Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 15 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:32 09/07/2018
(Mc 6, 7-13)
SAI ĐI
Hai người một nhóm đồng hành,
Ra đi rao giảng tin lành cho dân.
Trao quyền cứu chữa tha nhân,
Cuộc đời phó thác, thanh bần đơn sơ.
Không tiền, không bị, không nhờ,
Hoàn toàn tin tưởng, thiên cơ quan phòng.
Người nào đón tiếp ước mong,
Vững tâm ở lại, thong dong đáp lời.
Ai mà chê chối không mời,
Phủi chân tố cáo, những nơi bất đồng.
Tông đồ sánh bước lập công,
Gọi mời thống hối, hiệp thông ơn lành.
Tin vui loan báo hoàn thành,
Xua trừ ma quỉ, chữa lành bệnh nhân.
Chu toàn sứ vụ canh tân,
Trở về bên Chúa, dự phần phúc vinh.
Chúa Giêsu sai nhóm mười hai Tông đồ ra đi rao giảng tin mừng cứu độ. Ngài đã ban quyền trừ qủy và chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền. Chúa đưa ra chỉ dẫn cụ thể khi ra đi: Đừng mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, chân đi dép và đừng mặc hai áo. Ngài muốn các môn đệ sống tinh thần khó nghèo và phó thác. Vật chất cần thiết nhưng chỉ là phương tiện giúp chúng ta sống. Loại trừ được những lỉnh kỉnh vật chất sẽ bớt đi sự bận vướng.
Một người lên đường mà hành trang gọn nhẹ thì dễ dàng di chuyển. Người môn đệ sống khó nghèo được tự do thanh thản và không bị vật chất chi phối. Người môn đệ sống nghèo nhưng tình thần thì đầy ắp yêu thương. Thật lý tưởng khi con người thoát ra khỏi những nhu cầu vật chất.
Chúng ta biết việc truyền giáo của Giáo Hội vào thời nào cũng thế. Các nhà truyền giáo muốn phát động chiến dịch đến với dân ngoại mà không có tài chánh và phương tiện thì cũng khó khăn. Người ta nói: Có thực mới vực được đạo. Mỗi Địa phận hay Dòng tu đều có qũy truyền giáo. Có tiền bạc thì công việc xem ra trôi chảy dễ dàng. Chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao xưa kia Chúa Giêsu trực tiếp sai các môn đệ ra đi với hai bàn tay trắng. Các môn đệ có thể làm được gì? Thực tế, các môn đệ đã ra đi và đã thâu hoạch nhiều kết qủa.
Nhìn vào hoàn cảnh cụ thể về cách sống đạo, từ những nước nghèo đói như Phi Châu, Á Châu và những vùng đất xa xôi chiến tranh hoang tàn có nhiều nhà thờ siêu vẹo đổ nát nhưng lại có nhiều tâm hồn nhiệt thành. Rất nhiều tín hữu trung kiên giữ đạo và sống đạo. Trong khi xã hội văn minh giầu có, ngày càng ít người đến nhà thờ. Nhiều nhà thờ bị đóng cửa. Có những nhà thờ khang trang, đầy đủ tiện nghi nhưng lại vắng bóng tín đồ.
Lời truyền của Chúa Giêsu vẫn là một thức tỉnh cho Giáo Hội. Việc quan trọng là mỗi người hãy ý thức trách nhiệm truyền giáo của mình. Chúng ta không thể thoái thác cho rằng truyền giáo là bổn phận của các thừa sai, các giáo sĩ và tu sĩ. Chúng ta có sự liên đới và hỗ trợ lẫn nhau. Người hậu phương, kẻ tiền tuyến. Các nhà truyền giáo ra đi với bàn tay trắng. Các ngài có chúng ta ở hậu phương yểm trợ. Công việc truyền giáo sẽ sinh hoa quả tốt đẹp.
Hãy ra đi loan truyền ơn cứu độ. Nhớ khi kết thúc thánh lễ, linh mục cầu chúc anh chị em đi bình an. Chúng ta đã nhận lãnh của ăn là Lời Chúa và Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta tiếp tục ra đi đem tin mừng chia xẻ cho mọi người. Đó cũng là việc truyền giáo.
THỨ HAI, TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN
(Xh 1, 8-14.22; Mt 10, 34-11, 4).
PHẦN THƯỞNG
Đức tin phấn đấu không ngừng,
Bình an sâu thẳm, vui mừng tâm can.
Niềm tin chọn lựa gian nan,
Hy sinh đau khổ, sẻ san cuộc đời.
Hòa bình đâu mãi gọi mời,
Tâm tình phân rẽ, sống đời tranh đua.
Con trai con gái hơn thua,
Nàng dâu chống mẹ, phân bua phận mình
Gia đinh chia rẽ bất bình,
Người đi theo Chúa, kẻ rình tránh xa.
Ai yêu ba mẹ hơn Cha,
Thật là không xứng, bao la tình Ngài.
Anh em bé mọn bất tài,
Ai mà đón tiếp, lập đài trả công.
Dù là bát nước dòng sông,
Ban cho phần thưởng, xứng công Nước Trời.
THỨ BA, TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN
(Xh 2, 1-15a; Mt 11, 20-24).
SÁM HỐI
Chúa vào thăm viếng các Thành,
Gọi mời sám hối, thực hành ái nhân.
Chứng nhân phép lạ nhiều lần,
Không màng hối lỗi, đường trần tách xa.
Cô-ra-zain Bét-sai-đa,
Khốn cho thành thị, vướng sa tội đời.
Nếu là phép lạ đúng nơi,
Ty-rô, Si-đón, đổi đời từ lâu.
Hỡi Ca-pha-ná-um đâu?
Vinh quang tâng bấc, chuốc sầu thương đau.
Trong ngày phán xét mai sau,
Giam cầm hình phạt, khổ đau chất chồng.
Tiên tri rao giảng không công,
Quay đầu ngoảnh mặt, mơ trông thấy gì.
Lắng nghe giáo lý thực thi,
Khoan dung xét xử, từ bi vô ngần.
THỨ TƯ, TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN
(Xh 3, 1-6. 9-12; Mt 11, 25-27).
ĐƠN SƠ
Các nhà hiền triết khôn ngoan,
Tưởng mình thông suốt, thành toàn nghĩ suy.
Cậy vào tri thức tư duy,
Nhiệm mầu trời đất, phát huy được gì.
Mọi loài thụ tạo là chi?
Chỉ là bình gốm, thực thi số phần.
Chúa thương mạc khải thế nhân,
Con người nhận biết, gian trần ẩn sâu.
Nước Trời ẩn dấu nơi đâu,
Đơn sơ bé mọn, nhiệm mầu tỏa lan.
Khiêm nhường đón nhận ơn ban,
Chúa Con mạc khải, thiên nhan Ngôi Lời.
Giê-su xưng tụng Chúa Trời,
Tỏ mình cho kẻ, sống đời khiêm nhu.
Thành tâm sâu lắng luyện tu,
Tỏa lan ánh sáng, thiên thu rạng ngời.
THỨ NĂM, TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN
(Xh 3, 13-20; Mt 11, 28-30).
BỔ SỨC
Những ai khó nhọc buồn sầu,
Vai mang gánh nặng, nguyện cầu khấn ban.
Chúa thương bổ sức vạn an,
Dìu tay nâng đỡ, ủi an tháng ngày.
Thân mang lấy ách của Thầy,
Cùng Thầy theo học, giãi bày tâm tư.
Hiền lành khiêm nhượng nhân từ,
Tâm hồn thư thái, anh thư cao vời.
Bình an tâm trí rạng ngời,
Sống vui hạnh phúc, cuộc đời thánh ân.
Ách Thầy êm ái vô ngần,
Nhẹ nhàng gồng gánh, bước lần đi theo.
Theo Thầy lối sống khó nghèo,
Hy sinh buông bỏ, tim reo nhẹ nhàng.
Thanh bần nhịn nhục không màng,
Cuộc đời phó thác, mở đàng phúc vinh.
THỨ SÁU, TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN
(Xh 11, 10-12, 14; Mt 12, 1-8).
SA-BÁT
Ngang qua đồng lúa chín vàng,
Tông đồ bứt lúa, vò sàn trong tay.
Những người Biệt Phái lạ thay,
Phạm ngày Sa-bát, lỗi này không tha.
Rình mò bắt bẻ người ta,
Chúa thương bênh đỡ, lỗi sa phạm này.
Trích lời Kinh Thánh phơi bày,
Khi vua Đa-vít, một ngày lả lơi,
Vào trong đền Chúa nghỉ ngơi,
Tùy tùng ăn bánh, không mời đó sao?
Mấy thầy tư tế đi vào,
Luật này vi phạm, cớ sao bậc thầy.
Tôn vinh Chúa Cả nơi này,
Đền thờ tôn kính, chính Thầy Giê-su.
Muôn đời hiện hữu thiên thu,
Lòng nhân Ngài muốn, khiêm nhu sống đời.
THỨ BẢY, TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN
(Xh 12, 37-42; Mt 12, 14-21).
KHIÊM NHU
Mấy người Biệt Phái nơi đây,
Bày mưu hãm hại, đức Thầy Giê-su.
Chúa đành rời bỏ giáo khu,
Tìm nơi thanh vắng, luyện tu lạ thường.
Chữa lành bệnh hoạn trên đường,
Âm thầm ẩn náu, yêu thương chúc lành.
Dịu hiền công chính lòng thanh,
Khiêm nhu rao giảng, thực hành ái nhân.
Tiên tri loan báo toàn dân,
Mọi lời ứng nghiệm, tinh vân sáng ngời.
Giê-su sứ giả từ trời,
Người không dức lác, ở nơi phố phường,
Cũng không nghe tiếng ngoài đường,
Dung hòa khiêm nhượng, hiền lương với người.
Công minh chính đại trong đời,
Mang niềm hy vọng, rạng ngời thế gian.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu tại Bari: ''Trung Đông là một hòm bia của hòa bình, chứ không phải là cái lò chiến tranh!''
Thanh Quảng sdb
03:36 09/07/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu tại Bari: "Trung Đông là một hòm bia của hòa bình, chứ không phải là cái lò chiến tranh!"
Sau cuộc gặp gỡ riêng với các vị lãnh đạo thuộc Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống vào ngày thứ Bảy vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được chào đón tại Quảng trường bên ngoài Nhà thờ Thánh Nicholas ở Bari, và Ngài mời gọi tất cả hãy cùng cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông.
Đức Thánh Cha lên án sự thờ ơ, im lặng khi đối diện với thảm cảnh của Trung Đông
Chúa Giêsu đến từ Trung Đông
Đức Thánh Cha bắt đầu bài chia sẻ bằng nhắc nhớ lại những liên hệ của Chúa Giêsu và Kitô giáo với miền đất Trung đông. Chúa Giê-su đã mời gọi các môn sinh của Ngài hãy dùng tình thương yêu chứ đừng dùng thù hận võ khí với anh chị em lân bang nơi đây. Sự hoán cải mà Tin Mừng mời gọi là phương tiện duy nhất để giải quyết những tranh chấp khổ đau mà vùng đất Trung Đông đang phải đối diện hàng ngày. Bắt chước Chúa Giêsu, chúng ta không thể là “dùng tầu bay hay vũ trang để đưa dẫn tới bình minh rạng rỡ của Lễ Phục Sinh.” Noi theo gương Chúa Giêsu, chúng ta phải dấn thân chính mình làm món quà hòa giải.
Trung Đông nơi phát sinh ra Thiên Chúa giáo
Từ vùng đất này mà Tin mừng Phúc âm của Chúa Giêsu được âm vang và loan tỏa, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy tiếp tục loan truyền sứ điệp của Chúa hầu nhiều người được lãnh nhận phép rửa và niềm tin sức sống.
Hy vọng được nảy sinh mạnh mẽ qua các dấu chỉ.
ĐTC nói: Hòa bình cần được "gieo trồng vào vùng đất khô cằn, um đầy xung đột và bất hoà". Đó là tiến trình mà chúng ta không được thoái thác và chúng ta cần ý thức rằng không phải "những bức tường cao vây kín" mà có hòa bình. Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng “những dấu hiệu mạnh mẽ biểu tỏ qua – những người nam nữ thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau đang được mời gọi ngồi lại với nhau qua đối thoại hầu chia sẻ những cảm nghĩ khác nhau của mình.
Hãy làm bộc phá miền đất Trung Đông
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài nói chuyện bằng mời gọi hãy làm bộc phá miền đất Trung Đông. Hãy chấm dứt cảnh khai thác vun lợi cho một thiểu số mà gây tổn thương cho đại đa số! Hãy chấm dứt việc lợi dụng Trung Đông cho những lợi ích không có liên quan gì đến Trung Đông! … Đừng vì lợi nhuận mà khai thác bừa bãi mỏ dầu và khí đốt, chẳng màng chi tới ngôi nhà chung của chúng ta, chẳng lo lắng gì về thực tại năng lượng gắn liền với những quy định song hành tồn tại với con dân đất nước!
Hòa bình vì lợi ích của trẻ em
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc những lời chia sẻ của Ngài bằng nói tới cái dấu hiệu mà biểu tượng qua các chú chim bồ câu được các em thả bay lên... Vì lợi ích của các em, “những người đã chứng kiến những đổ nát chiến tranh thay vì được đi học, nghe những tiếng bom nổ thay cho những cuộc chơi vui vẻ… ĐTC nguyện ước các em được hưởng hòa bình, hãy làm cho những áng mây đen u ám được xua tan, hầu các em nhìn thấy những chú chim bồ câu công cành lá ô liu hòa bình. Hãy làm cho Trung Đông thành một hòm bia giao ước hòa bình, chứ đừng biến nó thành một chiếc tàu chiến!
Hỡi các con của vùng đất Trung Đông yêu quý, các bạn hãy xua tan đi các bóng tối của chiến tranh, quyền lực, bạo lực, cuồng tín, lợi ích bất công, khai thác, nghèo đói, bất bình và thiếu sự tôn trọng... ‘Nguyện bình an đến với các bạn” (Ps 122: 8), Ước mong công lý ngự trị trên quê hương đất nước các bạn, và ước gì Thiên Chúa ngự trị trong xứ sở của anh chị em.' (TV 122:8).
Sau cuộc gặp gỡ riêng với các vị lãnh đạo thuộc Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống vào ngày thứ Bảy vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được chào đón tại Quảng trường bên ngoài Nhà thờ Thánh Nicholas ở Bari, và Ngài mời gọi tất cả hãy cùng cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông.
Đức Thánh Cha lên án sự thờ ơ, im lặng khi đối diện với thảm cảnh của Trung Đông
Chúa Giêsu đến từ Trung Đông
Đức Thánh Cha bắt đầu bài chia sẻ bằng nhắc nhớ lại những liên hệ của Chúa Giêsu và Kitô giáo với miền đất Trung đông. Chúa Giê-su đã mời gọi các môn sinh của Ngài hãy dùng tình thương yêu chứ đừng dùng thù hận võ khí với anh chị em lân bang nơi đây. Sự hoán cải mà Tin Mừng mời gọi là phương tiện duy nhất để giải quyết những tranh chấp khổ đau mà vùng đất Trung Đông đang phải đối diện hàng ngày. Bắt chước Chúa Giêsu, chúng ta không thể là “dùng tầu bay hay vũ trang để đưa dẫn tới bình minh rạng rỡ của Lễ Phục Sinh.” Noi theo gương Chúa Giêsu, chúng ta phải dấn thân chính mình làm món quà hòa giải.
Trung Đông nơi phát sinh ra Thiên Chúa giáo
Từ vùng đất này mà Tin mừng Phúc âm của Chúa Giêsu được âm vang và loan tỏa, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy tiếp tục loan truyền sứ điệp của Chúa hầu nhiều người được lãnh nhận phép rửa và niềm tin sức sống.
Hy vọng được nảy sinh mạnh mẽ qua các dấu chỉ.
ĐTC nói: Hòa bình cần được "gieo trồng vào vùng đất khô cằn, um đầy xung đột và bất hoà". Đó là tiến trình mà chúng ta không được thoái thác và chúng ta cần ý thức rằng không phải "những bức tường cao vây kín" mà có hòa bình. Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng “những dấu hiệu mạnh mẽ biểu tỏ qua – những người nam nữ thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau đang được mời gọi ngồi lại với nhau qua đối thoại hầu chia sẻ những cảm nghĩ khác nhau của mình.
Hãy làm bộc phá miền đất Trung Đông
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài nói chuyện bằng mời gọi hãy làm bộc phá miền đất Trung Đông. Hãy chấm dứt cảnh khai thác vun lợi cho một thiểu số mà gây tổn thương cho đại đa số! Hãy chấm dứt việc lợi dụng Trung Đông cho những lợi ích không có liên quan gì đến Trung Đông! … Đừng vì lợi nhuận mà khai thác bừa bãi mỏ dầu và khí đốt, chẳng màng chi tới ngôi nhà chung của chúng ta, chẳng lo lắng gì về thực tại năng lượng gắn liền với những quy định song hành tồn tại với con dân đất nước!
Hòa bình vì lợi ích của trẻ em
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc những lời chia sẻ của Ngài bằng nói tới cái dấu hiệu mà biểu tượng qua các chú chim bồ câu được các em thả bay lên... Vì lợi ích của các em, “những người đã chứng kiến những đổ nát chiến tranh thay vì được đi học, nghe những tiếng bom nổ thay cho những cuộc chơi vui vẻ… ĐTC nguyện ước các em được hưởng hòa bình, hãy làm cho những áng mây đen u ám được xua tan, hầu các em nhìn thấy những chú chim bồ câu công cành lá ô liu hòa bình. Hãy làm cho Trung Đông thành một hòm bia giao ước hòa bình, chứ đừng biến nó thành một chiếc tàu chiến!
Hỡi các con của vùng đất Trung Đông yêu quý, các bạn hãy xua tan đi các bóng tối của chiến tranh, quyền lực, bạo lực, cuồng tín, lợi ích bất công, khai thác, nghèo đói, bất bình và thiếu sự tôn trọng... ‘Nguyện bình an đến với các bạn” (Ps 122: 8), Ước mong công lý ngự trị trên quê hương đất nước các bạn, và ước gì Thiên Chúa ngự trị trong xứ sở của anh chị em.' (TV 122:8).
Thiên Chúa không làm theo cách mong mỏi của con người.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:36 09/07/2018
ĐGH Phanxicô nói rằng nhiều người đã được rửa tội, là Kitô hữu, nhưng “lại sống như thể Đức Kitô không hiện hữu”
Trước khi đọc kinh Truyền Tin cùng với các khách hành hương hiên diện tại Quảng Trường Thánh Phê-rô vào ngày Chúa Nhật 8 tháng Bẩy, ĐGH nói rằng Thiên Chúa không làm theo ý của con người, và Ngài thường tỏ mình ra và ban cho chúng ta ân sủng theo cách riêng của Ngài.
“Thiên Chúa không theo những định kiến. Chúng ta phải nỗ lực mở lòng, mở trí để chấp nhận một thực tại thiêng liêng xẩy đến với chúng ta”
ĐGH đan cử một ví dụ, người dân làng Nazareth không thể hiểu được Chúa Giê-su, một bác thợ mộc tầm thường, không được học tại trường lớp, lại có thể thực hiện những phép lạ và trổi vươt hơn cả các kinh sư, ký lục về giáo huấn của Ngài.
Bởi quá quen thuộc với gia đình và nguồn gốc tầm thường của Chúa Giê-su, những người trong làng đi từ kinh ngạc tới hoài nghi về những điều Chúa đã nói.
“Thay vì mở lòng đón nhận thực tại, họ lại bị vấp ngã.” Bởi vì trong đầu óc, với định kiến của họ, Thiên Chúa không bao giờ tự hạ để nói qua một con người tầm thường như thế.
“Đó là sự vấp ngã của mầu nhiệm nhập thể” mà nó vẫn tiếp tục đến ngày nay. Khi người ta có những định kiến trước về Thiên Chúa, làm cho người ta không nhận ra Người.
“Đây là vấn đề đức tin; thiếu đức tin là một trở ngại để nhận ân sủng của Thiên Chúa. Nhiều người đã được rửa tội nhưng lại sống như thể là Đức Kitô không hiện hữu – Họ lập đi lập lại những cử chỉ và những dấu chỉ của đức tin, nhưng những điều này không tương hợp với một sự gắn bó thực sự với con người của Chúa Giesu và Tin mừng của ngài.”
“Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với Ngài bằng thái độ khiêm nhường lắng nghe và hiền lành chờ đợi bởi vì ân sủng của Thiên Chúa thường đến với chúng ta trong những cách bất ngờ, không giống như sự mong chờ của chúng ta”.
Mẹ Teresa thành Calcutta là một điển hình về điều này. Là một nữ tu nhỏ nhắn, nghèo nàn – chỉ với cầu nguyện và những công việc tốt lành – đã làm nên những điều lớn lao và kỳ diệu và “cách mạng hóa công việc bác ái của Giáo Hội.”
ĐGH Phanxicô nói rằng “Mẹ Teresa là một gương mẫu cho chúng ta ngày nay,” và kêu gọi mọi người hãy mở lòng để đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, sự thật, sứ vụ và lòng thương xót, “cho mọi người, không loại trừ bất cứ ai.”
Source: Catholic Herald God does not conform to people's expectations, Pope Francis says
ĐGH đi Panama tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào tháng Giêng năm 2019
Nguyễn Long Thao
16:27 09/07/2018
VATICAN CITY. - Theo tin của AP, Tòa Thánh Vatican đã xác nhận tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tông du Panama tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng Giêng năm 2019. Thông cáo báo chí của Tòa Thánh cho biết ĐGH đã nhận lời mời của chính phủ và Hội Đồng Giám Mục Panama.
Từ khi lên ngôi Giáo Hoàng, ĐTC Phanxicô tham dự ba lần Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Lần đầu tiên Ngài tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Brazil năm 2013, một tháng sau khi lên ngôi Giáo Hòang. Đến năm 2016 Ngài tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Ba Lan và năm 2019 Ngài tham dự đại hội tại Panama.
Đồng thời giới báo chí cũng nói trên đường tới Panama, ĐGH có thể ghé El Salvador để cầu nguyện trước mộ của Đức TGM Oscar Romero mà Ngài sẽ phong thánh vào tháng 10 tới đây. Tuy nhiên thông cáo báo chí của Tòa Thánh phổ biến vào ngày Thứ Hai,9 tháng 7 không nói đến chi tiết này.
Trong khi ở Panama, theo dự trù, ĐGH sẽ cung hiến Vương Cung Thánh Đường cổ xây từ thời Panama còn bị đô hộ và mới đây được trùng tu lại.
Tổng Thống Juam Carlos Verela của Panama đã tweet ra bản tin rằng Ông chia sẽ niềm vui với nhân dân Panama và hứa sẽ yểm trợ chuyến viếng thăm của ĐGH.
Được biết Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức cứ ba năm một lần tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Đại Hội quy tụ hàng triệu bạn trẻ trên thế giới về cùng nhau làm chứng cho đức tin Kitô Giáo.
Nguyễn Long Thao
Từ khi lên ngôi Giáo Hoàng, ĐTC Phanxicô tham dự ba lần Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Lần đầu tiên Ngài tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Brazil năm 2013, một tháng sau khi lên ngôi Giáo Hòang. Đến năm 2016 Ngài tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Ba Lan và năm 2019 Ngài tham dự đại hội tại Panama.
Đồng thời giới báo chí cũng nói trên đường tới Panama, ĐGH có thể ghé El Salvador để cầu nguyện trước mộ của Đức TGM Oscar Romero mà Ngài sẽ phong thánh vào tháng 10 tới đây. Tuy nhiên thông cáo báo chí của Tòa Thánh phổ biến vào ngày Thứ Hai,9 tháng 7 không nói đến chi tiết này.
Trong khi ở Panama, theo dự trù, ĐGH sẽ cung hiến Vương Cung Thánh Đường cổ xây từ thời Panama còn bị đô hộ và mới đây được trùng tu lại.
Tổng Thống Juam Carlos Verela của Panama đã tweet ra bản tin rằng Ông chia sẽ niềm vui với nhân dân Panama và hứa sẽ yểm trợ chuyến viếng thăm của ĐGH.
Được biết Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức cứ ba năm một lần tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Đại Hội quy tụ hàng triệu bạn trẻ trên thế giới về cùng nhau làm chứng cho đức tin Kitô Giáo.
Nguyễn Long Thao
TT. Donald Trump đề cử một người Công Giáo vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
Nguyễn Long Thao
20:06 09/07/2018
T
ổng thống Donald Trump, vào tối thứ hai đã đề cử chánh án Brett Kavanaugh vào chức vụ thẩm phán của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ để thay thế cho Thẩm Phán Anthony Kennedy tuyên bố nghỉ hưu vào ngày 27 tháng 6 năm 2018.
Ông Kavanaugh hiện đang phục vụ trong Tòa phúc thẩm Washington DC từ năm 2006. Trước đây, ông làm việc tại Nhà Trắng dưới thời TT George W. Bush.
Ông tốt nghiệp luật tại Đại học Yale, có vợ và hai con gái. Ông là người Công Giáo và và từ bé hấp thụ nền giáo dục của các cha Dòng Tên tại Georgetown
Giới luật gia nhận định ứng viên Brett Kavanaugh có lập trường bảo thủ. TT Donald Trump mới đây đã bổ nhiệm Chánh Án Neil Gorsuch vào Tối Cao Pháp Viện Ông này cũng thuộc thành phần bảo thủ. Như vậy nếu được Thượng Viện chấp thuận, giới bảo thủ sẽ chiếm đa số tại Tối Cao Pháp Viện.
Tưởng cũng nên nói thêm, dưới thời TT Obama, Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ có 6 người là người Công Giáo, đền khi thầm phán Antonin Scalia chết, số người Công Giáo giảm xuống còn 5. Và nay nếu chánh án Kavanaugh được phê chuẩn thì số thẩm phán người Công Giáo sẽ là 6 người trong tổng số 9 thẩm phán.
Ngay khi ông Cavanaugh được đề cử, cơ quan thông tấn CNN của Hoa Kỳ ngày 10 tháng 7 đã viết bài bình luận có tựa đề "Tại sao người Công Giáo chiếm đa số tại Tối cao Pháp Viện ("Why do Catholics hold a strong majority on the Supreme Court?) trong khi dân số Công Giáo tại Hoa Kỳ chỉ chiếm 24% dân số nhưng lại giữ 2 phần 3, tức hơn 65% số ghế tại Tối Cao Pháp Viện.
Việc phê chuẩn ứng viên Cavanaugh vào chức vụ thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ chắc chắn sẽ gặp nhiều gay go tại Thượng Viện vì đảng Dân Chủ đã cho ông Cavanaugh là quá bảo thủ.
Nguyễn Long Thao
Ông Kavanaugh hiện đang phục vụ trong Tòa phúc thẩm Washington DC từ năm 2006. Trước đây, ông làm việc tại Nhà Trắng dưới thời TT George W. Bush.
Ông tốt nghiệp luật tại Đại học Yale, có vợ và hai con gái. Ông là người Công Giáo và và từ bé hấp thụ nền giáo dục của các cha Dòng Tên tại Georgetown
Giới luật gia nhận định ứng viên Brett Kavanaugh có lập trường bảo thủ. TT Donald Trump mới đây đã bổ nhiệm Chánh Án Neil Gorsuch vào Tối Cao Pháp Viện Ông này cũng thuộc thành phần bảo thủ. Như vậy nếu được Thượng Viện chấp thuận, giới bảo thủ sẽ chiếm đa số tại Tối Cao Pháp Viện.
Tưởng cũng nên nói thêm, dưới thời TT Obama, Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ có 6 người là người Công Giáo, đền khi thầm phán Antonin Scalia chết, số người Công Giáo giảm xuống còn 5. Và nay nếu chánh án Kavanaugh được phê chuẩn thì số thẩm phán người Công Giáo sẽ là 6 người trong tổng số 9 thẩm phán.
Ngay khi ông Cavanaugh được đề cử, cơ quan thông tấn CNN của Hoa Kỳ ngày 10 tháng 7 đã viết bài bình luận có tựa đề "Tại sao người Công Giáo chiếm đa số tại Tối cao Pháp Viện ("Why do Catholics hold a strong majority on the Supreme Court?) trong khi dân số Công Giáo tại Hoa Kỳ chỉ chiếm 24% dân số nhưng lại giữ 2 phần 3, tức hơn 65% số ghế tại Tối Cao Pháp Viện.
Việc phê chuẩn ứng viên Cavanaugh vào chức vụ thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ chắc chắn sẽ gặp nhiều gay go tại Thượng Viện vì đảng Dân Chủ đã cho ông Cavanaugh là quá bảo thủ.
Nguyễn Long Thao
Vài nét về nhân vật Công Giáo được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
Trần Mạnh Trác
21:53 09/07/2018
Trong bài phát biểu ngắn sau khi được ông Trump giới thiệu, ông Kavanaugh đã nói về tầm quan trọng của sự giáo dục Công Giáo của mình đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông như thế nào.
“Phương châm của trường học dòng Tên là 'Sống cho người khác',” ông Kavanaugh nhắc lại khoảng thời gian khi học tại trường Dự Bị Georgetown gần Washington, DC, ông nói: “Tôi đã cố gắng sống theo niềm tin đó.”
"Tôi là một phần tử của cộng đồng Công Giáo sinh động trong khu vực DC", ông nói. "Các thành viên trong cộng đồng thường không đồng ý về nhiều điều, nhưng chúng tôi thống nhất trong một vấn đề, đó là sự cam kết phục vụ."
Ông Kavanaugh nhấn mạnh về sự cam kết phục vụ này, trong và ngoài phòng xử án. Ông đã tình nguyện phục vụ các bữa ăn cho người vô gia cư, huấn luyện đội bóng rổ của con gái, và dạy kèm các trẻ em kém tại một trường tiểu học.
Ông đề cập đến đặc biệt đến Đức ông John Enzler, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Catholic Charities, cũng có mặt trong buổi họp báo.
“40 năm trước, tôi là một cậu bé giúp lễ cho Cha John, ” ông Kavanaugh thêm rằng họ hiện đang cùng nhau phục vụ cho những người vô gia cư qua các công việc với các tổ chức từ thiện Công Giáo.
Ông Kavanaugh hiện đang là tư pháp cuả Tòa phúc thẩm tại DC kể từ năm 2006. Trước đây, ông phục vụ trong toà Bạch Cung dưới thời TT George W. Bush.
Ông Bush nói rằng Kavanaugh "là một luật gia xuất sắc, đã trugn thành áp dụng Hiến pháp và luật pháp trong suốt 12 năm tại Toà cuả DC Circuit. Ông là một người chồng tốt, là một người cha, người bạn- một người toàn vẹn."
Kinh nghiệm trên Tối ViệnCao Pháp, ông Kavanaugh đã từng làm lục sự cho Tư Pháp Kennedy.
Ông tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Yale. Ông và vợ, bà Ashley, có hai con gái.
Về vấn đề phá thai, người ta vẫn không biết nhiều về quan điểm cá nhân của ông. Ông Kavanaugh gần đây có viết một phán quyết không cho phép một phụ nữ di dân trái phép không được hưởng dịch vụ phá thai. Nhưng phán quyết cuả ông đã bị lật đổ bởi một tòa án khác.
Trong quá khứ ông Kavanaugh đã từng bất đồng với những quyết định cho phép người không có giấy tờ được bỏ phiếu trong cuộc bầu cử và phản đối việc cho phép các công nhân nước ngoài chiếm giữ những công việc mà người Mỹ có thể thực hiện được.
Những quyết định của ông về bộ luật tránh thai HHS năm 2015 có thể nói là hỗn hợp. Trong khi ông bênh vực phía Priest for Life trong vụ kiện chống lại chính quyền Obama, ông lại dường như thừa nhận rằng các biện pháp tránh thai do chính phủ cung cấp là "hấp dẫn".
Trong một trường hợp liên quan đến việc Washington Metro cấm quảng cáo các chủ đề tôn giáo, Kavanaugh đã "không ngừng" chất vấn các luật sư của Metro, vì ông tin rằng lệnh cấm là "phân biệt đối xử".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video lễ khấn dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô năm 2018
Minh Thiên
19:13 09/07/2018
Giáo Phận Nha Trang Khai Mạc Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Lưu Thái Văn Chương
22:08 09/07/2018
Vào lúc 16h54’ ngày 07/07/2018 tại trung tâm hành hương Mẹ Nhân Lành – Khánh Vĩnh ,Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh đã chính thức khai mạc Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam trước khoảng 6000 tín hữu Công Giáo sống ở hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa thuộc giáo phận Nha Trang
Ngay từ lúc 13hoo dòng người đã tuôn đổ về trung tâm hành hương trong đó có cả anh em đồng bào sắc tộc Chăm, Rắc Lây , T’ring … Đôi lúc kẹt xe nhiều người đã xuống đi bộ cả một đoạn dài với mong mỏi được nhanh ở bên Mẹ Nhân Lành và hiệp ý khai mạc Năm Thánh dành riêng cho giáo hội Việt Nam
Xem Hình
16hoo nghi thức dâng hương tôn vinh tưởng niệm bắt đầu,trong phần tôn vinh cộng đoàn tín hữu được nghe lại bài giảng của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II mà Ngài đã chia sẻ cách đây 30 năm trong ngày lễ Công bố 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam.Tiếp đến đại diện cho các thành phần dân Chúa đã lên dâng hương tri ân trước di ảnh và xương Thánh tử đạo.Sau đó di ảnh và xương Thánh được kiệu quanh khuôn viên nhà thờ để mọi người tôn vinh và tri ân.Mặc dù nắng nóng như lửa đốt nhưng mọi người đều khiêm nhượng hãm mình trang nghiêm dù biết rằng chẳng thấm vào đâu so với khổ đau của các Thánh Tử đạo xưa kia chịu bao nhuc hình
17hoo Cánh cửa nhà thờ mở ra chính thức khai mạc Năm Thánh và Thánh lễ trọng thể kính các Thánh Tử đạo Việt Nam được bắt đầu . Trong bài giảng Đức Cha Giuse đã nhắc đến hình ảnh Thánh giá mà các Thánh giá mà các Thánh Tử Đạo đã đón nhận để rồi “Con Đường Thánh Giá Mở Ra Con Đường Hy Vọng”,Các bậc tiền bối đã noi gương Chúa Giêsu là mục nát đi để trổ sinh nhiều bông hạt . Các bậc tổ tiên đã không chỉ kiêng vững bảo vệ đức tin mà còn biết cầu nguyện cho quê hương, cho dân tộc ….
18h15 thánh lễ kết thúc qua việc Đức Giám Mục ban phép lành Tòa Thánh và ơn Toàn Xá trên cộng đoàn Tín Hữu . Được biết Theo tinh thần thư công bố Năm thánh tôn vinh các Thánh Tử đạo Việt Nam của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,
Giáo phận Nha Trang quyết định như sau :
Đền thánh Mẹ Nhân lành tại Khánh Vĩnh là nơi hành hương lãnh ơn toàn xá trong thời gian Năm thánh (19/6/2018 – 24/11/2018 ), vì Mẹ Nhân lành cũng là Nữ Vương các Thánh Tử đạo.
Giáo phận Nha Trang khai mạc Năm thánh vào ngày thứ bảy ngày 7/7/2018 tại Đền thánh Mẹ Nhân lành và bế mạc Năm thánh vào ngày thứ năm 15/11/2018 dịp các Linh mục Giáo phận Tĩnh tâm.
Tại các Nhà thờ Giáo xứ và Nhà nguyện của các Hội Dòng, trong điều kiện có thể, Giáo phận khuyến khích, trong thời gian Năm thánh, dành ngày thứ ba trong tuần, cử hành Thánh lễ kính các Thánh Tử đạo Việt Nam; và trong suốt thời gian Năm thánh, khi có điều kiện, nên tổ chức các cuộc hành hương đến Đền thánh Mẹ Nhân lành, Nữ vương các Thánh Tử đạo.
Phổ biến sâu rộng tập sách của HĐGMVN về Hạnh các Thánh Tử đạo Việt Nam để mọi người có dịp học hỏi, chiêm ngắm gương sống đức tin hầu sống xứng đáng là con cháu các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Mỗi ngày, đọc kinh ‘’ Các Thánh Tử đạo Việt Nam ‘’ (ấn bản 1988 ).
Ngay từ lúc 13hoo dòng người đã tuôn đổ về trung tâm hành hương trong đó có cả anh em đồng bào sắc tộc Chăm, Rắc Lây , T’ring … Đôi lúc kẹt xe nhiều người đã xuống đi bộ cả một đoạn dài với mong mỏi được nhanh ở bên Mẹ Nhân Lành và hiệp ý khai mạc Năm Thánh dành riêng cho giáo hội Việt Nam
Xem Hình
16hoo nghi thức dâng hương tôn vinh tưởng niệm bắt đầu,trong phần tôn vinh cộng đoàn tín hữu được nghe lại bài giảng của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II mà Ngài đã chia sẻ cách đây 30 năm trong ngày lễ Công bố 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam.Tiếp đến đại diện cho các thành phần dân Chúa đã lên dâng hương tri ân trước di ảnh và xương Thánh tử đạo.Sau đó di ảnh và xương Thánh được kiệu quanh khuôn viên nhà thờ để mọi người tôn vinh và tri ân.Mặc dù nắng nóng như lửa đốt nhưng mọi người đều khiêm nhượng hãm mình trang nghiêm dù biết rằng chẳng thấm vào đâu so với khổ đau của các Thánh Tử đạo xưa kia chịu bao nhuc hình
17hoo Cánh cửa nhà thờ mở ra chính thức khai mạc Năm Thánh và Thánh lễ trọng thể kính các Thánh Tử đạo Việt Nam được bắt đầu . Trong bài giảng Đức Cha Giuse đã nhắc đến hình ảnh Thánh giá mà các Thánh giá mà các Thánh Tử Đạo đã đón nhận để rồi “Con Đường Thánh Giá Mở Ra Con Đường Hy Vọng”,Các bậc tiền bối đã noi gương Chúa Giêsu là mục nát đi để trổ sinh nhiều bông hạt . Các bậc tổ tiên đã không chỉ kiêng vững bảo vệ đức tin mà còn biết cầu nguyện cho quê hương, cho dân tộc ….
18h15 thánh lễ kết thúc qua việc Đức Giám Mục ban phép lành Tòa Thánh và ơn Toàn Xá trên cộng đoàn Tín Hữu . Được biết Theo tinh thần thư công bố Năm thánh tôn vinh các Thánh Tử đạo Việt Nam của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,
Giáo phận Nha Trang quyết định như sau :
Đền thánh Mẹ Nhân lành tại Khánh Vĩnh là nơi hành hương lãnh ơn toàn xá trong thời gian Năm thánh (19/6/2018 – 24/11/2018 ), vì Mẹ Nhân lành cũng là Nữ Vương các Thánh Tử đạo.
Giáo phận Nha Trang khai mạc Năm thánh vào ngày thứ bảy ngày 7/7/2018 tại Đền thánh Mẹ Nhân lành và bế mạc Năm thánh vào ngày thứ năm 15/11/2018 dịp các Linh mục Giáo phận Tĩnh tâm.
Tại các Nhà thờ Giáo xứ và Nhà nguyện của các Hội Dòng, trong điều kiện có thể, Giáo phận khuyến khích, trong thời gian Năm thánh, dành ngày thứ ba trong tuần, cử hành Thánh lễ kính các Thánh Tử đạo Việt Nam; và trong suốt thời gian Năm thánh, khi có điều kiện, nên tổ chức các cuộc hành hương đến Đền thánh Mẹ Nhân lành, Nữ vương các Thánh Tử đạo.
Phổ biến sâu rộng tập sách của HĐGMVN về Hạnh các Thánh Tử đạo Việt Nam để mọi người có dịp học hỏi, chiêm ngắm gương sống đức tin hầu sống xứng đáng là con cháu các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Mỗi ngày, đọc kinh ‘’ Các Thánh Tử đạo Việt Nam ‘’ (ấn bản 1988 ).
Truyện một chiếc cầu.
Joseph Vũ
22:41 09/07/2018
Nói đến cầu đường tôi lại nhớ lời của Đức Thánh Cha Phanxicô XVI nhắn gởi vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ là Donald Trump vắn gọn thế này: Người Kitô Hữu cần xây cầu hơn là xây tường.
Đức Thánh Cha không giải thích gì thêm, nhưng một cách đơn giản tôi nghĩ bức tường thì để canh giữ bảo vệ, còn chiếc cầu thì để giao lưu hiệp thông. Tường thì đóng kín để co cụm, còn cầu thì mở rộng để đối thoại. Có lẽ Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan vào cuối thế kỷ trước cũng đã suy tư về Giáo Hội với hai phạm trù tương tự như trên nên ông đã viết “Đường Hay Pháo Đài”.
Gần đây trong miền đất của Giáo Phận Long Xuyên, người ta mới xây dựng hai chiếc cầu khá lớn và rất đẹp. Đó là Cầu Cao Lãnh và Cầu Vàm Cống. Cầu Cao Lãnh nối liền TP Cao Lãnh với huyện Lấp Vò do nhà thầu Cửu Long ICPM, CRBC, và Vinaconex E&C(Mỹ, Phần Lan, Hàn Quốc, và Việt Nam) xây dựng và đã được khánh thành ngày 27 tháng 5 năm 2018. Còn cầu Vàm Cống nối bờ Lấp Vò, Đồng Tháp với bờ Thôt Nốt, Cần Thơ do các nhà thầu Hàn Quốc xây dựng chưa được hoàn tất vì có một vết nứt lớn chưa được khắc phuc trên dầm thép số P29.
Trong Địa Phận Long Xuyên còn có một chiếc cầu mới được khởi công xây ba hay bốn năm trước. Cầu này chưa được chính thức khánh thành, nhưng đã được đem vào xử dụng. Cầu này chưa có tên gọi, nhưng lại rất nhiều người biết. Cầu do một người xây mà người ấy lại không phải kỹ sư cầu đường. Lạ chưa?
Cầu chỉ có một nhịp, nhưng lại là chiếc cầu dài nhất thế giới vì nó bác ngang Thái Bình Dương, từ Á Châu sang Úc Châu rồi vòng qua Mỹ Châu. Gọi cầu ấy là cầu treo, hay cầu phao, hay cầu đúc, hay cầu quay, hay cầu tre gì cũng được vì mọi người đều có thể qua lại hai chiều trên cầu một cách thoải mái.
Chưa hết. Cầu không cao để lái xe trong mây như cầu Millau bên Pháp vì nó được xây dựng bằng một loại cốt khiêm tốn. Cầu không dốc như cầu Eshima Ohashi bên Nhật, hay đáng sợ như cầu kiếng Hongyaqu bên Tầu vì nó được xây bằng thứ xi măng hiền lành. Cầu không đắt tiền như cầu Thủ Thiêm với 1000 tỉ/km, nhưng lại đáng quí hơn nhiều vì nó được xây bằng bê tông can đảm . Nó cũng thu hút được nhiều du khách như cầu Hoàng Diệu ở tp Long Xuyên vì nó đã được đúc luyện với lòng nhiệt thành.
Thực ra cầu Vàm Cống chưa hoàn tất thì các chiếc bắc, phà, ghe, tầu, thuyền vẫn có thể đưa người, xe, và hàng hóa qua sông vui vẻ và an toàn, nhưng người ta vẫn mong cầu mới sớm được xử dụng.
Kỹ thuật và văn minh không thể dừng lại được là thế. Iphone5 thì phải có Iphone9. Window7 phải đến Window10. Đến một lúc chiếc cầu Vàm Cống phải được bác.
Thuở xưa Đức Kitô vừa là bàn thờ, vừa là tư tế, và vừa là lễ vật. Ngày nay Đức Cha Trần Văn Toản vừa là người xây cầu vừa là chính chiếc cầu “kỳ lạ” mà tôi nói ở trên.
Khi cầu Cao Lãnh đựoc khánh thành, mọi người đều vui mừng, nhất là dân chúng ở gần hai bên bờ sông. Người lớn và trẻ con hân hoan chào đón. Nông dân và thương gia cười vui ngập lòng.
Đức Cha Toản hiện đang có mặt ở Houston, Texas. Có lẽ đây là lần thứ bốn Ngài sang thăm Hoa Kỳ. Từ khi Ngài có mặt ở Hoa Kỳ, giáo dân gốc địa phận Long Xuyên ở đây như ấm lòng hơn, và các vị chủ chăn xa quê cũng như thấy gần gũi với giáo phận mẹ hơn.
Nhìn về phía bên kia cầu, Đức Cha Trần Xuân Tiếu chắc phải vui mừng lắm vì đã nhiều lần Ngài dự định sang thăm Hoa Kỳ, nhưng sức khỏe đã không cho phép. Nay đã có đàn em/đàn con làm công việc nối kết thay cho mình. Thật còn gì vui hơn. Làm Giám Mục vui những lúc nào? Không làm Giám Mục nên tôi không biết, chỉ suy đoán qua khuôn mặt của Đức Cha Nguyễn Khắc Ngữ. Ngài cười vui tươi rạng rỡ những ngày tựu trường khi các chủng sinh sang tòa giám mục bái chào, Ngài cười dịu dạng thân ái khi sang chủng viện huấn đức cho các chủng sinh mỗi chiều Chúa Nhật. Ngài cười hớn hở lạc quan khi nói truyện riêng với một chủng sinh khi ‘một chú’ được lên lớp hoặc khi ‘một thầy’ được thăng chức. Ngài cười thánh thiện khi xưng tội với một tân linh mục. Có lẽ Ngài vui vì thấy có người nối tiếp con đường mình đã mở, và mừng vì trên đồng lúa Long Xuyên có thêm nhiều thợ gặt.
Còn Đức Cha Bùi Tuần chắc sẽ phải lạc quan hơn nhiều vì tính Ngài vốn hay thao thức. Trong dịp tiến đưa Đức Cha Ngô Quang Kiệt ra Lạng Sơn, Ngài chia sẻ: bây giờ đã đến lúc những vị Giám Mục trẻ tuổi bước lên và ra đi vào những miền vùng sâu và xa. Gặp Ngài lần cuối vào tháng 7 năm 2017 trong dịp mừng Ngài thượng thọ 90 tuổi, Ngài than với tôi: Cha thấy thế giới ngày hôm nay thật đáng sợ với chủ nghĩa dân tộc. Người ta cứ nhân danh dân tộc để chèn ép và đè bẹp những người hèn yếu, để khép kín và thượng tôn chính mình. Hai cha con chúng tôi hôm ấy nói đến Hán Tộc, Anh Tộc, Việt Tộc, Khmer tộc, rồi Mỹ Tộc…rồi cứ phảng phất một chút chính trị, một chút tôn giáo, và một chút đời thường như vậy khá lâu, cuối cùng tôi hỏi Ngài: Vậy Đức Cha nghĩ sao trước làn sóng Hán Tộc? Ngài bảo: Cha hay nói với mọi người và nói ngay cả với chính quyền rằng chỉ có Chúa mới làm được điều mà con người không thể làm.
Hôm nay ít nhất một chiếc cầu đã đuợc bác cho Giáo Phận Long Xuyên. Cầu này miễn phí 100%. Không có trạm BOT “thu phí” bên bờ Đông hay trạm BOT “thu giá” ở bờ Tây. Hãy tận dụng cây cầu này để nối kết và để chia sẻ. Hãy vui bước lên cầu này để không còn bi quan cho rằng bạn hôm nay có thể là thù ngày mai. Hãy tung tăng bước trên cầu để lạc quan nghĩ rằng thù ngày xưa đang là bạn ta ngày hôm nay.
Viết đến đây thì điện thoại của tôi reng. Chị Hằng gọi:
- Về buổi tiệc với Đức Cha Phó Trần Văn Toản ở Santa Ana ngày 1 tháng 7 này, em đã đặt một bàn cho giáo xứ Rạch Giá…
- Tốt lắm. Em nhớ gọi thêm Minh với bạn bè của nó nhá.
- Anh dành cho anh Đẹp xứ Mông Thọ một bàn.
- Xong ngay.
…
Chưa viết thêm gì thì điện thoại lại reng. Lại Hằng:
- Anh dành thêm cho Mông Thọ một bàn nữa.
- Vậy là Mông Thọ 2 bàn?
- Đúng vậy.
Thêm một bàn ăn nhỏ trong một bữa tiệc nhỏ chỉ là truyện nhỏ, nhưng tôi cũng vui vì đã có thêm người bước lên cầu, chiếc cầu không tên. Tôi cũng vui vì giáo dân Long Xuyên qua bao nhiêu năm xa quê vẫn luôn hướng lòng về giáo phận nhà. Kênh 5 vẫn nhớ về Tân Chu, Thức Hóa. Kênh F vẫn nhớ về Thánh Tâm, Đồng Công. Cái Đôi vẫn nhớ về Cần Thây, Vàm Cống. Năng Gù vẫn nhớ về Lộ Đức, Trái Tim. Hà Tiên vẫn nhớ về Hòn Chông, Dương Đông, An Thới…
Hay chúng ta hãy gọi chiếc cầu này là cầu Văn Toản cho dễ nhớ có được không?
Joseph Vũ
Cali 06/05/2018
Đức Thánh Cha không giải thích gì thêm, nhưng một cách đơn giản tôi nghĩ bức tường thì để canh giữ bảo vệ, còn chiếc cầu thì để giao lưu hiệp thông. Tường thì đóng kín để co cụm, còn cầu thì mở rộng để đối thoại. Có lẽ Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan vào cuối thế kỷ trước cũng đã suy tư về Giáo Hội với hai phạm trù tương tự như trên nên ông đã viết “Đường Hay Pháo Đài”.
Gần đây trong miền đất của Giáo Phận Long Xuyên, người ta mới xây dựng hai chiếc cầu khá lớn và rất đẹp. Đó là Cầu Cao Lãnh và Cầu Vàm Cống. Cầu Cao Lãnh nối liền TP Cao Lãnh với huyện Lấp Vò do nhà thầu Cửu Long ICPM, CRBC, và Vinaconex E&C(Mỹ, Phần Lan, Hàn Quốc, và Việt Nam) xây dựng và đã được khánh thành ngày 27 tháng 5 năm 2018. Còn cầu Vàm Cống nối bờ Lấp Vò, Đồng Tháp với bờ Thôt Nốt, Cần Thơ do các nhà thầu Hàn Quốc xây dựng chưa được hoàn tất vì có một vết nứt lớn chưa được khắc phuc trên dầm thép số P29.
Trong Địa Phận Long Xuyên còn có một chiếc cầu mới được khởi công xây ba hay bốn năm trước. Cầu này chưa được chính thức khánh thành, nhưng đã được đem vào xử dụng. Cầu này chưa có tên gọi, nhưng lại rất nhiều người biết. Cầu do một người xây mà người ấy lại không phải kỹ sư cầu đường. Lạ chưa?
Cầu chỉ có một nhịp, nhưng lại là chiếc cầu dài nhất thế giới vì nó bác ngang Thái Bình Dương, từ Á Châu sang Úc Châu rồi vòng qua Mỹ Châu. Gọi cầu ấy là cầu treo, hay cầu phao, hay cầu đúc, hay cầu quay, hay cầu tre gì cũng được vì mọi người đều có thể qua lại hai chiều trên cầu một cách thoải mái.
Chưa hết. Cầu không cao để lái xe trong mây như cầu Millau bên Pháp vì nó được xây dựng bằng một loại cốt khiêm tốn. Cầu không dốc như cầu Eshima Ohashi bên Nhật, hay đáng sợ như cầu kiếng Hongyaqu bên Tầu vì nó được xây bằng thứ xi măng hiền lành. Cầu không đắt tiền như cầu Thủ Thiêm với 1000 tỉ/km, nhưng lại đáng quí hơn nhiều vì nó được xây bằng bê tông can đảm . Nó cũng thu hút được nhiều du khách như cầu Hoàng Diệu ở tp Long Xuyên vì nó đã được đúc luyện với lòng nhiệt thành.
Thực ra cầu Vàm Cống chưa hoàn tất thì các chiếc bắc, phà, ghe, tầu, thuyền vẫn có thể đưa người, xe, và hàng hóa qua sông vui vẻ và an toàn, nhưng người ta vẫn mong cầu mới sớm được xử dụng.
Thuở xưa Đức Kitô vừa là bàn thờ, vừa là tư tế, và vừa là lễ vật. Ngày nay Đức Cha Trần Văn Toản vừa là người xây cầu vừa là chính chiếc cầu “kỳ lạ” mà tôi nói ở trên.
Khi cầu Cao Lãnh đựoc khánh thành, mọi người đều vui mừng, nhất là dân chúng ở gần hai bên bờ sông. Người lớn và trẻ con hân hoan chào đón. Nông dân và thương gia cười vui ngập lòng.
Đức Cha Toản hiện đang có mặt ở Houston, Texas. Có lẽ đây là lần thứ bốn Ngài sang thăm Hoa Kỳ. Từ khi Ngài có mặt ở Hoa Kỳ, giáo dân gốc địa phận Long Xuyên ở đây như ấm lòng hơn, và các vị chủ chăn xa quê cũng như thấy gần gũi với giáo phận mẹ hơn.
Còn Đức Cha Bùi Tuần chắc sẽ phải lạc quan hơn nhiều vì tính Ngài vốn hay thao thức. Trong dịp tiến đưa Đức Cha Ngô Quang Kiệt ra Lạng Sơn, Ngài chia sẻ: bây giờ đã đến lúc những vị Giám Mục trẻ tuổi bước lên và ra đi vào những miền vùng sâu và xa. Gặp Ngài lần cuối vào tháng 7 năm 2017 trong dịp mừng Ngài thượng thọ 90 tuổi, Ngài than với tôi: Cha thấy thế giới ngày hôm nay thật đáng sợ với chủ nghĩa dân tộc. Người ta cứ nhân danh dân tộc để chèn ép và đè bẹp những người hèn yếu, để khép kín và thượng tôn chính mình. Hai cha con chúng tôi hôm ấy nói đến Hán Tộc, Anh Tộc, Việt Tộc, Khmer tộc, rồi Mỹ Tộc…rồi cứ phảng phất một chút chính trị, một chút tôn giáo, và một chút đời thường như vậy khá lâu, cuối cùng tôi hỏi Ngài: Vậy Đức Cha nghĩ sao trước làn sóng Hán Tộc? Ngài bảo: Cha hay nói với mọi người và nói ngay cả với chính quyền rằng chỉ có Chúa mới làm được điều mà con người không thể làm.
Hôm nay ít nhất một chiếc cầu đã đuợc bác cho Giáo Phận Long Xuyên. Cầu này miễn phí 100%. Không có trạm BOT “thu phí” bên bờ Đông hay trạm BOT “thu giá” ở bờ Tây. Hãy tận dụng cây cầu này để nối kết và để chia sẻ. Hãy vui bước lên cầu này để không còn bi quan cho rằng bạn hôm nay có thể là thù ngày mai. Hãy tung tăng bước trên cầu để lạc quan nghĩ rằng thù ngày xưa đang là bạn ta ngày hôm nay.
Viết đến đây thì điện thoại của tôi reng. Chị Hằng gọi:
- Về buổi tiệc với Đức Cha Phó Trần Văn Toản ở Santa Ana ngày 1 tháng 7 này, em đã đặt một bàn cho giáo xứ Rạch Giá…
- Tốt lắm. Em nhớ gọi thêm Minh với bạn bè của nó nhá.
- Anh dành cho anh Đẹp xứ Mông Thọ một bàn.
- Xong ngay.
…
Chưa viết thêm gì thì điện thoại lại reng. Lại Hằng:
- Anh dành thêm cho Mông Thọ một bàn nữa.
- Vậy là Mông Thọ 2 bàn?
- Đúng vậy.
Thêm một bàn ăn nhỏ trong một bữa tiệc nhỏ chỉ là truyện nhỏ, nhưng tôi cũng vui vì đã có thêm người bước lên cầu, chiếc cầu không tên. Tôi cũng vui vì giáo dân Long Xuyên qua bao nhiêu năm xa quê vẫn luôn hướng lòng về giáo phận nhà. Kênh 5 vẫn nhớ về Tân Chu, Thức Hóa. Kênh F vẫn nhớ về Thánh Tâm, Đồng Công. Cái Đôi vẫn nhớ về Cần Thây, Vàm Cống. Năng Gù vẫn nhớ về Lộ Đức, Trái Tim. Hà Tiên vẫn nhớ về Hòn Chông, Dương Đông, An Thới…
Hay chúng ta hãy gọi chiếc cầu này là cầu Văn Toản cho dễ nhớ có được không?
Joseph Vũ
Cali 06/05/2018
Tôi Đi Dự Lễ Mừng Hồng Ân LM Cha Giuse Phan Văn Đương
Joseph Hoàng
22:49 09/07/2018
Thánh lễ Tạ Ơn và Tiệc Mừng Ngân Khánh LM của cha Đương tại Giáo Xứ St. Lawrence O’Toole - St. Cyril, 3725 High St Oakland CA 94619, USA vào lúc 5:00 chiều thứ Bẩy ngày 26 tháng 5, 2018 dư âm vẫn còn trong tôi, khá rõ nét đủ để viết ngắn ít hàng.
Vì khá xa, nên tôi, Ánh (bà xã) và Tuân/70 rời San Jose khoảng 3:00PM vì sợ tắc đường kẹt xe; hơn nữa, hôm đó lại có trận đấu playoff basketball giữa Golden State Warriors và Houston Rockets tại Oakland (chia buồn với ace LX vùng Houston nhé!). Mà tắc đường kẹt xe thật; nhưng rất may nhờ GPS, chúng tôi tới sớm hơn được 30 phút.
Thánh đường đã đầy khoảng 2/3. Dáo mắt tìm các ACE Long Xuyên thì rất may, các ACE tới trước đã dành trọn 1 dãy ghế cho Long Xuyên. Từ San Jose/Bay Area tôi gặp AC Đĩnh, AC Hương/63, AC Tiến, AC Hải, AC Lịch(Rũng)/64, Chu Tuân/70, AC Ngọc, 2 bố con Thừa/Thiên Ân (VGL) và từ San Diego có AC Thành/68. Các đấng bậc thì có cha Âu Thanh Bình/68 từ Việt Nam, cha Nguyễn Hùng Cường/71 từ New York. Dĩ nhiên, có anh Châu/68, anh cha Đương mà. Vậy tổng cộng là 22, “nát bét” (not bad). Nhìn cha Đương tươi cười hân hoan đón chào quý cha và qúy khách mà thấy vui và cảm động.
Chủ đề của thánh lễ Tạ Ơn hôm nay xoay trục quanh lời Chúa “Vâng lời Thầy, con thả lưới.” (If you said so, I will lower the nets.” (Lk 5:5). Màn hình chiếu lên hình ảnh chiếc thuyền đánh cá mỏng manh chênh vênh với cánh buồm định hướng. Phải ra khơi thả lưới, đời LM. Xin nhắc là “họ vất vả cả đêm, nhưng không được gì” (Lk 5:5). Nhưng khi “vâng lời Thầy” thì “bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới.” (Lk 5:7).
Giảng lễ là cha Bùi Đoàn, giáo sư ĐCV St Patrick, Menlo Park, California, USA (cháu cha Bùi Đức Sinh, OP - Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo). Cha khai triển ý tưởng về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Các Giáo phụ vào thế kỷ thứ tư (thời công đồng Nicea (325), Constantinople (381)) đã khai sinh, cống hiến, đóng góp chính, rất đáng kể cho sự phát triển hình thành giáo lý về Ba Ngôi và qua lời giải thích của cha Richard Rohr (OFM) thì “The Trinity as a Circle Dance” - dòng chảy Ba Ngôi là một "luân vũ vòng tròn" giữa ba ngôi vị. Thiên Chúa Cha không chỉ là vũ công, mà chính là vũ đạo! Nhập Thể là bước chuyển động đi tới - Chúa Giêsu xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Thánh Thần để đưa chúng ta trở lại với Ngài trong vòng ôm vĩnh cửu này. Ba Ngôi là chính bản chất (nature) của Thiên Chúa. Chúng ta (tất cả mọi người, giáo dân, LM) được mời gọi tham gia vào “luân vũ vòng tròn” và nhận biết có sự tham gia rất mật thiết yêu thương của Thiên Chúa qua Ba Ngôi. Mầu nhiệm Ba Ngôi, lậy Chúa, xin dậy bảo chúng con thêm.
Suy tư trầm lắng sau rước lễ là bài “Con Linh Mục (Ân Sư Nhạc Sư LM Tiến Dũng)” do cha Hùng Cường/71 hát. Có cái gì không ổn rất huyền nhiệm, linh thánh trong không gian và thời gian với ca từ và giòng nhạc cuốn hút “Con LM, sáng của trần gian, muối của gian trần, huệ giữa bụi gai … Con LM, muốn chết ở chân bàn thờ.” Lặng im như nghe hơi thở của Người Tình Giêsu, mộng thần linh, cha Đương nhỉ!
Chia sẻ của cha chánh xứ người Phi sau đó, đem lại cái vui thật hoan lạc của ngày lễ mừng. Đáng tuổi con cháu, cha xứ nói rất thật, những khi có khó khăn trong giáo xứ, mục vụ, chán nản thất bại trong điều hành … bèn tìm đến cha Đương thì - mười lần như một - sau khi có ít lời khuyên góp ý ngắn ngủi, cha Đương bao giờ cũng kết thúc bằng một câu để đời “It is OK” và theo cha xứ, với kiên nhẫn và cầu nguyện thì “It is OK, everything is all right!”. Cha khiêm nhường và sống nhỏ bé noi gương Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng TCV Têresa/Long Xuyên.
Trong phần cám ơn, cha Đương có nhắc tới và cám ơn các ace trong gia đình cựu tu sinh GP/Long Xuyên; đặc biệt là 2 cha đồng môn: cha Hoài Thương, cha Thanh Bình và cha đàn em, Hùng Cường.
Dài rồi, nên viết (rất) ít hàng về tiệc vui. Hội trường cũng trang trí theo chủ đề “Thả Lưới”, lưới trên sân khấu, lưới nơi bàn ăn. Hội trường giáo xứ kín quan khách, ước tính khoảng trên 500. Vì ace Long Xuyên ngồi khá xa sân khấu, nên khi thấy cha Đương đi ngang, bắt cóc luôn và ace cùng đứng quây quần, làm một màn chúc mừng rất ngắn trong âm thầm rất LX cùng với thiệp chúc mừng và tấm plaque mừng Ngân Khánh LM.
Chúng tôi ra về sớm trước khi cắt bánh mừng Ngân Khánh LM, sau khi ăn vững bụng vì đường (về quê) còn xa, trời tối “nhưng biết có bóng Mẹ đi cùng”. Âm thanh vẫn rộn ràng phiá sau, tiếng cười nói sáng một góc trời Oakland.
Cha Phêrô Nguyễn Hùng Cường/71 – 20 Năm LM
Chúa Nhật, ngày hôm sau, 27 tháng 5, 2018 là Thánh Lễ Tạ Ơn và Tiệc Mừng 20 Năm LM của cha Hùng Cường tại St Elizabeth 750 Sequoia Dr Milpitas CA 95035 lức 3:30PM. Đến sớm hơn nửa tiếng mà nhà thờ đã kín người. Hải Vũ, bạn ta, đến sớm hơn, nghĩ tình người anh em yếu đau bịnh tật, đã “xí” cho 2 chỗ. Rất cám ơn bạn ta.
Cũng là cuối tháng Hoa Đức Mẹ, giáo xứ có rước kiệu và dâng hoa. Dù thế, đúng 3:30 LM đoàn đồng tế với cha Hùng Cường chủ tế tiến lên cung thánh từ cuối nhà thờ. Có 18 cha đồng tế. Dâng hoa Đức Mẹ xong là thánh lễ bắt đầu. Xin khai báo thành thật ở đây là sau Phúc Âm là tôi phải đi làm nhiệm vụ: đón cựu trưởng Tài ở sân bay San Jose (cái ông Tài này, tên Tài nên tài thiệt; mới đáp xuống sân bay Los Angeles từ Viêt Nam là chờ chuyển máy bay lên San Jose liền: bái phục về mọi bề). Về lại nhà thờ thì ca đoàn đang hát bài dâng lễ.
Cha giảng lễ là cha Lộ, cùng dòng Maryknoll với cha Hùng Cường, đang làm việc bên Nhật. Không nghe giảng, nên không thể tóm ý chính, nhưng được nghe nói lại rằng: bài giảng có hơi dài và giọng cha đều đều; hơn nữa, thánh lễ lúc 3:30 chiều, nên dễ đưa mọi người vào giấc ngủ thần linh. Gớm, mấy cái ông tu xuất này, khó tính lạ. Sao không làm “cha” hết đi. Bái phục các chị em (dâu) LX, có cao nhân đức chịu đựng. Sống độ lượng sẽ dễ vui đời và đời vui hơn.
Như thông lệ, rất kinh điển (phải có) là chúc mừng và cám ơn. Sau lời cám ơn tới gia tộc, qúy cha và tất cả mọi người, cha tâm sự ngắn về hành trình Ơn Gọi LM: 27 năm đường dài từ khi nhập CV năm 1971 tại Long Xuyên tới khi thụ phong LM tại Hoa Kỳ năm 1998 - Chúa luôn dắt tay con đi qua bao đường đời với hồng ân Ngài … Cha dí dỏm dễ thương về “trái thận mới” nội dung như sau: hôm nay con mừng song hỉ, 20 năm LM và trái thận mới. Hai cái vui một ngày, hiếm lắm. Trái thận tính ra mới ở với con khoảng hơn 2 tháng và có tuổi đời là 2 năm của một em bé. Con còn đang uốn nắn dạy dỗ nó “học ăn học nói học gói học mở”, và nó cũng rất “cứng đầu chưa nghe, phản biện này nọ”; nên vì non trẻ và học chưa tới mà có thiếu sót bất cập gì xin qúy cha và mọi người hiện diện bỏ qua cho.
Cuối lễ cha hát tặng cộng đòan một ca khúc rất tâm đắc “Chỉ Có Hôm Nay”. Nhìn cha Hùng Cường, với phẩm phục áo lễ, ôm đàn guitar hát mà thấy thương. “Chỉ Có Hôm Nay” (CD nhạc mới nhất, phát hành dịp mừng 20 Năm LM), tên gọi CD này, thiết nghĩ, cũng chính là chủ đề và tâm tình của cha Hùng Cường dịp lễ Tạ Ơn 20 Năm LM. Ca từ đẹp như tranh, chấm phá những khắc khoải hiện sinh, tối sáng, trắng đen của đời người hữu hạn mong manh, quyện trong cái yêu thương vĩnh hằng và hồng ân vô biên của Thiên Chúa làm mờ nhạt những cảm giác về thời gian, ca từ mang tính nhân bản, rất người “Con biết rằng đời con khoảnh khắc qua mau. Nên dù yêu Chúa nhiều con chỉ có hôm nay. (Chỉ Có Hôm Nay)” cuốn trôi theo giòng nhạc có giai điệu êm ả mượt mà cuốn hút. Bỗng dưng, tôi chợt nhớ tới đoạn phỏng vấn ngắn (rất mới) với cha Hùng Cường (gọi là “phỏng vấn” cho cường điệu, thật sự chỉ là anh em tâm sự nhỏ to).
- Cha chia sẻ tâm tình chút chút về CD nhạc mới nhất “Chỉ Có Hôm Nay” được chứ. Và tại sao lại có cái chủ đề, tên gọi nghe mới và lạ như thế?
- Anh hỏi thì em nói. Rất vui để chia sẻ với anh một chi tiết nhỏ về bài hát CHỈ CÓ HÔM NAY và cũng là Chủ đề của CD. Không mới và lạ đâu anh, chi tiết như sau:
Một trong những câu thơ của thánh nữ Thérèse of Lisieux mà em rất mê và hay suy gẫm. Thánh nữ viết:
"My life is but an instant, a passing hour
My life is but a day that escapes and flies away
O my God!
You know that to love you on earth I only have today!"
Mà em phỏng dịch là:
“Đời con khoảnh khắc qua mau
Mỏng như mây trắng tan bay trên đầu
Để yêu Chúa mãi đời này.
Con đây chỉ có hôm nay dâng Ngài.”
Dựa trên ý tưởng của thánh Nữ Thérèse em viết bài hát trên chuyến bay dài từ Tokyo về Houston để dự lễ cưới của người cháu gái. Đây là một trong những bài hát em viết trên những chuyến bay mà em rất tâm đắc. Một là vì nó được gợi hứng từ lời thơ của thánh Thérèse, người mà em yêu mến từ khi còn nhỏ mà có lẽ anh em LX mình ai cũng yêu mến Ngài. Hai là vì ca từ nói về sự tạ ơn Thiên Chúa và như thánh nữ em cũng khát khao muốn yêu Chúa hết tâm hồn và cũng như thánh nữ em cảm nghiệm cuộc đời này chóng qua nên muốn yêu Chúa ở đời này chúng ta CHỈ CÓ HÔM NAY thôi.
- Anh thấy “có nhỏ đâu”. Hay qúa, tuyệt vời. Cám ơn cha! Có giờ sẽ xin cha “mạc khải” thêm những cái huyền nhiệm, những cái “không nói ra” đằng sau mỗi ca khúc do cha sáng tác.
……………………………………….
Rồi khi chuyện trò với cha trên xe (tôi làm uber bán thời gian cho uncle Cường: FREE) lúc trở về khách sạn để cha chích insulin thì được biết thêm là, “từ ngày thay thận, em bị tiểu đường, trước thì không, nên hay mệt và phải chích insulin”. Rồi cha tâm sự thêm “bác sĩ khuyên em, nên giới hạn đi lại và cố gắng tránh đám đông, nhưng vì thấy các em nhóm Minors, chỉ sống biết nhau không dài, bên trại Sikiew Thái Lan những 35-36 năm trước đây, qúa tình nghĩa hăng say nhiệt tình, nên em nhận lời”. Minors nói với em, “cha nhận lời đi, chúng con lo hết; biết cha (nói dại miệng) còn sống tới khi kỉ niệm 25 năm không?”
Về Minors, xin có ít hàng vì có cơ may được liên lạc, hỏi ý kiến tham khảo, góp ý liên quan đến tổ chức lễ tạ ơn và tiệc mừng qua cô Mary Hương, đại diện Minors và ban tổ chức. Để không cường điệu và trung thực, xin mượn email tâm sự, chia sẻ rất chân thành của cô Mary Hương gửi ace Long Xuyên.
“Chúng con là những đứa bé minors, dưới 18 tuổi, được Bố Mẹ đưa đi vượt biên tìm tự do vào những năm 80 đến 90 (của thế kỷ trước). Không có Bố Mẹ đi theo, sống cô đơn và buồn tủi, nhưng may mắn Chúa ban, chúng con sống dưới sự chăm sóc, thương yêu, lo lắng, hy sinh tận tình của các Cha, đặc biệt là Cha Peter Nam Wong, các Thầy, các Sơ và trong đó có Thầy Hùng Cường, bây giờ là Cha Peter Nguyễn Hùng Cường. Chúng con vô cùng tạ ơn Chúa đã cho chúng con một mái ấm, và những tình thương trân quý từ các Cha và các Thầy. Chúng con cảm ơn Các cha và các Thầy.
Không biết làm gì hơn, chúng con chỉ biết xin Chúa, Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse ban nhiều Hồng Ân xuống trên Các Cha, Các Thầy, Các Sơ.
Chúng còn được biết một chút về Cha Nguyễn Hùng Cường, trong 20 năm tận hiến cho Chúa và Giáo Hội, Cha Hùng Cường đã vâng lời bề trên về những bài sai và đã bôn ba mọi nơi để phục vụ, và nơi gần đây là Đài Loan, ở đây Cha đã giúp đỡ, bênh vực cho hàng ngàn người (Việt Nam xa quê) làm việc và cô dâu trên xứ người.”
Rất cám ơn cô Mary Hương và nhóm Minors. Bây giờ, đọc kỹ lại email của cô Mary Hương, tôi mới chợt nhận ra lý do mà mỗi khi có việc liên lạc thì Minors cứ gọi cha Cường là “U Cường” và Nam Hải/VGL là “Bố Hải”. À, thì ra là thế! “U Cường” và “Bố Hải” là bóng mát “Mẹ Cha” cho nhóm Minors trong mái ấm gia đình xa quê bên trại Sikiew. Những quãng đời ngả nghiêng chông chênh khi xưa, tưởng đã mất hút với thời gian, trở về đậm nét hơn “ngày hôm nay”. Đời người, dài mấy nỗi, thôi cứ “Sống hết mình hết tình cho “ngày hôm nay”. Dĩ vãng thì đã qua mất rồi. Tương lai thì chưa tới, biết ra sao ngày mai”. Rất cám ơn cha Hùng Cường, người đàn em dễ thương dễ mến dễ gần, khiêm nhường, tử tế và lắm tài.
Bỗng dưng, thấy buồn … không muốn tiếp tục viết nữa, chữ nghĩa thành vô nghĩa vì tự xấu hổ “bản thân mình còn thua kém xa các em nhóm Minors trong cái việc mừng lễ cho người đàn em, cha Hùng Cường.”
Có buồn, có thẹn thì cũng phải viết cho xong.
Viết tiếp về tiệc mừng đây. Chở cha Hùng Cường tới nhà hàng Dynasty thì các cha, quan khách đã tới khá đông và đã an vị. Quan khách được mời kí tên và viết ngắn “chúc mừng” trên tấm hình sơn dầu có cha Hùng Cường, đang cười vui. (Tôi tính nhận bàn xong, trở ra chụp lại tấm hình đó, nhưng vui qúa, quên mất, khi nhớ, ra bàn tiếp tân, thì BTC dọn dẹp đi mất rồi, tiếc qúa!). Đảo mắt nhìn thì thấy quan khách khoảng gần 500 người.
ACE Long Xuyên cũng tới đầy đủ rồi. Điểm mặt thấy có: cha Bình Minh(Phác)/63, ac Lịch(Rũng)-Liễu, ac Hải-Hoàn, Triết-Ánh/64, a. Tài/65, ac Phúc-Lan/66, cha Đương/68, ac Thảo-Ánh, a. Ghi/69, ac Ngọc-Liên, bố con a. Thừa-Thiên Ân, a. Nam Hải/VGL, ac Tuân-Lanh, ac Thiện-Năm/70, ac Tuấn-Phượng(Florida), ac Khôi-Tuyết(nam Cali), a. Quyến(Việt Nam)/71, a. Đức, a. Đoán/72. Trí nhớ có giới hạn, và nếu có thiếu sót ai (rất xin lỗi) là ngoài ý muốn. Cũng xin mở ngoặc nói thêm nơi đây, sợ có hiểu lầm (vì đã có nghe phàn nàn). Việc để năm học chỉ vì lý do cho dễ nhớ và dễ nhận ra, chứ không có bất cứ ý tưởng gì về phân chia LX hạng một hạng hai gì cả. Xin hiểu cho, khổ lắm! (Rất cám ơn).
Nhập tiệc, văn nghệ bắt đầu. Rất vui, nhộn nhịp, nhiều tiết mục chen kẽ thay đổi, nhịp nhàng: đơn ca, vọng cổ, phỏng vấn, kể chuyện vui. Ca sĩ là chính các cha và một vài ca sĩ địa phương. MC là 3 cha: cha Truyền, cha Hải Đăng, cha Chúc. Náo nhiệt ồn ào … như chợ Tết, ai ai cũng vui, người người vạn tiếng cười, triệu tiếng nói. Lâu lâu, mới có được một ngày vui, hết biết luôn. Các ca khúc trình bầy, đại đa số là các sáng tác của cha Hùng Cường.
Viết ít hàng về 2 cha chưa quen, chung dòng Maryknoll với cha Hùng Cường, cha Chúc và cha Lộ. Tôi mê câu nói (khiêm nhường duyên dáng mà ấn tượng) của cha MC Chúc “Tôi MC, có khả năng rất cao để giải tán đám đông”. A ha! Học theo cha, tôi viết “Tôi, thợ viết, có khả năng rất cao để độc giả “ghét” tiếng Việt luôn (tiếng Việt thân thương ngàn đời bị vạ lây)”. Học dốt như vậy cha có nhận làm “sư đồ” không? Còn cha Lộ, đang làm việc bên Xứ Mặt Trời, lên hát “Diễm Xưa” (TCS) bằng tiếng Nhật giúp vui. Thú thật, con không điếc, nghe được hết, mà chả hiểu gì, nhưng nghe dòng nhạc thì biết cha hát đến đọan nào trong ca khúc. Con khoái nhất những lời cuối cùng (tiếng Việt, cha nhé! Tiếng Nhật, con chịu “bó tay chấm cơm”) của ca khúc.
“Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.”
“Sỏi đá cũng cần có nhau, cha ạ và ace Long Xuyên ơi.” Thật sự, tôi muốn (tự phát) xin BTC để lên giúp vui “Con còn nợ cha, Cha còn nợ con” (nhái bài “Anh Còn Nợ Em” (Anh Bằng&Phan Thành Tài)); nhưng sợ có khả năng cao giải tán đám đông rất sớm, nên đành thôi, không dám! Cha Hùng Cường mắng cho thì ê lắm. Đủ dài rồi, hai cha Maryknoll nhé!
Ban tổ chức qua cô Mary Hương nói nhỏ, “cho LX các anh 2 phút thôi.” ACE Long Xuyên lên chúc mừng, cùng với tấm thiệp và tấm plaque mừng 20 Năm LM; chụp hình chung, kể chuyện cha Cường hái trộm dừa bị kiến lửa cắn khi xưa trong CV. Dưới thời hạn 2 phút cho phép. Rồi nhóm Minors lên chúc mừng, ôn kỉ niệm xưa tại trại Sikiew, quậy “U Cường” tới bến luôn. Tôi nhìn đồng hồ, mất gần 10 phút. Bất công thiệt; nhưng thôi, chuyện nhỏ, họ là ban tồ chức, chủ xị mà.
Cha Hùng Cường cùng với ban tổ chức đi từng bàn, cám ơn và trao quà CD nhạc “Chỉ Có Hôm Nay” - Món Quà Kỉ Niệm Mừng 20 Năm LM tới từng quan khách hiện diện. Chu đáo từng chi tiết nhỏ một, làm tốt đẹp đến thế là cùng. Lâu lâu, tôi thấy có người (chắc trong nhóm Minors) nhắc cha Cường kéo khẩu trang lên … vui qúa quên mình có trái thận mới hơn 2 tháng tuổi. Nhưng những khi chụp hình chung thì cha vẫn nhớ, bỏ khẩu trang ra, không thôi nhìn hình … dị lắm, cha Hùng Cường nhỉ?
Tôi ra về khỏang 10 giờ khuya. Cha Hùng Cường cũng vậy. Nhóm Minors và các bạn trẻ, nghe nói, khiêu vũ, nhảy “chicken dance” với tiếng hát ca sĩ Ngọc Huệ tới rất khuya. Tiếng hát, âm thanh nhạc và ánh đèn mầu sân khấu bỏ khuất sau lưng, nhưng cái vui tràn trề của một ngày Chúa Nhật rất chan hòa tình người, tình anh chị em cho nhau và đặc biệt cho cha Hùng Cường.
Phải kết thúc thôi … đã khá dài, làm khổ người đọc (giả sử là có người đọc!).
Ngày kỉ niệm thụ phong LM là những dấu mốc, biến cố trong đời để nhớ về, để mừng sẽ qua nhanh như “thoáng mây bay”; nhưng thánh chức LM là đời đời. Xin chúc hai cha tiếp tục ra khơi “thả lưới bên mạn thuyền” với “vâng lời Thầy”, trân trọng “Chỉ Có Hôm Nay” cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến. Thiết nghĩ, các LM nói chung cần cái “IQ Priesthood”, nhưng không đòi ai cũng là 10, không đòi hỏi cao vì mỗi người là một cá tính riêng biệt với cái tài năng đặc trưng Chúa ban; nhưng rất cần cái Priesthood DNA trong máu, trong tim, trong trọn thân xác, tâm hồn, mang mùi chiên với thánh chức LM để phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Hội Thánh và dân Chúa.
Joseph Hoàng
Bắc Cali 9 tháng 6, 2018
Vì khá xa, nên tôi, Ánh (bà xã) và Tuân/70 rời San Jose khoảng 3:00PM vì sợ tắc đường kẹt xe; hơn nữa, hôm đó lại có trận đấu playoff basketball giữa Golden State Warriors và Houston Rockets tại Oakland (chia buồn với ace LX vùng Houston nhé!). Mà tắc đường kẹt xe thật; nhưng rất may nhờ GPS, chúng tôi tới sớm hơn được 30 phút.
Thánh đường đã đầy khoảng 2/3. Dáo mắt tìm các ACE Long Xuyên thì rất may, các ACE tới trước đã dành trọn 1 dãy ghế cho Long Xuyên. Từ San Jose/Bay Area tôi gặp AC Đĩnh, AC Hương/63, AC Tiến, AC Hải, AC Lịch(Rũng)/64, Chu Tuân/70, AC Ngọc, 2 bố con Thừa/Thiên Ân (VGL) và từ San Diego có AC Thành/68. Các đấng bậc thì có cha Âu Thanh Bình/68 từ Việt Nam, cha Nguyễn Hùng Cường/71 từ New York. Dĩ nhiên, có anh Châu/68, anh cha Đương mà. Vậy tổng cộng là 22, “nát bét” (not bad). Nhìn cha Đương tươi cười hân hoan đón chào quý cha và qúy khách mà thấy vui và cảm động.
Giảng lễ là cha Bùi Đoàn, giáo sư ĐCV St Patrick, Menlo Park, California, USA (cháu cha Bùi Đức Sinh, OP - Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo). Cha khai triển ý tưởng về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Các Giáo phụ vào thế kỷ thứ tư (thời công đồng Nicea (325), Constantinople (381)) đã khai sinh, cống hiến, đóng góp chính, rất đáng kể cho sự phát triển hình thành giáo lý về Ba Ngôi và qua lời giải thích của cha Richard Rohr (OFM) thì “The Trinity as a Circle Dance” - dòng chảy Ba Ngôi là một "luân vũ vòng tròn" giữa ba ngôi vị. Thiên Chúa Cha không chỉ là vũ công, mà chính là vũ đạo! Nhập Thể là bước chuyển động đi tới - Chúa Giêsu xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Thánh Thần để đưa chúng ta trở lại với Ngài trong vòng ôm vĩnh cửu này. Ba Ngôi là chính bản chất (nature) của Thiên Chúa. Chúng ta (tất cả mọi người, giáo dân, LM) được mời gọi tham gia vào “luân vũ vòng tròn” và nhận biết có sự tham gia rất mật thiết yêu thương của Thiên Chúa qua Ba Ngôi. Mầu nhiệm Ba Ngôi, lậy Chúa, xin dậy bảo chúng con thêm.
Suy tư trầm lắng sau rước lễ là bài “Con Linh Mục (Ân Sư Nhạc Sư LM Tiến Dũng)” do cha Hùng Cường/71 hát. Có cái gì không ổn rất huyền nhiệm, linh thánh trong không gian và thời gian với ca từ và giòng nhạc cuốn hút “Con LM, sáng của trần gian, muối của gian trần, huệ giữa bụi gai … Con LM, muốn chết ở chân bàn thờ.” Lặng im như nghe hơi thở của Người Tình Giêsu, mộng thần linh, cha Đương nhỉ!
Chia sẻ của cha chánh xứ người Phi sau đó, đem lại cái vui thật hoan lạc của ngày lễ mừng. Đáng tuổi con cháu, cha xứ nói rất thật, những khi có khó khăn trong giáo xứ, mục vụ, chán nản thất bại trong điều hành … bèn tìm đến cha Đương thì - mười lần như một - sau khi có ít lời khuyên góp ý ngắn ngủi, cha Đương bao giờ cũng kết thúc bằng một câu để đời “It is OK” và theo cha xứ, với kiên nhẫn và cầu nguyện thì “It is OK, everything is all right!”. Cha khiêm nhường và sống nhỏ bé noi gương Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng TCV Têresa/Long Xuyên.
Trong phần cám ơn, cha Đương có nhắc tới và cám ơn các ace trong gia đình cựu tu sinh GP/Long Xuyên; đặc biệt là 2 cha đồng môn: cha Hoài Thương, cha Thanh Bình và cha đàn em, Hùng Cường.
Dài rồi, nên viết (rất) ít hàng về tiệc vui. Hội trường cũng trang trí theo chủ đề “Thả Lưới”, lưới trên sân khấu, lưới nơi bàn ăn. Hội trường giáo xứ kín quan khách, ước tính khoảng trên 500. Vì ace Long Xuyên ngồi khá xa sân khấu, nên khi thấy cha Đương đi ngang, bắt cóc luôn và ace cùng đứng quây quần, làm một màn chúc mừng rất ngắn trong âm thầm rất LX cùng với thiệp chúc mừng và tấm plaque mừng Ngân Khánh LM.
Chúng tôi ra về sớm trước khi cắt bánh mừng Ngân Khánh LM, sau khi ăn vững bụng vì đường (về quê) còn xa, trời tối “nhưng biết có bóng Mẹ đi cùng”. Âm thanh vẫn rộn ràng phiá sau, tiếng cười nói sáng một góc trời Oakland.
Cha Phêrô Nguyễn Hùng Cường/71 – 20 Năm LM
Chúa Nhật, ngày hôm sau, 27 tháng 5, 2018 là Thánh Lễ Tạ Ơn và Tiệc Mừng 20 Năm LM của cha Hùng Cường tại St Elizabeth 750 Sequoia Dr Milpitas CA 95035 lức 3:30PM. Đến sớm hơn nửa tiếng mà nhà thờ đã kín người. Hải Vũ, bạn ta, đến sớm hơn, nghĩ tình người anh em yếu đau bịnh tật, đã “xí” cho 2 chỗ. Rất cám ơn bạn ta.
Cũng là cuối tháng Hoa Đức Mẹ, giáo xứ có rước kiệu và dâng hoa. Dù thế, đúng 3:30 LM đoàn đồng tế với cha Hùng Cường chủ tế tiến lên cung thánh từ cuối nhà thờ. Có 18 cha đồng tế. Dâng hoa Đức Mẹ xong là thánh lễ bắt đầu. Xin khai báo thành thật ở đây là sau Phúc Âm là tôi phải đi làm nhiệm vụ: đón cựu trưởng Tài ở sân bay San Jose (cái ông Tài này, tên Tài nên tài thiệt; mới đáp xuống sân bay Los Angeles từ Viêt Nam là chờ chuyển máy bay lên San Jose liền: bái phục về mọi bề). Về lại nhà thờ thì ca đoàn đang hát bài dâng lễ.
Cha giảng lễ là cha Lộ, cùng dòng Maryknoll với cha Hùng Cường, đang làm việc bên Nhật. Không nghe giảng, nên không thể tóm ý chính, nhưng được nghe nói lại rằng: bài giảng có hơi dài và giọng cha đều đều; hơn nữa, thánh lễ lúc 3:30 chiều, nên dễ đưa mọi người vào giấc ngủ thần linh. Gớm, mấy cái ông tu xuất này, khó tính lạ. Sao không làm “cha” hết đi. Bái phục các chị em (dâu) LX, có cao nhân đức chịu đựng. Sống độ lượng sẽ dễ vui đời và đời vui hơn.
Như thông lệ, rất kinh điển (phải có) là chúc mừng và cám ơn. Sau lời cám ơn tới gia tộc, qúy cha và tất cả mọi người, cha tâm sự ngắn về hành trình Ơn Gọi LM: 27 năm đường dài từ khi nhập CV năm 1971 tại Long Xuyên tới khi thụ phong LM tại Hoa Kỳ năm 1998 - Chúa luôn dắt tay con đi qua bao đường đời với hồng ân Ngài … Cha dí dỏm dễ thương về “trái thận mới” nội dung như sau: hôm nay con mừng song hỉ, 20 năm LM và trái thận mới. Hai cái vui một ngày, hiếm lắm. Trái thận tính ra mới ở với con khoảng hơn 2 tháng và có tuổi đời là 2 năm của một em bé. Con còn đang uốn nắn dạy dỗ nó “học ăn học nói học gói học mở”, và nó cũng rất “cứng đầu chưa nghe, phản biện này nọ”; nên vì non trẻ và học chưa tới mà có thiếu sót bất cập gì xin qúy cha và mọi người hiện diện bỏ qua cho.
Cuối lễ cha hát tặng cộng đòan một ca khúc rất tâm đắc “Chỉ Có Hôm Nay”. Nhìn cha Hùng Cường, với phẩm phục áo lễ, ôm đàn guitar hát mà thấy thương. “Chỉ Có Hôm Nay” (CD nhạc mới nhất, phát hành dịp mừng 20 Năm LM), tên gọi CD này, thiết nghĩ, cũng chính là chủ đề và tâm tình của cha Hùng Cường dịp lễ Tạ Ơn 20 Năm LM. Ca từ đẹp như tranh, chấm phá những khắc khoải hiện sinh, tối sáng, trắng đen của đời người hữu hạn mong manh, quyện trong cái yêu thương vĩnh hằng và hồng ân vô biên của Thiên Chúa làm mờ nhạt những cảm giác về thời gian, ca từ mang tính nhân bản, rất người “Con biết rằng đời con khoảnh khắc qua mau. Nên dù yêu Chúa nhiều con chỉ có hôm nay. (Chỉ Có Hôm Nay)” cuốn trôi theo giòng nhạc có giai điệu êm ả mượt mà cuốn hút. Bỗng dưng, tôi chợt nhớ tới đoạn phỏng vấn ngắn (rất mới) với cha Hùng Cường (gọi là “phỏng vấn” cho cường điệu, thật sự chỉ là anh em tâm sự nhỏ to).
- Cha chia sẻ tâm tình chút chút về CD nhạc mới nhất “Chỉ Có Hôm Nay” được chứ. Và tại sao lại có cái chủ đề, tên gọi nghe mới và lạ như thế?
- Anh hỏi thì em nói. Rất vui để chia sẻ với anh một chi tiết nhỏ về bài hát CHỈ CÓ HÔM NAY và cũng là Chủ đề của CD. Không mới và lạ đâu anh, chi tiết như sau:
Một trong những câu thơ của thánh nữ Thérèse of Lisieux mà em rất mê và hay suy gẫm. Thánh nữ viết:
"My life is but an instant, a passing hour
My life is but a day that escapes and flies away
O my God!
You know that to love you on earth I only have today!"
Mà em phỏng dịch là:
“Đời con khoảnh khắc qua mau
Mỏng như mây trắng tan bay trên đầu
Để yêu Chúa mãi đời này.
Con đây chỉ có hôm nay dâng Ngài.”
Dựa trên ý tưởng của thánh Nữ Thérèse em viết bài hát trên chuyến bay dài từ Tokyo về Houston để dự lễ cưới của người cháu gái. Đây là một trong những bài hát em viết trên những chuyến bay mà em rất tâm đắc. Một là vì nó được gợi hứng từ lời thơ của thánh Thérèse, người mà em yêu mến từ khi còn nhỏ mà có lẽ anh em LX mình ai cũng yêu mến Ngài. Hai là vì ca từ nói về sự tạ ơn Thiên Chúa và như thánh nữ em cũng khát khao muốn yêu Chúa hết tâm hồn và cũng như thánh nữ em cảm nghiệm cuộc đời này chóng qua nên muốn yêu Chúa ở đời này chúng ta CHỈ CÓ HÔM NAY thôi.
- Anh thấy “có nhỏ đâu”. Hay qúa, tuyệt vời. Cám ơn cha! Có giờ sẽ xin cha “mạc khải” thêm những cái huyền nhiệm, những cái “không nói ra” đằng sau mỗi ca khúc do cha sáng tác.
……………………………………….
Rồi khi chuyện trò với cha trên xe (tôi làm uber bán thời gian cho uncle Cường: FREE) lúc trở về khách sạn để cha chích insulin thì được biết thêm là, “từ ngày thay thận, em bị tiểu đường, trước thì không, nên hay mệt và phải chích insulin”. Rồi cha tâm sự thêm “bác sĩ khuyên em, nên giới hạn đi lại và cố gắng tránh đám đông, nhưng vì thấy các em nhóm Minors, chỉ sống biết nhau không dài, bên trại Sikiew Thái Lan những 35-36 năm trước đây, qúa tình nghĩa hăng say nhiệt tình, nên em nhận lời”. Minors nói với em, “cha nhận lời đi, chúng con lo hết; biết cha (nói dại miệng) còn sống tới khi kỉ niệm 25 năm không?”
Về Minors, xin có ít hàng vì có cơ may được liên lạc, hỏi ý kiến tham khảo, góp ý liên quan đến tổ chức lễ tạ ơn và tiệc mừng qua cô Mary Hương, đại diện Minors và ban tổ chức. Để không cường điệu và trung thực, xin mượn email tâm sự, chia sẻ rất chân thành của cô Mary Hương gửi ace Long Xuyên.
“Chúng con là những đứa bé minors, dưới 18 tuổi, được Bố Mẹ đưa đi vượt biên tìm tự do vào những năm 80 đến 90 (của thế kỷ trước). Không có Bố Mẹ đi theo, sống cô đơn và buồn tủi, nhưng may mắn Chúa ban, chúng con sống dưới sự chăm sóc, thương yêu, lo lắng, hy sinh tận tình của các Cha, đặc biệt là Cha Peter Nam Wong, các Thầy, các Sơ và trong đó có Thầy Hùng Cường, bây giờ là Cha Peter Nguyễn Hùng Cường. Chúng con vô cùng tạ ơn Chúa đã cho chúng con một mái ấm, và những tình thương trân quý từ các Cha và các Thầy. Chúng con cảm ơn Các cha và các Thầy.
Không biết làm gì hơn, chúng con chỉ biết xin Chúa, Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse ban nhiều Hồng Ân xuống trên Các Cha, Các Thầy, Các Sơ.
Chúng còn được biết một chút về Cha Nguyễn Hùng Cường, trong 20 năm tận hiến cho Chúa và Giáo Hội, Cha Hùng Cường đã vâng lời bề trên về những bài sai và đã bôn ba mọi nơi để phục vụ, và nơi gần đây là Đài Loan, ở đây Cha đã giúp đỡ, bênh vực cho hàng ngàn người (Việt Nam xa quê) làm việc và cô dâu trên xứ người.”
Rất cám ơn cô Mary Hương và nhóm Minors. Bây giờ, đọc kỹ lại email của cô Mary Hương, tôi mới chợt nhận ra lý do mà mỗi khi có việc liên lạc thì Minors cứ gọi cha Cường là “U Cường” và Nam Hải/VGL là “Bố Hải”. À, thì ra là thế! “U Cường” và “Bố Hải” là bóng mát “Mẹ Cha” cho nhóm Minors trong mái ấm gia đình xa quê bên trại Sikiew. Những quãng đời ngả nghiêng chông chênh khi xưa, tưởng đã mất hút với thời gian, trở về đậm nét hơn “ngày hôm nay”. Đời người, dài mấy nỗi, thôi cứ “Sống hết mình hết tình cho “ngày hôm nay”. Dĩ vãng thì đã qua mất rồi. Tương lai thì chưa tới, biết ra sao ngày mai”. Rất cám ơn cha Hùng Cường, người đàn em dễ thương dễ mến dễ gần, khiêm nhường, tử tế và lắm tài.
Bỗng dưng, thấy buồn … không muốn tiếp tục viết nữa, chữ nghĩa thành vô nghĩa vì tự xấu hổ “bản thân mình còn thua kém xa các em nhóm Minors trong cái việc mừng lễ cho người đàn em, cha Hùng Cường.”
Có buồn, có thẹn thì cũng phải viết cho xong.
Viết tiếp về tiệc mừng đây. Chở cha Hùng Cường tới nhà hàng Dynasty thì các cha, quan khách đã tới khá đông và đã an vị. Quan khách được mời kí tên và viết ngắn “chúc mừng” trên tấm hình sơn dầu có cha Hùng Cường, đang cười vui. (Tôi tính nhận bàn xong, trở ra chụp lại tấm hình đó, nhưng vui qúa, quên mất, khi nhớ, ra bàn tiếp tân, thì BTC dọn dẹp đi mất rồi, tiếc qúa!). Đảo mắt nhìn thì thấy quan khách khoảng gần 500 người.
ACE Long Xuyên cũng tới đầy đủ rồi. Điểm mặt thấy có: cha Bình Minh(Phác)/63, ac Lịch(Rũng)-Liễu, ac Hải-Hoàn, Triết-Ánh/64, a. Tài/65, ac Phúc-Lan/66, cha Đương/68, ac Thảo-Ánh, a. Ghi/69, ac Ngọc-Liên, bố con a. Thừa-Thiên Ân, a. Nam Hải/VGL, ac Tuân-Lanh, ac Thiện-Năm/70, ac Tuấn-Phượng(Florida), ac Khôi-Tuyết(nam Cali), a. Quyến(Việt Nam)/71, a. Đức, a. Đoán/72. Trí nhớ có giới hạn, và nếu có thiếu sót ai (rất xin lỗi) là ngoài ý muốn. Cũng xin mở ngoặc nói thêm nơi đây, sợ có hiểu lầm (vì đã có nghe phàn nàn). Việc để năm học chỉ vì lý do cho dễ nhớ và dễ nhận ra, chứ không có bất cứ ý tưởng gì về phân chia LX hạng một hạng hai gì cả. Xin hiểu cho, khổ lắm! (Rất cám ơn).
Nhập tiệc, văn nghệ bắt đầu. Rất vui, nhộn nhịp, nhiều tiết mục chen kẽ thay đổi, nhịp nhàng: đơn ca, vọng cổ, phỏng vấn, kể chuyện vui. Ca sĩ là chính các cha và một vài ca sĩ địa phương. MC là 3 cha: cha Truyền, cha Hải Đăng, cha Chúc. Náo nhiệt ồn ào … như chợ Tết, ai ai cũng vui, người người vạn tiếng cười, triệu tiếng nói. Lâu lâu, mới có được một ngày vui, hết biết luôn. Các ca khúc trình bầy, đại đa số là các sáng tác của cha Hùng Cường.
Viết ít hàng về 2 cha chưa quen, chung dòng Maryknoll với cha Hùng Cường, cha Chúc và cha Lộ. Tôi mê câu nói (khiêm nhường duyên dáng mà ấn tượng) của cha MC Chúc “Tôi MC, có khả năng rất cao để giải tán đám đông”. A ha! Học theo cha, tôi viết “Tôi, thợ viết, có khả năng rất cao để độc giả “ghét” tiếng Việt luôn (tiếng Việt thân thương ngàn đời bị vạ lây)”. Học dốt như vậy cha có nhận làm “sư đồ” không? Còn cha Lộ, đang làm việc bên Xứ Mặt Trời, lên hát “Diễm Xưa” (TCS) bằng tiếng Nhật giúp vui. Thú thật, con không điếc, nghe được hết, mà chả hiểu gì, nhưng nghe dòng nhạc thì biết cha hát đến đọan nào trong ca khúc. Con khoái nhất những lời cuối cùng (tiếng Việt, cha nhé! Tiếng Nhật, con chịu “bó tay chấm cơm”) của ca khúc.
“Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.”
“Sỏi đá cũng cần có nhau, cha ạ và ace Long Xuyên ơi.” Thật sự, tôi muốn (tự phát) xin BTC để lên giúp vui “Con còn nợ cha, Cha còn nợ con” (nhái bài “Anh Còn Nợ Em” (Anh Bằng&Phan Thành Tài)); nhưng sợ có khả năng cao giải tán đám đông rất sớm, nên đành thôi, không dám! Cha Hùng Cường mắng cho thì ê lắm. Đủ dài rồi, hai cha Maryknoll nhé!
Ban tổ chức qua cô Mary Hương nói nhỏ, “cho LX các anh 2 phút thôi.” ACE Long Xuyên lên chúc mừng, cùng với tấm thiệp và tấm plaque mừng 20 Năm LM; chụp hình chung, kể chuyện cha Cường hái trộm dừa bị kiến lửa cắn khi xưa trong CV. Dưới thời hạn 2 phút cho phép. Rồi nhóm Minors lên chúc mừng, ôn kỉ niệm xưa tại trại Sikiew, quậy “U Cường” tới bến luôn. Tôi nhìn đồng hồ, mất gần 10 phút. Bất công thiệt; nhưng thôi, chuyện nhỏ, họ là ban tồ chức, chủ xị mà.
Cha Hùng Cường cùng với ban tổ chức đi từng bàn, cám ơn và trao quà CD nhạc “Chỉ Có Hôm Nay” - Món Quà Kỉ Niệm Mừng 20 Năm LM tới từng quan khách hiện diện. Chu đáo từng chi tiết nhỏ một, làm tốt đẹp đến thế là cùng. Lâu lâu, tôi thấy có người (chắc trong nhóm Minors) nhắc cha Cường kéo khẩu trang lên … vui qúa quên mình có trái thận mới hơn 2 tháng tuổi. Nhưng những khi chụp hình chung thì cha vẫn nhớ, bỏ khẩu trang ra, không thôi nhìn hình … dị lắm, cha Hùng Cường nhỉ?
Tôi ra về khỏang 10 giờ khuya. Cha Hùng Cường cũng vậy. Nhóm Minors và các bạn trẻ, nghe nói, khiêu vũ, nhảy “chicken dance” với tiếng hát ca sĩ Ngọc Huệ tới rất khuya. Tiếng hát, âm thanh nhạc và ánh đèn mầu sân khấu bỏ khuất sau lưng, nhưng cái vui tràn trề của một ngày Chúa Nhật rất chan hòa tình người, tình anh chị em cho nhau và đặc biệt cho cha Hùng Cường.
Phải kết thúc thôi … đã khá dài, làm khổ người đọc (giả sử là có người đọc!).
Ngày kỉ niệm thụ phong LM là những dấu mốc, biến cố trong đời để nhớ về, để mừng sẽ qua nhanh như “thoáng mây bay”; nhưng thánh chức LM là đời đời. Xin chúc hai cha tiếp tục ra khơi “thả lưới bên mạn thuyền” với “vâng lời Thầy”, trân trọng “Chỉ Có Hôm Nay” cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến. Thiết nghĩ, các LM nói chung cần cái “IQ Priesthood”, nhưng không đòi ai cũng là 10, không đòi hỏi cao vì mỗi người là một cá tính riêng biệt với cái tài năng đặc trưng Chúa ban; nhưng rất cần cái Priesthood DNA trong máu, trong tim, trong trọn thân xác, tâm hồn, mang mùi chiên với thánh chức LM để phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Hội Thánh và dân Chúa.
Joseph Hoàng
Bắc Cali 9 tháng 6, 2018
Tài Liệu - Sưu Khảo
Văn kiện mới của Tòa Thánh về Kinh Tế và Tài Chánh: II. Những xem xét nền tảng
Vũ Văn An
21:04 09/07/2018
II. Những xem xét nền tảng
7. Ngày nay, một số xem xét nền tảng rất hiển nhiên dưới nhãn quan tất cả những ai, vượt quá bất cứ lý thuyết hoặc trường phái tư tưởng nào, muốn tìm hiểu tình hình lịch sử mà chúng ta đang sống. Văn kiện này không có ý định can thiệp vào các cuộc thảo luận hợp pháp của các trường phái, mà đúng hơn đóng góp vào cuộc đối thoại, vì ý thức rằng, trong mọi trường hợp, không có công thức kinh tế nào có giá trị ở khắp mọi nơi và ở khắp mọi thời.
8. Bất cứ thực tại hoặc hoạt động nào của con người, sống trong chân trời đạo đức công chính, nghĩa là trong sự tôn trọng nhân phẩm và hướng tới ích chung, đều là một điều tích cực. Điều này có giá trị đối với mọi định chế mà xã hội loài người từng kích thích tạo ra, cả với các thị trường, ở mọi bình diện, kể cả các tổ chức tài chính.
Về vấn đề này, phải nhấn mạnh rằng ngay các hệ thống được thị trường tạo ra, trước khi dựa vào các động lực ẩn danh, nhờ việc sử dụng các kỹ thuật ngày càng tinh vi hơn mà được phát triển, cũng dựa trên các mối tương quan không thể được thiết lập mà không có sự tham gia tự do của các cá nhân. Do đó, điều rõ ràng là, "giống như các lĩnh vực khác của hoạt động con người, muốn vận hành một cách đúng đắn, kinh tế cần đến đạo đức; không phải bất cứ nền đạo đức nào, nhưng là một nền đạo đức thân thiện với con người"[14].
9. Do đó, điều xem ra rõ ràng là, nếu không có một viễn kiến chính đáng về con người, người ta không thể thiết lập được một nền đạo đức hay một thực hành xứng đáng với phẩm giá của họ và ích chung thực sự. Thực thế, dù cho rằng nó trung lập hay tách rời mọi ý niệm căn bản như thế nào đi nữa, mọi hành động của con người - cả trong lĩnh vực kinh tế - luôn bao hàm một cái hiểu về con người và thế giới, một cái hiểu luôn cho thấy giá trị của nó qua các hiệu quả và các phát triển nó tạo ra.
Theo nghĩa này, thời đại của chúng ta tự chứng tỏ đã có một tầm nhìn giới hạn về con người nhân bản, khi con người bị hiểu một cách cá nhân và chủ yếu như một người tiêu thụ, mà lợi ích hệ trước nhất ở việc tối ưu hóa thu nhập tiền tệ của họ. Tuy nhiên, con người nhân bản thực sự sở hữu một bản chất có tính tương quan độc đáo và có cảm thức về một cuộc tìm kiếm muôn thuở các thành quả và phúc lợi có thể toàn diện hơn, và không thể bị rút gọn vào thứ luận lý học tiêu thụ hoặc các khía cạnh kinh tế của đời sống [15].
Bản chất có tính tương quan nền tảng của con người nhân bản [16] có đặc tính chủ yếu là tính thuận lý biết chống lại một tầm nhìn giản lược đối với các nhu cầu căn bản của người ta. Về phương diện này, không thể im lặng khi đối diện với xu hướng ngày nay là sự vật hóa (reify) mọi trao đổi “thiện ích” như thể đây không là gì khác hơn là một cuộc trao đổi đơn thuần “các sự vật”.
Trong thực tế, điều hiển nhiên là trong việc chuyển giao hàng hóa giữa con người với nhau luôn có một điều gì đó hơn là hàng hóa vật chất, vì sự kiện này là hàng hóa vật chất thường là những phương tiện chuyên chở các thiện ích phi vật chất mà sự hiện diện hoặc vắng mặt cụ thể của chúng xác định dứt khoát phẩm chất của chính các mối tương quan kinh tế (như, sự tin tưởng, công bằng và hợp tác). Chính ở bình diện này, người ta có thể hiểu rõ rằng luận lý học của việc cho đi mà không nhận lại gì không phải là một điều thay thế cho, mà đúng hơn là một điều dính liền và bổ sung cho việc trao đổi hàng hóa tương đương [17].
10. Người ta dễ dàng nhận thấy các lợi thế của một viễn kiến về con người nhân bản hiểu như từ bản chất vốn được lồng vào một mạng lưới tương quan tự chúng vốn là một nguồn tài nguyên tích cực. [18] Mỗi người được sinh ra trong một môi trường gia đình, nghĩa là giữa lòng các tương quan có trước họ mà không có chúng, họ không thể nào hiện hữu được. Sau đó, họ trải qua nhiều giai đoạn của cuộc sống, lúc nào cũng nhờ đến các mối dây nối kết họ vào thế giới như một tự do không ngừng được chia sẻ. Đấy chính là các mối dây nối kết nguyên thủy xác định con người như một hữu thể tương quan và trong yếu tính được in dấu bởi điều Mặc Khải Kitô Giáo gọi là “hiệp thông”.
Bản chất nguyên thủy của sự hiệp thông này, trong khi biểu lộ nơi mỗi con người dấu vết của mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng đã tạo nên và kêu gọi người ta bước vào mối tương quan với chính Người, cũng là điều tự nhiên hướng con người đến đời sống hiệp thông, nơi nền tảng để họ tìm đựợc sự thành toàn của mình. Việc ta thừa nhận đặc tính này như một yếu tố nguyên thủy và cấu thành ra nhân dạng của chúng ta, cho phép chúng ta nhìn những người khác không chủ yếu như những đối thủ khả hữu, mà đúng hơn, như các đồng minh khả hữu, trong việc xây dựng thiện ích, một thiện ích chỉ chân chính nếu biết quan tâm tới mỗi người và mọi người cùng một lúc.
Nền nhân học tương quan như vậy giúp con người nhân bản nhận ra tính hợp lệ của các chiến lược kinh tế nhằm trước hết cổ vũ phẩm chất đời sống hoàn cầu, trước khi mở rộng lợi nhuận một cách không phân biệt, dẫn đường hướng tới phúc lợi toàn diện của trọn vẹn con người và mọi người. Thực vậy, không lợi nhuận nào là hợp pháp khi nó không nhắm mục tiêu như phát huy toàn diện con người nhân bản, hàng hóa dành cho mọi người và ưu tiên chọn người nghèo. [19] Đây là ba nguyên tắc bao hàm và nhất thiết hướng đến nhau, nhằm xây dựng một thế giới công bằng và thống nhất hơn.
Vì lý do này, sự tiến bộ trong một hệ thống kinh tế không thể chỉ được đo lường bằng các tiêu chuẩn định lượng và định lợi nhuận, mà còn trên cơ sở phúc lợi, biết coi một hàng hóa không chỉ đơn thuần có tính vật chất. Mọi hệ thống kinh tế sẽ hợp pháp nếu nó triển nở không chỉ nhờ sự phát triển trao đổi có tính định lượng mà còn bởi khả năng biết cổ vũ sự phát triển của toàn bộ con người và của mọi người. Phúc lợi và phát triển cả hai đòi hỏi và hỗ trợ lẫn nhau, [20] kêu gọi các chính sách và quan điểm lâu dài vượt xa các ngắn hạn. [21]
Về phương diện này, điều đặc biệt đáng ước mong là các định chế như đại học và trường kinh doanh cả hai nên thấy trước và cung cấp, như một yếu tố căn bản chứ không chỉ có tính bổ sung trong chương trình học của họ, một chiều kích đào tạo nhằm giáo dục sinh viên hiểu kinh tế học và tài chính dưới góc độ một viễn kiến tổng thể về con người nhân bản và tránh chủ nghĩa giản lược chỉ thấy một số chiều kích của con người. Cần có một nền đạo đức để thiết kế việc đào tạo như thế. Học thuyết xã hội của Giáo Hội sẽ là một sự trợ giúp đáng kể trong việc nối kết này.
11. Do đó, phúc lợi phải được đo bằng các tiêu chuẩn toàn diện hơn tổng sản lượng nội địa của một quốc gia (GDP), và, thay vào đó, phải tính đến các tiêu chuẩn khác, ví dụ, sự an toàn và an ninh, sự tăng trưởng của “vốn nhân bản”, phẩm chất mối tương quan nhân bản và việc làm. Có thể theo đuổi lợi nhuận nhưng không được “bằng mọi giá”, cũng không như một mục tiêu tổng bộ hoá hành động kinh tế.
Ở đây, sự hiện diện của các tiêu chuẩn nhân bản hóa và các biểu thức văn hóa biết đánh giá tính cho không (gratuité), cả hai, đã được chứng minh là hữu ích và mang tính điển hình. Tóm lại, việc phát hiện và thực thi điều đúng và điều chính đáng, coi chúng như các thiện ích ngay trong chúng, trở thành qui tắc để đánh giá. [22] Lợi nhuận và tình liên đới không còn là các đối kháng nữa. Thực thế, nơi nào lòng ích kỷ và quyền lợi bất di bất dịch chiếm ưu thế, thì con người nhân bản khó có thể hưởng được sự trao đổi hữu hiệu giữa lợi nhuận và sự hiến tặng, vì tội lỗi có xu hướng làm mờ đi và phá vỡ mối tương quan này. Theo quan điểm nhân bản trọn vẹn, có một sự trao đổi hiện thực giữa lợi nhuận và tình liên đới, một sự trao đổi, nhờ tự do của con người, đã tháo mở một tiềm năng to lớn cho thị trường.
Lời kêu gọi lâu dài muốn con người biết thừa nhận phẩm chất của việc cho không đã phát xuất từ qui luật được Chúa Giêsu đưa ra trong Tin Mừng, vốn được gọi là Luật Vàng, mời gọi chúng ta làm cho người khác những gì chúng ta muốn họ làm cho chúng ta (xem Mt 7, 12; Lc 6, 31).
12. Không hoạt động kinh tế nào triển nở dài hạn, nếu không được lồng vào một bầu khí tự do sáng kiến. [23] Ngày nay, điều cũng hiển nhiên là tự do mà các tác nhân kinh tế muốn hưởng, nếu nó được hiểu một cách tuyệt đối và mất hết qui chiếu nội tại vào chân lý và điều thiện, có xu hướng tạo ra trung tâm quyền lực và nghiêng về phía các hình thức hoạt đầu (oligarchy) và kết cục làm suy yếu chính tính hữu hiệu của hệ thống kinh tế [24].
Từ quan điểm trên, dễ thấy tại sao, với sự kiểm soát ngày càng lớn mạnh và bao trùm của các bên có quyền và mạng lưới tài chính - kinh tế rộng lớn, những người được đại biểu để thi hành quyền lực chính trị thường mất hướng và trở thành bất lực bởi các đại lý siêu quốc gia và bởi sự bất ổn của tư bản do họ quản lý. Những người được ủy quyền chính trị thấy khó có thể hoàn thành ơn gọi ban đầu của họ như các công bộc của ích chung, và thậm chí bị biến cải thành những công cụ phụ thuộc của các quyền lợi xa lạ với điều thiện [25].
Những nhân tố trên càng làm cho việc liên minh đổi mới giữa các tác nhân kinh tế và chính trị trở thành cần thiết ngõ hầu thúc đẩy bất cứ điều gì có thể có lợi cho việc phát triển toàn diện mọi con người nhân bản cũng như xã hội nói chung và kết hợp các đòi hỏi liên đới với các đòi hỏi liên đới [26].
13. Trên nguyên tắc, các hệ thống và phương tiện mà các thị trường sử dụng để gia tăng khả năng phân phối các tài nguyên của họ được phép về mặt đạo đức, miễn là chúng không chống lại phẩm giá con người và không thờ ơ với ích chung [27].
Đồng thời, điều rõ ràng là thị trường, trong tư cách các lực đẩy mạnh mẽ của nền kinh tế, không có khả năng tự quản trị chính nó. [28] Thực thế, các thị trường không biết cách đưa ra các giả định giúp chúng điều hành trơn tru (cùng hiện hữu về xã hội, trung thực, tin cậy, an toàn và an ninh, luật pháp, vv) cũng như cách sửa sai các hậu quả và các lực lượng gây hại cho xã hội loài người (bất bình đẳng, bất cân xứng, thiệt hại môi trường, mất an ninh xã hội và gian lận).
14. Hơn nữa, bên cạnh sự kiện hầu hết các nhà điều hành của nó được đặc biệt thúc đẩy bởi các ý hướng tốt và đúng, nhưng không thể bỏ qua sự kiện này là, do tính phổ biến (omniprésence) và khả năng nhất thiết của nó trong việc tạo điều kiện cho, và theo một nghĩa nào đó, thống trị nền kinh tế thực ngày nay, kỹ nghệ tài chánh là nơi mà lòng ích kỷ và việc lạm quyền có tiềm năng lớn lao gây hại cho cộng đồng.
Vì lý do đó, cần lưu ý điều này: trong thế giới kinh tế - tài chính, có những điều kiện trong đó một số phương pháp, mặc dù, theo quan điểm đạo đức, không phải là không thể chấp nhận được một cách trực tiếp, vẫn tạo ra các trường hợp gần như vô luân, nghĩa là, những dịp sẵn sàng sản sinh ra loại lạm dụng và lừa đảo có thể làm tổn hại các đối tác kém thế hơn. Ví dụ, việc thương mại hóa một số công cụ tài chánh, tự nó, là điều được phép (licit), nhưng trong một tình huống bất cân xứng, rất có thể nó lợi dụng việc thiếu kiến thức hoặc thế yếu kém về hợp đồng của một trong hai đối tác. Trong chính nó, việc này được kể là một vi phạm đến tính đúng đắn phải có trong mối tương quan, vốn dĩ là một vi phạm trầm trọng theo quan điểm đạo đức.
Sự phức tạp của nhiều sản phẩm tài chánh hiện đang làm cho tính chất bất cân xứng thành một yếu tố cố hữu của chính hệ thống và đặt người mua ở vị trí kém hơn những người rao bán các sản phẩm này - một tình huống mà xét theo một số khía cạnh sẽ dẫn đến việc vượt qua nguyên tắc caveat emptor (người mua phải kiểm soát món hàng mình mua) truyền thống. Nguyên tắc này, theo đó, trách nhiệm lượng định phẩm chất hàng hóa mua được trước hết thuộc về người mua, trên thực tế giả định sự bình đẳng trong khả năng bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên mua bán. Điều này thực sự không hề có trong nhiều trường hợp cả do mối tương quan tôn ti (hierarchical) rõ ràng đã được thiết lập trong một số loại hợp đồng (ví dụ, giữa người cho vay và người vay) lẫn cấu trúc phức tạp của nhiều công cụ tài chánh.
15. Giống nhiều của cải khác được con người sử dụng, tiền bạc, tự nó, cũng là một công cụ tốt; nó là một phương tiện phục vụ tự do và giúp tăng tiến các khả thể của họ. Tuy nhiên, phương tiện này có thể dễ dàng quay lưng chống lại con người. Cũng thế, việc tài chánh hóa thế giới làm ăn, khi cho phép các ngành kinh doanh sử dụng tiền bạc nhờ việc đi vào lãnh vực thương thuyết tự do ở thị trường chứng khoán, tự nó, cũng là một điều tích cực. Tuy nhiên, hiện tượng này ngày nay dễ có nguy cơ rơi vào chỗ nhấn mạnh đến việc tài chánh hóa nền kinh tế cách xấu xa; nó phần nào tạo ra thứ giầu có ảo, chủ yếu tập trung vào các giao dịch có đặc tính nhằm đầu cơ thuần túy và các giao dịch thuộc loại cao tần (high frequency trading), thu hút vào nó những khoản vốn khổng lồ, do đó, rút chúng ra khỏi lưu lượng tốt lành của nền kinh tế thực [29].
Điều được tiên đoán trước đây hơn một thế kỷ, bất hạnh thay, nay đã trở thành một thực tại: thu nhập do vốn nay đang gây tổn hại cho thu nhập do việc làm mà nó có nguy cơ thay thế trong khi thu nhập này bị loại ra bên lề các lợi ích chính của hệ thống kinh tế. Kết quả, chính việc làm, cùng với phẩm giá của nó, trở thành không những một thực tại luôn bị đe dọa, mà còn mất hết phẩm tính “điều thiện” đối với con người [30], như thế trở thành một phương tiện trao đổi đơn thuần bên trong các tương quan xã hội bất bình đẳng.
Trong việc đảo lộn trật tự trên giữa các phương tiện và mục đích, điều làm cho việc làm từ tư thế một điều thiện phải bước qua tư thế “dụng cụ”, và tiền bạc, từ tư thế phương tiện bước lên tư thế “mục đích”, thấy mình hiện diện trong mảnh đất mầu mỡ của nền văn hóa “vứt bỏ”; nền văn hóa này, không hề đắn đo và một cách phi luân, đã đẩy qua bên lề nhiều nhóm dân chúng, tước hết của họ việc làm xứng đáng và do đó biến họ thành “không viễn ảnh, không lối thoát”: “Ở đây không đơn giản chỉ là hiện tượng bóc lột và áp chế, mà là một điều mới lạ: Loại bỏ cuối cùng đụng đến tận gốc rễ, tức việc thuộc về xã hội nơi người ta sinh sống từ lúc người không còn bị đặt xuống hàng cuối cùng, ở bên lề, hay không có quyền hành, mà là đứng ở bên ngoài. Những người bị loại bỏ không phải là “những người bị bóc lột”, mà là bị vứt bỏ, “đồ bỏ đi” [31].
16. Về vấn đề này, làm sao không nghĩ đến chức năng xã hội không thể thay thế của tín dụng mà việc thực hành trước hết thuộc các trung gian tài chánh có khả năng và đáng tin cậy? Trong lãnh vực này, điều xem ra rõ ràng là sự kiện áp dụng các lãi xuất quá cao, trên thực tế, không thể chịu đựng được đối với người vay, nói lên một nghiệp vụ không những bất chính về phương diện đạo đức, mà còn là một sự loạn năng (dysfonctionnement) nếu nói về sự lành mạnh của nền kinh tế. Những thực hành như thế, cũng như các tác phong cho vay nặng lại, luôn luôn bị ghét bỏ, bởi lương tâm con người như là bất công, và bởi hệ thống kinh tế như là một trở ngại cho việc vận hành tốt của nó.
Ở đây, hoạt động tài chánh cho ta thấy ơn gọi hàng đầu của nó là phục vụ nền kinh tế thực; nó được kêu gọi tạo ra giá trị bằng các phương tiện hợp luân và làm dễ việc giải phóng các khoản vốn ngõ hầu tạo ra tính lưu chuyển thịnh vượng tốt lành [32]. Xin đơn cử một thí dụ, các hợp tác xã tín dụng, các tín dụng vi mô (micro-crédit), cũng như tín dụng công cộng phục vụ các gia đình, các xí nghiệp, các tập đoàn địa phương hay các tín dụng giúp đỡ ở các nước đang phát triển đều là các thực tại rất tích cực và xứng đáng được khuyến khích.
Trong lãnh vực này, lãnh vực, trong đó, tiền bạc có thể biểu lộ mọi tiềm năng tích cực, chưa bao giờ như trước đây, điều rõ ràng dường như là: xét theo quan điểm đạo đức, không được coi là hợp pháp khi đặt tín dụng phát sinh từ xã hội dân sự vào các nguy cơ quá đáng, bằng cách sử dụng nó chủ yếu vào các mục tiêu đầu cơ.
17. Điều không thể chấp nhận được về luân lý không hẳn là sự kiện kiếm lời, mà là lợi dụng cho ưu thế của mình một sự bất bình đẳng nào đó để sinh những khoản lời quan trọng có hại cho người khác; là làm giầu bằng cách lạm dụng chức vụ nổi bật của mình mà làm hại người khác hoặc làm giầu bằng cách gây hại tới phúc lợi tập thể hoặc gây rối cho phúc lợi này [33].
Thực hành trên tỏ ra hết sức tồi tệ xét về phương diện luân lý, khi một thiểu số người, thậm chí có những khoản đầu tư quan trọng, vì chỉ muốn kiếm lời thuần túy, nên đã sử dụng các may rủi của đầu cơ [34] để hạ giá giả tạo các chứng khoán nợ công cộng, không hề quan tâm gì tới sự kiện nó có thể ảnh hưởng tiêu cực hay làm gia trọng tình thế kinh tế của toàn bộ nhiều xứ sở. Do đó, họ đã đặt không những nhiều dự án lành mạnh hóa công cộng vào thế nguy hiểm, mà cả sự ổn định kinh tế của hàng triệu gia đình, do đó, buộc các nhà cầm quyền chính phủ phải can thiệp bằng nhiều tiền bạc công, một điều sẽ tiến tới chỗ gây ảnh hưởng giả tạo lên việc điều hành tốt các hệ thống chính trị.
Ngày nay, đầu cơ, đặc biệt trong lãnh vực kinh tế và tài chánh, có nguy cơ hất cẳng mọi mục tiêu quan trọng khác vốn nâng đỡ tự do nhân bản. Điều này gây hại cho di sản mênh mông các giá trị vốn tạo lập ra xã hội dân sự, môi trường cùng sống chung trong hoà bình, gặp gỡ, liên đới, hỗ tương phục hồi và trách nhiệm đối với ích chung. Trong đường hứng này, các hạn từ như “hiệu năng” (efficacité), “cạnh tranh”, “lãnh đạo”, “công trạng” có xu hướng chiếm hết chỗ trong nền văn hóa dân chính của chúng ta; chúng đảm nhận một tầm quan trọng kết cục làm nghèo đi phẩm chất các trao đổi, bị giản lược vào một hệ số số học thuần túy.
Điều trên, trước nhất, đòi kinh doanh phải là một hoạt động cứu những gì là nhân bản ngõ hầu có thể mở lại các chân trời cho việc gia tăng các giá trị mà chỉ có nó mới giúp con người tự tìm lại chính mình, xây dựng các xã hội có khả năng trở thành những nơi ngụ cư đầy chào đón và đại lượng, nơi những con người yếu đuối nhất tìm được chỗ đứng và là nơi sự thịnh vượng đưỡc sử dụng một cách bình đằng, vì phúc lợi của mọi người. Tóm lại, đó là những nơi con người có thể có cuộc sống tốt đẹp và dễ dàng hy vọng.
Kỳ sau: III. Một số soi sáng đối với bối cảnh hiện nay
7. Ngày nay, một số xem xét nền tảng rất hiển nhiên dưới nhãn quan tất cả những ai, vượt quá bất cứ lý thuyết hoặc trường phái tư tưởng nào, muốn tìm hiểu tình hình lịch sử mà chúng ta đang sống. Văn kiện này không có ý định can thiệp vào các cuộc thảo luận hợp pháp của các trường phái, mà đúng hơn đóng góp vào cuộc đối thoại, vì ý thức rằng, trong mọi trường hợp, không có công thức kinh tế nào có giá trị ở khắp mọi nơi và ở khắp mọi thời.
8. Bất cứ thực tại hoặc hoạt động nào của con người, sống trong chân trời đạo đức công chính, nghĩa là trong sự tôn trọng nhân phẩm và hướng tới ích chung, đều là một điều tích cực. Điều này có giá trị đối với mọi định chế mà xã hội loài người từng kích thích tạo ra, cả với các thị trường, ở mọi bình diện, kể cả các tổ chức tài chính.
Về vấn đề này, phải nhấn mạnh rằng ngay các hệ thống được thị trường tạo ra, trước khi dựa vào các động lực ẩn danh, nhờ việc sử dụng các kỹ thuật ngày càng tinh vi hơn mà được phát triển, cũng dựa trên các mối tương quan không thể được thiết lập mà không có sự tham gia tự do của các cá nhân. Do đó, điều rõ ràng là, "giống như các lĩnh vực khác của hoạt động con người, muốn vận hành một cách đúng đắn, kinh tế cần đến đạo đức; không phải bất cứ nền đạo đức nào, nhưng là một nền đạo đức thân thiện với con người"[14].
9. Do đó, điều xem ra rõ ràng là, nếu không có một viễn kiến chính đáng về con người, người ta không thể thiết lập được một nền đạo đức hay một thực hành xứng đáng với phẩm giá của họ và ích chung thực sự. Thực thế, dù cho rằng nó trung lập hay tách rời mọi ý niệm căn bản như thế nào đi nữa, mọi hành động của con người - cả trong lĩnh vực kinh tế - luôn bao hàm một cái hiểu về con người và thế giới, một cái hiểu luôn cho thấy giá trị của nó qua các hiệu quả và các phát triển nó tạo ra.
Theo nghĩa này, thời đại của chúng ta tự chứng tỏ đã có một tầm nhìn giới hạn về con người nhân bản, khi con người bị hiểu một cách cá nhân và chủ yếu như một người tiêu thụ, mà lợi ích hệ trước nhất ở việc tối ưu hóa thu nhập tiền tệ của họ. Tuy nhiên, con người nhân bản thực sự sở hữu một bản chất có tính tương quan độc đáo và có cảm thức về một cuộc tìm kiếm muôn thuở các thành quả và phúc lợi có thể toàn diện hơn, và không thể bị rút gọn vào thứ luận lý học tiêu thụ hoặc các khía cạnh kinh tế của đời sống [15].
Bản chất có tính tương quan nền tảng của con người nhân bản [16] có đặc tính chủ yếu là tính thuận lý biết chống lại một tầm nhìn giản lược đối với các nhu cầu căn bản của người ta. Về phương diện này, không thể im lặng khi đối diện với xu hướng ngày nay là sự vật hóa (reify) mọi trao đổi “thiện ích” như thể đây không là gì khác hơn là một cuộc trao đổi đơn thuần “các sự vật”.
Trong thực tế, điều hiển nhiên là trong việc chuyển giao hàng hóa giữa con người với nhau luôn có một điều gì đó hơn là hàng hóa vật chất, vì sự kiện này là hàng hóa vật chất thường là những phương tiện chuyên chở các thiện ích phi vật chất mà sự hiện diện hoặc vắng mặt cụ thể của chúng xác định dứt khoát phẩm chất của chính các mối tương quan kinh tế (như, sự tin tưởng, công bằng và hợp tác). Chính ở bình diện này, người ta có thể hiểu rõ rằng luận lý học của việc cho đi mà không nhận lại gì không phải là một điều thay thế cho, mà đúng hơn là một điều dính liền và bổ sung cho việc trao đổi hàng hóa tương đương [17].
10. Người ta dễ dàng nhận thấy các lợi thế của một viễn kiến về con người nhân bản hiểu như từ bản chất vốn được lồng vào một mạng lưới tương quan tự chúng vốn là một nguồn tài nguyên tích cực. [18] Mỗi người được sinh ra trong một môi trường gia đình, nghĩa là giữa lòng các tương quan có trước họ mà không có chúng, họ không thể nào hiện hữu được. Sau đó, họ trải qua nhiều giai đoạn của cuộc sống, lúc nào cũng nhờ đến các mối dây nối kết họ vào thế giới như một tự do không ngừng được chia sẻ. Đấy chính là các mối dây nối kết nguyên thủy xác định con người như một hữu thể tương quan và trong yếu tính được in dấu bởi điều Mặc Khải Kitô Giáo gọi là “hiệp thông”.
Bản chất nguyên thủy của sự hiệp thông này, trong khi biểu lộ nơi mỗi con người dấu vết của mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng đã tạo nên và kêu gọi người ta bước vào mối tương quan với chính Người, cũng là điều tự nhiên hướng con người đến đời sống hiệp thông, nơi nền tảng để họ tìm đựợc sự thành toàn của mình. Việc ta thừa nhận đặc tính này như một yếu tố nguyên thủy và cấu thành ra nhân dạng của chúng ta, cho phép chúng ta nhìn những người khác không chủ yếu như những đối thủ khả hữu, mà đúng hơn, như các đồng minh khả hữu, trong việc xây dựng thiện ích, một thiện ích chỉ chân chính nếu biết quan tâm tới mỗi người và mọi người cùng một lúc.
Nền nhân học tương quan như vậy giúp con người nhân bản nhận ra tính hợp lệ của các chiến lược kinh tế nhằm trước hết cổ vũ phẩm chất đời sống hoàn cầu, trước khi mở rộng lợi nhuận một cách không phân biệt, dẫn đường hướng tới phúc lợi toàn diện của trọn vẹn con người và mọi người. Thực vậy, không lợi nhuận nào là hợp pháp khi nó không nhắm mục tiêu như phát huy toàn diện con người nhân bản, hàng hóa dành cho mọi người và ưu tiên chọn người nghèo. [19] Đây là ba nguyên tắc bao hàm và nhất thiết hướng đến nhau, nhằm xây dựng một thế giới công bằng và thống nhất hơn.
Vì lý do này, sự tiến bộ trong một hệ thống kinh tế không thể chỉ được đo lường bằng các tiêu chuẩn định lượng và định lợi nhuận, mà còn trên cơ sở phúc lợi, biết coi một hàng hóa không chỉ đơn thuần có tính vật chất. Mọi hệ thống kinh tế sẽ hợp pháp nếu nó triển nở không chỉ nhờ sự phát triển trao đổi có tính định lượng mà còn bởi khả năng biết cổ vũ sự phát triển của toàn bộ con người và của mọi người. Phúc lợi và phát triển cả hai đòi hỏi và hỗ trợ lẫn nhau, [20] kêu gọi các chính sách và quan điểm lâu dài vượt xa các ngắn hạn. [21]
Về phương diện này, điều đặc biệt đáng ước mong là các định chế như đại học và trường kinh doanh cả hai nên thấy trước và cung cấp, như một yếu tố căn bản chứ không chỉ có tính bổ sung trong chương trình học của họ, một chiều kích đào tạo nhằm giáo dục sinh viên hiểu kinh tế học và tài chính dưới góc độ một viễn kiến tổng thể về con người nhân bản và tránh chủ nghĩa giản lược chỉ thấy một số chiều kích của con người. Cần có một nền đạo đức để thiết kế việc đào tạo như thế. Học thuyết xã hội của Giáo Hội sẽ là một sự trợ giúp đáng kể trong việc nối kết này.
11. Do đó, phúc lợi phải được đo bằng các tiêu chuẩn toàn diện hơn tổng sản lượng nội địa của một quốc gia (GDP), và, thay vào đó, phải tính đến các tiêu chuẩn khác, ví dụ, sự an toàn và an ninh, sự tăng trưởng của “vốn nhân bản”, phẩm chất mối tương quan nhân bản và việc làm. Có thể theo đuổi lợi nhuận nhưng không được “bằng mọi giá”, cũng không như một mục tiêu tổng bộ hoá hành động kinh tế.
Ở đây, sự hiện diện của các tiêu chuẩn nhân bản hóa và các biểu thức văn hóa biết đánh giá tính cho không (gratuité), cả hai, đã được chứng minh là hữu ích và mang tính điển hình. Tóm lại, việc phát hiện và thực thi điều đúng và điều chính đáng, coi chúng như các thiện ích ngay trong chúng, trở thành qui tắc để đánh giá. [22] Lợi nhuận và tình liên đới không còn là các đối kháng nữa. Thực thế, nơi nào lòng ích kỷ và quyền lợi bất di bất dịch chiếm ưu thế, thì con người nhân bản khó có thể hưởng được sự trao đổi hữu hiệu giữa lợi nhuận và sự hiến tặng, vì tội lỗi có xu hướng làm mờ đi và phá vỡ mối tương quan này. Theo quan điểm nhân bản trọn vẹn, có một sự trao đổi hiện thực giữa lợi nhuận và tình liên đới, một sự trao đổi, nhờ tự do của con người, đã tháo mở một tiềm năng to lớn cho thị trường.
Lời kêu gọi lâu dài muốn con người biết thừa nhận phẩm chất của việc cho không đã phát xuất từ qui luật được Chúa Giêsu đưa ra trong Tin Mừng, vốn được gọi là Luật Vàng, mời gọi chúng ta làm cho người khác những gì chúng ta muốn họ làm cho chúng ta (xem Mt 7, 12; Lc 6, 31).
12. Không hoạt động kinh tế nào triển nở dài hạn, nếu không được lồng vào một bầu khí tự do sáng kiến. [23] Ngày nay, điều cũng hiển nhiên là tự do mà các tác nhân kinh tế muốn hưởng, nếu nó được hiểu một cách tuyệt đối và mất hết qui chiếu nội tại vào chân lý và điều thiện, có xu hướng tạo ra trung tâm quyền lực và nghiêng về phía các hình thức hoạt đầu (oligarchy) và kết cục làm suy yếu chính tính hữu hiệu của hệ thống kinh tế [24].
Từ quan điểm trên, dễ thấy tại sao, với sự kiểm soát ngày càng lớn mạnh và bao trùm của các bên có quyền và mạng lưới tài chính - kinh tế rộng lớn, những người được đại biểu để thi hành quyền lực chính trị thường mất hướng và trở thành bất lực bởi các đại lý siêu quốc gia và bởi sự bất ổn của tư bản do họ quản lý. Những người được ủy quyền chính trị thấy khó có thể hoàn thành ơn gọi ban đầu của họ như các công bộc của ích chung, và thậm chí bị biến cải thành những công cụ phụ thuộc của các quyền lợi xa lạ với điều thiện [25].
Những nhân tố trên càng làm cho việc liên minh đổi mới giữa các tác nhân kinh tế và chính trị trở thành cần thiết ngõ hầu thúc đẩy bất cứ điều gì có thể có lợi cho việc phát triển toàn diện mọi con người nhân bản cũng như xã hội nói chung và kết hợp các đòi hỏi liên đới với các đòi hỏi liên đới [26].
13. Trên nguyên tắc, các hệ thống và phương tiện mà các thị trường sử dụng để gia tăng khả năng phân phối các tài nguyên của họ được phép về mặt đạo đức, miễn là chúng không chống lại phẩm giá con người và không thờ ơ với ích chung [27].
Đồng thời, điều rõ ràng là thị trường, trong tư cách các lực đẩy mạnh mẽ của nền kinh tế, không có khả năng tự quản trị chính nó. [28] Thực thế, các thị trường không biết cách đưa ra các giả định giúp chúng điều hành trơn tru (cùng hiện hữu về xã hội, trung thực, tin cậy, an toàn và an ninh, luật pháp, vv) cũng như cách sửa sai các hậu quả và các lực lượng gây hại cho xã hội loài người (bất bình đẳng, bất cân xứng, thiệt hại môi trường, mất an ninh xã hội và gian lận).
14. Hơn nữa, bên cạnh sự kiện hầu hết các nhà điều hành của nó được đặc biệt thúc đẩy bởi các ý hướng tốt và đúng, nhưng không thể bỏ qua sự kiện này là, do tính phổ biến (omniprésence) và khả năng nhất thiết của nó trong việc tạo điều kiện cho, và theo một nghĩa nào đó, thống trị nền kinh tế thực ngày nay, kỹ nghệ tài chánh là nơi mà lòng ích kỷ và việc lạm quyền có tiềm năng lớn lao gây hại cho cộng đồng.
Vì lý do đó, cần lưu ý điều này: trong thế giới kinh tế - tài chính, có những điều kiện trong đó một số phương pháp, mặc dù, theo quan điểm đạo đức, không phải là không thể chấp nhận được một cách trực tiếp, vẫn tạo ra các trường hợp gần như vô luân, nghĩa là, những dịp sẵn sàng sản sinh ra loại lạm dụng và lừa đảo có thể làm tổn hại các đối tác kém thế hơn. Ví dụ, việc thương mại hóa một số công cụ tài chánh, tự nó, là điều được phép (licit), nhưng trong một tình huống bất cân xứng, rất có thể nó lợi dụng việc thiếu kiến thức hoặc thế yếu kém về hợp đồng của một trong hai đối tác. Trong chính nó, việc này được kể là một vi phạm đến tính đúng đắn phải có trong mối tương quan, vốn dĩ là một vi phạm trầm trọng theo quan điểm đạo đức.
Sự phức tạp của nhiều sản phẩm tài chánh hiện đang làm cho tính chất bất cân xứng thành một yếu tố cố hữu của chính hệ thống và đặt người mua ở vị trí kém hơn những người rao bán các sản phẩm này - một tình huống mà xét theo một số khía cạnh sẽ dẫn đến việc vượt qua nguyên tắc caveat emptor (người mua phải kiểm soát món hàng mình mua) truyền thống. Nguyên tắc này, theo đó, trách nhiệm lượng định phẩm chất hàng hóa mua được trước hết thuộc về người mua, trên thực tế giả định sự bình đẳng trong khả năng bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên mua bán. Điều này thực sự không hề có trong nhiều trường hợp cả do mối tương quan tôn ti (hierarchical) rõ ràng đã được thiết lập trong một số loại hợp đồng (ví dụ, giữa người cho vay và người vay) lẫn cấu trúc phức tạp của nhiều công cụ tài chánh.
15. Giống nhiều của cải khác được con người sử dụng, tiền bạc, tự nó, cũng là một công cụ tốt; nó là một phương tiện phục vụ tự do và giúp tăng tiến các khả thể của họ. Tuy nhiên, phương tiện này có thể dễ dàng quay lưng chống lại con người. Cũng thế, việc tài chánh hóa thế giới làm ăn, khi cho phép các ngành kinh doanh sử dụng tiền bạc nhờ việc đi vào lãnh vực thương thuyết tự do ở thị trường chứng khoán, tự nó, cũng là một điều tích cực. Tuy nhiên, hiện tượng này ngày nay dễ có nguy cơ rơi vào chỗ nhấn mạnh đến việc tài chánh hóa nền kinh tế cách xấu xa; nó phần nào tạo ra thứ giầu có ảo, chủ yếu tập trung vào các giao dịch có đặc tính nhằm đầu cơ thuần túy và các giao dịch thuộc loại cao tần (high frequency trading), thu hút vào nó những khoản vốn khổng lồ, do đó, rút chúng ra khỏi lưu lượng tốt lành của nền kinh tế thực [29].
Điều được tiên đoán trước đây hơn một thế kỷ, bất hạnh thay, nay đã trở thành một thực tại: thu nhập do vốn nay đang gây tổn hại cho thu nhập do việc làm mà nó có nguy cơ thay thế trong khi thu nhập này bị loại ra bên lề các lợi ích chính của hệ thống kinh tế. Kết quả, chính việc làm, cùng với phẩm giá của nó, trở thành không những một thực tại luôn bị đe dọa, mà còn mất hết phẩm tính “điều thiện” đối với con người [30], như thế trở thành một phương tiện trao đổi đơn thuần bên trong các tương quan xã hội bất bình đẳng.
Trong việc đảo lộn trật tự trên giữa các phương tiện và mục đích, điều làm cho việc làm từ tư thế một điều thiện phải bước qua tư thế “dụng cụ”, và tiền bạc, từ tư thế phương tiện bước lên tư thế “mục đích”, thấy mình hiện diện trong mảnh đất mầu mỡ của nền văn hóa “vứt bỏ”; nền văn hóa này, không hề đắn đo và một cách phi luân, đã đẩy qua bên lề nhiều nhóm dân chúng, tước hết của họ việc làm xứng đáng và do đó biến họ thành “không viễn ảnh, không lối thoát”: “Ở đây không đơn giản chỉ là hiện tượng bóc lột và áp chế, mà là một điều mới lạ: Loại bỏ cuối cùng đụng đến tận gốc rễ, tức việc thuộc về xã hội nơi người ta sinh sống từ lúc người không còn bị đặt xuống hàng cuối cùng, ở bên lề, hay không có quyền hành, mà là đứng ở bên ngoài. Những người bị loại bỏ không phải là “những người bị bóc lột”, mà là bị vứt bỏ, “đồ bỏ đi” [31].
16. Về vấn đề này, làm sao không nghĩ đến chức năng xã hội không thể thay thế của tín dụng mà việc thực hành trước hết thuộc các trung gian tài chánh có khả năng và đáng tin cậy? Trong lãnh vực này, điều xem ra rõ ràng là sự kiện áp dụng các lãi xuất quá cao, trên thực tế, không thể chịu đựng được đối với người vay, nói lên một nghiệp vụ không những bất chính về phương diện đạo đức, mà còn là một sự loạn năng (dysfonctionnement) nếu nói về sự lành mạnh của nền kinh tế. Những thực hành như thế, cũng như các tác phong cho vay nặng lại, luôn luôn bị ghét bỏ, bởi lương tâm con người như là bất công, và bởi hệ thống kinh tế như là một trở ngại cho việc vận hành tốt của nó.
Ở đây, hoạt động tài chánh cho ta thấy ơn gọi hàng đầu của nó là phục vụ nền kinh tế thực; nó được kêu gọi tạo ra giá trị bằng các phương tiện hợp luân và làm dễ việc giải phóng các khoản vốn ngõ hầu tạo ra tính lưu chuyển thịnh vượng tốt lành [32]. Xin đơn cử một thí dụ, các hợp tác xã tín dụng, các tín dụng vi mô (micro-crédit), cũng như tín dụng công cộng phục vụ các gia đình, các xí nghiệp, các tập đoàn địa phương hay các tín dụng giúp đỡ ở các nước đang phát triển đều là các thực tại rất tích cực và xứng đáng được khuyến khích.
Trong lãnh vực này, lãnh vực, trong đó, tiền bạc có thể biểu lộ mọi tiềm năng tích cực, chưa bao giờ như trước đây, điều rõ ràng dường như là: xét theo quan điểm đạo đức, không được coi là hợp pháp khi đặt tín dụng phát sinh từ xã hội dân sự vào các nguy cơ quá đáng, bằng cách sử dụng nó chủ yếu vào các mục tiêu đầu cơ.
17. Điều không thể chấp nhận được về luân lý không hẳn là sự kiện kiếm lời, mà là lợi dụng cho ưu thế của mình một sự bất bình đẳng nào đó để sinh những khoản lời quan trọng có hại cho người khác; là làm giầu bằng cách lạm dụng chức vụ nổi bật của mình mà làm hại người khác hoặc làm giầu bằng cách gây hại tới phúc lợi tập thể hoặc gây rối cho phúc lợi này [33].
Thực hành trên tỏ ra hết sức tồi tệ xét về phương diện luân lý, khi một thiểu số người, thậm chí có những khoản đầu tư quan trọng, vì chỉ muốn kiếm lời thuần túy, nên đã sử dụng các may rủi của đầu cơ [34] để hạ giá giả tạo các chứng khoán nợ công cộng, không hề quan tâm gì tới sự kiện nó có thể ảnh hưởng tiêu cực hay làm gia trọng tình thế kinh tế của toàn bộ nhiều xứ sở. Do đó, họ đã đặt không những nhiều dự án lành mạnh hóa công cộng vào thế nguy hiểm, mà cả sự ổn định kinh tế của hàng triệu gia đình, do đó, buộc các nhà cầm quyền chính phủ phải can thiệp bằng nhiều tiền bạc công, một điều sẽ tiến tới chỗ gây ảnh hưởng giả tạo lên việc điều hành tốt các hệ thống chính trị.
Ngày nay, đầu cơ, đặc biệt trong lãnh vực kinh tế và tài chánh, có nguy cơ hất cẳng mọi mục tiêu quan trọng khác vốn nâng đỡ tự do nhân bản. Điều này gây hại cho di sản mênh mông các giá trị vốn tạo lập ra xã hội dân sự, môi trường cùng sống chung trong hoà bình, gặp gỡ, liên đới, hỗ tương phục hồi và trách nhiệm đối với ích chung. Trong đường hứng này, các hạn từ như “hiệu năng” (efficacité), “cạnh tranh”, “lãnh đạo”, “công trạng” có xu hướng chiếm hết chỗ trong nền văn hóa dân chính của chúng ta; chúng đảm nhận một tầm quan trọng kết cục làm nghèo đi phẩm chất các trao đổi, bị giản lược vào một hệ số số học thuần túy.
Điều trên, trước nhất, đòi kinh doanh phải là một hoạt động cứu những gì là nhân bản ngõ hầu có thể mở lại các chân trời cho việc gia tăng các giá trị mà chỉ có nó mới giúp con người tự tìm lại chính mình, xây dựng các xã hội có khả năng trở thành những nơi ngụ cư đầy chào đón và đại lượng, nơi những con người yếu đuối nhất tìm được chỗ đứng và là nơi sự thịnh vượng đưỡc sử dụng một cách bình đằng, vì phúc lợi của mọi người. Tóm lại, đó là những nơi con người có thể có cuộc sống tốt đẹp và dễ dàng hy vọng.
Kỳ sau: III. Một số soi sáng đối với bối cảnh hiện nay
Văn Hóa
Tản mạn đời tha hương : Bác Sĩ Yersin, Người Bạn Và Ân Nhân Của Dân Việt
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
17:12 09/07/2018
Con người và sự nghiệp
Vì muốn phục vụ dân nghèo cũng như tìm chỗ thuận tiện cho việc nghiên cứu khoa học, ông quyết định chọn địa danh Nha Trang làm quê hương thứ hai, để rồi tìm cách xây dựng tại đây một ‘viện Pasteur’ đầu tiên. Trước hết, ông dựng một nhà gỗ đơn sơ tại ‘Xóm Cồn’ để chữa bệnh cho dân nghèo. Đồng thời ông cũng say mê khám phá thám du các vùng rừng núi gần xa. Chuyến đi đầu tiên khá nguy hiểm nhưng thành công mỹ mãn, trải rộng tới phía tây nước Việt, đụng tới sông Mekong bên xứ Miên và Thái. Thế là chính quyền Pháp bắt đầu biết và rất hãnh diện về ông.
Tháng 6 năm 1893, được sự ủy thác của Toàn quyền Đông Dương Jean-Marie de Lanessan, Yersin tổ chức đoàn thám hiểm theo đường bộ từ Đồng Nai lên Di Linh, cuối cùng khám phá Cao nguyên Lâm Viên. Trong nhật ký, Yersin ghi nhận có vài làng của người sắc tộc D'Lat nằm rải rác trong vùng, và "Từ trong rừng thông bước ra, tôi sững sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu, giống như mặt biển, tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Langbiang hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này." [Đến năm 1899, tại vùng đất được Yersin khám phá, Toàn quyền Paul Doumer cho thiết lập một khu nghỉ dưỡng cho người Âu châu, sau trở thành Đà Lạt].
Chẳng may, trên đường trờ về Nha Trang, ông bị một nhóm cướp tấn công, khiến ông bị thương nơi ngực và chân. Nhưng lại rất may, biết các kỹ thuật y khoa, ông sống sót, để rồi vẫn ráng tổ chức thêm cuộc thám hiểm kế tiếp.
Cuối năm đó, với một lực lượng hùng hậu - ngoài 54 người tùy tùng còn có một toán lính tập mang súng theo hộ tống - Yersin khởi hành cũng từ Đồng Nai, lên Đà Lạt, rồi đi tiếp đến cao nguyên Đắk Lắk, vào Attopeu ở nam Lào, rồi lại theo hướng đông ra biển, để đến Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 5 năm 1894. Cuộc khảo sát lần này thăm dò một vùng đất rộng lớn trải rộng từ vĩ tuyến 11 ở phía nam đến vĩ tuyến 16 ở phía bắc.
Trang nhật ký Yersin ghi, "Đường đi thật là khủng khiếp. Trong 4 ngày liên tiếp, chúng tôi phải vượt qua một vùng núi hiểm trở, trèo xuống, leo lên, cứ đơn điệu như thế làm cho chúng tôi rất mệt mỏi. Cây cối chen chúc. Không có đường mòn. Chúng tôi phải khòm lưng chui qua các bụi tre. Vì trời mưa nên rừng có nhiều vắt không thể tả được. Những người Việt Nam đi cùng với chúng tôi bị sốt rét, mặc dầu đã uống thuốc ngừa...”
Nghiên cứu bệnh dịch hạch
Tượng Yersin tại Bảo tàng việnY khoa Hồng Kông |
Yersin là người đầu tiên chứng minh rằng trực khuẩn dịch hạch hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một, nhờ đó ông đã giải thích được phương thức truyền bệnh. Cũng trong năm ấy, khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, trong bài báo nhan đề La Peste Bubonique de Hong-Kong (Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông).
Năm 1895 ông trở lại Viện Pasteur ở Paris và cùng với Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh. Năm 1896, ông thành lập trại chăn nuôi Suối Dầu, nuôi ngựa để sản xuất huyết thanh.
Năm 1896, Yersin đến Quảng Châu, được phép công khai tiêm huyết thanh (điều chế tại Nha Trang) cho một bệnh nhân tại đây, và nghiễm nhiên trở thành người thầy thuốc đầu tiên cứu sống một bệnh nhân dịch hạch. Yersin tiếp tục cuộc hành trình chống bệnh dịch hạch (bằng huyết thanh) với những điểm đến kế tiếp tại nhiều thành phố khác.
Ân nhân về nhiều ngành chuyên môn:
Viện Pasteur Nha Trang |
Là người đầu tiên nhập giống cây cao su về trồng tại Việt Nam, Yersin trở thành chủ một đồn điền cao su lúc đầu rộng khoảng 100 hec-ta, kiếm tiền đủ để nuôi sống Viện của ông. Ông còn ra công nghiên thêm về các loại chim, nghề làm vườn, và sưu tầm các loại hoa. Ông cũng mở một chiến dịch trồng rừng, đồng thời khuyên dân làng bỏ tập tục chặt đốt cây rừng. Ông còn trồng thử nghiệm cây ‘canh-ki-na’ để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét. Ông cũng tìm ra đất thích hợp cho loại cây này ở vùng đất Dran và Di Linh.
Yersin thích biết mọi thứ, ông là chuyên gia về nông học nhiệt đới, nhà vi trùng học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, rồi nghiên cứu khí tượng. Ông mua máy điện lượng kế, làm một con diều thật lớn thả lên độ cao một ngàn mét để đo điện khí quyển và dự đoán giông bão. Ông muốn giúp những người dân chài thường khi bị mất tích trên biển mỗi lúc có lốc xoáy vụt đến. Yersin thuyết phục Fichot, một kỹ sư thủy văn phục vụ trong hải quân và rất say mê thiên văn học, đến sống với ông trong ngôi nhà lớn ở Xóm Cồn với kính thiên văn và máy quan tinh được lắp đặt trên sân thượng, để cùng nhau nghiên cứu khí tượng. Trong những ngày cuối đời, Yersin gắn bó với niềm đam mê mới: văn chương. Ở tuổi tám mươi, ông lại học tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, và biên dịch những tác phẩm của Phèdre, Virgile, Horace, Salluste, Cicéron, Platon, và Démosthène.
Trường Y Đông Dương
Trường Y Đông Dương |
Yersin được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên củaTrường Y Đông Dương này (là tiền thân của Đại học Y Hà Nội). Ông thiết lập giáo trình theo hình mẫu đại học Pháp – sáng khám bệnh ở bệnh viện, chiều dành cho lý thuyết – đích thân ông giảng dạy trong các giờ vật lý, hóa học, và phẫu thuật.
Trường khai giảng ngày 1 tháng 3 năm 1902, năm học đầu tiên có 29 sinh viên, 15 người đến từ Bắc Kỳ, 5 từ Trung Kỳ, 8 từ Nam Kỳ, và 1 từ Cao Miên. Tất cả đều được nhận học bổng 8 đồng mỗi tháng. Ghi nhận của Yersin về những sinh viên Y khoa đầu tiên được đào tạo ở Đông Dương, "Họ rất chăm học, có những người xuất sắc ngang với những sinh viên giỏi nhất bên Pháp. Điều thú vị là ngay cả những người thông minh cũng học rất chăm. Gần như có thể nói rằng không có ai lười biếng."
Ông có công di chuyển trường khỏi làng Kinh Lược, cho xây dựng ngôi trường ở phố Bobillot (Lê Thánh Tông ngày nay), và xây dựng bệnh viện thực hành ở phố Lò Đúc.
Sau hai năm, khi mọi thứ đã vào guồng, Yersin xin từ nhiệm, và trở về Nha Trang.
Vĩ nhân từ trần
Di sản của ông quá lớn. Toàn dân Việt Nam, hơn mọi dân tộc khác, phải ghi ơn ông mãi mãi. Vua Bảo Đại đã truy tặng ông bội tinh kim khánh. Dân nghèo nhớ ông vì lòng nhân hậu. Bệnh nhân không quên công trình y khoa của ông. Nhiều thành phố có tên đường là ông. Nha Trang và Đà Lạt ghi dấu ấn của ông qua nhiều hình thức, nhất là có công viên vinh danh ông. Mộ ông tại Suối Dầu và thư viện ông tại viện Pasteur Nha Trang nay là di tích lịch sử quốc gia. Năm 2014 Việt Nam truy tặng ông là ‘công dân danh dự’ và cho ra mắt bộ sưu tập tem bưu chính mang hình ảnh ông.
Đại học Yersin Đà Lạt |
Yersin đã sống trọn đời độc thân, xa lánh chốn phồn hoa Paris để theo con đường phục vụ tha nhân.
Lời cuối của ông: “Tôi muốn theo chân Chúa Ky Tô để phục vụ mọi người trọn đời tôi”.
Đáng ngưỡng mộ thay !
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thác Đổ Bên Núi Rừng
Dominic Đức Nguyễn
07:30 09/07/2018
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Em có muốn về phố núi với anh không
Ngắm thác nước, bậc chín tầng cứ chảy
Ngắm cả hoàng hôn những chiều tà êm ái
Dọc ven đường dừng lại để cùng chơi.
(Trích thơ của MC Quang Sáng)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 9/7/2018: Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Quê Hương Việt Nam tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam
VietCatholic Network
01:25 09/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Lạy Nữ Vương với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 8 tháng 7.
2- Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cầu cho người di dân.
3- Công bố Huấn Thị về Đoàn Trinh Nữ Thánh Hiến.
4- Theo Đức Hồng Y Parolin, quan niệm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về sinh thái là: “mọi vật trong vũ trụ đều được liên kết với nhau”.
5- Lần đầu tiên một giáo dân được bổ nhiệm đứng đầu một Bộ của Tòa Thánh.
6- Đại hội Phong trào Tổ Ấm Focolare qui tụ nhiều người trẻ từ 100 quốc gia đến Manila, Phi Luật Tân.
7- ‘Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ’ (ACN) đem hy vọng đến cho các Kitô hữu đau khổ.
8- Chính phủ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc: nỗ lực ngăn chặn các phóng viên nước ngoài báo cáo về tình trạng bách hại tôn giáo trong nước.
9- Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Quê Hương Việt Nam tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, miền Nam California.
10- Giới thiệu bài hát: Con Có Một Tổ Quốc.
https://www.youtube.com/watch?v=1gbCVERi0T4
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết