Ngày 10-07-2017
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồng Kông: Các Kitô hữu cầu nguyện cho vợ chồng nhà đấu tranh Lưu Hiểu Ba
Chân Phương
07:34 10/07/2017
Hồng Kông: Các Kitô hữu cầu nguyện cho vợ chồng nhà đấu tranh Lưu Hiểu Ba

HỒNG KÔNG - Tối ngày 7 tháng 7, hơn 260 Kitô hữu Hồng Kông đã tham dự một buổi cầu nguyện cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) và vợ ông là bà Lưu Hà (Liu Xia) tại nhà nguyện bên trong một trường học Công Giáo.

Ông Lưu Hiểu Ba được trao Giải Nobel Hòa bình năm 2010, được trả tự do hồi Tháng Hai nhưng bị ung thư gan trầm trọng và đang điều trị tại bệnh viện Shenyang (tỉnh Liêu Ninh). Vợ ông cũng đang bị quản thúc kể từ khi ông bị tù.

Trong buổi cầu nguyện, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-kiun) – nguyên giám mục Hồng Kông nói rằng các Kitô hữu cảm thấy đồng cảm với đôi vợ chồng này và đã học được từ Lưu Hiểu Ba cách nói lên sự thật, ngài trích dẫn một đoạn trong Sách Tiên tri Giêrêmia (11: 19-23).

Đức Hồng Y nói rằng Lưu Hiểu Ba giống như vị tiên tri này trong Cựu Ước, người đã thay mặt cho Thiên Chúa nói lên sự thật. Ông Lưu nói sự thật, dựa trên lý lẽ và phân tích, và nói bằng sự bình tĩnh.

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đặt câu hỏi: "Điều gì đã khiến cho ông Lưu cất lên tiếng nói?”. Đó chính là Hiến chương 08, mà các tác giả lấy cảm hứng từ ông Lưu; chính ông cũng là nguồn cảm hứng cho Hiến chương 77, ngài nói thêm.

Hiến chương 08 là bản tuyên ngôn đầu tiên mà hơn 350 nhà trí thức và nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc ký kết hồi năm 2008 để đánh dấu kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền.

"Chúng ta đã học được từ ông Lưu, một người nói lên sự thật", Đức Hồng Y nhận xét. "Chúng ta vẫn kiên trì lưu tâm đến những diễn biến ở Trung Quốc. Chúng ta bình tĩnh và ôn hòa. Chúng ta không hận thù, như ông Lưu đã không hận thù", ngài nhắc nhở.

Tại buổi cầu nguyện, những bài viết của ông Lưu, trong đó có bài "Tôi không có kẻ thù: Bản tuyên bố cuối cùng của tôi" được viết năm 2009 được trích dẫn và đọc lên. Một đoạn trích viết rằng: "Tôi mong muốn một ngày đất nước tôi trở thành xứ sở có tự do ngôn luận; ở đó, tiếng nói của mọi công dân sẽ được đối xử bình đẳng; Nơi mà các giá trị lý tưởng, niềm tin và quan điểm chính trị khác nhau... đều có thể cạnh tranh với nhau và cùng tồn tại một cách hòa bình; Tôi hy vọng rằng tôi sẽ là nạn nhân cuối cùng của những cuộc đàn áp văn chương bất tận của Trung Quốc và từ bây giờ sẽ không ai bị buộc tội vì tiếng nói của mình nữa".

Mục sư Hồ Chí Vỹ (Wu Chi-wai) của Phong trào Canh tân Giáo Hội Hồng Kông thì chia sẻ với các tham dự viên rằng mặc dù chúng ta không biết Lưu Hiểu Ba tin vào tôn giáo nào, nhưng các bài viết của ông đã chứa đầy những giá trị Kitô giáo. Mục sư Hồ đã trích dẫn bài cảm tưởng của ông Lưu về diễn văn của Thánh Gioan Phaolô II nói về tình yêu và hòa giải khi ngài viếng thăm Jerusalem và Trung Đông hồi năm 2001, và nhắc đến lời cầu nguyện của bà Đinh Tử Lâm (Ding Zilin) thuộc Phong trào các Bà mẹ của Thiên An Môn khi gặp những điều rắc rối.

Mục sư Hồ còn trích dẫn Thánh Vịnh 7:6-17, một bài hát khóc than để liên hệ đến vợ chồng ông Lưu vì những thống khổ và đau đớn của họ.

Đồng tổ chức buổi cầu nguyện này là sáu nhóm tổ chức Kitô giáo. Cuộc gặp gỡ bắt đầu bằng việc chiếu video tài liệu về Lưu Hiểu Ba với sự tham gia của ông vào phong trào dân chủ năm 1989, một cuộc phỏng vấn trước khi ông bị bắt và một chiếc ghế trống trong lễ trao giải Nobel Hòa bình năm 2010; cũng như về bà Lưu Hà, người đang sống dưới sự giám sát và đe dọa.

Các Kitô hữu đã cầu nguyện cho cặp vợ chồng họ Lưu, tôn vinh ông Lưu Hiểu Ba như là "tù nhân lương tâm của Trung Quốc" khi ông cổ võ cho dân chủ, tự do, nhân quyền, pháp quyền ở Trung Quốc, nhưng bị bỏ tù bởi chế độ độc tài và khiến ông mất đi tự do. Bà Lưu Hà - vợ ông đã bị quản thúc tại gia và bị tước mất phẩm giá con người.

Họ nguyện xin Thiên Chúa nâng đỡ cho vợ chồng ông Lưu để họ được kiên vững trong thời gian bị khủng bố; cho tất cả các nhà bất đồng chính kiến và các nhà bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc, những người đang bị tra tấn và quấy rối với hình thức tương tự.

Ngoài ra, các Kitô hữu cũng cầu nguyện cho nền dân chủ ở Trung Quốc đại lục và ở Hồng Kông.

Các Kitô hữu và công dân được mời gọi ký vào những tấm thiệp chúc lành mang nội dung "Hiểu Ba, chúng tôi ở bên cạnh ông" với một tấm hình Lưu Hiểu Ba đang cười. Các tấm thiệp này sẽ được gửi đến ông Lưu Hiểu Ba để chúc lành cho chủ nhân Giải Nobel Hoà bình và vợ ông. (AsiaNews)

Chân Phương
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay Chúa Nhật 9/7/2017
VietCatholic Network
18:04 10/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Đức Thánh Cha nhắc lại lời Chúa, “Hãy đến với Ta, hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bổ dưỡng ”.

2- Đức Thánh Cha cổ võ văn hóa gặp gỡ.

3- Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Thượng Đỉnh G-20.

4- Đức Thánh Cha kêu gọi ngưng chiến tại Congo.

5- Công Nghị Lãnh Ðạo Công Giáo Hoa Kỳ: Sự Hiện Diện Sống Ðộng Của Chúa Thánh Thần.

6- Não trạng bài Công Giáo và các cáo buộc vu vơ chống lại Đức Hồng Y George Pell.

7- Tòa Thánh sẽ sớm đưa ra phán quyết về trường hợp Tổng Giám Mục Anthony Apuron.

8- Lại thêm một linh mục Mễ Tây Cơ bị sát hại.

9- Dưới các áp lực quốc tế, chính quyền Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngưng kế hoạch ăn cướp 50 tài sản của Chính Thống Giáo Syria.

10- Mosul hoàn toàn giải phóng!

11- Giới thiệu Thánh Ca: Chúa Sánh Bước Với Con.
 
Trung Quốc lại căng thẳng với Vatican
Chân Phương
22:23 10/07/2017
Trung Quốc lại căng thẳng với Vatican

Bắc Kinh vừa thể hiện một lập trường cứng rắn sau khi Tòa Thánh tuyên bố về việc Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin) của Giáo phận Ôn Châu bị mất tích, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích sự “can thiệp” này.

Lục Khảng (Lu Kang), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói với giới truyền thông rằng ngay cả khi Vatican có hỏi Trung Quốc về tình hình của Giám mục Thiệu đi chăng nữa, "thì chúng tôi cũng không nghĩ đây là một việc hợp lý và đáng để làm".

Họ Lục nhắc lại rằng Trung Quốc luôn phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng cái gọi là các vấn đề cá nhân để can thiệp vào công việc nội bộ của họ.

Hôm 26 tháng 6, Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố "lo buồn sâu sắc" về trường hợp của Đức Cha Thiệu, người đã mất tích cả tháng nay.

Họ Lục thanh minh: "Trung Quốc bảo vệ quyền tự do tôn giáo và cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà hoạt động tôn giáo theo luật pháp; đồng thời, giống như các quốc gia khác, chính phủ Trung Quốc cũng tăng cường quản lý tôn giáo bằng pháp luật".

"Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc luôn hoạt động phù hợp với lịch sử và truyền thống của mình, phù hợp với các luật và quy định có liên quan", Lục Khảng tiếp tục.

Tuyên bố của Vatican và phần đáp trả của Trung Quốc xuất hiện vào đúng lúc vừa kết thúc vòng đàm phán mới về quan hệ Trung Quốc - Vatican ở Rôma.

Mặc dù người ta hoài nghi tình hình của Đức Cha Thiệu có thể là trở ngại dẫn tới đàm phán bế tắc, một nhà bình luận về Giáo Hội ở Trung Quốc (yêu cầu giấu tên) cho biết: "Đức Cha Thiệu không phải là vị giám mục Trung Quốc đầu tiên và duy nhất bị bắt giam trong những năm gần đây mà Vatican vẫn im lặng".

"Lời tuyên bố của Vatican và phía giới chức Trung Quốc cho thấy mối quan hệ giữa hai bên đang căng thẳng. Có điều gì đó đã xảy ra trước hoặc trong cuộc đàm thoại bí mật này mà người bên ngoài vẫn chưa biết. Thời điểm này cho thấy vòng đàm phán mới không suôn sẻ như mong đợi", nhà bình luận này cho biết. (UCANews)

Chân Phương
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Xuân Lộc : Huấn luyện Thiếu Nhi Thánh Thể
Maria Phương Trâm
07:54 10/07/2017
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC KHÓA HUẤN LUYỆN BAN TRỊ SỰ GIỚI THIẾU NHI

“LÃNH ĐẠO THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU”

Nhằm trang bị những kiến thức căn bản của người lãnh đạo cho các anh chị trưởng và phó Ban Trị sự Giới Thiếu nhi của các giáo xứ trong Giáo phận Xuân Lộc nhiệm kỳ 2017 – 2021, Ban Giáo Dục Công Giáo Giáo phận Xuân Lộc đã tổ chức khóa huấn luyện với chủ đề “Lãnh đạo theo gương Chúa Giêsu” tại Giáo xứ Thái Hòa, Giáo hạt Hòa Thanh, Giáo phận Xuân Lộc từ 7 giờ 30 ngày 08/07 đến 17 giờ ngày 09/07/2017. Khóa học đã đón nhận 198 anh chị trong Ban Trị sự Giới Thiếu Nhi của các giáo xứ.

Xem Hình

Để bước vào sa mạc huấn luyện này, các khóa sinh đã nỗ lực gác lại mọi công việc thường ngày với một tình yêu thật lớn dành cho các em thiếu nhi trong giáo xứ của mình. Đến với khóa huấn luyện các anh chị cũng đã chiến thắng chính mình khi hòa mình vào những trò chơi, những điệu múa… dường như chỉ dành cho lứa tuổi “teen” và các anh chị cũng không ngại ngần đối diện và trải nghiệm những thử thách từ Ban Điều hành khóa huấn luyện mang lại. Thế đó, khi mang trên mình đồng phục của người Giáo lý viên Thiếu Nhi Thánh Thể, các anh chị đã hăng say dấn thân phục vụ công việc giáo dục đức tin và nhân bản cho các em thiếu nhi theo gương của Thầy Chí Thánh Giêsu.

Được hướng dẫn bởi hai giảng viên thuộc Trung tâm Đào tạo Giá trị sống – Kỹ năng sống YMCA (Young Men’s Christian Association) và Ban Tổ chức là các Chủng Sinh thuộc Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, các khóa sinh đã được huấn luyện trên cả 4 chiều kích của đời sống và sứ vụ của nhà lãnh đạo theo gương Chúa Giêsu: nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ. Tham dự khóa huấn luyện này, chị Maria Hoàng Thị Trinh, Giáo xứ Xuân Thịnh, Giáo hạt Phú Thịnh, người đã có thâm niên 36 năm đồng hành với các em thiếu nhi Giáo xứ Xuân Thịnh cho biết: Chị rất vui mừng và cám ơn Cha Giuse Đỗ Đức Trí, Trưởng ban Giáo Dục Công Giáo giáo phận Xuân Lộc, người đã có sáng kiến tổ chức khóa học này nhằm khơi lên ngọn lửa phục vụ và trang bị cho các anh chị trong Ban trị sự Giới Thiếu nhi nhiệm kỳ mới những kiến thức bổ ích và tinh thần phục vụ theo gương của Chúa Giêsu. Trong suốt khóa học, chị đã học được phương pháp lãnh đạo và những kỹ năng mới rất hữu ích cho chị trong việc phục vụ và hướng dẫn các em thiếu nhi trong giáo xứ của chị. Còn chị Têrêsa Lê Thanh Trúc Thy, Giáo xứ Bình An, Hạt Tân Mai thì cho biết: chị đến với khóa huấn luyện để được hâm lại ngọn lửa mà chị đã được truyền lại và khơi lên từ khi tham dự khóa huấn luyện Giáo lý viên Đuốc Hồng năm 2009.

Trong nghi thức bế mạc khóa huấn luyện, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc đã nhắn nhủ và khích lệ tinh thần phục vụ của các khóa sinh và ngài cũng mời gọi các khóa sinh hãy có những ước mơ như Chúa Giêsu là ước mơ cho ngọn lửa mà Ngài mang đến thế gian được bùng cháy lên và các anh chị là những người thừa kế Đức Giêsu thì hãy làm cho ngọn lửa tình yêu đó được bùng cháy lên nơi tâm hồn các em thiếu nhi của mình. Trong giờ Chầu Thánh Thể, Đức Cha Gioan, Phụ tá Giám mục Giáo phận Xuân Lộc cũng đã chủ sự nghi thức trao khăn Huấn luyện viên cao cấp và đặc cấp Sinai đầu tiên của Giáo phận Xuân Lộc cho Tân Trưởng và Phó Ban Trị sự Giới Thiếu Nhi cấp giáo phận.

Khóa huấn luyện ngắn ngủi đã khép lại nhưng khơi lên nơi lòng các anh chị Ban Trị sự Giới Thiếu Nhi nhiệm kỳ mới tinh thần tông đồ và lòng nhiệt thành tận tụy phục vụ các em thiếu nhi trong vai trò của nhà lãnh đạo theo tinh thần của Đức Giêsu.

Maria Phương Trâm
 
Rước Lễ Lần Đầu Của Thiếu Nhi Giáo Xứ Tây Ninh
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:33 10/07/2017
Rước Lễ Lần Đầu Của Thiếu Nhi Giáo Xứ Tây Ninh

“Nếm thử mà xem Chúa ngọt ngào xiết bao”, đó là lời Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã thốt lên khi được rước Chúa Giêsu Thánh Thể lần đầu tiên.

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 09.7.2017, tại Giáo xứ Tây Ninh, cha Giuse Maria Phạm Tường Thành đã cử hành Thánh lễ ngày Chúa Nhật và trao ban Thánh Thể lần đầu cho 39 em thiếu nhi trong giáo xứ.

Xem Hình

Hiệp dâng Thánh lễ còn có quý soeur, anh chị em huynh trưởng, giáo lý viên, quý phụ huynh, quý cộng đoàn. Thật là một hồng ân cho các em thiếu nhi Giáo xứ Tây Ninh khi lần đầu tiên được lãnh nhận bí tích Thánh Thể sau bao năm học hỏi giáo lý và chờ mong.

Trong bài giảng, cha Giuse đã gợi lại hình ảnh Chúa Giêsu vừa là Chiên Thiên Chúa gánh tội trần gian vừa là Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Cha Giuse cũng giúp các em hiểu được ý nghĩa của ngày được đón rước Chúa. Trong dịp này, đây là lần đầu các em được lãnh nhận bí tích Hòa giải và bí tích Thánh Thể. Nếu bí tích Hòa giải giúp các em giao hòa với Thiên Chúa thì bí tích Thánh Thể lại cho các em được nếm thử hạnh phúc Nước Trời ngay khi còn ở trần thế. Cha cũng giúp các em hiểu rằng khi mình rước lễ không phải là ăn bánh bình thường mà chính là đang rước Chúa ngự vào trong lòng, vì vậy các em phải vui mừng, phải hạnh phúc vì được Chúa ở trong mình. Cha cũng dành một phần thời gian để chia sẻ với quý bậc phụ huynh, đặc biệt là những bậc phụ huynh có con được xưng tội, rước lễ hôm nay. Cha mời gọi các em thiếu nhi hãy cầu nguyện cho gia đình mình, cho cha mẹ mình luôn yêu thương nhau.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, một em dâng lời cám ơn quý cha, quý soeur, giáo lý viên, quý anh chị huynh trưởng đã quan tâm giúp đỡ và dạy dỗ các em trong suốt thời gian qua.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha Giuse đã trao quà cho hai em xuất sắc nhất khoá học và nhắn nhủ các em: "Hôm nay là ngày trọng đại của các con, các con hãy giữ tâm hồn trong sạch, rước lễ thường xuyên, xưng tội tử tế và đừng phạm tội. Hãy luôn sống thành thật, luyện tập đức vâng lời và xa tránh bạn bè xấu".

Thánh lễ kết thúc lúc 9h30. Sau Thánh lễ, cha Giuse chụp ảnh lưu niệm với 39 em và với từng gia đình của mỗi em. Nhìn khuôn mặt của các em khi ra về trong tay của cha mẹ, em nào cũng đầy vui tươi, hạnh phúc.

Lạy Chúa, chúng con tạ ơn vì chúng con được làm con cái Chúa. Tạ ơn vì Chúa đã dùng Thánh Thể để nuôi dưỡng chúng con. Xin Chúa ban phúc lành cho chúng con trong ngày hồng ân và trọng đại này, xin cho các em luôn giữ được lòng sốt mến và siêng năng đón rước Chúa vào lòng, để Thánh Thể Chúa bổ sức và uốn nắn các em luôn mãi.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc
 
Khóa Ca trưởng cấp II tại Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội và ngày mãn khóa.
Maria Thủy Tiên
08:47 10/07/2017
Khóa Ca trưởng cấp II tại Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội và ngày mãn khóa.

Khóa ca trưởng cấp II năm nay của các Soeur Dòng Phaolô Hà Nội, được mở ra tại Cộng đoàn Hàng Bột từ ngày 03-08/07/2017 đang dần khép lại, cũng là lúc chương trình huấn luyện kết thúc một chặng đường dài suốt 4 năm.

Hiện diện trong buổi khai mạc gồm có Soeur Nguyễn Thị Vi- Bề Trên Cộng đoàn St Antonie Hàng Bột và 36 học viên chủ yếu là các em Đệ Tử thuộc Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội. Được biết, số học viên năm nay giảm đi một nửa so với năm ngoái vì một số em còn đi học ở trường, một số khác đang đi mục vụ ở các xứ xa.....Mặt khác, đây là khóa ca trưởng Cấp II nên đòi hỏi các em phải có kỹ năng và trình độ cao hơn, nắm chắc các kỹ thuật đánh nhịp hơn, vì thế 36 học viên này là những người đã “tự chọn lọc” để theo đuổi cho đến khóa học cuối cùng này.

Xem Hình

Ban giảng huấn năm nay gồm có Soeur Maria Fiat Hồng Trang, Soeur Elizabeth TrầnThị Mến, Soeur Yến Linh, Soeur Huỳnh Thị Chín, Ca trưởng Lê Đình Hùng, Ca trưởng Đào Tuyết Thanh Vân.

Đây là kỳ học thứ tư và cũng là kỳ học cuối cùng, các học viên sẽ hoàn tất các bài học còn lại theo chương trình của Ban giảng huấn và sẽ thi mãn khóa, nhận chứng chỉ Ca trưởng cấp II.

Trong lời khai mạc, Soeur Bề Trên Cộng đoàn bày tỏ tâm tình tạ ơn Chúa đã ban cho Ban giảng huấn đủ sức khỏe để lặn lội từ đường sá xa xôi đến Hà Nội để giúp cho khóa huấn luyện lần cuối này. Xin Chúa chúc lành cho Ban giảng huấn được nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều điều tốt đẹp trong việc tông đồ của mình. Đồng thời, Soeur Bề Trên cũng gửi gắm 36 thành viên là những ca trưởng tương lai cho Ban giảng huấn để giúp các em sau này tự tin hơn khi bước vào công việc mục vụ của mình.

Và qua khóa Ca trưởng này, Soeur Bề Trên gửi lời cám ơn đến thầy Giuse Phạm Đức Huyến, quý thầy cô, quý ân nhân và những người đã đóng góp công, góp sức cho chương trình huấn luyện ca trưởng này.

Sau lời tuyên bố khai mạc của Soeur Bề Trên, các học viên thân thiện chào hỏi Ban giảng huấn bằng một vũ điệu sinh hoạt sôi động và bắt đầu chương trình học còn lại của khóa Ca trưởng cấp II và ôn tập những phần học cần thiết cho kỳ thi mãn khóa.

Kết thúc ngày học thứ hai, Ban giảng huấn đã đến thăm Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại Tòa Giám mục Hà Nội.

Tại buổi gặp gỡ, Đức Hồng Y đã thăm hỏi và ghi nhận những đóng góp, những hy sinh của Ban giảng huấn trong việc huấn luyện các ca trưởng và ngài nhận thấy đây là một nhu cầu cần thiết để giúp mục vụ giáo xứ mà nhiều nơi chưa có điều kiện để tổ chức.....Soeur Hồng Trang đã đại diện Ban giảng huấn trao tặng Đức Hồng Y đĩa nhạc DVD “Mừng kính Mẹ Fatima” do thầy Huyến biên tập cùng với sự cộng tác của các nhạc sỹ nhân kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

Trong những ngày này, mỗi ngày học từ 7 giờ 30 sáng đến 5 giờ 30 chiều, tập trung vào tất cả các đề tài: Nhạc Bình ca, Xướng âm Bình ca, Luyện thanh đơn ca và hợp ca, Nhạc Ngũ cung, Xướng âm Ngũ cung, Cách đọc tiếng Latinh và Hát nhạc Bình ca, Thực tập Đánh nhịp, Thánh nhạc trong Phụng vụ và đặc biệt về Tiết tấu nhạc Bình ca để biết ứng dụng Tiết tấu vào Kỹ Thuật Đánh Nhịp, Kỹ Thuật Tập Hát và Kỹ Thuật Huấn Luyện Ca Đoàn...đòi hỏi các học viên phải tập trung trí tuệ, học tập nghiêm túc, lắng nghe, thảo luận và thực hành những nội dung của các bài giảng của Ban giảng huấn hướng dẫn, chen vào giữa những giờ giải lao đã tạo nên bầu khí vui tươi, thân thiện phá tan sự căng thẳng của tiết học, diễn tả được sự năng nổ, nhạy bén cũng như tài năng của các ca trưởng, đủ nói lên sự tháo vát và tinh thần hy sinh hết mình.

Ngoài những giờ lên lớp, các em tranh thủ luyện tập mọi nơi, mọi lúc... dọc các hành lang hay ở các căn phòng đều văng vẳng lên những nốt nhạc Đô, Si, La, Sol, Fa..., những bài xướng âm bình an, ngũ cung hay những cánh tay uyển chuyển theo những bài thực tập đánh nhịp, tạo nên niềm háo hức, xôn xao, xen lẫn phần nào sự lo lắng, hồi hộp của các học viên.

Sau một ngày nỗ lực ôn tập kiến thức về lý thuyết, xướng âm, các bài thực tập đánh nhịp theo từng nhóm, từng cá nhân cùng với sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô phụ giáo, các học viên đã trải qua một ngày thi lý thú và vui tươi, đạt được kết quả như lòng mong muốn, thể hiện một tinh thần tự tin, can đảm của mình.

Đỉnh cao của ngày mãn khóa Ca trưởng là Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu nguyện cho các Nhạc sĩ Công Giáo đã qua đời, các ân nhân và những người đã đóng góp vào chương trình huấn luyện các Khóa ca trưởng ở Việt Nam vào lúc 17g30 ngày 08/07/2017, do cha Giuse Nguyễn Văn Phượng, linh mục chánh xứ Nhà thờ Thái Hà- Hà Nội cử hành. Được biết cha Giuse cũng là một cựu học viên của các khóa Ca trưởng ở Kỳ Đồng- Sài Gòn 24 năm về trước.

Thánh Lễ tạ ơn được cử hành một cách long trọng, được diễn tả qua các nghi thức, qua các bài phụng ca.

Nhờ sự miệt mài luyện tâp của các học viên cũng như sự tận tình giảng dạy của Ban giảng huấn đã giúp cho khóa Ca trưởng cấp II tại Tỉnh dòng Phaolo Hà Nội gặt hái được nhiều điều tốt đẹp, để lại trong lòng các học viên cũng như quý thầy cô những hình ảnh, những kỷ niệm khó quên.

Sau những ngày học tập, khóa huấn luyện ca trưởng cấp II đã được khép lại qua buổi tổng kết và vui văn nghệ “cây nhà lá vườn” do các học viên trình bày.

Những tiết mục văn nghệ, những hình ảnh đã được các học viên tái hiện lại một cách nhí nhảnh, sinh động...diễn tả tâm tình tri ân của các em đối với Ban giảng huấn.

Kết thúc chương trình văn nghệ, Ban giảng huấn cùng với Soeur Bề Trên đã trao chứng chỉ cho các học viên xuất sắc.

Qua 4 kỳ học tập đã để lại trong lòng các học viên cũng như quý thầy cô những kỷ niệm, những tình cảm khó quên, cùng sống chung trong cộng đoàn, cùng được chia sẻ và cảm thông với nếp sống sinh hoạt hằng ngày. Những hy sinh cũng như sự cộng tác tích cực, ham học hỏi, tập luyện của các em đã làm cho khóa học trở nên ý nghĩa và hiệu quả hơn. Hình ảnh tà áo trắng đơn sơ với nét mặt hồn nhiên, vui tươi là những gì đọng lại trong lòng của Ban giảng huấn khi rời xa nơi đây.

Maria Thủy Tiên
 
Giáo hạt Cầu Rầm cầu nguyện cho công lý và hòa bình
Mary Nguyễn
08:51 10/07/2017
Giáo hạt Cầu Rầm cầu nguyện cho công lý và hòa bình

Những thập niên gần đây, như chúng ta đã biết qua báo đài, mạng internet, đất nước chúng ta đang phải đối diện với nhiều “khủng hoảng” về kinh tế, chính trị, đạo đức, luân lý, về công bình xã hội. Mỗi giây phút trôi qua, chúng ta bắt gặp trong cuộc sống, qua báo chí không ít những tệ nạn xã hội xấu xa, những tội ác phạm đến nhân phẩm con người, xa hơn nữa là những bất công, oan trái đối với người dân, hay nạn phân biệt kỳ thị tôn giáo…

Có nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước, nhiều cách để cộng tác vào thiện ích chung của xã hội theo khả năng và vị thế mỗi người. Đối với người Kitô hữu, là những người tin vào quyền năng của Thiên Chúa, chúng ta dùng “phương pháp tâm linh” là việc cầu nguyện để góp phần mình trong việc thay đổi tình trạng xã hội.

Đó là lý do mà toàn Giáo hạt Cầu Rầm đã quy tụ về nhà thờ Giáo xứ Cầu Rầm trong thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình sáng Chúa Nhật ngày 9/7/2017 mà cha quản xứ Giuse Nguyễn Công Bắc đã trình bày trước thánh lễ.

Thánh lễ do cha Antôn Nguyễn Văn Đính, trưởng Ban Công Lý Hòa Bình (CLHB) giáo phận Vinh chủ tế, cùng quý cha trong ban CLHB và quý cha trong Giáo hạt Cầu Rầm đồng tế. Thánh lễ còn có sự hiện diện của đông đảo quý tu sĩ nam nữ và hàng nghìn bà con giáo dân trong và ngoài Giáo hạt.

Đồng hành với nhân loại trước thời cuộc, Giáo Hội luôn ý thức việc dấn thân cho CLHB là sự dấn thân loan báo Tin Mừng. Giáo Hội luôn đứng về phía công lý, sự thật và khẳng định được tự do tìm kiếm và hiểu biết sự thật là quyền chính đáng của con người (Thông điệp Centesimus Annus). Bởi vậy Giáo Hội nói chung và Ban CLHB nói riêng luôn thúc đẩy con cái mình sống và làm chứng cho sự thật: “Anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết” (Mt 10, 26).

Bên cạnh đó, Giáo Hội không ngừng tin tưởng vào Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng Chân Thật và Công Minh. Đấng đã “che giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11, 25). Được gợi hứng từ bài Tin Mừng Chúa Nhật XIV thường niên hôm nay, Cha Fx. Hoàng Sỹ Hướng quản hạt Quy Chính, trong bài giảng sáng nay đã nói về việc Thiên Chúa mặc khải cho những người bé mọn biết mầu nhiệm cao cả. Bởi Thiên Chúa luôn công bình và yêu chuộng sự thật. Ngài cũng yêu những con người bé mọn biết khiêm tốn, thu mình lại trước mầu nhiệm cao siêu về Thiên Chúa. Và chính sự khiêm tốn thu mình đó, những người bé mọn đã gặp được Đấng Cao Cả, chính sự bé mọn giúp họ hiểu được tình yêu thương vô bờ bến của Ngài. Còn sự kiêu ngạo của những người tự cho mình là khôn ngoan, thông thái đẩy họ xa dần với Thiên Chúa tối cao.

Bước theo Chúa Giêsu là Đấng đã “sinh ra và đến thế gian để làm chứng cho sự thật” (Ga 18, 37) và cũng là Đấng giàu lòng xót thương, người Kitô hữu được mời gọi cộng tác vào công cuộc phát triển của một xã hội sống sự thật, trước nhất bằng lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện chân thành có sức mạnh lớn lao vượt mức con người có thể tưởng tượng. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong thánh lễ ngày 12/1/2017 tại nhà nguyện Marta: “Lời cầu nguyện chân thành sẽ khiến phép lạ xảy ra và giúp trái tim chúng ta không bị chai cứng”.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hạt Cầu Rầm, sáng nay chừng 7 ngàn người đã có mặt trong thánh lễ để cầu nguyện cho công lý và hòa bình thật sự ngự trị trong lòng dân tộc, cho quốc thái dân an và cho những người đang dấn thân cho công lý và hòa bình.

Trong suốt thánh lễ, cha quản xứ Giuse, cha chủ tế Antôn không ngừng nhắc nhớ mọi người phải tham dự thánh lễ cách sốt sắng, phải cầu nguyện chân thành. Đồng thời phải giữ an ninh trật tự tốt để tránh sự lợi dụng, quy chụp của các thành phần bất hảo, cố tình gây hấn.

Trong dịp này, Cha quản xứ cũng không quên bày tỏ ước mong lấy lại phần đất của Giáo xứ, phần đất hơn 30.000m2 từ Hồ Cửa Nam giao đường Hồng Sơn, qua đường Hồ Hán Thương và đường Phan Đình Phùng. Phần đất này là phần đất của Giáo xứ đã có trước khi Giáo xứ thành lập năm 1888, trước đây nhà thờ giáo xứ được xây dựng trên khu đất đó. Sau này chính quyền trưng dụng phần đất đó (chưa có văn bản, giấy tờ hợp pháp) để làm công viên, rồi lại bán cho các doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, một phần đã thành nhà ở của ba hộ dân, một phần làm đường phố và phần còn lại đang để trống. Vì nhu cầu tâm linh chính đáng, giáo xứ ước mong nhận lại phần đất này cho công việc mục vụ chung của 6200 giáo dân trong Giáo xứ và của Giáo hạt Cầu Rầm.

Thánh lễ đông người tham dự trên địa bàn thành phố nhưng đã diễn ra sốt sắng, trang nghiêm và an toàn, nhờ ban tổ chức đã cẩn trọng sắp xếp mọi việc chu đáo, nhờ sự nghiêm túc của các tổ trật tự Giáo xứ cùng sự phối hợp của cảnh sát giao thông, công an và trật tự dân phố của thành phố Vinh.

Tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đã hứa: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” (Mt 7,7), hiệp ý với giáo Hạt Cầu Rầm chúng ta cùng cầu nguyện cho công lý & hòa bình dân tộc cũng như toàn thể thế giới. Để mọi người dẫu ở địa vị nào, quốc gia nào cũng được tự do sống an bình, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do mưu cầu hạnh phúc xứng đáng với nhân phẩm cao quý của mình./.

Mary Nguyễn
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Bánh thánh lưu trữ được thay mới ít nhất mấy lần mỗi tháng?
Nguyễn Trọng Đa
08:24 10/07/2017
Giải đáp phụng vụ: Bánh thánh lưu trữ được thay mới ít nhất mấy lần mỗi tháng?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Ngày 10-1- 2017, trong bài trả lời về "Việc lưu giữ Bánh Thánh trong Nhà Tạm được qui định thế nào?" (https://zenit.org/articles/liturgy-qa-reservation-of-hosts/), cha đã nói rằng "Bánh thánh, theo Luật phụng vụ, nên được thay mới cứ 15 ngày một lần, hoặc khoảng ngày như thế”.

Con không thể tìm thấy một luật phụng vụ nào nói như thế cả. Xin cha vui lòng chỉ dẫn cho con điều này. Con đang cố gắng để xác định cứ bao nhiêu ngày một bánh thánh được giữ trong một nhà nguyện cho các tu sĩ nên được thay mới. Con cho rằng điều này sẽ là giống như việc thay mới một bánh thánh, được sử dụng cho việc Chầu Thánh Thể. - J. D., Thành phố Kansas, Missouri, Hoa Kỳ.

Đáp: Một cách có hiệu quả, qui định nêu ra ở đây là một qui định thận trọng dựa trên các luật khác và sự thực hành hợp lý. Không có luật cụ thể nào yêu cầu thời gian thay mới Bánh thánh cả.

Thí dụ, các quy định cho việc lưu giữ Bánh thánh trong "Nghi thức Rước lễ và Tôn Thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ" không bắt buộc một thời gian cụ thể nào, và chỉ nói rằng:

"7. Các Bánh thánh phải được thường xuyên thay mới và lưu giữ trong một Bình thánh, hoặc bình đựng khác, với một số lượng vừa đủ cho việc Rước lễ của các bệnh nhân và các người khác ngoài Thánh Lễ".

Qui định này về cơ bản được lặp lại trong Bộ Giáo luật, điều 939:

"Phải giữ trong bình thánh đủ số Bánh Thánh cần thiết cho tín hữu; phải năng thay bánh mới, khi đã tiêu thụ hợp lệ hết bánh cũ”.

Điều 924 cũng đưa ra ánh sáng sự suy nghĩ của Giáo Hội:

"§1 Hy Lễ Thánh Thể phải được cử hành bằng bánh và rượu có pha chút nước.

"§2 Bánh phải làm bằng bột mì tinh tuyền và còn mới để tránh nguy cơ hư mốc.

"§3 Rượu phải là tự nhiên từ trái nho, và không bị hư chua”.

Luật mà trên đó tiêu chí thay mới Bánh thánh hai lần một tháng là dựa vào Điều 934 về việc lưu giữ Bánh thánh. Điều 934 nói rằng Bánh thánh:

"1/ phải được lưu trữ trong nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ tương tự, trong nhà thờ giáo xứ, trong nhà thờ hay nhà nguyện của một tu viện hoặc của tu đoàn tông đồ;

“2/ có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám Mục, và nếu có phép của Bản Quyền sở tại, trong các nhà thờ, nhà nguyện và phòng nguyện khác.

"§2. Tại những nơi lưu trữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người chăm nom và, trong mức độ có thể, một tư tế phải cử hành Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng hai lần” (Bản dịch Việt ngữ các Điều của Bộ Giáo luật là của các Linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Tiêu chí cuối cùng này liên quan đến việc cử hành Thánh lễ ít nhất hai lần mỗi tháng, có lẽ bị tác động bởi hai lý do.

Thứ nhất, nó cố gắng đảm bảo rằng nơi lưu giữ Bánh thánh là một nhà nguyện thực sự, được Giám mục cho phép hợp lệ. Bánh thánh không thể được lưu giữ ở những nơi không thể cử hành Thánh Lễ, vì điều này sẽ cắt đứt sự lưu giữ Bánh thánh khỏi bối cảnh Giáo Hội và phụng vụ. Điều này bao gồm không gian dành cho cầu nguyện và chiêm niệm thuộc về các hiệp hội đạo đức, hoặc các ngôi nhà không chính thức của các dòng tu hội.

Điều trên sẽ không bao gồm các nhà nguyện lưu giữ đặc biệt Bánh thánh, hoặc các nhà nguyện thường chầu Thánh Thể, vì ở đó Thánh lễ được cử hành.

Thứ hai, tiêu chí Thánh lễ hai lần một tháng đóng vai trò như một hướng dẫn cho tần suất thay mới Bánh thánh, vì sự thay mới Bánh thánh thường trùng với việc cử hành Thánh lễ. Một cách tự nhiên, đây cũng là thời gian để thay mới Bánh thánh được sử dụng cho việc Chầu Thánh Thể nữa.

Tóm lại, Giáo Hội mời gọi các người phụ trách nhà nguyện hãy có sự chăm sóc cẩn thận để tránh sự hư hỏng của các Bánh thánh. Trong khi thời gian lưu giữ Bánh thánh có thể phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, xin nhớ rằng quy tắc hai lần một tháng sẽ bao trọn hầu hết các tình huống.

(Zenit.org 5-7-2017)

Nguyễn Trọng Đa
 
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 18)
Vũ Văn An
22:12 10/07/2017
Điều gì diễn ra trong Thánh Lễ cũ bằng tiếng La Tinh?

Vatican II không chỉ phát động cuộc cải tổ trong ngôn ngữ của Thánh Lễ mà thôi, mà còn trong cấu trúc cũng như một mức độ nào đó trong cả nội dung của nó nữa. Ý tưởng đầu tiên là làm cho Thánh Lễ đơn giản hơn, bắt nguồn nhiều hơn từ Thánh Kinh, và mời gọi sự tham dự nhiều hơn, đến nỗi việc thờ phượng không còn bị đơn thuần hiểu là việc của linh mục làm còn cộng đoàn thì giữ vai trò “xem” (xem Lễ). Một số nhỏ những người gọi là “duy truyền thống” do vị Tổng Giám Mục người Pháp, tên Marcel Lefèbre, lãnh đạo, đã phản đối bằng cách ly khai với Rôma. Tuy nhiên, một số khác, tuy ở lại trong Giáo Hội, nhưng vẫn tiếp tục cử hành nghi thức cũ. Nhiều nhóm xuất hiện trong các năm qua nhằm duy trì cho các truyền thống này sống còn, như Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Phêrô, đã được Vatican hoàn toàn cho phép. Như đã nói trên đây, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, năm 2007, đã ra sắc lệnh định rằng Thánh Lễ cũ bằng tiếng La Tinh, đôi khi gọi là Thánh Lễ Triđentinô vì do Công Đồng Triđentinô ấn định, nay là một “hình thức ngoại thường”.

Ngày nay, hầu hết người Công Giáo nào trên thế giới muốn tham dự một Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh thường không khó khăn chi, và mỗi Chúa Nhật, khoảng 1 tới 2 phần trăm tổng số người Công Giáo tham dự Thánh Lễ kiểu này. Các khác biệt giữa Thánh Lễ cũ và mới, hay giữa Thánh Lễ thông thường và Thánh Lễ ngoại thường, không phải chỉ có vấn đề ngôn ngữ. Thực vậy, trong phần lớn Thánh Lễ La Tinh, linh mục quay cùng hướng với cộng đoàn, nghĩa là cùng cộng đoàn hướng mặt về Thiên Chúa. Các lời nguyện trau chuốt hơn, và có khá nhiều các cử chỉ như cúi đầu, qùy và bái gối, tỏ lòng tôn kính trước Thiên Chúa và các yếu tố đã truyền phép. Đôi lúc, vị linh mục đọc lời cầu nguyện rất nhỏ tiếng, phần lớn người ta nghe không rõ, thành thử, cũng có khá nhiều lúc im lặng. Tín hữu rước lễ phần lớn qùy và dùng lưỡi để tiếp nhận Mình Thánh. Nói chung, Thánh Lễ Triđentinô có vẻ nghiêm trang và cổ điển hơn, với khá nhiều điều người vui tính gọi là “mùi và chuông” (“smells and bells”) tức hay xông hương và rung chuông để đánh dấu những lúc quan trọng trong phụng vụ.

Đối với những người Công Giáo quá gắn bó với hình thức Thánh Lễ trên, đây là một cảm nghiệm đẹp đẽ và mạnh mẽ. Một số người mô tả nó như một tiền vị của cảm nghiệm thiên đàng, nơi các thiên thần không ngừng làm việc thờ phượng và thờ lạy Thiên Chúa.

Phong trào đặc sủng Công Giáo là gì?

Ở cuối thể liên tục kia, có một phong trào đang lớn mạnh dần trong Giáo Hội Công Giáo hướng tới một cảm thức cởi mở, tự phát, hân hoan của các Giáo Hội Ngũ Tuần. Những người Công Giáo theo phong trào này được gọi là “những người đặc sủng” (charismatics), do chữ charisma của tiếng Hy Lạp chỉ ơn Chúa Thánh Thần, như nói tiếng lạ, nói tiên tri, và khả năng chữa bệnh. Một số người thuộc một phong trào đặc sủng chính thức, nhưng phần lớn sinh hoạt quanh một vị linh mục và các giáo xứ có biểu hiệu đặc sủng. Đây là một lực lượng đặc biệt mạnh mẽ ở Nam Bán Cầu; một nghiên cứu về Tôn Giáo và Sinh Hoạt Công Cộng của Trung Tâm Pew năm 2006, chẳng hạn, cho thấy 57 phần trăm người Công Giáo Ba Tây tự gọi là người đặc sủng. Ba Tây là nước Công Giáo lớn nhất thế giới, và Giáo Hội Công Giáo ở đây phải đương đầu với một cuộc cạnh tranh gắt gao với các Giáo Hội truyền giáo Ngũ Tuần hết sức tích cực. Ở Hoa Kỳ, người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha tự nhận mình là đặc sủng 5 lần nhiều hơn người da trắng. Kho Dữ Kiện Kitô Giáo Hoàn Cầu (World Christian Database) ước lượng rằng tổng số người Công Giáo đặc sủng vào khoảng 120 triệu, gần 10 phần trăm dân số Công Giáo hoàn cầu.

Thí dụ, hãy xem Thánh Lễ do Cha Marcelo Rossi cử hành ở Ba Tây. Một người Ba Tây bình thường rất có thể không kể được tên của Đức Hồng Y giáo phận Sao Paolo, nhưng chắc chắn họ biết “Ông Cha” Marcelo cao ráo đẹp trai, một cựu huấn luyện viên thể dục nhịp điệu. Cuốn CD với những bài hát ca ngợi kiểu nhạc “pop” đã bán hàng triệu điã và đoạt được giải Latin Grammy. Ngài cũng thủ một vai trong cuốn phim bình dân về Đức Maria, trong đó, ngài đóng vai một cha xứ kể truyện về Đức Mẹ cho một bé gái. Các Thánh Lễ của ngài thường lôi cuốn hàng chục ngàn tín hữu tới một cơ xướng làm kính trước đây, tọa lạc ở ngoại ô Sao Paolo, và có lần, cha đã cử hành Thánh Lễ cho hai triệu người tại một trường đua “Formula One”.

Lúc bắt đầu Thánh Lễ, Cha Rossi hướng dẫn cộng đoàn bằng một loạt bài ca kích động dân chúng, điểm xuất với những lời tung hô ngợi khen. Nếu có bao giờ bạn dự một buổi trình diễn nhạc của Bon Jovi, lúc ban nhạc trổi bài “Livin’ on a Prayer” thì bạn hẳn hiểu: hàng ngàn người hát cùng một giọng, vừa hát vừa ngả nghiêng, múa tay, một số người khóc, số khác giống như “đang phê”. Về nhiều phương diện, Thánh Lễ ở đấy giống như một thứ cỡi xe tuột dốc (roller coaster) đầy cảm giác, liên tục tạo tuyệt đỉnh, để rồi sau đó, trở lại với những khoảnh khắc cung kính sâu xa. Người ta tôn trọng những khoảnh khắc chủ chốt như lúc công bố Tin Mừng và Kinh Nguyện Thánh Thể, nhưng xem ra họ cũng biết lúc nào có thể bắt đầu câu hò “Hey, hey, hey, Chúa Giêsu là Vua!” và khi nào thì có thể hoan hô vang dội.

Trong bài giảng lễ, Cha Rossi thường xuống dưới mép sân khấu, và kể cho cử tọa một câu truyện đơn giản. Chẳng hạn, có lần cha giải thích tại sao người đặc sủng giơ cánh tay lên trong lúc cầu nguyện; ngài so sánh việc này với việc bé thơ giơ cánh tay của bé lên cho cha mẹ em. Ngài nói: đây là một cử chỉ khiêm nhường, một cử chỉ đơn sơ giống như bé thơ. Cuối Thánh Lễ, Cha Rossi thường đặt Mình Thánh vào chiếc Mặt Nhật lớn và nâng cao nó lên khi hướng dẫn cuộc rước kết thúc. Mọi đèn trong hội trường bao la đều tắt ngúm khi cộng đoàn đốt lên những cây nến nhỏ, tạo ra một biển sáng lung linh.

Những người có óc bảo thủ thường nhìn những cuộc cử hành này bằng con mắt ngờ vực, coi chúng như những đại hội ca nhạc rock hơn là những buổi phụng vụ. Ấy thế nhưng, đối với khá nhiều giới Công Giáo tiêu biểu trên thế giới, các trải nghiệm này đang làm cho đức tin của họ trở nên sống động. Họ cũng đang góp phần quan trọng trong việc hãm đà người Công Giáo chạy qua phái Ngũ Tuần ở nhiều nơi, nhất là ở Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi.

Có chăng một Thánh Lễ riêng biệt cho Châu Phi?

Từ đầu thập niên 1960, một số giám mục Công Giáo và nhiều nhà lãnh đạo khác ở Châu Phi bắt đầu nhấn mạnh rằng các hình thức ngợi khen và thờ phượng do mẫn cảm Âu Châu tạo khuôn không còn thích hợp với các nhu cầu truyền giáo của Giáo Hội Châu Phi nữa. Không hẳn muốn vứt bỏ các yếu tố cốt lõi của Thánh Lễ, các nhà tiên phong này muốn khai triển một hình thức phụng vụ Công Giáo phản ảnh tốt hơn các thiên hướng và truyền thống Châu Phi. Những cuộc bàn luận này vẫn tiếp diễn tại nhiều nơi ở Phi Châu trong suốt các thập niên 1970 và 1980, tạo ra đủ mọi thứ trải nghiệm khác nhau ở địa phương. Năm 1988, Tòa Thánh chấp thuận một ấn bản đặc biệt cho Sách Lễ Rôma, tức tuyển tập các lời nguyện Thánh Lễ, của các giáo phận Zaire, ngày nay có tên là Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Dù Thánh Lễ theo Sách Lễ Zaire không được cử hành nhiều ở bên ngoài nước này, nhưng đây là một điển hình tốt cho thấy việc hội nhập văn hóa, dù nhỏ hay lớn, vẫn đang tiến diễn khắp lục địa này.

Trong nghi thức nhập lễ, trống phách Châu Phi thường được gióng lên từ phía sau trong khi linh mục và các nhà hướng dẫn phụng vụ khác lắc lư và nhẩy múa ở gian giữa nhà thờ. Lời nguyện mở lễ kêu cầu không những Đức Mẹ, các tông đồ và các thánh, mà cả “tổ tiên gần gũi trái tim chúng con” nữa. Việc tôn kính tổ tiên là một nét cổ điển trong tôn giáo của người Châu Phi bản địa, và việc lồng lời cầu nguyện này vào Thánh Lễ đã gây nên nhiều tranh cãi lâu dài; một số người sợ rằng nó có nguy cơ trở thành việc thờ phượng tổ tiên. Cuối cùng, các giám mục biện luận rằng không có gì là bất chính thống cả khi cầu nguyện cho người ta, và việc lồng lời cầu nguyện trên là một cách thế quan trọng trong việc làm cho việc thờ phượng của Công Giáo có dáng vẻ “Châu Phi” thực sự. Trước khi đọc bài Tin Mừng, lại có âm nhạc và nhẩy múa cổ truyền Châu Phi nữa, như biểu thức nói lên niềm vui được nghe Lời Chúa. Thánh Lễ cũng sử dụng một Kinh Nguyện Thánh Thể được chuẩn y đặc biệt, tổng nhập mọi yếu tố thần học, nhưng dùng hình ảnh Châu Phi. Vì nền văn hóa Châu Phi nhấn mạnh tới gia đình, nên cộng đoàn thường tụ họp quanh bàn thờ thành hình bán nguyệt trong khi linh mục đọc Kinh Nguyện Thánh Thể, biểu tượng rằng Chúa Kitô không những hiện diện trong bánh và rượu được truyền phép mà còn trong toàn bộ gia đình Thiên Chúa.

Chiến tranh phụng vụ nghĩa là gì?

Như đã nói ở trên, người Công Giáo dành khá nhiều thì giờ để tranh luận các vấn đề phụng vụ. Khi hơn 200 giám mục Hoa Kỳ họp thường niên mỗi năm hai lần, thì thường các ngài dành hẳn một giờ trọn, hay hơn, cho các luận điểm đưa ra về việc phải phiên dịch một câu La Tinh nào đó, thí dụ một phân từ tuyệt đối (absolute participle), chẳng hạn, ra sao sang tiếng Anh. Trong các cuộc họp của hội đồng giáo xứ khắp trên thế giới, người Công Giáo có thể giải quyết nhanh gọn các vấn đề như ngân sách và nhân viên trong vài phút, nhưng thường bị sa lầy hàng giờ về việc phải đặt nhà tạm ở chỗ nào trong nhà thờ (nhà tạm là chiếc hộp lớn có trang trí, thường làm bằng vàng hay qúy kim khác để chứa Bánh Thánh đã truyền phép giữa các Thánh Lễ. Một số người Công Giáo tin chắc rằng nó nên được đặt ngay phía sau bàn thờ, ở một chỗ danh dự, nhiều người khác cho hay phải đặt nó ở một nhà nguyện đặc biệt bên cạnh…và đó mới chỉ là ngọn của một băng sơn mà thôi). Các luận điểm này có thể khiến người ta nản lòng, nhưng chúng cũng là một lời khen nửa đùa nửa thật về tầm quan trọng rất lớn của phụng vụ trong Giáo Hội.

Để hiểu phần nào về chiến tranh phụng vụ, ta hãy phác họa dăm ba cuộc tranh luận sôi nổi. Đối với những người bên ngoài không chia sẻ các niềm tin của Công Giáo về phụng vụ, các cuộc tranh luận này có thể trì độn, nếu không muốn nói là ngớ ngẩn hoàn toàn. Ấy thế nhưng, với những ai xác tín rằng Thánh Lễ nối kết con người với đấng thần linh, nó cung cấp cho con người một mùi vị vĩnh hằng ngay tại đây và lúc này, thì mọi chi tiết đều mang một ý nghĩa vũ trụ sâu rộng.

1. Linh mục nên đứng hướng về đâu?

Như đã nói ở trên, trong Thánh Lễ cũ bằng tiếng La Tinh, linh mục phần lớn đứng quay lưng lại cộng đoàn, hướng các lời cầu nguyện của ngài lên Thiên Chúa. Trong Thánh Lễ sau Vatican II, linh mục thường đứng đối diện với cộng đoàn. Trong các năm gần đây, một số tiếng nói nổi bật trong Giáo Hội đã đề nghị nên trở về với phong tục cũ là linh mục quay mặt lên bàn thờ. Đề nghị này phát sinh ra một cuộc tranh luận sôi nổi mỗi lần có ai nêu lên. Bạn thường có thể nói một ai đó có lập trường nào về việc linh mục có nên quay về phía bàn thờ qua ngôn ngữ họ sử dụng. Nếu một ai đó nói tới việc linh mục gây ấn tượng bằng thế đứng ad orientem, chữ La Tinh có nghĩa “quay về hướng đông”, thì người này thường ủng hộ thế đứng này. Vì hướng đông là hướng mặt trời mọc và hướng mặt về hướng đó được hiểu như một biểu tượng cho tính phổ quát của Thiên Chúa. Phần lớn các nhà thờ Công Giáo được thiết kế hướng về hướng đông hoặc gần như thế theo mức độ có thể của nhà thiết kế (kết quả này thường được gọi là “hướng đông phụng vụ”). Nếu, đàng khác, một ai đó nói rằng linh mục đứng “quay lưng vào giáo dân”, thì những người hiểu chuyện thường cho là người này không thích lối đứng này.

Về phương diện chính trị, thế đứng hướng về bàn thờ thường lôi cuốn các người bảo thủ hơn về phụng vụ. Họ cho rằng phụng vụ là qui hướng về Thiên Chúa, và linh mục thay mặt toàn thể cộng đoàn trong việc hướng lời cầu nguyện và việc thờ lạy lên Thiên Chúa. Quả thế, một số người ủng hộ thế đứng ad orientem lý luận rằng để linh mục quay mặt về hướng cộng đoàn, trên thực tế, là để ngài quay lưng đối với Thiên Chúa! Hơn nữa, họ còn cho rằng thế đứng như thế khiến linh mục trở thành ngôi sao của màn trình diễn chứ không phải Thiên Chúa.

Mặt khác, các người tiến bộ về phụng vụ, thường nhấn mạnh rằng một trong các thiếu sót của Thánh Lễ cũ bằng tiếng La Tinh là nó giống như việc riêng của linh mục, với cộng đoàn căn bản chỉ là các khán giả. (Ngày xưa, giáo dân thường đọc kinh Mân Côi trong lúc tham dự Thánh Lễ, chỉ lưu ý tới những khoảnh khắc hiếm hoi khi họ thực sự nghe được những điều đang diễn ra). Theo luận lý học này, việc để linh mục quay mặt về phía giáo dân tượng trưng cho điều này: phụng vụ, thay vào đó, là việc chung của toàn thể gia đình Thiên Chúa.

Đức Bênêđíctô XVI đã thả nổi một ý tưởng có tính thỏa hiệp. Khi ngài cử hành một Thánh Lễ công cộng, ngài quay mặt về phía giáo dân nhưng để một tượng chịu nạn lớn ở trên bàn thờ, để cố gắng bảo đảm rằng giáo dân không tập chú vào ngài và các vị cử hành khác mà tập chú vào Thiên Chúa. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có nhiều bằng chứng cho thấy ý tưởng này được ưa chuộng.

2. Ngôn ngữ bao gồm

Vì Thánh Lễ hiện nay được cử hành phần lớn bằng ngôn ngữ bình dân, nên bản văn nền tảng bằng tiếng La Tinh phải được dịch sang tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, và nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Phải làm việc này ra sao cho đúng đã nẩy sinh nhiều đau đầu bất tận. Trong tiếng Anh, bản dịch đầu tiên ngay sau Công Đồng Vatican II dựa phần lớn vào nguyên tắc dịch gọi là “tương đương năng động” (dynamic equivalence) trong đó, trọng điểm không hẳn là dịch từ ngữ mà dịch ý tưởng, dựa trên cơ sở cho rằng dịch quá lệ thuộc từ ngữ chỉ tội làm giáo dân rối trí, mâu thuẫn với lời kêu gọi của Vatican II muốn họ “tham dự trọn vẹn, có ý thức và tích cực” vào phụng vụ. Thành thử, một số cấu trúc La Tinh được rút ngắn, một số phối hợp chữ được sửa lại, v.v… Các quyết định này luôn gây tranh cãi, nhất là nơi các nhà phê bình vốn chủ trương rằng ngôn ngữ phụng vụ không nên trở thành ngôn ngữ đường phố. Nó phải là “ngôn từ thánh thiêng”, long trọng và tôn kính hơn. Nếu việc này đôi lúc khó hiểu đối với giáo dân, thì phải chịu thôi, vì nó nhắc cho họ nhớ rằng họ đang tham dự một việc đặc biệt.

Hơn 20 năm qua hoặc gần như thế, Đạo Công Giáo ở các khu vực nói tiếng Anh đã trải qua một diễn trình gây nhiều đau đầu trong việc tái phiên dịch Sách Lễ Rôma và các bí tích khác. Cuối cùng bản dịch này cũng đã được đem ra sử dụng ở Hoa Kỳ vào cuối năm 2011 và các thay đổi quen thuộc nhất của nó liên quan tới “phần của người ta” nghĩa là những lời không phải chỉ do linh mục đọc mà còn do cả cộng đoàn cùng đọc nữa. Đây là điển hình rõ ràng hơn cả: khi linh mục đọc “Chúa ở cùng anh chị em”, trước đây cộng đoàn quen thưa “Và cũng ở cùng Cha!” Nay họ phải thưa “và ở cùng tinh thần cha!”. Đây là lối dịch từng chữ của câu nguyên thủy bằng tiếng La Tinh “et cum spiritu tuo”.

Trong một phiên họp năm 2012 tại Vatican, một giám mục Nam Dương đưa ra một thí dụ khá khôi hài về nguy cơ của lối dịch quá từng chữ mà không lưu ý gì tới các dị biệt văn hóa. Ngài bảo: trong ngôn ngữ địa phương, chữ dùng để dịch chữ La Tinh spiritu nghe giống như thần dữ, đến nỗi dịch câu Et cum spiritu tuo từng chữ sẽ buộc giáo dân thưa lại với linh mục của họ là “và ở với thần dữ của cha!”

Một trong các cuộc tranh luận hăng say nhất về việc phiên dịch xoay quanh “ngôn ngữ bao gồm” (inclusive language) nghĩa là sử dụng các từ ngữ không chỉ phái tính chuyên biệt. Ngôn ngữ bao gồm “theo chiều ngang” (horizontal) là tránh dùng các từ ngữ giống đực để chỉ mọi người, như nói “person” (người nói chung) hơn là “man” (người đàn ông). Ngôn ngữ bao gồm “theo chiều dọc” (vertical) là giảm thiểu hình ảnh giống đực cho Thiên Chúa, như tránh việc lặp đi lặp lại các chữ “Him” và “His” (Người, giống đực) khi nói về Thiên Chúa. Tuy cả hai đều gây tranh cãi, nhưng gây tranh cãi hơn hết chính là ngôn ngữ bao gồm “theo chiều dọc” vì ai cũng biết ngôn ngữ Thánh Kinh nhắc đến Thiên Chúa là Cha và Chúa Kitô là Con Trai của Người.

Đến một mức nào đó, luận điểm ủng hộ ngôn ngữ bao gồm chỉ là vấn đề chính xác. Những người ủng hộ việc này cho rằng nó chính xác khi chỉ toàn thể dân Chúa, nghĩa là bao gồm cả nam giới lẫn nữ giới. (Nữ giới có khuynh hướng đông hơn trong phần lớn các cộng đoàn). Họ cho rằng, nó cũng chính xác, ngay cả khi ta nói về Thiên Chúa, vì truyền thống Công Giáo vẫn chủ trương rằng Thiên Chúa “vượt trên phái tính”. Họ thường trích dẫn nhận xét của Đức Gioan Phaolô II khi ngài nói rằng theo một nghĩa nào đó, Thiên Chúa vừa là cha vừa là mẹ. Tuy nhiên, luận điểm cốt lõi bênh vực ngôn ngữ bao gồm là sự bình đẳng phái tính, quyền phụ nữ, và thắng vượt xu hướng bị coi là “tộc trưởng” trong Giáo Hội. Mặt khác, các người phản đối thường nhấn mạnh rằng Giáo Hội của thế kỷ 21 không có quyền hiệu đính ngôn ngữ của Thánh Kinh và 2,000 năm truyền thống Công Giáo để phù hợp với các làn sóng đang thay đổi trong thời thượng của một thời kỳ nhất định nào đó. Hơn nữa, theo họ, biệt ngữ tẻ nhạt chuộng chính xác về chính trị thường đánh mất nét thơ hết sức cụ thể của phụng vụ.

Các tác giả của bản dịch tiếng Anh nói rằng họ theo lối bao gồm “ôn hòa”, đặc biệt ở bình diện chiều ngang. Các nhà phê bình, đương nhiên, cho rằng các bản dịch mới không đi xa đủ.

Còn tiếp
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tóc Thề
Joseph Ngọc Phạm
20:41 10/07/2017
TÓC THỀ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Thương thương mái tóc đen huyền
Của cô em gái làm duyên mĩm cười.
Tuổi đời chắc độ đôi mươi..
(Trích thơ của Tăng Minh Luân)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 10/07/2017: Não trạng bài Công Giáo và các cáo buộc chống lại ĐHY George Pell
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:50 10/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Não trạng bài Công Giáo và các cáo buộc vu vơ chống lại Đức Hồng Y George Pell

Các nhà chức trách Úc truy tố những tội “tấn công tình dục trong quá khứ” đối với Đức Hồng Y Pell. Đó là cho tiêu đề lớn của báo chí quốc tế. Bất kỳ cáo buộc về lạm dụng tình dục, bất cứ loại nào, liên quan đến Giáo Hội Công Giáo đều lôi kéo những phản ứng rất đáng kể của phương tiện truyền thông; đặc biệt khi nó liên quan đến một thành viên cao cấp của giáo triều Rôma.

Cảnh sát Victoria, những người đưa ra việc truy tố này, chưa xác định số lượng hoặc bản chất của những lời buộc tội. Người ta không biết những người tố cáo là ai, hoặc khi nào sự việc bị cáo buộc đã xảy ra. Cảnh sát Victoria khi đưa ra thông báo cũng lưu ý rằng họ vẫn hoàn toàn chưa kiểm tra lại tính xác thực.

Trong hoàn cảnh vu vơ như vậy, những lời buộc tội, những chế giễu cá nhân và thậm chí những lời lăng mạ nhắm vào cả Giáo Hội Công Giáo phản ánh rõ ràng một não trạng bài Công Giáo không kiềm chế của một vài phương tiện truyền thông.

Trong tuyên bố tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh hôm 29 tháng Sáu, Đức Hồng Y cho biết như sau:

“Những vấn đề này đã được điều tra trong hai năm qua,

Có những rò rỉ được đưa ra cho giới truyền thông.

Đã có không ngừng có những trò mưu sát tính cách của tôi, và trong hơn một tháng qua đã có những tuyên bố cho rằng một quyết định truy tố sắp xảy ra.

Tôi đang mong chờ để cuối cùng có mặt tại tòa án.

Tôi vô tội đối với những cáo buộc này, chúng đều là sai trái.

Toàn bộ ý tưởng của lạm dụng tình dục là khủng khiếp đối với tôi.

Suốt dọc dài những năm tháng qua, tôi đã hoàn toàn nhất quán và rõ ràng trong việc phản đối toàn bộ những cáo buộc này.

Tin tức về những cáo buộc ấy còn làm gia tăng mạnh mẽ quyết tâm của tôi và các thủ tục tố tụng tại tòa án hiện nay mang đến cho tôi một cơ hội để minh oan tên tuổi của mình và sau đó trở lại Roma này để làm việc.”

Cách thức một nhân vật của công chúng bị buộc phải tự vệ chống lại một làn sóng công khai lăng mạ, phải tới phòng xử án mà không biết gì về các chi tiết cụ thể liên quan đến những cáo buộc, có nên làm cho chúng ta cho tạm dừng để suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh đối với một nền tư pháp dân chủ trong đó phải giả định người bị cáo buộc là vô tội cho đến khi tòa án chứng minh được bị can là có tội.

2. Đức Hồng Y Dolan nói phản ứng của Đức Hồng Y Pell cho thấy “dũng khí của một người vĩ đại”

Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York cho biết ngài muốn “gắn bó với” người bạn cũ của mình là Đức Hồng Y George Pell của Úc, là người đang phải đối mặt với những cáo buộc hình sự về lạm dụng tình dục. Bên cạnh đó, Đức Hồng Y nói Giáo Hội Công Giáo cần phải mạnh mẽ hơn trong việc phê phán não trạng bài Công Giáo.

Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York, đang tham dự một hội nghị tại Orlando, Florida. Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Công Giáo này quy tụ hơn 3,000 giám mục, linh mục và tu sĩ, và giáo dân để thảo luận về tương lai của nỗ lực truyền giáo Công Giáo Mỹ.

Ngài nói với tờ Crux. “Tôi không tin những cáo buộc chống lại ngài và việc Đức Hồng Y Pell hợp tác với ngành tư pháp xác nhận ngài không phải là người ngồi trên pháp luật, và điều đó thể hiện dũng khí của một người vĩ đại.”

“Tôi cảm thấy cực kỳ buồn cho người bạn tốt của tôi là Đức Hồng Y George Pell, buồn cho ngài và buồn với ngài. Tôi muốn trở thành một ủng hộ viên đắc lực của ngài, bởi vì tôi rất ngưỡng mộ ngài. Tôi khâm phục ngài, và tôi muốn gắn bó với ngài trong lúc thử thách này.”

“Tôi cầu nguyện, và tôi thực sự tin rằng, sự thật sẽ minh oan cho Đức Hồng Y Pell”.

Đức Hồng Y Dolan nhấn mạnh rằng chúng ta phải lưu ý đến những gì George Pell đã nói khi xảy ra những cáo buộc. Ngay lập tức, ngài nói là ngài tôn trọng và hợp tác với các thủ tục pháp lý, một cách mạnh mẽ và tự tin rằng quá trình tư pháp là cơ hội mà ngài cần hợp tác sẽ minh oan cho ngài.

Đức Hồng Y Dolan cũng nhắc lại rằng có lần Đức Hồng Y Pell đã nói “Tôi yêu Giáo Hội rất nhiều đến mức không thể cho Giáo Hội bị sỉ nhục, và tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng danh dự và sự liêm chính của tôi đó tôi sẽ được minh oan”

“Một người đã làm điều đó ở đây là Đức Hồng Y Joe Bernardin của Chicago vào giữa những năm 1990. Khi phải đối mặt với những cáo buộc loại này, ngài nói: ‘Tôi phủ nhận điều này, và tôi cầu nguyện cho những người đưa ra những cáo buộc như thế, nhưng tôi không đứng trên luật pháp. Tôi phải để cho cảnh sát điều tra việc này, và tôi cần phải bước sang một bên trong khi đó điều đó đang xảy ra.'”

3. Đức Tân Hồng Y Lào nói “Tôi đã từng bị cộng sản giam cầm trong 3 năm”

Một trong những vị được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y hôm 28 Tháng Sáu nói ngài đã bị giam cầm bởi chế độ cộng sản trong ba năm.

Đức Hồng Y Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đại diện tông tòa của Pakse, Lào, cho tờ La Repubblica: “Tôi đã từng bị cộng sản giam cầm trong 3 năm” vì rao giảng Tin Mừng trong những ngôi làng nhỏ và trong các nhà tù mà không được phép của nhà cầm quyền.

Ngài bị bắt vào năm 1984 vì tội “làm công tác tuyên truyền cho Chúa Giêsu”. Đức Hồng Y Ling, lúc đó 40, đã bị giam cầm “với xiềng xích trên tay và chân.” Ngài tin rằng việc tù tội của ngài “là cần thiết để hoán cải và thanh lọc” ngài cũng như những người khác.

Đức Hồng Y Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun sinh ngày 8 tháng 4 năm 1944 tại Lào, thuộc tu hội Thánh Ý Thiên Chúa (Voluntas Dei). Ngài hoàn thành các chương trình triết học và thần học tại Lào và Canada; và được thụ phong linh mục vào ngày 5 tháng 11 năm 1972 tại miền Giám Quản Tông Tòa Viêng Chăn.

Bên cạnh tiếng Lào, là tiếng mẹ đẻ, ngài còn thông thạo tiếng Khmer, Pháp và Anh.

Sau khi được thụ phong linh mục, ngài chịu trách nhiệm về việc huấn luyện các giáo lý viên và phụ trách việc truyền giáo trên các vùng sơn cước của Lào; là hai nhiệm vụ cam go và đầy thử thách dưới thời cai trị của Pathet Lào.

Năm 1975, ngài được bổ nhiệm làm linh mục chính xứ và sau đó là tổng đại diện miền Giám Quản Tông Tòa Viêng Chăn.

Ngày 30 tháng 10 năm 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Đại diện Tông Tòa của Pakse và ngài được tấn phong Giám Mục ngày 22 tháng 4 năm 2001. Sau gần 17 năm cai quản Pakse, miền đất này đã có gần 13 ngàn tín hữu Công Giáo, với 6 linh mục giáo phận, 1 linh mục dòng, 12 chủng sinh, 9 tu huynh và 18 nữ tu.

Ngày 2 tháng 2 năm 2017, Đức Thánh Cha bổ nhiệm ngài kiêm nhiệm Giám quản Tông tòa Viên Chăn.

4. Giáo dân Nigeria biểu tình chống lại tối hậu thư của Đức Giáo Hoàng

Ngày 12 tháng 7 tới đây là hạn chót Đức Thánh Cha truyền cho các linh mục giáo phận Ahiara của Nigeria phải viết thư cho ngài cầu xin sự tha thứ và bày tỏ sự tuân phục đối với quyết định bổ nhiệm Đức Cha Peter Ebere Okpaleke làm Giám Mục giáo phận này. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn rất căng thẳng.

Từ đầu tháng Bẩy biểu tình đã ra nổ liên tiếp chống lại tối hậu thư của Đức Giáo Hoàng. Hôm 01 tháng Bẩy hàng trăm tín hữu Công Giáo từ 163 giáo xứ trong giáo phận đã biểu tình tại nhà thờ chính tòa Ahiara và Tòa Giám Mục. Họ thề là Đức Cha Peter Ebere Okpaleke sẽ không bao giờ được chào đón tại giáo phận của họ.

Những người biểu tình, đa số mặc toàn màu đen đã kéo đến nhà thờ chính tòa từ sáng sớm nhưng một lực lượng cảnh sát vũ trang đã ngăn cản họ không cho vào trong nhà thờ chính tòa.

Thống đốc Rochas Okorocha của bang Imo đã đến tận nơi. Sau một cuộc họp kín với các linh mục trong giáo phận kéo dài hơn hai giờ, viên thống đốc đã lên tiếng kêu gọi các linh mục và giáo dân tuân theo các chỉ thị của Đức Giáo Hoàng.

Ông nói: “Tôi đã nghe những đau buồn và khiếu nại của đồng bào, nhưng không có giải pháp nào khác mang lại hòa bình. Vấn đề của đồng bào đã thu hút sự chú ý của Đức Giáo Hoàng và anh chị em biết rõ hơn tôi ý kiến của Đức Giáo Hoàng là chung cuộc.”

“Tôi cầu nguyện và tôi năn nỉ anh chị em hãy để cho các chỉ thị của Đức Giáo Hoàng được thi hành ít nhất là vì của hình ảnh của giáo phận và của quốc gia này. Thế giới biết đến chúng ta như những người chống lại Đức Giáo Hoàng thì không hay đâu.”

Trước lời kêu gọi của viên thống đốc, thay mặt cho các linh mục, linh mục Joseph Ezeji vẫn khăng khăng cho rằng hàng giáo phảm ở Nigeria đã lừa dối Đức Giáo Hoàng. Ông cho rằng cuộc khủng hoảng tại giáo phận Ahiara không bắt nguồn từ tình cảm sắc tộc.

Ông nói: “Hàng giáo phẩm Giáo Hội tại Nigeria đã nói dối với Đức Thánh Cha rằng chúng ta từ chối Okpalaeke vì tình cảm sắc tộc. Nhưng sự thật là quá trình lựa chọn của ông ta là không minh bạch.”

Thống đốc Rochas Okorocha đã truyền cho cảnh sát mở cửa cho anh chị em giáo dân vào trong nhà thờ chính tòa. Những lời của ông đã mang lại một bầu khí hòa bình.

5. Hầu hết các linh mục tại Ahiara đã bày tỏ sự tuân phục đối với Đức Giáo Hoàng

Gần đến hạn chót 12 tháng 7, là ngày cuối cùng Đức Thánh Cha truyền cho các linh mục giáo phận Ahiara của Nigeria phải viết thư cho ngài cầu xin sự tha thứ và bày tỏ sự tuân phục Đức Cha Peter Ebere Okpaleke làm Giám Mục giáo phận này, đa số các linh mục đã tuân theo chỉ thị của Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, theo các quan sát viên địa phương, tình hình có lẽ vẫn chưa đi đến đâu.

Nha sĩ Mark Nwoga, và cũng là một giáo sư Nha Khoa tại đại học Mbaise nói với tờ Crux rằng, căng thẳng tại giáo phận Ahiara xuất phát từ lâu và căn cội của vấn đề là có những người “không nên được truyền chức” nhưng đáng tiếc là họ đã trở thành linh mục.

“Tình hình tại Ahiara không phải chỉ có tại Ahiara. Đó là một tình huống mà bạn có thể tìm thấy trong bất kỳ giáo phận nào, nơi một vài linh mục, là những người không nên được phong chức, đã trở thành linh mục.”

“Sau khi trở thành linh mục, những người này không vâng lời các giám mục của họ, chạy theo vật chất và bạo lực.”

Trong trường hợp của giáo phận Ahiara, ông nói, việc bác bỏ Đức Cha Okpaleke xuất phát từ ba linh mục “chính trị gia” là những người “làm ô nhiễm trái tim và khối óc của các linh mục và giáo dân khác.”

Các linh mục này cáo buộc Vatican phân biệt đối xử đối với giáo phận Ahiara, không bao giờ truyền chức giám mục cho bất cứ linh mục nào trong giáo phận này mặc dù giáo phận có nhiều ơn gọi linh mục hơn các giáo phận khác.

Khi Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố rằng các linh mục thuộc giáo phận này phải viết một lá thư xin lỗi về hành vi của họ và hứa trung thành với Đức Giáo Hoàng, kể cả trong vấn đề bổ nhiệm giám mục; ban đầu họ cho rằng đó là chuyện không có thật.

Khi Vatican đăng thông điệp của Đức Thánh Cha trên website của Tòa Thánh, họ không có lựa chọn nào khác là phải chấp nhận rằng chỉ thị này đến từ Đức Giáo Hoàng. Nhưng từ đó, họ đã phản hồi theo những cách khác nhau: có những người sẽ tuân thủ, những người viết thư hứa vâng phục nhưng từ chối Đức Cha Okpaleke, và những người đang kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô từ chức.

Hôm 9 tháng 6, Đức Thánh Cha truyền rằng:

“Mỗi một linh mục hay giáo sĩ trong giáo phận Ahiara, cho dù đang cư trú ở đó hay đang làm việc ở nơi khác, thậm chí là đang ở nước ngoài đi nữa, đều phải viết một bức thư gửi cho tôi trong đó cầu xin sự tha thứ. Tất cả đều phải viết riêng từng cá nhân một.”

Nhiều linh mục đã thực hiện đúng tinh thần này; nhưng cũng có một số vị viết vào một lá thư được soạn thảo sẵn theo lối “điền vào chỗ trống”. Những người chọn sử dụng lá thư làm sẵn này thể hiện sự trung thành của họ đối với Đức Thánh Cha và Giáo Hội, xin lỗi vì từ chối việc bổ nhiệm giám mục, và hứa hẹn sẽ chấp nhận bất cứ ai mà Đức Giáo Hoàng quyết định là giám mục của Ahiara.

Tuy nhiên, lá thư làm sẵn này cũng gửi một lời cảnh báo cho Đức Thánh Cha Phanxicô: “Với lòng hiếu thảo và với một lương tâm ngay thẳng, con phải nói trước rằng có thể con không thể làm việc tốt với ngài [tức là Đức Cha Peter Ebere Okpaleke] như giám mục giáo phận của con. Dẫu sao, trong giáo phận này an toàn cá nhân của ngài có thể bị đe dọa.”

6. Quốc hội Đức hợp pháp hóa “hôn nhân đồng tính”

Trong một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội với tỷ số 393-226, Đức đã hợp pháp hóa cái gọi là “hôn nhân đồng tính.”

Đức Tổng Giám Mục Heiner Koch của Berlin, thay mặt cho Hội Đồng Giám Mục Đức, đã tỏ ra đau buồn trước việc thông qua này và sự trớ trêu của khẩu hiệu “hôn nhân cho tất cả” mà báo chí Đức tán tụng sau cuộc bỏ phiếu này.

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng:

“Sự hiểu biết về bí tích hôn nhân của chúng ta không thể bị ảnh hưởng bởi quyết định hiện nay của Quốc Hội Đức”.

7. Đức Giáo Hoàng trợ giúp anh chị em Chính Thống Giáo bị động đất tại Hy Lạp

Đức Thánh Cha Phanxicô đã góp € 50,000 (57,000 Mỹ Kim) vào quỹ dành cho các nạn nhân một trận động đất trên đảo Lesbos của Hy Lạp.

Một phát ngôn viên của Sứ Thần Tòa Thánh tại Hy Lạp nói rằng “quà tặng bất ngờ” này xảy ra sau khi các nhà lãnh đạo Chính Thống tại Lesbos xin các nhà lãnh đạo Công Giáo địa phương thông báo cho Đức Giáo Hoàng biết về sự tàn phá trên đảo này sau trận động đất ngày 12 tháng 6. Món quà của Đức Thánh Cha sẽ giúp xây dựng lại ngôi làng bị tàn phá của Vrisa.

Món quà của Đức Giáo Hoàng được coi là một cử chỉ đại kết, vì dân số của Lesbos tuyệt đại đa số là các tín hữu Chính Thống Giáo.

8. Giáo Hội Tin Lành Đức lên án chủ trương bài Do Thái của Martin Luther

Tại một cuộc họp của Hội đồng Quốc tế về các Kitô hữu và người Do Thái ở Bonn, Đức Hồng Y Reinhard Marx của tổng giáo phận Munich đã lên tiếng ca ngợi Giáo Hội Tin Lành ở Đức, một cơ cấu bao gồm 20 tổ chức Tin Lành Lutheran và các giáo phái Tin Lành khác, đã mạnh mẽ lên án chủ trương bài Do Thái của Martin Luther.

Đức Hồng Y nói:

“Điều này khuyến khích chúng ta tiếp tục con đường đối thoại này với sự kiên nhẫn và bền đỗ”.

Trong cuốn “Về người Do Thái và sự dối trá của họ” xuất bản năm 1543, Luther kêu gọi các tín hữu Tin Lành đốt phá “các hội đường Do Thái, và các trường học; sau đó chôn vùi hay che phủ với cát bụi bất cứ điều gì chưa bị đốt cháy, để không người nào có thể nhìn thấy một lần nữa một hòn đá hoặc cục than nào còn sót lại.”

Trong cơn điên cuồng chống người Do Thái, Luther còn viết:

“Tôi cũng đề nghị rằng ngoài ra nhà cửa của họ cũng phải bị san bằng và phá hủy. Tôi cũng đề nghị rằng người Do Thái không được dùng những chỗ trú ngụ dọc theo các con đường.”
 
Kinh Thánh: Câu chuyện Chúa Giêsu và người phụ nữ xứ Samari
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:50 10/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1 Nhóm Pha-ri-sêu nghe tin Đức Giê-su thâu nạp và làm phép rửa cho nhiều môn đệ hơn ông Gio-an.2 (Thực ra, không phải chính Đức Giê-su làm phép rửa, nhưng là các môn đệ của Người).3 Biết thế, Đức Giê-su bỏ miền Giu-đê mà trở lại miền Ga-li-lê.4 Do đó, Người phải băng qua Sa-ma-ri.5 Vậy, Người đến một thành xứ Sa-ma-ri, tên là Xy-kha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giu-se.6 Ở đấy, có giếng của ông Gia-cóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.

7 Có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giê-su nói với người ấy: "Chị cho tôi xin chút nước uống! "8 Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn.9 Người phụ nữ Sa-ma-ri liền nói: "Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao? " Quả thế, người Do-thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri.10 Đức Giê-su trả lời: "Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: "Cho tôi chút nước uống", thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống."11 Chị ấy nói: "Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống?12 Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Gia-cóp, người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy."13 Đức Giê-su trả lời: "Ai uống nước này, sẽ lại khát.14 Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời."

15 Người phụ nữ nói với Đức Giê-su: "Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước."16 Người bảo chị ấy: "Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây."17 Người phụ nữ đáp: "Tôi không có chồng." Đức Giê-su bảo: "Chị nói: "Tôi không có chồng" là phải,18 vì chị đã năm đời chồng rồi, và người hiện đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng."19 Người phụ nữ nói với Người: "Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ.. .20 Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa."21 Đức Giê-su phán: "Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem.22 Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái.23 Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế.24 Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật."25 Người phụ nữ thưa: "Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự."26 Đức Giê-su nói: "Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây."

27 Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: "Thầy cần gì vậy? " Hoặc "Thầy nói gì với chị ấy? "28 Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta:29 "Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao? "30 Họ ra khỏi thành và đến gặp Người.

31 Trong khi đó, các môn đệ thưa với Người rằng: "Ráp-bi, xin mời Thầy dùng bữa."32 Người nói với các ông: "Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết."33 Các môn đệ mới hỏi nhau: "Đã có ai mang thức ăn đến cho Thầy rồi chăng? "34 Đức Giê-su nói với các ông: "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người.35 Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt? Nhưng này, Thầy bảo anh em: Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái!36 Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn đời, và như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng.37 Thật vậy, câu tục ngữ "kẻ này gieo, người kia gặt" quả là đúng!38 Thầy sai anh em đi gặt những gì chính anh em đã không phải vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả; còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ."

39 Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng: ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm.40 Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày.41 Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa.42 Họ bảo người phụ nữ: "Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian."

43 Sau hai ngày, Đức Giê-su bỏ nơi đó đi Ga-li-lê.44 Chính Người đã quả quyết: ngôn sứ không được tôn trọng tại quê hương mình.45 Khi Người đến Ga-li-lê, dân chúng trong miền đón tiếp Người, vì đã được chứng kiến tất cả những gì Người làm tại Giê-ru-sa-lem trong dịp lễ, bởi lẽ chính họ cũng đã đi dự lễ.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay Chúa Nhật 9/7/2017
VietCatholic Network
18:05 10/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Đức Thánh Cha nhắc lại lời Chúa, “Hãy đến với Ta, hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bổ dưỡng ”.

2- Đức Thánh Cha cổ võ văn hóa gặp gỡ.

3- Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Thượng Đỉnh G-20.

4- Đức Thánh Cha kêu gọi ngưng chiến tại Congo.

5- Công Nghị Lãnh Ðạo Công Giáo Hoa Kỳ: Sự Hiện Diện Sống Ðộng Của Chúa Thánh Thần.

6- Não trạng bài Công Giáo và các cáo buộc vu vơ chống lại Đức Hồng Y George Pell.

7- Tòa Thánh sẽ sớm đưa ra phán quyết về trường hợp Tổng Giám Mục Anthony Apuron.

8- Lại thêm một linh mục Mễ Tây Cơ bị sát hại.

9- Dưới các áp lực quốc tế, chính quyền Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngưng kế hoạch ăn cướp 50 tài sản của Chính Thống Giáo Syria.

10- Mosul hoàn toàn giải phóng!

11- Giới thiệu Thánh Ca: Chúa Sánh Bước Với Con
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Chúa Là - Trình bày: Ca sĩ Như Ý
VietCatholic Network
12:38 10/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây