Phụng Vụ - Mục Vụ
Người Samarita nhân hậu
Lm. Jude Siciliano, OP
06:14 12/07/2013
Chúa Nhật XV THƯỜNG NIÊN -C-
Đệ nhị Luật 30: 10-14; Tvịnh 69; Côlôsê 1: 15-20; Luca 10: 25-37
Câu chuyện về người Samarita nhân hậu là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất trong Kinh thánh. Thậm chí những không đọc Kinh thánh cũng biết “người Samarita nhân hậu” là gì. Trong thế giới luật pháp có “luật người Samari nhân hậu,” luật này yêu cầu bảo vệ hợp pháp với những ai giúp đỡ chính đáng cho người khác khi người đó bị thương tích, đau yếu hoặc trong những tình cảnh hiểm nghèo. Luật người Samarita nhân hậu này nhằm khuyến khích người khác trợ giúp những ai lâm cảnh hoạn nạn.
Dụ ngôn về người Samarita nhân hậu được thuật lại do một người kể chuyện điêu luyện và câu chuyện có những nét đặc biệt của một “chuyện kể hay.” Một số đặc điểm của câu chuyện hay được chứng thực qua việc sử dụng sự tái diễn, việc chú ý đến chi tiết và một cụm từ được lặp đi lặp lại để tạo ra sức ảnh hưởng có ấn tượng. So với những yếu tố khác, thì những yếu tố này là nét đặc trưng của một dụ ngôn. Ví dụ, bên cạnh những nét đặc trưng gây ấn tượng và khung cảnh khắc nghiệt của câu chuyện, dụ ngôn còn có một cụm từ được lặp đi lặp lại, đó là một hiệu quả hùng hồn.
Chúng ta được nghe kể hai lần rằng cả hai vị kinh sư và Lêvi, khi thấy người đàn ông dở sống dở chết, đều “tránh sang một bên mà đi.” Thật là một cú sốc đối với những thính giả của Đức Giêsu! Hai nhân vật đạo đức, những vị mà người khác mong đợi sẽ dừng lại để cứu giúp, nhưng rồi lại đi qua. Không những thế, họ còn “tránh qua bên kia” mà đi, như thể hai vị này tỏ một thái độ lạnh nhạt giữa mình và nạn nhân đang đau khổ quằn quại kia. Vào thời Đức Giêsu, tất cả mọi người quá quen thuộc với những vụ hành hung xảy ra dọc đường từ Giêrusalem đến Giêrikhô. Vậy, dụ ngôn của Đức Giêsu kể về một trong nhiều nạn nhân dọc con đường nguy hiểm đó. Vì thế, những ai nghe câu chuyện trên đây đều có thể hiểu tại sao hai người lữ hành đơn độc kia lại vội vã khi đi qua nơi này, vì những kẻ tấn công có thể vẫn còn ẩn nấp đâu đó, và đang chờ thời cơ để ra tay với nạn nhân khác.
Chúng ta cũng nghe nhiều về những câu chuyện bi thảm của người gặp đau khổ. Truyền thông đã cho chúng ta biết nhiều về nỗi đau trên toàn thế giới, như hậu quả của những cơn bão, lụt lội và cháy rừng, điển hình là nạn cháy rừng vừa xảy ra tại tiểu bang Arizona – Mỹ, cướp đi sinh mạng của 19 lính cứu hỏa. Chúng ta còn nghe nhiều câu chuyện đau thương khác xảy ra, không chỉ vì thiên tai, mà còn hậu quả từ những kẻ tàn bạo giáng xuống cho người khác. Con đường từ Giêrusalem đến Giêrikhô có nhiều đau khổ, như nội chiến, những xung đột diễn ra khắp nơi trên thế giới; tình trạng bất ổn ở Aicập; những vụ ném bom bên đường ở Afghanistan; các cuộc tấn công tự sát ở Iraq; và chúng ta không thể quên được nỗi kinh hoàng trong quá khứ về cuộc tàn sát và thủ tiêu của người Khơme đỏ đã gây ra cho hơn 1 triệu người Campuchia.
Quá nhiều nỗi kinh hoàng gợi lên trong tâm trí chúng ta những câu hỏi: Con người với nhau sao lại để cho những đau thương này xảy ra? Những người nhân hậu đâu cả rồi? Tại sao họ không kêu gào lên và ra tay hành động? Tại sao con người lại giữ thái độ thơ ơ lạnh nhạt với người khác như thế? Nên chăng phải để cho người ngoài cuộc không quá ngây ngô trong khi kẻ khác đang lâm vào cảnh thừa chết thiếu sống như vậy?
Mới đây Johanna Vos đã qua đời. Trong thời gian Chiến tranh thế giới II, bà và người chồng của mình là Art đã đánh cược mạng sống của mình khi cho những người hàng xóm Dothái trốn khỏi cơ quan mật vụ Đức quốc xã. Họ và những người khác có hành động anh hùng tương tự đều được biết đến như những “vị cứu tinh.” Những “vị cứu tinh” này là những con người bình thường, mà họ lại lấy sự mạo hiểm lớn lao để cứu các nạn nhân “bên đường.” Người ta ước tín khoảng 500.000 người Dothái được cứu sống nhờ những “vị cứu tinh” trong những ngày kinh hoàng đó.
Một cuộc nghiên cứu được thực hiện về những người như các “vị cứu tinh” này. Câu hỏi được đặt ra là: điều gì làm cho họ liều lĩnh như thế? 50 năm sau, khi được hỏi đến lý do tại sao liều lĩnh cứu người như vậy, thì Johanna và Art trả lời với một cung giọng hết sức bình thường rằng: “Chúng tôi không suy nghĩ gì về việc mình làm. Chúng tôi làm những việc mà bất cứ người nào cũng đều có thể làm.” Nhưng chẳng may, lịch sử lại không xác nhận về việc làm đó; lại có quá nhiều người vẫn còn là người bàng quang khi kẻ khác đang lâm vào cảnh nguy nan. Họ không dám băng qua bên kia đường để ra tay cứu giúp kẻ gặp nạn.
Cuộc nghiên cứu kết luận rằng: những vị cứu tinh đến từ tất cả mọi tầng lớp con người, họ là những người có giáo dục hay không có giáo dục, giàu hay nghèo, những người có niềm tin hay vô thần. (Đó là những thực trạng của người Samarita, những người Dothái bị trấn lột, và bên ngoài vỏ bọc của những người đạo đức tuân thủ luật pháp). Những vị cứu tinh là những người theo chủ nghĩa cá nhân; trong khi những người khác lại chạy theo nhu cầu của xã hội, họ không biết ngượng ngùng về những việc mà người khác mong đợi họ làm. (Gia đình, bạn bè và xã hội có thể gây ra áp lực và ngăn cản những hành động tốt.) Hơn nữa, nhiều vị cứu tinh có lịch sử về những việc làm tốt, như: thăm hỏi những người trong bệnh viện; sưu tầm sách báo cho sinh viên nghèo; chăm sóc những động vật đi lạc, v.v… Bản báo cáo về những vị cứu tinh cho hay rằng: “Họ đơn thuần là có thói quen làm việc tốt. Vì vậy, khi có một nhu cầu nảy sinh, họ thường xuyên đáp ứng.”
Những ai giúp đỡ cho người tuyệt vọng trong chiến tranh thì đều có ý thức về sự “phổ quát.” Họ không nhìn thấy những người Dothái như thể là người Dothái ưu tiên, nhưng nhìn thấy đó là con người. (Người Samarita trong câu chuyện không nhìn thấy người Dothái hay người Samarita bên vệ đường, nhưng đã nhìn thấy một người bị nạn.) Sau cùng, các cuộc phỏng vấn với những vị cứu tinh chứng tỏ họ tin rằng, ân sủng của lòng tốt sẽ qua đi; đó chính là bản tính tự nhiên trong mỗi con người, nhưng nó phải được trau dồi và nuôi dưỡng. (Điều này khuyến khích chúng ta phải nêu gương cho con cái về việc chăm sóc người khác, đặc biệt đối với những cá nhân nằm bên lề xã hội.)
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp
15th SUNDAY IN ORDINARY TIME -C-
Deuteronomy 30: 10-14; Psalm 69; Colossians 1: 15-20; Luke 10: 25-37
The story of the Good Samaritan is one of the best known in the Bible. Even people who don’t read the Bible know what a "good Samaritan" is. In the legal world there are the "good Samaritan laws," which offer legal protection to people who give reasonable assistance to those who are injured, ill or in perilous situations. These good Samaritan laws are meant to encourage people to offer assistance to those in need.
The parable of the good Samaritan was told by a master storyteller and has the qualities of a "story-well-told." Some of the marks of a good story are evidenced in its use of repetition, attention to detail and a phrase repeated for dramatic impact. These, among others, are the characteristics of the parable. For example, besides its dramatic features and stark setting, the parable has a phrase that is repeated – with powerful effect.
We are told twice that both the priest and Levite, upon seeing the battered man, "pass by on the opposite side." What a shock to Jesus’ listeners; two religious figures, whom they would expect to stop to give help, pass by. Not only that, but they pass by "on the opposite side" – as if to put distance between themselves and the suffering victim. In Jesus’ time people were all too familiar with incidents of violence happening along the road from Jerusalem to Jericho. So, Jesus’ parable tells about one more victim along that treacherous road. It’s possible then that those who heard the tale might understand why two solitary travelers would hurry by the place, because the attackers might still be lurking, waiting for another victim.
We have also heard many tragic stories of human suffering. The media makes us so aware of worldwide pain, the result of hurricanes, floods and forest fires – like the fire that just happened in Arizona and took the lives of 19 firefighters. We also hear stories of pain inflicted, not only by natural catastrophes, but as a result of the cruelty humans inflict on other humans – the roads from Jerusalem to Jericho are many: civil wars and conflicts around the world; unrest in Egypt; roadside bombings in Afghanistan; suicide attacks in Iraq; and let’s not forget the past horrors of the Holocaust and the slaughter by the Khmer Rouge of over 1 million Cambodians.
So many horrors stir up questions in our minds: How could people let these things happen? Where were the good people? Why didn’t they speak up and do something? Why do people keep a distance? Remain not-so-innocent bystanders while others are in dire need?
Recently Johanna Vos died. During the Second World War she and her husband Art risked their lives in Holland to hide Jewish neighbors from the Gestapo. They and others, who did similar heroic acts, were known as "rescuers." These "rescuers" were ordinary people who took great risks to save the victims "by the side of the road." It is estimated that 500,000 Jews were saved by "rescuers" during those terrible days.
A study was done of people like them. What made them take such risks? When Johanna and Art were asked, fifty years later, their response was quite ordinary-sounding, "We didn’t think about it. We did what any human being would do." But unfortunately history doesn’t bear that out; so many people have remained bystanders when others were in need. They wouldn’t cross over to the other side to offer help.
The study concluded: Rescuers come from all classes of people, educated and uneducated, rich and poor, believers and atheists. (That’s what Samaritans were, fallen-away Jews, outside the pale of the religious observant.) Rescuers were individualists; while other people followed demands of society, they weren’t constrained by what others expected them to do. (Family, friends and society can exert pressures and restrain good deeds.) In addition, many rescuers had a history of doing good deeds: visiting people in hospitals; collecting books for poor students; caring for stray animals, etc. The report about rescuers said, "They just got into the habit of doing good. So when a need arose, they habitually responded."
Đệ nhị Luật 30: 10-14; Tvịnh 69; Côlôsê 1: 15-20; Luca 10: 25-37
Câu chuyện về người Samarita nhân hậu là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất trong Kinh thánh. Thậm chí những không đọc Kinh thánh cũng biết “người Samarita nhân hậu” là gì. Trong thế giới luật pháp có “luật người Samari nhân hậu,” luật này yêu cầu bảo vệ hợp pháp với những ai giúp đỡ chính đáng cho người khác khi người đó bị thương tích, đau yếu hoặc trong những tình cảnh hiểm nghèo. Luật người Samarita nhân hậu này nhằm khuyến khích người khác trợ giúp những ai lâm cảnh hoạn nạn.
Dụ ngôn về người Samarita nhân hậu được thuật lại do một người kể chuyện điêu luyện và câu chuyện có những nét đặc biệt của một “chuyện kể hay.” Một số đặc điểm của câu chuyện hay được chứng thực qua việc sử dụng sự tái diễn, việc chú ý đến chi tiết và một cụm từ được lặp đi lặp lại để tạo ra sức ảnh hưởng có ấn tượng. So với những yếu tố khác, thì những yếu tố này là nét đặc trưng của một dụ ngôn. Ví dụ, bên cạnh những nét đặc trưng gây ấn tượng và khung cảnh khắc nghiệt của câu chuyện, dụ ngôn còn có một cụm từ được lặp đi lặp lại, đó là một hiệu quả hùng hồn.
Chúng ta được nghe kể hai lần rằng cả hai vị kinh sư và Lêvi, khi thấy người đàn ông dở sống dở chết, đều “tránh sang một bên mà đi.” Thật là một cú sốc đối với những thính giả của Đức Giêsu! Hai nhân vật đạo đức, những vị mà người khác mong đợi sẽ dừng lại để cứu giúp, nhưng rồi lại đi qua. Không những thế, họ còn “tránh qua bên kia” mà đi, như thể hai vị này tỏ một thái độ lạnh nhạt giữa mình và nạn nhân đang đau khổ quằn quại kia. Vào thời Đức Giêsu, tất cả mọi người quá quen thuộc với những vụ hành hung xảy ra dọc đường từ Giêrusalem đến Giêrikhô. Vậy, dụ ngôn của Đức Giêsu kể về một trong nhiều nạn nhân dọc con đường nguy hiểm đó. Vì thế, những ai nghe câu chuyện trên đây đều có thể hiểu tại sao hai người lữ hành đơn độc kia lại vội vã khi đi qua nơi này, vì những kẻ tấn công có thể vẫn còn ẩn nấp đâu đó, và đang chờ thời cơ để ra tay với nạn nhân khác.
Chúng ta cũng nghe nhiều về những câu chuyện bi thảm của người gặp đau khổ. Truyền thông đã cho chúng ta biết nhiều về nỗi đau trên toàn thế giới, như hậu quả của những cơn bão, lụt lội và cháy rừng, điển hình là nạn cháy rừng vừa xảy ra tại tiểu bang Arizona – Mỹ, cướp đi sinh mạng của 19 lính cứu hỏa. Chúng ta còn nghe nhiều câu chuyện đau thương khác xảy ra, không chỉ vì thiên tai, mà còn hậu quả từ những kẻ tàn bạo giáng xuống cho người khác. Con đường từ Giêrusalem đến Giêrikhô có nhiều đau khổ, như nội chiến, những xung đột diễn ra khắp nơi trên thế giới; tình trạng bất ổn ở Aicập; những vụ ném bom bên đường ở Afghanistan; các cuộc tấn công tự sát ở Iraq; và chúng ta không thể quên được nỗi kinh hoàng trong quá khứ về cuộc tàn sát và thủ tiêu của người Khơme đỏ đã gây ra cho hơn 1 triệu người Campuchia.
Quá nhiều nỗi kinh hoàng gợi lên trong tâm trí chúng ta những câu hỏi: Con người với nhau sao lại để cho những đau thương này xảy ra? Những người nhân hậu đâu cả rồi? Tại sao họ không kêu gào lên và ra tay hành động? Tại sao con người lại giữ thái độ thơ ơ lạnh nhạt với người khác như thế? Nên chăng phải để cho người ngoài cuộc không quá ngây ngô trong khi kẻ khác đang lâm vào cảnh thừa chết thiếu sống như vậy?
Mới đây Johanna Vos đã qua đời. Trong thời gian Chiến tranh thế giới II, bà và người chồng của mình là Art đã đánh cược mạng sống của mình khi cho những người hàng xóm Dothái trốn khỏi cơ quan mật vụ Đức quốc xã. Họ và những người khác có hành động anh hùng tương tự đều được biết đến như những “vị cứu tinh.” Những “vị cứu tinh” này là những con người bình thường, mà họ lại lấy sự mạo hiểm lớn lao để cứu các nạn nhân “bên đường.” Người ta ước tín khoảng 500.000 người Dothái được cứu sống nhờ những “vị cứu tinh” trong những ngày kinh hoàng đó.
Một cuộc nghiên cứu được thực hiện về những người như các “vị cứu tinh” này. Câu hỏi được đặt ra là: điều gì làm cho họ liều lĩnh như thế? 50 năm sau, khi được hỏi đến lý do tại sao liều lĩnh cứu người như vậy, thì Johanna và Art trả lời với một cung giọng hết sức bình thường rằng: “Chúng tôi không suy nghĩ gì về việc mình làm. Chúng tôi làm những việc mà bất cứ người nào cũng đều có thể làm.” Nhưng chẳng may, lịch sử lại không xác nhận về việc làm đó; lại có quá nhiều người vẫn còn là người bàng quang khi kẻ khác đang lâm vào cảnh nguy nan. Họ không dám băng qua bên kia đường để ra tay cứu giúp kẻ gặp nạn.
Cuộc nghiên cứu kết luận rằng: những vị cứu tinh đến từ tất cả mọi tầng lớp con người, họ là những người có giáo dục hay không có giáo dục, giàu hay nghèo, những người có niềm tin hay vô thần. (Đó là những thực trạng của người Samarita, những người Dothái bị trấn lột, và bên ngoài vỏ bọc của những người đạo đức tuân thủ luật pháp). Những vị cứu tinh là những người theo chủ nghĩa cá nhân; trong khi những người khác lại chạy theo nhu cầu của xã hội, họ không biết ngượng ngùng về những việc mà người khác mong đợi họ làm. (Gia đình, bạn bè và xã hội có thể gây ra áp lực và ngăn cản những hành động tốt.) Hơn nữa, nhiều vị cứu tinh có lịch sử về những việc làm tốt, như: thăm hỏi những người trong bệnh viện; sưu tầm sách báo cho sinh viên nghèo; chăm sóc những động vật đi lạc, v.v… Bản báo cáo về những vị cứu tinh cho hay rằng: “Họ đơn thuần là có thói quen làm việc tốt. Vì vậy, khi có một nhu cầu nảy sinh, họ thường xuyên đáp ứng.”
Những ai giúp đỡ cho người tuyệt vọng trong chiến tranh thì đều có ý thức về sự “phổ quát.” Họ không nhìn thấy những người Dothái như thể là người Dothái ưu tiên, nhưng nhìn thấy đó là con người. (Người Samarita trong câu chuyện không nhìn thấy người Dothái hay người Samarita bên vệ đường, nhưng đã nhìn thấy một người bị nạn.) Sau cùng, các cuộc phỏng vấn với những vị cứu tinh chứng tỏ họ tin rằng, ân sủng của lòng tốt sẽ qua đi; đó chính là bản tính tự nhiên trong mỗi con người, nhưng nó phải được trau dồi và nuôi dưỡng. (Điều này khuyến khích chúng ta phải nêu gương cho con cái về việc chăm sóc người khác, đặc biệt đối với những cá nhân nằm bên lề xã hội.)
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp
15th SUNDAY IN ORDINARY TIME -C-
Deuteronomy 30: 10-14; Psalm 69; Colossians 1: 15-20; Luke 10: 25-37
The story of the Good Samaritan is one of the best known in the Bible. Even people who don’t read the Bible know what a "good Samaritan" is. In the legal world there are the "good Samaritan laws," which offer legal protection to people who give reasonable assistance to those who are injured, ill or in perilous situations. These good Samaritan laws are meant to encourage people to offer assistance to those in need.
The parable of the good Samaritan was told by a master storyteller and has the qualities of a "story-well-told." Some of the marks of a good story are evidenced in its use of repetition, attention to detail and a phrase repeated for dramatic impact. These, among others, are the characteristics of the parable. For example, besides its dramatic features and stark setting, the parable has a phrase that is repeated – with powerful effect.
We are told twice that both the priest and Levite, upon seeing the battered man, "pass by on the opposite side." What a shock to Jesus’ listeners; two religious figures, whom they would expect to stop to give help, pass by. Not only that, but they pass by "on the opposite side" – as if to put distance between themselves and the suffering victim. In Jesus’ time people were all too familiar with incidents of violence happening along the road from Jerusalem to Jericho. So, Jesus’ parable tells about one more victim along that treacherous road. It’s possible then that those who heard the tale might understand why two solitary travelers would hurry by the place, because the attackers might still be lurking, waiting for another victim.
We have also heard many tragic stories of human suffering. The media makes us so aware of worldwide pain, the result of hurricanes, floods and forest fires – like the fire that just happened in Arizona and took the lives of 19 firefighters. We also hear stories of pain inflicted, not only by natural catastrophes, but as a result of the cruelty humans inflict on other humans – the roads from Jerusalem to Jericho are many: civil wars and conflicts around the world; unrest in Egypt; roadside bombings in Afghanistan; suicide attacks in Iraq; and let’s not forget the past horrors of the Holocaust and the slaughter by the Khmer Rouge of over 1 million Cambodians.
So many horrors stir up questions in our minds: How could people let these things happen? Where were the good people? Why didn’t they speak up and do something? Why do people keep a distance? Remain not-so-innocent bystanders while others are in dire need?
Recently Johanna Vos died. During the Second World War she and her husband Art risked their lives in Holland to hide Jewish neighbors from the Gestapo. They and others, who did similar heroic acts, were known as "rescuers." These "rescuers" were ordinary people who took great risks to save the victims "by the side of the road." It is estimated that 500,000 Jews were saved by "rescuers" during those terrible days.
A study was done of people like them. What made them take such risks? When Johanna and Art were asked, fifty years later, their response was quite ordinary-sounding, "We didn’t think about it. We did what any human being would do." But unfortunately history doesn’t bear that out; so many people have remained bystanders when others were in need. They wouldn’t cross over to the other side to offer help.
The study concluded: Rescuers come from all classes of people, educated and uneducated, rich and poor, believers and atheists. (That’s what Samaritans were, fallen-away Jews, outside the pale of the religious observant.) Rescuers were individualists; while other people followed demands of society, they weren’t constrained by what others expected them to do. (Family, friends and society can exert pressures and restrain good deeds.) In addition, many rescuers had a history of doing good deeds: visiting people in hospitals; collecting books for poor students; caring for stray animals, etc. The report about rescuers said, "They just got into the habit of doing good. So when a need arose, they habitually responded."
Tình yêu không biên giới
Lm. Đinh Lập Liễm
06:27 12/07/2013
Chúa Nhật 15 THƯỜNG NIÊN C
TÌNH YÊU KHÔNG BIÊN GIỚI
+++
A. DẪN NHẬP
Ông Maisen, trước khi từ biệt dân Do thái để đi về đời sau, đã khuyên nhủ họ hãy quyết tâm theo Chúa bằng việc tuân giữ các giới răn của Ngài. Theo họ, luật Chúa ở bên ngoài họ và vượt trên sức họ, nhưng ông Maisen cho họ biết giới răn ấy không ở đâu xa mà ở ngay trong lòng họ (bài đọc 1). Đức Giêsu đã giản lược các giới răn ấy lại còn hai giới răn là “Mến Chúa và yêu người” (Tin mừng).
Đối với luật sĩ và biệt phái thì luật mến Chúa là quá rõ, ai cũng biết vì nó có ở trong kinh Schema mà người Do thái đọc hằng ngày; nhưng còn luật yêu người thì họ còn mù mờ : “Thế nào là yêu người thân cận như chính mình ? Người thân cận là ai” ? Chính vì vậy mà một người thông luật đến chất vấn Đức Giêsu xem người thân cận là ai ? Đức Giêsu không trả lời bằng lý thuyết xuông có thể gây tranh luận, Ngài dùng dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu để nói cho người thông luật biết rằng : người thân cận không phải chỉ là người Do thái, mà là bất cứ ai không phân biệt giai cấp, mầu da, chủng tộc hoặc tín ngưỡng, đang cần sự giúp đỡ của chúng ta.
Một khi đã công nhận “Tứ hải giai huynh đệ” : bốn bể là anh em thì mọi người phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, phải thực hành bác ái bằng những việc làm cụ thể chứ không phải chỉ ở trên đầu môi chót lưỡi. Mọi việc làm phải có tính cách vô vị lợi, không tính toán, bởi vì những gì chúng ta làm cho tha nhân là làm cho chính Chúa và Ngài sẽ trả công cho xứng đáng và còn dư dật nữa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Đnl 30,10-14
Lề Luật của Thiên Chúa được ghi trong Thánh Kinh. Lề Luật được truyền qua ông Maisen và Luật ấy không vượt quá sức con người, không cần tìm ở trên trời hay ngoài biển khơi mà ở sát bên con người, nơi miệng con người và ở ngay trong con người.
Luật Maisen là phương tiện giúp dân Israel xây dựng một tình huynh đệ chân thành. Luật ấy không dựa trên những nguyên tắc trừu tượng, nhưng được khắc ghi trong lòng con người đến nỗi ai cũng biết, nên mọi người phải ra sức thi hành với lòng yêu mến.
+ Bài đọc 2 : Cl 1,15-20
Tín hữu Côlôssê tuy đã tin vào Đức Giêsu Kitô, nhưng còn làm những việc trái với lòng tin đó. Vì thế, thánh Phaolô đã khẳng định sự ưu việt của Đức Giêsu Kitô. Trước hết trong trật tự tự nhiên : Ngài siêu việt hơn các tạo vật, vì chính Ngài là đầu hết và chung cuộc của công trình sáng tạo.
Còn trong trật tự cứu độ : Ngài là khởi nguyên mọi ơn cứu độ, vì Ngài giao hoà tạo vật với Thiên Chúa. Như vậy, địa vị của Đức Kitô là địa vị trung tâm, là Đấng trung gian duy nhất.
Bởi vậy, muốn được cứu độ thì chỉ cần tin vào một mình Đức Giêsu Kitô, không cần nhờ bất cứ một tôn giáo hay thần thánh nào khác.
+ Bài Tin mừng : Lc 10,25-37
Sách Luật gồm có 613 khoản. Người ta chưa đồng ý với nhau về câu hỏi : điều khoản nào trọng nhất. Vì thế, một thầy thông luật đã đặt ra cho Đức Giêsu một câu hỏi hết sức căn bản :”Điều răn nào trọng nhất” ? Đức Giêsu hỏi lại, và ông đã đáp trúng, đó là mến Chúa yêu người (Đnl 6,5; Lv 19,18). Nhưng vấn đề ông đặt ra là “Tha nhân hay nguời thân cận là ai” ? Phải chăng, người thân cận chỉ là những đồng bào Do thái của mình ?
Đức Giêsu trả lời bằng một dụ ngôn về một người Samaritanô nhân hậu đối với một người bị nạn, để Ngài có ý nói rằng người thân cận là bất cứ ai, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, quan điểm...
Thay vì tìm hiểu ai là người thân cận, tốt hơn nên tỏ mình ra là người thân cận đối với những người đang cần mình giúp đỡ (câu 36).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Người thân cận của tôi là ai ?
I. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
1. Một câu hỏi
Những người luật sĩ và biệt phái có ác cảm với Đức Giêsu, họ lợi dụng mọi dịp để bắt bẻ Ngài, cốt làm giảm uy tín. Dựa vào sự hiểu biết Kinh Thánh của mình, một luật sĩ đến chất vấn Ngài trong câu hỏi :”Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời”? Chắc ông tưởng rằng Ngài sẽ kể ra một lô những nghi lễ, những qui tắc mới lạ và sẽ làm giảm giá trị của Luật pháp. Nhưng ông ta giật mình nghe Ngài hỏi ngược lại :”Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào” ? Câu trả lời dưới hình thức hỏi lại đã tước mất khí giới của đối tượng. Tuy ông ta cũng khôn khéo trả lời rằng Luật pháp gồm tóm trong đòi hỏi kính Chúa yêu người. Ngài bảo :”Ông trả lời đúng. Cứ làm như vậy là sẽ được sự sống đời đời”.
2. Một lời đáp
Người luật sĩ này đã quá hiểu về luật mến Chúa trên hết mọi sự vì đã có trong kinh Schema, trích ra từ Đệ nhị luật 6,5 mà người Do thái đọc mỗi ngày hai lần. Còn câu “hãy yêu thương thân cận như chính mình” thì không có trong kinh Schema, nhưng lấy ở sách Lêvi (10,18). Theo câu trả lời này, chứng tỏ luật sĩ này đã nhiều lần nghe Đức Giêsu giảng dạy về tính cách bác ái huynh đệ, nên khi trả lời Ngài về luật yêu thương, ông đã tạm thời theo quan niệm của Ngài.
Tuy thế, ông muốn gây lúng túng cho Đức Giêsu khi đặt cho Ngài câu hỏi :”Thân cận là ai” ? Bởi vì đối với mọi người Do thái “Thân cận hay tha nhân” được hiểu là người đồng hương con cháu Abraham, còn những người khác mà mình tiếp xúc với người ta phải nghĩ thế nào ? Thay vì trả lời một cách lý thuyết hay gây tranh luận, Đức Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn để đưa đến một kết luận dễ dàng.
Một người đi từ Giêrusalem đến Giêricô, một lữ khách không biết rõ quốc tịch bị cướp bóc lột và đánh nhừ tử nằm bên vệ đường. Tình cờ một tư tế đi qua trông thấy, ông tránh né và đi tiếp. Sau đó lại một thầy Lêvi đi qua trông thấy cũng tránh né. Sau cùng có một người dân ngoại Samaritanô đi qua trông thấy, dừng lại, băng bó, xức thuốc thơm và trao nạn nhân cho người chủ quán săn sóc, hết bao nhiêu tiền người ấy sẽ trả.
Đến đây, Đức Giêsu hỏi người luật sĩ :”Theo ông nghĩ ai trong ba người là thân cận của người bị gặp tai nạn” ? Luật sĩ đã trả lời ngay :”Kẻ đã tỏ lòng thương xót đối với người ấy”. Luật sĩ đã có nhận thức đúng về bác ái và ông cho rằng người Samaritanô là người duy nhất đã cảm thông và tỏ ra mình là người thân cận của kẻ xấu số.
Đức Giêsu đã kết thúc cuộc đối thoại ấy bằng một câu vắn tắt :”Ông hãy đi và làm như vậy”. Đức Giêsu muốn nói rằng khi giúp đỡ một kẻ vô danh như vậy, người Samaritanô đã trở thành kiểu mẫu của tình bác ái đích thực. và vì vậy, Ngài đã khuyên nhủ luật sĩ hãy thực thi tinh thần bác ái theo kiểu mẫu đó thì sẽ được sự sống đời đời.
II. AI LÀ THÂN CẬN CỦA TÔI ?
1. Tương giao giữa người Do thái và người Samaria
Người Samaria cũng là người gốc Do thái, nhưng chia lìa từ năm 935 vì lý do nam bắc (do vua Omri). Họ sống chung với dân ngoại và bị lây nhiễm. Khi Nehemias dẫn họ về quê hương thì dân Do thái cựu đã khinh bỉ và không cho phép họ góp phần xây dựng Đền thờ. Họ tức giận bèn xây đền thờ tại Garisim. Người Samaria cũng thờ một Thiên Chúa, và tin Ngũ Kinh mà thôi. Giữa người Do thái và Samaria luôn có sự kỳ thị và kình chống nhau.
Và một sự kiện xẩy ra, cách đấy 20 năm, giữa mùa Lễ Chiên, một nhóm người Samaria này đã cả dám xông vào đền thờ Giêrusalem, đem xương người vung vẫy làm ô uế nơi thánh. Từ đó, hai dân tộc trở nên thù ghét xung khắc nhau như nước và lửa.
Và hôm nay, Đức Giêsu lại đem người Samaria ra làm ví dụ đối đầu với hai vị Tư tế và Lêvi Do thái. Ngài đến phá vỡ những vòng vây bao quanh đạo giáo, tập quán xã hội làm quên lãng giá trị con người và tình nhân loại.
2. Thái độ thầy Tư tế và Lêvi
“Tình cờ có thầy Tư tế thấy nạn nhân đã tránh né và thầy Lêvi đi qua trông thấy cũng tránh đi”. Phải chăng hai vị này còn nhớ đến đoạn Kinh thánh :”Nếu ngươi thấy anh em có con lừa hay thấy con bò nằm té ở dọc đường, ngươi đừng đi qua, ngươi hãy lo giúp cho nó đứng dậy”(Đnl 22,4). Huống chi con người ? Tại sao họ lại bỏ đi qua ?
Chúng ta phải cho rằng vị Tư tế thánh thiện và thầy Lêvi nhiệt thành là những người có trách nhiệm phục vụ để Thiên Chúa được tôn vinh và phụng thờ trên hết mọi sự. Hai người tôi tớ trung thành ấy có lý do chính đáng để giữ sự trong sạch theo luật định, bơi vì “ai chạm vào xác chết (...), hoặc một người bị ám sát, một người chết (...) sẽ mắc dơ trong 7 ngày”(Ds 19,11-13.16). Trong trường hợp đó vị Tư tế hoặc thầy Lêvi không được làm việc phụng tự.
Những người giữ luật như vậy lầm rồi. Vì khi giữ luật, họ lại phản bội luật. Khi tưởng rằng họ đang tôn kính Thiên Chúa, họ lại xúc phạm đến Ngài. Thiên Chúa ở đó kìa, Ngài ẩn mình dưới dạng một người bị thương nửa sống nửa chết trong cái hố bên đường. Hai vị này chắc chắn không phải là người không biết tới luật yêu người (Đnl 6,5t), nhưng họ đã viện dẫn lý do để không thực hành (Fiches dominicales).
3. Thái độ của người Samaritanô
“Người Samaritanô thấy vậy... thì chạnh lòng thương”(Lc 10,33).
Thấy nạn nhân nằm bên vệ đường, thầy Tư tế và Lêvi dửng dưng bỏ đi qua. Trái lại, người Samaritanô không thể bỏ qua trước cảnh tượng thương tâm này. Người này đã đến gần nạn nhân, trông thấy và chạnh lòng thương”. “Đến gần” tức là đi vào trong hoàn cảnh của người bị nạn. Chữ “Chạnh lòng thương” do tiếng La tinh là Compassio, ghép bởi hai chữ cum = cùng với, passio = đau khổ. Như vậy, “chạnh lòng thương” có nghĩa là cùng chịu đau khổ với, chia sẻ đau khổ với người khác.
Theo thần học gia Gustavo Gutierrez , chữ “Chạnh lòng thương” trong tiếng Hy lạp có thể được dịch là “vì con tim của ông ta đã chảy ra”. Bằng việc tiến đến gần người lâm nạn, người Samaritanô đã trở nên người hàng xóm, người thân cận của người ấy. Trong quan điểm này, Gutierrez đã nói :”Người hàng xóm không phải là một người tôi tìm thấy trên đường đi của tôi, nhưng là một người mà tôi tự đặt mình vào trong đường đi của người ấy, là người mà tôi đến gần và tích cực tìm kiếm” .
Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu đã muốn biến người Samaritanô thành vị anh hùng của lòng nhân ái. Ngài muốn dạy cho người Do thái một tình yêu không biên giới, một tình yêu tìm đến mọi kẻ đang gặp khó khăn, tình yêu không bỏ đi, không dửng dưng, mà là dừng lại để giúp đỡ, để “dây dưa” vào kẻ đang gặp khốn khó, bất kể đó là ai.
Truyện : Đi tìm chén thánh.
Có một câu chuyện huyền thoại về “một người Samaritanô tốt lành” có tên là Sir Launfal, một hiệp sĩ trẻ hào hùng. Một ngày nọ chàng hiệp sĩ lên đường đi truy tìm chiếc chén thánh mà Chúa Giêsu đã sử dụng trong bữa Tiệc ly. Khi chàng bắt đầu rời khỏi thành phố ra đi thì gặp ngay một người cùi đang ngồi ăn xin bên vệ đường. Chạnh lòng thương, chàng đã giúp cho người cùi một đồng, rồi ra đi. Chàng tìm mãi chẳng thấy chén thánh đâu ! Thất bại, chàng hiệp sĩ bèn lên ngựa quay trở về nhà. Lúc này chàng đã già hơn xưa sau cuộc hành trình tìm kiếm thật gian khổ. Còn người cùi vẫn ngồi ăn xin ở chỗ cũ. Chàng hiệp sĩ chẳng còn tiền bạc gì nữa để cho, anh chia sẻ với người cùi mảnh bánh vụn còn lại trong cuộc đời. Ăn xong, họ chẳng có gì để uống. Chàng hiệp sĩ bèn lấy cái tô của người cùi đi tìm nước cho người cùi uống. Khi chàng bưng tô nước quay trở lại đưa cho người cùi thì người cùi đã biến thành Chúa Giêsu và tô nước hoá nên chén thánh mà chàng đang đi tìm kiếm.
4. Mọi người là thân cận
Ngày nay chúng ta hay nói :”Tứ hải giai huynh đệ” : bốn bể là anh em, nhưng người Do thái không chấp nhận quan niệm này. Luật của người Do thái đã giới hạn sự giao tiếp giữa người Do thái với những người không phải là Do thái. Theo luật của họ, người thân cận được định nghĩa là “những người con trai của riêng xứ sở bạn”. Do đấy, chỉ có những người Do thái mới là hàng xóm, là thân cận của mình.
Đức Giêsu chủ trương ngược lại : người anh em của tôi, người thân cận của tôi là bất cứ ai tôi chọn để trở nên người anh em, người thân cận. Như vậy, không biết ai là người anh em của mình nữa, mà điều quan trọng là tìm cách để trở nên người anh em, người gần gũi với bất cứ ai đang cần giúp đỡ.
H. Cousin giải thích : “Hỏi ai là người anh em của mình, vị luật sĩ tự đặt mình làm trung tâm thế giới, và nhìn mọi người như những vệ tinh quay chung quanh mình.. Đức Giêsu đảo ngược vấn đề : người anh em là người thực thi lòng thương xót, chứ không phải người hưởng thụ lòng thương xót”.
III. YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN CẬN
1. Luật bác ái và phụng tự
Thầy Tư tế và thầy Lêvi là những chuyên viên lo việc phụng tự trong Đền thờ. Họ phải tỉ mỉ giữ đúng các lễ nghi, các luật lệ, đó là một điều tốt. Nhưng Thiên Chúa muốn gắn cho sự “thực hành” bác ái và phục vụ tha nhân trong đời sống hằng ngày bằng một tầm quan trọng to lớn hơn việc thực hành phụng tự và cầu nguyện của chúng ta. Việc đạo đức và lòng sùng kính chỉ là những phương tiện non yếu và tạm thời, phải nhường cho đức bác ái là cái tuyệt đối nhất định. Đức ái được bầy tỏ ra trong tình yêu thương người thân cận là bằng chứng cụ thể tình yêu chân thành của ta đối với Chúa.
Hiểu Luật theo cách của Đức Giêsu, không cần phải tìm ai là người thân cận, nhưng đúng là làm thế nào để “trở nên thân cận của ai đó”, là biết “chạnh lòng thương”, biết gạt bỏ mọi thành kiến về giai cấp và chủng tộc, về địa vị và tôn giáo...
2. Yêu thương trong việc làm
Mọi người chúng ta đã học thuộc lòng luật mến Chúa yêu người. Nhưng yêu có năm bảy đường yêu, yêu trong lý thuyết và trong thực hành. Nhưng thế nào là yêu, là tình yêu ?
Ông Robert Ingerson định nghĩa Tình yêu như sau : “Tình yêu là Ngôi Sao Mai, Sao Hôm. Nó chiếu rọi trên vành nôi em bé, và toả ánh huy hoàng trên ngôi mộ vắng. Đó là nghệ thuật làm mẹ, bài thơ của thi sĩ. Nó bao trùm không gian với tiếng nhạc, vì nhạc là âm thanh của Tình yêu. Tình yêu là người diễn viên văn nghệ biến đổi những điều buồn tẻ trở thành niềm vui. Đó là hương thơm của trái tim – một loài hoa tuyệt vời – và nếu không có sự say mê thiêng liêng đó, chúng ta thua kém cả loài vật; nhưng với nó, trần gian là Thiên đàng”.
Định nghĩa Tình yêu như thế thì thật là hoa mỹ và bay bướm. Nếu chỉ nghe biết hay nói rất hay về tình yêu thì chưa đủ, mà điều quan trọng là phải làm, phải thực hiện, phải hành động trong yêu thương, bởi vì như thánh Giacôbê nói :”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Khi nói đến bác ái yêu thương, không phải chỉ nói bi bô ngoài miệng, viết những bài kêu gọi rất xôm, rồi không làm gì cả. Mà bác ái là miệng nói tay làm, là giúp đỡ người ta thật sự theo sức mình. Nếu không thì người ta nói mỉa mai :
Thương miệng thương môi
Thương miếng xôi miếng thịt.
Đọc bài dụ ngôn hôm nay, ta nhận thấy thầy Tư tế và Lêvi là những con người vị ngã, lấy mình làm trung tâm. Khi có sự cố xẩy ra, họ đặt họ lên trước. Trái lại, Người Samaritanô là một người vị tha, ông đặt người khác lên trước.
Thực ra, thầy Tư tế và Lêvi không phạm tội một cách tích cực nhưng đã phạm một tội không mấy người để ý đến, đó là tội thiếu sót :”Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót”(Kinh Cáo mình). Tội thiếu sót có lẽ là tội xấu nhất của chúng ta, tuy nhiên chúng ta nghĩ rằng mình chưa làm hại ai là mình tốt rồi. Nhưng phải chăng chúng ta đã từng thấy có người bị làm cho tổn thương mà vẫn không can thiệp để giúp đỡ người ấy ? Có người vẫn giữ mình sạch sẽ bằng cách đứng xa một người gặp cảnh không may.
Truyện : Đã đến giờ rồi đấy.
Một ẩn sĩ sống trong một khu rừng luôn bị một cô gái làng chơi đến cám dỗ. Ngạc nhiên trước sự thanh thản của vị tu hành, nhưng đồng thời cũng nghi ngờ về sự bất bình thường của người đàn ông, cô liền hỏi một câu chế nhạo :
- Thầy không biết yêu sao ?
Vị ẩn sĩ trả lời :
- Chưa đến giờ đó thôi.
Câu chuyện bỏ lửng tại đó. Một lần kia, trong lúc đi khất thực, vị tu hành phát hiện người con gái hay đến phá phách mình đó bị bọn cướp trấn lột và đánh cho thừa sống thiếu chết bên lề đường. Ông bèn dừng chân lại săn sóc cô ta, chữa các vết thương và đưa cô về thành phố điều trị.
Cô gái sững sờ nhìn vị ân nhân mà chưa biết mở lời ra sao, thì vị ẩn sĩ mỉm cười nói :
- Đã đến giờ rồi đấy, giờ của lòng thương xót !
Vị ẩn sĩ trong câu chuyện trên đây và người Samaritanô nhân hậu đã sống luật yêu thương một cách tuyệt vời, đó là “yêu bằng việc làm”. Yêu không phải chỉ trên đầu môi chót lưỡi, rồi phủi tay không làm gì, mà yêu chính là “miệng nói tay làm”, làm thực sự với hết khả năng của mình.
3. Tình yêu không tính toán
Hành động bác ái không được xây dựng trên sự tính toán, mà phải do lòng quảng đại tự phát. Tình trạng cao nhất mà chúng ta có thể đạt đến là khi lòng nhân từ trở thành một dòng nước ân sủng một cách dễ dàng, tự nhiên và không tính toán.
Trường hợp người Samaritanô cũng thế. Rõ ràng lòng nhân từ của người Samaritanô trở thành thói quen, tự phát, một bản tính thứ hai. Điều tốt đẹp mà người ấy làm cho người khác thì người ấy không coi là một việc gì đặc biệt. Đối với một số người, lòng quảng đại nằm trong những hành động lác đác, lẻ loi; đối với những người khác, đó là một cách sống (McCarthy).
Làm thế nào để có lòng tốt tự phát như người Samaritanô ? Việc này không phải muốn là được, không phải chỉ cố gắng tập một lần mà có, mà là kết quả của việc thực thi những việc tốt nho nhỏ cách đều đặn và kiên trì. Một hành động tốt cao cả là thành quả của nhiều hành động nho nhỏ đã quen làm trước đó. Phần thưởng đích thực của một hành động tốt là nó giúp ta có thể làm thêm những hành động khác một cách dễ dàng hơn.
Khi đọc kinh Hoà bình của thánh Phanxicô Assisi với câu “Vì chính khi hiến thân là lúc được nhận lãnh”. Lúc mới nghe câu này thì có người cho là không hợp lý, không bình thường, nhưng nếu xét cho kỹ, không những trong đời sống thiêng liêng, mà ngay trong cuộc sống hằng ngày, chân lý đó vẫn còn đứng vững : Cho đi là lãnh nhận ! Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã nói :”Phúc cho ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”(Mt 5,7). Muốn được Thiên Chúa xót thương thì chúng ta phải thương xót người khác đã, vì chúng ta đong cho người khác bằng đấu nào thì Thiên Chúa cũng đong lại cho ta bằng đấu ấy, mà còn dư dật nữa.
Truyện : Lòng tốt được đền đáp.
Chuyện xẩy ra tại một làng đánh cá ven bờ biển. Phía sau làng là dẫy núi cao. Cách đây 20 năm, nơi này có một cụ già xa lạ đến cư ngụ và đã bỏ tiền ra làm một ngôi nhà lớn bằng gỗ quí. Dân làng thấy cụ già đơn độc thường lên thăm và đều nhận xét cụ già rất tự hào và quí căn nhà lắm, xem nó như một vật cần thiết trên đời. Thế rồi, một bữa kia biển động mạnh dữ dội. Bỗng đang đêm, dân làng đều thức dậy vì thấy đám cháy lớn trên sườn núi, ngay căn nhà quí của cụ già. Vừa tò mò vừa thương cụ già đơn chiếc, toàn dân làng già trẻ, trai gái rủ nhau mỗi người mang một thau nước, gắng sức trèo lên dốc chữa cháy. Xẩy ra là khi mọi người đã lên núi khá cao, thình lình một cơn sóng thần vĩ đại tràn lên bờ và cuốn trôi mọi thứ trong làng. Vì bận chữa cháy nên rất ít người bị sóng thần cuốn đi.
Ban đầu ai cũng tưởng rằng họ bỏ công leo lên núi để cứu giúp cụ già, nhưng thực tế cụ già đã cứu giúp họ. Bởi vì, một phần nhờ kinh nghiệm và phần khác ở trên cao nên cụ già thấy trước ngọn sóng thần từ xa đang tiến vào bờ, song đang đêm khuya không biết làm sao báo tin để cứu dân làng cả. Chỉ còn một cách : hy sinh đốt căn nhà yêu quí nhất mới mong dân làng thấy mà chạy lên chữa cháy chăng.
Có lẽ do quá chủ quan hay quá hẹp hòi nông cạn nên nhiều khi phần đông chúng ta cứ tưởng mình bố thí ít tiền bạc, đồ vật, hy sinh chút công sức, thời giờ để giúp đỡ kẻ khác là chuyện nhưng không, hoàn toàn vô vị lợi, song thực ra, khi mình hy sinh cho đi như thế không những giúp kẻ khác, mà còn làm lợi cho chính bản thân mình nữa. Ngay cả những việc đạo đức mà chúng ta cố gắng thực hiện như nhẫn nhục chịu khổ, trung thành tuân thủ các giới răn, hãm mình ép xác, siêng năng xưng tội rước lễ, lần hạt... chúng ta cứ tưởng là làm cho Chúa vui lòng, nhưng kỳ thực là làm lợi cho chính chúng ta, vì khi sống ngay lành, thánh thiện sẽ là một bảo đảm cho phần rỗi đời đời của mình (Quê Ngọc).
TÂM NGUYỆN :
Người Samaritanô nhân hậu
Cúi xuống
Ôm lấy nỗi đau của anh em mình,
Ôi tấm lòng nhân ái bao dung...
Nhân loại hôm nay
Vẫn còn đầy đau thương và nước mắt
Cay đắng cơ hàn
Đói lương thực, đói tinh thần và đói cả tình thương !
Lạy Chúa
Xin cho con noi bước Ngài xưa
Như người Samaritanô nhân ái
Yêu kính những thương đau
Vì đó là chính Ngài, Lạy Chúa.
(Trích Lời hằng sống)
TÌNH YÊU KHÔNG BIÊN GIỚI
+++
A. DẪN NHẬP
Ông Maisen, trước khi từ biệt dân Do thái để đi về đời sau, đã khuyên nhủ họ hãy quyết tâm theo Chúa bằng việc tuân giữ các giới răn của Ngài. Theo họ, luật Chúa ở bên ngoài họ và vượt trên sức họ, nhưng ông Maisen cho họ biết giới răn ấy không ở đâu xa mà ở ngay trong lòng họ (bài đọc 1). Đức Giêsu đã giản lược các giới răn ấy lại còn hai giới răn là “Mến Chúa và yêu người” (Tin mừng).
Đối với luật sĩ và biệt phái thì luật mến Chúa là quá rõ, ai cũng biết vì nó có ở trong kinh Schema mà người Do thái đọc hằng ngày; nhưng còn luật yêu người thì họ còn mù mờ : “Thế nào là yêu người thân cận như chính mình ? Người thân cận là ai” ? Chính vì vậy mà một người thông luật đến chất vấn Đức Giêsu xem người thân cận là ai ? Đức Giêsu không trả lời bằng lý thuyết xuông có thể gây tranh luận, Ngài dùng dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu để nói cho người thông luật biết rằng : người thân cận không phải chỉ là người Do thái, mà là bất cứ ai không phân biệt giai cấp, mầu da, chủng tộc hoặc tín ngưỡng, đang cần sự giúp đỡ của chúng ta.
Một khi đã công nhận “Tứ hải giai huynh đệ” : bốn bể là anh em thì mọi người phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, phải thực hành bác ái bằng những việc làm cụ thể chứ không phải chỉ ở trên đầu môi chót lưỡi. Mọi việc làm phải có tính cách vô vị lợi, không tính toán, bởi vì những gì chúng ta làm cho tha nhân là làm cho chính Chúa và Ngài sẽ trả công cho xứng đáng và còn dư dật nữa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Đnl 30,10-14
Lề Luật của Thiên Chúa được ghi trong Thánh Kinh. Lề Luật được truyền qua ông Maisen và Luật ấy không vượt quá sức con người, không cần tìm ở trên trời hay ngoài biển khơi mà ở sát bên con người, nơi miệng con người và ở ngay trong con người.
Luật Maisen là phương tiện giúp dân Israel xây dựng một tình huynh đệ chân thành. Luật ấy không dựa trên những nguyên tắc trừu tượng, nhưng được khắc ghi trong lòng con người đến nỗi ai cũng biết, nên mọi người phải ra sức thi hành với lòng yêu mến.
+ Bài đọc 2 : Cl 1,15-20
Tín hữu Côlôssê tuy đã tin vào Đức Giêsu Kitô, nhưng còn làm những việc trái với lòng tin đó. Vì thế, thánh Phaolô đã khẳng định sự ưu việt của Đức Giêsu Kitô. Trước hết trong trật tự tự nhiên : Ngài siêu việt hơn các tạo vật, vì chính Ngài là đầu hết và chung cuộc của công trình sáng tạo.
Còn trong trật tự cứu độ : Ngài là khởi nguyên mọi ơn cứu độ, vì Ngài giao hoà tạo vật với Thiên Chúa. Như vậy, địa vị của Đức Kitô là địa vị trung tâm, là Đấng trung gian duy nhất.
Bởi vậy, muốn được cứu độ thì chỉ cần tin vào một mình Đức Giêsu Kitô, không cần nhờ bất cứ một tôn giáo hay thần thánh nào khác.
+ Bài Tin mừng : Lc 10,25-37
Sách Luật gồm có 613 khoản. Người ta chưa đồng ý với nhau về câu hỏi : điều khoản nào trọng nhất. Vì thế, một thầy thông luật đã đặt ra cho Đức Giêsu một câu hỏi hết sức căn bản :”Điều răn nào trọng nhất” ? Đức Giêsu hỏi lại, và ông đã đáp trúng, đó là mến Chúa yêu người (Đnl 6,5; Lv 19,18). Nhưng vấn đề ông đặt ra là “Tha nhân hay nguời thân cận là ai” ? Phải chăng, người thân cận chỉ là những đồng bào Do thái của mình ?
Đức Giêsu trả lời bằng một dụ ngôn về một người Samaritanô nhân hậu đối với một người bị nạn, để Ngài có ý nói rằng người thân cận là bất cứ ai, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, quan điểm...
Thay vì tìm hiểu ai là người thân cận, tốt hơn nên tỏ mình ra là người thân cận đối với những người đang cần mình giúp đỡ (câu 36).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Người thân cận của tôi là ai ?
I. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
1. Một câu hỏi
Những người luật sĩ và biệt phái có ác cảm với Đức Giêsu, họ lợi dụng mọi dịp để bắt bẻ Ngài, cốt làm giảm uy tín. Dựa vào sự hiểu biết Kinh Thánh của mình, một luật sĩ đến chất vấn Ngài trong câu hỏi :”Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời”? Chắc ông tưởng rằng Ngài sẽ kể ra một lô những nghi lễ, những qui tắc mới lạ và sẽ làm giảm giá trị của Luật pháp. Nhưng ông ta giật mình nghe Ngài hỏi ngược lại :”Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào” ? Câu trả lời dưới hình thức hỏi lại đã tước mất khí giới của đối tượng. Tuy ông ta cũng khôn khéo trả lời rằng Luật pháp gồm tóm trong đòi hỏi kính Chúa yêu người. Ngài bảo :”Ông trả lời đúng. Cứ làm như vậy là sẽ được sự sống đời đời”.
2. Một lời đáp
Người luật sĩ này đã quá hiểu về luật mến Chúa trên hết mọi sự vì đã có trong kinh Schema, trích ra từ Đệ nhị luật 6,5 mà người Do thái đọc mỗi ngày hai lần. Còn câu “hãy yêu thương thân cận như chính mình” thì không có trong kinh Schema, nhưng lấy ở sách Lêvi (10,18). Theo câu trả lời này, chứng tỏ luật sĩ này đã nhiều lần nghe Đức Giêsu giảng dạy về tính cách bác ái huynh đệ, nên khi trả lời Ngài về luật yêu thương, ông đã tạm thời theo quan niệm của Ngài.
Tuy thế, ông muốn gây lúng túng cho Đức Giêsu khi đặt cho Ngài câu hỏi :”Thân cận là ai” ? Bởi vì đối với mọi người Do thái “Thân cận hay tha nhân” được hiểu là người đồng hương con cháu Abraham, còn những người khác mà mình tiếp xúc với người ta phải nghĩ thế nào ? Thay vì trả lời một cách lý thuyết hay gây tranh luận, Đức Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn để đưa đến một kết luận dễ dàng.
Một người đi từ Giêrusalem đến Giêricô, một lữ khách không biết rõ quốc tịch bị cướp bóc lột và đánh nhừ tử nằm bên vệ đường. Tình cờ một tư tế đi qua trông thấy, ông tránh né và đi tiếp. Sau đó lại một thầy Lêvi đi qua trông thấy cũng tránh né. Sau cùng có một người dân ngoại Samaritanô đi qua trông thấy, dừng lại, băng bó, xức thuốc thơm và trao nạn nhân cho người chủ quán săn sóc, hết bao nhiêu tiền người ấy sẽ trả.
Đến đây, Đức Giêsu hỏi người luật sĩ :”Theo ông nghĩ ai trong ba người là thân cận của người bị gặp tai nạn” ? Luật sĩ đã trả lời ngay :”Kẻ đã tỏ lòng thương xót đối với người ấy”. Luật sĩ đã có nhận thức đúng về bác ái và ông cho rằng người Samaritanô là người duy nhất đã cảm thông và tỏ ra mình là người thân cận của kẻ xấu số.
Đức Giêsu đã kết thúc cuộc đối thoại ấy bằng một câu vắn tắt :”Ông hãy đi và làm như vậy”. Đức Giêsu muốn nói rằng khi giúp đỡ một kẻ vô danh như vậy, người Samaritanô đã trở thành kiểu mẫu của tình bác ái đích thực. và vì vậy, Ngài đã khuyên nhủ luật sĩ hãy thực thi tinh thần bác ái theo kiểu mẫu đó thì sẽ được sự sống đời đời.
II. AI LÀ THÂN CẬN CỦA TÔI ?
1. Tương giao giữa người Do thái và người Samaria
Người Samaria cũng là người gốc Do thái, nhưng chia lìa từ năm 935 vì lý do nam bắc (do vua Omri). Họ sống chung với dân ngoại và bị lây nhiễm. Khi Nehemias dẫn họ về quê hương thì dân Do thái cựu đã khinh bỉ và không cho phép họ góp phần xây dựng Đền thờ. Họ tức giận bèn xây đền thờ tại Garisim. Người Samaria cũng thờ một Thiên Chúa, và tin Ngũ Kinh mà thôi. Giữa người Do thái và Samaria luôn có sự kỳ thị và kình chống nhau.
Và một sự kiện xẩy ra, cách đấy 20 năm, giữa mùa Lễ Chiên, một nhóm người Samaria này đã cả dám xông vào đền thờ Giêrusalem, đem xương người vung vẫy làm ô uế nơi thánh. Từ đó, hai dân tộc trở nên thù ghét xung khắc nhau như nước và lửa.
Và hôm nay, Đức Giêsu lại đem người Samaria ra làm ví dụ đối đầu với hai vị Tư tế và Lêvi Do thái. Ngài đến phá vỡ những vòng vây bao quanh đạo giáo, tập quán xã hội làm quên lãng giá trị con người và tình nhân loại.
2. Thái độ thầy Tư tế và Lêvi
“Tình cờ có thầy Tư tế thấy nạn nhân đã tránh né và thầy Lêvi đi qua trông thấy cũng tránh đi”. Phải chăng hai vị này còn nhớ đến đoạn Kinh thánh :”Nếu ngươi thấy anh em có con lừa hay thấy con bò nằm té ở dọc đường, ngươi đừng đi qua, ngươi hãy lo giúp cho nó đứng dậy”(Đnl 22,4). Huống chi con người ? Tại sao họ lại bỏ đi qua ?
Chúng ta phải cho rằng vị Tư tế thánh thiện và thầy Lêvi nhiệt thành là những người có trách nhiệm phục vụ để Thiên Chúa được tôn vinh và phụng thờ trên hết mọi sự. Hai người tôi tớ trung thành ấy có lý do chính đáng để giữ sự trong sạch theo luật định, bơi vì “ai chạm vào xác chết (...), hoặc một người bị ám sát, một người chết (...) sẽ mắc dơ trong 7 ngày”(Ds 19,11-13.16). Trong trường hợp đó vị Tư tế hoặc thầy Lêvi không được làm việc phụng tự.
Những người giữ luật như vậy lầm rồi. Vì khi giữ luật, họ lại phản bội luật. Khi tưởng rằng họ đang tôn kính Thiên Chúa, họ lại xúc phạm đến Ngài. Thiên Chúa ở đó kìa, Ngài ẩn mình dưới dạng một người bị thương nửa sống nửa chết trong cái hố bên đường. Hai vị này chắc chắn không phải là người không biết tới luật yêu người (Đnl 6,5t), nhưng họ đã viện dẫn lý do để không thực hành (Fiches dominicales).
3. Thái độ của người Samaritanô
“Người Samaritanô thấy vậy... thì chạnh lòng thương”(Lc 10,33).
Thấy nạn nhân nằm bên vệ đường, thầy Tư tế và Lêvi dửng dưng bỏ đi qua. Trái lại, người Samaritanô không thể bỏ qua trước cảnh tượng thương tâm này. Người này đã đến gần nạn nhân, trông thấy và chạnh lòng thương”. “Đến gần” tức là đi vào trong hoàn cảnh của người bị nạn. Chữ “Chạnh lòng thương” do tiếng La tinh là Compassio, ghép bởi hai chữ cum = cùng với, passio = đau khổ. Như vậy, “chạnh lòng thương” có nghĩa là cùng chịu đau khổ với, chia sẻ đau khổ với người khác.
Theo thần học gia Gustavo Gutierrez , chữ “Chạnh lòng thương” trong tiếng Hy lạp có thể được dịch là “vì con tim của ông ta đã chảy ra”. Bằng việc tiến đến gần người lâm nạn, người Samaritanô đã trở nên người hàng xóm, người thân cận của người ấy. Trong quan điểm này, Gutierrez đã nói :”Người hàng xóm không phải là một người tôi tìm thấy trên đường đi của tôi, nhưng là một người mà tôi tự đặt mình vào trong đường đi của người ấy, là người mà tôi đến gần và tích cực tìm kiếm” .
Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu đã muốn biến người Samaritanô thành vị anh hùng của lòng nhân ái. Ngài muốn dạy cho người Do thái một tình yêu không biên giới, một tình yêu tìm đến mọi kẻ đang gặp khó khăn, tình yêu không bỏ đi, không dửng dưng, mà là dừng lại để giúp đỡ, để “dây dưa” vào kẻ đang gặp khốn khó, bất kể đó là ai.
Truyện : Đi tìm chén thánh.
Có một câu chuyện huyền thoại về “một người Samaritanô tốt lành” có tên là Sir Launfal, một hiệp sĩ trẻ hào hùng. Một ngày nọ chàng hiệp sĩ lên đường đi truy tìm chiếc chén thánh mà Chúa Giêsu đã sử dụng trong bữa Tiệc ly. Khi chàng bắt đầu rời khỏi thành phố ra đi thì gặp ngay một người cùi đang ngồi ăn xin bên vệ đường. Chạnh lòng thương, chàng đã giúp cho người cùi một đồng, rồi ra đi. Chàng tìm mãi chẳng thấy chén thánh đâu ! Thất bại, chàng hiệp sĩ bèn lên ngựa quay trở về nhà. Lúc này chàng đã già hơn xưa sau cuộc hành trình tìm kiếm thật gian khổ. Còn người cùi vẫn ngồi ăn xin ở chỗ cũ. Chàng hiệp sĩ chẳng còn tiền bạc gì nữa để cho, anh chia sẻ với người cùi mảnh bánh vụn còn lại trong cuộc đời. Ăn xong, họ chẳng có gì để uống. Chàng hiệp sĩ bèn lấy cái tô của người cùi đi tìm nước cho người cùi uống. Khi chàng bưng tô nước quay trở lại đưa cho người cùi thì người cùi đã biến thành Chúa Giêsu và tô nước hoá nên chén thánh mà chàng đang đi tìm kiếm.
4. Mọi người là thân cận
Ngày nay chúng ta hay nói :”Tứ hải giai huynh đệ” : bốn bể là anh em, nhưng người Do thái không chấp nhận quan niệm này. Luật của người Do thái đã giới hạn sự giao tiếp giữa người Do thái với những người không phải là Do thái. Theo luật của họ, người thân cận được định nghĩa là “những người con trai của riêng xứ sở bạn”. Do đấy, chỉ có những người Do thái mới là hàng xóm, là thân cận của mình.
Đức Giêsu chủ trương ngược lại : người anh em của tôi, người thân cận của tôi là bất cứ ai tôi chọn để trở nên người anh em, người thân cận. Như vậy, không biết ai là người anh em của mình nữa, mà điều quan trọng là tìm cách để trở nên người anh em, người gần gũi với bất cứ ai đang cần giúp đỡ.
H. Cousin giải thích : “Hỏi ai là người anh em của mình, vị luật sĩ tự đặt mình làm trung tâm thế giới, và nhìn mọi người như những vệ tinh quay chung quanh mình.. Đức Giêsu đảo ngược vấn đề : người anh em là người thực thi lòng thương xót, chứ không phải người hưởng thụ lòng thương xót”.
III. YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN CẬN
1. Luật bác ái và phụng tự
Thầy Tư tế và thầy Lêvi là những chuyên viên lo việc phụng tự trong Đền thờ. Họ phải tỉ mỉ giữ đúng các lễ nghi, các luật lệ, đó là một điều tốt. Nhưng Thiên Chúa muốn gắn cho sự “thực hành” bác ái và phục vụ tha nhân trong đời sống hằng ngày bằng một tầm quan trọng to lớn hơn việc thực hành phụng tự và cầu nguyện của chúng ta. Việc đạo đức và lòng sùng kính chỉ là những phương tiện non yếu và tạm thời, phải nhường cho đức bác ái là cái tuyệt đối nhất định. Đức ái được bầy tỏ ra trong tình yêu thương người thân cận là bằng chứng cụ thể tình yêu chân thành của ta đối với Chúa.
Hiểu Luật theo cách của Đức Giêsu, không cần phải tìm ai là người thân cận, nhưng đúng là làm thế nào để “trở nên thân cận của ai đó”, là biết “chạnh lòng thương”, biết gạt bỏ mọi thành kiến về giai cấp và chủng tộc, về địa vị và tôn giáo...
2. Yêu thương trong việc làm
Mọi người chúng ta đã học thuộc lòng luật mến Chúa yêu người. Nhưng yêu có năm bảy đường yêu, yêu trong lý thuyết và trong thực hành. Nhưng thế nào là yêu, là tình yêu ?
Ông Robert Ingerson định nghĩa Tình yêu như sau : “Tình yêu là Ngôi Sao Mai, Sao Hôm. Nó chiếu rọi trên vành nôi em bé, và toả ánh huy hoàng trên ngôi mộ vắng. Đó là nghệ thuật làm mẹ, bài thơ của thi sĩ. Nó bao trùm không gian với tiếng nhạc, vì nhạc là âm thanh của Tình yêu. Tình yêu là người diễn viên văn nghệ biến đổi những điều buồn tẻ trở thành niềm vui. Đó là hương thơm của trái tim – một loài hoa tuyệt vời – và nếu không có sự say mê thiêng liêng đó, chúng ta thua kém cả loài vật; nhưng với nó, trần gian là Thiên đàng”.
Định nghĩa Tình yêu như thế thì thật là hoa mỹ và bay bướm. Nếu chỉ nghe biết hay nói rất hay về tình yêu thì chưa đủ, mà điều quan trọng là phải làm, phải thực hiện, phải hành động trong yêu thương, bởi vì như thánh Giacôbê nói :”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Khi nói đến bác ái yêu thương, không phải chỉ nói bi bô ngoài miệng, viết những bài kêu gọi rất xôm, rồi không làm gì cả. Mà bác ái là miệng nói tay làm, là giúp đỡ người ta thật sự theo sức mình. Nếu không thì người ta nói mỉa mai :
Thương miệng thương môi
Thương miếng xôi miếng thịt.
Đọc bài dụ ngôn hôm nay, ta nhận thấy thầy Tư tế và Lêvi là những con người vị ngã, lấy mình làm trung tâm. Khi có sự cố xẩy ra, họ đặt họ lên trước. Trái lại, Người Samaritanô là một người vị tha, ông đặt người khác lên trước.
Thực ra, thầy Tư tế và Lêvi không phạm tội một cách tích cực nhưng đã phạm một tội không mấy người để ý đến, đó là tội thiếu sót :”Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót”(Kinh Cáo mình). Tội thiếu sót có lẽ là tội xấu nhất của chúng ta, tuy nhiên chúng ta nghĩ rằng mình chưa làm hại ai là mình tốt rồi. Nhưng phải chăng chúng ta đã từng thấy có người bị làm cho tổn thương mà vẫn không can thiệp để giúp đỡ người ấy ? Có người vẫn giữ mình sạch sẽ bằng cách đứng xa một người gặp cảnh không may.
Truyện : Đã đến giờ rồi đấy.
Một ẩn sĩ sống trong một khu rừng luôn bị một cô gái làng chơi đến cám dỗ. Ngạc nhiên trước sự thanh thản của vị tu hành, nhưng đồng thời cũng nghi ngờ về sự bất bình thường của người đàn ông, cô liền hỏi một câu chế nhạo :
- Thầy không biết yêu sao ?
Vị ẩn sĩ trả lời :
- Chưa đến giờ đó thôi.
Câu chuyện bỏ lửng tại đó. Một lần kia, trong lúc đi khất thực, vị tu hành phát hiện người con gái hay đến phá phách mình đó bị bọn cướp trấn lột và đánh cho thừa sống thiếu chết bên lề đường. Ông bèn dừng chân lại săn sóc cô ta, chữa các vết thương và đưa cô về thành phố điều trị.
Cô gái sững sờ nhìn vị ân nhân mà chưa biết mở lời ra sao, thì vị ẩn sĩ mỉm cười nói :
- Đã đến giờ rồi đấy, giờ của lòng thương xót !
Vị ẩn sĩ trong câu chuyện trên đây và người Samaritanô nhân hậu đã sống luật yêu thương một cách tuyệt vời, đó là “yêu bằng việc làm”. Yêu không phải chỉ trên đầu môi chót lưỡi, rồi phủi tay không làm gì, mà yêu chính là “miệng nói tay làm”, làm thực sự với hết khả năng của mình.
3. Tình yêu không tính toán
Hành động bác ái không được xây dựng trên sự tính toán, mà phải do lòng quảng đại tự phát. Tình trạng cao nhất mà chúng ta có thể đạt đến là khi lòng nhân từ trở thành một dòng nước ân sủng một cách dễ dàng, tự nhiên và không tính toán.
Trường hợp người Samaritanô cũng thế. Rõ ràng lòng nhân từ của người Samaritanô trở thành thói quen, tự phát, một bản tính thứ hai. Điều tốt đẹp mà người ấy làm cho người khác thì người ấy không coi là một việc gì đặc biệt. Đối với một số người, lòng quảng đại nằm trong những hành động lác đác, lẻ loi; đối với những người khác, đó là một cách sống (McCarthy).
Làm thế nào để có lòng tốt tự phát như người Samaritanô ? Việc này không phải muốn là được, không phải chỉ cố gắng tập một lần mà có, mà là kết quả của việc thực thi những việc tốt nho nhỏ cách đều đặn và kiên trì. Một hành động tốt cao cả là thành quả của nhiều hành động nho nhỏ đã quen làm trước đó. Phần thưởng đích thực của một hành động tốt là nó giúp ta có thể làm thêm những hành động khác một cách dễ dàng hơn.
Khi đọc kinh Hoà bình của thánh Phanxicô Assisi với câu “Vì chính khi hiến thân là lúc được nhận lãnh”. Lúc mới nghe câu này thì có người cho là không hợp lý, không bình thường, nhưng nếu xét cho kỹ, không những trong đời sống thiêng liêng, mà ngay trong cuộc sống hằng ngày, chân lý đó vẫn còn đứng vững : Cho đi là lãnh nhận ! Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã nói :”Phúc cho ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”(Mt 5,7). Muốn được Thiên Chúa xót thương thì chúng ta phải thương xót người khác đã, vì chúng ta đong cho người khác bằng đấu nào thì Thiên Chúa cũng đong lại cho ta bằng đấu ấy, mà còn dư dật nữa.
Truyện : Lòng tốt được đền đáp.
Chuyện xẩy ra tại một làng đánh cá ven bờ biển. Phía sau làng là dẫy núi cao. Cách đây 20 năm, nơi này có một cụ già xa lạ đến cư ngụ và đã bỏ tiền ra làm một ngôi nhà lớn bằng gỗ quí. Dân làng thấy cụ già đơn độc thường lên thăm và đều nhận xét cụ già rất tự hào và quí căn nhà lắm, xem nó như một vật cần thiết trên đời. Thế rồi, một bữa kia biển động mạnh dữ dội. Bỗng đang đêm, dân làng đều thức dậy vì thấy đám cháy lớn trên sườn núi, ngay căn nhà quí của cụ già. Vừa tò mò vừa thương cụ già đơn chiếc, toàn dân làng già trẻ, trai gái rủ nhau mỗi người mang một thau nước, gắng sức trèo lên dốc chữa cháy. Xẩy ra là khi mọi người đã lên núi khá cao, thình lình một cơn sóng thần vĩ đại tràn lên bờ và cuốn trôi mọi thứ trong làng. Vì bận chữa cháy nên rất ít người bị sóng thần cuốn đi.
Ban đầu ai cũng tưởng rằng họ bỏ công leo lên núi để cứu giúp cụ già, nhưng thực tế cụ già đã cứu giúp họ. Bởi vì, một phần nhờ kinh nghiệm và phần khác ở trên cao nên cụ già thấy trước ngọn sóng thần từ xa đang tiến vào bờ, song đang đêm khuya không biết làm sao báo tin để cứu dân làng cả. Chỉ còn một cách : hy sinh đốt căn nhà yêu quí nhất mới mong dân làng thấy mà chạy lên chữa cháy chăng.
Có lẽ do quá chủ quan hay quá hẹp hòi nông cạn nên nhiều khi phần đông chúng ta cứ tưởng mình bố thí ít tiền bạc, đồ vật, hy sinh chút công sức, thời giờ để giúp đỡ kẻ khác là chuyện nhưng không, hoàn toàn vô vị lợi, song thực ra, khi mình hy sinh cho đi như thế không những giúp kẻ khác, mà còn làm lợi cho chính bản thân mình nữa. Ngay cả những việc đạo đức mà chúng ta cố gắng thực hiện như nhẫn nhục chịu khổ, trung thành tuân thủ các giới răn, hãm mình ép xác, siêng năng xưng tội rước lễ, lần hạt... chúng ta cứ tưởng là làm cho Chúa vui lòng, nhưng kỳ thực là làm lợi cho chính chúng ta, vì khi sống ngay lành, thánh thiện sẽ là một bảo đảm cho phần rỗi đời đời của mình (Quê Ngọc).
TÂM NGUYỆN :
Người Samaritanô nhân hậu
Cúi xuống
Ôm lấy nỗi đau của anh em mình,
Ôi tấm lòng nhân ái bao dung...
Nhân loại hôm nay
Vẫn còn đầy đau thương và nước mắt
Cay đắng cơ hàn
Đói lương thực, đói tinh thần và đói cả tình thương !
Lạy Chúa
Xin cho con noi bước Ngài xưa
Như người Samaritanô nhân ái
Yêu kính những thương đau
Vì đó là chính Ngài, Lạy Chúa.
(Trích Lời hằng sống)
Chúa Nhật 14-07-2013
LM. Giuse Nguyễn Kim Long.
15:13 12/07/2013
Chúa Nhật 14-07-2013
Chúa Nhật XV Thường niên -C (Luca 10:25-37)
Giữ đạo và sống đạo luôn là hai khía cạnh của đời sống người Kitô hữu. Có những Kitô hữu rất nghiêm khắc trong việc giữ đạo, cố gắng tuân giữ các điều luật Chúa và Hội thánh dạy, như: 10 Điều răn, các luật Hội thánh, siêng năng đi lễ ngày thường và Chúa Nhật, đón nhận các bí tích, đọc kinh cầu nguyện sáng tối.......nhưng trong cuộc sống, họ không thể hiện được điều họ giữ và có khi còn làm ngược lại. Lối sống đạo của họ chỉ là trên danh nghĩa người Kitô hữu và dừng lại ở những hàng chữ chết. Ngược lại, những Kitô hữu sống đạo, là người không chỉ tuân giữ luật điều Chúa và Hội thánh dạy; nhưng còn biết áp dụng những điều luật ấy vào trong cuộc sống hằng ngày, thể hiện qua sự yêu thương, tha thứ và bác ái với tha nhân. Đây là những người mà Chúa muốn đề cập đến trong trang Tin mừng hôm nay.
Thánh Luca, qua câu truyện Tin mừng, kể rằng: Có một thày thông luật đã đến gặp và thử Chúa Giêsu qua câu hỏi làm thế nào để được sự sống đời đời làm gia nghiệp. Chúa hỏi ông đã đọc thấy gì trong Luật. Ông trả lời thật tự tin:"Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khốn và người thân cận như chính mình". Có thể nói ông là một người giữ đạo xuất sắc vì thuộc lòng các giới răn mà người Dothái cho là rất quan trọng. Chúa Giêsu kết luận: " Ông trà lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống". Và nếu thày thông luật này khiêm nhường ra đi thực hành lời Chúa dạy, ông đã có thể trở thành người tốt, người môn đệ chân chính của Chúa. Thế nhưng, ông cũng giống như nhiều người Kitô hữu chỉ giữ đạo, và vì lòng tự ái, đã không thể áp dụng được lời Chúa vào trong cuộc sống qua câu hỏi ngược lại: "Nhưng ai là người thân cận của tôi?"
Câu trả lời được Chúa Giêsu đưa ra qua câu truyện một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô bị bọn cướp lấy hết tiền bạc, đánh cho nhừ tử và bỏ bên vệ đường dở sống dở chết. Tình cờ, một thày tư tế, một thày Lêvi và một người Samari đều đi qua đoạn đường đó và trông thấy người bị nạn, nhưng chỉ có người Samari, một người ngoại đạo, đã dừng lại chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân. Trong 3 hạng người trên, thày tư tế và Lêvi tượng trưng cho những người nhiệt thành giữ đạo, nhưng lại thiếu đi tấm lòng bác ái và sự yêu thương. Ngược lại, người Samaria, cho dù là dân ngoại, nhưng đã biết sống tình người một cách chân thành, vượt qua những rào cản của tôn giáo và lề luật, để hướng đến tha nhân. Anh ta là hình ảnh của những người sống đạo với niềm xác tín và thể hiện đức tin qua hành động của lòng nhân aí.
Ngày hôm nay, đâu đó người đang lên án và chê trách hàng Giáo sĩ, mà cụ thể là một số các Linh mục, Tu sĩ đang bị cám dỗ của đời sống tiện nghi vật chất, tìm kiếm sự "an toàn" bản thân, mà sao nhãng hoặc thiếu đi một tấm lòng, sự quan tâm tới những người nghèo, người bất hạnh và bị áp bức trong xã hội. Lối sống này phản ngược với những đòi hỏi của Tin mừng và đang gây nên "scandal" cho Giáo Hội. Chúng ta không phủ nhận điều nhận xét của dư luận, nhưng thực ra đó chỉ là một số rất nhỏ so với những việc lớn lao mà Giáo Hội và hàng giáo sĩ đang phục vụ cho cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, dầu sao đi nữa, nó cũng là một lời cảnh tỉnh cho những ai đang đi theo lựa chọn sống cho Tin mừng, làm chứng cho một Giáo Hội sống nghèo như Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong muốn. Bên cạnh đó, nhiều tấm gương của các anh chị em giáo dân trong việc phục vụ cho những người già yếu, bệnh tật nơi các nhà dưỡng lão, giúp đỡ người nghèo, can đảm lên tiếng trước những bất công và bạo lực trong xã hội; kiên trì trong sứ mạng bảo vệ sự sống......chính là những người Samariatnô nhân hậu cho thế giới hôm nay.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp mỗi người chúng con luôn biết cân bằng giữa việc giữ đạo và sống đạo, tuân giữ luật Chúa và Hội thánh; nhưng cũng cố gắng thực hành lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày, như người Samaritanô nhân hậu, bằng những cử chỉ yêu thương, tha thứ và bác ái với anh chị em. Amen.
Cha Giuse Nguyễn Kim Long.
Chúa Nhật XV Thường niên -C (Luca 10:25-37)
Giữ đạo và sống đạo luôn là hai khía cạnh của đời sống người Kitô hữu. Có những Kitô hữu rất nghiêm khắc trong việc giữ đạo, cố gắng tuân giữ các điều luật Chúa và Hội thánh dạy, như: 10 Điều răn, các luật Hội thánh, siêng năng đi lễ ngày thường và Chúa Nhật, đón nhận các bí tích, đọc kinh cầu nguyện sáng tối.......nhưng trong cuộc sống, họ không thể hiện được điều họ giữ và có khi còn làm ngược lại. Lối sống đạo của họ chỉ là trên danh nghĩa người Kitô hữu và dừng lại ở những hàng chữ chết. Ngược lại, những Kitô hữu sống đạo, là người không chỉ tuân giữ luật điều Chúa và Hội thánh dạy; nhưng còn biết áp dụng những điều luật ấy vào trong cuộc sống hằng ngày, thể hiện qua sự yêu thương, tha thứ và bác ái với tha nhân. Đây là những người mà Chúa muốn đề cập đến trong trang Tin mừng hôm nay.
Thánh Luca, qua câu truyện Tin mừng, kể rằng: Có một thày thông luật đã đến gặp và thử Chúa Giêsu qua câu hỏi làm thế nào để được sự sống đời đời làm gia nghiệp. Chúa hỏi ông đã đọc thấy gì trong Luật. Ông trả lời thật tự tin:"Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khốn và người thân cận như chính mình". Có thể nói ông là một người giữ đạo xuất sắc vì thuộc lòng các giới răn mà người Dothái cho là rất quan trọng. Chúa Giêsu kết luận: " Ông trà lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống". Và nếu thày thông luật này khiêm nhường ra đi thực hành lời Chúa dạy, ông đã có thể trở thành người tốt, người môn đệ chân chính của Chúa. Thế nhưng, ông cũng giống như nhiều người Kitô hữu chỉ giữ đạo, và vì lòng tự ái, đã không thể áp dụng được lời Chúa vào trong cuộc sống qua câu hỏi ngược lại: "Nhưng ai là người thân cận của tôi?"
Câu trả lời được Chúa Giêsu đưa ra qua câu truyện một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô bị bọn cướp lấy hết tiền bạc, đánh cho nhừ tử và bỏ bên vệ đường dở sống dở chết. Tình cờ, một thày tư tế, một thày Lêvi và một người Samari đều đi qua đoạn đường đó và trông thấy người bị nạn, nhưng chỉ có người Samari, một người ngoại đạo, đã dừng lại chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân. Trong 3 hạng người trên, thày tư tế và Lêvi tượng trưng cho những người nhiệt thành giữ đạo, nhưng lại thiếu đi tấm lòng bác ái và sự yêu thương. Ngược lại, người Samaria, cho dù là dân ngoại, nhưng đã biết sống tình người một cách chân thành, vượt qua những rào cản của tôn giáo và lề luật, để hướng đến tha nhân. Anh ta là hình ảnh của những người sống đạo với niềm xác tín và thể hiện đức tin qua hành động của lòng nhân aí.
Ngày hôm nay, đâu đó người đang lên án và chê trách hàng Giáo sĩ, mà cụ thể là một số các Linh mục, Tu sĩ đang bị cám dỗ của đời sống tiện nghi vật chất, tìm kiếm sự "an toàn" bản thân, mà sao nhãng hoặc thiếu đi một tấm lòng, sự quan tâm tới những người nghèo, người bất hạnh và bị áp bức trong xã hội. Lối sống này phản ngược với những đòi hỏi của Tin mừng và đang gây nên "scandal" cho Giáo Hội. Chúng ta không phủ nhận điều nhận xét của dư luận, nhưng thực ra đó chỉ là một số rất nhỏ so với những việc lớn lao mà Giáo Hội và hàng giáo sĩ đang phục vụ cho cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, dầu sao đi nữa, nó cũng là một lời cảnh tỉnh cho những ai đang đi theo lựa chọn sống cho Tin mừng, làm chứng cho một Giáo Hội sống nghèo như Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong muốn. Bên cạnh đó, nhiều tấm gương của các anh chị em giáo dân trong việc phục vụ cho những người già yếu, bệnh tật nơi các nhà dưỡng lão, giúp đỡ người nghèo, can đảm lên tiếng trước những bất công và bạo lực trong xã hội; kiên trì trong sứ mạng bảo vệ sự sống......chính là những người Samariatnô nhân hậu cho thế giới hôm nay.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp mỗi người chúng con luôn biết cân bằng giữa việc giữ đạo và sống đạo, tuân giữ luật Chúa và Hội thánh; nhưng cũng cố gắng thực hành lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày, như người Samaritanô nhân hậu, bằng những cử chỉ yêu thương, tha thứ và bác ái với anh chị em. Amen.
Cha Giuse Nguyễn Kim Long.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 15 Thường niên năm C 14.7.2013
Mai Tá
23:44 12/07/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 15 Thường niên năm C 14.7.2013
“Khi em lạnh, tôi biến thành ngọn lửa,”
“đốt thương yêu, than nóng hực ân tình.”
(dẫn từ thơ Du Tử Lê)
Lc 10: 25-37
Ân tình hực nóng, đã trở thành lửa ân tình đà thấy rõ nơi các nhân vật ở trình thuật, hôm nay.
Trình thuật hôm nay, thánh Luca kể về ân-tình lành thánh của người ngoài đã đối-xử với dân con trong Đạo, vẫn chưa quên. Đọc trình thuật, người đọc thấy rõ cung cách người ngoài Đạo tận tình chăm sóc kẻ bị nạn, bất kể họ thuộc nhóm/bè nào, vẫn có nhu-cầu cơ bản để sống còn. Nhu cầu kẻ bị nạn, vẫn thường lệ-thuộc vào sự chăm sóc của người khác cả về: thời gian, năng lượng và tài-nguyên của người giùm giúp. Sự chăm sóc, xuất từ người ngoài Đạo dồi dào, vượt trội, theo cách riêng tây, chứng tỏ quan hệ tốt giữa kẻ cho và người nhận, thật đặc trưng. Và “người cho” hôm nay, không cân đai/áo mão nên chẳng ai rõ lý lịch của người ấy đến thế nào.
Chỉ biết: nhu-cầu căn bản để sống còn, là điều mà đa số nữ-phụ ở đời cần nhiều hơn nam giới. Bởi, nữ-giới ở đời phải sinh con đẻ cái, rồi tạo thức ăn dinh-dưỡng cho trẻ bé, cả đến nơi ở, quần áo, tình cảm lẫn mối quan hệ xã giao, vẫn là nhu cầu bức thiết để giữ mọi người ở lại với mình. Bậc nữ-lưu trong xã-hội, luôn có nhu-cầu của cuộc sống hằng ngày; thế nên, mẫu-mã quan-hệ giữa người cho và người nhận là đặc-thù của hai người, ở đây là: mẹ-con.
Tân Ước, nhấn mạnh nhiều về lòng mến trải dàn nơi mọi người, trong ngoài nhà Đạo. Tân Ước còn tỏ cho thấy tính phổ-cập nơi lửa ngọn thương yêu/chăm sóc giữa dân con đồ đệ của Chúa, nữa. Tuy là thế, tính phổ-cập của lòng mến diễn tả vào tình huống rất căng, luôn ganh đua/tị nạnh với “tương-quan chăm sóc” như vừa nói. Tương-quan chăm sóc, cũng mang tính phổ-cập cả bên ngoài vũ trụ, chứ không chỉ là cá nhân riêng lẻ, của một ai. Tính phổ-cập kiến-tạo sự đồng đều cho những ai cần chăm sóc, bất kể họ có khác biệt về tôn giáo, sắc tộc hoặc văn hoá, như trình thuật viện dẫn. Tính-chất ấy, đòi mọi người phải biết quan tâm đến kẻ bị nạn, bất kể kẻ ấy, người nọ có đòi hỏi, kêu cầu gì nơi người “qua đường” hay không.
Tường trình về “lòng mến” có sự chăm sóc trong vũ trụ lại cũng đáp ứng tính hấp-dẫn đặc biệt của một số người gọi đó là ích-kỷ hoặc ham-mê quá độ, thấy khá nhiều. “Lòng mến” vẫn vượt trội quan-hệ tư riêng, cục bộ; từ đó đi đến kết quả, là: nếu ta để tâm đến nhu cầu vật chất tư riêng, theo cách tập trung, ắt hẳn ta sẽ tạo sức ép linh-thiêng, nên tồi tệ. Đôi lúc, cũng nên tạo ấn tượng để người người hiểu rằng tương-quan chăm sóc đặc biệt, là kết quả do ta chọn. Nhờ đó, ta trở thành người tốt lành, mang chất Kitô nhiều hơn, khi có khả năng vinh-thăng mọi việc. Và, trở thành “người có lòng với vũ trụ” nhiều hơn, mà không cần ứng đáp với người được chăm-sóc, nhất là khi đối xử với họ một cách ngang bằng, đồng đều.
Thật cũng dễ, để nói rằng: động thái yêu thương mang tính-chất toàn cầu, trong khi con người lại cứ hành-xử theo cách riêng tư, cục bộ. Khi đã yêu thương rồi, ta lại sẽ đạt trạng huống đến với nhiều người có nhu cầu nhiều hơn ta. Trong khi đó, ta lại không thể làm cả hai việc cùng một lúc và không thể chăm sóc nhiều người cho đồng đều, được. Chính vì thế, văn hoá của ta xem ra cũng khác với động thái phòng-ngừa tệ hại xảy đến với mọi người và động thái đầu tư năng lượng nơi người khác, nữa.
Thông thường, ta vẫn muốn phòng ngừa mọi tệ hại đem đến cho người khác. Nhưng, qua tư cách cá-thể, ta không tài nào làm được việc ấy, nên mới chuyển qua hệ thống rộng lớn hơn, dù hệ thống ấy không tránh được tình huống thiếu phẩm chất. Thành ra, ta có tự do đeo đuổi các chọn lựa tư riêng –dù chọn lựa ấy mang tính chuyên quyền, độc đoán- mỗi khi ta đầu tư năng lượng của riêng mình nơi những người do ta chọn lựa. Nói cách khác, là nói như người xưa: “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
Bởi thế nên, những người được ta thương yêu /săn sóc sẽ trở thành bạn bè người thân, cũng rất gần. Và, thông thường thì: những người do ta chọn để giúp đỡ, lại không liên can gì đến ta, mà chỉ như người lạ, và có khi còn trở thành kẻ thù vì hãi sợ ta, nữa.
Ở đây, còn thấy có giòng lịch sử về tình bạn mà, với xã hội, tình này đà đổi thay khá nhiều. Vào thời trước, tình bạn xuất từ những người cùng quá trình lý lịch hoặc ở chòm xóm, chung một sở làm. Những người như thế, thường giúp đỡ nhau và trở thành bạn bè không theo nghĩa lựa chọn riêng tư do sự kiện cùng sinh ra từ một nhóm, chứ không phải từ người ngoài.
Trong sống đời bình thường ở xã hội, ta luôn có nhu cầu vật chất, ngang qua thương-trường nội bộ. Và, nhờ chính sách an toàn của quốc gia mình sinh sống, ta vẫn được bảo vệ, rất an toàn. Thế giới ta sống hôm nay, có hằng hà sa số những loại chăm sóc đặc trưng và có cả những người không được thế, nên mới tìm đến các chăm sóc thấp hèn từ cơ sở tìm việc làm. Những người này thường bị bóc lột nhiều thứ, như: lương quá thấp hoặc điều kiện làm việc không tương xứng với khả năng, cơ chế xã hội không được công nhận. Phần đông những người như thế chỉ là các “chị giúp” hoặc “người ở”, cần chút thu nhập để còn sống.
Người Samaritanô hiền từ, chẳng bao giờ đặt vấn đề lý thuyết như thế. Ông chỉ dừng chân đứng lại để tương-tác với những người đang ở trước mặt ông, lại có nhu-cầu rất bức-thiết. Đôi khi, mọi người đều thấy khó trở thành người Samaritanô hiền-từ rất toàn thời. Càng khó hơn, khi phải tra tay chăm sóc giúp đỡ khá nhiều cùng một lúc. Vì thế, cũng có nhiều vấn đề khác liên quan đến quan-hệ giữa kẻ chăm sóc và người nhận.
Theo định nghĩa, vẫn thấy có tương-quan không đồng đều giữa hai loại người này. Với người được săn sóc, thì vấn đề là sự tin tưởng. Còn, với người kia, đó lại là tương-quan hiểu biết và khả năng làm được gì cho người. Điều cần làm, là: cốt sao xứng-hợp với tự do của người nhận. Tự do đây, không mang ý nghĩa của “tự túc, tự lực”, tức: được coi như lệ thuộc nhau, trong kết đoàn. Tương-quan đây, không có nghĩa như tương quan giữa quyền bính và uy-lực. Trong đó, có chức năng mới của những lo toan dựa trên quan-hệ bình thường và loại hình mới về tình bạn, giữa hai người.
Xã hội hiện nay, người người trở nên thận-trọng lo-lắng chứ không xả thân lo toan cho người khác. Bởi ngày nay, người người dựng xây nhiều dịch-vụ “lo” cho sức khoẻ của mình, nên đã phòng ngừa nhiều thứ. Ngày nay, người ta sống chường mặt với hiểm nguy đủ loại, nên chú trọng nhiều đến những tiêu cực hơn sống tích-cực. Có làm gì, thì rồi ra ta cũng đều sẽ chết tại bệnh viện; và nhiều người rồi cũng chết sau khi được săn sóc đủ điều nhằm làm nhẹ bớt nỗi đau triền miên. Nhưng họ quên rằng: trong sống đời thực tế, mình cũng từng tự chăm sóc cho mình, y như thế. Con người ngày nay lại quá thận trọng, phòng ngừa và âu lo cho nỗi đau đến phải sống cuộc sống đang từ từ xảy đến.
Vậy nên, vấn đề hỏi rằng: ta sống để làm gì? Con người được dựng ra là để sống cho tình bằng hữu; và, cộng đồng nhân loại được dựng xây là để tỏ lòng mến, hiếu khách, đỡ đần nhau, mới đúng.
Thế giới ngày nay, những người bị coi là tật nguyền/khiếm khuyết vẫn có ơn “gọi” đặc biệt. Ơn gọi của người khuyết/tật quyết đem Tin Mừng đến với những người được coi là độc-lập, khoẻ mạnh và thành đạt. Người khuyết tật, luôn giúp người lành mạnh để người lành và thấy được rằng: là người, tức mình sẽ bị hạn chế, dễ gãy và luôn có nhu cầu bức thiết. Thế nên, ta chỉ là ta, khi ta có quan hệ tương-tác với những người đang cần ta đến giúp đỡ. Giúp, mà không coi đó như dấu hiệu của yếu kém, lận đận mà vì nhân loại được tạo dựng vẫn cần đến “cứu rỗi”. Ai ai cũng dễ bị gãy đổ, mỗi người một cách. Ta được gọi là để nhận ra điều đó. Ta được gọi, còn để lướt thắng nó mà mừng sự kiện: tất cả đều cùng một Thân Mình Đức Kitô, mà thôi.
Người bị gãy đổ, sẽ càng thấy rõ mình có ơn “gọi” đặc biệt hơn. Có nhiều loại gãy đổ được thấy rõ ràng, đặc trưng hơn. Như trường hợp của người khiếm-thị, chẳng hạn, nội sự kiện họ bị mù hoặc sắp thành mù-loà lại cũng giống như máy hút bụi to lớn đang đi vào cuộc sống sẽ hút tất cả mọi sự đi nơi khác. Từ đó, sẽ tạo khủng hoảng về lý lịch. Bởi, lý lịch con người đều đặt căn bản trên việc gom gộp mọi thứ, chứ không tẩy trừ tất cả, ra hư không. Niềm tin cũng thế, phải mang tính đại-kết theo nghĩa chữ và phải bao gộp mọi người, chứ không chỉ những người cùng bộ tộc mình thôi, rồi đẩy lùi những người khác mình. Ta phải vượt trội tính khác biệt, để rồi sẽ liên kết mọi người lại với nhau. Điều này, nên hiểu cho đúng cách hơn, nhất thứ là khi ta đối xử với người có khuyết tật về tâm trí; và cả những người có khó khăn về ngôn ngữ, cũng thế.
Trở lại vấn đề: nếu không thể yêu thương và chăm sóc hết mọi người, thì ta làm cho ai đây? Tác giả người Pháp nọ có đề cập đến những người mà ông gọi là “người nghèo được chọn lựa”. Cuối cùng, rồi ra ta cũng đi đến đoạn kết cục là: chăm lo cho người nghèo và người có nhu cầu do ta chọn. Họ là những người do ta đã chọn; nên, mới tỏ bày tình bằng-hữu với họ và mới chọn cùng sống với họ và giống như họ trong Thân mình của Chúa. Có như thế, ta mới nhận được quà tặng trở thành Kitô-khác đối với người nghèo khó. Giả như ta có quyền và có thể chấm dứt hệ thống giai cấp, đặc quyền tồn đọng nơi thế giới phàm trần, thì chắc hẳn ta cũng sẽ đổi mới được nhiều thứ, nhiều sự.
Kitô-hữu thời tiên khởi, cũng đã chăm sóc cho người nghèo hèn, côi cút,các bà goá và những người bị cầm cố, thấp hèn. Làm thế, không có nghĩa là các ngài ném tiền vào các chương trình này/khác để giúp người nghèo. Nhưng thực sự, các ngài đã biết lo toan cho người nghèo, trên thực tế. Đây là yếu tố khiến người La Mã dựa vào đó mà phân định ai là Kitô-hữu, ai không, bằng vào sự thể là: những người như thế biết chăm lo cho người khác nhiều hơn thế. Chí ít, là người nghèo đói, có nhu cầu hơn chính mình.
Trong cảm nghiệm sự cần thiết lo toan giúp đỡ mọi người, ta cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:
“Khi em lạnh, tôi biến thành ngọn lửa,”
“đốt thương yêu, than nóng hực ân tình.”
(Du Tử Lê – Hiến Chương Yêu)
Chăm lo cho mọi người, nơi Đạo Chúa, lại trở thành “Hiến Chương” yêu thương vẫn sáng tỏ trong đời người. Một đời, có Đức Chúa làm mẫu mực, để ta theo.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh – Mai Tá lược dịch
“Khi em lạnh, tôi biến thành ngọn lửa,”
“đốt thương yêu, than nóng hực ân tình.”
(dẫn từ thơ Du Tử Lê)
Lc 10: 25-37
Ân tình hực nóng, đã trở thành lửa ân tình đà thấy rõ nơi các nhân vật ở trình thuật, hôm nay.
Trình thuật hôm nay, thánh Luca kể về ân-tình lành thánh của người ngoài đã đối-xử với dân con trong Đạo, vẫn chưa quên. Đọc trình thuật, người đọc thấy rõ cung cách người ngoài Đạo tận tình chăm sóc kẻ bị nạn, bất kể họ thuộc nhóm/bè nào, vẫn có nhu-cầu cơ bản để sống còn. Nhu cầu kẻ bị nạn, vẫn thường lệ-thuộc vào sự chăm sóc của người khác cả về: thời gian, năng lượng và tài-nguyên của người giùm giúp. Sự chăm sóc, xuất từ người ngoài Đạo dồi dào, vượt trội, theo cách riêng tây, chứng tỏ quan hệ tốt giữa kẻ cho và người nhận, thật đặc trưng. Và “người cho” hôm nay, không cân đai/áo mão nên chẳng ai rõ lý lịch của người ấy đến thế nào.
Chỉ biết: nhu-cầu căn bản để sống còn, là điều mà đa số nữ-phụ ở đời cần nhiều hơn nam giới. Bởi, nữ-giới ở đời phải sinh con đẻ cái, rồi tạo thức ăn dinh-dưỡng cho trẻ bé, cả đến nơi ở, quần áo, tình cảm lẫn mối quan hệ xã giao, vẫn là nhu cầu bức thiết để giữ mọi người ở lại với mình. Bậc nữ-lưu trong xã-hội, luôn có nhu-cầu của cuộc sống hằng ngày; thế nên, mẫu-mã quan-hệ giữa người cho và người nhận là đặc-thù của hai người, ở đây là: mẹ-con.
Tân Ước, nhấn mạnh nhiều về lòng mến trải dàn nơi mọi người, trong ngoài nhà Đạo. Tân Ước còn tỏ cho thấy tính phổ-cập nơi lửa ngọn thương yêu/chăm sóc giữa dân con đồ đệ của Chúa, nữa. Tuy là thế, tính phổ-cập của lòng mến diễn tả vào tình huống rất căng, luôn ganh đua/tị nạnh với “tương-quan chăm sóc” như vừa nói. Tương-quan chăm sóc, cũng mang tính phổ-cập cả bên ngoài vũ trụ, chứ không chỉ là cá nhân riêng lẻ, của một ai. Tính phổ-cập kiến-tạo sự đồng đều cho những ai cần chăm sóc, bất kể họ có khác biệt về tôn giáo, sắc tộc hoặc văn hoá, như trình thuật viện dẫn. Tính-chất ấy, đòi mọi người phải biết quan tâm đến kẻ bị nạn, bất kể kẻ ấy, người nọ có đòi hỏi, kêu cầu gì nơi người “qua đường” hay không.
Tường trình về “lòng mến” có sự chăm sóc trong vũ trụ lại cũng đáp ứng tính hấp-dẫn đặc biệt của một số người gọi đó là ích-kỷ hoặc ham-mê quá độ, thấy khá nhiều. “Lòng mến” vẫn vượt trội quan-hệ tư riêng, cục bộ; từ đó đi đến kết quả, là: nếu ta để tâm đến nhu cầu vật chất tư riêng, theo cách tập trung, ắt hẳn ta sẽ tạo sức ép linh-thiêng, nên tồi tệ. Đôi lúc, cũng nên tạo ấn tượng để người người hiểu rằng tương-quan chăm sóc đặc biệt, là kết quả do ta chọn. Nhờ đó, ta trở thành người tốt lành, mang chất Kitô nhiều hơn, khi có khả năng vinh-thăng mọi việc. Và, trở thành “người có lòng với vũ trụ” nhiều hơn, mà không cần ứng đáp với người được chăm-sóc, nhất là khi đối xử với họ một cách ngang bằng, đồng đều.
Thật cũng dễ, để nói rằng: động thái yêu thương mang tính-chất toàn cầu, trong khi con người lại cứ hành-xử theo cách riêng tư, cục bộ. Khi đã yêu thương rồi, ta lại sẽ đạt trạng huống đến với nhiều người có nhu cầu nhiều hơn ta. Trong khi đó, ta lại không thể làm cả hai việc cùng một lúc và không thể chăm sóc nhiều người cho đồng đều, được. Chính vì thế, văn hoá của ta xem ra cũng khác với động thái phòng-ngừa tệ hại xảy đến với mọi người và động thái đầu tư năng lượng nơi người khác, nữa.
Thông thường, ta vẫn muốn phòng ngừa mọi tệ hại đem đến cho người khác. Nhưng, qua tư cách cá-thể, ta không tài nào làm được việc ấy, nên mới chuyển qua hệ thống rộng lớn hơn, dù hệ thống ấy không tránh được tình huống thiếu phẩm chất. Thành ra, ta có tự do đeo đuổi các chọn lựa tư riêng –dù chọn lựa ấy mang tính chuyên quyền, độc đoán- mỗi khi ta đầu tư năng lượng của riêng mình nơi những người do ta chọn lựa. Nói cách khác, là nói như người xưa: “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
Bởi thế nên, những người được ta thương yêu /săn sóc sẽ trở thành bạn bè người thân, cũng rất gần. Và, thông thường thì: những người do ta chọn để giúp đỡ, lại không liên can gì đến ta, mà chỉ như người lạ, và có khi còn trở thành kẻ thù vì hãi sợ ta, nữa.
Ở đây, còn thấy có giòng lịch sử về tình bạn mà, với xã hội, tình này đà đổi thay khá nhiều. Vào thời trước, tình bạn xuất từ những người cùng quá trình lý lịch hoặc ở chòm xóm, chung một sở làm. Những người như thế, thường giúp đỡ nhau và trở thành bạn bè không theo nghĩa lựa chọn riêng tư do sự kiện cùng sinh ra từ một nhóm, chứ không phải từ người ngoài.
Trong sống đời bình thường ở xã hội, ta luôn có nhu cầu vật chất, ngang qua thương-trường nội bộ. Và, nhờ chính sách an toàn của quốc gia mình sinh sống, ta vẫn được bảo vệ, rất an toàn. Thế giới ta sống hôm nay, có hằng hà sa số những loại chăm sóc đặc trưng và có cả những người không được thế, nên mới tìm đến các chăm sóc thấp hèn từ cơ sở tìm việc làm. Những người này thường bị bóc lột nhiều thứ, như: lương quá thấp hoặc điều kiện làm việc không tương xứng với khả năng, cơ chế xã hội không được công nhận. Phần đông những người như thế chỉ là các “chị giúp” hoặc “người ở”, cần chút thu nhập để còn sống.
Người Samaritanô hiền từ, chẳng bao giờ đặt vấn đề lý thuyết như thế. Ông chỉ dừng chân đứng lại để tương-tác với những người đang ở trước mặt ông, lại có nhu-cầu rất bức-thiết. Đôi khi, mọi người đều thấy khó trở thành người Samaritanô hiền-từ rất toàn thời. Càng khó hơn, khi phải tra tay chăm sóc giúp đỡ khá nhiều cùng một lúc. Vì thế, cũng có nhiều vấn đề khác liên quan đến quan-hệ giữa kẻ chăm sóc và người nhận.
Theo định nghĩa, vẫn thấy có tương-quan không đồng đều giữa hai loại người này. Với người được săn sóc, thì vấn đề là sự tin tưởng. Còn, với người kia, đó lại là tương-quan hiểu biết và khả năng làm được gì cho người. Điều cần làm, là: cốt sao xứng-hợp với tự do của người nhận. Tự do đây, không mang ý nghĩa của “tự túc, tự lực”, tức: được coi như lệ thuộc nhau, trong kết đoàn. Tương-quan đây, không có nghĩa như tương quan giữa quyền bính và uy-lực. Trong đó, có chức năng mới của những lo toan dựa trên quan-hệ bình thường và loại hình mới về tình bạn, giữa hai người.
Xã hội hiện nay, người người trở nên thận-trọng lo-lắng chứ không xả thân lo toan cho người khác. Bởi ngày nay, người người dựng xây nhiều dịch-vụ “lo” cho sức khoẻ của mình, nên đã phòng ngừa nhiều thứ. Ngày nay, người ta sống chường mặt với hiểm nguy đủ loại, nên chú trọng nhiều đến những tiêu cực hơn sống tích-cực. Có làm gì, thì rồi ra ta cũng đều sẽ chết tại bệnh viện; và nhiều người rồi cũng chết sau khi được săn sóc đủ điều nhằm làm nhẹ bớt nỗi đau triền miên. Nhưng họ quên rằng: trong sống đời thực tế, mình cũng từng tự chăm sóc cho mình, y như thế. Con người ngày nay lại quá thận trọng, phòng ngừa và âu lo cho nỗi đau đến phải sống cuộc sống đang từ từ xảy đến.
Vậy nên, vấn đề hỏi rằng: ta sống để làm gì? Con người được dựng ra là để sống cho tình bằng hữu; và, cộng đồng nhân loại được dựng xây là để tỏ lòng mến, hiếu khách, đỡ đần nhau, mới đúng.
Thế giới ngày nay, những người bị coi là tật nguyền/khiếm khuyết vẫn có ơn “gọi” đặc biệt. Ơn gọi của người khuyết/tật quyết đem Tin Mừng đến với những người được coi là độc-lập, khoẻ mạnh và thành đạt. Người khuyết tật, luôn giúp người lành mạnh để người lành và thấy được rằng: là người, tức mình sẽ bị hạn chế, dễ gãy và luôn có nhu cầu bức thiết. Thế nên, ta chỉ là ta, khi ta có quan hệ tương-tác với những người đang cần ta đến giúp đỡ. Giúp, mà không coi đó như dấu hiệu của yếu kém, lận đận mà vì nhân loại được tạo dựng vẫn cần đến “cứu rỗi”. Ai ai cũng dễ bị gãy đổ, mỗi người một cách. Ta được gọi là để nhận ra điều đó. Ta được gọi, còn để lướt thắng nó mà mừng sự kiện: tất cả đều cùng một Thân Mình Đức Kitô, mà thôi.
Người bị gãy đổ, sẽ càng thấy rõ mình có ơn “gọi” đặc biệt hơn. Có nhiều loại gãy đổ được thấy rõ ràng, đặc trưng hơn. Như trường hợp của người khiếm-thị, chẳng hạn, nội sự kiện họ bị mù hoặc sắp thành mù-loà lại cũng giống như máy hút bụi to lớn đang đi vào cuộc sống sẽ hút tất cả mọi sự đi nơi khác. Từ đó, sẽ tạo khủng hoảng về lý lịch. Bởi, lý lịch con người đều đặt căn bản trên việc gom gộp mọi thứ, chứ không tẩy trừ tất cả, ra hư không. Niềm tin cũng thế, phải mang tính đại-kết theo nghĩa chữ và phải bao gộp mọi người, chứ không chỉ những người cùng bộ tộc mình thôi, rồi đẩy lùi những người khác mình. Ta phải vượt trội tính khác biệt, để rồi sẽ liên kết mọi người lại với nhau. Điều này, nên hiểu cho đúng cách hơn, nhất thứ là khi ta đối xử với người có khuyết tật về tâm trí; và cả những người có khó khăn về ngôn ngữ, cũng thế.
Trở lại vấn đề: nếu không thể yêu thương và chăm sóc hết mọi người, thì ta làm cho ai đây? Tác giả người Pháp nọ có đề cập đến những người mà ông gọi là “người nghèo được chọn lựa”. Cuối cùng, rồi ra ta cũng đi đến đoạn kết cục là: chăm lo cho người nghèo và người có nhu cầu do ta chọn. Họ là những người do ta đã chọn; nên, mới tỏ bày tình bằng-hữu với họ và mới chọn cùng sống với họ và giống như họ trong Thân mình của Chúa. Có như thế, ta mới nhận được quà tặng trở thành Kitô-khác đối với người nghèo khó. Giả như ta có quyền và có thể chấm dứt hệ thống giai cấp, đặc quyền tồn đọng nơi thế giới phàm trần, thì chắc hẳn ta cũng sẽ đổi mới được nhiều thứ, nhiều sự.
Kitô-hữu thời tiên khởi, cũng đã chăm sóc cho người nghèo hèn, côi cút,các bà goá và những người bị cầm cố, thấp hèn. Làm thế, không có nghĩa là các ngài ném tiền vào các chương trình này/khác để giúp người nghèo. Nhưng thực sự, các ngài đã biết lo toan cho người nghèo, trên thực tế. Đây là yếu tố khiến người La Mã dựa vào đó mà phân định ai là Kitô-hữu, ai không, bằng vào sự thể là: những người như thế biết chăm lo cho người khác nhiều hơn thế. Chí ít, là người nghèo đói, có nhu cầu hơn chính mình.
Trong cảm nghiệm sự cần thiết lo toan giúp đỡ mọi người, ta cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:
“Khi em lạnh, tôi biến thành ngọn lửa,”
“đốt thương yêu, than nóng hực ân tình.”
(Du Tử Lê – Hiến Chương Yêu)
Chăm lo cho mọi người, nơi Đạo Chúa, lại trở thành “Hiến Chương” yêu thương vẫn sáng tỏ trong đời người. Một đời, có Đức Chúa làm mẫu mực, để ta theo.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh – Mai Tá lược dịch
Tin, động tác phát tự con tim: điều này thật ra có nghĩa gì?
Mai Tá
23:47 12/07/2013
Tin, động tác phát tự con tim: điều này thật ra có nghĩa gì?
(bài 4)
Phần I
Tin, một giả-định trí-tuệ có từ độ trước
Nay, ta hãy cùng nhau xét kỹ hơn về động-tác “tin”, vốn từng xuất phát tự con tim. Ai cũng nói được là mình ‘tin’ vào Chúa, vào Đức Giêsu, vào Hội thánh và tất cả những gì Hội thánh từng nói cho ta nghe và mang đến cho ta những gì Chúa muốn ta nghe biết. Thế nhưng, ta có thực sự tin vào điều ấy hay không, đó mới là vấn đề.
Nếu ta chẳng bao giờ nhìn vào lý do xác đáng để còn tin, thì có lẽ ta cũng nên điều-nghiên thêm về lý lẽ từng đưa ra ở trong đó (tức: theo tính-cách khoa-học rất hữu-dụng) và cả sự thật rất thực luôn hàm ngụ trong đó (tức: bằng vào phương-pháp lịch-sử rất hữu ích). Có như thế, ta mới đạt được quan-điểm/lập trường, mà chẳng có thứ nào là niềm tin đích-thực, hết.
Trước nhất: có thể, ta cũng từng thấy được đặc-trưng thánh-hiến nhưng không thành-thật trong Giáo-hội, vốn cố đưa ra nhiều yêu sách hơn những gì mình được phép đòi hỏi. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi không thể nào tin vào chuyện ấy.
Thứ hai: có thể, ta cũng cảm nghiệm được sự thể: Giáo Hội mình khi xưa cũng muốn nghiêng về phía sau để thích-nghi những gì mà người thời nay muốn nghe biết. Và khi ấy, nhiều người trong ta, cũng sẽ nói: tôi không thể tin chuyện ấy, hết.
Thứ ba: cũng có thể, lâu nay ta không thấy đó là thời khắc thuận-lợi để chọn cho mình lập trường/quan điểm, riêng tây. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại cứ bảo: tôi sẽ bỏ đó, hạ hồi sẽ tính.
Thứ tư: cũng có thể, lâu nay ta bị nhiều thứ lấn át, tựa hồ như: lời lẽ, giáo huấn, bài viết có tính giáo-khoa và toàn bộ những người thắng lướt vẫn cảm thấy như thế. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ bảo: tôi rồi cũng bỏ đó, hạ hồi rồi tính. Có thể là, họ sẽ quên luôn. Có thể, điều ấy cũng tốt cho riêng tôi. Và có thể: chuyện ấy ta nên làm theo chiều-kích trí-tuệ.
Thứ năm: cũng có thể, là ta đã thấy mọi việc rồi ra sẽ như thế, hoặc rồi cũng đến đó và thật sự, cũng tốt đẹp đủ ngõ hầu đánh động nhiều người, nhưng lại không giữ chân được ta và cũng không đòi ta tỏ bày sự đồng thuận. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi thấy cũng ấn tượng thật, nhưng khổ nỗi tôi vẫn không tin vào chuyện ấy, một chút nào. Cũng hệt như khi ta xem diễn tuồng ở nhà hát lớn hoặc hí truờng, cũng thấy có tiếng khóc tiếng cười, nhưng vẫn không thích và cũng chẳng hợp, bèn bỏ đó về nhà, mà thôi.
Có bao giờ ta thấy người nào đó ngồi vào bàn để nhìn lại chính mình, rồi tự hỏi: có chăng một thời-khắc qua đó ta tin là mình đã và đang tin-tưởng, không? Có bao giờ ta cảm nhận được nguồn hứng về thứ gì đó, tựa hồ như những thứ mình cứ nghĩ là niềm tin phải như thế, nhưng sự thật, thì cũng chẳng cảm nhận được là mình đã có niềm tin hay không?
Tất cả những điều kể trên, vẫn xảy đến với số đông nhiều người. Họ là những người có chân trong cơ quan/đoàn thể khá nổi cộm. Và, cả ta nữa, cũng có cảm giác giống như thế, cũng rất thường
Nhân chứng riêng-tư, tự-do tư-riêng
Niềm tin sẽ không đến, trừ phi người chứng kiến niềm tin đó đem nó đến với ta, và chính ta cũng đặt hết tin tưởng vào người ấy. Chứng kiến, phải xem ‘được’ và coi như là ‘đáng tin cậy’. Tốt hơn, nếu có người nào ra như thế và xem như thể họ đã tin, thì: không nhất thiết phải đòi hỏi cùng một chữ ‘tin’, cứ cùng một đường lối, là được. Tốt hơn, nếu họ tỏ ra vững mạnh và kiên định với xác tín riêng của họ, thì cũng được. Tốt hơn, nếu họ tìm ra được điều gì khác biệt hoặc điều gì thật xuất sắc hoặc rất mới. Tốt hơn, nếu những gì họ từng phát giác ra, lại biến thành sự khác biệt rất kiên định và tích cực trong đời, thật cũng tốt. Còn tốt hơn, nếu niềm tin họ sở-đắc xem ra cũng giống với nhận-thức đích-thực, ở trong đời, cũng tốt thôi. Nhưng, cả vào những lúc như thế, nó cũng chẳng tự động đem đến cho ta, chính niềm tin phải có.
Có thể, nhiều người sẽ mời ta và hứa với ta là họ sẽ đồng-hành, hiệp thông một cách trung-thực, bao lâu ta vẫn cứ sống. Có thể, họ sẽ cho ta biết thiên-đường thuộc về ta nếu ta tin vào đó. Nhưng, họ lại không thể làm cho ta tin tưởng, rất nhất mực. Cũng không nhất thiết đi theo những gì ta tin, thế mới lạ. Sự thể là, ta vẫn có thể nói được rằng: tôi không thể làm như thế. Ta vẫn có quyền nói được rằng: nếu tôi làm thế, thì người đó sẽ không là tôi đâu; mà tôi chỉ bó buộc người nào đó, thôi.
Ta thấy đó. Tin là thứ gì đó rất tự-do. Thứ tự do thoát khỏi những gì là chính ta. Chính đó là đáp ứng. Ứng đáp, từ chính ta. Chính vì ta đã đáp-ứng lại ai đó, người mà ta chưa từng gặp gỡ, vào lúc trước. Đó, chính là động-tác dính dự; tức: chính ta chọn được ràng buộc chính mình vào một người nào, để rồi ta cho nó đi vào với đối kháng; và, ta biết là mình đã tin vào người đó rồi. Ta không chỉ tin-tưởng vào những gì ta nghe biết mà thôi, nhưng còn tin vào người đó. Ta đặt mình trong tay người đó, tức: người đó biết rõ mọi sự, hơn cả ta. Và, ta tin vào Chúa, tức: do bởi ta đã gặp Ngài. Ngài là Đấng ta được gặp. Nơi Ngài, ta có khả-năng để tin theo. Ta tin vào Đức Giêsu và vào Hội thánh của Ngài. Ta cũng tin vào dân con được Chúa tin-tưởng. Và thông thường, ta làm việc đó mà không biết rõ chi tiết hoặc chưa từng làm sáng tỏ câu chuyện mình muốn nói, thật ra là có ý nghĩa. Ta không cần đến những chuyện như thế. Ta đã có mặt ở đó. Và, ta tin. Thế là đủ.
Niềm tin, thật ra là quyết định của ta. Là, chọn lựa do ta tự-do tạo ra và nhất quyết can dự.
Khi sự việc đến với ta, ta lại không tìm được Chúa. Chính Chúa đã tìm ta. Sau đó, ta mới lại khám phá ra: đó chính là Ngài. Và, Ngài tiếp tục là Đức Chúa. Tiếp tục là Đấng ban cho ta quà niềm-tin. Ta không thể xác chứng điều đó cho bất cứ ai. Nhưng, đến lượt mình, ta lại có thể kể cho ai khác biết được chuyện đó và làm chứng cho mọi người, rằng: như thế là Chúa, bởi tự thân, ta chẳng biết cách làm như thế. Và từ đó, ta biết ơn Chúa và tri ân những người từng làm nhân chứng cho ta. Bởi, cùng đồng hành với họ, ta trở thành kẻ tin, cũng rất vững.
Ngày nay, ngưòi ta nói nhiều về nhu cầu đòi Giáo Hội phải canh-cải việc ‘rao truyền Đạo Chúa’. Điều này có nghĩa: Giáo Hội cần yêu cầu những người trong Đạo phải quyết tâm tin. Phải thật sự có niềm tin đích-thực. Tin, như thể mình chưa bao giờ tin được như thế. Có thể là: trước đây, những người như thế cũng từng đồng hành mang theo sự tin tưởng, rất tương tự. Nhưng, xem ra như thể: mình đã chẳng tin vào những chuyện ra như thế? Giáo Hội, cũng có nhiều người từng lĩnh-nhận bí-tích thanh-tẩy, cũng đi lễ và rước Chúa vào lòng cũng như từng nghe giảng giải các sự việc này khác, nhưng chưa từng ngồi lại mà nhìn vào chính mình, để tìm xem những gì đã và đang thực sự xảy đến bên trong con người mình. Chúa vẫn hiện diện với mình ở trong đó. Và, Ngài trao ban cho mỗi người và mọi người quà tặng niềm-tin. Mọi kẻ tin đều xác chứng được điều đó, cho chính họ. Nhưng chừng như họ chưa từng có lập trường tư riêng tạo cho mình, để rồi khi niềm-tin sờ chạm chính con người mình, thì mình mới đáp ứng theo cung cách riêng tư và thực sự. Tất cả mọi người, ai cũng cần gặp lại người-chứng là những người sờ chạm vào người mình, để rồi dẫn đưa mọi đi vào mà đáp ứng với niềm-tin trung-thực hơn là chính mình từng ban phát cho người khác. Và, điều này ta gọi là “cải-tân rao truyền Lời Chúa”.
Chúa lúc nào cũng sẵn sàng có mặt với ta một khi ta chuẩn bị, cho chu đáo. Chúa thực sự hiện diện ở trong đó, nơi ta; nên, mọi biến đổi đều ở nơi ta, và trong ta.
Đến với niềm tin là quy-trình luôn thăng-tiến trong mọi quan hệ. Quan-hệ giữa Chúa và ta, cũng như giữa ta và người khác. Đó là: sự thể đã và đang hiện hữu, rất đích thực.
--------------- (còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
(bài 4)
Phần I
Tin, một giả-định trí-tuệ có từ độ trước
Nay, ta hãy cùng nhau xét kỹ hơn về động-tác “tin”, vốn từng xuất phát tự con tim. Ai cũng nói được là mình ‘tin’ vào Chúa, vào Đức Giêsu, vào Hội thánh và tất cả những gì Hội thánh từng nói cho ta nghe và mang đến cho ta những gì Chúa muốn ta nghe biết. Thế nhưng, ta có thực sự tin vào điều ấy hay không, đó mới là vấn đề.
Nếu ta chẳng bao giờ nhìn vào lý do xác đáng để còn tin, thì có lẽ ta cũng nên điều-nghiên thêm về lý lẽ từng đưa ra ở trong đó (tức: theo tính-cách khoa-học rất hữu-dụng) và cả sự thật rất thực luôn hàm ngụ trong đó (tức: bằng vào phương-pháp lịch-sử rất hữu ích). Có như thế, ta mới đạt được quan-điểm/lập trường, mà chẳng có thứ nào là niềm tin đích-thực, hết.
Trước nhất: có thể, ta cũng từng thấy được đặc-trưng thánh-hiến nhưng không thành-thật trong Giáo-hội, vốn cố đưa ra nhiều yêu sách hơn những gì mình được phép đòi hỏi. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi không thể nào tin vào chuyện ấy.
Thứ hai: có thể, ta cũng cảm nghiệm được sự thể: Giáo Hội mình khi xưa cũng muốn nghiêng về phía sau để thích-nghi những gì mà người thời nay muốn nghe biết. Và khi ấy, nhiều người trong ta, cũng sẽ nói: tôi không thể tin chuyện ấy, hết.
Thứ ba: cũng có thể, lâu nay ta không thấy đó là thời khắc thuận-lợi để chọn cho mình lập trường/quan điểm, riêng tây. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại cứ bảo: tôi sẽ bỏ đó, hạ hồi sẽ tính.
Thứ tư: cũng có thể, lâu nay ta bị nhiều thứ lấn át, tựa hồ như: lời lẽ, giáo huấn, bài viết có tính giáo-khoa và toàn bộ những người thắng lướt vẫn cảm thấy như thế. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ bảo: tôi rồi cũng bỏ đó, hạ hồi rồi tính. Có thể là, họ sẽ quên luôn. Có thể, điều ấy cũng tốt cho riêng tôi. Và có thể: chuyện ấy ta nên làm theo chiều-kích trí-tuệ.
Thứ năm: cũng có thể, là ta đã thấy mọi việc rồi ra sẽ như thế, hoặc rồi cũng đến đó và thật sự, cũng tốt đẹp đủ ngõ hầu đánh động nhiều người, nhưng lại không giữ chân được ta và cũng không đòi ta tỏ bày sự đồng thuận. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi thấy cũng ấn tượng thật, nhưng khổ nỗi tôi vẫn không tin vào chuyện ấy, một chút nào. Cũng hệt như khi ta xem diễn tuồng ở nhà hát lớn hoặc hí truờng, cũng thấy có tiếng khóc tiếng cười, nhưng vẫn không thích và cũng chẳng hợp, bèn bỏ đó về nhà, mà thôi.
Có bao giờ ta thấy người nào đó ngồi vào bàn để nhìn lại chính mình, rồi tự hỏi: có chăng một thời-khắc qua đó ta tin là mình đã và đang tin-tưởng, không? Có bao giờ ta cảm nhận được nguồn hứng về thứ gì đó, tựa hồ như những thứ mình cứ nghĩ là niềm tin phải như thế, nhưng sự thật, thì cũng chẳng cảm nhận được là mình đã có niềm tin hay không?
Tất cả những điều kể trên, vẫn xảy đến với số đông nhiều người. Họ là những người có chân trong cơ quan/đoàn thể khá nổi cộm. Và, cả ta nữa, cũng có cảm giác giống như thế, cũng rất thường
Nhân chứng riêng-tư, tự-do tư-riêng
Niềm tin sẽ không đến, trừ phi người chứng kiến niềm tin đó đem nó đến với ta, và chính ta cũng đặt hết tin tưởng vào người ấy. Chứng kiến, phải xem ‘được’ và coi như là ‘đáng tin cậy’. Tốt hơn, nếu có người nào ra như thế và xem như thể họ đã tin, thì: không nhất thiết phải đòi hỏi cùng một chữ ‘tin’, cứ cùng một đường lối, là được. Tốt hơn, nếu họ tỏ ra vững mạnh và kiên định với xác tín riêng của họ, thì cũng được. Tốt hơn, nếu họ tìm ra được điều gì khác biệt hoặc điều gì thật xuất sắc hoặc rất mới. Tốt hơn, nếu những gì họ từng phát giác ra, lại biến thành sự khác biệt rất kiên định và tích cực trong đời, thật cũng tốt. Còn tốt hơn, nếu niềm tin họ sở-đắc xem ra cũng giống với nhận-thức đích-thực, ở trong đời, cũng tốt thôi. Nhưng, cả vào những lúc như thế, nó cũng chẳng tự động đem đến cho ta, chính niềm tin phải có.
Có thể, nhiều người sẽ mời ta và hứa với ta là họ sẽ đồng-hành, hiệp thông một cách trung-thực, bao lâu ta vẫn cứ sống. Có thể, họ sẽ cho ta biết thiên-đường thuộc về ta nếu ta tin vào đó. Nhưng, họ lại không thể làm cho ta tin tưởng, rất nhất mực. Cũng không nhất thiết đi theo những gì ta tin, thế mới lạ. Sự thể là, ta vẫn có thể nói được rằng: tôi không thể làm như thế. Ta vẫn có quyền nói được rằng: nếu tôi làm thế, thì người đó sẽ không là tôi đâu; mà tôi chỉ bó buộc người nào đó, thôi.
Ta thấy đó. Tin là thứ gì đó rất tự-do. Thứ tự do thoát khỏi những gì là chính ta. Chính đó là đáp ứng. Ứng đáp, từ chính ta. Chính vì ta đã đáp-ứng lại ai đó, người mà ta chưa từng gặp gỡ, vào lúc trước. Đó, chính là động-tác dính dự; tức: chính ta chọn được ràng buộc chính mình vào một người nào, để rồi ta cho nó đi vào với đối kháng; và, ta biết là mình đã tin vào người đó rồi. Ta không chỉ tin-tưởng vào những gì ta nghe biết mà thôi, nhưng còn tin vào người đó. Ta đặt mình trong tay người đó, tức: người đó biết rõ mọi sự, hơn cả ta. Và, ta tin vào Chúa, tức: do bởi ta đã gặp Ngài. Ngài là Đấng ta được gặp. Nơi Ngài, ta có khả-năng để tin theo. Ta tin vào Đức Giêsu và vào Hội thánh của Ngài. Ta cũng tin vào dân con được Chúa tin-tưởng. Và thông thường, ta làm việc đó mà không biết rõ chi tiết hoặc chưa từng làm sáng tỏ câu chuyện mình muốn nói, thật ra là có ý nghĩa. Ta không cần đến những chuyện như thế. Ta đã có mặt ở đó. Và, ta tin. Thế là đủ.
Niềm tin, thật ra là quyết định của ta. Là, chọn lựa do ta tự-do tạo ra và nhất quyết can dự.
Khi sự việc đến với ta, ta lại không tìm được Chúa. Chính Chúa đã tìm ta. Sau đó, ta mới lại khám phá ra: đó chính là Ngài. Và, Ngài tiếp tục là Đức Chúa. Tiếp tục là Đấng ban cho ta quà niềm-tin. Ta không thể xác chứng điều đó cho bất cứ ai. Nhưng, đến lượt mình, ta lại có thể kể cho ai khác biết được chuyện đó và làm chứng cho mọi người, rằng: như thế là Chúa, bởi tự thân, ta chẳng biết cách làm như thế. Và từ đó, ta biết ơn Chúa và tri ân những người từng làm nhân chứng cho ta. Bởi, cùng đồng hành với họ, ta trở thành kẻ tin, cũng rất vững.
Ngày nay, ngưòi ta nói nhiều về nhu cầu đòi Giáo Hội phải canh-cải việc ‘rao truyền Đạo Chúa’. Điều này có nghĩa: Giáo Hội cần yêu cầu những người trong Đạo phải quyết tâm tin. Phải thật sự có niềm tin đích-thực. Tin, như thể mình chưa bao giờ tin được như thế. Có thể là: trước đây, những người như thế cũng từng đồng hành mang theo sự tin tưởng, rất tương tự. Nhưng, xem ra như thể: mình đã chẳng tin vào những chuyện ra như thế? Giáo Hội, cũng có nhiều người từng lĩnh-nhận bí-tích thanh-tẩy, cũng đi lễ và rước Chúa vào lòng cũng như từng nghe giảng giải các sự việc này khác, nhưng chưa từng ngồi lại mà nhìn vào chính mình, để tìm xem những gì đã và đang thực sự xảy đến bên trong con người mình. Chúa vẫn hiện diện với mình ở trong đó. Và, Ngài trao ban cho mỗi người và mọi người quà tặng niềm-tin. Mọi kẻ tin đều xác chứng được điều đó, cho chính họ. Nhưng chừng như họ chưa từng có lập trường tư riêng tạo cho mình, để rồi khi niềm-tin sờ chạm chính con người mình, thì mình mới đáp ứng theo cung cách riêng tư và thực sự. Tất cả mọi người, ai cũng cần gặp lại người-chứng là những người sờ chạm vào người mình, để rồi dẫn đưa mọi đi vào mà đáp ứng với niềm-tin trung-thực hơn là chính mình từng ban phát cho người khác. Và, điều này ta gọi là “cải-tân rao truyền Lời Chúa”.
Chúa lúc nào cũng sẵn sàng có mặt với ta một khi ta chuẩn bị, cho chu đáo. Chúa thực sự hiện diện ở trong đó, nơi ta; nên, mọi biến đổi đều ở nơi ta, và trong ta.
Đến với niềm tin là quy-trình luôn thăng-tiến trong mọi quan hệ. Quan-hệ giữa Chúa và ta, cũng như giữa ta và người khác. Đó là: sự thể đã và đang hiện hữu, rất đích thực.
--------------- (còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thăng tiến phát triển, bảo vệ phẩm giá con người và thay đổi là điều có thể làm được
Linh Tiến Khải
07:39 12/07/2013
Phỏng vấn Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Brasil
Trong các ngày từ 23 tới 28 tháng 7 năm 2013 Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Brasil để chủ sự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro.
Tuy nhiên, Brasil hiện đang phải đương đầu với một cuộc phản đối rộng lớn chưa từng có từ trước tới nay. Lý do châm ngòi cho các cuộc biểu tình phản đối của dân chúng là quyết định của chính quyền tăng giá vé xe buýt lên 20 xu tại thánh phố Sao Paolo.
Hai mươi xu xem ra không là gì, nhưng đối với mức lương qúa thấp và cuộc sống cơ cực của dân nghèo nó là một kiểu ăn cướp cơm của họ. Thế là người dân trong nhiều thành phố đã xuống đường biểu tình phản đối chính quyền. Sự giận dữ của dân chúng dâng cao và phong trào biểu tình lan nhanh trong toàn nước, một phấn cũng vì các trấn áp bạo lực của cảnh sát khiến cho hai người biểu tình bị chết tại Sao Paolo.
Thế là từ một tháng qua nhân dân Brsail xuống đường biểu tình chống lại nạn phung phí công qũy và tài sản quốc gia, cũng như nạn gian tham hối lộ và thiếu các dịch vụ an sinh cho dân. Sự kiện nhà nước Brasil dành ra hàng chục tỉ mỹ kim để chuẩn bị tổ chức Giải túc cầu thế giới 2014, trong khi hàng chục triệu dân toàn nước không được hưởng quyền giáo dục, săn sóc sức khỏe, có công ăn việc làm và nhà ở, là điều không thể chấp nhận được. Trước làn sóng phản đối ngày càng dâng cao có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc nội chiến, ngày 28-6-2013 bà tổng thống Dilma Rousseff đã loan báo các chương trình đầu tư trong lãnh vực y tế, giáo dục và vận chuyển, chống nạn gian tham hối lộ và cải tổ chính trị.
Các cuộc biểu tình tiếp tục trong hòa bình và có phần dịu bớt, nhưng cũng đã xảy ra các đụng độ giữa cảnh sát và các nhóm phá phách đốt hàng quán trong các khu phố ngoại ô Sao Paolo.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Brasil, về tình hình Brasil hiện nay.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y làn sóng biểu tình phản đối của dân chúng Brasil không ngưng. Điều gì đang xảy ra vậy?
Đáp: Tất cả đã bắt đầu với việc tăng giá vé các phương tiện di chuyển công cộng. Đã không có ai nghĩ rằng nó lại có các chiều kích rộng lớn như vậy và nó dang trở thành tiếng nói của người dân phản đối tất cả những gì tại Brasil ngày nay còn thiếu sót, chưa đáp ứng các nhu cầu của dân chúng. Đây không phải là sự huy động của đảng phái nào cả, nhưng nó nảy sinh một cách tự phát, từ bên dưới, từ người dân, từ đường phố. Đã không có sự chuẩn bị nào, và cũng không có các lãnh tụ, nhưng nó đã lan nhanh nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, nhất là vì có giới trẻ tham gia. Và đây là một yếu tố quan trọng, bởi vì người trẻ, nhất là giới trẻ trung lưu, là những người đầu tiên lên tiếng biểu lộ sự khó chịu hiện có trong xã hội của chúng tôi ngày nay.
Hỏi: Đâu là các lý do của sự khó chịu bất ổn này của người dân Brasil thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Sự bất ổn khó chịu bắt nguồn một cách chính yếu từ các thiếu sót đường lối chính trị đối với các cơ cấu hạ tầng tồi tệ, các điều kiện y tế, việc di chuyển công cộng, và phẩm chất nền giáo dục không thể chấp nhận được. Dân chúng tố cáo nạn gian tham hối lộ lan tràn trong guồng máy cai tri, cũng như nạn bao lực, việc không trừng phạt các tội phạm, tình trạng chênh lệch giữa thiểu số người giầu và da đố dân nghèo, sự thiếu trong sáng trong việc quản trị các tài nguyên quốc gia. Đó là các sự dữ ngày càng gia tăng trong các năm qua, trong khi nền kinh tế Brasil lên cao.
Hỏi: Hội Đồng Giám Mục Brasil đã lập tức bầy tỏ sự ủng hộ và tỏ tình liên đới với việc huy động người dân. Tại sao vậy thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Cùng với các Linh Mục, các tu sĩ và giáo dân, các Giám Mục chúng tôi hằng ngày sống gần gũi với dân chúng, ngoài đường phố, trong trường học, trong biết bao nhiêu công tác xã hội và bác ái của Giáo Hội, qua đó chúng tôi trông thấy các vấn đề, sự bất bình đẳng trong xã hội, qua đó chúng tôi gặp thấy các nhu cầu thực sự và nỗi vất vả mệt nhọc của biết bao nhiêu người cố gắng đi tới. Các đòi hòi được dân chúng nêu lên đã được chúng tôi luôn luôn bênh vực trong công việc mục vụ của chúng tôi. Vì thế chúng tôi đã tuyên bố liên đới với các biểu lộ của người dân đang đòi hỏi quyền lợi và các điều kiện sống xứng đáng hơn với phẩm giá con người và sự tiến triển, miễn là các cuộc biểu lộ này diễn ra trong sự tôn trọng hòa bình và trật tự. Đồng thời trước các vụ đàn áp từ phía cảnh sát chúng tôi đã nhấn mạnh rằng quyền biểu lộ phải luôn luôn được tôn trọng trong một quốc gia dân chủ. Chúng tôi không biết tất cả sẽ diễn tiến ra sao. Nhưng đây là một hiện tượng liên quan tới toàn dân Brasil, và cần phải lắng nghe, và nó khiến cho tất cả mọi người phải tham gia thảo luận. Nó cũng đòi hỏi sự chú ý và phân định các giá trị nằm bên dưới các đòi hỏi ấy nhằm khiến cho xã hội được công bằng và liên đới hơn, như chúng tôi ước mong.
Hỏi: Làm sao có thể giải thích được tất cả những chuyện này chính trong lúc nước Brasil thấy sự phong phú kinh tế tăng trưởng, khiến cho nó có vai trò của một cường quốc thế giới, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Các phản đối của những người giận dữ bên Âu châu đã nảy sinh từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở đây trái lại, chúng là các hậu qủa của một sự phát triển kinh tế đã đưa quốc gia Brasil tới địa vị của một cường quốc thế giới, nhưng cũng trở thành con tin của tư bản và việc tôn thờ sự giầu có. Việc tôn thờ thần giả này có hậu qủa là sự tập trung lợi lộc trong tay một thiểu số, nạn gian tham hối lộ len lỏi vào khắp nơi, sự vơ vét tài nguyên chung cho các lợi lộc cá nhân chứ không sử dụng cho thiên ích của nhân dân. Các người biểu tình la lên rằng: ”Giải túc cầu quốc tế để cho ai?” Điều này nói rằng sư phát triển kinh tế thôi, không đủ. Một quốc gia phát triển kinh tế không thôi thì không đủ, nếu nó không đi kèm với sự phục vụ của một đường lối chính trị đúng đắn biết lo cho công ích. Bản vị con người phải là trung tâm của mọi phát triển kinh tế và của mọi đường lối chính trị. Các quyền con người và các quyền xã hội phải là trung tâm của mọi phát triển kinh tế và mọi đường lối chính trị. Vì thế chúng tôi cho rằng những gì đang xảy ra là điều lành mạnh. Nó thức tỉnh một lương tâm mới và một ý thức mới.
Hỏi: Trong nòng cốt Đức Hồng Y cho rằng những gì đang xảy ra tại Brasil phải khiến cho người ta suy nghĩ về sự cấp bách và cần thiết sinh tử của một mô thức phát triễn mới, có đúng thế không?
Đáp: Đúng thế. Một mô thức phát triển mới và một đường lối chính trị phát triển mới có sự tham dự của tất cả mọi người và đặt để lãnh vực kinh tế và lãnh vực xã hội trong một sự sống chung lành mạnh.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, để trả lời cho các cuộc biểu tình phản đối của người dân bà tổng thống Dilma Rousseff đã tuyên bố muốn đưa ra một cuộc cải cách chính trị sâu rộng. Đức Hồng Y nghĩ sao?
Đáp: Chúng tôi đã gặp bà tổng thống trước khi bà đưa ra lời tuyên bố và chúng tôi đã thảo luận với nhau một cách rộng rãi. Đây là một bước đi mà chúng tôi chia sẻ. Ngày nay quốc hội ở dưới Ủy ban hành pháp. Đây là một cải cách cần thiết, nếu muốn có một sự thay đổi.
Hỏi: Giáo Hội có bị coi là chống chính quyền không, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Giáo Hội không có các trận chiến chính trị, Giáo Hội không muốn gì cho riêng mình cả, cũng không muốn bá quyền. Trong tất cả mọi hoàn cảnh Giáo Hội rộng mở cho sự đối thoại và cộng tác. Về phía mình Giáo Hội luôn luôn hoạt động cho sự phát triển toàn vẹn của mỗi một người, và dựa trên nền tảng giáo huấn xã hội Giáo Hội nhắc nhớ rằng công ích, nhân phẩm, không chỉ được là một sự thêm vào các chương trình của chính quyền, mà đúng hơn là một cột trụ dựa trên đó để xây dựng các luật lệ được chia sẻ và các cơ cấu có khả năng loại trừ các chia rẽ và lấp đầy các thiếu sót hiện có.
Hỏi: Trên đây Đức Hồng Y đã nói là giới trẻ đã trao ban tiếng nói cho sự khó chịu của xã hội Brasil. Để dùng các lời của Đức Thánh Cha Phanxicô ai là người đánh cắp các niềm hy vọng của người trẻ tại Brasil ngày nay?
Đáp: Tất cả chiến dịch huynh đệ của năm nay đã là tình trạng của người trẻ. Brasil là quốc gia đứng đầu thế giới về việc dùng ma túy. Ma túy giết chết hiện tại và tương lai của người trẻ. Bạo lực trên giới trẻ là một dữ kiện báo động. Sự thờ ơ và chủ nghĩa theo thời dẫn đưa người trẻ tới chỗ rút lui khỏi cuộc sống. Lắng nghe, trao ban tin tưởng và khiến cho người trẻ tham gia vào một sự thay đổi có nghĩa là cứu vãn hiện tại.
Hỏi: Trong bối cảnh này đâu là các chờ mong đối với Ngày Quốc Tế giới Trẻ sắp tởi tại Rio de Janeiro?
Đáp: Có một mầm sống lớn. Một sự chờ mong rất tích cực từ phía tất cả mọi người. Sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thời điểm này được đặc biệt chờ đợi và cảm nhận. Đức Thánh Cha Phanxicô là người châu mỹ latinh. Ngài hiểu biết tình hình của chúng tôi. Người dân cảm thấy được hiểu biết. Và chắc chắn là mỗi một lời ngài nói ra sẽ được lắng nghe.
Hỏi: Trong những ngày này Đức Hồng Y đã gặp Đức Thánh Cha vì chuyến công du của ngài tại Brasil, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Tôi đã nói chuyện với ngài về tình hình Brasil và để phố biến Thông tư của Hội Đồng Giám Mục Brasil. Đức Thánh Cha thanh thản. Ngài đã nói rằng các cuộc biểu tình là chuyện bình thường trong một nước dân chủ. Đây đã là một cuộc gặp gỡ rất thanh thản và huynh đệ. Tôi đã nói với Đức Thánh Cha là chúng tôi chờ đợi ngài trong niềm hy vọng.
Hỏi: Trong các ngày qua người ta đã lo sợ cho chuyến công du của Đức Thánh Cha. Có thay đổi nào trong chương trình hay không, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Không. Không có vấn đề nào đối với chuyến viếng thăm cả. Tất cả đều y nguyên như đã được thiết định tại Rio cũng như tại Aparecida.
Hỏi: Cũng có nhiều người trẻ Italia sang Rio de Janeiro tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Đức Hồng Y có gợi ý nào cho họ không?
Đáp: Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một sự trao đổi cho nhau. Nó có nghĩa là cởi mở. Việc đối chiếu với các thực tại và kinh nghiệm Giáo Hội khác luôn luôn đem lại hoa trái. Cả cuộc sống được diễn tả trong Phúc Âm cũng là một cuộc sống đối thoại với tất cả mọi người, và chúng ta đối chiếu với nó. Các cuộc gặp gỡ đẹp nhất của Chúa Giêsu trong Tin Mừng xảy ra trên đường đi, hàng bao thế kỷ của Kitô giáo được sống nói với chúng ta như thế. Vì vậy cả các con đường của Rio de Janeiro, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cùng đi với người trẻ, sẽ có thể là dịp của cuộc gặp gỡ đó mà tôi cầu chúc cho từng tham dự viên. (Avvenire 29-6-2013)
Trong các ngày từ 23 tới 28 tháng 7 năm 2013 Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Brasil để chủ sự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro.
Tuy nhiên, Brasil hiện đang phải đương đầu với một cuộc phản đối rộng lớn chưa từng có từ trước tới nay. Lý do châm ngòi cho các cuộc biểu tình phản đối của dân chúng là quyết định của chính quyền tăng giá vé xe buýt lên 20 xu tại thánh phố Sao Paolo.
Hai mươi xu xem ra không là gì, nhưng đối với mức lương qúa thấp và cuộc sống cơ cực của dân nghèo nó là một kiểu ăn cướp cơm của họ. Thế là người dân trong nhiều thành phố đã xuống đường biểu tình phản đối chính quyền. Sự giận dữ của dân chúng dâng cao và phong trào biểu tình lan nhanh trong toàn nước, một phấn cũng vì các trấn áp bạo lực của cảnh sát khiến cho hai người biểu tình bị chết tại Sao Paolo.
Thế là từ một tháng qua nhân dân Brsail xuống đường biểu tình chống lại nạn phung phí công qũy và tài sản quốc gia, cũng như nạn gian tham hối lộ và thiếu các dịch vụ an sinh cho dân. Sự kiện nhà nước Brasil dành ra hàng chục tỉ mỹ kim để chuẩn bị tổ chức Giải túc cầu thế giới 2014, trong khi hàng chục triệu dân toàn nước không được hưởng quyền giáo dục, săn sóc sức khỏe, có công ăn việc làm và nhà ở, là điều không thể chấp nhận được. Trước làn sóng phản đối ngày càng dâng cao có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc nội chiến, ngày 28-6-2013 bà tổng thống Dilma Rousseff đã loan báo các chương trình đầu tư trong lãnh vực y tế, giáo dục và vận chuyển, chống nạn gian tham hối lộ và cải tổ chính trị.
Các cuộc biểu tình tiếp tục trong hòa bình và có phần dịu bớt, nhưng cũng đã xảy ra các đụng độ giữa cảnh sát và các nhóm phá phách đốt hàng quán trong các khu phố ngoại ô Sao Paolo.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Brasil, về tình hình Brasil hiện nay.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y làn sóng biểu tình phản đối của dân chúng Brasil không ngưng. Điều gì đang xảy ra vậy?
Đáp: Tất cả đã bắt đầu với việc tăng giá vé các phương tiện di chuyển công cộng. Đã không có ai nghĩ rằng nó lại có các chiều kích rộng lớn như vậy và nó dang trở thành tiếng nói của người dân phản đối tất cả những gì tại Brasil ngày nay còn thiếu sót, chưa đáp ứng các nhu cầu của dân chúng. Đây không phải là sự huy động của đảng phái nào cả, nhưng nó nảy sinh một cách tự phát, từ bên dưới, từ người dân, từ đường phố. Đã không có sự chuẩn bị nào, và cũng không có các lãnh tụ, nhưng nó đã lan nhanh nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, nhất là vì có giới trẻ tham gia. Và đây là một yếu tố quan trọng, bởi vì người trẻ, nhất là giới trẻ trung lưu, là những người đầu tiên lên tiếng biểu lộ sự khó chịu hiện có trong xã hội của chúng tôi ngày nay.
Hỏi: Đâu là các lý do của sự khó chịu bất ổn này của người dân Brasil thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Sự bất ổn khó chịu bắt nguồn một cách chính yếu từ các thiếu sót đường lối chính trị đối với các cơ cấu hạ tầng tồi tệ, các điều kiện y tế, việc di chuyển công cộng, và phẩm chất nền giáo dục không thể chấp nhận được. Dân chúng tố cáo nạn gian tham hối lộ lan tràn trong guồng máy cai tri, cũng như nạn bao lực, việc không trừng phạt các tội phạm, tình trạng chênh lệch giữa thiểu số người giầu và da đố dân nghèo, sự thiếu trong sáng trong việc quản trị các tài nguyên quốc gia. Đó là các sự dữ ngày càng gia tăng trong các năm qua, trong khi nền kinh tế Brasil lên cao.
Hỏi: Hội Đồng Giám Mục Brasil đã lập tức bầy tỏ sự ủng hộ và tỏ tình liên đới với việc huy động người dân. Tại sao vậy thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Cùng với các Linh Mục, các tu sĩ và giáo dân, các Giám Mục chúng tôi hằng ngày sống gần gũi với dân chúng, ngoài đường phố, trong trường học, trong biết bao nhiêu công tác xã hội và bác ái của Giáo Hội, qua đó chúng tôi trông thấy các vấn đề, sự bất bình đẳng trong xã hội, qua đó chúng tôi gặp thấy các nhu cầu thực sự và nỗi vất vả mệt nhọc của biết bao nhiêu người cố gắng đi tới. Các đòi hòi được dân chúng nêu lên đã được chúng tôi luôn luôn bênh vực trong công việc mục vụ của chúng tôi. Vì thế chúng tôi đã tuyên bố liên đới với các biểu lộ của người dân đang đòi hỏi quyền lợi và các điều kiện sống xứng đáng hơn với phẩm giá con người và sự tiến triển, miễn là các cuộc biểu lộ này diễn ra trong sự tôn trọng hòa bình và trật tự. Đồng thời trước các vụ đàn áp từ phía cảnh sát chúng tôi đã nhấn mạnh rằng quyền biểu lộ phải luôn luôn được tôn trọng trong một quốc gia dân chủ. Chúng tôi không biết tất cả sẽ diễn tiến ra sao. Nhưng đây là một hiện tượng liên quan tới toàn dân Brasil, và cần phải lắng nghe, và nó khiến cho tất cả mọi người phải tham gia thảo luận. Nó cũng đòi hỏi sự chú ý và phân định các giá trị nằm bên dưới các đòi hỏi ấy nhằm khiến cho xã hội được công bằng và liên đới hơn, như chúng tôi ước mong.
Hỏi: Làm sao có thể giải thích được tất cả những chuyện này chính trong lúc nước Brasil thấy sự phong phú kinh tế tăng trưởng, khiến cho nó có vai trò của một cường quốc thế giới, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Các phản đối của những người giận dữ bên Âu châu đã nảy sinh từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở đây trái lại, chúng là các hậu qủa của một sự phát triển kinh tế đã đưa quốc gia Brasil tới địa vị của một cường quốc thế giới, nhưng cũng trở thành con tin của tư bản và việc tôn thờ sự giầu có. Việc tôn thờ thần giả này có hậu qủa là sự tập trung lợi lộc trong tay một thiểu số, nạn gian tham hối lộ len lỏi vào khắp nơi, sự vơ vét tài nguyên chung cho các lợi lộc cá nhân chứ không sử dụng cho thiên ích của nhân dân. Các người biểu tình la lên rằng: ”Giải túc cầu quốc tế để cho ai?” Điều này nói rằng sư phát triển kinh tế thôi, không đủ. Một quốc gia phát triển kinh tế không thôi thì không đủ, nếu nó không đi kèm với sự phục vụ của một đường lối chính trị đúng đắn biết lo cho công ích. Bản vị con người phải là trung tâm của mọi phát triển kinh tế và của mọi đường lối chính trị. Các quyền con người và các quyền xã hội phải là trung tâm của mọi phát triển kinh tế và mọi đường lối chính trị. Vì thế chúng tôi cho rằng những gì đang xảy ra là điều lành mạnh. Nó thức tỉnh một lương tâm mới và một ý thức mới.
Hỏi: Trong nòng cốt Đức Hồng Y cho rằng những gì đang xảy ra tại Brasil phải khiến cho người ta suy nghĩ về sự cấp bách và cần thiết sinh tử của một mô thức phát triễn mới, có đúng thế không?
Đáp: Đúng thế. Một mô thức phát triển mới và một đường lối chính trị phát triển mới có sự tham dự của tất cả mọi người và đặt để lãnh vực kinh tế và lãnh vực xã hội trong một sự sống chung lành mạnh.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, để trả lời cho các cuộc biểu tình phản đối của người dân bà tổng thống Dilma Rousseff đã tuyên bố muốn đưa ra một cuộc cải cách chính trị sâu rộng. Đức Hồng Y nghĩ sao?
Đáp: Chúng tôi đã gặp bà tổng thống trước khi bà đưa ra lời tuyên bố và chúng tôi đã thảo luận với nhau một cách rộng rãi. Đây là một bước đi mà chúng tôi chia sẻ. Ngày nay quốc hội ở dưới Ủy ban hành pháp. Đây là một cải cách cần thiết, nếu muốn có một sự thay đổi.
Hỏi: Giáo Hội có bị coi là chống chính quyền không, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Giáo Hội không có các trận chiến chính trị, Giáo Hội không muốn gì cho riêng mình cả, cũng không muốn bá quyền. Trong tất cả mọi hoàn cảnh Giáo Hội rộng mở cho sự đối thoại và cộng tác. Về phía mình Giáo Hội luôn luôn hoạt động cho sự phát triển toàn vẹn của mỗi một người, và dựa trên nền tảng giáo huấn xã hội Giáo Hội nhắc nhớ rằng công ích, nhân phẩm, không chỉ được là một sự thêm vào các chương trình của chính quyền, mà đúng hơn là một cột trụ dựa trên đó để xây dựng các luật lệ được chia sẻ và các cơ cấu có khả năng loại trừ các chia rẽ và lấp đầy các thiếu sót hiện có.
Hỏi: Trên đây Đức Hồng Y đã nói là giới trẻ đã trao ban tiếng nói cho sự khó chịu của xã hội Brasil. Để dùng các lời của Đức Thánh Cha Phanxicô ai là người đánh cắp các niềm hy vọng của người trẻ tại Brasil ngày nay?
Đáp: Tất cả chiến dịch huynh đệ của năm nay đã là tình trạng của người trẻ. Brasil là quốc gia đứng đầu thế giới về việc dùng ma túy. Ma túy giết chết hiện tại và tương lai của người trẻ. Bạo lực trên giới trẻ là một dữ kiện báo động. Sự thờ ơ và chủ nghĩa theo thời dẫn đưa người trẻ tới chỗ rút lui khỏi cuộc sống. Lắng nghe, trao ban tin tưởng và khiến cho người trẻ tham gia vào một sự thay đổi có nghĩa là cứu vãn hiện tại.
Hỏi: Trong bối cảnh này đâu là các chờ mong đối với Ngày Quốc Tế giới Trẻ sắp tởi tại Rio de Janeiro?
Đáp: Có một mầm sống lớn. Một sự chờ mong rất tích cực từ phía tất cả mọi người. Sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thời điểm này được đặc biệt chờ đợi và cảm nhận. Đức Thánh Cha Phanxicô là người châu mỹ latinh. Ngài hiểu biết tình hình của chúng tôi. Người dân cảm thấy được hiểu biết. Và chắc chắn là mỗi một lời ngài nói ra sẽ được lắng nghe.
Hỏi: Trong những ngày này Đức Hồng Y đã gặp Đức Thánh Cha vì chuyến công du của ngài tại Brasil, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Tôi đã nói chuyện với ngài về tình hình Brasil và để phố biến Thông tư của Hội Đồng Giám Mục Brasil. Đức Thánh Cha thanh thản. Ngài đã nói rằng các cuộc biểu tình là chuyện bình thường trong một nước dân chủ. Đây đã là một cuộc gặp gỡ rất thanh thản và huynh đệ. Tôi đã nói với Đức Thánh Cha là chúng tôi chờ đợi ngài trong niềm hy vọng.
Hỏi: Trong các ngày qua người ta đã lo sợ cho chuyến công du của Đức Thánh Cha. Có thay đổi nào trong chương trình hay không, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Không. Không có vấn đề nào đối với chuyến viếng thăm cả. Tất cả đều y nguyên như đã được thiết định tại Rio cũng như tại Aparecida.
Hỏi: Cũng có nhiều người trẻ Italia sang Rio de Janeiro tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Đức Hồng Y có gợi ý nào cho họ không?
Đáp: Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một sự trao đổi cho nhau. Nó có nghĩa là cởi mở. Việc đối chiếu với các thực tại và kinh nghiệm Giáo Hội khác luôn luôn đem lại hoa trái. Cả cuộc sống được diễn tả trong Phúc Âm cũng là một cuộc sống đối thoại với tất cả mọi người, và chúng ta đối chiếu với nó. Các cuộc gặp gỡ đẹp nhất của Chúa Giêsu trong Tin Mừng xảy ra trên đường đi, hàng bao thế kỷ của Kitô giáo được sống nói với chúng ta như thế. Vì vậy cả các con đường của Rio de Janeiro, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cùng đi với người trẻ, sẽ có thể là dịp của cuộc gặp gỡ đó mà tôi cầu chúc cho từng tham dự viên. (Avvenire 29-6-2013)
Noi gương Đức Thánh Cha Phanxicô, linh mục bán xe Mercedes
Trần Mạnh Trác
11:59 12/07/2013
Ngày 9 tháng 7, Linh mục Hernando Fajid Alvarez Yacub, tuyên úy nghĩa trang Saint Michael, tuyên bố với các phóng viên rằng số tiền ngài nhận được từ việc bán xe hơi - trị giá $ 62,000 - sẽ được trao cho các thành viên gia đình của mình.
Gia đình đã tặng chiếc xe cho ngài khoảng một năm trước, để trả ơn việc ngài đã chăm sóc cho ba đứa em sau khi cha mẹ qua đời.
Quyết định cuả ngài được đưa ra hai ngày sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với một nhóm chủng sinh và ứng viên trong sảnh đường Phaolô VI của Vatican rằng "thật là đau khổ cho tôi khi tôi nhìn thấy một linh mục hay một bà Sơ với một chiếc xe mới."
"Và, nếu các con muốn có một chiếc xe đẹp, hãy suy nghĩ về bao nhiêu trẻ em đang chết đói", ngài đã khuyên như vậy và thúc giục họ chọn một phương tiện vận chuyển khiêm tốn. Chính Đức Giáo Hoàng cũng đã sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, ngay cả khi ngài đã thăng lên chức Hồng Y ở Argentina.
Ngài cũng cài đặt một hệ thống chặn sóng điện thoại di động trong khuôn viên giáo xứ để ngăn chặn việc điện thoại gây gián đoạn lúc cử hành thánh lễ.
"Điện thoại reo trong thánh lễ là một vấn đề thực sự", ngài nói vào thời điểm đó. "Lại có một số người cài đặt chuông reo thành những bản nhạc đặc biệt.. . Đó là lý do tại sao tôi mua hệ thống chặn sóng này."
Ánh sáng, câu trả lời bằng hình ảnh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
15:11 12/07/2013
Ánh sáng, câu trả lời bằng hình ảnh
Ánh sáng và bóng tối là hai cực đối chiếu nhau cùng loại từ đẩy xa nhau ra. Khi bóng tối màn đêm xuống bao phủ phần bên này địa cầu, ánh sáng mặt trời lùi xa sang phần khác của địa cầu.
Ánh sáng ngọn lửa cây nến hay đèn điện chiếu tỏa ra, thì bóng tối màn đêm bị đẩy lùi ra xa.
Ánh sáng trong thiên nhiên
Ngay từ lúc khởi đầu khi tạo dựng vũ trụ trời đất, Thiên Chúa trước hết tạo dựng ánh sáng làm căn bản cho sự sống, cùng phân chia ranh giới ngày và đêm. (St 1, 1-5.)
Trên bầu trời ban đêm tối, những chiếc máy bay phải bật đèn sáng không chỉ để nhìn thấy đường cho rõ, nhưng còn là dấu hiệu cho máy bay khác tránh đừng bay đâm đụng vào nhau. Tàu thuyền đi trên sông biển, xe chạy trên đường cũng phải xử sự như vậy.
Trên đường phi đạo máy bay lên xuống, ở bến cảng tầu thuyển, cũng phải có đèn bật chiếu sáng làm lằn ranh chỉ đường cho máy bay, cho tầu thuyền.
Ánh sáng là tín hiệu đèn báo trong đêm tối.
Nơi nào có ánh sáng mặt trời chiếu tới, nơi đó có hơi nồng ấm cùng sức sống cho loài thảo mộc phát triển lớn lên.
Ánh sáng chiếu tới, giúp nơi đó có trật tự an toàn, cùng sức sống bừng lên.
Theo Thánh gíao phụ Augustino sự hiểu biết lời Chúa tựa như ánh sáng soi chiếu trong tâm hồn. Và ngài có suy tư ánh sáng đó là câu trả lời bằng hình ảnh.
Ánh sáng trong niềm tin tôn gíao
Ánh sáng trong nhiều niềm tin tôn gíao là biều hiệu sự hiện diện của Thần Thánh. Vì thế, trong các đền thờ, thánh thất, đền chùa, đèn nến được thắp sáng lên ngày đêm.
Ngày xưa người Roma trước Chúa Giáng sinh đã phát triển tôn gíao thờ Thần Mặt Trời Sol invictus.
Chúa Giêsu, đấng từ trời cao xuống trần gian làm người, là trung tâmn của đức tin Kito giáo đã nói: Thầy là ánh sáng đến trong trần gian, để cho ai tin vào Thầy không phải sống trong bóng tối tăm. (Ga 12,46.)
Ngày nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội, người được rửa tội cũng nhận lãnh ánh sáng châm đốt từ ngọn lửa ánh sáng Chúa Giêsu phục sinh. Đó là ánh sáng đức tin cho tâm hồn người được rửa tội.
Gíao hội Chúa ở trần gian có nhiệm vụ rao giảng cùng gìn giữ ánh sáng đức tin đó cho mọi người.
Lumen Fidei - Ánh sáng đức tin
Hôm 5.7.2013 Đức Thánh Cha Phanxico đã ban hành tông thư Lumen Fidei - Ánh sáng đức tin. Đây là tông thưa đầu tiên của ngài, từ khi ngài được bầu chọn là giáo hoàng ngày 13.03.2013.
Tông thư này nguyên thủy đã được viết soạn thảo do đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. nhân năm đức tin. Nhưng vì sức khoẻ tuổi gìa , nên ngài đã từ chức về nghỉ hưu. Vì thế tông thư còn dang dở chưa viết xong.
Đức đương kim giáo hoàng Phanxico đã tiếp nhận bản thảo và tiếp tục khai triển viết cho công trình được hoàn tất trọn vẹn. Vì thế, có thể nói được, bức tông thư Lumen Fidei được viết soạn thảo do bốn tay của hai vị giáo hoàng Benedicto XVI. và Phanxico.
Tông thư được viết chia thành bốn chương với 60 đoạn trình bày chiết giải chi tiết về ánh sáng đức tin.
Chương thứ nhất trình bày lịch sử đức tin khởi đầu từ Tổ phụ Abraham, người cha của đức tin, rồi lan tỏa khắp dân tộc Israel. Sụ hoàn thành trọn vẹn của đức tin nằm ở nơi Kito gíao giới thiệu mang đến cho con người ơn cứu độ, chúc phúc lành của Chúa, mà Giáo Hội có sứ mạng loan truyền.
Chương thứ hai trình bày mối tương quan giữa đức tin và lý trí dựa trên nền tảng kinh thánh „Nếu con người không tin, họ sẽ không hiểu được.“ (Isaia 7,9). Và kết thúc qua sự suy xét phản tỉnh về mối tương quan giữa đức tin và thần học.
Chương thứ ba nói về sự lưu truyền đức tin trong Giáo Hội là người mẹ của đức tin. Đoạn này nói đến các Bí tích, sự truyền bá nối tiếp đức tin, đến sự cầu nguyện, đến 10 điều răn của Chúa, cũng như sự hiệp nhất và tích cách toàn vẹn trong sáng của đức tin.
Chương thứ tư diễn giải đức tin vào Thiên Chúa trong mối tương quan với xã hội. Đoàn thể tốt, gia đình, đức tin như ánh sáng cho xã hội, cùng là sức mạnh an ủi cho đời sống khi gặp buồn phiền đau khổ.
Tông thư Lumen Fidei kết thúc với đoạn suy tư về ba nhân đức căn bản Tin, Mến và hy vọng.
Tông thư Lumen fidei được viết soạn thảo do hai vị gíao hoàng Bendicto XVI. và Phanxico. Qua giáo huấn này, Giáo Hội muốn người tín hữu Chúa Kito tìm hiểu về nguồn gốc của đức tin là ánh sáng phát xuất từ nơi Thiên Chúa soi sáng cho tâm hồn con người.
Cung cách văn chương trình bày trong Tông thư Lumen Fidei thể hiện rõ nét hai luồng suy tư khác nhau của hai vị Gíao hoàng. Hai cung cách này tuy khác nhau, nhưng không đối nghịch nhau , mà bổ túc lẫn nhau.
Đức nguyên giáo hoàng Bendicto XVI. viết trình bày theo lối suy tư trong mối tương quan giữa đức tin và lý trí.
Đang khi đức đương kim giáo hoàng Phanxico viết trình bày trong mối tương quan giữa đức tin và sự công bằng trong đời sống thực tế ngoài xã hội.
*********************
„Ánh sáng đức tin có khả năng đặc biệt chiếu soi toàn thể căn tính đời sống con người. Để có thể mạnh, ánh sáng đó không từ nơi con người chúng ta phát tỏa ra, nhưng phải từ một nguồn gốc khởi thủy căn nguyên. Ánh sáng đó phải đến từ Thiên Chúa. Đức tin làm nẩy sinh sự gặp gỡ với Thiên Chúa, đấng kêu gọi chúng ta cùng mạc khải tình yêu người cho chúng ta. Tình yêu đó có trước chúng ta, nâng đỡ chúng ta, cùng giúp xây dựng đời sống cho vững chắc.“ (Lumen Fidei Nr. 4.)
Là người con trong gia đình, là thành phần dân Chúa trong Giáo Hội, chúng ta đã tiếp nhận đức tin qua nghe của cơ quan thính giác, cùng qua nhìn của cơ quan thị gíac. Nhưng ánh sáng chiếu soi cho đức tin được hiển thị rõ nét cho tâm trí hiểu nảy sinh ở tận trong tâm hồn mỗi người.
Ánh sáng đức tin là câu trả lời mang chất chứa hình ảnh mời gọi cùng thúc đẩy gây niềm vui lòng phấn khởi cho tâm hồn.
Nếu những đốm sáng đức tin , dù nhỏ bé, mà cùng được chung nhiều tỏa chiếu, thì sẽ là một khối ánh sáng lớn giữa đêm tối bơ vơ có nhiều nghi hoặc lo âu sợ hãi.
Đức đương kim giáo hoàng Phanxico đã đưa ra hình ảnh so sánh „ Vào một đêm tối trời tại sân vận động như sân vận động ở Roma, hay ở sân Lorenzo bên Buenos Aires, nếu có ai một mình bật ngọn đèn của họ lên, thì khó mà thấy rõ. Nhưng nếu cả hàng ngàn người ở sân vận động cùng bật ngọn đền của họ lên thì cả sân sẽ chiếu sáng từng bừng lên.“ (Buổi triều yết ngày 12.06.2013.).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ánh sáng và bóng tối là hai cực đối chiếu nhau cùng loại từ đẩy xa nhau ra. Khi bóng tối màn đêm xuống bao phủ phần bên này địa cầu, ánh sáng mặt trời lùi xa sang phần khác của địa cầu.
Ánh sáng ngọn lửa cây nến hay đèn điện chiếu tỏa ra, thì bóng tối màn đêm bị đẩy lùi ra xa.
Ánh sáng trong thiên nhiên
Ngay từ lúc khởi đầu khi tạo dựng vũ trụ trời đất, Thiên Chúa trước hết tạo dựng ánh sáng làm căn bản cho sự sống, cùng phân chia ranh giới ngày và đêm. (St 1, 1-5.)
Trên bầu trời ban đêm tối, những chiếc máy bay phải bật đèn sáng không chỉ để nhìn thấy đường cho rõ, nhưng còn là dấu hiệu cho máy bay khác tránh đừng bay đâm đụng vào nhau. Tàu thuyền đi trên sông biển, xe chạy trên đường cũng phải xử sự như vậy.
Trên đường phi đạo máy bay lên xuống, ở bến cảng tầu thuyển, cũng phải có đèn bật chiếu sáng làm lằn ranh chỉ đường cho máy bay, cho tầu thuyền.
Ánh sáng là tín hiệu đèn báo trong đêm tối.
Nơi nào có ánh sáng mặt trời chiếu tới, nơi đó có hơi nồng ấm cùng sức sống cho loài thảo mộc phát triển lớn lên.
Ánh sáng chiếu tới, giúp nơi đó có trật tự an toàn, cùng sức sống bừng lên.
Theo Thánh gíao phụ Augustino sự hiểu biết lời Chúa tựa như ánh sáng soi chiếu trong tâm hồn. Và ngài có suy tư ánh sáng đó là câu trả lời bằng hình ảnh.
Ánh sáng trong niềm tin tôn gíao
Ánh sáng trong nhiều niềm tin tôn gíao là biều hiệu sự hiện diện của Thần Thánh. Vì thế, trong các đền thờ, thánh thất, đền chùa, đèn nến được thắp sáng lên ngày đêm.
Ngày xưa người Roma trước Chúa Giáng sinh đã phát triển tôn gíao thờ Thần Mặt Trời Sol invictus.
Chúa Giêsu, đấng từ trời cao xuống trần gian làm người, là trung tâmn của đức tin Kito giáo đã nói: Thầy là ánh sáng đến trong trần gian, để cho ai tin vào Thầy không phải sống trong bóng tối tăm. (Ga 12,46.)
Ngày nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội, người được rửa tội cũng nhận lãnh ánh sáng châm đốt từ ngọn lửa ánh sáng Chúa Giêsu phục sinh. Đó là ánh sáng đức tin cho tâm hồn người được rửa tội.
Gíao hội Chúa ở trần gian có nhiệm vụ rao giảng cùng gìn giữ ánh sáng đức tin đó cho mọi người.
Lumen Fidei - Ánh sáng đức tin
Hôm 5.7.2013 Đức Thánh Cha Phanxico đã ban hành tông thư Lumen Fidei - Ánh sáng đức tin. Đây là tông thưa đầu tiên của ngài, từ khi ngài được bầu chọn là giáo hoàng ngày 13.03.2013.
Tông thư này nguyên thủy đã được viết soạn thảo do đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. nhân năm đức tin. Nhưng vì sức khoẻ tuổi gìa , nên ngài đã từ chức về nghỉ hưu. Vì thế tông thư còn dang dở chưa viết xong.
Đức đương kim giáo hoàng Phanxico đã tiếp nhận bản thảo và tiếp tục khai triển viết cho công trình được hoàn tất trọn vẹn. Vì thế, có thể nói được, bức tông thư Lumen Fidei được viết soạn thảo do bốn tay của hai vị giáo hoàng Benedicto XVI. và Phanxico.
Tông thư được viết chia thành bốn chương với 60 đoạn trình bày chiết giải chi tiết về ánh sáng đức tin.
Chương thứ nhất trình bày lịch sử đức tin khởi đầu từ Tổ phụ Abraham, người cha của đức tin, rồi lan tỏa khắp dân tộc Israel. Sụ hoàn thành trọn vẹn của đức tin nằm ở nơi Kito gíao giới thiệu mang đến cho con người ơn cứu độ, chúc phúc lành của Chúa, mà Giáo Hội có sứ mạng loan truyền.
Chương thứ hai trình bày mối tương quan giữa đức tin và lý trí dựa trên nền tảng kinh thánh „Nếu con người không tin, họ sẽ không hiểu được.“ (Isaia 7,9). Và kết thúc qua sự suy xét phản tỉnh về mối tương quan giữa đức tin và thần học.
Chương thứ ba nói về sự lưu truyền đức tin trong Giáo Hội là người mẹ của đức tin. Đoạn này nói đến các Bí tích, sự truyền bá nối tiếp đức tin, đến sự cầu nguyện, đến 10 điều răn của Chúa, cũng như sự hiệp nhất và tích cách toàn vẹn trong sáng của đức tin.
Chương thứ tư diễn giải đức tin vào Thiên Chúa trong mối tương quan với xã hội. Đoàn thể tốt, gia đình, đức tin như ánh sáng cho xã hội, cùng là sức mạnh an ủi cho đời sống khi gặp buồn phiền đau khổ.
Tông thư Lumen Fidei kết thúc với đoạn suy tư về ba nhân đức căn bản Tin, Mến và hy vọng.
Tông thư Lumen fidei được viết soạn thảo do hai vị gíao hoàng Bendicto XVI. và Phanxico. Qua giáo huấn này, Giáo Hội muốn người tín hữu Chúa Kito tìm hiểu về nguồn gốc của đức tin là ánh sáng phát xuất từ nơi Thiên Chúa soi sáng cho tâm hồn con người.
Cung cách văn chương trình bày trong Tông thư Lumen Fidei thể hiện rõ nét hai luồng suy tư khác nhau của hai vị Gíao hoàng. Hai cung cách này tuy khác nhau, nhưng không đối nghịch nhau , mà bổ túc lẫn nhau.
Đức nguyên giáo hoàng Bendicto XVI. viết trình bày theo lối suy tư trong mối tương quan giữa đức tin và lý trí.
Đang khi đức đương kim giáo hoàng Phanxico viết trình bày trong mối tương quan giữa đức tin và sự công bằng trong đời sống thực tế ngoài xã hội.
*********************
„Ánh sáng đức tin có khả năng đặc biệt chiếu soi toàn thể căn tính đời sống con người. Để có thể mạnh, ánh sáng đó không từ nơi con người chúng ta phát tỏa ra, nhưng phải từ một nguồn gốc khởi thủy căn nguyên. Ánh sáng đó phải đến từ Thiên Chúa. Đức tin làm nẩy sinh sự gặp gỡ với Thiên Chúa, đấng kêu gọi chúng ta cùng mạc khải tình yêu người cho chúng ta. Tình yêu đó có trước chúng ta, nâng đỡ chúng ta, cùng giúp xây dựng đời sống cho vững chắc.“ (Lumen Fidei Nr. 4.)
Là người con trong gia đình, là thành phần dân Chúa trong Giáo Hội, chúng ta đã tiếp nhận đức tin qua nghe của cơ quan thính giác, cùng qua nhìn của cơ quan thị gíac. Nhưng ánh sáng chiếu soi cho đức tin được hiển thị rõ nét cho tâm trí hiểu nảy sinh ở tận trong tâm hồn mỗi người.
Ánh sáng đức tin là câu trả lời mang chất chứa hình ảnh mời gọi cùng thúc đẩy gây niềm vui lòng phấn khởi cho tâm hồn.
Nếu những đốm sáng đức tin , dù nhỏ bé, mà cùng được chung nhiều tỏa chiếu, thì sẽ là một khối ánh sáng lớn giữa đêm tối bơ vơ có nhiều nghi hoặc lo âu sợ hãi.
Đức đương kim giáo hoàng Phanxico đã đưa ra hình ảnh so sánh „ Vào một đêm tối trời tại sân vận động như sân vận động ở Roma, hay ở sân Lorenzo bên Buenos Aires, nếu có ai một mình bật ngọn đèn của họ lên, thì khó mà thấy rõ. Nhưng nếu cả hàng ngàn người ở sân vận động cùng bật ngọn đền của họ lên thì cả sân sẽ chiếu sáng từng bừng lên.“ (Buổi triều yết ngày 12.06.2013.).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đức Hồng Y Amigo Vallejo: Đức Thánh Cha Phanxicô là cầu nối đích thực giữa Thiên Chúa và nhân loại
Lã Thụ Nhân
21:46 12/07/2013
Từ khi được bầu chọn vào ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chứng tỏ cho thế giới thấy mối quan tâm của ngài trong việc xây dựng mối quan hệ vững mạnh giữa Giáo Hội và con người. Phần nào đó, ngài đạt được qua những bài giảng hay những phát biểu của mình. Một hội nghị ở Rôma đã công bố ba cuốn sách trong đó thu thập tất cả những bài nói chuyện của Đức Thánh Cha. Một số chủ đề tái nổi lên từ giáo huấn của ngài trong cương vị Hồng Y Bergoglio, dù vậy, chỉ trong một từ cũng có thể tổng hợp phong cách của ngài.
Đức Hồng Y Carlos Amigo Vallejo, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của tổng giáo phận Sevilla, Tây Ban Nha, nhận định: "Có thể tổng kết bằng một từ ‘pontifex’, Giáo Hoàng. Trong tiếng Latin từ pontifex, hay Giáo Hoàng này có nghĩa là ‘người xây dựng những nhịp cầu’. Trong những tháng đầu tiên, hầu như Đức Thánh Cha xây dựng chiếc cầu nối giữa bản thân ngài và thế giới, giữa lòng thương xót của Thiên Chúa và sự tự do của con người, giữa khoảng cách do thuyết tương đối gây ra và đặc tính của một người thực sự theo Chúa Giêsu Kitô".
Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô được nhiều người xem như là nhân vật mang tính cách mạng, nhưng Đức Hồng Y Amigo Vallejo tin rằng ngài hoàn toàn nối tiếp đường hướng của các vị tiền nhiệm.
Đức Hồng Y Carlos Amigo Vallejo cho biết: "Giáo Hội luôn đồng nhất về bản chất. Những gì xảy ra như những ngọn đèn tỏa rạng phản ánh sự khác biệt về những miền khác nhau của thế giới. Chúng ta đã có một triều đại giáo hoàng tốt đẹp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, một người có những cử chỉ đơn giản và kín đáo, nhưng tràn đầy ánh sáng. Giờ đây chúng ta có một vị Giáo Hoàng muốn trở nên trung tín với Chúa Giêsu Kitô trên hết mọi sự. Ngài khiêm nhường, thanh bần, nhưng vững vàng trong việc cai quản của Giáo Hội".
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã thể hiện một phong thái độc đáo trong các cuộc hội kiến riêng của ngài. Khi ngài gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới hay các nhà ngoại giao, Đức Thánh Cha thường pha trò với họ và tạo cho họ sự thoải mái, dễ chịu. Những người đã gặp ngài thường nhắc lại những ấn tượng độc đáo thật sự về ngài.
Ông Eduardo Gutierrez Saenz De Buruaga, Đại sứ Tây Ban Nha cạnh Tòa Thánh nói: "Khi tôi có cơ hội được gặp riêng ngài trong buổi tiếp dành cho ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, tôi đã cúi đầu chào ngài và nói đôi lời. Chúng tôi nói chuyện một lúc và những lời ngài nói với tôi và đoàn tùy tùng của tôi hết sức cảm động".
Bài phát biểu và bài giảng của Đức Giáo Hoàng hiện đang được biên tập và dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau để có thể được phổ biến rộng rãi nhất tới tay độc giả. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các bài phát biểu này được phát hành bằng tiếng Tây Ban Nha, là tiếng mẹ đẻ của Đức Thánh Cha.
Đức Hồng Y Carlos Amigo Vallejo, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của tổng giáo phận Sevilla, Tây Ban Nha, nhận định: "Có thể tổng kết bằng một từ ‘pontifex’, Giáo Hoàng. Trong tiếng Latin từ pontifex, hay Giáo Hoàng này có nghĩa là ‘người xây dựng những nhịp cầu’. Trong những tháng đầu tiên, hầu như Đức Thánh Cha xây dựng chiếc cầu nối giữa bản thân ngài và thế giới, giữa lòng thương xót của Thiên Chúa và sự tự do của con người, giữa khoảng cách do thuyết tương đối gây ra và đặc tính của một người thực sự theo Chúa Giêsu Kitô".
Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô được nhiều người xem như là nhân vật mang tính cách mạng, nhưng Đức Hồng Y Amigo Vallejo tin rằng ngài hoàn toàn nối tiếp đường hướng của các vị tiền nhiệm.
Đức Hồng Y Carlos Amigo Vallejo cho biết: "Giáo Hội luôn đồng nhất về bản chất. Những gì xảy ra như những ngọn đèn tỏa rạng phản ánh sự khác biệt về những miền khác nhau của thế giới. Chúng ta đã có một triều đại giáo hoàng tốt đẹp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, một người có những cử chỉ đơn giản và kín đáo, nhưng tràn đầy ánh sáng. Giờ đây chúng ta có một vị Giáo Hoàng muốn trở nên trung tín với Chúa Giêsu Kitô trên hết mọi sự. Ngài khiêm nhường, thanh bần, nhưng vững vàng trong việc cai quản của Giáo Hội".
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã thể hiện một phong thái độc đáo trong các cuộc hội kiến riêng của ngài. Khi ngài gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới hay các nhà ngoại giao, Đức Thánh Cha thường pha trò với họ và tạo cho họ sự thoải mái, dễ chịu. Những người đã gặp ngài thường nhắc lại những ấn tượng độc đáo thật sự về ngài.
Ông Eduardo Gutierrez Saenz De Buruaga, Đại sứ Tây Ban Nha cạnh Tòa Thánh nói: "Khi tôi có cơ hội được gặp riêng ngài trong buổi tiếp dành cho ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, tôi đã cúi đầu chào ngài và nói đôi lời. Chúng tôi nói chuyện một lúc và những lời ngài nói với tôi và đoàn tùy tùng của tôi hết sức cảm động".
Bài phát biểu và bài giảng của Đức Giáo Hoàng hiện đang được biên tập và dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau để có thể được phổ biến rộng rãi nhất tới tay độc giả. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các bài phát biểu này được phát hành bằng tiếng Tây Ban Nha, là tiếng mẹ đẻ của Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô có buổi gặp gỡ 'âm nhạc' với Tổng Thống Trinidad và Tobago
Lã Thụ Nhân
21:52 12/07/2013
Sáng thứ Bảy 06/07 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống vừa đắc cử của Cộng hòa Trinidad và Tobago, ông Anthony Thomas Aquinas Carmona, cùng tháp tùng với ông có phu nhân và con ông.
Bầu khí cuộc hội kiến dường như thoải mái ngay từ đầu. Nhưng thời điểm thú vị nhất là khi vị Tổng thống tặng những món quà cho Đức Giáo Hoàng. Ông giới thiệu về những món quà của mình:
"Đây là công thức chế biến ca cao. Ca cao của chúng con được xem là tốt nhất trên thế giới. Đây là những khối ca cao!"
Sau đó, Tổng thống Carmona tặng Đức Giáo Hoàng một trong những nhạc cụ truyền thống của đất nước ông, cả Tổng thống và Đức Thánh Cha Phanxicô đều tỏ vẻ thích thú khi cả hai chơi thử nhạc cụ.
- Đúng rồi! Đức Thánh Cha chơi rất tốt!
- Cảm ơn ngài!
Cuộc hội kiến tập trung vào những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo tại Trinidad liên quan đến giáo dục, chăm sóc y tế và giúp đỡ những người nghèo túng. Hai vị lãnh đạo cũng nói về vai trò cơ bản của gia đình trong xã hội.
Bầu khí cuộc hội kiến dường như thoải mái ngay từ đầu. Nhưng thời điểm thú vị nhất là khi vị Tổng thống tặng những món quà cho Đức Giáo Hoàng. Ông giới thiệu về những món quà của mình:
"Đây là công thức chế biến ca cao. Ca cao của chúng con được xem là tốt nhất trên thế giới. Đây là những khối ca cao!"
Sau đó, Tổng thống Carmona tặng Đức Giáo Hoàng một trong những nhạc cụ truyền thống của đất nước ông, cả Tổng thống và Đức Thánh Cha Phanxicô đều tỏ vẻ thích thú khi cả hai chơi thử nhạc cụ.
- Đúng rồi! Đức Thánh Cha chơi rất tốt!
- Cảm ơn ngài!
Cuộc hội kiến tập trung vào những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo tại Trinidad liên quan đến giáo dục, chăm sóc y tế và giúp đỡ những người nghèo túng. Hai vị lãnh đạo cũng nói về vai trò cơ bản của gia đình trong xã hội.
Top Stories
Hanoi against the beatification of Cardinal Van Thuân. Canonisation process witness stopped at airport
AsiaNews
14:48 12/07/2013
Nguyên Hoang Duc, literary critic and former civil servant, blocked at the boarding gate. He was expected in Rome, on official invitation, for the closing ceremony of the diocesan inquiry. A meeting with the Cardinal began his journey of conversion which resulted in his baptism. The Communist Government wants to hinder the process.
Hanoi (AsiaNews/agencies) - Vietnamese authorities have prevented the literary critic Nguyên Hoang Duc, a firsthand witness in the beatification process of the Card. François-Xavier Nguyên Van Thuân, from getting on the plane bound for Rome. The former official of the Office for Religious Affairs and Public Safety was expected on July 5 in the Vatican for the closing ceremony of the diocesan inquiry, with a view to the beatification of the Vietnamese Cardinal; however, despite the official invitation, he was blocked by public security officials. Among the reasons, Hanoi's opposition to the whole process of beatification.
According to the man's story, recounted on the Vietnamese language edition of Radio Free Asia (RFA), on the evening of 2 July Nguyên Hoang Duc presented himself at Nôi Bai airport in Hanoi. He presented his ticket at the gate of the Thai company, the airline he was to travel with to Italy. However, in response, he was told to present himself at the offices of public security of the airport.
An official told the Vietnamese critic and intellectual that he was "not authorized" to leave the country, without specifying the reasons for the refusal. The agent merely added that he was "following orders". After various talks and discussions, he managed to establish a kind of verbal proceedings, in which the refusal to travel abroad imposed by the authorities was "expressly stated".
Among the reasons for the border police's intervention, is the "disagreement" of the Communist Government with the canonisation of the Cardinal, who in his long and troubled life spent 13 years in the regime's prisons. This highlights the "extended stay" of a high prelate in government prisons. Then follow other reasons more related to the "personality" of the literary critic, a former government official, now a freelance writer and often critical of the authorities.
Hoang Duc you Nguyên today is known and appreciated for his literary work, but his life is closely linked to that of Card. Van Thuân, on account of meeting the Cardinal, the desire to convert arose in Mr. Hoang Duc. According to the former official, "fascinated" by the Cardinal's personality, there are three "miracles" he received from his meeting with the Cardinal: conversion to the Christian faith, healing from a disease and the revelation of a future event. His journey of conversion to Catholicism and the subsequent baptism are recounted in a text entitled "Way of Faith, with the Intermediation of François-Xavier Nguyên Van Thuân". A narrative which has contributed to the beatification of the Vietnamese Cardinal, which Hanoi authorities want instead to hinder.
Hanoi (AsiaNews/agencies) - Vietnamese authorities have prevented the literary critic Nguyên Hoang Duc, a firsthand witness in the beatification process of the Card. François-Xavier Nguyên Van Thuân, from getting on the plane bound for Rome. The former official of the Office for Religious Affairs and Public Safety was expected on July 5 in the Vatican for the closing ceremony of the diocesan inquiry, with a view to the beatification of the Vietnamese Cardinal; however, despite the official invitation, he was blocked by public security officials. Among the reasons, Hanoi's opposition to the whole process of beatification.
According to the man's story, recounted on the Vietnamese language edition of Radio Free Asia (RFA), on the evening of 2 July Nguyên Hoang Duc presented himself at Nôi Bai airport in Hanoi. He presented his ticket at the gate of the Thai company, the airline he was to travel with to Italy. However, in response, he was told to present himself at the offices of public security of the airport.
An official told the Vietnamese critic and intellectual that he was "not authorized" to leave the country, without specifying the reasons for the refusal. The agent merely added that he was "following orders". After various talks and discussions, he managed to establish a kind of verbal proceedings, in which the refusal to travel abroad imposed by the authorities was "expressly stated".
Among the reasons for the border police's intervention, is the "disagreement" of the Communist Government with the canonisation of the Cardinal, who in his long and troubled life spent 13 years in the regime's prisons. This highlights the "extended stay" of a high prelate in government prisons. Then follow other reasons more related to the "personality" of the literary critic, a former government official, now a freelance writer and often critical of the authorities.
Hoang Duc you Nguyên today is known and appreciated for his literary work, but his life is closely linked to that of Card. Van Thuân, on account of meeting the Cardinal, the desire to convert arose in Mr. Hoang Duc. According to the former official, "fascinated" by the Cardinal's personality, there are three "miracles" he received from his meeting with the Cardinal: conversion to the Christian faith, healing from a disease and the revelation of a future event. His journey of conversion to Catholicism and the subsequent baptism are recounted in a text entitled "Way of Faith, with the Intermediation of François-Xavier Nguyên Van Thuân". A narrative which has contributed to the beatification of the Vietnamese Cardinal, which Hanoi authorities want instead to hinder.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Văn Hóa Hội Ca Giai Điệu Tri Ân Phần I và Phần II
VietCatholic Network
21:33 12/07/2013
Phần I |
Phần II |
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Phần I |
Phần II |
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bao giờ người Việt hưởng dân quyền trở lại? (2)
Hà Minh Thảo
07:33 12/07/2013
(Tiếp theo)
II. DIỄN VĂN TRƯỚC LƯỠNG VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ.
Lòng quả cảm, ý chí kiên cường và tài lãnh đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm, trong thời gian kỷ lục chưa đầy hai năm, đã biến đổi hẳn tình hình Việt Nam từ hỗn loạn vô chính phủ thành ổn định, trật tự với chính thể Cộng hòa được cả thế giới tự do khâm phục và thế giới cộng sản lo ngại. Bởi thế, Tổng thống Dwight David Eisenhower (Hoa kỳ) đã chính thức mời ông Diệm viếng thăm Mỹ quốc để công khai bày tỏ sự cảm phục và dành cho một cuộc tiếp đãi nồng nhiệt và long trọng như một bậc vĩ nhân từ ngày 06.05.1957. Hôm sau, khi đến Honolulu (lãnh thổ Mỹ quốc), Tổng thống Eisenhower đặc biệt cử Bộ trưởng Ngoại giao John Foster Dulles đến đón và mời phái đoàn chỉ 7 người (khi Nguyễn Minh Triết sang đây dẫn theo cả đoàn 200 người năm 2007. Dù biết kết quả sẽ là thất bại, nhưng tiền dân đóng thuế thì cứ xài).
Đến phi trường quốc gia tại Hoa thạnh đốn, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa được chính Tổng thống Hoa kỳ tiếp đón ngay tại cầu thang phi cơ. Đây là lần thứ nhi trong nhiệm kỳ của mình, ông Eisenhower đã hành động như vậy. Đồng thời, 21 phát đại bác nổ vang tượng trưng cho sự chào đón long trọng dành cho vị Nguyên Thủ Quốc gia Việt Nam, đại diện Toàn Dân Việt, của Nhà Nước và Người Dân Hoa kỳ. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thành phố, ước lượng 50.000 người, dĩ nhiên gồm rất đông người Việt, đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Đệả Nhất Công dân Việt Nam.
Hôm sau, thay mặt quốc dân đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ dân cử Liên bang. Số người Á châu được hưởng niềm hãnh diện này chỉ được đếm trên các ngón tay. Nhân dịp này, Tổng thống Việt Nam cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt cho Chánh phủ ông, nhất là trong những năm 1954 và 1955 đầy khó khăn và nguy hiễm : « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ lòng hy sinh của toàn dân và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra. Chúng tôi đã hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn đồng bào di cư có thể dự vào nền kinh tế chung cùng với 17 triệu đồng bào khác, khiến chúng tôi đã có thể làm những cải cách quan trọng về kinh tế và chính trị. Tiếp theo, ông Diệm giải thích nền tảng chính trị của mình : « Đứng trước những khối kinh tế và chính trị cấu thành những áp lực lớn lao luôn uy hiếp chúng tôi, Dân tộc tôi cảm thấy hơn các Dân tộc khác sự cần thiết phải xây dựng đời sống chính trị của mình trên một căn bản rõ rệt và vững chắc và phải triệt để hướng tất cả các giai đoạn liên tiếp của sự hoạt động chúng ta vào con đường tiến bộ dân chủ ngày càng sâu rộng. Căn bản ấy chỉ có thể là căn bản duy linh. Con đường ấy là con đường theo sát Nhân Vị trong thể chất cũng như trong cố gắng để đạt tới mức toàn thiện, toàn mỹ về các phương diện lý trí, đạo đức và thiêng liêng. Chúng tôi xác nhận lòng tin vào giá trị tuyệt đối của con người có thiên mạng bất diệt và sẵn có phẩm giá từ khi xã hội được tạo thành. Chúng tôi khẳng định rằng Dân chủ không phải chỉ là hạnh phúc vật chất, lấy mạnh hiếp yếu. Nhưng bản chất Dân chủ là nỗ lực lâu dài để tìm thấy những phương tiện chính trị để đảm bảo cho mọi công dân có quyền phát triển tự do và chủ động tối đa, trách nhiệm về đời sống tinh thần ».
Ông Diệm lưu lại Thủ đô Hoa thạnh đốn trong bốn ngày để gặp gỡ Tổng thống và các nhân viên cao cấp Bộ Ngoại giao cùng các chính khách đã từng giúp đỡ Việt Nam. Khi hội kiến với ông Eisenhower, Người hỏi cam kết của Mỹ đối với việc bảo vệ Việt Nam Cộng hòa. Ông dự đoán rằng những người cộng sản sẽ cố gắng để vào miền Việt Nam qua Lào và, thực sự, họ đã hình thành đường mòn Hồ Chí Minh. Sau khi ông Diệm rời Thủ đô, Tòa Bạch ốc (Tổng thống phủ) phát hành một tuyên bố ca ngợi ‘Những thành quả đáng kể của Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của ông’. Bộ trưởng Ngoại giao Dulles và các phụ tá của ông đã đến thăm ông Diệm và hội kiến với ông tại Dinh Quốc khách (Blair House).
Tại Nữu ước (New york), Tổng thống được Thị trưởng và Nhân dân Thành phố tiếp đón long trong đặc biệt (Ticker Tape Parade) như đã từng tổ chức để vinh danh các Tướng thắng trận Eisenhower, MacArthur hay các phi hành gia không gian từ Mặt Trăng trở về. Những ngày còn lại, ông Diệm khi nhiều Tiểu bang khác để cám ơn các cá nhân và hiệp hội tôn giáo đã giúp đở đưa đến sự thành công trong việc di chuyển, tạm và định cư đồng bào tị nạn tìm Tự do.
III. NHỮNG KHÓ KHĂN ĐẾN VỚI TỔNG THỐNG.
Chính sách phục vụ Đất Nước và Đồng Bào của ông Ngô Đình Diệm là chống Phong kiến (các giáo phái võ trang), Thực dân (người Pháp đô hộ) và Cộng sản. Bài Phong và đã Thực, ông đã thành công trong 16 tháng. Sau đó, ông lo việc thiết lập nền dân chủ và phát triển kinh tế chờ ngày thống nhất Đất Nước trong hòa binh như hai nước Đức đã làm, sau này, để tránh Người Việt vô tội khỏi đỗ máu. “…
A. Việt cộng nổi dậy.
Thừa lệnh cộng sản Nga Hoa, Hồ Chí Minh thỏa hiệp với chính quyền đô hộ Pháp phân đôi Đất Nước. Tại Hội nghị Genève, Việt Nam chủ trương không chia Quê hương thành hai nước đối đầu nhau, nhưng chỉ khoanh vùng các lực lượng võ trang, chờ tái lập trật tự và tổ chức bầu cử nghiêm chỉnh. Oâng Diệm, do quá biết Hồ Chí Minh, đã sáng suốt từ chối Tổng tuyển cử năm 1956. Sự thật về tính chất bầu cử do cộâng sản tổ chức gian lận tại Miền Bắc, từ 1955, và toàn quốc Việt Nam từ 1976. Ngụy biện với lý do này, họ gây chiến tại Miền Nam.
Khi đó, trên thế giới, trong bốn nước bị phân đôi giữa Cộng sản và Tự do (Đông và Tây Đức, Bắc và Nam Hàn, Trung hoa Dân quốc và Trung cộng, Nam và Bắc Việt), chỉ có người cộng sản tàn sát người Việt Nam để thống nhất Đất Nước mà, trước đó, chúng chia cắt.
Ngày 26.01.1960, Việt cộng tấn công một căn cứ Quân đội tại Tây ninh bắn tử thương sĩ quan xử lý thường vụ Trung đoàn và 10 binh sĩ. Thi hành chỉ thị của Ủy ban Trung ương Đảng đưa ra vào tháng 4, Việt cộng trở lại hình thức du kích chiến, ám sát, bắt cóc… Trên mạng Danlambao ngày 09.07.2013, chúng ta có thể đọc : Ngài có hối tiếc gì về 3-4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ CS...” - (Non, pas du tout) “không hối tiếc”!?. (Võ Nguyên Giáp). Trích ‘Khe Sanh – hay khe ‘tử’ ?.
B. Đối lập hành động.
- Khi an ninh của đồng bào bắt đầu bị đe dọa bởi cộng phỉ và vì những lý do khác nhau, Nhóm Tự do Tiến bộ, hay Caravelle vì họp và ra tuyên cáo tại khách sạn Caravelle (Sài gòn) ngày 26.04.1960, gồm 18 nhân sĩ (trong đó, có một linh mục) thỉnh cầu chính quyền gấp thay đổi chính sách để cứu vãn tình thế, bảo vệ chế độ Cộng hòa và bảo vệ sự sống còn của quốc gia. Ngày 11.11.1960, cuộc đảo chính của các sĩ quan trung cấp, nhưng đã thất bại.
Sáng ngày 27.02.1962, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái hai phi cơ A-1 Skyraider, nhưng chỉ Thiếu úy Cử (con ông Nguyễn Văn Lực, một lãnh đạo Đại Việt dân đảng) đã oanh tạc Dinh Độc lập làm 3 nhân viên chết và khoảng 30 bị thương, sau đó, bay sang Cambodge tỵ nạn. Trung úy Quốc phi cơ bị trúng đạn, phải thả bom an toàn xuống sông Sài gòn, cho phi cơ đáp xuống sông và bị bắt giam tại An ninh Quân đội cho đến ngày 02.11.1963 (năm 1965, Trung tá Quốc bị tử trận khi bay từ Đà Nẵng đến vùng Hà tĩnh và được tưởng nhớ qua ca khúc ‘Huyền sử ca một người mang tên Quốc’). Chiều cùng ngày, sau khi đến thăm những nhân viên bị thương tại bệnh viện, Tổng thống Diệm đã đến Biên hòa để thăm quân nhân Phi đoàn 514, đơn vị mà hai phi công Cử và Quốc tùy thuộc. Tổng Thống hỏi về sinh hoạt động của Phi Đoàn và khuyên cố gắng tiếp tục ra sức đóng góp tích cực vào công cuộc chống cộng chung. Ông nói người Mỹ muốn đổ quân vào Việt Nam, nhưng ông đã từ chối vì việc người Mỹ tham chiến sẽ làm mất đi chính nghĩa của chúng ta. Dù một người lính Mỹ nhập vào cù lao Ré, ông cũng không bằng lòng, huống hồ là để cả nhiều đơn vị lính Mỹ chiến đấu trên đất nước ta. Tổng Thống nhấn mạnh đến tương lai có thể bị cắt viện trợ quân sự. Khi đó, chúng ta xác nhận ý muốn chống cộng… Khi nghe tin đồn Trung úy Quốc bị hành hạ, tra tấn, Tổng thống đã phái sĩ quan tùy viên Lê Châu Lộc đến tận nơi gặp Trung úy Quốc để nhìn thấy tận mắt thân thể đương sự.
C. Phật tử chống Tổng thống.
1. Quốc kỳ và Đạo kỳ.
Nhận sự tín nhiệm từ quốc dân đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm hết lòng bảo vệ Uy quyền Tổ quốc qua Quốc kỳ ‘Vàng ba sọc đỏ’. Ông đã từng đề nghị Quốc hội việc thay đổi lá cờ đó hay chọn một lá khác. Trong khi các dân biểu thảo luận, Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, thay mặt quân nhân các cấp, yêu cầu Quốc hội giữ lại Quốc kỳ ‘Vàng ba sọc đỏ’ nhuộm máu tử sĩ vị quốc vong thân. Lập pháp chấp thuận và Hành pháp ban hành.
Khi đến kinh lý một tỉnh, ông Tỉnh trưởng, muốn lòng Tổng thống, cho treo cờ Tòa Thánh. Khi đến nơi, ông Diệm không chịu rời phi cơ và quát hỏi thuộc cấp : ‘đây là ở đâu ? Chỉ khi Quốc kỳ được thay các cờ Đức Thánh Cha, vị Nguyên Thủ quốc gia xuống phi cơ và vui vẽ bắt tay đồng bào. Đạo kỳ người Công Giáo là Thánh Giá mà chúng ta thường thấy nơi nóc các giáo đường, dẫn đầu các cuộc rước Kiệu hay mang nơi cổ mình hoặc trước ngực. Dịp khác, khi thăm khu Dinh điền Vị Thanh về, đi ngang một ngôi chùa, Tổng thống đau lòng thấy cờ Phật giáo treo trên cột cao giữa sân chùa, còn Quốc kỳ thì nhỏ cở bàn tay, bằng giấy dán trên trụ cột ngoài cổng.
Sau đó, Người đã mời Đức Khâm sứ Toà Thánh và ông Mai Thọ Truyền, Phó Hội chủ Tổng Hội Phật giáo) vào Dinh Độc Lập, để thông đạt ý kiến phải tôn trọng Quốc kỳ theo thể thức Chính phủ quy định. Trong chín năm cầm quyền, ông Ngô Đình Diệm giúp phát triển các Tôn Giáo như nhau khi có nhu cầu. Kế tiếp, Tổng Thống có ra lệnh miệng cho Đổng lý Văn phòng, ông Quách Tòng Đức, gởi công điện nhắc các Tỉnh. Chẳng may, ông Đức gởi công điện đúng vào ngày cận Lễ Phật Đản 08.05.1963.
2. Lựu đạn nổ, người chết.
Trưa 07.05.1963, cảnh sát đến từng nhà buộc dân chúng phải hạ cờ Phật giáo, gây bất bình cho các nơi Phật tử. Lãnh đạo Phật giáo Miền Trung và tỉnh Thừa Thiên (Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Thượng tọa Thích Trí Quang,…) và khoảng 500 Phật tử đến Tòa Tỉnh để phản đối hành động này. Tỉnh trưởng giải thích là cảnh sát đã làm và đồng ý cho Phật tử được treo cờ Phật giáo. rồi cho xe phóng thanh đi thông báo đồng bào được phép treo cờ Phật giáo theo đúng yêu cầu của Phật giáo. Tối 08.05.1963, Phật tử tụ tập trước đài phát thanh Huế chờ nghe bài diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang đã được thu âm, nhưng Đài từ chối phát. Lúc 21 giờ số người tụ tập tại đây lên đến khoảng 6000 người. Sau đó, các Thượng tọa đến đài phát thanh để hỏi lý do không phát thanh bài diễn văn. Tỉnh trưởng Thừa Thiên cũng đến để đối thoại với các chức sắc Phật giáo. Cảnh sát và xe bọc thép được điều đến để giử an ninh, sau đó, xe cứu hỏa giải tán đám đông. Một tiếng nổ lớn làm 8 người tử thương và nhiều khác bị thương. Chính quyền loan báo : « Chính quyền được tin đêm nay Việt Cộng sẽ xâm nhập phá hoại một vài cơ quan công quyền trong thành phố, chính quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm, vậy yêu cầu đồng bào giải tán ». Thiếu tướng Trần Tử Oai thuyết trình trước phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về vụ đàn áp Phật giáo 1963 : « Tất cả những vết thương xét thấy trên các thi thể nạn nhân, theo sự khám nghiệm của các nhà chuyên môn về y khoa là hoàn toàn là do chất nổ plastic, mà Quân đội VNCH và các lực lượng an ninh không bao giờ có, mà chỉ bọn cộng sản mới có ». Phật giáo thì buộc tội chính quyền. Sau này, trong cuộc hành quân ở Nam Đồng vào năm 1966, Đại úy Scott, cố vấn tiểu đoàn 1-3, tiết lộ rằng Hoa kỳ đã giúp cho Phật giáo trong vụ 1963, trong đo có chất nổ plastic (Trích ‘Ai giết anh em Ngô Đình Diệm. Quốc Đại, từ trang 307). Bản phúc trình của phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về vụ đàn áp Phật giáo 1963 xác nhận không có đàn áp Phật giáo, chỉ có vài vụ cấp tỉnh.
3. Thuê kẻ làm đảo chánh và sát nhân.
Ngày 20.08.1963, chiếu Hiến pháp ngày 26.10.1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban bố tình trạng Thiết quân luật, giao nhiệm vụ tái lập trật tự và bảo vệ an ninh cho Quân đội. Khi chùa Xá Lợi bị Quân đội tấn công vào, Thượng tọa Thích Trí Quang vào tị nạn tại một cơ quan thuộc Tòa Đại sứ Hoa kỳ.
Vì ông Diệm không cho Hoa kỳ đem quân tác chiến vào Việt Nam và xen vào việc điều hành quốc sự của ông, Tổng thống John Kennedy lấy cớ vụ Phật giáo, nhất là sau vụ Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu (hay bị thiêu tranh cải từ 50 năm qua) để yêu cầu loại bỏ ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn Tổng thống. Henry C. Lodge được cử làm Đại sứ tại Sài gòn, thuê được bọn Tướng lãnh làm đảo chánh và kẻ sát nhân vẫn chưa nhận tội. Nhân viên CIA Conein cung cấp cho nhóm Tướng lĩnh đảo chính số tiền mặt là 40.000 USD để thực hiện đảo chính.
Sau khi chúng hạ sát hai Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lịnh Hải quân, và Lê Quang Tung, Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt, cùng em là Thiếu tá Lê Quang Triệu, cuộc đảo chính bắt đầu lúc 13 giờ ngày 01.11.1963. Linh mục P.X. Nguyễn văn Thuận đã phải tìm nơi ẩn trú cho bà Đại tá Tung và các con để tránh bị sát hại. Sáng ngày 02.11.1963, ông Ngô Đình Diệm và em là Ngô Đình Nhu bị đâm và bắn chết. Lúc 10 giờ 45, Tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho Đài Phát Thanh đọc một bản tin ngắn, loan báo anh em Tổng Thống Diệm đã tự tử. Cái tin thất thiệt khơng lường gạt được những đồng bào lương thiện.
Chiều hôm đó, Hồ Chí Minh, sau khi đọc điện tín báo tin, đã mừng và nói với một khách đến thăm : « Ông Diệm là địch thủ ghê gớm của Bác. Nay ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về với ta).
(Còn tiếp)
Luật sư Lê Quốc Quân trong mắt người đồng đạo
Alf. Hoàng Gia Bảo
15:08 12/07/2013
Việc tòa án Tp.Hà Nội hoãn phiên xử Ls. Lê Quốc Quân tội ‘trốn thuế’ vào ‘phút 89’ với lý do “thẩm phán Lê Thị Hợp sau khi giao ban bị cảm đột xuất phải đi cấp cứu…” tuy có gây bất ngờ cho dư luận, nhưng mọi người thừa biết lý do sức khỏe chẳng qua chỉ là cái cớ che đậy sự ‘lúng túng’ của nhà cầm quyền trong những toan tính xử lý vụ án sao cho có lợi nhất với họ.
Trốn thuế hay tránh sự thật?
Tội danh ‘trốn thuế’ trước đây đã từng tống blogger ‘Điếu Cày’ Nguyễn Văn Hải vào tù hồi 2008. Mặc dù bản thân anh chẳng kinh doanh gì to tát ngoài việc có nhà ở cho thuê, một dạng kinh doanh phổ biến khắp các tỉnh thành VN, từ mặt tiền đường cho đến tận hẻm sâu, mà nếu bị kiểm tra dễ có cả vạn người cùng phạm tội ‘trốn thuế’ như anh. Thế nhưng thiên hạ vẫn ‘bình chân như vại’ cứ thoải mái lượm tiền chả mất đồng xu thuế nào, trong khi anh Hải thì giờ này đang ngồi tù!!!
Chẳng qua chỉ vì họ không viết blog, không quan tâm đến những vấn đề nhức nhối của xã hội, đất nước và nhất là không xuống đường biểu tình lên án TQ chiếm các đảo Hoàng Sa – Trường Sa của VN. Trốn thuế và không trốn thuế chỉ khác nhau bấy nhiêu thôi!
Trong một báo cáo bị rò rỉ bởi Wikileaks đại sứ Mỹ tại VN khi ấy là Michael Michalak không hề có dòng nào là Điếu Cày bị bắt vì ‘Tax Evasion’ (trốn thuế) mà vì ‘Anti-Olympics Blogger Arrested’ chống rước đuốc Thế Vận hội Olympic 2008 do TQ tổ chức đi ngang qua Sàigòn.
Cho nên việc Ls.Quân bị bắt vì ‘trốn thuế’ không còn là ‘chuyện lạ’ với mọi người. Bởi chẳng những anh đã nhiều lần biểu tình chống TQ mà còn có những hoạt động khác gây ‘khó chịu’ cho nhà cầm quyền, như đấu tranh chống bất công xã hội, bênh vực dân nghèo dân oan mất đất v.v...
Chỉ có điều tái diễn trò ‘trốn thuế’ đ/v Ls.Quân chẳng những không ‘dễ ăn’ không chừng chỉ chuốc thêm tai tiếng vào mình mà thôi. Là người am hiểu luật, biết mình luôn nằm trong ‘tầm ngắm’ của an ninh, do đã 2 lần bị bắt, lại đang là giám đốc một công ty kinh doanh, lẽ nào anh lại sơ xuất đến mức quên bài trốn thuế của Điếu Cày?
Và sự thật đúng như vậy. Mới đây em trai anh, Lê Quốc Quyết qua trả lời phỏng vấn đài RFI hôm 4/7 cũng đã khẳng định, chẳng những anh Quân không trốn thuế, mà ngược lại, với những tài liệu đang có trong tay nhà nước còn đang nợ lại công ty Giải Pháp Việt Nam của anh Quân số tiền (hoàn thuế) lên đến 172 triệu đồng!
Phải chăng chính việc tiết lộ này chỉ vài ngày trước phiên tòa đã khiến nhà cầm quyền ‘lúng túng’ mà phải hoãn?
Cũng vì quá rõ cái tội ‘trốn thuế’ chỉ là cái cớ kiếm chuyện (đã thế chứng cớ có khi lại ‘hớ hênh’?) nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế đã lên tiếng yêu cầu phóng thích Ls.Quân ngay khi anh vừa bị bắt. Chỉ tiếc rằng áp lực của cộng đồng quốc tế có vẻ như như đang ngày một kém tác dụng?
Chẳng những anh không được thả, mà 6 tháng qua lại có thêm vài vụ bắt bớ ‘ầm ĩ’ khác. Bất chấp cả những dự đoán mà nhiều người tin ‘chắc như đinh đóng cột’ việc đàm phán xin gia nhập TPP mà VN đang tiến hành đến đoạn cuối sẽ buộc chính quyền phải ‘tử tế’ hơn để tránh gây thêm những ‘tai tiếng’ không cần thiết.
Thế nhưng mọi chuyện đã diễn ra ngược lại. dư luận càng lên án bắt bớ càng mạnh tay hơn! Trong tình hình có vẻ bi quan hiện nay, liệu số phận Ls.Quân cũng như bloggers khác sắp tới sẽ ra sao?
Không chỉ là người ‘bất đồng’
Không như phần lớn những người bất đồng chính kiến bị bắt khác, đây đã là lần thứ 3 Ls.Lê Quốc Quân bị chính quyền bắt!
Lần đầu là vào ngày 08/3/2007 khi anh vừa từ Mỹ trở về khóa nghiên cứu ngắn hạn của Tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy, NED) tại Washington và bị giam tại trại của bộ Công an vì bị qui vào tội 79 Bộ luật Hình sự ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’. Tuy nhiên sau khi có sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ anh được trở về nhà vào ngày 13/7/2007. Còn lần thứ 2 là khi anh ‘lân la’ đến phiên xử Ls.Cù Huy Hà Vũ hồi tháng 4/2011 nhưng nhanh chóng được thả sau chỉ vài ngày.
Việc một người bị bắt giam đến 3 tháng với những tội danh liên quan đến an ninh chính trị, thế nhưng bỗng dưng sau đó lại được trả tự do, có thể nói đó là những chuyện ‘hiếm có’ xưa nay ở VN. Gần đây, chúng ta chỉ mới thấy 2 trường hợp, ngoài Ls.Lê Quốc Quân là nhà báo tự do Phạm Chí Dũng với tội ‘làm tiết lộ bí mật an ninh quốc gia’.
Chi tiết này cho thấy việc anh Quân bị bắt đến lần 3 (12/2012) và tội danh bây giờ chuyển sang ‘trốn thuế’ là việc ‘chẳng đặng đừng’ vì lý do này hoàn toàn không chút thuyết phục, mặc dù vậy chắc chắn cũng đã được các đạo diễn cân nhắc kỹ lưỡng.
Chỉ có điều bắt mà đã ‘vất vả’ thế thì biết xử thế nào đây?
Lý do của sự ‘gai góc’ nằm ở chỗ, Lê Quốc Quân không như những người bất đồng khác. Chẳng phải anh tài giỏi hay tài cao đức độ hơn người, được biết anh là người rất khiêm cung dễ mến, mà đơn giản chỉ vì ngoài những hoạt động đấu tranh ngoài xã hội, anh còn là một giáo dân nhiệt thành được nhiều người biết tiếng.
Cũng như J.B (Joan Bautixita) Nguyễn Hữu Vinh dù chẳng là tu sĩ nhưng cái tên Giuse Lê Quốc Quân đã trở nên quen thuộc với Giáo Hội kể từ sau biến cố cố Tòa Khâm Sứ đầu năm 2008 khi anh bị an ninh hành hung an ninh hành hung trong sân tòa nhà này. Hiện Ls.Quân là thành viên ban Công Lý Hòa Bình giáo phận Vinh (quê anh) và tham gia Cộng Đoàn Doanh Nhân Trí thức Công Giáo cùng nhiều hoạt động khác của cả giáo phận Vinh lẫn nhà thờ Thái Hà.
Trong những ngày qua đã có rất nhiều buổi lễ hiệp thông cầu nguyện cho anh cùng các nạn nhân khác bị chính quyền bắt vô cớ được tổ chức tại nhiều nhà thờ trên cả nước. Trong đó, nổi bật hơn cả là tại nhà thờ DCCT Sàigòn và giáo xứ Thái Hà với số giáo dân có hôm lên đến hàng ngàn người, tạo nên một bầu không khí rất đặc biệt. Một cảm giác lành thánh, an bình tuyệt đối không còn chỗ cho nỗi cô đơn, sự sợ hãi v.v... Nhiều nhân sĩ trí thức, các bloggers tên tuổi đến cũng đã đến đây để cùng chia sẻ nỗi thống khổ với các gia đình có người thân con em bị chính quyền ‘xách nhiễu’ bắt giam vô cớ, bất kể họ là ai, ở đâu, tuổi tác, địa vị xã hội, tôn giáo ra sao v.v…
Tóm lại, việc bắt Ls.Quân không còn đơn giản là chuyện giữa chính quyền và công dân, một cá nhân mà là đụng chạm đến niềm tin của cả cộng đồng tôn giáo liên quan đến những giá trị thiêng liêng cần được bảo vệ.
Ngoài áp lực quan trọng này vụ bắt bớ này còn khiến chính quyền phải đối mặt với những chỉ trích phê bình của nhân sĩ trí thức, các tổ chức phi chính phủ nhiều nơi. Như đài Á châuTự Do (RFA) đã lập hẳn trang thỉnh nguyện thư cho mọi người ký tên yêu cầu nhà cầm quyền VN trả tự do cho Ls.Quân. Một số buổi thắp nến cầu nguyện cầu nguyện cũng đã được cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức tổ chức v.v... nhưng chính áp lực từ trong nước mới là điều khiến nhà cầm quyền e ngại hơn cả.
Điển hình như phát biểu của tiến sĩ Lê Đăng Doanh trên BBC hôm 5/7 cho rằng bắt bớ giới luật sư (như Lê Quốc Quân) là nhà nước VN đang tấn công vào những “thành lũy cuối cùng” bảo vệ công lý cho người dân.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Doanh là trí thức ‘tầm cỡ’ trong nước được nhiều người nể trọng, kể cả từ giới lãnh đạo cấp cao. Những phát biểu thẳng thắn của ông về quản lý kinh tế chúng ta đã được nghe nhiều. Trong đó nổi tiếng là bài thuyết giảng thuyết giảng trước Bộ Chính Trị đảng CSVN về thực trạng đất nước từ năm 2005. Tuy nhiên, về các vụ bắt bớ thì đây là lần đầu tiên ông lên tiếng và lên tiếng một cách ‘mạnh miệng’ lại ngay trước phiên tòa xử Ls.Quân chỉ vài hôm. Không biết có phải ‘sự lạ’ này cùng áp lực từ Giáo Hội khiến phiên tòa 9/7 phải tạm hoãn hay không, nhưng rõ ràng phát biểu của Ts. Lê Đăng Doanh đã cho thấy mức độ bức xúc trong giới trí thức đã dâng cao hơn kể từ sau vụ bắt nhà báo Trương Duy Nhất và nhà văn Phạm Viết Đào. Đây là lời cảnh báo nghiêm túc cho nhà cầm quyền về những hệ lụy có thể xảy ra nếu họ tiếp tục làn sóng bắt bớ.
Cuối cùng, một khả năng khác khiến phiên tòa phải hoãn có thể vì việc ông chủ tịch nước ông Trương Tấn Sang sắp sang thăm chính thức Mỹ theo lời mời của ông Obama vào cuối tháng 7 này, trong đó có bàn về nhân quyền, hoãn xử để chuyến đi của ông Sang được bớt ‘sóng gió’ hơn?
“không còn gì để mất…”
Tất cả những điều trên chỉ là suy đoán của người viết dựa trên những gì quan sát được quanh việc chính quyền bắt tội Ls.Quân và dưới cái nhìn của người có đạo. Đúng hoặc sai không quan trọng bằng việc bày tỏ sự quan tâm đến thân phận tù tội của anh Quân hiện nay, cùng như những gì mà gia đình anh đang gánh chịu, mà ngoài anh ra còn 2 thành viên khác nữa, đặc biệt là Cụ thân mẫu anh.
Tìm hiểu về chuyện bắt bớ Ls.Quân được nghe lại đoạn phỏng vấn của đài RFA với mẹ Quân hôm 30/12/2012, vài ngày sau khi anh bị bắt. Chất giọng ‘trọ trẹ’ đầy đau khổ của Cụ bà Nguyễn Thị Trâm khiến chúng ta ai nghe xong khó mà cầm được nước mắt “Gia đình tôi đến nay có ba người bị bắt. Một người cháu của tôi mới có bầu hơn hai tháng bị bắt. Lê Đình Quản bị bắt cách đây hai tháng rồi, nay đến Lê Quốc Quân. Nhà nước này phức tạp quá, họ không tìm ra lý do gì để bắt; tự nhiên họ xông vào cướp giấy tờ, máy tính ... Không có gì nay họ vu cho tội trốn thuế… Tôi đau đớn quá. Tôi là người mẹ của bảy đứa con, chồng mất sớm, nên cũng cay đắng lắm. Giờ chỉ nhờ các cơ quan truyền thông lên tiếng, chứ tôi chẳng còn gì để mất nữa”
Chỉ trong một thời gian ngắn ba người con cùng bị lâm vào vòng đao lý, cơ sở làm ăn của các con vốn là ‘nồi cơm’ nuôi gia đình nay đã tan tành, tơi tả… với một gia đình, như thế thử hỏi còn ‘đại họa’ nào hơn?
Nếu các con bà như bao người khác chỉ biết lao vào kiếm tiền ‘thu vén’ lo cho gia đình, với hai công ty tư vấn GIải pháp Việt Nam và Viet Nam Credit không khó để các con cụ được xã hội tôn vinh là ‘những người thành đạt’ còn Cụ đâu phải khốn khổ như hiện nay!
Có lẽ hơn lúc nào gia đình Cụ đang rất cần sự quan tâm của mọi người còn lương tri, nhất là từ Giáo Hội. Cho đến nay cả Ủy ban Công Lý – Hòa Bình giáo phận Vinh, Tòa TGM Hà Nội lẫn Hội Đồng Giám Mục VN vẫn chưa nơi nào chính thức lên tiếng bênh vực Ls.Quân, nhưng điều này hẳn Giáo Hội đang ‘làm ngơ’, mà có thể do sự thận trọng nào đó khi án chưa tuyên. Chí dám hy vọng các Đấng bậc trong Giáo Hội, bằng cách nào đó, sẽ không quên anh.
Được biết trong tù Ls.Giuse Lê Quốc Quân từng nhiều lần yêu cầu nhận quyển kinh thánh do gia đình gởi vào nhưng đã bị từ chối. Là những đồng đạo với anh hơn ai hết chúng ta hiểu vì sao anh cần kinh thánh lúc này? Chỉ có ở kinh thánh mới có những lời ủi an vô giá mà Chúa Jésus 2 ngàn năm trước đã cảnh tỉnh các môn đệ theo Ngài trên con đường đi tìm chân lý sự thật "Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy thì họ cũng sẽ bắt bớ các con" (Ga 15,18-21)
Thế nhưng ”Ai ra đi trong nước mắt, sẽ gặt giữa vui mừng!”
Chắc chắn tương lai anh Giuse Lê Quốc Quân cũng sẽ tươi sáng như vậy.
Sàigòn, 12/7/2013
Trốn thuế hay tránh sự thật?
Tội danh ‘trốn thuế’ trước đây đã từng tống blogger ‘Điếu Cày’ Nguyễn Văn Hải vào tù hồi 2008. Mặc dù bản thân anh chẳng kinh doanh gì to tát ngoài việc có nhà ở cho thuê, một dạng kinh doanh phổ biến khắp các tỉnh thành VN, từ mặt tiền đường cho đến tận hẻm sâu, mà nếu bị kiểm tra dễ có cả vạn người cùng phạm tội ‘trốn thuế’ như anh. Thế nhưng thiên hạ vẫn ‘bình chân như vại’ cứ thoải mái lượm tiền chả mất đồng xu thuế nào, trong khi anh Hải thì giờ này đang ngồi tù!!!
Chẳng qua chỉ vì họ không viết blog, không quan tâm đến những vấn đề nhức nhối của xã hội, đất nước và nhất là không xuống đường biểu tình lên án TQ chiếm các đảo Hoàng Sa – Trường Sa của VN. Trốn thuế và không trốn thuế chỉ khác nhau bấy nhiêu thôi!
Trong một báo cáo bị rò rỉ bởi Wikileaks đại sứ Mỹ tại VN khi ấy là Michael Michalak không hề có dòng nào là Điếu Cày bị bắt vì ‘Tax Evasion’ (trốn thuế) mà vì ‘Anti-Olympics Blogger Arrested’ chống rước đuốc Thế Vận hội Olympic 2008 do TQ tổ chức đi ngang qua Sàigòn.
Cho nên việc Ls.Quân bị bắt vì ‘trốn thuế’ không còn là ‘chuyện lạ’ với mọi người. Bởi chẳng những anh đã nhiều lần biểu tình chống TQ mà còn có những hoạt động khác gây ‘khó chịu’ cho nhà cầm quyền, như đấu tranh chống bất công xã hội, bênh vực dân nghèo dân oan mất đất v.v...
Chỉ có điều tái diễn trò ‘trốn thuế’ đ/v Ls.Quân chẳng những không ‘dễ ăn’ không chừng chỉ chuốc thêm tai tiếng vào mình mà thôi. Là người am hiểu luật, biết mình luôn nằm trong ‘tầm ngắm’ của an ninh, do đã 2 lần bị bắt, lại đang là giám đốc một công ty kinh doanh, lẽ nào anh lại sơ xuất đến mức quên bài trốn thuế của Điếu Cày?
Và sự thật đúng như vậy. Mới đây em trai anh, Lê Quốc Quyết qua trả lời phỏng vấn đài RFI hôm 4/7 cũng đã khẳng định, chẳng những anh Quân không trốn thuế, mà ngược lại, với những tài liệu đang có trong tay nhà nước còn đang nợ lại công ty Giải Pháp Việt Nam của anh Quân số tiền (hoàn thuế) lên đến 172 triệu đồng!
Phải chăng chính việc tiết lộ này chỉ vài ngày trước phiên tòa đã khiến nhà cầm quyền ‘lúng túng’ mà phải hoãn?
Cũng vì quá rõ cái tội ‘trốn thuế’ chỉ là cái cớ kiếm chuyện (đã thế chứng cớ có khi lại ‘hớ hênh’?) nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế đã lên tiếng yêu cầu phóng thích Ls.Quân ngay khi anh vừa bị bắt. Chỉ tiếc rằng áp lực của cộng đồng quốc tế có vẻ như như đang ngày một kém tác dụng?
Chẳng những anh không được thả, mà 6 tháng qua lại có thêm vài vụ bắt bớ ‘ầm ĩ’ khác. Bất chấp cả những dự đoán mà nhiều người tin ‘chắc như đinh đóng cột’ việc đàm phán xin gia nhập TPP mà VN đang tiến hành đến đoạn cuối sẽ buộc chính quyền phải ‘tử tế’ hơn để tránh gây thêm những ‘tai tiếng’ không cần thiết.
Thế nhưng mọi chuyện đã diễn ra ngược lại. dư luận càng lên án bắt bớ càng mạnh tay hơn! Trong tình hình có vẻ bi quan hiện nay, liệu số phận Ls.Quân cũng như bloggers khác sắp tới sẽ ra sao?
Không chỉ là người ‘bất đồng’
Không như phần lớn những người bất đồng chính kiến bị bắt khác, đây đã là lần thứ 3 Ls.Lê Quốc Quân bị chính quyền bắt!
Lần đầu là vào ngày 08/3/2007 khi anh vừa từ Mỹ trở về khóa nghiên cứu ngắn hạn của Tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy, NED) tại Washington và bị giam tại trại của bộ Công an vì bị qui vào tội 79 Bộ luật Hình sự ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’. Tuy nhiên sau khi có sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ anh được trở về nhà vào ngày 13/7/2007. Còn lần thứ 2 là khi anh ‘lân la’ đến phiên xử Ls.Cù Huy Hà Vũ hồi tháng 4/2011 nhưng nhanh chóng được thả sau chỉ vài ngày.
Việc một người bị bắt giam đến 3 tháng với những tội danh liên quan đến an ninh chính trị, thế nhưng bỗng dưng sau đó lại được trả tự do, có thể nói đó là những chuyện ‘hiếm có’ xưa nay ở VN. Gần đây, chúng ta chỉ mới thấy 2 trường hợp, ngoài Ls.Lê Quốc Quân là nhà báo tự do Phạm Chí Dũng với tội ‘làm tiết lộ bí mật an ninh quốc gia’.
Chi tiết này cho thấy việc anh Quân bị bắt đến lần 3 (12/2012) và tội danh bây giờ chuyển sang ‘trốn thuế’ là việc ‘chẳng đặng đừng’ vì lý do này hoàn toàn không chút thuyết phục, mặc dù vậy chắc chắn cũng đã được các đạo diễn cân nhắc kỹ lưỡng.
Chỉ có điều bắt mà đã ‘vất vả’ thế thì biết xử thế nào đây?
Lý do của sự ‘gai góc’ nằm ở chỗ, Lê Quốc Quân không như những người bất đồng khác. Chẳng phải anh tài giỏi hay tài cao đức độ hơn người, được biết anh là người rất khiêm cung dễ mến, mà đơn giản chỉ vì ngoài những hoạt động đấu tranh ngoài xã hội, anh còn là một giáo dân nhiệt thành được nhiều người biết tiếng.
Cũng như J.B (Joan Bautixita) Nguyễn Hữu Vinh dù chẳng là tu sĩ nhưng cái tên Giuse Lê Quốc Quân đã trở nên quen thuộc với Giáo Hội kể từ sau biến cố cố Tòa Khâm Sứ đầu năm 2008 khi anh bị an ninh hành hung an ninh hành hung trong sân tòa nhà này. Hiện Ls.Quân là thành viên ban Công Lý Hòa Bình giáo phận Vinh (quê anh) và tham gia Cộng Đoàn Doanh Nhân Trí thức Công Giáo cùng nhiều hoạt động khác của cả giáo phận Vinh lẫn nhà thờ Thái Hà.
Trong những ngày qua đã có rất nhiều buổi lễ hiệp thông cầu nguyện cho anh cùng các nạn nhân khác bị chính quyền bắt vô cớ được tổ chức tại nhiều nhà thờ trên cả nước. Trong đó, nổi bật hơn cả là tại nhà thờ DCCT Sàigòn và giáo xứ Thái Hà với số giáo dân có hôm lên đến hàng ngàn người, tạo nên một bầu không khí rất đặc biệt. Một cảm giác lành thánh, an bình tuyệt đối không còn chỗ cho nỗi cô đơn, sự sợ hãi v.v... Nhiều nhân sĩ trí thức, các bloggers tên tuổi đến cũng đã đến đây để cùng chia sẻ nỗi thống khổ với các gia đình có người thân con em bị chính quyền ‘xách nhiễu’ bắt giam vô cớ, bất kể họ là ai, ở đâu, tuổi tác, địa vị xã hội, tôn giáo ra sao v.v…
Tóm lại, việc bắt Ls.Quân không còn đơn giản là chuyện giữa chính quyền và công dân, một cá nhân mà là đụng chạm đến niềm tin của cả cộng đồng tôn giáo liên quan đến những giá trị thiêng liêng cần được bảo vệ.
Ngoài áp lực quan trọng này vụ bắt bớ này còn khiến chính quyền phải đối mặt với những chỉ trích phê bình của nhân sĩ trí thức, các tổ chức phi chính phủ nhiều nơi. Như đài Á châuTự Do (RFA) đã lập hẳn trang thỉnh nguyện thư cho mọi người ký tên yêu cầu nhà cầm quyền VN trả tự do cho Ls.Quân. Một số buổi thắp nến cầu nguyện cầu nguyện cũng đã được cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức tổ chức v.v... nhưng chính áp lực từ trong nước mới là điều khiến nhà cầm quyền e ngại hơn cả.
Điển hình như phát biểu của tiến sĩ Lê Đăng Doanh trên BBC hôm 5/7 cho rằng bắt bớ giới luật sư (như Lê Quốc Quân) là nhà nước VN đang tấn công vào những “thành lũy cuối cùng” bảo vệ công lý cho người dân.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Doanh là trí thức ‘tầm cỡ’ trong nước được nhiều người nể trọng, kể cả từ giới lãnh đạo cấp cao. Những phát biểu thẳng thắn của ông về quản lý kinh tế chúng ta đã được nghe nhiều. Trong đó nổi tiếng là bài thuyết giảng thuyết giảng trước Bộ Chính Trị đảng CSVN về thực trạng đất nước từ năm 2005. Tuy nhiên, về các vụ bắt bớ thì đây là lần đầu tiên ông lên tiếng và lên tiếng một cách ‘mạnh miệng’ lại ngay trước phiên tòa xử Ls.Quân chỉ vài hôm. Không biết có phải ‘sự lạ’ này cùng áp lực từ Giáo Hội khiến phiên tòa 9/7 phải tạm hoãn hay không, nhưng rõ ràng phát biểu của Ts. Lê Đăng Doanh đã cho thấy mức độ bức xúc trong giới trí thức đã dâng cao hơn kể từ sau vụ bắt nhà báo Trương Duy Nhất và nhà văn Phạm Viết Đào. Đây là lời cảnh báo nghiêm túc cho nhà cầm quyền về những hệ lụy có thể xảy ra nếu họ tiếp tục làn sóng bắt bớ.
Cuối cùng, một khả năng khác khiến phiên tòa phải hoãn có thể vì việc ông chủ tịch nước ông Trương Tấn Sang sắp sang thăm chính thức Mỹ theo lời mời của ông Obama vào cuối tháng 7 này, trong đó có bàn về nhân quyền, hoãn xử để chuyến đi của ông Sang được bớt ‘sóng gió’ hơn?
“không còn gì để mất…”
Tất cả những điều trên chỉ là suy đoán của người viết dựa trên những gì quan sát được quanh việc chính quyền bắt tội Ls.Quân và dưới cái nhìn của người có đạo. Đúng hoặc sai không quan trọng bằng việc bày tỏ sự quan tâm đến thân phận tù tội của anh Quân hiện nay, cùng như những gì mà gia đình anh đang gánh chịu, mà ngoài anh ra còn 2 thành viên khác nữa, đặc biệt là Cụ thân mẫu anh.
Tìm hiểu về chuyện bắt bớ Ls.Quân được nghe lại đoạn phỏng vấn của đài RFA với mẹ Quân hôm 30/12/2012, vài ngày sau khi anh bị bắt. Chất giọng ‘trọ trẹ’ đầy đau khổ của Cụ bà Nguyễn Thị Trâm khiến chúng ta ai nghe xong khó mà cầm được nước mắt “Gia đình tôi đến nay có ba người bị bắt. Một người cháu của tôi mới có bầu hơn hai tháng bị bắt. Lê Đình Quản bị bắt cách đây hai tháng rồi, nay đến Lê Quốc Quân. Nhà nước này phức tạp quá, họ không tìm ra lý do gì để bắt; tự nhiên họ xông vào cướp giấy tờ, máy tính ... Không có gì nay họ vu cho tội trốn thuế… Tôi đau đớn quá. Tôi là người mẹ của bảy đứa con, chồng mất sớm, nên cũng cay đắng lắm. Giờ chỉ nhờ các cơ quan truyền thông lên tiếng, chứ tôi chẳng còn gì để mất nữa”
Chỉ trong một thời gian ngắn ba người con cùng bị lâm vào vòng đao lý, cơ sở làm ăn của các con vốn là ‘nồi cơm’ nuôi gia đình nay đã tan tành, tơi tả… với một gia đình, như thế thử hỏi còn ‘đại họa’ nào hơn?
Nếu các con bà như bao người khác chỉ biết lao vào kiếm tiền ‘thu vén’ lo cho gia đình, với hai công ty tư vấn GIải pháp Việt Nam và Viet Nam Credit không khó để các con cụ được xã hội tôn vinh là ‘những người thành đạt’ còn Cụ đâu phải khốn khổ như hiện nay!
Có lẽ hơn lúc nào gia đình Cụ đang rất cần sự quan tâm của mọi người còn lương tri, nhất là từ Giáo Hội. Cho đến nay cả Ủy ban Công Lý – Hòa Bình giáo phận Vinh, Tòa TGM Hà Nội lẫn Hội Đồng Giám Mục VN vẫn chưa nơi nào chính thức lên tiếng bênh vực Ls.Quân, nhưng điều này hẳn Giáo Hội đang ‘làm ngơ’, mà có thể do sự thận trọng nào đó khi án chưa tuyên. Chí dám hy vọng các Đấng bậc trong Giáo Hội, bằng cách nào đó, sẽ không quên anh.
Được biết trong tù Ls.Giuse Lê Quốc Quân từng nhiều lần yêu cầu nhận quyển kinh thánh do gia đình gởi vào nhưng đã bị từ chối. Là những đồng đạo với anh hơn ai hết chúng ta hiểu vì sao anh cần kinh thánh lúc này? Chỉ có ở kinh thánh mới có những lời ủi an vô giá mà Chúa Jésus 2 ngàn năm trước đã cảnh tỉnh các môn đệ theo Ngài trên con đường đi tìm chân lý sự thật "Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy thì họ cũng sẽ bắt bớ các con" (Ga 15,18-21)
Thế nhưng ”Ai ra đi trong nước mắt, sẽ gặt giữa vui mừng!”
Chắc chắn tương lai anh Giuse Lê Quốc Quân cũng sẽ tươi sáng như vậy.
Sàigòn, 12/7/2013
Tin Đáng Chú Ý
Cuộc nổi dậy lần thứ hai của nhân dân Ai Cập
Linh Tiến Khải
07:37 12/07/2013
Phỏng vấn ông Wael Farouq giáo sư tiếng A Rập và khoa nghiên cứu Hồi giáo của đại học Mỹ tại thủ đô Cairo
Tối ngày mùng 3-7-2013 quân đội Ai Cập đã truất phế tổng thống Mohammed Morsi, lên nắm quyền và quản thúc toàn bộ các thành phần nội các. Lý do là vì tối hậu thư 48 giờ đồng hồ do quân đội đưa ra đã kết thúc, mà tổng thống Morsi, chính quyền và đảng các Anh em Hồi giáo đã không đưa ra được một giải pháp nào đáp ứng nguyện vọng của hàng triệu người dân Ai Cập liên tục biểu tình trong nhiều ngày qua tại quảng trường Takhrir.
Cuộc cách mạng thứ hai của nhân dân Ai Cập đã đem lại chiến thắng, sau cuộc cuộc nổi loạn thứ nhất lật đổ được chế độ độc tài của tổng thống Hosni Mubarak trong mùa xuân A rập hồi năm 2011. Bốn ngày xuống đường biểu tình và các cuộc xung đột giữa các nhóm đòi thay đổi và các nhóm phò tổng thống Morsi và đảng các Anh em Hồi giáo đã khiến cho 39 người chết và hơn 600 người bị thương. Các nhóm phò tổng thống tổ chức biểu tình tại Alessandria, Port Said và các thành phố nhỏ khác, trong khi thủ đô Cairo, đặc biệt là quảng trường Takhrir thuộc lực lượng đa số yêu cầu tổng thống Morsi từ nhiệm và tổ chức các cuộc bầu cử mới. Từ đền thờ Al-Azhar giới lãnh đạo Hồi giáo cảnh báo nguy cơ của một cuộc nội chiến. Tình hình căng thẳng đến độ chính quyền Hoa Kỳ đã ra lệnh cho ông đại sứ và các nhân viên đại sứ quán rời khỏi Cairo.
Đức Cha Johannes Zakaria, Giám Mục giáo phận Công Giáo Luxor, đã mời gọi tín hữu tiếp tục cầu nguyện để đừng xảy ra các vụ bạo lực đổ máu mới, và để các giới hữu trách tìm ra giải pháp cho cuộc cách mạng mới này. Về phía mình Đức Thượng Phụ Chính thống Ai Cập Tawadros II bầy tỏ sự ủng hộ của ngài đối với các thành phần tranh đấu cho dân chủ và các quyền con người do phong trào Nổi loạn Tamarod khởi xướng và quy tụ hàng triệu người Ai Cập xuống đường biểu tình tại quảng trường Takhrir để yêu cầu tổng thống Morsi từ chức.
Đức Thượng Phụ viết trên Twitter: ”Thật là tuyệt diệu khi thấy nhân dân Ai Cập giành lại cuộc Cách Mạng một cách hòa bình như vậy, vì cuộc Cách Mạng đó đã bị cướp mất khỏi tay họ, khi nó đã được phát động bởi ý tưởng của một cuộc nổi loạn và của người trẻ”. Trước đó Đức Thượng Phụ Tawadros II bầy tỏ sự ngưỡng mộ đối với ba thực tại lớn lao của Ai Cập: đó là nhân dân, quân đội và giới trẻ và ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện. Đức Thượng Phụ viết: ”Ngày nay đất nước cần đến mọi người dân Ai Cập. Chúng ta phải suy tư, thảo luận và diễn tả ước muốn cho quê hương mà không bạo lực và đổ máu. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Ai Cập!”
Ông Mohammed Morsi đã được bầu làm Tổng thống Ai Cập hồi tháng 6 năm 2012. Nhưng ngay sau khi nhậm chức ông đã tìm cách thâu tóm mọi quyền hành trong tay, bằng cách thành lập một Hội Đồng Bộ trưởng nhưng lại không có bộ trưởng quốc phòng. Ngoài ra ông còn công bố sắc lệnh tự cho phép mình nắm trọn quyền lập pháp trong tay. Tổng thống Morsi cũng truất quyền tướng Mohammed Hussein Tantawi, chỉ huy trưởng quân đội Ai Cập, và chỉ định ông Abdel Fatah Al-Sissi, giám đốc tình báo quân đội, thay thế. Tướng Sami Anan, chỉ huy trưởng Hội đồng quốc phòng tối cao, cũng bị thay thế bằng tướng Sidki Sobhi. Theo vài nguồn tin thông thạo, sở dĩ tổng thống Morsi đã đưa ra các thay đổi này vì ông sợ các tướng lãnh nói trên có thể đảo chánh.
Và điều ông lo sợ đã xảy ra. Tin tức mới nhất cho biết ông Morsi đã bị quân đội bắt giữ và giam tại trụ sở của Lực lượng bảo vệ cộng hòa có binh sĩ canh giữ. Nhật báo Al Ahram cho biết các lực lượng an ninh chuẩn bị giải tán các đoàn biểu tình phò chính quyền Morsi. Trong khi hãng thông tấn Mena tiết lộ là các lực lượng cảnh sát đang truy lùng và bắt giữ các lãnh tụ của đảng các Anh em Hồi giáo, vì tội xúi giục bạo lực, phá rối hòa bình và an ninh quốc gia.
Tướng Abdel Fatah Al Sissi, Bộ trưởng quốc phòng đã lên đài truyền hình loan báo cho toàn dân Ai Cập biết Hiến pháp bị ngưng, sẽ có một chính quyền kỹ thuật và sau đó là các cuộc bầu cử mới. Hơn một triệu người hiện diện tại quảng trường Takhrir đã reo mừng, đốt pháo bông và nhảy múa trước lời tuyên bố này của tướng Al Sissi. Ông cho biết mặc dù lực lượng quân đội đã nỗ lực đẩy mạnh cuộc đối thoại và giảm bớt căng thẳng, nhưng tổng thống Mohammed Morsi đã không đáp ứng các yêu cầu của nhân dân. Ông Adli Mansour, Chủ tịch tòa bảo hiến, được chỉ định làm quốc trưởng tạm thời trong giai đoạn chuyển tiếp. Chính quyền chuyển tiếp do một tướng lãnh và một hội đồng gồm ba thành viên lãnh đạo.
Tuy thất thế nhưng đảng các Anh em Hồi giáo tuyên bố tiếp tục đấu tranh hòa hoãn và không chấp nhận ”cuộc đảo chánh” của quân đội. Trong một cuộc họp báo ông Mahmud Badr, phát ngôn viên của phong trào Nổi loạn Tamarod tuyên bố:” Giờ chiến thăng đã tới. Chúng tôi sẽ nói với nhân dân Ai Cập xuống đường biểu tình trong mọi quảng trường, và chúng tôi sẽ tuần hành đến trụ sở của Lực lượng bảo vệ cộng hòa yêu cầu bắt giữ ông Morsi. Quân đội sẽ không đảo chánh. Đây là cuộc đảo chánh của nhân dân chống lại một kẻ độc tài”.
Trong các ngày vừa qua trên toàn nước Ai Cập đã có 14 triệu người xuống đường biểu tình phản đối chính quyền của tổng thống Morsi và đảng Anh em Hồi giáo đã cướp công cách mạng của toàn dân, và mưu toan đưa Ai Cập trở lại chế độ độc tài hồi giáo cuồng tín. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng như ông Ban Ki Moon, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, và bà Catherine Ashton đại diện phân bộ ngoại vụ của Liên hiệp Âu châu, đã bầy tỏ âu lo trước tình hình căng thẳng tại Ai Cập. Bà Ashton nói xung đột không thể là một giải pháp, cần phải có đối thoại để tìm ra giải pháp chính trị. Bà kêu gọi các phe liên hệ hòa hoãn và tránh mọi bạo lực. Bà cũng tố cáo các vụ hãm hiếp bạo hành phụ nữ để họ sợ hãi ở nhà không dám đi biểu tình.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Wael Farouq giáo sư tiếng A Rập và khoa nghiên cứu Hồi giáo của đại học Mỹ tại thủ đô Cairo, về cuộc nổi dậy lần thứ hai này của nhân dân Ai Cập.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư nghĩ gì về hàng triệu người tái biểu tình tại Takhrir, quảng trưởng chính của thủ đô Cairo trong các ngày qua?
Đáp: Chúng tôi không định nghĩa những người xuống đường biểu tình là những người chống đối, đi theo ông Baradei hay ông Sabbahi, là hai đối thủ của ông Morsi trong cuộc tranh cử tổng thống. Những người biểu tình, đặc biệt là giới trẻ, họ không thuộc đảng phái hay ý thức hệ nào cả. Họ chỉ đơn sơ yêu cầu có các cuộc bầu cử để chọn một tân tổng thống. Và chính nhờ họ mà các mục đích ban đầu của cuộc cách mạng năm 2011 xem ra gần hơn.
Hỏi: Giáo sư có thể nhắc lại các mục đích đó không?
Đáp: Một xã hội tin tưởng nơi các giá trị nhân bản và công lý và tôn trọng các quyền con người. Các công dân Ai Cập đã xuống đường biểu tình xác tín là có thể tạo ra một sự thay đổi trong hướng đó với sức mạnh của quyền lợi.
Hỏi: Giới trẻ cũng đã xác tín như thế hồi tháng Giêng năm 2011 trước khi trông thấy cuộc cách mạng bị ”tịch thu” bởi đảng các ”Anh em Hồi giáo”, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Việc ”tịch thu” ấy, trong một nghĩa nào đó, đã là một ”phước lành”. Bởi vì trong một năm qua nhân dân Ai Cập đã có thể hiểu rằng các Anh em Hồi giáo chỉ là những kẻ buôn bán niềm tin. Năm vừa qua đã quét sạch mọi nghi ngờ đối với các chương trình chinh phục quyền bính của họ.
Hỏi: Thưa giáo sư, các người biểu tình nhấn mạnh trên tính cách hòa bình của cuộc phản đối, nhưng các trụ sở của đảng Anh em Hồi giáo đã bị tấn công và đốt phá. Giáo sư nghĩ sao?
Đáp: Chắc chắn đó là công việc của các kẻ tội phạm và cướp bóc. Trong cuộc nổi dậy hồi năm 2011 tôi đã bất ngờ chứng kiến vụ tấn công trụ sở đảng quốc gia của ông Mubarak. Khi tôi phiền trách các kẻ tấn công, một người đã nói với tôi rằng họ làm thế để vượt thắng cái đói.
Hỏi: Người ta cho rằng điểm yếu kém của các người biểu tình là sự vắng bóng của một ủy ban lãnh đạo. Thế ai đã huy động tất cả từng ấy dân chúng xuống đường biểu tình?
Đáp: Có lẽ thiếu người lãnh đạo và tài chánh, nhưng các tư tưởng thì rõ ràng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến tại Ai Cập một trào lưu nhân dân muốn thay đổi quyền bính không có quyền bính. Xem ra có thể là một ảo tưởng thơ mộng, nhưng nó là sự thật đơn thuần. Hàng triệu người đã đạp đổ bức tường của sự sợ hãi, bằng cách ký tên vào thỉnh nguyện của ông Mahmoud Badr, người thành lập phong trào ”Nổi loạn Tamarod”, để chỉ yêu cầu có một điều duy nhất: sự từ nhiệm của tổng thống Morsi và tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Hỏi: Tại sao lại nhấn mạnh sự từ chức của ông Morsi như vậy, vì nói cho cùng thì ông Morsi là một tổng thống đã được bầu lên, và đại diện cho một lực lượng chính trị không phải là không quan trọng tại Ai Cập?
Đáp: Nói rằng các Anh em Hồi giáo là một lực lượng chính trị tại ai Cập chỉ là một truyền thuyết mà cả nửa thế giới đã tin, bắt đầu từ người Mỹ. Ông Morsi phải ra đi, bởi vì ông đã bẻ gẫy lời thề và tất cả các hứa hẹn với nhân dân trong cuộc tranh cử. Thế rồi, người ta cũng đã biết là không phải ông Morsi điều khiển các công việc của quốc gia, nhưng là ban lãnh đạo của các Anh em Hồi giáo. (Avvenire 2-7-2013)
Tối ngày mùng 3-7-2013 quân đội Ai Cập đã truất phế tổng thống Mohammed Morsi, lên nắm quyền và quản thúc toàn bộ các thành phần nội các. Lý do là vì tối hậu thư 48 giờ đồng hồ do quân đội đưa ra đã kết thúc, mà tổng thống Morsi, chính quyền và đảng các Anh em Hồi giáo đã không đưa ra được một giải pháp nào đáp ứng nguyện vọng của hàng triệu người dân Ai Cập liên tục biểu tình trong nhiều ngày qua tại quảng trường Takhrir.
Cuộc cách mạng thứ hai của nhân dân Ai Cập đã đem lại chiến thắng, sau cuộc cuộc nổi loạn thứ nhất lật đổ được chế độ độc tài của tổng thống Hosni Mubarak trong mùa xuân A rập hồi năm 2011. Bốn ngày xuống đường biểu tình và các cuộc xung đột giữa các nhóm đòi thay đổi và các nhóm phò tổng thống Morsi và đảng các Anh em Hồi giáo đã khiến cho 39 người chết và hơn 600 người bị thương. Các nhóm phò tổng thống tổ chức biểu tình tại Alessandria, Port Said và các thành phố nhỏ khác, trong khi thủ đô Cairo, đặc biệt là quảng trường Takhrir thuộc lực lượng đa số yêu cầu tổng thống Morsi từ nhiệm và tổ chức các cuộc bầu cử mới. Từ đền thờ Al-Azhar giới lãnh đạo Hồi giáo cảnh báo nguy cơ của một cuộc nội chiến. Tình hình căng thẳng đến độ chính quyền Hoa Kỳ đã ra lệnh cho ông đại sứ và các nhân viên đại sứ quán rời khỏi Cairo.
Đức Cha Johannes Zakaria, Giám Mục giáo phận Công Giáo Luxor, đã mời gọi tín hữu tiếp tục cầu nguyện để đừng xảy ra các vụ bạo lực đổ máu mới, và để các giới hữu trách tìm ra giải pháp cho cuộc cách mạng mới này. Về phía mình Đức Thượng Phụ Chính thống Ai Cập Tawadros II bầy tỏ sự ủng hộ của ngài đối với các thành phần tranh đấu cho dân chủ và các quyền con người do phong trào Nổi loạn Tamarod khởi xướng và quy tụ hàng triệu người Ai Cập xuống đường biểu tình tại quảng trường Takhrir để yêu cầu tổng thống Morsi từ chức.
Đức Thượng Phụ viết trên Twitter: ”Thật là tuyệt diệu khi thấy nhân dân Ai Cập giành lại cuộc Cách Mạng một cách hòa bình như vậy, vì cuộc Cách Mạng đó đã bị cướp mất khỏi tay họ, khi nó đã được phát động bởi ý tưởng của một cuộc nổi loạn và của người trẻ”. Trước đó Đức Thượng Phụ Tawadros II bầy tỏ sự ngưỡng mộ đối với ba thực tại lớn lao của Ai Cập: đó là nhân dân, quân đội và giới trẻ và ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện. Đức Thượng Phụ viết: ”Ngày nay đất nước cần đến mọi người dân Ai Cập. Chúng ta phải suy tư, thảo luận và diễn tả ước muốn cho quê hương mà không bạo lực và đổ máu. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Ai Cập!”
Ông Mohammed Morsi đã được bầu làm Tổng thống Ai Cập hồi tháng 6 năm 2012. Nhưng ngay sau khi nhậm chức ông đã tìm cách thâu tóm mọi quyền hành trong tay, bằng cách thành lập một Hội Đồng Bộ trưởng nhưng lại không có bộ trưởng quốc phòng. Ngoài ra ông còn công bố sắc lệnh tự cho phép mình nắm trọn quyền lập pháp trong tay. Tổng thống Morsi cũng truất quyền tướng Mohammed Hussein Tantawi, chỉ huy trưởng quân đội Ai Cập, và chỉ định ông Abdel Fatah Al-Sissi, giám đốc tình báo quân đội, thay thế. Tướng Sami Anan, chỉ huy trưởng Hội đồng quốc phòng tối cao, cũng bị thay thế bằng tướng Sidki Sobhi. Theo vài nguồn tin thông thạo, sở dĩ tổng thống Morsi đã đưa ra các thay đổi này vì ông sợ các tướng lãnh nói trên có thể đảo chánh.
Và điều ông lo sợ đã xảy ra. Tin tức mới nhất cho biết ông Morsi đã bị quân đội bắt giữ và giam tại trụ sở của Lực lượng bảo vệ cộng hòa có binh sĩ canh giữ. Nhật báo Al Ahram cho biết các lực lượng an ninh chuẩn bị giải tán các đoàn biểu tình phò chính quyền Morsi. Trong khi hãng thông tấn Mena tiết lộ là các lực lượng cảnh sát đang truy lùng và bắt giữ các lãnh tụ của đảng các Anh em Hồi giáo, vì tội xúi giục bạo lực, phá rối hòa bình và an ninh quốc gia.
Tướng Abdel Fatah Al Sissi, Bộ trưởng quốc phòng đã lên đài truyền hình loan báo cho toàn dân Ai Cập biết Hiến pháp bị ngưng, sẽ có một chính quyền kỹ thuật và sau đó là các cuộc bầu cử mới. Hơn một triệu người hiện diện tại quảng trường Takhrir đã reo mừng, đốt pháo bông và nhảy múa trước lời tuyên bố này của tướng Al Sissi. Ông cho biết mặc dù lực lượng quân đội đã nỗ lực đẩy mạnh cuộc đối thoại và giảm bớt căng thẳng, nhưng tổng thống Mohammed Morsi đã không đáp ứng các yêu cầu của nhân dân. Ông Adli Mansour, Chủ tịch tòa bảo hiến, được chỉ định làm quốc trưởng tạm thời trong giai đoạn chuyển tiếp. Chính quyền chuyển tiếp do một tướng lãnh và một hội đồng gồm ba thành viên lãnh đạo.
Tuy thất thế nhưng đảng các Anh em Hồi giáo tuyên bố tiếp tục đấu tranh hòa hoãn và không chấp nhận ”cuộc đảo chánh” của quân đội. Trong một cuộc họp báo ông Mahmud Badr, phát ngôn viên của phong trào Nổi loạn Tamarod tuyên bố:” Giờ chiến thăng đã tới. Chúng tôi sẽ nói với nhân dân Ai Cập xuống đường biểu tình trong mọi quảng trường, và chúng tôi sẽ tuần hành đến trụ sở của Lực lượng bảo vệ cộng hòa yêu cầu bắt giữ ông Morsi. Quân đội sẽ không đảo chánh. Đây là cuộc đảo chánh của nhân dân chống lại một kẻ độc tài”.
Trong các ngày vừa qua trên toàn nước Ai Cập đã có 14 triệu người xuống đường biểu tình phản đối chính quyền của tổng thống Morsi và đảng Anh em Hồi giáo đã cướp công cách mạng của toàn dân, và mưu toan đưa Ai Cập trở lại chế độ độc tài hồi giáo cuồng tín. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng như ông Ban Ki Moon, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, và bà Catherine Ashton đại diện phân bộ ngoại vụ của Liên hiệp Âu châu, đã bầy tỏ âu lo trước tình hình căng thẳng tại Ai Cập. Bà Ashton nói xung đột không thể là một giải pháp, cần phải có đối thoại để tìm ra giải pháp chính trị. Bà kêu gọi các phe liên hệ hòa hoãn và tránh mọi bạo lực. Bà cũng tố cáo các vụ hãm hiếp bạo hành phụ nữ để họ sợ hãi ở nhà không dám đi biểu tình.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Wael Farouq giáo sư tiếng A Rập và khoa nghiên cứu Hồi giáo của đại học Mỹ tại thủ đô Cairo, về cuộc nổi dậy lần thứ hai này của nhân dân Ai Cập.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư nghĩ gì về hàng triệu người tái biểu tình tại Takhrir, quảng trưởng chính của thủ đô Cairo trong các ngày qua?
Đáp: Chúng tôi không định nghĩa những người xuống đường biểu tình là những người chống đối, đi theo ông Baradei hay ông Sabbahi, là hai đối thủ của ông Morsi trong cuộc tranh cử tổng thống. Những người biểu tình, đặc biệt là giới trẻ, họ không thuộc đảng phái hay ý thức hệ nào cả. Họ chỉ đơn sơ yêu cầu có các cuộc bầu cử để chọn một tân tổng thống. Và chính nhờ họ mà các mục đích ban đầu của cuộc cách mạng năm 2011 xem ra gần hơn.
Hỏi: Giáo sư có thể nhắc lại các mục đích đó không?
Đáp: Một xã hội tin tưởng nơi các giá trị nhân bản và công lý và tôn trọng các quyền con người. Các công dân Ai Cập đã xuống đường biểu tình xác tín là có thể tạo ra một sự thay đổi trong hướng đó với sức mạnh của quyền lợi.
Hỏi: Giới trẻ cũng đã xác tín như thế hồi tháng Giêng năm 2011 trước khi trông thấy cuộc cách mạng bị ”tịch thu” bởi đảng các ”Anh em Hồi giáo”, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Việc ”tịch thu” ấy, trong một nghĩa nào đó, đã là một ”phước lành”. Bởi vì trong một năm qua nhân dân Ai Cập đã có thể hiểu rằng các Anh em Hồi giáo chỉ là những kẻ buôn bán niềm tin. Năm vừa qua đã quét sạch mọi nghi ngờ đối với các chương trình chinh phục quyền bính của họ.
Hỏi: Thưa giáo sư, các người biểu tình nhấn mạnh trên tính cách hòa bình của cuộc phản đối, nhưng các trụ sở của đảng Anh em Hồi giáo đã bị tấn công và đốt phá. Giáo sư nghĩ sao?
Đáp: Chắc chắn đó là công việc của các kẻ tội phạm và cướp bóc. Trong cuộc nổi dậy hồi năm 2011 tôi đã bất ngờ chứng kiến vụ tấn công trụ sở đảng quốc gia của ông Mubarak. Khi tôi phiền trách các kẻ tấn công, một người đã nói với tôi rằng họ làm thế để vượt thắng cái đói.
Hỏi: Người ta cho rằng điểm yếu kém của các người biểu tình là sự vắng bóng của một ủy ban lãnh đạo. Thế ai đã huy động tất cả từng ấy dân chúng xuống đường biểu tình?
Đáp: Có lẽ thiếu người lãnh đạo và tài chánh, nhưng các tư tưởng thì rõ ràng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến tại Ai Cập một trào lưu nhân dân muốn thay đổi quyền bính không có quyền bính. Xem ra có thể là một ảo tưởng thơ mộng, nhưng nó là sự thật đơn thuần. Hàng triệu người đã đạp đổ bức tường của sự sợ hãi, bằng cách ký tên vào thỉnh nguyện của ông Mahmoud Badr, người thành lập phong trào ”Nổi loạn Tamarod”, để chỉ yêu cầu có một điều duy nhất: sự từ nhiệm của tổng thống Morsi và tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Hỏi: Tại sao lại nhấn mạnh sự từ chức của ông Morsi như vậy, vì nói cho cùng thì ông Morsi là một tổng thống đã được bầu lên, và đại diện cho một lực lượng chính trị không phải là không quan trọng tại Ai Cập?
Đáp: Nói rằng các Anh em Hồi giáo là một lực lượng chính trị tại ai Cập chỉ là một truyền thuyết mà cả nửa thế giới đã tin, bắt đầu từ người Mỹ. Ông Morsi phải ra đi, bởi vì ông đã bẻ gẫy lời thề và tất cả các hứa hẹn với nhân dân trong cuộc tranh cử. Thế rồi, người ta cũng đã biết là không phải ông Morsi điều khiển các công việc của quốc gia, nhưng là ban lãnh đạo của các Anh em Hồi giáo. (Avvenire 2-7-2013)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẻ Lưới Đầu Ngày
Dominic Đức Nguyễn
21:43 12/07/2013
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Cảm tạ ơn lành sáng hôm nay
Con được lao động xác thân này
Dẫu cho cộng việc nhiều vất vả
Còn hơn vạn kẻ nằm đơ ngay.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)