Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người hành hương đại hội giới trẻ thế giới sẽ nhận được một áp dụng điện tử mới về học thuyết xã hội Công Giáo
Vũ Văn An
19:23 10/07/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nổi tiếng là vị giáo hoàng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội nhiều nhất xưa nay. Ngoài việc tạo kỷ lục với Instagram và trở thành vị giáo hoàng đầu tiên sử dụng Google Hangouts, ngài sẽ còn cho khách hành hương đại hội giới trẻ thế giới một áp dụng điện tử mới.
Từ các nhà sáng chế ra “YouCat”, tức sách giáo lý cho tuổi trẻ, một kiểu sách mới, gọi là “Docat”, đã được khai triển nhằm trình bầy học thuyết xã hội của Giáo Hội một cách sáng tạo, lôi cuốn và trọn vẹn đối với tuổi trẻ. Cuốn sách này sẽ được phát động trong chính đại hội giới trẻ thế giới tại Krakow dưới hình thức một áp dụng điện tử.
“YouCat” được phân phối lần đầu tiên tại đại hội giới trẻ thế giới tại Madrid năm 2011 như một cách mở rộng cảm nghiệm và nhận thức đức tin nơi tuổi trẻ. Nhưng tại sao còn cần một kiểu sách mới về học thuyết xã hội?
Christian Lermer, Viên Chức Chấp Hành của Qũy YouCat, cho hay Qũy muốn tạo ra một điều giúp “làm cho học thuyết của Giáo Hội dễ đọc và lôi cuốn, mà không thay đổi nội dung”.
Bernhard Meuser, người sáng lập ra Qũy YouCat, nói rằng tiếp theo việc phát hành YouCat, Qũy nhận được một số điện thư của tuổi trẻ Mỹ cho hay: “giờ đây chúng tôi biết đức tin của chúng tôi có nghĩa gì. Chúng tôi phải làm gì? Xin qúy vị hãy thực hiện một Docat!”
Ý tưởng phát hành một cuốn sách mới nói về việc phải đem đức tin ra thực hành một cách thực tiễn như thế nào, nguyên lai đã khởi đầu qua các điện thư đó và ý tưởng này cũng được các viên chức của Tòa Thánh ủng hộ.
Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, đã gợi ý rằng nếu cơ quan YouCat muốn tạo một cuốn sách mới cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thì cuốn sách đó nên nói một là về Thánh Kinh hai là nói về học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Chính Đức Giáo Hoàng Phanxiô viết lời nói đầu cho cuốn sách và cuốn sách này sẽ được phát động tại Krakow vào ngày 23 tháng này, 3 ngày trước cuộc gặp gỡ của giới trẻ thế giới (26-31 tháng Bẩy).
Thay vì tổ chức một thứ họp báo để phát hành cuốn sách, Qũy YouCat sẽ tổ chức một biến cố với 200 người trẻ khắp thế giới học hỏi DoCat và hướng dẫn một cuộc thảo luận về học thuyết xã hội.
Các giám mục và diễn giả từ khắp thế giới “sẽ kích thích tâm hồn họ bùng cháy đối với học thuyết xã hội như là hoa trái của Tin Mừng”. Biến cố này sẽ được Đức Hồng Y Christoph Schonborn của Vienna hướng dẫn, và cũng sẽ bao gồm một buổi tập huấn chuẩn bị, một chương trình nối vòng tay, và các địa điểm dữ liệu để dạy giáo lý.
Theo Meuser, trong khi lời nói đầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho YouCat cung cấp một sứ điệp mạnh mẽ về việc làm, lời nói đầu của ngài cho DoCat nhấn mạnh nhiều hơn tới giấc mơ của ngài về “một thế hệ mới”. Giấc mơ này mong muốn giới trẻ “biết mọi điều về công lý và hòa bình, Tin Mừng và tình yêu của Thiên Chúa, và lòng thương xót”.
Meuser cho hay: “chúng ta phải là các chuyên viên bén rễ sâu xa (vào thuyết xã hội)” và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chia sẻ “sứ điệp mạnh mẽ” này với giới trẻ thế giới qua một cuốn video đặc biệt về cuốn sách và áp dụng DoCat.
Cả Meuser lẫn Lermer đều đã được gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican ngày 17 tháng Sáu vừa qua để trình bầy với ngài về DoCat và quay cuốn video sẽ được trình chiếu tạ đại hội giới trẻ thế giới.
Lermer cho biết: diễn trình tạo ra DoCat là một diễm phúc đối với Qũy, vì trước đó, họ vốn không biết Đức Giáo Hoàng muốn viết lời nói đầu và chịu quay video về nó.
“Có nhiều điều chắc chắn sẽ ra rất khác, nên chúng tôi rất biết ơn… có thể nói mọi sự đều do ơn trên sắp xếp”.
Các tham dự viên đại hội giới trẻ thế giới sẽ được xem cuốn video của Đức Giáo Hoàng và sẽ nhận được những cuốn sách nhỏ mô tả áp dụng mới và khuyến khích họ tải xuống.
Theo Lermer, áp dụng mới không những sẽ có nội dung của cuốn sách, mà nó còn có “các dụng cụ khuyến khích rất hợp thị hiếu để nghiên cứu nó”.
Cho tới nay, trong khi cuốn sách in chỉ có hai thứ tiếng, thì áp dụng mới có nhiều thứ tiếng hơn nhiều: tiếng Anh, tiếng Croat, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, tiếng Slovak và tiếng Đức.
Meuser giải thích rằng một trong các mong ước chính ngay từ đầu của Qũy là sự tham dự trực tiếp của người trẻ vào dự án. Chia thành 12 chương về đủ mọi vấn đề từ gia đình và việc làm, sự sống tới việc bảo vệ môi sinh và cổ vũ hòa bình, cuốn sách được thiết kế với sự giúp đỡ của tuổi trẻ và chứa nội dung trực tiếp từ các dự án và sáng kiến do chính tuổi trẻ khởi sự.
Meuser và Lermer đặc biệt lưu ý tới việc nội dung phải “có chất liệu khoa học và xã hội” lấy từ tuổi trẻ, cũng như tuổi trẻ thực hiện các dự án nhiếp ảnh về nội dung xã hội như công lý và hòa bình.
Bên trong cuốn sách, bản văn chính hiển thị ở một bên với các câu hỏi và các câu trả lời, một số các câu này được trang trí bằng “các hình ảnh rất vui nhộn”.
Sách cũng bao gồm nhiều trích dẫn lấy của Chân Phúc John Henry Newman, Đức Bênêđíctô XVI, và Thánh Kinh. Ngoài ra, sau mỗi chương, còn có các đoạn trích ngắn về học thuyết xã hội từ Đức Lêô XIII tới Đức Phanxicô hiện nay.
Meuser cho biết: “tuổi trẻ cung cấp cho chúng tôi nhiều hình ảnh và góp ý, nên chúng tôi đã xuất bản cuốn sách trong diễn trình tham dự của người trẻ”. Ý niệm chính ở đây là vận động giới trẻ tham dự vào thế giới chung quanh họ, sau khi đã thấm nhuần học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Ông hy vọng rằng DoCat sẽ là “thời điểm để học hỏi học thuyết xã hội. Chúng ta đang sống trong phế tích của hai ý thức hệ lớn: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Cả hai đã tiêu hủy thế giới”. Nay “ta phải thay đổi thế giới”.
Từ các nhà sáng chế ra “YouCat”, tức sách giáo lý cho tuổi trẻ, một kiểu sách mới, gọi là “Docat”, đã được khai triển nhằm trình bầy học thuyết xã hội của Giáo Hội một cách sáng tạo, lôi cuốn và trọn vẹn đối với tuổi trẻ. Cuốn sách này sẽ được phát động trong chính đại hội giới trẻ thế giới tại Krakow dưới hình thức một áp dụng điện tử.
“YouCat” được phân phối lần đầu tiên tại đại hội giới trẻ thế giới tại Madrid năm 2011 như một cách mở rộng cảm nghiệm và nhận thức đức tin nơi tuổi trẻ. Nhưng tại sao còn cần một kiểu sách mới về học thuyết xã hội?
Christian Lermer, Viên Chức Chấp Hành của Qũy YouCat, cho hay Qũy muốn tạo ra một điều giúp “làm cho học thuyết của Giáo Hội dễ đọc và lôi cuốn, mà không thay đổi nội dung”.
Bernhard Meuser, người sáng lập ra Qũy YouCat, nói rằng tiếp theo việc phát hành YouCat, Qũy nhận được một số điện thư của tuổi trẻ Mỹ cho hay: “giờ đây chúng tôi biết đức tin của chúng tôi có nghĩa gì. Chúng tôi phải làm gì? Xin qúy vị hãy thực hiện một Docat!”
Ý tưởng phát hành một cuốn sách mới nói về việc phải đem đức tin ra thực hành một cách thực tiễn như thế nào, nguyên lai đã khởi đầu qua các điện thư đó và ý tưởng này cũng được các viên chức của Tòa Thánh ủng hộ.
Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, đã gợi ý rằng nếu cơ quan YouCat muốn tạo một cuốn sách mới cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thì cuốn sách đó nên nói một là về Thánh Kinh hai là nói về học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Chính Đức Giáo Hoàng Phanxiô viết lời nói đầu cho cuốn sách và cuốn sách này sẽ được phát động tại Krakow vào ngày 23 tháng này, 3 ngày trước cuộc gặp gỡ của giới trẻ thế giới (26-31 tháng Bẩy).
Thay vì tổ chức một thứ họp báo để phát hành cuốn sách, Qũy YouCat sẽ tổ chức một biến cố với 200 người trẻ khắp thế giới học hỏi DoCat và hướng dẫn một cuộc thảo luận về học thuyết xã hội.
Các giám mục và diễn giả từ khắp thế giới “sẽ kích thích tâm hồn họ bùng cháy đối với học thuyết xã hội như là hoa trái của Tin Mừng”. Biến cố này sẽ được Đức Hồng Y Christoph Schonborn của Vienna hướng dẫn, và cũng sẽ bao gồm một buổi tập huấn chuẩn bị, một chương trình nối vòng tay, và các địa điểm dữ liệu để dạy giáo lý.
Theo Meuser, trong khi lời nói đầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho YouCat cung cấp một sứ điệp mạnh mẽ về việc làm, lời nói đầu của ngài cho DoCat nhấn mạnh nhiều hơn tới giấc mơ của ngài về “một thế hệ mới”. Giấc mơ này mong muốn giới trẻ “biết mọi điều về công lý và hòa bình, Tin Mừng và tình yêu của Thiên Chúa, và lòng thương xót”.
Meuser cho hay: “chúng ta phải là các chuyên viên bén rễ sâu xa (vào thuyết xã hội)” và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chia sẻ “sứ điệp mạnh mẽ” này với giới trẻ thế giới qua một cuốn video đặc biệt về cuốn sách và áp dụng DoCat.
Cả Meuser lẫn Lermer đều đã được gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican ngày 17 tháng Sáu vừa qua để trình bầy với ngài về DoCat và quay cuốn video sẽ được trình chiếu tạ đại hội giới trẻ thế giới.
Lermer cho biết: diễn trình tạo ra DoCat là một diễm phúc đối với Qũy, vì trước đó, họ vốn không biết Đức Giáo Hoàng muốn viết lời nói đầu và chịu quay video về nó.
“Có nhiều điều chắc chắn sẽ ra rất khác, nên chúng tôi rất biết ơn… có thể nói mọi sự đều do ơn trên sắp xếp”.
Các tham dự viên đại hội giới trẻ thế giới sẽ được xem cuốn video của Đức Giáo Hoàng và sẽ nhận được những cuốn sách nhỏ mô tả áp dụng mới và khuyến khích họ tải xuống.
Theo Lermer, áp dụng mới không những sẽ có nội dung của cuốn sách, mà nó còn có “các dụng cụ khuyến khích rất hợp thị hiếu để nghiên cứu nó”.
Cho tới nay, trong khi cuốn sách in chỉ có hai thứ tiếng, thì áp dụng mới có nhiều thứ tiếng hơn nhiều: tiếng Anh, tiếng Croat, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, tiếng Slovak và tiếng Đức.
Meuser giải thích rằng một trong các mong ước chính ngay từ đầu của Qũy là sự tham dự trực tiếp của người trẻ vào dự án. Chia thành 12 chương về đủ mọi vấn đề từ gia đình và việc làm, sự sống tới việc bảo vệ môi sinh và cổ vũ hòa bình, cuốn sách được thiết kế với sự giúp đỡ của tuổi trẻ và chứa nội dung trực tiếp từ các dự án và sáng kiến do chính tuổi trẻ khởi sự.
Meuser và Lermer đặc biệt lưu ý tới việc nội dung phải “có chất liệu khoa học và xã hội” lấy từ tuổi trẻ, cũng như tuổi trẻ thực hiện các dự án nhiếp ảnh về nội dung xã hội như công lý và hòa bình.
Bên trong cuốn sách, bản văn chính hiển thị ở một bên với các câu hỏi và các câu trả lời, một số các câu này được trang trí bằng “các hình ảnh rất vui nhộn”.
Sách cũng bao gồm nhiều trích dẫn lấy của Chân Phúc John Henry Newman, Đức Bênêđíctô XVI, và Thánh Kinh. Ngoài ra, sau mỗi chương, còn có các đoạn trích ngắn về học thuyết xã hội từ Đức Lêô XIII tới Đức Phanxicô hiện nay.
Meuser cho biết: “tuổi trẻ cung cấp cho chúng tôi nhiều hình ảnh và góp ý, nên chúng tôi đã xuất bản cuốn sách trong diễn trình tham dự của người trẻ”. Ý niệm chính ở đây là vận động giới trẻ tham dự vào thế giới chung quanh họ, sau khi đã thấm nhuần học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Ông hy vọng rằng DoCat sẽ là “thời điểm để học hỏi học thuyết xã hội. Chúng ta đang sống trong phế tích của hai ý thức hệ lớn: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Cả hai đã tiêu hủy thế giới”. Nay “ta phải thay đổi thế giới”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Quảng Ngãi: Bước chân mục tử lại lên đường
Giáo hạt Quảng Ngãi
08:33 10/07/2016
BƯỚC CHÂN MỤC TỬ LẠI LÊN ĐƯỜNG
Về ngày lễ nhậm chức Tân Chánh xứ kiêm Hạt trưởng Quảng Ngãi – 8/7/2016
Mùa hoa phượng đỏ lại trở về. Những cánh hoa phượng thắm đỏ rơi đầy trước cổng nhà thờ Quảng Ngãi lại một lần nhắc nhở cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Quảng Ngãi hướng về Tình yêu nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Xem Hình
Sự gợi ý thân thương nầy càng trở nên sống động với biến cố mục vụ quan trọng vừa diễn ra ngày 8/7/2016, ngày Đức Giám Mục giáo phận về chủ sự Lễ nhậm chức Tân Chánh xứ kiêm Hạt trưởng Quảng Ngãi của cha Giacôbe Đặng Công Anh, người vừa chuyển giao công tác mục vụ quản xứ Ghềnh Ráng cho linh mục tân chánh xứ Phêrô Lê Nho Phú ngày 5/7/2016.
Thật vậy, nghi lễ nhậm chức tân chánh xứ được lồng trong Phụng Vụ lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chính sứ điệp Lời Chúa được công bố trong Thánh lễ nầy là điểm quy chiếu tuyệt vời về huyền nhiệm Thánh Tâm và sứ vụ Mục tử: tình yêu Thiên Chúa được biểu hiện cụ thể qua hình ảnh Người Mục Tử nhân lành, tận tình chăm sóc những con chiên.
Thánh lễ diễn ra vừa long trọng vừa cảm động.
Long trọng trong cung cách Giáo Hội trao sứ vụ mục tử cho một linh mục tân quản xứ, Cha Giacôbê Đặng Công Anh, người sẽ là chủ chăn của một cộng đoàn cả lương lẫn giáo, để dẫn đưa từng con chiên gặp được “nguồn suối mát, đồng cỏ xanh” ân sủng và đồng sanh đồng tử với họ để tiến bước về trời.
Cảm động, vì cũng từ Thánh lễ hôm nay, cộng đoàn chính thức giã từ cha sở cũ, cha Giuse Trương Đình Hiền, người đã gắn bó với cộng đoàn Quảng Ngãi suốt hơn 4 năm và vừa đảm nhiệm Tổng Đại diện giáo phận.
Toàn bộ ý nghĩa Thánh lễ nhậm chức được Phụng Vụ Thánh Tâm chu kỳ năm C cô đọng lại qua chân dung MỤC TỬ, lại càng tăng thêm động lực mục vụ trong thời điểm Giáo Hội đang sống và cử hành Năm Toàn Xá Lòng Thương Xót.
Chắc chắn, dù tân hay cựu quản xứ, các linh mục, nhất là linh mục coi xứ, đều cảm nhận được ý nghĩa sẻ chia, đồng hành, khiêm tốn và phục vụ mà Kinh Năm Thánh lòng thương xót đã nói lên:
“Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa cũng mặc lấy sự yếu đuối để có thể cảm thông với những người mê muội lầm lạc, xin làm cho tất cả những ai tiếp cận với các ngài đều cảm thấy họ đang được Thiên Chúa quan tâm, yêu mến và thứ tha.”
BTV trang web Quảng Ngãi
Về ngày lễ nhậm chức Tân Chánh xứ kiêm Hạt trưởng Quảng Ngãi – 8/7/2016
Mùa hoa phượng đỏ lại trở về. Những cánh hoa phượng thắm đỏ rơi đầy trước cổng nhà thờ Quảng Ngãi lại một lần nhắc nhở cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Quảng Ngãi hướng về Tình yêu nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Xem Hình
Sự gợi ý thân thương nầy càng trở nên sống động với biến cố mục vụ quan trọng vừa diễn ra ngày 8/7/2016, ngày Đức Giám Mục giáo phận về chủ sự Lễ nhậm chức Tân Chánh xứ kiêm Hạt trưởng Quảng Ngãi của cha Giacôbe Đặng Công Anh, người vừa chuyển giao công tác mục vụ quản xứ Ghềnh Ráng cho linh mục tân chánh xứ Phêrô Lê Nho Phú ngày 5/7/2016.
Thật vậy, nghi lễ nhậm chức tân chánh xứ được lồng trong Phụng Vụ lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chính sứ điệp Lời Chúa được công bố trong Thánh lễ nầy là điểm quy chiếu tuyệt vời về huyền nhiệm Thánh Tâm và sứ vụ Mục tử: tình yêu Thiên Chúa được biểu hiện cụ thể qua hình ảnh Người Mục Tử nhân lành, tận tình chăm sóc những con chiên.
Thánh lễ diễn ra vừa long trọng vừa cảm động.
Long trọng trong cung cách Giáo Hội trao sứ vụ mục tử cho một linh mục tân quản xứ, Cha Giacôbê Đặng Công Anh, người sẽ là chủ chăn của một cộng đoàn cả lương lẫn giáo, để dẫn đưa từng con chiên gặp được “nguồn suối mát, đồng cỏ xanh” ân sủng và đồng sanh đồng tử với họ để tiến bước về trời.
Cảm động, vì cũng từ Thánh lễ hôm nay, cộng đoàn chính thức giã từ cha sở cũ, cha Giuse Trương Đình Hiền, người đã gắn bó với cộng đoàn Quảng Ngãi suốt hơn 4 năm và vừa đảm nhiệm Tổng Đại diện giáo phận.
Toàn bộ ý nghĩa Thánh lễ nhậm chức được Phụng Vụ Thánh Tâm chu kỳ năm C cô đọng lại qua chân dung MỤC TỬ, lại càng tăng thêm động lực mục vụ trong thời điểm Giáo Hội đang sống và cử hành Năm Toàn Xá Lòng Thương Xót.
Chắc chắn, dù tân hay cựu quản xứ, các linh mục, nhất là linh mục coi xứ, đều cảm nhận được ý nghĩa sẻ chia, đồng hành, khiêm tốn và phục vụ mà Kinh Năm Thánh lòng thương xót đã nói lên:
“Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa cũng mặc lấy sự yếu đuối để có thể cảm thông với những người mê muội lầm lạc, xin làm cho tất cả những ai tiếp cận với các ngài đều cảm thấy họ đang được Thiên Chúa quan tâm, yêu mến và thứ tha.”
BTV trang web Quảng Ngãi
Linh mục Việt Nam đầu tiên làm viện trưởng Viện Thần Học Công Giáo tại Roma
Song Châu / SBTN
21:02 10/07/2016
Linh Muc Phanxicô Việt Nam đầu tiên làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo Hội Công Giáo La Mã
Linh mục Đinh Anh Nhuệ Nguyễn (Ảnh: heraldmalaysia.com)
Theo heraldmalaysia.com, có 3 sự kiện lớn vừa diễn ra tại Rome trong thời gian qua.
Thứ nhất là sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng người châu Mỹ La tinh đầu tiên.
Sự kiện thứ hai là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo La Mã có một phụ nữ được chỉ định làm viện trưởng trường Giáo hoàng Đai học Pontifical University Antonianum, nữ giáo sư Mary Melone của dòng Franciscan Sisters Angeline.
Sự kiện thứ ba là cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn, người Việt Nam đầu tiên được chỉ định làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo hoàng St. Bonaventure – Seraphicum tại Rome.
Vị linh mục 46 tuổi này thuộc dòng Phanxico Viện tu, OFMConv., và từng là kỹ sư điện.
Ông cũng từng là giáo sư của trường đại học Thần Học tại Melbourne, Australia, và hiện nay là giáo sư của trường đại học Pontifical Urbaniana University.
Cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn đã nhận được nhiều giải thưởng, và năm 2014 đã được vinh danh và trao giải Martini International Award, nhờ cuộc nghiên cứu về chủ đề “Thánh Kinh Và Nền Văn Hoá”.
Tác phẩm giúp ông đoạt giải mang tên Thánh Kinh và các nền Văn Hoá Á Châu: Đọc Lời Chúa trong bối cảnh văn hoá của nó và ngữ cảnh Việt nam (The Bible and Asian cultures. Reading the Word of God in Its cultural background and in the Vietnamese context).
Công trình này khảo sát những câu châm ngôn Kinh Thánh trong tiếng Việt; hình ảnh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa trong Tân Ước và trong truyền thống Việt nam; và ngôn ngữ tình yêutrong Diễm Tình Ca cũng giống chữ tình trong văn chương tiếng Việt.
Cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn đã vượt qua chặng đường dài từ Nga, đến Ba Lan, và rồi đến Italy để hoàn tất cuộc nghiên cứu về thần học. Theo ông, Thiên Chúa luôn luôn kêu gọi và chuẩn bị cho tất cả mọi người đến với con đường phụng sự Giáo Hội ở mọi thời đại, mọi nơi chốn và mọi quốc gia.
Song Châu / SBTN
https://zenit.org/articles/interview-a
Theo heraldmalaysia.com, có 3 sự kiện lớn vừa diễn ra tại Rome trong thời gian qua.
Thứ nhất là sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng người châu Mỹ La tinh đầu tiên.
Sự kiện thứ hai là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo La Mã có một phụ nữ được chỉ định làm viện trưởng trường Giáo hoàng Đai học Pontifical University Antonianum, nữ giáo sư Mary Melone của dòng Franciscan Sisters Angeline.
Sự kiện thứ ba là cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn, người Việt Nam đầu tiên được chỉ định làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo hoàng St. Bonaventure – Seraphicum tại Rome.
Vị linh mục 46 tuổi này thuộc dòng Phanxico Viện tu, OFMConv., và từng là kỹ sư điện.
Ông cũng từng là giáo sư của trường đại học Thần Học tại Melbourne, Australia, và hiện nay là giáo sư của trường đại học Pontifical Urbaniana University.
Cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn đã nhận được nhiều giải thưởng, và năm 2014 đã được vinh danh và trao giải Martini International Award, nhờ cuộc nghiên cứu về chủ đề “Thánh Kinh Và Nền Văn Hoá”.
Tác phẩm giúp ông đoạt giải mang tên Thánh Kinh và các nền Văn Hoá Á Châu: Đọc Lời Chúa trong bối cảnh văn hoá của nó và ngữ cảnh Việt nam (The Bible and Asian cultures. Reading the Word of God in Its cultural background and in the Vietnamese context).
Công trình này khảo sát những câu châm ngôn Kinh Thánh trong tiếng Việt; hình ảnh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa trong Tân Ước và trong truyền thống Việt nam; và ngôn ngữ tình yêutrong Diễm Tình Ca cũng giống chữ tình trong văn chương tiếng Việt.
Cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn đã vượt qua chặng đường dài từ Nga, đến Ba Lan, và rồi đến Italy để hoàn tất cuộc nghiên cứu về thần học. Theo ông, Thiên Chúa luôn luôn kêu gọi và chuẩn bị cho tất cả mọi người đến với con đường phụng sự Giáo Hội ở mọi thời đại, mọi nơi chốn và mọi quốc gia.
Song Châu / SBTN
https://zenit.org/articles/interview-a
Hình ảnh Thánh lễ Khấn Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles tại Gardena
Sunny Lâm
10:45 10/07/2016
Thánh lễ Khấn Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles Phát Diệm:
Hình ảnh Lễ khấn
-Tuyên khấn lần đầu: Sr. Theresa Đinh Tina
-Ngân Khánh Khấn Dòng: Sr. Mary Nguyễn Tin & Sr. Martha Grace Lê Đức
-Kim Khánh Khấn Dòng: Sr. Mary Tố Nga
-Kim Cương Khấn Dòng: Sr. Agatha Nguyễn Kim Công.
Thánh lễ lúc 10:3o sáng ngày 9 tháng 7, 2016 tại thánh đường Maria Nữ Vương, Gardena,
thuộc TGP Los Angeles và do Đức Cha David O'Connell chủ sự.
Bài chia sẻ với Giới trẻ hạt Thuận Nghĩa ngày 9/07/2016 tại Giáo xứ Thanh Dạ: Giới trẻ yêu như Giêsu
Lm. Anthony Trung Thành
11:16 10/07/2016
GIỚI TRẺ YÊU NHƯ GIÊSU
(Bài chia sẻ với Giới trẻ hạt Thuận Nghĩa ngày 9/07/2016 tại Giáo xứ Thanh Dạ)
Ngày kia, tại một ngôi làng nhỏ bên Trung Quốc, có một em bé đói rách, tiều tụy và mắc bênh phong cùi. Em bị dân chúng đánh đập và đuổi ra khỏi làng. Trước cảnh tượng ấy, một nhà truyền giáo phương xa đã bế em trên tay, che chở em khỏi gậy gộc phũ phàng. Thấy có người chịu mang em đi, dân làng mới thôi không đánh đập em nữa, nhưng miệng thì vẫn không ngớt rủa xả. Giờ đây, những giọt nước mắt chảy xuống trên gò má em. Không phải là những giọt nước mắt đau buồn và tủi hận, nhưng là những giọt nước mắt vui mừng và tin tưởng. Em đã hỏi: tại sao ông lại lo lắng cho tôi? Nhà truyền giáo trả lời: vì ông trời đã tạo nên cả hai chúng ta. Em là em gái của tôi và từ nay em sẽ không còn phải đói khổ, long đong vất vả nữa. Suy nghĩ một hồi, em hỏi tiếp: vậy tôi phải làm gì? Nhà truyền giáo trả lời: em hãy trao tặng cho người khác tình yêu của em, càng nhiều càng tốt.
Từ đó cho đến khi qua đời, trong suốt ba năm, em luôn chăm sóc, giúp đỡ, băng bó vết thương và đút cơm cho các bệnh nhân trong trại cùi mà nhà truyền giáo đã đưa em vào. Tới năm mười một tuổi, khi em qua đời, các bệnh nhân đã khóc và nói với nhau vói tất cả niềm thương nhớ: “Bầu trời bé nhỏ đang xa lìa chúng ta.”
Câu chuyện trên đây cho chúng ta thấy khi cảm nghiệm được tình yêu và sự hy sinh của nhà truyền giáo, em bé đã dùng khả năng và sức lực còn lại của mình để phục vụ những người bất hạnh khác. Đó cũng là sứ điệp mà Ban tổ chức Đại hội Giới Trẻ Giáo hạt Thuận Nghĩa năm nay muốn truyền đạt tới tất cả các bạn trẻ chúng ta với chủ để của đại hội là: “Yêu Như Giêsu.” Để giúp các bạn thực hành sứ điệp đó, trong bài chia sẻ này, tôi xin được phép trình bày hai điểm chính sau đây: Chúa Giêsu yêu chúng ta thế nào? Giới trẻ làm gì để Yêu Như Giêsu?
I. CHÚA GIÊSU YÊU CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?
1. Đó là một tình yêu phổ quát
Tình yêu của Chúa Giêsu là một tình yêu phổ quát. Ngài yêu thương hết thảy mọi người, không phân biệt màu da chủng tộc, giàu nghèo sang hèn, người công chính hay kẻ tội lỗi. Chính Ngài đã mời gọi các môn đệ thực hành tình yêu phổ quát đó, noi gương Thiên Chúa Cha: “Người khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương” (Mt 5,45).
a)Ngài yêu thương những người có địa vị, tiền bạc: Ngài gặp gỡ chàng thanh niên giàu có và khuyên anh phải làm gì để được sống đời đời: “Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (x. Mc 10, 17-22); Ngài gặp gỡ ông Giakêu thủ lĩnh người thu thuế và giúp ông biết sống công bằng và quảng đại (x. Lc 19,1-10); Ngài gặp gỡ ông Mathêu và mời gọi ông “Hãy theo Ta”(Mt 9,9) và Mathêu đã bỏ mọi sự và đi theo làm môn đệ của Ngài.
b)Ngài yêu thương những kẻ tội lỗi: dụ ngôn Người cha nhân hậu, con chiên lạc và người đàn bà đánh mất đồng bạc là ba dụ ngôn diễn tả lòng yêu thương của Thiên Chúa và cũng là của Đức Giêsu đối với kẻ tội lỗi. Vì yêu thương nên người cha chờ đợi đứa con đi hoang trở về. Vì yêu thương nên người đàn bà đi tìm đồng bạc đã mất, người chủ chiên đi tìm con chiên bị lạc. Chính Chúa Giêsu đã tuyên bố với những người biệt phái và luật sĩ rằng: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mt 9,13). Vì yêu thương nên Ngài đưa mắt âu yếm nhìn Phêrô sau khi ông chối thầy ba lần. Vì yêu thương nên Ngài để cho Maria Mađalêna khóc ướt chân Ngài rồi lấy tóc mà lau (x. Lc 7,38). Vì yêu thương nên Ngài nói với người phụ nữ phạm tội ngoại tình rằng: “Tôi cũng vậy, tôi không kết án chị đâu! Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11). Vì yêu thương nên Ngài nói với người bất toại rằng: “Tội con đã được tha rồi” (Lc 2,5). Vì yêu thương nên Ngài nói với kẻ trộm lành: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng"(Lc 23,43). Vì yêu thương nên Ngài đã hoán cải Phaolô từ một người bắt bớ các kitô hữu trở thành vị Tông đồ nhiệt thành loan báo Tin mừng cho dân ngoại.
c)Ngài yêu thương những người bị bệnh hoạn tật nguyền: Ngài chữa lành cho người phụ nữ bị bệnh loạn huyết mười hai năm (x. Mt 9, 20-22); Ngài chữa bệnh cho người đầy tớ của ông đại đội trưởng (x. Lc 7,1-10); Ngài đã chữa lành người mù từ thuở mới sinh (x. 9,1-41); Ngài đã cho con của bà goá thành Naim (x. Lc 7, 11-17) và anh Lazarô (x. Ga 11,1-44) đã chết được sống lại…Thánh Mathêu diễn tả một cách đầy đủ rằng: Ngài“cho người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Mt 11,5-6).
d)Ngài yêu thương những kẻ nghèo đói về tinh thần và vật chất: sứ mạng giải phóng cho người nghèo chính là sứ mạng của Ngài: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”(Lc 4, 16-22). Khi dân chúng đói khát, Ngài đã mời gọi các môn đệ “Anh em hãy cho họ ăn đi” và làm phép lạ hoá bánh ra nhiều để giúp đám đông thoát khỏi cơn đói phần xác (x. Mc 6,34-44). Chính Ngài tự đồng hoá mình với những người nghèo hèn, đói khổ đến nỗi ai làm cho những người này là làm cho chính Ngài (x. Mt 11,5-6).
2. Đó là một tình yêu tha thứ
Trong ba năm rao giảng Tin mừng, Ngài đã tha thứ cho biết bao nhiêu người tội lỗi: Ngài tha thứ cho Phêrô về tội chối Thầy; Ngài tha thứ cho Mađalêna; Ngài tha thứ cho người phụ nữ phạm tội ngoại tình; Ngài tha thứ tội cho Mathêu; Ngài tha thứ cho người bất toại (Lc 5,20); Ngài tha thứ tội cho kẻ trộm lành (x. Lc 23,43); Ngài tha thứ cho những người đóng đinh Ngài: “Lạy Cha xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23,34); Ngài tha thứ cho Phaolô khi ông trên đường đi lùng bắt các kitô hữu. Ngài đã lập nên Bí tích Giao Hoà và ban cho các Tông đồ quyền tha tội: “Các con tha tội cho ai thì tội người ấy được tha”(Ga 20,23). Ngài dạy các môn đệ về sự tha thứ: khi Phêrô hỏi Chúa phải tha thứ bao nhiêu lần, có phải bảy lần không? Chúa trả lời: “Không phải là bảy lần nhưng bảy mươi lần bảy”(Mt 18,22). Trong Kinh Lạy Cha, Ngài dạy chúng ta cầu nguyện rằng: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con”(Mt 6,12).
3. Đó là một tình yêu hy sinh
Thánh Phaolô diễn tả: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”(Pl 2,6-7).
Thật vậy, Ngài đã hy sinh hạ mình xuống chấp nhận làm một con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ngài chấp nhận sinh ra trong hang đá nghèo hèn. Ngài sống âm thầm nghèo khó tại làng quê Nazaréth với Thánh Giuse và Đức Maria suốt ba mươi năm. Ngài tiếp tục sống nghèo hèn trong ba năm rao giảng Tin Mừng, chính Ngài nói: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9, 58). Ngài đã hy sinh hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13, 1-20). Trước khi bước vào cuộc khổ nạn chịu chết chuộc tội cho nhân loại, Ngài đã lập Bí tích Thánh Thể, lấy thịt máu Ngài làm của ăn của uống nuôi sống nhân loại chúng ta. Cuối cùng, Ngài đã tự nguyện bước vào cuộc khổ nạn: bị đánh đòn, chịu đội mạo gai, chịu đóng đinh và chịu chết tất tưởi trên thập giá không một mảnh vải che thân.
Đó chính là bằng chứng hùng hồn nhất cho lời Ngài nói: "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15,13). Đó là một tình yêu tròn đầy, một tình yêu hy sinh hết mình vì nhân loại chúng ta. Đúng như lời Thánh Gioan Tông đồ diễn tả: “Ngài đã yêu thương nhân loại và yêu thương họ cho đến cùng” (x. Ga 13,1).
II. GIỚI TRẺ YÊU NHƯ GIÊSU
1. Những việc cần tránh
Để yêu như Giêsu, giới trẻ quyết tâm tránh các thực trạng như: nạn sống thử, nạn phá thai, nạn bạo lực, vô cảm, các phương tiện truyền thông bẩn...
a) Nạn sống thử, “Góp gạo thổi cơm chung.” Với chủ trương, hợp thì tiến tới hôn nhân, không hợp thì chia tay. Hậu quả là nhiều trường hợp khi bị “dính bầu” thì phá thai, hoặc là nhiều người con sinh ra ngoài hôn thú, không có bố, thậm chí là không có mẹ chăm sóc. Tình trạng này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong giới trẻ hiện nay. Đây là thái độ đáng lên án, vì trái với luân thường đạo lý của dân tộc Việt Nam chúng ta. Bởi vì, như cổ nhân nói: “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Mặt khác, “sống thử” còn đi ngược lại với giáo huấn của Chúa và Giáo Hội. Vì vậy, giới trẻ phải quyết tâm không “sống thử”.
b) Nạn phá thai: theo các số liệu thống kê cho biết bình quân mỗi năm cả nước Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, cao nhất các nước Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới. Có nhiều nguyên nhân đưa đến nạn phá thai, trong đó nguyên nhân đầu tiên là do sống buông thả, sống thử, nên có thai ngoài ý muốn. Nguyên nhân thứ hai là bị ảnh hưởng bởi các chương trình Kế hoặc hoá gia đình và giáo dục sai lầm. Hậu quả là nhiều người mẹ sau khi phá thai ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, sức khoẻ, lương tâm cắt rứt suốt đời. Bởi vì, phá thai tức là giết chính đứa con của mình. Đó là một tội hết sức nặng nề. Theo giáo lý của Hội thánh Công Giáo: “Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết” (Đ 1398). Chính vì vậy, giới trẻ phải quyết tâm không bao giờ được phép phá thai. Để thực hiện được điều này, giới trẻ cần phải từ bỏ lối sống buông thả, nói không với việc sống thử. Đồng thời, phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cần thiết về giới tính qua các lớp hội thảo hay lớp học về hôn nhân. Ngoài ra, phải tạo cho mình một lối sống lành mạnh, tham gia sinh hoạt của các hội đoàn trong giáo xứ phù hợp với lứa tuổi của mình. Đặc biệt với các bạn nữ, đừng bao giờ “đánh quả lẻ” giao du với các bạn bè xấu, hay những nơi xấu có thể đưa mình tới chỗ “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.”
c) Bạo lực: hằng ngày, qua báo đài cho chúng ta biết, thỉnh thoảng lại có những vụ đánh lộn, thậm chí là cướp của, giết người mà thủ phạm chính là giới trẻ vị thành niên, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Điển hình như vụ án của Lê Văn Luyện, chưa đầy 18 tuổi đã có những hành vi gây án dã man. Có người đã nói: “Hành vi phạm tội của Lê Văn Luyện là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất dã man, tàn bạo, vô cảm chưa từng có từ trước tới nay”. Mới đây, Nguyễn Văn Tiến (26t) một tài xế taxi Mai Linh đã bóp cổ giết chết nữ giám thị, cô Phạm Thị Oanh và vứt xác xuống sông để phi tang chỉ vì thiếu 300 ngàn đồng để nạp lệnh.
Theo thống kê những năm gần đây, bạo lực ngày càng gia tăng, nó xảy ra ở khắp mọi nơi: ở nhà trường và mọi môi trường sống của xã hội. Đặc biệt, nạn bạo hành trong các gia đình. Những câu chuyện đau thương không ai dám kể nhưng đó lại lạ sự thật đau lòng: con giết cha, cháu giết bà, anh em chị em chém giết lẫn nhau vì những lý do không đâu xảy ra đây đó hằng ngày trên đất nước Việt Nam chúng ta. Để tránh được nạn bạo hành, giới trẻ phải rèn luyện tính tự chủ, hãy kiềm chế nóng giận, hãy tập sống “hiền lành và khiêm nhường” theo gương Chúa Giêsu: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
d)Vô cảm: vô cảm là căn bệnh trầm kha của con người qua mọi thời đại. Trong xã hội chúng ta đang sống, dường như căn bệnh vô cảm lại trở nên trầm trọng hơn. Người ta thờ ơ, vô tâm trước những vấn đề của người khác. Người ta im lặng, làm ngơ trước những bất công của xã hội. Đáng sợ nhất khi căn bệnh vô cảm đang lây lan tới mọi môi trường sống và tới hết mọi người, đặc biệt là tầng lớp giới trẻ. Những video clip quay lại cảnh các học sinh đánh hội đồng, trong khi đó nhiều học sinh chẳng những không can ngăn mà còn cổ động, rồi quay lại đăng lên các trang mạng xã hội.
Tin mừng theo thánh Luca 10,25-37 cho chúng ta thấy sự thờ ơ, vô cảm của một tư tế và trợ tế đối với một người bị nạn. Tư tế và trợ tế là những người có thế giá trong dân, là những người có vai trò trong đạo Do Thái lúc bấy giờ. Họ thuộc lòng những khoản luật của đạo Do Thái, nhất là luật mến Chúa yêu người, nhưng họ không thực hành những điều luật đó. Nói cách khác, họ thờ ơ, vô cảm trước nhu cầu của anh chị em đồng loại.
Vô cảm có thể là một tội. Tội dửng dưng trước nhu cầu của anh em. Chúa Giêsu đã đề cập tới tội vô cảm này trong dụ ngôn nhà phú hộ và ông Lazarô (x. Lc 16, 19-21). Nhà phú hộ mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Ông Lazarô thì nghèo khó, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Điều đáng nói là số phận đời sau của nhà phú hộ: ông phải sa hoả ngục. Ông sa hoả ngục không phải vì ông giàu có, nhưng vì ông vô cảm trước sự đói khổ của người nghèo đói Lazarô.
Để tránh khỏi bệnh vô cảm, tội dửng dưng, chúng ta bắt chước gương của người Samaria nhân hậu. Mặc dầu ông không phải là người Do Thái, người bị nạn không liên hệ gì đến ông, nhưng ông nhạy cảm trước nhu cầu của người khác. Sự nhảy cảm đó được thể hiện không chỉ qua cách: “Trông thấy và động lòng thương,” mà còn thể hiện qua việc ông: “Xắn tay áo để thoa dịu những đau khổ của người bị hại.” Tin mừng kể lại rằng: “Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc”(x. Lc 10,35).
Ông không dừng lại ở đó, sự quan tâm của ông còn đi xa hơn khi ông trả tiền bạc cho chủ quán thay cho người bị hại và hứa sẽ quay lại thanh toán những gì còn lại. Sự quan tâm chăm sóc của người Samaria đối với người bị hại là mẫu gương cho con người qua mọi thời đại, nhất là đối với giới trẻ. Chính Chúa Giêsu đã nói với người thông luật rằng: “Ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10,37). Đó cũng là lời mời gọi tất cả mỗi người chúng ta.
e) Các phương tiện truyền thông bẩn: sự bùng nổ các kỷ thuật thông tin, sự ra đời của các phương tiện truyền thông đang làm thay đổi xã hội và các gia đình, vì nó đem lại nhiều lợi ích, nhưng tác hại của nó cũng không phải nhỏ. Đó là những trang mạng xấu, là những loại hình văn hoá phi đạo đức. Đó là những trang giả danh Công Giáo, nói xấu Giáo Hội…Tác hại của chúng vô cùng to lớn trên mọi người, nhất là đối với tầng lớp giới trẻ. Vì vậy, mà Cha Gioan Trần Công Nghị để nghị các bậc cha mẹ kiểm soát việc truy cập internet của con cái bằng cách, Ngài nói: “Xin anh chị em dọn Comphuter ra giữa nhà, nhiều người qua lại và cách nào đó kiểm soát việc truy cập vào Internet của các em.” Văn kiện Giáo Hội về Internet của Hội Đồng Toà Thánh về truyền thông cũng khuyến cáo: “Vì lợi ích của con cái họ, các bậc Cha mẹ cần phải học và thực hành những năng khiếu của những người xem, nghe và đọc một cách nhạy bén, hành xử như những mẫu gương về sự sử dụng thận trọng các phương tiện truyền thông xã hội tại gia.” (x. “Mặt trái tối tăm của Internet” - Bài thuyết trình tại Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Lm. Gioan Trần Công Nghị).
Hiện nay, hầu hết các bạn trẻ đều có điện thoại kết nối với internet, thậm chí nhiều bạn đã có computer riêng. Nhiều bạn trẻ dùng các trang mạng xã hội như facebook. Các bạn dùng nó một cách tự do, nghĩa là muốn vào trang mạng nào cũng được. Vì vậy, để tránh khỏi tác hại của nó, các bạn phải được sự hướng dẫn của các bậc cha mẹ, cha xứ và các bền trên chứ không làm theo ý riêng mình. Mặc khác, mỗi bạn trẻ phải có tính tự chủ cao, phải luôn quyết tâm và hứa với chính mình không dùng các trang mạng bẩn.
2. Những việc cần làm
Để thoát khỏi những thực trạng trên, và để Yêu Như Giêsu, giới trẻ còn cần phải thực hành những điều sau đây:
1. Sống Đức Tin
a) Siêng năng cầu nguyện: cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Cầu nguyện giúp mình gắn bó với Chúa hằng ngày. Chúa Giêsu đã khuyến cáo chúng ta: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mc 14,38). Trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta cầu nguyện rằng: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6,13). Vì vậy, giới trẻ phải tập cho mình có tinh thần cầu nguyện: cầu nguyện chung; cầu nguyện riêng; cầu nguyện ở gia đình; cầu nguyện ở gia đình; cầu nguyện ở nhà thờ; cầu nguyện sớm tối; cầu nguyện mọi nơi mọi lúc, nhất là khi bị cám dỗ. Có lần Thánh Antôn đang cầu nguyện thì bị ma quả cám dỗ về đàng trái, Ngài lấy lòng sốt sắng cầu nguyện và vạch hình thánh giá trên nền nhà thờ, lập tức hình thánh giá in đậm trên nền nhà thờ và ma quỷ bỏ chạy, còn Ngài được thoát khỏi cơn cám dỗ.
b) Năng lãnh nhận bí tích Giao hoà và Bí tích Thánh Thể: vì yêu thương, nên Đức Giêsu đã lập nên các Bí tích làm máng chuyển thông ơn Thiên Chúa xuống cho con người. Các Bí tích có mục đích thánh hoá con người, xậy dựng thân thể Đức Kitô và thờ phượng Thiên Chúa. Các Bí tích liên quan đến từng giai đoạn và thời điểm quan trọng trong đời sống của người kitô hữu. Bí tích Rửa Tội sinh chúng ta làm con cái Thiên Chúa. Bí tích Thêm sức và Thánh Thể nuôi dưỡng chúng lớn lên trong đời sống ân sủng. Bí tích Hoà Giải và Xức Dầu chữa lành chúng ta khỏi bệnh tật phần hồn có khi cả phần xác nữa. Bí tích Truyền Chức và Hôn Phối trao cho con người sứ mạng xây dựng cộng đoàn. Nhờ lãnh nhận các Bí tích mà đời sống của các Kitô hữu được nuôi dưỡng và mỗi ngày một tăng trưởng hơn. Hai Bí tích chúng ta có thể lãnh nhận thường xuyên đó là Bí tích Giao Hoà và Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta lãnh Bí tích Giao Hoà mỗi khi chúng ta phạm tội, nhất là tội trọng. Không ai không có sai lỗi, nhất là giới trẻ chúng ta dễ bị cám dỗ về đáng trái. Có khi chống trả được nhưng cũng có khi không chống trả được nên sa ngã phạm tội. Mỗi lần như thế, hãy mạnh dạn đứng dậy thống hối ăn năn và quyết đi xưng tội. Vì Chúa luôn tha thứ cho kẻ có tội biết khiêm nhường thống hối ăn năn. Đồng thời, hãy dọn mình siêng năng rước Mình Thánh Chúa. Một trong những hiệu quả của việc rước lễ là có sức mạnh để chống trả chước cám dỗ và giữ mình khỏi mắc tội trọng. Thánh Cyrilô Alexandria, Giáo phụ và tiến sĩ Giáo Hội đã khuyên chúng ta hãy siêng năng rước lễ, vì nơi Thánh Thể cho chúng ta nhiều bài học và nhiều lợi ích, Ngài nói: “Nếu nọc độc kiêu ngạo sưng lên trong ta, hãy quay về với Thánh Thể, và bánh đó là Chúa của anh em, Ngài tự hạ và ẩn mình, Ngài sẽ dạy cho anh em sự khiêm nhường. Nếu cơn sốt ích kỉ tham lam rống lên trong anh em, hãy ăn bánh này, anh em sẽ học được sự quan tâm. Nếu cơn gió buốt của lòng tham lam làm tàn héo anh em, hãy mau nhận lấy bánh các Thiên Thần, và đức ái sẽ trổ bông trong lòng anh em. Nếu anh em thấy ngứa ngáy và tính khí bất thường, hãy nuôi mình bằng Thịt Máu Chúa Ki-tô. Đấng đã thực hiện tự chế anh hùng suốt đời nơi dương thế, và anh em sẽ nên người điều độ. Nếu anh em lười biếng và uể oải việc thiêng liêng, hãy củng cố mình với lương thực trên trời này, anh em sẽ nên sốt sắng. Sau cùng, nếu anh em bị say sém vì cơn sốt không trong sạch, hãy tới bàn tiệc các Thiên Thần, và con chiên Ki-tô thanh sạch, sẽ làm cho anh em nên trong sạch tinh khiết.”
2. Phải có một tình yêu phổ quát: hãy yêu thương hết thảy mọi người và yêu thương cả phần hồn lẫn phần xác theo kinh “thương người có mười bốn mối.” Nhưng với bản tính tự nhiên, chúng ta thường giới hạn tình yêu nơi những người thân cận: cha mẹ, anh em, bạn bè và những người yêu thương chúng ta, những người có thể đền đáp công ơn cho chúng ta. Nhưng để yêu như Giêsu, chúng ta phải đi xa hơn, Chúa Giêsu đã nói: “Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mến các ngươi, thì các ngươi có công gì? Há những người thu thuế cũng không làm thế sao?”(Mt 5,6). Vì vậy, yêu như Giêsu cần phải: yêu thương hết mọi người; yêu thương những người không có gì để đền đáp cho chúng ta; yêu thương cả những người bất đồng chính kiến với chúng ta; yêu thương những người không yêu thương chúng ta; thậm chí chúng ta cần phải yêu thương những người ghét bỏ chúng ta, bách hại chúng ta, kẻ thù của chúng ta. Đó là dấu hiệu để mọi người nhận ra chúng ta là người kitô hữu là môn đệ của Đức Giêsu, vì Chúa Giêsu đã từng nói: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Có một người chiêm bao thấy mình từ giã cõi trần tiến đến cửa thiên đàng. Được biết thánh Phêrô canh cửa thiên đàng rất nghiêm ngặt, xét hỏi kỹ càng trước khi cho vào cửa, nên anh ta mang theo đầy đủ những giấy tờ cần thiết.
Trước hết, anh ta xuất trình chứng thư rửa tội, có chữ ký của cha xứ và dấu đỏ của giáo xứ, nắm chắc hy vọng rằng với chứng thư nầy thì thánh Phêrô sẽ mở cửa thiên đàng cho anh ngay. Nào ngờ, thánh nhân lại lắc đầu từ chối. Thế là anh ta lại xuất trình thêm chứng thư thêm sức, rồi chứng thư hôn phối, cả sổ gia đình Công Giáo nữa. Vậy mà thánh Phêrô vẫn khước từ.
"Ngài còn đòi gì nữa? Con còn cả tràng chuỗi đây, cả cuốn sách kinh hôm mai đây. Bấy nhiêu không đủ chứng tỏ con là người môn đệ Chúa Giêsu sao?"
Thánh Phêrô trả lời: "Con phải mang phù hiệu của người Kitô hữu."
"Phù hiệu nào nữa, thưa Ngài?"
"Thế con không nhớ lời Thầy chí thánh phán dạy sao: "người ta chỉ căn cứ vào dấu hiệu (phù hiệu) nầy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng thương mến nhau. Chưa có lòng thương mến nhau thì con chỉ là Kitô hữu giả hiệu."
(Nguồn: bài Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)
3. Phải luôn biết tha thứ: bao nhiêu lần chúng ta nhận lãnh sự tha thứ từ Thiên Chúa qua Bí tích Giao hoà. Có những tội nặng nề lắm, có những tội chúng ta phạm đi phạm lại nhiều lần nhưng với lòng sám hối ăn năn Thiên Chúa đã tha thứ hết cho chúng ta. Dụ ngôn tên mắc nợ không biết thương xót (x. Mt 18, 23-35) cho chúng ta thấy sự tha thứ của Thiên Chúa luôn gắn liền với sự tha thứ của con người. Hay nói cách khác, sự tha thứ của con người là điều kiện để đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa. Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện sự tha thứ. Sự tha thứ trước hết phải được thực hiện giữa các thành viên trong gia đình: giữa cha mẹ với con cái và giữa anh chị em với nhau. Tiếp đến, sự tha thứ phải được thực hiện giữ các thành viên trong cộng đoàn giáo xứ, giữa bạn bè với nhau, giữa những người mình gặp gỡ hằng ngày. Ngoài ra, tinh thần tha thứ cần được thực hiện đối với những người ghét bỏ chúng ta, thậm chí họ là kẻ thù của chúng ta. Thánh Phanxicô Assisi dạy chúng ta: “Đem tha thứ vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp...Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ” (Kinh Hoà Bình).
Các Thánh đã làm gương cho chúng ta: Thánh Stêphanô đã tha thứ cho Phaolô; Thánh Nữ Maria Goretti đã tha thứ cho chàng thanh niên Alexander; Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca và bao nhiêu tấm gương tha thứ khác.
Có hai người thổ dân Nam Phi rất ghét nhau. Ngày kia, một trong hai người gặp con gái nhỏ của kẻ thù mình trong rừng. Tên ấy nổi sùng bắt cô gái và lấy dao chặt hai ngón tay rồi thả về. Cô bé vừa chạy về vừa khóc, bàn tay máu chảy ròng. Còn tên hung thủ vừa đi vừa la lớn: trả được thù rồi. Ngày qua tháng lại, thấm thoát mười mấy năm, cô gái lập gia đình và có con cái. Một hôm có một tên ăn mày đến xin ăn. Người đàn bà nhận ra đó là kẻ đã chặt ngón tay của mình, vội vàng trở vào nhà bảo đầy tớ đem sữa bánh ra cho ăn. Khi kẻ đó ăn no rồi, người đàn bà liền đưa bàn tay cụt ra cho coi mà nói: tôi cũng đã trả được thù rồi. Tên ăn mày cảm động khóc nức nở.
4. Phải hy sinh và phục vụ: Chúa Giêsu đã hy sinh tất cả vì chúng ta. Đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải hy sinh tất cả những gì chúng ta có vì người khác. Chúng ta có thể hy sinh thời gian, sức khoẻ, tiền bạc vì tha nhân. Sự hy sinh đó đang diễn ra hằng ngày nơi gia đình, cộng đoàn giáo xứ và mọi môi trường sống của Giáo Hội cũng như xã hội. Đó là sự hy sinh của những người cha người mẹ vì tương lai của con cái. Đó là sự hy sinh của Cha xứ, Ban hành giáo, Thầy cô giáo lý viên, các Ban nghành đoàn thể vì sự lớn mạnh của Giáo xứ. Đó là sự hy sinh của các bạn trẻ trong các sinh hoạt của giáo xứ. Đó là sự hy sinh của các thịnh nguyện viên, các Thầy, các Xơ tại các trung tâm từ thiện.
Đó là những người sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của mình để phục vụ những người ốm đau, bệnh tật. Có những người sẵn sàng chết đi để cho người khác được sống, như trường hợp của Cha Đamiêng – phục vụ người cùi và chết vì bệnh cùi, cha Maximiliên Konbê – chết thay cho một bạn tù. Họ là những tấm gương hy sinh phục vụ, phản ánh phần nào gương hy sinh phục vụ của Đức Kitô.
III. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý
1. Chúa Giêsu yêu chúng ta như thế nào?
2. Bạn làm gì để Yêu Như Giêsu?
3. Những việc cần tránh? Những Việc Cần Làm?
4. Bạn đã từng tha thứ cho người khác chưa?
5. Bạn thường đã từng hi sinh thời gian, tiền bạc, sức khoẻ vì người khác chưa?
6. Khi thấy tại nạn xảy ra trên đường cần bạn giúp đỡ, bạn bỏ qua hay giúp đỡ họ?
7. Khi thấy hai bạn đánh lộn, bạn sẽ làm gì: can ngăn? Cổ động? Mặc kệ...
BÀI KHAI MẠC ĐÊM DIỄN NGUYỆN
ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ HẠT THUẬN NGHĨA 2016
Kính thưa quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý chủng sinh, quý HĐMV các giáo xứ, các bạn trẻ, quý vị khách quý và mọi người.
Giáo hạt Thuận Nghĩa chúng ta đang sống trong thời khắc đặc biệt, thời khắc của tình yêu và ân sủng: Thánh Giá luân lưu của Giáo tỉnh Hà Nội về với Giáo hạt chúng ta từ ngày 20/06 và lần lượt được cung nghinh và suy tôn khắp các Giáo xứ trong Giáo hạt trong những ngày qua. Hôm nay, Thánh giá đang hiện diện tại Giáo xứ Thanh Dạ thân yêu này để cùng với giới trẻ của 15 giáo xứ trong giáo hạt tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Giáo hạt lần thứ IV với chủ đề “Yêu Như Giêsu.” Yêu như Giêsu là thể hiện một tình yêu phổ quát, tình yêu tha thứ và tình yêu hy sinh phục vụ.
Chủ đề “Yêu Như Giêsu” cũng rất gần gũi với chủ đề của Đại Hội giới trẻ thế giới lần thứ 31 sẽ diễn ra tại Ba Lan vào cuối tháng 07 này: “Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7) và Đại Hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ 14 sẽ diễn ra tại Giáo Phận Vinh vào tháng 11 tới: “Hãy đi và làm như vậy”(Lc 10,37). Tất cả các chủ đề đó mời gọi mọi người kitô hữu chúng ta, đặc biệt các bạn trẻ hãy mang ngọn lửa tình yêu của Đức Giêsu đến với mọi người, nơi mỗi môi trường sống của mình, để xua tan những bóng tối của sự vô cảm, bạo lực và các tệ nạn khác đang hoành hành trong xã hội chúng ta đang sống.
Với chủ đề “Yêu Như Giêsu,” đêm nay giới trẻ giáo hạt Thuận Nghĩa chúng ta long trọng tổ chức đêm diễn nguyện nhằm chuyển tải niềm vui và sứ điệp yêu thương của Đức Giêsu đến với tất cả mọi người.
Trong dịp này, chúng ta cùng hướng tới các Ngư dân Miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của thảm hoạ ô nhiễm môi trường do công ty gang thép Formosa gây nên. Thảm họa này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đồng bào Miền Trung mà tới tất cả mọi người trên đất nước Việt nam chúng ta, nó không chỉ ảnh hưởng trong hiện tại mà cả lâu dài trong tương lai, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả dân tộc. Chúng ta cùng đồng hành và chia sẻ nỗi lo lắng của đồng bào Miền Trung và của nhân dân cả nước bằng cách này hay cách khác, nhất là liên đới trong lời cầu nguyện.
Cuối cùng, thay mặt cho quý Cha, và gần 50 ngàn con tim trong giáo hạt Thuận Nghĩa thân yêu này xin trân trọng cám ơn quý vị khách quý đã đến tham dự và động viên đêm diễn nguyện văn nghệ hôm nay. Cám ơn và nhiệt liệt chào mừng quý khách mời và các đội văn nghệ đến từ 15 giáo xứ trong giáo hạt. Kính chúc quý Cha, quý vị và mọi người sức khoẻ và bình an. Chúc đêm diễn nguyện và đại hội thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cám ơn!
Lm. Anthony Trung Thành
(Bài chia sẻ với Giới trẻ hạt Thuận Nghĩa ngày 9/07/2016 tại Giáo xứ Thanh Dạ)
Ngày kia, tại một ngôi làng nhỏ bên Trung Quốc, có một em bé đói rách, tiều tụy và mắc bênh phong cùi. Em bị dân chúng đánh đập và đuổi ra khỏi làng. Trước cảnh tượng ấy, một nhà truyền giáo phương xa đã bế em trên tay, che chở em khỏi gậy gộc phũ phàng. Thấy có người chịu mang em đi, dân làng mới thôi không đánh đập em nữa, nhưng miệng thì vẫn không ngớt rủa xả. Giờ đây, những giọt nước mắt chảy xuống trên gò má em. Không phải là những giọt nước mắt đau buồn và tủi hận, nhưng là những giọt nước mắt vui mừng và tin tưởng. Em đã hỏi: tại sao ông lại lo lắng cho tôi? Nhà truyền giáo trả lời: vì ông trời đã tạo nên cả hai chúng ta. Em là em gái của tôi và từ nay em sẽ không còn phải đói khổ, long đong vất vả nữa. Suy nghĩ một hồi, em hỏi tiếp: vậy tôi phải làm gì? Nhà truyền giáo trả lời: em hãy trao tặng cho người khác tình yêu của em, càng nhiều càng tốt.
Từ đó cho đến khi qua đời, trong suốt ba năm, em luôn chăm sóc, giúp đỡ, băng bó vết thương và đút cơm cho các bệnh nhân trong trại cùi mà nhà truyền giáo đã đưa em vào. Tới năm mười một tuổi, khi em qua đời, các bệnh nhân đã khóc và nói với nhau vói tất cả niềm thương nhớ: “Bầu trời bé nhỏ đang xa lìa chúng ta.”
Câu chuyện trên đây cho chúng ta thấy khi cảm nghiệm được tình yêu và sự hy sinh của nhà truyền giáo, em bé đã dùng khả năng và sức lực còn lại của mình để phục vụ những người bất hạnh khác. Đó cũng là sứ điệp mà Ban tổ chức Đại hội Giới Trẻ Giáo hạt Thuận Nghĩa năm nay muốn truyền đạt tới tất cả các bạn trẻ chúng ta với chủ để của đại hội là: “Yêu Như Giêsu.” Để giúp các bạn thực hành sứ điệp đó, trong bài chia sẻ này, tôi xin được phép trình bày hai điểm chính sau đây: Chúa Giêsu yêu chúng ta thế nào? Giới trẻ làm gì để Yêu Như Giêsu?
I. CHÚA GIÊSU YÊU CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?
1. Đó là một tình yêu phổ quát
a)Ngài yêu thương những người có địa vị, tiền bạc: Ngài gặp gỡ chàng thanh niên giàu có và khuyên anh phải làm gì để được sống đời đời: “Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (x. Mc 10, 17-22); Ngài gặp gỡ ông Giakêu thủ lĩnh người thu thuế và giúp ông biết sống công bằng và quảng đại (x. Lc 19,1-10); Ngài gặp gỡ ông Mathêu và mời gọi ông “Hãy theo Ta”(Mt 9,9) và Mathêu đã bỏ mọi sự và đi theo làm môn đệ của Ngài.
b)Ngài yêu thương những kẻ tội lỗi: dụ ngôn Người cha nhân hậu, con chiên lạc và người đàn bà đánh mất đồng bạc là ba dụ ngôn diễn tả lòng yêu thương của Thiên Chúa và cũng là của Đức Giêsu đối với kẻ tội lỗi. Vì yêu thương nên người cha chờ đợi đứa con đi hoang trở về. Vì yêu thương nên người đàn bà đi tìm đồng bạc đã mất, người chủ chiên đi tìm con chiên bị lạc. Chính Chúa Giêsu đã tuyên bố với những người biệt phái và luật sĩ rằng: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mt 9,13). Vì yêu thương nên Ngài đưa mắt âu yếm nhìn Phêrô sau khi ông chối thầy ba lần. Vì yêu thương nên Ngài để cho Maria Mađalêna khóc ướt chân Ngài rồi lấy tóc mà lau (x. Lc 7,38). Vì yêu thương nên Ngài nói với người phụ nữ phạm tội ngoại tình rằng: “Tôi cũng vậy, tôi không kết án chị đâu! Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11). Vì yêu thương nên Ngài nói với người bất toại rằng: “Tội con đã được tha rồi” (Lc 2,5). Vì yêu thương nên Ngài nói với kẻ trộm lành: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng"(Lc 23,43). Vì yêu thương nên Ngài đã hoán cải Phaolô từ một người bắt bớ các kitô hữu trở thành vị Tông đồ nhiệt thành loan báo Tin mừng cho dân ngoại.
c)Ngài yêu thương những người bị bệnh hoạn tật nguyền: Ngài chữa lành cho người phụ nữ bị bệnh loạn huyết mười hai năm (x. Mt 9, 20-22); Ngài chữa bệnh cho người đầy tớ của ông đại đội trưởng (x. Lc 7,1-10); Ngài đã chữa lành người mù từ thuở mới sinh (x. 9,1-41); Ngài đã cho con của bà goá thành Naim (x. Lc 7, 11-17) và anh Lazarô (x. Ga 11,1-44) đã chết được sống lại…Thánh Mathêu diễn tả một cách đầy đủ rằng: Ngài“cho người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Mt 11,5-6).
d)Ngài yêu thương những kẻ nghèo đói về tinh thần và vật chất: sứ mạng giải phóng cho người nghèo chính là sứ mạng của Ngài: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”(Lc 4, 16-22). Khi dân chúng đói khát, Ngài đã mời gọi các môn đệ “Anh em hãy cho họ ăn đi” và làm phép lạ hoá bánh ra nhiều để giúp đám đông thoát khỏi cơn đói phần xác (x. Mc 6,34-44). Chính Ngài tự đồng hoá mình với những người nghèo hèn, đói khổ đến nỗi ai làm cho những người này là làm cho chính Ngài (x. Mt 11,5-6).
2. Đó là một tình yêu tha thứ
Trong ba năm rao giảng Tin mừng, Ngài đã tha thứ cho biết bao nhiêu người tội lỗi: Ngài tha thứ cho Phêrô về tội chối Thầy; Ngài tha thứ cho Mađalêna; Ngài tha thứ cho người phụ nữ phạm tội ngoại tình; Ngài tha thứ tội cho Mathêu; Ngài tha thứ cho người bất toại (Lc 5,20); Ngài tha thứ tội cho kẻ trộm lành (x. Lc 23,43); Ngài tha thứ cho những người đóng đinh Ngài: “Lạy Cha xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23,34); Ngài tha thứ cho Phaolô khi ông trên đường đi lùng bắt các kitô hữu. Ngài đã lập nên Bí tích Giao Hoà và ban cho các Tông đồ quyền tha tội: “Các con tha tội cho ai thì tội người ấy được tha”(Ga 20,23). Ngài dạy các môn đệ về sự tha thứ: khi Phêrô hỏi Chúa phải tha thứ bao nhiêu lần, có phải bảy lần không? Chúa trả lời: “Không phải là bảy lần nhưng bảy mươi lần bảy”(Mt 18,22). Trong Kinh Lạy Cha, Ngài dạy chúng ta cầu nguyện rằng: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con”(Mt 6,12).
3. Đó là một tình yêu hy sinh
Thánh Phaolô diễn tả: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”(Pl 2,6-7).
Thật vậy, Ngài đã hy sinh hạ mình xuống chấp nhận làm một con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ngài chấp nhận sinh ra trong hang đá nghèo hèn. Ngài sống âm thầm nghèo khó tại làng quê Nazaréth với Thánh Giuse và Đức Maria suốt ba mươi năm. Ngài tiếp tục sống nghèo hèn trong ba năm rao giảng Tin Mừng, chính Ngài nói: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9, 58). Ngài đã hy sinh hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13, 1-20). Trước khi bước vào cuộc khổ nạn chịu chết chuộc tội cho nhân loại, Ngài đã lập Bí tích Thánh Thể, lấy thịt máu Ngài làm của ăn của uống nuôi sống nhân loại chúng ta. Cuối cùng, Ngài đã tự nguyện bước vào cuộc khổ nạn: bị đánh đòn, chịu đội mạo gai, chịu đóng đinh và chịu chết tất tưởi trên thập giá không một mảnh vải che thân.
Đó chính là bằng chứng hùng hồn nhất cho lời Ngài nói: "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15,13). Đó là một tình yêu tròn đầy, một tình yêu hy sinh hết mình vì nhân loại chúng ta. Đúng như lời Thánh Gioan Tông đồ diễn tả: “Ngài đã yêu thương nhân loại và yêu thương họ cho đến cùng” (x. Ga 13,1).
II. GIỚI TRẺ YÊU NHƯ GIÊSU
1. Những việc cần tránh
a) Nạn sống thử, “Góp gạo thổi cơm chung.” Với chủ trương, hợp thì tiến tới hôn nhân, không hợp thì chia tay. Hậu quả là nhiều trường hợp khi bị “dính bầu” thì phá thai, hoặc là nhiều người con sinh ra ngoài hôn thú, không có bố, thậm chí là không có mẹ chăm sóc. Tình trạng này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong giới trẻ hiện nay. Đây là thái độ đáng lên án, vì trái với luân thường đạo lý của dân tộc Việt Nam chúng ta. Bởi vì, như cổ nhân nói: “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Mặt khác, “sống thử” còn đi ngược lại với giáo huấn của Chúa và Giáo Hội. Vì vậy, giới trẻ phải quyết tâm không “sống thử”.
b) Nạn phá thai: theo các số liệu thống kê cho biết bình quân mỗi năm cả nước Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, cao nhất các nước Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới. Có nhiều nguyên nhân đưa đến nạn phá thai, trong đó nguyên nhân đầu tiên là do sống buông thả, sống thử, nên có thai ngoài ý muốn. Nguyên nhân thứ hai là bị ảnh hưởng bởi các chương trình Kế hoặc hoá gia đình và giáo dục sai lầm. Hậu quả là nhiều người mẹ sau khi phá thai ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, sức khoẻ, lương tâm cắt rứt suốt đời. Bởi vì, phá thai tức là giết chính đứa con của mình. Đó là một tội hết sức nặng nề. Theo giáo lý của Hội thánh Công Giáo: “Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết” (Đ 1398). Chính vì vậy, giới trẻ phải quyết tâm không bao giờ được phép phá thai. Để thực hiện được điều này, giới trẻ cần phải từ bỏ lối sống buông thả, nói không với việc sống thử. Đồng thời, phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cần thiết về giới tính qua các lớp hội thảo hay lớp học về hôn nhân. Ngoài ra, phải tạo cho mình một lối sống lành mạnh, tham gia sinh hoạt của các hội đoàn trong giáo xứ phù hợp với lứa tuổi của mình. Đặc biệt với các bạn nữ, đừng bao giờ “đánh quả lẻ” giao du với các bạn bè xấu, hay những nơi xấu có thể đưa mình tới chỗ “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.”
c) Bạo lực: hằng ngày, qua báo đài cho chúng ta biết, thỉnh thoảng lại có những vụ đánh lộn, thậm chí là cướp của, giết người mà thủ phạm chính là giới trẻ vị thành niên, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Điển hình như vụ án của Lê Văn Luyện, chưa đầy 18 tuổi đã có những hành vi gây án dã man. Có người đã nói: “Hành vi phạm tội của Lê Văn Luyện là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất dã man, tàn bạo, vô cảm chưa từng có từ trước tới nay”. Mới đây, Nguyễn Văn Tiến (26t) một tài xế taxi Mai Linh đã bóp cổ giết chết nữ giám thị, cô Phạm Thị Oanh và vứt xác xuống sông để phi tang chỉ vì thiếu 300 ngàn đồng để nạp lệnh.
Theo thống kê những năm gần đây, bạo lực ngày càng gia tăng, nó xảy ra ở khắp mọi nơi: ở nhà trường và mọi môi trường sống của xã hội. Đặc biệt, nạn bạo hành trong các gia đình. Những câu chuyện đau thương không ai dám kể nhưng đó lại lạ sự thật đau lòng: con giết cha, cháu giết bà, anh em chị em chém giết lẫn nhau vì những lý do không đâu xảy ra đây đó hằng ngày trên đất nước Việt Nam chúng ta. Để tránh được nạn bạo hành, giới trẻ phải rèn luyện tính tự chủ, hãy kiềm chế nóng giận, hãy tập sống “hiền lành và khiêm nhường” theo gương Chúa Giêsu: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
d)Vô cảm: vô cảm là căn bệnh trầm kha của con người qua mọi thời đại. Trong xã hội chúng ta đang sống, dường như căn bệnh vô cảm lại trở nên trầm trọng hơn. Người ta thờ ơ, vô tâm trước những vấn đề của người khác. Người ta im lặng, làm ngơ trước những bất công của xã hội. Đáng sợ nhất khi căn bệnh vô cảm đang lây lan tới mọi môi trường sống và tới hết mọi người, đặc biệt là tầng lớp giới trẻ. Những video clip quay lại cảnh các học sinh đánh hội đồng, trong khi đó nhiều học sinh chẳng những không can ngăn mà còn cổ động, rồi quay lại đăng lên các trang mạng xã hội.
Tin mừng theo thánh Luca 10,25-37 cho chúng ta thấy sự thờ ơ, vô cảm của một tư tế và trợ tế đối với một người bị nạn. Tư tế và trợ tế là những người có thế giá trong dân, là những người có vai trò trong đạo Do Thái lúc bấy giờ. Họ thuộc lòng những khoản luật của đạo Do Thái, nhất là luật mến Chúa yêu người, nhưng họ không thực hành những điều luật đó. Nói cách khác, họ thờ ơ, vô cảm trước nhu cầu của anh chị em đồng loại.
Vô cảm có thể là một tội. Tội dửng dưng trước nhu cầu của anh em. Chúa Giêsu đã đề cập tới tội vô cảm này trong dụ ngôn nhà phú hộ và ông Lazarô (x. Lc 16, 19-21). Nhà phú hộ mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Ông Lazarô thì nghèo khó, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Điều đáng nói là số phận đời sau của nhà phú hộ: ông phải sa hoả ngục. Ông sa hoả ngục không phải vì ông giàu có, nhưng vì ông vô cảm trước sự đói khổ của người nghèo đói Lazarô.
Để tránh khỏi bệnh vô cảm, tội dửng dưng, chúng ta bắt chước gương của người Samaria nhân hậu. Mặc dầu ông không phải là người Do Thái, người bị nạn không liên hệ gì đến ông, nhưng ông nhạy cảm trước nhu cầu của người khác. Sự nhảy cảm đó được thể hiện không chỉ qua cách: “Trông thấy và động lòng thương,” mà còn thể hiện qua việc ông: “Xắn tay áo để thoa dịu những đau khổ của người bị hại.” Tin mừng kể lại rằng: “Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc”(x. Lc 10,35).
Ông không dừng lại ở đó, sự quan tâm của ông còn đi xa hơn khi ông trả tiền bạc cho chủ quán thay cho người bị hại và hứa sẽ quay lại thanh toán những gì còn lại. Sự quan tâm chăm sóc của người Samaria đối với người bị hại là mẫu gương cho con người qua mọi thời đại, nhất là đối với giới trẻ. Chính Chúa Giêsu đã nói với người thông luật rằng: “Ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10,37). Đó cũng là lời mời gọi tất cả mỗi người chúng ta.
e) Các phương tiện truyền thông bẩn: sự bùng nổ các kỷ thuật thông tin, sự ra đời của các phương tiện truyền thông đang làm thay đổi xã hội và các gia đình, vì nó đem lại nhiều lợi ích, nhưng tác hại của nó cũng không phải nhỏ. Đó là những trang mạng xấu, là những loại hình văn hoá phi đạo đức. Đó là những trang giả danh Công Giáo, nói xấu Giáo Hội…Tác hại của chúng vô cùng to lớn trên mọi người, nhất là đối với tầng lớp giới trẻ. Vì vậy, mà Cha Gioan Trần Công Nghị để nghị các bậc cha mẹ kiểm soát việc truy cập internet của con cái bằng cách, Ngài nói: “Xin anh chị em dọn Comphuter ra giữa nhà, nhiều người qua lại và cách nào đó kiểm soát việc truy cập vào Internet của các em.” Văn kiện Giáo Hội về Internet của Hội Đồng Toà Thánh về truyền thông cũng khuyến cáo: “Vì lợi ích của con cái họ, các bậc Cha mẹ cần phải học và thực hành những năng khiếu của những người xem, nghe và đọc một cách nhạy bén, hành xử như những mẫu gương về sự sử dụng thận trọng các phương tiện truyền thông xã hội tại gia.” (x. “Mặt trái tối tăm của Internet” - Bài thuyết trình tại Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Lm. Gioan Trần Công Nghị).
Hiện nay, hầu hết các bạn trẻ đều có điện thoại kết nối với internet, thậm chí nhiều bạn đã có computer riêng. Nhiều bạn trẻ dùng các trang mạng xã hội như facebook. Các bạn dùng nó một cách tự do, nghĩa là muốn vào trang mạng nào cũng được. Vì vậy, để tránh khỏi tác hại của nó, các bạn phải được sự hướng dẫn của các bậc cha mẹ, cha xứ và các bền trên chứ không làm theo ý riêng mình. Mặc khác, mỗi bạn trẻ phải có tính tự chủ cao, phải luôn quyết tâm và hứa với chính mình không dùng các trang mạng bẩn.
2. Những việc cần làm
Để thoát khỏi những thực trạng trên, và để Yêu Như Giêsu, giới trẻ còn cần phải thực hành những điều sau đây:
1. Sống Đức Tin
a) Siêng năng cầu nguyện: cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Cầu nguyện giúp mình gắn bó với Chúa hằng ngày. Chúa Giêsu đã khuyến cáo chúng ta: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mc 14,38). Trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta cầu nguyện rằng: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6,13). Vì vậy, giới trẻ phải tập cho mình có tinh thần cầu nguyện: cầu nguyện chung; cầu nguyện riêng; cầu nguyện ở gia đình; cầu nguyện ở gia đình; cầu nguyện ở nhà thờ; cầu nguyện sớm tối; cầu nguyện mọi nơi mọi lúc, nhất là khi bị cám dỗ. Có lần Thánh Antôn đang cầu nguyện thì bị ma quả cám dỗ về đàng trái, Ngài lấy lòng sốt sắng cầu nguyện và vạch hình thánh giá trên nền nhà thờ, lập tức hình thánh giá in đậm trên nền nhà thờ và ma quỷ bỏ chạy, còn Ngài được thoát khỏi cơn cám dỗ.
b) Năng lãnh nhận bí tích Giao hoà và Bí tích Thánh Thể: vì yêu thương, nên Đức Giêsu đã lập nên các Bí tích làm máng chuyển thông ơn Thiên Chúa xuống cho con người. Các Bí tích có mục đích thánh hoá con người, xậy dựng thân thể Đức Kitô và thờ phượng Thiên Chúa. Các Bí tích liên quan đến từng giai đoạn và thời điểm quan trọng trong đời sống của người kitô hữu. Bí tích Rửa Tội sinh chúng ta làm con cái Thiên Chúa. Bí tích Thêm sức và Thánh Thể nuôi dưỡng chúng lớn lên trong đời sống ân sủng. Bí tích Hoà Giải và Xức Dầu chữa lành chúng ta khỏi bệnh tật phần hồn có khi cả phần xác nữa. Bí tích Truyền Chức và Hôn Phối trao cho con người sứ mạng xây dựng cộng đoàn. Nhờ lãnh nhận các Bí tích mà đời sống của các Kitô hữu được nuôi dưỡng và mỗi ngày một tăng trưởng hơn. Hai Bí tích chúng ta có thể lãnh nhận thường xuyên đó là Bí tích Giao Hoà và Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta lãnh Bí tích Giao Hoà mỗi khi chúng ta phạm tội, nhất là tội trọng. Không ai không có sai lỗi, nhất là giới trẻ chúng ta dễ bị cám dỗ về đáng trái. Có khi chống trả được nhưng cũng có khi không chống trả được nên sa ngã phạm tội. Mỗi lần như thế, hãy mạnh dạn đứng dậy thống hối ăn năn và quyết đi xưng tội. Vì Chúa luôn tha thứ cho kẻ có tội biết khiêm nhường thống hối ăn năn. Đồng thời, hãy dọn mình siêng năng rước Mình Thánh Chúa. Một trong những hiệu quả của việc rước lễ là có sức mạnh để chống trả chước cám dỗ và giữ mình khỏi mắc tội trọng. Thánh Cyrilô Alexandria, Giáo phụ và tiến sĩ Giáo Hội đã khuyên chúng ta hãy siêng năng rước lễ, vì nơi Thánh Thể cho chúng ta nhiều bài học và nhiều lợi ích, Ngài nói: “Nếu nọc độc kiêu ngạo sưng lên trong ta, hãy quay về với Thánh Thể, và bánh đó là Chúa của anh em, Ngài tự hạ và ẩn mình, Ngài sẽ dạy cho anh em sự khiêm nhường. Nếu cơn sốt ích kỉ tham lam rống lên trong anh em, hãy ăn bánh này, anh em sẽ học được sự quan tâm. Nếu cơn gió buốt của lòng tham lam làm tàn héo anh em, hãy mau nhận lấy bánh các Thiên Thần, và đức ái sẽ trổ bông trong lòng anh em. Nếu anh em thấy ngứa ngáy và tính khí bất thường, hãy nuôi mình bằng Thịt Máu Chúa Ki-tô. Đấng đã thực hiện tự chế anh hùng suốt đời nơi dương thế, và anh em sẽ nên người điều độ. Nếu anh em lười biếng và uể oải việc thiêng liêng, hãy củng cố mình với lương thực trên trời này, anh em sẽ nên sốt sắng. Sau cùng, nếu anh em bị say sém vì cơn sốt không trong sạch, hãy tới bàn tiệc các Thiên Thần, và con chiên Ki-tô thanh sạch, sẽ làm cho anh em nên trong sạch tinh khiết.”
2. Phải có một tình yêu phổ quát: hãy yêu thương hết thảy mọi người và yêu thương cả phần hồn lẫn phần xác theo kinh “thương người có mười bốn mối.” Nhưng với bản tính tự nhiên, chúng ta thường giới hạn tình yêu nơi những người thân cận: cha mẹ, anh em, bạn bè và những người yêu thương chúng ta, những người có thể đền đáp công ơn cho chúng ta. Nhưng để yêu như Giêsu, chúng ta phải đi xa hơn, Chúa Giêsu đã nói: “Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mến các ngươi, thì các ngươi có công gì? Há những người thu thuế cũng không làm thế sao?”(Mt 5,6). Vì vậy, yêu như Giêsu cần phải: yêu thương hết mọi người; yêu thương những người không có gì để đền đáp cho chúng ta; yêu thương cả những người bất đồng chính kiến với chúng ta; yêu thương những người không yêu thương chúng ta; thậm chí chúng ta cần phải yêu thương những người ghét bỏ chúng ta, bách hại chúng ta, kẻ thù của chúng ta. Đó là dấu hiệu để mọi người nhận ra chúng ta là người kitô hữu là môn đệ của Đức Giêsu, vì Chúa Giêsu đã từng nói: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Có một người chiêm bao thấy mình từ giã cõi trần tiến đến cửa thiên đàng. Được biết thánh Phêrô canh cửa thiên đàng rất nghiêm ngặt, xét hỏi kỹ càng trước khi cho vào cửa, nên anh ta mang theo đầy đủ những giấy tờ cần thiết.
Trước hết, anh ta xuất trình chứng thư rửa tội, có chữ ký của cha xứ và dấu đỏ của giáo xứ, nắm chắc hy vọng rằng với chứng thư nầy thì thánh Phêrô sẽ mở cửa thiên đàng cho anh ngay. Nào ngờ, thánh nhân lại lắc đầu từ chối. Thế là anh ta lại xuất trình thêm chứng thư thêm sức, rồi chứng thư hôn phối, cả sổ gia đình Công Giáo nữa. Vậy mà thánh Phêrô vẫn khước từ.
"Ngài còn đòi gì nữa? Con còn cả tràng chuỗi đây, cả cuốn sách kinh hôm mai đây. Bấy nhiêu không đủ chứng tỏ con là người môn đệ Chúa Giêsu sao?"
Thánh Phêrô trả lời: "Con phải mang phù hiệu của người Kitô hữu."
"Phù hiệu nào nữa, thưa Ngài?"
"Thế con không nhớ lời Thầy chí thánh phán dạy sao: "người ta chỉ căn cứ vào dấu hiệu (phù hiệu) nầy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng thương mến nhau. Chưa có lòng thương mến nhau thì con chỉ là Kitô hữu giả hiệu."
(Nguồn: bài Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)
3. Phải luôn biết tha thứ: bao nhiêu lần chúng ta nhận lãnh sự tha thứ từ Thiên Chúa qua Bí tích Giao hoà. Có những tội nặng nề lắm, có những tội chúng ta phạm đi phạm lại nhiều lần nhưng với lòng sám hối ăn năn Thiên Chúa đã tha thứ hết cho chúng ta. Dụ ngôn tên mắc nợ không biết thương xót (x. Mt 18, 23-35) cho chúng ta thấy sự tha thứ của Thiên Chúa luôn gắn liền với sự tha thứ của con người. Hay nói cách khác, sự tha thứ của con người là điều kiện để đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa. Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện sự tha thứ. Sự tha thứ trước hết phải được thực hiện giữa các thành viên trong gia đình: giữa cha mẹ với con cái và giữa anh chị em với nhau. Tiếp đến, sự tha thứ phải được thực hiện giữ các thành viên trong cộng đoàn giáo xứ, giữa bạn bè với nhau, giữa những người mình gặp gỡ hằng ngày. Ngoài ra, tinh thần tha thứ cần được thực hiện đối với những người ghét bỏ chúng ta, thậm chí họ là kẻ thù của chúng ta. Thánh Phanxicô Assisi dạy chúng ta: “Đem tha thứ vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp...Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ” (Kinh Hoà Bình).
Các Thánh đã làm gương cho chúng ta: Thánh Stêphanô đã tha thứ cho Phaolô; Thánh Nữ Maria Goretti đã tha thứ cho chàng thanh niên Alexander; Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca và bao nhiêu tấm gương tha thứ khác.
Có hai người thổ dân Nam Phi rất ghét nhau. Ngày kia, một trong hai người gặp con gái nhỏ của kẻ thù mình trong rừng. Tên ấy nổi sùng bắt cô gái và lấy dao chặt hai ngón tay rồi thả về. Cô bé vừa chạy về vừa khóc, bàn tay máu chảy ròng. Còn tên hung thủ vừa đi vừa la lớn: trả được thù rồi. Ngày qua tháng lại, thấm thoát mười mấy năm, cô gái lập gia đình và có con cái. Một hôm có một tên ăn mày đến xin ăn. Người đàn bà nhận ra đó là kẻ đã chặt ngón tay của mình, vội vàng trở vào nhà bảo đầy tớ đem sữa bánh ra cho ăn. Khi kẻ đó ăn no rồi, người đàn bà liền đưa bàn tay cụt ra cho coi mà nói: tôi cũng đã trả được thù rồi. Tên ăn mày cảm động khóc nức nở.
4. Phải hy sinh và phục vụ: Chúa Giêsu đã hy sinh tất cả vì chúng ta. Đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải hy sinh tất cả những gì chúng ta có vì người khác. Chúng ta có thể hy sinh thời gian, sức khoẻ, tiền bạc vì tha nhân. Sự hy sinh đó đang diễn ra hằng ngày nơi gia đình, cộng đoàn giáo xứ và mọi môi trường sống của Giáo Hội cũng như xã hội. Đó là sự hy sinh của những người cha người mẹ vì tương lai của con cái. Đó là sự hy sinh của Cha xứ, Ban hành giáo, Thầy cô giáo lý viên, các Ban nghành đoàn thể vì sự lớn mạnh của Giáo xứ. Đó là sự hy sinh của các bạn trẻ trong các sinh hoạt của giáo xứ. Đó là sự hy sinh của các thịnh nguyện viên, các Thầy, các Xơ tại các trung tâm từ thiện.
Đó là những người sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của mình để phục vụ những người ốm đau, bệnh tật. Có những người sẵn sàng chết đi để cho người khác được sống, như trường hợp của Cha Đamiêng – phục vụ người cùi và chết vì bệnh cùi, cha Maximiliên Konbê – chết thay cho một bạn tù. Họ là những tấm gương hy sinh phục vụ, phản ánh phần nào gương hy sinh phục vụ của Đức Kitô.
III. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý
2. Bạn làm gì để Yêu Như Giêsu?
3. Những việc cần tránh? Những Việc Cần Làm?
4. Bạn đã từng tha thứ cho người khác chưa?
5. Bạn thường đã từng hi sinh thời gian, tiền bạc, sức khoẻ vì người khác chưa?
6. Khi thấy tại nạn xảy ra trên đường cần bạn giúp đỡ, bạn bỏ qua hay giúp đỡ họ?
7. Khi thấy hai bạn đánh lộn, bạn sẽ làm gì: can ngăn? Cổ động? Mặc kệ...
BÀI KHAI MẠC ĐÊM DIỄN NGUYỆN
ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ HẠT THUẬN NGHĨA 2016
Kính thưa quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý chủng sinh, quý HĐMV các giáo xứ, các bạn trẻ, quý vị khách quý và mọi người.
Chủ đề “Yêu Như Giêsu” cũng rất gần gũi với chủ đề của Đại Hội giới trẻ thế giới lần thứ 31 sẽ diễn ra tại Ba Lan vào cuối tháng 07 này: “Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7) và Đại Hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ 14 sẽ diễn ra tại Giáo Phận Vinh vào tháng 11 tới: “Hãy đi và làm như vậy”(Lc 10,37). Tất cả các chủ đề đó mời gọi mọi người kitô hữu chúng ta, đặc biệt các bạn trẻ hãy mang ngọn lửa tình yêu của Đức Giêsu đến với mọi người, nơi mỗi môi trường sống của mình, để xua tan những bóng tối của sự vô cảm, bạo lực và các tệ nạn khác đang hoành hành trong xã hội chúng ta đang sống.
Với chủ đề “Yêu Như Giêsu,” đêm nay giới trẻ giáo hạt Thuận Nghĩa chúng ta long trọng tổ chức đêm diễn nguyện nhằm chuyển tải niềm vui và sứ điệp yêu thương của Đức Giêsu đến với tất cả mọi người.
Trong dịp này, chúng ta cùng hướng tới các Ngư dân Miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của thảm hoạ ô nhiễm môi trường do công ty gang thép Formosa gây nên. Thảm họa này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đồng bào Miền Trung mà tới tất cả mọi người trên đất nước Việt nam chúng ta, nó không chỉ ảnh hưởng trong hiện tại mà cả lâu dài trong tương lai, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả dân tộc. Chúng ta cùng đồng hành và chia sẻ nỗi lo lắng của đồng bào Miền Trung và của nhân dân cả nước bằng cách này hay cách khác, nhất là liên đới trong lời cầu nguyện.
Cuối cùng, thay mặt cho quý Cha, và gần 50 ngàn con tim trong giáo hạt Thuận Nghĩa thân yêu này xin trân trọng cám ơn quý vị khách quý đã đến tham dự và động viên đêm diễn nguyện văn nghệ hôm nay. Cám ơn và nhiệt liệt chào mừng quý khách mời và các đội văn nghệ đến từ 15 giáo xứ trong giáo hạt. Kính chúc quý Cha, quý vị và mọi người sức khoẻ và bình an. Chúc đêm diễn nguyện và đại hội thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cám ơn!
Lm. Anthony Trung Thành
Hội Ngộ Giới Trẻ Melbourne 2016
Tô Tịnh
12:02 10/07/2016
Xem hình
Thứ Bẩy, 9/7/2016, một ngày nắng ấm hiếm có giữa mùa Đông giá lạnh của thành phố Melbourne. Hôm nay Ngày Hội Ngộ Giới Trẻ đầu tiên của cả Melbourne được tổ chức… Hơn 10 nhóm trẻ Việt Nam trong các Công đoàn giáo xứ khắp Melbourne, nơi có các thánh lễ tiếng Việt hay có nhiều người Việt sinh sống đã tụ về Trung tâm Công Giáo Hoan Thiện ở Keysborough để tham dự Ngày Hội Ngộ.
Cung với nhiều Linh mục Tu sĩ, các bạn trẻ đã tụ về, tuy khác biệt trong các sinh hoạt và Linh đạo của mỗi phong trào nhưng cùng chung một Đức Tin, là những Môn đệ của Chúa Kitô tron dòng đời cuộc sống hôm nay.
- Các bạn đã cùng nhau sinh hoạt
- Cùng nhau học hỏi đời sống người trẻ trước tiềm năng và sức mạnh của Truyền thông điện toán (Social Media) ngày nay do Lm Phêrô Hoàng Kim Huy và Sơ Nguyễn Thị Thùy Linh phụ trách chia sẻ và hướng dẫn hội thảo
- Các bạn trẻ cùng nhau hát khen, chúc tụng cầu nguyện cùng Thiên Chúa qua âm nhạc
- Các bạn trẻ cùng nhau hiệp dâng Thánh lễ và cuối cùng qua Nghi thức sai đi để các bạn trẻ trở về cộng đoàn, cuộc sống làm chứng nhân cho Thầy Giêsu và là người tông đồ trẻ giữa bạn bè trang lứa… Cộng đoàn các bạn trẻ cũng cầu nguyện cho các bạn sẽ lên đường tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Balan…
- Ngày Hội Ngộ đã khép lại với nhiều kỷ niệm và hẹn gặp lại trong các sinh hoạt tới do chính các bạn trẻ đề nghị qua bản thăm dò mà ban tổ chức và Hội đồng Mục vụ Melbourne sẽ tổng kết.
- Xin cám ơn Ban Mục Vụ, Cộng đoàn Hoan Thiện và nhiều cộng tác viên đã âm thầm hy sinh để 200 bạn trẻ có một ngày đáng ghi nhớ.
Thứ Bẩy, 9/7/2016, một ngày nắng ấm hiếm có giữa mùa Đông giá lạnh của thành phố Melbourne. Hôm nay Ngày Hội Ngộ Giới Trẻ đầu tiên của cả Melbourne được tổ chức… Hơn 10 nhóm trẻ Việt Nam trong các Công đoàn giáo xứ khắp Melbourne, nơi có các thánh lễ tiếng Việt hay có nhiều người Việt sinh sống đã tụ về Trung tâm Công Giáo Hoan Thiện ở Keysborough để tham dự Ngày Hội Ngộ.
Cung với nhiều Linh mục Tu sĩ, các bạn trẻ đã tụ về, tuy khác biệt trong các sinh hoạt và Linh đạo của mỗi phong trào nhưng cùng chung một Đức Tin, là những Môn đệ của Chúa Kitô tron dòng đời cuộc sống hôm nay.
- Các bạn đã cùng nhau sinh hoạt
- Cùng nhau học hỏi đời sống người trẻ trước tiềm năng và sức mạnh của Truyền thông điện toán (Social Media) ngày nay do Lm Phêrô Hoàng Kim Huy và Sơ Nguyễn Thị Thùy Linh phụ trách chia sẻ và hướng dẫn hội thảo
- Các bạn trẻ cùng nhau hát khen, chúc tụng cầu nguyện cùng Thiên Chúa qua âm nhạc
- Các bạn trẻ cùng nhau hiệp dâng Thánh lễ và cuối cùng qua Nghi thức sai đi để các bạn trẻ trở về cộng đoàn, cuộc sống làm chứng nhân cho Thầy Giêsu và là người tông đồ trẻ giữa bạn bè trang lứa… Cộng đoàn các bạn trẻ cũng cầu nguyện cho các bạn sẽ lên đường tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Balan…
- Ngày Hội Ngộ đã khép lại với nhiều kỷ niệm và hẹn gặp lại trong các sinh hoạt tới do chính các bạn trẻ đề nghị qua bản thăm dò mà ban tổ chức và Hội đồng Mục vụ Melbourne sẽ tổng kết.
- Xin cám ơn Ban Mục Vụ, Cộng đoàn Hoan Thiện và nhiều cộng tác viên đã âm thầm hy sinh để 200 bạn trẻ có một ngày đáng ghi nhớ.
Thánh lễ Thêm Sức tại Giáo xứ Hà Nội, GP Xuân Lộc
Giáo xứ Hà Nội, GP Xuân Lộc
20:25 10/07/2016
Thánh lễ Thêm Sức tại Giáo xứ Hà Nội
HỐ NAI - Vào lúc 17 giờ chiều thứ Bảy ngày 09/07/2016, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục giáo phận Xuân Lộc đã về viếng thăm mục vụ và ban Bí tích Thêm Sức cho 164 em thiếu nhi giáo xứ Hà Nội, giáo hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc.
Xem Hình
Niềm vui đón Đức Giám Mục giáo phận về kinh lý mục vụ hôm nay đã được giáo xứ Hà Nội chào mừng trong tiếng trống và tiếng kèn tưng bừng. Dù thánh lễ 17 giờ bắt đầu nhưng từ sớm các em và cha mẹ đỡ đầu đã đội nắng chiều xếp ngay hàng chào đón Đức Cha Giuse kính yêu về ban Bí tích.
Để thể hiện sự ưu ái quan tâm, Đức Cha Giuse đã sớm hiện diện chào thăm cũng như trò chuyện với quý Cha và quý Chức tại Hội trường Nhà Xứ. Như thường lệ, trong vai trò chủ chăn, Ngài đã dành chút thời gian để lắng nghe những báo cáo lớn nhỏ của Hội đồng giáo xứ đồng thời đưa ra những huấn từ bổ ích giúp giáo xứ sống tâm tình hiệp nhất và yêu thương.
Sau những giây phút gặp gỡ thân tình với Hội đồng giáo xứ Hà Nội là đoàn rước đồng tế. Cuộc rước tuy đơn sơ nhưng diễn ra trong niềm vui với bầu khí thiêng liêng sốt sắng của ngày hồng phúc lãnh nhận Ơn Chúa Thánh Thần.
Thánh lễ do Đức Cha Giuse chủ sự. Cùng đồng tế có Cha nguyên chính xứ Đaminh Trần Xuân Thảo, Cha chính xứ Giuse Tạ Duy Tuyền, quý Cha phó xứ, và quý Cha trong Hạt.
Khởi đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn chúc tụng Chúa, cùng hiệp ý cầu nguyện chung cho toàn thể Dân Xứ các thành phần, đặc biệt là cho 164 em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm Sức để qua nghi thức đặt tay và xức dầu thánh các em được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse bắt đầu với những sứ điệp tình yêu của Chúa Giêsu đã được các Thánh tông đồ truyền lại qua trình thuật Tin mừng. Ngài kêu gọi tất cả những ai đang buồn khổ hãy can đảm đến với Chúa để Chúa chữa lành những vết thương, qua đó tìm lại được niềm vui và hạnh phúc. Với các em chuẩn bị lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần: "Các con phải có khuôn mặt hân hoan luôn mỉm cười, nhất là phải sống thật thánh thiện vì hôm nay chúng con đã có Chúa Thánh Thần soi lòng mở trí, giúp chúng con nhận biết yêu thương, trở nên những chi thể sống động của Hội thánh, và sẵn sàng làm chứng cho Chúa Kitô". Kết thúc, Đức Cha Giuse mong mỏi các gia đình trong giáo xứ hãy tập cười với nhau, xây đắp cuộc sống gia đình mình bằng những nụ cười ấm áp và biết cho đi.
Trước khi lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần, Hội thánh muốn các em và những người đỡ đầu tuyên xưng đức tin, lập lại lời hứa khi chịu phép Rửa tội để qua việc đặt tay và xức dầu trên trán từng em, người tín hữu được lớn lên đồng thời nhận thức được mối liên hệ sâu sắc giữa 3 Bí tích khai tâm Kitô giáo: Rửa tội, Thêm Sức và Thánh Thể.
Trước khi kết thúc thánh lễ, ông trưởng Ban hành giáo đã thay mặt cộng đoàn giáo xứ Hà Nội, cách riêng là 164 em, chân thành cảm ơn sâu sắc đến Đức Cha, quý Cha, quý Thầy, quý Dì, và quý phụ huynh đã ưu ái quan tâm và giúp đỡ để các em có được buổi lễ trang trọng và đầy niềm vui hôm nay. Để tỏ lòng biết ơn, các em đã dâng lên Đức Cha và quý Cha những lẵng hoa tươi thắm diễn tả lòng yêu mến không thể nói hết bằng lời.
Với tâm tình của vị mục tử, Đức Cha Giuse rất đỗi vui mừng vì được gặp một cộng đoàn đức tin sống động, đông đảo và đạo đức là giáo xứ Hà Nội. Nhân dịp này, Ngài hy vọng các gia đình hãy hỗ trợ nhau sống đức tin tốt hơn nữa qua việc xây dựng gia đình và giáo xứ mình thành cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương thật sự. Khi ngỏ lời với các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, Đức Cha giáo phận cũng mong mỏi các em sẽ trở thành sứ giả tình yêu và lòng thương xót của Chúa trong gia đình, trường học và giáo xứ để góp phần làm chứng tá niềm tin cho Chúa Kitô. Sau cùng, Đức Cha Giuse cũng không quên cám ơn quý Cha chính phó xứ, quý chức, quý phụ huynh và các anh chị giáo lý viên đã cộng tác và nuôi dưỡng đức tin cho Xứ đạo Hà Nội thêm hiệp nhất và yêu thương.
Trong tình thương yêu, Đức Cha Giuse đã tặng cho các em Thêm Sức và những anh chị giáo lý viên, mỗi người một cỗ tràng hạt có hình Đức Mẹ Fatima như một kỷ vật cho ngày hồng phúc hôm nay.
Thánh lễ Thêm Sức khép lại trong niềm vui khôn tả với những tấm hình đẹp lưu niệm, ghi lại những dấu ấn khó phai trong đời Kitô hữu trưởng thành. Các em trở về trong niềm phấn khởi vui mừng vì được lãnh nhận dồi dào ơn Chúa Thánh Thần.
Tin, ảnh: Ban Truyền Thông Hạt Hố Nai
HỐ NAI - Vào lúc 17 giờ chiều thứ Bảy ngày 09/07/2016, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục giáo phận Xuân Lộc đã về viếng thăm mục vụ và ban Bí tích Thêm Sức cho 164 em thiếu nhi giáo xứ Hà Nội, giáo hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc.
Xem Hình
Niềm vui đón Đức Giám Mục giáo phận về kinh lý mục vụ hôm nay đã được giáo xứ Hà Nội chào mừng trong tiếng trống và tiếng kèn tưng bừng. Dù thánh lễ 17 giờ bắt đầu nhưng từ sớm các em và cha mẹ đỡ đầu đã đội nắng chiều xếp ngay hàng chào đón Đức Cha Giuse kính yêu về ban Bí tích.
Để thể hiện sự ưu ái quan tâm, Đức Cha Giuse đã sớm hiện diện chào thăm cũng như trò chuyện với quý Cha và quý Chức tại Hội trường Nhà Xứ. Như thường lệ, trong vai trò chủ chăn, Ngài đã dành chút thời gian để lắng nghe những báo cáo lớn nhỏ của Hội đồng giáo xứ đồng thời đưa ra những huấn từ bổ ích giúp giáo xứ sống tâm tình hiệp nhất và yêu thương.
Sau những giây phút gặp gỡ thân tình với Hội đồng giáo xứ Hà Nội là đoàn rước đồng tế. Cuộc rước tuy đơn sơ nhưng diễn ra trong niềm vui với bầu khí thiêng liêng sốt sắng của ngày hồng phúc lãnh nhận Ơn Chúa Thánh Thần.
Thánh lễ do Đức Cha Giuse chủ sự. Cùng đồng tế có Cha nguyên chính xứ Đaminh Trần Xuân Thảo, Cha chính xứ Giuse Tạ Duy Tuyền, quý Cha phó xứ, và quý Cha trong Hạt.
Khởi đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn chúc tụng Chúa, cùng hiệp ý cầu nguyện chung cho toàn thể Dân Xứ các thành phần, đặc biệt là cho 164 em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm Sức để qua nghi thức đặt tay và xức dầu thánh các em được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse bắt đầu với những sứ điệp tình yêu của Chúa Giêsu đã được các Thánh tông đồ truyền lại qua trình thuật Tin mừng. Ngài kêu gọi tất cả những ai đang buồn khổ hãy can đảm đến với Chúa để Chúa chữa lành những vết thương, qua đó tìm lại được niềm vui và hạnh phúc. Với các em chuẩn bị lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần: "Các con phải có khuôn mặt hân hoan luôn mỉm cười, nhất là phải sống thật thánh thiện vì hôm nay chúng con đã có Chúa Thánh Thần soi lòng mở trí, giúp chúng con nhận biết yêu thương, trở nên những chi thể sống động của Hội thánh, và sẵn sàng làm chứng cho Chúa Kitô". Kết thúc, Đức Cha Giuse mong mỏi các gia đình trong giáo xứ hãy tập cười với nhau, xây đắp cuộc sống gia đình mình bằng những nụ cười ấm áp và biết cho đi.
Trước khi lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần, Hội thánh muốn các em và những người đỡ đầu tuyên xưng đức tin, lập lại lời hứa khi chịu phép Rửa tội để qua việc đặt tay và xức dầu trên trán từng em, người tín hữu được lớn lên đồng thời nhận thức được mối liên hệ sâu sắc giữa 3 Bí tích khai tâm Kitô giáo: Rửa tội, Thêm Sức và Thánh Thể.
Trước khi kết thúc thánh lễ, ông trưởng Ban hành giáo đã thay mặt cộng đoàn giáo xứ Hà Nội, cách riêng là 164 em, chân thành cảm ơn sâu sắc đến Đức Cha, quý Cha, quý Thầy, quý Dì, và quý phụ huynh đã ưu ái quan tâm và giúp đỡ để các em có được buổi lễ trang trọng và đầy niềm vui hôm nay. Để tỏ lòng biết ơn, các em đã dâng lên Đức Cha và quý Cha những lẵng hoa tươi thắm diễn tả lòng yêu mến không thể nói hết bằng lời.
Với tâm tình của vị mục tử, Đức Cha Giuse rất đỗi vui mừng vì được gặp một cộng đoàn đức tin sống động, đông đảo và đạo đức là giáo xứ Hà Nội. Nhân dịp này, Ngài hy vọng các gia đình hãy hỗ trợ nhau sống đức tin tốt hơn nữa qua việc xây dựng gia đình và giáo xứ mình thành cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương thật sự. Khi ngỏ lời với các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, Đức Cha giáo phận cũng mong mỏi các em sẽ trở thành sứ giả tình yêu và lòng thương xót của Chúa trong gia đình, trường học và giáo xứ để góp phần làm chứng tá niềm tin cho Chúa Kitô. Sau cùng, Đức Cha Giuse cũng không quên cám ơn quý Cha chính phó xứ, quý chức, quý phụ huynh và các anh chị giáo lý viên đã cộng tác và nuôi dưỡng đức tin cho Xứ đạo Hà Nội thêm hiệp nhất và yêu thương.
Trong tình thương yêu, Đức Cha Giuse đã tặng cho các em Thêm Sức và những anh chị giáo lý viên, mỗi người một cỗ tràng hạt có hình Đức Mẹ Fatima như một kỷ vật cho ngày hồng phúc hôm nay.
Thánh lễ Thêm Sức khép lại trong niềm vui khôn tả với những tấm hình đẹp lưu niệm, ghi lại những dấu ấn khó phai trong đời Kitô hữu trưởng thành. Các em trở về trong niềm phấn khởi vui mừng vì được lãnh nhận dồi dào ơn Chúa Thánh Thần.
Tin, ảnh: Ban Truyền Thông Hạt Hố Nai
Tường Thuật Đại Hội Về Đất Hứa VI Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ
Lucia Nguyễn Thị Biên
20:54 10/07/2016
ILLINOIS - Đại Hội Về Đất Hứa được diễn ra sáu năm một lần nhằm mục đích quy tụ tất cả Huynh Trưởng trong Phong Trào Thíêu Nhi Thánh Thể Việt Nam để hâm nóng lại đời sống ơn gọi làm Huynh Trưởng.
Hình ảnh
Đại Hội Về Đất Hứa VI với chủ đề "Chúa sống trong tôi – Christ lives in me” (Gal 2:20), từ 30 tháng 06 đến ngày 03 tháng 07 năm 2016, diễn ra tại Lake Williamson Christian Center, thành phố Carlinville, tiểu bang Illinois, đã quy tụ 1000 thành viên tham dự bao gồm quý Cha tuyên uý, quý trợ uý, quý tu sĩ nam nữ, quý trợ tá, quý huynh trưởng và gia đình.
Có sự tham dự đặc biệt của: Đức Cha Thomas John Paprocki, Giám Mục địa phận Springfield, IL; Cha Frederic Fornos, SJ, Tổng Giám Đốc Hội Tông Đổ Cầu Nguyện Thế Giới; Sơ Lourdes Varquez Garcia, RJM, Phó Tổng Giám Đốc Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới; Sơ Myrna Tordillo, MSCS, Phó Giám Đốc Văn Phòng Phụ Trách Sắc Tộc Á Châu và Thái Bình Dương trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Nhiều vị đại diện đến từ quê nhà và các nước bao gồm: Phong Trào TNTT tại Canada là Cha Aime Đỗ Văn Thông, OFM, đại diện Liên Đoàn TNTT Giáo Phận Phan Thiết là Cha Nguyễn Quang Minh và Cha Nguyễn Hữu Duy, đại diện Liên Đoàn TNTT Tổng Giáo Phận Sài Gòn là Cha Vũ Hữu Phước, đại điên Liên Đoàn TNTT Giáo Phận Huế là Cha Lê Văn Nghiêm và Nguyễn Trung Hà, đại diện Phong Trào TNTT Úc Châu là Trưởng Maria Tô. Và thành phần chính tham dự Đại Hội là Phong Trào TNTT Việt Nam tại Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Linh mục Tổng Tuyên Úy Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình, SVD.
Cha Martinô Nguyễn Bá Thông và Anh Paul J. Kim là hai thuyết trình viên của Đại Hội.
Trong thánh lễ khai mạc, Đức Giám Mục Paprocki niềm nở chào đón tất cả đến với địa phận Springfield, IL. Đức Giám Mục trầm trồ khen ngợi sự năng động và dấn thân cao độ của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Ngài rất vui mừng vì có 1000 người trẻ kéo về Giáo Phận mà Ngài đang cai quản để tổ chức Đại Hội.
Bốn ngày Đại Hội, mỗi ngày một ý lực sống rõ rệt: Chúa sống trên thế giới, Chúa sống trong cộng đoàn, Chúa sống trong gia đình, và Chúa sống trong tôi.
Hai đề tài chính được thuyết trình viên trình bày trong Đại Hội là luân lý tính dục và loan báo Tin Mừng. Song song với hai đề tài chính là 14 đề tài phụ cũng xoay quanh vấn đề giáo dục, văn hoá, và đức tin người Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Ngoài những giờ thu thập kiến thức đạo và đời, Ban Sinh Hoạt đưa ra những thi đua thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội, đua thuyền, văn nghệ và sau cùng là giờ hàn uyên tâm sự bên hồ nước thật vui nhộn.
Đầu tháng 7 là giữa mùa hè oi bức trong vùng Trung Tây và người dân bản xứ cho biết đang bị hạn hán. Thế mà khi Thiếu Nhi kéo về thì hồng ân Chúa như mưa như mưa... đã làm nhiệt độ thay đổi một cách bất ngờ. Có lẽ chính Mẹ La Vang đã phù hộ, cầu bầu mà Chúa động lòng thương xót, cho những giọt mưa đủ thấm đất Đại Hội để những ngày Đại Hội được đón nhận một khí hậu thoải mái dễ chịu. Nhờ đó mà tất cả các chương trình đã diễn tiến trôi chảy như dự định.
Ba đêm văn nghệ mang ba chủ để khác nhau. Qua những tài năng nghệ thuật trên sân khấu, các diễn viên văn nghệ đã diễn tả được khó khăn, thử thách trong cuộc đời người Huynh Trưởng từ bản thân, gia đình, đến xã hội. Đồng thời cũng biểu lộ được niềm vui và tình yêu dạt dào trong phục vụ. Niềm vui đó chính là niềm vui trong Chúa, niềm vui bất tận.
Sau mỗi đêm văn nghệ là giờ tâm linh để giúp toàn thể tham dự viên tâm tình với Chúa. Đêm rước kiệu Thánh Thể được bắt đầu từ hội trường đến cổng Đại Hội và chầu Thánh Thể tại đó lúc 11 giờ khuya đã làm cho nhiều người cảm nhận gắn bó tình Chúa. Ôi phút linh thiêng ấy, Chúa tuy nhỏ bé hình hài nhưng thật vĩ đại với tình yêu bao la Ngài dành cho chúng ta! Đêm dâng hoa kính Mẹ đã mang lại cho nhiều người gần gũi Mẹ hơn. Đoàn dâng hoa bao gồm nam lẫn nữ diển tả tâm tình kính Mẹ một cách thánh thiêng, đã thu hút 1000 người hiện diện cùng vang lên những kinh Kính Mừng thật sốt sắng đang lúc chiều hoàng hôn. Điểm đặc biệt trong buổi dâng hoa vì đây là lần đầu tiên Phong Trào có sự hiện diện đầy đủ của Ban Thường Vụ Trung Ương và 8 Chủ Tịch Miền cùng tiến hoa dâng Mẹ
Cuộc vui nào rồi cũng phải tàn, lần gặp gỡ nào rồi cũng phải chia tay.
Trước khi ra về, trong thánh lễ bế mạc, Cha Tổng Tuyên Uý đã tuyên bố:
1. Phong Trào TNTT Việt Nam tại Hoa Kỳ chính thức liên kết với Hội Tông Đồ Cầu Nguyện của Đức Giáo Hoàng, tiền thân của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới.
2. Bốn ngày chính trong năm để phát động chiến dịch sống Bốn Khẩu Hiệu TNTT “Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh, Làm Tông Đồ” là:
• Ngày Cầu Nguyện - Chúa Nhật thứ Nhất tháng Mười.
• Ngày Rước Lễ - Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa tháng Sáu.
• Ngày Hy Sinh - Chúa Nhật thứ Nhất mùa Chay.
• Ngày Tông Đồ - Chúa Nhật thứ Nhất mùa Vọng.
3. Mặt Nhật Mình Thánh Chúa mới được thiết kế theo đặc thù của Phong Trào TNTT đã được trao đến cho Cha Tuyên Uý và đại diện Miền Trung, và sẽ được luân phiên dùng để Chầu Thánh Thể tại các Đoàn trong Miền, và sẽ di chuyển đến các Miền khác sau đó.
4. Cha Tổng Tuyên Úy chính thức bổ nhiệm Linh Mục Giuse Ngô Đình Thông, CSsR, làm Phó Tổng Tuyên Uý Nghiên Huấn thay thế Cha Phanxicô Trần Anh Vũ, SCJ. Vì công việc mục vụ mới nên Cha Vũ không thể tiếp tục vai trò Nghiên Huấn.
Đại Hội Về Đất Hứa VI có nhiều điểm son vì đã quy tụ được trên 70 linh mục và tu sĩ nam nữ. Quý Cha và đồng đảo tu sĩ nam nữ đã đến cổ động ơn gọi không chỉ bằng lời nói, nhưng bằng sự hiện diện và đồng hành. Bài ca của Đại Hội “Chúa Sống Trong Tôi” được hát đi hát lại nhiều lần khiến tâm tình bài hát đi thật sâu vào lòng người.
Trước khi kết thúc bài giảng Cha Tổng cũng nhắc nhở tất cả thành viên yểm trợ cho việc gây quỹ xây dựng trụ sở TNTT và đóng góp tiền niên liễm để giúp phát triển Phong Trào. Sau lời chúc bình an của Cha Tổng, anh Trưởng Ban Tổ Chức Giuse Đào Văn Đức trang trọng tuyên bố bế mạc Đại Hội Về Đất Hứa VI.
Mọi người ra về với niềm vui trong lòng “Chúa sống trong tôi, Chúa sống trong anh, và trong mọi người.” Đoàn người xếp hàng lên xe bus ra phi trường trở về nhà và vẫy tay hứa hẹn Đại Hội Về Đất Hứa VII.
Đại Hội Về Đất Hứa VI với chủ đề "Chúa sống trong tôi – Christ lives in me” (Gal 2:20), từ 30 tháng 06 đến ngày 03 tháng 07 năm 2016, diễn ra tại Lake Williamson Christian Center, thành phố Carlinville, tiểu bang Illinois, đã quy tụ 1000 thành viên tham dự bao gồm quý Cha tuyên uý, quý trợ uý, quý tu sĩ nam nữ, quý trợ tá, quý huynh trưởng và gia đình.
Có sự tham dự đặc biệt của: Đức Cha Thomas John Paprocki, Giám Mục địa phận Springfield, IL; Cha Frederic Fornos, SJ, Tổng Giám Đốc Hội Tông Đổ Cầu Nguyện Thế Giới; Sơ Lourdes Varquez Garcia, RJM, Phó Tổng Giám Đốc Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới; Sơ Myrna Tordillo, MSCS, Phó Giám Đốc Văn Phòng Phụ Trách Sắc Tộc Á Châu và Thái Bình Dương trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Nhiều vị đại diện đến từ quê nhà và các nước bao gồm: Phong Trào TNTT tại Canada là Cha Aime Đỗ Văn Thông, OFM, đại diện Liên Đoàn TNTT Giáo Phận Phan Thiết là Cha Nguyễn Quang Minh và Cha Nguyễn Hữu Duy, đại diện Liên Đoàn TNTT Tổng Giáo Phận Sài Gòn là Cha Vũ Hữu Phước, đại điên Liên Đoàn TNTT Giáo Phận Huế là Cha Lê Văn Nghiêm và Nguyễn Trung Hà, đại diện Phong Trào TNTT Úc Châu là Trưởng Maria Tô. Và thành phần chính tham dự Đại Hội là Phong Trào TNTT Việt Nam tại Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Linh mục Tổng Tuyên Úy Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình, SVD.
Cha Martinô Nguyễn Bá Thông và Anh Paul J. Kim là hai thuyết trình viên của Đại Hội.
Trong thánh lễ khai mạc, Đức Giám Mục Paprocki niềm nở chào đón tất cả đến với địa phận Springfield, IL. Đức Giám Mục trầm trồ khen ngợi sự năng động và dấn thân cao độ của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Ngài rất vui mừng vì có 1000 người trẻ kéo về Giáo Phận mà Ngài đang cai quản để tổ chức Đại Hội.
Bốn ngày Đại Hội, mỗi ngày một ý lực sống rõ rệt: Chúa sống trên thế giới, Chúa sống trong cộng đoàn, Chúa sống trong gia đình, và Chúa sống trong tôi.
Hai đề tài chính được thuyết trình viên trình bày trong Đại Hội là luân lý tính dục và loan báo Tin Mừng. Song song với hai đề tài chính là 14 đề tài phụ cũng xoay quanh vấn đề giáo dục, văn hoá, và đức tin người Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Ngoài những giờ thu thập kiến thức đạo và đời, Ban Sinh Hoạt đưa ra những thi đua thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội, đua thuyền, văn nghệ và sau cùng là giờ hàn uyên tâm sự bên hồ nước thật vui nhộn.
Đầu tháng 7 là giữa mùa hè oi bức trong vùng Trung Tây và người dân bản xứ cho biết đang bị hạn hán. Thế mà khi Thiếu Nhi kéo về thì hồng ân Chúa như mưa như mưa... đã làm nhiệt độ thay đổi một cách bất ngờ. Có lẽ chính Mẹ La Vang đã phù hộ, cầu bầu mà Chúa động lòng thương xót, cho những giọt mưa đủ thấm đất Đại Hội để những ngày Đại Hội được đón nhận một khí hậu thoải mái dễ chịu. Nhờ đó mà tất cả các chương trình đã diễn tiến trôi chảy như dự định.
Ba đêm văn nghệ mang ba chủ để khác nhau. Qua những tài năng nghệ thuật trên sân khấu, các diễn viên văn nghệ đã diễn tả được khó khăn, thử thách trong cuộc đời người Huynh Trưởng từ bản thân, gia đình, đến xã hội. Đồng thời cũng biểu lộ được niềm vui và tình yêu dạt dào trong phục vụ. Niềm vui đó chính là niềm vui trong Chúa, niềm vui bất tận.
Sau mỗi đêm văn nghệ là giờ tâm linh để giúp toàn thể tham dự viên tâm tình với Chúa. Đêm rước kiệu Thánh Thể được bắt đầu từ hội trường đến cổng Đại Hội và chầu Thánh Thể tại đó lúc 11 giờ khuya đã làm cho nhiều người cảm nhận gắn bó tình Chúa. Ôi phút linh thiêng ấy, Chúa tuy nhỏ bé hình hài nhưng thật vĩ đại với tình yêu bao la Ngài dành cho chúng ta! Đêm dâng hoa kính Mẹ đã mang lại cho nhiều người gần gũi Mẹ hơn. Đoàn dâng hoa bao gồm nam lẫn nữ diển tả tâm tình kính Mẹ một cách thánh thiêng, đã thu hút 1000 người hiện diện cùng vang lên những kinh Kính Mừng thật sốt sắng đang lúc chiều hoàng hôn. Điểm đặc biệt trong buổi dâng hoa vì đây là lần đầu tiên Phong Trào có sự hiện diện đầy đủ của Ban Thường Vụ Trung Ương và 8 Chủ Tịch Miền cùng tiến hoa dâng Mẹ
Cuộc vui nào rồi cũng phải tàn, lần gặp gỡ nào rồi cũng phải chia tay.
Trước khi ra về, trong thánh lễ bế mạc, Cha Tổng Tuyên Uý đã tuyên bố:
1. Phong Trào TNTT Việt Nam tại Hoa Kỳ chính thức liên kết với Hội Tông Đồ Cầu Nguyện của Đức Giáo Hoàng, tiền thân của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới.
2. Bốn ngày chính trong năm để phát động chiến dịch sống Bốn Khẩu Hiệu TNTT “Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh, Làm Tông Đồ” là:
• Ngày Cầu Nguyện - Chúa Nhật thứ Nhất tháng Mười.
• Ngày Rước Lễ - Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa tháng Sáu.
• Ngày Hy Sinh - Chúa Nhật thứ Nhất mùa Chay.
• Ngày Tông Đồ - Chúa Nhật thứ Nhất mùa Vọng.
3. Mặt Nhật Mình Thánh Chúa mới được thiết kế theo đặc thù của Phong Trào TNTT đã được trao đến cho Cha Tuyên Uý và đại diện Miền Trung, và sẽ được luân phiên dùng để Chầu Thánh Thể tại các Đoàn trong Miền, và sẽ di chuyển đến các Miền khác sau đó.
4. Cha Tổng Tuyên Úy chính thức bổ nhiệm Linh Mục Giuse Ngô Đình Thông, CSsR, làm Phó Tổng Tuyên Uý Nghiên Huấn thay thế Cha Phanxicô Trần Anh Vũ, SCJ. Vì công việc mục vụ mới nên Cha Vũ không thể tiếp tục vai trò Nghiên Huấn.
Đại Hội Về Đất Hứa VI có nhiều điểm son vì đã quy tụ được trên 70 linh mục và tu sĩ nam nữ. Quý Cha và đồng đảo tu sĩ nam nữ đã đến cổ động ơn gọi không chỉ bằng lời nói, nhưng bằng sự hiện diện và đồng hành. Bài ca của Đại Hội “Chúa Sống Trong Tôi” được hát đi hát lại nhiều lần khiến tâm tình bài hát đi thật sâu vào lòng người.
Trước khi kết thúc bài giảng Cha Tổng cũng nhắc nhở tất cả thành viên yểm trợ cho việc gây quỹ xây dựng trụ sở TNTT và đóng góp tiền niên liễm để giúp phát triển Phong Trào. Sau lời chúc bình an của Cha Tổng, anh Trưởng Ban Tổ Chức Giuse Đào Văn Đức trang trọng tuyên bố bế mạc Đại Hội Về Đất Hứa VI.
Mọi người ra về với niềm vui trong lòng “Chúa sống trong tôi, Chúa sống trong anh, và trong mọi người.” Đoàn người xếp hàng lên xe bus ra phi trường trở về nhà và vẫy tay hứa hẹn Đại Hội Về Đất Hứa VII.
Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ khám bệnh và tặng quà tại Giáo xứ Mỹ Hoán, Gp Nha Trang
Hồng Hương
21:52 10/07/2016
Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ khám bệnh và tặng quà tại Giáo xứ Mỹ Hoán, Gp Nha Trang
Sáng thứ bảy 9/7/2016, theo lời mời của cha quản xứ, Ban y tế và Xã hội của Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ cùng với các bác sĩ tình nguyện đã khăn gói từ Nha Trang trong dịp nghỉ cuối tuần đến khám bệnh phát thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con nghèo tại nhà thờ Mỹ Hoán, xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa.
Xem Hình
Hơn 300 bệnh nhân, phần nhiều là các cụ già lương dân được bác sĩ đến từ thành phố tận tình khám và hướng dẫn về cách phòng ngừa và điều trị bệnh. Niềm vui còn nhân lên khi các bệnh nhân nhận được các phần quà do nữ tu Mélania Minh Loan, trưởng Ban Xã hội dòng Khiết Tâm trao tặng. Các em nhỏ cũng vui cười hớn hở với những trò chơi sinh hoạt và gói bánh phần thưởng trên tay.
Cha Giuse Lê Đức Hòa, quản xứ Mỹ Hoán cho biết: “Mỹ Hoán là một giáo xứ chỉ gồm hơn 750 giáo dân sống chan hòa với rất đông bà con lương dân. Đời sống của người dân hầu hết làm nông nên rất khó khăn vì đất đai bạc màu và khí hậu thất thường nên canh tác không có năng suất cao. Người dân ở đây, dù ở không xa thị trấn Ninh Hòa nhưng việc đi khám chữa bệnh khá khó khăn vì không có tiền. Khi nghe tin đoàn bác sĩ do các soeur Khiết Tâm Đức Mẹ về khám bệnh miễn phí và tặng quà ai nấy đều vui mừng”.
Nữ tu Maria Huyền Tâm, làm trưởng đoàn và cũng là người động viên, quy tụ các nữ tu, các bác sĩ và những thành viên khác tham gia vào công việc nhiều ý nghĩa này, chia sẻ: “Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, chúng tôi đến với Mỹ Hoán với tấm lòng yêu mến và chia sẻ đau đớn bệnh tật và khó khăn trong cuộc sống của bà con với tâm tình là con cái chung một Cha. Chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi và đón nhận sự chung tay của mọi người có thể đem niềm vui và chia sẻ đến với bệnh nhân nghèo ở địa phương khác với ước mong xoa dịu phần nào nỗi cơ cực của họ trong cuộc sống”.
Cùng đồng hành với các nữ tu là sự hiện diện đáng trân trọng của các bác sĩ đến từ các Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa, 22/12, Khánh Vĩnh và bệnh viện Ninh Hòa. Hai bạn trẻ là thợ hớt tóc tại Nha Trang cũng đóng góp một ngày công của mình để làm đẹp cho bà con.
“Không có gì trong lời rao giảng của Giáo Hội và trong chứng tá của Giáo Hội với thế giới có thể thiếu vắng sự thương xót” (Misericordiae Vultus, số 10). Bằng việc đến khám bệnh phát thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con nghèo tại nhà thờ Mỹ Hoán, các nữ tu Khiết Tâm Đức Mẹ đang thể hiện sống động sự thương xót của Chúa khi tận tay chạm đến làm dịu đi những đau đớn trên mình các bệnh nhân và giúp họ tạm ấm lòng với chút quà cho người đau yếu. Các nữ tu thao thức và cần lắm những tấm lòng quảng đại đóng góp và bàn tay nối dài để công việc ý nghĩa của dòng Khiết Tâm có thể tiếp tục đến với những bệnh nhân nghèo khác trong giáo phận Nha Trang.
Hồng Hương
Sáng thứ bảy 9/7/2016, theo lời mời của cha quản xứ, Ban y tế và Xã hội của Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ cùng với các bác sĩ tình nguyện đã khăn gói từ Nha Trang trong dịp nghỉ cuối tuần đến khám bệnh phát thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con nghèo tại nhà thờ Mỹ Hoán, xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa.
Xem Hình
Hơn 300 bệnh nhân, phần nhiều là các cụ già lương dân được bác sĩ đến từ thành phố tận tình khám và hướng dẫn về cách phòng ngừa và điều trị bệnh. Niềm vui còn nhân lên khi các bệnh nhân nhận được các phần quà do nữ tu Mélania Minh Loan, trưởng Ban Xã hội dòng Khiết Tâm trao tặng. Các em nhỏ cũng vui cười hớn hở với những trò chơi sinh hoạt và gói bánh phần thưởng trên tay.
Cha Giuse Lê Đức Hòa, quản xứ Mỹ Hoán cho biết: “Mỹ Hoán là một giáo xứ chỉ gồm hơn 750 giáo dân sống chan hòa với rất đông bà con lương dân. Đời sống của người dân hầu hết làm nông nên rất khó khăn vì đất đai bạc màu và khí hậu thất thường nên canh tác không có năng suất cao. Người dân ở đây, dù ở không xa thị trấn Ninh Hòa nhưng việc đi khám chữa bệnh khá khó khăn vì không có tiền. Khi nghe tin đoàn bác sĩ do các soeur Khiết Tâm Đức Mẹ về khám bệnh miễn phí và tặng quà ai nấy đều vui mừng”.
Nữ tu Maria Huyền Tâm, làm trưởng đoàn và cũng là người động viên, quy tụ các nữ tu, các bác sĩ và những thành viên khác tham gia vào công việc nhiều ý nghĩa này, chia sẻ: “Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, chúng tôi đến với Mỹ Hoán với tấm lòng yêu mến và chia sẻ đau đớn bệnh tật và khó khăn trong cuộc sống của bà con với tâm tình là con cái chung một Cha. Chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi và đón nhận sự chung tay của mọi người có thể đem niềm vui và chia sẻ đến với bệnh nhân nghèo ở địa phương khác với ước mong xoa dịu phần nào nỗi cơ cực của họ trong cuộc sống”.
Cùng đồng hành với các nữ tu là sự hiện diện đáng trân trọng của các bác sĩ đến từ các Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa, 22/12, Khánh Vĩnh và bệnh viện Ninh Hòa. Hai bạn trẻ là thợ hớt tóc tại Nha Trang cũng đóng góp một ngày công của mình để làm đẹp cho bà con.
“Không có gì trong lời rao giảng của Giáo Hội và trong chứng tá của Giáo Hội với thế giới có thể thiếu vắng sự thương xót” (Misericordiae Vultus, số 10). Bằng việc đến khám bệnh phát thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con nghèo tại nhà thờ Mỹ Hoán, các nữ tu Khiết Tâm Đức Mẹ đang thể hiện sống động sự thương xót của Chúa khi tận tay chạm đến làm dịu đi những đau đớn trên mình các bệnh nhân và giúp họ tạm ấm lòng với chút quà cho người đau yếu. Các nữ tu thao thức và cần lắm những tấm lòng quảng đại đóng góp và bàn tay nối dài để công việc ý nghĩa của dòng Khiết Tâm có thể tiếp tục đến với những bệnh nhân nghèo khác trong giáo phận Nha Trang.
Hồng Hương
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giáo Đường Chúa Kitô
Nguyễn Ngọc Liên
18:22 10/07/2016
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Vang ngân từ tháp Giáo đường
Lung linh ánh sáng yêu thương mỗi ngày…
(Trích thơ của Nguyễn Dzu Tử)