Phụng Vụ - Mục Vụ
Hình ảnh xưa
Lm Vũđình Tường
04:28 13/07/2017
Hình ảnh người nông dân xạ lúa trong ruộng là hình ảnh của thời xa xưa. Thời đại khoa học kĩ thuật, nhiều công việc tay chân nay được máy thay thế. Máy xạ lúa, máy gặt lúa nên tình trạng hạt giống rơi vào bụi gai hay lối đi không còn là hình ảnh quen thuộc nữa mà là hình ảnh của quá khứ. Máy cầy xới đất làm cho đất vỡ vụn dễ dàng hơn cho hạt giống mảy mầm. Nông gia hiện nay cũng vẫn còn chịu lệ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, thành phần của đất và phẩm chất của hạt giống. Bởi lợi nhuận là thành quả cuối cùng nên làm thế nào phẩm chất tốt, thu hoạch cao mà phí tổn chi phí ít là vấn đề các nông gia đang cố gắng tìm hiểu.
Có sự khác biệt thành quả của các bông lúa, cùng loại hạt giống, gieo trồng cùng lúc, trên cùng thửa ruộng, chung khí hậu, phân bón nhưng kết quả gặt hái lại bông thì 30 hạt, bông khác 50 và bông khác 100 hạt. Đây là điều chưa có câu giải thích thoả đáng. Điều rõ ràng là sau khi gieo giống chủ ruộng cố gắng hết khả năng và ước mong kết quả tốt đẹp, nhiều ít ra sao ngoài khả năng của chủ ruộng.
Đức Kitô dùng hình ảnh người gieo giống để nói về người gieo hạt giống đức tin, Lời Chúa hay Tình Yêu Chúa cho muôn dân. Hạt giống không gieo vào lòng đất nhưng gieo vào lòng người. Con tim cởi mở chân thành đón nhận Lời Chúa con tim đó sẽ được cải biến thành con tim tốt lành và cuộc sống người đó thay đổi từ lời nói đến tư tưởng, hành động. Lời Chúa hoạt động mạnh trong cuộc sống người đó và từ đó phát sinh hành động bác ái, yêu thương, tha thứ, cùng phát triển lòng nhân ái.
Hạt giống gieo vào lòng đất gặp nhiều chướng ngại bởi có thể bị chim trời ăn mất hay chuột bọ ăn. Ngay cả khi chúng mọc mầm thì mầm non cũng sẽ là mồi cho ốc sên, sâu rầy và những hạt may mắn mạnh khỏe tươi tốt mang lại niềm vui và niềm hy vọng cho chủ ruộng. Không giống hạt giống gieo vào lòng đất, hạt giống đức tin gieo vào lòng người và chỉ có một điều kiện. Đó là con tim đón nhận hạt giống hay con tim từ chối hạt giống Lời Chúa.
Con tim từ chối hạt giống Lời Chúa bằng cách đóng chặt cánh cửa lòng không cho hạt giống lọt vào. Thực tế thì con tim không đủ khả năng làm điều đó. Một khi hạt giống gieo vào tim hạt giống đó nếu không có cơ hội phát triển hạt giống ngủ yên chờ cơ hội. Con tim cố gắng loại bỏ nhưng càng cố gắng quên thì hạt giống càng làm cho tim người đó cảm thấy bất an. Từ chỗ không thành công vứt bỏ được hạt giống Lời Chúa trong tim họ trở thành người ghét hạt giống và biến mũi dùi ghét đó sang người gieo trồng hạt giống. Tìm cách loại bỏ người gieo trồng bằng cách khủng bố, đe doạ, vu vạ để cầm tù và ngay cả giết chết. Người gieo trồng hạt giống đức tin Lời Chúa trở thành kẻ bị ruồng rẫy, bách hại. Điều này cho thấy đối với hạt giống Lời Chúa người quyền thế trong tay, có binh quyền, có tiền tài, có thế lực, cũng bất lực, không làm hại được hạt giống mà chỉ có thể làm hại người gieo trồng
Chủ ruộng thường phải lựa chọn giống tốt để gieo giống và chọn lựa thời điểm tốt nhất để gieo trồng, thường là theo thời tiết hàng năm. Hạt giống đức tin không lệ thuộc vào điều kiện vật chất đó. Hạt giống đức tin luôn là hạt có phẩm chất thượng hảo hạng. Số lượng gieo trồng lại không giới hạn, gieo vãi nhiều bao nhiêu cũng không thiếu. Điều này không có nghĩa là người gieo trồng gieo bừa bãi. Không, người đó cần gieo hạt giống với tấm lòng chân thành, yêu quí hạt giống. Thời gian gieo trồng cũng không lệ thuộc đúng mùa nhưng có thể gieo vào bất cứ thời điểm nào trong năm bởi hạt giống không bị thối rữa, thời gian và khí hậu dù thất thuờng cũng không thể thiêu huỷ. Một khi hạt giống được gieo hạt giống nếu không gặp điều kiện phát triển, hạt giống sẽ ngủ yên chờ cơ hội phát triển. Chính điều này cho thấy nhiều người gieo trồng hạt giống mười năm hay hai mươi năm sau tình cờ nhận biết hạt giống gieo trước đây giờ bắt đầu bám rễ và sắp sinh bông tươi tốt, kết trái nhiều hạt. Chính điều này mang lại niềm vui cho người gieo trồng và cũng chính điều này cho thấy người đó không bao giờ thất vọng khi gieo trồng. Họ có thể không nhìn thấy thành quả ngay nhưng rất có thể trong tương lai họ nhận thấy công việc gieo trồng họ thực hiện thậ hữu ích. Món quà truyền giáo nằm trong tầm tay nhưng lại ở trong tương lai.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Có sự khác biệt thành quả của các bông lúa, cùng loại hạt giống, gieo trồng cùng lúc, trên cùng thửa ruộng, chung khí hậu, phân bón nhưng kết quả gặt hái lại bông thì 30 hạt, bông khác 50 và bông khác 100 hạt. Đây là điều chưa có câu giải thích thoả đáng. Điều rõ ràng là sau khi gieo giống chủ ruộng cố gắng hết khả năng và ước mong kết quả tốt đẹp, nhiều ít ra sao ngoài khả năng của chủ ruộng.
Đức Kitô dùng hình ảnh người gieo giống để nói về người gieo hạt giống đức tin, Lời Chúa hay Tình Yêu Chúa cho muôn dân. Hạt giống không gieo vào lòng đất nhưng gieo vào lòng người. Con tim cởi mở chân thành đón nhận Lời Chúa con tim đó sẽ được cải biến thành con tim tốt lành và cuộc sống người đó thay đổi từ lời nói đến tư tưởng, hành động. Lời Chúa hoạt động mạnh trong cuộc sống người đó và từ đó phát sinh hành động bác ái, yêu thương, tha thứ, cùng phát triển lòng nhân ái.
Hạt giống gieo vào lòng đất gặp nhiều chướng ngại bởi có thể bị chim trời ăn mất hay chuột bọ ăn. Ngay cả khi chúng mọc mầm thì mầm non cũng sẽ là mồi cho ốc sên, sâu rầy và những hạt may mắn mạnh khỏe tươi tốt mang lại niềm vui và niềm hy vọng cho chủ ruộng. Không giống hạt giống gieo vào lòng đất, hạt giống đức tin gieo vào lòng người và chỉ có một điều kiện. Đó là con tim đón nhận hạt giống hay con tim từ chối hạt giống Lời Chúa.
Con tim từ chối hạt giống Lời Chúa bằng cách đóng chặt cánh cửa lòng không cho hạt giống lọt vào. Thực tế thì con tim không đủ khả năng làm điều đó. Một khi hạt giống gieo vào tim hạt giống đó nếu không có cơ hội phát triển hạt giống ngủ yên chờ cơ hội. Con tim cố gắng loại bỏ nhưng càng cố gắng quên thì hạt giống càng làm cho tim người đó cảm thấy bất an. Từ chỗ không thành công vứt bỏ được hạt giống Lời Chúa trong tim họ trở thành người ghét hạt giống và biến mũi dùi ghét đó sang người gieo trồng hạt giống. Tìm cách loại bỏ người gieo trồng bằng cách khủng bố, đe doạ, vu vạ để cầm tù và ngay cả giết chết. Người gieo trồng hạt giống đức tin Lời Chúa trở thành kẻ bị ruồng rẫy, bách hại. Điều này cho thấy đối với hạt giống Lời Chúa người quyền thế trong tay, có binh quyền, có tiền tài, có thế lực, cũng bất lực, không làm hại được hạt giống mà chỉ có thể làm hại người gieo trồng
Chủ ruộng thường phải lựa chọn giống tốt để gieo giống và chọn lựa thời điểm tốt nhất để gieo trồng, thường là theo thời tiết hàng năm. Hạt giống đức tin không lệ thuộc vào điều kiện vật chất đó. Hạt giống đức tin luôn là hạt có phẩm chất thượng hảo hạng. Số lượng gieo trồng lại không giới hạn, gieo vãi nhiều bao nhiêu cũng không thiếu. Điều này không có nghĩa là người gieo trồng gieo bừa bãi. Không, người đó cần gieo hạt giống với tấm lòng chân thành, yêu quí hạt giống. Thời gian gieo trồng cũng không lệ thuộc đúng mùa nhưng có thể gieo vào bất cứ thời điểm nào trong năm bởi hạt giống không bị thối rữa, thời gian và khí hậu dù thất thuờng cũng không thể thiêu huỷ. Một khi hạt giống được gieo hạt giống nếu không gặp điều kiện phát triển, hạt giống sẽ ngủ yên chờ cơ hội phát triển. Chính điều này cho thấy nhiều người gieo trồng hạt giống mười năm hay hai mươi năm sau tình cờ nhận biết hạt giống gieo trước đây giờ bắt đầu bám rễ và sắp sinh bông tươi tốt, kết trái nhiều hạt. Chính điều này mang lại niềm vui cho người gieo trồng và cũng chính điều này cho thấy người đó không bao giờ thất vọng khi gieo trồng. Họ có thể không nhìn thấy thành quả ngay nhưng rất có thể trong tương lai họ nhận thấy công việc gieo trồng họ thực hiện thậ hữu ích. Món quà truyền giáo nằm trong tầm tay nhưng lại ở trong tương lai.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Suy Niệm Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
08:54 13/07/2017
Suy Niệm Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A
Nhằm mục đích giúp người nghe dễ lĩnh hội giáo huấn của mình, Đức Giêsu thường dùng dụ ngôn để giảng dạy. Trong chương 13 Tin mừng của Thánh Mathêu đã có tới 7 dụ ngôn: dụ ngôn cỏ lùng (24-30), dụ ngôn hạt cải (31-32), dụ ngôn men trong bột (33), dụ ngôn kho báu và ngọc quý (44-46), dụ ngôn chiếc lưới (47-50) và dụ ngôn Người gieo giống (4-8) mà chúng ta vừa nghe trong đoạn Tin mừng hôm nay.
Qua dụ ngôn “người đi gieo giống”, Đức Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rằng: Thiên Chúa là người đi gieo giống. Hạt giống ở đây chính là Lời của Ngài. Theo chiều dài lịch sử cứu độ, Ngài gieo Lời của Ngài xuống thế gian qua các tổ phụ, các tiên tri. Vào thời sau hết, Ngài đã gieo Lời của Ngài qua chính Con Một của mình là Đức Giêsu Kitô. Sau khi Đức Giêsu về trời, Lời của Thiên Chúa được tiếp tục gieo vãi bởi các Tông đồ và các Đấng kế vị. Gieo vãi Lời Chúa cũng là bổn phận của mỗi người kitô hữu qua mọi thời đại.
Nhưng để chu toàn bổn phận đó, trước hết chúng ta phải hiểu được tầm quan trọng của Lời Chúa. Khi nói về tầm quan trọng của Lời Chúa, Thánh Vịnh 119 diễn tả: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”(Tv 119,105). Tác giả thư Do thái thì khẳng định: “Thực vậy, lời Thiên Chúa sống động và linh nghiệm” (Dt 4,12). Công đồng Vatican II trong Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa cũng dạy : “Cùng với Thánh Truyền, Thánh Kinh đã và đang được Giáo Hội xem như là quy luật tối cao hướng dẫn đức tin, được Thiên Chúa linh ứng và đã được ghi chép một lần cho muôn đời, Thánh Kinh phân phát cách bất di bất dịch lời của chính Chúa và làm vang dội tiếng nói của Chúa Thánh Thần qua các Tiên Tri cùng với các Tông Ðồ. Bởi vậy, mọi lời giảng dạy trong Giáo Hội cũng như chính đạo thánh Chúa Kitô phải được Thánh Kinh nuôi dưỡng và hướng dẫn” (DV 21).
Công đồng dạy tiếp: “Lời Chúa còn có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội” (DV 21).
Bài đọc I hôm nay cũng cho chúng ta thấy tính chất phong phú của Lời Chúa: “Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác” (x. Is 5,10-11).
Chính vì thế, Giáo Hội tôn kính Lời Chúa ngang hàng với Thánh Thể: “Giáo Hội luôn tôn kính Thánh Kinh như chính Thân Thể Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, Giáo Hội không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Kitô để ban phát cho các tín hữu” (DV 21).
Vì Lời Chúa có tầm quan trọng như vậy, nên Giáo Hội không chỉ tôn kính Lời Chúa mà còn tìm mọi cách để rao giảng, nhờ đó Lời Chúa được đến với tất cả mọi người. Giáo Hội rao giảng Lời Chúa trong nhà thờ, rao giảng Lời Chúa trong các lớp Giáo lý, rao giảng Lời Chúa qua các phương tiện truyền thông, “rao giảng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (x. 2Tm 4,2)…Nhưng Lời Chúa có sinh hoa kết quả hay không cũng còn tùy thuộc vào thái độ đón nhận của con người. Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, mảnh đất mà Lời của Chúa được gieo vào chính là tâm hồn của con người. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất vệ đường, hạt giống Lời Chúa gieo xuống, chim trời ăn mất. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất đá sỏi, hạt giống Lời Chúa gieo xuống không đâm rễ sâu, liền khô héo. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất bụi gai, hạt giống Lời Chúa gieo vào bị chết nghẹt. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất tốt, hạt giống Lời Chúa gieo xuống được sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi (x. Mt 13.4-8).
Tâm hồn con người trở thành những mảnh đất tốt khi biết đón nhận Lời Chúa qua việc siêng năng đọc, suy niệm, học hỏi và để cho Lời Chúa thấm nhập và phát sinh những hiệu quả tốt đẹp trong cuộc sống. Chẳng hạn: Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nên thánh bằng câu Lời Chúa “Hãy trở nên như trẻ nhỏ để được vào nước trời” (x. Mt 18,3); Thánh Phaxicô Xaviê nên thánh bằng câu Lời Chúa: “được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì” (x. Mt 16,26). Tương tự như thế, biết bao nhiêu kitô hữu đã trở thành mảnh đất tốt cho Lời Chúa gieo vào: Đó là những kitô hữu biết giữ luật Chúa, luật Hội Thánh. Đó là những kitô hữu biết sống công bằng, bác ái, yêu thương. Đó là những kitô hữu biến cuộc đời của mình thành cuốn Kinh Thánh sống động. Họ chính là men, là muối, là ánh sáng cho trần gian. Họ không những để cho Lời Chúa biến đổi cuộc đời mình mà còn qua họ Lời Chúa biến đổi cuộc đời của tha nhân.
Nhưng vẫn còn đó những mảnh đất vệ đường, đá sỏi, bụi gai khi con người vẫn đọc Lời Chúa, vẫn nghe Lời Chúa nhưng không để cho lời Chúa đâm rễ sâu trong tâm hồn nên không sinh hoa kết quả:
Đó là những kitô hữu nhưng sống buông thả theo các dục vọng trần thế: Chưa có vợ có chồng nhưng vẫn ăn chung ở chạ. Đã có vợ có chồng nhưng vẫn lén lút với những mối tình ngang trái.
Đó là những kitô hữu, nhưng không biết tôn trọng sức khỏe và sự sống của kẻ khác: chửi bới, bỏ vạ, cáo gian, đánh đập anh chị em xung quanh; sẵn sàng phá thai hay cộng tác với người khác để phá thai.
Đó là những kitô hữu, nhưng sống gian dối: không thành thật với các thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, trong các mỗi tương quan xã hội; bán hàng giả nhưng vẫn nói là hàng thật, bán thức ăn bẩn nhưng vẫn cho đó là thức ăn sạch.
Đó là những kitô hữu, nhưng sống thiếu bác ái yêu thương, hằn thù ghen ghét nhau: chủ trương giải quyết mọi vấn đề bằng bạo lực, hậu quả là nhiều người bị thương tổn về thân xác và tâm hồn, thậm chí bị lấy đi cả tính mạng.
Đó là những kitô hữu, nhưng không giữ đức công bằng: sẵn sàng cho vay nặng lãi; vay mượn của cải người khác mà không trả; dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Đó là những kitô hữu, nhưng không ngăn chặn sự xấu, sự ác, trái lại, còn tiếp tay để cho sự xấu và sự ác lan tràn khắp nơi trong gia đình, giáo xứ và xã hội.
Còn chúng ta thì sao? Xin Chúa loại ra khỏi tâm hồn chúng ta mảnh đất vệ đường, sỏi đá, bụi gai. Xin Chúa biến đổi tâm hồn mỗi người chúng ta trở thành những mảnh đất tốt, để Lời Chúa được thấm nhập và sinh nhiều hoa trái, hầu xứng đáng lãnh nhận sự chúc phúc của Chúa (x. Lc 11,28). Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Nhằm mục đích giúp người nghe dễ lĩnh hội giáo huấn của mình, Đức Giêsu thường dùng dụ ngôn để giảng dạy. Trong chương 13 Tin mừng của Thánh Mathêu đã có tới 7 dụ ngôn: dụ ngôn cỏ lùng (24-30), dụ ngôn hạt cải (31-32), dụ ngôn men trong bột (33), dụ ngôn kho báu và ngọc quý (44-46), dụ ngôn chiếc lưới (47-50) và dụ ngôn Người gieo giống (4-8) mà chúng ta vừa nghe trong đoạn Tin mừng hôm nay.
Qua dụ ngôn “người đi gieo giống”, Đức Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rằng: Thiên Chúa là người đi gieo giống. Hạt giống ở đây chính là Lời của Ngài. Theo chiều dài lịch sử cứu độ, Ngài gieo Lời của Ngài xuống thế gian qua các tổ phụ, các tiên tri. Vào thời sau hết, Ngài đã gieo Lời của Ngài qua chính Con Một của mình là Đức Giêsu Kitô. Sau khi Đức Giêsu về trời, Lời của Thiên Chúa được tiếp tục gieo vãi bởi các Tông đồ và các Đấng kế vị. Gieo vãi Lời Chúa cũng là bổn phận của mỗi người kitô hữu qua mọi thời đại.
Nhưng để chu toàn bổn phận đó, trước hết chúng ta phải hiểu được tầm quan trọng của Lời Chúa. Khi nói về tầm quan trọng của Lời Chúa, Thánh Vịnh 119 diễn tả: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”(Tv 119,105). Tác giả thư Do thái thì khẳng định: “Thực vậy, lời Thiên Chúa sống động và linh nghiệm” (Dt 4,12). Công đồng Vatican II trong Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa cũng dạy : “Cùng với Thánh Truyền, Thánh Kinh đã và đang được Giáo Hội xem như là quy luật tối cao hướng dẫn đức tin, được Thiên Chúa linh ứng và đã được ghi chép một lần cho muôn đời, Thánh Kinh phân phát cách bất di bất dịch lời của chính Chúa và làm vang dội tiếng nói của Chúa Thánh Thần qua các Tiên Tri cùng với các Tông Ðồ. Bởi vậy, mọi lời giảng dạy trong Giáo Hội cũng như chính đạo thánh Chúa Kitô phải được Thánh Kinh nuôi dưỡng và hướng dẫn” (DV 21).
Công đồng dạy tiếp: “Lời Chúa còn có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội” (DV 21).
Bài đọc I hôm nay cũng cho chúng ta thấy tính chất phong phú của Lời Chúa: “Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác” (x. Is 5,10-11).
Chính vì thế, Giáo Hội tôn kính Lời Chúa ngang hàng với Thánh Thể: “Giáo Hội luôn tôn kính Thánh Kinh như chính Thân Thể Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, Giáo Hội không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Kitô để ban phát cho các tín hữu” (DV 21).
Vì Lời Chúa có tầm quan trọng như vậy, nên Giáo Hội không chỉ tôn kính Lời Chúa mà còn tìm mọi cách để rao giảng, nhờ đó Lời Chúa được đến với tất cả mọi người. Giáo Hội rao giảng Lời Chúa trong nhà thờ, rao giảng Lời Chúa trong các lớp Giáo lý, rao giảng Lời Chúa qua các phương tiện truyền thông, “rao giảng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (x. 2Tm 4,2)…Nhưng Lời Chúa có sinh hoa kết quả hay không cũng còn tùy thuộc vào thái độ đón nhận của con người. Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, mảnh đất mà Lời của Chúa được gieo vào chính là tâm hồn của con người. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất vệ đường, hạt giống Lời Chúa gieo xuống, chim trời ăn mất. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất đá sỏi, hạt giống Lời Chúa gieo xuống không đâm rễ sâu, liền khô héo. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất bụi gai, hạt giống Lời Chúa gieo vào bị chết nghẹt. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất tốt, hạt giống Lời Chúa gieo xuống được sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi (x. Mt 13.4-8).
Tâm hồn con người trở thành những mảnh đất tốt khi biết đón nhận Lời Chúa qua việc siêng năng đọc, suy niệm, học hỏi và để cho Lời Chúa thấm nhập và phát sinh những hiệu quả tốt đẹp trong cuộc sống. Chẳng hạn: Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nên thánh bằng câu Lời Chúa “Hãy trở nên như trẻ nhỏ để được vào nước trời” (x. Mt 18,3); Thánh Phaxicô Xaviê nên thánh bằng câu Lời Chúa: “được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì” (x. Mt 16,26). Tương tự như thế, biết bao nhiêu kitô hữu đã trở thành mảnh đất tốt cho Lời Chúa gieo vào: Đó là những kitô hữu biết giữ luật Chúa, luật Hội Thánh. Đó là những kitô hữu biết sống công bằng, bác ái, yêu thương. Đó là những kitô hữu biến cuộc đời của mình thành cuốn Kinh Thánh sống động. Họ chính là men, là muối, là ánh sáng cho trần gian. Họ không những để cho Lời Chúa biến đổi cuộc đời mình mà còn qua họ Lời Chúa biến đổi cuộc đời của tha nhân.
Nhưng vẫn còn đó những mảnh đất vệ đường, đá sỏi, bụi gai khi con người vẫn đọc Lời Chúa, vẫn nghe Lời Chúa nhưng không để cho lời Chúa đâm rễ sâu trong tâm hồn nên không sinh hoa kết quả:
Đó là những kitô hữu nhưng sống buông thả theo các dục vọng trần thế: Chưa có vợ có chồng nhưng vẫn ăn chung ở chạ. Đã có vợ có chồng nhưng vẫn lén lút với những mối tình ngang trái.
Đó là những kitô hữu, nhưng không biết tôn trọng sức khỏe và sự sống của kẻ khác: chửi bới, bỏ vạ, cáo gian, đánh đập anh chị em xung quanh; sẵn sàng phá thai hay cộng tác với người khác để phá thai.
Đó là những kitô hữu, nhưng sống gian dối: không thành thật với các thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, trong các mỗi tương quan xã hội; bán hàng giả nhưng vẫn nói là hàng thật, bán thức ăn bẩn nhưng vẫn cho đó là thức ăn sạch.
Đó là những kitô hữu, nhưng sống thiếu bác ái yêu thương, hằn thù ghen ghét nhau: chủ trương giải quyết mọi vấn đề bằng bạo lực, hậu quả là nhiều người bị thương tổn về thân xác và tâm hồn, thậm chí bị lấy đi cả tính mạng.
Đó là những kitô hữu, nhưng không giữ đức công bằng: sẵn sàng cho vay nặng lãi; vay mượn của cải người khác mà không trả; dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Đó là những kitô hữu, nhưng không ngăn chặn sự xấu, sự ác, trái lại, còn tiếp tay để cho sự xấu và sự ác lan tràn khắp nơi trong gia đình, giáo xứ và xã hội.
Còn chúng ta thì sao? Xin Chúa loại ra khỏi tâm hồn chúng ta mảnh đất vệ đường, sỏi đá, bụi gai. Xin Chúa biến đổi tâm hồn mỗi người chúng ta trở thành những mảnh đất tốt, để Lời Chúa được thấm nhập và sinh nhiều hoa trái, hầu xứng đáng lãnh nhận sự chúc phúc của Chúa (x. Lc 11,28). Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chúa Nhật XV Thường niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
15:45 13/07/2017
Chúa Nhật XV Thường niên A
Isaia 55: 10-11; Tv. 64; Rôma 8: 18-23; Mátthêu 13: 1-23
Tôi không nhớ đã xem bao nhiêu lần bài đọc thứ nhất hôm nay trong sách của ngôn sứ Isaia đã được đọc trong mở đầu các buổi tĩnh tâm, hay các buổi hội họp của các linh mục. Đó là một bài rất thích hợp cho những ai muốn làm linh mục, hay muốn giảng dạy Lời Chúa. Chúng ta biết bản thân chúng ta còn thiếu thốn, và việc lớn lao ở trước mặt chúng ta, là đem Lời Chúa đến cho các thính giả và các sinh viên. Và nhờ là bài sách của ngôn sứ Isaia đã giúp chúng ta triễn khai lời Chúa đến các cộng đoàn. Bài sách đó nhắc chúng ta biết việc áp dụng Lời Chúa cho một hoàn cảnh hay cho một số người đặc biệt; không hoàn toàn dựa vào chúng ta. Dù lời nói phát xuất từ chúng ta, nhưng chúng ta chỉ là cộng tác viên của Thiên Chúa trong việc làm cho Lời Chúa được thành quả tốt đẹp.
Chính ngôn sứ Isaia cũng không loan báo Lời Chúa bởi năng quyền của ông ta. Isaia mở đầu "Đây là lời của Đức Chúa...". Ngôn sứ cũng như chúng ta cố gắng trung tín rao giảng Lời Thiên Chúa mà ông ta đã được nghe. Ông ta biện minh rằng mọi thành quả của Lời Chúa là do chính Thiên Chúa là nguồn gốc. "Cũng vậy, Lời của Ta, một khi đã xuất từ miệng Ta, sẽ không trở lại Ta một cách hư không, nếu không có sự thực hiện diều Ta muốn, và không đạt được sự Ta sai làm". Lời của ngôn sứ không đến với ông ta bởi nguồn gốc nào khác hơn là bởi Thiên Chúa. Ngôn sứ nhấn mạnh là Lời Thiên Chúa có nhiều năng lực, và lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên ông so sánh nó như cơn mưa mà Thiên Chúa dùng tưới đẫm mặt đất, và làm cho mặt đất phì nhiêu.
Chúng ta. các Kitô hữu tin là Lời Thiên Chúa đã thể hiện trong Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể. Thiên Chúa đã gieo ân sũng của Ngài trong Đức Kitô và qua Ngài, Thiên Chúa tiếp tục gởi ân sũng của Ngài đến cho tất cả mọi người không phân biệt một ai.
Hôm nay chúng ta cầu xin cho chúng ta được sẵn sàng chào đón và lãnh nhận ơn phúc đó, và sẽ đem những điều đó thực hiện trong đời sống chúng ta, để chúng ta có thể cộng tác mang lại mùa gặt hái dồi dào cho Thiên Chúa. Một khi Lời Chúa đã được đón nhận, Lời đó sẽ gây thành quả cho những ai không chỉ lãnh nhận mà còn đem ra thực hành nữa. Lời Chúa có sự sống sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta sống; đến những bạn bè chúng ta chọn; đến cách chúng ta lo cho nguồn tài nguyên thiên nhiên; đến cách chúng ta lo giúp cho người nghèo và người sống bên lề xã hội. Ảnh hưởng của Thiên Chúa không kết thúc trong ảnh hưởng của chúng ta và tất cả những ai chúng chia sẻ Lời Chúa, vì chúng ta tin vào Lời Chúa Giêsu đã hứa "Lời đó sẽ sinh hoa kết quả được gấp trăm, gấp sáu chục, hay ba chục lần".
Tôi muốn chọn bài phúc âm ngắn đọc hôm nay. Thường thì tôi dùng bài dài để giữ bối cảnh cho trọn vẹn. Nhưng các nhà bình luận Kinh Thánh bảo chúng ta là bài phúc âm ngắn, được trích dẫn đúng lời của Chúa Giêsu giảng dạy. Dụ ngôn được đặt giữa các câu chuyện đối kháng với nhau và phải được xem là động lực dẫn lối cho các môn đệ. Cũng như Chúa Giêsu và các môn đệ đã gặp chống đối và nghi ngờ. Hạt giống được gieo vãi bằng tay và không đúng chỗ như cách gieo vãi bằng máy móc tối tân thời nay. Bởi thế, sự gieo hạt giống bằng tay có phần mất đi: vì chim trời, vì sỏi đá, và vì có chỗ có bụi gai.
Điều Chúa Giêsu diễn tả trong dụ ngôn của Ngài có thể giống như ảnh hưởng của Giáo Hội tiên khởi. Sự việc có thể gây chán nản lúc khởi đầu, nhưng Chúa Giêsu cam đoan với các môn đệ là chính Thiên Chúa là người phụ trách: mặc dù bước đầu có vẽ ảm đạm, nhưng sẽ có mùa gặt dồi dào. Không nên chán nản. Đường lối Thiên Chúa sẽ đem nhiều hoa trái, một trăm, hay sáu chục, hay ba chục lần hơn. Bởi thế không nên buông thả. Hãy cứ gieo hạt giống Lời Chúa, và rồi một ngày kia các anh em sẽ trông thấy thành quả khả quan.
Nếu nhà nông có một mùa gặt đầy hoa trái, người đó sẽ được bảy phần nhiều hơn, và ít khi được 10 phần nhiều hơn. Nhưng, Chúa Giêsu không phải là nhà nông. Chúng ta có thể nói, Ngài chẳng biết gì về việc gieo giống và gặt hái? Chúa Giêsu không dạy những nông phu làm sao cho mùa gặt hái tốt tươi phải không? Điều Chúa Giêsu cho biết là kinh nghiệm chính về việc sẽ ra sao khi Thiên Chúa điều khiển. Chúa Giêsu biết đường lối của Thiên Chúa, và bởi thế Ngài nói đến sự rộng lượng Thiên Chúa ban ra mặc dù khi chúng gặp cản trở và thiếu sót trong công việc. Chúa Giêsu nói với kinh nghiệm của Ngài trong khi Ngài rao giảng Lời Chúa. Trong 15 đoạn tiếp theo trong phúc âm thánh Mátthêu, Chúa Giêsu tiếp tục rao giảng dạy dỗ và chữa lành, mặc dù rất có nhiều sỏi đá trong sự chống đối Ngài sẽ gặp. Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta cũng làm như Ngài. Như một cha Đa minh thân thiết khuyên tôi "Hãy tiếp tục, cứ tiếp tục".
Chúa Giêsu không chỉ cho các môn đệ một lời nói nâng đỡ, nhưng Ngài hứa sẽ có phép lạ. Mặc dù các ông sẽ bị người ta chống đối, ruồng bỏ, nhưng cuối cùng Thiên Chúa sẽ đưa đến một mùa gặt hái dồi dào. Chúa Giêsu cũng giải thích Đấng Thiên Chúa mà chúng ta rao giảng là một Thiên Chúa tràn đầy. Chúa Giêsu có thể hứa một mùa gặt hái 7 phần hay 10 phần hơn, và các thính giả của Ngài sẽ được hài lòng. Trái lại, Chúa Giêsu mạc khải một Thiên Chúa đầy giàu có và nhận hậu, hứa hẹn rất nhiều hơn là chỉ để được hài lòng. Ai lại không muốn làm việc và tiếp tục làm việc với một Thiên Chúa như thế phải không? Thiên Chúa không để chúng ta thiếu hụt, khô cạn. Nhưng, Ngài sẽ ban cho chúng ta nhiều hơn và chúng ta chỉ cần rao giảng Lời Chúa cho những ai lãnh nhận Lời Chúa trên đất tốt.
Hình như người nông phu này không phải gieo hạt giống một cách phung phí. Cách gieo hạt giống thời Chúa Giêsu là bừa đất tốt lên rồi gieo hạt giống. Dù vậy, trong dụ ngôn lời nói rõ ràng là cũng có hạt giống bị mất đi. Tôi là một người gieo trồng và tôi tự hỏi, nếu chúng ta, những người cẩn thận trong việc gieo giống, do có khi quá cẩn thận: chúng ta bắt đầu công việc trong giáo xứ như thế nào; chúng ta làm sao chọn lựa phần việc tốt đẹp nhất và biết chắc là chúng ta mời đúng người; chúng ta làm sao chú trọng đến thành quả cuối cùng? Chúa Giêsu có kêu gọi chúng ta đừng sợ hãi khi bước vào công việc. Vì thành quả của việc chúng ta gieo giống không hoàn toàn do chúng ta điều khiển phải không? Chúng ta chỉ là công cụ của một Thiên Chúa năng động và khoan dung. Nói cho cùng, chúng ta chẳng phải là thí dụ đầu tiên về cách Thiên Chúa tạo cơ hội hành động bằng cách chọn môn đệ như chúng ta đê rao giảng Lời Chúa?
Lời Thiên Chúa nói riêng với từng người trong chúng ta về phương cách, vì sao, và nơi nào chúng ta sẽ rao giảng Lời Chúa. Nhưng, phúc âm cũng nói đến cộng đoàn là Giáo Hội. Lời Chúa là chính điều nói cho chúng ta hôm nay. Lời đó nói về can đảm, và cho chúng ta hy vọng. Đôi khi chúng ta có thể tự hỏi Giáo Hội có ảnh hưởng gì trên thế gian với bao nhiêu dữ kiện về tội lỗi và thiếu sót của chúng ta.
Đôi khi thật rất khó trông thấy Triều Đại Thiên Chúa được đưa đến và gây nhiều hoa trái. Chúng ta có thể hỏi, Giáo Hội có giá trị nào để ảnh hưởng đến giá trị của thế gian? Hôm nay phúc âm nói cho chúng ta biết, như cha Đa minh đã nói với tôi "hãy tiếp tục, cứ tiếp tục". Thiên Chúa hành động qua chúng ta là những dụng cụ còn khiếm khuyết để thi hành chương trình của Ngài trên thế gian. Sẽ có một mùa gặt hái dồi dào mặc dù bây giờ chúng ta không thấy được. Dụ ngôn khuyến khích chúng ta giữ hy vọng, mặc dù trong khi chúng ta chờ đợi xem hạt giống nẩy mầm sinh hoa trái.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
15th SUNDAY (A)
Isaiah 55: 10-11; Psalm 65; Romans 8: 18-23; Matthew 13:1-23
I cannot count the number of times I’ve heard our first reading from Isaiah read at openings to a retreat, or at a preachers’ conference. It is a favorite of those who try to preach, or teach the Word of God. We’re so aware of our own inadequacies and the task that lies before us, to bring God’s Word home to our hearers and students, that we find comfort in the Isaiah reading. It reminds us that, despite our human limitations, the task of applying God’s Word to a particular people, in particular settings, is not wholly dependent on us. We’re not just speaking on our own, but are partnered with God’s fruit-bearing Word.
Isaiah himself is not speaking on his own authority either. He begins, "Thus says the Lord…." He, like us, is trying to be faithful to communicating the Word of God that he has heard. Isaiah justifies his proclamation about the fruitfulness of the Word by identifying God as its source: "My word shall not return to me void, but shall do my will, achieving the end for which I sent it." It has not come to him from some other source, but from God. The prophet stresses that God’s Word is powerful and, inspired by the natural world, he likens it to the rain with which God nourishes the land and makes it fertile.
We Christians believe that God’s Word has come to fruition in Jesus Christ – the Word made flesh. God has sown generously in Christ and through him God continues to send blessings indiscriminately among us.
We pray today we will be well disposed to welcome and receive those graces and put them to use in our lives, so that we can help bring about a rich harvest for the Lord. The Word, once welcomed, yields effects for those who, not only receive it, but put it into practice. The life-giving Word will affect how we live our lives; the friends we choose; how we care for the earth’s resources; respond to the needs of the poor and marginalized. There is no end to the impact the Word can have on us and those with whom we share it, because we trust Jesus’ promise, it will yield "a hundred or sixty, or thirtyfold."
I would choose the short version for today’s gospel. Usually I read the longer version to keep the context intact, but biblical commentators tell us that the shorter version, the parable, is probably the original one spoken by Christ. The parable is set amid stories of opposition and it must have been an encouragement to the disciples, as Jesus and they faced opposition and suspicion. Seed was spread by hand and lacked the precision of our advanced planting methods. So, the random way seed was sown inevitably had waste: birds, rocky ground and weeds destroy it.
What Jesus describes in his parable would match the effects of the early church’s preaching ventures. Things may have looked rather depressing at its beginnings, but Jesus assures his disciples God is in charge: despite the bleak initial stages there will be a harvest. Don’t be distressed, God’s ways will bear much fruit – a hundred, or sixty or thirtyfold. So, don’t give up, keep casting seeds of God’s Word and someday you’ll see extraordinary results.
If a farmer had a good harvest he/she would have a sevenfold yield to the planting. Rarely would there be a tenfold crop yield. But Jesus isn’t a farmer. We could ask, what does he know about planting and harvesting? He is not teaching farmers how to improve their crop yield, is he? What he knows from first-hand experience is how things are when God is in charge. He knows the ways of God and so he is speaking of the abundance that God can produce even when we meet frustrations and our own limited abilities. Jesus is speaking out of his own experience as he spreads the Word. For the next 15 chapters in Matthew’s gospel, he will keep preaching, teaching and healing, no matter how much rocky-ground opposition he faces. He is encouraging us to do the same. As a dear senior Dominican friend advised me, "Keep on, keeping on."
Jesus doesn’t simply give a pep talk to his disciples. He promises them a miracle. Despite the rejection they are having and will meet in the future, in the end, God will bring about an abundant harvest. He is also describing the kind of God we preach – ours is a God of abundance. Jesus could have promised a very good harvest of seven or tenfold. His hearers would have been satisfied. Instead, he reveals the God of superabundance; promising much more than just satisfaction. Who wouldn’t love working and, continuing to work for, that kind of God?! God will not let us run dry but will provide more than enough for those who spread the Word of God and for those who receive it on good soil.
It does seem that this farmer scatters seed haphazardly. The method of sowing seed in Jesus’ day was first to scatter the seed, then turn the soil. Still, it’s clear in the parable, a lot of seed is wasted. I am a planner and I wonder if we careful sowers aren’t, at times, too cautious in our planting: how we start new ventures in the parish; how we try to pick the best settings and make sure the right people are invited; how we pay too close attention to the bottom line? Is Jesus inviting us not to be afraid to take chances, since the results of our sowing aren’t totally dependent on us? We are the instruments of a venturesome and abundant God. After all aren’t we prime examples of how God takes big chances by choosing disciples like us to preach the Word?
The Word of God speaks personally to each of us on how, why and where we spread the Word. But the gospel is also addressed to the whole community – the church. The Word is a bold one for us today; it speaks of courage and offers us hope. We may wonder at times how effective the church is in the world. We’ve had enough evidence of our limitations and sins.
At times it is hard to see just how God’s kingdom is taking hold and bearing fruit. Where, we might ask, has the church’s values had any effect on the world’s values? The gospel tells us today, as my old mentor would say, "Keep on keeping on." God is working through us flawed instruments to bring about God’s plan for the world. There will be an abundant harvest, even if we don’t see it now. The parable encourages us to have hope, as we wait to see the seed come to fruition.
Isaia 55: 10-11; Tv. 64; Rôma 8: 18-23; Mátthêu 13: 1-23
Tôi không nhớ đã xem bao nhiêu lần bài đọc thứ nhất hôm nay trong sách của ngôn sứ Isaia đã được đọc trong mở đầu các buổi tĩnh tâm, hay các buổi hội họp của các linh mục. Đó là một bài rất thích hợp cho những ai muốn làm linh mục, hay muốn giảng dạy Lời Chúa. Chúng ta biết bản thân chúng ta còn thiếu thốn, và việc lớn lao ở trước mặt chúng ta, là đem Lời Chúa đến cho các thính giả và các sinh viên. Và nhờ là bài sách của ngôn sứ Isaia đã giúp chúng ta triễn khai lời Chúa đến các cộng đoàn. Bài sách đó nhắc chúng ta biết việc áp dụng Lời Chúa cho một hoàn cảnh hay cho một số người đặc biệt; không hoàn toàn dựa vào chúng ta. Dù lời nói phát xuất từ chúng ta, nhưng chúng ta chỉ là cộng tác viên của Thiên Chúa trong việc làm cho Lời Chúa được thành quả tốt đẹp.
Chính ngôn sứ Isaia cũng không loan báo Lời Chúa bởi năng quyền của ông ta. Isaia mở đầu "Đây là lời của Đức Chúa...". Ngôn sứ cũng như chúng ta cố gắng trung tín rao giảng Lời Thiên Chúa mà ông ta đã được nghe. Ông ta biện minh rằng mọi thành quả của Lời Chúa là do chính Thiên Chúa là nguồn gốc. "Cũng vậy, Lời của Ta, một khi đã xuất từ miệng Ta, sẽ không trở lại Ta một cách hư không, nếu không có sự thực hiện diều Ta muốn, và không đạt được sự Ta sai làm". Lời của ngôn sứ không đến với ông ta bởi nguồn gốc nào khác hơn là bởi Thiên Chúa. Ngôn sứ nhấn mạnh là Lời Thiên Chúa có nhiều năng lực, và lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên ông so sánh nó như cơn mưa mà Thiên Chúa dùng tưới đẫm mặt đất, và làm cho mặt đất phì nhiêu.
Chúng ta. các Kitô hữu tin là Lời Thiên Chúa đã thể hiện trong Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể. Thiên Chúa đã gieo ân sũng của Ngài trong Đức Kitô và qua Ngài, Thiên Chúa tiếp tục gởi ân sũng của Ngài đến cho tất cả mọi người không phân biệt một ai.
Hôm nay chúng ta cầu xin cho chúng ta được sẵn sàng chào đón và lãnh nhận ơn phúc đó, và sẽ đem những điều đó thực hiện trong đời sống chúng ta, để chúng ta có thể cộng tác mang lại mùa gặt hái dồi dào cho Thiên Chúa. Một khi Lời Chúa đã được đón nhận, Lời đó sẽ gây thành quả cho những ai không chỉ lãnh nhận mà còn đem ra thực hành nữa. Lời Chúa có sự sống sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta sống; đến những bạn bè chúng ta chọn; đến cách chúng ta lo cho nguồn tài nguyên thiên nhiên; đến cách chúng ta lo giúp cho người nghèo và người sống bên lề xã hội. Ảnh hưởng của Thiên Chúa không kết thúc trong ảnh hưởng của chúng ta và tất cả những ai chúng chia sẻ Lời Chúa, vì chúng ta tin vào Lời Chúa Giêsu đã hứa "Lời đó sẽ sinh hoa kết quả được gấp trăm, gấp sáu chục, hay ba chục lần".
Tôi muốn chọn bài phúc âm ngắn đọc hôm nay. Thường thì tôi dùng bài dài để giữ bối cảnh cho trọn vẹn. Nhưng các nhà bình luận Kinh Thánh bảo chúng ta là bài phúc âm ngắn, được trích dẫn đúng lời của Chúa Giêsu giảng dạy. Dụ ngôn được đặt giữa các câu chuyện đối kháng với nhau và phải được xem là động lực dẫn lối cho các môn đệ. Cũng như Chúa Giêsu và các môn đệ đã gặp chống đối và nghi ngờ. Hạt giống được gieo vãi bằng tay và không đúng chỗ như cách gieo vãi bằng máy móc tối tân thời nay. Bởi thế, sự gieo hạt giống bằng tay có phần mất đi: vì chim trời, vì sỏi đá, và vì có chỗ có bụi gai.
Điều Chúa Giêsu diễn tả trong dụ ngôn của Ngài có thể giống như ảnh hưởng của Giáo Hội tiên khởi. Sự việc có thể gây chán nản lúc khởi đầu, nhưng Chúa Giêsu cam đoan với các môn đệ là chính Thiên Chúa là người phụ trách: mặc dù bước đầu có vẽ ảm đạm, nhưng sẽ có mùa gặt dồi dào. Không nên chán nản. Đường lối Thiên Chúa sẽ đem nhiều hoa trái, một trăm, hay sáu chục, hay ba chục lần hơn. Bởi thế không nên buông thả. Hãy cứ gieo hạt giống Lời Chúa, và rồi một ngày kia các anh em sẽ trông thấy thành quả khả quan.
Nếu nhà nông có một mùa gặt đầy hoa trái, người đó sẽ được bảy phần nhiều hơn, và ít khi được 10 phần nhiều hơn. Nhưng, Chúa Giêsu không phải là nhà nông. Chúng ta có thể nói, Ngài chẳng biết gì về việc gieo giống và gặt hái? Chúa Giêsu không dạy những nông phu làm sao cho mùa gặt hái tốt tươi phải không? Điều Chúa Giêsu cho biết là kinh nghiệm chính về việc sẽ ra sao khi Thiên Chúa điều khiển. Chúa Giêsu biết đường lối của Thiên Chúa, và bởi thế Ngài nói đến sự rộng lượng Thiên Chúa ban ra mặc dù khi chúng gặp cản trở và thiếu sót trong công việc. Chúa Giêsu nói với kinh nghiệm của Ngài trong khi Ngài rao giảng Lời Chúa. Trong 15 đoạn tiếp theo trong phúc âm thánh Mátthêu, Chúa Giêsu tiếp tục rao giảng dạy dỗ và chữa lành, mặc dù rất có nhiều sỏi đá trong sự chống đối Ngài sẽ gặp. Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta cũng làm như Ngài. Như một cha Đa minh thân thiết khuyên tôi "Hãy tiếp tục, cứ tiếp tục".
Chúa Giêsu không chỉ cho các môn đệ một lời nói nâng đỡ, nhưng Ngài hứa sẽ có phép lạ. Mặc dù các ông sẽ bị người ta chống đối, ruồng bỏ, nhưng cuối cùng Thiên Chúa sẽ đưa đến một mùa gặt hái dồi dào. Chúa Giêsu cũng giải thích Đấng Thiên Chúa mà chúng ta rao giảng là một Thiên Chúa tràn đầy. Chúa Giêsu có thể hứa một mùa gặt hái 7 phần hay 10 phần hơn, và các thính giả của Ngài sẽ được hài lòng. Trái lại, Chúa Giêsu mạc khải một Thiên Chúa đầy giàu có và nhận hậu, hứa hẹn rất nhiều hơn là chỉ để được hài lòng. Ai lại không muốn làm việc và tiếp tục làm việc với một Thiên Chúa như thế phải không? Thiên Chúa không để chúng ta thiếu hụt, khô cạn. Nhưng, Ngài sẽ ban cho chúng ta nhiều hơn và chúng ta chỉ cần rao giảng Lời Chúa cho những ai lãnh nhận Lời Chúa trên đất tốt.
Hình như người nông phu này không phải gieo hạt giống một cách phung phí. Cách gieo hạt giống thời Chúa Giêsu là bừa đất tốt lên rồi gieo hạt giống. Dù vậy, trong dụ ngôn lời nói rõ ràng là cũng có hạt giống bị mất đi. Tôi là một người gieo trồng và tôi tự hỏi, nếu chúng ta, những người cẩn thận trong việc gieo giống, do có khi quá cẩn thận: chúng ta bắt đầu công việc trong giáo xứ như thế nào; chúng ta làm sao chọn lựa phần việc tốt đẹp nhất và biết chắc là chúng ta mời đúng người; chúng ta làm sao chú trọng đến thành quả cuối cùng? Chúa Giêsu có kêu gọi chúng ta đừng sợ hãi khi bước vào công việc. Vì thành quả của việc chúng ta gieo giống không hoàn toàn do chúng ta điều khiển phải không? Chúng ta chỉ là công cụ của một Thiên Chúa năng động và khoan dung. Nói cho cùng, chúng ta chẳng phải là thí dụ đầu tiên về cách Thiên Chúa tạo cơ hội hành động bằng cách chọn môn đệ như chúng ta đê rao giảng Lời Chúa?
Lời Thiên Chúa nói riêng với từng người trong chúng ta về phương cách, vì sao, và nơi nào chúng ta sẽ rao giảng Lời Chúa. Nhưng, phúc âm cũng nói đến cộng đoàn là Giáo Hội. Lời Chúa là chính điều nói cho chúng ta hôm nay. Lời đó nói về can đảm, và cho chúng ta hy vọng. Đôi khi chúng ta có thể tự hỏi Giáo Hội có ảnh hưởng gì trên thế gian với bao nhiêu dữ kiện về tội lỗi và thiếu sót của chúng ta.
Đôi khi thật rất khó trông thấy Triều Đại Thiên Chúa được đưa đến và gây nhiều hoa trái. Chúng ta có thể hỏi, Giáo Hội có giá trị nào để ảnh hưởng đến giá trị của thế gian? Hôm nay phúc âm nói cho chúng ta biết, như cha Đa minh đã nói với tôi "hãy tiếp tục, cứ tiếp tục". Thiên Chúa hành động qua chúng ta là những dụng cụ còn khiếm khuyết để thi hành chương trình của Ngài trên thế gian. Sẽ có một mùa gặt hái dồi dào mặc dù bây giờ chúng ta không thấy được. Dụ ngôn khuyến khích chúng ta giữ hy vọng, mặc dù trong khi chúng ta chờ đợi xem hạt giống nẩy mầm sinh hoa trái.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
15th SUNDAY (A)
Isaiah 55: 10-11; Psalm 65; Romans 8: 18-23; Matthew 13:1-23
I cannot count the number of times I’ve heard our first reading from Isaiah read at openings to a retreat, or at a preachers’ conference. It is a favorite of those who try to preach, or teach the Word of God. We’re so aware of our own inadequacies and the task that lies before us, to bring God’s Word home to our hearers and students, that we find comfort in the Isaiah reading. It reminds us that, despite our human limitations, the task of applying God’s Word to a particular people, in particular settings, is not wholly dependent on us. We’re not just speaking on our own, but are partnered with God’s fruit-bearing Word.
Isaiah himself is not speaking on his own authority either. He begins, "Thus says the Lord…." He, like us, is trying to be faithful to communicating the Word of God that he has heard. Isaiah justifies his proclamation about the fruitfulness of the Word by identifying God as its source: "My word shall not return to me void, but shall do my will, achieving the end for which I sent it." It has not come to him from some other source, but from God. The prophet stresses that God’s Word is powerful and, inspired by the natural world, he likens it to the rain with which God nourishes the land and makes it fertile.
We Christians believe that God’s Word has come to fruition in Jesus Christ – the Word made flesh. God has sown generously in Christ and through him God continues to send blessings indiscriminately among us.
We pray today we will be well disposed to welcome and receive those graces and put them to use in our lives, so that we can help bring about a rich harvest for the Lord. The Word, once welcomed, yields effects for those who, not only receive it, but put it into practice. The life-giving Word will affect how we live our lives; the friends we choose; how we care for the earth’s resources; respond to the needs of the poor and marginalized. There is no end to the impact the Word can have on us and those with whom we share it, because we trust Jesus’ promise, it will yield "a hundred or sixty, or thirtyfold."
I would choose the short version for today’s gospel. Usually I read the longer version to keep the context intact, but biblical commentators tell us that the shorter version, the parable, is probably the original one spoken by Christ. The parable is set amid stories of opposition and it must have been an encouragement to the disciples, as Jesus and they faced opposition and suspicion. Seed was spread by hand and lacked the precision of our advanced planting methods. So, the random way seed was sown inevitably had waste: birds, rocky ground and weeds destroy it.
What Jesus describes in his parable would match the effects of the early church’s preaching ventures. Things may have looked rather depressing at its beginnings, but Jesus assures his disciples God is in charge: despite the bleak initial stages there will be a harvest. Don’t be distressed, God’s ways will bear much fruit – a hundred, or sixty or thirtyfold. So, don’t give up, keep casting seeds of God’s Word and someday you’ll see extraordinary results.
If a farmer had a good harvest he/she would have a sevenfold yield to the planting. Rarely would there be a tenfold crop yield. But Jesus isn’t a farmer. We could ask, what does he know about planting and harvesting? He is not teaching farmers how to improve their crop yield, is he? What he knows from first-hand experience is how things are when God is in charge. He knows the ways of God and so he is speaking of the abundance that God can produce even when we meet frustrations and our own limited abilities. Jesus is speaking out of his own experience as he spreads the Word. For the next 15 chapters in Matthew’s gospel, he will keep preaching, teaching and healing, no matter how much rocky-ground opposition he faces. He is encouraging us to do the same. As a dear senior Dominican friend advised me, "Keep on, keeping on."
Jesus doesn’t simply give a pep talk to his disciples. He promises them a miracle. Despite the rejection they are having and will meet in the future, in the end, God will bring about an abundant harvest. He is also describing the kind of God we preach – ours is a God of abundance. Jesus could have promised a very good harvest of seven or tenfold. His hearers would have been satisfied. Instead, he reveals the God of superabundance; promising much more than just satisfaction. Who wouldn’t love working and, continuing to work for, that kind of God?! God will not let us run dry but will provide more than enough for those who spread the Word of God and for those who receive it on good soil.
It does seem that this farmer scatters seed haphazardly. The method of sowing seed in Jesus’ day was first to scatter the seed, then turn the soil. Still, it’s clear in the parable, a lot of seed is wasted. I am a planner and I wonder if we careful sowers aren’t, at times, too cautious in our planting: how we start new ventures in the parish; how we try to pick the best settings and make sure the right people are invited; how we pay too close attention to the bottom line? Is Jesus inviting us not to be afraid to take chances, since the results of our sowing aren’t totally dependent on us? We are the instruments of a venturesome and abundant God. After all aren’t we prime examples of how God takes big chances by choosing disciples like us to preach the Word?
The Word of God speaks personally to each of us on how, why and where we spread the Word. But the gospel is also addressed to the whole community – the church. The Word is a bold one for us today; it speaks of courage and offers us hope. We may wonder at times how effective the church is in the world. We’ve had enough evidence of our limitations and sins.
At times it is hard to see just how God’s kingdom is taking hold and bearing fruit. Where, we might ask, has the church’s values had any effect on the world’s values? The gospel tells us today, as my old mentor would say, "Keep on keeping on." God is working through us flawed instruments to bring about God’s plan for the world. There will be an abundant harvest, even if we don’t see it now. The parable encourages us to have hope, as we wait to see the seed come to fruition.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 15 Mùa Thường Niên A. 16.7.2017
Lm Francis Lý văn Ca
16:07 13/07/2017
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, đặc biệt bài Tin Mừng thuật lại cho chúng ta câu chuyện người gieo giống và hạt giống. Lời Chúa được gieo vào trong tâm khảm mỗi người như mưa trời rơi xuống cho kẻ lành người dữ, như hạt giống rơi trên mọi thứ đất. Nhưng kết quả thì tùy theo khả năng tiếp thu và công trình bón phân hay săn sóc như bài Tin Mừng mà chúng ta sắp nghe.
Để thấu hiểu Lời Chúa, chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn, đó là mảnh đất để Lời Chúa có cơ hội phát triển trên mảnh đất đã đựợc vun xới, chuẩn bị sẵn. Ước chi mỗi người tín hữu chúng ta luôn khao khát học hỏi Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa, nếu được như thế, mỗi ngày mảnh đất tâm hồn sẽ luôn được bồi dưỡng bằng Lời Hằng Sống và Bánh Trường Sinh. Đó chính là ý nghĩa phụng vụ của Chúa Nhật hôm nay.
Giờ đây, xin kính mời Anh Chị Em cùng đứng lên để bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Đất nước Dothái là một quốc gia với nhiều sa mạc. Họ rất cần nước. Hình ảnh mưa tuyết như mang đến cho họ những sức sống mới, như hồng ân Chúa ban. Tiên tri Isaia dùng hình ảnh nầy để nói lên ơn Chúa luôn ban cho con cái loài người.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhắc lại cho chúng ta ơn được làm con cái Chúa, khi được nhận lãnh phép rửa tội. Ơn cao trọng nầy chúng ta phải giữ gìn, lúc gian lao cũng như lúc sướng vui. Hãy cậy trông vào Chúa và nhắm đến phần rỗi đời đời.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Dụ ngôn về người gieo giống, sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và áp dụng dụ ngôn vào đời sống thiêng liêng, trong khi va chạm với thực tế cuộc đời.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em Thân Mến,
Chúng ta vừa nghe Lời Chúa, đặc biệt về câu chuyện người gieo giống. Giờ đây, chúng ta dâng lên Chúa những lời nguyện sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, là một cộng đoàn đông đảo những người tin vào Chúa Kitô. Xin cho cộng đoàn nầy biết đem Lời Chúa áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Các Giám Mục, Linh mục và tu sĩ nam nữ, là những Đấng Chúa đã đặt lên để rao giảng Lời Chúa. Xin cho họ không ngừng học hỏi, nghiên cứu để áp dụng Lời Chúa trong hoàn cảnh của thế giới đa diện hôm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho các thừa tác viên trong Giáo Hội: Đọc Sách, Giúp Lễ, Giảng Viên Giáo Lý, Các Phó Tế, luôn trung thành trong nhiệm vụ công bố Lời Chúa và phân phát Bánh Thánh Thể. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa hiệp nhất giữa các Giáo Hội trên trần thế, xin sức mạnh của Lời Chúa, giúp tất cả các Giáo Hội biết vượt thắng những ý kiến cá nhân độc đoán, lịch sử của mọi Giáo Hội, để cùng hướng đến sự hiệp nhất. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các linh hồn mồ côi và thân bằng quyến thuộc đã qua đời được yên nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu nguyện cách riêng cho những nạn nhân của những vụ khủng bố, thanh trừng và tàn sát dã man những người Công Giáo tại Trung Đông hiện nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là Cha nhân từ, Cha đã thể hiện tình yêu thương qua Thánh Tử Giêsu. Xin Cha ban cho chúng con được tràn đầy Thánh Thần, với ơn Thánh Linh, chúng con sẽ trung thành lắng rao giảng Lời Chúa và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, đặc biệt bài Tin Mừng thuật lại cho chúng ta câu chuyện người gieo giống và hạt giống. Lời Chúa được gieo vào trong tâm khảm mỗi người như mưa trời rơi xuống cho kẻ lành người dữ, như hạt giống rơi trên mọi thứ đất. Nhưng kết quả thì tùy theo khả năng tiếp thu và công trình bón phân hay săn sóc như bài Tin Mừng mà chúng ta sắp nghe.
Để thấu hiểu Lời Chúa, chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn, đó là mảnh đất để Lời Chúa có cơ hội phát triển trên mảnh đất đã đựợc vun xới, chuẩn bị sẵn. Ước chi mỗi người tín hữu chúng ta luôn khao khát học hỏi Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa, nếu được như thế, mỗi ngày mảnh đất tâm hồn sẽ luôn được bồi dưỡng bằng Lời Hằng Sống và Bánh Trường Sinh. Đó chính là ý nghĩa phụng vụ của Chúa Nhật hôm nay.
Giờ đây, xin kính mời Anh Chị Em cùng đứng lên để bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Đất nước Dothái là một quốc gia với nhiều sa mạc. Họ rất cần nước. Hình ảnh mưa tuyết như mang đến cho họ những sức sống mới, như hồng ân Chúa ban. Tiên tri Isaia dùng hình ảnh nầy để nói lên ơn Chúa luôn ban cho con cái loài người.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhắc lại cho chúng ta ơn được làm con cái Chúa, khi được nhận lãnh phép rửa tội. Ơn cao trọng nầy chúng ta phải giữ gìn, lúc gian lao cũng như lúc sướng vui. Hãy cậy trông vào Chúa và nhắm đến phần rỗi đời đời.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Dụ ngôn về người gieo giống, sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và áp dụng dụ ngôn vào đời sống thiêng liêng, trong khi va chạm với thực tế cuộc đời.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em Thân Mến,
Chúng ta vừa nghe Lời Chúa, đặc biệt về câu chuyện người gieo giống. Giờ đây, chúng ta dâng lên Chúa những lời nguyện sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, là một cộng đoàn đông đảo những người tin vào Chúa Kitô. Xin cho cộng đoàn nầy biết đem Lời Chúa áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Các Giám Mục, Linh mục và tu sĩ nam nữ, là những Đấng Chúa đã đặt lên để rao giảng Lời Chúa. Xin cho họ không ngừng học hỏi, nghiên cứu để áp dụng Lời Chúa trong hoàn cảnh của thế giới đa diện hôm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho các thừa tác viên trong Giáo Hội: Đọc Sách, Giúp Lễ, Giảng Viên Giáo Lý, Các Phó Tế, luôn trung thành trong nhiệm vụ công bố Lời Chúa và phân phát Bánh Thánh Thể. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa hiệp nhất giữa các Giáo Hội trên trần thế, xin sức mạnh của Lời Chúa, giúp tất cả các Giáo Hội biết vượt thắng những ý kiến cá nhân độc đoán, lịch sử của mọi Giáo Hội, để cùng hướng đến sự hiệp nhất. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các linh hồn mồ côi và thân bằng quyến thuộc đã qua đời được yên nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu nguyện cách riêng cho những nạn nhân của những vụ khủng bố, thanh trừng và tàn sát dã man những người Công Giáo tại Trung Đông hiện nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là Cha nhân từ, Cha đã thể hiện tình yêu thương qua Thánh Tử Giêsu. Xin Cha ban cho chúng con được tràn đầy Thánh Thần, với ơn Thánh Linh, chúng con sẽ trung thành lắng rao giảng Lời Chúa và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tấm Lòng Của Người Gieo
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:02 13/07/2017
Tấm Lòng Của Người Gieo
(Chúa Nhật XV TNA)
Thoạt nghe bài Tin Mừng vốn đã quen tai là dụ ngôn người gieo giống, chúng ta không khỏi nghĩ ngay đến những thái độ khác nhau của người nghe Lời Chúa. Cũng là lắng nghe Lời, nhưng tùy thuộc vào thái độ tiếp nhận thì mới có những hiệu quả tốt xấu, ít nhiều, khác nhau. Một số nhà nghiên cứu Tin Mừng cho rằng có lẻ xuất phát bởi nhu cầu của Hội Thánh sơ khai trong việc đón nhận Lời Chúa nên các tác giả Tin Mừng đã thêm vào phần giải thích bài dụ ngôn (parabole) theo kiểu văn phong thể phóng dụ (allégorie), tức là áp dụng từng chi tiết của câu chuyện, một thể văn mà các giáo phụ thường dùng, khác với thể văn dụ ngôn, một thể văn thông dụng thời Chúa Giêsu, là thường chỉ nhắm đến một điều muốn nói.
Dù sao đi nữa thì Lời Chúa vẫn nguồn sống cho mọi người, mọi hoàn cảnh. Việc thiên về thái độ của người đón nhận Lời đã, đang và mãi còn chân giá trị. Ân sủng không loại bỏ tự nhiên, một chân lý mà Hội Thánh luôn khẳng định cách chắc chắn. Tuy nhiên, xin được chia sẻ một vài ý tưởng nhỏ khi nhìn ngắm tấm lòng của người gieo giống.
1. Thiên Chúa muốn mọi người nhận biết chân lý (x.1Tim 2,3-4): Đây là một sự thật cần khẳng định mà không sợ sai lầm. Đấng Toàn Thiện sẵn sàng cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân hẳn là Đấng không muốn bất cứ một ai phải hư mất. Chính vì thế Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm đủ cách thế, giúp mọi người nhận biết chân lý, để được sống trong hạnh phúc viên mãn (x.Mt 5,45; Ga 6,39).
Có lẽ hình thức “cấy mạ” chưa hình thành và phát triển trong nghề nông vào thời bấy giờ. Ngay cả với ngành nông nghiệp hiện đại hôm nay thì cách thức gieo hạt, người Việt Nam ta gọi là “sạ lúa” vẫn còn phổ biến. Nhìn người nông phu vung tay sạ lúa giữa trời trưa, nhiều gió, chúng ta thoáng thấy một nét đẹp của sự hào phóng.
Từng nắm lúa được tung gieo theo chiều gió. Có nhiều hạt rơi trên mảnh đất đã cày xới, cũng có nhiều hạt vung vải trên bờ giường, bờ thuở… Bác nông phu chẳng tiếc, chẳng nao. Làm sao tránh được những hao hụt. Nhưng không sao, mùa vụ trước mắt sẽ dư đầy. Trở lại với dụ ngôn Chúa Giêsu kể năm nào. Người chỉ nêu có bốn loại hạt rơi ở bốn mảnh đất khác nhau. Giả như số hạt ấy được chia đều cho bốn loại đất, ta thử làm con tính xem sao. Mất ba, chỉ được một. Tưởng chừng như thua lỗ, nhưng vẫn còn dư lãi. Chỉ với một loại hạt rơi trên đất tốt, đã có hạt sinh một trăm, hạt sinh sáu mươi, hạt sinh ba mươi. Thế là sinh lợi bình quân trên sáu mươi. Khấu trừ cho ba loại hạt có vẻ như đã mất thì vẫn còn lãi dư nhiều.
Tấm lòng của Thiên Chúa, Đấng gieo hạt Lời từ trên, thật bao la khôn xiết. Người đã gieo Lời Người khắp cả vũ hoàn. Mỗi kỳ công tay Người tác tạo, dù chẳng một âm thanh, nhưng là mỗi Lời của Người được tung gieo (x.Tv 18,2-5). Thiên Chúa gieo Lời của Người vào tận đáy lòng mỗi con người. Chẳng máy móc tân kỳ nào có thể ghi âm, nhưng hiệu quả của “tiếng lòng” ấy không ai là không chân nhận, mỗi khi lý trí đã biết xét suy. Thiên Chúa gieo Lời của Người qua các biến cố lịch sử, đặc biệt qua lịch sử một dân được tuyển chọn và đến thời kỳ viên mãn Người đã gieo Lời trọn hảo của Người qua chính Con Một làm người (x.Dt 1,1-2). Rất có thể bị hao hụt phần nào, nhưng “cũng như mưa với tuyết sa từ trời không trở về trời mà không sinh hiệu quả thì Lời của Thiên Chúa sẽ không trở về với với Người nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Người, chưa chu toàn sứ mạng Người giao phó” (x. Is 55,10-11).
2.Dù đối với loài người là không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể (x.Lc 1,37; Mt 19,26):
Vệ đường, đất sỏi đá hay đất đầy gai góc, tất cả đều có thể mọc cây, đơm bông, kết hạt. Đây là chuyện không còn viễn vông đối với khoa học công nghệ hiện đại. Sa mạc biến thành vườn rau hay thành cánh đồng cây ăn trái, không còn là chuyện xưa nay hiếm. Nhiều thứ cỏ dại như cỏ cú, cỏ chỉ, cỏ tranh không còn là nan trị đối với nông gia ngày nay. Không chỉ ở thôn quê mà ngay cả ở thành thị, những con đường đã phủ đầy cây xanh. Nhưng sự khả thể ngày càng mở ra trước mắt chúng ta. Cây sẽ mọc và đơm hoa kết trái, nếu có đủ nước và khí trời.
Với quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể. Thiên Chúa đã ban tất cả cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8,32).
Vấn đề còn lại là ở mảnh đất có “sâu” đủ và “thoáng” đủ, để đón nhận nước và khí trời. Đây chính là sự khiêm nhu và lòng thành hướng thiện của mỗi người chúng ta. Nếu có sự hướng thiện và khiêm nhu chân thành thì dù cho cuộc đời ta, hoàn cảnh sống của ta như mảnh đất đầy sỏi đá hay nhiều gai góc cũng sẽ trở thành mảnh đất tốt để cho hạt giống Lời nẩy mầm, thành cây, đơm bông và kết hạt.
3.Hãy mặc lấy tấm lòng của Người gieo giống: Chúng ta cần có chút cẩn trọng để đừng “ném ngọc trai cho heo”. Đừng làm cớ cho người ta xúc phạm đến những gì thánh thiêng một khi đã suy xét và lường trước sự việc. Tuy nhiên, việc tích cực gieo rắc Lời Chúa bằng nhiều hình thức một cách nào đó nói lên tấm lòng của ta với tha nhân và nói lên niềm tin của ta vào quyền năng của Chúa và vào sức mạnh của Lời. Thánh Tông đồ dân ngoại dạy ta: Hãy rao giảng Tin mừng khi thuận lợi cũng như lúc không thuận lợi. Kitô hữu chúng ta hẳn không quên câu Lời Chúa: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì” (Mt 16,26), đã làm trổ sinh cho nhân loại, cho Hội Thánh một Phanxicô Xavie, vị thánh nhiệt tình rao giảng Tin mừng cho lương dân. Đoạn Tin Mừng Mt 10,7-10 đã góp phần dệt xây nên một “người nghèo của Thiên Chúa là Phanxicô khó khăn cùng với Hội Dòng anh em hèn mọn…
Người gieo, kẻ gặt, nhưng chính Thiên Chúa là Người cho mọc lên. Không ai thắp đèn rồi lấy thùng úp lên. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, hãy lên mái nhà mà rao giảng (x.Mc 4,21-24; Mt 10,27). Dù mệt nhọc, muốn nghỉ ngơi cùng với các môn đệ, nhưng khi thấy đoàn người đông đảo, Chúa Giêsu động lòng xót thương, Người lại tiếp tục rao giảng (x.Mc 6,34). Hãy có tấm lòng với anh chị em đồng loại, đồng thời tin tưởng vào sức mạnh của Lời, để nhiệt thành gieo rắc hạt giống. Vì đêm hay ngày, ta ngủ hay thức thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, trổ bông, đơm hạt (x.Mc 4,26-29).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XV TNA)
Thoạt nghe bài Tin Mừng vốn đã quen tai là dụ ngôn người gieo giống, chúng ta không khỏi nghĩ ngay đến những thái độ khác nhau của người nghe Lời Chúa. Cũng là lắng nghe Lời, nhưng tùy thuộc vào thái độ tiếp nhận thì mới có những hiệu quả tốt xấu, ít nhiều, khác nhau. Một số nhà nghiên cứu Tin Mừng cho rằng có lẻ xuất phát bởi nhu cầu của Hội Thánh sơ khai trong việc đón nhận Lời Chúa nên các tác giả Tin Mừng đã thêm vào phần giải thích bài dụ ngôn (parabole) theo kiểu văn phong thể phóng dụ (allégorie), tức là áp dụng từng chi tiết của câu chuyện, một thể văn mà các giáo phụ thường dùng, khác với thể văn dụ ngôn, một thể văn thông dụng thời Chúa Giêsu, là thường chỉ nhắm đến một điều muốn nói.
Dù sao đi nữa thì Lời Chúa vẫn nguồn sống cho mọi người, mọi hoàn cảnh. Việc thiên về thái độ của người đón nhận Lời đã, đang và mãi còn chân giá trị. Ân sủng không loại bỏ tự nhiên, một chân lý mà Hội Thánh luôn khẳng định cách chắc chắn. Tuy nhiên, xin được chia sẻ một vài ý tưởng nhỏ khi nhìn ngắm tấm lòng của người gieo giống.
1. Thiên Chúa muốn mọi người nhận biết chân lý (x.1Tim 2,3-4): Đây là một sự thật cần khẳng định mà không sợ sai lầm. Đấng Toàn Thiện sẵn sàng cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân hẳn là Đấng không muốn bất cứ một ai phải hư mất. Chính vì thế Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm đủ cách thế, giúp mọi người nhận biết chân lý, để được sống trong hạnh phúc viên mãn (x.Mt 5,45; Ga 6,39).
Có lẽ hình thức “cấy mạ” chưa hình thành và phát triển trong nghề nông vào thời bấy giờ. Ngay cả với ngành nông nghiệp hiện đại hôm nay thì cách thức gieo hạt, người Việt Nam ta gọi là “sạ lúa” vẫn còn phổ biến. Nhìn người nông phu vung tay sạ lúa giữa trời trưa, nhiều gió, chúng ta thoáng thấy một nét đẹp của sự hào phóng.
Từng nắm lúa được tung gieo theo chiều gió. Có nhiều hạt rơi trên mảnh đất đã cày xới, cũng có nhiều hạt vung vải trên bờ giường, bờ thuở… Bác nông phu chẳng tiếc, chẳng nao. Làm sao tránh được những hao hụt. Nhưng không sao, mùa vụ trước mắt sẽ dư đầy. Trở lại với dụ ngôn Chúa Giêsu kể năm nào. Người chỉ nêu có bốn loại hạt rơi ở bốn mảnh đất khác nhau. Giả như số hạt ấy được chia đều cho bốn loại đất, ta thử làm con tính xem sao. Mất ba, chỉ được một. Tưởng chừng như thua lỗ, nhưng vẫn còn dư lãi. Chỉ với một loại hạt rơi trên đất tốt, đã có hạt sinh một trăm, hạt sinh sáu mươi, hạt sinh ba mươi. Thế là sinh lợi bình quân trên sáu mươi. Khấu trừ cho ba loại hạt có vẻ như đã mất thì vẫn còn lãi dư nhiều.
Tấm lòng của Thiên Chúa, Đấng gieo hạt Lời từ trên, thật bao la khôn xiết. Người đã gieo Lời Người khắp cả vũ hoàn. Mỗi kỳ công tay Người tác tạo, dù chẳng một âm thanh, nhưng là mỗi Lời của Người được tung gieo (x.Tv 18,2-5). Thiên Chúa gieo Lời của Người vào tận đáy lòng mỗi con người. Chẳng máy móc tân kỳ nào có thể ghi âm, nhưng hiệu quả của “tiếng lòng” ấy không ai là không chân nhận, mỗi khi lý trí đã biết xét suy. Thiên Chúa gieo Lời của Người qua các biến cố lịch sử, đặc biệt qua lịch sử một dân được tuyển chọn và đến thời kỳ viên mãn Người đã gieo Lời trọn hảo của Người qua chính Con Một làm người (x.Dt 1,1-2). Rất có thể bị hao hụt phần nào, nhưng “cũng như mưa với tuyết sa từ trời không trở về trời mà không sinh hiệu quả thì Lời của Thiên Chúa sẽ không trở về với với Người nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Người, chưa chu toàn sứ mạng Người giao phó” (x. Is 55,10-11).
2.Dù đối với loài người là không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể (x.Lc 1,37; Mt 19,26):
Vệ đường, đất sỏi đá hay đất đầy gai góc, tất cả đều có thể mọc cây, đơm bông, kết hạt. Đây là chuyện không còn viễn vông đối với khoa học công nghệ hiện đại. Sa mạc biến thành vườn rau hay thành cánh đồng cây ăn trái, không còn là chuyện xưa nay hiếm. Nhiều thứ cỏ dại như cỏ cú, cỏ chỉ, cỏ tranh không còn là nan trị đối với nông gia ngày nay. Không chỉ ở thôn quê mà ngay cả ở thành thị, những con đường đã phủ đầy cây xanh. Nhưng sự khả thể ngày càng mở ra trước mắt chúng ta. Cây sẽ mọc và đơm hoa kết trái, nếu có đủ nước và khí trời.
Với quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể. Thiên Chúa đã ban tất cả cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8,32).
Vấn đề còn lại là ở mảnh đất có “sâu” đủ và “thoáng” đủ, để đón nhận nước và khí trời. Đây chính là sự khiêm nhu và lòng thành hướng thiện của mỗi người chúng ta. Nếu có sự hướng thiện và khiêm nhu chân thành thì dù cho cuộc đời ta, hoàn cảnh sống của ta như mảnh đất đầy sỏi đá hay nhiều gai góc cũng sẽ trở thành mảnh đất tốt để cho hạt giống Lời nẩy mầm, thành cây, đơm bông và kết hạt.
3.Hãy mặc lấy tấm lòng của Người gieo giống: Chúng ta cần có chút cẩn trọng để đừng “ném ngọc trai cho heo”. Đừng làm cớ cho người ta xúc phạm đến những gì thánh thiêng một khi đã suy xét và lường trước sự việc. Tuy nhiên, việc tích cực gieo rắc Lời Chúa bằng nhiều hình thức một cách nào đó nói lên tấm lòng của ta với tha nhân và nói lên niềm tin của ta vào quyền năng của Chúa và vào sức mạnh của Lời. Thánh Tông đồ dân ngoại dạy ta: Hãy rao giảng Tin mừng khi thuận lợi cũng như lúc không thuận lợi. Kitô hữu chúng ta hẳn không quên câu Lời Chúa: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì” (Mt 16,26), đã làm trổ sinh cho nhân loại, cho Hội Thánh một Phanxicô Xavie, vị thánh nhiệt tình rao giảng Tin mừng cho lương dân. Đoạn Tin Mừng Mt 10,7-10 đã góp phần dệt xây nên một “người nghèo của Thiên Chúa là Phanxicô khó khăn cùng với Hội Dòng anh em hèn mọn…
Người gieo, kẻ gặt, nhưng chính Thiên Chúa là Người cho mọc lên. Không ai thắp đèn rồi lấy thùng úp lên. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, hãy lên mái nhà mà rao giảng (x.Mc 4,21-24; Mt 10,27). Dù mệt nhọc, muốn nghỉ ngơi cùng với các môn đệ, nhưng khi thấy đoàn người đông đảo, Chúa Giêsu động lòng xót thương, Người lại tiếp tục rao giảng (x.Mc 6,34). Hãy có tấm lòng với anh chị em đồng loại, đồng thời tin tưởng vào sức mạnh của Lời, để nhiệt thành gieo rắc hạt giống. Vì đêm hay ngày, ta ngủ hay thức thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, trổ bông, đơm hạt (x.Mc 4,26-29).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 12/7/2017
VietCatholic Network
02:15 13/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tự sắc về việc hiến dâng mạng sống cho tha nhân vì lòng bác ái của Đức Thánh Cha.
2- Chương trình làm việc của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng Bảy.
3- Trung Quốc lại căng thẳng với Vatican.
4- Giáo Hội Ấn Độ hy vọng có thay đổi chính trị.
5- Đức Hồng Y Peter Turkson kêu gọi bảo vệ và thăng tiến quyền lợi của các công nhân biển.
6- Đức Thánh Cha cảnh báo về 'những liên minh nguy hiểm' giữa các cường quốc G-20.
7- Đức Hồng Y Joachim Meisner, một trong bốn vị nêu lên các điểm hồ nghi về tông huấn Amoris Laetitia, đã qua đời.
8- Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle “Xin các cha đừng nói ‘Good Morning’ ở đầu thánh lễ”.
9- Tệ nạn trẻ em lao động trên thế giới.
10- Giáo hạt Cầu Rầm cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Chúa Là.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết.
Sứ điệp ĐHY Jean Louis Tauran gửi các Giám Mục vùng Trung Phi châu
Linh Tiến Khải
08:34 13/07/2017
VATICAN: ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh đối thoại liên tôn, khích lệ các Giám Mục vùng Trung Phi châu tiến bước trong nỗ lực đối thoại đại kết, liên tôn và liên văn hóa để mưu ích cho các Giáo Hội trong vùng.
ĐHY đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp gửi các Giám Mục 6 nước vùng Trung Phi châu nhóm đại hội khoáng đại tại Yaounde, thủ đô Camerun trong các ngày 8-12 tháng 7. Liên HĐGM vùng này bao gồm 6 nước Ciad, Camerun, Cộng hòa Trung Phi, Guinea Equatoriale, Gabon và Cộng hoà Congo, viết tắt là ACERAC. Tham dự đại hội cũng có ĐTGM Miguel Angel Ayuso Guixot, Thư ký Hội Đồng. Trong sứ điệp ĐHY Tauran nhận định rằng vùng Trung Phi châu không thiếu các vấn đề phát xuất từ các chủ trương bạo lực gia tăng. Chẳng hạn tổ chức Boko Haram tiếp tục gieo chết chóc không chỉ tại Nigeria mà nhất là tại Ciad và miền bắc Camerun, nơi có đa số dân theo Hồi giáo. Ngoài ra sự bất ổn chính trị cũng ảnh hưởng trên nền kinh tế và cuộc sống của dân chúng. Tại Gabon và Cộng hoà Trung Phi cần cải thiện các tương quan giữa tín hữu Công Giáo và các Giáo Hội Kitô khác, và việc đối thoại với các tôn giáo cổ truyền phi châu.
Chính trong bối cảnh khó khăn phức tạp của vùng này các kitô hữu có trách nhiệm đặc biệt duy trì niềm hy vọng và giúp đỡ các anh chị em khác trong việc tìm kiếm các lý do sống đích thực và khả tín, làm sao để tin tưởng đương đầu với tương lai. Ngoài ra họ cũng có nhiệm vụ nhắc nhớ các giá trị nền tảng gắn liền với nhân phẩm của mọi người, và không mệt mỏi loan báo ý muốn của Thiên Chúa quy tụ mọi người thành một gia đình duy nhất, và thừa nhận nhau như anh chị em.
** ĐHY Tauran cũng mời gọi các Giám Mục toàn vùng Trung phi châu can đảm tiếp tục tranh đấu cho sự phát triển con người toàn diện, thăng tiến công lý và hoà bình giữa công dân các nước trong vùng. Vì mỗi người đều là thành phần của gia đình nhân loại và chia sẻ niềm hy vọng vào môt tương lai tốt đẹp hơn. Chính viễn tượng này khiến cho mọi người sống trong sự hiệp nhất, tôn trọng các khác biệt, tiếp đón và hiếu hoà với nhau, thăng tiến việc chia sẻ tài nguyên, của cải, đất đai, cùng nhau làm việc để cứu vãn ngôi nhà chung. Để được như thế cần khước từ nền văn hoá loại bỏ để bước sang nền văn hoá gặp gỡ, từ thái độ nghi ngờ sang thái độ tin tưởng, như ĐTC Phanxicô thường nhắc nhở.
Sau cùng sứ điệp của ĐHY Tauran mời gọi tín hữu Công Giáo toàn vùng Trung Phi châu cộng tác với nhau cho một thế giới tốt lành hơn, chung sức với mọi người thiện chí trong tinh thần sẵn sàng, tin tưởng, vượt thắng các hàng rào của thành kiến và sợ hãi các khác biệt. Để được như vậy cần khích lệ các giới chức chính quyền can đảm đương đầu với các mất quân bình xã hội kinh tế, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho cuộc sống cũng như việc phát triển kinh tế và công ăn việc làm ổn định cho dân. Tuy nhiên, không thể thực hiện mọi điều đó, nếu không lo lắng đào tạo con người và cộng đoàn có khả năng xây dựng một xã hội hoà bình, công bằng huynh đệ, dân chủ và tiến bộ hơn (REI 7-7-2017)
ĐHY đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp gửi các Giám Mục 6 nước vùng Trung Phi châu nhóm đại hội khoáng đại tại Yaounde, thủ đô Camerun trong các ngày 8-12 tháng 7. Liên HĐGM vùng này bao gồm 6 nước Ciad, Camerun, Cộng hòa Trung Phi, Guinea Equatoriale, Gabon và Cộng hoà Congo, viết tắt là ACERAC. Tham dự đại hội cũng có ĐTGM Miguel Angel Ayuso Guixot, Thư ký Hội Đồng. Trong sứ điệp ĐHY Tauran nhận định rằng vùng Trung Phi châu không thiếu các vấn đề phát xuất từ các chủ trương bạo lực gia tăng. Chẳng hạn tổ chức Boko Haram tiếp tục gieo chết chóc không chỉ tại Nigeria mà nhất là tại Ciad và miền bắc Camerun, nơi có đa số dân theo Hồi giáo. Ngoài ra sự bất ổn chính trị cũng ảnh hưởng trên nền kinh tế và cuộc sống của dân chúng. Tại Gabon và Cộng hoà Trung Phi cần cải thiện các tương quan giữa tín hữu Công Giáo và các Giáo Hội Kitô khác, và việc đối thoại với các tôn giáo cổ truyền phi châu.
Chính trong bối cảnh khó khăn phức tạp của vùng này các kitô hữu có trách nhiệm đặc biệt duy trì niềm hy vọng và giúp đỡ các anh chị em khác trong việc tìm kiếm các lý do sống đích thực và khả tín, làm sao để tin tưởng đương đầu với tương lai. Ngoài ra họ cũng có nhiệm vụ nhắc nhớ các giá trị nền tảng gắn liền với nhân phẩm của mọi người, và không mệt mỏi loan báo ý muốn của Thiên Chúa quy tụ mọi người thành một gia đình duy nhất, và thừa nhận nhau như anh chị em.
** ĐHY Tauran cũng mời gọi các Giám Mục toàn vùng Trung phi châu can đảm tiếp tục tranh đấu cho sự phát triển con người toàn diện, thăng tiến công lý và hoà bình giữa công dân các nước trong vùng. Vì mỗi người đều là thành phần của gia đình nhân loại và chia sẻ niềm hy vọng vào môt tương lai tốt đẹp hơn. Chính viễn tượng này khiến cho mọi người sống trong sự hiệp nhất, tôn trọng các khác biệt, tiếp đón và hiếu hoà với nhau, thăng tiến việc chia sẻ tài nguyên, của cải, đất đai, cùng nhau làm việc để cứu vãn ngôi nhà chung. Để được như thế cần khước từ nền văn hoá loại bỏ để bước sang nền văn hoá gặp gỡ, từ thái độ nghi ngờ sang thái độ tin tưởng, như ĐTC Phanxicô thường nhắc nhở.
Sau cùng sứ điệp của ĐHY Tauran mời gọi tín hữu Công Giáo toàn vùng Trung Phi châu cộng tác với nhau cho một thế giới tốt lành hơn, chung sức với mọi người thiện chí trong tinh thần sẵn sàng, tin tưởng, vượt thắng các hàng rào của thành kiến và sợ hãi các khác biệt. Để được như vậy cần khích lệ các giới chức chính quyền can đảm đương đầu với các mất quân bình xã hội kinh tế, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho cuộc sống cũng như việc phát triển kinh tế và công ăn việc làm ổn định cho dân. Tuy nhiên, không thể thực hiện mọi điều đó, nếu không lo lắng đào tạo con người và cộng đoàn có khả năng xây dựng một xã hội hoà bình, công bằng huynh đệ, dân chủ và tiến bộ hơn (REI 7-7-2017)
ĐTC gửi sứ điệp cho Đại hội quốc tế giáo lý bên Argentina
Linh Tiến Khải
08:35 13/07/2017
BUENOS AIRES: Trong sứ điệp gửi đại hội quốc tế giáo lý nhóm tại Buenos Aires trong các ngày từ 11 tới 14 tháng 7, ĐTC khích lệ các giáo lý viên chu toàn sứ mệnh phục vụ Giáo Hội của mình bằng cách sống mật thiết với Chúa Giêsu và dùng mọi phương thế để loan báo Ngài, trước hết bằng chứng tá cuộc sống.
Đại hội quốc tế giáo lý do Học viện giáo lý của HĐGM Argentina cùng tổ chức với phân khoa Thần Học của đại học ông giáo Argentina với khẩu hiệu “Phúc cho những ai tin”. Trong số các thuyết trình viên cũng có ĐTGM Luis Francisco Ladaria dòng Tên Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và Đức Ông José Ruiz Arenas thư ký Hội đồng Toà Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.
Mở đầu sứ điệp ĐTC đã trích câu thánh Phanxicô thành Assisi trả lời các tu sĩ xin thánh nhân dậy cho các vị biết giảng dậy: “Hỡi anh em, khi chúng ta thăm viếng các người đau yếu, giúp đỡ trẻ em và cho người nghèo ăn là chúng ta đã giảng dậy rồi”. Câu trả lời hay đẹp này tóm gọn ơn gọi và nhiệm vụ của giáo lý viên. Giáo lý viên không phải là một công việc hay một nhiệm vụ bên ngoài con người của mình, nhưng là một ơn gọi phục vụ Giáo Hội, đã nhận được từ Chúa và phải thông truyền trong suốt cuộc đời. Giáo lý viên phải luôn luôn quy hướng về lời loan báo ban đầu là ơn thay đổi cuộc sống. Việc loan báo này phải đi kèm đức tin đã hiện diện trong tâm tình tôn giáo của dân tộc chúng ta. Cần phát triển tiềm năng lòng đạo đức và tình yêu thương nằm trong tâm tình tôn giáo bình dân để thông truyền các nội dung đức tin và tạo ra một trường đào tạo giúp vun trồng ơn đã nhận lãnh.
Để được như thế, giáo lý viên phải là người bước đi từ Chúa Kitô và với Chúa Kitô, chứ không phải khởi hành từ các tư tưởng và sở thích của riêng mình. Càng biết lấy Chúa Kitô làm trung tâm điểm, giáo lý viên càng ra khỏi chính mình và gần gũi tha nhân, theo gương Chúa Giêsu sống thân tình với Thiên Chúa Cha rồi gặp gỡ các người đói khát, chữa lành họ và cứu vớt họ.
Sự kiện này giải thích tầm quan trọng giáo lý của việc cử hành các bí tích khai tâm kitô. Cuộc sống kitô là một tiến trình lớn lên và hội nhập mọi chiều kích của con người trong một lộ trình lắng nghe và đáp trả (Evangelii Gaudium, 166).
Giáo lý viên cũng phải là một người có óc sáng tạo, biết sử dụng và sáng chế ra các phương tiện và hình thức khác nhau để loan báo Chúa Kitô, biết gặp gỡ các dấu chỉ mới và các hình thức mới để thông truyền đức tin. Các phương pháp có thể khác nhau, nhưng quan trọng là kiểu loan báo của Chúa Giêsu, thích ứng với mọi người kiếm tìm Thiên Chúa.
Sau cùng ĐTC cám ơn các giáo lý viên vì những gì họ làm và các nỗ lực của họ đồng hành với dân Chúa (REI 12-7-2917)
Đại hội quốc tế giáo lý do Học viện giáo lý của HĐGM Argentina cùng tổ chức với phân khoa Thần Học của đại học ông giáo Argentina với khẩu hiệu “Phúc cho những ai tin”. Trong số các thuyết trình viên cũng có ĐTGM Luis Francisco Ladaria dòng Tên Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và Đức Ông José Ruiz Arenas thư ký Hội đồng Toà Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.
Mở đầu sứ điệp ĐTC đã trích câu thánh Phanxicô thành Assisi trả lời các tu sĩ xin thánh nhân dậy cho các vị biết giảng dậy: “Hỡi anh em, khi chúng ta thăm viếng các người đau yếu, giúp đỡ trẻ em và cho người nghèo ăn là chúng ta đã giảng dậy rồi”. Câu trả lời hay đẹp này tóm gọn ơn gọi và nhiệm vụ của giáo lý viên. Giáo lý viên không phải là một công việc hay một nhiệm vụ bên ngoài con người của mình, nhưng là một ơn gọi phục vụ Giáo Hội, đã nhận được từ Chúa và phải thông truyền trong suốt cuộc đời. Giáo lý viên phải luôn luôn quy hướng về lời loan báo ban đầu là ơn thay đổi cuộc sống. Việc loan báo này phải đi kèm đức tin đã hiện diện trong tâm tình tôn giáo của dân tộc chúng ta. Cần phát triển tiềm năng lòng đạo đức và tình yêu thương nằm trong tâm tình tôn giáo bình dân để thông truyền các nội dung đức tin và tạo ra một trường đào tạo giúp vun trồng ơn đã nhận lãnh.
Để được như thế, giáo lý viên phải là người bước đi từ Chúa Kitô và với Chúa Kitô, chứ không phải khởi hành từ các tư tưởng và sở thích của riêng mình. Càng biết lấy Chúa Kitô làm trung tâm điểm, giáo lý viên càng ra khỏi chính mình và gần gũi tha nhân, theo gương Chúa Giêsu sống thân tình với Thiên Chúa Cha rồi gặp gỡ các người đói khát, chữa lành họ và cứu vớt họ.
Sự kiện này giải thích tầm quan trọng giáo lý của việc cử hành các bí tích khai tâm kitô. Cuộc sống kitô là một tiến trình lớn lên và hội nhập mọi chiều kích của con người trong một lộ trình lắng nghe và đáp trả (Evangelii Gaudium, 166).
Giáo lý viên cũng phải là một người có óc sáng tạo, biết sử dụng và sáng chế ra các phương tiện và hình thức khác nhau để loan báo Chúa Kitô, biết gặp gỡ các dấu chỉ mới và các hình thức mới để thông truyền đức tin. Các phương pháp có thể khác nhau, nhưng quan trọng là kiểu loan báo của Chúa Giêsu, thích ứng với mọi người kiếm tìm Thiên Chúa.
Sau cùng ĐTC cám ơn các giáo lý viên vì những gì họ làm và các nỗ lực của họ đồng hành với dân Chúa (REI 12-7-2917)
Năm 2016 Caritas Áo dành 900 triệu Euros cho các hoạt động bác ái
Linh Tiến Khải
08:37 13/07/2017
VIENNA: Trong năm 2016 Caritas Áo đã bỏ ra ngân khoản 900 triệu Euros cho các sinh hoạt bác ái đủ loại kể cả việc tiếp đón và trợ giúp người di cư.
Trong số đó có 190 triệu được dành cho việc trợ giúp người tàn tật, và các sinh hoạt đồng hành với các bệnh nhân cuối đời; 193 triệu dành cho các nhà trẻ, người di cư và việc hội nhập với 142 dự án xã hội, 247 vườn trẻ và 36 trung tâm cố vấn cho người di cư.
ĐC Michael Lindao chủ tịch Caritas Áo nói: “Tôi xác tín rằng chúng ta có thể có được nhiều hơn nữa. Lòng can đảm mạnh hơn sự sợ hãi, tình yêu lớn hơn thù hận. Người dân Áo sẵn sàng sống tình liên đới. Bác ái và liên đới hiệp nhất chúng tôi và tạo thành cộng đoàn”.
Trong số hàng trăm sinh hoạt phải kể tới 703 chương trình trợ cấp xã hội do nhánh Young Caritas đảm trách liên quan tới gần 87.000 trẻ em và người trẻ, với 2.000 người trẻ thiện nguyện viên dấn thân. Cũng có 73,5 triệu Euro dành cho việc cố vấn xã hội, người tỵ nạn và vô gia cư, 10 nhà cho các bà mẹ trẻ có con thơ với 155 chỗ ở, các nhà hội nhập xã hội và 19 cơ cấu và trạm xá khám bênh, trợ giúp thuốc men và phục vụ sức khoẻ. Sau cùng có 35 triệu Euros được dùng cho các dự án nước ngoài.
Caritas Áo hoạt động nhờ có 40.000 thiên nguyện viên phục vụ trong nhiều lãnh vực khác nhau và hơn 15.600 nhân viên làm việc toàn thời. (REI 11-7-2017)
Trong số đó có 190 triệu được dành cho việc trợ giúp người tàn tật, và các sinh hoạt đồng hành với các bệnh nhân cuối đời; 193 triệu dành cho các nhà trẻ, người di cư và việc hội nhập với 142 dự án xã hội, 247 vườn trẻ và 36 trung tâm cố vấn cho người di cư.
ĐC Michael Lindao chủ tịch Caritas Áo nói: “Tôi xác tín rằng chúng ta có thể có được nhiều hơn nữa. Lòng can đảm mạnh hơn sự sợ hãi, tình yêu lớn hơn thù hận. Người dân Áo sẵn sàng sống tình liên đới. Bác ái và liên đới hiệp nhất chúng tôi và tạo thành cộng đoàn”.
Trong số hàng trăm sinh hoạt phải kể tới 703 chương trình trợ cấp xã hội do nhánh Young Caritas đảm trách liên quan tới gần 87.000 trẻ em và người trẻ, với 2.000 người trẻ thiện nguyện viên dấn thân. Cũng có 73,5 triệu Euro dành cho việc cố vấn xã hội, người tỵ nạn và vô gia cư, 10 nhà cho các bà mẹ trẻ có con thơ với 155 chỗ ở, các nhà hội nhập xã hội và 19 cơ cấu và trạm xá khám bênh, trợ giúp thuốc men và phục vụ sức khoẻ. Sau cùng có 35 triệu Euros được dùng cho các dự án nước ngoài.
Caritas Áo hoạt động nhờ có 40.000 thiên nguyện viên phục vụ trong nhiều lãnh vực khác nhau và hơn 15.600 nhân viên làm việc toàn thời. (REI 11-7-2017)
ĐGH không thể thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề ngừa thai.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:46 13/07/2017
ĐGH không thể thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề ngừa thai.
(EWTN News/CNA) Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC vừa qua, bà Gates nói rằng bà rất “lạc quan” là Giáo Hội Công Giáo sẽ thay đổi giáo huấn về việc ngừa thai để có thể giúp đỡ các phụ nữ tại các nước đang phát triển.
Gates đã nói rằng “Chúng tôi làm việc rất sát với Giáo Hội Công Giáo và chúng tôi đã có nhiều cuộc bàn thảo bởi vì chúng tôi cùng có chung một lý tưởng về công bình xã hội và chống nghèo đói. “
“Và tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng này cũng muốn giúp người ta thoát khỏi cảnh nghèo đói, giúp những việc có thể làm được cho phụ nữ” ngay cả “chúng tôi đã đồng ý với nhau là vào thời điểm này vẫn có những bất đồng“ về vấn đề ngừa thai.
Sở dĩ bà Gates đã phát biểu như trên vì hội từ thiện của bà là Bill and Melinda Gates Foundation đang tổ chức một cuộc họp quốc tế cao cấp ở London về vấn đề ngừa thai tại các nước đang phát triển. Bà hy vọng là Giáo Hội sẽ xem xét lại và có thể thay đổi giáo huấn về vấn đề ngừa thai theo thời gian.
Nhưng John Grabowski, một Giáo Sư thần học luân lý và đạo đức của Đại Học Công Giáo, Catholic University of American, nói rằng không thể có sự thay đổi được.
Ông nói với CNA rằng “Giáo huấn chống lại việc ngừa thai không phải là giáo huấn mới đây, không phải là điều được đặt ra bởi ĐGH Phaolô VI vào năm 1968”
Vào năm 1968, ĐGH Phaolô VI đã viết tông huấn Humanae Vitae (Sự Sống Con Người), nhắc bảo “quy định về sinh sản” theo giáo huấn của Giáo Hội áp dụng cho thế giới hiện đại về kế hoạch hóa gia đình và ngừa thai
Giáo huấn này cũng được khẳng định trong sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở điều 2370 rằng sự ngừa thai ám chỉ “không dâng hiến trọn vẹn cho nhau. Điều này dẫn đến không những có sự từ chối quyết liệt đón nhận sự sống mà còn có sự giả tạo tính chất của tình yêu vợ chồng đích thực, một tình yêu đòi hỏi sự hiến thân trọn vẹn cho nhau…Sự khác biệt nhân học và luân lý giữa việc chống thụ thai, và việc vào dựa vào những chu kỳ không thụ thai..nói lên hai quan niệm về con người và về tính dục con người hoàn toàn khác nhau.”
Giáo sư Grabowski nói rằng “Thập niên 1960 không phải là thời kỳ đầu tiên cũng chẳng phải là thời kỳ duy nhất Giáo Hội xác định rằng hành động tính dục trong hôn nhân mang một ý nghĩa sinh sản và kết hợp không thể tách rời.
“Giáo huấn này đã có ngay từ thuở ban đầu của Giáo Hội, vì thế Giáo Hội (kể cả ĐGH Phanxicô) không thể thay đổi giáo huấn mang tính liên tục,phổ quát, và thẩm quyền này được.”
Hơn nữa “Không thấy có một dấu hiệu nào nơi ĐGH Phanxicô là ngài muốn thay đổi. Trong khi đó ĐGH đã hoàn toàn khẳng định giáo huấn của Giáo Hội trong lãnh vực này.”
Trong tông huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Tình Yêu) ĐGH Phanxicô đã nói rất rõ ràng về quan điểm của ngài “Ngay từ đầu, tình yêu không chấp nhận bất cứ động lực nào làm nó khép kín. Tình yêu mở rộng đón nhận hoa trái có sức làm cho tình yêu thêm phong phú. Vì thế không một hành vi giao hợp vợ chồng nào có thể khước từ ý nghĩa này, cho dù, vì nhiều ly do khác nhau, có thể không luôn luôn thực sự sinh ra một sự sống mới.”
Một trong các vị tiền nhiệm là ĐGH Gioan Phaolô II cũng dậy rằng ngừa thai không chỉ là vi phạm luật tự nhiên, nhưng khước từ giáo huấn về tình dục và hôn nhân đã được mạc khải cho con người qua Kinh Thánh. Đây là một sự thật đã được ủy thác cho Giáo Hội vì thế Giáo Hội không có quyền để thay đổi.
Hơn thế nữa các dữ kiện khoa học không có sực thuyết phục rằng ngừa thai là điều đúng với phụ nữ như bà Gates đã tuyên bố. Thật ra ngừa thai có hại cho sức khỏe của phụ nữ, ngay cả chỉ cần số lượng nhỏ thuốc uống như Class 1 carcinogen chẳng hạn, có nguy cơ gây trụy tim, đột quỵ, khó thở… thế thì bảo ngừa thai tốt cho phụ nữ ở chỗ nào?
Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa cổ vũ cho việc ngừa thai. Nhưng thay vì ngừa thai, Giáo Hội đưa ra nhiều phương pháp như biết rõ chu kỳ thụ thai, kế hoạch hóa gia đình theo cách tự nhiên. Những phương pháp này được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển và dĩ nhiên Giáo Hội luôn giúp đỡ những ai muốn tuân theo giáo huấn của Giáo Hội.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC vừa qua, bà Gates nói rằng bà rất “lạc quan” là Giáo Hội Công Giáo sẽ thay đổi giáo huấn về việc ngừa thai để có thể giúp đỡ các phụ nữ tại các nước đang phát triển.
Gates đã nói rằng “Chúng tôi làm việc rất sát với Giáo Hội Công Giáo và chúng tôi đã có nhiều cuộc bàn thảo bởi vì chúng tôi cùng có chung một lý tưởng về công bình xã hội và chống nghèo đói. “
“Và tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng này cũng muốn giúp người ta thoát khỏi cảnh nghèo đói, giúp những việc có thể làm được cho phụ nữ” ngay cả “chúng tôi đã đồng ý với nhau là vào thời điểm này vẫn có những bất đồng“ về vấn đề ngừa thai.
Sở dĩ bà Gates đã phát biểu như trên vì hội từ thiện của bà là Bill and Melinda Gates Foundation đang tổ chức một cuộc họp quốc tế cao cấp ở London về vấn đề ngừa thai tại các nước đang phát triển. Bà hy vọng là Giáo Hội sẽ xem xét lại và có thể thay đổi giáo huấn về vấn đề ngừa thai theo thời gian.
Nhưng John Grabowski, một Giáo Sư thần học luân lý và đạo đức của Đại Học Công Giáo, Catholic University of American, nói rằng không thể có sự thay đổi được.
Ông nói với CNA rằng “Giáo huấn chống lại việc ngừa thai không phải là giáo huấn mới đây, không phải là điều được đặt ra bởi ĐGH Phaolô VI vào năm 1968”
Vào năm 1968, ĐGH Phaolô VI đã viết tông huấn Humanae Vitae (Sự Sống Con Người), nhắc bảo “quy định về sinh sản” theo giáo huấn của Giáo Hội áp dụng cho thế giới hiện đại về kế hoạch hóa gia đình và ngừa thai
Giáo huấn này cũng được khẳng định trong sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở điều 2370 rằng sự ngừa thai ám chỉ “không dâng hiến trọn vẹn cho nhau. Điều này dẫn đến không những có sự từ chối quyết liệt đón nhận sự sống mà còn có sự giả tạo tính chất của tình yêu vợ chồng đích thực, một tình yêu đòi hỏi sự hiến thân trọn vẹn cho nhau…Sự khác biệt nhân học và luân lý giữa việc chống thụ thai, và việc vào dựa vào những chu kỳ không thụ thai..nói lên hai quan niệm về con người và về tính dục con người hoàn toàn khác nhau.”
Giáo sư Grabowski nói rằng “Thập niên 1960 không phải là thời kỳ đầu tiên cũng chẳng phải là thời kỳ duy nhất Giáo Hội xác định rằng hành động tính dục trong hôn nhân mang một ý nghĩa sinh sản và kết hợp không thể tách rời.
“Giáo huấn này đã có ngay từ thuở ban đầu của Giáo Hội, vì thế Giáo Hội (kể cả ĐGH Phanxicô) không thể thay đổi giáo huấn mang tính liên tục,phổ quát, và thẩm quyền này được.”
Hơn nữa “Không thấy có một dấu hiệu nào nơi ĐGH Phanxicô là ngài muốn thay đổi. Trong khi đó ĐGH đã hoàn toàn khẳng định giáo huấn của Giáo Hội trong lãnh vực này.”
Trong tông huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Tình Yêu) ĐGH Phanxicô đã nói rất rõ ràng về quan điểm của ngài “Ngay từ đầu, tình yêu không chấp nhận bất cứ động lực nào làm nó khép kín. Tình yêu mở rộng đón nhận hoa trái có sức làm cho tình yêu thêm phong phú. Vì thế không một hành vi giao hợp vợ chồng nào có thể khước từ ý nghĩa này, cho dù, vì nhiều ly do khác nhau, có thể không luôn luôn thực sự sinh ra một sự sống mới.”
Một trong các vị tiền nhiệm là ĐGH Gioan Phaolô II cũng dậy rằng ngừa thai không chỉ là vi phạm luật tự nhiên, nhưng khước từ giáo huấn về tình dục và hôn nhân đã được mạc khải cho con người qua Kinh Thánh. Đây là một sự thật đã được ủy thác cho Giáo Hội vì thế Giáo Hội không có quyền để thay đổi.
Hơn thế nữa các dữ kiện khoa học không có sực thuyết phục rằng ngừa thai là điều đúng với phụ nữ như bà Gates đã tuyên bố. Thật ra ngừa thai có hại cho sức khỏe của phụ nữ, ngay cả chỉ cần số lượng nhỏ thuốc uống như Class 1 carcinogen chẳng hạn, có nguy cơ gây trụy tim, đột quỵ, khó thở… thế thì bảo ngừa thai tốt cho phụ nữ ở chỗ nào?
Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa cổ vũ cho việc ngừa thai. Nhưng thay vì ngừa thai, Giáo Hội đưa ra nhiều phương pháp như biết rõ chu kỳ thụ thai, kế hoạch hóa gia đình theo cách tự nhiên. Những phương pháp này được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển và dĩ nhiên Giáo Hội luôn giúp đỡ những ai muốn tuân theo giáo huấn của Giáo Hội.
Giuse Thẩm Nguyễn
Nhị Vị Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump Và Brigitte Macron Kính Viếng Nhà Thờ Đức Bà Paris
Lê Đình Thông
16:50 13/07/2017
Nhị Vị Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump Và Brigitte Macron Kính Viếng Nhà Thờ Đức Bà Paris
Lúc 17 giờ chiều ngày 13/07/2017, Nhỉ vị Đệ nhất Phu nhân Melania Trump và Brigitte Macron chiêm ngắm kính màu hình hoa hồng thiết trí từ thế kỷ 13 vào lúc bước vào Vương cung Thánh đường Notre Dame de Paris và được Đức Ông Viện trưởng Patrick Chauvet (hình trên, tận cùng phải) chào đón, cùng với chánh văn phòng Lê Đình Thiên Ân (tận cùng trái). Cùng lúc, đại phong cầm Vương cung Thánh đường trổi quốc thiều Hoa Kỳ.
Trong lễ nhậm chức của tổng thống Donald Trump ngày 20/01/2017 tại điện Capitol, bà Melinia đã đặt tay lên cuốn Kinh Thánh của Abraham Lincoln tuyên thệ.
Nhị vị Đệ nhất phu nhân đã chiêm ngắm Thánh tượng Pietà, còn gọi là Thánh tượng Đức Mẹ Sầu bi (Mater dolorosa) ngự trên cung thánh. Thánh tượng này do điêu khắc gia Nicolas Coustou thực hiện, phụng mệnh vua Louis XIV, đáp lại nguyện ước của phụ vương Louis XIII. Đức Bà xót thương, ôm Chúa được đưa xuống từ cây Thánh giá, phía trái có vua Louis XIII dâng triều thiên và vương trượng ; phía trái : vua Louis XIV chắp tay cung kính cầu nguyện cho quốc thái dân an.
Dưới ngọn bạch lạp lung linh, Đức Ông Patrick Chauvet đã giới thiệu với nhị vị Đệ nhất Phu nhân bảo vật của Nhà thờ Đức Bà : mạo gai Chúa Cứu Thế, đường kính 21 cm, trong các thế kỷ đầu công nguyên được thờ kính trong Nguyện đường triều đình Constantinople. Sau cùng, ngày 19/08/1239, mạo gai được thủ đô Paris cung nghinh. Nhà vua khoác áo choàng, đi chân đất, rước mạo gai vào ngự trong Nhà Thờ Đức Bà Paris đến ngày nay.
Sau cùng, nhị vị Đệ nhất Phu nhân đến chiêm bái và thắp nến cầu nguyện trước Thánh tượng Đức Bà bồng Chúa Hài đồng Giêsu. Vào thế kỷ XIV, thánh tượng được chuyển tử Nguyện đường Saint-Aignan, ngày nay ngự trị bên phải cung thánh. Bà Melania đã cúng lễ vật và ký vào số vàng của ngôi thánh đường được thăm viếng nhiều nhất châu Âu.
Nhị vị Đệ nhất Phu nhân kính viếng Nhà Thờ Đức Bà Paris là do lời yêu cầu của bà Melania Trump. Trong buổi thăm viếng, Bà Macron mặc áo trắng. Bà Trump mặc áo màu huyết dụ.
Paris, ngày 13/07/2014
Lê Đình Thông
Trong lễ nhậm chức của tổng thống Donald Trump ngày 20/01/2017 tại điện Capitol, bà Melinia đã đặt tay lên cuốn Kinh Thánh của Abraham Lincoln tuyên thệ.
Nhị vị Đệ nhất phu nhân đã chiêm ngắm Thánh tượng Pietà, còn gọi là Thánh tượng Đức Mẹ Sầu bi (Mater dolorosa) ngự trên cung thánh. Thánh tượng này do điêu khắc gia Nicolas Coustou thực hiện, phụng mệnh vua Louis XIV, đáp lại nguyện ước của phụ vương Louis XIII. Đức Bà xót thương, ôm Chúa được đưa xuống từ cây Thánh giá, phía trái có vua Louis XIII dâng triều thiên và vương trượng ; phía trái : vua Louis XIV chắp tay cung kính cầu nguyện cho quốc thái dân an.
Dưới ngọn bạch lạp lung linh, Đức Ông Patrick Chauvet đã giới thiệu với nhị vị Đệ nhất Phu nhân bảo vật của Nhà thờ Đức Bà : mạo gai Chúa Cứu Thế, đường kính 21 cm, trong các thế kỷ đầu công nguyên được thờ kính trong Nguyện đường triều đình Constantinople. Sau cùng, ngày 19/08/1239, mạo gai được thủ đô Paris cung nghinh. Nhà vua khoác áo choàng, đi chân đất, rước mạo gai vào ngự trong Nhà Thờ Đức Bà Paris đến ngày nay.
Sau cùng, nhị vị Đệ nhất Phu nhân đến chiêm bái và thắp nến cầu nguyện trước Thánh tượng Đức Bà bồng Chúa Hài đồng Giêsu. Vào thế kỷ XIV, thánh tượng được chuyển tử Nguyện đường Saint-Aignan, ngày nay ngự trị bên phải cung thánh. Bà Melania đã cúng lễ vật và ký vào số vàng của ngôi thánh đường được thăm viếng nhiều nhất châu Âu.
Nhị vị Đệ nhất Phu nhân kính viếng Nhà Thờ Đức Bà Paris là do lời yêu cầu của bà Melania Trump. Trong buổi thăm viếng, Bà Macron mặc áo trắng. Bà Trump mặc áo màu huyết dụ.
Paris, ngày 13/07/2014
Lê Đình Thông
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx. Vinh Sơn: Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức, Rước lễ và Bao Đồng
Nguyễn Hữu Lộc
08:51 13/07/2017
Gx. Vinh Sơn: Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức, Rước lễ và Bao Đồng
Vào lúc 17g00 thứ hai ngày 11.7.2017, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường đã về thăm viếng mục vụ Giáo xứ Vinh Sơn và chủ sự Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 35 em. Đồng thời, cho 28 em Rước lễ lần đầu và 30 em tuyên hứa Bao đồng. Khi hoàng hôn xuống nhưng trong sân nhà thờ Vinh Sơn hôm nay vẫn bừng sáng với trang phục trắng tinh của các em thiếu nhi cùng cộng đoàn giáo xứ đã đứng xếp hàng thành đội ngũ chỉnh tề, trang trọng chào đón Đức Cha Giuse, vị cha chung của Giáo phận.
Xem Hình
Giáo xứ Vinh Sơn hôm nay đẹp hẳn lên, bầu không khí cũng thật hân hoan. Đúng 16g30, Đức Cha đã đến nơi, mọi người vui mừng chào đón ngài với tràng pháo tay nồng nhiệt. Và mọi người ai cũng rất vui mừng khi thấy được Đức Cha xuất hiện trước cổng Nhà thờ. Cùng đồng tế với Đức Cha, có cha chánh xứ Phaolô Trần Thanh Danh, cùng Cha Gioan Võ Hoàn Sinh – hạt trưởng hạt Tây Ninh và các Cha trong Giáo hạt Tây Ninh.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse chúc mừng tất cả các em được Thêm sức – Rước lễ lần đầu và Rước Lễ Bao Đồng hôm nay. Đức Cha cũng nói lên ý nghĩa của nghi thức hôm nay, đồng thời ngài mời gọi cộng đoàn hiện diện hiệp ý cầu nguyện để ơn Chúa Thánh Thần xuống dồi dào trên các em, cũng như quý phụ huynh và những người đã hướng dẫn và dạy dỗ các em.
Trong phần giảng lễ, Đức Cha chia sẽ với các em về mục đích và ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể và Nghi thức ban phép Thêm Sức, là ban ơn Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ con người cũ trở thành con người mới. Đức Cha mời gọi cộng đoàn giáo xứ cùng với các em thêm sức hôm nay hảy mở rộng tâm hồn các em tập sống yêu thương, thánh thiện và đạo đức. Hãy trở nên những chứng nhân cho Chúa Kitô bằng đời sống gương mẫu trong gia đình, Giáo xứ, Giáo phận và xã hội. Hãy là chứng nhân của Tin Mừng: gieo rắc bình an và niềm vui cho mọi người.
Sau khi lập lại lời tuyên xưng đức tin, nghi thức ban bí tích Thêm Sức được cử hành thật trang nghiêm và sốt sắng. “Lạy Chúa Thánh Thần…”. Lời bài hát vang lên cũng chính là giây phút linh thiêng khi 35 em lãnh nhận Bí tích thêm sức hôm nay và cha mẹ đỡ đầu lần lượt tiến bước lên cung thánh để lãnh nhận Ấn Tín ơn Chúa Thánh Thần. Kể từ đây, các em được hiến thánh cho Thiên Chúa, được ban sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ra đi làm chứng và bảo vệ đức tin bằng lời nói cũng như hành động, trở thành chiến sĩ của Đức Kitô. Đây còn là kỷ niệm đẹp mà các em mãi ghi nhớ trong suốt cuộc đời.
Thánh lễ tiếp tục với phần nghi thức Tuyên hứa Bao đồng. Tính cách trọng thể của lễ nghi này nằm ở chỗ các em sẽ cầm nến sáng trên tay, đích thân nói lên lời tuyên xưng đức tin mà trước đây, khi các em lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Cha mẹ và người đỡ đầu đã tuyên xưng thay cho các em. Qua lời tuyên hứa “Quyết tâm theo Chúa Giêsu đến trọn đời để trở nên người Kitô hữu trọn lành và sốt sắng.”
Với Nến sáng trên tay, xếp hàng ngay ngắn, cùng với cộng đoàn, các em nói lên quyết tâm từ bỏ tội lỗi, ma quỷ và những quyến rũ của chúng; đồng thời tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi và Giáo Hội của Người. Các em hứa trung thành với Chúa Giêsu, giữ trọn lề luật, thánh hoá ngày Chúa Nhật, giữ mùa Phục Sinh, cầu nguyện sáng tối, vâng lời cha mẹ và yêu thương anh chị em. Đó là một quyết tâm đến trọn đời.
Sau đó, từng em tiến lên, xưng tên của mình và đặt tay lên Phúc Âm để cam kết điều này: “ Con xin cam kết và thề hứa với Thiên Chúa, con luôn trung thành tin theo Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh của Người, để yêu thương và phục vụ mọi người cho đến trọn đời. Amen.” Sau đó Đức Cha đã trao cho từng em quyển Kinh Thánh, để làm hành trang vào đời, làm chứng nhân cho Chúa và loan báo tin mừng của Chúa.
Trong thánh lễ này, ngoài miền vui của Các em thêm sức khi được lãnh nhận ơn Chúa Thánh thần, để trở thành những chiến sĩ của Đức Ki tô; Những em Bao đồng là đã được trưởng thành trong Hội thánh, đã biết tự mình Tuyên hứa với Thiên Chúa là quyết một lòng theo Chúa và giữ trọn lề luật Chúa. Thì còn có miền vui của các em Rước lễ lần đầu. Vì từ đây các em được rước Mình thánh thể vào lòng, đây là một miền hạnh phúc của mỗi người Ki tô giáo, vì: “Thánh Thể là một ân ban của Thiên Chúa dành cho con người. Đó không phải là một tấm bánh hay ly rượu bình thường như chúng ta thấy, nhưng đó chính là Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô đã ban cho con người chúng ta để con người chúng ta có được sự sống đời đời”. “Do đó, các con phải sống tốt, phải hiểu thảo, phải vâng lời ông bà, cha mẹ thì mới xứng đáng để được Chúa ngự vào lòng… ”.Đó là lời mà Đức Cha Phêrô đã nhắc nhở các em Rước lễ lần đầu.
Cuối thánh lễ, sau lời cám ơn của Vị đại diện Giáo xứ gửi đến Đức Cha; Quý Cha; Quý Dì. Một em đại diện đã nói lên tâm tình của mình trong ngày trọng đại hôm nay và nói lên lời cảm ơn sâu sắc tới Đức Cha; quý Cha, quý Dì, quý Thầy và quý Thầy cô Giáo lý viên.
Và Các em cũng không quên nói lời tri ân bố mẹ, những người đã, đang và sẽ luôn ở bên các em. “Chúng con không biết nói thế nào để có thể diễn tả hết công lao to lớn của bố mẹ. Giờ đây chúng con chỉ biết dâng lời cảm tạ, tri ân và cầu xin Thiên Chúa ban nhiều ơn phúc xuống trên bố mẹ.”
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Cha Giuse có đôi lời cám ơn và chào chúc cộng đoàn.
Thánh lễ kết thúc lúc 19 giờ. Mọi người ra về trong hân hoan vì được tham dự thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức rất long trọng do tay vị chủ chăn của Giáo phận. Nhất là các em được Rước lễ lần đầu và lãnh Bí tích Thêm Sức, lòng tràn ngập niềm vui vì đã được rước Chúa vào lòng và nhận được ơn Chúa Thánh Thần, để từ nay, các em sẽ là chiến sĩ của Chúa Kitô, làm chứng cho Ngài giữa lòng thế giới hôm nay.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Vào lúc 17g00 thứ hai ngày 11.7.2017, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường đã về thăm viếng mục vụ Giáo xứ Vinh Sơn và chủ sự Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 35 em. Đồng thời, cho 28 em Rước lễ lần đầu và 30 em tuyên hứa Bao đồng. Khi hoàng hôn xuống nhưng trong sân nhà thờ Vinh Sơn hôm nay vẫn bừng sáng với trang phục trắng tinh của các em thiếu nhi cùng cộng đoàn giáo xứ đã đứng xếp hàng thành đội ngũ chỉnh tề, trang trọng chào đón Đức Cha Giuse, vị cha chung của Giáo phận.
Xem Hình
Giáo xứ Vinh Sơn hôm nay đẹp hẳn lên, bầu không khí cũng thật hân hoan. Đúng 16g30, Đức Cha đã đến nơi, mọi người vui mừng chào đón ngài với tràng pháo tay nồng nhiệt. Và mọi người ai cũng rất vui mừng khi thấy được Đức Cha xuất hiện trước cổng Nhà thờ. Cùng đồng tế với Đức Cha, có cha chánh xứ Phaolô Trần Thanh Danh, cùng Cha Gioan Võ Hoàn Sinh – hạt trưởng hạt Tây Ninh và các Cha trong Giáo hạt Tây Ninh.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse chúc mừng tất cả các em được Thêm sức – Rước lễ lần đầu và Rước Lễ Bao Đồng hôm nay. Đức Cha cũng nói lên ý nghĩa của nghi thức hôm nay, đồng thời ngài mời gọi cộng đoàn hiện diện hiệp ý cầu nguyện để ơn Chúa Thánh Thần xuống dồi dào trên các em, cũng như quý phụ huynh và những người đã hướng dẫn và dạy dỗ các em.
Trong phần giảng lễ, Đức Cha chia sẽ với các em về mục đích và ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể và Nghi thức ban phép Thêm Sức, là ban ơn Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ con người cũ trở thành con người mới. Đức Cha mời gọi cộng đoàn giáo xứ cùng với các em thêm sức hôm nay hảy mở rộng tâm hồn các em tập sống yêu thương, thánh thiện và đạo đức. Hãy trở nên những chứng nhân cho Chúa Kitô bằng đời sống gương mẫu trong gia đình, Giáo xứ, Giáo phận và xã hội. Hãy là chứng nhân của Tin Mừng: gieo rắc bình an và niềm vui cho mọi người.
Sau khi lập lại lời tuyên xưng đức tin, nghi thức ban bí tích Thêm Sức được cử hành thật trang nghiêm và sốt sắng. “Lạy Chúa Thánh Thần…”. Lời bài hát vang lên cũng chính là giây phút linh thiêng khi 35 em lãnh nhận Bí tích thêm sức hôm nay và cha mẹ đỡ đầu lần lượt tiến bước lên cung thánh để lãnh nhận Ấn Tín ơn Chúa Thánh Thần. Kể từ đây, các em được hiến thánh cho Thiên Chúa, được ban sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ra đi làm chứng và bảo vệ đức tin bằng lời nói cũng như hành động, trở thành chiến sĩ của Đức Kitô. Đây còn là kỷ niệm đẹp mà các em mãi ghi nhớ trong suốt cuộc đời.
Thánh lễ tiếp tục với phần nghi thức Tuyên hứa Bao đồng. Tính cách trọng thể của lễ nghi này nằm ở chỗ các em sẽ cầm nến sáng trên tay, đích thân nói lên lời tuyên xưng đức tin mà trước đây, khi các em lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Cha mẹ và người đỡ đầu đã tuyên xưng thay cho các em. Qua lời tuyên hứa “Quyết tâm theo Chúa Giêsu đến trọn đời để trở nên người Kitô hữu trọn lành và sốt sắng.”
Với Nến sáng trên tay, xếp hàng ngay ngắn, cùng với cộng đoàn, các em nói lên quyết tâm từ bỏ tội lỗi, ma quỷ và những quyến rũ của chúng; đồng thời tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi và Giáo Hội của Người. Các em hứa trung thành với Chúa Giêsu, giữ trọn lề luật, thánh hoá ngày Chúa Nhật, giữ mùa Phục Sinh, cầu nguyện sáng tối, vâng lời cha mẹ và yêu thương anh chị em. Đó là một quyết tâm đến trọn đời.
Sau đó, từng em tiến lên, xưng tên của mình và đặt tay lên Phúc Âm để cam kết điều này: “ Con xin cam kết và thề hứa với Thiên Chúa, con luôn trung thành tin theo Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh của Người, để yêu thương và phục vụ mọi người cho đến trọn đời. Amen.” Sau đó Đức Cha đã trao cho từng em quyển Kinh Thánh, để làm hành trang vào đời, làm chứng nhân cho Chúa và loan báo tin mừng của Chúa.
Trong thánh lễ này, ngoài miền vui của Các em thêm sức khi được lãnh nhận ơn Chúa Thánh thần, để trở thành những chiến sĩ của Đức Ki tô; Những em Bao đồng là đã được trưởng thành trong Hội thánh, đã biết tự mình Tuyên hứa với Thiên Chúa là quyết một lòng theo Chúa và giữ trọn lề luật Chúa. Thì còn có miền vui của các em Rước lễ lần đầu. Vì từ đây các em được rước Mình thánh thể vào lòng, đây là một miền hạnh phúc của mỗi người Ki tô giáo, vì: “Thánh Thể là một ân ban của Thiên Chúa dành cho con người. Đó không phải là một tấm bánh hay ly rượu bình thường như chúng ta thấy, nhưng đó chính là Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô đã ban cho con người chúng ta để con người chúng ta có được sự sống đời đời”. “Do đó, các con phải sống tốt, phải hiểu thảo, phải vâng lời ông bà, cha mẹ thì mới xứng đáng để được Chúa ngự vào lòng… ”.Đó là lời mà Đức Cha Phêrô đã nhắc nhở các em Rước lễ lần đầu.
Cuối thánh lễ, sau lời cám ơn của Vị đại diện Giáo xứ gửi đến Đức Cha; Quý Cha; Quý Dì. Một em đại diện đã nói lên tâm tình của mình trong ngày trọng đại hôm nay và nói lên lời cảm ơn sâu sắc tới Đức Cha; quý Cha, quý Dì, quý Thầy và quý Thầy cô Giáo lý viên.
Và Các em cũng không quên nói lời tri ân bố mẹ, những người đã, đang và sẽ luôn ở bên các em. “Chúng con không biết nói thế nào để có thể diễn tả hết công lao to lớn của bố mẹ. Giờ đây chúng con chỉ biết dâng lời cảm tạ, tri ân và cầu xin Thiên Chúa ban nhiều ơn phúc xuống trên bố mẹ.”
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Cha Giuse có đôi lời cám ơn và chào chúc cộng đoàn.
Thánh lễ kết thúc lúc 19 giờ. Mọi người ra về trong hân hoan vì được tham dự thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức rất long trọng do tay vị chủ chăn của Giáo phận. Nhất là các em được Rước lễ lần đầu và lãnh Bí tích Thêm Sức, lòng tràn ngập niềm vui vì đã được rước Chúa vào lòng và nhận được ơn Chúa Thánh Thần, để từ nay, các em sẽ là chiến sĩ của Chúa Kitô, làm chứng cho Ngài giữa lòng thế giới hôm nay.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Video Cộng Đồng VN Tại Toronto mừng sinh nhật Canada lần thứ 150
VietCatholic Network - Phương Loan
11:25 13/07/2017
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cấm Báo Dự Họp Của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Để Làm Gì ?
Phạm Trần
08:42 13/07/2017
Cấm Báo Dự Họp Của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Để Làm Gì ?
Trong khi đảng và nhà nước liên tục tuyên truyền các phóng viên báo chí ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ để tác nghiệp tự do thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hành động ngược lại để xác nhận báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF,Reporters sans frontières, hay Reporters Without Borders) kết luận tình hình tự do ngôn luận của người dân càng ngày càng tồi tệ.
Báo cáo năm 2016 của RSF xếp Việt Nam đứng hàng thứ 175/180 nước trên thế giới cũng cho thấy Việt Nam chỉ đứng trên Trung Quốc, Syria, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên, và Eritrea.
Nhưng RSF nói Việt Nam bị sụt mất 1.64 điểm so với năm 2016 vì nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã gia tăng mức độ đàn áp các nhà báo tự do hoạt động trên mạng xã hội và các Boggers.
Hành động hạn chế quyền tự do thông tin và được thông tin không mới ở Việt Nam, mặc dù Hiến pháp nước này ra đời năm 2013, đã cam kết “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” (Điều 25)
Nói như thế nhưng Quốc hội của đảng đã gắn thêm cái đuôi ”Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” ở cuối Điều 25 để hạn chế quyền của dân.
Hành động thì như thế mà nhà nước lại ra sức tuyên truyền trong dân và ra nước ngoài nhiều bài viết đề cao vai trò nối kết quan trọng giữa báo chí với các cơ quan nhà nước và giữa báo chí và Quốc hội để giúp dân tiếp cận được các hoạt động của chính phủ và các Đại biểu Quốc hội.
Bài viết của Vũ Tuấn Hà trên trang Nguoilambao.vn là một tỷ dụ. Hà bảo:” Truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng, phản ánh trung thực mọi hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đến cử tri và là cầu nối để cử tri tham gia vào các hoạt động như lập hiến, lập pháp và giám sát tối cao; qua đó, thực hiện quyền làm chủ của mình.” (theo Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 11/07/2017)
Vì có nhu cầu cao như vậy nên mức quan tâm của báo chí đối với hoạt động của Quốc hội cũng đã tăng cao mau chóng. Nhà báo Vũ Tuấn Hà viết:”Nếu như kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa IX, năm 1993 mới có 300 phóng viên, kỹ thuật đại diện từ 50 cơ quan thông tấn báo chí đưa tin, đến nay đã tăng lên 600 phóng viên, kỹ thuật đại diện từ 100 cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương.”
Trong khi đó thì Thu Hoa, tác gỉa của bài “Thực tiễn sinh động về tự do báo chí ở Việt Nam”, phổ biến trên báo viết Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 09/05/2012 đã khoe:” Báo chí VN thực sự là diễn đàn để phát huy quyền làm chủ, quyền tự do ngôn luận của người dân…. Báo chí Việt Nam không có “vùng cấm”, mà luôn phản ánh trung thực, toàn diện mọi mặt đời sống xã hội, cả những mặt tích cực và tiêu cực, cả tình hình trong nước và quốc tế.”
Hai Tác gỉa Kim Lên-Hồng Hải còn tự đắc trên báo Quân đội Nhân dân ngày 26/06/2017:“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp báo chí là tất yếu khách quan, mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng là nhằm bảo đảm quyền tự do báo chí và quyền tự do sáng tạo tác phẩm báo chí.”
SỢ CÁI GÌ MÀ BỊT MIỆNG ?
Tự đề cao mình như thế, nhưng họ đâu biết vào ngày 11 tháng 07 năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã đóng cửa không cho phép phóng viên tham dự để tường thuật các cuộc họp hàng tháng của Ủy ban.
Báo chí trong nước trích lời Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa cho biết:” Từ nay, các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), báo chí được dự 5 phút đầu của buổi làm việc. Cuối mỗi ngày sẽ có thông cáo báo chí gửi đến các phóng viên”.
Thời gian 5 phút chỉ đủ để chụp hình và quay phim nhanh trước khi cánh cửa được khép lại.
Nhưng tại sao Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng là là cơ quan đại diện dân mà lại sợ báo chí thông tin việc làm của mình cho dân?
Theo giải thích của ông Nguyễn Hạnh Phúc với báo trong nước thì :”Phóng viên báo, đài không được nghe thảo luận như các phiên họp trước đây là "để các đồng chí trong Ủy ban Thường vụ trao đổi, phát biểu hết các vấn đề, phát biểu sâu, không ngại việc có thông tin thuộc bí mật “vô tình” được đề cập".
Như vậy là vì có nhiều Đại biểu thiếu bản lĩnh, tư tưởng đã lung lay, khả năng hiểu biết kém và trình độ chính trị thấp nên đôi khi cũng “tự diễn biến” , “tự chuyển hóa” để “tự thoái hóa” khiến đảng lo bị lộ ?
Hay việc gì cũng đã có nhà nước lo như tập qúan độc tài xưa nay của nhà nước nên Thường vụ Quốc hội muốn báo chí đi chỗ khác chơi để được thoải mái tranh biện quăng mèo ném chó mà không sợ bị chê thiếu văn hóa ?
Nhưng theo quy định thì Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm tòan những tai to mặt lớn của Quốc hội như Chủ tịch , các Phó chủ tịch Quốc hội, và các uỷ viên, nhưng không đồng thời là thành viên của chính phủ chứ có phải là bèo đâu mà sợ bóng sợ gió với con ma “diễn biến hòa bình” lập lòe đâu đó ?
Nên biết, quyết định “mở cửa” để phóng viên báo chí tham dự, đưa tin nội dung các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thực hiện từ Quốc hội khóa XI (27 tháng 6 năm 2001 – 26 tháng 6 năm 2006) dưới thời Chủ tịch Nguyễn Văn An.
Theo báo Tuổi Trẻ, khi được hỏi về quyết định này, ông An đáp: “Đã là đại biểu của dân thì chúng ta phát biểu gì, chính kiến thế nào dân phải được biết. Tôi quyết định để báo chí vào đưa tin nhằm minh bạch hóa hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu báo chí đưa tin sai thì xử lý theo pháp luật, còn nếu đại biểu phát biểu thiếu chuẩn mực bị đưa lên thì khó có thể trách báo chí”.
Như vậy, nếu thời ông Nguyễn Văn An mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội không lo “lộ bí mật”, hay sợ có Đại biểu ăn nói loạng quạng, hay nói ngọng trước các vấn đề quốc gia đại sự thì, sau 17 năm thực hành, chẳng lẽ lại có những nảy sinh mới hay nhạy cảm không dám nói, hoặc nếu cứ toặc móng heo ra thì sợ khi báo chí đưa tin thì có kẻ sẽ mất nồi cơm ?
Cũng đáng chú ý là dưới thời ba Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, hai khoá IX và X (19 tháng 9 năm 1992 – 27 tháng 6 năm 2001) ;Nguyễn Phú Trọng khóa XII (2006-2011) và Nguyễn Sinh Hùng khoá XIII (2011-2016), không thấy có điều tiếng gì lộ ra trong Ùy ban Thường vụ, hay có mà vì biết che, biết đóng cửa bảo nhau nên cuối cùng rồi cũng dĩ hòa vi qúy và đồng chí đồng lòng với nhau cho trong ấm ngoài êm ?
Riêng trong nhiệm kỳ của mình, ông Nguyễn Sinh Hùng đã có nhiều tuyên bố làm cho nhiều người mát lòng mát dạ mà nghe sướng cái lỗ tai.
Chẳng hạn như khi thảo luận Dự Luật Báo chí năm 2016, đã có những ý kiến khác nhau về tự do ngôn luận và tự do báo chí, hay làm sao để kiểm soát thông tin trên mạng.
Dịp này, theo báo Tuổi Trẻ điện tử thì :”Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại câu chuyện Bác Hồ hỏi đại tướng Võ Nguyên Giáp dân chủ là gì, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trả lời nhiều ý, nhưng cuối cùng Bác Hồ tóm gọn lại rất đơn giản, sâu sắc và dễ hiểu: dân chủ là để cho dân được mở mồm ra!
“Quyền tự do ngôn luận là quyền hiến định. Vì vậy các đồng chí định cấm cái gì thì đưa vào đây, chứ để trong nghị định là không được đâu. Bây giờ xu hướng đọc khác xưa rồi, người ta mở cái điện thoại ra là có thông tin. Các đồng chí nói rằng đó không phải báo nên tôi không quản lý thì không được. Các đồng chí nhớ rằng quyền mở mồm ra là quyền của mỗi người dân” (Theo Tuổi Trẻ Online, ngày 18/02/2016)
Vậy tại sao, dưới thời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người thay thế ông Hùng, quyền được “mở mồm” trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại bị kiểm soát để đóng lại, không muốn cho báo chí biết để thông tin đến dân ?
Nói thế nhưng dễ gì một mình bà Ngân mà dám ra lệnh cấm báo dự các cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ? Việc này phải có bàn tay của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu quyết định, vì mọi việc ở Việt Nam phải có đồng ý của Bộ Chính trị.
Vậy ông Nguyễn Phú Trọng có toan tính gì mới mà muốn giấu dân ?
Cũng nên biết vai trò và quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong guồng máy cai trị nhà nước rất lớn và quan trọng.
Những quy định trong Điều 74, Hiến pháp năm 2013, gồm có:
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;
2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
4. Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;
6. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước;
7. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;
8. Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
9. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
10. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
11. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
12. Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
13. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội
Với nhiệm vụ quan trọng như vậy mà báo chí không dược phép theo dõi để tường thuật ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có ai còn muốn điếm xỉa đến bản tin cuối ngày thuộc loại mèo khen mèo dài đuôi của cơ chế này ?
Bằng chứng là bản tin thứ nhất phổ biến chiều 11/7/2017 cho biết Ủy ban đã “thảo luận, cho ý kiến về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tín ngưỡng”, nhưng không ai biết họ đã tranh luận như thế nào và tại sao lại có vấn đề “phạt tiền trong lĩnh vực tín ngưỡng” được đem ra thảo luận vào lúc này để làm gì ?
Phạm Trần
(07/017)
Trong khi đảng và nhà nước liên tục tuyên truyền các phóng viên báo chí ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ để tác nghiệp tự do thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hành động ngược lại để xác nhận báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF,Reporters sans frontières, hay Reporters Without Borders) kết luận tình hình tự do ngôn luận của người dân càng ngày càng tồi tệ.
Báo cáo năm 2016 của RSF xếp Việt Nam đứng hàng thứ 175/180 nước trên thế giới cũng cho thấy Việt Nam chỉ đứng trên Trung Quốc, Syria, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên, và Eritrea.
Nhưng RSF nói Việt Nam bị sụt mất 1.64 điểm so với năm 2016 vì nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã gia tăng mức độ đàn áp các nhà báo tự do hoạt động trên mạng xã hội và các Boggers.
Hành động hạn chế quyền tự do thông tin và được thông tin không mới ở Việt Nam, mặc dù Hiến pháp nước này ra đời năm 2013, đã cam kết “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” (Điều 25)
Nói như thế nhưng Quốc hội của đảng đã gắn thêm cái đuôi ”Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” ở cuối Điều 25 để hạn chế quyền của dân.
Hành động thì như thế mà nhà nước lại ra sức tuyên truyền trong dân và ra nước ngoài nhiều bài viết đề cao vai trò nối kết quan trọng giữa báo chí với các cơ quan nhà nước và giữa báo chí và Quốc hội để giúp dân tiếp cận được các hoạt động của chính phủ và các Đại biểu Quốc hội.
Bài viết của Vũ Tuấn Hà trên trang Nguoilambao.vn là một tỷ dụ. Hà bảo:” Truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng, phản ánh trung thực mọi hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đến cử tri và là cầu nối để cử tri tham gia vào các hoạt động như lập hiến, lập pháp và giám sát tối cao; qua đó, thực hiện quyền làm chủ của mình.” (theo Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 11/07/2017)
Vì có nhu cầu cao như vậy nên mức quan tâm của báo chí đối với hoạt động của Quốc hội cũng đã tăng cao mau chóng. Nhà báo Vũ Tuấn Hà viết:”Nếu như kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa IX, năm 1993 mới có 300 phóng viên, kỹ thuật đại diện từ 50 cơ quan thông tấn báo chí đưa tin, đến nay đã tăng lên 600 phóng viên, kỹ thuật đại diện từ 100 cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương.”
Trong khi đó thì Thu Hoa, tác gỉa của bài “Thực tiễn sinh động về tự do báo chí ở Việt Nam”, phổ biến trên báo viết Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 09/05/2012 đã khoe:” Báo chí VN thực sự là diễn đàn để phát huy quyền làm chủ, quyền tự do ngôn luận của người dân…. Báo chí Việt Nam không có “vùng cấm”, mà luôn phản ánh trung thực, toàn diện mọi mặt đời sống xã hội, cả những mặt tích cực và tiêu cực, cả tình hình trong nước và quốc tế.”
Hai Tác gỉa Kim Lên-Hồng Hải còn tự đắc trên báo Quân đội Nhân dân ngày 26/06/2017:“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp báo chí là tất yếu khách quan, mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng là nhằm bảo đảm quyền tự do báo chí và quyền tự do sáng tạo tác phẩm báo chí.”
SỢ CÁI GÌ MÀ BỊT MIỆNG ?
Tự đề cao mình như thế, nhưng họ đâu biết vào ngày 11 tháng 07 năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã đóng cửa không cho phép phóng viên tham dự để tường thuật các cuộc họp hàng tháng của Ủy ban.
Báo chí trong nước trích lời Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa cho biết:” Từ nay, các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), báo chí được dự 5 phút đầu của buổi làm việc. Cuối mỗi ngày sẽ có thông cáo báo chí gửi đến các phóng viên”.
Thời gian 5 phút chỉ đủ để chụp hình và quay phim nhanh trước khi cánh cửa được khép lại.
Nhưng tại sao Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng là là cơ quan đại diện dân mà lại sợ báo chí thông tin việc làm của mình cho dân?
Theo giải thích của ông Nguyễn Hạnh Phúc với báo trong nước thì :”Phóng viên báo, đài không được nghe thảo luận như các phiên họp trước đây là "để các đồng chí trong Ủy ban Thường vụ trao đổi, phát biểu hết các vấn đề, phát biểu sâu, không ngại việc có thông tin thuộc bí mật “vô tình” được đề cập".
Như vậy là vì có nhiều Đại biểu thiếu bản lĩnh, tư tưởng đã lung lay, khả năng hiểu biết kém và trình độ chính trị thấp nên đôi khi cũng “tự diễn biến” , “tự chuyển hóa” để “tự thoái hóa” khiến đảng lo bị lộ ?
Hay việc gì cũng đã có nhà nước lo như tập qúan độc tài xưa nay của nhà nước nên Thường vụ Quốc hội muốn báo chí đi chỗ khác chơi để được thoải mái tranh biện quăng mèo ném chó mà không sợ bị chê thiếu văn hóa ?
Nhưng theo quy định thì Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm tòan những tai to mặt lớn của Quốc hội như Chủ tịch , các Phó chủ tịch Quốc hội, và các uỷ viên, nhưng không đồng thời là thành viên của chính phủ chứ có phải là bèo đâu mà sợ bóng sợ gió với con ma “diễn biến hòa bình” lập lòe đâu đó ?
Nên biết, quyết định “mở cửa” để phóng viên báo chí tham dự, đưa tin nội dung các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thực hiện từ Quốc hội khóa XI (27 tháng 6 năm 2001 – 26 tháng 6 năm 2006) dưới thời Chủ tịch Nguyễn Văn An.
Theo báo Tuổi Trẻ, khi được hỏi về quyết định này, ông An đáp: “Đã là đại biểu của dân thì chúng ta phát biểu gì, chính kiến thế nào dân phải được biết. Tôi quyết định để báo chí vào đưa tin nhằm minh bạch hóa hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu báo chí đưa tin sai thì xử lý theo pháp luật, còn nếu đại biểu phát biểu thiếu chuẩn mực bị đưa lên thì khó có thể trách báo chí”.
Như vậy, nếu thời ông Nguyễn Văn An mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội không lo “lộ bí mật”, hay sợ có Đại biểu ăn nói loạng quạng, hay nói ngọng trước các vấn đề quốc gia đại sự thì, sau 17 năm thực hành, chẳng lẽ lại có những nảy sinh mới hay nhạy cảm không dám nói, hoặc nếu cứ toặc móng heo ra thì sợ khi báo chí đưa tin thì có kẻ sẽ mất nồi cơm ?
Cũng đáng chú ý là dưới thời ba Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, hai khoá IX và X (19 tháng 9 năm 1992 – 27 tháng 6 năm 2001) ;Nguyễn Phú Trọng khóa XII (2006-2011) và Nguyễn Sinh Hùng khoá XIII (2011-2016), không thấy có điều tiếng gì lộ ra trong Ùy ban Thường vụ, hay có mà vì biết che, biết đóng cửa bảo nhau nên cuối cùng rồi cũng dĩ hòa vi qúy và đồng chí đồng lòng với nhau cho trong ấm ngoài êm ?
Riêng trong nhiệm kỳ của mình, ông Nguyễn Sinh Hùng đã có nhiều tuyên bố làm cho nhiều người mát lòng mát dạ mà nghe sướng cái lỗ tai.
Chẳng hạn như khi thảo luận Dự Luật Báo chí năm 2016, đã có những ý kiến khác nhau về tự do ngôn luận và tự do báo chí, hay làm sao để kiểm soát thông tin trên mạng.
Dịp này, theo báo Tuổi Trẻ điện tử thì :”Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại câu chuyện Bác Hồ hỏi đại tướng Võ Nguyên Giáp dân chủ là gì, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trả lời nhiều ý, nhưng cuối cùng Bác Hồ tóm gọn lại rất đơn giản, sâu sắc và dễ hiểu: dân chủ là để cho dân được mở mồm ra!
“Quyền tự do ngôn luận là quyền hiến định. Vì vậy các đồng chí định cấm cái gì thì đưa vào đây, chứ để trong nghị định là không được đâu. Bây giờ xu hướng đọc khác xưa rồi, người ta mở cái điện thoại ra là có thông tin. Các đồng chí nói rằng đó không phải báo nên tôi không quản lý thì không được. Các đồng chí nhớ rằng quyền mở mồm ra là quyền của mỗi người dân” (Theo Tuổi Trẻ Online, ngày 18/02/2016)
Vậy tại sao, dưới thời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người thay thế ông Hùng, quyền được “mở mồm” trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại bị kiểm soát để đóng lại, không muốn cho báo chí biết để thông tin đến dân ?
Nói thế nhưng dễ gì một mình bà Ngân mà dám ra lệnh cấm báo dự các cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ? Việc này phải có bàn tay của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu quyết định, vì mọi việc ở Việt Nam phải có đồng ý của Bộ Chính trị.
Vậy ông Nguyễn Phú Trọng có toan tính gì mới mà muốn giấu dân ?
Cũng nên biết vai trò và quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong guồng máy cai trị nhà nước rất lớn và quan trọng.
Những quy định trong Điều 74, Hiến pháp năm 2013, gồm có:
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;
2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
4. Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;
6. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước;
7. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;
8. Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
9. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
10. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
11. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
12. Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
13. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội
Với nhiệm vụ quan trọng như vậy mà báo chí không dược phép theo dõi để tường thuật ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có ai còn muốn điếm xỉa đến bản tin cuối ngày thuộc loại mèo khen mèo dài đuôi của cơ chế này ?
Bằng chứng là bản tin thứ nhất phổ biến chiều 11/7/2017 cho biết Ủy ban đã “thảo luận, cho ý kiến về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tín ngưỡng”, nhưng không ai biết họ đã tranh luận như thế nào và tại sao lại có vấn đề “phạt tiền trong lĩnh vực tín ngưỡng” được đem ra thảo luận vào lúc này để làm gì ?
Phạm Trần
(07/017)
Phỏng vấn ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt: ''Giá trị bị đảo lộn, khái niệm bị đảo nghĩa qua sự kiện Đan viện Thiên An''
Huyền Trang - GnsP
16:02 13/07/2017
“Chính quyền nghĩa là quyền chính đáng công khai hay là công quyền của người dân, phải có tính cách quang minh chính đại. Bây giờ người ta dùng côn đồ, dùng lực lượng đen tối là những lực lượng ở ngoài pháp luật. Nếu hai lực lượng giống như là ánh sáng và bóng tối nhưng chính người ta lại hợp tác với nhau thì khó coi rồi, mà nó còn lẫn lộn vào nhau thì thật là đáng buồn. Suy thoái đạo đức thật là thê thảm.” Đó là nhận định của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt qua sự kiện nhà cầm quyền huy động côn đồ, các cán bộ của xã, thị xã và tỉnh cũng như an ninh thường phục, công an, các bà trong Hội Phụ Nữ đến đập phá, tháo dỡ Thánh Giá là biểu tượng thiêng liêng của niềm tin Công Giáo và đánh đập các Đan sỹ Đan viện Thiên An, chỉ vì nhà đương quyền đặt lợi ích chính trị, vật chất, kinh tế, lên trên tất cả các giá trị tâm linh, tinh thần.
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt cũng nhấn mạnh: “Không tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra những bất ổn xã hội hiện tại ... Không công nhận quyền tư hữu [đất đai] là ổ tham nhũng, hối lộ, bất công và vì thế xảy ra đàn áp, rối loạn cho đất nước”.
Vị Tổng Giám Mục Giuse hơn 60 tuổi không quản ngại đường xá xa xôi đã vượt hơn 640km từ Đan viện Châu Sơn – Ninh Bình đến thăm các Đan sỹ Đan viện Thiên An (ĐVTA), vào ngày 10.06.2017.
Sau chuyến viếng thăm này, ngài đã đồng ý cho Pv. Huyền Trang - Tin Mừng cho Người Nghèo (GNsP) một cuộc phỏng vấn về thực trạng xã hội Việt Nam dưới lăng kính sự kiện nhà cầm quyền chà đạp niềm tin Tôn giáo và hành hung các Đan sỹ ĐVTA.
Xin mời quý vị dõi theo cuộc phỏng vấn của Huyền Trang:
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, chúng con được biết vào ngày 10.07, phái đoàn của ngài đã vượt hơn 640km đến thăm và dâng lễ tại ĐVTA. Xin Đức TGM có thể kể cho chúng con nghe về chuyến viếng thăm này?
Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Trước hết chúng tôi được nghe tin ĐVTA bị tai nạn, chúng tôi luôn ray rứt và muốn đến thăm các anh em. Nhân dịp vừa rồi gần với dịp lễ Thánh Biển Đức là Bổn Mạng của ĐVTA và Đan viện Châu Sơn, chúng tôi đã thu xếp được một số thời gian, quyết tâm đến thăm viếng, chia sẻ, động viên những người anh em của mình.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, nhiều người cho rằng, hình ảnh các Đan sỹ bị đánh đập, đàn áp, biểu tượng Thánh thiêng của niềm tin Công Giáo bị xúc phạm là “bóng dáng của bách đạo thời Văn Thân, triều Nguyễn năm xưa”. Xin ngài cho chúng con nhận xét về ý kiến này?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Khi đi thăm ĐVTA và cho đến khi trở về, cảm giác trong tôi đọng lại là đau và xót. Đau buồn trước hết là Thánh Giá bị đập vỡ. Thánh Giá là biểu tượng cao nhất của Tôn giáo – Đạo chúng ta, là biểu tượng của tình yêu thương, của sự hiền lành khiêm nhường và Lòng thương xót của Thiên Chúa. Với biểu tượng thánh thiêng đẹp như vậy lại bị xúc phạm thì nói lên một điều thật là đáng buồn.
Các Đan sỹ là những người không có một tấc sắt trong tay. Qua những video đã được ghi lại, các thầy rất hiền lành, không có chủ ý đánh ai, không manh động, chỉ bảo vệ Thánh Giá là niềm tin của mình, đó là Thiên Chúa tràn đầy tình yêu thương, Lòng thương xót dâng đầy. Vì thế các Thầy muốn bảo vệ. Thế nhưng tất cả những người đã xúc phạm đến những người hiền lành nhất, đến tình cảm cao quý nhất, thì thật đáng buồn cho xã hội hôm nay.
Tình trạng xót xa vì các giá trị bị đảo lộn, khái niệm bị đảo ngược. Chúng ta thấy những người quan tâm đến thế giới, đến con người, đến đất nước, không khỏi xót xa khi thấy tất cả những điều cao quý nhất của nhân loại, của con người, của đất nước bị xúc phạm như thế.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, ngay sau sự kiện các Đan sỹ ĐVTA bị đàn áp, đánh đập… trên một tờ báo của Hội Thừa sai Paris, Pháp, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã kể lại sự kiện ĐVTA, ngài còn nêu ra các hiện trạng nhức nhối đã, đang xảy ra tại Giáo Hội VN như: quyền tự do tôn giáo ở VN bị kềm kẹp, thảm họa Formosa, nhiều Kitô Hữu có tiếng nói khác nhà cầm quyền cs bị bắt bỏ tù và trục xuất ra khỏi quê hương… Ngài nhận định ra sao về nội dung bài phỏng vấn đó?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Đức TGM Giuse Linh đã nói tổng quát những băn khoăn, trăn trở của tất cả mọi người không chỉ giới Tôn Giáo, đặc biệt Công Giáo mà còn tất cả của những tâm hồn thành tâm thiện chí đối với những giá trị như tôi vừa nói, bị xúc phạm, bị đảo lộn, bị đảo ngược. Tất cả những ai quan tâm đến thế giới, đến con người, đến Giáo Hội đều phải quan tâm đến những điều này.
Khi đề cập đến những vấn đề của Thiên An có những điều sâu xa hơn và thực sự những người quan tâm lấy làm lo ngại, chẳng hạn như những giá trị bị đảo lộn. Chúng ta vẫn thường có bậc thang giá trị tinh thần cao hơn vật chất. Khi nào vật chất cao hơn tinh thần đó là dấu hiệu suy thoái của xã hội rất đáng ngại. Trong những trường hợp người ta khinh thường những tập tục Tôn giáo, khinh thường những con người hiến thân, điều này nói lên tình trạng đặt vật chất cao hơn tinh thần. Hay xưa nay, người ta vẫn còn đề cao Tôn giáo, kính trọng Tôn giáo, những người tu hành, cũng như những cơ sở Tôn giáo. Khi người ta đề cao tiền bạc, kinh doanh, lợi nhuận. Nếu hai bên không xâm phạm đến nhau thì đã suy thoái rồi. Còn đằng này khi trực diện người ta đặt kinh doanh lợi nhuận để tàn phá Tôn giáo, để làm kinh tế thì phải nói là mức suy thoái nó thê thảm.
Chúng ta phải nói đến khái niệm bị đảo ngược, chẳng hạn như khái niệm về Quốc gia. Quốc gia không phải là cái gì trừu tượng. Ngày xưa chúng ta biểu tượng Quốc gia bằng những từ như đất nước, non sông, là những gì gần gũi thân thương. Quốc gia không phải là một biểu tượng trừu tượng thế nhưng nó là đất, là nước, là sông, là núi. Quê hương gắn liền với Quốc gia sông núi là vẻ đẹp tự nhiên, làm nên vẻ đẹp của Dân tộc. Nếu vì kinh tế mà tàn phá thiên nhiên thì chúng ta tàn phá đất nước. Khi người ta vì kinh tế lợi nhuận mà người ta bán đất, bán rừng thì đó là bán nước rồi. Đó là một hình tượng đất nước cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà chúng ta vẫn thường dùng xưa nay.
Đâu là những ý niệm về khái niệm chính quyền. Chính quyền nghĩa là quyền chính đáng công khai hay là công quyền của người dân, phải có tính cách quang minh chính đại. Bây giờ người ta dùng côn đồ, dùng lực lượng đen tối là những lực lượng ở ngoài pháp luật. Nếu hai lực lượng giống như là ánh sáng và bóng tối nhưng chính người ta lại hợp tác với nhau thì khó coi rồi, mà nó còn lẫn lộn vào nhau thì thật là đáng buồn. Suy thoái đạo đức thật là thê thảm.
Do đó, chúng ta cần nhìn vấn đề của Thiên An ở góc độ sâu xa hơn nhiều như vậy, chúng ta mới thấy đáng sợ và đáng báo động cho tương lai của đất nước, cho tương lai Giáo Hội của chúng ta.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, sau một chuỗi các sự kiện gần đây xảy ra tại Giáo phận Vinh, Đan viện Thiên An, mà đích thân Đức TGM đã đến thăm, chứng kiến và khích lệ ngài có lời nhắn nhủ gì đến các Cha, các Đan sỹ cũng như bà con Giáo dân?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Trong bài phỏng vấn của Đức TGM Giuse Linh, ngài cũng nói nguyên nhân sâu xa đó chính là không công nhận quyền tư hữu [đất đai], đó chính là cái đã xảy ra những xáo trộn tại đất nước chúng ta. Bởi vì, người ta thống kê tất cả những vụ xáo trộn tại đất nước đến 77% là đất đai. Không công nhận quyền tư hữu [đất đai] là ổ tham nhũng, hối lộ, bất công và vì thế xảy ra đàn áp, rối loạn cho đất nước. Nếu chúng ta ý thức được vấn đề thì những người tâm huyết, những người thực sự có lòng yêu nước phải giải quyết các vấn đề đó, dù có đụng chạm, đến đâu, đến ai. Vì tương lai và vì những điều tốt đẹp cho dân tộc, cho đất nước thì thấy những điều sai sót phải giải quyết. Không tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra những bất ổn đất đai hiện tại.
Cho nên chúng tôi hy vọng tất cả mọi người cùng góp ý nhất là những người có quyền trong Quốc hội làm sao phải thay đổi, sửa đổi Luật về đất đai để tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] của con người. Có như thế mới có thể khắc phục những rối loạn đang xảy ra cho đất nước chúng ta. Qua những vấn đề đất đai là mồi cho tham nhũng, hối lộ, đàn áp, bất công. Bởi vì, nếu muốn xây dựng xã hội, cần xây trên nền tảng vững vàng, dựa trên định luật chung của con người, nên quyền tư hữu [đất đai] là quyền không thể nào chối bỏ được. Còn nếu chúng ta chỉ xây dựng xã hội trên vật chất, trên ý thức hệ, dùng tất cả mọi thủ đoạn để bảo vệ những sai trái của mình thì xã hội đó không tốt và chắc chắn nó sẽ không vững bền được. Vì thế, tôi mong muốn làm sao tất cả mọi người cùng hiểu biết vấn đề và cùng giải quyết vấn đề thực sự nó như thế.
Tôi rất ấn tượng hình ảnh các Đan sỹ ôm lấy cây Thánh giá, bảo vệ Thánh giá bất chấp tất cả những bạo lực ở xung quanh. Đó là một biểu tượng đẹp của các giá trị. Lời cuối tôi cũng mong sao cho đất nước, xã hội của chúng ta tôn trọng những giá trị cao đẹp của Tâm linh, Tôn giáo và Dân tộc vì khi xã hội được xây dựng trên những giá trị cao đẹp mới có thể bền vững. Còn chúng ta không xây dựng trên những giá trị cao đẹp thay vào đó là những giá trị quá tầm thường thì sẽ mau chóng tàn lụi. Cho nên chúng ta phải luôn luôn xây dựng xã hội trên những giá trị cao quý như là Tôn giáo, Sự thật, Công lý. Mấu chốt của tất cả mọi rắc rối trong xã hội VN hôm nay là quyền tư hữu [đất đai] không có. Thế thì mọi người cùng nhận thức vấn đề và cùng quyết tâm sửa sai cũng như làm lại một nền tảng vững chắc là điều mà tôi mong muốn. Như thế đất nước chúng ta sẽ vững vàng và những giá trị Tôn giáo được đề cao, những giá trị tâm linh tinh thần mới có thể phát huy thì con người mới có thể sống cao quý được.
GNsP: Chúng con xin chân thành cám ơn và kính chúc sức khỏe ngài.
ĐTGM Giuse viếng Tượng Chúa ở Thiên An. |
ĐTGM Giuse viếng Tượng Chúa ở Thiên An. |
Vị Tổng Giám Mục Giuse hơn 60 tuổi không quản ngại đường xá xa xôi đã vượt hơn 640km từ Đan viện Châu Sơn – Ninh Bình đến thăm các Đan sỹ Đan viện Thiên An (ĐVTA), vào ngày 10.06.2017.
Sau chuyến viếng thăm này, ngài đã đồng ý cho Pv. Huyền Trang - Tin Mừng cho Người Nghèo (GNsP) một cuộc phỏng vấn về thực trạng xã hội Việt Nam dưới lăng kính sự kiện nhà cầm quyền chà đạp niềm tin Tôn giáo và hành hung các Đan sỹ ĐVTA.
Xin mời quý vị dõi theo cuộc phỏng vấn của Huyền Trang:
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, chúng con được biết vào ngày 10.07, phái đoàn của ngài đã vượt hơn 640km đến thăm và dâng lễ tại ĐVTA. Xin Đức TGM có thể kể cho chúng con nghe về chuyến viếng thăm này?
Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Trước hết chúng tôi được nghe tin ĐVTA bị tai nạn, chúng tôi luôn ray rứt và muốn đến thăm các anh em. Nhân dịp vừa rồi gần với dịp lễ Thánh Biển Đức là Bổn Mạng của ĐVTA và Đan viện Châu Sơn, chúng tôi đã thu xếp được một số thời gian, quyết tâm đến thăm viếng, chia sẻ, động viên những người anh em của mình.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, nhiều người cho rằng, hình ảnh các Đan sỹ bị đánh đập, đàn áp, biểu tượng Thánh thiêng của niềm tin Công Giáo bị xúc phạm là “bóng dáng của bách đạo thời Văn Thân, triều Nguyễn năm xưa”. Xin ngài cho chúng con nhận xét về ý kiến này?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Khi đi thăm ĐVTA và cho đến khi trở về, cảm giác trong tôi đọng lại là đau và xót. Đau buồn trước hết là Thánh Giá bị đập vỡ. Thánh Giá là biểu tượng cao nhất của Tôn giáo – Đạo chúng ta, là biểu tượng của tình yêu thương, của sự hiền lành khiêm nhường và Lòng thương xót của Thiên Chúa. Với biểu tượng thánh thiêng đẹp như vậy lại bị xúc phạm thì nói lên một điều thật là đáng buồn.
Các Đan sỹ là những người không có một tấc sắt trong tay. Qua những video đã được ghi lại, các thầy rất hiền lành, không có chủ ý đánh ai, không manh động, chỉ bảo vệ Thánh Giá là niềm tin của mình, đó là Thiên Chúa tràn đầy tình yêu thương, Lòng thương xót dâng đầy. Vì thế các Thầy muốn bảo vệ. Thế nhưng tất cả những người đã xúc phạm đến những người hiền lành nhất, đến tình cảm cao quý nhất, thì thật đáng buồn cho xã hội hôm nay.
Tình trạng xót xa vì các giá trị bị đảo lộn, khái niệm bị đảo ngược. Chúng ta thấy những người quan tâm đến thế giới, đến con người, đến đất nước, không khỏi xót xa khi thấy tất cả những điều cao quý nhất của nhân loại, của con người, của đất nước bị xúc phạm như thế.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, ngay sau sự kiện các Đan sỹ ĐVTA bị đàn áp, đánh đập… trên một tờ báo của Hội Thừa sai Paris, Pháp, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã kể lại sự kiện ĐVTA, ngài còn nêu ra các hiện trạng nhức nhối đã, đang xảy ra tại Giáo Hội VN như: quyền tự do tôn giáo ở VN bị kềm kẹp, thảm họa Formosa, nhiều Kitô Hữu có tiếng nói khác nhà cầm quyền cs bị bắt bỏ tù và trục xuất ra khỏi quê hương… Ngài nhận định ra sao về nội dung bài phỏng vấn đó?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Đức TGM Giuse Linh đã nói tổng quát những băn khoăn, trăn trở của tất cả mọi người không chỉ giới Tôn Giáo, đặc biệt Công Giáo mà còn tất cả của những tâm hồn thành tâm thiện chí đối với những giá trị như tôi vừa nói, bị xúc phạm, bị đảo lộn, bị đảo ngược. Tất cả những ai quan tâm đến thế giới, đến con người, đến Giáo Hội đều phải quan tâm đến những điều này.
Khi đề cập đến những vấn đề của Thiên An có những điều sâu xa hơn và thực sự những người quan tâm lấy làm lo ngại, chẳng hạn như những giá trị bị đảo lộn. Chúng ta vẫn thường có bậc thang giá trị tinh thần cao hơn vật chất. Khi nào vật chất cao hơn tinh thần đó là dấu hiệu suy thoái của xã hội rất đáng ngại. Trong những trường hợp người ta khinh thường những tập tục Tôn giáo, khinh thường những con người hiến thân, điều này nói lên tình trạng đặt vật chất cao hơn tinh thần. Hay xưa nay, người ta vẫn còn đề cao Tôn giáo, kính trọng Tôn giáo, những người tu hành, cũng như những cơ sở Tôn giáo. Khi người ta đề cao tiền bạc, kinh doanh, lợi nhuận. Nếu hai bên không xâm phạm đến nhau thì đã suy thoái rồi. Còn đằng này khi trực diện người ta đặt kinh doanh lợi nhuận để tàn phá Tôn giáo, để làm kinh tế thì phải nói là mức suy thoái nó thê thảm.
Chúng ta phải nói đến khái niệm bị đảo ngược, chẳng hạn như khái niệm về Quốc gia. Quốc gia không phải là cái gì trừu tượng. Ngày xưa chúng ta biểu tượng Quốc gia bằng những từ như đất nước, non sông, là những gì gần gũi thân thương. Quốc gia không phải là một biểu tượng trừu tượng thế nhưng nó là đất, là nước, là sông, là núi. Quê hương gắn liền với Quốc gia sông núi là vẻ đẹp tự nhiên, làm nên vẻ đẹp của Dân tộc. Nếu vì kinh tế mà tàn phá thiên nhiên thì chúng ta tàn phá đất nước. Khi người ta vì kinh tế lợi nhuận mà người ta bán đất, bán rừng thì đó là bán nước rồi. Đó là một hình tượng đất nước cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà chúng ta vẫn thường dùng xưa nay.
Đâu là những ý niệm về khái niệm chính quyền. Chính quyền nghĩa là quyền chính đáng công khai hay là công quyền của người dân, phải có tính cách quang minh chính đại. Bây giờ người ta dùng côn đồ, dùng lực lượng đen tối là những lực lượng ở ngoài pháp luật. Nếu hai lực lượng giống như là ánh sáng và bóng tối nhưng chính người ta lại hợp tác với nhau thì khó coi rồi, mà nó còn lẫn lộn vào nhau thì thật là đáng buồn. Suy thoái đạo đức thật là thê thảm.
Do đó, chúng ta cần nhìn vấn đề của Thiên An ở góc độ sâu xa hơn nhiều như vậy, chúng ta mới thấy đáng sợ và đáng báo động cho tương lai của đất nước, cho tương lai Giáo Hội của chúng ta.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, sau một chuỗi các sự kiện gần đây xảy ra tại Giáo phận Vinh, Đan viện Thiên An, mà đích thân Đức TGM đã đến thăm, chứng kiến và khích lệ ngài có lời nhắn nhủ gì đến các Cha, các Đan sỹ cũng như bà con Giáo dân?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Trong bài phỏng vấn của Đức TGM Giuse Linh, ngài cũng nói nguyên nhân sâu xa đó chính là không công nhận quyền tư hữu [đất đai], đó chính là cái đã xảy ra những xáo trộn tại đất nước chúng ta. Bởi vì, người ta thống kê tất cả những vụ xáo trộn tại đất nước đến 77% là đất đai. Không công nhận quyền tư hữu [đất đai] là ổ tham nhũng, hối lộ, bất công và vì thế xảy ra đàn áp, rối loạn cho đất nước. Nếu chúng ta ý thức được vấn đề thì những người tâm huyết, những người thực sự có lòng yêu nước phải giải quyết các vấn đề đó, dù có đụng chạm, đến đâu, đến ai. Vì tương lai và vì những điều tốt đẹp cho dân tộc, cho đất nước thì thấy những điều sai sót phải giải quyết. Không tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra những bất ổn đất đai hiện tại.
Cho nên chúng tôi hy vọng tất cả mọi người cùng góp ý nhất là những người có quyền trong Quốc hội làm sao phải thay đổi, sửa đổi Luật về đất đai để tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] của con người. Có như thế mới có thể khắc phục những rối loạn đang xảy ra cho đất nước chúng ta. Qua những vấn đề đất đai là mồi cho tham nhũng, hối lộ, đàn áp, bất công. Bởi vì, nếu muốn xây dựng xã hội, cần xây trên nền tảng vững vàng, dựa trên định luật chung của con người, nên quyền tư hữu [đất đai] là quyền không thể nào chối bỏ được. Còn nếu chúng ta chỉ xây dựng xã hội trên vật chất, trên ý thức hệ, dùng tất cả mọi thủ đoạn để bảo vệ những sai trái của mình thì xã hội đó không tốt và chắc chắn nó sẽ không vững bền được. Vì thế, tôi mong muốn làm sao tất cả mọi người cùng hiểu biết vấn đề và cùng giải quyết vấn đề thực sự nó như thế.
Tôi rất ấn tượng hình ảnh các Đan sỹ ôm lấy cây Thánh giá, bảo vệ Thánh giá bất chấp tất cả những bạo lực ở xung quanh. Đó là một biểu tượng đẹp của các giá trị. Lời cuối tôi cũng mong sao cho đất nước, xã hội của chúng ta tôn trọng những giá trị cao đẹp của Tâm linh, Tôn giáo và Dân tộc vì khi xã hội được xây dựng trên những giá trị cao đẹp mới có thể bền vững. Còn chúng ta không xây dựng trên những giá trị cao đẹp thay vào đó là những giá trị quá tầm thường thì sẽ mau chóng tàn lụi. Cho nên chúng ta phải luôn luôn xây dựng xã hội trên những giá trị cao quý như là Tôn giáo, Sự thật, Công lý. Mấu chốt của tất cả mọi rắc rối trong xã hội VN hôm nay là quyền tư hữu [đất đai] không có. Thế thì mọi người cùng nhận thức vấn đề và cùng quyết tâm sửa sai cũng như làm lại một nền tảng vững chắc là điều mà tôi mong muốn. Như thế đất nước chúng ta sẽ vững vàng và những giá trị Tôn giáo được đề cao, những giá trị tâm linh tinh thần mới có thể phát huy thì con người mới có thể sống cao quý được.
GNsP: Chúng con xin chân thành cám ơn và kính chúc sức khỏe ngài.
Cuộc họp giữa Đan viện Thiên An với tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 12.07.2017 không kết quả
Tin tổng hợp
17:00 13/07/2017
Chính quyền Thừa Thiên Huế sẽ đối thoại với Đan viện Thiên An
12/07/2017 - Theo hãng tin Reuters, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết sẽ gặp gỡ các tu sĩ của Đan viện Thiên An và giới chức Giáo Hội Công Giáo của tỉnh. Trong một thông báo được phát đi vào cuối ngày thứ Hai ngày 10/7, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế nói họ sẽ “xem xét nguyện vọng chính đáng của đan viện trong khuôn khổ pháp luật” nhưng không nói rõ ngày nào sẽ tiến hành đối thoại.
Trước đó, hôm 28/6, các đan sĩ tại Đan viện nói rằng hàng chục người mà họ cho là công an mặc thường phục đã đập phá cây thánh giá trên một ngọn đồi mà Đan viện Thiên An nói thuộc quyền sở hữu của họ.
Chính quyền tỉnh cáo buộc rằng cây thánh giá này đã được dựng trái phép và các đan sĩ đã đốn hạ và san ủi đất một cách bất hợp pháp. Nhà chức trách còn cáo buộc các đan sĩ là đã phá hỏng một con đường dùng để cứu hỏa trong trường hợp xảy ra cháy rừng, và cản trở cơ quan chức năng làm lại đường.
Đan sĩ Giuse Maria Chữ Mạnh Cường nói với Reuters rằng các đan sĩ ở Thiên An phản đối việc xây dựng con đường để nối từ hồ nước đến một khu vui chơi mà không được sự cho phép của đan viện.
Trong vụ xô xát hồi cuối tháng trước, chính quyền cáo buộc đan viện đã có hành động đe dọa và làm bị thương hai người. Tuy nhiên, đan sĩ Cường nói rằng cảnh sát mặc thường phục đã dùng gậy gộc, cưa và ống nước dánh đập các đan sĩ khiến cho nhiều người bị thương.
Reuters nhắc lại năm 2008, trên 1.000 tín đồ Công Giáo đã biểu tình ở Hà Nội để phản đối phiên tòa xử 8 giáo dân vì tranh chấp đất. Cuộc biểu tình quy mô này là sự kiện hiếm hoi tại Việt Nam. (Nguồn: Reuters)
Tỉnh Thừa Thiên Huế Viết Giấy Mời Đan Viện Thiên An.
1- Giấy mời viết khá rõ là lên làm việc liên quan tới việc Đan viện kiến nghị của Đan Viện.
Không bàn nhiều: trả lại đất và trả lại sự bình yên cho một nhà dòng kín. Một nơi tu hành kín giờ chính quyền đã vào phá rối làm mất đi sự yên tĩnh của đời tu
2- Quý Cha, quý thầy đan Viện Thiên An làm việc với chính quyền Huế chiều nay. Trong phòng họp, trước mặt lẵnh đạo tỉnh, quý cha, quy thầy đã đọc kinh cầu nguyện trước khi làm việc.
Chính quyền Huế quyết tâm lấy đất Đan viện Thiên An
(Hòa Ái, phóng viên RFA, 2017-07-12)
Buổi làm việc chính thức lần đầu tiên giữa chính quyền Thừa Thiên-Huế với đại diện của Đan viện Thiên An liên quan khiếu nại, khiếu kiện đất của Nhà dòng này kéo dài gần 20 năm được cho biết không có kết quả và rơi vào bế tắc.
Đất của Đan viện vẫn bị trưng thu
“Cuộc họp hôm nay không có kết quả gì sáng sủa hết, bởi vì đã 20 năm rồi mà họ vẫn dựa vào những văn bản rất lập lờ, dựa vào các tin tức cũng như những chính sách rất mờ ám. 20 năm trước họ nói như thế nào thì hôm nay họ vẫn dùng nhưng lời lẽ như vậy.”
Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi, một trong những đại diện của Đan viện Thiên An cho biết như vừa nêu về buổi gặp gỡ do Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế mời và do Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ chủ trì vào sáng ngày 12/07/2017.
Lần gặp gỡ này được xem là buổi làm việc chính thức giữa chính quyền tỉnh với Đan viện Thiên An cùng đại diện của Hội đồng Giáo xứ và đại diện Tòa Giám Mục Huế, sau suốt gần 20 năm dài Đan viện khiếu kiện liên quan 49 héc-ta đất (rừng thông) bị trưng thu hồi năm 1988.
Cuộc họp hôm nay không có kết quả gì sáng sủa hết, bởi vì đã 20 năm rồi mà họ vẫn dựa vào những văn bản rất lập lờ, dựa vào các tin tức cũng như những chính sách rất mờ ám. 20 năm trước họ nói như thế nào thì hôm nay họ vẫn dùng nhưng lời lẽ như vậy -LM.Phêrô Khoa Cao Đức Lợi
Cuộc họp kéo dài 3, 5 tiếng đồng hồ nhưng Chính quyền Thừa Thiên-Huế và Đan viện Thiên An không đạt được sự đồng thuận nào do mấu chốt khác biệt là chính quyền địa phương vẫn căn cứ vào hai Quyết định số 1230 và 577, do Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn và Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Quốc Vượng ký.
Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi tường trình lại diễn tiến của cuộc họp sáng nay: “Họ nói quyết định 1230 và quyết định 577 của Chính phủ là hoàn hảo và họ cứ vậy mà làm việc. Cho nên chúng tôi thấy bế tắc và Đan viện đã ra về và không ký một chữ ký nào hết. Họ nói ‘nếu được thì sau này có thể tổ chức một cuộc họp khác’. Nhưng tôi nghĩ Đan viện sẽ không đi họp với kiểu làm việc vô trách nhiệm như vậy.”
Đan viện Thiên An cho rằng Chính quyền Thừa Thiên-Huế đã đánh lận con đen trong việc lấy 49 héc-ta đất (rừng thông) của Đan viện trong khi Quyết định 577 ghi là “thu hồi đất hoang trên đồi thông Thiên An”. Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi còn cho biết tại buổi làm việc, Chính quyền không chỉ không giải quyết khiếu nại, khiếu kiện 49 héc-ta đất (rừng thông) đã bị trưng thu gần 20 năm trước mà họ sẽ tiếp tục lấy thêm phần diện tích còn lại trong tổng số 107 héc-ta của Đan viện.
Đan viện tiếp tục đấu tranh giữ đất
Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi nói Chính phủ đã nhận thấy trong Quyết định 577 có sai sót và đã ra thêm một quyết định khác, Quyết định số 62 để giải quyết vấn đề thu hồi đất của Đan viện Thiên An. Tuy nhiên Chính quyền Thừa Thiên-Huế đã không thực thi Quyết định 62 của Trung ương. Đan viện Thiên An vào ngày 13/07, sẽ liên lạc với Trưởng ban Tôn giáo Thừa Thiên-Huế thông báo lý do Đan viện không ký vào biên bản họp sáng ngày 12/07 là vì Ủy ban Nhân dân tỉnh không có thiện chí giải quyết vụ việc, chứ không phải Đan viện Thiên An không hợp tác.
Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do, xoay quanh vụ việc khoảng 100 công an, an ninh và côn đồ đến Đan viện Thiên An đập phá Thập Tự giá và hành hung các tu sĩ đến đổ máu trong hai ngày 28 và 29 tháng Sáu có được đề cập tại buổi họp, Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi lập lại lời nói của Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Phan Ngọc Thọ: “Ông nói rằng vấn đề đập, đánh này nọ thì Đan viện đã gửi đơn đến cho Viện Kiểm sát, Công an thị xã và Công an tỉnh thì chính các đơn vị đó sẽ có trách nhiệm làm việc với Đan viện. Còn ông thuộc về đại diện phía Nhà nước nên ông chỉ giải quyết về chuyện đất đai mà thôi.”
Liên quan đến dự định trong thời gian tới của Đan viện viện Thiên An, Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi cho biết: “Đan viện chúng tôi đang cố gắng hết sức sẽ làm tiếp tục. Nhưng bây giờ chúng tôi làm trong cách thức để tránh đổ máu xảy ra. Chúng tôi cũng nói với tỉnh rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm vì chúng tôi vẫn luôn luôn bảo vệ phần đất của mình. Chúng tôi sẽ báo cho tỉnh biết đợt tới sẽ làm việc này, việc kia…Còn chính quyền đồng ý cho làm hay không thì không quan trọng.”
Sau cuộc họp chính thức giữa Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên-Huế và Đan viện Thiên An vào sáng 12/07/2017, Đan viện khẳng định với RFA sẽ kiên trì đấu tranh không để mất thêm tấc đất nào nữa về tay của chính quyền địa phương: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh. Nay mai chúng tôi sẽ kéo nhau ra Hà Nội, trực tiếp xin gặp Thủ tướng để chỉ đạo cho tỉnh giải quyết, chứ như thế này là bế tắc.”
Xin được nhắc lại, trong một lần trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về những hệ lụy của việc Hà Nội trưng thu đất đai cùng cơ sở vật chất và thờ phượng của các tôn giáo, nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định Chính quyền Thừa Thiên-Huế đã và đang hành xử một cách thiếu khôn ngoan và nếu vấn đề đất đai của Đan viện Thiên An không được giải quyết triệt để thì hậu quả sẽ khôn lường do mối xung khắc giữa Công Giáo và nhà cầm quyền Việt Nam trong nhiều thập niên qua sẽ bùng phát.
Cuộc họp giữa Đan viện Thiên An với tỉnh Thừa Thiên Huế sáng ngày 12.07.2017
GNsP (12.07.2017) – Trong cuộc họp với tỉnh Thừa Thiên Huế vào sáng ngày 12.07.2017, đan viện Thiên An đã lên án mạnh mẽ những hành vi thô bạo, xâm hại thân thể các Đan sĩ, những lời nói tục tĩu chà đạp danh dự, nhân phẩm người tu hành… của các cán bộ, nhóm côn đồ, đám phụ nữ được công an bảo kê và kích động; lên án mạnh mẽ hành vi xúc phạm sự thánh thiêng của Tôn giáo qua việc phá hủy Thánh giá ngay trong khuôn viên Đan viện… xảy ra vào ngày 28-29.06.2017.
Trong buổi đối thoại, ĐVTA luôn khẳng định quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp đối với toàn bộ hơn 107 hécta nhà-đất- rừng thông tọa lạc tại đồi Thiên An lẫn hồ Thủy Tiên và kiên quyết bảo vệ công lý, tài sản hợp pháp của Giáo Hội cho đến cùng.
ĐVTA luôn quả quyết, ĐVTA có đầy đủ chứng cứ hợp pháp chứng minh 107 hécta đất-nhà-rừng thông mà nhà cầm quyền đang lăm le tước đoạt thuộc quyền sở hữu và quản lý của Đan viện, do các vị tiền bối khổ công mua tậu, xây dựng, bảo vệ từ những năm 1940 cho đến lúc này. Đan viện chưa bao giờ chuyển giao quyền quản lý, quyền sở hữu rừng thông thuộc tài sản ĐVTA cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
Cũng trong cuộc đối chất, ĐVTA nhận định quyết định số 1230/QĐ-TTg và Quyết định số 577/QĐ-XKT có nội dung trái pháp luật được ban hành không đúng thẩm quyền và cố tình dùng “quyết định hành chính” để “tước đoạt” quyền sở hữu và quyền sử dụng phần đất-nhà-rừng thông của ĐVTA.
Tuy nhiên, giới cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cố tình phớt lờ ý kiến, nguyện vọng của ĐVTA và cướp diễn đàn “đối thoại”.
Các cán bộ cấm cản phái đoàn ĐVTA không được quay phim, chụp hình… tuy nhiên phía Đan viện đã phản đối.
Kết thúc cuộc họp, bên phía Tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu ĐVTA ký vào biên bản dài 11 trang A4 đã được soạn thảo trước đó, các Đan sỹ đã từ chối ký biên bản này. (Nguồn GNsP)
12/07/2017 - Theo hãng tin Reuters, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết sẽ gặp gỡ các tu sĩ của Đan viện Thiên An và giới chức Giáo Hội Công Giáo của tỉnh. Trong một thông báo được phát đi vào cuối ngày thứ Hai ngày 10/7, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế nói họ sẽ “xem xét nguyện vọng chính đáng của đan viện trong khuôn khổ pháp luật” nhưng không nói rõ ngày nào sẽ tiến hành đối thoại.
Trước đó, hôm 28/6, các đan sĩ tại Đan viện nói rằng hàng chục người mà họ cho là công an mặc thường phục đã đập phá cây thánh giá trên một ngọn đồi mà Đan viện Thiên An nói thuộc quyền sở hữu của họ.
Chính quyền tỉnh cáo buộc rằng cây thánh giá này đã được dựng trái phép và các đan sĩ đã đốn hạ và san ủi đất một cách bất hợp pháp. Nhà chức trách còn cáo buộc các đan sĩ là đã phá hỏng một con đường dùng để cứu hỏa trong trường hợp xảy ra cháy rừng, và cản trở cơ quan chức năng làm lại đường.
Đan sĩ Giuse Maria Chữ Mạnh Cường nói với Reuters rằng các đan sĩ ở Thiên An phản đối việc xây dựng con đường để nối từ hồ nước đến một khu vui chơi mà không được sự cho phép của đan viện.
Trong vụ xô xát hồi cuối tháng trước, chính quyền cáo buộc đan viện đã có hành động đe dọa và làm bị thương hai người. Tuy nhiên, đan sĩ Cường nói rằng cảnh sát mặc thường phục đã dùng gậy gộc, cưa và ống nước dánh đập các đan sĩ khiến cho nhiều người bị thương.
Reuters nhắc lại năm 2008, trên 1.000 tín đồ Công Giáo đã biểu tình ở Hà Nội để phản đối phiên tòa xử 8 giáo dân vì tranh chấp đất. Cuộc biểu tình quy mô này là sự kiện hiếm hoi tại Việt Nam. (Nguồn: Reuters)
Tỉnh Thừa Thiên Huế Viết Giấy Mời Đan Viện Thiên An.
1- Giấy mời viết khá rõ là lên làm việc liên quan tới việc Đan viện kiến nghị của Đan Viện.
Không bàn nhiều: trả lại đất và trả lại sự bình yên cho một nhà dòng kín. Một nơi tu hành kín giờ chính quyền đã vào phá rối làm mất đi sự yên tĩnh của đời tu
2- Quý Cha, quý thầy đan Viện Thiên An làm việc với chính quyền Huế chiều nay. Trong phòng họp, trước mặt lẵnh đạo tỉnh, quý cha, quy thầy đã đọc kinh cầu nguyện trước khi làm việc.
Chính quyền Huế quyết tâm lấy đất Đan viện Thiên An
(Hòa Ái, phóng viên RFA, 2017-07-12)
Buổi làm việc chính thức lần đầu tiên giữa chính quyền Thừa Thiên-Huế với đại diện của Đan viện Thiên An liên quan khiếu nại, khiếu kiện đất của Nhà dòng này kéo dài gần 20 năm được cho biết không có kết quả và rơi vào bế tắc.
Đất của Đan viện vẫn bị trưng thu
Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi, một trong những đại diện của Đan viện Thiên An cho biết như vừa nêu về buổi gặp gỡ do Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế mời và do Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ chủ trì vào sáng ngày 12/07/2017.
Lần gặp gỡ này được xem là buổi làm việc chính thức giữa chính quyền tỉnh với Đan viện Thiên An cùng đại diện của Hội đồng Giáo xứ và đại diện Tòa Giám Mục Huế, sau suốt gần 20 năm dài Đan viện khiếu kiện liên quan 49 héc-ta đất (rừng thông) bị trưng thu hồi năm 1988.
Cuộc họp hôm nay không có kết quả gì sáng sủa hết, bởi vì đã 20 năm rồi mà họ vẫn dựa vào những văn bản rất lập lờ, dựa vào các tin tức cũng như những chính sách rất mờ ám. 20 năm trước họ nói như thế nào thì hôm nay họ vẫn dùng nhưng lời lẽ như vậy -LM.Phêrô Khoa Cao Đức Lợi
Cuộc họp kéo dài 3, 5 tiếng đồng hồ nhưng Chính quyền Thừa Thiên-Huế và Đan viện Thiên An không đạt được sự đồng thuận nào do mấu chốt khác biệt là chính quyền địa phương vẫn căn cứ vào hai Quyết định số 1230 và 577, do Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn và Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Quốc Vượng ký.
Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi tường trình lại diễn tiến của cuộc họp sáng nay: “Họ nói quyết định 1230 và quyết định 577 của Chính phủ là hoàn hảo và họ cứ vậy mà làm việc. Cho nên chúng tôi thấy bế tắc và Đan viện đã ra về và không ký một chữ ký nào hết. Họ nói ‘nếu được thì sau này có thể tổ chức một cuộc họp khác’. Nhưng tôi nghĩ Đan viện sẽ không đi họp với kiểu làm việc vô trách nhiệm như vậy.”
Đan viện Thiên An cho rằng Chính quyền Thừa Thiên-Huế đã đánh lận con đen trong việc lấy 49 héc-ta đất (rừng thông) của Đan viện trong khi Quyết định 577 ghi là “thu hồi đất hoang trên đồi thông Thiên An”. Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi còn cho biết tại buổi làm việc, Chính quyền không chỉ không giải quyết khiếu nại, khiếu kiện 49 héc-ta đất (rừng thông) đã bị trưng thu gần 20 năm trước mà họ sẽ tiếp tục lấy thêm phần diện tích còn lại trong tổng số 107 héc-ta của Đan viện.
Đan viện tiếp tục đấu tranh giữ đất
Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi nói Chính phủ đã nhận thấy trong Quyết định 577 có sai sót và đã ra thêm một quyết định khác, Quyết định số 62 để giải quyết vấn đề thu hồi đất của Đan viện Thiên An. Tuy nhiên Chính quyền Thừa Thiên-Huế đã không thực thi Quyết định 62 của Trung ương. Đan viện Thiên An vào ngày 13/07, sẽ liên lạc với Trưởng ban Tôn giáo Thừa Thiên-Huế thông báo lý do Đan viện không ký vào biên bản họp sáng ngày 12/07 là vì Ủy ban Nhân dân tỉnh không có thiện chí giải quyết vụ việc, chứ không phải Đan viện Thiên An không hợp tác.
Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do, xoay quanh vụ việc khoảng 100 công an, an ninh và côn đồ đến Đan viện Thiên An đập phá Thập Tự giá và hành hung các tu sĩ đến đổ máu trong hai ngày 28 và 29 tháng Sáu có được đề cập tại buổi họp, Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi lập lại lời nói của Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Phan Ngọc Thọ: “Ông nói rằng vấn đề đập, đánh này nọ thì Đan viện đã gửi đơn đến cho Viện Kiểm sát, Công an thị xã và Công an tỉnh thì chính các đơn vị đó sẽ có trách nhiệm làm việc với Đan viện. Còn ông thuộc về đại diện phía Nhà nước nên ông chỉ giải quyết về chuyện đất đai mà thôi.”
Liên quan đến dự định trong thời gian tới của Đan viện viện Thiên An, Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi cho biết: “Đan viện chúng tôi đang cố gắng hết sức sẽ làm tiếp tục. Nhưng bây giờ chúng tôi làm trong cách thức để tránh đổ máu xảy ra. Chúng tôi cũng nói với tỉnh rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm vì chúng tôi vẫn luôn luôn bảo vệ phần đất của mình. Chúng tôi sẽ báo cho tỉnh biết đợt tới sẽ làm việc này, việc kia…Còn chính quyền đồng ý cho làm hay không thì không quan trọng.”
Sau cuộc họp chính thức giữa Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên-Huế và Đan viện Thiên An vào sáng 12/07/2017, Đan viện khẳng định với RFA sẽ kiên trì đấu tranh không để mất thêm tấc đất nào nữa về tay của chính quyền địa phương: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh. Nay mai chúng tôi sẽ kéo nhau ra Hà Nội, trực tiếp xin gặp Thủ tướng để chỉ đạo cho tỉnh giải quyết, chứ như thế này là bế tắc.”
Xin được nhắc lại, trong một lần trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về những hệ lụy của việc Hà Nội trưng thu đất đai cùng cơ sở vật chất và thờ phượng của các tôn giáo, nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định Chính quyền Thừa Thiên-Huế đã và đang hành xử một cách thiếu khôn ngoan và nếu vấn đề đất đai của Đan viện Thiên An không được giải quyết triệt để thì hậu quả sẽ khôn lường do mối xung khắc giữa Công Giáo và nhà cầm quyền Việt Nam trong nhiều thập niên qua sẽ bùng phát.
GNsP (12.07.2017) – Trong cuộc họp với tỉnh Thừa Thiên Huế vào sáng ngày 12.07.2017, đan viện Thiên An đã lên án mạnh mẽ những hành vi thô bạo, xâm hại thân thể các Đan sĩ, những lời nói tục tĩu chà đạp danh dự, nhân phẩm người tu hành… của các cán bộ, nhóm côn đồ, đám phụ nữ được công an bảo kê và kích động; lên án mạnh mẽ hành vi xúc phạm sự thánh thiêng của Tôn giáo qua việc phá hủy Thánh giá ngay trong khuôn viên Đan viện… xảy ra vào ngày 28-29.06.2017.
Trong buổi đối thoại, ĐVTA luôn khẳng định quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp đối với toàn bộ hơn 107 hécta nhà-đất- rừng thông tọa lạc tại đồi Thiên An lẫn hồ Thủy Tiên và kiên quyết bảo vệ công lý, tài sản hợp pháp của Giáo Hội cho đến cùng.
ĐVTA luôn quả quyết, ĐVTA có đầy đủ chứng cứ hợp pháp chứng minh 107 hécta đất-nhà-rừng thông mà nhà cầm quyền đang lăm le tước đoạt thuộc quyền sở hữu và quản lý của Đan viện, do các vị tiền bối khổ công mua tậu, xây dựng, bảo vệ từ những năm 1940 cho đến lúc này. Đan viện chưa bao giờ chuyển giao quyền quản lý, quyền sở hữu rừng thông thuộc tài sản ĐVTA cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
Cũng trong cuộc đối chất, ĐVTA nhận định quyết định số 1230/QĐ-TTg và Quyết định số 577/QĐ-XKT có nội dung trái pháp luật được ban hành không đúng thẩm quyền và cố tình dùng “quyết định hành chính” để “tước đoạt” quyền sở hữu và quyền sử dụng phần đất-nhà-rừng thông của ĐVTA.
Tuy nhiên, giới cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cố tình phớt lờ ý kiến, nguyện vọng của ĐVTA và cướp diễn đàn “đối thoại”.
Các cán bộ cấm cản phái đoàn ĐVTA không được quay phim, chụp hình… tuy nhiên phía Đan viện đã phản đối.
Kết thúc cuộc họp, bên phía Tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu ĐVTA ký vào biên bản dài 11 trang A4 đã được soạn thảo trước đó, các Đan sỹ đã từ chối ký biên bản này. (Nguồn GNsP)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đời Hoa
Đặng Đức Cương
19:04 13/07/2017
Ảnh của Đặng Đức Cương
Có hoa có nụ có đài
Hoa thơm, Nụ mới, sen Đài hạt ngon.
(bt)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 12/7/2017
VietCatholic Network
02:18 13/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tự sắc về việc hiến dâng mạng sống cho tha nhân vì lòng bác ái của Đức Thánh Cha.
2- Chương trình làm việc của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng Bảy.
3- Trung Quốc lại căng thẳng với Vatican.
4- Giáo Hội Ấn Độ hy vọng có thay đổi chính trị.
5- Đức Hồng Y Peter Turkson kêu gọi bảo vệ và thăng tiến quyền lợi của các công nhân biển.
6- Đức Thánh Cha cảnh báo về 'những liên minh nguy hiểm' giữa các cường quốc G-20.
7- Đức Hồng Y Joachim Meisner, một trong bốn vị nêu lên các điểm hồ nghi về tông huấn Amoris Laetitia, đã qua đời.
8- Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle “Xin các cha đừng nói ‘Good Morning’ ở đầu thánh lễ”.
9- Tệ nạn trẻ em lao động trên thế giới.
10- Giáo hạt Cầu Rầm cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Chúa Là.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết.