Phụng Vụ - Mục Vụ
Quân Vô Đạo
Lm Vũđình Tường
05:22 11/07/2013
Những người tự nhận là dân riêng khi nói đến người khác tôn giáo thường nói là quân vô đạo hay người thờ tà thần. Một số bất mãn cho câu nói trên là kiêu căng, khinh thường các tôn giáo khác. Số khác nhẹ nhàng hơn coi đây chỉ là thói quen khi nhắc đến tôn giáo khác mà trong tâm không có í khinh thường. Ngày nay danh từ thông dụng là các tôn giáo bạn. Riêng chữ bạn đủ nói lên í nghĩa của việc quí mến, coi trọng niềm tin khác tôn giáo.
Nhóm tự nhận là dân riêng không đồng nhất khi nói về chính họ. Người Do Thái cho rằng họ là dòng dõi tổ phụ Abraham, được Ya vê tuyển chọn và đặt Giao Ước. Như thế những ai không nằm trong Giao Ước đều không phải là dân riêng. Đế quốc Rôma thì coi những ai không là công dân của họ đều không phải là dân riêng. Tôn giáo tự nhận là thánh nhân hậu thế- The Latter Day Saints Church chỉ tín hữu của họ là dân riêng. Một số môn đệ Đức Kitô cho là những ai chưa lãnh nhận Thánh Thần thì chưa phải là dân riêng. Thánh Phaolô cho rằng những ai tin vào Đức Kitô sống lại từ cõi chết họ sẽ được ơn cứu độ. Theo Ngài thì không còn La Mã hay Hi Lạp, nô lệ hay tự do, không còn phân biệt nam trọng hay nữ khinh mà tất cả đều là con Thiên Chúa. Roman 10,9-12 và Galatian 3,28.
Đức Kitô trong cuộc đời rao giảng Ngài luôn kêu gọi mọi người xám hối và tin vào Tin Mừng. Như thế Thiên Chúa chọn tất cả và những ai đón nhận Tin Mừng trở thành dân riêng. Điều này dẫn đến tình trạng có người đón nhận lời rao giảng cũng có kẻ từ chối chấp nhận. Như thế người tự loại ra ngoài dân riêng không phải là Thiên Chúa loại họ ra mà chính họ loại họ ra khỏi dân riêng.
Những người đón nhận lời kêu gọi xám hối và tin vào Tin Mừng mang theo họ nhiều ngày lễ mừng trong năm và sau này những ngày lễ đó trở thành đại lễ trong Giáo Hội Chúa. Mặc dù đã trở thành dân riêng nhưng chúng ta chưa dứt khoát chối bỏ tâm tình phục tùng tà thần tồn tại trong con người. Tinh thần thờ tà thần bị đè nén mà chưa hoàn toàn bị tiêu huỷ vì thế khuynh hướng tham vật chất, thích lợi nhuận và bả vinh hoa phú quí trần gian luôn là những cám dỗ mãnh liệt trong cuộc lữ hành trần thế. Tinh thần đó luôn khơi dậy cuộc chiến nội tâm. Khi mãnh liệt, lúc nhẹ nhàng trong tâm hồn. Nếu không có cầu nguyện để nhận sức mạnh ân sủng Chúa thì khó có thể tự sức mình chống lại các cám dỗ, rất khó thắng sức mạnh của ma quỉ trong cơn cám dỗ. Một khi bị lệ thuộc vào trần thế chúng ta mất tự do vì luật lệ tự nó có giới hạn. Do đó luật lệ giới hạn con người. Hơn nữa luật lệ thường chú trọng nhiều đến bảo vệ vật chất là lơ là việc cổ võ đời sống tâm tinh. Một số luật còn ngăn cấm, cản trở thực hiện đời sống tâm linh.
Bởi có những giới hạn nên tình trạng bị cám dỗ càng mạnh mẽ hơn. Cám dỗ dưới nhiều dạng thức như yêu Chúa nhưng không yêu tha nhân. Chúng ta được công chính nhờ lòng tin, không phải nhờ tự biện hộ cho mình nên công chính. Chúng ta thích kết án hơn là tha thứ, làm ngơ trước bất công và coi thường công bằng.
Dân riêng Chúa luôn tìm được tự do trong cuộc sống yêu thương, mến Chúa yêu người. Tình yêu Chúa mời gọi chúng ta yêu tha nhân như chính mình. Tình yêu này vượt khỏi mọi giới hạn mầu da, ngôn ngữ và chủng tộc. Sống trong tình yêu Chúa là sống trong tự do.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Nhóm tự nhận là dân riêng không đồng nhất khi nói về chính họ. Người Do Thái cho rằng họ là dòng dõi tổ phụ Abraham, được Ya vê tuyển chọn và đặt Giao Ước. Như thế những ai không nằm trong Giao Ước đều không phải là dân riêng. Đế quốc Rôma thì coi những ai không là công dân của họ đều không phải là dân riêng. Tôn giáo tự nhận là thánh nhân hậu thế- The Latter Day Saints Church chỉ tín hữu của họ là dân riêng. Một số môn đệ Đức Kitô cho là những ai chưa lãnh nhận Thánh Thần thì chưa phải là dân riêng. Thánh Phaolô cho rằng những ai tin vào Đức Kitô sống lại từ cõi chết họ sẽ được ơn cứu độ. Theo Ngài thì không còn La Mã hay Hi Lạp, nô lệ hay tự do, không còn phân biệt nam trọng hay nữ khinh mà tất cả đều là con Thiên Chúa. Roman 10,9-12 và Galatian 3,28.
Đức Kitô trong cuộc đời rao giảng Ngài luôn kêu gọi mọi người xám hối và tin vào Tin Mừng. Như thế Thiên Chúa chọn tất cả và những ai đón nhận Tin Mừng trở thành dân riêng. Điều này dẫn đến tình trạng có người đón nhận lời rao giảng cũng có kẻ từ chối chấp nhận. Như thế người tự loại ra ngoài dân riêng không phải là Thiên Chúa loại họ ra mà chính họ loại họ ra khỏi dân riêng.
Những người đón nhận lời kêu gọi xám hối và tin vào Tin Mừng mang theo họ nhiều ngày lễ mừng trong năm và sau này những ngày lễ đó trở thành đại lễ trong Giáo Hội Chúa. Mặc dù đã trở thành dân riêng nhưng chúng ta chưa dứt khoát chối bỏ tâm tình phục tùng tà thần tồn tại trong con người. Tinh thần thờ tà thần bị đè nén mà chưa hoàn toàn bị tiêu huỷ vì thế khuynh hướng tham vật chất, thích lợi nhuận và bả vinh hoa phú quí trần gian luôn là những cám dỗ mãnh liệt trong cuộc lữ hành trần thế. Tinh thần đó luôn khơi dậy cuộc chiến nội tâm. Khi mãnh liệt, lúc nhẹ nhàng trong tâm hồn. Nếu không có cầu nguyện để nhận sức mạnh ân sủng Chúa thì khó có thể tự sức mình chống lại các cám dỗ, rất khó thắng sức mạnh của ma quỉ trong cơn cám dỗ. Một khi bị lệ thuộc vào trần thế chúng ta mất tự do vì luật lệ tự nó có giới hạn. Do đó luật lệ giới hạn con người. Hơn nữa luật lệ thường chú trọng nhiều đến bảo vệ vật chất là lơ là việc cổ võ đời sống tâm tinh. Một số luật còn ngăn cấm, cản trở thực hiện đời sống tâm linh.
Bởi có những giới hạn nên tình trạng bị cám dỗ càng mạnh mẽ hơn. Cám dỗ dưới nhiều dạng thức như yêu Chúa nhưng không yêu tha nhân. Chúng ta được công chính nhờ lòng tin, không phải nhờ tự biện hộ cho mình nên công chính. Chúng ta thích kết án hơn là tha thứ, làm ngơ trước bất công và coi thường công bằng.
Dân riêng Chúa luôn tìm được tự do trong cuộc sống yêu thương, mến Chúa yêu người. Tình yêu Chúa mời gọi chúng ta yêu tha nhân như chính mình. Tình yêu này vượt khỏi mọi giới hạn mầu da, ngôn ngữ và chủng tộc. Sống trong tình yêu Chúa là sống trong tự do.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Xin đừng vô tâm
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
08:04 11/07/2013
XIN ĐỪNG VÔ TÂM
Hôm nay, kể câu chuyện người Samaritanô nhân hậu, Chúa “lật đổ” thái độ vô tâm của hàng giáo sĩ trong Hội Thánh. Hãy nghe Chúa nói về hàng giáo sĩ của Chúa: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống, nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi một thầy Lêvi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua một bên mà đi…”.
Tư tế là ai? Lêvi là ai? Những người đó tương đương những bậc “chân tu” của thời đại. Họ là tất cả Giám mục, linh mục của Chúa.
Chúng ta nên tạo thói quen tìm những lý lẽ nhẹ nhất để biện minh cho người bị “kết tội”.
Trường hợp dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu, qua hình ảnh tư tế, Lêvi, ta cứ tạm coi như Chúa kết tội thái độ vô tâm của hàng giáo sĩ, thì chúng ta vẫn nhìn thấy bên trong sự vô tâm ấy là một nỗi sợ hãi.
Chúng ta biện minh cho thái độ vô tâm ấy là do sợ hãi. Bởi sợ nên vô tâm. Tư tế và Lêvi vô tâm đối với người bị cướp vì họ sợ bị nhiễm ô uế.
Luật Do thái quy định, ai đụng chạm vào người ngoại giáo, nhất là đụng chạm vào xác chết sẽ bị nhiễm ô uế.
Cứ cho rằng, người bị cướp có thể là người ngoại, lại còn sắp chết nữa. Vì thế, để khỏi nhiễm ô uế, Tư tế và Lêvi trong dụ ngôn đã “tránh qua một bên mà đi”.
Ngày hôm nay, biết đâu vẫn còn những nhà lãnh đạo trong Hội Thánh sống trong sự nơm nớp lo sợ tương tự như thế. Chẳng hạn như sợ không được xây nhà thờ mà đành nhắm mắt làm ngơ trước cảnh bất công của giới cầm quyến.
Hoặc vì quyền lợi tư riêng mà ngậm miệng trước cảnh người nghèo bị áp bức. Hoặc vì để dễ sống, để yên thân sống mà không thèm đếm xỉa gì đến những anh chị em đang bị đố kỵ, bị rẻ rúng, bị chà đạp quyền sống…
Chúng ta thua xa đức tin của cha ông chúng ta. Dù đức tin còn mới mẻ vô cùng, nhưng suốt ba thế kỷ bắt đạo là ba thế kỷ hằn lên một niềm tin kiên vững, bất khuất, bất chấp tất cả nỗi sợ hãi.
Cha Ông chúng ta, các thánh Tử Đạo Việt Nam là một bằng chứng sống động cho lời Chúa Giêsu dạy: “Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng ra, các con phải sợ Đấng có thể tiêu diệt cả xác lẫn hồn trong hỏa ngục…”.
Cha Ông chúng ta đã chẳng sợ bất cứ điều gì. Các ngài bất chấp tất cả mọi nguy hiểm, mọi thế lực, dù nguy hiểm, thế lực ấy hung bạo đến đâu, tàn khốc đến đâu, dã man đến đâu.
Cha Ông chúng ta còn bất chấp cả sự chết, quyết một đời trung kiên theo Chúa đến giây phút sau cùng của mạng sống.Và giây phút hiến dâng mạng sống, sẽ là sự hiến dâng trọn vẹn một đời cho Chúa.
Cha Ông chúng ta đã trung thành cao rao danh Chúa không chỉ bằng lời, không chỉ bằng hành động, không chỉ bằng đời sống, nhưng bằng cả SỰ SỐNG của mình.
Là người, như chúng ta, các thánh Tử Đạo Việt Nam, chắc không khỏi khiếp đãm trước cái chết. Nhưng vì lòng yêu mến Chúa, các ngài đã bỏ lại nỗi sợ hãi phía sau mạng sống đời này của mình, để đi tới trong đời vĩnh cửu.
Hiến dâng mạng sống vì lòng tin, các thánh Tử Đạo Việt Nam đã đi đến tận cùng của lòng thần phục Thiên Chúa, “Đấng có thể tiêu diệt cả xác lẫn hồn trong hỏa ngục…”.
Thế giới quanh ta vẫn còn đó, rất nhiều những người bị “cướp” như hình ảnh người bị cướp trong dụ ngôn Người Samari nhân hậu.
Đó là những bào thai không phương thế tự vệ, vẫn bị giết, bị trục xuất ra khỏi lòng mẹ không thương tiếc.
Đó là những trẻ em bị cướp mất tuổi thơ khi người ta buộc các em phải lao động nặng nhọc, phải tham gia vào con đường tội ác, phải đem chính giá trị tuổi thơ của mình phục vụ những kẻ mang hình người nhưng lương tâm thú tính trong các nhà chứa, trong các đường dây tình dục… Và còn biết bao nhiêu mãnh đời trẻ thơ phải chấp nhận sống chui rúc ở bãi rác, gầm cầu, phố chợ…
Đó còn là những mảnh đời ngụp lặn trong dòng đời nhầy nhụa, mất định hướng sống, mất niềm hy vọng sống. Cũng có thể họ là những người sống lương thiện, nhưng bị nghi ngờ, bị hiểu lầm, bị chèn ép, bị bóc lột, bị hiếp đáp…
Đó còn là những cụ già bị bỏ quên trên góc phố, bị mất tất cả sức lao động, nhưng vẫn phải lê thân từng ngày đội nắng, đội mưa bán vé số, lượm ve chai, ngửa tay xin lòng trắc ẩn của mọi người…
Tất cả những người ấy, đều rất cần chúng ta, những bàn tay của người Samaritanô thời đại. Chúng ta hãy dẹp bỏ thái độ vô tâm của tư tế, Lêvi để cúi xuống trên những anh chị em đau khổ của mình. Hãy nhớ rằng, chỉ khi trở thành người Samaritanô, ta mới thật sự là anh em của những người “bị cướp” ấy.
Hãy mang lấy tinh thần tử đạo của các thánh Tử Đạo Việt Nam, bất chấp mọi chướng ngại, mọi sợ hãi, lao thân phục vụ mọi con người lao đao, bất hạnh.
Ngày nay, chúng ta không dễ gì có thể đổ máu để minh chứng đức tin như cha ông của mình. Chúng ta chỉ hãy mang trong lòng mình, khắc sâu trong nội tâm mình hình ảnh các thánh Tử Đạo Việt Nam, hiên ngang sống cho đức tin, hiên ngang lao vào mọi mặt trận của đời sống con người để đánh phá mọi thứ “cướp”, trả lại cho con người cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Đặc biệt, những người sống trong đời tu, càng phải ý thức mình đã hiến dâng cho Chúa, để luôn can đảm bênh vực sự thật, công lý, tình yêu, con người… Họ hãy loại trừ hình ảnh tư tế, Lêvi ích kỷ, chỉ tìm vinh thân mà bỏ qua mọi điều tốt phải thực thi, không hề đoái hoài đến những con người bất hạnh, dù họ có ở ngay trước mắt mình.
Càng sống lâu trong đời tu, những người đã thánh hiến cho Chúa càng phải học lấy tinh thần bất khả nhượng của các thánh Tử Đạo Việt Nam, mà đối đầu trước mọi gai chướng, mọi thương đau, mọi cùng cực, mọi bẻ bàng của mọi anh chị em quanh mình.
Tất cả chúng ta, dù là giáo dân, tu sĩ, hay linh mục, đã là Kitô hữu, hãy đào tạo lương tâm mình thành người hữu dụng cho Thiên Chúa, cho Hội Thánh và cho cuộc đời. Hãy đào tạo mình thành người có tâm, biết chạnh lòng thương, biết nhìn đến nhu cầu của con người, không sống vô tâm, không sợ hãi bất cứ điều gì. Vì chính khi sống vì hạnh phúc của người khác, ta sẽ bắt gặp hạnh phúc của chính mình.
Lạy Chúa, người Samaritanô nhân hậu đã cúi xuống, ôm lấy nỗi đau của anh em mình. Nhân loại hôm nay vẫn còn đầy đau thương và nước mắt. Nhân loại vẫn cay đắng cơ hàn, đói lương thực, đói tinh thần và đói cả tình thương. Xin cho chúng con, những kẻ được thừa hưởng tình yêu thương vô bờ của Chúa, biết vượt lên mọi nỗi sợ hãi của trần thế, chỉ sợ mất lòng Chúa mà thôi. Từ đó giúp chúng con can đảm trở thành người Samaritanô hôm nay, để sống vì và sống cho sự sống của anh chị em chúng con. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Hôm nay, kể câu chuyện người Samaritanô nhân hậu, Chúa “lật đổ” thái độ vô tâm của hàng giáo sĩ trong Hội Thánh. Hãy nghe Chúa nói về hàng giáo sĩ của Chúa: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống, nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi một thầy Lêvi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua một bên mà đi…”.
Tư tế là ai? Lêvi là ai? Những người đó tương đương những bậc “chân tu” của thời đại. Họ là tất cả Giám mục, linh mục của Chúa.
Chúng ta nên tạo thói quen tìm những lý lẽ nhẹ nhất để biện minh cho người bị “kết tội”.
Trường hợp dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu, qua hình ảnh tư tế, Lêvi, ta cứ tạm coi như Chúa kết tội thái độ vô tâm của hàng giáo sĩ, thì chúng ta vẫn nhìn thấy bên trong sự vô tâm ấy là một nỗi sợ hãi.
Chúng ta biện minh cho thái độ vô tâm ấy là do sợ hãi. Bởi sợ nên vô tâm. Tư tế và Lêvi vô tâm đối với người bị cướp vì họ sợ bị nhiễm ô uế.
Luật Do thái quy định, ai đụng chạm vào người ngoại giáo, nhất là đụng chạm vào xác chết sẽ bị nhiễm ô uế.
Cứ cho rằng, người bị cướp có thể là người ngoại, lại còn sắp chết nữa. Vì thế, để khỏi nhiễm ô uế, Tư tế và Lêvi trong dụ ngôn đã “tránh qua một bên mà đi”.
Ngày hôm nay, biết đâu vẫn còn những nhà lãnh đạo trong Hội Thánh sống trong sự nơm nớp lo sợ tương tự như thế. Chẳng hạn như sợ không được xây nhà thờ mà đành nhắm mắt làm ngơ trước cảnh bất công của giới cầm quyến.
Hoặc vì quyền lợi tư riêng mà ngậm miệng trước cảnh người nghèo bị áp bức. Hoặc vì để dễ sống, để yên thân sống mà không thèm đếm xỉa gì đến những anh chị em đang bị đố kỵ, bị rẻ rúng, bị chà đạp quyền sống…
Chúng ta thua xa đức tin của cha ông chúng ta. Dù đức tin còn mới mẻ vô cùng, nhưng suốt ba thế kỷ bắt đạo là ba thế kỷ hằn lên một niềm tin kiên vững, bất khuất, bất chấp tất cả nỗi sợ hãi.
Cha Ông chúng ta, các thánh Tử Đạo Việt Nam là một bằng chứng sống động cho lời Chúa Giêsu dạy: “Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng ra, các con phải sợ Đấng có thể tiêu diệt cả xác lẫn hồn trong hỏa ngục…”.
Cha Ông chúng ta đã chẳng sợ bất cứ điều gì. Các ngài bất chấp tất cả mọi nguy hiểm, mọi thế lực, dù nguy hiểm, thế lực ấy hung bạo đến đâu, tàn khốc đến đâu, dã man đến đâu.
Cha Ông chúng ta còn bất chấp cả sự chết, quyết một đời trung kiên theo Chúa đến giây phút sau cùng của mạng sống.Và giây phút hiến dâng mạng sống, sẽ là sự hiến dâng trọn vẹn một đời cho Chúa.
Cha Ông chúng ta đã trung thành cao rao danh Chúa không chỉ bằng lời, không chỉ bằng hành động, không chỉ bằng đời sống, nhưng bằng cả SỰ SỐNG của mình.
Là người, như chúng ta, các thánh Tử Đạo Việt Nam, chắc không khỏi khiếp đãm trước cái chết. Nhưng vì lòng yêu mến Chúa, các ngài đã bỏ lại nỗi sợ hãi phía sau mạng sống đời này của mình, để đi tới trong đời vĩnh cửu.
Hiến dâng mạng sống vì lòng tin, các thánh Tử Đạo Việt Nam đã đi đến tận cùng của lòng thần phục Thiên Chúa, “Đấng có thể tiêu diệt cả xác lẫn hồn trong hỏa ngục…”.
Thế giới quanh ta vẫn còn đó, rất nhiều những người bị “cướp” như hình ảnh người bị cướp trong dụ ngôn Người Samari nhân hậu.
Đó là những bào thai không phương thế tự vệ, vẫn bị giết, bị trục xuất ra khỏi lòng mẹ không thương tiếc.
Đó là những trẻ em bị cướp mất tuổi thơ khi người ta buộc các em phải lao động nặng nhọc, phải tham gia vào con đường tội ác, phải đem chính giá trị tuổi thơ của mình phục vụ những kẻ mang hình người nhưng lương tâm thú tính trong các nhà chứa, trong các đường dây tình dục… Và còn biết bao nhiêu mãnh đời trẻ thơ phải chấp nhận sống chui rúc ở bãi rác, gầm cầu, phố chợ…
Đó còn là những mảnh đời ngụp lặn trong dòng đời nhầy nhụa, mất định hướng sống, mất niềm hy vọng sống. Cũng có thể họ là những người sống lương thiện, nhưng bị nghi ngờ, bị hiểu lầm, bị chèn ép, bị bóc lột, bị hiếp đáp…
Đó còn là những cụ già bị bỏ quên trên góc phố, bị mất tất cả sức lao động, nhưng vẫn phải lê thân từng ngày đội nắng, đội mưa bán vé số, lượm ve chai, ngửa tay xin lòng trắc ẩn của mọi người…
Tất cả những người ấy, đều rất cần chúng ta, những bàn tay của người Samaritanô thời đại. Chúng ta hãy dẹp bỏ thái độ vô tâm của tư tế, Lêvi để cúi xuống trên những anh chị em đau khổ của mình. Hãy nhớ rằng, chỉ khi trở thành người Samaritanô, ta mới thật sự là anh em của những người “bị cướp” ấy.
Hãy mang lấy tinh thần tử đạo của các thánh Tử Đạo Việt Nam, bất chấp mọi chướng ngại, mọi sợ hãi, lao thân phục vụ mọi con người lao đao, bất hạnh.
Ngày nay, chúng ta không dễ gì có thể đổ máu để minh chứng đức tin như cha ông của mình. Chúng ta chỉ hãy mang trong lòng mình, khắc sâu trong nội tâm mình hình ảnh các thánh Tử Đạo Việt Nam, hiên ngang sống cho đức tin, hiên ngang lao vào mọi mặt trận của đời sống con người để đánh phá mọi thứ “cướp”, trả lại cho con người cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Đặc biệt, những người sống trong đời tu, càng phải ý thức mình đã hiến dâng cho Chúa, để luôn can đảm bênh vực sự thật, công lý, tình yêu, con người… Họ hãy loại trừ hình ảnh tư tế, Lêvi ích kỷ, chỉ tìm vinh thân mà bỏ qua mọi điều tốt phải thực thi, không hề đoái hoài đến những con người bất hạnh, dù họ có ở ngay trước mắt mình.
Càng sống lâu trong đời tu, những người đã thánh hiến cho Chúa càng phải học lấy tinh thần bất khả nhượng của các thánh Tử Đạo Việt Nam, mà đối đầu trước mọi gai chướng, mọi thương đau, mọi cùng cực, mọi bẻ bàng của mọi anh chị em quanh mình.
Tất cả chúng ta, dù là giáo dân, tu sĩ, hay linh mục, đã là Kitô hữu, hãy đào tạo lương tâm mình thành người hữu dụng cho Thiên Chúa, cho Hội Thánh và cho cuộc đời. Hãy đào tạo mình thành người có tâm, biết chạnh lòng thương, biết nhìn đến nhu cầu của con người, không sống vô tâm, không sợ hãi bất cứ điều gì. Vì chính khi sống vì hạnh phúc của người khác, ta sẽ bắt gặp hạnh phúc của chính mình.
Lạy Chúa, người Samaritanô nhân hậu đã cúi xuống, ôm lấy nỗi đau của anh em mình. Nhân loại hôm nay vẫn còn đầy đau thương và nước mắt. Nhân loại vẫn cay đắng cơ hàn, đói lương thực, đói tinh thần và đói cả tình thương. Xin cho chúng con, những kẻ được thừa hưởng tình yêu thương vô bờ của Chúa, biết vượt lên mọi nỗi sợ hãi của trần thế, chỉ sợ mất lòng Chúa mà thôi. Từ đó giúp chúng con can đảm trở thành người Samaritanô hôm nay, để sống vì và sống cho sự sống của anh chị em chúng con. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Yêu và Làm
Lm. Vũ Xuân Hạnh
08:06 11/07/2013
Chúa Nhật 15 THƯỜNG NIÊN NĂM C
YÊU VÀ LÀM
“Tôi phải LÀM gì để được sống đời đời?”. Bài Tin Mừng bắt đầu bằng một lời hỏi thử Chúa Giêsu của một nhà thông luật, với một động từ chủ chốt cho chính lời hỏi ấy: “LÀM”.
Cũng với động từ chủ chốt ấy, bài Tin Mừng kết thúc bằng một câu trả lời xác định, và là một lời sai đi, một trách nhiệm cho một sứ mệnh của kẻ muốn sống đời đời: “Ông hãy đi và LÀM như vậy”.
“Làm” là một hoạt động không ngơi nghỉ, gắn kết với ta suốt cả đời. “Làm” có thể đưa ta đến đỉnh cao của danh vọng, của nhân phẩm. Nhưng cũng do “làm”, người ta có thể tự bán đứng chính mình như một thứ hàng xa xí phẩm cho những đổ vỡ lương tâm, cho bao nhiêu thất bại luân lý.
Có khi người ta “làm” những điều tồi tệ không thể tưởng tượng, ngay cả thủ đoạn, nặng hơn, độc ác để mua lấy quyền cao chức cả, điều mà bên ngoài nhìn vào, ai cũng cho rằng, họ là những người có địa vị, có giá trị cao, thực chất đó là những cọng rác thối không gì bằng.
Chính vì vậy, “làm” có thể cho chúng ta cuộc sống đời đời. Nhưng cũng chính do “làm”, ta trở thành kẻ đáng lãnh án chết đời đời.
Vậy, “làm” để đạt sự sống đời đời là làm gì? Hay như một người đã hỏi Chúa Giêsu: “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”. Rất đơn giản, muốn sống đời đời, chỉ có mỗi một việc làm duy nhất: YÊU! Yêu Chúa và yêu người.
Nói là đơn giản, nhưng để làm được những gì đã nói, là cả một khoảng cách rất lớn. Nhất là khoảng cách ấy thuộc về lãnh vực đức tin, lãnh vực của giáo huấn đến từ Thiên Chúa. Chỉ có một đời sống chìm trong đức tin mới có thể rút ngắn dần cả một khoảng cách lớn lao ấy.
Chính trong ý nghĩa này mà thánh Augustinô mới dạy rằng: “Hãy yêu rồi làm”. Cũng chính vì phải yêu rồi hãy làm, chúng ta cần nhắc nhớ cho nhau rằng: Nếu phải làm, thì hãy làm trong tình yêu.
Yêu và Làm. Nói như thế vẫn chưa là cụ thể. Chúa Giêsu không dừng lại ở một giáo trình nào, dẫu lý thuyết mà Người dạy là điểm trọng tâm đi nữa. Người đã đưa ra một bằng chứng cụ thể để giải quyết thấu đáo cho vấn đề yêu - làm, vấn đề nền tảng của sự sống đời đời.
Bài học cụ thể mà Chúa hướng dẫn là: “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô...” (Lc 10, 30-37). Bài học ấy, câu chuyện người Samari nhân hậu ấy, là bằng chứng của tình yêu.
Nếu hôm nay, bạn và tôi có được những nghĩa cử yêu thương như nghĩa cử lớn lao, cảm động của người Samari trong dụ ngôn, bạn và tôi đã là người biết yêu và sống yêu: Yêu Chúa, yêu người. Yêu Chúa, đòi ta phải sống cho anh em. Sống cho anh em là bằng chứng lòng ta yêu mến Chúa.
Sau khi đưa ví dụ về người Samari nhân hậu như một bằng chứng của lòng yêu thương, Chúa kết luận bằng một lời ban mệnh lệnh: “Ông hãy đi và làm như vậy”. Có nghĩa là: “Ông hãy bắt chước người Samari nhân hậu sống đời sống bác ái yêu thương, để chính ông sẽ được sống đời đời”.
Nếu động từ “làm” ở câu đầu tiên, người thông luật đặt ra chỉ để hỏi thử Chúa Giêsu, “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”, và ở câu cuối cùng, Chúa cũng trả lời bằng động từ “làm”: “Ông hãy đi và làm như vậy”, thì câu trả lời này, không chỉ là trả lời thật, nhưng còn là câu trả lời mở ra một sứ mạng cho những ai xưng mình là người Công Giáo.
Nếu Chúa Nhật tuần rồi, Hội Thánh cho ta suy niệm bài Tin Mừng về việc Chúa chọn bảy mươi hai môn đệ và sai đi rao giảng Lời Chúa, thì sứ mạng sống và làm chứng cho Lời của Người, không thể không có đức bác ái, lòng mến yêu làm nền tảng.
Vì không ai có thể hiểu nổi, một người chuyên cao rao Lời Chúa, dạy giáo lý rất hay cho anh chị em, giảng thuyết rất thuyết phục người nghe..., lại là người xơ cứng trước nỗi đau của anh chị em, không có một chút tình yêu nào đối với đồng loại, không bao giờ thực hiện một nghĩa cử yêu thương cho bất cứ anh chị em nào...
Nếu lời nói là một trời, còn thái độ sống là một vực như thế, thì tất cả những gì mình nói và sống chỉ là phản chứng của Tin Mừng, chỉ là sự chống đối chính Lời của Thiên Chúa mà thôi.
Như vậy, đức ái chính là bằng chứng cho biết một người có sống Tin Mừng của Chúa hay không. Nói cách khác, nhìn từ một góc cạnh nào đó, chính đời sống bác ái là lời rao giảng Tin Mừng hùng hồn nhất, thu hút nhất. Vì rao giảng Lời Chúa, không phải là trao cho người thụ nhận một mớ kiến thức, nhưng là trao cho họ một bằng chứng sống. Nhưng có bằng chứng nào đẹp cho bằng chính đời sống chứng tá của người rao giảng!
Xin cho bạn và tôi là những người Samari của thời đại này, biết “yêu” và biết “làm”, để tất cả chúng ta trở nên dấu chỉ hữu hiệu cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa Kitô. Vậy chúng ta cùng thành tâm dâng lên Chúa một lời nguyện, ai đó đã từng cầu nguyện thế này:
Lạy Chúa, lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau để làm thành một vòng tròn khép kín. Sau đó chúng con hiểu rằng, cần phải buông tay nhau để nhận những người bạn mới, để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng và trái tim được lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng, cần phải nối dòng tay lớn, xuyên qua các đại dương và lục địa, để vòng tay của người được nối với người. Sau hết, tất cả những vòng tay ấy nối với Tạo Hoá.
Chúng con thích Chúa đứng chung một vòng tròn với tất cả loài người chúng con, nắm lấy tay chúng con và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá, giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau và nhận nhau là anh em.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
YÊU VÀ LÀM
“Tôi phải LÀM gì để được sống đời đời?”. Bài Tin Mừng bắt đầu bằng một lời hỏi thử Chúa Giêsu của một nhà thông luật, với một động từ chủ chốt cho chính lời hỏi ấy: “LÀM”.
Cũng với động từ chủ chốt ấy, bài Tin Mừng kết thúc bằng một câu trả lời xác định, và là một lời sai đi, một trách nhiệm cho một sứ mệnh của kẻ muốn sống đời đời: “Ông hãy đi và LÀM như vậy”.
“Làm” là một hoạt động không ngơi nghỉ, gắn kết với ta suốt cả đời. “Làm” có thể đưa ta đến đỉnh cao của danh vọng, của nhân phẩm. Nhưng cũng do “làm”, người ta có thể tự bán đứng chính mình như một thứ hàng xa xí phẩm cho những đổ vỡ lương tâm, cho bao nhiêu thất bại luân lý.
Có khi người ta “làm” những điều tồi tệ không thể tưởng tượng, ngay cả thủ đoạn, nặng hơn, độc ác để mua lấy quyền cao chức cả, điều mà bên ngoài nhìn vào, ai cũng cho rằng, họ là những người có địa vị, có giá trị cao, thực chất đó là những cọng rác thối không gì bằng.
Chính vì vậy, “làm” có thể cho chúng ta cuộc sống đời đời. Nhưng cũng chính do “làm”, ta trở thành kẻ đáng lãnh án chết đời đời.
Vậy, “làm” để đạt sự sống đời đời là làm gì? Hay như một người đã hỏi Chúa Giêsu: “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”. Rất đơn giản, muốn sống đời đời, chỉ có mỗi một việc làm duy nhất: YÊU! Yêu Chúa và yêu người.
Nói là đơn giản, nhưng để làm được những gì đã nói, là cả một khoảng cách rất lớn. Nhất là khoảng cách ấy thuộc về lãnh vực đức tin, lãnh vực của giáo huấn đến từ Thiên Chúa. Chỉ có một đời sống chìm trong đức tin mới có thể rút ngắn dần cả một khoảng cách lớn lao ấy.
Chính trong ý nghĩa này mà thánh Augustinô mới dạy rằng: “Hãy yêu rồi làm”. Cũng chính vì phải yêu rồi hãy làm, chúng ta cần nhắc nhớ cho nhau rằng: Nếu phải làm, thì hãy làm trong tình yêu.
Yêu và Làm. Nói như thế vẫn chưa là cụ thể. Chúa Giêsu không dừng lại ở một giáo trình nào, dẫu lý thuyết mà Người dạy là điểm trọng tâm đi nữa. Người đã đưa ra một bằng chứng cụ thể để giải quyết thấu đáo cho vấn đề yêu - làm, vấn đề nền tảng của sự sống đời đời.
Bài học cụ thể mà Chúa hướng dẫn là: “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô...” (Lc 10, 30-37). Bài học ấy, câu chuyện người Samari nhân hậu ấy, là bằng chứng của tình yêu.
Nếu hôm nay, bạn và tôi có được những nghĩa cử yêu thương như nghĩa cử lớn lao, cảm động của người Samari trong dụ ngôn, bạn và tôi đã là người biết yêu và sống yêu: Yêu Chúa, yêu người. Yêu Chúa, đòi ta phải sống cho anh em. Sống cho anh em là bằng chứng lòng ta yêu mến Chúa.
Sau khi đưa ví dụ về người Samari nhân hậu như một bằng chứng của lòng yêu thương, Chúa kết luận bằng một lời ban mệnh lệnh: “Ông hãy đi và làm như vậy”. Có nghĩa là: “Ông hãy bắt chước người Samari nhân hậu sống đời sống bác ái yêu thương, để chính ông sẽ được sống đời đời”.
Nếu động từ “làm” ở câu đầu tiên, người thông luật đặt ra chỉ để hỏi thử Chúa Giêsu, “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”, và ở câu cuối cùng, Chúa cũng trả lời bằng động từ “làm”: “Ông hãy đi và làm như vậy”, thì câu trả lời này, không chỉ là trả lời thật, nhưng còn là câu trả lời mở ra một sứ mạng cho những ai xưng mình là người Công Giáo.
Nếu Chúa Nhật tuần rồi, Hội Thánh cho ta suy niệm bài Tin Mừng về việc Chúa chọn bảy mươi hai môn đệ và sai đi rao giảng Lời Chúa, thì sứ mạng sống và làm chứng cho Lời của Người, không thể không có đức bác ái, lòng mến yêu làm nền tảng.
Vì không ai có thể hiểu nổi, một người chuyên cao rao Lời Chúa, dạy giáo lý rất hay cho anh chị em, giảng thuyết rất thuyết phục người nghe..., lại là người xơ cứng trước nỗi đau của anh chị em, không có một chút tình yêu nào đối với đồng loại, không bao giờ thực hiện một nghĩa cử yêu thương cho bất cứ anh chị em nào...
Nếu lời nói là một trời, còn thái độ sống là một vực như thế, thì tất cả những gì mình nói và sống chỉ là phản chứng của Tin Mừng, chỉ là sự chống đối chính Lời của Thiên Chúa mà thôi.
Như vậy, đức ái chính là bằng chứng cho biết một người có sống Tin Mừng của Chúa hay không. Nói cách khác, nhìn từ một góc cạnh nào đó, chính đời sống bác ái là lời rao giảng Tin Mừng hùng hồn nhất, thu hút nhất. Vì rao giảng Lời Chúa, không phải là trao cho người thụ nhận một mớ kiến thức, nhưng là trao cho họ một bằng chứng sống. Nhưng có bằng chứng nào đẹp cho bằng chính đời sống chứng tá của người rao giảng!
Xin cho bạn và tôi là những người Samari của thời đại này, biết “yêu” và biết “làm”, để tất cả chúng ta trở nên dấu chỉ hữu hiệu cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa Kitô. Vậy chúng ta cùng thành tâm dâng lên Chúa một lời nguyện, ai đó đã từng cầu nguyện thế này:
Lạy Chúa, lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau để làm thành một vòng tròn khép kín. Sau đó chúng con hiểu rằng, cần phải buông tay nhau để nhận những người bạn mới, để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng và trái tim được lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng, cần phải nối dòng tay lớn, xuyên qua các đại dương và lục địa, để vòng tay của người được nối với người. Sau hết, tất cả những vòng tay ấy nối với Tạo Hoá.
Chúng con thích Chúa đứng chung một vòng tròn với tất cả loài người chúng con, nắm lấy tay chúng con và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá, giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau và nhận nhau là anh em.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:53 11/07/2013
ĐỊA THƯỢNG VƯƠNG
Hủ Công nhận Phí Trường Phòng làm đệ tử, vì thời gian quá lâu nên Phí Trường Phòng muốn thành tiên, thế là khi Hủ Công hết hạn ở trần gian sắp trở về thế giới thần tiên, Phí Trường Phòng cũng sẽ được đồng hành.
Hủ Công để cho Phí Trường Phòng ba thử thách, kết quả là ông ta không vượt qua được, Hủ Công nói:
- “Dù con không thể thành tiên thì làm một Địa Thượng Vương, ở nhân gian thọ được trăm tuổi !”
Hủ công lấy ra một đạo bùa phong kín đưa cho Phí Trường Phòng và nói:
- “Có đạo bùa pháp này, con có thể làm chủ nhân của bất kỳ loại quỷ thần nào, lại còn có thể trị bệnh cứu nạn giúp người ta.”
Phí Trường Phòng đem đạo bùa trở về quê hương, đi khắp nơi chữa bệnh cứu nạn giúp người, các quỷ thần đều phải khiếp sợ, ông ta trở thành Địa Thượng Vương chân chính và rất phù hợp với thực tế. Nhưng khi đã dùng hết đạo bùa thì vừa vặn Phí Trường Phòng cũng được trăm tuổi, quả nhiên ông ta qua đời.
(Tấn, Cát Hồng “Thần tiên truyện”)
Suy tư:
Dù không thành tiên nhưng có thể làm Địa Thượng Vương để cứu người giúp đời thì cũng là cao quý lắm rồi, con người ta sống ở đời cũng chỉ là như thế mà thôi: thương người như thể thương thân.
Có những gia đình khi con mình không tiếp tục con đường tu trì nữa thì chửi mắng, nói nặng nói nhẹ, nói ăn uổng cơm nhà Chúa, thế là họ không hiểu đi tu để làm gì, mà chỉ biết đi tu là để vinh thân phì da, để được người ta trọng vọng, là để ăn trên ngồi trước.v.v...mà không biết rằng đi tu cũng có những thập giá của nó, và điều căn bản là chính Thiên Chúa chọn chứ không phải kẻ khác chọn.
Không làm linh mục nhưng làm một giáo dân tốt lành thì hơn cả làm linh mục mà không chu toàn bổn phận mục tử của mình; không làm bà sơ thầy dòng thì làm một người cha người mẹ tốt lành còn hơn làm bà sơ thầy dòng mà không có tấm lòng bác ái yêu thương khi phục vụ tha nhân.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hủ Công nhận Phí Trường Phòng làm đệ tử, vì thời gian quá lâu nên Phí Trường Phòng muốn thành tiên, thế là khi Hủ Công hết hạn ở trần gian sắp trở về thế giới thần tiên, Phí Trường Phòng cũng sẽ được đồng hành.
Hủ Công để cho Phí Trường Phòng ba thử thách, kết quả là ông ta không vượt qua được, Hủ Công nói:
- “Dù con không thể thành tiên thì làm một Địa Thượng Vương, ở nhân gian thọ được trăm tuổi !”
Hủ công lấy ra một đạo bùa phong kín đưa cho Phí Trường Phòng và nói:
- “Có đạo bùa pháp này, con có thể làm chủ nhân của bất kỳ loại quỷ thần nào, lại còn có thể trị bệnh cứu nạn giúp người ta.”
Phí Trường Phòng đem đạo bùa trở về quê hương, đi khắp nơi chữa bệnh cứu nạn giúp người, các quỷ thần đều phải khiếp sợ, ông ta trở thành Địa Thượng Vương chân chính và rất phù hợp với thực tế. Nhưng khi đã dùng hết đạo bùa thì vừa vặn Phí Trường Phòng cũng được trăm tuổi, quả nhiên ông ta qua đời.
(Tấn, Cát Hồng “Thần tiên truyện”)
Suy tư:
Dù không thành tiên nhưng có thể làm Địa Thượng Vương để cứu người giúp đời thì cũng là cao quý lắm rồi, con người ta sống ở đời cũng chỉ là như thế mà thôi: thương người như thể thương thân.
Có những gia đình khi con mình không tiếp tục con đường tu trì nữa thì chửi mắng, nói nặng nói nhẹ, nói ăn uổng cơm nhà Chúa, thế là họ không hiểu đi tu để làm gì, mà chỉ biết đi tu là để vinh thân phì da, để được người ta trọng vọng, là để ăn trên ngồi trước.v.v...mà không biết rằng đi tu cũng có những thập giá của nó, và điều căn bản là chính Thiên Chúa chọn chứ không phải kẻ khác chọn.
Không làm linh mục nhưng làm một giáo dân tốt lành thì hơn cả làm linh mục mà không chu toàn bổn phận mục tử của mình; không làm bà sơ thầy dòng thì làm một người cha người mẹ tốt lành còn hơn làm bà sơ thầy dòng mà không có tấm lòng bác ái yêu thương khi phục vụ tha nhân.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:57 11/07/2013
N2T |
13. Thánh Kinh đem việc của Thiên Chúa truyền đạt cho con người, nhưng dùng phương cách thông dụng của loài người để truyền đạt.
(Thánh Thomas Aquinas)-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giải thích tự sắc Motu Propio mới
Bùi Hữu Thư
09:37 11/07/2013
2013-07-11 Vatican Radio
(Vatican Radio) Ngày thứ năm 11/7/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành một tự sắc Motu proprio khiến cho các hình luật do Uỷ Ban Giáo Hoàng về Quốc Gia Thánh Đô Vatican cũng được áp dụng bên trong Tòa Thánh.
Uỷ Ban Giáo Hoàng về Quốc Gia Thánh Đô Vatican ngày thứ năm đã thông qua ba đạo luật bao gồm: các Tiêu Chuẩn Phụ Trội về các vấn đề luật hình sự; Các tu chính về luật hình sự và các quy chế về thể thức hình luật; và các Trù Liệu nói chung về các hình phạt về hành chánh.
Một thông cáo của văn phòng truyền thông Tòa Thánh giải thích các đạo luật mới này là một nỗ lực tiếp nối để tu chính hệ thống luật pháp của Quốc Gia Thánh Đô Vatican, xây dựng trên các biện pháp đã được thi hành kể từ năm 2010 trong giáo triều của Đức Thánh Cha Benedict XVI.
Thông cáo cũng cho hay là các đạo luật này có một phạm vi rộng lớn hơn, vì bao gồm vào hệ thống luật pháp của Vatican các trù liệu về rất nhiều thỏa hiệp quốc tế, kể cả: bốn thỏa hiệp Genève năm 1949, về việc gây chiến và tội ác chiến tranh; thỏa hiệp năm 1965 về việc loại trừ tất cả mọi hình thức kỳ thị chủng tộc; thỏa hiệp năm 1984 chống việc tra tấn và các hành vị độc ác khác, hay các cách đối xử và hình phạt dã man; thỏa hiệp năm 1989 về nhân quyền của trẻ em và thủ tục ngoại lệ năm 2000.
Thông cáo kết luận: “Nói chung, các nỗ lực ấn định những tiêu chuẩn mới này là một phần của các phương thức rộng lớn hơn nhằm tối tân hóa hệ thống luật pháp của Vatican với mục tiêu gia tăng sự nhất quán và hữu hiệu về luật pháp.”
Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu gỡ bỏ ngay bức tượng chân dung của Ngài ở Argentina
Nguyễn Long Thao
12:02 11/07/2013
Buenos Aires 9/7/2013.- Nguồn tin thông tấn xã ANSA của Ý cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu phải gỡ bỏ ngay bức tượng chân dung của Ngài ra khỏi khu vườn ở nhà thờ chính tòa ở Buenos Aires, Á Căn Đình.
Bức tượng chân dung ĐGH Phanxicô do nghệ sĩ Fernando Pugliese thiết kế để đặt trong khu vườn Vương Cung Thánh Đường mà trước đây Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đã cai quản trước khi trở thành vị Giáo hoàng của Mỹ Châu Latin đầu tiên trên thế giới.
Tờ báo Clarin phát hành ở Buenos Aires cho biết bức tượng đã được đặt trong vuờn cách đây 10 ngày và ngày 9 tháng 7 năm 2013, khi vừa nghe tin Vương Cung Thánh Đường ở Buenos Aires đặt bức tượng của mình, Đức Thánh Cha từ Roma đã điện thoại ngay về cho giới chức cai quản Thánh Đường nói trên mà theo nguyên văn lời Ngài là “phải gỡ bỏ ngay lập tức” bức tượng chân dung của mình ra khỏi khu vườn Vương Cung Thánh Đường.
Tờ báo cũng đặt thêm câu hỏi là liệu Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người luôn thể hiện tinh thần khó khăn, nhiệm nhặt, có cho phép giới chức lãnh đạo Giáo Hội ở Nam Mỹ mở một bảo tàng ở Argentina để vinh danh Ngài không?
Tờ báo Clarin phát hành ở Buenos Aires cho biết bức tượng đã được đặt trong vuờn cách đây 10 ngày và ngày 9 tháng 7 năm 2013, khi vừa nghe tin Vương Cung Thánh Đường ở Buenos Aires đặt bức tượng của mình, Đức Thánh Cha từ Roma đã điện thoại ngay về cho giới chức cai quản Thánh Đường nói trên mà theo nguyên văn lời Ngài là “phải gỡ bỏ ngay lập tức” bức tượng chân dung của mình ra khỏi khu vườn Vương Cung Thánh Đường.
Tờ báo cũng đặt thêm câu hỏi là liệu Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người luôn thể hiện tinh thần khó khăn, nhiệm nhặt, có cho phép giới chức lãnh đạo Giáo Hội ở Nam Mỹ mở một bảo tàng ở Argentina để vinh danh Ngài không?
Thư ngỏ của Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013
Nhóm TNV Việt Ngữ
11:51 11/07/2013
Thư ngỏ của Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013
LT: Trước những quan ngại sâu sắc hoặc những chỉ trích thiếu sự cảm thông về công tác chuẩn bị, tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (World Youth Day) Rio de Janeiro 2013, vừa qua, Ban Tổ Chức Địa phương của Đại Hội đã gửi một thư ngỏ đến với mọi người, đặc biệt là các tham dự viên. Sau đây là nội dung:
Anh chị em thân mến,
Chúc tụng Thiên Chúa là đấng đã đưa chúng ta đến với nhau trong tình yêu của Chúa Kitô!
Thay mặt tất cả những người đang trực tiếp tham gia vào công việc chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (World Youth Day) Rio2013, được gọi chung là Ban Tổ Chức Địa phương (Local Organizing Committee - LOC), tôi xin cảm tạ vì những mối quan tâm mà chúng tôi đã nhận được, đề cập đến một số lựa chọn cụ thể trong việc thực hiện các kế hoạch của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Chúng tôi hạnh phúc khi biết đó là những minh chứng về lòng nhiệt thành với Tin Mừng, về tình yêu đối với Giáo Hội, và về những mối quan ngại trước các nguy cơ làm hoen ố những gì là thánh thiêng. Chúng tôi xin chia sẻ những mối quan tâm ấy. Những người trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch và ra quyết định cho Đại Hội không phải lúc nào cũng giữ vững giới hạn cần thiết để đưa ra các quyết định khôn ngoan.
Tạ ơn Chúa vì chúng tôi không đơn độc. Chúng tôi có các vị giám mục của chúng tôi. Chúng tôi có sự đối thoại cách chân thành, huynh đệ và lễ giáo với Hội Đồng Giáo Hoàng Về Giáo Dân - là cơ quan có trách nhiệm thay mặt Tòa Thánh tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Chúng tôi có những người bạn đã đồng hành với chúng tôi ngay từ lúc khởi đầu mọi việc chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Chúng tôi có các chuyên gia tư vấn, không chỉ lĩnh vực kỹ thuật mà còn trong lĩnh vực mục vụ. Cuối cùng và là trung tâm của tất cả, đó là chúng tôi có ân sủng của Thiên Chúa hướng dẫn chúng tôi.
Chúng tôi biết rằng, lịch sử nhân loại đương đại được đánh dấu bằng sự đa dạng, nơi mà những lối suy nghĩ khác biệt là một yếu tố mang lại sự thú vị và cả sự đáng sợ. Chúng tôi cũng biết rằng, khi bị nhấn chìm vào một hoàn cảnh đa dạng như thế, chúng tôi có nguy cơ cho rằng quan điểm của chúng tôi là số một. Với bất kỳ ai đang sống trong những ngày Đại Hội này, tại nơi mà tất cả mọi thứ đều rất đa dạng, thì tư thế, hành động và sự lựa chọn của chúng tôi nên làm theo nhiều sự chỉ lối dẫn đường - Chúa biết điều đó.
Thực tế là chúng tôi luôn được mời gọi vạch ra những sự lựa chọn. Và để chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, chúng tôi đã thực hiện nhiều phương án lựa chọn. Chúng tôi biết, với những người khác thì họ sẽ có sự lựa chọn khác và chúng tôi không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Không có sự lựa chọn nào có thể đáp ứng được cho tất cả mọi người.
Khi lựa chọn, chúng tôi tìm cách cân bằng: một mặt là trung thành với Tin Mừng, và mặt khác là trách nhiệm truyền giáo của chúng tôi. Như vậy thật là khó khăn cho chúng tôi - cũng là những con người - để mà đạt đến sự cân bằng hoàn hảo. Và vì vậy, chúng tôi đã làm theo chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio2013 khi nghiêng về phía trách nhiệm truyền giáo, bởi vì chúng tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã gặp Chúa và chúng tôi đang mời gọi sự tiếp cận khiêm hạ với những người vẫn chưa tìm thấy Ngài. Chúng tôi phục vụ vì được kêu gọi đi theo Chúa, "Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có." (2 Cr 8:9). Giống như Chúa, những người tôi tớ phục vụ không được sợ hãi khi ra đi tìm kiếm muôn dân. Chúng tôi biết chúng tôi không thể rút lui vào chính bản thân mình (dẫn ý Pl 2,5). Nếu chúng ta cứ khăng khăng giữ cá tính của chúng ta, thì chúng ta đã quên rằng một trong những bằng chứng vĩ đại nhất của chúng ta là sự hiệp nhất. Sự cố chấp sẽ làm lu mờ sức hấp dẫn của Tin Mừng.
Khi chúng tôi nhìn vào những đấng quan thầy và cầu bầu cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, chúng tôi nhớ rằng các đấng ấy đã được lựa chọn, bởi vì trong thời đại của họ, họ phải đối mặt với những thử thách lớn lao để đem Tin Mừng đến cho những người chưa biết. Những vị thánh trẻ thì cho thấy, thông qua cuộc đời của họ, tình yêu và lòng quảng đại dành cho những người chưa được thức tỉnh đã mang lại hạnh phúc đích thực.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới không thay thế cho hoạt động của Giáo Hội trong lòng giới trẻ. Giáo Hội đánh thức họ chạy đến Chúa Giêsu Kitô, và Giáo Hội trở nên được quan tâm và thu hút giới trẻ hơn. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới không chỉ giới hạn trong các sự kiện chính của nó, mặc dù chúng nổi bật hơn nên thu hút sự chú ý nhiều nhất. Để được lưu giữ trải nghiệm về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đòi hỏi việc tham dự trong đức tin, sự kiện này chỉ có thể mang lại sự thấm nhuần nếu cùng nhau vui sống.
Chúng tôi không phán xét bất cứ ai bởi vì chúng tôi coi mình là tội nhân, và chúng tôi phải là người đầu tiên khẩn xin lòng thương xót. Trong sự thân tình, chúng tôi xin lặp lại lời cảm ơn tất cả những sự quan tâm đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và mời gọi bạn đến với chúng tôi tại sự kiện lớn lao này.
Đức Ông Joel
Thư ký điều hành Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013
----------------------
Nhóm TNV Việt Ngữ
LT: Trước những quan ngại sâu sắc hoặc những chỉ trích thiếu sự cảm thông về công tác chuẩn bị, tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (World Youth Day) Rio de Janeiro 2013, vừa qua, Ban Tổ Chức Địa phương của Đại Hội đã gửi một thư ngỏ đến với mọi người, đặc biệt là các tham dự viên. Sau đây là nội dung:
Anh chị em thân mến,
Chúc tụng Thiên Chúa là đấng đã đưa chúng ta đến với nhau trong tình yêu của Chúa Kitô!
Thay mặt tất cả những người đang trực tiếp tham gia vào công việc chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (World Youth Day) Rio2013, được gọi chung là Ban Tổ Chức Địa phương (Local Organizing Committee - LOC), tôi xin cảm tạ vì những mối quan tâm mà chúng tôi đã nhận được, đề cập đến một số lựa chọn cụ thể trong việc thực hiện các kế hoạch của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Chúng tôi hạnh phúc khi biết đó là những minh chứng về lòng nhiệt thành với Tin Mừng, về tình yêu đối với Giáo Hội, và về những mối quan ngại trước các nguy cơ làm hoen ố những gì là thánh thiêng. Chúng tôi xin chia sẻ những mối quan tâm ấy. Những người trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch và ra quyết định cho Đại Hội không phải lúc nào cũng giữ vững giới hạn cần thiết để đưa ra các quyết định khôn ngoan.
Tạ ơn Chúa vì chúng tôi không đơn độc. Chúng tôi có các vị giám mục của chúng tôi. Chúng tôi có sự đối thoại cách chân thành, huynh đệ và lễ giáo với Hội Đồng Giáo Hoàng Về Giáo Dân - là cơ quan có trách nhiệm thay mặt Tòa Thánh tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Chúng tôi có những người bạn đã đồng hành với chúng tôi ngay từ lúc khởi đầu mọi việc chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Chúng tôi có các chuyên gia tư vấn, không chỉ lĩnh vực kỹ thuật mà còn trong lĩnh vực mục vụ. Cuối cùng và là trung tâm của tất cả, đó là chúng tôi có ân sủng của Thiên Chúa hướng dẫn chúng tôi.
Chúng tôi biết rằng, lịch sử nhân loại đương đại được đánh dấu bằng sự đa dạng, nơi mà những lối suy nghĩ khác biệt là một yếu tố mang lại sự thú vị và cả sự đáng sợ. Chúng tôi cũng biết rằng, khi bị nhấn chìm vào một hoàn cảnh đa dạng như thế, chúng tôi có nguy cơ cho rằng quan điểm của chúng tôi là số một. Với bất kỳ ai đang sống trong những ngày Đại Hội này, tại nơi mà tất cả mọi thứ đều rất đa dạng, thì tư thế, hành động và sự lựa chọn của chúng tôi nên làm theo nhiều sự chỉ lối dẫn đường - Chúa biết điều đó.
Thực tế là chúng tôi luôn được mời gọi vạch ra những sự lựa chọn. Và để chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, chúng tôi đã thực hiện nhiều phương án lựa chọn. Chúng tôi biết, với những người khác thì họ sẽ có sự lựa chọn khác và chúng tôi không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Không có sự lựa chọn nào có thể đáp ứng được cho tất cả mọi người.
Khi lựa chọn, chúng tôi tìm cách cân bằng: một mặt là trung thành với Tin Mừng, và mặt khác là trách nhiệm truyền giáo của chúng tôi. Như vậy thật là khó khăn cho chúng tôi - cũng là những con người - để mà đạt đến sự cân bằng hoàn hảo. Và vì vậy, chúng tôi đã làm theo chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio2013 khi nghiêng về phía trách nhiệm truyền giáo, bởi vì chúng tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã gặp Chúa và chúng tôi đang mời gọi sự tiếp cận khiêm hạ với những người vẫn chưa tìm thấy Ngài. Chúng tôi phục vụ vì được kêu gọi đi theo Chúa, "Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có." (2 Cr 8:9). Giống như Chúa, những người tôi tớ phục vụ không được sợ hãi khi ra đi tìm kiếm muôn dân. Chúng tôi biết chúng tôi không thể rút lui vào chính bản thân mình (dẫn ý Pl 2,5). Nếu chúng ta cứ khăng khăng giữ cá tính của chúng ta, thì chúng ta đã quên rằng một trong những bằng chứng vĩ đại nhất của chúng ta là sự hiệp nhất. Sự cố chấp sẽ làm lu mờ sức hấp dẫn của Tin Mừng.
Khi chúng tôi nhìn vào những đấng quan thầy và cầu bầu cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, chúng tôi nhớ rằng các đấng ấy đã được lựa chọn, bởi vì trong thời đại của họ, họ phải đối mặt với những thử thách lớn lao để đem Tin Mừng đến cho những người chưa biết. Những vị thánh trẻ thì cho thấy, thông qua cuộc đời của họ, tình yêu và lòng quảng đại dành cho những người chưa được thức tỉnh đã mang lại hạnh phúc đích thực.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới không thay thế cho hoạt động của Giáo Hội trong lòng giới trẻ. Giáo Hội đánh thức họ chạy đến Chúa Giêsu Kitô, và Giáo Hội trở nên được quan tâm và thu hút giới trẻ hơn. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới không chỉ giới hạn trong các sự kiện chính của nó, mặc dù chúng nổi bật hơn nên thu hút sự chú ý nhiều nhất. Để được lưu giữ trải nghiệm về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đòi hỏi việc tham dự trong đức tin, sự kiện này chỉ có thể mang lại sự thấm nhuần nếu cùng nhau vui sống.
Chúng tôi không phán xét bất cứ ai bởi vì chúng tôi coi mình là tội nhân, và chúng tôi phải là người đầu tiên khẩn xin lòng thương xót. Trong sự thân tình, chúng tôi xin lặp lại lời cảm ơn tất cả những sự quan tâm đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và mời gọi bạn đến với chúng tôi tại sự kiện lớn lao này.
Đức Ông Joel
Thư ký điều hành Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013
----------------------
Nhóm TNV Việt Ngữ
Đức Hồng Y Vingt Trois và các linh mục mới chịu chức .
Pt Huỳnh Mai Trác
15:33 11/07/2013
“Ơn gọi linh mục không phải là một sự kiện cá nhân, nhưng là một kinh nghiệm tập thể. Sự sinh họat linh động của Giáo Hội của chúng ta tùy thuộc vào các cọng đoàn giáo dân, sự đóng góp của từng cá nhân tín hữu trong sứ mệnh của Giáo Hội”.
Trong buổi lễ phong chức linh mục năm nay, đức Hồng Y André Vingt Trois, Tổng Giám mục Paris, muốn làm thức tỉnh ơn gọi hiến dâng cho Giáo Hội và Chúa Kitô trong ý hướng cá nhân, cọng đoàn và truyền giáo .
“Niềm vui của chúng ta không phải đến từ những đặc ân của xã hội, từ những tiện nghi của cuộc sống hay từ những sinh họat hay sự thành đat. Niềm vui tràn đầy của chúng ta, chính là niềm vui mà Chúa Giêsu đã hứa cho các môn đệ của Ngài, một niềm vui mà không có niềm vui nào sánh bằng, đó là niềm hy vọng mà chúng ta là những kẻ mang đến cho tất cả mọi người trong trong thời đại chúng ta .
“Các con là những kẻ được tận hiến để làm chứng cho niềm hy vọng đó, cũng như các linh mục đến đặt tay trên trán các con . Những vị đó có người đã kỷ niệm trên 50 năm làm linh mục đã cùng chia sẻ niềm vui và ân sủng chứng tỏ sự trung tín với Chúa, những kẻ được Chúa chọn và sai đi .
“Thời đại này có thể rất khó khăn; Tin Mừng khó được đón nhận hoặc bị ruồng bỏ hay không được yêu chuộng; con đường mà Chúa ban cho nhân lọai để tiến đến hạnh phúc bị lãng quện. Nhưng chúng ta không thất vọng. Chúng ta không hành xử như những kẻ không có niềm hy vọng. Sự bền bỉ và an bình của chúng ta không phải đến từ sức mạnh của chúng ta . mà đến từ sự trung tín của Thiên Chúa. Đừng bao giờ ngờ vực sự trung tín của Thiên Chúa!
“Niềm vui trong công việc mục vụ của chúng ta không phải là có quyền đặt để ý định và viển kiến của chúng ta trên nhưng người khác, thường là trên giáo dân trong cọng đòan của chúng ta .
Niềm vui chân chính của chúng ta, là được sống hiệp thông với những người được Chúa gọi để trở thành môn đệ của Ngài. Họ là những người anh em thân yêu của chúng ta, niềm vui và vinh quang của chúng tạ” (Phil,4,1), như thánh Phao lồ nói với người Philippians. Vì những người anh em của chúng ta, Chúa đòi hỏi chúng ta từ chối lập gia đình, bởi vì họ chúng ta được gọi để thực hành ý Chúa, chính nơi họ mục vụ của chúng ta được đầy đủ ý nghĩa .
Trong những cọng đòan mà cha gởi các con đến làm mục vụ, các con đến không phải đến với cái nhìn của một ông thầy, một vị quan tòa mà là một cái nhìn tràn đầy yêu thương và nhiều ân sủng .
“Đừng bao giờ ngờ vực sứ mệnh của Giáo Hôi. Chính Giáo Hội ban cho các con sứ mệnh mà Giáo Hội luôn ấp ủ các con trong lời cầu nguyện như chúng ta sằp kêu cầu các thánh đang bao quanh chúng ta mà chúng ta không nhìn thấy .
“Giáo Hội cưu mang các con trong lời cầu nguyện và trong hy tế trong thầm kín của những cuộc sống ẩn dật trong phòng kín hay trong các tu viện trong xứ sở của chúng ta .
"Giáo Hội cưu mang các con với những hiệp thông của các cọng đòan thánh thể, bởi lời cầu nguyện của các cọng đòan anh em trong mục vụ. Giáo Hội cưu mang các con trong các hội đòan này.
Giáo Hội cưu mang các con trong lời cầu xin của Tổng Giám mục của các cọn . Như lời Thánh vịnh mà các Thiên thần nói với chúng ta: Các Thiên thần sẽ bế con để chân con không chạm phải sỏi đá! “Niềm vui của Chúa là thành trì của con!” (Nêhêmi 8,10) .(Nguồn tin: Catholique-Paris) .
Trong buổi lễ phong chức linh mục năm nay, đức Hồng Y André Vingt Trois, Tổng Giám mục Paris, muốn làm thức tỉnh ơn gọi hiến dâng cho Giáo Hội và Chúa Kitô trong ý hướng cá nhân, cọng đoàn và truyền giáo .
“Niềm vui của chúng ta không phải đến từ những đặc ân của xã hội, từ những tiện nghi của cuộc sống hay từ những sinh họat hay sự thành đat. Niềm vui tràn đầy của chúng ta, chính là niềm vui mà Chúa Giêsu đã hứa cho các môn đệ của Ngài, một niềm vui mà không có niềm vui nào sánh bằng, đó là niềm hy vọng mà chúng ta là những kẻ mang đến cho tất cả mọi người trong trong thời đại chúng ta .
“Các con là những kẻ được tận hiến để làm chứng cho niềm hy vọng đó, cũng như các linh mục đến đặt tay trên trán các con . Những vị đó có người đã kỷ niệm trên 50 năm làm linh mục đã cùng chia sẻ niềm vui và ân sủng chứng tỏ sự trung tín với Chúa, những kẻ được Chúa chọn và sai đi .
“Thời đại này có thể rất khó khăn; Tin Mừng khó được đón nhận hoặc bị ruồng bỏ hay không được yêu chuộng; con đường mà Chúa ban cho nhân lọai để tiến đến hạnh phúc bị lãng quện. Nhưng chúng ta không thất vọng. Chúng ta không hành xử như những kẻ không có niềm hy vọng. Sự bền bỉ và an bình của chúng ta không phải đến từ sức mạnh của chúng ta . mà đến từ sự trung tín của Thiên Chúa. Đừng bao giờ ngờ vực sự trung tín của Thiên Chúa!
“Niềm vui trong công việc mục vụ của chúng ta không phải là có quyền đặt để ý định và viển kiến của chúng ta trên nhưng người khác, thường là trên giáo dân trong cọng đòan của chúng ta .
Niềm vui chân chính của chúng ta, là được sống hiệp thông với những người được Chúa gọi để trở thành môn đệ của Ngài. Họ là những người anh em thân yêu của chúng ta, niềm vui và vinh quang của chúng tạ” (Phil,4,1), như thánh Phao lồ nói với người Philippians. Vì những người anh em của chúng ta, Chúa đòi hỏi chúng ta từ chối lập gia đình, bởi vì họ chúng ta được gọi để thực hành ý Chúa, chính nơi họ mục vụ của chúng ta được đầy đủ ý nghĩa .
Trong những cọng đòan mà cha gởi các con đến làm mục vụ, các con đến không phải đến với cái nhìn của một ông thầy, một vị quan tòa mà là một cái nhìn tràn đầy yêu thương và nhiều ân sủng .
“Đừng bao giờ ngờ vực sứ mệnh của Giáo Hôi. Chính Giáo Hội ban cho các con sứ mệnh mà Giáo Hội luôn ấp ủ các con trong lời cầu nguyện như chúng ta sằp kêu cầu các thánh đang bao quanh chúng ta mà chúng ta không nhìn thấy .
“Giáo Hội cưu mang các con trong lời cầu nguyện và trong hy tế trong thầm kín của những cuộc sống ẩn dật trong phòng kín hay trong các tu viện trong xứ sở của chúng ta .
"Giáo Hội cưu mang các con với những hiệp thông của các cọng đòan thánh thể, bởi lời cầu nguyện của các cọng đòan anh em trong mục vụ. Giáo Hội cưu mang các con trong các hội đòan này.
Giáo Hội cưu mang các con trong lời cầu xin của Tổng Giám mục của các cọn . Như lời Thánh vịnh mà các Thiên thần nói với chúng ta: Các Thiên thần sẽ bế con để chân con không chạm phải sỏi đá! “Niềm vui của Chúa là thành trì của con!” (Nêhêmi 8,10) .(Nguồn tin: Catholique-Paris) .
Một số nhận định chuyên môn về thông điệp Ánh Sáng Đức Tin
Vũ Văn An
17:48 11/07/2013
Nhân dịp Đức Phanxicô công bố thông điệp đầu tiên của ngài, tạp chí America có yêu cầu một số nhà thần học và lãnh đạo Giáo Hội tại Hoa Kỳ viết lời bình luận. Năm vị sau đây đã đáp lại lời yêu cầu này: Drew Christiansen SJ, Robert P. Imbelli, James Martin SJ, Peter Folan SJ và Christiana Z. Peppard
Biết Đấng chúng ta yêu mến,
Linh mục Drew Christiansen, S. J., cựu chủ bút của America, và hiện là học giả thỉnh giảng của Boston College, thì cho rằng thông điệp Ánh Sáng Đức Tin phần lớn phản ảnh tư duy của Đức Bênêđíctô XVI: nại nhiều tới các tiến sĩ của Giáo Hội, thánh thiêng hóa triết lý Hy Lạp và ưu tư nhiều đối với chủ nghĩa vô thần thế kỷ 19. Song song với những điều đó là việc quan tâm tới chân lý đơn nhất như là đối tượng của đức tin, tới việc bênh vực tính toàn vẹn của kho tàng đức tin, tới ngữ cảnh Giáo Hội của Đức Tin và tới trách nhiệm của huấn quyền trong việc gìn giữ tính toàn bộ của đức tin chống lại sự xâm thực của thời gian.
Dĩ nhiên, vì là bản văn phần lớn do Đức Bênêđíctô XVI soạn thảo, nên Thông Điệp nhiều lần nói tới sự kình chống hiện đại giữa đức tin và lý trí. Đồng thời, Thông Điệp cũng có những đoạn tích cực tuyệt vời nói tới việc con người đi tìm Thiên Chúa và việc ánh sáng đức tin soi sáng cho khoa học.
Nói tới những người không có đức tin nhưng đi tìm Thiên Chúa, Thông Điệp thừa nhận rằng “người có tinh thần tôn giáo cố gắng thấy các dấu hiệu của Thiên Chúa, trong kinh nghiệm của cuộc sống hàng ngày, trong chu kỳ các mùa, trong tính mầu mỡ của trái đất và trong chuyển động của vũ trụ” (số 35). Thông Điệp còn nói thêm: “Bao lâu họ thành thực mở lòng mình ra đón nhận tình yêu và lên đường với bất cứ thứ ánh sáng nào họ tìm thấy, thì người tìm kiếm đã đang ở trên đường dẫn tới đức tin, dù họ không biết như vậy”.
Đàng khác, đức tin chiếu soi trọn sự sống, kể cả việc tìm kiếm của khoa học: “Đức tin khuyến khích nhà khoa học không ngừng cởi mở với thực tại trong mọi nét phong phú khôn lường của nó… Đức tin làm sống dậy ý thức phê phán bằng cách ngăn cản không cho nó tự hài lòng với các công thức của mình và giúp nó hiểu ra rằng thiên nhiên luôn lớn lao hơn. Bằng cách kích thích sự bỡ ngỡ trước mầu nhiệm sâu thẳm của sáng thế, đức tin mở rộng các chân trời của lý trí, dõi nhiều ánh sáng hơn cho một thế giới đang tự cơỉ mở đối với cuộc tìm hiểu của khoa học” (số 34). Dù trong thần học căn bản, những động lực thúc đẩy cho khoa học tiến bộ này có thể được giải thích như các biểu hiện của đức tin tiềm ẩn bên ngoài Chúa Kitô, nhưng khi nhìn bằng con mắt đức tin bởi những khoa học gia tín hữu như Teilhard de Chardin, chúng có cái chiều sâu Kitô (Christic depth). Chính cái chiều sâu lớn hơn của sự sống trong đức tin này là điều hai vị giáo hoàng tác giả muốn ta chú ý.
Cha Christiansen cho rằng khó nhận ra phần đóng góp riêng của Đức Phanxicô. Ngài nghĩ phần đóng góp này nằm ở chương 3 “tôi trao lại cho anh chị em điều chính tôi đã nhận được” đề cập tới việc thông truyền đức tin, và ở chương 4 “Thiên Chúa chuẩn bị cho họ một kinh thành”, đề cập tới vai trò đem lại sự sống của Đức Tin trong gia đình và trong xã hội. Nhưng nếu thế thì ta phải ngạc nhiên vì Giáo Hội học ở đây xem ra không phải là Giáo Hội học phục vụ của Đức Phanxicô (Giáo Hội ở ngoài phố, nơi tai nạn có thể xẩy tới) mà là Giáo Hội học bảo vệ đức tin khỏi sai lầm của Đức Bênêđíctô. Đáng lẽ ở đây, tín hữu nên nhận được một vài tầm nhìn thông sáng của Đức Phanxicô liên quan tới việc dấn thân của Giáo Hội vào một thế giới có khả năng gây chấn thương.
Tuy nhiên, các số 37-39 đã đề cập tới việc chia sẻ Đức Tin và nhấn mạnh tới bản chất cộng đồng và bản chất Giáo Hội của Đức Tin. Phần lớn chương 3 dành để nói về việc thông truyền đức tin qua bí tích. Chương 4 cho thấy nhấn mạnh mục vụ của Đức Phanxicô, nhất là tiết kết thúc (các số 56-57) nói về vai trò ủi an của Đức Tin trước đau khổ và chết chóc.
Cha Christiansen lưu ý sợi chỉ xuyên suốt ba thông điệp Deus caritas est, Caritas in veritate và Lumen fidei. Hai thông điệp kia là của Đức Bênêđíctô. Thông điệp cuối là của chung Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô. Nhưng cả ba cùng đều nhấn mạnh tới tình yêu. Thật vậy, chính tình yêu Thiên Chúa giúp ta tin. Trích lời Thánh Phaolô “tin bằng tâm hồn” (Rm 10:10), thông điệp cho rằng “đức tin biết vì đức tin nối kết với tình yêu, vì tình yêu tự nó đem soi sáng tới”. Chính đức tin mở mắt trí khôn. Thông điệp viết: “cái hiểu của đức tin được phát sinh khi ta nhận được tình yêu vô biên của Thiên Chúa, một tình yêu biến đổi ta từ bên trong và giúp ta nhìn sự vật bằng con mắt mới” (số 26). Điều thật đáng lưu ý là dù rất quan tâm tới nội dung chân lý của Đức Tin, Đức Bênêđíctô vẫn phải hướng tới tình yêu để đóng ấn cho luận điểm của ngài về đức tin, mang lại cho nó cái nét thuyết phục nhất. Vì nói cho cùng, Thiên Chúa “là chủ thể tự làm cho Người được biết đến và được nhận thức trong mối liên hệ liên bản vị” (số 36).
Không những thế, ngoài hình ảnh nhìn ra, một hình ảnh làm khởi điểm cho “Ánh Sáng Đức Tin”, Đức GH còn nói tới chiều kích nghe, thậm chí cả chiều kích rờ mó nữa của đức tin. Tin Mừng làm chứng cả ba chiều kích ấy: “điều chúng tôi được nghe, điều chúng tôi được nhìn bằng con mắt và rờ mó bằng tay chân, chính là lời ban sự sống” (1Ga 1:1; LF số 31). Thông điệp cho ta hay: tình yêu đích thực “kết hợp mọi yếu tố trong con người của ta và trở nên ánh sáng mới chỉ đường ta tiến tới cuộc sống vĩ đại và thỏa đáng” (số 27). Tình yêu sản sinh ra hiểu biết vì chỉ có nó mới ôm lấy trọn bản thân ta. Tình yêu ở tâm điểm đức tin là tình yêu kết hợp ta với Chúa Kitô.
Một sự hợp tác phi thường
Linh mục Robert P. Imbelli, thuộc tổng giáo phận New York, hiện dạy thần học tại Boston College, nhấn mạnh tới đặc điểm “bốn bàn tay” hình thành ra Lumen Fidei. Thực vậy, trước ngày ban hành thông điệp này, chính Đức Phanxicô tiết lộ đặc điểm này cho báo giới. Và một lần nữa, ở phần nhập đề của thông điệp, ngài viết rõ: Đức Bênêđíctô “gần như đã hoàn tất dự thảo đầu tiên của thông điệp về đức tin. Vì vậy, tôi rất cảm ơn ngài, và vì là anh em của ngài trong Chúa Kitô, tôi đã tiếp nối công trình tốt đẹp của ngài và thêm một số đóng góp của riêng tôi” (số 7).
Đây quả là một hợp tác phi thường khiến ta có thể gọi Lumen Fidei là chúc thư của Đức Bênêđíctô và Diễn Văn Đăng Quang của Đức Phanxicô.
Cha Imbelli cũng nhấn mạnh tới tình yêu như là trọng tâm của Lumen Fidei khi trích dẫn “Trong tình yêu của Thiên Chúa được mặc khải nơi Chúa Giêsu, đức tin đã nhận thức được nền tảng mà mọi thực tại và cùng đích của chúng dựa vào” (số 15). Đức tin của Kitô Giáo phát sinh từ cuộc gặp gỡ đầy yêu thương với Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu đóng đinh và đã sống lại. Do đó, nó bao gồm trọn con người, cả hiểu biết, lẫn ý chí và xúc cảm.
Thành thử, trước khi được phát biểu thành lời, đức tin là một thực tại cảm nghiệm sâu sắc đặt con người vào con đường mới, giúp họ thấy thực tại dưới một ánh sáng mới, tức ánh sáng của Chúa Kitô, và mở cho họ nhiều chân trời và sứ mệnh mới. “Những ai tin đều được biến đổi bởi tình yêu mà họ vốn mở trái tim ra chào đón trong đức tin” (số 21). Họ được biến đổi qua việc Chúa Kitô cư ngụ trong họ.
Điểm cũng cần nhấn mạnh là khía cạnh cộng đồng của đức tin. Cái “tôi” của người tín hữu được lồng vào cơ thể Giáo Hội của Chúa Kitô: Câu “tôi tin” của cá nhân được định vị trong câu “chúng tôi tin” của cộng đồng. Thông điệp viết một cách súc tích như sau về khía cạnh này “Việc mở ra cái “chúng tôi’ đầy tính Giáo Hội này phản ảnh sự cởi mở của chính tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu không những chỉ là mối tương quan giữa Cha và Con, giữa “Con” và “Ngài”, mà còn, trong Chúa Thánh Thần nữa, nghỉa là “Chúng ta”, một hiệp thông các ngôi vị” (số 39).
Mặt khác, hiệp thông có tính Giáo Hội được cảm nghiệm và vui hưởng không có tính tự khép kín, mà đòi ta phải lãnh trách nhiệm đối với thiện ích chung. “Ánh sáng (đức tin) không chỉ soi sáng bên trong Giáo Hội, cũng không phải chỉ để xây dựng kinh thành vĩnh cửu đời sau; nó còn giúp ta xây dựng xã hội sao đó để xã hội cùng lên đường tiến tới một tương lai hy vọng” (số 51).
Bắt nguồn từ căn cội mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, đức tin không thể làm ngơ nỗi thống khổ của thế giới. Nó tìm cách đem đến cho ta một phục vụ đầy hy vọng và yêu thương, nhất là cho những người thiếu thốn và bị bỏ rơi hơn cả. “Đức tin không phải là ánh sáng làm tan bóng tối, mà là ngọn đèn dẫn lối ta đi trong đêm và đủ cho suốt hành trình” (số 57).
Lời mời thân ái đối với người tìm kiếm
Linh mục James Martin, S.J., chủ bút toàn quyền của America, thì cho rằng Lumen Fidei là lời mời tốt đẹp đối với cả người tin lẫn người không tin. Dù thông điệp này chính thức ngỏ lời với các giám mục, linh mục, tu sị và tín hữu giáo dân, nó cũng thực lòng muốn nói với bất cứ ai đang tìm kiếm Thiên Chúa.
Theo cha Martin, không có gì đáng gọi là “tin tức” trong Lumen Fidei, ngoại trừ sự liên kết chặt chẽ giữa đức tin và “công lý, luật pháp và hòa bình” là những điều vốn phản ảnh quan tâm sâu sắc của Đức Phanxicô đối với người nghèo. Thực vậy, có cả một đoạn minh nhiên nói tới các khuôn mặt vĩ đại như Thánh Phanxicô Assisi và Mẹ Têrêxa, những người được đức tin thúc đẩy để trực tiếp làm việc cho người nghèo.
Cha Martin cho rằng ta không nên đoán già đoán non phần nào của thông điệp do Đức Bênêđíctô viết phần nào do Đức Phanxicô viết. Đúng hơn phải đọc thông điệp trong tính toàn bộ của nó, coi nó như công trình của cả hai vị Giáo Hoàng.
Như trên đã nói, Cha Martin cho rằng có những đoạn dành cho các tín hữu Kitô suy niệm cách phong phú, nhưng không thiếu những đoạn có ích cho cả người đang tìm kiếm, người hoài nghi, người bất khả tri và thậm chí cả người vô thần nữa.
Thực vậy, thông điệp có chỗ viết “đức tin phát sinh từ một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa”. Nghĩa là, đức tin không phải chỉ là một diễn trình tri thức, hay câu trả lời cho các vấn nạn triết học, mà chủ yếu là một mối liên hệ, với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu, và với người khác. Thông điệp cho rằng ta có thể thấy được sự tiến bộ trong mối liên hệ này qua dòng lịch sử, trong câu truyện cứu độ, bắt đầu với Ápraham. Bởi thế, đối với những người tìm kiếm, tha thiết muốn biết đức tin là gì, thay vì một tranh luận triết học hay thần học, Lumen Fidei trình bày một con người: đó là Chúa Giêsu. Thông điệp bảo: đức tin là “tham dự vào cách nhìn của Người”. Ta tìm cách đi vào mối liên hệ với Người.
Nhưng điều trên không có nghĩa: trí hiểu không quan trọng. Đối với những người sợ rằng trở thành Kitô hữu có nghĩa phải vứt bỏ đầu óc đi, Lumen Fidei nhấn mạnh tới giá trị của con đường tri thức, và nhắc nhở ta nhớ tới kinh nghiệm của Thánh Augustinô. Gặp gỡ Thiên Chúa không khiến Thánh Augustinô phải “từ bỏ ánh sáng và việc nhìn” tức lý trí. Tuy nhiên, niềm khát khao chân lý của ta chỉ được thỏa mãn khi “ta thấy và yêu”.
Vì “tình yêu là cảm nghiệm về chân lý”. Do đó, đối với người vẫn đang tìm kiếm Thiên Chúa, thông điệp khuyến khích họ suy tư về chính cảm nghiệm yêu thương của họ, không phải như một xúc cảm phù du, mà như phương cách nếm thử đức tin và cảm nhận chân lý, cả hai sẽ dẫn tới đức tin. Nhờ suy tư về tình yêu mà Thiên Chúa tỏ cho ta thấy trong cuộc sống ta, như Dân Israel từng làm suốt trong lịch sử, dần dà ta sẽ nắm được đức tin. Dòng sau đây thiết nghĩ rất hay đối với nhiều người đang tìm kiếm: “Bao lâu họ chịu thành thực mở lòng mình ra đón chào tình yêu và lên đường với bất cứ ánh sáng nào họ tìm thấy, họ đã đang trên đường dẫn tới đức tin rồi, dù không biết”.
Chính vì vậy, đức tin là một hành trình. Lumen Fidei quả có nói tới “nẻo đường” và “con đường mà Đức Tin mở ra trước ta”. Nói cách khác, đừng sợ tiếp tục tìm kiếm. Thông điệp cho hay “Người tôn giáo là người đi đường, họ phải sẵn sàng để được hướng dẫn, để ra ngoài chính họ, và tìm thấy Thiên Chúa luôn gây ngạc nhiên”.
Ánh sáng soi đường ta đi
Linh mục Peter Folan, S.J., cha phó Nhà Thờ Chúa Ba Ngôi ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đặc biệt lưu ý tới số 57 của Lumen Fidei là số cho rằng “đức tin không phải là ánh sáng xóa tan bóng tối mà là ngọn đèn dẫn lối ta đi trong đêm và đủ cho suốt hành trình”. Ta cũng có thể nói như thế về chính thông điệp. Vì thông điệp này quả là ánh sáng cho Giáo Hội, và do đó, cho cả nhân loại, không phải vì nó xóa bỏ mọi thách đố đối với niềm tin, mà vì nó cho thấy đức tin của Giáo Hội sẵn sàng đối mặt với các thách đố đó. Cách riêng, Lumen Fidei sẵn sàng giáp mặt với 3 thách đố sau đây:
Thứ nhất, đức tin là một kế hoạch chống đỡ(backup). Những người đặt ra thách đố này coi đức tin như một chất trét (caulk) để trám các lỗ hổng giữa cảm nghiệm và giải thích khoa học. Họ cho rằng thời gian và nghiên cứu sâu sắc cuối cùng sẽ cho thấy đức tin là điều không cần thiết, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Phần mình, Lumen Fidei, một mặt, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của nhận thức và chân lý, vì “không có các giá trị này, ta không thể đứng vững, ta không thể tiến tới” (số 24) nhưng mặt khác nhận ra “một mất trí nhớ vĩ đại trong thế giới hiện đại” (số 25). Vì theo thông điệp này, các vấn đề về chân lý và nhận thức, xét trong nền tảng, chính là các vấn nạn về ký ức, vì “chúng liên hệ tới điều gì đó có trước chúng ta” (số 25). Mồi cho ngọn lửa âm ỉ của ký ức cá nhân và ký ức Giáo Hội cháy lên qua cầu nguyện và bí tích sẽ kết hợp chúng ta, trở nên không những một tế bào liên kết các giây phút rời rạc của thực tại, mà là chất cốt của chính thực tại, chỉ đường tiến tới tương lai bằng cách đặt cơ sở vững chắc trong quá khứ.
Cho dù đức tin không phải là một kế hoạch hỗ trợ đi, thì thách đố thứ hai cũng cho rằng nó chỉ là một theo đuổi cá nhân. Thách đố này, một thách đố phát sinh từ phong trào “tâm linh chứ không tôn giáo” và “đức tin đòi người ta vâng lời tối mặt”, gặp được câu trả lời mạnh mẽ từ Lumen Fidei. Trong khi nhắc độc giả nhớ rằng “đức tin không phải là chuyện tư riêng, một ý niệm hoàn toàn cá nhân chủ nghĩa hay ý kiến bản thân”, thông điệp nối kết đời sống đức tin với việc nhìn và nghe để kết luận rằng đức tin “nhằm tìm cách phát biểu thành lời và được công bố” (số 22). Đức tin nhận biết do việc nhìn và nghe này khiến mắt và tai ta tập chú “vào cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô” (số 30), một cuộc gặp gỡ “được duy trì sống động trong chủ thể tưởng niệm duy nhất kia là Giáo Hội” (số 38). Như thế, Giáo Hội làm sắc cái nhìn, cái nghe và cái nhớ của cá nhân, tức đức tin của cá nhân, y hệt như cá nhân làm sắc những thứ ấy nơi Giáo Hội.
Cuối cùng, Lumen Fidei ngỏ lời với những ai cho rằng đức tin chỉ là vấn đề nội bộ của Giáo Hội. Ngược lại thì có, giống như Giáo Hội, đức tin “đặt chúng ta vào cuộc hành trình; nó làm khả hữu việc làm chứng và đối thoại với mọi người” (số 34). Mục đích của cuộc đối thoại này phải là sự nên một mà Chúa Giêsu từng cầu xin trong Tin Mừng Gioan 17, vì như lời Thánh Lêô Cả, “nếu đức tin không là một, thì nó không phải là đức tin” (số 47). Điều này kêu gọi nhiều hơn cả đại kết. Nó đòi sự hợp nhất của toàn thể nhân loại trong tình anh em, một tình anh em không dựa hoàn toàn vào bình đẳng, mà dựa vào “Cha chung làm nền tảng tối hậu” (số 54).
Ánh sáng đức tin, thứ ánh sáng làm tên và làm nội dung cho Lumen Fidei, không như “những tia sáng nhỏ nhoi chiếu sáng những khoảnh khắc mau qua chứ không có khả năng chiếu rọi đường đi” (số 3). Những tia sáng nhỏ nhoi này may ra chỉ giải quyết được một số thách đố trong nhất thời để rồi sau đó tàn lụi. Còn ánh sáng đức tin, như được trình bày trong Lumen Fidei, cho ta thấy cả con đường vượt qua các thách thức này và quá cả bên kia chúng nữa, một con đường mà Giáo Hội phải bước qua, không ngừng lữ thứ.
Sự hợp nhất của Đức Tin
Christiana Z. Peppard, một phụ tá giáo sư thần học, khoa học và đạo đức học tại Đại Học Fordham, New York, cho rằng dù những tham chiếu về Nietzche, Justin Tử Đạo, Dante và Dostoevsky có cho thấy văn phong của Đức Bênêđíctô XVI; và các chủ đề như tương quan, thiện ích chung, kinh tế và tạo dựng có sắc thái của Đức Phanxicô, nhưng ta không nên đọc Lumen Fidei trong não trạng đó. Vì thông điệp không phải là một văn kiện vụn vặt. Dù được viết bởi một ủy ban đi chăng nữa, nó vẫn có sự thống nhất của một tiếng nói có thẩm quyền.
Đồng nhất và đồng thanh (univocality) là các chủ đề quan trọng trong Lumen Fidei, một thông điệp cố gắng khẳng định rằng “ánh sáng đức tin là ánh sáng độc đáo, vì nó có khả năng chiếu soi mọi khía cạnh của đời người” (số 4). Hiểu rõ các thực tại hiện nay, thông điệp ưu tư đối với “cuộc khủng hoảng chân lý của thời ta” và “chủ nghĩa duy tương đối”, một chủ nghĩa hiện đang hết sức thách thức “câu hỏi về Thiên Chúa” (số 25). Nó nhấn mạnh sự quan trọng của tân phúc âm hóa; nó đặc biệt cho thấy khoa học và đức tin bổ túc cho nhau: “bằng cách kích thích sự bỡ ngỡ trước mầu nhiệm sâu thẳm của tạo dựng, đức tin mở rộng các chân trời của lý trí để nó dõi một ánh sáng lớn hơn trên thế giới vốn tự bộc lộ mình cho các tìm hiểu của khoa học” (số 34).
Nhưng thông điệp cũng khiến người ta tự hỏi: đồng thanh và đồng nhất nói về đức tin có nghĩa gì trong một thời điểm Giáo Hội hoàn vũ càng ngày càng ý thức được tính đa dạng trong nội bộ chính mình? Hai vấn đề sau đây đáng được xem sét thêm.
Thứ nhất, thông điệp coi sự thật của Giáo Hội như một cố gắng thẳng thắn và đồng thanh. Trong cách nhìn này, chân lý có tính huấn quyền; qua truyền thừa tông đồ, “huấn quyền bảo đảm sự tiếp xúc của ta với nguồn nguyên khởi và nhờ thế cung cấp cho ta sự chắc chắn có thể vươn tới lời của Chúa Kitô trong sự toàn vẹn của nó” (số 36). Cái nhìn này không hề là cái nhìn mới lạ. Nhưng nó vẫn đáng lưu ý trong ngữ cảnh những cuộc tranh luận liên tục về vai trò và thế giá của các thần học gia so với huấn quyền phẩm trật.
Thứ hai, phải hiểu sự hợp nhất Công Giáo ra sao? Dĩ nhiên, Lumen Fidei cho rằng phụng vụ, các bí tích, chứng tá Thánh Kinh, các kinh nguyện và tuyên xưng đức tin là những phương thế Giáo Hội dùng để duy trì và truyền bá chủ trương nền tảng cho rằng “lịch sử của Chúa Giêsu hoàn toàn cho thấy sự đáng tin của Thiên Chúa” (số 15). Những thứ ấy bền vững qua mọi không gian và thời gian và là những nguồn căn bản của việc hợp nhất trong Đạo Công Giáo.
Nhưng hình ảnh hợp nhất trong Giáo Hội hoàn vũ là hình ảnh nào? Đây là câu hỏi quan trọng và phức tạp. Giáo Hội có thể hợp nhất trong đức tin, nhưng nhất định Giáo Hội không độc dạng trong thực hành hay trong hiến pháp của mình. Như thế, làm thế nào lồng tính đa dạng trong cảm nghiệm nhân bản của Giáo Hội hoàn cầu và đa nguyên này vào các phát biểu đồng thanh của giáo huấn huấn quyền? Câu hỏi này xem ra không được Lumen Fidei bàn tới, nó thường chỉ nhấn mạnh tới tính hợp nhất của Giáo Hội mà làm ngơ tính đa phức. Điều này là một đáng tiếc, vì hợp nhất không thể giản lược thành độc dạng (uniformity).
Quen biết
Linh mục Drew Christiansen, ngày 8 tháng 7, còn nhận xét thêm về Lumen Fidei mà cho rằng đức tin nhiên hậu đặt cơ sở trên cái biết của tình yêu Thiên Chúa trong đức Kitô, một cái biết mà người Việt Nam chúng ta gọi là quen biết hay cái biết có tính bản vị. Quả vậy, đức tin thuộc lãnh vực nhận thức liên bản vị bởi vì Thiên Chúa là Đấng có bản vị.
Đối với thế hệ học hỏi thần học ở thập niên 1960-1970, chủ trương về cái biết này của đức tin là điều căn bản. Sau khi nắm vững nền nhận thức học về phổ quát thể (universals) tức vấn đề làm thế nào các ý niệm nhân bản nắm bắt được thực tại, các sinh viên thường đọc những cuốn sách như cuốn Personal Faith (Herder, 1965) của Carlos Cirne-Lima, một triết gia Ba Tây. Ông chủ trương rằng kinh nghiệm gần gũi nhất với nhận thức đức tin nơi con người là nhận thức liên bản vị của một người được yêu và nhận thức đức tin về Thiên Chúa là một nhận thức bản vị.
Cùng lúc đó, Công Đồng Vatican II cũng đưa ra một chủ trương tương tự trong Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải, Dei Verbum, mà cho rằng đức tin là đức tin vào con người Chúa Kitô, Đấng ta yêu mến. Công Đồng tuyên bố rằng “Bởi thế, Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời thành xác phàm, đã được phái tới với ‘con người như một con người’. Người ‘nói lời Thiên Chúa’ (Ga 3:34), và hoàn tất công trình cứu rỗi mà Cha Người đã trao cho Người thực hiện (xem Ga 5:36; 17:4). Thấy Chúa Giêsu là thấy Cha Người (Ga 14:9)” (DV số 4). Việc trình bày có tính qui Kitô về đức tin này của Vatican II đã được nhiều thần học gia phục vụ tại Công Đồng trong tư cách chuyên viên như Henri de Lubac chủ trương trước đó. Và đàng sau họ là công trình của nhà thần học Dòng Tên Pháp đầu thế kỷ 20 tức Pierre Rousselot (1878-1915).
Dù trong lúc “dầu sôi lửa bỏng” của cuộc khủng hoảng duy hiện đại (modernist), Rousselot cũng mạnh bạo trình bày cái nhìn thông sáng của ông về chiều kích tình yêu trong đức tin khiến ông được coi là lý thuyết gia về tình yêu.
Ta biết với triết học Kinh Viện, dù Bonitas, veritas et pulchritudo convertuntur (Thiện, chân, mỹ có thể trao hoán lẫn nhau), nhưng vì khuynh hướng nghiêng nhiều về tính hữu lý của Đức Tin và vì cơ cấu Đạo Công Giáo thời ấy vốn tự hào về tư cách tôn giáo tín điều của mình, nên phần đông truyền thống Công Giáo vẫn coi trọng chân lý hơn tình yêu. Khuynh hướng này kéo dài tới tận Vatican I. Rousselot trái lại cho rằng trong cái hiểu có chiều kích tình yêu, và trong tình yêu có chiều kích chân lý. Các ý niệm của ta sở dĩ truyền đạt được chân lý vì ta vốn tiếp xúc được với những điều có thật. Nói cách khác, tình yêu hướng dẫn trí hiểu, vì tình yêu vốn đã nắm được thực tại trước đó rồi.
Trong bài “Con Mắt Đức Tin” đăng trên Recherches des Sciences Religieuses (1910), Rousselot cho rằng các khẳng định cá thể của đức tin đều bắt nguồn từ sự hợp nhất chân thực của ta trước đó với Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Ta khẳng định các mệnh đề tín lý là thật vì ta đã vốn có mối liên hệ với Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Sự hợp nhất của các chân lý chính là Chúa Kitô.
Biết Đấng chúng ta yêu mến,
Linh mục Drew Christiansen, S. J., cựu chủ bút của America, và hiện là học giả thỉnh giảng của Boston College, thì cho rằng thông điệp Ánh Sáng Đức Tin phần lớn phản ảnh tư duy của Đức Bênêđíctô XVI: nại nhiều tới các tiến sĩ của Giáo Hội, thánh thiêng hóa triết lý Hy Lạp và ưu tư nhiều đối với chủ nghĩa vô thần thế kỷ 19. Song song với những điều đó là việc quan tâm tới chân lý đơn nhất như là đối tượng của đức tin, tới việc bênh vực tính toàn vẹn của kho tàng đức tin, tới ngữ cảnh Giáo Hội của Đức Tin và tới trách nhiệm của huấn quyền trong việc gìn giữ tính toàn bộ của đức tin chống lại sự xâm thực của thời gian.
Dĩ nhiên, vì là bản văn phần lớn do Đức Bênêđíctô XVI soạn thảo, nên Thông Điệp nhiều lần nói tới sự kình chống hiện đại giữa đức tin và lý trí. Đồng thời, Thông Điệp cũng có những đoạn tích cực tuyệt vời nói tới việc con người đi tìm Thiên Chúa và việc ánh sáng đức tin soi sáng cho khoa học.
Nói tới những người không có đức tin nhưng đi tìm Thiên Chúa, Thông Điệp thừa nhận rằng “người có tinh thần tôn giáo cố gắng thấy các dấu hiệu của Thiên Chúa, trong kinh nghiệm của cuộc sống hàng ngày, trong chu kỳ các mùa, trong tính mầu mỡ của trái đất và trong chuyển động của vũ trụ” (số 35). Thông Điệp còn nói thêm: “Bao lâu họ thành thực mở lòng mình ra đón nhận tình yêu và lên đường với bất cứ thứ ánh sáng nào họ tìm thấy, thì người tìm kiếm đã đang ở trên đường dẫn tới đức tin, dù họ không biết như vậy”.
Đàng khác, đức tin chiếu soi trọn sự sống, kể cả việc tìm kiếm của khoa học: “Đức tin khuyến khích nhà khoa học không ngừng cởi mở với thực tại trong mọi nét phong phú khôn lường của nó… Đức tin làm sống dậy ý thức phê phán bằng cách ngăn cản không cho nó tự hài lòng với các công thức của mình và giúp nó hiểu ra rằng thiên nhiên luôn lớn lao hơn. Bằng cách kích thích sự bỡ ngỡ trước mầu nhiệm sâu thẳm của sáng thế, đức tin mở rộng các chân trời của lý trí, dõi nhiều ánh sáng hơn cho một thế giới đang tự cơỉ mở đối với cuộc tìm hiểu của khoa học” (số 34). Dù trong thần học căn bản, những động lực thúc đẩy cho khoa học tiến bộ này có thể được giải thích như các biểu hiện của đức tin tiềm ẩn bên ngoài Chúa Kitô, nhưng khi nhìn bằng con mắt đức tin bởi những khoa học gia tín hữu như Teilhard de Chardin, chúng có cái chiều sâu Kitô (Christic depth). Chính cái chiều sâu lớn hơn của sự sống trong đức tin này là điều hai vị giáo hoàng tác giả muốn ta chú ý.
Cha Christiansen cho rằng khó nhận ra phần đóng góp riêng của Đức Phanxicô. Ngài nghĩ phần đóng góp này nằm ở chương 3 “tôi trao lại cho anh chị em điều chính tôi đã nhận được” đề cập tới việc thông truyền đức tin, và ở chương 4 “Thiên Chúa chuẩn bị cho họ một kinh thành”, đề cập tới vai trò đem lại sự sống của Đức Tin trong gia đình và trong xã hội. Nhưng nếu thế thì ta phải ngạc nhiên vì Giáo Hội học ở đây xem ra không phải là Giáo Hội học phục vụ của Đức Phanxicô (Giáo Hội ở ngoài phố, nơi tai nạn có thể xẩy tới) mà là Giáo Hội học bảo vệ đức tin khỏi sai lầm của Đức Bênêđíctô. Đáng lẽ ở đây, tín hữu nên nhận được một vài tầm nhìn thông sáng của Đức Phanxicô liên quan tới việc dấn thân của Giáo Hội vào một thế giới có khả năng gây chấn thương.
Tuy nhiên, các số 37-39 đã đề cập tới việc chia sẻ Đức Tin và nhấn mạnh tới bản chất cộng đồng và bản chất Giáo Hội của Đức Tin. Phần lớn chương 3 dành để nói về việc thông truyền đức tin qua bí tích. Chương 4 cho thấy nhấn mạnh mục vụ của Đức Phanxicô, nhất là tiết kết thúc (các số 56-57) nói về vai trò ủi an của Đức Tin trước đau khổ và chết chóc.
Cha Christiansen lưu ý sợi chỉ xuyên suốt ba thông điệp Deus caritas est, Caritas in veritate và Lumen fidei. Hai thông điệp kia là của Đức Bênêđíctô. Thông điệp cuối là của chung Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô. Nhưng cả ba cùng đều nhấn mạnh tới tình yêu. Thật vậy, chính tình yêu Thiên Chúa giúp ta tin. Trích lời Thánh Phaolô “tin bằng tâm hồn” (Rm 10:10), thông điệp cho rằng “đức tin biết vì đức tin nối kết với tình yêu, vì tình yêu tự nó đem soi sáng tới”. Chính đức tin mở mắt trí khôn. Thông điệp viết: “cái hiểu của đức tin được phát sinh khi ta nhận được tình yêu vô biên của Thiên Chúa, một tình yêu biến đổi ta từ bên trong và giúp ta nhìn sự vật bằng con mắt mới” (số 26). Điều thật đáng lưu ý là dù rất quan tâm tới nội dung chân lý của Đức Tin, Đức Bênêđíctô vẫn phải hướng tới tình yêu để đóng ấn cho luận điểm của ngài về đức tin, mang lại cho nó cái nét thuyết phục nhất. Vì nói cho cùng, Thiên Chúa “là chủ thể tự làm cho Người được biết đến và được nhận thức trong mối liên hệ liên bản vị” (số 36).
Không những thế, ngoài hình ảnh nhìn ra, một hình ảnh làm khởi điểm cho “Ánh Sáng Đức Tin”, Đức GH còn nói tới chiều kích nghe, thậm chí cả chiều kích rờ mó nữa của đức tin. Tin Mừng làm chứng cả ba chiều kích ấy: “điều chúng tôi được nghe, điều chúng tôi được nhìn bằng con mắt và rờ mó bằng tay chân, chính là lời ban sự sống” (1Ga 1:1; LF số 31). Thông điệp cho ta hay: tình yêu đích thực “kết hợp mọi yếu tố trong con người của ta và trở nên ánh sáng mới chỉ đường ta tiến tới cuộc sống vĩ đại và thỏa đáng” (số 27). Tình yêu sản sinh ra hiểu biết vì chỉ có nó mới ôm lấy trọn bản thân ta. Tình yêu ở tâm điểm đức tin là tình yêu kết hợp ta với Chúa Kitô.
Một sự hợp tác phi thường
Linh mục Robert P. Imbelli, thuộc tổng giáo phận New York, hiện dạy thần học tại Boston College, nhấn mạnh tới đặc điểm “bốn bàn tay” hình thành ra Lumen Fidei. Thực vậy, trước ngày ban hành thông điệp này, chính Đức Phanxicô tiết lộ đặc điểm này cho báo giới. Và một lần nữa, ở phần nhập đề của thông điệp, ngài viết rõ: Đức Bênêđíctô “gần như đã hoàn tất dự thảo đầu tiên của thông điệp về đức tin. Vì vậy, tôi rất cảm ơn ngài, và vì là anh em của ngài trong Chúa Kitô, tôi đã tiếp nối công trình tốt đẹp của ngài và thêm một số đóng góp của riêng tôi” (số 7).
Đây quả là một hợp tác phi thường khiến ta có thể gọi Lumen Fidei là chúc thư của Đức Bênêđíctô và Diễn Văn Đăng Quang của Đức Phanxicô.
Cha Imbelli cũng nhấn mạnh tới tình yêu như là trọng tâm của Lumen Fidei khi trích dẫn “Trong tình yêu của Thiên Chúa được mặc khải nơi Chúa Giêsu, đức tin đã nhận thức được nền tảng mà mọi thực tại và cùng đích của chúng dựa vào” (số 15). Đức tin của Kitô Giáo phát sinh từ cuộc gặp gỡ đầy yêu thương với Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu đóng đinh và đã sống lại. Do đó, nó bao gồm trọn con người, cả hiểu biết, lẫn ý chí và xúc cảm.
Thành thử, trước khi được phát biểu thành lời, đức tin là một thực tại cảm nghiệm sâu sắc đặt con người vào con đường mới, giúp họ thấy thực tại dưới một ánh sáng mới, tức ánh sáng của Chúa Kitô, và mở cho họ nhiều chân trời và sứ mệnh mới. “Những ai tin đều được biến đổi bởi tình yêu mà họ vốn mở trái tim ra chào đón trong đức tin” (số 21). Họ được biến đổi qua việc Chúa Kitô cư ngụ trong họ.
Điểm cũng cần nhấn mạnh là khía cạnh cộng đồng của đức tin. Cái “tôi” của người tín hữu được lồng vào cơ thể Giáo Hội của Chúa Kitô: Câu “tôi tin” của cá nhân được định vị trong câu “chúng tôi tin” của cộng đồng. Thông điệp viết một cách súc tích như sau về khía cạnh này “Việc mở ra cái “chúng tôi’ đầy tính Giáo Hội này phản ảnh sự cởi mở của chính tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu không những chỉ là mối tương quan giữa Cha và Con, giữa “Con” và “Ngài”, mà còn, trong Chúa Thánh Thần nữa, nghỉa là “Chúng ta”, một hiệp thông các ngôi vị” (số 39).
Mặt khác, hiệp thông có tính Giáo Hội được cảm nghiệm và vui hưởng không có tính tự khép kín, mà đòi ta phải lãnh trách nhiệm đối với thiện ích chung. “Ánh sáng (đức tin) không chỉ soi sáng bên trong Giáo Hội, cũng không phải chỉ để xây dựng kinh thành vĩnh cửu đời sau; nó còn giúp ta xây dựng xã hội sao đó để xã hội cùng lên đường tiến tới một tương lai hy vọng” (số 51).
Bắt nguồn từ căn cội mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, đức tin không thể làm ngơ nỗi thống khổ của thế giới. Nó tìm cách đem đến cho ta một phục vụ đầy hy vọng và yêu thương, nhất là cho những người thiếu thốn và bị bỏ rơi hơn cả. “Đức tin không phải là ánh sáng làm tan bóng tối, mà là ngọn đèn dẫn lối ta đi trong đêm và đủ cho suốt hành trình” (số 57).
Lời mời thân ái đối với người tìm kiếm
Linh mục James Martin, S.J., chủ bút toàn quyền của America, thì cho rằng Lumen Fidei là lời mời tốt đẹp đối với cả người tin lẫn người không tin. Dù thông điệp này chính thức ngỏ lời với các giám mục, linh mục, tu sị và tín hữu giáo dân, nó cũng thực lòng muốn nói với bất cứ ai đang tìm kiếm Thiên Chúa.
Theo cha Martin, không có gì đáng gọi là “tin tức” trong Lumen Fidei, ngoại trừ sự liên kết chặt chẽ giữa đức tin và “công lý, luật pháp và hòa bình” là những điều vốn phản ảnh quan tâm sâu sắc của Đức Phanxicô đối với người nghèo. Thực vậy, có cả một đoạn minh nhiên nói tới các khuôn mặt vĩ đại như Thánh Phanxicô Assisi và Mẹ Têrêxa, những người được đức tin thúc đẩy để trực tiếp làm việc cho người nghèo.
Cha Martin cho rằng ta không nên đoán già đoán non phần nào của thông điệp do Đức Bênêđíctô viết phần nào do Đức Phanxicô viết. Đúng hơn phải đọc thông điệp trong tính toàn bộ của nó, coi nó như công trình của cả hai vị Giáo Hoàng.
Như trên đã nói, Cha Martin cho rằng có những đoạn dành cho các tín hữu Kitô suy niệm cách phong phú, nhưng không thiếu những đoạn có ích cho cả người đang tìm kiếm, người hoài nghi, người bất khả tri và thậm chí cả người vô thần nữa.
Thực vậy, thông điệp có chỗ viết “đức tin phát sinh từ một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa”. Nghĩa là, đức tin không phải chỉ là một diễn trình tri thức, hay câu trả lời cho các vấn nạn triết học, mà chủ yếu là một mối liên hệ, với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu, và với người khác. Thông điệp cho rằng ta có thể thấy được sự tiến bộ trong mối liên hệ này qua dòng lịch sử, trong câu truyện cứu độ, bắt đầu với Ápraham. Bởi thế, đối với những người tìm kiếm, tha thiết muốn biết đức tin là gì, thay vì một tranh luận triết học hay thần học, Lumen Fidei trình bày một con người: đó là Chúa Giêsu. Thông điệp bảo: đức tin là “tham dự vào cách nhìn của Người”. Ta tìm cách đi vào mối liên hệ với Người.
Nhưng điều trên không có nghĩa: trí hiểu không quan trọng. Đối với những người sợ rằng trở thành Kitô hữu có nghĩa phải vứt bỏ đầu óc đi, Lumen Fidei nhấn mạnh tới giá trị của con đường tri thức, và nhắc nhở ta nhớ tới kinh nghiệm của Thánh Augustinô. Gặp gỡ Thiên Chúa không khiến Thánh Augustinô phải “từ bỏ ánh sáng và việc nhìn” tức lý trí. Tuy nhiên, niềm khát khao chân lý của ta chỉ được thỏa mãn khi “ta thấy và yêu”.
Vì “tình yêu là cảm nghiệm về chân lý”. Do đó, đối với người vẫn đang tìm kiếm Thiên Chúa, thông điệp khuyến khích họ suy tư về chính cảm nghiệm yêu thương của họ, không phải như một xúc cảm phù du, mà như phương cách nếm thử đức tin và cảm nhận chân lý, cả hai sẽ dẫn tới đức tin. Nhờ suy tư về tình yêu mà Thiên Chúa tỏ cho ta thấy trong cuộc sống ta, như Dân Israel từng làm suốt trong lịch sử, dần dà ta sẽ nắm được đức tin. Dòng sau đây thiết nghĩ rất hay đối với nhiều người đang tìm kiếm: “Bao lâu họ chịu thành thực mở lòng mình ra đón chào tình yêu và lên đường với bất cứ ánh sáng nào họ tìm thấy, họ đã đang trên đường dẫn tới đức tin rồi, dù không biết”.
Chính vì vậy, đức tin là một hành trình. Lumen Fidei quả có nói tới “nẻo đường” và “con đường mà Đức Tin mở ra trước ta”. Nói cách khác, đừng sợ tiếp tục tìm kiếm. Thông điệp cho hay “Người tôn giáo là người đi đường, họ phải sẵn sàng để được hướng dẫn, để ra ngoài chính họ, và tìm thấy Thiên Chúa luôn gây ngạc nhiên”.
Ánh sáng soi đường ta đi
Linh mục Peter Folan, S.J., cha phó Nhà Thờ Chúa Ba Ngôi ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đặc biệt lưu ý tới số 57 của Lumen Fidei là số cho rằng “đức tin không phải là ánh sáng xóa tan bóng tối mà là ngọn đèn dẫn lối ta đi trong đêm và đủ cho suốt hành trình”. Ta cũng có thể nói như thế về chính thông điệp. Vì thông điệp này quả là ánh sáng cho Giáo Hội, và do đó, cho cả nhân loại, không phải vì nó xóa bỏ mọi thách đố đối với niềm tin, mà vì nó cho thấy đức tin của Giáo Hội sẵn sàng đối mặt với các thách đố đó. Cách riêng, Lumen Fidei sẵn sàng giáp mặt với 3 thách đố sau đây:
Thứ nhất, đức tin là một kế hoạch chống đỡ(backup). Những người đặt ra thách đố này coi đức tin như một chất trét (caulk) để trám các lỗ hổng giữa cảm nghiệm và giải thích khoa học. Họ cho rằng thời gian và nghiên cứu sâu sắc cuối cùng sẽ cho thấy đức tin là điều không cần thiết, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Phần mình, Lumen Fidei, một mặt, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của nhận thức và chân lý, vì “không có các giá trị này, ta không thể đứng vững, ta không thể tiến tới” (số 24) nhưng mặt khác nhận ra “một mất trí nhớ vĩ đại trong thế giới hiện đại” (số 25). Vì theo thông điệp này, các vấn đề về chân lý và nhận thức, xét trong nền tảng, chính là các vấn nạn về ký ức, vì “chúng liên hệ tới điều gì đó có trước chúng ta” (số 25). Mồi cho ngọn lửa âm ỉ của ký ức cá nhân và ký ức Giáo Hội cháy lên qua cầu nguyện và bí tích sẽ kết hợp chúng ta, trở nên không những một tế bào liên kết các giây phút rời rạc của thực tại, mà là chất cốt của chính thực tại, chỉ đường tiến tới tương lai bằng cách đặt cơ sở vững chắc trong quá khứ.
Cho dù đức tin không phải là một kế hoạch hỗ trợ đi, thì thách đố thứ hai cũng cho rằng nó chỉ là một theo đuổi cá nhân. Thách đố này, một thách đố phát sinh từ phong trào “tâm linh chứ không tôn giáo” và “đức tin đòi người ta vâng lời tối mặt”, gặp được câu trả lời mạnh mẽ từ Lumen Fidei. Trong khi nhắc độc giả nhớ rằng “đức tin không phải là chuyện tư riêng, một ý niệm hoàn toàn cá nhân chủ nghĩa hay ý kiến bản thân”, thông điệp nối kết đời sống đức tin với việc nhìn và nghe để kết luận rằng đức tin “nhằm tìm cách phát biểu thành lời và được công bố” (số 22). Đức tin nhận biết do việc nhìn và nghe này khiến mắt và tai ta tập chú “vào cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô” (số 30), một cuộc gặp gỡ “được duy trì sống động trong chủ thể tưởng niệm duy nhất kia là Giáo Hội” (số 38). Như thế, Giáo Hội làm sắc cái nhìn, cái nghe và cái nhớ của cá nhân, tức đức tin của cá nhân, y hệt như cá nhân làm sắc những thứ ấy nơi Giáo Hội.
Cuối cùng, Lumen Fidei ngỏ lời với những ai cho rằng đức tin chỉ là vấn đề nội bộ của Giáo Hội. Ngược lại thì có, giống như Giáo Hội, đức tin “đặt chúng ta vào cuộc hành trình; nó làm khả hữu việc làm chứng và đối thoại với mọi người” (số 34). Mục đích của cuộc đối thoại này phải là sự nên một mà Chúa Giêsu từng cầu xin trong Tin Mừng Gioan 17, vì như lời Thánh Lêô Cả, “nếu đức tin không là một, thì nó không phải là đức tin” (số 47). Điều này kêu gọi nhiều hơn cả đại kết. Nó đòi sự hợp nhất của toàn thể nhân loại trong tình anh em, một tình anh em không dựa hoàn toàn vào bình đẳng, mà dựa vào “Cha chung làm nền tảng tối hậu” (số 54).
Ánh sáng đức tin, thứ ánh sáng làm tên và làm nội dung cho Lumen Fidei, không như “những tia sáng nhỏ nhoi chiếu sáng những khoảnh khắc mau qua chứ không có khả năng chiếu rọi đường đi” (số 3). Những tia sáng nhỏ nhoi này may ra chỉ giải quyết được một số thách đố trong nhất thời để rồi sau đó tàn lụi. Còn ánh sáng đức tin, như được trình bày trong Lumen Fidei, cho ta thấy cả con đường vượt qua các thách thức này và quá cả bên kia chúng nữa, một con đường mà Giáo Hội phải bước qua, không ngừng lữ thứ.
Sự hợp nhất của Đức Tin
Christiana Z. Peppard, một phụ tá giáo sư thần học, khoa học và đạo đức học tại Đại Học Fordham, New York, cho rằng dù những tham chiếu về Nietzche, Justin Tử Đạo, Dante và Dostoevsky có cho thấy văn phong của Đức Bênêđíctô XVI; và các chủ đề như tương quan, thiện ích chung, kinh tế và tạo dựng có sắc thái của Đức Phanxicô, nhưng ta không nên đọc Lumen Fidei trong não trạng đó. Vì thông điệp không phải là một văn kiện vụn vặt. Dù được viết bởi một ủy ban đi chăng nữa, nó vẫn có sự thống nhất của một tiếng nói có thẩm quyền.
Đồng nhất và đồng thanh (univocality) là các chủ đề quan trọng trong Lumen Fidei, một thông điệp cố gắng khẳng định rằng “ánh sáng đức tin là ánh sáng độc đáo, vì nó có khả năng chiếu soi mọi khía cạnh của đời người” (số 4). Hiểu rõ các thực tại hiện nay, thông điệp ưu tư đối với “cuộc khủng hoảng chân lý của thời ta” và “chủ nghĩa duy tương đối”, một chủ nghĩa hiện đang hết sức thách thức “câu hỏi về Thiên Chúa” (số 25). Nó nhấn mạnh sự quan trọng của tân phúc âm hóa; nó đặc biệt cho thấy khoa học và đức tin bổ túc cho nhau: “bằng cách kích thích sự bỡ ngỡ trước mầu nhiệm sâu thẳm của tạo dựng, đức tin mở rộng các chân trời của lý trí để nó dõi một ánh sáng lớn hơn trên thế giới vốn tự bộc lộ mình cho các tìm hiểu của khoa học” (số 34).
Nhưng thông điệp cũng khiến người ta tự hỏi: đồng thanh và đồng nhất nói về đức tin có nghĩa gì trong một thời điểm Giáo Hội hoàn vũ càng ngày càng ý thức được tính đa dạng trong nội bộ chính mình? Hai vấn đề sau đây đáng được xem sét thêm.
Thứ nhất, thông điệp coi sự thật của Giáo Hội như một cố gắng thẳng thắn và đồng thanh. Trong cách nhìn này, chân lý có tính huấn quyền; qua truyền thừa tông đồ, “huấn quyền bảo đảm sự tiếp xúc của ta với nguồn nguyên khởi và nhờ thế cung cấp cho ta sự chắc chắn có thể vươn tới lời của Chúa Kitô trong sự toàn vẹn của nó” (số 36). Cái nhìn này không hề là cái nhìn mới lạ. Nhưng nó vẫn đáng lưu ý trong ngữ cảnh những cuộc tranh luận liên tục về vai trò và thế giá của các thần học gia so với huấn quyền phẩm trật.
Thứ hai, phải hiểu sự hợp nhất Công Giáo ra sao? Dĩ nhiên, Lumen Fidei cho rằng phụng vụ, các bí tích, chứng tá Thánh Kinh, các kinh nguyện và tuyên xưng đức tin là những phương thế Giáo Hội dùng để duy trì và truyền bá chủ trương nền tảng cho rằng “lịch sử của Chúa Giêsu hoàn toàn cho thấy sự đáng tin của Thiên Chúa” (số 15). Những thứ ấy bền vững qua mọi không gian và thời gian và là những nguồn căn bản của việc hợp nhất trong Đạo Công Giáo.
Nhưng hình ảnh hợp nhất trong Giáo Hội hoàn vũ là hình ảnh nào? Đây là câu hỏi quan trọng và phức tạp. Giáo Hội có thể hợp nhất trong đức tin, nhưng nhất định Giáo Hội không độc dạng trong thực hành hay trong hiến pháp của mình. Như thế, làm thế nào lồng tính đa dạng trong cảm nghiệm nhân bản của Giáo Hội hoàn cầu và đa nguyên này vào các phát biểu đồng thanh của giáo huấn huấn quyền? Câu hỏi này xem ra không được Lumen Fidei bàn tới, nó thường chỉ nhấn mạnh tới tính hợp nhất của Giáo Hội mà làm ngơ tính đa phức. Điều này là một đáng tiếc, vì hợp nhất không thể giản lược thành độc dạng (uniformity).
Quen biết
Linh mục Drew Christiansen, ngày 8 tháng 7, còn nhận xét thêm về Lumen Fidei mà cho rằng đức tin nhiên hậu đặt cơ sở trên cái biết của tình yêu Thiên Chúa trong đức Kitô, một cái biết mà người Việt Nam chúng ta gọi là quen biết hay cái biết có tính bản vị. Quả vậy, đức tin thuộc lãnh vực nhận thức liên bản vị bởi vì Thiên Chúa là Đấng có bản vị.
Đối với thế hệ học hỏi thần học ở thập niên 1960-1970, chủ trương về cái biết này của đức tin là điều căn bản. Sau khi nắm vững nền nhận thức học về phổ quát thể (universals) tức vấn đề làm thế nào các ý niệm nhân bản nắm bắt được thực tại, các sinh viên thường đọc những cuốn sách như cuốn Personal Faith (Herder, 1965) của Carlos Cirne-Lima, một triết gia Ba Tây. Ông chủ trương rằng kinh nghiệm gần gũi nhất với nhận thức đức tin nơi con người là nhận thức liên bản vị của một người được yêu và nhận thức đức tin về Thiên Chúa là một nhận thức bản vị.
Cùng lúc đó, Công Đồng Vatican II cũng đưa ra một chủ trương tương tự trong Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải, Dei Verbum, mà cho rằng đức tin là đức tin vào con người Chúa Kitô, Đấng ta yêu mến. Công Đồng tuyên bố rằng “Bởi thế, Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời thành xác phàm, đã được phái tới với ‘con người như một con người’. Người ‘nói lời Thiên Chúa’ (Ga 3:34), và hoàn tất công trình cứu rỗi mà Cha Người đã trao cho Người thực hiện (xem Ga 5:36; 17:4). Thấy Chúa Giêsu là thấy Cha Người (Ga 14:9)” (DV số 4). Việc trình bày có tính qui Kitô về đức tin này của Vatican II đã được nhiều thần học gia phục vụ tại Công Đồng trong tư cách chuyên viên như Henri de Lubac chủ trương trước đó. Và đàng sau họ là công trình của nhà thần học Dòng Tên Pháp đầu thế kỷ 20 tức Pierre Rousselot (1878-1915).
Dù trong lúc “dầu sôi lửa bỏng” của cuộc khủng hoảng duy hiện đại (modernist), Rousselot cũng mạnh bạo trình bày cái nhìn thông sáng của ông về chiều kích tình yêu trong đức tin khiến ông được coi là lý thuyết gia về tình yêu.
Ta biết với triết học Kinh Viện, dù Bonitas, veritas et pulchritudo convertuntur (Thiện, chân, mỹ có thể trao hoán lẫn nhau), nhưng vì khuynh hướng nghiêng nhiều về tính hữu lý của Đức Tin và vì cơ cấu Đạo Công Giáo thời ấy vốn tự hào về tư cách tôn giáo tín điều của mình, nên phần đông truyền thống Công Giáo vẫn coi trọng chân lý hơn tình yêu. Khuynh hướng này kéo dài tới tận Vatican I. Rousselot trái lại cho rằng trong cái hiểu có chiều kích tình yêu, và trong tình yêu có chiều kích chân lý. Các ý niệm của ta sở dĩ truyền đạt được chân lý vì ta vốn tiếp xúc được với những điều có thật. Nói cách khác, tình yêu hướng dẫn trí hiểu, vì tình yêu vốn đã nắm được thực tại trước đó rồi.
Trong bài “Con Mắt Đức Tin” đăng trên Recherches des Sciences Religieuses (1910), Rousselot cho rằng các khẳng định cá thể của đức tin đều bắt nguồn từ sự hợp nhất chân thực của ta trước đó với Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Ta khẳng định các mệnh đề tín lý là thật vì ta đã vốn có mối liên hệ với Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Sự hợp nhất của các chân lý chính là Chúa Kitô.
Tòa Thánh kêu gọi ngành du lịch cộng tác bảo vệ nước uống
LM. Trần Đức Anh OP
21:53 11/07/2013
VATICAN. Tòa Thánh kêu gọi những người hoạt động trong ngành du lịch và các du khách cộng tác để quản lý và bảo vệ nước uống như một thiện ích quí giá của nhân loại.
Trên đây là nội dung sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, công bố hôm 11-7-2013 nhân dịp Ngày Thế giới về du lịch, sẽ được cử hành vào ngày 27-9 tới đây với chủ đề ”Ngành du lịch và nước: bảo vệ tương lai chung của chúng ta”.
Trong sứ điệp, Hội đồng Tòa Thánh nhắc đến vai trò quan trọng của ngành du lịch trong việc bảo vệ môi sinh: ngành này có thể là một đại đồng minh nhưng cũng có thể là một kẻ thù khốc liệt chống lại môi sinh, vì để tìm kiếm lợi lộc kinh tế dễ dàng và mau lẹ, người ta có thể để cho kỹ nghệ du lịch làm ô nhiễm thiên nhiên.
Đề cập đến vai trò sinh tử của nước, Hội đồng Tòa Thánh về di dân tái xác quyết nước như chìa khóa của sự phát triển: nếu không có nước thì cũng chẳng có sự sống. ”Nhưng năm này qua năm khác, sức ép trên nước ngày càng gia tăng. Cứ 3 người trên thế giới thì có một người sống tại một quốc gia với nguồn nước ít gỏi, và vào năm 2013, có thể tới một nửa dân số thế giới lâm vào tình trạng này vì nhu cầu nước vượt quá khả năng cung cấp nước tới 40%.
Trong bối cảnh trên đây, Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh nêu rõ: ”Điều quan trọng là tái khẳng định rằng tất cả những người can dự đến hiện tượng du lịch đều có một trách nhiệm nặng nề trong việc quản lý nước, làm sao để lãnh vực này thực sự là nguồn mạch sự phong phú trên bình diện xã hội, môi sinh, văn hóa và kinh tế. Trong khi phải hoạt động để sửa chữa những thiệt hại đã gây ra, chúng ta cũng phải tạo điều kiện để nước được sử dụng một cách hợp lý, giảm bớt hết sức những thiệt hại ấy, bằng cách cổ võ những chính sách thích hợp, cung cấp những phương thế hữu hiệu giúp bảo vệ tương lai chung của chúng ta. Thái độ của chúng ta đối với thiên nhiên và sự quản lý kém mà chúng ta có thể gây ra cho các nguồn nước, không thể đè nặng trên người khác và càng không thể gây hại cho các thế hệ tương lai”.
Sau cùng, Hội đồng Tòa Thánh mời gọi tất cả mọi người hãy đón nhận ước mong của Đức Thánh Cha là ”dấn thân nghiêm tục tôn trọng và bảo tồn thiên nhiên, quan tâm đến mỗi người, chống lại nền văn hóa phung phí và vứt bỏ, để thăng tiến một nền văn hóa liên đới và gặp gỡ” (SD 11-7-2013)
Trên đây là nội dung sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, công bố hôm 11-7-2013 nhân dịp Ngày Thế giới về du lịch, sẽ được cử hành vào ngày 27-9 tới đây với chủ đề ”Ngành du lịch và nước: bảo vệ tương lai chung của chúng ta”.
Trong sứ điệp, Hội đồng Tòa Thánh nhắc đến vai trò quan trọng của ngành du lịch trong việc bảo vệ môi sinh: ngành này có thể là một đại đồng minh nhưng cũng có thể là một kẻ thù khốc liệt chống lại môi sinh, vì để tìm kiếm lợi lộc kinh tế dễ dàng và mau lẹ, người ta có thể để cho kỹ nghệ du lịch làm ô nhiễm thiên nhiên.
Đề cập đến vai trò sinh tử của nước, Hội đồng Tòa Thánh về di dân tái xác quyết nước như chìa khóa của sự phát triển: nếu không có nước thì cũng chẳng có sự sống. ”Nhưng năm này qua năm khác, sức ép trên nước ngày càng gia tăng. Cứ 3 người trên thế giới thì có một người sống tại một quốc gia với nguồn nước ít gỏi, và vào năm 2013, có thể tới một nửa dân số thế giới lâm vào tình trạng này vì nhu cầu nước vượt quá khả năng cung cấp nước tới 40%.
Trong bối cảnh trên đây, Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh nêu rõ: ”Điều quan trọng là tái khẳng định rằng tất cả những người can dự đến hiện tượng du lịch đều có một trách nhiệm nặng nề trong việc quản lý nước, làm sao để lãnh vực này thực sự là nguồn mạch sự phong phú trên bình diện xã hội, môi sinh, văn hóa và kinh tế. Trong khi phải hoạt động để sửa chữa những thiệt hại đã gây ra, chúng ta cũng phải tạo điều kiện để nước được sử dụng một cách hợp lý, giảm bớt hết sức những thiệt hại ấy, bằng cách cổ võ những chính sách thích hợp, cung cấp những phương thế hữu hiệu giúp bảo vệ tương lai chung của chúng ta. Thái độ của chúng ta đối với thiên nhiên và sự quản lý kém mà chúng ta có thể gây ra cho các nguồn nước, không thể đè nặng trên người khác và càng không thể gây hại cho các thế hệ tương lai”.
Sau cùng, Hội đồng Tòa Thánh mời gọi tất cả mọi người hãy đón nhận ước mong của Đức Thánh Cha là ”dấn thân nghiêm tục tôn trọng và bảo tồn thiên nhiên, quan tâm đến mỗi người, chống lại nền văn hóa phung phí và vứt bỏ, để thăng tiến một nền văn hóa liên đới và gặp gỡ” (SD 11-7-2013)
Tự sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô cải tổ hệ thống hình pháp tại Vatican
LM. Trần Đức Anh OP
21:53 11/07/2013
VATICAN. Hôm 11-7-2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tông thư tự sắc nới rộng quyền tài phán của các cơ quan tư pháp Quốc gia thành Vatican về vấn đề hình luật.
Các qui luật mới đã được Ủy ban Tòa Thánh đặc trách quốc gia thành Vatican phê chuẩn ngày 10-7-2013, cải tổ bộ hình luật có từ năm 1929 khi thành lập quốc gia Vatican, và áp dụng cho các nhân viên và những người ở trên lãnh thổ quốc gia thành Vatican.
Trong lời tựa, Tự Sắc của Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Thời nay, công ích ngày càng bị đe dọa vị nạn phạm pháp liên quốc gia và có tổ chức, lạm dụng thị trường và kinh tế, cũng như nạn khủng bố. Vì thế, cộng đồng quốc tế cần chấp nhận những phương tiện pháp lý thích hợp giúp phòng ngừa và ngăn chặn nạn tội phạm, tạo điều kiện dễ dàng cho sự cộng tác tư pháp quốc tế trong vấn đề hình sự”. Vì thế với mục đích tái khẳng định quyết tâm của Tòa Thánh cộng tác với những mục tiêu ấy, đã có một số thay đổi được du nhập vào hình luật của Vatican, tiếp tục những hoạt động đã được khởi sự từ năm 2010 dưới triều đạicủa ĐGH Biển Đức 16”.
Tự Sắc của Đức Thánh Cha có mục đích nới rộng việc áp dụng các hình luật này cho cả các chức sắc và nhân viên giáo triều Roma và các tổ chức gắn liền với giáo triều, ví dụ báo Quan sát viên Roma, Đài Vatican, Trung Tâm truyền hình Vatican, thư viện và văn khố Vatican, v.v. Cả các vị đại diện Tòa Thánh, và nhân viên chính ngạch trong ngoại giao Tòa Thánh.
Những hình luật vừa được phê chuẩn tiếp nối công cuộc thích ứng ngành tư pháp Vatican, qua những hành động bắt đầu từ năm 2010 dưới triều đại ĐGH Biển Đức 16.
Một số điểm mới
Những hình luật ấy nay có nội dung rộng lớn hơn vì thực hiện nhiều hiệp ước quốc tế mà Tòa Thánh chấp nhận. Ngoài ra có sự du nhập những loại tội bị hình luật Vatican trừng phạt như các tội ác chống lại nhân loại, tội tra tấn, tội diệt chủng và Apartheid (Phân biệt chủng tộc); tội tham nhũng như nói trong Hiệp ước năm 2003 của LHQ về tệ nạn này. Một điểm mới khác, đó là quyết định loại bỏ án tù chung thân và thay bằng hình phạt từ 30 đến 35 năm tù. Luật mới gia tăng các biện pháp bảo vệ trẻ em, xác định và gia tăng hình phạt cho những kẻ lạm dụng trẻ em, những kẻ lấy trộm tài liệu mật của các cơ quan Vatican. Luật mới cho phép giao nộp cho các chính quyền tư pháp liên hệ những kẻ phạm tội ác tị nạn vào Vatican.
Phù hợp với hướng đi gần đây trên trường quốc tế, một hệ thống trừng phạt pháp nhân cũng được du nhập vào hệ thống hình luật Vatican, đối với tất cả những trường hợp pháp nhân ấy lợi dụng những hoạt động tội ác do các cơ quan hoặc nhân viên của mình phạm. Luật xác định một trách nhiệm trực tiếp của các pháp nhân đó với những hình phạt cấm chế hoặc phạt tiền.
Trong cuộc họp báo cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong tương lai gần đây sẽ có thêm những đạo luật chống rửa tiền và tài trợ tham nhũng, theo yêu cầu của cơ quan Âu châu Moneyval đặc trách về vấn đề này. Tòa Thánh và Vatican cũng gia nhập và chấp nhận những đề nghị của tổ chức này để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế (SD 11-7-2013)
Các qui luật mới đã được Ủy ban Tòa Thánh đặc trách quốc gia thành Vatican phê chuẩn ngày 10-7-2013, cải tổ bộ hình luật có từ năm 1929 khi thành lập quốc gia Vatican, và áp dụng cho các nhân viên và những người ở trên lãnh thổ quốc gia thành Vatican.
Trong lời tựa, Tự Sắc của Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Thời nay, công ích ngày càng bị đe dọa vị nạn phạm pháp liên quốc gia và có tổ chức, lạm dụng thị trường và kinh tế, cũng như nạn khủng bố. Vì thế, cộng đồng quốc tế cần chấp nhận những phương tiện pháp lý thích hợp giúp phòng ngừa và ngăn chặn nạn tội phạm, tạo điều kiện dễ dàng cho sự cộng tác tư pháp quốc tế trong vấn đề hình sự”. Vì thế với mục đích tái khẳng định quyết tâm của Tòa Thánh cộng tác với những mục tiêu ấy, đã có một số thay đổi được du nhập vào hình luật của Vatican, tiếp tục những hoạt động đã được khởi sự từ năm 2010 dưới triều đạicủa ĐGH Biển Đức 16”.
Tự Sắc của Đức Thánh Cha có mục đích nới rộng việc áp dụng các hình luật này cho cả các chức sắc và nhân viên giáo triều Roma và các tổ chức gắn liền với giáo triều, ví dụ báo Quan sát viên Roma, Đài Vatican, Trung Tâm truyền hình Vatican, thư viện và văn khố Vatican, v.v. Cả các vị đại diện Tòa Thánh, và nhân viên chính ngạch trong ngoại giao Tòa Thánh.
Những hình luật vừa được phê chuẩn tiếp nối công cuộc thích ứng ngành tư pháp Vatican, qua những hành động bắt đầu từ năm 2010 dưới triều đại ĐGH Biển Đức 16.
Một số điểm mới
Những hình luật ấy nay có nội dung rộng lớn hơn vì thực hiện nhiều hiệp ước quốc tế mà Tòa Thánh chấp nhận. Ngoài ra có sự du nhập những loại tội bị hình luật Vatican trừng phạt như các tội ác chống lại nhân loại, tội tra tấn, tội diệt chủng và Apartheid (Phân biệt chủng tộc); tội tham nhũng như nói trong Hiệp ước năm 2003 của LHQ về tệ nạn này. Một điểm mới khác, đó là quyết định loại bỏ án tù chung thân và thay bằng hình phạt từ 30 đến 35 năm tù. Luật mới gia tăng các biện pháp bảo vệ trẻ em, xác định và gia tăng hình phạt cho những kẻ lạm dụng trẻ em, những kẻ lấy trộm tài liệu mật của các cơ quan Vatican. Luật mới cho phép giao nộp cho các chính quyền tư pháp liên hệ những kẻ phạm tội ác tị nạn vào Vatican.
Phù hợp với hướng đi gần đây trên trường quốc tế, một hệ thống trừng phạt pháp nhân cũng được du nhập vào hệ thống hình luật Vatican, đối với tất cả những trường hợp pháp nhân ấy lợi dụng những hoạt động tội ác do các cơ quan hoặc nhân viên của mình phạm. Luật xác định một trách nhiệm trực tiếp của các pháp nhân đó với những hình phạt cấm chế hoặc phạt tiền.
Trong cuộc họp báo cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong tương lai gần đây sẽ có thêm những đạo luật chống rửa tiền và tài trợ tham nhũng, theo yêu cầu của cơ quan Âu châu Moneyval đặc trách về vấn đề này. Tòa Thánh và Vatican cũng gia nhập và chấp nhận những đề nghị của tổ chức này để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế (SD 11-7-2013)
Top Stories
Vietnam: La Sécurité interdit le voyage à Rome d’un témoin important du procès de béatification du cardinal F.-X. Nguyên Van Thuân
Eglises d'Asie
10:41 11/07/2013
Le critique littéraire Nguyên Hoang Duc, ancien fonctionnaire du Bureau des Affaires religieuses de la Sécurité publique et témoin de première importance dans le procès de béatification du cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuân, a été empêché par la Sécurité publique de prendre l’avion pour se rendre à Rome. Il devait participer à la cérémonie de clôture de l’enquête diocésaine en vue de la béatification du cardinal, qui s’est déroulée le 5 juillet dernier au Vatican, cérémonie à laquelle il avait été officiellement invité. Les faits ont été rapportés par la victime elle-même dans une interview accordée à Radio Free Asia, émissions en langue vietnamienne, du 5 juillet 2013 (2).
Dans la soirée du 2 juillet, Nguyên Hoang Duc s’était rendu à l’aéroport Nôi Bai de Hanoi. Il présentait son billet au guichet la compagnie thaïlandaise sur laquelle il devait voyager quand on l’avertit qu’il était attendu au bureau de la Sécurité publique de l’aéroport. Là, un officier lui déclara qu’il n’était pas autorisé sortir du pays, sans préciser le motif de cette interdiction. L’agent ajouta seulement qu’il agissait sur ordre. Pour connaître les raisons de cette interdiction, Nguyên Hoang Duc devait se rendre à un bureau dont on lui indiqua l’adresse. Après négociations, le critique littéraire réussit à obtenir que soit dressé un procès-verbal indiquant qu’il était empêché de sortir du pays.
Le critique littéraire a résumé les raisons qui ont, sans doute, motivé l’intervention de la police à son encontre. En premier lieu, le gouvernement est en désaccord avec la canonisation du cardinal, qui mettrait en évidence le long séjour d’un ecclésiastique de haut rang dans les prisons gouvernementales. Les autres raisons tiennent à la personnalité du critique littéraire. Ancien fonctionnaire des Affaires religieuses, il est aujourd’hui écrivain indépendant et se montre souvent critique à l’égard des autorités.
Dans l’enquête menée en vue de la béatification du cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuân, Nguyên Hoang Duc est un témoin important dont la vie a été entièrement transformée par sa rencontre avec le futur béatifié alors détenu secrètement dans les locaux de la Sécurité de Hanoi, accusé, entre autres fautes, d’être le neveu du président Ngô Dinh Diêm et d’avoir été nommé archevêque coadjuteur de Saigon pour y mener l’opposition au nouveau régime.
A la fin des années 1970, Nguyên Hoang Duc était un membre haut placé du Bureau des Affaires religieuses du ministère de la Sécurité publique. Cadre de longue date dans le Bureau, il fut autorisé à aller apprendre le français auprès du cardinal. Le jeune cadre de la Sécurité fut très impressionné par la personnalité de Mgr Thuân. Dans l’interview à Radio Free Asia, il déclare qu’il est resté « fasciné » par lui. Plus tard, après les événements de Tienanmen en Chine, en 1989, il perdit ses convictions communistes et mit un terme à ses fonctions à la Sécurité publique. Pendant un temps, il travailla dans un service d’exploitation du pétrole à Saigon. Durant cette période, il se mit à fréquenter les églises, surtout la cathédrale et l’église de Notre-Dame du Perpétuel secours. Un jour, il rêva qu’il recevait le sacrement du baptême à l’intérieur d’une église et entama un cheminement difficile vers la conversion. Plus tard, après son baptême, il fut invité par des prêtres de Hanoi à décrire son itinéraire spirituel. Il écrivit alors un texte intitulé: « Chemin de la foi par l’intermédiaire de François-Xavier Nguyên Van Thuân ». Ce récit fut traduit en plusieurs langues, envoyé à Rome et constitue une pièce importante du dossier établi en vue de la béatification du cardinal Thuân. Nguyên Hoang Duc y déclare avoir bénéficié de trois miracles par l’intercession du cardinal: le miracle de la conversion à la foi chrétienne, celui de la guérison d’une maladie, et celui de la révélation d’un événement a venir.
Nguyên Hoang Duc est aujourd’hui surtout connu pour ses articles concernant l’actualité littéraire, principalement poétique, mais aussi les problèmes de société de son pays. C’est un écrivain connu pour son indépendance, ne faisant aucune concession à l’idéologie régnante.
(1) Le script (en vietnamien) de cette interview est consultable à l’adresse suivante: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-bans-citizen-leave-country-4-holy-witness-ml-07052013135810.html?searchterm=Ngo%E1%BA%A1i+giao+%E1%BB%95+kh%C3%B3a
(Source: Eglises d'Asie, 11 juillet 2013)
Le critique littéraire a résumé les raisons qui ont, sans doute, motivé l’intervention de la police à son encontre. En premier lieu, le gouvernement est en désaccord avec la canonisation du cardinal, qui mettrait en évidence le long séjour d’un ecclésiastique de haut rang dans les prisons gouvernementales. Les autres raisons tiennent à la personnalité du critique littéraire. Ancien fonctionnaire des Affaires religieuses, il est aujourd’hui écrivain indépendant et se montre souvent critique à l’égard des autorités.
Dans l’enquête menée en vue de la béatification du cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuân, Nguyên Hoang Duc est un témoin important dont la vie a été entièrement transformée par sa rencontre avec le futur béatifié alors détenu secrètement dans les locaux de la Sécurité de Hanoi, accusé, entre autres fautes, d’être le neveu du président Ngô Dinh Diêm et d’avoir été nommé archevêque coadjuteur de Saigon pour y mener l’opposition au nouveau régime.
A la fin des années 1970, Nguyên Hoang Duc était un membre haut placé du Bureau des Affaires religieuses du ministère de la Sécurité publique. Cadre de longue date dans le Bureau, il fut autorisé à aller apprendre le français auprès du cardinal. Le jeune cadre de la Sécurité fut très impressionné par la personnalité de Mgr Thuân. Dans l’interview à Radio Free Asia, il déclare qu’il est resté « fasciné » par lui. Plus tard, après les événements de Tienanmen en Chine, en 1989, il perdit ses convictions communistes et mit un terme à ses fonctions à la Sécurité publique. Pendant un temps, il travailla dans un service d’exploitation du pétrole à Saigon. Durant cette période, il se mit à fréquenter les églises, surtout la cathédrale et l’église de Notre-Dame du Perpétuel secours. Un jour, il rêva qu’il recevait le sacrement du baptême à l’intérieur d’une église et entama un cheminement difficile vers la conversion. Plus tard, après son baptême, il fut invité par des prêtres de Hanoi à décrire son itinéraire spirituel. Il écrivit alors un texte intitulé: « Chemin de la foi par l’intermédiaire de François-Xavier Nguyên Van Thuân ». Ce récit fut traduit en plusieurs langues, envoyé à Rome et constitue une pièce importante du dossier établi en vue de la béatification du cardinal Thuân. Nguyên Hoang Duc y déclare avoir bénéficié de trois miracles par l’intercession du cardinal: le miracle de la conversion à la foi chrétienne, celui de la guérison d’une maladie, et celui de la révélation d’un événement a venir.
Nguyên Hoang Duc est aujourd’hui surtout connu pour ses articles concernant l’actualité littéraire, principalement poétique, mais aussi les problèmes de société de son pays. C’est un écrivain connu pour son indépendance, ne faisant aucune concession à l’idéologie régnante.
(1) Le script (en vietnamien) de cette interview est consultable à l’adresse suivante: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-bans-citizen-leave-country-4-holy-witness-ml-07052013135810.html?searchterm=Ngo%E1%BA%A1i+giao+%E1%BB%95+kh%C3%B3a
(Source: Eglises d'Asie, 11 juillet 2013)
Pope Francis issues Motu Proprio on criminal law matters in Vatican
VIS
23:47 11/07/2013
2013-07-11 Vatican - Pope Francis has issued a Motu Proprio on criminal law matters and administrative sanctions within Vatican City State and the Holy See. In a statement by the Holy See’s Press Office, it was announced that on this same date, the Pontifical Commission for Vatican City State has adopted the following laws:
Law No. VIII containing Supplementary Norms on Criminal Law Matters;
Law No. IX containing Amendments to the Criminal Code and the Criminal Procedure Code;Law No. X containing General Provisions on Administrative Sanctions.
The note from the Holy See Press Office goes on to clarify the following points:
The Motu proprio makes the criminal laws adopted by the Pontifical Commission for Vatican City State applicable also within the Holy See.
The criminal laws adopted today are a continuation of the efforts to update Vatican City State’s legal system, building upon the measures adopted since 2010 during the pontificate of Benedict XVI.
These laws, however, have a broader scope, since they incorporate into the Vatican legal system the provisions of numerous international conventions including: the four Geneva Conventions of 1949, on the conduct of war and war crimes; the 1965 Convention on the elimination of all forms of racial discrimination; the 1984 Convention against torture and other cruel, inhuman or degrading treatment or punishment, the 1989 Convention on the rights of the child and its optional protocols of 2000.
Of particular note in this context is the introduction of the crime of torture and a broader definition of the category of crimes against minors (including: the sale of children, child prostitution, the recruitment of children, sexual violence and sexual acts with children, and the production and possession of child pornography).
A section of the legislation introduces a list of crimes against humanity, in particular, the crimes of genocide and apartheid, following broadly the definitions adopted in the 1998 Statute of the International Criminal Court. The section of the Criminal Code regarding offences committed in the exercise of public administration has also been revised in light of the 2003 United Nations Convention against corruption. With regard to penalties, that of life imprisonment has been abolished and it has been replaced with a maximum penalty of 30 to 35 years of imprisonment.
In line with the most recent developments at the international level, the new legislation also introduces a system of penalties for juridical persons who profit from the criminal activities of their constituent bodies or personnel, establishing their direct liability and providing as penalties a set of interdictions and pecuniary sanctions.
In the area of criminal procedure, the general principles of presumption of innocence and due process within a reasonable time have been recognized explicitly, while the power of the judicial authorities to adopt precautionary measures has been increased by bringing up to date the provisions for confiscation and the freezing of assets.
Also of importance is the modernization of the rather dated norms governing international judicial cooperation, with the adoption of measures in line with the standards of the most recent international conventions.
The law on administrative sanctions is of a general nature so as to serve as a common framework that provides for the possibility of sanctions in different areas intended to promote respect for the norms, to render them effective and to protect the public interests.
As a whole, these normative efforts form part of broader process aimed at modernizing further the Vatican legal system with a view to enhancing its consistency and effectiveness.
The following is an English translation of Pope Francis’ Apostolic Letter Motu Proprio on the jurisdiction of Judicial Authorities of Vatican City State in criminal matters (Full Text)
In our times, the common good is increasingly threatened by transnational organized crime, the improper use of the markets and of the economy, as well as by terrorism.
It is therefore necessary for the international community to adopt adequate legal instruments to prevent and counter criminal activities, by promoting international judicial cooperation on criminal matters.
In ratifying numerous international conventions in these areas, and acting also on behalf of Vatican City State, the Holy See has constantly maintained that such agreements are effective means to prevent criminal activities that threaten human dignity, the common good and peace.
With a view to renewing the Apostolic See’s commitment to cooperate to these ends, by means of this Apostolic Letter issued Motu Proprio, I establish that:
1. The competent Judicial Authorities of Vatican City State shall also exercise penal jurisdiction over:
a) crimes committed against the security, the fundamental interests or the patrimony of the Holy See;b) crimes referred to:
- in Vatican City State Law No. VIII, of 11 July 2013, containing Supplementary Norms on Criminal Law Matters;- in Vatican City State Law No. IX, of 11 July 2013, containing Amendments to the Criminal Code and the Criminal Procedure Code;
when such crimes are committed by the persons referred to in paragraph 3 below, in the exercise of their functions;c) any other crime whose prosecution is required by an international agreement ratified by the Holy See, if the perpetrator is physically present in the territory of Vatican City State and has not been extradited.
2. The crimes referred to in paragraph 1 are to be judged pursuant to the criminal law in force in Vatican City State at the time of their commission, without prejudice to the general principles of the legal system on the temporal application of criminal laws.
3. For the purposes of Vatican criminal law, the following persons are deemed “public officials”:
a) members, officials and personnel of the various organs of the Roman Curia and of the Institutions connected to it.b) papal legates and diplomatic personnel of the Holy See.
c) those persons who serve as representatives, managers or directors, as well as persons who even de facto manage or exercise control over the entities directly dependent on the Holy See and listed in the registry of canonical juridical persons kept by the Governorate of Vatican City State;d) any other person holding an administrative or judicial mandate in the Holy See, permanent or temporary, paid or unpaid, irrespective of that person’s seniority.
4. The jurisdiction referred to in paragraph 1 comprises also the administrative liability of juridical persons arising from crimes, as regulated by Vatican City State laws.
5. When the same matters are prosecuted in other States, the provisions in force in Vatican City State on concurrent jurisdiction shall apply.
6. The content of article 23 of Law No. CXIX of 21 November 1987, which approves the Judicial Order of Vatican City State remains in force.
This I decide and establish, anything to the contrary notwithstanding.
I establish that this Apostolic Letter issued Motu Proprio will be promulgated by its publication in L’Osservatore Romano, entering into force on 1 September 2013.
Given in Rome, at the Apostolic Palace, on 11 July 2013, the first of my Pontificate.
Law No. VIII containing Supplementary Norms on Criminal Law Matters;
Law No. IX containing Amendments to the Criminal Code and the Criminal Procedure Code;Law No. X containing General Provisions on Administrative Sanctions.
The note from the Holy See Press Office goes on to clarify the following points:
The Motu proprio makes the criminal laws adopted by the Pontifical Commission for Vatican City State applicable also within the Holy See.
The criminal laws adopted today are a continuation of the efforts to update Vatican City State’s legal system, building upon the measures adopted since 2010 during the pontificate of Benedict XVI.
These laws, however, have a broader scope, since they incorporate into the Vatican legal system the provisions of numerous international conventions including: the four Geneva Conventions of 1949, on the conduct of war and war crimes; the 1965 Convention on the elimination of all forms of racial discrimination; the 1984 Convention against torture and other cruel, inhuman or degrading treatment or punishment, the 1989 Convention on the rights of the child and its optional protocols of 2000.
Of particular note in this context is the introduction of the crime of torture and a broader definition of the category of crimes against minors (including: the sale of children, child prostitution, the recruitment of children, sexual violence and sexual acts with children, and the production and possession of child pornography).
A section of the legislation introduces a list of crimes against humanity, in particular, the crimes of genocide and apartheid, following broadly the definitions adopted in the 1998 Statute of the International Criminal Court. The section of the Criminal Code regarding offences committed in the exercise of public administration has also been revised in light of the 2003 United Nations Convention against corruption. With regard to penalties, that of life imprisonment has been abolished and it has been replaced with a maximum penalty of 30 to 35 years of imprisonment.
In line with the most recent developments at the international level, the new legislation also introduces a system of penalties for juridical persons who profit from the criminal activities of their constituent bodies or personnel, establishing their direct liability and providing as penalties a set of interdictions and pecuniary sanctions.
In the area of criminal procedure, the general principles of presumption of innocence and due process within a reasonable time have been recognized explicitly, while the power of the judicial authorities to adopt precautionary measures has been increased by bringing up to date the provisions for confiscation and the freezing of assets.
Also of importance is the modernization of the rather dated norms governing international judicial cooperation, with the adoption of measures in line with the standards of the most recent international conventions.
The law on administrative sanctions is of a general nature so as to serve as a common framework that provides for the possibility of sanctions in different areas intended to promote respect for the norms, to render them effective and to protect the public interests.
As a whole, these normative efforts form part of broader process aimed at modernizing further the Vatican legal system with a view to enhancing its consistency and effectiveness.
The following is an English translation of Pope Francis’ Apostolic Letter Motu Proprio on the jurisdiction of Judicial Authorities of Vatican City State in criminal matters (Full Text)
In our times, the common good is increasingly threatened by transnational organized crime, the improper use of the markets and of the economy, as well as by terrorism.
It is therefore necessary for the international community to adopt adequate legal instruments to prevent and counter criminal activities, by promoting international judicial cooperation on criminal matters.
In ratifying numerous international conventions in these areas, and acting also on behalf of Vatican City State, the Holy See has constantly maintained that such agreements are effective means to prevent criminal activities that threaten human dignity, the common good and peace.
With a view to renewing the Apostolic See’s commitment to cooperate to these ends, by means of this Apostolic Letter issued Motu Proprio, I establish that:
1. The competent Judicial Authorities of Vatican City State shall also exercise penal jurisdiction over:
a) crimes committed against the security, the fundamental interests or the patrimony of the Holy See;b) crimes referred to:
- in Vatican City State Law No. VIII, of 11 July 2013, containing Supplementary Norms on Criminal Law Matters;- in Vatican City State Law No. IX, of 11 July 2013, containing Amendments to the Criminal Code and the Criminal Procedure Code;
when such crimes are committed by the persons referred to in paragraph 3 below, in the exercise of their functions;c) any other crime whose prosecution is required by an international agreement ratified by the Holy See, if the perpetrator is physically present in the territory of Vatican City State and has not been extradited.
2. The crimes referred to in paragraph 1 are to be judged pursuant to the criminal law in force in Vatican City State at the time of their commission, without prejudice to the general principles of the legal system on the temporal application of criminal laws.
3. For the purposes of Vatican criminal law, the following persons are deemed “public officials”:
a) members, officials and personnel of the various organs of the Roman Curia and of the Institutions connected to it.b) papal legates and diplomatic personnel of the Holy See.
c) those persons who serve as representatives, managers or directors, as well as persons who even de facto manage or exercise control over the entities directly dependent on the Holy See and listed in the registry of canonical juridical persons kept by the Governorate of Vatican City State;d) any other person holding an administrative or judicial mandate in the Holy See, permanent or temporary, paid or unpaid, irrespective of that person’s seniority.
4. The jurisdiction referred to in paragraph 1 comprises also the administrative liability of juridical persons arising from crimes, as regulated by Vatican City State laws.
5. When the same matters are prosecuted in other States, the provisions in force in Vatican City State on concurrent jurisdiction shall apply.
6. The content of article 23 of Law No. CXIX of 21 November 1987, which approves the Judicial Order of Vatican City State remains in force.
This I decide and establish, anything to the contrary notwithstanding.
I establish that this Apostolic Letter issued Motu Proprio will be promulgated by its publication in L’Osservatore Romano, entering into force on 1 September 2013.
Given in Rome, at the Apostolic Palace, on 11 July 2013, the first of my Pontificate.
Tin Giáo Hội Việt Nam
GP Kontum: Khóa tập huấn Kỹ năng Lãnh đạo cho Linh mục và Tu sĩ
LM Gioankim Nguyễn Hoàng Sơn
10:19 11/07/2013
Giáo phận Kontum: Khóa Tập huấn Kỹ năng Lãnh đạo và Kỹ năng Sinh hoạt Nhóm cho Linh mục và Tu sĩ tháng 7-2013
Nhân kỳ tĩnh tâm của các Linh Mục Giáo Phận Kontum trong tháng 7 này, Đức Cha Micae đã mời Giáo Sư Nguyễn Trung Hiếu (Director, Educational Leadership Conference, Chicago Leadership Academy và Đại Học DePaul University) từ Mỹ về để giúp thêm trong Chương Trình Thường Huấn cho các Linh Mục và Tu Sĩ trong Giáo Phận. Trong giáo trình kỹ năng lãnh đạo, Thầy Hiếu đã vận dụng các nguyên tắc điều hành học đường và trong các sinh hoạt hội đoàn, để ứng dụng vào các công việc Mục Vụ, cũng như trong cách điều hành Giáo Xứ một cách hết sức tài tình.
Theo chương trình đã dự định, từ chiều ngày 01-07-2013, tất cả các Cha và các nam nữ Tu Sĩ Phụ Trách Cộng Đoàn các Dòng Tu trong Giáo Phận có mặt đầy đủ tại Tòa Giám Mục Kontum.
Nhưng vì sự ra đi đột ngột của Cha Calistô Bá Năng Lý, nên chiều 01-07-2013, thay vì tụ họp về Tòa Giám Mục, mọi người lại tụ họp về Giáo Xứ Kon Hring để tham dự Nghi Thức Tẩm Liệm cho Ngài. Rồi sáng 02-07-2013, mọi người cũng về Kon Hring để Dâng Thánh Lễ và tiễn đưa Cha đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Do đó, mãi đến chiều ngày 02-07-2013, khóa học mới được bắt đầu. Mặc dầu từ biến cố tiễn đưa Người Anh Em về cõi vĩnh hằng đến giờ học chỉ có mấy tiếng đồng hồ, thêm vào với quãng đường dài hơn 40 cây số; vậy mà vào lúc 14h30, các Cha đã nghiêm túc hiện diện đầy đủ trong giảng đường!
Giáo Sư Nguyễn Trung Hiếu, với kinh nghiệm của hơn 40 năm làm việc tại các trường học ở Hoa Kỳ; đặc biệt với châm ngôn: “Những cái nhỏ bé tốt lành thì tốt hơn những cái to lớn khác”, Thầy cũng đã cùng với 3 giáo sư khác lập ra những Phân Hiệu Học. Các phân hiệu này đã rất cuốn hút nhiều học viên đến ghi danh học; bởi vì cả phụ huynh cũng như các em đều thấy được việc học theo Nhóm nhỏ mang lại lợi ích cho việc học tập cũng như sự tiến bộ đạo hạnh của các em học viên rất nhiều.
Với một bề dày kinh nghiệm làm công tác giáo dục trong giới trí thức, Giáo Sư Hiếu đã rất được trân trọng cả về phía Giáo Hội cũng như Xã Hội. Thầy đã từng được tôn vinh bởi Đức Hồng Y Tổng Giáo Phận Chicago, cũng như đã từng nhận “Huân Chương Vì Sự Nghiệp Giáo Dục Thiện Nguyện” của Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan trao tặng. Một chút giới thiệu về Giáo Sư Hiếu để chúng ta thẩm định được giá trị của Khóa Tập Huấn này.
Giáo Sư Hiếu đã đến với lớp học không mang theo các xấp tài liệu dày cộm mà là những trải nghiệm quý báu của một đời vừa là nhà giáo vừa là người lãnh đạo của Thầy. Đặc biệt, với các tài năng thiên bẩm, ngay từ thời còn là sinh viên, Thầy Hiếu đã thể hiện được ơn lãnh đạo của mình để thành lập rất nhiều tổ chức. Chính qua các tổ chức ấy, dần dần Thầy đã hình thành các phương thức và kỹ năng để lãnh đạo và sinh hoạt nhóm hữu hiệu.
Vì là một nhà giáo lão luyện với những kiến thức vững chắc, cộng thêm phương cách vừa dạy vừa sinh hoạt; nên ngay trong buổi học đầu tiên Thầy đã đưa mọi người trở lại đời sinh viên một cách sinh động và cuốn hút.
Đề tài được trình bày trong chương trình rất sâu sắc, hữu ích và thiết thực cho các Linh Mục, Tu Sĩ trong Sứ Vụ của mình.
Giáo Sư đã vận dụng các nguyên tắc điều hành học đường, cũng như trong các công việc kinh doanh và trong các sinh hoạt hội đoàn để ứng dụng vào các công việc Mục Vụ cũng như trong cách điều hành Giáo Xứ một cách hết sức tài tình.
Ngày thứ nhất, rồi ngày thứ hai và ngày thứ ba trôi qua thật nhanh. Điều làm mọi người được phấn khích và chú tâm học hỏi là sự hiện diện gương mẫu của Đức Cha, của Cha Tổng Đại Diện, của Quý Cha Quản Miền, Quản Hạt, Quý Cha Cao Niên; cũng như sự chăm chỉ, chuyên cần của tất cả các Học Viên.
Trong Buổi Kết Thúc Khóa Học sáng 5-7, Thầy Hiếu đã thể hiện kỹ năng tổ chức cách rất nhẹ nhàng, nhưng lại rất trang trọng khi xin Đức Giám Mục cho phép làm trong Nhà Nguyện.
Với lễ phục của một Giảng Sư Tiến Sĩ, Thầy đã lên tuyên đọc Lời Chúa; Đoạn Lời Chúa nói về việc “Được Nhận nhưng không thì cũng phải Cho nhưng không…”
Sau đó, Thầy kính xin Đức Cha ban Huấn Từ.
Rồi với tư cách Giáo Sư, Thầy trang trọng xướng danh các tham dự viên và chuyển từng tờ Chứng Chỉ của Trường Đại Học cho Đức Cha, để Đức Cha trao cho từng Học Viên.
Trong buổi kết thúc này, không thể nào không nói đến các chi tiết nhỏ nhưng rất gây ấn tượng, và các ấn tượng ấy đã để lại cho nhiều người các bài học quý giá, khi nhìn thấy nào là Cha Tổng Đại Diện, nào là Cha Quản Hạt, nào là Cha Quản Lý, nào là Quý Cha Tiến Sĩ, Thạc Sĩ cũng hân hoan xếp hàng lên nhận tờ Chứng Chỉ!
Lạy Chúa, vì cung cách ứng xử rất tốt đẹp này, xin Chúa tuôn tràn muôn ơn xuống cho Giáo Phận mến yêu của chúng con!
Chúng con xin tạ ơn Chúa vì Khóa Tập Huấn rất bổ ích này!
Trước khi chia tay, mọi người đã cùng chụp chung một tấm hình lưu niệm với ước mong sẽ có được những ngày như thế này sang năm!
- LM Gioankim Nguyễn Hoàng Sơn
Ban Truyền Thông Giáo phận Kontum
Nhân kỳ tĩnh tâm của các Linh Mục Giáo Phận Kontum trong tháng 7 này, Đức Cha Micae đã mời Giáo Sư Nguyễn Trung Hiếu (Director, Educational Leadership Conference, Chicago Leadership Academy và Đại Học DePaul University) từ Mỹ về để giúp thêm trong Chương Trình Thường Huấn cho các Linh Mục và Tu Sĩ trong Giáo Phận. Trong giáo trình kỹ năng lãnh đạo, Thầy Hiếu đã vận dụng các nguyên tắc điều hành học đường và trong các sinh hoạt hội đoàn, để ứng dụng vào các công việc Mục Vụ, cũng như trong cách điều hành Giáo Xứ một cách hết sức tài tình.
Nhưng vì sự ra đi đột ngột của Cha Calistô Bá Năng Lý, nên chiều 01-07-2013, thay vì tụ họp về Tòa Giám Mục, mọi người lại tụ họp về Giáo Xứ Kon Hring để tham dự Nghi Thức Tẩm Liệm cho Ngài. Rồi sáng 02-07-2013, mọi người cũng về Kon Hring để Dâng Thánh Lễ và tiễn đưa Cha đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Do đó, mãi đến chiều ngày 02-07-2013, khóa học mới được bắt đầu. Mặc dầu từ biến cố tiễn đưa Người Anh Em về cõi vĩnh hằng đến giờ học chỉ có mấy tiếng đồng hồ, thêm vào với quãng đường dài hơn 40 cây số; vậy mà vào lúc 14h30, các Cha đã nghiêm túc hiện diện đầy đủ trong giảng đường!
Giáo Sư Nguyễn Trung Hiếu, với kinh nghiệm của hơn 40 năm làm việc tại các trường học ở Hoa Kỳ; đặc biệt với châm ngôn: “Những cái nhỏ bé tốt lành thì tốt hơn những cái to lớn khác”, Thầy cũng đã cùng với 3 giáo sư khác lập ra những Phân Hiệu Học. Các phân hiệu này đã rất cuốn hút nhiều học viên đến ghi danh học; bởi vì cả phụ huynh cũng như các em đều thấy được việc học theo Nhóm nhỏ mang lại lợi ích cho việc học tập cũng như sự tiến bộ đạo hạnh của các em học viên rất nhiều.
Với một bề dày kinh nghiệm làm công tác giáo dục trong giới trí thức, Giáo Sư Hiếu đã rất được trân trọng cả về phía Giáo Hội cũng như Xã Hội. Thầy đã từng được tôn vinh bởi Đức Hồng Y Tổng Giáo Phận Chicago, cũng như đã từng nhận “Huân Chương Vì Sự Nghiệp Giáo Dục Thiện Nguyện” của Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan trao tặng. Một chút giới thiệu về Giáo Sư Hiếu để chúng ta thẩm định được giá trị của Khóa Tập Huấn này.
Giáo Sư Hiếu đã đến với lớp học không mang theo các xấp tài liệu dày cộm mà là những trải nghiệm quý báu của một đời vừa là nhà giáo vừa là người lãnh đạo của Thầy. Đặc biệt, với các tài năng thiên bẩm, ngay từ thời còn là sinh viên, Thầy Hiếu đã thể hiện được ơn lãnh đạo của mình để thành lập rất nhiều tổ chức. Chính qua các tổ chức ấy, dần dần Thầy đã hình thành các phương thức và kỹ năng để lãnh đạo và sinh hoạt nhóm hữu hiệu.
Vì là một nhà giáo lão luyện với những kiến thức vững chắc, cộng thêm phương cách vừa dạy vừa sinh hoạt; nên ngay trong buổi học đầu tiên Thầy đã đưa mọi người trở lại đời sinh viên một cách sinh động và cuốn hút.
Đề tài được trình bày trong chương trình rất sâu sắc, hữu ích và thiết thực cho các Linh Mục, Tu Sĩ trong Sứ Vụ của mình.
Giáo Sư đã vận dụng các nguyên tắc điều hành học đường, cũng như trong các công việc kinh doanh và trong các sinh hoạt hội đoàn để ứng dụng vào các công việc Mục Vụ cũng như trong cách điều hành Giáo Xứ một cách hết sức tài tình.
Ngày thứ nhất, rồi ngày thứ hai và ngày thứ ba trôi qua thật nhanh. Điều làm mọi người được phấn khích và chú tâm học hỏi là sự hiện diện gương mẫu của Đức Cha, của Cha Tổng Đại Diện, của Quý Cha Quản Miền, Quản Hạt, Quý Cha Cao Niên; cũng như sự chăm chỉ, chuyên cần của tất cả các Học Viên.
Trong Buổi Kết Thúc Khóa Học sáng 5-7, Thầy Hiếu đã thể hiện kỹ năng tổ chức cách rất nhẹ nhàng, nhưng lại rất trang trọng khi xin Đức Giám Mục cho phép làm trong Nhà Nguyện.
Với lễ phục của một Giảng Sư Tiến Sĩ, Thầy đã lên tuyên đọc Lời Chúa; Đoạn Lời Chúa nói về việc “Được Nhận nhưng không thì cũng phải Cho nhưng không…”
Sau đó, Thầy kính xin Đức Cha ban Huấn Từ.
Rồi với tư cách Giáo Sư, Thầy trang trọng xướng danh các tham dự viên và chuyển từng tờ Chứng Chỉ của Trường Đại Học cho Đức Cha, để Đức Cha trao cho từng Học Viên.
Trong buổi kết thúc này, không thể nào không nói đến các chi tiết nhỏ nhưng rất gây ấn tượng, và các ấn tượng ấy đã để lại cho nhiều người các bài học quý giá, khi nhìn thấy nào là Cha Tổng Đại Diện, nào là Cha Quản Hạt, nào là Cha Quản Lý, nào là Quý Cha Tiến Sĩ, Thạc Sĩ cũng hân hoan xếp hàng lên nhận tờ Chứng Chỉ!
Lạy Chúa, vì cung cách ứng xử rất tốt đẹp này, xin Chúa tuôn tràn muôn ơn xuống cho Giáo Phận mến yêu của chúng con!
Chúng con xin tạ ơn Chúa vì Khóa Tập Huấn rất bổ ích này!
Trước khi chia tay, mọi người đã cùng chụp chung một tấm hình lưu niệm với ước mong sẽ có được những ngày như thế này sang năm!
- LM Gioankim Nguyễn Hoàng Sơn
Ban Truyền Thông Giáo phận Kontum
Thánh lễ Khấn Dòng tại Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương
Mai Thi
08:18 11/07/2013
Thánh lễ Khấn Dòng tại Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương
Nhằm ngày lễ thánh Biển Đức - đấng sáng lập đời sống đan tu trong Giáo Hội và cũng là tổ phụ của các đan sĩ, vào lúc 9 giờ sáng ngày 11 tháng 7 năm 2013 tại nguyện đường Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương Lâm Đồng đã diễn ra thánh lễ trọng mừng thánh tổ phụ với nghi thức khấn dòng cho các thành viên trong cộng đoàn: 8 thầy khấn trọng thể và 5 thầy khấn lần đầu.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể do Viện phụ Vianney Nguyễn Tri Phương, bề trên đương nhiệm chủ tế và đại diện Giáo Hội nhận lời tuyên khấn của các anh em trong cộng đoàn. Cùng đồng tế trong thánh lễ có nguyên Viện Phụ Ephrem Trịnh Văn Đức, Đức ông Nguyễn Thế Thoại, giáo phận Nha Trang, là vị giảng tĩnh tâm năm cho Đan Viện và khoảng 30 linh mục là khách và là các linh mục trong cộng đoàn Đan viện. Ngoài ra còn có sự hiện diện của quí hội dòng, quí ông bà cố và thân nhân gia đình các tân khấn sinh.
Nghi thức khấn dòng diễn ra sau bài giảng lễ của Viện Phụ Vianney. Các phần của thánh lễ cũng như nghi thức khấn dòng được diễn ra nhịp nhàng trong bầu khí trầm lặng, cảm động, sốt sắng và linh thiêng với những bài thánh ca về đời dâng hiến do ca đoàn các thầy trong Đan viện đảm nhiệm. Ai cũng dễ nhận thấy niềm vui mừng hân hoan thể hiện rõ trên khuôn mặt từng người trong bầu khí linh thiêng của đời đan tu chiêm niệm với thời tiết tạnh ráo và mát mẻ.
Sau những năm được huấn luyện tại cộng đoàn Đan viện qua các giai đoạn thỉnh sinh, tập sinh, khấn tạm, và sau khi đã được học hỏi, suy nghĩ, cầu nguyện và tập sống nếp sống đan tu chiêm niệm, hôm nay bằng việc tự do tuyên đọc năm lời khấn dòng của mình một cách công khai và long trọng, 13 tân khấn sinh hân hoan, can đảm và dứt khoát dấn thân quyết liệt hơn trong giai đoạn huấn luyện mới theo Luật dòng và qui chế của Giáo luật, và cách riêng 8 tân đan sĩ từ nay trọn vẹn hiến dâng cuộc đời mình với mong muốn phụng sự Thiên Chúa trong gia đình Đan viện này cho đến chết.
Trong các bài gợi ý hướng dẫn cầu nguyện suốt 10 ngày của Đức ông giảng tĩnh tâm đã nhấn mạnh đến yếu tố căn bản trong các tương quan cá vị của người đan sĩ chiêm niệm với Thiên Chúa và tha nhân ngay giữa lòng Giáo Hội và xã hội hôm nay. Cũng một chủ đề xuyên suốt đó, trong lời huấn từ cho các khấn sinh và bài giảng lễ, Viện Phụ Vianney khuyên các anh em hãy tìm học sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Ngài đề cập đến gương mẫu của thánh tổ phụ Biển Đức quyết từ bỏ tất cả để làm một việc duy nhất là sống với một mình Thiên Chúa. Sự khôn ngoan duy nhất không phải tìm ở đâu trên trần gian nhưng là nơi Chúa: nơi Chúa chúng ta nhận được ơn cứu độ và hạnh phúc nước trời cho dẫu phải đánh đổi tất cả. Khởi đi từ thánh Biển Đức (thế kỷ thứ VI) cho đến nay, đời sống đan tu vẫn phát triển rất mạnh trên khắp thế giới: đã có nhiều ngàn nam nữ đan sĩ chọn theo đuổi mục tiêu nên hoàn thiện từ giáo huấn và gương lành của Thánh tổ Biển Đức - "người của Chúa" và cũng là người được Thiên Chúa chúc phúc.
Đáp lại tiếng Chúa gọi “làm vườn nho” cho Chúa và muốn noi gương trọn lành của thánh tổ phụ Biển Đức, hôm nay 13 thanh niên trẻ của Đan Viện Châu Sơn quyết tâm xin được tiếp tục theo đuổi lý tưởng đan tu, tiếp tục sống và chết tại Đan viện này.
Bằng hành động cụ thể của những con người có đức tin mạnh mẽ và đức cậy vững vàng, các tân đan sĩ can đảm nói lời thề hứa dấn thân chọn nếp sống đan tu và long trọng công bố quyết định của mình trước mặt Thiên Chúa, vị đại diện Giáo Hội và sự chứng kiến của nhiều người. Vẫn biết rằng thân phận con người luôn yếu đuối và bất xứng: bao khó khăn còn đó, những cám dỗ giăng đầy, mọi thử thách đang chờ ở phía trước…. nhưng tin tưởng ơn Chúa, lòng quảng đại của bản thân và sự giúp đỡ từ phía nhiều người để hạt giống gieo vãi hôm nay được tăng triển thêm mãi. Ước mong những gì các tân khấn sinh đoan hứa hôm nay như là dấu chỉ rõ ràng về tình yêu của Thiên Chúa đối với cộng đoàn Châu Sơn Đơn Dương, đối với các gia đình có con em tuyên khấn, nhất là với bản thân mỗi tân khấn sinh, để tất cả mọi người thêm phấn khởi và để các khấn sinh mới cũng như cũ cảm thấy niềm hạnh phúc trong đời tận hiến, thêm quyết tâm trung thành và dấn thân phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội và nhân loại theo đặc sủng riêng của hội dòng. Có lẽ lời cầu nguyện đẹp nhất, ý nghĩa nhất và cũng quan trọng nhất đối với họ trong ngày quyết định “sống còn” và thật hồng phúc hôm nay là câu họ đã hát lên sau khi nằm sấp trên đất cùng với cộng đòan hát kinh cầu các thánh: “Lạy Chúa xin đón nhận con theo lời Chúa để con được sống và xin đừng để con tủi hổ vì đã trông cậy Chúa” (x. Nghi thức Khấn dòng).
Niềm vui của các tân khấn sinh hôm nay không chỉ là được gặp gỡ thân nhân, ân nhân, bạn bè sau nhiều năm xa cách, nhưng nếp sống họ từ nay chuyển tiếp sang một giai đoạn mới. Riêng 8 tân Đan sĩ từ ngày hôm nay họ được trở nên thành viên vĩnh viễn của gia đình Đan viện. Suốt đời họ sẽ gắn bó và phục vụ Chúa, Giáo Hội và nhân loại tại môi trường đan tu này. Các đan sĩ trong cộng đoàn vui mừng tiếp nhận các thành viên mới như là những người em, người cộng sự và người bạn để tất cả giúp nhau hoàn tất hành trình con đường đi theo Chúa. Bằng tình huynh đệ của các thành viên trong gia đình đan viện, bằng nếp sống đan tu chiêm niệm, từ nay tất cả các anh em sẽ cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui của đời sống này cho đến chết.
Thánh lễ khấn dòng kết thúc lúc 11g 30. Sau đó mọi người tiến lên sân trước của học viện Thần học chia sẻ bữa ăn huynh đệ trong niềm vui của hội dòng, niềm vui của các khấn sinh và quí gia đình.
Được biết, sau giờ kinh tối trước lễ khấn (10 tháng 7), cộng đoàn Đan viện cũng vui mừng đón nhận 3 Thỉnh sinh lãnh áo dòng khởi sự năm tập theo Giáo luật.
Mai Thi
Nhằm ngày lễ thánh Biển Đức - đấng sáng lập đời sống đan tu trong Giáo Hội và cũng là tổ phụ của các đan sĩ, vào lúc 9 giờ sáng ngày 11 tháng 7 năm 2013 tại nguyện đường Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương Lâm Đồng đã diễn ra thánh lễ trọng mừng thánh tổ phụ với nghi thức khấn dòng cho các thành viên trong cộng đoàn: 8 thầy khấn trọng thể và 5 thầy khấn lần đầu.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể do Viện phụ Vianney Nguyễn Tri Phương, bề trên đương nhiệm chủ tế và đại diện Giáo Hội nhận lời tuyên khấn của các anh em trong cộng đoàn. Cùng đồng tế trong thánh lễ có nguyên Viện Phụ Ephrem Trịnh Văn Đức, Đức ông Nguyễn Thế Thoại, giáo phận Nha Trang, là vị giảng tĩnh tâm năm cho Đan Viện và khoảng 30 linh mục là khách và là các linh mục trong cộng đoàn Đan viện. Ngoài ra còn có sự hiện diện của quí hội dòng, quí ông bà cố và thân nhân gia đình các tân khấn sinh.
Nghi thức khấn dòng diễn ra sau bài giảng lễ của Viện Phụ Vianney. Các phần của thánh lễ cũng như nghi thức khấn dòng được diễn ra nhịp nhàng trong bầu khí trầm lặng, cảm động, sốt sắng và linh thiêng với những bài thánh ca về đời dâng hiến do ca đoàn các thầy trong Đan viện đảm nhiệm. Ai cũng dễ nhận thấy niềm vui mừng hân hoan thể hiện rõ trên khuôn mặt từng người trong bầu khí linh thiêng của đời đan tu chiêm niệm với thời tiết tạnh ráo và mát mẻ.
Sau những năm được huấn luyện tại cộng đoàn Đan viện qua các giai đoạn thỉnh sinh, tập sinh, khấn tạm, và sau khi đã được học hỏi, suy nghĩ, cầu nguyện và tập sống nếp sống đan tu chiêm niệm, hôm nay bằng việc tự do tuyên đọc năm lời khấn dòng của mình một cách công khai và long trọng, 13 tân khấn sinh hân hoan, can đảm và dứt khoát dấn thân quyết liệt hơn trong giai đoạn huấn luyện mới theo Luật dòng và qui chế của Giáo luật, và cách riêng 8 tân đan sĩ từ nay trọn vẹn hiến dâng cuộc đời mình với mong muốn phụng sự Thiên Chúa trong gia đình Đan viện này cho đến chết.
Trong các bài gợi ý hướng dẫn cầu nguyện suốt 10 ngày của Đức ông giảng tĩnh tâm đã nhấn mạnh đến yếu tố căn bản trong các tương quan cá vị của người đan sĩ chiêm niệm với Thiên Chúa và tha nhân ngay giữa lòng Giáo Hội và xã hội hôm nay. Cũng một chủ đề xuyên suốt đó, trong lời huấn từ cho các khấn sinh và bài giảng lễ, Viện Phụ Vianney khuyên các anh em hãy tìm học sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Ngài đề cập đến gương mẫu của thánh tổ phụ Biển Đức quyết từ bỏ tất cả để làm một việc duy nhất là sống với một mình Thiên Chúa. Sự khôn ngoan duy nhất không phải tìm ở đâu trên trần gian nhưng là nơi Chúa: nơi Chúa chúng ta nhận được ơn cứu độ và hạnh phúc nước trời cho dẫu phải đánh đổi tất cả. Khởi đi từ thánh Biển Đức (thế kỷ thứ VI) cho đến nay, đời sống đan tu vẫn phát triển rất mạnh trên khắp thế giới: đã có nhiều ngàn nam nữ đan sĩ chọn theo đuổi mục tiêu nên hoàn thiện từ giáo huấn và gương lành của Thánh tổ Biển Đức - "người của Chúa" và cũng là người được Thiên Chúa chúc phúc.
Đáp lại tiếng Chúa gọi “làm vườn nho” cho Chúa và muốn noi gương trọn lành của thánh tổ phụ Biển Đức, hôm nay 13 thanh niên trẻ của Đan Viện Châu Sơn quyết tâm xin được tiếp tục theo đuổi lý tưởng đan tu, tiếp tục sống và chết tại Đan viện này.
Bằng hành động cụ thể của những con người có đức tin mạnh mẽ và đức cậy vững vàng, các tân đan sĩ can đảm nói lời thề hứa dấn thân chọn nếp sống đan tu và long trọng công bố quyết định của mình trước mặt Thiên Chúa, vị đại diện Giáo Hội và sự chứng kiến của nhiều người. Vẫn biết rằng thân phận con người luôn yếu đuối và bất xứng: bao khó khăn còn đó, những cám dỗ giăng đầy, mọi thử thách đang chờ ở phía trước…. nhưng tin tưởng ơn Chúa, lòng quảng đại của bản thân và sự giúp đỡ từ phía nhiều người để hạt giống gieo vãi hôm nay được tăng triển thêm mãi. Ước mong những gì các tân khấn sinh đoan hứa hôm nay như là dấu chỉ rõ ràng về tình yêu của Thiên Chúa đối với cộng đoàn Châu Sơn Đơn Dương, đối với các gia đình có con em tuyên khấn, nhất là với bản thân mỗi tân khấn sinh, để tất cả mọi người thêm phấn khởi và để các khấn sinh mới cũng như cũ cảm thấy niềm hạnh phúc trong đời tận hiến, thêm quyết tâm trung thành và dấn thân phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội và nhân loại theo đặc sủng riêng của hội dòng. Có lẽ lời cầu nguyện đẹp nhất, ý nghĩa nhất và cũng quan trọng nhất đối với họ trong ngày quyết định “sống còn” và thật hồng phúc hôm nay là câu họ đã hát lên sau khi nằm sấp trên đất cùng với cộng đòan hát kinh cầu các thánh: “Lạy Chúa xin đón nhận con theo lời Chúa để con được sống và xin đừng để con tủi hổ vì đã trông cậy Chúa” (x. Nghi thức Khấn dòng).
Niềm vui của các tân khấn sinh hôm nay không chỉ là được gặp gỡ thân nhân, ân nhân, bạn bè sau nhiều năm xa cách, nhưng nếp sống họ từ nay chuyển tiếp sang một giai đoạn mới. Riêng 8 tân Đan sĩ từ ngày hôm nay họ được trở nên thành viên vĩnh viễn của gia đình Đan viện. Suốt đời họ sẽ gắn bó và phục vụ Chúa, Giáo Hội và nhân loại tại môi trường đan tu này. Các đan sĩ trong cộng đoàn vui mừng tiếp nhận các thành viên mới như là những người em, người cộng sự và người bạn để tất cả giúp nhau hoàn tất hành trình con đường đi theo Chúa. Bằng tình huynh đệ của các thành viên trong gia đình đan viện, bằng nếp sống đan tu chiêm niệm, từ nay tất cả các anh em sẽ cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui của đời sống này cho đến chết.
Thánh lễ khấn dòng kết thúc lúc 11g 30. Sau đó mọi người tiến lên sân trước của học viện Thần học chia sẻ bữa ăn huynh đệ trong niềm vui của hội dòng, niềm vui của các khấn sinh và quí gia đình.
Được biết, sau giờ kinh tối trước lễ khấn (10 tháng 7), cộng đoàn Đan viện cũng vui mừng đón nhận 3 Thỉnh sinh lãnh áo dòng khởi sự năm tập theo Giáo luật.
Mai Thi
Giáo lý viên xứ Thuận Nghĩa mừng bổn mạng Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự
Pv Thuận Nghĩa
10:10 11/07/2013
Vào ngày 10/07/2013, Giáo lý viên xứ Thuận Nghĩa mừng lễ thánh bổn mạng Phêrô Nguyễn Khắc Tự. Thánh lễ được cử hành long trọng và sốt sắng với sự tham dự đông đủ của gần 150 giáo lý viên và bà con giáo dân trong giáo xứ.
Xem hình ảnh
Trong bài giảng, sau khi sơ lượt về cái chết anh dũng của vị tự đạo quan thầy, Cha xứ kêu mời mỗi giáo lý viên hy sinh nhiệt tình hơn trong nhiệm vụ huấn giáo. Để được vậy, mỗi giáo lý viên cần phải trau dồi các đức tính nhân bản: hiền lành, lịch sự, vui vẻ và các đức tính siêu nhiên: Đức tin, đức cậy, đức mến. Ngoài ra, mỗi giáo lý viên cũng cần trang bị cho mình một số hành trang cần thiết như: tinh thần hăng say truyền giáo, am hiểu giáo lý, biết trình bày giáo lý, ý thức về sứ mạng của mình, đặc biệt là biết sống gương mẫu vì “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Cuối thánh lễ, Cha xứ tặng cho mỗi giáo lý viên một cuốn Kinh Thánh và một cuốn Toát yếu Giáo lý Hội Thánh Công Giáo. Một đại diện quý thầy cô nói lên lòng biết ơn đối với sự quan tâm của Cha xứ và hứa sẽ noi gương Thánh bổn mạng hy sinh quên mình cho sự phát triển của nền giáo lý xứ nhà.
Trước thánh lễ, Cha xứ tổ chức giao lưu và liên hoan cho các thầy cô, đây cũng là dịp Cha xứ thể hiện lòng biết ơn đối với những cộng sự viên của mình.
Ước mong rằng qua dịp mừng bổn mạng hôm nay, mỗi giáo lý viên như được tiếp thêm sức để chu toàn bổn phận của mình trước những thách đố của thời đại.
Xem hình ảnh
Trong bài giảng, sau khi sơ lượt về cái chết anh dũng của vị tự đạo quan thầy, Cha xứ kêu mời mỗi giáo lý viên hy sinh nhiệt tình hơn trong nhiệm vụ huấn giáo. Để được vậy, mỗi giáo lý viên cần phải trau dồi các đức tính nhân bản: hiền lành, lịch sự, vui vẻ và các đức tính siêu nhiên: Đức tin, đức cậy, đức mến. Ngoài ra, mỗi giáo lý viên cũng cần trang bị cho mình một số hành trang cần thiết như: tinh thần hăng say truyền giáo, am hiểu giáo lý, biết trình bày giáo lý, ý thức về sứ mạng của mình, đặc biệt là biết sống gương mẫu vì “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Cuối thánh lễ, Cha xứ tặng cho mỗi giáo lý viên một cuốn Kinh Thánh và một cuốn Toát yếu Giáo lý Hội Thánh Công Giáo. Một đại diện quý thầy cô nói lên lòng biết ơn đối với sự quan tâm của Cha xứ và hứa sẽ noi gương Thánh bổn mạng hy sinh quên mình cho sự phát triển của nền giáo lý xứ nhà.
Trước thánh lễ, Cha xứ tổ chức giao lưu và liên hoan cho các thầy cô, đây cũng là dịp Cha xứ thể hiện lòng biết ơn đối với những cộng sự viên của mình.
Ước mong rằng qua dịp mừng bổn mạng hôm nay, mỗi giáo lý viên như được tiếp thêm sức để chu toàn bổn phận của mình trước những thách đố của thời đại.
Mãn Khóa Ca trưởng cấp I và Khai giảng Ca trưởng cấp II tại TGP Huế
Maria Thủy Tiên
10:13 11/07/2013
Mãn Khóa Ca trưởng cấp I và Khai giảng Ca trưởng cấp II tại TGP Huế (06-13/07/2013).
Khóa Ca Trưởng cấp 1 lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Tâm mục vụ TGP Huế vào ngày 10 - 16 tháng 1 năm 2011 và được tiếp tục vào các dịp mùa hè từ 11-17/07/2011 và từ 02-08/07/2012. Như vậy, khóa Ca trưởng cấp 1 tại giáo phận Huế đã trải qua 3 lần học nhưng vẫn chưa thi kết thúc mãn khóa cấp 1. Tiếp nối những chặng đường trước, năm nay, chương trình huấn luyện Ca Trưởng Cấp 2 đã bắt đầu vào ngày 06-13/07/2013 tại Trung tâm mục TGP Huế.
Xem hình ảnh
Bước vào hai ngày học đầu tiên của khóa học, quý thầy cô trong Ban giảng huấn cùng với các học viên đã nổ lực hết mình để ôn tập lại tất cả các bài thực tập đánh nhịp, các bài xướng âm đã học trong chương trình của khóa Ca trưởng cấp 1, đồng thời học thêm phần phụng vụ Thánh Nhạc để chuẩn bị thi mãn Khóa Ca trưởng cấp 1.
So với những lần học trước, năm nay số học viên có vẻ khiêm tốn hơn với khoảng 200 học viên thuộc các giáo xứ trong Giáo Phận. Đáng hoan nghênh nhất là những khuôn mặt thân quen của các anh chị em thuộc các giáo xứ ở xa, ngoài địa phận như: Hà Tĩnh, Vinh, Đà Nẵng....Bên cạnh đó, còn có sự hiện diện của các Soeur dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, các thầy Đại Chủng Viện Huế, các nữ tu, tập sinh và chủng sinh trong giáo phận nhà.
Sau hai ngày miệt mài ôn luyện, các học viên đã được dự kỳ thi mãn khóa Ca trưởng cấp 1 với Ban giảng huấn gồm: Thầy Giuse Phạm Đức Huyến, Soeur Elizabeth TrầnThị Mến, Soeur Maria Fiat Hồng Trang, Soeur Anna Lê Thị Huyền, Nhạc sĩ Văn Duy Tùng, Ca trưởng Lê Đình Hùng, Ca trưởng Viên Bích Hòa, chị Đào Tuyết Thanh Vân.
Theo hình thức thi: phần thi lý thuyết, các học viên sẽ trả lời trắc nghiệm trên giấy 25 câu hỏi và 1 câu viết tự luận, phần thi thực hành, mỗi học viên được bốc thăm 1 bài xướng âm trong số 12 bài và 1 bài thực tập đánh trong 15 bài.
Bầu khí của ngày thi mãn khóa thật vui tươi, nghiêm túc nhưng không kém phần căng thẳng, lo lắng của các học viên.
Nhờ sự tận tâm của quý thầy cô trong Ban Giảng Huấn cùng với sự cố gắng của các học viên mà hơn 90% đã đạt trình độ khá đều nhau và được nhận chứng chỉ mãn khóa Cấp 1.
Sau khi hoàn thành kỳ thi mãn khóa Ca trưởng cấp 1 các học viên tiếp tục học lên chương trình Ca trưởng cấp II, với 1 chương trình dày đặc, buổi sáng từ 7g30 đến 11g30, buổi chiều từ 1g30 đến 5g30, kèm theo thời tiết nóng bức của mùa hè xứ Huế.
Chuyển tiếp một bậc học, tay nhịp của các học viên có vẻ điêu luyện, sắc nét hơn. Nhờ những kinh nghiệm, những kiến thức nắm bắt được từ quý thầy cô giúp qua khóa học đã giúp các học viên tự tin, mạnh dạn hơn khi về điều khiển ca đoàn tại giáo xứ mình.
Những ngày theo học, mang theo tâm tình của học viên, một Soeur thuộc Dòng Phaolô Đà Nẵng cảm thấy đây quả là một khóa học rất hữu ích và rất quý giá bởi sự hy sinh, quảng đại lớn lao của quý thầy cô trong Ban giảng huấn đã sắp xếp thời gian, từ bỏ công việc của bản thân để đến giảng dạy, truyền đạt kiến thức một cách nhưng không cho thế hệ trẻ những hiểu biết, những kỹ năng, kỹ thuật và mỹ thuật trong Thánh Nhạc.
Trong tâm tình khiêm tốn, xác tín vào tình thương của Chúa, thầy Huyến đã chia sẻ cùng các học viên ân huệ thầy nhận được Chúa thương trao ban cho "nén bạc" và hôm nay quý thầy cô mong muốn làm sinh sôi nảy nở "nén bạc" đó bằng cách truyền đạt những kinh nghiệm, những hiểu biết của người đi trước cho thế hệ trẻ sau.
Khóa Ca Trưởng cấp 1 lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Tâm mục vụ TGP Huế vào ngày 10 - 16 tháng 1 năm 2011 và được tiếp tục vào các dịp mùa hè từ 11-17/07/2011 và từ 02-08/07/2012. Như vậy, khóa Ca trưởng cấp 1 tại giáo phận Huế đã trải qua 3 lần học nhưng vẫn chưa thi kết thúc mãn khóa cấp 1. Tiếp nối những chặng đường trước, năm nay, chương trình huấn luyện Ca Trưởng Cấp 2 đã bắt đầu vào ngày 06-13/07/2013 tại Trung tâm mục TGP Huế.
Xem hình ảnh
Bước vào hai ngày học đầu tiên của khóa học, quý thầy cô trong Ban giảng huấn cùng với các học viên đã nổ lực hết mình để ôn tập lại tất cả các bài thực tập đánh nhịp, các bài xướng âm đã học trong chương trình của khóa Ca trưởng cấp 1, đồng thời học thêm phần phụng vụ Thánh Nhạc để chuẩn bị thi mãn Khóa Ca trưởng cấp 1.
So với những lần học trước, năm nay số học viên có vẻ khiêm tốn hơn với khoảng 200 học viên thuộc các giáo xứ trong Giáo Phận. Đáng hoan nghênh nhất là những khuôn mặt thân quen của các anh chị em thuộc các giáo xứ ở xa, ngoài địa phận như: Hà Tĩnh, Vinh, Đà Nẵng....Bên cạnh đó, còn có sự hiện diện của các Soeur dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, các thầy Đại Chủng Viện Huế, các nữ tu, tập sinh và chủng sinh trong giáo phận nhà.
Sau hai ngày miệt mài ôn luyện, các học viên đã được dự kỳ thi mãn khóa Ca trưởng cấp 1 với Ban giảng huấn gồm: Thầy Giuse Phạm Đức Huyến, Soeur Elizabeth TrầnThị Mến, Soeur Maria Fiat Hồng Trang, Soeur Anna Lê Thị Huyền, Nhạc sĩ Văn Duy Tùng, Ca trưởng Lê Đình Hùng, Ca trưởng Viên Bích Hòa, chị Đào Tuyết Thanh Vân.
Theo hình thức thi: phần thi lý thuyết, các học viên sẽ trả lời trắc nghiệm trên giấy 25 câu hỏi và 1 câu viết tự luận, phần thi thực hành, mỗi học viên được bốc thăm 1 bài xướng âm trong số 12 bài và 1 bài thực tập đánh trong 15 bài.
Bầu khí của ngày thi mãn khóa thật vui tươi, nghiêm túc nhưng không kém phần căng thẳng, lo lắng của các học viên.
Nhờ sự tận tâm của quý thầy cô trong Ban Giảng Huấn cùng với sự cố gắng của các học viên mà hơn 90% đã đạt trình độ khá đều nhau và được nhận chứng chỉ mãn khóa Cấp 1.
Sau khi hoàn thành kỳ thi mãn khóa Ca trưởng cấp 1 các học viên tiếp tục học lên chương trình Ca trưởng cấp II, với 1 chương trình dày đặc, buổi sáng từ 7g30 đến 11g30, buổi chiều từ 1g30 đến 5g30, kèm theo thời tiết nóng bức của mùa hè xứ Huế.
Chuyển tiếp một bậc học, tay nhịp của các học viên có vẻ điêu luyện, sắc nét hơn. Nhờ những kinh nghiệm, những kiến thức nắm bắt được từ quý thầy cô giúp qua khóa học đã giúp các học viên tự tin, mạnh dạn hơn khi về điều khiển ca đoàn tại giáo xứ mình.
Những ngày theo học, mang theo tâm tình của học viên, một Soeur thuộc Dòng Phaolô Đà Nẵng cảm thấy đây quả là một khóa học rất hữu ích và rất quý giá bởi sự hy sinh, quảng đại lớn lao của quý thầy cô trong Ban giảng huấn đã sắp xếp thời gian, từ bỏ công việc của bản thân để đến giảng dạy, truyền đạt kiến thức một cách nhưng không cho thế hệ trẻ những hiểu biết, những kỹ năng, kỹ thuật và mỹ thuật trong Thánh Nhạc.
Trong tâm tình khiêm tốn, xác tín vào tình thương của Chúa, thầy Huyến đã chia sẻ cùng các học viên ân huệ thầy nhận được Chúa thương trao ban cho "nén bạc" và hôm nay quý thầy cô mong muốn làm sinh sôi nảy nở "nén bạc" đó bằng cách truyền đạt những kinh nghiệm, những hiểu biết của người đi trước cho thế hệ trẻ sau.
Bí quyết sống trung tín và thành công trong sứ vụ Linh mục
Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, pss
10:41 11/07/2013
BÍ QUYẾT SỐNG TRUNG TÍN VÀ THÀNH CÔNG TRONG SỨ VỤ LINH MỤC
(CHIA SẺ VỚI HỘI NGỘ CỰU SINH VIÊN XUÂN BÍCH - ĐÀLẠT NGÀY 9-11/7/2013)
Kính thưa Quý Đức Cha và Quý Cha,
Đức Cha Alphongsô, Đại Diện Giám Tỉnh Xuân Bích tại Việt Nam, sắp xếp với Cha Hương cho con đến chia sẻ đôi điều trong cuộc Hội Ngộ Xuân Bích này, nhưng con sẽ không mang lại cái gì mới mẻ hay suy tư cao siêu nào hết. Cái gì quý cha cũng đã học, đã biết hết rồi. Con chỉ xin được cùng quý cha đọc lại, ôn lại, nhớ lại với nhau trong bầu khí huynh đệ bí tích linh mục thuộc gia đình Xuân Bích một vài phương thế khả dĩ sống trung tín và thành công trong đời sống và sứ vụ linh mục của chúng ta, trong chiều kích đời sống nội tâm thiêng liêng, lẫn trong chiều kích sứ vụ đối với đoàn chiên:
- Linh mục và Chúa Giêsu Thánh Thể,
- Linh mục và Con đường Thập giá,
- Linh mục sống dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria,
- Linh mục sống mối hiệp thông huynh đệ,
- Linh mục buông theo Chúa Thánh Thần,
- Linh mục luôn nghĩ đến trách nhiệm lo cho các linh hồn.
1. Linh Mục và Chúa Giêsu Thánh Thể
Thánh Thể là “suối nguồn và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ của Hội Thánh” nên cũng là trung tâm đời sống và sứ vụ linh mục vì có một mối tương quan rất chặt chẽ giữa cử hành Thánh Lễ và rao giảng Đức Kitô. Những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm trong bữa Tiệc Ly,[1] khi thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức linh mục, đều giúp đời sống thiêng liêng của chúng ta lớn lên dần dần đến độ chúng ta “trở nên và sống như một Kitô Khác trong mọi hoàn cảnh sống”[2] và “các sinh hoạt hàng ngày của linh mục sẽ thực sự mang ý nghĩa và chiều kích Thánh Thể.”[3]
Trước hết, việc soát xét lương tâm thánh Phaolô dạy[4] để chuẩn bị dâng thánh lễ và rước lễ sẽ giúp chúng ta ý thức mình bất xứng, phải cậy dựa vào sự trợ giúp của Chúa và sự bổ khuyết của Giáo Hội (“Ecclesia supplet”). Để minh họa ý thức bất xứng ấy, con xin kể lại câu chuyện Đavit ăn bánh trưng hiến[5]. Điều này giúp chúng ta sống đầy đủ chiều kích hiệp thông và cộng tác với mọi thành phần của Hội Thánh/Nhiệm Thể Đức Kitô. Thiên Chúa tỏ lộ mầu nhiệm ý định của Ngài trong phụng vụ Lời Chúa, mà chúng ta phải liên kết với các thực tại của cuộc sống, ngõ hầu cuộc sống được biến đổi bởi chính Lời ấy. Chúng ta công bố Lời và Ý Chúa mà chúng ta đã tin và đang sống, nhờ đó, tín hữu cũng được thúc đẩy sống, hoán cải, biến đổi và hành động xứng danh kitô hữu.
Ngày thụ phong, chúng ta đã nhận lấy quà tặng quí giá chức linh mục trong niềm hăng say, hạnh phúc và biết ơn. Với dòng thời gian thăng trầm đổi thay, cuộc sống và sứ vụ linh mục không luôn tránh khỏi khó khăn và thập giá, nhưng nếu bây giờ cho chọn lại, chắc chắn mỗi người chúng ta đều vẫn sẵn sàng thưa “xin vâng” với ý thức, quyết tâm và bình an. Vì như đã làm trong bữa tiệc ly với bánh, Chúa Giêsu cũng cầm lấy chúng ta và chúc phúc cho chúng ta, khi kêu gọi và tuyển chọn chúng ta. Chúng ta tạ ơn Chúa và có lẽ phải hét lên vui mừng, vì tình yêu vô điều kiện Chúa ban và vì may mắn của chúng ta, là được chọn dù chưa chắc chúng ta đã tốt hơn những người khác. Ước gì chúng ta không bao giờ sợ bị cầm lấy và chúc phúc như thế, bởi Chúa và bởi đoàn chiên đã được trao phó cho chúng ta chăm sóc mục vụ, kể cả qua những gánh nặng, thử thách, khó khăn, tuổi tác và bệnh tật.
Để luôn trung thành giữ lời cam kết với Chúa và với Hội Thánh, đôi khi chúng ta cảm thấy đời sống và con tim bị bẻ ra vì hiểu lầm và đau khổ, vì sự cô đơn và những chiến đấu chống lại những ước muốn nhân loại yếu đuối bên trong và các cơn cám dỗ từ bên ngoài. Nhưng khi hiểu được ý nghĩa của đời sống bị bẻ ra như tấm bánh vì Chúa và vì tha nhân, mà cha Chevrier nói “linh mục là người bị ăn”, chúng ta sẵn sàng hiến tặng thời giờ, của cải, sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, cả những đau khổ và buồn phiền cho Chúa và đoàn chiên, vì tất cả những thứ đó cũng chính là cuộc sống và con người của chúng ta vậy. Quả thế, máu các thánh tử đạo đổ ra vì Chúa và vì Nước Trời chỉ có một lần thôi, nhưng máu của chúng ta đổ ra cách này hay cách khác, mỗi ngày, từng giọt một, qua trách nhiệm và bổn phận sẽ khó khăn hơn và công nghiệp hơn: “Một lúc đổ cả máu đào, hay từng giọt một đằng nào công hơn?” Và như Thánh Phaolô, mỗi ngày, chúng ta bổ khuyết nơi thân xác chúng ta phần còn thiếu sót trong cuộc khổ nạn cứu thế của Đức Kitô.
Bánh và rượu dâng lên sẽ được quyền năng Chúa biến thành Mình và Máu Chúa Kitô. Nếu chúng ta dâng bản thân chúng ta, những tình cảm và tình yêu, những vấn đề, những lo lắng, đau khổ và hạnh phúc... thì quyền năng ấy cũng sẽ biến đổi thành những gì tốt đẹp hơn, hữu ích hơn cho chúng ta và đoàn chiên của chúng ta. Đặc biệt, nếu chúng ta dâng những yếu đuối và tội lỗi của chúng ta, Chúa sẽ tha thứ, biến đổi và thánh hoá chúng ta, bởi vì với Chúa, chẳng có tội gì quá nặng đến đỗi Chúa không thể tha thứ được, miễn là chúng ta thực tình ăn năn trở lại đón nhận ơn Chúa! Vì thế, trong buỗi kinh Truyền Tin ngày 9/6/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục “Hãy tin tưởng đến với Chúa Giêsu, Ngài luôn tha thứ cho chúng ta”.
Trong việc cử hành Thánh Thể này, chúng ta cũng được mời gọi sống và làm chứng cho sự hiệp nhất của Hội Thánh. Sự hiệp nhất này là nguồn mạch và bằng chứng hữu hiệu cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.[6] Nhờ việc cử hành thánh lễ, chúng ta sẽ hiểu hơn sức mạnh biến đổi của Bí tích Thánh Thể và tìm thấy nơi mầu nhiệm này sự can đảm và nguồn sức mạnh đi theo Chúa Giêsu và phục vụ Ngài nơi tha nhân. Chúng ta kín múc dồi dào nguồn sức mạnh này từ Bí tích Thánh Thể, được cử hành trong thánh lễ mỗi ngày và được thờ phượng nơi Nhà Chầu mỗi khi đến viếng Mình Thánh Chúa,[7] như chính Chúa Giêsu mời gọi “hãy đến với Ta, hỡi những ai đang vất vả và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho”[8]. Quả thế, chính Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ nạp lại năng lượng và tăng thêm nhiệt huyết tông đồ cho chúng ta, bằng việc tiếp tục kích hoạt ngày sống và đổ đầy niềm hy vọng vững chắc cho chúng ta. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ thường hằng của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu đỡ nâng hành trình của chúng ta tiến về hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha, qua Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần. Đây là thứ tình yêu vượt thắng mọi tình yêu nhân loại, dù có khi rất hấp dẫn và cần thiết. Chính nơi Nhà Tạm mà ta phục hồi và nạp thêm năng lượng cho đời sống thiêng liêng và sứ vụ linh mục của mình, vì trước khi muốn nói về Chúa thì phải ở với Chúa, nói với Chúa và lắng nghe Chúa nói đã. Thánh Phêrô khuyên “hãy trao trút nỗi lòng anh em cho Chúa, vì Ngài hằng thương yêu chăm sóc đến anh em”[9]. Ai trong chúng ta đã không có hơn một lần trải nghiệm những thăng trầm vấp ngã? Đó cũng là lý do Đức Chân phước Gioan Phaolô II đã mở ra “Năm Thánh Thể” với ước mong Hội Thánh được “khởi đầu lại từ Chúa Kitô” và chia sẻ cảm xúc sâu xa của chính ngài nơi Bí Tích Thánh Thể như là phương tiện đồng hành và tăng sức mạnh.[10] Chúng ta sẽ làm thế nào nếu thánh lễ hôm nay là thánh lễ cuối cùng của đời mình?
2. Linh Mục và Con đường Thập Giá
Thiên Chúa toàn năng có thể dùng nhiều con đường khác để cứu độ loài người, nhưng Chúa Giêsu đã chọn con đường thập giá, nên thập giá là con đường tốt nhất, hiệu quả nhất.[11] Chính Ngài đã minh định rất rõ ràng chỉ có một con đường duy nhất để đi theo Ngài: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mọi ngày mà theo”[12]. Mẹ thánh Gioan Bosco đã nói với ngài khi ngài mới chịu chức linh mục: “Khi con bắt đầu bước lên bàn thánh tế lễ là con bắt đầu con đường thập giá.” Và người môn đệ đích thực là người tự do tự nguyện bước đi trên con đường Thập Giá và trung kiên theo Thầy cho đến cuối cuộc đời. Nhưng có một điều chúng ta thường hay quên là lắm khi chúng ta không vui vẻ chấp nhận thập giá của mình, mà còn phàn nàn so sánh để rồi đi vác thập giá của người khác và bắt người khác vác thập giá của mình. Chúng ta cũng thường rất lắm lần nghĩ người khác là thập giá nặng cho chúng ta, mà quên đi rất nhiều khi chính chúng ta lại là thập giá nặng hơn cho người khác, nặng đến đỗi người khác không thể vác nổi đành phải buông xuống. Chúng ta cần nhớ điều đó để biết nâng đỡ nhau, nhất là khi gặp thử thách, yếu đuối, già cả, bệnh tật.
Thập Giá gắn kết không rời Chúa Giêsu, ngay cả sau khi sống lại, những dấu khổ nạn vẫn không bị xóa nhòa: “Các con hãy nhìn chân tay Thầy, chính Thầy đây, cứ sờ mà xem, ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”[13] - “Tôma, hãy đặt ngón tay con vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy, đưa tay con ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy, chớ cứng lòng nhưng hãy tin”[14]. Như vậy, thập giá là dấu chỉ cho ta tìm gặp Chúa Kitô đích thực: “Nếu Chúa Kitô mà chúng ta mường tượng không phải là ‘Chúa Kitô Khổ Nạn’, thì đấy là chúng ta đang mường tượng một ai đó khác, chứ không phải là Chúa Kitô thực.” Nhưng đứng trước thập giá cuộc đời, chúng ta thường phải chịu cơn cám dỗ tìm kiếm một Chúa Giêsu không thập giá. Thật vậy, Phêrô kéo Chúa Giêsu ra ngoài và can ngăn về chuyện Ngài tuyên bố quá rõ ràng về cuộc khổ nạn và cương quyết đi lên Giêrusalem. Nhiều lúc chúng ta cũng làm như Phêrô và đáng bị lời quở trách “Satan, hãy xéo đi!” bởi vì chúng ta không biết việc của Thiên Chúa mà chỉ biết việc của loài người[15]. Nếu cố tìm một Chúa Giêsu không có thập giá, chúng ta sẽ có nguy cơ gặp phải thập giá không có Chúa Giêsu, và làm thế là tự hại mình, tự chuốc khổ cho chính mình!
Linh mục, Thánh Thể và Thánh giá luôn liên kết chặt chẽ với nhau. Chúng ta đứng giữa bàn thờ và thánh giá: Thánh lễ tái hiện hy tế thập giá. Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta vừa là tư tế vừa là của lễ. Là linh mục, chúng ta được mời gọi cách đặc biệt rảo qua con đường thập giá này. Mỗi ngày chúng ta được dấn sâu vào mầu nhiệm thập giá, mầu nhiệm của hy tế, dù lắm khi thập giá dường như quá nặng khiến chúng ta muốn qụy ngã. Nhưng mầu nhiệm này không được hoàn tất bởi cái chết, song bởi đời sống mới của sự sống lại. Suốt dòng lịch sử của mình, Giáo Hội hầu như luôn luôn bước đi trên con đường hy tế thập giá này. Trong nhiều đất nước, các nhà truyền giáo đã tiến bước suốt nhiều năm hướng về Golgotha, vác lấy thập giá hy sinh và bách hại. Nhiều người trong chúng ta cũng đã trèo lên con đường dốc đứng đó, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Con đường thập giá của Giáo Hội, của các tín hữu, và của chúng ta vẫn kéo dài mãi. Những cuộc bách hại vẫn còn đó hay đã thay đổi chút ít, nhưng thập giá vẫn không thay đổi và vẫn đè nặng, khiến lắm lần chúng ta dường như bị oằn xuống dưới sức nặng của thập giá.
Thập giá là một trong những nghịch lý lạ lùng của Kitô giáo[16], nhưng thập giá không phải là kết điểm của con đường, mà là cánh cổng dẫn vào sự sống: thất bại chuyển hóa thành chiến thắng, chính chỗ sự sống bị tước đoạt lại trở thành nơi sự sống được phục hồi, như khi toan trút hơi thở sau hết, Chúa Giêsu tuyên bố “mọi sự đã hoàn tất.” Cũng là nghịch lý rằng cuộc sống linh mục càng cắm rễ sâu vào thập giá càng trổ sinh hoa trái nhiều hơn, như Chúa Giêsu, chính khi đi đến cùng con đường trút bỏ trở thành trống không mà đạt đến mức tuyệt đỉnh: cứu vớt nhân loại khỏi tội lỗi và giải hòa toàn thể nhân loại với Thiên Chúa.
Nếu chúng ta muốn sống cuộc đời linh mục của mình theo Chúa Kitô, chúng ta phải theo Ngài đến tận cùng trong con đường thập giá của Ngài. Đường thập giá của Chúa Giêsu đã là con đường đầu tiên, nhưng không phải là con đường cuối cùng, vì còn có chúng ta và bao nhiêu tâm hồn tận hiến đang bước theo Ngài, đang muốn đi cùng Ngài đến tận cùng trong con đường thập giá. Giáo Hội đã không quên con đường thập giá. Giáo Hội không bao giờ che giấu thập giá. Thập giá vẫn luôn có mặt trong Phụng vụ: Giáo Hội tán dương và suy tôn thập giá. Thập giá không chỉ là gánh nặng, nhưng phải được xem là cây gậy nâng đỡ, như đối với người già yếu và bệnh tật: vào mọi thời và ở mọi nơi, bao nhiêu người vẫn không ngừng hăm hở đến với thập giá, chiêm ngắm thập giá, yêu mến thập giá. ĐGH Phanxicô đã nói ngay sau ngày được bầu chọn: “Khi chúng ta bước đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng Giáo Hội mà không có Thánh Giá, khi chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô mà không có Thánh Giá, thì chúng ta không phải là môn đệ của Chúa. Cầu mong tất cả chúng ta có được sự can đảm bước đi cùng với Thánh Giá của Chúa Kitô, xây dựng trên máu Chúa Kitô đổ ra trên Thánh Giá, và tuyên xưng một vinh quang duy nhất là Chúa Kitô bị đóng đinh trên Thánh Giá”. Còn thánh Phaolô hãnh diện: “Ước gì tôi chẳng hãnh diện về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ cây thập giá mà thế gian đã chịu đóng đinh cho tôi, và tôi cho thế gian”[17]
Đường thập giá là trường dạy chúng ta sống thánh thiện. Chúa Giêsu ngã xuống rồi lại chỗi dậy. Ngài chịu đựng nỗi cô đơn, chịu hành hạ và lăng nhục, nhưng Ngài luôn tha thứ. Mẹ Maria cũng đã đi theo Con Mẹ trên đường thập giá. Mẹ bước đi trong thinh lặng, Mẹ và Con nhìn nhau tận trong sâu thẳm tâm hồn. Mẹ và Con kết hiệp với nhau bởi tình yêu bao la, sâu thẳm và trong trắng. Tình yêu này sẽ làm thế giới thay đổi. Xin cho chúng ta được thấm nhuần tình yêu của Chúa và tình yêu của Mẹ. Mẹ đã đứng kề thập giá Chúa Giêsu, Mẹ cũng luôn đứng kề thập giá cuộc đời và sứ vụ linh mục của chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ như đang ở trên đỉnh đồi Golgotha, dưới chân thập giá, nơi đã và đang mãi mãi tập trung sức mạnh lớn nhất của thế giới: tình yêu của Thiên Chúa trong Con của Ngài[18]. Tình yêu này không bao giờ cạn kiệt, không bao giờ thôi là sức mạnh cứu độ của thế giới, một khi Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha đời sống mình làm hy tế.
Là linh mục, chúng ta cũng trao phó cuộc đời chúng ta trong tay Chúa Cha cùng với Chúa Giêsu Hy tế. Đó là một sức mạnh bao la cho thế giới. Sức mạnh đó được gìn giữ trong Giáo Hội bởi Bí tích Thánh Thể và mầu nhiệm thập giá. Chúng ta cử hành Thánh Lễ như một sức mạnh không thể cạn kiệt của tình yêu. Chúng ta trèo lên con đường thập giá đến tận đỉnh đồi Golgotha, kết hợp với Chúa Kitô toàn thể vừa với thập giá và mão gai trên đồi Golgotha, vừa với vinh quang trên núi Tabôrê và chiến thắng phục sinh vinh hiển. Là linh mục, chúng ta phải luôn sống và làm chứng tá cho niềm tín thác ấy, tin tưởng Mẹ Maria luôn đồng hành với chúng ta, luôn đứng bên thập giá của chúng ta và che chở chúng ta.
3. Linh Mục sống dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria
Mẹ Maria được kêu cầu là Mẹ của Hội Thánh và Mẹ của linh mục theo một đường lối đặc biệt, vì khi trên thập giá, vào lúc tột đỉnh của sứ mạng cứu độ nhân loại, Chúa Giêsu đã trao phó Mẹ mình cho Gioan và ký thác Gioan cho Mẹ[19]: “Chúng ta cũng hãy đón nhận Mẹ Maria vào trong nhà nội tâm của chức linh mục chúng ta.”[20] Được sự che chở và hướng dẫn từ mẫu của Mẹ nâng đỡ và tăng sức mạnh, chúng ta có thể nhìn thấy mọi mối tương quan trong đời sống và sứ vụ linh mục của mình bằng đôi mắt, trái tim và trí não mới, để luôn bước đi trên con đường thánh thiện cần thiết.
Là Linh mục, chúng ta cần tăng cường lòng sùng kính Đức Mẹ. Sự hiện diện từ mẫu của Mẹ luôn là sự nâng đỡ cho chúng ta. Mẹ đã luôn theo sát Chúa Giêsu Con Mẹ, bây giờ Mẹ vẫn tiếp tục đồng hành cùng chúng ta, những Kitô khác. Ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ, Đức Chân Phước Gioan Phaolô II đã trao phó mỗi linh mục cho Mẹ và mong muốn rằng mọi linh mục đều trao phó chính mình cho Mẹ, hướng về Mẹ với một tình yêu và niềm hy vọng đặc biệt. Bằng kinh nghiệm của mình, Ngài đã viết lên điều ấy trong bức thư gửi các Linh mục: “Nguyện xin Đức Maria, Đấng mà tôi mời gọi anh em hãy luôn nuôi dưỡng lòng sùng kính con thảo, đồng hành với anh em và liên lỉ che chở anh em.” Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng thôi thúc chúng ta: “Tôi khuyên anh em hãy vào trường Đức Maria để học biết yêu thương và bước theo Đức Kitô trên hết mọi sự.”
Thật vậy, trong trường của Mẹ Maria, chúng ta học đặt Chúa Kitô vào chỗ nhất và trung tâm trong cuộc đời chúng ta, học để hướng tư tưởng cùng hành động của chúng ta theo Ngài: “Người bảo gì hãy làm theo.” Đúng vậy, nơi trường của Mẹ, chúng ta học biết thinh lặng, biết lắng nghe và phục vụ, là những điểm mấu chốt của đời sống người môn đệ. Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta tiến sâu vào mối tương quan nhân vị đích thực hơn với Chúa Giêsu, để chúng ta yêu mến Ngài và làm cho Ngài được yêu mến. Vâng, qua việc chiêm ngắm và lắng nghe Mẹ Maria, chúng ta sẽ hiểu hơn sức mạnh nâng đỡ và biến đổi, hầu tìm lại được niềm an ủi và nguồn sức mạnh để bước theo Chúa Kitô và phục vụ Ngài trong anh chị em. Chính với tinh thần ấy nên trong cuộc hành hương Đền thánh Đức Mẹ Lorettô ngày 4/10/2012, Đức Thánh Cha Biển Đức nói: “Khi chiêm ngắm Mẹ Maria, chúng ta phải tự hỏi xem chúng ta có muốn mở ra cho Chúa hay không, có muốn dâng hiến cuộc sống chúng ta cho Ngài để trở thành một nơi ở cho Ngài hay không; hay là chúng ta sợ sự hiện diện của Chúa giới hạn tự do của chúng ta, phải chăng chúng ta muốn dành riêng cho mình một phần đời sống để nó chỉ thuộc về chúng ta mà thôi? Nhưng chính Thiên Chúa là Đấng giải thoát tự do của chúng ta khỏi sự co cụm vào mình, khỏi sự khát khao quyền lực, chiếm hữu, thống trị, và làm cho nó có khả năng cởi mở với chiều kích làm cho nó được sung mãn trọn nghĩa là hiến thân, yêu thương, phục vụ và chia sẻ.”[21]
Liên quan đến kỷ luật đời sống độc thân linh mục của Giáo Hội Công Giáo đang “bị thế giới của thời đại chúng ta nghi ngờ giá trị và cho là không thể giữ được,” tôi xin kể câu chuyện “Tôi không nhịn được, linh mục làm sao?”[22] Chính thánh Phaolô thú nhận “có ai trong anh em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối, có ai trong anh em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt?”[23] Và Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng lễ ngày 14.6.2013, tại nhà nguyện thánh Mátta, trước sự hiện diện của các nhân viên của Bộ Giáo Sĩ, khuyên chúng ta hãy dám cho thấy những yếu đuối của mình để khiêm tốn cậy dựa vào sức Chúa. Đức Phaolô VI cậy dựa đời sống độc thân linh mục vào lòng sùng kính nồng nhiệt và tỏa sáng đối với Mẹ Maria.[24] Lòng đạo đức này của chúng ta sẽ mang chúng ta “đến nguồn suối của đời sống thiêng liêng đích thực, mà chỉ nó mới là nền tảng vững chắc cho việc giữ luật độc thân.”[25] Vâng, chọn lựa độc thân linh mục của chúng ta cần được đặt nơi trái tim Mẹ Maria, và mau mắn chạy đến cùng Mẹ mỗi khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Là trinh nữ và là mẹ, Mẹ Maria hiểu rất rõ trái tim chúng ta cần gì, và Mẹ biết làm thế nào để giữ cho chúng ta được trung thành với lời cam kết của mình giữa lòng đời hôm nay sao cho “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Chúng ta sẽ tìm được ẩn náu an toàn nơi Mẹ Maria, người Mẹ trên trời của chúng ta. Mẹ sẽ giúp chúng ta thăng hoa trái tim và con mắt, để nhìn thấy Mẹ ở trong và qua những người con gái của Thiên Chúa quanh chúng ta. Chúng ta kêu xin Mẹ bảo vệ và biến đổi chúng ta và những người nữ thân thiết với chúng ta, như Thánh Phaolô khuyên Timôtê “coi các phụ nữ lớn tuổi như mẹ và những người trẻ như chị em”[26]. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, Chúa Thánh Thần sẽ gìn giữ sự độc thân trong trắng của linh mục như Ngài đã làm cho Mẹ Maria và Thánh Giuse. Vì thế, Đức Phaolô VI đã khuyên nhủ: “Anh em hãy hướng con mắt và trái tim, với niềm tín thác được đổi mới và lòng cậy trông con thảo, về Mẹ rất yêu dấu của Chúa Giêsu và Mẹ của Hội Thánh, hãy kêu xin sự cầu bầu vạn năng và hiền mẫu của Mẹ cho chức linh mục Công Giáo”[27] vì “Linh mục sẽ không thiếu sự chở che, nâng đỡ của Mẹ Chúa Giêsu.”[28]
Có một việc thật đơn giản nhưng rất quan trọng của lòng sùng kính Mẹ Maria là lần chuỗi Mân côi, một bản Phúc Âm tóm tắt.[29] Chúng ta nên giữ sống động thói quen lần chuỗi Mân côi của các cha già và hãy khuyến khích giáo dân của mình lần chuỗi, một mình khi đi đường tới trường học, tới công sở, đồng ruộng, chợ búa… hoặc lần chuỗi chung với người khác, theo nhóm hay hội đoàn trong giáo xứ, đặc biệt là lần chuỗi trong gia đình, vì chuỗi Mân côi sẽ đốt nóng và làm mạnh thêm mối giây ràng buộc giữa các thành viên trong gia đình. Lời cầu nguyện này sẽ giúp chúng ta được mạnh mẽ trong đức tin, bền vững trong đức ái, niềm vui và kiên trì trong niềm hy vọng.
Chúng ta hãy tin tưởng dâng mình cho Mẹ, chạy đến tìm trú ẩn nơi sự che chở dịu dàng từ mẫu của Mẹ. Chính Chân Phước Gioan Phaolô II đã tận hiến cho Mẹ và chia sẻ: “Suốt cuộc đời tôi, tôi đã cảm nghiệm rõ sự hiện diện đầy yêu thương của Mẹ Chúa chúng ta. Mẹ Maria đồng hành với tôi mọi ngày để giúp tôi chu toàn sứ vụ…” Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết bắt chước Mẹ: Fiat (Xin Vâng), luôn chấp nhận ý muốn và kế hoạch của Chúa; Magnificat (linh hồn tôi ca ngợi), luôn ca ngợi và cảm tạ mọi ơn lành lớn nhỏ Chúa đã ban cho, và Stabat (đứng thẳng dưới chân thập giá), luôn sống nhẫn nại và bền đỗ trong những thách đố và khó khăn của cuộc sống hằng ngày cho đến hơi thở cuối cùng.
4. Linh mục sống mối hiệp thông huynh đệ
Do bí tích truyền chức và thừa tác vụ lãnh nhận, linh mục giáo phận liên kết và hiệp thông phẩm trật trước hết với Đức Thánh Cha và Giám mục đoàn phục vụ toàn thể Giáo Hội, nhất là với Giám Mục Bản Quyền của mình: “Không có thừa tác vụ linh mục ở ngoài sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và Giám mục đoàn, đặc biệt với Giám mục giáo phận, trong lòng tôn kính như con thảo và sự tuân phục đã hứa khi thụ phong.”[30]
Tiếp đến,mối hiệp thông linh mục đoàn được thiết lập bởi đức ái tông đồ, thừa tác vụ và tình huynh đệ bí tích, diễn tả bằng việc đặt tay của linh mục đoàn trong nghi lễ truyền chức và việc nhập tịch hay nhập vụ vào một Giáo Hội địa phương.[31] Sắc lệnh Chức vụ và Đời sống linh mục đã mô tả mối hiệp thông đó bằng những lời lẽ thắm tình rằng “Các linh mục nhiều tuổi hãy đón nhận những linh mục trẻ như những người em thực sự, giúp đỡ họ trong những công tác và gánh nặng đầu tiên của sứ vụ linh mục; gắng hiểu tâm trạng của họ và theo dõi các dự tính của họ với thiện chí. Còn các linh mục trẻ phải biết kính trọng tuổi tác và kinh nghiệm của các vị lớn tuổi; bàn hỏi với các ngài và sẵn lòng cộng tác với các ngài trong việc chăm sóc các linh hồn.”[32]
Trong sứ điệp gửi Dân Chúa, THĐGMTG kỳ XIII cũng ân cần nhắc các linh mục về mối hiệp thông này: “Trong giáo xứ, sứ vụ của linh mục như người cha và mục tử của dân Chúa vẫn có tính chất chủ yếu. Các Giám Mục tại THĐGM này bày tỏ với tất cả các linh mục lòng biết ơn và sự gần gũi huynh đệ vì công việc không dễ dàng của các vị và mời gọi các linh mục hãy củng cố chặt chẽ hơn mối liên hệ trong hàng linh mục giáo phận, đào sâu đời sống thiêng liêng và thực hiện việc thường huấn để có thể đương đầu với những thay đổi.”[33]
Linh mục giáo phận còn sống hiệp thông với giáo dân, tu sĩ, những người sống đời thánh hiến, nỗ lực khơi dậy và phát triển sự đồng trách nhiệm trong cùng một sứ mạng cứu độ duy nhất của Giáo Hội.[34] Sắc lệnh Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục nhắc nhớ rằng mọi tín hữu đều phải cùng nhau làm việc cho Nước Chúa, trong đó linh mục nhìn nhận và thăng tiến phẩm giá cùng sứ vụ của giáo dân, sẵn sàng lắng nghe giáo dân, coi trọng những ước vọng của giáo dân, nhìn nhận kinh nghiệm và chuyên môn của giáo dân trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân loại, tin tưởng vào phận vụ của giáo dân trong việc phục vụ Giáo Hội và Xã Hội, để giáo dân có đủ tự do và lãnh vực hoạt động, cũng như cơ hội thích hợp để gánh vác công việc theo sáng kiến của mình. Linh mục luôn cố gắng dẫn dắt giáo dân đi đến hiệp nhất, sự thật và công ích, hòa giải những khác biệt về tâm thức và trình độ, để không ai cảm thấy mình xa lạ ở trong cộng đồng Giáo Hội. Bên cạnh đó, Công Đồng Vaticanô II mời gọi giáo dân nhận biết bổn phận đối với linh mục của mình, và bằng chia sẻ ân cần, tinh thần lẫn vật chất, kính trọng và dè dặt gìn giữ, bảo vệ, giúp đỡ, cầu nguyện, thương yêu và tận tâm cộng tác, ngõ hầu linh mục vượt qua được những khó khăn, giới hạn và yếu đuối nhân loại của mình mà chu toàn sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và điều khiển Dân Chúa cách hiệu quả.[35] Ngoài ra còn cố gắng tiếp tay với Chúa Thánh Thần để khơi dậy ơn gọi linh mục tiếp nối thừa tác vụ của mình.[36]
Cùng chiều hướng này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề cao tinh thần đồng trách nhiệm: “Tinh thần đồng trách nhiệm đòi phải thay đổi não trạng, nhất là về vai trò của giáo dân trong Giáo Hội: không được coi giáo dân chỉ là những cộng tác viên của hàng giáo sĩ, nhưng như những người thực sự đồng trách nhiệm đối với cuộc sống và hoạt động của Giáo Hội. Vì thế, điều quan trọng là phải củng cố một hàng giáo dân trưởng thành và dấn thân, có khả năng đóng góp phần đặc thù của mình cho sứ mạng của Giáo Hội, trong niềm tôn trọng các thừa tác vụ và nghĩa vụ của mỗi người trong đời sống Giáo Hội và luôn luôn hiệp thông với các Giám Mục... Hãy đảm nhận và chia sẻ những chọn lựa mục vụ của các giáo dân và giáo xứ, tạo những cơ hội gặp gỡ và cộng tác chân thành với các thành phần khác trong Giáo Hội, kiến tạo những quan hệ quí mến và hiệp thông với các linh mục, để họp thành một cộng đồng sinh động, phục vụ và truyền giáo.”[37]
Trong mọi mối tương quan của linh mục, đặc biệt trong các mối tương quan khác phái, ai cũng có thể bị “vi-rút” tình cảm và tình dục tấn công. Vấn đề là cần có sức đề kháng tốt để tránh bị nhiễm bệnh. Sức đề kháng đó nằm ở chính sự kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, tình huynh đệ bí tích của linh mục với nhau và sự kiên trì chu toàn bổn phận theo đấng bậc của mình cho các linh hồn được giao phó. Chân phước viện phụ Enrêđi đã nhắc đến tình bạn cao quí của Gionathan và Đavít: “Thế mới là tình bằng hữu chân thật, hoàn hảo, vững bền và vĩnh viễn: ghen tương không thể hủy hoại, nghi ngờ không làm suy giảm, tham vọng không hề phá tan. Bị thử thách đến vậy mà vẫn không nao núng, bị xô đẩy đến thế mà vẫn không ngã quỵ, bị nguyền rủa thế nào cũng không lay, bị lăng mạ ra sao cũng không chuyển.”[38] Quả thật, khi linh mục thực sự yêu thương nhau, ai cũng thỏa mãn được nhu cầu tâm lý căn bản tự nhiên yêu và được yêu của con người, thì chẳng ai thèm đi tìm bù trừ hay đón nhận một tình cảm nào khác.
5. Linh mục buông mình theo Chúa Thánh Thần
Cũng như mọi người, linh mục đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần và trở nên đền thờ Ngài ngự khi chịu phép bí tích Rửa tội; và còn nhận lãnh Thánh Thần đầy đủ hơn trong Bí tích Thêm sức và Truyền chức linh mục (với quyền tha tội). Hơn ai hết linh mục phải buông mình theo Chúa Thánh Thần và để Ngài hướng dẫn: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”[39]. Thánh Thần cũng sẽ dạy cho biết phải nói gì: “Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói”[40]. Thánh Thần còn nói thay cho nữa:“Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.” “Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói”[41].
Chúa Thánh Thần giúp kiện toàn đời sống và sứ vụ linh mục bằng 7 ơn của Ngài: Khôn ngoan, thông hiểu, lo liệu, sức mạnh, suy biết, đạo đức và kính sợ Chúa. Chính Ngài đã ngự xuống trên các tông đồ dưới hình những lưỡi lửa, cho họ nói các thứ tiếng khác nhau, biến đổi họ nên can đảm rao giảng Chúa Kitô Phục Sinh và hôm ấy có khoảng ba ngàn người theo Đạo.[42] Linh mục phải luôn trung thành và ngoan ngoãn nghe theo ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, vì “chính ơn Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta có khả năng thi hành sứ mạng và củng cố chứng tá của chúng ta,”[43] nhờ đó linh mục mang lại hoa trái tồn tại, không những cho mình mà cho mọi người: Bác ái, vui mừng, bình an, nhẫn nại, tế nhị, tốt bụng, quảng đại, hòa nhã, trung tín, khiêm tốn, tự chủ và thanh khiết.
Hoạt động của Chúa Thánh Thần rất đa dạng và phong phú: Ngài dùng môi miệng ta mà nói điều Chúa muốn nói; Ngài soi sáng trong trí khôn cho ta viết lại; Ngài cũng có thể nắm tay giúp ta viết lên điều Ngài muốn; hoặc Ngài viết ra trên vách cho ta xem mà chép lại, như trường hợp đã xảy ra với vua Bensatsa và được Danien giải thích cho[44]: “Thiên Chúa đã cho bàn tay đến viết hàng chữ kia: MƠ-NÊ có nghĩa là đếm: Thiên Chúa đã đếm và chấm dứt những ngày của triều đại vua; TƠ-KÊN có nghĩa là cân: vua đã bị đặt trên bàn cân và thấy là không đủ; PƠ-RẾT có nghĩa là phân chia: vương quốc của vua đã bị phân chia và trao cho các dân Mêđi và Batư.”
Và vì tất cả những lẽ đó, thánh Phaolô nhắc nhở mọi người, nhất là linh mục đừng làm phiền lòng Chúa Thánh Thần,[45] đừng dập tắt Thần Khí.[46] Còn Chúa Giêsu thì khẳng định rằng ai phạm đến Chúa Thánh Thần thì chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.[47] Và ĐHY Filoni, Tổng trưởng Bộ Phúc Âm Hóa các Dân Tộc, khuyến khích các nhà đào tạo, các giáo sư và các chủng sinh tìm cách cởi mở hết sức có thể cho sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để có thể trả lời cách thích đáng cho những mong đợi của nhân loại. Ngài tuyên bố: “Ơn gọi để trở thành linh mục hay đã là một linh mục không phải là một chọn lựa mà mỗi người trong chúng ta đã làm, nhưng đó là một lời mời gọi của chính Chúa mà chúng ta đã chấp nhận và đáp trả bằng tiếng ‘xin vâng’ của chúng ta… Công việc của Chủng viện là giúp trải nghiệm hoạt động của Chúa Thánh Thần và hiểu những sự của Thánh Thần Thiên Chúa. Cần thiết phải đi vào tương quan thân mật với Chúa Thánh Thần để các ý định của Chúa trên cuộc đời chúng ta trở nên rõ ràng.”[48]
Bảy ơn Chúa Thánh Thần trong đời sống linh mục
Trong buổi tiếp kiến ngày 12/2/2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhắc nhở “Cũng như toàn thể Giáo Hội, đời sống linh mục cần được canh tân liên lỉ, để tìm thấy lại trong cuộc sống của Chúa Giêsu những hình thức thiết yếu nhất của con người mình.” Linh mục chỉ có thể tìm được tác nhân khởi động, tiếp tục và kiện toàn sự canh tân liên lỉ đó ở nơi Chúa Thánh Thần. Chính Ngài giúp linh mục biến đổi và kiện toàn đời sống và sứ vụ qua bảy ơn của Ngài:
Ơn Kính Sợ là hồng ân giúp linh mục không dám làm bất cứ điều gì khả dĩ làm mất lòng Chúa. Đây là một sự tế nhị của người đang yêu: tế nhị khác sợ hãi, cậu bé Saviô dóc lòng “thà chết chứ không phạm tội trọng” và mẹ vua thánh Louis luôn nhắc nhở con “thà mẹ nhìn thấy con chết trước mắt mẹ hơn là thấy con phạm tội trọng mất lòng Chúa.” Như thế, điều quan trọng trong đào tạo kitô giáo là gây nên nơi tín hữu một ý thức sợ tội, vì con người ngày nay mất dần cảm thức về tội. Chính vì vậy, thành công của công việc đào tạo tín hữu, nhất là đào tạo linh mục và tu sĩ, là biết làm cho người thụ huấn có được lòng kính sợ Thiên Chúa, không dám phạm tội mất lòng Chúa.
Ơn Đạo Đức giúp linh mục nhận ra mối tương quan yêu thương giữa linh mục với Thiên Chúa, và tương quan yêu thương giữa linh mục với mọi người, trong tinh thần siêu nhiên và đức tin.
Ơn Suy Biết giúp linh mục có thể đánh giá các sự vật ở trên bậc thang giá trị đích thực. Đừng hiểu lầm Lời Chúa (ví dụ Lc 9,59-62: “Đức Giê-su nói với một người kia:Anh hãy theo tôi! Người ấy thưa: Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã." Đức Giê-su bảo: Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa. Một người khác nữa lại nói: Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã. Đức Giê-su bảo: Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.” Chúa không bao giờ bảo linh mục ghét cha mẹ, gia đình hay bản thân, nhưng là biết đặt nó vào đúng vị trí của nó trên bậc thang giá trị, ví dụ linh mục có bổn phận thảo kính và mến yêu cha mẹ, nhưng cha mẹ lại không thể được đặt cao hơn Chúa và tình yêu đối với Chúa…
Ơn Sức Mạnh là ơn giúp linh mục can đảm vượt lên những chướng ngại để chọn lựa như Chúa muốn và sống theo ý Chúa, ví dụ tấm gương của thánh Françoise de Chantal, khi đã góa chồng và đã nuôi dưỡng 4 con trưởng thành, bà gặp thánh Françoise de Salle, biết được lời mời gọi và ý muốn của Chúa nên muốn đi tu, bốn đứa con ngăn cản nằm dài trên lối đi, bà đã can đảm tay cầm khăn vừa gạt nước mắt vừa bước qua từng người con để từ bỏ gia đình ra đi lập dòng Visitadines.
Ơn Lo Liệu là ơn giúp linh mục tìm ra những phương thế và cách sống nào thích hợp nhất để thực hiện điều Chúa muốn, đúng theo bậc sống của mình.
Ơn Thông Hiểu đưa linh mục vào sự thật viên mãn khi đọc Lời Chúa.[49] Nhiều linh mục có thói quen xin ơn Chúa Thánh Thần mỗi khi soạn bài và giảng cho giáo dân: Xin Chúa Thánh Thần tiếp tục tác động, biến đổi và thánh hóa tâm hồn con cùng tâm hồn những người sẽ lắng nghe con, xin Chúa dùng môi miệng con mà nói điều Chúa muốn nói. Tông huấn Verbum Domini số 85-87 gợi cho linh mục 3 câu hỏi trước khi dọn và giảng: Sứ điệp Lời Chúa hôm nay là gì? Lời Chúa dạy gì riêng cho tôi hôm nay? Lời Chúa hôm nay dạy gì cho những người sắp nghe tôi? Có thế thì bài giảng mới đưa Lời Chúa vào thực tiễn cuộc sống và biến đổi cuộc sống được.
Ơn Khôn Ngoan mang lại ơn chiêm niệm, ơn thần bí, ơn cảm nếm được sự dịu ngọt và khôn ngoan của Thiên Chúa.[50] Thánh Phaolô trong 2 Cr 12, 2-10 đã kể lại việc ngài đã được ơn này như thế nào: không còn biết đến thế giới vật chất này nữa, không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian nữa, “ở trong thân xác hay ngoài thân xác” ngài đều không biết. Cụ già Simêon được ơn này lúc bồng Chúa Hài Nhi trên cánh tay cằn cỗi của mình, nhưng mãn nguyện thốt lên “xin để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an, vì mắt tôi đã nhìn thấy Ơn cứu độ.” Linh mục hãy đặc biệt cầu xin ơn này trong đời sống kết hiệp nội tâm với Chúa.
Chúa luôn đổi mới lời mời gọi của Ngài trong từng hoàn cảnh sống của chúng ta, thì chúng ta cũng phải đổi mới luôn lời đáp trả của mình sao cho phù hợp. Chúa Giêsu đã khẳng định rằng người cha trần thế vốn xấu ác mà còn biết lựa của tốt cho con cái, vậy Cha trên trời sẽ ban ân huệ quí giá nhất là Chúa Thánh Thần cho những ai kêu xin Người. Chúng ta càng cầu xin Chúa Thánh Thần đến sửa lại mọi sự trong ngoài đời sống và sứ vụ của mình, đặc biệt trong việc tìm kiếm và xây dựng tình yêu thương hiệp nhất: Tháp Babel vì ngôn ngữ bất đồng mà thất bại; Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ban cho các tông đồ nói thứ ngôn ngữ mà mọi dân nước đều hiểu được. Sách Công vụ Tông đồ thuật lại việc Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các tông đồ dưới hình những lưỡi lửa, cho họ nói thứ tiếng mà các dân tộc khác nhau đều hiểu được trong tiếng mẹ đẻ của mình, biến đổi họ nên can đảm rao giảng Chúa Kitô Phục Sinh[51]. Đó là ngôn ngữ chung của Tình Yêu? Vì chỉ có tình yêu mới có khả năng biến đổi như thế và Thiên Chúa là Tình Yêu.
6. Linh mục luôn nghĩ đến trách nhiệm lo cho các linh hồn
Căn bản ơn gọi chúng ta là làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Thánh Irênê nối kết trong khẳng định “Homo vivens Gloria Dei, con người được cứu độ là Thiên Chúa được vinh quang.” Vì thế, cha thánh Gioan Bosco tuyên bố: “Xin cho tôi các linh hồn, còn mọi sự khác cứ lấy đi.” Nếu cuộc sống chúng ta chỉ có mục đích duy nhất là làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn thì có gì làm lung lạc chúng ta được? Quả thế, “Trong mầu nhiệm các thánh thông công, các tín hữu - những người đã về quê trời, những người còn đền tội nơi luyện ngục và những người đang lữ hành trên trần gian này- tất cả liên kết với nhau trong tình yêu bền vững và chia sẻ với nhau những điều thiện hảo[52]. Trong sự hiệp thông kỳ diệu này, sự thánh thiện của người này ảnh hưởng trên người khác vượt xa thiệt hại do tội lỗi của một người có thể gây ra cho người khác[53].
Đới với người còn sống, chúng ta chăm lo cho họ với nỗi bận tâm ray rứt hằng ngày của thánh Phaolô là lo cho tất cả các Hội Thánh[54] và như thánh Phêrô khuyến cáo: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế, khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát”[55].
· Lúc họ mới mở mắt chào đời, ta dùng bí tích Thánh Tẩy cho họ gia nhập Giáo Hội và trở nên con cái Thiên Chúa.
· Khi họ vừa có đủ trí khôn, ta chuẩn bị cho họ Rước Lễ Lần Đầu, được Mình Máu Thánh Chúa Giêsu làm lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng linh hồn.
· Khi họ yếu đuối sa ngã phạm tội, ta dùng Bí tích Giải Tội tha các tội trọng trả lại ơn thánh hóa và sự sống Chúa Ba Ngôi, cũng như tha các tội nhẹ hầu được thêm nhiều ơn trợ giúp để sống đẹp lòng Chúa.
· Khi họ lớn khôn hơn, ta lo liệu cho họ được lãnh nhận Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức để trở nên chiến sĩ Chúa Kitô, rao giảng và làm chứng tá cho Tin Mừng.
· Khi họ chuẩn bị bước vào đời, ta trang bị cho họ vốn giáo lý đức tin vững chắc hơn qua việc Rước Lễ Trọng Thể.
· Khi họ đủ lớn đứng trước ngã ba đường đời, ta ân cần hướng dẫn họ hoặc chọn lựa đời sống hôn nhân, hoặc chọn lựa đời sống thánh hiến. Nếu họ chọn ơn gọi hôn nhân, ta dùng Bí tích Hôn Phối kết hợp đôi nam nữ nên vợ chồng cộng tác với Thiên Chúa tiếp tục sinh tạo nên những công dân mới của Nước Trời, cũng như của quê hương trần thế; còn nếu họ chọn sống đời thánh hiến, ta dẫn dắt họ những bước đầu tiên và tận tình cộng tác với Chủng viện và Nhà Dòng để đào tạo họ nên linh mục hay tu sĩ qua Bí tích Truyền Chức Thánh và Nghi Lễ Khấn Dòng để tiếp tục sứ mệnh của Chúa Kitô ở giữa trần gian.
· Khi họ gặp nghi nan, hoang mang lo lắng và tăm tối đức tin, hoặc những vấn đề thử thách nan giải trong cuộc sống tình cảm, tình yêu, gia đình, cũng như những lầm lạc yếu đuối và các vấn đề rối rắm phức tạp trong cuộc sống, ta ân cần tiếp đón, đồng hành, lắng nghe, tư vấn, soi sáng, hướng dẫn, an ủi, nâng đỡ, tiếp thêm sức mạnh niềm tin, hy vọng và tình yêu mến cho họ vào Thiên Chúa, vào con người và vào cuộc đời.
· Khi họ già cả yếu đau bệnh tật hay gặp rủi ro tai nạn, ta vội chạy đến ngay ban Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân và trao Mình Thánh Chúa như Của Ăn Đàng tăng thêm sức mạnh thiêng liêng cho họ đủ khả năng chiến đấu chống lại ma quỉ đang dành giật hầu luôn trung thành với Chúa.
· Và khi đến giờ Chúa gọi họ ra khỏi đời này về với Chúa, ta chúc lành cho họ trong giờ hấp hối, dâng thánh lễ An táng cầu nguyện và đưa tiễn họ đến mộ phần an nghỉ, chờ ngày được phục sinh với Chúa.
· Rồi khi mọi người hầu như quên họ trong cõi chết, kể cả những người thân yêu của họ nữa, ta hằng nhớ cầu nguyện cho họ trong thánh lễ cầu hồn, cũng như trong mọi thánh lễ mỗi ngày.
Một việc mục vụ rất thời sự và rất quan trọng, đó là mục vụ di dân vì nhiều lý do, nhất là vì sinh kế và học hành. Chúng ta phải giữ liên lạc đồng hành với con cái chúng ta để giúp họ duy trì, sống chứng tá đức tin và rao truyền Tin Mừng trong các môi trường mới của họ. Chúng ta cũng lưu ý và mời gọi giáo dân đón nhận nâng đỡ những anh chị em di dân đến nhập cư vào giáo xứ chúng ta.
Còn đối với người đã qua đời, chúng ta biết rằng các linh hồn trong luyện ngục may mắn không làm chi thêm tội, chỉ phải lo đền trả theo lẽ công bằng cho đến đồng xu cuối cùng[56], và họ cũng chẳng làm được chi thêm công phúc cho mình, chỉ trông nhờ vào lời cầu bàu của các thánh trên trời và sự giúp đỡ của người còn sống, nên tích cực cầu nguyện cho người qua đời là bổn phận đức ái không thể thiếu, vì nay người mai ta mà thôi. Chúng ta được dạy cho biết rằng các linh hồn trong luyện ngục phải trải qua những khổ đau dữ dội chẳng khác gì đau khổ trong hoả ngục, chỉ khác là đau khổ trong luyện ngục có thời hạn và còn hy vọng được nhìn thấy Chúa, còn đau khổ trong hoả ngục là vô tận và sẽ không bao giờ được nhìn thấy mặt Chúa nữa.
Chúng ta không chỉ nhớ đến các thân nhân và ân nhân đã sinh thành dưỡng dục mình nên người về phần xác, mà còn phải nhớ đến các đấng sinh thành nuôi dưỡng cùng đào tạo mình trong đức tin và đời sống ơn gọi làm linh mục của Chúa nữa. Chúng ta nhớ đến mọi người đã chết, nhất là các linh hồn mồ côi không được ai nhớ đến để cầu nguyện cho, dù lắm khi người thân của họ còn sống đầy dẫy ra đó. Chúng ta cũng không được quên những người mình có liên đới trách nhiệm, những người vì sự thiếu sót, lầm lỗi hay gương mù gương xấu của chúng ta mà giờ đây đang phải đau khổ trong lửa luyện ngục để cầu nguyện cho họ và đền tội mình theo lẽ công bằng. Nên nhớ linh mục không lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục một mình, mà còn kéo theo nhiều người khác nữa, nhất là những người được trao phó cho sự chăm sóc mục vụ của linh mục.
Việc làm này không những lợi ích cho các linh hồn mà còn cho chính cuộc sống đời đời của chúng ta nữa, vì nó nhắc nhở chúng ta thức tỉnh nhìn lại cuộc sống của chính bản thân mình: không xa nữa đâu, không ai biết được lúc nào Chúa vạch đường ranh giới chấm dứt cuộc đời mình, phải đến trước toà phán xét của Thiên Chúa và trả lời Ngài về tất cả những gì đã làm khi còn sống, nhớ tới nỗi lo sợ hư mất của thánh Phaolô: “Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại” [57]. Cuộc sống hiện tại rất ngắn ngủi so với cuộc sống đời đời, nhưng chính cuộc sống ngắn ngủi này lại quyết định số phận vô tận đằng sau cái chết và mời gọi chúng ta thức tỉnh ngay từ lúc này. Chúa Giêsu hằng nhắc nhở phải luôn sẵn sàng cho giờ từ giã cõi đời này để buớc vào sự sống đời sau.
Ngoài việc hy sinh hãm mình, dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn, chúng ta phải ý thức và tập thói quen xin lễ và dâng lễ cầu nguyện cho chính mình nữa. Thỉnh thoảng cũng hãy nhớ xin lễ và dâng lễ bù vào các lễ thiếu sót mình có thể mắc phải vì quên hay không giữ đúng lời hứa, bổn phận và trách nhiệm của mình. Đó cũng là một nghĩa vụ công bằng phải đền trả ở đời này hoặc đời sau.
Làm linh mục nhưng vẫn không thôi là con người yếu đuối, chúng ta phạm đến Chúa nhiều cách, nếu biết đền bù bằng việc lành phúc đức, từ thiện bác ái, nhất là nhờ công nghiệp Chúa Giêsu qua thánh lễ thì tội nợ chúng ta được tẩy xóa, chứ chờ đến trước tòa án mới xin đền thì hình phạt lại thêm nặng. Thánh Anselmô dạy rằng sốt sắng dâng một Thánh lễ cho mình khi còn sống lợi ích hơn cả ngàn Thánh lễ khi đã qua đời. Chính Chúa Giêsu cũng dạy “Hãy làm việc khi trời còn sáng, tối rồi ai thấy đường đâu mà làm.”
Một việc bổn phận chuẩn bị ngày lìa thế khôn ngoan linh mục không thể thiếu là viết chúc thư, “một nghĩa vụ liên hệ đến đức công bằng và khó nghèo.” Nên để lại tài sản cho người nghèo, tốt hơn là giao phó cho Thẩm quyền Giáo Hội trực tiếp của mình, không những tài sản vật chất và tinh thần để mưu ích cho các linh hồn, mà còn cả những gì liên quan đến thân xác mình sau khi chết nữa. Phải gửi cho Tòa Giám Mục một bản chúc thư và cất giữ cẩn thận để được an tâm khi còn sống và việc thực hiện di chúc sẽ được nhẹ nhàng tốt đẹp khi đã qua đời.
Sống với Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria qua con đường thập giá, buông mình theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, sống mối hiệp thông huynh đệ với mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt với Giám Mục Bản Quyền và linh mục đoàn giáo phận, và luôn nghĩ đến trách nhiệm đối với các linh hồn được giao phó là bí quyết trung tín và thành công của sứ vụ và đời sống linh mục chúng ta. Đó cũng là một sự chuẩn bị đi vào đời sau, an bình thưa với Chúa như cụ già Simêôn: “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi, vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân”[58]. Xin cám ơn Anh Em đã chịu khó lắng nghe. Amen.
-------------------------------------
[1] Lc 22, 14-20.
[2] Bộ Giáo sỹ, Linh mục và Thiên niên kỷ Kitô giáo thứ ba.
[3] x. John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 31.
[4] Presbyterorum Ordinis, số 18; 1 Cor 11,27-29.
[5] 1 Sm 21,4-7: Đavít nói với tư tế Akhimêlếc: Bây giờ ông có sẵn gì không? Xin ông cho tôi năm cái bánh hay có gì cũng được." Tư tế trả lời: “Tôi không có sẵn bánh thường, chỉ có bánh thánh hiến, miễn là các đầy tớ đã giữ mình không gần gũi đàn bà.” Ông Đa-vít trả lời tư tế: “chúng tôi bị cấm không được gần gũi đàn bà, như xưa nay mỗi khi tôi ra trận: các đầy tớ đã giữ thân thể cho được thánh. Đây là một chuyến đi thường, nhưng quả thật hôm nay họ đã giữ thân thể cho được thánh.” Bấy giờ tư tế cho ông của thánh, vì ở đó không có bánh nào khác ngoài bánh tiến, thứ bánh đặt trước nhan ĐỨC CHÚA…
[6] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 34-36.
[7] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 1.
[8] Mt 11,28.
[9] 1 Pr 5,7.
[10] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 59.
[11] Câu chuyện “Cưa bớt thập giá”.
[12] Mt 16,24.
[13] Lc 24,39.
[14] Ga 20, 24-29.
[15] x. Mt 16,23.
[16] x.1Cr.1,18.
[17] Gl 6, 14.
[18] x. Ga 3,16.
[19] Ga 19, 26-27.
[20] John Paul II, Thư gửi các linh mục Thứ Năm Tuần Thánh 1988, số 6.
[21] G. Trần Đức Anh OP, nguồn: vietvatican.net
[22] Năm 1976, dọc đường đưa tôi đến địa điểm kinh tế mới của giáo dân TP. Huế, ông chủ tịch Mặt Trận Nam Đông chân thành hỏi: “Một đêm không ngủ với vợ và làm chuyện ấy, tôi không nhịn được
(CHIA SẺ VỚI HỘI NGỘ CỰU SINH VIÊN XUÂN BÍCH - ĐÀLẠT NGÀY 9-11/7/2013)
Kính thưa Quý Đức Cha và Quý Cha,
Đức Cha Alphongsô, Đại Diện Giám Tỉnh Xuân Bích tại Việt Nam, sắp xếp với Cha Hương cho con đến chia sẻ đôi điều trong cuộc Hội Ngộ Xuân Bích này, nhưng con sẽ không mang lại cái gì mới mẻ hay suy tư cao siêu nào hết. Cái gì quý cha cũng đã học, đã biết hết rồi. Con chỉ xin được cùng quý cha đọc lại, ôn lại, nhớ lại với nhau trong bầu khí huynh đệ bí tích linh mục thuộc gia đình Xuân Bích một vài phương thế khả dĩ sống trung tín và thành công trong đời sống và sứ vụ linh mục của chúng ta, trong chiều kích đời sống nội tâm thiêng liêng, lẫn trong chiều kích sứ vụ đối với đoàn chiên:
- Linh mục và Con đường Thập giá,
- Linh mục sống dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria,
- Linh mục sống mối hiệp thông huynh đệ,
- Linh mục buông theo Chúa Thánh Thần,
- Linh mục luôn nghĩ đến trách nhiệm lo cho các linh hồn.
1. Linh Mục và Chúa Giêsu Thánh Thể
Thánh Thể là “suối nguồn và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ của Hội Thánh” nên cũng là trung tâm đời sống và sứ vụ linh mục vì có một mối tương quan rất chặt chẽ giữa cử hành Thánh Lễ và rao giảng Đức Kitô. Những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm trong bữa Tiệc Ly,[1] khi thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức linh mục, đều giúp đời sống thiêng liêng của chúng ta lớn lên dần dần đến độ chúng ta “trở nên và sống như một Kitô Khác trong mọi hoàn cảnh sống”[2] và “các sinh hoạt hàng ngày của linh mục sẽ thực sự mang ý nghĩa và chiều kích Thánh Thể.”[3]
Trước hết, việc soát xét lương tâm thánh Phaolô dạy[4] để chuẩn bị dâng thánh lễ và rước lễ sẽ giúp chúng ta ý thức mình bất xứng, phải cậy dựa vào sự trợ giúp của Chúa và sự bổ khuyết của Giáo Hội (“Ecclesia supplet”). Để minh họa ý thức bất xứng ấy, con xin kể lại câu chuyện Đavit ăn bánh trưng hiến[5]. Điều này giúp chúng ta sống đầy đủ chiều kích hiệp thông và cộng tác với mọi thành phần của Hội Thánh/Nhiệm Thể Đức Kitô. Thiên Chúa tỏ lộ mầu nhiệm ý định của Ngài trong phụng vụ Lời Chúa, mà chúng ta phải liên kết với các thực tại của cuộc sống, ngõ hầu cuộc sống được biến đổi bởi chính Lời ấy. Chúng ta công bố Lời và Ý Chúa mà chúng ta đã tin và đang sống, nhờ đó, tín hữu cũng được thúc đẩy sống, hoán cải, biến đổi và hành động xứng danh kitô hữu.
Ngày thụ phong, chúng ta đã nhận lấy quà tặng quí giá chức linh mục trong niềm hăng say, hạnh phúc và biết ơn. Với dòng thời gian thăng trầm đổi thay, cuộc sống và sứ vụ linh mục không luôn tránh khỏi khó khăn và thập giá, nhưng nếu bây giờ cho chọn lại, chắc chắn mỗi người chúng ta đều vẫn sẵn sàng thưa “xin vâng” với ý thức, quyết tâm và bình an. Vì như đã làm trong bữa tiệc ly với bánh, Chúa Giêsu cũng cầm lấy chúng ta và chúc phúc cho chúng ta, khi kêu gọi và tuyển chọn chúng ta. Chúng ta tạ ơn Chúa và có lẽ phải hét lên vui mừng, vì tình yêu vô điều kiện Chúa ban và vì may mắn của chúng ta, là được chọn dù chưa chắc chúng ta đã tốt hơn những người khác. Ước gì chúng ta không bao giờ sợ bị cầm lấy và chúc phúc như thế, bởi Chúa và bởi đoàn chiên đã được trao phó cho chúng ta chăm sóc mục vụ, kể cả qua những gánh nặng, thử thách, khó khăn, tuổi tác và bệnh tật.
Để luôn trung thành giữ lời cam kết với Chúa và với Hội Thánh, đôi khi chúng ta cảm thấy đời sống và con tim bị bẻ ra vì hiểu lầm và đau khổ, vì sự cô đơn và những chiến đấu chống lại những ước muốn nhân loại yếu đuối bên trong và các cơn cám dỗ từ bên ngoài. Nhưng khi hiểu được ý nghĩa của đời sống bị bẻ ra như tấm bánh vì Chúa và vì tha nhân, mà cha Chevrier nói “linh mục là người bị ăn”, chúng ta sẵn sàng hiến tặng thời giờ, của cải, sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, cả những đau khổ và buồn phiền cho Chúa và đoàn chiên, vì tất cả những thứ đó cũng chính là cuộc sống và con người của chúng ta vậy. Quả thế, máu các thánh tử đạo đổ ra vì Chúa và vì Nước Trời chỉ có một lần thôi, nhưng máu của chúng ta đổ ra cách này hay cách khác, mỗi ngày, từng giọt một, qua trách nhiệm và bổn phận sẽ khó khăn hơn và công nghiệp hơn: “Một lúc đổ cả máu đào, hay từng giọt một đằng nào công hơn?” Và như Thánh Phaolô, mỗi ngày, chúng ta bổ khuyết nơi thân xác chúng ta phần còn thiếu sót trong cuộc khổ nạn cứu thế của Đức Kitô.
Bánh và rượu dâng lên sẽ được quyền năng Chúa biến thành Mình và Máu Chúa Kitô. Nếu chúng ta dâng bản thân chúng ta, những tình cảm và tình yêu, những vấn đề, những lo lắng, đau khổ và hạnh phúc... thì quyền năng ấy cũng sẽ biến đổi thành những gì tốt đẹp hơn, hữu ích hơn cho chúng ta và đoàn chiên của chúng ta. Đặc biệt, nếu chúng ta dâng những yếu đuối và tội lỗi của chúng ta, Chúa sẽ tha thứ, biến đổi và thánh hoá chúng ta, bởi vì với Chúa, chẳng có tội gì quá nặng đến đỗi Chúa không thể tha thứ được, miễn là chúng ta thực tình ăn năn trở lại đón nhận ơn Chúa! Vì thế, trong buỗi kinh Truyền Tin ngày 9/6/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục “Hãy tin tưởng đến với Chúa Giêsu, Ngài luôn tha thứ cho chúng ta”.
Trong việc cử hành Thánh Thể này, chúng ta cũng được mời gọi sống và làm chứng cho sự hiệp nhất của Hội Thánh. Sự hiệp nhất này là nguồn mạch và bằng chứng hữu hiệu cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.[6] Nhờ việc cử hành thánh lễ, chúng ta sẽ hiểu hơn sức mạnh biến đổi của Bí tích Thánh Thể và tìm thấy nơi mầu nhiệm này sự can đảm và nguồn sức mạnh đi theo Chúa Giêsu và phục vụ Ngài nơi tha nhân. Chúng ta kín múc dồi dào nguồn sức mạnh này từ Bí tích Thánh Thể, được cử hành trong thánh lễ mỗi ngày và được thờ phượng nơi Nhà Chầu mỗi khi đến viếng Mình Thánh Chúa,[7] như chính Chúa Giêsu mời gọi “hãy đến với Ta, hỡi những ai đang vất vả và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho”[8]. Quả thế, chính Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ nạp lại năng lượng và tăng thêm nhiệt huyết tông đồ cho chúng ta, bằng việc tiếp tục kích hoạt ngày sống và đổ đầy niềm hy vọng vững chắc cho chúng ta. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ thường hằng của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu đỡ nâng hành trình của chúng ta tiến về hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha, qua Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần. Đây là thứ tình yêu vượt thắng mọi tình yêu nhân loại, dù có khi rất hấp dẫn và cần thiết. Chính nơi Nhà Tạm mà ta phục hồi và nạp thêm năng lượng cho đời sống thiêng liêng và sứ vụ linh mục của mình, vì trước khi muốn nói về Chúa thì phải ở với Chúa, nói với Chúa và lắng nghe Chúa nói đã. Thánh Phêrô khuyên “hãy trao trút nỗi lòng anh em cho Chúa, vì Ngài hằng thương yêu chăm sóc đến anh em”[9]. Ai trong chúng ta đã không có hơn một lần trải nghiệm những thăng trầm vấp ngã? Đó cũng là lý do Đức Chân phước Gioan Phaolô II đã mở ra “Năm Thánh Thể” với ước mong Hội Thánh được “khởi đầu lại từ Chúa Kitô” và chia sẻ cảm xúc sâu xa của chính ngài nơi Bí Tích Thánh Thể như là phương tiện đồng hành và tăng sức mạnh.[10] Chúng ta sẽ làm thế nào nếu thánh lễ hôm nay là thánh lễ cuối cùng của đời mình?
2. Linh Mục và Con đường Thập Giá
Thiên Chúa toàn năng có thể dùng nhiều con đường khác để cứu độ loài người, nhưng Chúa Giêsu đã chọn con đường thập giá, nên thập giá là con đường tốt nhất, hiệu quả nhất.[11] Chính Ngài đã minh định rất rõ ràng chỉ có một con đường duy nhất để đi theo Ngài: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mọi ngày mà theo”[12]. Mẹ thánh Gioan Bosco đã nói với ngài khi ngài mới chịu chức linh mục: “Khi con bắt đầu bước lên bàn thánh tế lễ là con bắt đầu con đường thập giá.” Và người môn đệ đích thực là người tự do tự nguyện bước đi trên con đường Thập Giá và trung kiên theo Thầy cho đến cuối cuộc đời. Nhưng có một điều chúng ta thường hay quên là lắm khi chúng ta không vui vẻ chấp nhận thập giá của mình, mà còn phàn nàn so sánh để rồi đi vác thập giá của người khác và bắt người khác vác thập giá của mình. Chúng ta cũng thường rất lắm lần nghĩ người khác là thập giá nặng cho chúng ta, mà quên đi rất nhiều khi chính chúng ta lại là thập giá nặng hơn cho người khác, nặng đến đỗi người khác không thể vác nổi đành phải buông xuống. Chúng ta cần nhớ điều đó để biết nâng đỡ nhau, nhất là khi gặp thử thách, yếu đuối, già cả, bệnh tật.
Thập Giá gắn kết không rời Chúa Giêsu, ngay cả sau khi sống lại, những dấu khổ nạn vẫn không bị xóa nhòa: “Các con hãy nhìn chân tay Thầy, chính Thầy đây, cứ sờ mà xem, ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”[13] - “Tôma, hãy đặt ngón tay con vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy, đưa tay con ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy, chớ cứng lòng nhưng hãy tin”[14]. Như vậy, thập giá là dấu chỉ cho ta tìm gặp Chúa Kitô đích thực: “Nếu Chúa Kitô mà chúng ta mường tượng không phải là ‘Chúa Kitô Khổ Nạn’, thì đấy là chúng ta đang mường tượng một ai đó khác, chứ không phải là Chúa Kitô thực.” Nhưng đứng trước thập giá cuộc đời, chúng ta thường phải chịu cơn cám dỗ tìm kiếm một Chúa Giêsu không thập giá. Thật vậy, Phêrô kéo Chúa Giêsu ra ngoài và can ngăn về chuyện Ngài tuyên bố quá rõ ràng về cuộc khổ nạn và cương quyết đi lên Giêrusalem. Nhiều lúc chúng ta cũng làm như Phêrô và đáng bị lời quở trách “Satan, hãy xéo đi!” bởi vì chúng ta không biết việc của Thiên Chúa mà chỉ biết việc của loài người[15]. Nếu cố tìm một Chúa Giêsu không có thập giá, chúng ta sẽ có nguy cơ gặp phải thập giá không có Chúa Giêsu, và làm thế là tự hại mình, tự chuốc khổ cho chính mình!
Linh mục, Thánh Thể và Thánh giá luôn liên kết chặt chẽ với nhau. Chúng ta đứng giữa bàn thờ và thánh giá: Thánh lễ tái hiện hy tế thập giá. Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta vừa là tư tế vừa là của lễ. Là linh mục, chúng ta được mời gọi cách đặc biệt rảo qua con đường thập giá này. Mỗi ngày chúng ta được dấn sâu vào mầu nhiệm thập giá, mầu nhiệm của hy tế, dù lắm khi thập giá dường như quá nặng khiến chúng ta muốn qụy ngã. Nhưng mầu nhiệm này không được hoàn tất bởi cái chết, song bởi đời sống mới của sự sống lại. Suốt dòng lịch sử của mình, Giáo Hội hầu như luôn luôn bước đi trên con đường hy tế thập giá này. Trong nhiều đất nước, các nhà truyền giáo đã tiến bước suốt nhiều năm hướng về Golgotha, vác lấy thập giá hy sinh và bách hại. Nhiều người trong chúng ta cũng đã trèo lên con đường dốc đứng đó, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Con đường thập giá của Giáo Hội, của các tín hữu, và của chúng ta vẫn kéo dài mãi. Những cuộc bách hại vẫn còn đó hay đã thay đổi chút ít, nhưng thập giá vẫn không thay đổi và vẫn đè nặng, khiến lắm lần chúng ta dường như bị oằn xuống dưới sức nặng của thập giá.
Thập giá là một trong những nghịch lý lạ lùng của Kitô giáo[16], nhưng thập giá không phải là kết điểm của con đường, mà là cánh cổng dẫn vào sự sống: thất bại chuyển hóa thành chiến thắng, chính chỗ sự sống bị tước đoạt lại trở thành nơi sự sống được phục hồi, như khi toan trút hơi thở sau hết, Chúa Giêsu tuyên bố “mọi sự đã hoàn tất.” Cũng là nghịch lý rằng cuộc sống linh mục càng cắm rễ sâu vào thập giá càng trổ sinh hoa trái nhiều hơn, như Chúa Giêsu, chính khi đi đến cùng con đường trút bỏ trở thành trống không mà đạt đến mức tuyệt đỉnh: cứu vớt nhân loại khỏi tội lỗi và giải hòa toàn thể nhân loại với Thiên Chúa.
Nếu chúng ta muốn sống cuộc đời linh mục của mình theo Chúa Kitô, chúng ta phải theo Ngài đến tận cùng trong con đường thập giá của Ngài. Đường thập giá của Chúa Giêsu đã là con đường đầu tiên, nhưng không phải là con đường cuối cùng, vì còn có chúng ta và bao nhiêu tâm hồn tận hiến đang bước theo Ngài, đang muốn đi cùng Ngài đến tận cùng trong con đường thập giá. Giáo Hội đã không quên con đường thập giá. Giáo Hội không bao giờ che giấu thập giá. Thập giá vẫn luôn có mặt trong Phụng vụ: Giáo Hội tán dương và suy tôn thập giá. Thập giá không chỉ là gánh nặng, nhưng phải được xem là cây gậy nâng đỡ, như đối với người già yếu và bệnh tật: vào mọi thời và ở mọi nơi, bao nhiêu người vẫn không ngừng hăm hở đến với thập giá, chiêm ngắm thập giá, yêu mến thập giá. ĐGH Phanxicô đã nói ngay sau ngày được bầu chọn: “Khi chúng ta bước đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng Giáo Hội mà không có Thánh Giá, khi chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô mà không có Thánh Giá, thì chúng ta không phải là môn đệ của Chúa. Cầu mong tất cả chúng ta có được sự can đảm bước đi cùng với Thánh Giá của Chúa Kitô, xây dựng trên máu Chúa Kitô đổ ra trên Thánh Giá, và tuyên xưng một vinh quang duy nhất là Chúa Kitô bị đóng đinh trên Thánh Giá”. Còn thánh Phaolô hãnh diện: “Ước gì tôi chẳng hãnh diện về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ cây thập giá mà thế gian đã chịu đóng đinh cho tôi, và tôi cho thế gian”[17]
Đường thập giá là trường dạy chúng ta sống thánh thiện. Chúa Giêsu ngã xuống rồi lại chỗi dậy. Ngài chịu đựng nỗi cô đơn, chịu hành hạ và lăng nhục, nhưng Ngài luôn tha thứ. Mẹ Maria cũng đã đi theo Con Mẹ trên đường thập giá. Mẹ bước đi trong thinh lặng, Mẹ và Con nhìn nhau tận trong sâu thẳm tâm hồn. Mẹ và Con kết hiệp với nhau bởi tình yêu bao la, sâu thẳm và trong trắng. Tình yêu này sẽ làm thế giới thay đổi. Xin cho chúng ta được thấm nhuần tình yêu của Chúa và tình yêu của Mẹ. Mẹ đã đứng kề thập giá Chúa Giêsu, Mẹ cũng luôn đứng kề thập giá cuộc đời và sứ vụ linh mục của chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ như đang ở trên đỉnh đồi Golgotha, dưới chân thập giá, nơi đã và đang mãi mãi tập trung sức mạnh lớn nhất của thế giới: tình yêu của Thiên Chúa trong Con của Ngài[18]. Tình yêu này không bao giờ cạn kiệt, không bao giờ thôi là sức mạnh cứu độ của thế giới, một khi Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha đời sống mình làm hy tế.
Là linh mục, chúng ta cũng trao phó cuộc đời chúng ta trong tay Chúa Cha cùng với Chúa Giêsu Hy tế. Đó là một sức mạnh bao la cho thế giới. Sức mạnh đó được gìn giữ trong Giáo Hội bởi Bí tích Thánh Thể và mầu nhiệm thập giá. Chúng ta cử hành Thánh Lễ như một sức mạnh không thể cạn kiệt của tình yêu. Chúng ta trèo lên con đường thập giá đến tận đỉnh đồi Golgotha, kết hợp với Chúa Kitô toàn thể vừa với thập giá và mão gai trên đồi Golgotha, vừa với vinh quang trên núi Tabôrê và chiến thắng phục sinh vinh hiển. Là linh mục, chúng ta phải luôn sống và làm chứng tá cho niềm tín thác ấy, tin tưởng Mẹ Maria luôn đồng hành với chúng ta, luôn đứng bên thập giá của chúng ta và che chở chúng ta.
3. Linh Mục sống dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria
Mẹ Maria được kêu cầu là Mẹ của Hội Thánh và Mẹ của linh mục theo một đường lối đặc biệt, vì khi trên thập giá, vào lúc tột đỉnh của sứ mạng cứu độ nhân loại, Chúa Giêsu đã trao phó Mẹ mình cho Gioan và ký thác Gioan cho Mẹ[19]: “Chúng ta cũng hãy đón nhận Mẹ Maria vào trong nhà nội tâm của chức linh mục chúng ta.”[20] Được sự che chở và hướng dẫn từ mẫu của Mẹ nâng đỡ và tăng sức mạnh, chúng ta có thể nhìn thấy mọi mối tương quan trong đời sống và sứ vụ linh mục của mình bằng đôi mắt, trái tim và trí não mới, để luôn bước đi trên con đường thánh thiện cần thiết.
Là Linh mục, chúng ta cần tăng cường lòng sùng kính Đức Mẹ. Sự hiện diện từ mẫu của Mẹ luôn là sự nâng đỡ cho chúng ta. Mẹ đã luôn theo sát Chúa Giêsu Con Mẹ, bây giờ Mẹ vẫn tiếp tục đồng hành cùng chúng ta, những Kitô khác. Ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ, Đức Chân Phước Gioan Phaolô II đã trao phó mỗi linh mục cho Mẹ và mong muốn rằng mọi linh mục đều trao phó chính mình cho Mẹ, hướng về Mẹ với một tình yêu và niềm hy vọng đặc biệt. Bằng kinh nghiệm của mình, Ngài đã viết lên điều ấy trong bức thư gửi các Linh mục: “Nguyện xin Đức Maria, Đấng mà tôi mời gọi anh em hãy luôn nuôi dưỡng lòng sùng kính con thảo, đồng hành với anh em và liên lỉ che chở anh em.” Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng thôi thúc chúng ta: “Tôi khuyên anh em hãy vào trường Đức Maria để học biết yêu thương và bước theo Đức Kitô trên hết mọi sự.”
Thật vậy, trong trường của Mẹ Maria, chúng ta học đặt Chúa Kitô vào chỗ nhất và trung tâm trong cuộc đời chúng ta, học để hướng tư tưởng cùng hành động của chúng ta theo Ngài: “Người bảo gì hãy làm theo.” Đúng vậy, nơi trường của Mẹ, chúng ta học biết thinh lặng, biết lắng nghe và phục vụ, là những điểm mấu chốt của đời sống người môn đệ. Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta tiến sâu vào mối tương quan nhân vị đích thực hơn với Chúa Giêsu, để chúng ta yêu mến Ngài và làm cho Ngài được yêu mến. Vâng, qua việc chiêm ngắm và lắng nghe Mẹ Maria, chúng ta sẽ hiểu hơn sức mạnh nâng đỡ và biến đổi, hầu tìm lại được niềm an ủi và nguồn sức mạnh để bước theo Chúa Kitô và phục vụ Ngài trong anh chị em. Chính với tinh thần ấy nên trong cuộc hành hương Đền thánh Đức Mẹ Lorettô ngày 4/10/2012, Đức Thánh Cha Biển Đức nói: “Khi chiêm ngắm Mẹ Maria, chúng ta phải tự hỏi xem chúng ta có muốn mở ra cho Chúa hay không, có muốn dâng hiến cuộc sống chúng ta cho Ngài để trở thành một nơi ở cho Ngài hay không; hay là chúng ta sợ sự hiện diện của Chúa giới hạn tự do của chúng ta, phải chăng chúng ta muốn dành riêng cho mình một phần đời sống để nó chỉ thuộc về chúng ta mà thôi? Nhưng chính Thiên Chúa là Đấng giải thoát tự do của chúng ta khỏi sự co cụm vào mình, khỏi sự khát khao quyền lực, chiếm hữu, thống trị, và làm cho nó có khả năng cởi mở với chiều kích làm cho nó được sung mãn trọn nghĩa là hiến thân, yêu thương, phục vụ và chia sẻ.”[21]
Liên quan đến kỷ luật đời sống độc thân linh mục của Giáo Hội Công Giáo đang “bị thế giới của thời đại chúng ta nghi ngờ giá trị và cho là không thể giữ được,” tôi xin kể câu chuyện “Tôi không nhịn được, linh mục làm sao?”[22] Chính thánh Phaolô thú nhận “có ai trong anh em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối, có ai trong anh em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt?”[23] Và Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng lễ ngày 14.6.2013, tại nhà nguyện thánh Mátta, trước sự hiện diện của các nhân viên của Bộ Giáo Sĩ, khuyên chúng ta hãy dám cho thấy những yếu đuối của mình để khiêm tốn cậy dựa vào sức Chúa. Đức Phaolô VI cậy dựa đời sống độc thân linh mục vào lòng sùng kính nồng nhiệt và tỏa sáng đối với Mẹ Maria.[24] Lòng đạo đức này của chúng ta sẽ mang chúng ta “đến nguồn suối của đời sống thiêng liêng đích thực, mà chỉ nó mới là nền tảng vững chắc cho việc giữ luật độc thân.”[25] Vâng, chọn lựa độc thân linh mục của chúng ta cần được đặt nơi trái tim Mẹ Maria, và mau mắn chạy đến cùng Mẹ mỗi khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Là trinh nữ và là mẹ, Mẹ Maria hiểu rất rõ trái tim chúng ta cần gì, và Mẹ biết làm thế nào để giữ cho chúng ta được trung thành với lời cam kết của mình giữa lòng đời hôm nay sao cho “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Chúng ta sẽ tìm được ẩn náu an toàn nơi Mẹ Maria, người Mẹ trên trời của chúng ta. Mẹ sẽ giúp chúng ta thăng hoa trái tim và con mắt, để nhìn thấy Mẹ ở trong và qua những người con gái của Thiên Chúa quanh chúng ta. Chúng ta kêu xin Mẹ bảo vệ và biến đổi chúng ta và những người nữ thân thiết với chúng ta, như Thánh Phaolô khuyên Timôtê “coi các phụ nữ lớn tuổi như mẹ và những người trẻ như chị em”[26]. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, Chúa Thánh Thần sẽ gìn giữ sự độc thân trong trắng của linh mục như Ngài đã làm cho Mẹ Maria và Thánh Giuse. Vì thế, Đức Phaolô VI đã khuyên nhủ: “Anh em hãy hướng con mắt và trái tim, với niềm tín thác được đổi mới và lòng cậy trông con thảo, về Mẹ rất yêu dấu của Chúa Giêsu và Mẹ của Hội Thánh, hãy kêu xin sự cầu bầu vạn năng và hiền mẫu của Mẹ cho chức linh mục Công Giáo”[27] vì “Linh mục sẽ không thiếu sự chở che, nâng đỡ của Mẹ Chúa Giêsu.”[28]
Có một việc thật đơn giản nhưng rất quan trọng của lòng sùng kính Mẹ Maria là lần chuỗi Mân côi, một bản Phúc Âm tóm tắt.[29] Chúng ta nên giữ sống động thói quen lần chuỗi Mân côi của các cha già và hãy khuyến khích giáo dân của mình lần chuỗi, một mình khi đi đường tới trường học, tới công sở, đồng ruộng, chợ búa… hoặc lần chuỗi chung với người khác, theo nhóm hay hội đoàn trong giáo xứ, đặc biệt là lần chuỗi trong gia đình, vì chuỗi Mân côi sẽ đốt nóng và làm mạnh thêm mối giây ràng buộc giữa các thành viên trong gia đình. Lời cầu nguyện này sẽ giúp chúng ta được mạnh mẽ trong đức tin, bền vững trong đức ái, niềm vui và kiên trì trong niềm hy vọng.
Chúng ta hãy tin tưởng dâng mình cho Mẹ, chạy đến tìm trú ẩn nơi sự che chở dịu dàng từ mẫu của Mẹ. Chính Chân Phước Gioan Phaolô II đã tận hiến cho Mẹ và chia sẻ: “Suốt cuộc đời tôi, tôi đã cảm nghiệm rõ sự hiện diện đầy yêu thương của Mẹ Chúa chúng ta. Mẹ Maria đồng hành với tôi mọi ngày để giúp tôi chu toàn sứ vụ…” Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết bắt chước Mẹ: Fiat (Xin Vâng), luôn chấp nhận ý muốn và kế hoạch của Chúa; Magnificat (linh hồn tôi ca ngợi), luôn ca ngợi và cảm tạ mọi ơn lành lớn nhỏ Chúa đã ban cho, và Stabat (đứng thẳng dưới chân thập giá), luôn sống nhẫn nại và bền đỗ trong những thách đố và khó khăn của cuộc sống hằng ngày cho đến hơi thở cuối cùng.
4. Linh mục sống mối hiệp thông huynh đệ
Do bí tích truyền chức và thừa tác vụ lãnh nhận, linh mục giáo phận liên kết và hiệp thông phẩm trật trước hết với Đức Thánh Cha và Giám mục đoàn phục vụ toàn thể Giáo Hội, nhất là với Giám Mục Bản Quyền của mình: “Không có thừa tác vụ linh mục ở ngoài sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và Giám mục đoàn, đặc biệt với Giám mục giáo phận, trong lòng tôn kính như con thảo và sự tuân phục đã hứa khi thụ phong.”[30]
Tiếp đến,mối hiệp thông linh mục đoàn được thiết lập bởi đức ái tông đồ, thừa tác vụ và tình huynh đệ bí tích, diễn tả bằng việc đặt tay của linh mục đoàn trong nghi lễ truyền chức và việc nhập tịch hay nhập vụ vào một Giáo Hội địa phương.[31] Sắc lệnh Chức vụ và Đời sống linh mục đã mô tả mối hiệp thông đó bằng những lời lẽ thắm tình rằng “Các linh mục nhiều tuổi hãy đón nhận những linh mục trẻ như những người em thực sự, giúp đỡ họ trong những công tác và gánh nặng đầu tiên của sứ vụ linh mục; gắng hiểu tâm trạng của họ và theo dõi các dự tính của họ với thiện chí. Còn các linh mục trẻ phải biết kính trọng tuổi tác và kinh nghiệm của các vị lớn tuổi; bàn hỏi với các ngài và sẵn lòng cộng tác với các ngài trong việc chăm sóc các linh hồn.”[32]
Trong sứ điệp gửi Dân Chúa, THĐGMTG kỳ XIII cũng ân cần nhắc các linh mục về mối hiệp thông này: “Trong giáo xứ, sứ vụ của linh mục như người cha và mục tử của dân Chúa vẫn có tính chất chủ yếu. Các Giám Mục tại THĐGM này bày tỏ với tất cả các linh mục lòng biết ơn và sự gần gũi huynh đệ vì công việc không dễ dàng của các vị và mời gọi các linh mục hãy củng cố chặt chẽ hơn mối liên hệ trong hàng linh mục giáo phận, đào sâu đời sống thiêng liêng và thực hiện việc thường huấn để có thể đương đầu với những thay đổi.”[33]
Linh mục giáo phận còn sống hiệp thông với giáo dân, tu sĩ, những người sống đời thánh hiến, nỗ lực khơi dậy và phát triển sự đồng trách nhiệm trong cùng một sứ mạng cứu độ duy nhất của Giáo Hội.[34] Sắc lệnh Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục nhắc nhớ rằng mọi tín hữu đều phải cùng nhau làm việc cho Nước Chúa, trong đó linh mục nhìn nhận và thăng tiến phẩm giá cùng sứ vụ của giáo dân, sẵn sàng lắng nghe giáo dân, coi trọng những ước vọng của giáo dân, nhìn nhận kinh nghiệm và chuyên môn của giáo dân trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân loại, tin tưởng vào phận vụ của giáo dân trong việc phục vụ Giáo Hội và Xã Hội, để giáo dân có đủ tự do và lãnh vực hoạt động, cũng như cơ hội thích hợp để gánh vác công việc theo sáng kiến của mình. Linh mục luôn cố gắng dẫn dắt giáo dân đi đến hiệp nhất, sự thật và công ích, hòa giải những khác biệt về tâm thức và trình độ, để không ai cảm thấy mình xa lạ ở trong cộng đồng Giáo Hội. Bên cạnh đó, Công Đồng Vaticanô II mời gọi giáo dân nhận biết bổn phận đối với linh mục của mình, và bằng chia sẻ ân cần, tinh thần lẫn vật chất, kính trọng và dè dặt gìn giữ, bảo vệ, giúp đỡ, cầu nguyện, thương yêu và tận tâm cộng tác, ngõ hầu linh mục vượt qua được những khó khăn, giới hạn và yếu đuối nhân loại của mình mà chu toàn sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và điều khiển Dân Chúa cách hiệu quả.[35] Ngoài ra còn cố gắng tiếp tay với Chúa Thánh Thần để khơi dậy ơn gọi linh mục tiếp nối thừa tác vụ của mình.[36]
Cùng chiều hướng này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề cao tinh thần đồng trách nhiệm: “Tinh thần đồng trách nhiệm đòi phải thay đổi não trạng, nhất là về vai trò của giáo dân trong Giáo Hội: không được coi giáo dân chỉ là những cộng tác viên của hàng giáo sĩ, nhưng như những người thực sự đồng trách nhiệm đối với cuộc sống và hoạt động của Giáo Hội. Vì thế, điều quan trọng là phải củng cố một hàng giáo dân trưởng thành và dấn thân, có khả năng đóng góp phần đặc thù của mình cho sứ mạng của Giáo Hội, trong niềm tôn trọng các thừa tác vụ và nghĩa vụ của mỗi người trong đời sống Giáo Hội và luôn luôn hiệp thông với các Giám Mục... Hãy đảm nhận và chia sẻ những chọn lựa mục vụ của các giáo dân và giáo xứ, tạo những cơ hội gặp gỡ và cộng tác chân thành với các thành phần khác trong Giáo Hội, kiến tạo những quan hệ quí mến và hiệp thông với các linh mục, để họp thành một cộng đồng sinh động, phục vụ và truyền giáo.”[37]
Trong mọi mối tương quan của linh mục, đặc biệt trong các mối tương quan khác phái, ai cũng có thể bị “vi-rút” tình cảm và tình dục tấn công. Vấn đề là cần có sức đề kháng tốt để tránh bị nhiễm bệnh. Sức đề kháng đó nằm ở chính sự kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, tình huynh đệ bí tích của linh mục với nhau và sự kiên trì chu toàn bổn phận theo đấng bậc của mình cho các linh hồn được giao phó. Chân phước viện phụ Enrêđi đã nhắc đến tình bạn cao quí của Gionathan và Đavít: “Thế mới là tình bằng hữu chân thật, hoàn hảo, vững bền và vĩnh viễn: ghen tương không thể hủy hoại, nghi ngờ không làm suy giảm, tham vọng không hề phá tan. Bị thử thách đến vậy mà vẫn không nao núng, bị xô đẩy đến thế mà vẫn không ngã quỵ, bị nguyền rủa thế nào cũng không lay, bị lăng mạ ra sao cũng không chuyển.”[38] Quả thật, khi linh mục thực sự yêu thương nhau, ai cũng thỏa mãn được nhu cầu tâm lý căn bản tự nhiên yêu và được yêu của con người, thì chẳng ai thèm đi tìm bù trừ hay đón nhận một tình cảm nào khác.
5. Linh mục buông mình theo Chúa Thánh Thần
Cũng như mọi người, linh mục đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần và trở nên đền thờ Ngài ngự khi chịu phép bí tích Rửa tội; và còn nhận lãnh Thánh Thần đầy đủ hơn trong Bí tích Thêm sức và Truyền chức linh mục (với quyền tha tội). Hơn ai hết linh mục phải buông mình theo Chúa Thánh Thần và để Ngài hướng dẫn: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”[39]. Thánh Thần cũng sẽ dạy cho biết phải nói gì: “Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói”[40]. Thánh Thần còn nói thay cho nữa:“Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.” “Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói”[41].
Chúa Thánh Thần giúp kiện toàn đời sống và sứ vụ linh mục bằng 7 ơn của Ngài: Khôn ngoan, thông hiểu, lo liệu, sức mạnh, suy biết, đạo đức và kính sợ Chúa. Chính Ngài đã ngự xuống trên các tông đồ dưới hình những lưỡi lửa, cho họ nói các thứ tiếng khác nhau, biến đổi họ nên can đảm rao giảng Chúa Kitô Phục Sinh và hôm ấy có khoảng ba ngàn người theo Đạo.[42] Linh mục phải luôn trung thành và ngoan ngoãn nghe theo ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, vì “chính ơn Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta có khả năng thi hành sứ mạng và củng cố chứng tá của chúng ta,”[43] nhờ đó linh mục mang lại hoa trái tồn tại, không những cho mình mà cho mọi người: Bác ái, vui mừng, bình an, nhẫn nại, tế nhị, tốt bụng, quảng đại, hòa nhã, trung tín, khiêm tốn, tự chủ và thanh khiết.
Hoạt động của Chúa Thánh Thần rất đa dạng và phong phú: Ngài dùng môi miệng ta mà nói điều Chúa muốn nói; Ngài soi sáng trong trí khôn cho ta viết lại; Ngài cũng có thể nắm tay giúp ta viết lên điều Ngài muốn; hoặc Ngài viết ra trên vách cho ta xem mà chép lại, như trường hợp đã xảy ra với vua Bensatsa và được Danien giải thích cho[44]: “Thiên Chúa đã cho bàn tay đến viết hàng chữ kia: MƠ-NÊ có nghĩa là đếm: Thiên Chúa đã đếm và chấm dứt những ngày của triều đại vua; TƠ-KÊN có nghĩa là cân: vua đã bị đặt trên bàn cân và thấy là không đủ; PƠ-RẾT có nghĩa là phân chia: vương quốc của vua đã bị phân chia và trao cho các dân Mêđi và Batư.”
Và vì tất cả những lẽ đó, thánh Phaolô nhắc nhở mọi người, nhất là linh mục đừng làm phiền lòng Chúa Thánh Thần,[45] đừng dập tắt Thần Khí.[46] Còn Chúa Giêsu thì khẳng định rằng ai phạm đến Chúa Thánh Thần thì chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.[47] Và ĐHY Filoni, Tổng trưởng Bộ Phúc Âm Hóa các Dân Tộc, khuyến khích các nhà đào tạo, các giáo sư và các chủng sinh tìm cách cởi mở hết sức có thể cho sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để có thể trả lời cách thích đáng cho những mong đợi của nhân loại. Ngài tuyên bố: “Ơn gọi để trở thành linh mục hay đã là một linh mục không phải là một chọn lựa mà mỗi người trong chúng ta đã làm, nhưng đó là một lời mời gọi của chính Chúa mà chúng ta đã chấp nhận và đáp trả bằng tiếng ‘xin vâng’ của chúng ta… Công việc của Chủng viện là giúp trải nghiệm hoạt động của Chúa Thánh Thần và hiểu những sự của Thánh Thần Thiên Chúa. Cần thiết phải đi vào tương quan thân mật với Chúa Thánh Thần để các ý định của Chúa trên cuộc đời chúng ta trở nên rõ ràng.”[48]
Bảy ơn Chúa Thánh Thần trong đời sống linh mục
Trong buổi tiếp kiến ngày 12/2/2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhắc nhở “Cũng như toàn thể Giáo Hội, đời sống linh mục cần được canh tân liên lỉ, để tìm thấy lại trong cuộc sống của Chúa Giêsu những hình thức thiết yếu nhất của con người mình.” Linh mục chỉ có thể tìm được tác nhân khởi động, tiếp tục và kiện toàn sự canh tân liên lỉ đó ở nơi Chúa Thánh Thần. Chính Ngài giúp linh mục biến đổi và kiện toàn đời sống và sứ vụ qua bảy ơn của Ngài:
Ơn Kính Sợ là hồng ân giúp linh mục không dám làm bất cứ điều gì khả dĩ làm mất lòng Chúa. Đây là một sự tế nhị của người đang yêu: tế nhị khác sợ hãi, cậu bé Saviô dóc lòng “thà chết chứ không phạm tội trọng” và mẹ vua thánh Louis luôn nhắc nhở con “thà mẹ nhìn thấy con chết trước mắt mẹ hơn là thấy con phạm tội trọng mất lòng Chúa.” Như thế, điều quan trọng trong đào tạo kitô giáo là gây nên nơi tín hữu một ý thức sợ tội, vì con người ngày nay mất dần cảm thức về tội. Chính vì vậy, thành công của công việc đào tạo tín hữu, nhất là đào tạo linh mục và tu sĩ, là biết làm cho người thụ huấn có được lòng kính sợ Thiên Chúa, không dám phạm tội mất lòng Chúa.
Ơn Đạo Đức giúp linh mục nhận ra mối tương quan yêu thương giữa linh mục với Thiên Chúa, và tương quan yêu thương giữa linh mục với mọi người, trong tinh thần siêu nhiên và đức tin.
Ơn Suy Biết giúp linh mục có thể đánh giá các sự vật ở trên bậc thang giá trị đích thực. Đừng hiểu lầm Lời Chúa (ví dụ Lc 9,59-62: “Đức Giê-su nói với một người kia:Anh hãy theo tôi! Người ấy thưa: Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã." Đức Giê-su bảo: Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa. Một người khác nữa lại nói: Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã. Đức Giê-su bảo: Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.” Chúa không bao giờ bảo linh mục ghét cha mẹ, gia đình hay bản thân, nhưng là biết đặt nó vào đúng vị trí của nó trên bậc thang giá trị, ví dụ linh mục có bổn phận thảo kính và mến yêu cha mẹ, nhưng cha mẹ lại không thể được đặt cao hơn Chúa và tình yêu đối với Chúa…
Ơn Sức Mạnh là ơn giúp linh mục can đảm vượt lên những chướng ngại để chọn lựa như Chúa muốn và sống theo ý Chúa, ví dụ tấm gương của thánh Françoise de Chantal, khi đã góa chồng và đã nuôi dưỡng 4 con trưởng thành, bà gặp thánh Françoise de Salle, biết được lời mời gọi và ý muốn của Chúa nên muốn đi tu, bốn đứa con ngăn cản nằm dài trên lối đi, bà đã can đảm tay cầm khăn vừa gạt nước mắt vừa bước qua từng người con để từ bỏ gia đình ra đi lập dòng Visitadines.
Ơn Lo Liệu là ơn giúp linh mục tìm ra những phương thế và cách sống nào thích hợp nhất để thực hiện điều Chúa muốn, đúng theo bậc sống của mình.
Ơn Thông Hiểu đưa linh mục vào sự thật viên mãn khi đọc Lời Chúa.[49] Nhiều linh mục có thói quen xin ơn Chúa Thánh Thần mỗi khi soạn bài và giảng cho giáo dân: Xin Chúa Thánh Thần tiếp tục tác động, biến đổi và thánh hóa tâm hồn con cùng tâm hồn những người sẽ lắng nghe con, xin Chúa dùng môi miệng con mà nói điều Chúa muốn nói. Tông huấn Verbum Domini số 85-87 gợi cho linh mục 3 câu hỏi trước khi dọn và giảng: Sứ điệp Lời Chúa hôm nay là gì? Lời Chúa dạy gì riêng cho tôi hôm nay? Lời Chúa hôm nay dạy gì cho những người sắp nghe tôi? Có thế thì bài giảng mới đưa Lời Chúa vào thực tiễn cuộc sống và biến đổi cuộc sống được.
Ơn Khôn Ngoan mang lại ơn chiêm niệm, ơn thần bí, ơn cảm nếm được sự dịu ngọt và khôn ngoan của Thiên Chúa.[50] Thánh Phaolô trong 2 Cr 12, 2-10 đã kể lại việc ngài đã được ơn này như thế nào: không còn biết đến thế giới vật chất này nữa, không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian nữa, “ở trong thân xác hay ngoài thân xác” ngài đều không biết. Cụ già Simêon được ơn này lúc bồng Chúa Hài Nhi trên cánh tay cằn cỗi của mình, nhưng mãn nguyện thốt lên “xin để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an, vì mắt tôi đã nhìn thấy Ơn cứu độ.” Linh mục hãy đặc biệt cầu xin ơn này trong đời sống kết hiệp nội tâm với Chúa.
Chúa luôn đổi mới lời mời gọi của Ngài trong từng hoàn cảnh sống của chúng ta, thì chúng ta cũng phải đổi mới luôn lời đáp trả của mình sao cho phù hợp. Chúa Giêsu đã khẳng định rằng người cha trần thế vốn xấu ác mà còn biết lựa của tốt cho con cái, vậy Cha trên trời sẽ ban ân huệ quí giá nhất là Chúa Thánh Thần cho những ai kêu xin Người. Chúng ta càng cầu xin Chúa Thánh Thần đến sửa lại mọi sự trong ngoài đời sống và sứ vụ của mình, đặc biệt trong việc tìm kiếm và xây dựng tình yêu thương hiệp nhất: Tháp Babel vì ngôn ngữ bất đồng mà thất bại; Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ban cho các tông đồ nói thứ ngôn ngữ mà mọi dân nước đều hiểu được. Sách Công vụ Tông đồ thuật lại việc Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các tông đồ dưới hình những lưỡi lửa, cho họ nói thứ tiếng mà các dân tộc khác nhau đều hiểu được trong tiếng mẹ đẻ của mình, biến đổi họ nên can đảm rao giảng Chúa Kitô Phục Sinh[51]. Đó là ngôn ngữ chung của Tình Yêu? Vì chỉ có tình yêu mới có khả năng biến đổi như thế và Thiên Chúa là Tình Yêu.
6. Linh mục luôn nghĩ đến trách nhiệm lo cho các linh hồn
Căn bản ơn gọi chúng ta là làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Thánh Irênê nối kết trong khẳng định “Homo vivens Gloria Dei, con người được cứu độ là Thiên Chúa được vinh quang.” Vì thế, cha thánh Gioan Bosco tuyên bố: “Xin cho tôi các linh hồn, còn mọi sự khác cứ lấy đi.” Nếu cuộc sống chúng ta chỉ có mục đích duy nhất là làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn thì có gì làm lung lạc chúng ta được? Quả thế, “Trong mầu nhiệm các thánh thông công, các tín hữu - những người đã về quê trời, những người còn đền tội nơi luyện ngục và những người đang lữ hành trên trần gian này- tất cả liên kết với nhau trong tình yêu bền vững và chia sẻ với nhau những điều thiện hảo[52]. Trong sự hiệp thông kỳ diệu này, sự thánh thiện của người này ảnh hưởng trên người khác vượt xa thiệt hại do tội lỗi của một người có thể gây ra cho người khác[53].
Đới với người còn sống, chúng ta chăm lo cho họ với nỗi bận tâm ray rứt hằng ngày của thánh Phaolô là lo cho tất cả các Hội Thánh[54] và như thánh Phêrô khuyến cáo: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế, khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát”[55].
· Lúc họ mới mở mắt chào đời, ta dùng bí tích Thánh Tẩy cho họ gia nhập Giáo Hội và trở nên con cái Thiên Chúa.
· Khi họ vừa có đủ trí khôn, ta chuẩn bị cho họ Rước Lễ Lần Đầu, được Mình Máu Thánh Chúa Giêsu làm lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng linh hồn.
· Khi họ yếu đuối sa ngã phạm tội, ta dùng Bí tích Giải Tội tha các tội trọng trả lại ơn thánh hóa và sự sống Chúa Ba Ngôi, cũng như tha các tội nhẹ hầu được thêm nhiều ơn trợ giúp để sống đẹp lòng Chúa.
· Khi họ lớn khôn hơn, ta lo liệu cho họ được lãnh nhận Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức để trở nên chiến sĩ Chúa Kitô, rao giảng và làm chứng tá cho Tin Mừng.
· Khi họ chuẩn bị bước vào đời, ta trang bị cho họ vốn giáo lý đức tin vững chắc hơn qua việc Rước Lễ Trọng Thể.
· Khi họ đủ lớn đứng trước ngã ba đường đời, ta ân cần hướng dẫn họ hoặc chọn lựa đời sống hôn nhân, hoặc chọn lựa đời sống thánh hiến. Nếu họ chọn ơn gọi hôn nhân, ta dùng Bí tích Hôn Phối kết hợp đôi nam nữ nên vợ chồng cộng tác với Thiên Chúa tiếp tục sinh tạo nên những công dân mới của Nước Trời, cũng như của quê hương trần thế; còn nếu họ chọn sống đời thánh hiến, ta dẫn dắt họ những bước đầu tiên và tận tình cộng tác với Chủng viện và Nhà Dòng để đào tạo họ nên linh mục hay tu sĩ qua Bí tích Truyền Chức Thánh và Nghi Lễ Khấn Dòng để tiếp tục sứ mệnh của Chúa Kitô ở giữa trần gian.
· Khi họ gặp nghi nan, hoang mang lo lắng và tăm tối đức tin, hoặc những vấn đề thử thách nan giải trong cuộc sống tình cảm, tình yêu, gia đình, cũng như những lầm lạc yếu đuối và các vấn đề rối rắm phức tạp trong cuộc sống, ta ân cần tiếp đón, đồng hành, lắng nghe, tư vấn, soi sáng, hướng dẫn, an ủi, nâng đỡ, tiếp thêm sức mạnh niềm tin, hy vọng và tình yêu mến cho họ vào Thiên Chúa, vào con người và vào cuộc đời.
· Khi họ già cả yếu đau bệnh tật hay gặp rủi ro tai nạn, ta vội chạy đến ngay ban Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân và trao Mình Thánh Chúa như Của Ăn Đàng tăng thêm sức mạnh thiêng liêng cho họ đủ khả năng chiến đấu chống lại ma quỉ đang dành giật hầu luôn trung thành với Chúa.
· Và khi đến giờ Chúa gọi họ ra khỏi đời này về với Chúa, ta chúc lành cho họ trong giờ hấp hối, dâng thánh lễ An táng cầu nguyện và đưa tiễn họ đến mộ phần an nghỉ, chờ ngày được phục sinh với Chúa.
· Rồi khi mọi người hầu như quên họ trong cõi chết, kể cả những người thân yêu của họ nữa, ta hằng nhớ cầu nguyện cho họ trong thánh lễ cầu hồn, cũng như trong mọi thánh lễ mỗi ngày.
Một việc mục vụ rất thời sự và rất quan trọng, đó là mục vụ di dân vì nhiều lý do, nhất là vì sinh kế và học hành. Chúng ta phải giữ liên lạc đồng hành với con cái chúng ta để giúp họ duy trì, sống chứng tá đức tin và rao truyền Tin Mừng trong các môi trường mới của họ. Chúng ta cũng lưu ý và mời gọi giáo dân đón nhận nâng đỡ những anh chị em di dân đến nhập cư vào giáo xứ chúng ta.
Còn đối với người đã qua đời, chúng ta biết rằng các linh hồn trong luyện ngục may mắn không làm chi thêm tội, chỉ phải lo đền trả theo lẽ công bằng cho đến đồng xu cuối cùng[56], và họ cũng chẳng làm được chi thêm công phúc cho mình, chỉ trông nhờ vào lời cầu bàu của các thánh trên trời và sự giúp đỡ của người còn sống, nên tích cực cầu nguyện cho người qua đời là bổn phận đức ái không thể thiếu, vì nay người mai ta mà thôi. Chúng ta được dạy cho biết rằng các linh hồn trong luyện ngục phải trải qua những khổ đau dữ dội chẳng khác gì đau khổ trong hoả ngục, chỉ khác là đau khổ trong luyện ngục có thời hạn và còn hy vọng được nhìn thấy Chúa, còn đau khổ trong hoả ngục là vô tận và sẽ không bao giờ được nhìn thấy mặt Chúa nữa.
Chúng ta không chỉ nhớ đến các thân nhân và ân nhân đã sinh thành dưỡng dục mình nên người về phần xác, mà còn phải nhớ đến các đấng sinh thành nuôi dưỡng cùng đào tạo mình trong đức tin và đời sống ơn gọi làm linh mục của Chúa nữa. Chúng ta nhớ đến mọi người đã chết, nhất là các linh hồn mồ côi không được ai nhớ đến để cầu nguyện cho, dù lắm khi người thân của họ còn sống đầy dẫy ra đó. Chúng ta cũng không được quên những người mình có liên đới trách nhiệm, những người vì sự thiếu sót, lầm lỗi hay gương mù gương xấu của chúng ta mà giờ đây đang phải đau khổ trong lửa luyện ngục để cầu nguyện cho họ và đền tội mình theo lẽ công bằng. Nên nhớ linh mục không lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục một mình, mà còn kéo theo nhiều người khác nữa, nhất là những người được trao phó cho sự chăm sóc mục vụ của linh mục.
Việc làm này không những lợi ích cho các linh hồn mà còn cho chính cuộc sống đời đời của chúng ta nữa, vì nó nhắc nhở chúng ta thức tỉnh nhìn lại cuộc sống của chính bản thân mình: không xa nữa đâu, không ai biết được lúc nào Chúa vạch đường ranh giới chấm dứt cuộc đời mình, phải đến trước toà phán xét của Thiên Chúa và trả lời Ngài về tất cả những gì đã làm khi còn sống, nhớ tới nỗi lo sợ hư mất của thánh Phaolô: “Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại” [57]. Cuộc sống hiện tại rất ngắn ngủi so với cuộc sống đời đời, nhưng chính cuộc sống ngắn ngủi này lại quyết định số phận vô tận đằng sau cái chết và mời gọi chúng ta thức tỉnh ngay từ lúc này. Chúa Giêsu hằng nhắc nhở phải luôn sẵn sàng cho giờ từ giã cõi đời này để buớc vào sự sống đời sau.
Ngoài việc hy sinh hãm mình, dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn, chúng ta phải ý thức và tập thói quen xin lễ và dâng lễ cầu nguyện cho chính mình nữa. Thỉnh thoảng cũng hãy nhớ xin lễ và dâng lễ bù vào các lễ thiếu sót mình có thể mắc phải vì quên hay không giữ đúng lời hứa, bổn phận và trách nhiệm của mình. Đó cũng là một nghĩa vụ công bằng phải đền trả ở đời này hoặc đời sau.
Làm linh mục nhưng vẫn không thôi là con người yếu đuối, chúng ta phạm đến Chúa nhiều cách, nếu biết đền bù bằng việc lành phúc đức, từ thiện bác ái, nhất là nhờ công nghiệp Chúa Giêsu qua thánh lễ thì tội nợ chúng ta được tẩy xóa, chứ chờ đến trước tòa án mới xin đền thì hình phạt lại thêm nặng. Thánh Anselmô dạy rằng sốt sắng dâng một Thánh lễ cho mình khi còn sống lợi ích hơn cả ngàn Thánh lễ khi đã qua đời. Chính Chúa Giêsu cũng dạy “Hãy làm việc khi trời còn sáng, tối rồi ai thấy đường đâu mà làm.”
Một việc bổn phận chuẩn bị ngày lìa thế khôn ngoan linh mục không thể thiếu là viết chúc thư, “một nghĩa vụ liên hệ đến đức công bằng và khó nghèo.” Nên để lại tài sản cho người nghèo, tốt hơn là giao phó cho Thẩm quyền Giáo Hội trực tiếp của mình, không những tài sản vật chất và tinh thần để mưu ích cho các linh hồn, mà còn cả những gì liên quan đến thân xác mình sau khi chết nữa. Phải gửi cho Tòa Giám Mục một bản chúc thư và cất giữ cẩn thận để được an tâm khi còn sống và việc thực hiện di chúc sẽ được nhẹ nhàng tốt đẹp khi đã qua đời.
Sống với Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria qua con đường thập giá, buông mình theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, sống mối hiệp thông huynh đệ với mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt với Giám Mục Bản Quyền và linh mục đoàn giáo phận, và luôn nghĩ đến trách nhiệm đối với các linh hồn được giao phó là bí quyết trung tín và thành công của sứ vụ và đời sống linh mục chúng ta. Đó cũng là một sự chuẩn bị đi vào đời sau, an bình thưa với Chúa như cụ già Simêôn: “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi, vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân”[58]. Xin cám ơn Anh Em đã chịu khó lắng nghe. Amen.
-------------------------------------
[1] Lc 22, 14-20.
[2] Bộ Giáo sỹ, Linh mục và Thiên niên kỷ Kitô giáo thứ ba.
[3] x. John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 31.
[4] Presbyterorum Ordinis, số 18; 1 Cor 11,27-29.
[5] 1 Sm 21,4-7: Đavít nói với tư tế Akhimêlếc: Bây giờ ông có sẵn gì không? Xin ông cho tôi năm cái bánh hay có gì cũng được." Tư tế trả lời: “Tôi không có sẵn bánh thường, chỉ có bánh thánh hiến, miễn là các đầy tớ đã giữ mình không gần gũi đàn bà.” Ông Đa-vít trả lời tư tế: “chúng tôi bị cấm không được gần gũi đàn bà, như xưa nay mỗi khi tôi ra trận: các đầy tớ đã giữ thân thể cho được thánh. Đây là một chuyến đi thường, nhưng quả thật hôm nay họ đã giữ thân thể cho được thánh.” Bấy giờ tư tế cho ông của thánh, vì ở đó không có bánh nào khác ngoài bánh tiến, thứ bánh đặt trước nhan ĐỨC CHÚA…
[6] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 34-36.
[7] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 1.
[8] Mt 11,28.
[9] 1 Pr 5,7.
[10] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 59.
[11] Câu chuyện “Cưa bớt thập giá”.
[12] Mt 16,24.
[13] Lc 24,39.
[14] Ga 20, 24-29.
[15] x. Mt 16,23.
[16] x.1Cr.1,18.
[17] Gl 6, 14.
[18] x. Ga 3,16.
[19] Ga 19, 26-27.
[20] John Paul II, Thư gửi các linh mục Thứ Năm Tuần Thánh 1988, số 6.
[21] G. Trần Đức Anh OP, nguồn: vietvatican.net
[22] Năm 1976, dọc đường đưa tôi đến địa điểm kinh tế mới của giáo dân TP. Huế, ông chủ tịch Mặt Trận Nam Đông chân thành hỏi: “Một đêm không ngủ với vợ và làm chuyện ấy, tôi không nhịn được
Đức Cha Nguyễn Hữu Long tới giáo phận Hưng Hóa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành và Doãn Mão
10:54 11/07/2013
HƯNG HÓA - Vào 17h ngày 10/7/2013, tại Tòa giám mục Giáo phận Hưng Hóa, số 70 Lê Lợi thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Đức tân Giám mục phụ tá Anphongsô Nguyễn Hữu Long đặt chân đến Giáo phận Hưng Hóa trong cương vị mới. Đón Đức Cha Anphongsô, ngoài Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục Chính Tòa Giáo phận
Hưng Hóa, có Cha Phêrô Phùng Văn Tôn – Tổng đại diện Giáo phận Hưng Hóa, Cha Antôn Nguyễn Gia Nhang – đại diện Giám mục vùng Phú Thọ, quí cha Quản hạt, quí cha trong Hạt Sơn Tây và Hòa Bình, các chủng sinh, các Dì dòng Mến Thánh Giá và đại diện giáo dân giáo xứ Sơn Tây.
Để tỏ lòng yêu mến vị mục tử mới, mọi người xếp thành 2 hàng dài từ cổng Tòa Giám Mục đến nhà khách TGM, trong bầu khí hân hoan, phấn khởi chào đón Đức Cha phụ tá Anphongsô. Hơn nữa, Đức Cha chính Gioan Maria ra tận sân bay Nội Bài để đón vị phụ tá của mình. Một nghĩa cử đáng trân trọng!
Cũng nên biết, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, Hiệu Tòa Gumi di Bizacena, từ ngày 15 tháng 6 năm 2013. Đức Cha Alphongsô sinh ngày 25 -1 năm 1953. Ngài là linh mục thuộc tu đoàn Xuân Bích, Giám đốc đại chủng viện Huế.
Cha Phêrô Phùng Văn Tôn - Tổng đại diện đã thay mặt cho linh mục đoàn Giáo phận và mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận có lời chúc mừng Đức tân phụ tá Anphongsô. Cám ơn ngài đã quảng đại chấp thuận làm Giám mục trong chức vụ phụ tá.
Trong lời đáp lễ, Đức Cha phụ tá Anphongsô rất khiêm nhường, vui mừng cám ơn Đức Cha chính Gioan, các cha và giáo dân giáo phận đã cầu nguyện ngài trong những ngày qua và ngài xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho trong cương vị mới. Ngài cũng khẳng định sẽ đặt mình dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục đương nhiệm.
Sau lời cám ơn, hai Đức Cha ban phép lành cho cộng đoàn. Một buổi gặp mặt thân tình cởi mở trong tình yêu Thiên Chúa. Mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận Hưng Hóa rất tin tưởng vào sự quảng đại dấn thân cũng như khả năng yêu thương và cộng tác của Đức Cha Anphongsô trong cương vị mục tử.
Để tỏ lòng yêu mến vị mục tử mới, mọi người xếp thành 2 hàng dài từ cổng Tòa Giám Mục đến nhà khách TGM, trong bầu khí hân hoan, phấn khởi chào đón Đức Cha phụ tá Anphongsô. Hơn nữa, Đức Cha chính Gioan Maria ra tận sân bay Nội Bài để đón vị phụ tá của mình. Một nghĩa cử đáng trân trọng!
Cũng nên biết, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, Hiệu Tòa Gumi di Bizacena, từ ngày 15 tháng 6 năm 2013. Đức Cha Alphongsô sinh ngày 25 -1 năm 1953. Ngài là linh mục thuộc tu đoàn Xuân Bích, Giám đốc đại chủng viện Huế.
Cha Phêrô Phùng Văn Tôn - Tổng đại diện đã thay mặt cho linh mục đoàn Giáo phận và mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận có lời chúc mừng Đức tân phụ tá Anphongsô. Cám ơn ngài đã quảng đại chấp thuận làm Giám mục trong chức vụ phụ tá.
Trong lời đáp lễ, Đức Cha phụ tá Anphongsô rất khiêm nhường, vui mừng cám ơn Đức Cha chính Gioan, các cha và giáo dân giáo phận đã cầu nguyện ngài trong những ngày qua và ngài xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho trong cương vị mới. Ngài cũng khẳng định sẽ đặt mình dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục đương nhiệm.
Sau lời cám ơn, hai Đức Cha ban phép lành cho cộng đoàn. Một buổi gặp mặt thân tình cởi mở trong tình yêu Thiên Chúa. Mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận Hưng Hóa rất tin tưởng vào sự quảng đại dấn thân cũng như khả năng yêu thương và cộng tác của Đức Cha Anphongsô trong cương vị mục tử.
Văn Hóa
Con gà trống
Lm Vũđình Tường
06:39 11/07/2013
Con gà đá của Baláp có thời vô địch. Nhờ con gà này mà Baláp trở thành người giầu có, nổi tiếng trong vùng. Gà của Baláp từ trước đến nay chưa bao giờ thua, chỉ có thắng và thắng. Thắng là Baláp có tiền.
Luật đào thải đâu có trừ gì, kể cả gà của Baláp. Ngày kia nó vươn cổ cao gáy những tiếng dõng dạc mong chiếm ưu thế như nó vẫn gáy trong các trận đấu trước. Gà đối phương nghe tiếng gáy đã nao núng, mất tinh thần, run run chỉ cầm cự được vài ba hiệp ngã gục. Vẫn tiếng gáy đó, thái độ trịnh thượng, chậm chạp, từ tốn. Hôm nay gà Baláp không ngờ đối phương là một tài năng mới, một cao thủ trẻ mới nhập cuộc. Sau vài ba hiệp gà của Baláp biết đối thủ là một kình địch, nó đổi từ thế công sang thế thủ. Thủ mãi, nhảy tới, nhảy lui, rình rập, đảo lòng vòng, thấm mệt, chậm chạp hơn, thỉnh thoảng cũng phóng ra cú đá móc nhưng hụt vào chân không; trong khi đối phương vẫn nhanh nhẹn như mới khởi trận đấu, chưa tỏ vẻ gì mệt mỏi. Đấu càng lâu gà Baláp càng mất ưu thế. Nhờ kinh nghiệm dày dạn chiến trường nó bám sát đối phương dưỡng sức, cầm chừng. Tuy thế sang đến hiệp thứ mười nó ngã gục nằm xụi. Chân đạp phành phạch, rồi chậm dần, chậm dần, xuôi đơ.
Mất con gà Baláp đau khổ vì từ nay cái huy hoàng của những trận đá trở thành dĩ vãng. Quá khứ những ngày oanh liệt ban cho cả chủ lẫn gà nhận được tràng pháo tay dài, hoan hô, cổ võ, câu nói khen thưởng tán dương. Tất cả nay sang tay. Thua cuộc, mất tiền, mất tiếng tăm. Kẻ theo Baláp kiếm chút tiền còm xa lìa, bỏ chàng tâng bốc người khác.
Gà gáy
Tiếng gáy của gà cồ hàng xóm khiến Ba Láp đang ngủ ngồi thốc dậy. Giữa đêm khuya khuắt làm gì mà ngồi thốc như thế. Thưa ám ảnh bởi tiếng gà gáy đêm. Mỗi lần nghe gà cồ gáy Baláp lại nhói tim, tiếc của, tiếc danh vọng, tiếc ngay cả tiếng vỗ tay khen thưởng. Nếu không mua con gà cồ này Baláp vì nó nhói tim chết. Bằng mọi giá phải mua được con gà cồ kia, không để nó làm mình nhói tim ngày đêm.
Càng ngày Baláp càng khổ vì tiếng gáy càng. Bực dọc lắm vì tiếng gáy quấy rầy, trong nhà cũng như ngoài ngõ. Trước khi gáy gà đập cánh lấy đầy hơi buồng phổi rồi vang lên tiếng lanh lảnh. Đã trằn trọc khó ngủ còn bị nó lên tiếng báo sắp nửa đêm, trời gần sáng, sáng rồi, chị gà mái cho trứng mới nó cũng gáy mừng, con mái cục tác, con trống ngậu cả lên.
Baláp sai cô gái lớn hỏi mua gà trống về thịt. Chủ gà lưỡng lự không bán.
Quyết không thua vài ngày sau Baláp sai đi mua lần nữa. Lần này nhắc con trả giá đắt gấp đôi. Người chủ vẫn từ chối.
Càng ngày tiếng gáy càng gây nhức nhối. Baláp đổ quạo trên đầu con. Gần giờ gà gáy đứa nào cũng tìm cách lánh xa vì không may quanh quẩn gần bên dễ mang hoạ lây, trở thành nạn nhân bất đắc dĩ.
Độ hơn tuần sau Baláp lại sai con sang mua gà với giá gấp đôi giá lần trước hy vọng số tiền lớn này chủ gà ham tiền bán. Người con lấm lét trở về tay không. Baláp mắng mua có con gà cũng không xong.
Biết là bị oan nhưng làm sao.
Mấy chị em ngồi tính toán, bàn mưu tính kế mua cho bằng được con gà. Rình rập chờ cho chủ gà đi vắng hai ba chị em kéo sang năn nỉ, to nhỏ với bà chủ. Lúc đầu bà không bán, nhờ món tiền to, bà suy tính hơn thiệt quyết định bán.
Mấy chị em vui mừng xách con gà về làm thịt. Tối hôm đó cả gia đình được bữa cơm ngon, mọi người vui vẻ thoát nạn dịch gà trống gáy.
Gia đình đang ngon cơm, vui vẻ thì nhà hàng xóm kế bên to tiếng, tiếng ông át tiếng bà, rồi tiếng bà át tiếng ông. Hai bên qua lại mấy chị em nháy mắt ngầm liếc, đoán phỏng hai ông bà cãi nhau vì con gà. Ba bốn lần dò hỏi ông không chịu bán, ông ra khỏi nhà bà bán vì giá hời.
Cuộc chiến nào cũng có lúc tàn. Xóm ngõ yên tĩnh được hơn tuần rồi tiếng gáy lại vang lên. Lần này không phải một tiếng mà hai ba tiếng vang cùng lúc. Gà ghen nhau tiếng gáy nên con này vừa ngưng con kia lên tiếng đáp trả. Mấy chị gà mái cũng cục cục khen thưởng làm các chú trống gáy hăng hơn. Sau trận cãi vã người chồng mua về một lúc ba con gà trống.
Yên ổn được vài tuần nay tiếng gáy rầu rĩ trở vể, phiền toái hơn gấp ba lần. Baláp lời ra, tiếng vào chủ gà vẫn làm ngơ. Nhịn được vài ba tuần Baláp lại sai con sang mua gà, mua hết cả ba con. Người con ngập ngừng lên tiếng
- Nếu họ bán gà cho mình rồi họ mua nữa thì sao. Không lẽ mình cứ mua lại gà của họ với giá cắt cổ à?
Baláp trầm ngâm giây lát rồi nói.
- Thôi được giá nào cũng mua với điều kiện họ không được mua gà nữa.
Mấy cô gái lại theo chiến thuật cũ, chờ ông chủ ra khỏi nhà sang năn nỉ bà chủ. Các cô thăm dò mua hết cả ba con gà trống với điều kiện không được mua gà khác về nuôi. Sự việc chưa đi đến đâu thì ông chủ về. Các cô đều nhổm lên định chào ra về nhưng trễ quá rồi. Ông chủ vội lên tiếng.
- Các cô sang định mua gà phải không?
Hỏi trúng tim đen nên chưa biết phải đối đáp làm sao. Hai ông bà chủ gà liếc nhìn nhau lưỡng lự. Ông hắng dặng rồi nói xa, nói gần không muốn bán ba con gà trống. Thấy chồng từ chối, chờ cho ông ngắt lời bà đưa ý.
- Nhà tôi thì không đồng ý bán vì thích mấy con gà lắm, chúng nó lớn mơn mởn đẹp mắt, cần gà trống coi sóc mà mái khỏi quạ đen đến bắt.
Nghe vợ nói thế chồng gật gù, đắc ý. Thấy chồng gật gù đồng ý bà tiếp,
- Tuy nhiên vì tình hàng xóm chúng tôi cũng không muốn để ông nhà buồn đến mất ngủ nên thôi thì tôi đồng ý bán cả ba và sẽ không mua thêm con nào khác đúng như ý ông nhà.
Ông chồng lên tiếng can ngăn nhưng bà vợ nhanh miệng hơn.
- Các cô đưa tiền đây có ông nhà tôi đổi ý thì khó đấy.
Như mở cờ trong bụng cô gái vội móc tiền bỏ lên bàn, không dám kèo nài thêm. Thấy số tiền lớn nằm trên bàn ông không nói nhưng hậm hực vì vợ nhanh trí quá làm ông hụt hẫng.
Các cô vừa trả tiền vừa nhớ lại lần trước cũng chỉ vì bán con gà mà hai ông bà cãi nhau một trận kịch liệt. Lần này bán tới ba con cô sợ gia đình cãi nhau đến ba ngày thì khốn. Cô lên tiếng;
- Cháu hy vọng việc trao đổi này không làm hai bác phiền lòng. Thật cháu cũng lo lắm khi sang hỏi mua gà chỉ sợ hai bác từ chối. May mắn quá hai bác thuận giúp cho cháu thật hết lòng cám ơn. Cám ơn hai bác hiểu cho nỗi khổ tâm của gia đình chúng cháu.
Đợi cho cô gái bước ra khỏi cửa ông lên tiếng.
- Mẹ mày tham tiền quá thấy họ trả giá cao là bán ngay. Tao đã nói xa nói gần rồi mà mẹ mày còn quyết định như thế thật là quá sức.
Bà cãi lại.
- Tôi thấy ông gật đầu đồng ý với những gì tôi nói sao giờ ông còn trách.
Ông lên tiếng.
- Lúc đầu mẹ mày nói theo ý tao nên tao gật đầu, ai dè đâu khúc sau này mẹ mày bẻ ngang, bẻ quẹo làm sai ý. Tao liếc ngang liếc dọc mấy lần mà mẹ mày có để ý đâu.
Thực ra, bà nhìn thấy nhưng cứ lơ đi như không biết để bán xong ba con gà rồi tính sau. Bà không cãi lại, ngồi im lặng nghe. Được thể ông tiếp theo.
- Mẹ mày còn hứa không nuôi gà nữa.
Bà hạ giọng.
- Bố mày hay thật. Tôi hứa là không mua gà về nuôi nữa, còn gà nhà ấp ra thì được nuôi chứ. Tôi có hứa là không nuôi gà nữa đâu.
Như thế cũng là hứa không nuôi chứ còn gì nữa.
- Ông ơi, khổ quá. Tôi định dùng tiền này mua ít quần áo mới vào dịp tết sắp đến, không phải nuôi gà nữa vì ổ gà ấp sắp nở rồi, chỉ vài ba tuần nữa là có đàn gà con. Thế nào cũng có mấy con gà trống con.
Lúc này ông mới nhận biết ý thâm sâu của bà. Thì ra, bà trông vào lũ gà con sắp nở. Ông nhìn bà không nói, bụng nghĩ như vậy.
Mình vẫn có gà gáy mà vẫn giữ được lời hứa không mua gà trống về nuôi nhưng gà nhà ấp ra thì không cấm. Quả là cao kiến. Baláp ngủ yên được mấy tháng, khi đám gà con kia lớn lên nó lại gáy.
Thương gà con
Và ba tuần sau đám gà con xuống ổ. Nhìn gà con Baláp rất thích. Chúng chạy quanh mẹ nó, khi nghe mẹ gọi chúng ào đến chen nhau, có con té lật gọng, lăn cù, rồi vội đứng lên chen lấn tiếp. Tiếng kêu của gà con cũng vui tai. Theo ngày tháng chúng lớn dần, lớn dần. Baláp thích chúng, để ý chúng thay đổi, thay màu lông, mọc cựa, mào gà nhú ra. Ngày ngày Baláp làm quen và mến chúng. Rồi một ngày kia tiếng gà trống gáy, tiếng gáy bập bẹ, đứt quãng, chưa rõ tiếng. Baláp thấy vui tai, thích nghe chúng gáy. Ghiền nghe tiếng gáy của đám gà mới lớn. Baláp nghe chúng gáy ngày, gáy trưa, gáy đêm mà không phiền hà.
Trời vào đông, cơn gió lạnh ào đến giết chết nguyên bầy gà, trống mái, chết sạch sau một đêm. Người biết đầu tiên là Baláp. Đêm rồi không nghe tiếng gà gáy sáng. Chắc hẳn có gì khác lạ. Tự hỏi không lẽ trời lạnh gà không gáy. Sáng sớm ngày hôm sau hung tin đến đàn gà chết sạch vì cơn gió lạnh đầu đông.
Chủ nhà buồn ngây ngất. Bên này vách Baláp cũng đang tiếc đến ngẩn ngơ, nhớ tiếng gà gáy sáng, giấc trưa. Chẳng hay từ ghét đến ghền từ lúc nào.
Hồi tưởng lại
Kí ức trở về, hồi tưởng lại những trận đá gà nhìn đứa nhỏ biết chửi thề trước khi biết nói. Mẹ bồng trên tay, chân chưa đi sõi, nói chưa rõ tiếng nhưng chửi thề dòn khỏi nói. Nó sống trong gia đình lớn, nhỏ mở miệng ra là chửi thề trước nói sau. Cả làng đều như thế. Cả làng ghiền chửi thề.
Tư Móm nổi tiếng nói ngọng, bập bập mãi mới nói được; lạ thay chửi thề thì không, phát tiếng nào ra cũng rõ ràng, cao vót không thể ngờ là nó ngọng. Lần đầu nói sạo bé Hai khổ sở lắm. Bây giờ trái lại phải vất vả lắm mới nói thật vì lọt vào gia đình ít ai nói thiệt. Nói sạo quen không còn thấy ngượng nữa. Lạ nhỉ? Tật xấu thực hành riết không còn cảm thấy xấu nữa. Đó chính là cách ma quỷ bày trò cho ta phạm tội.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Luật đào thải đâu có trừ gì, kể cả gà của Baláp. Ngày kia nó vươn cổ cao gáy những tiếng dõng dạc mong chiếm ưu thế như nó vẫn gáy trong các trận đấu trước. Gà đối phương nghe tiếng gáy đã nao núng, mất tinh thần, run run chỉ cầm cự được vài ba hiệp ngã gục. Vẫn tiếng gáy đó, thái độ trịnh thượng, chậm chạp, từ tốn. Hôm nay gà Baláp không ngờ đối phương là một tài năng mới, một cao thủ trẻ mới nhập cuộc. Sau vài ba hiệp gà của Baláp biết đối thủ là một kình địch, nó đổi từ thế công sang thế thủ. Thủ mãi, nhảy tới, nhảy lui, rình rập, đảo lòng vòng, thấm mệt, chậm chạp hơn, thỉnh thoảng cũng phóng ra cú đá móc nhưng hụt vào chân không; trong khi đối phương vẫn nhanh nhẹn như mới khởi trận đấu, chưa tỏ vẻ gì mệt mỏi. Đấu càng lâu gà Baláp càng mất ưu thế. Nhờ kinh nghiệm dày dạn chiến trường nó bám sát đối phương dưỡng sức, cầm chừng. Tuy thế sang đến hiệp thứ mười nó ngã gục nằm xụi. Chân đạp phành phạch, rồi chậm dần, chậm dần, xuôi đơ.
Mất con gà Baláp đau khổ vì từ nay cái huy hoàng của những trận đá trở thành dĩ vãng. Quá khứ những ngày oanh liệt ban cho cả chủ lẫn gà nhận được tràng pháo tay dài, hoan hô, cổ võ, câu nói khen thưởng tán dương. Tất cả nay sang tay. Thua cuộc, mất tiền, mất tiếng tăm. Kẻ theo Baláp kiếm chút tiền còm xa lìa, bỏ chàng tâng bốc người khác.
Gà gáy
Tiếng gáy của gà cồ hàng xóm khiến Ba Láp đang ngủ ngồi thốc dậy. Giữa đêm khuya khuắt làm gì mà ngồi thốc như thế. Thưa ám ảnh bởi tiếng gà gáy đêm. Mỗi lần nghe gà cồ gáy Baláp lại nhói tim, tiếc của, tiếc danh vọng, tiếc ngay cả tiếng vỗ tay khen thưởng. Nếu không mua con gà cồ này Baláp vì nó nhói tim chết. Bằng mọi giá phải mua được con gà cồ kia, không để nó làm mình nhói tim ngày đêm.
Càng ngày Baláp càng khổ vì tiếng gáy càng. Bực dọc lắm vì tiếng gáy quấy rầy, trong nhà cũng như ngoài ngõ. Trước khi gáy gà đập cánh lấy đầy hơi buồng phổi rồi vang lên tiếng lanh lảnh. Đã trằn trọc khó ngủ còn bị nó lên tiếng báo sắp nửa đêm, trời gần sáng, sáng rồi, chị gà mái cho trứng mới nó cũng gáy mừng, con mái cục tác, con trống ngậu cả lên.
Baláp sai cô gái lớn hỏi mua gà trống về thịt. Chủ gà lưỡng lự không bán.
Quyết không thua vài ngày sau Baláp sai đi mua lần nữa. Lần này nhắc con trả giá đắt gấp đôi. Người chủ vẫn từ chối.
Càng ngày tiếng gáy càng gây nhức nhối. Baláp đổ quạo trên đầu con. Gần giờ gà gáy đứa nào cũng tìm cách lánh xa vì không may quanh quẩn gần bên dễ mang hoạ lây, trở thành nạn nhân bất đắc dĩ.
Độ hơn tuần sau Baláp lại sai con sang mua gà với giá gấp đôi giá lần trước hy vọng số tiền lớn này chủ gà ham tiền bán. Người con lấm lét trở về tay không. Baláp mắng mua có con gà cũng không xong.
Biết là bị oan nhưng làm sao.
Mấy chị em ngồi tính toán, bàn mưu tính kế mua cho bằng được con gà. Rình rập chờ cho chủ gà đi vắng hai ba chị em kéo sang năn nỉ, to nhỏ với bà chủ. Lúc đầu bà không bán, nhờ món tiền to, bà suy tính hơn thiệt quyết định bán.
Mấy chị em vui mừng xách con gà về làm thịt. Tối hôm đó cả gia đình được bữa cơm ngon, mọi người vui vẻ thoát nạn dịch gà trống gáy.
Gia đình đang ngon cơm, vui vẻ thì nhà hàng xóm kế bên to tiếng, tiếng ông át tiếng bà, rồi tiếng bà át tiếng ông. Hai bên qua lại mấy chị em nháy mắt ngầm liếc, đoán phỏng hai ông bà cãi nhau vì con gà. Ba bốn lần dò hỏi ông không chịu bán, ông ra khỏi nhà bà bán vì giá hời.
Cuộc chiến nào cũng có lúc tàn. Xóm ngõ yên tĩnh được hơn tuần rồi tiếng gáy lại vang lên. Lần này không phải một tiếng mà hai ba tiếng vang cùng lúc. Gà ghen nhau tiếng gáy nên con này vừa ngưng con kia lên tiếng đáp trả. Mấy chị gà mái cũng cục cục khen thưởng làm các chú trống gáy hăng hơn. Sau trận cãi vã người chồng mua về một lúc ba con gà trống.
Yên ổn được vài tuần nay tiếng gáy rầu rĩ trở vể, phiền toái hơn gấp ba lần. Baláp lời ra, tiếng vào chủ gà vẫn làm ngơ. Nhịn được vài ba tuần Baláp lại sai con sang mua gà, mua hết cả ba con. Người con ngập ngừng lên tiếng
- Nếu họ bán gà cho mình rồi họ mua nữa thì sao. Không lẽ mình cứ mua lại gà của họ với giá cắt cổ à?
Baláp trầm ngâm giây lát rồi nói.
- Thôi được giá nào cũng mua với điều kiện họ không được mua gà nữa.
Mấy cô gái lại theo chiến thuật cũ, chờ ông chủ ra khỏi nhà sang năn nỉ bà chủ. Các cô thăm dò mua hết cả ba con gà trống với điều kiện không được mua gà khác về nuôi. Sự việc chưa đi đến đâu thì ông chủ về. Các cô đều nhổm lên định chào ra về nhưng trễ quá rồi. Ông chủ vội lên tiếng.
- Các cô sang định mua gà phải không?
Hỏi trúng tim đen nên chưa biết phải đối đáp làm sao. Hai ông bà chủ gà liếc nhìn nhau lưỡng lự. Ông hắng dặng rồi nói xa, nói gần không muốn bán ba con gà trống. Thấy chồng từ chối, chờ cho ông ngắt lời bà đưa ý.
- Nhà tôi thì không đồng ý bán vì thích mấy con gà lắm, chúng nó lớn mơn mởn đẹp mắt, cần gà trống coi sóc mà mái khỏi quạ đen đến bắt.
Nghe vợ nói thế chồng gật gù, đắc ý. Thấy chồng gật gù đồng ý bà tiếp,
- Tuy nhiên vì tình hàng xóm chúng tôi cũng không muốn để ông nhà buồn đến mất ngủ nên thôi thì tôi đồng ý bán cả ba và sẽ không mua thêm con nào khác đúng như ý ông nhà.
Ông chồng lên tiếng can ngăn nhưng bà vợ nhanh miệng hơn.
- Các cô đưa tiền đây có ông nhà tôi đổi ý thì khó đấy.
Như mở cờ trong bụng cô gái vội móc tiền bỏ lên bàn, không dám kèo nài thêm. Thấy số tiền lớn nằm trên bàn ông không nói nhưng hậm hực vì vợ nhanh trí quá làm ông hụt hẫng.
Các cô vừa trả tiền vừa nhớ lại lần trước cũng chỉ vì bán con gà mà hai ông bà cãi nhau một trận kịch liệt. Lần này bán tới ba con cô sợ gia đình cãi nhau đến ba ngày thì khốn. Cô lên tiếng;
- Cháu hy vọng việc trao đổi này không làm hai bác phiền lòng. Thật cháu cũng lo lắm khi sang hỏi mua gà chỉ sợ hai bác từ chối. May mắn quá hai bác thuận giúp cho cháu thật hết lòng cám ơn. Cám ơn hai bác hiểu cho nỗi khổ tâm của gia đình chúng cháu.
Đợi cho cô gái bước ra khỏi cửa ông lên tiếng.
- Mẹ mày tham tiền quá thấy họ trả giá cao là bán ngay. Tao đã nói xa nói gần rồi mà mẹ mày còn quyết định như thế thật là quá sức.
Bà cãi lại.
- Tôi thấy ông gật đầu đồng ý với những gì tôi nói sao giờ ông còn trách.
Ông lên tiếng.
- Lúc đầu mẹ mày nói theo ý tao nên tao gật đầu, ai dè đâu khúc sau này mẹ mày bẻ ngang, bẻ quẹo làm sai ý. Tao liếc ngang liếc dọc mấy lần mà mẹ mày có để ý đâu.
Thực ra, bà nhìn thấy nhưng cứ lơ đi như không biết để bán xong ba con gà rồi tính sau. Bà không cãi lại, ngồi im lặng nghe. Được thể ông tiếp theo.
- Mẹ mày còn hứa không nuôi gà nữa.
Bà hạ giọng.
- Bố mày hay thật. Tôi hứa là không mua gà về nuôi nữa, còn gà nhà ấp ra thì được nuôi chứ. Tôi có hứa là không nuôi gà nữa đâu.
Như thế cũng là hứa không nuôi chứ còn gì nữa.
- Ông ơi, khổ quá. Tôi định dùng tiền này mua ít quần áo mới vào dịp tết sắp đến, không phải nuôi gà nữa vì ổ gà ấp sắp nở rồi, chỉ vài ba tuần nữa là có đàn gà con. Thế nào cũng có mấy con gà trống con.
Lúc này ông mới nhận biết ý thâm sâu của bà. Thì ra, bà trông vào lũ gà con sắp nở. Ông nhìn bà không nói, bụng nghĩ như vậy.
Mình vẫn có gà gáy mà vẫn giữ được lời hứa không mua gà trống về nuôi nhưng gà nhà ấp ra thì không cấm. Quả là cao kiến. Baláp ngủ yên được mấy tháng, khi đám gà con kia lớn lên nó lại gáy.
Thương gà con
Và ba tuần sau đám gà con xuống ổ. Nhìn gà con Baláp rất thích. Chúng chạy quanh mẹ nó, khi nghe mẹ gọi chúng ào đến chen nhau, có con té lật gọng, lăn cù, rồi vội đứng lên chen lấn tiếp. Tiếng kêu của gà con cũng vui tai. Theo ngày tháng chúng lớn dần, lớn dần. Baláp thích chúng, để ý chúng thay đổi, thay màu lông, mọc cựa, mào gà nhú ra. Ngày ngày Baláp làm quen và mến chúng. Rồi một ngày kia tiếng gà trống gáy, tiếng gáy bập bẹ, đứt quãng, chưa rõ tiếng. Baláp thấy vui tai, thích nghe chúng gáy. Ghiền nghe tiếng gáy của đám gà mới lớn. Baláp nghe chúng gáy ngày, gáy trưa, gáy đêm mà không phiền hà.
Trời vào đông, cơn gió lạnh ào đến giết chết nguyên bầy gà, trống mái, chết sạch sau một đêm. Người biết đầu tiên là Baláp. Đêm rồi không nghe tiếng gà gáy sáng. Chắc hẳn có gì khác lạ. Tự hỏi không lẽ trời lạnh gà không gáy. Sáng sớm ngày hôm sau hung tin đến đàn gà chết sạch vì cơn gió lạnh đầu đông.
Chủ nhà buồn ngây ngất. Bên này vách Baláp cũng đang tiếc đến ngẩn ngơ, nhớ tiếng gà gáy sáng, giấc trưa. Chẳng hay từ ghét đến ghền từ lúc nào.
Hồi tưởng lại
Kí ức trở về, hồi tưởng lại những trận đá gà nhìn đứa nhỏ biết chửi thề trước khi biết nói. Mẹ bồng trên tay, chân chưa đi sõi, nói chưa rõ tiếng nhưng chửi thề dòn khỏi nói. Nó sống trong gia đình lớn, nhỏ mở miệng ra là chửi thề trước nói sau. Cả làng đều như thế. Cả làng ghiền chửi thề.
Tư Móm nổi tiếng nói ngọng, bập bập mãi mới nói được; lạ thay chửi thề thì không, phát tiếng nào ra cũng rõ ràng, cao vót không thể ngờ là nó ngọng. Lần đầu nói sạo bé Hai khổ sở lắm. Bây giờ trái lại phải vất vả lắm mới nói thật vì lọt vào gia đình ít ai nói thiệt. Nói sạo quen không còn thấy ngượng nữa. Lạ nhỉ? Tật xấu thực hành riết không còn cảm thấy xấu nữa. Đó chính là cách ma quỷ bày trò cho ta phạm tội.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Thân phận yếu đuối con người
Tuyết Mai
09:40 11/07/2013
Chắc chắn đó là cái bệnh muôn thuở muôn đời của con người tuy dù trong chúng ta ai cũng rất cố gắng, nhưng sao ta lại không thể bước ra khỏi cái vỏ “thoải mái” được nhỉ? Nhất là ở những hôm trời nóng nực như cái hỏa lò, muốn đốt cháy con người ra thành than đen luôn. À mà những hôm trời nóng, nhắc nhở anh chị em phải thật cẩn trọng vì chỉ cần cái cọ quẹt nhỏ thôi cũng đủ để gây ra án mạng khó tránh khỏi!.
Chỉ thế thôi cũng đủ để cho ta hiểu và nhận ra rằng nếu con người ai ai cũng được có cuộc sống thoải mái, ngồi nhà mát ăn bát sành thôi cũng đủ sướng rên lên được, chứ cần chi đến có bát vàng lận. Hình như cái nghèo nó có huông xui thì phải, là nó cứ vận mãi vào cái thân, mà suốt từ cái đời cha ông đến giờ cũng chưa hết được cái nghèo? Vất vả quá con người sanh ra cái tánh nóng nảy khó thương …. Không như ai đó một bước lên xe hơi, bước vào nhà nó có máy lạnh mát da mát thịt lại không là sung sướng, không là sự ao ước của bao người đấy hay sao?.
Sống thoải mái đâu phải là cái tội nhỉ mà chỉ khi con người làm điều xấu, làm hại người thì dù nhẹ cỡ nào cũng là phạm tội. Chứ người nghèo mà tìm cho ra người hiền lành, chơn chất, có cuộc đời thánh thiện thưa cũng khó mà kiếm ra cho lắm! Nên người Việt ta có câu “Nghèo thì sanh tật, hay sanh đầu trộm đuôi cướp”. Do nghèo nên thảm trạng của xã hội ngày càng tệ hơn ở khắp mọi nơi và ngày càng nảy sinh ra nhiều cái bệnh xấu xa khó lường. Xã hội ngày càng cần phải xây thêm nhà tù nhiều hơn là trường học. Nhà thương xây nhiều hơn là nhà thờ. Rồi thì chiêu dụ cho thêm nhiều người vào lính để tạo thêm nhiều chiến tranh hơn là đào tạo linh mục, tu sĩ nam nữ.
Ai trong chúng ta cũng hằng ao ước cho một thế giới luôn có hòa bình, công lý, có đủ ăn đủ mặc, và không còn tội phạm ….. Nhưng điều mơ ước ấy cũng vẫn luôn còn là sự ao ước chứ ngày hòa bình ấy chắc chẳng bao giờ có được xẩy ra; ngoại trừ Ngày Chúa lại đến trên thế gian này!?. Nhưng ai là con cái Chúa Trời, biết đem tình yêu của Chúa Giêsu dõi chiếu Ánh Sáng Phục Sinh đến cùng muôn nơi thì phải chăng từng người một sẽ dần cảm nhận được sự bình an và no thỏa ngay trong tâm hồn của họ?.
Thật phải khi con người tự nguyện mời Chúa vào sống ngự trị trong cõi lòng thẳm sâu của chúng ta thì chẳng bao lâu người người trên khắp cõi địa cầu sẽ cảm nếm được Hạnh Phúc đích thực từ Thiên Chúa và Ánh Sáng Cứu Độ sẽ không bao giờ tắt, sẽ đưa hết thảy con cái Chúa đến được Nước Trời cách dễ dàng và an toàn hơn. Ta thử nhìn xem thế giới của ngày nay, nơi nào sống thiếu ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi trên họ, thì nơi ấy ắt có xẩy ra nhiều thảm họa, vì quỷ dữ chúng đang hoành hành và quậy phá …. Làm cho con người không được một ngày nghỉ yên.
Chúng ta phải làm gì với chúng quỷ gian ác ấy? Khí cụ nào để có thể quẳng xa chúng xuống Hỏa Ngục mà không thể ngoi lên được?. Thưa khí cụ ấy chính là Chuỗi Mân Côi của Đức Mẹ. Chúng quỷ ấy sợ Chuỗi Mân Côi còn hơn là con người sợ bom nguyên tử nữa là!. Ai cũng ngán sợ chiến tranh bom nguyên tử sẽ có ngày rất gần xẩy ra, nên Giáo Hội khuyên hết thảy giáo dân chúng ta phải siêng năng Cầu Nguyện và ăn năn chừa tội như Mẹ Fatima khuyên nhủ con cái Mẹ đã từ lâu.
Có thế thì hạnh phúc mới thực sự đến với con người, không qua cách nào khác hơn là chúng ta luôn cần được Thiên Chúa và Mẹ Maria yêu thương. Gìn giữ và quan phòng để không một ai bị quỷ dữ dữ ăn thịt và chiếm giữ linh hồn sống đời của chúng ta.
Ôi lạy Thiên Chúa toàn năng! Trong thời buổi mà không ai có được một ngày sống bình an, xin Người luôn bảo bọc chúng con, thương giúp chúng con tránh xa mọi tội lỗi …. Để luôn được Chúa yêu thương, chẳng những ở đời này mà ngay cả ở đời sau. Xin thương giúp chúng con được nên giống Chúa là cố gắng tập chậm giận, chóng quên, và chóng tha thứ cho anh chị em cách dễ dàng và độ lượng hơn!. Amen.
Chỉ thế thôi cũng đủ để cho ta hiểu và nhận ra rằng nếu con người ai ai cũng được có cuộc sống thoải mái, ngồi nhà mát ăn bát sành thôi cũng đủ sướng rên lên được, chứ cần chi đến có bát vàng lận. Hình như cái nghèo nó có huông xui thì phải, là nó cứ vận mãi vào cái thân, mà suốt từ cái đời cha ông đến giờ cũng chưa hết được cái nghèo? Vất vả quá con người sanh ra cái tánh nóng nảy khó thương …. Không như ai đó một bước lên xe hơi, bước vào nhà nó có máy lạnh mát da mát thịt lại không là sung sướng, không là sự ao ước của bao người đấy hay sao?.
Sống thoải mái đâu phải là cái tội nhỉ mà chỉ khi con người làm điều xấu, làm hại người thì dù nhẹ cỡ nào cũng là phạm tội. Chứ người nghèo mà tìm cho ra người hiền lành, chơn chất, có cuộc đời thánh thiện thưa cũng khó mà kiếm ra cho lắm! Nên người Việt ta có câu “Nghèo thì sanh tật, hay sanh đầu trộm đuôi cướp”. Do nghèo nên thảm trạng của xã hội ngày càng tệ hơn ở khắp mọi nơi và ngày càng nảy sinh ra nhiều cái bệnh xấu xa khó lường. Xã hội ngày càng cần phải xây thêm nhà tù nhiều hơn là trường học. Nhà thương xây nhiều hơn là nhà thờ. Rồi thì chiêu dụ cho thêm nhiều người vào lính để tạo thêm nhiều chiến tranh hơn là đào tạo linh mục, tu sĩ nam nữ.
Ai trong chúng ta cũng hằng ao ước cho một thế giới luôn có hòa bình, công lý, có đủ ăn đủ mặc, và không còn tội phạm ….. Nhưng điều mơ ước ấy cũng vẫn luôn còn là sự ao ước chứ ngày hòa bình ấy chắc chẳng bao giờ có được xẩy ra; ngoại trừ Ngày Chúa lại đến trên thế gian này!?. Nhưng ai là con cái Chúa Trời, biết đem tình yêu của Chúa Giêsu dõi chiếu Ánh Sáng Phục Sinh đến cùng muôn nơi thì phải chăng từng người một sẽ dần cảm nhận được sự bình an và no thỏa ngay trong tâm hồn của họ?.
Thật phải khi con người tự nguyện mời Chúa vào sống ngự trị trong cõi lòng thẳm sâu của chúng ta thì chẳng bao lâu người người trên khắp cõi địa cầu sẽ cảm nếm được Hạnh Phúc đích thực từ Thiên Chúa và Ánh Sáng Cứu Độ sẽ không bao giờ tắt, sẽ đưa hết thảy con cái Chúa đến được Nước Trời cách dễ dàng và an toàn hơn. Ta thử nhìn xem thế giới của ngày nay, nơi nào sống thiếu ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi trên họ, thì nơi ấy ắt có xẩy ra nhiều thảm họa, vì quỷ dữ chúng đang hoành hành và quậy phá …. Làm cho con người không được một ngày nghỉ yên.
Chúng ta phải làm gì với chúng quỷ gian ác ấy? Khí cụ nào để có thể quẳng xa chúng xuống Hỏa Ngục mà không thể ngoi lên được?. Thưa khí cụ ấy chính là Chuỗi Mân Côi của Đức Mẹ. Chúng quỷ ấy sợ Chuỗi Mân Côi còn hơn là con người sợ bom nguyên tử nữa là!. Ai cũng ngán sợ chiến tranh bom nguyên tử sẽ có ngày rất gần xẩy ra, nên Giáo Hội khuyên hết thảy giáo dân chúng ta phải siêng năng Cầu Nguyện và ăn năn chừa tội như Mẹ Fatima khuyên nhủ con cái Mẹ đã từ lâu.
Có thế thì hạnh phúc mới thực sự đến với con người, không qua cách nào khác hơn là chúng ta luôn cần được Thiên Chúa và Mẹ Maria yêu thương. Gìn giữ và quan phòng để không một ai bị quỷ dữ dữ ăn thịt và chiếm giữ linh hồn sống đời của chúng ta.
Ôi lạy Thiên Chúa toàn năng! Trong thời buổi mà không ai có được một ngày sống bình an, xin Người luôn bảo bọc chúng con, thương giúp chúng con tránh xa mọi tội lỗi …. Để luôn được Chúa yêu thương, chẳng những ở đời này mà ngay cả ở đời sau. Xin thương giúp chúng con được nên giống Chúa là cố gắng tập chậm giận, chóng quên, và chóng tha thứ cho anh chị em cách dễ dàng và độ lượng hơn!. Amen.
Tượng
Anmai, CSsR
19:08 11/07/2013
TƯỢNG
Nét đẹp văn hóa, nét đẹp của lòng người dành cho những người có công với tổ quốc, với dân tộc đó là tạc tượng của những người có công đó để như là ghi ơn, nhớ ơn của họ. Khi bức tượng được tạc xong người ta sẽ tìm vị trí đẹp để đưa bức tượng đó vào để cho mọi người đi qua chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, ghi ơn.
Ngày 9 tháng 7 vừa qua, trong khu vườn Vương Cung Thánh Đường Buenos Aires - nơi mà trước đây Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đã cai quản trước khi trở thành vị Giáo hoàng của Mỹ Châu Latin đầu tiên trên thế giới - xuất hiện bức tượng chân dung ĐGH Phanxicô. Bức tượng chân dung này do nghệ sĩ Fernando Pugliese thiết kế. Khi hay tin như vậy, Đức Thánh Cha đã gọi điện thoại cho những vị cai quản Thánh Đường phải gỡ bỏ ngay lập tức bức tượng chân dung của Ngài ra khỏi khu vườn.
Dĩ nhiên những người có thành ý tạc tượng Đức Thánh Cha cũng do lòng thành kính và ngưỡng mộ của Ngài nhưng họ không ngờ rằng họ đã làm phật lòng của người được tạc. Họ quên rằng một Phanxicô khó nghèo thời đại đang sống giữa họ. Họ vì nhiệt thành quá nên quên tấm lòng của người thay mặt Chúa hướng dẫn Hội Thánh. Phần Đức Thánh Cha, chắc có lẽ Ngài rất khó chịu nên ra lệnh gỡ bỏ ngay bức tượng. Khó chịu bởi lẽ quan niệm sống của Ngài rất rõ ràng, lập trường sống của Ngài rất rõ ràng về Giáo Hội, và đặc biệt là một Giáo Hội của những con người nghèo.
Những bài học giản đơn từ Đức Thánh Cha Phanxicô đã, đang và sẽ được chuyển tải đến trong Giáo Hội bằng cách này cách khác, bằng những nẻo đường nhân sinh của cuộc đời.
Trong khi giữa cuộc đời này, người ta vẫn vội vàng, vẫn ganh đua nhau để làm điều gì đó được nổi tiếng, được thành công để nhân loại ghi ơn nhớ đời. Ấy vậy mà Phanxicô - một Giáo Hoàng của người nghèo - đã làm ngược lại. Không chỉ bằng lời nói nhưng cả một tinh thần mạnh mẽ, triệt để về lối sống khó nghèo và khiêm hạ ngày mỗi ngày được diễn tả trên cuộc đời của Đức Thánh Cha.
Một lần nữa, câu chuyện bức tượng Đức Thánh Cha bị tháo dỡ là bài học cho mỗi người chúng ta.
Trong cuộc sống, nhiều lần nhiều lúc chúng ta đã quên đi thần tượng duy nhất và chỉ có một mà thôi đó chính là Thiên Chúa. Thế nhưng trong thực tại cuộc sống, ta có tôn sùng Thiên Chúa là Chúa, là Chủ cuộc đời của ta hay ta lại đi tìm cho mình những ông thần, những ông chúa của quyền lực, của vật chất, của địa vị, của danh vọng.
Và, đôi khi ta mong người khác tạc cho ta những bức tượng thật lớn, bia ghi công thật dài và những bài sớ ca tụng về những kỳ công ta đã thực hiện. Với tất cả những gì ta có, tất cả những gì ta làm âu cũng là ân huệ nhưng không mà Thiên Chúa ban cho ta. Thế nên, đừng để cho bất cứ ai tạc tượng hay ghi công cuộc đời của mình cả. Có chăng hãy tạc tượng, hãy ghi công Thiên Chúa là Đấng là Chúa, là Chủ cuộc đời của ta.
Có những người chưa chết nhưng đã được dựng lên bức tượng như đã dựng nên tượng của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Có những người chưa kịp chết nhưng người ta đã viết một tiểu sử thật dài để ca ngợi công ơn của những người đó.
Có những người chưa được chết mà người ta đã xây lăng tẩm và đã tạc bia đá thật lớn để ghi công.
Tất cả những điều đó sẽ rất đẹp, rất tốt với thế gian, với người đời nhưng với Thiên Chúa thì lại khác. Thiên Chúa biết rõ từng người một của chúng ta.
Chuyện quan trọng là ta có được một chỗ nào trong cung lòng của Thiên Chúa hay không mà thôi. Chuyện quan trọng là ta có được Thiên Chúa ghi tạc hình ảnh của ta vào cung lòng của Ngài hay không mà thôi. Và chuyện quan trọng là khi ta nhắm mắt lìa đời ta có được hưởng nhan Thánh của Ngài hay không mà thôi.
Sống trên đời, không hệ tại ở giàu hay nghèo, sang hay hèn, giáo hoàng hay không giáo hoàng, linh mục hay không linh mục. Chuyện quan trọng là ta có được hưởng ơn cứu độ mà Thiên Chúa trao ban hay ta khước từ ơn cứu độ từ nơi Thiên Chúa mà thôi.
Anmai, CSsR
Nét đẹp văn hóa, nét đẹp của lòng người dành cho những người có công với tổ quốc, với dân tộc đó là tạc tượng của những người có công đó để như là ghi ơn, nhớ ơn của họ. Khi bức tượng được tạc xong người ta sẽ tìm vị trí đẹp để đưa bức tượng đó vào để cho mọi người đi qua chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, ghi ơn.
Ngày 9 tháng 7 vừa qua, trong khu vườn Vương Cung Thánh Đường Buenos Aires - nơi mà trước đây Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đã cai quản trước khi trở thành vị Giáo hoàng của Mỹ Châu Latin đầu tiên trên thế giới - xuất hiện bức tượng chân dung ĐGH Phanxicô. Bức tượng chân dung này do nghệ sĩ Fernando Pugliese thiết kế. Khi hay tin như vậy, Đức Thánh Cha đã gọi điện thoại cho những vị cai quản Thánh Đường phải gỡ bỏ ngay lập tức bức tượng chân dung của Ngài ra khỏi khu vườn.
Dĩ nhiên những người có thành ý tạc tượng Đức Thánh Cha cũng do lòng thành kính và ngưỡng mộ của Ngài nhưng họ không ngờ rằng họ đã làm phật lòng của người được tạc. Họ quên rằng một Phanxicô khó nghèo thời đại đang sống giữa họ. Họ vì nhiệt thành quá nên quên tấm lòng của người thay mặt Chúa hướng dẫn Hội Thánh. Phần Đức Thánh Cha, chắc có lẽ Ngài rất khó chịu nên ra lệnh gỡ bỏ ngay bức tượng. Khó chịu bởi lẽ quan niệm sống của Ngài rất rõ ràng, lập trường sống của Ngài rất rõ ràng về Giáo Hội, và đặc biệt là một Giáo Hội của những con người nghèo.
Những bài học giản đơn từ Đức Thánh Cha Phanxicô đã, đang và sẽ được chuyển tải đến trong Giáo Hội bằng cách này cách khác, bằng những nẻo đường nhân sinh của cuộc đời.
Trong khi giữa cuộc đời này, người ta vẫn vội vàng, vẫn ganh đua nhau để làm điều gì đó được nổi tiếng, được thành công để nhân loại ghi ơn nhớ đời. Ấy vậy mà Phanxicô - một Giáo Hoàng của người nghèo - đã làm ngược lại. Không chỉ bằng lời nói nhưng cả một tinh thần mạnh mẽ, triệt để về lối sống khó nghèo và khiêm hạ ngày mỗi ngày được diễn tả trên cuộc đời của Đức Thánh Cha.
Một lần nữa, câu chuyện bức tượng Đức Thánh Cha bị tháo dỡ là bài học cho mỗi người chúng ta.
Trong cuộc sống, nhiều lần nhiều lúc chúng ta đã quên đi thần tượng duy nhất và chỉ có một mà thôi đó chính là Thiên Chúa. Thế nhưng trong thực tại cuộc sống, ta có tôn sùng Thiên Chúa là Chúa, là Chủ cuộc đời của ta hay ta lại đi tìm cho mình những ông thần, những ông chúa của quyền lực, của vật chất, của địa vị, của danh vọng.
Và, đôi khi ta mong người khác tạc cho ta những bức tượng thật lớn, bia ghi công thật dài và những bài sớ ca tụng về những kỳ công ta đã thực hiện. Với tất cả những gì ta có, tất cả những gì ta làm âu cũng là ân huệ nhưng không mà Thiên Chúa ban cho ta. Thế nên, đừng để cho bất cứ ai tạc tượng hay ghi công cuộc đời của mình cả. Có chăng hãy tạc tượng, hãy ghi công Thiên Chúa là Đấng là Chúa, là Chủ cuộc đời của ta.
Có những người chưa chết nhưng đã được dựng lên bức tượng như đã dựng nên tượng của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Có những người chưa kịp chết nhưng người ta đã viết một tiểu sử thật dài để ca ngợi công ơn của những người đó.
Có những người chưa được chết mà người ta đã xây lăng tẩm và đã tạc bia đá thật lớn để ghi công.
Tất cả những điều đó sẽ rất đẹp, rất tốt với thế gian, với người đời nhưng với Thiên Chúa thì lại khác. Thiên Chúa biết rõ từng người một của chúng ta.
Chuyện quan trọng là ta có được một chỗ nào trong cung lòng của Thiên Chúa hay không mà thôi. Chuyện quan trọng là ta có được Thiên Chúa ghi tạc hình ảnh của ta vào cung lòng của Ngài hay không mà thôi. Và chuyện quan trọng là khi ta nhắm mắt lìa đời ta có được hưởng nhan Thánh của Ngài hay không mà thôi.
Sống trên đời, không hệ tại ở giàu hay nghèo, sang hay hèn, giáo hoàng hay không giáo hoàng, linh mục hay không linh mục. Chuyện quan trọng là ta có được hưởng ơn cứu độ mà Thiên Chúa trao ban hay ta khước từ ơn cứu độ từ nơi Thiên Chúa mà thôi.
Anmai, CSsR
Lá thư Canada : Cái Nhà Ta
Trà Lũ
20:00 11/07/2013
Lá thư Canada : CÁI NHÀ TA
Ngày mồng một tháng Bảy là ngày quốc khánh, Canada kỷ niệm 146 năm lập quốc. Đất nước này trẻ trung thế đấy các cụ ạ. Vì trẻ nên sử Canada ghi rất chính xác các sự kiện. Tôi để ý chuyện này là mỗi năm khi đến ngày quốc khánh thì giới truyền thông Canada thường không nhắc tới 1867 là năm lập quốc, mà luôn luôn nhắc tới năm 1812, năm Hoa Kỳ đem quân bắc tiến định chiếm Canada. Lúc đó Canada còn nằm trong chế độ thuộc địa của Anh. Sách báo còn ghi câu nói để đời của Tỗng Thống Thomas Jefferson khi nói với binh sĩ sắp lên đường bắc tiến : Các bạn hãy an tâm và vui vẻ vì lên chiếm Canada thì dễ dàng như đi diễn hành ‘ Capture of Canada was a mere matter of marching’. Sở dĩ Hoa Kỳ khinh địch như vậy vì lúc đó Canada là một miền đất qúa rộng lớn mà thưa người, đa số là dân từ Hoa Kỳ lên lập nghiệp cộng với dân Da Đỏ bản địa ở rải rác. Ông đâu có ngờ là bộ chỉ huy của Canada, lúc đó mang cờ Anh Quốc, đã chuẩn bị sẵn sàng, và họ liên kết được với người Da Đỏ. Quân Mỹ tiến ào ào và đã chiếm được Toronto, lúc đó mang tên là Fort York. Quân Mỹ đã tàn phá đốt cháy quốc hội và bao nhiêu tòa nhà. Quân Anh, cũng là quân Canada sau này, đã nhớ cái hận này nên năm sau, 1813, đã dốc toàn lực tiến sang đánh chiếm thủ đô Washington DC để trả thù và cũng đốt cháy tòa nhà tổng thống. Sau khi lấy lại được thủ đô, quân Mỹ thấy tòa nhà tổng thống của mình đã bị đốt cháy đen thì đã cho sơn trắng lại ngay, và danh xưng ‘ The White House’ có từ biến cố nhục nhã này. Cuộc chiến giữa hai bên không phân thắng bại, chỉ hao của và hao người, nên cuối cùng, năm 1814, Nga Hoàng đã đứng ra hòa giải. Quân Mỹ rút về phía nam tức về chốn cũ. Xin các cụ lưu ý : sử Hoa Kỳ chép về trận chiến 1812 này khác với sử Canada. Hai bên đều cho mình thắng trận. Hình như Hoa Kỳ viết rằng vì mình bị khiêu khích nên quân đội Hoa Kỳ mới kéo lên mạn bắc dạy cho bọn giặc cỏ một bài học mà thôi, chứ Hoa Kỳ không có ý định chiếm đất. Và hòa ước đã được ký kết, đường biên giới giữa hai nước đã thành hình, trên đất liền là 5.061 cây số, dưới nước là 3.830 cây số.
Tuy là cuộc chiến giữa quân đội Hoa Kỳ và quân đội Anh, nhưng thực tế đa phần quân đội dưới cờ Anh là người Canada. Và cuộc chiến này đã làm nảy sinh ra việc hình thành một tân quốc gia năm 1867, đó chính là nước Canada . Tân quốc gia có diện tích gần 10 triệu cây số vuông, chiều dài từ đông sang tây 5.514 cây số, từ bắc xuống nam 4.634 cây số, lớn hơn nước VN chúng ta 30 lần.
Các cụ nhớ kỹ nha, cách đây 200 năm thì Mỹ và Canada là kẻ thù của nhau, nhưng nay thì Mỹ và Canada coi nhau như ruột thịt, môi hở răng lạnh, vì rõ ràng núi liền núi, sông liền sông. Thời kỳ chiến tranh lạnh thế kỷ vừa qua, Hoa Kỳ chỉ sợ Nga Xô kéo quân qua Bắc cực tiến qua Canada rồi xuống đánh thẳng vào Hoa Kỳ nên việc quốc phòng phía bắc, tuy không nói ra, tuy là đất Canada, nhưng Hoa Kỳ đã canh gác ngày đêm.
Mỗi năm, dịp lễ quốc khánh, Canada vẫn diễn lại biến cố lịch sử 1812. Năm nay, nổi bật nhất trong việc diễn lại lịch sử là sự xuất hiện của các tàu chiến ngày xưa. Đó là một đoàn tàu buồm, tiếng Anh gọi là Tall Ships. Bây giờ tàu hải quân chạy bằng máy, ngày xưa, cách đây 200 năm chạy bằng buồm. Tàu lớn thì 3 cột buồm, tàu nhỏ thì một cột buồm. Năm nay tại bến cảng Toronto có tất cả 16 chiếc tàu buồm, trông đẹp mắt hết sức. Đây không phải là những con tàu nguyên thủy, nhưng là những con tàu đã đóng lại theo mẫu ngày xưa. 16 con tàu này sẽ trương buồm đi biểu diễn ở khắp các bến tàu trong Ngũ Đại Hồ. Mỗi bến, tàu neo lại cho dân chúng lên coi. Vừa được coi tàu, vừa được tiếp rước ăn uống, vừa được coi kịch diễn lại các trận đánh ngày xưa.
Tôi cứ nghĩ nếu năm 1812 mà quân Mỹ chiếm được Canada và sát nhập vào Mỹ, thì Mỹ đã là một quốc gia khổng lồ và vô dịch về mọi mặt, thế nhưng ông Trời không muốn vậy. Canada phải đứng riêng và có lối sống riêng. Làng An Lạc của tôi ai cũng yêu đất nước này vô cùng và nhận Canada là quê hương thứ hai. Vì sao ư? Vì đây là nơi đáng sống nhất, đúng y như cuộc thăm dò phẩm chất đời sống tại 36 quốc gia giầu có trên thế giới của cơ quan OECD trụ sở tại Paris vừa công bố : Canada đứng hàng thứ 3 sau Úc Đại Lợi và Thụy Điển. Bà cụ B.95 cứ nói hoài câu này : Trên thế giới hiện nay làm gì có nước nào mà người già được hưởng mọi phúc lợi, tiền tiêu hàng tháng, thuốc men miễn phí, chữa răng miễn phí, nằm bệnh viện miễn phí…
Ông ODP bồ chữ của làng nghe cụ ca ngợi Canada thì bảo : Cụ còn quên chưa nói tới những cái nhất của Canada. Một trong những cái cổ xưa nhất mà các khoa học gia về địa chất vừa khám phá ra là người ta vừa tìm thấy một mẫu nước có niên đại gần 2 tỷ năm ở một mỏ đá thuộc thành phố Timmins tỉnh bang Ontario. Thế có nghĩa rằng khi Thiên Chúa tạo ra trái đất thì đất Canada đã có. Ngài để nó chìm sâu dưới lòng biển rồi từ từ ngài mới cho nó nổi lên. Sắc dân đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này chính là người Da Đỏ từ Á Châu sang.
Nghe ông ODP nói tới đây thì làng tôi đi vào bầu không khí nói cười vui vẻ thường lệ. Anh H.O. lên tiếng ngay :
. Sao bác ngừng lại khi vừa nói tới người Da Đỏ ? Tôi nhớ có lần bác đã nói là thời gian người Da Đỏ có mặt ở đất Canada này chính là thời kỳ Mẹ Âu Cơ chia tay với Cha Lạc Long Quân để dẫn 50 người con lên núi. Lên núi đây là lên miền bắc, đoàn con này có một số đã tiến sang miền tây, theo eo biển Berring rồi tiến vào đất Canada.
Ông ODP tủm tỉm cười mà không nói gì. Bà cụ B.95 nghe đến đây thấy thích qúa bèn bảo anh H.O. kể nữa. Anh H.O. được thế liền nói tiếp ngay. Rằng theo lập luận của Bác ODP thì đoàn Da Đỏ này chính là người Việt cổ. Chứng cớ nhiều lắm. Cứ xem nét mặt người Da Đỏ mà coi, họ không có nét người Tàu, người Nhât, người Cao Ly mà có nét VN rõ ràng. Khi múa hát thì họ đội mũ lông chim, mà tổ tiên VN ta ngày xưa cũng nhảy múa hát và cũng đội mũ lông chim y như họ, việc này có khắc trên mặt các trống đồng rõ ràng. Ngoài ra, ngày xưa người Da Đỏ nói tiếng Việt Nam. Sử kể rằng thế kỷ 16, năm 1535 khi ông Tây Jacques Cartier là người da trắng đầu tiên đến thám hiểm đất này, ông gặp một nhóm người Da Đỏ thì ông lên tiếng hỏi. Vì ngôn ngữ bất đồng, người Da Đỏ nghe ông nói thì đoán có lẽ ông hỏi về nơi họ cư trú nên người Da Đỏ vừa chỉ vào các túp lều vừa nói : Kanata ! Ông Cartier nghĩ rằng người Da Đỏ trả lời câu hỏi của ông về tên giải đất này. Kanata tức là tên mảnh đất này. Nhưng tai của ông Cartier nghễnh ngãng, thay vì viết là Kanata thì ông ghi vào bản đồ tên mảnh đất này là Canada.
Nói đến đây xong thì anh H.O. cười hề hề. Ngày trước cháu nghe bác ODP giải thích rằng tiếng Kanata mà người Da Đỏ đã trả lời ông Cartier là tiếng VN, Kanata là ‘Cái Nhà Ta’, vì họ vừa chỉ tay vài trại lều vừa nói Kanata mà. Kết luận : Kanata = Canada = Cái nhà ta.
Nghe anh H.O. nói xong, chẳng riêng gì bà cụ B.85 mà cả làng tôi đã ầm lên tiếng cười. Chị Ba Biên Hòa vừa cười vừa nói : sao anh không nói tiếp về danh xưng Toronto của thành phố thân yêu này nữa đi. Hình như bác ODP ngày xưa bảo Toronto là tiếng Da Đỏ, Toronto là tiếng VN, là ‘ Tổ Rồng To’. Chính vì là tổ rồng nên Toronto đã thu hút hơn 50.000 người Việt đến lập cư tại đây.
Hôm nay Chị Ba Biên Hòa nổi hứng. Chị thấy bà con vui với ngày quốc khánh Canada nên chị kể sang chuyện thời sự. Rằng suốt tháng Sáu vừa qua trời mưa tầm tã đã làm miền Calagry thuộc bang Alberta bị ngập lụt, thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể. Thủ hiến Alberta tuyên bố Calgary cần ít nhất 10 năm nữa mới phục hồi được nếp cũ. Mà các cụ phương xa có biết Calgary ở đâu không cơ? Thưa nó ở miền tây, ngay phía trên tiểu bang Montana của Hoa Kỳ. Việc ngập lụt này vừa do trời mưa nhiều qúa, vừa do nước sông dâng lên. Có rất nhiều con sông lớn chảy qua Calgary, một trong những con sông này có tên là Red River. Nói đến đây rồi Chị Ba cười ròn rã : Bà con thấy chưa, tên con sông Red River này là do người Da Đỏ đặt ngày xưa. Người Da Đỏ có gốc VN, họ ra đi từ miền Bắc VN là nơi có Sông Hồng Hà. Họ nhớ con sông này nên họ đi đến Canada khi thấy con sông này nước đỏ lờ lờ bèn đặt tên ngay cho nó là Sông Hồng, tiếng Anh dịch ra là Red River.
Dân làng tôi bò lăn ra cười. Không ngờ bữa nay Chị Ba Biên Hòa lại phụ họa mạnh mẽ luận thuyết của Ông ODP rằng người Da Đỏ ở Bắc Mỹ có gốc VN. Thấy Cụ B.95 có vẻ tin lời vợ mình như chết thì anh John lên tiếng : Không phải chỉ ở Calgary nơi vừa bị ngập lụt mới có sông Hồng Hà Red River. Thực ra nhìn vào bản đồ Canada và Hoa Kỳ người ta thấy có tất cả 7 nơi có con sông mang tên Red River.
Chị Ba Biên Hòa trả lời ngay : Lời anh vừa nói càng củng cố mạnh mẽ cho luận thuyết tên con sông Red River là do người Da Đỏ đặt cho. Cứ nơi nào người Da Đỏ đặt chân tới mà thấy con sông nào nước phù sa đỏ lờ lờ là đặt tên ngay cho nó cái tên Red River.
Chuyện nước Canada, chuyện người Da Đỏ và chuyện làng tôi còn dài lắm, để ngày nào mát trời tôi sẽ kể tiếp. Bây giờ xin mời các cụ cùng làng tôi ăn tiệc mừng ngày quốc khánh. Tiệc này tổ chức tại nhà anh John và Chị Ba Biên Hòa. Đầu bếp bữa nay không phải là ông bà chủ nhà. Họ đã nhờ một đầu bếp thượng thặng đứng nấu. Các cụ đã biết ai chưa và ông ta nấu món gì chưa? Thưa, đó chính là ông ODP. Ông này nhiều tài lắm, ngày xưa cầm quân đã hay, ngày nay văn chương chữ nghĩa đầy mình và nấu ăn ngon còn hay hơn nữa.
Ông ODP bảo hôm nay là lễ quốc khánh Canada, người Canada đâu có ăn món rau muống luộc với cà ghém chấm mắm tôm, họ ăn thịt bò bí tết chứ, cho nên bữa nay ông làm cho cả làng ăn món này. Ông đã chọn những miếng thịt bò thật tươi và thật mềm, ông ướp với tiêu với muối trước bữa ăn mấy tiếng đồng hồ. Khi cả làng đã ngồi vào bàn, đã ăn xong món xúp măng cua khai vị thì ông mới bắt đầu ra tay. Món này phải ăn nóng. Tôi được ông chọn làm phụ tá. Ông dùng cái chảo gang to, chảo gang nha bà con. Ông mở lửa lớn. Khi chảo đã thật nóng, ông rưới chút dầu ăn. Khi dầu ăn nóng bốc thành khói thì ông cho miếng thịt bí tết vào, ông lấy tay ấn miếng thịt xuống cho thật đều, chừng 3 phút thì ông mới lật miếng thịt. Ông vừa lật thịt vừa bảo tôi : Cái bí quyết là ở chỗ này, phải để yên miếng thịt ít là 3 phút rồi mới lật. Lật xong chừng một phút thì ông rưới bơ, món bơ ông đã dun cho nó thành nước. Chừng một phút sau thì ông lật lại miếng thịt, để thêm nửa phút rồi gắp ra đĩa. Chan chút nước bơ còn đọng trên chảo vào miếng thịt này. Thế là xong. Đĩa bí tết nóng sốt được bưng lên cho từng người. Ông xin mọi ngườì cho thêm chút nước mắm rồi cắt ăn với rau sà lách, cà chua, dưa leo. Đừng ăn thêm bánh mì nha bà con, hãy ăn bí tết nước mắm với cơm. Cơm đi với bí tết nước mắm ngon nhức răng luôn. Và mời các cụ nhâm nhi một ly rượu vang đỏ. Các cụ sẽ thấy bữa ăn này là bữa ở nhà hàng trên thiên đàng.
Cụ già B.95 tuy móm mém mà cũng xơi gần hết miếng bí tết. Còn thừa một chút cụ gói lại. Cu bảo cụ đem về nhà cho thằng cháu nội của cụ, cho nó nếm món bí tết đặc biệt của bác ODP.
Cả làng đã ăn một bữa ‘cơm tây’ ngon hết sức vậy đó. Ai cũng ăn đắm say quên cả nói chuyện. Mãi sau, sang phần tráng miệng và uống trà thì dân làng mới nói tiếp những chuyện bỏ dở lúc nãy.
Thực ra không phải chuyện bỏ dở lúc nãy mà chuyện bỏ dở từ lần trước, chuyện sợ vợ ấy mà. Anh John xin được mở đầu. Rằng đề tài các ông chồng sợ vợ là chuyện phổ biến khắp nơi, không phải bây giờ mà có từ ngày xưa. Tôi không rành chuyện sợ vợ ở Á châu, tôi chỉ biết vài chuyện sợ vợ nổi tiếng ở Âu Châu.
Cả làng gật gù xin anh kể cho nghe.
Anh John kể ngay.
Người thứ nhất là một danh nhân vĩ đại : Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Người hành hạ ông là bà vợ Mary Told. Ông lấy vợ năm 1842 lúc ông 33 tuổi, còn vợ ông mới 23. Sở dĩ ông bị vợ ăn hiếp có lẽ vì vợ có cái bệnh tự tôn thái qúa. Cô Mary không những xinh đẹp, trẻ trung mà còn có gốc danh gia vọng tộc, bố cô là thống đốc ngân hàng, cô học trường cao cấp, thông minh, luôn ăn diện thời trang quý phái. Còn ông Lincoln là con trai một gia đình nghèo khó, cả bố lẫn mẹ đều mù chữ. Vì ông có ý chí sắt đá nên mới tiến lên được điạ vị vĩ đại như vậy và mới lấy được cô. Bà vợ Mary này có cái bệnh kỳ quái là thích nhục mạ chồng trước mặt đám đông. Bà chê và nhạo báng ông đủ điều. Về đới công, Tổng thống Lincoln lẫy lừng bao nhiêu thì về đời tư, Lincon khốn khổ vì vợ bấy nhiêu!
Người thứ hai cũng là một danh nhân bất hủ : Lev Tolstoi, nhà văn bá tước xứ Nga. Ban đầu hai người yêu nhau rồi lấy nhau, cuộc hôn nhân thật là lý tưởng. Nhưng về sau, vì vấn đề tiền bạc mà hai vợ chồng bất đồng không hàn gắn nổi. Lý do : ông nhà văn nổi tiếng có đại tâm. Vì thấy những bất công trong xã hội Nga càng ngày càng lớn, qúa sức chịu đựng của ông, ông thấy sự giàu có của mình là một tội lỗi, ông đã từ bỏ của cải, không nhận tiền tác quyền. Việc này làm bà vợ giận dữ. Hai vợ chồng luôn luôn cãi nhau, bà vợ mạt sát ông thậm tệ. Gia đình thơ mộng ngày xưa bây giờ là địa ngục, qúa sức chịu đựng của ông. Một ngày mùa đông trời đầy tuyết, ông bỏ nhà ra đi, rồi 11 ngày sau người ta tìm thấy xác ông ở một nhà ga. Ước nguyện cuối đời của ông là không muốn nhìn thấy mặt vợ nữa!
Người thứ ba sợ vợ nổi tiếng không phải là người Mỹ, không phải là người Nga, không phải là chính khách, không phải là nhà văn, mà là một triết gia người Hy lạp, sống cách đây 2400 năm, người đã khai sáng ra nền triết học ở Âu Châu : Đó là triết gia Socrates. Vợ ông rất trẻ. Socrates nổi tiếng về triết học bao nhiêu thì cũng nổi tiếng, tiếng xấu, là bị vợ hành hạ bạc đãi lớn bấy nhiêu. Bà này không dành cho chồng một chút danh dự nào dù trước mặt bạn bè. Có lần ông đang họp bạn, ông bị bà chửi bới nặng lời rồi hất cả một xô nước vào mặt ông. Socrates bình tĩnh bảo bạn : Trời hết sấm sét thì đến cơn mưa. Socrates nói một câu danh tiếng : các bạn trẻ, hãy cứ lấy vợ, Nếu bạn lấy được người vợ hiền thì bạn là người hạnh phúc, nếu bạn lấy phải người dữ thì bạn sẽ trở thành một triết gia.
Nói đến đây xong thì anh John nhìn phe liền ông trong làng tức các nhà quân tử đang ở bàn ăn rồi cười hà hà : Tôi thấy hình như các đại trượng phu có mặt ở đây ai cũng có dáng các triết gia. Cả làng ồ lên cười. Chị Ba Biên Hòa bảo chồng : Tôi thấy anh chả bao giờ là triết gia cả!
Anh John thấy mình đã kể 3 chuyện về mấy vĩ nhân sợ vợ và bị vợ ăn hiếp nên cho là đủ rồi. Anh liền xin Cụ Chánh tiên chỉ làng cho ý kiến. Cụ Chánh lên tiếng ngay : Tôi thấy trong 3 chuyện anh kể thì không có chuyện nào liên hệ tới việc ông chồng có bồ bịch hay vợ bé khiến bà vợ trở thành hung dữ cả. Chắc chuyện này ngày xưa không có mà chỉ ngày nay mới có.
Bà cụ B.95 nghe đến đây liền gật gù góp ý kiến : Cụ Chánh nói đúng, hình như ngày xưa việc gia đình tan nát không phải vì ông chồng chồng có vợ bé, mà đa phần là chuyện tiền bạc, chuyện tính xấu. Ngày nay thì đa phần là do các ông chồng lăng nhăng, Mấy cô Huế cũng gật gù đồng ý ngay như vậy. Cô Tôn Nữ còn nói thêm : Cháu không hiểu được tại sao nhiều ông chồng có vợ rất xinh đẹp và toàn hảo mà vẫn đi lăng nhăng.
Anh H.O. liền giơ tay xin nói : Cháu vừa đọc được một chuyện, thoạt nghe thì như chuyện tiếu lâm, nghe xong ngẫm nghĩ thì thấy cũng có lý. Chuyện không mặn chút nào mà ngẫm nghĩ thì thấy có vị mặn. Nếu cả làng cho phép thì cháu xin kể,
Các cụ biết tính làng tôi rồi, chuyện tiếu lâm thì phải mặn mới hay chứ chuyện lạt thì thà không nghe còn hơn. Phe các bà thì mê nhất chuyện mặn, nghe xong trong bụng bà nào cũng thích lắm mà ngoài miệng bao giờ bà nào cũng thốt lên ‘đồ quỷ!’. Chị Ba Biên Hòa nói ngay : Chú cứ kể, nhưng chỗ nào mặn qúa thì chú phải cho nó lạt đi nha.
Anh H.O. xin vâng lời Chị Ba và kể : Rằng có một ông giám đốc kia, học rộng tài cao, vợ đẹp con khôn. Ông có một anh tài xế lâu năm. Ông qúy anh tài xế này lắm. Anh này vừa khôn ngoan vừa kín miệng. Bữa kia thấy ông chủ rỗi rãi thảnh thơi và vui vẻ, anh liền có ý nói một điều mà lâu nay chưa dám nói. Ông chủ thông mình biết ý nên ông hỏi :
- Hình như chú có một điều gì muốn nói mà chưa dám nói, phải không?
Anh tài xế trẻ liền trả lời là đúng. Anh thưa rằng anh không có chuyện thiên hạ, mà chỉ có chuyện gia đình của ông chủ. Vì anh yêu mến gia đình ông chủ nên nếu ông chủ cho phép thì anh mới dám nói. Ông chủ gật đầu : Chú lái xe cho tôi bao năm, có nhiều chuyện chỉ có chú với tôi biết, vợ con tôi có được biết đâu. Tôi tin chú như thế, vậy chú không phải rào đón gì cả, chú thấy điều gì cần nói thì chú cứ nói, chỉ mình tôi với chú biết mà thôi.
Anh tài xế nghe xong lời ông chủ, bèn an tâm rồi kể :
- Con thấy ông chủ có mọi điều hạnh phúc, nhà cao cửa rộng, tiền bạc danh vọng, vợ đẹp con khôn. Riêng bà chủ con thấy bà trẻ, đẹp và dễ thương như vậy, tại sao ông chủ còn có thêm phòng 2, phòng 3?
Ông chủ nghe xong, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói : Việc này ta sẽ trả lời chú sau. Bây giờ đã đến giớ ăn trưa, chú cho ta biết chú thích món gì nhất ta sẽ đãi chú để thưởng cho chú đã hỏi ta một câu thông minh. Chú tài xế ngẫm nghĩ một lúc rồi đáp : Con thích món xôi lạp xưởng nhất. Ông chủ gật đầu rồi bảo chú lái xe tới hiệu bán xôi lạp xưởng ngon nhất phố. Ông mua cho chú một đĩa lớn. Anh tài xế sung sướng vô cùng. Chưa bao giờ anh được ăn một bữa trưa ngon và no nê như vậy. Đến giờ tan sở ban chiều, trên đường về, ông chủ cũng bảo anh tài xế lái xe đến tiệm xôi và mua cho anh một đĩa xôi lạp xưởng to tổ chảng như bữa trưa. Anh tài xế lạy tạ ông chủ và lãnh đĩa xôi lần thứ hai. Sáng hôm sau, trước khi đến sở, ông chủ cũng bảo anh tài xế đưa đến hiệu xôi, và ông cũng mua cho anh một đĩa xôi lạp xưởng lớn như hôm qua. Anh tài xế lãnh đĩa xôi mà nét mặt không còn vui sướng nữa. Đến trưa, ông chủ cũng bảo anh tài xế lái xe đến mua xôi. Anh tài xế liền chắp tay lạy ông chủ : Thưa ông, con đã ăn 3 bữa liền, nay con không còn thèm khát xôi lạp xưởng một chút nào, xin ông chủ tha cho con.
Ông chủ liền cười hì hì : Bây giờ chú đã hiểu tại sao ta có thêm phòng 2, phòng 3 chưa?
Nghe đến đây thì Cụ Chánh ngăn lại, không cho anh H.O kể tiếp. Cụ bảo cứ theo câu chuyện anh kể thì việc có thêm vợ bé, phòng 2 phòng 3 là việc cần thiết, phải không? Không đúng vậy. Đó là chuyện lăng nhăng của những người có máu dê. Gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới an lạc. Ông chồng mà lăng nhăng, bà vợ mà lăng nhăng thì gia đình không bao giờ hạnh phúc cả, xã hội loạn ngay. Tôi còn nhớ chuyện Cha Paolo kể về thành phố Sôđôma trong Kinh Thánh. Thành phố này nổi tiếng về sự dâm đãng nên đã bị Chúa kết án. Thôi, ta không bàn chuyện ăn xôi lạp xưởng nữa. Anh John đâu, xin anh nói chuyện lễ quốc khánh Canada. Ngoài việc có các tầu buồm đến hồ Toronto, còn chuyện gì vui nữa không ?
Việc này đúng ý anh John. Anh xin tiếp lới cụ Chánh ngay. Rằng ngày quốc khánh ,ngoài việc chào cờ, diễn hành, yến tiệc và đốt pháo bông, các nhà thờ Canada còn có một thói quen rất đáng yêu là trưng bày quốc kỳ Canada bên bàn thờ và sau giờ lễ, tất cả giáo dân cùng đứng lên hát quốc ca. Hát xong thì mọi người vỗ tay, rồi bắt tay nhau, nói cười vui vẻ. Lời quốc ca rất phấn khởi, nó kích thích lòng yêu nước. Các cụ biết lời quốc ca Canada chứ. Hùng dũng lắm :… Nào anh em chúng ta đứng lên bảo vệ miền đất Canada này / O Canada, we stand on guard for thee... Thưa cả làng, bữa nay tôi có đĩa nhạc quốc ca sẵn đây, nhân danh chủ nhà, tôi xin cả làng lắng nghe nha. Như đã có ý từ trước, anh mở nhạc. Và tự động không ai bảo ai, cả làng đứng lên, tay phải đặt lên trái tim. Giây phút bất ngờ nhưng cảm động qúa. Các cụ phương xa có biết bài quốc ca của Canada không? Nó có gốc từ năm 1829, xuất phát từ nhóm cư dân gốc Pháp ở Québec, tên bài ca lúc ấy là ‘Sol Canadien! Terre Chérie’, rồi về sau đổi ra ‘ O Canada! Mon Pays! Mes Amours! Từ miền nói tiếng Pháp bài ca đã lan rộng ra khắp nước. Bài ca hiện nay tên là O Canada!, có hai lời Anh văn và Pháp văn.
Điều làm tôi ngạc nhiên và cảm động là tuy Cu Chánh đã gần 90 mà cụ đứng hát quốc ca hết sức nghiêm chỉnh. Cụ thuộc hết bài quốc ca. Hát xong, bỏ tay xuống xong thì cụ nói tiếp bài diễn văn lúc nãy đang bỏ dở : Tôi yêu đất nước này qúa. Tôi nhớ ngày từ trại tỵ nạn sang tới đây, Cha Paolo và phái đoàn nhà thờ của Cha ra đón chúng tôi tận sân bay, chính Cha Paolo đã ôm hôn tôi và nói : Xin chào mừng cụ tới đất nước thanh bình này, xin cụ nhận đất nước này làm quê hương. Chúng tôi được biết cụ không cùng tôn giáo với chúng tôi, xin cụ cứ giữ đạo của cụ, chúng tôi bảo trợ cụ là vì chúng tôi tin chúng ta là anh em với nhau, cùng là con Đức Chúa Trời.
Tôi ghi nhớ mãi những lời chí tình cảm động này.
Có lần tôi thưa chuyện với Cha Paolo về vấn đề tôn giáo. Tôi nói thế này: Người VN chúng tôi không gọi Đức Chúa của Cha bằng tên dài là Đức Chúa Trời mà gọi ngài bằng tên ngắn là Trời. Danh xưng này đưọc dùng luôn luôn. Người VN ai cũng nói : Trời mưa, trời nắng, lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống, trời sinh trời dưỡng, trời sinh voi trời sinh cỏ, không có trời ai ở với ai…
Cha Paolo nghe xong thì tỏ ra sung sướng và vui qúa chừng.
Lần khác cha Paolo hỏi tôi có yêu mến Canada không. Tôi trả lời : không những tôi mà mọi người trong gia đình tôi và các bạn bè tôi đều yêu mến đất nước này. Người Canada đối xử với chúng tôi như anh em ruột thịt, trong khi ở VN, bọn cộng sản VC, những người mà chúng tôi đã từng gọi là đồng bào, họ đã dùng súng đạn của ngoại bang, đã cướp đất cướp nhà, tước đoạt tự do của chúng tôi. Chúng tôi xin chọn nơi này làm quê hương thứ hai. Canada không chỉ là mảnh đất tạm dung mà là tổ quốc thứ hai, quê hương thứ hai, bây giờ và mãi mãi.
Chi Ba Biên Hòa liền thưa với cụ Chánh : Sao cụ không nói thêm Canada chính thực là ‘ Cái Nhà Ta’ của mọi người ? Nói với cụ Chánh xong thì Chị Ba quay ra nói với cả làng : Tôi theo anh John về Canada trước ngày 30.4. 1975. Tôi thuộc giáo xứ của Cha Paolo, tôi ở trong ban bảo trợ thuyền nhân VN. Chính tôi là người thông dịch cho Cha Paolo và phái đoàn nhà thờ ở sân bay. Khi Cụ Chánh nghe tôi thông dịch xong lời Cha Paolo, cụ òa lên khóc. Đời tôi chưa hề thấy một cụ già nào khóc nghẹn ngào như thế bao giờ.
TRÀ LŨ
Ngày mồng một tháng Bảy là ngày quốc khánh, Canada kỷ niệm 146 năm lập quốc. Đất nước này trẻ trung thế đấy các cụ ạ. Vì trẻ nên sử Canada ghi rất chính xác các sự kiện. Tôi để ý chuyện này là mỗi năm khi đến ngày quốc khánh thì giới truyền thông Canada thường không nhắc tới 1867 là năm lập quốc, mà luôn luôn nhắc tới năm 1812, năm Hoa Kỳ đem quân bắc tiến định chiếm Canada. Lúc đó Canada còn nằm trong chế độ thuộc địa của Anh. Sách báo còn ghi câu nói để đời của Tỗng Thống Thomas Jefferson khi nói với binh sĩ sắp lên đường bắc tiến : Các bạn hãy an tâm và vui vẻ vì lên chiếm Canada thì dễ dàng như đi diễn hành ‘ Capture of Canada was a mere matter of marching’. Sở dĩ Hoa Kỳ khinh địch như vậy vì lúc đó Canada là một miền đất qúa rộng lớn mà thưa người, đa số là dân từ Hoa Kỳ lên lập nghiệp cộng với dân Da Đỏ bản địa ở rải rác. Ông đâu có ngờ là bộ chỉ huy của Canada, lúc đó mang cờ Anh Quốc, đã chuẩn bị sẵn sàng, và họ liên kết được với người Da Đỏ. Quân Mỹ tiến ào ào và đã chiếm được Toronto, lúc đó mang tên là Fort York. Quân Mỹ đã tàn phá đốt cháy quốc hội và bao nhiêu tòa nhà. Quân Anh, cũng là quân Canada sau này, đã nhớ cái hận này nên năm sau, 1813, đã dốc toàn lực tiến sang đánh chiếm thủ đô Washington DC để trả thù và cũng đốt cháy tòa nhà tổng thống. Sau khi lấy lại được thủ đô, quân Mỹ thấy tòa nhà tổng thống của mình đã bị đốt cháy đen thì đã cho sơn trắng lại ngay, và danh xưng ‘ The White House’ có từ biến cố nhục nhã này. Cuộc chiến giữa hai bên không phân thắng bại, chỉ hao của và hao người, nên cuối cùng, năm 1814, Nga Hoàng đã đứng ra hòa giải. Quân Mỹ rút về phía nam tức về chốn cũ. Xin các cụ lưu ý : sử Hoa Kỳ chép về trận chiến 1812 này khác với sử Canada. Hai bên đều cho mình thắng trận. Hình như Hoa Kỳ viết rằng vì mình bị khiêu khích nên quân đội Hoa Kỳ mới kéo lên mạn bắc dạy cho bọn giặc cỏ một bài học mà thôi, chứ Hoa Kỳ không có ý định chiếm đất. Và hòa ước đã được ký kết, đường biên giới giữa hai nước đã thành hình, trên đất liền là 5.061 cây số, dưới nước là 3.830 cây số.
Tuy là cuộc chiến giữa quân đội Hoa Kỳ và quân đội Anh, nhưng thực tế đa phần quân đội dưới cờ Anh là người Canada. Và cuộc chiến này đã làm nảy sinh ra việc hình thành một tân quốc gia năm 1867, đó chính là nước Canada . Tân quốc gia có diện tích gần 10 triệu cây số vuông, chiều dài từ đông sang tây 5.514 cây số, từ bắc xuống nam 4.634 cây số, lớn hơn nước VN chúng ta 30 lần.
Các cụ nhớ kỹ nha, cách đây 200 năm thì Mỹ và Canada là kẻ thù của nhau, nhưng nay thì Mỹ và Canada coi nhau như ruột thịt, môi hở răng lạnh, vì rõ ràng núi liền núi, sông liền sông. Thời kỳ chiến tranh lạnh thế kỷ vừa qua, Hoa Kỳ chỉ sợ Nga Xô kéo quân qua Bắc cực tiến qua Canada rồi xuống đánh thẳng vào Hoa Kỳ nên việc quốc phòng phía bắc, tuy không nói ra, tuy là đất Canada, nhưng Hoa Kỳ đã canh gác ngày đêm.
Mỗi năm, dịp lễ quốc khánh, Canada vẫn diễn lại biến cố lịch sử 1812. Năm nay, nổi bật nhất trong việc diễn lại lịch sử là sự xuất hiện của các tàu chiến ngày xưa. Đó là một đoàn tàu buồm, tiếng Anh gọi là Tall Ships. Bây giờ tàu hải quân chạy bằng máy, ngày xưa, cách đây 200 năm chạy bằng buồm. Tàu lớn thì 3 cột buồm, tàu nhỏ thì một cột buồm. Năm nay tại bến cảng Toronto có tất cả 16 chiếc tàu buồm, trông đẹp mắt hết sức. Đây không phải là những con tàu nguyên thủy, nhưng là những con tàu đã đóng lại theo mẫu ngày xưa. 16 con tàu này sẽ trương buồm đi biểu diễn ở khắp các bến tàu trong Ngũ Đại Hồ. Mỗi bến, tàu neo lại cho dân chúng lên coi. Vừa được coi tàu, vừa được tiếp rước ăn uống, vừa được coi kịch diễn lại các trận đánh ngày xưa.
Tôi cứ nghĩ nếu năm 1812 mà quân Mỹ chiếm được Canada và sát nhập vào Mỹ, thì Mỹ đã là một quốc gia khổng lồ và vô dịch về mọi mặt, thế nhưng ông Trời không muốn vậy. Canada phải đứng riêng và có lối sống riêng. Làng An Lạc của tôi ai cũng yêu đất nước này vô cùng và nhận Canada là quê hương thứ hai. Vì sao ư? Vì đây là nơi đáng sống nhất, đúng y như cuộc thăm dò phẩm chất đời sống tại 36 quốc gia giầu có trên thế giới của cơ quan OECD trụ sở tại Paris vừa công bố : Canada đứng hàng thứ 3 sau Úc Đại Lợi và Thụy Điển. Bà cụ B.95 cứ nói hoài câu này : Trên thế giới hiện nay làm gì có nước nào mà người già được hưởng mọi phúc lợi, tiền tiêu hàng tháng, thuốc men miễn phí, chữa răng miễn phí, nằm bệnh viện miễn phí…
Ông ODP bồ chữ của làng nghe cụ ca ngợi Canada thì bảo : Cụ còn quên chưa nói tới những cái nhất của Canada. Một trong những cái cổ xưa nhất mà các khoa học gia về địa chất vừa khám phá ra là người ta vừa tìm thấy một mẫu nước có niên đại gần 2 tỷ năm ở một mỏ đá thuộc thành phố Timmins tỉnh bang Ontario. Thế có nghĩa rằng khi Thiên Chúa tạo ra trái đất thì đất Canada đã có. Ngài để nó chìm sâu dưới lòng biển rồi từ từ ngài mới cho nó nổi lên. Sắc dân đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này chính là người Da Đỏ từ Á Châu sang.
Nghe ông ODP nói tới đây thì làng tôi đi vào bầu không khí nói cười vui vẻ thường lệ. Anh H.O. lên tiếng ngay :
. Sao bác ngừng lại khi vừa nói tới người Da Đỏ ? Tôi nhớ có lần bác đã nói là thời gian người Da Đỏ có mặt ở đất Canada này chính là thời kỳ Mẹ Âu Cơ chia tay với Cha Lạc Long Quân để dẫn 50 người con lên núi. Lên núi đây là lên miền bắc, đoàn con này có một số đã tiến sang miền tây, theo eo biển Berring rồi tiến vào đất Canada.
Ông ODP tủm tỉm cười mà không nói gì. Bà cụ B.95 nghe đến đây thấy thích qúa bèn bảo anh H.O. kể nữa. Anh H.O. được thế liền nói tiếp ngay. Rằng theo lập luận của Bác ODP thì đoàn Da Đỏ này chính là người Việt cổ. Chứng cớ nhiều lắm. Cứ xem nét mặt người Da Đỏ mà coi, họ không có nét người Tàu, người Nhât, người Cao Ly mà có nét VN rõ ràng. Khi múa hát thì họ đội mũ lông chim, mà tổ tiên VN ta ngày xưa cũng nhảy múa hát và cũng đội mũ lông chim y như họ, việc này có khắc trên mặt các trống đồng rõ ràng. Ngoài ra, ngày xưa người Da Đỏ nói tiếng Việt Nam. Sử kể rằng thế kỷ 16, năm 1535 khi ông Tây Jacques Cartier là người da trắng đầu tiên đến thám hiểm đất này, ông gặp một nhóm người Da Đỏ thì ông lên tiếng hỏi. Vì ngôn ngữ bất đồng, người Da Đỏ nghe ông nói thì đoán có lẽ ông hỏi về nơi họ cư trú nên người Da Đỏ vừa chỉ vào các túp lều vừa nói : Kanata ! Ông Cartier nghĩ rằng người Da Đỏ trả lời câu hỏi của ông về tên giải đất này. Kanata tức là tên mảnh đất này. Nhưng tai của ông Cartier nghễnh ngãng, thay vì viết là Kanata thì ông ghi vào bản đồ tên mảnh đất này là Canada.
Nói đến đây xong thì anh H.O. cười hề hề. Ngày trước cháu nghe bác ODP giải thích rằng tiếng Kanata mà người Da Đỏ đã trả lời ông Cartier là tiếng VN, Kanata là ‘Cái Nhà Ta’, vì họ vừa chỉ tay vài trại lều vừa nói Kanata mà. Kết luận : Kanata = Canada = Cái nhà ta.
Nghe anh H.O. nói xong, chẳng riêng gì bà cụ B.85 mà cả làng tôi đã ầm lên tiếng cười. Chị Ba Biên Hòa vừa cười vừa nói : sao anh không nói tiếp về danh xưng Toronto của thành phố thân yêu này nữa đi. Hình như bác ODP ngày xưa bảo Toronto là tiếng Da Đỏ, Toronto là tiếng VN, là ‘ Tổ Rồng To’. Chính vì là tổ rồng nên Toronto đã thu hút hơn 50.000 người Việt đến lập cư tại đây.
Hôm nay Chị Ba Biên Hòa nổi hứng. Chị thấy bà con vui với ngày quốc khánh Canada nên chị kể sang chuyện thời sự. Rằng suốt tháng Sáu vừa qua trời mưa tầm tã đã làm miền Calagry thuộc bang Alberta bị ngập lụt, thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể. Thủ hiến Alberta tuyên bố Calgary cần ít nhất 10 năm nữa mới phục hồi được nếp cũ. Mà các cụ phương xa có biết Calgary ở đâu không cơ? Thưa nó ở miền tây, ngay phía trên tiểu bang Montana của Hoa Kỳ. Việc ngập lụt này vừa do trời mưa nhiều qúa, vừa do nước sông dâng lên. Có rất nhiều con sông lớn chảy qua Calgary, một trong những con sông này có tên là Red River. Nói đến đây rồi Chị Ba cười ròn rã : Bà con thấy chưa, tên con sông Red River này là do người Da Đỏ đặt ngày xưa. Người Da Đỏ có gốc VN, họ ra đi từ miền Bắc VN là nơi có Sông Hồng Hà. Họ nhớ con sông này nên họ đi đến Canada khi thấy con sông này nước đỏ lờ lờ bèn đặt tên ngay cho nó là Sông Hồng, tiếng Anh dịch ra là Red River.
Dân làng tôi bò lăn ra cười. Không ngờ bữa nay Chị Ba Biên Hòa lại phụ họa mạnh mẽ luận thuyết của Ông ODP rằng người Da Đỏ ở Bắc Mỹ có gốc VN. Thấy Cụ B.95 có vẻ tin lời vợ mình như chết thì anh John lên tiếng : Không phải chỉ ở Calgary nơi vừa bị ngập lụt mới có sông Hồng Hà Red River. Thực ra nhìn vào bản đồ Canada và Hoa Kỳ người ta thấy có tất cả 7 nơi có con sông mang tên Red River.
Chị Ba Biên Hòa trả lời ngay : Lời anh vừa nói càng củng cố mạnh mẽ cho luận thuyết tên con sông Red River là do người Da Đỏ đặt cho. Cứ nơi nào người Da Đỏ đặt chân tới mà thấy con sông nào nước phù sa đỏ lờ lờ là đặt tên ngay cho nó cái tên Red River.
Chuyện nước Canada, chuyện người Da Đỏ và chuyện làng tôi còn dài lắm, để ngày nào mát trời tôi sẽ kể tiếp. Bây giờ xin mời các cụ cùng làng tôi ăn tiệc mừng ngày quốc khánh. Tiệc này tổ chức tại nhà anh John và Chị Ba Biên Hòa. Đầu bếp bữa nay không phải là ông bà chủ nhà. Họ đã nhờ một đầu bếp thượng thặng đứng nấu. Các cụ đã biết ai chưa và ông ta nấu món gì chưa? Thưa, đó chính là ông ODP. Ông này nhiều tài lắm, ngày xưa cầm quân đã hay, ngày nay văn chương chữ nghĩa đầy mình và nấu ăn ngon còn hay hơn nữa.
Ông ODP bảo hôm nay là lễ quốc khánh Canada, người Canada đâu có ăn món rau muống luộc với cà ghém chấm mắm tôm, họ ăn thịt bò bí tết chứ, cho nên bữa nay ông làm cho cả làng ăn món này. Ông đã chọn những miếng thịt bò thật tươi và thật mềm, ông ướp với tiêu với muối trước bữa ăn mấy tiếng đồng hồ. Khi cả làng đã ngồi vào bàn, đã ăn xong món xúp măng cua khai vị thì ông mới bắt đầu ra tay. Món này phải ăn nóng. Tôi được ông chọn làm phụ tá. Ông dùng cái chảo gang to, chảo gang nha bà con. Ông mở lửa lớn. Khi chảo đã thật nóng, ông rưới chút dầu ăn. Khi dầu ăn nóng bốc thành khói thì ông cho miếng thịt bí tết vào, ông lấy tay ấn miếng thịt xuống cho thật đều, chừng 3 phút thì ông mới lật miếng thịt. Ông vừa lật thịt vừa bảo tôi : Cái bí quyết là ở chỗ này, phải để yên miếng thịt ít là 3 phút rồi mới lật. Lật xong chừng một phút thì ông rưới bơ, món bơ ông đã dun cho nó thành nước. Chừng một phút sau thì ông lật lại miếng thịt, để thêm nửa phút rồi gắp ra đĩa. Chan chút nước bơ còn đọng trên chảo vào miếng thịt này. Thế là xong. Đĩa bí tết nóng sốt được bưng lên cho từng người. Ông xin mọi ngườì cho thêm chút nước mắm rồi cắt ăn với rau sà lách, cà chua, dưa leo. Đừng ăn thêm bánh mì nha bà con, hãy ăn bí tết nước mắm với cơm. Cơm đi với bí tết nước mắm ngon nhức răng luôn. Và mời các cụ nhâm nhi một ly rượu vang đỏ. Các cụ sẽ thấy bữa ăn này là bữa ở nhà hàng trên thiên đàng.
Cụ già B.95 tuy móm mém mà cũng xơi gần hết miếng bí tết. Còn thừa một chút cụ gói lại. Cu bảo cụ đem về nhà cho thằng cháu nội của cụ, cho nó nếm món bí tết đặc biệt của bác ODP.
Cả làng đã ăn một bữa ‘cơm tây’ ngon hết sức vậy đó. Ai cũng ăn đắm say quên cả nói chuyện. Mãi sau, sang phần tráng miệng và uống trà thì dân làng mới nói tiếp những chuyện bỏ dở lúc nãy.
Thực ra không phải chuyện bỏ dở lúc nãy mà chuyện bỏ dở từ lần trước, chuyện sợ vợ ấy mà. Anh John xin được mở đầu. Rằng đề tài các ông chồng sợ vợ là chuyện phổ biến khắp nơi, không phải bây giờ mà có từ ngày xưa. Tôi không rành chuyện sợ vợ ở Á châu, tôi chỉ biết vài chuyện sợ vợ nổi tiếng ở Âu Châu.
Cả làng gật gù xin anh kể cho nghe.
Anh John kể ngay.
Người thứ nhất là một danh nhân vĩ đại : Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Người hành hạ ông là bà vợ Mary Told. Ông lấy vợ năm 1842 lúc ông 33 tuổi, còn vợ ông mới 23. Sở dĩ ông bị vợ ăn hiếp có lẽ vì vợ có cái bệnh tự tôn thái qúa. Cô Mary không những xinh đẹp, trẻ trung mà còn có gốc danh gia vọng tộc, bố cô là thống đốc ngân hàng, cô học trường cao cấp, thông minh, luôn ăn diện thời trang quý phái. Còn ông Lincoln là con trai một gia đình nghèo khó, cả bố lẫn mẹ đều mù chữ. Vì ông có ý chí sắt đá nên mới tiến lên được điạ vị vĩ đại như vậy và mới lấy được cô. Bà vợ Mary này có cái bệnh kỳ quái là thích nhục mạ chồng trước mặt đám đông. Bà chê và nhạo báng ông đủ điều. Về đới công, Tổng thống Lincoln lẫy lừng bao nhiêu thì về đời tư, Lincon khốn khổ vì vợ bấy nhiêu!
Người thứ hai cũng là một danh nhân bất hủ : Lev Tolstoi, nhà văn bá tước xứ Nga. Ban đầu hai người yêu nhau rồi lấy nhau, cuộc hôn nhân thật là lý tưởng. Nhưng về sau, vì vấn đề tiền bạc mà hai vợ chồng bất đồng không hàn gắn nổi. Lý do : ông nhà văn nổi tiếng có đại tâm. Vì thấy những bất công trong xã hội Nga càng ngày càng lớn, qúa sức chịu đựng của ông, ông thấy sự giàu có của mình là một tội lỗi, ông đã từ bỏ của cải, không nhận tiền tác quyền. Việc này làm bà vợ giận dữ. Hai vợ chồng luôn luôn cãi nhau, bà vợ mạt sát ông thậm tệ. Gia đình thơ mộng ngày xưa bây giờ là địa ngục, qúa sức chịu đựng của ông. Một ngày mùa đông trời đầy tuyết, ông bỏ nhà ra đi, rồi 11 ngày sau người ta tìm thấy xác ông ở một nhà ga. Ước nguyện cuối đời của ông là không muốn nhìn thấy mặt vợ nữa!
Người thứ ba sợ vợ nổi tiếng không phải là người Mỹ, không phải là người Nga, không phải là chính khách, không phải là nhà văn, mà là một triết gia người Hy lạp, sống cách đây 2400 năm, người đã khai sáng ra nền triết học ở Âu Châu : Đó là triết gia Socrates. Vợ ông rất trẻ. Socrates nổi tiếng về triết học bao nhiêu thì cũng nổi tiếng, tiếng xấu, là bị vợ hành hạ bạc đãi lớn bấy nhiêu. Bà này không dành cho chồng một chút danh dự nào dù trước mặt bạn bè. Có lần ông đang họp bạn, ông bị bà chửi bới nặng lời rồi hất cả một xô nước vào mặt ông. Socrates bình tĩnh bảo bạn : Trời hết sấm sét thì đến cơn mưa. Socrates nói một câu danh tiếng : các bạn trẻ, hãy cứ lấy vợ, Nếu bạn lấy được người vợ hiền thì bạn là người hạnh phúc, nếu bạn lấy phải người dữ thì bạn sẽ trở thành một triết gia.
Nói đến đây xong thì anh John nhìn phe liền ông trong làng tức các nhà quân tử đang ở bàn ăn rồi cười hà hà : Tôi thấy hình như các đại trượng phu có mặt ở đây ai cũng có dáng các triết gia. Cả làng ồ lên cười. Chị Ba Biên Hòa bảo chồng : Tôi thấy anh chả bao giờ là triết gia cả!
Anh John thấy mình đã kể 3 chuyện về mấy vĩ nhân sợ vợ và bị vợ ăn hiếp nên cho là đủ rồi. Anh liền xin Cụ Chánh tiên chỉ làng cho ý kiến. Cụ Chánh lên tiếng ngay : Tôi thấy trong 3 chuyện anh kể thì không có chuyện nào liên hệ tới việc ông chồng có bồ bịch hay vợ bé khiến bà vợ trở thành hung dữ cả. Chắc chuyện này ngày xưa không có mà chỉ ngày nay mới có.
Bà cụ B.95 nghe đến đây liền gật gù góp ý kiến : Cụ Chánh nói đúng, hình như ngày xưa việc gia đình tan nát không phải vì ông chồng chồng có vợ bé, mà đa phần là chuyện tiền bạc, chuyện tính xấu. Ngày nay thì đa phần là do các ông chồng lăng nhăng, Mấy cô Huế cũng gật gù đồng ý ngay như vậy. Cô Tôn Nữ còn nói thêm : Cháu không hiểu được tại sao nhiều ông chồng có vợ rất xinh đẹp và toàn hảo mà vẫn đi lăng nhăng.
Anh H.O. liền giơ tay xin nói : Cháu vừa đọc được một chuyện, thoạt nghe thì như chuyện tiếu lâm, nghe xong ngẫm nghĩ thì thấy cũng có lý. Chuyện không mặn chút nào mà ngẫm nghĩ thì thấy có vị mặn. Nếu cả làng cho phép thì cháu xin kể,
Các cụ biết tính làng tôi rồi, chuyện tiếu lâm thì phải mặn mới hay chứ chuyện lạt thì thà không nghe còn hơn. Phe các bà thì mê nhất chuyện mặn, nghe xong trong bụng bà nào cũng thích lắm mà ngoài miệng bao giờ bà nào cũng thốt lên ‘đồ quỷ!’. Chị Ba Biên Hòa nói ngay : Chú cứ kể, nhưng chỗ nào mặn qúa thì chú phải cho nó lạt đi nha.
Anh H.O. xin vâng lời Chị Ba và kể : Rằng có một ông giám đốc kia, học rộng tài cao, vợ đẹp con khôn. Ông có một anh tài xế lâu năm. Ông qúy anh tài xế này lắm. Anh này vừa khôn ngoan vừa kín miệng. Bữa kia thấy ông chủ rỗi rãi thảnh thơi và vui vẻ, anh liền có ý nói một điều mà lâu nay chưa dám nói. Ông chủ thông mình biết ý nên ông hỏi :
- Hình như chú có một điều gì muốn nói mà chưa dám nói, phải không?
Anh tài xế trẻ liền trả lời là đúng. Anh thưa rằng anh không có chuyện thiên hạ, mà chỉ có chuyện gia đình của ông chủ. Vì anh yêu mến gia đình ông chủ nên nếu ông chủ cho phép thì anh mới dám nói. Ông chủ gật đầu : Chú lái xe cho tôi bao năm, có nhiều chuyện chỉ có chú với tôi biết, vợ con tôi có được biết đâu. Tôi tin chú như thế, vậy chú không phải rào đón gì cả, chú thấy điều gì cần nói thì chú cứ nói, chỉ mình tôi với chú biết mà thôi.
Anh tài xế nghe xong lời ông chủ, bèn an tâm rồi kể :
- Con thấy ông chủ có mọi điều hạnh phúc, nhà cao cửa rộng, tiền bạc danh vọng, vợ đẹp con khôn. Riêng bà chủ con thấy bà trẻ, đẹp và dễ thương như vậy, tại sao ông chủ còn có thêm phòng 2, phòng 3?
Ông chủ nghe xong, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói : Việc này ta sẽ trả lời chú sau. Bây giờ đã đến giớ ăn trưa, chú cho ta biết chú thích món gì nhất ta sẽ đãi chú để thưởng cho chú đã hỏi ta một câu thông minh. Chú tài xế ngẫm nghĩ một lúc rồi đáp : Con thích món xôi lạp xưởng nhất. Ông chủ gật đầu rồi bảo chú lái xe tới hiệu bán xôi lạp xưởng ngon nhất phố. Ông mua cho chú một đĩa lớn. Anh tài xế sung sướng vô cùng. Chưa bao giờ anh được ăn một bữa trưa ngon và no nê như vậy. Đến giờ tan sở ban chiều, trên đường về, ông chủ cũng bảo anh tài xế lái xe đến tiệm xôi và mua cho anh một đĩa xôi lạp xưởng to tổ chảng như bữa trưa. Anh tài xế lạy tạ ông chủ và lãnh đĩa xôi lần thứ hai. Sáng hôm sau, trước khi đến sở, ông chủ cũng bảo anh tài xế đưa đến hiệu xôi, và ông cũng mua cho anh một đĩa xôi lạp xưởng lớn như hôm qua. Anh tài xế lãnh đĩa xôi mà nét mặt không còn vui sướng nữa. Đến trưa, ông chủ cũng bảo anh tài xế lái xe đến mua xôi. Anh tài xế liền chắp tay lạy ông chủ : Thưa ông, con đã ăn 3 bữa liền, nay con không còn thèm khát xôi lạp xưởng một chút nào, xin ông chủ tha cho con.
Ông chủ liền cười hì hì : Bây giờ chú đã hiểu tại sao ta có thêm phòng 2, phòng 3 chưa?
Nghe đến đây thì Cụ Chánh ngăn lại, không cho anh H.O kể tiếp. Cụ bảo cứ theo câu chuyện anh kể thì việc có thêm vợ bé, phòng 2 phòng 3 là việc cần thiết, phải không? Không đúng vậy. Đó là chuyện lăng nhăng của những người có máu dê. Gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới an lạc. Ông chồng mà lăng nhăng, bà vợ mà lăng nhăng thì gia đình không bao giờ hạnh phúc cả, xã hội loạn ngay. Tôi còn nhớ chuyện Cha Paolo kể về thành phố Sôđôma trong Kinh Thánh. Thành phố này nổi tiếng về sự dâm đãng nên đã bị Chúa kết án. Thôi, ta không bàn chuyện ăn xôi lạp xưởng nữa. Anh John đâu, xin anh nói chuyện lễ quốc khánh Canada. Ngoài việc có các tầu buồm đến hồ Toronto, còn chuyện gì vui nữa không ?
Việc này đúng ý anh John. Anh xin tiếp lới cụ Chánh ngay. Rằng ngày quốc khánh ,ngoài việc chào cờ, diễn hành, yến tiệc và đốt pháo bông, các nhà thờ Canada còn có một thói quen rất đáng yêu là trưng bày quốc kỳ Canada bên bàn thờ và sau giờ lễ, tất cả giáo dân cùng đứng lên hát quốc ca. Hát xong thì mọi người vỗ tay, rồi bắt tay nhau, nói cười vui vẻ. Lời quốc ca rất phấn khởi, nó kích thích lòng yêu nước. Các cụ biết lời quốc ca Canada chứ. Hùng dũng lắm :… Nào anh em chúng ta đứng lên bảo vệ miền đất Canada này / O Canada, we stand on guard for thee... Thưa cả làng, bữa nay tôi có đĩa nhạc quốc ca sẵn đây, nhân danh chủ nhà, tôi xin cả làng lắng nghe nha. Như đã có ý từ trước, anh mở nhạc. Và tự động không ai bảo ai, cả làng đứng lên, tay phải đặt lên trái tim. Giây phút bất ngờ nhưng cảm động qúa. Các cụ phương xa có biết bài quốc ca của Canada không? Nó có gốc từ năm 1829, xuất phát từ nhóm cư dân gốc Pháp ở Québec, tên bài ca lúc ấy là ‘Sol Canadien! Terre Chérie’, rồi về sau đổi ra ‘ O Canada! Mon Pays! Mes Amours! Từ miền nói tiếng Pháp bài ca đã lan rộng ra khắp nước. Bài ca hiện nay tên là O Canada!, có hai lời Anh văn và Pháp văn.
Điều làm tôi ngạc nhiên và cảm động là tuy Cu Chánh đã gần 90 mà cụ đứng hát quốc ca hết sức nghiêm chỉnh. Cụ thuộc hết bài quốc ca. Hát xong, bỏ tay xuống xong thì cụ nói tiếp bài diễn văn lúc nãy đang bỏ dở : Tôi yêu đất nước này qúa. Tôi nhớ ngày từ trại tỵ nạn sang tới đây, Cha Paolo và phái đoàn nhà thờ của Cha ra đón chúng tôi tận sân bay, chính Cha Paolo đã ôm hôn tôi và nói : Xin chào mừng cụ tới đất nước thanh bình này, xin cụ nhận đất nước này làm quê hương. Chúng tôi được biết cụ không cùng tôn giáo với chúng tôi, xin cụ cứ giữ đạo của cụ, chúng tôi bảo trợ cụ là vì chúng tôi tin chúng ta là anh em với nhau, cùng là con Đức Chúa Trời.
Tôi ghi nhớ mãi những lời chí tình cảm động này.
Có lần tôi thưa chuyện với Cha Paolo về vấn đề tôn giáo. Tôi nói thế này: Người VN chúng tôi không gọi Đức Chúa của Cha bằng tên dài là Đức Chúa Trời mà gọi ngài bằng tên ngắn là Trời. Danh xưng này đưọc dùng luôn luôn. Người VN ai cũng nói : Trời mưa, trời nắng, lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống, trời sinh trời dưỡng, trời sinh voi trời sinh cỏ, không có trời ai ở với ai…
Cha Paolo nghe xong thì tỏ ra sung sướng và vui qúa chừng.
Lần khác cha Paolo hỏi tôi có yêu mến Canada không. Tôi trả lời : không những tôi mà mọi người trong gia đình tôi và các bạn bè tôi đều yêu mến đất nước này. Người Canada đối xử với chúng tôi như anh em ruột thịt, trong khi ở VN, bọn cộng sản VC, những người mà chúng tôi đã từng gọi là đồng bào, họ đã dùng súng đạn của ngoại bang, đã cướp đất cướp nhà, tước đoạt tự do của chúng tôi. Chúng tôi xin chọn nơi này làm quê hương thứ hai. Canada không chỉ là mảnh đất tạm dung mà là tổ quốc thứ hai, quê hương thứ hai, bây giờ và mãi mãi.
Chi Ba Biên Hòa liền thưa với cụ Chánh : Sao cụ không nói thêm Canada chính thực là ‘ Cái Nhà Ta’ của mọi người ? Nói với cụ Chánh xong thì Chị Ba quay ra nói với cả làng : Tôi theo anh John về Canada trước ngày 30.4. 1975. Tôi thuộc giáo xứ của Cha Paolo, tôi ở trong ban bảo trợ thuyền nhân VN. Chính tôi là người thông dịch cho Cha Paolo và phái đoàn nhà thờ ở sân bay. Khi Cụ Chánh nghe tôi thông dịch xong lời Cha Paolo, cụ òa lên khóc. Đời tôi chưa hề thấy một cụ già nào khóc nghẹn ngào như thế bao giờ.
TRÀ LŨ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bông Súng Ngày Hạ
Tấn Đạt
21:13 11/07/2013
Ảnh của Tấn Đạt
Ta về Đồng Tháp quê ta,
Để xem bông súng nở hoa trên đồng.
(Ca dao)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 05/07 - 11/07/2013 - Đức Thánh Cha tố cáo làn sóng toàn cầu hóa sự thờ ơ
VietCatholic Network
15:46 11/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngày 9 tháng 7, tại phòng báo chí Tòa Thánh, Tòa Ân Giải Tối Cao đã công bố sắc lệnh sau:
Cùng với các mục đích thiêng liêng của Năm Đức Tin do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 ấn định, Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn các bạn trẻ có thể kín múc được những thành quả thánh hóa như mong ước từ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013 sẽ được cử hành từ ngày 22 đến 29-7 tới đây tại Rio de Janeiro với chủ đề “Các con hãy đi và làm cho mọi dân nước trở thành môn đệ” (Xc Mt 28,19). Trong buổi tiếp kiến ngày 3-6 vừa qua dành cho Đức Hồng Y Chánh Tòa Ân giải là người ký tên dưới đây, Đức Thánh Cha đã bày tỏ tâm hồn từ mẫu của Giáo Hội, kín múc từ Kho tàng ân phúc của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, của Đức Trinh Nữ Maria và của tất cả các thánh, và đã chấp thuận cho các bạn trẻ và tất cả các tín hữu được chuẩn bị thích đáng, có thể được hơn ơn toàn xá như sau:
1. Ơn toàn xá có thể ban mỗi ngày một lần cho những tín hữu thành tâm thống hối, sốt sắng tham dự các buổi lễ và các việc đạo đức được cử hành tại Rio de Janeiro; ơn này được ban theo những điều kiện thường lệ - như xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha- và cũng có thể chỉ cho các linh hồn đã qua đời.
Những tín hữu bị ngăn trở vì lý do chính đáng không đến được tận nơi, cũng có thể được hưởng ơn toàn xá, miễn là - tuân theo các điều kiện thiêng liêng thường lệ, chịu bí tích và cầu nguyện, với lòng tuân phục con thảo đối với Đức Thánh Cha, - họ hiệp ý tham dự các buổi lễ phụng vụ trong những ngày đã định, nghĩa là họ theo dõi các buổi lễ ấy và các việc đạo đức được trực tiếp truyền đi qua truyền hình và truyền thanh, hoặc qua các phương tiện truyền thông xã hội mới mẻ, luôn luôn với lòng sùng mộ phải có.
2. Ơn xá bán phần được ban cho các tín hữu, bất kỳ họ ở nơi nào trong thời kỳ Những Ngày Quốc tế giới trẻ nói trên, mỗi khi họ dâng lên Thiên Chúa những lời khẩn nguyện sốt sắng và ít là với tâm hồn thống hối, và kết thúc với kinh nguyện chính thức của Ngày Quốc Tế giới trẻ, và sốt sắng khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Brazil, dưới tước hiệu “Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội Aparecida”, và kêu cầu các vị Thánh Bổn Mạng và các vị Chuyển Cầu của Ngày Quốc Tế giới trẻ, để khích lệ các bạn trẻ củng cố đức tin và sống đời thánh thiện.
Tiếp đến để các tín hữu có thể dễ dàng tham gia các hồng ân thiêng liêng ấy, các Linh Mục có năng quyền hợp pháp để giải tội, với lòng mau mắn và quảng đại, hãy sẵn sàng giải tội và đề nghị cho các tín hữu những kinh nguyện công khai, để cầu cho Ngày Quốc Tế giới trẻ được thành tựu tốt đẹp.
Sắc lệnh có giá trị cho dịp này, bất chấp những gì trái ngược.
Ban hành tại Roma tại trụ sở Tòa Ân Giải tối cao ngày 24-6 năm 2013, lễ trọng kính thánh Gioan Tẩy Giả.
Ký tên: Hồng Y Manuel Monteiro de Castro
Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao
Giám chức Krzysztof Nykiel
Phó Chánh Tòa
2. Đức Giáo Hoàng nói với các chủng sinh, và các dự tập: theo Chúa Giêsu không phải là một lựa chọn bán thời gian
Hôm 6 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp hàng ngàn chủng sinh và các dự tập đang tập trung tại Rôma tham dự Đại Hội Đời Sống Thánh Hiến trong Năm Đức Tin. Trong bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng đã nói rất trực tiếp. Ngài nhắc nhở rằng ơn gọi của Thiên Chúa không phải là một lựa chọn tạm thời hoặc bán thời gian bất chấp những cám dỗ của thế giới hiện đại.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
"Trở thành một linh mục, tu sĩ hay nữ tu, không phải là một sự lựa chọn chúng ta thực hiện hoàn toàn bằng bản thân mình. Tôi không tin tưởng một chủng sinh, hay một dự tập nói với tôi rằng: "Con đã chọn con đường này." Tôi không thích điều này! Điều đó không đúng. Câu trả lời của chúng ta được kích hoạt bởi một lời mời gọi tình yêu. Đó là một cái gì đó bạn cảm thấy bên trong. Cái gì đó làm chúng ta không yên. Để đáp trả, bạn trả lời: "Vâng."
Hơn 6.000 chủng sinh và dự tập đã tham gia vào buổi gặp gỡ. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở họ rằng con đường theo Thiên Chúa không nhắm đến vấn đề của cải vật chất, nhưng là ân sủng bên trong.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
"Khi bạn nhìn thấy một chủng sinh, một linh mục, một nữ tu, hay một dự tập buồn bã với một khuôn mặt dài thườn thượt, bạn có cảm giác là cuộc sống của họ đã đóng lại bởi một cánh cửa nặng nề. Điều này làm cho bạn ngừng lại. Lòng bạn chùng xuống. Có cái gì đó sai! Xin vui lòng ... hỡi các nữ tu, các linh mục với một khuôn mặt buồn rười rượi. Chớ bao giờ! Vì niềm vui thực sự đến từ Chúa Giêsu! "
Sẽ có những thử thách ở phiá trước, Đức Giáo Hoàng nói, nhưng đó là lúc họ phải nhìn sâu vào nội tâm và truyền đi niềm vui đến từ việc rao giảng Tin Mừng. Ngài cũng nói với họ, họ không nên dự phần vào một nền văn hóa tin đồn.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
"Điều phổ biến là sự ghen tuông, ghen tị, nói xấu về nhau. Chỉ trích cấp trên không phải là chuyện cổ điển. Điều này rất là phổ biến. Thậm chí tôi cảm thấy đã mắc vào cái bẫy này. Tôi đã tham gia vào nó, nhiều lần. Tôi xấu hổ khi nói về điều đó. Tôi rất xấu hổ! Điều đó không đúng. "
Vì vậy, câu trả lời nằm trong việc xây dựng tình huynh đệ. Trình bày suy tư trên một đoạn Kinh Thánh, Đức Giáo Hoàng nói rằng mặc dù người ta dù có thể chỉ có một, hoặc hai, người bạn thật sự, họ cũng được mời gọi để xây dựng một tình huynh đệ với tất cả mọi người.
3. Thánh Lễ Đức Giáo Hoàng với các chủng sinh và nữ tu: Hãy loan báo niềm vui cho thế giới
Cuộc hành hương kéo dài bốn ngày của hơn 6.000 chủng sinh và dự tập đã đạt đến cao điểm là một Thánh lễ đặc biệt do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành tại Đền thờ Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha đề cập với những người đang trong một cuộc hành trình ơn gọi bằng cách nhấn mạnh một thực tế là tuổi trẻ của họ là một kho báu tuyệt vời cho sứ vụ của họ trong Giáo Hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
"Các con đại diện cho giới trẻ của Giáo Hội! Nếu Giáo Hội là Hiền Thê của Chúa Kitô, các con trong một nghĩa nào đó đại diện cho thời điểm hứa hôn, cho mùa xuân của ơn gọi, mùa của sự khám phá, đánh giá, hình thành. Và đó là một mùa rất đẹp, trong đó đặt những nền móng cho tương lai. Cảm ơn các con đã đến! "
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng mục tiêu thực sự của những người thánh hiến phải là loan báo niềm vui và sự thanh thản cho thế giới. Điều này, theo Đức Giáo Hoàng, phải là kết quả tự nhiên khi ta đã cảm nghiệm được niềm an ủi và sự dịu dàng của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
"Đôi khi tôi nhìn thấy những người thánh hiến lại đi sợ sự an ủi của Thiên Chúa. Những người nghèo bị gặm nhắm bởi nỗi buồn, vì họ sợ sự dịu dàng của Thiên Chúa. Nhưng đừng sợ! Đừng sợ, Chúa là Thiên Chúa an ủi, là Chúa của sự dịu dàng. Thiên Chúa là Cha chúng ta, và Ngài phán rằng ngài sẽ cư xử với chúng ta như một người mẹ với đứa con của mình, với sự dịu dàng. Đừng bao giờ sợ sự an ủi của Thiên Chúa! "
Ở cuối bài giảng, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thanh bần, vì Chúa Giêsu sai các môn đệ của mình đến với thế giới không có "túi tiền, không bao bị, giày dép." Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô trao phó những dự tập và các chủng sinh cho sự chuyển cầu của Đức Mẹ.
4. Buổi công bố Thông Điệp Lumen Fidei
Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố thông điệp đầu tiên của mình mang tên "Lumen fidei", hay "ánh sáng đức tin." Tài liệu này được bắt đầu bởi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 khi ngài còn tại vị và sau đó được tiếp nối bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Kết quả là một văn bản kết hợp thần học và các vấn đề hiện tại mang dấu ấn của cả hai vị Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả mọi người hãy để cho đức tin chiếu rọi ánh sáng trên cuộc đời họ. Ngài cũng nói rằng "đức tin không phải là một điều ngạo nghễ, nhưng đó là sự tăng cường mối liên kết giữa con người với nhau nhằm phục vụ cụ thể cho công lý và hòa bình. "
Tổng Trưởng của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Tổng Giám Mục Gerhard Ludwig Müller, là người chịu trách nhiệm chính trong việc trình bày thông điệp.
Ngài nói:
"Thông điệp này muốn tái khẳng định một thực tế, đó là đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô là một giá trị cơ bản cho nhân loại và là điều 'tốt cho tất cả mọi người, vì lợi ích chung': 'nó không chỉ chiếu rọi ánh sáng trên Giáo Hội, cũng không phải chỉ hữu ích trong việc xây dựng một kinh thành vĩnh cửu bên kia thế giới, nhưng đức tin cũng giúp chúng ta xây dựng chính các xã hội đương đại của chúng ta, để chúng ta có thể hướng tới một tương lai đầy hy vọng ".
Văn bản gồm các định nghĩa đa dạng của đức tin. Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng đức tin được sinh ra từ một cuộc gặp gỡ đặc biệt và đức tin có nghĩa là "tin tưởng vào một tình yêu luôn luôn mở rộng vòng tay tha thứ, hỗ trợ và định hướng đời người."
Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng các ví dụ lấy từ cuộc sống hàng ngày để giải thích suy tư thần học của ngài. Ví dụ, ngài nói rằng lời hứa của tình yêu đích thực giữa một người nam và một người nữ là chung cuộc trọn đời và trong nhiều khía cạnh nó nhắc nhớ chúng ta những đặc tính của chính đức tin.
Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng, Bộ Giám Mục
"Một trụ cột vẫn còn thiếu trong bộ ba các nhân đức đối thần của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Chúa quan phòng muốn rằng trụ cột thiếu sót này sẽ là một hồng ân từ Đức Giáo Hoàng danh dự và vị kế nhiệm ngài và là một biểu tượng của sự hiệp nhất. Khi kế tục và hoàn thành công việc đã được bắt đầu bởi người tiền nhiệm của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một chứng tá cho sự hiệp nhất của đức tin. Ánh sáng đức tin được truyền từ một vị giáo hoàng đến một vị giáo hoàng khác như một cây gậy trong một cuộc chạy tiếp sức. "
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa nói thêm:
"Cũng nên biết rằng để chuẩn bị cho Năm Đức Tin, chúng tôi đã liên tục yêu cầu Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết một thông điệp về đức tin cách nào đó sẽ là một phần tiếp theo của bộ ba ngài đã bắt đầu với Deus Caritas Est nói về tình yêu, và Spe Salvi về hy vọng. Đức Giáo Hoàng đã không chắc chắn có thể gánh vác gánh nặng này. Tuy nhiên, sự kiên trì của chúng tôi cuối cùng đã thắng và Giáo hoàng Benedict XVI đã quyết định ngài sẽ viết nó và công bố vào cuối năm của Đức Tin. Nhưng lịch sử đã quyết định khác. "
Thông điệp chứa các chủ đề quen thuộc trong dòng suy nghĩ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, chẳng hạn như đức tin cũng có nghĩa là lý trí và rằng chính đức tin "không phải là một phạm trù riêng tư cũng không phải là ý kiến cá nhân", vì "đức tin không chứa đựng chân lý thì chẳng cứu rỗi được ai." Tài liệu này cũng trích dẫn một số tác giả yêu thích của Giáo hoàng Benedict, chẳng hạn như Nietszche, TS Elliot và Dostoievski.
Thông điệp đầu tiên của một vị Giáo Hoàng thường là chìa khóa để hiểu triều Giáo Hoàng của ngài. Trong trường hợp này, điều quan trọng cần lưu ý là thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô là một văn bản đầy đủ của sự lạc quan và hy vọng.
5. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa đằng sau thông điệp đầu tiên của mình, trong khi đọc kinh Truyền Tin
Trong kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và sau Thánh lễ đặc biệt với các chủng sinh và dự tập, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trình bày suy tư của ngài về vai trò của các linh mục như là những người kế vị của các môn đệ, và là những người đã được Chúa Giêsu gửi đến thế giới như các nhà truyền giáo và các nhân chứng Tin Mừng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
"Ngài đã lập tức hình thành một cộng đồng các môn đệ, cũng là một cộng đồng truyền giáo. Ngay từ đầu, Ngài huấn luyện họ cho sứ mạng truyền giáo. Tuy nhiên, hãy coi chừng! Mục đích không phải là để xã giao, hay để dành nhiều thời gian với nhau - không, mục đích là để rao giảng Nước Thiên Chúa, và điều này là cấp bách! Không có thời gian để lãng phí trong các cuộc nói chuyện to nhỏ, không cần phải chờ đợi sự đồng ý của tất cả - chỉ có một điều cần thiết là bước ra và công bố Tin Mừng.”
Sau khi cầu nguyện với Đức Mẹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã trình bày đôi nét về nguồn gốc của thông điệp "Lumen Fidei", Ánh sáng Đức Tin được công bố hôm thứ Sáu 5 tháng 7.
Đức Thánh Cha nói:
"Như anh chị em đã biết, hai ngày trước đây thông điệp về đức tin, “Lumen Fidei," Ánh sáng Đức Tin" đã được công bố. Để chuẩn bị cho Năm Đức Tin, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bắt đầu viết thông điệp này, tiếp theo sau các thông điệp về bác ái và hy vọng. Tôi tiếp tục dự án này và đã hoàn thành nó. Với niềm hân hoan, tôi gởi thông điệp này đến với dân Chúa. Thực ra, đặc biệt là lúc này đây, chúng ta cần phải đi sâu vào các yếu tố cần thiết của đức tin Kitô giáo, để làm sâu sắc hơn, và để đo lường các vấn đề hiện tại về đức tin. Nhưng tôi nghĩ rằng thông điệp này, ít là một phần, cũng có thể là hữu ích cho những người đang tìm kiếm Thiên Chúa và ý nghĩa của cuộc sống. "
Ở cuối bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng cũng dành ra một thời gian để chào đón tất cả các khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô, đặc biệt là những người đang chuẩn bị để đến Brazil tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013.
6. Đức Thánh Cha đến Lampedusa để bày tỏ sự bất bình của ngài trước cái chết của bảy người nhập cư bất hợp pháp
Hôm thứ Hai 7 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến bán đảo Lampedusa để bày tỏ sự bất bình của ngài trước cái chết của bảy người nhập cư bất hợp pháp đã thiệt mạng vào giữa tháng Sáu tại Địa Trung Hải. Theo báo cáo, trong khi chơi vơi giữa đại dương, họ cố bám vào những lưới đánh cá để sống sót, nhưng những ngư dân chủ sở hữu của những lưới này, đã cắt chúng và để mặc cho những người nhập cư bị sóng cuốn trôi.
Lúc 8h sáng, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay quân sự Ciampino của Roma. Sau 1h15 phút bay trên không phận Italia, máy bay đáp xuống sân bay Lampedusa lúc 09:15. Ra đón Đức Thánh Cha có Đức Tổng Giám Mục Francesco Montenegro Agrigento và ông Giuseppina Nicolini, thị trưởng thành phố Lampedusa.
Đức Thánh Cha đã đi bằng xe hơi đến cảng Cala Pisana, tại đó ngài lên một con tàu để đến Lampedusa bằng đường biển. Các ngư dân trong vùng đã tháp tùng Đức Thánh Cha trên những chiếc thuyền của họ, và cùng đọc kinh cầu cho các linh hồn trong khi Đức Thánh Cha ném hoa xuống biển để tưởng nhớ những người thiệt mạng trong vụ đắm tàu. Sau 15 phút trên biển, Đức Thánh Cha đến cảng Punta Favarolo, nơi có những trại dành cho những người nhập cư bất hợp pháp. Họ chào đón ngài tại ngay bến tàu.
Cùng với những người chào đón ngài, Đức Thánh Cha đi đến Salina là một sân vận động trong khu vực để cử hành thánh lễ lúc 10h sáng. Sau khi kết thúc thánh lễ Đức Thánh Cha đã lên xe hơi đến thăm giáo xứ San Gerlando. Lúc 11h30 ngài đã gặp gỡ anh chị em giáo dân, khích lệ họ đối xử tử tế với những người di dân bất hợp pháp. Ngài rời giáo xứ lúc 12h30 và trở lại sân bay Lampedusa bằng xe hơi. Lúc 12:45 máy bay của Đức Thánh Cha khởi hành trở lại Rôma.
Máy bay đã hạ cánh xuống sân bay Ciampino lúc 1:45. Đức Thánh Cha đã dùng trực thăng trở về Vatican để tiếp tục ngay các công việc trong ngày của ngài.
7. Thánh lễ trên đảo Lampedusa: Đừng chiều theo “làn sóng toàn cầu hóa sự thờ ơ”
Trong thánh lễ trước 10,000 người, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ tố giác sự dửng dưng đối với số phận những người tị nạn, những thuyền nhân chết trên biển cả và những kẻ lợi dụng sự nghèo đói của người khác để làm giàu.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong thánh lễ tưởng niệm những thuyền nhân bỏ mình trên biển cả trên đường đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha nói ngài muốn thức tỉnh lương tâm của nhiều người trên thế giới, tất cả mọi người, đặc biệt là các giới hữu trách, về thảm trạng người di dân và tị nạn, và về nguy cơ “toàn cầu hóa sự thờ ơ”.
Đây cũng là chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của Đức Thánh Cha ở Italia, ngoài Roma. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm tại Lampedusa.
Trong bài giảng thánh lễ, dựa vào bài đọc sách Sáng Thế trong đó Chúa hỏi Cain, kẻ đã giết em mình là Abel: Ngươi ở đâu? Máu em ngươi ở đâu!
”Những người di dân chết trên biển, từ những con thuyền lẽ ra là một con đường hy vọng đã trở thành một con đường chết chóc. Đó là tựa đề trong các báo chí! Cách đây vài tuần khi tôi nghe tin này, một tin rất tiếc là đã bao nhiêu lần xảy ra, tôi liên tục nghĩ đến điều ấy như một cái gai trong con tim gây ra bao đau khổ. Và khi ấy tôi cảm thấy mình phải đến đây để cầu nguyện, để thi hành cử chỉ gần gũi, nhưng cũng để thức tỉnh lương tâm chúng ta để điều đã xảy ra khỏi tái diễn nữa. Xin làm ơn, đừng để tái diễn nữa!
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chúa hỏi: “Em của ngươi ở đâu?”, tiếng máu của em ngươi đã kêu thấu tới Ta, Chúa nói. Đây không phải là một câu hỏi được gửi tới những người khác, nhưng là câu hỏi được gửi tới tôi, tới bạn, cho mỗi người trong chúng ta. Những người anh chị em chúng ta đang tìm cách ra khỏi những tình cảnh khó khăn để tìm được một chút thanh thản và an bình; họ tìm một chỗ tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ, nhưng họ đã tìm thấy cái chết. Bao nhiêu lần những người tìm kiếm điều ấy đã không tìm được sự cảm thông, tiếp đón, không tìm được liên đới! Và tiếng kêu khóc của họ vọng lên tới Thiên Chúa!
Ngài nói tiếp:
"Chúng ta nhìn thấy một người, trên bờ vực của cái chết, nằm trên đường phố và chúng ta nghĩ "tội nghiệp quá". Tuy nhiên, chúng ta tiếp tục với công việc hàng ngày của chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng: Đó không phải là trách nhiệm của tôi ... và chúng ta cảm thấy hợp lý. Ai đã khóc cho những người bị mất mạng trên một con thuyền? cho các bà mẹ trẻ đi chung với con cái của họ? cho những người đàn ông, đang tìm kiếm phương tiện để hỗ trợ gia đình của mình? Chúng ta là một xã hội mà đã hết biết rơi nước mắt, trước những trạng huống đau khổ trong bối cảnh toàn cầu hóa sự thờ ơ."
Đức Giáo Hoàng mặc áo tím của mình, mầu của sám hối. Ngài xin Chúa tha thứ sự thờ ơ đang thống trị vấn đề xã hội.
Đức Thánh Cha nói:
"Lạy Chúa, chúng ta cầu xin sự tha thứ cho những người đặt định ra những thứ pháp luật đã tạo ra những tình huống bi đát, đã dẫn đến những bi kịch. Hãy tha thứ cho chúng con. Lạy Chúa, ngày hôm nay chúng con cũng nghe được những câu hỏi của Chúa: 'Adam ngươi ở đâu?”, “Máu em ngươi ở đâu?”.
8. Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón người Hồi giáo nhân khởi đầu tháng Ramadan
Trong chuyến thăm đảo Lampedusa, Đức Thánh Cha đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất của mình đến những người Hồi giáo đang bắt đầu tháng chay Ramadan. Đức Giáo Hoàng chào đón họ với từ 'o'scià', là một cụm từ địa phương có nghĩa là "người anh em" và được sử dụng bởi người dân địa phương như một lời chào thân thiện.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
"Tôi cũng gởi lời chào đến những người nhập cư Hồi giáo mà tối nay sẽ bắt đầu tháng Chay Ramadan, mà tôi tin tưởng sẽ mang lại kết quả tinh thần phong phú. Giáo Hội ở bên cạnh các bạn khi bạn tìm kiếm một cuộc sống xứng đáng hơn cho mình và gia đình của bạn. Với tất cả các bạn xin chào: o'scià "
9. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tưởng nhớ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp đón một phái đoàn viên chức, gia đình và bạn bè của Tôi tớ Thiên Chúa, Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vị Hồng Y anh dũng người Việt Nam đã trải qua 13 năm tù đày tại quê hương yêu dấu của ngài trước khi đến Roma đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình. Phái đoàn đang thăm viếng Roma trong bối cảnh của việc kết thúc chính thức giai đoạn giáo phận trong vụ án phong thánh Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Đức Thánh Cha tưởng nhớ Đức Hồng Y như là một “chứng nhân của niềm hy vọng” mà sự khiêm hạ và tinh thần linh mục đã đánh động vô vàn cuộc sống.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
Anh em đáng kính,
Anh chị em thân mến,
Tôi sung sướng được gặp gỡ anh chị em và gởi lời chào thân ái. Tôi thân tình chào thăm Đức Hồng Y Peter Turkson, và cám ơn về những lời nói của ngài. Tôi chào đón tất cả anh chị em đến từ khắp nơi trên thế giới nhân dịp kết thúc giai đoạn giáo phận của vụ án phong thánh Tôi tớ Chúa Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Các bạn thân mến, niềm vui của các bạn là của tôi! Cảm tạ Thiên Chúa!
Chúng ta cũng cám ơm tất cả những ai đã dấn thân trong việc phục vụ này vì vinh danh Thiên Chúa và Vương quốc của Ngài: Cáo thỉnh viên vụ án, Dr. Waldery Hilgeman và các đồng sự, Toà án giáo phận và Văn phòng có thẩm quyền của giáo phận, Ủy ban lịch sử và Hội đồng Giáo hoàng Công lý và hoà bình nơi ký ức về Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, chứng nhân của niềm hy vọng, vẫn còn sống động, và – còn hơn là một ký ức – là một sự hiện diện tinh thần vẫn tiếp tục ban phúc lành.
Quả thực, có nhiều người có thể làm chứng rằng họ đã được khai trí khi gặp gỡ Tôi tớ Chúa Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời của ngài. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng danh tiếng về sự thánh thiện của ngài đã lan rộng chính nhờ chứng tá của biết bao người đã gặp ngài và gìn giữ trong lòng nụ cười dịu hiền của ngài và sự vĩ đại của tâm hồn ngài.
Nhiều người được biết ngài qua các tác phẩm của ngài, đơn sơ và sâu sắc, biểu lộ tinh thần linh mục của ngài, gắn bó mật thiết với Đấng đã kêu gọi ngài trở nên một thừa tác viên về lòng thương xót và tình yêu của Người.
Biết bao nhiêu người đã viết ra để kể lại những ân huệ đã nhận lãnh và những dấu chỉ được gán cho sự cầu bàu của Tôi tớ Chúa Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Chúng ta cám ơn Chúa vì người anh em đáng kính này, người con của phương đông, người đã kết thúc hành trình trần thế trong sự phục vụ Đấng Kế vị thánh Phêrô.
Chúng ta phó thác sự tiếp tục vụ án này cho lời chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria, cùng với tất cả các vụ án khác đang tiến hành. Nguyện xin Đức Bà giúp chúng ta thể hiện trong cuộc sống mỗi ngày một hơn về vẻ đẹp và niềm vui của sự kết hiệp với Đức Kitô.
Tôi thân ái ban phúc lành cho tất cả anh chị em và những người thân yêu của anh chị em.
10. Hai vị Giáo Hoàng cùng hiện diện trong lễ làm phép tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae tại vườn Vatican
Sáng thứ Sáu 5 tháng 7, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tham dự cùng Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ làm phép tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae tại vườn Vatican, đồng thời dâng hiến thành Vatican dưới sự bảo vệ của vị Tổng lãnh thiên thần .
Trong buổi lễ Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý những vị hiện diện về cách thức Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bảo vệ dân Thiên Chúa khỏi kẻ thù tinh quái số một là ma quỷ. Ngài nói cả khi ma quỷ cố gắng làm biến dạng khuôn mặt của Tổng lãnh thiên thần và do đó bộ mặt của nhân loại, Tổng lãnh thiên thần thắng trận, bởi vì Thiên Chúa hành động trong ngài.
Đức Thánh Cha nói:
"Trong Vườn Vatican có một số tác phẩm nghệ thuật. Nhưng tác phẩm mới được thêm vào này, có tầm quan trọng đặc biệt, vì vị trí của nó cũng như ý nghĩa mà nó thể hiện. Trong thực tế, buổi lễ này không chỉ là một tiệc mừng nhưng còn là một lời mời gọi suy tư và cầu nguyện, rất phù hợp với bối cảnh Năm Đức Tin. Micae có nghĩa là "Đấng giống như Thiên Chúa" - là nhà vô địch về tính tối thượng của Thiên Chúa, về sự siêu việt và quyền năng của Ngài. Tổng lãnh thiên thần đấu tranh để khôi phục lại công lý thánh thiêng và bảo vệ dân Thiên Chúa khỏi chước ba thù của mình, trước hết là kẻ thù vô cùng quỷ quyệt, ấy là ma quỷ.
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Khi dâng hiến thành Vatican cho Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, tôi khẩn cầu ngài bảo vệ chúng ta khỏi ma quỷ và đánh bại nó.
Chúng ta cũng dâng hiến thành Vatican cho Thánh Giuse, người giám hộ của Chúa Giêsu, người giám hộ của Thánh Gia. Xin cho sự hiện diện của ngài làm cho chúng ta nên mạnh mẽ và can đảm hơn trong việc tạo ra không gian cho Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta, và luôn đánh bại sự dữ bằng sự thiện. Chúng ta xin Ngài bảo vệ, chăm sóc chúng ta, để một đời sống ân sủng phát triển mạnh mẽ trong mỗi người chúng ta hàng ngày. "
11. Chính thức công bố sắc lệnh phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII
Trưa thứ Sáu 5 tháng 7, cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức phê chuẩn việc công nhận phép lạ thứ Hai của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Trong thời gian ngắn sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ triệu tập một công nghị Hồng Y để ấn định ngày lễ Phong Thánh cho vị Giáo Hoàng người Ba Lan.
Về trường hợp của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII, cha Federico Lombardi nói:
“Con đường phong thánh cho Đức Gioan XXIII đã mở ra, nhưng một sắc lệnh công nhận phép lạ chưa được chuẩn y bởi Đức Thánh Cha. Bộ Phong Thánh đã trình bày trường hợp này lên Đức Thánh Cha theo một cách thế theo đó việc phong thánh có thể xảy ra mà không cần đến phép lạ thứ hai”.
Cha Federico Lombardi cũng đã trình bày một vài sắc lệnh phong Chân Phước cho
- Tôi tớ Chúa là Đức Cha Alvaro del Portillo(1914-1994), người Tây Ban Nha, Giám Mục giáo hạt tòng nhân Opus Dei
- Tôi Tớ Chúa Speranze di Gesù(1893-1983), người Tây Ban Nha, đấng sáng lập dòng các Nữ Tỳ Tình yêu thương xót và dòng các Nam Tử Tình Yêu Thương Xót.
Bên cạnh đó có 5 sắc lệnh nhìn nhận các cuộc tử đạo của nhiều vị Tôi Tớ Chúa trong thời nội chiến 1936-1939 ở Tây Ban Nha: gồm co
- Tôi Tớ Chúa Jose Guardiet y Pujol, người Tây Ban Nha, linh mục triều; sinh năm 1879 và bị giết vì đức tin ngày 3/8/ 1936;
- Tôi Tớ Chúa Mauricio Iniguez de Heredia, Người Tây Ban Nha, và 23 bạn tử đạo bị giết vì đức tin từ 1936 đến 1937;
- Tôi Tớ Chúa Fortunato Velasco Tobar, Người Tây Ban Nha, và 13 bạn tử đạo bị giết vì đức tin từ 1934 đến 1936;
- Tôi Tớ Chúa Maria Asuncion (nhủ danh Juliana Gonzalez Trujillano), người Tây Ban Nha và 2 bạn tử đạo bị giết vì đức tin năm 1936.
Ngoài ra còn có 5 sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 5 vị Tôi tớ Chúa.
- Tôi tớ Chúa Nicola D'Onofrio(1943-1964), người Ý linh mục dòng Camêlô,;
- Tôi tớ Chúa Bernard Philippe (1895-1978), người Pháp (còn gọi là Jean Fromental Cayroche), đấng sáng lập Hermanas Guadalupanas de La Salle,;
- Tôi tớ Chúa Maria Isabel da Santissima Trinidade, Portuguese (1889-1962), (nhủ danh Maria Isabel Picao Caldeira viuda de Carneiro), đấng sáng lập dòng Đức Bà Vô Nhiễm.
- Tôi tớ Chúa Maria del Carmen Rendiles Martinez(1903-1977), người Venezuela, đấng sáng lập dòng Nữ Tì Chúa Giêsu;
- Tôi tớ Chúa Giuseppe Lazzati(1909-1986), người Ý, dòng Ba.
12. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Thủ tướng Ý Enrico Letta
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Thủ tướng Ý Enrico Letta tại Vatican. Hai nhà lãnh đạo đã nói về lao động trẻ em ở Ý và châu Âu, vai trò các tổ chức Công Giáo tại Ý và chính trị quốc tế.
Bầu không khí tại cuộc họp có vẻ rất thoải mái. Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho thấy khiếu hài hước của ngài trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ Italia và phu nhân.
-Chúng con có ba đứa con, 9, 7 và 5 tuổi. Chúng tất cả rất say mê bóng đá.
-À, đó là một điều tốt!
Đức Giáo Hoàng thậm chí còn nói đùa khi ngài tiếp một linh mục đang làm việc tại Đại sứ quán Ý cạnh Tòa Thánh.
- Con tên là cha Marco, cố vấn về Giáo Hội của Đại sứ quán Ý.
-Oh, như thế thì đó là một tòa đại sứ giáo sĩ! Chúng ta nên tăng cường sự hiện diện của giáo dân ở đó!
Thủ tướng Chính phủ đã tặng Đức Giáo Hoàng một cuốn sách về thế kỷ 16. Đức Thánh Cha Phanxicô tặng cho ông Letta một cây bút có khắc hình Tòa Thánh.
-Đây, cái này tặng cho anh ... để anh sử dụng khi ký các nghị định!
- Lạy Chúa tôi! Những nghị định đó phải nghiêm trọng lắm á!
Tháng Tư năm ngoái, Enrico Letta đã được chọn làm Thủ tướng Chính phủ của Tổng thống Ý Giorgio Napolitano. Việc bổ nhiệm diễn ra sau khi không có một đảng chính trị nào có thể để đạt được đa số trong các cuộc bầu cử vừa qua tại Ý.
13. Tân Thị trưởng Rôma đi xe đạp đến Vatican ra mắt Đức Giáo Hoàng
Tân Thị trưởng Rôma, Ignazio Marino được nhiều người ngưỡng mộ vì thói quen dùng xe đạp đi làm. Đức Thánh Cha đã ghi nhận điều đó trong cuộc họp chính thức đầu tiên với ngài.
-Anh đi xe đạp tới đây phải không? Bravo! Tốt lắm.
-Mẹ con nói với con là con không thể đi gặp Đức Giáo Hoàng bằng xe đạp, kỳ lắm.
-Nhưng tất nhiên là được!
-Con nói với bà là đi gặp Đức Giáo Hoàng này, thì con có thể làm như thế.
-Tôi thích lắm!
Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với tân thị trưởng, Đức Giáo Hoàng yêu cầu ông, làm thế nào để thành phố có thể giúp sinh viên trẻ với kinh phí hạn chế, có thể hoàn thành việc học tập của họ.
Thị trưởng đã đi cùng với con gái và người mẹ già 91 tuổi của mình. Bà mẹ vị tân thị trưởng tỏ ra xúc động mạnh. Bà đã không dám nghĩ là một vị Giáo Hoàng lại ưu ái dìu bà đi ở cuối buổi họp.
Vào cuối cuộc họp, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với thị trưởng, ngài sẽ đến thăm tòa thị chính Rôma, được gọi là Campidoglio.
-Tôi sẽ đi đến Campidoglio.
14. Các phong trào bảo vệ môi sinh bày tỏ bất mãn với chính quyền Brazil vì trả tự do quá sớm cho người đã giết nữ tu Dorothy Stang
Tay súng người Brazil đã bị kết án vì tội giết chết một nữ tu người Mỹ vào năm 2005 đã được ra tù sau khi phục vụ chưa tới một phần ba của bản án.
Nữ tu Dorothy Stang Mae, người Mỹ, sinh năm 1931 tại Dayton, thuộc tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ là thành viên của Dòng các Nữ tu Đức Mẹ Namur. Chị bị sát hại ngày 12 tháng 2 năm 2005 tại Anapu, một thành phố thuộc bang Pará, trong lưu vực sông Amazon của Brazil. Chị Dorothy Stang là tiếng nói bất khuất trong những nỗ lực bênh vực cho người nghèo và môi trường. Trước khi bị giết, chị đã thường xuyên nhận được những lời đe dọa từ những kẻ khai thác gỗ và các chủ đồn điền trong vùng.
Vụ án có lẽ đã bị chìm xuồng nếu Tòa Án Liên Quốc Gia của Hoa Kỳ tại Washington DC không can thiệp. 4 người bị tình nghi dính líu vào vụ sát hại nữ tu Dorothy Stang đã bị dẫn độ sang Hoa Kỳ. Ngày 10 tháng 12 năm 2005, Rayfran das Neves Sales, kẻ bắn chết chị Dorothy Stang đã bị kết án 28 năm tù. Y khiếu nại trước một tòa án Brazil tại Bélem và bị kết án 27 năm.
Tuy nhiên, hôm thứ Năm 4 tháng 7, Rayfran das Neves Sales đã được trả tự do chỉ sau chưa đầy 7 năm ngồi tù.
Điều đáng nói đó là Vitalmiro Moura, một chủ trại giàu có, người đã ra lệnh cho Rayfran das Neves Sales bắn chết sơ Dorothy Stang thì vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật vì những phiên tòa xét xử Vitalmiro Moura luôn bị dời lại vô thời hạn. Công lý vẫn chỉ đứng về phía những kẻ giầu có.
15. Đức Thánh Cha bày tỏ lòng đau buồn trước tai nạn tại Lac-Megantic
Nửa đêm ngày thứ Sáu, rạng sáng ngày thứ Bẩy, một đám cháy nhỏ đã xảy ra trên một toa hành lý của đoàn tàu của công ty đường sắt Montreal, Maine and Atlantic đang đậu tại ga Nantes, một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Quebec, Canada. Đoàn tàu này gồm 5 toa hàng hóa và 72 xe bồn chứa tổng cộng 100,000 lít dầu thô.
Lính cứu hỏa đã nhanh chóng dập tắt được ngọn lửa. Tuy nhiên, hệ thống thắng hơi của đoàn tàu bị hư hỏng hay đã không được cài lên để giữ con tàu đứng yên tại vị trí này.
Lúc 12:56 sáng con tàu không người lái lao xuống con dốc, tăng tốc dần và cuối cùng đâm vào thành phố Lac-Megantic nổ tung làm thiệt mạng 15 người. 40 người đến nay mất tích. Những đám cháy và các vụ nổ đã thiêu hủy 30 tòa nhà, 2000 người đã phải di tản.
Trong điện văn do Đức Hồng Y Tarciso Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký ngày 9 tháng 7, Đức Thánh Cha đã chia buồn với các nạn nhân và gia đình của họ.
Điện văn viết như sau:
"Khi biết tin về tai hoạ bi thảm ở Lac-Mégantic do đoàn tàu trật đường ray, với nhiều nạn nhân trong số đó một số đông vẫn còn mất tích, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiệp thông qua lời cầu nguyện trước sự đau khổ của các gia đình đang đau buồn, và ngài trao phó các nạn nhân cho lòng thương xót của Thiên Chúa, xin Chúa chào đón họ vào ánh sáng của Ngài. Ngài bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của mình với những người bị thương và gia đình họ, với các nhân viên cấp cứu, và tất cả những người xung quanh, xin Chúa nâng đỡ và an ủi họ trong lúc khó khăn này . Như một dấu chỉ của sự an ủi, Đức Thánh Cha ban phép lành tông tòa cho tất cả mọi người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này. "
16. Thánh lễ Công Giáo đầu tiên tại nhà thờ kính ở Garden Grove thuộc Quận Cam
Lúc 5h chiều ngày Chúa Nhật 30 tháng Sáu, Mục Sư Robert A. Schuller, người đã từng lãnh đạo hội thánh Tin Lành Crystal Cathedral Ministries cho đến năm 2008, đã chủ sự buổi thờ phượng cuối cùng tại Crystal Cathedral mà người Việt Nam trong vùng thường gọi là nhà thờ kính.
Mục Sư Robert A. Schuller là con của mục sư Robert Harold Schuller, người đã có công xây dựng ngôi nhà thờ này trên đường Lewis, trong khu Garden Grove thuộc Quận Cam. Ngôi nhà thờ nhìn xa như một tấm kính phản chiếu khổng lồ đã được kiến trúc sư Philip Johnson hoàn thành vào năm 1981 với sức chứa 2736 chỗ ngồi.
Trong buổi thờ phượng cuối cùng này, các tín hữu Tin Lành đã rưng rưng nước mắt theo dõi bài giảng của mục sư Bobby Schuller, là con của mục sư Robert A. Schuller, tức là cháu nội của mục sư Robert Harold Schuller.
Công trình ba đời từ đời ông đến đời cháu của các mục sư nhà Schuller đã kết thúc với phán quyết của Tòa Phá Sản Quận Cam hôm 17 tháng 11 năm 2011 bán lại ngôi nhà thờ cho giáo phận Orange, California với giá 57.5 triệu Mỹ Kim.
Sau buổi thờ phượng cuối cùng này thì các tín hữu Tin Lành sẽ dời về một ngôi nhà thờ gần đó cũng trên đường Lewis là nhà thờ St. Callistus, mà người Việt gọi là nhà thờ Tam Biên do linh mục nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên làm chính xứ.
Để tránh cảnh kẻ khóc người cười, trước đó một ngày, hôm thứ Bẩy 29 tháng Sáu, hơn 3000 anh chị em giáo dân thuộc cộng đoàn Tam Biên nay dời về địa điểm mới này đã cử hành thánh lễ Công Giáo đầu tiên tại đây với niềm hân hoan lộ rõ trên khuôn mặt mọi người. Nói với tờ Los Angeles Times, linh mục nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên nói: “Đây thật là một hồng ân của Thiên Chúa”.
Ngôi nhà thờ này từ nay được gọi là The Christ Cathedral tức là Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô. Một số các công trình cải tạo nội thất sẽ được thực hiện để bên trong có cấu trúc của một ngôi nhà thờ Công Giáo. Dự kiến mọi việc sẽ kết thúc vào năm 2015.
17. Tôn vinh các Thánh Tử Đạo, qua các đường phố của thành phố Vatican
Hôm Chúa Nhật 7 tháng 7, tại Vatican đã diễn ra một lễ kỷ niệm đặc biệt cho các vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội là những người đã chết trong các thế kỷ đầu tiên sau Chúa Giáng Sinh vào thời kỳ khi việc thực hành Kitô giáo bị cấm trên toàn đế quốc La Mã.
Một số các vị thánh nổi tiếng nhất trong truyền thống Công Giáo, như Thánh Phêrô, đã tử đạo tại Rôma, thành phố với những di tích của các hang toại đạo.
Ông Reginaldo LUCIOLI, chỉ huy ban nhạc Vatican nói
"Các vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo thường được gọi là Protomartyrs. Ngay bên cạnh chúng tôi đây đã từng một thời là "khu vườn" của Nero, nơi Thánh Phêrô bị đóng đinh ngược theo thỉnh cầu của chính ngài. Bên cạnh đó, tại Rôma này cũng có những cuộc tử đạo khác, chẳng hạn như những vị bị sư tử ăn thịt sống tại Coliseum và những nơi khác. "
Các cử hành kính nhớ các vị tử đạo tiên khởi tại La Mã đã bắt đầu với một Thánh lễ đặc biệt do Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi chủ sự, vào cuối tháng Sáu với sự tham dự của dàn hợp xướng của Giáo Phận Rôma. Hiện diện trong buổi lễ cũng có các vị đại diện của nhiều dòng tu và các tu hội đời.
Tuy nhiên, đỉnh cao của các buổi cử hành là một cuộc diễu hành đi xuyên qua những khu vườn và ngõ hẻm của thành phố Vatican, với ban nhạc diễu hành truyền thống của Vatican.
Ông Reginaldo LUCIOLI nói tiếp:
"Một điều thực sự đáng xúc động là mỗi năm ban nhạc đều rước qua mặt tiền nơi cư trú của Đức Giáo Hoàng. Năm nay đó là tại Casa Santa Marta. Trước mặt tiền của nhà trọ này, ban nhạc sẽ chơi bài truyền thống "ba chiếc nhẫn", mà ban nhạc Giáo Hoàng luôn luôn trình tấu trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng. "
Đoàn rước đi dọc theo chu vi của Đền thờ Thánh Phêrô. Sau đó di chuyển đến khu vườn Vatican và dừng lại tại nhà thờ Teutonic ngay phía sau nơi cư trú hiện tại của Đức Giáo Hoàng.