Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:47 18/07/2017
79. THUYỀN TRÔI BÀNH LÃI
Úc Ly tử cùng với khách chèo thuyền du ngoạn trên sông Bành Lãi, mặt trời chói chang, sóng xanh bập bềnh, cá lội tung tăng, bầu khí cởi mở.
Thuyền tự ý trôi, khách rất phấn khởi nói:
- “Cái thú chèo thuyền thật vô cùng, nếu tôi có thể nương tựa vào cảnh sắc non nước này mà sống, thì cũng rất là thoả mãn tâm hồn rồi vậy !”
Không bao lâu sau thì có mây dày đặc u ám trên trời, gió lớn nổi lên, sóng bạc ngất trời, thuyền nhỏ tròng trành, người khách ấy xiêu bên này ngã bên kia, đứng không vững, chóng mặt ói mữa, hồn bay phách tán, mặt xanh như tàu lá chuối giống người chết, ông ta cố lấy sức hơi nói:
- “Chúng ta mau mau rời khỏi nơi này, suốt đời tôi cũng không dám đến nơi này nữa !”
(Úc Ly tử)
Suy tư 79:
Có người nói: đời là bể khổ.
Có người nói: đời đẹp như mơ.
Nhưng thực ra đời đẹp như mơ hay đời là bể khổ cũng là bởi tâm con người mà ra.
Có người khi làm ăn phát đạt, buôn bán thuận lợi thì tự nhiên tâm hồn thoải mái vui tươi và đối với họ thì đời đẹp như mơ, nhưng khi làm ăn thất bại, con cái bệnh hoạn thì than đời sao như là bể khổ...
Người Ki-tô hữu không giống những người khác ở điểm này là: dù cho đời đẹp hay xấu, họ vẫn luôn vui vẻ và chu toàn bổn phận của mình mà không kêu ca than vãn, bởi vì có Chúa ở cùng họ.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, trong ba mươi ba năm Chúa sống ở trần thế, chúng con chưa hề nghe Chúa nói đời là bể khổ, dù cuộc sống của Chúa ngay từ khi mới sinh ra là đã gặp nhiều đau khổ, dù cho ba năm cuối đời Chúa đã nhìn thấy và chữa lành cho rất nhiều người nghèo đói bệnh tật, nhưng Chúa cũng không hề than vãn đời là bể khổ...
Xin Chúa ban cho chúng con là những người đang sống ở thế gian này, biết luôn nhìn thấy hồng ân của Chúa ban cho mình qua mọi biến cố, để chúng con luôn vững tin mà xác tín rằng: cố gắng làm đẹp vũ trụ, thánh hoá thế gian và chính mình bằng việc làm công chính, bác ái yêu thương thì chính là vui tươi hạnh phúc vậy. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Úc Ly tử cùng với khách chèo thuyền du ngoạn trên sông Bành Lãi, mặt trời chói chang, sóng xanh bập bềnh, cá lội tung tăng, bầu khí cởi mở.
Thuyền tự ý trôi, khách rất phấn khởi nói:
- “Cái thú chèo thuyền thật vô cùng, nếu tôi có thể nương tựa vào cảnh sắc non nước này mà sống, thì cũng rất là thoả mãn tâm hồn rồi vậy !”
Không bao lâu sau thì có mây dày đặc u ám trên trời, gió lớn nổi lên, sóng bạc ngất trời, thuyền nhỏ tròng trành, người khách ấy xiêu bên này ngã bên kia, đứng không vững, chóng mặt ói mữa, hồn bay phách tán, mặt xanh như tàu lá chuối giống người chết, ông ta cố lấy sức hơi nói:
- “Chúng ta mau mau rời khỏi nơi này, suốt đời tôi cũng không dám đến nơi này nữa !”
(Úc Ly tử)
Suy tư 79:
Có người nói: đời là bể khổ.
Có người nói: đời đẹp như mơ.
Nhưng thực ra đời đẹp như mơ hay đời là bể khổ cũng là bởi tâm con người mà ra.
Có người khi làm ăn phát đạt, buôn bán thuận lợi thì tự nhiên tâm hồn thoải mái vui tươi và đối với họ thì đời đẹp như mơ, nhưng khi làm ăn thất bại, con cái bệnh hoạn thì than đời sao như là bể khổ...
Người Ki-tô hữu không giống những người khác ở điểm này là: dù cho đời đẹp hay xấu, họ vẫn luôn vui vẻ và chu toàn bổn phận của mình mà không kêu ca than vãn, bởi vì có Chúa ở cùng họ.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, trong ba mươi ba năm Chúa sống ở trần thế, chúng con chưa hề nghe Chúa nói đời là bể khổ, dù cuộc sống của Chúa ngay từ khi mới sinh ra là đã gặp nhiều đau khổ, dù cho ba năm cuối đời Chúa đã nhìn thấy và chữa lành cho rất nhiều người nghèo đói bệnh tật, nhưng Chúa cũng không hề than vãn đời là bể khổ...
Xin Chúa ban cho chúng con là những người đang sống ở thế gian này, biết luôn nhìn thấy hồng ân của Chúa ban cho mình qua mọi biến cố, để chúng con luôn vững tin mà xác tín rằng: cố gắng làm đẹp vũ trụ, thánh hoá thế gian và chính mình bằng việc làm công chính, bác ái yêu thương thì chính là vui tươi hạnh phúc vậy. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:49 18/07/2017
12. Cầu cứu các thánh thì có ích, bởi vì có lúc lời cầu nguyện của một người không đạt được, nhưng nhờ lời cầu nguyện của nhiều người thì có thể đạt được.
(Thánh Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Suy niệm Chúa nhật XVI thường niên – năm A
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:28 18/07/2017
Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt
Suy niệm Chúa Nhật XVI thường niên – năm A
(Mt 13, 24-43)
Hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục dùng các dụ ngôn để giúp các môn đệ cũng như dân chúng hiểu về "Nước Trời". Người so sánh " Nước Trời như một người đã gieo giống tốt trong ruộng mình; Nước Trời giống như hạt cải; Nước Trời giống như nắm men" (x. Mt 13, 24-43), nước ấy ở ngay " trên mặt đất " chứ không phải nơi xa lạ.
Thật vậy, chỉ trên mặt đất mới có chỗ cho lúa và cỏ lùng mọc lên, chỉ trong cuộc sống nhân trần mới có bột cần chất men, nên ở trên Thiên Đàng, chỉ có Thiên Chúa là tất cả mọi sự trong mọi người.
Chúa Giêsu lấy dụ ngôn hạt cải, mô tả nó " bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây "(Mt 13, 32) … " cũng như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men "(Mt 13, 33), ngoài ám chỉ sự lớn lên âm thầm nhưng hùng mạnh của Nước Chúa trong lịch sử, Chúa Giêsu muốn nói đến sự nhập thể làm người của chính mình và sức thánh hóa của Chúa Thánh Thần.
Nếu ai đó không lấy men trộn vào bột làm cho bột dậy men, thì bột đó không thể sử dụng làm thực phẩm được. Nhưng nếu trộn bột vào men, bột sẽ dậy men, đó là cách Chúa Giêsu áp dụng cho Nước Trời... Cũng như thịt : để giữ gìn thịt khỏi hư, chúng ta phải tra muối vào để bảo quản... nếu không thịt sẽ hư và trở nên không phù hợp cho tiêu dùng. Một cách tương tự, nhân loại đại diện cho thịt hoặc bột, Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần là muối và men. Nếu men Thánh Thần và muối Giêsu không xuống thế gian, không mặc lấy bản tính con người, nghĩa là nhào trộn với con người, con người sẽ không bao giờ mất đi mùi hôi thối của tội lỗi, không " tẩy trừ men cũ, để nên bột mới, là bánh không men " (1Cr 5, 7) thì không thể được cứu độ.
Nếu con người chỉ dựa vào sức riêng mình, không cần Thánh Thần trợ giúp, thì thật sai lầm; bởi con người không được tạo dựng để ở trên Trời ... Nếu người tội lỗi không gặp gỡ Thiên Chúa, không từ bỏ tội lỗi, không được thấm nhuần sức sống thần linh của Thiên Chúa, người ấy sẽ không bao giờ được nếm hưởng cuộc sống đích thực ... Trái lại, nếu đón nhận được ân sủng của Chúa Thánh Thần, không " gây phiền muộn cho Thánh Thần " (Eph 4, 30), người ấy sẽ hạnh phúc và được sống đời đời.
Dụ ngôn hạt cải và nắm men có lẽ dễ hiểu nên các môn đệ không cần phải giải thích, các ông chỉ xin Chúa Giêsu : " giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng " (Mt 13, 36) sau khi đã về nhà. Và Người đã giải thích : " Người là kẻ gieo giống. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần "(Mt 13, 37-39).
Ở những thế kỷ đầu của Kitô giáo, giáo phái Đô nát cho rằng Giáo hội là tất cả những người lành, còn thế gian thì đầy dẫy con cái sự ác không có hy vọng được cứu độ. Thánh Augustinô quan niệm : "Chính Giáo Hội là một cánh đồng có lúa và cỏ lùng, có kẻ xấu và người tốt đều chung sống với nhau, là nơi để chúng ta bắt chước gương nhẫn nại của Chúa. Những kẻ dữ hiện hữu trong thế gian này hoặc là để được cải hóa hay là nhờ họ mà những kẻ lành có thể luyện tập đức nhẫn nại ".
Vì thế chúng ta có thể rút ra những bài học sau:
1. Cần phải có hành động khôn ngoan, thận trọng, nhẹ nhàng và đúng đắn của người gieo giống tốt, để đề phòng "kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất " (Mt 13, 25). Thậm chí người gieo giống tốt có thể bị cám dỗ phản ứng với bạo lực khi áp dụng lời van xin của đầy tớ, " nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ "(Mt 13, 27). Ông chủ thật tuyệt vời, bởi ông thận trọng thẳng thừng nói: " Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: "Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta" (Mt 13, 29-30).
2. Chúa Giê-su, lúc sinh thời, Người đã phải đối mặt với sự hiện diện của sự dữ, các môn đệ Người cũng thế. Theo Matthêu thì cuộc đối đầu của Chúa Giêsu với sự dữ đã bắt đầu với câu chuyện thời thơ ấu lúc thánh Giuse đưa Đức Maria cùng Người trốn sáng Ai Cập để tránh cuộc thảm sát của Hêrôđê (Mt 2, 1-14). Người sẽ tiếp tục đối đầu khi bị cám dỗ trong hoang địa (Mt 4, 1-11), cũng như trong suốt cuộc đời sứ vụ công khai, và sẽ phải chiến đấu chống lại cái ác cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời (Mt 26 ; 27). Tuy nhiên, Người sẽ chiến thắng khi sống lại bởi Đức Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần (Mt 28).
Cũng giống như Thầy mình, các môn đệ Chúa Kitô cũng phải đối mặt với sự hiện diện của cái ác. Sau đó họ phải bắt chước Thầy mình nhẫn nại cho đến thời gian thu hoạch.
3. Trước sự hiện hữu của cái ác, thái độ của các môn đệ Chúa Kitô là gì nếu không phải là chấp nhận. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn cỏ lùng để mời gọi chúng ta áp dụng một số thái độ cần phải có đối với sự hiện hữu của cái ác trên thế giới.
Trước hết cần phải gieo trong chúng ta và xung quanh chúng ta thật nhiều hạt tốt và đặc biệt là thực hiện từng bước để gìn giữ các hạt giống tốt cho đến mùa thu hoạch như là (cầu nguyện, tĩnh tâm, làm việc lành phúc đức, giúp đỡ tha nhân...)
Tiếp đến là phải hành động với sự khôn ngoan, thận trọng khi đối đầu với sự ác, đồng thời cầu xin Chúa Thánh Thần giúp sức cho, vì: "Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta " (Rm 8, 26).
Cần phải đứng vững trong đức tin, hy vọng và bác ái; nghĩa là chinh phục cái ác bằng việc làm tốt, theo lời khuyên của thánh Tông đồ Phaolô: "Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ" (Rm 12, 21).
Chúng ta hãy hướng tới Mẹ Maria với lòng tin tưởng, để Mẹ giúp chúng ta trung thành theo Chúa Giêsu, và sống như con cái của Thiên Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật XVI thường niên – năm A
(Mt 13, 24-43)
Hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục dùng các dụ ngôn để giúp các môn đệ cũng như dân chúng hiểu về "Nước Trời". Người so sánh " Nước Trời như một người đã gieo giống tốt trong ruộng mình; Nước Trời giống như hạt cải; Nước Trời giống như nắm men" (x. Mt 13, 24-43), nước ấy ở ngay " trên mặt đất " chứ không phải nơi xa lạ.
Thật vậy, chỉ trên mặt đất mới có chỗ cho lúa và cỏ lùng mọc lên, chỉ trong cuộc sống nhân trần mới có bột cần chất men, nên ở trên Thiên Đàng, chỉ có Thiên Chúa là tất cả mọi sự trong mọi người.
Chúa Giêsu lấy dụ ngôn hạt cải, mô tả nó " bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây "(Mt 13, 32) … " cũng như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men "(Mt 13, 33), ngoài ám chỉ sự lớn lên âm thầm nhưng hùng mạnh của Nước Chúa trong lịch sử, Chúa Giêsu muốn nói đến sự nhập thể làm người của chính mình và sức thánh hóa của Chúa Thánh Thần.
Nếu ai đó không lấy men trộn vào bột làm cho bột dậy men, thì bột đó không thể sử dụng làm thực phẩm được. Nhưng nếu trộn bột vào men, bột sẽ dậy men, đó là cách Chúa Giêsu áp dụng cho Nước Trời... Cũng như thịt : để giữ gìn thịt khỏi hư, chúng ta phải tra muối vào để bảo quản... nếu không thịt sẽ hư và trở nên không phù hợp cho tiêu dùng. Một cách tương tự, nhân loại đại diện cho thịt hoặc bột, Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần là muối và men. Nếu men Thánh Thần và muối Giêsu không xuống thế gian, không mặc lấy bản tính con người, nghĩa là nhào trộn với con người, con người sẽ không bao giờ mất đi mùi hôi thối của tội lỗi, không " tẩy trừ men cũ, để nên bột mới, là bánh không men " (1Cr 5, 7) thì không thể được cứu độ.
Nếu con người chỉ dựa vào sức riêng mình, không cần Thánh Thần trợ giúp, thì thật sai lầm; bởi con người không được tạo dựng để ở trên Trời ... Nếu người tội lỗi không gặp gỡ Thiên Chúa, không từ bỏ tội lỗi, không được thấm nhuần sức sống thần linh của Thiên Chúa, người ấy sẽ không bao giờ được nếm hưởng cuộc sống đích thực ... Trái lại, nếu đón nhận được ân sủng của Chúa Thánh Thần, không " gây phiền muộn cho Thánh Thần " (Eph 4, 30), người ấy sẽ hạnh phúc và được sống đời đời.
Dụ ngôn hạt cải và nắm men có lẽ dễ hiểu nên các môn đệ không cần phải giải thích, các ông chỉ xin Chúa Giêsu : " giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng " (Mt 13, 36) sau khi đã về nhà. Và Người đã giải thích : " Người là kẻ gieo giống. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần "(Mt 13, 37-39).
Ở những thế kỷ đầu của Kitô giáo, giáo phái Đô nát cho rằng Giáo hội là tất cả những người lành, còn thế gian thì đầy dẫy con cái sự ác không có hy vọng được cứu độ. Thánh Augustinô quan niệm : "Chính Giáo Hội là một cánh đồng có lúa và cỏ lùng, có kẻ xấu và người tốt đều chung sống với nhau, là nơi để chúng ta bắt chước gương nhẫn nại của Chúa. Những kẻ dữ hiện hữu trong thế gian này hoặc là để được cải hóa hay là nhờ họ mà những kẻ lành có thể luyện tập đức nhẫn nại ".
Vì thế chúng ta có thể rút ra những bài học sau:
1. Cần phải có hành động khôn ngoan, thận trọng, nhẹ nhàng và đúng đắn của người gieo giống tốt, để đề phòng "kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất " (Mt 13, 25). Thậm chí người gieo giống tốt có thể bị cám dỗ phản ứng với bạo lực khi áp dụng lời van xin của đầy tớ, " nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ "(Mt 13, 27). Ông chủ thật tuyệt vời, bởi ông thận trọng thẳng thừng nói: " Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: "Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta" (Mt 13, 29-30).
2. Chúa Giê-su, lúc sinh thời, Người đã phải đối mặt với sự hiện diện của sự dữ, các môn đệ Người cũng thế. Theo Matthêu thì cuộc đối đầu của Chúa Giêsu với sự dữ đã bắt đầu với câu chuyện thời thơ ấu lúc thánh Giuse đưa Đức Maria cùng Người trốn sáng Ai Cập để tránh cuộc thảm sát của Hêrôđê (Mt 2, 1-14). Người sẽ tiếp tục đối đầu khi bị cám dỗ trong hoang địa (Mt 4, 1-11), cũng như trong suốt cuộc đời sứ vụ công khai, và sẽ phải chiến đấu chống lại cái ác cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời (Mt 26 ; 27). Tuy nhiên, Người sẽ chiến thắng khi sống lại bởi Đức Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần (Mt 28).
Cũng giống như Thầy mình, các môn đệ Chúa Kitô cũng phải đối mặt với sự hiện diện của cái ác. Sau đó họ phải bắt chước Thầy mình nhẫn nại cho đến thời gian thu hoạch.
3. Trước sự hiện hữu của cái ác, thái độ của các môn đệ Chúa Kitô là gì nếu không phải là chấp nhận. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn cỏ lùng để mời gọi chúng ta áp dụng một số thái độ cần phải có đối với sự hiện hữu của cái ác trên thế giới.
Trước hết cần phải gieo trong chúng ta và xung quanh chúng ta thật nhiều hạt tốt và đặc biệt là thực hiện từng bước để gìn giữ các hạt giống tốt cho đến mùa thu hoạch như là (cầu nguyện, tĩnh tâm, làm việc lành phúc đức, giúp đỡ tha nhân...)
Tiếp đến là phải hành động với sự khôn ngoan, thận trọng khi đối đầu với sự ác, đồng thời cầu xin Chúa Thánh Thần giúp sức cho, vì: "Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta " (Rm 8, 26).
Cần phải đứng vững trong đức tin, hy vọng và bác ái; nghĩa là chinh phục cái ác bằng việc làm tốt, theo lời khuyên của thánh Tông đồ Phaolô: "Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ" (Rm 12, 21).
Chúng ta hãy hướng tới Mẹ Maria với lòng tin tưởng, để Mẹ giúp chúng ta trung thành theo Chúa Giêsu, và sống như con cái của Thiên Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Kiên nhẫn và chờ đợi
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:29 18/07/2017
Chúa Nhật XVI Thường Niên, Năm A
Kn 12,13.16 -19 Rm 8, 26-27 Mt 13, 24 – 43
Kiên nhẫn và chờ đợi
Thường chúng ta sống ở trần gian này luôn có sự lành, sự dữ, luôn có thiện, có dữ. Lành dữ luôn xen lẫn với nhau.Thiên Chúa có người cho rằng Ngài là Đấng ở trên cao luôn khắt khe xét xử con người. Tuy nhiên, Đạo Công Giáo do Chúa Giêsu thiết lập là Đạo tình thương và tha thứ. Thánh Gioan định nghĩa Thiên Chúa là tình yêu. Bài dụ ngôn lúa và cỏ lùng mà Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay trinh bày, muốn nhắc lại cho chúng ta về Thiên Chúa tình yêu và tha thứ. Dụ ngôn là câu trả lời thật công minh, rõ ràng, dứt khoát của Chúa Giêsu trước sự chai lì, cứng cổ của dân Chúa và đây cũng là câu giải đáp của Chúa Giêsu trước những thắc mắc thường xuyên của các môn đệ :” tại sao Chúa không trừng phạt nhãn tiền những kẻ làm điều gian ác ? “.
Hình ảnh Chúa Giêsu đưa ra trong dụ ngôn này :” lúa luôn luôn là lúa, không bao giờ lúa có thể biến thành cỏ dại. Còn cỏ lùng tự bản chất của nó là cỏ dại, cỏ xấu, nên muôn đời nó vẫn là cỏ xấu, nó không thể nào trở thành lúa tốt được. Nơi bản thân con người cũng có hai mãnh lực khác nhau : thiện ác xen lẫn nhau như lúa và cỏ lùng trong một thửa ruộng. Đối với con người Thiên Chúa dựng nên bản chất là tốt, tuy nhiên khi lớn lên có thể mắc phải những thói hư, tật xấu. Nhưng với ơn Chúa giúp con người có thể trở nên tốt và tốt hơn, khác hoàn toàn với lúa và cỏ lùng. Dụ ngôn cỏ lùng và lúa nói lên sự chậm giận, kiên nhẫn, chờ đợi người tội lỗi quay trở về. Vua Đavít đã cho thấy :” Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giầu tình thương “ ( Tv 102,8 ). Thiên Chúa luôn nhẫn nại, chờ đợi bởi vì trước ruộng lúa xanh tươi, nhưng lại có nhiều cỏ lùng đan xen, ông chủ thật sự rất kiên nhẫn trước sự đề nghị của các đầy tớ :” Ông có muốn chúng tôi ra đi nhổ cỏ lùng không ? “, ông chủ đã không nao núng, xôn xao mà ôn tồn trả lời :” Cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt ! “. Ông chủ đã kiên nhẫn, đợi chờ cho đến khi lúa chín vàng, đến mùa gặt, rồi khi gặt ông mới tách lúa ra một nợi và tiêu diệt cỏ lùng.
Ông chủ trong dụ ngôn này giống như Thiên Chúa từ nhân và hay tha thứ. Trước một thế giới có muôn hình vạn trạng lành dữ, tốt xấu, thiện ác. Thiên Chúa luôn kiên nhẫn, đợi chờ đến ngày tận thế, Ngài mới phân biệt người lành, kẻ dữ, như chiên và dê trong đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 25, 1tt…nói về ngày chung thẩm. Thiên Chúa luôn kiên nhẫn chờ đợi như xưa dân Do Thái cứng đầu cứng cổ, bướng bỉnh phản nghịch lại Ngài, tuy nhiên Ngài luôn cho họ cơ hội để ăn năn, sám hối và trở về với Ngài…Vâng, lúc nào, nơi nào và muôn thời Thiên Chúa luôn nhẫn nại, trung kiên đợi chờ và cho con người nhiều cơ hội để biến đổi nhờ ơn sủng của Chúa và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần để họ cũng được hưởng nước trời…Chúa không dung tha tội ác nào, Ngài lên án gắt gao thói giả hình của Pharisêu, Biệt phái và con người, nhưng Ngài lại khoan dung, cảm thông và tha thứ cho những người yếu đuối tội lỗi ăn năn sám hối, trở lại : một phụ nữ ngoại tình, một Maria Magđala, một Gia Kêu, một người trộm lành hay một Phêrô chối Chúa…Ngài cảm thông, tha thứ cho họ vì họ có lòng ăn năn hối cải vv…Ngài cảm thông đối với những người yếu đuối, nhưng còn tha thứ cho chinh những kẻ hành hạ, giết Ngài.
Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt vời của người Cha nhân hậu đón người con út trở về và tha thứ tất cả cho cậu. Chúa hiền lành đã bỏ 99 con chiên mà đi tìm một con chiên lạc vv và vv…Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ nhận ra con Người hiền lành, khiêm nhượng và nhân hậu của Ngài. Tha thứ là vẻ đẹp cao quí nhất của Chúa nhưng cũng là vẻ đẹp tuyệt vời của tâm hồn của mỗi người. Tha thứ là một điều khó nhưng không phải không thực hiện được. Chúng ta cầu xin cho mỗi người chúng ta biết sống ơn tha thứ và mau mắn tha thứ cho người khác như Chúa đã tha thứ cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết sống khoan dung, cảm thông, nhân hậu và tha thứ như Chúa đã dạy và đã sống. Xin Chúa cho chúng con hiểu được lời Chúa qua miệng ngơn sứ Êdêkiên :” Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó thay đổi để được sống “ ( Ed 33,11 ).Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Lúa và cỏ lùng là gì ?
2.Tại sao ông chủ lại nói :” Cứ để cỏ lùng và lúa mọc lên “ ?
3.Thái độ của các đầy tớ trong dụ ngôn lúa và cỏ lùng thế nào ?
4.Ông chủ là ai ?
5.Chúa khuyên chúng ta điều gì ?
6.Kinh nào giúp chúng ta cảm nhận được sự tha thứ của Chúa ?
Kn 12,13.16 -19 Rm 8, 26-27 Mt 13, 24 – 43
Kiên nhẫn và chờ đợi
Thường chúng ta sống ở trần gian này luôn có sự lành, sự dữ, luôn có thiện, có dữ. Lành dữ luôn xen lẫn với nhau.Thiên Chúa có người cho rằng Ngài là Đấng ở trên cao luôn khắt khe xét xử con người. Tuy nhiên, Đạo Công Giáo do Chúa Giêsu thiết lập là Đạo tình thương và tha thứ. Thánh Gioan định nghĩa Thiên Chúa là tình yêu. Bài dụ ngôn lúa và cỏ lùng mà Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay trinh bày, muốn nhắc lại cho chúng ta về Thiên Chúa tình yêu và tha thứ. Dụ ngôn là câu trả lời thật công minh, rõ ràng, dứt khoát của Chúa Giêsu trước sự chai lì, cứng cổ của dân Chúa và đây cũng là câu giải đáp của Chúa Giêsu trước những thắc mắc thường xuyên của các môn đệ :” tại sao Chúa không trừng phạt nhãn tiền những kẻ làm điều gian ác ? “.
Hình ảnh Chúa Giêsu đưa ra trong dụ ngôn này :” lúa luôn luôn là lúa, không bao giờ lúa có thể biến thành cỏ dại. Còn cỏ lùng tự bản chất của nó là cỏ dại, cỏ xấu, nên muôn đời nó vẫn là cỏ xấu, nó không thể nào trở thành lúa tốt được. Nơi bản thân con người cũng có hai mãnh lực khác nhau : thiện ác xen lẫn nhau như lúa và cỏ lùng trong một thửa ruộng. Đối với con người Thiên Chúa dựng nên bản chất là tốt, tuy nhiên khi lớn lên có thể mắc phải những thói hư, tật xấu. Nhưng với ơn Chúa giúp con người có thể trở nên tốt và tốt hơn, khác hoàn toàn với lúa và cỏ lùng. Dụ ngôn cỏ lùng và lúa nói lên sự chậm giận, kiên nhẫn, chờ đợi người tội lỗi quay trở về. Vua Đavít đã cho thấy :” Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giầu tình thương “ ( Tv 102,8 ). Thiên Chúa luôn nhẫn nại, chờ đợi bởi vì trước ruộng lúa xanh tươi, nhưng lại có nhiều cỏ lùng đan xen, ông chủ thật sự rất kiên nhẫn trước sự đề nghị của các đầy tớ :” Ông có muốn chúng tôi ra đi nhổ cỏ lùng không ? “, ông chủ đã không nao núng, xôn xao mà ôn tồn trả lời :” Cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt ! “. Ông chủ đã kiên nhẫn, đợi chờ cho đến khi lúa chín vàng, đến mùa gặt, rồi khi gặt ông mới tách lúa ra một nợi và tiêu diệt cỏ lùng.
Ông chủ trong dụ ngôn này giống như Thiên Chúa từ nhân và hay tha thứ. Trước một thế giới có muôn hình vạn trạng lành dữ, tốt xấu, thiện ác. Thiên Chúa luôn kiên nhẫn, đợi chờ đến ngày tận thế, Ngài mới phân biệt người lành, kẻ dữ, như chiên và dê trong đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 25, 1tt…nói về ngày chung thẩm. Thiên Chúa luôn kiên nhẫn chờ đợi như xưa dân Do Thái cứng đầu cứng cổ, bướng bỉnh phản nghịch lại Ngài, tuy nhiên Ngài luôn cho họ cơ hội để ăn năn, sám hối và trở về với Ngài…Vâng, lúc nào, nơi nào và muôn thời Thiên Chúa luôn nhẫn nại, trung kiên đợi chờ và cho con người nhiều cơ hội để biến đổi nhờ ơn sủng của Chúa và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần để họ cũng được hưởng nước trời…Chúa không dung tha tội ác nào, Ngài lên án gắt gao thói giả hình của Pharisêu, Biệt phái và con người, nhưng Ngài lại khoan dung, cảm thông và tha thứ cho những người yếu đuối tội lỗi ăn năn sám hối, trở lại : một phụ nữ ngoại tình, một Maria Magđala, một Gia Kêu, một người trộm lành hay một Phêrô chối Chúa…Ngài cảm thông, tha thứ cho họ vì họ có lòng ăn năn hối cải vv…Ngài cảm thông đối với những người yếu đuối, nhưng còn tha thứ cho chinh những kẻ hành hạ, giết Ngài.
Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt vời của người Cha nhân hậu đón người con út trở về và tha thứ tất cả cho cậu. Chúa hiền lành đã bỏ 99 con chiên mà đi tìm một con chiên lạc vv và vv…Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ nhận ra con Người hiền lành, khiêm nhượng và nhân hậu của Ngài. Tha thứ là vẻ đẹp cao quí nhất của Chúa nhưng cũng là vẻ đẹp tuyệt vời của tâm hồn của mỗi người. Tha thứ là một điều khó nhưng không phải không thực hiện được. Chúng ta cầu xin cho mỗi người chúng ta biết sống ơn tha thứ và mau mắn tha thứ cho người khác như Chúa đã tha thứ cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết sống khoan dung, cảm thông, nhân hậu và tha thứ như Chúa đã dạy và đã sống. Xin Chúa cho chúng con hiểu được lời Chúa qua miệng ngơn sứ Êdêkiên :” Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó thay đổi để được sống “ ( Ed 33,11 ).Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Lúa và cỏ lùng là gì ?
2.Tại sao ông chủ lại nói :” Cứ để cỏ lùng và lúa mọc lên “ ?
3.Thái độ của các đầy tớ trong dụ ngôn lúa và cỏ lùng thế nào ?
4.Ông chủ là ai ?
5.Chúa khuyên chúng ta điều gì ?
6.Kinh nào giúp chúng ta cảm nhận được sự tha thứ của Chúa ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhiều Nhóm Phò Sự Sống hoan nghênh Dự Luật Y Tế cắt giảm 86% ngân quỹ dành cho Tổ Chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình.
Giuse Thẩm Nguyễn
08:29 18/07/2017
Nhiều Nhóm Phò Sự Sống hoan nghênh Dự Luật Y Tế cắt giảm 86% ngân quỹ dành cho Tổ Chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình.
(CNSNews.com) – Nhiều nhóm Phò Sự Sống như Family Research Council viết tắt là FRC (Hội Nghiên Cứu Về Gia Đình) và Created Equal (Tổ Chức Mọi Người Sinh Ra Bình Đẳng) đã hoan nghênh dự luật mới của Thượng Viện có tên là Better Care Reconcilation Act năm 2017, viết tắt là BCRA (Luật Điều Chỉnh Chăm Sóc Tốt Hơn). Dự luật này sẽ cắt khoảng $390 tỉ, chiếm khoảng 86% ngân quỹ của Liên Bang cung cấp cho Tổ Chức Kế hoạch Hóa Gia Đình qua chương trình Medicaid hằng năm.
FRC (Hội Nghiên Cứu Về Gia Đình) đã cho biết trong thông tin báo chí rằng hội ủng hộ dự luật mới đây của Thượng Viện vì đang đi theo chiều hướng phò sự sống.
Nhưng theo Title X (Luật Liêng Bang X), Tổ Chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình sẽ tiếp tục nhận được trợ cấp từ quỹ liên bang khoảng $60 triệu.
Chủ tịch Hội FRC là Tony Perkins nói rằng bản dự luật “phục hồi nguyên tắc phò sự sống của Tu Chính Án Hyde, xác định rõ việc phá thai không nằm trong việc chăm sóc sức khỏe và do đó không nên được trợ giúp tài chánh.” Trái ngược với luật ObamaCare cho phụ nữ muốn chọn phá thai hay không, dự luật mới này không cho phép dùng tài khoản đóng cho bảo hiểm để trả cho việc phá thai.
Luật ObamaCare tránh né Tu Chính Hyde và vi phạm sự ý niệm hiển nhiên là nếu người đóng thuế chống lại việc phá thai thì họ sẽ không bị bắt buộc đóng thuế trả cho quỹ phá thai đó.
Cũng theo thông tin báo chí, FRC còn cho rằng dự luật này sẽ phân phối lại ngân quỹ để giúp cho các trung tâm y tế cộng đồng, với con số cơ sở nhiều hơn của tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình mà không thực hiện việc phá thai. Số tiền cắt từ quỹ cho Kế Hoạch Hóa Gia Đình hằng năm dĩ nhiên sẽ tạo ra nhiều sự chăm sóc đa dạng để phục vụ tốt hơn những nhu cầu của các gia đình.
Created Equal (Tổ chức Mọi Người Sinh Ra Bình Đẳng) cũng đã biểu tình hơn hai giờ trước Tòa Nhà Văn Phòng Rusell của Thượng Viện vào hôm Thứ Năm để chắc rằng các Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa cũng ủng hộ việc cắt giảm ngân quỹ của Kế Hoạch Hóa Gia Đình trong dự luật mới này.
Tổ chức này đã phân phát 100 tập tài liệu, mỗi tập gồm có một mô hình thai nhi 12 tuần tuổi và một lá thư “Baby Hope” (Hy vọng của em) gởi đến các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ.
Lá thư có nội dung như sau:
“Tên em là Baby Hope. Em mới được 12 tuần tuổi, nhưng em muốn được sống. Nhưng tội nghiệp cho em vì có nhiều khả năng em sẽ bị giết bởi cái tổ chức có tên là Kế Hoạch Hóa Gia Đình trước khi em có cơ hội để chào đời. Tệ hại hơn nữa, Kế Hoạch Hóa Gia Đình, một tổ chức phá thai lớn nhất Hoa Kỳ đã giết 900 trẻ em trước khi được sinh ra như em mỗi ngày, mà trớ trêu thay việc giết hại em lại được trả lương bởi tiền đóng thuế của những người dân Hoa Kỳ.
“Tuy nhiên, quý vị có thể ngưng ngay việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình giết em và những em khác. Quý vị chỉ cần bỏ phiếu ủng hộ cho một luật chăm sóc sức khỏe để không chi trả cho việc phá thai của Kế Hoạch Hóa Gia Đình bằng tiền đóng thuế của người dân và dùng tiền đó để giúp cho các trung tâm y tế cộng đồng.
“Vì em và hằng trăm trẻ khác như em, em van nài quý vị hãy từ chối cấp quỹ cho việc phá thai và tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình trong luật chăm sóc sức khỏe.
“Xin bảo vệ em.
“Rất trân trọng, Baby Hope”.
Giám Đốc Điều Hành của Created Equal là Mark Harrington nói rằng ông rất vui mừng với bản dự luật mới của Thượng Viện, nhưng ông không hy vọng luật mới này có thể bãi bỏ ObamaCare hay dễ dàng thông qua tại Thượng Viện.
Harrington nói rằng “Nghị Sĩ McConnell đã làm việc với phía Dân Chủ trong hai tuần qua mặc dù thực tế là điều khoản cắt bỏ ngân quỹ của tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình vẫn còn trong vòng thảo luận, nhưng chúng tôi vẫn có chút hoài nghi bởi nếu ông ta cần phía Dân Chủ để thông qua dự luật thì họ sẽ đòi loại bỏ điều khoản đó.”
FRC cũng chỉ ra những vấn đề phò sự sống trong một số điều khoản, bao gồm quỹ mới $70 triệu cho các công ty bảo hiểm. Tổ chức FRC sẽ không ủng hộ dự BCRA (Luật Điều Chỉnh Chăm Sóc Tốt Hơn) nếu việc cắt bỏ ngân quỹ của Kế Hoạch Hóa Gia Đình không có trong dự luật.
Chủ tịch tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình là Cecile Richard cũng đã lên tiếng về dự luật mới này và gọi BRCA là một dự luật “tồi tệ nhất cho phụ nữ” và rằng 13 triệu phụ nữ sẽ không còn được chăm sóc thai nghén nếu luật này được thông qua.
Giuse Thẩm Nguyễn
(CNSNews.com) – Nhiều nhóm Phò Sự Sống như Family Research Council viết tắt là FRC (Hội Nghiên Cứu Về Gia Đình) và Created Equal (Tổ Chức Mọi Người Sinh Ra Bình Đẳng) đã hoan nghênh dự luật mới của Thượng Viện có tên là Better Care Reconcilation Act năm 2017, viết tắt là BCRA (Luật Điều Chỉnh Chăm Sóc Tốt Hơn). Dự luật này sẽ cắt khoảng $390 tỉ, chiếm khoảng 86% ngân quỹ của Liên Bang cung cấp cho Tổ Chức Kế hoạch Hóa Gia Đình qua chương trình Medicaid hằng năm.
FRC (Hội Nghiên Cứu Về Gia Đình) đã cho biết trong thông tin báo chí rằng hội ủng hộ dự luật mới đây của Thượng Viện vì đang đi theo chiều hướng phò sự sống.
Nhưng theo Title X (Luật Liêng Bang X), Tổ Chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình sẽ tiếp tục nhận được trợ cấp từ quỹ liên bang khoảng $60 triệu.
Chủ tịch Hội FRC là Tony Perkins nói rằng bản dự luật “phục hồi nguyên tắc phò sự sống của Tu Chính Án Hyde, xác định rõ việc phá thai không nằm trong việc chăm sóc sức khỏe và do đó không nên được trợ giúp tài chánh.” Trái ngược với luật ObamaCare cho phụ nữ muốn chọn phá thai hay không, dự luật mới này không cho phép dùng tài khoản đóng cho bảo hiểm để trả cho việc phá thai.
Luật ObamaCare tránh né Tu Chính Hyde và vi phạm sự ý niệm hiển nhiên là nếu người đóng thuế chống lại việc phá thai thì họ sẽ không bị bắt buộc đóng thuế trả cho quỹ phá thai đó.
Cũng theo thông tin báo chí, FRC còn cho rằng dự luật này sẽ phân phối lại ngân quỹ để giúp cho các trung tâm y tế cộng đồng, với con số cơ sở nhiều hơn của tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình mà không thực hiện việc phá thai. Số tiền cắt từ quỹ cho Kế Hoạch Hóa Gia Đình hằng năm dĩ nhiên sẽ tạo ra nhiều sự chăm sóc đa dạng để phục vụ tốt hơn những nhu cầu của các gia đình.
Created Equal (Tổ chức Mọi Người Sinh Ra Bình Đẳng) cũng đã biểu tình hơn hai giờ trước Tòa Nhà Văn Phòng Rusell của Thượng Viện vào hôm Thứ Năm để chắc rằng các Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa cũng ủng hộ việc cắt giảm ngân quỹ của Kế Hoạch Hóa Gia Đình trong dự luật mới này.
Tổ chức này đã phân phát 100 tập tài liệu, mỗi tập gồm có một mô hình thai nhi 12 tuần tuổi và một lá thư “Baby Hope” (Hy vọng của em) gởi đến các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ.
Lá thư có nội dung như sau:
“Tên em là Baby Hope. Em mới được 12 tuần tuổi, nhưng em muốn được sống. Nhưng tội nghiệp cho em vì có nhiều khả năng em sẽ bị giết bởi cái tổ chức có tên là Kế Hoạch Hóa Gia Đình trước khi em có cơ hội để chào đời. Tệ hại hơn nữa, Kế Hoạch Hóa Gia Đình, một tổ chức phá thai lớn nhất Hoa Kỳ đã giết 900 trẻ em trước khi được sinh ra như em mỗi ngày, mà trớ trêu thay việc giết hại em lại được trả lương bởi tiền đóng thuế của những người dân Hoa Kỳ.
“Tuy nhiên, quý vị có thể ngưng ngay việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình giết em và những em khác. Quý vị chỉ cần bỏ phiếu ủng hộ cho một luật chăm sóc sức khỏe để không chi trả cho việc phá thai của Kế Hoạch Hóa Gia Đình bằng tiền đóng thuế của người dân và dùng tiền đó để giúp cho các trung tâm y tế cộng đồng.
“Vì em và hằng trăm trẻ khác như em, em van nài quý vị hãy từ chối cấp quỹ cho việc phá thai và tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình trong luật chăm sóc sức khỏe.
“Xin bảo vệ em.
“Rất trân trọng, Baby Hope”.
Giám Đốc Điều Hành của Created Equal là Mark Harrington nói rằng ông rất vui mừng với bản dự luật mới của Thượng Viện, nhưng ông không hy vọng luật mới này có thể bãi bỏ ObamaCare hay dễ dàng thông qua tại Thượng Viện.
Harrington nói rằng “Nghị Sĩ McConnell đã làm việc với phía Dân Chủ trong hai tuần qua mặc dù thực tế là điều khoản cắt bỏ ngân quỹ của tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình vẫn còn trong vòng thảo luận, nhưng chúng tôi vẫn có chút hoài nghi bởi nếu ông ta cần phía Dân Chủ để thông qua dự luật thì họ sẽ đòi loại bỏ điều khoản đó.”
FRC cũng chỉ ra những vấn đề phò sự sống trong một số điều khoản, bao gồm quỹ mới $70 triệu cho các công ty bảo hiểm. Tổ chức FRC sẽ không ủng hộ dự BCRA (Luật Điều Chỉnh Chăm Sóc Tốt Hơn) nếu việc cắt bỏ ngân quỹ của Kế Hoạch Hóa Gia Đình không có trong dự luật.
Chủ tịch tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình là Cecile Richard cũng đã lên tiếng về dự luật mới này và gọi BRCA là một dự luật “tồi tệ nhất cho phụ nữ” và rằng 13 triệu phụ nữ sẽ không còn được chăm sóc thai nghén nếu luật này được thông qua.
Giuse Thẩm Nguyễn
Cô dâu hụt - biến tiệc cưới thành tiệc cho người vô gia cư
Giuse Thẩm Nguyễn
15:59 18/07/2017
Cô dâu hụt biến tiệc cưới bị hủy bỏ thành bữa tiệc thịnh soạn cho người vô gia cư.
EWTN News/CNA) Rất nhiều cặp đôi không tiếc mấy chục hàng ngàn dollars để tổ chức tiệc cưới mơ ước của mình. Nhưng nếu vì lý do nào đó phải hủy bỏ thì sao?
Đó là trường hợp của cặp đôi Sarah Cummins và Logan Aruajo, vì lý do nào đó không rõ, họ đã phải hủy bỏ tiệc cưới của mình với số tiền đặt cọc không hoàn lại là $30,000 dollars.
“Quả là tai họa”. Cummins nói với tờ IndyStar như thế. Chỉ có tiền đặt cọc thợ chụp hình là được hoàn lại còn tất cả mọi khoản tiền khác coi như mất trắng.
“Tôi đã gọi điện thoại cho nhà hàng để xin hủy bỏ, tôi xin lỗi, rồi tôi khóc lóc nhưng chẳng ai muốn hoàn tiền lại cho tôi. Tôi thấy mình thật vô lý vì sẽ hoang phí bao nhiêu thức ăn trong tiệc cưới này.”
Sau khi xem xét lại với chủ rể Araujo, Cummins quyết định sẽ mời tất cả những người vô gia cư từ bốn nhà tạm trú ở địa phương đến để thưởng thức bữa tiệc sang trọng này tại nhà hàng Ritz Charles ở Carmel, Indiana, vùng ngoại ô Indianapolis. Cô hy vọng đủ chỗ cho 170 khách mời.
Cummins nói “Đối với tôi, đây là cơ hội để những người nghèo khổ được thưởng thức những món ăn ngon lạ và được tiếp đón tại một nơi sang trọng như thế này mà đời người ai cũng có thể.”
Cô còn cho thuê xe đến đón khách mời tại các nhà tạm trú và sắp xếp chào đón khách khi họ tới. Mới đầu cô nghĩ là cô không nên đến vì sẽ đào thêm nỗi đau, nhưng rồi cô đã đổi ý sau khi một quản lý nhà tạm trú của những người vô gia cư nói rằng mọi người rất náo nức để được gặp cô.
Một khách mời là một cựu chiến binh vô gia cư nói với Cummins khi tới nhà hàng rằng “Cám ơn cô đã mời chúng tôi. Thật là một việc làm vô cùng ý nghĩa.”
Mẹ của cô Cummins và những phụ dâu hụt cũng đã tham dự.
Khách mời mặc trang phục đẹp nhất mà họ có thể và bữa ăn gồm có món thịt viên, bánh mì nướng trộn cà chua tỏi chiên bơ và món ăn chính là ức gà với bẹ trái atiso và nước chấm kem Chardonnay.
Lòng quảng đại của cô Cummins đã đánh động những người khác gồm hệ thống Matt Guanzon of Indianapolis đã tặng những bộ quần áo đã dùng rồi và cũng kêu gọi những cơ sở khác làm như vậy, một tiệm may và tiệm bán đồ dạ hội cũng tặng quần áo, váy dài và những phụ kiện linh tinh khác.
Bữa tiệc cũng có màn cắt bánh và hoán đổi chỗ ngồi như là một tiệc cưới…
Giám Đốc trung tâm phát triển Ritz là Cheryl Herzog rất đỗi cảm động về câu chuyện tấm lòng quảng đại của cô Cummins được đăng trên tờ nhật báo Indystar.
Herzog nói “Tôi rất lấy làm cảm động vì cô Sarah đã biến nỗi đau của mình thành niềm vui cho những người nghèo khổ. Tôi thực sự kính trọng việc làm của cô.”
Khách mời Erik Jensen nói rằng “chúng tôi đã có thời gian thích thú. Đây là cơ hội thực sự tuyệt vời cho chúng tôi, nhưng nó cũng là bi kịch lớn trong đời cô.”
“Đây là dịp để tình yêu được chấp cánh. Cảnh đời vô gia cư là sự mất mát tất cả đối với chúng tôi. Việc làm này quả là tốt đẹp quá.”
Giuse Thẩm Nguyễn
EWTN News/CNA) Rất nhiều cặp đôi không tiếc mấy chục hàng ngàn dollars để tổ chức tiệc cưới mơ ước của mình. Nhưng nếu vì lý do nào đó phải hủy bỏ thì sao?
Đó là trường hợp của cặp đôi Sarah Cummins và Logan Aruajo, vì lý do nào đó không rõ, họ đã phải hủy bỏ tiệc cưới của mình với số tiền đặt cọc không hoàn lại là $30,000 dollars.
“Quả là tai họa”. Cummins nói với tờ IndyStar như thế. Chỉ có tiền đặt cọc thợ chụp hình là được hoàn lại còn tất cả mọi khoản tiền khác coi như mất trắng.
“Tôi đã gọi điện thoại cho nhà hàng để xin hủy bỏ, tôi xin lỗi, rồi tôi khóc lóc nhưng chẳng ai muốn hoàn tiền lại cho tôi. Tôi thấy mình thật vô lý vì sẽ hoang phí bao nhiêu thức ăn trong tiệc cưới này.”
Sau khi xem xét lại với chủ rể Araujo, Cummins quyết định sẽ mời tất cả những người vô gia cư từ bốn nhà tạm trú ở địa phương đến để thưởng thức bữa tiệc sang trọng này tại nhà hàng Ritz Charles ở Carmel, Indiana, vùng ngoại ô Indianapolis. Cô hy vọng đủ chỗ cho 170 khách mời.
Cummins nói “Đối với tôi, đây là cơ hội để những người nghèo khổ được thưởng thức những món ăn ngon lạ và được tiếp đón tại một nơi sang trọng như thế này mà đời người ai cũng có thể.”
Cô còn cho thuê xe đến đón khách mời tại các nhà tạm trú và sắp xếp chào đón khách khi họ tới. Mới đầu cô nghĩ là cô không nên đến vì sẽ đào thêm nỗi đau, nhưng rồi cô đã đổi ý sau khi một quản lý nhà tạm trú của những người vô gia cư nói rằng mọi người rất náo nức để được gặp cô.
Một khách mời là một cựu chiến binh vô gia cư nói với Cummins khi tới nhà hàng rằng “Cám ơn cô đã mời chúng tôi. Thật là một việc làm vô cùng ý nghĩa.”
Mẹ của cô Cummins và những phụ dâu hụt cũng đã tham dự.
Khách mời mặc trang phục đẹp nhất mà họ có thể và bữa ăn gồm có món thịt viên, bánh mì nướng trộn cà chua tỏi chiên bơ và món ăn chính là ức gà với bẹ trái atiso và nước chấm kem Chardonnay.
Lòng quảng đại của cô Cummins đã đánh động những người khác gồm hệ thống Matt Guanzon of Indianapolis đã tặng những bộ quần áo đã dùng rồi và cũng kêu gọi những cơ sở khác làm như vậy, một tiệm may và tiệm bán đồ dạ hội cũng tặng quần áo, váy dài và những phụ kiện linh tinh khác.
Bữa tiệc cũng có màn cắt bánh và hoán đổi chỗ ngồi như là một tiệc cưới…
Giám Đốc trung tâm phát triển Ritz là Cheryl Herzog rất đỗi cảm động về câu chuyện tấm lòng quảng đại của cô Cummins được đăng trên tờ nhật báo Indystar.
Herzog nói “Tôi rất lấy làm cảm động vì cô Sarah đã biến nỗi đau của mình thành niềm vui cho những người nghèo khổ. Tôi thực sự kính trọng việc làm của cô.”
Khách mời Erik Jensen nói rằng “chúng tôi đã có thời gian thích thú. Đây là cơ hội thực sự tuyệt vời cho chúng tôi, nhưng nó cũng là bi kịch lớn trong đời cô.”
“Đây là dịp để tình yêu được chấp cánh. Cảnh đời vô gia cư là sự mất mát tất cả đối với chúng tôi. Việc làm này quả là tốt đẹp quá.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Các nhà khoa học tuyên bố khăn liệm của Turin nhuốm máu của một nạn nhân bị tra tấn.
Đặng Tự Do
21:01 18/07/2017
Elvio Carlino, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Tinh thể học ở Bari, Italia cho hay các hạt này cho thấy Chúa đã trải qua những “đau khổ rất lớn”.
Giáo sư Giulio Fanti của Đại học Padua nói thêm rằng các hạt này có cấu trúc, kích cỡ và phân bố đặc biệt, và tỷ lệ creatinine và ferritin cao, thường gặp ở những bệnh nhân bị chấn thương như bị tra tấn chẳng hạn.
Giáo sư Fanti cho biết: “Sự hiện diện của các hạt nano sinh học tìm thấy trong các thí nghiệm của chúng tôi đã chỉ ra cái chết tàn khốc cho người được gói trong tấm vải liệm Turin.”
Ông nói thêm các hạt này “không thể do con người thêm thắt vào trên vải của khăn liệm”.
Các phát hiện này xuất hiện trong một bài viết có tiêu đề “Bằng chứng sinh học mới từ việc nghiên cứu độ phân giải nguyên tử trên tấm vải liệm thành Turin”, được xuất bản trên tạp chí khoa học Hoa Kỳ PlosOne.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp mới được phát triển gần đây trong lĩnh vực kính hiển vi điện tử để phân tích khăn liệm.
Carlino cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên về “các tính chất nano của một sợi nguyên chất lấy từ khăn liệm thành Turin”
Nhà thờ chính tòa kính nhớ Thánh Têrêxa thành Calcutta sắp được khánh thành tại Kosovo
Đặng Tự Do
21:19 18/07/2017
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Ernest Simoni làm đặc sứ của ngài trong thánh lễ diễn ra tại Pristina, thủ đô của quốc gia Kosovo, được một số nước nhìn nhận là một quốc gia độc lập.
Đây không phải là thánh đường mới được xây dựng. Thật vậy, sau ngày cộng sản bị sụp đổ, Giáo Hội Công Giáo được hồi sinh tại quốc gia này, các tín hữu Công Giáo đã xây dựng được nhiều nhà thờ trong đó có ngôi nhà thờ này, được thánh hiến vào năm 2010. Tuy nhiên, nhà thờ này sẽ được chính thức dành để kính nhớ Mẹ Têrêsa sau buổi lễ vào tháng 9.
Nhà thờ được cất theo kiểu Ý đã được khởi công xây dựng từ năm 2007 và vẫn còn chưa hoàn thành. Khi hoàn thành, nhà thờ sẽ có hai tháp chuông, mỗi tháp cao 70m, như thế nhà thờ này sẽ là một trong những tòa nhà cao nhất của thành phố.
Các thiết kế trên các cửa sổ kính màu miêu tả của Thánh Têrêxa với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI.
Có khoảng 65,000 người Công Giáo ở Kosovo, trong tổng số khoảng hai triệu người. Hầu hết cư dân Kosovo là người Albani, như Mẹ Teresa. Gần 95 phần trăm dân số theo Hồi giáo.
Toà Thánh không công nhận Kosovo là một quốc gia có chủ quyền.
Tiền nợ học phí Đại Học cản trở gần một nửa những người muốn đi tu tại Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
22:35 18/07/2017
Theo thống kê của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong 546 tân linh mục được thụ phong tại Mỹ trong năm 2016, 59% đã tốt nghiệp Đại Học trước khi bước vào chủng viện. Vì thế, số tuổi trung bình của các tân linh mục tại Hoa Kỳ rất cao trên thế giới, là 35 tuổi.
Đối với những người muốn đi tu sau khi đã tốt nghiệp Đại Học, trở ngại lớn nhất là món nợ học phí Đại Học trong thời sinh viên. Tuy thiếu những ứng sinh, hầu hết các dòng tu nam nữ đều từ chối những ai mắc nợ Đại Học.
Hiệp hội Laboure, một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn muốn đi tu nhưng không được vì những khoản nợ nần này, cho biết 42 phần trăm các ứng sinh tại Hoa Kỳ, cuối cùng đã không được đào tạo. Những ai bền chí đều phải trải qua một thời gian làm việc kiếm tiền trả dứt nợ Đại Học rồi mới có thể đi tu.
Theo các nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng trong công tác tông đồ tại Đại học Georgetown, gọi tắt là CARA, một phần ba những người muốn đi tu tại Mỹ đang mắc nợ Đại Học, với số tiền trung bình khoảng 28,000 đô la.
Một nghiên cứu năm 2012 của CARA cho biết 70% các cộng đoàn tu trì từ chối những ai mắc nợ Đại Học. Trong cùng một nghiên cứu, 80% các cộng đoàn này đã yêu cầu ứng sinh trì hoãn nộp đơn cho tới khi trả dứt nợ rồi hãy quay lại.
Đối với những người muốn đi tu sau khi đã tốt nghiệp Đại Học, trở ngại lớn nhất là món nợ học phí Đại Học trong thời sinh viên. Tuy thiếu những ứng sinh, hầu hết các dòng tu nam nữ đều từ chối những ai mắc nợ Đại Học.
Hiệp hội Laboure, một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn muốn đi tu nhưng không được vì những khoản nợ nần này, cho biết 42 phần trăm các ứng sinh tại Hoa Kỳ, cuối cùng đã không được đào tạo. Những ai bền chí đều phải trải qua một thời gian làm việc kiếm tiền trả dứt nợ Đại Học rồi mới có thể đi tu.
Theo các nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng trong công tác tông đồ tại Đại học Georgetown, gọi tắt là CARA, một phần ba những người muốn đi tu tại Mỹ đang mắc nợ Đại Học, với số tiền trung bình khoảng 28,000 đô la.
Một nghiên cứu năm 2012 của CARA cho biết 70% các cộng đoàn tu trì từ chối những ai mắc nợ Đại Học. Trong cùng một nghiên cứu, 80% các cộng đoàn này đã yêu cầu ứng sinh trì hoãn nộp đơn cho tới khi trả dứt nợ rồi hãy quay lại.
Tòa án Vatican mở phiên xử hai cựu giám đốc điều hành bệnh viện Bambino Gesu về tội tham ô
Đặng Tự Do
23:08 18/07/2017
Giuseppe Profiti, nguyên giám đốc, và Massimo Spina, thủ quỹ, của Bệnh viện Gesu Bambino, hay thường được gọi là bệnh viện Đức Giáo Hoàng đã bị buộc tội lấy 422,000 Euros, tức là khoảng 481,000 Mỹ Kim, từ quỹ của bệnh viện để chi trả cho việc tân trang căn nhà của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone. Toàn bộ việc chi tiêu trái phép diễn ra từ tháng 11 năm 2013 đến ngày 28 tháng 5 năm 2014. Đức Hồng Y Tarcisio Bertone đã là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từ ngày 15 tháng 9 năm 2006 đến ngày 15 tháng 10 năm 2013.
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone tuyên bố ngài đã trả 300,000 Euros tiền riêng của mình cho việc tân trang nhà và không hay biết là tổng chi phí đã lên đến 722,000 Euros.
Giuseppe Profiti và Massimo Spina là những cá nhân đầu tiên bị truy tố theo các luật mới của Vatican về quản lý tài chính. Họ đã bị truy tố ngay sau một cuộc điều tra của Associated Press được công bố với những bằng chứng về việc quản lý yếu kém và việc chăm sóc y tế kém phẩm chất tại bệnh viện Bambino Gesu dưới sự lãnh đạo của Profiti. Profiti đã từ chức giám đốc vào năm 2015. Sau khi vụ việc đổ bể, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone có tặng cho bệnh viện 150,000 Euros cho việc nghiên cứu. Cho đến nay, ngài không bị truy tố và cũng không bị tòa án Vatican triệu tập.
Các viên chức Vatican nói rằng các vấn đề tại bệnh viện đã được giải quyết. Tuy nhiên, danh tiếng của Giáo Hội bị bôi nhọ trầm trọng trong vụ tham ô số tiền đáng lẽ ra phải được dùng cho các trẻ em chứ không phải để tân trang nhà cửa.
Ngày 7 tháng 9, và 8 và 9 tòa án sẽ tái tục vụ xử này.
Dân chúng Venezuela trốn trong nhà thờ sau khi cảnh sát bắn chết người
Đặng Tự Do
23:23 18/07/2017
Cuộc bầu cử đầy biểu tượng này được tổ chức bởi đảng đối lập đang nắm giữ đa số ghế tại Quốc Hội Venezuela. Hơn 98% số người tham gia đã bỏ phiếu chống lại đề nghị thay đổi hiến pháp.
Các giám mục Venezuela tuyên bố rằng cuộc trưng cầu dân ý này là “hoàn toàn hợp pháp”, và trên web site của Hội Đồng Giám Mục Venezuela, người ta cũng thấy hình ảnh chính các giám mục đi bỏ phiếu.
Sau khi Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino cử hành Thánh lễ tại nhà thờ Đức Mẹ Núi Carmelô ở Catia, những người ủng hộ Maduro đã bắn vào đám đông cử tri bên ngoài nhà thờ, giết chết một người và làm bị thương nhiều người khác. Hàng trăm người đã lánh nạn trong nhà thờ cho đến khi Đức Hồng Y gặp gỡ cảnh sát và yêu cầu họ cho anh chị em giáo dân ra về an toàn.
Đức Hồng y Leonardo Sandri than thở về sự im lặng của thế giới đối với số phận người Ukraine
Đặng Tự Do
23:35 18/07/2017
Theo lời mời của Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine, Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Bộ Các Giáo Hội Đông phương, đã viếng thăm quốc gia này để thể hiện sự liên đới của Vatican với các tín hữu.
Đức Hồng Y Leonardo Sandri đã cầu nguyện tại Euromaidan nơi đã xảy ra các cuộc biểu tình trong hai năm 2013 và 2014, dẫn đến việc bãi nhiệm Tổng thống Nga Viktor Yanukovych, cũng như tại lăng mộ của Đức Hồng Y Lubomyr Husar, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine từ năm 2001 đến năm 2011 .
Đức Hồng Y Sandri đã than thở trước sự im lặng của quốc tế về cuộc chiến tại Donbass, trong đó các phiến quân ly khai thân Nga, với sự trợ giúp của quân đội Nga, đã chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine trong mưu toan sát nhập miền này vào Nga như đã từng xảy ra tại bán đảo Crimea.
Đức Hồng Y Sandri nhận xét rằng rằng “trên cả hai bình diện nhân bản và Kitô, lòng yêu mến sự thật mà các tông đồ ủy thác cho chúng ta cấm chúng ta chấp nhận sự im lặng trong cuộc xung đột ở Ukraine và trước sự đau khổ vô biên đã xảy ra cho hàng chục ngàn người”.
Đức Hồng Y đã cầu nguyện tại hai thành phố ở miền đông Ukraine, nơi đã từng bị các lực lượng ly khai chiếm và sau đó được các lực lượng Ukraine tái chiếm gần đây. Ngài cũng thăm viếng một trung tâm Caritas, nơi đang nuôi các trẻ em mồ côi vì cuộc chiến này.
Chuyến đi kéo dài một tuần của Đức Hồng Y Sandri đã kết thúc vào ngày 17 tháng 7.
Đức Hồng Y Leonardo Sandri đã cầu nguyện tại Euromaidan nơi đã xảy ra các cuộc biểu tình trong hai năm 2013 và 2014, dẫn đến việc bãi nhiệm Tổng thống Nga Viktor Yanukovych, cũng như tại lăng mộ của Đức Hồng Y Lubomyr Husar, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine từ năm 2001 đến năm 2011 .
Đức Hồng Y Sandri đã than thở trước sự im lặng của quốc tế về cuộc chiến tại Donbass, trong đó các phiến quân ly khai thân Nga, với sự trợ giúp của quân đội Nga, đã chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine trong mưu toan sát nhập miền này vào Nga như đã từng xảy ra tại bán đảo Crimea.
Đức Hồng Y Sandri nhận xét rằng rằng “trên cả hai bình diện nhân bản và Kitô, lòng yêu mến sự thật mà các tông đồ ủy thác cho chúng ta cấm chúng ta chấp nhận sự im lặng trong cuộc xung đột ở Ukraine và trước sự đau khổ vô biên đã xảy ra cho hàng chục ngàn người”.
Đức Hồng Y đã cầu nguyện tại hai thành phố ở miền đông Ukraine, nơi đã từng bị các lực lượng ly khai chiếm và sau đó được các lực lượng Ukraine tái chiếm gần đây. Ngài cũng thăm viếng một trung tâm Caritas, nơi đang nuôi các trẻ em mồ côi vì cuộc chiến này.
Chuyến đi kéo dài một tuần của Đức Hồng Y Sandri đã kết thúc vào ngày 17 tháng 7.
Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Tổng Thư Ký bộ Giáo Lý Đức Tin
Đặng Tự Do
23:44 18/07/2017
Hôm thứ Ba, 18 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức ông Giacomo Morandi làm Thư ký của Bộ Giáo lý Đức Tin và nâng ngài lên hàng Tổng Giám Mục.
Tân Tổng Giám Mục Morandi, nguyên là phó Tổng Thư Ký bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 2015, đã thay thế Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria Ferrer, là vị được bổ nhiệm làm tổng trưởng bộ này vào ngày 1 tháng 7 vừa qua.
Sinh năm 1965, và được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo phận Modena-Nonantola năm 1990, Đức Tân Tổng Giám Mục Morandi có bằng đại học về nghiên cứu Kinh Thánh tại Đại Học Biblicum (1992) và bằng cử nhân, sau đó là tiến sĩ về thần học Kinh Thánh tại Đại học Giáo Hoàng Gregorian (2008).
Ngài đã từng làm linh mục tổng đại diện của tổng giáo phận Modena-Nonantola và là một giảng viên về các bài diễn văn của giáo hoàng tại Học Viện Đông Phương.
Tân Tổng Giám Mục Morandi, nguyên là phó Tổng Thư Ký bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 2015, đã thay thế Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria Ferrer, là vị được bổ nhiệm làm tổng trưởng bộ này vào ngày 1 tháng 7 vừa qua.
Sinh năm 1965, và được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo phận Modena-Nonantola năm 1990, Đức Tân Tổng Giám Mục Morandi có bằng đại học về nghiên cứu Kinh Thánh tại Đại Học Biblicum (1992) và bằng cử nhân, sau đó là tiến sĩ về thần học Kinh Thánh tại Đại học Giáo Hoàng Gregorian (2008).
Ngài đã từng làm linh mục tổng đại diện của tổng giáo phận Modena-Nonantola và là một giảng viên về các bài diễn văn của giáo hoàng tại Học Viện Đông Phương.
Đức Hồng Y Bechara Rai nói người tị nạn Syria đang là một gánh nặng cho nền kinh tế Li Băng
Đặng Tự Do
23:52 18/07/2017
Đức Hồng Y Bechara Rai là Thượng Phụ Công Giáo Maronite đã cảnh báo rằng sự có mặt của 2 triệu người tị nạn Syria ở Li Băng đang ngày càng trở thành một gánh nặng của đất nước này.
Đức Hồng Y nói:
“Mặc dù chúng ta hoàn toàn đoàn kết với những người tị nạn, người Li Băng vẫn hy vọng rằng quá trình đảm bảo cho họ hồi hương an toàn sớm được xảy ra”.
Giảng trong một thánh lễ có sự tham dự của tổng thống Li Băng là ông Michel Aoun, Đức Thượng Phụ ca ngợi “ý định tốt” của chính phủ trong việc chào đón người tị nạn, nhưng nhận xét rằng rằng chi phí cho những người tị nạn đang ảnh hưởng mạnh đến dân chúng Li Băng, gây khó khăn về kinh tế và thúc đẩy nhiều người Li Băng di cư ra nước ngoài.
Đức Hồng Y đã lên tiếng trong bối cảnh quân đội Li Băng bắt đầu các hoạt động an ninh tại các trại tị nạn, nhằm giải giới các phe nhóm Syria đang bắt đầu tổ chức và tự trang bị cho mình trong các trại tị nạn.
Đức Hồng Y nói:
“Mặc dù chúng ta hoàn toàn đoàn kết với những người tị nạn, người Li Băng vẫn hy vọng rằng quá trình đảm bảo cho họ hồi hương an toàn sớm được xảy ra”.
Giảng trong một thánh lễ có sự tham dự của tổng thống Li Băng là ông Michel Aoun, Đức Thượng Phụ ca ngợi “ý định tốt” của chính phủ trong việc chào đón người tị nạn, nhưng nhận xét rằng rằng chi phí cho những người tị nạn đang ảnh hưởng mạnh đến dân chúng Li Băng, gây khó khăn về kinh tế và thúc đẩy nhiều người Li Băng di cư ra nước ngoài.
Đức Hồng Y đã lên tiếng trong bối cảnh quân đội Li Băng bắt đầu các hoạt động an ninh tại các trại tị nạn, nhằm giải giới các phe nhóm Syria đang bắt đầu tổ chức và tự trang bị cho mình trong các trại tị nạn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tại Đức Quốc cầu nguyện cho Quê Hương VN
Hoàng Trang
08:47 18/07/2017
Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương VN
Đức Quốc, Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương VN và Hiệp thông cầu nguyện cho Đan Viện Thiên An – Huế vào lúc 15 giờ chiều thứ bảy 15/7/2017, tại Đan viện St. Ottilien. Linh m ục Delphin người Congo, hiện là cha phó của giáo xứ St. Benno, München, Linh mục Stefan Brainda , đến từ cộng hoà Tiệp Khắc; ngoài ra còn có các linh mục của Đan viện St. Ottilien: Cha Tobias Merkt OSB, cha Maurus Blommer OSB, Cha Augustinô Ph ạm Sơn Hà OSB cùng đồng tế dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương Việt nam.
Xem Hình
Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB đã ngỏ lời chào mừng qúy linh mục và tất cả mọi người đến tham dự.
Năm nay, nhiều người đến tham dự Thánh lễ, có Qúy cụ ông, cụ bà, qúy anh chị em không cùng niềm tin Kitô giáo, cũng đến hiệp thông. Có những anh chị đến từ Stuttgart, và cũng có người, không quản ngại đường xá, từ sáu, bảy trăm cây số cùng trở về đây, như ông Hội trưởng, hội Bác ái Vinh Sơn Nguyễn văn Ri, và anh Nguyễn Tấn Năng.
Đặc biệt có Chorgemeinschft Stoffen – Egling, là ca đoàn người Đức do bà Veronika Graser, ca trưởng điều khiển. Thêm vào đó, có ông nhạc trưởng Helmut Berner điều khiển Die Stubenmusik và giáo dân Việt Nam trong phần Dâng Thánh lễ với Ca Khúc Trầm hương.
Linh mục Maurus Blommer OSB đã giảng trong Thánh lễ bằng tiếng Đức, sau đó LM Augustinô Phạm Sơn Hà, không dịch bài giảng, nhưng chỉ nói một vài ý tưởng trong bài giảng của LM Maurus như sau:
„Kính thưa Qúi ông bà, Anh Chị Em,
Cha Maurus đã chia sẻ với Anh Chị em để cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam, công lý được thực hiện. Như anh chị đã biết QHVN thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây ra, và trong những ngày vừa qua Thánh Giá tại Đan Viện Thiên An Huế bị đập phá, ́ các Đan sĩ bị hành hung, đánh đập dã man.
Khi nhắc đến các Thánh Tử Đạo VN, Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã nói: Các vị tử đạo VN của chúng ta, đã dạy cho các Kitô hữu Việt Nam biết nói „có“ một cách vô điều kiện và không giới hạn trong tình yêu của Chúa, nhưng các vị tử đạo cũng đã dạy nói 'không“ là không thỏa hiệp, không a dua làm những điều bất chính, dù để đổi, cứu lấy mạng sống của chính mình.
Anh Chị vừa nghe Cha Maurus chia sẽ trong tám mối phúc thật. Phúc cho ai khó nghèo. Từ ngữ "nghèo"ở đây, không có nghĩa là không có quyền, phải cúi đầu để chấp nhận những gian dối , bất công, nhưng phải nổ lực sống hướng Thiện và làm chứng cho sự thật.
Trong tám mối phúc thật, Chúa cũng dậy, Phúc cho ai có lòng công chính thì tâm hồn người đó được no thỏa.
Đức tin là một sức mạnh nội tâm để kiến tạo hoà bình. Cha Maurus cũng đã nhấn mạnh, để làm cho đất nước VN hòa bình, thì cha cũng bất lực, nhưng chỉ có lời cầu nguyện là một sức mạnh. Chỉ có Chúa là Đấng Tình Yêu, cứu chuộc nhân loại. Ngài chính là Đấng ban sự bình an cho chúng ta.“
Cùng hướng về Quê Hương, những lời nguyện giáo dân tha thiết dâng lên:
Xin Chúa ban Cho Quê Hương VN chúng con được thoát ách thống trị độc tài, cộng sản vô thần, xin cho những người dân đang phải đối mặt với những thảm họa môi trường có nhiều nghị lực để họ có thể vượt qua được những khó khăn gian khổ trong cuộc sống. Xin cho công lý trên Quê Hương Việt nam được thể hiện, môi trường được bảo vệ trong sạch, quyền sống và quyền làm người được tôn trọng, để người dân tại quê nhà được sống an bình, hạnh phúc. Và tự do tôn giáo được tôn trọng.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con có hai bàn tay, và đôi chân, Xin cho chúng con biết giúp đỡ những anh em khác trong lúc lầm than, đau khổ, bệnh tật; Xin Chúa cho chúng con biết ca ngợi danh Chúa, và can đảm nói lên sự thật, bênh vực những người anh em đang bị cô thế, áp bức, tù đày. Xin Chúa ban cho Đan viện Thiên An Huế được vững mạnh trong niềm tin để can đảm sống, và làm chứng cho Sự thật.”
Lạy Chúa, chúng con về đây để cầu nguyện cho chính bản thân, gia đình, và quê hương VN; chúng con dâng lên Chúa những niềm vui, những bệnh tật và đau khổ, những thành công cũng như thất bại. Xin Chúa thương giúp chúng con biết nhận ra Thánh ý Chúa trong cuộc sống, và luôn trung thành sống theo Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Kết thúc Thánh lễ, mọi ng ười dùng cơm chiều, trò chuyện, ca hát tại sân nh à tĩnh t âm c ủa Đan viện. Kiệu Đức Mẹ vào lúc 19 giờ 30. Năm nay, mừng kính ĐỨC MẸ MÂN CÔI” Kỷ niệm 100 NĂM Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Mẹ đã nhắn nhủ với mọi người hãy: ĂN NĂN THỐNG HỐI, CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG, LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ TÔN SÙNG TRÁI TIM VẸN SẠCH MẸ. Mệnh lệnh của Mẹ vẫn còn vang vọng, thúc dục tất cả mọi người con cái Mẹ thực hiện để mưu tìm hoà bình cho thế giới, đặc biệt cho quê hương Việt Nam chúng ta hôm nay.”Mẹ ơi, cúi xem dân nước Việt Nam.Đời gian khó, đức tin gông cùm. Mẹ hãy ban ơn giải thoát Việt Nam. Cho toàn dân no ấm, khang an.
Ngày cầu nguyện cho Quê Hương VIệt Nam kết thúc, mọi người từ giả nhau ra về , lòng tràn ngập niềm vui.
( Hoàng Trang ghi lại)
Đức Quốc, Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương VN và Hiệp thông cầu nguyện cho Đan Viện Thiên An – Huế vào lúc 15 giờ chiều thứ bảy 15/7/2017, tại Đan viện St. Ottilien. Linh m ục Delphin người Congo, hiện là cha phó của giáo xứ St. Benno, München, Linh mục Stefan Brainda , đến từ cộng hoà Tiệp Khắc; ngoài ra còn có các linh mục của Đan viện St. Ottilien: Cha Tobias Merkt OSB, cha Maurus Blommer OSB, Cha Augustinô Ph ạm Sơn Hà OSB cùng đồng tế dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương Việt nam.
Xem Hình
Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB đã ngỏ lời chào mừng qúy linh mục và tất cả mọi người đến tham dự.
Năm nay, nhiều người đến tham dự Thánh lễ, có Qúy cụ ông, cụ bà, qúy anh chị em không cùng niềm tin Kitô giáo, cũng đến hiệp thông. Có những anh chị đến từ Stuttgart, và cũng có người, không quản ngại đường xá, từ sáu, bảy trăm cây số cùng trở về đây, như ông Hội trưởng, hội Bác ái Vinh Sơn Nguyễn văn Ri, và anh Nguyễn Tấn Năng.
Đặc biệt có Chorgemeinschft Stoffen – Egling, là ca đoàn người Đức do bà Veronika Graser, ca trưởng điều khiển. Thêm vào đó, có ông nhạc trưởng Helmut Berner điều khiển Die Stubenmusik và giáo dân Việt Nam trong phần Dâng Thánh lễ với Ca Khúc Trầm hương.
Linh mục Maurus Blommer OSB đã giảng trong Thánh lễ bằng tiếng Đức, sau đó LM Augustinô Phạm Sơn Hà, không dịch bài giảng, nhưng chỉ nói một vài ý tưởng trong bài giảng của LM Maurus như sau:
„Kính thưa Qúi ông bà, Anh Chị Em,
Cha Maurus đã chia sẻ với Anh Chị em để cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam, công lý được thực hiện. Như anh chị đã biết QHVN thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây ra, và trong những ngày vừa qua Thánh Giá tại Đan Viện Thiên An Huế bị đập phá, ́ các Đan sĩ bị hành hung, đánh đập dã man.
Khi nhắc đến các Thánh Tử Đạo VN, Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã nói: Các vị tử đạo VN của chúng ta, đã dạy cho các Kitô hữu Việt Nam biết nói „có“ một cách vô điều kiện và không giới hạn trong tình yêu của Chúa, nhưng các vị tử đạo cũng đã dạy nói 'không“ là không thỏa hiệp, không a dua làm những điều bất chính, dù để đổi, cứu lấy mạng sống của chính mình.
Anh Chị vừa nghe Cha Maurus chia sẽ trong tám mối phúc thật. Phúc cho ai khó nghèo. Từ ngữ "nghèo"ở đây, không có nghĩa là không có quyền, phải cúi đầu để chấp nhận những gian dối , bất công, nhưng phải nổ lực sống hướng Thiện và làm chứng cho sự thật.
Trong tám mối phúc thật, Chúa cũng dậy, Phúc cho ai có lòng công chính thì tâm hồn người đó được no thỏa.
Đức tin là một sức mạnh nội tâm để kiến tạo hoà bình. Cha Maurus cũng đã nhấn mạnh, để làm cho đất nước VN hòa bình, thì cha cũng bất lực, nhưng chỉ có lời cầu nguyện là một sức mạnh. Chỉ có Chúa là Đấng Tình Yêu, cứu chuộc nhân loại. Ngài chính là Đấng ban sự bình an cho chúng ta.“
Cùng hướng về Quê Hương, những lời nguyện giáo dân tha thiết dâng lên:
Xin Chúa ban Cho Quê Hương VN chúng con được thoát ách thống trị độc tài, cộng sản vô thần, xin cho những người dân đang phải đối mặt với những thảm họa môi trường có nhiều nghị lực để họ có thể vượt qua được những khó khăn gian khổ trong cuộc sống. Xin cho công lý trên Quê Hương Việt nam được thể hiện, môi trường được bảo vệ trong sạch, quyền sống và quyền làm người được tôn trọng, để người dân tại quê nhà được sống an bình, hạnh phúc. Và tự do tôn giáo được tôn trọng.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con có hai bàn tay, và đôi chân, Xin cho chúng con biết giúp đỡ những anh em khác trong lúc lầm than, đau khổ, bệnh tật; Xin Chúa cho chúng con biết ca ngợi danh Chúa, và can đảm nói lên sự thật, bênh vực những người anh em đang bị cô thế, áp bức, tù đày. Xin Chúa ban cho Đan viện Thiên An Huế được vững mạnh trong niềm tin để can đảm sống, và làm chứng cho Sự thật.”
Lạy Chúa, chúng con về đây để cầu nguyện cho chính bản thân, gia đình, và quê hương VN; chúng con dâng lên Chúa những niềm vui, những bệnh tật và đau khổ, những thành công cũng như thất bại. Xin Chúa thương giúp chúng con biết nhận ra Thánh ý Chúa trong cuộc sống, và luôn trung thành sống theo Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Kết thúc Thánh lễ, mọi ng ười dùng cơm chiều, trò chuyện, ca hát tại sân nh à tĩnh t âm c ủa Đan viện. Kiệu Đức Mẹ vào lúc 19 giờ 30. Năm nay, mừng kính ĐỨC MẸ MÂN CÔI” Kỷ niệm 100 NĂM Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Mẹ đã nhắn nhủ với mọi người hãy: ĂN NĂN THỐNG HỐI, CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG, LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ TÔN SÙNG TRÁI TIM VẸN SẠCH MẸ. Mệnh lệnh của Mẹ vẫn còn vang vọng, thúc dục tất cả mọi người con cái Mẹ thực hiện để mưu tìm hoà bình cho thế giới, đặc biệt cho quê hương Việt Nam chúng ta hôm nay.”Mẹ ơi, cúi xem dân nước Việt Nam.Đời gian khó, đức tin gông cùm. Mẹ hãy ban ơn giải thoát Việt Nam. Cho toàn dân no ấm, khang an.
Ngày cầu nguyện cho Quê Hương VIệt Nam kết thúc, mọi người từ giả nhau ra về , lòng tràn ngập niềm vui.
( Hoàng Trang ghi lại)
Thánh Lễ Làm Phép Nhà Thờ và Cung Hiến Bàn Thờ Giáo xứ Hói Dừa, TGP Huế
Maria Thủy Tiên
11:09 18/07/2017
Thánh Lễ Làm Phép Nhà Thờ và Cung Hiến Bàn Thờ Giáo xứ Hói Dừa.
Hói Dừa là một vùng quê nghèo khó đã một thời như sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Hôm nay trở lại Hói Dừa mọi người thực sự ấn tượng về hình ảnh đổi khác, nhà cửa, đường thôn, ngõ xóm khang trang rộng đẹp lên.
Đặc biệt, ngày 17 tháng 7 năm 2017 đã để lại dấu ấn đặc biệt trong trang sử của giáo xứ Hói Dừa thân yêu này. Ngôi thánh đường của bao mơ ước đã hoàn thành và được làm phép vào lúc 08g00 do Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ này, còn có sự hiện diện của Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, quý Cha Hạt trưởng, quý Cha trong và ngoài Giáo phận, đại diện nam nữ Tu sĩ các hội dòng và rất đông bà con Giáo dân từ khắp nơi về tham dự.
“Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công.
Thành kia mà Chúa không phòng giữ, uổng công người trấn thủ canh đêm”.(TV 126).
Xem Hình
Với khoảng thời gian 6 năm 9 tháng 10 ngày miệt mài xây dựng với biết bao công khó, nhọc nhằn đầy hy sinh, hẳn lòng mọi người trong cộng đoàn đang tràn ngập niềm vui và biết ơn sâu xa. Biết ơn Thiên Chúa, biết ơn các Đấng bậc trong Hội Thánh, biết ơn những ân nhân gần xa đã quảng đại giúp giáo xứ xây dựng Nhà thờ mới này.
Ngôi nhà thờ được Cung hiến hôm nay như là một món quà để mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và 10 năm thành lập giáo xứ Hói Dừa.
Mở đầu, mọi thành phần tham dự cùng tề tựu trước tiền đường ngôi Nhà Thờ mới, Cha quản xứ Bênêđictô Phạm Tuấn giới thiệu đôi nét lược sử về Giáo xứ Hói Dừa.
Đầu thế kỷ 20, khoảng 12 gia đình thuộc giáo xứ Phú Thượng, huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam, đã bồng bế dắt dìu nhau đi bộ, băng rừng vượt núi, trèo đèo Hải Vân, ra vùng đất Lăng Cô, kiếm kế sinh nhai.
Phía Tây của đầm Lăng Cô có một thung lũng dài men theo sườn núi. Núi tại đây có nhiều khe suối và những con lạch, có thác nước đổ xuống làm thành ba con hói lớn, đó là Hói Mít, Hói Cạn và Hói Dừa. Các giáo dân tiên khởi đã chọn Hói Dừa để làm nơi cư trú, an cư lạc nghiệp, xây dựng thôn làng.
Thuở mới khai canh, các giáo dân sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp như: trồng khoai sắn, cấy lúa, ươm dừa, tỉa mít. Và ngoài thời vụ, họ lên rừng đốn củi, đốt than, xẻ gỗ, bắt thú, đem về xuôi bán.
Vào năm 1892, giáo xứ Lăng Cô được thành lập, Cha sở tiên khởi là cố Nhơn. Và đến đầu thế kỷ 20, năm 1903, cố Nhơn đã chăm sóc mục vụ cho những giáo dân Hói Dừa và ngài đã dựng một nhà nguyện bằng tranh để làm nơi thờ phượng.
Năm 1906, cha Đặng Văn Dõng, cha sở Lăng Cô kiêm Hói Dừa, lợp ngói được nhà thờ. Ngài chọn Lễ Đức Bà Xuống Tuyết hay còn gọi Đức Bà Cả làm bổn mạng giáo xứ Hói Dừa.
Năm 1975, cha Batôlômêô Nguyễn Văn Phước làm quản xứ họ đạo Sáo Cát và họ Lăng Cô. Ngài tiếp tục kiêm nhiệm họ đạo Hói Dừa. Đến năm 1978, Cha Giuse Cái Hồng Phượng nhậm chức quản xứ Loan Lý, đồng thời ngài được Bề Trên Địa Phận giao trách vụ kiêm nhiệm giáo xứ Hói Dừa. Cha Giuse Cái Hồng Phượng giúp giáo dân Hói Dừa xây dựng một nhà thờ vào năm 1991. Nhà thờ này đã được Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, làm phép ngày 29/04/1992.
Đầu năm 1999, cha Gioan Baotixita Phạm Ngọc Hiệp được bổ nhiệm làm quản xứ Lăng Cô, kiêm Hói Dừa. Tại Hói Dừa, ngài xây nhà hội quán, lầu chuông, kéo dài nhà thờ và mở rộng hai cánh tả hữu.
Ngày 14/5/2007, cha Bênêđitô Phạm Tuấn nhậm chức quản xứ đầu tiên của giáo xứ Hói Dừa.
Ngày 05/08/2010, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã đặt viên đã đầu tiên xây dựng Nhà thờ Hói Dừa.
Ngày 10/10/2010 bắt đầu khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới hoàn toàn bằng đá, có bề rộng 16m, dài 45m, với tháp chuông cao 40m vươn cao giữa trời xanh, mây ngàn gió núi....biểu tượng cho Đức tin kiên vững được vun đắp từng ngày.
Và hôm nay, ngày 17/07/2017, toàn thể giáo dân giáo xứ Hói Dừa hân hoan chào đón Đức tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh đến chủ sự nghi thức Làm phép Nhà thờ và Cung hiến Bàn thờ.
Sau phần trình bày lược sử Giáo xứ Hói Dừa, Đức TGM Giuse ngỏ lời chào mừng và có những tâm tình với mọi người hiện diện.
Tiếp đến, Đức TGM Giuse, Cha Tổng Đại Diện Antôn, Cha Hạt trưởng Hải Vân, cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ và Cha Quản xứ Hói Dừa đã long trọng cắt băng khánh thành ngôi Nhà Thờ mới trong tiếng vỗ tay vui mừng của cộng đoàn hiện diện. Cha Quản xứ nhận chìa khóa từ Đức Tổng và mở cửa Nhà Thờ, mời gọi mọi người bước vào với tâm tình tri ân và cảm tạ Thiên Chúa trong tiếng chuông, tiếng trống vang lừng.
Thánh Lễ được bắt đầu qua việc Đức TGM Giuse rảy Nước Thánh trên Bàn Thờ, Nhà Thờ và Cộng đoàn hiện diện. Các bài đọc và bài Tin Mừng lần lượt được công bố.
Trong bài giảng, Đức TGM Giuse đã hết lời khen ngợi ngôi nhà thờ này là một kiến trúc độc đáo trong cả TGP Huế không có, nhà thờ bằng đá nói lên sự vững vàng và ổn định của đời sống đức tin, đá tượng trưng cho sự vững chắc. Theo Đức Cha, Nhà thờ này có một không gian rất phù hợp, nếu nói theo phong thủy là công trình hợp phong thủy, nhưng ngài không cố ý nói phong thủy ở đây như một cái khoa mà người Công Giáo cho là mê tín dị đoan. Phong thủy ở đây được hiểu là một nghệ thuật đưa một công trình của con người vào trong các yếu tố thiên nhiên làm thế nào để có được một điều kiện thuận lợi nhất cho sự sống. Chung quanh nhà thờ là núi, núi tượng trưng cho sự vững vàng như trong Thánh vịnh có câu: “Chúa là núi đá cho con trú ẩn” (TV 19,15). Chẳng những cơ sở nhà bằng đá vững vàng mà chính vị quản xứ đầu tiên tinh thần cũng bằng đá.
Mọi người chúng ta hôm nay đều vui nhưng có lẽ những người vui đặc biệt hơn cả là những vị ân nhân của giáo xứ...đã đóng góp để làm nên công trình ngày hôm nay bằng lòng quảng đại bằng sự hy sinh.
Qua câu hình ảnh Chúa Giêsu phản ứng mạnh mẽ, đánh đuổi những người buôn bán trong đền thờ, Đức Tổng muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta không chỉ xây dựng ngôi nhà thờ bằng tiền bạc, bằng đá theo kiểu "giàu thì làm kép, đẹp thì làm đơn" mà phải sống lối sống của đền thờ, đem tinh thần đền thờ đi khắp mọi nơi.
Đức Tổng cũng đưa ra những gợi ý với cộng đoàn tham dự: Nhà thờ là nơi mọi người đến có chỗ ngồi như nhau, được trân trọng như nhau, được nghe Lời Chúa và có sứ mệnh như nhau, yêu thương nhau và coi mọi người như anh em. Nhà Thờ chính là nhà cầu nguyện, là nơi quy tụ con cái Chúa mỗi ngày, biểu tượng của sự hiệp nhất và tinh thần hiệp thông. Chính vì lẽ đó, khi hiện diện trong ngôi nhà thờ, mỗi người cần phải luôn có tinh thần hòa thuận, phải loại trừ tinh thần chia rẽ, bè phái và bất hòa trong cộng đoàn.
Chính vì thế, hiện diện trong nhà thờ đã đẹp nó càng đẹp hơn khi mang tinh thần của nhà thờ đi xa thật xa.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức TGM Giuse cầu chúc cho mỗi người chúng ta không chỉ vui trong ngày khánh thành hôm nay mà phải mang niềm vui đi đôi với sứ mệnh và ước gì nhà thờ trong lòng chúng ta cũng vững vàng như chính nhà thờ ngôi nhà thờ đá Hói Dừa.
Tiếp đến, Đức Tổng cử hành nghi thức Cung Hiến Bàn Thờ và Làm Phép Nhà Thờ gồm: Kinh Cầu Các Thánh, Xức Dầu, Xông Hương và Thắp Sáng Bàn Thờ. Sau đó, Thánh Lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Theo đó, xương thánh được đặt tại bàn thờ chính của nhà thờ để tôn kính là xương của Thánh Phanxicô Trần Văn Trung, Ngài là một trong số chín thánh tử đạo Việt Nam xuất thân từ hàng ngũ quân nhân, sinh vào khoảng năm 1825 tại làng Phan Xá, tỉnh Quảng Trị.Ngày 06/10/1858, ngài bị điệu đi xử trảm tại pháp trường An Hòa (Huế). Ngày 02/5/1909, Ðức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong ngài lên hàng Chân Phước. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.
Thánh Lễ diễn ra long trọng và thấm đượm tình sốt mến của cộng đoàn tham dự. Niềm vui trên được nổi bật trên khuôn mặt mỗi người, nhất là trên khuôn mặt bà con giáo dân thuộc Giáo xứ Hói Dừa, vì giờ đây họ đã có được nơi thờ phượng xứng hợp, ghi lại dấu ấn ko bao giờ phai mờ mà họ mãi vui với kỷ niệm của ngày hôm nay.
Cuối Thánh Lễ, Cha Quản xứ đã cám ơn Đức Tổng Giuse và nhân dịp này ngài cũng gửi lời cám ơn đến Đức Tổng Stephano và Đức Tổng Phanxicô Xaviê, cha Tổng đại diện Antôn, Cha Etcharren (nguyên Bề Trên Hội Thừa sai Paris).
Sau lời cám ơn của Cha Quản xứ, một vị đại diện giáo xứ đã dâng những lời tri ân lên quý Cha đồng tế, quý Tu sĩ nam nữ, quý Ân nhân xa gần và Bà Con giáo dân đã hiệp ý cầu nguyện, giúp đỡ vật chất, để có được ngôi nhà thờ khang trang như ngày hôm nay.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức TGM Giuse chúc mừng Giáo xứ và ưu ái ban phép lành cho toàn thể Cộng đoàn tham dự.
Lòng người rất vui khi hôm nay Hói Dừa không còn là vùng quê xa xôi nghèo khó như trước mà đang từng bước “thay da đổi thịt”.
Tuy là giáo xứ không đông về số lượng giáo dân, trên danh nghĩa gần 600 giáo dân nhưng cơ sở vật chất được xây dựng khang trang với quần thể kiến trúc được làm bằng nhiều loại đá khác nhau từ nhà thờ, bàn thờ, nhà xứ, nhà sinh hoạt giáo lý, nhà cấp phát thuốc cho đến ghế ngồi chủ tế, tòa giải tội....
Nhìn bầu trời trong xanh, tươi sáng hôm nay, lòng người tham dự không ngừng tạ ơn Chúa đã cho qua một đêm bình an với nhiều nỗi lo lắng về thời tiết bất thường ngày giữa những ngày hè của miền Trung này.
Trong niềm vui trọng đại này, giáo xứ Hói Dừa đã không quên những công ơn to lớn của các bậc tiền nhân, điều đó được bày tỏ qua Thánh lễ tri ân các bậc tiền nhân đạo cũng như đời vào lúc 18g00 ngày 16/07/2017, do Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, nguyên tổng Giám mục TGP Huế chủ tế, cùng đồng tế có khoảng 30 linh mục trong và ngoài giáo phận cùng nhiều khách mời và giáo dân tham dự.
Trước thánh lễ, vị đại diện giáo xứ đã đứng trước bàn thờ kính nhớ tiên nhân với bài văn tế rất ý nghĩa hướng về những bậc đã khai khẩn mảnh đất này và các linh mục đã phục vụ trong giai đoạn khó khăn của buổi ban đầu...Nghi thức tôn nghiêm này cần thiết để nhắc nhở,ôn lại quá trình tiên nhân để lại cho con cháu.
Sau thánh lễ, Cha quản xứ Bênêđictô đã cám ơn Đức tổng và đặc biệt trao những món quà lưu niệm cho các ân nhân đã đóng góp cho việc xây dựng ngôi nhà thờ này.
Niềm vui tiếp tục kéo dài bằng chương trình văn nghệ và chợ quê. Trước tiền đường nhà thờ, tiết mục múa vừa mới bắt đầu khai mạc, thì trời đổ mưa và gió lớn, nên phải dời vào bên trong. Cảnh tượng giờ đây trở nên nhốn nháo, người chạy xuôi, người chạy ngược tất bật, đầy lo lắng. Nhưng rồi vẫn an nhiên, thuận theo ý trời để trời mưa thì mặc trời mưa, gió to thì mặc gió to...Biết đâu trời đất muốn “nhảy mừng” diễn tả ân huệ Chúa tuôn đổ như mưa như mưa và thổi Thần Khí của Ngài xuống nhân trần để giúp con người biết bắt tay vào những công việc phải làm theo Thánh thần soi dẫn...
Mặc dù “thiên bất thời, địa bất lợi” nhưng không vì thế mà “nhân bất hòa”. Những gian hàng chợ quê với những món ăn dân dã, bình dị đã làm cho mọi người gần nhau hơn. Nhờ sự hỗ trợ tận tình của Cha quản xứ cùng với giáo dân giáo xứ Sáo Cát, Lăng Cô đã giúp cho ngày lễ trọng đại cùng với những hoạt động của giáo xứ Hói Dừa diễn ra trong tình thần hiệp thông, huynh đệ sẻ chia.
Quá trình xây dựng ngôi nhà thờ Giáo xứ Hói Dừa gặp không ít khó khăn, thử thách. Vì thế, càng nhận biết sự mọn hèn của mình, trải qua nhiều thử thách, Cha quản xứ và cộng đoàn càng nhận ra những gì Chúa làm cho giáo xứ thật lớn lao, nhận thấy rõ sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa trong suốt hành trình đã qua, để gìn giữ Đức tin và chăm sóc giáo xứ trong mọi ân huệ xác hồn. Với tất cả tâm tình đó, giờ đây “Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới”. (Ep 3, 20).
Maria Thủy Tiên
Hói Dừa là một vùng quê nghèo khó đã một thời như sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Hôm nay trở lại Hói Dừa mọi người thực sự ấn tượng về hình ảnh đổi khác, nhà cửa, đường thôn, ngõ xóm khang trang rộng đẹp lên.
Đặc biệt, ngày 17 tháng 7 năm 2017 đã để lại dấu ấn đặc biệt trong trang sử của giáo xứ Hói Dừa thân yêu này. Ngôi thánh đường của bao mơ ước đã hoàn thành và được làm phép vào lúc 08g00 do Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ này, còn có sự hiện diện của Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, quý Cha Hạt trưởng, quý Cha trong và ngoài Giáo phận, đại diện nam nữ Tu sĩ các hội dòng và rất đông bà con Giáo dân từ khắp nơi về tham dự.
“Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công.
Thành kia mà Chúa không phòng giữ, uổng công người trấn thủ canh đêm”.(TV 126).
Xem Hình
Với khoảng thời gian 6 năm 9 tháng 10 ngày miệt mài xây dựng với biết bao công khó, nhọc nhằn đầy hy sinh, hẳn lòng mọi người trong cộng đoàn đang tràn ngập niềm vui và biết ơn sâu xa. Biết ơn Thiên Chúa, biết ơn các Đấng bậc trong Hội Thánh, biết ơn những ân nhân gần xa đã quảng đại giúp giáo xứ xây dựng Nhà thờ mới này.
Ngôi nhà thờ được Cung hiến hôm nay như là một món quà để mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và 10 năm thành lập giáo xứ Hói Dừa.
Mở đầu, mọi thành phần tham dự cùng tề tựu trước tiền đường ngôi Nhà Thờ mới, Cha quản xứ Bênêđictô Phạm Tuấn giới thiệu đôi nét lược sử về Giáo xứ Hói Dừa.
Đầu thế kỷ 20, khoảng 12 gia đình thuộc giáo xứ Phú Thượng, huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam, đã bồng bế dắt dìu nhau đi bộ, băng rừng vượt núi, trèo đèo Hải Vân, ra vùng đất Lăng Cô, kiếm kế sinh nhai.
Phía Tây của đầm Lăng Cô có một thung lũng dài men theo sườn núi. Núi tại đây có nhiều khe suối và những con lạch, có thác nước đổ xuống làm thành ba con hói lớn, đó là Hói Mít, Hói Cạn và Hói Dừa. Các giáo dân tiên khởi đã chọn Hói Dừa để làm nơi cư trú, an cư lạc nghiệp, xây dựng thôn làng.
Thuở mới khai canh, các giáo dân sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp như: trồng khoai sắn, cấy lúa, ươm dừa, tỉa mít. Và ngoài thời vụ, họ lên rừng đốn củi, đốt than, xẻ gỗ, bắt thú, đem về xuôi bán.
Vào năm 1892, giáo xứ Lăng Cô được thành lập, Cha sở tiên khởi là cố Nhơn. Và đến đầu thế kỷ 20, năm 1903, cố Nhơn đã chăm sóc mục vụ cho những giáo dân Hói Dừa và ngài đã dựng một nhà nguyện bằng tranh để làm nơi thờ phượng.
Năm 1906, cha Đặng Văn Dõng, cha sở Lăng Cô kiêm Hói Dừa, lợp ngói được nhà thờ. Ngài chọn Lễ Đức Bà Xuống Tuyết hay còn gọi Đức Bà Cả làm bổn mạng giáo xứ Hói Dừa.
Năm 1975, cha Batôlômêô Nguyễn Văn Phước làm quản xứ họ đạo Sáo Cát và họ Lăng Cô. Ngài tiếp tục kiêm nhiệm họ đạo Hói Dừa. Đến năm 1978, Cha Giuse Cái Hồng Phượng nhậm chức quản xứ Loan Lý, đồng thời ngài được Bề Trên Địa Phận giao trách vụ kiêm nhiệm giáo xứ Hói Dừa. Cha Giuse Cái Hồng Phượng giúp giáo dân Hói Dừa xây dựng một nhà thờ vào năm 1991. Nhà thờ này đã được Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, làm phép ngày 29/04/1992.
Đầu năm 1999, cha Gioan Baotixita Phạm Ngọc Hiệp được bổ nhiệm làm quản xứ Lăng Cô, kiêm Hói Dừa. Tại Hói Dừa, ngài xây nhà hội quán, lầu chuông, kéo dài nhà thờ và mở rộng hai cánh tả hữu.
Ngày 14/5/2007, cha Bênêđitô Phạm Tuấn nhậm chức quản xứ đầu tiên của giáo xứ Hói Dừa.
Ngày 05/08/2010, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã đặt viên đã đầu tiên xây dựng Nhà thờ Hói Dừa.
Ngày 10/10/2010 bắt đầu khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới hoàn toàn bằng đá, có bề rộng 16m, dài 45m, với tháp chuông cao 40m vươn cao giữa trời xanh, mây ngàn gió núi....biểu tượng cho Đức tin kiên vững được vun đắp từng ngày.
Và hôm nay, ngày 17/07/2017, toàn thể giáo dân giáo xứ Hói Dừa hân hoan chào đón Đức tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh đến chủ sự nghi thức Làm phép Nhà thờ và Cung hiến Bàn thờ.
Sau phần trình bày lược sử Giáo xứ Hói Dừa, Đức TGM Giuse ngỏ lời chào mừng và có những tâm tình với mọi người hiện diện.
Tiếp đến, Đức TGM Giuse, Cha Tổng Đại Diện Antôn, Cha Hạt trưởng Hải Vân, cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ và Cha Quản xứ Hói Dừa đã long trọng cắt băng khánh thành ngôi Nhà Thờ mới trong tiếng vỗ tay vui mừng của cộng đoàn hiện diện. Cha Quản xứ nhận chìa khóa từ Đức Tổng và mở cửa Nhà Thờ, mời gọi mọi người bước vào với tâm tình tri ân và cảm tạ Thiên Chúa trong tiếng chuông, tiếng trống vang lừng.
Thánh Lễ được bắt đầu qua việc Đức TGM Giuse rảy Nước Thánh trên Bàn Thờ, Nhà Thờ và Cộng đoàn hiện diện. Các bài đọc và bài Tin Mừng lần lượt được công bố.
Trong bài giảng, Đức TGM Giuse đã hết lời khen ngợi ngôi nhà thờ này là một kiến trúc độc đáo trong cả TGP Huế không có, nhà thờ bằng đá nói lên sự vững vàng và ổn định của đời sống đức tin, đá tượng trưng cho sự vững chắc. Theo Đức Cha, Nhà thờ này có một không gian rất phù hợp, nếu nói theo phong thủy là công trình hợp phong thủy, nhưng ngài không cố ý nói phong thủy ở đây như một cái khoa mà người Công Giáo cho là mê tín dị đoan. Phong thủy ở đây được hiểu là một nghệ thuật đưa một công trình của con người vào trong các yếu tố thiên nhiên làm thế nào để có được một điều kiện thuận lợi nhất cho sự sống. Chung quanh nhà thờ là núi, núi tượng trưng cho sự vững vàng như trong Thánh vịnh có câu: “Chúa là núi đá cho con trú ẩn” (TV 19,15). Chẳng những cơ sở nhà bằng đá vững vàng mà chính vị quản xứ đầu tiên tinh thần cũng bằng đá.
Mọi người chúng ta hôm nay đều vui nhưng có lẽ những người vui đặc biệt hơn cả là những vị ân nhân của giáo xứ...đã đóng góp để làm nên công trình ngày hôm nay bằng lòng quảng đại bằng sự hy sinh.
Qua câu hình ảnh Chúa Giêsu phản ứng mạnh mẽ, đánh đuổi những người buôn bán trong đền thờ, Đức Tổng muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta không chỉ xây dựng ngôi nhà thờ bằng tiền bạc, bằng đá theo kiểu "giàu thì làm kép, đẹp thì làm đơn" mà phải sống lối sống của đền thờ, đem tinh thần đền thờ đi khắp mọi nơi.
Đức Tổng cũng đưa ra những gợi ý với cộng đoàn tham dự: Nhà thờ là nơi mọi người đến có chỗ ngồi như nhau, được trân trọng như nhau, được nghe Lời Chúa và có sứ mệnh như nhau, yêu thương nhau và coi mọi người như anh em. Nhà Thờ chính là nhà cầu nguyện, là nơi quy tụ con cái Chúa mỗi ngày, biểu tượng của sự hiệp nhất và tinh thần hiệp thông. Chính vì lẽ đó, khi hiện diện trong ngôi nhà thờ, mỗi người cần phải luôn có tinh thần hòa thuận, phải loại trừ tinh thần chia rẽ, bè phái và bất hòa trong cộng đoàn.
Chính vì thế, hiện diện trong nhà thờ đã đẹp nó càng đẹp hơn khi mang tinh thần của nhà thờ đi xa thật xa.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức TGM Giuse cầu chúc cho mỗi người chúng ta không chỉ vui trong ngày khánh thành hôm nay mà phải mang niềm vui đi đôi với sứ mệnh và ước gì nhà thờ trong lòng chúng ta cũng vững vàng như chính nhà thờ ngôi nhà thờ đá Hói Dừa.
Tiếp đến, Đức Tổng cử hành nghi thức Cung Hiến Bàn Thờ và Làm Phép Nhà Thờ gồm: Kinh Cầu Các Thánh, Xức Dầu, Xông Hương và Thắp Sáng Bàn Thờ. Sau đó, Thánh Lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Theo đó, xương thánh được đặt tại bàn thờ chính của nhà thờ để tôn kính là xương của Thánh Phanxicô Trần Văn Trung, Ngài là một trong số chín thánh tử đạo Việt Nam xuất thân từ hàng ngũ quân nhân, sinh vào khoảng năm 1825 tại làng Phan Xá, tỉnh Quảng Trị.Ngày 06/10/1858, ngài bị điệu đi xử trảm tại pháp trường An Hòa (Huế). Ngày 02/5/1909, Ðức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong ngài lên hàng Chân Phước. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.
Thánh Lễ diễn ra long trọng và thấm đượm tình sốt mến của cộng đoàn tham dự. Niềm vui trên được nổi bật trên khuôn mặt mỗi người, nhất là trên khuôn mặt bà con giáo dân thuộc Giáo xứ Hói Dừa, vì giờ đây họ đã có được nơi thờ phượng xứng hợp, ghi lại dấu ấn ko bao giờ phai mờ mà họ mãi vui với kỷ niệm của ngày hôm nay.
Cuối Thánh Lễ, Cha Quản xứ đã cám ơn Đức Tổng Giuse và nhân dịp này ngài cũng gửi lời cám ơn đến Đức Tổng Stephano và Đức Tổng Phanxicô Xaviê, cha Tổng đại diện Antôn, Cha Etcharren (nguyên Bề Trên Hội Thừa sai Paris).
Sau lời cám ơn của Cha Quản xứ, một vị đại diện giáo xứ đã dâng những lời tri ân lên quý Cha đồng tế, quý Tu sĩ nam nữ, quý Ân nhân xa gần và Bà Con giáo dân đã hiệp ý cầu nguyện, giúp đỡ vật chất, để có được ngôi nhà thờ khang trang như ngày hôm nay.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức TGM Giuse chúc mừng Giáo xứ và ưu ái ban phép lành cho toàn thể Cộng đoàn tham dự.
Lòng người rất vui khi hôm nay Hói Dừa không còn là vùng quê xa xôi nghèo khó như trước mà đang từng bước “thay da đổi thịt”.
Tuy là giáo xứ không đông về số lượng giáo dân, trên danh nghĩa gần 600 giáo dân nhưng cơ sở vật chất được xây dựng khang trang với quần thể kiến trúc được làm bằng nhiều loại đá khác nhau từ nhà thờ, bàn thờ, nhà xứ, nhà sinh hoạt giáo lý, nhà cấp phát thuốc cho đến ghế ngồi chủ tế, tòa giải tội....
Nhìn bầu trời trong xanh, tươi sáng hôm nay, lòng người tham dự không ngừng tạ ơn Chúa đã cho qua một đêm bình an với nhiều nỗi lo lắng về thời tiết bất thường ngày giữa những ngày hè của miền Trung này.
Trong niềm vui trọng đại này, giáo xứ Hói Dừa đã không quên những công ơn to lớn của các bậc tiền nhân, điều đó được bày tỏ qua Thánh lễ tri ân các bậc tiền nhân đạo cũng như đời vào lúc 18g00 ngày 16/07/2017, do Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, nguyên tổng Giám mục TGP Huế chủ tế, cùng đồng tế có khoảng 30 linh mục trong và ngoài giáo phận cùng nhiều khách mời và giáo dân tham dự.
Trước thánh lễ, vị đại diện giáo xứ đã đứng trước bàn thờ kính nhớ tiên nhân với bài văn tế rất ý nghĩa hướng về những bậc đã khai khẩn mảnh đất này và các linh mục đã phục vụ trong giai đoạn khó khăn của buổi ban đầu...Nghi thức tôn nghiêm này cần thiết để nhắc nhở,ôn lại quá trình tiên nhân để lại cho con cháu.
Sau thánh lễ, Cha quản xứ Bênêđictô đã cám ơn Đức tổng và đặc biệt trao những món quà lưu niệm cho các ân nhân đã đóng góp cho việc xây dựng ngôi nhà thờ này.
Niềm vui tiếp tục kéo dài bằng chương trình văn nghệ và chợ quê. Trước tiền đường nhà thờ, tiết mục múa vừa mới bắt đầu khai mạc, thì trời đổ mưa và gió lớn, nên phải dời vào bên trong. Cảnh tượng giờ đây trở nên nhốn nháo, người chạy xuôi, người chạy ngược tất bật, đầy lo lắng. Nhưng rồi vẫn an nhiên, thuận theo ý trời để trời mưa thì mặc trời mưa, gió to thì mặc gió to...Biết đâu trời đất muốn “nhảy mừng” diễn tả ân huệ Chúa tuôn đổ như mưa như mưa và thổi Thần Khí của Ngài xuống nhân trần để giúp con người biết bắt tay vào những công việc phải làm theo Thánh thần soi dẫn...
Mặc dù “thiên bất thời, địa bất lợi” nhưng không vì thế mà “nhân bất hòa”. Những gian hàng chợ quê với những món ăn dân dã, bình dị đã làm cho mọi người gần nhau hơn. Nhờ sự hỗ trợ tận tình của Cha quản xứ cùng với giáo dân giáo xứ Sáo Cát, Lăng Cô đã giúp cho ngày lễ trọng đại cùng với những hoạt động của giáo xứ Hói Dừa diễn ra trong tình thần hiệp thông, huynh đệ sẻ chia.
Quá trình xây dựng ngôi nhà thờ Giáo xứ Hói Dừa gặp không ít khó khăn, thử thách. Vì thế, càng nhận biết sự mọn hèn của mình, trải qua nhiều thử thách, Cha quản xứ và cộng đoàn càng nhận ra những gì Chúa làm cho giáo xứ thật lớn lao, nhận thấy rõ sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa trong suốt hành trình đã qua, để gìn giữ Đức tin và chăm sóc giáo xứ trong mọi ân huệ xác hồn. Với tất cả tâm tình đó, giờ đây “Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới”. (Ep 3, 20).
Maria Thủy Tiên
Tổng giáo phận Huế dâng lễ cầu hồn cho thân phụ Đức TGM Nguyễn Chí Linh
Trương Trí
22:04 18/07/2017
TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ DÂNG THÁNH LỄ CẦU HỒN CHO CỤ CỐ LAURENSO THÂN PHỤ CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE
Ngày thứ Tư mùng 5 tháng 7 năm 2017, cụ Cố Laurenso Nguyễn Xuân Hòa, thân phụ của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Chủ tịch HĐGM Việt Nam. Trong tâm tình của đàn chiên đối với sự mất mát của vị Chủ chăn của Giáo phận đồng thời, sáng ngày 19 tháng 7 Tổng Giáo phận Huế đã tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho cụ Cố Laurenso do Đức Tổng Giám mục Giuse chủ tế. Cùng đồng tế có Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng, Cha Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh và Linh mục đoàn Giáo phận. Cùng với sự hiệp dâng lời cầu nguyện của các Bề trên Dòng và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.
Xem Hình
Trước khi đi vào Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh thay mặt Tổng Giáo phận giới thiệu sơ lược về gia đình cụ Cố Laurenso thân phụ của Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Giám quản Giáo phận Thanh Hóa và là Chủ tịch HĐGM Việt Nam. Cụ đã về với Chúa ngày 5 tháng 7 năm 2017, hưởng đại thọ 11 tuổi, hôm nay sau đúng 2 tuần lễ, Tổng Giáo phận Huế tổ chức Thánh lễ cầu hồn cho Cụ sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Cha Tổng Đại diện xin thay mặt toàn thể Giáo phận chia buồn với Đức Tổng trước sự ra đi của Cụ Laurenso.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse nói lời cảm ơn Cha Tổng Đại diện đã có sáng kiến tổ chức Thánh lễ hôm nay để cầu nguyện cho cụ Laurenso. Ngài cảm ơn Đức Tổng Giám mục Phanxico Xavie, quí Cha đồng tế, quí tu sĩ Nam Nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, cách riêng Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam. Có cây dây mới leo, vì Ngài được vinh dự coi sóc Tổng Giáo phận Huế thân yêu này. Xin hiệp ý cầu nguyện cho cụ Laurenso sớm được về với Chúa trong Vương quốc vĩnh cửu của Ngài.
Trong bài giảng lễ, Cha Quản xứ Chính tòa Anton Nguyễn Văn Tuyến chia sẻ: Chúng con chỉ biết ít nhiều đến cụ Cố Laurenso qua ai tín của Giáo phận Thanh Hóa và qua những ngày tham dự lễ an táng của cụ tại Phan Thiết. Tuy nhiên, qua những điều chúng con biết ít ỏi đó, chúng con cũng đã nhận ra 3 hồng ân lớn lao mà Chúa đã dành cho cuộc đời của cụ. Hồng ân thứ nhất là cụ đã sống đến 111 tuổi, cái tuổi xưa nay hiếm. Ông cố được sinh ra trong một Giáo xứ toàn tòng giàu truyền thống đạo đức Ba Làng thuộc Giáo phận Thanh Hóa, là nơi đã nuôi dưỡng Đức Tin của gia đình cụ Laurenso. Là nơi Cha Đắc Lộ đã gieo hạt giống Tin mừng đầu tiên tại miền Bắc vào ngày lễ Thánh Giuse 19 tháng 3 năm 1627, Ba Làng có ngôi Nhà thờ cổ thánh thiêng của Giáo phận Thanh Hóa. Chính từ đó mà ông cố đã vững bước trong cuộc đời mưu sinh trải qua bao thăng trầm dâu bể của thời cuộc, ông cố vẫn luôn tin tưởng hoàn toàn vào sự an bài của Thiên Chúa: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trong đồng cỏ xanh tươi, Chúa cho tôi nằm nghĩ. Người đưa tôi tới giòng nước trong lành, Người bổ sức cho tôi…”. Chúng con xin tạ ơn Chúa vì hồng ân đại thọ 111 tuổi, với 111 năm làm người và làm con Thiên Chúa, ông cố Laurenso luôn tín thác vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa, và sự dạy bảo ân cần của Giáo Hội. Dù sống trong hoàn cảnh nào, ông cố Laurenso vẫn luôn trung thành theo Chúa và phục vụ Hội Thánh.
Trong Thánh lễ này, cộng đoàn dân Chúa chúng con xin tạ ơn Chúa vì hồng ân Đại thọ 111 tuổi xưa nay hiếm của cụ thân sinh Đức Tổng. Sống thọ 111 năm cũng đồng nghĩa với nỗ lực tín thác và can đảm trên một quê hương trải qua nhiều biến động và giữa lòng thế giới sôi sục qua 2 cuộc thế chiến với hàng chục triệu người chết nơi chiến trường. Sồng thọ 111 tuổi đồng nghĩa với 111 năm như bài thánh vịnh nói: 111 năm lửa thử vàng, gian nan thử người công chính. Sống thọ 111 tuổi cũng đồng nghĩa với 111 năm lăn lộn giữa cuộc đời, vì mưu sinh đã phải chuyển chổ ở hết từ chổ này đến chổ kia, vất vả trăm chiều để gia đình được no hơn, để có được tấm áo tốt hơn, để con cái được học hành tử tế hơn. Phải chăng đó là nhờ vào hành trang Đức Tin vững vàng từ Giáo xứ ba Làng giàu truyền thống đạo đức. Ông cố Laurenso đã vượt qua được chặng đường dài đầy gian nan đó để làm tròn sứ mạng làm chồng, làm cha nuôi dạy con cái nên người trong tâm tình tin tưởng và phó thác. Và cuối cùng, chúng con xin tạ ơn Chúa vì cuộc đời của cụ đa toàn tâm toàn ý hy sinh cuộc đời để chăm lo cho con cái, trong đó có Đức Tổng Giám mục Giuse, vị chủ chăn của chúng con. Trong Thánh lễ an tang ông cố, chúng con đã được đến ngôi nhà của cụ, ngôi nhà đơn sơ giản dị mà ông cụ đã sống cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Hình ảnh đó đã in sâu vào tâm trí của mỗi người chúng con, như là một chứng tá của cuộc đời nghèo khó nhưng thanh thản và chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh cho con cái mình thành đạt mà không đòi hỏi gì cho chính bản thân mình. Hình ảnh ông cố bên cạnh bàn thờ trong Thánh lễ sáng hôm nay với một chòm râu dài và bạc trắng, cho chúng con thấy một con người đầy nghị lực, để nuôi dạy đàn con 4 trai và 6 gái không phải là đơn giản. Trong Thánh lễ an tang ông cụ, cùng sự hiện diện của 21 người cháu và 32 người chắt và 4 người chút. Giờ đây, trên trời cao, chắc hẳn cụ cũng vui mừng và hảnh diện với những người con của mình mà đặc biệt là người con trai trưởng của cụ là Đức Tổng Giám mục Giuse kính yêu của chúng con hôm nay đang chủ tế Thánh lễ cầu nguyện cho cụ trong tư cách là Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế và cũng là Chủ tịch HĐGM Việt Nam.
Trương Trí
Ngày thứ Tư mùng 5 tháng 7 năm 2017, cụ Cố Laurenso Nguyễn Xuân Hòa, thân phụ của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Chủ tịch HĐGM Việt Nam. Trong tâm tình của đàn chiên đối với sự mất mát của vị Chủ chăn của Giáo phận đồng thời, sáng ngày 19 tháng 7 Tổng Giáo phận Huế đã tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho cụ Cố Laurenso do Đức Tổng Giám mục Giuse chủ tế. Cùng đồng tế có Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng, Cha Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh và Linh mục đoàn Giáo phận. Cùng với sự hiệp dâng lời cầu nguyện của các Bề trên Dòng và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.
Xem Hình
Trước khi đi vào Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh thay mặt Tổng Giáo phận giới thiệu sơ lược về gia đình cụ Cố Laurenso thân phụ của Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Giám quản Giáo phận Thanh Hóa và là Chủ tịch HĐGM Việt Nam. Cụ đã về với Chúa ngày 5 tháng 7 năm 2017, hưởng đại thọ 11 tuổi, hôm nay sau đúng 2 tuần lễ, Tổng Giáo phận Huế tổ chức Thánh lễ cầu hồn cho Cụ sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Cha Tổng Đại diện xin thay mặt toàn thể Giáo phận chia buồn với Đức Tổng trước sự ra đi của Cụ Laurenso.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse nói lời cảm ơn Cha Tổng Đại diện đã có sáng kiến tổ chức Thánh lễ hôm nay để cầu nguyện cho cụ Laurenso. Ngài cảm ơn Đức Tổng Giám mục Phanxico Xavie, quí Cha đồng tế, quí tu sĩ Nam Nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, cách riêng Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam. Có cây dây mới leo, vì Ngài được vinh dự coi sóc Tổng Giáo phận Huế thân yêu này. Xin hiệp ý cầu nguyện cho cụ Laurenso sớm được về với Chúa trong Vương quốc vĩnh cửu của Ngài.
Trong bài giảng lễ, Cha Quản xứ Chính tòa Anton Nguyễn Văn Tuyến chia sẻ: Chúng con chỉ biết ít nhiều đến cụ Cố Laurenso qua ai tín của Giáo phận Thanh Hóa và qua những ngày tham dự lễ an táng của cụ tại Phan Thiết. Tuy nhiên, qua những điều chúng con biết ít ỏi đó, chúng con cũng đã nhận ra 3 hồng ân lớn lao mà Chúa đã dành cho cuộc đời của cụ. Hồng ân thứ nhất là cụ đã sống đến 111 tuổi, cái tuổi xưa nay hiếm. Ông cố được sinh ra trong một Giáo xứ toàn tòng giàu truyền thống đạo đức Ba Làng thuộc Giáo phận Thanh Hóa, là nơi đã nuôi dưỡng Đức Tin của gia đình cụ Laurenso. Là nơi Cha Đắc Lộ đã gieo hạt giống Tin mừng đầu tiên tại miền Bắc vào ngày lễ Thánh Giuse 19 tháng 3 năm 1627, Ba Làng có ngôi Nhà thờ cổ thánh thiêng của Giáo phận Thanh Hóa. Chính từ đó mà ông cố đã vững bước trong cuộc đời mưu sinh trải qua bao thăng trầm dâu bể của thời cuộc, ông cố vẫn luôn tin tưởng hoàn toàn vào sự an bài của Thiên Chúa: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trong đồng cỏ xanh tươi, Chúa cho tôi nằm nghĩ. Người đưa tôi tới giòng nước trong lành, Người bổ sức cho tôi…”. Chúng con xin tạ ơn Chúa vì hồng ân đại thọ 111 tuổi, với 111 năm làm người và làm con Thiên Chúa, ông cố Laurenso luôn tín thác vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa, và sự dạy bảo ân cần của Giáo Hội. Dù sống trong hoàn cảnh nào, ông cố Laurenso vẫn luôn trung thành theo Chúa và phục vụ Hội Thánh.
Trong Thánh lễ này, cộng đoàn dân Chúa chúng con xin tạ ơn Chúa vì hồng ân Đại thọ 111 tuổi xưa nay hiếm của cụ thân sinh Đức Tổng. Sống thọ 111 năm cũng đồng nghĩa với nỗ lực tín thác và can đảm trên một quê hương trải qua nhiều biến động và giữa lòng thế giới sôi sục qua 2 cuộc thế chiến với hàng chục triệu người chết nơi chiến trường. Sồng thọ 111 tuổi đồng nghĩa với 111 năm như bài thánh vịnh nói: 111 năm lửa thử vàng, gian nan thử người công chính. Sống thọ 111 tuổi cũng đồng nghĩa với 111 năm lăn lộn giữa cuộc đời, vì mưu sinh đã phải chuyển chổ ở hết từ chổ này đến chổ kia, vất vả trăm chiều để gia đình được no hơn, để có được tấm áo tốt hơn, để con cái được học hành tử tế hơn. Phải chăng đó là nhờ vào hành trang Đức Tin vững vàng từ Giáo xứ ba Làng giàu truyền thống đạo đức. Ông cố Laurenso đã vượt qua được chặng đường dài đầy gian nan đó để làm tròn sứ mạng làm chồng, làm cha nuôi dạy con cái nên người trong tâm tình tin tưởng và phó thác. Và cuối cùng, chúng con xin tạ ơn Chúa vì cuộc đời của cụ đa toàn tâm toàn ý hy sinh cuộc đời để chăm lo cho con cái, trong đó có Đức Tổng Giám mục Giuse, vị chủ chăn của chúng con. Trong Thánh lễ an tang ông cố, chúng con đã được đến ngôi nhà của cụ, ngôi nhà đơn sơ giản dị mà ông cụ đã sống cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Hình ảnh đó đã in sâu vào tâm trí của mỗi người chúng con, như là một chứng tá của cuộc đời nghèo khó nhưng thanh thản và chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh cho con cái mình thành đạt mà không đòi hỏi gì cho chính bản thân mình. Hình ảnh ông cố bên cạnh bàn thờ trong Thánh lễ sáng hôm nay với một chòm râu dài và bạc trắng, cho chúng con thấy một con người đầy nghị lực, để nuôi dạy đàn con 4 trai và 6 gái không phải là đơn giản. Trong Thánh lễ an tang ông cụ, cùng sự hiện diện của 21 người cháu và 32 người chắt và 4 người chút. Giờ đây, trên trời cao, chắc hẳn cụ cũng vui mừng và hảnh diện với những người con của mình mà đặc biệt là người con trai trưởng của cụ là Đức Tổng Giám mục Giuse kính yêu của chúng con hôm nay đang chủ tế Thánh lễ cầu nguyện cho cụ trong tư cách là Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế và cũng là Chủ tịch HĐGM Việt Nam.
Trương Trí
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Nếu giáo sĩ đọc lộn Giờ Kinh, có buộc phải đọc lại Giờ Kinh đúng không?
Nguyễn Trọng Đa
10:57 18/07/2017
Giải đáp phụng vụ: Nếu giáo sĩ đọc lộn Giờ Kinh, có buộc phải đọc lại Giờ Kinh đúng không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Câu hỏi của tôi liên quan đến nghĩa vụ cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Nếu một linh mục, người bị buộc bởi lời hứa truyền chức là phải cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, đọc một Giờ Kinh sai ngày, thì ngài có buộc phải đọc lại Giờ Kinh đúng không? Như thế, ngài đã chu toàn nghĩa vụ của mình không? - R. B., Grants, New Mexico, Hoa Kỳ.
Đáp: Đúng đây là nghĩa vụ liên quan đến chức thánh. Ứng viên hứa như thế, như được nhắc lại trong câu trả lời năm 2000 cho một nghi ngờ được công bố bởi Thánh Bộ Phụng Tự:
"Con có quyết tâm duy trì và đào sâu một tinh thần cầu nguyện phù hợp với lối sống của con, và, phù hợp với những gì yêu cầu nơi con, để cử hành một cách trung tín Các Giờ Kinh Phụng Vụ cho Hội Thánh và cho cả thế giới không?" (X. Roman Pontifical, Nghi lễ truyền chức Phó tế).
"Như vậy, trong cùng một nghi thức truyền chức Phó tế, thừa tác viên thánh xin và tiếp nhận từ Hội Thánh việc ủy nhiệm cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, do đó sự ủy nhiệm liên quan đến quỹ đạo của các trách nhiệm thừa tác của người được truyền chức, và vượt quá lòng đạo đức cá nhân của người ấy. Các thừa tác viên thánh, cùng với các Giám mục, thấy mình tham gia vào sứ vụ cầu bầu cho Dân Thiên Chúa, đã được giao phó cho họ, như xưa đã giao cho ông Mô-sê (Xh 17, 8-16), cho các Tông Đồ (1 Tim 2, 1-6) và cho Chúa Giêsu Kitô “Đấng ngự bên hữu Chúa Cha mà chuyển cầu cho chúng ta" (Rm 8,34). Tương tự như vậy, ‘Văn kiện trình bày và Quy định Các Giờ Kinh Phụng Vụ’, số 108 nói: "Khi đọc thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm thể Chúa Kitô" (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
"Theo cách tương tự, số 29 trong cùng Văn kiện này, cho biết: "Vì thế, giám mục, linh mục và những người có chức thánh đã được Hội Thánh ủy nhiệm cho cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ (xem số 17), thì mỗi ngày phải đọc đầy đủ mọi giờ, và cố gắng đọc cho phù hợp với giờ thật trong ngày, được chừng nào hay chừng đó" (Bản dịch, như trên).
"Bộ Giáo luật, về phần mình, đã thiết lập trong Điều 276, §2.3, rằng "các Tư Tế và các Phó Tế chuẩn bị làm Linh Mục, buộc mỗi ngày phải đọc Phụng Vụ Các Giờ Kinh theo sách phụng vụ riêng đã được phê chuẩn; còn các Phó Tế vĩnh viễn chỉ buộc đọc phần nào đã được Hội Ðồng Giám Mục ấn định" (Bản dịch Việt ngữ của các linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Về nghĩa vụ đọc Kinh Nhật tụng, câu trả lời trên đây là khá rõ ràng:
"Câu hỏi số 1: Xin cho biết ý kiến của Thánh bộ Phượng tự và Kỷ luật Bí tích về trương độ của nghĩa vụ cử hành hay đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ hàng ngày ?
"Trả lời: Những người đã được truyền chức thánh là bị ràng buộc về mặt đạo đức, do việc truyền chức mà họ đã nhận, cho việc cử hành hoặc đọc Kinh Nhật Tụng toàn bộ và hàng ngày, như đã được Bộ Giáo luật qui định trong Điều 276, § 2,3, đã được trích dẫn trên đây. Việc đọc này không có bản chất của lòng đạo đức riêng tư, hoặc sự thực hành đạo đức được thực hiện bởi ý muốn cá nhân mà thôi của giáo sĩ, nhưng đúng hơn là một hành động phù hợp với thừa tác thánh và sứ vụ mục vụ”.
Tuy nhiên, trong khi tài liệu trên nói về các dịp, mà trong đó một số phần của Kinh nhật tụng có thể được bỏ qua cách hợp pháp, nó không giải quyết các vấn đề lỗi. Đối với chủ đề này, chúng ta phải quay trở lại với các nhà văn xa xưa.
Khi đọc Kinh Nhật tụng, có hai thứ tự khác nhau: (1) thứ tự hoặc sự sắp xếp Kinh Thần tụng, (2) thứ tự hoặc sự sắp xếp các Giờ Kinh.
Thứ tự của Kinh nhật tụng cho biết phần nhật tụng nào được đọc mỗi ngày, như được quy định trong lịch. Điều này có thể thay đổi từ địa điểm này sang địa điểm khác, và thậm chí từ người này sang người khác, vì người ta theo lịch địa phương hoặc, nếu là thành viên của một Dòng tu, theo lịch của Dỏng tu đã được chấp thuận, vốn có thể là khác với lịch phổ quát hoặc lịch địa phương.
Thứ tự của các Giờ Kinh cho biết Giờ Kinh nào cần được đọc, Giờ nhất, Giờ nhì, vv, các bài đọc, Giờ Kinh sáng, Giờ Kinh ngày, v.v.
Nghĩa vụ của giáo sĩ là phải tuân thủ cả hai thứ tự, nhưng trong một số trường hợp, có thể có một lý do chính đáng để thay đổi. Thí dụ, nếu một linh mục ở trong một giáo phận đang cử hành lễ trọng mừng thánh bổn mạng của giáo phận ấy, nhưng thiếu các văn bản đúng cho ngảy lễ, ngài có thể sử dụng phần nhật tụng khác đã được chấp thuận, và cố gắng sao cho phần ấy càng sát với ngày lễ càng tốt.
Đáng ngạc nhiên thay, ngày nay điều này có thể xảy ra thường xuyên, khi các linh mục đi du lịch dựa vào các phương tiện điện tử để đọc kinh nhật tụng. Thí dụ, mới đây một linh mục đến châu Âu thấy rằng Thánh Biển Đức, là đồng bổn mạng của châu Âu, được mừng lễ như là lễ trọng chứ không là lễ nhớ. Điều này có thể được giải quyết dễ dàng, bởi những người sử dụng cuốn sách có các phần chung, nhưng không phải tất cả các áp dụng có sự linh hoạt cần thiết.
Nếu ai đó đã đọc một Giờ Kinh không chính xác do nhầm lẫn - thí dụ, đọc sai ngày - các nhà thần học đều theo ý kiến của truyền thống là rằng người ấy đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, và không cần đọc lại lần thứ hai.
Đây là sự áp dụng của châm ngôn "Officium pro officio valet" (Giờ Kinh thay Giờ Kinh).
Châm ngôn này có một lịch sử sóng gió chìm nổi, mà trong đó có cách dùng đúng và cách dùng sai. Cách dùng đúng, như được nêu ra ở trên, là trong đó một người với nghĩa vụ đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, đã đọc sai một Giờ Kinh, hoặc thay thế một Giờ Kinh tương đương cho một Giờ Kinh mà người ấy bị cản trở để đọc.
Trong khi châm ngôn này không xuất hiện trong các tài liệu chính thức của Hội Thánh, một sự áp dụng nào đó cho nguyên tắc ấy được tìm thấy trong ‘Văn kiện trình bày và Quy định Các Giờ Kinh Phụng Vụ’ khi đề cập đến việc tham gia vào một buổi đọc kinh với cộng đoàn. Xin mời đọc:
"242. Giáo sĩ hay tu sĩ nào buộc phải đọc Kinh Nhật Tụng bất cứ vì danh nghĩa nào, nếu dự chung kinh nhật tụng đọc theo lịch và nghi thức khác với lịch và nghi thức của mình, vẫn được kể là đã đọc xong phần kinh đó” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Tóm tắt giáo huấn của một số sách giáo khoa truyền thống, chúng ta có thể nêu ra các nguyên tắc sau đây liên quan đến các lỗi. Không phải tất cả đều được áp dụng một cách bình đẳng cho Các Giờ Kinh Phụng Vụ:
- Nếu một linh mục đọc nhầm Nhật tụng một ngày thay vì ngày khác (thí dụ, đọc kinh ngày thứ Ba thay vì thứ Hai trong ngày thứ Hai), ngài bị buộc đọc Nhật tụng ngày thứ Ba vào ngày thứ Ba (theo Thánh An-phong).
- Tuy nhiên, nếu sau khi đọc được một phần, ngài nhận thấy có sai sót trong việc đọc lịch hoặc Ordo (giáo lịch), và phần đọc đó không phải là nhật tụng của ngày hôm ấy…ngài không bị buộc phải lặp lại phần đã được đọc (thí dụ, các bài đọc); thật là đủ, hợp lệ và hợp pháp để theo nhật tụng đúng trong các Giờ sau. Linh mục đang đọc không bị buộc lặp lại phần nào của Giờ Kinh, nếu ngài phát hiện ra sai lầm của mình trong khi đọc ngay cả một Giờ nhỏ. Và ngài có thể kết thúc thánh vịnh hay bài thánh thi, hay lời cầu nguyện mà ngài đang đọc, khi ngài phát hiện ra sai lầm của mình, và sau đó ngài có thể đọc tiếp phần nhật tụng của Giờ Kinh đúng mà ngài vừa nhầm lẫn, hoặc ngài có thể hoàn thành Giờ kinh mà ngài đã lỡ đọc.
- Nguyên nhân nào biện minh sự đảo ngược của các Giờ Kinh? Bất kỳ lý do hợp lý nào đều biện minh cho sự đảo ngược này. Do đó, nếu một người bạn mời một linh mục cùng nhau đọc một Giờ Kinh, và linh mục đã không đọc các Giờ Kinh quy định trước đó, thì ngài được biện minh khi chấp nhận lời mời và đảo ngược các Giờ Kinh. Hoặc nếu một người chỉ có Sách các giờ kinh ngày (Diurnal) trong tay, người ấy có thể đọc các Giờ Kinh ban ngày, mặc dù không có giờ Kinh Sáng. Một lần nữa, một linh mục có thể không có các bài đọc Giờ Kinh Sáng trong tay, nhưng ngài có thể đọc các thánh vịnh cho Giờ kinh sáng, Giờ Kinh sách, và thêm các bài đọc vào Giờ kinh sáng khi có chúng trong tay.
Sự áp dụng không chính xác câu châm ngôn trên đây đã bị chỉ trích gay gắt, bởi các sách hướng dẫn phụng vụ và sách thần học luân lý từ thế kỷ XVII. Một số người ủng hộ đã sử dụng châm ngôn ấy, để tránh đọc toàn bộ Kinh nhật tụng, cho rằng việc dùng phần nhật tụng ngắn hơn có thể thay thế phần nhật tụng dài hơn. Lập trường này đã bị Hội Thánh lên án nhiều lần, và thậm chí một số nhà thần học luân lý coi đó là một tội trọng nữa. (Zenit.org 18-7-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Câu hỏi của tôi liên quan đến nghĩa vụ cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Nếu một linh mục, người bị buộc bởi lời hứa truyền chức là phải cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, đọc một Giờ Kinh sai ngày, thì ngài có buộc phải đọc lại Giờ Kinh đúng không? Như thế, ngài đã chu toàn nghĩa vụ của mình không? - R. B., Grants, New Mexico, Hoa Kỳ.
Đáp: Đúng đây là nghĩa vụ liên quan đến chức thánh. Ứng viên hứa như thế, như được nhắc lại trong câu trả lời năm 2000 cho một nghi ngờ được công bố bởi Thánh Bộ Phụng Tự:
"Con có quyết tâm duy trì và đào sâu một tinh thần cầu nguyện phù hợp với lối sống của con, và, phù hợp với những gì yêu cầu nơi con, để cử hành một cách trung tín Các Giờ Kinh Phụng Vụ cho Hội Thánh và cho cả thế giới không?" (X. Roman Pontifical, Nghi lễ truyền chức Phó tế).
"Như vậy, trong cùng một nghi thức truyền chức Phó tế, thừa tác viên thánh xin và tiếp nhận từ Hội Thánh việc ủy nhiệm cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, do đó sự ủy nhiệm liên quan đến quỹ đạo của các trách nhiệm thừa tác của người được truyền chức, và vượt quá lòng đạo đức cá nhân của người ấy. Các thừa tác viên thánh, cùng với các Giám mục, thấy mình tham gia vào sứ vụ cầu bầu cho Dân Thiên Chúa, đã được giao phó cho họ, như xưa đã giao cho ông Mô-sê (Xh 17, 8-16), cho các Tông Đồ (1 Tim 2, 1-6) và cho Chúa Giêsu Kitô “Đấng ngự bên hữu Chúa Cha mà chuyển cầu cho chúng ta" (Rm 8,34). Tương tự như vậy, ‘Văn kiện trình bày và Quy định Các Giờ Kinh Phụng Vụ’, số 108 nói: "Khi đọc thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm thể Chúa Kitô" (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
"Theo cách tương tự, số 29 trong cùng Văn kiện này, cho biết: "Vì thế, giám mục, linh mục và những người có chức thánh đã được Hội Thánh ủy nhiệm cho cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ (xem số 17), thì mỗi ngày phải đọc đầy đủ mọi giờ, và cố gắng đọc cho phù hợp với giờ thật trong ngày, được chừng nào hay chừng đó" (Bản dịch, như trên).
"Bộ Giáo luật, về phần mình, đã thiết lập trong Điều 276, §2.3, rằng "các Tư Tế và các Phó Tế chuẩn bị làm Linh Mục, buộc mỗi ngày phải đọc Phụng Vụ Các Giờ Kinh theo sách phụng vụ riêng đã được phê chuẩn; còn các Phó Tế vĩnh viễn chỉ buộc đọc phần nào đã được Hội Ðồng Giám Mục ấn định" (Bản dịch Việt ngữ của các linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Về nghĩa vụ đọc Kinh Nhật tụng, câu trả lời trên đây là khá rõ ràng:
"Câu hỏi số 1: Xin cho biết ý kiến của Thánh bộ Phượng tự và Kỷ luật Bí tích về trương độ của nghĩa vụ cử hành hay đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ hàng ngày ?
"Trả lời: Những người đã được truyền chức thánh là bị ràng buộc về mặt đạo đức, do việc truyền chức mà họ đã nhận, cho việc cử hành hoặc đọc Kinh Nhật Tụng toàn bộ và hàng ngày, như đã được Bộ Giáo luật qui định trong Điều 276, § 2,3, đã được trích dẫn trên đây. Việc đọc này không có bản chất của lòng đạo đức riêng tư, hoặc sự thực hành đạo đức được thực hiện bởi ý muốn cá nhân mà thôi của giáo sĩ, nhưng đúng hơn là một hành động phù hợp với thừa tác thánh và sứ vụ mục vụ”.
Tuy nhiên, trong khi tài liệu trên nói về các dịp, mà trong đó một số phần của Kinh nhật tụng có thể được bỏ qua cách hợp pháp, nó không giải quyết các vấn đề lỗi. Đối với chủ đề này, chúng ta phải quay trở lại với các nhà văn xa xưa.
Khi đọc Kinh Nhật tụng, có hai thứ tự khác nhau: (1) thứ tự hoặc sự sắp xếp Kinh Thần tụng, (2) thứ tự hoặc sự sắp xếp các Giờ Kinh.
Thứ tự của Kinh nhật tụng cho biết phần nhật tụng nào được đọc mỗi ngày, như được quy định trong lịch. Điều này có thể thay đổi từ địa điểm này sang địa điểm khác, và thậm chí từ người này sang người khác, vì người ta theo lịch địa phương hoặc, nếu là thành viên của một Dòng tu, theo lịch của Dỏng tu đã được chấp thuận, vốn có thể là khác với lịch phổ quát hoặc lịch địa phương.
Thứ tự của các Giờ Kinh cho biết Giờ Kinh nào cần được đọc, Giờ nhất, Giờ nhì, vv, các bài đọc, Giờ Kinh sáng, Giờ Kinh ngày, v.v.
Nghĩa vụ của giáo sĩ là phải tuân thủ cả hai thứ tự, nhưng trong một số trường hợp, có thể có một lý do chính đáng để thay đổi. Thí dụ, nếu một linh mục ở trong một giáo phận đang cử hành lễ trọng mừng thánh bổn mạng của giáo phận ấy, nhưng thiếu các văn bản đúng cho ngảy lễ, ngài có thể sử dụng phần nhật tụng khác đã được chấp thuận, và cố gắng sao cho phần ấy càng sát với ngày lễ càng tốt.
Đáng ngạc nhiên thay, ngày nay điều này có thể xảy ra thường xuyên, khi các linh mục đi du lịch dựa vào các phương tiện điện tử để đọc kinh nhật tụng. Thí dụ, mới đây một linh mục đến châu Âu thấy rằng Thánh Biển Đức, là đồng bổn mạng của châu Âu, được mừng lễ như là lễ trọng chứ không là lễ nhớ. Điều này có thể được giải quyết dễ dàng, bởi những người sử dụng cuốn sách có các phần chung, nhưng không phải tất cả các áp dụng có sự linh hoạt cần thiết.
Nếu ai đó đã đọc một Giờ Kinh không chính xác do nhầm lẫn - thí dụ, đọc sai ngày - các nhà thần học đều theo ý kiến của truyền thống là rằng người ấy đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, và không cần đọc lại lần thứ hai.
Đây là sự áp dụng của châm ngôn "Officium pro officio valet" (Giờ Kinh thay Giờ Kinh).
Châm ngôn này có một lịch sử sóng gió chìm nổi, mà trong đó có cách dùng đúng và cách dùng sai. Cách dùng đúng, như được nêu ra ở trên, là trong đó một người với nghĩa vụ đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, đã đọc sai một Giờ Kinh, hoặc thay thế một Giờ Kinh tương đương cho một Giờ Kinh mà người ấy bị cản trở để đọc.
Trong khi châm ngôn này không xuất hiện trong các tài liệu chính thức của Hội Thánh, một sự áp dụng nào đó cho nguyên tắc ấy được tìm thấy trong ‘Văn kiện trình bày và Quy định Các Giờ Kinh Phụng Vụ’ khi đề cập đến việc tham gia vào một buổi đọc kinh với cộng đoàn. Xin mời đọc:
"242. Giáo sĩ hay tu sĩ nào buộc phải đọc Kinh Nhật Tụng bất cứ vì danh nghĩa nào, nếu dự chung kinh nhật tụng đọc theo lịch và nghi thức khác với lịch và nghi thức của mình, vẫn được kể là đã đọc xong phần kinh đó” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Tóm tắt giáo huấn của một số sách giáo khoa truyền thống, chúng ta có thể nêu ra các nguyên tắc sau đây liên quan đến các lỗi. Không phải tất cả đều được áp dụng một cách bình đẳng cho Các Giờ Kinh Phụng Vụ:
- Nếu một linh mục đọc nhầm Nhật tụng một ngày thay vì ngày khác (thí dụ, đọc kinh ngày thứ Ba thay vì thứ Hai trong ngày thứ Hai), ngài bị buộc đọc Nhật tụng ngày thứ Ba vào ngày thứ Ba (theo Thánh An-phong).
- Tuy nhiên, nếu sau khi đọc được một phần, ngài nhận thấy có sai sót trong việc đọc lịch hoặc Ordo (giáo lịch), và phần đọc đó không phải là nhật tụng của ngày hôm ấy…ngài không bị buộc phải lặp lại phần đã được đọc (thí dụ, các bài đọc); thật là đủ, hợp lệ và hợp pháp để theo nhật tụng đúng trong các Giờ sau. Linh mục đang đọc không bị buộc lặp lại phần nào của Giờ Kinh, nếu ngài phát hiện ra sai lầm của mình trong khi đọc ngay cả một Giờ nhỏ. Và ngài có thể kết thúc thánh vịnh hay bài thánh thi, hay lời cầu nguyện mà ngài đang đọc, khi ngài phát hiện ra sai lầm của mình, và sau đó ngài có thể đọc tiếp phần nhật tụng của Giờ Kinh đúng mà ngài vừa nhầm lẫn, hoặc ngài có thể hoàn thành Giờ kinh mà ngài đã lỡ đọc.
- Nguyên nhân nào biện minh sự đảo ngược của các Giờ Kinh? Bất kỳ lý do hợp lý nào đều biện minh cho sự đảo ngược này. Do đó, nếu một người bạn mời một linh mục cùng nhau đọc một Giờ Kinh, và linh mục đã không đọc các Giờ Kinh quy định trước đó, thì ngài được biện minh khi chấp nhận lời mời và đảo ngược các Giờ Kinh. Hoặc nếu một người chỉ có Sách các giờ kinh ngày (Diurnal) trong tay, người ấy có thể đọc các Giờ Kinh ban ngày, mặc dù không có giờ Kinh Sáng. Một lần nữa, một linh mục có thể không có các bài đọc Giờ Kinh Sáng trong tay, nhưng ngài có thể đọc các thánh vịnh cho Giờ kinh sáng, Giờ Kinh sách, và thêm các bài đọc vào Giờ kinh sáng khi có chúng trong tay.
Sự áp dụng không chính xác câu châm ngôn trên đây đã bị chỉ trích gay gắt, bởi các sách hướng dẫn phụng vụ và sách thần học luân lý từ thế kỷ XVII. Một số người ủng hộ đã sử dụng châm ngôn ấy, để tránh đọc toàn bộ Kinh nhật tụng, cho rằng việc dùng phần nhật tụng ngắn hơn có thể thay thế phần nhật tụng dài hơn. Lập trường này đã bị Hội Thánh lên án nhiều lần, và thậm chí một số nhà thần học luân lý coi đó là một tội trọng nữa. (Zenit.org 18-7-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Những bông hoa màu tím của ‘đối thoại liên tôn’
Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
20:10 18/07/2017
Những bông hoa màu tím của ‘đối thoại liên tôn’
• Lời giới thiệu : tác giả bài này là Cha Cố Piô Ngô Phúc Hậu. Ngài thuộc giáo phận Cần Thơ, từng là cha sở nhiều năm ở Cà Mau, miền cực Nam của VN. Ngài giảng đạo bằng chính đời sống của mình, ngài không chủ trương xây nhà thờ mà xây cầu, làm đường, mở trường học, làm ‘Mái Nhà Tình thương’. Nay ngài đã ngoài 80, hiện về sống tuổi già ở sinh quán Sơn Tây miền cực bắc VN. Ngài thường được mời đi giảng thuyết và chia sẻ kinh nghiệm sống đạo ở khắp nơi. Ngài cũng là một nhà văn, cây bút có lửa. Đây là một trong những bài văn ký sự của Ngài.
Bông hoa 1 và 2.
Vào thập niên 80 và 90 của thế kỷ 20, khó khăn bao trùm bốn bề, thế mà Dòng Chúa Cứu Thế đã cho xuất bản được cuốn Thánh Kinh trọn bộ, do linh mục Nguyễn Thế Thuấn chuyển dịch và chú giải. Mỹ thuật in ấn thì cao, phần chú giải thì phong phú.
Mừng qúa và hứng qúa, mình mua ngay 2 cuốn : một cho mình, một tặng ông bạn Hồ Xuân Phong, mục sư Tin Lành. Nhà mình ở phường 6, nhà ổng ở phường 9. Mình chỉ cần cuốc bộ 12 phút là tới.
Sau một cái bắt tay nóng bỏng, mình xun xoe vô đề:
- Bên Công Giáo mới in được một cuốn Thánh Kinh tuyệt vời : giấy ‘bíp’ vừa mỏng vừa dai, chú giải vừa dài vừa chuẩn. Vào thời buổi này mà cho ra đời được một cuốn Thánh Kinh như thế thì phải mừng hết biết. Tôi xin tặng Mục sư một cuốn để làm kỷ niệm : kỷ niệm cho tình bạn của hai ta và kỷ niệm về một thời phải vác khổ giá cực nặng.
- Xin cám ơn linh mục.
Mục sư Xuân Phong trân trọng bưng cuốn Thánh Kinh nặng trĩu bằng cả hai bàn tay. Ổng lât qua lật lại, nhìn ngắm bià trước bià sau, rồi soi mói tên dịch giả, và những câu chú giải... Bỗng ông nhìn chằm chằm vào mặt mình.
- Cuốn Thánh Kinh lớn lao như thế này mà chỉ có một mình linh mục Thuấn chuyển dịch thôi sao ? Phải có một uỷ ban dịch thuật mới tương xứng chứ.
Mình đang hí hửng, bỗng dưng sụ mặt xuống. Mục sư Phong phát biểu đúng qúa. Mìng đầu hàng bằng sự im lặng, rồi đánh trống lảng sang chuyện khác.
- Mục sư ơi, bên Tin Lành giàu qúa : in hằng triệu cuốn Thánh Kinh và tặng không . Tặng tía lia, tía lia... vô vàn vô số cho độc giả.
Bên Công Giáo giàu hơn bên Tin Lành, nhưng có đồng nào thì xây tháp và mua chuông hết rồi, còn tiền đâu mà in Thánh Kinh.
Đúng qúa, không cần biện minh.
Mình giã từ mục sư Xuân Phong. Trên đường về mình suy nghĩ mông lung. Hai nhận xét của mục sư Phong đều rất đúng. Mình vừa buồn vừa vui. Buồn vì thua 2-0. Mừng vì đó là hai bài học qúy giá. Mình gọi hai bài học đó là hai bông hoa tím. Màu tím là màu buồn, nhưng vẫn xinh đẹp chẳng thua gì các hoa màu khác.
Bông hoa 3.
Mình đang thả bộ từ toà giám mục Cần Thơ về nhà thờ Chánh tòa thì bỗng có tiếng xe thắng ‘két’ một cái ở ngay bên lề và ở ngay sau lưng. Mình vội quay lại thì gặp ngay ánh mắt rực sáng của Đại đức Thích Thiện Nhẫn.
- Linh mục đi đâu đây ?
- Tôi đi về nhà thờ Cầu Xéo ( tên cúng cơm của nhà thờ Chánh tòa )
- Lên đây, tôi đưa về đấy cho.
Mình nhảy phóc lên xe Jeep và nhận ngay một điếu thuốc Salem từ tay Đại đức Thích Thiện Nhẫn. Hai nhà tu hành đều phì phà, cùng nhả khói với nhau. Hai nhà tu hành mang hai màu áo khác nhau, nhưng hai làn khói đều the the và thơm thơm như nhau. Hai điếu thuốc thì từ từ rút ngắn lại, còn tình thân giữa hai nhà tu hành thì hối hả vươn dài ra. Vươn dài mãi tới mức thực hiện câu ngạn ngữ của tiền nhân : ‘ Yêu nhau lắm thì cắn nhau đau’. Ông ‘áo nâu’ cắn ông ‘áo đen’:
- Đạo Công Giáo của linh mục là đạo nói phét.
- Tại sao Đại Đức dám chê đạo tôi là đạo nói phét?
- Thì rõ như ban ngày đấy. Ở nhà thờ thì ai cũng đấm ngực nhận lỗi : ‘ Lỗi tại tôi... lỗi tại tôi mọi đàng’. Nhưng khi ra khỏi nhà thờ thì có ai nhận lỗi đâu.
- Cám ơn Đại Đức. Đúng thế thật. Thế còn bên Đạo Phật thì sao?
- ( cười hề hề)
Mình giã từ Đại Đức Thích Thiện Nhẫn ở cổng nhà thờ Cầu Xéo. Chuyện đối thoại giống như trò đùa, nhưng mình cảm thấy đó là một bài học qúy giá : Bài học vừa cay vừa ngọt. Ngọt cộng với cay : hay hay, ngộ ngộ.
Đó cũng là một bông hoa tím mình nhận được trong cuộc ‘đối thoại liên tôn’.
LM Ngô Phúc Hậu
• Lời giới thiệu : tác giả bài này là Cha Cố Piô Ngô Phúc Hậu. Ngài thuộc giáo phận Cần Thơ, từng là cha sở nhiều năm ở Cà Mau, miền cực Nam của VN. Ngài giảng đạo bằng chính đời sống của mình, ngài không chủ trương xây nhà thờ mà xây cầu, làm đường, mở trường học, làm ‘Mái Nhà Tình thương’. Nay ngài đã ngoài 80, hiện về sống tuổi già ở sinh quán Sơn Tây miền cực bắc VN. Ngài thường được mời đi giảng thuyết và chia sẻ kinh nghiệm sống đạo ở khắp nơi. Ngài cũng là một nhà văn, cây bút có lửa. Đây là một trong những bài văn ký sự của Ngài.
Bông hoa 1 và 2.
Vào thập niên 80 và 90 của thế kỷ 20, khó khăn bao trùm bốn bề, thế mà Dòng Chúa Cứu Thế đã cho xuất bản được cuốn Thánh Kinh trọn bộ, do linh mục Nguyễn Thế Thuấn chuyển dịch và chú giải. Mỹ thuật in ấn thì cao, phần chú giải thì phong phú.
Mừng qúa và hứng qúa, mình mua ngay 2 cuốn : một cho mình, một tặng ông bạn Hồ Xuân Phong, mục sư Tin Lành. Nhà mình ở phường 6, nhà ổng ở phường 9. Mình chỉ cần cuốc bộ 12 phút là tới.
Sau một cái bắt tay nóng bỏng, mình xun xoe vô đề:
- Bên Công Giáo mới in được một cuốn Thánh Kinh tuyệt vời : giấy ‘bíp’ vừa mỏng vừa dai, chú giải vừa dài vừa chuẩn. Vào thời buổi này mà cho ra đời được một cuốn Thánh Kinh như thế thì phải mừng hết biết. Tôi xin tặng Mục sư một cuốn để làm kỷ niệm : kỷ niệm cho tình bạn của hai ta và kỷ niệm về một thời phải vác khổ giá cực nặng.
- Xin cám ơn linh mục.
Mục sư Xuân Phong trân trọng bưng cuốn Thánh Kinh nặng trĩu bằng cả hai bàn tay. Ổng lât qua lật lại, nhìn ngắm bià trước bià sau, rồi soi mói tên dịch giả, và những câu chú giải... Bỗng ông nhìn chằm chằm vào mặt mình.
- Cuốn Thánh Kinh lớn lao như thế này mà chỉ có một mình linh mục Thuấn chuyển dịch thôi sao ? Phải có một uỷ ban dịch thuật mới tương xứng chứ.
Mình đang hí hửng, bỗng dưng sụ mặt xuống. Mục sư Phong phát biểu đúng qúa. Mìng đầu hàng bằng sự im lặng, rồi đánh trống lảng sang chuyện khác.
- Mục sư ơi, bên Tin Lành giàu qúa : in hằng triệu cuốn Thánh Kinh và tặng không . Tặng tía lia, tía lia... vô vàn vô số cho độc giả.
Bên Công Giáo giàu hơn bên Tin Lành, nhưng có đồng nào thì xây tháp và mua chuông hết rồi, còn tiền đâu mà in Thánh Kinh.
Đúng qúa, không cần biện minh.
Mình giã từ mục sư Xuân Phong. Trên đường về mình suy nghĩ mông lung. Hai nhận xét của mục sư Phong đều rất đúng. Mình vừa buồn vừa vui. Buồn vì thua 2-0. Mừng vì đó là hai bài học qúy giá. Mình gọi hai bài học đó là hai bông hoa tím. Màu tím là màu buồn, nhưng vẫn xinh đẹp chẳng thua gì các hoa màu khác.
Bông hoa 3.
Mình đang thả bộ từ toà giám mục Cần Thơ về nhà thờ Chánh tòa thì bỗng có tiếng xe thắng ‘két’ một cái ở ngay bên lề và ở ngay sau lưng. Mình vội quay lại thì gặp ngay ánh mắt rực sáng của Đại đức Thích Thiện Nhẫn.
- Linh mục đi đâu đây ?
- Tôi đi về nhà thờ Cầu Xéo ( tên cúng cơm của nhà thờ Chánh tòa )
- Lên đây, tôi đưa về đấy cho.
Mình nhảy phóc lên xe Jeep và nhận ngay một điếu thuốc Salem từ tay Đại đức Thích Thiện Nhẫn. Hai nhà tu hành đều phì phà, cùng nhả khói với nhau. Hai nhà tu hành mang hai màu áo khác nhau, nhưng hai làn khói đều the the và thơm thơm như nhau. Hai điếu thuốc thì từ từ rút ngắn lại, còn tình thân giữa hai nhà tu hành thì hối hả vươn dài ra. Vươn dài mãi tới mức thực hiện câu ngạn ngữ của tiền nhân : ‘ Yêu nhau lắm thì cắn nhau đau’. Ông ‘áo nâu’ cắn ông ‘áo đen’:
- Đạo Công Giáo của linh mục là đạo nói phét.
- Tại sao Đại Đức dám chê đạo tôi là đạo nói phét?
- Thì rõ như ban ngày đấy. Ở nhà thờ thì ai cũng đấm ngực nhận lỗi : ‘ Lỗi tại tôi... lỗi tại tôi mọi đàng’. Nhưng khi ra khỏi nhà thờ thì có ai nhận lỗi đâu.
- Cám ơn Đại Đức. Đúng thế thật. Thế còn bên Đạo Phật thì sao?
- ( cười hề hề)
Mình giã từ Đại Đức Thích Thiện Nhẫn ở cổng nhà thờ Cầu Xéo. Chuyện đối thoại giống như trò đùa, nhưng mình cảm thấy đó là một bài học qúy giá : Bài học vừa cay vừa ngọt. Ngọt cộng với cay : hay hay, ngộ ngộ.
Đó cũng là một bông hoa tím mình nhận được trong cuộc ‘đối thoại liên tôn’.
LM Ngô Phúc Hậu
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Đậu Sen Hồng
Lê Trị
19:03 18/07/2017
Ảnh của Lê Trị
Thanh tao bùn nước không nhơ bẩn
Thuần khiết hương thơm nhẹ ngọt ngào !
(Trích thơ của Nguyễn Tâm)