. “
“Khi được các nhà báo hỏi, vị tổng giám mục đã trả lời rõ ràng rằng 'khi ai đó trình bày một lời buộc tội kiểu này, về nguyên tắc, HỌ LUÔN ĐƯỢC TIN, nhưng ngoài ra, một cuộc điều tra và thủ tục tố tụng là cần thiết vì chính luật pháp đã thiết lập điều đó'“ Phát ngôn nhân đã viết.
Đức Tổng Giám Mục Fernández, người sẽ bước sang tuổi 61 vào cuối tháng này, đã phục vụ với tư cách là tổng giám mục của La Plata kể từ năm 2018.
Là người mới nhất được bổ nhiệm tại Vatican, Đức Tổng Giám Mục Fernández đã phải đối mặt với những lời chỉ trích đáng kể, bao gồm cả từ BishopAccountability.org, một nhóm có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên theo dõi các vụ lạm dụng tình dục của các giáo sĩ.
Trong một tuyên bố được viết bởi đồng giám đốc của nhóm Anne Barrett Doyle, nhóm nói rằng “Việc giải quyết gần đây của Đức Tổng Giám Mục Fernández đối với một vụ lạm dụng tình dục giáo sĩ tại tổng giáo phận La Plata quê hương của ngài đã gây ra mối lo ngại lớn.”
Theo Doyle, Đức Cha Fernández đã “công khai bảo vệ” và ủng hộ một linh mục ở La Plata, là Cha Eduardo Lorenzo khi vị linh mục phải đối mặt với 5 cáo buộc lạm dụng tình dục vào năm 2019. Doyle nói rằng Đức Cha Fernandez tiếp tục đứng về phía Lorenzo ngay cả sau khi lệnh bắt giữ được ban hành và vị linh mục này đã tự sát.
Hôm thứ Hai, Doyle nói với CNA rằng “việc giải quyết vụ việc đó của Đức Cha Fernández khiến tôi vô cùng lo lắng.”
Doyle nói: “Ngài vẫn để linh mục ấy làm mục vụ giáo xứ, ngay cả khi ngày càng có nhiều nạn nhân xuất hiện. “Ngài đã thể hiện sự sẵn sàng liều lĩnh đánh cược với sự an toàn của trẻ em. Ngài tỏ ra khinh thường những nạn nhân. Nếu phản ứng của ngài đối với trường hợp này đại diện cho thái độ của ngài đối với các cáo buộc, ngài sẽ gây tổn hại to lớn với tư cách là người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin.”
Vị đại diện của tổng giáo phận đã dứt khoát bác bỏ cáo buộc của Doyle hôm thứ Hai.
Phát ngôn nhân viết: “Khi những lời chứng mới xuất hiện, Đức Tổng Giám Mục đã thực hiện các biện pháp mới, bắt đầu bằng việc cấm cha Lorenzo có mọi hoạt động với trẻ vị thành niên cho đến khi thuyên chuyển ông ta vào một bộ phận của Caritas. Lúc đầu, đó chỉ là vấn đề mở lại một cuộc điều tra hình sự và giáo luật đã bị khép lại nhiều năm trước. Sau đó, những lời khai mới khác xuất hiện và các biện pháp mới đã được thực hiện.”
Theo tuyên bố, tổng giáo phận đã làm tốt việc đối phó với các trường hợp giáo sĩ lạm dụng.
“Trong những năm gần đây cũng tại tổng giáo phận này, một linh mục khác, Sidders, đã bị bỏ tù và một linh mục khác đã bị trục xuất khỏi chức linh mục, phát ngôn nhân nói. “Trong tất cả các trường hợp này, các bước tương ứng đã được tuân theo như đã được thiết lập vào thời điểm đó và luôn luôn tham khảo ý kiến của Tòa thánh trong thư từ được lưu giữ.”
Phát ngôn nhân nói thêm rằng “liên quan đến những gì một số ghi chú nói về các chức năng mà tổng giám mục sẽ đảm nhận trong thánh bộ, ngài yêu cầu tôi cho biết rằng lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho Đức Tổng Giám Mục Fernández yêu cầu ngài giao phó các vấn đề liên quan đến lạm dụng trẻ em cho bộ phận kỷ luật có các chuyên gia chuyên môn và ngài nên cống hiến hết mình cho bộ phận giáo lý hoặc thần học cần phát triển.”
Đức Tổng Giám Mục Fernández dự kiến sẽ đảm nhận nhiệm vụ mới của mình tại Vatican vào tháng 9.
Source:National Catholic Register
Chương trình, logo và khẩu hiệu chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thanh Quảng sdb
18:16 06/07/2023
Chương trình, logo và khẩu hiệu chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha Phanxicô
Văn phòng Báo chí Tòa thánh vừa công bố chi tiết chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Cộng hòa Mông Cổ, với khẩu hiệu “Cùng nhau hy vọng”.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trong chuyến thăm lịch sử tới Cộng hòa Mông Cổ, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các nhà chức trách chính trị, ngài sẽ nói chuyện với các đại diện của Giáo Hội Công Giáo và tham gia một cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn, ngài sẽ gặp gỡ các nhân viên từ thiện và cử hành Thánh lễ tại một vận động trường thể thao.
Văn phòng Báo chí Tòa thánh đưa ra một chương trình vào ngày thứ Năm (6/7/2023) liệt kê các sự kiện của chuyến tông du quốc tế lần thứ 43 của Đức Thánh Cha.
Tin tức về việc Đức Giáo Hoàng đã nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ và các nhà chức trách Giáo hội địa phương đã được công bố vào tháng 6, cùng với thời gian của chuyến viếng thăm: 31 tháng 8 đến 4 tháng 9 năm 2023.
Theo lịch trình do Văn phòng Báo chí công bố vào Thứ Năm, ngày 6 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành từ Sân bay Fiumicino Rome vào tối Thứ Năm, ngày 31 tháng 8 để đến Sân bay Quốc tế “Chinggis Khaan” của Ulaanbaatar vào Thứ Sáu, ngày 1 tháng 9 lúc 10 giờ sáng giờ địa phương và ĐTC được chào đón ngay tại sân bay.
Đức Thánh Cha sẽ lưu lại thủ đô Ulaanbaatar trong suốt chuyến viếng thăm.
Chương trình
Vào Thứ Bảy, ngày 2 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ được chào đón tại tại Quảng trường Sukhbaatar của Ulaanbaatar trước khi tới gặp Tổng thống Mông Cổ tại Cung điện Quốc gia.
Ông Ukhnaagiin Khürelsükh, còn được gọi là Khürelsükh Ukhnaa, là tổng thống thứ 6 của Mông Cổ, nhiệm kỳ khởi đầu vào ngày 25 tháng 6 năm 2021 sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mông Cổ năm 2021.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có bài phát biểu chính thức đầu tiên trong cuộc gặp gỡ với các Nhà chức trách, xã hội dân sự và Ngoại giao đoàn tại hội trường “Ikh Mongol” của Cung điện Quốc gia.
Văn phòng Báo chí Tòa thánh vừa công bố chi tiết chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Cộng hòa Mông Cổ, với khẩu hiệu “Cùng nhau hy vọng”.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trong chuyến thăm lịch sử tới Cộng hòa Mông Cổ, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các nhà chức trách chính trị, ngài sẽ nói chuyện với các đại diện của Giáo Hội Công Giáo và tham gia một cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn, ngài sẽ gặp gỡ các nhân viên từ thiện và cử hành Thánh lễ tại một vận động trường thể thao.
Văn phòng Báo chí Tòa thánh đưa ra một chương trình vào ngày thứ Năm (6/7/2023) liệt kê các sự kiện của chuyến tông du quốc tế lần thứ 43 của Đức Thánh Cha.
Tin tức về việc Đức Giáo Hoàng đã nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ và các nhà chức trách Giáo hội địa phương đã được công bố vào tháng 6, cùng với thời gian của chuyến viếng thăm: 31 tháng 8 đến 4 tháng 9 năm 2023.
Theo lịch trình do Văn phòng Báo chí công bố vào Thứ Năm, ngày 6 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành từ Sân bay Fiumicino Rome vào tối Thứ Năm, ngày 31 tháng 8 để đến Sân bay Quốc tế “Chinggis Khaan” của Ulaanbaatar vào Thứ Sáu, ngày 1 tháng 9 lúc 10 giờ sáng giờ địa phương và ĐTC được chào đón ngay tại sân bay.
Đức Thánh Cha sẽ lưu lại thủ đô Ulaanbaatar trong suốt chuyến viếng thăm.
Chương trình
Vào Thứ Bảy, ngày 2 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ được chào đón tại tại Quảng trường Sukhbaatar của Ulaanbaatar trước khi tới gặp Tổng thống Mông Cổ tại Cung điện Quốc gia.
Ông Ukhnaagiin Khürelsükh, còn được gọi là Khürelsükh Ukhnaa, là tổng thống thứ 6 của Mông Cổ, nhiệm kỳ khởi đầu vào ngày 25 tháng 6 năm 2021 sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mông Cổ năm 2021.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có bài phát biểu chính thức đầu tiên trong cuộc gặp gỡ với các Nhà chức trách, xã hội dân sự và Ngoại giao đoàn tại hội trường “Ikh Mongol” của Cung điện Quốc gia.
Hướng dẫn đạo đức mới được Vatican phê duyệt: lấy nhân loại làm tập chú cho các đổi mới kỹ thuật
Vũ Văn An
19:15 06/07/2023
Theo Kevin J. Jones của hãng tin CNA, Một sách hướng dẫn đạo đức mới, dành cho ngành kỹ nghệ kỹ thuật và doanh nghiệp lớn được ra mắt với sự cộng tác của cơ quan giáo dục và văn hóa của Vatican, lên tiếng khuyên “đừng xây dựng tương lai một cách tồi tệ”.
Cuốn hướng dẫn dày 140 trang, tựa là “Đạo đức trong thời đại công nghệ gián đoạn: Lộ trình hoạt động” cho biết các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và giám sát kỹ thuật số có những hậu quả đối với toàn xã hội loài người. Điều này có nghĩa là ngành kỹ nghệ kỹ thuật và doanh nghiệp lớn không thể bỏ qua mối quan tâm của con người và lý luận đạo đức về công việc, sản phẩm và dịch vụ của chúng.
Cuốn hướng dẫn được công bố bởi Viện Kỹ thuật, Đạo đức và Văn hóa (ITEC) tại Đại học Santa Clara của tiểu bang California, một học viện Dòng Tên. Nó bao gồm một ghi chú giới thiệu của Đức Cha Paul Tighe, thư ký xuất thân từ Ái Nhĩ Lan của Bộ Văn hóa và Giáo dục.
Đức Cha Tighe đã viết trong cuốn sách, “Đối với một số người, có thể là một ngạc nhiên khi phát hiện ra sự tham gia của Vatican vào dự án này, nhưng cuối cùng nó là kết quả của các cuộc hội ngộ - 'các cuộc gặp gỡ', như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thích gọi - giữa Vatican và thế giới kỹ thuật.”
Thánh bộ của Đức Cha Tighe là cơ quan của Vatican được giao nhiệm vụ khai triển các giá trị nhân bản trong bối cảnh Kitô giáo để thúc đẩy tinh thần môn đệ Kitô giáo.
Ngài cho biết cuốn hướng dẫn này là kết quả của “mong muốn cổ vũ một cuộc đàm luận toàn diện giữa lĩnh vực kỹ thuật và cộng đồng nhân bản rộng lớn hơn mà tương lai của nó sẽ được định hình theo nhiều cách bởi các quyết định của những người đang quản lý sự đổi mới. Đây là một cuộc đàm luận phải bao gồm những người thuộc các quốc tịch khác nhau, các nền văn hóa khác nhau và các tín ngưỡng khác nhau và không có tín ngưỡng nào, để chúng ta cùng nhau học cách xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.”
Cuốn hướng dẫn này dành cho các doanh nghiệp tập đoàn. Nó đưa ra các đề xuất cụ thể về các vấn đề kỹ thuật như trí tuệ nhân tạo, máy học, mật mã hóa, an toàn, quyền riêng tư dữ kiện và giám sát kỹ thuật số. Nó cũng cung cấp một lộ trình hoạt động để bảo đảm cho các kỹ thuật mới được điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ đạo đức.
Trong một tuyên bố ngày 28 tháng 6, Đại học Santa Clara cho biết cuốn hứơng dẫn đạo đức này là ấn phẩm đầu tiên của Viện Kỹ thuật, Đạo đức và Văn hóa, bản thân nó là một sáng kiến mới của Trung tâm Đạo đức Ứng dụng Markkula của Đại học Santa Clara. Bản thân học viện được phát triển với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa và Giáo dục của Vatican. Cuốn hướng dẫn của ITEC nhằm mục đích thúc đẩy suy nghĩ sâu sắc hơn về việc kỹ thuật tác động ra sao đến nhân loại bằng cách tập hợp các nhà lãnh đạo từ doanh nghiệp, xã hội dân sự, học thuật, chính phủ và các truyền thống tôn giáo.
Cuốn hướng dẫn của ITEC cho biết trong phần giới thiệu “Nếu chúng ta xây dựng tương lai một cách tồi tệ, chúng ta sẽ sống trong một thế giới tồi tệ,”. Nó nhận định rằng nhiều sản phẩm và dịch vụ đang tích hợp các kỹ thuật mới xuất hiện với rủi ro đạo đức cần được giảm thiểu.
Cuốn hướng dẫn nhằm mục đích trở thành tài liệu tham khảo cho nhiều đối tượng độc giả: giám đốc điều hành kinh doanh cấp cao, cố vấn pháp lý doanh nghiệp, người vận động cho đạo đức kỹ thuật, giám đốc điều hành và quản trị viên các nguồn lực con người, giám đốc điều hành và quản trị viên có nhiệm vụ giám sát sản phẩm và chu kỳ phục vụ sự sống.
Các đồng tác giả của cuốn hướng dẫn này là Brian Patrick Green, giám đốc Đạo đức Kỹ thuật tại Trung tâm Markkula; José Roger Flahaux, cựu giám đốc kỹ thuật; và Ann Gregg Skeet, giám đốc cấp cao về đạo đức lãnh đạo tại Trung tâm Markkula.
Green cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư: “Chúng tôi rất vui mừng được cung cấp tài nguyên này cho các tổ chức đang cố gắng điều chỉnh những tiến bộ kỹ thuật của họ theo các nguyên tắc đạo đức. Ông nói rằng các tổ chức có thể “xây dựng niềm tin, thúc đẩy đổi mới và tạo ra tác động xã hội tích cực” bằng cách tích hợp các xem xét đạo đức.
Lời giới thiệu của Đức Cha Tighe mô tả sách hướng dẫn này như kết quả của “sự hợp tác phần nào khó xảy ra” giữa Trung tâm Markkula, các chuyên gia kỹ thuật và quản trị, và Trung tâm Văn hóa Kỹ thuật số thuộc Bộ Văn hóa và Giáo dục.
Vị giám mục này suy nghĩ về các cuộc gặp của ngài với các đại diện có kinh nghiệm của Thung lũng Silicon, bao gồm cả những người liên quan đến trí tuệ nhân tạo và máy học. Ngài nói rằng ngài có ấn tượng trước “mong muốn duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao cho bản thân và cho ngành của họ.” Nhiều sáng kiến của ngành kỹ nghệ kỹ thuật nhằm mục đích bảo đảm để kỹ thuật phục vụ nhân loại, “lấy con người làm trung tâm”, “cởi mở” và “có đạo đức trong thiết kế”.
Đức Cha Tighe viết: “Mong muốn duy trì các tiêu chuẩn đạo đức này phản ảnh cả cam kết nội tại để làm điều tốt và sự ác cảm thực tiễn đối với nguy cơ thiệt hại về uy tín và tổn hại thương mại lâu dài”.
Ngài nói thêm: “Điều thực sự đáng chú ý là mức độ đồng thuận đã xuất hiện trong việc xác định các giá trị đạo đức sẽ định hướng cho nghiên cứu và phát triển kỹ thuật”. Trong số nhiều tổ chức và công ty khác nhau, ngài nhìn thấy các giá trị chung như “bao gồm, minh bạch, an toàn, công bằng, quyền riêng tư và độ tin cậy” là trọng tâm của cả việc đổi mới kỹ thuật lẫn các tuyên bố về giá trị của tổ chức.
Ngài nói rằng cuốn hướng dẫn này công nhận sự đa dạng về niềm tin và các giá trị của những người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật và “kêu gọi những lý tưởng và giá trị nhân bản căn bản có thể và đã có được sự chấp nhận chung.”
Theo quan điểm của Đức Cha Tighe, cuốn hướng dẫn đạo đức này xuất phát từ mong muốn giúp “các giám đốc điều hành có động lực cao và có thiện chí” đưa các nguyên tắc chung đó vào nền văn hóa công ty và ngành kỹ nghệ của họ. Nó nhằm nhận diện việc làm cách nào để bảo đảm “việc tập chú nhất quán và có chủ ý vào đạo đức” trong quá trình ra quyết định và hoạt động của công ty. Nó cũng là một công việc đang được tiến hành và sẽ được cập nhật và mở rộng dựa trên phản hồi từ những người tham khảo và sử dụng nó.
Cuốn hướng dẫn cung cấp một khuôn khổ bao quát cho tư tưởng đạo đức.
Nó nêu làm “nguyên tắc nền tảng” ý tưởng cho rằng các hành động của chúng ta là “vì lợi ích chung của nhân loại và môi trường.” Nó phác thảo bảy nguyên tắc hướng dẫn để giúp áp dụng nguyên tắc gốc này: tôn trọng phẩm giá và quyền con người; thúc đẩy hạnh phúc con người; đầu tư cho con người; thúc đẩy công lý, tiếp cận, đa dạng, công bằng và hòa nhập; nhìn nhận rằng “Trái đất là dành cho tất mọi sự sống”; trách nhiệm giải trình; và tính minh bạch và khả thể giải thích được.
Trong phần kết luận, cuốn hướng dẫn của ITEC cho biết, “Đạo đức là theo đuổi điều tốt và tránh làm điều sai trái. Đó là việc phải sống cuộc sống của mình và chung sống với những người khác ra sao theo cách cuối cùng mang lại lợi ích cho mọi người. Đạo đức mang lại lợi ích cho tổ chức, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho mọi người và mang lại lợi ích cho môi trường. Nhưng một lần nữa, đạo đức không thể làm được gì nếu con người không hiện thân nó trong cuộc sống của chính họ.”
Mặc dù các doanh nghiệp không thể tự mình tạo nên một xã hội có đạo đức, nhưng cuốn hướng dẫn này cho biết, “họ cũng không được tự do trốn tránh thực hiện phần của mình.”
Trong số các nội dung khác của cuốn hướng dẫn, có một phụ lục tóm tắt cách Microsoft, IBM và Google tiếp cận các nguyên tắc và đạo đức trí tuệ nhân tạo.
Sổ tay có sẵn trên trang mạng của ITEC [Viện Kỹ thuật, Đạo đức và Văn hóa], https://www.scu.edu/institute-for-technology-ethics-and-culture/.
Cuốn hướng dẫn dày 140 trang, tựa là “Đạo đức trong thời đại công nghệ gián đoạn: Lộ trình hoạt động” cho biết các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và giám sát kỹ thuật số có những hậu quả đối với toàn xã hội loài người. Điều này có nghĩa là ngành kỹ nghệ kỹ thuật và doanh nghiệp lớn không thể bỏ qua mối quan tâm của con người và lý luận đạo đức về công việc, sản phẩm và dịch vụ của chúng.
Cuốn hướng dẫn được công bố bởi Viện Kỹ thuật, Đạo đức và Văn hóa (ITEC) tại Đại học Santa Clara của tiểu bang California, một học viện Dòng Tên. Nó bao gồm một ghi chú giới thiệu của Đức Cha Paul Tighe, thư ký xuất thân từ Ái Nhĩ Lan của Bộ Văn hóa và Giáo dục.
Đức Cha Tighe đã viết trong cuốn sách, “Đối với một số người, có thể là một ngạc nhiên khi phát hiện ra sự tham gia của Vatican vào dự án này, nhưng cuối cùng nó là kết quả của các cuộc hội ngộ - 'các cuộc gặp gỡ', như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thích gọi - giữa Vatican và thế giới kỹ thuật.”
Thánh bộ của Đức Cha Tighe là cơ quan của Vatican được giao nhiệm vụ khai triển các giá trị nhân bản trong bối cảnh Kitô giáo để thúc đẩy tinh thần môn đệ Kitô giáo.
Ngài cho biết cuốn hướng dẫn này là kết quả của “mong muốn cổ vũ một cuộc đàm luận toàn diện giữa lĩnh vực kỹ thuật và cộng đồng nhân bản rộng lớn hơn mà tương lai của nó sẽ được định hình theo nhiều cách bởi các quyết định của những người đang quản lý sự đổi mới. Đây là một cuộc đàm luận phải bao gồm những người thuộc các quốc tịch khác nhau, các nền văn hóa khác nhau và các tín ngưỡng khác nhau và không có tín ngưỡng nào, để chúng ta cùng nhau học cách xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.”
Cuốn hướng dẫn này dành cho các doanh nghiệp tập đoàn. Nó đưa ra các đề xuất cụ thể về các vấn đề kỹ thuật như trí tuệ nhân tạo, máy học, mật mã hóa, an toàn, quyền riêng tư dữ kiện và giám sát kỹ thuật số. Nó cũng cung cấp một lộ trình hoạt động để bảo đảm cho các kỹ thuật mới được điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ đạo đức.
Trong một tuyên bố ngày 28 tháng 6, Đại học Santa Clara cho biết cuốn hứơng dẫn đạo đức này là ấn phẩm đầu tiên của Viện Kỹ thuật, Đạo đức và Văn hóa, bản thân nó là một sáng kiến mới của Trung tâm Đạo đức Ứng dụng Markkula của Đại học Santa Clara. Bản thân học viện được phát triển với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa và Giáo dục của Vatican. Cuốn hướng dẫn của ITEC nhằm mục đích thúc đẩy suy nghĩ sâu sắc hơn về việc kỹ thuật tác động ra sao đến nhân loại bằng cách tập hợp các nhà lãnh đạo từ doanh nghiệp, xã hội dân sự, học thuật, chính phủ và các truyền thống tôn giáo.
Cuốn hướng dẫn của ITEC cho biết trong phần giới thiệu “Nếu chúng ta xây dựng tương lai một cách tồi tệ, chúng ta sẽ sống trong một thế giới tồi tệ,”. Nó nhận định rằng nhiều sản phẩm và dịch vụ đang tích hợp các kỹ thuật mới xuất hiện với rủi ro đạo đức cần được giảm thiểu.
Cuốn hướng dẫn nhằm mục đích trở thành tài liệu tham khảo cho nhiều đối tượng độc giả: giám đốc điều hành kinh doanh cấp cao, cố vấn pháp lý doanh nghiệp, người vận động cho đạo đức kỹ thuật, giám đốc điều hành và quản trị viên các nguồn lực con người, giám đốc điều hành và quản trị viên có nhiệm vụ giám sát sản phẩm và chu kỳ phục vụ sự sống.
Các đồng tác giả của cuốn hướng dẫn này là Brian Patrick Green, giám đốc Đạo đức Kỹ thuật tại Trung tâm Markkula; José Roger Flahaux, cựu giám đốc kỹ thuật; và Ann Gregg Skeet, giám đốc cấp cao về đạo đức lãnh đạo tại Trung tâm Markkula.
Green cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư: “Chúng tôi rất vui mừng được cung cấp tài nguyên này cho các tổ chức đang cố gắng điều chỉnh những tiến bộ kỹ thuật của họ theo các nguyên tắc đạo đức. Ông nói rằng các tổ chức có thể “xây dựng niềm tin, thúc đẩy đổi mới và tạo ra tác động xã hội tích cực” bằng cách tích hợp các xem xét đạo đức.
Lời giới thiệu của Đức Cha Tighe mô tả sách hướng dẫn này như kết quả của “sự hợp tác phần nào khó xảy ra” giữa Trung tâm Markkula, các chuyên gia kỹ thuật và quản trị, và Trung tâm Văn hóa Kỹ thuật số thuộc Bộ Văn hóa và Giáo dục.
Vị giám mục này suy nghĩ về các cuộc gặp của ngài với các đại diện có kinh nghiệm của Thung lũng Silicon, bao gồm cả những người liên quan đến trí tuệ nhân tạo và máy học. Ngài nói rằng ngài có ấn tượng trước “mong muốn duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao cho bản thân và cho ngành của họ.” Nhiều sáng kiến của ngành kỹ nghệ kỹ thuật nhằm mục đích bảo đảm để kỹ thuật phục vụ nhân loại, “lấy con người làm trung tâm”, “cởi mở” và “có đạo đức trong thiết kế”.
Đức Cha Tighe viết: “Mong muốn duy trì các tiêu chuẩn đạo đức này phản ảnh cả cam kết nội tại để làm điều tốt và sự ác cảm thực tiễn đối với nguy cơ thiệt hại về uy tín và tổn hại thương mại lâu dài”.
Ngài nói thêm: “Điều thực sự đáng chú ý là mức độ đồng thuận đã xuất hiện trong việc xác định các giá trị đạo đức sẽ định hướng cho nghiên cứu và phát triển kỹ thuật”. Trong số nhiều tổ chức và công ty khác nhau, ngài nhìn thấy các giá trị chung như “bao gồm, minh bạch, an toàn, công bằng, quyền riêng tư và độ tin cậy” là trọng tâm của cả việc đổi mới kỹ thuật lẫn các tuyên bố về giá trị của tổ chức.
Ngài nói rằng cuốn hướng dẫn này công nhận sự đa dạng về niềm tin và các giá trị của những người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật và “kêu gọi những lý tưởng và giá trị nhân bản căn bản có thể và đã có được sự chấp nhận chung.”
Theo quan điểm của Đức Cha Tighe, cuốn hướng dẫn đạo đức này xuất phát từ mong muốn giúp “các giám đốc điều hành có động lực cao và có thiện chí” đưa các nguyên tắc chung đó vào nền văn hóa công ty và ngành kỹ nghệ của họ. Nó nhằm nhận diện việc làm cách nào để bảo đảm “việc tập chú nhất quán và có chủ ý vào đạo đức” trong quá trình ra quyết định và hoạt động của công ty. Nó cũng là một công việc đang được tiến hành và sẽ được cập nhật và mở rộng dựa trên phản hồi từ những người tham khảo và sử dụng nó.
Cuốn hướng dẫn cung cấp một khuôn khổ bao quát cho tư tưởng đạo đức.
Nó nêu làm “nguyên tắc nền tảng” ý tưởng cho rằng các hành động của chúng ta là “vì lợi ích chung của nhân loại và môi trường.” Nó phác thảo bảy nguyên tắc hướng dẫn để giúp áp dụng nguyên tắc gốc này: tôn trọng phẩm giá và quyền con người; thúc đẩy hạnh phúc con người; đầu tư cho con người; thúc đẩy công lý, tiếp cận, đa dạng, công bằng và hòa nhập; nhìn nhận rằng “Trái đất là dành cho tất mọi sự sống”; trách nhiệm giải trình; và tính minh bạch và khả thể giải thích được.
Trong phần kết luận, cuốn hướng dẫn của ITEC cho biết, “Đạo đức là theo đuổi điều tốt và tránh làm điều sai trái. Đó là việc phải sống cuộc sống của mình và chung sống với những người khác ra sao theo cách cuối cùng mang lại lợi ích cho mọi người. Đạo đức mang lại lợi ích cho tổ chức, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho mọi người và mang lại lợi ích cho môi trường. Nhưng một lần nữa, đạo đức không thể làm được gì nếu con người không hiện thân nó trong cuộc sống của chính họ.”
Mặc dù các doanh nghiệp không thể tự mình tạo nên một xã hội có đạo đức, nhưng cuốn hướng dẫn này cho biết, “họ cũng không được tự do trốn tránh thực hiện phần của mình.”
Trong số các nội dung khác của cuốn hướng dẫn, có một phụ lục tóm tắt cách Microsoft, IBM và Google tiếp cận các nguyên tắc và đạo đức trí tuệ nhân tạo.
Sổ tay có sẵn trên trang mạng của ITEC [Viện Kỹ thuật, Đạo đức và Văn hóa], https://www.scu.edu/institute-for-technology-ethics-and-culture/.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Orange khởi công xây nhà nguyện St. Callistus và Hầm Mộ
Đỗ Dzũng / Người Việt
10:25 06/07/2023
Giáo Phận Orange khởi công xây nhà nguyện St. Callistus và Hầm Mộ
GARDEN GROVE, California (NV) – Giáo Phận Orange vừa làm lễ động thổ, chính thức khởi công xây dựng nhà nguyện St. Callistus và Hầm Mộ bên dưới nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Garden Grove, hôm Thứ Tư, 5 Tháng Bảy.
Tại lễ động thổ, Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, làm nghi thức cầu nguyện và rẩy nước phép, trước khi cùng Giám Mục Timothy Freyer, Giám Mục Phụ Tá giáo phận, cùng một số linh mục và nhân viên tòa giám mục, cùng cầm xẻng xúc cát, bắt đầu khởi công xây dựng công trình.
Tiến Sĩ Elysabeth Nguyễn, tổng giám đốc Quỹ Thành Lập Linh Đài Đức Mẹ La Vang (OLLV), nơi phụ trách quản trị và gây quỹ nhà nguyện, cho nhật báo Người Việt biết: “Cho đến nay, công trình thực hiện được khoảng 30%, gây quỹ được 50%.”
“Đây là ước mơ của tất cả mọi người. Nếu một ước mơ không thành công thì nhiều ước mơ, tức là ước mơ chung, sẽ thành công,” Tiến Sĩ Elysabeth cho biết thêm. “Cho tới nay, chúng tôi đã gây quỹ được $4 triệu. Dự án Đức Mẹ La Vang tặng $4 triệu. Như vậy là chưa tới một năm chúng ta đã gây quỹ được $8 triệu. Xin cám ơn Giám Mục Kevin Vann và các ân nhân.”
Nhạc sĩ Lê Tín Hương, tác giả ca khúc nổi tiếng “Có Những Niềm Riêng,” và là phu nhân Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ, một trong những ân nhân của công trình, cũng có mặt tại lễ động thổ.
Khi được hỏi lý do đóng góp cho dự án, bà nói một cách đơn giản: “Đối với chúng tôi, đây là bổn phận xây dựng giáo phận. Đây là cơ hội Chúa mở cho mình.”
Linh Mục Nguyễn Văn Tuyên, chánh xứ giáo xứ Westminster, nguyên chánh xứ nhà thờ St. Callistus (Tam Biên) trước đây, chia sẻ: “Sau khi giáo phận mua nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô hiện nay vào năm 2013, giáo xứ St. Callistus không còn nữa. Tuy nhiên, bây giờ Đức Cha cho xây nhà nguyện này, tuy nhỏ hơn nhà thờ, nhưng nó gợi lại những kỷ niệm của giáo dân St. Callistus trước đây. Qua dự án này, các ân nhân của St. Callistus sẽ được tri ân.”
Giáo xứ St. Callistus cũng như gia đình học sinh của Trường St. Callistus đã hy sinh rất đáng kể trong giai đoạn chuyển nhượng từ Nhà Thờ Kiếng. Họ mất nhà thờ (thành lập từ năm 1961) và trở thành giáo dân đầu tiên của nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, theo linh mục cho biết.
“Mặc dù sau cùng chúng ta đã có được một cơ sở nguy nga, việc mất nhà thờ và giáo xứ St. Callistus là một điều rất đáng tiếc,” Linh Mục Nguyễn Văn Tuyên, chánh xứ cuối cùng của nhà thờ St. Callistus, cho biết.
Nhà nguyện St. Callistus và Hầm Mộ sẽ là khu vực yên tĩnh hơn là khu cung thánh nhà thờ ở phía trên, và sẽ có các hình ảnh phụng tự mang tính cách nghệ thuật.
Khu nhà nguyện rộng khoảng 11,500 sq ft, đủ chỗ cho 250 người tham dự, và một khu cung thánh để cử hành Thánh Lễ.
Thiết kế của nhà nguyện và khu hầm mộ sẽ theo kiểu Byzantine mới, có màu vàng giống như một nhà thờ ở Châu Âu. Công ty thiết kế và kiến trúc là John Fain, văn phòng đặt tại Los Angeles, và các hình ảnh phụng sự thánh sẽ do công ty Granda ở Madrid, Tây Ban Nha, trang bị.
Trên khu cung thánh sẽ có bàn thờ bằng cẩm thạch và đủ chỗ cho các vị tu sĩ, kể cả giám mục, cử hành Thánh Lễ.
Hai bên của nhà nguyện sẽ có các nơi cầu nguyện. Một trong những nơi cầu nguyện này mang tên là “Nhà Nguyện Truyền Thống” và có bảng ghi lịch sử và sự hình thành của Giáo Phận Orange. Nơi thứ hai dành kính Thánh Callistus, vị giáo hoàng trong khoảng từ năm 218 đến năm 223.
Toàn thể giáo phận và cả cộng đồng Công Giáo Orange có thể vào thăm trang web: stcallistuschapel.org để tìm hiểu và đóng góp.
Nơi cầu nguyện trước lối vào nhà nguyện St. Callistus và Hầm Mộ. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)
Vài nét về Giáo Phận Orange
Theo trang web rcbo.org, Giáo Phận Orange, có 1.3 triệu giáo dân, 57 giáo xứ, năm trung tâm Công Giáo, và 35 trường học, là một trong những giáo phận có nhiều giáo dân thuộc nhiều sắc dân toàn quốc Hoa kỳ.
Giáo Phận Orange giúp người Công Giáo trong Orange County đưa Đức Tin sống động vào trong cuộc sống của mình cũng như thể hiện Đức Tin trong cộng đồng và trong các bí tích của giáo hội.
Dưới sự lãnh đạo của Giám Mục Kevin Vann, giáo phận luôn tìm cách thiết lập và nâng đỡ mọi nỗ lực sống động của các giáo xứ và trường học nhằm mời gọi mọi người sống theo Phúc Âm bằng Đức Tin, bằng niềm vui, với lòng bác ái và hiệp nhất.
Nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, trung tâm Đức Tin của giáo phận và của giám mục, được thánh hiến vào Tháng Bảy, 2019.
Mọi chi tiết về Giáo Phận Orange xin vào trang web rcbo.org.
—-
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
GARDEN GROVE, California (NV) – Giáo Phận Orange vừa làm lễ động thổ, chính thức khởi công xây dựng nhà nguyện St. Callistus và Hầm Mộ bên dưới nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Garden Grove, hôm Thứ Tư, 5 Tháng Bảy.
Giám Mục Kevin Vann (thứ năm từ trái), giám mục Giáo Phận Orange, và Giám Mục Timothy Freyer (thứ tư từ phải), Giám Mục Phụ Tá giáo phận, cùng một số linh mục và nhân viên giáo phận chuẩn bị thủ tục động thổ xây dựng nhà nguyện St. Callistus và Hầm Mộ. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)
Tại lễ động thổ, Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, làm nghi thức cầu nguyện và rẩy nước phép, trước khi cùng Giám Mục Timothy Freyer, Giám Mục Phụ Tá giáo phận, cùng một số linh mục và nhân viên tòa giám mục, cùng cầm xẻng xúc cát, bắt đầu khởi công xây dựng công trình.
Tiến Sĩ Elysabeth Nguyễn, tổng giám đốc Quỹ Thành Lập Linh Đài Đức Mẹ La Vang (OLLV), nơi phụ trách quản trị và gây quỹ nhà nguyện, cho nhật báo Người Việt biết: “Cho đến nay, công trình thực hiện được khoảng 30%, gây quỹ được 50%.”
“Đây là ước mơ của tất cả mọi người. Nếu một ước mơ không thành công thì nhiều ước mơ, tức là ước mơ chung, sẽ thành công,” Tiến Sĩ Elysabeth cho biết thêm. “Cho tới nay, chúng tôi đã gây quỹ được $4 triệu. Dự án Đức Mẹ La Vang tặng $4 triệu. Như vậy là chưa tới một năm chúng ta đã gây quỹ được $8 triệu. Xin cám ơn Giám Mục Kevin Vann và các ân nhân.”
Nhạc sĩ Lê Tín Hương, tác giả ca khúc nổi tiếng “Có Những Niềm Riêng,” và là phu nhân Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ, một trong những ân nhân của công trình, cũng có mặt tại lễ động thổ.
Khi được hỏi lý do đóng góp cho dự án, bà nói một cách đơn giản: “Đối với chúng tôi, đây là bổn phận xây dựng giáo phận. Đây là cơ hội Chúa mở cho mình.”
Linh Mục Nguyễn Văn Tuyên, chánh xứ giáo xứ Westminster, nguyên chánh xứ nhà thờ St. Callistus (Tam Biên) trước đây, chia sẻ: “Sau khi giáo phận mua nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô hiện nay vào năm 2013, giáo xứ St. Callistus không còn nữa. Tuy nhiên, bây giờ Đức Cha cho xây nhà nguyện này, tuy nhỏ hơn nhà thờ, nhưng nó gợi lại những kỷ niệm của giáo dân St. Callistus trước đây. Qua dự án này, các ân nhân của St. Callistus sẽ được tri ân.”
Giáo xứ St. Callistus cũng như gia đình học sinh của Trường St. Callistus đã hy sinh rất đáng kể trong giai đoạn chuyển nhượng từ Nhà Thờ Kiếng. Họ mất nhà thờ (thành lập từ năm 1961) và trở thành giáo dân đầu tiên của nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, theo linh mục cho biết.
“Mặc dù sau cùng chúng ta đã có được một cơ sở nguy nga, việc mất nhà thờ và giáo xứ St. Callistus là một điều rất đáng tiếc,” Linh Mục Nguyễn Văn Tuyên, chánh xứ cuối cùng của nhà thờ St. Callistus, cho biết.
Nhà nguyện St. Callistus và Hầm Mộ sẽ là khu vực yên tĩnh hơn là khu cung thánh nhà thờ ở phía trên, và sẽ có các hình ảnh phụng tự mang tính cách nghệ thuật.
Khu nhà nguyện rộng khoảng 11,500 sq ft, đủ chỗ cho 250 người tham dự, và một khu cung thánh để cử hành Thánh Lễ.
Thiết kế của nhà nguyện và khu hầm mộ sẽ theo kiểu Byzantine mới, có màu vàng giống như một nhà thờ ở Châu Âu. Công ty thiết kế và kiến trúc là John Fain, văn phòng đặt tại Los Angeles, và các hình ảnh phụng sự thánh sẽ do công ty Granda ở Madrid, Tây Ban Nha, trang bị.
Trên khu cung thánh sẽ có bàn thờ bằng cẩm thạch và đủ chỗ cho các vị tu sĩ, kể cả giám mục, cử hành Thánh Lễ.
Hai bên của nhà nguyện sẽ có các nơi cầu nguyện. Một trong những nơi cầu nguyện này mang tên là “Nhà Nguyện Truyền Thống” và có bảng ghi lịch sử và sự hình thành của Giáo Phận Orange. Nơi thứ hai dành kính Thánh Callistus, vị giáo hoàng trong khoảng từ năm 218 đến năm 223.
Toàn thể giáo phận và cả cộng đồng Công Giáo Orange có thể vào thăm trang web: stcallistuschapel.org để tìm hiểu và đóng góp.
Nơi cầu nguyện trước lối vào nhà nguyện St. Callistus và Hầm Mộ. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)
Vài nét về Giáo Phận Orange
Theo trang web rcbo.org, Giáo Phận Orange, có 1.3 triệu giáo dân, 57 giáo xứ, năm trung tâm Công Giáo, và 35 trường học, là một trong những giáo phận có nhiều giáo dân thuộc nhiều sắc dân toàn quốc Hoa kỳ.
Giáo Phận Orange giúp người Công Giáo trong Orange County đưa Đức Tin sống động vào trong cuộc sống của mình cũng như thể hiện Đức Tin trong cộng đồng và trong các bí tích của giáo hội.
Dưới sự lãnh đạo của Giám Mục Kevin Vann, giáo phận luôn tìm cách thiết lập và nâng đỡ mọi nỗ lực sống động của các giáo xứ và trường học nhằm mời gọi mọi người sống theo Phúc Âm bằng Đức Tin, bằng niềm vui, với lòng bác ái và hiệp nhất.
Nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, trung tâm Đức Tin của giáo phận và của giám mục, được thánh hiến vào Tháng Bảy, 2019.
Mọi chi tiết về Giáo Phận Orange xin vào trang web rcbo.org.
—-
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
VietCatholic TV
Ác mộng của Nga: Ukraine vượt sông Dnipro. Prigozhin hăm dọa, Putin phải trả hết tiền mặt tịch thu
VietCatholic Media
03:16 06/07/2023
1. Ukraine vượt sông Dnipro sẽ là cơn ác mộng với Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Crossing Dnieper River Would Be a Nightmare for Russia”, nghĩa là “Ukraine vượt sông Dnipro sẽ là cơn ác mộng với Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Người Nga ngày càng lo lắng về các động thái của lực lượng Ukraine ở bờ trái phía đông của sông Dnipro do Mạc Tư Khoa kiểm soát và ý nghĩa của điều này đối với cuộc chiến.
Đánh giá đó của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, đã làm nổi bật mối lo ngại của Nga về khả năng vượt sông của lực lượng Kyiv ở Kherson và lực lượng Mạc Tư Khoa không có khả năng ngăn chặn họ.
Theo các quan chức quốc phòng Anh, từ ngày 23 tháng 6, các lực lượng Ukraine đã bố trí lại quân đội gần cầu Antonovsky, họ cho biết Nga có khả năng đã di dời quân đội từ Nhóm lực lượng Dnipro, gọi tắt là DGF, của Quân khu phía Nam để tăng cường cho khu vực Zaporizhzhia.
Những lời kêu gọi đang gia tăng ở Nga để 10 trung đoàn và lữ đoàn DGF của nước này có thêm tàu nhằm ngăn chặn các bước tiến xa hơn của Ukraine.
Sergej Sumlenny, người sáng lập tổ chức tư vấn Đức, Trung tâm Sáng kiến Khả năng phục hồi Âu Châu, nói với Newsweek: “Nếu người Ukraine thành công trong việc thiết lập sự hiện diện của họ ở tả ngạn, điều này sẽ thay đổi đáng kể tình hình đối với Nga.”
“Điều đó có nghĩa là người Nga cần kiểm soát cả hai khu vực của mặt trận,” ông nói thêm.
Sullenny nói rằng các lực lượng Ukraine sau đó có thể tiến về phía nam từ Kherson hướng đến Crimea, nơi họ có thể đóng cửa đường tiếp tế của Nga, đồng thời tiến về phía Berdyansk.
Ông nói: “Sau đó, toàn bộ nhóm người Nga giữa Crimea và Berdyansk sẽ bị mắc kẹt mà không có bất kỳ nguồn cung cấp đạn dược nào hoặc cơ hội di tản những người bị thương. Vì vậy, đối với người Nga, cuộc tấn công của người Ukraine theo hướng này là một cơn ác mộng. Nếu người Ukraine có thể thành công ở cả hai hướng, thì đó là trường hợp xấu nhất đối với người Nga”.
“Nhưng ngay cả cho dù người Ukraine chỉ thành công ở một trong hai mặt trận này, thì đó cũng sẽ là một dấu hiệu rất xấu đối với người Nga,” ông nói thêm.
Các kênh Telegram thân Nga cho biết vào tháng 6 rằng quân đội Ukraine đã chiếm giữ làng Dachi, đối diện với thành phố Kherson, gần cầu Antonovsky, mặc dù Bộ Quốc phòng Nga khẳng định quân đội của họ đã đẩy lùi lực lượng Ukraine.
Sullenny nói rằng các lực lượng của Ukraine chưa đẩy quân quá mạnh qua Dnipro vì không đáng để mạo hiểm tổn thất lớn nhằm thiết lập một đầu cầu, nơi có thể được sử dụng để vận chuyển quân qua sông cho một cuộc tấn công ở bờ đông.
Tuy nhiên, ông tin rằng điều đáng chú ý là người Nga đã không đẩy lùi được các đơn vị đổ bộ hạng nhẹ của Kyiv, bất chấp sự yểm trợ vượt trội về không quân và pháo binh của Mạc Tư Khoa.
Bộ Quốc phòng Nga và các blogger ủng hộ chiến tranh đang đưa ra những lời giải thích mâu thuẫn nhau về cuộc giao tranh gần cây cầu, đã bị lực lượng của Kyiv phá hủy vào tháng 7 năm 2022, tước đi một tuyến đường tiếp tế quan trọng của Nga.
Vào ngày 1 tháng 7, các quan chức Nga khoe rằng lực lượng của họ đã đẩy lùi quân đội Ukraine gần Cầu Antonovsky sau một cuộc đổ bộ bất ngờ. ISW cho biết hôm Chúa Nhật rằng một trong những lý do mà các quan chức Nga cao rao một chiến thắng nhỏ như vậy là vì họ lo ngại một cuộc tấn công của Ukraine vào bờ đông sông Dnipro.
Jay Truesdale, cựu nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Ukraine và Nga, và hiện là Giám đốc điều hành của Veracity Worldwide, một công ty tư vấn rủi ro địa chính trị, cho biết: “Việc Bộ Quốc phòng Nga đề cập thường xuyên đến các sự kiện ở Kherson cho thấy mức độ thiệt hại tiềm ẩn đáng kể đối với tinh thần và hậu cần của quân đội Nga”..
Điều này đặc biệt quan trọng “sau cuộc nổi loạn của Wagner và do tầm quan trọng của Dnipro đối với thương mại, giao thông vận tải và sản xuất điện,” ông nói với Newsweek, đề cập đến cuộc binh biến của nhóm lính đánh thuê do Yevgeny Prigozhin lãnh đạo.
2. Các lực lượng Ukraine đang đạt được tiến bộ xung quanh Bakhmut
Theo một quan chức quân sự hàng đầu, các lực lượng Ukraine đang đạt được tiến bộ xung quanh Bakhmut.
“Các đơn vị xung kích của Lữ đoàn Edelweiss số 10 đang tấn công các vị trí của quân Nga ở ngoại ô phía bắc Bakhmut. Một số vùng lãnh thổ đã được chiếm lại và một lượng đáng kể nhân lực của đối phương đã bị tiêu diệt”, Tư lệnh Lực lượng Lục quân Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết như trên.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm mùng 6 tháng Bẩy, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar mô tả tình hình xung quanh Bahkmut, thành phố phía đông gần như bị san phẳng trong cuộc giao tranh trong sáu tháng qua, là “cực kỳ tích cực”.
“Đối phương thực sự bị mắc kẹt ở đó,” Maliar nói. “Một mặt, họ kiểm soát phần lớn thành phố, còn chúng tôi chỉ kiểm soát phần phía tây nam, nhưng họ không thể di chuyển quanh thành phố. Các lực lượng vũ trang của chúng tôi không cho phép họ làm như vậy và họ thực sự không thể rời bỏ nó.”
“Chúng tôi đang đạt được một số tiến bộ ở sườn phía nam, nhưng đang có giao tranh ở sườn phía bắc, và còn quá sớm để gọi đó là một cuộc phản công. Bởi vì tình hình có thể thay đổi nhiều lần trong ngày, nên cho đến khi quân đội của chúng tôi được bảo đảm an toàn, chúng tôi thường không nói rằng đã có một cuộc phản công”, Maliar nói thêm.
Maliar cho biết cũng có giao tranh ác liệt xung quanh Lyman, một thành phố ở phía bắc Bakhmut.
Cô cho biết Nga tiếp tục tập trung “những nỗ lực chính” vào các khu vực Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Marinka ở miền đông Ukraine, với hơn 30 cuộc giao tranh diễn ra ở đó trong ngày qua.
Trong khu vực Lyman, hơn 10 ngôi làng đã bị pháo kích khi các lực lượng Nga cố gắng buộc quân đội Ukraine rời khỏi vị trí của họ gần Novoyehorivka ở khu vực Luhansk nhưng không thành công.
Chỉ huy đơn vị trinh sát “Terra” của Ukraine, Mykola Volokhov, mô tả tình hình ở khu vực Bakhmut là “khá tích cực và lạc quan.”
“Trong tháng qua ở khu vực Bakhmut, chúng tôi đã đạt được tiến bộ vững chắc trong việc tiến lên phía trước: giải phóng đất Ukraine khỏi đối phương, giành lại những gì đã mất. Chúng tôi đang bắt đầu tiến vào những vùng lãnh thổ mà ban đầu chúng tôi không kiểm soát được”, Volokhov nói.
Anh nói tiếp: “Bản chất của cuộc giao tranh là nhiều trận đánh bộ binh, nhưng gần đây, cả bên ta và quân xâm lược đều sử dụng rất nhiều xe tăng. Trước chỉ có bộ binh, nay quân xâm lược tích cực phô trương trang bị. Đối với chúng tôi, đây là một dấu hiệu tốt, bởi vì điều đó có nghĩa là họ không thể đối phó và cần rút nguồn dự trữ.”
Trong khi đó, quân đội Ukraine cho biết họ cũng đẩy lùi mọi cuộc tấn công xung quanh thị trấn Marinka.
Thứ trưởng Hanna Maliar nói: “Lực lượng Phòng vệ Ukraine tiếp tục tiến hành các hoạt động tấn công theo hướng Melitopol và Berdiansk, củng cố vị trí của họ, nã pháo vào các mục tiêu của đối phương đã xác định và thực hiện các biện pháp phản công”
Cô cũng cho biết Nga đã phóng 5 máy bay không người lái Shahed của Iran trong ngày qua, 2 trong số đó đã bị lực lượng phòng không Ukraine phá hủy.
3. Hãng thông tấn nhà nước Nga cho biết các cuộc tấn công của Ukraine ở Donetsk gây ra vụ cháy kho dầu
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti cho biết các cuộc không kích của Ukraine đã gây ra vụ cháy kho chứa dầu ở quận Makiivka thuộc vùng Donetsk do Nga xâm lược.
Một đoạn video do RIA đăng tải cho thấy ngọn lửa lớn và khói bốc cao, với một chiếc xe cứu hỏa đang tiến về phía ngọn lửa.
Các chiến binh của Ukraine đã sử dụng HIMARS để tiến hành một số cuộc tấn công vào kho dầu, theo hãng tin này. Trích dẫn thông tin sơ bộ, RIA Novosti cho biết không có nạn nhân nào, nhưng một đám cháy nghiêm trọng đã bùng phát. RIA cho biết các nhân viên dịch vụ khẩn cấp địa phương đang ứng phó với vụ việc.
Theo Denis Pushilin, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, Makiivka đã bị pháo kích vào đêm thứ Ba. Theo thị trưởng địa phương Vladislav Klyucharov, nó lại bị nã pháo vào đêm thứ Tư.
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước, ít nhất một người đã thiệt mạng và 68 người bị thương trong các cuộc tấn công hôm thứ Ba vào Makiivka.
4. Putin phải trả lại cho trùm Wagner Yevgeny Prigozhin toàn bộ số tiền mặt tịch thu được tại trụ sở của quân Wagner tại thành phố St. Petersburg
Các cơ quan truyền thông Nga báo cáo rằng Putin đã phải trả lại số tiền tịch thu được của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin trong cuộc binh biến hôm 24 Tháng Sáu. Diễn biến này xảy ra sau vụ tấn công vào phi trường quốc tế Vnukovo của Mạc Tư Khoa. Trong khi các quan chức Nga ráo riết đổ lỗi cho Ukraine, ngày càng có nhiều người tin rằng quân Wagner đã gây ra cuộc tấn công này để đòi lại các số tiền bị chính quyền Nga tịch thu, mà họ gọi là tiền sinh tử. Hãng tin St. Petersburg Fontanka than thở Putin quá yếu thế trước trùm Wagner Yevgeny Prigozhin.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Deal Hands Wagner's Prigozhin $111M Cash, Gold Bars: Russian Media”, nghĩa là “Truyền thông Nga cho biết Putin thỏa thuận trao lại cho Prigozhin của Wagner 111 triệu đô la tiền mặt, và các thỏi vàng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nhà tài chính của Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, được cho là đã giành lại được hơn 111 triệu đô la tiền mặt và vàng thỏi bị chính quyền Nga tịch thu giữa cuộc nổi dậy ngắn ngủi vào tháng 6, khi nhà tài phiệt tiếp tục đàm phán với Điện Cẩm Linh về việc tước đoạt tài sản của ông và bị cưỡng chế lưu đày ở Belarus.
Hãng tin St. Petersburg Fontanka — trích dẫn các nguồn nội bộ không được tiết lộ — rằng khoảng 10 tỷ rúp hay 111,2 triệu đô la bao gồm các hộp đô la Mỹ và năm thỏi vàng đã được trả lại cho nhà tài phiệt, người vào tháng trước đã lãnh đạo một cuộc binh biến của Tập đoàn Wagner chống lại Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov.
Các tài sản đã bị chính quyền Nga tịch thu trong các cuộc đột kích vào các tài sản có liên quan đến Prigozhin vào ngày 24 tháng 6, một ngày sau khi các chiến binh của Tập đoàn Wagner giành quyền kiểm soát thành phố phía nam Rostov-on-Don và một đoàn quân tiến về phía Mạc Tư Khoa.
Nhóm này đã nhanh chóng đe dọa sẽ xông vào thủ đô cho đến khi Prigozhin đạt được thỏa thuận với Điện Cẩm Linh — qua trung gian Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko — để từ bỏ cuộc binh biến và sống lưu vong ở Belarus. Đổi lại, chính quyền Nga không theo đuổi các cáo buộc hình sự liên quan đến các hành động ban đầu được Tổng thống Vladimir Putin mô tả là “phản quốc”.
Các tài sản bị tịch thu được cho là nặng “vài tấn” và đã được trả lại cho tài xế của Prigozhin, người đã được cấp giấy ủy quyền, vào ngày 2 tháng 7. Các nhà điều tra hình sự không muốn trả lại số tiền, nhưng Fontanka đã báo cáo rằng “một thế lực cao hơn đã can thiệp đảo ngược ý muốn của họ.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
Prigozhin cho biết vào ngày 24 tháng 6 rằng số tiền này nhằm mục đích trả lương cho các chiến binh Wagner của ông và đền bù cho gia đình của những binh sĩ đã hy sinh. Cảnh sát St. Petersburg đã thu giữ số tiền này thành hai đợt: đợt đầu tiên khoảng 47 triệu đô la từ một chiếc xe tải nhỏ đang đậu và đợt thứ hai là 66,7 triệu đô la được cất giữ trong 80 hộp các tông trên chiếc xe tải thứ hai.
Các quan chức phương Tây cho biết vẫn chưa rõ liệu Prigozhin và các đơn vị Wagner của ông có thực sự lưu vong ở Belarus hay không, nơi hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy việc xây dựng các căn cứ quân sự mới.
Một nhà ngoại giao Latvia nói chuyện với Newsweek với điều kiện giấu tên cho biết các thủ đô của NATO đang “theo dõi và đánh giá” bất kỳ sự xuất hiện mới nào của Wagner ở Belarus, chuẩn bị đáp trả bất kỳ sự triển khai nào ở đó bằng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Minsk.
Các báo cáo chỉ ra rằng Prigozhin đã rời khỏi Nga, mặc dù người ta đã phát hiện ra anh ta ở St. Petersburg và Mạc Tư Khoa trong những ngày gần đây dường như là một phần của các cuộc đàm phán nhằm giải thể đế chế truyền thông của ông và từ bỏ quyền kiểm soát các lợi ích kinh doanh khác.
Mạc Tư Khoa đang làm việc để kết hợp Wagner vào quân đội chính quy của Nga, với các chiến binh được cho là được lựa chọn ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng hoặc sống lưu vong ở Belarus. Các báo cáo khác cho thấy Wagner vẫn đang tuyển dụng bên trong Nga và Ngũ Giác Đài cho biết lính đánh thuê vẫn ở trên chiến trường Ukraine.
Bản tin hôm thứ Tư của Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết Prigozhin được miễn “trách nhiệm tài chính đối với những thiệt hại do cuộc nổi loạn của Tập đoàn Wagner gây ra” ở Rostov-on-Don, mà chính quyền địa phương cho biết thiệt hại khoảng 1 triệu đô la.
Việc Putin từ chối hoặc không có khả năng trừng phạt Prigozhin và Tập đoàn Wagner - cho đến nay đã chứng minh quân Wagner là đơn vị chiến đấu hiệu quả nhất của Mạc Tư Khoa trong 16 tháng giao tranh cam go ở Ukraine - đã làm dấy lên suy đoán rằng tổng thống đang ở một vị trí chính trị bấp bênh.
Giám đốc đối ngoại của Liên minh Âu Châu Josep Borrel cho biết trong tuần này rằng cuộc binh biến của Wagner cho thấy vũng lầy của Điện Cẩm Linh ở Ukraine “đã làm suy yếu chế độ của Vladimir Putin nhiều hơn nhiều so với những gì nhiều nhà quan sát đã nghĩ.”
Robert Kaplan của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại nói với Newsweek rằng Putin “không hành động như một nhà độc tài bình thường. Một nhà độc tài bình thường sẽ bắt giữ hoặc giải vây, hoặc thậm chí có thể xử tử một kẻ ngang tàng như Prigozhin từ nhiều tháng trước. Bây giờ, sau khi gọi Prigozhin là kẻ phản bội, Putin đã thỏa thuận với anh ta.
“Có thể điều này là do Putin rất cần Tập đoàn Wagner. Có thể là do Putin không thể triển khai sức mạnh quân sự và hậu cần cụ thể ở miền nam nước Nga. Dù bằng cách nào, nó cho thấy nhà nước độc tài của Putin được thể chế hóa yếu kém như thế nào so với nhà nước tiền nhiệm của ông ở Liên Xô. Một trạng thái suy yếu có nghĩa là sẽ có nhiều sự kiện khó lường hơn trong tương lai,” Kaplan nói.
5. McConnell nhấn mạnh tầm quan trọng của hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ cho quân đội Ukraine
Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine trong buổi lễ trao giải tại Fort Knox, Kentucky, hôm thứ Tư.
Ông lưu ý rằng có những nhà phê bình ở cả hai đảng chính trị cảm thấy cuộc chiến Ukraine không quan trọng đối với Hoa Kỳ. “Đó không phải là quan điểm của tôi, đó không phải là quan điểm của đa số đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện cũng như đảng viên Dân chủ,” ông nói, mô tả cuộc chiến chống lại Nga là “điều quan trọng nhất đang diễn ra trên thế giới hiện nay.”
Nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa cho biết khoản tài trợ này cũng mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ, lưu ý rằng một nửa số tiền được chi ở Mỹ cho việc sản xuất vũ khí.
Ông nói thêm, “Trong kế hoạch tổng thể, chúng ta đang hỗ trợ người khác thực hiện cuộc chiến chống lại một trong những đối phương lớn nhất của chúng ta ngày nay, là người Nga – không có gì nhiều để không thích điều đó.”
Ông cũng bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần tới sẽ chào đón Thụy Điển với tư cách là thành viên mới, mở rộng liên minh quân sự. Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ sự phản đối việc cho phép Thụy Điển trở thành thành viên, tuyên bố rằng nước này cho phép các thành viên của các nhóm khủng bố người Kurd được công nhận hoạt động ở nước này, đáng chú ý nhất là Đảng Công nhân người Kurd.
McConnell nói: “Những tác động của cuộc xâm lược Ukraine này của Nga đã không diễn ra theo cách mà Vladimir Putin dự đoán,” đồng thời lưu ý rằng tổng thống Nga dự đoán nó sẽ chia rẽ NATO. “Mọi thứ mà Putin dự đoán đã xảy ra hoàn toàn khác.”
McConnell cũng nói về mối đe dọa xâm lược của Nga đã tập hợp một liên minh rộng lớn gồm các quốc gia ủng hộ Ukraine, bao gồm cả các quốc gia ở Á Châu muốn gửi thông điệp tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trung Quốc - vốn coi Nga là đối tác quan trọng và là đối trọng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với phương Tây - đã từ chối lên án cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa và cũng chẳng kêu gọi quân đội Nga rút khỏi lãnh thổ Ukraine.
6. Ít nhất 1 người thiệt mạng sau vụ pháo kích của Nga vào vùng Kherson
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ năm mùng 6 tháng Bẩy, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một người thiệt mạng và ít nhất ba người khác bị thương do mảnh đạn sau cuộc tấn công của Nga ở vùng Kherson vào hôm thứ Tư.
Cô nói “Một cuộc điều tra đã được tiến hành về cái chết và thương tích gây ra bởi một vụ pháo kích thù địch khác vào cộng đồng Bilozerska ở vùng Kherson.”
Nga đã nổ súng vào làng Bilozerska vào khoảng 7:00 tối giờ địa phương hôm thứ Tư và các biện pháp đang được thực hiện để ghi lại tội ác.
7. Zelenskiy cho biết Nga sử dụng nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia làm vỏ bọc để pháo kích các khu vực lân cận
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố rằng Nga đã sử dụng nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia làm vỏ bọc cho việc bắn phá các thành phố lân cận.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, với sáu lò phản ứng, là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu. Nó chủ yếu được xây dựng từ thời Xô Viết và trở thành tài sản của Ukraine sau khi nước này tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô vào năm 1991.
Nga chiếm nhà máy vào tháng 3 năm 2022. Kể từ đó, các chuyên gia quốc tế và địa phương đã lên tiếng cảnh báo nghiêm trọng, không chỉ vì sự an toàn của công nhân nhà máy mà còn vì lo ngại thảm họa hạt nhân có thể ảnh hưởng đến hàng nghìn người ở khu vực xung quanh.
Các lực lượng Nga đã “bố trí pháo binh trên lãnh thổ của nhà máy hoặc gần đó và khai hỏa”, Zelenskiy cho biết trong một bài phát biểu ảo trước các sinh viên và giáo sư từ một số trường đại học ở Á Căn Đình hôm thứ Tư.
“Mạc Tư Khoa đang xem xét các kịch bản khác nhau, bao gồm cả những kịch bản tương tự như thảm họa nhân tạo tại nhà máy thủy điện Kakhovka, nghĩa là cho các mục đích quân sự. Nhưng chúng ta không nên nghĩ về kịch bản nào có khả năng xảy ra nhất mà nên nghĩ về cách ngăn chặn mọi kịch bản có thể gây ra thảm họa”, Zelenskiy nói thêm.
Các quan chức Ukraine trước đó hôm thứ Tư cho biết họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc tấn công của Nga vào nhà máy điện Zaporizhzhia, mặc dù họ cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa có khả năng làm bất cứ điều gì, thậm chí là “những hành động hoàn toàn liều lĩnh” mà người Nga coi là có khả năng làm chậm cuộc phản công của quân Ukraine.
Nga tuyên bố đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa để chống lại mối đe dọa tại nhà máy của Ukraine trong bối cảnh lời qua tiếng lại ngày càng gia tăng. Theo Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Cẩm Linh, tình hình tại nhà máy hạt nhân lớn nhất Âu Châu là “khá căng thẳng” và khả năng “chế độ Kyiv phá hoại” là “cao”, có thể gây ra “hậu quả thảm khốc”.
Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc cho biết trong một bản cập nhật hôm thứ Tư rằng không có dấu hiệu rõ ràng nào về mìn hoặc chất nổ tại nhà máy điện, mặc dù họ đã yêu cầu thêm quyền truy cập vào địa điểm này.
8. Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đang kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ tư cách thành viên của Thụy Điển trong NATO trước hội nghị thượng đỉnh của liên minh vào tuần tới.
Blinken, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan hôm thứ Tư, đã nhấn mạnh “tầm quan trọng của sự đoàn kết NATO trong thời điểm quan trọng như hiện nay” và yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cho phép Thụy Điển tham gia, theo phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Matthew Miller.
Ngoại trưởng cho biết Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ có “mối quan hệ quốc phòng song phương lâu dài và sâu sắc” và khả năng hợp tác với NATO của Thổ Nhĩ Kỳ là ưu tiên hàng đầu, phát ngôn nhân cho biết trong một tuyên bố.
Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư cho biết Hoa Kỳ “hoàn toàn ủng hộ” tư cách thành viên của Thụy Điển trong NATO sau cuộc gặp với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “sớm” thông qua tư cách thành viên NATO của Thụy Điển, trong một tuyên bố chung hôm thứ Hai với người đồng cấp Ba Lan Mariusz Blaszczak.
Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn chặn việc gia nhập của Thụy Điển vì một số lý do, trong số đó, có tuyên bố rằng Thụy Điển cho phép các thành viên của các nhóm khủng bố người Kurd được công nhận hoạt động ở nước này, đáng chú ý nhất là Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Thụy Điển đã thay đổi luật chống khủng bố vào đầu năm nay, coi việc tham gia vào các nhóm này là phạm tội, nhưng không rõ liệu điều này có thuyết phục được Thổ Nhĩ Kỳ cho phép nước này gia nhập NATO hay không.
9. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố 'Lằn ranh đỏ' đối với cố gắng gia nhập NATO của Thụy Điển
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Turkey Proclaims 'Red Line' for Sweden NATO Bid”, nghĩa là “Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố 'Lằn ranh đỏ' đối với cố gắng gia nhập NATO của Thụy Điển.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Thụy Điển cần hành động nhiều hơn để chống lại não trạng bài Hồi giáo nếu quốc gia này muốn gia nhập NATO.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã coi việc Thụy Điển bị cáo buộc không hành động chống lại chủ nghĩa bài Hồi giáo là một trong những “lằn ranh đỏ” của Thổ Nhĩ Kỳ cản trở việc chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập NATO, trong nỗ lực kéo dài cả năm qua.
Cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine là một trong những lý do khiến Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn xin gia nhập NATO, những quốc gia vốn nổi tiếng với lập trường trung lập trong thế kỷ qua khi nói đến xung đột toàn cầu. Đơn ghi danh của Phần Lan đã được phê duyệt trong vòng chưa đầy một năm và nước này chính thức gia nhập NATO vào tháng 4, củng cố hơn nữa liên minh.
Tuy nhiên, Thụy Điển đang vấp phải sự phản kháng từ các thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi.
Não trạng bài Hồi giáo bị cáo buộc chỉ là một trong những rào cản ngăn trở Thụy Điển gia nhập NATO. Erdogan cũng bày tỏ lo ngại trước những tuyên bố rằng Stockholm từ chối giao nộp những kẻ khủng bố bị cáo buộc từ Đảng Công nhân người Kurd, một tổ chức chính trị dân quân người Kurd chủ yếu hoạt động ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền bắc Iraq.
Nhóm này đã bị đặt ngoài vòng pháp luật ở Thổ Nhĩ Kỳ và Erdogan chỉ trích nhà nước được cho là thoải mái của Thụy Điển đã không có các hành động chống lại các nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là chứa chấp những kẻ khủng bố.
Ông Erdogan cũng lên tiếng phản đối cuộc biểu tình đốt kinh Koran được tổ chức tại thủ đô của Thụy Điển vào tuần trước.
“Chúng tôi đã nói rõ rằng cuộc chiến kiên quyết chống lại các tổ chức khủng bố và chủ nghĩa bài Hồi giáo là ranh giới đỏ của chúng tôi,” ông Erdogan cho biết hôm thứ Hai sau cuộc họp nội các theo một báo cáo của hãng tin RT của Nga. “Mọi người phải chấp nhận rằng tình bạn của Thổ Nhĩ Kỳ không thể có được bằng cách ủng hộ chủ nghĩa khủng bố hoặc bằng cách tạo không gian cho những kẻ khủng bố.”
Erdogan nói tiếp rằng ông sẽ không phê chuẩn đơn ghi danh NATO của Thụy Điển cho đến khi quốc gia này hành động chống lại những kẻ khủng bố và bài Hồi giáo.
Theo báo cáo của RT, Thụy Điển và Phần Lan đã ký một bản ghi nhớ với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái, đồng ý thừa nhận và giải quyết những lo ngại của ông Erdogan đối với các nhóm khủng bố. Tuy nhiên, bản ghi nhớ không bao gồm các quy định chống lại chủ nghĩa bài Hồi giáo.
Hồi tháng 4, hồ sơ được thông qua của Phần Lan đưa số thành viên NATO lên 31 quốc gia. Ngoài Phần Lan, các thành viên NATO bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Albania, Lithuania, Bulgaria, Montenegro, Croatia, Cộng hòa Tiệp, Ba Lan, Estonia, Rumani, Đức, Slovakia, Hy Lạp, Slovenia, Hung Gia Lợi, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Latvia và Bắc Macedonia.
Để một quốc gia gia nhập NATO, tất cả các thành viên phải chấp thuận yêu cầu của một quốc gia đó. Bằng cách bày tỏ các quan ngại và từ chối bật đèn xanh cho đơn xin gia nhập của Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi có khả năng làm hỏng nỗ lực gia nhập khối của Thụy Điển. Hung Gia Lợi bày tỏ lo ngại sau khi Thụy Điển chỉ trích các chính sách của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban về dân chủ và pháp quyền. Hung Gia Lợi cáo buộc Stockholm có “thái độ thù địch” với Budapest, theo một báo cáo của Reuters.
Hung Gia Lợi đã nói rằng những bất bình của người Hồi giáo cũng ngăn cản việc phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển
NATO cũng dự đoán rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên, mặc dù thời gian phê duyệt chưa được ấn định.
Newsweek đã liên hệ với NATO thông qua một biểu mẫu yêu cầu bình luận trên phương tiện truyền thông trực tuyến.
10. Cảnh sát Mạc Tư Khoa được huấn luyện cho chiến tranh đô thị sau cuộc binh biến của Prigozhin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Moscow Police Trained for Urban Warfare After Prigozhin's Mutiny”, nghĩa là “Cảnh sát Mạc Tư Khoa được huấn luyện cho chiến tranh đô thị sau cuộc binh biến của Prigozhin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Theo truyền thông Nga, các viên chức cảnh sát ở khu vực Mạc Tư Khoa sẽ được đào tạo nhằm chuẩn bị ngăn chặn bất kỳ âm mưu nổi loạn nào trong tương lai.
Các viên chức cảnh sát của Mạc Tư Khoa sẽ được dạy một loạt các kỹ năng mới, bao gồm chiến thuật chiến đấu trong đô thị, cách bắn súng máy hạng nhẹ, ném lựu đạn và thuốc chiến thuật, kênh Telegram Mash của Cẩm Linh cho biết như trên. Các loại vũ khí mà họ sẽ được huấn luyện sẽ là RPK-74, AKS-74U, AK-74 và súng lục bán tự động Makarov dành cho “các cuộc đụng độ trong đô thị”.
“Theo thông tin của chúng tôi, những đổi mới đã được quyết định do cuộc nổi loạn của Yevgeny Prigozhin,” Mash viết trong báo cáo do các cơ quan khác của Nga thu thập.
Vào ngày 24 tháng 6, quân đội Wagner chiếm giữ các cơ sở quân sự ở thành phố phía nam Rostov-on-Don và hành quân đến Mạc Tư Khoa để lật đổ cơ sở quân sự Nga, mà Prigozhin đã lên án vì hành vi của nó trong cuộc chiến ở Ukraine.
Mash báo cáo rằng vào ngày xảy ra binh biến và ngày hôm sau, nhân viên của Bộ Nội vụ khu vực Mạc Tư Khoa đã được chuyển đến thủ đô để tiếp viện.
“Ban quản lý của bộ đã phân tích vụ việc và quyết định nâng cao kỹ năng của nhân viên,” tờ báo cho biết, đồng thời viết rằng các viên chức cảnh sát nam đã chấp thuận quyết định này nhưng hầu hết các viên chức cảnh sát nữ thì không: “Hầu hết họ đều rất không hài lòng vì tận dụng mọi cơ hội để tránh các bài tập chiến thuật trên sân tập.”
Prigozhin được cho là đã đạt được một thỏa thuận do Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian để chấm dứt cuộc binh biến mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi về cách người sáng lập Tập đoàn Wagner quản lý để tổ chức một cuộc tuần hành ở thủ đô Nga.
Nó được đưa ra giữa lúc có thông tin cho rằng tổng thống Nga đã “chạy trốn” khỏi Mạc Tư Khoa trong cuộc binh biến, cựu Tổng thống Dmitry Medvedev cũng bỏ chạy.
Yuri Felshtinsky, một chuyên gia dịch vụ an ninh Nga và là tác giả của “Blowing up Ukraine: The Return of Russia Terror Putin” nghĩa là “Thổi bay Ukraine: Sự trở lại của khủng bố Nga”, cho biết Putin đã chạy trốn vì có cảm giác rằng có điều gì đó đang diễn ra mà ông ấy không thể kiểm soát được”.
Ông nói với Newsweek: “Câu hỏi đặt ra là liệu ông ấy có sợ Wagner hay ông ấy biết rằng có ai đó đứng đằng sau vụ này, rằng có điều gì khác đang diễn ra,” ông nói với Newsweek, đồng thời gợi ý rằng Prigozhin có thể đã nhận được sự hỗ trợ của FSB, cơ quan tình báo chính của Nga.
Felshtinsky nói: “Khoảnh khắc rời Mạc Tư Khoa, Putin đã mất quyền lực. Cho dù ông ta bị mất quyền kiểm soát trong vài giờ, mất hoàn toàn hay anh ta có lấy lại được một phần hay toàn bộ, chúng tôi có thể sẽ bắt đầu hiểu rõ trong vòng một hoặc hai tuần tới.”
ĐHY Sarah: Không Thượng hội đồng nào có thể phát minh ra Chức tư tế cho phụ nữ. Tình trạng Thánh Địa
VietCatholic Media
05:21 06/07/2023
1. Đức Hồng Y Sarah: Không có Thượng hội đồng nào có thể phát minh ra 'Chức tư tế cho phụ nữ'
Vị tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích gọi chức linh mục là một 'món quà thánh thiêng' trong bài nói chuyện tại cuộc hội thảo tại Chủng viện Công Đồng ở Thành phố Mexico.
Đức Hồng Y Robert Sarah, nguyên tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, nhấn mạnh rằng “chức tư tế là duy nhất” và cảnh báo rằng “không Công Đồng, không Thượng Hội Đồng nào” có thể “tạo ra chức tư tế cho phụ nữ”.
Trong hội nghị về chức linh mục, với chủ đề “Những Tôi Tớ Vui Mừng của Tin Mừng,” được tổ chức vào ngày 3 tháng 7 tại Chủng viện Công Đồng ở Mexico City, Đức Hồng Y bảo đảm rằng không ai “có quyền biến đổi hồng ân thiêng liêng này nhằm thích ứng và làm giảm giá trị siêu việt của nó cho phù hợp với văn hóa và môi trường.”
“Không có Công Đồng nào, không có Thượng Hội Đồng nào, không có cơ quan giáo hội nào có quyền phát minh ra chức tư tế nữ... mà không làm tổn hại nghiêm trọng đến diện mạo lâu đời của chức linh mục, căn tính bí tích của chức linh mục, trong tầm nhìn giáo hội học được đổi mới về Giáo hội, mầu nhiệm, hiệp thông và sứ mệnh, “ ngài nhấn mạnh.
Đức Hồng Y Sarah nhấn mạnh rằng “đức tin Công Giáo tuyên xưng rằng bí tích truyền chức thánh, do Chúa Kitô thiết lập, là duy nhất; nó giống hệt nhau đối với Giáo hội hoàn vũ. Đối với Chúa Giêsu, không có chức linh mục Phi Châu, Đức, Amazonia hay Âu Châu. Chức tư tế là duy nhất; nó giống hệt nhau đối với Giáo hội hoàn vũ.”
Trong hội nghị, vị tổng trưởng danh dự cũng đã suy tư về việc “là một linh mục” có nghĩa là gì và nhấn mạnh rằng “chức vụ linh mục là một mầu nhiệm vĩ đại, một món quà vĩ đại đến nỗi sẽ là một tội lỗi nếu lãng phí nó.”
“Đó là một hồng ân thiêng liêng phải được lãnh nhận, hiểu rõ và sống, và Giáo hội luôn tìm cách hiểu và đi sâu hơn vào con người đích thực và đúng đắn của linh mục, như một người đã được rửa tội, được gọi trở thành một Đức Kitô thay thế, một Đức Kitô khác, thậm chí còn hơn thế nữa là một ipse Christus, chính Chúa Kitô, để đại diện cho Người, để phù hợp với Người, để được đồng hình đồng dạng và làm trung gian cho Chúa Kitô qua việc thụ phong linh mục,” ngài giải thích.
Đối với vị Giám Mục người Guinea, “linh mục là người của Chúa, ngày đêm ở trước sự hiện diện của Chúa để tôn vinh Ngài, để tôn thờ Ngài. Linh mục là một người hy sinh để kéo dài sự hy sinh của Chúa Kitô cho sự cứu rỗi của thế giới.”
Đức Hồng Y nói rằng “nhiệm vụ đầu tiên” của các linh mục “là cầu nguyện, bởi vì linh mục là con người của cầu nguyện: Linh mục bắt đầu một ngày của mình với Giờ Kinh Phụng Vụ và kết thúc một ngày của mình với Giờ Kinh Phụng Vụ”.
“Một linh mục không cầu nguyện là sắp chết. Ngài cảnh báo rằng một Giáo hội không cầu nguyện là một Giáo hội chết.”
Về việc thiếu ơn gọi linh mục, ngài khuyến khích các tín hữu hãy cầu nguyện vì “không phải là chúng ta quá ít người”.
“Chúa Kitô đã sắc phong 12 Tông đồ cho toàn thế giới. Có bao nhiêu người trong chúng ta là linh mục ngày nay? Có gần 400.000 linh mục của chúng ta trên thế giới. Có quá nhiều người trong chúng ta,” ngài nói, những người không sống tốt chức tư tế, đồng thời trích dẫn nhận xét tương tự của Thánh Giáo hoàng Grêgôriô Cả vào thế kỷ thứ bảy.
“Nhiều người đã chấp nhận chức linh mục, nhưng họ không làm công việc của linh mục,” Đức Hồng Y Sarah giải thích.
“Vì vậy, để đáp lại, chúng ta phải cầu nguyện. Xin Chúa gửi thợ đến mùa gặt của Người; cầu nguyện. Và hãy chứng tỏ rằng các linh mục chúng ta đang hạnh phúc, bởi vì nếu các chàng trai trẻ thấy rằng chúng ta buồn bã rầu rĩ, chúng ta sẽ không thu hút được ai. Chúng ta phải hạnh phúc ngay cả khi chúng ta đang đau khổ.”
Source:National Catholic Register
2. Thượng phụ Latinh của Giêrusalem lên án hành động quân sự của Israel
Thượng phụ Latinh của Giêrusalem đã lên án chính phủ Israel và kêu gọi hòa bình và đối thoại giữa hai bên sau khi Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF, tiến hành các cuộc tấn công trên không và trên bộ vào trại tị nạn Jenin ở Bờ Tây của Palestine.
Theo một tuyên bố của IDF, các binh sĩ IDF đã tiến hành một chiến dịch quân sự kéo dài 48 giờ bắt đầu từ thứ Hai, ngày 3 tháng 7, nhằm phá hủy “cơ sở hạ tầng của khủng bố”.
Các cuộc tấn công đã giết chết ít nhất 12 người, trong đó có 5 trẻ vị thành niên. Hơn 100 người khác phải nhập viện và ít nhất 20 người đang trong tình trạng nguy kịch. Cuộc tấn công của quân đội cũng phá hủy nhà cửa, tòa nhà và đường xá trong trại, đồng thời lấy đi nguồn cung cấp nước và lưới điện ở hầu hết trại. Hàng ngàn người Palestine chạy trốn khỏi cuộc tấn công.
Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa, người có thẩm quyền đối với những người Công Giáo theo Nghi thức Rôma ở Israel, Palestine và Jordan, đã lên án chiến dịch quân sự và than phiền về thiệt hại đối với giáo xứ Công Giáo Rôma ở Jenin.
“Trong hai ngày qua, thành phố Jenin đã phải hứng chịu sự gây hấn chưa từng có của Israel, điều này cũng gây ra nhiều thiệt hại cho giáo xứ Latinh của chúng tôi ở Jenin,” Đức Thượng phụ cho biết trong một tuyên bố. “Chúng tôi lên án bạo lực này, yêu cầu ngừng bắn và hy vọng theo đuổi hòa bình và đối thoại để ngăn chặn các cuộc tấn công phi lý khác trong tương lai nhằm vào người dân.”
Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới, tổ chức đang hỗ trợ y tế cho những người bị thương, báo cáo rằng nhiều vết thương bao gồm vết thương do đạn và mảnh đạn. Tổ chức này cũng cho biết việc phá hủy các con đường đang gây khó khăn cho việc chăm sóc và cáo buộc IDF đã bắn hơi cay vào một bệnh viện khiến bệnh viện này không thể hoạt động vào tối ngày 4/7.
“Phòng cấp cứu hiện không thể sử dụng được; nó hoàn toàn ngập trong khói, cũng như phần còn lại của bệnh viện,” tuyên bố viết. “Những người cần điều trị không thể được điều trị trong phòng cấp cứu và chúng tôi phải điều trị cho những người bị thương trong sảnh chính trên tầng.”
Cuộc tấn công ngày 3 và 4 tháng 7 vào trại Jenin, nơi sinh sống của khoảng 11.000 người Palestine, là cuộc tấn công lớn nhất của Israel vào Bờ Tây kể từ đầu những năm 2000.
Trại được thành lập vào năm 1953 để làm nơi trú ẩn cho những người Palestine phải di dời sau cuộc chiến tranh Palestine năm 1948 dẫn đến việc thành lập Nhà nước Israel và buộc hầu hết người Palestine phải di tản sang Bờ Tây và Dải Gaza. Cuộc chiến đã khiến hàng trăm ngàn người Palestine phải rời bỏ nhà cửa. Cả hai khu vực hiện đang bị Israel xâm lược. Israel không công nhận tư cách nhà nước độc lập của họ.
Thượng phụ Pizzaballa cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News rằng ngài lo ngại sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công trong khu vực và lập luận rằng bạo lực từ IDF và các chiến binh Palestine có thể sẽ tiếp tục chừng nào đất đai của Palestine còn nằm dưới sự xâm lược của Israel.
“Chúng tôi biết rằng những cuộc tấn công này là giải pháp tạm thời,” Đức Tổng Giám Mục Pizzabala nói. “Các tổ chức kháng chiến có vũ trang của người Palestine sẽ tiếp tục trỗi dậy và cho đến khi các vấn đề về cấu trúc được giải quyết, đặc biệt là vấn đề liên quan đến phẩm giá, tự do và quyền tự quyết của người dân Palestine với nhà nước riêng của họ, những tình huống đau đớn, tạm thời này, với nhiều nạn nhân, sẽ tiếp tục ở cả hai bên.
Trong một số dịp trong những năm gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thúc giục cả hai bên đạt được thỏa thuận về giải pháp hai nhà nước. Vatican đã ký một hiệp ước với Palestine vào năm 2015, đây là lần đầu tiên Vatican công nhận Palestine là một quốc gia độc lập.
Source:National Catholic Register
Putin tung chiêu trả lại tiền, Prigozhin về Nga, công an ập vào. Ukraine thắng lớn trên mọi hướng
VietCatholic Media
17:29 06/07/2023
1. Trùm Wagner Yevgeny Prigozhin trở về Nga để nhận tiền. Công an ập vào văn phòng. Không rõ anh ta có bị bắt hay không. Tuyên bố của Lukashenko gây hoang mang
Alexander Lukashenko cho biết vào ngày 27 tháng 6 rằng Yevgeny Prigozhin đã đến Belarus theo một thỏa thuận mà ông nói rằng đã làm trung gian giữa người đứng đầu Wagner và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhưng vào hôm thứ Năm, Lukashenko tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng Prigozhin hiện đang ở Nga.
Đây là những gì Lukashenko đã tuyên bố.
Ngày 27 tháng 6, ông nói. “Tôi thấy rằng Prigozhin đã bay đến đây trên một chiếc máy bay. Vâng, thực sự, anh ta đang ở Belarus hôm nay,” Lukashenko nói, theo đài truyền hình nhà nước Belarus, vài ngày sau khi Prigozhin phát động và nhanh chóng từ bỏ cuộc nổi dậy chống lại bộ chỉ huy quân sự Nga.
Hình ảnh vệ tinh của công ty giám sát toàn cầu BlackSky cho thấy hai chiếc máy bay có liên quan đến Prigozhin đã hạ cánh xuống một căn cứ không quân của Belarus bên ngoài thủ đô của nước này vào sáng hôm đó.
Dữ liệu theo dõi chuyến bay từ FlightRadar24 cho thấy các máy bay đã hạ cánh gần Minsk vào khoảng 8 giờ sáng giờ địa phương. Cả hai máy bay đều tắt bộ tiếp sóng trước khi hạ cánh, che khuất vị trí hạ cánh chính xác của chúng.
Không rõ liệu Prigozhin có thực sự ở trên máy bay hay không. Hai nguồn - một quan chức tình báo cấp cao của Âu Châu và một nguồn quen thuộc với các máy bay của Prigozhin - đã xác nhận vào thời điểm đó rằng các máy bay phản lực có liên quan đến ông chủ Wagner nhưng không biết liệu anh ta có ở trên máy bay hay không.
Việc Prigozhin được cho là đến Belarus tuân theo một thỏa thuận mà Lukashenko nói rằng ông đã làm trung gian, theo đó thủ lĩnh Wagner sẽ dừng cuộc binh biến của mình và chuyển đến Belarus.
Ngày thứ Năm 6 tháng 7: Lukashenko đưa ra một giai điệu rất khác. Ông nói:
“Về Yevgeny Prigozhin, anh ta đang ở St Petersburg. Hoặc có thể sáng nay anh ta sẽ tới Mạc Tư Khoa hoặc nơi khác”, Lukashenko nói. “Nhưng bây giờ anh ta không ở trên lãnh thổ Belarus.”
Lukashenko nói rằng nơi ở của Wagner “không phải là câu hỏi đối với tôi,” bởi vì “đây là một công ty của Nga.”
Những bình luận đó có thể đặt ra câu hỏi về thỏa thuận được cho là đã được dàn xếp, và về số phận của nhà lãnh đạo Wagner, người mà cuộc binh biến kịch tính nhưng ngắn ngủi đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự lãnh đạo của Putin.
2. Truyền hình nhà nước Nga đã phát động chiến dịch phỉ báng trùm Wagner Yevgeny Prigozhin và cho biết văn phòng của anh ta bị lục soát
Truyền hình nhà nước Nga dường như đã phát động một chiến dịch phỉ báng Yevgeny Prigozhin, người sáng lập công ty quân sự tư nhân Wagner.
Các hoạt động của Wagner ở Ukraine, cho đến gần đây, vẫn được quảng cáo trên truyền hình nhà nước, đặc biệt là sau khi chiếm được Bakhmut, đây là một chiến thắng hiếm hoi của Nga ở Ukraine trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi sau cuộc binh biến ngắn ngủi của Wagner vào tháng trước.
Một phân đoạn truyền hình dài được phát sóng trên đài truyền hình nhà nước cho biết cảnh sát đã ập vào khám xét văn phòng của anh ta. Chương trình truyền hình cũng nêu chi tiết quá khứ phạm tội của Prigozhin, bao gồm các cáo buộc cướp và tấn công cũng như bản án dài hạn trong một nhà tù hình sự vào những năm 1980.
Những người thuyết trình của Vesti/ Russia 24 cũng cho biết khi khám xét văn phòng của anh ta, cảnh sát phát hiện ra “súng và một bộ hộ chiếu có ảnh giống nhau nhưng tên và họ khác nhau”.
Những người thuyết trình cho biết thêm “các gói đáng ngờ” đã được tìm thấy trong quá trình khám xét cơ sở của Prigozhin ở St. Petersburg, ám chỉ rằng chúng có thể là ma túy.
Trong một phân đoạn riêng, Russia 24 đã phát sóng một đoạn video quay cảnh cảnh sát đột kích vào văn phòng của anh ta và một số bức ảnh chụp một ngôi nhà được trang trí lộng lẫy, nơi có thể nhìn thấy tủ quần áo chứa đầy những bộ tóc giả có màu sắc khác nhau.
Truyền hình nhà nước Nga thường phát sóng những thước phim giật gân về những gì được mô tả là các cuộc đột kích của lực lượng an ninh và phá vỡ các âm mưu khủng bố. Các chuyên gia và những người ủng hộ nhân quyền nói rằng chính quyền Nga có thói quen chuẩn bị dư luận, ngụy tạo các vụ án hình sự chống lại những người thách thức chính trị đối với điện Cẩm Linh.
Diễn biến này xảy ra sau khi cơ quan truyền thông St. Petersburg Fontanka cho rằng Putin đã quyết định trả lại cho trùm Wagner Yevgeny Prigozhin 10 tỷ rúp hay 111.2 triệu Mỹ Kim và 5 thỏi vàng, đồng thời than thở Putin quá yếu thế trước trùm Wagner Yevgeny Prigozhin.
Hiện nay có hai câu hỏi nổi bật. Thứ nhất, phải chăng vụ trả tiền này là một cái bẫy để dụ Prigozhin quay trở lại Nga. Thứ hai, Prigozhin đã bị bắt hay đã trốn thoát.
3. Zelenskiy đang cảnh báo về một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga tại nhà máy hạt nhân lớn nhất Âu Châu. Đây là những điều cần biết
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết quân đội Nga đã đặt “các vật thể giống như chất nổ” trên mái nhà của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã đề cập đến bóng ma hạt nhân kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine. Zelenskiy hiện đã đưa ra viễn cảnh rằng ông ta có thể gây ra sự việc hạt nhân không phải bằng cách bắn đầu đạn mà bằng cách biến chính nhà máy thành vũ khí hạt nhân.
Đây là những gì chúng ta biết cho đến nay.
Tình trạng hiện tại: Zelenskiy cho biết cáo buộc của ông rằng Điện Cẩm Linh có thể đặt chất nổ trên mái nhà của nhà máy hạt nhân là dựa trên thông tin tình báo quân sự.
Các nhà phân tích đã nói rằng Nga có thể đang thực hiện một chiến dịch cờ giả, trong khi Điện Cẩm Linh ra sức tuyên bố về “sự phá hoại tiềm ẩn của chế độ Kyiv”.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA – là cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc - cho biết trong một bản cập nhật hôm thứ Tư rằng không có dấu hiệu rõ ràng nào về mìn hoặc chất nổ tại nhà máy, nhưng đã yêu cầu tiếp cận thêm địa điểm để xác nhận.
Ai có quyền kiểm soát: Nhà máy hạt nhân lớn nhất Âu Châu nằm dọc bờ sông Dnipro, cạnh thị trấn Enerhodar. Nó nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Nga kể từ tháng 3 năm 2022, nhưng hầu hết được vận hành bởi các nhân viên Ukraine.
Cả hai bên đều tuyên bố đã có những hành động khiêu khích và pháo kích của bên kia kể từ khi bắt đầu cuộc chiến.
Sự an toàn của nhà máy càng bị đe dọa do vỡ đập Nova Kakhovka vào ngày 6 tháng 6, khiến mực nước dùng để làm mát nhà máy giảm nhanh chóng. Ukraine cáo buộc Nga cố tình phá hủy con đập. Ngay sau đó, đơn vị lò phản ứng cuối cùng tại nhà máy đã được đưa vào trạng thái ngừng hoạt động vào ngày 8 tháng Sáu.
Do các hành động của IAEA và nhân viên vận hành Ukraine, nhà máy đã được đưa vào chế độ “tắt lạnh” ổn định hơn, hạn chế khả năng xảy ra thảm họa hạt nhân quy mô lớn.
4. Cuộc binh biến của Wagner đã làm thay đổi nhiều thứ, Mike Pence cảnh báo quân đội Mỹ có thể phải chiến đấu với Nga
Nhiều quan sát viên nhận định rằng cuộc binh biến của Wagner đã làm thay đổi nhiều thứ. Quan trọng nhất là nó mang lại nhận thức rằng Nga không mạnh như người ta tưởng, và bất chấp thực tế là cựu tổng thống Nga Dimitry Medvedev và các tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh tiếp tục tống tiền hạt nhân thế giới, nỗi sợ hạt nhân đã vơi đi rất nhiều. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng Hòa đang có những thay đổi sâu sắc về quan điểm và chính sách.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Mike Pence Warns American Troops May Have to Fight Russia”, nghĩa là “Mike Pence cảnh báo quân đội Mỹ có thể phải chiến đấu với Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cựu Phó Tổng thống Mike Pence cho biết hôm thứ Ba rằng Hoa Kỳ có thể thấy mình phải gửi quân đội để chiến đấu với lực lượng của Vladimir Putin nếu Ukraine thua trong cuộc chiến chống lại Nga.
Pence đã đưa ra nhận xét này trong một lần xuất hiện trên chương trình Hugh Hewitt Show của đài phát thanh, nơi ông nói rằng “những gì đang diễn ra ở Ukraine hiện nay không chỉ là chiến tranh, mà còn là tội ác.”
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa đã thẳng thắn ủng hộ Ukraine trong suốt cuộc chiến mà tổng thống Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Tuần trước, ông đã có chuyến thăm bất ngờ tới Ukraine, nơi ông gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và tham quan các địa điểm ở quốc gia bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc tấn công của Nga.
“Hơn bao giờ hết, tôi thực sự quyết tâm rằng việc cung cấp cho quân đội Ukraine sự hỗ trợ cần thiết để chiến đấu và đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga là vì lợi ích quốc gia của chúng ta,” Pence nói với Hewitt khi nói về chuyến đi của mình.
Mike Pence đưa ra nhận xét tại hội nghị Niềm tin và Con đường Tự do vào ngày 23 tháng 6 tại Washington, DC. Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba, Pence cho biết quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ chiến đấu với Nga ở Ukraine nếu lực lượng của Vladimir Putin thắng thế.
Ông nói thêm, “Tôi không nghi ngờ gì rằng nếu Vladimir Putin đánh bại Ukraine, Hugh ạ, sẽ không lâu nữa trước khi quân đội Nga vượt qua một biên giới nơi chúng ta sẽ phải cử những người đàn ông và phụ nữ chiến đấu của mình để chiến đấu chống lại họ.”
Newsweek đã liên hệ với phát ngôn nhân của Pence qua email để nhận xét.
Cựu phó tổng thống, người đã công bố chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 vào đầu tháng 6, cho biết ông lấy cảm hứng ủng hộ Ukraine từ cựu Tổng thống Ronald Reagan.
“Tôi là một người tin vào học thuyết Reagan cũ rích đó. Nếu bạn sẵn sàng chiến đấu với đối phương trên đất của bạn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn phương tiện để chiến đấu với họ ở đó để những người đàn ông và phụ nữ mặc quân phục của chúng tôi không phải chiến đấu với họ,” Pence nói. “Và tôi sẽ tiếp tục là tiếng nói cho điều đó trong chiến dịch này và trên khắp đất nước này.”
5. Nga phóng hỏa tiễn vào thành phố Lviv khiến 4 người thiệt mạng
Thống đốc của Lviv, Maksym Kozytskyi, đã cảnh báo rằng số người chết trong thành phố có thể còn tăng sau một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga khiến 4 người thiệt mạng.
Ông nói: “Tính đến giờ này, bốn người được xác nhận là đã chết. Lực lượng cấp cứu tiếp tục dọn dẹp đống đổ nát. Có thể vẫn còn những người bị kẹt dưới đống đổ nát. Công việc sẽ tiếp tục cho đến hy vọng cuối cùng.”
Mô tả đây là “cuộc tấn công tàn phá nhất đối với dân thường ở khu vực Lviv kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện”, ông cho biết hơn 30 ngôi nhà đã bị hư hại, cũng như 250 căn hộ và 10 ký túc xá. Ông cho biết một trạm điện phụ đã bị đánh sập, khiến 150 người không có điện.
Kozytskyi cũng đưa ra một số chi tiết về những người thiệt mạng trong vụ tấn công, viết:
“Cô gái trẻ nhất, người đã bị giết bởi một hỏa tiễn trong căn hộ của cô ấy tối nay ở Lviv, mới 21 tuổi. Nước Nga đang giết chết tuổi trẻ của chúng ta. Tương lai của chúng ta.”
“Người già nhất qua đời là 95. Bà là người phụ nữ sống sót sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng thật không may, bà đã không sống sót qua chủ nghĩa phát xít mới của Nga”.
Bộ Nội vụ cho biết trong một tuyên bố, 9 người bị thương và lực lượng cấp cứu vẫn tiếp tục làm việc tại hiện trường. Cuộc tấn công hỏa tiễn đã phá hủy hai tầng trên cùng của hai phần của một tòa nhà, nó nói.
6. Những người lính Nga bị bắt trong chiến hào nói rằng họ không bao giờ nghĩ rằng họ phải ra tiền tuyến
Trong ba ngày, đạn pháo và súng cối “bay vù vù trên đầu, phát nổ xung quanh chúng tôi,” Anton, một người lính Nga đóng quân ở phía nam Bakhmut, vừa bị bắt làm tù binh cho biết như trên với CNN. “Chúng tôi nhảy như thỏ dưới làn đạn súng cối và bom.”
Khi trời yên tĩnh hơn, anh và một người lính khác tên là Slava ngủ thiếp đi. Tiếng động cơ gầm rú và tiếng súng nổ nhanh chóng đánh thức họ dậy, và cuối cùng pháo kích đã thổi bay những khúc gỗ che kín hố cáo mà họ đang ẩn náu.
“Có một miệng hố ngay lối vào. Rồi mọi thứ đột nhiên im bặt. Và bạn tôi nói với tôi, hãy chạy đi”
Họ chạy, nhảy qua những miệng hố và những thi thể bị nổ thành từng mảnh bởi những đợt pháo kích không ngừng, vào một hố cá nhân khác. Anh ta nói: “Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng một chiếc xe và giọng nói của những người lính Ukraine đang di chuyển phía trên họ.
Anton có một khẩu súng trường và một quả lựu đạn. Anh ta nói rằng anh ta nghe thấy một tiếng tách và hai quả lựu đạn được ném vào. Độ sâu của hố cáo đã bảo vệ họ khỏi vụ nổ.
“Im lặng một lúc, sau đó, người Ukraine, quay lại. Tôi nghĩ đó là kết thúc,” Anton nói. Anh ta tin rằng mình sẽ bị hành quyết hoặc bị tra tấn dã man.”
“Tôi đã chuyển khẩu súng trường sang chế độ bắn một phát và tôi nghĩ mình sẽ tự bắn mình. Nhưng tôi không thể,” anh nói, bật khóc. Anh lặng lẽ thổn thức và châm điếu thuốc do một người lính Ukraine mời.
Anh là một trong 8 binh sĩ Nga bị Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân của Ukraine giam giữ tại một nhà tù tạm thời ở miền đông Ukraine. Những người đàn ông bị giam trong những phòng giam nhỏ không có hệ thống thông gió tự nhiên hoặc ánh sáng mặt trời, nhưng được cung cấp thức ăn, nước uống và thuốc lá.
CNN đã phỏng vấn ba người trong số họ trước khi các binh sĩ Ukraine chuyển giao cho tình báo Ukraine, một cơ hội hiếm hoi để tiếp cận các tù binh ở giai đoạn giam giữ này.
Trước sự chứng kiến của hai binh sĩ Ukraine, ba người đàn ông Nga mô tả tinh thần xuống thấp trong chiến hào của họ, tình trạng lộn xộn và sự tiêu hao rõ ràng của một số lực lượng Nga. Họ dường như không nói dưới sự ép buộc.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Năm mùng 6 tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trong 24 giờ qua, 600 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 6 xe tăng, 15 xe thiết giáp, 22 hệ thống pháo, 1 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 9 hệ thống phòng không, và 23 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 6 Tháng Bẩy, khoảng 232.300 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.068 xe tăng địch, 7.932 xe thiết giáp, 4.310 hệ thống pháo, 657 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 404 hệ thống phòng không, 315 máy bay, 309 máy bay trực thăng, 3.635 máy bay không người lái, 1.264 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.888 xe chuyển quân và nhiên liệu; và 605 đơn vị thiết bị đặc biệt.
7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh.
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra những nhận xét về tình hình đang diễn ra trong cuộc phản công của Ukraine. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
“Các đơn vị quân đội được rút ra từ khắp nước Nga hiện đang gánh chịu gánh nặng vì cuộc phản công của Ukraine.
“Ở khu vực Zaporizhzhia, Tập đoàn quân vũ trang liên hợp số 58 đang phòng thủ các tuyến cố thủ dày đặc; thông thường nó bảo vệ khu vực Kavkaz đầy biến động của Nga. Xung quanh Velyka Novosilka, Tập đoàn quân vũ trang liên hợp số 5 và Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ mặt trận; họ thường đóng cách xa 7000km để cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc.”
“Xung quanh Bakhmut, hệ thống phòng thủ hiện chủ yếu được hình thành xung quanh các Lữ Đoàn Dù thường đóng ở phía tây nước Nga, những lực lượng này thường hoạt động như một lực lượng phản ứng nhanh tinh nhuệ trong trường hợp căng thẳng với NATO. Cách Nga chấp nhận rủi ro trên khắp Á-Âu cho thấy chiến tranh đã làm xáo trộn chiến lược quốc gia đã được thiết lập của Nga như thế nào.”
8. Cơ hội bị ám sát của Prigozhin ở Belarus đã tăng lên nhanh chóng.
Vladimir Putin rất sợ phải đối mặt với việc bị xâu xé và giết chết như bạo chúa Libya Muammar Gaddafi vì những thất bại của ông ta ở Ukraine, và những thiệt hại mà xã hội Nga đang phải gánh chịu. Nhận định này không đến từ phương Tây, nhưng đến từ một đồng minh thân cận của Putin, nổi tiếng là sắt máu. Igor Girkin cho biết như trên để giải thích tại sao Putin bỏ trốn khi cuộc binh biến xảy ra, và tại sao Putin sẽ phải khử trùm Wagner Yevgeny Prigozhin bằng mọi giá. Putin đã học được từ cái chết của Gaddafi rằng “sự yếu đuối và thỏa hiệp không phải là một lựa chọn. Lo âu nhất của Putin ngày nay là bị giày xéo bởi một đám đông trong khi đôi mắt vẫn đang mở trừng trừng.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin's Chances of Being Assassinated in Belarus”, nghĩa là “Cơ hội bị ám sát của Prigozhin ở Belarus.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Những người Nga mà Vladimir Putin trước đây gọi là “những kẻ phản bội” đã chịu số phận tồi tệ hơn Yevgeny Prigozhin, người có cùng tội danh nhưng đã xoay sở để không bị trừng phạt.
Nhưng không chắc liệu người sáng lập Tập đoàn Wagner có bình an vô sự hay không sau khi được cho là đã bị đày sang Belarus sau cuộc binh biến của ông chống lại giới lãnh đạo quân sự của Nga.
Cựu sĩ quan FSB Alexander Litvinenko qua đời năm 2006 sau khi bị đầu độc ở Luân Đôn bằng polonium-210. Cựu sĩ quan tình báo quân đội Sergei Skripal sống sót sau vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok ở Salisbury, bên Anh năm 2018. Cả hai đều bị Putin tố cáo là những kẻ phản bội; và trong cả hai trường hợp, Điện Cẩm Linh đều phủ nhận trách nhiệm.
Nhưng số phận của Prigozhin đã được nêu ra bởi người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budanov, khi ông nói rằng Kyiv biết cả về kế hoạch binh biến và âm mưu đang diễn ra của cơ quan tình báo Nga FSB nhằm ám sát ông.
Yuri Felshtinsky, một chuyên gia dịch vụ an ninh Nga và là tác giả của cuốn “Blowing Up Ukraine: The Return of Russian Terror and the Threat of World War Three” hay “Thổi bay Ukraine: Sự trở lại của khủng bố Nga và nguy cơ thế chiến thứ ba”, cuốn sách mà ông đồng viết với Litvinenko về tham vọng của Putin, cho biết: “Trong vốn từ vựng của Putin, phản bội là một tội ác có thể bị trừng phạt bằng cái chết. Putin nói ai là kẻ phản bội thì điều đó có nghĩa là Putin sẽ giết người ấy.”
Felshtinsky nói với Newsweek. “Nếu Prigozhin bị giết vào ngày mai, sẽ không có ai ngạc nhiên cả.”
Tuy nhiên, ông cho biết việc Prigozhin từ một tù nhân trở thành người được Putin ưu ái và được cho là đã thu được các hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la, cho thấy rằng cựu trùm du đảng có thể đã được FSB tuyển dụng từ lâu.
Felshtinsky cho biết điều quan trọng là các cuộc đàm phán chấm dứt cuộc binh biến liên quan đến Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, cũng được cho là bao gồm cựu giám đốc FSB, Nicolai Patrushev, người hiện đang đứng đầu Hội đồng An ninh Nga.
“Một kết luận cho rằng đây có thể là một nỗ lực của FSB nhằm thay thế Putin,” ông nói, sau khi nhận định rằng Prigozhin cần phải có một đội quân hùng mạnh mới có thể hành quân đến Mạc Tư Khoa.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuần trước cho biết Wagner sẽ ở lại Phi Châu, nơi họ có chỗ đứng để cho phép Điện Cẩm Linh tiếp cận các khoáng sản và tài nguyên có giá trị.
Felshtinsky nói: “Phi Châu sẽ rất nguy hiểm đối với anh ta. Giả sử Prigozhin bị giết vào ngày mai, bất kể là do bị bắn tỉa, hay máy bay của anh ta bị bắn hạ hay anh ta bị đầu độc, người Nga sẽ nói rằng đó là do Ukraine thực hiện”.
“Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng Putin đã làm điều đó nhưng sẽ không ai khóc trước cái chết của Prigozhin bởi vì anh ta đã chọc tức nhiều người ở Nga,” tác giả cuốn sách mới nhất có nhan đề “Thổi bay Ukraine: Sự trở lại của khủng bố Nga,” nói thêm.
Các chiến binh Prigozhin và Wagner được cho là đang lên kế hoạch định cư tại Belarus sau thỏa thuận liên quan đến Lukashenko. Phe đối lập Belarus lưu vong trước đó đã nói với Newsweek rằng Prigozhin sẽ không an toàn ở Belarus, vì nó nằm dưới sự kiểm soát của Putin, điều đó có nghĩa là nếu nhà lãnh đạo Nga ra lệnh giết ông ta, thì “điều đó sẽ xảy ra”.
Tuy nhiên, bản chất của thỏa thuận chấm dứt cuộc binh biến có thể mang lại một số biện pháp bảo vệ cho Prigozhin, ít nhất là ở Belarus, theo Ilya Ponomarev, một Dân biểu Nga cho đến năm 2016, là nhà lập pháp duy nhất phản đối việc sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Ông nói với Newsweek: “Tôi không tin rằng những nỗ lực ám sát như vậy sẽ được thực hiện trong khi Prigozhin đang ở Belarus vì đã có những bảo đảm công khai thay mặt cho cả Putin và Lukashenko.”
“Điều đó trái với quy định. Họ là những người của mafia, vì vậy để họ vi phạm lời hứa trước công chúng, tôi không nghĩ là có thể. Tôi nghĩ rằng khi ở Belarus, anh ta hoàn toàn an toàn,” ông nói với Newsweek.
“Nhưng khi anh ta đến Phi Châu, hoặc một số nơi khác, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra,” ông nói.
Có trụ sở tại Ukraine, Ponomarev, là một nhà tổ chức của Đại hội đại biểu nhân dân đầu tiên của Nga, đang âm mưu từ nước ngoài những gì họ hy vọng sẽ là một quá trình chuyển đổi sang dân chủ từ sự cai trị của Putin.
“Nếu anh ta tới Phi Châu, anh ta sẽ hỗ trợ một trong những nhóm vũ trang ở đó,” anh ta nói, và nếu có chuyện gì xảy ra với anh ta, người Nga và người Belarus sẽ nói, “đó không phải lỗi của chúng tôi— nó chỉ xảy ra vì lý do nội bộ Phi Châu.
Khi xem cuộc nổi dậy vào ngày 24 tháng 6, Ponomarev nói rằng ông “hoàn toàn ghen tị vì anh ta đang làm chính xác những gì tôi nghĩ cần phải làm”.
“Điều thực sự tích cực đối với chúng tôi là Prigozhin đã cung cấp cho chúng tôi bằng chứng về khái niệm,” Ponomarev, người ủng hộ chủ trương cho rằng đối lập vũ trang là chìa khóa để chấm dứt sự cai trị của Putin và đã viết một cuốn sách nhan đề “Liệu Putin có phải chết không? Câu chuyện về nước Nga như thế nào để trở thành dân chủ sau khi thua Ukraine.”
Ông nói rằng những tuyên bố của tình báo Ukraine về một âm mưu ám sát của FSB chống lại Prigozhin là đương nhiên.
“ Rõ ràng là Ukraine đang cố gắng thổi bùng mọi mâu thuẫn giữa tất cả các bên tham gia với phía Nga và luôn có những rò rỉ và tin đồn như vậy.”
9. Biden: Mỹ “hoàn toàn ủng hộ” việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO
Hoa Kỳ “hoàn toàn ủng hộ” tư cách thành viên NATO của Thụy Điển, Tổng thống Joe Biden cho biết hôm thứ Tư trong khi nói chuyện cùng với thủ tướng của nước này, Ulf Kristersson.
“Thụy Điển là một đối tác có năng lực và cam kết,” Biden nói trong các bình luận từ Phòng Bầu dục. “Điểm mấu chốt là Thụy Điển sẽ làm cho liên minh của chúng ta mạnh mẽ hơn.”
Biden cho biết Thụy Điển có “cùng hệ thống giá trị mà chúng ta có trong NATO” và rằng ông ấy “thực sự mong đợi, nóng lòng mong chờ tư cách thành viên của các bạn”.
Cả Thụy Điển và Phần Lan đều tuyên bố ý định gia nhập NATO thông qua chính sách mở cửa vào tháng 5 năm 2022, chỉ vài tuần sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vô cớ vào Ukraine.
Biden cũng cho biết Hoa Kỳ và Thụy Điển đã hợp tác song phương với nhau về cuộc khủng hoảng khí hậu, “duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở,” và rằng hai nước đang làm việc để “bảo vệ các giá trị dân chủ chung của chúng ta, bao gồm cung cấp hỗ trợ an ninh và nhân đạo cho Ukraine.”
Biden ca ngợi sự hào phóng của người dân Thụy Điển khi ông cảm ơn sự hỗ trợ của đất nước.
Thủ tướng Thụy Điển cho biết hai nước chia sẻ nhiều giá trị và ưu tiên. Ông cảm ơn Biden vì sự lãnh đạo của ông, cam kết của ông đối với sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương và cho biết ông đánh giá cao “sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc gia nhập NATO của Thụy Điển”.
Biden và Kristersson cũng “nhấn mạnh cam kết chung của họ là tiếp tục hỗ trợ Ukraine,” theo thông báo của Tòa Bạch Ốc.
10. Cuộc gặp của Biden với thủ tướng Thụy Điển gửi thông điệp tới các đồng minh và đối thủ của NATO trước hội nghị thượng đỉnh
Khi Tổng thống Joe Biden ngồi lại với thủ tướng Thụy Điển vào hôm thứ Tư - chỉ một tuần trước hội nghị thượng đỉnh NATO hàng năm - ông đã gửi một thông điệp tới các đồng minh NATO cũng như các đối thủ.
Các quan chức chính quyền cho biết, đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi, Biden đã thể hiện sự kiên định trong cam kết của Hoa Kỳ đối với việc Thụy Điển gia nhập liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi vẫn chưa bật đèn xanh cho Thụy Điển gia nhập NATO.
Và đối với các đối thủ như Nga, các quan chức chính quyền hy vọng sẽ gửi một tín hiệu ủng hộ mạnh mẽ khác nhằm tăng cường quan hệ đối tác quân sự với Thụy Điển, bất kể nước này có tư cách là một quốc gia thành viên NATO hay không.
Cuộc gặp của Biden với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã được lên kế hoạch có chủ ý một tuần trước khi Biden dự kiến tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania. Ở đó, các quan chức cho biết Biden dự định làm nổi bật tư thế phòng thủ được củng cố của liên minh ở sườn phía đông và sự mở rộng của NATO, với việc Phần Lan trở thành thành viên gần đây nhất của liên minh.
Các quan chức Tòa Bạch Ốc từng hy vọng Thụy Điển sẽ được chấp thuận gia nhập liên minh vào thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh, một minh chứng cho sức mạnh mới hình thành của liên minh sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Giờ đây, các quan chức Hoa Kỳ không mong đợi tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ được chấp thuận vào tuần tới và hy vọng rằng cuộc gặp của Biden với Kristersson thể hiện cam kết của Hoa Kỳ trong việc đạt được mục tiêu đó.
Cả Thụy Điển và Phần Lan đều tuyên bố ý định gia nhập NATO thông qua chính sách mở cửa vào tháng 5 năm 2022, chỉ vài tuần sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vô cớ vào Ukraine.
11. Cuộc họp của tổng tư lệnh Ukraine tập trung vào sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân, tổng thống nói
Các nhà lãnh đạo ở Ukraine đang thảo luận về cách giữ an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân của nước này khi giao tranh vẫn tiếp diễn, đặc biệt là Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhizhia, lớn nhất ở Âu Châu và nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết cuộc họp tham mưu của Tổng tư lệnh tối cao Ukraine vào hôm thứ Tư “là về sự an toàn của các cơ sở chiến lược, và nhà máy điện hạt nhân của chúng tôi”.
“Đã có các báo cáo liên quan, các quyết định liên quan và – rất quan trọng – kiểm soát việc thực hiện các quyết định,” Zelenskiy cho biết trong một tuyên bố video.
“Nhân tiện, chúng tôi giữ liên lạc với các đối tác của mình nhiều nhất có thể để bảo đảm rằng không ai trên thế giới thiếu thông tin dù là nhỏ nhất về tình hình tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và các mối đe dọa do Nga gây ra,” ông nói thêm.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã nêu lên những lo ngại về sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, trước đây đã mô tả tình hình là “ngày càng khó lường”. Nó thường xuyên bị ngắt kết nối với lưới điện của Ukraine do các cuộc pháo kích dữ dội của Nga, liên tục làm dấy lên lo ngại trên khắp Âu Châu về một vụ tai nạn hạt nhân.
Những gì khác đã được thảo luận: Cuộc họp cũng đề cập đến tiền tuyến ở phía đông và phía nam, củng cố các hướng phía bắc, sản xuất vũ khí và an toàn tránh bom.
Tổng thống Ukraine cũng lưu ý rằng ông đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius vào tuần tới.
“Điều này có nghĩa là một tuần trước thời điểm quan trọng đối với an ninh chung của chúng ta ở Âu Châu,” Zelenskiy nói. “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác của mình nhiều nhất có thể để bảo đảm rằng hội nghị an ninh chung của chúng ta ở Vilnius sẽ giành được thắng lợi. Tất cả phụ thuộc vào các đối tác của chúng tôi.”
Cứ điểm truyền giáo nổi tiếng nhiều ơn lạ ở Los Angeles mở cửa lại. ĐTC lên án việc đốt kinh Koran
VietCatholic Media
17:32 06/07/2023
1. Sau khi bị đốt phá, cứ điểm truyền giáo San Gabriel nổi tiếng của Los Angeles được mở cửa trở lại để thờ phượng
Cứ điểm truyền giáo San Gabriel đã mở cửa trở lại cho công chúng lần đầu tiên kể từ khi xuất hiện đại dịch coronavirus và một vụ hỏa hoạn kinh hoàng vào tháng 7 năm 2020.
Tại một buổi lễ ngày 27 tháng 6 với sự tham dự của những người Công Giáo trong khu vực và những người khác, Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles đã làm phép cho cơ sở truyền giáo đã được cải tạo hơn 250 năm sau khi được thành lập bởi linh mục người Tây Ban Nha là Thánh Junípero Serra. Ngài nhấn mạnh “món quà đức tin” mà Cha Thánh Serra và các tu sĩ dòng Phanxicô khác đã mang lại, mà nhiều người Mỹ bản địa đã chấp nhận và biến nó thành của riêng họ.
“Cứ điểm truyền giáo San Gabriel sẽ luôn là trung tâm tinh thần thực sự của Los Angeles,” Đức Tổng Giám Mục Gomez cho biết hôm 3 tháng 7 cho trang tin tức Angelus News của tổng giáo phận. “Cứ điểm đánh dấu nơi khai sinh đức tin Kitô giáo ở đây và, 10 năm sau khi phái bộ truyền giáo được thành lập, chính thành phố này được thành lập bởi những người đàn ông và phụ nữ đến từ phái bộ truyền giáo.”
Ngài nói: “Truyền giáo là một dấu hiệu của sự khởi đầu Kitô giáo, không chỉ của thành phố chúng ta, mà còn của quốc gia chúng ta.”
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng lễ kính Thánh Junípero rơi vào ngày 1 tháng Bảy, ngay trước khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập. Ngài coi đây là một lời nhắc nhở quan phòng từ Chúa “rằng những người truyền giáo đã đến đây trước tiên” và “rằng người dân của đất nước này được gọi là Kitô hữu từ lâu trước khi họ được gọi là người Mỹ.”
Cứ điểm truyền giáo do Thánh Junípero thành lập năm 1771, đã hứng chịu một trận hỏa hoạn kinh hoàng vào rạng sáng ngày 11 tháng 7 năm 2020. Ngọn lửa đã thiêu rụi mái nhà và nội thất của nhà thờ truyền giáo, ngày nay là nơi thờ phượng của một giáo xứ Công Giáo.
Các nguồn tin thực thi pháp luật nói với Los Angeles Times rằng kẻ đốt phá bị cáo buộc, John David Corey, đã bị buộc tội vào tháng 5 năm 2021. Anh ta được biết đã đến tại cứ điểm này và có tiền sử mâu thuẫn với các nhân viên ở đây. Corey đã bị bắt và bị kết án ba năm tù vì một vụ việc không liên quan khi các nhà điều tra chỉ đích danh anh ta là người có liên quan đến vụ án đốt Cứ điểm Truyền giáo San Gabriel. Vào tháng 12 năm 2022, Corey, khi đó 59 tuổi, không nhận tội và đang chờ xét xử.
Cứ điểm Truyền giáo này là cơ sở thứ tư được thành lập bởi Thánh Junípero, một linh mục dòng Phanxicô, người đã thành lập một loạt Cứ điểm Truyền giáo trên khắp California. Vị thánh đã giúp chuyển đổi hàng nghìn người dân bản địa California sang Kitô giáo và dạy họ những công nghệ nông nghiệp mới. San Gabriel sẽ tiếp tục là một trong những nhiệm vụ thành công và hiệu quả nhất trong số 21 Cứ điểm Truyền giáo ở California.
Source:National Catholic Register
2. Tổng giáo phận cho biết Đức Tổng Giám Mục Fernández không đứng về phía cac giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng
Phát ngôn nhân của Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández, người mới được bổ nhiệm đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin, đã đáp lại những cáo buộc rằng ngài đã mềm mỏng với những kẻ lạm dụng tình dục bằng cách kiên quyết phủ nhận các cáo buộc.
Trong một email gửi cho CNA vào chiều thứ Hai, một phát ngôn viên của Tổng giáo phận La Plata, Á Căn Đình, nói rằng “Đức Tổng Giám Mục chưa bao giờ bày tỏ rằng ngài không tin những người tố cáo, như những gì một số blog đưa ra quan điểm cấp tiến có thể đã nói. “
“Khi được các nhà báo hỏi, vị tổng giám mục đã trả lời rõ ràng rằng 'khi ai đó trình bày một lời buộc tội kiểu này, về nguyên tắc, HỌ LUÔN ĐƯỢC TIN, nhưng ngoài ra, một cuộc điều tra và thủ tục tố tụng là cần thiết vì chính luật pháp đã thiết lập điều đó'“ Phát ngôn nhân đã viết.
Đức Tổng Giám Mục Fernández, người sẽ bước sang tuổi 61 vào cuối tháng này, đã phục vụ với tư cách là tổng giám mục của La Plata kể từ năm 2018.
Là người mới nhất được bổ nhiệm tại Vatican, Đức Tổng Giám Mục Fernández đã phải đối mặt với những lời chỉ trích đáng kể, bao gồm cả từ BishopAccountability.org, một nhóm có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên theo dõi các vụ lạm dụng tình dục của các giáo sĩ.
Trong một tuyên bố được viết bởi đồng giám đốc của nhóm Anne Barrett Doyle, nhóm nói rằng “Việc giải quyết gần đây của Đức Tổng Giám Mục Fernández đối với một vụ lạm dụng tình dục giáo sĩ tại tổng giáo phận La Plata quê hương của ngài đã gây ra mối lo ngại lớn.”
Theo Doyle, Đức Cha Fernández đã “công khai bảo vệ” và ủng hộ một linh mục ở La Plata, là Cha Eduardo Lorenzo khi vị linh mục phải đối mặt với 5 cáo buộc lạm dụng tình dục vào năm 2019. Doyle nói rằng Đức Cha Fernandez tiếp tục đứng về phía Lorenzo ngay cả sau khi lệnh bắt giữ được ban hành và vị linh mục này đã tự sát.
Hôm thứ Hai, Doyle nói với CNA rằng “việc giải quyết vụ việc đó của Đức Cha Fernández khiến tôi vô cùng lo lắng.”
Doyle nói: “Ngài vẫn để linh mục ấy làm mục vụ giáo xứ, ngay cả khi ngày càng có nhiều nạn nhân xuất hiện. “Ngài đã thể hiện sự sẵn sàng liều lĩnh đánh cược với sự an toàn của trẻ em. Ngài tỏ ra khinh thường những nạn nhân. Nếu phản ứng của ngài đối với trường hợp này đại diện cho thái độ của ngài đối với các cáo buộc, ngài sẽ gây tổn hại to lớn với tư cách là người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin.”
Vị đại diện của tổng giáo phận đã dứt khoát bác bỏ cáo buộc của Doyle hôm thứ Hai.
Phát ngôn nhân viết: “Khi những lời chứng mới xuất hiện, Đức Tổng Giám Mục đã thực hiện các biện pháp mới, bắt đầu bằng việc cấm cha Lorenzo có mọi hoạt động với trẻ vị thành niên cho đến khi thuyên chuyển ông ta vào một bộ phận của Caritas. Lúc đầu, đó chỉ là vấn đề mở lại một cuộc điều tra hình sự và giáo luật đã bị khép lại nhiều năm trước. Sau đó, những lời khai mới khác xuất hiện và các biện pháp mới đã được thực hiện.”
Theo tuyên bố, tổng giáo phận đã làm tốt việc đối phó với các trường hợp giáo sĩ lạm dụng.
“Trong những năm gần đây cũng tại tổng giáo phận này, một linh mục khác, Sidders, đã bị bỏ tù và một linh mục khác đã bị trục xuất khỏi chức linh mục, phát ngôn nhân nói. “Trong tất cả các trường hợp này, các bước tương ứng đã được tuân theo như đã được thiết lập vào thời điểm đó và luôn luôn tham khảo ý kiến của Tòa thánh trong thư từ được lưu giữ.”
Phát ngôn nhân nói thêm rằng “liên quan đến những gì một số ghi chú nói về các chức năng mà tổng giám mục sẽ đảm nhận trong thánh bộ, ngài yêu cầu tôi cho biết rằng lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho Đức Tổng Giám Mục Fernández yêu cầu ngài giao phó các vấn đề liên quan đến lạm dụng trẻ em cho bộ phận kỷ luật có các chuyên gia chuyên môn và ngài nên cống hiến hết mình cho bộ phận giáo lý hoặc thần học cần phát triển.”
Đức Tổng Giám Mục Fernández dự kiến sẽ đảm nhận nhiệm vụ mới của mình tại Vatican vào tháng 9.
Source:National Catholic Register
3. Đức Thánh Cha Phanxicô lên án việc đốt kinh Koran
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết việc đốt kinh thánh Hồi giáo, thường được gọi là kinh Koran, khiến ngài tức giận và ghê tởm, đồng thời lên án và bác bỏ việc cho phép hành động này như một hình thức tự do ngôn luận.
“Bất kỳ cuốn sách nào được coi là thánh thiện đều phải được tôn trọng nhằm tôn trọng những người tin vào nó,” Đức Thánh Cha nói trong một cuộc phỏng vấn trên tờ báo Al Ittihad của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, xuất bản hôm thứ Hai. “Tôi cảm thấy tức giận và ghê tởm trước những hành động này.”
“Quyền tự do ngôn luận không bao giờ được sử dụng như một phương tiện để coi thường người khác và cho phép điều mà lẽ ra phải bị bài bác và lên án.”
Một người đàn ông đã xé và đốt kinh Koran ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển vào tuần trước, dẫn đến sự lên án mạnh mẽ từ một số quốc gia, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự NATO.
Trong khi cảnh sát Thụy Điển đã từ chối một số đơn xin biểu tình chống kinh Koran gần đây, các tòa án đã bác bỏ các quyết định đó, nói rằng chúng vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Hôm Chúa Nhật, một nhóm Hồi giáo gồm 57 quốc gia cho biết cần có các biện pháp tập thể để ngăn chặn các hành vi xúc phạm kinh Koran và luật pháp quốc tế nên được sử dụng để ngăn chặn hận thù tôn giáo.
Source:Reuters