Phụng Vụ - Mục Vụ
Cứu sống
Lm. Minh Anh
15:58 07/07/2024
CỨU SỐNG
“Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”.
“Nếu sống trong nghĩa địa quá lâu, bạn sẽ ngừng khóc khi ai đó chết! Nếu sống trong ích kỷ quá lâu, bạn sẽ làm cho người bạn yêu tiến về cái chết nhiều hơn là tiến đến sự sống. Với Chúa Giêsu thì khác, với Ngài, yêu là nâng cao, là cứu sống!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Yêu là nâng cao, là cứu sống!”, Lời Chúa hôm nay cho thấy Thiên Chúa đã yêu theo cách đó. Bởi Ngài là một Thiên Chúa nhân ái và tín thành, “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Hai phép lạ Chúa Giêsu thực hiện được mô tả như một cuộc lên đường khải hoàn hướng tới sự sống. Hai câu chuyện lồng vào nhau với một cốt lõi duy nhất, đó là đức tin! Chúng cho thấy Chúa Giêsu là nguồn sống - Đấng cứu sống - cho những ai hoàn toàn tin vào Ngài. Hai nhân vật chính, cha của cô bé và người phụ nữ băng huyết, không phải là môn đệ Chúa Giêsu nhưng họ được toại nguyện nhờ đức tin của mình. Họ có niềm tin vào Ngài. Từ đó, chúng ta hiểu rằng, tất cả mọi người đều được phép đến với Ngài. Không ai cảm thấy mình là kẻ xâm nhập, lén lút hoặc là người không có quyền. Để đến được với trái tim Ngài, chỉ một yêu cầu duy nhất là bạn và tôi cảm thấy cần được chữa lành, cần được ‘cứu sống’ và phó mình cho Ngài.
Chúa Giêsu đi tìm những con người này giữa đám đông để đưa họ ra khỏi tình trạng ẩn danh, giải thoát họ khỏi ‘nỗi sợ phải sống’ và ‘nỗi sợ chấp nhận’ rủi ro. Ngài đã làm như vậy với một cái nhìn và một lời nói, đưa họ trở lại con đường sau nhiều đau khổ và tủi nhục. Với Ngài, cái chết thể xác chỉ như giấc ngủ, không lý do gì để bất cứ ai cảm thấy tuyệt vọng. Một cái chết khác mới là điều đáng sợ: đó là cái chết của một trái tim chai sạn vì sự ác! Vâng, chúng ta nên sợ điều đó! Nhưng tội lỗi nữa, cả ‘trái tim ướp xác’ nữa. Chúng không bao giờ là lời cuối cùng đối với Chúa Giêsu, bởi vì Ngài đã mang đến cho chúng ta lòng thương xót vô biên của Chúa Cha.
Qua Hôsê, Thiên Chúa sánh mình như người chồng của Israel, một dân ‘đã chết’ vì phản nghịch, “Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu… trong ân tình và xót thương!” - bài đọc một. Chúa Giêsu - chàng rể tuyệt vời - đã cưới lấy nhân loại, và hôn ước của Ngài đã thể hiện tình yêu tín trung này đến nỗi hiến mình trên thập giá hầu có thể ‘cứu sống’ không chỉ Giáo Hội mà cả nhân loại và thế giới.
Anh Chị em,
“Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”. Một định nghĩa thoạt nghe, có vẻ xa xăm về một Đấng Vô Hình nào đó; thế nhưng, nó cụ thể, có thể thấy được, sờ được nơi con người Chúa Giêsu! Ngài không chỉ nắm tay đứa bé để nó sống lại rồi lại chết; cũng không chỉ cho người phụ nữ chạm vào tua áo được lành sạch, cao hơn thế bội phần! Ngài hiến mình làm lương thực tan biến trong chúng ta, khiến chúng ta được thông dự sự sống thần linh, sự sống không làm chúng ta rồi đây, biến mất; nhưng được sống dồi dào, viên mãn hôm nay và đời đời! Chúng ta cũng được mời gọi bắt chước những lời ‘cứu sống’ của Ngài; đồng thời, bắt chước cái nhìn phục hồi ‘ý chí sống’ cho những ai thiếu nó.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để vì con mà những ai con yêu thương tiến về cái chết nhiều hơn là tiến đến sự sống. Cho con ngày càng dám sống và chết cho vinh quang Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”.
“Nếu sống trong nghĩa địa quá lâu, bạn sẽ ngừng khóc khi ai đó chết! Nếu sống trong ích kỷ quá lâu, bạn sẽ làm cho người bạn yêu tiến về cái chết nhiều hơn là tiến đến sự sống. Với Chúa Giêsu thì khác, với Ngài, yêu là nâng cao, là cứu sống!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Yêu là nâng cao, là cứu sống!”, Lời Chúa hôm nay cho thấy Thiên Chúa đã yêu theo cách đó. Bởi Ngài là một Thiên Chúa nhân ái và tín thành, “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Hai phép lạ Chúa Giêsu thực hiện được mô tả như một cuộc lên đường khải hoàn hướng tới sự sống. Hai câu chuyện lồng vào nhau với một cốt lõi duy nhất, đó là đức tin! Chúng cho thấy Chúa Giêsu là nguồn sống - Đấng cứu sống - cho những ai hoàn toàn tin vào Ngài. Hai nhân vật chính, cha của cô bé và người phụ nữ băng huyết, không phải là môn đệ Chúa Giêsu nhưng họ được toại nguyện nhờ đức tin của mình. Họ có niềm tin vào Ngài. Từ đó, chúng ta hiểu rằng, tất cả mọi người đều được phép đến với Ngài. Không ai cảm thấy mình là kẻ xâm nhập, lén lút hoặc là người không có quyền. Để đến được với trái tim Ngài, chỉ một yêu cầu duy nhất là bạn và tôi cảm thấy cần được chữa lành, cần được ‘cứu sống’ và phó mình cho Ngài.
Chúa Giêsu đi tìm những con người này giữa đám đông để đưa họ ra khỏi tình trạng ẩn danh, giải thoát họ khỏi ‘nỗi sợ phải sống’ và ‘nỗi sợ chấp nhận’ rủi ro. Ngài đã làm như vậy với một cái nhìn và một lời nói, đưa họ trở lại con đường sau nhiều đau khổ và tủi nhục. Với Ngài, cái chết thể xác chỉ như giấc ngủ, không lý do gì để bất cứ ai cảm thấy tuyệt vọng. Một cái chết khác mới là điều đáng sợ: đó là cái chết của một trái tim chai sạn vì sự ác! Vâng, chúng ta nên sợ điều đó! Nhưng tội lỗi nữa, cả ‘trái tim ướp xác’ nữa. Chúng không bao giờ là lời cuối cùng đối với Chúa Giêsu, bởi vì Ngài đã mang đến cho chúng ta lòng thương xót vô biên của Chúa Cha.
Qua Hôsê, Thiên Chúa sánh mình như người chồng của Israel, một dân ‘đã chết’ vì phản nghịch, “Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu… trong ân tình và xót thương!” - bài đọc một. Chúa Giêsu - chàng rể tuyệt vời - đã cưới lấy nhân loại, và hôn ước của Ngài đã thể hiện tình yêu tín trung này đến nỗi hiến mình trên thập giá hầu có thể ‘cứu sống’ không chỉ Giáo Hội mà cả nhân loại và thế giới.
Anh Chị em,
“Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”. Một định nghĩa thoạt nghe, có vẻ xa xăm về một Đấng Vô Hình nào đó; thế nhưng, nó cụ thể, có thể thấy được, sờ được nơi con người Chúa Giêsu! Ngài không chỉ nắm tay đứa bé để nó sống lại rồi lại chết; cũng không chỉ cho người phụ nữ chạm vào tua áo được lành sạch, cao hơn thế bội phần! Ngài hiến mình làm lương thực tan biến trong chúng ta, khiến chúng ta được thông dự sự sống thần linh, sự sống không làm chúng ta rồi đây, biến mất; nhưng được sống dồi dào, viên mãn hôm nay và đời đời! Chúng ta cũng được mời gọi bắt chước những lời ‘cứu sống’ của Ngài; đồng thời, bắt chước cái nhìn phục hồi ‘ý chí sống’ cho những ai thiếu nó.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để vì con mà những ai con yêu thương tiến về cái chết nhiều hơn là tiến đến sự sống. Cho con ngày càng dám sống và chết cho vinh quang Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nữ anh hùng Thế chiến II có thể là vị thánh đầu tiên của Malaysia
Thanh Quảng sdb
15:13 07/07/2024
Nữ anh hùng Thế chiến II có thể là vị thánh đầu tiên của Malaysia
Đức Giám Mục của Giáo phận Penang đã chính thức công bố bắt đầu quá trình phong chân phước và phong thánh cho Sybil Kathigasu, một y tá thời chiến nổi tiếng và là một giáo dân Công Giáo.
(Tin LiCAS)
Đức Hồng Y Sebastian Francis, Giám mục Penang, đã đưa ra thông báo sau một loạt các cuộc tham vấn với Tổng giám mục Julian Leow của Kuala Lumpur. Vị Hồng Y đã bổ nhiệm Cha Eugene Benedict của Tổng giáo phận Kuala Lumpur để tìm hiểu quá trình này.
"Chúng ta sẽ thu góp lại các chứng tá cuộc đời và sự nghiệp của bà để tìm cảm hứng cho thời đại của chúng ta. Tôi mong muốn mọi người nỗ lực thu thập, biên soạn, nghiên cứu, suy ngẫm và đóng góp về cuộc đời và sự nghiệp của bà như một lời chứng. Tôi hy vọng hồ sơ sẽ sớm được hoàn chỉnh để bà được tôn phong chân phước và phong thánh nhờ Ân sủng của Chúa", Đức Hồng Y Francis cho biết.
Sybil Kathigasu nổi tiếng với sự chăm sóc tận tình và những nỗ lực kháng cự lại Nhật Bản chiếm đóng Malaysia trong Thế chiến II.
Theo Đức Hồng Y Francis, Kathigasu tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều tầng lớp khác nhau của xã hội. Cuộc đời của bà đã được mô tả trong nhiều vở kịch, phim tài liệu và phim ảnh, đưa bà trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm và đức tin.
Di sản của bà cũng đã thu hút sự quan tâm của sinh viên Trường Kiến trúc, nhấn mạnh tác động lâu dài của bà đối với văn hóa và di sản Malaysia.
Năm 2019, Năm Truyền giáo, Kathigasu đã được công nhận là một trong năm tấm gương về chứng tá truyền giáo tại Giáo phận Assumption ở Penang. Một khu dành riêng để tưởng nhớ bà đang ở Nhà thờ Thánh Joseph ở Batu Gajah, Perak.
Ảnh hưởng sâu sắc của bà cũng được nêu bật trong loạt bài Giáo lý của Malaysia dành cho học sinh Lớp 7 bằng tiếng Tamil.
Các cuộc hành hương đến mộ bà tại Nhà thờ Thánh Michael ở Ipoh và phòng khám của bà ở Papan, Perak vẫn được tiếp nối, phản ảnh sự tôn trọng và ngưỡng mộ sâu sắc từ cả cộng đồng và du khách.
Đức Hồng Y Francis lưu ý rằng di sản của Kathigasu cũng ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, với nhiều phụ huynh Công Giáo đặt tên con mình theo tên bà, cho thấy vai trò của bà như một hình mẫu chứng tá Công Giáo.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 76 năm ngày bà Kathigasu mất vào ngày 12 tháng 6 năm 1948. Đức Hồng Y Francis nhận xét rằng cuộc đời của bà là minh chứng cho sức mạnh của đức tin và hy vọng, những điều đã nâng đỡ bà vượt qua những thách thức to lớn.
Sinh ra tại Indonesia, Sybil và chồng là Tiến sĩ Abdon Clement Kathigasu đã điều hành một phòng khám miễn phí tại Papan, Perak, trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Malaysia vào Thế chiến thứ II.
Bà đã hỗ trợ phong trào kháng chiến bằng cách bí mật cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế cho lực lượng Đồng minh. Bà đã bị chính quyền Nhật Bản bắt giữ, thẩm vấn và tra tấn.
Sybil qua đời vào ngày 12 tháng 6 năm 1948, ở tuổi 48 tại Anh và ban đầu được chôn cất tại Lanark, Scotland. Thi thể của bà sau đó được đưa trở về Malaysia vào năm 1949 và được chôn cất lại tại nghĩa trang Công Giáo La Mã bên cạnh Nhà thờ Tổng lãnh Thiên thần Micae trên Đường Sultan Idris Shah ở Ipoh.
Để vinh danh bà, Đường Sybil Kathigasu ở Fair Park, Ipoh được đặt theo tên của bà để tưởng nhớ tới lòng dũng cảm của bà. Ngày nay, cửa hàng tại số 74, Đường Main ở Papan, nơi từng là phòng khám của Sybil, được dùng làm bảo tàng viện.
Bài viết được đăng trên https://www.licas.news/.
Đức Giám Mục của Giáo phận Penang đã chính thức công bố bắt đầu quá trình phong chân phước và phong thánh cho Sybil Kathigasu, một y tá thời chiến nổi tiếng và là một giáo dân Công Giáo.
(Tin LiCAS)
Đức Hồng Y Sebastian Francis, Giám mục Penang, đã đưa ra thông báo sau một loạt các cuộc tham vấn với Tổng giám mục Julian Leow của Kuala Lumpur. Vị Hồng Y đã bổ nhiệm Cha Eugene Benedict của Tổng giáo phận Kuala Lumpur để tìm hiểu quá trình này.
"Chúng ta sẽ thu góp lại các chứng tá cuộc đời và sự nghiệp của bà để tìm cảm hứng cho thời đại của chúng ta. Tôi mong muốn mọi người nỗ lực thu thập, biên soạn, nghiên cứu, suy ngẫm và đóng góp về cuộc đời và sự nghiệp của bà như một lời chứng. Tôi hy vọng hồ sơ sẽ sớm được hoàn chỉnh để bà được tôn phong chân phước và phong thánh nhờ Ân sủng của Chúa", Đức Hồng Y Francis cho biết.
Sybil Kathigasu nổi tiếng với sự chăm sóc tận tình và những nỗ lực kháng cự lại Nhật Bản chiếm đóng Malaysia trong Thế chiến II.
Theo Đức Hồng Y Francis, Kathigasu tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều tầng lớp khác nhau của xã hội. Cuộc đời của bà đã được mô tả trong nhiều vở kịch, phim tài liệu và phim ảnh, đưa bà trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm và đức tin.
Di sản của bà cũng đã thu hút sự quan tâm của sinh viên Trường Kiến trúc, nhấn mạnh tác động lâu dài của bà đối với văn hóa và di sản Malaysia.
Năm 2019, Năm Truyền giáo, Kathigasu đã được công nhận là một trong năm tấm gương về chứng tá truyền giáo tại Giáo phận Assumption ở Penang. Một khu dành riêng để tưởng nhớ bà đang ở Nhà thờ Thánh Joseph ở Batu Gajah, Perak.
Ảnh hưởng sâu sắc của bà cũng được nêu bật trong loạt bài Giáo lý của Malaysia dành cho học sinh Lớp 7 bằng tiếng Tamil.
Các cuộc hành hương đến mộ bà tại Nhà thờ Thánh Michael ở Ipoh và phòng khám của bà ở Papan, Perak vẫn được tiếp nối, phản ảnh sự tôn trọng và ngưỡng mộ sâu sắc từ cả cộng đồng và du khách.
Đức Hồng Y Francis lưu ý rằng di sản của Kathigasu cũng ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, với nhiều phụ huynh Công Giáo đặt tên con mình theo tên bà, cho thấy vai trò của bà như một hình mẫu chứng tá Công Giáo.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 76 năm ngày bà Kathigasu mất vào ngày 12 tháng 6 năm 1948. Đức Hồng Y Francis nhận xét rằng cuộc đời của bà là minh chứng cho sức mạnh của đức tin và hy vọng, những điều đã nâng đỡ bà vượt qua những thách thức to lớn.
Sinh ra tại Indonesia, Sybil và chồng là Tiến sĩ Abdon Clement Kathigasu đã điều hành một phòng khám miễn phí tại Papan, Perak, trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Malaysia vào Thế chiến thứ II.
Bà đã hỗ trợ phong trào kháng chiến bằng cách bí mật cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế cho lực lượng Đồng minh. Bà đã bị chính quyền Nhật Bản bắt giữ, thẩm vấn và tra tấn.
Sybil qua đời vào ngày 12 tháng 6 năm 1948, ở tuổi 48 tại Anh và ban đầu được chôn cất tại Lanark, Scotland. Thi thể của bà sau đó được đưa trở về Malaysia vào năm 1949 và được chôn cất lại tại nghĩa trang Công Giáo La Mã bên cạnh Nhà thờ Tổng lãnh Thiên thần Micae trên Đường Sultan Idris Shah ở Ipoh.
Để vinh danh bà, Đường Sybil Kathigasu ở Fair Park, Ipoh được đặt theo tên của bà để tưởng nhớ tới lòng dũng cảm của bà. Ngày nay, cửa hàng tại số 74, Đường Main ở Papan, nơi từng là phòng khám của Sybil, được dùng làm bảo tàng viện.
Bài viết được đăng trên https://www.licas.news/.
Vatican ra vạ tuyệt thông cho Đức Tổng Giám Mục Viganò vì ly giáo
Đặng Tự Do
17:38 07/07/2024
Vatican đã chính thức rút phép thông công Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, Bộ Giáo lý Đức tin công bố hôm thứ Sáu mùng 5 Tháng Bẩy.
Đức Tổng Giám Mục Viganò bị kết tội ly giáo, từ chối phục tùng Đức Giáo Hoàng, không hiệp thông với Giáo hội, khi kết thúc quá trình hình sự ngoại tụng của Vatican vào ngày 4 tháng 7.
Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican đã công bố vạ tuyệt thông “latae Senentiae” hay tiền kết vào ngày 5 tháng 7, trích dẫn “những tuyên bố công khai của Đức Tổng Giám Mục Viganò thể hiện việc ngài từ chối công nhận và phục tùng Đức Giáo Hoàng, từ chối hiệp thông với các thành viên của Giáo hội, và về tính hợp pháp cũng như thẩm quyền về huấn quyền của Công đồng Vatican II.”
Cựu Sứ thần Giáo hoàng tại Hoa Kỳ hiện đã bị vạ tuyệt thông, là hình phạt nghiêm trọng nhất mà một người đã được rửa tội có thể phải gánh chịu, bao gồm việc bị đặt ra ngoài sự hiệp thông của các tín hữu trong Giáo Hội Công Giáo và bị từ chối tiếp nhận các bí tích.
Phán quyết này được đưa ra sau khi Đức Tổng Giám Mục Viganò bất chấp lệnh triệu tập của Vatican yêu cầu xuất hiện trước Bộ Giáo lý Đức tin để đối mặt với cáo buộc ly giáo vào tuần trước.
Cựu nhà ngoại giao Vatican – người đã gây chú ý vào năm 2018 vì cáo buộc rằng các quan chức cao cấp của Giáo hội che đậy các hành vi lạm dụng của cựu Hồng Y Theodore McCarrick – đã nhiều lần bác bỏ quyền lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô kể từ đó và đã kêu gọi ngài từ chức.
Trong một tuyên bố dài được chia sẻ trên mạng xã hội ngày 28 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã cáo buộc Đức Thánh Cha Phanxicô là “dị giáo và ly giáo” về việc ngài quảng bá vắc xin ngừa Covid-19 và việc ngài ủng hộ thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 về việc bổ nhiệm các giám mục.
Ngài cũng nói rằng ngài “không có lý do gì để coi mình là tách biệt khỏi sự hiệp thông với Giáo hội thánh thiện và với sứ vụ giáo hoàng, mà tôi luôn phục vụ với lòng sùng kính con thảo và lòng trung thành”.
Đức Tổng Giám Mục Viganò viết: “Tôi khẳng định rằng những sai sót và dị giáo mà Đức Phanxicô đã tuân theo trước, trong và sau khi được bầu, cùng với ý định mà ngài có trong việc chấp nhận chức giáo hoàng rõ ràng, đã khiến cho việc lên ngôi Giáo Hoàng của ngài trở nên vô hiệu”..
Đức Tổng Giám Mục Viganò, người đã ẩn náu trong nhiều năm, đã thông báo trên mạng xã hội vào ngày 20 tháng 6 rằng ngài đã được triệu tập đến Rôma để trả lời các cáo buộc chính thức về ly giáo.
Các cáo buộc cụ thể chống lại Đức Tổng Giám Mục Viganò, theo một tài liệu do chính ngài đăng tải, liên quan đến việc đưa ra các tuyên bố công khai phủ nhận các yếu tố cơ bản cần thiết để duy trì sự hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Điều này bao gồm việc phủ nhận tính hợp pháp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với tư cách là giáo hoàng hợp pháp và sự bác bỏ hoàn toàn Công đồng Vatican II.
Để đáp lại các cáo buộc, Đức Tổng Giám Mục Viganò cho biết trong một tuyên bố ngày 21 tháng 6 rằng ngài đã không gửi bất kỳ tài liệu bào chữa nào cho Vatican, đồng thời lưu ý rằng ngài không công nhận thẩm quyền của Bộ Giáo lý Đức tin “cũng như thẩm quyền của Bộ trưởng, hay thẩm quyền của người bổ nhiệm vị Bộ Trưởng”.
Việc rút phép thông công của Đức Tổng Giám Mục Viganò chỉ có thể được dỡ bỏ bởi Tòa thánh.
Vạ tuyệt thông dành cho Đức Tổng Giám Mục Viganò không nhận được sự đồng thuận ngay cả ở Giáo triều Rôma. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh của Đức Thánh Cha bày tỏ sự ngưỡng mộ Đức Tổng Giám Mục và buồn bã, hoang mang trước tất cả những gì đang diễn ra.
“Tôi luôn đánh giá cao Đức Tổng Giám Mục như một người làm việc rất tốt, rất trung thành với Tòa Thánh, ở một khía cạnh nào đó, ngài cũng là một tấm gương”, Đức Hồng Y Parolin nói về Đức Tổng Giám Mục Viganò cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. “Khi còn là sứ thần Tòa thánh, ngài đã làm việc rất xuất sắc, tôi không biết chuyện gì đã xảy ra.”
Đức Tổng Giám Mục Viganò đã có một sự nghiệp được nhiều người đánh giá cao. Việc bổ nhiệm đầu tiên của ngài với tư cách là Sứ Thần Tòa Thánh, dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là đến Nigeria, có lẽ là vị trí quan trọng nhất ở Phi Châu. Sau đó, ngài trở lại Rôma trong một vị trí hết sức nhạy cảm, đại diện cho các cơ quan đại diện của Đức Giáo Hoàng, vừa là giám đốc nhân sự vừa là người giám sát các nhà ngoại giao trên toàn thế giới. Sau đó, ngài giữ chức tổng thư ký của quốc gia Thành Vatican, nổi tiếng về việc quản lý hiệu quả và loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng. Trở lại vai trò Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, ngài được nhiều người kính trọng khi nghỉ hưu vào năm 2016.
Khi Đức Tổng Giám Mục Viganò đưa ra tuyên bố đầu tiên vào năm 2018, một số giám mục Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng vào danh tiếng về sự trung thực của ngài và nói rằng những tuyên bố của ngài cần được điều tra.
Source:Catholic News AgencyVatican excommunicates Viganò for schism
Đức Tổng Giám Mục Viganò bị kết tội ly giáo, từ chối phục tùng Đức Giáo Hoàng, không hiệp thông với Giáo hội, khi kết thúc quá trình hình sự ngoại tụng của Vatican vào ngày 4 tháng 7.
Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican đã công bố vạ tuyệt thông “latae Senentiae” hay tiền kết vào ngày 5 tháng 7, trích dẫn “những tuyên bố công khai của Đức Tổng Giám Mục Viganò thể hiện việc ngài từ chối công nhận và phục tùng Đức Giáo Hoàng, từ chối hiệp thông với các thành viên của Giáo hội, và về tính hợp pháp cũng như thẩm quyền về huấn quyền của Công đồng Vatican II.”
Cựu Sứ thần Giáo hoàng tại Hoa Kỳ hiện đã bị vạ tuyệt thông, là hình phạt nghiêm trọng nhất mà một người đã được rửa tội có thể phải gánh chịu, bao gồm việc bị đặt ra ngoài sự hiệp thông của các tín hữu trong Giáo Hội Công Giáo và bị từ chối tiếp nhận các bí tích.
Phán quyết này được đưa ra sau khi Đức Tổng Giám Mục Viganò bất chấp lệnh triệu tập của Vatican yêu cầu xuất hiện trước Bộ Giáo lý Đức tin để đối mặt với cáo buộc ly giáo vào tuần trước.
Cựu nhà ngoại giao Vatican – người đã gây chú ý vào năm 2018 vì cáo buộc rằng các quan chức cao cấp của Giáo hội che đậy các hành vi lạm dụng của cựu Hồng Y Theodore McCarrick – đã nhiều lần bác bỏ quyền lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô kể từ đó và đã kêu gọi ngài từ chức.
Trong một tuyên bố dài được chia sẻ trên mạng xã hội ngày 28 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã cáo buộc Đức Thánh Cha Phanxicô là “dị giáo và ly giáo” về việc ngài quảng bá vắc xin ngừa Covid-19 và việc ngài ủng hộ thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 về việc bổ nhiệm các giám mục.
Ngài cũng nói rằng ngài “không có lý do gì để coi mình là tách biệt khỏi sự hiệp thông với Giáo hội thánh thiện và với sứ vụ giáo hoàng, mà tôi luôn phục vụ với lòng sùng kính con thảo và lòng trung thành”.
Đức Tổng Giám Mục Viganò viết: “Tôi khẳng định rằng những sai sót và dị giáo mà Đức Phanxicô đã tuân theo trước, trong và sau khi được bầu, cùng với ý định mà ngài có trong việc chấp nhận chức giáo hoàng rõ ràng, đã khiến cho việc lên ngôi Giáo Hoàng của ngài trở nên vô hiệu”..
Đức Tổng Giám Mục Viganò, người đã ẩn náu trong nhiều năm, đã thông báo trên mạng xã hội vào ngày 20 tháng 6 rằng ngài đã được triệu tập đến Rôma để trả lời các cáo buộc chính thức về ly giáo.
Các cáo buộc cụ thể chống lại Đức Tổng Giám Mục Viganò, theo một tài liệu do chính ngài đăng tải, liên quan đến việc đưa ra các tuyên bố công khai phủ nhận các yếu tố cơ bản cần thiết để duy trì sự hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Điều này bao gồm việc phủ nhận tính hợp pháp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với tư cách là giáo hoàng hợp pháp và sự bác bỏ hoàn toàn Công đồng Vatican II.
Để đáp lại các cáo buộc, Đức Tổng Giám Mục Viganò cho biết trong một tuyên bố ngày 21 tháng 6 rằng ngài đã không gửi bất kỳ tài liệu bào chữa nào cho Vatican, đồng thời lưu ý rằng ngài không công nhận thẩm quyền của Bộ Giáo lý Đức tin “cũng như thẩm quyền của Bộ trưởng, hay thẩm quyền của người bổ nhiệm vị Bộ Trưởng”.
Việc rút phép thông công của Đức Tổng Giám Mục Viganò chỉ có thể được dỡ bỏ bởi Tòa thánh.
Vạ tuyệt thông dành cho Đức Tổng Giám Mục Viganò không nhận được sự đồng thuận ngay cả ở Giáo triều Rôma. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh của Đức Thánh Cha bày tỏ sự ngưỡng mộ Đức Tổng Giám Mục và buồn bã, hoang mang trước tất cả những gì đang diễn ra.
“Tôi luôn đánh giá cao Đức Tổng Giám Mục như một người làm việc rất tốt, rất trung thành với Tòa Thánh, ở một khía cạnh nào đó, ngài cũng là một tấm gương”, Đức Hồng Y Parolin nói về Đức Tổng Giám Mục Viganò cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. “Khi còn là sứ thần Tòa thánh, ngài đã làm việc rất xuất sắc, tôi không biết chuyện gì đã xảy ra.”
Đức Tổng Giám Mục Viganò đã có một sự nghiệp được nhiều người đánh giá cao. Việc bổ nhiệm đầu tiên của ngài với tư cách là Sứ Thần Tòa Thánh, dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là đến Nigeria, có lẽ là vị trí quan trọng nhất ở Phi Châu. Sau đó, ngài trở lại Rôma trong một vị trí hết sức nhạy cảm, đại diện cho các cơ quan đại diện của Đức Giáo Hoàng, vừa là giám đốc nhân sự vừa là người giám sát các nhà ngoại giao trên toàn thế giới. Sau đó, ngài giữ chức tổng thư ký của quốc gia Thành Vatican, nổi tiếng về việc quản lý hiệu quả và loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng. Trở lại vai trò Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, ngài được nhiều người kính trọng khi nghỉ hưu vào năm 2016.
Khi Đức Tổng Giám Mục Viganò đưa ra tuyên bố đầu tiên vào năm 2018, một số giám mục Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng vào danh tiếng về sự trung thực của ngài và nói rằng những tuyên bố của ngài cần được điều tra.
Source:Catholic News Agency
Ngoại trưởng Tòa Thánh kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp biển
Đặng Tự Do
17:56 07/07/2024
Ngoại trưởng Tòa Thánh kêu gọi các bên có yêu sách ở khu vực Biển Tây Phi Luật Tân “tuân thủ luật pháp quốc tế” và giải quyết những khác biệt của họ thông qua các biện pháp hòa bình.
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, đặc trách quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế, đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Enrique Manalo của Phi Luật Tân để thảo luận về một loạt vấn đề, bao gồm cả các yêu sách hàng hải chồng chéo.
“Trong những hoàn cảnh như vậy, những tình huống xung đột như vậy, bất kể chúng là gì, trước hết, phải thực hiện mọi nỗ lực để mọi khác biệt, xung đột đều được giải quyết một cách hòa bình”, vị Giám Mục người Anh nói trong một cuộc họp báo hôm Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi sẽ khuyến khích các bên xung đột tuân thủ luật pháp quốc tế và theo đuổi luật pháp đó như một cách giải quyết những khó khăn và vấn đề vì lợi ích tốt nhất của tất cả các bên liên quan”.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã có chuyến thăm kéo dài 5 ngày tới Phi Luật Tân và đã phát biểu trước các giám mục Phi Luật Tân tụ tập trong buổi tĩnh tâm hàng năm tại Tu viện Biến hình ở Thành phố Malaybalay vào hôm thứ Năm mùng 4 Tháng Bẩy,.
Ngoại trưởng Manalo cho biết ông và Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã trao đổi quan điểm về đối thoại khu vực và quốc tế, đồng thời thảo luận các vấn đề khu vực, chẳng hạn như xung đột ở Ukraine và Gaza, bên cạnh vấn đề Biển Tây Phi Luật Tân.
Ngoại trưởng Phi Luật Tân cho biết: “Chúng tôi ghi nhận quan điểm chung rằng giữa những thách thức và xung đột quốc tế khác nhau, cộng đồng quốc tế phải đoàn kết để bảo vệ một thế giới nơi những khác biệt được giải quyết một cách hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đã gia tăng trong bối cảnh Phi Luật Tân thực hiện các nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế cho một tàu cũ đang mắc cạn tại Bãi cạn Ayungin.
Bắc Kinh cũng đã cấm ngư dân Phi Luật Tân vào bãi cạn Scarborough, một ngư trường truyền thống nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phi Luật Tân.
Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết của trọng tài quốc tế năm 2016 vô hiệu hóa các yêu sách lịch sử của nước này đối với Biển Tây Phi Luật Tân.
Ngoại trưởng Manalo nói với các phóng viên rằng Phi Luật Tân và Tòa thánh đã chia sẻ quan điểm ủng hộ việc quản lý di cư và đã nhất quán tán thành các quan điểm tương tự về biến đổi khí hậu và khả năng phục hồi khí hậu.
Ông nói: “Chúng tôi đã tích cực hợp tác để chống lại nạn buôn người trên toàn cầu.”
Ngoại trưởng Manalo và Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng thảo luận về một bản ghi nhớ được đề xuất để Phi Luật Tân và Tòa thánh công nhận lẫn nhau các bằng cấp mà các tu sĩ Phi Luật Tân nhận được từ các cơ sở giáo dục Công Giáo.
Source:CBCP NewsVatican official calls for respect for int’l law, peaceful resolution to conflicting sea claims
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, đặc trách quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế, đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Enrique Manalo của Phi Luật Tân để thảo luận về một loạt vấn đề, bao gồm cả các yêu sách hàng hải chồng chéo.
“Trong những hoàn cảnh như vậy, những tình huống xung đột như vậy, bất kể chúng là gì, trước hết, phải thực hiện mọi nỗ lực để mọi khác biệt, xung đột đều được giải quyết một cách hòa bình”, vị Giám Mục người Anh nói trong một cuộc họp báo hôm Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi sẽ khuyến khích các bên xung đột tuân thủ luật pháp quốc tế và theo đuổi luật pháp đó như một cách giải quyết những khó khăn và vấn đề vì lợi ích tốt nhất của tất cả các bên liên quan”.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã có chuyến thăm kéo dài 5 ngày tới Phi Luật Tân và đã phát biểu trước các giám mục Phi Luật Tân tụ tập trong buổi tĩnh tâm hàng năm tại Tu viện Biến hình ở Thành phố Malaybalay vào hôm thứ Năm mùng 4 Tháng Bẩy,.
Ngoại trưởng Manalo cho biết ông và Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã trao đổi quan điểm về đối thoại khu vực và quốc tế, đồng thời thảo luận các vấn đề khu vực, chẳng hạn như xung đột ở Ukraine và Gaza, bên cạnh vấn đề Biển Tây Phi Luật Tân.
Ngoại trưởng Phi Luật Tân cho biết: “Chúng tôi ghi nhận quan điểm chung rằng giữa những thách thức và xung đột quốc tế khác nhau, cộng đồng quốc tế phải đoàn kết để bảo vệ một thế giới nơi những khác biệt được giải quyết một cách hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đã gia tăng trong bối cảnh Phi Luật Tân thực hiện các nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế cho một tàu cũ đang mắc cạn tại Bãi cạn Ayungin.
Bắc Kinh cũng đã cấm ngư dân Phi Luật Tân vào bãi cạn Scarborough, một ngư trường truyền thống nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phi Luật Tân.
Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết của trọng tài quốc tế năm 2016 vô hiệu hóa các yêu sách lịch sử của nước này đối với Biển Tây Phi Luật Tân.
Ngoại trưởng Manalo nói với các phóng viên rằng Phi Luật Tân và Tòa thánh đã chia sẻ quan điểm ủng hộ việc quản lý di cư và đã nhất quán tán thành các quan điểm tương tự về biến đổi khí hậu và khả năng phục hồi khí hậu.
Ông nói: “Chúng tôi đã tích cực hợp tác để chống lại nạn buôn người trên toàn cầu.”
Ngoại trưởng Manalo và Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng thảo luận về một bản ghi nhớ được đề xuất để Phi Luật Tân và Tòa thánh công nhận lẫn nhau các bằng cấp mà các tu sĩ Phi Luật Tân nhận được từ các cơ sở giáo dục Công Giáo.
Source:CBCP News
Ủy ban Công lý và Hòa bình Thánh Địa: Cuộc chiến ở Gaza không phải là Chiến tranh chính nghĩa
Đặng Tự Do
18:27 07/07/2024
“Là những người Công Giáo ở Thánh địa, những người chia sẻ tầm nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô về một thế giới hòa bình, chúng tôi rất phẫn nộ khi các nhà hoạt động chính trị ở Israel và nước ngoài đang vận động lý thuyết về “chiến tranh chính đáng” để duy trì và hợp pháp hóa cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza,” Ủy ban Công lý và Hòa bình của Thánh địa cho biết như trên trong một tài liệu được xuất bản nhằm chỉ ra việc lạm dụng một thuật ngữ được sử dụng trong giáo lý Công Giáo. Thuật ngữ đó là “chiến tranh chính nghĩa”, một khái niệm được phát triển từ thời cổ đại trước Thiên chúa giáo, mà “theo sự báo động của chúng tôi với tư cách là các Kitô hữu, đang ngày càng được vũ khí hóa để biện minh cho bạo lực đang diễn ra ở Gaza”.
Tài liệu của Ủy ban Công lý và Hòa bình Thánh Địa nhắc lại những điều kiện không thể thiếu giúp có thể xác định xem một cuộc chiến tranh có phải là “chính nghĩa” hay không theo quan điểm của giáo lý Công Giáo, được tìm thấy trong đoạn 2309 của Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo.
Theo giáo huấn Công Giáo, phải xem xét cẩn thận các điều kiện tỉ mỉ để bảo vệ hợp pháp bằng sức mạnh quân sự. Một quyết định như thế rất nghiêm trọng, nên phải hội đủ các điều kiện nghiêm ngặt của tính hợp pháp về luân lý. Cùng một trật, đòi phải có:
Thiệt hại do kẻ xâm lược gây ra cho quốc gia hoặc cho cộng đồng các quốc gia có tính lâu dài, nghiêm trọng và chắc chắn;
Tất cả các phương thế khác để chấm dứt tình trạng này rõ ràng là bất khả hoặc vô hiệu;
Phải hội đủ các điều kiện quan trọng để thành công;
Việc sử dụng vũ khí không kéo theo những tai hại và hỗn loạn nghiêm trọng hơn tai hại ta đang cố loại trừ. Khả năng tàn phá của các phương tiện chiến tranh hiện đại là sức ép nghiêm trọng nhất phải được thẩm định trong điều kiện nầy.
Sau “các cuộc tấn công kinh hoàng vào ngày 7 tháng 10 nhằm vào các cơ sở quân sự, khu dân cư và lễ hội âm nhạc ở miền nam Israel của Hamas và các chiến binh khác cũng như cuộc chiến thảm khốc do Israel tiến hành,” tài liệu của Ủy ban Công lý và Hòa bình Thánh Địa cho biết. “Các nhà lãnh đạo Công Giáo, bắt đầu từ Đức Thánh Cha Phanxicô, đã liên tục kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và thả con tin. Các nhà thần học luân lý Công Giáo trên khắp thế giới cũng đã chỉ ra rằng các cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 cũng như cuộc chiến tàn khốc của Israel để đáp trả đều không thỏa mãn các tiêu chuẩn về “chiến tranh chính nghĩa” theo học thuyết Công Giáo.
Source:FidesJustice and Peace Commission: The war in Gaza is not a “Just War”
Tài liệu của Ủy ban Công lý và Hòa bình Thánh Địa nhắc lại những điều kiện không thể thiếu giúp có thể xác định xem một cuộc chiến tranh có phải là “chính nghĩa” hay không theo quan điểm của giáo lý Công Giáo, được tìm thấy trong đoạn 2309 của Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo.
Theo giáo huấn Công Giáo, phải xem xét cẩn thận các điều kiện tỉ mỉ để bảo vệ hợp pháp bằng sức mạnh quân sự. Một quyết định như thế rất nghiêm trọng, nên phải hội đủ các điều kiện nghiêm ngặt của tính hợp pháp về luân lý. Cùng một trật, đòi phải có:
Thiệt hại do kẻ xâm lược gây ra cho quốc gia hoặc cho cộng đồng các quốc gia có tính lâu dài, nghiêm trọng và chắc chắn;
Tất cả các phương thế khác để chấm dứt tình trạng này rõ ràng là bất khả hoặc vô hiệu;
Phải hội đủ các điều kiện quan trọng để thành công;
Việc sử dụng vũ khí không kéo theo những tai hại và hỗn loạn nghiêm trọng hơn tai hại ta đang cố loại trừ. Khả năng tàn phá của các phương tiện chiến tranh hiện đại là sức ép nghiêm trọng nhất phải được thẩm định trong điều kiện nầy.
Sau “các cuộc tấn công kinh hoàng vào ngày 7 tháng 10 nhằm vào các cơ sở quân sự, khu dân cư và lễ hội âm nhạc ở miền nam Israel của Hamas và các chiến binh khác cũng như cuộc chiến thảm khốc do Israel tiến hành,” tài liệu của Ủy ban Công lý và Hòa bình Thánh Địa cho biết. “Các nhà lãnh đạo Công Giáo, bắt đầu từ Đức Thánh Cha Phanxicô, đã liên tục kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và thả con tin. Các nhà thần học luân lý Công Giáo trên khắp thế giới cũng đã chỉ ra rằng các cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 cũng như cuộc chiến tàn khốc của Israel để đáp trả đều không thỏa mãn các tiêu chuẩn về “chiến tranh chính nghĩa” theo học thuyết Công Giáo.
Source:Fides
Các nhà hoạt động văn hóa của Vương quốc Anh kêu gọi Vatican giữ Thánh lễ Latinh Truyền thống trong lá thư Agatha Christie mới
Đặng Tự Do
18:45 07/07/2024
Trong một lá thư gửi cho tờ Times of Luân Đôn, xuất bản ngày 3 tháng 7, hơn 40 người ký tên, Công Giáo và không Công Giáo – bao gồm cả nhà sáng tạo “Downton Abbey” Julian Fellowes, nhà hoạt động nhân quyền Bianca Jagger và ca sĩ opera Kiri Te Kanawa – những người ký tên đã than thở về “những báo cáo đáng lo ngại” từ Rôma rằng Thánh lễ Latinh sẽ bị trục xuất khỏi hầu hết các nhà thờ Công Giáo.”
Bức thư, cũng có chữ ký của nhà soạn nhạc Andrew Lloyd Webber, nhà sử học Tom Holland và Công chúa Michael xứ Kent, một thành viên của hoàng gia Anh, viết: “Chúng tôi cầu xin Tòa thánh xem xét lại bất kỳ hạn chế nào nữa đối với việc tiếp cận di sản văn hóa và tinh thần tráng lệ này”.
Bức thư rõ ràng lặp lại lời kêu gọi của các nghệ sĩ và nhà văn được tờ Times of Luân Đôn xuất bản vào tháng 7 năm 1971. Những người ký tên trong bức thư trước đó, bao gồm nhà văn bí ẩn Agatha Christie, tiểu thuyết gia Graham Greene và nghệ sĩ violin Yehudi Menuhin, bày tỏ sự lo lắng trước những báo cáo về “một kế hoạch” xóa bỏ Thánh lễ trước Công đồng Vatican II.
Lời kêu gọi đó đã đến tai Giáo hoàng Phaolô Đệ Lục, người được cho là đã thốt lên “Ôi, Agatha Christie!” khi ngài đọc danh sách những người ký tên. Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã ký một văn bản cho phép các giám mục Anh và xứ Wales cấp phép cho các Thánh lễ Latinh truyền thống được cử hành trong những dịp đặc biệt, ngày nay được gọi là “ân xá Agatha Christie”.
Bức thư mới trích dẫn lập luận trong lời kêu gọi năm 1971 rằng Thánh lễ Latinh truyền thống thuộc về “văn hóa phổ quát”, bởi vì nó đã “truyền cảm hứng cho một loạt thành tựu vô giá trong nghệ thuật - không chỉ các tác phẩm thần bí, mà cả các tác phẩm của các nhà thơ, triết gia, nhạc sĩ, kiến trúc sư, họa sĩ và nhà điêu khắc ở mọi quốc gia và mọi thời đại”.
Bức thư ngày 3 tháng 7 mô tả những tin đồn về việc Vatican tiếp tục đàn áp Thánh lễ Latinh truyền thống – được phát sóng lần đầu tiên vào tháng 6 bởi trang web Rorate Caeli – là “đau đớn và khó hiểu”, đặc biệt đối với “số lượng ngày càng tăng những người Công Giáo trẻ có đức tin được nuôi dưỡng bởi hình thức Phụng Vụ này”.
Rorate Caeli báo cáo rằng “một nỗ lực đang được đưa ra để thực hiện, càng sớm càng tốt, một tài liệu của Vatican với giải pháp nghiêm ngặt, triệt để và cuối cùng cấm Thánh lễ Latinh truyền thống”.
Một số quan chức giáo triều nói với The Pillar rằng họ hiểu rằng một dự thảo như vậy đã tồn tại và nếu được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành, nó sẽ hạn chế hơn nữa việc cử hành hình thức phụng vụ cũ ngoài quy định của tự sắc Traditionis 2021.
Vào thời điểm ban hành Traditionis custodes, Đức Phanxicô nói rằng ngài “rất buồn vì việc sử dụng Sách lễ Rôma năm 1962 như một công cụ thường được đặc trưng bởi sự bác bỏ không chỉ cuộc cải cách phụng vụ, mà cả chính Công Đồng Vatican II, tuyên bố, với lý do vô căn cứ và những khẳng định không bền vững, rằng Công Đồng đã phản bội Truyền thống và 'Giáo hội chân chính.'“
Một quan chức Vatican nói với The Pillar rằng một số người đề xuất các biện pháp mới nhằm hạn chế việc cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống không nhằm mục đích đàn áp hoàn toàn và toàn diện, là điều mà họ gọi là “thực tế không thể thực hiện được”, mà là một kiểu “cách ly” nhằm buộc những người Công Giáo truyền thống phải dè dặt, với mọi thứ đi kèm với hình thức Phụng Vụ đó.
Quan chức này nói: “Việc đưa họ ra khỏi đời sống giáo phận, đẩy họ vào các nhóm nhỏ xung quanh những tổ chức như Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô và thậm chí cả Huynh Đoàn Thánh Piô X sẽ đưa họ ra khỏi tầm với của các giám mục địa phương”.
Ông nói: “Đối với những người theo đuổi Tự Sắc Traditionis Custodes tối đa, đó sẽ là một sự giải thoát đáng hoan nghênh. Và đối với những giám mục đang cố gắng đẩy lùi Tự Sắc Traditionis Custodes bằng cách tạo không gian cho các cộng đồng có tư tưởng truyền thống thì toàn bộ vấn đề sẽ nằm ngoài tầm tay của họ”.
Những người ký tên vào bức thư mới lập luận rằng phụng vụ truyền thống phải được bảo tồn vì ý nghĩa văn hóa và lịch sử của nó, gọi nó là “một 'thánh đường' của văn bản và cử chỉ, phát triển như những tòa nhà đáng kính đó đã làm trong nhiều thế kỷ”.
“ Không phải ai cũng đánh giá cao giá trị của nó và điều đó không sao cả; nhưng việc phá hủy nó dường như là một hành động không cần thiết và thiếu tế nhị trong một thế giới mà lịch sử có thể dễ dàng bị lãng quên”, bức thư viết.
“Khả năng khuyến khích sự im lặng và chiêm niệm của nghi thức cũ là một kho báu không dễ gì tái tạo được, và khi mất đi thì không thể xây dựng lại được.”
Bức thư tự mô tả là “hoàn toàn đại kết và phi chính trị,” giống như lời kêu gọi năm 1971, và lưu ý rằng những người ký tên trong đó cũng bao gồm “những người Công Giáo và không Công Giáo, những người có đức tin và những người không có đức tin”.
Trong một bài xã luận đi kèm với bức thư, cũng được đăng trên The Times, người ký tên James MacMillan đã mô tả những hạn chế đối với Hình thức Ngoại thường được đưa ra vào năm 2021 là “một đòn giáng mạnh vào những người Công Giáo Thế hệ Z, những người đã tìm thấy ngôi nhà tinh thần của họ trong phụng vụ cũ”.
Nhà soạn nhạc Công Giáo người Tô Cách Lan đã viết: “Việc có những quan chức Vatican chiều theo chủ nghĩa độc tài nhỏ mọn, phàm tục này chống lại những người đồng tôn giáo của họ là điều gây sốc đối với khán giả không theo đạo Công Giáo”.
“May mắn thay, các nghệ sĩ sáng tạo và các nhân vật của công chúng khác một lần nữa lại đứng ra bảo vệ quyền tự do tôn giáo thông qua một lá thư gửi cho The Times.”
Những người ký tên khác vào bức thư bao gồm các nghệ sĩ cello Steven Isserlis và Julian Lloyd Webber, nhạc trưởng Jane Glover, các giọng nữ cao Sophie Bevan và Felicity Lott, và các nghệ sĩ piano Imogen Cooper, Stephen Hough, András Schiff và Mitsuko Uchida.
Bức thư cũng có chữ ký của các thành viên Hạ viện, thượng viện của Quốc hội Anh, bao gồm cả nhà vận động nhân quyền David Alton và nhà soạn nhạc Michael Berkeley.
Nhà thiết kế nội thất Nina Campbell và nhà thiết kế thời trang Paul Smith cũng nằm trong số những người ký kết, cũng như diễn viên Susan Hampshire, các tác giả Antonia Fraser và AN Wilson.
Bức thư còn có chữ ký của Fraser Nelson, biên tập viên tạp chí Spectator của Anh và Charles Moore, cựu biên tập viên tờ báo The Telegraph.
Source:Pillar CatholicUK cultural grandees urge Vatican to keep TLM in new ‘Agatha Christie’ letter
Bức thư, cũng có chữ ký của nhà soạn nhạc Andrew Lloyd Webber, nhà sử học Tom Holland và Công chúa Michael xứ Kent, một thành viên của hoàng gia Anh, viết: “Chúng tôi cầu xin Tòa thánh xem xét lại bất kỳ hạn chế nào nữa đối với việc tiếp cận di sản văn hóa và tinh thần tráng lệ này”.
Bức thư rõ ràng lặp lại lời kêu gọi của các nghệ sĩ và nhà văn được tờ Times of Luân Đôn xuất bản vào tháng 7 năm 1971. Những người ký tên trong bức thư trước đó, bao gồm nhà văn bí ẩn Agatha Christie, tiểu thuyết gia Graham Greene và nghệ sĩ violin Yehudi Menuhin, bày tỏ sự lo lắng trước những báo cáo về “một kế hoạch” xóa bỏ Thánh lễ trước Công đồng Vatican II.
Lời kêu gọi đó đã đến tai Giáo hoàng Phaolô Đệ Lục, người được cho là đã thốt lên “Ôi, Agatha Christie!” khi ngài đọc danh sách những người ký tên. Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã ký một văn bản cho phép các giám mục Anh và xứ Wales cấp phép cho các Thánh lễ Latinh truyền thống được cử hành trong những dịp đặc biệt, ngày nay được gọi là “ân xá Agatha Christie”.
Bức thư mới trích dẫn lập luận trong lời kêu gọi năm 1971 rằng Thánh lễ Latinh truyền thống thuộc về “văn hóa phổ quát”, bởi vì nó đã “truyền cảm hứng cho một loạt thành tựu vô giá trong nghệ thuật - không chỉ các tác phẩm thần bí, mà cả các tác phẩm của các nhà thơ, triết gia, nhạc sĩ, kiến trúc sư, họa sĩ và nhà điêu khắc ở mọi quốc gia và mọi thời đại”.
Bức thư ngày 3 tháng 7 mô tả những tin đồn về việc Vatican tiếp tục đàn áp Thánh lễ Latinh truyền thống – được phát sóng lần đầu tiên vào tháng 6 bởi trang web Rorate Caeli – là “đau đớn và khó hiểu”, đặc biệt đối với “số lượng ngày càng tăng những người Công Giáo trẻ có đức tin được nuôi dưỡng bởi hình thức Phụng Vụ này”.
Rorate Caeli báo cáo rằng “một nỗ lực đang được đưa ra để thực hiện, càng sớm càng tốt, một tài liệu của Vatican với giải pháp nghiêm ngặt, triệt để và cuối cùng cấm Thánh lễ Latinh truyền thống”.
Một số quan chức giáo triều nói với The Pillar rằng họ hiểu rằng một dự thảo như vậy đã tồn tại và nếu được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành, nó sẽ hạn chế hơn nữa việc cử hành hình thức phụng vụ cũ ngoài quy định của tự sắc Traditionis 2021.
Vào thời điểm ban hành Traditionis custodes, Đức Phanxicô nói rằng ngài “rất buồn vì việc sử dụng Sách lễ Rôma năm 1962 như một công cụ thường được đặc trưng bởi sự bác bỏ không chỉ cuộc cải cách phụng vụ, mà cả chính Công Đồng Vatican II, tuyên bố, với lý do vô căn cứ và những khẳng định không bền vững, rằng Công Đồng đã phản bội Truyền thống và 'Giáo hội chân chính.'“
Một quan chức Vatican nói với The Pillar rằng một số người đề xuất các biện pháp mới nhằm hạn chế việc cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống không nhằm mục đích đàn áp hoàn toàn và toàn diện, là điều mà họ gọi là “thực tế không thể thực hiện được”, mà là một kiểu “cách ly” nhằm buộc những người Công Giáo truyền thống phải dè dặt, với mọi thứ đi kèm với hình thức Phụng Vụ đó.
Quan chức này nói: “Việc đưa họ ra khỏi đời sống giáo phận, đẩy họ vào các nhóm nhỏ xung quanh những tổ chức như Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô và thậm chí cả Huynh Đoàn Thánh Piô X sẽ đưa họ ra khỏi tầm với của các giám mục địa phương”.
Ông nói: “Đối với những người theo đuổi Tự Sắc Traditionis Custodes tối đa, đó sẽ là một sự giải thoát đáng hoan nghênh. Và đối với những giám mục đang cố gắng đẩy lùi Tự Sắc Traditionis Custodes bằng cách tạo không gian cho các cộng đồng có tư tưởng truyền thống thì toàn bộ vấn đề sẽ nằm ngoài tầm tay của họ”.
Những người ký tên vào bức thư mới lập luận rằng phụng vụ truyền thống phải được bảo tồn vì ý nghĩa văn hóa và lịch sử của nó, gọi nó là “một 'thánh đường' của văn bản và cử chỉ, phát triển như những tòa nhà đáng kính đó đã làm trong nhiều thế kỷ”.
“ Không phải ai cũng đánh giá cao giá trị của nó và điều đó không sao cả; nhưng việc phá hủy nó dường như là một hành động không cần thiết và thiếu tế nhị trong một thế giới mà lịch sử có thể dễ dàng bị lãng quên”, bức thư viết.
“Khả năng khuyến khích sự im lặng và chiêm niệm của nghi thức cũ là một kho báu không dễ gì tái tạo được, và khi mất đi thì không thể xây dựng lại được.”
Bức thư tự mô tả là “hoàn toàn đại kết và phi chính trị,” giống như lời kêu gọi năm 1971, và lưu ý rằng những người ký tên trong đó cũng bao gồm “những người Công Giáo và không Công Giáo, những người có đức tin và những người không có đức tin”.
Trong một bài xã luận đi kèm với bức thư, cũng được đăng trên The Times, người ký tên James MacMillan đã mô tả những hạn chế đối với Hình thức Ngoại thường được đưa ra vào năm 2021 là “một đòn giáng mạnh vào những người Công Giáo Thế hệ Z, những người đã tìm thấy ngôi nhà tinh thần của họ trong phụng vụ cũ”.
Nhà soạn nhạc Công Giáo người Tô Cách Lan đã viết: “Việc có những quan chức Vatican chiều theo chủ nghĩa độc tài nhỏ mọn, phàm tục này chống lại những người đồng tôn giáo của họ là điều gây sốc đối với khán giả không theo đạo Công Giáo”.
“May mắn thay, các nghệ sĩ sáng tạo và các nhân vật của công chúng khác một lần nữa lại đứng ra bảo vệ quyền tự do tôn giáo thông qua một lá thư gửi cho The Times.”
Những người ký tên khác vào bức thư bao gồm các nghệ sĩ cello Steven Isserlis và Julian Lloyd Webber, nhạc trưởng Jane Glover, các giọng nữ cao Sophie Bevan và Felicity Lott, và các nghệ sĩ piano Imogen Cooper, Stephen Hough, András Schiff và Mitsuko Uchida.
Bức thư cũng có chữ ký của các thành viên Hạ viện, thượng viện của Quốc hội Anh, bao gồm cả nhà vận động nhân quyền David Alton và nhà soạn nhạc Michael Berkeley.
Nhà thiết kế nội thất Nina Campbell và nhà thiết kế thời trang Paul Smith cũng nằm trong số những người ký kết, cũng như diễn viên Susan Hampshire, các tác giả Antonia Fraser và AN Wilson.
Bức thư còn có chữ ký của Fraser Nelson, biên tập viên tạp chí Spectator của Anh và Charles Moore, cựu biên tập viên tờ báo The Telegraph.
Source:Pillar Catholic
Đức Hồng Y Vincent Nichols chúc mừng tân Thủ tướng Keir Starmer
Đặng Tự Do
18:51 07/07/2024
Đức Hồng Y Vincent Nichols, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Vương Quốc Anh, đã gửi lời chúc mừng tới tân Thủ tướng Keir Starmer sau chiến thắng của Đảng Lao động trong cuộc bầu cử. Đức Hồng Y Nichols đã viết thư cho Thủ tướng để bảo đảm với ông về những lời cầu nguyện của ngài và của cộng đồng Công Giáo ở Anh và xứ Wales khi lãnh đạo Đảng Lao động thành lập chính phủ mới.
“Tôi muốn chúc mừng chiến thắng của các bạn trong cuộc tổng tuyển cử ngày hôm qua”, Đức Hồng Y Nichols viết. “Tôi bảo đảm với bạn về những lời chúc tốt đẹp của tôi khi bạn đảm nhận trách nhiệm mới của mình trong việc thành lập và lãnh đạo một chính phủ.” Đức Hồng Y, thừa nhận những thách thức của vai trò lãnh đạo, cho biết Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng với chính phủ trong các vấn đề giáo dục và các vấn đề khác nhằm phục vụ lợi ích chung”
“Giáo Hội Công Giáo có quan hệ đối tác lâu dài với Chính phủ Vương quốc Anh, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, nơi chúng tôi điều hành hơn hai ngàn trường học cùng với nhà nước. Chúng tôi mong muốn điều này tiếp tục và hợp tác mang tính xây dựng trong lĩnh vực này cũng như các lĩnh vực khác với bạn, các bộ trưởng và quan chức của bạn. Những nhận xét trước đây của bạn về việc muốn có một chính phủ làm việc với các Giáo Hội và cộng đồng tín ngưỡng đã được hoan nghênh nhất và tôi muốn bạn biết rằng chúng tôi sẵn sàng thực hiện vai trò của mình. Tôi biết rằng con đường phía trước có lẽ không phải là con đường dễ dàng nhất nhưng tôi chúc bạn mọi điều tốt lành khi bắt tay vào thực hiện nó. Tôi sẽ nhớ đến bạn và gia đình bạn trong những lời cầu nguyện của tôi.”
Source:CBCEWCardinal congratulates new Prime Minister Keir Starmer
“Tôi muốn chúc mừng chiến thắng của các bạn trong cuộc tổng tuyển cử ngày hôm qua”, Đức Hồng Y Nichols viết. “Tôi bảo đảm với bạn về những lời chúc tốt đẹp của tôi khi bạn đảm nhận trách nhiệm mới của mình trong việc thành lập và lãnh đạo một chính phủ.” Đức Hồng Y, thừa nhận những thách thức của vai trò lãnh đạo, cho biết Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng với chính phủ trong các vấn đề giáo dục và các vấn đề khác nhằm phục vụ lợi ích chung”
“Giáo Hội Công Giáo có quan hệ đối tác lâu dài với Chính phủ Vương quốc Anh, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, nơi chúng tôi điều hành hơn hai ngàn trường học cùng với nhà nước. Chúng tôi mong muốn điều này tiếp tục và hợp tác mang tính xây dựng trong lĩnh vực này cũng như các lĩnh vực khác với bạn, các bộ trưởng và quan chức của bạn. Những nhận xét trước đây của bạn về việc muốn có một chính phủ làm việc với các Giáo Hội và cộng đồng tín ngưỡng đã được hoan nghênh nhất và tôi muốn bạn biết rằng chúng tôi sẵn sàng thực hiện vai trò của mình. Tôi biết rằng con đường phía trước có lẽ không phải là con đường dễ dàng nhất nhưng tôi chúc bạn mọi điều tốt lành khi bắt tay vào thực hiện nó. Tôi sẽ nhớ đến bạn và gia đình bạn trong những lời cầu nguyện của tôi.”
Source:CBCEW
Sáu mươi năm sau thông điệp Hòa Bình Tại Thế: Giáo hội có thể giúp ngăn chặn chiến tranh không?
Đặng Tự Do
19:12 07/07/2024
Tại một sự kiện được tổ chức tại Đại sứ quán Ý cạnh Tòa thánh ở Rôma, Quốc vụ khanh Vatican nói rằng Thông điệp “Pacem in Terris” hay “Hòa Bình Tại Thế” của Đức Thánh Cha Gioan XXIII là một chứng tá, đồng thời khẳng định rằng khái niệm “chiến tranh chính đáng” cần phải được xem xét lại.
Ngay cả khi đôi khi những nỗ lực ngoại giao dường như chỉ tạo ra những kết quả nhỏ, “chúng ta không bao giờ được mệt mỏi hoặc nhượng bộ trước cám dỗ thoái lui”, Đức Hồng Y Pietro Parolin nói. Ngài nhận xét: “Hòa bình là nghĩa vụ của mọi người” và bắt đầu “trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tại các thành phố của chúng ta, tại các quốc gia của chúng ta và trên thế giới”. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã phát biểu tại Đại sứ quán Ý cạnh Tòa thánh ở Rôma nhân dịp lễ trao Giải thưởng Văn học của Ngoại Giao Đoàn.
Giải thưởng, được thành lập vào năm 2019 theo sáng kiến của một nhóm các vị Đại Sứ cạnh Tòa thánh, được trao cho các tác giả của những cuốn sách viết bằng tiếng Ý dành cho công chúng về các chủ đề liên quan đến văn hóa và các giá trị Kitô giáo, mối quan hệ giữa các Giáo hội Kitô giáo và các Quốc gia, lịch sử của các Giáo hội và đối thoại liên tôn.
Năm nay, sự công nhận đã được trao cho cuốn sách “Può la Chiesa fermare la guerra? Un’inchiesta a sessant’anni dalla Pacem in Terris” nghĩa là “Giáo hội có thể ngăn chặn chiến tranh không? Một cuộc điều tra sáu mươi năm sau thông điệp Hòa Bình Tại Thế” của nhà báo người Ý Piero Damosso phục vụ trong đài truyền hình RAI.
Tập sách phản ánh Thông điệp thứ hai của Thánh Giáo hoàng John XXIII về hòa bình trên thế giới và, thông qua các đề xuất và phân tích có trong hơn 50 cuộc phỏng vấn, cố gắng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi cơ bản được nêu ra trong tựa đề: “Liệu Giáo hội có thể chấm dứt chiến tranh không? và làm thế nào?”.
Trong bài phát biểu của mình tại buổi lễ, Đức Hồng Y Parolin đã nhắc lại nguồn gốc và bối cảnh lịch sử mà tài liệu mang tính bước ngoặt này của Đức Thánh Cha đã ra đời, vốn “được xây dựng trên rất nhiều tuyên bố khác”.
Đức Hồng Y Parolin nhắc lại rằng hòa bình phổ quát là một thiện ích liên quan đến mọi người, đồng thời nhắc lại thông điệp lịch sử trên đài phát thanh vào Thứ Bảy Tuần Thánh ngày 13 tháng 4 năm 1963, trong đó Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã thu hút sự chú ý đến nhu cầu hòa bình với Thiên Chúa, với mọi dân tộc và trong các gia đình.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhận xét rằng Thông điệp đó “là một chứng tá”: “Những lời nói rất mãnh liệt đó của Đức Roncalli là một di sản cần được bảo vệ và vun trồng, mỗi người đảm nhận trách nhiệm của mình”.
Do đó, Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh sự cần thiết phải nhấn mạnh vào các nỗ lực ngoại giao khi đối mặt với các cuộc xung đột hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới, với sự chắc chắn rằng chúng sẽ mang lại kết quả. Ngài kêu gọi nỗ lực hợp xướng và hợp tác để thực sự trở thành những nghệ nhân tạo nên hòa bình như Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi.
Tình huynh đệ là con đường đích thực dẫn đến công lý
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ca ngợi cuốn sách của Damosso “vì đã nêu lên khát vọng hòa bình sâu sắc qua một phương pháp thú vị”, bằng cách khiến một số nhân chứng và học giả lên tiếng. Ông nói, điều nổi lên là một phân tích toàn diện về hòa bình.
Ban giám khảo giải thưởng cũng ra một tuyên bố lưu ý rằng cuộc điều tra kỹ lưỡng của nhà báo cho thấy rằng “Mặc dù không có quyền lực thực sự để ngăn chặn xung đột, nhưng Giáo hội có thể kêu gọi lương tâm toàn cầu của con người hành động để phá bỏ những bức tường hận thù và thù địch, cho thấy tình huynh đệ là con đường đích thực dẫn đến công lý, đoàn kết, hòa nhập và chăm sóc trái đất.”
Ban giám khảo còn nhận xét thêm rằng “Tác giả cũng nhấn mạnh sức mạnh cầu nguyện của dân Chúa có thể khuyến khích các dự án gặp gỡ và đàm phán như thế nào”.
Source:Vatican NewsCardinal Parolin: 'The concept of just war needs to be reviewed'
Ngay cả khi đôi khi những nỗ lực ngoại giao dường như chỉ tạo ra những kết quả nhỏ, “chúng ta không bao giờ được mệt mỏi hoặc nhượng bộ trước cám dỗ thoái lui”, Đức Hồng Y Pietro Parolin nói. Ngài nhận xét: “Hòa bình là nghĩa vụ của mọi người” và bắt đầu “trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tại các thành phố của chúng ta, tại các quốc gia của chúng ta và trên thế giới”. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã phát biểu tại Đại sứ quán Ý cạnh Tòa thánh ở Rôma nhân dịp lễ trao Giải thưởng Văn học của Ngoại Giao Đoàn.
Giải thưởng, được thành lập vào năm 2019 theo sáng kiến của một nhóm các vị Đại Sứ cạnh Tòa thánh, được trao cho các tác giả của những cuốn sách viết bằng tiếng Ý dành cho công chúng về các chủ đề liên quan đến văn hóa và các giá trị Kitô giáo, mối quan hệ giữa các Giáo hội Kitô giáo và các Quốc gia, lịch sử của các Giáo hội và đối thoại liên tôn.
Năm nay, sự công nhận đã được trao cho cuốn sách “Può la Chiesa fermare la guerra? Un’inchiesta a sessant’anni dalla Pacem in Terris” nghĩa là “Giáo hội có thể ngăn chặn chiến tranh không? Một cuộc điều tra sáu mươi năm sau thông điệp Hòa Bình Tại Thế” của nhà báo người Ý Piero Damosso phục vụ trong đài truyền hình RAI.
Tập sách phản ánh Thông điệp thứ hai của Thánh Giáo hoàng John XXIII về hòa bình trên thế giới và, thông qua các đề xuất và phân tích có trong hơn 50 cuộc phỏng vấn, cố gắng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi cơ bản được nêu ra trong tựa đề: “Liệu Giáo hội có thể chấm dứt chiến tranh không? và làm thế nào?”.
Trong bài phát biểu của mình tại buổi lễ, Đức Hồng Y Parolin đã nhắc lại nguồn gốc và bối cảnh lịch sử mà tài liệu mang tính bước ngoặt này của Đức Thánh Cha đã ra đời, vốn “được xây dựng trên rất nhiều tuyên bố khác”.
Đức Hồng Y Parolin nhắc lại rằng hòa bình phổ quát là một thiện ích liên quan đến mọi người, đồng thời nhắc lại thông điệp lịch sử trên đài phát thanh vào Thứ Bảy Tuần Thánh ngày 13 tháng 4 năm 1963, trong đó Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã thu hút sự chú ý đến nhu cầu hòa bình với Thiên Chúa, với mọi dân tộc và trong các gia đình.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhận xét rằng Thông điệp đó “là một chứng tá”: “Những lời nói rất mãnh liệt đó của Đức Roncalli là một di sản cần được bảo vệ và vun trồng, mỗi người đảm nhận trách nhiệm của mình”.
Do đó, Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh sự cần thiết phải nhấn mạnh vào các nỗ lực ngoại giao khi đối mặt với các cuộc xung đột hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới, với sự chắc chắn rằng chúng sẽ mang lại kết quả. Ngài kêu gọi nỗ lực hợp xướng và hợp tác để thực sự trở thành những nghệ nhân tạo nên hòa bình như Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi.
Tình huynh đệ là con đường đích thực dẫn đến công lý
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ca ngợi cuốn sách của Damosso “vì đã nêu lên khát vọng hòa bình sâu sắc qua một phương pháp thú vị”, bằng cách khiến một số nhân chứng và học giả lên tiếng. Ông nói, điều nổi lên là một phân tích toàn diện về hòa bình.
Ban giám khảo giải thưởng cũng ra một tuyên bố lưu ý rằng cuộc điều tra kỹ lưỡng của nhà báo cho thấy rằng “Mặc dù không có quyền lực thực sự để ngăn chặn xung đột, nhưng Giáo hội có thể kêu gọi lương tâm toàn cầu của con người hành động để phá bỏ những bức tường hận thù và thù địch, cho thấy tình huynh đệ là con đường đích thực dẫn đến công lý, đoàn kết, hòa nhập và chăm sóc trái đất.”
Ban giám khảo còn nhận xét thêm rằng “Tác giả cũng nhấn mạnh sức mạnh cầu nguyện của dân Chúa có thể khuyến khích các dự án gặp gỡ và đàm phán như thế nào”.
Source:Vatican News
Nhật ký trừ tà số 299: Trò chơi của Satan
Đặng Tự Do
21:03 07/07/2024
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #299: Satan's “A Game”“, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 299: “Trò chơi” của Satan”.
Hầu hết các lễ trừ tà đều khá đơn giản. Thông thường có một nhóm quỷ nhỏ hơn hiện diện cùng với một thủ lĩnh có thể có hoặc không có tên dễ nhận biết trong Kinh thánh. Đây có thể là điều khó khăn đối với tất cả những người liên quan, nhưng với sự kiên trì và đức tin, cuối cùng lũ quỷ cũng bị xua đuổi. Chúa Giêsu đã ban cho Giáo hội của Người quyền trừ quỷ và điều đó được thể hiện rõ ràng trong việc trừ quỷ. Trong một trận chiến trực diện, lũ quỷ luôn thua.
Nhưng thỉnh thoảng, Satan chơi cái mà tôi gọi là “Trò chơi” của hắn. Nó nỗ lực rất nhiều vào một trường hợp cụ thể vì những lý do mà chỉ nó mới biết. Quyền lực của Satan không phải là vô hạn nên những vụ án như thế chắc chắn phải có ý nghĩa thực sự nào đó đối với kế hoạch của nó. Đáng buồn thay, trong những trường hợp như vậy, người bị quỷ nhập bị bao quanh bởi hàng trăm con quỷ, được dẫn dắt bởi nhiều con quỷ nổi tiếng, cao cấp, mạnh mẽ. Danh sách này giống như “ai là ai” trong địa ngục. Thậm chí có những lúc chính Satan cũng có mặt, mặc dù những trường hợp này rất hiếm (mặc dù những con quỷ cấp thấp hơn thường tự nhận rằng chúng là Satan).
Khi Satan đang chơi “Trò chơi” của hắn, một nhà trừ quỷ đặc biệt gặp nguy hiểm. Trận chiến thực sự không nằm ở phiên trừ tà. Satan biết rất rõ rằng hắn sẽ thua trong cuộc đối đầu trực diện với Giáo hội và các linh mục của Giáo hội. Trận chiến “Trò chơi” thực sự đang diễn ra ở hậu trường. Satan là kẻ thao túng bậc thầy. Nó biết những nút bấm phù hợp về mặt tâm lý và tinh thần để thúc đẩy mỗi người có liên quan.
Đằng sau hậu trường, nó sẽ gieo rắc sự bất hòa và giận dữ, nghi ngờ và sợ hãi, mất lòng tin và những cám dỗ mãnh liệt để kiêu ngạo, đố kỵ, phóng túng tình dục và hơn thế nữa. Nó sẽ chiêu mộ các tay sai của con người để cám dỗ và tấn công nhà trừ quỷ, các thành viên trong nhóm và những người bị ám. Nó sẽ điều khiển các lực lượng và thiên nhiên để đạt được mục tiêu của mình. Thông qua việc thao túng người bị ám, nó sẽ thử sức mạnh, ranh giới và đức tính của nhà trừ quỷ, đe dọa làm cạn kiệt hoặc làm tổn hại đến chức tư tế của Nhà Trừ Tà. Trong thời hiện đại, một số ít đã không chịu nổi.
Các nhà trừ quỷ nên biết rằng bản thân họ không thể sánh được với mưu kế của Ác ma. Họ sẽ luôn đi sau nó một bước. Ngay khi họ nghĩ mình đang thắng, họ mới phát hiện ra rằng Satan đang chơi xỏ họ và họ đang trên đà thua cuộc.
Nhưng có một biện pháp chắc chắn. Hãy tin vào Chúa Giêsu và lắng nghe Chúa Thánh Thần. Và một sự bảo vệ chắc chắn hơn nữa: hãy yêu mến Đức Trinh Nữ Maria và hãy để áo choàng bảo vệ của Mẹ che chở bạn. Thiên Chúa sẽ ban cho Nhà Trừ Quỷ và nhóm của ngài những ân sủng cần thiết để vạch mặt và làm bối rối ngay cả trong “Trò chơi” của Satan.
Source:Catholic ExorcismExorcist Diary #299: Satan's “A Game”
Hầu hết các lễ trừ tà đều khá đơn giản. Thông thường có một nhóm quỷ nhỏ hơn hiện diện cùng với một thủ lĩnh có thể có hoặc không có tên dễ nhận biết trong Kinh thánh. Đây có thể là điều khó khăn đối với tất cả những người liên quan, nhưng với sự kiên trì và đức tin, cuối cùng lũ quỷ cũng bị xua đuổi. Chúa Giêsu đã ban cho Giáo hội của Người quyền trừ quỷ và điều đó được thể hiện rõ ràng trong việc trừ quỷ. Trong một trận chiến trực diện, lũ quỷ luôn thua.
Nhưng thỉnh thoảng, Satan chơi cái mà tôi gọi là “Trò chơi” của hắn. Nó nỗ lực rất nhiều vào một trường hợp cụ thể vì những lý do mà chỉ nó mới biết. Quyền lực của Satan không phải là vô hạn nên những vụ án như thế chắc chắn phải có ý nghĩa thực sự nào đó đối với kế hoạch của nó. Đáng buồn thay, trong những trường hợp như vậy, người bị quỷ nhập bị bao quanh bởi hàng trăm con quỷ, được dẫn dắt bởi nhiều con quỷ nổi tiếng, cao cấp, mạnh mẽ. Danh sách này giống như “ai là ai” trong địa ngục. Thậm chí có những lúc chính Satan cũng có mặt, mặc dù những trường hợp này rất hiếm (mặc dù những con quỷ cấp thấp hơn thường tự nhận rằng chúng là Satan).
Khi Satan đang chơi “Trò chơi” của hắn, một nhà trừ quỷ đặc biệt gặp nguy hiểm. Trận chiến thực sự không nằm ở phiên trừ tà. Satan biết rất rõ rằng hắn sẽ thua trong cuộc đối đầu trực diện với Giáo hội và các linh mục của Giáo hội. Trận chiến “Trò chơi” thực sự đang diễn ra ở hậu trường. Satan là kẻ thao túng bậc thầy. Nó biết những nút bấm phù hợp về mặt tâm lý và tinh thần để thúc đẩy mỗi người có liên quan.
Đằng sau hậu trường, nó sẽ gieo rắc sự bất hòa và giận dữ, nghi ngờ và sợ hãi, mất lòng tin và những cám dỗ mãnh liệt để kiêu ngạo, đố kỵ, phóng túng tình dục và hơn thế nữa. Nó sẽ chiêu mộ các tay sai của con người để cám dỗ và tấn công nhà trừ quỷ, các thành viên trong nhóm và những người bị ám. Nó sẽ điều khiển các lực lượng và thiên nhiên để đạt được mục tiêu của mình. Thông qua việc thao túng người bị ám, nó sẽ thử sức mạnh, ranh giới và đức tính của nhà trừ quỷ, đe dọa làm cạn kiệt hoặc làm tổn hại đến chức tư tế của Nhà Trừ Tà. Trong thời hiện đại, một số ít đã không chịu nổi.
Các nhà trừ quỷ nên biết rằng bản thân họ không thể sánh được với mưu kế của Ác ma. Họ sẽ luôn đi sau nó một bước. Ngay khi họ nghĩ mình đang thắng, họ mới phát hiện ra rằng Satan đang chơi xỏ họ và họ đang trên đà thua cuộc.
Nhưng có một biện pháp chắc chắn. Hãy tin vào Chúa Giêsu và lắng nghe Chúa Thánh Thần. Và một sự bảo vệ chắc chắn hơn nữa: hãy yêu mến Đức Trinh Nữ Maria và hãy để áo choàng bảo vệ của Mẹ che chở bạn. Thiên Chúa sẽ ban cho Nhà Trừ Quỷ và nhóm của ngài những ân sủng cần thiết để vạch mặt và làm bối rối ngay cả trong “Trò chơi” của Satan.
Source:Catholic Exorcism
Thư Agatha Christie 2.0: Thánh lễ Latinh truyền thống như một kho báu văn hóa cũng như phụng vụ
Đặng Tự Do
21:19 07/07/2024
Đối với những người Công Giáo theo chủ nghĩa truyền thống ở Anh, bức thư “Agatha Christie” là một biểu tượng của ký ức, được tôn kính như người ta có thể coi đó là một tác phẩm thời Elizabeth được bảo quản trong một ngôi nhà tái sử dụng.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi lá thư được cập nhật để giải quyết những tranh cãi hiện nay về Sách lễ năm 1962, hay Thánh lễ Latinh truyền thống, như cách gọi thông thường của các tín hữu.
Vào tháng 7 năm 1971, tờ The Times ở Luân Đôn đã xuất bản một bức thư ngỏ hoặc bản kiến nghị gửi tới Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, xin một “sự cho phép” để tiếp tục Thánh lễ Latinh Truyền thống ở Anh và xứ Wales. Bức thư được ký bởi hơn 100 nhà văn hóa nổi tiếng, trong đó có tiểu thuyết gia Agatha Christie. Cô ấy không phải là người Công Giáo, nhưng cô ấy rất quý trọng truyền thống Công Giáo. Những người ký kết đáng chú ý khác bao gồm Graham Greene, Kenneth Clark, Iris Murdoch, Joan Sutherland, Yehudi Menuhin và hai giám mục Anh giáo (từ các giáo phận Exeter và Ripon).
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, bản thân là một người có nền văn hóa vĩ đại, đã xem xét những người ký tên và đặc biệt có ấn tượng mạnh khi nhìn thấy tên Christie. Ngài đã ban cho họ điều mà ngày nay chúng ta gọi là “đặc xá Agatha Christie”.
Những người yêu mến Thánh lễ Latinh Truyền thống coi bức thư như một sự thừa nhận rằng, như bức thư năm 1971 đã nói, “nghi thức được đề cập, trong văn bản tiếng Latinh tuyệt vời của nó, cũng đã truyền cảm hứng cho những thành tựu vô giá… của các nhà thơ, triết gia, nhạc sĩ, kiến trúc sư, họa sĩ và các nhà điêu khắc ở mọi quốc gia và thời đại. Vì vậy, nó thuộc về văn hóa phổ quát.”
Tuần này, một bức thư mới đã được đăng trên tờ The Times. Sáng kiến này được dẫn dắt bởi nhà soạn nhạc người Tô Cách Lan Sir James MacMillan. Là một người Công Giáo, ông được giao nhiệm vụ soạn thánh lễ cho chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 tới Anh (2010) cũng như một bài thánh ca quốc gia cho tang lễ của Nữ hoàng quá cố Elizabeth II (2022).
MacMillan đã tổ chức bức thư ngỏ để đáp lại “các báo cáo đáng lo ngại từ Rôma rằng Thánh lễ Latinh sẽ bị trục xuất khỏi hầu hết các nhà thờ Công Giáo”, loại bỏ khỏi đời sống Công Giáo điều mà họ gọi là “di sản văn hóa và tinh thần tuyệt vời”.
Gọi đây là một “viễn cảnh đau đớn và khó hiểu, đặc biệt đối với số lượng ngày càng tăng người Công Giáo trẻ mà đức tin được nuôi dưỡng bởi Thánh lễ Latinh Truyền thống”, bức thư đề cập cụ thể đến tiền lệ của bức thư tháng 7 năm 1971.
Những người ký tên vào năm 2024 viết: “Phụng vụ truyền thống là một 'thánh đường' của văn bản và cử chỉ, phát triển như những tòa nhà đáng kính đó đã làm trong nhiều thế kỷ”. “Không phải ai cũng đánh giá cao giá trị của nó và điều đó không sao cả; nhưng phá hủy nó có vẻ là một hành động không cần thiết và thiếu tế nhị trong một thế giới mà lịch sử có thể dễ dàng bị lãng quên.”
48 người ký kết đến từ các thế giới văn hóa, học thuật và chính trị, bao gồm người Công Giáo, Tin lành, Do Thái, người theo thuyết bất khả tri và người vô thần. Bên cạnh MacMillan còn có nhà xuất bản tạp chí Sir Nicholas Coleridge, nghệ sĩ piano Dame Imogen Cooper, cựu bộ trưởng nội các Michael Gove, nhà sử học Tom Holland, nhà vận động nhân quyền Bianca Jagger, nhà soạn nhạc Andrew Lloyd-Webber, Công chúa Michael xứ Kent, giọng nữ cao Dame Kiri Te Kanawa và nhà báo AN Wilson. Đó là một danh sách gây ấn tượng mạnh.
Bức thư, giống như lá thư trước đó năm 1971, đưa ra một lập luận từ khía cạnh văn hóa, thay vì khía cạnh thờ phượng nói chung, hay các quy tắc phụng vụ nói riêng. Việc những người không tin Chúa đã ký vào lá thư đã nói rõ điều đó.
Trong những năm gần đây, các cuộc tranh luận về Thánh lễ Latinh truyền thống đã chuyển từ các vấn đề phụng vụ cụ thể hơn sang vấn đề văn hóa, cụ thể là Thánh lễ Latinh Truyền thống tạo ra một nền văn hóa nhất định của riêng mình. Có một sự đồng thuận nhất định về điều đó.
Những người ủng hộ nói về nền văn hóa Thánh lễ Latinh Truyền thống lành mạnh như một giải pháp thay thế cho nền văn hóa trần tục và trụy lạc đang thống trị, một nơi an toàn, tự tin trong đó các năng lượng Phúc âm có thể được nuôi dưỡng và từ đó chúng có thể được phát động. Những người gièm pha nói về một tiểu văn hóa hẹp hòi, khép kín và nuôi dưỡng nhiều khuynh hướng đáng tiếc khác nhau.
Damian Thompson - một nhà báo nổi tiếng ở Luân Đôn và là cựu biên tập viên của tờ Catholic Herald - gần đây đã viết về việc liệu “Giáo hoàng Phanxicô có làm thiệt mạng Thánh lễ Latinh hay không”. Thompson là người bảo vệ Thánh lễ Latinh truyền thống và là người chỉ trích gay gắt Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
“Làm sao Rôma có thể biện minh cho sự tàn ác như vậy?” Thompson hỏi.
“Một lập luận được Đức Phanxicô và giới chống chủ nghĩa truyền thống của ngài sử dụng là những người theo Thánh lễ Latinh Truyền thống, đặc biệt là ở Mỹ, cư xử như một tầng lớp thượng đẳng về mặt tinh thần. Và có một số sự thật trong điều này,” ông viết. “Những 'thợ truyền thống' nhiệt thành hơn đã áp dụng một hình thức ăn mặc sang trọng: đàn ông để râu và hút thuốc; vợ của họ mặc những chiếc váy dài khiêm tốn. Đôi khi họ sử dụng ngôn ngữ trịch thượng khiến những người Công Giáo xa lánh, những người lẽ ra sẽ có thiện cảm với họ”.
Thompson nghĩ rằng những người muốn hạn chế Thánh lễ Latinh Truyền thống không quá quan tâm đến Thánh lễ mà chính là nền văn hóa mà nó tạo ra. Có một số tính hợp pháp trong quan điểm đó.
Khi Đức Thánh Cha Phanxicô hạn chế Thánh lễ Latinh Truyền thống vào năm 2021, ngài đã viết một lá thư kèm theo cho các giám mục. Rõ ràng là Đức Thánh Cha lo lắng về một nền văn hóa tiêu cực nào đó đang phát triển:
“Một cơ hội do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mang lại, và thậm chí còn cao thượng hơn nữa bởi Đức Bênêđíctô XVI, nhằm khôi phục sự hiệp nhất của một phần của giáo hội với những nhạy cảm phụng vụ đa dạng, đã bị lợi dụng để mở rộng những khoảng cách, củng cố những khác biệt và khuyến khích những bất đồng vốn có làm tổn thương Giáo hội, chặn đường và đẩy Giáo hội vào nguy cơ chia rẽ”.
Thay vì Thánh lễ Latinh truyền thống là nơi đổi mới văn hóa, quan điểm như vậy cho rằng Thánh lễ Latinh Truyền thống đã trở thành một nhóm văn hóa gây rối loạn trong đời sống của Giáo hội. Do đó, việc đưa ra lập luận về văn hóa để bảo vệ Thánh lễ Latinh Truyền thống có thể không phải là tối ưu; có thể có sự đồng thanh rằng nó tạo ra nền văn hóa của riêng mình, nhưng lại có sự bất đồng về việc nền văn hóa đó là lành tính hay ác tính.
Tuy nhiên, bức thư MacMillan năm 2024 đang đưa ra một lập luận văn hóa khá khác biệt. Bức thư đề xuất rằng, qua nhiều thế kỷ, giống như những thánh đường lớn được trồng nhiều trên vùng đất xanh tươi và dễ chịu của nước Anh, Thánh lễ Latinh truyền thống là kho chứa trí tuệ, là nơi chứa đựng lý tưởng và là biểu hiện của khát vọng cao cả. Đó là một lập luận có tiếng vang sâu sắc với một khí chất Anh nhất định.
Nó có thể không được nhìn theo cách tương tự từ Rôma - hoặc từ Thế giới mới. Hình ảnh “thánh đường” mà bức thư sử dụng cũng dẫn đến nhận xét rằng văn hóa tôn giáo Anh có một thiên tài nào đó trong việc duy trì hình thức sau khi đức tin không còn, phong cách không có thực chất.
Các thánh đường vĩ đại của Ely và Canterbury là những tượng đài cho nền văn hóa Anh đẹp nhất, nhưng giờ đây đã bị trao cho những lời tán dương tục tĩu. Vẻ đẹp hình thức bên ngoài không có nghĩa là sự toàn vẹn bên trong. Đối với một tư duy nhất định, nhận thức đầy đủ về sự nhầm lẫn về mặt giáo lý và đạo đức của cộng đồng Anh giáo, một lập luận về các di tích văn hóa Anh có thể không gây được tiếng vang tích cực chút nào. Còn hơn thế nữa khi những người theo thuyết bất khả tri và những người vô thần đang tranh cãi về những di tích đó.
Thật vậy, những người Công Giáo Anh vĩ đại nhất đã tô điểm cho nền văn hóa Anh - John Henry Newman, Ronald Knox, GK Chesterton - đã sẵn sàng lựa chọn chống lại sự vĩ đại về mặt hình thức của kiến trúc, nghi lễ và âm nhạc Anh giáo để ủng hộ đức tin Công Giáo.
Những người theo Thánh lễ Latinh truyền thống sẽ trả lời rằng họ là những người gìn giữ truyền thống đích thực của đạo Công Giáo chính thống. Họ mong muốn sống đức tin một cách toàn diện trong “thánh đường văn bản và cử chỉ” của Thánh lễ Latinh Truyền thống. Chắc chắn đây là một lập luận chân thành ủng hộ một nền văn hóa được đức tin sinh động. Với uy tín của những người ký tên, thông điệp của lá thư chắc chắn sẽ gây tiếng vang.
Nhưng lập luận về văn hóa, dường như đã giành chiến thắng với Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, ngày nay có thể được sử dụng để chống lại Thánh lễ Latinh truyền thống.
Source:National Catholic RegisterAgatha Christie Letter 2.0: The Traditional Latin Mass as a Cultural, as Well as Liturgical, Treasure
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi lá thư được cập nhật để giải quyết những tranh cãi hiện nay về Sách lễ năm 1962, hay Thánh lễ Latinh truyền thống, như cách gọi thông thường của các tín hữu.
Vào tháng 7 năm 1971, tờ The Times ở Luân Đôn đã xuất bản một bức thư ngỏ hoặc bản kiến nghị gửi tới Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, xin một “sự cho phép” để tiếp tục Thánh lễ Latinh Truyền thống ở Anh và xứ Wales. Bức thư được ký bởi hơn 100 nhà văn hóa nổi tiếng, trong đó có tiểu thuyết gia Agatha Christie. Cô ấy không phải là người Công Giáo, nhưng cô ấy rất quý trọng truyền thống Công Giáo. Những người ký kết đáng chú ý khác bao gồm Graham Greene, Kenneth Clark, Iris Murdoch, Joan Sutherland, Yehudi Menuhin và hai giám mục Anh giáo (từ các giáo phận Exeter và Ripon).
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, bản thân là một người có nền văn hóa vĩ đại, đã xem xét những người ký tên và đặc biệt có ấn tượng mạnh khi nhìn thấy tên Christie. Ngài đã ban cho họ điều mà ngày nay chúng ta gọi là “đặc xá Agatha Christie”.
Những người yêu mến Thánh lễ Latinh Truyền thống coi bức thư như một sự thừa nhận rằng, như bức thư năm 1971 đã nói, “nghi thức được đề cập, trong văn bản tiếng Latinh tuyệt vời của nó, cũng đã truyền cảm hứng cho những thành tựu vô giá… của các nhà thơ, triết gia, nhạc sĩ, kiến trúc sư, họa sĩ và các nhà điêu khắc ở mọi quốc gia và thời đại. Vì vậy, nó thuộc về văn hóa phổ quát.”
Tuần này, một bức thư mới đã được đăng trên tờ The Times. Sáng kiến này được dẫn dắt bởi nhà soạn nhạc người Tô Cách Lan Sir James MacMillan. Là một người Công Giáo, ông được giao nhiệm vụ soạn thánh lễ cho chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 tới Anh (2010) cũng như một bài thánh ca quốc gia cho tang lễ của Nữ hoàng quá cố Elizabeth II (2022).
MacMillan đã tổ chức bức thư ngỏ để đáp lại “các báo cáo đáng lo ngại từ Rôma rằng Thánh lễ Latinh sẽ bị trục xuất khỏi hầu hết các nhà thờ Công Giáo”, loại bỏ khỏi đời sống Công Giáo điều mà họ gọi là “di sản văn hóa và tinh thần tuyệt vời”.
Gọi đây là một “viễn cảnh đau đớn và khó hiểu, đặc biệt đối với số lượng ngày càng tăng người Công Giáo trẻ mà đức tin được nuôi dưỡng bởi Thánh lễ Latinh Truyền thống”, bức thư đề cập cụ thể đến tiền lệ của bức thư tháng 7 năm 1971.
Những người ký tên vào năm 2024 viết: “Phụng vụ truyền thống là một 'thánh đường' của văn bản và cử chỉ, phát triển như những tòa nhà đáng kính đó đã làm trong nhiều thế kỷ”. “Không phải ai cũng đánh giá cao giá trị của nó và điều đó không sao cả; nhưng phá hủy nó có vẻ là một hành động không cần thiết và thiếu tế nhị trong một thế giới mà lịch sử có thể dễ dàng bị lãng quên.”
48 người ký kết đến từ các thế giới văn hóa, học thuật và chính trị, bao gồm người Công Giáo, Tin lành, Do Thái, người theo thuyết bất khả tri và người vô thần. Bên cạnh MacMillan còn có nhà xuất bản tạp chí Sir Nicholas Coleridge, nghệ sĩ piano Dame Imogen Cooper, cựu bộ trưởng nội các Michael Gove, nhà sử học Tom Holland, nhà vận động nhân quyền Bianca Jagger, nhà soạn nhạc Andrew Lloyd-Webber, Công chúa Michael xứ Kent, giọng nữ cao Dame Kiri Te Kanawa và nhà báo AN Wilson. Đó là một danh sách gây ấn tượng mạnh.
Bức thư, giống như lá thư trước đó năm 1971, đưa ra một lập luận từ khía cạnh văn hóa, thay vì khía cạnh thờ phượng nói chung, hay các quy tắc phụng vụ nói riêng. Việc những người không tin Chúa đã ký vào lá thư đã nói rõ điều đó.
Trong những năm gần đây, các cuộc tranh luận về Thánh lễ Latinh truyền thống đã chuyển từ các vấn đề phụng vụ cụ thể hơn sang vấn đề văn hóa, cụ thể là Thánh lễ Latinh Truyền thống tạo ra một nền văn hóa nhất định của riêng mình. Có một sự đồng thuận nhất định về điều đó.
Những người ủng hộ nói về nền văn hóa Thánh lễ Latinh Truyền thống lành mạnh như một giải pháp thay thế cho nền văn hóa trần tục và trụy lạc đang thống trị, một nơi an toàn, tự tin trong đó các năng lượng Phúc âm có thể được nuôi dưỡng và từ đó chúng có thể được phát động. Những người gièm pha nói về một tiểu văn hóa hẹp hòi, khép kín và nuôi dưỡng nhiều khuynh hướng đáng tiếc khác nhau.
Damian Thompson - một nhà báo nổi tiếng ở Luân Đôn và là cựu biên tập viên của tờ Catholic Herald - gần đây đã viết về việc liệu “Giáo hoàng Phanxicô có làm thiệt mạng Thánh lễ Latinh hay không”. Thompson là người bảo vệ Thánh lễ Latinh truyền thống và là người chỉ trích gay gắt Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
“Làm sao Rôma có thể biện minh cho sự tàn ác như vậy?” Thompson hỏi.
“Một lập luận được Đức Phanxicô và giới chống chủ nghĩa truyền thống của ngài sử dụng là những người theo Thánh lễ Latinh Truyền thống, đặc biệt là ở Mỹ, cư xử như một tầng lớp thượng đẳng về mặt tinh thần. Và có một số sự thật trong điều này,” ông viết. “Những 'thợ truyền thống' nhiệt thành hơn đã áp dụng một hình thức ăn mặc sang trọng: đàn ông để râu và hút thuốc; vợ của họ mặc những chiếc váy dài khiêm tốn. Đôi khi họ sử dụng ngôn ngữ trịch thượng khiến những người Công Giáo xa lánh, những người lẽ ra sẽ có thiện cảm với họ”.
Thompson nghĩ rằng những người muốn hạn chế Thánh lễ Latinh Truyền thống không quá quan tâm đến Thánh lễ mà chính là nền văn hóa mà nó tạo ra. Có một số tính hợp pháp trong quan điểm đó.
Khi Đức Thánh Cha Phanxicô hạn chế Thánh lễ Latinh Truyền thống vào năm 2021, ngài đã viết một lá thư kèm theo cho các giám mục. Rõ ràng là Đức Thánh Cha lo lắng về một nền văn hóa tiêu cực nào đó đang phát triển:
“Một cơ hội do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mang lại, và thậm chí còn cao thượng hơn nữa bởi Đức Bênêđíctô XVI, nhằm khôi phục sự hiệp nhất của một phần của giáo hội với những nhạy cảm phụng vụ đa dạng, đã bị lợi dụng để mở rộng những khoảng cách, củng cố những khác biệt và khuyến khích những bất đồng vốn có làm tổn thương Giáo hội, chặn đường và đẩy Giáo hội vào nguy cơ chia rẽ”.
Thay vì Thánh lễ Latinh truyền thống là nơi đổi mới văn hóa, quan điểm như vậy cho rằng Thánh lễ Latinh Truyền thống đã trở thành một nhóm văn hóa gây rối loạn trong đời sống của Giáo hội. Do đó, việc đưa ra lập luận về văn hóa để bảo vệ Thánh lễ Latinh Truyền thống có thể không phải là tối ưu; có thể có sự đồng thanh rằng nó tạo ra nền văn hóa của riêng mình, nhưng lại có sự bất đồng về việc nền văn hóa đó là lành tính hay ác tính.
Tuy nhiên, bức thư MacMillan năm 2024 đang đưa ra một lập luận văn hóa khá khác biệt. Bức thư đề xuất rằng, qua nhiều thế kỷ, giống như những thánh đường lớn được trồng nhiều trên vùng đất xanh tươi và dễ chịu của nước Anh, Thánh lễ Latinh truyền thống là kho chứa trí tuệ, là nơi chứa đựng lý tưởng và là biểu hiện của khát vọng cao cả. Đó là một lập luận có tiếng vang sâu sắc với một khí chất Anh nhất định.
Nó có thể không được nhìn theo cách tương tự từ Rôma - hoặc từ Thế giới mới. Hình ảnh “thánh đường” mà bức thư sử dụng cũng dẫn đến nhận xét rằng văn hóa tôn giáo Anh có một thiên tài nào đó trong việc duy trì hình thức sau khi đức tin không còn, phong cách không có thực chất.
Các thánh đường vĩ đại của Ely và Canterbury là những tượng đài cho nền văn hóa Anh đẹp nhất, nhưng giờ đây đã bị trao cho những lời tán dương tục tĩu. Vẻ đẹp hình thức bên ngoài không có nghĩa là sự toàn vẹn bên trong. Đối với một tư duy nhất định, nhận thức đầy đủ về sự nhầm lẫn về mặt giáo lý và đạo đức của cộng đồng Anh giáo, một lập luận về các di tích văn hóa Anh có thể không gây được tiếng vang tích cực chút nào. Còn hơn thế nữa khi những người theo thuyết bất khả tri và những người vô thần đang tranh cãi về những di tích đó.
Thật vậy, những người Công Giáo Anh vĩ đại nhất đã tô điểm cho nền văn hóa Anh - John Henry Newman, Ronald Knox, GK Chesterton - đã sẵn sàng lựa chọn chống lại sự vĩ đại về mặt hình thức của kiến trúc, nghi lễ và âm nhạc Anh giáo để ủng hộ đức tin Công Giáo.
Những người theo Thánh lễ Latinh truyền thống sẽ trả lời rằng họ là những người gìn giữ truyền thống đích thực của đạo Công Giáo chính thống. Họ mong muốn sống đức tin một cách toàn diện trong “thánh đường văn bản và cử chỉ” của Thánh lễ Latinh Truyền thống. Chắc chắn đây là một lập luận chân thành ủng hộ một nền văn hóa được đức tin sinh động. Với uy tín của những người ký tên, thông điệp của lá thư chắc chắn sẽ gây tiếng vang.
Nhưng lập luận về văn hóa, dường như đã giành chiến thắng với Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, ngày nay có thể được sử dụng để chống lại Thánh lễ Latinh truyền thống.
Source:National Catholic Register
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Oregon _ bài 2
Phan Hoàng Phú Quý
16:00 07/07/2024
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Phần Hai, Tín ngưỡng và Văn hóa: Chương mười một, Evelyn Waugh
Vũ Văn An
14:27 07/07/2024
Chương mười một: Xã Hội Tạp Nham và sau đó (Evelyn Waugh tiếp theo)
Những gì sau đây đôi khi bị chỉ trích là tình cảm, ngay cả bởi một số người Công Giáo. Một loạt các cuộc khủng hoảng dẫn đến việc mọi người được hòa giải với Thiên Chúa, đáng chú ý và có tính kịch tính nhất là Ngài Marchmain. Các nhà phê bình, như thường lệ, vẫn không bị thuyết phục bởi cách trình bày hư cấu về sự hoán cải. Nhưng đó chính là nơi nghệ thuật của Waugh thể hiện mạnh mẽ nhất. Chẳng hạn, khi Julia rơi vào trạng thái cuồng loạn về việc “sống trong tội lỗi” và vĩnh viễn bị cắt đứt khỏi Thiên Chúa, Charles cố gắng nói với nàng rằng tất cả chỉ là chuyện nhảm nhí. Nhưng nàng trả lời bằng một loạt các mối quan hệ đáng chú ý cho thấy chiều sâu của niềm tin trong một tâm hồn đặc thù:
“Một lời từ rất lâu trước đây, từ Nanny Hawkins đang khâu bên lò sưởi và ngọn đèn ngủ cháy trước Thánh Tâm. Cordelia và tôi học giáo lý, trong phòng của Má, trước bữa trưa Chúa nhật. Má mang tội lỗi của tôi với người đến nhà thờ, chúi đầu dưới sức nặng của nó và tấm màn đăng ten màu đen, trong nhà nguyện; lẻn ra ngoài với nó ở London trước khi đám cháy phát hỏa; mang nó theo người qua những con phố vắng, nơi những chú ngựa con của người đưa sữa đứng bằng hai chân trước trên vỉa hè; Má chết với tội lỗi của tôi đang ăn mòn má, tàn nhẫn hơn chính căn bệnh hiểm nghèo của má.
“Má chết với nó; Chúa Kitô chết với nó, tay và chân bị đóng đinh; treo lơ lửng trên giường trong nhà trẻ; treo năm này qua năm khác trong căn phòng nhỏ tối tăm ở phố Farm với tấm vải dầu bóng loáng; treo lơ lửng trong nhà thờ tối tăm, nơi chỉ có bà giúp việc già phủi bụi và một ngọn nến đang cháy; treo giữa trưa, cao giữa các đám đông và những người lính; không có niềm an ủi nào ngoại trừ miếng bọt biển tẩm giấm và lời nói tử tế của một tên trộm; treo mãi mãi; không bao giờ là ngôi mộ mát lạnh và những tấm vải liệm trải trên phiến đá, không bao giờ dầu và hương liệu trong hang tối; luôn là ánh mặt trời giữa trưa và tiếng con xúc xắc leng keng để được chiếc áo khoác liền mạch.
“... Không còn đường lùi; các cổng bị cấm; tất cả các vị thánh và thiên thần được đặt dọc theo các bức tường. Vứt bỏ, cạo bỏ, mục nát; ông già mắc bệnh da mãn tính [lupus] và chiếc gậy chữ chi đi khập khiễng khi màn đêm buông xuống để moi rác, hy vọng có thứ gì đó để bỏ vào bao tải của mình, thứ gì đó có thể bán được, nhưng phải bỏ đi một cách phẫn nộ.
“Vô danh và đã chết, giống như đứa trẻ mà họ đã gói lại và mang đi trước khi tôi nhìn thấy nó.” (15)
Tất nhiên, ở đây, chính Waugh là người đã tạo ra thứ thi ca gắn bó với đức tin, nhưng nó gần như vô song như một mô tả gắn bó đó trong văn học hiện đại.
Cảnh khác, sự trở lại đạo đầy kịch tính của Ngài Marchmain sau một phần tư thế kỷ sống trong cuộc chạy trốn ngoại tình, được đề cao bởi tính nghệ thuật có lẽ còn lớn hơn. Ông trở về Brideshead trong tình trạng ốm nặng vì Chiến tranh thế giới thứ hai và đã có giường bệnh trong “phòng khách Trung Quốc” được trang trí công phu. Hơn nữa, ông yêu cầu hạ chiếc “giường của Nữ hoàng” với màn che giống như “một chiếc Baldachino” xuống. (16) Và chính trong việc dàn dựng lộng lẫy này, mà việc ông từ từ xuống dốc, các cuộc đấu tranh với nỗi sợ chết chóc, và những tương tác với gia đình đã ra xa lạ của mình đã hiển hiện rõ nét. Trong số những nhốn nháo khác, “câu hỏi tôn giáo” xuất hiện. Những người phụ nữ — Julia, Cordelia, tình nhân của ông là Cara — cũng như đứa con trai nghiêm khắc của ông là Bridey muốn ông gặp một linh mục. Nhưng ông sợ hãi và lịch sự từ chối vị mục tử địa phương ngay lần đầu tiên ngài đến. Lần tiếp theo ông rơi vào tình trạng cùng cực, thậm chí tỉnh táo một cách đáng ngờ, khi phải đưa ra quyết định cuối cùng.
Charles coi tất cả những điều này, cũng như nhiều điều sau đó và kể từ đó, là lợi dụng sự yếu đuối và sợ hãi của một ông già. Ông cay đắng chế giễu những nỗ lực đó — và khi nhìn lại, ông thừa nhận rằng việc sở hữu ngôi nhà lớn trong tư cách chồng của Julia là một trong những động cơ ích kỷ của ông vì muốn mọi thứ không thay đổi một cách triệt để. Và có lẽ, trong tiềm thức, có một nỗi sợ hãi về những gì Thiên Chúa có thể làm với cuộc sống của chính ông. Con gái Julia và tình nhân Cara quỳ dưới chân giường khi vị linh mục bước vào. Ngài bắt đầu xức dầu cho Marchmain và ghé vào tai ông yêu cầu người đàn ông sắp chết làm một dấu hiệu nào đó để cho biết ông hối hận vì đã xúc phạm Thiên Chúa. Marchmain xem ra đã bất tỉnh:
Ego te absolvo in nomine Patris [tôi tha tội cho ông nhân danh Cha]... và thấy linh mục làm dấu thánh giá. Sau đó, tôi cũng quỳ xuống và cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa, nếu có một Thiên Chúa, xin hãy tha thứ cho tội lỗi cho ông, nếu có một điều gì gọi là tội lỗi,” và người đàn ông trên giường mở mắt và thở dài, kiểu thở dài mà tôi tưởng tượng là người ta sẽ thở vào lúc chết, nhưng mắt ông di chuyển để chúng tôi biết rằng vẫn còn sự sống trong ông.
Tôi đột nhiên cảm thấy khao khát một dấu hiệu, nếu chỉ vì phép lịch sự, nếu chỉ vì lợi ích của người phụ nữ tôi yêu, người đã quỳ trước mặt tôi, cầu nguyện, tôi biết, cho một dấu hiệu. Đó dường như là một điều quá nhỏ được yêu cầu, một lời thừa nhận trần trụi về một món quà, một cái gật đầu giữa đám đông. Trên khắp thế giới, người ta quỳ gối trước vô số thập giá, và ở đây vở kịch lại được diễn bởi hai người đàn ông - đúng hơn là bởi một người, và ông gần chết hơn sống; bi kịch phổ quát trong đó chỉ có một diễn viên.
Vị linh mục lấy chiếc hộp nhỏ bằng bạc từ trong túi ra và lại nói bằng tiếng Latinh, chạm vào người đàn ông đang hấp hối bằng một miếng bông gòn đầy dầu; ngài đã hoàn thành những gì ngài phải làm, cất chiếc hộp đi và ban phép lành lần cuối. Đột nhiên Ngài Marchmain đưa tay lên trán; tôi nghĩ ông đã cảm nhận được sự chạm vào của dầu thánh và đang lau nó đi. “Lạy Chúa,” tôi cầu nguyện, “đừng để ông ấy làm thế.” Nhưng không cần phải sợ hãi; bàn tay từ từ di chuyển xuống ngực, rồi đến vai, và Ngài Marchmain làm dấu thánh giá. Sau đó, tôi biết rằng dấu hiệu mà tôi đã yêu cầu không phải là một điều nhỏ nhặt, không phải là một cái gật đầu công nhận, và một cụm từ đã trở lại với tôi từ thời thơ ấu của tôi về bức màn của ngôi đền bị xé toạc từ trên xuống dưới.
Thế là kết thúc; chúng tôi đứng dậy; cô y tá đi lại bình ôxy; bác sĩ cúi xuống bệnh nhân của mình. Julia thì thầm với tôi: “Anh sẽ tiễn Cha Mackay ra ngoài chứ? Tôi ở lại đây một chút.”
Bên ngoài cánh cửa, Cha Mackay trở thành một người giản dị, tốt bụng mà tôi từng biết trước đây. “Chà, bây giờ, và đó là một điều tuyệt vời để thấy. Tôi đã biết nó xảy ra theo cách đó một lần nữa rồi một lần nữa. Ma quỷ chống cự đến giây phút cuối cùng và khi đó Ân sủng của Thiên Chúa quá nhiều đối với nó. Tôi nghĩ ông không phải là người Công Giáo, thưa ông Ryder, nhưng ít nhất ông sẽ vui vì quý bà được thoải mái về điều đó.” (17)
Tất nhiên, sau một khoảnh khắc như vậy, Charles và Julia không bao giờ có thể ở bên nhau nữa. Và họ chia tay.
Toàn bộ câu chuyện về Brideshead Revisited[Thăm lại Brideshead] được Charles kể lại khi nhìn trở lui, được khuấy động bởi việc anh “thăm lại” Lâu đài Brideshead nhiều năm sau đó. Các tình tiết khá kỳ quặc. Trước sự ngạc nhiên lớn của anh, đơn vị Quân đội Anh của anh đã được gửi đến đó để chờ lệnh tiếp theo trong Thế chiến thứ hai. Anh tiết lộ rất ít về ý nghĩa của cảnh cuối cùng và cuộc chia tay với Julia đối với anh, mặc dù anh nói rằng tất cả những người khác dường như đã hòa giải với Giáo Hội và với nhau. Khi đi qua ngôi biệt thự giờ đã bị lộn xộn, anh ngẫm nghĩ:
Có một phần của ngôi nhà mà tôi chưa đến thăm, và tôi sẽ đến đó ngay bây giờ. Nhà nguyện không bị ảnh hưởng xấu sau một thời gian dài bị bỏ quên; màu sơn tân nghệ thuật vẫn tươi và sáng hơn bao giờ hết; ngọn đèn tân cổ điển lại cháy trước bàn thờ. Tôi đọc một lời cầu nguyện, một dạng từ cổ xưa, mới học được, và rời đi, quay về phía trại; và khi tôi quay trở lại, và tiếng kèn nhà bếp vang lên trước mặt tôi, tôi nghĩ:
Những người thợ xây dựng không biết công việc của họ sẽ đi đến đâu; họ làm một ngôi nhà mới bằng đá của lâu đài cũ; năm này qua năm khác, thế hệ này sang thế hệ khác, họ đã làm phong phú và mở rộng nó; năm này qua năm khác, mùa thu hoạch gỗ lớn trong công viên đã đến độ chín mùi; cho đến khi, trong sương giá đột ngột, đến tuổi của Hooper; nơi này hoang vắng và công việc chẳng mang lại kết quả gì; Quomodo sedet sola civitas [Làm sao Đô Thị đông đúc lại ngồi trơ, tủi nhục một mình- Ai Ca 1:1, Bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ]. Phù vân nối tiếp phù vân, mọi sự hết thẩy đều là phù vân. (18)
Chưa hết, đây có thể là một chút tự phụ văn học hơn là sự thật của trường hợp. Vì vậy, anh nghiền ngẫm thêm trong những từ ngữ cuối cùng của cuốn tiểu thuyết:
Tuy nhiên, tôi nghĩ, bước nhanh hơn về phía trại, nơi những chiếc kèn sau khi tạm dừng đã cất tiếng gọi lần thứ hai và đang phát ra âm thanh Nhặt chúng lên, nhặt chúng lên, những củ khoai tây nóng hổi — và đó chưa phải là các từ ngữ cuối cùng; nó thậm chí không phải là một từ ngữ thích hợp; nó là một từ ngữ chết từ mười năm trước đây.
Một điều gì đó hoàn toàn xa xôi đối với bất cứ điều gì được những người thợ xây dựng dự định, đã xuất phát từ công việc của họ, và từ bi kịch con người nhỏ bé khốc liệt trong đó tôi có đóng vai; điều mà không ai trong chúng tôi nghĩ đến vào thời điểm đó; một ngọn lửa nhỏ màu đỏ—một ngọn đèn bằng đồng rèn có kiểu dáng tồi tàn, được thắp lên trước những cánh cửa bằng đồng rèn của một nhà tạm; ngọn lửa mà các hiệp sĩ ngày xưa nhìn thấy từ ngôi mộ của họ, ngọn lửa mà họ thấy đã bị dập tắt; ngọn lửa đó lại bùng cháy cho những người lính khác, xa nhà, xa hơn, trong trái tim, hơn là Acre hay Giêrusalem. Nó không thể được thắp sáng nếu không có những người xây dựng và những người viết bi kịch, và sáng nay tôi đã tìm thấy nó ở đó, đang cháy trở lại giữa những viên đá cũ.
Tôi tăng tốc và đến túp lều dùng làm tiền phòng cho chúng tôi.
Chỉ huy phó nói, “Hôm nay trông anh vui vẻ lạ thường”. (19)
Bối cảnh quân sự cũng đánh dấu một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời khác về sự trưởng thành của Waugh. Sword of Honor thực chất là một bộ ba tiểu thuyết—Men at Arms[Người của quân ngũ], Officers and Gentlemen [Sĩ quan và Chính nhân], và Unconditional Surrender[đầu hàng vô điều kiện]—xuất bản từ năm 1952 đến năm 1961, đề cập đến những trải nghiệm của Guy Crouchback, người thừa kế không con của một gia đình Công Giáo cũ tái định cư sống một mình ở Ý sau khi ly dị vợ. Trên thực tế, những trải nghiệm đó tiết lộ nhiều điều hơn chúng ta có thể mong đợi. Mặc dù Waugh đã tuyên bố trong lời tựa sau này cho việc tái bản ba cuốn sách trong một tập duy nhất rằng nó không phải là một cuốn tiểu thuyết Công Giáo, nhưng khẳng định của ông không hoàn toàn đúng. Toàn bộ câu chuyện chuyển từ nhận thức của Guy vào thời điểm Hiệp ước Molotov-Ribbentrop rằng hai kẻ ác song sinh của thế giới hiện đại—Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa phát xít—đã tuyên bố là đồng minh công khai, sang niềm tin của anh rằng giờ đây anh có thể tham gia một cuộc thập tự chinh anh hùng như tổ tiên của mình. Kinh nghiệm về những điều phi lý của cuộc sống quân đội và sự bất lực của chính Guy trong tư cách một người đàn ông trung niên — mà năng khiếu châm biếm của Waugh xử lý bằng sự khéo léo trưởng thành — phơi bày sự phi thực tế của giấc mơ đó và bản chất đạo đức hỗn hợp của chính Đồng minh. Những thất bại bản thân và quân sự khác nhau mà anh gặp phải khiến Guy nhận ra rằng đời sống Kitô hữu thực sự là về những hành vi bác ái và lòng tốt của bản thân trong một thế giới, mà, trong hòa bình cũng như chiến tranh, hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Ngay từ đầu, chúng ta biết rằng Guy thường xuyên thú nhận những tội lỗi rõ ràng của mình nhưng cũng nhận ra: “Không có nguy cơ nào khiến anh đi sâu hơn việc tố cáo một vài vi phạm luật pháp, những điểm yếu quen thuộc của anh. Vào vùng đất hoang vu mà linh hồn anh mòn mỏi, anh không nên, không thể bước vào. Anh không có từ ngữ nào để diễn tả nó. Không có từ ngữ nào trong bất cứ ngôn ngữ nào. Không có gì để mô tả, chỉ đơn thuần là một khoảng trống.” (20) Như một biểu thức của linh hồn nhiều người, trước khi chiến tranh mang lại cho họ một mục đích rõ ràng trở lại, điều này cho thấy sự sáng suốt tuyệt vời. Guy sống trong một thị trấn nơi có bức tượng Roger thành Waybroke, một hiệp sĩ người Anh bị mắc kẹt trên đường đến cuộc Thập tự chinh thứ hai, được trưng bày nổi bật, “cánh tay của anh ta có năm con chim ưng. Thanh kiếm của anh ta và một chiếc găng tay vẫn nằm bên cạnh anh ta. Trong giấc mơ về chủ nghĩa anh hùng có thể xảy ra, anh ta đồng nhất với tổ tiên xa xôi đó và thanh kiếm danh dự của mình.
Nhưng rất lâu sau đó, trong phần cuối cùng của bộ ba, một phụ nữ Do Thái gốc Croatia nói với anh ta một sự thật khó chịu:
“Có nơi nào không có ma quỷ không? Quá đơn giản khi nói rằng chỉ có Đức quốc xã muốn chiến tranh. Những người cộng sản này cũng muốn điều đó. Đó là cách duy nhất để họ có thể lên nắm quyền. Nhiều người dân của tôi muốn nó, để trả thù người Đức, để đẩy nhanh việc thành lập nhà nước quốc gia. Đối với tôi, dường như có một ý chí chiến tranh, một mong muốn chết chóc, ở khắp mọi nơi. Ngay cả những người đàn ông tốt cũng nghĩ rằng danh dự riêng tư của họ sẽ được chiến tranh thỏa mãn. Họ có thể khẳng định bản lĩnh đàn ông của mình bằng cách giết và bị giết. Họ chấp nhận gian khổ để đền bù cho sự ích kỷ và lười biếng. Nguy hiểm biện minh cho đặc quyền. Tôi biết những người Ý - có lẽ không nhiều lắm - đã cảm nhận được điều này. Không có ai ở Anh à?”
Guy nói, “xin Chúa tha thứ cho tôi. Tôi là một trong số họ.” (21)
Vì vậy, phương thuốc chữa trị sự trống rỗng tinh thần của chính anh, và của nhiều người khác, nằm ở đàng sau mong muốn chiến tranh trong tiềm thức.
Tất nhiên, trên đường đi, Waugh chế giễu ảo tưởng về phẩm chất quân sự và sự chuẩn bị sẵn sàng, tham vọng và lợi ích chính trị đan xen trong việc tiến hành chiến tranh, thao túng báo chí để tuyên truyền và trục lợi bản thân. Phần lớn trong số này là lãnh vực mà anh đã từng làm việc trước đây, nhưng giờ đây được đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn của những mục đích có vẻ cao cả. Điều làm nổi tất cả sự suy đồi và ích kỷ của con người này là một nhân vật duy nhất, dường như không đáng kể: cha của Guy. Ông Gervase Crouchback được mô tả là người không những chỉ giữ được sự hài hước mà còn có một “niềm vui mầu nhiệm và yên bình” bất chấp nhiều bất hạnh. Những lý do cho niềm vui này được triển khai cẩn thận. Ông không có ý thức giai cấp - bởi vì sự chia rẽ ông tạo ra giữa mọi người chỉ gồm hai phần:
Một bên là gia đình Crouchback và một số gia đình đồng minh lâu đời, kín đáo; ở phía bên kia là phần còn lại của nhân loại, Box-Bender, người bán thịt, Công tước xứ Omnium (người có một thời giàu có nhờ chiến lợi phẩm lấy của đan viện), Lloyd George, Neville Chamberlain - tất cả đều là những mảnh ghép lại với nhau. Ông Crouchback thừa nhận không có quốc vương nào kể từ James II. Đó không phải là một tổng quan [conspectus] hoàn toàn lành mạnh nhưng nó đã sinh ra trong bộ ngực dịu dàng của ông hai phẩm chất hiếm có, lòng khoan dung và sự khiêm tốn. Ông cho rằng không mấy mong đợi gì nhiều một cách hợp lý từ công chúng; điều đáng chú ý là đôi khi một số người trong số họ đã cư xử tốt xiết bao; trong khi, đối với ông, bất cứ nhân đức nào ông có được đều phát xuất từ xa mà ông không xứng đáng có, và mọi lỗi lầm nhỏ đều là lỗi lầm nghiêm trọng đối với một người có truyền thống cao. (22)
Quan điểm hơi điên rồ này về thế giới xem ra tương đối lành mạnh và thậm chí có thể còn thánh thiện nữa trong một thế giới đang có chiến tranh.
Bản thân Guy cũng phải học những bài học tương tự về sự khiêm tốn—ít nhất là sự khôn ngoan không mong đợi quá nhiều từ nhân loại sa ngã và thừa nhận rằng những điều tốt đẹp mà chúng ta có thể làm được từ công đức của chính mình ít ỏi xiết bao.
Nhưng tất cả những điều này phải tính toán đến một thế giới trong đó những tệ nạn quy mô lớn hoành hành ở nước ngoài. Thí dụ, một “thanh kiếm danh dự” thứ hai xuất hiện trong tập thứ ba— the Sword of Stalingrad [Thanh kiếm Stalingrad], được thực hiện để kỷ niệm cuộc kháng chiến của Liên Xô chống lại quân Đức bên ngoài thành phố đó. Tuy nhiên, thanh kiếm mới này cũng đại diện cho một hiệp ước vì lợi xấu xa giữa Đồng minh và Liên Xô. Tuy nhiên, giữa nhiều phản bội, tàn bạo và thảm họa, vẫn có thể có những hành động danh dự và bác ái. Trong chính cảnh trong đó Guy biết rằng anh là một trong những người muốn chiến tranh một cách vô thức, anh đang cố gắng giúp đỡ một số người Do Thái còn sót lại trong khu vực. Những người khác chỉ coi hoàn cảnh của họ là một trong số hàng nghìn trường hợp như vậy và bộ chỉ huy Đồng minh về cơ bản đã từ bỏ Serbia:
Guy đã không loại bỏ người Do Thái khỏi tâm trí của mình.... Một lần nữa, ở đây, trong một thế giới đầy hận thù và lãng phí, anh được trao cơ hội thực hiện một hành động nhỏ duy nhất để cứu chuộc thời đại. Do đó, anh rất vui mừng khi nhận được tín hiệu: Chính phủ trung ương chấp thuận về nguyên tắc việc ngưng di tản người Do Thái. (23)
Đây là một chàng Guy duy thực tiễn với “hành vi nhỏ” phù hợp với sự khiêm tốn thực sự. Cuối cùng, đức tin chính thức trước đây của Guy xuất hiện cùng với chiều kích con người này. Thế giới vẫn điên cuồng, nhưng có một vài điểm sáng chắc chắn bên trong nó.
Tất cả các công trình của Waugh đều hoạt động bên trong cảm thức về đạo Công Giáo như đã ổn định và không thay đổi, thậm chí còn không thể thay đổi. Và anh tin rằng đây là một điều tốt quý giá trong một thế giới rất tồi tệ. Sự lên men trí thức lớn, ngay cả trong các giới thuộc trường phái Tôma ổn định hơn, được tìm thấy trong các chương trước của tác phẩm này về cơ bản đã vượt qua anh. (Tuy nhiên, anh chú ý đến nhà bất đồng Hans Küng; “không phải người Trung Quốc, người Trung Âu; một lãnh tụ dị giáo mà trong những ngày hạnh phúc hơn có lẽ đã bị thiêu sống rồi”.) (24) Do đó, đây là một cú sốc lớn đối với anh khi Đức Gioan XXIII triệu tập Công đồng Vatican II. Thật vậy, nó có thể đã giết chết anh. Anh thích vị giáo hoàng này, “nhưng có một ác cảm bản năng và (tôi thấy) không thể kiểm soát được đối với bất cứ ai mà người ta nhìn thấy ảnh hai lần một ngày.” (25) Đức Phaolô VI lại là một vấn đề khác. Khi Đức Giáo Hoàng Phaolô đến thăm Israel vào năm 1964, Waugh đã cho công bố một lá thư riêng: “Thật là một sự thất vọng đáng buồn đối với tôi khi Đức Giáo Hoàng trốn Palestine vì sợ một cú đánh. Tôi hy vọng bị ám sát. Ngài có hai ngôi nhà rất đẹp của riêng mình ở Ý. Tôi nghĩ việc ngài chu du với truyền hình là điều rất khiếm nhã. Tất cả những cuộc nói chuyện về chủ nghĩa đại kết này vô cùng đau đớn đối với những dây thần kinh chua chát và cáu kỉnh của tôi.” (26)
Đức Phaolô, tất nhiên, cũng là vị giáo hoàng chịu trách nhiệm về việc loại bỏ nghi lễ Latinh, điều mà Waugh đã trở nên tôn kính, và thay thế nó bằng một thứ tiếng Anh thiếu tính thánh thiêng. Cùng năm đó, Waugh mời một người bạn đến Rome dự lễ Phục sinh, "để tránh sự kinh hoàng của nghi lễ phụng vụ bằng tiếng Anh". Lễ Phục sinh sau đó, anh cáo buộc Hồng Y người Anh Heenan là kẻ hai mặt vì đã tuyên bố, trong một bữa ăn tối riêng tư, ủng hộ Thánh lễ cũ nhưng trước công chúng lại bảo vệ Thánh lễ mới. Anh tham gia vào một cuộc tranh luận công khai về vấn đề này, khi nhận xét, “Đây là Thánh lễ mà vì sự phục hồi nó các vị tử đạo thời Elizabeth đã lên đoạn đầu đài. Thánh Augustinô, Thánh Thomas à Becket, Thánh Thomas More, Challoner và Newman sẽ hoàn toàn thoải mái khi ở giữa chúng ta; trên thực tế, đang hiện diện ở đó với chúng ta.” (27) Trong một lá thư gửi cho một linh mục, anh thú nhận “Tôi thấy phụng vụ mới là một sự cám dỗ chống lại Đức tin, Đức Cậy và Đức Mến nhưng, cầu xin Thiên Chúa, tôi sẽ không bao giờ bỏ đạo.” (28)
Trong lời nói đầu anh viết vào những năm 1960 cho một phiên bản sửa đổi của Sword of Honor, mặc dù (như đã lưu ý ở trên) anh phủ nhận rằng đó là một cuốn sách Công Giáo, anh nói rằng khi sửa lại bản văn, anh đã tìm thấy điều gì đó “nằm ngoài ý định ban đầu của tôi”:
Tôi đã viết cáo phó cho Giáo Hội Công Giáo La Mã ở Anh vì nó đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Tất cả các nghi thức và hầu hết các ý kiến được mô tả ở đây đều đã lỗi thời. Khi tôi viết Brideshead Revisited, tôi đang viết một cách có ý thức một cáo phó về tầng lớp thượng lưu Anh đang bị tiêu diệt. Khi viết Sword of Honor, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng Giáo hội dễ bị thay đổi. Tôi đã sai và tôi đã chứng kiến một cuộc cách mạng hời hợt trong điều mà khi đó dường như là vĩnh viễn. Bất chấp niềm tin của nhiều nhân vật, Sword of Honor đặc biệt không phải là một cuốn sách tôn giáo. Trên thực tế, những phát triển gần đây đã khiến nó trở thành một tài liệu về cách sử dụng của người Công Giáo trong thời niên thiếu của tôi. (29)
Các con của Waugh tường trình rằng vào khoảng thời gian này, sức khỏe của anh giảm sút và sự mất tinh thần trước những thay đổi trong Giáo hội đã khiến anh bắt đầu cầu nguyện để chết đi. Có lẽ hơi cường điệu, nhưng điều khá rõ ràng từ thư từ của Waugh là niềm an ủi mà anh vốn tìm thấy trong Giáo Hội, khi sống trong thời đại mà anh coi thường, đã tan biến. Anh viết: “Công đồng Vatican đã đánh gục tôi”. (30) Trong bức thư cuối cùng của mình, anh giải thích:
Lễ Phục sinh từng có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Trước Đức Giáo Hoàng Gioan và Công đồng của ngài - họ đã phá hủy vẻ đẹp của phụng vụ. Tôi chưa nhúng mình vào dầu lửa, nhưng bây giờ tôi bám vào Đức tin một cách kiên trì mà không có niềm vui. Đi nhà thờ là một cuộc diễu hành nghĩa vụ thuần túy. Tôi sẽ không sống để thấy nó được phục hồi. Tình hình còn tồi tệ hơn ở nhiều quốc gia. (31)
Vào buổi sáng Lễ Phục sinh, ngày 10 tháng 4 năm 1966, sau khi nghe một Thánh lễ Latinh do sự sắp xếp đặc biệt, Waugh lên cơn đau tim và qua đời.
Kỳ tới: Du lịch ở Greeneland, Graham Greene
VietCatholic TV
Tư Lệnh Không Quân: Nga vừa bị lừa một cú quá nặng. Hai kho dầu Putin cháy lớn. Âm mưu gián điệp Nga
VietCatholic Media
03:09 07/07/2024
1. Thời vận của Vladimir. Đòn giáng mạnh vào Putin khi máy bay điều khiển từ xa kamikaze của Ukraine đốt cháy hai kho dầu của Nga
Tờ The Sun có trụ sở ở London cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “VLAD LUCK Major blow for Putin as Ukraine kamikaze drones set two Russian oil depots ablaze”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Những cột khói đã được nhìn thấy bốc lên bầu trời vào tối Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy, khi các cơ sở ở khu vực Krasnodar của Nga bị tấn công.
Veniamin Kondratev, Thống đốc khu vực Krasnodar của Nga, cho biết các bể chứa nhiên liệu đang bùng cháy. Ông cũng cho biết các máy bay điều khiển từ xa riêng biệt đã bị bắn hạ ở khu vực Yeysk của Hắc Hải.
Các báo cáo cho biết phía Ukraine cũng đã làm hư hại một tháp truyền thông.
Putin tự hào có hai cung điện ở vùng Krasnodar - cung điện chính thức là ở Sochi và một cung điện khác là tài sản của riêng ông ta trên đỉnh vách đá trị giá 1 tỷ bảng Anh tại Gelendzhik được ví như hang ổ của nhân vật phản diện James Bond.
Diễn biến này xảy ra khi Kyiv liên tục theo đuổi các cuộc tấn công vào các kho dầu của Nga, tìm cách phá vỡ cỗ máy chiến tranh của Vladimir Putin. Hàng chục xe tăng và xe thiết giáp của Nga bị cho nổ tung ở thung lũng chết chóc gần thành phố Vuhledar, miền đông Ukraine trong 24 giờ qua.
Cuộc tấn công tối Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy, là sự tiếp nối các cuộc tấn công của quân Ukraine vào miền Nam Nga. Đáp lại, tỉnh Sumy của Ukraine bị tấn công trong đêm Thứ Sáu, 05 Tháng Bẩy, khi một máy bay điều khiển từ xa của Nga do Iran cung cấp đã làm hư hại một nhà máy điện và cắt điện, nước.
Không quân Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 24 trong số 27 máy bay điều khiển từ xa loại Shahed.
Ukraine trước đây đã tấn công một phi trường của Nga ở khu vực Krasnodar.
2. Tư Lệnh lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga bị lừa khi ồ ạt tấn công vào mồi nhử
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia hit mock-ups during recent attacks on airfield, Patriot launchers, Ukraine's Air Force says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hôm 3 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết một chiến đấu cơ Mig-29 của Ukraine bị phá hủy sau khi một loạt các hỏa tiễn Iskander bắn trúng phi trường Dovhyntseve ở Kryvyi Rih, tỉnh Dnipropetrovsk hôm 3 Tháng Bẩy.
Hôm Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy, các phương tiện truyền thông Nga rầm rộ đưa tin và đăng tải đoạn video cho thấy một cuộc tấn công khác bằng hàng loạt hỏa tiễn Iskander gần Yuzhne, tỉnh Odesa và cho rằng các hỏa tiễn này đã phá hủy đến hai khẩu đội Patriot và một hệ thống radar hươu cao cổ của quân Ukraine. Tuy nhiên, lần này, trước sự mừng rỡ của các thành phần diều hâu Nga, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga đã im lặng.
Hôm Chúa Nhật, 07 Tháng Bẩy, Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk đã vén bức màn bí mật về sự im lặng của Tướng Nga Konashenkov trên đài truyền hình quốc gia Ukraine
Ông cho biết lực lượng Nga đã bắn trúng các mô hình chiến đấu cơ và bệ phóng phòng không Patriot trong các cuộc tấn công hỏa tiễn gần đây mà các nguồn tin Nga tuyên bố đã phá hủy một máy bay Mig-29, hai khẩu đội Patriot và một hệ thống radar.
Trung Tướng Oleshchuk đã chia sẻ lại đoạn phim trên kênh Telegram của mình, nói rằng các binh sĩ của Lực lượng Không quân Ukraine “đã thực hiện thành công các biện pháp phòng thủ thụ động”.
“Cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ tạo ra các mô hình phẩm chất cao giống hệt như máy bay và hệ thống phòng không. Đối phương có ít Iskander hơn và sẽ có nhiều mô hình hơn”, ông nói thêm.
“Tất nhiên, cả chúng ta và địch đều tổn thất về trang thiết bị và con người. Nhưng không bên nào nói về nó một cách công khai. Rõ ràng là tại sao!”
Các phi trường của Ukraine gần đây phải đối mặt với sự gia tăng các cuộc không kích của Nga khi Kyiv sẵn sàng tiếp nhận lô chiến đấu cơ F-16 đầu tiên của phương Tây.
Trong tuần qua, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy 5 máy bay phản lực Su-27 do Liên Xô sản xuất và làm hư hại thêm 2 máy bay đóng tại phi trường Myrhorod, một trực thăng Mi-24 tại phi trường Poltava.
Các báo cáo về các cuộc tấn công đã thu hút sự phẫn nộ trên mạng xã hội, trong đó một số người chỉ trích Lực lượng Không quân đã không bảo vệ đúng cách các phi trường bất chấp những cảnh báo trước và sự xuất hiện dự kiến của các chiến đấu cơ F-16.
Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết có những thiệt hại nhất định nhưng không nhiều như người Nga nói vì trong số đó có nhiều chiến đấu cơ mồi nhử không thể bay lên được.
3. Thống đốc Nga tuyên bố cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Belgorod làm hư hại các tòa nhà, cơ sở công nghiệp
Hôm Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy, Thống đốc Vyacheslav Gladkov tuyên bố các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm vào thị trấn Shebekino ở tỉnh Belgorod của Nga vào rạng sáng cùng ngày đã làm hư hại nhiều tòa nhà, phương tiện và một cơ sở công nghiệp, đồng thời làm bị thương một người.
Các báo cáo về các cuộc tấn công trên không nhằm vào tỉnh Belgorod, giáp ranh với các tỉnh Sumy, Kharkiv và Luhansk của Ukraine, đã trở nên phổ biến trong những tháng gần đây.
Theo Gladkov, tổng cộng 11 ngôi nhà đã bị hư hại trong các cuộc tấn công, đồng thời khiến đường dây điện trong cộng đồng bị đứt. Gladkov tuyên bố rằng cơ sở hạ tầng xã hội không xác định cũng bị hư hại trong các cuộc tấn công.
Kyiv không phải lúc nào cũng tuyên bố chịu trách nhiệm chính thức về các cuộc tấn công được báo cáo trên đất Nga. Trong một số trường hợp, Ukraine đã bác bỏ các cáo buộc của Nga liên quan đến các cuộc tấn công ở tỉnh Belgorod.
Ukraine đã tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ và ngành công nghiệp quốc phòng của Nga với các cuộc tấn công ngày càng gia tăng trong suốt nửa đầu năm nay.
Rạng sáng ngày 6 Tháng Bẩy, các cơ quan truyền thông Nga đưa tin một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Krasnador Krai của Nga đã gây ra hỏa hoạn tại hai kho dầu, đồng thời làm hư hại một tháp liên lạc.
Vào ngày 1 tháng 7, một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã làm hư hại nghiêm trọng Nhà máy luyện kim Oskol ở tỉnh Belgorod. Cơ sở này rất quan trọng đối với tổ hợp công nghiệp quân sự Nga, là cơ sở duy nhất có đủ chu kỳ.
4. Cuộc thăm dò mới cho thấy Donald Trump sẽ tiêu diệt Kamala Harris dễ dàng
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Donald Trump Destroys Kamala Harris in New Poll”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Theo một cuộc thăm dò mới, Donald Trump sẽ dễ dàng đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc bầu cử tổng thống.
Một cuộc khảo sát của DailyMail.com với 1.000 cử tri có khả năng sẽ bỏ phiếu cho thấy cựu Tổng thống Trump sẽ đánh bại Harris với 11 điểm phần trăm trong cuộc đua đối đầu.
Cuộc thăm dò diễn ra trong bối cảnh đang có đồn đoán rằng Harris có thể thay thế Tổng thống Joe Biden làm ứng cử viên của Đảng Dân chủ năm 2024 sau màn trình diễn kém cỏi của ông trong cuộc tranh luận trên CNN với cựu Tổng thống Trump vào ngày 27 Tháng Sáu.
Tổng thống Biden và nhóm của ông đã bác bỏ những gợi ý rằng ông có thể chấm dứt nỗ lực tái tranh cử — và để Harris thay thế ông làm ứng cử viên năm 2024. Harris cũng nhiều lần tuyên bố ủng hộ Tổng thống Biden hồi phục sau màn tranh luận và tiếp tục đánh bại cựu Tổng thống Trump vào tháng 11.
Cuộc thăm dò của DailyMail.com cũng nêu bật một vấn đề đang diễn ra đối với Đảng Dân chủ là Harris được cử tri coi là ít được lòng cử tri hơn Tổng thống Biden. Cuộc thăm dò cho thấy cựu Tổng thống Trump sẽ đánh bại tổng thống đương nhiệm với cách biệt 5 điểm phần trăm.
Những người tham gia cuộc khảo sát được yêu cầu tóm tắt về phó Tổng thống Harris bằng một nhóm từ. Câu trả lời phổ biến nhất là “không đủ năng lực”.
Cuộc khảo sát cho biết các nhân vật khác của Đảng Dân chủ được coi là có thể thay thế Tổng thống Biden — chẳng hạn như Thống đốc California Gavin Newsom, Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer và Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg — cũng sẽ thua cựu Tổng thống Trump với từ 10 điểm phần trăm trở lên.
Tuy nhiên, nhà thăm dò James Johnson cho rằng những nhân vật này có cơ hội cải thiện hình ảnh của họ trên phạm vi quốc gia tốt hơn so với phó tổng thống Harris.
Johnson, người thực hiện cuộc khảo sát của DailyMail.com, cho biết: “Kamala Harris đã được quá nhiều người biết đến, điều đó có nghĩa là hình ảnh của cô ấy khó thay đổi hơn. “Không giống như những ứng cử viên khác là những người còn xa lạ đối với cử tri và có thể dễ dàng xác định bản thân hơn, Harris mang theo rất nhiều gánh nặng.”
Cuộc thăm dò cũng cho thấy cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ thể hiện tốt hơn Harris trước cựu Tổng thống Trump trong cuộc đua giả định vào năm 2024.
Tuy nhiên, Obama đã tuyên bố trong nhiều năm rằng bà không có ý định theo chồng tham gia chính trường, có nghĩa là bà gần như không có cơ hội tranh cử để thay thế Tổng thống Biden.
Một đoạn video gần đây đã xuất hiện cho thấy cựu Tổng thống Trump tấn công Harris thật “thảm hại” trong bối cảnh có những gợi ý rằng cô ấy có thể thay thế Tổng thống Biden làm ứng cử viên năm 2024 của Đảng Dân chủ.
Đoạn phim cho thấy Trump đang ở trên một sân gôn gợi ý rằng Tổng thống Biden sẽ bỏ cuộc đua, đồng thời nói thêm “và điều đó có nghĩa là chúng ta có Kamala.”
“Cô ấy thật tệ. Cô ấy thật thảm hại”, ông Trump nói. “Cô ấy thật tệ quá.”
5. Âm mưu gián điệp Nga gieo rắc 'sự hoảng loạn và khủng bố' ở Mỹ bị rò rỉ trong báo cáo chấn động
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Spy Plot To Sow 'Panic and Terror' in US Leaked in Bombshell Report”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một âm mưu gián điệp của Nga nhằm gieo rắc “sự hoảng loạn và khủng bố” ở phương Tây đã bị vạch trần trong một cuộc điều tra chung.
Các email bị rò rỉ từ Cơ quan Tình báo Đối ngoại, gọi tắt là SVR, của Nga do trang web độc lập của Nga The Insider và tờ báo Đức Der Spiegel thu được tiết lộ một kế hoạch phức tạp được lên kế hoạch vào năm 2022, có tên là “Dự án Kylo”.
Chỉ vài tháng sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, vào tháng 5 năm 2022, một nhóm nhân viên SVR đã tiết lộ hoạt động này tại một cuộc thảo luận bàn tròn riêng tại Thượng viện Nga. Thông tin liên lạc bị rò rỉ cho thấy Mạc Tư Khoa đã tìm cách gieo rắc các chiến dịch thông tin sai lệch ở phương Tây về Ukraine, “gây ra những nỗi sợ hãi hiện sinh và tạo ra sự thù địch đối với những người tị nạn Ukraine đang chạy trốn chiến tranh”.
Theo cuộc điều tra, đề xuất này, lần đầu tiên được đưa ra bởi Mikhail Kolesov, một sĩ quan SVR 45 tuổi, được thiết kế để “đưa một kế hoạch mới vào phương pháp tuyên truyền của Điện Cẩm Linh” vốn “có hệ thống, có mục tiêu và chủ động, mang tính chất tấn công”.
Sĩ quan SVR gợi ý rằng thay vì thúc đẩy các lập luận thân Nga điển hình về cuộc xung đột, hoạt động này nên “làm sâu sắc thêm mâu thuẫn nội bộ giữa giới tinh hoa cầm quyền” ở phương Tây, bao gồm cả ở Mỹ, quốc gia được các cơ quan đặc biệt coi là “đối thủ chính của Nga”.
Điều này liên quan đến việc SVR tuyển dụng gián điệp, tạo ra các quảng cáo giả mạo dưới dạng tiêu đề tin tức, tổ chức phi chính phủ và trang web giả mạo, xuất bản nội dung lôi kéo trên các nền tảng truyền thông xã hội bao gồm YouTube và thuê các cá nhân tham gia các cuộc biểu tình ở phương Tây với mục đích quay phim và phổ biến nội dung trực tuyến.
Vào thời điểm một số chính trị gia phương Tây cho rằng những người tị nạn Ukraine chạy trốn chiến tranh đang trở thành gánh nặng cho nguồn lực nhà nước, những tân binh của SVR đã cố gắng khai thác tình hình bằng cách tạo ra các trang web tin tức giả mạo và đăng các bài báo có tiêu đề như: “Người Ukraine đang cướp đi nước Đức như thế nào”. sự thịnh vượng về kinh tế.”
Hàng trăm ngàn tài khoản mạng xã hội đã cố gắng hướng người dùng internet đến các trang này bằng cách đăng những hình ảnh có “khẩu hiệu giật gân” như “Đức đang chìm trong tình trạng vô gia cư” và “Ngay cả bánh mì cũng là một thứ xa xỉ” và liên kết ngược lại với chúng.
Một tài liệu bị rò rỉ cho biết “chủ đề của chiến dịch nhận thức của chúng tôi ở các nước phương Tây được đề xuất là khơi dậy cảm xúc mạnh mẽ nhất trong tâm lý con người—sự sợ hãi”. “Đó chính xác là nỗi lo sợ cho tương lai, sự không chắc chắn về ngày mai, không thể lập kế hoạch dài hạn, số phận không rõ ràng của trẻ em và thế hệ tương lai. Việc nuôi dưỡng những tác nhân này khiến tiềm thức của một cá nhân tràn ngập sự hoảng loạn và kinh hoàng.”
6. Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Krasnodar Krai của Nga làm hư hại các kho dầu, tháp truyền thông
Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhắm vào khu vực Krasnodar Krai của Nga đã gây ra hỏa hoạn tại hai kho dầu qua đêm mùng 5 rạng sáng 6 tháng 7, đồng thời làm hư hại một tháp liên lạc, nhiều cơ quan truyền thông Nga đưa tin.
Veniamin Kondratev, Thống đốc khu vực Krasnodar của Nga, cho biết suốt đêm, nhiều cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đã được báo cáo tại các cộng đồng Eisk, Leningrad và Pavlov của Krasnodar Krai.
Ông cho biết: “Hậu quả của cuộc tấn công vào kho dầu, các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa bị bắn rơi đã gây ra hỏa hoạn tại một bể chứa nhiên liệu ở làng Pavlov, cũng như một vụ cháy khác tại kho dầu ở cộng đồng Leningrad.”
Một tháp điện thoại di động cũng được tường trình đã bị hư hại ở làng Eisk do một máy bay điều khiển từ xa khác bị bắn rơi.
Không có thương vong nào được báo cáo tính đến 4:30 sáng giờ địa phương Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy.
Trong những tháng gần đây, các lực lượng Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, lợi nhuận thu được từ việc này đã thúc đẩy các nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Trong đêm 4 rạng sáng 5 tháng 7, Kondratyev tuyên bố rằng một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào thành phố Primorsko-Akhtarsk đã làm thiệt mạng một bé gái sáu tuổi và làm bị thương ít nhất 5 người khác, trong đó có một đứa trẻ. Quân đội Ukraine vẫn chưa bình luận về các vụ tấn công bị cáo buộc.
7. Orbán bắt tay Putin ở Mạc Tư Khoa trong bối cảnh Liên Hiệp Âu Châu phản đối
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Orbán shakes hands with Putin in Moscow amid EU uproar”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán đã đến Mạc Tư Khoa hôm thứ Sáu để gặp Putin, trong chuyến thăm bị các nhà lãnh đạo Âu Châu lên án gay gắt.
Truyền thông nhà nước Nga đã đăng một đoạn video ghi lại cảnh Orbán ở Điện Cẩm Linh, bắt tay nhà lãnh đạo Nga, người bị phần lớn Liên Hiệp Âu Châu khinh bỉ kể từ khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Putin nói với Orbán: “Tôi sẵn sàng cho anh tùy ý sử dụng.”
Chuyến đi Mạc Tư Khoa là một phần của “sứ mệnh hòa bình”, Orbán viết vào sáng thứ Sáu và sau chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv vào thứ Ba, nơi nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Cuộc gặp giữa Putin-Orbán diễn ra chỉ vài ngày sau khi Hung Gia Lợi đảm nhận chức chủ tịch luân phiên kéo dài 6 tháng của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu, và đã gây ra sự náo động trong các chính trị gia Âu Châu, những người khẳng định Orbán không được chính phủ các nước trong khối ủy quyền để đàm phán. Orbán từ lâu đã là đồng minh đáng tin cậy nhất của Putin ở Liên Hiệp Âu Châu, cản trở mọi nỗ lực hỗ trợ Kyiv và lặp lại quan điểm của Mạc Tư Khoa xung quanh cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
“Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu không có nhiệm vụ thay mặt Liên Hiệp Âu Châu hợp tác với Nga”, Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel khẳng định. “Không có cuộc thảo luận nào về Ukraine có thể diễn ra mà không có Ukraine.”
“Sự xoa dịu sẽ không ngăn cản được Putin”.
Ủy ban cho biết họ không biết trước về chuyến đi của Orbán, nhưng Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng liên minh quốc phòng, bao gồm cả Hung Gia Lợi, đã được thông báo trước. Theo báo cáo của Reuters, ông Stoltenberg cho biết Orbán đã tham gia với tư cách là nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi chứ không phải đại diện cho NATO.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Stoltenberg cho biết Nga cho đến nay vẫn chưa thay đổi đáng kể quan điểm của mình về cuộc chiến ở Ukraine và “không có dấu hiệu nào cho thấy Putin sẵn sàng đàm phán vì hòa bình”.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, cho biết hôm thứ Sáu rằng “Chuyến thăm của Orbán tới Mạc Tư Khoa chỉ diễn ra trong khuôn khổ quan hệ song phương giữa Hung Gia Lợi và Nga”.
Borrell cho biết: “Thủ tướng Orbán chưa nhận được bất kỳ ủy nhiệm nào từ Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu để đến thăm Mạc Tư Khoa. Quan điểm của Liên Hiệp Âu Châu về cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga được phản ánh trong nhiều kết luận của Hội đồng Âu Châu. Quan điểm đó loại trừ các liên hệ chính thức giữa Liên Hiệp Âu Châu và nhà độc tài Putin. Do đó, Thủ tướng Hung Gia Lợi không đại diện cho Liên Hiệp Âu Châu dưới bất kỳ hình thức nào”
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas, người được đề cử làm nhà ngoại giao trưởng tiếp theo của Liên Hiệp Âu Châu thay thế cho ông Borrell, cho biết Orbán “không hề đại diện cho Liên Hiệp Âu Châu hoặc quan điểm của Liên Hiệp Âu Châu. Ông ấy đang lợi dụng vị trí chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu để gieo rắc sự nhầm lẫn”.
Orbán tỏ ra thừa nhận rằng ông không có thẩm quyền đàm phán.
Ông nói trong một cuộc họp báo chung với Putin: “Những gì tôi đang làm có thể giống như một hình thức đàm phán vì chúng tôi ngồi sau bàn và thảo luận các vấn đề, nhưng chúng tôi không thương lượng”. “Đó là lý do tại sao tôi thậm chí không cần ủy quyền vì tôi không đại diện cho bất cứ điều gì.”
“Tôi làm một điều: Tôi đến những nơi có nguy cơ chiến tranh hoặc đang diễn ra chiến tranh gây hậu quả tiêu cực cho Âu Châu và Hung Gia Lợi, và tôi làm rõ sự thật. Đó là lý do tại sao tôi đặt câu hỏi: chẳng hạn, tôi đã hỏi Tổng thống Zelenskiy ba hoặc bốn câu hỏi quan trọng, ông ấy nghĩ gì về những điều đó để chúng ta có thể hiểu ý định của ông ấy, ranh giới đỏ của ông ấy ở đâu, ranh giới, ông ấy có thể đi xa đến mức nào vì lợi ích vì hòa bình,” Orbán nói trong cuộc phỏng vấn.
Orbán nói: “Nếu chúng ta không đo lường điều này, nếu chúng ta không biết chính xác điều này và nếu chúng ta ngồi ở Brussels, thì chúng ta không thể tiến gần hơn đến hòa bình vì hòa bình sẽ không tự đến”. “Nếu chúng ta nghĩ rằng các sự kiện đang diễn ra và điều này sẽ đột nhiên dẫn đến hòa bình thì chúng ta hiểu sai về lịch sử tự nhiên của chiến tranh. Sẽ có hòa bình khi ai đó làm điều gì đó.”
Một quan chức Ukraine tại văn phòng tổng thống ở Kyiv cho biết cuộc gặp hôm thứ Ba giữa Orbán và Zelenskiy “không tệ”. Quan chức giấu tên này cho biết người Ukraine đã lắng nghe nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi và Orbán nghe những lập luận của Zelenskiy. Tuy nhiên, quan chức này cho biết thêm, Kyiv không đưa ra bất kỳ thông điệp nào được chuyển tới Mạc Tư Khoa.
“Orbán chưa nhận được bất kỳ tin nhắn nào từ chúng tôi và chúng tôi cũng chưa yêu cầu bất cứ điều gì; ông ta tự quyết định sẽ đi đâu”, quan chức ở Kyiv nói. “Điều quan trọng đối với chúng tôi là các vấn đề xuyên Âu Châu và các vấn đề song phương giữa chúng ta đều được giải quyết.”
Putin chắc chắn đã chọn vị khách của mình vào vai đại diện Brussels, khi nói với Orbán: “Tôi tin tưởng rằng bạn sẽ chia sẻ quan điểm của mình với các đối tác Liên Hiệp Âu Châu”. Putin cho biết ông sẵn sàng thảo luận về “các sắc thái” của cuộc chiến Ukraine với nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi.
Phát ngôn nhân của Ủy ban Âu Châu cho biết cuộc gặp của Orbán với Putin “làm suy yếu sự đoàn kết và quyết tâm mà chúng tôi cần thể hiện để chiến tranh kết thúc.” Phát ngôn nhân nói thêm, chuyến đi tới Điện Cẩm Linh “đặt ra câu hỏi về chuyến thăm của Ủy ban Âu Châu tới Hung Gia Lợi dự kiến sau kỳ nghỉ hè”.
Tại Điện Cẩm Linh hôm thứ Sáu, Orbán kể lại rằng hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau ít nhất 10 lần trước đây, nhưng dịp này “đặc biệt” hơn những lần trước. Orbán nói: “Tôi rất biết ơn vì ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn này, bạn vẫn đồng ý đón tiếp tôi.
Orbán nói thêm rằng Hung Gia Lợi sẽ “sớm” trở thành quốc gia Liên Hiệp Âu Châu duy nhất có thể nói chuyện với “tất cả” các bên trong cuộc chiến Ukraine-Nga, một bình luận khiến Putin mỉm cười đắc ý.
8. Tổng thống Zelenskiy cám ơn Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã làm sáng tỏ chính nghĩa hòa bình của Ukraine
Để đạt được hòa bình ở Ukraine, các đồng minh phải tiếp tục cung cấp “sự hỗ trợ mạnh mẽ” và tránh lặp lại Thỏa thuận Minsk, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm 5 Tháng Bẩy.
Thỏa thuận Minsk đầu tiên được ký kết vào năm 2014 sau khi Nga xâm chiếm Crimea, nhưng không thể ngăn chặn giao tranh ở Donbas giữa Ukraine và phe ly khai được Nga hậu thuẫn.
Mạc Tư Khoa sau đó đã vi phạm thỏa thuận và Thỏa thuận Minsk thứ hai được ký kết sau cuộc tấn công quân sự thành công của Nga vào tháng 2/2015.
Nó buộc Ukraine phải ký một văn bản trao quyền tự trị rộng rãi cho Donbas bị Nga tạm chiếm để đổi lấy việc Kyiv nhận được quyền kiểm soát phía bên biên giới với Nga.
“Người Nga đã tiến vào miền đông Donbas, đồng ý ngừng bắn, với Minsk I, và rồi đã vi phạm điều đó, di chuyển tiền tuyến xa hơn về phía tây. Sau đó, họ đồng ý với Minsk II, và đợi bảy năm sau phát động cuộc tấn công toàn diện và thậm chí còn chiếm nhiều hơn nữa,” Stoltenberg nói.
“Chúng ta không thể có Minsk III.”
Tổng thống Zelenskiy đã cám ơn Tổng Thư Ký NATO đã giúp giải thích với thế giới tại sao người Ukraine không tin tưởng vào người Nga.
Phát biểu trước Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington vào tuần tới, ông Stoltenberg được hỏi liệu liên minh này có ủng hộ Ukraine và bác bỏ áp lực buộc Kyiv chấp nhận nhượng bộ lãnh thổ và không phải là thành viên NATO như một điều kiện để ngừng bắn hay không.
Ông nói: “Các nhà lãnh đạo NATO rất quyết đoán và mạnh mẽ và điều đó sẽ được thể hiện mạnh mẽ tại Hội nghị thượng đỉnh NATO, nơi tôi mong đợi một gói hỗ trợ mạnh mẽ dành cho Ukraine”.
“Với chương trình đào tạo và hỗ trợ mới của NATO dành cho Ukraine, với cam kết tài chính, với các thông báo bổ sung về hỗ trợ quân sự nhiều hơn, với các thỏa thuận an ninh song phương và với mọi thứ chúng tôi làm để tăng cường hợp tác giữa quân đội của chúng tôi và Ukraine về khả năng tương tác, mở các trung tâm giáo dục và đào tạo mới ở Ba Lan và tất cả những nỗ lực khác.
“Vì vậy, đó sẽ là một minh chứng mạnh mẽ cho cam kết của chúng tôi với Ukraine.”
9. Các hình ảnh cho thấy đồng minh NATO của Mỹ theo dõi tàu ngầm tấn công Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Pictures Show US's NATO Ally Shadowing Russian Attack Submarine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
NATO cho biết một máy bay “săn tàu ngầm” của Bồ Đào Nha đã phát hiện một tàu ngầm Nga đi qua vùng biển Bắc Âu vào tuần trước khi liên minh này tiếp tục theo dõi lực lượng hải quân hùng mạnh của nước láng giềng trong bối cảnh Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine kéo dài.
Bộ Tư lệnh Hàng hải Đồng minh của NATO, gọi tắt là MARCOM, là bộ chỉ huy trung tâm của tất cả các lực lượng hàng hải trong liên minh, đã công bố những hình ảnh thu được từ hôm thứ Tư đến hôm Thứ Sáu, 05 Tháng Bẩy, cho thấy tàu Nga đang di chuyển trên bề mặt Biển Baltic, nơi nó bị máy bay tuần tra hàng hải P-3 Orion của NATO phát hiện.
Việc nhà độc tài Vladimir Putin xâm lược Ukraine hơn hai năm trước đã giúp NATO mở rộng chiếc ô an ninh ở sườn phía Tây của Nga. Việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập đã đặt cho Biển Baltic một biệt danh mới: “Hồ NATO”.
Theo các nhà quan sát quân sự trên X, tài sản của hải quân Nga trong các bức ảnh nhiệt và màu của MARCOM dường như là tàu ngầm tấn công diesel-điện cải tiến lớp Kilo. Con tàu này – được chế tạo lần đầu tiên cho hải quân Liên Xô vào những năm 1980 – có thiết kế cải tiến về hệ thống giảm tiếng ồn, động cơ đẩy và tự động hóa.
Các tàu thuộc Dự án 636 của Mạc Tư Khoa có thể bắn hỏa tiễn hành trình Kalibr có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có khả năng tiến hành các cuộc tấn công tầm xa. Chúng đã được sử dụng rộng rãi trong các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.
Hôm Thứ Năm, 04 Tháng Bẩy, nhà nghiên cứu nguồn mở Evergreen Intel, trích dẫn dữ liệu theo dõi chuyến bay từ ngày 26 tháng 6, cho biết một chiếc P-3C được giao cho lực lượng không quân Bồ Đào Nha đang hoạt động trên vùng biển ngoài khơi phía bắc Ba Lan và phía đông nam đảo Bornholm của Đan Mạch.
10. Đồng minh của Nga tuyên bố đã ngăn chặn được cuộc đảo chính
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Ally Claims It Thwarted Coup”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Kyrgyzstan, một trong những đồng minh Trung Á của Nga, được cho là đã ngăn chặn được một âm mưu đảo chính.
Ủy ban An ninh Quốc gia Kyrgyzstan, cơ quan chịu trách nhiệm chống khủng bố và giải quyết tội phạm có tổ chức ở nước này, cho biết lực lượng đặc biệt của nước này đã ngăn chặn một nỗ lực cướp chính quyền.
Các báo cáo về nỗ lực đảo chính được đưa ra thông qua RIA Novosti, một kênh truyền thông nhà nước ở Nga, có quan hệ chặt chẽ với Kyrgyzstan.
Ủy ban An ninh Quốc gia Nhà nước, gọi tắt là SCNS, cho biết: “Các cơ quan đặc biệt của Kyrgyzstan đã ngăn chặn một nỗ lực nhằm chiếm đoạt quyền lực trong nước một cách bạo lực”.
“Các hoạt động bất hợp pháp của một nhóm phá hoại có kế hoạch cưỡng bức nắm quyền và gây bất ổn tình hình chính trị-xã hội trong nước thông qua các cuộc bạo loạn hàng loạt, có khả năng gây hại cho những công dân vô tội, đã bị trấn áp”, một tuyên bố của Bộ An ninh Quốc gia dẫn nguồn từ hãng tin Kyrgyzstan 24 nói. “Năm công dân đã bị giam giữ và đưa vào trung tâm tạm giam của SCNS.”
Một số lượng lớn súng cầm tay, các thành phần thiết bị nổ cải tiến, đạn dược, áo chống đạn được cho là đã bị cơ quan thực thi pháp luật phát hiện.
Vào tháng Giêng, SCNS tuyên bố đã dập tắt một cuộc nổi dậy khác, dẫn đến việc bắt giữ một số cộng sự của Imamidin Tashov, một cựu ứng cử viên tổng thống.
Vào đầu tháng 6, SCNS đưa tin rằng họ đã ngăn chặn một âm mưu tương tự nhằm giành chính quyền thông qua các cuộc biểu tình rầm rộ, mặc dù cơ quan này không tiết lộ thêm thông tin chi tiết về các thủ phạm bị cáo buộc.
SNCS cho biết vào thời điểm đó: “Các hoạt động bất hợp pháp của một nhóm người tiến hành chuẩn bị bí mật để tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ và bạo loạn quy mô lớn trên lãnh thổ đất nước dẫn đến việc chiếm đoạt quyền lực bằng bạo lực sau đó đã được xác định và trấn áp”.
Theo báo cáo năm 2024 của Freedom House, các vụ bắt giữ tùy tiện hàng loạt của chính quyền nước này là chuyện thường ngày ở Kyrgyzstan.
Nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cũng chứng kiến một loạt các cuộc bạo loạn và bạo lực đám đông vào tháng 5, với việc sinh viên nước ngoài đến từ Pakistan bị các công dân theo chủ nghĩa dân tộc Kyrgyzstan tấn công ở thủ đô Bishkek của quốc gia này.
Bốn người thiệt mạng và 29 người bị thương đã được báo cáo do bạo loạn, buộc chính phủ Pakistan phải di tản hơn 3.000 sinh viên khỏi nước này.
Kyrgyzstan vẫn là đồng minh thân cận của Nga do họ có mối quan hệ với Liên Xô.
Vào tháng 2, Putin đã gặp Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov tại Kazan, Tatarstan để thảo luận về sự phát triển trong quan hệ song phương giữa hai nước.
Nước này cũng đóng vai trò là con đường thông suốt để hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, chẳng hạn như vòng bi hoặc phụ tùng xe, đến tay quân đội Nga.
Một số công ty của Kyrgyzstan cũng bị Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt vì vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Tuy nhiên, mối quan hệ dường như đã trở nên căng thẳng do cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine.
Vào tháng 6, một tòa án khu vực ở miền nam Kyrgyzstan đã kết án một người đàn ông Kyrgyzstan 5 năm tù vì tham gia lực lượng Nga chiến đấu ở Ukraine.
Vào tháng Giêng, tòa án Bishkek đã tuyên án 7 năm tù cho một người đàn ông khác vì cùng tội danh.
Chasiv Yar: 5.000 quân Nga tử trận. EU tố Orbán đi đêm, giao Mistral cho Kyiv. F-16 và Hắc Hải
VietCatholic Media
15:52 07/07/2024
1. Quân nhân Trung Quốc tới Belarus tập trận chung
Bộ Quốc phòng Belarus đưa tin, một nhóm quân nhân Trung Quốc đã đến Belarus vào ngày 6 Tháng Bẩy để tham gia khóa huấn luyện chung chống khủng bố.
Tin tức này xuất hiện vài ngày sau khi Belarus, đồng minh chủ chốt của Mạc Tư Khoa, gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải do Trung Quốc và Nga lãnh đạo. Nó tập trung vào các vấn đề chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng Á-Âu.
Theo Bộ này, các cuộc tập trận nhằm mục đích “trao đổi kinh nghiệm, phối hợp các đơn vị Belarus và Trung Quốc, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển hơn nữa quan hệ Belarus-Trung Quốc trong lĩnh vực huấn luyện chung của quân đội”.
Các cuộc tập trận sẽ diễn ra tại Belarus từ ngày 8 đến 19 tháng 7.
Belarus ủng hộ hành động gây hấn của Nga chống lại Ukraine nhưng chưa đưa quân đội của mình trực tiếp chiến đấu trong cuộc chiến của Nga. Lực lượng Nga phát động cuộc tấn công tổng lực vào Ukraine từ Belarus vào đầu năm 2022 nhưng bị thất bại gần Kyiv và buộc phải rút lui.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 3 Tháng Bẩy bày tỏ sự ủng hộ đối với Nga trong vấn đề chiến tranh toàn diện với Ukraine, đồng thời phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh rằng Trung Quốc “luôn đứng về phía đúng của lịch sử”.
Trong cuộc gặp lần thứ hai giữa ông Tập và Putin trong hai tháng qua, các nhà lãnh đạo đồng thanh rằng quan hệ song phương đang ở đỉnh cao lịch sử và cùng nhau bảo vệ “sự yên bình và ổn định trong khu vực.
Mặc dù Trung Quốc chính thức duy trì lập trường trung lập đối với cuộc chiến toàn diện của Nga ở Ukraine và phủ nhận việc cung cấp viện trợ sát thương, nhưng Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục tăng cường mối quan hệ.
Nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đã cáo buộc Trung Quốc liên tục hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Nga ở Ukraine bằng cách cung cấp máy công cụ, công nghệ vũ khí, hình ảnh vệ tinh, chất bán dẫn và các công nghệ lưỡng dụng khác.
2. F-16 sẽ 'thách thức sự thống trị trên không của Nga trên Hắc Hải', Tư lệnh Hải quân nói
Hôm Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy, Tư lệnh Hải quân Oleksii Neizhpapa nói với đài truyền hình quốc gia Ukraine rằng việc chuyển giao các chiến đấu cơ F-16 sắp tới cho Ukraine sẽ thách thức “sự thống trị hoàn toàn” của Nga trên bầu trời Hắc Hải.
Ukraine dự kiến sẽ nhận được những chiếc máy bay phản lực F-16 đầu tiên vào mùa hè này, một năm sau khi Đan Mạch và Hòa Lan thành lập “liên minh chiến binh” cùng 9 quốc gia khác tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 7 năm 2023.
“Những chiếc F-16 với vũ khí phù hợp sẽ có thể đẩy lùi các chiến đấu cơ của Nga. Phần phía tây bắc của Hắc Hải, đặc biệt là hành lang cho tàu dân sự, sẽ gần như được bảo đảm an toàn 100%”, Tư Lệnh Neizhpapa nói.
Đề đốc Neizhpapa cho biết, do các cuộc tấn công bằng thuyền điều khiển từ xa của hải quân, các tàu chiến của Nga không thể đi vào khu vực phía tây bắc Hắc Hải, có diện tích gần 25.000 mét vuông.
Đề đốc cho biết Ukraine muốn mở rộng hành lang vận chuyển, nơi tạo điều kiện cho giao thông hàng hải duy nhất từ ba cảng chính của Odesa, bao gồm các cảng Mykolaiv và Kherson ở phía nam đất nước.
Ông nói thêm rằng điều này hiện là không thể vì Nga kiểm soát Kinburn Spit.
Kinburn Spit nằm ở cửa sông Dnipro phía nam Kherson. Đây là một trong những phần cuối cùng của tỉnh Mykolaiv còn nằm dưới sự xâm lược của Nga.
Kyiv buộc phải thiết lập tuyến xuất khẩu mới ở Hắc Hải vào năm ngoái sau khi Nga đơn phương chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải. Ban đầu được hình dung như một hành lang nhân đạo cho phép các tàu mắc kẹt ở đó khởi hành kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện, sau đó nó đã phát triển thành một tuyến thương mại toàn diện.
3. Nga mất tới 5.000 binh sĩ chiến đấu chỉ vì một xã nhỏ của Chasiv Yar
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 07 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Nga đã mất tới 5.000 quân nhân trong cuộc giao tranh tại một xã của thị trấn Chasiv Yar ở tỉnh Donetsk.
Tuyên bố của ông được đưa ra sau khi Ukraine rút quân khỏi xã kênh đào ở phía đông Chasiv Yar trong bối cảnh Nga tấn công thị trấn này. Các vị trí phòng thủ trong khu vực lân cận đã bị phá hủy, do đó, quân đội quyết định rút lui khỏi xã này để chuyển qua vị trí phòng thủ thuận lợi hơn.
Sau khi chiếm được Avdiivka vào tháng 2, các lực lượng Nga đã chuyển trọng tâm sang Chasiv Yar, một thị trấn trên cao có khả năng mở ra cho Nga con đường tiến sâu hơn vào tỉnh Donetsk.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trong ngày qua, không có cuộc tấn công nào nhằm vào Chasiv Yar, nhưng thị trấn liên tục bị pháo kích.
Ông cho biết hơn 100 binh sĩ Nga đã thiệt mạng và 132 người khác bị thương trong 24 giờ qua trên hướng Chasiv Yar-Toretsk.
Hôm 2 Tháng Bẩy, Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết, chiến tuyến tích cực Nga-Ukraine gần đây đã được mở rộng khi giao tranh dữ dội tiếp tục diễn ra tại các khu vực Pokrovsk và Toretsk ở tỉnh Donetsk.
4. Video cho thấy hỏa hoạn nhấn chìm nhà máy lọc dầu của Nga khi lực lượng phòng không bị nghi ngờ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Video Shows Fire Engulf Russian Refinery as Air Defenses Questioned”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Video cho thấy hậu quả của các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào các kho dầu được người Nga thừa nhận đã làm hư hại các cơ sở, gửi những quả cầu lửa lên bầu trời đêm.
Mặc dù không thường xuyên tuyên bố chịu trách nhiệm trực tiếp nhưng Ukraine đã tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng trên lãnh thổ Nga bằng các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa được tăng cường trong những tháng gần đây, ảnh hưởng đến cỗ máy chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Theo Veniamin Kondratev, Thống đốc khu vực Krasnodar của Nga, được hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti trích dẫn, các cuộc tấn công mới nhất được báo cáo xảy ra trong 2 đêm liên tiếp tính đến Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy, nhắm vào khu vực phía nam Krasnodar, giáp biên giới Ukraine
RIA cho biết các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa bị bắn rơi đã gây ra hỏa hoạn tại một bể chứa nhiên liệu ở Pavlov, trong khi gây ra một vụ cháy khác tại kho chứa dầu ở Leningrad. Một tháp liên lạc cũng được cho là đã bị hư hại ở làng Eisk do một máy bay điều khiển từ xa khác bị bắn rơi.
Video đăng trên mạng xã hội cho thấy hậu quả của cuộc tấn công, với lửa và khói cuồn cuộn bay lên không trung trong một đoạn clip từ Leningrad. Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko đã chia sẻ đoạn video do blogger quân sự người Nga Romanov đăng tải.
Gerashchenko cho biết: “Đánh giá dựa trên đoạn phim mà anh ta công bố, không thể nghe thấy hoạt động phòng không nào ở phía sau”.
Một lính cứu hỏa đã đăng tải video hiện trường vào ban ngày được kênh Astra Telegram chia sẻ. Người lính cứu hỏa giấu tên nói: “Cuối tuần của chúng tôi bây giờ là như vậy, không ai biết khi nào điều này sẽ kết thúc”.
Cơ quan truyền thông độc lập của Nga Meduza lưu ý rằng Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến các cuộc tấn công vào Krasnodar nhưng tuyên bố một cách mơ hồ rằng các hệ thống phòng không trên khu vực biên giới Kursk và Belgorod của Nga đã phá hủy 8 máy bay điều khiển trong “các cuộc tấn công khủng bố” do Kyiv cố gắng thực hiện.
Trong khi đó, Nga tiếp tục sử dụng máy bay điều khiển từ xa để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Theo chính quyền quân sự địa phương, một cuộc tấn công qua đêm hôm thứ Sáu đã gây ra vụ nổ ở Sumy ngay sau nửa đêm, khiến một số cộng đồng trong khu vực không có điện.
Trước đó trong đêm, các quan chức địa phương cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga đã tạm thời cắt điện hệ thống nước địa phương và làm gián đoạn nguồn cung cấp nước.
Lực lượng Không quân Ukraine cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ 24 trong số 27 máy bay điều khiển từ xa tấn công loại Shahed được Nga phóng qua đêm từ Crimea bị tạm chiếm, cũng như tỉnh Kursk của Nga.
5. Estonia cung cấp các hệ thống phòng không Mistral cho Ukraine - đây là những gì chúng có thể làm
Hôm Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Hanno Pevkur, cho biết Estonia đã chuyển giao một số hệ thống phòng không Mistral cho Ukraine.
“Hãy tiếp tục ủng hộ những người đấu tranh cho tự do của Ukraine. Cùng nhau, chúng ta có thể ngăn chặn sự xâm lược của Nga”, ông nói.
Bộ Trưởng Hanno Pevkur không nêu rõ có bao nhiêu hệ thống do Pháp sản xuất đã được bàn giao cho Kyiv, nhưng Ukraine đã nhận và sử dụng chúng từ năm 2022.
Na Uy đã gửi 100 hệ thống trong số đó ngay sau khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện.
Mistral là hệ thống phòng không cầm tay, gọi tắt là MANPADS, được sử dụng để đánh chặn và bắn hạ máy bay và trực thăng từ tầm ngắn và được đưa vào sử dụng từ năm 1989.
Nhà sản xuất MBDA Systems cho biết phiên bản mới nhất, Mistral Mk 3, có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách hơn 7 km và cũng có hiệu quả chống lại máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn hành trình.
Nó phóng một hỏa tiễn “bắn và quên” theo dõi mục tiêu trước khi phát nổ ở gần đó, phóng đi hàng chục quả bóng vonfram mật độ cao.
Ukraine đã đạt được thành công lớn trong những tháng gần đây khi bắn hạ chiến đấu cơ của Nga bằng hệ thống MANPADS, mặc dù chưa rõ mẫu chính xác nào đã được sử dụng.
Các hệ thống khác được quân đội Ukraine sử dụng bao gồm Stinger do Mỹ sản xuất, RBS 70 do Thụy Điển sản xuất và Igla thời Liên Xô.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine hôm 28 Tháng Sáu tuyên bố đã dùng MANPADS bắn hạ một chiến đấu cơ Su-25 khác của Nga ở tỉnh Donetsk đang bị vây hãm.
Đơn vị này cho biết chiếc máy bay đang xuất kích chiến đấu thì bị trúng “một phát đạn chính xác” từ MANPADS.
Đây là máy bay phản lực Su-25 thứ hai của Nga mà Ukraine tuyên bố bị bắn hạ vào tháng 6.
Trong tháng 5, tổng số sáu chiến đấu cơ Nga Su-25 /đọc là SU hai mươi lăm/ đã bị bắn hạ bằng MAPADS vào các ngày 25 tháng 5, 23 tháng 5, 4 tháng 5, 11 tháng 5, 13 tháng 5 và 18 tháng 5.
Bộ Tổng tham mưu hôm 6 Tháng Bẩy cho biết Nga đã mất 360 máy bay kể từ khi phát động cuộc tấn công tổng lực.
6. Orbán thống nhất Âu Châu trong một liên minh chống lại ông ta
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Orbán unites Europe — against him”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán cho biết ông muốn tận dụng vai trò chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu của Hung Gia Lợi để gắn kết Âu Châu lại với nhau. Và có vẻ như ông ta đã thành công – chỉ có điều là nó không diễn ra theo cách ông ta mong đợi.
Các nhà lãnh đạo từ phía bắc, phía nam, phía đông và phía tây của lục địa đã chỉ trích ông ta về quyết định đến thăm Putin tại Mạc Tư Khoa, ngay sau chuyến đi tới Kyiv để gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
POLITICO đã tổng hợp các phản ứng từ khắp khối.
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel nói: “Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu không có nhiệm vụ can dự với Nga thay mặt Liên Hiệp Âu Châu. Hội đồng Âu Châu nói rõ: Nga là kẻ xâm lược, Ukraine là nạn nhân. Không có cuộc thảo luận nào về Ukraine có thể diễn ra mà không có Ukraine.”
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen nhấn mạnh rằng: “Viktor Orbán của Hung Gia Lợi đang đến thăm Mạc Tư Khoa: Sự xoa dịu sẽ không ngăn cản được Putin. Chỉ có sự đoàn kết và quyết tâm mới có thể mở đường cho một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraine.”
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk bồi thêm: “Thủ tướng Orbán trên đường tới Mạc Tư Khoa nói rằng ‘tôi sẽ đóng vai trò như một công cụ quan trọng trong việc thực hiện bước đầu tiên hướng tới hòa bình’. Câu hỏi đặt ra là công cụ này nằm trong tay ai.”
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trấn an người Ukraine: “Viktor Orbán đang tới Putin với tư cách là Thủ tướng Hung Gia Lợi. Hội đồng Âu Châu được đại diện về chính sách đối ngoại bởi Charles Michel. Lập trường của Liên Hiệp Âu Châu rất rõ ràng: chúng tôi lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga. Ukraine có thể trông cậy vào sự hỗ trợ của chúng tôi.”
Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda nhận định: “Quyết định đơn phương tới Mạc Tư Khoa của Viktor Orbán không đại diện cho lập trường của Liên Hiệp Âu Châu dưới bất kỳ hình thức nào. Nó cũng làm suy yếu uy tín của Thủ tướng Hung Gia Lợi. Nếu bạn thực sự tìm kiếm hòa bình, bạn không bắt tay với một kẻ độc tài đẫm máu, bạn sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ Ukraine.”
Thủ tướng Latvia Evika Siliņa nói: “Gặp Vladimir Putin trong khi Nga tiến hành chiến tranh ở Ukraine và giết hại thường dân vô tội là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Điều này làm suy yếu những nỗ lực giành chiến thắng và hòa bình công bằng cho Ukraine. Ông Thủ tướng Viktor Orbán không đại diện cho Liên Hiệp Âu Châu và không có nhiệm vụ làm như vậy.”
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas chỉ rõ rằng: “Ở Mạc Tư Khoa, Viktor Orbán không hề đại diện cho Liên Hiệp Âu Châu hay quan điểm của Liên Hiệp Âu Châu. Ông ta đang lợi dụng vị trí chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu để gieo rắc sự nhầm lẫn. Liên Hiệp Âu Châu đoàn kết, rõ ràng đứng sau Ukraine và chống lại sự xâm lược của Nga”.
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo bày tỏ âu lo rằng: “Tin tức đáng lo ngại về chuyến thăm Mạc Tư Khoa của Orban. Rõ ràng là ông không có nhiệm vụ đàm phán hoặc thảo luận thay mặt Liên Hiệp Âu Châu. Chuyến thăm của ông ấy sẽ thể hiện sự coi thường nhiệm vụ chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu và làm suy yếu lợi ích của Liên minh Âu Châu.”
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson khiển trách Viktor Orbán: “Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán vô trách nhiệm và không trung thành khi lợi dụng chức vụ chủ tịch luân phiên của Hung Gia Lợi để thăm Mạc Tư Khoa và Tổng thống Putin. Nó gửi tín hiệu sai tới thế giới bên ngoài và là sự xúc phạm đến cuộc đấu tranh vì tự do của người dân Ukraine. Viktor Orbán đứng một mình trong việc này. Ông ấy không phát ngôn cho Liên minh Âu Châu và không đại diện cho các Nguyên thủ quốc gia hoặc Chính phủ Liên Hiệp Âu Châu khác.”
Thủ tướng Tiệp Petr Fiala cho biết thêm: “Viktor Orbán không đại diện cho lợi ích của chúng tôi hoặc Liên Hiệp Âu Châu ở Mạc Tư Khoa. Ông ta cũng không có bất kỳ quyền hạn nào để đàm phán thay mặt chúng tôi. Lập trường của Tiệp rất rõ ràng: Putin là kẻ xâm lược, chúng tôi sát cánh cùng Ukraine”.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nhận xét rằng: “Chuyến thăm Mạc Tư Khoa của Thủ tướng Orban gây quan ngại sâu sắc. Orban không phát biểu thay mặt Liên Hiệp Âu Châu. Không có gì để nói chừng nào Nga còn tiếp tục tấn công Ukraine.”
Theo Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani, “Ông ấy tới Mạc Tư Khoa với tư cách là thủ tướng Hung Gia Lợi. Tôi không nghĩ đây là lúc nên đến thăm nước Nga nhưng mọi người đều có thể làm những gì mình muốn. Liên Hiệp Âu Châu ủng hộ hòa bình nhưng không ủng hộ đầu hàng Putin: Phải là hòa bình chứ không phải đầu hàng. Đề xuất của Putin liên quan đến việc chấm dứt chiến tranh là một sự giả tạo. Chúng tôi hoan nghênh đối thoại và thảo luận, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ Ukraine.”
7. Fico ca ngợi Orban trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng kể từ vụ ám sát
Hôm Thứ Sáu, 05 Tháng Bẩy, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên kể từ khi bị thương nặng trong vụ ám sát hồi tháng 5.
Fico, 59 tuổi, bị bắn trong một vụ ám sát khi ông bước ra khỏi cuộc họp chính phủ ở thị trấn Handlova vào ngày 15 tháng 5. Vụ tấn công khiến Fico rơi vào tình trạng nghiêm trọng và kể từ đó ông đã phải trải qua hai cuộc phẫu thuật.
Trong bài phát biểu của mình, Fico, người muốn áp đặt chủ nghĩa xã hội ở Slovakia, đã chỉ trích những gì ông gọi là ý thức hệ chính trị tự do và tiến bộ, đồng thời bày tỏ sự khen ngợi đối với Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban.
Orban đến Mạc Tư Khoa vào ngày 5 tháng 7 để gặp Putin, vài ngày sau chuyến thăm đầu tiên của ông tới Kyiv trong thời chiến.
Trong chuyến thăm Kyiv, Orban kêu gọi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy xem xét lệnh ngừng bắn, một đề nghị mà Zelenskiy bác bỏ.
Fico, một nhà dân túy thân Nga, lên nắm quyền vào tháng 9 năm 2023. Chính phủ của ông đã tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine trong một hành động đảo ngược hoàn toàn chính sách đối ngoại của Slovakia.
“Tôi không muốn Slovakia nằm trong số những quốc gia tạo nên bức tranh biếm họa về nền văn minh phương Tây”, Fico nói trong bài phát biểu hôm 5 Tháng Bẩy.
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Robert Kalinak ngày 30 Tháng Sáu cho biết Fico đang “dần dần tiến gần hơn” đến việc có thể tiếp tục hoàn toàn nhiệm vụ thủ tướng.
Fico bị bắn bởi Juraj Cintula, một nhà văn và nhà hoạt động chính trị 71 tuổi.
Theo tài liệu của tòa án được hãng tin Pravda của Slovakia trích dẫn, Cintula cho biết anh ta không có ý định giết Fico mà thay vào đó muốn “làm hại sức khỏe của ông ta”.
Cintula được cho là đã khai với nhà chức trách rằng bắn Fico vì ông ta không đồng ý với “một số chính sách nhất định” của chính phủ hiện tại.
8. Le Pen phản đối Pháp cung cấp hỏa tiễn tầm xa, quân đội cho Ukraine
Chính trị gia cực hữu Pháp Marine Le Pen cho biết trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 5 Tháng Bẩy rằng đảng của bà phản đối việc tiếp tục cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn tầm xa và khả năng đưa quân đội Pháp tới Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ lâu đã ủng hộ việc cung cấp hỏa tiễn tầm xa cho Ukraine và Pháp cũng đã cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn SCALP tầm xa, tương đương với hỏa tiễn Storm Shadows của Anh.
Macron cho biết vào tháng 5 rằng ông sẽ không loại trừ khả năng gửi quân tới Ukraine. Kyiv đã không kêu gọi phương Tây gửi quân tới Ukraine mà thay vào đó yêu cầu tăng cường cung cấp vũ khí để giúp binh sĩ của mình chống lại Nga.
Sau nhiều tháng thảo luận, ông Macron hôm 7 Tháng Sáu cho biết Pháp đang hoàn thiện liên minh các nước để cử giảng viên quân sự tới Ukraine.
Le Pen nói chuyện với CNN trước vòng bầu cử thứ hai của Pháp vào ngày 7 Tháng Bẩy. Đảng Tập Hợp Quốc Gia của Le Pen nổi lên là đảng được yêu thích nhất trong vòng đầu tiên vào ngày 30 Tháng Sáu.
Trước tháng 2/2022, Le Pen công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Putin và cho biết bà không tin việc Nga sáp nhập Crimea là bất hợp pháp.
Le Pen nói với CNN rằng bà thừa nhận rằng Nga đã vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và “chúng tôi đã lên án Nga trong vấn đề này”, nhưng tuyên bố rằng việc Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 là “phức tạp hơn những gì người ta tưởng”.
Le Pen nói: “Chúng tôi có hai ranh giới đỏ, gửi quân đội Pháp đến lãnh thổ Ukraine... và cung cấp vũ khí tầm xa có thể tấn công Nga, và do đó khiến Pháp trở thành đồng minh trong cuộc xung đột này”.
Le Pen là chủ tịch nhóm Tập Hợp Quốc Gia trong Nghị viện Pháp, nhưng nhà lãnh đạo đảng này là Jordan Bardella, thành viên 28 tuổi của Nghị viện Âu Châu.
Bardella hôm 19 Tháng Sáu cho biết ông sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine nếu được bầu làm thủ tướng, nhưng cũng loại trừ việc Pháp gửi quân đội hoặc cung cấp vũ khí tầm xa cho Kyiv.
Các đối tác của Ukraine đang bất đồng về việc Kyiv được phép sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp ở mức độ nào để thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự ở Nga.
Hôm 31 Tháng Năm, Mỹ đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp, bao gồm hỏa tiễn HIMARS, để tấn công các mục tiêu ở Nga nằm gần biên giới với tỉnh Kharkiv sau khi Nga phát động một cuộc tấn công mới trong khu vực vào ngày 10 Tháng Năm.
Ukraine vẫn bị cấm sử dụng ATACMS và các loại vũ khí tầm xa khác do Mỹ cung cấp để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga.
9. Truyền thông cho biết Nga gặp khó khăn với hàng Trung Quốc khi Bắc Kinh siết chặt kiểm soát
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Media: Russia faces difficulties with Chinese imports as Beijing tightens control”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Hôm Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy, Tờ Moscow Times đưa tin Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát xuất khẩu các sản phẩm quân sự và công dụng kép kể từ ngày 1 Tháng Bẩy.
Dẫn lời các nhà nhập khẩu Nga, tờ Moscow Times cho rằng điều này đã khiến việc cung cấp thiết bị và máy móc của Trung Quốc sang Nga trở nên khó khăn hơn.
Thương mại giữa Nga và Trung Quốc được cho là đã tăng 121% kể từ năm 2021, nhấn mạnh vai trò của Bắc Kinh là huyết mạch kinh tế của Mạc Tư Khoa. Một hệ thống thanh toán hoạt động là cần thiết để duy trì quan hệ thương mại và Nga đã bị cắt khỏi SWIFT vào năm 2022.
Danh sách hạn chế bao gồm thiết bị, nhu liệu, công nghệ, phụ tùng và động cơ cho ngành hàng không vũ trụ cũng như một số thiết bị cho ngành thép và sản xuất tua-bin khí.
Việc xuất khẩu các sản phẩm này hiện phải có giấy phép của Bộ Thương mại Trung Quốc hoặc giấy phép xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng. Các yêu cầu mới áp dụng cho tất cả các nhà xuất khẩu.
Tờ Moscow Times đưa tin, tất cả sự chậm trễ và chi phí bổ sung sẽ dẫn đến việc tăng chi phí vận chuyển hàng hóa và giá cả của nó.
Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã công bố một làn sóng trừng phạt mới vào ngày 12 tháng 6 nhằm vào các tổ chức tài chính của Nga, cũng như các tổ chức và cá nhân có trụ sở tại Trung Quốc và các nơi khác giúp Mạc Tư Khoa lách các hạn chế hiện có.
Trong khi nền kinh tế Nga tỏ ra kiên cường trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, các biện pháp này dần dần buộc nhiều ngân hàng Trung Quốc phải giảm quy mô hoạt động với hoặc ở Nga.
10. Orban nói rằng quan điểm hòa bình của Kyiv và Mạc Tư Khoa 'rất khác nhau'
Hôm Thứ Sáu, 05 Tháng Bẩy, trong cuộc họp báo chung với Putin ở Điện Cẩm Linh, Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban cho biết quan điểm của Ukraine và Nga về cuộc chiến hiện nay cũng như triển vọng hòa bình là “rất khác nhau”.
Chuyến đi thăm nhà độc tài Nga Vladimir Putin ở Mạc Tư Khoa của Viktor Orbán diễn ra chỉ vài ngày sau khi gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ở Kyiv.
Orban nói trong cuộc họp báo với Putin: “Trong hai năm rưỡi qua, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không thể đạt được hòa bình nếu không có các kênh đối thoại và ngoại giao.
“Tôi cảm thấy rằng các quan điểm đang rất xa nhau, cần phải thực hiện nhiều bước để thiết lập hòa bình, nhưng bước quan trọng đầu tiên hướng tới đối thoại đã được thực hiện.”
Orban cũng tiết lộ ba câu hỏi mà ông đã hỏi Putin – ông nghĩ gì về các sáng kiến hòa bình hiện có, ông nghĩ gì về lệnh ngừng bắn và đàm phán hòa bình cũng như khi nào chúng có thể được tổ chức và ý kiến của ông về cấu trúc an ninh Âu Châu thời hậu chiến.
Ông không nói Putin phản ứng thế nào với bất kỳ điều nào trong số này.
Putin trước đó cùng ngày đã chào đón Orban tại thủ đô của Nga, nói rằng ông hy vọng sẽ thảo luận về quan hệ song phương và tình hình ở Ukraine.
Budapest đã nhiều lần phản đối việc Ukraine gia nhập NATO và Liên Hiệp Âu Châu cũng như các lệnh trừng phạt đối với Nga, làm suy yếu các nỗ lực viện trợ của phương Tây cho Ukraine và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Mạc Tư Khoa trong suốt cuộc chiến toàn diện.
Viễn cảnh Orban tới Nga, đặc biệt là sau khi Hung Gia Lợi vừa giành được chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh Âu Châu, khiến nhiều người ở Liên Hiệp Âu Châu tức giận.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói chuyến đi là “sự xúc phạm đến cuộc đấu tranh vì tự do của người dân Ukraine”.
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel cho biết Hung Gia Lợi, với vai trò là chủ tịch luân phiên hiện tại của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu, “không có nhiệm vụ thay mặt Liên Hiệp Âu Châu tham gia với Nga”.
Liên Hiệp Âu Châu nhấn mạnh thêm rằng chuyến thăm Nga của Orban “không đại diện cho Liên Hiệp Âu Châu dưới bất kỳ hình thức nào”.
Josep Borrell, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, cho rằng chuyến đi “chỉ liên quan đến mối quan hệ song phương giữa Hung Gia Lợi và Nga”.
Các nhà lãnh đạo Âu Châu khác bình luận về chuyến thăm của Orban.
“Orban đang đến thăm Mạc Tư Khoa. Sự xoa dịu sẽ không ngăn cản được Putin”, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết.
“ Chỉ có sự đoàn kết và quyết tâm mới mở đường cho một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraine.”
Bộ Ngoại giao Ukraine lặp lại quan điểm này, nói rằng “quyết định thực hiện chuyến đi này là do phía Hung Gia Lợi đưa ra mà không có sự đồng ý hay phối hợp từ Ukraine”.
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến các biện pháp an ninh của Liên Bang Nga nhằm mục đích hạn chế các thông tin bất lợi liên quan đến cuộc xâm lược ở Ukraine.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Theo các phương tiện truyền thông độc lập của Nga vào ngày 4 tháng 7 năm 2024, theo yêu cầu của cơ quan quản lý truyền thông Nga Roskomnadzor, một số ứng dụng Mạng bảo mật ảo, gọi tắt là VPN, đã bị xóa khỏi phiên bản App Store tiếng Nga. Điều này diễn ra sau các lần xóa ứng dụng VPN trước đó vào năm 2022 và 2023. Roskomnadzor đã giành được quyền ngăn chặn khả năng truy cập vào các dịch vụ VPN mà không cần thông qua tòa án vào tháng 3 năm 2024. Roskomnadzor biện minh cho lệnh cấm là vì các ứng dụng chứa 'nội dung bất hợp pháp ở Nga. Điều này gần như chắc chắn nhằm hạn chế khả năng của công dân Nga tiếp cận các phương tiện truyền thông độc lập của Nga và quốc tế, cũng như đơn giản hóa công việc của các cơ quan an ninh trong việc giám sát công dân Nga.
Ngoài ra, cũng vào ngày 4 tháng 7, truyền thông Nga đưa tin Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã yêu cầu các nhà khai thác viễn thông Nga ngừng cung cấp dịch vụ Điện thoại Thoại qua Giao thức Internet, gọi tắt là VoIP. VoIP ngày càng trở thành tiêu chuẩn công nghiệp quốc tế nhờ hiệu quả broadband của nó và khả năng tích hợp điện thoại vào một hệ thống liên lạc thống nhất cùng với email và hội nghị từ xa qua video. Lời biện minh chính thức không hợp lý của FSB là biện pháp này nhằm mục đích giảm các trường hợp gian lận. Trên thực tế, rất có thể nó nhằm mục đích tăng cường khả năng của chính quyền Nga trong việc giám sát và hạn chế thông tin liên lạc của các công dân tư nhân và các tổ chức doanh nghiệp.
Hai biện pháp này đều phù hợp với những nỗ lực của Nga nhằm kiểm soát môi trường thông tin trong nước và hạn chế quyền truy cập của người dân vào những thông tin không phù hợp với tuyên bố của chính phủ.
Nỗ lực này đã có từ lâu. Năm 2019, Nga đã tổ chức các cuộc thực tập nhằm tạm thời cắt quyền truy cập Internet của người Nga và thông qua luật 'Internet với chủ quyền quốc gia' trong cùng năm. Tuy nhiên, nỗ lực này đã tăng tốc đáng kể sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, với việc hầu hết các phương tiện truyền thông độc lập bị đóng cửa hoặc buộc phải ra nước ngoài, và những hạn chế ngày càng hà khắc đối với khả năng tiếp cận phương tiện truyền thông nước ngoài của công dân. Hiệu quả của những hạn chế này vẫn chưa được nhìn thấy, khi những người Nga thành thị có học thức tiếp tục tìm ra những cách sáng tạo để vượt qua những biện pháp này.
Vị Hồng Y sẽ công bố trước thế giới vị Tân Giáo Hoàng. Nhật Ký Trừ Tà: Chứng tá của tôi về Chúa
VietCatholic Media
17:00 07/07/2024
1. Ai là vị Hồng Y Trưởng Đẳng Phó Tế sẽ công bố vị Tân Giáo hoàng tiếp theo?
Đức Hồng Y người Pháp Dominique Mamberti, chủ tịch Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh (Apostolic Signatura), đã trở thành Trưởng Đẳng Phó Tế của Hồng Y đoàn, và sẽ có vai trò công bố vị tân Giáo hoàng mới được bầu tại Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng tiếp theo.
Nhiệm vụ công bố vị Tân Giáo Hoàng được giao cho vị Hồng Y cao cấp nhất trong hàng ngũ các Hồng Y phó tế có mặt tại Cơ Mật Viện. Đức Hồng Y Mamberti đã đạt được địa vị đó vào ngày 1 tháng 7, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăng chức ba Hồng Y phó tế – là các Hồng Y James Harvey, Lorenzo Baldisseri, và Gerhard Müller – từ Hồng Y phó tế lên Hồng Y linh mục.
Đức Hồng Y Renato Martino thực sự là Hồng Y Trưởng Đẳng Phó Tế, đã giữ chức vụ đó từ năm 2003. Tuy nhiên, ở tuổi 91, ngài không đủ điều kiện để tham gia mật nghị.
2. Đức Thánh Cha bổ nhiệm 3 tổng giám mục cho Venezuela
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm các tổng giám mục cho ba trong số chín tổng giáo phận của Venezuela, bao gồm Thủ đô Caracas, Barquisimeto (trống tòa từ năm 2020) và Valencia (trống tòa từ năm 2022).
Tổng giám mục mới của Caracas là Đức Cha Raúl Biord Castillo, 61 tuổi, thuộc dòng Salêdiêng đã lãnh đạo Giáo phận La Guaira từ năm 2014. Người tiền nhiệm của ngài là Đức Hồng Y Baltazar Enrique Porras Cardozo, hiện 79 tuổi, được bổ nhiệm làm tổng giám mục của Caracas vào năm 2023 sau 5 năm trống tòa.
Điều VI của hiệp ước năm 1964 giữa Tòa thánh và Venezuela đã trao cho tổng thống quốc gia quyền phủ quyết đối với việc bổ nhiệm các giám mục. Bốn trong số 42 tòa Giám Mục trên toàn quốc hiện đang trống tòa vì nhà độc tài Nicolás Maduro liên tục phủ quyết.
3. Nhật Ký Trừ Tà số 298: Chứng tá của tôi về Chúa
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #298: My Proof for God”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 298: Chứng tá của tôi về Chúa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Với tư cách là một nhà trừ quỷ, một hình ảnh in sâu vào tâm trí tôi là “Cái nhìn của Ác ma”. Khi chúng tôi tiến hành trừ tà, lũ quỷ xuất hiện và tôi nhìn vào mắt chúng. Cơn thịnh nộ tàn ác và giết người mà tôi thấy thật kinh hoàng và không thể quên được.
Đáng buồn là chúng ta cũng thoáng thấy những điều xấu xa như vậy ở thế giới xung quanh chúng ta. Chúng ta nhìn thấy bộ mặt của sự ác khi chúng ta chứng kiến những cơn thịnh nộ bạo lực, những cuộc tấn công khủng bố nhằm vào trẻ em, sự phá hủy các nhà thờ và ảnh tượng thánh thiện, lòng tham lam và ích kỷ.
Tương tự như vậy, tôi nhận thấy rằng những người dành nhiều thập niên thực hành các thuật huyền bí, phù thủy và bói toán ma quỷ thường không vui vẻ, bị cô lập về mặt cảm xúc và thường toát ra bóng tối bao quanh họ. Đối với tôi, những điều này dường như phản ánh khuôn mặt của Ác Ma. May mắn thay, khi chúng ta cầu nguyện cho họ và ánh sáng của Chúa Kitô chiếu trên họ, bóng tối dần dần tan biến và họ một lần nữa sống động trở lại.
Tôi trải nghiệm nhiều sự tiếp xúc ân sủng hàng ngày. Rất nhiều người thực sự tốt bụng và tử tế, sẵn sàng giúp đỡ, chẳng hạn như những thành viên hào phóng và đầy đức tin trong đội trừ tà của chúng tôi. Niềm vui của các thành viên trong nhóm chúng tôi và những ân sủng chữa lành mạnh mẽ của Chúa đã làm lu mờ sự hiện diện đen tối của ma quỷ. Một dấu hiệu không thể nhầm lẫn về sự hiện diện của Thiên Chúa là niềm vui trào dâng từ trái tim và rạng ngời trên khuôn mặt của mỗi người.
Những “cái nhìn” này, một số đầy giận dữ và đen tối, và những cái khác tràn đầy niềm vui thiên đàng, xác nhận cho tôi cả thực tế về Kẻ Ác và thực tế về Thiên Chúa. Chắc chắn là sau một cuộc sống ngay lành trên thế gian này chúng ta sẽ nhận được phần thưởng trên trời ở đời sau. Chắc chắn là như thế. Nhưng điều đó không phải là toàn bộ lý do khiến tôi chọn theo Chúa. Chính Ngài là nguồn vui và bình an của chúng ta. Niềm vui và sự bình an như vậy là phần thưởng của chính nó ở đời này và là lời hứa hẹn về hạnh phúc ở đời sau.
Đây là những “chứng tá” hàng ngày của tôi về sự hiện hữu của Chúa. Còn anh chị em, chứng tá của anh chị em là gì?
Source:Catholic Exorcism
4. Đức Hồng Y Woelki /vơn-ki/ kêu gọi Công Giáo Đức tôn trọng Đức Giáo Hoàng nghiêm chỉnh hơn
Vấn đề cải tổ Giáo hội đang tạo nên những tranh luận giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Công Giáo tại Đức từ nhiều năm nay. Trong bối cảnh này, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng giám mục Giáo phận Koeln, giáo phận lớn nhất tại Đức, kêu gọi các tín hữu Công Giáo Đức hãy coi trọng hơn lập trường của Đức Thánh Cha.
Đức Hồng Y Woelki đưa ra lời kêu gọi trên đây, trong sứ điệp Video đăng trên trang mạng Tổng giáo phận của ngài, hôm 29 tháng Sáu vừa qua. Đức Hồng Y nhắc lại lá thư dài mười chín trang Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành một tháng trời, trong những giờ rảnh rỗi, để tự tay viết lấy cách đây đúng năm năm. Nhưng hơn một lần Đức Thánh Cha đã than phiền rằng lá thư của ngài không được các tín hữu Công Giáo Đức để ý, dù ngài đã lặp đi lặp lại rằng lá thư này là điều ngài xác tín là quan trọng.
Đức Hồng Y Woelki nói: “Chúng ta hãy thành thực: ai đã thực sự đọc lá thư này của Đức Giáo Hoàng?”
Ngày 29 tháng Sáu năm 2019, Đức Thánh Cha đã gửi lá thư “cho dân Chúa lữ hành ở Đức”, trong đó ngài nói đến tiến trình cải tổ mà Tiến trình Công nghị của Công Giáo Đức đề ra, lúc ấy Con đường này còn ở trong giai đoạn hoạch định và nay tiến trình đó kết thúc, và tìm cách thi hành. Một đàng, Đức Thánh Cha ca ngợi sự dấn thân và nỗ lực cải tổ của Công Giáo Đức, nhưng đồng thời ngài kêu gọi hãy hiệp nhất với Giáo hội hoàn vũ. Thư này đã tạo nên một sự ngạc nhiên trong nội bộ Giáo hội, cả những người chống đối lẫn ủng hộ Tiến trình Công nghị đều cảm thấy được khích lệ nhờ lá thư, trong đó có Đức Hồng Y Woelki.
Những đề nghị do Tiến trình Công nghị đưa ra cho đến nay đang tạo nên sự tranh chấp giữa các tín hữu Công Giáo Đức và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, như người ta thấy trong cuộc đối thoại vòng ba, hôm thứ Sáu vừa qua, ngày 27 tháng Sáu, giữa các giám mục Đức và các Hồng Y liên hệ tại Tòa Thánh.
Trong Video mới, Đức Hồng Y Woelki nhận định rằng với lá thư cách đây năm năm, Đức Thánh Cha mời gọi dấn thân loan báo Tin mừng là sứ mạng cốt yếu của Giáo hội. Đức Hồng Y nói: “tôi thiết nghĩ: chúng ta phải lắng nghe và cấp thiết thực thi ước muốn của Đức Thánh Cha, quanh chúng ta cũng như trong Giáo Hội Công Giáo Đức. Chỉ như thế, Giáo hội tại nước này mới có tương lai”.