Phụng Vụ - Mục Vụ
Ơn Gọi
Lm Vũđình Tường
06:53 15/07/2016
Có sự phân biệt giữa ơn gọi làm quản gia công trình Chúa tạo dựng chung cho mọi người và ơn gọi riêng cho từng cá nhân. Cả hai ơn gọi có những điểm tương đồng và điểm khác nhau. Khi tạo dựng con người Thiên Chúa ban cho con người tài năng khác nhau để cùng chung nhau xây dựng xã hội, bảo vệ môi sinh, bảo vệ công trình Chúa tạo dựng và giúp đỡ nhau chung sống hoà bình. Đây chính là ơn gọi chung của tất cả mọi người. Ơn gọi chung này là ơn gọi làm người quản gia của công trình Chúa tạo dựng. Vì thế mọi người đều có trách nhiệm liên đới với vũ trụ và với tha nhân. Ơn gọi làm quản gia mỗi người nhận tài năng khác nhau và có trách nhiệm phát triển tài năng Chúa ban làm nguồn sinh sống nuôi thân. Phát triển tài năng thành nghề chuyên môn, tiến thân và phục vụ tha nhân. Ngoài ơn gọi chung mỗi người còn có ơn gọi riêng. Đó là ơn gọi đặc biệt cho cá nhân. Để biết rõ ơn gọi cá nhân cầu nguyện là cách tốt nhất tìm hiểu ơn gọi đó.
Vì có điểm tương đồng giữa ơn gọi chung và ơn gọi cá nhân nên người ta thường lẫn lộn giữa hai ơn gọi. Ngày nay ảnh hưởng bởi kinh tế thị trường nên một số người còn lầm tưởng cả hai ơn gọi chỉ là một. Lầm lẫn này dẫn đến hậu quả một số người coi đời là gánh nặng. Để đơn giản ta phân biệt ơn gọi ngành nghể chuyên môn và ơn gọi riêng cá nhân. Ơn gọi riêng cá nhân có thể là ơn gọi đời sống gia đình, ơn gọi sống độc thân, ơn gọi sống đời tu sĩ.
Trước hết, tài năng Chúa ban giúp ta phát triển thành ngành nghề chuyên môn trong khi ơn gọi riêng là đáp trả lại lời Chúa mời gọi sống nhân chứng Tin Mừng và làm sáng danh Chúa. Lời mời gọi này phát xuất từ bí tích Thanh Tẩy chúng ta lãnh nhận và tuyên xưng làm con Chúa và coi tha nhân như chính anh chị em mình. Liên kết với Chúa nhiều hơn sẽ làm cho ơn gọi này rõ ràng hơn và chúng ta sẽ sẵn sàng, cởi mở hơn đáp lại lời mời gọi sống theo í Chúa. Ơn gọi giúp ta nhìn rõ mục đích cuộc đời là sống để làm sáng Danh Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân.
Thứ hai, chúng ta có thể nhiều lần thay đổi công ăn, việc làm cho phù hợp với hoàn cảnh sống; trong khi đó dù di chuyển, thay đổi nơi sống thì ơn gọi riêng cũng không thay đổi. Ơn gọi này được hiểu là sống suốt đời trong ơn gọi đó. Hầu như những ai cố tình theo í riêng thay đổi ơn gọi đều sống trong tâm trạng bất an.
Thứ ba, con người có thể được biết đến như là chuyên khoa trong ngành nghề của mình, trở thành những người chuyên môn nhưng không ai dám nói là chuyên môn trong ơn gọi mình bởi ơn gọi đến từ Thiên Chúa. Người khiêm nhường học cách đón nhận qua cầu nguyện và lắng nghe hướng dẫn từ Thánh Thần Chúa để sống ơn gọi tốt hơn. Thí dụ không ai dám tự hào trở thành chuyên gia trong đời sống gia đình, hay chuyên gia trong đời sống tu trì.
Thứ tư, con người cần tham dự các buổi hội thảo hay học thêm để thăng tiến ngành nghề trong khi ơn gọi thì không thể thăng tiến qua các buổi hội thảo mà qua liên kết mật thiết với Chúa qua siêng năng cầu nguyện, chay tịnh và bác ái.
Thứ năm, hầu như không mấy khi bị cám dỗ về công việc chuyên môn nhưng ơn gọi bị cám dỗ triền miên vì thế cần phải liên tục phấn đấu chống lại cám dỗ.
Sự khác biệt trên cho chúng ta thấy nhận xét khác nhau giữa hai cô Maria and Martha. Maria không nói điều gì nên ta không thể đoán biết cô nghĩ gì. Chúng ta có thể biết khi Đức Kitô nói với Martha là Maria nhận phần tốt hơn. Martha tỏ ra sốt sắng trong việc nấu nướng phục vụ như thế có thể coi đó là tay nghề của cô. Maria chọn phần tốt hơn cả tay nghề. Phần tốt hơn đó chính là gì? Maria ngồi dưới chân, lắng nghe Lời Chúa. Cô trở thành người môn đệ biết lắng nghe. Điều chắc chắn là cả tay nghề lẫn ơn gọi đều quan trọng. Cần cả hai, không thể thiếu. Tay nghề giúp nuôi thân xác; ơn gọi giúp nuôi tâm linh. Cả hai hỗ trợ nhau. Câu nói ‘có thực mới vực được đạo’ không chính xác bởi rất nhiều trường hợp dư thừa lương thực con người đâm ra báng đạo. Hữu thực, vô đạo đời thành vô nghĩa bởi vui nhờ ăn uống không mang lại bình an. Chính ơn gọi tăng sức mạnh cho thân xác không phải thân xác mạnh khoẻ ban sức cho tâm hồn; mà tâm hồn an lành ban bình an cho thân xác.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Vì có điểm tương đồng giữa ơn gọi chung và ơn gọi cá nhân nên người ta thường lẫn lộn giữa hai ơn gọi. Ngày nay ảnh hưởng bởi kinh tế thị trường nên một số người còn lầm tưởng cả hai ơn gọi chỉ là một. Lầm lẫn này dẫn đến hậu quả một số người coi đời là gánh nặng. Để đơn giản ta phân biệt ơn gọi ngành nghể chuyên môn và ơn gọi riêng cá nhân. Ơn gọi riêng cá nhân có thể là ơn gọi đời sống gia đình, ơn gọi sống độc thân, ơn gọi sống đời tu sĩ.
Trước hết, tài năng Chúa ban giúp ta phát triển thành ngành nghề chuyên môn trong khi ơn gọi riêng là đáp trả lại lời Chúa mời gọi sống nhân chứng Tin Mừng và làm sáng danh Chúa. Lời mời gọi này phát xuất từ bí tích Thanh Tẩy chúng ta lãnh nhận và tuyên xưng làm con Chúa và coi tha nhân như chính anh chị em mình. Liên kết với Chúa nhiều hơn sẽ làm cho ơn gọi này rõ ràng hơn và chúng ta sẽ sẵn sàng, cởi mở hơn đáp lại lời mời gọi sống theo í Chúa. Ơn gọi giúp ta nhìn rõ mục đích cuộc đời là sống để làm sáng Danh Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân.
Thứ hai, chúng ta có thể nhiều lần thay đổi công ăn, việc làm cho phù hợp với hoàn cảnh sống; trong khi đó dù di chuyển, thay đổi nơi sống thì ơn gọi riêng cũng không thay đổi. Ơn gọi này được hiểu là sống suốt đời trong ơn gọi đó. Hầu như những ai cố tình theo í riêng thay đổi ơn gọi đều sống trong tâm trạng bất an.
Thứ ba, con người có thể được biết đến như là chuyên khoa trong ngành nghề của mình, trở thành những người chuyên môn nhưng không ai dám nói là chuyên môn trong ơn gọi mình bởi ơn gọi đến từ Thiên Chúa. Người khiêm nhường học cách đón nhận qua cầu nguyện và lắng nghe hướng dẫn từ Thánh Thần Chúa để sống ơn gọi tốt hơn. Thí dụ không ai dám tự hào trở thành chuyên gia trong đời sống gia đình, hay chuyên gia trong đời sống tu trì.
Thứ tư, con người cần tham dự các buổi hội thảo hay học thêm để thăng tiến ngành nghề trong khi ơn gọi thì không thể thăng tiến qua các buổi hội thảo mà qua liên kết mật thiết với Chúa qua siêng năng cầu nguyện, chay tịnh và bác ái.
Thứ năm, hầu như không mấy khi bị cám dỗ về công việc chuyên môn nhưng ơn gọi bị cám dỗ triền miên vì thế cần phải liên tục phấn đấu chống lại cám dỗ.
Sự khác biệt trên cho chúng ta thấy nhận xét khác nhau giữa hai cô Maria and Martha. Maria không nói điều gì nên ta không thể đoán biết cô nghĩ gì. Chúng ta có thể biết khi Đức Kitô nói với Martha là Maria nhận phần tốt hơn. Martha tỏ ra sốt sắng trong việc nấu nướng phục vụ như thế có thể coi đó là tay nghề của cô. Maria chọn phần tốt hơn cả tay nghề. Phần tốt hơn đó chính là gì? Maria ngồi dưới chân, lắng nghe Lời Chúa. Cô trở thành người môn đệ biết lắng nghe. Điều chắc chắn là cả tay nghề lẫn ơn gọi đều quan trọng. Cần cả hai, không thể thiếu. Tay nghề giúp nuôi thân xác; ơn gọi giúp nuôi tâm linh. Cả hai hỗ trợ nhau. Câu nói ‘có thực mới vực được đạo’ không chính xác bởi rất nhiều trường hợp dư thừa lương thực con người đâm ra báng đạo. Hữu thực, vô đạo đời thành vô nghĩa bởi vui nhờ ăn uống không mang lại bình an. Chính ơn gọi tăng sức mạnh cho thân xác không phải thân xác mạnh khoẻ ban sức cho tâm hồn; mà tâm hồn an lành ban bình an cho thân xác.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Chọn điều tốt nhất
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:03 15/07/2016
CHỌN ĐIỀU TỐT NHẤT
(Chúa Nhật XVI TN C)
Cứ mỗi lần nghe trích đọc bài Tin Mừng thánh sử Luca kể chuyện hai chị em nhà Bêtania, thì người ta dễ liên tưởng đến việc so sánh hơn kém giữa đời sống chiêm niệm và đời sống hoạt động. Mọi sự thường có nguyên do. Đã một thời các nhà tu đức căn cứ vào đoạn tin mừng này để đề cao đời sống chiêm niệm. Không riêng gì Kitô hữu mà anh chị em lương dân và bà con khác đạo vốn kính trọng những con người như là “xuất thế” trong các đan viện. Chính vì thế ít có ai thắc mắc khi hình ảnh cô Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu để nghe Người tâm sự được ví với đời sống chiêm niệm thì được đề cao hơn đời sống hoạt động qua hình ảnh cô Matta bận rộn với chuyện nấu nướng.
Thế nhưng nếu đọc kỹ lời Chúa Giêsu nói với Matta thì chúng ta sẽ thấy lối so sánh và áp dụng ở trên có phần khập khiễng và khiên cưỡng cách nào đó. “Matta! Matta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy đi” (Lc 10,42). Khi khẳng định rằng Maria đã chọn phần tốt nhất thì Chúa Giêsu cũng hàm ý rằng cô chị Matta cũng chọn phần tốt nhưng chưa tốt nhất, mà nói nôm na là tốt nhì, tốt ba hay tốt tư…
Chị em nhà Bêtania chọn điều tốt để cho mình hay để dâng? Câu hỏi dường như đã có câu trả lời cụ thể qua hành vi của cô chị Matta. Matta chọn điều tốt không phải cho mình mà để dâng cho Chúa Giêsu. Đó là các món thức ăn mà chị đang tất bật nấu nướng. Và có thể nói rằng đó không chỉ là món ngon mà còn nhiều đến nỗi cô chị phải cầu cứu Chúa Giêsu biểu cô em phụ giúp một tay. Chọn các món ăn để kính dâng Chúa là một hành vi tốt đẹp. Dâng trao cho ai đó cái mà chúng ta có, tuy tốt đẹp nhưng vẫn còn hạn chế, vì những cái chúng ta có, nếu làm bản liệt kê thì quá nhiều không sao kể xiết và có lẽ chúng ta không thể dâng tất cả được. Trái lại khi dâng trao cái chúng ta là, thì chúng ta đã dâng trao trọn vẹn con người chúng ta.
Matta dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không thể kính dâng tất cả những gì cô có cho Chúa Giêsu. Bằng chứng là mới chỉ có chuyện cơm nước, cô đã tất bật đủ bề mà vẫn như chẳng xuể. Một nhận định thực tế, đó là những gì Matta chọn để dâng cho Chúa Giêsu thì “sẽ bị những ai đó lấy mất”, nghĩa là Chúa Giêsu không thể tự mình dùng tất cả những thức ăn Matta dâng. Xin đừng quên sự hiện diện của các tông đồ. Trái lại phần của Maria dâng cho Chúa Giêsu thì sẽ không bị ai lấy mất vì Maria đã dâng cho Thầy Chí thánh cái mình là, đó là con người của chị. Khi ta thật tình chăm chú lắng nghe một ai đó tâm sự, thì một cách nào đó ta đã dâng trao trọn tấm lòng của mình cho người ấy.
Một nghịch lý của tình yêu: Chính khi trao ban là lúc lãnh nhận và có thể lãnh nhận lại gấp bội so với phần đã hiến dâng. Bài đọc thứ nhất trích Sách Sáng Thế tường thuật tấm lòng hiếu khách của Abraham dành cho ba sứ thần của Thiên Chúa đã được đền đáp. Một chút nước để các vị rửa chân, một ít bánh, chút thịt bê cũng như chút sữa chua kính dâng các vị ấy dùng có thấm vào đâu với phần mà Abraham lãnh nhận lại. “Sang năm, tôi sẽ trở lại thăm ông, và khi đó bà Xara vợ ông sẽ có một con trai” (St 18,10). Chắc hẳn Abraham và bà Sara phải rất đỗi kinh ngạc trước phần mình sẽ lãnh nhận. Có được một đứa con trai làm người thừa tự trong cảnh hai ông bà đã cao niên mà còn son sẻ quả là một hạnh phúc vượt quá mọi niềm mơ ước.
Khi Maria dâng trao cho Thầy Giêsu tấm lòng của mình như là một người môn đệ ngồi dưới chân Người mà lắng nghe thì Maria đâu có ngờ rằng cô không chỉ được đón nhận một vị Thầy, một Vị Chúa mà còn đón nhận được một người bạn. “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã tỏ cho anh em biết” (Ga 15,15). Chúng ta có thể đoán chắc rằng trong cuộc nói chuyện hôm ấy, Chúa Giêsu ít nhiều đã tỏ cho cô Maria biết về hành trình lên Giêrusalem của Người cũng như cuộc khổ nạn Người sắp chịu. Tin Mừng thánh Gioan tường thuật sự kiện cô Maria đã lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá mà xức chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mà lau, cả nhà nức mùi thơm khiến cho ông Giuđa Iscariô phải chép miệng tiếc rẻ. Và chính Chúa Giêsu đã phân minh cho cô Maria rằng cô ấy đã dùng số dầu thơm hảo hạng ấy để làm trước việc mai táng mình (x.Ga 12,1-8).
Chuyện kể rằng có một vị vua thuộc hàng “minh quân lẫn thánh quân” trong một lần kia đi thị sát vương quốc mình bỗng gặp một ông lão hành khất ngồi bên vệ đường. Xuống xa giá, vua đến bên người hành khất. Người hành khất kia khấp khởi mừng, chìa bàn tay ra trong im lặng và chờ đợi ân lộc vua ban. Nhưng người hành khất kinh ngạc vì đức vua không ban gì mà lại ngửa bàn tay trước mặt mình. Hai bên nhìn nhau một lúc, người hành khất cho tay vào bị lấy ra ba hạt lúa bỏ vào bàn tay đức vua. Đức vua nắm tay lại, cám ơn, rồi lên xa giá tiếp tục hành trình. Dù lẩm bẩm kêu trách “sự keo kiệt” của vị vua vốn được dân tôn xưng là minh quân, thánh quân”, người hành khất vẫn tiếp tục việc ăn xin. Ngày hôm ấy cũng có nhiều người hảo tâm đổ vào bị ông ta nhiều bát lúa. Tối đến, người ăn xin đổ bị lúa ăn xin ra để đong đếm thành quả. Bỗng nhiên ông thấy lấp lánh ba hạt lúa bằng vàng to bằng đầu ngón tay ở giữa nhúm lúa ăn xin hôm ấy. Nhớ lại chuyện gặp đức vua hôm nay, ông lão hành khất đoán ra sự việc và cười sung sướng. Bỗng nhiên ông ta lại khóc to tiếng với lời rủa thầm trong lòng: tiếc quá, giá như sáng nay mình dâng cho đức vua hết cả bị lúa này.
“Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6,38).
Biết lấy gì để dâng lên Thiên Chúa, vì mọi sự đều là của Người. Thiên Chúa không cần chúng ta dâng gì cho Người, nhưng Người lại muốn chúng ta trao dâng cho nhau, nhất là cho những người anh em bé mọn những gì tốt nhất của mình. Chắc hẳn cái tốt nhất của chúng ta, cái mà không ai có thể lấy mất được đó chính là con người chúng ta, tấm lòng của chúng ta, một tấm lòng huynh đệ như thủ túc, một tấm lòng bằng hữu nghĩa thiết. Và dù nhiều khi chúng ta không biết thì Thiên Chúa vẫn nhận đó là đã làm cho chính Người (x.Mt 25,31-46).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
(Chúa Nhật XVI TN C)
Cứ mỗi lần nghe trích đọc bài Tin Mừng thánh sử Luca kể chuyện hai chị em nhà Bêtania, thì người ta dễ liên tưởng đến việc so sánh hơn kém giữa đời sống chiêm niệm và đời sống hoạt động. Mọi sự thường có nguyên do. Đã một thời các nhà tu đức căn cứ vào đoạn tin mừng này để đề cao đời sống chiêm niệm. Không riêng gì Kitô hữu mà anh chị em lương dân và bà con khác đạo vốn kính trọng những con người như là “xuất thế” trong các đan viện. Chính vì thế ít có ai thắc mắc khi hình ảnh cô Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu để nghe Người tâm sự được ví với đời sống chiêm niệm thì được đề cao hơn đời sống hoạt động qua hình ảnh cô Matta bận rộn với chuyện nấu nướng.
Thế nhưng nếu đọc kỹ lời Chúa Giêsu nói với Matta thì chúng ta sẽ thấy lối so sánh và áp dụng ở trên có phần khập khiễng và khiên cưỡng cách nào đó. “Matta! Matta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy đi” (Lc 10,42). Khi khẳng định rằng Maria đã chọn phần tốt nhất thì Chúa Giêsu cũng hàm ý rằng cô chị Matta cũng chọn phần tốt nhưng chưa tốt nhất, mà nói nôm na là tốt nhì, tốt ba hay tốt tư…
Chị em nhà Bêtania chọn điều tốt để cho mình hay để dâng? Câu hỏi dường như đã có câu trả lời cụ thể qua hành vi của cô chị Matta. Matta chọn điều tốt không phải cho mình mà để dâng cho Chúa Giêsu. Đó là các món thức ăn mà chị đang tất bật nấu nướng. Và có thể nói rằng đó không chỉ là món ngon mà còn nhiều đến nỗi cô chị phải cầu cứu Chúa Giêsu biểu cô em phụ giúp một tay. Chọn các món ăn để kính dâng Chúa là một hành vi tốt đẹp. Dâng trao cho ai đó cái mà chúng ta có, tuy tốt đẹp nhưng vẫn còn hạn chế, vì những cái chúng ta có, nếu làm bản liệt kê thì quá nhiều không sao kể xiết và có lẽ chúng ta không thể dâng tất cả được. Trái lại khi dâng trao cái chúng ta là, thì chúng ta đã dâng trao trọn vẹn con người chúng ta.
Matta dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không thể kính dâng tất cả những gì cô có cho Chúa Giêsu. Bằng chứng là mới chỉ có chuyện cơm nước, cô đã tất bật đủ bề mà vẫn như chẳng xuể. Một nhận định thực tế, đó là những gì Matta chọn để dâng cho Chúa Giêsu thì “sẽ bị những ai đó lấy mất”, nghĩa là Chúa Giêsu không thể tự mình dùng tất cả những thức ăn Matta dâng. Xin đừng quên sự hiện diện của các tông đồ. Trái lại phần của Maria dâng cho Chúa Giêsu thì sẽ không bị ai lấy mất vì Maria đã dâng cho Thầy Chí thánh cái mình là, đó là con người của chị. Khi ta thật tình chăm chú lắng nghe một ai đó tâm sự, thì một cách nào đó ta đã dâng trao trọn tấm lòng của mình cho người ấy.
Một nghịch lý của tình yêu: Chính khi trao ban là lúc lãnh nhận và có thể lãnh nhận lại gấp bội so với phần đã hiến dâng. Bài đọc thứ nhất trích Sách Sáng Thế tường thuật tấm lòng hiếu khách của Abraham dành cho ba sứ thần của Thiên Chúa đã được đền đáp. Một chút nước để các vị rửa chân, một ít bánh, chút thịt bê cũng như chút sữa chua kính dâng các vị ấy dùng có thấm vào đâu với phần mà Abraham lãnh nhận lại. “Sang năm, tôi sẽ trở lại thăm ông, và khi đó bà Xara vợ ông sẽ có một con trai” (St 18,10). Chắc hẳn Abraham và bà Sara phải rất đỗi kinh ngạc trước phần mình sẽ lãnh nhận. Có được một đứa con trai làm người thừa tự trong cảnh hai ông bà đã cao niên mà còn son sẻ quả là một hạnh phúc vượt quá mọi niềm mơ ước.
Khi Maria dâng trao cho Thầy Giêsu tấm lòng của mình như là một người môn đệ ngồi dưới chân Người mà lắng nghe thì Maria đâu có ngờ rằng cô không chỉ được đón nhận một vị Thầy, một Vị Chúa mà còn đón nhận được một người bạn. “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã tỏ cho anh em biết” (Ga 15,15). Chúng ta có thể đoán chắc rằng trong cuộc nói chuyện hôm ấy, Chúa Giêsu ít nhiều đã tỏ cho cô Maria biết về hành trình lên Giêrusalem của Người cũng như cuộc khổ nạn Người sắp chịu. Tin Mừng thánh Gioan tường thuật sự kiện cô Maria đã lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá mà xức chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mà lau, cả nhà nức mùi thơm khiến cho ông Giuđa Iscariô phải chép miệng tiếc rẻ. Và chính Chúa Giêsu đã phân minh cho cô Maria rằng cô ấy đã dùng số dầu thơm hảo hạng ấy để làm trước việc mai táng mình (x.Ga 12,1-8).
Chuyện kể rằng có một vị vua thuộc hàng “minh quân lẫn thánh quân” trong một lần kia đi thị sát vương quốc mình bỗng gặp một ông lão hành khất ngồi bên vệ đường. Xuống xa giá, vua đến bên người hành khất. Người hành khất kia khấp khởi mừng, chìa bàn tay ra trong im lặng và chờ đợi ân lộc vua ban. Nhưng người hành khất kinh ngạc vì đức vua không ban gì mà lại ngửa bàn tay trước mặt mình. Hai bên nhìn nhau một lúc, người hành khất cho tay vào bị lấy ra ba hạt lúa bỏ vào bàn tay đức vua. Đức vua nắm tay lại, cám ơn, rồi lên xa giá tiếp tục hành trình. Dù lẩm bẩm kêu trách “sự keo kiệt” của vị vua vốn được dân tôn xưng là minh quân, thánh quân”, người hành khất vẫn tiếp tục việc ăn xin. Ngày hôm ấy cũng có nhiều người hảo tâm đổ vào bị ông ta nhiều bát lúa. Tối đến, người ăn xin đổ bị lúa ăn xin ra để đong đếm thành quả. Bỗng nhiên ông thấy lấp lánh ba hạt lúa bằng vàng to bằng đầu ngón tay ở giữa nhúm lúa ăn xin hôm ấy. Nhớ lại chuyện gặp đức vua hôm nay, ông lão hành khất đoán ra sự việc và cười sung sướng. Bỗng nhiên ông ta lại khóc to tiếng với lời rủa thầm trong lòng: tiếc quá, giá như sáng nay mình dâng cho đức vua hết cả bị lúa này.
“Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6,38).
Biết lấy gì để dâng lên Thiên Chúa, vì mọi sự đều là của Người. Thiên Chúa không cần chúng ta dâng gì cho Người, nhưng Người lại muốn chúng ta trao dâng cho nhau, nhất là cho những người anh em bé mọn những gì tốt nhất của mình. Chắc hẳn cái tốt nhất của chúng ta, cái mà không ai có thể lấy mất được đó chính là con người chúng ta, tấm lòng của chúng ta, một tấm lòng huynh đệ như thủ túc, một tấm lòng bằng hữu nghĩa thiết. Và dù nhiều khi chúng ta không biết thì Thiên Chúa vẫn nhận đó là đã làm cho chính Người (x.Mt 25,31-46).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 15/07/2016
76. KHẮP NGƯỜI HÔI TANH MÙI ĐỒNG.
Có người trí thức nọ sau khi bãi triều thì đến nhà bạn chơi, thấy có một đạo nhân ngồi trên ghế, liền phất tay áo mà đi không vào thăm bạn.
Một ngày nọ, sau khi bãi triều thì gặp người bạn ấy bèn hỏi:
- “Tại sao anh thích chơi bời giao du với người mặc áo cà sa ? Tôi cảm thấy nơi mấy người ấy không có chút đức độ nào cả, và chúng nó cũng cảm thấy chán ngấy mùi thối của nhau rồi !”
Người bạn nói:
- “Áo cà sa làm cho thối thì cũng chỉ là bên ngoài của con người, lẽ nào nó thối hơn mùi tanh đồng (tiền) phát xuất từ bên trong thân thể sao ! Anh thường ngày cùng với mấy người toàn thân hôi tanh mùi đồng vai kề vai cùng tồn tại, anh không cảm thấy mùi hôi kỳ lạ khó mà chịu được của nó sao ?”
Người trí thức xấu hổ bỏ đi.
(Nhân Thoại lục)
Suy tư 76:
Người giả hình, người đạo đức giả, người hay phê phán anh em mình, người kiêu ngạo, đều là những người không thành thật với chính mình, và dĩ nhiên là không thành thật với người khác, hạng người này, trong các sách Phúc Âm đã bị Đức Chúa Giê-su lên án là bọn giả hình...
Có rất nhiều người mở miệng ra thì nói Chúa nói Mẹ, kinh sách đọc ào ạt không thiếu một câu, nhưng thường giả nhân giả nghĩa với anh em chị em, tay phải giúp một lon gạo nhưng tay trái thì chuẩn bị hạ bệ anh em chị em xuống, những người này đã bị thánh Gioan tông đồ vạch mặt là những kẻ Ki-tô giả .
Thời đại ngày nay có nhiều người Công Giáo phê phán các linh mục của mình, vì cách sống của một số linh mục không làm cho họ nhìn thấy khuôn mặt thật của Đức Chúa Ki-tô là hiền lành, khiêm tốn, bao dung và rất đầy lòng nhân ái. Họ phê phán các linh mục thì nhiều, nhưng có lúc nào họ cầu nguyện cho các linh mục của Giáo Hội chưa ? Họ chỉ trích các linh mục và các tu sĩ sống không đúng với trách nhiệm và bổn phận, nhưng có lúc nào họ nhìn thấy những công việc tốt lành mà các ngài đã làm cho họ và cho Giáo Hội chưa ?
Trên thân mình còn nhiều mùi đồng (khuyết điểm) thì nên cầu nguyện cho mình trước...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có người trí thức nọ sau khi bãi triều thì đến nhà bạn chơi, thấy có một đạo nhân ngồi trên ghế, liền phất tay áo mà đi không vào thăm bạn.
Một ngày nọ, sau khi bãi triều thì gặp người bạn ấy bèn hỏi:
- “Tại sao anh thích chơi bời giao du với người mặc áo cà sa ? Tôi cảm thấy nơi mấy người ấy không có chút đức độ nào cả, và chúng nó cũng cảm thấy chán ngấy mùi thối của nhau rồi !”
Người bạn nói:
- “Áo cà sa làm cho thối thì cũng chỉ là bên ngoài của con người, lẽ nào nó thối hơn mùi tanh đồng (tiền) phát xuất từ bên trong thân thể sao ! Anh thường ngày cùng với mấy người toàn thân hôi tanh mùi đồng vai kề vai cùng tồn tại, anh không cảm thấy mùi hôi kỳ lạ khó mà chịu được của nó sao ?”
Người trí thức xấu hổ bỏ đi.
(Nhân Thoại lục)
Suy tư 76:
Người giả hình, người đạo đức giả, người hay phê phán anh em mình, người kiêu ngạo, đều là những người không thành thật với chính mình, và dĩ nhiên là không thành thật với người khác, hạng người này, trong các sách Phúc Âm đã bị Đức Chúa Giê-su lên án là bọn giả hình...
Có rất nhiều người mở miệng ra thì nói Chúa nói Mẹ, kinh sách đọc ào ạt không thiếu một câu, nhưng thường giả nhân giả nghĩa với anh em chị em, tay phải giúp một lon gạo nhưng tay trái thì chuẩn bị hạ bệ anh em chị em xuống, những người này đã bị thánh Gioan tông đồ vạch mặt là những kẻ Ki-tô giả .
Thời đại ngày nay có nhiều người Công Giáo phê phán các linh mục của mình, vì cách sống của một số linh mục không làm cho họ nhìn thấy khuôn mặt thật của Đức Chúa Ki-tô là hiền lành, khiêm tốn, bao dung và rất đầy lòng nhân ái. Họ phê phán các linh mục thì nhiều, nhưng có lúc nào họ cầu nguyện cho các linh mục của Giáo Hội chưa ? Họ chỉ trích các linh mục và các tu sĩ sống không đúng với trách nhiệm và bổn phận, nhưng có lúc nào họ nhìn thấy những công việc tốt lành mà các ngài đã làm cho họ và cho Giáo Hội chưa ?
Trên thân mình còn nhiều mùi đồng (khuyết điểm) thì nên cầu nguyện cho mình trước...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 16 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:30 15/07/2016
CHỦA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 10, 38-42.
“Cô Mác-ta đón Chúa Giê-su Ki-tô vào nhà. Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất.”
Anh chị em thân mến,
Trong cuộc sống hàng ngày, ai trong chúng ta cũng muốn chọn phần tốt nhất, hảo hạng nhất hơn người khác, bởi vì đó chính là bản chất thích hưởng thụ của con người. Khi ăn chúng ta chọn món ngon nhất, khi uống chúng ta chọn loại hảo hạng nhất, khi tìm việc chúng ta mong được chỗ làm tốt nhất, khi ngồi xe chúng ta muốn chọn chỗ tốt nhất.v.v…đó là những chọn lựa đẹp và tốt cho cuộc sống thường ngày…
Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy chọn cho mình phần tốt nhất như cô Ma-ri-a đã chọn.
1. Chọn phần tốt nhất là sống nghèo
Sống nghèo là sống như Đức Chúa Giê-su: Ngài rất giàu có vì Ngài là Thiên Chúa và Ngài cũng rất nghèo khó vì Ngài là con người. Khi chọn đời sống nghèo nàn Đức Chúa Giê-su đã nêu lên một tấm gương sáng chói cho chúng ta trong việc thờ phượng và làm sáng danh Thiên Chúa, đó là khó nghèo để được tự do lo việc Thiên Chúa là rao giảng Tin Mừng của Nước Trời, và để làm tăng thêm giá trị đích thực của nhân phẩm con người: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi Lời từ miệng Thiên Chúa phán ra.”
Sống nghèo là một lựa chọn độc đáo của Đức Chúa Giê-su trong chương trình cứu chuộc nhân loại, là một phương pháp làm cho nhân loại đến gần với hạnh phúc đích thực hơn, đó là biết thông cảm và yêu thương người thân cận, chia sẻ những lo âu và cảm nghiệm được rằng, khi chọn sống nghèo là chúng ta chia sẻ rất sâu xa mật thiết với thân phận con người của Đức Chúa Giê-su hơn bất cứ lúc nào.
Phần tốt nhất của thế gian chính là sự hưởng thụ cho thân xác thoải mái, phần tốt nhất của thế gian cũng chính là con đường rộng dẫn nhân loại đi vào nơi đau khổ đời đời.
Chọn sống nghèo là làm nổi bật danh tính người Ki-tô hữu giữa xã hội :
Sống nghèo để tập yêu thương.
Sống nghèo để tập cảm thông.
Sống nghèo để tập phục vụ.
Sống nghèo để tập tha thứ.
Sống nghèo để trở nên người của mọi người.
2. Chọn phần tốt nhất là Thiên Chúa
Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất vì cô đã chọn Thiên Chúa làm gia nghiệp của mình, chọn Thiên Chúa tức là lắng nghe lời dạy của Ngài, cô Ma-ri-a đã ngồi dưới chân Đức Chúa Giê-su để nghe Ngài nói.
Gia đình nghèo của chị em Mat-ta, Ma-ri-a và La-gia-rô là hình ảnh của một tu viện thu hẹp: hoạt động và cầu nguyện. Hoạt động thì có Mat-tha, cầu nguyện thì có Ma-ri-a, nhưng cái chính không phải là ở đó nhưng ở trong cung cách lựa chọn của mình: chọn Thiên Chúa hay chọn ma quỷ, bởi vì khi chúng ta chọn Thiên Chúa cho mình, thì dù hoạt động hay cầu nguyện, dù đi đông đi tây rao giảng Tin Mừng, hay ngồi trong bốn bức tường kín mít của dòng Kín thì Thiên Chúa cũng là gia nghiệp của chúng ta, và việc chúng ta làm là làm sáng danh Thiên Chúa mà thôi. Còn nếu chúng ta muốn chọn ma quỷ thì chúng ta cứ lên án anh chị em, cứ phê phán tha nhân, cứ thọc gậy bánh xe, cứ vỗ ngực tuyên bố mình là người được Thiên Chúa chọn để chửi người này, để cải tổ Giáo Hội, để sửa dạy các linh mục trong Giáo Hội.v.v… thì cứ làm.
Anh chị em thân mến,
Chọn sống nghèo và chọn Thiên Chúa làm phần tốt nhất của mình trong một xã hội quá hưởng thụ, và đặt các giá trị vật chất trên tinh thần không phải là việc dễ dàng, bởi vì dù chúng ta là ai, là thân phận nào chăng nữa thì chúng ta cũng vẫn là con người có tham sân si, cho nên khi chọn sống nghèo thì đồng thời chúng ta cũng chọn Thiên Chúa làm phần gia nghiệp tốt nhất của mình, nghĩa là chúng ta sẽ dễ dàng khước từ những vật chất không cần thiết cho sinh hoạt khi chúng ta quyết tâm sống nghèo, do đó chúng ta cần phải cầu xin ơn Thiên Chúa giúp, tập sống nghèo với người nghèo, sống nghèo nhưng hạnh phúc giữa những người giàu.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 10, 38-42.
“Cô Mác-ta đón Chúa Giê-su Ki-tô vào nhà. Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất.”
Anh chị em thân mến,
Trong cuộc sống hàng ngày, ai trong chúng ta cũng muốn chọn phần tốt nhất, hảo hạng nhất hơn người khác, bởi vì đó chính là bản chất thích hưởng thụ của con người. Khi ăn chúng ta chọn món ngon nhất, khi uống chúng ta chọn loại hảo hạng nhất, khi tìm việc chúng ta mong được chỗ làm tốt nhất, khi ngồi xe chúng ta muốn chọn chỗ tốt nhất.v.v…đó là những chọn lựa đẹp và tốt cho cuộc sống thường ngày…
Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy chọn cho mình phần tốt nhất như cô Ma-ri-a đã chọn.
1. Chọn phần tốt nhất là sống nghèo
Sống nghèo là sống như Đức Chúa Giê-su: Ngài rất giàu có vì Ngài là Thiên Chúa và Ngài cũng rất nghèo khó vì Ngài là con người. Khi chọn đời sống nghèo nàn Đức Chúa Giê-su đã nêu lên một tấm gương sáng chói cho chúng ta trong việc thờ phượng và làm sáng danh Thiên Chúa, đó là khó nghèo để được tự do lo việc Thiên Chúa là rao giảng Tin Mừng của Nước Trời, và để làm tăng thêm giá trị đích thực của nhân phẩm con người: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi Lời từ miệng Thiên Chúa phán ra.”
Sống nghèo là một lựa chọn độc đáo của Đức Chúa Giê-su trong chương trình cứu chuộc nhân loại, là một phương pháp làm cho nhân loại đến gần với hạnh phúc đích thực hơn, đó là biết thông cảm và yêu thương người thân cận, chia sẻ những lo âu và cảm nghiệm được rằng, khi chọn sống nghèo là chúng ta chia sẻ rất sâu xa mật thiết với thân phận con người của Đức Chúa Giê-su hơn bất cứ lúc nào.
Phần tốt nhất của thế gian chính là sự hưởng thụ cho thân xác thoải mái, phần tốt nhất của thế gian cũng chính là con đường rộng dẫn nhân loại đi vào nơi đau khổ đời đời.
Chọn sống nghèo là làm nổi bật danh tính người Ki-tô hữu giữa xã hội :
Sống nghèo để tập yêu thương.
Sống nghèo để tập cảm thông.
Sống nghèo để tập phục vụ.
Sống nghèo để tập tha thứ.
Sống nghèo để trở nên người của mọi người.
2. Chọn phần tốt nhất là Thiên Chúa
Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất vì cô đã chọn Thiên Chúa làm gia nghiệp của mình, chọn Thiên Chúa tức là lắng nghe lời dạy của Ngài, cô Ma-ri-a đã ngồi dưới chân Đức Chúa Giê-su để nghe Ngài nói.
Gia đình nghèo của chị em Mat-ta, Ma-ri-a và La-gia-rô là hình ảnh của một tu viện thu hẹp: hoạt động và cầu nguyện. Hoạt động thì có Mat-tha, cầu nguyện thì có Ma-ri-a, nhưng cái chính không phải là ở đó nhưng ở trong cung cách lựa chọn của mình: chọn Thiên Chúa hay chọn ma quỷ, bởi vì khi chúng ta chọn Thiên Chúa cho mình, thì dù hoạt động hay cầu nguyện, dù đi đông đi tây rao giảng Tin Mừng, hay ngồi trong bốn bức tường kín mít của dòng Kín thì Thiên Chúa cũng là gia nghiệp của chúng ta, và việc chúng ta làm là làm sáng danh Thiên Chúa mà thôi. Còn nếu chúng ta muốn chọn ma quỷ thì chúng ta cứ lên án anh chị em, cứ phê phán tha nhân, cứ thọc gậy bánh xe, cứ vỗ ngực tuyên bố mình là người được Thiên Chúa chọn để chửi người này, để cải tổ Giáo Hội, để sửa dạy các linh mục trong Giáo Hội.v.v… thì cứ làm.
Anh chị em thân mến,
Chọn sống nghèo và chọn Thiên Chúa làm phần tốt nhất của mình trong một xã hội quá hưởng thụ, và đặt các giá trị vật chất trên tinh thần không phải là việc dễ dàng, bởi vì dù chúng ta là ai, là thân phận nào chăng nữa thì chúng ta cũng vẫn là con người có tham sân si, cho nên khi chọn sống nghèo thì đồng thời chúng ta cũng chọn Thiên Chúa làm phần gia nghiệp tốt nhất của mình, nghĩa là chúng ta sẽ dễ dàng khước từ những vật chất không cần thiết cho sinh hoạt khi chúng ta quyết tâm sống nghèo, do đó chúng ta cần phải cầu xin ơn Thiên Chúa giúp, tập sống nghèo với người nghèo, sống nghèo nhưng hạnh phúc giữa những người giàu.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 15/07/2016
7. Vâng lời là nguyên tắc chung của các nhân đức, là yếu lĩnh của tất cả thần học tu đức, là làm cho con người sửa đổi các nhân đức để đạt đến nguyện vọng sống đời đời, dễ dàng nhất, thỏa đáng nhất, ngắn gọn nhất và là con đường chắc chắn nhất.
(Linh mục Alewalai)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Chỉ một chuyện cần mà thôi
Lm. Đan Vinh
20:47 15/07/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN C
St 18,1-10a ; Cl 1,24-28 ; Lc 10,38-42
CHỈ MỘT CHUYỆN CẦN MÀ THÔI
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,38-42
(38) Trong khi Thầy trò đi đường, Đức Giêsu vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mácta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Maria. (39) Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. (40) Còn cô Mácta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao ? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay !” (41) Chúa đáp: “Mácta ! Mácta ơi ! Chị lo lắng và lăng xăng nhiều việc quá ! (42) Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi”.
2. Ý CHÍNH: Câu chuyện trong Tin mừng hôm nay có 3 nhân vật chính: Đức Giêsu và hai chị em Mácta Maria. Hai chị em này phục vụ Đức Giêsu mỗi người một cách: Mácta thì bận rộn lo việc cơm nước, đang khi Maria lại ngồi bên chân Thầy và nghe Lời Người. Mácta khó chịu với cô em và xin Thầy can thiệp bảo Maria giúp đỡ mình. Nhưng Người lại cho biết việc nghe Lời Chúa mà Maria đang làm mới là điều quan trọng và cần thiết hơn cả.
3. CHÚ THÍCH:
- C 38-39: + Trong khi Thầy trò đi đường vào làng kia: Đức Giêsu vào làng Bêtania, cách Thủ đô Giêrusalem 3 cây số. + Có một người phụ nữ tên là Mácta: Đây là chị cả trong một gia đình có ba chị em. Mácta chưa lập gia đình, vì nếu đã có chồng thì người chồng đã đứng ra tiếp đón Đức Giêsu. Là chị cả nên Mácta phải đảm đương mọi việc. Bà lo dọn bữa ăn phục vụ Đức Giêsu và các môn đệ. + Đón Người vào nhà: Người Do thái vốn hiếu khách. Đức Giêsu không những là khách mà còn là bạn thân của gia đình (x. Ga 11,5). Thái độ tiếp đón này trái với thái độ dân làng Samari trước đó đã từ chối không đón tiếp Người (x. Lc 9,53). Trong thời điểm những ngày cuối đời, việc đón tiếp Đức Giêsu của Mácta còn là hành động can đảm. Vì khi ấy Người đang bị các đầu mục Do thái theo dõi, và ai đón tiếp Người sẽ bị coi là đồng đảng và có thể bị khai trừ ra khỏi hội đường nữa (x. Ga 9,22 ; 12,10.42). + Người em gái tên là Maria: Đây là Maria làng Bêtania, khác với Maria làng Mácđala (x. Lc 8,2), cũng không phải là Maria thân mẫu Giacôbê và Giôsép (x. Mt 27,56), không phải Maria mẹ của Gioan (x. Cv 12,12). Cô Maria là em của Mácta, là chị của Ladarô. Chính cô đã hy sinh bình dầu đắt tiền để xức chân Đức Giêsu (x Ga 12,3). Cần phân biệt cô Maria này với người phụ nữ tội lỗi cũng xức dầu thơm trên chân Đức Giêsu (x Lc 7,38). Cả 3 chị em nhà này đều được Đức Giêsu yêu mến (x. Ga 11,5). + Ngồi bên chân Chúa mà nghe Lời Người dạy: Trong Luca, ngồi dưới chân là thái độ của người môn đệ (x. Lc 8,35 ; Cv 22,3)
- C 40-42: + Em con để mình con phục vụ...: Mácta luôn tỏ ra quí mến Đức Giêsu và quan tâm phục vụ Người (x. Ga 12,2). Cô không hài lòng khi thấy cô em Maria nhàn nhã ngồi bên và lắng nghe lời Thầy đang khi cô phải vất vả lo dọn bữa ăn cho Người. Do đó cô đã yêu cầu Đức Giêsu cho Maria xuống bếp giúp cô một tay. + Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi: Chuyện cần thiết duy nhất này là gì ? Đó là điều cô em Maria đang làm: “Ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy”. Đức Giêsu không đánh giá thấp việc nội trợ bếp núc của Mácta. Nhưng việc tìm biết thánh ý Thiên Chúa lại là điều duy nhất cần thiết. Hơn nữa, Lời Chúa là của ăn tinh thần nên có giá trị cao hơn của ăn vật chất như Người đã nói: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh” (Lc 4,4) và “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34).
4. CÂU HỎI: 1) Tin mừng đã kể ra mấy phụ nữ tên Maria và các bà này liên quan thế nào với Đức Giêsu ? 2) Có mấy người phụ nữ đã xức dầu thơm cho chân Đức Giêsu ? 3) Đức Giêsu đã cho biết quan điểm thế nào giữa hai việc làm phục vụ Người: Một là việc phục vụ bàn ăn của Mácta và hai là việc ngồi bên chân Chúa mà nghe Lời Người của Maria?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Cô Maria cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe Lời Người dạy. Còn cô Mácta thì tất bật lo việc phục vụ” (Lc 10,39-40).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GƯƠNG CẦU NGUYỆN CỦA MỘT NHÀ BÁC HỌC.
PHÊĐÊRIC ÔDANAM (Federic Ozanam), một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo hội Pháp vào cuối thế kỷ 19, khi đang là sinh viên đại học đã trải qua một cơn khủng hoảng về đức tin. Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh vào một ngôi thánh đường ở Pari. Từ cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quì cầu nguyện ở hàng ghế đầu gần gian cung thánh. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra đó không ai khác hơn là nhà bác học ĂMPE (Ampère), giáo sư của anh, một nhân vật nổi tiếng lúc bấy giờ. Anh đứng lặng lẽ một hồi để quan sát nhà bác học khi ấy đang cầu nguyện rất sốt sắng. Sau đó, anh theo gót thầy trở về phòng làm việc của ông. Thấy chàng sinh viên đứng thập thò ngòai cửa, nhà bác học liền mở lời hỏi: “Này anh bạn trẻ, anh cần gì đó ? Tôi có thể giúp gì được cho anh đây ?” Chàng thanh niên nhỏ nhẹ thưa: “Thưa giáo sư, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm. Hôm nay con xin hỏi thầy một vấn đề về đức tin !” Nhà bác học mỉm cười khiêm tốn đáp: “Anh lầm rồi. Đức tin là môn yếu nhất của tôi đấy. Nhưng nếu giúp được anh điều gì thì tôi cũng sẵn sàng”. Chàng sinh viên liền hỏi: “Thưa giáo sư, người ta có thể vừa là một nhà bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu đạo đức siêng năng cầu nguyện hay không?” Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của anh học trò. Sau một lát im lặng, ông trả lời bằng một giọng run run đầy cảm xúc: “Con ơi ! Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi !”.
2) GƯƠNG CẦU NGUYỆN CỦA MỘT VỊ TỔNG THỐNG :
Trong tác phẩm SỐNG HẠNH PHÚC của Tổng Gíam Mục Fulton J. Sheen có một nhân chứng đương thời với Tổng thống Hoa Kỳ Ápbraham Lanhcôn, kể lại rằng ông ta đã có thời gian ba tuần lễ sống chung với A. Lincoln ngay sau khi trận đánh Bull Rull kết thúc :
“Đêm ấy tôi không ngủ được. Tôi bèn thử dợt lại những gì sẽ phải nói trước công chúng sáng hôm sau. Đã quá nửa đêm, đúng ra là gần hừng đông. Và tôi nghe có tiếng thầm thì trong phòng Tổng Thống ngủ. Cửa phòng hé mở. Theo bản năng. Tôi bước lại gần và thấy một cảnh không thể nào quên được. Tôi thấy Tổng Thống quì bên một cuốn Kinh Thánh đang mở. Ánh sáng trong phòng chỉ vừa đủ. Ngài quay lưng về phía tôi. Tôi đứng lặng một lúc, quá đỗi bàng hoàng và kinh ngạc. Rồi tôi nghe Tổng Thống cầu nguyện :
“Lạy Chúa, Chúa đã nghe lời cầu khấn của Salômon trong đêm khuya, để xin cho được ơn khôn ngoan. Xin Chúa nhậm lời con đây, con không thể dẫn dắt dân tộc này nếu Chúa không ra tay giúp đỡ con. Con là kẻ nghèo hèn và tội lỗi. Lạy Chúa, Chúa đã nhậm lời cầu xin của Salômon, xin hãy nghe lời con nài van mà cứu lấy đất nước này!”
3) TẦM QUAN TRỌNG CỦA CẦU NGUYỆN KHI GẶP GIAN NGUY :
Trong cuộc khảo thí tại trường sĩ quan trẻ, vị Thiếu tá giám khảo hỏi một chuẩn uý :
- Trong một cuộc hành quân, đơn vị do anh chỉ huy rơi vào tình huống này: Phía trước và hai bên đơn vị của anh bị quân đich vây chặt, chúng chặn cả lối rút lui của anh, có nghĩa là đơn vị anh bị bao vây gọn, lúc đó anh sẽ xử trí như thế nào?
Mọi con mắt của Ban Giám Khảo đổ dồn về phía anh sĩ quan trẻ, anh suy nghĩ một lát rồi đứng nghiêm trả lời :
- Thưa Thiếu tá và Ban Giám Khảo, tôi sẽ hạ lệnh: CẦU NGUYỆN.
Tất cả Ban Giám Khảo nhìn nhau bỡ ngỡ, không ai nghĩ tới câu trả lời như thế. Viên Thiếu tá vỗ vai anh sĩ quan trẻ và nói:
- Anh hãy nhớ xử lý đúng như lời anh vừa nói nhé !
3. THẢO LUẬN: 1) Qua Lời Chúa dạy hôm nay, bạn thấy cầu nguyện có cần thiết không ? Mỗi ngày bạn thường cầu nguyện vào những lúc nào ? Bạn thường cầu nguyện như thế nào ? 2) Có khi nào bạn cầu nguyện bằng cách đọc một đoạn Tin mừng, sau đó suy nghĩ và cầu nguyện dựa theo ý tưởng mà Lời Chúa gợi ra hay không ? 3) Bạn có thể dùng cách nào để biến các việc làm hằng ngày trở thành lời cầu nguyện liên lỉ dâng lên Thiên Chúa không ?
4. SUY NIỆM:
1) CHỈ CÓ MỘT CHUYỆN CẦN THIẾT MÀ THÔI :
Trong cuộc hành trình lên Giêrusalem chịu khổ nạn, Đức Giêsu đã ghé làng Bêtania và vào trọ trong nhà người bạn thân là anh Lagiarô (x Lc 13,22). Chính trong ngôi nhà này Đức Giêsu đã cho thấy tầm quan trọng của sự cầu nguyện là ngồi bên chân Chúa và tâm sự với Người.
- “Thầy không để ý tới sao ?”: Mácta đã tỏ thái độ không hài lòng trước sự thờ ơ của Đức Giêsu và của cô em Maria khi cô này để mặc cô phải phục vụ bữa ăn một mình. Cô nhờ Đức Giêsu nhắc cho Maria hãy giúp đỡ cô. Trong câu trả lời, Đức Giêsu cho biết đâu là thái độ Người muốn (c 41). Đức Giêsu không bác bỏ việc vất vả làm bữa phục vụ Người của Mácta, nhưng Người muốn cô nhận ra đâu mới là việc tốt nhất và cần thiết nhất để có Nước Thiên Chúa làm phần sản nghiệp của mình. Khi nhận xét về thái độ của Mácta, Đức Giêsu dùng từ “nhiều chuyện”, nghĩa là quá lo lắng về việc phục vụ bữa ăn cho Người.
- “Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi” : Đức Giêsu không chê trách thái độ phục vụ của cô chị Mácta, vì đó là dấu cho thấy lòng mến mà cô đã dành cho Người. Tuy nhiên, qua thái độ của cô em Maria, Đức Giêsu nhìn thấy một tâm tình cao đẹp hơn. Đó là lắng nghe lời Người, đặt Người làm trung tâm cuộc đời của mình. Ở đây, Đức Giêsu muốn dùng Maria làm mẫu gương cho các tín hữu chúng ta hôm nay. Tuy đang sống giữa trần gian, phải tất bật lo tìm kiếm cái ăn cái mặc giống như cô Mácta, nhưng chúng ta cũng phải biết dành thời giờ để cầu nguyện, bằng việc lắng nghe lời Chúa và tâm sự với Người như cô Maria đã làm.
2) ĐỨC GIÊSU NÊU GƯƠNG CẦU NGUYỆN :
Sách Tin Mừng đã ghi nhận gương cầu nguyện của Đức Giêsu như sau :
- Sau khi chịu phép rửa tại sông Giođan, Đức Giêsu đã khởi đầu cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng kéo dài 3 năm bằng cách lên núi ăn chay và cầu nguyện suốt 40 ngày đêm (x. Mt 4,2b), để cầu xin Chúa Cha chúc lành cho công việc Người sắp thực hiện.
- Người cũng dạy môn đệ tránh phô trương, nhưng cầu nguyện nơi kín đáo (x. Mt 5,4-6).
- Lời cầu nguyện của các tín hữu phải vắn gọn như kinh Lạy Cha (x. Mt 4,7-14).
- Đức Giêsu đã nêu gương cầu nguyện với Chúa Cha trước khi làm phép lạ nhân bánh ra nhiều như Tin Mừng Mátthêu viết: “Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông” (Mt 14,19).
- Đức Giêsu khuyên các môn đệ hiệp thông cầu nguyện : “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp nhau lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,19-20).
- Trước cuộc tử nạn, Đức Giêsu cũng cầu nguyện với Chúa Cha (x. Mt 26,36-46).
- Tin Mừng Gioan đã ghi lại lời cầu nguyện của Đức Giêsu dài 26 câu trong đoạn 17.
- Trên thánh giá trước khi tắt thở, Đức Giêsu đã dâng lên Chúa Cha lời nguyện cuối cùng: “Thế là đã hoàn tất ! Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga 19,30)…
3) VỀ SỰ CẦU NGUYỆN TRONG CUỘC SỐNG NGƯỜI TÍN HỮU:
- Các gương sáng về sự cầu nguyện : Đầu tiên là nhà bác học AMPE, tên đầy đủ là André Marie Ampère (1775–1836), một nhà vật lý lừng danh người Pháp, đã để lại nhiều thành quả nghiên cứu khoa học như về điện học, nam châm điện... mang lại ích lợi cho nền văn minh nhân loại. Thế nhưng, Ampe không coi những thành quả đó là lớn lao khi nói với chàng sinh viên rằng : “Chúng ta chỉ vĩ đại khi cầu nguyện mà thôi”. Tiếp đến là Mẹ Têrêsa thành Canquýtta nước Ấn độ, một vị nữ tu thánh thiện sống giữa đời thường. Mỗi ngày trước khi bước xuống “địa ngục Canquýtta” để chăm sóc những người cùng khổ, hoặc đến “nhà hấp hối” để an ủi những kẻ đau liệt, Mẹ Têrêsa đều cùng các chị em nữ tu trong nhà đến quì chầu Thánh Thể tại nhà nguyện một giờ đồng hồ.
- Ích lợi của sự cầu nguyện : Ngày nay, trong một thế giới thực dụng, coi trọng hiệu quả bề ngoài, Hội thánh đang có nhiều Mácta nhưng lại có ít Maria. Nhiều người đã coi việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện là xa xỉ, là mất thời giờ vô ích, là ù lì thụ động. Nhưng thực ra có hành động nào hiệu quả bằng nghe và thực hành Lời Chúa ? Hoạt động tông đồ là mang tình yêu Chúa đến với tha nhân. Vậy tại sao chúng ta lại không múc đầy tình yêu nơi Chúa Giêsu là suối nguồn yêu thương vô tận. Cho dù hoạt động truyền giáo, từ thiện bác ái, hay sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cũng đừng quên “chọn phần tốt nhất” này. Hãy nhớ Lời Chúa: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
- Cần phải cầu nguyện : Đôi tay của cô Mácta lo bữa ăn cho Đức Giêsu là một việc quan trọng và không thể thiếu để phục vụ Chúa về phần thể xác. Nhưng đôi chân quì bên Chúa và đôi tai lắng nghe Lời Người của cô Maria lại còn quan trọng và cần thiết hơn vì nó mang lại sự sống đời đời như lời Đức Giêsu nói hôm nay : “Maria đã chọn phần tốt nhất” (Lc 10,42).
- Tập thói quen cầu nguyện mọi lúc mọi nơi : Hội thánh sẽ trở nên quân bình khi có các hoạt động phục vụ và cầu nguyện của cả hai cô Mác-ta và Maria. Một tín hữu sẽ sống quân bình khi vừa chu tòan các việc bác ái tông đồ phục vụ Chúa và tha nhân, nhưng đồng thời luôn có lối sống cầu nguyện hiệp thông với Người. Đừng đợi tới khi rảnh việc mới đến tìm gặp Chúa, vì chính khi đang bận rộn làm việc lại là lúc chúng ta cần được Chúa nâng đỡ hơn cả.
TÓM LẠI: Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta thống nhất đời sống: Trong một ngày, chúng ta thường chỉ dành một ít phút cho việc cầu nguyện dâng lễ, còn phần lớn thời gian còn lại, chúng ta dành cho các sinh hoạt khác. Dù vậy, chúng ta vẫn có thể biến mọi sinh hoạt đời thường như: ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, làm việc... kia trở thành một lời cầu nguyện liên lỉ, bằng việc dâng ngày mỗi sáng khi vừa thức giấc, rồi dâng những lời nguyện tắt lên Chúa trước mỗi công việc… Qua đó, chúng ta sẽ biến những việc làm ấy trở thành lễ vật hy sinh, kết hiệp với lễ vật cao trọng là Mình Máu Chúa Giêsu đang được dâng trên các bàn thờ ở khắp nơi trên thế giới mỗi ngày, và sẽ có được sự sống đời đời như lời Chúa đã hứa.
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊSU. Khi con bị bao vây bởi những tiếng ồn ào, xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng bên Chúa. Khi con vất vả với trăm công nghìn việc, xin cho con biết quý trọng những phút giây được an nghỉ bên lòng Chúa. Khi con bị kéo ghì bởi những đam mê dục vọng, xin cho con được ơn giải thoát và hướng lòng trí lên cao nhờ biết kêu cầu Danh Chúa.
- LẠY CHÚA. Ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần trong cuộc sống đời thường của con, để con có thể cầu nguyện không ngừng như lời thánh Phaolô : "Vậy, dù ăn, dù uống, hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
St 18,1-10a ; Cl 1,24-28 ; Lc 10,38-42
CHỈ MỘT CHUYỆN CẦN MÀ THÔI
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,38-42
(38) Trong khi Thầy trò đi đường, Đức Giêsu vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mácta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Maria. (39) Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. (40) Còn cô Mácta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao ? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay !” (41) Chúa đáp: “Mácta ! Mácta ơi ! Chị lo lắng và lăng xăng nhiều việc quá ! (42) Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi”.
2. Ý CHÍNH: Câu chuyện trong Tin mừng hôm nay có 3 nhân vật chính: Đức Giêsu và hai chị em Mácta Maria. Hai chị em này phục vụ Đức Giêsu mỗi người một cách: Mácta thì bận rộn lo việc cơm nước, đang khi Maria lại ngồi bên chân Thầy và nghe Lời Người. Mácta khó chịu với cô em và xin Thầy can thiệp bảo Maria giúp đỡ mình. Nhưng Người lại cho biết việc nghe Lời Chúa mà Maria đang làm mới là điều quan trọng và cần thiết hơn cả.
3. CHÚ THÍCH:
- C 38-39: + Trong khi Thầy trò đi đường vào làng kia: Đức Giêsu vào làng Bêtania, cách Thủ đô Giêrusalem 3 cây số. + Có một người phụ nữ tên là Mácta: Đây là chị cả trong một gia đình có ba chị em. Mácta chưa lập gia đình, vì nếu đã có chồng thì người chồng đã đứng ra tiếp đón Đức Giêsu. Là chị cả nên Mácta phải đảm đương mọi việc. Bà lo dọn bữa ăn phục vụ Đức Giêsu và các môn đệ. + Đón Người vào nhà: Người Do thái vốn hiếu khách. Đức Giêsu không những là khách mà còn là bạn thân của gia đình (x. Ga 11,5). Thái độ tiếp đón này trái với thái độ dân làng Samari trước đó đã từ chối không đón tiếp Người (x. Lc 9,53). Trong thời điểm những ngày cuối đời, việc đón tiếp Đức Giêsu của Mácta còn là hành động can đảm. Vì khi ấy Người đang bị các đầu mục Do thái theo dõi, và ai đón tiếp Người sẽ bị coi là đồng đảng và có thể bị khai trừ ra khỏi hội đường nữa (x. Ga 9,22 ; 12,10.42). + Người em gái tên là Maria: Đây là Maria làng Bêtania, khác với Maria làng Mácđala (x. Lc 8,2), cũng không phải là Maria thân mẫu Giacôbê và Giôsép (x. Mt 27,56), không phải Maria mẹ của Gioan (x. Cv 12,12). Cô Maria là em của Mácta, là chị của Ladarô. Chính cô đã hy sinh bình dầu đắt tiền để xức chân Đức Giêsu (x Ga 12,3). Cần phân biệt cô Maria này với người phụ nữ tội lỗi cũng xức dầu thơm trên chân Đức Giêsu (x Lc 7,38). Cả 3 chị em nhà này đều được Đức Giêsu yêu mến (x. Ga 11,5). + Ngồi bên chân Chúa mà nghe Lời Người dạy: Trong Luca, ngồi dưới chân là thái độ của người môn đệ (x. Lc 8,35 ; Cv 22,3)
- C 40-42: + Em con để mình con phục vụ...: Mácta luôn tỏ ra quí mến Đức Giêsu và quan tâm phục vụ Người (x. Ga 12,2). Cô không hài lòng khi thấy cô em Maria nhàn nhã ngồi bên và lắng nghe lời Thầy đang khi cô phải vất vả lo dọn bữa ăn cho Người. Do đó cô đã yêu cầu Đức Giêsu cho Maria xuống bếp giúp cô một tay. + Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi: Chuyện cần thiết duy nhất này là gì ? Đó là điều cô em Maria đang làm: “Ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy”. Đức Giêsu không đánh giá thấp việc nội trợ bếp núc của Mácta. Nhưng việc tìm biết thánh ý Thiên Chúa lại là điều duy nhất cần thiết. Hơn nữa, Lời Chúa là của ăn tinh thần nên có giá trị cao hơn của ăn vật chất như Người đã nói: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh” (Lc 4,4) và “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34).
4. CÂU HỎI: 1) Tin mừng đã kể ra mấy phụ nữ tên Maria và các bà này liên quan thế nào với Đức Giêsu ? 2) Có mấy người phụ nữ đã xức dầu thơm cho chân Đức Giêsu ? 3) Đức Giêsu đã cho biết quan điểm thế nào giữa hai việc làm phục vụ Người: Một là việc phục vụ bàn ăn của Mácta và hai là việc ngồi bên chân Chúa mà nghe Lời Người của Maria?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Cô Maria cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe Lời Người dạy. Còn cô Mácta thì tất bật lo việc phục vụ” (Lc 10,39-40).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GƯƠNG CẦU NGUYỆN CỦA MỘT NHÀ BÁC HỌC.
PHÊĐÊRIC ÔDANAM (Federic Ozanam), một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo hội Pháp vào cuối thế kỷ 19, khi đang là sinh viên đại học đã trải qua một cơn khủng hoảng về đức tin. Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh vào một ngôi thánh đường ở Pari. Từ cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quì cầu nguyện ở hàng ghế đầu gần gian cung thánh. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra đó không ai khác hơn là nhà bác học ĂMPE (Ampère), giáo sư của anh, một nhân vật nổi tiếng lúc bấy giờ. Anh đứng lặng lẽ một hồi để quan sát nhà bác học khi ấy đang cầu nguyện rất sốt sắng. Sau đó, anh theo gót thầy trở về phòng làm việc của ông. Thấy chàng sinh viên đứng thập thò ngòai cửa, nhà bác học liền mở lời hỏi: “Này anh bạn trẻ, anh cần gì đó ? Tôi có thể giúp gì được cho anh đây ?” Chàng thanh niên nhỏ nhẹ thưa: “Thưa giáo sư, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm. Hôm nay con xin hỏi thầy một vấn đề về đức tin !” Nhà bác học mỉm cười khiêm tốn đáp: “Anh lầm rồi. Đức tin là môn yếu nhất của tôi đấy. Nhưng nếu giúp được anh điều gì thì tôi cũng sẵn sàng”. Chàng sinh viên liền hỏi: “Thưa giáo sư, người ta có thể vừa là một nhà bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu đạo đức siêng năng cầu nguyện hay không?” Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của anh học trò. Sau một lát im lặng, ông trả lời bằng một giọng run run đầy cảm xúc: “Con ơi ! Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi !”.
2) GƯƠNG CẦU NGUYỆN CỦA MỘT VỊ TỔNG THỐNG :
Trong tác phẩm SỐNG HẠNH PHÚC của Tổng Gíam Mục Fulton J. Sheen có một nhân chứng đương thời với Tổng thống Hoa Kỳ Ápbraham Lanhcôn, kể lại rằng ông ta đã có thời gian ba tuần lễ sống chung với A. Lincoln ngay sau khi trận đánh Bull Rull kết thúc :
“Đêm ấy tôi không ngủ được. Tôi bèn thử dợt lại những gì sẽ phải nói trước công chúng sáng hôm sau. Đã quá nửa đêm, đúng ra là gần hừng đông. Và tôi nghe có tiếng thầm thì trong phòng Tổng Thống ngủ. Cửa phòng hé mở. Theo bản năng. Tôi bước lại gần và thấy một cảnh không thể nào quên được. Tôi thấy Tổng Thống quì bên một cuốn Kinh Thánh đang mở. Ánh sáng trong phòng chỉ vừa đủ. Ngài quay lưng về phía tôi. Tôi đứng lặng một lúc, quá đỗi bàng hoàng và kinh ngạc. Rồi tôi nghe Tổng Thống cầu nguyện :
“Lạy Chúa, Chúa đã nghe lời cầu khấn của Salômon trong đêm khuya, để xin cho được ơn khôn ngoan. Xin Chúa nhậm lời con đây, con không thể dẫn dắt dân tộc này nếu Chúa không ra tay giúp đỡ con. Con là kẻ nghèo hèn và tội lỗi. Lạy Chúa, Chúa đã nhậm lời cầu xin của Salômon, xin hãy nghe lời con nài van mà cứu lấy đất nước này!”
3) TẦM QUAN TRỌNG CỦA CẦU NGUYỆN KHI GẶP GIAN NGUY :
Trong cuộc khảo thí tại trường sĩ quan trẻ, vị Thiếu tá giám khảo hỏi một chuẩn uý :
- Trong một cuộc hành quân, đơn vị do anh chỉ huy rơi vào tình huống này: Phía trước và hai bên đơn vị của anh bị quân đich vây chặt, chúng chặn cả lối rút lui của anh, có nghĩa là đơn vị anh bị bao vây gọn, lúc đó anh sẽ xử trí như thế nào?
Mọi con mắt của Ban Giám Khảo đổ dồn về phía anh sĩ quan trẻ, anh suy nghĩ một lát rồi đứng nghiêm trả lời :
- Thưa Thiếu tá và Ban Giám Khảo, tôi sẽ hạ lệnh: CẦU NGUYỆN.
Tất cả Ban Giám Khảo nhìn nhau bỡ ngỡ, không ai nghĩ tới câu trả lời như thế. Viên Thiếu tá vỗ vai anh sĩ quan trẻ và nói:
- Anh hãy nhớ xử lý đúng như lời anh vừa nói nhé !
3. THẢO LUẬN: 1) Qua Lời Chúa dạy hôm nay, bạn thấy cầu nguyện có cần thiết không ? Mỗi ngày bạn thường cầu nguyện vào những lúc nào ? Bạn thường cầu nguyện như thế nào ? 2) Có khi nào bạn cầu nguyện bằng cách đọc một đoạn Tin mừng, sau đó suy nghĩ và cầu nguyện dựa theo ý tưởng mà Lời Chúa gợi ra hay không ? 3) Bạn có thể dùng cách nào để biến các việc làm hằng ngày trở thành lời cầu nguyện liên lỉ dâng lên Thiên Chúa không ?
4. SUY NIỆM:
1) CHỈ CÓ MỘT CHUYỆN CẦN THIẾT MÀ THÔI :
Trong cuộc hành trình lên Giêrusalem chịu khổ nạn, Đức Giêsu đã ghé làng Bêtania và vào trọ trong nhà người bạn thân là anh Lagiarô (x Lc 13,22). Chính trong ngôi nhà này Đức Giêsu đã cho thấy tầm quan trọng của sự cầu nguyện là ngồi bên chân Chúa và tâm sự với Người.
- “Thầy không để ý tới sao ?”: Mácta đã tỏ thái độ không hài lòng trước sự thờ ơ của Đức Giêsu và của cô em Maria khi cô này để mặc cô phải phục vụ bữa ăn một mình. Cô nhờ Đức Giêsu nhắc cho Maria hãy giúp đỡ cô. Trong câu trả lời, Đức Giêsu cho biết đâu là thái độ Người muốn (c 41). Đức Giêsu không bác bỏ việc vất vả làm bữa phục vụ Người của Mácta, nhưng Người muốn cô nhận ra đâu mới là việc tốt nhất và cần thiết nhất để có Nước Thiên Chúa làm phần sản nghiệp của mình. Khi nhận xét về thái độ của Mácta, Đức Giêsu dùng từ “nhiều chuyện”, nghĩa là quá lo lắng về việc phục vụ bữa ăn cho Người.
- “Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi” : Đức Giêsu không chê trách thái độ phục vụ của cô chị Mácta, vì đó là dấu cho thấy lòng mến mà cô đã dành cho Người. Tuy nhiên, qua thái độ của cô em Maria, Đức Giêsu nhìn thấy một tâm tình cao đẹp hơn. Đó là lắng nghe lời Người, đặt Người làm trung tâm cuộc đời của mình. Ở đây, Đức Giêsu muốn dùng Maria làm mẫu gương cho các tín hữu chúng ta hôm nay. Tuy đang sống giữa trần gian, phải tất bật lo tìm kiếm cái ăn cái mặc giống như cô Mácta, nhưng chúng ta cũng phải biết dành thời giờ để cầu nguyện, bằng việc lắng nghe lời Chúa và tâm sự với Người như cô Maria đã làm.
2) ĐỨC GIÊSU NÊU GƯƠNG CẦU NGUYỆN :
Sách Tin Mừng đã ghi nhận gương cầu nguyện của Đức Giêsu như sau :
- Sau khi chịu phép rửa tại sông Giođan, Đức Giêsu đã khởi đầu cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng kéo dài 3 năm bằng cách lên núi ăn chay và cầu nguyện suốt 40 ngày đêm (x. Mt 4,2b), để cầu xin Chúa Cha chúc lành cho công việc Người sắp thực hiện.
- Người cũng dạy môn đệ tránh phô trương, nhưng cầu nguyện nơi kín đáo (x. Mt 5,4-6).
- Lời cầu nguyện của các tín hữu phải vắn gọn như kinh Lạy Cha (x. Mt 4,7-14).
- Đức Giêsu đã nêu gương cầu nguyện với Chúa Cha trước khi làm phép lạ nhân bánh ra nhiều như Tin Mừng Mátthêu viết: “Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông” (Mt 14,19).
- Đức Giêsu khuyên các môn đệ hiệp thông cầu nguyện : “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp nhau lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,19-20).
- Trước cuộc tử nạn, Đức Giêsu cũng cầu nguyện với Chúa Cha (x. Mt 26,36-46).
- Tin Mừng Gioan đã ghi lại lời cầu nguyện của Đức Giêsu dài 26 câu trong đoạn 17.
- Trên thánh giá trước khi tắt thở, Đức Giêsu đã dâng lên Chúa Cha lời nguyện cuối cùng: “Thế là đã hoàn tất ! Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga 19,30)…
3) VỀ SỰ CẦU NGUYỆN TRONG CUỘC SỐNG NGƯỜI TÍN HỮU:
- Các gương sáng về sự cầu nguyện : Đầu tiên là nhà bác học AMPE, tên đầy đủ là André Marie Ampère (1775–1836), một nhà vật lý lừng danh người Pháp, đã để lại nhiều thành quả nghiên cứu khoa học như về điện học, nam châm điện... mang lại ích lợi cho nền văn minh nhân loại. Thế nhưng, Ampe không coi những thành quả đó là lớn lao khi nói với chàng sinh viên rằng : “Chúng ta chỉ vĩ đại khi cầu nguyện mà thôi”. Tiếp đến là Mẹ Têrêsa thành Canquýtta nước Ấn độ, một vị nữ tu thánh thiện sống giữa đời thường. Mỗi ngày trước khi bước xuống “địa ngục Canquýtta” để chăm sóc những người cùng khổ, hoặc đến “nhà hấp hối” để an ủi những kẻ đau liệt, Mẹ Têrêsa đều cùng các chị em nữ tu trong nhà đến quì chầu Thánh Thể tại nhà nguyện một giờ đồng hồ.
- Ích lợi của sự cầu nguyện : Ngày nay, trong một thế giới thực dụng, coi trọng hiệu quả bề ngoài, Hội thánh đang có nhiều Mácta nhưng lại có ít Maria. Nhiều người đã coi việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện là xa xỉ, là mất thời giờ vô ích, là ù lì thụ động. Nhưng thực ra có hành động nào hiệu quả bằng nghe và thực hành Lời Chúa ? Hoạt động tông đồ là mang tình yêu Chúa đến với tha nhân. Vậy tại sao chúng ta lại không múc đầy tình yêu nơi Chúa Giêsu là suối nguồn yêu thương vô tận. Cho dù hoạt động truyền giáo, từ thiện bác ái, hay sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cũng đừng quên “chọn phần tốt nhất” này. Hãy nhớ Lời Chúa: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
- Cần phải cầu nguyện : Đôi tay của cô Mácta lo bữa ăn cho Đức Giêsu là một việc quan trọng và không thể thiếu để phục vụ Chúa về phần thể xác. Nhưng đôi chân quì bên Chúa và đôi tai lắng nghe Lời Người của cô Maria lại còn quan trọng và cần thiết hơn vì nó mang lại sự sống đời đời như lời Đức Giêsu nói hôm nay : “Maria đã chọn phần tốt nhất” (Lc 10,42).
- Tập thói quen cầu nguyện mọi lúc mọi nơi : Hội thánh sẽ trở nên quân bình khi có các hoạt động phục vụ và cầu nguyện của cả hai cô Mác-ta và Maria. Một tín hữu sẽ sống quân bình khi vừa chu tòan các việc bác ái tông đồ phục vụ Chúa và tha nhân, nhưng đồng thời luôn có lối sống cầu nguyện hiệp thông với Người. Đừng đợi tới khi rảnh việc mới đến tìm gặp Chúa, vì chính khi đang bận rộn làm việc lại là lúc chúng ta cần được Chúa nâng đỡ hơn cả.
TÓM LẠI: Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta thống nhất đời sống: Trong một ngày, chúng ta thường chỉ dành một ít phút cho việc cầu nguyện dâng lễ, còn phần lớn thời gian còn lại, chúng ta dành cho các sinh hoạt khác. Dù vậy, chúng ta vẫn có thể biến mọi sinh hoạt đời thường như: ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, làm việc... kia trở thành một lời cầu nguyện liên lỉ, bằng việc dâng ngày mỗi sáng khi vừa thức giấc, rồi dâng những lời nguyện tắt lên Chúa trước mỗi công việc… Qua đó, chúng ta sẽ biến những việc làm ấy trở thành lễ vật hy sinh, kết hiệp với lễ vật cao trọng là Mình Máu Chúa Giêsu đang được dâng trên các bàn thờ ở khắp nơi trên thế giới mỗi ngày, và sẽ có được sự sống đời đời như lời Chúa đã hứa.
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊSU. Khi con bị bao vây bởi những tiếng ồn ào, xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng bên Chúa. Khi con vất vả với trăm công nghìn việc, xin cho con biết quý trọng những phút giây được an nghỉ bên lòng Chúa. Khi con bị kéo ghì bởi những đam mê dục vọng, xin cho con được ơn giải thoát và hướng lòng trí lên cao nhờ biết kêu cầu Danh Chúa.
- LẠY CHÚA. Ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần trong cuộc sống đời thường của con, để con có thể cầu nguyện không ngừng như lời thánh Phaolô : "Vậy, dù ăn, dù uống, hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Nghe Lời Chúa và phục vụ đó là công việc hằng ngày của mỗi người chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
21:38 15/07/2016
Chúa Nhật 16 TN (C)
Sáng Thế 18: 1-10;T. vịnh 14; Côlôxê 1: 24-28;Luca 10: 38-42
NGHE LỜI CHÚA VÀ PHỤC VỤ ĐÓ LÀ CÔNG VIỆC HẮNG NGÀY CỦA MỔI NGƯỜI CHÚNG TA
Mẹ tôi, một người làm lụng vất vả, đi lễ Chúa Nhật về. Sau khi nghe câu chuyện hai cô Maria và Mácta nói: "Nếu có câu chuyện nào tôi xé bỏ được trong Tân ước thì chính là câu chuyện hai cô Maria và Mácta. Thật tội cho Mácta không đủọ̉c để ý đến. Maria ngồi đó chẳng làm gì hết". Tôi nghĩ sẽ có nhiều người nghĩ như mẹ tôi khi họ nghe đọc bài phúc âm này. Từ ngày mẹ tôi nói ra điều đó đã mấy năm về trước rồi, và hiện nay mỗi tuần chúng ta đã làm việc nhiều hơn trước. Nhiều phụ nữ làm việc ở ngoài gia đình, mà vẫn còn phải làm bổn phận ở nhà. Nếu được hỏi, những người phụ nữ hôn nay có khả năng sẽ đứng với mẹ tôi. Chúng ta có cách nào cứu vản câu chuyện Maria và Mácta cho họ không? Chúng ta có thể tìm ra điểm tốt trong câu chuyện này không; những điều không chỉ cho họ mà cho cả chúng ta không?
Thói thường theo câu chuyện là nói đến hai thái độ trong đời sống của người Kitô hữu: đỏ̀i sống hoạt động nhủ Mácta, và đỏ̀i sống chiêm ngủỏ̃ng cầu nguyện nhủ Maria. Chúng ta, ngủỏ̀i đương thỏ̀i, có thể không để ý đến chiều sâu của câu chuyện hôm nay. Trong xã hội thỏ̀i nay, nam và nủ̃ đều làm việc chung đụng vỏ́i nhau ỏ̉ ngoài và trong gia đình. Nhủng thỏ̀i Chúa Giêsu không phải nhủ thế. Ngoại trủ̀ trong gia đình, đàn ông và phụ nữ đã được tách khoản một cách nghiêm ngặt. Chúa Giêsu nhận sụ̉ đón tiếp của Mácta là điều trái lề luật xã hội thỏ̀i đó. Thánh Luca không nói đến ngủỏ̀i em trai của hai cô đó là Ladarô là ngủỏ̀i phải đón chào khách, nên cách đặt vấn đề là khi ngủỏ̀i khách đàn ông đến nhà mà lại là do hai phụ nủ̃ trong nhà đón tiếp.
Maria ngồi bên chân Chúa Gêsu. Đây lại là một thí dụ trái lề luật xã hội thỏ̀i đó. Không phải Maria có củ̉ chỉ là ngủỏ̀i phục tùng ngồi bên chân một ngủỏ̀i đàn ông. Maria có củ̉ chỉ khiêm tốn một cách khác. Ngồi bên chân một vị thầy, là củ̉ chỉ của một môn đệ (nên nhỏ́ là thánh Luca có nói đến nhủ̃ng ngủỏ̀i phụ nủ̃ đi vỏ́i Chúa Giêsu và 12 môn đệ và "các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỏ̃ Đủ́c Giêsu và các môn đệ" Lc 8: 13. Cô Maria ngồi nơi chỗ của môn đệ phái nam bên chân thầy. Thường thì cô ta không nên ngồi chỗ đó. Nhưng Chúa Giêsu lại để cô ta ngồi đó và xem cô ta như một môn đệ và dạy cô ta. Dù vậy, câu chuyện nói về Chúa Giêsu và cô Mácta, và cô Maria ngồi đó nghe lời Chúa Giêsu và quan sát nhưng không hoạt động gì cả.
Chúng ta, các người giảng thuyết đã dùng câu chuyện để dựng nên một hình ảnh: cô Mácta là hình ảnh những Kitô hữu hấp tấp bôn chôn làm viêc, và cô Maria là hình ảnh của người Kitô hữu chiêm ngưỡng và suy tư. Việc gì giúp giải thích như thế, hay hoặc có đoạn sách Kinh Thánh nào nói đến ý chính của câu chuyện? Câu chuyện Mácta và Maria đền tiếp ngay sau dụ ngôn người Samari tốt lành, trong đó Chúa Giêsu nói với người thông luật "ông hãy đi và g hãy làm như vậy" (Lc 10: 37). Ngay trước câu chuyện hôm nay Chúa Giêsu khẳng định và chỉ dạy rằng các môn đệ nên bắt chước người Samari và làm như ông ta. Sắp ngay dụ ngôn là câu chuyện hôm nay nhấn mạnh đến việc lắng nghe và trầm ngâm suy nghĩ. Thánh Luca không bảo chúng ta nên chọn nếp sống nào và không phải nếp sống này hay hơn nếp sống kia.
Trái lại, đặt câu chuyện người Samari tốt lành bên câu chuyện hai cô Maria và Mácta, là chúng ta được mời gọi theo cả hai đường lối làm môn đệ. Sự thách đố là quyết định khi nào chúng ta chọn đường lối này và khi nào thì chọn đường lối kia. Một nhà bình luận Kinh Thánh Trinity Press qua quyển “Cách rao giảng” 1994 đã tóm tắt như thế này: "Lối sống Kitô hữu ,ngoài những việc khác, đều có lúc chọn lựa"(tr 345).
Một lần nữa chúng ta hãy quay trở lại bối cảnh của câu chuyện ngày hôm nay. Ngay sau đoạn Luca gởi cho chúng ta lời dạy của Chúa Giêsu về sự cầu nguyện (11: 1-13). Ông bắt đầu với lời cầu nguyện của Chúa (11: 1-4), và sau đó với các giáo huấn thêm về cầu nguyện. Vì vậy, trình tự của ba đoạn được thể hiện như thế này: vào cuối của dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu, "Hãy đi và làm như vậy"; trong đoạn của Mary và Martha, ngồi và lắng nghe; Sau đó, đến cách cầu nguyện. Đi - Lắng Nghe - Cầu nguyện. Không phải lúc nào cũng thực hiện theo trình tự đó, nhưng đây là điều cần thiết cho các Kitô hữu.
Bài học hôm nay cho người giảng thuyết là không nên đưa hình ảnh hai cô Maria và Mácta là cả hai người tranh cải nhau, hay hoặc đang đưa hình ảnh lối sống này lên trên hình ảnh lối sống kia. Theo truyền thống thiêng liêng, hai chị em gồm hai sự thật cùng đi với nhau. Nếu chúng ta để cả hai chống đối nhau thì kết thúc sẽ là một đường lối giản dị và lối kia xôi hỏng bỏng không. Thách thức của chúng ta là hãy xem cả hai đường lối sống đời Kitô hữu phụ thuộc vào nhau như thế nào. Nếu chúng ta giử lời Chúa Giêsu dạy vào tận trong tâm hồn như một người nghe theo lời Chúa Giêsu sẽ đưa đến hành động đúng và khôn ngoan. Cô Mácta hình như muốn thay đổi lối sống của hai chị em đi vào lối sống hẹp hòi đơn điệu của cô ta thôi.
Trước đó (Lc 9: 51) thánh Luca nói là Chúa Giêsu quyết định lên đường đi Giêrusalem với các môn đệ theo Ngài. Trên đường đi họ cần nghỉ chân và cần người giúp họ. Những ai sẽ đón tiếp Chúa Giêsu và các môn đệ đó là chúng ta, người giáo dân trong giáo xứ phải làm: tiếp đón Ngôi Lời và đáp lại bằng cách giúp đỡ nhu cầu kẻ khác. Chúng ta là một Giáo Hội Maria/Mácta, và cả hai mặt Giáo Hội đều cần thiết nếu chúng ta muốn được gọi là Kitô hữu, là môn đệ theo Chúa Giêsu.
Có việc nên xét mình cho Giáo Hội trong câu chuyện hôm nay: các giáo xứ ít người lãnh đạo lại là những nơi rất bận rộn. Trong lúc phải bận rộn phục vụ, chúng ta có thể quên chú trọng đến Lời Thiên Chúa. Chúng ta có thể làm việc có thành quả, nhưng lại quên việc đón tiếp niềm nở.
Câu chuyện thánh Luca hôm nay có thể xem như Chúa Giê su và các môn đệ trên đường lên Giêrusalem cần có những tấm lòng nhân ái tiếp đón nồng hậu trong gia đình. Hai cô Maria và Mácta là gương mẫu người đón tiếp Chúa Giêsu và các môn đệ trên đường lên Giêrusalem vậy. Triều đại Thiên Chúa đến gần. Vậy chúng ta có đón chào Triều đại Thiên Chúa một cách khiêm tốn hay không? Chúng ta sẽ đáp lại Triều đại Thiên Chúa đến trong đời sống chúng ta một cách niềm nở và rồi phục vụ thế giới hay không?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
16th SUNDAY -C-
Genesis 18: 1-10; Psalm 15: 2-5; Colossians 1: 24-28; Luke 10: 38-42
My hard-working mother came home from Sunday Mass after hearing today’s gospel about Mary and Martha and said, "If there is one story I would rip out of the New Testament it would be that one! Poor, hard-working, unappreciated Martha! And Mary sitting there doing nothing!" I imagine there will be many who feel the same when they hear today’s gospel proclaimed. Since my mother gave her declaration many years ago we have become a nation that works even harder and longer hours each week. Most women now work outside the home, while still having household responsibilities. If asked, these women would likely stand with my mother today. Can we redeem the Mary and Martha account for them? Can we draw out the good news in the passage, not only for them, but for the rest of us?
The traditional approach to the story has been a comparison between two aspects of the Christian life: the active life, represented by Martha and the contemplative life represented by Mary. We moderns might not notice the radical nature of today’s story. In our society men and women mix easily in our work, social and family lives. But that was not the case in Jesus’ world. Except for the home, men and women were strictly separated. In accepting Martha’s hospitality Jesus was breaking a strict social code. Luke doesn’t mention the sisters’ brother Lazarus, so the setting is a man welcomed into the home of two women.
Mary was sitting at the feet of Jesus – another example of a code being broken. It wasn’t that she was in a subservient posture, a woman taking a humble position in the presence of a man. Mary was exhibiting a humility of a different kind. Sitting at the feet of a teacher, or rabbi, was the posture of a disciple. (Remember what Luke said previously about women being among those who traveled with Jesus and the 12 and how they "provided for them out of their resources." – 8:3.) Mary is sitting where a male disciple would be, at the feet of the teacher. Normally she shouldn’t be there, yet Jesus welcomes her by treating her like a disciple and teaching her. Still, the story really revolves around Jesus and Martha. Mary is there listening and observing, but she is not in the action.
We preachers have made the story into an allegory: Martha, the model of a harried, Christian worker and Mary, the model for the contemplative and reflective Christian. What can help in interpreting this, or any scriptural passage, is to note the context of the story.
The Mary and Martha story follows right after the parable of the Good Samaritan which ended with Jesus telling the inquiring lawyer, "Go and do likewise" (10:37). So, immediately preceding today’s story Jesus has affirmed and directed disciples to imitate the Good Samaritan by doing what he did. Placed alongside that passage is today’s, which teaches the need for being still and listening. Luke is not asking us to choose one way of Christian living over the other. We are not to accept just one way of being Jesus’ disciples. Nor is one way superior and the other inferior.
Instead, with the Good Samaritan passage held alongside the Mary and Martha one, we are invited to follow both ways. The challenge is deciding when we are to choose one and when we are to choose the other. One scriptural commentator ("Preaching through the Christian Year," Trinity Press, 1994) sums it up this way. "The Christian life involves, among other things, a sense of timing" (P. 345).
Again let us return to the context of today’s story. Immediately following the passage Luke gives us Jesus’ teaching on prayer (11:1-13). He begins with the Lord’s Prayer (11:1-4), and follows it with further teachings on prayer. So, the sequence of the three passages goes like this: at the end of the Good Samaritan parable, "Go and do likewise"; in the Mary and Martha account, sit and listen; then, comes the instruction to pray. Go-Listen-Pray. Not always in that sequence, but each is essential for the Christian.
The lesson for the preacher today is not to pit Mary and Martha as sibling rivals, or to extol one form of Christian living over the other. In the spiritual tradition sisters symbolize two realities, they are meant to go together. If we put them in opposition then one will wind up diminished and the Christian life will be off-balance. Our challenge is to see how the two integral parts of the Christian life complement one another. If we hold Jesus’ teachings close to our hearts as listeners, then his words will overflow into wise and appropriate activity. Martha seems to want to dissolve the integrated world, represented by the two sisters, into a narrow, single-dimension world represented by her alone.
Previously (9:51) Luke told us that Jesus had turned deliberately towards Jerusalem, with his disciples following. Along the way they will need hospitality and caring people to help them. Those who receive them will be the example of what we, as a church, are to do: offer hospitality to the Word and respond by tending to the needs of others. We are a Mary/Martha church and both faces of the church are necessary, if we are to be called Christians, followers of the Lord.
There is an examination of conscience for the church implied in today’s gospel. Parishes are understaffed, very busy places. In the rush to serve we can lose our focus on the Word of God. We can be efficient at getting our jobs done, but in the rush forget hospitality and welcome.
Luke’s story presumes that as Jesus and the disciples travel towards Jerusalem there will be listening hearts and gracious hosts to welcome them into their homes. Martha and Mary are models of the hospitality Jesus and his disciples will need as they travel to Jerusalem. The kingdom of God is coming near. Will we welcome it humbly? Will we respond to its daily entry into our lives with hospitality and then service in the world?
Sáng Thế 18: 1-10;T. vịnh 14; Côlôxê 1: 24-28;Luca 10: 38-42
NGHE LỜI CHÚA VÀ PHỤC VỤ ĐÓ LÀ CÔNG VIỆC HẮNG NGÀY CỦA MỔI NGƯỜI CHÚNG TA
Mẹ tôi, một người làm lụng vất vả, đi lễ Chúa Nhật về. Sau khi nghe câu chuyện hai cô Maria và Mácta nói: "Nếu có câu chuyện nào tôi xé bỏ được trong Tân ước thì chính là câu chuyện hai cô Maria và Mácta. Thật tội cho Mácta không đủọ̉c để ý đến. Maria ngồi đó chẳng làm gì hết". Tôi nghĩ sẽ có nhiều người nghĩ như mẹ tôi khi họ nghe đọc bài phúc âm này. Từ ngày mẹ tôi nói ra điều đó đã mấy năm về trước rồi, và hiện nay mỗi tuần chúng ta đã làm việc nhiều hơn trước. Nhiều phụ nữ làm việc ở ngoài gia đình, mà vẫn còn phải làm bổn phận ở nhà. Nếu được hỏi, những người phụ nữ hôn nay có khả năng sẽ đứng với mẹ tôi. Chúng ta có cách nào cứu vản câu chuyện Maria và Mácta cho họ không? Chúng ta có thể tìm ra điểm tốt trong câu chuyện này không; những điều không chỉ cho họ mà cho cả chúng ta không?
Thói thường theo câu chuyện là nói đến hai thái độ trong đời sống của người Kitô hữu: đỏ̀i sống hoạt động nhủ Mácta, và đỏ̀i sống chiêm ngủỏ̃ng cầu nguyện nhủ Maria. Chúng ta, ngủỏ̀i đương thỏ̀i, có thể không để ý đến chiều sâu của câu chuyện hôm nay. Trong xã hội thỏ̀i nay, nam và nủ̃ đều làm việc chung đụng vỏ́i nhau ỏ̉ ngoài và trong gia đình. Nhủng thỏ̀i Chúa Giêsu không phải nhủ thế. Ngoại trủ̀ trong gia đình, đàn ông và phụ nữ đã được tách khoản một cách nghiêm ngặt. Chúa Giêsu nhận sụ̉ đón tiếp của Mácta là điều trái lề luật xã hội thỏ̀i đó. Thánh Luca không nói đến ngủỏ̀i em trai của hai cô đó là Ladarô là ngủỏ̀i phải đón chào khách, nên cách đặt vấn đề là khi ngủỏ̀i khách đàn ông đến nhà mà lại là do hai phụ nủ̃ trong nhà đón tiếp.
Maria ngồi bên chân Chúa Gêsu. Đây lại là một thí dụ trái lề luật xã hội thỏ̀i đó. Không phải Maria có củ̉ chỉ là ngủỏ̀i phục tùng ngồi bên chân một ngủỏ̀i đàn ông. Maria có củ̉ chỉ khiêm tốn một cách khác. Ngồi bên chân một vị thầy, là củ̉ chỉ của một môn đệ (nên nhỏ́ là thánh Luca có nói đến nhủ̃ng ngủỏ̀i phụ nủ̃ đi vỏ́i Chúa Giêsu và 12 môn đệ và "các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỏ̃ Đủ́c Giêsu và các môn đệ" Lc 8: 13. Cô Maria ngồi nơi chỗ của môn đệ phái nam bên chân thầy. Thường thì cô ta không nên ngồi chỗ đó. Nhưng Chúa Giêsu lại để cô ta ngồi đó và xem cô ta như một môn đệ và dạy cô ta. Dù vậy, câu chuyện nói về Chúa Giêsu và cô Mácta, và cô Maria ngồi đó nghe lời Chúa Giêsu và quan sát nhưng không hoạt động gì cả.
Chúng ta, các người giảng thuyết đã dùng câu chuyện để dựng nên một hình ảnh: cô Mácta là hình ảnh những Kitô hữu hấp tấp bôn chôn làm viêc, và cô Maria là hình ảnh của người Kitô hữu chiêm ngưỡng và suy tư. Việc gì giúp giải thích như thế, hay hoặc có đoạn sách Kinh Thánh nào nói đến ý chính của câu chuyện? Câu chuyện Mácta và Maria đền tiếp ngay sau dụ ngôn người Samari tốt lành, trong đó Chúa Giêsu nói với người thông luật "ông hãy đi và g hãy làm như vậy" (Lc 10: 37). Ngay trước câu chuyện hôm nay Chúa Giêsu khẳng định và chỉ dạy rằng các môn đệ nên bắt chước người Samari và làm như ông ta. Sắp ngay dụ ngôn là câu chuyện hôm nay nhấn mạnh đến việc lắng nghe và trầm ngâm suy nghĩ. Thánh Luca không bảo chúng ta nên chọn nếp sống nào và không phải nếp sống này hay hơn nếp sống kia.
Trái lại, đặt câu chuyện người Samari tốt lành bên câu chuyện hai cô Maria và Mácta, là chúng ta được mời gọi theo cả hai đường lối làm môn đệ. Sự thách đố là quyết định khi nào chúng ta chọn đường lối này và khi nào thì chọn đường lối kia. Một nhà bình luận Kinh Thánh Trinity Press qua quyển “Cách rao giảng” 1994 đã tóm tắt như thế này: "Lối sống Kitô hữu ,ngoài những việc khác, đều có lúc chọn lựa"(tr 345).
Một lần nữa chúng ta hãy quay trở lại bối cảnh của câu chuyện ngày hôm nay. Ngay sau đoạn Luca gởi cho chúng ta lời dạy của Chúa Giêsu về sự cầu nguyện (11: 1-13). Ông bắt đầu với lời cầu nguyện của Chúa (11: 1-4), và sau đó với các giáo huấn thêm về cầu nguyện. Vì vậy, trình tự của ba đoạn được thể hiện như thế này: vào cuối của dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu, "Hãy đi và làm như vậy"; trong đoạn của Mary và Martha, ngồi và lắng nghe; Sau đó, đến cách cầu nguyện. Đi - Lắng Nghe - Cầu nguyện. Không phải lúc nào cũng thực hiện theo trình tự đó, nhưng đây là điều cần thiết cho các Kitô hữu.
Bài học hôm nay cho người giảng thuyết là không nên đưa hình ảnh hai cô Maria và Mácta là cả hai người tranh cải nhau, hay hoặc đang đưa hình ảnh lối sống này lên trên hình ảnh lối sống kia. Theo truyền thống thiêng liêng, hai chị em gồm hai sự thật cùng đi với nhau. Nếu chúng ta để cả hai chống đối nhau thì kết thúc sẽ là một đường lối giản dị và lối kia xôi hỏng bỏng không. Thách thức của chúng ta là hãy xem cả hai đường lối sống đời Kitô hữu phụ thuộc vào nhau như thế nào. Nếu chúng ta giử lời Chúa Giêsu dạy vào tận trong tâm hồn như một người nghe theo lời Chúa Giêsu sẽ đưa đến hành động đúng và khôn ngoan. Cô Mácta hình như muốn thay đổi lối sống của hai chị em đi vào lối sống hẹp hòi đơn điệu của cô ta thôi.
Trước đó (Lc 9: 51) thánh Luca nói là Chúa Giêsu quyết định lên đường đi Giêrusalem với các môn đệ theo Ngài. Trên đường đi họ cần nghỉ chân và cần người giúp họ. Những ai sẽ đón tiếp Chúa Giêsu và các môn đệ đó là chúng ta, người giáo dân trong giáo xứ phải làm: tiếp đón Ngôi Lời và đáp lại bằng cách giúp đỡ nhu cầu kẻ khác. Chúng ta là một Giáo Hội Maria/Mácta, và cả hai mặt Giáo Hội đều cần thiết nếu chúng ta muốn được gọi là Kitô hữu, là môn đệ theo Chúa Giêsu.
Có việc nên xét mình cho Giáo Hội trong câu chuyện hôm nay: các giáo xứ ít người lãnh đạo lại là những nơi rất bận rộn. Trong lúc phải bận rộn phục vụ, chúng ta có thể quên chú trọng đến Lời Thiên Chúa. Chúng ta có thể làm việc có thành quả, nhưng lại quên việc đón tiếp niềm nở.
Câu chuyện thánh Luca hôm nay có thể xem như Chúa Giê su và các môn đệ trên đường lên Giêrusalem cần có những tấm lòng nhân ái tiếp đón nồng hậu trong gia đình. Hai cô Maria và Mácta là gương mẫu người đón tiếp Chúa Giêsu và các môn đệ trên đường lên Giêrusalem vậy. Triều đại Thiên Chúa đến gần. Vậy chúng ta có đón chào Triều đại Thiên Chúa một cách khiêm tốn hay không? Chúng ta sẽ đáp lại Triều đại Thiên Chúa đến trong đời sống chúng ta một cách niềm nở và rồi phục vụ thế giới hay không?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
16th SUNDAY -C-
Genesis 18: 1-10; Psalm 15: 2-5; Colossians 1: 24-28; Luke 10: 38-42
My hard-working mother came home from Sunday Mass after hearing today’s gospel about Mary and Martha and said, "If there is one story I would rip out of the New Testament it would be that one! Poor, hard-working, unappreciated Martha! And Mary sitting there doing nothing!" I imagine there will be many who feel the same when they hear today’s gospel proclaimed. Since my mother gave her declaration many years ago we have become a nation that works even harder and longer hours each week. Most women now work outside the home, while still having household responsibilities. If asked, these women would likely stand with my mother today. Can we redeem the Mary and Martha account for them? Can we draw out the good news in the passage, not only for them, but for the rest of us?
The traditional approach to the story has been a comparison between two aspects of the Christian life: the active life, represented by Martha and the contemplative life represented by Mary. We moderns might not notice the radical nature of today’s story. In our society men and women mix easily in our work, social and family lives. But that was not the case in Jesus’ world. Except for the home, men and women were strictly separated. In accepting Martha’s hospitality Jesus was breaking a strict social code. Luke doesn’t mention the sisters’ brother Lazarus, so the setting is a man welcomed into the home of two women.
Mary was sitting at the feet of Jesus – another example of a code being broken. It wasn’t that she was in a subservient posture, a woman taking a humble position in the presence of a man. Mary was exhibiting a humility of a different kind. Sitting at the feet of a teacher, or rabbi, was the posture of a disciple. (Remember what Luke said previously about women being among those who traveled with Jesus and the 12 and how they "provided for them out of their resources." – 8:3.) Mary is sitting where a male disciple would be, at the feet of the teacher. Normally she shouldn’t be there, yet Jesus welcomes her by treating her like a disciple and teaching her. Still, the story really revolves around Jesus and Martha. Mary is there listening and observing, but she is not in the action.
We preachers have made the story into an allegory: Martha, the model of a harried, Christian worker and Mary, the model for the contemplative and reflective Christian. What can help in interpreting this, or any scriptural passage, is to note the context of the story.
The Mary and Martha story follows right after the parable of the Good Samaritan which ended with Jesus telling the inquiring lawyer, "Go and do likewise" (10:37). So, immediately preceding today’s story Jesus has affirmed and directed disciples to imitate the Good Samaritan by doing what he did. Placed alongside that passage is today’s, which teaches the need for being still and listening. Luke is not asking us to choose one way of Christian living over the other. We are not to accept just one way of being Jesus’ disciples. Nor is one way superior and the other inferior.
Instead, with the Good Samaritan passage held alongside the Mary and Martha one, we are invited to follow both ways. The challenge is deciding when we are to choose one and when we are to choose the other. One scriptural commentator ("Preaching through the Christian Year," Trinity Press, 1994) sums it up this way. "The Christian life involves, among other things, a sense of timing" (P. 345).
Again let us return to the context of today’s story. Immediately following the passage Luke gives us Jesus’ teaching on prayer (11:1-13). He begins with the Lord’s Prayer (11:1-4), and follows it with further teachings on prayer. So, the sequence of the three passages goes like this: at the end of the Good Samaritan parable, "Go and do likewise"; in the Mary and Martha account, sit and listen; then, comes the instruction to pray. Go-Listen-Pray. Not always in that sequence, but each is essential for the Christian.
The lesson for the preacher today is not to pit Mary and Martha as sibling rivals, or to extol one form of Christian living over the other. In the spiritual tradition sisters symbolize two realities, they are meant to go together. If we put them in opposition then one will wind up diminished and the Christian life will be off-balance. Our challenge is to see how the two integral parts of the Christian life complement one another. If we hold Jesus’ teachings close to our hearts as listeners, then his words will overflow into wise and appropriate activity. Martha seems to want to dissolve the integrated world, represented by the two sisters, into a narrow, single-dimension world represented by her alone.
Previously (9:51) Luke told us that Jesus had turned deliberately towards Jerusalem, with his disciples following. Along the way they will need hospitality and caring people to help them. Those who receive them will be the example of what we, as a church, are to do: offer hospitality to the Word and respond by tending to the needs of others. We are a Mary/Martha church and both faces of the church are necessary, if we are to be called Christians, followers of the Lord.
There is an examination of conscience for the church implied in today’s gospel. Parishes are understaffed, very busy places. In the rush to serve we can lose our focus on the Word of God. We can be efficient at getting our jobs done, but in the rush forget hospitality and welcome.
Luke’s story presumes that as Jesus and the disciples travel towards Jerusalem there will be listening hearts and gracious hosts to welcome them into their homes. Martha and Mary are models of the hospitality Jesus and his disciples will need as they travel to Jerusalem. The kingdom of God is coming near. Will we welcome it humbly? Will we respond to its daily entry into our lives with hospitality and then service in the world?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phỏng vấn cha Federico Lombardi về vai trò phát ngôn viên Tòa Thánh
J.B. Đặng Minh An dịch
05:37 15/07/2016
Cha Federico Lombardi |
Tân giám đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh sẽ bắt đầu công việc bắt đầu từ tháng 8 tới đây. Cha Lombardi năm nay 74 tuổi sẽ còn tháp tùng Đức Thánh Cha trong chuyến tông du Ba Lan nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vào cuối tháng 7 này. Từ tháng 9 ngài sẽ làm việc trong Tổng tu nghị của Dòng Tên.
Cha Federico Lombardi nổi bật với tính khiêm tốn và khả năng ứng phó thông minh, linh hoạt và bặt thiệp trong nhiều tình huống rất khó khăn.
Chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn cha Federico Lombardi của ký giả Andrea Tornielli trên tờ La Stampa số ra ngày 12 tháng Bẩy, 2016 với tựa đề: Lombardi: “The most difficult moment? The pedophilia scandal”
“Lúc khó khăn và đau đớn nhất là tai tiếng ấu dâm.” Cha Federico Lombardi nói. Ngài sinh năm 1942 tại Saluzzo (Cuneo), là cháu trai của linh mục dòng Tên nổi tiếng Riccardo Lombardi, người thường được giới truyền thông gọi là “microphone của Chúa” trong thời điểm Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12.
Cha Federico Lombardi tốt nghiệp Toán học tại Đại học Turin, tốt nghiệp Thần học tại Frankfurt, cựu giám tỉnh dòng Tên Italia, cựu giám đốc truyền thanh và truyền hình Vatican - là giám đốc phòng báo chí của Tòa Thánh. Ngài vừa nộp đơn từ chức, trong một phong cách nhẹ nhàng sau hơn một thập niên trong vai trò là “tiếng nói” của Đức Giáo Hoàng, và tiêu biểu cho Tòa Thánh.
Ngài luôn luôn ăn nói nhỏ nhẹ, pha chút hài hước, nhưng cứng rắn, thông minh và linh hoạt. Tiêu biểu là câu chuyện diễn ra tại Li Băng khi ngài đi cùng với Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 vào tháng Năm, 2012, Khi một nhà báo địa phương nhầm lẫn gọi ngài là “Đức Hồng Y” – ngài trả lời: “Pas encore, J'espère jamais!” - nghĩa là “Chưa đâu, và tôi hy vọng không bao giờ!” Hay là trong thời gian công nghị Hồng Y vừa qua, một nhà báo hỏi ngài là Đức Giáo Hoàng Danh dự đã ăn gì ngày hôm đó, ngài trả lời “Câu hỏi hay lắm. Chúng ta nên hỏi ngài.”
Làm thế nào để hành động như một phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng?
“Điều cơ bản là mình phải nghĩ mình đang phục vụ, chứ đừng nghĩ đến chuyện coi mình là số một. Cần nhận ra nhu cầu trang bị thêm kiến thức, phân định và đọc chính xác những gì Đức Giáo Hoàng nói và làm. Và để là một trung gian truyền thông tốt, cần cung cấp cho các ký giả các nguyên liệu cần thiết để giúp họ hiểu, chẳng hạn, các lý do dẫn đến một quyết định.”
Đức Thánh Cha Phanxicô không cần một người đính chính các phát biểu của ngài nữa sao?
“Tôi nghĩ là không, ít nhất tôi đã không bao giờ có thái độ đó. Đức Giáo Hoàng thậm chí không cần người diễn giải ý tưởng của ngài. Chắc chắn là người phát ngôn phải sẵn sàng và sẵn lòng đưa ra các lời khuyên, đánh giá các phát biểu hoặc đề nghị các đề xuất. Nhưng luôn luôn phải là một công việc kín đáo, trong niềm tôn trọng Đức Giáo Hoàng, tính cách và sự lựa chọn của ngài.”
Đâu là những thời điểm khó khăn nhất của cha trong mười năm qua?
“Đó là vụ lạm dụng trẻ em, rất đau đớn, trong câu chuyện này tôi cảm thấy mình tham gia như một thành viên trong việc tìm kiếm sự hiện diện của tội lỗi và sự ác trong cuộc sống của chúng ta và trong đời sống của Giáo Hội. Tôi đã cố gắng trải qua câu chuyện này như là một cách thế tiến về phía sự thật và sự minh bạch như ý muốn của Đức Giáo Hoàng Ratzinger. “
Cha đã là phát ngôn viên cho hai vị giáo hoàng khác nhau, Đức Thánh Cha Bênêđictô và Phanxicô. Cha có thể nói gì về Đức nguyên Giáo Hoàng?
“Tôi luôn luôn ngưỡng mộ chiều sâu trong tư tưởng và tầm nhìn siêu nhiên của ngài trước thực tại. Ngoài ra, tôi đã bị cuốn hút bởi tuyển tập gồm ba cuốn của ngài về Chúa Giêsu. Tôi đã cố gắng để đồng hành với ngài hết khả năng của tôi trong suốt những giây phút khó khăn của các cuộc khủng hoảng lạm dụng và các vụ Vatileaks “.
Có thật là cha rất kinh ngạc trước cuộc bầu cử Đức Thánh Cha Phanxicô?
“Vâng, tôi đã mất một giờ để hồi phục sau khi công bố! Tôi hoàn toàn không thể tin là một giáo sĩ dòng Tên, một người anh em của tôi, có thể được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Với ngài có sự hài hòa về tâm linh, tôi cảm nhận được thái độ của ngài như của một người trong gia đình. Có một sự hòa hợp tuyệt vời với đường lối của một Giáo Hội sống động bước ra, cố gắng hiểu được thánh ý của Thiên Chúa và đưa Tin Mừng vào thế giới trong tình liên đới đặc biệt với những ai bị đau khổ và những ai sống trong cảnh cơ bần.”
Xin cha nói thật là cha có bị toát mồ hôi hột trong những cuộc họp báo của Đức Thánh Cha Phanxicô trên máy bay?
“Không, không có đâu. Tôi có niềm tin vào trí thông minh của các nhà báo đang có mặt, những người biết làm thế nào để nắm bắt ý tưởng của Đức Giáo Hoàng. “
Mối quan hệ của cha với các nhà báo như thế nào?
“Đó là một mối quan hệ với những người thực sự, những người có một sự đa dạng trong thái độ, từ những người nhạy cảm nhất với Giáo Hội, đến những người xa lạ nhất hoặc thờ ơ nhất. Tôi đã cố gắng để thiết lập một mối quan hệ cởi mở, tôn trọng và phục vụ, luôn luôn tôn trọng các quyền tự do của mỗi người, mà không tìm kiếm cách để léo lái hay gây ảnh hưởng”
Có tự do báo chí ở Vatican không, thưa cha?
“Tôi chắc chắn là như vậy. Tôi tìm cách tạo ra những điều kiện để các phóng viên có thể làm tốt công việc của họ, và tự do, bằng cách cung cấp cho họ các dữ liệu và các văn bản, cùng với những lời giải thích các lý do đằng sau những quyết định cụ thể. Tôi đề xuất - nhưng không bao giờ ép buộc.”
Làm thế nào để cha đương đầu với những câu hỏi khó khăn nhất?
“Tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ khó khăn nào để nhìn nhận rằng, vào những thời điểm nhất định nào đó, tôi không thể trả lời hoặc không biết lý do tại sao hay vì câu trả lời chưa được phép công bố hay chưa có câu trả lời. Nhiều lần tôi đã nói rất thẳng thắn: ‘Tôi không biết.’ hoặc “đây là thông tin mà tôi chưa được phép công bố’”
Nước Pháp lại bị khủng bố: 84 người chết và nhiều người bị thương tại Nice
Thanh Quảng sdb
09:07 15/07/2016
Nước Pháp một lần nữa lại bị khủng bố
Thanh Quảng sdb
Trong dịp tưng bừng kỷ niệm ngày cách mạng 14/7 ngày ngục Bastille bị đột phá để giải thoát các tù nhân chính trị của các thời quân chủ hà khắc vào năm 1789. Vào ngày lễ hội này tại PHáp các thành phồ đều có bắn pháo bông và diễn binh để đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ đầu tiên của thế giới nay. Năm nay tại thành phố Nice, khi dân chúng đang đứng chật đường phố để thưởng ngoại cuộc bắn pháo bông thì một chiếc xe tải trong đó có súng và lựu đạn chạy với tốc độ 70 cây số giờ đã đâm thẳng vào đám đông dân chúng cán chết 84 người và gây trọng thương cho nhiều người trước khi cảnh sát bắn chết tên tài xế xe tải này.
Tổng thống Pháp ông Hollande lên tiếng trên đài truyền hình quốc gia: “Nước Pháp một lần nữa bị quân khủng bố Hồi giáo (Islam) quá khích tấn công, ông kêu gọi toàn dân hãy cẩn phòng chiến đấu tới cùng trước trận chiến này! Ông nói trước cuộc khủng bố này, nước Pháp vững mạnh và càng kiên vững mạnh mẽ hơn nữa…
Ông nhắc lại lần khủng bố năm ngoái 13/11/2015 làm thiệt mạng 130 người, ông đã ra lệnh thiết quân luật cho tới 26/7 này, và dành ra cả 10,000 binh lính tinh nhuệ để chống khủng bố và cẩn phòng nhiều nơi! Ông cũng vừa củng cố thêm quân đội chiến đấu tại Syria và Iraq cùng kêu gọi sẽ kéo dài lệnh thiết quân luật thêm ba tháng nữa!
Ông Christian Estrosi, thủ hiến của vùng Provence-Alpes-Cote d’Azur nơi có thành phố Nice cho hay tên tài xế xe tải đã nổ súng vào dân chúng trước khi bị cảnh sát bắn hạ. Nhiều người nghe thấy tiếng súng, cứ tưởng đó là một phần trong cuộc bắn pháo bông!
Khi cảnh tượng xảy ra dân chúng không biết làm gì ngoài chạy tìm một chỗ nào đó mà ẩn núp. Tên tài xế xe tải đang nhắm hướng chạy tới những khách sạn tại trung tâm thành phố…
Nhiều thủ lãnh quốc gia như Tổng thống Mỹ, ngoại trưởng Úc đã lên tiếng kết án việc khủng bố này.
Được biết những ngày 13 và 14/7 hàng năm là những ngày nghỉ để mừng Quốc khánh Pháp…
Thanh Quảng sdb
Trong dịp tưng bừng kỷ niệm ngày cách mạng 14/7 ngày ngục Bastille bị đột phá để giải thoát các tù nhân chính trị của các thời quân chủ hà khắc vào năm 1789. Vào ngày lễ hội này tại PHáp các thành phồ đều có bắn pháo bông và diễn binh để đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ đầu tiên của thế giới nay. Năm nay tại thành phố Nice, khi dân chúng đang đứng chật đường phố để thưởng ngoại cuộc bắn pháo bông thì một chiếc xe tải trong đó có súng và lựu đạn chạy với tốc độ 70 cây số giờ đã đâm thẳng vào đám đông dân chúng cán chết 84 người và gây trọng thương cho nhiều người trước khi cảnh sát bắn chết tên tài xế xe tải này.
Cảnh bắn pháo bông mừng Quốc khánh tại Thành phố Nice |
Chiếc xe tải khủng bố đang nhắm hướng vào Thành phố Nice |
Cảnh cứu thương trong cuộc khủng bố tại Thành phố Nice |
Tổng thống Pháp ông Hollande lên tiếng trên đài truyền hình quốc gia: “Nước Pháp một lần nữa bị quân khủng bố Hồi giáo (Islam) quá khích tấn công, ông kêu gọi toàn dân hãy cẩn phòng chiến đấu tới cùng trước trận chiến này! Ông nói trước cuộc khủng bố này, nước Pháp vững mạnh và càng kiên vững mạnh mẽ hơn nữa…
Ông nhắc lại lần khủng bố năm ngoái 13/11/2015 làm thiệt mạng 130 người, ông đã ra lệnh thiết quân luật cho tới 26/7 này, và dành ra cả 10,000 binh lính tinh nhuệ để chống khủng bố và cẩn phòng nhiều nơi! Ông cũng vừa củng cố thêm quân đội chiến đấu tại Syria và Iraq cùng kêu gọi sẽ kéo dài lệnh thiết quân luật thêm ba tháng nữa!
Ông Christian Estrosi, thủ hiến của vùng Provence-Alpes-Cote d’Azur nơi có thành phố Nice cho hay tên tài xế xe tải đã nổ súng vào dân chúng trước khi bị cảnh sát bắn hạ. Nhiều người nghe thấy tiếng súng, cứ tưởng đó là một phần trong cuộc bắn pháo bông!
Khi cảnh tượng xảy ra dân chúng không biết làm gì ngoài chạy tìm một chỗ nào đó mà ẩn núp. Tên tài xế xe tải đang nhắm hướng chạy tới những khách sạn tại trung tâm thành phố…
Nhiều thủ lãnh quốc gia như Tổng thống Mỹ, ngoại trưởng Úc đã lên tiếng kết án việc khủng bố này.
Được biết những ngày 13 và 14/7 hàng năm là những ngày nghỉ để mừng Quốc khánh Pháp…
Đức Thánh Cha Phanxicô lên án vụ tấn công khủng bố ở Nice
Đặng Tự Do
05:04 15/07/2016
Người chết và bị thương nằm la liệt trên đường |
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án vụ tấn công khủng bố ở Nice, bên Pháp, vào đêm thứ Năm 14 tháng Bẩy, giết chết ít nhất 84 người.
“Chúng tôi đã theo dõi vụ việc này trong đêm qua, với những mối quan tâm lớn nhất trước những tin tức khủng khiếp đến từ Nice,” Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, SJ nói.
Cha Lombardi nói thêm: “Chúng tôi muốn bày tỏ, về phần của Đức Thánh Cha Phanxicô và của chính bản thân chúng tôi, tình liên đới và sự chia sẻ những đau khổ với các nạn nhân và toàn dân Pháp, trong một ngày lẽ ra phải là một lễ kỷ niệm đẹp đẽ. Chúng tôi tuyệt đối lên án mọi biểu hiện của sự giết người điên rồ, hận thù, khủng bố, và các cuộc tấn công chống lại hòa bình.”
Lúc gần 11h đêm, tên khủng bố, tên là Mohamed Lahouaiej Bouhlel, 31 tuổi, người gốc Tunisi, đã lái một chiếc xe tải hạng nặng với tốc độ rất nhanh vào một đám đông vừa mới xem bắn pháo bông. Tên khủng bố đã cố ý lái xe sàng qua sàng lại để giết thật nhiều người. Ít nhất 10 trẻ em bị cán chết. Chiếc xe tải cuối cùng đã dừng lại sau khi càn qua hai kilômét. Tên khủng bố ra khỏi xe và bắn vào đám đông trước khi bị bắn chết trong một cuộc đọ súng với cảnh sát.
Hồ sơ cảnh sát ghi nhận Mohamed Lahouaiej Bouhlel có phạm một vài tội lặt vặt nhưng y không có tên trong danh sách những kẻ cực đoan Hồi Giáo cần theo dõi.
Các cuộc tấn công xảy ra chỉ tám tháng và một ngày sau khi các tay súng và những kẻ đánh bom tự sát của bọn khủng bố Hồi Giáo IS tấn công Paris vào ngày 13 Tháng 11 năm 2015, giết chết 130 người. Bốn tháng trước, một người Hồi giáo có quốc tịch Bỉ có liên hệ với những kẻ tấn công ở Paris đã giết chết 32 người tại một sân bay ở Brussels.
Đột phá ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc? TTX Reuters cho biết.
Trần Mạnh Trác
12:54 15/07/2016
Thông Tấn Xã Reuters vừa đưa ra nhận định là sẽ có đột phá ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc, có thể xảy ra ngay đầu muà hè này. Bài nhận định do 3 phóng viên có hạng cuả Reuters viết là bà Lisa Jucca ở Ý, trưởng phòng báo chí về ngân sách; ông Benjamin Kang Lim người Hoa gốc Phi, cựu trưởng phòng báo chí ở Bắc Kinh và ông Greg Torode, ký giả người Úc, đang làm việc tại Hồng Kông, chuyên viết về chính trị ở Trung Hoa.
Bài nhận định viết ngày 14 tháng bảy 2016 đúng vào lúc xảy ra cuộc khủng bố khủng khiếp tại Nice bên Pháp cho nên đã bị lu mờ không mấy gây sự chú ý. Tuy nhiên trước sự kiện là Trung Quốc đang cần một bước đột phá ngoạn mục về Ngoại Giao sau khi vừa thất bại ê chề trước phán quyết cuả toà án trọng tài quốc tế The Hague về biển Đông. Với họ lúc này, thì việc liên hệ với Vatican giống như một cái phao, nếu không thì cũng là một thế đòn làm lạc hướng dư luận bất lợi.
Vậy xin tóm lước nhận định cuả Reuters như sau:
Những Tín Hiệu:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc đẩy một quyết tâm là làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc, mà trong nhiều thập kỷ trước đã chỉ là nghi ngờ và mâu thuẫn.
Qua những phỏng vấn với khoảng 24 quan chức và giáo sĩ Công Giáo ở 3 nơi là Hồng Kông, Ý và Trung Quốc, cộng thêm các quan hệ trực tiếp với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, người ta biết rằng thỏa thuận sắp tới sẽ chưa là một quan hệ ngoại giao đầy đủ, nhưng sẽ giải quyết một vấn đề cốt lõi đã từng gây ra sự chia rẽ gay gắt giữa Vatican và Bắc Kinh.
Một ủy ban gồm nhiều thành viên của cả hai bên đã được thành lập vào tháng Tư để thảo luận về cái bất đồng chính đó, là việc ai có quyền chọn và tấn phong giám mục tại Trung Quốc. Ủy ban này cũng tìm cách giải quyết tình trạng 8 vị giám mục đã được Bắc Kinh bổ nhiệm nhưng không được sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng.
Bước đột phá ngoạn mục, có thể xảy ra đầu mùa hè này, là việc Đức Thánh Cha sẽ chấp nhận tám vị đó, mở ra con đường lắng dịu.
Trước đây đã từng có tín hiệu về ước muốn sâu xa của ĐGH Phanxicô về việc tái lập quan hệ với Trung Quốc. Một tín hiệu xảy ra vào cuối tháng Chín năm ngoái, là những nỗ lực đằng sau hậu trường của Vatican tìm cách dàn xếp cho một cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa 2 vị lãnh đạo, vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo La Mã và vị lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, khi họ đều ở New York.
Cuộc họp đã không xảy ra. Nhưng những nỗ lực đó đã được Bắc Kinh trân trọng.
Trong khi hai bên vẫn nói rằng họ đang thảo luận về các vấn đề của các giám mục, các nguồn tin đã cho Reuters biết nhiều chi tiết chưa hề được tiết lộ và các bước bí mật của Vatican đã thực hiện để mở đường.
Nhắc lại, cuộc đàm phán hiện tại là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa Vatican và Trung Hoa sau hơn sáu thập kỷ, sau khi chế độ Cộng Sản trục xuất khâm sứ Antonio Riberi cuả Vatican ra khỏi Bắc Kinh năm 1951, và bắt đầu chiến dịch trục xuất các nhà truyền giáo và truy quét tôn giáo.
Vatican là quốc gia Tây Phương duy nhất không có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, và vẫn duy trì mối quan hệ với Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan, mà Bắc Kinh xem như là một tỉnh ly khai.
Đối với Vatican, việc tan băng trong mối quan hệ với Trung Quốc là hy vọng nới lỏng cho hoàn cảnh bị bức hại của các Kitô hữu trên lục địa. Đồng thời cũng sẽ dọn đường cho một quan hệ ngoại giao, giúp cho Giáo Hội được hiện diện chính thức tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
"Mục đích của các cuộc tiếp xúc giữa Tòa Thánh và đại diện Trung Quốc chưa chủ yếu là để thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng điều đó sẽ tạo thuận lợi cho đời sống của Giáo Hội và góp phần làm cho mối quan hệ trong đời sống Giáo Hội được bình thường và thanh thản," theo lời cuả phát ngôn viên Toà Thánh, LM Federico Lombardi nói với Reuters.
Đối với Trung Quốc, cải thiện quan hệ có thể đánh bóng hình ảnh quốc tế của họ và xoá bỏ những lời chỉ trích về thành tích vi phạm nhân quyền của họ. Đồng thời cũng sẽ là một thắng lợi ngoại giao quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc làm cô lập hòn đảo tự trị Đài Loan.
"Chúng tôi sẵn sàng, trên nguyên tắc, tiếp tục có đối thoại xây dựng với Vatican, để gặp họ ở giữa đoạn đường và cùng nhau thúc đẩy về phía trước quá trình cải thiện quan hệ song phương", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết. "(Chúng tôi) hy vọng Vatican cũng làm như vậy để có một thái độ linh hoạt và thực tế và tạo điều kiện có lợi cho việc cải thiện quan hệ song phương."
Lời mời gọi:
Nhưng một thỏa thuận sẽ không dễ dàng. Vì có sức đề kháng ở cả hai bên.
Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc có khoảng từ 8 đến 10 triệu tín đồ, được chia thành hai cộng đồng: "Chính Thức", điều khiển bởi Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước cuả Nhà Nước, và "Chui", trung thành với Đức Giáo Hoàng ở Rôma.
Phiá Trung Quốc, một số các nhà lãnh đạo lo ngại rằng một thỏa thuận sẽ cung cấp cho Tòa Thánh Vatican một chỗ đứng vững mạnh trên đất liền, thách thức uy quyền tuyệt đối của Đảng Cộng sản.
Về phiá Giáo Hội, trong Giáo Hội "chui" ở Trung Quốc, mà nhiều thành viên đã bị bức hại một cách hệ thống trong nhiều thập kỷ, sẽ cảm thấy bị phản bội bởi thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Vatican.
Dù có phản kháng, nhất là ở Hồng Kông, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa sự cải tiến quan hệ với Trung Quốc lên hàng ưu tiên, cho nên những cố vấn xung quanh Đức Giáo Hoàng đang dồn mọi nỗ lực vào một 'ván bài' (deal.)
Đã có nhiều những sự mời mọc đưa ra từ Vatican, sau khi được bầu làm giáo hoàng vào tháng ba năm 2013, ĐGH Phanxicô đã gửi một thông điệp chúc mừng ông Tập về việc ông cũng trở thành Chủ tịch của Trung Quốc. Sau đó, khi bay ngang qua Trung Quốc để đến Seoul vào tháng 8 năm 2014 - lần đầu tiên Bắc Kinh cho phép một giáo hoàng đi vào không phận - Đức Thánh Cha đã gửi lời chúc tốt nhất của mình đến ông Tập và người dân Trung Quốc. Các tháng tiếp theo, ĐGH Phanxicô gửi một bức thư cho ông Tập qua một chính trị gia người Argentina là ông Ricardo Romano, để mời ông Tập họp mặt, theo lời ông Romano nói với Reuters.
Vào đầu tháng Hai năm nay, Đức Thánh Cha lại gửi lời chúc Tết tới ông Tập, và trên đường từ Mexicô trở về Roma hai tuần sau, trong cuộc họp báo trên máy bay, Đức Thánh Cha nói rằng Ngài "thực sự muốn" đến thăm Trung Quốc.
Sân bay New York:
Dấu hiệu về ưu tiên cho việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc là việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin vào chức vụ Quốc Vụ Khanh vào tháng 8 năm 2013. Từ thời Đức Thánh Cha Benedict XVI, Đức Giám Mục Parolin đã từng là trưởng phái đoàn đàm phán của Vatican với Bắc Kinh và đã gần đạt được một thỏa thuận.
"Trong năm 2009, Tổng Giám Mục Parolin đã có rất gần một thỏa thuận (với Trung Quốc)," theo lời Agostino Giovagnoli, một giáo sư về lịch sử đương đại tại Đại học Công Giáo của Milan cho biết.
Cuối cùng, thỏa thuận đó không được thông qua vì Vatican coi nó là quá hẹp, theo một nguồn tin trong Giáo Hội Công Giáo.
Tổng Giám Mục Parolin sau đó đi làm khâm sứ ở Venezuela. Sự ra đi của Ngài đánh dấu một giai đoạn lạnh nhạt với Trung Quốc.
Vào tháng 6 năm 2014, hai bên lại khởi động liên lạc qua một cuộc họp tại Rome. Một năm sau, Vatican nỗ lực để có một cuộc gặp gỡ giữa Giáo Hoàng Phanxicô và ông Tập Cận Bình ở New York.
Kế hoạch là trong chương trình tông du ở Mỹ, Đức Thánh Cha sẽ bay đến Philadelphia vào sáng 26 tháng 9, khởi hành từ sân bay John F. Kennedy cuả New York, trong khi đó thì ông Tập cũng trên đường từ Washington tới New York.
Sân bay New York, 3 quan chức Công Giáo nói với Reuters, là một địa điểm kín đáo cho hai nhà lãnh đạo, tránh xa sự nhòm ngó cuả các phương tiện truyền thông.
Những nguồn tin thân cận từ Trung Quốc và từ Vatican đã đưa ra nhiều lý do khác nhau vì sao mà hai nhà lãnh đạo đã không gặp nhau, nhưng tất cả đều đồng ý rằng Đức Giáo Hoàng muốn gặp ông Tập và rằng tin nhắn này đã được truyền đạt rõ ràng tới Trung Quốc.
Theo một nguồn tin hiểu biết có liên hệ trực tiếp ở Trung Quốc, thì Bắc Kinh "đã không thể quyết định nên có một cuộc gặp gỡ trước khi có một thỏa thuận hay không."
Tháng mười năm ngoái, một phái đoàn Vatican sáu người đã đến Bắc Kinh, tiếp theo là một cuộc họp vào tháng Giêng. Và một đột phá đã đến vào tháng Tư năm nay, khi hai bên đồng ý thiết lập một nhóm làm việc. Nhóm này được tổ chức theo công thức cuả Nhóm Liên lạc giữa Anh và Trung Quốc để giải quyết các vấn đề trước khi bàn giao Hồng Kông vào năm 1997.
Nhóm làm việc, đã nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cho việc phong chức giám mục tại Trung Quốc. Nhóm hiện đang thảo luận làm thế nào để giải quyết vấn đề 8 giám mục được tấn phong tại Trung Quốc mà không có sự đồng ý của giáo hoàng. Hướng về phía trước, Tòa Thánh muốn ngăn chặn một tình huống trong đó các giám mục được chỉ định bởi một cơ quan nào khác hơn là Đức Giáo Hoàng.
Vấn đề các Giám mục bị vạ tuyệt thông:
Hiện có tới 110 giám mục ở Trung Quốc, hầu hết bị cai quản bởi Đảng Cộng sản. Có khoảng 30 giám mục thuộc thành phần "Chui", trung thành với Đức Giáo Hoàng.
Hầu hết các giám mục được Bắc Kinh công nhận cũng đã tìm cách xin phép Đức Thánh Cha. Nhưng có 8 vị không nhận được sự chấp thuận của Giáo Hoàng. Họ bị coi là bất hợp pháp.
Ba giám mục trong nhóm này đã chính thức bị rút phép thông công, theo tuyên bố công khai cuả Tòa Thánh. Năm vị khác, được thông báo không chính thức rằng Đức Giáo Hoàng chống lại việc thụ phong cuả họ.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn bởi vì ít nhất là hai trong số 8 giám mục đó bị cáo buộc là có con hoặc có bạn gái.
Theo một số viên chức Công Giáo đã nói với Reuters, thì Đức Giáo Hoàng đang chuẩn bị để tha vạ cho 8 giám mục ấy. Sự tha vạ sẽ trùng với Năm Thánh Thương Xót. Vatican hy vọng sự tha thứ này sẽ được Trung Quốc coi như là một cử chỉ thiện chí.
Nhưng cho đến cuối tháng Sáu, thì hai người trong số họ vẫn chưa gửi đơn xin tha vạ lên Toà Thánh.
Bởi vì Vatican không coi 8 giám mục này có khả năng cai quản giáo phận, cho nên hai bên đang thảo luận về một thỏa hiệp để có thể cho phép họ giữ lại danh hiệu của họ, nhưng được giao cho một nhiệm vụ khác.
Chen Jianming, giám đốc văn phòng đối ngoại của Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc, nói với Reuters rằng việc sắp xếp một cuộc phỏng vấn với bất kỳ giám mục nào thì sẽ rất khó. "Họ là những người bận rộn, thường xuyên đi làm mục vụ ở ngoài. Một cuộc phỏng vấn sẽ rất khó khăn ", Chen nói.
Một Giám Mục đổi ý:
Nhóm làm việc đang thảo luận về một vấn đề gây nhiều tranh cãi - một cơ chế theo đó các giám mục mới sẽ được lựa chọn. Hai bên đã thất bại trong việc giải quyết vấn đề này trong gần 30 năm.
Theo truyền thống Công Giáo từ nhiều thế kỷ thì các giám mục được bổ nhiệm bởi Đức Giáo Hoàng. Nhưng Trung Quốc áp dụng một mô hình trong đó giám mục được lựa chọn bởi các giáo sĩ địa phương, là thành viên của Hiệp hội Yêu nước do Đảng Cộng sản kiểm soát.
Qua một giải pháp đang được thảo luận, các giám mục sẽ được lựa chọn bởi các giáo sĩ ở Trung Quốc. Đức Giáo Hoàng sẽ có quyền phủ quyết các ứng cử viên, những người mà Ngài xét là không thích hợp, nhưng Vatican sẽ cần phải cung cấp bằng chứng về sự không thích hợp ấy.
Mối quan tâm chính cho Vatican là liệu các linh mục ở Trung Quốc có thể bị áp lực hoặc là bị dụ dỗ để ủng hộ cho một ứng cử viên nào chăng.
Một nguồn tin ở Bắc Kinh có quan hệ với lãnh đạo cho biết hai bên đã đạt được một thỏa thuận về các ứng viên tương lai của chức giám mục, nhưng không cung cấp chi tiết.
Nếu có thể thỏa thuận về việc lựa chọn các giám mục mới, thì bước kế tiếp là tập trung vào một thỏa thuận mới để Bắc Kinh thừa nhận các giám mục "Chui".
Một sự đảo chiều đột ngột vào tháng trước là một vị giám mục Trung Quốc nổi tiếng, Đức Giám Mục phụ tá Thaddeus Ma Daqin của Thượng Hải. Bắc Kinh đã tức giận khi Ngài tuyên bố rằng Ngài không thể ở lại trong Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc tại lễ phong chức của mình trong năm 2012. Sau khi bị quản thúc tại chủng viện Sheshan ở ngoại ô Thượng Hải, đã viết blog vào ngày 12 tháng 6 rằng sau khi nhìn lại, Ngài cảm thấy quyết định rời bỏ Hiếp Hội là "không khôn ngoan."
Chưa rõ tại sao DGM Ma đổi ý, nhưng một số quan chức Công Giáo lo ngại rằng Ngài có thể bị áp lực phải tuyên bố theo ý của chính quyền. Và như vậy thì đó là một điều sỉ nhục đối với Đức Giáo Hoàng. Một nguồn Công Giáo khác cho rằng DGM Ma có thể đã hành động tự nguyện trong nỗ lực nhằm xoa dịu sự đối đầu với Bắc Kinh và giúp cho 'ván bài' được thông qua dễ dàng hơn (help smooth the way to a deal).
Reuters khôgn tìm được một bình luận nào từ các nhà chức trách Trung Quốc về quyết định của DGM Ma.
Sự lo sợ ảnh hưởng ngoại lai:
Trong nỗ lực để tạo nên một bước đột phá với Trung Quốc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phải làm cho Trung Quốc vượt qua một nỗi sợ hãi sâu xa. Trung Quốc nhìn vào Giáo Hội với một con mắt nghi ngờ, theo nguồn tin có quan hệ với các lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh. Đối với Đảng Cộng sản, một tổ chức dựa trên nền tảng vô thần nhưng công nhận năm tôn giáo - Phật giáo, Lão giáo, Hồi giáo, Tin lành và Công Giáo - nhưng một tôn giáo mà một nhà lãnh đạo là người nước ngoài thì bị xem như là một mối đe dọa.
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, từng bị tổn thương bởi sự tan rã của Liên bang Xô viết, có một nhận thức lo lắng về vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong sự sụp đổ của chế độ cộng sản, cụ thể là vào năm 1989 ở Ba Lan, quê hương của cố Giáo hoàng John Paul II .
Ngay trong nội bộ đảng Cộng Sản cũng đang có sự tranh giành thế lực có thể phá vỡ thỏa thuận, theo lời các quan chức Công Giáo ở Trung Quốc. Một phiá là Bộ Ngoại giao muốn hòa dịu với Tòa Thánh để cô lập Đài Loan. Nhưng Ban Công Tác Mặt trận, một cơ quan cuả đảng có nhiệm vụ truyền bá ảnh hưởng của Trung Quốc, thì kém nhiệt tình hơn, vì sợ sự xâm nhập tôn giáo từ nước ngoài.
"Trong nội bộ, có sự tranh cãi về việc liệu Giáo Hoàng có thể được tin cậy hay không", nguồn tin có quan hệ với giới lãnh đạo cho biết.
Trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội Công Giáo đã tìm cách đi vào Trung Quốc, nơi mà những ảnh hưởng ngoại lai thường bị ngờ vực. Mới đây vào đầu thế kỷ 20, đã có sự bùng nổ cuả một cuộc bạo loạn Nghĩa Hoà Đoàn (Boxer Rebellion), nhằm tiêu diệt người nước ngoài, nhất là các nhà truyền giáo Kitô giáo, và các Kitô hữu Trung Quốc.
Cũng xin ghi nhận rằng mối quan hệ với người ngoại quốc cũng có lúc êm ái không có vấn đề. Như việc LM Matteo Ricci, một linh mục dòng Tên đã đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 16, đã chấp nhận văn hóa Trung Quốc và thành thạo tiếng phổ thông, được phong chức tại triều nhà Minh dưới thời Hoàng Đế Vạn Lịch. LM Ricci qua đời năm 1610 và được chôn cất tại Bắc Kinh.
Ngay trong nội bộ Công Giáo, cũng có những mức độ khác nhau về một thỏa thuận với Trung Quốc. Trong khi Quốc Vụ Khanh Parolin dẫn đầu các cố gắng cho một thỏa thuận, các bộ phận phụ trách công tác truyền giáo nước ngoài cuả Vatican thì thận trọng hơn.
Sự chỉ trích thì đặc biệt mạnh mẽ ở Hồng Kông. Hồng Kông và Macau, là đầu cầu cuả đạo Công Giáo trên đất liền, vẫn duy trì một mạng lưới rộng lớn gồm các linh mục quốc nội và ngoại quốc làm việc ở Trung Quốc, nhiều người làm việc "chui".
Người chỉ trích mạnh mẽ nhất là Hồng Y Joseph Zen, cựu giám mục Hồng Kông, là một thành viên của Ủy ban cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, là cơ quan tư vấn thiết lập bởi DGH Benedict. Một số thành viên của ủy ban này đã phản đối dự thảo thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc trong năm 2009.
"Chính quyền Trung Quốc không có ý định nhân nhượng về bất cứ điều gì," theo lời DHY Zen nói với Reuters.
Dưới triều Đức Phanxicô thì Ủy ban này đã bị "ngồi chơi xơi nước". Dù chưa bị giải tán, nhưng đã không được triệu tập một lần nào. Các cuộc đàm phán với Trung Quốc đang được điều khiển bởi các quan chức Vatican tại Rome.
"Người Công Giáo Trung Quốc muốn được hiệp nhất trong một Giáo Hội", một vị giám mục Trung Quốc được bổ nhiệm bởi Bắc Kinh và cũng được công nhận bởi Đức Giáo Hoàng nói. "Nhưng thật là khó khăn để có thể nghĩ ra một thỏa thuận có thể đáp ứng tất cả mọi người."
Một số thành viên của Giáo Hội "chui", nói với Reuters với điều kiện được giấu tên, thì đặc biệt nghi ngờ về một thỏa thuận với Trung Quốc. Nhiều người trong nhóm họ đã phải đối mặt với những đàn áp khắc nghiệt. Hàng giáo sĩ bị các lực lượng an ninh theo dõi chặt chẽ, và các linh mục bị ép buộc phải đăng ký với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc.
China Aid, một hội ở Texas với mục đích theo dõi những hành vi cuả chính phủ đối với các giáo phái Kitô giáo ở Trung Quốc, đã báo cáo thường niên năm 2015 rằng sự đàn áp của nhà nước Trung Quốc đã leo thang. Có nhiều nơi đàn áp là đặc biệt mạnh mẽ, nhiều nhà thờ bí mật bị đóng cửa, một "số lượng lớn các mục tử, lãnh đạo Giáo Hội và Kitô giáo" đã bị bắt và tài sản Giáo Hội bị tịch thu.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời cho câu hỏi về đàn áp tôn giáo.
Nhiều Giám Mục "Chui" đã bị bỏ tù và bị cưỡng bức lao động, theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông Công Giáo. ĐGM Shi Enxiang, giám mục chui của địa phận Yixian ở đông bắc Trung Quốc, vừa mới qua đời năm ngoái sau khi bị bắt giữ từ năm 2001. Theo UCANews, một dịch vụ tin tức Công Giáo tập trung vào châu Á, thì Ngài, 94 tuổi, đã bị giam giữ trong tù hoặc trại lao động một khoảng thời gian dài đến một nửa cuộc đời của Ngài.
"Một sự Hoà Giải cần có thời gian. Nếu bạn đi quá nhanh, một số người của Giáo Hội Chui có thể cảm thấy bị phản bội," theo lời ông Antonio Sergianni, một cựu quan chức Vatican đã từng làm việc về Trung Quốc tại Rome trong 10 năm. " Nhưng nếu Đức Giáo Hoàng chỉ ra một con đường mới, thì chúng ta cần phải đi theo Ngài. "
Đức Thánh Cha gởi điện văn chia buồn với nước Pháp
Đặng Tự Do
16:41 15/07/2016
Trong điện văn gửi nhân danh Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án các vụ tấn công khủng bố ở Nice và thể hiện nỗi buồn sâu sắc của Ngài cũng như sự gần gũi tinh thần của mình với người dân Pháp.
Trong điện văn gửi Đức Cha Andre Marceau, là Giám Mục giáo phận Nice, bức điện ghi nhận rằng trong khi Pháp đang kỷ niệm ngày quốc khánh “bạo lực mù quáng đã một lần nữa tấn công quốc gia” tại thành phố Nice nơi các nạn nhân bao gồm nhiều trẻ em. Đức Thánh Cha một lần nữa “lên án những hành vi như vậy” và thể hiện mình “nỗi buồn sâu sắc và sự gần gũi tinh thần của mình với người dân Pháp.”
Bức điện cho biết thêm là Đức Thánh Cha Phanxicô “phó thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa những người đã thiệt mạng” và ngài chia sẻ “nỗi đau của các gia đình tang quyến” cũng như bày tỏ sự đồng cảm của ngài đối với những người bị thương.
Đức Thánh Cha kết thúc bức điện với lời van xin Thiên Chúa ban cho ân sủng “hòa bình và hòa hợp” và xin muôn ơn lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên các gia đình bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này và tất cả nhân dân Pháp.
Trong điện văn gửi Đức Cha Andre Marceau, là Giám Mục giáo phận Nice, bức điện ghi nhận rằng trong khi Pháp đang kỷ niệm ngày quốc khánh “bạo lực mù quáng đã một lần nữa tấn công quốc gia” tại thành phố Nice nơi các nạn nhân bao gồm nhiều trẻ em. Đức Thánh Cha một lần nữa “lên án những hành vi như vậy” và thể hiện mình “nỗi buồn sâu sắc và sự gần gũi tinh thần của mình với người dân Pháp.”
Bức điện cho biết thêm là Đức Thánh Cha Phanxicô “phó thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa những người đã thiệt mạng” và ngài chia sẻ “nỗi đau của các gia đình tang quyến” cũng như bày tỏ sự đồng cảm của ngài đối với những người bị thương.
Đức Thánh Cha kết thúc bức điện với lời van xin Thiên Chúa ban cho ân sủng “hòa bình và hòa hợp” và xin muôn ơn lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên các gia đình bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này và tất cả nhân dân Pháp.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Hạt Nam Định: Lễ Tổng Kết Khóa Ca Trưởng
Jos. Văn Nhất
08:33 15/07/2016
Hà Nội - Tại Trung Tâm Mục Vụ giáo xứ Nam Định, cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh - Trưởng Ban Thánh Nhạc Tổng Giáo Phận Hà Nội đã tổ chức khóa ca trưởng cấp 1 và 2 giáo hạt Nam Định. Ngày 12-6-2016 vừa qua đã diễn ra Thánh lễ tạ ơn, bế giảng khóa học này.
Hình ảnh
Chủ tế thánh lễ do cha phó Phaxico Xavie Trần Truyền Giáo, cùng với sự hiện diện của Nhạc Sĩ Ngọc Linh, quý thầy chủng sinh, quý sơ và 53 học viên thuộc giáo hạt Nam Định và một số học viên giáo hạt Phủ Lý.
Được biết khóa học diễn ra trong vòng một tuần, khai giảng ngày mùng 6 tháng 7 năm 2016, do nhạc sỹ Ngọc Linh giảng dạy.
Ngày khai giảng, trong phần huấn từ, cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh nhắc lại tầm quan trọng của Thánh Nhạc trong Phụng vụ, sự cần thiết của kỷ cương và nghệ thuật, nhu cầu đào tạo trường kỳ và nhất là đời sống thánh thiện của người làm công tác thánh nhạc. Ngài biểu dương và cảm ơn sự hiện diện của các học viên và tri ân nhạc sĩ Ngọc Linh đã luôn nhiệt tình với công tác đào tạo thánh nhạc cho Giáo Hội, cho quê hương.
Mặc dù bận rộn với mùa gieo trồng, cấy hái...nhưng các học viên đã hy sinh công việc đồng áng, công việc riêng của mình để đến tham dự khóa học. Đây là khóa học được tổ chức lần thứ hai tại trung tâm này.
Trong những ngày này, tiếng hát râm ran, bè trầm hòa bè cao khiến cho không khí Trung Tâm Mục Vụ Giáo xứ Nam Định vốn đã sôi động của chiến dịch mùa hè, tiếp sức mùa thi, các lớp học thiếu nhi... nay trở nên vui tươi hơn, sống động hẳn lên. Trung Tâm Mục Vụ luôn nhộn nhịp với khóa khọc ra vào...
Đỉnh cao của khóa Ca trưởng là Thánh Lễ Tạ Ơn được diễn ra vào hồi 10h thứ ba, ngày 12 tháng 6 tại Trung Tâm Mục Vụ giáo xứ. Trong bài giảng, cha Phanxico chia sẻ: " Cuộc đời của mỗi người chúng ta là đi tìm hạnh phục... Cuộc đời của mỗi người chúng ta là một chuỗi những chọn lựa... Cuộc đời của mỗi người chúng ta là cuộc đi gieo... Hôm nay anh chị em hiện diện trong thánh lễ đây, đến với khóa học này là anh chị em đang tìm hạnh phúc, là anh chị em đang chọn lựa...đang gieo, xin Chúa cho chúng ta mùa lúa bội thu... Ước mong cho tiếng hát của mỗi chúng ta bay lên tới trời và đời chúng ta mãi là bài ca tôn vinh khắp nơi. Xin cho tiếng hát của chúng ta đưa tâm hồn người lên tới Chúa...
Trước khi nhận phép lành, Cha Phanxico Xavie cùng với thầy Ngọc Linh đã trao chứng chỉ mãn khóa ca trưởng cho các học viên. Sau đó, để bày tỏ tấm lòng biết ơn, anh lớp trưởng đại diện các học viên cảm ơn quý cha và thầy giáo Ngọc Linh. Kết thúc thánh lễ anh chi em ca trưởng cùng chung chia trong bữa tiệc mừng tại Trung Tâm Mục Vụ.
Nhờ sự miệt mài luyện tâp của các học viên cũng như sự tận tình giảng dạy của thầy, đã giúp cho khóa Ca trưởng Giáo Hạt Nam Định gặt hái được nhiều điều tốt đẹp, để lại trong lòng các học viên cũng như quý thầy cô những hình ảnh, những kỷ niệm khó quên. Chia tay nhau, các học viên hẹn gặp lại khóa học sau.
Hình ảnh
Chủ tế thánh lễ do cha phó Phaxico Xavie Trần Truyền Giáo, cùng với sự hiện diện của Nhạc Sĩ Ngọc Linh, quý thầy chủng sinh, quý sơ và 53 học viên thuộc giáo hạt Nam Định và một số học viên giáo hạt Phủ Lý.
Được biết khóa học diễn ra trong vòng một tuần, khai giảng ngày mùng 6 tháng 7 năm 2016, do nhạc sỹ Ngọc Linh giảng dạy.
Ngày khai giảng, trong phần huấn từ, cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh nhắc lại tầm quan trọng của Thánh Nhạc trong Phụng vụ, sự cần thiết của kỷ cương và nghệ thuật, nhu cầu đào tạo trường kỳ và nhất là đời sống thánh thiện của người làm công tác thánh nhạc. Ngài biểu dương và cảm ơn sự hiện diện của các học viên và tri ân nhạc sĩ Ngọc Linh đã luôn nhiệt tình với công tác đào tạo thánh nhạc cho Giáo Hội, cho quê hương.
Mặc dù bận rộn với mùa gieo trồng, cấy hái...nhưng các học viên đã hy sinh công việc đồng áng, công việc riêng của mình để đến tham dự khóa học. Đây là khóa học được tổ chức lần thứ hai tại trung tâm này.
Trong những ngày này, tiếng hát râm ran, bè trầm hòa bè cao khiến cho không khí Trung Tâm Mục Vụ Giáo xứ Nam Định vốn đã sôi động của chiến dịch mùa hè, tiếp sức mùa thi, các lớp học thiếu nhi... nay trở nên vui tươi hơn, sống động hẳn lên. Trung Tâm Mục Vụ luôn nhộn nhịp với khóa khọc ra vào...
Đỉnh cao của khóa Ca trưởng là Thánh Lễ Tạ Ơn được diễn ra vào hồi 10h thứ ba, ngày 12 tháng 6 tại Trung Tâm Mục Vụ giáo xứ. Trong bài giảng, cha Phanxico chia sẻ: " Cuộc đời của mỗi người chúng ta là đi tìm hạnh phục... Cuộc đời của mỗi người chúng ta là một chuỗi những chọn lựa... Cuộc đời của mỗi người chúng ta là cuộc đi gieo... Hôm nay anh chị em hiện diện trong thánh lễ đây, đến với khóa học này là anh chị em đang tìm hạnh phúc, là anh chị em đang chọn lựa...đang gieo, xin Chúa cho chúng ta mùa lúa bội thu... Ước mong cho tiếng hát của mỗi chúng ta bay lên tới trời và đời chúng ta mãi là bài ca tôn vinh khắp nơi. Xin cho tiếng hát của chúng ta đưa tâm hồn người lên tới Chúa...
Trước khi nhận phép lành, Cha Phanxico Xavie cùng với thầy Ngọc Linh đã trao chứng chỉ mãn khóa ca trưởng cho các học viên. Sau đó, để bày tỏ tấm lòng biết ơn, anh lớp trưởng đại diện các học viên cảm ơn quý cha và thầy giáo Ngọc Linh. Kết thúc thánh lễ anh chi em ca trưởng cùng chung chia trong bữa tiệc mừng tại Trung Tâm Mục Vụ.
Nhờ sự miệt mài luyện tâp của các học viên cũng như sự tận tình giảng dạy của thầy, đã giúp cho khóa Ca trưởng Giáo Hạt Nam Định gặt hái được nhiều điều tốt đẹp, để lại trong lòng các học viên cũng như quý thầy cô những hình ảnh, những kỷ niệm khó quên. Chia tay nhau, các học viên hẹn gặp lại khóa học sau.
Giáo Lý Viên Giáo Hạt Nghĩa Yên Mừng Lễ Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự Bổn Mạng
Duy Ân Tuấn Anh
21:03 15/07/2016
Giáo Lý Viên Giáo Hạt Nghĩa Yên Mừng Lễ Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự Bổn Mạng
Từ xưa đến nay, lĩnh vực giáo dục luôn được mọi người đề cao và coi trọng. Vai trò của nhà giáo luôn được mọi người quan tâm cách đặc biệt. Không chỉ là giáo dục về nhân cách, về tri thức, về xã hội mà bên cạnh đó giáo dục Đức tin Kitô giáo còn mang một yếu tố không thể thiếu trong thời đại hôm nay. Bởi vậy, hàng năm cứ đến ngày 10/7 (Lễ kính Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự) là ngày dành để tôn vinh những nhà giáo dục đức tin trong toàn Giáo Phận Vinh, cách riêng là các thầy cô GLV trong Giáo hạt Nghĩa Yên.
Xem Hình
Hôm nay, ngày 14 tháng 7 năm 2016 ba trăm hai mươi bảy khuôn mặt ưu tú trong Giáo hạt Nghĩa Yên, họ là những người mang sứ vụ cao cả truyền đạt đức tin cho thế hệ trẻ, là những người tiếp nối sứ mạng Loan báo Tin Mừng đã quy tụ về Giáo xứ Thọ Ninh để tĩnh tâm và dâng thánh lễ mừng kính Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự. Tham dự thánh lễ này có quý cha trong Giáo hạt Nghĩa Yên, quý HĐMV các giáo xứ, quý vị đại diện phụ huynh học sinh cùng với đông đảo bà con giáo xứ sở tại.
Mở đầu thánh lễ Cha quản hạt Phêrô Nguyễn Thái Từ đã gửi lời chúc mừng tới các thầy cô GLV trong giáo hạt, đồng thời nhắc nhớ về vai trò quan trọng của một người thầy truyền đạt đức tin cho thế hệ trẻ hôm nay. Ngài nói: “Các thầy cô GLV là cánh tay phải của cha quản xứ, là người giáo dục đức tin cho giới trẻ, giúp họ nhận biết Chúa đồng thời hướng dẫn họ trở thành một Kitô hữu tốt trong thời đại hôm nay”. Ngài còn nhấn mạnh: “GLV trong giáo hạt cần phải nhiệt thành hơn, hy sinh phục vụ nhiều hơn và cùng cộng tác với cha quản xứ đem một niềm tin chắc chắn, một nền giáo lý vững vàng cho các thế hệ con em, có như vậy giáo hạt mới thăng tiến về đời sống đức tin cũng như đời sống đạo”.
Nhà giáo dục đức tin là thế, chỉ mong những thế hệ con em làm sao tiếp nối được ngọn lửa đức tin ấy ngày càng lớn mạnh, đồng thời “bén rễ sâu” trong mỗi con tim để từ đó đức tin ấy càng rạng ngời hơn trong thời đại này. Trong bài giảng lễ, cha đặc trách giáo lý của giáo hạt Phêrô Phan Văn Sen đã nêu cao gương sáng đời sống đạo đức của vị thánh bổn mạng. Bên cạnh đó cha mời gọi các thầy cô GLV noi gương, bắt chước thánh nhân qua đời sống đức tin kiên vững, không ngại khổ, ngại khó trước những cuộc bắt bớ để sẵn sàng tuyên xưng đức tin và quyết theo Chúa đến cùng. Cha nói thêm: “Nền giáo lý của giáo hạt có sự phát triển như hôm nay là nhờ sự soi sáng của Chúa, nhờ lời bầu cử của thánh quan thầy, bên cạnh đó là sự hy sinh, đóng góp của quý thầy cô GLV trong toàn giáo hạt. Để được như vậy, quý thầy cô GLV cần phải có đức tin kiên vững, có kinh nghiệm về Chúa như vậy mới giới thiệu Chúa cho người khác được”.
Trong dịp lễ bổn mạng của các thầy cô GLV hôm nay, đây cũng là dịp để quý thầy cô nhìn lại một năm học giáo lý vừa qua với nhiều khó khăn và thách đố. Chỉ có sự hy sinh, lòng mến Chúa và tinh thần phục vụ con em tại địa phương mới có thể là động lực giúp quý thầy cô sẵn sàng với công việc đặc biệt này. Nguyện xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự đổ tràn muôn hồng ân, sức khỏe xuống trên quý thầy cô GLV để quý thầy cô tiếp tục sứ mạng Loan báo Tin Mừng mà giáo xứ và cộng đoàn đã giao phó.
Duy Ân Tuấn Anh
Từ xưa đến nay, lĩnh vực giáo dục luôn được mọi người đề cao và coi trọng. Vai trò của nhà giáo luôn được mọi người quan tâm cách đặc biệt. Không chỉ là giáo dục về nhân cách, về tri thức, về xã hội mà bên cạnh đó giáo dục Đức tin Kitô giáo còn mang một yếu tố không thể thiếu trong thời đại hôm nay. Bởi vậy, hàng năm cứ đến ngày 10/7 (Lễ kính Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự) là ngày dành để tôn vinh những nhà giáo dục đức tin trong toàn Giáo Phận Vinh, cách riêng là các thầy cô GLV trong Giáo hạt Nghĩa Yên.
Xem Hình
Hôm nay, ngày 14 tháng 7 năm 2016 ba trăm hai mươi bảy khuôn mặt ưu tú trong Giáo hạt Nghĩa Yên, họ là những người mang sứ vụ cao cả truyền đạt đức tin cho thế hệ trẻ, là những người tiếp nối sứ mạng Loan báo Tin Mừng đã quy tụ về Giáo xứ Thọ Ninh để tĩnh tâm và dâng thánh lễ mừng kính Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự. Tham dự thánh lễ này có quý cha trong Giáo hạt Nghĩa Yên, quý HĐMV các giáo xứ, quý vị đại diện phụ huynh học sinh cùng với đông đảo bà con giáo xứ sở tại.
Mở đầu thánh lễ Cha quản hạt Phêrô Nguyễn Thái Từ đã gửi lời chúc mừng tới các thầy cô GLV trong giáo hạt, đồng thời nhắc nhớ về vai trò quan trọng của một người thầy truyền đạt đức tin cho thế hệ trẻ hôm nay. Ngài nói: “Các thầy cô GLV là cánh tay phải của cha quản xứ, là người giáo dục đức tin cho giới trẻ, giúp họ nhận biết Chúa đồng thời hướng dẫn họ trở thành một Kitô hữu tốt trong thời đại hôm nay”. Ngài còn nhấn mạnh: “GLV trong giáo hạt cần phải nhiệt thành hơn, hy sinh phục vụ nhiều hơn và cùng cộng tác với cha quản xứ đem một niềm tin chắc chắn, một nền giáo lý vững vàng cho các thế hệ con em, có như vậy giáo hạt mới thăng tiến về đời sống đức tin cũng như đời sống đạo”.
Nhà giáo dục đức tin là thế, chỉ mong những thế hệ con em làm sao tiếp nối được ngọn lửa đức tin ấy ngày càng lớn mạnh, đồng thời “bén rễ sâu” trong mỗi con tim để từ đó đức tin ấy càng rạng ngời hơn trong thời đại này. Trong bài giảng lễ, cha đặc trách giáo lý của giáo hạt Phêrô Phan Văn Sen đã nêu cao gương sáng đời sống đạo đức của vị thánh bổn mạng. Bên cạnh đó cha mời gọi các thầy cô GLV noi gương, bắt chước thánh nhân qua đời sống đức tin kiên vững, không ngại khổ, ngại khó trước những cuộc bắt bớ để sẵn sàng tuyên xưng đức tin và quyết theo Chúa đến cùng. Cha nói thêm: “Nền giáo lý của giáo hạt có sự phát triển như hôm nay là nhờ sự soi sáng của Chúa, nhờ lời bầu cử của thánh quan thầy, bên cạnh đó là sự hy sinh, đóng góp của quý thầy cô GLV trong toàn giáo hạt. Để được như vậy, quý thầy cô GLV cần phải có đức tin kiên vững, có kinh nghiệm về Chúa như vậy mới giới thiệu Chúa cho người khác được”.
Trong dịp lễ bổn mạng của các thầy cô GLV hôm nay, đây cũng là dịp để quý thầy cô nhìn lại một năm học giáo lý vừa qua với nhiều khó khăn và thách đố. Chỉ có sự hy sinh, lòng mến Chúa và tinh thần phục vụ con em tại địa phương mới có thể là động lực giúp quý thầy cô sẵn sàng với công việc đặc biệt này. Nguyện xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự đổ tràn muôn hồng ân, sức khỏe xuống trên quý thầy cô GLV để quý thầy cô tiếp tục sứ mạng Loan báo Tin Mừng mà giáo xứ và cộng đoàn đã giao phó.
Duy Ân Tuấn Anh
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thế cuộc Biển Đông
Bảo Giang
09:10 15/07/2016
Thế cuộc Biển Đông-2.
Sau hơn ba năm vác đơn đưa Trung cộng ra trước tòa án Quốc Tế về chuyện cướp cạn trên Biển Đông. Nay người Philippines đã nở mày nở mặt, nhận được câu trả lời thoả đáng về việc thưa gởi. Việt Nam cũng nhờ đó mà có được những căn bản pháp lý. Riêng chuyện có đòi lại được hay không là chuyện khác, về sau!
Ai cũng biết, ngày 12-7-2016, tòa Trọng Tài Thường trực (PCA) do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở La Hague, Hoà Lan, sau ba năm thụ ủy hồ sơ đã công khai ra tuyên bố: “Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào để đòi quyền thủ đắc lịch sử với các nguồn tài nguyên biển đảo nằm bên trong "đường lưỡi bò" do họ tự vẽ ra”. Cũng trong bản phán quyết dài 497 trang, Tòa Trọng tài Thường Trực PCA đưa ra kết luận rõ ràng, minh bạch là không có một thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc. Như thế, phán quyết này là minh bạch. Nó mang niềm vui Công Lý đến cho những người chờ đợi, nhưng lại cũng mang đến “ bất tuân” từ một phía khác. ( xin nhớ Trường Sa không bao hàm trong phán quyết này)
Tưởng cũng nên nhắc lại. Ngay khi quyết định của tòa vừa được loan báo, tờ Guardian, một tờ bào lớn nhất và có lẽ lâu đời nhất ở Luân Đôn, Anh Quốc đã viết: “Bắc Kinh thảm rồi. Họ đã thua trong một vụ kiện quốc tế quan trọng đối với các rạn san hô và bãi cạn chiến lược có khả năng mang đến cho họ quyền kiểm soát những vùng biển tranh chấp ở Biển Đông".Trong khi đó hãng tin Reuters cho biết: “phán quyết của Tòa Trọng Tài ở Hague đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về các quyền kinh tế trên một khu vực rộng lớn của Biển Đông”. Đồng thời, họ cũng đưa ra nhận định riêng là: "phán quyết này chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận". Bởi lẽ, cũng theo tòa báo, "Phán quyết này là một đòn giáng nặng về pháp lý đè lên trên tuyên bố quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông". Trong khi đó, BBC nhẹ nhàng đánh đi bài viết "Tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông bị tòa trọng tài bác bỏ".
Tuyên bố của Trung cộng về Biển Đông là tuyên bố nào? Nếu trả lời cách đơn giản thì đó là hình cái lưỡi bò do Trung cộng vẽ vươn ra biển đông lúc gần đây. Nó đã chiếm trọn các quần đảo cũng như hầu như trọn vẹn Biển Đông. Một phía vào xát bờ biển Việt Nam, phía đối diện phủ sóng tới gần Phi luật Tân và đầu lười của nó cuốn xuống phía Malaysia và vào sát bờ phía Indonesia. Chính vì cái đường lưỡi bò tự tạo này mà vào năm 2013, Philippines đã khởi kiện TC ra trước tòa án QT. Lý do, nó đã liếm nhiều phần đảo của Phi. Nó không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là vô căn cứ. Nói cách khác, nó chỉ là tình trạng của một kẻ cướp mạnh, vác giáo sang chiếm đất nhà người.
Đến nay, Bãi Cạn, Hoàng Sa đã có câu trả lời chính thức của Tòa Án Quốc Tế. Tòa khẳng định "Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines" vì đã xâm phạm, quấy phá, khai thác dầu khí, xây dựng các đảo nhân tạo. (theo CNN). Phán quyết này không chỉ là một thắng lợi đơn thuần dành cho Philippines và phía có thể có liên hệ với. Nhưng có giá trị pháp lý buộc các bên phải nghiêm túc tuân thủ theo quy định. Công lý là thế. Còn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tôi đâu? Ai sẽ trả lời đây?
Nhìn chung, cho đến lúc này phán quyết đã có. Tuy nhiên, người bị quy trách nhiệm tức thời là TC xem ra đã có một chủ trương hoàn toàn đối nghịch nếu như không muốn noí là thách thức. Họ thách thức với phán quyết và thách thức với các nước trong vùng như lời Tập Cận Bình tuyên bố: “ Trung Quốc cống hiến cho duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.Nhưng sẽ không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ tòa án liên quan đến tranh chấp", (Reuters). Như thế, cơ hội để nó thay đổi cục diện trong khu vực, chấm dứt thế giằng co, thế đương đầu giữa các bên ở Biển Đông như phán quyết là rất nhỏ.
1. Tại sao lại có vụ kiện và thách thưc này?
Tưởng cũng nên nhắc lại, sau khi chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974 với sự phụ diễn qua bản công hàm của Phạm văn Đồng, Trung cộng xua quân chiếm nốt quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988. Từ đây, Trung cộng đã tự biên tự diễn ra cái lưỡi bò ở biển đông. Nó liếm gọn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và cả một phần bãi cạn Scarborough của Philippines, và tự đặt những vùng biển đảo này vào trong vòng lưỡi bò của họ. Tuy nhiên, Phi luật Tân là một quốc gia riêng biệt, có chủ quyền và có độc lập. Họ không nằm chung trong khối “ bốn vàng, 16 tốt” được ban hành bởi Trung cộng như nhà nước cộng sản Việt Nam, nên họ cương quyết dùng luật pháp Quốc Tế để bảo vệ lấy phần đất bị TC chiếm cứ. Trong khi đó, Việt Nam bị điều hành bời tập đoàn cộng sản dị mộng Hồ chí Minh. Câu chuyện cũng khác đi.
Sử còn ghi, ngày 15 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc kéo quân lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa khai chiến. Chính nơi đây đã ghi lại những tên tuổi không bao giờ chết của Việt Nam là Thiếu tá hạm trưởng Ngụy văn Thà, hạm phó Nguyễn thành Trí… cùng với 72 chiến hữu của họ. Sau ngày các đảo này bị cướp đoạt, ngoại trưởng Vương văn Bắc thay mặt chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tố cáo vụ lấn chiếm này ra trước công luận thế giới.
Cùng thời gian đó, khi thấy Trung cộng đã chiếm được quần đảo mà Phạm văn Đồng đã ký giao nạp cho TC từ năm 1958, tập đoàn cộng sản miền bắc hả dạ, vỗ tay, mở tiệc reo mừng, đồng thời đưa ra những lập luận láo khoét lừa dối dư luận là: “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng hộ. Sau này mình thống nhất đất nước rồi, phía bạn sẽ trả cho mình.” (Hoàng Tùng). Riêng Lê đức Thọ, ủy viên BCT, trưởng ban tổ chức TU đảng CS thì mặt dày hơn, Y tuyên bố: “Hãy an tâm, Trường Sa, Hoàng Sa trong tay Trung quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền miền nam”. Chẳng bao lâu sau, ngày 6 tháng 4 năm 1988, Trung cộng xua quân chiếm gọn các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Su Bi… thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào tay chúng. Tất cả tập đoàn CS bắc Việt biến thành lũ ngọng, ú ớ!
Chuyện kể rằng, khi Trung cộng tấn công lên đảo cũng là lúc chiến binh Việt Nam nhận được lệnh cấm nổ súng của viên tướng đã bị mù Lê đức Anh. Theo đó, dù các chiến binh Việt Nam có súng trong tay, sẵn sàng bảo vệ đất nước, nhưng không một viên đạn ra khỏi nòng. Kết qủa, tất cả đều bị quân xâm lược Trung cộng bắt giữ và bị đập chết bằng búa! Thảm thay, nỗi thương đau ấy là vô tận và cũng không thể trả. Bởi vì lãnh đạo VC đã nhận được… “vàng dẻo”, nên cán binh của ta đành phải nhận búa tạ. Đó là lý do sau này nhà nước Việt cộng cũng không dám tham dự vào việc đưa TC ra tòa án QT như Phi luật Tân! Đã thế, họ còn luôn trấn áp những người Việt Nam đi biểu tình với hàng biểu ngữ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam bằng búa tạ và nhà tù.
2. Tính chính danh của UNCLOS.
Từ xưa, luật biển là luật vũ lực để thiết lập quyền tài phán, tranh chấp. Kẻ mạnh luôn ở vào vị thế chiếm đoạt. Tuy nhiên từ thế kỷ 17, định nghĩa về quyền của mỗi quốc gia đối với biển được giới hạn trong phạm vi "vành đai" tính từ bờ biển của quốc gia đó giáp biển. "Phần còn lại của biển, ngoài khơi được tuyên bố là 'mở cửa tự do' với tất cả và không thuộc về nước nào", theo trang web của LHQ.
Ngày nay, UNCLOS, (Công Ước Liên Hiệp Quốc) được xem là nơi quy định mọi thứ từ chủ quyền quốc gia, tới việc khai thác tài nguyên biển rất phổ quát và có tính ràng buộc về pháp lý. Ở đó, UNCLOS xác lập cho các quốc gia quyền kinh tế trọn vẹn đối với 200 hải lý (370,4 km) tính từ bờ biển của quốc gia đó. Phần này người ta quen gọi là vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Bên cạnh đó, các tổ chức gồm Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế (ISA) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quy định của UNCLOS. Ngoài Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), UNCLOS cũng thiết lập Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) tại Hamburg, ( Đức quôc) và Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ở The Hague (Hoà Lan) để xét xử những vấn đề liên quan đến tranh tụng biển. Từ đó cho thấy, những phán quyết của UNCLOS phải được coi là nền tảng cho những tranh chấp về luật biển đối với những quốc gia có biển.
3. Thái độ của Trung cộng,
Nay thì phán quyết của Tòa án trọng tài đã rất rõ ràng, Philippines sẵn sàng tuân thủ. Trong khi đó, dường như Trung cộng vẫn cứ phớt lờ, thể hiện ý kiến của mình một cách riêng rẽ để leo thang căng thẳng ở Biển Đông bằng sách lược ba không của nước lớn là “ không công nhận trọng tài, không tham gia và không thực thi phán quyết của tòa án”. Chuyện gì sẽ xảy ra?
Qủa thật, đây là một nan đề. Bởi TC chỉ có thể chọn một trong hai. Một là “xuống nước” rút lại tuyên bố chủ quyền phi lý của mình để hòa minh trong sinh hoạt cộng đồng. Hai là, thành một “ tên ma đạo” thách thức cộng đồng Quốc Tế. Hỏi xem, Trung cộng sẽ chọn điểm nào? Không ai có khả năng lý giải chuyện này ngoại trừ chính những kẻ đang lãnh đạo ở đây. Theo đó, một diễn biến phức tạp có thể sẽ xảy ra sau những tuyên bố rằng TC không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài. Nếu ở trong trường hợp này, liệu Trung Quốc sẽ có những động thái gây hấn nghiêm trọng hơn hay không? Hoặc gỉa, việc sử dụng sức mạnh quân sự cấp nhỏ và từng phần, có thể là một lựa chọn của Trung Quốc hay chăng?
Cho đến nay, chẳng ai khẳng định được điều gì. Chỉ thấy Cục Hải Quan Trung Quốc vào ngày 3-7-16 thông báo là TC sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5 đến 11-7 trong phạm vi bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lại thấy Trung cộng triển khai nhiều tàu chiến lớn trong cuộc tập trận này, bao gồm cả tàu khu trục tên lửa của hạm đội Bắc Hải và hạm đội Đông Hải. Riêng Hạm đội Nam Hải tham gia với nhiều tàu chiến, chiến đấu cơ, trực thăng, số lượng không được thông báo. Rõ ràng Bắc Kinh đã ngang nhiên thiết lập một vùng cấm hơn 60.000 km trên Biển Đông. Từ đó cho thấy, lịch sử Trung Quốc có thể sẽ trải qua một bước ngoặc. Họ, hầu như không muốn tuân thủ những phán quyết của Tòa Án Hàng Hải Quốc Tế. Tệ hơn, nó còn có thể bày ra một cảnh rất chướng tai, chọc vào mắt thế giới là Thành Cát Tư Hãn lại vung tay lên, ai làm gì được ta nào?
4. Khối Đông Nam Á, nhập cuộc?
Nay phán quyết đã đặt khu vực Đông Nam Á vào một thế rất thuận lợi. Tuy nhiên, việc cần có là phải có một bản tuyên bố chung của các nước trong vùng, lên tiếng ủng hộ và cùng nhau tôn trọng, cũng như kêu gọi mọi đối tác biết tôn trọng phán quyết này. Việc lên tiếng chung sẽ đem lại một lợi ích lớn cho khối Asean. Tuy nhiên, ngoài nội dung tán đồng trong bản tuyên bố, các nước trong khối Asean cũng cần phải sửa soạn cho một hành trình bền vững. Hơn thế, có khả năng ngăn chặn và đảm bảo sự đồng thuận của khối để không bị phá vỡ trong tiến trình thi hành quyết định của Tòa Án. Nói cách khác, đơn giản là ASEAN không thể chấp nhận một sự kiện ấm ớ ở Phnom Penth, trong đó một số QG ủng hộ đường lưỡi bò của tàu, phần khác không dám lên ý kiến bác bỏ, sẽ tiếp tục tái diễn. Nếu họ tiếp tục đi vào bánh xe đổ này, câu chuyện chỉ thêm phức tạp cho chính họ hơn là việc có khả năng làm đóng băng phán quyết của UNCLOS.
5. Việt Nam thế nào, ứng phó ra sao?
Ai cũng biết, một con đường hội ngộ lớn cho dân tộc, cho đất nước đã được mở ra. Tuy nhiên, nó không hề mở ra với tập đoàn Việt cộng. Tại sao tôi khẳng định về điểm này? Đơn giản là họ ( CSVN) chẳng qua chỉ là con két biết nói của Trung cộng trong vụ tranh chấp. Nó không có khả năng bảo vệ đất nước và quê hương Việt Nam. Nó chỉ là những Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống của thời đại mà thôi. Nói cách khác, phán quyết của UNCLOS sẽ làm lòi ra cái đuôi chuột, kẻ chạy cờ, kẻ bán nước cho Trung cộng ở Việt Nam hôm nay. Nó là một chứng minh rõ nét cho người Việt Nam hiểu thấu đáo hơn về cách tập thể này diễn trò. Nghĩa là trong sớm tối, một phái đoàn hùng hậu bao gồm cả đảng và nhà nước Việt cộng sẽ lên đường chầu Trung cộng. Chuyến đi đầy kèn trống đón chờ, nhưng cùng lúc, nét xanh sao lo lắng lại hiện rõ trên từng khuôn mặt gọi là cấp lãnh đạo của nhà nước Việt Cộng. Rồi họ cùng bàng hoàng hỏi nhau, sẽ ăn làm sao, nói làm sao với mẫu quốc Trung cộng đây? Trong hoàn cảnh này, chỉ có hai giả thiết là:
- Giả lên tiếng đòi lại những gì đã mất ư? Ý kiến hay, ta đã từng lừa dối người Việt Nam như thế từ lâu rồi. Ta đã làm và mẫu quốc cũng đồng ý cho phép ta làm như thế!
- Sẽ đấu tranh đòi lại chủ quyền trên những gì đã bị TC chiếm cứ chăng? Không, Không bao giờ họ có khả năng này. Hãy nhìn vào từng hàng hàng lớp lớp, công nhân cán bộ cũng như các nhà thầu của TC đổ vào Việt Nam để thấy khả năng làm đầy tờ, bán nước cầu vinh của tập thể này rõ nét hơn.
6. Chuyện gì sẽ đến?
Có khả năng là Bắc Kinh sẽ tìm mọi biện pháp để trả lời bản quyết nghị của Tòa Án Quốc Tế về luật biển hơn là sự tuân phục. Theo đó, một mặt họ sẽ tìm cách thách đố Manila (vì từ chối bãi bỏ vụ kiện) bằng việc tiếp tục cải tạo những nơi có tranh chấp với Phi. Mặt khác, sẽ vẫn cứ phớt lờ, thách thức phán quyết, thể hiện chính sách của mình để leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Trong cả hai trường hợp này, các nước trong vùng tranh chấp rất dễ trở thành kẻ lạnh chân, rất sợ đứng đầu sóng ngọn gió của một cuộc bất tuân lệnh quốc tế từ Trung cộng. Đó, không hẳn chỉ là một hoài nghi. Nhưng xem ra là chính Bắc Kinh càng lúc càng muốn chứng minh cách thức cướp đường của họ tựa vào sỹ số dân là đúng. Từ đó, họ không ngần ngại đạp trên giây đàn căng bằng chủ sách ba không: “không công nhận trọng tài, không tham gia và không thực thi phán quyết của trọng tài”! Trong hướng đi này, tiếng nói của Việt Nam giữ một đầu mốì rất đáng lưu tâm, nếu như không muốn nói là rất quan trọng. Nếu Việt cộng vẫn là con cờ thuần thục dưới tay Trung cộng, chiến tranh khó xảy ra. Nhưng nếu Việt Nam có thay đổi, nhất định tìm lại những gì đã mất, một cuộc chiến trong vùng thật khó tránh!
Tóm lại, nay phán quyết đã ra, nhìn chung hoàn toàn có lợi cho Philippines, và các phía bị xâm lấn, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cái lợi ích ấy là bao nhiêu còn tùy thuộc vào sự ứng xử tiếp theo sau của các quốc gia có liên hệ trong vùng. Bởi lẽ, nó không đương nhiên thu về những lợi nhuận. Trái lại, phải cùng chung sức triển khai những điểm đã được nêu ra trong bản nghị quyết của The Haynes. Nếu không, bản văn ấy không hơn gì tờ giấy trắng! Lâu lâu đem ra đọc lại một lần cho vui. Đến đây, một câu hỏi được đặt ra là Việt cộng (Nam) sẽ phải xử thế ra sao?
Cho đến nay, người ta như cầm chắc được một điều là những cái loa mồm của Việt cộng vẫn cứ tiếp tục ra rả điệp khúc Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam để lừa bịp người dân, nhưng tuyệt đối chúng sẽ không có bất cứ một hành động nào để có thể tiếp cận phán quyết của tòa án Quốc Tế. Rồi thay vào đó là một đoàn cấp cao của Việt cộng sẽ lên đường chầu TC. Họ bàn gì, cầu lạy gì không ai biết. Nhưng có điều chắc là sau khi trở về chúng sẽ bi bô dăm ba điều để lừa phỉnh người dân ở trong nước là chuyến đi “ bảo vệ tổ quốc” của ta đã thành công mỹ mãn!
Sau những công bố thành qủa của họ, điều chắc là các tay nghề đánh cá biển phải tự lo liệu cho bản thân của mình. Nếu bị Tàu TC đâm chìm, cá thể bị đánh đập, kể cả trường hợp bị Tàu cộng bắt giữ thì tự lo liệu lấy tiền thuốc, tiền chuộc. Vì nó không thuộc về trách nhiệm của nhà nước Việt cộng. Kế đến, những ai muốn đi biểu tình với khẩu hiệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cũng sẽ ốm đòn, rũ tù vì tập đoàn nón cối. Nếu đúng như thế, người Việt Nam phải làm gì?
Hãy nhớ, nhát kiếm của Mông Cổ Đại Hãn xưa, nay lại ngứa nghề, lại muốn vùng vẫy. Nhưng lần này nó không dám tiến sang Tây, nhưng nó sẽ trở gíao chỉ về phương nam. Ở đó đã có sẵn những Hồ chí Minh, (Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống), Trọng, Quang, Ngân, Phúc, Lưu, Hải… bưng cơm hầu rượu, rồi giết dân, bán nước cầu vinh chờ đợi.
Theo đó, chuyện của Việt Nam hôm nay xem ra chỉ có một con đường duy nhất để đi, một lối suy nghĩ duy nhất để có hành động chung là: Tuyệt đối không thể tin nhờ vào tập đoàn CS Hồ chí Minh trong việc cứu nước và giữ nước. Bởi lẽ, muốn tránh được tai họa cho nước. Muốn giữ được non sông trường tồn trong trời đất, cùng vươn vai lớn dậy với năm châu, chúng ta phải theo gương của tiền nhân xưa. Không phải chỉ mài kiếm trảm kẻ nội thù cộng sản. Nhưng là nắm lấy tay nhau, giúp nhau, cùng nhau vượt qua gian khó. Cùng đứng lên, mở nghiệp cho nước, dựng nhà cho dân. Cùng hướng về đích tiến của Việt Nam trên trường quốc tế sau thời cộng sản. Đó mới là hướng đi đích thực của chúng ta và của con cháu Lạc Hồng từ hôm nay. Ngoài ra, chẳng còn một cách nào khác!
Bảo Giang.
baogiang.wordpress.com / 15-7-2016.
Sau hơn ba năm vác đơn đưa Trung cộng ra trước tòa án Quốc Tế về chuyện cướp cạn trên Biển Đông. Nay người Philippines đã nở mày nở mặt, nhận được câu trả lời thoả đáng về việc thưa gởi. Việt Nam cũng nhờ đó mà có được những căn bản pháp lý. Riêng chuyện có đòi lại được hay không là chuyện khác, về sau!
Ai cũng biết, ngày 12-7-2016, tòa Trọng Tài Thường trực (PCA) do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở La Hague, Hoà Lan, sau ba năm thụ ủy hồ sơ đã công khai ra tuyên bố: “Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào để đòi quyền thủ đắc lịch sử với các nguồn tài nguyên biển đảo nằm bên trong "đường lưỡi bò" do họ tự vẽ ra”. Cũng trong bản phán quyết dài 497 trang, Tòa Trọng tài Thường Trực PCA đưa ra kết luận rõ ràng, minh bạch là không có một thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc. Như thế, phán quyết này là minh bạch. Nó mang niềm vui Công Lý đến cho những người chờ đợi, nhưng lại cũng mang đến “ bất tuân” từ một phía khác. ( xin nhớ Trường Sa không bao hàm trong phán quyết này)
Tưởng cũng nên nhắc lại. Ngay khi quyết định của tòa vừa được loan báo, tờ Guardian, một tờ bào lớn nhất và có lẽ lâu đời nhất ở Luân Đôn, Anh Quốc đã viết: “Bắc Kinh thảm rồi. Họ đã thua trong một vụ kiện quốc tế quan trọng đối với các rạn san hô và bãi cạn chiến lược có khả năng mang đến cho họ quyền kiểm soát những vùng biển tranh chấp ở Biển Đông".Trong khi đó hãng tin Reuters cho biết: “phán quyết của Tòa Trọng Tài ở Hague đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về các quyền kinh tế trên một khu vực rộng lớn của Biển Đông”. Đồng thời, họ cũng đưa ra nhận định riêng là: "phán quyết này chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận". Bởi lẽ, cũng theo tòa báo, "Phán quyết này là một đòn giáng nặng về pháp lý đè lên trên tuyên bố quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông". Trong khi đó, BBC nhẹ nhàng đánh đi bài viết "Tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông bị tòa trọng tài bác bỏ".
Tuyên bố của Trung cộng về Biển Đông là tuyên bố nào? Nếu trả lời cách đơn giản thì đó là hình cái lưỡi bò do Trung cộng vẽ vươn ra biển đông lúc gần đây. Nó đã chiếm trọn các quần đảo cũng như hầu như trọn vẹn Biển Đông. Một phía vào xát bờ biển Việt Nam, phía đối diện phủ sóng tới gần Phi luật Tân và đầu lười của nó cuốn xuống phía Malaysia và vào sát bờ phía Indonesia. Chính vì cái đường lưỡi bò tự tạo này mà vào năm 2013, Philippines đã khởi kiện TC ra trước tòa án QT. Lý do, nó đã liếm nhiều phần đảo của Phi. Nó không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là vô căn cứ. Nói cách khác, nó chỉ là tình trạng của một kẻ cướp mạnh, vác giáo sang chiếm đất nhà người.
Đến nay, Bãi Cạn, Hoàng Sa đã có câu trả lời chính thức của Tòa Án Quốc Tế. Tòa khẳng định "Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines" vì đã xâm phạm, quấy phá, khai thác dầu khí, xây dựng các đảo nhân tạo. (theo CNN). Phán quyết này không chỉ là một thắng lợi đơn thuần dành cho Philippines và phía có thể có liên hệ với. Nhưng có giá trị pháp lý buộc các bên phải nghiêm túc tuân thủ theo quy định. Công lý là thế. Còn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tôi đâu? Ai sẽ trả lời đây?
Nhìn chung, cho đến lúc này phán quyết đã có. Tuy nhiên, người bị quy trách nhiệm tức thời là TC xem ra đã có một chủ trương hoàn toàn đối nghịch nếu như không muốn noí là thách thức. Họ thách thức với phán quyết và thách thức với các nước trong vùng như lời Tập Cận Bình tuyên bố: “ Trung Quốc cống hiến cho duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.Nhưng sẽ không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ tòa án liên quan đến tranh chấp", (Reuters). Như thế, cơ hội để nó thay đổi cục diện trong khu vực, chấm dứt thế giằng co, thế đương đầu giữa các bên ở Biển Đông như phán quyết là rất nhỏ.
1. Tại sao lại có vụ kiện và thách thưc này?
Tưởng cũng nên nhắc lại, sau khi chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974 với sự phụ diễn qua bản công hàm của Phạm văn Đồng, Trung cộng xua quân chiếm nốt quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988. Từ đây, Trung cộng đã tự biên tự diễn ra cái lưỡi bò ở biển đông. Nó liếm gọn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và cả một phần bãi cạn Scarborough của Philippines, và tự đặt những vùng biển đảo này vào trong vòng lưỡi bò của họ. Tuy nhiên, Phi luật Tân là một quốc gia riêng biệt, có chủ quyền và có độc lập. Họ không nằm chung trong khối “ bốn vàng, 16 tốt” được ban hành bởi Trung cộng như nhà nước cộng sản Việt Nam, nên họ cương quyết dùng luật pháp Quốc Tế để bảo vệ lấy phần đất bị TC chiếm cứ. Trong khi đó, Việt Nam bị điều hành bời tập đoàn cộng sản dị mộng Hồ chí Minh. Câu chuyện cũng khác đi.
Sử còn ghi, ngày 15 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc kéo quân lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa khai chiến. Chính nơi đây đã ghi lại những tên tuổi không bao giờ chết của Việt Nam là Thiếu tá hạm trưởng Ngụy văn Thà, hạm phó Nguyễn thành Trí… cùng với 72 chiến hữu của họ. Sau ngày các đảo này bị cướp đoạt, ngoại trưởng Vương văn Bắc thay mặt chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tố cáo vụ lấn chiếm này ra trước công luận thế giới.
Cùng thời gian đó, khi thấy Trung cộng đã chiếm được quần đảo mà Phạm văn Đồng đã ký giao nạp cho TC từ năm 1958, tập đoàn cộng sản miền bắc hả dạ, vỗ tay, mở tiệc reo mừng, đồng thời đưa ra những lập luận láo khoét lừa dối dư luận là: “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng hộ. Sau này mình thống nhất đất nước rồi, phía bạn sẽ trả cho mình.” (Hoàng Tùng). Riêng Lê đức Thọ, ủy viên BCT, trưởng ban tổ chức TU đảng CS thì mặt dày hơn, Y tuyên bố: “Hãy an tâm, Trường Sa, Hoàng Sa trong tay Trung quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền miền nam”. Chẳng bao lâu sau, ngày 6 tháng 4 năm 1988, Trung cộng xua quân chiếm gọn các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Su Bi… thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào tay chúng. Tất cả tập đoàn CS bắc Việt biến thành lũ ngọng, ú ớ!
Chuyện kể rằng, khi Trung cộng tấn công lên đảo cũng là lúc chiến binh Việt Nam nhận được lệnh cấm nổ súng của viên tướng đã bị mù Lê đức Anh. Theo đó, dù các chiến binh Việt Nam có súng trong tay, sẵn sàng bảo vệ đất nước, nhưng không một viên đạn ra khỏi nòng. Kết qủa, tất cả đều bị quân xâm lược Trung cộng bắt giữ và bị đập chết bằng búa! Thảm thay, nỗi thương đau ấy là vô tận và cũng không thể trả. Bởi vì lãnh đạo VC đã nhận được… “vàng dẻo”, nên cán binh của ta đành phải nhận búa tạ. Đó là lý do sau này nhà nước Việt cộng cũng không dám tham dự vào việc đưa TC ra tòa án QT như Phi luật Tân! Đã thế, họ còn luôn trấn áp những người Việt Nam đi biểu tình với hàng biểu ngữ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam bằng búa tạ và nhà tù.
2. Tính chính danh của UNCLOS.
Từ xưa, luật biển là luật vũ lực để thiết lập quyền tài phán, tranh chấp. Kẻ mạnh luôn ở vào vị thế chiếm đoạt. Tuy nhiên từ thế kỷ 17, định nghĩa về quyền của mỗi quốc gia đối với biển được giới hạn trong phạm vi "vành đai" tính từ bờ biển của quốc gia đó giáp biển. "Phần còn lại của biển, ngoài khơi được tuyên bố là 'mở cửa tự do' với tất cả và không thuộc về nước nào", theo trang web của LHQ.
Ngày nay, UNCLOS, (Công Ước Liên Hiệp Quốc) được xem là nơi quy định mọi thứ từ chủ quyền quốc gia, tới việc khai thác tài nguyên biển rất phổ quát và có tính ràng buộc về pháp lý. Ở đó, UNCLOS xác lập cho các quốc gia quyền kinh tế trọn vẹn đối với 200 hải lý (370,4 km) tính từ bờ biển của quốc gia đó. Phần này người ta quen gọi là vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Bên cạnh đó, các tổ chức gồm Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế (ISA) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quy định của UNCLOS. Ngoài Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), UNCLOS cũng thiết lập Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) tại Hamburg, ( Đức quôc) và Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ở The Hague (Hoà Lan) để xét xử những vấn đề liên quan đến tranh tụng biển. Từ đó cho thấy, những phán quyết của UNCLOS phải được coi là nền tảng cho những tranh chấp về luật biển đối với những quốc gia có biển.
3. Thái độ của Trung cộng,
Nay thì phán quyết của Tòa án trọng tài đã rất rõ ràng, Philippines sẵn sàng tuân thủ. Trong khi đó, dường như Trung cộng vẫn cứ phớt lờ, thể hiện ý kiến của mình một cách riêng rẽ để leo thang căng thẳng ở Biển Đông bằng sách lược ba không của nước lớn là “ không công nhận trọng tài, không tham gia và không thực thi phán quyết của tòa án”. Chuyện gì sẽ xảy ra?
Qủa thật, đây là một nan đề. Bởi TC chỉ có thể chọn một trong hai. Một là “xuống nước” rút lại tuyên bố chủ quyền phi lý của mình để hòa minh trong sinh hoạt cộng đồng. Hai là, thành một “ tên ma đạo” thách thức cộng đồng Quốc Tế. Hỏi xem, Trung cộng sẽ chọn điểm nào? Không ai có khả năng lý giải chuyện này ngoại trừ chính những kẻ đang lãnh đạo ở đây. Theo đó, một diễn biến phức tạp có thể sẽ xảy ra sau những tuyên bố rằng TC không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài. Nếu ở trong trường hợp này, liệu Trung Quốc sẽ có những động thái gây hấn nghiêm trọng hơn hay không? Hoặc gỉa, việc sử dụng sức mạnh quân sự cấp nhỏ và từng phần, có thể là một lựa chọn của Trung Quốc hay chăng?
Cho đến nay, chẳng ai khẳng định được điều gì. Chỉ thấy Cục Hải Quan Trung Quốc vào ngày 3-7-16 thông báo là TC sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5 đến 11-7 trong phạm vi bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lại thấy Trung cộng triển khai nhiều tàu chiến lớn trong cuộc tập trận này, bao gồm cả tàu khu trục tên lửa của hạm đội Bắc Hải và hạm đội Đông Hải. Riêng Hạm đội Nam Hải tham gia với nhiều tàu chiến, chiến đấu cơ, trực thăng, số lượng không được thông báo. Rõ ràng Bắc Kinh đã ngang nhiên thiết lập một vùng cấm hơn 60.000 km trên Biển Đông. Từ đó cho thấy, lịch sử Trung Quốc có thể sẽ trải qua một bước ngoặc. Họ, hầu như không muốn tuân thủ những phán quyết của Tòa Án Hàng Hải Quốc Tế. Tệ hơn, nó còn có thể bày ra một cảnh rất chướng tai, chọc vào mắt thế giới là Thành Cát Tư Hãn lại vung tay lên, ai làm gì được ta nào?
4. Khối Đông Nam Á, nhập cuộc?
Nay phán quyết đã đặt khu vực Đông Nam Á vào một thế rất thuận lợi. Tuy nhiên, việc cần có là phải có một bản tuyên bố chung của các nước trong vùng, lên tiếng ủng hộ và cùng nhau tôn trọng, cũng như kêu gọi mọi đối tác biết tôn trọng phán quyết này. Việc lên tiếng chung sẽ đem lại một lợi ích lớn cho khối Asean. Tuy nhiên, ngoài nội dung tán đồng trong bản tuyên bố, các nước trong khối Asean cũng cần phải sửa soạn cho một hành trình bền vững. Hơn thế, có khả năng ngăn chặn và đảm bảo sự đồng thuận của khối để không bị phá vỡ trong tiến trình thi hành quyết định của Tòa Án. Nói cách khác, đơn giản là ASEAN không thể chấp nhận một sự kiện ấm ớ ở Phnom Penth, trong đó một số QG ủng hộ đường lưỡi bò của tàu, phần khác không dám lên ý kiến bác bỏ, sẽ tiếp tục tái diễn. Nếu họ tiếp tục đi vào bánh xe đổ này, câu chuyện chỉ thêm phức tạp cho chính họ hơn là việc có khả năng làm đóng băng phán quyết của UNCLOS.
5. Việt Nam thế nào, ứng phó ra sao?
Ai cũng biết, một con đường hội ngộ lớn cho dân tộc, cho đất nước đã được mở ra. Tuy nhiên, nó không hề mở ra với tập đoàn Việt cộng. Tại sao tôi khẳng định về điểm này? Đơn giản là họ ( CSVN) chẳng qua chỉ là con két biết nói của Trung cộng trong vụ tranh chấp. Nó không có khả năng bảo vệ đất nước và quê hương Việt Nam. Nó chỉ là những Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống của thời đại mà thôi. Nói cách khác, phán quyết của UNCLOS sẽ làm lòi ra cái đuôi chuột, kẻ chạy cờ, kẻ bán nước cho Trung cộng ở Việt Nam hôm nay. Nó là một chứng minh rõ nét cho người Việt Nam hiểu thấu đáo hơn về cách tập thể này diễn trò. Nghĩa là trong sớm tối, một phái đoàn hùng hậu bao gồm cả đảng và nhà nước Việt cộng sẽ lên đường chầu Trung cộng. Chuyến đi đầy kèn trống đón chờ, nhưng cùng lúc, nét xanh sao lo lắng lại hiện rõ trên từng khuôn mặt gọi là cấp lãnh đạo của nhà nước Việt Cộng. Rồi họ cùng bàng hoàng hỏi nhau, sẽ ăn làm sao, nói làm sao với mẫu quốc Trung cộng đây? Trong hoàn cảnh này, chỉ có hai giả thiết là:
- Giả lên tiếng đòi lại những gì đã mất ư? Ý kiến hay, ta đã từng lừa dối người Việt Nam như thế từ lâu rồi. Ta đã làm và mẫu quốc cũng đồng ý cho phép ta làm như thế!
- Sẽ đấu tranh đòi lại chủ quyền trên những gì đã bị TC chiếm cứ chăng? Không, Không bao giờ họ có khả năng này. Hãy nhìn vào từng hàng hàng lớp lớp, công nhân cán bộ cũng như các nhà thầu của TC đổ vào Việt Nam để thấy khả năng làm đầy tờ, bán nước cầu vinh của tập thể này rõ nét hơn.
6. Chuyện gì sẽ đến?
Có khả năng là Bắc Kinh sẽ tìm mọi biện pháp để trả lời bản quyết nghị của Tòa Án Quốc Tế về luật biển hơn là sự tuân phục. Theo đó, một mặt họ sẽ tìm cách thách đố Manila (vì từ chối bãi bỏ vụ kiện) bằng việc tiếp tục cải tạo những nơi có tranh chấp với Phi. Mặt khác, sẽ vẫn cứ phớt lờ, thách thức phán quyết, thể hiện chính sách của mình để leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Trong cả hai trường hợp này, các nước trong vùng tranh chấp rất dễ trở thành kẻ lạnh chân, rất sợ đứng đầu sóng ngọn gió của một cuộc bất tuân lệnh quốc tế từ Trung cộng. Đó, không hẳn chỉ là một hoài nghi. Nhưng xem ra là chính Bắc Kinh càng lúc càng muốn chứng minh cách thức cướp đường của họ tựa vào sỹ số dân là đúng. Từ đó, họ không ngần ngại đạp trên giây đàn căng bằng chủ sách ba không: “không công nhận trọng tài, không tham gia và không thực thi phán quyết của trọng tài”! Trong hướng đi này, tiếng nói của Việt Nam giữ một đầu mốì rất đáng lưu tâm, nếu như không muốn nói là rất quan trọng. Nếu Việt cộng vẫn là con cờ thuần thục dưới tay Trung cộng, chiến tranh khó xảy ra. Nhưng nếu Việt Nam có thay đổi, nhất định tìm lại những gì đã mất, một cuộc chiến trong vùng thật khó tránh!
Tóm lại, nay phán quyết đã ra, nhìn chung hoàn toàn có lợi cho Philippines, và các phía bị xâm lấn, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cái lợi ích ấy là bao nhiêu còn tùy thuộc vào sự ứng xử tiếp theo sau của các quốc gia có liên hệ trong vùng. Bởi lẽ, nó không đương nhiên thu về những lợi nhuận. Trái lại, phải cùng chung sức triển khai những điểm đã được nêu ra trong bản nghị quyết của The Haynes. Nếu không, bản văn ấy không hơn gì tờ giấy trắng! Lâu lâu đem ra đọc lại một lần cho vui. Đến đây, một câu hỏi được đặt ra là Việt cộng (Nam) sẽ phải xử thế ra sao?
Cho đến nay, người ta như cầm chắc được một điều là những cái loa mồm của Việt cộng vẫn cứ tiếp tục ra rả điệp khúc Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam để lừa bịp người dân, nhưng tuyệt đối chúng sẽ không có bất cứ một hành động nào để có thể tiếp cận phán quyết của tòa án Quốc Tế. Rồi thay vào đó là một đoàn cấp cao của Việt cộng sẽ lên đường chầu TC. Họ bàn gì, cầu lạy gì không ai biết. Nhưng có điều chắc là sau khi trở về chúng sẽ bi bô dăm ba điều để lừa phỉnh người dân ở trong nước là chuyến đi “ bảo vệ tổ quốc” của ta đã thành công mỹ mãn!
Sau những công bố thành qủa của họ, điều chắc là các tay nghề đánh cá biển phải tự lo liệu cho bản thân của mình. Nếu bị Tàu TC đâm chìm, cá thể bị đánh đập, kể cả trường hợp bị Tàu cộng bắt giữ thì tự lo liệu lấy tiền thuốc, tiền chuộc. Vì nó không thuộc về trách nhiệm của nhà nước Việt cộng. Kế đến, những ai muốn đi biểu tình với khẩu hiệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cũng sẽ ốm đòn, rũ tù vì tập đoàn nón cối. Nếu đúng như thế, người Việt Nam phải làm gì?
Hãy nhớ, nhát kiếm của Mông Cổ Đại Hãn xưa, nay lại ngứa nghề, lại muốn vùng vẫy. Nhưng lần này nó không dám tiến sang Tây, nhưng nó sẽ trở gíao chỉ về phương nam. Ở đó đã có sẵn những Hồ chí Minh, (Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống), Trọng, Quang, Ngân, Phúc, Lưu, Hải… bưng cơm hầu rượu, rồi giết dân, bán nước cầu vinh chờ đợi.
Theo đó, chuyện của Việt Nam hôm nay xem ra chỉ có một con đường duy nhất để đi, một lối suy nghĩ duy nhất để có hành động chung là: Tuyệt đối không thể tin nhờ vào tập đoàn CS Hồ chí Minh trong việc cứu nước và giữ nước. Bởi lẽ, muốn tránh được tai họa cho nước. Muốn giữ được non sông trường tồn trong trời đất, cùng vươn vai lớn dậy với năm châu, chúng ta phải theo gương của tiền nhân xưa. Không phải chỉ mài kiếm trảm kẻ nội thù cộng sản. Nhưng là nắm lấy tay nhau, giúp nhau, cùng nhau vượt qua gian khó. Cùng đứng lên, mở nghiệp cho nước, dựng nhà cho dân. Cùng hướng về đích tiến của Việt Nam trên trường quốc tế sau thời cộng sản. Đó mới là hướng đi đích thực của chúng ta và của con cháu Lạc Hồng từ hôm nay. Ngoài ra, chẳng còn một cách nào khác!
Bảo Giang.
baogiang.wordpress.com / 15-7-2016.
Văn Hóa
Giải pháp Đavít
Vũ Văn An
21:10 15/07/2016
Với chủ trương cởi mở và lời thúc giục “quậy” (making a mess) của Đức Phanxicô, các cuộc tranh luận trong Đạo Công Giáo đang hết sức phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết, liên quan tới nhiều phạm vi sinh hoạt của Giáo Hội, trong đó có hướng đi tương lai cho khối người tương đối thuần nhất hơn 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo hoàn cầu.
Về phương diện trên, nhiều nhà bình luận thả nổi ý tưởng về một “giải pháp Bênêđíctô” (không phải Đức Bênêđíctô XVI mà là Thánh Bênêđíctô lập dòng), theo nghĩa một Giáo Hội rút lui khỏi nền văn hóa đương thịnh để sống như “những người còn sót lại” (remnant). Nhưng linh mục Jeffrey F. Kirby thì đề nghị nên theo “giải pháp Đavít” (không phải Camp David của Mỹ mà là Thánh Vương David của Thánh Kinh) theo nghĩa mạnh bạo bắt tay với nền văn hóa đương thịnh, không phải bằng quyền lực hay ưu đãi, mà bằng sức mạnh của thế giá tinh thần.
Ai cũng biết Thánh Bênêđíctô là cha đẻ của phong trào đơn tu Tây Phương. Di sản của vị thánh vĩ đại cuối thế kỷ thứ năm đầu thế kỷ thứ sáu này đã gợi hứng cho nhiều cố gắng và phong trào văn minh hóa trong lịch sử Giáo Hội.
Giải pháp Bênêđíctô
Thời nay, cuộc đời và chứng tá của ngài đã làm xuất hiện điều người ta thường gọi là “giải pháp Bênêđíctô”.
Dù nhiều học giả vẫn còn tranh luận về ý nghĩa thực sự của giải pháp Bênêđíctô: nó có nghĩa gì và nó nên như thế nào, nhưng xét chung, giải pháp này bao hàm việc rút chân ra khỏi thế gian, để duy trì và nuôi dưỡng các khía cạnh tích cực của văn minh và của đức tin Kitô Giáo, rồi sau đó và cuối cùng sẽ tiếp cận thế gian trở lại với một sự thật tinh thần và một nền văn hóa tốt đẹp.
Khi thực hành một giải pháp như thế, Giáo Hội sẽ mang hình ảnh của nhóm người còn sót lại, tức một bộ phận nhỏ các tín hữu được tuyển chọn.
Người ta tự hỏi liệu giải pháp trên có phải là một khả thể chính đáng cho các tín hữu không, nó có phải là giải pháp tốt đẹp nhất trong lúc này không? Liệu hình ảnh “những người còn sót lại” có giúp ích gì cho sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới ngày nay hay không?
Giải pháp Đavít
Còn “giải pháp Đavít” thì sao? Ai cũng biết Đavít là một thánh vương xuất thân là một người chăn chiên từng đánh bại người khổng lồ Gôliát. Theo Cựu Ước, Gôliát là mối đe dọa áp đảo, bạo tàn, đang tấn công và gây nguy kịch cho người Do Thái.
Cậu thiếu niên chăn chiên Đavít không khuất phục trước sợ hãi và không ru rú nép mình phía sau trận tuyến Israel. Cậu đối đầu với Tên Philistine này, ăn mặc đơn giản, không áo giáp, không cung tên đạn pháo. Duy nhất trang bị cho mình một cảm thức chính trực và công lý, cậu đã khéo léo đánh trúng đầu Gôliát bằng những viên đá đơn sơ lượm từ đất lên, đem lại chiến thắng cho Israel!
Hành động của Đavít, được sự trong trắng và lòng tốt của cậu tăng thêm nét cao qúy, đem lại cho cậu một thế giá tinh thần không những đối với Israel mà còn đối với các dân tộc khác.
Dựa vào điển hình trên, Giải Pháp Đavít là một thách đố và là một cơ hội cho Giáo Hội trong thế giới ngày nay. Noi gương nhà vua chăn chiên, nó kêu gọi Giáo Hội sống đơn giản, không trang trí, lụa là gấm vóc hoàng gia cũng không áo giáp phòng ngự lẫm liệt. Nó mời gọi Giáo Hội chú tâm vào sự thánh thiện và bắt tay thế gian với tinh thần công lý và lòng tốt chân thực, không phải ý thức hệ, thèm khát quyền lực, hay nghị trình chính trị.
Một cách biểu tượng, Giải Pháp Đavít khuyến khích Giáo Hội sử dụng “đá” đánh “đầu” các tên Gôliát thời đại; tức là sử dụng lý lẽ và các luận điểm kính trọng làm phương tiện quy hồi trí thức nền văn hóa đương thịnh.
Chủ nghĩa duy tín (fideism), các hệ thống thần học nặng nề, phán đoán luân lý hấp tấp, sự ngạo mạn, chủ nghĩa cô lập, và các tinh thần và phương thức tương tự không có chỗ đứng trong Giải Pháp Đavít. Không có chỗ cho những người còn sót lại trong giải pháp này. Nó rõ ràng cho thấy: chỗ đứng thích đáng của Giáo Hội là ở giữa gia đình nhân loại, nhất là lúc sự thật tinh thần bị tra vấn và làm ngơ và thời gian xem ra đen tối.
Chọn Đavít không chọn Gôliát
Để Giải Pháp Đavít thành công khi được chọn lựa, Giáo Hội phải hữu ý chọn làm Đavít chứ không Gôliát. Các hình ảnh này trong trình thuật Thánh Kinh không thể nào lẫn lộn được.
Thí dụ: trong đời sống Giáo Hội, khi con người xem ra không quan trọng, khi cái xấu bị tố cáo nhiều hơn là nhân đức được ca ngợi, và sự thật tinh thần được trình bầy theo cách để hạ nhục và cô lập người ta, thì Giáo Hội quả đang là Gôliát. Khi lòng trung thành và cổ vũ định chế được tưởng thưởng và được đề cao hơn nhân phẩm và việc bảo vệ trẻ em và các người yếu thế khác, thì Giáo Hội quả đang bước chân theo Gôliát.
Khi con người và việc thực hành các việc thương người một cách cảm thương bị che phủ ngay bên trong những định chế vốn được tạo ra để quản trị chúng, thì Giáo Hội quả đang là Gôliát. Khi những tòa đại pháp (chancery) quan trọng hơn những nhà dành cho các bà mẹ không cheo cưới, hoặc các lễ phục và các đồ trang hoàng nhà thờ được trân qúy hơn người nghèo hoặc người bệnh, thì Giáo Hội quả đang bước chân theo thằng khổng lồ Gôliát.
Tuy nhiên, khi trở về với Giải Pháp Đavít, Giáo Hội sẽ từ bỏ quyền lực của mình và không còn tìm kiếm những cái bề ngoài hoặc quyền kiểm soát trật tự xã hội. Đặc quyền đặc lợi sẽ được trao lại, và Giáo Hội nhất quyết tín thác vào lòng tốt của nhân loại và sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro của việc tôn trọng tự do của nó.
Một cách đơn sơ và tin tưởng vào sự thật, Giáo Hội sử dụng lý lẽ và lòng tốt để bắt tay với thế giới và đấu tranh chống những tên gôliát đầy tối tăm của thời đại. Đây là một giải pháp làm người ta khiêm hạ và là một giải pháp mà Giáo Hội cần phải nghiêm chỉnh xem xét vì sự khôn ngoan của Thánh Kinh dạy rằng Thiên Chúa bác bỏ kẻ kiêu căng, cho dù họ đúng.
Do đó, khi Giáo Hội chọn Giải Pháp Đavít và tích cực sống theo nó một cách không thỏa hiệp, Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho việc làm của Giáo Hội. Những người thiện chí, hết còn là thù địch của Giáo Hội, sẽ trở thành bằng hữu và người cộng tác với Giáo Hội.
Giáo Hội sẽ thấy những chiến thắng đầy ngạc nhiên trước bóng tối vì Giải Pháp Đavít tôn trọng và lôi kéo lòng tốt nơi mọi người. Và với đà phai đi của quyền lực Giáo Hội nhờ Giải Pháp Đavít, Giáo Hội sẽ lấy lại chỗ đứng và thế giá tinh thần của mình giữa lòng các dân tộc.
Linh Mục Kirby cho rằng Giải Pháp Đavít là giải pháp giống nhất với thừa tác vụ giáo hoàng của Đức Phanxicô và là Giải Pháp mà Giáo Hội nên mạnh bạo lãnh nhận cũng như trung thành thực hành.
Và khi trả lời các đóng góp của Phó Tế Greydanus, Linh Mục Kirby thêm rằng “Giải Pháp Đavít” chuyên biệt dựa trên trình thuật Đavít đối đầu với Gôliát mà thôi, chứ không sử dụng toàn bộ cuộc đời của ngài, trong đó, dĩ nhiên có nhiều điều không đáng bắt chước. Hơn nữa, khi đề cập tới “giải pháp Bênêđíctô” hay “giải pháp Đavít”, tác giả không có ý định nói đến “một lối sống” hay “một linh đạo… viễn kiến và đặc sủng” đặc thù, mà đề cập nhiều hơn tới phương pháp luận: làm thế nào để Giáo Hội tiếp cận thế giới ngày nay. Về phương diện này, giải pháp Bênêđíctô xem ra hơi khép kín, kềnh càng và quá thụ động. Trong khi ấy, giải pháp Đavít tích cực hơn, dấn thân hơn và có hy vọng xử lý được thế giới và trình bầy được sự thật tinh thần và đấu tranh cho sự thiện.
Về phương diện trên, nhiều nhà bình luận thả nổi ý tưởng về một “giải pháp Bênêđíctô” (không phải Đức Bênêđíctô XVI mà là Thánh Bênêđíctô lập dòng), theo nghĩa một Giáo Hội rút lui khỏi nền văn hóa đương thịnh để sống như “những người còn sót lại” (remnant). Nhưng linh mục Jeffrey F. Kirby thì đề nghị nên theo “giải pháp Đavít” (không phải Camp David của Mỹ mà là Thánh Vương David của Thánh Kinh) theo nghĩa mạnh bạo bắt tay với nền văn hóa đương thịnh, không phải bằng quyền lực hay ưu đãi, mà bằng sức mạnh của thế giá tinh thần.
Ai cũng biết Thánh Bênêđíctô là cha đẻ của phong trào đơn tu Tây Phương. Di sản của vị thánh vĩ đại cuối thế kỷ thứ năm đầu thế kỷ thứ sáu này đã gợi hứng cho nhiều cố gắng và phong trào văn minh hóa trong lịch sử Giáo Hội.
Giải pháp Bênêđíctô
Thời nay, cuộc đời và chứng tá của ngài đã làm xuất hiện điều người ta thường gọi là “giải pháp Bênêđíctô”.
Dù nhiều học giả vẫn còn tranh luận về ý nghĩa thực sự của giải pháp Bênêđíctô: nó có nghĩa gì và nó nên như thế nào, nhưng xét chung, giải pháp này bao hàm việc rút chân ra khỏi thế gian, để duy trì và nuôi dưỡng các khía cạnh tích cực của văn minh và của đức tin Kitô Giáo, rồi sau đó và cuối cùng sẽ tiếp cận thế gian trở lại với một sự thật tinh thần và một nền văn hóa tốt đẹp.
Khi thực hành một giải pháp như thế, Giáo Hội sẽ mang hình ảnh của nhóm người còn sót lại, tức một bộ phận nhỏ các tín hữu được tuyển chọn.
Người ta tự hỏi liệu giải pháp trên có phải là một khả thể chính đáng cho các tín hữu không, nó có phải là giải pháp tốt đẹp nhất trong lúc này không? Liệu hình ảnh “những người còn sót lại” có giúp ích gì cho sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới ngày nay hay không?
Giải pháp Đavít
Còn “giải pháp Đavít” thì sao? Ai cũng biết Đavít là một thánh vương xuất thân là một người chăn chiên từng đánh bại người khổng lồ Gôliát. Theo Cựu Ước, Gôliát là mối đe dọa áp đảo, bạo tàn, đang tấn công và gây nguy kịch cho người Do Thái.
Cậu thiếu niên chăn chiên Đavít không khuất phục trước sợ hãi và không ru rú nép mình phía sau trận tuyến Israel. Cậu đối đầu với Tên Philistine này, ăn mặc đơn giản, không áo giáp, không cung tên đạn pháo. Duy nhất trang bị cho mình một cảm thức chính trực và công lý, cậu đã khéo léo đánh trúng đầu Gôliát bằng những viên đá đơn sơ lượm từ đất lên, đem lại chiến thắng cho Israel!
Hành động của Đavít, được sự trong trắng và lòng tốt của cậu tăng thêm nét cao qúy, đem lại cho cậu một thế giá tinh thần không những đối với Israel mà còn đối với các dân tộc khác.
Dựa vào điển hình trên, Giải Pháp Đavít là một thách đố và là một cơ hội cho Giáo Hội trong thế giới ngày nay. Noi gương nhà vua chăn chiên, nó kêu gọi Giáo Hội sống đơn giản, không trang trí, lụa là gấm vóc hoàng gia cũng không áo giáp phòng ngự lẫm liệt. Nó mời gọi Giáo Hội chú tâm vào sự thánh thiện và bắt tay thế gian với tinh thần công lý và lòng tốt chân thực, không phải ý thức hệ, thèm khát quyền lực, hay nghị trình chính trị.
Một cách biểu tượng, Giải Pháp Đavít khuyến khích Giáo Hội sử dụng “đá” đánh “đầu” các tên Gôliát thời đại; tức là sử dụng lý lẽ và các luận điểm kính trọng làm phương tiện quy hồi trí thức nền văn hóa đương thịnh.
Chủ nghĩa duy tín (fideism), các hệ thống thần học nặng nề, phán đoán luân lý hấp tấp, sự ngạo mạn, chủ nghĩa cô lập, và các tinh thần và phương thức tương tự không có chỗ đứng trong Giải Pháp Đavít. Không có chỗ cho những người còn sót lại trong giải pháp này. Nó rõ ràng cho thấy: chỗ đứng thích đáng của Giáo Hội là ở giữa gia đình nhân loại, nhất là lúc sự thật tinh thần bị tra vấn và làm ngơ và thời gian xem ra đen tối.
Chọn Đavít không chọn Gôliát
Để Giải Pháp Đavít thành công khi được chọn lựa, Giáo Hội phải hữu ý chọn làm Đavít chứ không Gôliát. Các hình ảnh này trong trình thuật Thánh Kinh không thể nào lẫn lộn được.
Thí dụ: trong đời sống Giáo Hội, khi con người xem ra không quan trọng, khi cái xấu bị tố cáo nhiều hơn là nhân đức được ca ngợi, và sự thật tinh thần được trình bầy theo cách để hạ nhục và cô lập người ta, thì Giáo Hội quả đang là Gôliát. Khi lòng trung thành và cổ vũ định chế được tưởng thưởng và được đề cao hơn nhân phẩm và việc bảo vệ trẻ em và các người yếu thế khác, thì Giáo Hội quả đang bước chân theo Gôliát.
Khi con người và việc thực hành các việc thương người một cách cảm thương bị che phủ ngay bên trong những định chế vốn được tạo ra để quản trị chúng, thì Giáo Hội quả đang là Gôliát. Khi những tòa đại pháp (chancery) quan trọng hơn những nhà dành cho các bà mẹ không cheo cưới, hoặc các lễ phục và các đồ trang hoàng nhà thờ được trân qúy hơn người nghèo hoặc người bệnh, thì Giáo Hội quả đang bước chân theo thằng khổng lồ Gôliát.
Tuy nhiên, khi trở về với Giải Pháp Đavít, Giáo Hội sẽ từ bỏ quyền lực của mình và không còn tìm kiếm những cái bề ngoài hoặc quyền kiểm soát trật tự xã hội. Đặc quyền đặc lợi sẽ được trao lại, và Giáo Hội nhất quyết tín thác vào lòng tốt của nhân loại và sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro của việc tôn trọng tự do của nó.
Một cách đơn sơ và tin tưởng vào sự thật, Giáo Hội sử dụng lý lẽ và lòng tốt để bắt tay với thế giới và đấu tranh chống những tên gôliát đầy tối tăm của thời đại. Đây là một giải pháp làm người ta khiêm hạ và là một giải pháp mà Giáo Hội cần phải nghiêm chỉnh xem xét vì sự khôn ngoan của Thánh Kinh dạy rằng Thiên Chúa bác bỏ kẻ kiêu căng, cho dù họ đúng.
Do đó, khi Giáo Hội chọn Giải Pháp Đavít và tích cực sống theo nó một cách không thỏa hiệp, Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho việc làm của Giáo Hội. Những người thiện chí, hết còn là thù địch của Giáo Hội, sẽ trở thành bằng hữu và người cộng tác với Giáo Hội.
Giáo Hội sẽ thấy những chiến thắng đầy ngạc nhiên trước bóng tối vì Giải Pháp Đavít tôn trọng và lôi kéo lòng tốt nơi mọi người. Và với đà phai đi của quyền lực Giáo Hội nhờ Giải Pháp Đavít, Giáo Hội sẽ lấy lại chỗ đứng và thế giá tinh thần của mình giữa lòng các dân tộc.
Linh Mục Kirby cho rằng Giải Pháp Đavít là giải pháp giống nhất với thừa tác vụ giáo hoàng của Đức Phanxicô và là Giải Pháp mà Giáo Hội nên mạnh bạo lãnh nhận cũng như trung thành thực hành.
Và khi trả lời các đóng góp của Phó Tế Greydanus, Linh Mục Kirby thêm rằng “Giải Pháp Đavít” chuyên biệt dựa trên trình thuật Đavít đối đầu với Gôliát mà thôi, chứ không sử dụng toàn bộ cuộc đời của ngài, trong đó, dĩ nhiên có nhiều điều không đáng bắt chước. Hơn nữa, khi đề cập tới “giải pháp Bênêđíctô” hay “giải pháp Đavít”, tác giả không có ý định nói đến “một lối sống” hay “một linh đạo… viễn kiến và đặc sủng” đặc thù, mà đề cập nhiều hơn tới phương pháp luận: làm thế nào để Giáo Hội tiếp cận thế giới ngày nay. Về phương diện này, giải pháp Bênêđíctô xem ra hơi khép kín, kềnh càng và quá thụ động. Trong khi ấy, giải pháp Đavít tích cực hơn, dấn thân hơn và có hy vọng xử lý được thế giới và trình bầy được sự thật tinh thần và đấu tranh cho sự thiện.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nghệ Sĩ Với Cây Đàn
Tấn Đạt
18:31 15/07/2016
Ảnh của Tấn Đạt
Bạn đời ta hỡi đàn Ghi ta
Tình ta dâng hiến cho tiếng đàn
Réo rắt tiếng ca lòng
có thấu chăng tình ta
Tiếng hát trái tim này
Suốt trong đêm trường não nề…
(Trích ca khúc Nhạc Sĩ Với Cây Đàn của KD)
Thánh Ca
Ca vang tình yêu Chúa - Trình bày: Đình Trinh
Br. Đạt Phùng
13:55 15/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây