Phụng Vụ - Mục Vụ
Phúc Lành và Trách Nhiệm
Lm. Minh Anh
00:10 13/07/2021
PHÚC LÀNH VÀ TRÁCH NHIỆM
“Chúa Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến nhiều phép lạ Ngài làm mà không chịu sám hối”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Phúc lành và trách nhiệm’ cũng là những gì chúng ta đọc thấy trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Môisen được cứu khỏi nước, lớn lên trong triều; về sau, mang trách nhiệm giải phóng dân Chúa. Corozain, Bethsaiđa và Capharnaum, các thành được phúc Con Thiên Chúa viếng thăm, chứng kiến bao việc lạ Ngài làm; lẽ ra, họ phải nhận thức sự ‘hiện diện cứu rỗi’ của Thiên Chúa nơi Ngài.
Bài đọc Xuất Hành tài tình tóm tắt câu chuyện một phần cuộc đời của Môisen, từ khi ông được sinh ra cho đến khi phải bỏ trốn vào sa mạc vì tội giết người. Môisen, một cậu bé Do Thái, lẽ ra cùng chung số phận với các bé trai Israel khác là bị ném xuống sông Nil; thế nhưng, Thiên Chúa quan phòng cho Môisen có một bà mẹ tuyệt vời, bà đem con thả trôi bên bờ sậy, để sau đó, nó được vớt lên, được đem vào hoàng cung, làm con nuôi của một công chúa. Lớn lên trong triều, Môisen được ăn học như một thái tử, được chuẩn bị những gì cần cho sứ mạng giải phóng dân Chúa mai ngày. Có thể nói, cuộc đời Môisen là một cuộc đời của ‘phúc lành và trách nhiệm’.
Tin Mừng hôm nay cho thấy sự cứng lòng của các thành vốn đã hưởng nhận bao phúc lành của Đấng đã từng nói, “Ai được cho nhiều, sẽ bị đòi nhiều!”. Mỗi phúc lành đều có một mức độ trách nhiệm; vì thế, những người nhìn thấy, có trách nhiệm lớn hơn những người không nhìn thấy. Vì yêu thương, Chúa Giêsu khiển trách họ, đánh thức họ khỏi ‘sự sững sờ và cả những hững hờ’; bởi lẽ, các phép lạ đã không đưa họ đến một đức tin sâu sắc hơn. Mối nguy đối với các thành và cả với chúng ta, là quen nhờn với các dấu lạ, chỉ muốn thấy nhiều dấu lạ hơn, do đó đánh mất mục đích của chúng. Mục đích của dấu lạ là chuyển hướng cuộc sống từ tự cho mình là trung tâm sang lấy Thiên Chúa làm trung tâm. Như Hêrôđê, chúng ta muốn loá mắt trước phép lạ, nhưng không muốn thay đổi cuộc sống. Thế mà, phép lạ có ra không để gây ấn tượng, nhưng chỉ để hoán cải con tim hoặc để dìm sâu con tim đó vào mầu nhiệm sâu thẳm hơn của Thiên Chúa.
Ngày nay, Corozain, Bethsaiđa và Capharnaum có thể được coi là biểu tượng của những người Công Giáo sinh ra và lớn lên trong đức tin, được mẹ Hội Thánh và gia đình đào tạo tốt. Nhiều bậc cha mẹ có con cái lạc mất đức tin tự hỏi, họ đã làm gì sai; nhưng sự thật là ngay cả Chúa Giêsu cũng bị từ chối, bất chấp lời rao giảng và lòng bác ái hoàn hảo cùng những phép lạ không thể phủ nhận của Ngài. Điều tương tự cũng xảy ra hôm nay; nhiều người dẫu được nuôi dưỡng trong đức tin thánh thiện vẫn lại từ chối đức tin đó và làm ngơ trước Tin Mừng và Giáo Hội. Tất nhiên, sự từ chối đó không phải lúc nào cũng tuyệt đối và toàn bộ; nhưng thường xuyên hơn, đó là một sự từ chối theo cấp độ. Đầu tiên, từ chối diễn ra dưới hình thức bỏ lễ Chúa Nhật, sau đó là những thoả hiệp về mặt đạo đức, rồi thiếu đức tin; và rốt cuộc là lầm lạc, nghi ngờ và mất đức tin hoàn toàn.
Anh Chị em,
Như Chúa Giêsu, chúng ta có thể đau khổ và thất vọng; nhưng hãy học nên giống Ngài, đừng bao giờ nản chí! Chúa Giêsu hiểu rằng, dẫu xem ra thất bại, nhưng quyền năng Thiên Chúa vẫn thể hiện; phần lớn hạt giống Ngài gieo dường như không kết trái, nhưng một số hạt sẽ mang lại một mùa bội thu. Thật bất ngờ, ngay sau đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu sẽ tạ ơn Chúa Cha vì một số những người bé mọn đã đáp lại sứ điệp của Ngài. Vì thế, chúng ta luôn có lý do để tạ ơn; bởi lẽ, cuối cùng, công việc của Thiên Chúa vẫn không bị cản trở bởi sự phản kháng của bất cứ ai. Hãy tin, Thiên Chúa vẫn tiếp tục hoạt động giữa chúng ta, ân sủng Ngài hằng bổ sức cho chúng ta trong các Bí tích; đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, cả khi các dấu hiệu thất bại không hề thuyên giảm. Như mẹ của Môisen, như Chúa Giêsu, vốn không hề nản lòng, chúng ta cũng thế! Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật ý nghĩa, “Hỡi những ai nghèo hèn, hãy kiếm tìm Thiên Chúa, là tâm hồn phấn khởi vui tươi!”. Chúng ta sẽ mãi phấn khởi vui tươi với ‘phúc lành và trách nhiệm’ của mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con nhìn thấy những công việc liên tục của ân sủng Chúa trong đời sống con; đừng để con tự mãn hoặc đánh giá thấp quà tặng đức tin Chúa ban. Cho con biết kiên trì gieo hạt Tin Mừng, dẫu bên ngoài xem ra thất bại; bởi lẽ, đó là ‘phúc lành và trách nhiệm’ của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến nhiều phép lạ Ngài làm mà không chịu sám hối”.
Trong cuốn “You Were Born An Original, Don’t Die A Copy”, tạm dịch, “Sinh Ra Là Một Bản Gốc, Đừng Chết Như Một Bản Sao”, John Mason viết, “Chúa đã ban những gì bạn cần để bạn bắt đầu một tương lai tốt; tuy vậy, phần lớn người ta thường nói, “Giá mà tôi có cái này, giá mà tôi khác đi, giá mà tôi xinh đẹp hơn, giá mà tôi giàu có hơn… tôi sẽ làm nhiều điều Chúa muốn”. Và rồi, hầu hết thời gian, chúng ta bỏ qua những cơ hội Chúa đặt trong tầm tay; đánh giá quá cao tầm quan trọng những gì mình không có. Vậy mà Chúa không bao giờ đòi hỏi bạn bất cứ điều gì ngoài sức bạn. Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu; vì lẽ, bạn đã quên mất ‘phúc lành và trách nhiệm!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Phúc lành và trách nhiệm’ cũng là những gì chúng ta đọc thấy trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Môisen được cứu khỏi nước, lớn lên trong triều; về sau, mang trách nhiệm giải phóng dân Chúa. Corozain, Bethsaiđa và Capharnaum, các thành được phúc Con Thiên Chúa viếng thăm, chứng kiến bao việc lạ Ngài làm; lẽ ra, họ phải nhận thức sự ‘hiện diện cứu rỗi’ của Thiên Chúa nơi Ngài.
Bài đọc Xuất Hành tài tình tóm tắt câu chuyện một phần cuộc đời của Môisen, từ khi ông được sinh ra cho đến khi phải bỏ trốn vào sa mạc vì tội giết người. Môisen, một cậu bé Do Thái, lẽ ra cùng chung số phận với các bé trai Israel khác là bị ném xuống sông Nil; thế nhưng, Thiên Chúa quan phòng cho Môisen có một bà mẹ tuyệt vời, bà đem con thả trôi bên bờ sậy, để sau đó, nó được vớt lên, được đem vào hoàng cung, làm con nuôi của một công chúa. Lớn lên trong triều, Môisen được ăn học như một thái tử, được chuẩn bị những gì cần cho sứ mạng giải phóng dân Chúa mai ngày. Có thể nói, cuộc đời Môisen là một cuộc đời của ‘phúc lành và trách nhiệm’.
Tin Mừng hôm nay cho thấy sự cứng lòng của các thành vốn đã hưởng nhận bao phúc lành của Đấng đã từng nói, “Ai được cho nhiều, sẽ bị đòi nhiều!”. Mỗi phúc lành đều có một mức độ trách nhiệm; vì thế, những người nhìn thấy, có trách nhiệm lớn hơn những người không nhìn thấy. Vì yêu thương, Chúa Giêsu khiển trách họ, đánh thức họ khỏi ‘sự sững sờ và cả những hững hờ’; bởi lẽ, các phép lạ đã không đưa họ đến một đức tin sâu sắc hơn. Mối nguy đối với các thành và cả với chúng ta, là quen nhờn với các dấu lạ, chỉ muốn thấy nhiều dấu lạ hơn, do đó đánh mất mục đích của chúng. Mục đích của dấu lạ là chuyển hướng cuộc sống từ tự cho mình là trung tâm sang lấy Thiên Chúa làm trung tâm. Như Hêrôđê, chúng ta muốn loá mắt trước phép lạ, nhưng không muốn thay đổi cuộc sống. Thế mà, phép lạ có ra không để gây ấn tượng, nhưng chỉ để hoán cải con tim hoặc để dìm sâu con tim đó vào mầu nhiệm sâu thẳm hơn của Thiên Chúa.
Ngày nay, Corozain, Bethsaiđa và Capharnaum có thể được coi là biểu tượng của những người Công Giáo sinh ra và lớn lên trong đức tin, được mẹ Hội Thánh và gia đình đào tạo tốt. Nhiều bậc cha mẹ có con cái lạc mất đức tin tự hỏi, họ đã làm gì sai; nhưng sự thật là ngay cả Chúa Giêsu cũng bị từ chối, bất chấp lời rao giảng và lòng bác ái hoàn hảo cùng những phép lạ không thể phủ nhận của Ngài. Điều tương tự cũng xảy ra hôm nay; nhiều người dẫu được nuôi dưỡng trong đức tin thánh thiện vẫn lại từ chối đức tin đó và làm ngơ trước Tin Mừng và Giáo Hội. Tất nhiên, sự từ chối đó không phải lúc nào cũng tuyệt đối và toàn bộ; nhưng thường xuyên hơn, đó là một sự từ chối theo cấp độ. Đầu tiên, từ chối diễn ra dưới hình thức bỏ lễ Chúa Nhật, sau đó là những thoả hiệp về mặt đạo đức, rồi thiếu đức tin; và rốt cuộc là lầm lạc, nghi ngờ và mất đức tin hoàn toàn.
Anh Chị em,
Như Chúa Giêsu, chúng ta có thể đau khổ và thất vọng; nhưng hãy học nên giống Ngài, đừng bao giờ nản chí! Chúa Giêsu hiểu rằng, dẫu xem ra thất bại, nhưng quyền năng Thiên Chúa vẫn thể hiện; phần lớn hạt giống Ngài gieo dường như không kết trái, nhưng một số hạt sẽ mang lại một mùa bội thu. Thật bất ngờ, ngay sau đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu sẽ tạ ơn Chúa Cha vì một số những người bé mọn đã đáp lại sứ điệp của Ngài. Vì thế, chúng ta luôn có lý do để tạ ơn; bởi lẽ, cuối cùng, công việc của Thiên Chúa vẫn không bị cản trở bởi sự phản kháng của bất cứ ai. Hãy tin, Thiên Chúa vẫn tiếp tục hoạt động giữa chúng ta, ân sủng Ngài hằng bổ sức cho chúng ta trong các Bí tích; đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, cả khi các dấu hiệu thất bại không hề thuyên giảm. Như mẹ của Môisen, như Chúa Giêsu, vốn không hề nản lòng, chúng ta cũng thế! Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật ý nghĩa, “Hỡi những ai nghèo hèn, hãy kiếm tìm Thiên Chúa, là tâm hồn phấn khởi vui tươi!”. Chúng ta sẽ mãi phấn khởi vui tươi với ‘phúc lành và trách nhiệm’ của mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con nhìn thấy những công việc liên tục của ân sủng Chúa trong đời sống con; đừng để con tự mãn hoặc đánh giá thấp quà tặng đức tin Chúa ban. Cho con biết kiên trì gieo hạt Tin Mừng, dẫu bên ngoài xem ra thất bại; bởi lẽ, đó là ‘phúc lành và trách nhiệm’ của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tập Thinh Lặng
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
01:46 13/07/2021
CN 16 B
TẬP THINH LẶNG
Tin Mừng Chúa nhật tuần trước kể chuyện: Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi truyền giáo. Trang Tin Mừng hôm nay kể tiếp: các học trò trở về. Anh em vui mừng kể cho Thầy nghe kết quả những việc đã làm. Ngài chia sẻ niềm vui với các môn sinh và khuyên nhủ: “Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”. Tập nói rồi bây giờ phải tập im lặng. Để duy trì mức độ thăng bằng trong cuộc sống, Đức Giêsu dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi. Đó là nhịp sống của Đức Giêsu từ ngày đầu ở Caphanaum (x.Mc 1,35-38).
1. Chúa Giêsu mẫu gương thinh lặng
Chúa Giêsu khuyên các môn sinh hãy sống theo gương của Người. Nhịp sống mỗi ngày của Chúa Giêsu với khởi đầu là cầu nguyện và kết thúc trong tĩnh lặng riêng tư với Chúa Cha.Sáng sớm tinh mơ, Người dành thời gian đẹp nhất một ngày mới để cầu nguyện cùng Chúa Cha. Sau đó bận rộn với biết bao công việc: rao giảng và chữa lành thể xác tâm hồn cho con người. Chúa Giêsu thích sự cô tịch và tránh xa đám đông. Người chọn những nơi hiện diện: "Một ngọn núi cao riêng biệt" (Mc 9,2); những bờ dốc thẳng bao quanh hồ phía đồi Gôlăng (Mc 5,1); những bãi biển Phênixi xứ Xyria hay xứ Libăng (Mc 7,24-31); đôi bờ của con thác miền núi gần nguồn sông Giođan dưới chân núi Hécmon (Mc 8,27)…
Nhịp sống mỗi ngày của Chúa Giêsu tạo nên khuôn mẫu cho tất cả các môn sinh trong cuộc sống thường ngày.
Các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng, hoạt động cứu độ con người. Các môn đệ trở về, Chúa khuyên nên nghỉ ngơi trong cầu nguyện. Làm việc và cầu nguyện, sống "nội tâm" và hoạt động "bên ngoài", đó là nhịp sống mỗi ngày của người môn đệ Chúa Giêsu.
2. Môn đệ nghỉ ngơi bên Chúa
Thiên Chúa sau sáu ngày làm việc để tạo dựng trời đất và con người, ngày thứ bảy Ngài cũng nghỉ ngơi và còn “ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi việc sáng tạo”( St 2,3)
Con người làm việc để mưu sinh cho mình và mưu ích cho xã hội. Nghỉ ngơi là một nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của mỗi người. Nhưng phải nghỉ ngơi như thế nào? Có phải là chè chén say sưa, là hưởng thụ cho thỏa thích?
Thấy các môn đệ vất vả mệt nhọc sau những ngày làm việc, Chúa Giêsu muốn cho các ông “nghỉ ngơi đôi chút”; và thế là “thầy trò đã xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng”. Nghỉ ngơi nơi thanh vắng để cầu nguyện và suy gẫm, bồi bổ tâm hồn, bồi dưỡng thân xác.
Những giây phút bên Chúa giúp chúng ta trút bỏ những mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống.Nghỉ ngơi bên Chúa để chúng ta biết vươn tới những giá trị cao cả, để khỏi bị cuốn theo dòng chảy của cuộc sống.Nghỉ ngơi bên Chúa để đón nhận được tình thương của Người vì có những giờ phút thinh lặng con người mới nhìn thấy được những sai lầm, thiếu sót của bản thân mình. Nghỉ ngơi bên Chúa như chiếc xe sau chặng mỗi chặng đường cần dừng lại để tiếp nhiên liệu.
Như Chúa Giêsu khuyên các tông đồ tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân thời nay cũng cần tìm thời giờ yên tĩnh, tìm bầu khí thanh tịnh - ngưng nói, ngưng làm - để ở một mình, hầu có thể lắng nghe tiếng Chúa và cũng lắng nghe tiếng lòng mình. Chúa thường nói với ta trong thinh lặng. Và chỉ trong thinh lặng ta mới có thể dễ dàng nghe tiếng Chúa hầu có thể thẩm định và đánh giá xem công việc đạo đức ta làm có bị Chúa dùng lời ngôn sứ Giêrêmia trong bài đọc một hôm nay mà cảnh giác chăng (Gr 23,1-6)?
“Nghỉ ngơi bên Chúa”, qua lời khuyên ấy, Chúa cho chúng ta biết sự cần thiết và ích lợi của hồi tâm, thinh lặng suy nghĩ để tâm hồn bình an. Chúa Giêsu chính là sự bình an của chúng ta. Thánh Phaolô đã nói về chân lý này trong bài đọc hai: “Người đã đến loan Tin Mừng bình an: Bình an cho anh em là những kẻ ở xa và bình an cho những kẻ ở gần”. Chúng ta chỉ có thể kiến tạo cho mình sự bình an chân thật, khi biết lui vào trong thanh vắng để nghỉ ngơi. Đó không chỉ là sự nghỉ ngơi thân xác, mà còn là sự tĩnh lặng tâm hồn để sống kết hiệp với Chúa luôn mãi.
3. Thinh lặng để sống nội tâm
Lắm khi trong cuộc sống xô bồ, bận rộn vì cơm áo gạo tiền, bận rộn trong việc đạo đức, lo tập hát, lo đoàn thể, lo các công việc bác ái, xã hội…chúng ta quên đi việc “nạp năng lượng” từ Thiên Chúa.
Ðời sống tâm linh phải được nuôi dưỡng bồi bổ để phát triển. Chúa chính là nguồn mạch đời sống thiêng liêng. Những giờ phút riêng tư thân mật bên Chúa sẽ giúp cho đời sống tâm linh phát triển. Nhờ cầu nguyện, con người mới phát triển quân bình.
Làm việc và cầu nguyện đó là hai nhu cầu của con người. Làm việc để nuôi thân, nuôi gia đình và góp phần xây dựng xã hội.Ðời sống cầu nguyện hỗ trợ cho hoạt động bên ngoài. Nếu chỉ hoạt động bên ngoài, con người sẽ không khác gì máy móc. Nếu chỉ biết phát triển đời sống thân xác, con người sẽ trở thành nô lệ cho vật chất. Nếu chỉ quan tâm tới những nhu cầu vật chất, con người sẽ dễ bị tha hoá, đuổi theo tiền bạc, chạy theo chức quyền. Cầu nguyện giúp nâng tâm hồn lên khỏi nô lệ vật chất. Những giây phút yên lặng bên Chúa giúp ta định hướng cuộc đời. Ánh sáng Lời Chúa giúp ta nhìn rõ tâm hồn mình, biết rõ những sai sót của mình mà sửa đổi. Những lời chỉ dạy của Chúa là những chuẩn mực đạo đức giúp ta sống ngay thẳng, thật thà, lương thiện. Ơn Chúa ban sẽ cho ta sức mạnh để hoạt động tích cực hữu hiệu hơn, để hăng hái dấn thân hơn nữa trên đường phục vụ anh em.
Các xã hội văn minh, các đô thị luôn chạy theo nhịp sống hối hả của kỹ thuật hiện đại. Con người thời nay dễ bị căng thẳng. Do đó, người ta thường tìm đến với Yoga,Thiền, với các phương pháp dưỡng sinh để tìm sự quân bình, tìm yên tĩnh, muốn trầm lắng nội tâm.
Vào mùa hè, người ta thường tạm nghĩ công việc, rời nếp sống đô thị náo nhiệt tìm đến nghĩ ngơi nơi vùng quê, miền biển, miền núi. Nô đùa cùng sóng biển cát vàng, hít thở khí trời dịu mát của cao nguyên lộng gió hay hoà vào khung cảnh thanh bình êm ả của đồng quê bát ngát lúa chín vàng… Bầu khí yên tĩnh, thời gian trầm lắng là điều rất cần thiết cho con người. Thân xác nghĩ ngơi, tinh thần thư giãn, trí óc sáng suốt. Từ đó, nhìn lại cuộc sống mình, kiểm điểm, rút ưu khuyết, định hướng cho cuộc sống sắp tới.
Trong lãnh vực tông đồ, thinh lặng cầu nguyện thật cần thiết. Làm việc tông đồ là làm việc của Chúa. Cầu nguyện để biết rõ ý Chúa, biết việc phải làm. Cầu nguyện để múc lấy sức mạnh của Chúa giúp chu toàn công việc. Cầu nguyện để biết khiêm nhường luôn coi mình là dụng cụ trong bàn tay Chúa. Chỉ khi làm việc trong Chúa, với Chúa và vì Chúa, việc tông đồ mới có kết quả tốt đẹp theo ý Chúa muốn.
Làm việc phải là kết quả của những giờ suy nghĩ và cầu nguyện. Điều kiện tiên quyết để thành công chính là sự thinh lặng. Từ thinh lặng ta mới có thể nuôi dưỡng những suy tư của mình một cách lâu dài được. Bầu khí thinh lặng giúp ta hồi tâm xét mình thực thi sám hối cách đúng mức. Bầu khí thinh lặng còn giúp cho người khác sống tinh thần cầu nguyện.
Người Kitô hữu yêu quý những giây phút thinh lặng trong tâm hồn, yên tĩnh ngọt ngào bên Chúa. Người Kitô hữu tìm thấy sự thinh lặng thánh ấy trong nhà thờ, trong những giây phút cầu nguyện và ngay trong tâm hồn mình. “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 61,2). Thinh lặng, cầu nguyện chiêm niệm, hồi tâm luôn mang lại sức sống thiêng liêng cho mỗi người.
Sau một tuần lao động vất vả, chúng ta có ngày Chúa nhật để nghỉ ngơi thể xác và tâm hồn. Đến Nhà thờ để gặp gỡ Chúa Giêsu trong Thánh lễ mà “nghỉ ngơi đôi chút”, đón nhận giáo huấn của Ngài, được “nâng đỡ bổ sức” cho năng lượng tâm linh một tuần lễ mới. “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Ngài thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi. Ngài hướng dẫn tôi, tâm hồn tôi, Ngài lo bồi dưỡng” (Tv 22,1)
Trong Tông thư về ngày Chúa nhật gửi toàn thế giới ban hành 31-5-1998, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nhắc lại: Chúa nhật là ‘ngày của Chúa’; Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày và Chúa nghỉ ngơi một ngày. Chương hai bàn về ngày Chúa nhật là ngày của Đức Kitô, ngày Chúa phục sinh, ngày vui mừng. Chương ba nói về ‘ngày của Giáo hội’. Giáo hội có bổn phận thánh hoá ngày Chúa nhật bằng cách nhắc nhở và khuyến khích giáo dân đi dâng lễ thờ phượng, làm việc từ thiện bác ái và nghỉ ngơi.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi sau những ngày giờ làm việc vất vả. Xin giúp thánh hoá công việc con làm và dạy con biết tìm giờ nghỉ ngơi hầu cho thể xác và tinh thần được thanh thoả và cũng dành thời giờ cầu nguyện với Chúa để cho tâm hồn được thư thái lắng đọng. Amen.
TẬP THINH LẶNG
Tin Mừng Chúa nhật tuần trước kể chuyện: Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi truyền giáo. Trang Tin Mừng hôm nay kể tiếp: các học trò trở về. Anh em vui mừng kể cho Thầy nghe kết quả những việc đã làm. Ngài chia sẻ niềm vui với các môn sinh và khuyên nhủ: “Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”. Tập nói rồi bây giờ phải tập im lặng. Để duy trì mức độ thăng bằng trong cuộc sống, Đức Giêsu dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi. Đó là nhịp sống của Đức Giêsu từ ngày đầu ở Caphanaum (x.Mc 1,35-38).
1. Chúa Giêsu mẫu gương thinh lặng
Chúa Giêsu khuyên các môn sinh hãy sống theo gương của Người. Nhịp sống mỗi ngày của Chúa Giêsu với khởi đầu là cầu nguyện và kết thúc trong tĩnh lặng riêng tư với Chúa Cha.Sáng sớm tinh mơ, Người dành thời gian đẹp nhất một ngày mới để cầu nguyện cùng Chúa Cha. Sau đó bận rộn với biết bao công việc: rao giảng và chữa lành thể xác tâm hồn cho con người. Chúa Giêsu thích sự cô tịch và tránh xa đám đông. Người chọn những nơi hiện diện: "Một ngọn núi cao riêng biệt" (Mc 9,2); những bờ dốc thẳng bao quanh hồ phía đồi Gôlăng (Mc 5,1); những bãi biển Phênixi xứ Xyria hay xứ Libăng (Mc 7,24-31); đôi bờ của con thác miền núi gần nguồn sông Giođan dưới chân núi Hécmon (Mc 8,27)…
Nhịp sống mỗi ngày của Chúa Giêsu tạo nên khuôn mẫu cho tất cả các môn sinh trong cuộc sống thường ngày.
Các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng, hoạt động cứu độ con người. Các môn đệ trở về, Chúa khuyên nên nghỉ ngơi trong cầu nguyện. Làm việc và cầu nguyện, sống "nội tâm" và hoạt động "bên ngoài", đó là nhịp sống mỗi ngày của người môn đệ Chúa Giêsu.
2. Môn đệ nghỉ ngơi bên Chúa
Thiên Chúa sau sáu ngày làm việc để tạo dựng trời đất và con người, ngày thứ bảy Ngài cũng nghỉ ngơi và còn “ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi việc sáng tạo”( St 2,3)
Con người làm việc để mưu sinh cho mình và mưu ích cho xã hội. Nghỉ ngơi là một nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của mỗi người. Nhưng phải nghỉ ngơi như thế nào? Có phải là chè chén say sưa, là hưởng thụ cho thỏa thích?
Thấy các môn đệ vất vả mệt nhọc sau những ngày làm việc, Chúa Giêsu muốn cho các ông “nghỉ ngơi đôi chút”; và thế là “thầy trò đã xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng”. Nghỉ ngơi nơi thanh vắng để cầu nguyện và suy gẫm, bồi bổ tâm hồn, bồi dưỡng thân xác.
Những giây phút bên Chúa giúp chúng ta trút bỏ những mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống.Nghỉ ngơi bên Chúa để chúng ta biết vươn tới những giá trị cao cả, để khỏi bị cuốn theo dòng chảy của cuộc sống.Nghỉ ngơi bên Chúa để đón nhận được tình thương của Người vì có những giờ phút thinh lặng con người mới nhìn thấy được những sai lầm, thiếu sót của bản thân mình. Nghỉ ngơi bên Chúa như chiếc xe sau chặng mỗi chặng đường cần dừng lại để tiếp nhiên liệu.
Như Chúa Giêsu khuyên các tông đồ tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân thời nay cũng cần tìm thời giờ yên tĩnh, tìm bầu khí thanh tịnh - ngưng nói, ngưng làm - để ở một mình, hầu có thể lắng nghe tiếng Chúa và cũng lắng nghe tiếng lòng mình. Chúa thường nói với ta trong thinh lặng. Và chỉ trong thinh lặng ta mới có thể dễ dàng nghe tiếng Chúa hầu có thể thẩm định và đánh giá xem công việc đạo đức ta làm có bị Chúa dùng lời ngôn sứ Giêrêmia trong bài đọc một hôm nay mà cảnh giác chăng (Gr 23,1-6)?
“Nghỉ ngơi bên Chúa”, qua lời khuyên ấy, Chúa cho chúng ta biết sự cần thiết và ích lợi của hồi tâm, thinh lặng suy nghĩ để tâm hồn bình an. Chúa Giêsu chính là sự bình an của chúng ta. Thánh Phaolô đã nói về chân lý này trong bài đọc hai: “Người đã đến loan Tin Mừng bình an: Bình an cho anh em là những kẻ ở xa và bình an cho những kẻ ở gần”. Chúng ta chỉ có thể kiến tạo cho mình sự bình an chân thật, khi biết lui vào trong thanh vắng để nghỉ ngơi. Đó không chỉ là sự nghỉ ngơi thân xác, mà còn là sự tĩnh lặng tâm hồn để sống kết hiệp với Chúa luôn mãi.
3. Thinh lặng để sống nội tâm
Lắm khi trong cuộc sống xô bồ, bận rộn vì cơm áo gạo tiền, bận rộn trong việc đạo đức, lo tập hát, lo đoàn thể, lo các công việc bác ái, xã hội…chúng ta quên đi việc “nạp năng lượng” từ Thiên Chúa.
Ðời sống tâm linh phải được nuôi dưỡng bồi bổ để phát triển. Chúa chính là nguồn mạch đời sống thiêng liêng. Những giờ phút riêng tư thân mật bên Chúa sẽ giúp cho đời sống tâm linh phát triển. Nhờ cầu nguyện, con người mới phát triển quân bình.
Làm việc và cầu nguyện đó là hai nhu cầu của con người. Làm việc để nuôi thân, nuôi gia đình và góp phần xây dựng xã hội.Ðời sống cầu nguyện hỗ trợ cho hoạt động bên ngoài. Nếu chỉ hoạt động bên ngoài, con người sẽ không khác gì máy móc. Nếu chỉ biết phát triển đời sống thân xác, con người sẽ trở thành nô lệ cho vật chất. Nếu chỉ quan tâm tới những nhu cầu vật chất, con người sẽ dễ bị tha hoá, đuổi theo tiền bạc, chạy theo chức quyền. Cầu nguyện giúp nâng tâm hồn lên khỏi nô lệ vật chất. Những giây phút yên lặng bên Chúa giúp ta định hướng cuộc đời. Ánh sáng Lời Chúa giúp ta nhìn rõ tâm hồn mình, biết rõ những sai sót của mình mà sửa đổi. Những lời chỉ dạy của Chúa là những chuẩn mực đạo đức giúp ta sống ngay thẳng, thật thà, lương thiện. Ơn Chúa ban sẽ cho ta sức mạnh để hoạt động tích cực hữu hiệu hơn, để hăng hái dấn thân hơn nữa trên đường phục vụ anh em.
Các xã hội văn minh, các đô thị luôn chạy theo nhịp sống hối hả của kỹ thuật hiện đại. Con người thời nay dễ bị căng thẳng. Do đó, người ta thường tìm đến với Yoga,Thiền, với các phương pháp dưỡng sinh để tìm sự quân bình, tìm yên tĩnh, muốn trầm lắng nội tâm.
Vào mùa hè, người ta thường tạm nghĩ công việc, rời nếp sống đô thị náo nhiệt tìm đến nghĩ ngơi nơi vùng quê, miền biển, miền núi. Nô đùa cùng sóng biển cát vàng, hít thở khí trời dịu mát của cao nguyên lộng gió hay hoà vào khung cảnh thanh bình êm ả của đồng quê bát ngát lúa chín vàng… Bầu khí yên tĩnh, thời gian trầm lắng là điều rất cần thiết cho con người. Thân xác nghĩ ngơi, tinh thần thư giãn, trí óc sáng suốt. Từ đó, nhìn lại cuộc sống mình, kiểm điểm, rút ưu khuyết, định hướng cho cuộc sống sắp tới.
Trong lãnh vực tông đồ, thinh lặng cầu nguyện thật cần thiết. Làm việc tông đồ là làm việc của Chúa. Cầu nguyện để biết rõ ý Chúa, biết việc phải làm. Cầu nguyện để múc lấy sức mạnh của Chúa giúp chu toàn công việc. Cầu nguyện để biết khiêm nhường luôn coi mình là dụng cụ trong bàn tay Chúa. Chỉ khi làm việc trong Chúa, với Chúa và vì Chúa, việc tông đồ mới có kết quả tốt đẹp theo ý Chúa muốn.
Làm việc phải là kết quả của những giờ suy nghĩ và cầu nguyện. Điều kiện tiên quyết để thành công chính là sự thinh lặng. Từ thinh lặng ta mới có thể nuôi dưỡng những suy tư của mình một cách lâu dài được. Bầu khí thinh lặng giúp ta hồi tâm xét mình thực thi sám hối cách đúng mức. Bầu khí thinh lặng còn giúp cho người khác sống tinh thần cầu nguyện.
Người Kitô hữu yêu quý những giây phút thinh lặng trong tâm hồn, yên tĩnh ngọt ngào bên Chúa. Người Kitô hữu tìm thấy sự thinh lặng thánh ấy trong nhà thờ, trong những giây phút cầu nguyện và ngay trong tâm hồn mình. “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 61,2). Thinh lặng, cầu nguyện chiêm niệm, hồi tâm luôn mang lại sức sống thiêng liêng cho mỗi người.
Sau một tuần lao động vất vả, chúng ta có ngày Chúa nhật để nghỉ ngơi thể xác và tâm hồn. Đến Nhà thờ để gặp gỡ Chúa Giêsu trong Thánh lễ mà “nghỉ ngơi đôi chút”, đón nhận giáo huấn của Ngài, được “nâng đỡ bổ sức” cho năng lượng tâm linh một tuần lễ mới. “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Ngài thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi. Ngài hướng dẫn tôi, tâm hồn tôi, Ngài lo bồi dưỡng” (Tv 22,1)
Trong Tông thư về ngày Chúa nhật gửi toàn thế giới ban hành 31-5-1998, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nhắc lại: Chúa nhật là ‘ngày của Chúa’; Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày và Chúa nghỉ ngơi một ngày. Chương hai bàn về ngày Chúa nhật là ngày của Đức Kitô, ngày Chúa phục sinh, ngày vui mừng. Chương ba nói về ‘ngày của Giáo hội’. Giáo hội có bổn phận thánh hoá ngày Chúa nhật bằng cách nhắc nhở và khuyến khích giáo dân đi dâng lễ thờ phượng, làm việc từ thiện bác ái và nghỉ ngơi.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi sau những ngày giờ làm việc vất vả. Xin giúp thánh hoá công việc con làm và dạy con biết tìm giờ nghỉ ngơi hầu cho thể xác và tinh thần được thanh thoả và cũng dành thời giờ cầu nguyện với Chúa để cho tâm hồn được thư thái lắng đọng. Amen.
Ngày 14/7: Chúa mạc khải cho người bé mọn - Suy Niệm: Lm Giuse Vũ Hải Đăng – Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
02:21 13/07/2021
PHÚC ÂM: Mt 11, 25-27
“Chúa đã giấu không cho những người khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thưa rằng: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con trừ ra Cha; và cũng không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho”.
Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 13/07/2021
31. Tất cả những ai được Chúa yêu thương thì không có ai mà không bị cám dỗ; tất cả những người được Chúa thương yêu thì nhất định sẽ bị ma quỷ tấn công; phàm ai bị Chúa coi thường thì nhất định bị ma quỷ chiếm hữu làm của mình.
(Thánh John Chrysostom)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:52 13/07/2021
99. NHUỘM ĐỎ CÁI MŨI
Địch Bố Trần khi nhỏ là một đứa trẻ nghịch ngợm, nó không thích đi học, nhưng lại là một tay chuyên môn trêu đùa thầy giáo.
Mùa hè năm nọ, thầy giáo ngủ trưa, giấc ngủ rất ngon, Địch Bố Trần bèn hái hoa phụng tiên nhuộm móng tay xuống và trộn thêm chút màu trắng, dùng nó để nhuộm cái mũi của thầy giáo, vì sợ thầy giáo lạnh mà tỉnh dậy, nên hắn ta sau khi đem hoa phơi nắng, thì nhè nhẹ bỏ vào trên mũi của thầy giáo, và từ từ ấn xuống.
Thầy giáo ngủ một giấc ngon thì tỉnh dậy, cái hoa đó đã khô và rơi xuống một bên, thầy giáo không biết là cái mũi của mình đã bị nhuộm đỏ như máu.
Sau đó, thầy giáo ngẫu nhiên soi gương, thấy cái mũi của mình biến thành màu đỏ thì cả ngày không được vui vẻ, cũng không làm sao biết được đó là do tên tiểu quỷ Địch Bố Trần quấy rối.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 99:
Nghịch ngợm phá phách là chuyện của thời học sinh không tránh khỏi, nhưng chuyện vô phép với thầy giáo thì chắc chắn là phải tránh khi còn là học sinh và sau này khi đã thành danh ở đời, bởi vì đó chính là hành vi của việc “tôn sư trọng đạo” của người học trò có giáo dục...
Người Ki-tô hữu tiến thêm một bước nữa là: kính trọng và yêu mến thầy giáo chính là điều mà Thiên Chúa dạy trong giới răn thứ tư thảo kính cha mẹ, điều răn thứ tư không những chỉ bó buộc trong phạm vi thờ cha kinh mẹ mà thôi, nhưng còn là dạy chúng ta phải biết kính trọng và yêu mến những người đã thay mặt Thiên Chúa để dạy dỗ chúng ta nên người, đó chính là những thầy cô giáo đã dạy chúng ta từ khi còn khóc nhè ở nhà trẻ cho đến khi nghiên cứu lấy học vị tiến sĩ...
Đó là điểm son đẹp và nổi bật của người Ki-tô hữu, bởi vì không một người Ki-tô hữu nào thảo kính cha mẹ, mà lại vô phép bất kính với các thầy cô giáo của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Địch Bố Trần khi nhỏ là một đứa trẻ nghịch ngợm, nó không thích đi học, nhưng lại là một tay chuyên môn trêu đùa thầy giáo.
Mùa hè năm nọ, thầy giáo ngủ trưa, giấc ngủ rất ngon, Địch Bố Trần bèn hái hoa phụng tiên nhuộm móng tay xuống và trộn thêm chút màu trắng, dùng nó để nhuộm cái mũi của thầy giáo, vì sợ thầy giáo lạnh mà tỉnh dậy, nên hắn ta sau khi đem hoa phơi nắng, thì nhè nhẹ bỏ vào trên mũi của thầy giáo, và từ từ ấn xuống.
Thầy giáo ngủ một giấc ngon thì tỉnh dậy, cái hoa đó đã khô và rơi xuống một bên, thầy giáo không biết là cái mũi của mình đã bị nhuộm đỏ như máu.
Sau đó, thầy giáo ngẫu nhiên soi gương, thấy cái mũi của mình biến thành màu đỏ thì cả ngày không được vui vẻ, cũng không làm sao biết được đó là do tên tiểu quỷ Địch Bố Trần quấy rối.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 99:
Nghịch ngợm phá phách là chuyện của thời học sinh không tránh khỏi, nhưng chuyện vô phép với thầy giáo thì chắc chắn là phải tránh khi còn là học sinh và sau này khi đã thành danh ở đời, bởi vì đó chính là hành vi của việc “tôn sư trọng đạo” của người học trò có giáo dục...
Người Ki-tô hữu tiến thêm một bước nữa là: kính trọng và yêu mến thầy giáo chính là điều mà Thiên Chúa dạy trong giới răn thứ tư thảo kính cha mẹ, điều răn thứ tư không những chỉ bó buộc trong phạm vi thờ cha kinh mẹ mà thôi, nhưng còn là dạy chúng ta phải biết kính trọng và yêu mến những người đã thay mặt Thiên Chúa để dạy dỗ chúng ta nên người, đó chính là những thầy cô giáo đã dạy chúng ta từ khi còn khóc nhè ở nhà trẻ cho đến khi nghiên cứu lấy học vị tiến sĩ...
Đó là điểm son đẹp và nổi bật của người Ki-tô hữu, bởi vì không một người Ki-tô hữu nào thảo kính cha mẹ, mà lại vô phép bất kính với các thầy cô giáo của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Được Sai Đi 2
Lm Francis Lý văn Ca
18:15 13/07/2021
b>Được Sai Đi Giữa Mùa Đại Dịch Covid-19 or Delta (II)
Lời Dẫn Nhập:
Tôi xin phép được mượn bài viết của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Giáo Phận Huế, Chủ Tịch HĐGM, Việt Nam. Bài: THƯƠNG QUÁ SÀI GÒN ƠI! đã được đăng trên trang Vietcatholic ngày 13.7.2021.
Cũng ngày 13.7.2021 một Nữ Tu thuộc dòng MTG. Qui Nhơn đã gửi cho tôi bài: “MỘT THÁNG LƯƠNG CỦA SƠ LÀ BAO NHIÊU?” cả hai bài tôi đã đọc khi nhận được… tôi xin phép được đăng lại nơi đây bài của ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh và bài của một nữ tu của Hội Dòng MTG.Qui Nhơn… như là một ‘bài chia sẻ nối tiếp’ của bài: “Được Sai Đi Giữa Mùa Đại Dịch Covid-19 or Delta (1)” đã được đăng trên trang Vietcatholic tuần trước quý vị có thể đọc bài nầy theo đường link sau đây:
http://www.vietcatholic.net/News/Html/269682.htm
Còn bài viết này như là bài: “Được Sai Đi Giữa Mùa Đại Dịch Covid-19 or Delta (II)”
THƯƠNG QUÁ SÀI GÒN ƠI!
THƯ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH - CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
GỬI ĐỒNG BÀO Công Giáo VIỆT NAM
Toà Giám mục Huế, ngày 09/07/2021
Kính thưa Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha và mọi thành phần dân Chúa Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành ổ dịch lớn nhất nước với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Thủ Tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 16, đặt thành Phố Hồ Chí Minh trong tình trạng giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0giờ ngày 09/07/2021. Phải quyết liệt như thế may ra có thể kìm hãm được phần nào thảm hoạ đang hung hãn lan tràn. Nhưng đây lại là một tình huống tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.
Chưa bao giờ, kể cả thời chiến tranh, thành phố đã trải qua những ngày thử thách bức bách như hôm nay. Muôn vàn thảm kịch đang diễn ra mỗi lúc một nghiêm trọng: lây nhiễm cộng đồng, bệnh viện quá tải, y sỹ, nhân viên y tế kiệt lực, đội phòng chống căng thẳng, sản xuất ngưng trệ, lưu thông hạn chế, vật giá leo thang… Thành phố đã từng mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, là “đầu tầu kinh tế” đang lâm nguy, đang thiếu nhân sự, đang thiếu gạo, thiếu rau, thiếu tiền, thiếu thuốc và thiếu cả tương lai… Hàng vạn cụ già và trẻ em bán vé số, trà đá, hàng rong, taxi, xe ôm sẽ lấy gì ăn nếu không được ra đường trong những ngày tới đây? Công nhân xí nghiệp đào đâu ra tiền nếu một mai nhà máy giảm biên chế hoặc đóng cửa?
Anh chị em hãy nhớ lại: chính người dân Sài Gòn hôm nay đang khốn khó, đã từng vội vã lên đường mỗi khi nghe tin đồng bào mình đây đó lâm cơn hoạn nạn… Các tỉnh miền trung, qua trận bão lũ năm 2020, vẫn còn ghi lại dấu chân người Sài Gòn khắp hang cùng ngỏ hẻm. Trái tim Việt nam lúc nào cũng thì thào: một miếng khi đói bằng một gói khi no; nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước hãy thương nhau cùng. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều.
Hơn bao giờ hết, tôi kêu gọi đồng bào trong nước hãy hướng nhìn về thành phố đáng yêu này, nơi đã từng là trung tâm tình thương trước khi trở thành ổ dịch. Tôi kêu gọi bà con hải ngoại hãy nhớ đến khung trời kỷ niệm đã một thời vang vọng câu hát “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi”.
Tôi kêu gọi tín hữu Công Giáo, mọi thành phần dân Chúa, các giáo phận, dòng tu, giáo xứ, tổ chức từ thiện, Bác ái - Caritas, đoàn thể, ngành giới, nhóm thân hữu hãy coi đây là cơ hội thực thi bác ái theo Lời Chúa dạy. Tôi kêu gọi các tổ chức truyền thông và cộng đồng mạng hãy mau mắn chuyển tải thông tin này đến mọi địa chỉ quen biết. Hãy khẩn cấp ra tay. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy nông nỗi. Chúng ta hãy im lặng để nghe lại lời vàng ngọc này của Chúa Giêsu: “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không” (Mt 10,8b)
Một cách cụ thể, mỗi giáo phận hoặc mỗi cụm cộng đoàn, đặc biệt là các cấp Caritas, hãy khẩn trương lập một đường dây nóng, một địa chỉ để tập trung phẩm vật và tiền cứu trợ trong khu vực. Các nhu yếu phẩm Sài Gòn đang cần là rau quả, nông phẩm, lương khô, thiết bị phòng chống dịch (khẩu trang, nước kháng khuẩn, máy thở, bình ôxy, bộ xét nghiệm nhanh). Ngoài lương thực, đồng bào thành phố cũng cần hổ trợ tài chánh cho người nghèo, vô gia cư, vỉa hè, khám chữa bệnh v.v…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiếp nhận hàng cứu trợ là: Văn Phòng Hội đồng Giám mục, tại số 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3. Xin liên hệ với Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ qua đường dây nóng số 09.04.24.11.60. Sau khi nhận, Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm phân phối hàng và tiền đến từ các tỉnh. Văn phòng cũng sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để giúp làm thủ tục vận chuyển hàng hoá vào thành phố. Tài khoản: Văn phòng Hội đồng Giám mục VN, VNĐ số 0602.5831.4789; USD số 0602.5831.7699; ngân hàng Sacombank – chi nhánh Gò Vấp.
Không biết khủng hoảng hiện nay sẽ kéo dài bao lâu, sẽ diễn biến như thế nào. Nhưng đối với tín hữu Kitô, đây là một dấu chỉ thời đại đòi chúng ta phải tỉnh thức để nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa. Đại dịch tàn phá, nhưng chúng ta, cùng với đồng bào VN khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại sẽ xây dựng một thành phố mới và một hệ thống xa lộ mới bằng vật liệu tình thương.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ thị lấy năm 2021 làm năm tôn vinh Thánh Giuse. Chúng Ta cầu nguyện cho Vị cha chung của chúng ta (đang tĩnh dưỡng tại bệnh viện Gemelli sau phẫu thuật đại tràng) sớm bình phục, nhất là cùng với ngài, chúng ta phó thác nhân loại và dân tộc vào đôi tay phù trợ của Thánh Cả Giuse.
Thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi cầu chúc mọi người được bằng an vượt qua đại dịch.
Thân ái và trân trọng kính chào.
Đã ký và đóng dấu
+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Tổng Giám mục Huế - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
Một tháng lương của Sơ là bao nhiêu?
“Một tháng lương của các sơ là bao nhiêu?”. Đó là câu hỏi mà anh tài xế taxi hỏi mình. Bạn ấy là người không cùng tôn giáo, nhưng gia đình bạn ở gần cổng một nhà Dòng nên cũng có chút khái niệm về các sơ.
“Mình cũng chẳng biết các sơ mỗi tháng được bao nhiêu tiền lương nữa! - Tôi trả lời. Nhưng mình thấy Nhà Dòng thì có trường Mầm Non, các sơ làm việc ở đó để có của nuôi sống nhau. Mọi sự, các sơ đều để vào làm của chung nên thường thì các sơ cũng không quan tâm mình có bao nhiêu lương cả! Các sơ đi tu không chỉ để kiếm tiền nuôi thân mà còn phải nghĩ đến người khác, giúp những người nghèo, những người bệnh, những người đau khổ cần sự giúp đỡ của các sơ…”.
Về tới nhà, tôi vẫn mải suy tư …“một tháng lương của sơ là bao nhiêu?” Tôi cười thầm, nghĩ bụng: “Lương của các sơ là niềm vui khi giúp được các em học sinh nghèo có cơ hội đến trường, những người bệnh tật nhận được sự ủi an, những người cô đơn nhận được sự cảm thông, những người nghèo đói nhận được sự chia sẻ…
Lương của các sơ sau một ngày vất vả với sứ vụ là sự bình an nhẹ nhàng của các giờ kinh nguyện, là niềm vui nho nhỏ của tình yêu cộng đoàn, là tiếng cười của hạnh phúc, hay nhiều khi là nước mắt của khổ đau thân phận kiếp con người. Nước mắt ấy đến từ những khác biệt của nhau về quan điểm sống, về tính cách, về văn hóa. Nước mắt ấy cũng có thể rơi xuống do cuộc chiến đấu nội tâm của mỗi cá nhân…
Lương của các sơ cao nhất vẫn là sự bình an, là sức khỏe, là thì giờ Chúa ban. Và niềm vui mỗi khi nhận được số lương ấy thể hiện ở hoa trái thu hoạch được, ấy là sự thăng tiến về đời sống thiêng liêng; hay nói cách khác, là mỗi ngày các sơ cảm thấy mình gần Chúa hơn. Đó chẳng phải là số lương khổng lồ sao?”
Nhờ câu hỏi của anh bạn, tôi khám phá lương tháng của các sơ không hề tính bằng tiền. Đặc biệt hơn nữa, lương thưởng tháng Mười Ba của các sơ là những ngày nghỉ Tết với người thân tại quê nhà, là niềm vui được nghỉ ngơi với nhau, đón phúc lành của Chúa Xuân vào cộng đoàn, làm ấm thêm tình yêu thương khắng khít mà các sơ dành cho nhau, cho nhà Dòng….
Lương tháng của các sơ thật là “độc lạ”! Các sơ ơi! Các sơ hạnh phúc lắm đó
Bài Chia Sẻ:
Dựa vào hai bức thư trên và một vài lời kêu gọi của một vài Đấng Bản Quyền của vài giáo phận trên phần đất của Quê Hương-Giáo Hội ở Quê Nhà và Hải Ngoại, tôi cũng muốn ‘gióng lên’ tiếng nói thấp hèn của mình trên Trang Vietcatholic nầy để ‘kêu mời-van xin’ Quý Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân Việt Nam ở ‘Hải Ngoại’ cùng tiếp tay với Giáo Hội ở Quê Nhà như lời kêu gọi của ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh:
“Hãy khẩn cấp ra tay. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy nông nỗi.
Chúng ta hãy im lặng để nghe lại lời vàng ngọc này của Chúa Giêsu: “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không” (Mt 10,8b)
Lời tâm tình của nữ tu dòng MTG.QN như còn động lại khi tôi viết những dòng chia sẻ nầy rạng sáng ngày 14.7.2021:
”Lương của các sơ cao nhất vẫn là sự bình an, là sức khỏe, là thì giờ Chúa ban. Và niềm vui mỗi khi nhận được số lương ấy thể hiện ở hoa trái thu hoạch được, ấy là sự thăng tiến về đời sống thiêng liêng; hay nói cách khác, là mỗi ngày các sơ cảm thấy mình gần Chúa hơn. Đó chẳng phải là số lương khổng lồ sao?”.
Như trong Bài Được Sai Đi Giữa Mùa Đại Dịch Covid-19 or Delta (1): ”Nhìn về Giáo Hội Việt Nam và Quê Hương Việt Nam thân yêu…. Mọi sinh hoạt xã hội và Tôn Giáo dường như bình đình trệ hay ngưng hoạt động… còn chúng ta Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân ở Hải Ngoại… vẫn còn ‘sống-vươn lên’ thỉnh thoảng vì Virus Covid-19 hay Delta thì bị cách ly ngắn hay gia hạn tùy địa phương hay tiểu bang...
Chúng ta ngay cả Linh mục vẫn hưởng trợ cấp của Giáo Hội hay của chính phủ cũng như công dân trong một đất nước tự do… còn ở Việt Nam Linh mục và giáo dân hoàn toàn ‘đói meo’. Nghe bài hát ‘XIN’ và dựa vào những suy tư của Lm Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc.
Tôi mời gọi Anh Em Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Giáo Dân ở hải ngoại hãy nhìn vào cuộc sống của chính chúng ta để nhận ra ‘những điều chúng ta đang may mắn’ mà chúng ta đang thừa hưởng để rồi chúng ta có thể làm một cái gì đó có thể trong phạm vi của từng người, từng cá nhân cho Giáo Hội và Quê Hương Thân Yêu Việt Nam trong những ngày đau khổ nhất như hiện nay… để Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang. Mẹ Việt Nam và Các Thánh Của Quê Hương ban cho thế giới và đặc biệt là Quê Hương được sớm thoát cơn đai dịch kinh hoàng hiện nay. Như lời kết của Lm Fx Lê văn Nhạc trong bài chia sẻ: “Một cuộc sống trung thành với Chúa Giêsu. nghèo khó và chịu đóng đinh thập giá. Đó là bằng chứng đáng tin của tình thương cứu độ cho mọi người”.
Chúng ta cũng tíếp tục cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô được mai bình phục như thông báo lúc 12g30 trưa ngày thứ Ba 13 tháng 7 (cũng ngày 13.7.2021), theo giờ địa phương Rôma, tức là 5g30 chiều giờ Việt Nam, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã ra một thông báo về tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha trong đó lưu ý rằng tình trạng của Đức Thánh Cha đang tiếp tục khả quan.
Toàn văn thông báo như sau:
“Đức Thánh Cha đang tiếp tục điều trị và phục hồi theo kế hoạch, điều này sẽ cho phép ngài trở lại Vatican càng sớm càng tốt.
Trong số rất nhiều bệnh nhân mà ngài đã gặp trong những ngày này, ngài đã đề cập đến một suy nghĩ đặc biệt dành cho những người nằm liệt giường và không thể trở về nhà: ngài mong họ sống thời gian này như một cơ hội, ngay cả khi phải trải qua đau đớn, hãy mở lòng mình ra với những anh chị em bệnh nhân ở giường bên cạnh, những người mà họ có chung thân phận yếu đuối của con người”.
Dựa vào bài Tin Mừng của Chủ Nhật tuần này: Mk 6:30-34. Chúa Giêsu kêu mời các tông đồ đến một nơi vắng vẻ chỉ có một mình Ngài với các ông… thời gian dịch bệnh chúng ta đang ở Úc… đang được hưởng nhiều điều may mắn hơn các Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Giáo Dân cũng như Đồng Bào nơi Quê Nhà… đôi lúc ở Tiểu Bang Tây Úc… chúng ta bị ‘cách ly ngắn hạn 6,7 ngày hay 1 tuần… hãy coi đây là thời gian ‘tĩnh tâm-suy nghĩ’ cho chính mỗi người, mỗi gia đình hay ‘mỗi cộng đoàn hay giáo đoàn’ khi phải xem ‘Lễ Ảo-Rước Lễ Ảo (thiêng liêng) để nhận ra chúng ta có rất nhiều cái ‘may mắn’ hơn linh mục, Tu Sĩ Nam Nữ hay Giáo Dân - Đồng Bào nơi Quê Nhà…
Nếu chúng ta có thời gian trong thời gian bị cách ly nhìn lại cuộc sống của mỗi người trong chúng ta ‘ở hải ngoại’ đọc lại bức tâm thư của ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh: “Một cách cụ thể, mỗi giáo phận hoặc mỗi cụm cộng đoàn, đặc biệt là các cấp Caritas, hãy khẩn trương lập một đường dây nóng, một địa chỉ để tập trung phẩm vật và tiền cứu trợ trong khu vực. Các nhu yếu phẩm Saigon đang cần là rau quả, nông phẩm, lương khô, thiết bị phòng chống dịch (khẩu trang, nước kháng khuẩn, máy thở, bình ôxy, bộ xét nghiệm nhanh). Ngoài lương thực, đồng bào thành phố cũng cần hổ trợ tài chánh cho người nghèo, vô gia cư, vỉa hè, khám chữa bệnh v.v…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiếp nhận hàng cứu trợ là: Văn Phòng Hội đồng Giám mục, tại số 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3. Xin liên hệ với Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ qua đường dây nóng số 09.04.24.11.60. Sau khi nhận, Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm phân phối hàng và tiền đến từ các tỉnh. Văn phòng cũng sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để giúp làm thủ tục vận chuyển hàng hoá vào thành phố.
Lời Đề Nghị Cụ Thể:
Ở Mỹ, có hơn 1,000 Linh mục Việt Nam, ở Úc có hơn 100 Linh mục… đặc biệt là các Linh mục đang coi sóc các Cộng Đoàn hay Giáo Đoàn CG.VN… còn các nước khác … tôi không được biết… nên nắm tay nhau mời gọi Giáo Dân Việt Nam cùng tiếp tay với ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh quyên góp tiếp tay cho GH.VN gửi tài chánh cho HĐ.GMVN để giúp đỡ cho Đồng Bào… để mua các nhu yếu phẩm Saigon đang cần là rau quả, nông phẩm, lương khô, thiết bị phòng chống dịch…
“Hãy khẩn cấp ra tay. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy nông nỗi.
Tài khoản: Văn phòng Hội đồng Giám mục VN, VNĐ số: 0602.5831.4789; USD số: 0602.5831.7699. Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp.
Hoặc gửi về cho ĐP, Gốc của Quý Linh Mục vì Dịch phát sinh trên toàn đất nước Việt Nam đó là cách thứ hai.
Tôi cũng xin ‘mạo muội’ đề nghị…
Thay Lời Kết:
Trước khia chúng ta có dụng cụ máy móc như hiện nay, chúng ta đã phải trải qua thời kỳ như giặt giũ quần áo bằng tay dùng tre nứa cũi để nấu thức ăn… nhưng chúng ta lại có nhiều thời gian cho gia đình, cho giáo hội, giáo xứ-cộng đoàn… Bây giờ chúng ta có nhiều phát minh khóa học… máy móc… bấm nút…như máy giặt, nồi cơm điện… nhưng chúng ta lại không có giờ cho gia đình, cho xã hội, cho giáo xứ-cộng đoàn…
Ngày nay chúng ta không có thời gian dành cho Chúa, cho gia đình và cho Giáo Hội nữa. Hôm nay, Chúa Giêsu kêu mời các tông đồ… đến một nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi. Chúa Giêsu muốn các ông chăm lo phần hồn và phần xác của chính các ông…’Bồi Dưỡng’ để rồi tiếp tục ‘cho đi hay được sai đi’ với một tinh thần mới. Chúng ta, giống như các tông đồ cũng được sai đi giữa mùa Đại Dịch của thế giới và của Quê Hương Việt Nam thân yêu, đặc biệt là các Linh mục Tu Sĩ Việt Nam ở hải ngoại nên thể hiện một việc làm cụ thể để giúp Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay.
Qua báo chí, truyền thanh, truyền hình trong những ngày nầy… hãy có một trái tim ‘nhạy cảm’ như Chúa Giêsu: “Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều”. Chúa Giêsu là Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, Ngài săn sóc chúng ta như những con chiên của Ngài, Ngài bảo vệ chúng ta, Ngài chữa lành chúng ta, Ngài dạy dỗ chúng ta, Ngài tìm kiếm chúng ta khi chúng ta lạc lối. Chúng ta là những con chiên của Ngài, chúng ta được Ngài sai đi giữa mùa Đại Dịch cho Quê Hương-Giáo Hội Việt Nam với sứ mệnh cao cả là xoa diệu những khổ đau của ‘Đồng Bào-Đồng Hương Việt Nam’.
Hãy khám phá ra như lời của Nữ Tu Dòng MTG.QN: ”Tôi khám phá lương tháng của các sơ không hề tính bằng tiền. Đặc biệt hơn nữa, lương thưởng tháng Mười Ba của các sơ là những ngày nghỉ Tết với người thân tại quê nhà, là niềm vui được nghỉ ngơi với nhau, đón phúc lành của Chúa Xuân vào cộng đoàn, làm ấm thêm tình yêu thương khắng khít mà các sơ dành cho nhau, cho nhà Dòng”.
Lương tháng của các sơ thật là “độc lạ”! Các sơ ơi! Các sơ hạnh phúc lắm đó”.
Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Vị cha chung của chúng ta là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang còn tĩnh dưỡng tại bệnh viện Gemelli sau phẫu thuật đại tràng mau sớm bình phục, nhất là cùng với Ngài, chúng ta phó thác nhân loại và dân tộc vào đôi tay phù trợ của Thánh Cả Giuse, như lời mời gọi của ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ Tịch HĐ.GM.VN và là TGM.GP Huế.
Lm Francis Lý văn Ca
Tây Úc, ngày 14.7.2021.
Lời Dẫn Nhập:
Tôi xin phép được mượn bài viết của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Giáo Phận Huế, Chủ Tịch HĐGM, Việt Nam. Bài: THƯƠNG QUÁ SÀI GÒN ƠI! đã được đăng trên trang Vietcatholic ngày 13.7.2021.
Cũng ngày 13.7.2021 một Nữ Tu thuộc dòng MTG. Qui Nhơn đã gửi cho tôi bài: “MỘT THÁNG LƯƠNG CỦA SƠ LÀ BAO NHIÊU?” cả hai bài tôi đã đọc khi nhận được… tôi xin phép được đăng lại nơi đây bài của ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh và bài của một nữ tu của Hội Dòng MTG.Qui Nhơn… như là một ‘bài chia sẻ nối tiếp’ của bài: “Được Sai Đi Giữa Mùa Đại Dịch Covid-19 or Delta (1)” đã được đăng trên trang Vietcatholic tuần trước quý vị có thể đọc bài nầy theo đường link sau đây:
http://www.vietcatholic.net/News/Html/269682.htm
Còn bài viết này như là bài: “Được Sai Đi Giữa Mùa Đại Dịch Covid-19 or Delta (II)”
THƯƠNG QUÁ SÀI GÒN ƠI!
THƯ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH - CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
GỬI ĐỒNG BÀO Công Giáo VIỆT NAM
Toà Giám mục Huế, ngày 09/07/2021
Kính thưa Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha và mọi thành phần dân Chúa Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành ổ dịch lớn nhất nước với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Thủ Tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 16, đặt thành Phố Hồ Chí Minh trong tình trạng giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0giờ ngày 09/07/2021. Phải quyết liệt như thế may ra có thể kìm hãm được phần nào thảm hoạ đang hung hãn lan tràn. Nhưng đây lại là một tình huống tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.
Chưa bao giờ, kể cả thời chiến tranh, thành phố đã trải qua những ngày thử thách bức bách như hôm nay. Muôn vàn thảm kịch đang diễn ra mỗi lúc một nghiêm trọng: lây nhiễm cộng đồng, bệnh viện quá tải, y sỹ, nhân viên y tế kiệt lực, đội phòng chống căng thẳng, sản xuất ngưng trệ, lưu thông hạn chế, vật giá leo thang… Thành phố đã từng mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, là “đầu tầu kinh tế” đang lâm nguy, đang thiếu nhân sự, đang thiếu gạo, thiếu rau, thiếu tiền, thiếu thuốc và thiếu cả tương lai… Hàng vạn cụ già và trẻ em bán vé số, trà đá, hàng rong, taxi, xe ôm sẽ lấy gì ăn nếu không được ra đường trong những ngày tới đây? Công nhân xí nghiệp đào đâu ra tiền nếu một mai nhà máy giảm biên chế hoặc đóng cửa?
Anh chị em hãy nhớ lại: chính người dân Sài Gòn hôm nay đang khốn khó, đã từng vội vã lên đường mỗi khi nghe tin đồng bào mình đây đó lâm cơn hoạn nạn… Các tỉnh miền trung, qua trận bão lũ năm 2020, vẫn còn ghi lại dấu chân người Sài Gòn khắp hang cùng ngỏ hẻm. Trái tim Việt nam lúc nào cũng thì thào: một miếng khi đói bằng một gói khi no; nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước hãy thương nhau cùng. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều.
Hơn bao giờ hết, tôi kêu gọi đồng bào trong nước hãy hướng nhìn về thành phố đáng yêu này, nơi đã từng là trung tâm tình thương trước khi trở thành ổ dịch. Tôi kêu gọi bà con hải ngoại hãy nhớ đến khung trời kỷ niệm đã một thời vang vọng câu hát “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi”.
Tôi kêu gọi tín hữu Công Giáo, mọi thành phần dân Chúa, các giáo phận, dòng tu, giáo xứ, tổ chức từ thiện, Bác ái - Caritas, đoàn thể, ngành giới, nhóm thân hữu hãy coi đây là cơ hội thực thi bác ái theo Lời Chúa dạy. Tôi kêu gọi các tổ chức truyền thông và cộng đồng mạng hãy mau mắn chuyển tải thông tin này đến mọi địa chỉ quen biết. Hãy khẩn cấp ra tay. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy nông nỗi. Chúng ta hãy im lặng để nghe lại lời vàng ngọc này của Chúa Giêsu: “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không” (Mt 10,8b)
Một cách cụ thể, mỗi giáo phận hoặc mỗi cụm cộng đoàn, đặc biệt là các cấp Caritas, hãy khẩn trương lập một đường dây nóng, một địa chỉ để tập trung phẩm vật và tiền cứu trợ trong khu vực. Các nhu yếu phẩm Sài Gòn đang cần là rau quả, nông phẩm, lương khô, thiết bị phòng chống dịch (khẩu trang, nước kháng khuẩn, máy thở, bình ôxy, bộ xét nghiệm nhanh). Ngoài lương thực, đồng bào thành phố cũng cần hổ trợ tài chánh cho người nghèo, vô gia cư, vỉa hè, khám chữa bệnh v.v…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiếp nhận hàng cứu trợ là: Văn Phòng Hội đồng Giám mục, tại số 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3. Xin liên hệ với Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ qua đường dây nóng số 09.04.24.11.60. Sau khi nhận, Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm phân phối hàng và tiền đến từ các tỉnh. Văn phòng cũng sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để giúp làm thủ tục vận chuyển hàng hoá vào thành phố. Tài khoản: Văn phòng Hội đồng Giám mục VN, VNĐ số 0602.5831.4789; USD số 0602.5831.7699; ngân hàng Sacombank – chi nhánh Gò Vấp.
Không biết khủng hoảng hiện nay sẽ kéo dài bao lâu, sẽ diễn biến như thế nào. Nhưng đối với tín hữu Kitô, đây là một dấu chỉ thời đại đòi chúng ta phải tỉnh thức để nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa. Đại dịch tàn phá, nhưng chúng ta, cùng với đồng bào VN khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại sẽ xây dựng một thành phố mới và một hệ thống xa lộ mới bằng vật liệu tình thương.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ thị lấy năm 2021 làm năm tôn vinh Thánh Giuse. Chúng Ta cầu nguyện cho Vị cha chung của chúng ta (đang tĩnh dưỡng tại bệnh viện Gemelli sau phẫu thuật đại tràng) sớm bình phục, nhất là cùng với ngài, chúng ta phó thác nhân loại và dân tộc vào đôi tay phù trợ của Thánh Cả Giuse.
Thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi cầu chúc mọi người được bằng an vượt qua đại dịch.
Thân ái và trân trọng kính chào.
Đã ký và đóng dấu
+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Tổng Giám mục Huế - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
Một tháng lương của Sơ là bao nhiêu?
“Một tháng lương của các sơ là bao nhiêu?”. Đó là câu hỏi mà anh tài xế taxi hỏi mình. Bạn ấy là người không cùng tôn giáo, nhưng gia đình bạn ở gần cổng một nhà Dòng nên cũng có chút khái niệm về các sơ.
“Mình cũng chẳng biết các sơ mỗi tháng được bao nhiêu tiền lương nữa! - Tôi trả lời. Nhưng mình thấy Nhà Dòng thì có trường Mầm Non, các sơ làm việc ở đó để có của nuôi sống nhau. Mọi sự, các sơ đều để vào làm của chung nên thường thì các sơ cũng không quan tâm mình có bao nhiêu lương cả! Các sơ đi tu không chỉ để kiếm tiền nuôi thân mà còn phải nghĩ đến người khác, giúp những người nghèo, những người bệnh, những người đau khổ cần sự giúp đỡ của các sơ…”.
Về tới nhà, tôi vẫn mải suy tư …“một tháng lương của sơ là bao nhiêu?” Tôi cười thầm, nghĩ bụng: “Lương của các sơ là niềm vui khi giúp được các em học sinh nghèo có cơ hội đến trường, những người bệnh tật nhận được sự ủi an, những người cô đơn nhận được sự cảm thông, những người nghèo đói nhận được sự chia sẻ…
Lương của các sơ sau một ngày vất vả với sứ vụ là sự bình an nhẹ nhàng của các giờ kinh nguyện, là niềm vui nho nhỏ của tình yêu cộng đoàn, là tiếng cười của hạnh phúc, hay nhiều khi là nước mắt của khổ đau thân phận kiếp con người. Nước mắt ấy đến từ những khác biệt của nhau về quan điểm sống, về tính cách, về văn hóa. Nước mắt ấy cũng có thể rơi xuống do cuộc chiến đấu nội tâm của mỗi cá nhân…
Lương của các sơ cao nhất vẫn là sự bình an, là sức khỏe, là thì giờ Chúa ban. Và niềm vui mỗi khi nhận được số lương ấy thể hiện ở hoa trái thu hoạch được, ấy là sự thăng tiến về đời sống thiêng liêng; hay nói cách khác, là mỗi ngày các sơ cảm thấy mình gần Chúa hơn. Đó chẳng phải là số lương khổng lồ sao?”
Nhờ câu hỏi của anh bạn, tôi khám phá lương tháng của các sơ không hề tính bằng tiền. Đặc biệt hơn nữa, lương thưởng tháng Mười Ba của các sơ là những ngày nghỉ Tết với người thân tại quê nhà, là niềm vui được nghỉ ngơi với nhau, đón phúc lành của Chúa Xuân vào cộng đoàn, làm ấm thêm tình yêu thương khắng khít mà các sơ dành cho nhau, cho nhà Dòng….
Lương tháng của các sơ thật là “độc lạ”! Các sơ ơi! Các sơ hạnh phúc lắm đó
Bài Chia Sẻ:
Dựa vào hai bức thư trên và một vài lời kêu gọi của một vài Đấng Bản Quyền của vài giáo phận trên phần đất của Quê Hương-Giáo Hội ở Quê Nhà và Hải Ngoại, tôi cũng muốn ‘gióng lên’ tiếng nói thấp hèn của mình trên Trang Vietcatholic nầy để ‘kêu mời-van xin’ Quý Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân Việt Nam ở ‘Hải Ngoại’ cùng tiếp tay với Giáo Hội ở Quê Nhà như lời kêu gọi của ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh:
“Hãy khẩn cấp ra tay. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy nông nỗi.
Chúng ta hãy im lặng để nghe lại lời vàng ngọc này của Chúa Giêsu: “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không” (Mt 10,8b)
Lời tâm tình của nữ tu dòng MTG.QN như còn động lại khi tôi viết những dòng chia sẻ nầy rạng sáng ngày 14.7.2021:
”Lương của các sơ cao nhất vẫn là sự bình an, là sức khỏe, là thì giờ Chúa ban. Và niềm vui mỗi khi nhận được số lương ấy thể hiện ở hoa trái thu hoạch được, ấy là sự thăng tiến về đời sống thiêng liêng; hay nói cách khác, là mỗi ngày các sơ cảm thấy mình gần Chúa hơn. Đó chẳng phải là số lương khổng lồ sao?”.
Như trong Bài Được Sai Đi Giữa Mùa Đại Dịch Covid-19 or Delta (1): ”Nhìn về Giáo Hội Việt Nam và Quê Hương Việt Nam thân yêu…. Mọi sinh hoạt xã hội và Tôn Giáo dường như bình đình trệ hay ngưng hoạt động… còn chúng ta Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân ở Hải Ngoại… vẫn còn ‘sống-vươn lên’ thỉnh thoảng vì Virus Covid-19 hay Delta thì bị cách ly ngắn hay gia hạn tùy địa phương hay tiểu bang...
Chúng ta ngay cả Linh mục vẫn hưởng trợ cấp của Giáo Hội hay của chính phủ cũng như công dân trong một đất nước tự do… còn ở Việt Nam Linh mục và giáo dân hoàn toàn ‘đói meo’. Nghe bài hát ‘XIN’ và dựa vào những suy tư của Lm Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc.
Tôi mời gọi Anh Em Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Giáo Dân ở hải ngoại hãy nhìn vào cuộc sống của chính chúng ta để nhận ra ‘những điều chúng ta đang may mắn’ mà chúng ta đang thừa hưởng để rồi chúng ta có thể làm một cái gì đó có thể trong phạm vi của từng người, từng cá nhân cho Giáo Hội và Quê Hương Thân Yêu Việt Nam trong những ngày đau khổ nhất như hiện nay… để Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang. Mẹ Việt Nam và Các Thánh Của Quê Hương ban cho thế giới và đặc biệt là Quê Hương được sớm thoát cơn đai dịch kinh hoàng hiện nay. Như lời kết của Lm Fx Lê văn Nhạc trong bài chia sẻ: “Một cuộc sống trung thành với Chúa Giêsu. nghèo khó và chịu đóng đinh thập giá. Đó là bằng chứng đáng tin của tình thương cứu độ cho mọi người”.
Chúng ta cũng tíếp tục cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô được mai bình phục như thông báo lúc 12g30 trưa ngày thứ Ba 13 tháng 7 (cũng ngày 13.7.2021), theo giờ địa phương Rôma, tức là 5g30 chiều giờ Việt Nam, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã ra một thông báo về tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha trong đó lưu ý rằng tình trạng của Đức Thánh Cha đang tiếp tục khả quan.
Toàn văn thông báo như sau:
“Đức Thánh Cha đang tiếp tục điều trị và phục hồi theo kế hoạch, điều này sẽ cho phép ngài trở lại Vatican càng sớm càng tốt.
Trong số rất nhiều bệnh nhân mà ngài đã gặp trong những ngày này, ngài đã đề cập đến một suy nghĩ đặc biệt dành cho những người nằm liệt giường và không thể trở về nhà: ngài mong họ sống thời gian này như một cơ hội, ngay cả khi phải trải qua đau đớn, hãy mở lòng mình ra với những anh chị em bệnh nhân ở giường bên cạnh, những người mà họ có chung thân phận yếu đuối của con người”.
Dựa vào bài Tin Mừng của Chủ Nhật tuần này: Mk 6:30-34. Chúa Giêsu kêu mời các tông đồ đến một nơi vắng vẻ chỉ có một mình Ngài với các ông… thời gian dịch bệnh chúng ta đang ở Úc… đang được hưởng nhiều điều may mắn hơn các Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Giáo Dân cũng như Đồng Bào nơi Quê Nhà… đôi lúc ở Tiểu Bang Tây Úc… chúng ta bị ‘cách ly ngắn hạn 6,7 ngày hay 1 tuần… hãy coi đây là thời gian ‘tĩnh tâm-suy nghĩ’ cho chính mỗi người, mỗi gia đình hay ‘mỗi cộng đoàn hay giáo đoàn’ khi phải xem ‘Lễ Ảo-Rước Lễ Ảo (thiêng liêng) để nhận ra chúng ta có rất nhiều cái ‘may mắn’ hơn linh mục, Tu Sĩ Nam Nữ hay Giáo Dân - Đồng Bào nơi Quê Nhà…
Nếu chúng ta có thời gian trong thời gian bị cách ly nhìn lại cuộc sống của mỗi người trong chúng ta ‘ở hải ngoại’ đọc lại bức tâm thư của ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh: “Một cách cụ thể, mỗi giáo phận hoặc mỗi cụm cộng đoàn, đặc biệt là các cấp Caritas, hãy khẩn trương lập một đường dây nóng, một địa chỉ để tập trung phẩm vật và tiền cứu trợ trong khu vực. Các nhu yếu phẩm Saigon đang cần là rau quả, nông phẩm, lương khô, thiết bị phòng chống dịch (khẩu trang, nước kháng khuẩn, máy thở, bình ôxy, bộ xét nghiệm nhanh). Ngoài lương thực, đồng bào thành phố cũng cần hổ trợ tài chánh cho người nghèo, vô gia cư, vỉa hè, khám chữa bệnh v.v…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiếp nhận hàng cứu trợ là: Văn Phòng Hội đồng Giám mục, tại số 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3. Xin liên hệ với Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ qua đường dây nóng số 09.04.24.11.60. Sau khi nhận, Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm phân phối hàng và tiền đến từ các tỉnh. Văn phòng cũng sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để giúp làm thủ tục vận chuyển hàng hoá vào thành phố.
Lời Đề Nghị Cụ Thể:
Ở Mỹ, có hơn 1,000 Linh mục Việt Nam, ở Úc có hơn 100 Linh mục… đặc biệt là các Linh mục đang coi sóc các Cộng Đoàn hay Giáo Đoàn CG.VN… còn các nước khác … tôi không được biết… nên nắm tay nhau mời gọi Giáo Dân Việt Nam cùng tiếp tay với ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh quyên góp tiếp tay cho GH.VN gửi tài chánh cho HĐ.GMVN để giúp đỡ cho Đồng Bào… để mua các nhu yếu phẩm Saigon đang cần là rau quả, nông phẩm, lương khô, thiết bị phòng chống dịch…
“Hãy khẩn cấp ra tay. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy nông nỗi.
Tài khoản: Văn phòng Hội đồng Giám mục VN, VNĐ số: 0602.5831.4789; USD số: 0602.5831.7699. Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp.
Hoặc gửi về cho ĐP, Gốc của Quý Linh Mục vì Dịch phát sinh trên toàn đất nước Việt Nam đó là cách thứ hai.
Tôi cũng xin ‘mạo muội’ đề nghị…
Thay Lời Kết:
Trước khia chúng ta có dụng cụ máy móc như hiện nay, chúng ta đã phải trải qua thời kỳ như giặt giũ quần áo bằng tay dùng tre nứa cũi để nấu thức ăn… nhưng chúng ta lại có nhiều thời gian cho gia đình, cho giáo hội, giáo xứ-cộng đoàn… Bây giờ chúng ta có nhiều phát minh khóa học… máy móc… bấm nút…như máy giặt, nồi cơm điện… nhưng chúng ta lại không có giờ cho gia đình, cho xã hội, cho giáo xứ-cộng đoàn…
Ngày nay chúng ta không có thời gian dành cho Chúa, cho gia đình và cho Giáo Hội nữa. Hôm nay, Chúa Giêsu kêu mời các tông đồ… đến một nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi. Chúa Giêsu muốn các ông chăm lo phần hồn và phần xác của chính các ông…’Bồi Dưỡng’ để rồi tiếp tục ‘cho đi hay được sai đi’ với một tinh thần mới. Chúng ta, giống như các tông đồ cũng được sai đi giữa mùa Đại Dịch của thế giới và của Quê Hương Việt Nam thân yêu, đặc biệt là các Linh mục Tu Sĩ Việt Nam ở hải ngoại nên thể hiện một việc làm cụ thể để giúp Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay.
Qua báo chí, truyền thanh, truyền hình trong những ngày nầy… hãy có một trái tim ‘nhạy cảm’ như Chúa Giêsu: “Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều”. Chúa Giêsu là Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, Ngài săn sóc chúng ta như những con chiên của Ngài, Ngài bảo vệ chúng ta, Ngài chữa lành chúng ta, Ngài dạy dỗ chúng ta, Ngài tìm kiếm chúng ta khi chúng ta lạc lối. Chúng ta là những con chiên của Ngài, chúng ta được Ngài sai đi giữa mùa Đại Dịch cho Quê Hương-Giáo Hội Việt Nam với sứ mệnh cao cả là xoa diệu những khổ đau của ‘Đồng Bào-Đồng Hương Việt Nam’.
Hãy khám phá ra như lời của Nữ Tu Dòng MTG.QN: ”Tôi khám phá lương tháng của các sơ không hề tính bằng tiền. Đặc biệt hơn nữa, lương thưởng tháng Mười Ba của các sơ là những ngày nghỉ Tết với người thân tại quê nhà, là niềm vui được nghỉ ngơi với nhau, đón phúc lành của Chúa Xuân vào cộng đoàn, làm ấm thêm tình yêu thương khắng khít mà các sơ dành cho nhau, cho nhà Dòng”.
Lương tháng của các sơ thật là “độc lạ”! Các sơ ơi! Các sơ hạnh phúc lắm đó”.
Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Vị cha chung của chúng ta là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang còn tĩnh dưỡng tại bệnh viện Gemelli sau phẫu thuật đại tràng mau sớm bình phục, nhất là cùng với Ngài, chúng ta phó thác nhân loại và dân tộc vào đôi tay phù trợ của Thánh Cả Giuse, như lời mời gọi của ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ Tịch HĐ.GM.VN và là TGM.GP Huế.
Lm Francis Lý văn Ca
Tây Úc, ngày 14.7.2021.
Thứ Năm 15/7: Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng – Suy Niệm: Linh mục Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
22:42 13/07/2021
PHÚC ÂM: Mt 11, 28-30
“Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng”.
Đó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các chủ trương mới trong tư tưởng chính trị Công Giáo Hoa Kỳ, tiếp và hết
Vũ Văn An
01:07 13/07/2021
Điều này không làm cho những ý tưởng mới không quan trọng; nó chỉ có nghĩa là nếu vắng bóng một thời điểm cách mạng nào đó, thì ảnh hưởng của họ có xác suất được thanh lọc dần qua đạo Công Giáo Hoa Kỳ, lên khuôn Giáo hội hoặc bị lên khuôn lại bởi các thực tại của đạo này theo những cách không ngờ tới. Vì vậy, chúng ta nên xem xét chúng kết hợp với xu hướng phi trí thức có nhiều khả năng sẽ lên khuôn lại định chế Công Giáo Hoa Kỳ trong thời chúng ta. Xu hướng đó, thực tại đó, là sự sụp đổ cơ cấu trên qui mô lớn.
Sự suy giảm không có gì là mới đối với Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng người tham dự Thánh lễ và ơn gọi trong các thập niên 1960 và 1970 đã nhường chỗ cho sự ổn định trong những thập niên 1980 và 1990, khi Giáo hội được cứu khỏi sự suy giảm số lượng đáng kể một phần do di dân gốc Tây Ban Nha. Nhưng vào khoảng thời gian phát hiện các vụ lạm dụng tình dục tồi tệ nhất, từ đầu đến giữa thập niên 2000, sự suy giảm lại tiếp tục, với việc tự nhận mình là người Công Giáo giảm xuống và việc tham dự Thánh lễ của người Công Giáo lần đầu tiên giảm xuống dưới mức tham dự của người Thệ Phản Tin lành.
Tệ hơn trước khi tốt hơn
Lẽ tự nhiên là người ta hy vọng rằng xu hướng mới này chỉ là tạm thời, phát sinh từ sự thất vọng đối với phẩm trật của Giáo hội và số lượng người Công Giáo sẽ ổn định trở lại nếu các giám mục được tri nhận là đã giải quyết được cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Nhưng có nhiều khả năng sự suy giảm sẽ tăng tốc, với nhiều lực lượng làm xói mòn vị thế định chế của Giáo hội trong hai mươi năm tới:
• thứ nhất, thay đổi thế hệ ở hàng ghế nhà thờ - hoặc, đối với thế hệ trẻ, ra khỏi những hàng ghế này - khi Thế hệ im lặng sùng đạo và những người Công Giáo thế hệ Baby Boomer vốn có liên kết lỏng lẻo hơn qua đi, và những đứa cháu và con cái của họ ngày càng không thực hành đạo hoặc không còn thống thuộc đạo khi đến tuổi trưởng thành;
• thứ hai, hậu quả tiếp tục từ cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, với các cuộc điều tra của tiểu bang như báo cáo của Đại bồi thẩm đoàn Pennsylvania tiếp tục làm nổi bật các cáo buộc lạm dụng và che đậy ít nhất suốt năm năm tới;
• thứ ba, sự căng thẳng định chế về sự thiếu hụt ơn gọi của Giáo hội, sẽ gia tăng do sự thay đổi thế hệ khi đoàn ngũ lớn cuối cùng các linh mục nghỉ hưu hoặc qua đời;
• thứ tư, một cuộc khủng hoảng tài chính, bị thúc đẩy bởi các yếu tố trước đó và cũng bởi sự thay đổi về sắc tộc và kinh tế xã hội, khi Giáo Hội da trắng thuộc tầng lớp trung thượng lưu của thời kỳ hậu Công đồng Vatican II trở thành một Giáo Hội gốc Tây Ban Nha thuộc tầng lớp trung hạ lưu – là tầng lớp, bất kể phong phú về đức tin ra sao, vẫn sẽ có ít tiền bạc hơn dành cho các trường học và cao đẳng, nhà thờ và tổ chức từ thiện hơn so với đạo Công Giáo năm 1980 hoặc năm 2010;
• thứ năm, tác động tổng hợp của việc nhập cư đang chậm lại từ Mỹ Latinh, do tỷ lệ sinh thấp hơn ở hầu hết các nước Latinh, và sự tăng tiến của Phái Ngũ tuần ở Mỹ Latinh và trên toàn bán cầu Nam, sẽ khiến những người nhập cư mới có nhiều khả năng là những người sùng đạo Thệ phản hơn là Công Giáo;
• thứ sáu, sự thù địch gia tăng đối với Công Giáo, đặc biệt ở các quốc gia tự do hơn, có khả năng đẩy nhanh quá trình thế tục hóa các định chế giáo dục và chăm sóc sức khỏe Công Giáo;
• và cuối cùng, tác động của việc tạm ngừng tham dự Thánh lễ vì đại dịch, điều này phần nào vẫn chưa thể biết được, nhưng không có xác suất tích cực đối với việc tham dự Thánh lễ và quyên góp trong mười năm tới.
Tất nhiên, Chúa Thánh Thần có thể có những kế hoạch khác cho Giáo hội. Nhưng sự đổi mới đòi có sự thay đổi tôn giáo mạnh mẽ - nghĩa là sự hoán cải lớn lao, không chỉ là sự trở về của những người đã bỏ đi. Kể từ thập niên 1960, vấn đề nan giải chính của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ là làm thế nào để tiếp cận số lượng lớn những người Công Giáo đã được rửa tội và thêm sức nhưng rời xa Giáo hội, và nó có thể dựa vào lòng trung thành về văn hóa và sắc tộc của nhiều người Công Giáo đạo ròng thịnh vượng không còn thực hành đức tin một cách nhất quán. nhưng vẫn ủng hộ các định chế Công Giáo. Giờ đây, Giáo hội đang bước vào một kỷ nguyên rất khác, trong đó con cháu của những người Công Giáo bỏ đạo hoặc chỉ gắn bó về văn hóa chưa được rửa tội, chưa được thêm sức, chưa kết hôn trong Giáo hội và không có bất cứ lòng trung thành thực sự nào cả. Nhiều người không còn “bỏ đạo”, mà đơn giản chỉ còn là những người không tin.
Dưới đây là một số thống kê để bổ túc vào bức tranh này, được thu thập trong một báo cáo năm 2019 của Viện Lãnh đạo Công Giáo [Catholic Leadership Institute]. Vào đầu thập niên 2000, có gần một triệu vụ rửa tội Công Giáo ở Hoa Kỳ mỗi năm. Đến năm 2015, con số đó giảm xuống còn khoảng 700,000. Nếu xu hướng đó tiếp tục, có thể chỉ còn 350,000 vụ vào thập niên 2030.
Tỷ lệ người Công Giáo kết hôn trong Giáo hội đã giảm 55% kể từ đầu thập niên 1990, khi có khoảng 325,000 cuộc hôn nhân mỗi năm. Dự kiến, xu hướng đó có thể cho con số ít hơn 100,000 cuộc hôn nhân Công Giáo hàng năm vào cuối thập niên 2030.
Rước lễ lần đầu và thêm sức cũng theo một mô hình tương tự, với việc suy giảm rửa tội trong mỗi trường hợp: 1/5 người Công Giáo đã rửa tội không Rước lễ lần đầu, 2/3 người không được thêm sức và 85% người Công Giáo được thêm sức không thực hành đức tin của họ khi đến hai mươi mốt tuổi.
Những xu hướng trên — tất cả đều có trước đại dịch — đều có những tác động tài chính không thể tránh khỏi. Viện Lãnh đạo Công Giáo ước tính rằng có khoảng cách 5 tỷ đô la giữa số tiền mà Giáo hội nhận được ngay bây giờ để tài trợ cho các hoạt động của mình và số tiền sẽ nhận được khi Thế hệ X thay thế thế hệ Baby Boomers làm thế hệ nắm giữ sức mạnh của hầu bao.
Tất nhiên, một Giáo hội có ít lễ rửa tội, thêm sức, hôn phối, và, cuối cùng, số giáo dân sẽ cần ít tiền hơn để duy trì chính mình. Nhưng trong những hoàn cảnh đã biến đổi như vậy, như báo cáo đã trình bày, “các mô hình hiện tại của đời sống giáo phận và giáo xứ không thể duy trì được”.
Một sự biến đổi như vậy sẽ không để lại một khía cạnh nào của đời sống Công Giáo mà không bị ảnh hưởng. Thật vậy, cái bóng của nó đã lên khuôn các xu hướng trí thức mà tôi vừa mô tả: Bạn có thể coi việc đòi một cách tiếp cận mới đối với nền chính trị Công Giáo và việc dấn thân văn hóa Công Giáo, một phần, như là nỗ lực phải coi là quan yếu đối với các lựa chọn đã dẫn Giáo hội Hoa Kỳ tới thời đại suy thoái mới này.
Nhưng nếu sự suy thoái tự nó tăng tốc, điều gì sẽ xảy ra với những ý tưởng táo bạo? Một khả thể, mà một người hoài nghi trong giới trí thức có thể dễ dàng nại tới, là trong vài thập niên tới, các ý tưởng Công Giáo sẽ ngày càng trở nên không ăn có gì với các thực tại Công Giáo, vì xây dựng thế giới Kitô giáo trong không khí trong khi Giáo hội thực sự đang suy tàn.
Vẫn có tương lai
Viễn cảnh không vui trên là điều có thể xảy ra nhưng không hoàn toàn có khả năng xảy ra, vì một lý do: Tất cả các ý tưởng Công Giáo được phác thảo ở trên đại diện cho những nỗ lực tăng cường cam kết dấn thân, tạo ra một phương thức Công Giáo đầy đủ hơn đối với chính trị và văn hóa hơn là đã phổ biến từ thập niên 1960. Và trong một Giáo hội đang bị thu hẹp, ảnh hưởng của những thành viên dấn thân hơn của Giáo hội sẽ gia tăng, chứ không suy giảm. Các nhà lạc quyên tạo ngân qũy cho giáo phận trong tương lai sẽ nhờ đến những người duy dân túy và duy hòa nhập, và có lẽ cả những người duy tân cựu, bởi vì những nhà tài trợ Công Giáo đạo ròng hâm hấp của thời nay sẽ không còn nữa. Các giáo xứ trong tương lai sẽ phụ thuộc vào những người duy biển đức để đổi mới hoặc sinh tồn. Trong một Giáo hội nhỏ hơn, yếu hơn, ảnh hưởng của những ý tưởng có vẻ kỳ lạ đối với những người Công Giáo bình thường ngày nay có khả năng được tăng cường, vì Giáo hội trở thành một định chế nhiều hơn do, vì và từ những kẻ lập dị.
Vì vậy, trong một số hình thức, những ý tưởng Công Giáo này có thể ngày càng trở nên quan trọng đối với các thực tại Công Giáo khi Giáo hội trải qua một thời kỳ tái sắp xếp. Nhưng ảnh hưởng của họ sẽ tỏ hiện trong một Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ yếu hơn về định chế và nhân khẩu học so với Giáo hội trong nhiều thập niên, hoặc thậm chí kể từ thế kỷ XIX.
Thực tại trên sẽ tạo ra cả các nghĩa vụ lẫn các cám dỗ. Nghĩa vụ đầu tiên là các nhà trí thức phải xem xét cuộc khủng hoảng nội bộ của Giáo hội một cách nghiêm túc theo các điều kiện của nó, chứ không chỉ sử dụng các vấn đề thực tế của Công Giáo như một chiếc dùi cui trong các cuộc tranh luận lý thuyết.
Ngoại trừ một phần các người duy biển đức, hầu hết giấy mực của các trường phái mà tôi vừa mô tả đều xoay quanh những vấn đề về chính sách công, trật tự chính trị, lòng trung thành đảng phái và việc tái sắp xếp ý thức hệ. Một nhà báo chuyên mục khó mà cho rằng đây là những vấn đề không quan trọng. Nhưng cần phải đổ nhiều giấy mực hơn nữa, và cần phải suy nghĩ và nỗ lực nhiều hơn nữa cho những vấn đề nội bộ mà Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đang đối đầu - những vấn đề về việc các giáo xứ, trường học và giáo phận sẽ chuyển tiếp ra sao sang những thực tại có thể có vào năm 2040, việc đổi mới có thể đạt được cách nào bên trong các cơ cấu đang suy yếu, việc các hình thức chiêm niệm và hoạt động của đời sống Công Giáo có thể được hồi sinh ra sao, làm thế nào để có thể cho năm nghìn người ăn khi nguồn cung cấp bánh và cá dường như đang ở trong một suy giảm nhanh chóng.
Mỗi trường phái mà tôi vừa mô tả đều có một điều gì đó để đóng góp. Người duy biển đức có mối quan tâm tự nhiên nhất trong các vấn đề bảo toàn và đổi mới định chế, nhưng các người duy hòa nhập có thể có một vai trò đặc thù trong việc giúp Giáo hội tự quản trị hữu hiệu hơn, trong một thời đại khi mối liên hệ của nó với nhà nước và xã hội sẽ trở nên căng thẳng hơn so với mới đây. Những người duy tân cựu có thể thuyết minh một cách cụ thể chủ nghĩa cực đoan của họ ở bình diện địa phương, trong các phong trào mới và các cộng đồng theo phong cách Công nhân Công Giáo, dù Chủ nghĩa xã hội Công Giáo như một ý thức hệ toàn quốc vẫn chỉ là hữu danh [nominal].
Những người duy dân túy Công Giáo, tức những người có xác suất là phe có ảnh hưởng chính trị nhiều nhất trong hầu hết các tương lai có thể tưởng tượng được, có nghĩa vụ phải suy nghĩ làm cách nào các chính sách công của nhà nước thế tục có khả năng lên khuôn cho khung cảnh trong đó Giáo hội có thể cố gắng ổn định, phục hồi và phát triển.
Trong khi đó, tất cả các cuộc tranh luận cũ nhưng chưa được giải quyết ở thời hậu Vatican II vẫn còn đó: các cuộc tranh luận về vai trò của phụ nữ trong thừa tác vụ và việc quản trị Giáo hội, về vai trò nói chung của giáo dân trong cùng các lãnh vực, về việc Giáo hội nên phục vụ ra sao những người Công Giáo trong những hoàn cảnh bản thân không hợp lệ và tội lỗi, về việc phụng vụ sẽ như thế nào giữa các viễn kiến cạnh tranh nhau về cải cách.
Có một cách trong đó, các tranh luận về đạo Công Giáo chính trị, mối liên hệ thích hợp của Giáo hội với chủ nghĩa duy tục và chủ nghĩa tự do, có thể mang lại thời gian trì hoãn đáng hoan nghênh khỏi một số cuộc tranh cãi dường như không bao giờ kết thúc này. Nhưng chúng sẽ không bao giờ kết thúc cả vì chúng quan trọng, không những ở Rome và Washington, DC, mà còn đối với đời sống hàng ngày của giáo xứ, và các phong trào có định hướng thúc đẩy một đạo Công Giáo chính trị sâu sắc hơn và toàn diện hơn cũng sẽ bị kéo trở lại với các cuộc tranh cãi phi chính trị. (Những người duy hòa nhập làm gì với thẩm quyền của phụ nữ trong Giáo hội? Làm thế nào các người duy biển đức tiếp cận những người Công Giáo đồng tính? Những người duy tân cựu “cựu” bao nhiêu về mặt phụng vụ?)
Bất cứ ảnh hưởng chính trị thế tục nào do những ý tưởng này đạt được sẽ diễn ra cùng với những nghĩa vụ và các cám dỗ của nó. Và những ý tưởng này thực sự có thể đạt được ảnh hưởng, ngay cả trong bối cảnh giáo hội suy tàn. Bao lâu một loại định chế Công Giáo có xu hướng ưu tú biểu lộ được nhiều co giãn hơn đại chúng Công Giáo, và tư tưởng Công Giáo chịu nói với những bộ óc nghiêm túc đang tìm cách thoát khỏi những rối loạn của thời đại, thì ta dễ tưởng tượng những khuôn mẫu của hiện tại sẽ được nhấn mạnh trong tương lai. Người Công Giáo sẽ tiếp tục được đại diện quá mức ở các bình diện chính trị cao nhất, nhất là nền chính trị bảo thủ, cho dù Giáo hội của họ mất đi số lượng thành viên đông đảo và năng lực định chế.
Với sự đại diện quá mức đó sẽ xuất hiện nhiều cơ hội cho điều mà nhà duy hoà nhập của Harvard, Adrian Vermeule, gọi là “hòa nhập từ bên trong”. Nhưng cũng sẽ có cơn cám dỗ muốn kể sức mạnh của Công Giáo chủ yếu ở những người đại diện ưu tú của mình, muốn đánh giá sự thành công của Công Giáo về mặt ảnh hưởng chính sách đưa ra chứ không phải những linh hồn được cứu rỗi, hoặc đàng khác, cho rằng chính quyền lực ưu tú là công cụ đầy đủ để phục hưng tôn giáo— đủ mạnh để đạt được những mục tiêu đáng lẽ đã có thể đạt được sớm hơn, nếu thế hệ những người Công Giáo chính trị trước không quá rụt rè, quá yêu chuộng chủ nghĩa tự do, để định hình thực tại từ trên xuống.
Một số thực tại có thể được định hình từ trên cao. Nhưng trong một nền dân chủ, quyền lực luân chuyển giữa giới tinh hoa và quần chúng — không chỉ theo một hướng — và có những trận chiến mà một đạo Công Giáo ưu tú đơn giản không thể chiến thắng trừ khi đạo Công Giáo đại chúng phục hồi. Vì vậy, nếu điều trước hưng thịnh trong khi điều sau suy tàn hoặc suy yếu, thì đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy Giáo hội cần được phục hồi-từ-dưới bằng hoặc nhiều hơn là hòa nhập-từ-bên trong.
Trong khi đó, những người Công Giáo trong giới ưu tú có thể cảm thấy một cơn cám dỗ khác: biến sự suy yếu ngày càng tăng của Giáo hội họ thành cái cớ để cho phép mình được kết nạp bởi các phong cách chính trị không Công Giáo. Không có gì sai với việc đưa ra những phán đoán chính trị thận trọng. Nhưng với việc Giáo hội trong tình trạng suy yếu và nền chính trị đảng phái sôi sục, các trí thức Công Giáo có thể muốn đồng nhất hóa một cách chặt chẽ hơn với những người đồng đảng phái của họ hơn là với những người đồng chủ nghĩa tôn giáo [coreligionist] với họ. Họ có thể có khuynh hướng đặt hy vọng vào công việc của nhà nước hoặc phong trào hơn là vào Chúa Kitô và Giáo hội của Người.
Sự hấp dẫn của các trường phái tư tưởng Công Giáo mới là lập luận của họ cho rằng những người Công Giáo tự do cánh hữu và tự do cánh tả đã chính xác rơi vào cái bẫy này, và rằng có nhiều lựa chọn thay thế hoàn toàn có tính Công Giáo hơn bên ngoài nhị phân Paul Ryan-Joe Biden. Nhưng trong mối liên hệ của các khuynh hướng mới với chủ nghĩa dân tộc cánh hữu và chủ nghĩa xã hội cánh tả - theo cách mà những người duy hòa nhập và dân túy đôi khi liên minh với các chính trị gia bảo thủ thối nát hoặc theo chủ nghĩa sô vanh trong khi những người duy tân cựu phục vụ cánh tả chống giáo sĩ - có thể thấy vấn đề bị họ phê phán được tóm tắt lại.
Các người duy biển đức phải đối mặt với một cơn cám dỗ khác: Sự tập chú của họ vào địa phương và nội bộ có thể trở thành cái cớ để phớt lờ các vấn đề xã hội rộng lớn hơn, và một sự chán ghét chính đáng đối với các cuộc cãi vã đảng phái có thể trở thành cái cớ để không tiếp nhận các nghĩa vụ công dân. Trừ khi các Kitô hữu cẩn thận, các cộng đồng tôn giáo có thể tái tạo các hình thức thế tục của việc ly khai dựa trên giai cấp, trong đó các giáo xứ và trường học có ý hướng với những tín hữu được giáo dục tốt thực tế có thể cô lập mình trước tình trạng bất ổn xã hội.
Một cách lý tưởng, các điều kiện của cảnh suy giảm Công Giáo có thể tạo nên sự đoàn kết nhiều hơn nơi những người Công Giáo còn ở lại. Nhưng điều ngược lại thường xảy ra: Sự kiện suy giảm khiến số phần các cuộc tranh luận dường như cao một cách tuyệt vọng.
Quyền lợi định chế đang giảm dần được tranh đấu khốc liệt hơn. Cảm thức khủng hoảng khuếch đại các khác biệt mà trong thời lạc quan và dư thừa có thể được tranh luận trong một tinh thần hiếu hòa và huynh đệ. Và điều này, tất nhiên, chỉ làm cho cảnh suy giảm có xác suất gia tốc, bởi vì những người ở bên ngoài Giáo hội, và những người chỉ gắn bó ở bên lề, xem xét xem liệu những người Công Giáo nhiệt thành nhất có hành động giống như những Kitô hữu hay không, hay thay vào đó coi việc huynh đệ tương tàn hoặc Twitter của mình như nhau.
Cuộc tranh luận về đạo Công Giáo chính trị (bao gồm cả những đóng góp của riêng tôi) cho đến nay biểu lộ nhiều tệ nạn trong số này. Về mặt lý tưởng nên ngược lại, vì nền tảng của đức tin Công Giáo nên cung cấp một quan điểm về chính trị đương thời ít ràng buộc vào thời đại hơn và ý thức rõ hơn về bản chất ngẫu nhiên và tạm thời của mọi sắp xếp chính trị.
Dưới phạm trù vĩnh cửu [Sub specie aeternitatis] không hệ thống chính trị nào là hoàn hảo, và không hệ thống chính trị nào là cuối cùng. Đạo Công Giáo Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ dưới hệ thống rõ ràng không hoàn hảo của chủ nghĩa tự do Hoa Kỳ. Ngay cả trong sự suy tàn hiện tại, nó vẫn có những điểm mạnh so với Giáo hội ở các quốc gia giàu có khác, và chúng ta không thể biết chắc rằng sự suy tàn hiện tại là điều không thể đảo ngược, và sự hưng thịnh kia không thể xảy ra một lần nữa.
Có lẽ số phận của các trường phái khác nhau này là giúp đổi mới chủ nghĩa tự do qua thách đố và phê phán, làm cho xã hội Mỹ hiếu khách hơn với đức tin Công Giáo bằng cách du nhập việc hoài nghi chủ nghĩa tự do hoặc chủ nghĩa tư bản như một loại vật dằn [ballast] tiếp thêm sinh lực. Có lẽ một John Courtney Murray của thế kỷ XXII sẽ viết một cách biết ơn về ảnh hưởng của những người duy hòa nhập hoặc những người duy tân cựu của thế kỷ XXI — những người, như tiên tri Giôna ở Ninivê, giúp cứu trật tự tự do bằng cách than vãn những tệ nạn của nó và tiên tri sự tận diệt của nó.
Hoặc có lẽ hệ thống được biết như là chủ nghĩa tự do thực sự tuyệt mệnh, bị phán xét và thấy thiếu sót, và những gì đang xảy ra trong các trường phái mà tôi đã mô tả là sự ngọ nguậy nổi dậy của kỷ nguyên hậu tự do, việc gõ và rờ quanh ngưỡng cửa dẫn đến một thế giới rất khác. Trong trường hợp này, chúng ta nên hy vọng một triết gia chính trị tương lai của Đế quốc Guadalupe sẽ viết ra một cách biết ơn về việc các trường phái Công Giáo khác nhau trong thế kỷ XXI đã tinh chỉnh lẫn nhau ra sao qua cuộc tranh luận đầy khí thế của họ, và cách các nhà phê bình tự do của họ đã thách thức họ một cách xây dựng ra sao, để thời đại hậu tự do không đơn giản quay trở lại với những tội lỗi, sai lầm và tàn ác của chế độ cũ.
Hoặc có thể những thực tại Công Giáo khó khăn là các khía cạnh quan trọng duy nhất trong hoàn cảnh của chúng ta, những ý tưởng chủ yếu là âm nhạc lúc chạng vạng, và Giáo hội đang tiến nhanh vào một thời kỳ hậu Kitô giáo trong đó sẽ không có “lựa chọn”, mà chỉ có sự cần thiết.
Bằng cách này, tất cả mọi người sẽ biết rằng các con là môn đệ của Thầy, nếu các con có tình yêu dành cho nhau. Bất chấp số phận nào đang chờ đợi chúng ta, những người Công Giáo và Kitô giáo của mọi xác tín chính trị nên nhớ lời khuyên đó và chứng minh lòng chung thủy của họ bằng cách bước vào một tương lai không chắc chắn không chỉ với tư cách là những người tranh luận, mà còn như những người bạn.
Sự suy giảm không có gì là mới đối với Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng người tham dự Thánh lễ và ơn gọi trong các thập niên 1960 và 1970 đã nhường chỗ cho sự ổn định trong những thập niên 1980 và 1990, khi Giáo hội được cứu khỏi sự suy giảm số lượng đáng kể một phần do di dân gốc Tây Ban Nha. Nhưng vào khoảng thời gian phát hiện các vụ lạm dụng tình dục tồi tệ nhất, từ đầu đến giữa thập niên 2000, sự suy giảm lại tiếp tục, với việc tự nhận mình là người Công Giáo giảm xuống và việc tham dự Thánh lễ của người Công Giáo lần đầu tiên giảm xuống dưới mức tham dự của người Thệ Phản Tin lành.
Tệ hơn trước khi tốt hơn
Lẽ tự nhiên là người ta hy vọng rằng xu hướng mới này chỉ là tạm thời, phát sinh từ sự thất vọng đối với phẩm trật của Giáo hội và số lượng người Công Giáo sẽ ổn định trở lại nếu các giám mục được tri nhận là đã giải quyết được cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Nhưng có nhiều khả năng sự suy giảm sẽ tăng tốc, với nhiều lực lượng làm xói mòn vị thế định chế của Giáo hội trong hai mươi năm tới:
• thứ nhất, thay đổi thế hệ ở hàng ghế nhà thờ - hoặc, đối với thế hệ trẻ, ra khỏi những hàng ghế này - khi Thế hệ im lặng sùng đạo và những người Công Giáo thế hệ Baby Boomer vốn có liên kết lỏng lẻo hơn qua đi, và những đứa cháu và con cái của họ ngày càng không thực hành đạo hoặc không còn thống thuộc đạo khi đến tuổi trưởng thành;
• thứ hai, hậu quả tiếp tục từ cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, với các cuộc điều tra của tiểu bang như báo cáo của Đại bồi thẩm đoàn Pennsylvania tiếp tục làm nổi bật các cáo buộc lạm dụng và che đậy ít nhất suốt năm năm tới;
• thứ ba, sự căng thẳng định chế về sự thiếu hụt ơn gọi của Giáo hội, sẽ gia tăng do sự thay đổi thế hệ khi đoàn ngũ lớn cuối cùng các linh mục nghỉ hưu hoặc qua đời;
• thứ tư, một cuộc khủng hoảng tài chính, bị thúc đẩy bởi các yếu tố trước đó và cũng bởi sự thay đổi về sắc tộc và kinh tế xã hội, khi Giáo Hội da trắng thuộc tầng lớp trung thượng lưu của thời kỳ hậu Công đồng Vatican II trở thành một Giáo Hội gốc Tây Ban Nha thuộc tầng lớp trung hạ lưu – là tầng lớp, bất kể phong phú về đức tin ra sao, vẫn sẽ có ít tiền bạc hơn dành cho các trường học và cao đẳng, nhà thờ và tổ chức từ thiện hơn so với đạo Công Giáo năm 1980 hoặc năm 2010;
• thứ năm, tác động tổng hợp của việc nhập cư đang chậm lại từ Mỹ Latinh, do tỷ lệ sinh thấp hơn ở hầu hết các nước Latinh, và sự tăng tiến của Phái Ngũ tuần ở Mỹ Latinh và trên toàn bán cầu Nam, sẽ khiến những người nhập cư mới có nhiều khả năng là những người sùng đạo Thệ phản hơn là Công Giáo;
• thứ sáu, sự thù địch gia tăng đối với Công Giáo, đặc biệt ở các quốc gia tự do hơn, có khả năng đẩy nhanh quá trình thế tục hóa các định chế giáo dục và chăm sóc sức khỏe Công Giáo;
• và cuối cùng, tác động của việc tạm ngừng tham dự Thánh lễ vì đại dịch, điều này phần nào vẫn chưa thể biết được, nhưng không có xác suất tích cực đối với việc tham dự Thánh lễ và quyên góp trong mười năm tới.
Tất nhiên, Chúa Thánh Thần có thể có những kế hoạch khác cho Giáo hội. Nhưng sự đổi mới đòi có sự thay đổi tôn giáo mạnh mẽ - nghĩa là sự hoán cải lớn lao, không chỉ là sự trở về của những người đã bỏ đi. Kể từ thập niên 1960, vấn đề nan giải chính của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ là làm thế nào để tiếp cận số lượng lớn những người Công Giáo đã được rửa tội và thêm sức nhưng rời xa Giáo hội, và nó có thể dựa vào lòng trung thành về văn hóa và sắc tộc của nhiều người Công Giáo đạo ròng thịnh vượng không còn thực hành đức tin một cách nhất quán. nhưng vẫn ủng hộ các định chế Công Giáo. Giờ đây, Giáo hội đang bước vào một kỷ nguyên rất khác, trong đó con cháu của những người Công Giáo bỏ đạo hoặc chỉ gắn bó về văn hóa chưa được rửa tội, chưa được thêm sức, chưa kết hôn trong Giáo hội và không có bất cứ lòng trung thành thực sự nào cả. Nhiều người không còn “bỏ đạo”, mà đơn giản chỉ còn là những người không tin.
Dưới đây là một số thống kê để bổ túc vào bức tranh này, được thu thập trong một báo cáo năm 2019 của Viện Lãnh đạo Công Giáo [Catholic Leadership Institute]. Vào đầu thập niên 2000, có gần một triệu vụ rửa tội Công Giáo ở Hoa Kỳ mỗi năm. Đến năm 2015, con số đó giảm xuống còn khoảng 700,000. Nếu xu hướng đó tiếp tục, có thể chỉ còn 350,000 vụ vào thập niên 2030.
Tỷ lệ người Công Giáo kết hôn trong Giáo hội đã giảm 55% kể từ đầu thập niên 1990, khi có khoảng 325,000 cuộc hôn nhân mỗi năm. Dự kiến, xu hướng đó có thể cho con số ít hơn 100,000 cuộc hôn nhân Công Giáo hàng năm vào cuối thập niên 2030.
Rước lễ lần đầu và thêm sức cũng theo một mô hình tương tự, với việc suy giảm rửa tội trong mỗi trường hợp: 1/5 người Công Giáo đã rửa tội không Rước lễ lần đầu, 2/3 người không được thêm sức và 85% người Công Giáo được thêm sức không thực hành đức tin của họ khi đến hai mươi mốt tuổi.
Những xu hướng trên — tất cả đều có trước đại dịch — đều có những tác động tài chính không thể tránh khỏi. Viện Lãnh đạo Công Giáo ước tính rằng có khoảng cách 5 tỷ đô la giữa số tiền mà Giáo hội nhận được ngay bây giờ để tài trợ cho các hoạt động của mình và số tiền sẽ nhận được khi Thế hệ X thay thế thế hệ Baby Boomers làm thế hệ nắm giữ sức mạnh của hầu bao.
Tất nhiên, một Giáo hội có ít lễ rửa tội, thêm sức, hôn phối, và, cuối cùng, số giáo dân sẽ cần ít tiền hơn để duy trì chính mình. Nhưng trong những hoàn cảnh đã biến đổi như vậy, như báo cáo đã trình bày, “các mô hình hiện tại của đời sống giáo phận và giáo xứ không thể duy trì được”.
Một sự biến đổi như vậy sẽ không để lại một khía cạnh nào của đời sống Công Giáo mà không bị ảnh hưởng. Thật vậy, cái bóng của nó đã lên khuôn các xu hướng trí thức mà tôi vừa mô tả: Bạn có thể coi việc đòi một cách tiếp cận mới đối với nền chính trị Công Giáo và việc dấn thân văn hóa Công Giáo, một phần, như là nỗ lực phải coi là quan yếu đối với các lựa chọn đã dẫn Giáo hội Hoa Kỳ tới thời đại suy thoái mới này.
Nhưng nếu sự suy thoái tự nó tăng tốc, điều gì sẽ xảy ra với những ý tưởng táo bạo? Một khả thể, mà một người hoài nghi trong giới trí thức có thể dễ dàng nại tới, là trong vài thập niên tới, các ý tưởng Công Giáo sẽ ngày càng trở nên không ăn có gì với các thực tại Công Giáo, vì xây dựng thế giới Kitô giáo trong không khí trong khi Giáo hội thực sự đang suy tàn.
Vẫn có tương lai
Viễn cảnh không vui trên là điều có thể xảy ra nhưng không hoàn toàn có khả năng xảy ra, vì một lý do: Tất cả các ý tưởng Công Giáo được phác thảo ở trên đại diện cho những nỗ lực tăng cường cam kết dấn thân, tạo ra một phương thức Công Giáo đầy đủ hơn đối với chính trị và văn hóa hơn là đã phổ biến từ thập niên 1960. Và trong một Giáo hội đang bị thu hẹp, ảnh hưởng của những thành viên dấn thân hơn của Giáo hội sẽ gia tăng, chứ không suy giảm. Các nhà lạc quyên tạo ngân qũy cho giáo phận trong tương lai sẽ nhờ đến những người duy dân túy và duy hòa nhập, và có lẽ cả những người duy tân cựu, bởi vì những nhà tài trợ Công Giáo đạo ròng hâm hấp của thời nay sẽ không còn nữa. Các giáo xứ trong tương lai sẽ phụ thuộc vào những người duy biển đức để đổi mới hoặc sinh tồn. Trong một Giáo hội nhỏ hơn, yếu hơn, ảnh hưởng của những ý tưởng có vẻ kỳ lạ đối với những người Công Giáo bình thường ngày nay có khả năng được tăng cường, vì Giáo hội trở thành một định chế nhiều hơn do, vì và từ những kẻ lập dị.
Vì vậy, trong một số hình thức, những ý tưởng Công Giáo này có thể ngày càng trở nên quan trọng đối với các thực tại Công Giáo khi Giáo hội trải qua một thời kỳ tái sắp xếp. Nhưng ảnh hưởng của họ sẽ tỏ hiện trong một Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ yếu hơn về định chế và nhân khẩu học so với Giáo hội trong nhiều thập niên, hoặc thậm chí kể từ thế kỷ XIX.
Thực tại trên sẽ tạo ra cả các nghĩa vụ lẫn các cám dỗ. Nghĩa vụ đầu tiên là các nhà trí thức phải xem xét cuộc khủng hoảng nội bộ của Giáo hội một cách nghiêm túc theo các điều kiện của nó, chứ không chỉ sử dụng các vấn đề thực tế của Công Giáo như một chiếc dùi cui trong các cuộc tranh luận lý thuyết.
Ngoại trừ một phần các người duy biển đức, hầu hết giấy mực của các trường phái mà tôi vừa mô tả đều xoay quanh những vấn đề về chính sách công, trật tự chính trị, lòng trung thành đảng phái và việc tái sắp xếp ý thức hệ. Một nhà báo chuyên mục khó mà cho rằng đây là những vấn đề không quan trọng. Nhưng cần phải đổ nhiều giấy mực hơn nữa, và cần phải suy nghĩ và nỗ lực nhiều hơn nữa cho những vấn đề nội bộ mà Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đang đối đầu - những vấn đề về việc các giáo xứ, trường học và giáo phận sẽ chuyển tiếp ra sao sang những thực tại có thể có vào năm 2040, việc đổi mới có thể đạt được cách nào bên trong các cơ cấu đang suy yếu, việc các hình thức chiêm niệm và hoạt động của đời sống Công Giáo có thể được hồi sinh ra sao, làm thế nào để có thể cho năm nghìn người ăn khi nguồn cung cấp bánh và cá dường như đang ở trong một suy giảm nhanh chóng.
Mỗi trường phái mà tôi vừa mô tả đều có một điều gì đó để đóng góp. Người duy biển đức có mối quan tâm tự nhiên nhất trong các vấn đề bảo toàn và đổi mới định chế, nhưng các người duy hòa nhập có thể có một vai trò đặc thù trong việc giúp Giáo hội tự quản trị hữu hiệu hơn, trong một thời đại khi mối liên hệ của nó với nhà nước và xã hội sẽ trở nên căng thẳng hơn so với mới đây. Những người duy tân cựu có thể thuyết minh một cách cụ thể chủ nghĩa cực đoan của họ ở bình diện địa phương, trong các phong trào mới và các cộng đồng theo phong cách Công nhân Công Giáo, dù Chủ nghĩa xã hội Công Giáo như một ý thức hệ toàn quốc vẫn chỉ là hữu danh [nominal].
Những người duy dân túy Công Giáo, tức những người có xác suất là phe có ảnh hưởng chính trị nhiều nhất trong hầu hết các tương lai có thể tưởng tượng được, có nghĩa vụ phải suy nghĩ làm cách nào các chính sách công của nhà nước thế tục có khả năng lên khuôn cho khung cảnh trong đó Giáo hội có thể cố gắng ổn định, phục hồi và phát triển.
Trong khi đó, tất cả các cuộc tranh luận cũ nhưng chưa được giải quyết ở thời hậu Vatican II vẫn còn đó: các cuộc tranh luận về vai trò của phụ nữ trong thừa tác vụ và việc quản trị Giáo hội, về vai trò nói chung của giáo dân trong cùng các lãnh vực, về việc Giáo hội nên phục vụ ra sao những người Công Giáo trong những hoàn cảnh bản thân không hợp lệ và tội lỗi, về việc phụng vụ sẽ như thế nào giữa các viễn kiến cạnh tranh nhau về cải cách.
Có một cách trong đó, các tranh luận về đạo Công Giáo chính trị, mối liên hệ thích hợp của Giáo hội với chủ nghĩa duy tục và chủ nghĩa tự do, có thể mang lại thời gian trì hoãn đáng hoan nghênh khỏi một số cuộc tranh cãi dường như không bao giờ kết thúc này. Nhưng chúng sẽ không bao giờ kết thúc cả vì chúng quan trọng, không những ở Rome và Washington, DC, mà còn đối với đời sống hàng ngày của giáo xứ, và các phong trào có định hướng thúc đẩy một đạo Công Giáo chính trị sâu sắc hơn và toàn diện hơn cũng sẽ bị kéo trở lại với các cuộc tranh cãi phi chính trị. (Những người duy hòa nhập làm gì với thẩm quyền của phụ nữ trong Giáo hội? Làm thế nào các người duy biển đức tiếp cận những người Công Giáo đồng tính? Những người duy tân cựu “cựu” bao nhiêu về mặt phụng vụ?)
Bất cứ ảnh hưởng chính trị thế tục nào do những ý tưởng này đạt được sẽ diễn ra cùng với những nghĩa vụ và các cám dỗ của nó. Và những ý tưởng này thực sự có thể đạt được ảnh hưởng, ngay cả trong bối cảnh giáo hội suy tàn. Bao lâu một loại định chế Công Giáo có xu hướng ưu tú biểu lộ được nhiều co giãn hơn đại chúng Công Giáo, và tư tưởng Công Giáo chịu nói với những bộ óc nghiêm túc đang tìm cách thoát khỏi những rối loạn của thời đại, thì ta dễ tưởng tượng những khuôn mẫu của hiện tại sẽ được nhấn mạnh trong tương lai. Người Công Giáo sẽ tiếp tục được đại diện quá mức ở các bình diện chính trị cao nhất, nhất là nền chính trị bảo thủ, cho dù Giáo hội của họ mất đi số lượng thành viên đông đảo và năng lực định chế.
Với sự đại diện quá mức đó sẽ xuất hiện nhiều cơ hội cho điều mà nhà duy hoà nhập của Harvard, Adrian Vermeule, gọi là “hòa nhập từ bên trong”. Nhưng cũng sẽ có cơn cám dỗ muốn kể sức mạnh của Công Giáo chủ yếu ở những người đại diện ưu tú của mình, muốn đánh giá sự thành công của Công Giáo về mặt ảnh hưởng chính sách đưa ra chứ không phải những linh hồn được cứu rỗi, hoặc đàng khác, cho rằng chính quyền lực ưu tú là công cụ đầy đủ để phục hưng tôn giáo— đủ mạnh để đạt được những mục tiêu đáng lẽ đã có thể đạt được sớm hơn, nếu thế hệ những người Công Giáo chính trị trước không quá rụt rè, quá yêu chuộng chủ nghĩa tự do, để định hình thực tại từ trên xuống.
Một số thực tại có thể được định hình từ trên cao. Nhưng trong một nền dân chủ, quyền lực luân chuyển giữa giới tinh hoa và quần chúng — không chỉ theo một hướng — và có những trận chiến mà một đạo Công Giáo ưu tú đơn giản không thể chiến thắng trừ khi đạo Công Giáo đại chúng phục hồi. Vì vậy, nếu điều trước hưng thịnh trong khi điều sau suy tàn hoặc suy yếu, thì đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy Giáo hội cần được phục hồi-từ-dưới bằng hoặc nhiều hơn là hòa nhập-từ-bên trong.
Trong khi đó, những người Công Giáo trong giới ưu tú có thể cảm thấy một cơn cám dỗ khác: biến sự suy yếu ngày càng tăng của Giáo hội họ thành cái cớ để cho phép mình được kết nạp bởi các phong cách chính trị không Công Giáo. Không có gì sai với việc đưa ra những phán đoán chính trị thận trọng. Nhưng với việc Giáo hội trong tình trạng suy yếu và nền chính trị đảng phái sôi sục, các trí thức Công Giáo có thể muốn đồng nhất hóa một cách chặt chẽ hơn với những người đồng đảng phái của họ hơn là với những người đồng chủ nghĩa tôn giáo [coreligionist] với họ. Họ có thể có khuynh hướng đặt hy vọng vào công việc của nhà nước hoặc phong trào hơn là vào Chúa Kitô và Giáo hội của Người.
Sự hấp dẫn của các trường phái tư tưởng Công Giáo mới là lập luận của họ cho rằng những người Công Giáo tự do cánh hữu và tự do cánh tả đã chính xác rơi vào cái bẫy này, và rằng có nhiều lựa chọn thay thế hoàn toàn có tính Công Giáo hơn bên ngoài nhị phân Paul Ryan-Joe Biden. Nhưng trong mối liên hệ của các khuynh hướng mới với chủ nghĩa dân tộc cánh hữu và chủ nghĩa xã hội cánh tả - theo cách mà những người duy hòa nhập và dân túy đôi khi liên minh với các chính trị gia bảo thủ thối nát hoặc theo chủ nghĩa sô vanh trong khi những người duy tân cựu phục vụ cánh tả chống giáo sĩ - có thể thấy vấn đề bị họ phê phán được tóm tắt lại.
Các người duy biển đức phải đối mặt với một cơn cám dỗ khác: Sự tập chú của họ vào địa phương và nội bộ có thể trở thành cái cớ để phớt lờ các vấn đề xã hội rộng lớn hơn, và một sự chán ghét chính đáng đối với các cuộc cãi vã đảng phái có thể trở thành cái cớ để không tiếp nhận các nghĩa vụ công dân. Trừ khi các Kitô hữu cẩn thận, các cộng đồng tôn giáo có thể tái tạo các hình thức thế tục của việc ly khai dựa trên giai cấp, trong đó các giáo xứ và trường học có ý hướng với những tín hữu được giáo dục tốt thực tế có thể cô lập mình trước tình trạng bất ổn xã hội.
Một cách lý tưởng, các điều kiện của cảnh suy giảm Công Giáo có thể tạo nên sự đoàn kết nhiều hơn nơi những người Công Giáo còn ở lại. Nhưng điều ngược lại thường xảy ra: Sự kiện suy giảm khiến số phần các cuộc tranh luận dường như cao một cách tuyệt vọng.
Quyền lợi định chế đang giảm dần được tranh đấu khốc liệt hơn. Cảm thức khủng hoảng khuếch đại các khác biệt mà trong thời lạc quan và dư thừa có thể được tranh luận trong một tinh thần hiếu hòa và huynh đệ. Và điều này, tất nhiên, chỉ làm cho cảnh suy giảm có xác suất gia tốc, bởi vì những người ở bên ngoài Giáo hội, và những người chỉ gắn bó ở bên lề, xem xét xem liệu những người Công Giáo nhiệt thành nhất có hành động giống như những Kitô hữu hay không, hay thay vào đó coi việc huynh đệ tương tàn hoặc Twitter của mình như nhau.
Cuộc tranh luận về đạo Công Giáo chính trị (bao gồm cả những đóng góp của riêng tôi) cho đến nay biểu lộ nhiều tệ nạn trong số này. Về mặt lý tưởng nên ngược lại, vì nền tảng của đức tin Công Giáo nên cung cấp một quan điểm về chính trị đương thời ít ràng buộc vào thời đại hơn và ý thức rõ hơn về bản chất ngẫu nhiên và tạm thời của mọi sắp xếp chính trị.
Dưới phạm trù vĩnh cửu [Sub specie aeternitatis] không hệ thống chính trị nào là hoàn hảo, và không hệ thống chính trị nào là cuối cùng. Đạo Công Giáo Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ dưới hệ thống rõ ràng không hoàn hảo của chủ nghĩa tự do Hoa Kỳ. Ngay cả trong sự suy tàn hiện tại, nó vẫn có những điểm mạnh so với Giáo hội ở các quốc gia giàu có khác, và chúng ta không thể biết chắc rằng sự suy tàn hiện tại là điều không thể đảo ngược, và sự hưng thịnh kia không thể xảy ra một lần nữa.
Có lẽ số phận của các trường phái khác nhau này là giúp đổi mới chủ nghĩa tự do qua thách đố và phê phán, làm cho xã hội Mỹ hiếu khách hơn với đức tin Công Giáo bằng cách du nhập việc hoài nghi chủ nghĩa tự do hoặc chủ nghĩa tư bản như một loại vật dằn [ballast] tiếp thêm sinh lực. Có lẽ một John Courtney Murray của thế kỷ XXII sẽ viết một cách biết ơn về ảnh hưởng của những người duy hòa nhập hoặc những người duy tân cựu của thế kỷ XXI — những người, như tiên tri Giôna ở Ninivê, giúp cứu trật tự tự do bằng cách than vãn những tệ nạn của nó và tiên tri sự tận diệt của nó.
Hoặc có lẽ hệ thống được biết như là chủ nghĩa tự do thực sự tuyệt mệnh, bị phán xét và thấy thiếu sót, và những gì đang xảy ra trong các trường phái mà tôi đã mô tả là sự ngọ nguậy nổi dậy của kỷ nguyên hậu tự do, việc gõ và rờ quanh ngưỡng cửa dẫn đến một thế giới rất khác. Trong trường hợp này, chúng ta nên hy vọng một triết gia chính trị tương lai của Đế quốc Guadalupe sẽ viết ra một cách biết ơn về việc các trường phái Công Giáo khác nhau trong thế kỷ XXI đã tinh chỉnh lẫn nhau ra sao qua cuộc tranh luận đầy khí thế của họ, và cách các nhà phê bình tự do của họ đã thách thức họ một cách xây dựng ra sao, để thời đại hậu tự do không đơn giản quay trở lại với những tội lỗi, sai lầm và tàn ác của chế độ cũ.
Hoặc có thể những thực tại Công Giáo khó khăn là các khía cạnh quan trọng duy nhất trong hoàn cảnh của chúng ta, những ý tưởng chủ yếu là âm nhạc lúc chạng vạng, và Giáo hội đang tiến nhanh vào một thời kỳ hậu Kitô giáo trong đó sẽ không có “lựa chọn”, mà chỉ có sự cần thiết.
Bằng cách này, tất cả mọi người sẽ biết rằng các con là môn đệ của Thầy, nếu các con có tình yêu dành cho nhau. Bất chấp số phận nào đang chờ đợi chúng ta, những người Công Giáo và Kitô giáo của mọi xác tín chính trị nên nhớ lời khuyên đó và chứng minh lòng chung thủy của họ bằng cách bước vào một tương lai không chắc chắn không chỉ với tư cách là những người tranh luận, mà còn như những người bạn.
Chung quanh tin Đức Giáo Hoàng sẽ thoái vị trong vài giờ nữa. Phân tích của Catholic News Agency
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:33 13/07/2021
Các tin đồn đã bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội vào hôm thứ Hai tuyên bố rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “có khả năng” sẽ từ chức giáo hoàng “trong vài giờ tới.”
Đức Giáo Hoàng hiện đang nằm bệnh viện sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật vào ngày 4 tháng 7 để cắt bỏ một phần đại tràng của ngài, gây ra các báo cáo rằng lý do sức khỏe có thể đã thúc đẩy Đức Phanxicô thực hiện bước này.
Trên thực tế, không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô có ý định từ chức sớm. Và các báo cáo đang ồn ào trên các phương tiện truyền thông và các mạng xã hội có lẽ là do bởi một bản dịch sai từ tiếng Ý sang tiếng Anh.
Các báo cáo ban đầu trên các mạng xã hội về việc Đức Giáo Hoàng từ chức đã trích dẫn một bài đăng ngày 12 tháng 7 của trang tổng hợp tin tức Công Giáo nổi tiếng của Ý là Il Sismografo.
Trong bài này, các biên tập viên của trang web đã nhận xét về một video cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô được đẩy trên một chiếc xe lăn tại Bệnh viện Gemelli ở Rôma vào hôm Chúa Nhật 11 tháng 7 khi ngài chào hỏi các nhân viên y tế và các bệnh nhân.
Một số nhà bình luận trên mạng xã hội đã trích dẫn một bản dịch tiếng Anh sai ngữ cảnh và rất kém cỏi câu cuối cùng của bài báo.
Câu cuối cùng của bài báo, được công bố lúc 9:22 sáng theo giờ Rôma, cho biết, “trong khi đó, những tin đồn đến từ Gemelli cho biết Đức Giáo Hoàng có khả năng sẽ dimissone trong vài giờ tới.”
Từ tiếng Ý “dimissone” trong ngữ cảnh này có thể được dịch sang tiếng Anh là “discharge” hay “release”. Tiếng Việt có nghĩa là “xuất viện”, ra khỏi nhà thương về nhà.
Google Translate không hoạt động theo ngữ cảnh nhưng dựa thuần túy vào thống kê, nghĩa là nó sẽ dịch theo nghĩa thường dùng nhất. Chính vì thế, “dimissone” được dịch là “resignation”, tiếng Việt là “từ chức”.
Vào ngày 5 tháng 7, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết đề phòng các biến chứng bất ngờ, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ nằm bệnh viện khoảng 7 ngày sau cuộc phẫu thuật. Như thế, ngài sẽ ra khỏi bệnh viện Gemelli vào ngày thứ Hai, 12 tháng 7.
Nhưng ngay sau buổi trưa theo giờ Rôma, và vài giờ sau khi bài báo trên Il Sismografo được đăng tải, ông Matteo Bruni nói rằng Đức Giáo Hoàng sẽ phải nằm bệnh viện thêm “vài ngày nữa” để tiếp tục hồi phục.
Có một số dấu hiệu cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô có lẽ không nghĩ đến việc từ chức, không chỉ trong những giờ tới, mà còn trong những ngày tới và những tháng sắp tới.
Hôm Chúa Nhật, tuy có vẻ mệt mỏi, Đức Thánh Cha đã có thể chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật thường xuyên của ngài từ ban công trên tầng 10 của Bệnh viện Gemelli, và mặc dù ngài nói ít hơn bình thường một chút, ngài có thể đứng, mỉm cười và vẫy tay với những người tụ tập phía bên dưới.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đang lên kế hoạch cho một số chuyến đi trong những tháng tới: đầu tiên đến Hung Gia Lợi và Slovakia vào tháng 9 và sau đó là Tô Cách Lan vào tháng 11.
Mặc dù không chắc rằng Đức Giáo Hoàng sẽ thoái vị, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể xảy ra trong tương lai.
Đức Thánh Cha Phanxicô trước đó đã ám chỉ về khả năng ngài có thể từ chức. Vào năm 2015, ngài nói rằng Giáo Hội Công Giáo không nên có “các nhà lãnh đạo suốt đời” và lưu ý vào năm 2014 rằng việc từ chức năm 2013 của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã “dọn đường” cho việc từ chức của các vị Giáo Hoàng trong tương lai.
Trong bài giảng tại một trong những thánh lễ sáng của ngài vào năm 2018 tại Santa Marta, ngài yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện cho các linh mục, giám mục và giáo hoàng biết học cách rời khỏi chức vụ của mình khi cần thiết.
Đức Phanxicô lưu ý rằng Thánh Phaolô, người đã “được Chúa Thánh Thần thúc giục” rời Êphêsô và lên đường đến Giêrusalem, “chỉ cho chúng ta con đường cho mọi giám mục khi đến lúc phải về hưu và từ chức”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Khi tôi đọc điều này, tôi nghĩ về bản thân mình, bởi vì tôi là một giám mục và tôi phải về hưu và từ chức”.
Source:Catholic News Agency
Thông báo của Tòa Thánh về tình trạng của Đức Thánh Cha tối thứ Ba 13/7
Đặng Tự Do
05:13 13/07/2021
Lúc 12g30 trưa ngày thứ Ba 13 tháng 7, theo giờ địa phương Rôma, tức là 5g30 chiều giờ Việt Nam, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã ra một thông báo về tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha trong đó lưu ý rằng tình trạng của Đức Thánh Cha đang tiếp tục khả quan.
Toàn văn thông báo như sau:
Đức Thánh Cha đang tiếp tục điều trị và phục hồi theo kế hoạch, điều này sẽ cho phép ngài trở lại Vatican càng sớm càng tốt.
Trong số rất nhiều bệnh nhân mà ngài đã gặp trong những ngày này, ngài đã đề cập đến một suy nghĩ đặc biệt dành cho những người nằm liệt giường và không thể trở về nhà: ngài mong họ sống thời gian này như một cơ hội, ngay cả khi phải trải qua đau đớn, hãy mở lòng mình ra với những anh chị em bệnh nhân ở giường bên cạnh, những người mà họ có chung thân phận yếu đuối của con người.
Source:Holy See Press Office
Điện văn của Đức Thánh Cha gởi Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu
Đặng Tự Do
05:14 13/07/2021
Hôm Chúa Nhật 11 tháng 7, Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, nguyên Tổng giám mục Kinshasa, thủ đô Cộng hòa dân chủ Congo, đã qua đời tại Versaille, gần Paris, hưởng thọ 81 tuổi, sau một thời gian dài bị bệnh.
Đức Thánh Cha đã gởi điện chia buồn, nội dung như sau
Kính gởi Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu
Tổng giám mục Kinshasa
Sau khi biết tin đau buồn về cái chết của Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Kinshasa, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới hiền đệ, cũng như gia đình ngài, tới các Giám Mục Phụ Tá và các tín hữu của các giáo phận Inongo, Kisangani và Kinshasa mà Đức Cố Hồng Y đã lần lượt chăn dắt. Tôi khẩn xin Chúa Cha toàn năng giàu lòng thương xót chào đón vào chốn bình an tràn ngập ánh sáng của Ngài, nhà chú giải Kinh Thánh này, con người khoa học, con người tâm linh vĩ đại và vị Mục tử này đã hết lòng cống hiến cho Giáo hội, bất cứ nơi nào ngài được kêu gọi. Chú ý đến nhu cầu của các tín hữu, với lòng can đảm và quyết tâm, Đức Hồng Y Monsengwo đã hiến dâng cuộc đời mình với tư cách là một linh mục và giám mục cho việc hội nhập văn hóa đức tin và lựa chọn ưu tiên cho người nghèo. Qua đó, ngài thể hiện sứ mệnh tiên tri của Giáo hội.
Là một người yêu công lý, hòa bình và thống nhất, ngài đã tham gia mạnh mẽ vào sự phát triển toàn diện của con người ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Đức Hồng Y Monsengwo là một nhân vật vĩ đại được lắng nghe và kính trọng trong đời sống giáo hội, xã hội và chính trị của quốc gia và luôn cam kết đối thoại và hòa giải dân tộc của mình. Sự đóng góp của ngài rất có ý nghĩa đối với sự tiến bộ của đất nước.
Là cộng tác viên trung thành và gần gũi với tôi trong những năm gần đây, ngài đã không ngừng đóng góp cho đời sống của Giáo hội hoàn vũ.
Như bảo chứng cho lòng ưu ái, tôi ban phép lành Tòa Thánh cho hiền đệ, cũng như cho các Giám Mục Phụ Tá, các linh mục, những người sống đời thánh hiến, gia đình của Đức Cố Hồng Y và thân nhân của ngài, các giáo phận và tất cả những ai sẽ tham gia thánh lễ an táng.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Với sự qua đi của Đức Hồng Y Monsengwo, Hồng Y đoàn còn 221 vị, trong đó có 124 Hồng Y cử tri dưới 80 tuổi.
Source:Holy See Press Office
Đơn thỉnh cầu kêu gọi Thủ tướng Canada đừng vu khống Giáo Hội Công Giáo về các Trường Nội Trú dành cho người bản địa
Đặng Tự Do
05:20 13/07/2021
Thủ tướng Canada Justin Trudeau là một người Công Giáo. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng ông ta đang bán đứng chính Giáo Hội của mình cho các lợi ích chính trị của bản thân.
Hơn 4,000 người đã ký vào bản kiến nghị yêu cầu ông Trudeau ngừng đổ lỗi cho Giáo Hội Công Giáo về hệ thống Trường Nội Trú dành cho người bản địa của quốc gia này.
Hệ thống trường học nội trú được thiết lập bởi chính phủ Canada, bắt đầu từ những năm 1870, là một phương tiện cưỡng bức việc hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội hiện đại và tước bỏ mối quan hệ gia đình và văn hóa của chúng. Giáo Hội Công Giáo hoặc các nhóm người Công Giáo giám sát hơn hai phần ba số trường học.
“Chúng tôi vô cùng thất vọng về những lời bình luận mà ông đưa ra trên truyền hình toàn quốc hôm thứ Sáu kêu gọi Giáo Hội Công Giáo công bố hồ sơ về hệ thống Trường học nội trú,” bản kiến nghị được lập trên Change.org cho biết. Bản kiến nghị được tạo ra bởi một nhóm người Công Giáo có tên Equalizer, họ tự mô tả mình là “một nhóm người Canada đã chọn gia nhập Giáo Hội Công Giáo khi trưởng thành”.
Bản kiến nghị tuyên bố rằng những bình luận của Trudeau “đã dẫn đến việc đưa tin thiên vị nghiêm trọng hiện đang được phát sóng trên các kênh tin tức khắp cả nước. Kể từ khi các bình luận của ông Trudeau được đưa ra, đã có những lời kêu gọi phá bỏ Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Toronto, cũng như những tuyên bố hằn học đòi xóa bỏ hoàn toàn Giáo Hội Công Giáo tại Canada.”
Theo bản kiến nghị, những tuyên bố này, cấu thành “lời nói căm thù không thể chấp nhận được và không nên được Thủ tướng của chúng ta cổ vũ”.
“Những người Công Giáo tốt, các linh mục và giám mục không đáng phải đối mặt với sự ngược đãi vì những lời nói vô trách nhiệm của ông”, bản kiến nghị nói.
Bản kiến nghị cáo buộc Trudeau đang “cố gắng làm chệch hướng sự chú ý khỏi trách nhiệm của chính phủ Canada bằng cách châm ngòi và biến Giáo Hội Công Giáo làm vật tế thần, và đây là một nỗ lực để giành được sự ủng hộ của người dân Canada trước cuộc bầu cử sắp tới”.
Bản kiến nghị nhấn mạnh thêm rằng “Thay vì làm chệch hướng sự chú ý khỏi chính phủ của ông liên quan đến vấn đề hệ thống Trường học Nội trú và thực tế là các chính phủ trong quá khứ đã tự phá hủy nhiều hồ sơ, chính phủ của ông nên tham gia vào công việc hòa giải như Giáo Hội Công Giáo đã làm trong những thập kỷ gần đây. Một nỗ lực nhằm chuyển hướng chú ý của giới truyền thông là chủ nghĩa cơ hội chính trị.”
“Những tuyên bố cho rằng có sự che đậy lớn của Giáo hội là vô trách nhiệm, gây hiểu lầm, thiếu thiện ý và làm giảm đi sự thật”.
Kể từ cuối tháng 6, hơn một chục nhà thờ trên khắp Canada đã là mục tiêu của những kẻ phá hoại.
“Trong khi chúng tôi cũng phẫn nộ không kém về cách đối xử với người bản địa tại các trường học đó, tôi không tin rằng việc công khai đổ lỗi cho Giáo Hội Công Giáo là thích đáng hoặc khôn ngoan.”
“Không có chính sách nào của Vatican hay chương trình nào của Giáo Hội Công Giáo nhằm thực hiện hệ thống Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Canada và do đó hoàn toàn không chính đáng khi yêu cầu Đức Giáo Hoàng phải xin lỗi về một hệ thống như vậy.”
Trong thực tế, hệ thống trường học nội trú được thiết lập bởi chính phủ Canada bắt đầu từ những năm 1870. Trường nội trú cuối cùng do liên bang điều hành đã đóng cửa vào năm 1996.
Source:Catholic News Agency
Hội Đông Phương ở Pháp giúp các tín hữu Kitô Trung Đông
Đặng Tự Do
05:20 13/07/2021
Từ 160 năm nay, “L’Oevre Orient”, Hội Đông Phương ở Paris chuyên giúp đỡ các tín hữu Kitô tại Trung Đông, đặc biệt tại Liban, và Syria, Iraq, và 20 quốc gia khác.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Đức KNA, truyền đi ngày 7/7 vừa qua, ông Vincent Cayol, Giám đốc các dự án của Hội Đông Phương, cho biết: “Hiện nay chúng tôi đặc biệt giúp đỡ các trường học tại Liban, đang ở trong tình trạng rất khó khăn. Dĩ nhiên điều này tùy thuộc tình trạng kinh tế suy sụp của Liban: các gia đình không thể trả học phí cho con cái và chính phủ Liban từ nhiều năm nay không còn tài trợ cho các trường Công Giáo nữa”.
Các trường Công Giáo tại Liban phần lớn do các giáo phận và dòng tu đảm trách và thường dạy bằng tiếng Pháp. Cho đến năm 1943, Liban và Syria được Liên Hiệp Quốc ủy cho nước Pháp đảm trách và chính phủ Pháp cũng đang dấn thân tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Liban.
Ông Cayol nói rằng: Trong lãnh vực này, Hội Đông Phương cộng tác với Bộ ngoại giao Pháp để mưu ích không những cho Liban nhưng còn cho toàn vùng Trung đông. Tổng cộng có 400 trường ở Trung Đông được Hội tài trợ.
Vì tình hình Liban quá trầm trọng, nên hiện thời tới 80% ngân khoản được dành cho Liban. Các trường Công Giáo ở Liban nổi tiếng là có trình độ giáo dục cao và nhiều gia đình không Kitô cũng gửi con cái đến học tại các trường này. Nhưng vì hiện nay các trường này không thể trang trải nổi các chi phí, nên Hội Đông Phương giúp đỡ.
Hội này cũng đã hiện diện tại Syria từ 100 năm nay và giúp đỡ các cộng đoàn Kitô. Hiện thời, Hội cố gắng trợ giúp các gia đình để họ có thể ở lại Syria mà không phải tìm cách di cư ra nước ngoài. Cả nhà thương Công Giáo thánh Louis, ở thủ đô Damasco cũng được Hội Đông Phương tài trợ mỗi tháng 10,000 Euro.
Tại Iraq, hiệp nay Hội đang giúp đỡ những người đã phải tị nạn tránh cuộc chiếm đóng của Nhà nước Hồi giáo IS, để họ có thể hồi hương. Hội cũng cộng tác vào việc tái thiết các nhà thờ ở thành phố Mossul và cả các gia đình. Mỗi gia đình được trợ giúp 3,500 Euro, nhờ sự hỗ trợ của những người thiện nguyện tại tất cả các giáo phận ở Pháp.
Hội Đông Phương được sự bảo trợ của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Paris và có khoảng 30 cộng tác viên, và 200 người thiện nguyện.
Source:Vatican News
Giám mục Công Giáo ở British Columbia kêu gọi sự kiên nhẫn giữa làn sóng đốt phá các nhà thờ
Đặng Tự Do
05:21 13/07/2021
Một giám mục ở vùng Tây Kootenay của British Columbia, gọi tắt là BC, đang kêu gọi người dân Canada đừng vội đưa ra các kết luận về những ngôi mộ vô danh gần các Trường Nội Trú dành cho người bản địa sau hàng loạt các vụ đốt phá các nhà thờ trên toàn tỉnh.
Đức Cha Gregory Bittman của Giáo phận Nelson – chủ chăn khắp Kootenays và vùng Okanagan - đã đưa ra lời cầu xin một tuần sau khi 182 khu mộ vô danh được phát hiện trong vùng lân cận của một ngôi Trường Nội Trú dành cho người bản địa gần Cranbrook, BC.
Cùng ngày Ktunaxa First Nation thông báo phát hiện ra các ngôi mộ vào ngày 30 tháng 6, Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Nelson, BC, đã bị phá hoại. Những kẻ tấn công đã tạt sơn màu cam vào tường ngôi thánh đường.
Theo Đức Cha Bittman, những người được chôn cất trong những ngôi mộ vô danh cũng có thể bao gồm cá nhân viên của các trường học - và ngài yêu cầu mọi người kiên nhẫn chờ đợi kết quả phân tích các ngôi mộ.
“Chẳng hạn, bệnh lao bùng phát khá rõ ràng vào khoảng thời gian đó, và chúng tôi biết rằng có khả năng các Trường Nội Trú dành cho người bản địa quá đông. Chúng ta biết rằng họ nghèo, họ không có thức ăn thích hợp, các tòa nhà không được nâng cấp... tất cả những thứ này có thể góp phần vào cái chết của trẻ em hoặc thậm chí những người làm việc ở đó”.
“Tôi hiểu rằng thậm chí đó có thể là những nhân viên làm việc tại trường được chôn cất sơ sái trong hoàn cảnh dịch bệnh đó. Đó có thể là những người bản địa sống xung quanh cộng đồng và cả những người sống quanh khu vực có thể được chôn cất ở đó.”
“Chúng ta hãy chờ xem và sau đó giải quyết bất cứ điều gì chúng ta cần giải quyết, nhưng đừng vội kết luận và suy đoán lung tung về những gì ở đó và những gì đã xảy ra với họ”.
Vào ngày 21 tháng 6, hai nhà thờ Công Giáo đã bị thiêu rụi ở Nam Okanagan. Vào ngày 26 tháng 6, hai nhà thờ Công Giáo ở vùng Similkameen đã bị hỏa hoạn thiêu rụi, hai ngày sau khi 751 ngôi mộ không được đánh dấu được cho là đã được tìm thấy tại một nghĩa trang gần một Trường Nội Trú dành cho người bản địa ở Cowessess First Nation của Saskatchewan.
Hai nhà thờ Anh giáo - một ở Hazelton phía bắc BC và một ở Tofino ở Vancouver - đã bốc cháy vào cuối tuần trước.
Source:CBC
Một Tổng Giám Mục Ba Lan xin Tổng Giám Mục Phó có thể là để ngài thoái vị
Đặng Tự Do
05:22 13/07/2021
Một tổng giám mục người Ba Lan đã yêu cầu một Tổng Giám Mục Phó sau cuộc điều tra của Vatican về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng giáo sĩ.
Tổng giáo phận Kraków đã công bố kết luận cuộc điều tra về cách giải quyết của Đức Tổng Giám Mục Wiktor Skworc của Katowice, miền nam Ba Lan, vào ngày 9 tháng Bảy.
Trong một tuyên bố, Tổng giáo phận Kraków nói rằng Vatican đã điều tra các cáo buộc rằng Đức Tổng Giám Mục Skworc đã không trừng phạt nghiêm khắc hai linh mục có các hành vi lạm dụng tại Giáo phận Tarnów, nơi Đức Cha Skworc đã lãnh đạo từ năm 1998 đến năm 2011.
Tarnów, ở đông nam Ba Lan, là một giáo phận trực thuộc giáo tỉnh Kraków.
Cuộc điều tra được tiến hành theo các quy định của Bộ Giáo luật và Tự Sắc Vos estis lux mundi năm 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Tuyên bố của tổng giáo phận Kraków nói rằng chính Đức Cha Skworc đã tự mình yêu cầu cuộc điều tra và sau khi có các kết luận, ngài đã yêu cầu Tòa Thánh bổ nhiệm một tổng giám mục phó, là người sẽ hỗ trợ ngài trong việc điều hành tổng giáo phận.
Vị tổng giám mục 73 tuổi đã từ chức thành viên của ủy ban thường trực Hội Đồng Giám Mục Ba Lan.
Ngài cũng từ chức chủ tịch ủy ban giám mục Ba Lan về chăm sóc mục vụ.
Sau một loạt các vụ từ chức này, nhiều người lo ngại nếu Tòa Thánh bổ nhiệm Tổng Giám Mục Phó, có nhiều khả năng ngài sẽ rút lui hoàn toàn.
Ngoài ra, ngài hứa sẽ đóng góp từ quỹ riêng của mình cho các chi phí của giáo phận Tarnów liên quan đến các vấn đề lạm dụng tình dục.
Kể từ tháng 11 năm 2020, Vatican đã kỷ luật một loạt các giám mục Ba Lan chủ yếu là các vị đã nghỉ hưu sau khi điều tra các cáo buộc sơ suất của các ngài.
Vào ngày 28 tháng 6, Đức Cha Zbigniew Kiernikowski đã từ chức giám mục Legnica, tây nam Ba Lan, vài ngày trước sinh nhật lần thứ 75 của ngài sau cuộc điều tra Vos estis về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng giáo sĩ.
Vài ngày trước đó, Vatican đã tuyên bố các hình thức kỷ luật chống lại hai giám mục Ba Lan khác sau các cuộc điều tra.
Trong khi đó, Hồng Y Stanisław Dziwisz, nguyên bí thư của Thánh Gioan Phaolô II, đang phải đối mặt với cuộc điều tra của Vatican về những cáo buộc rằng ngài đã không quyết liệt đối với các vụ lạm dụng trong thời gian làm tổng giám mục Kraków từ năm 2005 đến năm 2016.
Trong một thông điệp gửi tới những người Công Giáo ở tổng giáo phận Katowice, nơi ngài đã lãnh đạo từ năm 2011, Đức Tổng Giám Mục Skworc nói rằng ngài chấp nhận kết quả điều tra của Vatican và đưa ra “một lời cầu xin tha thứ chân thành và khiêm tốn” trước những người bị lạm dụng và gia đình của họ.
Ngài khẳng định rằng trong gần 10 năm làm tổng giám mục của Katowice, ngài đã tuân thủ các thủ tục liên quan đến các trường hợp lạm dụng một cách chính xác.
Ngài nói: “Tôi không giấu giếm sự thật rằng trong năm thứ 24 với tư cách là giám mục, tôi đang trải qua những thời khắc khó khăn nhất trong cuộc đời, vì vậy tôi tin tưởng vào Chúa Quan Phòng và cầu xin sự hỗ trợ của anh chị em trong lời cầu nguyện, đặc biệt là trong cầu nguyện trước Lòng Chúa Thương Xót”
“Tôi xin hàng giáo phẩm của tổng giáo phận và những ai trong đời sống thánh hiến hãy cùng hỗ trợ và hiểu biết. Chúng ta hãy cùng nhau kêu cầu lòng thương xót cho chúng ta và cho toàn thế giới”.
Source:Catholic News Agency
Tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Vương Cung Thánh Đường Asheville bị tạt sơn, giáo xứ phục hồi tức khắc
Đặng Tự Do
16:27 13/07/2021
Những kẻ phá hoại đã tạt sơn vào bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu được tôn kính từ rất lâu bên ngoài Vương cung thánh đường St. Lawrence vào cuối tuần qua, nhưng sự uy nghiêm đã được các nhân viên giáo xứ nhanh chóng khôi phục.
Khi đến tham dự Thánh lễ vào khoảng 8 giờ sáng Chúa Nhật, ngày 4 tháng 7, anh chị em giáo dân phát hiện ra bức tượng Chúa Giêsu cao 7 feet, tức là 2.1m, được bao phủ trong hàng lít sơn dầu màu đỏ. Thiệt hại xảy ra vào khoảng sau thánh lễ tối thứ Bảy.
Anh Bud Hansbury, quản lý tài sản giáo xứ đã sử dụng chất tẩy graffiti, sau đó sơn lại bức tượng Chúa Giêsu từ cổ trở xuống, khôi phục lại vẻ đẹp của bức tượng trước thánh lễ trưa Chúa Nhật.
Bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu, đã chào đón những người lái xe hướng Tây trên đường I-240 trong nhiều thập kỷ, với hình ảnh Chúa Giêsu đang dang rộng cánh tay, và hình ảnh trái tim trên ngực của Ngài, đại diện cho tình yêu của Chúa Kitô đối với toàn thể nhân loại. Tượng cao 10 feet, tức là hơn 3m, bao gồm cả chân đế.
Cha Roger Arnsparger, Cha sở, đã nói chuyện với giáo dân vào hôm Chúa Nhật về vụ việc, và mời gọi họ cầu nguyện cho hòa bình và sự tôn trọng mọi người.
Giáo xứ đã báo cáo vụ việc với Sở Cảnh sát Asheville.
“Chúng tôi đang cầu nguyện cho những người đã làm điều này và chúng tôi vô cùng biết ơn sự hỗ trợ cho cộng đồng chúng tôi”, Cha Arnsparger nói với Catholic News Herald.
Source:Catholic News Herald
Tai tiếng chung quanh vụ treo chén Cha James Altman
Đặng Tự Do
16:28 13/07/2021
Cha James Altman đã bị treo chén sau khi Đức Cha William Callahan của La Crosse tìm cách cấm vị linh mục đừng tung ra những lời bình luận gây sốt trên các mạng xã hội. Vấn đề là có rất nhiều người đánh giá cao và ca ngợi những bình luận như thế trên mạng xã hội.
“Nghĩa vụ của một giám mục là bảo đảm rằng tất cả những ai phục vụ các tín hữu đều phải hướng đến sự hiệp nhất và xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô”, Đức Cha William Patrick Callahan, Giám Mục giáo phận La Crosse cho biết như trên ngày 9 tháng 7. Ngài nói rằng việc treo chén Cha Altman là phù hợp với các quy tắc của giáo luật. Trước khi bị treo chén, Cha James Altman là cha sở của Giáo xứ St. James the Less.
Giáo phận nhấn mạnh rằng “Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức và trong một khoảng thời gian không xác định. Trong thời gian này, Cha Altman, không được thực hiện chức năng của một mục tử.”
Đức Cha Callahan và các đại diện của ngài cho biết “đã dành hơn một năm, cầu nguyện và huynh đệ, làm việc để hướng tới một giải pháp liên quan đến các mối quan tâm đang diễn ra của cộng đồng và giáo hội”.
Trong một video do Alpha News sản xuất, Cha James Altman, Cha sở giáo xứ Saint James the Less, ở La Crosse Wisconsin, đã đưa ra một số tuyên bố mạnh mẽ về vai trò của người Công Giáo trong chính trị Hoa Kỳ.
Ngài nói với người Công Giáo rằng họ có “bổn phận và nghĩa vụ” lên tiếng chống lại các chính trị gia vô đạo đức, những người ủng hộ việc giết thai nhi trong các vụ phá thai.
Cha Altman nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thể bỏ phiếu cho đảng Dân chủ vì lập trường ủng hộ phá thai cực đoan của đảng này. Ngài cũng quy lỗi cho “những kẻ nhát gan trong hàng giáo sĩ” vì đã không dạy cho người Công Giáo biết lẽ thật về Thiên Chúa và giá trị của cuộc sống mỗi con người.
Cha Altman nói: “Khi chính trị và các chính trị gia hành động một cách vô đạo đức, chúng ta chắc chắn có bổn phận và nghĩa vụ phải lên tiếng về điều đó. Anh chị em không thể vừa là người Công Giáo lại vừa là một đảng viên Dân chủ. Chấm hết! Cương lĩnh đảng của họ hoàn toàn chống lại mọi điều mà Giáo Hội Công Giáo dạy. Vì vậy, hãy thôi đừng giả vờ rằng mình là người Công Giáo nữa nếu bạn bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.”
Các phương tiện truyền thông bênh vực ông Joe Biden đã tấn công tới tấp Cha Altman và cáo buộc ngài quá thiên về chính trị. Đáp lại những chỉ trích này, Cha Altman trả lời: “Baloney!” – “Vô nghĩa!”. Ngài nói chính trị về cơ bản phải là một công việc đạo đức, và người Công Giáo có “bổn phận và nghĩa vụ lên tiếng” khi các chính trị gia hành động trái đạo đức.
Ví dụ, về vấn đề phá thai, các cử tri Công Giáo không nên nhầm lẫn. Đảng Dân chủ ủng hộ việc phá thai không hạn chế và muốn buộc người nộp thuế phải trả tiền cho các vụ phá thai. Cha Altman lưu ý rằng Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama thậm chí còn cầu xin Chúa “phù hộ” cho Planned Parenthood, là tổ chức phò phá thai lớn nhất ở Hoa Kỳ, đã được thành lập dựa trên ý tưởng phân biệt chủng tộc, và ưu sinh.
Cha Altman cảnh cáo rằng: “Sẽ có 60 triệu thai nhi tại Hoa Kỳ và cơ man các thai nhi bị phá thai trên thế giới đang đứng ở cổng thiên đường chắn lối vào của các bạn đảng viên Dân chủ, và cuối cùng chẳng có nói gì có thể bào chữa cho bạn vì sự ủng hộ trực tiếp hoặc gián tiếp của bạn đối với chương trình nghị sự ma quỷ đó”.
Khi ngài bị đảng Dân Chủ dọa kiện, những người ủng hộ ngài đã quyên góp 722,000 đô la để ủng hộ quỹ pháp lý của ngài.
Chính Đức Cha Joseph Strickland, Giám Mục của giáo phận Tyler, Texas, cũng đã tuyên bố trên Twitter rằng ngài ủng hộ thông điệp của Cha James Altman.
Thành ra, việc Đức Cha William Callahan cách chức ngài đang gây nhiều tai tiếng và chia rẽ trong Giáo Hội tại Hoa Kỳ.
Source:National Catholic Register
Iraq: Hàng chục người chết trong thảm họa hỏa hoạn tại một bệnh viện
Thanh Quảng sdb
18:12 13/07/2021
Iraq: Hàng chục người chết trong thảm họa hỏa hoạn tại một bệnh viện
Một đám cháy bùng phát tại khu cách ly Covid của Bệnh viện Al-Hussein đã làm hơn 60 người chết, và nhiều người khác bị thương. Đây là vụ cháy thứ hai tàn phá một khu điều trị Covid tại bệnh viện ở Iraq trong vòng ba tháng qua.
(Tin Vatican)
Hàng chục người chết sau vụ hỏa hoạn bùng phát ở khu cách ly Covid-19 tại một bệnh viện ở thành phố Nasiriyah, miền nam Iraq.
Các báo cáo ban đầu cho biết có ít nhất 64 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại Bệnh viện Al-Hussein vào ngày thứ Hai 12/7/2021.
Các nhà chức trách cho hay một vụ nổ bình ôxy trong khu điều dưỡng là nguyên nhân của vụ nổ. Ngọn lửa tàn khốc đã được kiểm soát bởi các lính cứu hỏa.
Ngọn lửa bi thảm
Các nhà chức trách y tế địa phương cho biết khu cách ly mới trong bệnh viện, chứa khoảng 70 giường bệnh, được khai trương ba tháng trước như một phần trong nỗ lực của đất nước để chống lại đại dịch.
Đoạn phim được chia sẻ trực tuyến cho thấy những cơn khói đen dày đặc cuồn cuộn bốc lên từ các tòa nhà của bệnh viện, hòa trong âm thanh vang dội của còi báo động.
Các nhân viên chức trách lo ngại số người chết có thể tăng cao vì một số bệnh nhân vẫn còn mất tích. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người trong tòa nhà này khi đám cháy bùng phát...
Sự phẫn nộ của công chúng
Thảm kịch mới này là vụ hỏa hoạn chết người thứ hai xảy ra trong những tháng gần đây. Một đám cháy bùng phát tại khu cách ly Covid tại một bệnh viện ở Baghdad vào tháng 4, gây tử vong cho hơn 80 người và gây ra nhiều phẫn nộ trong dân chúng.
Sau sự cố hỏa hoạn, sự giận dữ đã bùng nên nơi những người đang tập trung tại nhà xác Nasiriya khi họ chờ đợi để nhận thi thể của người thân. Đông đảo người biểu tình đã qui tụ tại bệnh viện để phản đối vụ hỏa hoạn thương tâm này.
Sự nổi giận của họ bắt nguồn từ sự hỏa hoạn tái diễn tại các bệnh viện ở nước này trong ba tháng qua, với các biện pháp ngăn ngừa kém hiệu quả. Đám đông cũng tỏ ra thất vọng trước việc cứu hộ chậm chạp trước đám cháy và không đủ lực lượng cứu hỏa để kiểm soát tình thế!...
Trong khi đó, Thủ tướng Iraq Mustafa al Kadhimi đã đình chỉ chức vụ giám đốc bệnh viện, người đứng đầu bộ y tế khu vực và người đứng đầu lực lượng dân phòng của tỉnh. Ông ta ra lệnh giam giữ cả ba người này trong quá trình điều tra được diễn ra.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Iraq đã khủng khoảng trầm trọng sau nhiều năm giao tranh ở quốc gia Trung Đông này. Trận hỏa hoạn này lại càng gây thêm áp lực lên chính phủ khi nước này phải vật lộn với cơ sở hạ tầng đổ nát, khủng hoảng kinh tế và đại dịch coronavirus.
Iraq hiện đang chiến đấu với sự bùng phát của coronavirus với số ca nhiễm gia tăng trong những ngày gần đây. Cả nước đã ghi nhận hơn 9.000 trường hợp nhiễm mới vào thứ Hai 12/7/2021.
Một đám cháy bùng phát tại khu cách ly Covid của Bệnh viện Al-Hussein đã làm hơn 60 người chết, và nhiều người khác bị thương. Đây là vụ cháy thứ hai tàn phá một khu điều trị Covid tại bệnh viện ở Iraq trong vòng ba tháng qua.
(Tin Vatican)
Hàng chục người chết sau vụ hỏa hoạn bùng phát ở khu cách ly Covid-19 tại một bệnh viện ở thành phố Nasiriyah, miền nam Iraq.
Các báo cáo ban đầu cho biết có ít nhất 64 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại Bệnh viện Al-Hussein vào ngày thứ Hai 12/7/2021.
Các nhà chức trách cho hay một vụ nổ bình ôxy trong khu điều dưỡng là nguyên nhân của vụ nổ. Ngọn lửa tàn khốc đã được kiểm soát bởi các lính cứu hỏa.
Ngọn lửa bi thảm
Các nhà chức trách y tế địa phương cho biết khu cách ly mới trong bệnh viện, chứa khoảng 70 giường bệnh, được khai trương ba tháng trước như một phần trong nỗ lực của đất nước để chống lại đại dịch.
Đoạn phim được chia sẻ trực tuyến cho thấy những cơn khói đen dày đặc cuồn cuộn bốc lên từ các tòa nhà của bệnh viện, hòa trong âm thanh vang dội của còi báo động.
Các nhân viên chức trách lo ngại số người chết có thể tăng cao vì một số bệnh nhân vẫn còn mất tích. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người trong tòa nhà này khi đám cháy bùng phát...
Sự phẫn nộ của công chúng
Thảm kịch mới này là vụ hỏa hoạn chết người thứ hai xảy ra trong những tháng gần đây. Một đám cháy bùng phát tại khu cách ly Covid tại một bệnh viện ở Baghdad vào tháng 4, gây tử vong cho hơn 80 người và gây ra nhiều phẫn nộ trong dân chúng.
Sau sự cố hỏa hoạn, sự giận dữ đã bùng nên nơi những người đang tập trung tại nhà xác Nasiriya khi họ chờ đợi để nhận thi thể của người thân. Đông đảo người biểu tình đã qui tụ tại bệnh viện để phản đối vụ hỏa hoạn thương tâm này.
Sự nổi giận của họ bắt nguồn từ sự hỏa hoạn tái diễn tại các bệnh viện ở nước này trong ba tháng qua, với các biện pháp ngăn ngừa kém hiệu quả. Đám đông cũng tỏ ra thất vọng trước việc cứu hộ chậm chạp trước đám cháy và không đủ lực lượng cứu hỏa để kiểm soát tình thế!...
Trong khi đó, Thủ tướng Iraq Mustafa al Kadhimi đã đình chỉ chức vụ giám đốc bệnh viện, người đứng đầu bộ y tế khu vực và người đứng đầu lực lượng dân phòng của tỉnh. Ông ta ra lệnh giam giữ cả ba người này trong quá trình điều tra được diễn ra.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Iraq đã khủng khoảng trầm trọng sau nhiều năm giao tranh ở quốc gia Trung Đông này. Trận hỏa hoạn này lại càng gây thêm áp lực lên chính phủ khi nước này phải vật lộn với cơ sở hạ tầng đổ nát, khủng hoảng kinh tế và đại dịch coronavirus.
Iraq hiện đang chiến đấu với sự bùng phát của coronavirus với số ca nhiễm gia tăng trong những ngày gần đây. Cả nước đã ghi nhận hơn 9.000 trường hợp nhiễm mới vào thứ Hai 12/7/2021.
Điện văn của Đức Thánh Cha gởi Cha Massimo Fusarelli, Tân Tổng Phục Vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn
Đặng Tự Do
20:47 13/07/2021
Dòng Anh em Hèn mọn, thường được gọi là dòng Phanxicô, đang tổ chức Tổng Tu Nghị từ ngày 3 đến 18 tháng 7, với sự tham dự của 116 vị lãnh đạo dòng và các đại biểu đại diện cho khoảng 13,000 anh em từ khắp nơi trên thế giới. Ngày 13/7 các tham dự viên đã bầu vị Tổng Phục Vụ mới. Cha Massimo Fusarelli đã được Tổng Tu Nghị bầu làm tân Tổng Phục Vụ.
Lúc 12g30 trưa cùng ngày theo giờ địa phương Rôma, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố bức điện sau của Đức Thánh Cha chuc mừng Cha Massimo Fusarelli.
Chúng tôi xin công bố dưới đây bức điện tín do Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho vị Tổng Phục Vụ mới của Dòng Phanxicô, là Cha Massimo Fusarelli:
Điện tín từ Đức Thánh Cha
Gởi đến Cha Massimo Fusarelli, O.F.M.
Tân Tổng Phục Vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn
Sau khi nhận được tin Cha được bầu, tôi chúc mừng và bảo đảm với Cha về lời cầu nguyện và phép lành, xin Chúa phù trợ và gìn giữ Cha trong việc phục vụ Ngài.
Xin Cha Thánh Phanxicô là sự khích lệ cho Cha trong việc hướng dẫn các huynh đệ của Cha.
Cha Fusarelli, 58 tuổi, được bầu làm Tổng Phục Vụ với nhiệm kỳ sáu năm. Cuộc bầu cử đã được xác nhận bởi Đức Hồng Y João Braz de Aviz, Tổng trưởng Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ.
“Minister general” hay “Tổng Phục Vụ” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ người lãnh đạo Dòng Anh Em Hèn Mọn. Danh xưng này xuất phát từ chương 8 của Bản Luật Dòng Phanxicô.
Cha Fusarelli sẽ là người kế vị thứ 121 của Thánh Phanxicô Assisi, là vị đã thành lập Dòng Phanxicô vào thế kỷ 13 trên sườn đồi Umbria, miền trung nước Ý. Cha Fusarelli kế vị Cha Michael Perry, một người gốc Indianapolis, đã là Bề Trên Tổng Quyền từ năm 2013.
“Cầu xin Chúa Thánh Thần bảo vệ và hướng dẫn Anh Massimo trong việc phục vụ các anh em của Dòng và toàn thể Giáo hội”, một thông cáo báo chí trên trang web của Dòng Phanxicô cho biết như trên.
Source:Holy See Press OfficeTelegramma del Santo Padre al nuovo Ministro Generale dell’Ordine Francescano dei Frati Minori, 13.07.2021
Lúc 12g30 trưa cùng ngày theo giờ địa phương Rôma, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố bức điện sau của Đức Thánh Cha chuc mừng Cha Massimo Fusarelli.
Chúng tôi xin công bố dưới đây bức điện tín do Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho vị Tổng Phục Vụ mới của Dòng Phanxicô, là Cha Massimo Fusarelli:
Điện tín từ Đức Thánh Cha
Gởi đến Cha Massimo Fusarelli, O.F.M.
Tân Tổng Phục Vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn
Sau khi nhận được tin Cha được bầu, tôi chúc mừng và bảo đảm với Cha về lời cầu nguyện và phép lành, xin Chúa phù trợ và gìn giữ Cha trong việc phục vụ Ngài.
Xin Cha Thánh Phanxicô là sự khích lệ cho Cha trong việc hướng dẫn các huynh đệ của Cha.
Cha Fusarelli, 58 tuổi, được bầu làm Tổng Phục Vụ với nhiệm kỳ sáu năm. Cuộc bầu cử đã được xác nhận bởi Đức Hồng Y João Braz de Aviz, Tổng trưởng Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ.
“Minister general” hay “Tổng Phục Vụ” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ người lãnh đạo Dòng Anh Em Hèn Mọn. Danh xưng này xuất phát từ chương 8 của Bản Luật Dòng Phanxicô.
Cha Fusarelli sẽ là người kế vị thứ 121 của Thánh Phanxicô Assisi, là vị đã thành lập Dòng Phanxicô vào thế kỷ 13 trên sườn đồi Umbria, miền trung nước Ý. Cha Fusarelli kế vị Cha Michael Perry, một người gốc Indianapolis, đã là Bề Trên Tổng Quyền từ năm 2013.
“Cầu xin Chúa Thánh Thần bảo vệ và hướng dẫn Anh Massimo trong việc phục vụ các anh em của Dòng và toàn thể Giáo hội”, một thông cáo báo chí trên trang web của Dòng Phanxicô cho biết như trên.
Source:Holy See Press Office
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thương Quá Sài Gòn Ơi ! Thư Kêu Gọi Của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh
+ TGM Giuse Nguyễn Chí Linh
08:38 13/07/2021
THƯ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
GỬI ĐỒNG BÀO Công Giáo VIỆT NAM
Toà Giám mục Huế, ngày 09/07/202
Kính thưa Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha và mọi thành phần dân Chúa Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành ổ dịch lớn nhất nước với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Thủ Tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 16, đặt thành Phố Hồ Chi Minh trong tình trạng giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0g ngày 09/07/2021. Phải quyết liệt như thế may ra có thể kìm hãm được phần nào thảm hoạ đang hung hãn lan tràn. Nhưng đây lại là một tình huống tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.
Chưa bao giờ, kể cả thời chiến tranh, thành phố đã trải qua những ngày thử thách bức bách như hôm nay. Muôn vàn thảm kịch đang diễn ra mỗi lúc một nghiêm trọng : lây nhiễm cộng đồng, bệnh viện quá tải, y sỹ, nhân viên y tế kiệt lực, đội phòng chống căng thẳng, sản xuất ngưng trệ, lưu thông hạn chế, vật giá leo thang… Thành phố đã từng mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, là “đầu tầu kinh tế” đang lâm nguy, đang thiếu nhân sự, đang thiếu gạo, thiếu rau, thiếu tiền, thiếu thuốc và thiếu cả tương lai….Hàng vạn cụ già và trẻ em bán vé số, trà đá, hàng rong, taxi, xe ôm sẽ lấy gì ăn nếu không được ra đường trong những ngày tới đây? Công nhân xí nghiệp đào đâu ra tiền nếu một mai nhà máy giảm biên chế hoặc đóng cửa?
Anh chị em hãy nhớ lại : chính người dân Sài Gòn hôm nay đang khốn khó, đã từng vội vã lên đường mỗi khi nghe tin đồng bào mình đây đó lâm cơn hoạn nạn…Các tỉnh miền trung, qua trận bão lũ năm 2020, vẫn còn ghi lại dấu chân người Saigon khắp hang cùng ngỏ hẻm. Trái tim Việt nam lúc nào cũng thì thào : một miếng khi đói bằng một gói khi no; nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước hãy thương nhau cùng. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều.
Hơn bao giờ hết, tôi kêu gọi đồng bào trong nước hãy hướng nhìn về thành phố đáng yêu này, nơi đã từng là trung tâm tình thương trước khi trở thành ổ dịch. Tôi kêu gọi bà con hải ngoại hãy nhớ đến khung trời kỷ niệm đã một thời vang vọng câu hát “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi”. Tôi kêu gọi tín hữu Công Giáo, mọi thành phần dân Chúa, các giáo phận, dòng tu, giáo xứ, tổ chức từ thiện, Bác ái – Caritas, đoàn thể, ngành giới, nhóm thân hữu hãy coi đây là cơ hội thực thi bác ái theo Lời Chúa dạy. Tôi kêu gọi các tổ chức truyền thông và cộng đồng mạng hãy mau mắn chuyển tải thông tin này đến mọi địa chỉ quen biết. Hãy khẩn cấp ra tay. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy nông nỗi. Chúng ta hãy im lặng để nghe lại lời vàng ngọc này của Chúa Giêsu: “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không” (Mt 10,8b)
Một cách cụ thể, mỗi giáo phận hoặc mỗi cụm cộng đoàn, đặc biệt là các cấp Caritas, hãy khẩn trương lập một đường dây nóng, một địa chỉ để tập trung phẩm vật và tiền cứu trợ trong khu vực. Các nhu yếu phẩm Saigon đang cần là rau quả, nông phẩm, lương khô, thiết bị phòng chống dịch (khẩu trang, nước kháng khuẩn, máy thở, bình ôxy, bộ xét nghiệm nhanh). Ngoài lương thực, đồng bào thành phố cũng cần hổ trợ tài chánh cho người nghèo, vô gia cư, vỉa hè, khám chữa bệnh v.v…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiếp nhận hàng cứu trợ là : Văn Phòng Hội đồng Giám mục, tại số 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3. Xin liên hệ với Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ qua đường dây nóng số 09.04.24.11.60. Sau khi nhận, Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm phân phối hàng và tiền đến từ các tỉnh. Văn phòng cũng sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để giúp làm thủ tục vận chuyển hàng hoá vào thành phố. Tài khoản : Văn phòng Hội đồng Giám mục VN, VNĐ số 0602.5831.4789; USD số 0602.5831.7699; ngân hàng Sacombank – chi nhánh Gò Vấp.
Không biết khủng hoảng hiện nay sẽ kéo dài bao lâu, sẽ diễn biến như thế nào. Nhưng đối với tín hữu Kitô, đây là một dấu chỉ thời đại đòi chúng ta phải tỉnh thức để nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa. Đại dịch tàn phá, nhưng chúng ta, cùng với đồng bào VN khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại sẽ xây dựng một thành phố mới và một hệ thống xa lộ mới bằng vật liệu tình thương.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ thị lấy năm 2021 làm năm tôn vinh Thánh Giuse. Chúng Ta cầu nguyện cho Vị cha chung của chúng ta (đang tĩnh dưỡng tại bệnh viện Gemelli sau phẫu thuật đại tràng) sớm bình phục, nhất là cùng với ngài, chúng ta phó thác nhân loại và dân tộc vào đôi tay phù trợ của Thánh Cả Giuse.
Thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi cầu chúc mọi người được bằng an vượt qua đại dịch.
Thân ái và trân trọng kính chào.
Đã ký và đóng dấu
+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Tổng Giám mục Huế
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
Hội chợ mùa Hè sau cơn dịch tại giáo xứ Columba, Minneapolis, Minnesota
Vũ Phạm
17:50 13/07/2021
Video: Thư kêu gọi chia sẻ khó khăn với người dân Sài Gòn trong những ngày cách ly do đại dịch Covid-19
Giáo Hội Năm Châu
22:35 13/07/2021
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những Rào Cản Trong Sứ Vụ Loan Báo Tin Mừng
Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương
16:54 13/07/2021
Những Rào Cản Trong Sứ Vụ Loan Báo Tin Mừng
Đã có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả về cách thức loan báo Tin mừng, làm sao để loan báo Tin mừng, những mặt tốt, mặt thuận lợi của việc loan báo Tin mừng,…nhưng hôm nay, bản thân người viết muốn thử cùng mọi người nói lên đâu là những rào cản, những mặt trái của việc loan báo Tin mừng? Cá nhân không có ý chỉ trích hay lên án một ai cả nhưng với cái nhìn chủ quan qua kinh nghiệm bản thân sau thời gian làm việc truyền giáo tại vùng miền sơn cước của Giáo phận, cũng như đã được chứng kiến trực tiếp hoặc nghe và nhìn thấy rõ ràng tại một số giáo xứ để rút những mặt trái, những ‘bức tường’ làm ngăn cản công việc loan báo Tin mừng tại Giáo phận nhà nói riêng cũng như một số nơi khác.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều người với nhiều cách thức qua cách sống của bản thân để thu hút được nhiều người nhận biết Đức Giê-su và tin theo Ngài, thì cũng không thiếu nhiều người vì lối sống ích kỷ hoặc chưa dám dấn thân ra đi loan báo Tin mừng. Không những vậy, qua lối sống của mình, họ còn trở nên ‘vật cản hay bức tường” ngăn cách người khác đến gặp gỡ Chúa. Như vậy, đâu là những ‘mặt trái hay bức tường’làm ngưng trễ hay không muốn nói là ngăn chặn việc loan báo Tin mừng của chúng ta ngày hôm nay?
1. Rào cản từ những người giáo dân?
Quả thật, nhiều người lương dân đã nhận xét thế này: ‘chúng tôi có thể tin Chúa Giê-su, thích đạo Công Giáo, tin ông cha, thích ông linh mục lắm nhưng chúng tôi chẳng ưa gì các ông bà giáo dân chút nào.’ Được hỏi vì sao vậy, họ trả lời: chúng tôi thấy giáo dân cũng buôn gian bán lẫn, cũng trộm cắp, cũng đập vợ đánh con, cũng cướp chồng/ vợ của người khác, cũng lươn lẹo, cũng tham lam, ích kỷ, cũng rượu chè – cờ bạc tối ngày,…như vậy, họ đâu có khác gì chúng tôi đâu. Qua lối sống đó, người lương dân không ngần ngại dùng từ ‘giáo gian thay vì giáo dân’. Họ đối diện với lối sống tiêu cực của người Công Giáo như thế thì làm sao họ có thể dễ dàng đón nhận một Tin mừng yêu thương và tốt đẹp được? Cũng vì thế, mà rất nhiều gia đình Công Giáo ở bên cạnh rất nhiều nhà lương dân nhưng chưa bao giờ cảm hoá được họ hoặc không thể giới thiệu Tin mừng Giê-su cho họ. Cả mấy chục năm trời sống chung giữa lương với giáo, nhưng xem ra chúng ta vẫn không thể loan báo Tin mừng cho họ được, là vì cách sống đạo ngoài đời của chúng ta chưa thực sự tốt không muốn nói là rất phản cảm. Chúng ta phải thú nhận rằng chúng ta mới sống đạo nhà thờ thôi, mà chưa thực hành đạo được bao nhiêu ở ngoài đời sống xã hội. Chúng ta đã tự chia cắt đời sống nhà thờ với đời sống xã hội. Trong nhà thờ, mọi người đọc kinh rất to, cầu nguyện xem ra rất sốt sắng, tham dự thánh lễ đều đặn nhưng khi ra khỏi nhà thờ, chúng ta lại sống như người chưa bao giờ biết Mười Điều răn, Tám Mối Phúc Thật và Cải Tội Bảy mối,…Đúng như thánh Giacobe Tông đồ đã khẳng định: “Đức tin không việc làm là đức tin chết.” (Gc 2, 26). Quả thật, chúng ta nói tin vào Chúa, chúng ta nói yêu Chúa nhưng chúng ta lại không thực hành Lời Chúa nơi môi trường sống của chúng ta thì đời sống đạo của chúng ta sẽ khô héo không muốn nói là giả tạo. Lối sống như thế làm sao chúng ta có thể trở nên chứng nhân loan báo Tin mừng cho thời đại hôm nay được? Vì thời đại hôm nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy. Chứng nhân mà tầm bậy thì trở thành chứng gian, chứng mù, chứng xấu.
2. Rào cản từ những Tu sĩ - Linh mục?
2.1. Rào cản từ Tu sĩ?
Ngoài ra, có thể nói ngay rằng việc loan báo Tin mừng còn được giao trách nhiệm cho một số người được tuyển chọn như là hàng giáo phẩm, tu sĩ nam nữ. Đây là những thành phần ưu tú được kêu gọi để làm công việc chuyên môn hơn trong sứ vụ loan báo Tin mừng. Thế nhưng, biết bao hội Dòng được thành lập có thể nói đa số đang lo việc kiếm sống như làm kinh tế qua việc mở các trường dạy trẻ, buôn bán đồ thánh, bán thuốc đủ loại,…dẫn đến ít có thời gian nhiều cho việc loan báo Tin mừng. Vì thế, rất nhiều hội dòng được mọc lên chung quanh các làng, các gia đình lương dân nhưng họ vẫn không biết về Đạo Công Giáo, biết về Đức Giê-su. Các tu sĩ không muốn đi ra và gặp gỡ người khác thì làm sao họ có thể biết về Tu sĩ, đạo của Tu sĩ và Chúa của Tu sĩ. Hơn nữa, nhiều khi chúng ta còn tạo khoảng cách và phân biệt lương với giáo nữa. Đôi khi còn có những tu sĩ sống kênh kiệu, tự cao tự đại, gây gương mù gương xấu ngang qua lối sống bê tha, rượu chè hoặc chơi trội, thể hiện, vì thế, sứ vụ loan báo Tin mừng dẫn đến chậm trễ không muốn nói là không phát triển nổi. Như vậy, làm sao chúng ta có thể trách người giáo dân bên ngoài được, trong khi chúng ta là những người được chọn gọi, được huấn luyện nhưng chưa chịu ra đi loan báo Tin mừng, chưa sống chứng tá bằng cuộc sống của mình.
2.2. Rào cản từ các Linh mục?
Đối với các linh mục quản xứ hay các cha tu dòng, vai trò loan báo Tin mừng nơi ngài hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Vì ngài là người Thiên Chúa tuyển chọn để làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Ngài có trách nhiệm phải giảng dạy, cử hành các bí tích và thăm viếng hết thảy mọi người nơi vùng miền được sai đến. Ngài là người đầu tàu trong mọi hoạt động của cộng đoàn giáo xứ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vị, nhiều đấng đã quan niệm rằng hoàn thành thánh lễ và cử hành các bí tích là đã truyền giáo rồi. Các ngài đang đóng khung trong công việc mục vụ bảo tồn mà chưa thực sự mở ra và đi đến với vùng ngoại biên. Hơn nữa, có nhiều vị đã chạy theo thế tục, chạy theo lối sống đua đòi, mua sắm hàng hiệu, chạy theo ‘mốt’ thời trang, thích thể hiện chính mình,…Về xây dựng, nhiều vị đã sẵn sàng đập đi những ngôi nhà phòng, nhà thờ đang còn đẹp/ đang còn sử dụng tốt để xây lại những ngôi nhà mới theo ý của mình. Khi xây dựng thì không thể không cần đến bà con giáo dân. Nếu ngài đến với những giáo xứ có kinh tế thì tốt cho ngài, nhưng nếu gặp lấy giáo xứ nghèo thì bà con đóng tiền cũng kiệt quệ. Do đó, nhiều giáo dân đã phàn nàn, kêu ca khi phải đóng tiền liên tục. Có người đã thốt lên là sẽ ‘bỏ đạo’, bỏ lễ, bỏ nhà thờ vì đỡ tốn tiền cho nhiều khoản. Như vậy, phải chăng đây là một trong những ‘rào cản hay bức tường’ làm nên sự ngưng trệ của công cuộc loan báo Tin mừng?
Mặt khác, nhiều đấng bậc đã có lối hành xử chưa được tốt qua việc giảng dạy. Thay vì giảng Lời Chúa, có một số vị đã dùng toà giảng để ‘mạt sát, nạt nộ, chửi mắng, la rầy’ bà con giáo dân, thậm chí có những cá nhân bị ‘chửi’ đích danh để dân thấy mà thương. Tạo nên bầu khí nặng nề và thiếu yêu thương trong cộng đoàn giáo xứ, dẫn đến nhiều giáo dân đã bỏ lễ, bỏ xưng tội rước lễ, bỏ đạo luôn. Ngay cả người lương dân cũng thấy khó chịu khi nghe linh mục ‘chửi’ bà con giáo dân. Đây là rào cản, là mặt trái của việc loan báo Tin mừng.
Vả lại, nhiều người đã không thể tiếp xúc với linh mục, vì ngài quá khó tiếp cận, khó gần, không thân thiện, không cởi mở. Ai muốn gặp ngài đôi khi phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ. Ai muốn gặp ngài thì phải bấm chuông, sau đó bắt đầu ngồi chờ. Vào xin lễ thay vì hỏi thăm sức khoẻ, tình hình gia đình hoặc đối thoại với giáo dân, thì nhiều vị đã mau chóng vào phòng ngay sau khi nhận bổng lễ. Phải chăng đây cũng là mặt trái của việc loan báo Tin mừng?
Bên cạnh đó, nhiều vị tại một số giáo xứ đã ra quy định phạt tiền đối với giáo dân khi không tham gia đi làm công việc xây dựng trong giáo xứ. Ai chưa nộp hoặc không nộp cũng sẽ bị công bố tên ra trước cộng đoàn. Ai chưa hoàn thành chương trình giáo lý phổ thông mà trình hôn nhân, thì phải đóng lệ phí cho thầy trưởng ban giáo lý từ 2 triệu trở lên, mới được cung cấp tờ giấy chứng nhận. Còn các lớp hôn nhân, trước khi lễ cưới, một số vị quy định rằng mỗi đôi phải đóng lệ phí từ 2 triệu đến 5 triệu. Số tiền này xung vào quỹ của giáo xứ hay làm việc gì đó? Nhiều người đã rất bực mình và khó chịu khi bị thu tiền như vậy. Họ đã không muốn đến nhà thờ và với Giáo hội nữa. Phải chăng đây cũng là mặt trái của việc loan báo Tin mừng?
‘Rào cản và bức tường’ của sứ vụ loan báo Tin mừng khi nhiều vị đã quy định tiền xin lễ phải bỏ phong bì ít nhất là 500k, nếu không thì không dâng lễ. Như vậy, nhiều người nghèo sẽ không bao giờ họ xin lễ được vì họ không có tiền. Phản cảm quá đi! Làm sao loan báo Tin mừng được đây!
Quả thật, có thể nói ngay rằng linh mục là người truyền giáo trước tiên. Ngài được tuyển chọn vì công việc này, là loan báo tình yêu kỳ diệu của Thiên Chúa cho nhân loại. Ngài là phương tiện Chúa dùng để ban phát các bí tích nhằm giúp các linh hồn đón nhận và được hưởng ơn cứu độ. Là người loan báo Tin mừng trước tiên, nên các linh mục có bổn phận phải thổi lửa nhiệt huyết, nhiệt thành cho bà con giáo dân ngang qua cách sống của các ngài. Linh mục phải là hình ảnh phản chiếu tình yêu thương của Đức Giê-su đối vói nhân loại lầm than. Linh mục không thể trách giáo dân không biết truyền giáo, không chịu đi loan báo Tin mừng, nhưng hãy tự trách mình trước tiên. Tiên trách kỷ hậu trách nhân là vậy. Linh mục không chịu ra khỏi phòng ốc được trang bị đầy đủ tiện nghi thì làm sao việc loan báo Tin mừng được thực hiện. Linh mục ‘tục tĩu, độc đoán, độc tài’ làm sao tạo được chiếc cầu nối kết với mọi người, làm sao công tác rao giảng Tin mừng được nhiều người đón nhận. Linh mục ‘keo’, thì cũng khó để giáo xứ có thể phát triển và khó để thu hút các linh hồn. Linh mục không cầu nguyện, khô khan, không thánh thiện, nhưng lại hay nhậu nhẹt, thuốc lá phì phèo, đồ áo xộc xạch, làm sao bà con giáo dân sống đạo tốt được, đừng hỏi tại sao việc loan báo Tin mừng lại dừng tại chỗ chưa muốn nói là mất mát rất nhiều?
Chính vì thế, để công việc loan báo Tin mừng ngày càng phát triển và để nhiều người tin theo Chúa, thì cung cách cư xử hiền lành cũng như đời sống tốt lành nơi mỗi người phải luôn luôn tồn tại và thực hành liên lỉ trong mọi hoàn cảnh ở khắp mọi nơi. Chúa Giê-su cũng đã nhắc nhở: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người,. còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33). Tin tưởng vào điều đó, mỗi người được mời gọi sống thánh thiện qua việc siêng năng tham dự thánh lễ và các việc đạo đức khác. Qua đó, mỗi người sẽ ý thức hơn trong lời ăn, tiếng nói và cung cách hành động của bản thân nhằm tạo nên chiếc cầu hy vọng và nối kết tất cả mọi người, nhất là những ai chưa nhận biết Chúa. Ngoài ra, mỗi người có thể ra đi và dấn thân đến với người nghèo để giúp đỡ và cho họ ăn cũng như chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong đời sống thể lý và tâm hồn. Thật vậy, với lối sống đúng đắn như Thầy Giê-su thì chắc chắn rằng nhiều người sẽ được thu phục và mau mắn đón nhận được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Với lối sống giống như Chúa Giê-su, thì việc loan báo Tin mừng của chúng ta sẽ mau chóng được tiếp nhận bởi nhiều người, nhất là những ai chưa thật sự biết về Giê-su, biết về đạo Công Giáo. Thật vậy, tôi đang sống lối sống như thế nào để loan báo Tin Mừng cho con người hôm nay? Tôi có thực sự trở nên chiếc cầu nối kết ngang qua cách thực hành đức tin của tôi không? Hay tôi đang trở nên ‘vật cản, bức tường’ ngăn cách nhiều người nhận biết về Tin mừng và Chúa Giê-su? Nếu vậy, tôi phải thay đổi cách sống như thế nào để giúp nhiều người trở về với Chúa? Mọi người hãy tự trả lời để thay vì trở nên vật cản, bức tường ngăn cách, hãy trở nên khí cụ, phương tiện bình an của Chúa đến cho nhân loại.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Đã có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả về cách thức loan báo Tin mừng, làm sao để loan báo Tin mừng, những mặt tốt, mặt thuận lợi của việc loan báo Tin mừng,…nhưng hôm nay, bản thân người viết muốn thử cùng mọi người nói lên đâu là những rào cản, những mặt trái của việc loan báo Tin mừng? Cá nhân không có ý chỉ trích hay lên án một ai cả nhưng với cái nhìn chủ quan qua kinh nghiệm bản thân sau thời gian làm việc truyền giáo tại vùng miền sơn cước của Giáo phận, cũng như đã được chứng kiến trực tiếp hoặc nghe và nhìn thấy rõ ràng tại một số giáo xứ để rút những mặt trái, những ‘bức tường’ làm ngăn cản công việc loan báo Tin mừng tại Giáo phận nhà nói riêng cũng như một số nơi khác.
Như chúng ta đã biết, Đức Giê-su trước khi về trời, Ngài đã mời gọi mọi người: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15). Như vậy, trách nhiệm loan báo Tin mừng là trách nhiệm chung của mỗi chúng ta. Đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội rồi, tất cả mọi người đón nhận sứ vụ loan báo Tin mừng trong môi trường sống của mình, mà không được ngưng nghỉ hay từ chối. Như vậy, theo Công Đồng Vatican II: “Giáo Hội tự bản chất có sứ vụ truyền giáo” (x. AG,2). Từ nay, ai thuộc về Giáo hội qua bí tích Thanh Tẩy, người đó có bổn phận phải lên đường làm chứng nhân cho Chúa nơi môi trường sống trong bậc sống của mình. Ý thức được vai trò quan trọng đó, nhiều người đã không ngần ngại lên đường loan báo Tin mừng. Họ đã hăng say, nhiệt huyết, thậm chí dùng cả tính mạng để miễn sao Tin mừng được rao giảng.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều người với nhiều cách thức qua cách sống của bản thân để thu hút được nhiều người nhận biết Đức Giê-su và tin theo Ngài, thì cũng không thiếu nhiều người vì lối sống ích kỷ hoặc chưa dám dấn thân ra đi loan báo Tin mừng. Không những vậy, qua lối sống của mình, họ còn trở nên ‘vật cản hay bức tường” ngăn cách người khác đến gặp gỡ Chúa. Như vậy, đâu là những ‘mặt trái hay bức tường’làm ngưng trễ hay không muốn nói là ngăn chặn việc loan báo Tin mừng của chúng ta ngày hôm nay?
1. Rào cản từ những người giáo dân?
Quả thật, nhiều người lương dân đã nhận xét thế này: ‘chúng tôi có thể tin Chúa Giê-su, thích đạo Công Giáo, tin ông cha, thích ông linh mục lắm nhưng chúng tôi chẳng ưa gì các ông bà giáo dân chút nào.’ Được hỏi vì sao vậy, họ trả lời: chúng tôi thấy giáo dân cũng buôn gian bán lẫn, cũng trộm cắp, cũng đập vợ đánh con, cũng cướp chồng/ vợ của người khác, cũng lươn lẹo, cũng tham lam, ích kỷ, cũng rượu chè – cờ bạc tối ngày,…như vậy, họ đâu có khác gì chúng tôi đâu. Qua lối sống đó, người lương dân không ngần ngại dùng từ ‘giáo gian thay vì giáo dân’. Họ đối diện với lối sống tiêu cực của người Công Giáo như thế thì làm sao họ có thể dễ dàng đón nhận một Tin mừng yêu thương và tốt đẹp được? Cũng vì thế, mà rất nhiều gia đình Công Giáo ở bên cạnh rất nhiều nhà lương dân nhưng chưa bao giờ cảm hoá được họ hoặc không thể giới thiệu Tin mừng Giê-su cho họ. Cả mấy chục năm trời sống chung giữa lương với giáo, nhưng xem ra chúng ta vẫn không thể loan báo Tin mừng cho họ được, là vì cách sống đạo ngoài đời của chúng ta chưa thực sự tốt không muốn nói là rất phản cảm. Chúng ta phải thú nhận rằng chúng ta mới sống đạo nhà thờ thôi, mà chưa thực hành đạo được bao nhiêu ở ngoài đời sống xã hội. Chúng ta đã tự chia cắt đời sống nhà thờ với đời sống xã hội. Trong nhà thờ, mọi người đọc kinh rất to, cầu nguyện xem ra rất sốt sắng, tham dự thánh lễ đều đặn nhưng khi ra khỏi nhà thờ, chúng ta lại sống như người chưa bao giờ biết Mười Điều răn, Tám Mối Phúc Thật và Cải Tội Bảy mối,…Đúng như thánh Giacobe Tông đồ đã khẳng định: “Đức tin không việc làm là đức tin chết.” (Gc 2, 26). Quả thật, chúng ta nói tin vào Chúa, chúng ta nói yêu Chúa nhưng chúng ta lại không thực hành Lời Chúa nơi môi trường sống của chúng ta thì đời sống đạo của chúng ta sẽ khô héo không muốn nói là giả tạo. Lối sống như thế làm sao chúng ta có thể trở nên chứng nhân loan báo Tin mừng cho thời đại hôm nay được? Vì thời đại hôm nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy. Chứng nhân mà tầm bậy thì trở thành chứng gian, chứng mù, chứng xấu.
2. Rào cản từ những Tu sĩ - Linh mục?
2.1. Rào cản từ Tu sĩ?
Ngoài ra, có thể nói ngay rằng việc loan báo Tin mừng còn được giao trách nhiệm cho một số người được tuyển chọn như là hàng giáo phẩm, tu sĩ nam nữ. Đây là những thành phần ưu tú được kêu gọi để làm công việc chuyên môn hơn trong sứ vụ loan báo Tin mừng. Thế nhưng, biết bao hội Dòng được thành lập có thể nói đa số đang lo việc kiếm sống như làm kinh tế qua việc mở các trường dạy trẻ, buôn bán đồ thánh, bán thuốc đủ loại,…dẫn đến ít có thời gian nhiều cho việc loan báo Tin mừng. Vì thế, rất nhiều hội dòng được mọc lên chung quanh các làng, các gia đình lương dân nhưng họ vẫn không biết về Đạo Công Giáo, biết về Đức Giê-su. Các tu sĩ không muốn đi ra và gặp gỡ người khác thì làm sao họ có thể biết về Tu sĩ, đạo của Tu sĩ và Chúa của Tu sĩ. Hơn nữa, nhiều khi chúng ta còn tạo khoảng cách và phân biệt lương với giáo nữa. Đôi khi còn có những tu sĩ sống kênh kiệu, tự cao tự đại, gây gương mù gương xấu ngang qua lối sống bê tha, rượu chè hoặc chơi trội, thể hiện, vì thế, sứ vụ loan báo Tin mừng dẫn đến chậm trễ không muốn nói là không phát triển nổi. Như vậy, làm sao chúng ta có thể trách người giáo dân bên ngoài được, trong khi chúng ta là những người được chọn gọi, được huấn luyện nhưng chưa chịu ra đi loan báo Tin mừng, chưa sống chứng tá bằng cuộc sống của mình.
2.2. Rào cản từ các Linh mục?
Đối với các linh mục quản xứ hay các cha tu dòng, vai trò loan báo Tin mừng nơi ngài hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Vì ngài là người Thiên Chúa tuyển chọn để làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Ngài có trách nhiệm phải giảng dạy, cử hành các bí tích và thăm viếng hết thảy mọi người nơi vùng miền được sai đến. Ngài là người đầu tàu trong mọi hoạt động của cộng đoàn giáo xứ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vị, nhiều đấng đã quan niệm rằng hoàn thành thánh lễ và cử hành các bí tích là đã truyền giáo rồi. Các ngài đang đóng khung trong công việc mục vụ bảo tồn mà chưa thực sự mở ra và đi đến với vùng ngoại biên. Hơn nữa, có nhiều vị đã chạy theo thế tục, chạy theo lối sống đua đòi, mua sắm hàng hiệu, chạy theo ‘mốt’ thời trang, thích thể hiện chính mình,…Về xây dựng, nhiều vị đã sẵn sàng đập đi những ngôi nhà phòng, nhà thờ đang còn đẹp/ đang còn sử dụng tốt để xây lại những ngôi nhà mới theo ý của mình. Khi xây dựng thì không thể không cần đến bà con giáo dân. Nếu ngài đến với những giáo xứ có kinh tế thì tốt cho ngài, nhưng nếu gặp lấy giáo xứ nghèo thì bà con đóng tiền cũng kiệt quệ. Do đó, nhiều giáo dân đã phàn nàn, kêu ca khi phải đóng tiền liên tục. Có người đã thốt lên là sẽ ‘bỏ đạo’, bỏ lễ, bỏ nhà thờ vì đỡ tốn tiền cho nhiều khoản. Như vậy, phải chăng đây là một trong những ‘rào cản hay bức tường’ làm nên sự ngưng trệ của công cuộc loan báo Tin mừng?
Mặt khác, nhiều đấng bậc đã có lối hành xử chưa được tốt qua việc giảng dạy. Thay vì giảng Lời Chúa, có một số vị đã dùng toà giảng để ‘mạt sát, nạt nộ, chửi mắng, la rầy’ bà con giáo dân, thậm chí có những cá nhân bị ‘chửi’ đích danh để dân thấy mà thương. Tạo nên bầu khí nặng nề và thiếu yêu thương trong cộng đoàn giáo xứ, dẫn đến nhiều giáo dân đã bỏ lễ, bỏ xưng tội rước lễ, bỏ đạo luôn. Ngay cả người lương dân cũng thấy khó chịu khi nghe linh mục ‘chửi’ bà con giáo dân. Đây là rào cản, là mặt trái của việc loan báo Tin mừng.
Vả lại, nhiều người đã không thể tiếp xúc với linh mục, vì ngài quá khó tiếp cận, khó gần, không thân thiện, không cởi mở. Ai muốn gặp ngài đôi khi phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ. Ai muốn gặp ngài thì phải bấm chuông, sau đó bắt đầu ngồi chờ. Vào xin lễ thay vì hỏi thăm sức khoẻ, tình hình gia đình hoặc đối thoại với giáo dân, thì nhiều vị đã mau chóng vào phòng ngay sau khi nhận bổng lễ. Phải chăng đây cũng là mặt trái của việc loan báo Tin mừng?
Bên cạnh đó, nhiều vị tại một số giáo xứ đã ra quy định phạt tiền đối với giáo dân khi không tham gia đi làm công việc xây dựng trong giáo xứ. Ai chưa nộp hoặc không nộp cũng sẽ bị công bố tên ra trước cộng đoàn. Ai chưa hoàn thành chương trình giáo lý phổ thông mà trình hôn nhân, thì phải đóng lệ phí cho thầy trưởng ban giáo lý từ 2 triệu trở lên, mới được cung cấp tờ giấy chứng nhận. Còn các lớp hôn nhân, trước khi lễ cưới, một số vị quy định rằng mỗi đôi phải đóng lệ phí từ 2 triệu đến 5 triệu. Số tiền này xung vào quỹ của giáo xứ hay làm việc gì đó? Nhiều người đã rất bực mình và khó chịu khi bị thu tiền như vậy. Họ đã không muốn đến nhà thờ và với Giáo hội nữa. Phải chăng đây cũng là mặt trái của việc loan báo Tin mừng?
‘Rào cản và bức tường’ của sứ vụ loan báo Tin mừng khi nhiều vị đã quy định tiền xin lễ phải bỏ phong bì ít nhất là 500k, nếu không thì không dâng lễ. Như vậy, nhiều người nghèo sẽ không bao giờ họ xin lễ được vì họ không có tiền. Phản cảm quá đi! Làm sao loan báo Tin mừng được đây!
Quả thật, có thể nói ngay rằng linh mục là người truyền giáo trước tiên. Ngài được tuyển chọn vì công việc này, là loan báo tình yêu kỳ diệu của Thiên Chúa cho nhân loại. Ngài là phương tiện Chúa dùng để ban phát các bí tích nhằm giúp các linh hồn đón nhận và được hưởng ơn cứu độ. Là người loan báo Tin mừng trước tiên, nên các linh mục có bổn phận phải thổi lửa nhiệt huyết, nhiệt thành cho bà con giáo dân ngang qua cách sống của các ngài. Linh mục phải là hình ảnh phản chiếu tình yêu thương của Đức Giê-su đối vói nhân loại lầm than. Linh mục không thể trách giáo dân không biết truyền giáo, không chịu đi loan báo Tin mừng, nhưng hãy tự trách mình trước tiên. Tiên trách kỷ hậu trách nhân là vậy. Linh mục không chịu ra khỏi phòng ốc được trang bị đầy đủ tiện nghi thì làm sao việc loan báo Tin mừng được thực hiện. Linh mục ‘tục tĩu, độc đoán, độc tài’ làm sao tạo được chiếc cầu nối kết với mọi người, làm sao công tác rao giảng Tin mừng được nhiều người đón nhận. Linh mục ‘keo’, thì cũng khó để giáo xứ có thể phát triển và khó để thu hút các linh hồn. Linh mục không cầu nguyện, khô khan, không thánh thiện, nhưng lại hay nhậu nhẹt, thuốc lá phì phèo, đồ áo xộc xạch, làm sao bà con giáo dân sống đạo tốt được, đừng hỏi tại sao việc loan báo Tin mừng lại dừng tại chỗ chưa muốn nói là mất mát rất nhiều?
Chính vì thế, để công việc loan báo Tin mừng ngày càng phát triển và để nhiều người tin theo Chúa, thì cung cách cư xử hiền lành cũng như đời sống tốt lành nơi mỗi người phải luôn luôn tồn tại và thực hành liên lỉ trong mọi hoàn cảnh ở khắp mọi nơi. Chúa Giê-su cũng đã nhắc nhở: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người,. còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33). Tin tưởng vào điều đó, mỗi người được mời gọi sống thánh thiện qua việc siêng năng tham dự thánh lễ và các việc đạo đức khác. Qua đó, mỗi người sẽ ý thức hơn trong lời ăn, tiếng nói và cung cách hành động của bản thân nhằm tạo nên chiếc cầu hy vọng và nối kết tất cả mọi người, nhất là những ai chưa nhận biết Chúa. Ngoài ra, mỗi người có thể ra đi và dấn thân đến với người nghèo để giúp đỡ và cho họ ăn cũng như chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong đời sống thể lý và tâm hồn. Thật vậy, với lối sống đúng đắn như Thầy Giê-su thì chắc chắn rằng nhiều người sẽ được thu phục và mau mắn đón nhận được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Với lối sống giống như Chúa Giê-su, thì việc loan báo Tin mừng của chúng ta sẽ mau chóng được tiếp nhận bởi nhiều người, nhất là những ai chưa thật sự biết về Giê-su, biết về đạo Công Giáo. Thật vậy, tôi đang sống lối sống như thế nào để loan báo Tin Mừng cho con người hôm nay? Tôi có thực sự trở nên chiếc cầu nối kết ngang qua cách thực hành đức tin của tôi không? Hay tôi đang trở nên ‘vật cản, bức tường’ ngăn cách nhiều người nhận biết về Tin mừng và Chúa Giê-su? Nếu vậy, tôi phải thay đổi cách sống như thế nào để giúp nhiều người trở về với Chúa? Mọi người hãy tự trả lời để thay vì trở nên vật cản, bức tường ngăn cách, hãy trở nên khí cụ, phương tiện bình an của Chúa đến cho nhân loại.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Văn Hóa
Nụ Cười
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
00:05 13/07/2021
NỤ CƯỜI
Giữa thời gian quay quắt, không biết đã đạt đến đỉnh dịch chưa, mở trang thông tin nào, cá nhân hay bán chính thức, hay chính thức, cũng thấy hoặc nghe nói nhiều đến những nỗi buồn, sự than thở về dịch, về cuộc sống lao đao mà dịch tàn nhẫn, bất chấp mọi nỗ lực của con người, vẫn không ngừng ập đến, tôi lại muốn nhắc đến nụ cười.
Không phải nhằm tự đánh lừa mình, nhưng tin rằng, nói về nụ cười, sẽ giúp mình lạc quan hơn, bình tĩnh hơn để tiếp tục sống, tiếp tục hành trình của một người, không nhiều thì ít, do chức vụ, có chút ảnh hưởng trên những ai mà bản thân sống và làm việc cùng.
Vì là một phần của cuộc sống, nụ cười tăng thêm gia vị cho niềm vui, nỗi hạnh phúc. Hãy tưởng tượng, nếu cuộc sống không có nụ cười, nó sẽ vô vị, tẻ nhạt, có khi còn rát buốt biết chừng nào.
Có thể nói, một nụ cười xuất phát từ cõi lòng, từ tâm hồn biết yêu thương, từ sự chân thành, đơn thành và tình người, nụ cười ấy như những đóa hoa thơm. Chúng chỉ có thể đến từ những trái tim thuần khiết. Chúng không cần trang trí, nhưng có thể gây cảm động lòng người.
Ngay cả khi đang rơi vào cơn buốt giá của tâm hồn, người ta cố quên sự đắng lòng, để, dù nhẹ nhàng thôi, đặt lên bờ môi của mình một nụ cười, cũng sẽ tự tặng bản thân ít nhiều phần trăm nghị lực, ít nhiều phần trăm kiên cường, ít nhiều phần trăm năng lượng sống.
Sau đây là câu chuyện nói lên sức mạnh của nụ cười. Chúng ta cùng nghe, để cùng đặt lên bờ môi mình nụ cười, cũng có nghĩa là tự đặt lên chính bờ môi của mình một chút sức mạnh để tiếp tục đối đầu với tất cả những gì có thể sẽ còn diễn ra trong thời gian tới. Câu chuyện như sau:
Một chủ kinh doanh nọ sang Nhật công tác. Tuy là người thành đạt nhưng ông rất khiêm tốn và luôn chia sẻ thành công với nhân viên của mình. Sau khi hoàn tất công việc ở xứ người, ông đến một siêu thị để mua quà cho nhân viên trước khi về nước.
Khi ông bước vào siêu thị, người phụ nữ dáng vẻ nhỏ nhắn chào ông bằng nụ cười nồng ấm khiến ông hài lòng và không thể quên thái độ thân thiện đó. Trong khi mua sắm, thỉnh thoảng ông lại liếc nhìn người phụ nữ, cô đều dành nụ cười tươi như thế cho mọi khách hàng.
Nhà kinh doanh bắt đầu tự hỏi, sao cô ta có thể cứ cười mãi như một cái máy thế. Đứng cười suốt ngày như thế thì thật chán! Ông bèn bước đến gần cô hỏi:
Chào cô, không phải cô đang cố làm việc này đấy chứ? Cô đã làm như thế bao lâu rồi?
Người phụ vẫn y nguyên một nụ cười, đáp:
Thưa ông, tôi đã làm việc này 10 năm nay rồi và tôi rất yêu thích công việc của mình.
Nhà kinh doanh hết sức ngạc nhiên, hỏi tiếp:
Tại sao cô lại theo đuổi công việc này lâu như thế? Lí do gì khiến cô yêu thích nó?
Vẫn là nụ cười trên môi, người phụ nữ niềm nở:
Vì nhờ công việc này mà tôi cống hiến cho đất nước mình.
Nhà kinh doanh hơi mỉa mai:
Cô cống hiến cho đất nước? Bằng nụ cười sao? Bằng cách cười sao?
Vâng thưa ông! - Người phụ nữ đáp, vẫn không hề tỏ nét giận nào - Tôi cười với tất cả khách hàng đến đây để họ thấy hài lòng và thoải mái. Khi đó, họ sẽ mua sắm nhiều hơn, ông chủ của tôi sẽ vui hơn và tôi được trả lương nhiều hơn. Do đó, tôi có thể chăm sóc gia đình tôi và mang hạnh phúc đến cho họ. Hơn nữa, khi có đông khách, nhu cầu hàng hóa sẽ tăng lên, sẽ cần thêm nhiều nhà máy và nhiều công ăn việc làm được tạo ra, mọi người trên đất nước tôi sẽ hạnh phúc.
Không chỉ thế, vì phần đông khách hàng của chúng tôi là người ngoại quốc nên sẽ có nhiều cơ hội giao thương với nước ngoài, như thế nước tôi sẽ ngày càng thịnh vượng. Những người như ông sẽ đến nước tôi thường xuyên hơn, vì ông hài lòng với chúng tôi và có thể sẽ kể về chúng tôi với bạn bè và gia đình ông. Thế nên, đất nước chúng tôi sẽ có thêm nhiều du khách, nhiều ngoại tệ, nhiều việc làm và nhiều người sẽ hạnh phúc. Như vậy là tôi đã cống hiến cho đất nước mình.
Thái độ và suy nghĩ của người phụ nữ đối với công việc, khiến nhà kinh doanh hết sức ngạc nhiên và thán phục.
Ông chào cô rồi ra về, không phải như cái nhìn ban đầu, nhưng bằng hụ cười thán phục. Từ đó, ông cố gắng truyền đạt thái độ ấy cho các nhân viên của mình. Đến hôm nay, công ty của ông đã trở thành một trong những công ty tiếng tăm nhất thế giới.
Bạn thân mến, Nụ cười chẳng những không tốn kém bất cứ điều gì, ngược lại nó còn cho ta sự trẻ trung, và sức khỏe để vui sống. Nó làm giàu cho những ai nhận được, mà không gây bất lợi hay hao mòn đối với người cho. Nó xảy đến trong một ít giây đồng hồ, nhưng có thể để trong lòng người khác những kỷ niệm tồn tại mãi với thời gian. Không có người giàu hay người nghèo nào mà không cần đến nụ cười. Không có người già hay người trẻ nào mà không cần đến nụ cười. Người đau khổ cũng cần, thậm chí càng cần nụ cười.
Nụ cười tạo ra hạnh phúc trong gia đình, nuôi dưỡng lòng tốt trong công việc, là dấu hiệu của tình cảm người với người dành cho nhau. Nó là sự nghỉ ngơi khi mệt mỏi, là ánh sáng cho thất vọng, là ánh nắng cho nỗi buồn, và là liều thuốc giải tự nhiên tốt nhất cho những lo toan.
Tâm của một người càng trong sáng và lương thiện thì nụ cười càng thu hút, dễ mến và mang lại nhiều ấm áp. Nụ cười mà xuất phát từ một lẽ sống lương thiện, sẽ tăng thêm nhiều những nụ cười khác trong cuộc đời. Nụ cười của một tâm hồn bao dung, vị tha, sẽ làm cho người đối diện an tâm, tin tưởng và càng ham thích sống.
Hãy cười lên bạn nhé. Cuộc sống dù có bị những thách thức tấn công cách mấy, cũng đừng bao giờ để mất nụ cười.
Cũng vậy, chính trong bối cảnh hiện thực mà chúng ta đang sống đây, dù từng ngày đi qua, đều thấy có những khó khăn tăng dần, tỷ lệ thuận cùng những con số về người bệnh và người chết, chúng ta hãy đừng quá bi lụy. Hãy đặt lên môi mình nụ cười, hãy nhen nhúm trong lòng nhau những nụ cười khả ái, những nụ cười đồng cảm và thân thương nhất.
Rồi bình minh sẽ lên. Rồi nụ cười sẽ tươi thắm, sẽ rộn ràng, như chính cuộc sống, tự nó đã từng rộn ràng.
Giữa thời gian quay quắt, không biết đã đạt đến đỉnh dịch chưa, mở trang thông tin nào, cá nhân hay bán chính thức, hay chính thức, cũng thấy hoặc nghe nói nhiều đến những nỗi buồn, sự than thở về dịch, về cuộc sống lao đao mà dịch tàn nhẫn, bất chấp mọi nỗ lực của con người, vẫn không ngừng ập đến, tôi lại muốn nhắc đến nụ cười.
Không phải nhằm tự đánh lừa mình, nhưng tin rằng, nói về nụ cười, sẽ giúp mình lạc quan hơn, bình tĩnh hơn để tiếp tục sống, tiếp tục hành trình của một người, không nhiều thì ít, do chức vụ, có chút ảnh hưởng trên những ai mà bản thân sống và làm việc cùng.
Vì là một phần của cuộc sống, nụ cười tăng thêm gia vị cho niềm vui, nỗi hạnh phúc. Hãy tưởng tượng, nếu cuộc sống không có nụ cười, nó sẽ vô vị, tẻ nhạt, có khi còn rát buốt biết chừng nào.
Có thể nói, một nụ cười xuất phát từ cõi lòng, từ tâm hồn biết yêu thương, từ sự chân thành, đơn thành và tình người, nụ cười ấy như những đóa hoa thơm. Chúng chỉ có thể đến từ những trái tim thuần khiết. Chúng không cần trang trí, nhưng có thể gây cảm động lòng người.
Ngay cả khi đang rơi vào cơn buốt giá của tâm hồn, người ta cố quên sự đắng lòng, để, dù nhẹ nhàng thôi, đặt lên bờ môi của mình một nụ cười, cũng sẽ tự tặng bản thân ít nhiều phần trăm nghị lực, ít nhiều phần trăm kiên cường, ít nhiều phần trăm năng lượng sống.
Sau đây là câu chuyện nói lên sức mạnh của nụ cười. Chúng ta cùng nghe, để cùng đặt lên bờ môi mình nụ cười, cũng có nghĩa là tự đặt lên chính bờ môi của mình một chút sức mạnh để tiếp tục đối đầu với tất cả những gì có thể sẽ còn diễn ra trong thời gian tới. Câu chuyện như sau:
Một chủ kinh doanh nọ sang Nhật công tác. Tuy là người thành đạt nhưng ông rất khiêm tốn và luôn chia sẻ thành công với nhân viên của mình. Sau khi hoàn tất công việc ở xứ người, ông đến một siêu thị để mua quà cho nhân viên trước khi về nước.
Khi ông bước vào siêu thị, người phụ nữ dáng vẻ nhỏ nhắn chào ông bằng nụ cười nồng ấm khiến ông hài lòng và không thể quên thái độ thân thiện đó. Trong khi mua sắm, thỉnh thoảng ông lại liếc nhìn người phụ nữ, cô đều dành nụ cười tươi như thế cho mọi khách hàng.
Nhà kinh doanh bắt đầu tự hỏi, sao cô ta có thể cứ cười mãi như một cái máy thế. Đứng cười suốt ngày như thế thì thật chán! Ông bèn bước đến gần cô hỏi:
Chào cô, không phải cô đang cố làm việc này đấy chứ? Cô đã làm như thế bao lâu rồi?
Người phụ vẫn y nguyên một nụ cười, đáp:
Thưa ông, tôi đã làm việc này 10 năm nay rồi và tôi rất yêu thích công việc của mình.
Nhà kinh doanh hết sức ngạc nhiên, hỏi tiếp:
Tại sao cô lại theo đuổi công việc này lâu như thế? Lí do gì khiến cô yêu thích nó?
Vẫn là nụ cười trên môi, người phụ nữ niềm nở:
Vì nhờ công việc này mà tôi cống hiến cho đất nước mình.
Nhà kinh doanh hơi mỉa mai:
Cô cống hiến cho đất nước? Bằng nụ cười sao? Bằng cách cười sao?
Vâng thưa ông! - Người phụ nữ đáp, vẫn không hề tỏ nét giận nào - Tôi cười với tất cả khách hàng đến đây để họ thấy hài lòng và thoải mái. Khi đó, họ sẽ mua sắm nhiều hơn, ông chủ của tôi sẽ vui hơn và tôi được trả lương nhiều hơn. Do đó, tôi có thể chăm sóc gia đình tôi và mang hạnh phúc đến cho họ. Hơn nữa, khi có đông khách, nhu cầu hàng hóa sẽ tăng lên, sẽ cần thêm nhiều nhà máy và nhiều công ăn việc làm được tạo ra, mọi người trên đất nước tôi sẽ hạnh phúc.
Không chỉ thế, vì phần đông khách hàng của chúng tôi là người ngoại quốc nên sẽ có nhiều cơ hội giao thương với nước ngoài, như thế nước tôi sẽ ngày càng thịnh vượng. Những người như ông sẽ đến nước tôi thường xuyên hơn, vì ông hài lòng với chúng tôi và có thể sẽ kể về chúng tôi với bạn bè và gia đình ông. Thế nên, đất nước chúng tôi sẽ có thêm nhiều du khách, nhiều ngoại tệ, nhiều việc làm và nhiều người sẽ hạnh phúc. Như vậy là tôi đã cống hiến cho đất nước mình.
Thái độ và suy nghĩ của người phụ nữ đối với công việc, khiến nhà kinh doanh hết sức ngạc nhiên và thán phục.
Ông chào cô rồi ra về, không phải như cái nhìn ban đầu, nhưng bằng hụ cười thán phục. Từ đó, ông cố gắng truyền đạt thái độ ấy cho các nhân viên của mình. Đến hôm nay, công ty của ông đã trở thành một trong những công ty tiếng tăm nhất thế giới.
Bạn thân mến, Nụ cười chẳng những không tốn kém bất cứ điều gì, ngược lại nó còn cho ta sự trẻ trung, và sức khỏe để vui sống. Nó làm giàu cho những ai nhận được, mà không gây bất lợi hay hao mòn đối với người cho. Nó xảy đến trong một ít giây đồng hồ, nhưng có thể để trong lòng người khác những kỷ niệm tồn tại mãi với thời gian. Không có người giàu hay người nghèo nào mà không cần đến nụ cười. Không có người già hay người trẻ nào mà không cần đến nụ cười. Người đau khổ cũng cần, thậm chí càng cần nụ cười.
Nụ cười tạo ra hạnh phúc trong gia đình, nuôi dưỡng lòng tốt trong công việc, là dấu hiệu của tình cảm người với người dành cho nhau. Nó là sự nghỉ ngơi khi mệt mỏi, là ánh sáng cho thất vọng, là ánh nắng cho nỗi buồn, và là liều thuốc giải tự nhiên tốt nhất cho những lo toan.
Tâm của một người càng trong sáng và lương thiện thì nụ cười càng thu hút, dễ mến và mang lại nhiều ấm áp. Nụ cười mà xuất phát từ một lẽ sống lương thiện, sẽ tăng thêm nhiều những nụ cười khác trong cuộc đời. Nụ cười của một tâm hồn bao dung, vị tha, sẽ làm cho người đối diện an tâm, tin tưởng và càng ham thích sống.
Hãy cười lên bạn nhé. Cuộc sống dù có bị những thách thức tấn công cách mấy, cũng đừng bao giờ để mất nụ cười.
Cũng vậy, chính trong bối cảnh hiện thực mà chúng ta đang sống đây, dù từng ngày đi qua, đều thấy có những khó khăn tăng dần, tỷ lệ thuận cùng những con số về người bệnh và người chết, chúng ta hãy đừng quá bi lụy. Hãy đặt lên môi mình nụ cười, hãy nhen nhúm trong lòng nhau những nụ cười khả ái, những nụ cười đồng cảm và thân thương nhất.
Rồi bình minh sẽ lên. Rồi nụ cười sẽ tươi thắm, sẽ rộn ràng, như chính cuộc sống, tự nó đã từng rộn ràng.
Điểm Hẹn Miền Đất Thánh
Sơn Ca Linh
21:22 13/07/2021
“Môsê, Môsê!” Ông thưa: “Dạ con đây!” Chúa nói: “Ngươi đừng đến gần đây. Hãy cởi dép ở chân ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh”. (Xh 3,4-5)
Đã xa rồi cung điện,
kiều nữ với rượu nồng,
Chỉ còn lại dư âm,
Xuyến xao chiều hoang mạc…
Như chú cừu đi lạc,
Chim cô độc xa bầy
Bước chân buồn ngất ngây,
Mơ khung trời dĩ vãng…
Một mình ta lãng đãng,
Tìm núi thẳm hành hương,
Biết đâu gặp thiên đường,
Bên kia cầu bất hạnh?
Ô kìa ngọn lửa thánh,
Phừng phực giữa bụi gai,
Màu xanh lá không phai,
Âm vang lời réo gọi….
“Mô-sê nào dừng lại,
Và hãy cởi dép ra,
Miền Đất Thánh đây mà,
Đừng cả gan chạm đến !”…
Rồi chuyện đời tiếp diễn,
Cuộc chiến với Pha-rao,
Tiệc Chiên với máu đào,
Xuất Hành về Hứa địa…
Mấy ngàn năm thấm thía,
Chuyện “Đất Thánh” hôm nào,
Chúa và người đổi trao,
Câu chuyện tình lịch sử !
Vẫn nhiễu nhương trăm sự,
Vẫn nô lệ thương đau,
Vẫn nước mắt van cầu,
Vẫn mong chờ giải thoát…
Nên vẫn cần hoang mạc,
cần dáng đứng Mô-sê,
Cần những cuộc tìm về,
Điểm hẹn “miền Đất Thánh” !
Để nghe Lời phước hạnh,
Lời Giao ước yêu thương,
Để nghe “lệnh lên đường”,
Xây mùa xuân Cứu Độ…
Sơn Ca Linh (14.7.2021)
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục XVIII
Vũ Văn An
22:35 13/07/2021
MỤC XVIII. Các suy nghĩ về cái chết, lấy từ một bức thư do Pascal viết về cái chết của cha ông.
I.Khi chúng ta sầu buồn vì cái chết của một người được chúng ta thương mến hoặc vì một số bất hạnh khác xảy ra với chúng ta, chúng ta không nên tìm an ủi nơi chính mình cũng như nơi con người, hay bất cứ tạo vật nào; nhưng chúng ta phải tìm an ủi trong một mình Thiên Chúa mà thôi.
Và lý do của việc trên là: tất cả mọi tạo vật không phải là nguyên nhân đệ nhất của các tai nạn mà chúng ta gọi là tệ nạn; nhưng ơn quan phòng của Thiên Chúa, vì là nguyên nhân duy nhất và đích thực, là trọng tài và có toàn quyền, nên không còn nghi ngờ gì nữa là phải chạy thẳng đến nguồn, và tìm tới tận nguồn để được an ủi vững chắc.
Nếu chúng ta làm theo giới điều này và nếu chúng ta coi cái chết làm khổ chúng ta, không phải do ngẫu nhiên, cũng không phải như một sự cần thiết tiền định của tự nhiên, cũng không như một đồ chơi của các yếu tố và bộ phận làm nên con người (bởi vì Thiên Chúa đã không để những kẻ được Người tuyển chọn cho ngẫu nhiên muốn làm gì thì làm), nhưng như một hiệu quả tất yếu, không thể tránh khỏi, công chính và thánh thiện, của phán quyết quan phòng của Thiên Chúa, phải được thi hành trong thời kỳ viên mãn của nó; và cuối cùng, tất cả những điều xảy ra luôn luôn hiện hữu và được sắp đặt trước trong Thiên Chúa; tôi cho rằng, nếu, bởi một tác động của ơn thánh, chúng ta nhìn tai nạn này, không phải trong chính nó và bên ngoài Thiên Chúa, nhưng ngoài chính nó và trong ý muốn của Thiên Chúa, trong phán quyết công chính của Người, trong sắp đặt quan phòng của Người, vốn là nguyên nhân đích thực của nó, vì nếu không có ơn quan phòng này, nó sẽ không xẩy đến, chỉ nhờ một mình ơn này mà nó đã xẩy đến, và đã xẩy đến cách đó; chúng ta sẽ thờ lạy trong im lặng khiêm tốn chiều cao không thể hiểu thấu của các mầu nhiệm của Người, chúng ta sẽ tôn kính sự thánh thiện trong các phán quyết của Người, chúng ta sẽ chúc tụng việc tiến hành ơn quan phòng của Người; và, hợp nhất ý chí của chúng ta với ý chí của chính Thiên Chúa, chúng ta, cùng với Người, trong Người, và vì Người, muốn những điều chính Người muốn nơi chúng ta và cho chúng ta từ thuở đời đời.
II. Chỉ có sự an ủi trong sự thật mà thôi. Hiển nhiên là Socrates và Seneca đều không có gì có thể thuyết phục và an ủi chúng ta trong những dịp này. Họ vốn sống trong lỗi lầm từng làm mù quáng mọi người từ khởi nguyên: họ đều coi cái chết là lẽ tự nhiên đối với con người; và mọi ngôn từ được họ dựa trên nguyên tắc sai lầm này đều vô hiệu và không vững đến nỗi chúng chỉ dùng để chứng tỏ, bằng sự vô dụng của chúng, con người nói chung yếu ớt như thế nào, vì sản phẩm cao nhất của những con người tuyệt vời nhất đều thấp hèn và quá trẻ con.
Không như Chúa Giêsu Kitô, không như các sách thánh qui điển: sự thật được biểu lộ ở đó, và sự an ủi được gắn liền với nó một cách cũng không thể sai lầm vì được tách biệt khỏi sai lầm một cách không thể sai lầm. Do đó, chúng ta nên xem xét sự chết trong sự thật mà Chúa Thánh Thần vốn dạy chúng ta.
Chúng ta có lợi thế đáng ngưỡng mộ được biết một cách đích thực và hữu hiệu rằng, sự chết là một hình phạt do tội lỗi, áp đặt lên con người để đền tội ác của họ, cần thiết để con người thanh tẩy tội lỗi của họ; chỉ có hình phạt này mới có thể giải thoát linh hồn khỏi tư dục của tứ chi, mà không có nó, các thánh không sống trên thế giới này.
Chúng ta biết rằng sự sống, và sự sống của các Kitô hữu, là một của lễ hy sinh liên tục mà chỉ có thể được hoàn tất bằng sự chết: chúng ta biết rằng Chúa Giêsu Kitô, khi bước vào thế giới, đã tự coi mình và dâng mình cho Thiên Chúa như của lễ toàn thiêu và của lễ đích thực; sự ra đời của Người, cuộc sống của Người, cái chết của Người, sự phục sinh, sự thăng thiên của Người, việc vĩnh viễn ngồi bên phải Chúa Cha của Người, và việc hiện diện của Người trong Phép Thánh Thể, chỉ là lễ hy sinh duy nhất và độc đáo: chúng ta biết điều gì xẩy đến cho Chúa Giêsu Kitô cũng sẽ xẩy đến cho mọi chi thể của Người.
Vì vậy, chúng ta hãy coi sự sống như một lễ hy sinh; và các biến cố của cuộc sống chỉ tạo ấn tượng trong tâm trí các Kitô hữu theo tỷ lệ họ làm gián đoạn hoặc họ chu toàn lễ hy sinh này. Chúng ta chỉ gọi là xấu điều biến của lễ dâng cho Thiên Chúa trở thành của lễ dâng cho ma quỷ, nhưng chúng ta hãy kêu gọi là tốt điều gì làm cho của lễ dâng cho ma quỷ nơi Ađam trở thành của lễ dâng cho Thiên Chúa; và theo quy tắc này, chúng ta hãy xem xét bản chất của sự chết.
Để làm điều này, chúng ta phải cậy vào con người của Chúa Giêsu Kitô; vì, như Thiên Chúa chỉ xem xét con người qua đấng trung gian là Chúa Giêsu Kitô, thì con người cũng chỉ nên xem xét cả người khác, lẫn chính họ, qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô. Nếu chúng ta không qua trung gian này, chúng ta sẽ chỉ tìm thấy trong chúng ta những nỗi khốn cùng thực sự, hoặc những thú vui kinh tởm: nhưng nếu chúng ta xem xét mọi sự trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ tìm được mọi an ủi, mọi thỏa mãn, mọi xây dựng.
Do đó, chúng ta hãy xem xét sự chết trong Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải bất cần Chúa Giêsu Kitô. Không có Chúa Giêsu Kitô, cái chết thật là kinh khủng, đáng ghê tởm, và là nỗi kinh hoàng của thiên nhiên. Nơi Chúa Giêsu Kitô, sự chết khá khác biệt; nó đáng yêu, thánh thiện và là niềm vui của tín hữu. Mọi sự đều ngọt ngào trong Chúa Giêsu Kitô, cho đến khi chết; và đó là lý do tại sao Người đã chịu đau khổ và đã chết để thánh hóa sự chết và đau khổ: và, giống như Thiên Chúa và con người, Người là tất cả những gì cao cả và tất cả những gì thấp hèn; để thánh hóa mọi sự trong Người, ngoại trừ tội lỗi, và để trở thành kiểu mẫu cho mọi thân phận.
Để xem xét cái chết có nghĩa gì, và sự chết trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải xem nó có cương vị nào trong lễ hy sinh liên tục và không gián đoạn của Người, và vì điều này, phải nhận thấy rằng, trong các lễ hy sinh, phần chính là cái chết của vật tế. Sự dâng hiến và sự thánh hóa trước đó là các chuẩn bị; nhưng hoàn tất là sự chết, trong đó, qua việc hủy sự sống, tạo vật dâng lên Thiên Chúa lòng kính trọng nó có thể có, bằng cách tự hủy trước uy danh Người, và bằng cách thờ lạy thánh nhan cao cả của Người, thánh nhan duy nhất hiện hữu bằng yếu tính. Đúng là vẫn có phần khác sau cái chết của vật tế, mà nếu không, cái chết của vật tế sẽ vô ích; đó là việc chấp nhận mà Thiên Chúa thực hiện với của lễ. Đó là điều đã được nói trong Kinh thánh: Et odoratus est Dominus odorem suavitatis (St 8:21): Và Thiên Chúa đã nhận được mùi của lễ hy sinh. Đích thực điều ấy đã tôn vinh việc dâng lễ; nhưng đó là một hành động của Thiên Chúa đối với tạo vật, chứ không phải hành động của tạo vật đối với Thiên Chúa; và nó không ngăn cản hành động cuối cùng của tạo vật là cái chết. Tất cả những điều này đã được hoàn tất trong Chúa Giêsu Kitô. Khi bước vào thế giới, Người đã tự hiến dâng: Obtulit semetipsum per Spiritum (Dt 9:14). Ingrediens mundum, dixit: Hostiam et oblationem noluisti: corpus autem aptasti mihi (Dt 10: 5, 7). Tunc dixi, Ecce venio. In capile libri scriptum est de me, ut facerem voluntatem tuam: Deus meus volui, et legem tuam in medio cordis mei " (Tv 39). (Nghĩa là) Người đã tự hiến dâng bởi Chúa Thánh Thần. Bước vào thế giới Người nói: Lạy Chúa, lễ hy sinh không làm vui lòng Chúa; Nhưng Chúa đã tạo cho con một thân thể. Vì vậy, con thưa: con đây, con đến như đã được viết về con trong sách, để thực hiện, lạy Chúa, thánh ý Chúa: đó cũng là, lạy Thiên Chúa của con, điều con muốn, và luật pháp của Chúa ở giữa trái tim con.
Đó là lễ dâng của Người. Sự thánh hóa của Người theo ngay sau lễ dâng của Người. Lễ hy sinh này kéo dài suốt cuộc đời Người, và được hoàn tất bằng cái chết của Người. Người cần phải trải qua nhiều đau khổ, để bước vào vinh quang của Người (Lc 24:26). Trong những ngày mang xác thịt của Người, sau khi, bằng một tiếng la lớn và khóc lóc, đã dâng hiến những lời cầu nguyện và khẩn cầu của Người lên Đấng có thể cứu Người khỏi cái chết, Người đã được khứng nhận vì lòng khiêm tốn kính trọng Cha Người; và, mặc dù Người là con Thiên Chúa, Người đã học vâng lời bằng mọi điều Người phải chịu (Dt 5: 7, 8). Và Thiên Chúa đã cho Người sống lại, và tôn vinh Người, một điều mà ngày xưa được tượng trưng bằng lửa trời sa xuống của lễ, để thiêu đốt và thiêu hủy thân xác của nó, và làm cho nó sống đời sống vinh quang. Đó là điều Chúa Giêsu Kitô đã nhận được, và điều đó đã được hoàn thành bởi sự phục sinh của Người.
Như thế, sau khi lễ hy sinh này được hoàn hảo bởi cái chết của Chúa Giêsu Kitô, và thậm chí được hoàn tất trong thân xác Người bằng việc phục sinh của Người, trong đó, hình ảnh xác thịt tội lỗi đã được tiêu hủy bởi vinh quang, Chúa Giêsu Kitô đã hoàn thành trọn phần của Người; và không còn gì khác ngoại trừ lễ hy sinh được Thiên Chúa chấp nhận, và, như khói bốc lên, và mang mùi thơm lên ngai Thiên Chúa thế nào, Chúa Giêsu Kitô cũng ở trong tình trạng dâng hiến hoàn hảo dâng lên, được mang tới và tiếp nhận nơi ngai Thiên Chúa như vậy: và đó cũng là điều đã hoàn tất trong biến cố Thăng thiên, trong đó, Người lên cao, vừa bằng sức mạnh của chính Người, vừa bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn bao quanh Người mọi phía. Người được nâng cao như khói của của lễ vật, vốn là hình bóng của Chúa Giêsu Kitô, được đưa lên cao bởi không khí vốn trợ lực nó, vốn là hình bóng của Chúa Thánh Thần: và sách Tông đồ Công vụ nói với chúng ta một cách rõ ràng rằng Người đã được nhận vào thiên đàng, để bào đảm với chúng ta rằng lễ tế thánh thiện được thực hiện trên trái đất này đã được chấp nhận và tiếp nhận được trong lòng Thiên Chúa. Đó là tình trạng của mọi sự trong Chúa cao cả của chúng ta.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét chúng trong chúng ta. Khi chúng ta gia nhập Giáo Hội, vốn là thế giới của các tín hữu, đặc biệt là của những người được chọn, nơi Chúa Giêsu Kitô đã bước vào từ lúc nhập thể, bởi một đặc ân đặc biệt dành cho Con Một Thiên Chúa, chúng ta được hiến dâng và được thánh hóa.
Lễ hy sinh này được tiếp tục bằng cuộc sống, và được hoàn thành lúc chết, trong đó linh hồn, sau khi thực sự từ bỏ mọi thói hư và lòng yêu mến thế gian, mà sự lây nhiễm của nó đã luôn lây nhiễm linh hồn trong suốt cuộc đời này, linh hồn hoàn tất lễ dâng của nó, và được nhận vào lòng Thiên Chúa.
Vì vậy, chúng ta không đau buồn về cái chết của các tín hữu, như những người ngoại đạo vốn không có niềm hy vọng. Chúng ta không mất họ vào thời điểm họ chết. Chúng ta đã mất họ, có thể nói như thế, ngay khi họ gia nhập Giáo Hội qua phép rửa tội. Từ đó họ đã thuộc về Thiên Chúa rồi. Cuộc sống của họ đã được hiến dâng cho Thiên Chúa; hành động của họ chỉ xem xét thế giới vì Thiên Chúa mà thôi. Trong cái chết của họ, họ hoàn toàn xa rời khỏi tội lỗi; và chính lúc đó, họ đã được Thiên Chúa tiếp nhận, và lễ hy sinh của họ đã nhận được sự thành toàn và hiển vinh của nó.
Họ đã làm những gì họ đoan hứa: họ đã hoàn thành công trình mà Thiên Chúa đã trao cho họ làm: họ đã hoàn thành điều duy nhất mà vì nó họ đã được tạo dựng. Thánh ý Thiên Chúa được hoàn thành trong họ, và ý chí của họ được tan hòa trong Thiên Chúa. Do đó, ước chi ý chí của chúng ta không tách biệt điều Thiên Chúa đã kết hợp; và chúng ta hãy bóp nghẹt hoặc điều chỉnh bằng nhận thức chân lý các tình cảm về bản chất hư hỏng và lừa dối, một bản chất chỉ có những hình ảnh sai lệch, và gây rắc rối, bằng các ảo tưởng của nó, cho sự thánh thiện của các tình cảm được sự thật của Tin Mừng đem lại cho chúng ta.
Vì vậy, chúng ta đừng coi cái chết như người ngoại đạo nhưng như Kitô hữu, nghĩa là với niềm hy vọng, như Thánh Phaolô ra lệnh, vì đó là đặc ân đặc biệt của các Kitô hữu.
Chúng ta đừng coi thân xác như đồ hôi thối nhiễm trùng, bởi vì bản nhiên lừa dối trình bầy nó như thế với chúng ta; nhưng phải coi nó như đền thờ bất khả xâm phạm và vĩnh cửu của Chúa Thánh Thần, như đức tin truyền dạy. Vì chúng ta biết rằng thân xác các thánh là nơi cư ngụ của Chúa Thánh Thần cho đến khi phục sinh, một điều có được là do quyền lực của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong họ để làm việc này.
Đó là tâm tình của các Giáo phụ. Chính vì lý do này mà chúng ta tôn kính hài cốt người chết, và chính dựa vào nguyên tắc đích thực này mà ngày xưa có thói quen ban Mình Thánh vào miệng người chết, vì, như người ta biết, họ là đền thờ của Chúa Thánh Thần, nên người ta tin rằng họ cũng xứng đáng được hợp nhất với bí tích thánh này. Nhưng Giáo hội đã thay đổi phong tục này; không phải vì Giáo Hội tin rằng những thân xác này không phải là thánh, nhưng vì lý do này là Bí tích Thánh Thể là bánh của sự sống và của người sống, không nên ban phát cho người đã chết.
Chúng ta đừng coi các tín hữu chết trong ơn thánh Thiên Chúa như không còn sống nữa, mặc dù thiên nhiên gợi ý như vậy; nhưng như người bắt đầu sống, như sự thật vốn đoan chắc như thế. Chúng ta đừng coi linh hồn của họ như đã bị diệt vong và biến thành hư vô, nhưng như được lên sinh lực và hợp nhất với Đấng Tối cao Hằng sống: và do đó, bằng cách chú ý đến những sự thật này, phải chỉnh sửa cảm giác sai lầm vốn in sâu trong chính chúng ta, và những chuyển động kinh hoàng này vốn là điều rất tự nhiên đối với con người.
III. Thiên Chúa dựng nên con người có hai tình yêu, một dành cho Thiên Chúa, tình yêu kia dành cho chính mình; nhưng với định luật này là tình yêu dành cho Chúa là vô hạn, nghĩa là không có bất cứ cùng đích nào khác ngoài chính Thiên Chúa; và tình yêu dành cho bản thân là có hạn và qui về Thiên Chúa.
Con người trong trạng thái này, không những yêu mình mà không phạm tội, nhưng họ cũng không thể yêu mình mà không phạm tội.
Kể từ lúc tội lỗi xuất hiện, con người đã đánh mất tình yêu đầu trong hai tình yêu này; và tình yêu dành cho bản thân một mình còn lại trong tâm hồn vĩ đại có khả năng yêu thương vô hạn này, lòng yêu mình này mở rộng và tràn vào khoảng trống mà tình yêu Thiên Chúa đã để lại; và vì vậy họ tự yêu một mình mình, và mọi sự vì chính mình, nghĩa là một cách vô hạn.
Đó là nguồn gốc của tự ái. Nó là điều tự nhiên đối với Ađam, và công chính trong sự ngây thơ của ông; nhưng ông đã trở thành vừa tội phạm vừa vô độ, do tội lỗi của ông. Đó là nguồn gốc của tình yêu này, và là nguyên nhân của tính hay thiếu sót và quá độ của ông.
Nó cũng là nguyên nhân của mong muốn thống trị, của lười biếng, và các thói hư khác. Và chúng ta dễ áp dụng chủ đề này vào nỗi kinh hoàng mà chúng ta có về sự chết. Nỗi kinh hoàng này là điều tự nhiên và chính đáng nơi Ađam vô tội, vì đời sống ông rất đẹp lòng Thiên Chúa, nó cũng đẹp lòng người ta: còn cái chết thì rất kinh hãi, vì nó kết thúc một cuộc đời sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.
Từ đó, sau khi con người phạm tội, cuộc sống của họ trở nên bại hoại, thể xác và linh hồn của họ là kẻ thù của nhau, và cả hai là kẻ thù của Thiên Chúa.
Sự thay đổi đó đã lây nhiễm một cuộc sống thánh thiện như vậy, tuy nhiên, tình yêu cuộc sống vẫn còn đó; và nỗi kinh hoàng đối với sự chết, vì vẫn như thế, nên điều gì chính đáng nơi Ađam đều trở thành bất chính nơi chúng ta.
Đó là nguồn gốc của sự kinh hoàng đối với sự chết, và nguyên nhân của sự thiếu sót của họ.
Do đó, chúng ta hãy làm sáng tỏ sự sai lầm của tự nhiên bằng ánh sáng đức tin.
Sự kinh hoàng đối với sự chết là điều tự nhiên; nhưng nó chỉ là thế ở trạng thái vô tội, vì để vào thiên đàng, nó phải kết liễu một cuộc sống trong sạch. Điều chính đáng là ghét bỏ nó, khi nó chỉ có thể diễn ra bằng cách tách biệt một linh hồn thánh thiện khỏi một thân xác thánh thiện: nhưng yêu nó là đúng đắn, khi nó tách biệt một linh hồn thánh thiện khỏi một thân xác ô uế. Chạy trốn nó là điều chính đáng, khi nó phá vỡ sự bình an giữa linh hồn và thân xác; nhưng không chính đáng, khi nó làm dịu sự bất hòa không thể hòa giải.
Cuối cùng, khi nó gây đau khổ cho một thân xác vô tội, khi nó tước của thân xác sự tự do tôn vinh Thiên Chúa, khi nó tách biệt khỏi linh hồn một thân xác phục tùng và hợp tác với các ý muốn của linh hồn, khi nó kết liễu mọi điều tốt lành mà con người có khả năng thực hiện, ghê tởm nó là điều chính đáng: nhưng khi nó kết liễu một cuộc sống không trong sạch, khi nó tước của thân xác sự tự do phạm tội, khi nó giải thoát linh hồn khỏi một kẻ phản nghịch rất mạnh mẽ và mâu thuẫn với mọi động lực cho ơn cứu rỗi của linh hồn, thì duy trì cùng một tâm tư như thế là điều rất không chính đáng.
Vì vậy, chúng ta đừng rời bỏ tình yêu mà thiên nhiên đã đem lại cho chúng ta để sống này, vì chúng ta đã lãnh nhận nó từ Thiên Chúa; nhưng chỉ cho cuộc sống mà vì nó Thiên Chúa đã ban tình yêu kia cho chúng ta, chứ không cho một đối tượng trái ngược. Và bằng cách thuận tình với tình yêu mà Ađam dành cho cuộc sống vô tội của ông, và Chúa Giêsu Kitô dành cho cuộc sống của Người, chúng ta hãy chán ghét một cuộc sống trái ngược với cuộc sống mà Chúa Giêsu Kitô đã yêu mến, và chỉ sợ cái chết mà Chúa Giêsu Kitô sợ hãi, tức cái chết xẩy đến cho một thân xác đẹp lòng Thiên Chúa; nhưng không sợ một cái chết, khi trừng phạt một thân xác tội lỗi, và thanh tẩy một thân xác xấu xa, nên đem lại cho chúng ta các tình cảm hoàn toàn trái ngược, nếu chúng ta có một chút đức tin, đức cậy và đức ái.
Một trong những nguyên tắc lớn lao của Kitô giáo là mọi điều đã xảy ra với Chúa Giêsu Kitô phải xảy ra cả trong linh hồn lẫn thể xác của từng Kitô hữu: như Chúa Giêsu Kitô đã phải chịu đau khổ trong cuộc đời trần thế của Người, đã chết cho cuộc sống phàm trần này, đã sống lại cho một sự sống mới, và lên thiên đàng, nơi Người ngự bên hữu Thiên Chúa, Cha Người; thì thân xác và linh hồn cũng phải chịu đau khổ, chết chóc, sống lại, và lên trời như vậy.
Tất cả những điều ấy được hoàn thành trong linh hồn lúc ở đời này, chứ không phải trong thân xác.
Linh hồn đau khổ và chết cho tội lỗi trong bí tích thống hối và trong bí tích rửa tội; linh hồn được hồi sinh cho cuộc sống mới trong các bí tích này; và cuối cùng linh hồn rời khỏi trái đất và lên trời để sống một cuộc sống thiên giới; điều này khiến thánh Phaolô nói: Nostra conversatio in coelis est [quê hương của chúng ta ở trên trời] (Pl 3:20).
Không có điều nào trong số những điều này xảy ra trong thân xác ở đời này; nhưng cũng những điều này xảy ra sau đó. Vì, lúc chết, thân xác chết cho cuộc sống phàm trần của nó: khi phán xét, nó sẽ sống lại với cuộc sống mới: sau khi phán xét, nó sẽ lên trời, và ở đó mãi mãi. Như thế, cũng những điều này xảy ra với thân xác và linh hồn, nhưng trong các thời gian khác nhau; và các thay đổi trong thân xác chỉ xảy ra khi các thay đổi của linh hồn đã hoàn thành, nghĩa là sau khi chết: đến nỗi sự chết là vương miện phước hạnh của linh hồn, và là sự khởi đầu của phước hạnh thân xác.
Đó là những hành vi đáng ngưỡng mộ của đức khôn ngoan Thiên Chúa đối với phần rỗi của các linh hồn; và Thánh Augustinô dạy chúng ta về chủ đề này rằng Thiên Chúa đã xử lý theo cách đó vì sợ rằng, nếu thân xác của con người chết và sống lại mãi mãi trong phép rửa, người ta sẽ chỉ chịu vâng phục Tin Mừng vì tình yêu cuộc sống; thay vì sự vĩ đại của đức tin bừng nở nhiều hơn khi họ hướng tới sự bất tử nhờ bóng tối của cái chết.
IV. Điều không chính đáng là chúng ta không còn oán giận và không đau đớn trong các phiền não và tai nạn đáng tiếc đến với chúng ta, giống như những thiên thần không có tâm tình tự nhiên: Cũng không chính đáng khi chúng ta không có sự an ủi, giống như những người ngoại giáo không hề có cảm thức nào về ơn thánh: nhưng quả là chính đáng khi chúng ta đau buồn và được an ủi như các Kitô hữu, và sự an ủi của ơn thánh chiếm ưu thế hơn các tâm tình tự nhiên, để ơn thánh có thể không những ở trong chúng ta, nhưng còn chiến thắng trong chúng ta; như thế, khi tôn vinh thánh danh Cha của chúng ta, ý muốn của Người trở thành ý muốn của chúng ta; ơn thánh của Người cai trị và thống trị thiên nhiên, và các phiền não của chúng ta giống như vật phẩm lễ hy sinh mà ơn thánh của Người đã thiêu hủy và hủy diệt cho vinh quang Thiên Chúa; và các lễ hy sinh đặc biệt này tôn vinh báo trước lễ hy sinh phổ quát trong đó, toàn bộ thiên nhiên phải được thiêu hủy bằng quyền năng của Chúa Giêsu Kitô.
Như thế, chúng ta sẽ tận dụng các bất toàn của chính mình, vì chúng sẽ đóng vai trò là vập phẩm của lễ toàn thiêu này: vì mục tiêu của các Kitô hữu chân chính là tận dụng các bất toàn của riêng mình, vì mọi sự đều hợp tác vào điều tốt cho các kẻ được tuyển chọn.
Và nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ phát hiện ra các lợi thế lớn để xây dựng chúng ta, bằng cách xem xét sự vật trong sự thật; vì, chính vì cái chết của thân xác quả chỉ là hình ảnh cái chết của linh hồn, và chúng ta xây dựng trên nguyên tắc này là chúng ta có lý do để hy vọng vào sự cứu rỗi của những người mà chúng ta khóc thương cái chết, nên chắc chắn là nếu chúng ta không thể ngăn chặn diễn trình buồn bã và không hài lòng, chúng ta phải từ đó rút ra lợi ích này: vì cái chết của thân xác là rất đáng sợ đến nỗi nó gây ra cho chúng ta những cơn xúc động như thế, thì cái chết của linh hồn còn gây cho chúng ta nhiều cơn xúc động không thể nào xoa dịu được. Thiên Chúa gửi cái chết đầu tiên cho những người chúng ta thương tiếc; nhưng chúng ta hy vọng Người đổi hướng cái chết thứ hai. Do đó, chúng ta hãy xem xét sự lớn lao của các điều thiện ta làm so với sự lớn lao của các điều ác ta phạm, và nỗi đau quá sức của chúng ta là thước đo cho niềm vui quá sức của chúng ta.
Không có gì có thể kiềm chế niềm vui của chúng ta, ngoại trừ nỗi sợ rằng linh hồn của chúng ta phải mòn mỏi một thời gian trong các hình phạt nhằm mục đích thanh tẩy phần còn lại của tội lỗi ở đời này: và chính để làm dịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đối với họ mà chúng ta phải sống một cách thận trọng.
Cầu nguyện và hy sinh là phương thuốc tối cao đối với các hình phạt của họ. Nhưng một trong những việc bác ái vững chắc nhất và hữu ích nhất đối với người chết là làm những việc họ muốn chúng ta làm nếu họ còn ở trên thế gian, và, tự đặt chúng ta vào trạng thái, mà hiện nay, họ muốn chúng hiện diện.
Nhờ thực hành trên, chúng ta làm họ sống lại trong chúng ta một cách nào đó, vì các lời khuyên của họ vẫn sống động và hoạt động trong chúng ta; và như những lãnh tụ dị giáo bị trừng phạt ở đời sau vì những tội lỗi họ đã kéo những người theo họ vào, và nọc độc của chúng vẫn sống trong đó thế nào; thì các người chết cũng được thưởng, quá công lao của họ, vì những người đã bước theo chân họ qua lời khuyên và gương sáng của họ.
V. Con người chắc chắn là quá yếu đuối, không thể phán đoán một cách lành mạnh về trình tự của những điều sắp xảy ra. Do đó, chúng ta hãy hy vọng nơi Thiên Chúa, và đừng mệt mỏi bởi các dự ước thiếu thận trọng và liều lĩnh. Hãy phó thác cho Thiên Chúa trong việc sống cuộc sống của chúng ta, và đừng để cho việc phật lòng chiếm ưu thế trong chúng ta.
Thánh Augustinô dạy chúng ta rằng trong mỗi người đều có một con rắn, một Evà và một Ađam. Con rắn là các giác quan và bản chất của chúng ta; Evà là sự thèm ăn do tự dục, còn Ađam là lý trí.
Thiên nhiên liên tục cám dỗ chúng ta, sự thèm ăn do tự dục thường thèm muốn; nhưng tội lỗi vẫn chưa phạm, nếu lý trí không đồng ý.
Vì vậy, chúng ta hãy để con rắn này và Evà này hành động, nếu chúng ta không thể ngăn chặn chúng; nhưng hãy cầu xin Thiên Chúa để ơn thánh của Người sẽ tăng sức mạnh cho Ađam của chúng ta một cách nào đó để ông chiến thắng; để Chúa Giêsu Kitô chiến thắng trong ông, và Người ngự trị đời đời trong chúng ta.
Kỳ cuối: Mục XIX. Cầu xin Thiên Chúa ban ơn biết sử dụng tốt các bệnh tật.
I.Khi chúng ta sầu buồn vì cái chết của một người được chúng ta thương mến hoặc vì một số bất hạnh khác xảy ra với chúng ta, chúng ta không nên tìm an ủi nơi chính mình cũng như nơi con người, hay bất cứ tạo vật nào; nhưng chúng ta phải tìm an ủi trong một mình Thiên Chúa mà thôi.
Và lý do của việc trên là: tất cả mọi tạo vật không phải là nguyên nhân đệ nhất của các tai nạn mà chúng ta gọi là tệ nạn; nhưng ơn quan phòng của Thiên Chúa, vì là nguyên nhân duy nhất và đích thực, là trọng tài và có toàn quyền, nên không còn nghi ngờ gì nữa là phải chạy thẳng đến nguồn, và tìm tới tận nguồn để được an ủi vững chắc.
Nếu chúng ta làm theo giới điều này và nếu chúng ta coi cái chết làm khổ chúng ta, không phải do ngẫu nhiên, cũng không phải như một sự cần thiết tiền định của tự nhiên, cũng không như một đồ chơi của các yếu tố và bộ phận làm nên con người (bởi vì Thiên Chúa đã không để những kẻ được Người tuyển chọn cho ngẫu nhiên muốn làm gì thì làm), nhưng như một hiệu quả tất yếu, không thể tránh khỏi, công chính và thánh thiện, của phán quyết quan phòng của Thiên Chúa, phải được thi hành trong thời kỳ viên mãn của nó; và cuối cùng, tất cả những điều xảy ra luôn luôn hiện hữu và được sắp đặt trước trong Thiên Chúa; tôi cho rằng, nếu, bởi một tác động của ơn thánh, chúng ta nhìn tai nạn này, không phải trong chính nó và bên ngoài Thiên Chúa, nhưng ngoài chính nó và trong ý muốn của Thiên Chúa, trong phán quyết công chính của Người, trong sắp đặt quan phòng của Người, vốn là nguyên nhân đích thực của nó, vì nếu không có ơn quan phòng này, nó sẽ không xẩy đến, chỉ nhờ một mình ơn này mà nó đã xẩy đến, và đã xẩy đến cách đó; chúng ta sẽ thờ lạy trong im lặng khiêm tốn chiều cao không thể hiểu thấu của các mầu nhiệm của Người, chúng ta sẽ tôn kính sự thánh thiện trong các phán quyết của Người, chúng ta sẽ chúc tụng việc tiến hành ơn quan phòng của Người; và, hợp nhất ý chí của chúng ta với ý chí của chính Thiên Chúa, chúng ta, cùng với Người, trong Người, và vì Người, muốn những điều chính Người muốn nơi chúng ta và cho chúng ta từ thuở đời đời.
II. Chỉ có sự an ủi trong sự thật mà thôi. Hiển nhiên là Socrates và Seneca đều không có gì có thể thuyết phục và an ủi chúng ta trong những dịp này. Họ vốn sống trong lỗi lầm từng làm mù quáng mọi người từ khởi nguyên: họ đều coi cái chết là lẽ tự nhiên đối với con người; và mọi ngôn từ được họ dựa trên nguyên tắc sai lầm này đều vô hiệu và không vững đến nỗi chúng chỉ dùng để chứng tỏ, bằng sự vô dụng của chúng, con người nói chung yếu ớt như thế nào, vì sản phẩm cao nhất của những con người tuyệt vời nhất đều thấp hèn và quá trẻ con.
Không như Chúa Giêsu Kitô, không như các sách thánh qui điển: sự thật được biểu lộ ở đó, và sự an ủi được gắn liền với nó một cách cũng không thể sai lầm vì được tách biệt khỏi sai lầm một cách không thể sai lầm. Do đó, chúng ta nên xem xét sự chết trong sự thật mà Chúa Thánh Thần vốn dạy chúng ta.
Chúng ta có lợi thế đáng ngưỡng mộ được biết một cách đích thực và hữu hiệu rằng, sự chết là một hình phạt do tội lỗi, áp đặt lên con người để đền tội ác của họ, cần thiết để con người thanh tẩy tội lỗi của họ; chỉ có hình phạt này mới có thể giải thoát linh hồn khỏi tư dục của tứ chi, mà không có nó, các thánh không sống trên thế giới này.
Chúng ta biết rằng sự sống, và sự sống của các Kitô hữu, là một của lễ hy sinh liên tục mà chỉ có thể được hoàn tất bằng sự chết: chúng ta biết rằng Chúa Giêsu Kitô, khi bước vào thế giới, đã tự coi mình và dâng mình cho Thiên Chúa như của lễ toàn thiêu và của lễ đích thực; sự ra đời của Người, cuộc sống của Người, cái chết của Người, sự phục sinh, sự thăng thiên của Người, việc vĩnh viễn ngồi bên phải Chúa Cha của Người, và việc hiện diện của Người trong Phép Thánh Thể, chỉ là lễ hy sinh duy nhất và độc đáo: chúng ta biết điều gì xẩy đến cho Chúa Giêsu Kitô cũng sẽ xẩy đến cho mọi chi thể của Người.
Vì vậy, chúng ta hãy coi sự sống như một lễ hy sinh; và các biến cố của cuộc sống chỉ tạo ấn tượng trong tâm trí các Kitô hữu theo tỷ lệ họ làm gián đoạn hoặc họ chu toàn lễ hy sinh này. Chúng ta chỉ gọi là xấu điều biến của lễ dâng cho Thiên Chúa trở thành của lễ dâng cho ma quỷ, nhưng chúng ta hãy kêu gọi là tốt điều gì làm cho của lễ dâng cho ma quỷ nơi Ađam trở thành của lễ dâng cho Thiên Chúa; và theo quy tắc này, chúng ta hãy xem xét bản chất của sự chết.
Để làm điều này, chúng ta phải cậy vào con người của Chúa Giêsu Kitô; vì, như Thiên Chúa chỉ xem xét con người qua đấng trung gian là Chúa Giêsu Kitô, thì con người cũng chỉ nên xem xét cả người khác, lẫn chính họ, qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô. Nếu chúng ta không qua trung gian này, chúng ta sẽ chỉ tìm thấy trong chúng ta những nỗi khốn cùng thực sự, hoặc những thú vui kinh tởm: nhưng nếu chúng ta xem xét mọi sự trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ tìm được mọi an ủi, mọi thỏa mãn, mọi xây dựng.
Do đó, chúng ta hãy xem xét sự chết trong Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải bất cần Chúa Giêsu Kitô. Không có Chúa Giêsu Kitô, cái chết thật là kinh khủng, đáng ghê tởm, và là nỗi kinh hoàng của thiên nhiên. Nơi Chúa Giêsu Kitô, sự chết khá khác biệt; nó đáng yêu, thánh thiện và là niềm vui của tín hữu. Mọi sự đều ngọt ngào trong Chúa Giêsu Kitô, cho đến khi chết; và đó là lý do tại sao Người đã chịu đau khổ và đã chết để thánh hóa sự chết và đau khổ: và, giống như Thiên Chúa và con người, Người là tất cả những gì cao cả và tất cả những gì thấp hèn; để thánh hóa mọi sự trong Người, ngoại trừ tội lỗi, và để trở thành kiểu mẫu cho mọi thân phận.
Để xem xét cái chết có nghĩa gì, và sự chết trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải xem nó có cương vị nào trong lễ hy sinh liên tục và không gián đoạn của Người, và vì điều này, phải nhận thấy rằng, trong các lễ hy sinh, phần chính là cái chết của vật tế. Sự dâng hiến và sự thánh hóa trước đó là các chuẩn bị; nhưng hoàn tất là sự chết, trong đó, qua việc hủy sự sống, tạo vật dâng lên Thiên Chúa lòng kính trọng nó có thể có, bằng cách tự hủy trước uy danh Người, và bằng cách thờ lạy thánh nhan cao cả của Người, thánh nhan duy nhất hiện hữu bằng yếu tính. Đúng là vẫn có phần khác sau cái chết của vật tế, mà nếu không, cái chết của vật tế sẽ vô ích; đó là việc chấp nhận mà Thiên Chúa thực hiện với của lễ. Đó là điều đã được nói trong Kinh thánh: Et odoratus est Dominus odorem suavitatis (St 8:21): Và Thiên Chúa đã nhận được mùi của lễ hy sinh. Đích thực điều ấy đã tôn vinh việc dâng lễ; nhưng đó là một hành động của Thiên Chúa đối với tạo vật, chứ không phải hành động của tạo vật đối với Thiên Chúa; và nó không ngăn cản hành động cuối cùng của tạo vật là cái chết. Tất cả những điều này đã được hoàn tất trong Chúa Giêsu Kitô. Khi bước vào thế giới, Người đã tự hiến dâng: Obtulit semetipsum per Spiritum (Dt 9:14). Ingrediens mundum, dixit: Hostiam et oblationem noluisti: corpus autem aptasti mihi (Dt 10: 5, 7). Tunc dixi, Ecce venio. In capile libri scriptum est de me, ut facerem voluntatem tuam: Deus meus volui, et legem tuam in medio cordis mei " (Tv 39). (Nghĩa là) Người đã tự hiến dâng bởi Chúa Thánh Thần. Bước vào thế giới Người nói: Lạy Chúa, lễ hy sinh không làm vui lòng Chúa; Nhưng Chúa đã tạo cho con một thân thể. Vì vậy, con thưa: con đây, con đến như đã được viết về con trong sách, để thực hiện, lạy Chúa, thánh ý Chúa: đó cũng là, lạy Thiên Chúa của con, điều con muốn, và luật pháp của Chúa ở giữa trái tim con.
Đó là lễ dâng của Người. Sự thánh hóa của Người theo ngay sau lễ dâng của Người. Lễ hy sinh này kéo dài suốt cuộc đời Người, và được hoàn tất bằng cái chết của Người. Người cần phải trải qua nhiều đau khổ, để bước vào vinh quang của Người (Lc 24:26). Trong những ngày mang xác thịt của Người, sau khi, bằng một tiếng la lớn và khóc lóc, đã dâng hiến những lời cầu nguyện và khẩn cầu của Người lên Đấng có thể cứu Người khỏi cái chết, Người đã được khứng nhận vì lòng khiêm tốn kính trọng Cha Người; và, mặc dù Người là con Thiên Chúa, Người đã học vâng lời bằng mọi điều Người phải chịu (Dt 5: 7, 8). Và Thiên Chúa đã cho Người sống lại, và tôn vinh Người, một điều mà ngày xưa được tượng trưng bằng lửa trời sa xuống của lễ, để thiêu đốt và thiêu hủy thân xác của nó, và làm cho nó sống đời sống vinh quang. Đó là điều Chúa Giêsu Kitô đã nhận được, và điều đó đã được hoàn thành bởi sự phục sinh của Người.
Như thế, sau khi lễ hy sinh này được hoàn hảo bởi cái chết của Chúa Giêsu Kitô, và thậm chí được hoàn tất trong thân xác Người bằng việc phục sinh của Người, trong đó, hình ảnh xác thịt tội lỗi đã được tiêu hủy bởi vinh quang, Chúa Giêsu Kitô đã hoàn thành trọn phần của Người; và không còn gì khác ngoại trừ lễ hy sinh được Thiên Chúa chấp nhận, và, như khói bốc lên, và mang mùi thơm lên ngai Thiên Chúa thế nào, Chúa Giêsu Kitô cũng ở trong tình trạng dâng hiến hoàn hảo dâng lên, được mang tới và tiếp nhận nơi ngai Thiên Chúa như vậy: và đó cũng là điều đã hoàn tất trong biến cố Thăng thiên, trong đó, Người lên cao, vừa bằng sức mạnh của chính Người, vừa bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn bao quanh Người mọi phía. Người được nâng cao như khói của của lễ vật, vốn là hình bóng của Chúa Giêsu Kitô, được đưa lên cao bởi không khí vốn trợ lực nó, vốn là hình bóng của Chúa Thánh Thần: và sách Tông đồ Công vụ nói với chúng ta một cách rõ ràng rằng Người đã được nhận vào thiên đàng, để bào đảm với chúng ta rằng lễ tế thánh thiện được thực hiện trên trái đất này đã được chấp nhận và tiếp nhận được trong lòng Thiên Chúa. Đó là tình trạng của mọi sự trong Chúa cao cả của chúng ta.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét chúng trong chúng ta. Khi chúng ta gia nhập Giáo Hội, vốn là thế giới của các tín hữu, đặc biệt là của những người được chọn, nơi Chúa Giêsu Kitô đã bước vào từ lúc nhập thể, bởi một đặc ân đặc biệt dành cho Con Một Thiên Chúa, chúng ta được hiến dâng và được thánh hóa.
Lễ hy sinh này được tiếp tục bằng cuộc sống, và được hoàn thành lúc chết, trong đó linh hồn, sau khi thực sự từ bỏ mọi thói hư và lòng yêu mến thế gian, mà sự lây nhiễm của nó đã luôn lây nhiễm linh hồn trong suốt cuộc đời này, linh hồn hoàn tất lễ dâng của nó, và được nhận vào lòng Thiên Chúa.
Vì vậy, chúng ta không đau buồn về cái chết của các tín hữu, như những người ngoại đạo vốn không có niềm hy vọng. Chúng ta không mất họ vào thời điểm họ chết. Chúng ta đã mất họ, có thể nói như thế, ngay khi họ gia nhập Giáo Hội qua phép rửa tội. Từ đó họ đã thuộc về Thiên Chúa rồi. Cuộc sống của họ đã được hiến dâng cho Thiên Chúa; hành động của họ chỉ xem xét thế giới vì Thiên Chúa mà thôi. Trong cái chết của họ, họ hoàn toàn xa rời khỏi tội lỗi; và chính lúc đó, họ đã được Thiên Chúa tiếp nhận, và lễ hy sinh của họ đã nhận được sự thành toàn và hiển vinh của nó.
Họ đã làm những gì họ đoan hứa: họ đã hoàn thành công trình mà Thiên Chúa đã trao cho họ làm: họ đã hoàn thành điều duy nhất mà vì nó họ đã được tạo dựng. Thánh ý Thiên Chúa được hoàn thành trong họ, và ý chí của họ được tan hòa trong Thiên Chúa. Do đó, ước chi ý chí của chúng ta không tách biệt điều Thiên Chúa đã kết hợp; và chúng ta hãy bóp nghẹt hoặc điều chỉnh bằng nhận thức chân lý các tình cảm về bản chất hư hỏng và lừa dối, một bản chất chỉ có những hình ảnh sai lệch, và gây rắc rối, bằng các ảo tưởng của nó, cho sự thánh thiện của các tình cảm được sự thật của Tin Mừng đem lại cho chúng ta.
Vì vậy, chúng ta đừng coi cái chết như người ngoại đạo nhưng như Kitô hữu, nghĩa là với niềm hy vọng, như Thánh Phaolô ra lệnh, vì đó là đặc ân đặc biệt của các Kitô hữu.
Chúng ta đừng coi thân xác như đồ hôi thối nhiễm trùng, bởi vì bản nhiên lừa dối trình bầy nó như thế với chúng ta; nhưng phải coi nó như đền thờ bất khả xâm phạm và vĩnh cửu của Chúa Thánh Thần, như đức tin truyền dạy. Vì chúng ta biết rằng thân xác các thánh là nơi cư ngụ của Chúa Thánh Thần cho đến khi phục sinh, một điều có được là do quyền lực của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong họ để làm việc này.
Đó là tâm tình của các Giáo phụ. Chính vì lý do này mà chúng ta tôn kính hài cốt người chết, và chính dựa vào nguyên tắc đích thực này mà ngày xưa có thói quen ban Mình Thánh vào miệng người chết, vì, như người ta biết, họ là đền thờ của Chúa Thánh Thần, nên người ta tin rằng họ cũng xứng đáng được hợp nhất với bí tích thánh này. Nhưng Giáo hội đã thay đổi phong tục này; không phải vì Giáo Hội tin rằng những thân xác này không phải là thánh, nhưng vì lý do này là Bí tích Thánh Thể là bánh của sự sống và của người sống, không nên ban phát cho người đã chết.
Chúng ta đừng coi các tín hữu chết trong ơn thánh Thiên Chúa như không còn sống nữa, mặc dù thiên nhiên gợi ý như vậy; nhưng như người bắt đầu sống, như sự thật vốn đoan chắc như thế. Chúng ta đừng coi linh hồn của họ như đã bị diệt vong và biến thành hư vô, nhưng như được lên sinh lực và hợp nhất với Đấng Tối cao Hằng sống: và do đó, bằng cách chú ý đến những sự thật này, phải chỉnh sửa cảm giác sai lầm vốn in sâu trong chính chúng ta, và những chuyển động kinh hoàng này vốn là điều rất tự nhiên đối với con người.
III. Thiên Chúa dựng nên con người có hai tình yêu, một dành cho Thiên Chúa, tình yêu kia dành cho chính mình; nhưng với định luật này là tình yêu dành cho Chúa là vô hạn, nghĩa là không có bất cứ cùng đích nào khác ngoài chính Thiên Chúa; và tình yêu dành cho bản thân là có hạn và qui về Thiên Chúa.
Con người trong trạng thái này, không những yêu mình mà không phạm tội, nhưng họ cũng không thể yêu mình mà không phạm tội.
Kể từ lúc tội lỗi xuất hiện, con người đã đánh mất tình yêu đầu trong hai tình yêu này; và tình yêu dành cho bản thân một mình còn lại trong tâm hồn vĩ đại có khả năng yêu thương vô hạn này, lòng yêu mình này mở rộng và tràn vào khoảng trống mà tình yêu Thiên Chúa đã để lại; và vì vậy họ tự yêu một mình mình, và mọi sự vì chính mình, nghĩa là một cách vô hạn.
Đó là nguồn gốc của tự ái. Nó là điều tự nhiên đối với Ađam, và công chính trong sự ngây thơ của ông; nhưng ông đã trở thành vừa tội phạm vừa vô độ, do tội lỗi của ông. Đó là nguồn gốc của tình yêu này, và là nguyên nhân của tính hay thiếu sót và quá độ của ông.
Nó cũng là nguyên nhân của mong muốn thống trị, của lười biếng, và các thói hư khác. Và chúng ta dễ áp dụng chủ đề này vào nỗi kinh hoàng mà chúng ta có về sự chết. Nỗi kinh hoàng này là điều tự nhiên và chính đáng nơi Ađam vô tội, vì đời sống ông rất đẹp lòng Thiên Chúa, nó cũng đẹp lòng người ta: còn cái chết thì rất kinh hãi, vì nó kết thúc một cuộc đời sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.
Từ đó, sau khi con người phạm tội, cuộc sống của họ trở nên bại hoại, thể xác và linh hồn của họ là kẻ thù của nhau, và cả hai là kẻ thù của Thiên Chúa.
Sự thay đổi đó đã lây nhiễm một cuộc sống thánh thiện như vậy, tuy nhiên, tình yêu cuộc sống vẫn còn đó; và nỗi kinh hoàng đối với sự chết, vì vẫn như thế, nên điều gì chính đáng nơi Ađam đều trở thành bất chính nơi chúng ta.
Đó là nguồn gốc của sự kinh hoàng đối với sự chết, và nguyên nhân của sự thiếu sót của họ.
Do đó, chúng ta hãy làm sáng tỏ sự sai lầm của tự nhiên bằng ánh sáng đức tin.
Sự kinh hoàng đối với sự chết là điều tự nhiên; nhưng nó chỉ là thế ở trạng thái vô tội, vì để vào thiên đàng, nó phải kết liễu một cuộc sống trong sạch. Điều chính đáng là ghét bỏ nó, khi nó chỉ có thể diễn ra bằng cách tách biệt một linh hồn thánh thiện khỏi một thân xác thánh thiện: nhưng yêu nó là đúng đắn, khi nó tách biệt một linh hồn thánh thiện khỏi một thân xác ô uế. Chạy trốn nó là điều chính đáng, khi nó phá vỡ sự bình an giữa linh hồn và thân xác; nhưng không chính đáng, khi nó làm dịu sự bất hòa không thể hòa giải.
Cuối cùng, khi nó gây đau khổ cho một thân xác vô tội, khi nó tước của thân xác sự tự do tôn vinh Thiên Chúa, khi nó tách biệt khỏi linh hồn một thân xác phục tùng và hợp tác với các ý muốn của linh hồn, khi nó kết liễu mọi điều tốt lành mà con người có khả năng thực hiện, ghê tởm nó là điều chính đáng: nhưng khi nó kết liễu một cuộc sống không trong sạch, khi nó tước của thân xác sự tự do phạm tội, khi nó giải thoát linh hồn khỏi một kẻ phản nghịch rất mạnh mẽ và mâu thuẫn với mọi động lực cho ơn cứu rỗi của linh hồn, thì duy trì cùng một tâm tư như thế là điều rất không chính đáng.
Vì vậy, chúng ta đừng rời bỏ tình yêu mà thiên nhiên đã đem lại cho chúng ta để sống này, vì chúng ta đã lãnh nhận nó từ Thiên Chúa; nhưng chỉ cho cuộc sống mà vì nó Thiên Chúa đã ban tình yêu kia cho chúng ta, chứ không cho một đối tượng trái ngược. Và bằng cách thuận tình với tình yêu mà Ađam dành cho cuộc sống vô tội của ông, và Chúa Giêsu Kitô dành cho cuộc sống của Người, chúng ta hãy chán ghét một cuộc sống trái ngược với cuộc sống mà Chúa Giêsu Kitô đã yêu mến, và chỉ sợ cái chết mà Chúa Giêsu Kitô sợ hãi, tức cái chết xẩy đến cho một thân xác đẹp lòng Thiên Chúa; nhưng không sợ một cái chết, khi trừng phạt một thân xác tội lỗi, và thanh tẩy một thân xác xấu xa, nên đem lại cho chúng ta các tình cảm hoàn toàn trái ngược, nếu chúng ta có một chút đức tin, đức cậy và đức ái.
Một trong những nguyên tắc lớn lao của Kitô giáo là mọi điều đã xảy ra với Chúa Giêsu Kitô phải xảy ra cả trong linh hồn lẫn thể xác của từng Kitô hữu: như Chúa Giêsu Kitô đã phải chịu đau khổ trong cuộc đời trần thế của Người, đã chết cho cuộc sống phàm trần này, đã sống lại cho một sự sống mới, và lên thiên đàng, nơi Người ngự bên hữu Thiên Chúa, Cha Người; thì thân xác và linh hồn cũng phải chịu đau khổ, chết chóc, sống lại, và lên trời như vậy.
Tất cả những điều ấy được hoàn thành trong linh hồn lúc ở đời này, chứ không phải trong thân xác.
Linh hồn đau khổ và chết cho tội lỗi trong bí tích thống hối và trong bí tích rửa tội; linh hồn được hồi sinh cho cuộc sống mới trong các bí tích này; và cuối cùng linh hồn rời khỏi trái đất và lên trời để sống một cuộc sống thiên giới; điều này khiến thánh Phaolô nói: Nostra conversatio in coelis est [quê hương của chúng ta ở trên trời] (Pl 3:20).
Không có điều nào trong số những điều này xảy ra trong thân xác ở đời này; nhưng cũng những điều này xảy ra sau đó. Vì, lúc chết, thân xác chết cho cuộc sống phàm trần của nó: khi phán xét, nó sẽ sống lại với cuộc sống mới: sau khi phán xét, nó sẽ lên trời, và ở đó mãi mãi. Như thế, cũng những điều này xảy ra với thân xác và linh hồn, nhưng trong các thời gian khác nhau; và các thay đổi trong thân xác chỉ xảy ra khi các thay đổi của linh hồn đã hoàn thành, nghĩa là sau khi chết: đến nỗi sự chết là vương miện phước hạnh của linh hồn, và là sự khởi đầu của phước hạnh thân xác.
Đó là những hành vi đáng ngưỡng mộ của đức khôn ngoan Thiên Chúa đối với phần rỗi của các linh hồn; và Thánh Augustinô dạy chúng ta về chủ đề này rằng Thiên Chúa đã xử lý theo cách đó vì sợ rằng, nếu thân xác của con người chết và sống lại mãi mãi trong phép rửa, người ta sẽ chỉ chịu vâng phục Tin Mừng vì tình yêu cuộc sống; thay vì sự vĩ đại của đức tin bừng nở nhiều hơn khi họ hướng tới sự bất tử nhờ bóng tối của cái chết.
IV. Điều không chính đáng là chúng ta không còn oán giận và không đau đớn trong các phiền não và tai nạn đáng tiếc đến với chúng ta, giống như những thiên thần không có tâm tình tự nhiên: Cũng không chính đáng khi chúng ta không có sự an ủi, giống như những người ngoại giáo không hề có cảm thức nào về ơn thánh: nhưng quả là chính đáng khi chúng ta đau buồn và được an ủi như các Kitô hữu, và sự an ủi của ơn thánh chiếm ưu thế hơn các tâm tình tự nhiên, để ơn thánh có thể không những ở trong chúng ta, nhưng còn chiến thắng trong chúng ta; như thế, khi tôn vinh thánh danh Cha của chúng ta, ý muốn của Người trở thành ý muốn của chúng ta; ơn thánh của Người cai trị và thống trị thiên nhiên, và các phiền não của chúng ta giống như vật phẩm lễ hy sinh mà ơn thánh của Người đã thiêu hủy và hủy diệt cho vinh quang Thiên Chúa; và các lễ hy sinh đặc biệt này tôn vinh báo trước lễ hy sinh phổ quát trong đó, toàn bộ thiên nhiên phải được thiêu hủy bằng quyền năng của Chúa Giêsu Kitô.
Như thế, chúng ta sẽ tận dụng các bất toàn của chính mình, vì chúng sẽ đóng vai trò là vập phẩm của lễ toàn thiêu này: vì mục tiêu của các Kitô hữu chân chính là tận dụng các bất toàn của riêng mình, vì mọi sự đều hợp tác vào điều tốt cho các kẻ được tuyển chọn.
Và nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ phát hiện ra các lợi thế lớn để xây dựng chúng ta, bằng cách xem xét sự vật trong sự thật; vì, chính vì cái chết của thân xác quả chỉ là hình ảnh cái chết của linh hồn, và chúng ta xây dựng trên nguyên tắc này là chúng ta có lý do để hy vọng vào sự cứu rỗi của những người mà chúng ta khóc thương cái chết, nên chắc chắn là nếu chúng ta không thể ngăn chặn diễn trình buồn bã và không hài lòng, chúng ta phải từ đó rút ra lợi ích này: vì cái chết của thân xác là rất đáng sợ đến nỗi nó gây ra cho chúng ta những cơn xúc động như thế, thì cái chết của linh hồn còn gây cho chúng ta nhiều cơn xúc động không thể nào xoa dịu được. Thiên Chúa gửi cái chết đầu tiên cho những người chúng ta thương tiếc; nhưng chúng ta hy vọng Người đổi hướng cái chết thứ hai. Do đó, chúng ta hãy xem xét sự lớn lao của các điều thiện ta làm so với sự lớn lao của các điều ác ta phạm, và nỗi đau quá sức của chúng ta là thước đo cho niềm vui quá sức của chúng ta.
Không có gì có thể kiềm chế niềm vui của chúng ta, ngoại trừ nỗi sợ rằng linh hồn của chúng ta phải mòn mỏi một thời gian trong các hình phạt nhằm mục đích thanh tẩy phần còn lại của tội lỗi ở đời này: và chính để làm dịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đối với họ mà chúng ta phải sống một cách thận trọng.
Cầu nguyện và hy sinh là phương thuốc tối cao đối với các hình phạt của họ. Nhưng một trong những việc bác ái vững chắc nhất và hữu ích nhất đối với người chết là làm những việc họ muốn chúng ta làm nếu họ còn ở trên thế gian, và, tự đặt chúng ta vào trạng thái, mà hiện nay, họ muốn chúng hiện diện.
Nhờ thực hành trên, chúng ta làm họ sống lại trong chúng ta một cách nào đó, vì các lời khuyên của họ vẫn sống động và hoạt động trong chúng ta; và như những lãnh tụ dị giáo bị trừng phạt ở đời sau vì những tội lỗi họ đã kéo những người theo họ vào, và nọc độc của chúng vẫn sống trong đó thế nào; thì các người chết cũng được thưởng, quá công lao của họ, vì những người đã bước theo chân họ qua lời khuyên và gương sáng của họ.
V. Con người chắc chắn là quá yếu đuối, không thể phán đoán một cách lành mạnh về trình tự của những điều sắp xảy ra. Do đó, chúng ta hãy hy vọng nơi Thiên Chúa, và đừng mệt mỏi bởi các dự ước thiếu thận trọng và liều lĩnh. Hãy phó thác cho Thiên Chúa trong việc sống cuộc sống của chúng ta, và đừng để cho việc phật lòng chiếm ưu thế trong chúng ta.
Thánh Augustinô dạy chúng ta rằng trong mỗi người đều có một con rắn, một Evà và một Ađam. Con rắn là các giác quan và bản chất của chúng ta; Evà là sự thèm ăn do tự dục, còn Ađam là lý trí.
Thiên nhiên liên tục cám dỗ chúng ta, sự thèm ăn do tự dục thường thèm muốn; nhưng tội lỗi vẫn chưa phạm, nếu lý trí không đồng ý.
Vì vậy, chúng ta hãy để con rắn này và Evà này hành động, nếu chúng ta không thể ngăn chặn chúng; nhưng hãy cầu xin Thiên Chúa để ơn thánh của Người sẽ tăng sức mạnh cho Ađam của chúng ta một cách nào đó để ông chiến thắng; để Chúa Giêsu Kitô chiến thắng trong ông, và Người ngự trị đời đời trong chúng ta.
Kỳ cuối: Mục XIX. Cầu xin Thiên Chúa ban ơn biết sử dụng tốt các bệnh tật.
VietCatholic TV
Thông báo của Tòa Thánh về tình trạng của Đức Thánh Cha tối thứ Ba 13/7. Thư của Đức Tổng Giám Mục chủ tịch HĐGM Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:12 13/07/2021
1. Thông báo của Tòa Thánh về tình trạng của Đức Thánh Cha tối thứ Ba 13/7
Lúc 12g30 trưa ngày thứ Ba 13 tháng 7, theo giờ địa phương Rôma, tức là 5g30 chiều giờ Việt Nam, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã ra một thông báo về tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha trong đó lưu ý rằng tình trạng của Đức Thánh Cha đang tiếp tục khả quan.
Toàn văn thông báo như sau:
Đức Thánh Cha đang tiếp tục điều trị và phục hồi theo kế hoạch, điều này sẽ cho phép ngài trở lại Vatican càng sớm càng tốt.
Trong số rất nhiều bệnh nhân mà ngài đã gặp trong những ngày này, ngài đã đề cập đến một suy nghĩ đặc biệt dành cho những người nằm liệt giường và không thể trở về nhà: ngài mong họ sống thời gian này như một cơ hội, ngay cả khi phải trải qua đau đớn, hãy mở lòng mình ra với những anh chị em bệnh nhân ở giường bên cạnh, những người mà họ có chung thân phận yếu đuối của con người.
Source:Holy See Press Office
2. THƯƠNG QUÁ SÀI GÒN ƠI !
THƯ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
GỬI ĐỒNG BÀO Công Giáo VIỆT NAM
Toà Giám mục Huế, ngày 09/07/2021
Kính thưa Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha và mọi thành phần dân Chúa Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành ổ dịch lớn nhất nước với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Thủ Tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 16, đặt thành Phố Hồ Chi Minh trong tình trạng giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0g ngày 09/07/2021. Phải quyết liệt như thế may ra có thể kìm hãm được phần nào thảm hoạ đang hung hãn lan tràn. Nhưng đây lại là một tình huống tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.
Chưa bao giờ, kể cả thời chiến tranh, thành phố đã trải qua những ngày thử thách bức bách như hôm nay. Muôn vàn thảm kịch đang diễn ra mỗi lúc một nghiêm trọng: lây nhiễm cộng đồng, bệnh viện quá tải, y sỹ, nhân viên y tế kiệt lực, đội phòng chống căng thẳng, sản xuất ngưng trệ, lưu thông hạn chế, vật giá leo thang… Thành phố đã từng mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, là “đầu tầu kinh tế” đang lâm nguy, đang thiếu nhân sự, đang thiếu gạo, thiếu rau, thiếu tiền, thiếu thuốc và thiếu cả tương lai… Hàng vạn cụ già và trẻ em bán vé số, trà đá, hàng rong, taxi, xe ôm sẽ lấy gì ăn nếu không được ra đường trong những ngày tới đây? Công nhân xí nghiệp đào đâu ra tiền nếu một mai nhà máy giảm biên chế hoặc đóng cửa?
Anh chị em hãy nhớ lại: chính người dân Sài Gòn hôm nay đang khốn khó, đã từng vội vã lên đường mỗi khi nghe tin đồng bào mình đây đó lâm cơn hoạn nạn… Các tỉnh miền trung, qua trận bão lũ năm 2020, vẫn còn ghi lại dấu chân người Saigon khắp hang cùng ngỏ hẻm. Trái tim Việt nam lúc nào cũng thì thào: một miếng khi đói bằng một gói khi no; nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước hãy thương nhau cùng. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều.
Hơn bao giờ hết, tôi kêu gọi đồng bào trong nước hãy hướng nhìn về thành phố đáng yêu này, nơi đã từng là trung tâm tình thương trước khi trở thành ổ dịch. Tôi kêu gọi bà con hải ngoại hãy nhớ đến khung trời kỷ niệm đã một thời vang vọng câu hát “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi”. Tôi kêu gọi tín hữu Công Giáo, mọi thành phần dân Chúa, các giáo phận, dòng tu, giáo xứ, tổ chức từ thiện, Bác ái – Caritas, đoàn thể, ngành giới, nhóm thân hữu hãy coi đây là cơ hội thực thi bác ái theo Lời Chúa dạy. Tôi kêu gọi các tổ chức truyền thông và cộng đồng mạng hãy mau mắn chuyển tải thông tin này đến mọi địa chỉ quen biết. Hãy khẩn cấp ra tay. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy nông nỗi. Chúng ta hãy im lặng để nghe lại lời vàng ngọc này của Chúa Giêsu: “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không” (Mt 10,8b)
Một cách cụ thể, mỗi giáo phận hoặc mỗi cụm cộng đoàn, đặc biệt là các cấp Caritas, hãy khẩn trương lập một đường dây nóng, một địa chỉ để tập trung phẩm vật và tiền cứu trợ trong khu vực. Các nhu yếu phẩm Saigon đang cần là rau quả, nông phẩm, lương khô, thiết bị phòng chống dịch (khẩu trang, nước kháng khuẩn, máy thở, bình ôxy, bộ xét nghiệm nhanh). Ngoài lương thực, đồng bào thành phố cũng cần hổ trợ tài chánh cho người nghèo, vô gia cư, vỉa hè, khám chữa bệnh v.v…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiếp nhận hàng cứu trợ là: Văn Phòng Hội đồng Giám mục, tại số 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3. Xin liên hệ với Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ qua đường dây nóng số 09.04.24.11.60. Sau khi nhận, Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm phân phối hàng và tiền đến từ các tỉnh. Văn phòng cũng sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để giúp làm thủ tục vận chuyển hàng hoá vào thành phố. Tài khoản: Văn phòng Hội đồng Giám mục VN, VNĐ số 0602.5831.4789; USD số 0602.5831.7699; ngân hàng Sacombank – chi nhánh Gò Vấp.
Không biết khủng hoảng hiện nay sẽ kéo dài bao lâu, sẽ diễn biến như thế nào. Nhưng đối với tín hữu Kitô, đây là một dấu chỉ thời đại đòi chúng ta phải tỉnh thức để nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa. Đại dịch tàn phá, nhưng chúng ta, cùng với đồng bào VN khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại sẽ xây dựng một thành phố mới và một hệ thống xa lộ mới bằng vật liệu tình thương.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ thị lấy năm 2021 làm năm tôn vinh Thánh Giuse. Chúng Ta cầu nguyện cho Vị cha chung của chúng ta (đang tĩnh dưỡng tại bệnh viện Gemelli sau phẫu thuật đại tràng) sớm bình phục, nhất là cùng với ngài, chúng ta phó thác nhân loại và dân tộc vào đôi tay phù trợ của Thánh Cả Giuse.
Thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi cầu chúc mọi người được bằng an vượt qua đại dịch.
Thân ái và trân trọng kính chào.
Đã ký và đóng dấu
+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Tổng Giám mục Huế
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
Source:HĐGM VN
3. Điện văn của Đức Thánh Cha gởi Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu
Hôm Chúa Nhật 11 tháng 7, Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, nguyên Tổng giám mục Kinshasa, thủ đô Cộng hòa dân chủ Congo, đã qua đời tại Versaille, gần Paris, hưởng thọ 81 tuổi, sau một thời gian dài bị bệnh.
Đức Thánh Cha đã gởi điện chia buồn, nội dung như sau
Kính gởi Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu
Tổng giám mục Kinshasa
Sau khi biết tin đau buồn về cái chết của Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Kinshasa, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới hiền đệ, cũng như gia đình ngài, tới các Giám Mục Phụ Tá và các tín hữu của các giáo phận Inongo, Kisangani và Kinshasa mà Đức Cố Hồng Y đã lần lượt chăn dắt. Tôi khẩn xin Chúa Cha toàn năng giàu lòng thương xót chào đón vào chốn bình an tràn ngập ánh sáng của Ngài, nhà chú giải Kinh Thánh này, con người khoa học, con người tâm linh vĩ đại và vị Mục tử này đã hết lòng cống hiến cho Giáo hội, bất cứ nơi nào ngài được kêu gọi. Chú ý đến nhu cầu của các tín hữu, với lòng can đảm và quyết tâm, Đức Hồng Y Monsengwo đã hiến dâng cuộc đời mình với tư cách là một linh mục và giám mục cho việc hội nhập văn hóa đức tin và lựa chọn ưu tiên cho người nghèo. Qua đó, ngài thể hiện sứ mệnh tiên tri của Giáo hội.
Là một người yêu công lý, hòa bình và thống nhất, ngài đã tham gia mạnh mẽ vào sự phát triển toàn diện của con người ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Đức Hồng Y Monsengwo là một nhân vật vĩ đại được lắng nghe và kính trọng trong đời sống giáo hội, xã hội và chính trị của quốc gia và luôn cam kết đối thoại và hòa giải dân tộc của mình. Sự đóng góp của ngài rất có ý nghĩa đối với sự tiến bộ của đất nước.
Là cộng tác viên trung thành và gần gũi với tôi trong những năm gần đây, ngài đã không ngừng đóng góp cho đời sống của Giáo hội hoàn vũ.
Như bảo chứng cho lòng ưu ái, tôi ban phép lành Tòa Thánh cho hiền đệ, cũng như cho các Giám Mục Phụ Tá, các linh mục, những người sống đời thánh hiến, gia đình của Đức Cố Hồng Y và thân nhân của ngài, các giáo phận và tất cả những ai sẽ tham gia thánh lễ an táng.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Với sự qua đi của Đức Hồng Y Monsengwo, Hồng Y đoàn còn 221 vị, trong đó có 124 Hồng Y cử tri dưới 80 tuổi.
Source:Holy See Press Office
Trớ trêu: Kẻ có đạo lại bán đứng Giáo Hội để kiếm phiếu khiến hàng loạt nhà thờ ra tro bụi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:18 13/07/2021
1. Đơn thỉnh cầu kêu gọi Thủ tướng Canada đừng vu khống Giáo Hội Công Giáo về các Trường Nội Trú dành cho người bản địa
Thủ tướng Canada Justin Trudeau là một người Công Giáo. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng ông ta đang bán đứng chính Giáo Hội của mình cho các lợi ích chính trị của bản thân.
Hơn 4,000 người đã ký vào bản kiến nghị yêu cầu ông Trudeau ngừng đổ lỗi cho Giáo Hội Công Giáo về hệ thống Trường Nội Trú dành cho người bản địa của quốc gia này.
Hệ thống trường học nội trú được thiết lập bởi chính phủ Canada, bắt đầu từ những năm 1870, là một phương tiện cưỡng bức việc hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội hiện đại và tước bỏ mối quan hệ gia đình và văn hóa của chúng. Giáo Hội Công Giáo hoặc các nhóm người Công Giáo giám sát hơn hai phần ba số trường học.
“Chúng tôi vô cùng thất vọng về những lời bình luận mà ông đưa ra trên truyền hình toàn quốc hôm thứ Sáu kêu gọi Giáo Hội Công Giáo công bố hồ sơ về hệ thống Trường học nội trú,” bản kiến nghị được lập trên Change.org cho biết. Bản kiến nghị được tạo ra bởi một nhóm người Công Giáo có tên Equalizer, họ tự mô tả mình là “một nhóm người Canada đã chọn gia nhập Giáo Hội Công Giáo khi trưởng thành”.
Bản kiến nghị tuyên bố rằng những bình luận của Trudeau “đã dẫn đến việc đưa tin thiên vị nghiêm trọng hiện đang được phát sóng trên các kênh tin tức khắp cả nước. Kể từ khi các bình luận của ông Trudeau được đưa ra, đã có những lời kêu gọi phá bỏ Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Toronto, cũng như những tuyên bố hằn học đòi xóa bỏ hoàn toàn Giáo Hội Công Giáo tại Canada.”
Theo bản kiến nghị, những tuyên bố này, cấu thành “lời nói căm thù không thể chấp nhận được và không nên được Thủ tướng của chúng ta cổ vũ”.
“Những người Công Giáo tốt, các linh mục và giám mục không đáng phải đối mặt với sự ngược đãi vì những lời nói vô trách nhiệm của ông”, bản kiến nghị nói.
Bản kiến nghị cáo buộc Trudeau đang “cố gắng làm chệch hướng sự chú ý khỏi trách nhiệm của chính phủ Canada bằng cách châm ngòi và biến Giáo Hội Công Giáo làm vật tế thần, và đây là một nỗ lực để giành được sự ủng hộ của người dân Canada trước cuộc bầu cử sắp tới”.
Bản kiến nghị nhấn mạnh thêm rằng “Thay vì làm chệch hướng sự chú ý khỏi chính phủ của ông liên quan đến vấn đề hệ thống Trường học Nội trú và thực tế là các chính phủ trong quá khứ đã tự phá hủy nhiều hồ sơ, chính phủ của ông nên tham gia vào công việc hòa giải như Giáo Hội Công Giáo đã làm trong những thập kỷ gần đây. Một nỗ lực nhằm chuyển hướng chú ý của giới truyền thông là chủ nghĩa cơ hội chính trị.”
“Những tuyên bố cho rằng có sự che đậy lớn của Giáo hội là vô trách nhiệm, gây hiểu lầm, thiếu thiện ý và làm giảm đi sự thật”.
Kể từ cuối tháng 6, hơn một chục nhà thờ trên khắp Canada đã là mục tiêu của những kẻ phá hoại.
“Trong khi chúng tôi cũng phẫn nộ không kém về cách đối xử với người bản địa tại các trường học đó, tôi không tin rằng việc công khai đổ lỗi cho Giáo Hội Công Giáo là thích đáng hoặc khôn ngoan.”
“Không có chính sách nào của Vatican hay chương trình nào của Giáo Hội Công Giáo nhằm thực hiện hệ thống Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Canada và do đó hoàn toàn không chính đáng khi yêu cầu Đức Giáo Hoàng phải xin lỗi về một hệ thống như vậy.”
Trong thực tế, hệ thống trường học nội trú được thiết lập bởi chính phủ Canada bắt đầu từ những năm 1870. Trường nội trú cuối cùng do liên bang điều hành đã đóng cửa vào năm 1996.
Source:Catholic News Agency
2. Hội Đông Phương ở Pháp giúp các tín hữu Kitô Trung Đông
Từ 160 năm nay, “L’Oevre Orient”, Hội Đông Phương ở Paris chuyên giúp đỡ các tín hữu Kitô tại Trung Đông, đặc biệt tại Liban, và Syria, Iraq, và 20 quốc gia khác.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Đức KNA, truyền đi ngày 7/7 vừa qua, ông Vincent Cayol, Giám đốc các dự án của Hội Đông Phương, cho biết: “Hiện nay chúng tôi đặc biệt giúp đỡ các trường học tại Liban, đang ở trong tình trạng rất khó khăn. Dĩ nhiên điều này tùy thuộc tình trạng kinh tế suy sụp của Liban: các gia đình không thể trả học phí cho con cái và chính phủ Liban từ nhiều năm nay không còn tài trợ cho các trường Công Giáo nữa”.
Các trường Công Giáo tại Liban phần lớn do các giáo phận và dòng tu đảm trách và thường dạy bằng tiếng Pháp. Cho đến năm 1943, Liban và Syria được Liên Hiệp Quốc ủy cho nước Pháp đảm trách và chính phủ Pháp cũng đang dấn thân tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Liban.
Ông Cayol nói rằng: Trong lãnh vực này, Hội Đông Phương cộng tác với Bộ ngoại giao Pháp để mưu ích không những cho Liban nhưng còn cho toàn vùng Trung đông. Tổng cộng có 400 trường ở Trung Đông được Hội tài trợ.
Vì tình hình Liban quá trầm trọng, nên hiện thời tới 80% ngân khoản được dành cho Liban. Các trường Công Giáo ở Liban nổi tiếng là có trình độ giáo dục cao và nhiều gia đình không Kitô cũng gửi con cái đến học tại các trường này. Nhưng vì hiện nay các trường này không thể trang trải nổi các chi phí, nên Hội Đông Phương giúp đỡ.
Hội này cũng đã hiện diện tại Syria từ 100 năm nay và giúp đỡ các cộng đoàn Kitô. Hiện thời, Hội cố gắng trợ giúp các gia đình để họ có thể ở lại Syria mà không phải tìm cách di cư ra nước ngoài. Cả nhà thương Công Giáo thánh Louis, ở thủ đô Damasco cũng được Hội Đông Phương tài trợ mỗi tháng 10,000 Euro.
Tại Iraq, hiệp nay Hội đang giúp đỡ những người đã phải tị nạn tránh cuộc chiếm đóng của Nhà nước Hồi giáo IS, để họ có thể hồi hương. Hội cũng cộng tác vào việc tái thiết các nhà thờ ở thành phố Mossul và cả các gia đình. Mỗi gia đình được trợ giúp 3,500 Euro, nhờ sự hỗ trợ của những người thiện nguyện tại tất cả các giáo phận ở Pháp.
Hội Đông Phương được sự bảo trợ của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Paris và có khoảng 30 cộng tác viên, và 200 người thiện nguyện.
Source:Vatican News
3. Giám mục Công Giáo ở British Columbia kêu gọi sự kiên nhẫn giữa làn sóng đốt phá các nhà thờ
Một giám mục ở vùng Tây Kootenay của British Columbia, gọi tắt là BC, đang kêu gọi người dân Canada đừng vội đưa ra các kết luận về những ngôi mộ vô danh gần các Trường Nội Trú dành cho người bản địa sau hàng loạt các vụ đốt phá các nhà thờ trên toàn tỉnh.
Đức Cha Gregory Bittman của Giáo phận Nelson – chủ chăn khắp Kootenays và vùng Okanagan - đã đưa ra lời cầu xin một tuần sau khi 182 khu mộ vô danh được phát hiện trong vùng lân cận của một ngôi Trường Nội Trú dành cho người bản địa gần Cranbrook, BC.
Cùng ngày Ktunaxa First Nation thông báo phát hiện ra các ngôi mộ vào ngày 30 tháng 6, Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Nelson, BC, đã bị phá hoại. Những kẻ tấn công đã tạt sơn màu cam vào tường ngôi thánh đường.
Theo Đức Cha Bittman, những người được chôn cất trong những ngôi mộ vô danh cũng có thể bao gồm cá nhân viên của các trường học - và ngài yêu cầu mọi người kiên nhẫn chờ đợi kết quả phân tích các ngôi mộ.
“Chẳng hạn, bệnh lao bùng phát khá rõ ràng vào khoảng thời gian đó, và chúng tôi biết rằng có khả năng các Trường Nội Trú dành cho người bản địa quá đông. Chúng ta biết rằng họ nghèo, họ không có thức ăn thích hợp, các tòa nhà không được nâng cấp... tất cả những thứ này có thể góp phần vào cái chết của trẻ em hoặc thậm chí những người làm việc ở đó”.
“Tôi hiểu rằng thậm chí đó có thể là những nhân viên làm việc tại trường được chôn cất sơ sái trong hoàn cảnh dịch bệnh đó. Đó có thể là những người bản địa sống xung quanh cộng đồng và cả những người sống quanh khu vực có thể được chôn cất ở đó.”
“Chúng ta hãy chờ xem và sau đó giải quyết bất cứ điều gì chúng ta cần giải quyết, nhưng đừng vội kết luận và suy đoán lung tung về những gì ở đó và những gì đã xảy ra với họ”.
Vào ngày 21 tháng 6, hai nhà thờ Công Giáo đã bị thiêu rụi ở Nam Okanagan. Vào ngày 26 tháng 6, hai nhà thờ Công Giáo ở vùng Similkameen đã bị hỏa hoạn thiêu rụi, hai ngày sau khi 751 ngôi mộ không được đánh dấu được cho là đã được tìm thấy tại một nghĩa trang gần một Trường Nội Trú dành cho người bản địa ở Cowessess First Nation của Saskatchewan.
Hai nhà thờ Anh giáo - một ở Hazelton phía bắc BC và một ở Tofino ở Vancouver - đã bốc cháy vào cuối tuần trước.
Source:CBC
4. Một Tổng Giám Mục Ba Lan xin Tổng Giám Mục Phó có thể là để ngài thoái vị
Một tổng giám mục người Ba Lan đã yêu cầu một Tổng Giám Mục Phó sau cuộc điều tra của Vatican về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng giáo sĩ.
Tổng giáo phận Kraków đã công bố kết luận cuộc điều tra về cách giải quyết của Đức Tổng Giám Mục Wiktor Skworc của Katowice, miền nam Ba Lan, vào ngày 9 tháng Bảy.
Trong một tuyên bố, Tổng giáo phận Kraków nói rằng Vatican đã điều tra các cáo buộc rằng Đức Tổng Giám Mục Skworc đã không trừng phạt nghiêm khắc hai linh mục có các hành vi lạm dụng tại Giáo phận Tarnów, nơi Đức Cha Skworc đã lãnh đạo từ năm 1998 đến năm 2011.
Tarnów, ở đông nam Ba Lan, là một giáo phận trực thuộc giáo tỉnh Kraków.
Cuộc điều tra được tiến hành theo các quy định của Bộ Giáo luật và Tự Sắc Vos estis lux mundi năm 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Tuyên bố của tổng giáo phận Kraków nói rằng chính Đức Cha Skworc đã tự mình yêu cầu cuộc điều tra và sau khi có các kết luận, ngài đã yêu cầu Tòa Thánh bổ nhiệm một tổng giám mục phó, là người sẽ hỗ trợ ngài trong việc điều hành tổng giáo phận.
Vị tổng giám mục 73 tuổi đã từ chức thành viên của ủy ban thường trực Hội Đồng Giám Mục Ba Lan.
Ngài cũng từ chức chủ tịch ủy ban giám mục Ba Lan về chăm sóc mục vụ.
Sau một loạt các vụ từ chức này, nhiều người lo ngại nếu Tòa Thánh bổ nhiệm Tổng Giám Mục Phó, có nhiều khả năng ngài sẽ rút lui hoàn toàn.
Ngoài ra, ngài hứa sẽ đóng góp từ quỹ riêng của mình cho các chi phí của giáo phận Tarnów liên quan đến các vấn đề lạm dụng tình dục.
Kể từ tháng 11 năm 2020, Vatican đã kỷ luật một loạt các giám mục Ba Lan chủ yếu là các vị đã nghỉ hưu sau khi điều tra các cáo buộc sơ suất của các ngài.
Vào ngày 28 tháng 6, Đức Cha Zbigniew Kiernikowski đã từ chức giám mục Legnica, tây nam Ba Lan, vài ngày trước sinh nhật lần thứ 75 của ngài sau cuộc điều tra Vos estis về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng giáo sĩ.
Vài ngày trước đó, Vatican đã tuyên bố các hình thức kỷ luật chống lại hai giám mục Ba Lan khác sau các cuộc điều tra.
Trong khi đó, Hồng Y Stanisław Dziwisz, nguyên bí thư của Thánh Gioan Phaolô II, đang phải đối mặt với cuộc điều tra của Vatican về những cáo buộc rằng ngài đã không quyết liệt đối với các vụ lạm dụng trong thời gian làm tổng giám mục Kraków từ năm 2005 đến năm 2016.
Trong một thông điệp gửi tới những người Công Giáo ở tổng giáo phận Katowice, nơi ngài đã lãnh đạo từ năm 2011, Đức Tổng Giám Mục Skworc nói rằng ngài chấp nhận kết quả điều tra của Vatican và đưa ra “một lời cầu xin tha thứ chân thành và khiêm tốn” trước những người bị lạm dụng và gia đình của họ.
Ngài khẳng định rằng trong gần 10 năm làm tổng giám mục của Katowice, ngài đã tuân thủ các thủ tục liên quan đến các trường hợp lạm dụng một cách chính xác.
Ngài nói: “Tôi không giấu giếm sự thật rằng trong năm thứ 24 với tư cách là giám mục, tôi đang trải qua những thời khắc khó khăn nhất trong cuộc đời, vì vậy tôi tin tưởng vào Chúa Quan Phòng và cầu xin sự hỗ trợ của anh chị em trong lời cầu nguyện, đặc biệt là trong cầu nguyện trước Lòng Chúa Thương Xót”
“Tôi xin hàng giáo phẩm của tổng giáo phận và những ai trong đời sống thánh hiến hãy cùng hỗ trợ và hiểu biết. Chúng ta hãy cùng nhau kêu cầu lòng thương xót cho chúng ta và cho toàn thế giới”.
Source:Catholic News Agency
Tai tiếng lớn chung quanh vụ treo chén một linh mục Mỹ. Phản ứng rất đẹp của một nhà thờ ở Asheville
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:23 13/07/2021
1. Tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Vương Cung Thánh Đường Asheville bị tạt sơn, giáo xứ phục hồi tức khắc
Những kẻ phá hoại đã tạt sơn vào bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu được tôn kính từ rất lâu bên ngoài Vương cung thánh đường St. Lawrence vào cuối tuần qua, nhưng sự uy nghiêm đã được các nhân viên giáo xứ nhanh chóng khôi phục.
Khi đến tham dự Thánh lễ vào khoảng 8 giờ sáng Chúa Nhật, ngày 4 tháng 7, anh chị em giáo dân phát hiện ra bức tượng Chúa Giêsu cao 7 feet, tức là 2.1m, được bao phủ trong hàng lít sơn dầu màu đỏ. Thiệt hại xảy ra vào khoảng sau thánh lễ tối thứ Bảy.
Anh Bud Hansbury, quản lý tài sản giáo xứ đã sử dụng chất tẩy graffiti, sau đó sơn lại bức tượng Chúa Giêsu từ cổ trở xuống, khôi phục lại vẻ đẹp của bức tượng trước thánh lễ trưa Chúa Nhật.
Bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu, đã chào đón những người lái xe hướng Tây trên đường I-240 trong nhiều thập kỷ, với hình ảnh Chúa Giêsu đang dang rộng cánh tay, và hình ảnh trái tim trên ngực của Ngài, đại diện cho tình yêu của Chúa Kitô đối với toàn thể nhân loại. Tượng cao 10 feet, tức là hơn 3m, bao gồm cả chân đế.
Cha Roger Arnsparger, Cha sở, đã nói chuyện với giáo dân vào hôm Chúa Nhật về vụ việc, và mời gọi họ cầu nguyện cho hòa bình và sự tôn trọng mọi người.
Giáo xứ đã báo cáo vụ việc với Sở Cảnh sát Asheville.
“Chúng tôi đang cầu nguyện cho những người đã làm điều này và chúng tôi vô cùng biết ơn sự hỗ trợ cho cộng đồng chúng tôi”, Cha Arnsparger nói với Catholic News Herald.
Source:Catholic News Herald
2. Tai tiếng chung quanh vụ treo chén một linh mục Mỹ
Cha James Altman đã bị treo chén sau khi Đức Cha William Callahan của La Crosse tìm cách cấm vị linh mục đừng tung ra những lời bình luận gây sốt trên các mạng xã hội. Vấn đề là có rất nhiều người đánh giá cao và ca ngợi những bình luận như thế trên mạng xã hội.
“Nghĩa vụ của một giám mục là bảo đảm rằng tất cả những ai phục vụ các tín hữu đều phải hướng đến sự hiệp nhất và xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô”, Đức Cha William Patrick Callahan, Giám Mục giáo phận La Crosse cho biết như trên ngày 9 tháng 7. Ngài nói rằng việc treo chén Cha Altman là phù hợp với các quy tắc của giáo luật. Trước khi bị treo chén, Cha James Altman là cha sở của Giáo xứ St. James the Less.
Giáo phận nhấn mạnh rằng “Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức và trong một khoảng thời gian không xác định. Trong thời gian này, Cha Altman, không được thực hiện chức năng của một mục tử.”
Đức Cha Callahan và các đại diện của ngài cho biết “đã dành hơn một năm, cầu nguyện và huynh đệ, làm việc để hướng tới một giải pháp liên quan đến các mối quan tâm đang diễn ra của cộng đồng và giáo hội”.
Trong một video do Alpha News sản xuất, Cha James Altman, Cha sở giáo xứ Saint James the Less, ở La Crosse Wisconsin, đã đưa ra một số tuyên bố mạnh mẽ về vai trò của người Công Giáo trong chính trị Hoa Kỳ.
Ngài nói với người Công Giáo rằng họ có “bổn phận và nghĩa vụ” lên tiếng chống lại các chính trị gia vô đạo đức, những người ủng hộ việc giết thai nhi trong các vụ phá thai.
Cha Altman nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thể bỏ phiếu cho đảng Dân chủ vì lập trường ủng hộ phá thai cực đoan của đảng này. Ngài cũng quy lỗi cho “những kẻ nhát gan trong hàng giáo sĩ” vì đã không dạy cho người Công Giáo biết lẽ thật về Thiên Chúa và giá trị của cuộc sống mỗi con người.
Cha Altman nói: “Khi chính trị và các chính trị gia hành động một cách vô đạo đức, chúng ta chắc chắn có bổn phận và nghĩa vụ phải lên tiếng về điều đó. Anh chị em không thể vừa là người Công Giáo lại vừa là một đảng viên Dân chủ. Chấm hết! Cương lĩnh đảng của họ hoàn toàn chống lại mọi điều mà Giáo Hội Công Giáo dạy. Vì vậy, hãy thôi đừng giả vờ rằng mình là người Công Giáo nữa nếu bạn bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.”
Các phương tiện truyền thông bênh vực ông Joe Biden đã tấn công tới tấp Cha Altman và cáo buộc ngài quá thiên về chính trị. Đáp lại những chỉ trích này, Cha Altman trả lời: “Baloney!” – “Vô nghĩa!”. Ngài nói chính trị về cơ bản phải là một công việc đạo đức, và người Công Giáo có “bổn phận và nghĩa vụ lên tiếng” khi các chính trị gia hành động trái đạo đức.
Ví dụ, về vấn đề phá thai, các cử tri Công Giáo không nên nhầm lẫn. Đảng Dân chủ ủng hộ việc phá thai không hạn chế và muốn buộc người nộp thuế phải trả tiền cho các vụ phá thai. Cha Altman lưu ý rằng Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama thậm chí còn cầu xin Chúa “phù hộ” cho Planned Parenthood, là tổ chức phò phá thai lớn nhất ở Hoa Kỳ, đã được thành lập dựa trên ý tưởng phân biệt chủng tộc, và ưu sinh.
Cha Altman cảnh cáo rằng: “Sẽ có 60 triệu thai nhi tại Hoa Kỳ và cơ man các thai nhi bị phá thai trên thế giới đang đứng ở cổng thiên đường chắn lối vào của các bạn đảng viên Dân chủ, và cuối cùng chẳng có nói gì có thể bào chữa cho bạn vì sự ủng hộ trực tiếp hoặc gián tiếp của bạn đối với chương trình nghị sự ma quỷ đó”.
Khi ngài bị đảng Dân Chủ dọa kiện, những người ủng hộ ngài đã quyên góp 722,000 đô la để ủng hộ quỹ pháp lý của ngài.
Chính Đức Cha Joseph Strickland, Giám Mục của giáo phận Tyler, Texas, cũng đã tuyên bố trên Twitter rằng ngài ủng hộ thông điệp của Cha James Altman.
Thành ra, việc Đức Cha William Callahan cách chức ngài đang gây nhiều tai tiếng và chia rẽ trong Giáo Hội tại Hoa Kỳ.
Source:National Catholic Register
3. Dòng Anh Em Hèn Mọn họp Tổng Tu nghị tại Rôma bàn về đa dạng và truyền giáo
Dòng Anh em Hèn mọn, thường được gọi là dòng Phanxicô, đang tổ chức Tổng Tu nghị từ ngày 3 đến 18 tháng 7, với sự tham dự của 116 vị lãnh đạo dòng và các đại biểu đại diện cho khoảng 13,000 anh em từ khắp nơi trên thế giới. Ngày 13/7 các tham dự viên sẽ bầu vị Tổng quyền mới.
Trong bài giảng Thánh lễ khai mạc Tổng tu nghị, cha Michael Perry, bề trên tổng quyền đương nhiệm, nói rằng là một dòng tu có mặt trên toàn thế giới, các tu sĩ dòng Phanxicô cần phải tìm ra những cách thức mới và tốt hơn để chào đón sự đa dạng của các thành viên của mình và để điều đó thách thức những cách họ sống Phúc Âm trên thế giới.
Phân tích thư thánh Phaolô gửi cộng đoàn Ephêsô, một cộng đoàn gồm các Kitô hữu thuộc các truyền thống Do thái và dân ngoại và đang nỗ lực xây dựng sự hiệp nhất và tình huynh đệ, Cha Perry nói: giống như các cộng đồng ở Êphêsô, các tu sĩ dòng Phanxicô đang tìm kiếm “một kinh nghiệm chữa lành, hòa giải, vượt ra khỏi chính chúng ta, bắt đầu lại với tư cách là thành viên của thân thể duy nhất của Chúa Kitô”.
Và cha nhận định rằng thánh Phaolô gợi ý rằng chỉ khi chúng ta nhận ra và chấp nhận sự yếu đuối, không hoàn thiện của mình, khi chúng ta thức tỉnh nhu cầu mở rộng cuộc sống của chúng ta với nhiều kinh nghiệm hiện diện trong cộng đồng tín hữu, hiện diện trong các cộng đoàn anh em địa phương của dòng, và cho phép sự đa dạng này làm phong phú đời sống con người và tâm linh của chúng ta, chỉ khi đó chúng ta mới đi đến kinh nghiệm được ‘cùng nhau xây dựng thành một nơi cư ngụ của Thiên Chúa trong Thánh Linh’”.
Trong ngày đầu tiên của Tổng Tu nghị, các tham dự viên đã nghe báo cáo tóm tắt ý kiến đóng góp từ các tu sĩ dòng Phanxicô trên khắp thế giới về “điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa” của dòng.
Sau một ngày tĩnh tâm, ngày 5/7, cha tổng quyền báo cáo về tình trạng của dòng, công việc thúc đẩy công lý, hòa bình và chăm sóc công trình sáng tạo và nỗ lực không ngừng để trở lại đặc tính huynh đệ ban đầu của người đấng sáng lập và để các tu sĩ từ chối quyền lực và đặc quyền của một tư tưởng giáo sĩ, và thay vào đó sống như những người anh em thấp kém hơn trong cầu nguyện và sứ vụ.
Trong bài nói chuyện vào ngày 6/7, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đã nêu lên thách đố đối với dòng trong việc phát triển các chương trình và hình thức cho việc đào tạo và sống liên văn hóa, bao gồm việc đánh giá xem chúng ta có thực sự hiệp thông với người nghèo hay không và cách chúng ta đáp lại nhu cầu của họ”.
Source:Catholic Sun
Đạo Đức Sinh Học
Thần Học Luân Lý Của Bernard Haring
Trần Mạnh Hùng - Chuyển ngữ
06:11 13/07/2021
Written by xbvn on 14 Tháng Ba 2015. Posted in Lm. Trần Mạnh Hùng, Luân lý
http://xuanbichvietnam.net/trangchu/than-hoc-luan-ly-cua-bernard-haring/ (Truy cập, ngày 13.07.2021)
Thần Học Luân Lý của Bernard Haring – “Moral Theology of Bernard Haring” by Charles E. Curran, in A New Look at Christian Morality (Notre Dame: “Fides Publishers, 1968), pp. 145-157. Chuyển ngữ do Trần Mạnh Hùng, C.Ss.R.
Bernard Haring là một tên gọi thường gắn liền mật thiết với việc canh tân thần học luân lý. Cha Haring đã đóng một vai trò quan trọng trong công việc của Công Đồng Va-ti-ca-nô II. Bằng nhiều cách, nhà thần học Dòng Chúa Cứu Thế người Đức này đã tóm tắt cho Công Đồng thấy những thành tựu và những khiếm khuyết của thần học luân lý. Công Đồng chung này chủ yếu đưa ra tiếng nói về vấn đề mục vụ và đang cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, nhằm giúp cho Giáo Hội ngày càng phù hợp hơn với thế giới hôm nay. Cũng vậy, thần học luân lý của cha Haring chủ yếu nhằm về mục vụ.
Sự đóng góp lâu bền và vượt thời gian của Công Đồng Va-ti-ca-nô II có lẽ sẽ là những quan điểm và những định hướng mà Công Đồng đề ra. Các nghị phụ của Công Đồng liên tục nhấn mạnh đến mục tiêu của Công Đồng là mục vụ chứ không phải là tín điều. Thật sự, cha Haring không hề đưa ra bất cứ học thuyết luân lý mới nào hay hệ thống tư tưởng đạo đức học mới nào. Nhưng hơn thế nữa, ngài là hiện thân của việc cởi mở và đối thoại với xã hội hôm nay, và chính điều này đã mang lại nét độc đáo cho Công Đồng. Các nhà thần học tương lai có lẽ sẽ ít thường xuyên trích dẫn các giáo huấn chuyên biệt của cha Haring. Nhưng giống như Công Đồng, cha Haring tượng trưng cho một sự khởi đầu mà không có kết thúc. “Luật Chúa Ki-tô”, bộ thần học luân lý gồm ba quyển của cha Haring chính là bước chuyển tiếp rất độc đáo và phù hợp với thời đại hôm nay.
Quan trọng hơn nữa, cha Haring còn đưa ra một định hướng mới cho nền thần học luân lý. Thần học luân lý như đã được dạy ở các chủng viện Công Giáo, mãi cho tới thập niên cuối cùng này, vẫn còn ở trong một phạm vi khá hạn hẹp là đào tạo cho các cha giải tội giống như những vị thẩm phán của toà cáo giải. Những tiền nhân của các thủ bản thần học luân lý này là những vị ở trong “Viện Các Thần Học Gia Luân Lý’, được hình thành vào cuối thế kỷ 16. Nguồn gốc của “Viện Các Thần Học Gia Luân Lý” là do một số các nhà thần học luân lý muốn cập nhật hoá thần học luân lý, nhằm có một sự ứng đáp đầy sáng tạo đối với các nhu cầu của thời đại nên đã thành lập viện này. Công Đồng Trentô đã nỗ lực canh tân ý nghĩa và việc cử hành bí tích. Công Đồng đã quyết định mọi tín hữu Công Giáo phải lãnh nhận Bí tích Hoà Giải một năm ít là một lần. Bí tích Hoà Giải đòi hỏi phải xưng thú mọi tội luân lý theo từng loại tội và số lần phạm tội (có một điều mà ta phải nhìn nhận rằng giáo huấn của Công Đồng Trentô về Bí tích Hoà Giải thì hơi một chiều và quá nặng tính lề luật).
Các cha Dòng tên là những khí cụ thực hiện cuộc cải cách của Công Đồng Trentô. Các ngài đã giới thiệu một chương trình học hỏi về thần học luân lý thực hành, đòi hỏi hai năm để hoàn tất, nhằm đào tạo đặc biệt những cha giải tội trong vai trò là những vị thẩm phán của Bí tích Hoà Giải. Các lớp học này đã được các cha giáo sư Dòng tên giảng dạy dựa vào những thủ bản thần học luân lý của “Viện Các Thần Học Gia Luân Lý”. Những thủ bản này nhấn mạnh đến việc xét xem những điều gì tạo thành tội và những khác biệt giữa tội nhẹ và tội nặng. Giọng điệu và quan điểm của các thủ bản này thì tiêu cực, hẹp hòi và vụ luật. Có lẽ vấn đề chính, đó là các nhà thần học của các thời đại sau này đã chấp nhận những thủ bản trên như là tổng thể của thần học luân lý, mặc dù mục tiêu và tầm nhìn của chúng rất hạn hẹp.
Vào thế kỷ 19, một loạt các phản ứng chống lại những quan điểm tiêu cực, hình thức vụ luật, và phương pháp luận ngụy biện thái quá của các thủ bản thần học luân lý này. Những nỗ lực canh tân đầu tiên được khởi sự ở Đức với các tác phẩm của John Michael Sailer (1751-1832) và John Hirscher (1788-1865). Đại Học Tubingen ở Đức đã liên tục phát triển tư tưởng của hai nhà tiên phong này. Tuy nhiên, công việc của Đại học Tubingen này hầu như không được ai ở ngoài nước Đức biết đến, và thậm chí ở ngay tại Đức, các thủ bản thần học luân lý cổ xưa vẫn được dùng làm chuẩn mực trong nhiều chủng viện. Thế kỷ 20 đã đem lại nhiều nỗ lực hơn nữa, vừa ở trong nước Đức vừa ở ngoài nước Đức, nhằm canh tân thần học luân lý. Tuy nhiên, Bernard Haring là một nhà thần học mà vào cuối thế kỷ 20, ngài đã khơi dậy và đánh thức được tư tưởng canh tân thần học luân lý của Giáo Hội Công Giáo. “Luật Chúa Ki-tô”, cách luận giải có hệ thống thần học luân lý của cha Haring, đã được ấn bản đầu tiên ở Đức vào năm 1954. Tác phẩm gốc tiếng Đức này đã liên tục được tái bản 7 lần và được dịch ra ít nhất 8 thứ tiếng khác nhau.
Có nhiều nhân tố đã đóng góp cho sự nổi tiếng của cha Haring trong lãnh vực thần học luân lý vào thời gian đó. Cha Haring đã khắc sâu vào tâm hồn những người gặp gỡ ngài hình ảnh của một Ki-tô hữu tận hiến với một tình yêu nhạy cảm dành cho những người cùng chí hướng với mình. Vị tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế người Đức này đã lấy bằng thần học tại đại học Tubingen vào năm 1947, nơi đây ngài đã tiếp xúc với những nỗ lực tiên phong nhằm canh tân thần học luân lý. Có lẽ điều ý nghĩa hơn cả chính là những kinh nghiệm ban đầu này. Cha Haring sinh ở Botingen vào năm 1912, thụ phong linh mục Dòng Chúa Cứu Thế vào những năm cuối thập niên ba mươi. Tuy nhiên, trong suốt thời gian chiến tranh, ngài đã là một nhân viên cứu thương, phục vụ ở quân đội Đức và ngài cũng đã làm mục vụ giúp cho những người lính có nhu cầu thiêng liêng. Sau chiến tranh, ngài đã phục vụ những người tị nạn (chính trị) ở Ba Lan. Một con người với một bề dày kinh nghiệm như thế có lẽ sẽ không bao giờ hài lòng với một nền thần học đóng khung trong những tòa nhà tôn giáo biệt lập và dường như chẳng liên quan gì đến cuộc sống thường ngày của con người. Từ năm 1950, cha Haring đã xuất bản những sách vở và những bài viết của mình khoảng hơn 300 trang mỗi năm. Ngài đã diễn thuyết khắp Châu Âu và sang cả những nước ở Châu Mỹ. Cha Haring có thể cống hiến toàn bộ thời gian của mình cho việc nghiên cứu ở viện Đại học, song trọng tâm chủ yếu thì vẫn quy về đường hướng mục vụ, điều ấy đã được biểu lộ qua các cuộc giảng tĩnh tâm, các lần nói chuyện tại đại học và vô số các lần hội nghị mà ngài đã trình bày trên khắp thế giới. Một số các bài viết của cha Haring xem ra không sâu sắc và đã lộ ra cho thấy rằng ngài đã chuẩn bị khá vội vàng. Cha Haring có lẽ vẫn bênh vực cho những cuốn sách và những bài viết đó, mặc dù khuyết điểm của các bài viết này rất rõ ràng, song đó như là một cách thức để cha Haring đưa luồng gió canh tân ấy vào trong đời sống Giáo Hội Công Giáo và mang tư tưởng đó đến với mọi người ở khắp nơi.
Tư tưởng trọng tâm nơi thần học luân lý của cha Haring là sự ứng đáp và trách nhiệm. Đời sống Ki-tô hữu là sự ứng đáp của con người với ân sủng của Thiên Chúa nơi Đức Ki-tô. Đặc tính đối thoại của đời sống Ki-tô hữu là phản chiếu giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Người – con người tin tưởng ứng đáp lại những khởi sự của Thiên Chúa.
Lời gọi tình yêu của Thiên Chúa là định đề căn bản trong tư tưởng đạo đức học của cha Haring. Đời sống Ki-tô hữu không phải là việc tự làm cho mình tràn đầy hạnh phúc, cũng không phải là chuyện bày tỏ bổn phận vâng phục Thiên Chúa của mình. Bằng việc nhấn mạnh vào tính ưu việt của tình yêu Thiên Chúa, cha Haring muốn tránh những hiểm họa của lạc thuyết Pêlagiô (Pelagianism) mà lạc thuyết này dường như vẫn còn ẩn núp nơi một số các thủ bản thần học luân lý. Con người không thể tự cứu mình bằng chính những công việc và những nỗ lực của mình, nhưng trên hết, con người được cứu bởi lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa Cha qua công trình cứu độ của Đức Ki-tô. Vì thế, đời sống luân lý là sự ứng đáp của con người đối với đời sống mới được nhận lãnh nơi Chúa Giê-su Ki-tô. Con người là kẻ ứng đáp phải luôn luôn duy trì sự rộng mở nơi mình, để nhận lãnh ơn huệ không ngơi của tình yêu Thiên Chúa. Khuynh hướng căn bản của Ki-tô hữu được đánh dấu bởi tinh thần nghèo khó và tâm hồn khiêm nhu. Người theo Đức Ki-tô là người luôn tỉnh thức và rộng mở tâm hồn trước tiếng gọi của Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày của mình.
Thờ phượng và tạ ơn thật đúng là đặc tính của đời sống Ki-tô hữu, vì Thiên Chúa là Đấng khởi xướng công trình cứu độ. Các tác phẩm của cha Haring liên tục nhấn mạnh mối tương quan giữa phụng vụ và đời sống. Trong phụng vụ, con người tiếp xúc với sự sống mới của Đức Ki-tô phục sinh. Phụng vụ là việc tái công bố mầu nhiệm Ki-tô giáo là nền tảng ưu việt cơ bản của công cuộc cứu độ do Thiên Chúa khởi xướng. Câu ngạn ngữ thường xuyên bị hiểu lầm của thần học bí tích – ex opere operato – đã làm sáng tỏ chân lý nền tảng này: ơn cứu độ là một công trình do Thiên Chúa thực hiện. Phụng vụ, đặc biệt là việc lãnh nhận bí tích tượng trưng cho đặc tính đối thoại của đời sống Ki-tô hữu. Lời và công trình cứu độ của Thiên Chúa mời gọi con người ứng đáp lại với chính Lời và công trình cứu độ của Người. Các bí tích là những dấu chỉ đầy hiệu lực của tình yêu Thiên Chúa và của ân sủng minh nhiên. Từ khi Thiên Chúa trợ giúp con người bằng những ân huệ mà Người ban cho con người thì bí tích trở thành dấu chỉ biểu thị bản chất của ân huệ và bản chất của sự ứng đáp. Phụng vụ và cuộc sống củng cố lẫn nhau. Sự tham dự và đáp trả của con người trong phụng vụ sẽ trở nên vô nghĩa, trừ phi những việc ấy được thực hiện cùng với sự ứng đáp của con người trước lời gọi của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Cũng vậy, đời sống Ki-tô hữu là một đời sống thờ phượng, một đời sống biết nhận ra mọi sự trong thế giới này đều là ân huệ của Thiên Chúa ban cho con người. Con người nhận ra lòng nhân từ của Thiên Chúa và ngợi khen Thiên Chúa bằng cách sử dụng những tài nguyên thế giới này vào việc phục vụ Nước Thiên Chúa.
Sự hối cải (metanoia), chuyển đổi tâm hồn, biểu trưng cho sự ứng đáp của Ki-tô hữu trước lời mời gọi tình yêu của Thiên Chúa. Chức năng căn bản của Giáo Hội là rao giảng Tin Mừng hối cải. Thường trong quá khứ, người ta xem việc giảng dạy mang tính luân lý và các phương thức thực hành lề luật như là đặc tính của việc công bố sứ điệp Ki-tô giáo. Qua phụng vụ, đời sống và việc làm chứng nhân của mình, Giáo Hội phải công bố Tin Mừng – Tin Mừng Cứu Độ!
Cha Haring đã mạnh mẽ dạy rằng ơn gọi phổ quát của mọi Ki-tô hữu là đạt tới sự trọn lành và điều này được xem như là định đề nền tảng của thần học luân lý. Sự hối cải không chỉ là một lần cho tất cả, nhưng hơn hết, việc hối cải liên tục chính là luật sống của Ki-tô hữu. Ki-tô hữu phải không ngừng tìm kiếm hầu thông dự vào mầu nhiệm Vượt qua và tình yêu của Thiên Chúa và của anh em mình ngày càng trọn hảo hơn. Cha Haring đã mạnh bạo chống lại học thuyết cho rằng chỉ có một số ít Ki-tô hữu được kêu gọi đạt tới sự trọn lành. Tất cả mọi người đều được kêu gọi để đạt tới sự trọn lành, nhưng như thế không có nghĩa là phải rời bỏ thế gian và vào sống trong các đan viện rập theo các lời khuyên Tin Mừng thì mới đạt được sự trọn lành, trong khi phần lớn các Ki-tô hữu bình thường thì lại hài lòng sống giữa đời và chỉ buộc phải giữ Mười Điều Răn.
Vì mọi Ki-tô hữu đều được kêu gọi để đạt tới sự trọn lành, nên cha Haring đã nhận ra tầm quan trọng của cái nôm na được gọi là đời sống hằng ngày của một người bình thường sống giữa thế giới hôm nay. Sự hiện hữu hằng ngày và thế giới mà chúng ta đang sống đều có liên quan đến Nước Thiên Chúa. Con người được kêu gọi, trong cuộc sống hằng ngày của mình, hãy làm cho Nước Thiên Chúa ngày càng trở nên thực tại hơn. Thế giới này không chỉ là một giai đoạn để con người thực hiện việc cứu độ đời đời linh hồn mình; nhưng toàn bộ thế giới này đều thuộc về công trình sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa. Người Ki-tô hữu được kêu gọi để tiếp nối những hoạt động sáng tạo và công cuộc hoà giải của Vị Chúa lịch sử. Công việc, văn hoá, nghệ thuật, khoa học, chính trị và tất cả những hoạt động khác thực sự của con người đều có một ý nghĩa và một tầm quan trọng đối với Nước Trời và đối với Ki-tô hữu, vì Ki-tô hữu được kêu gọi để kiến tạo ngay bây giờ một trời mới đất mới. Ơn cứu độ mang chiều kích vũ trụ, xã hội cũng như cá nhân.
Những nghiên cứu của cha Haring về trật tự xã hội đã dọi sáng chiều kích vũ trụ và chiều kích xã hội của đời sống Ki-tô hữu. Mọi tài nguyên của vũ trụ tự bản chất vốn mang chiều kích xã hội và cộng đồng, vì chủ yếu chúng hiện hữu cho sự ích lợi của nhân loại. Không có một hệ thống xã hội nào thực sự là công bằng nếu nó tước đoạt đi của con người hay của những nhóm người các tài nguyên của trái đất này, những tài nguyên cần thiết cho sự tồn tại đúng nghĩa của một con người đích thực. Trong ánh sáng này, cha Haring đã xét đến những khuyết điểm của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản tự do. Mặc dù ngài chấp nhận con người có quyền tư hữu nhưng với điều kiện, quyền tư hữu này phải bị giới hạn bởi khía cạnh xã hội và dựa trên tài nguyên trên quả đất này. Cha Haring đã thẳng thừng tuyên bố rằng, trong ánh sáng lý tưởng Ki-tô giáo, luật sở hữu hiện tại phải căn cứ vào nhu cầu thay đổi của toàn thể xã hội. Các quốc gia giàu có trên thế giới phải có bổn phận nhớ đến các quốc gia đang phát triển hay nghèo đói. Việc xã hội hoá và luật phân chia đất đai cũng cần thiết để làm cho việc phân phối tài nguyên của thế giới công bằng hơn.
Khía cạnh cộng đoàn của đời sống Ki-tô giáo chiếm một vị trí quan trọng trong thần học luân lý của cha Haring. Ơn cứu độ đến với con người ở trong cộng đoàn, mỗi người là chi thể của Giáo Hội, Giáo Hội là Ít-ra-en mới. Tình yêu chính là đặc tính của đời sống Ki-tô giáo được toả chiếu trong cộng đoàn và nó được đặt lên trên tất cả, lẽ đó, chúng ta sẵn sàng chia sẻ cho nhau những gì mình có. Những người hưởng ân huệ của lòng mến Thiên Chúa (Agape) phải chính là những người biết sẵn lòng chia sẻ cho người khác những gì mình có. Chiều kích cộng đoàn của đời sống Kitô Giáo cũng là nền tảng cho chiều kích xã hội nơi các Kitô hữu đang hiện diện trong thế giới hiện tại.
Đời sống Kitô hữu không chỉ được đánh dấu bởi việc tuân theo một số lề luật mà còn cả sự trưởng thành và tính năng động. Không có ai thực sự theo Đức Ki-tô mà lại có thể dám nói rằng mình đã tuân giữ luật Chúa Ki-tô cách trọn hảo ngay từ nhỏ. Luật Chúa Ki-tô đòi hỏi một sự hối cải liên tục và phát triển bản thân không ngừng. Bởi lý do đó, cha Haring đã bác bỏ thứ luân lý chỉ hoàn toàn dựa trên những qui tắc chung, có tính cách phổ quát, áp dụng cho tất cả mọi người. Cha Haring thừa nhận và khẳng khái bênh vực những luật chung cấm những điều tiêu cực, đã được dạy trong truyền thống thần học luân lý Công Giáo; song luật cấm này không đơn thuần là việc qui định những giới hạn bên ngoài của đời sống Ki-tô hữu. Các luật cấm này cho thấy có một số những hành vi sẽ luôn không thể phù hợp với đời sống mới được lãnh nhận nơi Đức Giê-su Ki-tô. Trong những phạm vi này, cá nhân ki-tô hữu được kêu gọi ứng đáp lại lời mời gọi nên trọn lành của Thiên Chúa, theo những ân huệ và những tài năng cá biệt mà mình đã được nhận lãnh từ nơi Thiên Chúa.
Cha Haring đã phát triển nền đạo đức học tuỳ trạng huống, đặt nền tảng trên Kairos là những lời gọi độc nhất của Thiên Chúa nói với mỗi cá nhân Kitô hữu trong từng trạng huống riêng biệt của mình. Tuy nhiên, từng cá nhân và lời gọi độc nhất của Kairos không mâu thuẫn với những bổn phận chung, đặt nền tảng trên lòng nhân ái mà mọi cá nhân thường chia sẻ cho nhau.
Vị linh mục Dòng Chúa Cứu Thế người Đức này đã nhận ra việc người ta quá nhấn mạnh vào tính cá biệt của hành vi ngoại tại trong các thủ bản thần học luân lý là không đúng. Hành vi nhân linh cá biệt này sẽ đạt được ý nghĩa trọn hảo trong mức độ mà nhân vị bày tỏ mình ra. Con người được tạo dựng gồm có thân xác và linh hồn. Con người truyền đạt và diễn tả chính mình trong và qua thân xác của họ. Giá trị luân lý đích thực phát xuất từ những chiều sâu thẳm của nhân vị, song một nền đạo đức học chỉ quy về nội tại và chỉ quan tâm đến động cơ thúc đẩy và ý hướng của con người mà thôi thì điều này thật sai lầm. Những hành vi ngoại tại của con người cũng có thể diễn tả tâm hồn của họ và làm cho tâm hồn ấy trở nên nhìn thấy được. Song con người cũng phải có trách nhiệm đối với trật tự của thế giới và đối với những gì mà con người đã gây nên bằng những hành vi ngoại tại của mình. Riêng thứ chủ nghĩa vụ luật thì chỉ nhấn mạnh đến hành vi ngoại tại như thể những hành vi ấy tách rời khỏi con người. Còn những thứ chủ nghĩa an tịnh sai lầm và việc tái lượng giá lệch lạc sự hiện hữu của đời sống trần gian thì lại phớt lờ giá trị của hành vi ngoại tại. Riêng cha Haring thì vẫn chủ trương rằng chỉ có những giá trị nào liên quan đến con người mà con người ý thức quả thực đúng như thế, thì những giá trị ấy mới là những giá trị luân lý, song những giá trị khách quan cũng là những giá trị có ý nghĩa luân lý, vì chúng được xem như là hiện thân của các giá trị luân lý.
Cha Haring đã áp dụng những hiểu biết về các giá trị có liên quan đến các hành vi nhân linh vào vấn nạn sự tội. Thường trong quá khứ, các nhà thần học Công Giáo đều nhận thức rằng tội thì luôn đi cùng với một hành vi ngoại tại cá biệt nào đó. Chẳng hạn như tội nói dối, tội trộm cắp, tội gian dâm. Cha Haring không hề phủ nhận những hành vi ấy là sai, song tội trước tiên không phải là một điều gì đó hay một hành vi ngoại tại nào. Kinh Thánh và thần học đã cho ta thấy rằng, tội liên quan đến thực tại thẳm sâu của con người, đó chính là sự đổ vỡ mối tương quan của con người với Thiên Chúa. Vì thế, metanoia hay sự hối cải có liên quan đến sự biến đổi tâm hồn và chính nhờ sự biến đổi tâm hồn mà con người quay về với Thiên Chúa, vì tội liên quan đến sự biến đổi của một tâm hồn đang trong tình trạng đổ vở tương quan tình yêu với Thiên Chúa. Hành vi ngoại tại biểu lộ cho ta thấy sự biến đổi thực tại của tâm hồn. Thần học Công Giáo đã chấp nhận cách phân biệt giữa tội trọng (mortal sin) và tội nhẹ (venial sin). Tội trọng hay còn gọi là tội nguy tử thì nó phá vở mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và dẫn đến cái chết toàn diện và sự chia cách đời đời với Thiên Chúa. Trong việc phân biệt tội nặng (grave sin) và tội nhẹ, người xưa đã nhấn mạnh đến việc phải xem xét vấn đề có liên quan đến là nặng hay nhẹ. Nếu hành vi là vấn đề ghê gớm (tỷ dụ như ăn cướp, ngoại tình) thì đó là tội nặng. Còn nếu hành vi là vấn đề nhẹ (nói dối, khinh thường, không tôn trọng) thì đó là tội nhẹ. Thế nhưng, cha Haring đã đưa ra một cái nhìn mới mẻ hơn, ngài nhận định rằng: sự phân biệt tối hậu giữa tội trọng, tội nặng hay tội nhẹ hệ tại ở việc liên can đến chủ quan của kẻ hành động, chứ không hệ tại hoàn toàn ở việc xét xem vấn đề liên can ấy nặng hay nhẹ. Vì tội trọng thì gắn kết chặt chẽ với thâm tâm của con người, là cái phương hướng chọn lựa cơ bản (fundamental option) cuả cuộc sống người ấy; trái lại, tội nhẹ duy trì một hành vi nhẹ không đáng kể mà nó không liên đới với toàn thể con người như tội trọng.
Luôn có một sự mơ hồ về từ “tội” trong tư tưởng của người Công Giáo. Đôi lúc tội chỉ về một tình trạng đổ vở mối tương quan tình yêu giữa con người với Thiên Chúa (hình thức thứ nhất), nhưng ngược lại nhiều khi tội chỉ là những hành vi sai lỗi ngoại tại (hình thức thứ hai). Học thuyết của cha Haring chọn hình thức thứ nhất, nhưng đôi lúc ngài cũng vẫn sử dụng từ “tội” để mô tả một hành vi sai trái nào đó mà tự nó đã tách khỏi chủ thể hành động. Có lẽ cha Haring đã phải có sự quyết định dứt khoát và khẳng khái hơn nữa, bằng việc kiên định chỉ sử dụng từ tội nhằm ám chỉ đến việc làm đổ vỡ mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa hầu có thể tránh bớt đi sự lẫn lộn giữa hai hình thức tội trên.
Thần học luân lý Công Giáo thường bị đóng ấn là vụ luật. Và các thủ bản thần học luân lý thường là những chứng cớ rõ rệt cho việc chỉ trích ấy. Cha Haring đã khơi lên nhiều cuộc tranh luận giữa một số nhà thần học Công Giáo do cách xử lý luật Giáo Hội của ngài, mặc dù trong thực tế giáo huấn về luật Giáo Hội của ngài lại dựa theo sự hiểu biết uyên thâm của kinh viện về bản chất của luật con người. Thánh Thomas đã dạy rằng: mọi nhân luật đều công nhận có một số luật trừ, vì những hoàn cảnh bất ngờ có thể đưa người ta rơi vào một tình huống đặc biệt nào đó. Cha Haring đã tái âm hưởng toàn bộ truyền thống Giáo Hội trong việc xác định lại, trước tiên, vị trí độc tôn của luật nội tâm do Thần khí đang ngự trong tâm hồn của các kẻ lòng ngay và kế đó là tính phụ thuộc, liên đới của nhân luật. Nhân luật của Giáo Hội không bao giờ ép buộc phải tuân theo nếu như luật ấy không đứng trên luật căn bản đó là luật của lòng mến. Đời sống Công Giáo và thần học Công Giáo, trong quá khứ đã am hiểu và nhận thức sự cần thiết của một số luật trừ đối với nhân luật, bằng cách nhấn mạnh các luật miễn trừ, các đặt quyền và các nhân tố miễn trừ. Cha Haring và các thần học gia thời ngài đã nhấn mạnh vai trò của nhân đức epikeia trong những tình huống xung đột mà khi ấy nghĩa đen của nhân luật dường như ngăn cản tinh thần đích thực của lề luật. Epikeia đặt trách nhiệm quyết định tối hậu vào chính cá nhân đương sự, nếu nghĩa đen của luật đòi buộc họ phải thực thi một việc gì đó trong một tình huống đặc biệt.
Còn lập trường của cha Haring đối với luật tự nhiên ra sao? Nói chung, cha Haring chấp nhận lối giải thích luật tự nhiên của truyền thống Giáo Hội Công Giáo, song ngài đã phối hợp luật tự nhiên với sự nhận thức về tính chất đối thoại của cuộc sống Kitô hữu và những gì đã được linh ứng trong Thánh Kinh. Các ân huệ tự nhiên trong vũ trụ mà con người nhận lãnh từ Thiên Chúa đều đòi buộc con người phải có một ứng đáp phù hợp. Con người hành động phù hợp với bản tính mà con người đã nhận lãnh từ Thiên Chúa. Nếu có sự hiện diện của một số nguyên tắc tuyệt đối và tiêu cực thì không nhất thiết là chúng ám chỉ đến thứ luân lý vụ luật và hệ thống. Những nguyên tắc tiêu cực này chỉ có thể chỉ cho thấy một số những hành vi mà nó không bao giờ thích hợp với phẩm giá và đời sống của con người. Trong lãnh vực rộng lớn của những hành vi con người mà những hành vi này phù hợp với bản chất của con người, thì không có một nguyên tắc chung nào mà từ đó con người có thể luôn luôn rút ra điều gì là xứng hợp để thực hiện. Dưới sự linh hứng của Thần khí, con người được hướng dẫn để có thể đón nhận lấy những hành vi phù hợp với từng tình huống riêng biệt của mình.
Cha Haring đã kết hợp hầu hết các cái nhìn sáng suốt của Giáo Hội Công Giáo thời đó với học thuyết luật tự nhiên và vì thế đã tránh được những ấn bản rập khuôn (có tính cách cố định) của luật tự nhiên mà người ta thường thấy chúng xuất hiện trong các sách giáo khoa. Luật tự nhiên không nhất thiết là ngăn trở sự tăng trưởng và phát triển chính mình. Lịch sử tính và sự tiến hoá chính là đặc tính của bản tính con người. Cha Haring cũng cẩn thận cho chúng ta thấy rằng, luật tự nhiên không thể đồng hoá với các tiến trình sinh học. Chẳng hạn như ngài đã chống lại ý kiến hầu như là được chấp nhận gần hết của các thần học gia thời đó khi các vị này cho rằng việc thủ dâm để lấy tinh dịch nhằm phân tích nguyên nhân bệnh lý là sai.
Cha Haring đã trung thành bảo vệ các chuẩn mực luân lý tuyệt đối mà các nhà thần học luân lý Công Giáo đã giảng dạy, về các vấn đề như triệt sản, trực tiếp phá thai, ly dị v.v…thường những vấn đề như trên, chẳng hạn như triệt sản, cha Haring thừa nhận rằng đối với một trường hợp cá biệt nào đó thì có thể không có tội, vì những hoàn cảnh chủ quan liên quan đến. Còn việc phân biệt tội chủ quan và tội khách quan đã có từ lâu trong truyền thống thần học luân lý Công Giáo. Cho dẫu là một hành vi sai, nhưng đây là một trường hợp riêng biệt của một con người đặc biệt nào đó, thì ngay lúc bấy giờ có thể hành vi đó không mắc tội. Cha Haring cũng đã biện minh cho vấn đề phân biệt như thế qua học thuyết chủ trương phát triển con người. Trong những trạng huống đặc biệt, một con người có thể bị những trạng huống đặc biệt ấy ngăn cản không cho chu toàn những gì mà anh ta được yêu cầu phải làm ngay lúc đó. Nếu anh ấy không làm được những gì mà các chuẩn mực đòi hỏi, thì anh ấy cũng nên làm bất cứ những gì có thể và giữ mình luôn biết mở ra cho những phát triển trong tương lai, nhờ đó anh ấy dần dần có thể chu toàn những đòi hỏi của lề luật. Thỉnh thoảng, người ta thắc mắc, chả lẽ cha Haring lai không sử dụng việc phân biệt giữa tội khách quan và tội chủ quan như là một phương tiện để tránh né những vấn đề luân lý nan giải có liên quan đến những chuẩn mực luân lý tuyệt đối, chẳng hạn như vấn đề triệt sản.
Nói chung, cha Haring đã chấp nhận các giải pháp của luật tự nhiên truyền thống về các vấn đề luân lý và cũng đã chấp nhận cách áp dụng các nguyên tắc thực hành trực tiếp và gián tiếp đối với vấn nạn giết người, đối với thuyết chủ trương chiến tranh có chính nghĩa, và đối với vấn đề cái chết êm dịu (hay an tử). Với sự hiểu biết của mình về vấn đề nói dối và nói thật, cha Haring đã bác bỏ thuyết nói dối mà thuyết này vì đã định nghĩa nói dối là quyền bảo vệ sự thật của con người. Ngài chủ trương bất cứ lời nói nào mà không đúng với sự thật thì đều là nói dối. Nhằm để bênh vực cho lập trường của mình, cha Haring đã cố gắng tranh luận dựa trên những quan điểm sau: Thiên Chúa là nguồn mạch sự thật, những giá trị của công chính, liêm sĩ cá nhân, và sự cấn thiết phải tín nhiệm và tin tưởng lẫn nhau trong cùng một cộng đoàn.
Bất cứ lời phê bình chỉ trích nào về tác phẩm “Luật Chúa Ki-tô” cũng đều phải để ý xét đến sự kiện là tác phẩm này lần đầu tiên xuất hiện cách đây 15 năm. Mười lăm năm sau người ta đã chứng kiến một sự thay đổi lớn lao trong nền thần học Công Giáo. Công trạng này phải được dành cho cha Haring vì ngài đã kêu gọi phải thay đổi nhiều, trước khi những sự thay đổi này trở thành các khẩu hiệu khá phổ biến của thời đại Công đồng Vatican II. Tuy nhiên, “Luật Chúa Ki-tô” đã biểu lộ thời đại của nó và cho thấy những đặc tính chuyển tiếp của nó. Cha Haring đã lấy nền thần học luân lý truyền thống cùng với sự hiểu biết uyên thâm chắc chắn của kinh viện, kết hợp với các nền tảng triết lý, ngài đặt thần học luân lý truyền thống vào một phạm vi lớn hơn, được xây dựng trên nền tảng Kinh Thánh, đó là mối tương quan giao ước giữa Thiên Chúa và con người. Cha Haring cũng đã thêm vào đó những tinh hoa của các nhà chủ trương thuyết nhân vị và triết lý của các nhà hiện sinh. Có một điều lý thú là khoa xã hội học tôn giáo đã giúp cha Haring rất nhiều trong việc làm cho nền thần học luân lý ngày càng thích ứng hơn với các vấn đề của xã hội hôm nay. Tầm hiểu biết sâu rộng của cha Haring cũng đã khuyến khích ngài xử lý một số vấn đề liên quan đến cuộc sống con người mà thường không được đề cập đến trong các thủ bản thần học luân lý, đó là những vấn đề hầu hết chuyên về việc đào tạo các cha giải tội.
“Luật Chúa Ki-tô – The Law of Christ” bắt đầu với một cuộc nghiên cứu về thần học nhân bản và tiếp đến là thảo luận về sự tự do như là nền tảng cho sự ứng đáp của con người với Thiên Chúa. Sau đó, cha Haring dựa vào mô hình chung của các sách giáo khoa thần học luân lý, ngài đã đề cập đến các vấn đề lương tâm, hành vi nhân linh, lề luật, đối tượng của luân lý và sự tội. Như là một mô hình thu nhỏ, quyển một (Luật Chúa Ki-tô) kết thúc cuộc thảo luận về các nhân đức, là một ví dụ điển hình về phương pháp thảo luận của cha Haring. Cha Haring vẫn dựa theo truyền thống về cách phân chia các nhân đức chính yếu, nhưng ngài không bao giờ đánh mất viễn tượng Ki-tô giáo trong khi thảo luận. Tuy nhiên, cha Haring đã thêm nhân đức khiêm nhường vào thành một bộ bốn các nhân đức cột trụ, vì khiêm nhường chính là thái độ Ki-tô giáo căn bản của những ai biết đón nhận sự sống và ơn cứu độ như là một ân huệ của Thiên Chúa. Nói chung, quyển một bằng Anh ngữ thật xứng đáng với những gì mà người ta gọi là thần học luân lý tổng quát, vì đã đưa ra những định hướng căn bản cho thần học luân lý.
Quyển thứ hai và quyển ba nằm trong phạm vi thần học luân lý chuyên biệt, nghiên cứu các hành vi và các khía cạnh đặc biệt của đời sống Ki-tô hữu. Bản dịch Anh ngữ của tác phẩm này chia đời sống ki-tô hữu thành hai tiêu đề “Sống trong tình bằng hữu với Thiên Chúa”, bao gồm mối tương quan của con người với Thiên Chúa, cùng với việc tuân giữ giới răn đầu tiên của thập giới; và “Yêu trong tình bằng hữu nhân loại”, xét đến vấn đề con người trong tương quan với mọi người xung quanh và với thế giới, nhất là sống phù hợp với phần thứ hai của Mười Điều Răn.
Thật rất khó để đánh giá tầm ảnh hưởng và ý nghĩa thật sự của một người nào đó sống cùng thời với mình. Huống chi công việc này sẽ càng khó hơn, trong tình huống hiện tại, khi người đánh giá lại được đặc ân gọi cha Bernard Haring là giáo sư và là người hướng dẫn mình. Tôi không nghĩ rằng các nhà thần học tương lai sẽ thường xuyên tham chiếu hệ thống thần học luân lý của cha Haring hay thậm chí cả những phân tích thần học của ngài về những hành vi và những quan điểm riêng biệt của đời sống Ki-tô hữu. Có lẽ đó là điều không thể tránh cho tất cả những ai đã liên tục xem xét các vấn đề thời đại trong ánh sáng sứ điệp Ki-tô giáo. Tuy nhiên, cha Haring đã đóng góp nhiều hơn hẳn những người khác, ngài đã giúp thay đổi quan điểm và hướng đi của thần học luân lý. Giống như Công Đồng Vatican II, cha Haring chủ yếu nhắm đến mục vụ; và giống như Công Đồng Vaticano II, Cha Haring đánh dấu một sự khởi đầu hơn là sự kết thúc.
http://xuanbichvietnam.net/trangchu/than-hoc-luan-ly-cua-bernard-haring/ (Truy cập, ngày 13.07.2021)
Thần Học Luân Lý của Bernard Haring – “Moral Theology of Bernard Haring” by Charles E. Curran, in A New Look at Christian Morality (Notre Dame: “Fides Publishers, 1968), pp. 145-157. Chuyển ngữ do Trần Mạnh Hùng, C.Ss.R.
Bernard Haring là một tên gọi thường gắn liền mật thiết với việc canh tân thần học luân lý. Cha Haring đã đóng một vai trò quan trọng trong công việc của Công Đồng Va-ti-ca-nô II. Bằng nhiều cách, nhà thần học Dòng Chúa Cứu Thế người Đức này đã tóm tắt cho Công Đồng thấy những thành tựu và những khiếm khuyết của thần học luân lý. Công Đồng chung này chủ yếu đưa ra tiếng nói về vấn đề mục vụ và đang cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, nhằm giúp cho Giáo Hội ngày càng phù hợp hơn với thế giới hôm nay. Cũng vậy, thần học luân lý của cha Haring chủ yếu nhằm về mục vụ.
Sự đóng góp lâu bền và vượt thời gian của Công Đồng Va-ti-ca-nô II có lẽ sẽ là những quan điểm và những định hướng mà Công Đồng đề ra. Các nghị phụ của Công Đồng liên tục nhấn mạnh đến mục tiêu của Công Đồng là mục vụ chứ không phải là tín điều. Thật sự, cha Haring không hề đưa ra bất cứ học thuyết luân lý mới nào hay hệ thống tư tưởng đạo đức học mới nào. Nhưng hơn thế nữa, ngài là hiện thân của việc cởi mở và đối thoại với xã hội hôm nay, và chính điều này đã mang lại nét độc đáo cho Công Đồng. Các nhà thần học tương lai có lẽ sẽ ít thường xuyên trích dẫn các giáo huấn chuyên biệt của cha Haring. Nhưng giống như Công Đồng, cha Haring tượng trưng cho một sự khởi đầu mà không có kết thúc. “Luật Chúa Ki-tô”, bộ thần học luân lý gồm ba quyển của cha Haring chính là bước chuyển tiếp rất độc đáo và phù hợp với thời đại hôm nay.
Quan trọng hơn nữa, cha Haring còn đưa ra một định hướng mới cho nền thần học luân lý. Thần học luân lý như đã được dạy ở các chủng viện Công Giáo, mãi cho tới thập niên cuối cùng này, vẫn còn ở trong một phạm vi khá hạn hẹp là đào tạo cho các cha giải tội giống như những vị thẩm phán của toà cáo giải. Những tiền nhân của các thủ bản thần học luân lý này là những vị ở trong “Viện Các Thần Học Gia Luân Lý’, được hình thành vào cuối thế kỷ 16. Nguồn gốc của “Viện Các Thần Học Gia Luân Lý” là do một số các nhà thần học luân lý muốn cập nhật hoá thần học luân lý, nhằm có một sự ứng đáp đầy sáng tạo đối với các nhu cầu của thời đại nên đã thành lập viện này. Công Đồng Trentô đã nỗ lực canh tân ý nghĩa và việc cử hành bí tích. Công Đồng đã quyết định mọi tín hữu Công Giáo phải lãnh nhận Bí tích Hoà Giải một năm ít là một lần. Bí tích Hoà Giải đòi hỏi phải xưng thú mọi tội luân lý theo từng loại tội và số lần phạm tội (có một điều mà ta phải nhìn nhận rằng giáo huấn của Công Đồng Trentô về Bí tích Hoà Giải thì hơi một chiều và quá nặng tính lề luật).
Các cha Dòng tên là những khí cụ thực hiện cuộc cải cách của Công Đồng Trentô. Các ngài đã giới thiệu một chương trình học hỏi về thần học luân lý thực hành, đòi hỏi hai năm để hoàn tất, nhằm đào tạo đặc biệt những cha giải tội trong vai trò là những vị thẩm phán của Bí tích Hoà Giải. Các lớp học này đã được các cha giáo sư Dòng tên giảng dạy dựa vào những thủ bản thần học luân lý của “Viện Các Thần Học Gia Luân Lý”. Những thủ bản này nhấn mạnh đến việc xét xem những điều gì tạo thành tội và những khác biệt giữa tội nhẹ và tội nặng. Giọng điệu và quan điểm của các thủ bản này thì tiêu cực, hẹp hòi và vụ luật. Có lẽ vấn đề chính, đó là các nhà thần học của các thời đại sau này đã chấp nhận những thủ bản trên như là tổng thể của thần học luân lý, mặc dù mục tiêu và tầm nhìn của chúng rất hạn hẹp.
Vào thế kỷ 19, một loạt các phản ứng chống lại những quan điểm tiêu cực, hình thức vụ luật, và phương pháp luận ngụy biện thái quá của các thủ bản thần học luân lý này. Những nỗ lực canh tân đầu tiên được khởi sự ở Đức với các tác phẩm của John Michael Sailer (1751-1832) và John Hirscher (1788-1865). Đại Học Tubingen ở Đức đã liên tục phát triển tư tưởng của hai nhà tiên phong này. Tuy nhiên, công việc của Đại học Tubingen này hầu như không được ai ở ngoài nước Đức biết đến, và thậm chí ở ngay tại Đức, các thủ bản thần học luân lý cổ xưa vẫn được dùng làm chuẩn mực trong nhiều chủng viện. Thế kỷ 20 đã đem lại nhiều nỗ lực hơn nữa, vừa ở trong nước Đức vừa ở ngoài nước Đức, nhằm canh tân thần học luân lý. Tuy nhiên, Bernard Haring là một nhà thần học mà vào cuối thế kỷ 20, ngài đã khơi dậy và đánh thức được tư tưởng canh tân thần học luân lý của Giáo Hội Công Giáo. “Luật Chúa Ki-tô”, cách luận giải có hệ thống thần học luân lý của cha Haring, đã được ấn bản đầu tiên ở Đức vào năm 1954. Tác phẩm gốc tiếng Đức này đã liên tục được tái bản 7 lần và được dịch ra ít nhất 8 thứ tiếng khác nhau.
Có nhiều nhân tố đã đóng góp cho sự nổi tiếng của cha Haring trong lãnh vực thần học luân lý vào thời gian đó. Cha Haring đã khắc sâu vào tâm hồn những người gặp gỡ ngài hình ảnh của một Ki-tô hữu tận hiến với một tình yêu nhạy cảm dành cho những người cùng chí hướng với mình. Vị tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế người Đức này đã lấy bằng thần học tại đại học Tubingen vào năm 1947, nơi đây ngài đã tiếp xúc với những nỗ lực tiên phong nhằm canh tân thần học luân lý. Có lẽ điều ý nghĩa hơn cả chính là những kinh nghiệm ban đầu này. Cha Haring sinh ở Botingen vào năm 1912, thụ phong linh mục Dòng Chúa Cứu Thế vào những năm cuối thập niên ba mươi. Tuy nhiên, trong suốt thời gian chiến tranh, ngài đã là một nhân viên cứu thương, phục vụ ở quân đội Đức và ngài cũng đã làm mục vụ giúp cho những người lính có nhu cầu thiêng liêng. Sau chiến tranh, ngài đã phục vụ những người tị nạn (chính trị) ở Ba Lan. Một con người với một bề dày kinh nghiệm như thế có lẽ sẽ không bao giờ hài lòng với một nền thần học đóng khung trong những tòa nhà tôn giáo biệt lập và dường như chẳng liên quan gì đến cuộc sống thường ngày của con người. Từ năm 1950, cha Haring đã xuất bản những sách vở và những bài viết của mình khoảng hơn 300 trang mỗi năm. Ngài đã diễn thuyết khắp Châu Âu và sang cả những nước ở Châu Mỹ. Cha Haring có thể cống hiến toàn bộ thời gian của mình cho việc nghiên cứu ở viện Đại học, song trọng tâm chủ yếu thì vẫn quy về đường hướng mục vụ, điều ấy đã được biểu lộ qua các cuộc giảng tĩnh tâm, các lần nói chuyện tại đại học và vô số các lần hội nghị mà ngài đã trình bày trên khắp thế giới. Một số các bài viết của cha Haring xem ra không sâu sắc và đã lộ ra cho thấy rằng ngài đã chuẩn bị khá vội vàng. Cha Haring có lẽ vẫn bênh vực cho những cuốn sách và những bài viết đó, mặc dù khuyết điểm của các bài viết này rất rõ ràng, song đó như là một cách thức để cha Haring đưa luồng gió canh tân ấy vào trong đời sống Giáo Hội Công Giáo và mang tư tưởng đó đến với mọi người ở khắp nơi.
Tư tưởng trọng tâm nơi thần học luân lý của cha Haring là sự ứng đáp và trách nhiệm. Đời sống Ki-tô hữu là sự ứng đáp của con người với ân sủng của Thiên Chúa nơi Đức Ki-tô. Đặc tính đối thoại của đời sống Ki-tô hữu là phản chiếu giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Người – con người tin tưởng ứng đáp lại những khởi sự của Thiên Chúa.
Lời gọi tình yêu của Thiên Chúa là định đề căn bản trong tư tưởng đạo đức học của cha Haring. Đời sống Ki-tô hữu không phải là việc tự làm cho mình tràn đầy hạnh phúc, cũng không phải là chuyện bày tỏ bổn phận vâng phục Thiên Chúa của mình. Bằng việc nhấn mạnh vào tính ưu việt của tình yêu Thiên Chúa, cha Haring muốn tránh những hiểm họa của lạc thuyết Pêlagiô (Pelagianism) mà lạc thuyết này dường như vẫn còn ẩn núp nơi một số các thủ bản thần học luân lý. Con người không thể tự cứu mình bằng chính những công việc và những nỗ lực của mình, nhưng trên hết, con người được cứu bởi lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa Cha qua công trình cứu độ của Đức Ki-tô. Vì thế, đời sống luân lý là sự ứng đáp của con người đối với đời sống mới được nhận lãnh nơi Chúa Giê-su Ki-tô. Con người là kẻ ứng đáp phải luôn luôn duy trì sự rộng mở nơi mình, để nhận lãnh ơn huệ không ngơi của tình yêu Thiên Chúa. Khuynh hướng căn bản của Ki-tô hữu được đánh dấu bởi tinh thần nghèo khó và tâm hồn khiêm nhu. Người theo Đức Ki-tô là người luôn tỉnh thức và rộng mở tâm hồn trước tiếng gọi của Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày của mình.
Thờ phượng và tạ ơn thật đúng là đặc tính của đời sống Ki-tô hữu, vì Thiên Chúa là Đấng khởi xướng công trình cứu độ. Các tác phẩm của cha Haring liên tục nhấn mạnh mối tương quan giữa phụng vụ và đời sống. Trong phụng vụ, con người tiếp xúc với sự sống mới của Đức Ki-tô phục sinh. Phụng vụ là việc tái công bố mầu nhiệm Ki-tô giáo là nền tảng ưu việt cơ bản của công cuộc cứu độ do Thiên Chúa khởi xướng. Câu ngạn ngữ thường xuyên bị hiểu lầm của thần học bí tích – ex opere operato – đã làm sáng tỏ chân lý nền tảng này: ơn cứu độ là một công trình do Thiên Chúa thực hiện. Phụng vụ, đặc biệt là việc lãnh nhận bí tích tượng trưng cho đặc tính đối thoại của đời sống Ki-tô hữu. Lời và công trình cứu độ của Thiên Chúa mời gọi con người ứng đáp lại với chính Lời và công trình cứu độ của Người. Các bí tích là những dấu chỉ đầy hiệu lực của tình yêu Thiên Chúa và của ân sủng minh nhiên. Từ khi Thiên Chúa trợ giúp con người bằng những ân huệ mà Người ban cho con người thì bí tích trở thành dấu chỉ biểu thị bản chất của ân huệ và bản chất của sự ứng đáp. Phụng vụ và cuộc sống củng cố lẫn nhau. Sự tham dự và đáp trả của con người trong phụng vụ sẽ trở nên vô nghĩa, trừ phi những việc ấy được thực hiện cùng với sự ứng đáp của con người trước lời gọi của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Cũng vậy, đời sống Ki-tô hữu là một đời sống thờ phượng, một đời sống biết nhận ra mọi sự trong thế giới này đều là ân huệ của Thiên Chúa ban cho con người. Con người nhận ra lòng nhân từ của Thiên Chúa và ngợi khen Thiên Chúa bằng cách sử dụng những tài nguyên thế giới này vào việc phục vụ Nước Thiên Chúa.
Sự hối cải (metanoia), chuyển đổi tâm hồn, biểu trưng cho sự ứng đáp của Ki-tô hữu trước lời mời gọi tình yêu của Thiên Chúa. Chức năng căn bản của Giáo Hội là rao giảng Tin Mừng hối cải. Thường trong quá khứ, người ta xem việc giảng dạy mang tính luân lý và các phương thức thực hành lề luật như là đặc tính của việc công bố sứ điệp Ki-tô giáo. Qua phụng vụ, đời sống và việc làm chứng nhân của mình, Giáo Hội phải công bố Tin Mừng – Tin Mừng Cứu Độ!
Cha Haring đã mạnh mẽ dạy rằng ơn gọi phổ quát của mọi Ki-tô hữu là đạt tới sự trọn lành và điều này được xem như là định đề nền tảng của thần học luân lý. Sự hối cải không chỉ là một lần cho tất cả, nhưng hơn hết, việc hối cải liên tục chính là luật sống của Ki-tô hữu. Ki-tô hữu phải không ngừng tìm kiếm hầu thông dự vào mầu nhiệm Vượt qua và tình yêu của Thiên Chúa và của anh em mình ngày càng trọn hảo hơn. Cha Haring đã mạnh bạo chống lại học thuyết cho rằng chỉ có một số ít Ki-tô hữu được kêu gọi đạt tới sự trọn lành. Tất cả mọi người đều được kêu gọi để đạt tới sự trọn lành, nhưng như thế không có nghĩa là phải rời bỏ thế gian và vào sống trong các đan viện rập theo các lời khuyên Tin Mừng thì mới đạt được sự trọn lành, trong khi phần lớn các Ki-tô hữu bình thường thì lại hài lòng sống giữa đời và chỉ buộc phải giữ Mười Điều Răn.
Vì mọi Ki-tô hữu đều được kêu gọi để đạt tới sự trọn lành, nên cha Haring đã nhận ra tầm quan trọng của cái nôm na được gọi là đời sống hằng ngày của một người bình thường sống giữa thế giới hôm nay. Sự hiện hữu hằng ngày và thế giới mà chúng ta đang sống đều có liên quan đến Nước Thiên Chúa. Con người được kêu gọi, trong cuộc sống hằng ngày của mình, hãy làm cho Nước Thiên Chúa ngày càng trở nên thực tại hơn. Thế giới này không chỉ là một giai đoạn để con người thực hiện việc cứu độ đời đời linh hồn mình; nhưng toàn bộ thế giới này đều thuộc về công trình sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa. Người Ki-tô hữu được kêu gọi để tiếp nối những hoạt động sáng tạo và công cuộc hoà giải của Vị Chúa lịch sử. Công việc, văn hoá, nghệ thuật, khoa học, chính trị và tất cả những hoạt động khác thực sự của con người đều có một ý nghĩa và một tầm quan trọng đối với Nước Trời và đối với Ki-tô hữu, vì Ki-tô hữu được kêu gọi để kiến tạo ngay bây giờ một trời mới đất mới. Ơn cứu độ mang chiều kích vũ trụ, xã hội cũng như cá nhân.
Những nghiên cứu của cha Haring về trật tự xã hội đã dọi sáng chiều kích vũ trụ và chiều kích xã hội của đời sống Ki-tô hữu. Mọi tài nguyên của vũ trụ tự bản chất vốn mang chiều kích xã hội và cộng đồng, vì chủ yếu chúng hiện hữu cho sự ích lợi của nhân loại. Không có một hệ thống xã hội nào thực sự là công bằng nếu nó tước đoạt đi của con người hay của những nhóm người các tài nguyên của trái đất này, những tài nguyên cần thiết cho sự tồn tại đúng nghĩa của một con người đích thực. Trong ánh sáng này, cha Haring đã xét đến những khuyết điểm của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản tự do. Mặc dù ngài chấp nhận con người có quyền tư hữu nhưng với điều kiện, quyền tư hữu này phải bị giới hạn bởi khía cạnh xã hội và dựa trên tài nguyên trên quả đất này. Cha Haring đã thẳng thừng tuyên bố rằng, trong ánh sáng lý tưởng Ki-tô giáo, luật sở hữu hiện tại phải căn cứ vào nhu cầu thay đổi của toàn thể xã hội. Các quốc gia giàu có trên thế giới phải có bổn phận nhớ đến các quốc gia đang phát triển hay nghèo đói. Việc xã hội hoá và luật phân chia đất đai cũng cần thiết để làm cho việc phân phối tài nguyên của thế giới công bằng hơn.
Khía cạnh cộng đoàn của đời sống Ki-tô giáo chiếm một vị trí quan trọng trong thần học luân lý của cha Haring. Ơn cứu độ đến với con người ở trong cộng đoàn, mỗi người là chi thể của Giáo Hội, Giáo Hội là Ít-ra-en mới. Tình yêu chính là đặc tính của đời sống Ki-tô giáo được toả chiếu trong cộng đoàn và nó được đặt lên trên tất cả, lẽ đó, chúng ta sẵn sàng chia sẻ cho nhau những gì mình có. Những người hưởng ân huệ của lòng mến Thiên Chúa (Agape) phải chính là những người biết sẵn lòng chia sẻ cho người khác những gì mình có. Chiều kích cộng đoàn của đời sống Kitô Giáo cũng là nền tảng cho chiều kích xã hội nơi các Kitô hữu đang hiện diện trong thế giới hiện tại.
Đời sống Kitô hữu không chỉ được đánh dấu bởi việc tuân theo một số lề luật mà còn cả sự trưởng thành và tính năng động. Không có ai thực sự theo Đức Ki-tô mà lại có thể dám nói rằng mình đã tuân giữ luật Chúa Ki-tô cách trọn hảo ngay từ nhỏ. Luật Chúa Ki-tô đòi hỏi một sự hối cải liên tục và phát triển bản thân không ngừng. Bởi lý do đó, cha Haring đã bác bỏ thứ luân lý chỉ hoàn toàn dựa trên những qui tắc chung, có tính cách phổ quát, áp dụng cho tất cả mọi người. Cha Haring thừa nhận và khẳng khái bênh vực những luật chung cấm những điều tiêu cực, đã được dạy trong truyền thống thần học luân lý Công Giáo; song luật cấm này không đơn thuần là việc qui định những giới hạn bên ngoài của đời sống Ki-tô hữu. Các luật cấm này cho thấy có một số những hành vi sẽ luôn không thể phù hợp với đời sống mới được lãnh nhận nơi Đức Giê-su Ki-tô. Trong những phạm vi này, cá nhân ki-tô hữu được kêu gọi ứng đáp lại lời mời gọi nên trọn lành của Thiên Chúa, theo những ân huệ và những tài năng cá biệt mà mình đã được nhận lãnh từ nơi Thiên Chúa.
Cha Haring đã phát triển nền đạo đức học tuỳ trạng huống, đặt nền tảng trên Kairos là những lời gọi độc nhất của Thiên Chúa nói với mỗi cá nhân Kitô hữu trong từng trạng huống riêng biệt của mình. Tuy nhiên, từng cá nhân và lời gọi độc nhất của Kairos không mâu thuẫn với những bổn phận chung, đặt nền tảng trên lòng nhân ái mà mọi cá nhân thường chia sẻ cho nhau.
Vị linh mục Dòng Chúa Cứu Thế người Đức này đã nhận ra việc người ta quá nhấn mạnh vào tính cá biệt của hành vi ngoại tại trong các thủ bản thần học luân lý là không đúng. Hành vi nhân linh cá biệt này sẽ đạt được ý nghĩa trọn hảo trong mức độ mà nhân vị bày tỏ mình ra. Con người được tạo dựng gồm có thân xác và linh hồn. Con người truyền đạt và diễn tả chính mình trong và qua thân xác của họ. Giá trị luân lý đích thực phát xuất từ những chiều sâu thẳm của nhân vị, song một nền đạo đức học chỉ quy về nội tại và chỉ quan tâm đến động cơ thúc đẩy và ý hướng của con người mà thôi thì điều này thật sai lầm. Những hành vi ngoại tại của con người cũng có thể diễn tả tâm hồn của họ và làm cho tâm hồn ấy trở nên nhìn thấy được. Song con người cũng phải có trách nhiệm đối với trật tự của thế giới và đối với những gì mà con người đã gây nên bằng những hành vi ngoại tại của mình. Riêng thứ chủ nghĩa vụ luật thì chỉ nhấn mạnh đến hành vi ngoại tại như thể những hành vi ấy tách rời khỏi con người. Còn những thứ chủ nghĩa an tịnh sai lầm và việc tái lượng giá lệch lạc sự hiện hữu của đời sống trần gian thì lại phớt lờ giá trị của hành vi ngoại tại. Riêng cha Haring thì vẫn chủ trương rằng chỉ có những giá trị nào liên quan đến con người mà con người ý thức quả thực đúng như thế, thì những giá trị ấy mới là những giá trị luân lý, song những giá trị khách quan cũng là những giá trị có ý nghĩa luân lý, vì chúng được xem như là hiện thân của các giá trị luân lý.
Cha Haring đã áp dụng những hiểu biết về các giá trị có liên quan đến các hành vi nhân linh vào vấn nạn sự tội. Thường trong quá khứ, các nhà thần học Công Giáo đều nhận thức rằng tội thì luôn đi cùng với một hành vi ngoại tại cá biệt nào đó. Chẳng hạn như tội nói dối, tội trộm cắp, tội gian dâm. Cha Haring không hề phủ nhận những hành vi ấy là sai, song tội trước tiên không phải là một điều gì đó hay một hành vi ngoại tại nào. Kinh Thánh và thần học đã cho ta thấy rằng, tội liên quan đến thực tại thẳm sâu của con người, đó chính là sự đổ vỡ mối tương quan của con người với Thiên Chúa. Vì thế, metanoia hay sự hối cải có liên quan đến sự biến đổi tâm hồn và chính nhờ sự biến đổi tâm hồn mà con người quay về với Thiên Chúa, vì tội liên quan đến sự biến đổi của một tâm hồn đang trong tình trạng đổ vở tương quan tình yêu với Thiên Chúa. Hành vi ngoại tại biểu lộ cho ta thấy sự biến đổi thực tại của tâm hồn. Thần học Công Giáo đã chấp nhận cách phân biệt giữa tội trọng (mortal sin) và tội nhẹ (venial sin). Tội trọng hay còn gọi là tội nguy tử thì nó phá vở mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và dẫn đến cái chết toàn diện và sự chia cách đời đời với Thiên Chúa. Trong việc phân biệt tội nặng (grave sin) và tội nhẹ, người xưa đã nhấn mạnh đến việc phải xem xét vấn đề có liên quan đến là nặng hay nhẹ. Nếu hành vi là vấn đề ghê gớm (tỷ dụ như ăn cướp, ngoại tình) thì đó là tội nặng. Còn nếu hành vi là vấn đề nhẹ (nói dối, khinh thường, không tôn trọng) thì đó là tội nhẹ. Thế nhưng, cha Haring đã đưa ra một cái nhìn mới mẻ hơn, ngài nhận định rằng: sự phân biệt tối hậu giữa tội trọng, tội nặng hay tội nhẹ hệ tại ở việc liên can đến chủ quan của kẻ hành động, chứ không hệ tại hoàn toàn ở việc xét xem vấn đề liên can ấy nặng hay nhẹ. Vì tội trọng thì gắn kết chặt chẽ với thâm tâm của con người, là cái phương hướng chọn lựa cơ bản (fundamental option) cuả cuộc sống người ấy; trái lại, tội nhẹ duy trì một hành vi nhẹ không đáng kể mà nó không liên đới với toàn thể con người như tội trọng.
Luôn có một sự mơ hồ về từ “tội” trong tư tưởng của người Công Giáo. Đôi lúc tội chỉ về một tình trạng đổ vở mối tương quan tình yêu giữa con người với Thiên Chúa (hình thức thứ nhất), nhưng ngược lại nhiều khi tội chỉ là những hành vi sai lỗi ngoại tại (hình thức thứ hai). Học thuyết của cha Haring chọn hình thức thứ nhất, nhưng đôi lúc ngài cũng vẫn sử dụng từ “tội” để mô tả một hành vi sai trái nào đó mà tự nó đã tách khỏi chủ thể hành động. Có lẽ cha Haring đã phải có sự quyết định dứt khoát và khẳng khái hơn nữa, bằng việc kiên định chỉ sử dụng từ tội nhằm ám chỉ đến việc làm đổ vỡ mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa hầu có thể tránh bớt đi sự lẫn lộn giữa hai hình thức tội trên.
Thần học luân lý Công Giáo thường bị đóng ấn là vụ luật. Và các thủ bản thần học luân lý thường là những chứng cớ rõ rệt cho việc chỉ trích ấy. Cha Haring đã khơi lên nhiều cuộc tranh luận giữa một số nhà thần học Công Giáo do cách xử lý luật Giáo Hội của ngài, mặc dù trong thực tế giáo huấn về luật Giáo Hội của ngài lại dựa theo sự hiểu biết uyên thâm của kinh viện về bản chất của luật con người. Thánh Thomas đã dạy rằng: mọi nhân luật đều công nhận có một số luật trừ, vì những hoàn cảnh bất ngờ có thể đưa người ta rơi vào một tình huống đặc biệt nào đó. Cha Haring đã tái âm hưởng toàn bộ truyền thống Giáo Hội trong việc xác định lại, trước tiên, vị trí độc tôn của luật nội tâm do Thần khí đang ngự trong tâm hồn của các kẻ lòng ngay và kế đó là tính phụ thuộc, liên đới của nhân luật. Nhân luật của Giáo Hội không bao giờ ép buộc phải tuân theo nếu như luật ấy không đứng trên luật căn bản đó là luật của lòng mến. Đời sống Công Giáo và thần học Công Giáo, trong quá khứ đã am hiểu và nhận thức sự cần thiết của một số luật trừ đối với nhân luật, bằng cách nhấn mạnh các luật miễn trừ, các đặt quyền và các nhân tố miễn trừ. Cha Haring và các thần học gia thời ngài đã nhấn mạnh vai trò của nhân đức epikeia trong những tình huống xung đột mà khi ấy nghĩa đen của nhân luật dường như ngăn cản tinh thần đích thực của lề luật. Epikeia đặt trách nhiệm quyết định tối hậu vào chính cá nhân đương sự, nếu nghĩa đen của luật đòi buộc họ phải thực thi một việc gì đó trong một tình huống đặc biệt.
Còn lập trường của cha Haring đối với luật tự nhiên ra sao? Nói chung, cha Haring chấp nhận lối giải thích luật tự nhiên của truyền thống Giáo Hội Công Giáo, song ngài đã phối hợp luật tự nhiên với sự nhận thức về tính chất đối thoại của cuộc sống Kitô hữu và những gì đã được linh ứng trong Thánh Kinh. Các ân huệ tự nhiên trong vũ trụ mà con người nhận lãnh từ Thiên Chúa đều đòi buộc con người phải có một ứng đáp phù hợp. Con người hành động phù hợp với bản tính mà con người đã nhận lãnh từ Thiên Chúa. Nếu có sự hiện diện của một số nguyên tắc tuyệt đối và tiêu cực thì không nhất thiết là chúng ám chỉ đến thứ luân lý vụ luật và hệ thống. Những nguyên tắc tiêu cực này chỉ có thể chỉ cho thấy một số những hành vi mà nó không bao giờ thích hợp với phẩm giá và đời sống của con người. Trong lãnh vực rộng lớn của những hành vi con người mà những hành vi này phù hợp với bản chất của con người, thì không có một nguyên tắc chung nào mà từ đó con người có thể luôn luôn rút ra điều gì là xứng hợp để thực hiện. Dưới sự linh hứng của Thần khí, con người được hướng dẫn để có thể đón nhận lấy những hành vi phù hợp với từng tình huống riêng biệt của mình.
Cha Haring đã kết hợp hầu hết các cái nhìn sáng suốt của Giáo Hội Công Giáo thời đó với học thuyết luật tự nhiên và vì thế đã tránh được những ấn bản rập khuôn (có tính cách cố định) của luật tự nhiên mà người ta thường thấy chúng xuất hiện trong các sách giáo khoa. Luật tự nhiên không nhất thiết là ngăn trở sự tăng trưởng và phát triển chính mình. Lịch sử tính và sự tiến hoá chính là đặc tính của bản tính con người. Cha Haring cũng cẩn thận cho chúng ta thấy rằng, luật tự nhiên không thể đồng hoá với các tiến trình sinh học. Chẳng hạn như ngài đã chống lại ý kiến hầu như là được chấp nhận gần hết của các thần học gia thời đó khi các vị này cho rằng việc thủ dâm để lấy tinh dịch nhằm phân tích nguyên nhân bệnh lý là sai.
Cha Haring đã trung thành bảo vệ các chuẩn mực luân lý tuyệt đối mà các nhà thần học luân lý Công Giáo đã giảng dạy, về các vấn đề như triệt sản, trực tiếp phá thai, ly dị v.v…thường những vấn đề như trên, chẳng hạn như triệt sản, cha Haring thừa nhận rằng đối với một trường hợp cá biệt nào đó thì có thể không có tội, vì những hoàn cảnh chủ quan liên quan đến. Còn việc phân biệt tội chủ quan và tội khách quan đã có từ lâu trong truyền thống thần học luân lý Công Giáo. Cho dẫu là một hành vi sai, nhưng đây là một trường hợp riêng biệt của một con người đặc biệt nào đó, thì ngay lúc bấy giờ có thể hành vi đó không mắc tội. Cha Haring cũng đã biện minh cho vấn đề phân biệt như thế qua học thuyết chủ trương phát triển con người. Trong những trạng huống đặc biệt, một con người có thể bị những trạng huống đặc biệt ấy ngăn cản không cho chu toàn những gì mà anh ta được yêu cầu phải làm ngay lúc đó. Nếu anh ấy không làm được những gì mà các chuẩn mực đòi hỏi, thì anh ấy cũng nên làm bất cứ những gì có thể và giữ mình luôn biết mở ra cho những phát triển trong tương lai, nhờ đó anh ấy dần dần có thể chu toàn những đòi hỏi của lề luật. Thỉnh thoảng, người ta thắc mắc, chả lẽ cha Haring lai không sử dụng việc phân biệt giữa tội khách quan và tội chủ quan như là một phương tiện để tránh né những vấn đề luân lý nan giải có liên quan đến những chuẩn mực luân lý tuyệt đối, chẳng hạn như vấn đề triệt sản.
Nói chung, cha Haring đã chấp nhận các giải pháp của luật tự nhiên truyền thống về các vấn đề luân lý và cũng đã chấp nhận cách áp dụng các nguyên tắc thực hành trực tiếp và gián tiếp đối với vấn nạn giết người, đối với thuyết chủ trương chiến tranh có chính nghĩa, và đối với vấn đề cái chết êm dịu (hay an tử). Với sự hiểu biết của mình về vấn đề nói dối và nói thật, cha Haring đã bác bỏ thuyết nói dối mà thuyết này vì đã định nghĩa nói dối là quyền bảo vệ sự thật của con người. Ngài chủ trương bất cứ lời nói nào mà không đúng với sự thật thì đều là nói dối. Nhằm để bênh vực cho lập trường của mình, cha Haring đã cố gắng tranh luận dựa trên những quan điểm sau: Thiên Chúa là nguồn mạch sự thật, những giá trị của công chính, liêm sĩ cá nhân, và sự cấn thiết phải tín nhiệm và tin tưởng lẫn nhau trong cùng một cộng đoàn.
Bất cứ lời phê bình chỉ trích nào về tác phẩm “Luật Chúa Ki-tô” cũng đều phải để ý xét đến sự kiện là tác phẩm này lần đầu tiên xuất hiện cách đây 15 năm. Mười lăm năm sau người ta đã chứng kiến một sự thay đổi lớn lao trong nền thần học Công Giáo. Công trạng này phải được dành cho cha Haring vì ngài đã kêu gọi phải thay đổi nhiều, trước khi những sự thay đổi này trở thành các khẩu hiệu khá phổ biến của thời đại Công đồng Vatican II. Tuy nhiên, “Luật Chúa Ki-tô” đã biểu lộ thời đại của nó và cho thấy những đặc tính chuyển tiếp của nó. Cha Haring đã lấy nền thần học luân lý truyền thống cùng với sự hiểu biết uyên thâm chắc chắn của kinh viện, kết hợp với các nền tảng triết lý, ngài đặt thần học luân lý truyền thống vào một phạm vi lớn hơn, được xây dựng trên nền tảng Kinh Thánh, đó là mối tương quan giao ước giữa Thiên Chúa và con người. Cha Haring cũng đã thêm vào đó những tinh hoa của các nhà chủ trương thuyết nhân vị và triết lý của các nhà hiện sinh. Có một điều lý thú là khoa xã hội học tôn giáo đã giúp cha Haring rất nhiều trong việc làm cho nền thần học luân lý ngày càng thích ứng hơn với các vấn đề của xã hội hôm nay. Tầm hiểu biết sâu rộng của cha Haring cũng đã khuyến khích ngài xử lý một số vấn đề liên quan đến cuộc sống con người mà thường không được đề cập đến trong các thủ bản thần học luân lý, đó là những vấn đề hầu hết chuyên về việc đào tạo các cha giải tội.
“Luật Chúa Ki-tô – The Law of Christ” bắt đầu với một cuộc nghiên cứu về thần học nhân bản và tiếp đến là thảo luận về sự tự do như là nền tảng cho sự ứng đáp của con người với Thiên Chúa. Sau đó, cha Haring dựa vào mô hình chung của các sách giáo khoa thần học luân lý, ngài đã đề cập đến các vấn đề lương tâm, hành vi nhân linh, lề luật, đối tượng của luân lý và sự tội. Như là một mô hình thu nhỏ, quyển một (Luật Chúa Ki-tô) kết thúc cuộc thảo luận về các nhân đức, là một ví dụ điển hình về phương pháp thảo luận của cha Haring. Cha Haring vẫn dựa theo truyền thống về cách phân chia các nhân đức chính yếu, nhưng ngài không bao giờ đánh mất viễn tượng Ki-tô giáo trong khi thảo luận. Tuy nhiên, cha Haring đã thêm nhân đức khiêm nhường vào thành một bộ bốn các nhân đức cột trụ, vì khiêm nhường chính là thái độ Ki-tô giáo căn bản của những ai biết đón nhận sự sống và ơn cứu độ như là một ân huệ của Thiên Chúa. Nói chung, quyển một bằng Anh ngữ thật xứng đáng với những gì mà người ta gọi là thần học luân lý tổng quát, vì đã đưa ra những định hướng căn bản cho thần học luân lý.
Quyển thứ hai và quyển ba nằm trong phạm vi thần học luân lý chuyên biệt, nghiên cứu các hành vi và các khía cạnh đặc biệt của đời sống Ki-tô hữu. Bản dịch Anh ngữ của tác phẩm này chia đời sống ki-tô hữu thành hai tiêu đề “Sống trong tình bằng hữu với Thiên Chúa”, bao gồm mối tương quan của con người với Thiên Chúa, cùng với việc tuân giữ giới răn đầu tiên của thập giới; và “Yêu trong tình bằng hữu nhân loại”, xét đến vấn đề con người trong tương quan với mọi người xung quanh và với thế giới, nhất là sống phù hợp với phần thứ hai của Mười Điều Răn.
Thật rất khó để đánh giá tầm ảnh hưởng và ý nghĩa thật sự của một người nào đó sống cùng thời với mình. Huống chi công việc này sẽ càng khó hơn, trong tình huống hiện tại, khi người đánh giá lại được đặc ân gọi cha Bernard Haring là giáo sư và là người hướng dẫn mình. Tôi không nghĩ rằng các nhà thần học tương lai sẽ thường xuyên tham chiếu hệ thống thần học luân lý của cha Haring hay thậm chí cả những phân tích thần học của ngài về những hành vi và những quan điểm riêng biệt của đời sống Ki-tô hữu. Có lẽ đó là điều không thể tránh cho tất cả những ai đã liên tục xem xét các vấn đề thời đại trong ánh sáng sứ điệp Ki-tô giáo. Tuy nhiên, cha Haring đã đóng góp nhiều hơn hẳn những người khác, ngài đã giúp thay đổi quan điểm và hướng đi của thần học luân lý. Giống như Công Đồng Vatican II, cha Haring chủ yếu nhắm đến mục vụ; và giống như Công Đồng Vaticano II, Cha Haring đánh dấu một sự khởi đầu hơn là sự kết thúc.