Phụng Vụ - Mục Vụ
Đời Sống Tâm Linh: Cầu Nguyện Với Cả Tấm Lòng
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
01:48 10/07/2009
Đời Sống Tâm Linh # 9 =
CẦU NGUYỆN VỚI CẢ TẤM LÒNG
* Cầu nguyện với Lời Chúa: “Bấy giờ các ngươi kêu cầu Ta,… Ta sẽ nhận lời các ngươi. Các ngươi tìm Ta và các ngươi sẽ thấy, bởi vì các ngươi tìm Ta hết lòng. (Gr 29,12-13)
Vậy thế nào là cầu nguyện thống thiết hết lòng, với cả tấm lòng?
1-Tinh thần cầu nguyện: Cần phải nhiệt thành sốt sắng, thống thiết nhất, giống như Đavit kêu lên rằng:
Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nươc trong,
Linh hồn con cũng mong được gần Ngài, lạy Chúa.
Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống.
Bao giờ con được đến vào bệ kiến Tôn Nhan ?
2- Trông cậy phó thác: Chúa sẽ làm cho bạn tất cả, khi phó thác cho Ngài, Cầu nguyện hết lòng bằng đức tin, đón nhận qua đức tin, vui mừng trong sự trông cậy, bạn sẽ gặp được Chúa. Ngài sẽ không quay lưng để bạn cô độc; nhưng sẽ bạn cho bạn quyền lực để chiến đấu với Sa-tan, cám dỗ và thử thách. (x. Ga 8, 29)
3- Đức tin cần thiết: Đứng trước thời kỳ suy thoái và hoạn nạn, ta cần có đức tin để chịu đựng những thử thách khắc nghiệt. Những ai không từ bỏ chính mình, để chịu đau khổ trước mặt Chúa, dành thì giờ cầu nguyện sốt sắng, sẽ không đạt được đức tin ấy. Đức tin được biểu lộ trên nét mặt trang nghiêm bằng những giọt mồ hôi lớn.
4- Tập trung tâm trí: Bạn nên tránh tư tưởng bị phân tâm, tự rèn luyện để tập trung tâm trí khi cầu nguyện, như thể chính cuộc đời ta đang bị lâm nguy. Bởi vì con người tham lam này, đang bị chết mất và cuốn hút vào tình trạng nguy ngập, của đủ cám dỗ nguy ngập hiện nay. Nên bạn cần sự phó thác trọn lòng mình cho Thiên Chúa.
5- Nhờ Chúa Thánh Linh: Lời cầu xin thất thường, không liên tục sẽ không đem chiến thắng đến cho bạn. Ngay bây giờ, bạn cần nghiên cứu phương cách để chống lại sự cám dỗ, và đánh bại chúng bằng sự hiện diện đầy quyền năng của Chúa Thánh Linh trong đời sống. Vì sự trợ giúp của Chúa chỉ đến khi nào bạn thực sự kiên tâm.
Sau cùng bạn hãy nhờ và cùng Mẹ Maria để ca ngợi Chúa khi bị thất bại cũng như khi thành công: Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. (Lc 1, 51)
Phó tế: Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
CẦU NGUYỆN VỚI CẢ TẤM LÒNG
* Cầu nguyện với Lời Chúa: “Bấy giờ các ngươi kêu cầu Ta,… Ta sẽ nhận lời các ngươi. Các ngươi tìm Ta và các ngươi sẽ thấy, bởi vì các ngươi tìm Ta hết lòng. (Gr 29,12-13)
Vậy thế nào là cầu nguyện thống thiết hết lòng, với cả tấm lòng?
1-Tinh thần cầu nguyện: Cần phải nhiệt thành sốt sắng, thống thiết nhất, giống như Đavit kêu lên rằng:
Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nươc trong,
Linh hồn con cũng mong được gần Ngài, lạy Chúa.
Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống.
Bao giờ con được đến vào bệ kiến Tôn Nhan ?
2- Trông cậy phó thác: Chúa sẽ làm cho bạn tất cả, khi phó thác cho Ngài, Cầu nguyện hết lòng bằng đức tin, đón nhận qua đức tin, vui mừng trong sự trông cậy, bạn sẽ gặp được Chúa. Ngài sẽ không quay lưng để bạn cô độc; nhưng sẽ bạn cho bạn quyền lực để chiến đấu với Sa-tan, cám dỗ và thử thách. (x. Ga 8, 29)
3- Đức tin cần thiết: Đứng trước thời kỳ suy thoái và hoạn nạn, ta cần có đức tin để chịu đựng những thử thách khắc nghiệt. Những ai không từ bỏ chính mình, để chịu đau khổ trước mặt Chúa, dành thì giờ cầu nguyện sốt sắng, sẽ không đạt được đức tin ấy. Đức tin được biểu lộ trên nét mặt trang nghiêm bằng những giọt mồ hôi lớn.
4- Tập trung tâm trí: Bạn nên tránh tư tưởng bị phân tâm, tự rèn luyện để tập trung tâm trí khi cầu nguyện, như thể chính cuộc đời ta đang bị lâm nguy. Bởi vì con người tham lam này, đang bị chết mất và cuốn hút vào tình trạng nguy ngập, của đủ cám dỗ nguy ngập hiện nay. Nên bạn cần sự phó thác trọn lòng mình cho Thiên Chúa.
5- Nhờ Chúa Thánh Linh: Lời cầu xin thất thường, không liên tục sẽ không đem chiến thắng đến cho bạn. Ngay bây giờ, bạn cần nghiên cứu phương cách để chống lại sự cám dỗ, và đánh bại chúng bằng sự hiện diện đầy quyền năng của Chúa Thánh Linh trong đời sống. Vì sự trợ giúp của Chúa chỉ đến khi nào bạn thực sự kiên tâm.
Sau cùng bạn hãy nhờ và cùng Mẹ Maria để ca ngợi Chúa khi bị thất bại cũng như khi thành công: Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. (Lc 1, 51)
Phó tế: Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:52 10/07/2009
Tác giả: Hạnh Lâm Tử
CHUYỆN NGỤ NGÔN
CHO
THỜI HIỆN NAY
(Chuyện đồng thoại dành cho người lớn)
CHUYỆN NGỤ NGÔN CHO THỜI HIỆN NAY
Dịch nguyên văn từ tiếng Trung quốc
Tác giả: Nữ văn sĩ HẠNH LÂM TỬ
Người dịch: Lm. Giuse Maria NHÂN TÀI, csjb..
Tại Đại Chủng Viện thánh Tôma Aquinô, Đài Loan.
Dịch nguyên văn từ tiếng Trung quốc
Tác giả: Nữ văn sĩ HẠNH LÂM TỬ
Người dịch: Lm. Giuse Maria NHÂN TÀI, csjb..
Tại Đại Chủng Viện thánh Tôma Aquinô, Đài Loan.
Lời giới thiệu
“Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay” là của nữ văn sĩ Hạnh Lâm Tử, người Đài Loan. Bà cảm nghiệm được triết lý sống qua cảnh vật thiên nhiên, dùng những cảnh sinh hoạt của loài vật mà nhân cách hoá câu chuyện, để trở thành những chuyện ngụ ngôn có tính giáo dục cao.
Những câu chuyện này có thể gợi ý làm bài giảng, dạy giáo lý hoặc dùng để suy tư, cũng rất có ích cho mọi người.
Sau mỗi câu chuyện có một đoạn ngắn chia sẻ suy tư của người dịch, xin được giới thiệu cùng bạn đọc.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------------------------------
NGỰA TRẮNG, NGỰAĐEN
N2T |
Chuyện ngựa trắng và ngựa đen kéo xe, tranh chấp không hơn nhau, bèn cùng nhau gặp Đấng tạo hóa, xin Ngài quyết định.
Đấng tạo hóa nói:
- “Một con ngựa đi nhanh, một con ngựa đi chậm, chiếc xe nhất định phải đổ nhào. Một con ngựa đi về bên trái, một con ngựa đi về bên phải, chiếc xe nhất định rệu rã năm bè bảy mảng. Chỉ có hai con ngựa cùng bước đi nhịp nhàng, nhanh chậm giống nhau, có mục tiêu và phương hướng giống như nhau, thì chiếc xe mới có thể đi được vừa nhanh vừa nhẹ nhàng”.
Một tấm chăn không đắp được hai người khác nhau, một chiếc thuyền không lắp hai lái. Tâm địa không giống nhau, không nên mang cùng một ách.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Thói thường người cùng bè cánh với nhau, thì khi làm việc tương đối dễ chịu hơn.
Thế giới này chiến tranh liên miên cũng chỉ vì ý thức hệ khác nhau.
Các phe phái kình chống nhau, dùng mọi thủ đoạn để công kích nhau, cũng chỉ vì không đồng chính kiến với nhau, người ta dùng mọi phương tiện có thể, để lật nhào nhau cũng chỉ vì lòng dạ quá nhỏ nhen.
Thói thường là như thế.
Nhưng tinh thần bác ái của Chúa Ki-tô thì không phải như vậy, “bác博 ” là rộng lớn, “ái愛” là yêu, tình yêu rộng vô biên, cho nên mới có thể chứa đựng những chính kiến khác nhau, những bất đồng khác nhau.
Giáo Hội của Chúa Ki-tô không phải là một chứng minh hùng hồn của bác ái sao? Giáo Hội không phải là gồm mọi dân tộc trên thế giới sao? Giáo Hội không phải là đủ mọi màu da, chủng tộc sao? Ấy vậy mà vẫn hiệp nhất, vẫn cộng tác với nhau, vẫn thăng tiến thế giới, vẫn trường cửu vững bền cho đến ngày Chúa lại đến.
Một cộng đoàn trưởng thành là một cộng đoàn, mà trong đó, mỗi cá nhân đều quên mình đi, để vì anh em chị em mà phục vụ.
Như vậy, không còn ngựa trắng hay ngựa đen nữa, mà chỉ có một mục tiêu mà mỗi phần tử trong cộng đoàn đều hướng đến: Bác ái.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:53 10/07/2009
N2T |
36. Nếu không ức chế kiêu ngạo, thì khắc khổ thân xác nào có tác dụng gì ?
(Thánh Jerome)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:55 10/07/2009
N2T |
169. Chẳng làm gì (nhàn rỗi) khiến cho con người không được yên ổn, dù là vua thì cũng phải có việc để làm.
Tình Yêu và Trách Nhiệm - Bài 4: Cảm Giác và Tình Cảm
Phaolô Phạm Xuân Khôi
02:14 10/07/2009
Tiếp theo bài Tránh Những Thu Hút Chết Người
Làm sao Người Tình Lý Tưởng của em lại lại tệ như thế?
Nhiều người trẻ đã có kinh nghiệm này là họ cảm thấy yêu thương một người mà lúc đầu xem ra rất lý tưởng, nhưng sau đó họ đã hoàn toàn thất vọng về người ấy và vỡ mộng vì sự liên hệ đó, đồng thời có thể còn vì thế má thù ghét tất cả những người khác phái.
Trong sách Tình Yêu và Trách Nhiệm, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi ấy là Cha Karol Wojtyla, đã giải thích tại sao điều này xảy ra thường xuyên cho thanh niên nam nữ, và làm thế nào để chúng ta có thể tránh được tình trạng vỡ mộng này trong tương lai.
Còn ơn cả Thể Lý
Trong bài trước, chúng tôi đã bàn về một khía cạnh mạnh mẽ của sự thu hút giữa người nam và người nữ: lạc dục. Và chúng ta đã thấy sự hấp dẫn thể lý này thường biểu thị đặc tính mong ước dùng thân xác người khác như một dụng cụ để chúng ta hưởng lạc thú.
Tuy nhiên còn một loại thu hút khác vượt trên sự thèm muốn xác thịt mà Đức Thánh Cha gọi điều ấy là “Tình Cảm”. Điều này còn mạnh mẽ hơm cả sự thu hút về cảm xúc giữa hai người khác phái.
Thí dụ, một thiếu niên gặp một thiếu nữ, ngoài việc thấy cô bé xinh xinh, cậu còn thấy mình bị thu hút bởi nữ tính, tình thân mật và tử tế của cô, mà Đức Thánh Cha gọi là “vẻ duyên dáng” nữ giới của cô. Tương tự như thế, khi một thiếu nữ gặp một thiếu niên, cô không những nhận ra là cậu đẹp trai, nhưng cũng có thể thấy mình rất mến phục cậu vì thanh niên tính, các đức tính, cách cậu cư xử, hay như Đức Thánh Cha gọi là “sức mạnh” nam tính của cậu.
Những phản ứng về tình cảm như thế đối với những người khác phái xảy ra rất thường xuyên. Chúng có thể phát triển từ từ giữa một người nam và một người nữ, hay có thể xảy ra ngay giây phút đầu tiên hai người gặp nhau. Chúng ta có thể cảm nghiệm được sự quý mến tình cảm đối với người phối ngẫu, với một người bạn đồng nghiệp, một người bạn lâu năm. Hoặc chúng ta cảm thấy như thế đối với một người vừa gặp trong một cuôc họp, một người lạ chúng ta gặp ở thương xá, và ngay cả một người tưởng tượng chúng ta thấy trên truyền hình.
Tình cảm có thể trở thành một trong những điều đưa chúng ta đến tình yêu chân chính. Nhưng nếu thiếu thận trọng, chúng ta sẽ dễ trở thành nô lệ cho tình cảm của mình đến nỗi nó cản trở chúng ta trong việc thật sự có thể yêu thương những người khác.
Một Chiếc Tàu Đang Chìm
Tình yêu phải kết hợp các tình cảm của chúng ta lại với nhau. Theo nghĩa đầy đủ, tình yêu không có nghĩa là lạnh lùng, tính toán, lãnh cảm. Một người chồng nói với vợ: “Em ơi, anh yêu em. Nhưng anh chẳng có cảm tình gì với em, tuy nhiên anh biết rằng anh quyết tâm yêu em”; đây không phải là tình trạng lý tưởng. Tình cảm của chúng ta phải theo kịp quyết tâm trung thành với người ta yêu, như thế mới làm cho mối dây liên hệ được chặt chẽ, và đem lại cho chúng ta một kinh nghiệm kết hợp với người khác sâu xa hơn (xem tr. 75). Như Đức Thánh Cha giải thích, “Tình yêu dựa theo tình cảm làm cho hai người gần nhau, nối kết họ lại với nhau, mặc dù họ có thể xa nhau về thể lý, làm cho người này xoay quanh quỹ đạo của người kia…. Một người trong tâm trạng này sẽ luôn luôn ở gần người mà họ có mối dây liên kết yêu thương” (tr. 110).
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha lo ngại rằng con người thời nay thường chỉ nghĩ về tình yêu theo xúc cảm. Sự lo ngại của ngài xem ra càng thích hợp hơn với một nền văn hóa như nền văn hóa của chúng ta, mà trong đó các bài tình ca, các phim ảnh và các vở kịch tình cảm trên truyền hình đều kích thich các cảm xúc của chúng ta và làm cho chúng ta mong ước có những quan hệ tình cảm kỳ thú như quan hệ mà Tom Hanks và Meg Ryan có vẻ tìm thấy trong các cuốn phim của họ.
Thực ra, tình yêu chân chính rất khác biệt với “tình yêu Hồ Ly Vọng”. Tình yêu chân chính đòi hỏi rất nhiều cố gắng. Nó là một nhân đức liên hệ đến hy sinh, trách nhiệm, và hoàn toàn quyết tâm trung thành với người kia. “Tình yêu Hồ Ly Vọng” là một tình cảm. Nó là điều gì tình cờ xảy đến cho bạn. Trọng tâm của nó không phải là quyết tâm trung thành với người kia, mà là điều gì xảy ra trong lòng bạn, một cảm giác sung sướng mãnh liệt mà bạn cảm nhận được khi bạn gần người kia.
Hiện tượng Tàu Titanic của cuối thập niên 1990 cho thấy biết bao nhiêu người đã bị ảo giác về “Tình Yêu Hồ Ly Vọng”. Hàng triệu thanh niên Mỹ xem đi xem lại cuốn phim này để cảm nghiệm mối tình mãnh liệt giữa hai nhân vật chính trong phim, một mối tình phát sinh giữa hai người thực sự không biết nhau và không có một quyết tâm yêu nhau thật, nhưng lại được các khán giả cảm thấy là một thứ tình yêu lý tưởng có thể tồn tại suốt đời. Nên chúng ta không mấy ngạc nhiên khi thấy nhiều liên hệ thật trên cuộc đời kết cục bị đắm tàu vì người ta lấy một thứ tình yêu như thế làm gương mẫu để bắt chước.
Dĩ nhiên là cảm giác của chúng ta có thể và phải hội nhập trọn vẹn vào một tình yêu được phát triển hoàn toàn (một đề tài sẽ được khai triển trong các bài sau). Tuy nhiên, khi bị cảm giác lôi cuốn, chúng ta thường tránh né một vấn đề rất quan trọng tối cần cho sự bền vững lâu dài của một liên hệ: là vấn đề sự thật. Trước hết và trên hết chúng ta phải nghĩ đến sự thật về người khác và sự thật về phẩm chất của sự liên hệ của chúng ta với người ấy.
Tránh Né Sự Thật
Có một nguy hiểm khi dùng tình cảm để đo lường tình yêu là tình cảm của chúng ta có thể rất mê muội. Thực ra, Đức Thánh Cha nói rằng các cảm giác tự chúng là “mù quáng”, vì chúng không quan tâm đến việc biết sự thật về người kia. Như thế, các cảm tình của chúng ta mà thôi không phải là la bàn tốt hướng dẫn các liên hệ của chúng ta.
Ngài giải thích rằng chúng ta khám phá ra sự thật nhờ lý trí. Tôi biết 2 + 2 = 4 không phải vì tôi cảm thấy nó bằng 4. Tôi biết chắc sự thật này nhờ lý trí của tôi. Trái lại cảm tình của tôi lại không có bổn phận tìm sự thật.
Cho nên, cảm tình của chúng ta không giúp gì được trong việc hướng dẫn chúng ta nhìn thấy sự thật về người kia và sự thật về một mối liên hệ. “Tình cảm bộc phát, là sự thu hút mà một người cảm thấy đối với người khác thường bắt đầu bất ngờ, nhưng trên thực tế phản ứng này ‘mù quáng’” (tr. 77).
Điều ấy trở nên đặc biệt rõ ràng khi chúng ta nghĩ đến những gì đã xảy ra cho tình cảm của chúng ta sau khi Nguyên Tổ sa ngã. Trước khi tội lỗi nhập vào thế gian, trí khôn của con người có thể dễ dàng hướng dẫn ý chí để chọn điều tốt và hướng dẫn tình cảm của con người để hướng những đam mê của họ về điều thiện.
Tuy nhiên, sau khi sa ngã, trí khôn con người không còn nhìn thấy chân lý một cách rõ ràng nữa, ý chí bị suy trong quyết tâm theo đuổi việc lành, và tình cảm của chúng ta không còn theo trật tự, nhưng bị thả lỏng để theo nhiều hướng khác nhau. Cho nên, giờ đây chúng ta cảm thấy bất ổn trong phạm vi tình cảm và nhiều tình trạng lên xuống bất thường (yêu-ghét, hy vọng-sợ hãi, vui-buồn…) suốt đời chúng ta. Nhưng, tức cười thay, quan niện hiện đại về tình yêu bảo chúng ta là phải trở về với “cảm giác” của chúng ta, nhìn thẳng vào giữa cảm tình lên xuống bất thường ấy, để tìm thấy một mẫu mực tình yêu bất khả ngộ. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên gì khi thấy các liên hệ thời này thật là lộn xộn và bất ổn.
Có Phải Thật Sự Như Thế Không?
Hơn nữa, không phải là các cảm giác chỉ có công tác tìm sự thật, mà chúng còn có sức mạnh mãnh liệt đấn nỗi chúng có thể làm lu mờ cách chúng ta suy nghĩ về một người. Đức Thánh Cha giải thích rằng khi chúng ta bị lôi cuốn bởi cảm giác, thì tình cảm có thể cản trở khả năng của chúng ta để biết người kia thật sự là ai.
Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong bất cứ sự quyến rũ tình cảm nào, câu hỏi về sự thật về đối tượng là điều quan trọng: “Có phải thật sự như thế không?” Chúng ta phải tự hỏi, “Người ấy có thật sự có những đặc tính và nhân đức đang thu hút tôi không?” “Chúng ta có thật sự tâm đầu ý hợp với nhau như tôi nghĩ không?” “Người ấy có thật sự đáng để tôi tin tưởng không?” “Có trở ngại gì trong mối liên hệ của chúng tôi mà tôi đang không nhìn thấy không?”
Tình cảm của chúng ta không đưa ra những câu hỏi quan trọng này. Trên thực tế, tình cảm của thường tìm cách làm cho chúng ta tránh những câu hỏi này, đồng thời để lại cho chúng ta một nhận thức méo mó và thái quá về người ấy.
“Đó là lý do tại sao trong bất cứ thu hút nào… câu hỏi về sự thật về người mà chúng ta bị thu hút rất quan trọng. Chúng ta phải để ý đến khuynh hướng, tạo ra bởi toàn thể động lực của đời sống tình cảm, để đánh lạc hướng câu hỏi ‘Có phải thật sự như thế không?’ Trong những hoàn cảnh này một người không tìm hiểu xem người kia có thật sự có những giá trị rõ ràng trước cặp mắt thiên vị, nhưng chỉ là câu hỏi rằng cảm giác đối với người ấy có phải là một tình cảm thật sự hay không” (tr. 78).
Điều này không có ý nói rằng tình cảm là xấu. Nhưng không thể dùng nó làm tiêu chuẩn chính để phân biệt sự thật về người khác, hay để đánh giá cách rõ ràng một liên hệ.
Không Cân Xứng
Khuynh hướng bị tình cảm lôi cuốn và tránh né câu hỏi về sự thật là đặc tính của tình yêu theo cảm tình. Chúng ta có khuynh hướng thổi phồng giá trị của người mà chúng ta có cảm tình, làm nhẹ những sai lỗi của họ, và không đếm xỉa gì đến những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong mối quan hệ.
Ở đây, Đức Thánh Cha nói một câu tuyệt vời về việc cảm tình của chúng ta có thể kiềm chế nhận xét của chúng ta về người mà chúng ta bị thu hút mạnh mẽ: “Trong cặp mắt của một người đã quyết tâm có tình cảm với một người khác, giá trị của người yêu … lớn lên một cách kinh khủng, như là một quy luật hoàn toàn không cân xứng với giá trị thật của người ấy”.
Bạn đã nắm được điều này chưa? Đức Thánh Cha không nói rằng ở bước đầu của tình yêu theo tình cảm, chúng ta có thể đôi khi thổi phồng giá trị của người kia. Ngài nói rằng đó là một quy luật, chúng ta luôn làm như thế! Và ngài không nói rằng chúng ta có khuynh hướng thổi phồng giá trị của người ấy một chút. Chúng ta có khuynh hướng lý tưởng hóa giá trị của người ấy “một cách không cân xứng” so với người ấy thật sự là ai!
Cho nên, chúng ta phải bước vào mối liên hệ với đôi mắt rộng mở. Nếu chúng ta ngây thơ nói rằng chúng ta không lý tưởng hóa người kia một chút nào, thì đó chính là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã trôi dạt xa thực tế đến đâu. Trong những giai đoạn đầu tiên của tình yêu này, nếu chúng ta nhận ra ngay ba hay bốn đặc tính mà chúng ta thích nhất ở người yêu, thì chúng ta cũng phải công bằng mà nhìn nhận rằng chúng ta dễ dàng rơi vào xu hường thổi phồng các đặc tính này. Như Đức Thánh Cha giải thích, “Một số những giá trị khác nhau được gán cho người yêu, là những giá trị mà người ấy trên thực tế chưa chắc đã có. Đây là những giá trị lý tưởng, chứ không phải là giá trị thật sự” (tr. 112).
Tại sao chúng ta lại có khuynh hướng lý tưởng hóa những người mà chúng ta bị thu hút? Những “giá trị lý tưởng” là những gì mà tận đáy lòng chúng ta mong ước một ngày nào đó sẽ tìm thấy được ở một người khác. Chúng ở tận đáy của những mong ước, ước muốn, và mơ mộng của chúng ta. Khi chúng ta gặp một người có một chút hóa chất như thế, cảm tình của chúng ta có khuynh hướng nhớ ngay đến những giá trị lý tưởng này và gán chúng cho người ấy.
Dùng Người Khác Theo Tình Cảm
Khi nói về một người nam và một người nữ, chúng ta có khuynh hướng nghĩ theo nghĩa là người nam dùng người nữ để tìm thú vui nhục dục. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng một cặp nam nữ cũng có thể dùng nhau để tìm thú vui tình cảm. Một cặp nam nữ Kitô giáo đạo đức có thể có những liên hệ hẹn hò hoàn toàn trong sạch, nhưng vẫn có thể dùng nhau để tìm “cảm giác sung sướng” khi gần nhau, vì sự an toàn về tình cảm là có một người bạn trai hay bạn gái, hoặc niềm vui họ tìm thấy trong ngày cưới tưởng tượng với người ấy, và hy vọng rằng người ấy rốt cuộc chính là “người (trong mộng) này”.
Nếu tôi rơi vào tình trạng lý tưởng hóa theo tình cảm này, người yêu của tôi không thực sự là người nhận được sự trừu mến của tôi. Mà người ấy chỉ là một dịp để tôi thưởng thức những phản ứng tình cảm mãnh liệt nổi dậy trong lòng tôi. Trong trường hợp này, tôi không thật sự yêu nàng vì nàng, nhưng tôi dùng nàng để được hưởng những niềm vui tình cảm vì được gần nàng. Như Đức Thánh Cha giải thích, người yêu được lý tưởng hóa “chỉ trở thành dịp cho việc bùng nổ trong ý thức tình cảm của một người những giá trị mà người ấy hằng mong ước bằng cả tâm hồn được tìm thấy trong một người khác” (tr. 112).
Vỡ Mộng
Như vậy hậu quả bi thảm nhất của việc dùng tình cảm mà lý tưởng hóa người yêu là kết cuộc chúng ta vẫn không thực sự biết người mà chúng ta đang yêu. Thí dụ, một người có thể tìm cách gần gũi người mình yêu, bỏ rất nhiều thì giờ ra cho nàng, nói chuyện với nàng, có khi đi dự Thánh Lễ và cầu nguyện với nàng. Tuy nhiên, nếu anh lý tưởng hóa nàng, thì anh vẫn còn xa cách nàng, vì tình yêu mãnh liệt của anh đối với nàng không phải dựa vào giá trị thật sự của nàng, mà chỉ dựa trên những “giá trị lý tưởng” mà anh đã gán cho nàng.
Tình cảm thiếu kiểm soát này sẽ không tránh được kết thúc bằng việc vỡ mộng. Bởi vì khi con người thật không giống như con người lý tưởng, thì tình cảm sẽ yếu dần, và chẳng còn gì để tình yêu dựa vào. Người yêu sẽ rất thất vọng đối với người được yêu (tr. 113). Như thế, dù hai người bên ngoài có vẻ gần gũi nhau về tình cảm, nhưng trên thực tế, họ thật sự cách xa nhau (tr. 114). Hai người có thể vẫn không thật sự biết nhau cách riêng, mà có thể chỉ dùng nhau để được hưởng những thú vui tình cảm mà họ nhận được nhờ sự lý tưởng hóa như thế.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Viết theo bài “Love and Responsibility: Sense and Sentimentality" của Edward P. Sri, trích từ báo Lay Witness, July/August 2005.
Khóc nào có giá trị cho con người
Thanh Thanh
05:48 10/07/2009
“Làm người có miệng có môi,
khi buồn thì khóc, khi vui lại cười” (ca dao)
Cười và khóc là chuyện bình thường của kiếp nhân sinh. Người không cười không khóc là có vấn đề. Hoặc người ta cười thì mình khóc, hay người ta khóc mình lại cười mới là người bất thường.
Chúa Giêsu nói: “Tôi phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, và nói: Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không đấm ngực khóc than. Ông Gioan đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo ông ta bị quỷ ám. Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi” (Mt 11, 16-19).
Thánh Phaolô tông đồ nói: “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15).
Cười có bao nhiêu kiểu thì khóc cũng có bấy nhiêu loại. Khóc sướt mướt, khóc nghẹn ngào, khóc da diết, khóc tấm tức, khóc nức nở, khóc nỉ non, khóc tức tưởi, khóc than, khóc thầm, khóc hận, khóc ai oán, khóc xụt xùi, khóc thút thít, khóc lớn tiếng, khóc gầm, khóc gào, khóc…
Nhưng dù khóc kiểu nào cũng luôn xoay quanh hai đối tượng: Khóc cho người khác và khóc vì người khác, rồi khóc cho chính mình và vì chính mình.
Khóc cho người khác và vì người khác
Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Chúa Giêsu đã thương khóc thành sẽ bị phá hủy vì không đón nhận Tin mừng của Ngài. “Sẽ tới những ngày quân thù đắp lũy chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào đè trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm” (Lc 19,41).
Dân chúng đấm ngực và thương khóc khi thấy Chúa Giêsu vác thánh giá. Chúa Giêsu nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi, hãy khóc cho thân phận mình và cho con cháu” (Lc 23,27-28).
Khi được tin Lazarô đã qua đời, Chúa Giêsu đến thăm viếng, an ủi hai chị em Macta và Maria: “Khi thấy cô Maria khóc và những người Do thái đi với cô cùng khóc, Đức Giêsu thổn thức trong lòng và xao xuyến... Ngài liền khóc” (Ga 11, 33-35).
Khóc cho chính mình và vì chính mình
Thánh Luca thuật lại: “Có một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Chị đứng đàng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên”(Lc7,37-38).
Thánh Matthêu, Maccô và Luca, cả ba đều nói về nhân vật Phêrô, người đã khóc lóc thảm thiết vì đã chối Chúa, đúng như lời Thầy Giêsu nói: “Gà chưa gáy thì anh đã chối Thầy ba lần”. Ông khóc lóc thảm thiết” (Mt 26.75; Mc 14,72; Lc 22,62). Theo một truyền thống xa xưa, thánh Phêrô đã lánh vào một cái hang gần đấy mà khóc; ngày nay mới có nhà thờ gọi là Gà gáy (Galicanto).
Khóc cho đức tin của người tín hữu
Giáo hội là mẹ đã sinh ra các tín hữu trong ân sủng. Và thời gian lữ hành của mỗi người là thời kỳ thai nghén, thời gian chờ đợi được sinh ra. Là tín hữu, ai cũng biết chết là ngày sinh lại, được về với Chúa. Nhờ cuộc ra đi này mà ta trở nên “đồng hình đồng dạng với Chúa” (Phip 3, 10).
Khi Chúa thương gọi tôi về, thì tôi hân hoan như trong một giấc mơ. Miệng tôi nức vui tiếng cười, lưỡi tôi vang lời ca hát. Ngàn dân tung hô tôi thật vĩnh phúc!
Khi tham dự ta hát thật to, nhưng sự việc xảy đến lại không thấy biểu lộ niềm vui ấy trong đức tin. Nào là vô cùng thương tiếc báo tin, vô cùng đau đớn, vô cùng mất mát, vô cùng đau lòng, vô cùng đau xót, vô cùng đau buồn… Cái vô cùng ấy không thể hiện được niềm tin cậy vào Chúa. Ngài không được đặt làm nền để bù đắp những trống vắng vì mất người thân. Thế hân hoan ở đâu? Vĩnh phúc ở đâu? Có cha mẹ nào lại nói là tôi rất đau buồn báo tin: con tôi từ xa về thăm gia đình. Có khi nào con cái lại thông báo là vô cùng chua xót vì sắp về thăm bố mẹ và người thân. Về với Chúa là cha là mẹ sao nói như vậy. Xem ra phải hát là khi Chúa thương gọi AI về thì tôi hân hoan mới đúng…
Biểu lộ đức tin như thế chưa phải là cách sống đạo lý tưởng và trưởng thành. Càng không phù hợp với tinh thần người con luôn tín thác vào Cha quan phòng. Mà còn ngược lại ý định Thiên Chúa, ngược lại với giáo lý của Ngài và giáo huấn của Giáo hội. Đành rằng chia ly người thân yêu dễ làm ta bị tổn thương vì lưu luyến, thương nhớ.
Khóc nào có giá trị cho con người
Người ta khóc mà mình không thật ngại quá. Người ta khóc thì mình cũng cố sụt sụi, ít là rặn ho rồi nấc, và nếu cần thiết cũng cố gào lên vài tiếng. Khóc đôi khi còn để che đậy một sự bất hiếu hay một tội ác nào đó. Hoặc để đánh lạc hướng, xoá đi dư luận về đời sống của mình. Nếu khóc chỉ để mà khóc, chỉ vì thể diện thì ích chi. Khóc không giúp ta kiểm điểm, hối cải, không giúp ta hoàn thiện và thăng tiến đời sống thì có lợi gì đâu. Vậy ta:
Hãy khóc vì những tội lỗi đã phạm đến Chúa.
Hãy khóc vì những lỡ lầm gây ra cho nhau.
Hãy khóc vì những chai lỳ, cố chấp và kiêu căng.
Hãy khóc vì những khô khan ươn lười của thân xác.
Hãy khóc vì những gương xấu đã làm cho nguời thân.
Hãy khóc vì những cớ vấp phạm cho người non yếu về đức tin, về kiến thức.
Hãy khóc vì những đam mê dục vọng bất chính gây ra chia rẽ, đổ vỡ.
Hãy khóc vì trái tim xơ cứng trước cảnh bi đát đau thương của đồng loại.
Hãy khóc vì những cơ hội bị bỏ qua khi ta có thể nắm lấy.
Hãy khóc vì những điều tốt lành có thể làm được mà ta lại không.
Hãy khóc vì những lý tưởng cao đẹp mà không cố gắng thực hiện.
Hãy khóc vì những ơn lành Chúa ban lại không sử dụng, sinh lợi.
Hãy khóc vì những hạnh phúc đáng lẽ ta được hưởng thì lại để cho quỷ dữ lấy mất.
Hãy khóc vì những bình an Chúa tặng lại để cho hận thù chiếm chỗ.
Hãy khóc thật nhiều để cảm thông và thương xót, để biến đổi và hoàn thiện như Phêrô, như người phụ nữ ngoại tình, như tên trộm lành…
Hãy khóc thật nhiều để tẩy rửa con người cũ bằng bí tích hoà giải. Trong đức tin, ta được tắm gội trong ân sủng và mặc lấy con người mới theo hình ảnh Chúa Giêsu.
Hãy khóc đi khóc đi khóc đi….
Chúa Giêsu là người bình thường, vì trái tim rung động, cảm mến và xót thương khiến Ngài rơi lệ. Ngài bộc lộ rất chân thành và đơn sơ chứ không giả vờ. Ngài hội nhập và đón nhận vào cuộc sống trần gian một cách tự nhiên, và thể hiện bằng trái tim xương thịt của con người.
Hãy sống và biểu lộ tình cảm, lòng vị tha và thương yêu chân thành phát xuất từ trái tim. Ta sẽ thấy Chúa Giêsu là gương mẫu của một con người bình thường biết vui cùng người vui và khóc cùng kẻ sầu đau.
Thái độ của người có đức tin
Luôn tin vào lời xin của Chúa Giêsu: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha ban cho con cũng ở đó với con” (Ga 17,24).
Luôn tin vào lời hứa của Chúa Giêsu: “Ngay hôm nay, người sẽ ở trên Thiên đàng với Ta” (Lc 23,43).
Luôn tin tưởng vào Chúa Giêsu, vì Ngài là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Ngài thì dù đã chết cũng sẽ được sống.” (Ga 11,25).
Luôn tin tưởng rằng một khi “con người cũ nơi chúng ta bị đóng đinh vào thập giá với Chúa Giêsu, thì tội lỗi bị huỷ diệt, ta không còn làm nô lệ cho tội nữa” (Rm 6,6-7).
Luôn tin tưởng khi vượt qua cái chết, ta sẽ gặp được “trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã qua đi, không còn sự chết nữa…” (Kh 21, 1).
Luôn tin tưởng khi vượt qua cái chết thì mọi khổ đau, bất công sẽ không còn và “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ, sẽ không còn sự chết, không còn tang tóc nữa” (Kh 1,4).
Luôn tin tưởng rằng “nếu chúng ta đã cùng chết với Chúa Giêsu, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người. Thật vậy, một khi Chúa Kitô sống lại từ cõi chết thì không bao giờ Ngài chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Nay Người sống là sống cho Thiên Chúa (Rm 6,8-10).
Luôn tin tưởng là “tất cả chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt, vì gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối mà trỗi dẫy thì mạnh mẽ, bất tử…(1Cr 15,42-43.51-52).
Luôn tin tưởng “Sống là sống cho Chúa, chết là chết cho Chúa. Vậy sống hay chết chúng ta đều thuộc về Chúa” (Rm 14,8).
khi buồn thì khóc, khi vui lại cười” (ca dao)
Cười và khóc là chuyện bình thường của kiếp nhân sinh. Người không cười không khóc là có vấn đề. Hoặc người ta cười thì mình khóc, hay người ta khóc mình lại cười mới là người bất thường.
Chúa Giêsu nói: “Tôi phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, và nói: Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không đấm ngực khóc than. Ông Gioan đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo ông ta bị quỷ ám. Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi” (Mt 11, 16-19).
Thánh Phaolô tông đồ nói: “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15).
Cười có bao nhiêu kiểu thì khóc cũng có bấy nhiêu loại. Khóc sướt mướt, khóc nghẹn ngào, khóc da diết, khóc tấm tức, khóc nức nở, khóc nỉ non, khóc tức tưởi, khóc than, khóc thầm, khóc hận, khóc ai oán, khóc xụt xùi, khóc thút thít, khóc lớn tiếng, khóc gầm, khóc gào, khóc…
Nhưng dù khóc kiểu nào cũng luôn xoay quanh hai đối tượng: Khóc cho người khác và khóc vì người khác, rồi khóc cho chính mình và vì chính mình.
Khóc cho người khác và vì người khác
Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Chúa Giêsu đã thương khóc thành sẽ bị phá hủy vì không đón nhận Tin mừng của Ngài. “Sẽ tới những ngày quân thù đắp lũy chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào đè trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm” (Lc 19,41).
Dân chúng đấm ngực và thương khóc khi thấy Chúa Giêsu vác thánh giá. Chúa Giêsu nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi, hãy khóc cho thân phận mình và cho con cháu” (Lc 23,27-28).
Khi được tin Lazarô đã qua đời, Chúa Giêsu đến thăm viếng, an ủi hai chị em Macta và Maria: “Khi thấy cô Maria khóc và những người Do thái đi với cô cùng khóc, Đức Giêsu thổn thức trong lòng và xao xuyến... Ngài liền khóc” (Ga 11, 33-35).
Khóc cho chính mình và vì chính mình
Thánh Luca thuật lại: “Có một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Chị đứng đàng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên”(Lc7,37-38).
Thánh Matthêu, Maccô và Luca, cả ba đều nói về nhân vật Phêrô, người đã khóc lóc thảm thiết vì đã chối Chúa, đúng như lời Thầy Giêsu nói: “Gà chưa gáy thì anh đã chối Thầy ba lần”. Ông khóc lóc thảm thiết” (Mt 26.75; Mc 14,72; Lc 22,62). Theo một truyền thống xa xưa, thánh Phêrô đã lánh vào một cái hang gần đấy mà khóc; ngày nay mới có nhà thờ gọi là Gà gáy (Galicanto).
Khóc cho đức tin của người tín hữu
Giáo hội là mẹ đã sinh ra các tín hữu trong ân sủng. Và thời gian lữ hành của mỗi người là thời kỳ thai nghén, thời gian chờ đợi được sinh ra. Là tín hữu, ai cũng biết chết là ngày sinh lại, được về với Chúa. Nhờ cuộc ra đi này mà ta trở nên “đồng hình đồng dạng với Chúa” (Phip 3, 10).
Khi Chúa thương gọi tôi về, thì tôi hân hoan như trong một giấc mơ. Miệng tôi nức vui tiếng cười, lưỡi tôi vang lời ca hát. Ngàn dân tung hô tôi thật vĩnh phúc!
Khi tham dự ta hát thật to, nhưng sự việc xảy đến lại không thấy biểu lộ niềm vui ấy trong đức tin. Nào là vô cùng thương tiếc báo tin, vô cùng đau đớn, vô cùng mất mát, vô cùng đau lòng, vô cùng đau xót, vô cùng đau buồn… Cái vô cùng ấy không thể hiện được niềm tin cậy vào Chúa. Ngài không được đặt làm nền để bù đắp những trống vắng vì mất người thân. Thế hân hoan ở đâu? Vĩnh phúc ở đâu? Có cha mẹ nào lại nói là tôi rất đau buồn báo tin: con tôi từ xa về thăm gia đình. Có khi nào con cái lại thông báo là vô cùng chua xót vì sắp về thăm bố mẹ và người thân. Về với Chúa là cha là mẹ sao nói như vậy. Xem ra phải hát là khi Chúa thương gọi AI về thì tôi hân hoan mới đúng…
Biểu lộ đức tin như thế chưa phải là cách sống đạo lý tưởng và trưởng thành. Càng không phù hợp với tinh thần người con luôn tín thác vào Cha quan phòng. Mà còn ngược lại ý định Thiên Chúa, ngược lại với giáo lý của Ngài và giáo huấn của Giáo hội. Đành rằng chia ly người thân yêu dễ làm ta bị tổn thương vì lưu luyến, thương nhớ.
Khóc nào có giá trị cho con người
Người ta khóc mà mình không thật ngại quá. Người ta khóc thì mình cũng cố sụt sụi, ít là rặn ho rồi nấc, và nếu cần thiết cũng cố gào lên vài tiếng. Khóc đôi khi còn để che đậy một sự bất hiếu hay một tội ác nào đó. Hoặc để đánh lạc hướng, xoá đi dư luận về đời sống của mình. Nếu khóc chỉ để mà khóc, chỉ vì thể diện thì ích chi. Khóc không giúp ta kiểm điểm, hối cải, không giúp ta hoàn thiện và thăng tiến đời sống thì có lợi gì đâu. Vậy ta:
Hãy khóc vì những tội lỗi đã phạm đến Chúa.
Hãy khóc vì những lỡ lầm gây ra cho nhau.
Hãy khóc vì những chai lỳ, cố chấp và kiêu căng.
Hãy khóc vì những khô khan ươn lười của thân xác.
Hãy khóc vì những gương xấu đã làm cho nguời thân.
Hãy khóc vì những cớ vấp phạm cho người non yếu về đức tin, về kiến thức.
Hãy khóc vì những đam mê dục vọng bất chính gây ra chia rẽ, đổ vỡ.
Hãy khóc vì trái tim xơ cứng trước cảnh bi đát đau thương của đồng loại.
Hãy khóc vì những cơ hội bị bỏ qua khi ta có thể nắm lấy.
Hãy khóc vì những điều tốt lành có thể làm được mà ta lại không.
Hãy khóc vì những lý tưởng cao đẹp mà không cố gắng thực hiện.
Hãy khóc vì những ơn lành Chúa ban lại không sử dụng, sinh lợi.
Hãy khóc vì những hạnh phúc đáng lẽ ta được hưởng thì lại để cho quỷ dữ lấy mất.
Hãy khóc vì những bình an Chúa tặng lại để cho hận thù chiếm chỗ.
Hãy khóc thật nhiều để cảm thông và thương xót, để biến đổi và hoàn thiện như Phêrô, như người phụ nữ ngoại tình, như tên trộm lành…
Hãy khóc thật nhiều để tẩy rửa con người cũ bằng bí tích hoà giải. Trong đức tin, ta được tắm gội trong ân sủng và mặc lấy con người mới theo hình ảnh Chúa Giêsu.
Hãy khóc đi khóc đi khóc đi….
Chúa Giêsu là người bình thường, vì trái tim rung động, cảm mến và xót thương khiến Ngài rơi lệ. Ngài bộc lộ rất chân thành và đơn sơ chứ không giả vờ. Ngài hội nhập và đón nhận vào cuộc sống trần gian một cách tự nhiên, và thể hiện bằng trái tim xương thịt của con người.
Hãy sống và biểu lộ tình cảm, lòng vị tha và thương yêu chân thành phát xuất từ trái tim. Ta sẽ thấy Chúa Giêsu là gương mẫu của một con người bình thường biết vui cùng người vui và khóc cùng kẻ sầu đau.
Thái độ của người có đức tin
Luôn tin vào lời xin của Chúa Giêsu: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha ban cho con cũng ở đó với con” (Ga 17,24).
Luôn tin vào lời hứa của Chúa Giêsu: “Ngay hôm nay, người sẽ ở trên Thiên đàng với Ta” (Lc 23,43).
Luôn tin tưởng vào Chúa Giêsu, vì Ngài là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Ngài thì dù đã chết cũng sẽ được sống.” (Ga 11,25).
Luôn tin tưởng rằng một khi “con người cũ nơi chúng ta bị đóng đinh vào thập giá với Chúa Giêsu, thì tội lỗi bị huỷ diệt, ta không còn làm nô lệ cho tội nữa” (Rm 6,6-7).
Luôn tin tưởng khi vượt qua cái chết, ta sẽ gặp được “trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã qua đi, không còn sự chết nữa…” (Kh 21, 1).
Luôn tin tưởng khi vượt qua cái chết thì mọi khổ đau, bất công sẽ không còn và “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ, sẽ không còn sự chết, không còn tang tóc nữa” (Kh 1,4).
Luôn tin tưởng rằng “nếu chúng ta đã cùng chết với Chúa Giêsu, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người. Thật vậy, một khi Chúa Kitô sống lại từ cõi chết thì không bao giờ Ngài chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Nay Người sống là sống cho Thiên Chúa (Rm 6,8-10).
Luôn tin tưởng là “tất cả chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt, vì gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối mà trỗi dẫy thì mạnh mẽ, bất tử…(1Cr 15,42-43.51-52).
Luôn tin tưởng “Sống là sống cho Chúa, chết là chết cho Chúa. Vậy sống hay chết chúng ta đều thuộc về Chúa” (Rm 14,8).
Thanh thoát để đến với Chúa và nói về Chúa
Anmai, CSsR
06:24 10/07/2009
CHÚA NHẬT 15 TN B (Am 7, 12-15; Ep 1, 3-14; Mc 6, 7-13)
Ai đã một lần phải lội suối vượt đèo chúng ta sẽ có cái trải nghiệm trong lần đi đó. Nếu như chúng ta mang trong mình quá nhiều vật dụng không cần thiết thì những vật dụng ấy sẽ làm cản trở con đường ta đi biết dường nào. Khi vượt đèo lội suối như thế, nếu ta thong dong với con người đơn giản thì ta đến đích sẽ nhanh chóng và nhẹ nhàng.
Cũng như con chim muốn bay vút tận cao xanh thì hai cánh của nó phải được tự do, nghĩa là nó không còn vướng bận gì ở đôi cánh của nó nữa. Và nếu như có những sợi chỉ cột nó thì không thể nào nó có thể bay xa được.
Trong Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta vẫn thường nghe nói đến những cuộc “thần hiện”, những lần gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, cách riêng là những người Thiên Chúa chọn thay mặt dân, đại diện dân gặp Chúa. Những lần gặp gỡ ấy ở trên núi và người ta cũng thường ví nơi gặp ấy chính là núi Thánh:
Ai được lên núi Chúa ? Đó là những kẻ có lòng ngay, không mê theo ngẫu tượng, không hề thề dối thề gian !
Thế đấy ! Lòng phải ngay, tay phải sạch mới được gặp Chúa trên núi Thánh của Người. Môsê ngày xưa cũng thế ! Môsê cũng phải có một tâm hồn trong sạch và nhẹ nhõm từ vật chất cũng như tinh thần thì mới lên núi để gặp Chúa và đàm đạo với Chúa được.
Với ý tưởng đó, với tâm tình đó, trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe Thánh Máccô thuật lại. Chúa Giêsu hôm nay sai các tông đồ đi rao giảng Tin mừng của Ngài.
Một điều rất dễ nhận thấy trong trang Tin mừng này là sắc thái Palestina được phác họa ở đây. Những hình ảnh như: đi từng hai người một, gậy, tiền đồng lận ở thắt lưng, rủ đất bụi dưới chân v.v... thuộc về một bối cảnh văn hóa đậm nét Palestina.
So sánh với trình thuật của Luca và Mathêu, thánh Máccô có một kết cấu văn chương không hoàn toàn tương hợp. Nơi Luca và Mathêu; lược đồ như sau:
Chọn nhóm 12 (Lc 6,12-16; Mt 10,1-4)
Sai đi (Lc 9,1t; Mt 10,1-4)
Huấn dụ của Chúa Giêsu cho các môn đồ (Lc 9,3-5; Mt 10,5-42)
Thánh Máccô trình bày việc lựa chọn nhóm 12 trong một trình thuật ở trước (Mc 3,13-19) và ở bản văn này chỉ đề cập tới việc sai đi và những lời căn dặn. Tuy nhiên, thánh Máccô trình bày các chủ đề rất vắn gọn.
Sự khác biệt đó trong lối biên soạn gợi lại cho chúng ta nhớ ý hướng thần học của Máccô.
Thánh Máccô luôn nhấn mạnh: sứ mệnh của các môn đệ là sự tiếp nối sứ mệnh của Chúa Giêsu Đấng Thiên sai cứu độ. Thế nên, người môn đệ của Chúa Giêsu trước hết là kẻ thâm tín rằng: họ chọn đi theo con đường cũng như sứ mệnh của Thầy họ.
Từ đó, trong nhãn quan thần học Máccô, sứ mệnh của nhóm 12 mang một tầm vóc rộng rãi hơn các thánh ký kia. Nghĩa là sứ mệnh này cũng là sứ mệnh của tất cả các môn đệ, áp dụng cho mọi Kitô hữu của mọi thời. Nói cách khác, sứ mệnh này của nhóm 12 dự phóng lên sứ mệnh của Giáo Hội toàn thể, nó bao hàm một quyết định nền tảng cho mọi người. Sứ mệnh này cống hiến ơn cứu rỗi của Thiên Chúa; song, nó trở nên sự xét xử cho những ai cứng lòng chai đá. Việc sai phái nhóm 12 do Chúa Giêsu đềà xướng, trở thành một lời khuyên nhủ cũng như một sự kiểm điểm lương tâm nơi những ai được ủy thác tránh vụ này. Vì chưng những huấn dụ của Chúa Giêsu ngỏ cho các môn đệ luôn giữ giá trị hiện sinh cho mọi sứ giả Tin Mừng.
Người... sai họ đi từng hai người, cho họ quyền năng trên các thần ô uế. Người truyền cho họ không được đem gì đi đàng, trừ cái gậy, không bánh, không bị, không tiền đồng vận ở thắt lưng, được đi dép nhưng đừng mặc hai áo... Đã vào nhà nào thì lưu lại đó cho đến lúc đi khỏi (c. 7-10)
Đây là thói lệ của người Do Thái, dù trong trường hợp sai các sứ giả chính thức hay tư riêng. Vì chưng theo quan niệm của họ, kẻ loan báo sứ điệp cần có một người làm chứng bên cạnh để xác minh lời truyền đạt. Như vậy, các môn đệ còn là những chứng nhân của sứ điệp Thiên Chúa.
Nơi Máccô, Chúa Giêsu cho phép các môn đệ mang gậy và dép: gậy đi đường và dép là thứ phương tiện cần thiết cho khách lữ hành trên các nẻo đường sỏi đá xứ Palestina. Luca, vì không biết rõ sinh hoạt Palestina, đã miêu tả là cũng không được mang các thứ phương tiện đó (Lc 9,3; 10,4; x. Mt 10,9-11). Thực ra, dù các chi tiết khác nhau, các Tin Mừng cũng chỉ nhằm phác họa sự siêu thoát nội tâm của người sứ giả Tin Mừng. Quả vậy, trong nhãn quan thần học Máccô, những lời huấn dụ của Chúa Giêsu muốn khơi dậy nơi người môn đệ tinh thần thanh thoát biết vượt qua tất cả để có thể rao giảng Tin Mừng.
Những nhu cầu vật chất như tiền bạc, bao bị, áo quần đều là phụ thuộc nơi người môn đệ Chúa. Thời đó, những người Do Thái giàu sang dư giả thường mặc 2 áo nhưng người môn đệ của Chúa không mặc hai áo (c. 9), vì sự giàu sang dư giả cũng không phải là mục đích của cuộc đời. Sự thao thức chủ yếu của họ là loan báo Tin Mừng, là mời gọi sự hoán cải và Đức tin.
Vấn đề đã rõ, tại sao Chúa Giêsu lại huấn dụ rõ ràng cho các môn đệ về sự thanh thoát về của cải, vật chất.
Hơn một lần, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ”. Không phải Chúa Giêsu phải bắt môn đệ của mình phải sống nghèo, sống đói, sống khổ nhưng sống trong cái tâm tình của sự tin tưởng, phó thác vào quyền năng của Thiên Chúa.
Là môn đệ đích thực, ắt hẳn phải thực thi triệt để huấn dụ, lời mời gọi này của Thiên Chúa. Nhìn lại cuộc đời mỗi người chúng ta, là kitô hữu, là môn đệ của Chúa ấy nhưng lòng của chúng ta có thanh thản với vật chất, với danh vọng, với những gì làm cản bước tiến của ta trên con đường gặp Chúa và gặp anh chị em đồng loại hay không ?
Ai đã một lần phải lội suối vượt đèo chúng ta sẽ có cái trải nghiệm trong lần đi đó. Nếu như chúng ta mang trong mình quá nhiều vật dụng không cần thiết thì những vật dụng ấy sẽ làm cản trở con đường ta đi biết dường nào. Khi vượt đèo lội suối như thế, nếu ta thong dong với con người đơn giản thì ta đến đích sẽ nhanh chóng và nhẹ nhàng.
Cũng như con chim muốn bay vút tận cao xanh thì hai cánh của nó phải được tự do, nghĩa là nó không còn vướng bận gì ở đôi cánh của nó nữa. Và nếu như có những sợi chỉ cột nó thì không thể nào nó có thể bay xa được.
Trong Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta vẫn thường nghe nói đến những cuộc “thần hiện”, những lần gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, cách riêng là những người Thiên Chúa chọn thay mặt dân, đại diện dân gặp Chúa. Những lần gặp gỡ ấy ở trên núi và người ta cũng thường ví nơi gặp ấy chính là núi Thánh:
Ai được lên núi Chúa ? Đó là những kẻ có lòng ngay, không mê theo ngẫu tượng, không hề thề dối thề gian !
Thế đấy ! Lòng phải ngay, tay phải sạch mới được gặp Chúa trên núi Thánh của Người. Môsê ngày xưa cũng thế ! Môsê cũng phải có một tâm hồn trong sạch và nhẹ nhõm từ vật chất cũng như tinh thần thì mới lên núi để gặp Chúa và đàm đạo với Chúa được.
Với ý tưởng đó, với tâm tình đó, trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe Thánh Máccô thuật lại. Chúa Giêsu hôm nay sai các tông đồ đi rao giảng Tin mừng của Ngài.
Một điều rất dễ nhận thấy trong trang Tin mừng này là sắc thái Palestina được phác họa ở đây. Những hình ảnh như: đi từng hai người một, gậy, tiền đồng lận ở thắt lưng, rủ đất bụi dưới chân v.v... thuộc về một bối cảnh văn hóa đậm nét Palestina.
So sánh với trình thuật của Luca và Mathêu, thánh Máccô có một kết cấu văn chương không hoàn toàn tương hợp. Nơi Luca và Mathêu; lược đồ như sau:
Chọn nhóm 12 (Lc 6,12-16; Mt 10,1-4)
Sai đi (Lc 9,1t; Mt 10,1-4)
Huấn dụ của Chúa Giêsu cho các môn đồ (Lc 9,3-5; Mt 10,5-42)
Thánh Máccô trình bày việc lựa chọn nhóm 12 trong một trình thuật ở trước (Mc 3,13-19) và ở bản văn này chỉ đề cập tới việc sai đi và những lời căn dặn. Tuy nhiên, thánh Máccô trình bày các chủ đề rất vắn gọn.
Sự khác biệt đó trong lối biên soạn gợi lại cho chúng ta nhớ ý hướng thần học của Máccô.
Thánh Máccô luôn nhấn mạnh: sứ mệnh của các môn đệ là sự tiếp nối sứ mệnh của Chúa Giêsu Đấng Thiên sai cứu độ. Thế nên, người môn đệ của Chúa Giêsu trước hết là kẻ thâm tín rằng: họ chọn đi theo con đường cũng như sứ mệnh của Thầy họ.
Từ đó, trong nhãn quan thần học Máccô, sứ mệnh của nhóm 12 mang một tầm vóc rộng rãi hơn các thánh ký kia. Nghĩa là sứ mệnh này cũng là sứ mệnh của tất cả các môn đệ, áp dụng cho mọi Kitô hữu của mọi thời. Nói cách khác, sứ mệnh này của nhóm 12 dự phóng lên sứ mệnh của Giáo Hội toàn thể, nó bao hàm một quyết định nền tảng cho mọi người. Sứ mệnh này cống hiến ơn cứu rỗi của Thiên Chúa; song, nó trở nên sự xét xử cho những ai cứng lòng chai đá. Việc sai phái nhóm 12 do Chúa Giêsu đềà xướng, trở thành một lời khuyên nhủ cũng như một sự kiểm điểm lương tâm nơi những ai được ủy thác tránh vụ này. Vì chưng những huấn dụ của Chúa Giêsu ngỏ cho các môn đệ luôn giữ giá trị hiện sinh cho mọi sứ giả Tin Mừng.
Người... sai họ đi từng hai người, cho họ quyền năng trên các thần ô uế. Người truyền cho họ không được đem gì đi đàng, trừ cái gậy, không bánh, không bị, không tiền đồng vận ở thắt lưng, được đi dép nhưng đừng mặc hai áo... Đã vào nhà nào thì lưu lại đó cho đến lúc đi khỏi (c. 7-10)
Đây là thói lệ của người Do Thái, dù trong trường hợp sai các sứ giả chính thức hay tư riêng. Vì chưng theo quan niệm của họ, kẻ loan báo sứ điệp cần có một người làm chứng bên cạnh để xác minh lời truyền đạt. Như vậy, các môn đệ còn là những chứng nhân của sứ điệp Thiên Chúa.
Nơi Máccô, Chúa Giêsu cho phép các môn đệ mang gậy và dép: gậy đi đường và dép là thứ phương tiện cần thiết cho khách lữ hành trên các nẻo đường sỏi đá xứ Palestina. Luca, vì không biết rõ sinh hoạt Palestina, đã miêu tả là cũng không được mang các thứ phương tiện đó (Lc 9,3; 10,4; x. Mt 10,9-11). Thực ra, dù các chi tiết khác nhau, các Tin Mừng cũng chỉ nhằm phác họa sự siêu thoát nội tâm của người sứ giả Tin Mừng. Quả vậy, trong nhãn quan thần học Máccô, những lời huấn dụ của Chúa Giêsu muốn khơi dậy nơi người môn đệ tinh thần thanh thoát biết vượt qua tất cả để có thể rao giảng Tin Mừng.
Những nhu cầu vật chất như tiền bạc, bao bị, áo quần đều là phụ thuộc nơi người môn đệ Chúa. Thời đó, những người Do Thái giàu sang dư giả thường mặc 2 áo nhưng người môn đệ của Chúa không mặc hai áo (c. 9), vì sự giàu sang dư giả cũng không phải là mục đích của cuộc đời. Sự thao thức chủ yếu của họ là loan báo Tin Mừng, là mời gọi sự hoán cải và Đức tin.
Vấn đề đã rõ, tại sao Chúa Giêsu lại huấn dụ rõ ràng cho các môn đệ về sự thanh thoát về của cải, vật chất.
Hơn một lần, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ”. Không phải Chúa Giêsu phải bắt môn đệ của mình phải sống nghèo, sống đói, sống khổ nhưng sống trong cái tâm tình của sự tin tưởng, phó thác vào quyền năng của Thiên Chúa.
Là môn đệ đích thực, ắt hẳn phải thực thi triệt để huấn dụ, lời mời gọi này của Thiên Chúa. Nhìn lại cuộc đời mỗi người chúng ta, là kitô hữu, là môn đệ của Chúa ấy nhưng lòng của chúng ta có thanh thản với vật chất, với danh vọng, với những gì làm cản bước tiến của ta trên con đường gặp Chúa và gặp anh chị em đồng loại hay không ?
Xin giúp chúng con nên nhân chứng trong cuộc sống
Lm Jude Siciliano OP
06:27 10/07/2009
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN B
Am 7: 12-15; Tv 85: 9-14; Ep 1: 3-14; Mc 6: 7-13
Bài Phúc âm của Thánh Mác-cô được đọc hôm nay, mặc dù mới chỉ ở khoảng một phần ba, nhưng có vẻ như đã đi đến đoạn kết của Phúc Âm. Được diễn tả như là phút chia tay, nên Phúc âm có nói đến việc chuyển giao quyền hành và trách nhiệm cho thế hệ mới. Nhưng đây không phải là đoạn kết thúc Phúc âm của Mác-cô, và còn phần tiếp theo nữa vào Chúa nhật sau. Mười hai môn đệ sẽ trở về để trình lại cho Thầy “và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy” (Mc 6:30)
Mười hai Môn đệ và các người khác theo Chúa Giêsu chưa được huấn luyện đầy đủ, còn cần phải học hỏi và huấn luyện thêm với Chúa Giêsu. Những điều các ông đã dạy khi các ông được sai đi còn là những khái niệm mở đầu chưa hoàn chỉnh, vì điểm chính trong Phúc âm Thánh Mác-cô là dạy về sự đau khổ của Chúa Giêsu, và Thánh giá chúng ta tự nguyện chấp nhận nếu muốn làm môn đệ của của Ngài. Thật vậy, các Môn đệ đang được huấn luyện. Nhưng, Chúa Giêsu vẫn gọi họ đi dạy dỗ và chữa bệnh cho mọi người. Do Ngài đã tin tưởng vào các ông, và bảo các ông chia sẻ những điều đã học được cho kẻ khác và chữa bệnh tật cho họ như Chúa Giêsu vừa mới làm trước mặt họ.
Vậy thì tại sao chúng ta còn ngần ngại trong việc chia sẻ đức tin cho kẻ khác? Có phải vì chúng ta nghĩ chúng ta chưa được huấn luyện đầy đủ chăng? Đúng vậy, chúng ta không phải là những nhà thần học, nhưng chúng ta cũng có những điều như các môn đệ đã học hỏi được nơi Chúa Giêsu. Các ông đã sống với Chúa Giêsu, đã chứng kiến quyền năng của Ngài chữa bệnh tật cho dân chúng. Thử hỏi, chúng ta có dám nói về sự liên kết mật thiết của chúng ta đối với Chúa Giêsu không? Hoặc chúng ta có dám mời người nào đó mở Thánh kinh, dự lớp Thánh kinh ở nhà thờ hay mời họ “liên hệ với Cha xứ hay một tu sĩ chuyên dạy giáo lý trong giáo xứ” khi họ hỏi về kinh nghiệm đời sống đức tin của chúng ta?
Chúa Giêsu gọi 12 Môn đệ. Ngài cũng mời gọi chúng ta như vậy và sai chúng ta đi. Thư thánh Phaolô gởi giáo hữu thành Ê-phê-sô hôm nay nhắc chúng ta là “Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần” (Ep 1,3b). Thay vì nói đến những điều chúng ta còn thiếu sót, thì tốt hơn là nhấn mạnh đến những điều chúng ta đã được lãnh nhận “muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần”. Những ơn phúc đó giúp chúng ta trả lời khi có ai hỏi: “bạn tin gì?” hay “Đối với bạn Chúa Giêsu là ai?”
Chúa Giêsu gọi các Môn đệ ra đi, và Ngài muốn các ông biết chắc thành công sẽ không do nơi các ông, nên Ngài bảo các ông ra đi với hành trang đơn sơ, không gậy, không thực phẩm, bao bị hay tiền bạc. Họ phải lệ thuộc vào sự đón tiếp của tha nhân. Những người đón tiếp sẽ cho họ nơi ăn, chốn ở, chỉ vì các ông là những người do Đức Kitô gởi đến.
Thử hỏi ai là người đến với chúng ta trong đời sống hàng ngày, để mang đến cho chúng ta ơn khôn ngoan và ơn chữa lành? Không phải vì xe hơi sang trọng của họ làm chúng ta để ý, nhưng là bởi lòng trí của họ làm chúng ta đón tiếp họ. Họ không phải là những bậc vị vọng hay có nhiều tiền, nhưng qua cung cách sống, chúng ta có thể nhận biết họ là ai, và ai đã gởi họ đến.
Trong xã hội chúng ta, những người tự làm nên sự nghiệp được ca ngợi. Chúng ta thấy các tiện nghi sang trọng và cuộc sống của họ rất ấn tượng. Nhưng môn đệ của Chúa tin vào sự đón tiếp của tha nhân. Chúng ta được nhắc nhở là hãy đón tiếp những người đến với chúng ta vì danh Chúa Giêsu, vì họ là những người hướng dẫn và sẽ chữa lành cho chúng ta. Việc gì sẽ xảy ra khi họ đến? Sự đón tiếp đó có làm nên cộng đoàn và khi “có hai hay ba người họp lại” thì sẽ gặp Ngài ở giữa chúng ta như hôm nay buổi họp mặt trong Phụng vụ Thánh Thể. Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta, Ngài đang dạy và chữa lành cho chúng ta qua những người Ngài gọi và gởi đến cho chúng ta. Tôi tự hỏi những người đó là ai? Không phải chỉ những người trên cung thánh đâu mà cả những người ngồi cùng dãy ghế với chúng ta. Vì, có thể đó là những người nói những lời giúp đỡ và an ủi khi chúng ta cần. Họ được Chúa Giêsu gọi đến với chúng ta như các Môn đệ đã được sai đi mà Phúc âm hôm nay đã nói tới.
Những điều Chúa Giêsu dạy trong Kinh Thánh: Đón tiếp tha nhân là một nhân đức quan trọng. Đón tiếp vào đời sống chúng ta, vào với cộng đoàn, đời sống giáo xứ, và đời sống quốc gia, là dấu chỉ Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Thiên Chúa đón tiếp chúng ta khi chúng ta là người xa lạ, và hôm nay Chúa Giêsu đón tiếp chúng ta ngồi bàn tiệc Thánh với Ngài.
Nhiều người trong chúng ta không muốn ai cũng nhìn vào mình. Chúng ta hãy nhìn ngôn sứ Amos trong bài đọc 1. Ông ta nói với thầy tư tế là ông ta không bao giờ muốn làm ngôn sứ, và chỉ muốn trở về với nghề nuôi bò và chăm sóc cây sung. Ông ta không muốn ở Thánh điện ở Bết-en. Ông không hề dự lớp huấn luyện để tiên tri, nhưng thế mà tự nhiên Đức Chúa đã chọn ông và sai đi như các Môn đệ đã được chọn và sai đi. Amos đang ở trong Thánh điện nhà vua và làm như lời Chúa dạy bảo. Đây cũng là chuyện một người thường dân đã được Thiên Chúa chọn và sai đi. Đối với chúng ta có lẽ hơi khác. Chúng ta được chọn trong công việc thường ngày để làm nhân chứng cho Chúa Kitô ngay trong cuộc sống.
Vừa rồi tôi có gặp một sinh viên đứng đầu một nhóm học Kinh thánh ở đại học. Tôi hỏi anh ta, vì sao anh làm việc tình nguyện đó. Anh trả lời là không biết, nhưng anh cảm thấy như anh đã được gọi để là việc đó. Rồi anh tự nguyện làm thử xem sao. Tôi không nghĩ là Chúa Giêsu tìm xem sức học của anh ta. Trái lại Chúa Giêsu nhìn vào tấm lòng của sinh viên đó và muốn anh ta thử đứng đầu một nhóm học Kinh thánh xem sao. Tôi cũng quen một bà cụ đem 2 cháu mình đi nhà thờ và giảng dạy cho cháu hiểu những sự kiện trong nhà thờ vì 2 cháu chưa đến nhà thờ bao giờ. Một luật sư trong nhóm chia sẻ đức tin trong giờ ăn trưa. Một người hưu trí viết thơ cho những tù nhân để trả lời những câu hỏi của họ về đức tin. Đây là điển hình những giáo dân đã được Chúa gọi và đã đáp lại lời mời gọi đó.
Anh chị em có thấy một vài chi tiết trong Phúc âm hôm nay không giống như chi tiết trong Phúc âm thánh Mát-thêu và thánh Luca không? Trong Phúc âm thánh Mác-cô, Chúa Giêsu bảo các Môn đệ không nên đem theo gì cả. Trái lại, trong hai Phúc âm kia, Ngài bảo các ông nên mang dép. Đây là chi tiết nhỏ, mang dép và cầm gậy ám chỉ các ông sẽ đi xa giống như lời gọi đi xa của Chúa Giêsu. Gọi đi xa hơi đáng ngại thật, vì đi xa sẽ mệt mỏi, nhưng phấn khởi, và sẽ thêm hăng hái. Những người được gọi ra đi rao giảng sẽ đi đến những nơi xa lạ. Và họ chỉ có một niềm tin là Chúa Giêsu đã mời gọi và sai đi. Họ sẽ gặp những gian nan, không mang theo vật dụng tùy thân. Sẽ nương tựa vào tha nhân. Lịch sử đã cho chúng ta biết các ông đã thành công như thế nào, họ chỉ mang dép và cầm gậy thôi, và chỉ có đức tin là hành trang mà họ mang theo.
Thực tế hôm nay thường thiếu ơn gọi linh mục và tu sĩ trong Giáo hội, nơi trường học và các bệnh viện. Lúc trước chúng ta cứ nghĩ: các linh mục và tu sĩ làm việc ngoài xã hội như mở trường dạy học và mở bệnh viện săn sóc người đau ốm. Các nhà truyền giáo đi khắp nơi rao giảnh Tin mừng. Bây giờ không như vậy nữa. Thiếu ơn gọi những giới này cũng là dịp phát sinh ơn gọi cho những giới khác. Các giáo dân đã lãnh nhận các phần việc đó. Giáo dân đã làm rất nhiều việc: Như quản sóc giáo xứ, thăm viếng người bệnh, đọc lời Chúa trong Phụng vụ, trao Mình Thánh Chúa, dạy giáo lý, dạy thần học và Kinh thánh, giảng dạy và chăm sóc người nghèo v.v…
Thực tế là ngày nay có nhiều người rao giảng Tin Mừng, dù vậy những người khác không nên nghĩ là mình sẽ trốn tránh được. Thật ra, qua nhiều mẫu gương của giáo dân, chúng ta cần được trợ giúp đời sống đức tin để làm nhân chứng cho Chúa Ki-tô. Thật ra, sẽ có nhiều dịp để chúng ta chứng tỏ đức tin của mình. Chúng ta nên nhớ phần cuối của Phúc âm Mác-cô, Chúa Giêsu mời gọi các Môn đệ ra đi rao giảng và chữa bệnh cho người khác. (Mc 16:15)
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Am 7: 12-15; Tv 85: 9-14; Ep 1: 3-14; Mc 6: 7-13
Bài Phúc âm của Thánh Mác-cô được đọc hôm nay, mặc dù mới chỉ ở khoảng một phần ba, nhưng có vẻ như đã đi đến đoạn kết của Phúc Âm. Được diễn tả như là phút chia tay, nên Phúc âm có nói đến việc chuyển giao quyền hành và trách nhiệm cho thế hệ mới. Nhưng đây không phải là đoạn kết thúc Phúc âm của Mác-cô, và còn phần tiếp theo nữa vào Chúa nhật sau. Mười hai môn đệ sẽ trở về để trình lại cho Thầy “và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy” (Mc 6:30)
Mười hai Môn đệ và các người khác theo Chúa Giêsu chưa được huấn luyện đầy đủ, còn cần phải học hỏi và huấn luyện thêm với Chúa Giêsu. Những điều các ông đã dạy khi các ông được sai đi còn là những khái niệm mở đầu chưa hoàn chỉnh, vì điểm chính trong Phúc âm Thánh Mác-cô là dạy về sự đau khổ của Chúa Giêsu, và Thánh giá chúng ta tự nguyện chấp nhận nếu muốn làm môn đệ của của Ngài. Thật vậy, các Môn đệ đang được huấn luyện. Nhưng, Chúa Giêsu vẫn gọi họ đi dạy dỗ và chữa bệnh cho mọi người. Do Ngài đã tin tưởng vào các ông, và bảo các ông chia sẻ những điều đã học được cho kẻ khác và chữa bệnh tật cho họ như Chúa Giêsu vừa mới làm trước mặt họ.
Vậy thì tại sao chúng ta còn ngần ngại trong việc chia sẻ đức tin cho kẻ khác? Có phải vì chúng ta nghĩ chúng ta chưa được huấn luyện đầy đủ chăng? Đúng vậy, chúng ta không phải là những nhà thần học, nhưng chúng ta cũng có những điều như các môn đệ đã học hỏi được nơi Chúa Giêsu. Các ông đã sống với Chúa Giêsu, đã chứng kiến quyền năng của Ngài chữa bệnh tật cho dân chúng. Thử hỏi, chúng ta có dám nói về sự liên kết mật thiết của chúng ta đối với Chúa Giêsu không? Hoặc chúng ta có dám mời người nào đó mở Thánh kinh, dự lớp Thánh kinh ở nhà thờ hay mời họ “liên hệ với Cha xứ hay một tu sĩ chuyên dạy giáo lý trong giáo xứ” khi họ hỏi về kinh nghiệm đời sống đức tin của chúng ta?
Chúa Giêsu gọi 12 Môn đệ. Ngài cũng mời gọi chúng ta như vậy và sai chúng ta đi. Thư thánh Phaolô gởi giáo hữu thành Ê-phê-sô hôm nay nhắc chúng ta là “Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần” (Ep 1,3b). Thay vì nói đến những điều chúng ta còn thiếu sót, thì tốt hơn là nhấn mạnh đến những điều chúng ta đã được lãnh nhận “muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần”. Những ơn phúc đó giúp chúng ta trả lời khi có ai hỏi: “bạn tin gì?” hay “Đối với bạn Chúa Giêsu là ai?”
Chúa Giêsu gọi các Môn đệ ra đi, và Ngài muốn các ông biết chắc thành công sẽ không do nơi các ông, nên Ngài bảo các ông ra đi với hành trang đơn sơ, không gậy, không thực phẩm, bao bị hay tiền bạc. Họ phải lệ thuộc vào sự đón tiếp của tha nhân. Những người đón tiếp sẽ cho họ nơi ăn, chốn ở, chỉ vì các ông là những người do Đức Kitô gởi đến.
Thử hỏi ai là người đến với chúng ta trong đời sống hàng ngày, để mang đến cho chúng ta ơn khôn ngoan và ơn chữa lành? Không phải vì xe hơi sang trọng của họ làm chúng ta để ý, nhưng là bởi lòng trí của họ làm chúng ta đón tiếp họ. Họ không phải là những bậc vị vọng hay có nhiều tiền, nhưng qua cung cách sống, chúng ta có thể nhận biết họ là ai, và ai đã gởi họ đến.
Trong xã hội chúng ta, những người tự làm nên sự nghiệp được ca ngợi. Chúng ta thấy các tiện nghi sang trọng và cuộc sống của họ rất ấn tượng. Nhưng môn đệ của Chúa tin vào sự đón tiếp của tha nhân. Chúng ta được nhắc nhở là hãy đón tiếp những người đến với chúng ta vì danh Chúa Giêsu, vì họ là những người hướng dẫn và sẽ chữa lành cho chúng ta. Việc gì sẽ xảy ra khi họ đến? Sự đón tiếp đó có làm nên cộng đoàn và khi “có hai hay ba người họp lại” thì sẽ gặp Ngài ở giữa chúng ta như hôm nay buổi họp mặt trong Phụng vụ Thánh Thể. Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta, Ngài đang dạy và chữa lành cho chúng ta qua những người Ngài gọi và gởi đến cho chúng ta. Tôi tự hỏi những người đó là ai? Không phải chỉ những người trên cung thánh đâu mà cả những người ngồi cùng dãy ghế với chúng ta. Vì, có thể đó là những người nói những lời giúp đỡ và an ủi khi chúng ta cần. Họ được Chúa Giêsu gọi đến với chúng ta như các Môn đệ đã được sai đi mà Phúc âm hôm nay đã nói tới.
Những điều Chúa Giêsu dạy trong Kinh Thánh: Đón tiếp tha nhân là một nhân đức quan trọng. Đón tiếp vào đời sống chúng ta, vào với cộng đoàn, đời sống giáo xứ, và đời sống quốc gia, là dấu chỉ Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Thiên Chúa đón tiếp chúng ta khi chúng ta là người xa lạ, và hôm nay Chúa Giêsu đón tiếp chúng ta ngồi bàn tiệc Thánh với Ngài.
Nhiều người trong chúng ta không muốn ai cũng nhìn vào mình. Chúng ta hãy nhìn ngôn sứ Amos trong bài đọc 1. Ông ta nói với thầy tư tế là ông ta không bao giờ muốn làm ngôn sứ, và chỉ muốn trở về với nghề nuôi bò và chăm sóc cây sung. Ông ta không muốn ở Thánh điện ở Bết-en. Ông không hề dự lớp huấn luyện để tiên tri, nhưng thế mà tự nhiên Đức Chúa đã chọn ông và sai đi như các Môn đệ đã được chọn và sai đi. Amos đang ở trong Thánh điện nhà vua và làm như lời Chúa dạy bảo. Đây cũng là chuyện một người thường dân đã được Thiên Chúa chọn và sai đi. Đối với chúng ta có lẽ hơi khác. Chúng ta được chọn trong công việc thường ngày để làm nhân chứng cho Chúa Kitô ngay trong cuộc sống.
Vừa rồi tôi có gặp một sinh viên đứng đầu một nhóm học Kinh thánh ở đại học. Tôi hỏi anh ta, vì sao anh làm việc tình nguyện đó. Anh trả lời là không biết, nhưng anh cảm thấy như anh đã được gọi để là việc đó. Rồi anh tự nguyện làm thử xem sao. Tôi không nghĩ là Chúa Giêsu tìm xem sức học của anh ta. Trái lại Chúa Giêsu nhìn vào tấm lòng của sinh viên đó và muốn anh ta thử đứng đầu một nhóm học Kinh thánh xem sao. Tôi cũng quen một bà cụ đem 2 cháu mình đi nhà thờ và giảng dạy cho cháu hiểu những sự kiện trong nhà thờ vì 2 cháu chưa đến nhà thờ bao giờ. Một luật sư trong nhóm chia sẻ đức tin trong giờ ăn trưa. Một người hưu trí viết thơ cho những tù nhân để trả lời những câu hỏi của họ về đức tin. Đây là điển hình những giáo dân đã được Chúa gọi và đã đáp lại lời mời gọi đó.
Anh chị em có thấy một vài chi tiết trong Phúc âm hôm nay không giống như chi tiết trong Phúc âm thánh Mát-thêu và thánh Luca không? Trong Phúc âm thánh Mác-cô, Chúa Giêsu bảo các Môn đệ không nên đem theo gì cả. Trái lại, trong hai Phúc âm kia, Ngài bảo các ông nên mang dép. Đây là chi tiết nhỏ, mang dép và cầm gậy ám chỉ các ông sẽ đi xa giống như lời gọi đi xa của Chúa Giêsu. Gọi đi xa hơi đáng ngại thật, vì đi xa sẽ mệt mỏi, nhưng phấn khởi, và sẽ thêm hăng hái. Những người được gọi ra đi rao giảng sẽ đi đến những nơi xa lạ. Và họ chỉ có một niềm tin là Chúa Giêsu đã mời gọi và sai đi. Họ sẽ gặp những gian nan, không mang theo vật dụng tùy thân. Sẽ nương tựa vào tha nhân. Lịch sử đã cho chúng ta biết các ông đã thành công như thế nào, họ chỉ mang dép và cầm gậy thôi, và chỉ có đức tin là hành trang mà họ mang theo.
Thực tế hôm nay thường thiếu ơn gọi linh mục và tu sĩ trong Giáo hội, nơi trường học và các bệnh viện. Lúc trước chúng ta cứ nghĩ: các linh mục và tu sĩ làm việc ngoài xã hội như mở trường dạy học và mở bệnh viện săn sóc người đau ốm. Các nhà truyền giáo đi khắp nơi rao giảnh Tin mừng. Bây giờ không như vậy nữa. Thiếu ơn gọi những giới này cũng là dịp phát sinh ơn gọi cho những giới khác. Các giáo dân đã lãnh nhận các phần việc đó. Giáo dân đã làm rất nhiều việc: Như quản sóc giáo xứ, thăm viếng người bệnh, đọc lời Chúa trong Phụng vụ, trao Mình Thánh Chúa, dạy giáo lý, dạy thần học và Kinh thánh, giảng dạy và chăm sóc người nghèo v.v…
Thực tế là ngày nay có nhiều người rao giảng Tin Mừng, dù vậy những người khác không nên nghĩ là mình sẽ trốn tránh được. Thật ra, qua nhiều mẫu gương của giáo dân, chúng ta cần được trợ giúp đời sống đức tin để làm nhân chứng cho Chúa Ki-tô. Thật ra, sẽ có nhiều dịp để chúng ta chứng tỏ đức tin của mình. Chúng ta nên nhớ phần cuối của Phúc âm Mác-cô, Chúa Giêsu mời gọi các Môn đệ ra đi rao giảng và chữa bệnh cho người khác. (Mc 16:15)
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Mời Gọi
Lm Vũđình Tường
14:24 10/07/2009
Xã hội thường trao công việc quan trọng cho người tài cao, học rộng, nhiều bằng cấp, lắm kinh nghiệm gánh vác. Người này xếp loại, tùy theo mức quan trọng, phân chia công việc lớn, nhỏ ra làm nhiều việc khác nhau. Tùy theo khả năng từng người mà công việc được trao.
Ngạc nhiên
Việc Chúa làm gây nhiều ngạc nhiên vì rất khác cách xã hội tổ chức. Điểm ngạc nhiên thứ nhất, người Chúa mời gọi không bắt buộc phải có bằng cấp cao, thành phần ưu tú, trí thức, làm công việc trọng đại. Chúa gọi cả hai, giỏi lẫn bình thường làm công việc trọng đại, khác thường.
Điểm ngạc nhiên thứ hai, Chúa trao công việc dựa vào lòng yêu mến. Kẻ yêu nhiều đáp trả nhiều; kẻ yêu ít đáp trả ít. Đáp trả là việc làm xuất phát do lòng thiện tâm nên sứ mạng của mỗi người đều quan trọng, không ai có thể nói việc này quan trọng hơn việc kia. Tất cả đều phục vụ cho nước trời. Tất cả phục vụ vì lòng yêu mến.
Điểm ngạc nhiên thứ ba, xã hội quan niệm người giỏi hơn giúp người yếu kém hơn. Đức Kitô, trái lại, dùng người giầu lòng thiện tâm, giúp đỡ người khác. Không phải khối óc mà do con tim, đập chung nhịp, làm việc chung với nhau tạo thành cộng đoàn yêu thương. Chúa nhắm đến cộng đoàn yêu thương. Mọi người sống tương trợ, giúp đỡ, cảm thông và tha thứ.
Điểm ngạc nhiên thứ tư, Chúa muốn con người sống thứ tha vì ai cũng có nhược điểm, sai lầm. Làng nào không đón anh em thì hãy phủi bụi dưới chân để cảnh cáo họ. Phủi bụi chân, hành động từ bỏ, quên đi, đừng lưu tâm đến mà phiền lòng. Phủi bụi chân là dấu chỉ phản đối bất bạo động. Việc chính của sứ giả là rao giảng, kêu gọi sám hối, chữa lành bệnh tật. Sứ giả không cần bận tâm đối xử với họ. Đối xử với họ ra sao Thiên Chúa có cách riêng của Ngài Cv13,51.
Điểm ngạc nhiên thứ năm, Chúa dùng người giầu nhân đức cải tạo, thay đổi lối suy nghĩ, cách sống của người thông thái. Tài cao, học rộng của con người ích chi nếu kiến thức ấy không sinh ích cho phúc lợi con người. Điều này thực hiện được khi người tài cao, học rộng sống khiêm nhường.
Điểm ngạc nhiên thứ sáu. Đức Kitô trọng đức hơn tài. Ngài kêu gọi người giầu nhân đức chung sức làm việc kiện toàn hoá đời sống con người. Theo Ngài mầm mống xa đoạ, sống thác loạn mọc lên ở những nơi trọng tài hơn đức. Chiến tranh, cãi vã, tranh giành là điều không thể tránh.
Điểm ngạc nhiên thứ bảy. Người ta có thể chối bỏ Tin Mừng nhưng không thể ăn cắp Tin Mừng. Bởi vì Tin Mừng thánh hoá đời sống. Nơi đâu có đời sống thánh thiện nơi đó vắng bóng trộm cắp. Chúa dùng bình sành dễ bể, hay vỡ để chứa đựng vật quí Tin Mừng mà không cần tủ sắt cất vật quí như cách cất giữ của xã hội.
Công việc
Đức Kitô kêu gọi các tông đồ, là những người có cuộc sống bình thường, làm công việc trọng đại, rao giảng Tin Mừng đến muôn dân. Họ làm công việc mà chính Chúa đang làm. Công việc này được Chúa trao lại cho Giáo Hội do Đức Kitô sáng lập, đặt nền tảng trên các thánh tông đồ. Nhờ có kinh nghiệm cuộc sống bình thường, sứ giả rao giảng Tin Mừng dễ cảm thông với đại chúng. Ăn uống, ngủ nghỉ như đại chúng. Dùng ngôn ngữ bình dân của đại chúng để giải thích Tin Mừng.
Cuộc sống bình dị của sứ giả là dấu chỉ của hoà đồng và lòng mến. Sứ giả Tin Mừng phó thác trong tay Chúa quan phòng. Không phải lo ăn gì, uống gì, tiền đâu tiêu. Phó thác cho Chúa lúc an bình cũng như lúc nguy nan trong cuộc sống. Niềm vui duy nhất của sứ giả là tình yêu Chúa. Chính tình yêu này mà họ cảm thấy sung mãn, không còn cần nhu cầu nào khác ngoài tình yêu phục vụ.
Bình thường ngôn từ bình dân không đủ để lí giải Tin Mừng. Tuy nhiên sứ giả dùng ngôn ngữ bình dân để gieo Tin Mừng là dựa vào sức mạnh thần thiêng. Thánh Thần hoạt động qua môi miệng, cuộc sống sứ giả. Sứ giả là chứng nhân cho Kitô, không phải bằng lời nói nhưng bằng hành động cụ thể, thể hiện qua cuộc sống. Thánh Thần cũng tác động tâm hồn người đón nhận Tin Mừng.
Không sứ giả nào có quyền tự hào và đòi hưởng bổng lộc, thành quả của việc rao giảng. Sứ giả chỉ là dụng cụ trong tay Chúa. Đánh động tâm hồn con người, biến đổi các tín hữu là việc làm của Thánh Thần. Đấng ban phát và thánh hoá đời sống Kitô hữu.
Phần thưởng cao quí của sứ giả là được đồng hành với người đón nhận Tin Mừng. Trở thành thân hữu, chia sẻ đời sống, mừng vui chung với cộng đoàn. Nhờ thế sứ giả làm giầu đời sống đức tin và hoàn thành nhiệm vụ chứng nhân tốt đẹp hơn.
Ngày nay
Sứ giả hiện nay loan truyền cùng một Tin Mừng các tông đồ xưa loan truyền. Tin Mừng xưa nay không hề thay đổi phẩm chất và nội dung. Ngàn đời sau vẫn thế, nội dung Tin Mừng không thay đổi. Tuy nhiên phương thức và ngôn từ rao giảng có thay đổi cho phù hợp với thời đại mới, lối sống mới. Việc thay đổi nhằm mục đích giúp sứ giả nắm bắt được trào lưu thay đổi của xã hội. Hội nhập vào để thánh hoá, trong sạch hoá, phong tục và tập quán, tập tục địa phương, cho phù hợp với tinh thần Tin Mừng. Bản chất của Tin Mừng là dùng tình yêu Chúa để canh tân, sám hối và bảo vệ mạng sống. Để xã hội tục hoá Tin Mừng là những sứ giả giả hình.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Ngạc nhiên
Việc Chúa làm gây nhiều ngạc nhiên vì rất khác cách xã hội tổ chức. Điểm ngạc nhiên thứ nhất, người Chúa mời gọi không bắt buộc phải có bằng cấp cao, thành phần ưu tú, trí thức, làm công việc trọng đại. Chúa gọi cả hai, giỏi lẫn bình thường làm công việc trọng đại, khác thường.
Điểm ngạc nhiên thứ hai, Chúa trao công việc dựa vào lòng yêu mến. Kẻ yêu nhiều đáp trả nhiều; kẻ yêu ít đáp trả ít. Đáp trả là việc làm xuất phát do lòng thiện tâm nên sứ mạng của mỗi người đều quan trọng, không ai có thể nói việc này quan trọng hơn việc kia. Tất cả đều phục vụ cho nước trời. Tất cả phục vụ vì lòng yêu mến.
Điểm ngạc nhiên thứ ba, xã hội quan niệm người giỏi hơn giúp người yếu kém hơn. Đức Kitô, trái lại, dùng người giầu lòng thiện tâm, giúp đỡ người khác. Không phải khối óc mà do con tim, đập chung nhịp, làm việc chung với nhau tạo thành cộng đoàn yêu thương. Chúa nhắm đến cộng đoàn yêu thương. Mọi người sống tương trợ, giúp đỡ, cảm thông và tha thứ.
Điểm ngạc nhiên thứ tư, Chúa muốn con người sống thứ tha vì ai cũng có nhược điểm, sai lầm. Làng nào không đón anh em thì hãy phủi bụi dưới chân để cảnh cáo họ. Phủi bụi chân, hành động từ bỏ, quên đi, đừng lưu tâm đến mà phiền lòng. Phủi bụi chân là dấu chỉ phản đối bất bạo động. Việc chính của sứ giả là rao giảng, kêu gọi sám hối, chữa lành bệnh tật. Sứ giả không cần bận tâm đối xử với họ. Đối xử với họ ra sao Thiên Chúa có cách riêng của Ngài Cv13,51.
Điểm ngạc nhiên thứ năm, Chúa dùng người giầu nhân đức cải tạo, thay đổi lối suy nghĩ, cách sống của người thông thái. Tài cao, học rộng của con người ích chi nếu kiến thức ấy không sinh ích cho phúc lợi con người. Điều này thực hiện được khi người tài cao, học rộng sống khiêm nhường.
Điểm ngạc nhiên thứ sáu. Đức Kitô trọng đức hơn tài. Ngài kêu gọi người giầu nhân đức chung sức làm việc kiện toàn hoá đời sống con người. Theo Ngài mầm mống xa đoạ, sống thác loạn mọc lên ở những nơi trọng tài hơn đức. Chiến tranh, cãi vã, tranh giành là điều không thể tránh.
Điểm ngạc nhiên thứ bảy. Người ta có thể chối bỏ Tin Mừng nhưng không thể ăn cắp Tin Mừng. Bởi vì Tin Mừng thánh hoá đời sống. Nơi đâu có đời sống thánh thiện nơi đó vắng bóng trộm cắp. Chúa dùng bình sành dễ bể, hay vỡ để chứa đựng vật quí Tin Mừng mà không cần tủ sắt cất vật quí như cách cất giữ của xã hội.
Công việc
Đức Kitô kêu gọi các tông đồ, là những người có cuộc sống bình thường, làm công việc trọng đại, rao giảng Tin Mừng đến muôn dân. Họ làm công việc mà chính Chúa đang làm. Công việc này được Chúa trao lại cho Giáo Hội do Đức Kitô sáng lập, đặt nền tảng trên các thánh tông đồ. Nhờ có kinh nghiệm cuộc sống bình thường, sứ giả rao giảng Tin Mừng dễ cảm thông với đại chúng. Ăn uống, ngủ nghỉ như đại chúng. Dùng ngôn ngữ bình dân của đại chúng để giải thích Tin Mừng.
Cuộc sống bình dị của sứ giả là dấu chỉ của hoà đồng và lòng mến. Sứ giả Tin Mừng phó thác trong tay Chúa quan phòng. Không phải lo ăn gì, uống gì, tiền đâu tiêu. Phó thác cho Chúa lúc an bình cũng như lúc nguy nan trong cuộc sống. Niềm vui duy nhất của sứ giả là tình yêu Chúa. Chính tình yêu này mà họ cảm thấy sung mãn, không còn cần nhu cầu nào khác ngoài tình yêu phục vụ.
Bình thường ngôn từ bình dân không đủ để lí giải Tin Mừng. Tuy nhiên sứ giả dùng ngôn ngữ bình dân để gieo Tin Mừng là dựa vào sức mạnh thần thiêng. Thánh Thần hoạt động qua môi miệng, cuộc sống sứ giả. Sứ giả là chứng nhân cho Kitô, không phải bằng lời nói nhưng bằng hành động cụ thể, thể hiện qua cuộc sống. Thánh Thần cũng tác động tâm hồn người đón nhận Tin Mừng.
Không sứ giả nào có quyền tự hào và đòi hưởng bổng lộc, thành quả của việc rao giảng. Sứ giả chỉ là dụng cụ trong tay Chúa. Đánh động tâm hồn con người, biến đổi các tín hữu là việc làm của Thánh Thần. Đấng ban phát và thánh hoá đời sống Kitô hữu.
Phần thưởng cao quí của sứ giả là được đồng hành với người đón nhận Tin Mừng. Trở thành thân hữu, chia sẻ đời sống, mừng vui chung với cộng đoàn. Nhờ thế sứ giả làm giầu đời sống đức tin và hoàn thành nhiệm vụ chứng nhân tốt đẹp hơn.
Ngày nay
Sứ giả hiện nay loan truyền cùng một Tin Mừng các tông đồ xưa loan truyền. Tin Mừng xưa nay không hề thay đổi phẩm chất và nội dung. Ngàn đời sau vẫn thế, nội dung Tin Mừng không thay đổi. Tuy nhiên phương thức và ngôn từ rao giảng có thay đổi cho phù hợp với thời đại mới, lối sống mới. Việc thay đổi nhằm mục đích giúp sứ giả nắm bắt được trào lưu thay đổi của xã hội. Hội nhập vào để thánh hoá, trong sạch hoá, phong tục và tập quán, tập tục địa phương, cho phù hợp với tinh thần Tin Mừng. Bản chất của Tin Mừng là dùng tình yêu Chúa để canh tân, sám hối và bảo vệ mạng sống. Để xã hội tục hoá Tin Mừng là những sứ giả giả hình.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Chúa Giêsu gọi 12 Tông Đồ ra đi
Tuyết Mai
14:53 10/07/2009
Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế. Và Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo. (Mc 6, 7-13).
Thời của Chúa Giêsu, tiên khởi chỉ có vỏn vẹn 12 Tông Đồ. Sau một thời gian ngắn đi theo Thầy Giêsu để được học đạo và được Ngài truyền cho tất cả những bửu bối để được cùng với Ngài truyền bá Nước Trời, đến cùng dân chúng khắp nơi xa gần. Chúa sai từng hai người đi!? Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo!?.
Tại sao Thầy Giêsu lại tuyển từng hai tông đồ của Người đi, mà không từng người một? Có phải Thầy Giêsu sợ rằng tông đồ của Ngài còn quá yếu kém về đức tin, về sự nhút nhát, còn nặng lòng với những đam mê của danh lợi thú tục trần gian? Đi lẻ như thế thì dễ bị Sói ăn thịt? Vì có phải Ngài sai chiên của Ngài ra đi như thế chẳng khác nào như chiên non đi giữa bầy sói, nên Ngài đã tuyển chọn hai tông đồ một cùng đi chung với nhau, để luôn nhắc nhở nhau trọng trách, trách nhiệm, về sứ mạng Rao Giảng Nước Trời đã được Thầy Giêsu giao phó?
Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế.
Từ trước cho đến thời của Chúa Giêsu, hình như chưa nghe ai nói về vấn đề có bất kỳ một ai, mà có đủ quyền năng để khai trừ được các thần ô uế bao giờ!? Nay, nhờ vào quyền phép và nhân danh Thầy Giêsu, tất cả mọi thần ô uế, đều phải run giùng sợ hãi mà xuất ra trên những con người đang bị chúng hành hạ đớn đau thân xác. Tiếng tốt đồn xa, mọi người khắp mọi nơi được nghe danh Thầy Giêsu mà tuôn đến, để học Giáo Lý Mới của Người. Một Giáo Lý Mới mà chân lý của Người được tỏ bày một cách thật giản đơn, qua các Dụ Ngôn, qua tình yêu chân thật, qua những tín lý mà các Tông Đồ đã được hấp thụ một cách am tường. Được ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần mạc khải Nước Trời cho các ngài biết, để tất cả đều tuyên tín những gì phát xuất ra từ Người là những huyền nhiệm cao siêu, vì chính Người đích thực là Con Một Thiên Chúa. Chỉ có sự mạc khải đặc biệt ấy, mà các Ngài trở nên những tông đồ có đầy lòng nhiệt huyết, có sức mạnh từ trên, có tràn đầy thần khí Chúa, để mạnh dạn dấn bước trên những con đường, mà gian nan khổ sở, đang chờ đợi các ngài trước mặt.
Vâng, chỉ có những con người có được ơn gọi thật đặc biệt, cho dù trong mọi hoàn cảnh có éo le, có xem chừng như thử thách luôn được giăng mắc trước mặt. Những ai Chúa đã chọn, có phải Người phải ban cho môn đệ của Người những khí cụ thật riêng biệt, phù hợp với khả năng của mình; chẳng khác nào như những hiệp sĩ được Vua trao ban cho loại khí giới, được nhà Vua tìm kiếm thợ nhà nghề đúc cho được một loại khí giới rất độc đáo nào đó, mà người hiệp sĩ đó rất tự tin trong món nghề tài giỏi xuất chúng của mình, để có thể đi cứu cho được công chúa của nhà Vua đã bị một người khổng lồ bắt giam trên núi cao của tử thần???
Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, thưa tại vì sao!? Không ai đi xa mà không mang theo thứ gì cho mình, hoặc chí ít cũng phải lận trước vào người của mình một ít chỉ vàng, hay một vài cây vàng để phòng thân; khi yên nơi yên chỗ sẽ tìm cách báo cho người nhà mình biết, để sau đó làm cách nào mà người nhà có thể chuyển tiền bạc đến sau cho mình. Đó là nói sự ra đi đó có tính cách gấp rút không có đủ thời gian để chuẩn bị hành trang, chứ ai đời như Chúa Giêsu vậy! Sai học trò của mình ra đi một nơi xứ xa lạ, chẳng gởi gắm học trò của mình đến đâu để ở cả! Cũng chẳng cho học trò của mình biết thời gian đi như thế là bao lâu sẽ được trở về!? Mà làm cách nào, học trò của Thầy Giêsu cũng chẳng một ai lên tiếng hỏi han chi??? Chỉ điều này cũng chứng minh cho tất cả chúng ta hiểu là 12 tông đồ của Ngài, chỉ một điều duy nhất trong quả tim và tấm lòng của họ, là tất cả cùng hiệp nhất triệt để đem một niềm tin, một hy vọng, một lý tưởng, rất đơn sơ là sự Vâng Phục tuyệt đối; còn những điều gì xẩy đến với họ trong tương lai, không ai mảy may lo sợ trước những gian nan mà từ chối sự Sai Đi của Thầy Giêsu mình. Và đó có phải là con đường duy nhất cho những ai chịu bỏ tất cả để được đi theo Người? Và đó có phải là tấm gương trong sáng và tuyệt vời nhất, đã được 12 tông đồ của Người, thực thi cho chúng ta thực thi theo hay không?
Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo, thưa vì sao thế!??. Có phải con người luôn yếu hèn của chúng ta, Thầy Giêsu lại không biết rất rõ, khi thân xác của Ngài đang được mượn và sống trong một thể xác của một phàm nhân!? Mục đích của Người có phải chỉ một điều đơn thuần duy nhất là muốn các đệ tử của Ngài trong thâm tâm, trong quả tim, trong tấm lòng chân chất, là tìm đến với tất cả các anh em con Chúa trên khắp mọi nơi, được học hỏi về Giáo Lý của Đức Chúa Trời là Cha của Ngài trên Nước Trời. Khuyên họ ăn năn sám hối trở về vì Nước Trời gần kề, và vì Người không muốn cơn thịnh nộ của Chúa Cha phải giáng phạt trên toàn cõi địa cầu. Cùng để mọi việc mọi điều sẽ được ứng nghiệm như những lời tiên tri nói trước về sự xuất hiện của Ngài trên trần gian này!???
Có phải đời thường của chúng ta, đi đến đâu là sắm sửa lỉnh kỉnh tới đó hay không? Việt kiều lâu lâu về chơi thăm nhà thăm gia đình bạn bè, không thể nào mà về tay không cho được. Nào là phải đi sắm sửa suốt cả năm, mới có thể đem về cho gia đình đầy đủ những thứ đồ quý giá được mua từ bên Mỹ, mà không là những món hàng dổm được làm từ trung quốc. Cuộc đi du lịch về thăm nhà chỉ vỏn vẹn có 2 tuần lễ, nhưng sự chuẩn bị hành trang và quà cáp, dự trù tốn kém và dành dụm rất là lâu, một năm có đấy quý vị ạ! Hà huống gì Thầy Giêsu sai các đệ tử của Ngài đi đến một phương trời xa lạ, chưa từng sống nơi đó bao giờ, mà lại chẳng cho đem gì ngoài cây gậy??? Không mang bị mang bánh??? Không mang tiền trong túi??? Cho đi dép??? Và chớ có mặc hai áo??? Thưa Thầy Giêsu dưới con mắt của con người trần gian, quả thật Ngài thật lạ lùng có đúng không thưa anh chị em??? Ra đi như thế thì thử hỏi các môn đệ của Ngài có thể nào sống qua ngày được không? Người cho phép các môn đệ của Người đi dép và cho phép các ngài mặc áo, nhưng chỉ một cái thôi! Để tâm trí các ngài không phải bị lệ thuộc và bị ràng buộc vào những thứ thật tầm thường, mà bỏ bê những công việc trọng đại to tát mà Người trao phó cho các ngài. Tay cầm cây gậy như Người biết trước các ngài là những mục tử tốt lành, sẽ chăn dắt những đàn chiên, mẹ, chiên con cho Người, giữa những đàn chiên thật đông, mà cây gậy sẽ cho mọi chiên biết để mà đi theo??? Dép thì các ngài được mang, bởi cuộc đời của các ngài sẽ rày đây mai đó, không đâu là nhà nhất định của các ngài. Những bước chân của các ngài sẽ dẫn các ngài đi thật xa, cho nên dép sẽ bảo vệ chân của các ngài, nên phải có??? Áo thì không mặc được hai, vì sao!?? Người sợ rằng cho môn đệ của các ngài mặc hai áo, có thể cũng vướng lắm không!? Thay vì chiếc áo đơn sơ các ngài đang mặc, lại trở thành những chiếc áo lông bào đẹp đẽ mà Người biết rằng trong tương lai, sẽ có những người có tiền, có danh vọng, quyền thế tiếng tăm, mua chuộc các ngài chăng?? Thì đâu gọi là chiếc áo của những con người đi theo Thầy Giêsu? Thầy Giêsu đâu có giầu có? Thầy Giêsu đâu có ham của? Thầy Giêsu không muốn dậy đệ tử của mình đi trên con đường sa đọa đó! Những gì hào nhoáng bề ngoài của những con người đi theo Ngài giả hiệu, có phải chúng ta cũng nhận ra rất rõ hay không??
Thầy Giêsu đặt ra con đường cho những ai thật tình muốn đi theo Ngài, thật rất rõ và quá rõ. Thầy Sai Đi tất cả 12 tông đồ của Ngài đi khắp đó đây để Rao Giảng Nước Trời, để đem tất cả mọi người ăn năn sám hối trở về cùng Ngài là thế đó! Những ai nghĩ rằng mình có ơn gọi thật, xin nghĩ trước những điều luật của Ngài đã đặc biệt dành cho 12 tông đồ tiên khởi của Ngài; sự Sai Đi trong khốn khó và đầy dẫy những chông gai, gian nan, và đầy thử thách. Amen.
Thời của Chúa Giêsu, tiên khởi chỉ có vỏn vẹn 12 Tông Đồ. Sau một thời gian ngắn đi theo Thầy Giêsu để được học đạo và được Ngài truyền cho tất cả những bửu bối để được cùng với Ngài truyền bá Nước Trời, đến cùng dân chúng khắp nơi xa gần. Chúa sai từng hai người đi!? Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo!?.
Tại sao Thầy Giêsu lại tuyển từng hai tông đồ của Người đi, mà không từng người một? Có phải Thầy Giêsu sợ rằng tông đồ của Ngài còn quá yếu kém về đức tin, về sự nhút nhát, còn nặng lòng với những đam mê của danh lợi thú tục trần gian? Đi lẻ như thế thì dễ bị Sói ăn thịt? Vì có phải Ngài sai chiên của Ngài ra đi như thế chẳng khác nào như chiên non đi giữa bầy sói, nên Ngài đã tuyển chọn hai tông đồ một cùng đi chung với nhau, để luôn nhắc nhở nhau trọng trách, trách nhiệm, về sứ mạng Rao Giảng Nước Trời đã được Thầy Giêsu giao phó?
Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế.
Từ trước cho đến thời của Chúa Giêsu, hình như chưa nghe ai nói về vấn đề có bất kỳ một ai, mà có đủ quyền năng để khai trừ được các thần ô uế bao giờ!? Nay, nhờ vào quyền phép và nhân danh Thầy Giêsu, tất cả mọi thần ô uế, đều phải run giùng sợ hãi mà xuất ra trên những con người đang bị chúng hành hạ đớn đau thân xác. Tiếng tốt đồn xa, mọi người khắp mọi nơi được nghe danh Thầy Giêsu mà tuôn đến, để học Giáo Lý Mới của Người. Một Giáo Lý Mới mà chân lý của Người được tỏ bày một cách thật giản đơn, qua các Dụ Ngôn, qua tình yêu chân thật, qua những tín lý mà các Tông Đồ đã được hấp thụ một cách am tường. Được ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần mạc khải Nước Trời cho các ngài biết, để tất cả đều tuyên tín những gì phát xuất ra từ Người là những huyền nhiệm cao siêu, vì chính Người đích thực là Con Một Thiên Chúa. Chỉ có sự mạc khải đặc biệt ấy, mà các Ngài trở nên những tông đồ có đầy lòng nhiệt huyết, có sức mạnh từ trên, có tràn đầy thần khí Chúa, để mạnh dạn dấn bước trên những con đường, mà gian nan khổ sở, đang chờ đợi các ngài trước mặt.
Vâng, chỉ có những con người có được ơn gọi thật đặc biệt, cho dù trong mọi hoàn cảnh có éo le, có xem chừng như thử thách luôn được giăng mắc trước mặt. Những ai Chúa đã chọn, có phải Người phải ban cho môn đệ của Người những khí cụ thật riêng biệt, phù hợp với khả năng của mình; chẳng khác nào như những hiệp sĩ được Vua trao ban cho loại khí giới, được nhà Vua tìm kiếm thợ nhà nghề đúc cho được một loại khí giới rất độc đáo nào đó, mà người hiệp sĩ đó rất tự tin trong món nghề tài giỏi xuất chúng của mình, để có thể đi cứu cho được công chúa của nhà Vua đã bị một người khổng lồ bắt giam trên núi cao của tử thần???
Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, thưa tại vì sao!? Không ai đi xa mà không mang theo thứ gì cho mình, hoặc chí ít cũng phải lận trước vào người của mình một ít chỉ vàng, hay một vài cây vàng để phòng thân; khi yên nơi yên chỗ sẽ tìm cách báo cho người nhà mình biết, để sau đó làm cách nào mà người nhà có thể chuyển tiền bạc đến sau cho mình. Đó là nói sự ra đi đó có tính cách gấp rút không có đủ thời gian để chuẩn bị hành trang, chứ ai đời như Chúa Giêsu vậy! Sai học trò của mình ra đi một nơi xứ xa lạ, chẳng gởi gắm học trò của mình đến đâu để ở cả! Cũng chẳng cho học trò của mình biết thời gian đi như thế là bao lâu sẽ được trở về!? Mà làm cách nào, học trò của Thầy Giêsu cũng chẳng một ai lên tiếng hỏi han chi??? Chỉ điều này cũng chứng minh cho tất cả chúng ta hiểu là 12 tông đồ của Ngài, chỉ một điều duy nhất trong quả tim và tấm lòng của họ, là tất cả cùng hiệp nhất triệt để đem một niềm tin, một hy vọng, một lý tưởng, rất đơn sơ là sự Vâng Phục tuyệt đối; còn những điều gì xẩy đến với họ trong tương lai, không ai mảy may lo sợ trước những gian nan mà từ chối sự Sai Đi của Thầy Giêsu mình. Và đó có phải là con đường duy nhất cho những ai chịu bỏ tất cả để được đi theo Người? Và đó có phải là tấm gương trong sáng và tuyệt vời nhất, đã được 12 tông đồ của Người, thực thi cho chúng ta thực thi theo hay không?
Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo, thưa vì sao thế!??. Có phải con người luôn yếu hèn của chúng ta, Thầy Giêsu lại không biết rất rõ, khi thân xác của Ngài đang được mượn và sống trong một thể xác của một phàm nhân!? Mục đích của Người có phải chỉ một điều đơn thuần duy nhất là muốn các đệ tử của Ngài trong thâm tâm, trong quả tim, trong tấm lòng chân chất, là tìm đến với tất cả các anh em con Chúa trên khắp mọi nơi, được học hỏi về Giáo Lý của Đức Chúa Trời là Cha của Ngài trên Nước Trời. Khuyên họ ăn năn sám hối trở về vì Nước Trời gần kề, và vì Người không muốn cơn thịnh nộ của Chúa Cha phải giáng phạt trên toàn cõi địa cầu. Cùng để mọi việc mọi điều sẽ được ứng nghiệm như những lời tiên tri nói trước về sự xuất hiện của Ngài trên trần gian này!???
Có phải đời thường của chúng ta, đi đến đâu là sắm sửa lỉnh kỉnh tới đó hay không? Việt kiều lâu lâu về chơi thăm nhà thăm gia đình bạn bè, không thể nào mà về tay không cho được. Nào là phải đi sắm sửa suốt cả năm, mới có thể đem về cho gia đình đầy đủ những thứ đồ quý giá được mua từ bên Mỹ, mà không là những món hàng dổm được làm từ trung quốc. Cuộc đi du lịch về thăm nhà chỉ vỏn vẹn có 2 tuần lễ, nhưng sự chuẩn bị hành trang và quà cáp, dự trù tốn kém và dành dụm rất là lâu, một năm có đấy quý vị ạ! Hà huống gì Thầy Giêsu sai các đệ tử của Ngài đi đến một phương trời xa lạ, chưa từng sống nơi đó bao giờ, mà lại chẳng cho đem gì ngoài cây gậy??? Không mang bị mang bánh??? Không mang tiền trong túi??? Cho đi dép??? Và chớ có mặc hai áo??? Thưa Thầy Giêsu dưới con mắt của con người trần gian, quả thật Ngài thật lạ lùng có đúng không thưa anh chị em??? Ra đi như thế thì thử hỏi các môn đệ của Ngài có thể nào sống qua ngày được không? Người cho phép các môn đệ của Người đi dép và cho phép các ngài mặc áo, nhưng chỉ một cái thôi! Để tâm trí các ngài không phải bị lệ thuộc và bị ràng buộc vào những thứ thật tầm thường, mà bỏ bê những công việc trọng đại to tát mà Người trao phó cho các ngài. Tay cầm cây gậy như Người biết trước các ngài là những mục tử tốt lành, sẽ chăn dắt những đàn chiên, mẹ, chiên con cho Người, giữa những đàn chiên thật đông, mà cây gậy sẽ cho mọi chiên biết để mà đi theo??? Dép thì các ngài được mang, bởi cuộc đời của các ngài sẽ rày đây mai đó, không đâu là nhà nhất định của các ngài. Những bước chân của các ngài sẽ dẫn các ngài đi thật xa, cho nên dép sẽ bảo vệ chân của các ngài, nên phải có??? Áo thì không mặc được hai, vì sao!?? Người sợ rằng cho môn đệ của các ngài mặc hai áo, có thể cũng vướng lắm không!? Thay vì chiếc áo đơn sơ các ngài đang mặc, lại trở thành những chiếc áo lông bào đẹp đẽ mà Người biết rằng trong tương lai, sẽ có những người có tiền, có danh vọng, quyền thế tiếng tăm, mua chuộc các ngài chăng?? Thì đâu gọi là chiếc áo của những con người đi theo Thầy Giêsu? Thầy Giêsu đâu có giầu có? Thầy Giêsu đâu có ham của? Thầy Giêsu không muốn dậy đệ tử của mình đi trên con đường sa đọa đó! Những gì hào nhoáng bề ngoài của những con người đi theo Ngài giả hiệu, có phải chúng ta cũng nhận ra rất rõ hay không??
Thầy Giêsu đặt ra con đường cho những ai thật tình muốn đi theo Ngài, thật rất rõ và quá rõ. Thầy Sai Đi tất cả 12 tông đồ của Ngài đi khắp đó đây để Rao Giảng Nước Trời, để đem tất cả mọi người ăn năn sám hối trở về cùng Ngài là thế đó! Những ai nghĩ rằng mình có ơn gọi thật, xin nghĩ trước những điều luật của Ngài đã đặc biệt dành cho 12 tông đồ tiên khởi của Ngài; sự Sai Đi trong khốn khó và đầy dẫy những chông gai, gian nan, và đầy thử thách. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhận định về thông điệp ''Đức Ái Trong Sự Thật'' (2)
Vũ Văn An
07:27 10/07/2009
Đóng góp có ý nghĩa nhất đối với học thuyết xã hội Công Giáo
Michael Sean Winters, một nhà bình luận khác của tuần báo The America, nhận định rằng thông điệp Đức Ái Trong Sự Thật là một đóng góp có ý nghĩa nhất của Đức Bênêđíctô cho học thuyết xã hội Công Giáo. Điều đáng nói là ngài đã chọn sắp xếp tư tưởng của ngài vào ngay dịp kỷ niệm năm thứ 40 ngày thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc của Đức Phaolô VI được ban hành, một thông điệp thường bị các nhà bảo thủ phê phán mạnh mẽ vì đã tỏ ra hoài nghi chủ nghĩa tư bản và đã không mập mờ bênh vực người nghèo. Điều đáng nói nữa là lần đầu tiên, Đức Thánh Cha đã minh nhiên nối kết các giáo huấn xã hội của Giáo Hội với các giáo huấn về hạn chế sinh sản và phá thai. Thực vậy, tĩnh từ “toàn diện” (integral) tìm thấy cùng khắp trong văn kiện và tĩnh từ này chưa bao giờ được nổi tiếng trong giới cấp tiến. Bởi thế, khi bạn nghe phe tả hay phe hữu lựa lọc, chia cắt bản văn, thì bạn nên nhớ rằng trong bản văn đó, quả ai cũng có phần và xét trong toàn vẹn tính trí thức của nó, ta thấy có điều gì đó cả phe tả lẫn phe hữu đều phải bất đồng.
Giống mọi trước tác khác của Đức Bênêđíctô XVI, “Đức Ái Trong Sự Thật” được lý luận một cách chặt chẽ, rất cô đọng về thần học, và phải được nghiên cứu về lâu về dài. Theo Winters, sau đây là một số điểm nổi bật.
Xét về trọng điểm, khuôn khổ nhân học của Đức Bênêđíctô đối với giáo huấn xã hội của Giáo Hội đã được ngài trình bày trong mấy giòng sau đây: “Con người không phải là một nguyên tử mất hút trong một vũ trụ tình cờ: nhưng họ là tạo vật của Thiên Chúa, được Thiên Chúa quyết định phú ban cho một linh hồn bất tử và được Người yêu thương mãi mãi. Nếu con người chỉ là hoa trái của may rủi hay tất yếu, hoặc họ phải hạ thấp các khát vọng của mình xuống chân trời hữu hạn của thế giới họ đang sống, hoặc nếu mọi thực tại chỉ là lịch sử và văn hóa, và con người không có được một bản nhiên biết qui hướng về việc tự siêu việt chính mình trong cuộc sống siêu nhiên, thì người ta chỉ có thể nói tới lớn lên, hay biến hóa, chứ không phải phát triển” (số 29). Nhận định này quả đưa tới một nền nhân bản đích thực. Ngài trích dẫn Đức Phaolô VI như sau: “Sẽ không có nền nhân bản đích thực nào khác ngoài nền nhân bản biết mở cửa đón nhận Đấng Tuyệt Đối, và ý thức được ơn gọi đem lại cho sự sống nhân bản ý nghĩa đích thực của nó” (số 16). Thực vậy, lý do tại sao các hệ thống xã hội của ta, nền chính trị và kinh tế của ta phải bắt rễ nơi Thiên Chúa là vì chỉ có Thiên Chúa mới là nguồn gốc của mọi thứ hiệp hội kia, biết nói lên việc phải thế nào mới là nhân bản: “Dù xã hội ngày một trở nên hoàn cầu hóa hơn bao giờ hết, nó vẫn chỉ có thể làm ta trở nên láng giềng nhưng không làm chúng ta trở nên anh em. Tự nó, lý trí có thế nắm bắt được tính bình đẳng giữa mọi người và đem lại sự vững ổn đối với việc sống chung có tính công dân, nhưng nó không có khả năng tạo ra tình huynh đệ. Điều này chỉ có thể phát sinh trong ơn gọi siêu việt từ Thiên Chúa Cha, Đấng đã yêu thương ta trước, và qua Chúa Con đã dạy ta biết đức ái huynh đệ là gì” (số 19).
Theo Winters, có lúc giọng điệu của Đức Bênêđíctô XVI nghe sao mà gống Obama đến thế: “Cuộc khủng hoảng hiện nay buộc chúng ta phải đặt kế hoạch lại cho cuộc hành trình của mình, phải đặt để cho mình các luật lệ mới và phải khám phá ra các hình thức mới để cam kết dấn thân, phải bồi đắp các kinh nghiệm tích cực và phải bác bỏ các kinh nhgiệm tiêu cực. Trong tinh thần này, ta phải giải quyết các khó khăn của thời hiện tại với lòng tự tin chứ không phải chịu đựng” (số 21). Nhưng có lúc, ngài lại ủng hộ cái cảm xúc mà chắc chắn cả Obama lẫn các nhân viên của ông khó lòng đồng cảm được: “Xác tín cho rằng con người tự đủ cho chính mình và có thể thành công loại bỏ được sự ác đang hiện diện trong lịch sử, bằng chính hành động riêng của mình, đã từng dẫn con người tới việc lẫn lộn hạnh phúc và cứu độ với các hình thức nội tại của thịnh vượng vật chất và hành động xã hội. Còn nữa, xác tín cho rằng kinh tế phải tự chủ, phải thoát khỏi các ảnh hưởng có tính luân lý, đã dẫn con người tới chỗ lạm dụng diễn trình kinh tế một cách hoàn toàn phá hoại. Trong trường kỳ, các xác tín ấy đã dẫn các hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị tới chỗ chà đạp lên tự do bản thân và tự do xã hội, và do đó hết khả năng đem lại công lý như lời họ hứa hẹn” (số 34).
Winters cho rằng Đức Thánh Cha có một khả năng lạ kỳ biết nhìn vào hoàn cảnh và đưa ra một nhận xét làm bạn phải vỗ trán mà ước ao phải chi mình viết ra được những lời như thế. Trong thông điệp này, Winters cho rằng đó là những lời sau đây: “Đừng ai quên rằng việc thương mãi hóa càng ngày càng nhiều đối với các trao đổi văn hóa ngày nay sẽ dẫn đến nguy cơ hai mặt. Thứ nhất, người ta sẽ nhận ra một thứ chủ nghĩa chiết trung văn hóa (cultural eclecticism) đôi khi được họ chấp nhận một cách không phê phán: các nền văn hóa nguyên tuyền được xếp bên cạnh nhau và một cách chủ yếu được coi tương đương như nhau và có thể thay thế cho nhau. Điều này dễ dàng đưa tới chủ nghĩa tương đối, một chủ nghĩa vốn không phục vụ gì cho cuộc đối thoại văn hóa chân chính; trên bình diện xã hội, chủ nghĩa tương đối về văn hóa sẽ mang lại hậu quả này là tuy các nhóm văn hóa cùng hiện diện bên cạnh nhau, nhưng chúng vẫn tách biệt nhau, không hề có đối thoại đúng nghĩa và do đó, không có hội nhập thực sự vào nhau. Thứ hai, nguy cơ đối nghịch hẳn lại là nguy cơ san bằng văn hóa và chấp nhận hổ lốn (indiscriminate) mọi kiểu loại tác phong và lối sống. Theo cách này, người ta đã đánh mất tầm nhìn, không thấy ra ý nghĩa sâu sắc trong nền văn hóa của các quốc gia khác nhau, trong các truyền thống của các dân tộc khác nhau, những nền văn hóa và truyền thống họ thường dùng để định nghĩa về chính mình trong tương quan với các vấn đề căn bản của đời người. Điều có chung giữa chủ nghĩa chiết trung và chủ trương san bằng văn hóa là việc tách văn hóa ra khỏi bản nhiên con người. Như thế, các nền văn hóa không còn tự định nghĩa được mình trong một bản nhiên có thể vượt quá chúng, và con người cuối cùng bị rút gọn lại chỉ còn là những con số thống kê về văn hóa mà thôi. Khi điều ấy xẩy ra, nhân loại sẽ rơi vào các nguy cơ nô lệ và bị thao túng mới” (số 26). Theo Winters, nếu những giòng này không sáng chói, thì chả có điều chi sáng chói cả.
Cũng theo Winters, món ăn kinh tế quan trọng nhất có thể mang theo là điều Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng: đức tin dạy ta biết nhận định một cách hết sức nền tảng. Ngài viết: “Đức ái không phải là điều phụ thuộc được thêm vào, giống như một thứ phụ chương thêm vào một công trình đã được kết luận trong mỗi khoa riêng biệt: nó đem các khoa ấy vào cuộc đối thoại ngay từ lúc ban đầu. Các đòi hỏi của đức ái không mâu thuẫn với các đòi hỏi của lý trí” (số 30). Các nhóm doanh gia Công Giáo như Legatus (1) thường hay coi các đòi hỏi của đức ái như một thứ đạo đức thêm vào, chứ không như một điều phải tác động tới lối cư xử của họ đối với công nhân, đối với môi trường và đối với mọi người bị việc mưu cầu lợi nhuận của họ ảnh hưởng tới. Đức Giáo Hoàng phân biệt giữa người góp phần (stakeholders) và người góp vốn (shareholders) và ngài nhấn mạnh rằng trước nhất, các công ty phải xem sét tới phúc lợi của người góp phần, tức các công nhân, khu phố, các thế hệ tương lai, tất cả đều có quyền tinh thần đối với các quyết định của công ty.
Đức GH Bênêđíctô cũng có khiếu trong việc sử dụng một chữ thông thường và bơm cho nó một sức sống hết sức mới.”Một trong những hình thức nghèo khó sâu xa nhất mà một con người có thể cảm nhận được là sự cô lập. Nếu ta quan sát kỹ các hình thức nghèo khó khác, gồm cả các hình thức nghèo khó vật chất, ta sẽ thấy chúng đều phát sinh từ sự cô lập, từ việc không được yêu thương hay khó khăn không biết yêu thương. Nghèo khó thường phát sinh do việc khước từ tình yêu Thiên Chúa, bởi khuynh hướng căn bản và đáng buồn của con người chỉ muốn thu mình vào chính mình, nghĩ mình tự là đủ cho chính mình, hay mình chỉ là một sự kiện vô nghĩa, phù du, một “kẻ xa lạ” giữa một vũ trụ tình cờ” (số 53). Các tĩnh từ “căn bản và đáng buồn” cho thấy các ảnh hưởng sâu sắc của Thánh Augustinô vẫn còn hiện diện và tác động tới Đức Bênêđíctô và Giáo Hội.
Điều cần, theo Winters, là phải đọc đi đọc lại thông điệp hết sức cô đọng này. Ông cho rằng ngay những người chỉ trích Đức Bênêđíxctô cũng phải ca ngợi tính sâu sắc trong tư duy của ngài, trong việc thăm dò, tìm kiếm sự thật, trong phong cách diễn tả đầy thú vị và giá trị thần học nơi các trang ngài viết. Ngài trình bày cho ta một cái nhìn về điều một xã hội và một nền kinh tế được nền nhân bản Kitô giáo sinh động hóa phải như thế nào. Xã hội và nền kinh tế ấy chắc chắn khác với cái xã hội và nền kinh tế ta đang sống.
Công lý kinh tế
Linh mục J. Rees, Dòng Tên, cựu chủ bút tuần báo The America, và hiện là nhà nghiên cứu lão thành tại Trung Tâm Thần Học Woodstock của trường ĐH Georgetown, có viết một nhận định trên tờ Neesweek về thông điệp mới của Đức Bênêđíctô XVI. Theo cha Rees, thông điệp mới này mời gọi ta triệt để suy nghĩ lại khoa kinh tế học để không những nó được điều hướng bởi lợi nhuận mà còn bởi “một đạo đức học lấy con người làm trung tâm”.
“Lợi nhuận hữu ích nếu được dùng như một phương thế hướng tới một mục đích”, Đức Giáo Hoàng viết như thế trong Đức Ái Trong Sự Thật, nhưng “một khi lợi nhuận trở thành mục tiêu độc chiếm, khi nó phát sinh từ các phương thế bất chính, không lấy ích chung làm mục tiêu sau cùng, liều mình nó sẽ hủy hoại chính sự thịnh vượng và tạo ra nghèo khó”.
Ngài cho rằng: “Thối nát và bất hợp pháp, bất hạnh thay, đang hết sức hiển nhiên trong tác phong của giai cấp kinh tế và chính trị tại cả các quốc gia giầu lẫn các quốc gia nghèo”. Ngài thêm rằng: “các nhà tài chánh phải tái khám phá ra nền tảng đạo đức thật sự trong sinh hoạt của họ, để đừng lạm dụng các phương tiện tân tiến mà phản bội lại quyền lợi của người dành dụm”.
Giống như Đức Phaolô VI mà thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc được ngài kỷ niệm, Đức Bênêđíctô XVI quan tâm tới “gương mù quá lộ liễu về tình trạng bất bình đẳng”. Cả hai vị giáo hoàng đều hy vọng rằng phát triển kinh tế sẽ “đem lại sự lớn mạnh thật sự, có lợi cho mọi người và thực sự sống còn được”. Ngài tỏ ra thất vọng mà nhìn nhận rằng: “Thịnh vượng của thế giới tăng trưởng một cách tuyệt đối, nhưng các bất bình đẳng thì càng ngày càng gia tăng”.
Ngài quả quyết: “Phẩm giá của cá nhân và các đòi hỏi của công lý buộc rằng các lựa chọn kinh tế không được khiến cho các bất bình đẳng về thịnh vượng gia tăng một cách quá độ và không thể chấp nhận được về phương diện luân lý, và chúng ta phải tiếp tục đặt ưu tiên cho mục tiêu làm cho ai cũng có công ăn việc làm ổn định’.
Trong thông điệp, Đức Bênêđíctô cũng kêu gọi phải để sự thật hướng dẫn đức ái. “Đức ái đòi phải có công lý: tức biết nhìn nhận và tôn trọng các quyền lợi chính đáng của cá nhân và các dân tộc. Công lý phải được áp dụng vào mọi giai đoạn của sinh hoạt kinh tế, vì việc này luôn liên hệ tới con người và các nhu cầu của họ… Đặt các tài nguyên, việc cung cấp tài chánh, việc sản xuất, việc tiêu thụ và mọi giai đoạn khác vào chu kỳ kinh tế nhất thiết sẽ đem lại các hệ quả luân lý. Do đó, mọi quyết định kinh tế đều có một hậu quả luân lý”.
Ngài cho rằng từ ngày thông điệp của Đức Phaolô VI được công bố đến nay, ta thấy xuất hiện việc hoàn cầu hóa. Nhưng tiếc thay, “xã hội càng trở nên hoàn cầu hóa hơn, thì nó càng chỉ làm ta thành người láng giềng, chứ không thành anh em”. Đối với Đức Bênêđíctô, “phát triển con người thực sự, trước hết, tùy thuộc việc thừa nhận rằng loài người là một gia đình duy nhất cùng làm việc với nhau trong hiệp thông, chứ không phải chỉ là một nhóm chủ thể tình cờ sống cạnh nhau”. Mục tiêu của một phát triển như thế là “trước hết và trên hết, phải cứu con người khỏi đói khát, thiếu thốn, bệnh tật và mù chữ kinh niên”.
Trong một giọng điệu giống cán bộ nghiệp đoàn, Đức Bênêđíctô biện luận rằng “hạ thấp mức bảo vệ vốn dành cho các quyền lợi của công nhân, hay từ bỏ các cơ cấu phân phối của cải để gia tăng thế cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc tế, sẽ gây trở ngại cho việc đạt được sự phát triển lâu bền”.
Đúng hơn, mục tiêu phải là việc làm xứng đáng cho mọi người, “nghĩa là một công việc có thể nói lên phẩm giá yếu tính của mọi người đàn ông và đàn bà trong bối cảnh xã hội đặc thù của họ: một công việc được tự do chọn lựa, có thể hữu hiệu kết hợp mọi công nhân vào việc phát triển cộng đồng của họ; một công việc giúp các công nhân được tôn trọng và thoát khỏi bất cứ hình thức kỳ thị nào; một công việc giúp các gia đình có thể thoả mãn các nhu cầu của họ và cung cấp việc học cho con cái họ, và con cái họ không buộc phải bước vào lao động; một công việc cho phép công nhân được tự do tổ chức với nhau, và làm cho tiếng nói của họ được nghe; một công việc có chỗ để họ tái khám phá ra gốc gác của họ trên bình diện bản thân, gia đình và tâm linh; một công việc bảo đảm cho bất cứ ai về hưu có được một tiêu chuẩn sống xứng đáng”.
Đức Giáo Hoàng không đồng ý với những người tin rằng nền kinh tế phải thoát khỏi qui định của chính phủ. Ngài viết: “Xác tín cho rằng nền kinh tế phải được tự chủ, tránh khỏi mọi ‘ảnh hưởng’ có tính luân lý, từng dẫn con người tới chỗ lạm dụng diễn trình kinh tế một cách hoàn toàn có tính phá hoại. Xét về lâu về dài, các xác tín đó từng dẫn các hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị tới chỗ chà đạp lên quyền tự do của bản thân và của xã hội, và do đó, không có khả năng đem lại công lý như lời đã hứa”.
Đức Bênêđíctô cũng ủng hộ “một trật tự chính trị, tài phán và kinh tế có thể gia tăng và hướng dẫn việc hợp tác quốc tế để phát triển mọi người trong tình liên đới; quản lý nền kinh tế hoàn cầu; làm sống lại các nền kinh tế đang gặp khủng hoảng; tránh bất cứ tệ hại thêm nào đối với cuộc khủng hoảng hiện nay và sự bất quân bình lớn hơn có thể sẽ xẩy ra; đem lại một giải giới toàn diện và đúng lúc, an toàn thực phẩm và hoà bình; bảo đảm việc bảo vệ môi sinh và điều hòa vấn đề di dân: để thực hiện tất cả những điều này, điều cấp bách là phải có một thẩm quyền chính trị thế giới thực sự, như vị tiền nhiệm của tôi là Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII từng chỉ ra mấy năm trước đây”.
Dù nhìn nhận vai trò của thị trường, Đức Bênêđíctô vẫn nhấn mạnh rằng “học thuyết xã hội của Giáo Hội đã không ngừng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công bằng phân phối và công bằng xã hội đối với nền kinh tế thị trường”. Ngài nhiệt liệt ủng hộ “việc tái phân phối của cải” khi nói tới vai trò của chính phủ. Ngài viết: “Các bất quân bình trầm trọng sẽ phát sinh khi hoạt động kinh tế, vì chỉ được quan niệm như một cỗ máy tạo của cải, nên đã tách rời khỏi hoạt động chính trị, vốn được quan niệm như phương thế mưu cầu công bằng qua việc tái phân (của cải)”.
Linh mục Rees cho rằng: mặc dù Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới các nền tảng thần học trong học thuyết xã hội của Giáo Hội, nhưng nếu dựa vào các nhận xét trên đây, người ta sẽ thấy ngài nghiêng về phía tả đối với hầu hết các nhà chính trị tại Mỹ. Có nhà chính trị nào dám nói đến việc tái phân của cải hay không, hay nói tới các cơ cấu quản trị quốc tế với thẩm quyền điều hòa nền kinh tế? Có ai mạnh mẽ yêu cầu gia tăng tỷ lệ GDP dành cho ngoại viện hay không? Có ai dám kêu gọi việc chấp nhận “những lối sống mới trong đó việc mưu tìm cái chân, cái thiện, cái mỹ cũng như việc hiệp thông với người khác vì ích chung phải là các yếu tố xác định ra các lựa chọn tiêu thụ, các dành dụm và đầu tư chăng” ?
Đức Giáo Hoàng tin rằng nếu người ta hiểu được tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi con người nhân bản và kế hoạch thần thánh của Người đối với chúng ta, thì các tín hữu sẽ biết thừa nhận bổn phận của họ “phải hợp nhất các cố gắng của họ với mọi người có thiện chí, với các tín hữu thuộc các tôn giáo khác và với những người vô tín ngưỡng, để thế giới của chúng ta này có thể vâng theo một cách có hiệu quả kế hoạch thần thánh của Người: là sống như một gia đình dưới con mắt quan phòng của Đấng Hóa Công”.
(1) Legatus là một tổ chức có hội viên, dành cho các nhà lãnh đạo ngành doanh thương Công Giáo, để học hỏi, sống và loan báo đức tin trong sinh hoạt kinh doanh, nghề nghiệp và bản thân…
Michael Sean Winters, một nhà bình luận khác của tuần báo The America, nhận định rằng thông điệp Đức Ái Trong Sự Thật là một đóng góp có ý nghĩa nhất của Đức Bênêđíctô cho học thuyết xã hội Công Giáo. Điều đáng nói là ngài đã chọn sắp xếp tư tưởng của ngài vào ngay dịp kỷ niệm năm thứ 40 ngày thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc của Đức Phaolô VI được ban hành, một thông điệp thường bị các nhà bảo thủ phê phán mạnh mẽ vì đã tỏ ra hoài nghi chủ nghĩa tư bản và đã không mập mờ bênh vực người nghèo. Điều đáng nói nữa là lần đầu tiên, Đức Thánh Cha đã minh nhiên nối kết các giáo huấn xã hội của Giáo Hội với các giáo huấn về hạn chế sinh sản và phá thai. Thực vậy, tĩnh từ “toàn diện” (integral) tìm thấy cùng khắp trong văn kiện và tĩnh từ này chưa bao giờ được nổi tiếng trong giới cấp tiến. Bởi thế, khi bạn nghe phe tả hay phe hữu lựa lọc, chia cắt bản văn, thì bạn nên nhớ rằng trong bản văn đó, quả ai cũng có phần và xét trong toàn vẹn tính trí thức của nó, ta thấy có điều gì đó cả phe tả lẫn phe hữu đều phải bất đồng.
Giống mọi trước tác khác của Đức Bênêđíctô XVI, “Đức Ái Trong Sự Thật” được lý luận một cách chặt chẽ, rất cô đọng về thần học, và phải được nghiên cứu về lâu về dài. Theo Winters, sau đây là một số điểm nổi bật.
Xét về trọng điểm, khuôn khổ nhân học của Đức Bênêđíctô đối với giáo huấn xã hội của Giáo Hội đã được ngài trình bày trong mấy giòng sau đây: “Con người không phải là một nguyên tử mất hút trong một vũ trụ tình cờ: nhưng họ là tạo vật của Thiên Chúa, được Thiên Chúa quyết định phú ban cho một linh hồn bất tử và được Người yêu thương mãi mãi. Nếu con người chỉ là hoa trái của may rủi hay tất yếu, hoặc họ phải hạ thấp các khát vọng của mình xuống chân trời hữu hạn của thế giới họ đang sống, hoặc nếu mọi thực tại chỉ là lịch sử và văn hóa, và con người không có được một bản nhiên biết qui hướng về việc tự siêu việt chính mình trong cuộc sống siêu nhiên, thì người ta chỉ có thể nói tới lớn lên, hay biến hóa, chứ không phải phát triển” (số 29). Nhận định này quả đưa tới một nền nhân bản đích thực. Ngài trích dẫn Đức Phaolô VI như sau: “Sẽ không có nền nhân bản đích thực nào khác ngoài nền nhân bản biết mở cửa đón nhận Đấng Tuyệt Đối, và ý thức được ơn gọi đem lại cho sự sống nhân bản ý nghĩa đích thực của nó” (số 16). Thực vậy, lý do tại sao các hệ thống xã hội của ta, nền chính trị và kinh tế của ta phải bắt rễ nơi Thiên Chúa là vì chỉ có Thiên Chúa mới là nguồn gốc của mọi thứ hiệp hội kia, biết nói lên việc phải thế nào mới là nhân bản: “Dù xã hội ngày một trở nên hoàn cầu hóa hơn bao giờ hết, nó vẫn chỉ có thể làm ta trở nên láng giềng nhưng không làm chúng ta trở nên anh em. Tự nó, lý trí có thế nắm bắt được tính bình đẳng giữa mọi người và đem lại sự vững ổn đối với việc sống chung có tính công dân, nhưng nó không có khả năng tạo ra tình huynh đệ. Điều này chỉ có thể phát sinh trong ơn gọi siêu việt từ Thiên Chúa Cha, Đấng đã yêu thương ta trước, và qua Chúa Con đã dạy ta biết đức ái huynh đệ là gì” (số 19).
Theo Winters, có lúc giọng điệu của Đức Bênêđíctô XVI nghe sao mà gống Obama đến thế: “Cuộc khủng hoảng hiện nay buộc chúng ta phải đặt kế hoạch lại cho cuộc hành trình của mình, phải đặt để cho mình các luật lệ mới và phải khám phá ra các hình thức mới để cam kết dấn thân, phải bồi đắp các kinh nghiệm tích cực và phải bác bỏ các kinh nhgiệm tiêu cực. Trong tinh thần này, ta phải giải quyết các khó khăn của thời hiện tại với lòng tự tin chứ không phải chịu đựng” (số 21). Nhưng có lúc, ngài lại ủng hộ cái cảm xúc mà chắc chắn cả Obama lẫn các nhân viên của ông khó lòng đồng cảm được: “Xác tín cho rằng con người tự đủ cho chính mình và có thể thành công loại bỏ được sự ác đang hiện diện trong lịch sử, bằng chính hành động riêng của mình, đã từng dẫn con người tới việc lẫn lộn hạnh phúc và cứu độ với các hình thức nội tại của thịnh vượng vật chất và hành động xã hội. Còn nữa, xác tín cho rằng kinh tế phải tự chủ, phải thoát khỏi các ảnh hưởng có tính luân lý, đã dẫn con người tới chỗ lạm dụng diễn trình kinh tế một cách hoàn toàn phá hoại. Trong trường kỳ, các xác tín ấy đã dẫn các hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị tới chỗ chà đạp lên tự do bản thân và tự do xã hội, và do đó hết khả năng đem lại công lý như lời họ hứa hẹn” (số 34).
Winters cho rằng Đức Thánh Cha có một khả năng lạ kỳ biết nhìn vào hoàn cảnh và đưa ra một nhận xét làm bạn phải vỗ trán mà ước ao phải chi mình viết ra được những lời như thế. Trong thông điệp này, Winters cho rằng đó là những lời sau đây: “Đừng ai quên rằng việc thương mãi hóa càng ngày càng nhiều đối với các trao đổi văn hóa ngày nay sẽ dẫn đến nguy cơ hai mặt. Thứ nhất, người ta sẽ nhận ra một thứ chủ nghĩa chiết trung văn hóa (cultural eclecticism) đôi khi được họ chấp nhận một cách không phê phán: các nền văn hóa nguyên tuyền được xếp bên cạnh nhau và một cách chủ yếu được coi tương đương như nhau và có thể thay thế cho nhau. Điều này dễ dàng đưa tới chủ nghĩa tương đối, một chủ nghĩa vốn không phục vụ gì cho cuộc đối thoại văn hóa chân chính; trên bình diện xã hội, chủ nghĩa tương đối về văn hóa sẽ mang lại hậu quả này là tuy các nhóm văn hóa cùng hiện diện bên cạnh nhau, nhưng chúng vẫn tách biệt nhau, không hề có đối thoại đúng nghĩa và do đó, không có hội nhập thực sự vào nhau. Thứ hai, nguy cơ đối nghịch hẳn lại là nguy cơ san bằng văn hóa và chấp nhận hổ lốn (indiscriminate) mọi kiểu loại tác phong và lối sống. Theo cách này, người ta đã đánh mất tầm nhìn, không thấy ra ý nghĩa sâu sắc trong nền văn hóa của các quốc gia khác nhau, trong các truyền thống của các dân tộc khác nhau, những nền văn hóa và truyền thống họ thường dùng để định nghĩa về chính mình trong tương quan với các vấn đề căn bản của đời người. Điều có chung giữa chủ nghĩa chiết trung và chủ trương san bằng văn hóa là việc tách văn hóa ra khỏi bản nhiên con người. Như thế, các nền văn hóa không còn tự định nghĩa được mình trong một bản nhiên có thể vượt quá chúng, và con người cuối cùng bị rút gọn lại chỉ còn là những con số thống kê về văn hóa mà thôi. Khi điều ấy xẩy ra, nhân loại sẽ rơi vào các nguy cơ nô lệ và bị thao túng mới” (số 26). Theo Winters, nếu những giòng này không sáng chói, thì chả có điều chi sáng chói cả.
Cũng theo Winters, món ăn kinh tế quan trọng nhất có thể mang theo là điều Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng: đức tin dạy ta biết nhận định một cách hết sức nền tảng. Ngài viết: “Đức ái không phải là điều phụ thuộc được thêm vào, giống như một thứ phụ chương thêm vào một công trình đã được kết luận trong mỗi khoa riêng biệt: nó đem các khoa ấy vào cuộc đối thoại ngay từ lúc ban đầu. Các đòi hỏi của đức ái không mâu thuẫn với các đòi hỏi của lý trí” (số 30). Các nhóm doanh gia Công Giáo như Legatus (1) thường hay coi các đòi hỏi của đức ái như một thứ đạo đức thêm vào, chứ không như một điều phải tác động tới lối cư xử của họ đối với công nhân, đối với môi trường và đối với mọi người bị việc mưu cầu lợi nhuận của họ ảnh hưởng tới. Đức Giáo Hoàng phân biệt giữa người góp phần (stakeholders) và người góp vốn (shareholders) và ngài nhấn mạnh rằng trước nhất, các công ty phải xem sét tới phúc lợi của người góp phần, tức các công nhân, khu phố, các thế hệ tương lai, tất cả đều có quyền tinh thần đối với các quyết định của công ty.
Đức GH Bênêđíctô cũng có khiếu trong việc sử dụng một chữ thông thường và bơm cho nó một sức sống hết sức mới.”Một trong những hình thức nghèo khó sâu xa nhất mà một con người có thể cảm nhận được là sự cô lập. Nếu ta quan sát kỹ các hình thức nghèo khó khác, gồm cả các hình thức nghèo khó vật chất, ta sẽ thấy chúng đều phát sinh từ sự cô lập, từ việc không được yêu thương hay khó khăn không biết yêu thương. Nghèo khó thường phát sinh do việc khước từ tình yêu Thiên Chúa, bởi khuynh hướng căn bản và đáng buồn của con người chỉ muốn thu mình vào chính mình, nghĩ mình tự là đủ cho chính mình, hay mình chỉ là một sự kiện vô nghĩa, phù du, một “kẻ xa lạ” giữa một vũ trụ tình cờ” (số 53). Các tĩnh từ “căn bản và đáng buồn” cho thấy các ảnh hưởng sâu sắc của Thánh Augustinô vẫn còn hiện diện và tác động tới Đức Bênêđíctô và Giáo Hội.
Điều cần, theo Winters, là phải đọc đi đọc lại thông điệp hết sức cô đọng này. Ông cho rằng ngay những người chỉ trích Đức Bênêđíxctô cũng phải ca ngợi tính sâu sắc trong tư duy của ngài, trong việc thăm dò, tìm kiếm sự thật, trong phong cách diễn tả đầy thú vị và giá trị thần học nơi các trang ngài viết. Ngài trình bày cho ta một cái nhìn về điều một xã hội và một nền kinh tế được nền nhân bản Kitô giáo sinh động hóa phải như thế nào. Xã hội và nền kinh tế ấy chắc chắn khác với cái xã hội và nền kinh tế ta đang sống.
Công lý kinh tế
Linh mục J. Rees, Dòng Tên, cựu chủ bút tuần báo The America, và hiện là nhà nghiên cứu lão thành tại Trung Tâm Thần Học Woodstock của trường ĐH Georgetown, có viết một nhận định trên tờ Neesweek về thông điệp mới của Đức Bênêđíctô XVI. Theo cha Rees, thông điệp mới này mời gọi ta triệt để suy nghĩ lại khoa kinh tế học để không những nó được điều hướng bởi lợi nhuận mà còn bởi “một đạo đức học lấy con người làm trung tâm”.
“Lợi nhuận hữu ích nếu được dùng như một phương thế hướng tới một mục đích”, Đức Giáo Hoàng viết như thế trong Đức Ái Trong Sự Thật, nhưng “một khi lợi nhuận trở thành mục tiêu độc chiếm, khi nó phát sinh từ các phương thế bất chính, không lấy ích chung làm mục tiêu sau cùng, liều mình nó sẽ hủy hoại chính sự thịnh vượng và tạo ra nghèo khó”.
Ngài cho rằng: “Thối nát và bất hợp pháp, bất hạnh thay, đang hết sức hiển nhiên trong tác phong của giai cấp kinh tế và chính trị tại cả các quốc gia giầu lẫn các quốc gia nghèo”. Ngài thêm rằng: “các nhà tài chánh phải tái khám phá ra nền tảng đạo đức thật sự trong sinh hoạt của họ, để đừng lạm dụng các phương tiện tân tiến mà phản bội lại quyền lợi của người dành dụm”.
Giống như Đức Phaolô VI mà thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc được ngài kỷ niệm, Đức Bênêđíctô XVI quan tâm tới “gương mù quá lộ liễu về tình trạng bất bình đẳng”. Cả hai vị giáo hoàng đều hy vọng rằng phát triển kinh tế sẽ “đem lại sự lớn mạnh thật sự, có lợi cho mọi người và thực sự sống còn được”. Ngài tỏ ra thất vọng mà nhìn nhận rằng: “Thịnh vượng của thế giới tăng trưởng một cách tuyệt đối, nhưng các bất bình đẳng thì càng ngày càng gia tăng”.
Ngài quả quyết: “Phẩm giá của cá nhân và các đòi hỏi của công lý buộc rằng các lựa chọn kinh tế không được khiến cho các bất bình đẳng về thịnh vượng gia tăng một cách quá độ và không thể chấp nhận được về phương diện luân lý, và chúng ta phải tiếp tục đặt ưu tiên cho mục tiêu làm cho ai cũng có công ăn việc làm ổn định’.
Trong thông điệp, Đức Bênêđíctô cũng kêu gọi phải để sự thật hướng dẫn đức ái. “Đức ái đòi phải có công lý: tức biết nhìn nhận và tôn trọng các quyền lợi chính đáng của cá nhân và các dân tộc. Công lý phải được áp dụng vào mọi giai đoạn của sinh hoạt kinh tế, vì việc này luôn liên hệ tới con người và các nhu cầu của họ… Đặt các tài nguyên, việc cung cấp tài chánh, việc sản xuất, việc tiêu thụ và mọi giai đoạn khác vào chu kỳ kinh tế nhất thiết sẽ đem lại các hệ quả luân lý. Do đó, mọi quyết định kinh tế đều có một hậu quả luân lý”.
Ngài cho rằng từ ngày thông điệp của Đức Phaolô VI được công bố đến nay, ta thấy xuất hiện việc hoàn cầu hóa. Nhưng tiếc thay, “xã hội càng trở nên hoàn cầu hóa hơn, thì nó càng chỉ làm ta thành người láng giềng, chứ không thành anh em”. Đối với Đức Bênêđíctô, “phát triển con người thực sự, trước hết, tùy thuộc việc thừa nhận rằng loài người là một gia đình duy nhất cùng làm việc với nhau trong hiệp thông, chứ không phải chỉ là một nhóm chủ thể tình cờ sống cạnh nhau”. Mục tiêu của một phát triển như thế là “trước hết và trên hết, phải cứu con người khỏi đói khát, thiếu thốn, bệnh tật và mù chữ kinh niên”.
Trong một giọng điệu giống cán bộ nghiệp đoàn, Đức Bênêđíctô biện luận rằng “hạ thấp mức bảo vệ vốn dành cho các quyền lợi của công nhân, hay từ bỏ các cơ cấu phân phối của cải để gia tăng thế cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc tế, sẽ gây trở ngại cho việc đạt được sự phát triển lâu bền”.
Đúng hơn, mục tiêu phải là việc làm xứng đáng cho mọi người, “nghĩa là một công việc có thể nói lên phẩm giá yếu tính của mọi người đàn ông và đàn bà trong bối cảnh xã hội đặc thù của họ: một công việc được tự do chọn lựa, có thể hữu hiệu kết hợp mọi công nhân vào việc phát triển cộng đồng của họ; một công việc giúp các công nhân được tôn trọng và thoát khỏi bất cứ hình thức kỳ thị nào; một công việc giúp các gia đình có thể thoả mãn các nhu cầu của họ và cung cấp việc học cho con cái họ, và con cái họ không buộc phải bước vào lao động; một công việc cho phép công nhân được tự do tổ chức với nhau, và làm cho tiếng nói của họ được nghe; một công việc có chỗ để họ tái khám phá ra gốc gác của họ trên bình diện bản thân, gia đình và tâm linh; một công việc bảo đảm cho bất cứ ai về hưu có được một tiêu chuẩn sống xứng đáng”.
Đức Giáo Hoàng không đồng ý với những người tin rằng nền kinh tế phải thoát khỏi qui định của chính phủ. Ngài viết: “Xác tín cho rằng nền kinh tế phải được tự chủ, tránh khỏi mọi ‘ảnh hưởng’ có tính luân lý, từng dẫn con người tới chỗ lạm dụng diễn trình kinh tế một cách hoàn toàn có tính phá hoại. Xét về lâu về dài, các xác tín đó từng dẫn các hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị tới chỗ chà đạp lên quyền tự do của bản thân và của xã hội, và do đó, không có khả năng đem lại công lý như lời đã hứa”.
Đức Bênêđíctô cũng ủng hộ “một trật tự chính trị, tài phán và kinh tế có thể gia tăng và hướng dẫn việc hợp tác quốc tế để phát triển mọi người trong tình liên đới; quản lý nền kinh tế hoàn cầu; làm sống lại các nền kinh tế đang gặp khủng hoảng; tránh bất cứ tệ hại thêm nào đối với cuộc khủng hoảng hiện nay và sự bất quân bình lớn hơn có thể sẽ xẩy ra; đem lại một giải giới toàn diện và đúng lúc, an toàn thực phẩm và hoà bình; bảo đảm việc bảo vệ môi sinh và điều hòa vấn đề di dân: để thực hiện tất cả những điều này, điều cấp bách là phải có một thẩm quyền chính trị thế giới thực sự, như vị tiền nhiệm của tôi là Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII từng chỉ ra mấy năm trước đây”.
Dù nhìn nhận vai trò của thị trường, Đức Bênêđíctô vẫn nhấn mạnh rằng “học thuyết xã hội của Giáo Hội đã không ngừng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công bằng phân phối và công bằng xã hội đối với nền kinh tế thị trường”. Ngài nhiệt liệt ủng hộ “việc tái phân phối của cải” khi nói tới vai trò của chính phủ. Ngài viết: “Các bất quân bình trầm trọng sẽ phát sinh khi hoạt động kinh tế, vì chỉ được quan niệm như một cỗ máy tạo của cải, nên đã tách rời khỏi hoạt động chính trị, vốn được quan niệm như phương thế mưu cầu công bằng qua việc tái phân (của cải)”.
Linh mục Rees cho rằng: mặc dù Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới các nền tảng thần học trong học thuyết xã hội của Giáo Hội, nhưng nếu dựa vào các nhận xét trên đây, người ta sẽ thấy ngài nghiêng về phía tả đối với hầu hết các nhà chính trị tại Mỹ. Có nhà chính trị nào dám nói đến việc tái phân của cải hay không, hay nói tới các cơ cấu quản trị quốc tế với thẩm quyền điều hòa nền kinh tế? Có ai mạnh mẽ yêu cầu gia tăng tỷ lệ GDP dành cho ngoại viện hay không? Có ai dám kêu gọi việc chấp nhận “những lối sống mới trong đó việc mưu tìm cái chân, cái thiện, cái mỹ cũng như việc hiệp thông với người khác vì ích chung phải là các yếu tố xác định ra các lựa chọn tiêu thụ, các dành dụm và đầu tư chăng” ?
Đức Giáo Hoàng tin rằng nếu người ta hiểu được tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi con người nhân bản và kế hoạch thần thánh của Người đối với chúng ta, thì các tín hữu sẽ biết thừa nhận bổn phận của họ “phải hợp nhất các cố gắng của họ với mọi người có thiện chí, với các tín hữu thuộc các tôn giáo khác và với những người vô tín ngưỡng, để thế giới của chúng ta này có thể vâng theo một cách có hiệu quả kế hoạch thần thánh của Người: là sống như một gia đình dưới con mắt quan phòng của Đấng Hóa Công”.
(1) Legatus là một tổ chức có hội viên, dành cho các nhà lãnh đạo ngành doanh thương Công Giáo, để học hỏi, sống và loan báo đức tin trong sinh hoạt kinh doanh, nghề nghiệp và bản thân…
Linh mục Mathêu King, vị ân nhân thuyền nhân Việt Nam tại Hồng Kông đã từ trần
Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
09:03 10/07/2009
Lm Matthew King thường gọi là cha Kim SDB, một vị ân nhân của thuyền nhân Hồng Kông đã từ trần
Tin từ Đài Bắc ngày 10/7/2009, tỉnh dòng Salesian Hồng Kông cho hay linh mục Matthew King đã từ trần vào tối 8/7/2009 vừa qua hưởng thọ 79 tuổi. Ngài là một linh mục Salesian truyền giáo tại Việt Nam đã từng giữ chức vụ Tập sư đào tạo nhiều linh mục tu sĩ dòng cho Việt Nam. Năm 1975 Ngài bị trục xuất khỏi Việt Nam cùng chung số phận với các vị truyền giáo ngọai quốc khác.
Khi về lại nguyên quán Hồng Kông, cha từng giữ chức vụ như giám đốc, nhà đào luyện ngay cả phó giám tỉnh của tỉnh dòng Salesian Don Bosco tại Hồng Kông... Nhưng cha vẫn không quên người Việt Nam mà cha đã từng yêu mến phục vụ, một đất nước mà cha muốn suốt đời yêu thương gắn bó... Nên cha đã lăn xả vào việc trợ giúp, thăm viếng và dâng lễ cho đồng bào tỵ nạn ở Hồng Kông, đặc biệt sau những ngày đóng cửa trại tỵ nạn, cha vẫn vào các trại cấm để giúp đỡ và phục vụ đồng bào tỵ nạn Việt Nam.
Sau khi hết các thuyền nhân Việt Nam vì các trại bị xóa xổ tại Hồng Kông từ năm 2003, cha sang làm việc cho Văn Phòng Truyền Bá Tin Mừng ở Roma, đặc trách cố vấn về việc bang giao giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc cho tới khi cha bị bạo bệnh ung thư năm 2008. Năm 2009 Đức Thánh Cha đã trao tặng ngài huân chương Tòa Thánh về các nỗ lực và công việc cha đã làm cho Thánh Bộ Truyền Bá Tin Mừng.
Khi nghe biết bác sĩ chê căn bệnh hiểm nghèo của cha. Nhiều hội viên hay bạn bè hứa cầu nguyện cho cha được khỏi bệnh. Cha bình thản tín thác trả lời: “Xin cầu nguyện cho cha biết chấp nhận thánh ý Chúa. Cha cảm thấy hạnh phúc được biết trước giờ ra đi về với Chúa... Vì đây chính là thời gian qúi báu để Chúa thanh luyện cho cha hầu cha giảm bớt được thời gian đền bù ở Luyện ngục!”
Cha thật là một linh mục thánh thiện. Xin Chúa đón nhận và ân thưởng cha trên nước trời.
Cha Kim ngồi giữa trước ĐHY Zen và cha Bề trên cả dòng Salesian Don Bosco |
Tin từ Đài Bắc ngày 10/7/2009, tỉnh dòng Salesian Hồng Kông cho hay linh mục Matthew King đã từ trần vào tối 8/7/2009 vừa qua hưởng thọ 79 tuổi. Ngài là một linh mục Salesian truyền giáo tại Việt Nam đã từng giữ chức vụ Tập sư đào tạo nhiều linh mục tu sĩ dòng cho Việt Nam. Năm 1975 Ngài bị trục xuất khỏi Việt Nam cùng chung số phận với các vị truyền giáo ngọai quốc khác.
Khi về lại nguyên quán Hồng Kông, cha từng giữ chức vụ như giám đốc, nhà đào luyện ngay cả phó giám tỉnh của tỉnh dòng Salesian Don Bosco tại Hồng Kông... Nhưng cha vẫn không quên người Việt Nam mà cha đã từng yêu mến phục vụ, một đất nước mà cha muốn suốt đời yêu thương gắn bó... Nên cha đã lăn xả vào việc trợ giúp, thăm viếng và dâng lễ cho đồng bào tỵ nạn ở Hồng Kông, đặc biệt sau những ngày đóng cửa trại tỵ nạn, cha vẫn vào các trại cấm để giúp đỡ và phục vụ đồng bào tỵ nạn Việt Nam.
Sau khi hết các thuyền nhân Việt Nam vì các trại bị xóa xổ tại Hồng Kông từ năm 2003, cha sang làm việc cho Văn Phòng Truyền Bá Tin Mừng ở Roma, đặc trách cố vấn về việc bang giao giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc cho tới khi cha bị bạo bệnh ung thư năm 2008. Năm 2009 Đức Thánh Cha đã trao tặng ngài huân chương Tòa Thánh về các nỗ lực và công việc cha đã làm cho Thánh Bộ Truyền Bá Tin Mừng.
Khi nghe biết bác sĩ chê căn bệnh hiểm nghèo của cha. Nhiều hội viên hay bạn bè hứa cầu nguyện cho cha được khỏi bệnh. Cha bình thản tín thác trả lời: “Xin cầu nguyện cho cha biết chấp nhận thánh ý Chúa. Cha cảm thấy hạnh phúc được biết trước giờ ra đi về với Chúa... Vì đây chính là thời gian qúi báu để Chúa thanh luyện cho cha hầu cha giảm bớt được thời gian đền bù ở Luyện ngục!”
Trên giường bệnh |
Cha thật là một linh mục thánh thiện. Xin Chúa đón nhận và ân thưởng cha trên nước trời.
Đức Thánh Cha tiếp kiến Thủ Tướng Úc và Tổng Thống Hàn Quốc
Nguyễn Hoàng Thương
15:13 10/07/2009
Vatican (AsiaNews) – Hôm 09/07, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone đã tiếp kiến Tổng Thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tại Tòa Thánh Vatican. Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình chính trị, xã hội trên bán đảo Triều Tiên là các chủ đề chính của các thảo luận thân mật.
Thông các báo chí của Tòa Thánh cho hay: "Trên bình diện song phương, các vấn được đề cập đến là mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp thực sự giữa Hàn Quốc và Tòa Thánh, cũng như đối thoại đại kết và liên tôn, các hợp tác giữa Giáo Hội và Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục và xã hội".
Cuộc hội đàm riêng giữa Đức Thánh Cha và vị lãnh đạo Hàn Quốc, một người Tin Lành, kéo dài gần 30 phút. Ông Lee đi cùng với vị phu nhân, trong y phục trắng, vốn không tuân theo nghi thức ngoại giao của Vatican vì y phục trắng chỉ dành cho các phu nhân Công Giáo chứ không dành cho những phụ nữ khác, thường mặc y phục đen, nhưng màu trắng lại là màu sắc của hòa bình ở Hàn Quốc. Vào cuối buổi hội đàm, Tổng Thống Lee đã giới thiệu phu nhân và đoàn tùy tùng của ông.
Tiếp sau đó là việc trao quà lẫn nhau theo truyền thống. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã trao tặng Tổng Thống Lee một hộp chìa khóa, một bản Thông Điệp Bác Ái Trong Sự Thật có chữ ký, huy chương giáo hoàng và một thạch bản hình Thánh Phaolô vào thế kỷ 17. Đáp lại, Tổng Thống Hàn Quốc trao tặng Đức Thánh Cha hai bức ảnh khổng lồ: một bức hình Đức Cố Hồng y Kim, người học với Joseph Ratzinger ở Đức và đã qua đời hồi tháng hai; một bức khác chụp cảnh một tu sĩ cầu nguyện của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Lee Myung-Bak hội kiến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, và lần thứ ba, Tổng Thống Hàn Quốc hội kiến ngài.
Trước đó, Đức Giáo Hoàng cũng đã hội kiến với Thủ tướng Úc Kevin Rudd, ông đã tặng ngài một hộp gỗ với sáu chai rượu vang Rose của Úc và một quyển sách với những lời xin lỗi của chính phủ Úc dành cho các thổ dân nước này. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đáp lại bằng cách trao tặng Thủ tướng một bản Thông Điệp Bác Ái Trong Sự Thật có chữ ký và một hộp nhỏ có cây viết, trên đó vẽ Hàng cột Bernini. Thủ Tướng Rudd nói rằng ông đã đã bắt đầu đọc Thông điệp.
Thông cáo báo chí Tòa Thánh cho hay: "Trong các thảo luận thân mật, các vấn được đề cập đến là chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Sydney vào tháng Bảy năm 2008 nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nhắc lại sự cộng tác to lớn về tinh thần giữa Giáo Hội và chính quyền dân sự mà tiêu biểu là việc tổ chức sự kiện này. Sự chú ý cũng được tập trung vào tình hình quốc tế và khu vực, đề cập đến cả về tôn trọng tự do tôn giáo và các vấn đề môi trường".
Các ký giả hiện diện trong cuộc gặp cho hay Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI xuất hiện trong bộ dạng tốt và trong một tâm trạng tốt.
ĐTC tiếp kiến Phái đoàn Tổng thống Đại Hàn |
Cuộc hội đàm riêng giữa Đức Thánh Cha và vị lãnh đạo Hàn Quốc, một người Tin Lành, kéo dài gần 30 phút. Ông Lee đi cùng với vị phu nhân, trong y phục trắng, vốn không tuân theo nghi thức ngoại giao của Vatican vì y phục trắng chỉ dành cho các phu nhân Công Giáo chứ không dành cho những phụ nữ khác, thường mặc y phục đen, nhưng màu trắng lại là màu sắc của hòa bình ở Hàn Quốc. Vào cuối buổi hội đàm, Tổng Thống Lee đã giới thiệu phu nhân và đoàn tùy tùng của ông.
Tiếp sau đó là việc trao quà lẫn nhau theo truyền thống. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã trao tặng Tổng Thống Lee một hộp chìa khóa, một bản Thông Điệp Bác Ái Trong Sự Thật có chữ ký, huy chương giáo hoàng và một thạch bản hình Thánh Phaolô vào thế kỷ 17. Đáp lại, Tổng Thống Hàn Quốc trao tặng Đức Thánh Cha hai bức ảnh khổng lồ: một bức hình Đức Cố Hồng y Kim, người học với Joseph Ratzinger ở Đức và đã qua đời hồi tháng hai; một bức khác chụp cảnh một tu sĩ cầu nguyện của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Lee Myung-Bak hội kiến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, và lần thứ ba, Tổng Thống Hàn Quốc hội kiến ngài.
ĐTC tiếp kiến Thủ tướng Úc Kevin Rudd |
Thông cáo báo chí Tòa Thánh cho hay: "Trong các thảo luận thân mật, các vấn được đề cập đến là chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Sydney vào tháng Bảy năm 2008 nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nhắc lại sự cộng tác to lớn về tinh thần giữa Giáo Hội và chính quyền dân sự mà tiêu biểu là việc tổ chức sự kiện này. Sự chú ý cũng được tập trung vào tình hình quốc tế và khu vực, đề cập đến cả về tôn trọng tự do tôn giáo và các vấn đề môi trường".
Các ký giả hiện diện trong cuộc gặp cho hay Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI xuất hiện trong bộ dạng tốt và trong một tâm trạng tốt.
Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Thống Obama
LM Trần Đức Anh, OP
22:43 10/07/2009
VATICAN. Chiều 10-7-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, sau khi ông kết thúc tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở thành phố L'Aquila, trung Italia.
Tổng thống Obama đã đến Vatican lúc 4 giờ chiều và được Đức TGM James Harvey, người Mỹ, Chủ tịch Phủ Giáo Hoàng đón tiếp, và hướng dẫn đến gặp ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone. Hai vị đã hội kiến với nhau trong vòng 15 phút, trước khi tổng thống được hướng dẫn tới thư viện riêng của ĐTC. Hai vị đã nói chuyện riêng trong vòng 40 phút.
Sau đó, Phu nhân Michele, hai người con gái và bà ngoại vào gặp ĐTC, trước khi đoàn tùy tùng gồm 10 người của Tổng thống tiến vào. Trong dịp này Tổng thống đã tặng ĐTC một dây Stola có chạm đến mộ của thánh John Neumann (1811-1860) dòng Chúa Cứu Thế, GM giáo phận Philadelphia, là vị đầu tiên người Mỹ được phong hiển thánh.
ĐTC đã tặng tổng thống một bức tranh khảm trình bày quảng trường và Đền thờ thánh Phêrô, cuốn thông điệp mới của ngài ”Caritas in veritate”, ấn bản quí giá với chữ ký đề tặng của ngài và một bản Huấn thị của Bộ giáo lý đức tin về ”Phẩm giá con người” (Dignitas personae) về vấn đề luân lý sinh học. Tổng thống nói là sẽ đọc trên máy bay.
Khi giã từ tổng thống ở cửa thư viện, ĐTC nói nói: ”Tôi cầu nguyện cho Tổng thống và sứ vụ của Tổng thống”. Ông cám ơn ngài và bày tỏ mong muốn có một quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh.
1 giờ trước khi tổng thống Mỹ đến Vatican, phu nhân Michele Obama cùng với hai người con gái đã đến Vatican từ lúc 3 giờ chiều để viếng thăm Đền thờ Thánh Phêrô và mộ các vị Giáo Hoàng, trước khi thăm Nhà Nguyện Sistina với các bức danh hoạ của Michelangelo.
Ông Barack Obama là vị tổng thống thứ 12 của Hoa kỳ gặp ĐTC tại Vatican, vị đầu tiên là Tổng thống Woodrow Wilson hồi năm 1919. Rời Vatican, tổng thống Obama ra phi trường để đáp máy bay sang Ghana, thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên tại Phi châu.
Thông cáo chính thức
Trong thông cáo chính thức, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết ”trong các cuộc thảo luận thân mật (giữa Tổng thống Mỹ và ĐHY Quốc vụ khanh cũng như giữa Tổng thống và ĐTC), các vị đã đề cập đặc biệt tới những vấn đề có liên hệ tới tất cả mọi người và đang là thách đố lớn cho tương lai của mỗi quốc gia và cho sự phát triển đích thực của các dân tộc, như bảo vệ và thắng tiến sự sống, và quyền phản kháng lương tâm. Các vị cũng đề cập đến việc di cư, đặc biệt là khía cạnh đoàn tụ gia đình.
”Ở trung tâm cuộc gặp gỡ cũng có những đề tài chính trị quốc tế, dưới ánh sáng những kết quả của Hội nghị thượng đỉnh G-8. Các vị nói đến viễn tượng hòa bình ở Trung Đông, và ghi nhận có sự đồng qui lập trường, cũng như về tình hình tại các miền khác. Sau đó, các vị duyệt qua một vài vấn đề thời sự lớn như sự đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trên thế giới và những hệ lụy của nó về luân lý đạo đức, an ninh lương thực, trợ giúp phát triển, đặc biệt cho Phi châu và Mỹ châu la tinh, và vấn đề buôn bán ma túy. Sau cùng, các vị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục về tinh thần bao dung trong mỗi quốc gia”.
ĐTC Bêneđictô gặp TT Obama và phu nhân |
Sau đó, Phu nhân Michele, hai người con gái và bà ngoại vào gặp ĐTC, trước khi đoàn tùy tùng gồm 10 người của Tổng thống tiến vào. Trong dịp này Tổng thống đã tặng ĐTC một dây Stola có chạm đến mộ của thánh John Neumann (1811-1860) dòng Chúa Cứu Thế, GM giáo phận Philadelphia, là vị đầu tiên người Mỹ được phong hiển thánh.
ĐTC đã tặng tổng thống một bức tranh khảm trình bày quảng trường và Đền thờ thánh Phêrô, cuốn thông điệp mới của ngài ”Caritas in veritate”, ấn bản quí giá với chữ ký đề tặng của ngài và một bản Huấn thị của Bộ giáo lý đức tin về ”Phẩm giá con người” (Dignitas personae) về vấn đề luân lý sinh học. Tổng thống nói là sẽ đọc trên máy bay.
Khi giã từ tổng thống ở cửa thư viện, ĐTC nói nói: ”Tôi cầu nguyện cho Tổng thống và sứ vụ của Tổng thống”. Ông cám ơn ngài và bày tỏ mong muốn có một quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh.
1 giờ trước khi tổng thống Mỹ đến Vatican, phu nhân Michele Obama cùng với hai người con gái đã đến Vatican từ lúc 3 giờ chiều để viếng thăm Đền thờ Thánh Phêrô và mộ các vị Giáo Hoàng, trước khi thăm Nhà Nguyện Sistina với các bức danh hoạ của Michelangelo.
Ông Barack Obama là vị tổng thống thứ 12 của Hoa kỳ gặp ĐTC tại Vatican, vị đầu tiên là Tổng thống Woodrow Wilson hồi năm 1919. Rời Vatican, tổng thống Obama ra phi trường để đáp máy bay sang Ghana, thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên tại Phi châu.
Thông cáo chính thức
Trong thông cáo chính thức, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết ”trong các cuộc thảo luận thân mật (giữa Tổng thống Mỹ và ĐHY Quốc vụ khanh cũng như giữa Tổng thống và ĐTC), các vị đã đề cập đặc biệt tới những vấn đề có liên hệ tới tất cả mọi người và đang là thách đố lớn cho tương lai của mỗi quốc gia và cho sự phát triển đích thực của các dân tộc, như bảo vệ và thắng tiến sự sống, và quyền phản kháng lương tâm. Các vị cũng đề cập đến việc di cư, đặc biệt là khía cạnh đoàn tụ gia đình.
”Ở trung tâm cuộc gặp gỡ cũng có những đề tài chính trị quốc tế, dưới ánh sáng những kết quả của Hội nghị thượng đỉnh G-8. Các vị nói đến viễn tượng hòa bình ở Trung Đông, và ghi nhận có sự đồng qui lập trường, cũng như về tình hình tại các miền khác. Sau đó, các vị duyệt qua một vài vấn đề thời sự lớn như sự đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trên thế giới và những hệ lụy của nó về luân lý đạo đức, an ninh lương thực, trợ giúp phát triển, đặc biệt cho Phi châu và Mỹ châu la tinh, và vấn đề buôn bán ma túy. Sau cùng, các vị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục về tinh thần bao dung trong mỗi quốc gia”.
Các chính trị gia Hoa Kỳ: Thông điệp hướng về phẩm giá con người
Bùi Hữu Thư
23:12 10/07/2009
Khẳng định giá trị của thông điệp cho Thế Giới Công Giáo, và ngoài đời
Hoa Thịnh Đốn, ngày 10, tháng 7, 2009 (Zenit.org).-Hai nhà lập pháp Hoa Kỳ đã nhấn mạnh giá trị của thông điệp mới đây của Đức Thánh Cha Benedict XVI và ủng hộ việc nghiên cứu tài liệu này bởi người Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo, như nguồn liệu suy tư về cuộc kinh tế khủng hoảng.
Chủ tịch Hạ Viện John Boehner, và chủ tịch Uỷ Ban Cộng Hòa về chính sách Thaddeus McCotter, khẳng định điều này trong một tuyên cáo song phương hôm nay.
Tuyên cáo nói rằng “Đức Ái trong Sự Thật” không phải là “một kết án chủ nghĩa tư bản và cũng không phải là một ủng hộ bất cứ mục tiêu chính trị hay kinh tế nào cả."
Tuyên cáo thêm rằng “những người theo chủ nghĩa ý thức hệ và chính trị gia hy vọng là thông điệp sẽ thất bại."
Hai nhà lập pháp đồng ý rằng điểm chính của thông điệp Đức Thánh Cha là “vào thời điểm của thách đố kinh tế, phẩm giá cố hữu của cá nhân phải được duy trì và nuôi dưỡng bằng bác ái và cảm thương."
Tuyên cáo của họ giải thích, “Thông điệp này rõ ràng khác biệt với các nỗ lực “cải tiến’ chính phủ thành một quốc gia thực lòng biết lo cho an sinh xã hội, trong đó các công dân độc lập bị biến thành những tôi tớ trực thuộc."
Tuyên cáo ghi nhận sự nhấn mạnh của Đức Thánh Cha rằng “con người phải nằm tại trọng tâm của hệ thống thị trường tự do của chúng ta."
Tuyên cáo cũng nhấn mạnh lưu ý của Đức Thánh Cha là “các cá nhân, gia đình, cộng đồng, và doanh thương sẽ không bao giờ phải phụ thuộc vào quốc gia."
Hai chính trị gia đề cao quan điểm của Đức Thánh Cha là “sự thánh thiêng của tất cả mọi đời sống con người phải luôn luôn được bảo vệ."
Họ cũng ghi nhận sự hỗ trợ của thông điệp cho việc bảo toàn môi sinh, thay vì “ủng hộ một chính sách môi sinh quá khích."
Tuyên cáo kết luận rằng “Đức Ái trong Sự Thật không phải là một văn kiện chính trị, mà là một công trình khá phức tạp, đòi hỏi người Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo nghiên cứu và suy nghĩ cẩn thận trong thời kỳ có nhiều ưu tư về kinh tế."
Hoa Thịnh Đốn, ngày 10, tháng 7, 2009 (Zenit.org).-Hai nhà lập pháp Hoa Kỳ đã nhấn mạnh giá trị của thông điệp mới đây của Đức Thánh Cha Benedict XVI và ủng hộ việc nghiên cứu tài liệu này bởi người Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo, như nguồn liệu suy tư về cuộc kinh tế khủng hoảng.
Chủ tịch Hạ Viện John Boehner, và chủ tịch Uỷ Ban Cộng Hòa về chính sách Thaddeus McCotter, khẳng định điều này trong một tuyên cáo song phương hôm nay.
Tuyên cáo nói rằng “Đức Ái trong Sự Thật” không phải là “một kết án chủ nghĩa tư bản và cũng không phải là một ủng hộ bất cứ mục tiêu chính trị hay kinh tế nào cả."
Tuyên cáo thêm rằng “những người theo chủ nghĩa ý thức hệ và chính trị gia hy vọng là thông điệp sẽ thất bại."
Hai nhà lập pháp đồng ý rằng điểm chính của thông điệp Đức Thánh Cha là “vào thời điểm của thách đố kinh tế, phẩm giá cố hữu của cá nhân phải được duy trì và nuôi dưỡng bằng bác ái và cảm thương."
Tuyên cáo của họ giải thích, “Thông điệp này rõ ràng khác biệt với các nỗ lực “cải tiến’ chính phủ thành một quốc gia thực lòng biết lo cho an sinh xã hội, trong đó các công dân độc lập bị biến thành những tôi tớ trực thuộc."
Tuyên cáo ghi nhận sự nhấn mạnh của Đức Thánh Cha rằng “con người phải nằm tại trọng tâm của hệ thống thị trường tự do của chúng ta."
Tuyên cáo cũng nhấn mạnh lưu ý của Đức Thánh Cha là “các cá nhân, gia đình, cộng đồng, và doanh thương sẽ không bao giờ phải phụ thuộc vào quốc gia."
Hai chính trị gia đề cao quan điểm của Đức Thánh Cha là “sự thánh thiêng của tất cả mọi đời sống con người phải luôn luôn được bảo vệ."
Họ cũng ghi nhận sự hỗ trợ của thông điệp cho việc bảo toàn môi sinh, thay vì “ủng hộ một chính sách môi sinh quá khích."
Tuyên cáo kết luận rằng “Đức Ái trong Sự Thật không phải là một văn kiện chính trị, mà là một công trình khá phức tạp, đòi hỏi người Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo nghiên cứu và suy nghĩ cẩn thận trong thời kỳ có nhiều ưu tư về kinh tế."
Top Stories
Vietnam: Redemptorist monastery torn down
Emily Nguyen
01:02 10/07/2009
The defenseless Church in Vietnam has met with another defeat in the battle to protect its properties: a Redemptorist monastery has been torn down to give place to a state-owned multi-story hotel. On the other hand, the call from 37 U.S. senators to immediately and unconditionally free Father Thadeus Nguyen Van Ly has also been rejected.
The Redemptorist Monastery in Nha Trang, a coastal province in central of Vietnam, was torn down on Tuesday July 7 to build Hai Yen Hotel, the Redemptorist Province of Vietnam reported.
The beautiful Nha Trang monastery was the eighth Redemptorist monastery being established in Vietnam, following the ones in Hue, Hanoi, Saigon Nam Dinh, Dalat, Vung Tau, and Fyan. This monastery had been the dream of all, including the religious and secular leaders, as well as parishioners, and even non Catholic residents in the area.
Its history can be traced back to the beginning of the 1930's, when Fr. Louis-Philippe Lévesque, the then Sainte-Anne-de-Beaupré's provincial superior, was making his tour of inspection in the area from Aug 8 - Nov 27, 1934. During his tour, the Holy See's ambassador had made a suggestion of establishing a monastery in Nha Trang. His suggestion, however, was not followed through due to unexpectedly difficult circumstances brought by the Second World War.
After the war was ended in 1945, during the period 1949-1950, Bishop Marcel Piquet of Quy Nhon diocese had repeatedly brought up the suggestion, but facing enormous difficulties as the war had just ended, the Provincial Superior finally decided to put the plan on the back burner indefinitely.
After the communist takeover of the North in 1954, as Catholic population in the South grew up quickly, on July 5, 1957, Nha Trang had been separated from Quy Nhon diocese to become a brand new diocese. Bishop Marcel Piquet, dubbed "a dear friend of the Redemptorists" had been assigned to be the Vicar Apostolic of the newborn diocese. During the same year, the bishop once again had asked the Redemptorists to help build a monastery in his diocese. This time his request had been warmly welcome by the Redemptorist Provincial, since it coincided with the plan to dissociate the seminary from the Dalat Institute, and to build a pastoral center, with the intention to renovate the Provincial missionary activities as transportation into or from Nha Trang would be more convenient than Dalat.
The monastery was inaugurated two years later and had been continually expanded during the next ten years. The last renovation, completed in 1967, made the monastery the largest religious building in the area.
On Dec. 15, 1978, while preparing for Christmas celebration, the Redemptorists of Nha Trang was forced to desert their monastery by local authorities.
Since then, the Redemptorist Province of Vietnam has repeatedly appealed for the requisition of their monastery, all to no avail.
Vietnam authorities appear to become more ruthless on Church property issues, in contrary to their previous compromising language not long ago. On 21 May, Nguyen Thanh Xuan, the government's deputy chief of religious affairs, made it clear that the state “has no intention of returning any property or goods to the Catholic Church or any other religious organization.”
On June 11, 2009, the nuns from the Order of Cross Lovers in Thu Thiem - a suburb of Ho Chi Minh city, formerly known as Saigon- had been asked by the 2nd district government to come to a meeting in which they were informed about the governmental decision to "move" them out of the only home they have been living in for almost 170 years.
Two month later, on Aug. 4, the Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam) and the diocese of Long Xuyen were not even asked or informed. The monastery of the Order was suddenly demolished. It shared the same fate of monastery of the Sisters of St Paul of Chartres in Vinh Long, a Mekong Delta province, which was torn down a few months earlier.
In another development, on Thursday July 9, Vietnam government rejected a call from 37 U.S. senators to immediately and unconditionally free Father Thadeus Nguyen Van Ly saying that his imprisonment justified putting Hanoi on a U.S. religious freedom blacklist.
"Consideration on releasing Nguyen Van Ly will be given in line with Vietnamese law," Foreign Ministry spokesman Le Dung told a regular briefing in Hanoi.
The 37 senators, led by Democrat Barbara Boxer and Republican Sam Brownback, had urged President Nguyen Minh Triet to free the 62-year-old cleric, calling his trial "seriously flawed".
But Dung denied the accusation, saying: "The trial of Nguyen Van Ly was public and his rights at the court were protected in accordance with Vietnamese law."
The Redemptorist Monastery in Nha Trang, a coastal province in central of Vietnam, was torn down on Tuesday July 7 to build Hai Yen Hotel, the Redemptorist Province of Vietnam reported.
The beautiful Nha Trang monastery was the eighth Redemptorist monastery being established in Vietnam, following the ones in Hue, Hanoi, Saigon Nam Dinh, Dalat, Vung Tau, and Fyan. This monastery had been the dream of all, including the religious and secular leaders, as well as parishioners, and even non Catholic residents in the area.
Its history can be traced back to the beginning of the 1930's, when Fr. Louis-Philippe Lévesque, the then Sainte-Anne-de-Beaupré's provincial superior, was making his tour of inspection in the area from Aug 8 - Nov 27, 1934. During his tour, the Holy See's ambassador had made a suggestion of establishing a monastery in Nha Trang. His suggestion, however, was not followed through due to unexpectedly difficult circumstances brought by the Second World War.
After the war was ended in 1945, during the period 1949-1950, Bishop Marcel Piquet of Quy Nhon diocese had repeatedly brought up the suggestion, but facing enormous difficulties as the war had just ended, the Provincial Superior finally decided to put the plan on the back burner indefinitely.
After the communist takeover of the North in 1954, as Catholic population in the South grew up quickly, on July 5, 1957, Nha Trang had been separated from Quy Nhon diocese to become a brand new diocese. Bishop Marcel Piquet, dubbed "a dear friend of the Redemptorists" had been assigned to be the Vicar Apostolic of the newborn diocese. During the same year, the bishop once again had asked the Redemptorists to help build a monastery in his diocese. This time his request had been warmly welcome by the Redemptorist Provincial, since it coincided with the plan to dissociate the seminary from the Dalat Institute, and to build a pastoral center, with the intention to renovate the Provincial missionary activities as transportation into or from Nha Trang would be more convenient than Dalat.
The monastery was inaugurated two years later and had been continually expanded during the next ten years. The last renovation, completed in 1967, made the monastery the largest religious building in the area.
On Dec. 15, 1978, while preparing for Christmas celebration, the Redemptorists of Nha Trang was forced to desert their monastery by local authorities.
Since then, the Redemptorist Province of Vietnam has repeatedly appealed for the requisition of their monastery, all to no avail.
Vietnam authorities appear to become more ruthless on Church property issues, in contrary to their previous compromising language not long ago. On 21 May, Nguyen Thanh Xuan, the government's deputy chief of religious affairs, made it clear that the state “has no intention of returning any property or goods to the Catholic Church or any other religious organization.”
On June 11, 2009, the nuns from the Order of Cross Lovers in Thu Thiem - a suburb of Ho Chi Minh city, formerly known as Saigon- had been asked by the 2nd district government to come to a meeting in which they were informed about the governmental decision to "move" them out of the only home they have been living in for almost 170 years.
Two month later, on Aug. 4, the Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam) and the diocese of Long Xuyen were not even asked or informed. The monastery of the Order was suddenly demolished. It shared the same fate of monastery of the Sisters of St Paul of Chartres in Vinh Long, a Mekong Delta province, which was torn down a few months earlier.
In another development, on Thursday July 9, Vietnam government rejected a call from 37 U.S. senators to immediately and unconditionally free Father Thadeus Nguyen Van Ly saying that his imprisonment justified putting Hanoi on a U.S. religious freedom blacklist.
"Consideration on releasing Nguyen Van Ly will be given in line with Vietnamese law," Foreign Ministry spokesman Le Dung told a regular briefing in Hanoi.
The 37 senators, led by Democrat Barbara Boxer and Republican Sam Brownback, had urged President Nguyen Minh Triet to free the 62-year-old cleric, calling his trial "seriously flawed".
But Dung denied the accusation, saying: "The trial of Nguyen Van Ly was public and his rights at the court were protected in accordance with Vietnamese law."
Obama makes promise to Pope
news24.com
23:30 10/07/2009
Obama makes promise to Pope
VATICAN - US President Barack Obama promised Pope Benedict XVI on Friday that he would try to limit the number of abortions in the United States, the Vatican spokesperson said.
"The pontiff told me that President Obama affirmed his personal commitment to try to reduce the number of abortions in the United States," Vatican spokesperson Federico Lombardi told a news briefing.
Lombardi said the promise was "very explicit" during a 40-minute meeting at the Vatican, their first since Obama took office in January.
Obama and the pope discussed "the defence and the promotion of life", the Vatican added in a communique.
After the audience, the pope offered Obama a copy of an "instruction" on reproductive technology.
The document titled "Dignitas Personae" (Dignity of the Person) lists biomedical techniques considered "illicit" by the Roman Catholic Church such as the therapeutic use of stem cells and the use of the "morning-after" contraceptive pill.
Obama set for emotional visits
L'Aquila, Italy - President Barack Obama is ending three days of policy discussions with fellow world leaders to embark on two of the most photogenic and emotional events of his young presidency: meeting the pope at the Vatican and visiting Ghana.
He was throwing in a televised news conference from Italy for good measure.
Obama, his wife and daughters will meet Pope Benedict XVI shortly before leaving Italy late on Friday for Ghana. The two men have spoken by phone but not met before, aides say.
In Ghana, officials expect a tumultuous reception for Obama, whose father was from Kenya. Because the first family arrives rather late on Friday night, the main ceremony in Accra will occur on Saturday, before he departs for Washington after a weeklong trip that started in Russia.
It will involve drumming groups and Ghanians "putting their best foot forward in terms of the cultural richness of an incredibly diverse country", White House adviser Michelle Gavin told reporters on Thursday. To help accommodate the many who cannot attend, US and Ghanian officials have scheduled "watch parties", radio broadcasts and video coverage in theatres, parks and other places.
Mix success
"I do not believe that there is a way in which we could ever fulfill or assuage the desires of those in Ghana or on the continent on one stop," White House press secretary Robert Gibbs said.
But first, Obama had some final business at the Group of Eight nations meeting in central Italy, where he has had mixed success in seeking accords on greenhouse gas emissions and other matters. He will meet with several African leaders early on Friday, then hold a news conference.
Next comes the audience with the pope, whose generally conservative views will not entirely mesh with Obama's. They are likely to discuss world poverty, the Middle East and other topics, aides say, but the visit will be largely personal and spiritual.
"There are issues on which they'll agree, issues on which they'll disagree and issues on which they'll agree to continue to work on going forward," White House national security adviser Denis McDonough told reporters on Thursday.
"Given the influence of the Catholic Church globally," he said, and "the influence of the Catholic Church and church social teaching on the president himself, he recognises that this is much more than your typical state visit".
10.000 police for Obama visit to Ghana
ACCRA, Ghana - Authorities in Ghana say they will deploy more than 10.000 police in this West African nation to boost security for US President Barack Obama's weekend visit.
Assistant police commissioner Daniel Avorga told The Associated Press the security forces would be deployed in both the capital, Accra, and the town of Cape Coast, where Obama and his family will visit a former British fort once used to ship slaves to the Americas.
Obama arrives in Ghana late on Friday and will meet the country's president, speak to parliament and visit Cape Coast Castle before leaving on Saturday evening.
Obama is wildly popular in Ghana, and there are no known threats he would face in the country.
Avorga said on Wednesday the police mobilisation was aimed at ensuring his safety.
(Source: http://www.news24.com/, South Africa)
He said: "Obama's visit is historic.. .. We want to ensure that everybody can move about freely without any fear."
VATICAN - US President Barack Obama promised Pope Benedict XVI on Friday that he would try to limit the number of abortions in the United States, the Vatican spokesperson said.
"The pontiff told me that President Obama affirmed his personal commitment to try to reduce the number of abortions in the United States," Vatican spokesperson Federico Lombardi told a news briefing.
Lombardi said the promise was "very explicit" during a 40-minute meeting at the Vatican, their first since Obama took office in January.
Obama and the pope discussed "the defence and the promotion of life", the Vatican added in a communique.
After the audience, the pope offered Obama a copy of an "instruction" on reproductive technology.
The document titled "Dignitas Personae" (Dignity of the Person) lists biomedical techniques considered "illicit" by the Roman Catholic Church such as the therapeutic use of stem cells and the use of the "morning-after" contraceptive pill.
Obama set for emotional visits
L'Aquila, Italy - President Barack Obama is ending three days of policy discussions with fellow world leaders to embark on two of the most photogenic and emotional events of his young presidency: meeting the pope at the Vatican and visiting Ghana.
He was throwing in a televised news conference from Italy for good measure.
Obama, his wife and daughters will meet Pope Benedict XVI shortly before leaving Italy late on Friday for Ghana. The two men have spoken by phone but not met before, aides say.
In Ghana, officials expect a tumultuous reception for Obama, whose father was from Kenya. Because the first family arrives rather late on Friday night, the main ceremony in Accra will occur on Saturday, before he departs for Washington after a weeklong trip that started in Russia.
It will involve drumming groups and Ghanians "putting their best foot forward in terms of the cultural richness of an incredibly diverse country", White House adviser Michelle Gavin told reporters on Thursday. To help accommodate the many who cannot attend, US and Ghanian officials have scheduled "watch parties", radio broadcasts and video coverage in theatres, parks and other places.
Mix success
"I do not believe that there is a way in which we could ever fulfill or assuage the desires of those in Ghana or on the continent on one stop," White House press secretary Robert Gibbs said.
But first, Obama had some final business at the Group of Eight nations meeting in central Italy, where he has had mixed success in seeking accords on greenhouse gas emissions and other matters. He will meet with several African leaders early on Friday, then hold a news conference.
Next comes the audience with the pope, whose generally conservative views will not entirely mesh with Obama's. They are likely to discuss world poverty, the Middle East and other topics, aides say, but the visit will be largely personal and spiritual.
"There are issues on which they'll agree, issues on which they'll disagree and issues on which they'll agree to continue to work on going forward," White House national security adviser Denis McDonough told reporters on Thursday.
"Given the influence of the Catholic Church globally," he said, and "the influence of the Catholic Church and church social teaching on the president himself, he recognises that this is much more than your typical state visit".
10.000 police for Obama visit to Ghana
ACCRA, Ghana - Authorities in Ghana say they will deploy more than 10.000 police in this West African nation to boost security for US President Barack Obama's weekend visit.
Assistant police commissioner Daniel Avorga told The Associated Press the security forces would be deployed in both the capital, Accra, and the town of Cape Coast, where Obama and his family will visit a former British fort once used to ship slaves to the Americas.
Obama arrives in Ghana late on Friday and will meet the country's president, speak to parliament and visit Cape Coast Castle before leaving on Saturday evening.
Obama is wildly popular in Ghana, and there are no known threats he would face in the country.
Avorga said on Wednesday the police mobilisation was aimed at ensuring his safety.
(Source: http://www.news24.com/, South Africa)
He said: "Obama's visit is historic.. .. We want to ensure that everybody can move about freely without any fear."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thí sinh Công Giáo và Tôn Giáo Bạn tham dự thánh lễ tại Dòng Thánh Tâm trước ngày thi đợt II
Giuse Phan Tấn Hồ
05:55 10/07/2009
Huế (8-7-2009) - Trước ngày thi đại học đợt II tại Huế, Cha Tổng Phụ Trách Dòng Thánh Tâm Antôn Pađôva Huỳnh Đầy, Cha Phó Tổng Phụ Trách Êmilianô Đỗ Minh Liên và Cha Tổng quản lý Phêrô Nguyễn Thái Vạn cùng dâng thánh lễ cầu nguyện cho hơn 750 thí sinh và phụ huynh đang lưu trú tại Nhà Trung ương của Hội Dòng.
Đã thành lệ, ngoài việc miễn phí điện nước chăn chiếu mùng nền… đến việc miễn phí ôtô đưa đón thí sinh đến địa điểm thi trên một số tuyến đường chính trong khu vực, Hội Dòng còn đặc biệt chú trọng đến nhu cầu tâm linh cho các thí sinh cả Lương lẫn Giáo.
Mở đầu thánh lễ cầu nguyện cho hơn 400 thí sinh Công Giáo, 200 thí sinh Tôn Giáo Bạn và 150 phụ huynh tham dự, Cha Tổng Phụ Trách Antôn huỳnh Đầy nói: “ Mười hai năm miệt mài đèn sách tuổi học trò của các bạn đã qua, bắt đầu từ ngay mai các bạn sẽ là người bước lên một tầm cao mới trong tiến trình đào luyện tri thức của mình, Hội Dòng Thánh Tâm cầu chúc các bạn thêm nghị lực để vượt thắng, hầu trở nên người hữu ích cho tổ quốc, cho Giáo Hội và cho gia đình các bạn”.
Cảm được tấm lòng của quý Cha quý Thầy Dòng Thánh Tâm, hơn 750 thí sinh Lương Giáo cùng các bậc phụ huynh đến từ nhiều miền khác nhau trên đất nước sốt sắng dâng lời ca tiếng hát và thành kính trong từng cử điệu một cách đồng bộ như đã thành thục tự bao giờ.
Trong bài chia sẽ Lời chúa, liên quan đến bài đọc I trong sách Sáng Thế (St 41,55-57; 42,5-7.17-24a) Cha Êmilianô Đỗ Minh Liên gợi nhắc đến hình ảnh ông Giuse bị rơi vào tình cảnh đen tối bi thương trên đất Ai cập do chính anh em ruột của mình đưa đẩy, nhưng Giuse vẫn không chịu khuất phục hoàn cảnh, ngược lại càng nỗ lực và tin tưởng dấn thân; các bạn cũng hãy nên mạnh mẽ lướt lắng nghịch cảnh như Giuse để trở nên toàn thiện và cũng là chỗ dựa cho chính những người gây thiệt hại cho mình.
Những ngày lưu trú tại Dòng Thánh Tâm của phần đông thí sinh vẫn còn kéo dài cho đến đợt thi Trung cấp và Cao đẳng vào cuối tháng 7, song không còn dịp nào thuận tiện hơn, nên thí sinh Lê thị Hạnh đến từ giáo xứ Quèn Đông, Giáo phận Vinh, đại diện các thí sinh bày tỏ: “Hơn 600 thí sinh chúng con đã vất vả nhiều mới đến được xứ Huế để dự thi, qua những ngày trọ trong nhà Dòng, chúng con nhận ra những khó khăn của chúng con không là gì so với sự tận tụy hy sinh của Quý Cha Quý Thầy đã hôm sớm vất vả lo cho chúng con”.
Đến từ giáo xứ Tịnh Giang, giáo phận Vinh, ông Nguyễn văn Hồng đại diện cho phụ huynh của các thí sinh nói: “ Chúng con cám ơn Cha Tổng Phụ Trách cùng Quí Cha, Quí Thày và các chú Đệ Tử Thánh Tâm đã ân cần đón tiếp, giúp đỡ con cháu chúng con nhiều điều trong những ngày lưu trú tại Nhà Dòng”.
Thánh lễ kéo dài hơn thường lệ vì có nhiều lời thưa chúc, song không vì thế mà tiếng vỗ tay tri ân ngắn lại. Như muốn ngăn bớt những tràng pháo tay đầy cảm xúc đang dồn dập tuôn trào, Cha Tổng Phụ Trách tuyên bố: “Không. Chính Dòng Thánh Tâm chúng tôi cám ơn Quí Vị phụ huynh, cám ơn các bạn thí sinh; đây không phải là công việc mới mẽ của Hội Dòng; phục vụ và giáo dục thanh thiếu niên là mục đích của Hội Dòng chúng tôi, nhưng vì hoàn cảnh nên đã ngưng lại bấy lâu nay, việc các bạn tin tưởng đến với chúng tôi, càng làm cho chúng tôi xác tín hơn về sứ mạng đào tạo giáo dục của mình, nhất là với hoàn cảnh và điều kiện ngày càng rõ ràng hơn trong cuộc sống ngày nay”.
Đã thành lệ, ngoài việc miễn phí điện nước chăn chiếu mùng nền… đến việc miễn phí ôtô đưa đón thí sinh đến địa điểm thi trên một số tuyến đường chính trong khu vực, Hội Dòng còn đặc biệt chú trọng đến nhu cầu tâm linh cho các thí sinh cả Lương lẫn Giáo.
Mở đầu thánh lễ cầu nguyện cho hơn 400 thí sinh Công Giáo, 200 thí sinh Tôn Giáo Bạn và 150 phụ huynh tham dự, Cha Tổng Phụ Trách Antôn huỳnh Đầy nói: “ Mười hai năm miệt mài đèn sách tuổi học trò của các bạn đã qua, bắt đầu từ ngay mai các bạn sẽ là người bước lên một tầm cao mới trong tiến trình đào luyện tri thức của mình, Hội Dòng Thánh Tâm cầu chúc các bạn thêm nghị lực để vượt thắng, hầu trở nên người hữu ích cho tổ quốc, cho Giáo Hội và cho gia đình các bạn”.
Cảm được tấm lòng của quý Cha quý Thầy Dòng Thánh Tâm, hơn 750 thí sinh Lương Giáo cùng các bậc phụ huynh đến từ nhiều miền khác nhau trên đất nước sốt sắng dâng lời ca tiếng hát và thành kính trong từng cử điệu một cách đồng bộ như đã thành thục tự bao giờ.
Trong bài chia sẽ Lời chúa, liên quan đến bài đọc I trong sách Sáng Thế (St 41,55-57; 42,5-7.17-24a) Cha Êmilianô Đỗ Minh Liên gợi nhắc đến hình ảnh ông Giuse bị rơi vào tình cảnh đen tối bi thương trên đất Ai cập do chính anh em ruột của mình đưa đẩy, nhưng Giuse vẫn không chịu khuất phục hoàn cảnh, ngược lại càng nỗ lực và tin tưởng dấn thân; các bạn cũng hãy nên mạnh mẽ lướt lắng nghịch cảnh như Giuse để trở nên toàn thiện và cũng là chỗ dựa cho chính những người gây thiệt hại cho mình.
Những ngày lưu trú tại Dòng Thánh Tâm của phần đông thí sinh vẫn còn kéo dài cho đến đợt thi Trung cấp và Cao đẳng vào cuối tháng 7, song không còn dịp nào thuận tiện hơn, nên thí sinh Lê thị Hạnh đến từ giáo xứ Quèn Đông, Giáo phận Vinh, đại diện các thí sinh bày tỏ: “Hơn 600 thí sinh chúng con đã vất vả nhiều mới đến được xứ Huế để dự thi, qua những ngày trọ trong nhà Dòng, chúng con nhận ra những khó khăn của chúng con không là gì so với sự tận tụy hy sinh của Quý Cha Quý Thầy đã hôm sớm vất vả lo cho chúng con”.
Đến từ giáo xứ Tịnh Giang, giáo phận Vinh, ông Nguyễn văn Hồng đại diện cho phụ huynh của các thí sinh nói: “ Chúng con cám ơn Cha Tổng Phụ Trách cùng Quí Cha, Quí Thày và các chú Đệ Tử Thánh Tâm đã ân cần đón tiếp, giúp đỡ con cháu chúng con nhiều điều trong những ngày lưu trú tại Nhà Dòng”.
Thánh lễ kéo dài hơn thường lệ vì có nhiều lời thưa chúc, song không vì thế mà tiếng vỗ tay tri ân ngắn lại. Như muốn ngăn bớt những tràng pháo tay đầy cảm xúc đang dồn dập tuôn trào, Cha Tổng Phụ Trách tuyên bố: “Không. Chính Dòng Thánh Tâm chúng tôi cám ơn Quí Vị phụ huynh, cám ơn các bạn thí sinh; đây không phải là công việc mới mẽ của Hội Dòng; phục vụ và giáo dục thanh thiếu niên là mục đích của Hội Dòng chúng tôi, nhưng vì hoàn cảnh nên đã ngưng lại bấy lâu nay, việc các bạn tin tưởng đến với chúng tôi, càng làm cho chúng tôi xác tín hơn về sứ mạng đào tạo giáo dục của mình, nhất là với hoàn cảnh và điều kiện ngày càng rõ ràng hơn trong cuộc sống ngày nay”.
Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Giuse Nguyễn Tiến Giản
GP Bắc Ninh
15:20 10/07/2009
Cha Giuse Nguyễn Tiến Giản (1941 – 1988): Một đời gian khó
Cha Giuse Nguyễn Tiến Giản được nhiều người trong giáo phận Bắc Ninh nhận định là con người đã sống đúng như tên gọi của ngài: giản dị, đơn sơ, trong sáng, khiêm nhường… Trong suốt đời linh mục, cha đã cho thấy hình ảnh của một chủ chiên luôn nhiệt thành và âm thầm thực thi sứ vụ Chúa trao phó trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù là những lúc sống đời sống một người công nhân công trường biết bao khó khăn và cám dỗ, cũng như những lúc thực thi sứ vụ của người linh mục với biết bao khó khăn vất vả nhưng ngài vẫn luôn cho thấy một con người luôn sống Tin Mừng yêu thương.
Cha Giuse Nguyễn Tiến Giản sinh ngày 11-10-1941 trong một gia đình đạo đức tại giáo xứ Tử Nê, giáo phận Bắc Ninh. Năm 1956, cậu Giản được gửi đi tu học tại Tiểu Chủng viện Gioan Hà Nội. Năm 1960, Tiểu Chủng viện bị buộc phải đóng cửa, cậu đành phải rời Nhà trường và trở về gia đình tiếp tục tự học triết và thần học.
Trong hoàn cảnh xã hội vô cùng khó khăn tăm tối, thì đêm 13-7-1964, trong căn nhà nguyện nhỏ hẹp chưa đầy 8m2 tại Tòa Giám mục, Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, giám mục giáo phận Bắc Ninh, đã truyền chức linh mục cho thày Giản khi thày mới 23 tuổi. Lễ truyền chức diễn ra âm thầm, đơn giản, không kèn trống, hương hoa.
Vì hoàn cảnh xã hội gian khó, nên tuy đã lãnh nhận thiên chức linh mục, cha Giuse Nguyễn Tiến Giản không được dâng lễ công khai. Là một linh mục, thay vì được Đức Giám mục sai đi phục vụ giáo xứ, thì ngày 4-10-1965, cha Giản lại bị chính quyền tỉnh Hà Bắc lúc đó quyết định “sai đi” làm công nhân giao thông cầu đường nơi các công trường trong phong trào “Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước”! Cha Giản đương nhiên trở thành “linh mục thợ” bất đắc dĩ vì chỉ được làm thợ, chứ không được làm lễ! Thiên chức linh mục của ngài cùng với việc cử hành các bí tích phục vụ cộng đoàn bị khép lại vô thời hạn. Thay vào đó là đời sống của người công nhân lang thang nay đây mai đó.
Tuy nhiên, mọi sự đều sinh ích lợi cho những người yêu mến Chúa. Chính khi sống trong môi trường của những thanh niên xung phong, cha Giản lại có dịp để sống đời sống chứng nhân Tin Mừng yêu thương. Cha luôn sống tinh thần bác ái Kitô giáo và tìm cách đưa tinh thần hướng thiện vào lao động và các phong trào văn nghệ của công nhân. Đời sống chung với những người công nhân không thiếu những cám dỗ gọi mời, nhưng nhờ ơn Chúa và nhờ đời sống nội tâm sâu sắc, cha vẫn luôn giữ được lòng trung thành với Chúa, với lý tưởng cha đã chọn.
Với tinh thần làm muối, làm men và ánh sáng trong môi trường sống, cha không những đã giữ được lý tưởng linh mục của mình mà còn luôn được mọi người xung quanh yêu mến. Từ một đối tượng phải cảnh giác, một thành phần đáng phải đưa đi cải tạo, thì chỉ sau một thời gian sống chung, cha Giản đã trở thành người “có cảm tình nhất” nơi mọi cán bộ và anh em công nhân. Để rồi vào ngày chia tay "anh Giản" đầu năm 1973, trước đông đảo nhiều người, ông thủ trưởng đơn vị đã nói đầy vẻ khâm phục và kính trọng: “Chúng tôi vui mừng được tiễn anh Giản về Toà Giám Mục để “thăng quan tiến chức”, nhưng cũng rất buồn vì tình cảm anh em sống gắn bó với nhau 8 năm trời nay phải xa cách. Cảm ơn anh đã để lại cho chúng tôi một tấm gương sáng trong cuộc sống”. Sau 8 năm lao động vất vả trong các công trường, cha Giản được trở lại Tòa Giám Mục.
Ngày 2-1-1974, cha Giản chính thức được chính quyền tỉnh Hà Bắc công nhận là linh mục và bắt đầu công khai thi hành sứ vụ linh mục của mình. Sau đó, cha được Đức Giám mục giáo phận đặt làm cha quản hạt giáo hạt Bắc Giang trải rộng khắp tỉnh Bắc Giang, gồm 8 giáo xứ và 46 họ đạo với khoảng 10 ngàn giáo dân. Giáo hạt Bắc Giang lúc đó là một vùng vô cùng khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần; các nhà thờ thì bị tàn phá gần hết, chỉ còn lại 4 ngôi nhà thờ vững chắc, còn giáo dân vùng này vẫn được coi là vùng khô khan nhất giáo phận, hơn nữa lại có nhiều thành phần ra sức chống phá đạo. Các hội đồng giáo xứ hầu hết đều có người của Mặt trận gây nhiều khó khăn cho việc điều hành giáo xứ.
Ngày 25-04-1975, sau khi lãnh nhận phép lành của Đức Giám mục giáo phận và chào mọi người, cha Giản buộc túi balô vào xe và đạp xe một mạch vượt quãng đường 20 km đến nhận giáo xứ Bắc Giang. Không có cảnh tưng bừng đón chào cha xứ mới, mà đập vào mắt là cảnh giáo xứ hoang tàn khủng khiếp đã khiến cha phải rơi lệ. Nhà thờ xứ bị bom phá sập, đất đai nhà xứ bị một số giáo dân lấn chiếm, chỉ còn lại duy nhất ngôi nhà xứ 5 gian mà sau này được sử dụng làm nhà thờ. Mấy bà giáo dân đạo đức nghẹn ngào thưa với cha xứ mới: “Giáo xứ chúng con đổ nát lắm cha ơi”!
Giữa cảnh hoang tàn, cha Giản đã cùng với giáo dân thu dọn, xếp lại những viên gạch nơi nhà thờ đổ nát, bắt đầu xây dựng lại giáo xứ. Từ đó, chính trên nền nhà thờ đổ nát này đã là nơi hội tụ tin yêu của hàng ngàn tín hữu trong giáo hạt Bắc Giang vào những ngài đại lễ. Tưởng cũng nên biết những qui định khắt khe của chính quyền trong những năm tháng linh mục của cha Giản như: ấn định thời gian cho mỗi buổi kinh lễ; không được dạy giáo lý hay tổ chức hội họp các đoàn thể Công giáo; khi tổ chức lễ lớn, cha xứ và hội đồng giáo xứ phải làm đơn xin phép chính quyền và các tín hữu tới dự lễ không được ngủ đêm trong khu nhà thờ, nhà xứ; linh mục xứ đi đâu và làm gì phải trình báo và công an cho phép mới được đi. Nhiều năm, cha bị cấm không được về Tòa giám mục Bắc Ninh hiệp thông tham dự thánh lễ Truyền Dầu thứ Năm Tuần Thánh. Tuy nhiên, những qui định khắt khe như thế vẫn không thể cản bước cha đi đến với đoàn chiên của ngài. Cha còn có một cuốn sổ ghi chi tiết tình hình sống đạo vẽ sơ đồ đường đi lối xóm của từng xứ họ.
Giữa muôn vàn khó khăn, cha Giản đã mạnh mẽ cổ võ việc suy tôn Lời Chúa nơi các họ đạo, để nhờ Lời Chúa mà xây dựng sự hiệp nhất và nuôi dưỡng tín hữu sống tinh thần Tin Mừng. Đồng thời, cha dành nhiều thời gian để đào tạo và huấn luyện những tông đồ giáo dân nhiệt thành. Trước tiên là các hội đồng giáo xứ, cha có lịch trình gặp gỡ họ hàng tháng để huấn luyện họ hiểu biết thêm giáo lý, xây dựng đời sống đức tin trưởng thành, làm gương mẫu cho giáo dân và can đảm làm việc mục vụ được giao. Có một số thành viên hội đồng giáo xứ ban đầu thuộc thành phần chống đối, thì sau mấy năm làm việc với cha, họ đã trở thành những con người nhiệt tình, hết mình vì đạo Chúa.
Cùng với việc huấn luyện hội đồng giáo xứ, cha tụ họp và đào tạo những người nam người nữ muốn tận hiến đời mình làm việc tông đồ phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội. Cha cũng trực tiếp giảng dạy những môn học cần thiết cho các người trẻ có ý hướng đi tu, nhất là thăng tiến họ về đời sống nhân bản và tu đức. Nhiều người trong số này hiện nay đã trở thành linh mục và tu sĩ nam nữ đang phục vụ trong cánh đồng truyền giáo của giáo phận.
Trong khi thi hành mục vụ, cha Giản đã sáng tác nhiều bài hát, vần thơ diễn tả nội dung Tin Mừng một cách đơn sơ, dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ. Trong dịp Tuần Thánh, cha có nhiều sáng kiến mục vụ diễn tả cuộc thương khó và phục sinh Chúa Kitô đánh động lòng người. Đặc biệt trong dịp này, cha có thể ngồi tòa giải tội hầu như thâu đêm nhiều ngày để giải tội cho tín hữu từ nhiều nơi kéo đến.
Không chỉ quan tâm đến việc cử hành các bí tích và nâng đỡ đời sống tâm linh của người tín hữu, cha Giản còn có những sáng kiến nhằm phát triển đời sống kinh tế cho những người nghèo. Thấy giáo dân mình lam lũ làm việc vất vả mà vẫn cứ nghèo, không đủ ăn, cha đã chỉ cách và cấp vốn nhỏ cho họ làm ăn. Cha chắt chiu từng đồng để có tiền âm thầm cấp vốn cho những gia đình nghèo mua trâu bò, mua lợn gà để chăn nuôi sinh lời. Sau khi cha qua đời nhiều người đã đến xin hoàn vốn cho Tòa Giám Mục.
Thế rồi, cuộc đời luôn có những bất ngờ ngoài mong muốn của con người. Ngày 4-8-1988, cha Giuse Nguyễn Tiến Giản đã đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông khá bất ngờ bởi lẽ ngài là người nổi tiếng cẩn thận và điềm tĩnh. Nhiều người nhận xét: cha Giản cái gì cũng nhanh: nhanh trí, nhanh tay, nhanh làm linh mục, nhanh chạnh lòng thương và cũng nhanh ra đi! Cái chết của cha như một hi tế dâng lên Thiên Chúa. Mới ở tuổi 47, cha đã giã từ mọi người đi về Nhà Cha, nhưng hình ảnh một linh mục tài đức mãi in sâu vào tâm khảm bao người còn ở lại. Tín hữu giáo phận Bắc Ninh vẫn không thể nào quên hình ảnh một linh mục giữa muôn vàn gian khó, vẫn cứ trung kiên suốt một đời sống tinh thần Tin Mừng: “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống vì người mình yêu”.
Cha Giuse Nguyễn Tiến Giản được nhiều người trong giáo phận Bắc Ninh nhận định là con người đã sống đúng như tên gọi của ngài: giản dị, đơn sơ, trong sáng, khiêm nhường… Trong suốt đời linh mục, cha đã cho thấy hình ảnh của một chủ chiên luôn nhiệt thành và âm thầm thực thi sứ vụ Chúa trao phó trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù là những lúc sống đời sống một người công nhân công trường biết bao khó khăn và cám dỗ, cũng như những lúc thực thi sứ vụ của người linh mục với biết bao khó khăn vất vả nhưng ngài vẫn luôn cho thấy một con người luôn sống Tin Mừng yêu thương.
Cha Giuse Nguyễn Tiến Giản sinh ngày 11-10-1941 trong một gia đình đạo đức tại giáo xứ Tử Nê, giáo phận Bắc Ninh. Năm 1956, cậu Giản được gửi đi tu học tại Tiểu Chủng viện Gioan Hà Nội. Năm 1960, Tiểu Chủng viện bị buộc phải đóng cửa, cậu đành phải rời Nhà trường và trở về gia đình tiếp tục tự học triết và thần học.
Trong hoàn cảnh xã hội vô cùng khó khăn tăm tối, thì đêm 13-7-1964, trong căn nhà nguyện nhỏ hẹp chưa đầy 8m2 tại Tòa Giám mục, Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, giám mục giáo phận Bắc Ninh, đã truyền chức linh mục cho thày Giản khi thày mới 23 tuổi. Lễ truyền chức diễn ra âm thầm, đơn giản, không kèn trống, hương hoa.
Vì hoàn cảnh xã hội gian khó, nên tuy đã lãnh nhận thiên chức linh mục, cha Giuse Nguyễn Tiến Giản không được dâng lễ công khai. Là một linh mục, thay vì được Đức Giám mục sai đi phục vụ giáo xứ, thì ngày 4-10-1965, cha Giản lại bị chính quyền tỉnh Hà Bắc lúc đó quyết định “sai đi” làm công nhân giao thông cầu đường nơi các công trường trong phong trào “Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước”! Cha Giản đương nhiên trở thành “linh mục thợ” bất đắc dĩ vì chỉ được làm thợ, chứ không được làm lễ! Thiên chức linh mục của ngài cùng với việc cử hành các bí tích phục vụ cộng đoàn bị khép lại vô thời hạn. Thay vào đó là đời sống của người công nhân lang thang nay đây mai đó.
Tuy nhiên, mọi sự đều sinh ích lợi cho những người yêu mến Chúa. Chính khi sống trong môi trường của những thanh niên xung phong, cha Giản lại có dịp để sống đời sống chứng nhân Tin Mừng yêu thương. Cha luôn sống tinh thần bác ái Kitô giáo và tìm cách đưa tinh thần hướng thiện vào lao động và các phong trào văn nghệ của công nhân. Đời sống chung với những người công nhân không thiếu những cám dỗ gọi mời, nhưng nhờ ơn Chúa và nhờ đời sống nội tâm sâu sắc, cha vẫn luôn giữ được lòng trung thành với Chúa, với lý tưởng cha đã chọn.
Với tinh thần làm muối, làm men và ánh sáng trong môi trường sống, cha không những đã giữ được lý tưởng linh mục của mình mà còn luôn được mọi người xung quanh yêu mến. Từ một đối tượng phải cảnh giác, một thành phần đáng phải đưa đi cải tạo, thì chỉ sau một thời gian sống chung, cha Giản đã trở thành người “có cảm tình nhất” nơi mọi cán bộ và anh em công nhân. Để rồi vào ngày chia tay "anh Giản" đầu năm 1973, trước đông đảo nhiều người, ông thủ trưởng đơn vị đã nói đầy vẻ khâm phục và kính trọng: “Chúng tôi vui mừng được tiễn anh Giản về Toà Giám Mục để “thăng quan tiến chức”, nhưng cũng rất buồn vì tình cảm anh em sống gắn bó với nhau 8 năm trời nay phải xa cách. Cảm ơn anh đã để lại cho chúng tôi một tấm gương sáng trong cuộc sống”. Sau 8 năm lao động vất vả trong các công trường, cha Giản được trở lại Tòa Giám Mục.
Ngày 2-1-1974, cha Giản chính thức được chính quyền tỉnh Hà Bắc công nhận là linh mục và bắt đầu công khai thi hành sứ vụ linh mục của mình. Sau đó, cha được Đức Giám mục giáo phận đặt làm cha quản hạt giáo hạt Bắc Giang trải rộng khắp tỉnh Bắc Giang, gồm 8 giáo xứ và 46 họ đạo với khoảng 10 ngàn giáo dân. Giáo hạt Bắc Giang lúc đó là một vùng vô cùng khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần; các nhà thờ thì bị tàn phá gần hết, chỉ còn lại 4 ngôi nhà thờ vững chắc, còn giáo dân vùng này vẫn được coi là vùng khô khan nhất giáo phận, hơn nữa lại có nhiều thành phần ra sức chống phá đạo. Các hội đồng giáo xứ hầu hết đều có người của Mặt trận gây nhiều khó khăn cho việc điều hành giáo xứ.
Ngày 25-04-1975, sau khi lãnh nhận phép lành của Đức Giám mục giáo phận và chào mọi người, cha Giản buộc túi balô vào xe và đạp xe một mạch vượt quãng đường 20 km đến nhận giáo xứ Bắc Giang. Không có cảnh tưng bừng đón chào cha xứ mới, mà đập vào mắt là cảnh giáo xứ hoang tàn khủng khiếp đã khiến cha phải rơi lệ. Nhà thờ xứ bị bom phá sập, đất đai nhà xứ bị một số giáo dân lấn chiếm, chỉ còn lại duy nhất ngôi nhà xứ 5 gian mà sau này được sử dụng làm nhà thờ. Mấy bà giáo dân đạo đức nghẹn ngào thưa với cha xứ mới: “Giáo xứ chúng con đổ nát lắm cha ơi”!
Giữa cảnh hoang tàn, cha Giản đã cùng với giáo dân thu dọn, xếp lại những viên gạch nơi nhà thờ đổ nát, bắt đầu xây dựng lại giáo xứ. Từ đó, chính trên nền nhà thờ đổ nát này đã là nơi hội tụ tin yêu của hàng ngàn tín hữu trong giáo hạt Bắc Giang vào những ngài đại lễ. Tưởng cũng nên biết những qui định khắt khe của chính quyền trong những năm tháng linh mục của cha Giản như: ấn định thời gian cho mỗi buổi kinh lễ; không được dạy giáo lý hay tổ chức hội họp các đoàn thể Công giáo; khi tổ chức lễ lớn, cha xứ và hội đồng giáo xứ phải làm đơn xin phép chính quyền và các tín hữu tới dự lễ không được ngủ đêm trong khu nhà thờ, nhà xứ; linh mục xứ đi đâu và làm gì phải trình báo và công an cho phép mới được đi. Nhiều năm, cha bị cấm không được về Tòa giám mục Bắc Ninh hiệp thông tham dự thánh lễ Truyền Dầu thứ Năm Tuần Thánh. Tuy nhiên, những qui định khắt khe như thế vẫn không thể cản bước cha đi đến với đoàn chiên của ngài. Cha còn có một cuốn sổ ghi chi tiết tình hình sống đạo vẽ sơ đồ đường đi lối xóm của từng xứ họ.
Giữa muôn vàn khó khăn, cha Giản đã mạnh mẽ cổ võ việc suy tôn Lời Chúa nơi các họ đạo, để nhờ Lời Chúa mà xây dựng sự hiệp nhất và nuôi dưỡng tín hữu sống tinh thần Tin Mừng. Đồng thời, cha dành nhiều thời gian để đào tạo và huấn luyện những tông đồ giáo dân nhiệt thành. Trước tiên là các hội đồng giáo xứ, cha có lịch trình gặp gỡ họ hàng tháng để huấn luyện họ hiểu biết thêm giáo lý, xây dựng đời sống đức tin trưởng thành, làm gương mẫu cho giáo dân và can đảm làm việc mục vụ được giao. Có một số thành viên hội đồng giáo xứ ban đầu thuộc thành phần chống đối, thì sau mấy năm làm việc với cha, họ đã trở thành những con người nhiệt tình, hết mình vì đạo Chúa.
Cùng với việc huấn luyện hội đồng giáo xứ, cha tụ họp và đào tạo những người nam người nữ muốn tận hiến đời mình làm việc tông đồ phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội. Cha cũng trực tiếp giảng dạy những môn học cần thiết cho các người trẻ có ý hướng đi tu, nhất là thăng tiến họ về đời sống nhân bản và tu đức. Nhiều người trong số này hiện nay đã trở thành linh mục và tu sĩ nam nữ đang phục vụ trong cánh đồng truyền giáo của giáo phận.
Trong khi thi hành mục vụ, cha Giản đã sáng tác nhiều bài hát, vần thơ diễn tả nội dung Tin Mừng một cách đơn sơ, dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ. Trong dịp Tuần Thánh, cha có nhiều sáng kiến mục vụ diễn tả cuộc thương khó và phục sinh Chúa Kitô đánh động lòng người. Đặc biệt trong dịp này, cha có thể ngồi tòa giải tội hầu như thâu đêm nhiều ngày để giải tội cho tín hữu từ nhiều nơi kéo đến.
Không chỉ quan tâm đến việc cử hành các bí tích và nâng đỡ đời sống tâm linh của người tín hữu, cha Giản còn có những sáng kiến nhằm phát triển đời sống kinh tế cho những người nghèo. Thấy giáo dân mình lam lũ làm việc vất vả mà vẫn cứ nghèo, không đủ ăn, cha đã chỉ cách và cấp vốn nhỏ cho họ làm ăn. Cha chắt chiu từng đồng để có tiền âm thầm cấp vốn cho những gia đình nghèo mua trâu bò, mua lợn gà để chăn nuôi sinh lời. Sau khi cha qua đời nhiều người đã đến xin hoàn vốn cho Tòa Giám Mục.
Thế rồi, cuộc đời luôn có những bất ngờ ngoài mong muốn của con người. Ngày 4-8-1988, cha Giuse Nguyễn Tiến Giản đã đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông khá bất ngờ bởi lẽ ngài là người nổi tiếng cẩn thận và điềm tĩnh. Nhiều người nhận xét: cha Giản cái gì cũng nhanh: nhanh trí, nhanh tay, nhanh làm linh mục, nhanh chạnh lòng thương và cũng nhanh ra đi! Cái chết của cha như một hi tế dâng lên Thiên Chúa. Mới ở tuổi 47, cha đã giã từ mọi người đi về Nhà Cha, nhưng hình ảnh một linh mục tài đức mãi in sâu vào tâm khảm bao người còn ở lại. Tín hữu giáo phận Bắc Ninh vẫn không thể nào quên hình ảnh một linh mục giữa muôn vàn gian khó, vẫn cứ trung kiên suốt một đời sống tinh thần Tin Mừng: “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống vì người mình yêu”.
Thầy Huyến và Khóa huấn luyện Ca Trưởng tại giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:06 10/07/2009
PHAN THIẾT - Chiều nay 10.7.2009, Lễ bế giảng khóa huấn luyện Ca trưởng Giáo phận Phan Thiết. Thầy trò chia tay trong lưu luyến.Tôi có dịp gặp Nhạc sư Phạm Đức Huyến và có cuộc nói truyện. Thầy Huyến không chỉ là một trong những học trò đầu tiên và xuất sắc của Cố nhạc sư ca trưởng Hải Linh, mà còn là cháu ruột của nhạc sư nữa. Nay Thầy Huyến đã bước qua tuổi “Thất thập cổ lai hy”, nhưng vẫn trẻ trung, phong thái thanh thoát, nhẹ nhàng, yêu đời. Thầy khiêm tốn chia sẽ tâm sự của mình.
Hỏi: Chào mừng Thầy cùng anh chị em trong ban huấn luyện. Xin Thầy cho biết cơ duyên nào đã đưa ban giảng huấn đến với Phan thiết?
Thầy Huyến: Chính Đức Mẹ Tàpao đã đưa tôi và ban giảng huấn đến với lớp huấn luyện Ca Trưởng của Giáo Phận Phan Thiết.
Hỏi: Ban giảng huấn gồm những ai, thưa Thầy?
Thầy Huyến: Ban Giảng Huấn gồm có tôi và các nhạc sĩ: Văn Duy Tùng, Lê Hà, Lê Hùng, từ Hoa Kỳ sang, và Ns Ca Trưởng Đinh Thiện Bản, Quí Soeus Ca Trưởng: Soeur Hồng Trang, Soeur Sum, Souer Mến, cùng các anh chị Phụ Giảng: Nguyễn Thanh Truyền, Đào Tiến Việt, Đào Tiến Thắng, Đào Tuyết Thanh Vân và các thành viên Ban thánh nhạc Giáo phận Phan thiết.
Hỏi: Thầy bắt đầu viết nhạc và tài liệu đào tạo ca trưởng từ khi nào và đến nay đã mở được bao nhiêu khoá đào tạo rồi?
Nhạc sư: Bắt đầu sáng tác Thánh Ca năm 1973. Bài Thánh Ca đầu tay là “Trinh Vương Maria” (Như một vầng trăng…). Cho tới nay số lượng Thánh Ca đã được sáng tác vào khoảng 500 bài Hợp Xướng cũng như Ca Khúc. Nhưng một công việc rất quan trọng đối với tôi là đào tạo Ca Trưởng cho Giáo Hội. Trong suốt 35 năm (1974- 2009) tôi đã dạy được khoảng 100 lớp Huấn Luyện Ca Trưởng ở quốc nội cũng như hải ngoại. Điển hình là lớp Huấn Luyện Ca Trưởng Phan Thiết đây là lớp thứ 98 trong cuộc đời đào tạo Ca Trưởng của con. Lớp Ca Trưởng Hà Nội vào tuần tới là lớp Ca Trưởng thứ 99. Và Lớp Ca Trưởng Haỉ Phòng vào cuối tháng 7 năm 2009 là lớp thứ 100. Song với việc giảng dạy các lớp Huấn Luyện Ca Trưởng là việc viết tài liệu cho các lớp Ca Trưởng cấp I, cấp II và cấp III.
Hỏi: Với khoá huấn luyện ca trưởng tại Giáo Phận Phan Thiết, Thầy có nhận xét gì về các anh chị ca trưởng trong giáo phận không? Xin Thầy cho những lời khuyên.
Thầy Huyến: Với khoá Huấn Luyện Ca Trưởng Phan Thiết, trong mấy ngày qua tôi đã trao gởi tới các học viên về các phần:
1. Kỹ Thuật Đánh Nhịp
2. Kỹ Thuật Tập Hát
3. Kỹ Thuật Huấn Luyện Ca Đoàn. Và “Cách đọc tiếng Latinh và Hát Nhạc Bình Ca- Xướng âm Bình Ca.
Tất cả học viên đã học mỗi ngày 11,12 tiếng đồng hồ dưới điều kiện thời tiết oi bức, nhưng tất cả đã cố gắng hết sức, học tập hăng say cho đến giờ chót, đến tối vần còn muốn học nữa.
Đây là lớp Ca Trưởng cấp I, đợt I, hy vọng trong tương lai các học viên này tiếp tục học tiếp lên đợt II và thi mãn khoá để sau đó bước lên một cấp cao hơn là lớp Ca Trưởng cấp II.
Hỏi: Thầy đã từng điều khiển nhiều ca đoàn, huấn luyện nhiều ca trưởng. Vậy xin Thầy cho biết đâu là những yếu tố làm cho ca viên luôn hăng say tham gia tích cực trong việc dâng lời ca tiếng hát?
Thầy Huyến: Muốn cho các ca viên hăng say tham gia tích cực trong việc dâng lời ca tiếng hát ngợi khen Chúa, theo tôi nghĩ, người Ca Trưởng cần cố gắng học tập rèn luyện về chuyên môn tới nơi tới chốn và nhất là người Ca Trưởng phải biết cầu nguyện qua Thánh Nhạc để chan hoà yêu thương và lòng sốt mến đến từng ca viên, giúp họ hát từ trong con tim của mình, lời ca phải đích thực là lời cầu nguyện, ca tụng Chúa.
Hỏi: Chương trình sắp tới của Thầy và ban huấn luyện đối với một số giáo phận như thế nào?
Thầy Huyến: Tôi và ban giảng huấn sẽ giúp cho các lớp Ca Trưởng cấp II Hà Nội vào những ngày 16-22/7/2009. Lớp Ca Trưởng cấp I Hải Phòng từ 23 đến cuối tháng 7/ 2009.
Xin chân thành cám ơn Thầy và anh chị em ban giảng huấn.
“Hiến Chế Thánh Nhạc Trong Phụng Vụ” số 121 nói đến vai trò các Nhạc sĩ Công Giáo. Ngoài kiến thức chuyên môn, Giáo hội đòi hỏi các nhạc sĩ những tiêu chuẩn cơ bản là nhạc sĩ phải có đời sống Kitô hữu đích thực thể hiện qua đức tin mạnh mẽ, đời sống đạo đức và tinh thần cầu nguyện. Nhạc sĩ sáng tác trong lúc cầu nguyện. Không chỉ trong nhà thờ mà mọi nơi mọi lúc, nhạc sĩ chân chính có thể cầu nguyện để viết thánh ca.
Ước mong các thế hệ ca trưởng luôn trở nên chứng nhân cho vẻ đẹp thần linh, tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá con người.
Hỏi: Chào mừng Thầy cùng anh chị em trong ban huấn luyện. Xin Thầy cho biết cơ duyên nào đã đưa ban giảng huấn đến với Phan thiết?
Thầy Huyến: Chính Đức Mẹ Tàpao đã đưa tôi và ban giảng huấn đến với lớp huấn luyện Ca Trưởng của Giáo Phận Phan Thiết.
Hỏi: Ban giảng huấn gồm những ai, thưa Thầy?
Thầy Huyến: Ban Giảng Huấn gồm có tôi và các nhạc sĩ: Văn Duy Tùng, Lê Hà, Lê Hùng, từ Hoa Kỳ sang, và Ns Ca Trưởng Đinh Thiện Bản, Quí Soeus Ca Trưởng: Soeur Hồng Trang, Soeur Sum, Souer Mến, cùng các anh chị Phụ Giảng: Nguyễn Thanh Truyền, Đào Tiến Việt, Đào Tiến Thắng, Đào Tuyết Thanh Vân và các thành viên Ban thánh nhạc Giáo phận Phan thiết.
Hỏi: Thầy bắt đầu viết nhạc và tài liệu đào tạo ca trưởng từ khi nào và đến nay đã mở được bao nhiêu khoá đào tạo rồi?
Nhạc sư: Bắt đầu sáng tác Thánh Ca năm 1973. Bài Thánh Ca đầu tay là “Trinh Vương Maria” (Như một vầng trăng…). Cho tới nay số lượng Thánh Ca đã được sáng tác vào khoảng 500 bài Hợp Xướng cũng như Ca Khúc. Nhưng một công việc rất quan trọng đối với tôi là đào tạo Ca Trưởng cho Giáo Hội. Trong suốt 35 năm (1974- 2009) tôi đã dạy được khoảng 100 lớp Huấn Luyện Ca Trưởng ở quốc nội cũng như hải ngoại. Điển hình là lớp Huấn Luyện Ca Trưởng Phan Thiết đây là lớp thứ 98 trong cuộc đời đào tạo Ca Trưởng của con. Lớp Ca Trưởng Hà Nội vào tuần tới là lớp Ca Trưởng thứ 99. Và Lớp Ca Trưởng Haỉ Phòng vào cuối tháng 7 năm 2009 là lớp thứ 100. Song với việc giảng dạy các lớp Huấn Luyện Ca Trưởng là việc viết tài liệu cho các lớp Ca Trưởng cấp I, cấp II và cấp III.
Hỏi: Với khoá huấn luyện ca trưởng tại Giáo Phận Phan Thiết, Thầy có nhận xét gì về các anh chị ca trưởng trong giáo phận không? Xin Thầy cho những lời khuyên.
Thầy Huyến: Với khoá Huấn Luyện Ca Trưởng Phan Thiết, trong mấy ngày qua tôi đã trao gởi tới các học viên về các phần:
1. Kỹ Thuật Đánh Nhịp
2. Kỹ Thuật Tập Hát
3. Kỹ Thuật Huấn Luyện Ca Đoàn. Và “Cách đọc tiếng Latinh và Hát Nhạc Bình Ca- Xướng âm Bình Ca.
Tất cả học viên đã học mỗi ngày 11,12 tiếng đồng hồ dưới điều kiện thời tiết oi bức, nhưng tất cả đã cố gắng hết sức, học tập hăng say cho đến giờ chót, đến tối vần còn muốn học nữa.
Đây là lớp Ca Trưởng cấp I, đợt I, hy vọng trong tương lai các học viên này tiếp tục học tiếp lên đợt II và thi mãn khoá để sau đó bước lên một cấp cao hơn là lớp Ca Trưởng cấp II.
Hỏi: Thầy đã từng điều khiển nhiều ca đoàn, huấn luyện nhiều ca trưởng. Vậy xin Thầy cho biết đâu là những yếu tố làm cho ca viên luôn hăng say tham gia tích cực trong việc dâng lời ca tiếng hát?
Thầy Huyến: Muốn cho các ca viên hăng say tham gia tích cực trong việc dâng lời ca tiếng hát ngợi khen Chúa, theo tôi nghĩ, người Ca Trưởng cần cố gắng học tập rèn luyện về chuyên môn tới nơi tới chốn và nhất là người Ca Trưởng phải biết cầu nguyện qua Thánh Nhạc để chan hoà yêu thương và lòng sốt mến đến từng ca viên, giúp họ hát từ trong con tim của mình, lời ca phải đích thực là lời cầu nguyện, ca tụng Chúa.
Hỏi: Chương trình sắp tới của Thầy và ban huấn luyện đối với một số giáo phận như thế nào?
Thầy Huyến: Tôi và ban giảng huấn sẽ giúp cho các lớp Ca Trưởng cấp II Hà Nội vào những ngày 16-22/7/2009. Lớp Ca Trưởng cấp I Hải Phòng từ 23 đến cuối tháng 7/ 2009.
Xin chân thành cám ơn Thầy và anh chị em ban giảng huấn.
“Hiến Chế Thánh Nhạc Trong Phụng Vụ” số 121 nói đến vai trò các Nhạc sĩ Công Giáo. Ngoài kiến thức chuyên môn, Giáo hội đòi hỏi các nhạc sĩ những tiêu chuẩn cơ bản là nhạc sĩ phải có đời sống Kitô hữu đích thực thể hiện qua đức tin mạnh mẽ, đời sống đạo đức và tinh thần cầu nguyện. Nhạc sĩ sáng tác trong lúc cầu nguyện. Không chỉ trong nhà thờ mà mọi nơi mọi lúc, nhạc sĩ chân chính có thể cầu nguyện để viết thánh ca.
Ước mong các thế hệ ca trưởng luôn trở nên chứng nhân cho vẻ đẹp thần linh, tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá con người.
Giáo Xứ Tân Lộc, hạt Cửa Lò mừng Lễ Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự quan thầy giáo lý viên
Tân Lộc
17:13 10/07/2009
VINH - Cứ vào ngày 10 tháng 07 hàng năm, giáo phận Vinh lại tổ chức mừng long trọng ngày lễ thánh Phêrô Nguyễn Khắc tự quan thầy giáo lý viên, để cầu nguyện chung cho toàn thể anh chị em giáo lý viên toàn giáo hội cách riêng là anh chị em giáo lý viên trong toàn giáo phần.
Xem hình ảnh
Năm nay giáo xứ Tân Lộc, hạt Cửa Lò đã chuẩn bị cho thánh lễ này từ mấy ngày trước, Cha quản xứ, quản hạt Martinô Nguyễn Xuân Hoàng cùng với HĐ Mục vụ giáo xứ, đặc biệt là Ban giáo lý xứ đã lên chương trình tổ chức thánh lễ cả bề trong lẫn bề ngoài nhằm cảm tạ Thiên Chúa tri ân các anh chị em giáo lý viên. Ngày 09 tháng 07 trước một ngày mừng lễ, Cha xứ đã tổ chức gặp gỡ anh chị em giáo lý viên trong toàn giáo xứ để tĩnh tâm, trong buổi gặp gỡ này Cha đã giúp anh chị em giáo lý viên nhìn lại sứ mạng cao cả của người giáo lý viên, trách nhiệm nặng nề đặt trên vai anh chị em giáo lý viên trong thời đại hiện nay, cha kêu gọi anh chị em giáo lý viên cùng bắt tay với Ngài vâng lệnh Chúa Giêsu, noi gương thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự " Cùng thầy ra khơi thả lưới" Cha trăn trở, ưu tư với anh chị em giáo lý viên về bao bộn bề, vất vả trong đời sống gia đình, thế mà anh chị em giáo lý viên vẩn quên mình hy sinh phục vụ, Ngài cám ơn anh chị em đã nhiệt tình phục vụ trong sứ mạng tông đồ, một buổi chiều mùa hè với cái nóng oi nồng của gío lào miền trung, song anh chị em giáo lý viên cảm thấy lòng như được tắm mát trong suối nước tình yêu, sự đồng cảm và quan tâm của vị Cha chung, sau buổi tĩnh tâm Ngài ngồi toà để giúp anh chị em giáo lý viên đón nhận ơn hoà giải với Chúa.
Sáng nay vào lúc 6h30 ngày 10 tháng 7 toàn thể anh chị em giáo lý viên, các em học sinh, các đoàn thể, các bậc phụ huynh cha mẹ học sinh, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa, với hơn 70 anh chị em giáo lý viên trong toàn xứ tề tựu về trung tâm giáo đường xứ Tân Lộc để mừng lễ thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự quan thầy giáo lý viên giáo phận Vinh, các em học sinh đại diện của các lớp từ Mầm Non đến Vào Đời trên tay ôm những bó hoa tươi rực rỡ và những món quà được bọc kỹ để lát nữa trong thánh lễ sẻ tặng anh chị em giáo lý viên của lớp mình, những bài ca thỉnh thoảng được cất lên " đẹp thây ôi đẹp thay những bước chân…" cứ thế cất lên làm rung động lòng người, "ai gieo trong lệ sầu sẻ gặp trong vui sướng…" đúng rồi tôi còn nhớ có một giáo lý viên của một giáo họ tâm sự: Chúng em làm nghề đánh cá, nghẽ, đánh ốc, một mình một thuyền thúng chèo ra tận 4 -5 hải lý, sáng 3h dậy đi đánh ốc, nghẽ, trưa 10h phải chèo về cho kịp để đứng lớp, có khi vừa chèo vừa ngủ ngật vì tối hôm qua thức khuya để soạn bài cho tiết học ngày mai, và còn bao nhiêu giáo lý viên mỗi người một hoàn cảnh chẳng ai giống ai, tất cả đều guồng mình lo cho gia đình, thế mà lớp giáo lý, giờ giáo lý mình đảm trách không thể bỏ vắng. Thế đó sự hy sinh, vất vả của anh chị em không thể không đền đáp, không thể không động viên khi có thể và ngày lễ quan thầy giáo lý viên là một ngày tết của họ, một ngày lễ trọng đại và một ngày đáng tổ chức theo hoàn cảnh của từng nơi, để cầu nguyện và kéo ơn Chúa xuống trên anh chị em giáo lý viên.
Năm nay Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng có sáng kiến là các em học sinh chúc mừng giáo lý viên trong thánh lễ không đến nhà giáo lý viên như các năm trước. trước thánh lễ Ban tổ chức giới thiệu nội dung, sau đó mời các đoàn thể đại diện lên có lời cảm tạ tri ân và cầu chúc cho anh chị em giáo lý viên, tiếp đến là phần tặng hoa và quà của đại diện các lớp, Ban tổ chức lần lượt mời từng khối một cả giáo lý viên và các em học sinh lên cung thánh để nhận và tặng hoa, những bông hoa được gói trọn tất cả tấm lòng cảm tạ tri ân của cha mẹ và các em học sinh, thật là cảm động trào dâng khi những bó hoa tươi thắm được trao cho các giáo lý viên, nhiều giáo lý viên đã sung sướng cảm động không cầm được nước mắt. Cám tạ hồng ân Thiên Chúa, sau phần tặng quà, thánh lễ được cử hành.
Năm nay có sự ưu ái của Quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế tham dự, phần chia sẻ lời Chúa do cha Anphongsô Đinh Khắc Phú, Ngài đã làm nổi bật tiểu sử của vị thánh qua những thăng trầm của Ngài với sứ mạng một thầy giảng, Ngài kêu gọi mọi người hãy noi gương Thánh nhân đặc biệt là anh chị em giáo lý viên
Thánh lễ bế mạc trong không khí vui mừng tạ ơn Chúa bằng một bữa cơm thân mật do cha xứ chiêu đãi, hai Cha đi khắp một lượt từng bàn chúc anh chị em giáo lý và quý Ban nghành trong tinh thần cọng tác và tri ân. Buổi tiệc sắp tàn những làn gió biển thổi nhẹ, thổi nhẹ lùa vào phòng tiệc mang hương vị thơm nồng của biển ve vuốt trên những khuôn mặt rạng rỡ đầy hào khí truyền giáo của mọi người. Khung cảnh ngày lễ kính Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự, quan thầy giáo lý viên hôm nay thật đáng nghi nhớ trong mỗi một người, tất cả như cảm nhận được sự mát rượi của một làn gió thơm tràn từ Mẹ Giáo Hội thổi về.
Xem hình ảnh
Năm nay giáo xứ Tân Lộc, hạt Cửa Lò đã chuẩn bị cho thánh lễ này từ mấy ngày trước, Cha quản xứ, quản hạt Martinô Nguyễn Xuân Hoàng cùng với HĐ Mục vụ giáo xứ, đặc biệt là Ban giáo lý xứ đã lên chương trình tổ chức thánh lễ cả bề trong lẫn bề ngoài nhằm cảm tạ Thiên Chúa tri ân các anh chị em giáo lý viên. Ngày 09 tháng 07 trước một ngày mừng lễ, Cha xứ đã tổ chức gặp gỡ anh chị em giáo lý viên trong toàn giáo xứ để tĩnh tâm, trong buổi gặp gỡ này Cha đã giúp anh chị em giáo lý viên nhìn lại sứ mạng cao cả của người giáo lý viên, trách nhiệm nặng nề đặt trên vai anh chị em giáo lý viên trong thời đại hiện nay, cha kêu gọi anh chị em giáo lý viên cùng bắt tay với Ngài vâng lệnh Chúa Giêsu, noi gương thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự " Cùng thầy ra khơi thả lưới" Cha trăn trở, ưu tư với anh chị em giáo lý viên về bao bộn bề, vất vả trong đời sống gia đình, thế mà anh chị em giáo lý viên vẩn quên mình hy sinh phục vụ, Ngài cám ơn anh chị em đã nhiệt tình phục vụ trong sứ mạng tông đồ, một buổi chiều mùa hè với cái nóng oi nồng của gío lào miền trung, song anh chị em giáo lý viên cảm thấy lòng như được tắm mát trong suối nước tình yêu, sự đồng cảm và quan tâm của vị Cha chung, sau buổi tĩnh tâm Ngài ngồi toà để giúp anh chị em giáo lý viên đón nhận ơn hoà giải với Chúa.
Sáng nay vào lúc 6h30 ngày 10 tháng 7 toàn thể anh chị em giáo lý viên, các em học sinh, các đoàn thể, các bậc phụ huynh cha mẹ học sinh, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa, với hơn 70 anh chị em giáo lý viên trong toàn xứ tề tựu về trung tâm giáo đường xứ Tân Lộc để mừng lễ thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự quan thầy giáo lý viên giáo phận Vinh, các em học sinh đại diện của các lớp từ Mầm Non đến Vào Đời trên tay ôm những bó hoa tươi rực rỡ và những món quà được bọc kỹ để lát nữa trong thánh lễ sẻ tặng anh chị em giáo lý viên của lớp mình, những bài ca thỉnh thoảng được cất lên " đẹp thây ôi đẹp thay những bước chân…" cứ thế cất lên làm rung động lòng người, "ai gieo trong lệ sầu sẻ gặp trong vui sướng…" đúng rồi tôi còn nhớ có một giáo lý viên của một giáo họ tâm sự: Chúng em làm nghề đánh cá, nghẽ, đánh ốc, một mình một thuyền thúng chèo ra tận 4 -5 hải lý, sáng 3h dậy đi đánh ốc, nghẽ, trưa 10h phải chèo về cho kịp để đứng lớp, có khi vừa chèo vừa ngủ ngật vì tối hôm qua thức khuya để soạn bài cho tiết học ngày mai, và còn bao nhiêu giáo lý viên mỗi người một hoàn cảnh chẳng ai giống ai, tất cả đều guồng mình lo cho gia đình, thế mà lớp giáo lý, giờ giáo lý mình đảm trách không thể bỏ vắng. Thế đó sự hy sinh, vất vả của anh chị em không thể không đền đáp, không thể không động viên khi có thể và ngày lễ quan thầy giáo lý viên là một ngày tết của họ, một ngày lễ trọng đại và một ngày đáng tổ chức theo hoàn cảnh của từng nơi, để cầu nguyện và kéo ơn Chúa xuống trên anh chị em giáo lý viên.
Năm nay Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng có sáng kiến là các em học sinh chúc mừng giáo lý viên trong thánh lễ không đến nhà giáo lý viên như các năm trước. trước thánh lễ Ban tổ chức giới thiệu nội dung, sau đó mời các đoàn thể đại diện lên có lời cảm tạ tri ân và cầu chúc cho anh chị em giáo lý viên, tiếp đến là phần tặng hoa và quà của đại diện các lớp, Ban tổ chức lần lượt mời từng khối một cả giáo lý viên và các em học sinh lên cung thánh để nhận và tặng hoa, những bông hoa được gói trọn tất cả tấm lòng cảm tạ tri ân của cha mẹ và các em học sinh, thật là cảm động trào dâng khi những bó hoa tươi thắm được trao cho các giáo lý viên, nhiều giáo lý viên đã sung sướng cảm động không cầm được nước mắt. Cám tạ hồng ân Thiên Chúa, sau phần tặng quà, thánh lễ được cử hành.
Năm nay có sự ưu ái của Quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế tham dự, phần chia sẻ lời Chúa do cha Anphongsô Đinh Khắc Phú, Ngài đã làm nổi bật tiểu sử của vị thánh qua những thăng trầm của Ngài với sứ mạng một thầy giảng, Ngài kêu gọi mọi người hãy noi gương Thánh nhân đặc biệt là anh chị em giáo lý viên
Thánh lễ bế mạc trong không khí vui mừng tạ ơn Chúa bằng một bữa cơm thân mật do cha xứ chiêu đãi, hai Cha đi khắp một lượt từng bàn chúc anh chị em giáo lý và quý Ban nghành trong tinh thần cọng tác và tri ân. Buổi tiệc sắp tàn những làn gió biển thổi nhẹ, thổi nhẹ lùa vào phòng tiệc mang hương vị thơm nồng của biển ve vuốt trên những khuôn mặt rạng rỡ đầy hào khí truyền giáo của mọi người. Khung cảnh ngày lễ kính Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự, quan thầy giáo lý viên hôm nay thật đáng nghi nhớ trong mỗi một người, tất cả như cảm nhận được sự mát rượi của một làn gió thơm tràn từ Mẹ Giáo Hội thổi về.
Linh mục Phêrô Trương Bá Cần vừa qua đời tại Saigòn
Lm FX. Nguyễn hùng Oánh
19:06 10/07/2009
SAIGÒN - Lúc 1 giờ sáng nay, ngày 10-7-2009, Linh mục Phêrô Trương Bá Cần qua đời ở bệnh viện Chơ Rẫy, Saigòn, thọ 79 năm.
Trước đó mười ngày, lúc 7g chiều ngày 01-7-2009, tôi và luật sư Đức đi taxi tới trụ sở các linh mục Vinh ở Saigon đón Cha Phùng và Đức Ông FX Lê Xuân Hoa, Tổng Đại diện địa phận Phan thiết đi tới bệnh viện Chợ Rẫy thăm Cha Cần. Đức Ông Lê Xuân Hoa là bạn của Cha Trương Bá Cần từ lúc 12 tuổi cho đến ngày nay, nên khi tôi báo tin Cha Trương Bá Cần đang cơn “nguy tử”, Ngài đã vội vàng thu xếp công việc đi vào Saigon ngay.
Khi chúng tôi tới bệnh viện muốn lên lầu hai thăm Cha Cần, bảo vệ nói lớn: "Không ai được lên lầu hai".
Rất may, Cha Phùng nhờ môt cô y tá quen can thiệp. Cô nầy đưa chúng tôi vào thang máy và cũng đưa chúng tôi tới hàng ghế chờ thăm bệnh nhân và chính cô tới phòng dành cho Cha Trương Bá Cần. Cô ra bảo bốn người chúng tôi: "Chỉ đươc hai Cha vào ngồi nơi hàng ghế được thăm". Rồi Cô lại ra nói: "Cha Cần không cho ai vào thăm".
Tôi phải năn nỉ cô: "Xin vào nói với Cha Cần có Đức Ông Hoa và Cha Oánh vào thăm". Cuối cùng, Đức Ông được vào thăm trong bốn phút, Cha Phùng, luật sư Đức và tôi ngồi ngoài chờ, tôi lần hạt cầu nguyện cho Cha Cần.
Nay được tin Cha Cần mất, cá nhân tôi thấy như vậy là “mãn nguyện”, vì Đức Ông đã xức dầu cho Cha Cần, đã ban ơn toàn xá, còn tôi thì có dịp cầu nguyện đặc biệt cho Cha Cần. Tôi nghĩ Cha Cần khi còn sống thì nhiều người có những nhận định và tư tưởng có thể khác nhau về Cha Cần, và Cha ấy cũng dễ dàng bị chửi vì lập trường và đường lối mình và một số người đã gắt gao lên án Cha Cần, nhưng người Việt ta nói: "Nghĩa tử là nghĩa tận mà! Xin cầu nguyện cho Ngài".
Trước đó mười ngày, lúc 7g chiều ngày 01-7-2009, tôi và luật sư Đức đi taxi tới trụ sở các linh mục Vinh ở Saigon đón Cha Phùng và Đức Ông FX Lê Xuân Hoa, Tổng Đại diện địa phận Phan thiết đi tới bệnh viện Chợ Rẫy thăm Cha Cần. Đức Ông Lê Xuân Hoa là bạn của Cha Trương Bá Cần từ lúc 12 tuổi cho đến ngày nay, nên khi tôi báo tin Cha Trương Bá Cần đang cơn “nguy tử”, Ngài đã vội vàng thu xếp công việc đi vào Saigon ngay.
Khi chúng tôi tới bệnh viện muốn lên lầu hai thăm Cha Cần, bảo vệ nói lớn: "Không ai được lên lầu hai".
Rất may, Cha Phùng nhờ môt cô y tá quen can thiệp. Cô nầy đưa chúng tôi vào thang máy và cũng đưa chúng tôi tới hàng ghế chờ thăm bệnh nhân và chính cô tới phòng dành cho Cha Trương Bá Cần. Cô ra bảo bốn người chúng tôi: "Chỉ đươc hai Cha vào ngồi nơi hàng ghế được thăm". Rồi Cô lại ra nói: "Cha Cần không cho ai vào thăm".
Tôi phải năn nỉ cô: "Xin vào nói với Cha Cần có Đức Ông Hoa và Cha Oánh vào thăm". Cuối cùng, Đức Ông được vào thăm trong bốn phút, Cha Phùng, luật sư Đức và tôi ngồi ngoài chờ, tôi lần hạt cầu nguyện cho Cha Cần.
Nay được tin Cha Cần mất, cá nhân tôi thấy như vậy là “mãn nguyện”, vì Đức Ông đã xức dầu cho Cha Cần, đã ban ơn toàn xá, còn tôi thì có dịp cầu nguyện đặc biệt cho Cha Cần. Tôi nghĩ Cha Cần khi còn sống thì nhiều người có những nhận định và tư tưởng có thể khác nhau về Cha Cần, và Cha ấy cũng dễ dàng bị chửi vì lập trường và đường lối mình và một số người đã gắt gao lên án Cha Cần, nhưng người Việt ta nói: "Nghĩa tử là nghĩa tận mà! Xin cầu nguyện cho Ngài".
Tổng kết Khóa học Nhạc-Đàn tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Bắc Ninh
Nguyễn Xuân Trường
19:15 10/07/2009
BẮC NINH - Tối ngày 10/07/2009, thánh lễ và buổi tổng kết khóa học nhạc đàn đã diễn ra tại Tòa giám mục Bắc Ninh.
Như lời ca Quan họ “đến hẹn lại lên”, cứ mỗi dịp hè tới, Ban Thánh Nhạc giáo phận Bắc Ninh lại tổ chức những khóa huấn luyện khác nhau. Khóa huấn luyện đàn nhạc năm nay được tổ chức tại Trung tâm mục vụ giáo phận từ ngày 20/6 - 10/7/2009 do 2 nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, Sài Gòn và 2 thày chủng sinh Bắc Ninh cùng một sinh viên đang theo học nhạc viện Hà Nội đảm trách giảng dạy. 40 học viên tham dự đến từ nhiều giáo xứ khác nhau trong giáo phận. Các học viên đã được học về nhạc lý căn bản, xướng âm và thực hành đánh đàn chia làm 3 nhóm: luyện ngón, thánh ca và nhạc cổ điển.
Mặc dù thời tiết mùa hè nóng nực, nhưng thày trò mỗi ngày đều miệt mài dạy và học 2 buổi cả sáng lẫn chiều. Có lẽ niềm say mê thánh nhạc đã làm cho họ quên đi những mệt nhọc. Ngoài việc học kiến thức âm nhạc và kỹ thuật đánh đàn, đây cũng là dịp để các học viên học sống tình liên đới, chia sẻ đời sống đức tin, đức ái.
Đúng 7 giờ tối, tại nguyện đường Tòa giám mục, linh mục Giuse Nguyễn Hoàng Ân, Trưởng Ban Thánh Nhạc giáo phận, đã chủ sự thánh lễ cùng với toàn thể lớp học tạ ơn Thiên Chúa đã thương ban cho các em một cơ hội học tập quý giá, đồng thời cũng cảm ơn các bậc cha mẹ, Tòa giám mục, các giáo viên cùng quý vị ân nhân đã dành nhiều tình cảm và sự trợ giúp quý báu cho các học viên trong suốt khóa học.
Sau thánh lễ, vào lúc 9 giờ tối là buổi tổng kết khóa học tuy đơn sơ nhưng tràn đầy niềm vui với những tiết mục biểu diễn đàn Organ xen lẫn những vũ điệu sinh hoạt vui tươi.
Mong sao những học viên khóa này sẽ đem hết khả năng của mình như những nén bạc Chúa ban để quảng đại phục vụ các ca đoàn của giáo xứ, giáo họ vì lòng mến Chúa và say mê thánh nhạc.
Như lời ca Quan họ “đến hẹn lại lên”, cứ mỗi dịp hè tới, Ban Thánh Nhạc giáo phận Bắc Ninh lại tổ chức những khóa huấn luyện khác nhau. Khóa huấn luyện đàn nhạc năm nay được tổ chức tại Trung tâm mục vụ giáo phận từ ngày 20/6 - 10/7/2009 do 2 nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, Sài Gòn và 2 thày chủng sinh Bắc Ninh cùng một sinh viên đang theo học nhạc viện Hà Nội đảm trách giảng dạy. 40 học viên tham dự đến từ nhiều giáo xứ khác nhau trong giáo phận. Các học viên đã được học về nhạc lý căn bản, xướng âm và thực hành đánh đàn chia làm 3 nhóm: luyện ngón, thánh ca và nhạc cổ điển.
Mặc dù thời tiết mùa hè nóng nực, nhưng thày trò mỗi ngày đều miệt mài dạy và học 2 buổi cả sáng lẫn chiều. Có lẽ niềm say mê thánh nhạc đã làm cho họ quên đi những mệt nhọc. Ngoài việc học kiến thức âm nhạc và kỹ thuật đánh đàn, đây cũng là dịp để các học viên học sống tình liên đới, chia sẻ đời sống đức tin, đức ái.
Đúng 7 giờ tối, tại nguyện đường Tòa giám mục, linh mục Giuse Nguyễn Hoàng Ân, Trưởng Ban Thánh Nhạc giáo phận, đã chủ sự thánh lễ cùng với toàn thể lớp học tạ ơn Thiên Chúa đã thương ban cho các em một cơ hội học tập quý giá, đồng thời cũng cảm ơn các bậc cha mẹ, Tòa giám mục, các giáo viên cùng quý vị ân nhân đã dành nhiều tình cảm và sự trợ giúp quý báu cho các học viên trong suốt khóa học.
Sau thánh lễ, vào lúc 9 giờ tối là buổi tổng kết khóa học tuy đơn sơ nhưng tràn đầy niềm vui với những tiết mục biểu diễn đàn Organ xen lẫn những vũ điệu sinh hoạt vui tươi.
Mong sao những học viên khóa này sẽ đem hết khả năng của mình như những nén bạc Chúa ban để quảng đại phục vụ các ca đoàn của giáo xứ, giáo họ vì lòng mến Chúa và say mê thánh nhạc.
Tôi đi tiếp sức mùa thi
Trần Thạch Linh
19:35 10/07/2009
HÀ NỘI - Cách đây ít ngày, nhân khi ngồi uống nước với mấy anh bạn người Công giáo. Tôi buột mồm than vãn:
- Một năm có 365 ngày thì 364 ngày tôi chỉ tính toán thu vén cho bản thân mình (mà có được bao nhiêu đâu). Tôi muốn có một ngày chia sẻ cho nhẹ gánh sống.
- Vậy thì đi tiếp sức mùa thi… Thứ ba này nhé? Anh Đạt thuộc Tổng hội Sinh viên Công giáo Hà nội, nói.
- Đồng ý!
Chiều thứ ba (7/7), tôi nhận được tin nhắn: “14h30 tại Nhà thờ Thái Hà có chương trình tiếp sức mùa thi”.
Thế là tôi dắt xe máy ra, đem theo 2 cái mũ bảo hiểm, hai áo mưa, đổ đầy một bình xăng sẵn sàng cho cả chục chuyến “xe ôm tiếp sức”. Trên đường đi, tôi ghé vào một hiệu thuốc mua chục lọ thuốc cảm xuyên hương và bổ phế cho vào cốp xe. Mấy hôm nay trời cứ mưa nắng sụt sùi thế nào ấy, đề phòng có có sĩ tử nào cảm, ốm còn có thứ mà dùng.
Đến Nhà thờ Thái Hà, anh Đạt đã đứng sẵn ở cổng lớn, cạnh một chiếc xe ô tô đầy bụi đường. Đạt mỉm cười bảo tôi: “Anh cất xe máy vào kia”.
Yên vị trong xe ô tô rồi, tôi vẫn cứ băn khoăn về nhiệm vụ của mình và túi thuốc để lại trong cốp xe máy. Trên xe lúc này có một vị linh mục, một nhà văn, một luật sư và một nữ phóng viên trẻ măng.
Họ sôi nổi trao đổi với nhau về những nơi, những việc tiếp sức mùa thi đang còn gặp khó khăn, chưa được hoàn tất. Vị linh mục, luôn bận rộn với với những cuộc điện thoại gọi đến, ngài liên tục hướng dẫn, điều động, hẹn chiều, tối, rồi mai sẽ có mặt xử lý, giải quyết…
Chiếc xe đang lăn trên bánh trên đường ra ngoại thành thì thấy bên phải đường, một tình nguyện viên và một sĩ tử đeo ba-lô, tay nải đang loay hoay bên xe máy. Chiếc xe có máy vấn đề gì đó. Chúng tôi nhận ngay ra “người nhà” nhờ chiếc áo xanh tình nguyện của thanh niên Tổng Giáo phận Hà Nội. Mọi người trên xe xôn xao, và xe ô tô dừng lại ngay lập tức. Chúng tôi vội vã xuống vây quanh đôi bạn trẻ.
“Thưa cha không có gì ạ, con đổ thêm xăng thôi”- anh chàng tình nguyện viên lễ phép thưa với vị linh mục. Người anh nhễ nhại mồ hôi nhưng ánh mắt thì sáng ngời, rắn rỏi.
Cùng lúc đó người bán xăng lẻ bên vệ đường đem tới một chai xăng. Vậy là tất cả chúng tôi đều an tâm. Vị linh mục ân cần dặn dò trước khi cùng chúng tôi lên xe ô tô đi tiếp: “Có bất cứ việc gì thì điện thoại cho anh em và cha ngay nhé”.
Tôi chợt hiểu, mình đang tham gia tiếp sức cho các tình nguyện viên hơn là tiếp sức cho các sĩ tử.
Bốn giờ chiều chúng tôi có mặt tại Nhà thờ Cổ Nhuế. Ở đây đã có khoảng hơn 100 nam thanh nữ tú tập trung dưới tầng 1 của một toà nhà 5 tầng thoáng mát. Tôi không thể nhận ra được đâu là tình nguyện viên đâu là sĩ tử nếu không có màu áo xanh tình nguyện. Tất cả đang thoăn thoắt làm việc, từng nhóm từng nhóm một. Nhóm thì đang thu xếp, vận chuyển đồ, nhóm thì nấu ăn, nhóm thì chuẩn bị hội trường dể sinh hoạt tập thể, nhóm thì ngồi chia sẻ kinh nghiệm, còn có nhóm thì vừa làm vừa “chòng ghẹo” nhau cười rúc rắc, rồi thì họ còn “chòng ghẹo” cả tôi nữa.
Một cậu tiến lại gần tôi nói:
- Chú là tình nguyện viên trẻ nhất đấy.
Lúc này tôi đã mặc trên mình chiếc áo xanh tình nguyện. Tôi làm bộ cau mặt nhưng bật cười:
- Đã chú rồi thì còn trẻ làm sao được nữa?
Một cậu khác không tha tôi, bồi thêm:
- Chú trẻ nhất trong những người già ấy mà.
Tôi cứng lưỡi, nhưng vẫn vớt vát:
- Tôi mới năm mươi thôi bạn anh bạn đồng niên ạ.
Một bạn gái có phần thương tôi an ủi:
- Chú đừng buồn, dù sao chú cũng đã đi vào “gui-net”, chú là tình nguyện viên cao tuổi nhất đấy.
- Có quý không? - Tôi hỏi.
- Có ạ.
- Có hiếm không? -Tôi lại hỏi.
- Có ạ.
- Có sắp bị tuyệt chủng, nằm trong sách đỏ của Liên Hợp Quốc cần phải bảo vệ không? - Tôi hỏi tiếp.
- Chú này! - Cô bé thẹn thùng bỏ chạy lại với nhóm bạn gái của mình. Tất cả chúng tôi cùng cười vang trong trời chiều mát mẻ.
Tôi hoà vào công việc, sinh hoạt tập thể, của các bạn trẻ. Tôi đi xuống tập bếp ăn, đến cả nơi ngủ, tất cả đều gọn gàng đơn giản nhưng đầy đủ và thoáng mát. Tôi cố tìm lấy một cơ hội nào đó để “chia sẻ”. Gặp ai, nhóm nào tôi cũng nhận được những lời nói lễ phép, thái độ ân cần trọng thị.
Có lúc tôi cảm thấy lúng túng và băn khoăn “Mình là ai? Đã làm gì mà lại được tôn trọng như vậy?” để rồi lại tự lý giải rằng: “Bản chất của người Công giáo là thế, họ vốn khiêm nhường và chân thật”.
Bốn giờ rưỡi chúng tôi lên hội trường cùng nhau sinh hoạt tập thể. Mọi người cầm tay nhau nhìn vào mắt nhau cùng hát vang các khúc ca nồng thắm, hoan hỉ dưới sự dẫn dắt rất mát tay của Linh mục Nguyễn Văn Khải:
“Gần nhau trao cho nhau, yêu thương tình loài người,
Gần nhau trao cho nhau, tin yêu đừng gian dối
Gần nhau trao cho nhau, ánh mắt nhân loại này,
Tình yêu trao cho nhau, xây đắp nên tình người”.
Không khí yêu thương lan toả khắp hội trường, đi thi mà như trở về nhà, từ muôn phương tới đây gặp nhau chưa đầy tiếng đồng hồ mà tin cậy nhau như anh em vậy. Tình cảm được dâng lên khi Luật sư Lê Quốc Quân hùng biện, chia sẻ nỗi niềm của anh, sự kỳ vọng của anh trông cậy vào các sĩ tử, khi nhà văn Nguyễn Hoàng Đức truyền trao cho các em những tinh hoa, những chiêm nghiệm sâu sắc của mình. Đỉnh cao là một thánh lễ long trọng do Linh mục Nguyễn Văn Khải chủ lễ với nghi thức “Sai đi” cảm động và linh thiêng. Tất cả để cho các em vượt qua kỳ thi, học tập thật tốt, mai này thành người công chính giữa đời.
Rồi chúng tôi cùng nhau dùng cơm chiều. Có chừng 20 mâm đầy đặn được các tình nguyện viên nấu nướng dọn sẵn trên dãy bàn ăn ngay ngắn. Trong mỗi mâm có đầy đủ thịt, cá, canh chua, rau xanh, có bát cơm trắng đong đầy thơm mùi gạo mới và trái cây tráng miệng ngọt ngào.
Tôi ngồi cùng mâm với các sĩ tử, họ gắp cho nhau, mời nhau, nài nhau ăn thêm nữa lấy sức mà đi thi. Tôi có thi cử gì đâu mà cũng được mọi người gắp cho đầy bát, thật là ấm lòng.
Ăn uống xong, chúng tôi vội vã đến Giáo xứ Phùng Khoang. Tất cả tập trung tại nhà khách Tu đoàn Truyền Tin. Mọi người ngồi quây lại thành hai vòng tròn. Những tình nguyện viên ngồi vòng trong, sĩ tử đi thi ngồi vòng ngoài. Chúng tôi lại nắm tay nhau, cùng hát, cùng giao lưu chia sẻ. Linh mục Nguyễn Văn Khải năng động đến lạ lùng, chỉ với cái sàn nhà năm sáu chục mét vuông gì đó, không loa máy, không đàn nhạc, phông màn vậy mà chúng tôi vẫn có được một chương trình giao lưu mặn nồng, sống động. Các sĩ tử có được lễ thức “sai đi” thiêng liêng, trang trọng.
Tôi đã nắm chặt tay một cô bé ngồi cạnh bên, trong hàng tình nguyện viên. Tôi giơ tay cao lên nhưng người lại phải cúi khom xuống vì cô nhỏ này chừng chỉ năm hay sáu tuổi gì đó, vậy mà đã tham gia “tiếp sức mùa thi”. Một hình ảnh quý giá hiếm hoi mà ít người chú ý: Tình nguyện viên lớn tuổi nhất và tình nguyện viên nhỏ tuổi nhất cùng chung tay tiếp sức mùa thi.
Tôi đã rất khó khăn khi đứng lên chia sẻ tâm tư của mình. Chia sẻ gì đây? Trong một năm tôi đã có đến 364 ngày sống dối, nói dối (dù sự dối của tôi không làm chết một con gián). Tôi muốn sống thật, nói thật trong ngày hôm nay, rằng… tôi tới đây với mấy chuyến xe ôm đang còn trong dự kiến, rằng tôi đã nhiều lần đi thi trong cái thời bao cấp xa xưa mong dành lấy tấm bằng, để có việc làm, có cơm gạo nuôi thân… vậy mà ở đây tôi lại nhận được quá nhiều. Tôi đã thấy các bạn yêu thương đùm bọc nhau như anh em trong một nhà, tôi đã lãnh nhận trọn vẹn tình cảm ấy. Tôi đã nhận được “Lửa” vươn lên từ luật sư Lê Quốc Quân. Tôi đã nhận được tâm tình sâu lắng của nhà văn Nguyễn Hoàng Đức... Tôi đã thấy quyết tâm của các bạn trẻ trước kỳ thi để mai này làm muối cho đời.
Mãi đến mười giờ đêm mới tan hội. Mọi người ra về bắt tay nhau, ghi địa chỉ, lấy số điện thoại, xin chữ ký... rộn ràng nồng ấm. Trời quang mây, đã thấy sao xa lấp lánh trên trời đêm, trăng vằng vặc tỏ lộ.
Tôi bỗng thấy xao xuyến chạnh lòng mình khi nghĩ tới còn bao nhiêu sĩ tử là con em đất Việt với bao thi phía trước. Cầu mong cho họ thấy được lối đi, biết được nơi đến, có được sự chăm sóc trọn lành trong những ngày vượt “vũ môn”.
Hà Nội, 10/7/2009
(Photos: Trần Hà) |
- Vậy thì đi tiếp sức mùa thi… Thứ ba này nhé? Anh Đạt thuộc Tổng hội Sinh viên Công giáo Hà nội, nói.
- Đồng ý!
Chiều thứ ba (7/7), tôi nhận được tin nhắn: “14h30 tại Nhà thờ Thái Hà có chương trình tiếp sức mùa thi”.
Thế là tôi dắt xe máy ra, đem theo 2 cái mũ bảo hiểm, hai áo mưa, đổ đầy một bình xăng sẵn sàng cho cả chục chuyến “xe ôm tiếp sức”. Trên đường đi, tôi ghé vào một hiệu thuốc mua chục lọ thuốc cảm xuyên hương và bổ phế cho vào cốp xe. Mấy hôm nay trời cứ mưa nắng sụt sùi thế nào ấy, đề phòng có có sĩ tử nào cảm, ốm còn có thứ mà dùng.
Đến Nhà thờ Thái Hà, anh Đạt đã đứng sẵn ở cổng lớn, cạnh một chiếc xe ô tô đầy bụi đường. Đạt mỉm cười bảo tôi: “Anh cất xe máy vào kia”.
Yên vị trong xe ô tô rồi, tôi vẫn cứ băn khoăn về nhiệm vụ của mình và túi thuốc để lại trong cốp xe máy. Trên xe lúc này có một vị linh mục, một nhà văn, một luật sư và một nữ phóng viên trẻ măng.
Họ sôi nổi trao đổi với nhau về những nơi, những việc tiếp sức mùa thi đang còn gặp khó khăn, chưa được hoàn tất. Vị linh mục, luôn bận rộn với với những cuộc điện thoại gọi đến, ngài liên tục hướng dẫn, điều động, hẹn chiều, tối, rồi mai sẽ có mặt xử lý, giải quyết…
Chiếc xe đang lăn trên bánh trên đường ra ngoại thành thì thấy bên phải đường, một tình nguyện viên và một sĩ tử đeo ba-lô, tay nải đang loay hoay bên xe máy. Chiếc xe có máy vấn đề gì đó. Chúng tôi nhận ngay ra “người nhà” nhờ chiếc áo xanh tình nguyện của thanh niên Tổng Giáo phận Hà Nội. Mọi người trên xe xôn xao, và xe ô tô dừng lại ngay lập tức. Chúng tôi vội vã xuống vây quanh đôi bạn trẻ.
“Thưa cha không có gì ạ, con đổ thêm xăng thôi”- anh chàng tình nguyện viên lễ phép thưa với vị linh mục. Người anh nhễ nhại mồ hôi nhưng ánh mắt thì sáng ngời, rắn rỏi.
Cùng lúc đó người bán xăng lẻ bên vệ đường đem tới một chai xăng. Vậy là tất cả chúng tôi đều an tâm. Vị linh mục ân cần dặn dò trước khi cùng chúng tôi lên xe ô tô đi tiếp: “Có bất cứ việc gì thì điện thoại cho anh em và cha ngay nhé”.
Tôi chợt hiểu, mình đang tham gia tiếp sức cho các tình nguyện viên hơn là tiếp sức cho các sĩ tử.
Bốn giờ chiều chúng tôi có mặt tại Nhà thờ Cổ Nhuế. Ở đây đã có khoảng hơn 100 nam thanh nữ tú tập trung dưới tầng 1 của một toà nhà 5 tầng thoáng mát. Tôi không thể nhận ra được đâu là tình nguyện viên đâu là sĩ tử nếu không có màu áo xanh tình nguyện. Tất cả đang thoăn thoắt làm việc, từng nhóm từng nhóm một. Nhóm thì đang thu xếp, vận chuyển đồ, nhóm thì nấu ăn, nhóm thì chuẩn bị hội trường dể sinh hoạt tập thể, nhóm thì ngồi chia sẻ kinh nghiệm, còn có nhóm thì vừa làm vừa “chòng ghẹo” nhau cười rúc rắc, rồi thì họ còn “chòng ghẹo” cả tôi nữa.
Một cậu tiến lại gần tôi nói:
- Chú là tình nguyện viên trẻ nhất đấy.
Lúc này tôi đã mặc trên mình chiếc áo xanh tình nguyện. Tôi làm bộ cau mặt nhưng bật cười:
- Đã chú rồi thì còn trẻ làm sao được nữa?
Một cậu khác không tha tôi, bồi thêm:
- Chú trẻ nhất trong những người già ấy mà.
Tôi cứng lưỡi, nhưng vẫn vớt vát:
- Tôi mới năm mươi thôi bạn anh bạn đồng niên ạ.
Một bạn gái có phần thương tôi an ủi:
- Chú đừng buồn, dù sao chú cũng đã đi vào “gui-net”, chú là tình nguyện viên cao tuổi nhất đấy.
- Có quý không? - Tôi hỏi.
- Có ạ.
- Có hiếm không? -Tôi lại hỏi.
- Có ạ.
- Có sắp bị tuyệt chủng, nằm trong sách đỏ của Liên Hợp Quốc cần phải bảo vệ không? - Tôi hỏi tiếp.
- Chú này! - Cô bé thẹn thùng bỏ chạy lại với nhóm bạn gái của mình. Tất cả chúng tôi cùng cười vang trong trời chiều mát mẻ.
Tôi hoà vào công việc, sinh hoạt tập thể, của các bạn trẻ. Tôi đi xuống tập bếp ăn, đến cả nơi ngủ, tất cả đều gọn gàng đơn giản nhưng đầy đủ và thoáng mát. Tôi cố tìm lấy một cơ hội nào đó để “chia sẻ”. Gặp ai, nhóm nào tôi cũng nhận được những lời nói lễ phép, thái độ ân cần trọng thị.
Có lúc tôi cảm thấy lúng túng và băn khoăn “Mình là ai? Đã làm gì mà lại được tôn trọng như vậy?” để rồi lại tự lý giải rằng: “Bản chất của người Công giáo là thế, họ vốn khiêm nhường và chân thật”.
Bốn giờ rưỡi chúng tôi lên hội trường cùng nhau sinh hoạt tập thể. Mọi người cầm tay nhau nhìn vào mắt nhau cùng hát vang các khúc ca nồng thắm, hoan hỉ dưới sự dẫn dắt rất mát tay của Linh mục Nguyễn Văn Khải:
“Gần nhau trao cho nhau, yêu thương tình loài người,
Gần nhau trao cho nhau, tin yêu đừng gian dối
Gần nhau trao cho nhau, ánh mắt nhân loại này,
Tình yêu trao cho nhau, xây đắp nên tình người”.
Không khí yêu thương lan toả khắp hội trường, đi thi mà như trở về nhà, từ muôn phương tới đây gặp nhau chưa đầy tiếng đồng hồ mà tin cậy nhau như anh em vậy. Tình cảm được dâng lên khi Luật sư Lê Quốc Quân hùng biện, chia sẻ nỗi niềm của anh, sự kỳ vọng của anh trông cậy vào các sĩ tử, khi nhà văn Nguyễn Hoàng Đức truyền trao cho các em những tinh hoa, những chiêm nghiệm sâu sắc của mình. Đỉnh cao là một thánh lễ long trọng do Linh mục Nguyễn Văn Khải chủ lễ với nghi thức “Sai đi” cảm động và linh thiêng. Tất cả để cho các em vượt qua kỳ thi, học tập thật tốt, mai này thành người công chính giữa đời.
Rồi chúng tôi cùng nhau dùng cơm chiều. Có chừng 20 mâm đầy đặn được các tình nguyện viên nấu nướng dọn sẵn trên dãy bàn ăn ngay ngắn. Trong mỗi mâm có đầy đủ thịt, cá, canh chua, rau xanh, có bát cơm trắng đong đầy thơm mùi gạo mới và trái cây tráng miệng ngọt ngào.
Tôi ngồi cùng mâm với các sĩ tử, họ gắp cho nhau, mời nhau, nài nhau ăn thêm nữa lấy sức mà đi thi. Tôi có thi cử gì đâu mà cũng được mọi người gắp cho đầy bát, thật là ấm lòng.
Ăn uống xong, chúng tôi vội vã đến Giáo xứ Phùng Khoang. Tất cả tập trung tại nhà khách Tu đoàn Truyền Tin. Mọi người ngồi quây lại thành hai vòng tròn. Những tình nguyện viên ngồi vòng trong, sĩ tử đi thi ngồi vòng ngoài. Chúng tôi lại nắm tay nhau, cùng hát, cùng giao lưu chia sẻ. Linh mục Nguyễn Văn Khải năng động đến lạ lùng, chỉ với cái sàn nhà năm sáu chục mét vuông gì đó, không loa máy, không đàn nhạc, phông màn vậy mà chúng tôi vẫn có được một chương trình giao lưu mặn nồng, sống động. Các sĩ tử có được lễ thức “sai đi” thiêng liêng, trang trọng.
Tôi đã nắm chặt tay một cô bé ngồi cạnh bên, trong hàng tình nguyện viên. Tôi giơ tay cao lên nhưng người lại phải cúi khom xuống vì cô nhỏ này chừng chỉ năm hay sáu tuổi gì đó, vậy mà đã tham gia “tiếp sức mùa thi”. Một hình ảnh quý giá hiếm hoi mà ít người chú ý: Tình nguyện viên lớn tuổi nhất và tình nguyện viên nhỏ tuổi nhất cùng chung tay tiếp sức mùa thi.
Tôi đã rất khó khăn khi đứng lên chia sẻ tâm tư của mình. Chia sẻ gì đây? Trong một năm tôi đã có đến 364 ngày sống dối, nói dối (dù sự dối của tôi không làm chết một con gián). Tôi muốn sống thật, nói thật trong ngày hôm nay, rằng… tôi tới đây với mấy chuyến xe ôm đang còn trong dự kiến, rằng tôi đã nhiều lần đi thi trong cái thời bao cấp xa xưa mong dành lấy tấm bằng, để có việc làm, có cơm gạo nuôi thân… vậy mà ở đây tôi lại nhận được quá nhiều. Tôi đã thấy các bạn yêu thương đùm bọc nhau như anh em trong một nhà, tôi đã lãnh nhận trọn vẹn tình cảm ấy. Tôi đã nhận được “Lửa” vươn lên từ luật sư Lê Quốc Quân. Tôi đã nhận được tâm tình sâu lắng của nhà văn Nguyễn Hoàng Đức... Tôi đã thấy quyết tâm của các bạn trẻ trước kỳ thi để mai này làm muối cho đời.
Mãi đến mười giờ đêm mới tan hội. Mọi người ra về bắt tay nhau, ghi địa chỉ, lấy số điện thoại, xin chữ ký... rộn ràng nồng ấm. Trời quang mây, đã thấy sao xa lấp lánh trên trời đêm, trăng vằng vặc tỏ lộ.
Tôi bỗng thấy xao xuyến chạnh lòng mình khi nghĩ tới còn bao nhiêu sĩ tử là con em đất Việt với bao thi phía trước. Cầu mong cho họ thấy được lối đi, biết được nơi đến, có được sự chăm sóc trọn lành trong những ngày vượt “vũ môn”.
Hà Nội, 10/7/2009
Giáo xứ Tân Phước ở Saigòn đón tiếp sức cho 400 thí sinh tham dự Mùa Thi đợt này
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
19:59 10/07/2009
SAIGÒN - Sống đạo giữa đời, thực hiện tinh thần bác ái yêu thương, “cho khách đỗ nhà”, hàng năm cứ vào mùa thi, chương trình tiếp sức mùa thi tại thành phố Saigòn đã được rất nhiều nhà thờ mở rộng cửa đón tiếp, nào là Xuân Hiệp, Xây Dựng, Thái Bình, Thái Hòa, Tân Phước, Xóm Thuốc …..với con số sĩ tử lên đến hàng trăm.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Tân Phước nay đã bước vào mùa tiếp sức năm thứ ba. Từ ý tưởng của cha Giuse Vũ Minh Danh chánh xứ, được sự cộng tác của cha phụ tá Giuse Đỗ Quang Khả cũng như sự tham gia nhiệt tình của HĐMVGX, có thể nói đây là những ngày hội của toàn giáo xứ, người người, nhà nhà tự nguyện tham gia nhiệt tình. Bầu khí của Giáo xứ trong những ngày này như nóng lên lửa mến Chúa yêu người. Sự gắn bó đoàn kết, đồng lòng với công việc chung càng làm cho tình thân ái trong cộng đoàn dân Chúa được triển nở hơn. Tất cả mọi đoàn thể đều hăng hái đóng góp công sức của mình vào công việc chung. Từ việc chuẩn bị các vật dụng chiếu, gối, xô tắm giặt, lau chùi, dọn dẹp rất âm thầm của các gia đình cầu nguyện Cát Minh, Đa Minh, việc tiếp nhận bố trí chỗ ăn ở cho các thí sinh của giới trẻ, TNTT, Các bà mẹ lo việc chuẩn bị các bữa ăn đến việc bảo vệ an ninh ngày cũng như đêm của ban trật tự. Ngay cả các bác sĩ của phòng khám đa khoa Thánh Mẫu cũng góp phần chăm sóc sức khoẻ cho các em vào các buổi tối. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là đội xe ôm tình nguyện thật hùng hậu của gia đình Thánh Tâm, các ca đoàn, giới trẻ.. từ lúc tờ mờ sáng để đưa các em đến trường trước giờ thi.
Có lẽ đất lành chim đậu, tiếng lành đồn xa nên con số thí sinh không ngừng tăng cao. Từ việc tiếp nhận 150 thí sinh mỗi đợt của năm đầu lên đến 300 thí sinh và năm nay con số đã vượt quá dự kiến trên 400 em cho mỗi đợt. Ngoài ra cửa nhà thờ cũng mở rộng cho gần một trăm phụ huynh theo con đi thi. Nhưng dù đông như thế, việc ăn ở của các em vẫn được chu tất và hoàn toàn miễn phí. Những bữa ăn tối dường như măn mà hơn, ngon hơn vì sự có mặt, thăm hỏi động viên của các cha, các thầy, các cô bác, anh chị. Cảm động nhất là cha xứ chỉ ăn sau khi các em đã no bữa.
“Khi ta đến chỉ là nơi đất ở, lúc ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, buổi tối ngày thi cuối cùng tình cảm của các em còn quyến luyến, bịn rịn hơn với đêm lửa trại chia tay thật vui nhộn, hào hứng, những chén chè đêm ngọt thêm hương vị yêu thương. Nhiều thí sinh đã bày tỏ nhiều cảm xúc dạt dào, nhiều ấn tượng sâu đậm, những giọt nước mắt khi từ biệt vì lưu luyến, những tin nhắn cho cha xứ thật cảm động: “Khi xa nhà để vào đây con không khóc, nhưng khi rời giáo xứ Tân Phước, con đã khóc rất nhiều… Những ngày ở đây con cảm thấy rất ấm áp và hạnh phúc. Chúng con hiểu biết nhiều hơn, được học thêm nhiều bài học quý về tìnhyêu thương, cách đối xử thân thiện với nhau…Cha và moi người đã chắp thêm cho chúng con đôi cánh để bay vào đời…"
Chào đón các bạn, ông chủ tịch HĐMVGX đã thay mặt cho toàn thể giáo xứ phát biểu: Giáo xứ luôn sẵn sàng và mở rộng vòng tay đón tiếp các bạn. Việc đón tiếp các bạn cũng là thực hiện lời mời gọi: "Giáo dục hôm nay, Giáo Hội và Xã hội ngày mai” của thư chung HĐGMVN. Chúng tôi mong chúc các bạn hăng say học tập với tinh thần: "Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Tân Phước nay đã bước vào mùa tiếp sức năm thứ ba. Từ ý tưởng của cha Giuse Vũ Minh Danh chánh xứ, được sự cộng tác của cha phụ tá Giuse Đỗ Quang Khả cũng như sự tham gia nhiệt tình của HĐMVGX, có thể nói đây là những ngày hội của toàn giáo xứ, người người, nhà nhà tự nguyện tham gia nhiệt tình. Bầu khí của Giáo xứ trong những ngày này như nóng lên lửa mến Chúa yêu người. Sự gắn bó đoàn kết, đồng lòng với công việc chung càng làm cho tình thân ái trong cộng đoàn dân Chúa được triển nở hơn. Tất cả mọi đoàn thể đều hăng hái đóng góp công sức của mình vào công việc chung. Từ việc chuẩn bị các vật dụng chiếu, gối, xô tắm giặt, lau chùi, dọn dẹp rất âm thầm của các gia đình cầu nguyện Cát Minh, Đa Minh, việc tiếp nhận bố trí chỗ ăn ở cho các thí sinh của giới trẻ, TNTT, Các bà mẹ lo việc chuẩn bị các bữa ăn đến việc bảo vệ an ninh ngày cũng như đêm của ban trật tự. Ngay cả các bác sĩ của phòng khám đa khoa Thánh Mẫu cũng góp phần chăm sóc sức khoẻ cho các em vào các buổi tối. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là đội xe ôm tình nguyện thật hùng hậu của gia đình Thánh Tâm, các ca đoàn, giới trẻ.. từ lúc tờ mờ sáng để đưa các em đến trường trước giờ thi.
Có lẽ đất lành chim đậu, tiếng lành đồn xa nên con số thí sinh không ngừng tăng cao. Từ việc tiếp nhận 150 thí sinh mỗi đợt của năm đầu lên đến 300 thí sinh và năm nay con số đã vượt quá dự kiến trên 400 em cho mỗi đợt. Ngoài ra cửa nhà thờ cũng mở rộng cho gần một trăm phụ huynh theo con đi thi. Nhưng dù đông như thế, việc ăn ở của các em vẫn được chu tất và hoàn toàn miễn phí. Những bữa ăn tối dường như măn mà hơn, ngon hơn vì sự có mặt, thăm hỏi động viên của các cha, các thầy, các cô bác, anh chị. Cảm động nhất là cha xứ chỉ ăn sau khi các em đã no bữa.
“Khi ta đến chỉ là nơi đất ở, lúc ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, buổi tối ngày thi cuối cùng tình cảm của các em còn quyến luyến, bịn rịn hơn với đêm lửa trại chia tay thật vui nhộn, hào hứng, những chén chè đêm ngọt thêm hương vị yêu thương. Nhiều thí sinh đã bày tỏ nhiều cảm xúc dạt dào, nhiều ấn tượng sâu đậm, những giọt nước mắt khi từ biệt vì lưu luyến, những tin nhắn cho cha xứ thật cảm động: “Khi xa nhà để vào đây con không khóc, nhưng khi rời giáo xứ Tân Phước, con đã khóc rất nhiều… Những ngày ở đây con cảm thấy rất ấm áp và hạnh phúc. Chúng con hiểu biết nhiều hơn, được học thêm nhiều bài học quý về tìnhyêu thương, cách đối xử thân thiện với nhau…Cha và moi người đã chắp thêm cho chúng con đôi cánh để bay vào đời…"
Chào đón các bạn, ông chủ tịch HĐMVGX đã thay mặt cho toàn thể giáo xứ phát biểu: Giáo xứ luôn sẵn sàng và mở rộng vòng tay đón tiếp các bạn. Việc đón tiếp các bạn cũng là thực hiện lời mời gọi: "Giáo dục hôm nay, Giáo Hội và Xã hội ngày mai” của thư chung HĐGMVN. Chúng tôi mong chúc các bạn hăng say học tập với tinh thần: "Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
Thông Báo
Cáo Phó: Nữ Tu Matta Nguyễn Thị Cao Hội Dòng MTG Cái Mơn đã qua đời
Hội dòng MTG Cái Mơn
05:58 10/07/2009
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ CÁI MƠN
Vĩnh Thành – Chợ Lách – Bến Tre - Giáo Phận Vĩnh Long
ĐT: 075 3875 146
Email: caimonmtg@gmail.com
“Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”
(Lc 23, 46)
CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Tử Nạn và Phục Sinh
Chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và gia đình trân trọng kính báo:
Nữ tu MATTA NGUYỄN THỊ CAO,
Sinh ngày 07. 7. 1914
Tại Họ Đạo Cái Mơn, Bến Tre
Đã được Chúa gọi về tại Nhà Mẹ Hội Dòng
Lúc 10g10’ ngày 08 tháng 7 năm 2009
Khấn Dòng 74 năm
Hưởng thọ 95 tuổi
NGHI THỨC NHẬP QUAN: 18giờ ngày 08 tháng 7 năm 2009
THÁNH LỄ AN TÁNG: sẽ được cử hành vào lúc 15 giờ thứ năm, ngày 09 tháng 7 năm 2009
Tại nhà thờ Họ Đạo Cái Mơn - Vĩnh Thành – Chợ Lách – Bến Tre
Xin hiệp thông với chúng con dâng lời cảm tạ Thiên Chúa cho Chị Matta, và cầu nguyện cho người Chị Em của chúng con sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Chúng con chân thành cảm tạ.
Thay mặt Hội Dòng,
Nữ tu Agnes Nguyễn Thị Phụng
Tổng Phụ Trách
Vĩnh Thành – Chợ Lách – Bến Tre - Giáo Phận Vĩnh Long
ĐT: 075 3875 146
Email: caimonmtg@gmail.com
“Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”
(Lc 23, 46)
CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Tử Nạn và Phục Sinh
Chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và gia đình trân trọng kính báo:
Nữ tu MATTA NGUYỄN THỊ CAO,
Sinh ngày 07. 7. 1914
Tại Họ Đạo Cái Mơn, Bến Tre
Đã được Chúa gọi về tại Nhà Mẹ Hội Dòng
Lúc 10g10’ ngày 08 tháng 7 năm 2009
Khấn Dòng 74 năm
Hưởng thọ 95 tuổi
NGHI THỨC NHẬP QUAN: 18giờ ngày 08 tháng 7 năm 2009
THÁNH LỄ AN TÁNG: sẽ được cử hành vào lúc 15 giờ thứ năm, ngày 09 tháng 7 năm 2009
Tại nhà thờ Họ Đạo Cái Mơn - Vĩnh Thành – Chợ Lách – Bến Tre
Xin hiệp thông với chúng con dâng lời cảm tạ Thiên Chúa cho Chị Matta, và cầu nguyện cho người Chị Em của chúng con sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Chúng con chân thành cảm tạ.
Thay mặt Hội Dòng,
Nữ tu Agnes Nguyễn Thị Phụng
Tổng Phụ Trách
Tin Đáng Chú Ý
Mừng và lo sợ!
Hai Tôm Cần Giờ
14:51 10/07/2009
Mới đây, qua các phương tiện thông tin đại chúng, Hai Tôm tôi đây được biết Tổ chức News Economics Foundation (NEF) có trụ sở ở Anh vừa mới xếp VIỆT NAM VÀO TOP 5 NƯỚC HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2009 và là nước châu Á duy nhất có mặt trong top 10.
Nội dung của thông tin về Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc ấy như sau:
Theo bảng xếp hạng “Happy Planet Index” (Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc - HPI) của NEF, Costa Rica là nơi hạnh phúc nhất để sống. Việt Nam xếp ở vị trí thứ 5 và là quốc gia châu Á duy nhất có mặt trong top 10 này. Ở châu Á, Trung Quốc đứng thứ 20 trong bảng xếp hạn HPI, Singapore thứ 49, Hàn Quốc thứ 68, Nhật Bản thứ 75.
Nước giành vị trí cao nhất của khu vực châu Âu là Hà Lan - số 43. Mỹ đứng 114 trong số 143 quốc gia được nghiên cứu trong danh sách này.
HPI không tính đến khía cạnh giàu có làm tiêu chuẩn hạnh phúc duy nhất, mà tập trung vào các nhân tố khác như tuổi thọ, mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân so với mức độ tiêu hao tài nguyên và khả năng tái tạo của hệ sinh thái.
HPI được xem là cách đánh giá mức độ sống của người dân ở mỗi quốc gia tốt hơn các chỉ số như GDP (Tổng sản phẩm nội địa) hay HDI (Chỉ số phát triển con người). Những khác biệt thể hiện qua HPI cho thấy, con người vẫn có thể sống thọ và hạnh phúc nhưng tác động đến môi trường ít hơn.
Với những dòng thông tin vắn vỏi ấy, Hai Tôm thấy đất nước mình phát triển, được hạnh phúc Hai Tôm cũng mừng lắm vì Hai Tôm là người yêu nước cách đặt biệt mà. Thế nhưng niềm vui đến chẳng được bao lâu thì một nỗi buồn đau điếng với bản tin “VIỆT NAM: 1 TRONG 3 NƯỚC CÓ TỶ LỆ PHÁ THAI CAO NHẤT THẾ GIỚI”
Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường phát triển (CGFED) cho biết Việt Nam nằm trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, 25% phụ nữ nạo phá thai chưa lập gia đình.
Đặc biệt, số ca nạo thai đang trong tuổi vị thành niên chiếm 20%. Trong đó khoảng 5% tuổi vị thành niên sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước tuổi 20.
Bà Lê Nhâm Tuyết - Giám đốc CGFED cho hay nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngày càng gia tăng các trường hợp nạo phá thai là do vị thành niên và thanh niên ngày càng dễ dãi hơn trong quan hệ tình dục.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay đã phổ biến không chỉ ở những thành phố lớn mà còn xảy ra ở nhiều vùng nông thôn. Bác sĩ Nguyễn Viết Tiến – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, cho biết thêm, tại bệnh viện có nhiều trường hợp vị thành niên mang thai nhiều tuần tuổi nên không thể phá thai được nên bắt buộc phải sinh con.
Trong khi đó cơ thể của vị thành niên chưa phát triển hết, chưa chuẩn bị khả năng làm mẹ một cách tốt nhất nên rất dễ xảy ra tai biến như nhiễm độc thai nghén, dị dạng thai, sảy thai, sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng.
Có ai can đảm nói rằng giết người là niềm vui, niềm hạnh phúc chăng ? Với cái tỷ lệ khủng khiếp đưa Việt Nam vào top 3 các nước phá thai vào bậc nhất thế giới thì Việt Nam hạnh phúc thật hay chăng ? Giết người nhiều là niềm hạnh phúc chăng ?
Thêm một chuyện buồn và lo nữa đó là TÌNH TRẠNG LY HÔN: Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học KHXH & NV TP Hồ Chí Minh), trong một công trình nghiên cứu xã hội học cho thấy: ở TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng là 31,40%.
Tình trạng ly hôn ở Việt Nam tỏ ra rất đáng lo ngại nếu so sánh với các nước phát triển, như ở Mỹ, cứ 2 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn; hay Singapore, tỷ lệ ly hôn lên đến 35%. Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam đáng ngại là số vụ ly hôn ở Việt Nam đang tăng lên rất nhanh, càng ngày giới trẻ càng ly hôn nhiều hơn, thậm chí cứ sau 4 năm, số cặp ly hôn lại tăng gấp đôi. Đó là chưa kể các cặp sống chung không đăng ký kết hôn nay không chung sống nữa, mà Việt Nam có tới 1 triệu cặp vợ chồng chung sống không đăng ký kết hôn.
Nghiên cứu mang tính xã hội này vẫn là con số trên giấy, thực trạng đời sống hôn nhân gia đình đang ở mức báo động đỏ chứ không còn ở mức bình thường như xưa nữa. Chẳng ai mà sống hạnh phúc mà phải đi đến quyết định ly hôn cả. Chỉ vì bất hạnh người ta mới dẫn nhau ra toà. Vậy thì chỉ số top 5 về hạnh phúc của Việt Nam như thế nào ?
Là một con người, là một công dân trong một đất nước, ai cũng yêu nước thương dân cả, đó là điều dĩ nhiên. Lòng yêu nước và thương dân ấy mừng khi thấy chỉ số hạnh phúc của đất cao đấy nhưng cũng quá lo về tỷ lệ phá thai và tỷ lệ ly hôn.
Là một con người có một lương tâm hết sức trong sáng sẽ cầu mong cho đất nước mình bớt đi con số gia đình ly tán và cũng bớt đi con số giết người.
Thật ra, Hai Tôm thấy ái ngại với chỉ số hạnh phúc mà Việt Nam vừa đón nhận. Hai Tôm thấy làm sao ấy ? Có hạnh phúc thật chăng khi gia đình tan vỡ nhiều và số người bị giết quá cao ?
Những người yêu nước, thương dân sẽ làm gì đây khi Việt Nam đứng trong top 3 của nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới ?
Mỗi lần nghĩ về cái top 3 của tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới của Việt Nam này lòng của Hai Tôm càng quặn đau.
Vui vì có chỉ số hạnh phúc cao so với các nước khác nhưng cũng có vui chăng khi chỉ số phá thai cũng đạt bậc nhất thế giới. Cái niềm vui về chỉ số đất nước hạnh phúc thì ít nhưng nỗi lo cho đất nước về chuyện ly hôn và phá thai thì nhiều.
Nội dung của thông tin về Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc ấy như sau:
Theo bảng xếp hạng “Happy Planet Index” (Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc - HPI) của NEF, Costa Rica là nơi hạnh phúc nhất để sống. Việt Nam xếp ở vị trí thứ 5 và là quốc gia châu Á duy nhất có mặt trong top 10 này. Ở châu Á, Trung Quốc đứng thứ 20 trong bảng xếp hạn HPI, Singapore thứ 49, Hàn Quốc thứ 68, Nhật Bản thứ 75.
Nước giành vị trí cao nhất của khu vực châu Âu là Hà Lan - số 43. Mỹ đứng 114 trong số 143 quốc gia được nghiên cứu trong danh sách này.
HPI không tính đến khía cạnh giàu có làm tiêu chuẩn hạnh phúc duy nhất, mà tập trung vào các nhân tố khác như tuổi thọ, mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân so với mức độ tiêu hao tài nguyên và khả năng tái tạo của hệ sinh thái.
HPI được xem là cách đánh giá mức độ sống của người dân ở mỗi quốc gia tốt hơn các chỉ số như GDP (Tổng sản phẩm nội địa) hay HDI (Chỉ số phát triển con người). Những khác biệt thể hiện qua HPI cho thấy, con người vẫn có thể sống thọ và hạnh phúc nhưng tác động đến môi trường ít hơn.
Với những dòng thông tin vắn vỏi ấy, Hai Tôm thấy đất nước mình phát triển, được hạnh phúc Hai Tôm cũng mừng lắm vì Hai Tôm là người yêu nước cách đặt biệt mà. Thế nhưng niềm vui đến chẳng được bao lâu thì một nỗi buồn đau điếng với bản tin “VIỆT NAM: 1 TRONG 3 NƯỚC CÓ TỶ LỆ PHÁ THAI CAO NHẤT THẾ GIỚI”
Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường phát triển (CGFED) cho biết Việt Nam nằm trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, 25% phụ nữ nạo phá thai chưa lập gia đình.
Đặc biệt, số ca nạo thai đang trong tuổi vị thành niên chiếm 20%. Trong đó khoảng 5% tuổi vị thành niên sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước tuổi 20.
Bà Lê Nhâm Tuyết - Giám đốc CGFED cho hay nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngày càng gia tăng các trường hợp nạo phá thai là do vị thành niên và thanh niên ngày càng dễ dãi hơn trong quan hệ tình dục.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay đã phổ biến không chỉ ở những thành phố lớn mà còn xảy ra ở nhiều vùng nông thôn. Bác sĩ Nguyễn Viết Tiến – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, cho biết thêm, tại bệnh viện có nhiều trường hợp vị thành niên mang thai nhiều tuần tuổi nên không thể phá thai được nên bắt buộc phải sinh con.
Trong khi đó cơ thể của vị thành niên chưa phát triển hết, chưa chuẩn bị khả năng làm mẹ một cách tốt nhất nên rất dễ xảy ra tai biến như nhiễm độc thai nghén, dị dạng thai, sảy thai, sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng.
Có ai can đảm nói rằng giết người là niềm vui, niềm hạnh phúc chăng ? Với cái tỷ lệ khủng khiếp đưa Việt Nam vào top 3 các nước phá thai vào bậc nhất thế giới thì Việt Nam hạnh phúc thật hay chăng ? Giết người nhiều là niềm hạnh phúc chăng ?
Thêm một chuyện buồn và lo nữa đó là TÌNH TRẠNG LY HÔN: Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học KHXH & NV TP Hồ Chí Minh), trong một công trình nghiên cứu xã hội học cho thấy: ở TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng là 31,40%.
Tình trạng ly hôn ở Việt Nam tỏ ra rất đáng lo ngại nếu so sánh với các nước phát triển, như ở Mỹ, cứ 2 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn; hay Singapore, tỷ lệ ly hôn lên đến 35%. Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam đáng ngại là số vụ ly hôn ở Việt Nam đang tăng lên rất nhanh, càng ngày giới trẻ càng ly hôn nhiều hơn, thậm chí cứ sau 4 năm, số cặp ly hôn lại tăng gấp đôi. Đó là chưa kể các cặp sống chung không đăng ký kết hôn nay không chung sống nữa, mà Việt Nam có tới 1 triệu cặp vợ chồng chung sống không đăng ký kết hôn.
Nghiên cứu mang tính xã hội này vẫn là con số trên giấy, thực trạng đời sống hôn nhân gia đình đang ở mức báo động đỏ chứ không còn ở mức bình thường như xưa nữa. Chẳng ai mà sống hạnh phúc mà phải đi đến quyết định ly hôn cả. Chỉ vì bất hạnh người ta mới dẫn nhau ra toà. Vậy thì chỉ số top 5 về hạnh phúc của Việt Nam như thế nào ?
Là một con người, là một công dân trong một đất nước, ai cũng yêu nước thương dân cả, đó là điều dĩ nhiên. Lòng yêu nước và thương dân ấy mừng khi thấy chỉ số hạnh phúc của đất cao đấy nhưng cũng quá lo về tỷ lệ phá thai và tỷ lệ ly hôn.
Là một con người có một lương tâm hết sức trong sáng sẽ cầu mong cho đất nước mình bớt đi con số gia đình ly tán và cũng bớt đi con số giết người.
Thật ra, Hai Tôm thấy ái ngại với chỉ số hạnh phúc mà Việt Nam vừa đón nhận. Hai Tôm thấy làm sao ấy ? Có hạnh phúc thật chăng khi gia đình tan vỡ nhiều và số người bị giết quá cao ?
Những người yêu nước, thương dân sẽ làm gì đây khi Việt Nam đứng trong top 3 của nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới ?
Mỗi lần nghĩ về cái top 3 của tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới của Việt Nam này lòng của Hai Tôm càng quặn đau.
Vui vì có chỉ số hạnh phúc cao so với các nước khác nhưng cũng có vui chăng khi chỉ số phá thai cũng đạt bậc nhất thế giới. Cái niềm vui về chỉ số đất nước hạnh phúc thì ít nhưng nỗi lo cho đất nước về chuyện ly hôn và phá thai thì nhiều.
Văn Hóa
50 năm có nhau
Duy Ân
19:40 10/07/2009
50 Năm Có Nhau
(7/1959 - 7/2009)
Anh đi học, ngang qua nhà em
Em bé nhỏ, đồng phục “trắng, xanh”
Tuổi thơ em, nhiều người mơ ước…
Anh an phận, mãi miết sách đèn!
Rồi chuyển trường, anh đi vào Nam
Tiếp tục học, tiếp tục dạy kèm
Thể hiện chí trai mong giúp nước
Anh vào trường Vỏ Bị tập rèn
Tốt nghiệp Sĩ quan, anh du học
Trở về nước, làm Huấn luyện viên
Cuối tuần anh dông về thành phố
Tình cờ đến chỗ một người quen
Thấy em ở đấy cùng thầy mẹ
Trên đường thăm viếng chốn cao nguyên.
Trời hỡi! Em nay là thiếu nữ
Dường như yểu điệu, như có duyên!…
Anh thành…ngớ ngẫn, khôn dời bước
Về rồi, trở lại, để…làm quen
Những lần hò hẹn nôn nao tới
Thật là…thơ mộng, thật…thần tiên!
Em rời thành phố, anh…khờ dại!
Với chuổi ngày hoang vắng triền miên!…
Em về ngoài ấy xa xôi quá
Làm sao anh chắp cánh kiếm tìm?
Dường như Thượng Đế an bài sẵn
Chúng ta rồi gặp lại, nên duyên!...
Đời binh nghiệp, sá chi di chuyển
Giữa Thủ đô, thêm một gia đình.
Cuộc sống thanh bần, em chật vật…
Lúc đêm về thì lại ngủ yên!
Nước Dân chủ, gia đình hoan hỷ
Đất Tự do, dân chúng ấm êm
Nhưng mà giặc Cộng gây binh lửa
Chiếm cả miền Nam, đời… đảo điên!
Anh cùng chiến hữu… tù biệt xứ!
Toàn thể dân ta… bị xích xiềng!
Em khốn cực nuôi đàn con nhỏ
Và thăm anh ở núi Hoàng Liên (*)
Thế rồi Thượng Đế ghé mắt lại
Gian khổ qua đi, tới bình yên
Gia đình đoàn tụ nơi đất hứa
Cuộc đời nầy lại được…ấm êm!
Tạ ơn Chúa, năm mươi năm trọn
Ta đã có nhau…Anh và Em!…
Rồi đây còn bao nhiêu năm nữa
Ta vẫn có nhau, ngày và đêm?
Nguyện cầu Thánh Gia thưong dẫn dắt
Ta theo nhau đến chốn thần tiên!…
(*) Dảy Hoàng Liên sơn ở Bắc Việt
Duy Ân Dương Tâm Bảo và Catarina Nguyễn thị Mỹ Hoa
(7/1959 - 7/2009)
Anh đi học, ngang qua nhà em
Em bé nhỏ, đồng phục “trắng, xanh”
Tuổi thơ em, nhiều người mơ ước…
Anh an phận, mãi miết sách đèn!
Rồi chuyển trường, anh đi vào Nam
Tiếp tục học, tiếp tục dạy kèm
Thể hiện chí trai mong giúp nước
Anh vào trường Vỏ Bị tập rèn
Tốt nghiệp Sĩ quan, anh du học
Trở về nước, làm Huấn luyện viên
Cuối tuần anh dông về thành phố
Tình cờ đến chỗ một người quen
Thấy em ở đấy cùng thầy mẹ
Trên đường thăm viếng chốn cao nguyên.
Trời hỡi! Em nay là thiếu nữ
Dường như yểu điệu, như có duyên!…
Anh thành…ngớ ngẫn, khôn dời bước
Về rồi, trở lại, để…làm quen
Những lần hò hẹn nôn nao tới
Thật là…thơ mộng, thật…thần tiên!
Em rời thành phố, anh…khờ dại!
Với chuổi ngày hoang vắng triền miên!…
Em về ngoài ấy xa xôi quá
Làm sao anh chắp cánh kiếm tìm?
Dường như Thượng Đế an bài sẵn
Chúng ta rồi gặp lại, nên duyên!...
Đời binh nghiệp, sá chi di chuyển
Giữa Thủ đô, thêm một gia đình.
Cuộc sống thanh bần, em chật vật…
Lúc đêm về thì lại ngủ yên!
Nước Dân chủ, gia đình hoan hỷ
Đất Tự do, dân chúng ấm êm
Nhưng mà giặc Cộng gây binh lửa
Chiếm cả miền Nam, đời… đảo điên!
Anh cùng chiến hữu… tù biệt xứ!
Toàn thể dân ta… bị xích xiềng!
Em khốn cực nuôi đàn con nhỏ
Và thăm anh ở núi Hoàng Liên (*)
Thế rồi Thượng Đế ghé mắt lại
Gian khổ qua đi, tới bình yên
Gia đình đoàn tụ nơi đất hứa
Cuộc đời nầy lại được…ấm êm!
Tạ ơn Chúa, năm mươi năm trọn
Ta đã có nhau…Anh và Em!…
Rồi đây còn bao nhiêu năm nữa
Ta vẫn có nhau, ngày và đêm?
Nguyện cầu Thánh Gia thưong dẫn dắt
Ta theo nhau đến chốn thần tiên!…
(*) Dảy Hoàng Liên sơn ở Bắc Việt
Duy Ân Dương Tâm Bảo và Catarina Nguyễn thị Mỹ Hoa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hương Mùa Hạ
Nguyễn Ngọc Danh
01:57 10/07/2009
HƯƠNG MÙA HẠ
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Chuồn chuồn ngủ trọ hồ sen
Quỳ hoa tháng Hạ nở trên hàng rào
Còn Em ngủ trọ phương nào ?
Cho ngày ngơ ngẩn ra vào ngõ xưa
(Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Dòng Suối Từ Tâm
Lm. Trần Cao Tường
01:59 10/07/2009
DÒNG SUỐI TỪ TÂM
Ảnh của Cao Tường
Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống!. ..
Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống." (Ga 7:38)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sương Mai
Diệp Hải Dung
14:05 10/07/2009
SƯƠNG MAI
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia (Hình chụp tại St.John Park Sydney)
Sáng nay sương ướt trên cành lá
Những giọt long lanh rớt xuống đời
Tôi tưởng hồn tôi vừa rụng xuống
Mong manh thành những hạt sương rơi.
(Trích thơ của Sương Mai)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền