Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:06 09/07/2024
15. Khi một vị hoàng hậu đi vào trong một thành phố, thì phải có rất nhiều phụ nữ quý tộc tháp tùng; cũng vậy, khi cầu nguyện tiến vào trong tâm hồn của con người, thì tất cả các đức hạnh cũng đều đến trong tâm hồn của con người ấy, bởi vì đức hạnh và cầu nguyện thì không thể lìa nhau.
(Thánh Gioan Kim Khẩu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:09 09/07/2024
2. BÀNH TỔ MẶT DÀI
Hán Võ đế nói với quần thần:
- “Trong sách tướng có nói: nhân trung dưới mũi dài một tấc (tấc tàu) thì thọ trăm tuổi”.
Đông Phương Sóc nghe được thì cười lớn, hữu tư mã nói ông ta bất kính với hoàng đế.
Đông Phương Sóc lấy cái mũ xuống nói:
- “Tôi không dám cười bệ hạ, thực ra tôi cười Bành Tổ mặt dài”.
Hán Võ đế hỏi:
- “Bành Tổ mặt dài như thế nào?”
Đông Phương Sóc đáp:
- “Bành Tổ sống đến tám trăm tuổi, nếu nói theo sách tướng ấy thì nhân trung của Bành Tổ dài tám tấc, vậy thì bộ mặt của ông ta dài bao nhiêu trượng?”
Hán Võ đế cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 2:
Nhân trung dài một tấc thì sống trăm tuổi, mà dài tám tấc thì sống tám trăm tuổi, như thế ông Bành Tổ cái mặt phải dài lắm vì tương truyền rằng ông ta sống khoảng tám chín trăm tuổi mới chết. Theo tướng học, ai có nhân trung (rãnh phía dưới mũi) dài và rộng thì cuộc đời sung túc và sống thọ, sống thọ không có nghĩa là sống đến tám chín trăm tuổi, nhưng thọ có nghĩa là hơn tám mươi tuổi mà thôi.
Sống lâu trăm tuổi là cái phúc của trời cho, nhưng trời cho sống lâu là để làm gì, đó mới chính là điều đáng nói.
Có người sống thọ tám chín mươi tuổi nhưng vẫn cứ đi lễ nhà thờ, vẫn cứ siêng năng đọc kinh sáng tối, vẫn cứ ăn chay kiêng thịt ngày thứ sáu, sống lâu như thế thì có ích và trở nên gương sáng cho con cái cháu chắt noi theo; có người mới bốn năm mươi tuổi mà đã sống như ông già tám chín mươi tuổi, khó tính, chướng và không tu thân tích đức không để tiếng tốt cho con cháu...
Nếu chỉ sống đến ngày mai –dù nhân trung dài hay ngắn- thì người Ki-tô hữu vẫn luôn cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho họ sống thọ thêm một ngày, để họ làm gương sáng cho mọi người noi theo; họ vẫn tạ ơn Thiên Chúa đã để họ sống thêm một ngày, để họ biết ăn năn sám hối và đền tội mình đã xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân, sống thọ như thế thì nên sống...
Nhân trung dài một tấc thì sống thọ, nhưng những ai ham học hỏi và sống lời Thiên Chúa thì được sự sống trường sinh với Đức Chúa Giêsu trên thiên đàng vậy.
Đó chính là trường thọ đích thực vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Hán Võ đế nói với quần thần:
- “Trong sách tướng có nói: nhân trung dưới mũi dài một tấc (tấc tàu) thì thọ trăm tuổi”.
Đông Phương Sóc nghe được thì cười lớn, hữu tư mã nói ông ta bất kính với hoàng đế.
Đông Phương Sóc lấy cái mũ xuống nói:
- “Tôi không dám cười bệ hạ, thực ra tôi cười Bành Tổ mặt dài”.
Hán Võ đế hỏi:
- “Bành Tổ mặt dài như thế nào?”
Đông Phương Sóc đáp:
- “Bành Tổ sống đến tám trăm tuổi, nếu nói theo sách tướng ấy thì nhân trung của Bành Tổ dài tám tấc, vậy thì bộ mặt của ông ta dài bao nhiêu trượng?”
Hán Võ đế cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 2:
Nhân trung dài một tấc thì sống trăm tuổi, mà dài tám tấc thì sống tám trăm tuổi, như thế ông Bành Tổ cái mặt phải dài lắm vì tương truyền rằng ông ta sống khoảng tám chín trăm tuổi mới chết. Theo tướng học, ai có nhân trung (rãnh phía dưới mũi) dài và rộng thì cuộc đời sung túc và sống thọ, sống thọ không có nghĩa là sống đến tám chín trăm tuổi, nhưng thọ có nghĩa là hơn tám mươi tuổi mà thôi.
Sống lâu trăm tuổi là cái phúc của trời cho, nhưng trời cho sống lâu là để làm gì, đó mới chính là điều đáng nói.
Có người sống thọ tám chín mươi tuổi nhưng vẫn cứ đi lễ nhà thờ, vẫn cứ siêng năng đọc kinh sáng tối, vẫn cứ ăn chay kiêng thịt ngày thứ sáu, sống lâu như thế thì có ích và trở nên gương sáng cho con cái cháu chắt noi theo; có người mới bốn năm mươi tuổi mà đã sống như ông già tám chín mươi tuổi, khó tính, chướng và không tu thân tích đức không để tiếng tốt cho con cháu...
Nếu chỉ sống đến ngày mai –dù nhân trung dài hay ngắn- thì người Ki-tô hữu vẫn luôn cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho họ sống thọ thêm một ngày, để họ làm gương sáng cho mọi người noi theo; họ vẫn tạ ơn Thiên Chúa đã để họ sống thêm một ngày, để họ biết ăn năn sám hối và đền tội mình đã xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân, sống thọ như thế thì nên sống...
Nhân trung dài một tấc thì sống thọ, nhưng những ai ham học hỏi và sống lời Thiên Chúa thì được sự sống trường sinh với Đức Chúa Giêsu trên thiên đàng vậy.
Đó chính là trường thọ đích thực vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 10/07: Sứ mạng của Tông Đồ – Lm. Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
03:09 09/07/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ : đứng đầu là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê và ông Gio-an, em của ông; ông Phi-líp-phê và ông Ba-tô-lô-mê-ô; ông Tô-ma và ông Mát-thêu người thu thuế; ông Gia-cô-bê con ông An-phê và ông Ta-đê-ô; ông Si-môn thuộc nhóm Nhiệt Thành, và ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, là chính kẻ nộp Người. Đức Giê-su sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng:
“Anh em đừng đi tới vùng các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của người Sa-ma-ri. Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en. Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần.”
Đó là lời Chúa
Mọi người đều rao giảng
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
06:13 09/07/2024
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN NĂM B : MC 6,7-13
7 Khi ấy, Đức Giê-su gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trên các thần ô uế. 8 Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; 9 được đi dép, nhưng không được mặc hai áo. 10 Người bảo các ông : “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi. 11 Còn nơi nào người ta không đón tiếp và không nghe anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi đất dưới chân để tỏ ý cảnh cáo họ” 12 Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. 13 Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh.
MỌI NGƯỜI ĐỀU RAO GIẢNG
Chúng ta năng gặp lại bản văn về việc sai đi truyền giáo hôm nay. Các chỉ thị (khác nhau tùy mỗi Tin Mừng) này có thể bị nhiều người coi là xưa cũ và không quan trọng, song các nhà truyền giáo mọi thời đã múc lấy tinh thần thừa sai từ đấy. Hãy nhớ tới Phan-xi-cô A-xi-di-ô, Phan-xi-cô Xa-vi-e, Tê-rê-xa Can-quýt-ta… Nhà chú giải M. Quesnel gọi đây là “một loại thủ bản, một loại cẩm nang cho một nhà truyền giáo hoàn hảo”.
1. Các Tông đồ rao giảng
Trước hết, việc Đức Giê-su “sai các Tông đồ đi từng đôi một” gợi lên khía cạnh tập thể của việc truyền giáo. Điều này tạo ra một sự nâng đỡ huynh đệ, đôi lúc là một sự sửa lỗi thân tình. Và nhất là cảm thức về một công cuộc chung. Tinh thần cộng đoàn là một cái gì đó cơ bản đối với công cuộc truyền giáo. Là những người rao giảng sứ điệp về một sự hiệp thông vĩ đại trong tình yêu, các Tông đồ trước hết phải thể hiện điều ấy ngay giữa nhóm của mình. Vả lại, hai kẻ có lời lẽ phù hợp nhau và hành động phối hợp với nhau chứng tỏ họ cùng được sai đi bởi một người. Biết bao anh chị em sắc tộc tại Việt Nam đã từng kinh ngạc trước sự cạnh tranh của những đoàn truyền giáo Tin lành và Công Giáo : “Quý vị cùng tin tưởng và rao giảng một Đức Ki-tô cả, sao lại có sự chia rẽ thế này?”
Tiếp đến là chỉ thị “khó nghèo” : khó nghèo về hành trang đi đường (một cái áo, một đôi dép, một cây gậy) và khó nghèo về phương tiện sinh sống (không lương thực, bao bị, tiền giắt lưng). Là những người rao giảng các giá trị thiêng liêng và tinh thần từ bỏ, luôn miệng công bố : “Phúc thay các kẻ nghèo”, các thừa sai còn có bằng chứng nào rõ ràng hơn, đáng tin hơn, thuyết phục hơn là chính lối sống của họ? Lệnh truyền “chớ mặc hai áo” khiến ta không thể không nghĩ tới những y phục rườm rà xưa cổ nơi các nữ tu. Sau Công đồng Va-ti-can II, có lần một nữ tu đã nói với một linh mục : “Chúng con nhẹ đi được tới bảy mét vải !” Rườm rà như thế nhằm để bảo vệ? Nhưng làm sao một tấm vải có thể bảo vệ trái tim và ngũ quan? Làm sao chiếc áo dòng đã có thể trở thành biểu tượng chính yếu của tu sĩ và linh mục? Linh mục và tu sĩ chỉ có một tu phục : hiến thân cho kẻ khác, cũng như mọi Ki-tô hữu chỉ có một đồng phục : bác ái với tha nhân (x. ĐHV).
Tuy nhiên có một cám dỗ trở đi trở lại không ngừng, đó là sử dụng các phương tiện giàu nhân danh sự hữu hiệu. Có một bài ca đáng được lưu ý : “Để đi nói về Thiên Chúa, hãy chỉ mang theo tình yêu”. Đây là điều mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta từng thể hiện. Lần ấy, mẹ được mời sang Thụy Sĩ để diễn thuyết. Sau khi đưa mẹ từ phi trường về nơi cư trú, người phụ trách tiếp đón tỏ vẻ lo lắng hỏi mẹ : “Hành lý của mẹ đâu? Sao chúng con không thấy có valise nào cả? Thất lạc rồi chăng?” Mẹ Tê-rê-xa mỉm cười nâng túi nylông lên trước mặt ông ta và nói : “Tất cả hành lý của tôi là đây. Một cái áo dòng để thay, một bàn chải đánh răng và một khăn mặt” - “Chừng ấy thôi à?” - “À quên ! Còn một thứ nữa, quan trọng hơn hết : quả tim !” Năm 1979, được trao tặng Giải Nobel Hòa bình cho "những hoạt động diễn ra trong sự đấu tranh vượt qua sự nghèo khó và cùng quẫn, là những điều đe dọa hòa bình," Mẹ đã từ chối bữa tiệc mừng truyền thống và yêu cầu gởi số tiền 192 000 USD (chi phí bữa tiệc) cho người nghèo ở Ấn-độ, nói rằng những phần thưởng trên trần gian chỉ có giá trị khi nào chúng giúp ích những người thiếu thốn trên thế giới.
Cuối cùng là một lời cảnh giác : con đường truyền giáo là một con đường gian khổ. Như Thầy mình, các Tông đồ phải đón nhận rủi ro bị từ chối hay xua đuổi. Các ông phải đi theo Người đến độ bị chống đối, giết chết. Lịch sử truyền giáo đã và đang chứng minh điều đó cách hùng hồn (theo Vaticannews.va, có hơn 130 linh mục và tu sĩ bị cầm tù, bắt cóc và sát hại trên toàn thế giới trong năm 2023). Thế nhưng có những kẻ vẫn không muốn chấp nhận điều đó và tìm mọi cách để thế gian tạo nên con đường trơn tru cho mình, dù có phải thỏa hiệp hay phản bội các nguyên tắc đức tin, dù có phải khúm núm nhượng bộ và hoàn toàn bỏ mặc nghĩa vụ làm ngôn sứ ! Triết lý mục vụ của họ : được việc hơn là đúng việc !?!
2. Các Ki-tô hữu rao giảng
Các huấn thị Đức Giê-su vừa nói với các Tông đồ có thể được ta đón nhận theo hai cách.
Một là sau khi đã quan sát chuyến truyền giáo đầu tiên ấy, đã theo dõi họ làm việc, ta tự nhủ : “Phải có nhiều tông đồ, làm tông đồ thật là hay”. Ta muốn quan tâm đến việc truyền giáo, giúp đỡ các thừa sai, không từ chối dâng một đứa con trai hay con gái nếu nó được Chúa gọi.
Hai là cảm thấy bị trực tiếp động đến. Khi đặt lại bản văn này trong toàn bộ Tin Mừng Mác-cô, ta thấy nó là một trong những điểm nhấn của một đường hướng liên tục : khía cạnh truyền giáo của công trình Đức Giê-su. Ngay từ khởi điểm, Người đã kêu gọi bốn môn đệ : “Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người” (Mc 1,17). Người đã nâng nhóm lên thành mười hai Tông đồ, sai họ đi truyền giáo, và lời cuối cùng của Người mở ra những chân trời vĩ đại : “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng” (Mc 16,15).
Từ đó ta có thể xây dựng ý tưởng là cần có những chuyên gia tông đồ : giám mục, linh mục, thừa sai, nữ tu, chiến sĩ… Nhưng đồng thời phải gạt bỏ ý tưởng rất thông thường là đám quần chúng giáo dân có thể ở bên ngoài cuộc. Không ! có một lý luận thúc đẩy mọi Ki-tô hữu : nếu thật sự yêu mến Đức Ki-tô, thì sao lại có thể không nói, không làm cho Người? “Lòng yêu mến Đức Ki-tô thúc đẩy chúng ta”, thánh Phao-lô từng nói thế, nói cho hết mọi người chứ không chỉ cho ai mang “trách nhiệm”.
Và lòng yêu mến anh em cũng thúc đẩy chúng ta nữa. Có đức tin, tin vào Đức Ki-tô, được gọi đến một cuộc sống đầy ánh sáng và tình yêu dưới trần gian rồi đến một niềm vui vĩnh cửu, điều đó thật tuyệt. Biết mình được Thiên Chúa yêu mến, được tha thứ tất cả và tràn ngập một hy vọng phi thường, điều đó thật tuyệt. Biết mình là những con cái tự do của Cha trên trời, được sự thật và tình yêu của Người giải phóng khỏi mọi áp bức, mọi sợ hãi, điều đó thật tuyệt. Nhưng làm sao lại chẳng muốn chia sẻ tất cả những cái đó? Nhiệt huyết “tông đồ” chẳng là gì khác cả. Tuy nhiên ta đã từng đi đến chỗ tống khứ đòi hỏi ấy mà rằng : “Đó là chuyện của các linh mục !” Việc dấn thân ồ ạt của các giáo dân chẳng có từ lâu và lắm kẻ vẫn còn ngần ngại.
Phải chăng điều đó muốn nói là mọi người phải cất công rao giảng? Đúng, vì kể ra mọi người đều rao giảng. Khi sai các Tông đồ đầu tiên, như đã thấy trên, Đức Giê-su hết sức bận tâm tới kiểu sống của họ, vì người ta giảng dạy trước hết qua cách ứng xử. Chính vì nghĩ tới điều đó mà ta có thể nói : mọi người đều rao giảng. Một kẻ buồn bã, một nhân viên ít chu đáo, những tay ích kỷ hà tiện, những kẻ gặm nhấm thanh danh người, những thủ lãnh im lặng vì hèn nhát hay đồng lõa với cường quyền, nếu họ được nhận biết như là Ki-tô hữu, thì họ cũng rao giảng ! Nhưng là rao giảng chống đạo : “Nếu lui tới nhà thờ mà như thế… nếu đã là người của Giáo Hội mà như thế…”. Trái lại một Ki-tô hữu chính trực, can đảm, bất khuất, hay giúp người, có ánh sáng trong đôi mắt, thì kẻ ấy đã nói nhiều rồi dù không mở miệng. Và khi đến cơ hội sẽ có thể khiến người ta lắng nghe. Một Ki-tô hữu biết tham khảo sách báo Công Giáo khi tranh luận và ưu tư phổ biến chúng thì đã dạy dỗ qua tất cả những gì mà các độc giả (bị đương sự thu phục) sắp biết về Tin Mừng và về Hội Thánh. Nhà sư Thích Minh Tuệ, dù chỉ mặc áo vải thô, ngày ăn một bữa và cuốc bộ 30km, chẳng giảng Phật pháp, từ chối mọi cúng dường, ngủ ngồi dưới gốc cây hay nơi nghĩa địa, cũng đã thu hút biết bao tín đồ Phật giáo (thậm chí Ki-tô giáo) và làm dậy sóng truyền thông mạng thời gian qua.
Nhưng đôi lúc cũng phải rao giảng trực tiếp. Thật là thiệt hại khi có một sự thẹn thùng hay hèn nhát nào đó giữ chúng ta lại khi chúng ta có thể và có quyền rao giảng rõ ràng về Đức Ki-tô. Nhưng một cảm thức khác cũng có thể hãm lại nhiệt tình tông đồ của ta, một cảm thức cần phá bỏ quanh ta và có lẽ trong ta : nghĩ rằng một giáo dân đơn thuần, bình thường thì chẳng cần quan tâm đến đức tin và việc truyền giáo. Hoàn toàn sai lạc ! Hoàn toàn trái ngược với ý niệm một Dân Thiên Chúa trong đó mỗi chi thể đều có trách về tập thể và thành thử về việc bành trướng tập thể. Ai nấy ở vị trí mình, dĩ nhiên, nhưng theo kiểu nói thời danh của các Giám mục Pháp, chúng ta “tất cả đều có trách nhiệm trong Giáo Hội”.
Khi chúng ta chiêm ngưỡng Đức Giê-su đang sai các Tông đồ đầu tiên của Người lên đường truyền giáo, thì một tiếng nói phải vang lên trong ta : “Lạy Chúa, con cũng vậy”. Người ta nghe quá nhiều Ki-tô hữu chỉ trích trong khi vẫn đứng bên bờ : “Giáo Hội lẽ ra phải làm thế này… lẽ ra phải làm thế kia…” Tốt, đó là một bước đầu tham gia tốt. Nhưng hãy đi xa hơn, hãy lao mình vào dòng chảy truyền giáo của Giáo Hội, vì bạn là một mảnh, một tế bào của Giáo Hội, chính nhờ bạn một chút mà Giáo Hội làm điều này điều kia hay không làm. Giáo Hội chỉ thực sự là truyền giáo ở đâu mà quần chúng Ki-tô hữu là thừa sai truyền giáo. Sao cả một thế kỷ nay, Công Giáo vẫn cứ là 1/10 trên đất Việt?
7 Khi ấy, Đức Giê-su gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trên các thần ô uế. 8 Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; 9 được đi dép, nhưng không được mặc hai áo. 10 Người bảo các ông : “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi. 11 Còn nơi nào người ta không đón tiếp và không nghe anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi đất dưới chân để tỏ ý cảnh cáo họ” 12 Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. 13 Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh.
MỌI NGƯỜI ĐỀU RAO GIẢNG
Chúng ta năng gặp lại bản văn về việc sai đi truyền giáo hôm nay. Các chỉ thị (khác nhau tùy mỗi Tin Mừng) này có thể bị nhiều người coi là xưa cũ và không quan trọng, song các nhà truyền giáo mọi thời đã múc lấy tinh thần thừa sai từ đấy. Hãy nhớ tới Phan-xi-cô A-xi-di-ô, Phan-xi-cô Xa-vi-e, Tê-rê-xa Can-quýt-ta… Nhà chú giải M. Quesnel gọi đây là “một loại thủ bản, một loại cẩm nang cho một nhà truyền giáo hoàn hảo”.
1. Các Tông đồ rao giảng
Trước hết, việc Đức Giê-su “sai các Tông đồ đi từng đôi một” gợi lên khía cạnh tập thể của việc truyền giáo. Điều này tạo ra một sự nâng đỡ huynh đệ, đôi lúc là một sự sửa lỗi thân tình. Và nhất là cảm thức về một công cuộc chung. Tinh thần cộng đoàn là một cái gì đó cơ bản đối với công cuộc truyền giáo. Là những người rao giảng sứ điệp về một sự hiệp thông vĩ đại trong tình yêu, các Tông đồ trước hết phải thể hiện điều ấy ngay giữa nhóm của mình. Vả lại, hai kẻ có lời lẽ phù hợp nhau và hành động phối hợp với nhau chứng tỏ họ cùng được sai đi bởi một người. Biết bao anh chị em sắc tộc tại Việt Nam đã từng kinh ngạc trước sự cạnh tranh của những đoàn truyền giáo Tin lành và Công Giáo : “Quý vị cùng tin tưởng và rao giảng một Đức Ki-tô cả, sao lại có sự chia rẽ thế này?”
Tiếp đến là chỉ thị “khó nghèo” : khó nghèo về hành trang đi đường (một cái áo, một đôi dép, một cây gậy) và khó nghèo về phương tiện sinh sống (không lương thực, bao bị, tiền giắt lưng). Là những người rao giảng các giá trị thiêng liêng và tinh thần từ bỏ, luôn miệng công bố : “Phúc thay các kẻ nghèo”, các thừa sai còn có bằng chứng nào rõ ràng hơn, đáng tin hơn, thuyết phục hơn là chính lối sống của họ? Lệnh truyền “chớ mặc hai áo” khiến ta không thể không nghĩ tới những y phục rườm rà xưa cổ nơi các nữ tu. Sau Công đồng Va-ti-can II, có lần một nữ tu đã nói với một linh mục : “Chúng con nhẹ đi được tới bảy mét vải !” Rườm rà như thế nhằm để bảo vệ? Nhưng làm sao một tấm vải có thể bảo vệ trái tim và ngũ quan? Làm sao chiếc áo dòng đã có thể trở thành biểu tượng chính yếu của tu sĩ và linh mục? Linh mục và tu sĩ chỉ có một tu phục : hiến thân cho kẻ khác, cũng như mọi Ki-tô hữu chỉ có một đồng phục : bác ái với tha nhân (x. ĐHV).
Tuy nhiên có một cám dỗ trở đi trở lại không ngừng, đó là sử dụng các phương tiện giàu nhân danh sự hữu hiệu. Có một bài ca đáng được lưu ý : “Để đi nói về Thiên Chúa, hãy chỉ mang theo tình yêu”. Đây là điều mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta từng thể hiện. Lần ấy, mẹ được mời sang Thụy Sĩ để diễn thuyết. Sau khi đưa mẹ từ phi trường về nơi cư trú, người phụ trách tiếp đón tỏ vẻ lo lắng hỏi mẹ : “Hành lý của mẹ đâu? Sao chúng con không thấy có valise nào cả? Thất lạc rồi chăng?” Mẹ Tê-rê-xa mỉm cười nâng túi nylông lên trước mặt ông ta và nói : “Tất cả hành lý của tôi là đây. Một cái áo dòng để thay, một bàn chải đánh răng và một khăn mặt” - “Chừng ấy thôi à?” - “À quên ! Còn một thứ nữa, quan trọng hơn hết : quả tim !” Năm 1979, được trao tặng Giải Nobel Hòa bình cho "những hoạt động diễn ra trong sự đấu tranh vượt qua sự nghèo khó và cùng quẫn, là những điều đe dọa hòa bình," Mẹ đã từ chối bữa tiệc mừng truyền thống và yêu cầu gởi số tiền 192 000 USD (chi phí bữa tiệc) cho người nghèo ở Ấn-độ, nói rằng những phần thưởng trên trần gian chỉ có giá trị khi nào chúng giúp ích những người thiếu thốn trên thế giới.
Cuối cùng là một lời cảnh giác : con đường truyền giáo là một con đường gian khổ. Như Thầy mình, các Tông đồ phải đón nhận rủi ro bị từ chối hay xua đuổi. Các ông phải đi theo Người đến độ bị chống đối, giết chết. Lịch sử truyền giáo đã và đang chứng minh điều đó cách hùng hồn (theo Vaticannews.va, có hơn 130 linh mục và tu sĩ bị cầm tù, bắt cóc và sát hại trên toàn thế giới trong năm 2023). Thế nhưng có những kẻ vẫn không muốn chấp nhận điều đó và tìm mọi cách để thế gian tạo nên con đường trơn tru cho mình, dù có phải thỏa hiệp hay phản bội các nguyên tắc đức tin, dù có phải khúm núm nhượng bộ và hoàn toàn bỏ mặc nghĩa vụ làm ngôn sứ ! Triết lý mục vụ của họ : được việc hơn là đúng việc !?!
2. Các Ki-tô hữu rao giảng
Các huấn thị Đức Giê-su vừa nói với các Tông đồ có thể được ta đón nhận theo hai cách.
Một là sau khi đã quan sát chuyến truyền giáo đầu tiên ấy, đã theo dõi họ làm việc, ta tự nhủ : “Phải có nhiều tông đồ, làm tông đồ thật là hay”. Ta muốn quan tâm đến việc truyền giáo, giúp đỡ các thừa sai, không từ chối dâng một đứa con trai hay con gái nếu nó được Chúa gọi.
Hai là cảm thấy bị trực tiếp động đến. Khi đặt lại bản văn này trong toàn bộ Tin Mừng Mác-cô, ta thấy nó là một trong những điểm nhấn của một đường hướng liên tục : khía cạnh truyền giáo của công trình Đức Giê-su. Ngay từ khởi điểm, Người đã kêu gọi bốn môn đệ : “Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người” (Mc 1,17). Người đã nâng nhóm lên thành mười hai Tông đồ, sai họ đi truyền giáo, và lời cuối cùng của Người mở ra những chân trời vĩ đại : “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng” (Mc 16,15).
Từ đó ta có thể xây dựng ý tưởng là cần có những chuyên gia tông đồ : giám mục, linh mục, thừa sai, nữ tu, chiến sĩ… Nhưng đồng thời phải gạt bỏ ý tưởng rất thông thường là đám quần chúng giáo dân có thể ở bên ngoài cuộc. Không ! có một lý luận thúc đẩy mọi Ki-tô hữu : nếu thật sự yêu mến Đức Ki-tô, thì sao lại có thể không nói, không làm cho Người? “Lòng yêu mến Đức Ki-tô thúc đẩy chúng ta”, thánh Phao-lô từng nói thế, nói cho hết mọi người chứ không chỉ cho ai mang “trách nhiệm”.
Và lòng yêu mến anh em cũng thúc đẩy chúng ta nữa. Có đức tin, tin vào Đức Ki-tô, được gọi đến một cuộc sống đầy ánh sáng và tình yêu dưới trần gian rồi đến một niềm vui vĩnh cửu, điều đó thật tuyệt. Biết mình được Thiên Chúa yêu mến, được tha thứ tất cả và tràn ngập một hy vọng phi thường, điều đó thật tuyệt. Biết mình là những con cái tự do của Cha trên trời, được sự thật và tình yêu của Người giải phóng khỏi mọi áp bức, mọi sợ hãi, điều đó thật tuyệt. Nhưng làm sao lại chẳng muốn chia sẻ tất cả những cái đó? Nhiệt huyết “tông đồ” chẳng là gì khác cả. Tuy nhiên ta đã từng đi đến chỗ tống khứ đòi hỏi ấy mà rằng : “Đó là chuyện của các linh mục !” Việc dấn thân ồ ạt của các giáo dân chẳng có từ lâu và lắm kẻ vẫn còn ngần ngại.
Phải chăng điều đó muốn nói là mọi người phải cất công rao giảng? Đúng, vì kể ra mọi người đều rao giảng. Khi sai các Tông đồ đầu tiên, như đã thấy trên, Đức Giê-su hết sức bận tâm tới kiểu sống của họ, vì người ta giảng dạy trước hết qua cách ứng xử. Chính vì nghĩ tới điều đó mà ta có thể nói : mọi người đều rao giảng. Một kẻ buồn bã, một nhân viên ít chu đáo, những tay ích kỷ hà tiện, những kẻ gặm nhấm thanh danh người, những thủ lãnh im lặng vì hèn nhát hay đồng lõa với cường quyền, nếu họ được nhận biết như là Ki-tô hữu, thì họ cũng rao giảng ! Nhưng là rao giảng chống đạo : “Nếu lui tới nhà thờ mà như thế… nếu đã là người của Giáo Hội mà như thế…”. Trái lại một Ki-tô hữu chính trực, can đảm, bất khuất, hay giúp người, có ánh sáng trong đôi mắt, thì kẻ ấy đã nói nhiều rồi dù không mở miệng. Và khi đến cơ hội sẽ có thể khiến người ta lắng nghe. Một Ki-tô hữu biết tham khảo sách báo Công Giáo khi tranh luận và ưu tư phổ biến chúng thì đã dạy dỗ qua tất cả những gì mà các độc giả (bị đương sự thu phục) sắp biết về Tin Mừng và về Hội Thánh. Nhà sư Thích Minh Tuệ, dù chỉ mặc áo vải thô, ngày ăn một bữa và cuốc bộ 30km, chẳng giảng Phật pháp, từ chối mọi cúng dường, ngủ ngồi dưới gốc cây hay nơi nghĩa địa, cũng đã thu hút biết bao tín đồ Phật giáo (thậm chí Ki-tô giáo) và làm dậy sóng truyền thông mạng thời gian qua.
Nhưng đôi lúc cũng phải rao giảng trực tiếp. Thật là thiệt hại khi có một sự thẹn thùng hay hèn nhát nào đó giữ chúng ta lại khi chúng ta có thể và có quyền rao giảng rõ ràng về Đức Ki-tô. Nhưng một cảm thức khác cũng có thể hãm lại nhiệt tình tông đồ của ta, một cảm thức cần phá bỏ quanh ta và có lẽ trong ta : nghĩ rằng một giáo dân đơn thuần, bình thường thì chẳng cần quan tâm đến đức tin và việc truyền giáo. Hoàn toàn sai lạc ! Hoàn toàn trái ngược với ý niệm một Dân Thiên Chúa trong đó mỗi chi thể đều có trách về tập thể và thành thử về việc bành trướng tập thể. Ai nấy ở vị trí mình, dĩ nhiên, nhưng theo kiểu nói thời danh của các Giám mục Pháp, chúng ta “tất cả đều có trách nhiệm trong Giáo Hội”.
Khi chúng ta chiêm ngưỡng Đức Giê-su đang sai các Tông đồ đầu tiên của Người lên đường truyền giáo, thì một tiếng nói phải vang lên trong ta : “Lạy Chúa, con cũng vậy”. Người ta nghe quá nhiều Ki-tô hữu chỉ trích trong khi vẫn đứng bên bờ : “Giáo Hội lẽ ra phải làm thế này… lẽ ra phải làm thế kia…” Tốt, đó là một bước đầu tham gia tốt. Nhưng hãy đi xa hơn, hãy lao mình vào dòng chảy truyền giáo của Giáo Hội, vì bạn là một mảnh, một tế bào của Giáo Hội, chính nhờ bạn một chút mà Giáo Hội làm điều này điều kia hay không làm. Giáo Hội chỉ thực sự là truyền giáo ở đâu mà quần chúng Ki-tô hữu là thừa sai truyền giáo. Sao cả một thế kỷ nay, Công Giáo vẫn cứ là 1/10 trên đất Việt?
Để có một vụ mùa mới
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:16 09/07/2024
CHÚA NHẬT XV MÙA THƯỜNG NIÊN
Am 7,12-15; Ep 1,3-10; Mc 6,7-13
ĐỂ CÓ MỘT VỤ MÙA MỚI
Đối diện với một thế giới đang bị tục hóa và càng ngày càng trở nên ngoại giáo, trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi các Kitô hữu “đi vào một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui” gặp gỡ Chúa Giêsu. Liên quan đến vấn đề này, Lời Chúa hôm nay làm nổi lên những câu hỏi: Vậy thì, việc truyền giáo cốt ở điều gì? Đâu là sự mới mẻ phải có? Chúng ta cần phải thay đổi điều gì? Đâu là ý muốn đích thực của Chúa Giêsu khi Người sai các môn đệ tiếp tục đi loan báo Tin Mừng?
1. Bắt đầu lại từ Chúa Kitô
Tin Mừng hôm nay muốn làm sáng tỏ những câu hỏi đó khi cho rằng: Chúa Giêsu chính là nguồn mạch, là nguồn cảm hứng và là khuôn mẫu của công cuộc loan báo Tin Mừng đối với các Tông Đồ và mọi tín hữu xưa cũng như hôm nay. Chúa Giêsu đã chọn họ. Mỗi người có một nguồn gốc, lý lịch, tính tình khác nhau, nhưng họ có chung một sứ vụ được ủy thác. Mỗi người được sai đến những nơi khác nhau, nhưng họ đều có chung một lý tưởng là loan báo Tin Mừng và xây dựng Nước Trời.
Các Tông Đồ được Chúa Giêsu sai đi không phải để nhân danh mình và rao giảng về mình, nhưng là nhân danh Chúa Kitô và chỉ rao giảng Tin Mừng. Họ không có quan tâm gì khác ngoài việc hiến mình hoàn toàn cho Chúa để mở ra những con đường cho triều đại Thiên Chúa mau đến. Bởi thế, chỉ có một con đường đưa tới “một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu” là chúng ta cần phải thanh tẩy bản thân và sống kết hợp thân mật với Người. Sẽ không có một cuộc tân Phúc Âm hóa nếu không có những nhà truyền giáo mới. Sẽ không có những nhà truyền giáo mới nếu không có sự gặp gỡ sống động, thân mật và vui tươi với Chúa Giêsu. Không có Người, chúng ta chỉ là những nhà hoạt động xã hội, những công chức tôn giáo làm việc tôn giáo.
2. Hành trang truyền giáo
Tin Mừng Máccô cũng cho biết: Khi sai họ đi, Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi các môn đệ hoạt động một mình. Chúa Giêsu ban cho họ “quyền” của Người, một thứ quyền lực không phải để điều khiển, thống trị và chi phối người khác, nhưng là quyền để “trừ nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (Mc 6,13); nhờ đó, họ giải phóng con người khỏi mọi thứ nô lệ, áp bức và phi nhân.
Các môn đệ ý thức rất rõ những gì Chúa Giêsu đã ủy thác cho họ. Các ông không bao giờ thấy Chúa dùng quyền để thống trị và áp đặt bất cứ ai. Họ luôn nhìn thấy Chúa đi đến đâu là thi ân giáng phúc ở đó, Người chữa lành các vết thương, làm giảm bớt nỗi đau khổ, chữa lành kẻ bệnh hoạn tật nguyền, cho kẻ chết sống lại, giải thoát người khỏi tội lỗi, loan báo Tin Mừng về Thiên Chúa. Như thế, việc “chữa lành” và “giải thoát” là những bổn phận chính yếu trong hoạt động truyền giáo của Chúa Giêsu. Đây là những cách thế mang lại sự mới mẻ và khác biệt cho sứ vụ truyền giáo của chúng ta hôm nay.
Hơn nữa, để công cuộc truyền giáo hiệu quả, Chúa Giêsu còn chỉ thị cho họ chỉ mang những gì cần thiết cho hành trình truyền giáo. Theo Máccô, “Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo” (Mc 6,8-9). Như thế, hành trang truyền giáo không gì khác ngoài sự khó nghèo Tin Mừng và lòng tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu muốn các Tông Đồ sống một cuộc sống đơn giản, thanh thoát và không dính bén vào của cải vật chất khi đi truyền giáo. Họ chỉ mang những gì là cần thiết cho cuộc sống mình. Chúa Giêsu muốn người rao giảng trở thành những người thực sự tự do và không có gì làm cản trở bước chân họ, nhờ đó họ luôn luôn sẵn sàng dấn thân và phục vụ trong sự tín thác vào quyền năng của Chúa Thánh Thần.
3. Phục hồi lại cung cách sống theo Tin Mừng
Để có thể truyền giáo cho con người hôm nay, chúng ta phải thực sự sống tinh thần khó nghèo Tin Mừng, để không rơi vào việc tìm kiếm vật chất, lợi tức khi thi hành sứ vụ, nhưng sẵn sàng dấn thân phục vụ nhưng không vì Tin Mừng và ơn cứu độ của tha nhân.
Như thế, nếu không phục hồi lại “cung cách Tin Mừng” này, sẽ không có “một giai đoạn mới của loan báo Tin Mừng.” Điều quan trọng không phải là có những chiến lược truyền giáo mới mẻ, chi tiết và hấp dẫn, nhưng chính là việc chúng ta dám can đảm để đi ra khỏi những thói quen, lối suy nghĩ, khỏi những cơ cấu tổ chức và những ảnh hưởng xung quanh đang trói buộc chúng ta, không còn làm chúng ta được tự do để loan báo những giá trị Tin Mừng một cách chân thật và đơn sơ nhất.
Trong Giáo Hội hôm nay, xem ra chúng ta đang đánh mất “cung cách sống theo Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu đề nghị. Nhiều lúc chúng ta bước đi cách chậm chạp và tỏ ra mệt nhọc trong sứ vụ này. Nhiều lúc chúng ta không biết làm sao để đồng hành với những người được giao phó cho chúng ta khi họ đang bị bủa vây với mọi sự khó khăn và bế tắc của cuộc sống hiện đại.
Nếu không có “cung cách sống theo Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu đề nghị, chúng ta sẽ đánh mất khả năng nhạy bén để lắng nghe những tiếng thở dài và kêu cứu của anh chị em mình; chúng ta sẽ đánh mất khả năng đồng hành và quyền năng chữa lành những vết thương cho người bị tổn thương. Rốt cuộc chúng ta chỉ là những người tuyên truyền hơn là truyền giáo. Như thế, chúng ta chỉ lo bảo tồn niềm tin và quyền lực của chúng ta, hơn là tìm kiếm lợi ích cho Nước Thiên Chúa. Chúng ta cần hoán cải; nghĩa là phải trở về với “cung cách Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu truyền dạy.
Có lần, tôi đến thăm một cộng đoàn của các nữ tu của Mẹ Têrêxa Calcutta ở Orange, Australia. Điều làm tôi ấn tượng và cảm phục là cuộc sống đơn sơ, khó nghèo, giản dị, họ sống âm thầm và làm những việc không ai muốn làm: hằng ngày các sơ đi thăm viếng những ai cô đơn, bị bỏ rơi, bị bệnh tật trong vùng. Các xơ đi tìm những người vô gia cư và đưa về sống trong một ngôi nhà để các xơ chăm sóc. Các xơ có những ngôi nhà nho nhỏ để dạy giáo lý cho các trẻ em. Cách dạy giáo lý hoàn toàn khác, không bằng lý thuyết suông hay sách vở, nhưng bằng các trò chơi, cụ thể để trình bày về Chúa Giêsu, về giáo lý căn bản, về các bí tích. Đây là cách dạy vừa dễ nhớ, vừa cụ thể, làm cho các em thích thú đến học. Bí quyết của các xơ là làm những việc nhỏ bé với lòng yêu mến lớn lao; sống cuộc sống âm thầm, phó thác cho sự quan phòng của Chúa. Nhưng các xơ đã làm được rất nhiều điều lớn lao mà ngay cả các linh mục cũng không làm được như thế, các xơ đưa rất nhiều người trở về với Chúa và gia nhập đạo thông qua sứ vụ phục vụ này.
Tôi nghĩ rằng đây là một bằng chứng cụ thể của “cung cách Tin Mừng” mà Chúa Giêsu đề nghị thực hiện. Chỉ như thế, giai đoạn mới cuộc công cuộc loan báo Tin Mừng thực sự được tái sinh và bắt đầu có hiệu lực. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Am 7,12-15; Ep 1,3-10; Mc 6,7-13
ĐỂ CÓ MỘT VỤ MÙA MỚI
Đối diện với một thế giới đang bị tục hóa và càng ngày càng trở nên ngoại giáo, trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi các Kitô hữu “đi vào một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui” gặp gỡ Chúa Giêsu. Liên quan đến vấn đề này, Lời Chúa hôm nay làm nổi lên những câu hỏi: Vậy thì, việc truyền giáo cốt ở điều gì? Đâu là sự mới mẻ phải có? Chúng ta cần phải thay đổi điều gì? Đâu là ý muốn đích thực của Chúa Giêsu khi Người sai các môn đệ tiếp tục đi loan báo Tin Mừng?
1. Bắt đầu lại từ Chúa Kitô
Tin Mừng hôm nay muốn làm sáng tỏ những câu hỏi đó khi cho rằng: Chúa Giêsu chính là nguồn mạch, là nguồn cảm hứng và là khuôn mẫu của công cuộc loan báo Tin Mừng đối với các Tông Đồ và mọi tín hữu xưa cũng như hôm nay. Chúa Giêsu đã chọn họ. Mỗi người có một nguồn gốc, lý lịch, tính tình khác nhau, nhưng họ có chung một sứ vụ được ủy thác. Mỗi người được sai đến những nơi khác nhau, nhưng họ đều có chung một lý tưởng là loan báo Tin Mừng và xây dựng Nước Trời.
Các Tông Đồ được Chúa Giêsu sai đi không phải để nhân danh mình và rao giảng về mình, nhưng là nhân danh Chúa Kitô và chỉ rao giảng Tin Mừng. Họ không có quan tâm gì khác ngoài việc hiến mình hoàn toàn cho Chúa để mở ra những con đường cho triều đại Thiên Chúa mau đến. Bởi thế, chỉ có một con đường đưa tới “một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu” là chúng ta cần phải thanh tẩy bản thân và sống kết hợp thân mật với Người. Sẽ không có một cuộc tân Phúc Âm hóa nếu không có những nhà truyền giáo mới. Sẽ không có những nhà truyền giáo mới nếu không có sự gặp gỡ sống động, thân mật và vui tươi với Chúa Giêsu. Không có Người, chúng ta chỉ là những nhà hoạt động xã hội, những công chức tôn giáo làm việc tôn giáo.
2. Hành trang truyền giáo
Tin Mừng Máccô cũng cho biết: Khi sai họ đi, Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi các môn đệ hoạt động một mình. Chúa Giêsu ban cho họ “quyền” của Người, một thứ quyền lực không phải để điều khiển, thống trị và chi phối người khác, nhưng là quyền để “trừ nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (Mc 6,13); nhờ đó, họ giải phóng con người khỏi mọi thứ nô lệ, áp bức và phi nhân.
Các môn đệ ý thức rất rõ những gì Chúa Giêsu đã ủy thác cho họ. Các ông không bao giờ thấy Chúa dùng quyền để thống trị và áp đặt bất cứ ai. Họ luôn nhìn thấy Chúa đi đến đâu là thi ân giáng phúc ở đó, Người chữa lành các vết thương, làm giảm bớt nỗi đau khổ, chữa lành kẻ bệnh hoạn tật nguyền, cho kẻ chết sống lại, giải thoát người khỏi tội lỗi, loan báo Tin Mừng về Thiên Chúa. Như thế, việc “chữa lành” và “giải thoát” là những bổn phận chính yếu trong hoạt động truyền giáo của Chúa Giêsu. Đây là những cách thế mang lại sự mới mẻ và khác biệt cho sứ vụ truyền giáo của chúng ta hôm nay.
Hơn nữa, để công cuộc truyền giáo hiệu quả, Chúa Giêsu còn chỉ thị cho họ chỉ mang những gì cần thiết cho hành trình truyền giáo. Theo Máccô, “Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo” (Mc 6,8-9). Như thế, hành trang truyền giáo không gì khác ngoài sự khó nghèo Tin Mừng và lòng tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu muốn các Tông Đồ sống một cuộc sống đơn giản, thanh thoát và không dính bén vào của cải vật chất khi đi truyền giáo. Họ chỉ mang những gì là cần thiết cho cuộc sống mình. Chúa Giêsu muốn người rao giảng trở thành những người thực sự tự do và không có gì làm cản trở bước chân họ, nhờ đó họ luôn luôn sẵn sàng dấn thân và phục vụ trong sự tín thác vào quyền năng của Chúa Thánh Thần.
3. Phục hồi lại cung cách sống theo Tin Mừng
Để có thể truyền giáo cho con người hôm nay, chúng ta phải thực sự sống tinh thần khó nghèo Tin Mừng, để không rơi vào việc tìm kiếm vật chất, lợi tức khi thi hành sứ vụ, nhưng sẵn sàng dấn thân phục vụ nhưng không vì Tin Mừng và ơn cứu độ của tha nhân.
Như thế, nếu không phục hồi lại “cung cách Tin Mừng” này, sẽ không có “một giai đoạn mới của loan báo Tin Mừng.” Điều quan trọng không phải là có những chiến lược truyền giáo mới mẻ, chi tiết và hấp dẫn, nhưng chính là việc chúng ta dám can đảm để đi ra khỏi những thói quen, lối suy nghĩ, khỏi những cơ cấu tổ chức và những ảnh hưởng xung quanh đang trói buộc chúng ta, không còn làm chúng ta được tự do để loan báo những giá trị Tin Mừng một cách chân thật và đơn sơ nhất.
Trong Giáo Hội hôm nay, xem ra chúng ta đang đánh mất “cung cách sống theo Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu đề nghị. Nhiều lúc chúng ta bước đi cách chậm chạp và tỏ ra mệt nhọc trong sứ vụ này. Nhiều lúc chúng ta không biết làm sao để đồng hành với những người được giao phó cho chúng ta khi họ đang bị bủa vây với mọi sự khó khăn và bế tắc của cuộc sống hiện đại.
Nếu không có “cung cách sống theo Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu đề nghị, chúng ta sẽ đánh mất khả năng nhạy bén để lắng nghe những tiếng thở dài và kêu cứu của anh chị em mình; chúng ta sẽ đánh mất khả năng đồng hành và quyền năng chữa lành những vết thương cho người bị tổn thương. Rốt cuộc chúng ta chỉ là những người tuyên truyền hơn là truyền giáo. Như thế, chúng ta chỉ lo bảo tồn niềm tin và quyền lực của chúng ta, hơn là tìm kiếm lợi ích cho Nước Thiên Chúa. Chúng ta cần hoán cải; nghĩa là phải trở về với “cung cách Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu truyền dạy.
Có lần, tôi đến thăm một cộng đoàn của các nữ tu của Mẹ Têrêxa Calcutta ở Orange, Australia. Điều làm tôi ấn tượng và cảm phục là cuộc sống đơn sơ, khó nghèo, giản dị, họ sống âm thầm và làm những việc không ai muốn làm: hằng ngày các sơ đi thăm viếng những ai cô đơn, bị bỏ rơi, bị bệnh tật trong vùng. Các xơ đi tìm những người vô gia cư và đưa về sống trong một ngôi nhà để các xơ chăm sóc. Các xơ có những ngôi nhà nho nhỏ để dạy giáo lý cho các trẻ em. Cách dạy giáo lý hoàn toàn khác, không bằng lý thuyết suông hay sách vở, nhưng bằng các trò chơi, cụ thể để trình bày về Chúa Giêsu, về giáo lý căn bản, về các bí tích. Đây là cách dạy vừa dễ nhớ, vừa cụ thể, làm cho các em thích thú đến học. Bí quyết của các xơ là làm những việc nhỏ bé với lòng yêu mến lớn lao; sống cuộc sống âm thầm, phó thác cho sự quan phòng của Chúa. Nhưng các xơ đã làm được rất nhiều điều lớn lao mà ngay cả các linh mục cũng không làm được như thế, các xơ đưa rất nhiều người trở về với Chúa và gia nhập đạo thông qua sứ vụ phục vụ này.
Tôi nghĩ rằng đây là một bằng chứng cụ thể của “cung cách Tin Mừng” mà Chúa Giêsu đề nghị thực hiện. Chỉ như thế, giai đoạn mới cuộc công cuộc loan báo Tin Mừng thực sự được tái sinh và bắt đầu có hiệu lực. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Đủ yếu
Lm. Minh Anh
16:07 09/07/2024
ĐỦ YẾU
“Chúa Giêsu sai mười hai ông ấy đi”.
Hudson Taylor - nhà truyền giáo vĩ đại - trả lời một người khen ngợi ông: “Tất cả những người khổng lồ của Chúa đều là những người yếu! Chúa tìm khắp thế giới một người đủ yếu; và khi tìm thấy tôi, Ngài nói, ‘Con đủ yếu!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Ơn gọi của ‘người khổng lồ’ Taylor - đạt tiêu chuẩn ‘đủ yếu’ - được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay qua những con người mà với họ, Chúa Giêsu sẽ xây dựng Nước Trời. Không có sự đáp trả của những con người này, chúng ta không biết Chúa Giêsu sẽ bắt đầu làm sao trong việc xây dựng Vương Quốc Nước Trời. Thật huyền nhiệm!
Nhiều người đã ở trên núi với Chúa Giêsu hôm ấy, nhiều người bị thu hút bởi Ngài và mong được gần Ngài, nhưng chỉ có mười hai người nhận được lời gọi để trở thành tông đồ. Họ được gọi bằng tên, có nghĩa là Chúa Giêsu biết rõ mỗi cá nhân khi Ngài gọi, bao gồm tất cả mọi khiếm khuyết và yếu đuối của mỗi đương sự. Ngài không hỏi họ về lý lịch, sở thích, bảng điểm. Sự lựa chọn của Ngài thuộc quyền tối cao của Chúa Cha, thể hiện qua việc Ngài thức suốt đêm để cầu xin. Những người này không thể nghĩ rằng, đã có một số sai lầm hoặc một số tính toán sai lầm; vì lẽ, chính Chúa Giêsu - Đấng không lừa dối ai, cũng không thể bị ai lừa dối - gọi họ!
Chúa Giêsu tự do gọi; cũng trong tự do, nhóm Mười Hai đáp lại! Ngài không đưa các thiên thần từ trời xuống để áp đảo họ hợp tác; Ngài chỉ cầu nguyện với Chủ Mùa. Ơn gọi tông đồ không phải là vấn đề ai đó muốn trở thành tông đồ, cũng không phải do tài năng hay cảm xúc của ai đó hấp dẫn Đấng kêu gọi; nhưng là sự nhận biết Thiên Chúa dựa trên đức tin về việc được Ngài gọi. Tại sao tôi đang ở đây, một con người hèn yếu như tôi? Không bao giờ chúng ta hiểu, chỉ Thiên Chúa mới hiểu. Ngài gọi, Ngài muốn bạn và tôi thưa “Vâng!”. Thế thôi! Đây là câu trả lời duy nhất mà một môn đệ phải kiếm tìm; bất cứ điều gì khác sẽ chỉ làm chậm trễ sự cấp bách của sứ mệnh!
Bài đọc Hôsê cho thấy ơn gọi lạ lùng của một con người ‘đủ yếu’ nhanh nhạy đáp lại tiếng Chúa khi ông được sai đến với dân, một dân chạy theo ngẫu tượng, bụt thần. Hôsê lên tiếng kêu gọi họ trở về với Ngài, “Đây là lúc phải tìm kiếm Chúa”. Thánh Vịnh đáp ca có chung một sứ điệp, “Hãy không ngừng tìm kiếm Thánh Nhan!”.
Anh Chị em,
“Chúa Giêsu sai mười hai ông ấy đi”. Huyền nhiệm của ơn gọi không chỉ được gặp thấy nơi Taylor, Hôsê, nhóm Mười Hai, nhưng rõ nét nhất nơi Chúa Giêsu. Ngài là Thiên Chúa toàn năng trời cao không chứa nổi, lại bỏ trời mà xuống trong hình hài ‘đủ yếu’ của một phàm nhân. Ấy thế, Ngài đã đến thực thi ơn cứu độ trong kế hoạch vĩ đại của Chúa Cha, đã chu toàn thánh ý Chúa Cha một cách tuyệt vời. Ngài ‘đủ yếu’ để vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Bạn và tôi cũng hãy sống làm sao như muốn nói với Ngài rằng, con ‘đủ yếu’ để Chúa chọn con; nhưng với ân sủng và sức mạnh Chúa ban, con cũng sẽ là người khổng lồ đem Chúa cho thế giới!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dù con chưa ‘khổng lồ’, nhưng xin cứ chúc lành cho những công việc nhỏ bé của con, một đứa ‘thừa yếu’. Với Chúa, chúng vẫn có thể trở nên vĩ đại!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa Giêsu sai mười hai ông ấy đi”.
Hudson Taylor - nhà truyền giáo vĩ đại - trả lời một người khen ngợi ông: “Tất cả những người khổng lồ của Chúa đều là những người yếu! Chúa tìm khắp thế giới một người đủ yếu; và khi tìm thấy tôi, Ngài nói, ‘Con đủ yếu!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Ơn gọi của ‘người khổng lồ’ Taylor - đạt tiêu chuẩn ‘đủ yếu’ - được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay qua những con người mà với họ, Chúa Giêsu sẽ xây dựng Nước Trời. Không có sự đáp trả của những con người này, chúng ta không biết Chúa Giêsu sẽ bắt đầu làm sao trong việc xây dựng Vương Quốc Nước Trời. Thật huyền nhiệm!
Nhiều người đã ở trên núi với Chúa Giêsu hôm ấy, nhiều người bị thu hút bởi Ngài và mong được gần Ngài, nhưng chỉ có mười hai người nhận được lời gọi để trở thành tông đồ. Họ được gọi bằng tên, có nghĩa là Chúa Giêsu biết rõ mỗi cá nhân khi Ngài gọi, bao gồm tất cả mọi khiếm khuyết và yếu đuối của mỗi đương sự. Ngài không hỏi họ về lý lịch, sở thích, bảng điểm. Sự lựa chọn của Ngài thuộc quyền tối cao của Chúa Cha, thể hiện qua việc Ngài thức suốt đêm để cầu xin. Những người này không thể nghĩ rằng, đã có một số sai lầm hoặc một số tính toán sai lầm; vì lẽ, chính Chúa Giêsu - Đấng không lừa dối ai, cũng không thể bị ai lừa dối - gọi họ!
Chúa Giêsu tự do gọi; cũng trong tự do, nhóm Mười Hai đáp lại! Ngài không đưa các thiên thần từ trời xuống để áp đảo họ hợp tác; Ngài chỉ cầu nguyện với Chủ Mùa. Ơn gọi tông đồ không phải là vấn đề ai đó muốn trở thành tông đồ, cũng không phải do tài năng hay cảm xúc của ai đó hấp dẫn Đấng kêu gọi; nhưng là sự nhận biết Thiên Chúa dựa trên đức tin về việc được Ngài gọi. Tại sao tôi đang ở đây, một con người hèn yếu như tôi? Không bao giờ chúng ta hiểu, chỉ Thiên Chúa mới hiểu. Ngài gọi, Ngài muốn bạn và tôi thưa “Vâng!”. Thế thôi! Đây là câu trả lời duy nhất mà một môn đệ phải kiếm tìm; bất cứ điều gì khác sẽ chỉ làm chậm trễ sự cấp bách của sứ mệnh!
Bài đọc Hôsê cho thấy ơn gọi lạ lùng của một con người ‘đủ yếu’ nhanh nhạy đáp lại tiếng Chúa khi ông được sai đến với dân, một dân chạy theo ngẫu tượng, bụt thần. Hôsê lên tiếng kêu gọi họ trở về với Ngài, “Đây là lúc phải tìm kiếm Chúa”. Thánh Vịnh đáp ca có chung một sứ điệp, “Hãy không ngừng tìm kiếm Thánh Nhan!”.
Anh Chị em,
“Chúa Giêsu sai mười hai ông ấy đi”. Huyền nhiệm của ơn gọi không chỉ được gặp thấy nơi Taylor, Hôsê, nhóm Mười Hai, nhưng rõ nét nhất nơi Chúa Giêsu. Ngài là Thiên Chúa toàn năng trời cao không chứa nổi, lại bỏ trời mà xuống trong hình hài ‘đủ yếu’ của một phàm nhân. Ấy thế, Ngài đã đến thực thi ơn cứu độ trong kế hoạch vĩ đại của Chúa Cha, đã chu toàn thánh ý Chúa Cha một cách tuyệt vời. Ngài ‘đủ yếu’ để vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Bạn và tôi cũng hãy sống làm sao như muốn nói với Ngài rằng, con ‘đủ yếu’ để Chúa chọn con; nhưng với ân sủng và sức mạnh Chúa ban, con cũng sẽ là người khổng lồ đem Chúa cho thế giới!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dù con chưa ‘khổng lồ’, nhưng xin cứ chúc lành cho những công việc nhỏ bé của con, một đứa ‘thừa yếu’. Với Chúa, chúng vẫn có thể trở nên vĩ đại!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ơn gọi : Amos, Các Tông Đồ và mỗi chúng ta
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
16:10 09/07/2024
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XV – B
(Mc 6, 7 – 13)
Ơn gọi của Amos, của Các Tông Đồ và của mỗi chúng ta
Tiên tri là người được Thiên Chúa soi sáng và sai đến nói cho người ta nhân danh Thiên Chúa, truyền đạt các mệnh lệnh của Ngài, có thể là lời cảnh cáo hay lời hứa cho dân.
Không ít lần Thánh Kinh đã nhắc đến cảnh dân Do thái bị lưu đày, sầu khổ, và các ngôn sứ được phái tới để loan báo cho dân một niềm hy vọng hay niềm vui cứu thoát. Tiên tri Êgiêkien, Isaiah, Giêrêmia đã loan báo về lòng thương xót cảm thông của Thiên Chúa đối với nỗi khổ của dân, và Chúa ra tay cứu thoát.
Thế nhưng không ít lần các tiên tri cũng vạch trần nỗi thống khổ của dân là do họ đã bỏ Thiên Chúa. Các ngài can đảm lên tiếng phê phán, cảnh cáo lối sống sai lạc, và báo trước một hình phạt sẽ sảy đến hoặc sẽ kéo dài nếu người ta không đổi mới cuộc đời. Tiên tri Amos là một bằng chứng.
Ơn gọi của Amos
Tên Amos có nghĩa là “gánh nặng” hay “người gánh vác nặng nhọc”. Ông quê làng Tekoa, một xóm nhỏ phía Nam Giêrusalem, nay đã hoang phế và không còn lưu lại một dấu vết nào, làng này cách Bethlehem chừng vài dặm. Chính ông cho biết ông sống bằng nghề chăn súc vật, trồng cây sung. “Lời của Amos. Ông là một trong những người chăn cừu tại Tơcôa …” (Amos 1,1). Lời Amos trả lời ông Amátgia: “Tôi không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ. Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung” (Amos 7,14). Mặc dù ông đang chăn cừu, nhưng Chúa đã túm lấy ông, Chúa lôi ông đi và bắt ông làm tiên tri, với sứ mệnh nặng nhọc đúng với tên của ông.
Ông đâu muốn làm ngôn sứ vì ông an phận với cương vị một nông dân. Ông bị bắt làm ngôn sứ: “Hãy đi tuyên sấm cho Israel dân Ta” (Am 7, 15). Amos thổ lộ cho biết: ông không muốn được người ta xưng tụng là ngôn sứ, mà chỉ là một nông dân thi hành những gì Thiên Chúa truyền dạy ông phải làm, là “đi tuyên sấm cho Israel dân Chúa”.
Ơn gọi và sứ mạng của Amos bị khinh khi, chế giễu, nghĩa là không gặp thuận lợi từ phía những người xung quanh. Như lời Amasia nói với Amos: “Hỡi nhà tiên tri, hãy trốn sang đất Giuđa mà kiếm ăn và nói tiên tri. Ðừng ở Bêthel mà tiếp tục nói tiên tri nữa. Vì đây là nơi thánh của vua, là đền thờ của vương quốc” (Am 7, 12-13). Điều vốn không do mình nghĩ ra và chọn lựa, chỉ nghe và làm theo vì vâng phục thiên ý, lại dẫn đến tình trạng mình bị chống đối và tẩy chay, với bao nhiêu phiền phức! Đó là kinh nghiệm của Amos.
Chúng ta biết những ngôn sứ chân chính, ngôn sứ thật bao giờ cũng bị ghen ghét. Thời Amos, các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng khó chịu và không muốn thấy Amos hiện diện tại miền đất của họ nữa. Đứng trước nền đạo đức xuống cấp và nền luân lý suy đồi, ngôn sứ Amos tố cáo mọi cấp bậc trong dân Chúa đồng thời cảnh báo họ sẽ bị phạt nếu không thay đổi đời sống. Amos đã làm tốt các công việc Chúa muốn: ông không tự mình nói gì và làm gì ngoài lệnh của Thiên Chúa.
Ơn gọi của Các Tông Đồ
Tin Mừng Marcô thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu sai mười hai Tông Đồ cứ từng hai người một đi loan báo Tin Mừng. Tin Mừng ấy là Thiên Chúa Cha đã yêu thương loài người bằng tình yêu vô hạn, Ngài ban tặng sự sống cho chúng ta để chúng ta sống và hạnh phúc luôn mãi. Tin Mừng này dành cho tất cả mọi người, không một ai ở ngoài lời mời gọi cứu chuộc của Thiên Chúa, và cũng không một ai bị loại trừ khỏi Tình yêu của Chúa. Tin Mừng này phải được loan đi đến tận cùng thế giới. Chúng ta phải công bố niềm vui và ơn cứu rỗi phổ quát của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã tái tạo con người, đã chết và sống lại để cho con người được sống.
Những người được sai đi, Chúa trao cho “quyền trên các thân ô uế” (Mc 6, 7) và một hành trang “hầu như không có gì”. Người còn ra lệnh cho họ “đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo” (Mc 6,8) để cho họ thấy rằng, hiệu quả của việc rao giảng Tin Mừng sẽ không đến từ sự ảnh hưởng của con người hay vật chất, mà là từ quyền năng của Thiên Chúa, như lời Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói: ” Thiên Chúa được truyền cảm hứng trong lòng người ta do ân sủng của Chúa Thánh Thần“.
Ơn gọi của mỗi chúng ta
Lời Chúa hôm nay cũng nói đến ơn gọi của mỗi chúng ta, đặc biệt là những ơn gọi tận hiến. Chính Chúa là Đấng sáng kiến và chủ động gọi. Chúa chọn, gọi mỗi người để trao sứ mạng trong công cuộc của Chúa. Đáp lại tiếng gọi và thi hành sứ mạng ấy, chúng ta có thể gặp những khó khăn, thử thách trên đường. Nhưng với xác tín, nhẫn nại và trung thành trong ơn gọi và sứ mạng của mình, chúng ta sẽ sinh hoa quả.
Vào buổi bình minh của thế kỷ XXI, Tin Mừng còn chưa đến mọi nơi, rất cần đến lòng nhiệt thành truyền giáo.
Chúng ta đã nhận được Tin Mừng, chúng ta có biết giá trị thực sự của Tin Mừng không? Chúng ta có ý thức về điều đó không? Chúng ta có biết ơn không? Chúng ta hãy xem xét chính mình, người đã lãnh nhận Phép rửa tội, chúng ta có loan báo Tin Mừng bằng gương mẫu của chúng ta chưa?
Chúng ta hãy khám phá ra vẻ đẹp đích thực của sứ giả loan báo Tin Mừng qua những nét đặc trưng liên quan đến Nguồn gốc ơn gọi, nội dung rao giảng, mục đích hướng tới và cả thách đố.
Không ai tự mình trở thành sứ giả Tin Mừng do địa vị, tài năng, công trạng… Chính là “do lòng thương xót và được tuyển chọn” (Thánh Bêđa Khả kính), được Chúa thương tha thứ và đưa vào sứ vụ của Người (Missio Dei).
Lạy Chúa, này con đây, xin sai con đi.
(Mc 6, 7 – 13)
Ơn gọi của Amos, của Các Tông Đồ và của mỗi chúng ta
Tiên tri là người được Thiên Chúa soi sáng và sai đến nói cho người ta nhân danh Thiên Chúa, truyền đạt các mệnh lệnh của Ngài, có thể là lời cảnh cáo hay lời hứa cho dân.
Không ít lần Thánh Kinh đã nhắc đến cảnh dân Do thái bị lưu đày, sầu khổ, và các ngôn sứ được phái tới để loan báo cho dân một niềm hy vọng hay niềm vui cứu thoát. Tiên tri Êgiêkien, Isaiah, Giêrêmia đã loan báo về lòng thương xót cảm thông của Thiên Chúa đối với nỗi khổ của dân, và Chúa ra tay cứu thoát.
Thế nhưng không ít lần các tiên tri cũng vạch trần nỗi thống khổ của dân là do họ đã bỏ Thiên Chúa. Các ngài can đảm lên tiếng phê phán, cảnh cáo lối sống sai lạc, và báo trước một hình phạt sẽ sảy đến hoặc sẽ kéo dài nếu người ta không đổi mới cuộc đời. Tiên tri Amos là một bằng chứng.
Ơn gọi của Amos
Tên Amos có nghĩa là “gánh nặng” hay “người gánh vác nặng nhọc”. Ông quê làng Tekoa, một xóm nhỏ phía Nam Giêrusalem, nay đã hoang phế và không còn lưu lại một dấu vết nào, làng này cách Bethlehem chừng vài dặm. Chính ông cho biết ông sống bằng nghề chăn súc vật, trồng cây sung. “Lời của Amos. Ông là một trong những người chăn cừu tại Tơcôa …” (Amos 1,1). Lời Amos trả lời ông Amátgia: “Tôi không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ. Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung” (Amos 7,14). Mặc dù ông đang chăn cừu, nhưng Chúa đã túm lấy ông, Chúa lôi ông đi và bắt ông làm tiên tri, với sứ mệnh nặng nhọc đúng với tên của ông.
Ông đâu muốn làm ngôn sứ vì ông an phận với cương vị một nông dân. Ông bị bắt làm ngôn sứ: “Hãy đi tuyên sấm cho Israel dân Ta” (Am 7, 15). Amos thổ lộ cho biết: ông không muốn được người ta xưng tụng là ngôn sứ, mà chỉ là một nông dân thi hành những gì Thiên Chúa truyền dạy ông phải làm, là “đi tuyên sấm cho Israel dân Chúa”.
Ơn gọi và sứ mạng của Amos bị khinh khi, chế giễu, nghĩa là không gặp thuận lợi từ phía những người xung quanh. Như lời Amasia nói với Amos: “Hỡi nhà tiên tri, hãy trốn sang đất Giuđa mà kiếm ăn và nói tiên tri. Ðừng ở Bêthel mà tiếp tục nói tiên tri nữa. Vì đây là nơi thánh của vua, là đền thờ của vương quốc” (Am 7, 12-13). Điều vốn không do mình nghĩ ra và chọn lựa, chỉ nghe và làm theo vì vâng phục thiên ý, lại dẫn đến tình trạng mình bị chống đối và tẩy chay, với bao nhiêu phiền phức! Đó là kinh nghiệm của Amos.
Chúng ta biết những ngôn sứ chân chính, ngôn sứ thật bao giờ cũng bị ghen ghét. Thời Amos, các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng khó chịu và không muốn thấy Amos hiện diện tại miền đất của họ nữa. Đứng trước nền đạo đức xuống cấp và nền luân lý suy đồi, ngôn sứ Amos tố cáo mọi cấp bậc trong dân Chúa đồng thời cảnh báo họ sẽ bị phạt nếu không thay đổi đời sống. Amos đã làm tốt các công việc Chúa muốn: ông không tự mình nói gì và làm gì ngoài lệnh của Thiên Chúa.
Ơn gọi của Các Tông Đồ
Tin Mừng Marcô thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu sai mười hai Tông Đồ cứ từng hai người một đi loan báo Tin Mừng. Tin Mừng ấy là Thiên Chúa Cha đã yêu thương loài người bằng tình yêu vô hạn, Ngài ban tặng sự sống cho chúng ta để chúng ta sống và hạnh phúc luôn mãi. Tin Mừng này dành cho tất cả mọi người, không một ai ở ngoài lời mời gọi cứu chuộc của Thiên Chúa, và cũng không một ai bị loại trừ khỏi Tình yêu của Chúa. Tin Mừng này phải được loan đi đến tận cùng thế giới. Chúng ta phải công bố niềm vui và ơn cứu rỗi phổ quát của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã tái tạo con người, đã chết và sống lại để cho con người được sống.
Những người được sai đi, Chúa trao cho “quyền trên các thân ô uế” (Mc 6, 7) và một hành trang “hầu như không có gì”. Người còn ra lệnh cho họ “đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo” (Mc 6,8) để cho họ thấy rằng, hiệu quả của việc rao giảng Tin Mừng sẽ không đến từ sự ảnh hưởng của con người hay vật chất, mà là từ quyền năng của Thiên Chúa, như lời Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói: ” Thiên Chúa được truyền cảm hứng trong lòng người ta do ân sủng của Chúa Thánh Thần“.
Ơn gọi của mỗi chúng ta
Lời Chúa hôm nay cũng nói đến ơn gọi của mỗi chúng ta, đặc biệt là những ơn gọi tận hiến. Chính Chúa là Đấng sáng kiến và chủ động gọi. Chúa chọn, gọi mỗi người để trao sứ mạng trong công cuộc của Chúa. Đáp lại tiếng gọi và thi hành sứ mạng ấy, chúng ta có thể gặp những khó khăn, thử thách trên đường. Nhưng với xác tín, nhẫn nại và trung thành trong ơn gọi và sứ mạng của mình, chúng ta sẽ sinh hoa quả.
Vào buổi bình minh của thế kỷ XXI, Tin Mừng còn chưa đến mọi nơi, rất cần đến lòng nhiệt thành truyền giáo.
Chúng ta đã nhận được Tin Mừng, chúng ta có biết giá trị thực sự của Tin Mừng không? Chúng ta có ý thức về điều đó không? Chúng ta có biết ơn không? Chúng ta hãy xem xét chính mình, người đã lãnh nhận Phép rửa tội, chúng ta có loan báo Tin Mừng bằng gương mẫu của chúng ta chưa?
Chúng ta hãy khám phá ra vẻ đẹp đích thực của sứ giả loan báo Tin Mừng qua những nét đặc trưng liên quan đến Nguồn gốc ơn gọi, nội dung rao giảng, mục đích hướng tới và cả thách đố.
Không ai tự mình trở thành sứ giả Tin Mừng do địa vị, tài năng, công trạng… Chính là “do lòng thương xót và được tuyển chọn” (Thánh Bêđa Khả kính), được Chúa thương tha thứ và đưa vào sứ vụ của Người (Missio Dei).
Lạy Chúa, này con đây, xin sai con đi.
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Phần Hai, Tín ngưỡng và Văn hóa: Chương mười một, Graham Greene
Vũ Văn An
14:55 09/07/2024
Chương mười một (tiếp theo)
Du lịch ở Greeneland
Vào thời hoàng kim của mình, Waugh thường bày tỏ sự ngạc nhiên khi không phải ai cũng trở thành người Công Giáo. Nó dường như đã ăn sâu vào bản chất của anh việc coi mọi thứ bên ngoài sự thật rõ ràng của đức tin là trống rỗng một cách nực cười. Đó có thể là “xã hội tạp nham” và một nỗi tuyệt vọng bị bóp nghẹt hoặc Giáo Hội Công Giáo và sự chắc chắn tối thượng: “Sự hoán cải giống như bước qua ống khói ra khỏi thế giới Gương soi, nơi mọi thứ đều là một bức tranh biếm họa ngớ ngẩn, để bước vào thế giới thực mà Thiên Chúa đã tạo ra; và sau đó bắt đầu một quá trình thú vị để khám phá nó một cách vô tận.” (32) Ngoại lệ trong công trình của anh, Brideshead Revisited, dường như cho phép có một số lựa chọn thay thế có tính ổn định và quyến rũ – trong các gia đình và ngôi nhà lớn của nước Anh, trong tình bạn, nghệ thuật cao, trong tình yêu lãng mạn – mặc dù tất cả những điều này đều tỏ ra không thỏa mãn về lâu về dài. Ngược lại, người cùng thời và đôi khi là người bạn của Waugh, Graham Greene, đã để mối liên hệ giữa Giáo hội và thế giới trở nên phức tạp hơn nhiều và đôi khi, căng thẳng tột độ, gần như bệnh lý tâm thần. Nhân vật Wilson của Greene trong The Heart of the Matter [Tâm điểm Vật chất] dường như đã xuất hiện từ chính kinh nghiệm của anh: “Từ lâu, anh đã không còn khả năng làm bất cứ điều gì trung thực như sự điên rồ; anh là một trong những người bị kết án phải phức tạp khi còn nhỏ.” (33) Thậm chí có rất ít tiếng cười châm biếm trong thế giới đó.
Các nhà viết tiểu sử (34) của Greene đã ghi nhận chính anh có cảm giác về một nhân cách bị chia rẽ từ rất sớm của mình, và người ta lập luận rằng anh mắc chứng rối loạn lưỡng cực [bipolar], dẫn đến một số ý định tự tử, bao gồm cả việc chơi bài rulét Nga như một cách “để thoát khỏi sự buồn chán”. Anh đã từng viết cho vị hôn thê của mình rằng dường như không có gì đáng làm ngoại trừ việc “bị giết bằng cách nào đó một cách thú vị”. (35) Ngoài ra, cả đời Greene cảm thấy bị thôi thúc bởi hành vi mạo hiểm và bị thu hút bởi những người tham gia vào nó. Trong A Sort of Life[Một loại cuộc sống], cuốn tự truyện của mình, anh đã viết rằng nếu phải chọn một đề từ (epigraph) cho tất cả các tác phẩm của mình, thì đó sẽ là những dòng này “Bishop Blougram’s Apology” [Lời xin lỗi của Giám mục Blougram] của Robert Browning:
“Mối quan tâm của chúng ta là ở bờ vực nguy hiểm của sự vật.
Tên trộm lương thiện, kẻ giết người dịu dàng,
Người vô thần mê tín, người đàn bà lẳng lơ [demi-rep]
Điều yêu thương và cứu vớt linh hồn cô trong những cuốn sách tiếng Pháp mới—
Chúng tôi quan sát trong khi những người này ở trạng thái cân bằng giữ cho
Đường phù phiếm ở giữa.” (36)
Mặc dù Greene chưa bao giờ chính xác là một người vô thần một khi anh đã trở lại đạo, nhưng anh có nhiều biểu hiện mê tín khác nhau, bao gồm cả việc không bao giờ viết nhiều hơn hoặc ít hơn năm trăm chữ mỗi ngày—và để làm được điều đó, đôi khi anh phải ra ngoài đường và nhìn một phối hợp số nào đó trên biển số xe hơi trước khi anh có thể bắt đầu. Nhưng “bờ vực nguy hiểm của sự vật” là quê hương của anh, và anh nói, tiểu thuyết của anh là một loại “giấc mơ được hướng dẫn” phát xuất từ sâu bên trong. Kết quả, tuy gặp rắc rối, nhưng rất mạnh mẽ, và chỉ vì anh là một người Công Giáo cởi mở nên anh chưa bao giờ giành được giải thưởng Nobel.
Robert Louis Stevenson là em họ của mẹ Greene, và ở Greene có một chút tính phiêu lưu mạo hiểm nào đó của Stevenson. Cha của Greene là hiệu trưởng trường Berkhamsted ở Hertfordshire, nơi anh theo học. Xem ra anh đã cảm thấy một sự căng thẳng giữa lòng trung thành của mình đối với gia đình và mong muốn chỉ là một cậu bé nữa trong số các cậu bé—và việc bị các cậu bé khác sách nhiễu không giúp ích được gì. Nhưng nhiều người thấy mình trong hoàn cảnh tương tự nhưng không biểu lộ cùng một độ của tính phân rẽ [dividedness] như vậy. Sẽ không phải chỉ là suy đoán khi cho rằng một số rạn nứt căn bản trong linh hồn Greene được phản ảnh - chứ không phải gây ra - bởi hoàn cảnh đầu đời của anh. Thật vậy, có thể các vấn đề tâm lý của Greene đã cho anh một cảm thức sống động hơn mức trung bình về cách thức mà tất cả các linh hồn đã bị chia cắt bởi tội lỗi, tội lỗi nguyên thủy và hiện tại. Và chủ đề bao quát đó đóng vai trò trung tâm trong hầu hết mọi tác phẩm văn học nghiêm túc của anh.
Trong những năm khởi đầu của mình, Greene đã viết “những chuyện giải trí”, tức là tiểu thuyết nhẹ nhàng hơn nhằm mục đích mua vui cho độc giả khi các bộ phim bắt đầu làm như thế dành cho đại chúng. Stamboul Train, England Made Me, The Confidential Agent, và The Ministry of Fear, tất cả đều được viết vào những năm 1930 và đầu những năm 40, thể hiện một con mắt tường thuật sắc bén và cảm thức phát triển về nhịp độ của một câu chuyện. Và anh tiếp tục không thường xuyên theo hướng này, đáng chú ý nhất là với tác phẩm châm biếm về các đặc vụ tình báo Anh — Bản thân Greene đã từng tham gia M16 trong Thế chiến thứ hai và dường như vẫn tích cực trong việc thu thập tình báo Anh cho đến khá muộn trong cuộc đời — Our Man in Havana (1958). Một số trong những tác phẩm này đã được chuyển thể thành phim, và Greene khuyến khích các nhà văn khác học hỏi từ sự hấp dẫn về mặt hình ảnh của phim. Ngoài ra, anh còn viết kịch bản phim, nổi tiếng nhất có lẽ là kịch bản The Third Man cho Orson Welles. Tất cả những tác phẩm này đều giữ được sức hấp dẫn nhất định, nhưng danh tiếng lâu dài của Greene phải phụ thuộc vào những tiểu thuyết nghiêm túc của anh, bắt đầu với The Power and the Glory [Quyền lực và vinh quang] (1940), câu chuyện về một “linh mục nghiện whisky” bị săn lùng bởi chính quyền cách mạng của Mexico thế kỷ XX. Thời kỳ tuyệt vời của Greene kéo dài từ lần ra mắt đó cho đến The Heart of the Matter (1948), The End of the Affair (1951), và cuối cùng là A Burnt-Out Case (1960).
Mỗi cuốn tiểu thuyết này đều được đánh dấu bằng một nước đôi - theo nghĩa chia rẽ nội bộ - đối với đức tin Công Giáo, không giống bất cứ nhà văn Công Giáo lớn nào khác vào thời điểm đó. Mauriac và Bernanos miêu tả một thế giới làm nô lệ cho quỷ dữ mà chưa một nhà văn viết tiếng Anh nào từng miêu tả. Nhưng Greene mô tả những đường đứt gẫy trong linh hồn tín hữu mà sau đó bắt đầu biến đi, do đó chính niềm tin cũng bị đánh mất — hoặc vì tuyệt vọng hoặc vì hoàn toàn không còn tin gì nữa. Greene đã viết trong những ngày đầu của phong trào phục hưng văn học Công Giáo, bắt nguồn từ sự trở lại đạo của John Henry Newman vĩ đại và sự thống trị trí thức của thế kỷ 19. Nhưng kiểu vừa đức tin vừa nghi ngờ [faith-cum-doubt] đặc biệt của anh đã tạo ra một hợp âm mới trong văn học Công Giáo. Một số cách nào đó, tính nước đôi của anh dự ứng một đặc điểm sẽ trở nên phổ biến hơn nơi người Công Giáo ngay trước, trong và sau Công đồng Vatican II—đặc biệt là ở các tiểu thuyết gia như Anthony Burgess, David Lodge và Brian Moore, những người đã bỏ đạo mặc dù lòng dạ vẫn gắn bó với đạo Công Giáo.
Thật khó để nói chính xác những gì đã thay đổi khiến điều này khả hữu. Greene đã trở thành người Công Giáo vào năm 1926 khi tán tỉnh người vợ tương lai của mình, chính nàng là một người trở lại đạo mà anh đã gặp khi nàng viết thư cho anh ở Oxford để nói với anh rằng anh đã xuyên tạc giáo lý Công Giáo trong một bài báo của anh. Khi họ đính hôn, Greene - khi đó đang sống ở Nottingham - quyết định nói chuyện với một linh mục địa phương, Cha Trollope, để ít nhất hiểu được niềm tin của người vợ tương lai của mình. Greene không chỉ có thành kiến theo cách thông thường của Thệ phản chống lại các thực hành Công Giáo, mà giống như nhiều người trong thế giới hiện đại, anh không nghĩ rằng mình có thể tin vào Thiên Chúa: “Tôi không có ý định được tiếp nhận vào Giáo Hội. Để một điều như vậy xảy ra, tôi cần phải tin chắc vào sự thật của nó và điều đó thậm chí không phải là một khả thể xa vời.” (37)
Cha Trollope là một người đàn ông to lớn, bản thân cũng đã trở lại đạo và từng là một diễn viên. Greene tiếp cận ngài với giả định rằng anh là một người ham ăn thả dàn và háo sắc bí mật: “Phải mất một thời gian trước khi tôi nhận ra rằng ấn tượng đầu tiên của mình là hoàn toàn sai lầm và rằng tôi đang đối mặt với thách thức của một lòng tốt không thể giải thích được.” Tuy nhiên, có thể có điều gì đó trong tình yêu cũ của Greene đối với sự nguy hiểm của các vùng biên giới bị cấm trong cách tiếp cận của anh:
Tôi không phủ nhận Chúa Kitô [hay niên đại của các sách Tin Mừng, bằng chứng lịch sử về sự hiện hữu của con người Giêsu Kitô]—tôi không tin Thiên Chúa. Nếu tôi đã từng bị thuyết phục về khả thể xa vời nhất của một sức mạnh tối cao, toàn năng và toàn tri, tôi nhận ra rằng không có gì sau đó dường như là không thể. Chính trên nền tảng của chủ nghĩa vô thần giáo điều mà tôi đã chiến đấu và chiến đấu hết mình. Nó giống như một cuộc đấu tranh sinh tồn bản thân. (38)
Cuối cùng, Cha Trollope - và Thiên Chúa - đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh này, và Greene tin chắc vào sự thật về sự hiện hữu của Thiên Chúa và về Điều Công Giáo, như Belloc và Chesterton (cả hai đều có ảnh hưởng sau này) đã nói. Trong cuộc sống sau này của mình, đôi khi Greene nói rằng anh đã trở lại đạo theo chân lý Công Giáo vào thời điểm này, nhưng những sự thật đó không chạm đến cảm xúc hay đời sống nội tâm của anh cho đến khi anh đến thăm Mexico và đối mặt với sự đàn áp Giáo hội ở đó bởi các thế lực và ý tưởng của thời hiện đại. Nhưng có một số mâu thuẫn trong giải trình này. Chắc chắn, sự chia rẽ cũ trong nội bộ vẫn tồn tại trong nhiều năm và cuối cùng có thể đã đưa anh ra ngoài Công Giáo. Tuy nhiên, anh mô tả lời thú nhận đầu tiên của mình bằng những thuật ngữ dường như liên quan đến cả trí lẫn tâm: Lần xưng tội chung đầu tiên, trước Bí tích Rửa tội có điều kiện và bao gồm toàn bộ cuộc sống trước đây của một con người, là một thử thách nhục nhã. Sau đó, chúng ta có thể trở nên cứng rắn với các công thức của Bí tích Xưng tội và hoài nghi về chính mình: chúng ta có thể chỉ có ý định nửa vời để giữ những lời hứa mà chúng ta đã hứa, cho đến khi liên tục thất bại hoặc hoàn cảnh cuộc sống riêng tư của chúng ta cuối cùng khiến chúng ta không thể thực hiện bất cứ lời hứa nào và nhiều người trong chúng ta từ bỏ Xưng tội và Rước lễ để gia nhập Quân đoàn Ngoại bang của Giáo hội và chiến đấu cho một kinh thành mà chúng ta không còn là công dân đầy đủ nữa. Nhưng trong lần Xưng tội đầu tiên, một người trở lại đạo thực sự tin vào lời hứa của chính mình. Tôi mang theo mình như những viên đá nặng vào một góc trống của Nhà thờ lớn, trời đã tối vào đầu giờ chiều, và nhân chứng duy nhất về Lễ rửa tội của tôi là một người phụ nữ đang lau bụi cho những chiếc ghế. Tôi lấy tên là Tôma - theo tên của Thánh Tôma người hay nghi ngờ chứ không phải Tôma Aquinô - và sau đó tôi tiếp tục đến văn phòng Tạp chí Nottingham và kết quả bóng đá và buổi tối ăn khoai tây chiên.
Tôi nhớ rất rõ bản chất cảm xúc của mình khi bước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa: không có niềm vui nào cả, chỉ có một nỗi sợ hãi buồn bã. Tôi đã thực hiện động thái đầu tiên vì nghĩ đến cuộc hôn nhân tương lai của mình, nhưng bây giờ mặt đất đã như biến đi dưới chân tôi và tôi sợ không biết thủy triều sẽ đưa mình đến đâu. Ngay cả cuộc hôn nhân của tôi bây giờ dường như không chắc chắn với tôi. Giả sử tôi khám phá ra trong mình điều mà Cha Trollope đã từng khám phá ra, ước muốn trở thành một linh mục? Lúc đó, dường như nó không phải là điều bất khả. Chỉ bây giờ sau hơn bốn mươi năm, tôi mới có thể mỉm cười trước sự phi thực tại của nỗi sợ hãi của mình và đồng thời cảm thấy một nỗi tiếc nhớ về nó, vì tôi đã mất nhiều hơn là được khi nỗi sợ hãi đã thuộc về quá khứ không thể phục hồi. (39)
Có nhiều điều bị đè nén và chuyển qua đây. Trong những năm trước khi dường như anh bước ra ngoài Giáo hội, Greene đã được hưởng sự hướng dẫn của hai linh mục dòng Đa Minh lỗi lạc, Dom Bede Jarrett, O.P. (đột ngột qua đời khi còn rất trẻ) và Thomas Gilby, O.P., một người Anh theo học thuyết Tôma, cũng như quen biết xã hội với vô số người Công Giáo khác. Thực thế, anh khá hào phóng trong việc hỗ trợ các nghệ sĩ và nhà văn Công Giáo cũng như các hoạt động từ thiện—và dấn thân vào Giáo hội nhiều hơn là cái nhìn hồi tưởng có thể gợi ý.
Nhưng đức tin của anh liên tục bị tấn công bởi những đam mê phóng túng - trước hết là tình dục, nhưng cũng có những đam mê khác, đáng chú ý nhất là việc thích đi du lịch và việc gần như sợ hãi trước những điều nhàm chán của cuộc sống gia đình. Ngay cả sự tán tỉnh sau này của anh và hơn cả sự tán tỉnh với chủ nghĩa Mácxít và các chế độ chống phương Tây có thể có liên quan đến nhu cầu tâm lý luôn muốn được ở trên một loại biên giới nguy hiểm nào đó. Anh kết hôn với Vivien Dayrell-Browning (bản thân bà là một tân tòng Công Giáo) vào năm 1927, nhưng anh không phải là một người chồng chung thủy và bắt đầu những chuyến đi đến những nơi xa lạ và nguy hiểm—Liberia, Mexico, Việt Nam, Congo, Haiti, Cuba, và nhiều nơi khác—xem ra thích thú hơn cuộc sống ở nhà, bất cứ loại nhà nào. Trong A Sort of Life, anh so sánh những chuyến đi này với trò chơi rulét Nga được anh chơi để thoát khỏi sự buồn chán và đưa ra một cái nhìn sâu sắc về tâm lý mà anh nghĩ là phổ quát nhưng dường như điều đó hầu như chỉ áp dụng cho bản thân anh: “Khỏi nỗi kinh hoàng, người ta la hét thoát ra, nhưng nỗi sợ hãi có sức quyến rũ kỳ lạ. Nỗi sợ hãi và cảm giác về tình dục được liên kết với nhau trong một âm mưu bí mật.” (40) Cuối cùng, anh đã hoàn toàn bỏ rơi vợ mình vào năm 1948, mặc dù họ chưa bao giờ ly dị và chưa bao giờ tái hôn. Trong những năm 1950, như rõ ràng trong tiểu thuyết của anh, mối quan hệ của anh với Giáo hội vẫn tiếp tục, nhưng phần lớn theo cách riêng của anh, mối quan hệ này bắt đầu hướng tới những quan điểm hết sức lập dị về Thiên Chúa như là “Điểm Omega” và sự hợp tác giữa Giáo hội và Chủ nghĩa Cộng sản, nằm ngoài tính chính thống của Công Giáo, mà Jarrett hoặc Gilby có thể đã sửa chữa. Tuy nhiên, có một điều dường như không thay đổi là ý thức của Greene rằng chỉ có quan điểm tôn giáo về thế giới mới mang lại cho nhân cách con người, dù thực hay hư cấu, bất cứ chiều sâu nào. Trong thập niên tiếp theo, anh đã có thể dựa vào chiều kích tâm linh đó, tuy nhiên vẫn chưa ổn định.
Sự thật của cuộc tranh luận này có thể thấy rõ trong cuốn sách có lẽ sẽ vẫn được đọc nhiều nhất của Greene: The Power and the Glory. Nó lấy bối cảnh ở Mexico trong thời kỳ Giáo Hội bị đàn áp vào thập niên 1930, và Greene thú nhận rằng trải nghiệm ở Mexico này đã tạo thêm một tình cảm gắn bó với sự gắn bó trí thức trước đó của anh với Giáo Hội. Trong tiểu thuyết, một linh mục ở bang Tabasco đang bị săn lùng bởi chính quyền địa phương, đặc biệt là một sĩ quan cách mạng theo chủ nghĩa thuần túy và tàn nhẫn — một người duy lý tưởng theo cách giết người của chính mình — kẻ lên kế hoạch hành quyết ngài vì các linh mục đã bị đặt ngoài vòng pháp luật. Trong chuyến chạy trốn khỏi cái chết, vị linh mục đã phát hiện ra sự mong manh—và sự giả dối—của cuộc sống dễ dãi trước đây của mình trong Giáo hội. Ngài uống rất nhiều rượu, và trong một phút yếu lòng, ngài đã có một đứa con với một người phụ nữ mà ngài đã gặp. Nhưng ngài đã không chạy trốn hoặc bỏ đạo, như hầu hết các linh mục khác đã làm.
Điển hình cho một trong những tiểu thuyết nghiêm túc của Greene, nhân vật chính bị giằng xé giữa Thiên Chúa và ác quỷ—trong hình thức tuyệt vọng khi phát hiện ra điểm yếu của chính mình. Tuy nhiên, cũng là điển hình của thế giới Greene, có một loại tâm linh thuần khiết hơn xuất hiện từ chính những cám dỗ. Linh mục Montez, linh mục whisky, có thể cứu chuộc bản thân theo một cách nào đó, đầu tiên, bởi vì ở đầu câu chuyện, ngài sẵn sàng bỏ lỡ chuyến tàu đưa ngài ra khỏi Mexico và đến nơi an toàn để nghe lời thú tội của một người sắp chết, và một lần nữa, ở cuối cuốn tiểu thuyết, khi ngài làm điều tương tự với một người khác khi biết rằng rất có thể ngài sẽ bị bắt và bị bắn – đó chính xác là những gì sẽ xảy ra.
Vào thời điểm đó, Vatican không hài lòng. Trong phần giới thiệu sau này về cuốn tiểu thuyết, Greene kể lại việc Tổng Giám mục Westminster đã đọc cho ông một bản án của Văn phòng Tòa Thánh vì cuốn tiểu thuyết “ngược đời” và “xử lý những tình huống phi thường”. (41) Đức Piô XII sau đó đã nói với Greene rằng ngài không tán thành một số đặc điểm của vị linh mục whisky nhưng cuốn tiểu thuyết này có thể chấp nhận được. Vấn đề cuối cùng chỉ tan biến khi Greene từ chối viết lại nó. Tuy nhiên, những câu hỏi vẫn còn kéo dài về việc anh định làm gì với mối quan hệ chặt chẽ giữa tội lỗi và sự thánh thiện này. Một nhân vật không kém là Hans Urs von Balthasar nghĩ Greene là một nhà văn vĩ đại nhưng lại chùn bước trước cách anh công bố một “nền huyền nhiệm về tội lỗi”: “luận đề được đưa ra dưới cái cớ chân thành và chống chủ nghĩa pharisiêu rằng bản thân tội lỗi đó, khi được gỉa định một cách tự nguyện (trong liên đới với một tội nhân khác), chứa đựng yếu tố cứu chuộc, mà ngày nay có lẽ là yếu tố quyết định; điều này hiển nhiên và nhất thiết mâu thuẫn với ơn cứu chuộc thực sự.” (42)
Tất nhiên, quan điểm của Von Balthasar là đúng. Chúng ta không đến với sự cứu chuộc qua tội lỗi. Nhưng điều này có thể không nên áp dụng một cách chính xác vào công trình của Greene. Cha Montez phạm tội vì yếu đuối và sợ hãi, chứ không phải vì tình liên đới. Tình liên đới đi kèm với việc ngài nhìn nhận rằng mình là một kẻ tội lỗi, không phải là một người đặc biệt tách biệt khỏi những người khác, mặc dù chức vụ linh mục của ngài là một điều gì đó đặc biệt và thánh thiêng. Mối nguy hiểm thực sự mà von Balthasar đang cố gắng tập trung vào liên quan đến độc giả, những người có thể tin rằng chỉ khi phạm tội và chấp nhận rủi ro phạm tội, họ mới có thể hiểu đầy đủ về đời sống Kitô hữu. Đó là một điểm đáng được công nhận—và bác bỏ. Tuy nhiên, hầu như mọi Kitô hữu đều có kinh nghiệm rằng sự khiêm nhường và hiểu biết về bản thân thường đến với chúng ta qua những thất bại của mình.
Trong tất cả các tiểu thuyết thuộc “thời kỳ vĩ đại” của Greene, có lẽ chỉ có Scobie trong The Heart of the Matter – cuốn tiểu thuyết mà nhiều người coi là hay nhất của Greene – gần giống với mô tả của von Balthasar về vấn đề thần học. Scobie là một sĩ quan cảnh sát người Anh ở Tây Phi, được biết đến với sự chính trực và công bằng đối với tất cả các nhóm chủng tộc và sắc tộc trong thẩm quyền của mình. Anh kết hôn với một người phụ nữ kém hấp dẫn, nhõng nhẽo và vô cùng bất hạnh và cảm thấy tội lỗi vì tin rằng lời thề trong hôn nhân đã khiến anh phải chịu trách nhiệm về sự bất hạnh của nàng. Đầu tiên, anh tự thỏa hiệp bằng cách vay tiền từ một người Syria mờ ám để đưa nàng thoát khỏi hoàn cảnh ảm đạm để bắt đầu cuộc sống mới ở Nam Phi. Nhưng khi nàng vắng mặt, anh bắt đầu ngoại tình với một phụ nữ trẻ hơn ba mươi tuổi, người đã sống sót sau một thử thách trên biển mà nàng đã mất chồng sau khi con tàu của nàng bị tàu ngầm Đức Quốc xã đánh chìm.
Ở phần đầu của Thần kich, Dante nói rằng ông thấy mình đang ở trong một khu rừng tối nhưng không biết làm thế nào mà mình đến được đó, “Tôi đã rất buồn ngủ khi tôi từ bỏ con đường chân chính” (Inf. I, 11-12). Đó là một kinh nghiệm chung của Kitô hữu. Scobie hiểu rõ hơn một chút khi nhìn lại, nhưng anh bắt đầu lạc đề vì cảm thấy thương hại cho người phụ nữ trẻ tội nghiệp và bắt đầu đến thăm nàng, như anh thường làm với những người khác trong làng, với ý định nhân ái. Hơn nữa, cả hai đều nghĩ rằng sự khác biệt về tuổi tác của họ sẽ loại bỏ những nghi vấn về chuyện tình cảm và tạo điều kiện cho một tình bạn trong sáng. Nhưng sau một sự cố, họ hôn nhau: “Điều mà cả hai từng nghĩ là an toàn đã được chứng minh là sự ngụy trang của một kẻ thù hoạt động dưới hình thức tình bạn, lòng tin và lòng thương hại.” (43) Có vẻ như mối quan hệ đặc biệt này đã bị nhiều độc giả, bao gồm cả von Balthasar, hiểu sai như một kiểu biện minh cho tội lỗi dưới vỏ bọc của sự thiện cảm. Tuy nhiên, câu vừa được trích dẫn cho thấy rõ rằng ma quỷ có thể hoạt động ngay cả thông qua “tình bạn, sự tin tưởng, lòng thương hại”. Nhưng không có chỗ nào trong The Heart of the Matter mà Greene tìm cách bào chữa cho lỗi lầm của Scobie. Trên thực tế, sau đó anh nói rằng anh đã viết về “sự hư hỏng do lòng thương hại” của Scobie - lòng thương hại và lòng trắc ẩn thực sự là những điều rất khác nhau. Và xuyên suốt cuốn tiểu thuyết có những dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng của Scobie và sau đó việc tự tử có thể là điều mà một Kitô hữu có thể hiểu và học hỏi, nhưng—không có tình tiết giảm nhẹ và lòng thương xót của Thiên Chúa—chúng vẫn là một tội lỗi nghiêm trọng và có lẽ không thể tha thứ.
Tuy nhiên, von Balthasar đã nhận ra điều gì đó trong nhận xét của mình về “nền huyền nhiệm tội lỗi” của Greene. Greene dường như có xu hướng đặt các nhân vật của mình vào những tình huống tội lỗi hoặc gần như tuyệt vọng bởi vì chỉ trong những hoàn cảnh ngặt nghèo đó, một số chân lý tâm linh nhất định mới xuất hiện từ những phạm trù hàng ngày. Nhưng hầu như anh không cô đơn và trên thực tế, anh đang ở trong một bầu bạn tốt lành (ví dụ như Dante)... Điều mà một số độc giả thần học và triết học khắt khe hơn có thể phản đối là không phải lúc nào cũng có cách giải quyết “tốt” cho những tình huống này. Cha Montez bị xử bắn, giống như Cha Miguel Pro, một vị thánh ngoài đời thực, và ngài khiêm nhường trước Thiên Chúa và các tội nhân, mặc dù chúng ta không biết liệu sự ăn năn của ngài đã đủ chưa. Nhưng một lần nữa, dù sao chúng ta cũng sẽ không biết, bất kể Greene hay bất cứ tiểu thuyết gia nào khác nói gì về một nhân vật, vì chúng ta không biết liệu có ai, ngoài các vị thánh đã được phong thánh, được cứu rỗi hay bị nguyền rủa.
Tương tự như vậy, mặc dù việc Scobie tự sát không hoàn toàn do hoàn cảnh của anh ta, thậm chí không phải vì sự phạm thánh mà anh ta đã phạm khi rước lễ trong tình trạng tội lỗi, Greene có thể cho thấy một người đàn ông đang trong tình trạng điên loạn — như chính anh đã gần như thế khi kết hôn với hai nhân tình. Trong một khoảnh khắc rõ ràng, Scobie nghe thấy một giọng nói đáng lưu ý khi anh ta sắp vi phạm hành vi:
“Ngươi nói ngươi yêu ta, vậy mà ngươi lại làm điều này với ta—cướp ta khỏi ngươi mãi mãi. Ta tạo ra ngươi vì tình yêu. Ta đã khóc những giọt nước mắt của ngươi. Ta đã cứu ngươi khỏi nhiều điều hơn những gì ngươi từng biết; ta đã gieo vào ngươi niềm khao khát hòa bình này chỉ để một ngày nào đó ta có thể thỏa mãn niềm khao khát của ngươi và ngắm nhìn hạnh phúc của ngươi. Và bây giờ ngươi đẩy ta đi, ngươi đặt ta ra khỏi tầm với của ngươi. Không có chữ in hoa để ngăn cách chúng ta khi chúng ta nói chuyện với nhau. Ta không phải là Ngài mà chỉ là ngươi, khi ngươi nói chuyện với ta; ta khiêm nhường như bao kẻ ăn xin khác. Há ngươi không thể tin tưởng ta như ngươi tin tưởng một con chó trung thành? Ta đã trung thành với ngươi trong hai ngàn năm. Tất cả những gì ngươi phải làm bây giờ là rung chuông, đi vào hộp, xưng tội.... Sự ăn năn đã ở đó, đang căng thẳng trong lòng ngươi. Ngươi không thiếu sự hối cải, chỉ cần một vài hành động đơn giản.
Scobie trả lời, có lẽ thẳng thắn hơn hầu hết chúng ta, “Không. Tôi không tin tưởng Ngài. Tôi chưa bao giờ tin tưởng Ngài.... Tôi không thể đổ trách nhiệm của mình lên Ngài.” (44)
Greene trích dẫn Charles Péguy như một lời kết trong The Heart of the Matter: “Kẻ tội lỗi nằm ở trung tâm của Kitô giáo... Không ai có thẩm quyền như kẻ có tội trong các vụ việc Kitô giáo. Không ai, ngoại trừ vị thánh.” Một số độc giả nghĩ rằng viên cảnh sát đáng kính Scobie trong cuốn tiểu thuyết đó có ý nghĩa như một bức chân dung của một vị thánh. Nhưng có lẽ điều xảy ra ở đây là niềm tự hào - đó chắc chắn là đánh giá của chính Greene về Scobie - và một cái nhìn sâu sắc đáng lo ngại về loại ám ảnh và bối rối, ngay cả khi đối mặt với sự thật một cách bình tĩnh, điều này thực tế thường đi kèm với tội lỗi. Khi Greene đối mặt với những lời chỉ trích, “Tự tử là kết cục không thể tránh khỏi của Scobie; động cơ cụ thể khiến anh ta tự tử, để cứu cả Thiên Chúa khỏi chính anh ta, là bước ngoặt cuối cùng của lòng kiêu hãnh quá mức của anh ta. Có lẽ Scobie nên là chủ đề cho một vở hài kịch độc ác hơn là bi kịch.” (45)
Những cái nhìn thông sáng giống như thế xuất hiện trong các tác phẩm khác. Không cắt đứt cuộc hôn nhân hay mối tình với người tình lâu năm Dorothy Glover, vào năm 1946, Greene bắt đầu ngoại tình đồng thời với một người trở lại đạo Công Giáo xinh đẹp tuyệt vời, Catherine Walston (anh là người đỡ đầu cho nàng khi nàng trở lại Công Giáo lúc đã trưởng thành). Anh đã dành tặng The End of the Affair cho nàng. Trong cuốn tiểu thuyết đó, một nhà văn ngoại tình với vợ của một người hàng xóm. Anh và người hàng xóm có một tình bạn kỳ lạ, Greene và chồng của Catherine cũng vậy. Khi một quả bom của Đức đánh trúng tòa nhà nơi những người yêu nhau đang gặp nhau trong Thế chiến thứ hai, người phụ nữ đã tự nhiên cầu nguyện với Thiên Chúa rằng nàng sẽ thay đổi cuộc sống của mình nếu người yêu của nàng không chết. Một cách mầu nhiệm – lạ lùng? - anh không chết. Nhưng điều này tạo ra một cuộc giằng co vĩ đại trong tâm hồn của một số nhân vật về những yêu sách tương đối của tình yêu con người và thần thiêng. Và hận thù. Nhà văn nói với chúng ta ở trang đầu tiên, "Đây là một kỷ lục về sự căm ghét nhiều hơn là tình yêu." Và ở trang cuối cùng, tình nhân của anh đã chết và bác bỏ anh bằng lời thề của nàng, anh nói với chúng ta, “Tôi đã viết ngay từ đầu rằng đây là một kỷ lục về sự căm ghét... Tôi tìm thấy một lời cầu nguyện dường như phù hợp với tâm thái mùa đông. Ôi lạy Thiên Chúa, Ngài đã làm đủ rồi. Ngài đã cướp của tôi đủ rồi. Tôi quá mệt mỏi và già nua để học cách yêu. Hãy để tôi một mình mãi mãi.” (46) Ảm đạm, nhưng một lần nữa, có lẽ là một lời thú nhận trung thực về việc có bao nhiêu người nhìn vào Thiên Chúa nhưng sợ thừa nhận.
The End of the Affair là một thành công đầy tai tiếng, đến nỗi một số người Công Giáo ưa đùa dỡn đã phàn nàn rằng nó gây ấn tượng cho rằng Chúa Kitô đã nói: “Nếu ngươi yêu ta, hãy vi phạm các điều răn của ta.” Greene và Walston chắc chắn đang bận làm việc đó. Greene bắt đầu hợp lý hóa vụ việc, thậm chí còn nhận được lời khuyên từ các linh mục cấp tiến rằng việc đi xưng tội nhiều lần là điều đúng, biết rằng anh sẽ lập tức nối lại liên lạc. Ý thức trước đó của Greene về sự căng thẳng gay gắt giữa các xung lực trần thế và thiên đàng dần dần chuyển sang một đạo Công Giáo lỏng lẻo hơn nhiều. Sự thiếu sót về tính cách này đã làm suy yếu nghệ thuật của anh, như chính anh đã dự đoán. Một trong những luận điểm trung tâm của anh trong tư cách một nhà phê bình văn học là sau thế kỷ XVII, tiểu thuyết đã thoái hóa vì thiếu nghiêm túc về mặt tôn giáo. Chỉ đến thế kỷ XIX, khi niềm tin tôn giáo chính thống xuất hiện trở lại, thì sự viên mãn và chiều sâu của linh hồn con người mới trở lại với các nhà văn. Đối với tất cả sự mơ hồ của họ về tôn giáo, Dickens, Hardy, Conrad, Lawrence và James đều được hưởng lợi từ nó. Ngược lại, anh lập luận, các nhân vật của Virginia Woolf và E. M. Forster “lang thang như những biểu tượng bằng bìa cứng trong một thế giới mỏng như tờ giấy”. (47)
Chính trị bắt đầu thay thế bi kịch linh hồn trong các tác phẩm của Greene từ những năm 1950. The Quiet American [Người Mỹ trầm lặng] (1955) lấy bối cảnh ở Việt Nam chìm trong chiến tranh và, mặc dù không hoàn toàn chống Mỹ như người ta thường nghĩ, nhưng báo trước sự say mê ngày càng tăng đối với Chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Our Man in Havana (1958) chế nhạo thế giới gián điệp. Tuy nhiên, đằng sau sự “giải trí” này ẩn chứa một cảm thức tiên đoán về các lực lượng tình báo mờ ám của Anh, Mỹ và các nước khác. Greene mớm lời cho sự ra đời của Fidel Castro, người mà sau này ông sẽ bảo vệ. Cuốn tiểu thuyết thực sự quan trọng duy nhất khác của Greene, A Burnt-Out Case, lấy bối cảnh một trại phung cùi ở Châu Phi, nơi kiến trúc sư Querry (nghĩa là: chất vấn) đã bỏ trốn sau thất bại trong tài năng thiết kế nhà thờ của mình. Không tin vào điều gì, anh cố gắng giúp đỡ các bệnh nhân và bị giới truyền thông châu Âu hiểu lầm như một vị thánh. Có lẽ Greene cảm thấy mình không xứng đáng được tôn kính. A Burnt-Out Case là hơi thở cuối cùng của một tài năng vĩ đại—và Evelyn Waugh nói với Greene “Tôi không nghĩ bạn có thể đổ lỗi cho những người đọc cuốn sách này như một công khai từ bỏ đức tin” (48). Các tiểu thuyết sau này—The Honorar y Consul (1973), The Human Factor (1978), Monsieur Quixote (1982) —tất cả đều thiếu chiều sâu tâm linh và pháo hoa cảm xúc của Greene cổ điển. Chúng sa vào một ý thức hệ và cử chỉ tẻ nhạt vô hồn và hướng tới một nền thần học giải phóng mơ hồ.
Bản thân Greene, bình thường là một người tự biết mình khá cao, phản bác rằng anh đã tạo ra một bước ngoặt lớn với A Burnt-Out Case, nhưng thừa nhận rằng anh cảm thấy cuộc đời nhà văn của mình đã kết thúc với cuốn sách. Trong tập thứ hai của cuốn tự truyện của mình, anh đã lập luận - trực tiếp chống lại Waugh - rằng một người Công Giáo có thể viết một cuốn tiểu thuyết về một nhân vật mất niềm tin, trong khi tác giả vẫn chưa mất niềm tin. Nhưng tình hình không hoàn toàn đơn giản như vậy, và anh hẳn đã biết điều đó. Những căng thẳng lâu dài giữa những gì anh tin tưởng và những gì anh thực hành - đặc biệt là những bất thường về tình dục và nhiều tình nhân (đôi khi đồng thời) - chắc chắn sẽ gây ra hậu quả. Khi ở thế cân bằng khá ngang nhau, chúng dẫn đến một số tác phẩm đáng chú ý. Và một trong những lý do khiến người Công Giáo bị thu hút bởi chúng là vì họ cũng có thể đồng nhất với một đức tin, bị bao vây bởi những nghi ngờ và phản bác trong thế giới hiện đại, vẫn tiếp tục tin tưởng. Thông thường, khi một người Công Giáo trưởng thành—và nếu anh ta thực sự vẫn là người Công Giáo—những khó khăn và thử thách giảm dần và được giải quyết trong một loại chấp nhận, một điều có thể vẫn đòi hỏi nhiều tìm kiếm. Greene đã chọn một con đường chung khác — tiếp tục lối sống của mình và ngừng đi xưng tội, đồng thời từ từ xác định lại Đạo Công Giáo theo vô số cách, điều mà anh biết đối với một người bạn như Evelyn Waugh rõ ràng là “dị giáo”. Và khi rời xa Giáo hội trong sự viên mãn của Giáo hội, đặc biệt là thứ mà anh chế giễu như một kiểu tự mãn “ngoại ô”, anh rời xa nhiều thứ tạo nên cuộc sống bình thường của con người trong các xã hội tự do ở phương Tây.
Mặt này của Greene đã khiến người Công Giáo cũng như người không Công Giáo bối rối. Tại M16, anh là đồng nghiệp của kẻ phản bội khét tiếng người Anh Kim Philby, người đã chuyển các bí mật cho Liên Xô và cuối cùng kết thúc ở đó khi các hoạt động của anh bị phát hiện. Greene đã có quan điểm hơi chống Mỹ trong cuốn tiểu thuyết The Quiet American năm 1955 của mình, tuy nhiên, như thường lệ, câu chuyện bị phức tạp bởi tình dục và sự ghen tuông. Và trong The Human Factor, một cuốn tiểu thuyết sau này (1978), ông dường như đã từ bỏ mọi niềm tin tôn giáo và thậm chí bất cứ niềm tin nào vào các định chế phương Tây so với các thể chế Cộng sản. Anh sẽ lấy lại một số quan điểm Công Giáo không chính thống thông qua sự can thiệp của một linh mục người Tây Ban Nha, Leopoldo Durân, người đã say mê sự dị thường của Greene nhưng dường như cũng đã tranh luận với anh về thiện cảm đối với Cộng sản của anh.
Thí dụ, trong một bài phát biểu năm 1987 tại Moscow, Greene tuyên bố đã quan sát thấy một điều mới: “Chúng ta đang chiến đấu - những người Công Giáo Rôma đang chiến đấu - cùng với những người Cộng sản, và cùng làm việc với những người Cộng sản. Chúng ta đang cùng nhau chiến đấu chống lại Đội tử thần ở El Salvador. Chúng ta đang cùng nhau chiến đấu chống lại Contras ở Nicaragua. Chúng ta đang cùng nhau chiến đấu chống lại Tướng Pinochet ở Chile.” (49) Mikhail Gorbachev, người có mặt tại bài phát biểu, chỉ còn hai năm nữa là có thể dập tắt những người Cộng sản Latinh, những người Công Giáo có thiện cảm với họ, và Liên Xô của chính ông ta. Greene kết luận: “thậm chí tôi còn có một giấc mơ, thưa ngài Tổng bí thư, rằng có lẽ một ngày nào đó trước khi tôi chết, tôi sẽ biết rằng có một Đại sứ Liên Xô đang đưa ra lời khuyên hữu ích tại Vatican.” (50)
W. J. West, một trong những người viết tiểu sử của Greene, đưa ra khả thể cho rằng Greene có thể đã làm việc như một điệp viên hai mang với Tình báo Anh suốt thời gian qua, tạo ấn tượng có thiện cảm cánh tả vì mục đích thu thập thông tin. Nhưng điều đó dường như không thể xảy ra ngay trên màn trình diễn của chính West. Chẳng hạn, ngay trước khi Ronald Reagan tái đắc cử vào năm 1984, Greene đã nói với Cha Durân rằng, nếu anh chết, anh muốn mọi người biết rằng anh sẽ trở thành một người Cộng sản nếu Reagan trở lại nhiệm sở. Cũng trong khoảng thời gian đó, Greene nói với Malcolm Muggeridge rằng Nga chỉ phá hủy phần xác của Giáo hội, trong khi Mỹ phá hủy linh hồn của Giáo hội. (Greene đã châm biếm Muggeridge, người đã trở thành một nhà biện hộ Công Giáo sau nhiều năm theo chủ nghĩa vô thần và vô luân, ngụy trang như một trong những nhân vật của The Human Factor.) Norman Sherry, người viết tiểu sử được ủy quyền của Greene và là một người bạn, dù sao cũng nhận xét về những diễn biến muộn màng này trong sự hoang mang tột độ, “Làm sao đầu óc tinh tế của anh có thể tham gia vào những trò điên rồ trí thức như vậy?” (51)
Cuối cùng, nó là sự trở ngại. Cái nhìn sâu sắc của Greene về linh hồn con người có thể sâu sắc như bất cứ người đương thời nào. Nhưng quỹ đạo của anh trình bày một câu chuyện đầy cảnh cáo. Trước khi chủ nghĩa Cộng sản bắt đầu tan rã, Greene đã công khai ngưỡng mộ những người Công Giáo Ba Lan hợp tác với chế độ Cộng sản trong nhóm PAX. Những đánh giá sai lầm về chính trị như vậy, cùng với mong muốn tự bào chữa cho tội lỗi của mình, đã khiến anh không có thiện cảm với tầm nhìn về con người được Đức Gioan Phaolô II đề cao. Không có gì ngạc nhiên khi Greene mô tả quan điểm của vị giáo hoàng này về các vấn đề tình dục - có thể nói, giáo huấn tiêu chuẩn của Công Giáo - là "thiếu trí tưởng tượng và không khoan nhân". Điều này nói về một Giáo Hoàng vốn là người đã phát triển nền “thần học thân xác” ư? Những sai sót trong tính cách của Greene và những tưởng tượng về Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự tàn tạ của một năng khiếu tuyệt vời. Anh đã đi từ một tiểu thuyết gia hàng đầu về linh hồn bằng tiếng Anh thành một người tạo điều kiện cho những ánh sáng muộn hơn và kém hơn, những người để cho sự thèm muốn và oán giận của họ cai trị tài năng của họ. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ ở vị thế tốt hơn để sàng lúa mì từ vỏ trấu trong tác phẩm phong phú của Greene. Tuy nhiên, hiện tại, anh là một lời nhắc nhở đáng buồn về nhiều điều không ổn trong Đạo Công Giáo—từ những sức mạnh to lớn và công trình giàu trí tưởng tượng chuyển qua tính không hợp lý tương đối—trong hậu bán thế kỷ XX.
Kỳ tới: Cuốn sách hay nhất của thiên niên kỷ, J. R. R. Tolkien
Du lịch ở Greeneland
Vào thời hoàng kim của mình, Waugh thường bày tỏ sự ngạc nhiên khi không phải ai cũng trở thành người Công Giáo. Nó dường như đã ăn sâu vào bản chất của anh việc coi mọi thứ bên ngoài sự thật rõ ràng của đức tin là trống rỗng một cách nực cười. Đó có thể là “xã hội tạp nham” và một nỗi tuyệt vọng bị bóp nghẹt hoặc Giáo Hội Công Giáo và sự chắc chắn tối thượng: “Sự hoán cải giống như bước qua ống khói ra khỏi thế giới Gương soi, nơi mọi thứ đều là một bức tranh biếm họa ngớ ngẩn, để bước vào thế giới thực mà Thiên Chúa đã tạo ra; và sau đó bắt đầu một quá trình thú vị để khám phá nó một cách vô tận.” (32) Ngoại lệ trong công trình của anh, Brideshead Revisited, dường như cho phép có một số lựa chọn thay thế có tính ổn định và quyến rũ – trong các gia đình và ngôi nhà lớn của nước Anh, trong tình bạn, nghệ thuật cao, trong tình yêu lãng mạn – mặc dù tất cả những điều này đều tỏ ra không thỏa mãn về lâu về dài. Ngược lại, người cùng thời và đôi khi là người bạn của Waugh, Graham Greene, đã để mối liên hệ giữa Giáo hội và thế giới trở nên phức tạp hơn nhiều và đôi khi, căng thẳng tột độ, gần như bệnh lý tâm thần. Nhân vật Wilson của Greene trong The Heart of the Matter [Tâm điểm Vật chất] dường như đã xuất hiện từ chính kinh nghiệm của anh: “Từ lâu, anh đã không còn khả năng làm bất cứ điều gì trung thực như sự điên rồ; anh là một trong những người bị kết án phải phức tạp khi còn nhỏ.” (33) Thậm chí có rất ít tiếng cười châm biếm trong thế giới đó.
Các nhà viết tiểu sử (34) của Greene đã ghi nhận chính anh có cảm giác về một nhân cách bị chia rẽ từ rất sớm của mình, và người ta lập luận rằng anh mắc chứng rối loạn lưỡng cực [bipolar], dẫn đến một số ý định tự tử, bao gồm cả việc chơi bài rulét Nga như một cách “để thoát khỏi sự buồn chán”. Anh đã từng viết cho vị hôn thê của mình rằng dường như không có gì đáng làm ngoại trừ việc “bị giết bằng cách nào đó một cách thú vị”. (35) Ngoài ra, cả đời Greene cảm thấy bị thôi thúc bởi hành vi mạo hiểm và bị thu hút bởi những người tham gia vào nó. Trong A Sort of Life[Một loại cuộc sống], cuốn tự truyện của mình, anh đã viết rằng nếu phải chọn một đề từ (epigraph) cho tất cả các tác phẩm của mình, thì đó sẽ là những dòng này “Bishop Blougram’s Apology” [Lời xin lỗi của Giám mục Blougram] của Robert Browning:
“Mối quan tâm của chúng ta là ở bờ vực nguy hiểm của sự vật.
Tên trộm lương thiện, kẻ giết người dịu dàng,
Người vô thần mê tín, người đàn bà lẳng lơ [demi-rep]
Điều yêu thương và cứu vớt linh hồn cô trong những cuốn sách tiếng Pháp mới—
Chúng tôi quan sát trong khi những người này ở trạng thái cân bằng giữ cho
Đường phù phiếm ở giữa.” (36)
Mặc dù Greene chưa bao giờ chính xác là một người vô thần một khi anh đã trở lại đạo, nhưng anh có nhiều biểu hiện mê tín khác nhau, bao gồm cả việc không bao giờ viết nhiều hơn hoặc ít hơn năm trăm chữ mỗi ngày—và để làm được điều đó, đôi khi anh phải ra ngoài đường và nhìn một phối hợp số nào đó trên biển số xe hơi trước khi anh có thể bắt đầu. Nhưng “bờ vực nguy hiểm của sự vật” là quê hương của anh, và anh nói, tiểu thuyết của anh là một loại “giấc mơ được hướng dẫn” phát xuất từ sâu bên trong. Kết quả, tuy gặp rắc rối, nhưng rất mạnh mẽ, và chỉ vì anh là một người Công Giáo cởi mở nên anh chưa bao giờ giành được giải thưởng Nobel.
Robert Louis Stevenson là em họ của mẹ Greene, và ở Greene có một chút tính phiêu lưu mạo hiểm nào đó của Stevenson. Cha của Greene là hiệu trưởng trường Berkhamsted ở Hertfordshire, nơi anh theo học. Xem ra anh đã cảm thấy một sự căng thẳng giữa lòng trung thành của mình đối với gia đình và mong muốn chỉ là một cậu bé nữa trong số các cậu bé—và việc bị các cậu bé khác sách nhiễu không giúp ích được gì. Nhưng nhiều người thấy mình trong hoàn cảnh tương tự nhưng không biểu lộ cùng một độ của tính phân rẽ [dividedness] như vậy. Sẽ không phải chỉ là suy đoán khi cho rằng một số rạn nứt căn bản trong linh hồn Greene được phản ảnh - chứ không phải gây ra - bởi hoàn cảnh đầu đời của anh. Thật vậy, có thể các vấn đề tâm lý của Greene đã cho anh một cảm thức sống động hơn mức trung bình về cách thức mà tất cả các linh hồn đã bị chia cắt bởi tội lỗi, tội lỗi nguyên thủy và hiện tại. Và chủ đề bao quát đó đóng vai trò trung tâm trong hầu hết mọi tác phẩm văn học nghiêm túc của anh.
Trong những năm khởi đầu của mình, Greene đã viết “những chuyện giải trí”, tức là tiểu thuyết nhẹ nhàng hơn nhằm mục đích mua vui cho độc giả khi các bộ phim bắt đầu làm như thế dành cho đại chúng. Stamboul Train, England Made Me, The Confidential Agent, và The Ministry of Fear, tất cả đều được viết vào những năm 1930 và đầu những năm 40, thể hiện một con mắt tường thuật sắc bén và cảm thức phát triển về nhịp độ của một câu chuyện. Và anh tiếp tục không thường xuyên theo hướng này, đáng chú ý nhất là với tác phẩm châm biếm về các đặc vụ tình báo Anh — Bản thân Greene đã từng tham gia M16 trong Thế chiến thứ hai và dường như vẫn tích cực trong việc thu thập tình báo Anh cho đến khá muộn trong cuộc đời — Our Man in Havana (1958). Một số trong những tác phẩm này đã được chuyển thể thành phim, và Greene khuyến khích các nhà văn khác học hỏi từ sự hấp dẫn về mặt hình ảnh của phim. Ngoài ra, anh còn viết kịch bản phim, nổi tiếng nhất có lẽ là kịch bản The Third Man cho Orson Welles. Tất cả những tác phẩm này đều giữ được sức hấp dẫn nhất định, nhưng danh tiếng lâu dài của Greene phải phụ thuộc vào những tiểu thuyết nghiêm túc của anh, bắt đầu với The Power and the Glory [Quyền lực và vinh quang] (1940), câu chuyện về một “linh mục nghiện whisky” bị săn lùng bởi chính quyền cách mạng của Mexico thế kỷ XX. Thời kỳ tuyệt vời của Greene kéo dài từ lần ra mắt đó cho đến The Heart of the Matter (1948), The End of the Affair (1951), và cuối cùng là A Burnt-Out Case (1960).
Mỗi cuốn tiểu thuyết này đều được đánh dấu bằng một nước đôi - theo nghĩa chia rẽ nội bộ - đối với đức tin Công Giáo, không giống bất cứ nhà văn Công Giáo lớn nào khác vào thời điểm đó. Mauriac và Bernanos miêu tả một thế giới làm nô lệ cho quỷ dữ mà chưa một nhà văn viết tiếng Anh nào từng miêu tả. Nhưng Greene mô tả những đường đứt gẫy trong linh hồn tín hữu mà sau đó bắt đầu biến đi, do đó chính niềm tin cũng bị đánh mất — hoặc vì tuyệt vọng hoặc vì hoàn toàn không còn tin gì nữa. Greene đã viết trong những ngày đầu của phong trào phục hưng văn học Công Giáo, bắt nguồn từ sự trở lại đạo của John Henry Newman vĩ đại và sự thống trị trí thức của thế kỷ 19. Nhưng kiểu vừa đức tin vừa nghi ngờ [faith-cum-doubt] đặc biệt của anh đã tạo ra một hợp âm mới trong văn học Công Giáo. Một số cách nào đó, tính nước đôi của anh dự ứng một đặc điểm sẽ trở nên phổ biến hơn nơi người Công Giáo ngay trước, trong và sau Công đồng Vatican II—đặc biệt là ở các tiểu thuyết gia như Anthony Burgess, David Lodge và Brian Moore, những người đã bỏ đạo mặc dù lòng dạ vẫn gắn bó với đạo Công Giáo.
Thật khó để nói chính xác những gì đã thay đổi khiến điều này khả hữu. Greene đã trở thành người Công Giáo vào năm 1926 khi tán tỉnh người vợ tương lai của mình, chính nàng là một người trở lại đạo mà anh đã gặp khi nàng viết thư cho anh ở Oxford để nói với anh rằng anh đã xuyên tạc giáo lý Công Giáo trong một bài báo của anh. Khi họ đính hôn, Greene - khi đó đang sống ở Nottingham - quyết định nói chuyện với một linh mục địa phương, Cha Trollope, để ít nhất hiểu được niềm tin của người vợ tương lai của mình. Greene không chỉ có thành kiến theo cách thông thường của Thệ phản chống lại các thực hành Công Giáo, mà giống như nhiều người trong thế giới hiện đại, anh không nghĩ rằng mình có thể tin vào Thiên Chúa: “Tôi không có ý định được tiếp nhận vào Giáo Hội. Để một điều như vậy xảy ra, tôi cần phải tin chắc vào sự thật của nó và điều đó thậm chí không phải là một khả thể xa vời.” (37)
Cha Trollope là một người đàn ông to lớn, bản thân cũng đã trở lại đạo và từng là một diễn viên. Greene tiếp cận ngài với giả định rằng anh là một người ham ăn thả dàn và háo sắc bí mật: “Phải mất một thời gian trước khi tôi nhận ra rằng ấn tượng đầu tiên của mình là hoàn toàn sai lầm và rằng tôi đang đối mặt với thách thức của một lòng tốt không thể giải thích được.” Tuy nhiên, có thể có điều gì đó trong tình yêu cũ của Greene đối với sự nguy hiểm của các vùng biên giới bị cấm trong cách tiếp cận của anh:
Tôi không phủ nhận Chúa Kitô [hay niên đại của các sách Tin Mừng, bằng chứng lịch sử về sự hiện hữu của con người Giêsu Kitô]—tôi không tin Thiên Chúa. Nếu tôi đã từng bị thuyết phục về khả thể xa vời nhất của một sức mạnh tối cao, toàn năng và toàn tri, tôi nhận ra rằng không có gì sau đó dường như là không thể. Chính trên nền tảng của chủ nghĩa vô thần giáo điều mà tôi đã chiến đấu và chiến đấu hết mình. Nó giống như một cuộc đấu tranh sinh tồn bản thân. (38)
Cuối cùng, Cha Trollope - và Thiên Chúa - đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh này, và Greene tin chắc vào sự thật về sự hiện hữu của Thiên Chúa và về Điều Công Giáo, như Belloc và Chesterton (cả hai đều có ảnh hưởng sau này) đã nói. Trong cuộc sống sau này của mình, đôi khi Greene nói rằng anh đã trở lại đạo theo chân lý Công Giáo vào thời điểm này, nhưng những sự thật đó không chạm đến cảm xúc hay đời sống nội tâm của anh cho đến khi anh đến thăm Mexico và đối mặt với sự đàn áp Giáo hội ở đó bởi các thế lực và ý tưởng của thời hiện đại. Nhưng có một số mâu thuẫn trong giải trình này. Chắc chắn, sự chia rẽ cũ trong nội bộ vẫn tồn tại trong nhiều năm và cuối cùng có thể đã đưa anh ra ngoài Công Giáo. Tuy nhiên, anh mô tả lời thú nhận đầu tiên của mình bằng những thuật ngữ dường như liên quan đến cả trí lẫn tâm: Lần xưng tội chung đầu tiên, trước Bí tích Rửa tội có điều kiện và bao gồm toàn bộ cuộc sống trước đây của một con người, là một thử thách nhục nhã. Sau đó, chúng ta có thể trở nên cứng rắn với các công thức của Bí tích Xưng tội và hoài nghi về chính mình: chúng ta có thể chỉ có ý định nửa vời để giữ những lời hứa mà chúng ta đã hứa, cho đến khi liên tục thất bại hoặc hoàn cảnh cuộc sống riêng tư của chúng ta cuối cùng khiến chúng ta không thể thực hiện bất cứ lời hứa nào và nhiều người trong chúng ta từ bỏ Xưng tội và Rước lễ để gia nhập Quân đoàn Ngoại bang của Giáo hội và chiến đấu cho một kinh thành mà chúng ta không còn là công dân đầy đủ nữa. Nhưng trong lần Xưng tội đầu tiên, một người trở lại đạo thực sự tin vào lời hứa của chính mình. Tôi mang theo mình như những viên đá nặng vào một góc trống của Nhà thờ lớn, trời đã tối vào đầu giờ chiều, và nhân chứng duy nhất về Lễ rửa tội của tôi là một người phụ nữ đang lau bụi cho những chiếc ghế. Tôi lấy tên là Tôma - theo tên của Thánh Tôma người hay nghi ngờ chứ không phải Tôma Aquinô - và sau đó tôi tiếp tục đến văn phòng Tạp chí Nottingham và kết quả bóng đá và buổi tối ăn khoai tây chiên.
Tôi nhớ rất rõ bản chất cảm xúc của mình khi bước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa: không có niềm vui nào cả, chỉ có một nỗi sợ hãi buồn bã. Tôi đã thực hiện động thái đầu tiên vì nghĩ đến cuộc hôn nhân tương lai của mình, nhưng bây giờ mặt đất đã như biến đi dưới chân tôi và tôi sợ không biết thủy triều sẽ đưa mình đến đâu. Ngay cả cuộc hôn nhân của tôi bây giờ dường như không chắc chắn với tôi. Giả sử tôi khám phá ra trong mình điều mà Cha Trollope đã từng khám phá ra, ước muốn trở thành một linh mục? Lúc đó, dường như nó không phải là điều bất khả. Chỉ bây giờ sau hơn bốn mươi năm, tôi mới có thể mỉm cười trước sự phi thực tại của nỗi sợ hãi của mình và đồng thời cảm thấy một nỗi tiếc nhớ về nó, vì tôi đã mất nhiều hơn là được khi nỗi sợ hãi đã thuộc về quá khứ không thể phục hồi. (39)
Có nhiều điều bị đè nén và chuyển qua đây. Trong những năm trước khi dường như anh bước ra ngoài Giáo hội, Greene đã được hưởng sự hướng dẫn của hai linh mục dòng Đa Minh lỗi lạc, Dom Bede Jarrett, O.P. (đột ngột qua đời khi còn rất trẻ) và Thomas Gilby, O.P., một người Anh theo học thuyết Tôma, cũng như quen biết xã hội với vô số người Công Giáo khác. Thực thế, anh khá hào phóng trong việc hỗ trợ các nghệ sĩ và nhà văn Công Giáo cũng như các hoạt động từ thiện—và dấn thân vào Giáo hội nhiều hơn là cái nhìn hồi tưởng có thể gợi ý.
Nhưng đức tin của anh liên tục bị tấn công bởi những đam mê phóng túng - trước hết là tình dục, nhưng cũng có những đam mê khác, đáng chú ý nhất là việc thích đi du lịch và việc gần như sợ hãi trước những điều nhàm chán của cuộc sống gia đình. Ngay cả sự tán tỉnh sau này của anh và hơn cả sự tán tỉnh với chủ nghĩa Mácxít và các chế độ chống phương Tây có thể có liên quan đến nhu cầu tâm lý luôn muốn được ở trên một loại biên giới nguy hiểm nào đó. Anh kết hôn với Vivien Dayrell-Browning (bản thân bà là một tân tòng Công Giáo) vào năm 1927, nhưng anh không phải là một người chồng chung thủy và bắt đầu những chuyến đi đến những nơi xa lạ và nguy hiểm—Liberia, Mexico, Việt Nam, Congo, Haiti, Cuba, và nhiều nơi khác—xem ra thích thú hơn cuộc sống ở nhà, bất cứ loại nhà nào. Trong A Sort of Life, anh so sánh những chuyến đi này với trò chơi rulét Nga được anh chơi để thoát khỏi sự buồn chán và đưa ra một cái nhìn sâu sắc về tâm lý mà anh nghĩ là phổ quát nhưng dường như điều đó hầu như chỉ áp dụng cho bản thân anh: “Khỏi nỗi kinh hoàng, người ta la hét thoát ra, nhưng nỗi sợ hãi có sức quyến rũ kỳ lạ. Nỗi sợ hãi và cảm giác về tình dục được liên kết với nhau trong một âm mưu bí mật.” (40) Cuối cùng, anh đã hoàn toàn bỏ rơi vợ mình vào năm 1948, mặc dù họ chưa bao giờ ly dị và chưa bao giờ tái hôn. Trong những năm 1950, như rõ ràng trong tiểu thuyết của anh, mối quan hệ của anh với Giáo hội vẫn tiếp tục, nhưng phần lớn theo cách riêng của anh, mối quan hệ này bắt đầu hướng tới những quan điểm hết sức lập dị về Thiên Chúa như là “Điểm Omega” và sự hợp tác giữa Giáo hội và Chủ nghĩa Cộng sản, nằm ngoài tính chính thống của Công Giáo, mà Jarrett hoặc Gilby có thể đã sửa chữa. Tuy nhiên, có một điều dường như không thay đổi là ý thức của Greene rằng chỉ có quan điểm tôn giáo về thế giới mới mang lại cho nhân cách con người, dù thực hay hư cấu, bất cứ chiều sâu nào. Trong thập niên tiếp theo, anh đã có thể dựa vào chiều kích tâm linh đó, tuy nhiên vẫn chưa ổn định.
Sự thật của cuộc tranh luận này có thể thấy rõ trong cuốn sách có lẽ sẽ vẫn được đọc nhiều nhất của Greene: The Power and the Glory. Nó lấy bối cảnh ở Mexico trong thời kỳ Giáo Hội bị đàn áp vào thập niên 1930, và Greene thú nhận rằng trải nghiệm ở Mexico này đã tạo thêm một tình cảm gắn bó với sự gắn bó trí thức trước đó của anh với Giáo Hội. Trong tiểu thuyết, một linh mục ở bang Tabasco đang bị săn lùng bởi chính quyền địa phương, đặc biệt là một sĩ quan cách mạng theo chủ nghĩa thuần túy và tàn nhẫn — một người duy lý tưởng theo cách giết người của chính mình — kẻ lên kế hoạch hành quyết ngài vì các linh mục đã bị đặt ngoài vòng pháp luật. Trong chuyến chạy trốn khỏi cái chết, vị linh mục đã phát hiện ra sự mong manh—và sự giả dối—của cuộc sống dễ dãi trước đây của mình trong Giáo hội. Ngài uống rất nhiều rượu, và trong một phút yếu lòng, ngài đã có một đứa con với một người phụ nữ mà ngài đã gặp. Nhưng ngài đã không chạy trốn hoặc bỏ đạo, như hầu hết các linh mục khác đã làm.
Điển hình cho một trong những tiểu thuyết nghiêm túc của Greene, nhân vật chính bị giằng xé giữa Thiên Chúa và ác quỷ—trong hình thức tuyệt vọng khi phát hiện ra điểm yếu của chính mình. Tuy nhiên, cũng là điển hình của thế giới Greene, có một loại tâm linh thuần khiết hơn xuất hiện từ chính những cám dỗ. Linh mục Montez, linh mục whisky, có thể cứu chuộc bản thân theo một cách nào đó, đầu tiên, bởi vì ở đầu câu chuyện, ngài sẵn sàng bỏ lỡ chuyến tàu đưa ngài ra khỏi Mexico và đến nơi an toàn để nghe lời thú tội của một người sắp chết, và một lần nữa, ở cuối cuốn tiểu thuyết, khi ngài làm điều tương tự với một người khác khi biết rằng rất có thể ngài sẽ bị bắt và bị bắn – đó chính xác là những gì sẽ xảy ra.
Vào thời điểm đó, Vatican không hài lòng. Trong phần giới thiệu sau này về cuốn tiểu thuyết, Greene kể lại việc Tổng Giám mục Westminster đã đọc cho ông một bản án của Văn phòng Tòa Thánh vì cuốn tiểu thuyết “ngược đời” và “xử lý những tình huống phi thường”. (41) Đức Piô XII sau đó đã nói với Greene rằng ngài không tán thành một số đặc điểm của vị linh mục whisky nhưng cuốn tiểu thuyết này có thể chấp nhận được. Vấn đề cuối cùng chỉ tan biến khi Greene từ chối viết lại nó. Tuy nhiên, những câu hỏi vẫn còn kéo dài về việc anh định làm gì với mối quan hệ chặt chẽ giữa tội lỗi và sự thánh thiện này. Một nhân vật không kém là Hans Urs von Balthasar nghĩ Greene là một nhà văn vĩ đại nhưng lại chùn bước trước cách anh công bố một “nền huyền nhiệm về tội lỗi”: “luận đề được đưa ra dưới cái cớ chân thành và chống chủ nghĩa pharisiêu rằng bản thân tội lỗi đó, khi được gỉa định một cách tự nguyện (trong liên đới với một tội nhân khác), chứa đựng yếu tố cứu chuộc, mà ngày nay có lẽ là yếu tố quyết định; điều này hiển nhiên và nhất thiết mâu thuẫn với ơn cứu chuộc thực sự.” (42)
Tất nhiên, quan điểm của Von Balthasar là đúng. Chúng ta không đến với sự cứu chuộc qua tội lỗi. Nhưng điều này có thể không nên áp dụng một cách chính xác vào công trình của Greene. Cha Montez phạm tội vì yếu đuối và sợ hãi, chứ không phải vì tình liên đới. Tình liên đới đi kèm với việc ngài nhìn nhận rằng mình là một kẻ tội lỗi, không phải là một người đặc biệt tách biệt khỏi những người khác, mặc dù chức vụ linh mục của ngài là một điều gì đó đặc biệt và thánh thiêng. Mối nguy hiểm thực sự mà von Balthasar đang cố gắng tập trung vào liên quan đến độc giả, những người có thể tin rằng chỉ khi phạm tội và chấp nhận rủi ro phạm tội, họ mới có thể hiểu đầy đủ về đời sống Kitô hữu. Đó là một điểm đáng được công nhận—và bác bỏ. Tuy nhiên, hầu như mọi Kitô hữu đều có kinh nghiệm rằng sự khiêm nhường và hiểu biết về bản thân thường đến với chúng ta qua những thất bại của mình.
Trong tất cả các tiểu thuyết thuộc “thời kỳ vĩ đại” của Greene, có lẽ chỉ có Scobie trong The Heart of the Matter – cuốn tiểu thuyết mà nhiều người coi là hay nhất của Greene – gần giống với mô tả của von Balthasar về vấn đề thần học. Scobie là một sĩ quan cảnh sát người Anh ở Tây Phi, được biết đến với sự chính trực và công bằng đối với tất cả các nhóm chủng tộc và sắc tộc trong thẩm quyền của mình. Anh kết hôn với một người phụ nữ kém hấp dẫn, nhõng nhẽo và vô cùng bất hạnh và cảm thấy tội lỗi vì tin rằng lời thề trong hôn nhân đã khiến anh phải chịu trách nhiệm về sự bất hạnh của nàng. Đầu tiên, anh tự thỏa hiệp bằng cách vay tiền từ một người Syria mờ ám để đưa nàng thoát khỏi hoàn cảnh ảm đạm để bắt đầu cuộc sống mới ở Nam Phi. Nhưng khi nàng vắng mặt, anh bắt đầu ngoại tình với một phụ nữ trẻ hơn ba mươi tuổi, người đã sống sót sau một thử thách trên biển mà nàng đã mất chồng sau khi con tàu của nàng bị tàu ngầm Đức Quốc xã đánh chìm.
Ở phần đầu của Thần kich, Dante nói rằng ông thấy mình đang ở trong một khu rừng tối nhưng không biết làm thế nào mà mình đến được đó, “Tôi đã rất buồn ngủ khi tôi từ bỏ con đường chân chính” (Inf. I, 11-12). Đó là một kinh nghiệm chung của Kitô hữu. Scobie hiểu rõ hơn một chút khi nhìn lại, nhưng anh bắt đầu lạc đề vì cảm thấy thương hại cho người phụ nữ trẻ tội nghiệp và bắt đầu đến thăm nàng, như anh thường làm với những người khác trong làng, với ý định nhân ái. Hơn nữa, cả hai đều nghĩ rằng sự khác biệt về tuổi tác của họ sẽ loại bỏ những nghi vấn về chuyện tình cảm và tạo điều kiện cho một tình bạn trong sáng. Nhưng sau một sự cố, họ hôn nhau: “Điều mà cả hai từng nghĩ là an toàn đã được chứng minh là sự ngụy trang của một kẻ thù hoạt động dưới hình thức tình bạn, lòng tin và lòng thương hại.” (43) Có vẻ như mối quan hệ đặc biệt này đã bị nhiều độc giả, bao gồm cả von Balthasar, hiểu sai như một kiểu biện minh cho tội lỗi dưới vỏ bọc của sự thiện cảm. Tuy nhiên, câu vừa được trích dẫn cho thấy rõ rằng ma quỷ có thể hoạt động ngay cả thông qua “tình bạn, sự tin tưởng, lòng thương hại”. Nhưng không có chỗ nào trong The Heart of the Matter mà Greene tìm cách bào chữa cho lỗi lầm của Scobie. Trên thực tế, sau đó anh nói rằng anh đã viết về “sự hư hỏng do lòng thương hại” của Scobie - lòng thương hại và lòng trắc ẩn thực sự là những điều rất khác nhau. Và xuyên suốt cuốn tiểu thuyết có những dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng của Scobie và sau đó việc tự tử có thể là điều mà một Kitô hữu có thể hiểu và học hỏi, nhưng—không có tình tiết giảm nhẹ và lòng thương xót của Thiên Chúa—chúng vẫn là một tội lỗi nghiêm trọng và có lẽ không thể tha thứ.
Tuy nhiên, von Balthasar đã nhận ra điều gì đó trong nhận xét của mình về “nền huyền nhiệm tội lỗi” của Greene. Greene dường như có xu hướng đặt các nhân vật của mình vào những tình huống tội lỗi hoặc gần như tuyệt vọng bởi vì chỉ trong những hoàn cảnh ngặt nghèo đó, một số chân lý tâm linh nhất định mới xuất hiện từ những phạm trù hàng ngày. Nhưng hầu như anh không cô đơn và trên thực tế, anh đang ở trong một bầu bạn tốt lành (ví dụ như Dante)... Điều mà một số độc giả thần học và triết học khắt khe hơn có thể phản đối là không phải lúc nào cũng có cách giải quyết “tốt” cho những tình huống này. Cha Montez bị xử bắn, giống như Cha Miguel Pro, một vị thánh ngoài đời thực, và ngài khiêm nhường trước Thiên Chúa và các tội nhân, mặc dù chúng ta không biết liệu sự ăn năn của ngài đã đủ chưa. Nhưng một lần nữa, dù sao chúng ta cũng sẽ không biết, bất kể Greene hay bất cứ tiểu thuyết gia nào khác nói gì về một nhân vật, vì chúng ta không biết liệu có ai, ngoài các vị thánh đã được phong thánh, được cứu rỗi hay bị nguyền rủa.
Tương tự như vậy, mặc dù việc Scobie tự sát không hoàn toàn do hoàn cảnh của anh ta, thậm chí không phải vì sự phạm thánh mà anh ta đã phạm khi rước lễ trong tình trạng tội lỗi, Greene có thể cho thấy một người đàn ông đang trong tình trạng điên loạn — như chính anh đã gần như thế khi kết hôn với hai nhân tình. Trong một khoảnh khắc rõ ràng, Scobie nghe thấy một giọng nói đáng lưu ý khi anh ta sắp vi phạm hành vi:
“Ngươi nói ngươi yêu ta, vậy mà ngươi lại làm điều này với ta—cướp ta khỏi ngươi mãi mãi. Ta tạo ra ngươi vì tình yêu. Ta đã khóc những giọt nước mắt của ngươi. Ta đã cứu ngươi khỏi nhiều điều hơn những gì ngươi từng biết; ta đã gieo vào ngươi niềm khao khát hòa bình này chỉ để một ngày nào đó ta có thể thỏa mãn niềm khao khát của ngươi và ngắm nhìn hạnh phúc của ngươi. Và bây giờ ngươi đẩy ta đi, ngươi đặt ta ra khỏi tầm với của ngươi. Không có chữ in hoa để ngăn cách chúng ta khi chúng ta nói chuyện với nhau. Ta không phải là Ngài mà chỉ là ngươi, khi ngươi nói chuyện với ta; ta khiêm nhường như bao kẻ ăn xin khác. Há ngươi không thể tin tưởng ta như ngươi tin tưởng một con chó trung thành? Ta đã trung thành với ngươi trong hai ngàn năm. Tất cả những gì ngươi phải làm bây giờ là rung chuông, đi vào hộp, xưng tội.... Sự ăn năn đã ở đó, đang căng thẳng trong lòng ngươi. Ngươi không thiếu sự hối cải, chỉ cần một vài hành động đơn giản.
Scobie trả lời, có lẽ thẳng thắn hơn hầu hết chúng ta, “Không. Tôi không tin tưởng Ngài. Tôi chưa bao giờ tin tưởng Ngài.... Tôi không thể đổ trách nhiệm của mình lên Ngài.” (44)
Greene trích dẫn Charles Péguy như một lời kết trong The Heart of the Matter: “Kẻ tội lỗi nằm ở trung tâm của Kitô giáo... Không ai có thẩm quyền như kẻ có tội trong các vụ việc Kitô giáo. Không ai, ngoại trừ vị thánh.” Một số độc giả nghĩ rằng viên cảnh sát đáng kính Scobie trong cuốn tiểu thuyết đó có ý nghĩa như một bức chân dung của một vị thánh. Nhưng có lẽ điều xảy ra ở đây là niềm tự hào - đó chắc chắn là đánh giá của chính Greene về Scobie - và một cái nhìn sâu sắc đáng lo ngại về loại ám ảnh và bối rối, ngay cả khi đối mặt với sự thật một cách bình tĩnh, điều này thực tế thường đi kèm với tội lỗi. Khi Greene đối mặt với những lời chỉ trích, “Tự tử là kết cục không thể tránh khỏi của Scobie; động cơ cụ thể khiến anh ta tự tử, để cứu cả Thiên Chúa khỏi chính anh ta, là bước ngoặt cuối cùng của lòng kiêu hãnh quá mức của anh ta. Có lẽ Scobie nên là chủ đề cho một vở hài kịch độc ác hơn là bi kịch.” (45)
Những cái nhìn thông sáng giống như thế xuất hiện trong các tác phẩm khác. Không cắt đứt cuộc hôn nhân hay mối tình với người tình lâu năm Dorothy Glover, vào năm 1946, Greene bắt đầu ngoại tình đồng thời với một người trở lại đạo Công Giáo xinh đẹp tuyệt vời, Catherine Walston (anh là người đỡ đầu cho nàng khi nàng trở lại Công Giáo lúc đã trưởng thành). Anh đã dành tặng The End of the Affair cho nàng. Trong cuốn tiểu thuyết đó, một nhà văn ngoại tình với vợ của một người hàng xóm. Anh và người hàng xóm có một tình bạn kỳ lạ, Greene và chồng của Catherine cũng vậy. Khi một quả bom của Đức đánh trúng tòa nhà nơi những người yêu nhau đang gặp nhau trong Thế chiến thứ hai, người phụ nữ đã tự nhiên cầu nguyện với Thiên Chúa rằng nàng sẽ thay đổi cuộc sống của mình nếu người yêu của nàng không chết. Một cách mầu nhiệm – lạ lùng? - anh không chết. Nhưng điều này tạo ra một cuộc giằng co vĩ đại trong tâm hồn của một số nhân vật về những yêu sách tương đối của tình yêu con người và thần thiêng. Và hận thù. Nhà văn nói với chúng ta ở trang đầu tiên, "Đây là một kỷ lục về sự căm ghét nhiều hơn là tình yêu." Và ở trang cuối cùng, tình nhân của anh đã chết và bác bỏ anh bằng lời thề của nàng, anh nói với chúng ta, “Tôi đã viết ngay từ đầu rằng đây là một kỷ lục về sự căm ghét... Tôi tìm thấy một lời cầu nguyện dường như phù hợp với tâm thái mùa đông. Ôi lạy Thiên Chúa, Ngài đã làm đủ rồi. Ngài đã cướp của tôi đủ rồi. Tôi quá mệt mỏi và già nua để học cách yêu. Hãy để tôi một mình mãi mãi.” (46) Ảm đạm, nhưng một lần nữa, có lẽ là một lời thú nhận trung thực về việc có bao nhiêu người nhìn vào Thiên Chúa nhưng sợ thừa nhận.
The End of the Affair là một thành công đầy tai tiếng, đến nỗi một số người Công Giáo ưa đùa dỡn đã phàn nàn rằng nó gây ấn tượng cho rằng Chúa Kitô đã nói: “Nếu ngươi yêu ta, hãy vi phạm các điều răn của ta.” Greene và Walston chắc chắn đang bận làm việc đó. Greene bắt đầu hợp lý hóa vụ việc, thậm chí còn nhận được lời khuyên từ các linh mục cấp tiến rằng việc đi xưng tội nhiều lần là điều đúng, biết rằng anh sẽ lập tức nối lại liên lạc. Ý thức trước đó của Greene về sự căng thẳng gay gắt giữa các xung lực trần thế và thiên đàng dần dần chuyển sang một đạo Công Giáo lỏng lẻo hơn nhiều. Sự thiếu sót về tính cách này đã làm suy yếu nghệ thuật của anh, như chính anh đã dự đoán. Một trong những luận điểm trung tâm của anh trong tư cách một nhà phê bình văn học là sau thế kỷ XVII, tiểu thuyết đã thoái hóa vì thiếu nghiêm túc về mặt tôn giáo. Chỉ đến thế kỷ XIX, khi niềm tin tôn giáo chính thống xuất hiện trở lại, thì sự viên mãn và chiều sâu của linh hồn con người mới trở lại với các nhà văn. Đối với tất cả sự mơ hồ của họ về tôn giáo, Dickens, Hardy, Conrad, Lawrence và James đều được hưởng lợi từ nó. Ngược lại, anh lập luận, các nhân vật của Virginia Woolf và E. M. Forster “lang thang như những biểu tượng bằng bìa cứng trong một thế giới mỏng như tờ giấy”. (47)
Chính trị bắt đầu thay thế bi kịch linh hồn trong các tác phẩm của Greene từ những năm 1950. The Quiet American [Người Mỹ trầm lặng] (1955) lấy bối cảnh ở Việt Nam chìm trong chiến tranh và, mặc dù không hoàn toàn chống Mỹ như người ta thường nghĩ, nhưng báo trước sự say mê ngày càng tăng đối với Chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Our Man in Havana (1958) chế nhạo thế giới gián điệp. Tuy nhiên, đằng sau sự “giải trí” này ẩn chứa một cảm thức tiên đoán về các lực lượng tình báo mờ ám của Anh, Mỹ và các nước khác. Greene mớm lời cho sự ra đời của Fidel Castro, người mà sau này ông sẽ bảo vệ. Cuốn tiểu thuyết thực sự quan trọng duy nhất khác của Greene, A Burnt-Out Case, lấy bối cảnh một trại phung cùi ở Châu Phi, nơi kiến trúc sư Querry (nghĩa là: chất vấn) đã bỏ trốn sau thất bại trong tài năng thiết kế nhà thờ của mình. Không tin vào điều gì, anh cố gắng giúp đỡ các bệnh nhân và bị giới truyền thông châu Âu hiểu lầm như một vị thánh. Có lẽ Greene cảm thấy mình không xứng đáng được tôn kính. A Burnt-Out Case là hơi thở cuối cùng của một tài năng vĩ đại—và Evelyn Waugh nói với Greene “Tôi không nghĩ bạn có thể đổ lỗi cho những người đọc cuốn sách này như một công khai từ bỏ đức tin” (48). Các tiểu thuyết sau này—The Honorar y Consul (1973), The Human Factor (1978), Monsieur Quixote (1982) —tất cả đều thiếu chiều sâu tâm linh và pháo hoa cảm xúc của Greene cổ điển. Chúng sa vào một ý thức hệ và cử chỉ tẻ nhạt vô hồn và hướng tới một nền thần học giải phóng mơ hồ.
Bản thân Greene, bình thường là một người tự biết mình khá cao, phản bác rằng anh đã tạo ra một bước ngoặt lớn với A Burnt-Out Case, nhưng thừa nhận rằng anh cảm thấy cuộc đời nhà văn của mình đã kết thúc với cuốn sách. Trong tập thứ hai của cuốn tự truyện của mình, anh đã lập luận - trực tiếp chống lại Waugh - rằng một người Công Giáo có thể viết một cuốn tiểu thuyết về một nhân vật mất niềm tin, trong khi tác giả vẫn chưa mất niềm tin. Nhưng tình hình không hoàn toàn đơn giản như vậy, và anh hẳn đã biết điều đó. Những căng thẳng lâu dài giữa những gì anh tin tưởng và những gì anh thực hành - đặc biệt là những bất thường về tình dục và nhiều tình nhân (đôi khi đồng thời) - chắc chắn sẽ gây ra hậu quả. Khi ở thế cân bằng khá ngang nhau, chúng dẫn đến một số tác phẩm đáng chú ý. Và một trong những lý do khiến người Công Giáo bị thu hút bởi chúng là vì họ cũng có thể đồng nhất với một đức tin, bị bao vây bởi những nghi ngờ và phản bác trong thế giới hiện đại, vẫn tiếp tục tin tưởng. Thông thường, khi một người Công Giáo trưởng thành—và nếu anh ta thực sự vẫn là người Công Giáo—những khó khăn và thử thách giảm dần và được giải quyết trong một loại chấp nhận, một điều có thể vẫn đòi hỏi nhiều tìm kiếm. Greene đã chọn một con đường chung khác — tiếp tục lối sống của mình và ngừng đi xưng tội, đồng thời từ từ xác định lại Đạo Công Giáo theo vô số cách, điều mà anh biết đối với một người bạn như Evelyn Waugh rõ ràng là “dị giáo”. Và khi rời xa Giáo hội trong sự viên mãn của Giáo hội, đặc biệt là thứ mà anh chế giễu như một kiểu tự mãn “ngoại ô”, anh rời xa nhiều thứ tạo nên cuộc sống bình thường của con người trong các xã hội tự do ở phương Tây.
Mặt này của Greene đã khiến người Công Giáo cũng như người không Công Giáo bối rối. Tại M16, anh là đồng nghiệp của kẻ phản bội khét tiếng người Anh Kim Philby, người đã chuyển các bí mật cho Liên Xô và cuối cùng kết thúc ở đó khi các hoạt động của anh bị phát hiện. Greene đã có quan điểm hơi chống Mỹ trong cuốn tiểu thuyết The Quiet American năm 1955 của mình, tuy nhiên, như thường lệ, câu chuyện bị phức tạp bởi tình dục và sự ghen tuông. Và trong The Human Factor, một cuốn tiểu thuyết sau này (1978), ông dường như đã từ bỏ mọi niềm tin tôn giáo và thậm chí bất cứ niềm tin nào vào các định chế phương Tây so với các thể chế Cộng sản. Anh sẽ lấy lại một số quan điểm Công Giáo không chính thống thông qua sự can thiệp của một linh mục người Tây Ban Nha, Leopoldo Durân, người đã say mê sự dị thường của Greene nhưng dường như cũng đã tranh luận với anh về thiện cảm đối với Cộng sản của anh.
Thí dụ, trong một bài phát biểu năm 1987 tại Moscow, Greene tuyên bố đã quan sát thấy một điều mới: “Chúng ta đang chiến đấu - những người Công Giáo Rôma đang chiến đấu - cùng với những người Cộng sản, và cùng làm việc với những người Cộng sản. Chúng ta đang cùng nhau chiến đấu chống lại Đội tử thần ở El Salvador. Chúng ta đang cùng nhau chiến đấu chống lại Contras ở Nicaragua. Chúng ta đang cùng nhau chiến đấu chống lại Tướng Pinochet ở Chile.” (49) Mikhail Gorbachev, người có mặt tại bài phát biểu, chỉ còn hai năm nữa là có thể dập tắt những người Cộng sản Latinh, những người Công Giáo có thiện cảm với họ, và Liên Xô của chính ông ta. Greene kết luận: “thậm chí tôi còn có một giấc mơ, thưa ngài Tổng bí thư, rằng có lẽ một ngày nào đó trước khi tôi chết, tôi sẽ biết rằng có một Đại sứ Liên Xô đang đưa ra lời khuyên hữu ích tại Vatican.” (50)
W. J. West, một trong những người viết tiểu sử của Greene, đưa ra khả thể cho rằng Greene có thể đã làm việc như một điệp viên hai mang với Tình báo Anh suốt thời gian qua, tạo ấn tượng có thiện cảm cánh tả vì mục đích thu thập thông tin. Nhưng điều đó dường như không thể xảy ra ngay trên màn trình diễn của chính West. Chẳng hạn, ngay trước khi Ronald Reagan tái đắc cử vào năm 1984, Greene đã nói với Cha Durân rằng, nếu anh chết, anh muốn mọi người biết rằng anh sẽ trở thành một người Cộng sản nếu Reagan trở lại nhiệm sở. Cũng trong khoảng thời gian đó, Greene nói với Malcolm Muggeridge rằng Nga chỉ phá hủy phần xác của Giáo hội, trong khi Mỹ phá hủy linh hồn của Giáo hội. (Greene đã châm biếm Muggeridge, người đã trở thành một nhà biện hộ Công Giáo sau nhiều năm theo chủ nghĩa vô thần và vô luân, ngụy trang như một trong những nhân vật của The Human Factor.) Norman Sherry, người viết tiểu sử được ủy quyền của Greene và là một người bạn, dù sao cũng nhận xét về những diễn biến muộn màng này trong sự hoang mang tột độ, “Làm sao đầu óc tinh tế của anh có thể tham gia vào những trò điên rồ trí thức như vậy?” (51)
Cuối cùng, nó là sự trở ngại. Cái nhìn sâu sắc của Greene về linh hồn con người có thể sâu sắc như bất cứ người đương thời nào. Nhưng quỹ đạo của anh trình bày một câu chuyện đầy cảnh cáo. Trước khi chủ nghĩa Cộng sản bắt đầu tan rã, Greene đã công khai ngưỡng mộ những người Công Giáo Ba Lan hợp tác với chế độ Cộng sản trong nhóm PAX. Những đánh giá sai lầm về chính trị như vậy, cùng với mong muốn tự bào chữa cho tội lỗi của mình, đã khiến anh không có thiện cảm với tầm nhìn về con người được Đức Gioan Phaolô II đề cao. Không có gì ngạc nhiên khi Greene mô tả quan điểm của vị giáo hoàng này về các vấn đề tình dục - có thể nói, giáo huấn tiêu chuẩn của Công Giáo - là "thiếu trí tưởng tượng và không khoan nhân". Điều này nói về một Giáo Hoàng vốn là người đã phát triển nền “thần học thân xác” ư? Những sai sót trong tính cách của Greene và những tưởng tượng về Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự tàn tạ của một năng khiếu tuyệt vời. Anh đã đi từ một tiểu thuyết gia hàng đầu về linh hồn bằng tiếng Anh thành một người tạo điều kiện cho những ánh sáng muộn hơn và kém hơn, những người để cho sự thèm muốn và oán giận của họ cai trị tài năng của họ. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ ở vị thế tốt hơn để sàng lúa mì từ vỏ trấu trong tác phẩm phong phú của Greene. Tuy nhiên, hiện tại, anh là một lời nhắc nhở đáng buồn về nhiều điều không ổn trong Đạo Công Giáo—từ những sức mạnh to lớn và công trình giàu trí tưởng tượng chuyển qua tính không hợp lý tương đối—trong hậu bán thế kỷ XX.
Kỳ tới: Cuốn sách hay nhất của thiên niên kỷ, J. R. R. Tolkien
VietCatholic TV
Moscow: Ukraine, NATO phối hợp cướp máy bay ném bom hạt nhân Nga. Lý do Mike Johnson gặp Zelenskiy
VietCatholic Media
03:03 09/07/2024
1. FSB tuyên bố đập tan nỗ lực cướp máy bay ném bom hạt nhân của Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Nuclear Bomber Hijacking Attempt 'Thwarted' by FSB”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Hôm Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết họ đã ngăn chặn nỗ lực của tình báo Ukraine nhằm tuyển dụng một phi công Nga để cướp máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3.
FSB cho biết các cơ quan mật vụ của Ukraine đã hứa cấp cho phi công Nga quốc tịch Ý và tiền như một phần của thỏa thuận cho phép anh ta “bay và hạ cánh chiếc Tu-22M3 ở Ukraine”.
Máy bay phản lực Tu-22M3 của Nga, có mật danh NATO là Backfire, được nhà thiết kế Tupolev mô tả là máy bay ném bom mang hỏa tiễn siêu âm tầm xa, sử dụng bom trên không và hỏa tiễn dẫn đường để tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên mặt đất.
Lực lượng Kyiv cho biết máy bay ném bom này thường được quân đội Nga sử dụng để tấn công Ukraine trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra. Nó có khả năng mang hỏa tiễn hành trình Kh-22 có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Theo thông tấn xã Interfax của nhà nước Nga, “Cơ quan An ninh Liên bang Nga đã ngăn chặn một nỗ lực khác của các cơ quan mật vụ Ukraine nhằm thực hiện chiến dịch cướp máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga và đưa ra nước ngoài”,
FSB cho biết: “Tình báo Ukraine có ý định tuyển dụng một phi công quân sự Nga, hứa cho anh ta tiền thưởng và quyền công dân Ý, nhằm thuyết phục anh ta lái và hạ cánh một chiến đấu cơ phóng hỏa tiễn ở Ukraine”.
FSB kháo rằng, trong quá trình hoạt động, họ đã nhận được thông tin giúp quân đội Nga tấn công phi trường Ozerne phía tây bắc Ukraine.
FSB đã công bố một đoạn video cho thấy phi công Nga được làm mờ khuôn mặt kể lại vụ việc. Theo lời anh ta nói, tình báo Ukraine đã liên lạc với anh ta trên dịch vụ nhắn tin Telegram và cố gắng tuyển dụng anh ta.
Ngay sau đó, anh ta đã đưa ra một trình thuật có vẻ không được nhất quán. Anh ta kể rằng: “Một người không rõ danh tính đã liên lạc với tôi. Hắn ta không có phép xã giao lịch sự tối thiểu mà ngay lập tức bắt đầu bằng những lời đe dọa đối với những người thân của tôi. Yêu cầu tôi phải đốt máy bay”, phi công nói.
“Tôi đã đến gặp chỉ huy và kể lại mọi chuyện. Người đối thoại của tôi thậm chí còn không che giấu sự thật rằng anh ta đến từ cơ quan mật vụ Ukraine. Anh ta tự giới thiệu mình là Pavlo, đề nghị cướp một chiếc chiến đấu cơ và bay đến lãnh thổ Ukraine. Nhưng không phải bất kỳ máy bay nào, mà là một chiến đấu cơ ném bom-hỏa tiễn tầm xa, một chiếc máy bay mang vũ khí hạt nhân”.
Ukraine thường xuyên tấn công các căn cứ quân sự của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa, nói rằng đây là mục tiêu quân sự hợp pháp trong chiến tranh.
Tháng 8 năm ngoái, Nga cáo buộc Ukraine thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào một phi trường quân sự ở vùng Novgorod, miền bắc nước Nga, nơi được cho là căn cứ của máy bay ném bom Tu-22M3.
“Ngọn lửa bùng phát ở bãi đậu máy bay và nhanh chóng được dập tắt. Một máy bay bị hư hại, không ai bị thương”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào thời điểm đó.
Những bức ảnh sau đó xuất hiện trên mạng cho thấy ít nhất một máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 của Nga đang bốc cháy.
2. Trung Quốc và Belarus tập trận chung gần biên giới Ba Lan trước hội nghị thượng đỉnh NATO
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “China and Belarus hold joint drills near Polish border ahead of NATO summit”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Quân đội Trung Quốc và Belarus bắt đầu cuộc tập trận chung vào hôm Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy, gần thành phố Brest của Belarus, cách biên giới Ba Lan 5 km. Cuộc diễn tập có mật danh Eagle Assault hay Cuộc Tấn Công Của Chim Ưng sẽ kéo dài 11 ngày cho đến ngày 19 Tháng Bẩy.
Bộ Quốc phòng Belarus cho biết trên Telegram: “Là một phần của cuộc tập trận chống khủng bố, quân nhân của cả hai nước sẽ giải quyết các vấn đề về hạ cánh ban đêm, vượt qua chướng ngại vật dưới nước và tiến hành các hoạt động trong khu vực đô thị”.
Tiếp theo bài đăng này là những bài khác thể hiện sự sẵn sàng của các lực lượng vũ trang. “Nhóm NATO ở biên giới với Belarus đang phát triển nhanh chóng, dẫn đến căng thẳng gia tăng trong khu vực”, một bài đăng khác cảnh báo về “phản ứng gay gắt” nếu bất kỳ ai “vượt qua biên giới Belarus”.
Trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã nhà nước Belta, Tướng Andrey Lukyanovich, Tư Lệnh các lực lượng phòng không và không quân đã đưa ra một cái nhìn bi quan về quân đội Belarus, khi so sánh với quân đội Trung Quốc. Ông đề cập đến tình trạng béo phì trong các binh sĩ Belarus khiến họ không thể chạy nổi trên thao trường. Một video, được đính kèm trong cuộc phỏng vấn với Belta, cho thấy cách ăn uống kham khổ của sĩ quan và binh lính Trung Quốc. Họ nấu một nồi nước nóng thật lớn và bỏ vào một thứ bột, thường được gọi là bột màu gạch tôm. Không có tôm gì cả, chỉ là một thứ tạo cảm giác tôm hùm đang được nấu trong nồi nước lèo, mà có lẽ gọi là nồi nước sôi thì đúng hơn. Sau đó, họ bỏ vào thêm những cọng mì. Khẩu phần bữa trưa và bữa tối chỉ có như thế. Buổi sáng lính Tầu chỉ dẩm xà, tức là uống nước trà với một chút lương khô.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Vladimir Kupriyanyuk, Phó tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Belarus, cho biết cuộc tập trận là phản ứng trước “chính sách đối ngoại hung hăng của phương Tây đối với Belarus” và trước “sự khiêu khích của Ukraine”.
Belarus là một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, cung cấp hỗ trợ hậu cần và căn cứ không quân nhưng không cung cấp quân đội tham gia chiến đấu.
Cuộc tập trận bắt đầu vào đêm trước hội nghị thượng đỉnh NATO kéo dài từ 9 đến 11 Tháng Bẩy tại Washington. Cuộc họp sẽ tập trung vào viện trợ cho Ukraine, sản xuất quốc phòng và các mục tiêu ngân sách quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Władysław Kosiniak-Kamysz tuần trước cho biết Ba Lan và Lithuania sẽ nêu vấn đề bảo vệ biên giới tại hội nghị thượng đỉnh. Kosiniak-Kamysz cho biết: “Có một cuộc chiến tranh hỗn hợp đang diễn ra ở biên giới Ba Lan-Belarus, cũng như ở biên giới Latvia, Lithuania và Estonia”.
Belarus ngày 4 Tháng Bẩy đã trở thành thành viên thứ 10 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một nhóm được Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa thúc đẩy như một đối trọng trước ảnh hưởng của phương Tây. Iran, Pakistan và Ấn Độ cũng là thành viên.
Belarus và Nga trước đây đã từng triển khai vũ khí hạt nhân và cùng nhau tổ chức các cuộc tập trận quân sự.
3. Reuters: Chủ tịch Hạ viện sẽ gặp Zelenskiy trong tuần này
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào ngày 10 Tháng Bẩy trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, Reuters đưa tin hôm 7 Tháng Bẩy.
Với tư cách là Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ kể từ tháng 10 năm 2023, Johnson bị nhiều người chỉ trích vì đã trì hoãn việc cung cấp viện trợ mới cho Kyiv do ông từ chối tổ chức bỏ phiếu về nhiều lần thay đổi dự luật viện trợ nước ngoài phân bổ 61 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ cho Ukraine.
Đầu mùa hè này, Johnson cho biết ông không đồng tình với việc áp đặt các hạn chế đối với Kyiv liên quan đến việc sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp và chỉ trích việc chính quyền Tổng thống Biden “quản lý vi mô nỗ lực chiến tranh ở Ukraine”.
Hôm 31 Tháng Năm, Hoa Kỳ đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp, bao gồm hỏa tiễn HIMARS, để tấn công các mục tiêu ở Nga nằm gần biên giới với tỉnh Kharkiv sau khi Nga phát động một cuộc tấn công mới trong khu vực vào ngày 10 Tháng Năm.
Ukraine cho biết lệnh cấm ban đầu của Washington tấn công các mục tiêu ở Nga có nghĩa là Ukraine không thể tấn công lực lượng Nga khi họ đang củng cố lực lượng trước khi vượt biên giới vào tỉnh Kharkiv trong cuộc tấn công mới của Nga được phát động vào ngày 10 tháng 5.
Hỗ trợ cho Ukraine dự kiến sẽ là trọng tâm chính của hội nghị thượng đỉnh NATO năm nay. Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã cung cấp hỗ trợ quân sự đáng kể cho Ukraine trong hai năm qua trong khi ứng cử viên đối lập Donald Trump đã hứa sẽ chấm dứt cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine trong vòng 24 giờ nhưng chưa công khai chi tiết về kế hoạch thực hiện điều đó khiến nhiều người âu lo rằng kế hoạch này ít nhiều có liên quan đến việc nhượng lại lãnh thổ cho Nga.
Politico hồi đầu tháng đưa tin rằng các nhà ngoại giao và các nhà lãnh đạo thế giới chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần tới đang bày tỏ những lo ngại riêng về tuổi tác, sức khỏe và khả năng giành chiến thắng của Tổng thống Biden trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Tổng thống Biden phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới, nơi ông được giao nhiệm vụ giải quyết những lo ngại của các đồng minh về cam kết của Mỹ với Ukraine. Tuy nhiên, màn tranh luận của ông với Trump đã chuyển trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh sang đánh giá khả năng phục hồi về thể chất và chính trị của Tổng thống Biden.
Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 7 tại Washington, DC.
4. Ý thức hệ Thế Giới Nga không khác với chủ nghĩa Quốc Xã bao nhiêu
Hôm Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy, Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập người Nga cho rằng ý thức hệ Thế Giới Nga, là động lực chủ yếu cho cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin, về bản chất không khác với chủ nghĩa Quốc Xã bao nhiêu; và không thể coi là tương hợp với Kitô Giáo như Thượng Phụ Kirill quảng bá; nhưng phải nói là đối kháng triệt để đối với niềm tin Kitô.
Diễn biến này xảy ra sau một sự kiện mà nhiều người tin rằng là một vụ án văn học-chính trị lớn nhất lịch sử Nga.
Một nhóm các nhà hoạt động phản chiến Nga, những người đang bị Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, truy nã rất gắt gao, đã lấy 18 bài thơ từ hơn tám thập niên trước và chuyển nó thành thơ ủng hộ chiến tranh yêu nước đương đại dưới bút danh nhà thơ Gennady Rakitin. Nhà thơ Gennady Rakitin chỉ là một nhân vật tưởng tượng và hình ảnh của ông dù trông giống như người thật nhưng là do Trí Tuệ Nhân Tạo tạo ra với mái tóc bạc và chòm râu dê.
18 bài thơ này được sáng tác bởi nhà thơ ủng hộ Đức Quốc xã Eberhard Möller, rất thịnh hành từ năm 1930 đến khi chấm dứt thế chiến thứ hai. Trong khoảng thời gian đó, 18 bài thơ này đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng ở Âu Châu, kể cả tiếng Nga.
Các nhà phản chiến người Nga chỉ làm một việc vô cùng đơn giản là đổi tất cả những từ nói về người Đức, nước Đức thành ra người Nga, nước Nga; và những từ chỉ Hitler thành “nhà lãnh đạo của chúng ta”, ý muốn nói Putin.
Trong số 18 bài thơ ca tụng Đức Quốc Xã của Eberhard Möller có một bài tên là Führer tức là Hitler được xuất bản cùng với hình ảnh của ông ta. Các nhà phản chiến người Nga đổi tên bài thơ thành “Nhà lãnh đạo” và được xuất bản kèm theo một bức ảnh của Putin.
Tuyển tập 18 bài thơ được xuất bản dần trên mạng xã hội Vkontakte, và được cho là đã đánh bại tuyển tập “những bài thơ Z”, là một tuyển tập các bài thơ ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Putin trước đó rất được ưa chuộng ở Nga.
Hơn 100 Dân biểu Nga, 30 thượng nghị sĩ và các nhân vật văn hóa ủng hộ chiến tranh nổi tiếng đã ghi danh theo dõi tài khoản của nhà thơ giả trên mạng xã hội VKontakte. Họ like, và share các bài thơ này đi khắp nơi, thậm chí còn ngâm nga trong các diễn văn trước Quốc Hội. Khôi hài đến mức một trong 18 bài thơ này đã lọt vào bán kết một cuộc thi thơ cấp Liên Bang nhằm ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine.
Mikhail Khodorkovsky từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin, không do Putin trực tiếp đứng tên nhưng do các tình nhân của ông ta đứng tên.
Ông nhận định rằng vụ 18 bài thơ này cho thấy rõ ràng rằng “ý thức hệ Thế Giới Nga không khác với chủ nghĩa Quốc Xã bao nhiêu. Chỉ cần sửa người Đức, nước Đức thành ra người Nga, nước Nga; và Hitler thành Putin, là được nồng nhiệt đón nhận ngay cả trong giới tinh hoa Nga.”
Nhà báo Nga Andrei Zakharov, là người đầu tiên tiết lộ công khai những nghi ngờ rằng Rakitin là kẻ giả mạo; nhưng không ai tin anh ta. Có người còn chê trách Zakharov nói như thế chỉ vì ghen tuông.
Sau khi xuất bản hết 18 bài thơ của Đức Quốc Xã, vài ngày sau, hôm 28 Tháng Sáu, chính nhóm đứng sau Rakitin chính thức tuyên bố rằng Rakitin là một nhà thơ hư cấu và 18 bài thơ là những vần thơ của Đức Quốc Xã.
Hôm thứ Năm, 4 Tháng Bẩy, theo yêu cầu của Văn phòng Tổng công tố Nga, VKontakte đã chặn trang của nhà thơ hư cấu ở Nga, kênh Telegram độc lập của Nga, SOTA đưa tin hôm Thứ Bẩy, 06 Tháng Bẩy. Tuy nhiên, cơ quan truyền thông này lưu ý rằng các bài thơ giả vẫn có sẵn ở nước ngoài, và Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đang ráo riết truy nã nhóm phản chiến đứng sau vụ án văn học-chính trị được kể là lớn nhất trong lịch sử nước Nga cận đại.
5. Cuộc tấn công của Nga làm hư hại tòa nhà cao tầng ở Dnipro, dân chúng bị mắc kẹt
Sáng Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy, Nga đã mở các cuộc tấn công lớn chưa từng có vào hàng loạt các thành phố lớn của Ukraine kể cả Thủ đô Kyiv. Diễn biến này xảy ra ngay sau chuyến thăm Putin của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán vào hôm Thứ Sáu, mùng 5 Tháng Bẩy.
Chiều Thứ Hai, Thống đốc tỉnh Dnipropetrovsk Serhii Lysak cho biết cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt của Nga đã làm hư hại một tòa nhà cao tầng ở Dnipro và khiến dân thường bị thương và nhiều người đang bị mắc kẹt trên các tầng lầu cao.
Người ta nghe thấy tiếng nổ ở Dnipro vào khoảng 10h45 sáng giờ địa phương. Các thành phố Kyiv, Kryvyi Rih, Sloviansk và Kramatorsk cũng bị tấn công.
Theo Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, hơn 40 hỏa tiễn các loại đã được Nga sử dụng trong cuộc tấn công.
Thống đốc Lysak cho biết vẫn chưa có thông tin chi tiết về số trường hợp thương vong nhưng cho biết một doanh nghiệp và một trạm dịch vụ ở Dnipro cũng bị ảnh hưởng trong vụ tấn công.
Chính quyền địa phương ở Kryvyi Rih, một thành phố khác ở Dnipropetrovsk, cho biết ít nhất 10 người đã thiệt mạng và 31 người bị thương do “nhiều” cuộc tấn công.
6. Bộ trưởng Quốc phòng Anh công bố gói quốc phòng mới cho Ukraine trong chuyến thăm Odesa
Chưa đầy 48 giờ sau khi nhậm chức, tân Bộ trưởng Quốc phòng John Healey của Vương quốc Anh đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ở Odesa và công bố gói viện trợ quốc phòng mới hôm Chúa Nhật, 07 Tháng Bẩy.
Khoản viện trợ mới được công bố bao gồm thêm đạn pháo, một triệu viên đạn và gần 100 hỏa tiễn Brimstone có độ chính xác cao. Bộ Trưởng Healey cũng đã gặp người đồng cấp của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov.
“Có thể đã có sự thay đổi trong chính phủ, nhưng Vương quốc Anh đoàn kết vì Ukraine. Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng mới, tôi sẽ bảo đảm rằng chúng tôi sẽ tiếp thêm sinh lực cho sự hỗ trợ của Anh bằng cách tăng cường cung cấp viện trợ quân sự quan trọng”, Bộ Trưởng Healey nói.
“Cam kết của chúng tôi sát cánh cùng người dân Ukraine là tuyệt đối, cũng như quyết tâm của chúng tôi đối đầu với sự xâm lược của Nga và truy đuổi Putin vì tội ác chiến tranh của ông ấy.”
Chuyến thăm của Bộ Trưởng Healey là một phần của sự kiện đánh dấu Ngày Hải quân Ukraine, trong đó một phái đoàn quan chức nước ngoài và Ukraine tháp tùng Tổng thống Zelenskiy tới Odesa để tưởng nhớ các thủy thủ đã thiệt mạng.
Bộ Trưởng Healy cũng chỉ đạo các quan chức Anh xúc tiến gói quốc phòng đã được chuẩn bị từ tháng 4 để bảo đảm gói hàng này sẽ được giao trong vòng 100 ngày tới. Gói đó trị giá 500 triệu bảng Anh hay 617 triệu Mỹ Kim, là gói viện trợ quân sự lớn nhất từ trước đến nay của Vương quốc Anh.
Đảng Lao động đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Anh vào ngày 5 Tháng Bẩy với chiến thắng áp đảo, giành quyền kiểm soát chính phủ từ tay Đảng Bảo thủ. Lãnh đạo hai đảng luôn ủng hộ Ukraine nên cuộc bầu cử được kỳ vọng sẽ không làm thay đổi đáng kể lập trường của Anh đối với Ukraine.
7. Nga tấn công bệnh viện nhi khoa và bệnh viện sản khoa Kyiv trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn lớn chưa từng có. Tuyên bố của Tổng thống Zelenskiy
Chiều Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết bệnh viện nhi khoa Okhmatdyt, là trung tâm y tế trẻ em lớn nhất Ukraine, đã bị trúng hỏa tiễn trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào ngày 8 Tháng Bẩy.
“Bệnh viện đã bị hư hại do cuộc tấn công của Nga, người dân nằm dưới đống đổ nát, hiện chưa rõ số lượng chính xác người bị thương và thiệt mạng”, Tổng thống Zelenskiy nói.
“Mọi người đều giúp dọn dẹp các mảnh vụn: bác sĩ, người dân bình thường”.
“Đó là một cơn ác mộng. Đây là một bằng chứng khác về nạn diệt chủng do Nga tiến hành, tiêu biểu cho những gì người Nga đang làm với Ukraine và các thành phố của chúng tôi”
Theo Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko, bệnh nhân của bệnh viện nhi khoa “đang được di tản đến các bệnh viện khác trong thành phố”.
Ông cho biết: “Tôi không thể nói chắc chắn đó là hỏa tiễn hay mảnh vỡ đã đâm vào bệnh viện. Nhưng xét đến quy mô tàn phá, khó có khả năng đó chỉ là một mảnh vỡ từ hỏa tiễn”
Ông nói thêm rằng có thể còn nhiều người nữa nằm dưới đống đổ nát. Hoạt động cấp cứu đang diễn ra.
Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Tiểu bang đưa tin vào khoảng 1h30 chiều giờ địa phương, ít nhất hai người đã thiệt mạng. Klitschko sau đó làm rõ rằng cả hai người thiệt mạng đều là người lớn. Một trong số đó là một bác sĩ.
Ít nhất 16 người bị thương, trong đó có 7 trẻ em. Thị trưởng cho biết thêm, 15 nạn nhân đã phải vào bệnh viện.
Alla Nesolionova, nữ bác sĩ tại trung tâm tim mạch thuộc bệnh viện Okhmatdyt, có đồng nghiệp tử nạn nói với Kyiv Independent rằng:
“Tôi không hiểu sao con người lại có thể trở thành súc vật như vậy. Ngay cả súc vật cũng không làm những việc khốn nạn như thế này. Bọn Nga thậm chí không phải là súc vật”,
“Tôi không biết làm thế nào những tên phi công chó má này có thể phóng hỏa tiễn. Chúng nó biết mục tiêu. Chúng nó biết tọa độ.”
“Điều duy nhất tôi muốn là điều này sẽ trở lại với chúng tồi tệ hơn gấp triệu lần. Tôi muốn chúng cảm nhận được điều đó trên chính làn da của mình”, cô nói thêm.
Quân xâm lược Nga cũng đã tiến hành một cuộc tấn công khác nhằm vào Kyiv vào vào buổi chiều cùng ngày, với các mảnh vỡ làm hư hại một bệnh viện sản khoa, khiến 4 người thiệt mạng và 3 người bị thương.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết theo dữ liệu sơ bộ mà Cơ quan An ninh Nhà nước, gọi tắt là SBU, thu được, quân đội Nga đã tấn công bệnh viện Okhmatdyt bằng hỏa tiễn hành trình Kh-101.
Cơ quan An ninh Nhà nước cho biết các mảnh vỡ của thân sau hỏa tiễn hành trình Kh-101 có số sê-ri và một phần bánh lái của hỏa tiễn đã được tìm thấy tại hiện trường.
Ngoài Kyiv, Dnipro, Kryvyi Rih và các thành phố khác cũng bị tấn công. Tổng thống Zelenskiy cho biết khoảng 40 hỏa tiễn các loại đã được phóng nhằm vào Ukraine.
Cũng trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Không quân Ukraine Đại Úy Ilya Yevlash cho biết Ukraine đã chặn được 30 trong số 38 hỏa tiễn của Nga trong cuộc tấn công hàng loạt.
Ông nói: “Tổng cộng, quân xâm lược Nga đã phóng một hỏa tiễn đạn đạo Kinzhal, 4 hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M, một hỏa tiễn hành trình siêu thanh 3M22 Zirkon, 13 hỏa tiễn hành trình Kh-101, 14 hỏa tiễn hành trình Kalibr, hai hỏa tiễn hành trình Kh-22 và ba hỏa tiễn Kh-59/ 69 hỏa tiễn dẫn đường trên không.”
“Lực lượng phòng thủ Ukraine đã bắn hạ hỏa tiễn Kinzhal, 3 hỏa tiễn Iskander, 11 hỏa tiễn Kh-101, 12 hỏa tiễn Kalibr và 3 hỏa tiễn Kh-59/69.”
Kyiv, Dnipro, Kryvyi Rih và các thành phố khác trên khắp Ukraine đã bị tấn công, với ít nhất 28 thường dân thiệt mạng và 112 người bị thương tính đến 3 giờ chiều giờ địa phương.
Cuộc tấn công diễn ra vào đêm trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, nơi Ukraine hy vọng nhận được cam kết viện trợ dài hạn từ các đồng minh.
Vụ tấn công ngày 8 tháng 7 là vụ tấn công đẫm máu nhất trong nhiều tháng, với con số thương vong có thể so sánh với các cuộc tấn công lớn do Nga thực hiện trong mùa đông.
Diễn biến này xảy ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary, Viktor Orbán, triều yết bạo chúa Vladimir Putin vào ngày Thứ Sáu, 5 Tháng Bẩy, trong một chuyến đi mà Orbán gọi là “sứ mệnh hòa bình”.
8. Đài truyền hình nhà nước Nga thảo luận về cuộc tấn công hạt nhân vào Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian State TV Discusses Nuclear Attack on Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Một nhà tuyên truyền Nga đã thảo luận về các cuộc tấn công hạt nhân vào Ukraine trên một đài truyền hình nhà nước được phát sóng trong bối cảnh nước này đang diễn ra cuộc chiến xâm lược Ukraine.
Sergey Mardan, một đồng minh của nhà độc tài Vladimir Putin, đã chia sẻ suy nghĩ của mình về một cuộc thăm dò mới đây cho thấy 1 phần 3 người Nga sẽ không phản đối cuộc tấn công hạt nhân vào Ukraine.
Diễn biến này xảy ra sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Sergey Ryabkov, một lần nữa nói rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể khiến Mạc Tư Khoa sửa đổi học thuyết hạt nhân của mình, mà cho đến nay kêu gọi chỉ sử dụng vũ khí nguyên tử nếu nước này nhận thấy mối đe dọa đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Putin nói rằng ông không cần vũ khí hạt nhân để đạt được mục tiêu của mình ở Ukraine, nơi ông đã xâm lược vào tháng 2 năm 2022, nhưng cũng cảnh báo rằng các cuộc tấn công của Kyiv nhằm vào Nga bằng vũ khí tầm xa do Mỹ và các quốc gia phương Tây khác cung cấp có thể dẫn đến leo thang hạt nhân..
Một đoạn clip ghi lại nhận xét của Mardan đã được Julia Davis, người sáng lập cơ quan giám sát Russia Media Monitor, đăng trên X, vào hôm Chúa Nhật, 07 Tháng Bẩy.
Mardan “đã cân nhắc một cuộc thăm dò cho thấy rằng một phần ba người Nga sẽ đồng ý với việc tấn công hạt nhân Ukraine,” Davis viết trong bài đăng. “Mardan không đồng ý với họ - không phải vì lý do nhân đạo, mà vì niềm tin đế quốc, diệt chủng của ông ta rằng Ukraine không tồn tại và là một phần của Nga.”
Trong clip, Mardan nói rằng số người Nga không phản đối một cuộc tấn công hạt nhân là “cực kỳ cao” nhưng nhiều người cũng lo sợ chiến tranh hạt nhân.
Mardan nói, theo bản dịch của Russian Media Monitor: “Để công bằng, cần phải nói rằng đại đa số người dân Nga vẫn chưa mất đi sự tỉnh táo và tôi tin rằng họ sẽ không mất đi điều đó”.
“Mọi người suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời. Mọi người nghĩ về ý nghĩa của câu hỏi họ đang được hỏi. Tất nhiên, cũng có sự tiêm chủng tập thể được xây dựng sẵn, chẳng hạn, nỗi sợ hãi về chiến tranh hạt nhân dưới bất kỳ hình thức nào.”
Ông nói rằng ông hiểu lý do khiến nhiều người ủng hộ tấn công hạt nhân.
“Tôi hiểu rất rõ lý do của những người này, bao gồm cả những người trên internet, và trong những bình luận họ gửi cho tôi, họ nói, 'Tất nhiên rồi, tại sao chúng ta phải hy sinh người của mình, khi chúng ta có thể đơn giản cho nổ một quả bom hạt nhân?'“ Mardan nói.
“Nhưng sau đó một câu hỏi được đặt ra: cụ thể là chúng ta nên tấn công hạt nhân vào ai? Chúng ta nên thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn ở đâu?”
Ông tiếp tục phản đối việc ném bom Ukraine vì theo ông nước này “là một phần của Nga” và đặt câu hỏi liệu người dân có ủng hộ các cuộc tấn công hạt nhân vào các thành phố của Nga nếu bạo lực nổ ra ở những nơi đó hay không.
Ông nói: “Lãnh thổ Kharkiv, Dnipro, Kherson, Zaporizhzhia, Kyiv, Chernihiv, tất cả đều là của Nga”.
“Trong cơn mê sảng, bạn có đề xuất rằng nếu ngày mai có tình trạng bất ổn, nếu những kẻ cực đoan làm điều gì đó điên rồ ở Yaroslavl hoặc Kostroma, bạn sẽ không đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại Yaroslavl hoặc Kostroma, phải không? Đúng rồi! Nhưng còn chuyện này thì sao? Cái này khác. Không, các bạn ạ, điều này không khác gì cả.”
9. 4 người bị thương trong đó có trẻ em do các cuộc tấn công của Nga ở tỉnh Dnipropetrovsk
Theo Thống đốc khu vực Serhii Lysak, một cậu bé 10 tuổi và 4 phụ nữ đã bị thương trong các cuộc tấn công của Nga vào thành phố Nikopol ở Dnipropetrovsk vào ngày 7 tháng 7.
Thống đốc Lysak cho biết các nạn nhân bị mảnh đạn và vết thương làm bỏng.
Ông cho biết các căn nhà và chung cư bị hư hại và hỏa hoạn bùng phát.
Nikopol, nằm trên bờ Hồ chứa Kakhovka đã cạn kiệt, đối diện với Enerhodar bị Nga tạm chiếm và Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, là mục tiêu thường xuyên bị Nga tấn công.
Kyiv trả đũa: rực lửa kho dầu, nổ long trời kho đạn. Vũ khí Nga quá tệ ở Ukraine, Ấn Độ đòi tiền lại
VietCatholic Media
15:43 09/07/2024
1. Hình ảnh vệ tinh cho thấy kho đạn của Nga bị hư hại sau chuỗi vụ nổ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Satellite Images Show Russian Ammo Depot Damage After Chain of Detonations”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hình ảnh vệ tinh đã được công bố sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào kho đạn dược ở khu vực Voronezh phía tây của Nga.
Các bức ảnh chụp ngày 5 tháng 7 và ngày 7 tháng 7 là của công ty hình ảnh toàn cầu Planet Labs có trụ sở tại California và được cơ quan truyền thông Radio Free Europe/Radio Liberty do Hoa Kỳ tài trợ. Chúng dường cho thấy nhiều vết cháy sém và những đám khói sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine ở quận Podgorensky của khu vực, nằm gần biên giới Ukraine, vào hôm Chúa Nhật, 07 Tháng Bẩy.
Ukraine thường xuyên tấn công các căn cứ quân sự của Nga, cho rằng đây là mục tiêu hợp pháp trong cuộc chiến đang diễn ra giữa hai nước bắt đầu từ tháng 2 năm 2022 sau khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện.
Thống đốc Voronezh Alexander Gusev cho biết một đám cháy bắt đầu tại một kho đạn dược của Nga sau khi các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa rơi xuống cơ sở này. “Chất nổ bắt đầu phát nổ,” Gusev nói và cho biết thêm rằng không có thương vong.
Gusev cho biết: “Một số máy bay điều khiển từ xa đã bị hệ thống phòng không trên khu vực Voronezh phát hiện và tiêu diệt trong đêm. Những mảnh vỡ rơi xuống đã gây ra hỏa hoạn ở một nhà kho.”
Thống đốc khu vực cho biết cư dân sống gần kho hàng đang được di tản. Tình trạng khẩn cấp cũng được ban bố ở nhiều nơi trong vùng Voronezh.
Một nguồn tin thực thi pháp luật nói với Kyiv Independent hôm Chúa Nhật rằng các máy bay điều khiển từ xa do tình báo Ukraine điều hành đã tấn công một kho đạn dược lớn ở làng Sergeevka, quận Podgorensky của Voronezh.
Nguồn tin cho biết Nga “đã cất giữ các hỏa tiễn đất đối đất và đất đối không, đạn pháo cho xe tăng và pháo binh cũng như các hộp đạn cho vũ khí nhỏ” tại kho và chúng đang được sử dụng trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Video và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội hôm Chúa Nhật cho thấy những đám khói khổng lồ bốc lên bầu trời ở vùng Voronezh.
Tháng 6 vừa qua, Tổng cục Tình báo Chính Ukraine đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa khác vào kho đạn ở vùng Voronezh của Nga vào tháng 6.
Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là HUR, cho biết hôm 25 Tháng Sáu rằng họ đứng đằng sau vụ tấn công ở quận Olkhovatsky trong khu vực, gây ra hỏa hoạn lớn.
2. Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa gây cháy lớn ở một trạm biến áp, và kho dầu ở 2 khu vực của Nga
Chính quyền Nga cáo buộc các máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công một trạm biến áp năng lượng ở tỉnh Rostov của Nga, cũng như một trạm biến áp và kho dầu ở tỉnh Volgograd vào đêm mùng 8 rạng sáng mùng 9 tháng 7.
Theo phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, phòng không Nga đã bắn hạ 3 máy bay điều khiển từ xa trên vùng Belgorod, 2 chiếc trên vùng Voronezh, 5 chiếc trên vùng Astrakhan, 7 chiếc trên vùng Kursk và 21 chiếc trên vùng Rostov.
Hãng thông tấn nhà nước TASS cho biết các hạn chế đã được áp dụng đối với việc khởi hành và đến của các máy bay tại các phi trường Volgograd và Astrakhan sau các cuộc tấn công.
Vasiliy Golubev, thống đốc tỉnh Rostov, cho biết hai máy biến áp tại trạm biến áp ở phía tây nam khu vực đã bốc cháy và Bộ Tình Trạng Khẩn Cấp đang cố dập tắt. Ông cho biết thêm, các mảnh vỡ cũng “rơi xuống” ở Rostov-on-Don.
Theo Thống đốc Andrey Bocharov, mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa đã gây ra hỏa hoạn tại một kho chứa dầu ở thị trấn Kalach-na-Donu và tại một trạm biến áp ở thị trấn Frolovo thuộc tỉnh Volgograd. Ông khẳng định không có trường hợp thương vong nào, nhưng vẫn còn khó khăn trong việc dập tắt các đám cháy.
Lực lượng Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và các hoạt động phá hoại trên lãnh thổ Nga, nhắm vào các tài sản quân sự, nhà máy lọc dầu và cơ sở công nghiệp.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Ba, 09 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, chỉ mỉm cười khi được hỏi liệu Ukraine có đứng sau cuộc tấn công khiến kho dầu Kalach-na-Donu đang cháy phừng phừng hay không. Sau cuộc tấn công tàn bạo của Nga hôm Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy, Ukraine tỏ ra thận trọng không muốn khiêu khích người Nga một cách vô ích.
3. Mỹ không thay đổi chính sách về các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga sau vụ tấn công ngày 8 tháng 7
Mỹ vẫn chưa cho phép Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga sau vụ tấn công chết người ngày 8 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết trong cuộc họp báo.
“Chưa có thay đổi nào trong chính sách của chúng tôi. Bạn đã thấy cách đây vài tuần, tổng thống đã đưa ra chỉ dẫn cho Ukraine rằng họ có thể sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu ngay bên kia biên giới. Chuyện đó vẫn vậy,” Kirby nói với các phóng viên vào ngày 8 tháng 7.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói với PBS News vào tháng 6 rằng Ukraine được phép tấn công “bất cứ nơi nào mà lực lượng Nga băng qua biên giới từ phía Nga sang phía Ukraine để cố gắng chiếm thêm lãnh thổ Ukraine”.
Theo dữ liệu sơ bộ mà Cơ quan An ninh Nhà nước, gọi tắt là SBU, thu được, quân đội Nga đã tấn công bệnh viện Okhmatdyt, là trung tâm y tế trẻ em lớn nhất Ukraine, bằng hỏa tiễn hành trình Kh-101. Theo chính quyền địa phương, chỉ riêng tại bệnh viện này đã có ít nhất 2 người thiệt mạng và 50 người bị thương, trong đó có 7 trẻ em.
Kirby nói thêm rằng đây là một phần trong lộ trình “Putin tấn công cơ sở hạ tầng dân sự” và hắn ta “không quan tâm đến đó là bệnh viện hay các tòa nhà dân cư”.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trên khắp đất nước, hơn 170 người bị thương, trong khi ít nhất 37 người được xác nhận thiệt mạng do vụ tấn công ngày 8 Tháng Bẩy của Nga.
Khi hội nghị thượng đỉnh NATO chính thức bắt đầu vào ngày 9 tháng 7 tại Thính phòng Mellon ở Washington, Kirby cho biết sẽ có “một loạt tín hiệu và thông điệp rất mạnh mẽ gửi tới Putin rằng hắn ta không thể chờ đợi NATO nản chí, không thể chờ đợi Hoa Kỳ thối lui. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.”
4. Ukraine triệu tập cuộc họp Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sau vụ tấn công hàng loạt của Nga trên khắp đất nước
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố Ukraine đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn cấp vào ngày 8 Tháng Bẩy sau khi Nga làm thiệt mạng hơn 37 thường dân trong một cuộc tấn công trên không hàng loạt trên khắp đất nước.
“Chúng ta phải buộc Nga chịu trách nhiệm về cuộc tấn công khủng bố; và đặc biệt là Putin kẻ ra lệnh tiến hành các cuộc tấn công”, tổng thống nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Warsaw.
“Nga đáp trả mọi điều mà chúng tôi cố gắng thảo luận với họ về hòa bình bằng cách tấn công vào các gia đình và bệnh viện.”
Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước cho biết vào lúc 3 giờ chiều giờ địa phương, ít nhất 37 thường dân đã thiệt mạng và hơn 170 người bị thương trong các cuộc tấn công gần đây nhằm vào các thành phố Kyiv, Dnipro, Kryvyi Rih, Sloviansk và Kramatorsk.
Quân đội Nga đã sử dụng hỏa tiễn đạn đạo Kinzhal cũng như hỏa tiễn hành trình Kh-101 và Kh-22 để tấn công các thành phố của Ukraine.
Ukraine đã kêu gọi tổ chức cuộc họp. Tuy nhiên, khó khăn là Nga, quốc gia khủng bố, lại đang đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc từ ngày 1 Tháng Bẩy.
Vasily Nebenzya, Đại Sứ của Nga tại Liên Hiệp Quốc, cho biết Ukraine không nằm trong chương trình nghị sự của tháng này.
“Chúng ta chỉ có thể buộc Nga phải hòa bình. Chúng ta chỉ có thể làm điều này cùng nhau – tất cả những người trên thế giới thực sự muốn hòa bình”, Zelenskiy nói.
“Điều này đòi hỏi phải có đủ sự hỗ trợ, đủ quyết tâm và hành động thực sự chung, cùng nhau bảo vệ.”
Bệnh viện Okhmatdyt, trung tâm y tế trẻ em lớn nhất Ukraine, được tường trình đã bị trúng hỏa tiễn hành trình Kh-101 trong cuộc tấn công buổi sáng của Nga.
Theo Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp, ít nhất 2 người thiệt mạng và 16 người bị thương, trong đó có 7 trẻ em.
Trong một cuộc tấn công riêng nhằm vào Kyiv vào cuối ngày, các mảnh vỡ đã rơi trúng bệnh viện phụ sản Isida, khiến 7 người thiệt mạng và 3 người bị thương, Văn phòng Tổng công tố cho biết.
Vụ tấn công ngày 8 tháng 7 là vụ tấn công đẫm máu nhất trong nhiều tháng, với con số thương vong có thể so sánh với các cuộc tấn công lớn do Nga thực hiện trong mùa đông.
5. Mỹ và đồng minh 'ghen tị' với cuộc gặp của Putin với Modi
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “U.S. and Allies are 'Jealous' of Putin Meeting with Modi”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Phát ngôn nhân của Vladimir Putin tuyên bố rằng Mỹ và các đồng minh “ghen tị” với cuộc gặp của Tổng thống Nga với Narendra Modi.
Thủ tướng Ấn Độ đã tới Nga trong chuyến thăm đầu tiên tới nước này kể từ khi Putin bắt đầu cuộc xâm lược bất hợp pháp vào Ukraine.
Theo báo cáo của hãng thông tấn nhà nước Nga Tass, Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Điện Cẩm Linh, cho rằng phương Tây đang theo dõi chặt chẽ chuyến thăm của ông Modi.
“Họ ghen tị – điều đó có nghĩa là họ đang theo dõi chặt chẽ. Sự quan sát chặt chẽ của họ có nghĩa là họ rất coi trọng nó. Và họ không nhầm, có điều gì đó rất quan trọng”, Peskov nói.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ tổ chức các cuộc đàm phán song phương về các vấn đề bao gồm quốc phòng và thương mại. Điện Cẩm Linh cho biết không có chủ đề nào bị hạn chế thảo luận trong cuộc họp của họ.
Ấn Độ, quốc gia phụ thuộc nhiều vào Nga về nguồn cung cấp vũ khí, đã nổi lên như một khách hàng mua dầu lớn của Nga kể từ khi Putin xâm lược Ukraine dẫn đến một loạt lệnh trừng phạt của phương Tây. Hiện nước này nhận hơn 40% lượng dầu xuất khẩu từ Nga
Ấn Độ khẳng định duy trì lập trường trung lập liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, không lên án hay bỏ qua cuộc xâm lược đẫm máu của Nga và kêu gọi đàm phán hòa bình để chấm dứt đổ máu.
Đây là Hội nghị cao cấp song phương thường niên lần thứ 22 giữa hai nước. Hội nghị thượng đỉnh song phương lần thứ 21 được tổ chức vào tháng 12 năm 2021 khi Putin đến thăm New Delhi.
Michael Clarke, Giáo sư thỉnh giảng về Nghiên cứu Quốc phòng tại King's College Luân Đôn, nói với Newsweek rằng các cuộc đàm phán là một “vấn đề được phần còn lại của thế giới quan tâm”.
“Thương mại của Nga với Ấn Độ đã tăng khoảng 1 phần 3 trong năm ngoái do ảnh hưởng của việc Nga xâm lược Ukraine. Nhưng thương mại của Ấn Độ với Mỹ vẫn gấp đôi quy mô đó, đạt gần 130 tỷ Mỹ Kim mỗi năm, và sức mạnh nội tại của ông Modi đã giảm đi nhiều kể từ cú phản công chống lại ông trong cuộc bầu cử gần đây ở Ấn Độ.
“Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng nhanh chóng với Trung Quốc, ông Modi biết rằng các nhà lãnh đạo phương Tây không phải là những người duy nhất theo dõi chặt chẽ những gì ông Modi làm ở Mạc Tư Khoa. Nếu Peskov cho rằng các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ 'ghen tị' với chuyến thăm này, ông ấy nên theo dõi kỹ hơn những gì Bắc Kinh sẽ nghĩ - điều đó sẽ quan trọng hơn nhiều so với sự ghen tị.
Cuộc đàm phán song phương diễn ra trong bối cảnh xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine. Ít nhất 37 người thiệt mạng và 170 người khác bị thương sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn giữa ban ngày của Nga vào Ukraine hôm thứ Hai, ngày 8 tháng 7.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng Nga đã phóng hơn 40 hỏa tiễn vào các thành phố trên khắp đất nước. Quân đội Ukraine cho biết Nga đã phóng nhiều hỏa tiễn đạn đạo và hành trình ở Kyiv.
Theo lực lượng của Kyiv, hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal, bay với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh, được cho là đã được sử dụng trong cuộc tấn công. Vụ tấn công tàn bạo xảy ra tại Bệnh viện Nhi đồng Okhmatdyt, cơ sở y tế trẻ em lớn nhất Ukraine.
“ Đây là một trong những cuộc tấn công tồi tệ nhất. Bạn có thể thấy: đó là một bệnh viện dành cho trẻ em”, Vitali Klitschko nói với hãng tin Reuters sau cuộc tấn công.
6. Tổng thống Zelenskiy nói việc Thủ tướng Ấn Độ ôm Putin là 'nỗi thất vọng to lớn'
Cũng trong bối cảnh cuộc tấn công tàn bạo của người Nga, Tổng thống Zelenskiy nói việc Thủ tướng Ấn Độ ôm Putin là 'nỗi thất vọng to lớn' sau cuộc tấn công hàng loạt của Nga vào Ukraine
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đưa ra lập trường trên hôm Thứ Ba, 09 Tháng Bẩy. Ông cho biết ông rất thất vọng trước cuộc gặp của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Putin tại Mạc Tư Khoa trong bối cảnh Nga tấn công bệnh viện nhi ở Kyiv.
Ông Modi đến Mạc Tư Khoa vào ngày 8 tháng 7 trong chuyến đi đầu tiên tới Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Trong khi các quan chức phương Tây lên án vụ tấn công của Nga thì ông Modi lại đăng một bức ảnh ông bắt tay và ôm Putin, bày tỏ hy vọng “củng cố tình hữu nghị” giữa hai nước.
Ông Modi nói: “Xin cảm ơn Tổng thống Putin đã đón tiếp tôi tại Novo-Ogaryovo tối nay. Chúng ta cũng mong chờ cuộc đàm phán của chúng ta vào ngày mai, điều này chắc chắn sẽ tiến một bước dài trong việc củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa Ấn Độ và Nga.”
Tổng thống Zelenskiy nhận xét rằng: “Thật là một sự thất vọng to lớn và một đòn giáng mạnh vào nỗ lực hòa bình khi chứng kiến nhà lãnh đạo của nền dân chủ lớn nhất thế giới ôm tên tội phạm đẫm máu nhất thế giới ở Mạc Tư Khoa vào một ngày như vậy”
New Delhi đã kêu gọi một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine nhưng đồng thời thúc đẩy quan hệ kinh tế chặt chẽ với Mạc Tư Khoa. Ấn Độ trở thành một trong những khách hàng mua dầu chính của Nga sau các lệnh trừng phạt của phương Tây, mặc dù áp lực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ ngày càng đe dọa hoạt động thương mại này.
Trong khi Ấn Độ tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu của Ukraine vào tháng 6, ông Modi đã không đích thân tham dự và đại diện của Ấn Độ cuối cùng cũng không ký vào thông cáo chung.
7. Ấn Độ từ bỏ công nghệ quân sự của Nga bất chấp cái ôm thắm thiết của Putin-Modi
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “India Ditching Russian Military Tech Despite Putin-Modi Embrace”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ấn Độ đã bắt đầu loại bỏ vũ khí do Nga sản xuất, hạn chế một trong những huyết mạch kinh tế còn lại của Vladimir Putin.
Theo Statista, Ấn Độ vẫn là nước mua vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 9,8% lượng nhập khẩu toàn cầu từ năm 2019 đến năm 2023.
Vào tháng 3 năm 2023, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phân bổ 100 tỷ Mỹ Kim để nhập khẩu các thiết bị quân sự trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Nga trong lịch sử là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Ấn Độ, nhưng việc đóng góp vào kho vũ khí của Ấn Độ trong khi tiến hành cuộc chiến ở Ukraine đã chứng tỏ là một thách thức.
Đã có những báo cáo rằng Ấn Độ đã bắt đầu giảm thiểu việc sử dụng xe tăng, pháo, tàu và trực thăng của Nga sau các thất bại quá thê thảm của các loại khí tài chiến tranh này trong cuộc xâm lược Ukraine.
Các đơn đặt hàng lớn về máy bay quân sự và thiết bị quân sự tiên tiến cũng đã bị dừng lại.
Ấn Độ đóng vai trò là đối tác rất cần thiết của Putin trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột ở Ukraine.
Nó vẫn là nhà bảo trợ trung thành cho xuất khẩu quân sự của Nga, chiếm 36% tổng lượng vũ khí của nước này từ năm 2019 đến năm 2023.
Tuy nhiên, mối quan hệ này trở nên căng thẳng sau khi các khí tài chiến tranh của Nga được chứng minh là quá tệ đối với các vũ khí của phương Tây.
Vào tháng 3, Lực lượng Không quân Ấn Độ đã từ bỏ các đơn đặt hàng cho hệ thống phòng không S400, sau các cuộc tấn công thành công của quân Ukraine vào thứ vũ khí từng được Putin quảng cáo là bất khả chiến bại. Các chuyên gia quốc phòng e ngại rằng trong một cuộc xung đột tiềm năng với Trung Quốc, các thứ vũ khí của Nga không thể chiếm ưu thế như đã được chứng minh cụ thể trên chiến trường Ukraine.
Ấn Độ tiếp tục mua dầu từ đất nước bị cô lập sau cuộc xâm lược, mang lại huyết mạch cho nền kinh tế của nước này khi các lệnh trừng phạt của phương Tây gia tăng.
Tuy nhiên, do vấn đề chuyển đổi rupee-rúp, nước này được cho là đã ngừng thanh toán dầu thô cao cấp của Nga kể từ tháng Giêng.
Khi xuất khẩu quân sự của Nga giảm sút, Ấn Độ đã tìm kiếm nơi khác để đáp ứng nhu cầu quân sự của mình.
Vào cuối tháng 6, The Times of India đưa tin nước này đang đàm phán với Mỹ về việc hợp tác sản xuất xe chiến đấu bộ binh bọc thép Stryker.
Những phương tiện này sẽ thay thế cho các phương tiện Boyevaya Mashina Pyekhoty-II cũ do Nga sản xuất và có thể sẽ được sử dụng gần biên giới Ấn Độ-Trung Quốc.
Căng thẳng ở biên giới vẫn ở mức cao kể từ năm 2020, khi quân đội của cả hai nước tham gia vào một loạt cuộc đụng độ và hỗn chiến về việc xây dựng một con đường dành cho Ấn Độ ở thung lũng sông Galwan đang tranh chấp.
Việc Ấn Độ rời xa vũ khí của Nga diễn ra trước cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến Mạc Tư Khoa hôm Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy, trong chuyến thăm kéo dài hai ngày, trong đó có cuộc gặp mặt trực tiếp với Putin.
Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Modi tới Nga kể từ khi nước này xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022, điều này khiến mối quan hệ giữa Nga và một trong những đồng minh địa chính trị còn lại của nước này ngày càng căng thẳng.
8. Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Nga cảnh báo: Putin đang 'thách thức NATO' bằng cuộc tấn công mới nhất
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Is 'Daring NATO' With Latest Attack, Ex-Ambassador Warns”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Cựu đại sứ Mỹ tại Nga cho biết Putin đang “thách thức các thành viên NATO” phản ứng sau khi tiến hành một trong những cuộc không kích nguy hiểm nhất của Mạc Tư Khoa nhằm vào Kyiv hôm Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy.
Theo Reuters, Mạc Tư Khoa đã phóng một loạt hỏa tiễn vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine vào ban ngày giữa ban ngày. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ít nhất 37 người, trong đó có 3 trẻ em, đã thiệt mạng vì vụ tấn công và hơn 170 người bị thương.
Bệnh viện nhi chính của Ukraine—Bệnh viện nhi Okhmatdyt—đã bị phá hủy trong các cuộc tấn công vào Kyiv. Theo Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Igor Klymenko, hỏa tiễn cũng tấn công Kryvyi Rih, Dnipro và khu vực Donetsk ở miền trung Ukraine.
“Tổng cộng, gần 100 cơ sở bị hư hại, bao gồm bệnh viện nhi khoa, nhà dân, nhà trẻ, bệnh viện sản khoa, trường Đại Học và trung tâm thương mại”, ông Zelenskiy nói trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ba Lan Donald Turk. “Đống đổ nát vẫn đang được dọn dẹp tại những địa điểm này.”
Để đáp lại các báo cáo về các cuộc tấn công, Michael McFaul, người từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Nga từ năm 2012 đến năm 2014, cho biết các cuộc tấn công là một ví dụ về việc Putin “thách thức NATO”, đồng thời nói thêm, “Tôi hy vọng phản hồi từ liên minh trong tuần này sẽ mạnh mẽ.”
Căng thẳng giữa Nga và các thành viên NATO đã leo thang kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Putin đã nói rằng chiến tranh không thể kết thúc cho đến khi Ukraine từ bỏ ý định gia nhập liên minh quân sự, từ bỏ các lãnh thổ đã bị Nga sáp nhập và giải giới quân đội. Ukraine đã nhiều lần khẳng định kế hoạch gia nhập NATO khi có thể.
Các đồng minh phương Tây đã nỗ lực tăng cường khả năng phòng không của Ukraine trước các cuộc ném bom liên tục của Nga trong suốt cuộc chiến, thường nhắm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraine, bao gồm cả các khu vực dân sự.
Reuters đưa tin lực lượng phòng thủ của Kyiv đã bắn hạ 30 trong số 38 hỏa tiễn được phóng nhằm vào Ukraine hôm thứ Hai. Cơ quan này cũng thu được video về một hỏa tiễn tấn công bệnh viện nhi khoa ở Kyiv, vũ khí sau đó được Cơ quan An ninh Ukraine xác định là hỏa tiễn hành trình Kh-101.
Zelenskiy thách thức các đồng minh phương Tây của mình phản ứng trước cuộc tấn công của Putin bằng cách tiếp tục hỗ trợ Ukraine và hứa trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk rằng Kyiv “sẽ trả đũa những người này, chúng tôi sẽ đưa ra phản ứng mạnh mẽ từ phía chúng tôi tới Nga, chắc chắn.”
“Câu hỏi dành cho các đối tác của chúng tôi là: Họ có thể đáp lại không?” Zelenskiy nói thêm.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã phản ứng trước các báo cáo về vụ phá hủy bệnh viện nhi khoa. Cô nói rằng đó là “một lời nhắc nhở về lý do tại sao chúng ta phải hỗ trợ Ukraine và tại sao những tên tội phạm chiến tranh trắng trợn của Nga phải chịu trách nhiệm trước công lý”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng nhắc lại cam kết của Washington với Ukraine, gọi vụ tấn công hỏa tiễn là “lời nhắc nhở khủng khiếp về sự tàn bạo của Nga”.
“ Điều quan trọng là thế giới tiếp tục sát cánh cùng Ukraine vào thời điểm quan trọng này và chúng ta không bỏ qua sự gây hấn của Nga”.
9. Điện Cẩm Linh buồn bã về kết quả bầu cử Pháp
Hôm Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh cho biết hy vọng của Nga về việc xoa dịu mối quan hệ với Pháp đã bị tiêu tan sau kết quả cuộc bầu cử cơ quan lập pháp ở Pháp.
Đảng Tập Hợp Quốc Gia cực hữu của Pháp, vốn bị chỉ trích vì quan điểm thân thiện với Nga, đã bất ngờ thất bại tại vòng bầu cử thứ hai vào Chúa Nhật, khi liên minh cánh tả giành được nhiều ghế nhất trong một quốc hội mà không đảng nào chiếm được đa số.
“Chiến thắng của các lực lượng chính trị ủng hộ nỗ lực khôi phục quan hệ song phương của chúng ta chắc chắn sẽ tốt hơn cho Nga, nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa thấy ý chí chính trị tươi sáng như vậy ở bất kỳ ai, vì vậy chúng tôi không nuôi dưỡng bất kỳ hy vọng hay ảo tưởng đặc biệt nào về vấn đề này.” Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov cho biết hôm Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy, khi các kết quả bầu cử đã rõ ràng.
Mối quan hệ giữa Pháp và Nga trở nên xấu đi sau khi Điện Cẩm Linh tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào đầu năm 2022, với việc Paris tham gia một loạt lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu nhắm vào Nga. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là một trong những nhà lãnh đạo Âu Châu duy nhất duy trì đối thoại trực tiếp với Putin sau cuộc xâm lược nhưng cuối cùng đã cắt đứt cuộc đối thoại với Putin.
Peskov nói thêm rằng “tâm trạng của cử tri Pháp” là “không thể đoán trước” và Mạc Tư Khoa sẽ “quan sát sự hình thành chính phủ, hình thành các khối… với sự quan tâm lớn”.
Ông nói: “Pháp là một quốc gia rất quan trọng trên lục địa Âu Châu, vì vậy tất nhiên, mọi thứ diễn ra ở đó đều thú vị đối với chúng tôi”.
Điện Cẩm Linh trước đó đã cổ vũ cho đảng Tập Hợp Quốc Gia của Marine Le Pen, trong khi Bộ Ngoại giao nước này viết trong một bài đăng trên mạng xã hội vào tuần trước rằng cử tri Pháp “đang tìm kiếm một chính sách đối ngoại có chủ quyền phục vụ lợi ích quốc gia của họ và thoát khỏi sự chỉ huy của Washington và Brussels”, kèm theo ảnh của lãnh đạo đảng Marine Le Pen.
Đảng Tập Hợp Quốc Gia đã đề xuất tăng cường mối quan hệ với Mạc Tư Khoa, phản đối các biện pháp trừng phạt đối với Nga nhằm đáp trả việc Điện Cẩm Linh xâm lược Ukraine và vay một khoản vay 9 triệu euro từ một ngân hàng Nga để tài trợ cho chiến dịch tranh cử của họ vào năm 2014 - khoản tiền mà họ mới hoàn trả xong vào năm ngoái..
Tuy nhiên, ngay cả khi đảng Tập Hợp Quốc Gia bị đánh bại ở vị trí thứ ba, vẫn có khả năng dù rất nhỏ là Điện Cẩm Linh có thể có được một người bạn ở Matignon. Trong số các ứng cử viên cho chức thủ tướng tiếp theo của Pháp có Jean-Luc Mélenchon, thủ lĩnh của France Unbowed, người được kỳ vọng sẽ giành được nhiều ghế nhất trong số các nhóm cánh tả trong quốc hội tiếp theo - mặc dù việc Thủ tướng Emmanuel Macron bổ nhiệm Mélenchon vào vị trí Thủ tướng khó có thể xảy ra.
Mélenchon đã bày tỏ sự ủng hộ nhẹ nhàng nhất đối với Ukraine, lên tiếng ủng hộ việc Mạc Tư Khoa sáp nhập Crimea vào năm 2014 và bỏ phiếu phản đối một thỏa thuận an ninh giữa Paris và Kyiv vào đầu năm nay.
10. Ukraine đạt thỏa thuận an ninh với Ba Lan
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine strikes security deal with Poland”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ký thỏa thuận an ninh song phương với Ba Lan tại Warsaw hôm Thứ Hai, 08 Tháng Bẩy - nhằm tăng cường quan hệ với một trong những đồng minh thời chiến thân cận nhất của đất nước.
Ba Lan đã cung cấp 44 gói viện trợ quân sự trị giá 4 tỷ euro cho Ukraine và cam kết sẽ cung cấp thêm nhiều gói nữa trong năm nay và trong thập niên tới.
“Chỉ cùng nhau Ukraine và Ba Lan mới có thể tự do và mạnh mẽ. Đây là cách duy nhất chúng ta có thể tự vệ trước sự khủng bố của Nga cũng như bảo vệ tự do và độc lập của chúng ta”, ông Zelenskiy và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói trong một tuyên bố chung.
Ba Lan cũng cam kết đào tạo thêm cho lực lượng Ukraine và tiếp tục đóng vai trò là trung tâm hậu cần của Kyiv, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vũ khí của phương Tây qua lãnh thổ nước này.
Ukraine hứa sẽ cải cách, chia sẻ thông tin tình báo và bài học rút ra được trên chiến trường với Warsaw, đồng thời góp phần hiện đại hóa quân đội Ba Lan, văn phòng tổng thống Ukraine cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi coi mọi từ trong thỏa thuận này là những cam kết chung - không phải những lời hứa suông,” Thủ tướng Tusk nói và nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi biết rất rõ rằng cuộc chiến này, nếu nó kết thúc tồi tệ, sẽ kết thúc tồi tệ không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với Ba Lan, toàn bộ Âu Châu và toàn bộ thế giới phương Tây.”
Ukraine cho đến nay đã ký 20 thỏa thuận an ninh song phương như vậy với các đồng minh của mình; Ba Lan nâng tổng số lên 21. Chúng bao gồm các điều khoản cụ thể về hỗ trợ và huấn luyện quân sự và tài chính dài hạn cho quân đội Ukraine, cũng như cung cấp vũ khí, nhưng chúng không bắt buộc các bên ký kết phải tham chiến thay mặt Ukraine.
Kyiv hy vọng các thỏa thuận này sẽ trở thành bản chất của NATO cho đến khi nước này được phép gia nhập liên minh - một vấn đề sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh liên minh diễn ra vào tuần này ở Washington. Tuy nhiên, không có thỏa thuận nào là hiệp ước và tình trạng không ràng buộc của chúng khiến chúng trở nên mong manh vì các chính phủ trong tương lai có thể dễ dàng rút lui.
Thỏa thuận của Ba Lan có một số điểm độc đáo so với các thỏa thuận khác mà Ukraine đã ký kết.
Ba Lan đồng ý khuyến khích công dân Ukraine trở về Ukraine để phục vụ trong quân đội Ukraine theo yêu cầu của Kyiv. Hơn 1 triệu người tị nạn Ukraine sống ở Ba Lan.
Tổng thống Zelenskiy và Thủ tướng Tusk cũng đồng thanh thảo luận về khả năng bắn hạ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga bắn về hướng Ba Lan. Một số loại vũ khí như vậy đã bay qua không phận Ba Lan nhưng Warsaw chưa chặn chúng.
Thỏa thuận cho biết Warsaw cũng sẽ xem xét việc cung cấp một phi đội chiến đấu cơ MiG-29 miễn là điều đó không làm suy yếu an ninh của chính họ. Ba Lan đã tặng 10 máy bay phản lực thời Liên Xô cho Ukraine.
“Tôi đã nói rất rõ ràng: Chúng tôi sẽ giúp đỡ, vì an ninh của bạn là an ninh của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ không làm bất cứ điều gì có thể làm suy yếu an ninh trước mắt của chúng tôi, tức là khả năng của chúng tôi. Ở đây chúng ta đang nói về chiến đấu cơ phản lực và về những loại vũ khí đôi khi cần thiết đối với Ba Lan cũng như đối với Ukraine”, Thủ tướng Tusk nói.
Thánh Ca
Chúa Yêu Con Đời Đời
Phạm Trung
20:58 09/07/2024