Ngày 17-07-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúng ta là tông đồ của Chúa. Hãy thực thi sứ vụ của mình
Lm. Jude Siciliano, OP
09:15 17/07/2015
Chúa Nhật XVI THƯỜNG NIÊN (B)
Giêrêmia 23: 1-6; T.vịnh 22: 9-14; Êphêsô 2: 13-18; Máccô 6: 30-34

CHÚNG TA LÀ TÔNG ĐỒ CỦA CHÚA. HÃY THỰC THI SỨ VỤ CỦA MÌNH

Hôm nay chúng ta thấy toàn hình ảnh người mục tử trong Kinh Thánh. Bài thánh vịnh hôm nay tóm lược tất cả hình ảnh đó: "Đức Chúa chăn dắt tôi, tôi không thiếu gì". Chúng ta nhớ lại Thiên Chúa không ở xa chúng ta đâu. Các động từ trong thánh vịnh diễn tả các hành động của Thiên Chúa đối với chiên như: nuôi dưỡng, chăm sóc, dẫn dắt đến nơi nằm nghỉ; ở đó Thiên Chúa khuyến khích, cho lại sức, làm an dạ, và xức đượm dầu, ban cho sức lực để tiến ra nhân danh Ngài. Như trong bài phúc âm trước bài hôm nay, Chúa Giêsu sai các môn đệ đi giảng dạy và chữa lành. (Mc 6: 7-13)

Các lãnh đạo của dân Israel trước kia, các vua chúa, phải là mục tử của của dân. Họ phải là hình ảnh của Thiên Chúa, mục tử của Israel. Ngôn sứ Giêrêmia khiển trách các vua Israel lúc bấy giờ không làm đủ trách nhiệm vụ của họ với dân Giuda. Sự suy đồi của họ đã gây nên vụ tàn phá Giêrusalem và dân bị bắt đi lưu đày qua Babylon là một hình phạt.

Giêrêmia nhắc cho dân chúng biết là Thiên Chúa không quên họ, và Ngài sẽ đem họ trở về quê quán. Khi nào có một người tự gây đời sống hư hỏng thì người đó nghĩ là họ bị Thiên Chúa trừng phạt. Họ nghĩ họ không còn liên hệ với quá khứ, và cảm thấy như bị tù đày, không còn quê quán nữa như dân Israel ở Babylon. Họ cũng cảm thấy xấu hổ khi họ nghĩ đến Thiên Chúa, và bởi đó họ ngần ngại xin ơn tha thứ.

Những ai trong chúng ta có cảm nghiệm bị tù đày cách này hay cách khác, mặc dù chúng ta nghĩ chúng ta ra thế nào đi nữa, hay chúng ta cảm thấy ân hận về việc đã làm hay quên làm, chúng ta nên suy ngẫm lời ngôn sứ Giêrêmia. Nếu đặt trường hợp chúng ta là Thiên Chúa có lẽ chúng ta sẽ buông thả và chẳng muốn thay đổi. Nhưng chúng ta không phải là Thiên Chúa, và Giêrêmia nhắc chúng ta là Thiên Chúa, Đấng chăn dắt chúng ta, đã đi tìm kiếm thâu gom chúng ta về nhà. "Chính Ta, Ta sẽ tập hợp số còn sót của đàn chiên Ta từ mọi nơi. Ta đã xua chúng đến. Và sẽ đem chúng về đồng cỏ của chúng." (Gr 23: 3).

Và hơn nữa, một khi Thiên Chúa đã đem chúng ta về, Thiên Chúa sẽ ở với chúng ta, và gìn giữ chúng ta khỏi sợ hãi, nhát đảm, hay mất mát "Ta sẽ cho chổi dậy những mục tử coi chúng" (Gr 23: 4). Thiên Chúa sẽ không để chúng ta tản mát và lạc lỏng giữa nơi hoang địa. Bài phúc âm hôm nay chứng tỏ lời hứa của Giêrêmia là sự Thiên Chúa lo lắng cho chúng ta đã hiện thể qua Chúa Giêsu, Vị Mục Tử của chúng ta.

Vì sao lại có người bỏ quê hương để đi tìm hơi hoang vắng? Ngay cả bây giờ, vì sao có người sau một ngày làm việc cực nhọc, lại đi tìm nơi ăn uống, bỏ nhà để đến nhà thờ giáo xứ để học về Kinh Thánh, hay về tông thư mới của Đức Giáo Hoàng, hay dự buổi giáo lý tân tòng v.v... Chúng ta có thể không đến nơi "hoang vắng theo nghĩa trừu tượng", Nhưng chúng ta cũng như đám đông dân chúng trong phúc âm hôm nay: chúng ta khát khao, chúng ta muốn biết rõ nhiều hơn về Chúa Giêsu. Như Ngài đã làm cho dân chúng lúc bấy giờ, Ngài thu hút chúng ta đến với Ngài để Ngài giảng dạy. Điều chúng ta học hỏi thêm không phải chỉ về Ngài. Lý do thúc đẩy chúng ta đi tìm hiểu về Chúa Giêsu mà chúng ta biết bởi lời nói và hành động của các môn đệ thời nay, những Kitô hữu tầm thường như chúng ta, được giao trách nhiệm rao giảng và hành động nhân danh Chúa Giêsu.

Về cách kêu gọi, trong những đoạn sách khác của phúc âm thánh Máccô, những người theo Chúa Giêsu được goi là "môn đệ". Nhưng hôm nay họ được gọi là "Tông Đồ". Đây là chổ độc nhất trong phúc âm Máccô, họ được gọi như thế. Vậy điều gì làm cho lời mời gọi đó đặc biệt? Vì họ vừa trở về sau khi Chúa Giêsu sai họ đi rao giảng. Trước đó Chúa Giêsu sai họ đi từng hai người một (Mc6:7-13) và cho họ quyền giảng dạy và chữa lành. Trong khi chúng ta theo Chúa Giêsu, chúng ta là "môn đệ". Khi chúng ta được sai đi giảng dạy và chữa lành thi chúng ta được gọi là "Tông Đồ".

Chúa Giêsu đem các Tông Đồ trở về ra "nơi thanh vắng". Chúng ta nhớ là sau khi Thiên Chúa cứu dân Israel ra khỏi nơi tù đày ở Ai Cập, Thiên Chúa dẫn họ ra nơi thanh vắng và cho họ thức ăn và nước uống. Và hơn nữa, trong nơi thanh vắng Thiên Chúa mặc khải chính Ngài cho họ và làm lời giao ước muôn đời với họ. Bây giờ Chúa Giêsu làm việc Thiên Chúa đã làm cho dân Ngài trong nơi thanh vắng. Chúa Giêsu dạy các ông "nhiều điều". Nhủ̃ng điều này không có ý nghĩa là Chúa Giêsu giảng dạy lâu dài, buồn chán. Trái lại, Ngài dạy các ông như Ngài thường dạy "nhiều điều" về tình thương yêu và lòng lo lắng của Thiên Chúa đối với chúng ta. Rốt cuộc mục tử sẽ giảng dạy và dẫn dắt dân Thiên Chúa.

Chúng ta cũng được mời gọi dạy dỗ như: phụ huynh, giáo chức, bạn bè, người dạy giáo lý và làm gương tốt. Chúng ta có rất nhiều dịp chia sẻ những hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa với những người cảm thấy họ đang ở "nơi thanh vắng" của họ, là nơi họ chán nản. do dự, buồn phiền, thiếu đức tin, nghèo nàn, thất nghiệp, mất người thân thương v.v... Nhiều người cảm thấy đang sống nơi "thanh vắng" tìm đến chúng ta để được cảm thấy sự lo lắng của Chúa Giêsu như Ngài đã lo lắng cho những ai như "các chiên không có người chăn dắt". Tự chúng ta, chúng ta không đủ sức đáp ứng cho nhu cầu của họ. Nhưng, cũng như các Tông Đồ đầu tiên, chúng ta không tự làm một mình. Chúng ta đã được sai đi với quyền lực mà Thần Linh Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Chúng ta lãnh nhận Thần Linh đó qua Bí tích rửa tội, và giờ đây chúng ta nên nhớ là chúng ta được sai đi để làm Tông Đồ của Chúa Giêsu.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


16th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Jeremiah 23: 1-6; Psalm 23; Ephesians 2: 13-18; Mark 6: 30-34

The image of the shepherd permeates our Scriptures today. The Psalm response to our first reading sums it up: "The Lord is my shepherd; I shall not want." We are reminded that God is not asleep or a distant God. Note the verbs the psalmist uses to describe God’s activities on behalf of the sheep. God nourishes, nurtures and guides us to a restful place. There God encourages, empowers, takes away fear and anoints us with oil to commission and strengthen us to go forth on God’s behalf. Just as Jesus did, prior to day’s gospel passage, when he sent his disciples to preach and heal (6:7-13.)

The rulers of ancient Israel, their kings, were also to be the shepherds of the people. They were expected to reflect God, Israel’s Shepherd. Jeremiah takes Israel’s recent kings to task for neglecting their responsibilities to their flock, the people of Judah. The corruption of the kings had caused the destruction of Jerusalem and the people’s enslavement in Babylon was seen as punishment.

Jeremiah reminds the people that God has not forgotten them and will take them back. When people make a mess of their lives they interpret the resulting dire consequences of their bad choices as punishment from God. They feel disconnected from their past and experience a sense of homelessness – displacement – like the Israelites in Babylonian captivity. They even feel shame when they think of God and so, may hesitate asking for forgiveness.

Those who experience one form of exile or another, take Jeremiah to heart – whatever we may think of ourselves and the shame we feel for what we have done, or failed to do. If we were God, we reason, we would give up on us and our half-hearted attempts to change. But we are not God and Jeremiah reminds us that our shepherding God has come out looking for us to guide us home. "I myself will gather the remnant of the flock from all the lands to which I have driven them and bring them back to their meadow.

In addition, once God has restored us to good standing, God will stay with us and help us keep from slipping back into old habits and destructive modes of behavior, "I will appoint shepherds for them who will shepherd them." God will not leave us wandering and untended in any deserted place we may find ourselves. Today’s gospel shows that Jeremiah’s promise of God’s care for us has taken flesh in Jesus, our shepherd.

Why would people leave their towns and search out Jesus in a deserted place? Why do people, even now, after a hectic day of work, commuting and food preparation, leave their homes to go to their parish for a class on the Scriptures, the Pope’s latest encyclical, an RCIA session, etc? We may not be going to a literal "deserted place," but we have a lot in common with the vast crowd of today’s gospel: we too are hungry and we want to learn more about Jesus. As he did with the crowds so he draws us to himself to teach us. What we learn isn’t just more information about him. The reason we go out of our way is to learn Jesus, whom we meet in the words and actions of his modern apostles, ordinary Christians like us, commissioned to speak and act in his name.

A word on titles. In other places in Mark’s gospel those who follow Jesus are called "disciples." But today their title is "apostle." This is the only time this title is attributed to them in Mark. So, what’s special in today’s account? Well, they have returned from the mission Jesus gave them. Previously Jesus gave them authority and sent them out two by two (6:7-13) to preach and heal. While we follow Jesus and listen to his teachings we are disciples. But then he assigns us to go forth and preach and heal – then we also bear the title "apostle."

Jesus takes the returning apostles to a "deserted place." The biblical reader knows the significance of a "deserted place." We recall that, after God delivered the Israelites from their Egyptian slavery, God led them out to the desert and tended them with food and drink. And more! In the desert God revealed God’s self to the people and made a lasting covenant with them. Jesus is doing what God did for the people in the desert. He teaches them "many things." These "many things" does not imply that Jesus spoke a long boring sermon. Instead, he taught as he always taught, the "many things" about God’s love and care for us. Finally, a shepherd who will teach and guide the people in God’s ways!

We are also called to teach as: parents, professional teachers, friends, catechists and through good example. We have many opportunities to share our knowledge of God with those who find themselves in their own "deserted places" of depression, indecision, sadness, faithlessness, poverty, unemployment, loss of a loved one, etc. Many, who find themselves in deserted places, look to us for the concern and care Jesus had for the crowd who were "like sheep without a shepherd." On our own we cannot address their needs. But like those first apostles, we are not on our own, we have been commissioned with the authority and power given to us through Jesus’s Spirit. We received that Spirit at our baptism and are reminded today that we are sent on mission to be the Lord’s apostles.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:04 17/07/2015
NẰM MƠ BỊ NHỤC LIỀN TỰ SÁT
N2T

Vào thời Tề Trang công có một tráng sĩ tên là Tân Ti Tụ dũng lực hơn người, từ trước đến nay chưa bao giờ bị ai khuất phục.
Vào một đêm khuya, ông ta nhìn thấy một tráng sĩ nhìn ông ta mà mắng chửi thậm tệ, lại còn nhổ nước bọt trên mặt mình. Tân Ti Tụ nộ khí xung thiên, liền tiến lên quyết đấu với tráng sĩ nọ, không ngờ giật mình tỉnh thức, té ra là một giấc mơ, nhưng trong lòng ông ta rất đau khổ.
Ngày hôm sau, ông ta mời bạn bè đến, đem câu chuyện bị nhục trong giấc mơ ra nói cho bạn nghe:
- “ Tôi, từ nhỏ cho đến hôm nay là 60 tuổi, từ trước đến nay chưa có ai dám nhục mạ tôi, tôi nhất định phải tìm cho bằng được tráng sĩ trong giấc mơ ấy để đọ sức với anh ta một trận. Tìm được thì tốt, không tìm được thì thà rằng chết!”
Thế là, mỗi ngày ngay từ sáng sớm ông ta cùng người bạn đứng bên đường để nhận diện người qua lại, liên tiếp mấy ngày như thế mà ông ta cũng không tìm được người trong giấc mơ ấy, ông ta bèn về nhà tự sát.
(Lữ thị xuân thu)

Suy tư:
Tự ái với người trong giấc mơ để đến nỗi phải tự sát, thì đúng là tự ái một cách ngu xuẩn, tự ái của những người hữu dõng vô mưu.
Tự ái đúng chỗ thì rất có lợi cho mình nhưng tự ái không đúng chỗ thì chỉ tự hại mình mà thôi.
Con người ta bất kể kẻ giàu người nghèo, người có học cũng như người không có học, ai ai cũng đều có tự ái.
Tự ái để thi đua trong học tập là tự ái lành mạnh; tự ái để sửa đổi mình nên tốt hơn là tự ái của những người có đạo đức, đó là những tự ái nên tự ái.
“Tự自” là mình, “ái愛” là yêu, tự ái chính là yêu mình, yêu mình thì tự trọng danh dự của mình, giữ gìn thân thể của mình, hay nói thực tế hơn, tự ái là cái bản năng tự trọng trong con người của mình đột nhiên bùng lên khi bị xúc phạm đến danh dự cá nhân, do đó, người tự trọng nhiều thì tự ái cao đó là chuyện tự nhiên, cho nên cần phải lấy đức ái mà chế ngự tự ái để đời sống được quân bình.
Tự ái, tự nó không phải là xấu là dở, nhưng nó sẽ trở nên xấu đi khi tôi vì tự ái, mà không nhìn thấy người đối diện là bạn tôi, là anh chị em tôi, ngĩa là khi tôi không có đức ái.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 16 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:10 17/07/2015
Chúa Nhật 16 THƯỜNG NIÊN
N2T

Tin Mừng : Mc 6, 30-40.
“Họ như bầy chiên không người chăn dắt...”


Anh chị em thân mến,
Người được sai đi là người được cấp trên tín nhiệm, là người được anh chị em trong cộng đoàn tin tưởng, đó là một vinh dự, một hãnh diện của người được sai đi, vì đó là hoa quả của lòng nhiệt thành, vâng phục và yêu thương của người được sai đi...

Các Tông Đồ đã được sai đi và các ông đã trở về với những thành quả thu gặt được, Đức Chúa Giê-su nghe các môn đệ của mình báo cáo xong, thì Ngài không khen cũng không chê, Ngài chỉ nói: “Anh em hãy lánh riêng ra một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”.

Hãy lánh riêng ra một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút là câu nói rất tình cảm của Đức Chúa Giê-su với các môn đệ của Ngài, là câu nói đầy quan tâm và yêu thương của Ngài dành cho các môn đệ sau những ngày vất vả làm việc tông đồ.

Có một số giáo dân rất bức xúc và bực mình khi có các linh mục vịn vào câu nói này để “nhàn du” nơi bãi biển, nơi các khu vui chơi, nơi các ly rượu với bạn bè; họ bức xúc vì có một số giáo phận các cha sở được nghỉ ngơi một ngày trong tuần, thường là ngày thứ hai, trong ngày này điện thoại nhà reo các ngài không nghe, điện thoại di động các ngài không mở, không phải vì các ngài tĩnh tâm cầu nguyện để lấy lại sức, cũng không phải các ngài bị bệnh, nhưng các ngài bận đi chơi, và có khi các ngài ở nhà nhưng không thèm nghe điện thoại, giáo dân muốn mời cha sở đi xức dầu bệnh nhân nhưng tìm không ra các ngài, giáo dân muốn xưng tội hay có chuyện liên quan đến linh hồn cũng không gặp được cha sở, bởi vì các ngài đã trở thành người làm thuê trong sáu ngày và ngày nghỉ là ngày các ngài bị “mất tích”...

Các tông đồ vâng lời Chúa dạy chèo thuyền đi tìm một nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, nhưng dân chúng vẫn cứ ùn ùn kéo đến, và các tông đồ không nói: “Đây là giờ nghỉ ngơi của chúng tôi, các ông về đi ngày mai tới lại”, trái lại, Đức Chúa Giê-su chạnh lòng thương họ, và mặc dù đang nghỉ ngơi, Ngài vẫn cứ dạy dỗ họ nhiều điều...

Anh chị em thân mến,
Có những lúc chúng ta làm việc tông đồ giống như một công chức viên của nhà nước làm theo giờ hành chánh, hết giờ thì hết việc và hết trách nhiệm, cho nên chúng ta chưa thể thu hút được người khác đến với Chúa. Làm việc tông đồ thì phải có hy sinh, hy sinh những giây phút nghỉ ngơi khi có người anh em chị em cần đến mình, hy sinh những giây phút bên ly cà phê nóng với bạn bè khi có người muốn trò chuyện với mình về cuộc sống của họ...

Linh mục Vincent Lebbe đã dạy các đệ tử của ngài rằng: “Các anh em, chúng ta không nghỉ ngơi, nhưng thay đổi công việc chính là nghỉ ngơi”.

Nghỉ ngơi đôi chút không có nghĩa là không nghe điện thoại, không có nghĩa là trong ngày ấy không được phép đi xức dầu bệnh nhân; nghỉ ngơi đôi chút không có nghĩa là ngày đó nằm ngủ li bì hay coi phim mà không ngó ngàng đến bổn phận mục tử của mình...

Chỉ có những người Pha-ri-siêu mới làm như thế trong ngày sa bát...

Nhưng, nghỉ ngơi mà vẫn cứ sẵn sàng làm việc, nghỉ ngơi mà vẫn là một mục tử coi sóc linh hồn giáo dân của mình, nghỉ ngơi mà vẫn là một Ki-tô hữu nhạy bén trong công tác tông đồ. Đó chính là tinh thần nghỉ ngơi của Đức Chúa Giê-su, đặt biệt được áp dụng trong thời đại hiện nay của chúng ta.

Họ sẽ “như bầy chiên không người săn sóc” nếu chúng ta đặt sự nghỉ ngơi để thân xác hưởng thụ lên trên linh hồn của người anh chị em, thì chúng ta không phải là người mục tử, mà là kẻ làm thuê trong vườn nho của Chúa theo giờ hành chánh.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:32 17/07/2015
N2T

33. Đức Mẹ yêu mến chúng ta vượt qua sự yêu mến của tất cả các thiên thần và các thánh hợp lại dành cho chúng ta.

(Thánh Nilus de Elder)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một ”Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:33 17/07/2015
QUAN TÂM NGƯỜI NHỎ NHẤT
Các ban ngành đoàn thể giáo xứ hôm nay mừng bổn mạng của mình, tiệc tùng vui vẻ. Bổng cha sở nhờ thầy phó tế ra mời người gác cổng và ông từ (người kéo chuông nhà thờ) vào tham dự cho vui, ông chủ tịch giáo xứ nói với ngài:
- “Thưa cha hai người đó đâu phải thuộc các ban ngành…”
Cha sở cười cười nói:
- “Tuy họ không thuộc ban ngành nào cả, nhưng công việc họ làm rất là quan trọng cho giáo xứ, mời họ vào tham dự cũng là cách chúng ta cám ơn họ và yêu mến tôn trọng người an hem của chúng ta.”
Mọi người đều đồng ý, có người nói với thầy phó tế:
- “Thầy nhớ sau này làm cha sở thì học cha sở của mình nhé, hãy quan tâm đến người nhỏ nhất trong giáo xứ của mình.”
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đợt đối thoại thứ 6 giữa Công Giáo và Pentecostal
Lm. Trần Đức Anh OP
09:10 17/07/2015
ROMA. Hôm 17-7-2015 đợt đối thoại thứ 6 giữa Công Giáo và Tin Lành Pentecostal đã kết thúc sau 7 ngày tiến hành tại Roma (10-17/7) về đề tài ”Các đoàn sủng trong Giáo Hội: ý nghĩa thiêng liêng, sự phân định và những hệ luận về mục vụ”.

Tham dự khóa họp có các đại diện Công Giáo do Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô bổ nhiệm và một số vị lãnh đạo Giáo Hội Pentecostal. Trong các cuộc gặp gỡ trước đây, hai bên đã bàn đến những chủ đề như: các đoàn sủng, điểm chung của chúng ta (2011), sự chữa lành (2013), và lời ngôn sứ (2014). Hai bên cùng dành khóa họp năm nay để soạn phúc trình chung kết sẽ được công bố vào đầu năm 2016 tới đây.

Mục đích cuộc đối thoại giữa Công Giáo và Pentecostal, bắt đầu từ năm 1972, là để thăng tiến sự tôn trọng và cảm thông với nhau trong các vấn đề đức tin và thực hành. Sự trao đổi chân thành và thảo luận thẳng thắn về lập trường và thực hành của hai truyền thống là những nguyên tắc hướng dẫn các cuộc đối thoại này, trong đó có những buổi cầu nguyện hằng ngày.

Đồng chủ tịch của cuộc đối thoại về phía Công Giáo là Đức Cha Michael Burbidge, GM giáo phận Raleigh, bang Bắc Carolina Hoa Kỳ, và về phía Pentecostal là Giáo sư Cecil Robeck, thuộc Giáo Hội ”Hội Thánh của Thiên Chúa” (Assemblies of God), giáo sư chủng viện thần học Fuller ở Pasadena, bang California, Hoa Kỳ.

Trong những khóa họp tại Roma, ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, và vị Tổng thư ký là Đức Cha Brian Farrell, cũng đến gặp gỡ và trao đổi với các tham dự viên.

Pentecostal là một phong trào trong Kitô giáo bắt nguồn từ phong trào thánh thiện trong Giáo Hội Methodist. Các Giáo Hội này đặc biệt chú trọng đến phép rửa Thánh Linh. Hiện nay có khoảng 170 hệ phái coi mình là Pentecostal với khoảng 200 triệu người (SD 17-7-2015)
 
595 chủng sinh Hoa Kỳ sẽ được thụ phong linh mục trong năm nay, tăng 25% so với năm 2014
Đặng Tự Do
17:35 17/07/2015
Theo thống kê được Trung tâm nghiên cứu ứng dụng các hoạt động tông đồ công bố ngày 16 tháng Bẩy, ước tính 595 chủng sinh Mỹ sẽ được thụ phong linh mục trong năm nay. Con số này đại diện cho sự gia tăng 25 phần trăm ơn gọi ở Mỹ, so với năm 2014.

Thống kê cũng cho thấy những ảnh hưởng trên quyết định theo đuổi ơn thiên triệu. Một nghiên cứu gần đây ở Mỹ, cho thấy rằng ít nhất là tại Mỹ, một trong những yếu tố chính là ảnh hưởng của các linh mục giáo xứ địa phương. Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy một con số đáng buồn là ở Mỹ, một phần năm các giáo xứ không có linh mục chính xứ.

Cũng theo nghiên cứu này, sau ảnh hưởng của một linh mục giáo xứ địa phương là giáo dục ở tất cả các hình thức ... dù trong gia đình, trường học hay các phong trào, đoàn thể.

Khi Đức Thánh Cha Phanxicô thăm Hoa Kỳ vào tháng Chín tới đây, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hy vọng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ có tác dụng làm gia tăng hơn nữa ơn gọi linh mục tại quốc gia này.
 
Thánh tích của thánh Piô năm dấu thánh sẽ được trưng bày tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Đặng Tự Do
17:52 17/07/2015
Theo quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô, thánh tích của thánh Piô thành Pietrelcina, thường được gọi là thánh Piô Năm Dấu Thánh sẽ được trưng bày tại Đền Thờ Thánh Phêrô từ ngày 08 đến ngày 14 tháng 2 năm 2016 để đánh dấu Năm Thánh Từ Bi.

Đức Thánh Cha đã muốn rằng thánh tích được trưng bày tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào ngày Thứ Tư Lễ Tro (10 tháng 2), là ngày các tín hữu toàn thế giới sẽ được yêu cầu để trở thành “nhà truyền giáo của lòng thương xót.”

Cha thánh Piô là một linh mục dòng Capucinô, sinh năm 1887 và qua đời năm 1968. Từ năm 1918, cha đã được bề trên cử về San Giovanni Rotondo (có lẽ tên gọi bắt nguồn từ ngôi nhà thờ hình tròn, dâng kính thánh Gioan Tẩy giả, được cất từ thế kỷ VII) để hoạt động mục vụ cho đến khi qua đời.

Trong suốt thời gian 50 năm, cha được biết đến như là vị giải tội ngoại thường: nhiều ngày cha ngồi toà hơn 10 tiếng đồng hồ; ngoài ra cũng từ năm 1918 cha được lãnh nhận trên thân mình 5 dấu thương tích của Chúa Giêsu. Tuy đã qua đời từ hơn 40 năm qua, nhưng hai công trình do cha khởi xướng vẫn tồn tại, thứ nhất là “Nhà xoa dịu đau khổ”, tức là bệnh viện dành cho các bệnh nhân (khánh thành vào năm 1956 với 250 giường, nhưng nay đã lên đến 1200 giường với 50 ngành chuyên khoa) và “hội cầu nguyện cha Piô” (chính thức thành lập từ năm 1950, và ngày nay bành trướng khắp thế giới). Cha Piô được phong chân phước năm 1999 và hiển thánh năm 2002, lễ kính vào ngày 23/9, trùng vào ngày tạ thế. Cách đây 22 năm, vào ngày 23/5/1987, đức Gioan Phaolô II đã đến viếng thăm mộ của cha Piô, vị giải tội mà ngài đã từng gặp khi còn là một linh mục sinh viên ở Rôma 40 năm về trước. Đức Bênêđictô XVI là vị giáo hoàng thứ hai đến viếng thăm mồ của vị thánh linh mục hầu như suốt đời chỉ thi hành hai tác vụ là dâng Thánh lễ (đôi lúc kéo dài 3 giờ đồng hồ) và ban bí tích giải tội.
 
Án phong Chân Phước cho Enrique Shaw, thương gia Á Căn Đình, bắt đầu tại Rôma
Đặng Tự Do
18:21 17/07/2015
Khi còn là tổng giám mục Buenos Aires, Đức Thánh Cha lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đã thúc đẩy quá trình phong chân phước cho Enrique Shaw.

Thương gia Enrique Shaw là một người giàu có và có địa vị cao trong xã hội nhưng rất gần gũi với người lao động bình dân. Ông biết tên của mọi nhân viên thuộc cấp và quan tâm sâu sắc đến họ. Ông nổi tiếng vì đã làm hết sức mình để tránh sa thải hơn 1,200 công nhân trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Linh mục Silvia Correale, Cáo Thỉnh Viên án phong chân phước cho ngài nói:
"Mọi người đều nhận ra những mối quan hệ thân mật, tình cảm ông đã có với các công nhân và làm thế nào ông luôn luôn giữ nhu cầu của họ trong tâm trí mình."

Năm 1936, Shaw gia nhập Hải quân Á Căn Đình khi mới 14 tuổi. Ông đã từng dạy cho binh lính về tôn giáo. Ông học tại Harvard và sau đó trở thành một doanh nhân nổi bật. Nhưng Shaw vẫn quan tâm đến các vấn đề xã hội của Á Căn Đình.

Cha Silvia Correale cho biết: "Ở Á Căn Đình, ông đã tổ chức một chiến dịch để trợ cấp lương bổng gia đình và tổ chức các cửa hàng cung cấp giá rẻ cho người lao động."

Shaw đã kết hôn và có chín người con. Ông qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1962 khi ông mới 41 tuổi. Hơn 200 nhân viên của ông đã hiến máu cho ông. Ông cho biết vào thời điểm đó, "bây giờ tôi có thể nói đó là máu của công nhân chạy trong huyết quản của tôi."

Quá trình phong chân phước cho ông Enrique Shaw đã hoàn tất giai đoạn địa phương và hiện đang được xem xét tại Rôma. Còn phải mất ít nhất hai năm cho đến khi có quyết định chính thức.
 
Đức Thánh Cha chuẩn y nghị định công nhận nhân đức anh hùng của tám vị
Đặng Tự Do
19:15 17/07/2015

Trong buổi tiếp kiến ngày 16 tháng 7 với Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Bộ Phong Thánh, và các thành viên Bộ này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn nghị định về các nhân đức anh hùng của tám vị tôi tớ Chúa, là những vị giờ đây được các tín hữu kêu cầu với danh hiệu "bậc đáng kính".

Tám vị này là

• Đức Tổng Giám mục của thành Lviv Andrey Sheptytsky (1865-1944), người đã lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp trong 43 năm cuối cùng của cuộc sống mình.
• Đức Giám Mục Giuseppe Carraro của Verona, Ý (1899-1980)
• Cha Agustín Ramirez Barba (1881-1967), một linh mục người Mexico thành lập dòng các Nữ Tử Lòng Thương Xót Chúa
• Cha Simpliciano của Chúa Giáng Sinh (1827-1898), một linh mục dòng Phanxicô người Ý, đấng sáng lập dòng Nữ Tử Thánh Tâm Phanxicô.
• Mẹ Maria del Refugio Aguilar y Torres (1866-1937), đấng sáng lập Dòng Nữ Thánh Thể
• Chị Maria Teresa Dupouy Bordes (1873-1953), một nữ tu người Pháp, đấng sáng lập Dòng Thừa Sai Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria và qua đời tại Tây Ban Nha.
• Chị Elisa Miceli (1904-1976), người Ý, đấng sáng lập phong trào chị em giáo lý viên nông thôn của Thánh Tâm Chúa Giêsu.
• Chị Isabel Méndez Herrero (1924-1953), một thành viên người Tây Ban Nha dòng Nữ Tử Thánh Giuse.
 
Linh Mục Pu trốn khỏi Trung Hoa năm 1949 đã từ trần tại Hoa Kỳ.
Nguyễn Trung
22:24 17/07/2015
Cha từng ủng hộ sự có mặt của quân đội Mỹ tại Việt Nam

BOISE, Idaho Cha Matthêo Pu, một linh mục tại Giáo Phận Boise là người đã trốn khỏi chính quyền Cộng Sản Trung Hoa vào năm 1949 đã yên hàn ra đi sau khi đã lânh nhận bí tích cuối cùng. Cha hưởng thọ 87 tuổi.

Cậu Pu sinh ngày 16 tháng 3 năm 1928 tại Manchuria Trung Hoa, là một trong 3 người con của ông bà Giuse Pu Chen-Kuen và Anna Huang Shi, cậu Pu theo học tại tiểu chủng việng Thánh Phanxicô tại Phù Sang, Manchura.

Được lớn lên trong gia đinh đạo hạnh đã theo đạo Công Giáo từ các vị Thừa Sai Dòng Maryknoll, Cha đã đào thoát khỏi Cộng Sản vào năm 1949. Cha cùng 50 tu sinh đã lén lút tới Bắc Kinh và Thượng Hải sau đó đào thoát tới Hồng Kông. Cậu Pu đã theo học Đại Chủng Viện Aberdeen, Hồng Kông.Thầy Pu được thụ phong tại Hồng Kông vào ngày 29 tháng 6 năm 1953 lúc đó là Phủ Doãn Tông Tòa của Phù Sang.

Theo tờ tin của Tòa Báo Giáo Phận Idaho Catholic Register vào năm 1965, Cha nói "việc đào thoát của chúng tôi rất ngấm ngầm, nhưng chắc chắn chính quyền Cộng Sản đã biết chúng tôi đang trốn và họ vui mừng vì đó là cách để tống khứ chúng tôi".

Sau khi được thụ phong linh mục, cha được giao công việc phục vụ cho giáo xứ Taichung, ở Đài Loan trước khi được phép tu học tại Roma. Cha đã về Giáo Phận Boise vào năm 1965 sau khi đậu bằng tiến sĩ Giáo Luật tại Đại Học Giáo Hoàng Urbaniana ở Roma. Khi đặt chân lên Hoa Kỳ, Cha đã thông thạo tiếng Đức, Anh, Pháp và Ý.

Việc mục vụ đầu tiên tại Hoa Kỳ được giao là linh mục phụ tá tại Nhà Thờ Chánh Toà ở Boise rồi đến Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức tại Lewison. Cha theo học Đại Học Loyola Marymount tại Los Angeles từ năm 1967 đến năm 1969, được công nhận là công dân Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 9 năm 1971.

Cha đã giữ rất nhiều chức vụ, phục vụ tại văn phòng Giáo Luật và Hôn Nhân của Giáo Phận với chức vụ thẩm phán. Cha cũng là Tuyên Úy cho bệnh viện St Alphonsus tại Boi và Chánh Quản Nhiệm tại Idaho City, Grand View, Oreana và Buhl. Cha cũng phục vụ cho Giáo Phận Baker, Oregon từ năm 1996-2001. Cha đã xin từ nhiệm vào năm 2002.

Nhiều lần Cha đã từ chối không bình luận gì về chính trị trong thời gian phục vụ tại Boise, thế nhưng Cha đã mạnh mẽ ủng hộ sự có mặt của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Thật vậy vào năm 1965 Cha đã tuyên bố "nếu thật sự bạn nhận ra được sự khốc liệt trong cuộc chiến và những điều tốt mà bạn đang làm".

Người Trung Quốc là những "con người rất hiền lành", mặt dầu người dân tại Manchuria đã từng tham gia trong cuộc chiến vào thời của Ngài, bởi vì nơi đó có nhiều tài nguyên, và cả cuộc đời khi còn thơ bé của tôi chỉ biết có chiến tranh"

Cha đã tới Giáo Phận Boise Hoa Kỳ theo lời khuyên nhủ của Cha Gioan Wang, lúc đó là Phó Giám Quản tại Tổng Giáo Phận Portland, Ore. Cha Pu đã xin và được chấp thuận tới Boise từ vị Giám Mục Sylvester W. Treinen, và Cha cũng hy vọng một ngày nào đó sẽ được hồi hương về Trung Hoa. Nhưng niềm mơ ước ấy đã không bao giờ trở thành hiện thực.
 
Top Stories
Cardinal Turkson on climate change at UN
ViS
17:18 17/07/2015
2015-07-17 Vatican - A high-level event was organized at the United Nations in New York on June 29, to address the issue of climate change, in which several eminent personalities from around the world were invited to speak. Among them were United ‎Nations Secretary-General Ban Ki-moon and Cardinal Peter Turkson, the president of the Vatican's Pontifical Council for Justice and Peace. Cardinal made use of the gathering to highlight some of the issues in the recent environmental encyclical of Pope Francis, "Laudato Si", on the Care of Our Common Home. We bring you a programme on what Ban and Cardinal Turkson said.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Mỹ Tho mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Tiểu Chủng Viện Gioan XXIII
Nữ Tu Têrêsa Mai An
08:07 17/07/2015
GIÁO PHẬN MỸ THO MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TIỂU CHỦNG VIỆN GIOAN XXIII (1965-2015)

Tiểu Chủng Viện (TCV) Gioan XXIII Mỹ Tho được thành lập vào thời Đức Cha Giuse Trần Văn Thiện. Vì mong muốn Giáo phận có nhiều linh mục, Đức Cha Giuse cùng với Đức Cha Giacôbê - Giáo phận Cần Thơ đã tổ chức Đệ Tử Viện Truyền Giáo Thánh Phaolô, để huấn luyện các chủng sinh trước khi vào chủng viện. Đệ Tử Viện này được lập chung cho cả hai Giáo phận: Mỹ Tho và Cần Thơ. Khu đất rộng ba mẫu nằm sát đường Lý Thường Kiệt, thuộc phường 6, Thành phố Mỹ Tho. Ngày khai giảng năm học đầu tiên tại đây là ngày 15.07.1963, với 50 đệ tử; trong đó 25 chú Mỹ Tho và 25 chú Cần Thơ. Cha Phaolô Nguyễn Văn Ngợi được hai Đức Cha Mỹ Tho và Cần Thơ mời làm cha giám đốc; các thầy sư huynh dòng Kitô Vua Cái Nhum, là những vị giáo sư nổi tiếng Vĩnh Long về dạy các lớp cho các đệ tử. Ngày khai giảng năm thứ hai 15.07.1964, ngoài 50 đệ tử cũ còn có thêm 50 đệ tử mới của cả hai Giáo phận. Như vậy, Đệ Tử Viện Truyền Giáo Thánh Phaolô chỉ tồn tại hai niên khóa 1963-1965.

Xem Hình

Sau năm 1964-1965, Đức Cha Giuse đã đổi thành TCV Gioan XXIII. Từ năm 1965, các chú đệ tử Cần Thơ về TCV Cái Răng Cần Thơ; còn các chú Mỹ Tho sát nhập TCV Gioan XXIII.

TCV Gioan XXIII hoạt động chính thức từ năm 1965-1975. Do thời cuộc, 1975 TCV tạm ngưng hoạt động. Năm 2000, TCV trở thành Trung tâm Mục vụ mở các lớp đào tạo cho giáo dân. Cho đến năm 2006, Trung tâm Mục vụ đón nhận các em dự tu và vẫn tiếp tục cho đến nay.

Trải qua dòng thời gian 50 năm, Giáo phận có dịp nhìn lại và tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo phận có một nơi để ươm mầm ơn gọi linh mục. Chiều 16.07.2015, các cựu chủng sinh (CCS) đã tựu về “mái nhà xưa” để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đáng nhớ nơi này. Ngày 17.07.2015, một ngày kỷ niệm ghi dấu lịch sử 50 năm TCV Gioan XXIII được thành lập, ngoài các CCS còn có những ân nhân, thân nhân và quý khách cũng được mời đến TTMV Giáo phận để tạ ơn Chúa vì hồng ân này.

Sinh hoạt

Lúc 8g30, các CCS cũng như khách mời đã tập trung vào Nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình trong khuôn viên TTMV, để bắt đầu buổi sinh hoạt, và gặp gỡ. Khởi đầu ngày sinh hoạt, mọi người cùng dâng lên Chúa lời cầu xin Thánh Linh, và “hành khúc Gioan XXIII” cũng được các CCS cất lên sau đó.

Trong dịp này, các CCS mừng sinh nhật lần thứ 60 của 12 CCS. Cha Tổng Đại Diện (TĐD) Phaolô Trần Kỳ Minh thay mặt CCS chúc mừng và gắn hoa lên áo cho các CCS mừng sinh nhật. Tiếp theo đó, Anh Tôma Đặng Văn Ấu báo cáo tình hình sinh hoạt trong năm qua 2014 của CCS: tài chánh, những anh em CCS qua đời, thăm những anh em CCS đang đau bệnh, những anh em CCS hải ngoại về Việt Nam, và đọc thư chúc mừng của Anh CCS Gabriel Nguyễn Trọng Tài đang hải ngoại không về được trong dịp này.

Anh Nguyễn Văn Lịch giới thiệu sự hiện diện của đại diện của CCS Philipphê Minh, Giáo phận Vĩnh Long và CCS Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn. Quý vị đại diện này cũng nói lên những kỷ niệm đẹp thời còn TCV. Cuộc sống thời đó tuy khó khăn nhưng chứa chan tình thương và ý nghĩa.

Những kỷ niệm, dòng lịch sử, tâm tình, hình ảnh… của TCV Gioan XXIII được gói gọn trong quyển kỷ yếu 50 năm thành lập TCV Gioan XXIII và được Cha TĐD trao cho các CCS.

Sau ít phút giải lao, lúc 9g30 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Giáo phận đã đến chia sẻ với các CCS và cộng đoàn tham dự ba điều thật ý nghĩa và tâm tình:

1. Khi nhìn về nguồn gốc TCV Gioan XXIII, Ngài nhắc đến một thời gian trước đó nơi đây là Đệ Tử Viện Truyền Giáo. Điều đó cho thấy rằng, ý hướng ban đầu mà Giáo phận nhắm đến là truyền giáo. Ngài mong muốn việc đào tạo linh mục ngày nay cần nhắm đến là truyền giáo.

2. Trong quyển Kỷ Yếu 50 năm TCV Gioan XXIII, ngài thấy rằng TCV chỉ hoạt động vỏn vẹn có 10 năm, còn 40 năm TCV “trong thinh lặng”. Trong hoàn cảnh mới, có những khả năng mới, các vị có trách nhiệm trong Giáo phận đã mở các lớp dự bị cho các em tìm hiểu ơn gọi, các linh mục đã đồng hành, hướng dẫn và giúp các em trong đời sống thiêng liêng. Qua đó, ngài muốn mỗi người nhìn lại lịch sử không phải để nhớ lại một thời đã qua, nhưng để làm sao cho Giáo phận phát triển hơn.

3. Giáo phận Mỹ Tho đã tái lập Chủng Viện Gioan XXIII, nhưng không như TCV ngày xưa. Ngài ước mơ, nơi đây Giáo phận sẽ đào tạo những con người trở thành những linh mục thánh thiện; nếu những người không theo được ơn gọi linh mục, thì cũng trở thành những giáo dân có nếp sống kỷ luật, làm chủ cuộc đời mình, sống đạo đức, tốt lành góp phần giúp ích cho Giáo Hội, Giáo phận và Giáo xứ. Nhìn vào thực tại ngày nay, ngài thấy phương tiện đến trường của các em gặp khó khăn, ngài nghĩ đến một lưu xá giúp các em có nơi ở, và có đời sống đạo đức vững chắc.

Sau những lời chia sẻ quý báu của Đức Cha, các CCS đã đóng góp ý kiến, cùng nhau thảo luận về những điều Đức Cha chia sẻ.

Thánh lễ

Đỉnh cao của ngày họp mặt là thánh lễ tạ ơn do Đức Cha Phêrô chủ sự lúc 10g30. Đồng tế với ngài có Cha TĐD, và 56 cha trong và ngoài Giáo phận. Mở đầu thánh lễ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa không những về những ơn lành Chúa ban, nhưng còn tạ ơn Chúa về những thử thách và đau khổ đã qua, vì nhờ đó làm cho chúng ta trở nên hình ảnh mục tử Giêsu.

Trong bài giảng, Đức Cha nói lên ý nghĩa của ngày lễ kỷ niệm hôm nay. Ngày tưởng nhớ những cha giáo còn sống cũng như đã qua đời; tưởng nhớ những sự kiện, biến cố làm nên hành trình 50 năm TCV Gioan XXIII gắn liền với những niềm vui và nỗi buồn. Để giải nghĩa niềm vui, Ngài nói lên niềm vui thế gian là hưởng thụ và tích lũy; còn niềm vui của người môn đệ là phục vụ, gắn bó với thánh giá Chúa Kitô và sự phục sinh của Người. Qua đó, ngài mong muốn những linh mục, những CCS là những người được mời gọi sống niềm vui hy sinh, phục vụ trong ơn gọi linh mục, và giáo dân biết hướng dẫn con cái chúng ta sống niềm vui ấy.

Để kết thúc bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh ý nghĩa thánh lễ hôm nay là thánh lễ tạ ơn, vì tất cả được kết tụ trong thánh lễ là lễ tế tạ ơn dâng lên Thiên Chúa. Chúng ta hãy đón nhận niềm vui Chúa Giêsu ban tặng, như chính Chúa đã ban tặng cho các môn đệ của Ngài. Ngài dâng lên Chúa những tâm tình và ước nguyện ngài chia sẻ và xin Chúa thánh hóa thành hiện thực.

Trước khi kết thúc thánh lễ, một đại diện của CCS dâng lên Đức Cha, quý cha giáo, quý cha tâm tình và những lời tri ân cùng những bó hoa và vòng hoa tươi thắm.

Sau đó, Đức Cha làm phép ảnh thánh Gioan XXIII và trao cho các CCS ảnh thánh Gioan XXIII và Phép Lành Tòa Thánh. Để đáp lại những tâm tình tri ân của CCS, Đức Cha cũng nói lên tâm tình của ngài qua hình ảnh đẹp mà ngài nhận thấy: những vòng hoa được trao tặng cho quý Cha giáo. Ngài cũng cám ơn những tâm tình chia sẻ, nâng đỡ của CCS dành cho Giáo phận. Ngài ước mong tinh thần Gioan XXIII tiếp tục tồn tại trong Giáo phận.

Thánh lễ kết thúc trong an bình và niềm vui, các CCS tiến ra phía trước Nhà thờ để chụp hình lưu niệm với Đức Cha và quý cha giáo. Sau đó là tiệc mừng trong khuôn viên TTMV.

Têrêsa Mai An
 
Thánh lễ ban bí tích thêm sức và xưng tội lần đầu tại xứ Hà Nội , Gò Vấp
Frankie Nguyễn
12:39 17/07/2015
THÁNH LỄ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC – RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU TẠI GX HÀ NỘI – XÓM MỚI

Sau bao nhiêu tháng ngày chờ đợi ước mong, ngày 16/07/2015, các em thiếu nhi trong giáo xứ chính thức được lãnh nhận bí tích Bí tích Thêm Sức và Mình Máu Thánh Chúa.

Trong niềm hân hoan tạ ơn, vào lúc 16 giờ 30 cộng đoàn giáo xứ Hà Nội, giáo hạt Xóm Mới vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám Mục Giáo Phận Phú Cường, Ngài đã yêu thương và dành chút thời gian quý báu để đến ban các phép Bí tích cho các em thiếu nhi trong giáo xứ.

Xem Hình

Cử hành thánh lễ hôm nay, ngoài Đức Cha Giuse chủ tế còn có quý Cha Đaminh - chánh xứ Hà Nội, Cha Giuse Phùng Văn Thông Minh - đặc trách thiếu nhi, quý Cha đồng tế. Đến hiệp dâng thánh lễ, có các em thiếu nhi, phụ huynh của các em sắp lãnh nhận bí tích và cha mẹ đỡ đầu cùng với toàn thể cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện đặc biệt cho 43 em thiếu nhi rước lễ lần đầu, 48 em thiếu sắp lãnh nhận bí Tích Thêm sức được tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần.

Trong bài giảng Đức Cha giúp cho mọi người, cách đặc biệt các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức ý thức về sức mạnh tác động của Thánh thần nơi đời sống chứng nhân cho Chúa, cụ thể việc công bố Lời Chúa, lắng nghe Lời Chúa và thực hành Lời Chúa. Đức Cha cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần từ khi khởi sự, trong công cuộc sáng tạo của Chúa Cha, xuyên suốt chiều dài lịch sử cứu độ nơi Chúa Giêsu và ngay trong chính tâm hồn con người chúng ta. Chính vì vậy, trước khi khởi sự bất cứ công việc gì, chúng ta hãy quay trở về với chính tâm hồn mình - Đền Thờ của Chúa Thánh Thần - để trong thinh lặng, ta có thể tìm gặp và lắng nghe những chỉ dạy tuyệt vời của Ngài.

Sau bài giảng, Đức Cha Giuse thẩm vấn các em xin lãnh nhận bí tích về niềm tin của Hội Thánh. Toàn thể cộng đoàn cùng đứng để hiệp ý với các em tuyên xưng đức tin.

Tiếp đến là nghi thức đặt tay và xức dầu thánh - phần chính yếu của Bí Tích Thêm Sức, Đức Giám Mục đặt tay trên các em, xin Chúa Thánh Thần dùng ân huệ của Người kiện toàn các em nên vững mạnh, khôn ngoan và đạo đức; đồng thời ghi ấn tín Chúa Thánh Thần lên các em, một dấu ấn thiêng liêng không bao giờ phai nhòa trong tâm hồn các em. Cha mẹ đỡ dầu cũng tiến lên và đặt tay phải của mình lên vai phải của các em khi Đức Cha xức dầu để nói lên trách nhiệm và bổn phận hướng dẫn các em tiến triển về đời sống đức tin trước mặt cộng đoàn.

Tiếp đến là lời nguyện chung và phần phụng vụ thánh thể.

Sau khi lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa vào lòng, các em rước lễ lần đầu sốt sắng tạ ơn Thiên Chúa và thinh lặng cầu nguyện một cách hết sức trang nghiêm.

Trước phần ban phép lành cuối lễ, đại diện hai em thiếu nhi 2 lớp bí tích gửi lời cám ơn đến những Đấng sinh thành, và hai lớp bí tích dung bài hát “Cầu cho Cha Mẹ 6” để gửi đến những lời thân yêu đến với cha mẹ. Sau đó, đại diện cộng đoàn giáo xứ - Ông chủ tịch HĐGX Gioan Tông đồ Nguyễn Đức Đạo đã gửi những lời tri ân và dâng lên Đức Cha Giuse, Cha Sở, Cha đặc trách, quý Cha đồng tế những đóa hoa tươi đẹp nhất thay cho lòng biết ơn và yêu mến của các em cũng như của toàn thể cộng đoàn.

Đức Cha Giuse cũng ước mong các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức và Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa hôm nay sẽ giữ mãi tâm tình yêu mến và tạ ơn đối với Thiên Chúa qua cung cách sống hằng ngày của mình, để sau khi trở về với cuộc sống thường nhật, các em sẽ mặc lấy một Thần Khí mới với tư cách là những dũng sĩ của Đức Kitô.

Thánh lễ kết thúc tốt đẹp lúc 18 giờ 30. Sau đó, Đức Cha và quý cha đồng tế chụp hình lưu niệm với gia đình các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức và các em Rước Lễ Lần Đầu.

Đoàn thiếu nhi thánh thể có tổng cộng 13 lớp từ dự bị khai tâm đến lớp dự trưởng, với sự quan tâm của Cha Chánh xứ Đaminh, Cha Giuse đặc trách thiếu nhi đã có những hoạt động sinh hoạt cho các em thiếu nhi trong giáo xứ sau những giờ học căng thẳng. Bên cạnh việc giúp các em tham gia các cử hành phụng vụ, chu toàn việc học hỏi Lời Chúa, các đức tính nhân bản, các em còn tham gia các chương trình thi đua; đặc biệt vào các mùa đặc biệt trong năm như (Mùa Chay – Phục Sinh; Mùa Vọng – Giáng Sinh), các em thi đua tham dự Thánh lễ CN sớm, đi lễ ngày thường, tiết kiệm tiền để nuôi heo đất đóng góp cho công việc tông đồ bác ái. Những thi đua trên nhằm giúp các em thăng tiến về đức tin và nhân bản, với mục đích chuẩn bị cho các em trở thành những Kitô hữu trưởng thành và là những công dân tốt giúp ích cho Giáo Hội và xã hội. Với ước muốn của Cha Chánh xứ Đaminh, Cha Giuse đặc trách thiếu nhi muốn cho các em học cách cầu nguyện với Chúa. Chúa Nhật hàng tuần sau giờ học giáo lý các em có nửa giờ Chầu Thánh Thể, tạo được thói quen tốt cho các em thiếu nhi từ còn bé. Ngoài ra, đầu tháng với sự giúp đỡ của các đoàn thể, quý ân nhân và 2 Cha, các em thiếu nhi còn được ăn sáng và dành tiền đó để làm việc bác ái.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài Liệu Làm Việc Của Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015 (phần II, chương I và II)
Vũ Van An
00:40 17/07/2015
PHẦN II

Biện phân ơn gọi gia đình

Chương I

Gia đình và sư phạm Thiên Chúa

Nhìn Chúa Giêsu và khoa sư phạm Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi

37. (12) Để có thể “bước đi giữa các thách đố đương thời, điều kiện có tính quyết định là rõi nhìn vào Chúa Giêsu Kitô, là ngừng lại chiêm niệm và thờ lạy gương mặt Người… Thực vậy, mỗi lần ta trở về nguồn trải nghiệm Kitô Giáo, những con đường mới và các khả thể chưa bao giờ mơ ước sẽ mở ra” (Đức GH Phanxicô, Diễn Văn ngày 4 tháng Mười năm 2014). Chúa Giêsu nhìn những người đàn bà và đàn ông Người gặp một cách đầy yêu thương và trìu mến, đồng hành với họ một cách kiênnhẫn và đầy xót thương, trong khi vẫn công bố các đòi hỏi của Nước Thiên Chúa.

Lời Chúa trong gia đình

38. Nhìn Chúa Giêsu, trước nhất, có nghĩa là lắng nghe lời của Người. Đọc Sách Thánh không những trong cộng đồng mà còn cả tại nhà nữa sẽ dẫn tới việc làm sáng tỏ tính trung tâm của vợ chồng và của gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa và tới việc hiểu Thiên Chúa đã bước vào đời sống gia đình ra sao và nhờ đó, làm cho nó đẹp tươi và sinh động hơn.

Tuy nhiên, bất kể một vài sáng kiến, xem ra các gia đình Công Giáo vẫn thiếu việc tiếp xúc trực tiếp với Thánh Kinh. Việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình càng ngày càng làm nổi bật tính trung tâm của việc gặp gỡ Chúa Kitô, một cảm nghiệm tự nhiên sẽ xẩy tới khi gia đình biết đặt cơ sở trên Thánh Kinh. Bởi thế, nhiều người ước mong trên hết rằng mối liên hệ có tính sinh tử với Lời Chúa cần được khuyến khích trong các gia đình để họ được điều hướng về một cuộc gặp gỡ bản thân chân thực và thích đáng với Chúa Giêsu Kitô. Một cách tiếp cận Sách Thánh đã được đề xướng là lectio divina, tức cách vừa đọc vừa cầu nguyện Lời Chúa và là nguồn linh hứng cho cuộc sống hàng ngày.

Sư phạm Thiên Chúa

39. (13) Vì trật tự tạo dựng được xác định bởi xu hướng của nó hướng về Chúa Kitô, nên cần phải phân biệt, tuy không tách biệt, các bình diện qua đó, Thiên Chúa thông ban cho nhân loại ơn thánh của giao ước. Vì lý do sư phạm của Thiên Chúa, theo đó, trật tự tạo dựng phát triển qua các giai đoạn nối tiếp với trật tự cứu chuộc, nên ta cần phải hiểu sự mới mẻ của Bí Tích Hôn Nhân Kitô Giáo trong liên tục tính với hôn nhân tự nhiên ngay từ đầu, nghĩa là, cách hành động cứu chuộc của Thiên Chúa trong cả tạo dựng lẫn đời sống Kitô Giáo.
Trong tạo dựng, vì mọi sự đều được dựng nên nhờ Chúa Kitô và cho Chúa Kitô (xem Cl 1:16), nên các Kitô hữu “hân hoan và kính cẩn khám phá ra những hạt giống Lời Chúa đang tiềm ẩn nơi các đồng loại; họ phải chú ý đến sự biến đổi sâu xa đang diễn ra nơi các dân tộc” (Ad Gentes, 11). Trong đời sống Kitô Giáo, việc lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội đem tín hữu vào Giáo Hội qua Giáo Hội tiểu gia, nghĩa là, qua gia đình; nhờ thế, khởi đầu “một diễn trình năng động luôn phát triển, một diễn trình từ từ diễn tiến cùng với việc tiệm tiến hoà nhập các ơn phúc của Thiên Chúa” (Familiaris Consortio, 9), trong một cuộc hồi tâm liên tục trở về với tình yêu cứu vớt ta khỏi tội lỗi và ban cho ta sự sống viên mãn.


Hôn nhân tự nhiên và sự viên mãn của bí tích

40. Vì biết rằng cần phải hiểu các thực tại tự nhiên dưới ánh sáng ơn thánh, nên ta không thể không nhớ rằng trật tự cứu chuộc soi chiếu và cử hành trật tự tạo dựng. Do đó, hôn nhân tự nhiên chỉ có thể hiểu trọn vẹn dưới ánh sáng nó được thể hiện trong Bí Tích Hôn Phối. Chỉ khi nào rõi nhìn lên Chúa Kitô, người ta mới có thể tiến tới chỗ nhận thức sâu sắc được sự thật trong các mối liên hệ nhân bản. “mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. […]Chúa Kitô, Adam mới, trong khi mạc khải về Chúa Cha và tình yêu của Người, đã cho con người biết rõ về chính con người và tỏ cho họ biết thiên chức rất cao cả của họ” (GS, 22). Trong viễn ảnh này, ta sẽ hợp thời hiểu được các đặc điểm tự nhiên rất phong phú và đa dạng của hôn nhân, nhờ dùng các chìa khóa của Kitô học.

Chúa Giêsu và gia đình

41. (14) Chính Chúa Giêsu, khi nhắc lại kế hoạch nguyên thủy dành cho các cặp vợ chồng, đã tái khẳng định tính bất khả tiêu trong cuộc phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, dù có nói với các người Biệt Phái rằng: “vì sự cứng lòng của các ông, nên Môsê đã để các ông ly dị vợ, nhưng từ nguyên thủy, không có việc ấy đâu” (Mt 19:8). Tính bất khả tiêu của hôn nhân (“do đó, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” Mt 19:6), phải được hiểu không như một “cái ách” áp đặt lên con người mà như một “hồng phúc” dành cho chồng và vợ kết hợp với nhau trong hôn nhân. Bằng cách này, Chúa Giêsu muốn tỏ cho thấy hành vi khiêm hạ xuống trần gian của Thiên Chúa luôn luôn đồng hành với cuộc hành trình nhân bản của ta ra sao và có thể chữa lành và dùng ơn thánh để biến đổi một trái tim đã trở nên cứng cỏi như thế nào, bằng cách hướng nó về nguyên lý của ơn thánh, tức con đường thập giá. Các Tin Mừng đã minh xác rằng gương sáng của Chúa Giêsu là tiêu mẫu đối với Giáo Hội. Thực vậy, Chúa Giêsu vốn sinh ra trong một gia đình; Người bắt đầu làm các dấu lạ tại tiệc cưới Cana và Người công bố ý nghĩa của hôn nhân như sự viên mãn của mạc khải nhằm phục hoạt kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa (Mt 19:3). Tuy nhiên, cùng một lúc, Người thực hành điều Người giảng dạy và biểu lộ ý nghĩa chân thực của lòng thương xót, được minh họa một cách rõ rệt trong cuộc gặp gỡ của Người với người phụ nữ Samaria (Ga 4:1-30) và với người phụ nữ ngoại tình (Ga 8:1-11). Qua việc nhìn người tội lỗi bằng lòng yêu thương, Chúa Giêsu dẫn họ tới thống hối và hồi tâm (“hãy đi và đừng phạm tội nữa”), vốn là căn bản để được tha thứ.

Tính bất khả tiêu: một hiến tặng và là một trách vụ

42. Chứng từ của những cặp vợ chồng biết sống trọn cuộc hôn nhân Kitô Giáo làm nổi bật giá trị của sợi dây bất khả tiêu của hôn nhân và luôn cho thấy những cách thế mới để làm chứng cho lòng chung thủy vợ chồng. Tính bất khả tiêu biểu tượng cho một giải đáp có tính bản thân cho khát vọng sâu xa muốn yêu thương hỗ tương và dài lâu: một yêu thương “không bao giờ chấm dứt” trở thành một chọn lựa và một việc hiến mình, một hiến tặng do mỗi người phối ngẫu thực hiện cho người kia, do đó đóng ấn cho mối liên hệ của họ với chính Thiên Chúa và tất cả những ai Thiên Chúa ủy thác cho họ. Từ viễn ảnh này, điều đặc biệt quan trọng là việc cử hành các ngày kỷ niệm lễ cưới trong cộng đồng Kitô hữu phải làm sao để có thể nhắc nhớ rằng nếu hôn nhân có cơ sở trong Chúa Kitô, thì việc sống vĩnh viễn với nhau như vợ chồng không những là điều khả hữu mà còn là một kinh nghiệm đẹp đẽ nữa.

Tin Mừng Gia Đình đem lại một lý tưởng trong cuộc sống, một lý tưởng phải lưu ý tới cảm thức thời gian và các khó khăn thực sự trong việc vĩnh viễn duy trì các cam kết. Về phương diện này, Giáo Hội cần phải công bố một sứ điệp có thể đem lại hy vọng, chứ không phải gánh nặng, để mọi gia đình đều có thể biết rằng Giáo Hội không bao giờ bỏ rơi gia đình, vì “sợi dây bất khả tiêu của lịch sử Chúa Kitô và Giáo Hội với lịch sử hôn nhân và gia đình nhân loại” (Đức Phanxicô, Yết Kiến Chung, 6 tháng 5, 2015).

Sống như một gia đình

43. Nhiều người khuyến cáo nên cổ vũ một nền luân lý ơn thánh có thể dẫn tới việc khám phá ra và sự bừng nở vẻ đẹp của các nhân đức vốn cố hữu trong đời sống hôn nhân, tức kính trọng và tín thác lẫn nhau; chấp nhận và biết ơn nhau; và nhẫn nại cùng tha thứ. Đức GH Phanxicô nói rằng ở trên khung cửa dẫn vào đời sống gia đình “có viết ba chữ […] ‘xin phép’, ‘cám ơn’ và ‘xin lỗi’. Thực vậy, các cách nói này mở đường để sống tốt trong gia đình, để sống hòa bình. Chúng là các cách nói đơn giản, nhưng không đơn giản chút nào khi đem ra thực hành! Chúng nắm nhiều sức mạnh: sức mạnh giữ cho đời sống gia đình nguyên vẹn dù có khi bị thử thách bởi hàng ngàn vấn nạn. Nhưng nếu chúng vắng mặt, những lỗ hổng nho nhỏ có thể bắt đầu nứt rộng mãi ra và toàn bộ sự vật có thể sụp đổ” (Đức Phanxicô, Yết kiến chung, 13 tháng Năm, 2015). Quả thực, việc cử hành Bí Tích Hôn Phối là một khởi đầu cho một diễn trình bao gồm và nâng đỡ nhiều giai đoạn và thử thách khác nhau của tình yêu, tất cả, nhờ được nuôi dưỡng bằng ơn thánh, sẽ đòi một phát triển từ từ hướng tới việc phát triển trọn vẹn.

Gia đình trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa

44. (15) Lời ban sự sống đời đời mà Chúa Giêsu ban cho các môn đệ của Người, bao gồm giáo huấn về hôn nhân và gia đình. Giáo huấn này giúp ta phân biệt ba giai đoạn căn bản trong chương trình của Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình. Khởi đầu, là gia đình nguyên thủy, khi Thiên Chúa Tạo Hóa thiết lập cuộc hôn nhân đầu hết giữa Ađam và Evà làm nền tảng vững chắc cho gia đình. Thiên Chúa không những dựng nên con người có nam có nữ (St 1:27), mà Người còn chúc phúc để họ sinh sôi nẩy nở (St 1:28). Chính vì thế, “người đàn ông sẽ lià bỏ cha mẹ và gắn bó với vợ và cả hai nên một thân xác” (St 2:24). Sự kết hợp này đã bị tội lỗi làm cho thương tổn và trở nên hình thức hôn nhân có tính lịch sử nơi Dân Chúa, hình thức mà Môsê đã ban cấp khả thể ban hành chứng thư ly dị (xem Đnl 24: 1tt). Đó là thực hành chính vào thời Chúa Giêsu. Với việc xuống thế của Chúa Giêsu và việc Người giao hòa thế giới sa ngã bằng ơn cứu chuộc của Người, giai đoạn bắt đầu từ Môsê đã chấm dứt.

Kết hợp vợ chồng và tính sinh hoa trái

45. Một số người nhấn mạnh rằng làm nổi bật giáo huấn trong Sách Thánh có thể giúp ích trong việc chứng tỏ: từ thời Sáng Thế, Thiên Chúa đã đóng lên vợ chồng hình ảnh và họa ảnh của Người ra sao. Phù hợp với những đường nét này, Đức GH Phanxicô nhắc nhở rằng “một mình người nam không phải là hình ảnh của Thiên Chúa mà một mình người nữ cũng không phải là hình ảnh của Thiên Chúa, nhưng người nam và người nữ như một cặp mới là hình ảnh của Thiên Chúa. Sự khác nhau giữa người nam và người nữ không nhằm đứng đối lập nhau, hay khuất phục nhau, mà là để hiệp thông và sinh sản, luôn luôn theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa” (Yết Kiến Chung, 15 tháng Tư, 2015). Một số người chỉ rõ rằng bản chất bổ túc cho nhau trong đặc tính kết hợp và sinh sản của hôn nhân đã được viết ngay trong kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa: đặc tính kết hợp là kết quả của một quyết định có ý thức, nhưng không và có chủ tâm, được thể hiện trong đặc tính sinh sản. Hơn nữa, hành vi sinh sản phải được hiểu từ vọng nhìn làm cha mẹ có trách nhiệm và bổn phận trung thành chăm sóc và dưỡng dục con cái.

Gia Đình: hình ảnh của Ba Ngôi

46. (16) Chúa Giêsu, Đấng giao hòa mọi sự nơi chính Người, đã phục hồi hôn nhân và gia đình trở lại hình thức nguyên thủy của nó (Mc 10:1-12). Hôn nhân và gia đình đã được Chúa Kitô cứu chuộc (Eph 5:21-32), được phục hồi trong hình ảnh Ba Ngôi Chí Thánh, mầu nhiệm mà từ đó, mọi yêu thương đích thực đã phát sinh. Giao ước phu phụ, phát nguyên từ chính tạo dựng và được mạc khải trong lịch sử cứu rỗi, nhận được ý nghĩa trọn vẹn của nó trong Chúa Kitô và Giáo Hội. Qua Giáo Hội, Chúa Kitô ban cho hôn nhân và gia đình ơn thánh cần thiết để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa và sống cuộc sống hiệp thông. Tin Mừng Gia Đình trải dài suốt lịch sử thế giới từ lúc tạo ra con người giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa (xem St 1:26-27) cho tới ngày đạt tới sự thành toàn của nó vào ngày sau hết trong mầu nhiệm Giao Ước Chúa Kitô với tiệc cưới của Chiên Con (xem Kh 19:9) (xem Đức Gioan Phaolô II, Giáo Lý về Tình Yêu Nhân Bản).

Chương II

Gia đình và đời sống Giáo Hội

Gia đình trong các văn kiện của Giáo Hội

47. (17) “Xuyên suốt các thế kỷ, Giáo Hôi luôn duy trì giáo huấn không thay đổi của mình về hôn nhân và gia đình. Một trong các phát biểu cao nhất về giáo huấn này đã được Công Đồng Vatican II đề xuất trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes, là hiến chế đã dành trọn một chương để cổ vũ phẩm giá của hôn nhân và gia đình (xem Gaudium et Spes, 47-52). Văn kiện này định nghĩa hôn nhân như một cộng đồng sống và yêu thương (xem Gaudium et Spes, 48), đặt tình yêu ở giữa gia đình và đồng thời biểu lộ chân lý của tình yêu này ngược với nhiều hình thức khác nhau của chủ nghĩa giản lược đang thịnh hành trong nền văn hóa hiện nay. ‘Tình yêu đích thực giữa chồng và vợ’ (Gaudium et Spes, 49) hàm nghĩa việc hiến thân cho nhau và bao hàm cũng như tích hợp các khía cạnh tính dục và cảm giới, theo kế hoạch của Thiên Chúa (xem Gaudium et Spes, 48-49). Đàng khác, Gaudium et Spes, 48, còn nhấn mạnh tới việc đặt cơ sở cho vợ chồng trong Chúa Kitô. Chúa Kitô ‘bước vào cuộc sống các vợ chồng Kitô hữu qua bí tích hôn phối’ và ở lại với họ. Trong Nhập Thể, Người mang lấy tình yêu nhân bản, thanh tẩy nó, mang nó tới hoàn hảo và ban cho vợ chồng, cùng với Thần Khí Người, khả năng sống tình yêu ấy, một tình yêu thấm nhiễm mọi phần trong cuộc sống đức tin, đức cậy và đức mến của họ. Bằng cách này, có thể nói cô dâu và chú rể đã được thánh hiến và nhờ ơn thánh của Người, họ xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô và là một Giáo Hội tiểu gia (xem Lumen Gentium, 11), đến nỗi Giáo Hội, muốn hiểu rõ mầu nhiệm của mình, đã phải nhìn vào gia đình Kitô hữu, là hữu thể biểu lộ Giáo Hội một cách có thực chất” (Instrumentum Laboris, 4).

48. Dưới ánh sáng giáo huấn của Công Đồng Vatican II và các văn kiện của Huấn Quyền sau đó, đã có khuyến cáo được đưa ra phải khảo sát thấu đáo chiều kích truyền giáo của gia đình như là một Giáo Hội tại gia, một chiều kích đặt cơ sở trên Bí Tích Rửa Tội và được chu toàn bởi việc hoàn thành nhiệm vụ riêng của mỗi người bên trong cộng đồng Kitô Giáo. Từ bản chất, gia đình vốn có tính truyền giáo và gia tăng đức tin của mình trong chính hành vi truyền đạt đức tin này cho người khác. Đề cao vai trò truyền giáo được ủy thác cho gia đình đòi các gia đình Kitô hữu khám phá trở lại lời kêu gọi làm chứng cho Tin Mừng bằng đời sống mình và không để cho đức tin của họ mãi mãi không ai thấy. Thực sự “sống thực” tình hiệp thông gia đình là một hình thức của công bố truyền giáo rồi. Về phương diện này, vai trò của gia đình cần được cổ vũ trong sinh hoạt mục vụ nhờ một số hình thức khác nhau của việc làm chứng, trong đó có: liên đới với người nghèo, cởi mở đối với tính đa diện giữa người ta, tài quản lý tạo thế và dấn thân phát huy ích chung, chủ yếu khởi đầu từ nơi mình sinh sống.

Gia đình: đường của Giáo Hội

49. (18) “Tiếp theo Công Đồng Vaticvan II, Huấn Quyền giáo hoàng đã tinh lọc hơn nữa học lý về hôn nhân và gia đình. Một cách đặc biệt, Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, trong thông điệp Humanae Vitae của ngài, đã cho thấy sợi dây gần gũi nối kết tình yêu vợ chồng với việc sinh sản sự sống mới. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành một sự chú ý đặc biệt cho gia đình trong loạt bài giáo lý của ngài về tình yêu nhân bản, Thư Gửi Các Gia Đình Gratissimam Sane và nhất là Tông Huấn Familiaris Consortio. Trong các văn kiện này, Đức Giáo Hoàng gọi gia đình là ‘đường đi của Giáo Hội’, ngài đưa ra một cái nhìn tổng quát về ơn gọi của người đàn ông và người đàn bà bước vào tình yêu và đề xuất nhiều hướng dẫn có tính căn bản cho việc chăm sóc mục vụ gia đình và sự hiện diện của gia đình trong xã hội. Khi chuyên biệt bàn tới ‘tình yêu vợ chồng’ (xem Familiaris Consortio, 13), ngài mô tả việc vợ chồng, qua tình yêu hỗ tương của họ, đã lãnh nhận hồng ân của Thần Khí Chúa Kitô và sống ơn gọi nên thánh của họ như thế nào” (Instrumentum Laboris, 5).

Thước của Thiên Chúa đo tình yêu

50. (19) “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, trong thông điệp Deus Caritas Est của ngài, một lần nữa, đã tiếp nối chủ đề chân lý của tình yêu giữa người đàn ông và người đàn bà, một tình yêu chỉ hiểu được nhờ ánh sáng tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đinh (xem Deus Caritas Est, 2). Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng ‘hôn nhân dựa trên tình yêu độc chiếm và dứt khoát đã trở nên hình tượng mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân của Người và ngược lại. Cung cách yêu thương của Thiên Chúa đã trở thành thước đo tình yêu nhân bản’ (Deus Caritas Est, 11). Hơn nữa, trong thông điệp Caritas in Veritate của mình, ngài nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tình yêu, coi nó như nguyên lý sống trong xã hội (Xem Caritas in Veritate, 44), nơi mà con người học biết cảm nghiệm được ích chung” (Instrumentum Laboris, 6).

Gia đình cầu nguyện

51. Giáo huấn của các Đức Giáo Hoàng là một lời mời xem xét thấu đáo khía cạnh thiêng liêng của đời sống gia đình, bắt đầu với việc khám phá lại việc gia đình cầu nguyện và cùng nhau lắng nghe lời Thiên Chúa, là điều dẫn tới việc dấn thân cho các công cuộc bác ái. Sự quan trọng có tính nền tảng trong đời sống gia đình là khám phá lại Ngày của Chúa như một dấu chỉ gia đình có ý hướng sâu xa muốn thuộc về cộng đồng Giáo Hội. Việc hướng dẫn mục vụ thỏa đáng cũng đã được đề nghị để linh đạo cụ thể của gia đình có thể phát triển đáp ứng các câu hỏi phát sinh từ đời sống hàng ngày. Đặc biệt hữu ích là việc nuôi dưỡng một nền linh đạo gia đình bằng các trải nghiệm đức tin mạnh mẽ, nhất là trong việc trung thành tham dự Phép Thánh Thể, là “nguồn và là đỉnh cao của toàn bộ đời sống Kitô hữu” (LG, 11).

Gia đình và đức tin

52. (20) “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong thông điệp Lumen Fidei của ngài, khi bàn tới sự nối kết giữa gia đình và đức tin, đã viết rằng: “Gặp gỡ Chúa Kitô, tự để họ (người trẻ) được tình yêu của Người chiếm hữu và hướng dẫn, sẽ mở rộng chân trời hiện sinh, đem lại cho nó một niềm hy vọng vững chắc sẽ không làm họ thất vọng. Đức tin không phải là nơi ẩn náu cho những người nhát gan, nhưng là một điều thăng tiến đời ta. Nó làm ta ý thức được lời mời gọi tuyệt vời, tức lời mời gọi yêu thương. Nó bảo đảm với ta rằng tình yêu này đáng tin cậy và đáng ôm lấy, vì nó đặt căn bản trên lòng trung thành của Thiên Chúa, một lòng trung thành luôn lớn lao hơn mọi yếu đuối của ta’ (Lumen Fidei, 53)” (Instrumentum Laboris, 7).

Giáo lý và gia đình

53. Nhiều người cho rằng chương trình giáo lý cho gia đình cần được tái duyệt. Về phương diện này, cần phải lưu ý tới việc làm cho các cặp vợ chồng can dự vào việc giáo lý, nhất là đối với con cái họ, hợp tác với các linh mục, các phó tế và các vị sống đời thánh hiến. Sự hợp tác này dùng để chứng tỏ rằng ơn gọi hôn nhân là một thực tại quan trọng đòi phải có sự chuẩn bị thỏa đáng trong một thời gian hữu lý. Lồng các gia đình Kitô Giáo lành mạnh và các thừa tác viên đáng tin cậy vào chương trình này sẽ gia tăng tính khả tín của cộng đồng trong việc làm chứng của nó đối với người trẻ trên hành trình đưa ra các chọn lựa có ý nghĩa của họ ở trong đời.

Cộng đồng Kitô hữu không chịu chỉ đơn giản là nơi để đến xin các dịch vụ nhân bản; thay vào đó, cộng đồng này là nơi các gia đình đã phát sinh và là nơi họ gặp nhau và hành động qua lại khi cùng nhau nhịp bước trong đức tin và chia sẻ các cách thế phát triển và trao đổi hỗ tương.

Tính bất khả tiêu của hôn nhân và niềm vui cùng nhau chia sẻ đời sống

54. (21) Sự hiến mình cho nhau trong Bí Tích Hôn Nhân được đặt cơ sở trên ơn thánh của Phép Rửa, là Phép vốn thiết lập ra giao ước nền tảng của mọi người với Chúa Kitô trong Giáo Hội. Khi chấp nhận nhau và với ơn thánh của Chúa Kitô, cặp đính hôn hứa sẽ hoàn toàn hiến mình cho nhau, trung thành với nhau và chào đón sự sống mới. Cặp vợ chồng khi đã cưới nhau cùng nhìn nhận các yếu tố này như là thành phần cấu tạo ra hôn nhân, như là hồng ân Thiên Chúa hứa ban cho họ, coi trọng sự cam kết hỗ tương, nhân danh Thiên Chúa và trước mặt Giáo Hội. Do đó, trong đức tin, người tín hữu có thể coi các thiện ích của hôn nhân như các cam kết có thể duy trì được hơn nhờ sự trợ giúp của ơn thánh bí tích. Thiên Chúa thánh hiến tình yêu của vợ chồng và củng cố tính bất khả tiêu của nó, giúp họ sống lòng trung thành, tính bổ túc hỗ tương và việc chào đón sự sống mới của họ. Bởi thế, Giáo Hội ngoảnh nhìn các cặp vợ chồng như là trái tim của toàn bộ gia đình, và gia đình, ngược lại, ngoảnh nhìn lên Chúa Kitô.

55. Niềm vui nói lên việc thể hiện trọn vẹn một con người. Để biểu tỏ niềm vui độc đáo của việc kết hợp chồng và vợ và việc tạo lập một gia đình mới đòi phải trình bầy gia đình như nơi chốn của các mối liên hệ bản thân và nhưng không, không giống như các mối liên hệ trong xã hội. Việc hiến mình tự ý và hỗ tương, sự sống được sinh ra và việc săn sóc của một thành viên cho một thành viên khác, từ người trẻ nhất tới người già nhất, chỉ là một số khía cạnh làm gia đình thành độc đáo trong vẻ đẹp của nó. Điều quan trọng là khai triển ý niệm cho rằng hôn nhân là một chọn lựa cả đời vốn không hạn chế cuộc hiện sinh của ta, nhưng thay vào đó làm cho nó phong phú và trọn vẹn hơn, ngay trong những lúc khó khăn.

Qua việc chọn lựa ấy ở trong đời, gia đình xây dựng xã hội không phải như tổng số số học các cư dân của một lãnh thổ đặc thù hay một nhóm công dân của một quốc gia, nhưng như một trải nghiệm chân thực của một dân tộc hợp nhất trong tinh thần và như Dân Thiên Chúa, trong trường hợp Giáo Hội.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Chung Hướng
Tấn Đạt
21:45 17/07/2015
BÊN NHAU CHUNG HƯỚNG
Ảnh của Tấn Đạt
Yêu không phải là nhìn nhau chằm chằm,
mà là cùng nhau nhìn về một hướng.
Love does not consist in gazing at each other,
but in looking outward together in the same
direction.
(Antoine de Saint-Exupery)