Phụng Vụ - Mục Vụ
Chọn lựa
Lm Vũđình Tường
03:25 19/07/2019
Chúng ta thích điều thiện hảo, điều tốt nhất. Mỗi người có cái nhìn và quan niệm khác nhau khi chọn lựa. Thí dụ khi mua xe chẳng hạn người thích mầu này, loại xe này, kẻ khác chọn mầu khác, kiểu xe khác. Cuộc sống cũng vậy chúng ta có những ưu tiên khác nhau. Ưu tiên của tôi có thể không phải là của bạn và ngược lại. Điều này đối với tôi rất là quan trọng nhưng với bạn lại là điều tầm thường, không cần thiết. Chính những khác biệt này tạo nên những cá tính khác nhau, quan niệm khác nhau và lối sống, cách hành xử khác nhau. Con người sống trong xã hội kinh tế, kĩ nghệ thường bị ảnh hưởng bởi quảng cáo, lung lạc cách sống, và cách chọn lựa của họ. Mang nhãn hiệu, sống hợp thời trang là cái giá mắc nhất cho nhiều người. Túi tiền trống rỗng, sổ nợ ngân hàng phồng to vì muốn giữ nhãn hiệu sống 'hợp thời trang'. Điều rõ ràng là sống 'hợp thời trang' không bảo đảm cuộc sống hạnh phúc, bởi thời trang luôn đổi mới và muốn theo kịp đổi mới thì phải thở vừa bằng mũi vừa bằng tai. Có như thế mới chạy đua kịp thời trang. Thực tế cho thấy, nhiều gia đình nghèo khó, kiếm đủ ăn bữa tối là hạnh phúc, và gia đình họ thực sự hạnh phúc, bởi tối đến cả gia đình quây quần bên mâm cơm đạm bạc, nhưng giầu tình người, tình cha con, tình vợ chồng, mọi người yêu thương, đùm bọc và biết ơn nhau. Hạnh phúc này xem ra có vẻ tầm thường, nhưng không phải ai cũng có được, và ai cũng được hưởng, chỉ những ai đáng hưởng mới được hưởng mà thôi. Người đáng hưởng là người tạo điều kiện mang lại hạnh phúc cho gia đình, và tất cả hưởng hạnh phúc.
Đức kitô cho biết, hạnh phúc thật không đến từ vật chất. Vật chất ban phát tiện nghi, nhưng không ban phát hạnh phúc, bởi chúng không thể cho những gì chúng không có. Lời Chúa là Lời hằng sống, và Lời đó ban phát hạnh phúc cho những ai lắng nghe Lời Ngài. Không có Lời Chúa trong cuộc sống, cuộc đời trống rỗng. Để che lấp cuộc đời trống rỗng, bề ngoài, người ta dựa vào lụa là, gấm vóc, vàng, đá cẩm thạch, kim cương. Bên trong, người ta bám vứu vào thế lực, và của cải, hầu tìm an tâm cho tâm hồn. Vật chất thường không ăn khớp với nhau, và đôi khi còn chõi nhau, vì thế cuộc sống luôn mất thăng bằng. Lẩn trốn đối diện với thực tế phũ phàng, người ta mượn hơi men, khói thuốc xoá nhoè tâm trí và cách nhìn; hoặc ngay cả dùng các độc dược gây kích thích sống ảo ảnh, hầu tạm quên tình yêu chân chính. Tình yêu chân chính chỉ có thể tìm thấy khi người ta thành tâm 'yêu Thiên Chúa và mến tha nhân' như điều Đức Kitô dậy.
Đức Kitô thăm hai chị em Mary và Martha. Cô Mary tin là lắng nghe Lời Đức Kitô là quan trọng hơn cả; trong khi cô Martha lại quan tâm hơn trong việc nấu nướng đãi khách. Ai cũng có lí do riêng, bào chữa cho chọn lựa riêng mình. Cô Mary tìm thức ăn cho tâm hồn; cô Martha tìm thức ăn cho cơ thể. Cả hai đều quan trọng và cần thiết. Sự việc xảy ra khi cô Martha than cùng Đức Kitô, xin Ngài nói với cô Mary giúp cô bởi một mình làm không hết việc và giờ ăn đến gần. Bởi lời yêu cầu của Martha mà Đức Kitô lên tiếng. Martha lo lắng nhiều chuyện chỉ có một điều cần và Mary đã chọn phần tốt nhất. Điều này cho thấy Đức Kitô thăm gia đình Mary và Martha không phải vì Ngài đói, mà chính là Mary và Martha đói phần tâm linh. Mary nhận ra điều đó, còn Martha chưa nhận ra. Đức Kitô đến ban Lời hằng sống và chỉ mình Mary sẵn sàng đón nhận, còn Martha lo lắng nhiều chuyện, và do đó chưa sẵn sàng. Đức Kitô đến để ban phát hơn là nhận lãnh.
Chúng ta không rõ Đức Kitô nói gì với Mary, nhưng chúng ta biết rõ khi em của hai cô là Lazarus qua đời, hai người đón nhận với hai tâm tình rất khác. Mary đón tin buồn cách thầm lặng; Martha thì lớn tiếng, vừa than khóc vừa ỉ ôi. Giả như Thầy có mặt ở đây em con đã không chết. Mary có sức mạnh nội tâm, và khi phải đối diện với sự chết, sự khổ, cô đã đón nhận một cách nhẹ nhàng hơn. Martha tin rằng bây giờ quá trễ rồi, Thầy đến muộn mất rồi, bởi em đã nằm trong mồ ba ngày. Đúng số ngày Đức Kitô nằm trong mồ, trước khi Ngài sống lại từ cõi chết.
Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết chọn lựa phần 'tốt hơn' để cho gắnh nặng cuộc đời nhẹ bớt.
TiengChuong.org
Standard of choice
We all want what is, not second best, but best. The standard of choice is different from person to person. What is best for this person may not be for others. For example, many people from overseas long to have the living standard of Australia; while some Australians are unsatisfied about the living conditions here. We all have different priorities in life. What is top priority for this person may be different for others. Our consumer society advertises that having more things makes life more comfortable. Many poor people who earn just enough food for a single day live happily. Trivial things certainly won't guarantee happiness. Jesus teaches that what enlightens our hearts comes not from the material world, but rather it comes from the Word of God. Without love we can't survive. Things that are done without love are disjointed. They act independently of each other, and sometimes contradict each other. Things that are done with love are integrated. Love gives meaning and harmony to life. We are called to love, and we must love the right person. It is not any kind of love but rather it is the love that Jesus talked about: 'love God and love our neighbour as ourselves'.
Jesus came to visit Mary and her sister Martha. For Mary, her first priority was listening to Jesus, while for Martha, her first priority was preparing a meal for the guest of honour. For Mary, listening to Jesus was the best choice, while Martha believed, that entertaining the guest was the most important part. Each of them had her own reasons to chose what was best suited to her. Mary wanted food for her soul, her spiritual need; while Martha felt the need to nourish the physical human body. There is no doubt, that both spiritual enrichment and physical nourishment are important, and they both need to be cared for. The problem arose when Martha made her complaint to Jesus about her sister Mary's attitude, and that was how Jesus got involved. For Mary, listening to Jesus not only enlightened her mind and heart, but it gave meaning and purpose to her life. She was relaxed and enjoyed listening to Jesus. Martha was busy with cooking and she was anxious because things were out of control. She made an appeal to Jesus: 'Lord, do you not care that my sister is leaving me to do the serving all by myself? Please tell her to help me'. Jesus took the opportunity to tell her about what was most needed. He recognized her busy-ness and her contribution to make Him felt welcome. Jesus told her that the purpose of His visit was not so much about food for the body, but rather food for her soul. He came not to receive but to give, to give the Word of God.
We don't know what Jesus taught Mary. However, we know for sure that later on, when Martha and Mary were confronted with the death of their brother, Lazarus, each of them reacted differently. Mary was calm and quiet, while Martha was restless and vocal. Mary's inner strength would help her to deal with the reality of grief and sorrow, life and death in a calm manner. Martha believed that Jesus arrived too late to save her brother, because he was in the tomb for three days- the same number of days Jesus was in the tomb.
We pray for the wisdom to choose the better part to lighten the burdens of life.
Đức kitô cho biết, hạnh phúc thật không đến từ vật chất. Vật chất ban phát tiện nghi, nhưng không ban phát hạnh phúc, bởi chúng không thể cho những gì chúng không có. Lời Chúa là Lời hằng sống, và Lời đó ban phát hạnh phúc cho những ai lắng nghe Lời Ngài. Không có Lời Chúa trong cuộc sống, cuộc đời trống rỗng. Để che lấp cuộc đời trống rỗng, bề ngoài, người ta dựa vào lụa là, gấm vóc, vàng, đá cẩm thạch, kim cương. Bên trong, người ta bám vứu vào thế lực, và của cải, hầu tìm an tâm cho tâm hồn. Vật chất thường không ăn khớp với nhau, và đôi khi còn chõi nhau, vì thế cuộc sống luôn mất thăng bằng. Lẩn trốn đối diện với thực tế phũ phàng, người ta mượn hơi men, khói thuốc xoá nhoè tâm trí và cách nhìn; hoặc ngay cả dùng các độc dược gây kích thích sống ảo ảnh, hầu tạm quên tình yêu chân chính. Tình yêu chân chính chỉ có thể tìm thấy khi người ta thành tâm 'yêu Thiên Chúa và mến tha nhân' như điều Đức Kitô dậy.
Đức Kitô thăm hai chị em Mary và Martha. Cô Mary tin là lắng nghe Lời Đức Kitô là quan trọng hơn cả; trong khi cô Martha lại quan tâm hơn trong việc nấu nướng đãi khách. Ai cũng có lí do riêng, bào chữa cho chọn lựa riêng mình. Cô Mary tìm thức ăn cho tâm hồn; cô Martha tìm thức ăn cho cơ thể. Cả hai đều quan trọng và cần thiết. Sự việc xảy ra khi cô Martha than cùng Đức Kitô, xin Ngài nói với cô Mary giúp cô bởi một mình làm không hết việc và giờ ăn đến gần. Bởi lời yêu cầu của Martha mà Đức Kitô lên tiếng. Martha lo lắng nhiều chuyện chỉ có một điều cần và Mary đã chọn phần tốt nhất. Điều này cho thấy Đức Kitô thăm gia đình Mary và Martha không phải vì Ngài đói, mà chính là Mary và Martha đói phần tâm linh. Mary nhận ra điều đó, còn Martha chưa nhận ra. Đức Kitô đến ban Lời hằng sống và chỉ mình Mary sẵn sàng đón nhận, còn Martha lo lắng nhiều chuyện, và do đó chưa sẵn sàng. Đức Kitô đến để ban phát hơn là nhận lãnh.
Chúng ta không rõ Đức Kitô nói gì với Mary, nhưng chúng ta biết rõ khi em của hai cô là Lazarus qua đời, hai người đón nhận với hai tâm tình rất khác. Mary đón tin buồn cách thầm lặng; Martha thì lớn tiếng, vừa than khóc vừa ỉ ôi. Giả như Thầy có mặt ở đây em con đã không chết. Mary có sức mạnh nội tâm, và khi phải đối diện với sự chết, sự khổ, cô đã đón nhận một cách nhẹ nhàng hơn. Martha tin rằng bây giờ quá trễ rồi, Thầy đến muộn mất rồi, bởi em đã nằm trong mồ ba ngày. Đúng số ngày Đức Kitô nằm trong mồ, trước khi Ngài sống lại từ cõi chết.
Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết chọn lựa phần 'tốt hơn' để cho gắnh nặng cuộc đời nhẹ bớt.
TiengChuong.org
Standard of choice
We all want what is, not second best, but best. The standard of choice is different from person to person. What is best for this person may not be for others. For example, many people from overseas long to have the living standard of Australia; while some Australians are unsatisfied about the living conditions here. We all have different priorities in life. What is top priority for this person may be different for others. Our consumer society advertises that having more things makes life more comfortable. Many poor people who earn just enough food for a single day live happily. Trivial things certainly won't guarantee happiness. Jesus teaches that what enlightens our hearts comes not from the material world, but rather it comes from the Word of God. Without love we can't survive. Things that are done without love are disjointed. They act independently of each other, and sometimes contradict each other. Things that are done with love are integrated. Love gives meaning and harmony to life. We are called to love, and we must love the right person. It is not any kind of love but rather it is the love that Jesus talked about: 'love God and love our neighbour as ourselves'.
Jesus came to visit Mary and her sister Martha. For Mary, her first priority was listening to Jesus, while for Martha, her first priority was preparing a meal for the guest of honour. For Mary, listening to Jesus was the best choice, while Martha believed, that entertaining the guest was the most important part. Each of them had her own reasons to chose what was best suited to her. Mary wanted food for her soul, her spiritual need; while Martha felt the need to nourish the physical human body. There is no doubt, that both spiritual enrichment and physical nourishment are important, and they both need to be cared for. The problem arose when Martha made her complaint to Jesus about her sister Mary's attitude, and that was how Jesus got involved. For Mary, listening to Jesus not only enlightened her mind and heart, but it gave meaning and purpose to her life. She was relaxed and enjoyed listening to Jesus. Martha was busy with cooking and she was anxious because things were out of control. She made an appeal to Jesus: 'Lord, do you not care that my sister is leaving me to do the serving all by myself? Please tell her to help me'. Jesus took the opportunity to tell her about what was most needed. He recognized her busy-ness and her contribution to make Him felt welcome. Jesus told her that the purpose of His visit was not so much about food for the body, but rather food for her soul. He came not to receive but to give, to give the Word of God.
We don't know what Jesus taught Mary. However, we know for sure that later on, when Martha and Mary were confronted with the death of their brother, Lazarus, each of them reacted differently. Mary was calm and quiet, while Martha was restless and vocal. Mary's inner strength would help her to deal with the reality of grief and sorrow, life and death in a calm manner. Martha believed that Jesus arrived too late to save her brother, because he was in the tomb for three days- the same number of days Jesus was in the tomb.
We pray for the wisdom to choose the better part to lighten the burdens of life.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:41 19/07/2019
33. Không khăng khăng tự cao tự đại, thì sẽ không xuống hỏa ngục.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:48 19/07/2019
71. ANH EM NHÌN BỨC HOÀNH
Có ba anh em tất cả đều bị cận thị.
Một ngày nọ ba người cùng nhau đi thăm bạn bè, vừa vào phòng khách thì nhìn thấy trên sảnh đường treo bức hoành “di thanh đường”.
Anh cả lập tức hỏi đứa em thứ hai:
- “Chủ nhân có bệnh phải không, tại sao lại viết “di tinh đường ?”
Đứa em thứ hai nói:
- “Anh nhìn sai rồi, chủ nhân khoẻ lắm, bức hoành cổ ấy gọi là “di thanh đường”.
Hai người không ngớt cải nhau, cuối cùng để cho người em thứ ba đoán đúng sai. Người em thứ ba trương mắt nhìn rất lâu rồi nói:
- “Cả hai anh đều sai, có bức hoành nào ở phía trên đâu ?
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 71:
Cận thị cũng là một chứng bệnh di truyền, có khi cả nhà từ bố mẹ cho đến con cái lớn nhỏ đều bị cận thị nặng, nhưng cận thị đến nỗi cả ba anh em đều nói sai bức hoành to tướng treo trên sảnh đường thì quả là hiếm có...
Những người được gọi là “ma giáo” trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung (hoặc của các tác giả khác viết truyện kiếm hiệp) thì rất đông và xem ra đoàn kết với nhau, nhưng thực tế thì không phải vậy, tuy hợp đoàn nhưng họ lại chia rẻ nhau vì tâm họ không thành thật cho công việc chung, nhưng là vì tư lợi cá nhân, cho nên khi có lợi cho mình thì hợp đoàn và khi không có lợi cho mình thì tan đàn rã nghé ! Họ là những người có tâm hồn “cận thị” chỉ thấy lợi cho mình mà không thấy cái ích của mọi người, của cộng đoàn...
“Cận thị” là ích kỷ tức là thấy gần mình (mình hoặc gia đình) chứ không thấy xa (tha nhân), cho nên họ luôn nhìn không rõ cái nhu cầu thiết yếu của tha nhân mà giúp đỡ; “cận thị” cũng là quá nhu nhược không dám nhìn xa (hành động) để chia sẻ vui buồn với người khác, mà chỉ nhìn gần (sợ kẻ khác làm phiền) nên tâm hồn họ như ếch ngồi đáy giếng kêu ộp oạp mà không thấy trời to trời nhỏ gì cả.
Tâm hồn bị cận thị thì phải dùng Lời Chúa bén nhọn như con dao để phẫu thuật, như thế mới có thể nhìn thấy sự khốn cùng của tha nhân mà giúp đỡ và tương thân...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có ba anh em tất cả đều bị cận thị.
Một ngày nọ ba người cùng nhau đi thăm bạn bè, vừa vào phòng khách thì nhìn thấy trên sảnh đường treo bức hoành “di thanh đường”.
Anh cả lập tức hỏi đứa em thứ hai:
- “Chủ nhân có bệnh phải không, tại sao lại viết “di tinh đường ?”
Đứa em thứ hai nói:
- “Anh nhìn sai rồi, chủ nhân khoẻ lắm, bức hoành cổ ấy gọi là “di thanh đường”.
Hai người không ngớt cải nhau, cuối cùng để cho người em thứ ba đoán đúng sai. Người em thứ ba trương mắt nhìn rất lâu rồi nói:
- “Cả hai anh đều sai, có bức hoành nào ở phía trên đâu ?
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 71:
Cận thị cũng là một chứng bệnh di truyền, có khi cả nhà từ bố mẹ cho đến con cái lớn nhỏ đều bị cận thị nặng, nhưng cận thị đến nỗi cả ba anh em đều nói sai bức hoành to tướng treo trên sảnh đường thì quả là hiếm có...
Những người được gọi là “ma giáo” trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung (hoặc của các tác giả khác viết truyện kiếm hiệp) thì rất đông và xem ra đoàn kết với nhau, nhưng thực tế thì không phải vậy, tuy hợp đoàn nhưng họ lại chia rẻ nhau vì tâm họ không thành thật cho công việc chung, nhưng là vì tư lợi cá nhân, cho nên khi có lợi cho mình thì hợp đoàn và khi không có lợi cho mình thì tan đàn rã nghé ! Họ là những người có tâm hồn “cận thị” chỉ thấy lợi cho mình mà không thấy cái ích của mọi người, của cộng đoàn...
“Cận thị” là ích kỷ tức là thấy gần mình (mình hoặc gia đình) chứ không thấy xa (tha nhân), cho nên họ luôn nhìn không rõ cái nhu cầu thiết yếu của tha nhân mà giúp đỡ; “cận thị” cũng là quá nhu nhược không dám nhìn xa (hành động) để chia sẻ vui buồn với người khác, mà chỉ nhìn gần (sợ kẻ khác làm phiền) nên tâm hồn họ như ếch ngồi đáy giếng kêu ộp oạp mà không thấy trời to trời nhỏ gì cả.
Tâm hồn bị cận thị thì phải dùng Lời Chúa bén nhọn như con dao để phẫu thuật, như thế mới có thể nhìn thấy sự khốn cùng của tha nhân mà giúp đỡ và tương thân...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
CN 16C : Ngồi lâu trong đầu
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
21:35 19/07/2019
CN 16C : Ngồi lâu trong đầu
Một cha sở miền quê có bà bếp tên là Matta. Mỗi lần bà nghe bài Phúc Âm mà chúng ta vừa nghe, bà lại lẩm bẩm : “Phải rồi, Maria đúng, Matta sai. Nhưng ai đã lau nhà, nấu ăn, rửa chén ? Ai đã đi chợ, giặt giũ, quét sân ? Nếu tôi không làm, ai làm đây? Nếu tôi chỉ việc ngồi, nghĩ, bàn những điều thiêng liêng rồi vào nhà thờ cầu nguyện riêng thì cứ đến giờ ăn mà đói meo !” Ý nghĩ của bà Matta nào đó lại không phải là ý nghĩ của nhiều người trong chúng ta sao ? Phải giải thích thế nào cho bà Matta đó, khi bà nghe đoạn Lời Chúa hôm nay ?
A- Những giải thích trước đây (dựa theo truyền thống):
1. Con lo lắng nhiều quá. Chỉ cần một mà thôi.
Chúa trách Matta lo phục vụ nhiều quá. Chúa chỉ cần… đơn giản và thanh đạm, phù hợp với thói quen và lời chúc phúc “nghèo khó” của Ngài. Tóm lại, đơn giản thôi, đừng bày vẽ gì nhiều. Cũng trong chiều hướng này, có bản dịch đã chuyển ngữ cách nói của Chúa như sau: Con lo nhiều món quá, chỉ cần một món là đủ. Cơm canh là đủ. Vậy thì mình con làm được rồi. Đâu cần gọi thêm Maria.
2. Tượng trưng cho hai đời sống
Nhưng chắc chắn bài học của Chúa đâu chỉ giản đơn như vậy. Vì sau khi phê phán Matta, Chúa Giêsu còn nêu Maria như mẫu gương phải theo : “Cô ta chọn phần tốt nhất”. Bởi thế Origène (185-245) đã giải thích như sau (và lời giải thích này ảnh hưởng trên truyền thống tu đức của Tây Phương đến bây giờ) : Matta tượng trưng cho đời hoạt động. Maria tượng trưng cho đời chiêm niệm. Mầu nhiệm Tình yêu không còn trong đời sống hoạt động nữa, nếu lời dạy và huấn đức không đưa tới việc chiêm niệm … Đối với Origène, hai chị em tượng trưng cho hai thái độ mà một môn đệ trọn lành không thể tách rời. Nhưng hoạt động phải hướng về chiêm niệm, cầu nguyện. Chúng ta sẽ phải trở lại với lời giải thích của Origène.
3. Thánh Augustino giải thích bằng cách ví von : Matta và Maria đón Chúa trong nhà mình, nhà như là Giáo hội. Matta là Giáo hội chiến đấu. Maria là Giáo hội khải hoàn. Giống hệt như Augustinô giải thích về Phêrô và Gioan tông đồ.
B- Giải thích cho hôm nay
Lời giải thích của Origène vẫn còn giá trị. Tức là :
1. Hoạt động, phục vụ vẫn có giá trị.
-Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng hiểu như vậy. Nếu bài đọc I trong các Chúa Nhật Thường Niên thường dùng để giải thích cho Bài Tin Mừng, thì Bài đọc I hôm nay Giáo hội cho đọc sách Sáng Thế thuật chuyện Abraham đón tiếp khách: mời khách vào nhà, lấy bột làm bánh, bắt dê làm thịt, đứng hầu quạt khách. Một thái độ phục vụ chẳng khác gì Matta. Nếu xem chỉ chiêm niệm là giá trị thì Bài Đọc I phải là bài Elia lên núi Khoreb gặp Chúa chứ ! Rồi không phải chỉ Abraham, chính Chúa Giêsu cũng nêu gương phục vụ: Ngài hoá bánh ra nhiều, chữa lành bệnh tật, dẹp yên bão tố, xua trừ ma quỉ…, tất cả đều là phục vụ, chứ đâu phải suốt ngày lên núi cầu nguyện một mình. Vì thế phục vụ vẫn có giá trị của nó.
-Một cha xứ kia ghi nhận trên Tờ Thông Tin : Mỗi xứ đạo chỉ cần một Matta thôi sao ? Phải thay đổi điều này. Cần 100 Matta. Phải xắn tay áo lên và hãy sẵn sàng. Nhờ có những Matta mà ngân sách của họ đạo ổn định, nhà thờ nhà xứ được sửa sang, sạch sẽ…, trẻ em bò trên nền nhà vẫn không dơ bẩn. Bạn không nhớ ơn những Matta cho đến khi Matta biến mất, và nhà thờ chỉ còn lại những Maria đọc kinh. Bấy giờ các Maria sẽ bắt đầu rối lên đi tìm chìa khoá, chổi quét, khăn lau, tắt đèn, tắt quạt. Phải. Những Matta là những người năng nổ của xứ Đạo. Họ giữ cho xứ Đạo sinh hoạt sống động mỗi ngày.
Nhưng Matta cũng phải có lúc là Maria : đó là lúc cầu nguyện, lúc nghỉ ngơi.
2. Nhưng trên phục vụ, phải là cầu nguyện: cầu nguyện trên hết.
-Một sĩ quan Pháp trong trận giao tranh trên đất Phi Châu, bị bắt làm tù binh. Mỗi lần nhìn viên sĩ quan Pháp này, người cai Ả Rập luôn mắng chửi thô lỗ : “Đồ con chó !” Một hôm, chịu không nổi, viên sĩ quan cãi lại: Tại sao gọi tôi là đồ chó ? Tôi là tù nhân của ông. Đúng, nhưng tôi cũng là người như ông vậy.
–Mày, mày mà là con người ư ? Mày là tù nhân của tao từ sáu tháng nay thế mà tao chưa thấy mày cầu nguyện bao giờ. Làm sao tao gọi mày là người được. Mày chỉ là một con chó.
Đúng thế, viên sĩ quan tù binh này thức dậy, ăn, hùng hục làm, đầu cúi xuống, không ngước nhìn trời, sao không giống con chó được ?
Cầu nguyện là trên hết. Chính vì thế trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu nói: Maria đã chọn phần tốt nhất, không ai cướp lấy được.
3. Vậy chúng ta xử lý ra sao
Phục vụ thì tốt. Ngồi bên Chúa và nghe lời Ngài thì tốt hơn. Nhưng giải thích của chúng ta không phải là chọn cái này, bỏ cái kia, mà là chọn cả hai. Cả phục vụ, cả nguyện cầu, và cho việc cầu nguyện chỉ huy.
Thực tế cuộc sống của chúng ta rất bận rộn. Ta không có thời giờ đâu để ngồi lâu dưới chân Chúa, thì hãy để Chúa ngồi lâu trong đầu mình. Không ngồi lâu dưới chân Chúa được thì để Chúa ngồi lâu trong đầu mình bằng các cách sau đây:
-Lặp đi lặp lại những lời nguyện tắt, như : “Lạy Cha” “Lạy Chúa xin thương xót con” “Giêsu, con yêu mến Chúa” v.v…
-Khởi đầu một ngày mới hãy dâng lên Chúa trọn cả ngày: lời Kinh Dâng Mình vẫn đọc “mọi sự con nài xin, mọi việc con làm, mọi sự khó con chịu trong ngày hôm nay” là một khởi đầu tốt. Ý hướng đầu ngày là ý hướng chỉ huy (chỉ huy là không làm gì hết mà làm hết mọi sự). Rồi trong ngày những tiếng nói âm thanh, những bóng dáng của Chúa đi qua lại nhắc ta nhớ tới Chúa. Những tiếng nói âm thanh, như tiếng chuông, tiếng còi cứu thương, tiếng kêu “Chúa ơi” của ai đó…. Những bóng dáng như tháp chuông, thánh giá ai đó mang trên ngực, trên vành tai. Những khi ăn khi uống ta làm dấu… nhất nhất đều nhắc ta nhớ đến Chúa. Như thế không phải là để Chúa ngồi lâu trong đầu mình sao ? Thánh Phaolô thì nói : Dù khi anh em ăn, dù khi anh em ngủ, khi anh làm việc, hãy làm vì danh Chúa Giêsu (x. Cl 3,17).
Các vị thánh là những người bận rộn; với các ngài cái búa, cái cưa, cái mai, cái xẻng, cây chổi, giẻ lau... cũng được dâng hiến như chén thánh trên bàn thờ. Thánh Bênêdictô ra luật cho các thầy dòng phụ trách các dụng cụ lao động phải gìn giữ cẩn thận các dụng cụ đó như các bình thánh trên bàn thờ. Tại sao vậy ? Vì các dụng cụ đó là những dụng cụ để các môn sinh của người tôn vinh Thiên Chúa. Điều chính yếu trong đời sống thiêng liêng là có tinh thần phục vụ Chúa “mọi nơi và mọi lúc” như chúng ta cầu xin trong lời nhập để của kinh tiền tụng.
Xin Chúa giúp chúng con nhớ đến Chúa khi làm việc phục vụ, hoặc tệ lắm thì thức dậy dâng ngay cả ngày cho Chúa, để khi không ngồi lâu dưới chân Chúa được, thì để Chúa ngồi lâu trong đầu mình. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Một cha sở miền quê có bà bếp tên là Matta. Mỗi lần bà nghe bài Phúc Âm mà chúng ta vừa nghe, bà lại lẩm bẩm : “Phải rồi, Maria đúng, Matta sai. Nhưng ai đã lau nhà, nấu ăn, rửa chén ? Ai đã đi chợ, giặt giũ, quét sân ? Nếu tôi không làm, ai làm đây? Nếu tôi chỉ việc ngồi, nghĩ, bàn những điều thiêng liêng rồi vào nhà thờ cầu nguyện riêng thì cứ đến giờ ăn mà đói meo !” Ý nghĩ của bà Matta nào đó lại không phải là ý nghĩ của nhiều người trong chúng ta sao ? Phải giải thích thế nào cho bà Matta đó, khi bà nghe đoạn Lời Chúa hôm nay ?
A- Những giải thích trước đây (dựa theo truyền thống):
1. Con lo lắng nhiều quá. Chỉ cần một mà thôi.
Chúa trách Matta lo phục vụ nhiều quá. Chúa chỉ cần… đơn giản và thanh đạm, phù hợp với thói quen và lời chúc phúc “nghèo khó” của Ngài. Tóm lại, đơn giản thôi, đừng bày vẽ gì nhiều. Cũng trong chiều hướng này, có bản dịch đã chuyển ngữ cách nói của Chúa như sau: Con lo nhiều món quá, chỉ cần một món là đủ. Cơm canh là đủ. Vậy thì mình con làm được rồi. Đâu cần gọi thêm Maria.
2. Tượng trưng cho hai đời sống
Nhưng chắc chắn bài học của Chúa đâu chỉ giản đơn như vậy. Vì sau khi phê phán Matta, Chúa Giêsu còn nêu Maria như mẫu gương phải theo : “Cô ta chọn phần tốt nhất”. Bởi thế Origène (185-245) đã giải thích như sau (và lời giải thích này ảnh hưởng trên truyền thống tu đức của Tây Phương đến bây giờ) : Matta tượng trưng cho đời hoạt động. Maria tượng trưng cho đời chiêm niệm. Mầu nhiệm Tình yêu không còn trong đời sống hoạt động nữa, nếu lời dạy và huấn đức không đưa tới việc chiêm niệm … Đối với Origène, hai chị em tượng trưng cho hai thái độ mà một môn đệ trọn lành không thể tách rời. Nhưng hoạt động phải hướng về chiêm niệm, cầu nguyện. Chúng ta sẽ phải trở lại với lời giải thích của Origène.
3. Thánh Augustino giải thích bằng cách ví von : Matta và Maria đón Chúa trong nhà mình, nhà như là Giáo hội. Matta là Giáo hội chiến đấu. Maria là Giáo hội khải hoàn. Giống hệt như Augustinô giải thích về Phêrô và Gioan tông đồ.
B- Giải thích cho hôm nay
Lời giải thích của Origène vẫn còn giá trị. Tức là :
1. Hoạt động, phục vụ vẫn có giá trị.
-Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng hiểu như vậy. Nếu bài đọc I trong các Chúa Nhật Thường Niên thường dùng để giải thích cho Bài Tin Mừng, thì Bài đọc I hôm nay Giáo hội cho đọc sách Sáng Thế thuật chuyện Abraham đón tiếp khách: mời khách vào nhà, lấy bột làm bánh, bắt dê làm thịt, đứng hầu quạt khách. Một thái độ phục vụ chẳng khác gì Matta. Nếu xem chỉ chiêm niệm là giá trị thì Bài Đọc I phải là bài Elia lên núi Khoreb gặp Chúa chứ ! Rồi không phải chỉ Abraham, chính Chúa Giêsu cũng nêu gương phục vụ: Ngài hoá bánh ra nhiều, chữa lành bệnh tật, dẹp yên bão tố, xua trừ ma quỉ…, tất cả đều là phục vụ, chứ đâu phải suốt ngày lên núi cầu nguyện một mình. Vì thế phục vụ vẫn có giá trị của nó.
-Một cha xứ kia ghi nhận trên Tờ Thông Tin : Mỗi xứ đạo chỉ cần một Matta thôi sao ? Phải thay đổi điều này. Cần 100 Matta. Phải xắn tay áo lên và hãy sẵn sàng. Nhờ có những Matta mà ngân sách của họ đạo ổn định, nhà thờ nhà xứ được sửa sang, sạch sẽ…, trẻ em bò trên nền nhà vẫn không dơ bẩn. Bạn không nhớ ơn những Matta cho đến khi Matta biến mất, và nhà thờ chỉ còn lại những Maria đọc kinh. Bấy giờ các Maria sẽ bắt đầu rối lên đi tìm chìa khoá, chổi quét, khăn lau, tắt đèn, tắt quạt. Phải. Những Matta là những người năng nổ của xứ Đạo. Họ giữ cho xứ Đạo sinh hoạt sống động mỗi ngày.
Nhưng Matta cũng phải có lúc là Maria : đó là lúc cầu nguyện, lúc nghỉ ngơi.
2. Nhưng trên phục vụ, phải là cầu nguyện: cầu nguyện trên hết.
-Một sĩ quan Pháp trong trận giao tranh trên đất Phi Châu, bị bắt làm tù binh. Mỗi lần nhìn viên sĩ quan Pháp này, người cai Ả Rập luôn mắng chửi thô lỗ : “Đồ con chó !” Một hôm, chịu không nổi, viên sĩ quan cãi lại: Tại sao gọi tôi là đồ chó ? Tôi là tù nhân của ông. Đúng, nhưng tôi cũng là người như ông vậy.
–Mày, mày mà là con người ư ? Mày là tù nhân của tao từ sáu tháng nay thế mà tao chưa thấy mày cầu nguyện bao giờ. Làm sao tao gọi mày là người được. Mày chỉ là một con chó.
Đúng thế, viên sĩ quan tù binh này thức dậy, ăn, hùng hục làm, đầu cúi xuống, không ngước nhìn trời, sao không giống con chó được ?
Cầu nguyện là trên hết. Chính vì thế trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu nói: Maria đã chọn phần tốt nhất, không ai cướp lấy được.
3. Vậy chúng ta xử lý ra sao
Phục vụ thì tốt. Ngồi bên Chúa và nghe lời Ngài thì tốt hơn. Nhưng giải thích của chúng ta không phải là chọn cái này, bỏ cái kia, mà là chọn cả hai. Cả phục vụ, cả nguyện cầu, và cho việc cầu nguyện chỉ huy.
Thực tế cuộc sống của chúng ta rất bận rộn. Ta không có thời giờ đâu để ngồi lâu dưới chân Chúa, thì hãy để Chúa ngồi lâu trong đầu mình. Không ngồi lâu dưới chân Chúa được thì để Chúa ngồi lâu trong đầu mình bằng các cách sau đây:
-Lặp đi lặp lại những lời nguyện tắt, như : “Lạy Cha” “Lạy Chúa xin thương xót con” “Giêsu, con yêu mến Chúa” v.v…
-Khởi đầu một ngày mới hãy dâng lên Chúa trọn cả ngày: lời Kinh Dâng Mình vẫn đọc “mọi sự con nài xin, mọi việc con làm, mọi sự khó con chịu trong ngày hôm nay” là một khởi đầu tốt. Ý hướng đầu ngày là ý hướng chỉ huy (chỉ huy là không làm gì hết mà làm hết mọi sự). Rồi trong ngày những tiếng nói âm thanh, những bóng dáng của Chúa đi qua lại nhắc ta nhớ tới Chúa. Những tiếng nói âm thanh, như tiếng chuông, tiếng còi cứu thương, tiếng kêu “Chúa ơi” của ai đó…. Những bóng dáng như tháp chuông, thánh giá ai đó mang trên ngực, trên vành tai. Những khi ăn khi uống ta làm dấu… nhất nhất đều nhắc ta nhớ đến Chúa. Như thế không phải là để Chúa ngồi lâu trong đầu mình sao ? Thánh Phaolô thì nói : Dù khi anh em ăn, dù khi anh em ngủ, khi anh làm việc, hãy làm vì danh Chúa Giêsu (x. Cl 3,17).
Các vị thánh là những người bận rộn; với các ngài cái búa, cái cưa, cái mai, cái xẻng, cây chổi, giẻ lau... cũng được dâng hiến như chén thánh trên bàn thờ. Thánh Bênêdictô ra luật cho các thầy dòng phụ trách các dụng cụ lao động phải gìn giữ cẩn thận các dụng cụ đó như các bình thánh trên bàn thờ. Tại sao vậy ? Vì các dụng cụ đó là những dụng cụ để các môn sinh của người tôn vinh Thiên Chúa. Điều chính yếu trong đời sống thiêng liêng là có tinh thần phục vụ Chúa “mọi nơi và mọi lúc” như chúng ta cầu xin trong lời nhập để của kinh tiền tụng.
Xin Chúa giúp chúng con nhớ đến Chúa khi làm việc phục vụ, hoặc tệ lắm thì thức dậy dâng ngay cả ngày cho Chúa, để khi không ngồi lâu dưới chân Chúa được, thì để Chúa ngồi lâu trong đầu mình. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chủ tịch Hội đồng Giám mục tuyên bố: ''Zambia trở thành một Giáo hội truyền giáo đầy đủ bản lĩnh''
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
15:03 19/07/2019
"Thánh Giáo Hoàng Phaolô 6, viếng thăm châu Phi sau khi phong thánh cho các vị tử đạo ở Uganda (ở Rome), đã thách thức Giáo hội ở Châu Phi: 'Hãy trở thành những người truyền giáo cho chính mình'. Thử thách đó vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay", Đức cha Chủ tịch nói như vậy. Nhớ lại lời tuyên bố của Thánh Giáo Hoàng Phaolô 6 trong chuyến viếng thăm của ngài tại Uganda vào năm 1969, Đức Cha Lungu nói rằng giấc mơ của Đức Giáo Hoàng là một Giáo hội Zambia sẽ trao cho các linh mục, các nữ tu và thậm chí các giáo dân của mình sứ mệnh của Giáo hội, cả trong nước và các nơi khác.
Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Gallone, Sứ thần Tòa thánh tại Zambia và Malawi, kêu gọi các linh mục hãy trở nên xác thực để làm chứng cho Tin mừng theo phong cách chân thực hơn trong cuộc sống của mọi người. "Tất cả chúng ta đều là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta được khuyến khích không coi mình là chủ sở hữu, những người chế ngự đức tin của người khác. Chúng ta là những người phục vụ cho tình yêu của Chúa Giêsu", ngài nói. Các hoạt động được lên kế hoạch cho việc cử hành Tháng Truyền Ngoại lệ với chủ đề: "Anh chị em được Rửa tội và được sai đi" (Battezzati e inviati) sẽ được tổ chức ở cấp giáo phận trước khi tổ chức biến cố cuối cùng ở cấp quốc gia vào tháng 10.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn Agenzia Fides
Tiếng nói lịch sử của ĐGH Phaolô Đệ Lục khi các phi hành gia Apollo 11 đặt chân lên mặt trăng
Đặng Tự Do
18:54 19/07/2019
Ngày 20 tháng 7 năm nay thế giới kỷ niệm 50 năm cuộc đổ bộ lên mặt trăng của các phi hành gia Hoa Kỳ trong chuyến bay Apollo 11.
Nhân dịp này Vatican News cho biết những diễn biến sau đã xảy ra đúng ngày này 50 năm trước tại Vatican.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã dành thời gian dán mắt vào tivi để quan sát Neil Armstrong khi phi hành gia này trở thành người đầu tiên đáp xuống, và sau đó đi bộ trên mặt trăng
50 năm sau sự kiện lịch sử đó, các nhà khoa học đồng ý nhân loại sẽ phải tiến thêm một bước lớn để cố gắng đạt cho được thành tích và di sản mà Apollo 11 và phi hành đoàn của chuyến bay này đã từng đạt được.
Tầm quan trọng mạnh mẽ của sự kiện này đã lôi cuốn sự chú ý đặc biệt của vị Giáo Hoàng Rôma là vị Giáo Hoàng đầu tiên gửi một thông điệp xuyên qua không gian, trong đó ngài ban phép lành cho ba phi hành gia vừa hạ cánh trên mặt trăng trước khi gửi một bức điện chúc mừng tới Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó, là Ông Richard Nixon.
Thông điệp sau đây, là lời nói của chính Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vào lúc đó.
Ngài nói với các phi hành gia như sau:
“Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đang nói chuyện với các phi hành gia đây: Danh dự, lời chào và phước lành cho anh em, những người chinh phục mặt trăng.”
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ca ngợi các phi hành gia đã đặt chân được lên mặt trăng, là “ngọn đèn mờ thơ mộng trong đêm và trong những giấc mơ của chúng ta mong muốn mang đến tinh cầu này qua sự hiện diện sống động của anh em tiếng nói của Thần Khí Chúa”. Ngài cũng nói rằng nói rằng chuyến bay Apollo 11 là sự công nhận về sự vĩ đại trong kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa.
Trong khi nhiều người trên thế giới dán mắt nhìn vào màn hình tivi, lo lắng xem điều gì sẽ xảy ra, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã theo dõi cuộc đổ bộ từ nơi biệt điện mùa hè ở Castel Gandolfo, nơi đặt Đài thiên văn Vatican.
Và khi Neil Armstrong bước xuống bề mặt đầy bụi của mặt trăng, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vỗ tay hoan hô và nói: “Chúng tôi gần gũi với anh em qua những lời chúc tốt đẹp và với những lời cầu nguyện của chúng tôi, cùng với toàn thể Giáo Hội Công Giáo”.
Tháng 7 và tháng 8 là các tháng nóng bức tại Rôma, các vị Giáo Hoàng thường đến nghỉ tại biệt điện mùa hè ở Castel Gandolfo. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thường nhân cơ hội này để ngắm phong cảnh mặt trăng qua kính viễn vọng tại Đài thiên văn Vatican. Ngài luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến không gian.
Trong bài phát biểu đầu tiên khi bắt đầu sứ vụ mục tử toàn thể Hội Thánh, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nói rằng với sự chúc phúc của Thiên Chúa, một kỷ nguyên mới đã mở ra cho nhân loại, và trong một dịp sau đó, khi các phi hành gia Apollo 11 đến yết kiến Đức Thánh Cha và xin ngài ban phép lành cho họ trước khi lên đường, ngài đã trao cho họ một tấm bảng bằng đồng được khắc một câu trích từ Thánh Vịnh 8:2 “Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!”; và yêu cầu họ gắn tấm bảng đó trên mặt trăng.
Sau chuyến đổ bộ của Apollo 11, Hoa Kỳ đã trao tặng cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục những mẫu vật lấy từ mặt trăng, mà ngày nay vẫn được giữ tại Castel Gandolfo.
Source:Vatican News 20 July 1969: Pope Paul VI sends blessings to first men on the moon
Nhân dịp này Vatican News cho biết những diễn biến sau đã xảy ra đúng ngày này 50 năm trước tại Vatican.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã dành thời gian dán mắt vào tivi để quan sát Neil Armstrong khi phi hành gia này trở thành người đầu tiên đáp xuống, và sau đó đi bộ trên mặt trăng
50 năm sau sự kiện lịch sử đó, các nhà khoa học đồng ý nhân loại sẽ phải tiến thêm một bước lớn để cố gắng đạt cho được thành tích và di sản mà Apollo 11 và phi hành đoàn của chuyến bay này đã từng đạt được.
Tầm quan trọng mạnh mẽ của sự kiện này đã lôi cuốn sự chú ý đặc biệt của vị Giáo Hoàng Rôma là vị Giáo Hoàng đầu tiên gửi một thông điệp xuyên qua không gian, trong đó ngài ban phép lành cho ba phi hành gia vừa hạ cánh trên mặt trăng trước khi gửi một bức điện chúc mừng tới Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó, là Ông Richard Nixon.
Thông điệp sau đây, là lời nói của chính Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vào lúc đó.
Ngài nói với các phi hành gia như sau:
“Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đang nói chuyện với các phi hành gia đây: Danh dự, lời chào và phước lành cho anh em, những người chinh phục mặt trăng.”
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ca ngợi các phi hành gia đã đặt chân được lên mặt trăng, là “ngọn đèn mờ thơ mộng trong đêm và trong những giấc mơ của chúng ta mong muốn mang đến tinh cầu này qua sự hiện diện sống động của anh em tiếng nói của Thần Khí Chúa”. Ngài cũng nói rằng nói rằng chuyến bay Apollo 11 là sự công nhận về sự vĩ đại trong kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa.
Trong khi nhiều người trên thế giới dán mắt nhìn vào màn hình tivi, lo lắng xem điều gì sẽ xảy ra, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã theo dõi cuộc đổ bộ từ nơi biệt điện mùa hè ở Castel Gandolfo, nơi đặt Đài thiên văn Vatican.
Và khi Neil Armstrong bước xuống bề mặt đầy bụi của mặt trăng, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vỗ tay hoan hô và nói: “Chúng tôi gần gũi với anh em qua những lời chúc tốt đẹp và với những lời cầu nguyện của chúng tôi, cùng với toàn thể Giáo Hội Công Giáo”.
Tháng 7 và tháng 8 là các tháng nóng bức tại Rôma, các vị Giáo Hoàng thường đến nghỉ tại biệt điện mùa hè ở Castel Gandolfo. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thường nhân cơ hội này để ngắm phong cảnh mặt trăng qua kính viễn vọng tại Đài thiên văn Vatican. Ngài luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến không gian.
Trong bài phát biểu đầu tiên khi bắt đầu sứ vụ mục tử toàn thể Hội Thánh, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nói rằng với sự chúc phúc của Thiên Chúa, một kỷ nguyên mới đã mở ra cho nhân loại, và trong một dịp sau đó, khi các phi hành gia Apollo 11 đến yết kiến Đức Thánh Cha và xin ngài ban phép lành cho họ trước khi lên đường, ngài đã trao cho họ một tấm bảng bằng đồng được khắc một câu trích từ Thánh Vịnh 8:2 “Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!”; và yêu cầu họ gắn tấm bảng đó trên mặt trăng.
Sau chuyến đổ bộ của Apollo 11, Hoa Kỳ đã trao tặng cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục những mẫu vật lấy từ mặt trăng, mà ngày nay vẫn được giữ tại Castel Gandolfo.
Source:Vatican News
Từ sự thù hận đến khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:02 19/07/2019
Cuộc đời của anh đã thay đổi khi Chúa Giê-su trở thành “Người Chủ Lớn” của mình.
Tim Guénard đã bị mẹ mình bỏ rơi khi mới hai tuổi. Cha của anh, một người nghiện rượu, nóng nảy và đánh đập anh. Mọi thứ đã trở nên tồi tệ hơn khi người ta đem anh vào viện mồ côi. Người quản lý viện đã thốt nên rằng “Chúng tôi biết làm gì với đứa trẻ như thế này? Cha nào con ấy mà.”
Tim lớn lên với đầy lòng hận thù và bạo loạn, anh muốn giết cả người cha ruột của mình. Anh nói rằng “Hận thù luôn cháy bỏng trong lòng tôi.” Anh tìm cách trốn khỏi viện mồ côi và cuối cùng sống lang thang trên đường phố Paris. Anh đã gặp được những người tốt dạy cho anh biết đọc, cũng như gặp những người xấu dạy anh ăn cắp và lợi dụng anh để kiếm tiền.
Cuộc đời của Tim dường như là một sự thất bại hoàn toàn cho đến cái ngày mà anh gặp được những người nhìn anh với trái tim yêu thương. Một vị thẩm phán cho anh cơ hội để chuộc tội. Rồi anh gặp những người khuyết tật và đó chính là “điểm kích hoạt” đã thay đổi cuộc đời của anh. Một trong những người đó là Vianney, người đầu tiên đã thuần hóa bạo lực của anh và giới thiệu anh cho Chúa Giê-su, người “Chủ Lớn”. Một linh mục đã chỉ cho anh thấy tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa và cuộc đời của Tim đã vươn lên như chiếc bong bóng bay gặp gió.
Anh đã được tự do khỏi gánh nặng của bạo lực. Anh biết tha thứ cho chính mình và học cách để yêu. Anh đã kết hôn với cô Martine và trở thành người cha của bốn đứa con. Anh cũng đã tha thứ cho người cha của mình. Anh nói rằng “Hôm nay, tôi nói rằng Thiên Chúa đã không phạm có một sai lầm nào. Tại sao? Bởi vì tôi là một người hạnh phúc.”
Source: aleteia.org I wanted to kill my father, but then I discovered God’s love
Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon, Phần II, ch.8-9
Vũ Văn An
22:39 19/07/2019
Chương VIII: Giáo dục toàn diện
“Những người trẻ chúng tôi đã và đang đánh mất bản sắc văn hóa và ngôn ngữ của chúng tôi nói riêng. Chúng tôi quên rằng chúng tôi có nguồn gốc của mình, rằng chúng tôi thuộc về một dân tộc nguyên thủy và chúng tôi đang để bản thân mình bị kỹ nghệ kéo đi. Không phải là điều tệ hại khi đi bằng cả hai chân, vừa biết hiện đại vừa chăm sóc truyền thống. Luôn luôn ở nơi bạn có cả hai thứ này hiện diện, ghi nhớ nguồn gốc của bạn, nơi bạn phát xuất và đừng quên đi” (Slendy Grefa, Doc. Consulta, Ecuador)
Một Giáo hội Đồng nghị: Trò và Thầy
92. Thông qua việc lắng nghe hỗ tương các dân tộc và thiên nhiên, Giáo hội biến thành một Giáo hội đi ra ngoài cả về phương diện địa lý lẫn cơ cấu, và một Giáo hội là chị em và môn đệ thông qua tính Đồng nghị (synodality). Đây là điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rõ trong Tông Hiến Episcopalis Communio: “Do đó, Giám mục vừa là thầy vừa là trò ... Ngài là trò khi, nhờ biết rằng Chúa Thánh Thần đã được ban cho mọi người đã được rửa tội, ngài lắng nghe tiếng Chúa Kitô nói qua toàn thể dân Chúa” (EC 5). Chính Đức Phanxicô đã trở thành học trò ở Puerto Maldonado bằng cách bày tỏ sự sẵn lòng lắng nghe tiếng nói của Amazon.
Giáo dục như một cuộc gặp gỡ
93. Giáo dục hàm ý một cuộc gặp gỡ và trao đổi trong đó các giá trị được thẩm hóa. Mỗi nền văn hóa đều giàu và nghèo cùng một lúc. Vì có tính lịch sử, văn hóa luôn có một chiều kích sư phạm học tập và cải tiến. “Khi các phạm trù nào đó của lý trí và khoa học được tiếp nhận vào việc công bố sứ điệp, các phạm trù này sẽ trở thành công cụ truyền giảng Tin Mừng; nước được đổi thành rượu. Bất cứ điều gì được tiếp nhận không chỉ được cứu chuộc, mà còn trở thành một công cụ của Chúa Thánh Thần để khai sáng và làm mới thế giới” (EG 132). Cuộc gặp gỡ “là việc mở lòng ra làm thành khả hữu sự gần gũi đó” (EG 171) của Chúa Thánh Thần, một sự gần gũi có thể dẫn đến nhiều học hỏi đa dạng.
94. Nền giáo dục này, một nền giáo dục phát triển qua sự gặp gỡ, khác với nền giáo dục tìm cách áp đặt lên người khác (và đặc biệt là người nghèo và dễ bị tổn thương) chính các thế giới quan vốn là chính nguyên nhân gây ra sự nghèo đói và dễ bị tổn thương của họ. Giáo dục ở Amazon không có nghĩa là áp đặt các thông số văn hóa, triết học, thần học, phụng vụ và các phong tục xa lạ lên các dân tộc Amazon. Ngày nay, “một số người chỉ đơn giản tự hài lòng với việc đổ lỗi cho người nghèo và các nước nghèo hơn vì đã gây rắc rối cho họ; tự cho phép mình tổng quát hóa không chính đáng, họ cho rằng giải pháp là một nền ‘giáo dục’ làm cho họ trầm lặng, khiến họ thuần hóa và vô hại” (EG 60). “Để đáp lại, chúng ta cần cung cấp một nền giáo dục dạy suy tư có phê phán và khuyến khích sự phát triển các giá trị đạo đức trưởng thành” (EG 64), một nền giáo dục cởi mở đối với tính liên văn hóa.
Giáo dục trong một hệ sinh thái toàn diện
95. Thế giới quan của các dân tộc bản địa Amazon bao gồm lời kêu gọi tự giải thoát khỏi một tầm nhìn rời rạc về thực tại, không có khả năng tri nhận các nối kết đa dạng, các liên hệ lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Giáo dục trong một hệ sinh thái toàn diện bao gồm mọi mối liên hệ cấu thành của các cá nhân và các dân tộc. Để hiểu viễn kiến giáo dục này, điều đáng làm là áp dụng cùng một nguyên tắc như trong vấn đề sức khỏe: mục tiêu là quan sát toàn bộ cơ thể và các nguyên nhân gây bệnh chứ không chỉ các triệu chứng mà thôi. Một hệ sinh thái lâu bền cho các thế hệ tương lai “không thể bị giản lược thành một loạt các giải đáp khẩn cấp và phiến diện cho các vấn đề tức thời như ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Cần phải có một cách nhìn sự vật khác biệt, cách suy nghĩ, các chính sách, một chương trình giáo dục...” (LS 111). Một nền giáo dục chỉ dựa trên các giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề môi trường phức tạp đã che giấu “các vấn đề thực sự và sâu sắc nhất của hệ thống hoàn cầu” (LS 111).
96. Như thế, đây là một nền giáo dục về sự liên đới phát sinh từ việc “ý thức được nguồn gốc chung của chúng ta” và “tương lai chung của mọi người” (LS 202). Các dân tộc bản địa có một phương pháp dạy-học dựa trên truyền tống truyền khẩu và thực hành kinh nghiệm với một diễn trình sư phạm được bối cảnh hóa trong từng giai đoạn. Thách thức là tích hợp phương pháp này trong cuộc đối thoại với các đề xuất giáo dục khác. Điều này đòi hỏi “một cuộc phát triển một nền đạo đức sinh thái và giúp người ta, qua nền sư phạm hữu hiệu, phát triển trong tình liên đới, trách nhiệm và chăm sóc cảm thương” (LS 210). Amazon mời chúng ta khám phá ra nhiệm vụ giáo dục như một dịch vụ toàn diện đối với toàn nhân loại nhằm một nền công dân có tinh thần sinh thái” (LS 211).
97. Giáo dục như vậy kết hợp cam kết chăm sóc trái đất với cam kết đối với người nghèo, và kích thích thái độ điều độ và tôn trọng mang ra sống qua “lối sống đơn giản có trách nhiệm, trong chiêm niệm một cách biết ơn thế giới của Thiên Chúa và quan tâm đến các nhu cầu của người nghèo và bảo vệ môi trường” (LS 214). Nền giáo dục như vậy “phải được diễn dịch thành các thói quen mới” (LS 209) lưu ý đến các giá trị văn hóa. Giáo dục, theo quan điểm sinh thái và Amazon, cổ vũ việc ‘sống tốt’, việc ‘sống tốt với nhau’ và ‘các hành động tốt’; các điều này phải có thể tri nhận được và bền bỉ để có tác động đáng kể đối với ngôi nhà chung của chúng ta.
Các gợi ý
98. Các điều sau đây đã được gợi ý:
a) Đào tạo các tác nhân mục vụ giáo dân trưởng thành để giúp họ phát triển về tinh thần trách nhiệm và óc sáng tạo.
b) Đào tạo các thừa tác viên được phong chức:
1. Các kế hoạch đào tạo phải phản ảnh một nền văn hóa thần và triết học thích nghi với các nền văn hóa của Amazon, có khả năng được hiểu rõ và do đó nuôi dưỡng được đời sống Kitô hữu. Nền thần học và sinh thái học bản địa nên được tích hợp vì chính lý do này: điều này sẽ chuẩn bị cho họ biết lắng nghe và mở ra cuộc đối thoại trong đó việc truyền giảng Tin Mừng diễn ra.
2. Có đề nghị cải cách các cơ cấu chủng viện để tạo điều kiện cho việc tích nhập các ứng cử viên chức linh mục trong cộng đồng.
c) Các trung tâm đào tạo:
1. Các trường học: các kế hoạch giáo dục cần thiết để tập chú vào nền giáo dục có thể phản ảnh nền văn hóa của chính người ta và tôn trọng ngôn ngữ bản địa, một nền giáo dục toàn diện tương ứng với thực tại của chính người ta, để đối phó với tình trạng bỏ học và mù chữ, đặc biệt là nơi phụ nữ.
2. Đại học: cần cổ vũ không những định hướng liên khoa mà còn giải quyết các vấn đề theo cách thức liên khoa, nghĩa là, ủng hộ một cách tiếp cận có thể khôi phục sự thống nhất trong đa dạng đối với kiến thức con người, dọc theo đường hướng nghiên cứu một hệ sinh thái toàn diện theo lời mở đầu của Tông Hiến Veritatis Gaudium.
3. Việc giảng dạy nền thần học bản địa Toàn-Amazon được yêu cầu trong mọi định chế giáo dục.
d) Nền thần học thổ dân vùng Amazon:
1. Điều đáng ước ao là làm sâu sắc hơn nền thần học thổ dân của người Amazon hiện nay, một điều sẽ giúp hiểu rõ hơn và nhiều hơn về nền linh đạo bản địa và do đó tránh phạm các sai lầm lịch sử từng xúc phạm nền văn hóa nguyên thủy.
2. Chẳng hạn, có yêu cầu phải lưu ý đến các huyền thoại, truyền thống, biểu tượng, kiến thức, nghi thức và các cử hành nguyên thủy, những điều vốn bao gồm các chiều kích siêu việt, cộng đồng và sinh thái.
Chương IX: Hoán cải sinh thái
"Vì vậy, điều mọi người cần là một sự hoán cải sinh thái, nhờ đó, các hiệu quả của việc họ gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô trở nên rõ ràng trong mối liên hệ của họ với thế giới xung quanh” (LS 217).
Chúa Kitô kêu gọi chúng ta hoán cải (x. Mc 1:15)
99. Một khía cạnh căn bản của gốc rễ tội lỗi con người là tách mình ra khỏi thiên nhiên và không nhìn nhận nó như một phần của con người và khai thác thiên nhiên không giới hạn, do đó phá vỡ giao ước nguyên thủy với sáng thế và với Thiên Chúa (St 3: 5). “Sự hài hòa giữa Tạo hóa, nhân loại và sáng thế như một toàn bộ đã bị phá vỡ bởi sự cao ngạo của chúng ta muốn thay thế Thiên Chúa và từ chối thừa nhận các hạn chế trong thân phận tạo vật của chúng ta” (LS 66).
Sau các gián đoạn do tội lỗi và trận lụt hoàn cầu, Thiên Chúa lập lại giao ước với chính con người và với sáng thế (St 9: 9-17), kêu gọi loài người chăm sóc nó.
100. Sự hòa giải với sáng thế mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta (xem LS 218) trước nhất hàm ý chúng ta phải vượt qua sự thụ động - như thái độ thụ động của Vua David từ chối nhận sứ mệnh của mình (x. 2 Sm 11: 1). Diễn trình phạm tội của Vua David bắt đầu với việc đích thân bỏ sót (ngài ở lại cung điện của mình khi quân đội xông pha ngoài chiến trận) và sau đó mang hình thức tích cực vi phạm các hành vi đáng trách dưới con mắt Thiên Chúa (ngoại tình, nói dối và giết người) liên quan đến những người khác, tạo ra một mạng lưới đồng lõa (2 Sm 11: 3-25). Tương tự như vậy, Giáo hội có thể bị cám dỗ cứ mãi khép kín trong chính mình, từ bỏ sứ mệnh loan báo Tin Mừng và làm cho Nước Thiên Chúa hiện diện. Trái lại, một Giáo hội hướng ngoại là một giáo hội đối đầu với tội lỗi của thế giới này mà mình không hề xa lạ (x. EG 20-24). Tội lỗi này, như thánh Gioan Phaolô II đã nói, không chỉ mang tính bản thân mà còn có tính xã hội và cơ cấu nữa (Xem RP 16; SRS 36; SD 243; DAp. 92). “Mọi sự đều được nối kết”, Đức Phanxicô vốn cho biết (LS 138); “một khi con người tuyên bố độc lập khỏi thực tại và hành xử một cách thống trị tuyệt đối, thì chính các nền tảng của cuộc sống chúng ta bắt đầu sụp đổ” (LS 117). Chúa Kitô cứu chuộc toàn bộ sáng thế vốn bị nhân loại quy phục vào tội lỗi (Rm 8: 19-22).
Hoán cải toàn diện
101. Do đó, hoán cải cũng phải có cùng những bình diện cụ thể: bản thân, xã hội và cơ cấu, lưu ý các khía cạnh khác nhau của tính tương quan. Đó là “một sự hoán cải bản thân toàn diện” xuất phát từ trái tim và mở ra “một sự hoán cải cộng đồng” nhìn nhận các liên kết xã hội và môi trường của nó, nghĩa là, một “hoán cải sinh thái” (xem LS 216-221). Việc hoán cải này ngụ ý nhìn nhận sự đồng lõa của bản thân và xã hội trong các cơ cấu tội lỗi, vạch mặt những ý thức hệ chuyên biện minh cho một lối sống tấn công sáng thế. Chúng ta thường nghe những câu chuyện nhằm biện minh cho hành động phá hoại của các nhóm quyền lực chuyên khai thác thiên nhiên, thống trị cư dân của nó một cách chuyên chế (x. LS 56, 200) và phớt lờ tiếng khóc đau đớn của trái đất và của người nghèo (x. LS 49 ).
Hoán cải Giáo Hội ở Amazon
102. Diễn trình hoán cải mà Giáo hội được kêu gọi thực hiện liên quan đến việc học bỏ (unlearning), học hỏi và học lại. Con đường này đòi một sự quan tâm phê phán và tự phê giúp chúng ta xác định được điều chúng ta cần phải học bỏ, điều gây hại cho ngôi nhà chung của chúng ta và cư dân của nó. Chúng ta cần thực hiện một hành trình nội tâm để tìm ra thái độ và não trạng ngăn cản chúng ta nối kết với chính mình, với người khác và với thiên nhiên. Như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói, “các sa mạc bên ngoài trên thế giới đang phát triển, vì các sa mạc bên trong đã trở nên quá rộng lớn” [45]. Diễn trình này tiếp diễn khi người ta bắt đầu thán phục túi khôn của các dân tộc bản địa. Cuộc sống hàng ngày của họ cho chúng ta nhiều chứng từ cho thấy họ từng chiêm niệm, chăm sóc và liên hệ với thiên nhiên. Họ dạy chúng ta nhận ra chính mình như một phần của sinh quần và như những người đồng trách nhiệm cho việc chăm sóc nó trong hiện tại và tương lai. Do đó, chúng ta phải học lại cách dệt các mối dây nhằm nối kết mọi chiều kích của cuộc sống và thực hiện một cuộc khổ hạnh bản thân và cộng đồng giúp chúng ta “vun sới một cuộc sống điều độ và thỏa mãn” (LS 225).
103. Hoán cải được trình bày trong Sách Thánh như một chuyển động từ tội lỗi bước sang tình bạn với Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô; đó là lý do tại sao nó thuộc về tiến trình đức tin (Mc 1:15). Nhìn vào thực tại của Amazon bằng con mắt đức tin giúp chúng ta đánh giá cao công việc của Thiên Chúa trong sáng thế và các dân tộc của nó, nhưng chúng ta cũng thấy sự hiện diện của cái ác ở nhiều bình diện khác nhau: chủ nghĩa thực dân (thống trị), một não trạng duy kinh tế - duy thương mại, chủ nghĩa duy tiêu thụ, chủ nghĩa duy cá nhân, kỹ trị, văn hóa vứt bỏ.
• Một não trạng đã được phát biểu trong lịch sử trong một hệ thống thống trị lãnh thổ, chính trị, kinh tế và văn hóa vẫn tồn tại cho đến ngày nay theo nhiều cách khác nhau nhằm kéo dài chủ nghĩa thực dân.
• Một nền kinh tế chỉ độc nhất dựa vào lợi nhuận như mục tiêu duy nhất của nó, loại trừ và chà đạp lên kẻ yếu nhất và lên thiên nhiên, tạo thành một ngẫu thần gieo rắc hủy diệt và chết chóc (x. EG 53-56).
• Một não trạng thực dụng quan niệm thiên nhiên như một nguồn tài nguyên đơn thuần và con người như những người sản xuất- tiêu dùng đơn thuần, xóa bỏ giá trị nội tại và đặc tính tương quan của tạo vật.
• “Chủ nghĩa duy cá nhân làm suy yếu các dây nối kết cộng đồng” (DAp. 44), làm lu mờ trách nhiệm đối với người hàng xóm, cộng đồng và thiên nhiên của ta.
• Sự phát triển kỹ thuật đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nhân loại, nhưng nó cũng đã trở thành một tuyệt đối và một công cụ để sở hữu, thống trị và thao túng (xem LS 106) thiên nhiên và con người. Tất cả những điều này tạo ra một nền văn hóa hoàn cầu chiếm ưu thế mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi là “mô hình kỹ trị” (LS 109).
• Kết quả là sự mất đi một chân trời siêu việt và nhân đạo và sự tràn lan của luận lý học “sử dụng rồi vứt đi” (LS 123), tạo ra “một nền văn hóa vứt bỏ” (LS 22) tấn công chính sáng thế.
Các gợi ý
104. Đã có các gợi ý sau đây:
a. Vạch mặt các hình thức mới của chủ nghĩa thực dân hiện diện ở Amazon.
b. Nhận diện và phân tích có phê phán các ý thức hệ mới chuyên biện minh cho nạn diệt chủng ở Amazon.
c. Tố cáo các cơ cấu tội lỗi tại nơi làm việc trong lãnh thổ Amazon.
d. Nhận diện các lý do mà chúng ta thường dùng để biện minh cho sự tham gia của chúng ta vào các cơ cấu tội lỗi để phân tích chúng một cách có phê phán.
e. Ủng hộ một giáo hội như một định chế phục vụ (chứ không phải một định chế tự qui chiếu vào chính mình) biết chia sẻ trách nhiệm chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và bảo vệ các quyền của các dân tộc.
f. Cổ vũ các thị trường liên đới sinh thái (eco-solidarity), tiêu thụ hợp tình hợp lý và “điều độ hạnh phúc” (LS 224, 225) biết tôn trọng thiên nhiên và các quyền lợi của người lao động. “Mua hàng luôn luôn là một hành động đạo đức – chứ không chỉ đơn giản kinh tế” (CV 66; LS 206).
g. Cổ vũ thói quen về tác phong, sản xuất và tiêu thụ, tái chế biến và tái sử dụng chất thải.
h. Cứu các huyền thoại và cập nhật các nghi thức và cử hành cộng đồng có khả năng góp phần đáng kể vào diễn trình hoán cải sinh thái.
i. Cảm ơn các dân tộc bản địa đã chăm sóc lãnh thổ suốt thời gian qua và nhận ra trong đó túi khôn tổ tiên từng tạo cơ sở cho cách hiểu tốt đẹp về sinh thái toàn diện.
j. Tạo nên các hành trình mục vụ hữu cơ trên cơ sở nền sinh thái toàn diện để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, với sự hướng dẫn của chương 5 và 6 trong thông điệp Laudato Si’.
k. Giáo hội địa phương chính thức công nhận thừa tác vụ đặc biệt của các tác nhân mục vụ, nhằm cổ vũ việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.
Kỳ tới: Phần III: MỘT GIÁO HỘI TIÊN TRI TẠI AMAZON: CÁC THÁCH THỨC VÀ HY VỌNG
“Những người trẻ chúng tôi đã và đang đánh mất bản sắc văn hóa và ngôn ngữ của chúng tôi nói riêng. Chúng tôi quên rằng chúng tôi có nguồn gốc của mình, rằng chúng tôi thuộc về một dân tộc nguyên thủy và chúng tôi đang để bản thân mình bị kỹ nghệ kéo đi. Không phải là điều tệ hại khi đi bằng cả hai chân, vừa biết hiện đại vừa chăm sóc truyền thống. Luôn luôn ở nơi bạn có cả hai thứ này hiện diện, ghi nhớ nguồn gốc của bạn, nơi bạn phát xuất và đừng quên đi” (Slendy Grefa, Doc. Consulta, Ecuador)
Một Giáo hội Đồng nghị: Trò và Thầy
92. Thông qua việc lắng nghe hỗ tương các dân tộc và thiên nhiên, Giáo hội biến thành một Giáo hội đi ra ngoài cả về phương diện địa lý lẫn cơ cấu, và một Giáo hội là chị em và môn đệ thông qua tính Đồng nghị (synodality). Đây là điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rõ trong Tông Hiến Episcopalis Communio: “Do đó, Giám mục vừa là thầy vừa là trò ... Ngài là trò khi, nhờ biết rằng Chúa Thánh Thần đã được ban cho mọi người đã được rửa tội, ngài lắng nghe tiếng Chúa Kitô nói qua toàn thể dân Chúa” (EC 5). Chính Đức Phanxicô đã trở thành học trò ở Puerto Maldonado bằng cách bày tỏ sự sẵn lòng lắng nghe tiếng nói của Amazon.
Giáo dục như một cuộc gặp gỡ
93. Giáo dục hàm ý một cuộc gặp gỡ và trao đổi trong đó các giá trị được thẩm hóa. Mỗi nền văn hóa đều giàu và nghèo cùng một lúc. Vì có tính lịch sử, văn hóa luôn có một chiều kích sư phạm học tập và cải tiến. “Khi các phạm trù nào đó của lý trí và khoa học được tiếp nhận vào việc công bố sứ điệp, các phạm trù này sẽ trở thành công cụ truyền giảng Tin Mừng; nước được đổi thành rượu. Bất cứ điều gì được tiếp nhận không chỉ được cứu chuộc, mà còn trở thành một công cụ của Chúa Thánh Thần để khai sáng và làm mới thế giới” (EG 132). Cuộc gặp gỡ “là việc mở lòng ra làm thành khả hữu sự gần gũi đó” (EG 171) của Chúa Thánh Thần, một sự gần gũi có thể dẫn đến nhiều học hỏi đa dạng.
94. Nền giáo dục này, một nền giáo dục phát triển qua sự gặp gỡ, khác với nền giáo dục tìm cách áp đặt lên người khác (và đặc biệt là người nghèo và dễ bị tổn thương) chính các thế giới quan vốn là chính nguyên nhân gây ra sự nghèo đói và dễ bị tổn thương của họ. Giáo dục ở Amazon không có nghĩa là áp đặt các thông số văn hóa, triết học, thần học, phụng vụ và các phong tục xa lạ lên các dân tộc Amazon. Ngày nay, “một số người chỉ đơn giản tự hài lòng với việc đổ lỗi cho người nghèo và các nước nghèo hơn vì đã gây rắc rối cho họ; tự cho phép mình tổng quát hóa không chính đáng, họ cho rằng giải pháp là một nền ‘giáo dục’ làm cho họ trầm lặng, khiến họ thuần hóa và vô hại” (EG 60). “Để đáp lại, chúng ta cần cung cấp một nền giáo dục dạy suy tư có phê phán và khuyến khích sự phát triển các giá trị đạo đức trưởng thành” (EG 64), một nền giáo dục cởi mở đối với tính liên văn hóa.
Giáo dục trong một hệ sinh thái toàn diện
95. Thế giới quan của các dân tộc bản địa Amazon bao gồm lời kêu gọi tự giải thoát khỏi một tầm nhìn rời rạc về thực tại, không có khả năng tri nhận các nối kết đa dạng, các liên hệ lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Giáo dục trong một hệ sinh thái toàn diện bao gồm mọi mối liên hệ cấu thành của các cá nhân và các dân tộc. Để hiểu viễn kiến giáo dục này, điều đáng làm là áp dụng cùng một nguyên tắc như trong vấn đề sức khỏe: mục tiêu là quan sát toàn bộ cơ thể và các nguyên nhân gây bệnh chứ không chỉ các triệu chứng mà thôi. Một hệ sinh thái lâu bền cho các thế hệ tương lai “không thể bị giản lược thành một loạt các giải đáp khẩn cấp và phiến diện cho các vấn đề tức thời như ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Cần phải có một cách nhìn sự vật khác biệt, cách suy nghĩ, các chính sách, một chương trình giáo dục...” (LS 111). Một nền giáo dục chỉ dựa trên các giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề môi trường phức tạp đã che giấu “các vấn đề thực sự và sâu sắc nhất của hệ thống hoàn cầu” (LS 111).
96. Như thế, đây là một nền giáo dục về sự liên đới phát sinh từ việc “ý thức được nguồn gốc chung của chúng ta” và “tương lai chung của mọi người” (LS 202). Các dân tộc bản địa có một phương pháp dạy-học dựa trên truyền tống truyền khẩu và thực hành kinh nghiệm với một diễn trình sư phạm được bối cảnh hóa trong từng giai đoạn. Thách thức là tích hợp phương pháp này trong cuộc đối thoại với các đề xuất giáo dục khác. Điều này đòi hỏi “một cuộc phát triển một nền đạo đức sinh thái và giúp người ta, qua nền sư phạm hữu hiệu, phát triển trong tình liên đới, trách nhiệm và chăm sóc cảm thương” (LS 210). Amazon mời chúng ta khám phá ra nhiệm vụ giáo dục như một dịch vụ toàn diện đối với toàn nhân loại nhằm một nền công dân có tinh thần sinh thái” (LS 211).
97. Giáo dục như vậy kết hợp cam kết chăm sóc trái đất với cam kết đối với người nghèo, và kích thích thái độ điều độ và tôn trọng mang ra sống qua “lối sống đơn giản có trách nhiệm, trong chiêm niệm một cách biết ơn thế giới của Thiên Chúa và quan tâm đến các nhu cầu của người nghèo và bảo vệ môi trường” (LS 214). Nền giáo dục như vậy “phải được diễn dịch thành các thói quen mới” (LS 209) lưu ý đến các giá trị văn hóa. Giáo dục, theo quan điểm sinh thái và Amazon, cổ vũ việc ‘sống tốt’, việc ‘sống tốt với nhau’ và ‘các hành động tốt’; các điều này phải có thể tri nhận được và bền bỉ để có tác động đáng kể đối với ngôi nhà chung của chúng ta.
Các gợi ý
98. Các điều sau đây đã được gợi ý:
a) Đào tạo các tác nhân mục vụ giáo dân trưởng thành để giúp họ phát triển về tinh thần trách nhiệm và óc sáng tạo.
b) Đào tạo các thừa tác viên được phong chức:
1. Các kế hoạch đào tạo phải phản ảnh một nền văn hóa thần và triết học thích nghi với các nền văn hóa của Amazon, có khả năng được hiểu rõ và do đó nuôi dưỡng được đời sống Kitô hữu. Nền thần học và sinh thái học bản địa nên được tích hợp vì chính lý do này: điều này sẽ chuẩn bị cho họ biết lắng nghe và mở ra cuộc đối thoại trong đó việc truyền giảng Tin Mừng diễn ra.
2. Có đề nghị cải cách các cơ cấu chủng viện để tạo điều kiện cho việc tích nhập các ứng cử viên chức linh mục trong cộng đồng.
c) Các trung tâm đào tạo:
1. Các trường học: các kế hoạch giáo dục cần thiết để tập chú vào nền giáo dục có thể phản ảnh nền văn hóa của chính người ta và tôn trọng ngôn ngữ bản địa, một nền giáo dục toàn diện tương ứng với thực tại của chính người ta, để đối phó với tình trạng bỏ học và mù chữ, đặc biệt là nơi phụ nữ.
2. Đại học: cần cổ vũ không những định hướng liên khoa mà còn giải quyết các vấn đề theo cách thức liên khoa, nghĩa là, ủng hộ một cách tiếp cận có thể khôi phục sự thống nhất trong đa dạng đối với kiến thức con người, dọc theo đường hướng nghiên cứu một hệ sinh thái toàn diện theo lời mở đầu của Tông Hiến Veritatis Gaudium.
3. Việc giảng dạy nền thần học bản địa Toàn-Amazon được yêu cầu trong mọi định chế giáo dục.
d) Nền thần học thổ dân vùng Amazon:
1. Điều đáng ước ao là làm sâu sắc hơn nền thần học thổ dân của người Amazon hiện nay, một điều sẽ giúp hiểu rõ hơn và nhiều hơn về nền linh đạo bản địa và do đó tránh phạm các sai lầm lịch sử từng xúc phạm nền văn hóa nguyên thủy.
2. Chẳng hạn, có yêu cầu phải lưu ý đến các huyền thoại, truyền thống, biểu tượng, kiến thức, nghi thức và các cử hành nguyên thủy, những điều vốn bao gồm các chiều kích siêu việt, cộng đồng và sinh thái.
Chương IX: Hoán cải sinh thái
"Vì vậy, điều mọi người cần là một sự hoán cải sinh thái, nhờ đó, các hiệu quả của việc họ gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô trở nên rõ ràng trong mối liên hệ của họ với thế giới xung quanh” (LS 217).
Chúa Kitô kêu gọi chúng ta hoán cải (x. Mc 1:15)
99. Một khía cạnh căn bản của gốc rễ tội lỗi con người là tách mình ra khỏi thiên nhiên và không nhìn nhận nó như một phần của con người và khai thác thiên nhiên không giới hạn, do đó phá vỡ giao ước nguyên thủy với sáng thế và với Thiên Chúa (St 3: 5). “Sự hài hòa giữa Tạo hóa, nhân loại và sáng thế như một toàn bộ đã bị phá vỡ bởi sự cao ngạo của chúng ta muốn thay thế Thiên Chúa và từ chối thừa nhận các hạn chế trong thân phận tạo vật của chúng ta” (LS 66).
Sau các gián đoạn do tội lỗi và trận lụt hoàn cầu, Thiên Chúa lập lại giao ước với chính con người và với sáng thế (St 9: 9-17), kêu gọi loài người chăm sóc nó.
100. Sự hòa giải với sáng thế mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta (xem LS 218) trước nhất hàm ý chúng ta phải vượt qua sự thụ động - như thái độ thụ động của Vua David từ chối nhận sứ mệnh của mình (x. 2 Sm 11: 1). Diễn trình phạm tội của Vua David bắt đầu với việc đích thân bỏ sót (ngài ở lại cung điện của mình khi quân đội xông pha ngoài chiến trận) và sau đó mang hình thức tích cực vi phạm các hành vi đáng trách dưới con mắt Thiên Chúa (ngoại tình, nói dối và giết người) liên quan đến những người khác, tạo ra một mạng lưới đồng lõa (2 Sm 11: 3-25). Tương tự như vậy, Giáo hội có thể bị cám dỗ cứ mãi khép kín trong chính mình, từ bỏ sứ mệnh loan báo Tin Mừng và làm cho Nước Thiên Chúa hiện diện. Trái lại, một Giáo hội hướng ngoại là một giáo hội đối đầu với tội lỗi của thế giới này mà mình không hề xa lạ (x. EG 20-24). Tội lỗi này, như thánh Gioan Phaolô II đã nói, không chỉ mang tính bản thân mà còn có tính xã hội và cơ cấu nữa (Xem RP 16; SRS 36; SD 243; DAp. 92). “Mọi sự đều được nối kết”, Đức Phanxicô vốn cho biết (LS 138); “một khi con người tuyên bố độc lập khỏi thực tại và hành xử một cách thống trị tuyệt đối, thì chính các nền tảng của cuộc sống chúng ta bắt đầu sụp đổ” (LS 117). Chúa Kitô cứu chuộc toàn bộ sáng thế vốn bị nhân loại quy phục vào tội lỗi (Rm 8: 19-22).
Hoán cải toàn diện
101. Do đó, hoán cải cũng phải có cùng những bình diện cụ thể: bản thân, xã hội và cơ cấu, lưu ý các khía cạnh khác nhau của tính tương quan. Đó là “một sự hoán cải bản thân toàn diện” xuất phát từ trái tim và mở ra “một sự hoán cải cộng đồng” nhìn nhận các liên kết xã hội và môi trường của nó, nghĩa là, một “hoán cải sinh thái” (xem LS 216-221). Việc hoán cải này ngụ ý nhìn nhận sự đồng lõa của bản thân và xã hội trong các cơ cấu tội lỗi, vạch mặt những ý thức hệ chuyên biện minh cho một lối sống tấn công sáng thế. Chúng ta thường nghe những câu chuyện nhằm biện minh cho hành động phá hoại của các nhóm quyền lực chuyên khai thác thiên nhiên, thống trị cư dân của nó một cách chuyên chế (x. LS 56, 200) và phớt lờ tiếng khóc đau đớn của trái đất và của người nghèo (x. LS 49 ).
Hoán cải Giáo Hội ở Amazon
102. Diễn trình hoán cải mà Giáo hội được kêu gọi thực hiện liên quan đến việc học bỏ (unlearning), học hỏi và học lại. Con đường này đòi một sự quan tâm phê phán và tự phê giúp chúng ta xác định được điều chúng ta cần phải học bỏ, điều gây hại cho ngôi nhà chung của chúng ta và cư dân của nó. Chúng ta cần thực hiện một hành trình nội tâm để tìm ra thái độ và não trạng ngăn cản chúng ta nối kết với chính mình, với người khác và với thiên nhiên. Như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói, “các sa mạc bên ngoài trên thế giới đang phát triển, vì các sa mạc bên trong đã trở nên quá rộng lớn” [45]. Diễn trình này tiếp diễn khi người ta bắt đầu thán phục túi khôn của các dân tộc bản địa. Cuộc sống hàng ngày của họ cho chúng ta nhiều chứng từ cho thấy họ từng chiêm niệm, chăm sóc và liên hệ với thiên nhiên. Họ dạy chúng ta nhận ra chính mình như một phần của sinh quần và như những người đồng trách nhiệm cho việc chăm sóc nó trong hiện tại và tương lai. Do đó, chúng ta phải học lại cách dệt các mối dây nhằm nối kết mọi chiều kích của cuộc sống và thực hiện một cuộc khổ hạnh bản thân và cộng đồng giúp chúng ta “vun sới một cuộc sống điều độ và thỏa mãn” (LS 225).
103. Hoán cải được trình bày trong Sách Thánh như một chuyển động từ tội lỗi bước sang tình bạn với Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô; đó là lý do tại sao nó thuộc về tiến trình đức tin (Mc 1:15). Nhìn vào thực tại của Amazon bằng con mắt đức tin giúp chúng ta đánh giá cao công việc của Thiên Chúa trong sáng thế và các dân tộc của nó, nhưng chúng ta cũng thấy sự hiện diện của cái ác ở nhiều bình diện khác nhau: chủ nghĩa thực dân (thống trị), một não trạng duy kinh tế - duy thương mại, chủ nghĩa duy tiêu thụ, chủ nghĩa duy cá nhân, kỹ trị, văn hóa vứt bỏ.
• Một não trạng đã được phát biểu trong lịch sử trong một hệ thống thống trị lãnh thổ, chính trị, kinh tế và văn hóa vẫn tồn tại cho đến ngày nay theo nhiều cách khác nhau nhằm kéo dài chủ nghĩa thực dân.
• Một nền kinh tế chỉ độc nhất dựa vào lợi nhuận như mục tiêu duy nhất của nó, loại trừ và chà đạp lên kẻ yếu nhất và lên thiên nhiên, tạo thành một ngẫu thần gieo rắc hủy diệt và chết chóc (x. EG 53-56).
• Một não trạng thực dụng quan niệm thiên nhiên như một nguồn tài nguyên đơn thuần và con người như những người sản xuất- tiêu dùng đơn thuần, xóa bỏ giá trị nội tại và đặc tính tương quan của tạo vật.
• “Chủ nghĩa duy cá nhân làm suy yếu các dây nối kết cộng đồng” (DAp. 44), làm lu mờ trách nhiệm đối với người hàng xóm, cộng đồng và thiên nhiên của ta.
• Sự phát triển kỹ thuật đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nhân loại, nhưng nó cũng đã trở thành một tuyệt đối và một công cụ để sở hữu, thống trị và thao túng (xem LS 106) thiên nhiên và con người. Tất cả những điều này tạo ra một nền văn hóa hoàn cầu chiếm ưu thế mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi là “mô hình kỹ trị” (LS 109).
• Kết quả là sự mất đi một chân trời siêu việt và nhân đạo và sự tràn lan của luận lý học “sử dụng rồi vứt đi” (LS 123), tạo ra “một nền văn hóa vứt bỏ” (LS 22) tấn công chính sáng thế.
Các gợi ý
104. Đã có các gợi ý sau đây:
a. Vạch mặt các hình thức mới của chủ nghĩa thực dân hiện diện ở Amazon.
b. Nhận diện và phân tích có phê phán các ý thức hệ mới chuyên biện minh cho nạn diệt chủng ở Amazon.
c. Tố cáo các cơ cấu tội lỗi tại nơi làm việc trong lãnh thổ Amazon.
d. Nhận diện các lý do mà chúng ta thường dùng để biện minh cho sự tham gia của chúng ta vào các cơ cấu tội lỗi để phân tích chúng một cách có phê phán.
e. Ủng hộ một giáo hội như một định chế phục vụ (chứ không phải một định chế tự qui chiếu vào chính mình) biết chia sẻ trách nhiệm chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và bảo vệ các quyền của các dân tộc.
f. Cổ vũ các thị trường liên đới sinh thái (eco-solidarity), tiêu thụ hợp tình hợp lý và “điều độ hạnh phúc” (LS 224, 225) biết tôn trọng thiên nhiên và các quyền lợi của người lao động. “Mua hàng luôn luôn là một hành động đạo đức – chứ không chỉ đơn giản kinh tế” (CV 66; LS 206).
g. Cổ vũ thói quen về tác phong, sản xuất và tiêu thụ, tái chế biến và tái sử dụng chất thải.
h. Cứu các huyền thoại và cập nhật các nghi thức và cử hành cộng đồng có khả năng góp phần đáng kể vào diễn trình hoán cải sinh thái.
i. Cảm ơn các dân tộc bản địa đã chăm sóc lãnh thổ suốt thời gian qua và nhận ra trong đó túi khôn tổ tiên từng tạo cơ sở cho cách hiểu tốt đẹp về sinh thái toàn diện.
j. Tạo nên các hành trình mục vụ hữu cơ trên cơ sở nền sinh thái toàn diện để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, với sự hướng dẫn của chương 5 và 6 trong thông điệp Laudato Si’.
k. Giáo hội địa phương chính thức công nhận thừa tác vụ đặc biệt của các tác nhân mục vụ, nhằm cổ vũ việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.
Kỳ tới: Phần III: MỘT GIÁO HỘI TIÊN TRI TẠI AMAZON: CÁC THÁCH THỨC VÀ HY VỌNG
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục Tại Giáo Phận Xuân Lộc 2019
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
15:15 19/07/2019
Sáng thứ Năm, 18/7/2019, Đức Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc đã truyền chức linh mục cho 15 tiến chức tại Nhà Thờ Chánh Tòa.
8g30, đoàn rước các tiến chức, linh mục và quý Đức Cha từ Nhà Xứ vào Nhà Thờ trong sự xúc động và hạnh phúc vì cả cộng đồng Giáo phận sắp có thêm những linh mục của Chúa. Quả thật, đó là niềm vui chung của toàn Giáo phận, trên hết là của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận; Đức Cha Phụ Tá Gioan Đỗ Văn Ngân, và Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, khi các ngài cùng hiện diện để cử hành Thánh Lễ Phong Chức Linh Mục hôm nay. Sự đông đảo của linh mục đoàn trong và ngoài giáo phận trong Thánh Lễ Truyền Chức hôm nay biểu tỏ sự hiệp thông trong Hội Thánh, cũng như niềm vui vì sắp có 15 linh mục thánh thiện gia nhập linh mục đoàn.
Xem Hình
Với ý hướng mời gọi phần nhập lễ trong cương vị chủ tế, Đức Cha Giuse đã mời gọi quý Ông Bà Cố, cộng đồng Giáo phận và cách riêng với các Tiến Chức cùng tạ ơn Chúa vì hồng ân hôm nay. Nhờ đó, qua các Tân Linh Mục, Thiên Chúa sẽ thi thố lòng thương xót của Ngài đến với đoàn dân của Chúa. Cùng với tâm tình cảm tạ, Đức Giám Mục Giáo phận nhắn gửi quý tiến chức hãy cùng cầu nguyện “xin Chúa cho các con sống trong tâm tình tạ ơn Chúa cách đặc biệt, quyết nhận Ngài làm gia nghiệp…chỉ cần một mình Chúa, sống thuộc về Chúa, và làm tất cả những gì cho đoàn dân Chúa…”.
Nghi thức Phong Chức Linh Mục được cử hành sau phần công bố Tin Mừng với ba phần gồm các nghi thức chuẩn bị; Nghi thức Bí tích và các Nghi thức Diễn Giải. Mọi nghi thức được diễn ra trong sốt sắng, thật ý nghĩa và cảm động.
Với những huấn dụ dành cho cộng đoàn dân Chúa trong Nghi thức chuẩn bị, Đức Giám Mục Giáo phận đã đề cao chức linh mục thừa tác mà 15 tiến chức sắp lãnh nhận. “Linh mục là những người được kêu mời hợp tác với hàng giám mục trong nhiệm vụ Tư Tế để phục vụ dân Thiên Chúa, họ trở thành cộng tác viên của hàng Giám mục”. Sau đó, Đức Cha đã xác nhận 15 tiến chức xứng đáng được phong chức linh mục, hầu để phục vụ Chúa Kitô và Hội Thánh Người. Riêng với quý tiến chức, Đức Cha Giuse nhấn mạnh đến những nhiệm vụ mà người linh mục phải thi hành. Họ phải mang trong mình nhiệm vụ giảng huấn cho dân Chúa qua việc diễn giảng Lời Chúa, chỉ cho dân Chúa cách sống Lời Chúa trong mỗi ngày đời họ. Nhưng để thi hành được bổn phận giảng và giúp dân Chúa sống Lời Chúa, Đức Giám Mục nhấn mạnh “Các con phải chuyên chăm học hỏi, nghiên cứu các nguồn tài liệu chính thống của Hội Thánh…cần phải suy ngắm Lời Chúa trong cầu nguyện…” Có như vậy, “các con sẽ là người tin điều mình đọc, dạy điều mình tin và thực hành điều mình dạy”. Thêm nữa, Đức Giám Mục mong các tiến chức phải trở nên gương mẫu về đời sống đạo đức, sống Lời Chúa. Có như thế, người linh mục mới có thể thuyết phục và lôi kéo mọi người cùng sống Lời Chúa. Đồng thời, trong khi cử hành Thánh lễ mỗi ngày, “nhờ sự kết hợp với Mình và Máu Thánh Chúa Kitô,“ của vị linh mục,dân Chúa “được hiệp cùng lễ tế của Chúa Kitô…và hoàn thành lễ tế của đời họ.” Cuối cùng, trong tâm tình vừa là vị chủ chăn, là thầy dạy, nhưng cũng là người đồng hành trong hành trình đời linh mục các tiến chức, Đức Cha Giuse mong muốn quý ngài chu toàn nhiệm vụ của Đức Kitô Thượng Tế trong đức mến chân thật, niềm vui, chỉ thuộc về một mình Chúa Giêsu Kitô. Sự liên kết và tùng phục Đức Giám Mục cũng như đoàn kết với hàng linh mục phải là những yếu tố quan trọng mà họ phải luôn sống, lưu tâm, nhờ vậy, quý tiến chức có thể trở thành những mục tử khôn ngoan, can đảm, hiền từ nhưng cương quyết, tận tụy, nuôi dưỡng…đoàn chiên theo gương Mục Tử Nhân Lành là Chúa Giêsu Kitô.
Sau phần huấn dụ, Nghi Thức Phong Chức tiếp tục với lời hứa của các tiến chức, Kinh Cầu Các Thánh, cũng như phần Nghi Thức Bí tích, các Nghi thức Diễn giải tiếp diễn theo sau đó trong linh thánh và thật ý nghĩa.
Lặng ngắm quý Ông Bà Cố nâng niu trên đôi tay phẩm phục của quý Tân Tiến Chức, tiến lên trao vào tận tay con của mình, mới cảm nhận công lao thật to lớn của quý quý Ông Bà Cố trong hành trình ơn gọi của các Tân Linh mục hôm nay. Và cũng thật ý nghĩa khi trên khuôn mặt của Vị Chủ Chăn Giáo Phận và cũng là người thầy của các Tân Linh Mục, đã nở những nụ cười thương yêu, hạnh phúc và niềm vui trong khi Đức Cha Giuse mặc phẩm phục cho các ngài.
Sau Nghi Thức Phong Chức Linh Mục, Thánh Lễ được tiếp tục với Phần Phụng vụ Thánh Thể. Thật ý nghĩa với các Tân Linh Mục trong lần đầu tiên, các ngài đã cùng đồng tế với Giáo Hội để Cử hành Bí tích Thánh Thể trong tất cả mọi ý nghĩa của lễ tế và mầu nhiệm Hiến tế của Chúa Kitô nơi Bàn Thánh.
Trước khi ban Phép Lành cuối lễ, một Tân Tiến Chức đã đại diện quý Tân Linh Mục dâng lời tri ân đến Đức Cha Giuse, Đức Cha Đa Minh, Đức Cha Gioan, Đức Ông Vinh Sơn, Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc, quý Cha, quý Ông Bà Cố, thân nhân, và cộng đoàn.
Đáp lại lời mời ban huấn từ trước khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Cha Giuse đã chỉ ra rằng, với gia đình Giáo phận, nhất là với linh mục đoàn, đã có thêm 15 linh mục, một dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa đổ tràn trên Giáo phận, để Ngài có thêm những cánh tay nối dài thi thố tình yêu cứu độ cho dân Chúa. Ngài cũng đã cám ơn Cha Giám Đốc, quý Cha Giáo, Linh Hướng…vì đã thay Giáo phận để nuôi dưỡng, đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn ơn gọi…để ngày hôm nay, Giáo phận đã có thêm 15 người con trở thành linh mục. Với Ông Bà Cố và gia đình các Tân Linh Mục, niềm hãnh diện, hạnh phúc vì đã dâng con cái cho Chúa và hôm nay là những hoa trái thật tốt đẹp trong ơn gọi linh mục. Với các Tân Tiến Chức, Đức Cha Giuse nhắc lại niềm mong đợi của Ngài và của mọi người, mong muốn thấy được họ thực sự là “linh mục của Chúa, chỉ có Chúa, một linh mục thật chân tu…” Và cuối cùng, Đức Giám Mục Giáo phận mong muốn các Tân Linh Mục hãy tưới gội nơi mảnh đất Giáo phận Xuân Lộc, nơi những mảnh đất các ngài sẽ phục vụ “những giọt nước của lòng thương xót”, để Giáo phận trở thành nơi, và nguồn chúc phúc của Thiên Chúa cho muôn người.
Thánh Lễ Phong Chức Linh Mục đã kết thúc trong niềm vui và hạnh phúc của toàn gia đình Giáo phận, cách riêng đối với các Tân Linh Mục hôm nay.
Tin: Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
Ảnh: Ban Truyền Thông Chính Tòa Xuân Lộc.
8g30, đoàn rước các tiến chức, linh mục và quý Đức Cha từ Nhà Xứ vào Nhà Thờ trong sự xúc động và hạnh phúc vì cả cộng đồng Giáo phận sắp có thêm những linh mục của Chúa. Quả thật, đó là niềm vui chung của toàn Giáo phận, trên hết là của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận; Đức Cha Phụ Tá Gioan Đỗ Văn Ngân, và Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, khi các ngài cùng hiện diện để cử hành Thánh Lễ Phong Chức Linh Mục hôm nay. Sự đông đảo của linh mục đoàn trong và ngoài giáo phận trong Thánh Lễ Truyền Chức hôm nay biểu tỏ sự hiệp thông trong Hội Thánh, cũng như niềm vui vì sắp có 15 linh mục thánh thiện gia nhập linh mục đoàn.
Xem Hình
Với ý hướng mời gọi phần nhập lễ trong cương vị chủ tế, Đức Cha Giuse đã mời gọi quý Ông Bà Cố, cộng đồng Giáo phận và cách riêng với các Tiến Chức cùng tạ ơn Chúa vì hồng ân hôm nay. Nhờ đó, qua các Tân Linh Mục, Thiên Chúa sẽ thi thố lòng thương xót của Ngài đến với đoàn dân của Chúa. Cùng với tâm tình cảm tạ, Đức Giám Mục Giáo phận nhắn gửi quý tiến chức hãy cùng cầu nguyện “xin Chúa cho các con sống trong tâm tình tạ ơn Chúa cách đặc biệt, quyết nhận Ngài làm gia nghiệp…chỉ cần một mình Chúa, sống thuộc về Chúa, và làm tất cả những gì cho đoàn dân Chúa…”.
Với những huấn dụ dành cho cộng đoàn dân Chúa trong Nghi thức chuẩn bị, Đức Giám Mục Giáo phận đã đề cao chức linh mục thừa tác mà 15 tiến chức sắp lãnh nhận. “Linh mục là những người được kêu mời hợp tác với hàng giám mục trong nhiệm vụ Tư Tế để phục vụ dân Thiên Chúa, họ trở thành cộng tác viên của hàng Giám mục”. Sau đó, Đức Cha đã xác nhận 15 tiến chức xứng đáng được phong chức linh mục, hầu để phục vụ Chúa Kitô và Hội Thánh Người. Riêng với quý tiến chức, Đức Cha Giuse nhấn mạnh đến những nhiệm vụ mà người linh mục phải thi hành. Họ phải mang trong mình nhiệm vụ giảng huấn cho dân Chúa qua việc diễn giảng Lời Chúa, chỉ cho dân Chúa cách sống Lời Chúa trong mỗi ngày đời họ. Nhưng để thi hành được bổn phận giảng và giúp dân Chúa sống Lời Chúa, Đức Giám Mục nhấn mạnh “Các con phải chuyên chăm học hỏi, nghiên cứu các nguồn tài liệu chính thống của Hội Thánh…cần phải suy ngắm Lời Chúa trong cầu nguyện…” Có như vậy, “các con sẽ là người tin điều mình đọc, dạy điều mình tin và thực hành điều mình dạy”. Thêm nữa, Đức Giám Mục mong các tiến chức phải trở nên gương mẫu về đời sống đạo đức, sống Lời Chúa. Có như thế, người linh mục mới có thể thuyết phục và lôi kéo mọi người cùng sống Lời Chúa. Đồng thời, trong khi cử hành Thánh lễ mỗi ngày, “nhờ sự kết hợp với Mình và Máu Thánh Chúa Kitô,“ của vị linh mục,dân Chúa “được hiệp cùng lễ tế của Chúa Kitô…và hoàn thành lễ tế của đời họ.” Cuối cùng, trong tâm tình vừa là vị chủ chăn, là thầy dạy, nhưng cũng là người đồng hành trong hành trình đời linh mục các tiến chức, Đức Cha Giuse mong muốn quý ngài chu toàn nhiệm vụ của Đức Kitô Thượng Tế trong đức mến chân thật, niềm vui, chỉ thuộc về một mình Chúa Giêsu Kitô. Sự liên kết và tùng phục Đức Giám Mục cũng như đoàn kết với hàng linh mục phải là những yếu tố quan trọng mà họ phải luôn sống, lưu tâm, nhờ vậy, quý tiến chức có thể trở thành những mục tử khôn ngoan, can đảm, hiền từ nhưng cương quyết, tận tụy, nuôi dưỡng…đoàn chiên theo gương Mục Tử Nhân Lành là Chúa Giêsu Kitô.
Sau phần huấn dụ, Nghi Thức Phong Chức tiếp tục với lời hứa của các tiến chức, Kinh Cầu Các Thánh, cũng như phần Nghi Thức Bí tích, các Nghi thức Diễn giải tiếp diễn theo sau đó trong linh thánh và thật ý nghĩa.
Lặng ngắm quý Ông Bà Cố nâng niu trên đôi tay phẩm phục của quý Tân Tiến Chức, tiến lên trao vào tận tay con của mình, mới cảm nhận công lao thật to lớn của quý quý Ông Bà Cố trong hành trình ơn gọi của các Tân Linh mục hôm nay. Và cũng thật ý nghĩa khi trên khuôn mặt của Vị Chủ Chăn Giáo Phận và cũng là người thầy của các Tân Linh Mục, đã nở những nụ cười thương yêu, hạnh phúc và niềm vui trong khi Đức Cha Giuse mặc phẩm phục cho các ngài.
Sau Nghi Thức Phong Chức Linh Mục, Thánh Lễ được tiếp tục với Phần Phụng vụ Thánh Thể. Thật ý nghĩa với các Tân Linh Mục trong lần đầu tiên, các ngài đã cùng đồng tế với Giáo Hội để Cử hành Bí tích Thánh Thể trong tất cả mọi ý nghĩa của lễ tế và mầu nhiệm Hiến tế của Chúa Kitô nơi Bàn Thánh.
Trước khi ban Phép Lành cuối lễ, một Tân Tiến Chức đã đại diện quý Tân Linh Mục dâng lời tri ân đến Đức Cha Giuse, Đức Cha Đa Minh, Đức Cha Gioan, Đức Ông Vinh Sơn, Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc, quý Cha, quý Ông Bà Cố, thân nhân, và cộng đoàn.
Đáp lại lời mời ban huấn từ trước khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Cha Giuse đã chỉ ra rằng, với gia đình Giáo phận, nhất là với linh mục đoàn, đã có thêm 15 linh mục, một dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa đổ tràn trên Giáo phận, để Ngài có thêm những cánh tay nối dài thi thố tình yêu cứu độ cho dân Chúa. Ngài cũng đã cám ơn Cha Giám Đốc, quý Cha Giáo, Linh Hướng…vì đã thay Giáo phận để nuôi dưỡng, đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn ơn gọi…để ngày hôm nay, Giáo phận đã có thêm 15 người con trở thành linh mục. Với Ông Bà Cố và gia đình các Tân Linh Mục, niềm hãnh diện, hạnh phúc vì đã dâng con cái cho Chúa và hôm nay là những hoa trái thật tốt đẹp trong ơn gọi linh mục. Với các Tân Tiến Chức, Đức Cha Giuse nhắc lại niềm mong đợi của Ngài và của mọi người, mong muốn thấy được họ thực sự là “linh mục của Chúa, chỉ có Chúa, một linh mục thật chân tu…” Và cuối cùng, Đức Giám Mục Giáo phận mong muốn các Tân Linh Mục hãy tưới gội nơi mảnh đất Giáo phận Xuân Lộc, nơi những mảnh đất các ngài sẽ phục vụ “những giọt nước của lòng thương xót”, để Giáo phận trở thành nơi, và nguồn chúc phúc của Thiên Chúa cho muôn người.
Thánh Lễ Phong Chức Linh Mục đã kết thúc trong niềm vui và hạnh phúc của toàn gia đình Giáo phận, cách riêng đối với các Tân Linh Mục hôm nay.
Tin: Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
Ảnh: Ban Truyền Thông Chính Tòa Xuân Lộc.
16 Chị Em Tập Viện Dòng Đa Minh Rosa Lima tuyên khấn lần thứ nhất
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
15:42 19/07/2019
Trong buổi bình minh ngày 19/7/2019, tại Dòng Đa Minh Rosa Lima có 16 Chị Em Tập Viện tuyên khấn lần thứ nhất.
Thánh lễ do Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn chủ tế với sự hiện diện của quý cha giáo sư, quý cha xứ, quý cha nghĩa phụ, quý cha khách cùng đông đảo quý tu sĩ nam nữ và gia đình Ông Bà Cố với thân nhân xa gần.
Xem hình lễ khấn dòng
Thánh lễ lúc 6g sáng nên các gia đình khấn sinh ở xa đã đến nhà Dòng từ hôm qua. Do vậy, lúc 5g sáng bầu khí đã tưng bừng nhộn nhịp dưới sân, tiếng cười nói, gọi nhau; đằng này sửa áo, chỗ kia sửa giày, chỗ khác tiếng trẻ em cười nói. Trên nguyện đường, quý sơ đang hòa mình trong giờ Kinh Sáng linh thánh.
Mười sáu chị Em đến từ chín trong số hai mươi bảy giáo phận tại Việt Nam, mười sáu người thuộc nhiều vùng miền khác nhau. Hôm nay các Chị Em được chính cha mẹ đưa lên nhà Chúa. Hình ảnh này thật linh thiêng và dịu ngọt. Cả gia đình cùng chứng kiến con của mình đọc lời tuyên khấn với Thiên Chúa. Cả gia đình cùng cầu nguyện cho Tân Khấn Sinh giữ vuông tròn ước nguyện tuân giữ ba Lời Khuyên Phúc m trong Ơn Gọi Đa Minh Rosa Lima.
Trong thánh lễ, Đức cha Louis quảng diễn ba lời khấn khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh. Ngài cho biết lời khấn này không dễ vì chúng ta vẫn là con người với những yếu đuối, mong manh, dễ vỡ, dễ bị tổn thương và chúng ta không phải là những anh hùng. Ngài khích lệ các Chị Em dù khó khăn, gian khổ nhưng với con tim được yêu, các chị sẽ vượt qua. Cám dỗ có mạnh đến đâu thì cũng nhẹ như bâng nếu có tình yêu. Ngài mời gọi các Tân Khấn Sinh hãy mở trái tim để Tình yêu Thần Linh rót trong tim Chị Em lửa Yêu mến.
Sau thánh lễ, tôi đến chúc mừng một số gia đình Ông Bà Cố. Tôi hỏi cảm giác của Ông bà Cố là gì thì ai cũng cười tươi như hoa và chia sẻ rất ngắn: con vui lắm ạ! Gia đình con thấy hạnh phúc. Có người nước mắt chênh chao!
Một bất ngờ đến với Hội dòng và với toàn thể mọi người trong buổi sáng tinh khôi hôm nay, là Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bất ngờ xuất hiện và đồng tế thánh lễ Tạ Ơn khấn Dòng. Ngài
cho biết: Khi còn làm giám mục tại GP. Thanh Hóa, Ngài đã “dụ” được một cô bé thuộc GP. Thanh Hóa đi tu và hứa rằng: khi nào khấn cha sẽ đi dự lễ. Và hôm nay cô bé khấn Dòng và cha giữ lời hứa mặc dù mới về đến Saigon lúc 1g sáng nay. Đức cha còn dí dỏm nói thêm: nếu tôi là nữ tôi cũng sẽ vào tu Dòng Đa Minh vì áo Dòng của các sơ rất đẹp! Một tràng pháo tay thật lớn của cộng đoàn vừa cám ơn Đức cha khen áo Dòng, vừa khâm phục Ngài vì việc nhớ và giữ lời hứa rất nhỏ của nhiều năm trước.
Hoa, quà và lời chúc mừng là những tình cảm mà mọi người dành cho các tân Khấn Sinh, các Chị sẽ ôm trong tay. Nhưng chắc chắn trong buổi sáng huyền diệu hôm nay, lời khấn hứa ân tình với Đấng Lang quân là Đức Giêsu các Khấn Sinh sẽ mang trong tim. Trên đầu chị có chiếc lúp đen và trên tay chị có Hiến Pháp. Chiếc lúp đen được thay thế cho lúp trắng là ý chỉ chị tùng phục Chúa Ki-tô và dấn thân phục vụ Hội Thánh. Hiến Pháp mà quý chị em lãnh nhận là kim chỉ nam, giúp chị em đạt đến mục đích của đời sống Thánh Hiến là sống đức ái trọn hảo trong đoàn sủng Đa Minh.
Ước chi những lời cầu nguyện và sự hy sinh của thân nhân các chị Khấn Sinh, cũng như của Hội Dòng và những người quen biết ngày đêm chỉ cho các Khấn Sinh, sẽ được Chúa chúc lành và làm cho đời sống các Tân Khấn Sinh trở nên hoa quả dồi dào trong ơn thánh Chúa.
Chúc các Sơ giữ mãi nụ cười như ngày đầu tiên khấn, như hôm nay. Hãy rạng rỡ nhất có thể trong tâm hồn cũng như gương mặt. Hãy can đảm và quảng đại với mọi người các sơ gặp gỡ như hôm nay sơ đã can đảm tuyên khấn trước Thiên Chúa và cộng đoàn nhé.
Thủ Đức 19/7/2019
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
Dòng Đa Minh Rosa Lima
Thánh lễ do Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn chủ tế với sự hiện diện của quý cha giáo sư, quý cha xứ, quý cha nghĩa phụ, quý cha khách cùng đông đảo quý tu sĩ nam nữ và gia đình Ông Bà Cố với thân nhân xa gần.
Xem hình lễ khấn dòng
Thánh lễ lúc 6g sáng nên các gia đình khấn sinh ở xa đã đến nhà Dòng từ hôm qua. Do vậy, lúc 5g sáng bầu khí đã tưng bừng nhộn nhịp dưới sân, tiếng cười nói, gọi nhau; đằng này sửa áo, chỗ kia sửa giày, chỗ khác tiếng trẻ em cười nói. Trên nguyện đường, quý sơ đang hòa mình trong giờ Kinh Sáng linh thánh.
Mười sáu chị Em đến từ chín trong số hai mươi bảy giáo phận tại Việt Nam, mười sáu người thuộc nhiều vùng miền khác nhau. Hôm nay các Chị Em được chính cha mẹ đưa lên nhà Chúa. Hình ảnh này thật linh thiêng và dịu ngọt. Cả gia đình cùng chứng kiến con của mình đọc lời tuyên khấn với Thiên Chúa. Cả gia đình cùng cầu nguyện cho Tân Khấn Sinh giữ vuông tròn ước nguyện tuân giữ ba Lời Khuyên Phúc m trong Ơn Gọi Đa Minh Rosa Lima.
Sau thánh lễ, tôi đến chúc mừng một số gia đình Ông Bà Cố. Tôi hỏi cảm giác của Ông bà Cố là gì thì ai cũng cười tươi như hoa và chia sẻ rất ngắn: con vui lắm ạ! Gia đình con thấy hạnh phúc. Có người nước mắt chênh chao!
Một bất ngờ đến với Hội dòng và với toàn thể mọi người trong buổi sáng tinh khôi hôm nay, là Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bất ngờ xuất hiện và đồng tế thánh lễ Tạ Ơn khấn Dòng. Ngài
Hoa, quà và lời chúc mừng là những tình cảm mà mọi người dành cho các tân Khấn Sinh, các Chị sẽ ôm trong tay. Nhưng chắc chắn trong buổi sáng huyền diệu hôm nay, lời khấn hứa ân tình với Đấng Lang quân là Đức Giêsu các Khấn Sinh sẽ mang trong tim. Trên đầu chị có chiếc lúp đen và trên tay chị có Hiến Pháp. Chiếc lúp đen được thay thế cho lúp trắng là ý chỉ chị tùng phục Chúa Ki-tô và dấn thân phục vụ Hội Thánh. Hiến Pháp mà quý chị em lãnh nhận là kim chỉ nam, giúp chị em đạt đến mục đích của đời sống Thánh Hiến là sống đức ái trọn hảo trong đoàn sủng Đa Minh.
Ước chi những lời cầu nguyện và sự hy sinh của thân nhân các chị Khấn Sinh, cũng như của Hội Dòng và những người quen biết ngày đêm chỉ cho các Khấn Sinh, sẽ được Chúa chúc lành và làm cho đời sống các Tân Khấn Sinh trở nên hoa quả dồi dào trong ơn thánh Chúa.
Chúc các Sơ giữ mãi nụ cười như ngày đầu tiên khấn, như hôm nay. Hãy rạng rỡ nhất có thể trong tâm hồn cũng như gương mặt. Hãy can đảm và quảng đại với mọi người các sơ gặp gỡ như hôm nay sơ đã can đảm tuyên khấn trước Thiên Chúa và cộng đoàn nhé.
Thủ Đức 19/7/2019
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
Dòng Đa Minh Rosa Lima
Đại Hội Ủy ban Giáo Dân Toàn Quốc Lần Thứ Nhất
Tôma Trương Văn An
21:28 19/07/2019
Trong 3 ngày , từ 16 đến 18 / 7 / 2019, tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu , Giáo phận Bà Rịa , Thành phố Vũng Tàu. Đại hội Ủy ban Giáo dân toàn quốc lần thứ nhất, qui tụ285 tham dự viên của 27 Giáo phận Việt Nam . Đức Cha Giuse Trần Văn Toản – Giám mục Giáo phận Long Xuyên, Chủ tịch Ủy ban Giáo dân ( HĐGMVN); Đức Cha An Phong Nguyễn Hữu Long – Giám mục Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban loan báo Tin Mừng ( HĐGMVN) ; Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột và Quý Cha đặc trách Ban mục vụ Giáo dân của 27 Giáo phận đã đến dự.
Xem hình đại hội
Trong lời khai mạc, Đức Cha Chủ Tịch đã nói đến mục đích của đại hội : Ủy ban Giáo dân sẽ phục vụ cộng đồng dân Chúa , để người Ki-tô hữu ý thức về phẩm giá, vai trò, sứ vụ của mình trong thế giới và trong Giáo Hội hôm nay. Nhờ đó nên thánh cho chính mình, và cho cộng đoàn , người giáo dân là đối tượng chính để Ủy Ban Giáo dân phục vụ, qua sự hiện diện và những hoạt động của thành viên trong Ủy Ban, giúp Giáo Hội Việt Nam thực hiện tiếp tục sứ vụ của Chúa Kitô.
Sau lời khai mạc, cộng đoàn hướng về kiệu tượng Thánh nữ Anê Lê Thị Thành, Thánh bổn mạng Ủy Ban Giáo Dân. Đức Cha Chủ tịch chủ sự xông hương và cùng cộng đoàn Chầu Thánh Thể . Các tham dự viên đã lặp lại lời hứa và tuyên xưng đức tin. Đại diện giáo dân của ba Giáo Tỉnh- Hà Nội, Huế và Sài Gòn - đã dâng lời cầu nguyện , để mỗi người Tín hữu ý thức hơn về ơn gọi của mình trong gia đình, gia đình là ánh sáng yêu thương và bình an; Người giáo dân trong Giáo Hội và Người Giáo dân góp phần quan trọng trong việc Truyền Giáo . Trong tinh thần đồng trách nhiệm , tham gia sứ vụ, xây dựng sự hiệp nhất cộng đoàn và loan báo Tin Mừng. Như Sắc lệnh Truyền Giáo của Công Đồng Vat II : “ chú tâm đào tạo người Giáo dân bao hàm các lãnh vực , nhạy bén các vấn đề xã hội và tương quan tốt với anh em…. Hội nhập văn hóa, có trách nhiệm , khiêm tốn và phục vụ. có kiến thức Giáo lý – Thần học, có những giải pháp giải quyết xung đột , am hiểu Tôn Giáo – truyền thông và môi sinh” .
Đức chaGiuse Chủ tịch thuyết trình đề tài 1 : Ơn gọi của người giáo dân trong gia đình – giáo hội –và xã hội. Đức Cha Thông báo cho Tham dự viên biết cơ cấu của Ủy Ban Giáo dân ( HĐGMVN) và Ban Giáo dân tại các Giáo phận. các chia sẻ kinh nghiệm tại các giáo xứ về việc xoa dịu và tế nhị mời gọi các gia đình khó khăn về đời sống gia đình; sự thâm nhập chia sẻ làm sáng lên ý hướng tốt cho người được tiếp nhận; các kế hoạch đồng hành với các gia đình gặp khó khăn; những cách cư xử vợ cHồng Yêu thương , chung thủy, việc giáo dục con cái …. Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa và giải pháp bài trừ tệ nạn , phá thai , li dị ; những tác động tiêu cực của làn sóng di dân từ vùng nông thôn đến thành thị…. Tất cả đều tác động mạnh đến nền tảng gia đình và đời sống tâm linh.
Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuộc thuyết trình đề tài thứ2 : Người giáo dân trong Hội Thánh Việt Nam. Người Giáo dân Thánh hóa Ơn gọi gia đình theo cách thế riêng và phần vụ cỉa mình bằng chính hoàn cảnh riêng của mình; Biết đặt mình trong tình yêu thương của Chúa , biết kính trọng và yêu thương người bạn đời và mọi người , tôn trọng sự khác biệt…… biết đồng hành với Giáo Hội là thân thể Chúa Ki-tô, sống tinh thần 8 mối Phúc thật… nhẫn nại giải thích trong khiêm tốn , giải tỏa những hiễu lầm trong lịch sử để lại. …. Và Người Giáo dân cần có những giải pháp tích cực mới làm tươi mới khuôn mặt Chúa Ki-tô. Trích Trong Hiến chế Ành Sáng muôn dân: Trong đợi sống gia đình luôn có những khó khăn, người giáo dân giữ được sự bình tâm và vượt qua được thử thách đó thi họ đang nên thánh. Đức Cha cũng thông báo cho tham dự viên biết Người Giáo dân Việt Nam chiếm 8 % trên tổng số hơn 96 triệu người dân. Tại Giáo phận Ban mê Thuộc , có hơn 1000 Giáo điểm do Giáo dân ( Giáo Phu ) truyền Giáo.
Đức Cha Anphong- Giám mục Giáo phận Vinh- Chủ tịch Ủy ban loan báo Tin Mừng , thuyết trình đề tài 3: Người Giáo Dân và Sứ Vụ Loan Báo Tin Mừng : Đức Cha nhấn mạnh đến mỗi Giáo sỹ và Giáo dân nhận trách vụ theo vai trò của họ, tham dự vào sứ vụ chung của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng. Người Giáo dân sống giữa trần thế phải rao giảng Tin Mừng bằng chính đời sống chứng nhân. Vấn đề hội nhập văn hóa, những phương pháp và cách trình bày mới, những cộng đoàn Công Giáo tiến hành , Cộng đoàn Giáo Hội cơ bản. … cần sự hợp tác chung của tất cả thành phần dân Chúa.
Xen kẻ giữa các bài thuyết trình của các Đức Cha là các buổi thảo luận theo từng chủ đề , nhưng luôn xoáy vào trọng tâm : Trong tinh thần Người Giáo dân đồng trách nhiệm với Giáo sỹ và Tu sỹ, tham gia sứ vụ, xây dựng sự hiệp nhất cộng đoàn và loan báo Tin Mừng. Những góp ý chân thành , thẳng thắng trong tinh thần xây dựng, những giải pháp tích cực được nêu ra…. Để Người Giáo dân được thúc bách và ý thức hơn về việc đồng trách nhiệm với Giáo sỹ và Tu sỹ, tham gia sứ vụ , xây dựng sự hiệp nhất cộng đoàn và loan báo Tin Mừng.
Những tiết mục văn nghệ làm dịu căng thẳng sau những học tập thảo luận và một chương trình văn nghệ vào đêm 17 / 7 / 2019 mang đậm dấu ấn và hơi thở nghệ thuật của cả 3 vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Xin Cám ơn Thiên Chúa đã ban nhiều ơn và quy tu Người Tông đồ Giáo dân khắp mọi miền đất nước Việt Nam sum họp một gia đình , xin cám ơn Đức Cha Giuse Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dân (HĐGMVN), Quý Đức Cha Vinh Sơn và Đức Cha Anhong ; xin cám ơn Quý Cha trong ban tổ chức : Cha Antôn Pađôva Hà Văn Minh, Cha Giuse Nguyễn Ý Định, Cha Thư Ký Ủy ban Giáo Dân Phêrô Nguyễn Văn Kiệt;.Quý Cha Đặc trách Ban Giáo Dân của 27 Giáo phận. Qua Đại hội , từng tham dự viên và mỗi người Tín hữu nhận ra ơn gọi Chúa Sai đi “ Làm vườn nho cho Chúa” . xin cám ơn Quý Thầy Đại Chủng Viện TGP Sài Gòn , Quý Sơ và anh chị em giáo dân phục vụ cách âm thầm, bằng nhiều cách khác nhau đã đem đến cho Đại Hội Giáo Dân Toàn Quốc lần thứ nhất , năm 2019 nhiều điều tốt đẹp trong chương trình của Thiên Chúa và cho Giáo Hội Việt Nam.
Tôma Trương Văn Ân
Xem hình đại hội
Trong lời khai mạc, Đức Cha Chủ Tịch đã nói đến mục đích của đại hội : Ủy ban Giáo dân sẽ phục vụ cộng đồng dân Chúa , để người Ki-tô hữu ý thức về phẩm giá, vai trò, sứ vụ của mình trong thế giới và trong Giáo Hội hôm nay. Nhờ đó nên thánh cho chính mình, và cho cộng đoàn , người giáo dân là đối tượng chính để Ủy Ban Giáo dân phục vụ, qua sự hiện diện và những hoạt động của thành viên trong Ủy Ban, giúp Giáo Hội Việt Nam thực hiện tiếp tục sứ vụ của Chúa Kitô.
Đức chaGiuse Chủ tịch thuyết trình đề tài 1 : Ơn gọi của người giáo dân trong gia đình – giáo hội –và xã hội. Đức Cha Thông báo cho Tham dự viên biết cơ cấu của Ủy Ban Giáo dân ( HĐGMVN) và Ban Giáo dân tại các Giáo phận. các chia sẻ kinh nghiệm tại các giáo xứ về việc xoa dịu và tế nhị mời gọi các gia đình khó khăn về đời sống gia đình; sự thâm nhập chia sẻ làm sáng lên ý hướng tốt cho người được tiếp nhận; các kế hoạch đồng hành với các gia đình gặp khó khăn; những cách cư xử vợ cHồng Yêu thương , chung thủy, việc giáo dục con cái …. Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa và giải pháp bài trừ tệ nạn , phá thai , li dị ; những tác động tiêu cực của làn sóng di dân từ vùng nông thôn đến thành thị…. Tất cả đều tác động mạnh đến nền tảng gia đình và đời sống tâm linh.
Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuộc thuyết trình đề tài thứ2 : Người giáo dân trong Hội Thánh Việt Nam. Người Giáo dân Thánh hóa Ơn gọi gia đình theo cách thế riêng và phần vụ cỉa mình bằng chính hoàn cảnh riêng của mình; Biết đặt mình trong tình yêu thương của Chúa , biết kính trọng và yêu thương người bạn đời và mọi người , tôn trọng sự khác biệt…… biết đồng hành với Giáo Hội là thân thể Chúa Ki-tô, sống tinh thần 8 mối Phúc thật… nhẫn nại giải thích trong khiêm tốn , giải tỏa những hiễu lầm trong lịch sử để lại. …. Và Người Giáo dân cần có những giải pháp tích cực mới làm tươi mới khuôn mặt Chúa Ki-tô. Trích Trong Hiến chế Ành Sáng muôn dân: Trong đợi sống gia đình luôn có những khó khăn, người giáo dân giữ được sự bình tâm và vượt qua được thử thách đó thi họ đang nên thánh. Đức Cha cũng thông báo cho tham dự viên biết Người Giáo dân Việt Nam chiếm 8 % trên tổng số hơn 96 triệu người dân. Tại Giáo phận Ban mê Thuộc , có hơn 1000 Giáo điểm do Giáo dân ( Giáo Phu ) truyền Giáo.
Xen kẻ giữa các bài thuyết trình của các Đức Cha là các buổi thảo luận theo từng chủ đề , nhưng luôn xoáy vào trọng tâm : Trong tinh thần Người Giáo dân đồng trách nhiệm với Giáo sỹ và Tu sỹ, tham gia sứ vụ, xây dựng sự hiệp nhất cộng đoàn và loan báo Tin Mừng. Những góp ý chân thành , thẳng thắng trong tinh thần xây dựng, những giải pháp tích cực được nêu ra…. Để Người Giáo dân được thúc bách và ý thức hơn về việc đồng trách nhiệm với Giáo sỹ và Tu sỹ, tham gia sứ vụ , xây dựng sự hiệp nhất cộng đoàn và loan báo Tin Mừng.
Những tiết mục văn nghệ làm dịu căng thẳng sau những học tập thảo luận và một chương trình văn nghệ vào đêm 17 / 7 / 2019 mang đậm dấu ấn và hơi thở nghệ thuật của cả 3 vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Xin Cám ơn Thiên Chúa đã ban nhiều ơn và quy tu Người Tông đồ Giáo dân khắp mọi miền đất nước Việt Nam sum họp một gia đình , xin cám ơn Đức Cha Giuse Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dân (HĐGMVN), Quý Đức Cha Vinh Sơn và Đức Cha Anhong ; xin cám ơn Quý Cha trong ban tổ chức : Cha Antôn Pađôva Hà Văn Minh, Cha Giuse Nguyễn Ý Định, Cha Thư Ký Ủy ban Giáo Dân Phêrô Nguyễn Văn Kiệt;.Quý Cha Đặc trách Ban Giáo Dân của 27 Giáo phận. Qua Đại hội , từng tham dự viên và mỗi người Tín hữu nhận ra ơn gọi Chúa Sai đi “ Làm vườn nho cho Chúa” . xin cám ơn Quý Thầy Đại Chủng Viện TGP Sài Gòn , Quý Sơ và anh chị em giáo dân phục vụ cách âm thầm, bằng nhiều cách khác nhau đã đem đến cho Đại Hội Giáo Dân Toàn Quốc lần thứ nhất , năm 2019 nhiều điều tốt đẹp trong chương trình của Thiên Chúa và cho Giáo Hội Việt Nam.
Tôma Trương Văn Ân
Thánh Lễ Khấn Trọn đầu tiên tại Đan Viện Cát Minh Thánh Gia – Xuân Lộc
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
21:50 19/07/2019
Sáng Thứ Sáu 19/7/2019, tại Đan Viện Cát Minh Thánh Gia – Xuân Lộc đã diễn ra Thánh Lễ khấn trọn đầu tiên từ ngày Đan Viện được chính thức thành lập theo Giáo luật ngày 23/6/2018.
Trong một không gian nhỏ bé, chật hẹp, và cũng ít người tham dự, Thánh Lễ Khấn trọn của Chị Đan sĩ hôm nay thật sự rất khác với những Thánh Lễ Khấn Trọn nơi nhiều hội dòng. Dù vậy, như Đức Cha Giáo phận chia sẻ,ở nơi đây “vẫn có một bầu khí trang nghiêm…trong bối cảnh thân tình của gia đình, chúng ta cảm thấycó đó niềm vui tận trong thẳm sâu hồn mình, một niềm vui vừa ở dưới đất vừa có bóng dáng niềm vui ở trên trời,…những niềm vui trộn lẫn”.
Xem hình lễ khấn dòng
Thánh Lễ tuyên khấnTrọn đời của Nữ Đan Sĩ Maria Chúa Thánh Thần Bùi Thị Thanh Phương hôm nay doĐức Cha Giuse Đinh Đức Đạo- Giám Mục Giáo phận - cử hành lúc 9 giờ sáng tại khuôn viên của Đan Viện Cát Minh Thánh Gia, Xuân Lộc. Cùng đồng tế với Đức Giám Mục Giáo phận có Cha Vinh Sơn Nguyễn Trung Định – Chánh Xứ Giáo xứ Bình Minh, và quý Cha trong và ngoài Giáo Phận.
Huấn dụ cộng đoàn sau bài Tin Mừng, với câu chuyện người thanh niên trong Tin Mừng Mc 10,17-23, Đức Cha Giuse đã cho thấy hai hình ảnh tương phản giữa người thanh niên buồn rầu từ bỏ ý định theo Chúa và hình ảnh Nữ Đan Sĩ hôm nay, người đã chấp nhận từ bỏ mọi sự - cha mẹ, gia đình, mọi thứ…- để theo Chúa. Đức Cha nói rằng, sự từ bỏ này là một sự đáp trả với tình yêu của Thiên Chúa dành cho người tu sĩ, để như trong bài đọc 2 của ngôn sứ Hôsê, người đan sĩ hôm nay được Thiên Chúa ký kết giao ước vĩnh cửu, gắn kết với Ngài trong một tình yêu phu – thê. Nhờ Thánh Thần, qua sự ký kết tình yêu giữa người tu sĩ với Thiên Chúa, nhân loại hiểu được tình yêu mà Thiên Chúa mời gọi con người đi tới sự khám phá tình yêu nơi Thiên Chúa, mà người tu sĩ đang là chứng nhân cách thật cụ thể. Tuy nhiên, để con người thời đại hiểu được tình yêu Thiên Chúa ký kết với con người, Đức Cha Giuse nhấn mạnh rằng, người đan sĩ cần phải đi sâu vào mối tương quan với Thiên Chúa, phải để cho Chúa thấm vào tận bên trong con người, từ đó, họ mới có thể truyền trao tình yêu Chúa đến cho người khác. Phải thấm đậm Đức Giêsu Kitô trong cuộc đời, để mọi lời nói, hành vi, cả cuộc đời của người tu sĩ trở thành dấu chỉ giao ước mà Thiên Chúa đã, đang và luôn ban cho con người.
Đi tới cụ thể, Đức Giám Mục Giáo phận xoáy sâu đến sứ mạng của mọi nữ đan sĩ nơi Đan Viện Cát Minh Thánh Gia Xuân Lộc. Chính nơi đây, nơi mỗi đan sĩ phải là nơi tỏa hương thơm của sự thánh thiện, an bình. Họ chỉ có một chuyện duy nhất là tìm kiếm Chúa, để Chúa thấm vào tất cả con người và hành động của mình. Chính sự thánh thiện, an bình này, không phải chỉ quan trọng, dành riêng cho Đan viện Cát Minh này, nhưng còn là cho Giáo Phận Xuân Lộc và cho toàn thế giới.
Sau bài giảng, Đức Giám Mục Giáo phận đã chủ sự Nghi thức Khấn Trọn Đời cho nữ đan sĩ với sự hiệp thông cầu nguyện của quý Cha, quý nữ tu, Ông Bà Cố và cộng đoàn. Nghi thức khấn trọn diễn ra trong tất cả sự linh thiêng bởi có Chúa hiện diện, thánh hóa và làm cho của lễ của nữ đan sĩ hôm nay được trọn vẹn thuộc về Ngài.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha Vinh Sơn Nguyễn Trung Định, đã thay mặt Mẹ Bề Trên Đan Viện Thérèse Marguerite Trần Thị Thu Hằng dâng lời cám ơn Đức Giám Mục Giáo Phận, quý Cha, quý nữ tu, Ông Bà Cố, thân nhân, ân nhân của Đan Viện, cũng như mọi thành phần trong Giáo xứ Bình Minh để Thánh Lễ Khấn Trọn hôm nay được cử hành thật tốt đẹp. Việc đại diện Mẹ Bề Trên, quý đan sĩ trong chủ từ “chúng con” mà Cha Vinh Sơn lập đi lập lại trong lời cám ơn, đã nói đến vai trò đỡ nâng, đồng hành, giúp đỡ của Cha với Đan Viện, khi ngài lãnh nhận ý muốn nơi Đức Cha Giáo phận. Không chỉ riêng Cha Chánh Xứ, nhưng còn là biết bao tâm tình và trợ giúp của toàn Giáo xứ Bình Minh với Đan Viện từ những ngày đầu cho đến nay.
Đáp lại lời ban huấn từ trước khi ban phép lành, Đức Cha Giáo phận đã cám ơn về những tấm lòng đã góp phần tổ chức Thánh Lễ hôm nay. Đồng thời,Đức Cha Giuse còn cám ơn Cha Chánh Xứ và cộng đoàn Giáo xứ Bình Minh,các thân nhân, ân nhân... vì đã và đang giúp cho Đan Viện được phát triển. Ngài cũng cám ơn Ông Bà Cố vì đã dâng con cái họ cho Thiên Chúa, và cũng mong Ông Bà Cố tiếp tục cầu nguyện cho của lễ của con cái dâng Chúamỗi ngày được trọn vẹn hơn. Riêng với quý đan sĩ, Đức Giám Mục khuyên nhủ họ hãy luôn mở tâm hồn để Chúa có thể thấm sâu vào lòng, để bất cứ ai khi gặp họ, những người này sẽ thấy Chúa, dễ nâng tâm hồn họ lên tới Chúa. Đồng thời, Đức Cha Giuse mong muốn các đan sĩ hãy có cùng một cảm nghĩ, một thao thức với Giáo phận trong những kinh nguyện mỗi ngày. Nhờ đó, họ có thể ôm ấp được cả Giáo phận và thế giới trong mỗi giây phút các đan sĩ ở kề bên Chúa. Riêng với công trình cơ sở Đan viện đang xây dựng, nhằm thay thế những phòng ở đang xuống cấp, nhỏ hẹp và nóng, Đức Cha Giáo Phận khuyên các Chịcứ vững tin vào Chúa, bởi Ngài sẽ có những cách để giúp đỡ Đan viện qua quý Cha, các ân nhân, thân nhân, và mọi người.
Thánh Lễ Khấn Trọn lần đầu tiên của Đan Viện Cát Minh Thánh Gia Xuân Lộc hôm nay quả đúng là một hồng ân, một lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa. Không chỉ của riêng nữ Đan sĩ khấn trọn hôm nay, hay của toàn Đan Viện, nhưng còn là lời tạ ơn của cả cộng đoàn, như Đức Giám Mục Chủ tế đã nói trong phần đầu lễ “Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã cho chúng ta được giao kết tình yêu với Ngài…nên trong Thánh Lễ này, chúng ta sẽ cùng tham dự vào giao ước tình yêu vĩnh cữu với Thiên Chúa”.
Đan viện Cát Minh Thánh Gia Xuân Lộc nằm trên địa giới Ấp Cây Điệp, Xã Cây Gáo, Huyện Trảng Bom- Đồng Nai.Ngày 07/04/2018, Tòa Thánh đã ban Sắc Lệnh cho phép thành lập Đan viện Cát Minh Thánh Gia Xuân Lộc và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận đã chính thức công bố thành lập vào ngày 23/06/2018. Hiện nay, tổng số nhân sự tại Đan Viện là 20, trong đó 7 đan sĩ khấn trọn, 2 khấn lần đầu, 5 chị đang trong thời gian tập viện, 2 chị thỉnh sinh và 2 chị dự tu.
Tin, ảnh : Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
Trong một không gian nhỏ bé, chật hẹp, và cũng ít người tham dự, Thánh Lễ Khấn trọn của Chị Đan sĩ hôm nay thật sự rất khác với những Thánh Lễ Khấn Trọn nơi nhiều hội dòng. Dù vậy, như Đức Cha Giáo phận chia sẻ,ở nơi đây “vẫn có một bầu khí trang nghiêm…trong bối cảnh thân tình của gia đình, chúng ta cảm thấycó đó niềm vui tận trong thẳm sâu hồn mình, một niềm vui vừa ở dưới đất vừa có bóng dáng niềm vui ở trên trời,…những niềm vui trộn lẫn”.
Xem hình lễ khấn dòng
Thánh Lễ tuyên khấnTrọn đời của Nữ Đan Sĩ Maria Chúa Thánh Thần Bùi Thị Thanh Phương hôm nay doĐức Cha Giuse Đinh Đức Đạo- Giám Mục Giáo phận - cử hành lúc 9 giờ sáng tại khuôn viên của Đan Viện Cát Minh Thánh Gia, Xuân Lộc. Cùng đồng tế với Đức Giám Mục Giáo phận có Cha Vinh Sơn Nguyễn Trung Định – Chánh Xứ Giáo xứ Bình Minh, và quý Cha trong và ngoài Giáo Phận.
Huấn dụ cộng đoàn sau bài Tin Mừng, với câu chuyện người thanh niên trong Tin Mừng Mc 10,17-23, Đức Cha Giuse đã cho thấy hai hình ảnh tương phản giữa người thanh niên buồn rầu từ bỏ ý định theo Chúa và hình ảnh Nữ Đan Sĩ hôm nay, người đã chấp nhận từ bỏ mọi sự - cha mẹ, gia đình, mọi thứ…- để theo Chúa. Đức Cha nói rằng, sự từ bỏ này là một sự đáp trả với tình yêu của Thiên Chúa dành cho người tu sĩ, để như trong bài đọc 2 của ngôn sứ Hôsê, người đan sĩ hôm nay được Thiên Chúa ký kết giao ước vĩnh cửu, gắn kết với Ngài trong một tình yêu phu – thê. Nhờ Thánh Thần, qua sự ký kết tình yêu giữa người tu sĩ với Thiên Chúa, nhân loại hiểu được tình yêu mà Thiên Chúa mời gọi con người đi tới sự khám phá tình yêu nơi Thiên Chúa, mà người tu sĩ đang là chứng nhân cách thật cụ thể. Tuy nhiên, để con người thời đại hiểu được tình yêu Thiên Chúa ký kết với con người, Đức Cha Giuse nhấn mạnh rằng, người đan sĩ cần phải đi sâu vào mối tương quan với Thiên Chúa, phải để cho Chúa thấm vào tận bên trong con người, từ đó, họ mới có thể truyền trao tình yêu Chúa đến cho người khác. Phải thấm đậm Đức Giêsu Kitô trong cuộc đời, để mọi lời nói, hành vi, cả cuộc đời của người tu sĩ trở thành dấu chỉ giao ước mà Thiên Chúa đã, đang và luôn ban cho con người.
Sau bài giảng, Đức Giám Mục Giáo phận đã chủ sự Nghi thức Khấn Trọn Đời cho nữ đan sĩ với sự hiệp thông cầu nguyện của quý Cha, quý nữ tu, Ông Bà Cố và cộng đoàn. Nghi thức khấn trọn diễn ra trong tất cả sự linh thiêng bởi có Chúa hiện diện, thánh hóa và làm cho của lễ của nữ đan sĩ hôm nay được trọn vẹn thuộc về Ngài.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha Vinh Sơn Nguyễn Trung Định, đã thay mặt Mẹ Bề Trên Đan Viện Thérèse Marguerite Trần Thị Thu Hằng dâng lời cám ơn Đức Giám Mục Giáo Phận, quý Cha, quý nữ tu, Ông Bà Cố, thân nhân, ân nhân của Đan Viện, cũng như mọi thành phần trong Giáo xứ Bình Minh để Thánh Lễ Khấn Trọn hôm nay được cử hành thật tốt đẹp. Việc đại diện Mẹ Bề Trên, quý đan sĩ trong chủ từ “chúng con” mà Cha Vinh Sơn lập đi lập lại trong lời cám ơn, đã nói đến vai trò đỡ nâng, đồng hành, giúp đỡ của Cha với Đan Viện, khi ngài lãnh nhận ý muốn nơi Đức Cha Giáo phận. Không chỉ riêng Cha Chánh Xứ, nhưng còn là biết bao tâm tình và trợ giúp của toàn Giáo xứ Bình Minh với Đan Viện từ những ngày đầu cho đến nay.
Thánh Lễ Khấn Trọn lần đầu tiên của Đan Viện Cát Minh Thánh Gia Xuân Lộc hôm nay quả đúng là một hồng ân, một lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa. Không chỉ của riêng nữ Đan sĩ khấn trọn hôm nay, hay của toàn Đan Viện, nhưng còn là lời tạ ơn của cả cộng đoàn, như Đức Giám Mục Chủ tế đã nói trong phần đầu lễ “Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã cho chúng ta được giao kết tình yêu với Ngài…nên trong Thánh Lễ này, chúng ta sẽ cùng tham dự vào giao ước tình yêu vĩnh cữu với Thiên Chúa”.
Đan viện Cát Minh Thánh Gia Xuân Lộc nằm trên địa giới Ấp Cây Điệp, Xã Cây Gáo, Huyện Trảng Bom- Đồng Nai.Ngày 07/04/2018, Tòa Thánh đã ban Sắc Lệnh cho phép thành lập Đan viện Cát Minh Thánh Gia Xuân Lộc và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận đã chính thức công bố thành lập vào ngày 23/06/2018. Hiện nay, tổng số nhân sự tại Đan Viện là 20, trong đó 7 đan sĩ khấn trọn, 2 khấn lần đầu, 5 chị đang trong thời gian tập viện, 2 chị thỉnh sinh và 2 chị dự tu.
Tin, ảnh : Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thời giờ trong đời sống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
15:07 19/07/2019
Trong thần thọai Hylạp ngày xưa có hai từ ngữ khác nhau nói về thời giờ: Chronos và Kairos.
Chronos - chronologie, Chronik, chronology- mang ý nghĩa nói về thời giờ năm tháng, ngày, giờ, phút giây trong đời sống. Chronos nói đến thời giờ đồng hồ kéo dài không có tận cùng.
Ngày xưa bên Hylạp, người ta diễn tả chronos bằng hình ảnh của một người già cao niên có râu dài. Điều này không ngạc nhiên, vì thời giờ đến từ rất xa xôi có khởi nguyên từ khởi đầu của khởi đầu hoàn vũ. Chronos vì thế gìa xưa và không còn mềm dẻo. Dẫu vậy nó không bao giờ chậm chạp và cũng chẳng nhanh. Nó cứ trôi đi đều đặn không ngừng nghỉ.
Văn hóa dân gian Việt Nam có tục ngữ tượng hình diễn tả cùng ý nghĩa của Chronos:
„ Thời giờ thấm thoát thoi đưa,
Nó đi, đi mãi có chờ đợi ai.“
Kairos cũng mang ý nghĩa chỉ về thời gian, thời giờ. Chữ Kairos mang ý nghĩa về thời gian khác với chronos. Kairos không là thời gian trôi chảy dài như chronos. Nhưng là thời điểm ngắn khác thường đặc biệt. Thời giờ gây chú ý mang đến niềm vui hào hứng.
Căn cứ vào đó, nên Kairos được diễn tả như một người còn trẻ còn sung sức mềm dẻo nhanh nhẹn. Kairos như có cánh đến nhanh mà biến đi cũng nhanh. Nó chỉ thoáng qua rồi lại lặn biến đi khỏi. Có thể nói là „Events, High light!“
Nên khi bắt gặp được Kairos, người ta phải nắm bắt lấy cơ hội ngay.
Hai khuôn mặt trong phúc âm Martha và Maria biểu hiện rõ nét về Chronos và Kairos. ( Lc 10,38-42).
Marta tựa như Chronos. Chị ta đều đặn làm việc với ý thức của một người luôn nhớ tới trách nhiệm của mình . Chị chuyên chú làm việc bổn phận chu toàn việc từng ngày, cho dù không có gì đặc biệt hấp dẫn.
Khách đến nhà , chị ân cần tiếp đãi khách bằng việc âm thầm nấu nướng sửa soạn cỗ bàn ăn cho xứng đáng trang trọng. Điều đó nói lên một tâm tình sâu thẳm của một người hy sinh quên mình, không cắt ngừng nghỉ làm việc bổn phận. Cần mẫn làm việc căn bản nhất, hầu mong mang lại niềm vui cho người khác. Sự chăm chỉ cố gắng làm vịệc bổn phận của Martha nói lên rõ nét của Chronos.
Maria, người em, thì trái lại, chị là hình ảnh của Kairos. Chị cắt bỏ ngang công việc thói quen sang một bên. Chi thấy khách là Chúa Giesu tới, chị liền đến chào hỏi và tiếp chuyện với khách. Cung cách hiếu khách của Maria khác với Martha.
Maria cảm nhận ra ngay thời điểm giây phút đặc biệt hiếm có được Chúa Giêsu đến thăm. Vì thời điểm này sẽ nhanh chóng qua đi. Chị không bỏ lỡ cơ hội qúi hóa Events, high light này. Nên chị đã đến bên Chúa Giêsu nghe Chúa nói chuyện.
Chronos và Kairos luôn cần có trong đời sống cùng bổ túc lẫn cho nhau. Đời sống con người cần cả Chronos và Kairos, sự chuyên chú chăm chỉ làm việc bổn phận và sự thanh thản thư giãn, đi đứng và ngồi xuống, làm việc và sự nghỉ ngơi.
Thời gian làm việc, học hành, nghiên cứu kéo dài trong suốt năm tháng sống với những thói quen, bổn phận. Đó là chronos.
Thời giờ nghỉ hè chỉ là một quãng thời gian ngắn. Trong thời gian này con người sống trong không khí thư giãn không có những căng thẳng bận rộn, họ tìm về niềm vui tươi phấn khích cho thể xác lẫn tinh thần. Đó là Kairos.
Lm. Daminh nguyễn ngọc Long
Chronos - chronologie, Chronik, chronology- mang ý nghĩa nói về thời giờ năm tháng, ngày, giờ, phút giây trong đời sống. Chronos nói đến thời giờ đồng hồ kéo dài không có tận cùng.
Ngày xưa bên Hylạp, người ta diễn tả chronos bằng hình ảnh của một người già cao niên có râu dài. Điều này không ngạc nhiên, vì thời giờ đến từ rất xa xôi có khởi nguyên từ khởi đầu của khởi đầu hoàn vũ. Chronos vì thế gìa xưa và không còn mềm dẻo. Dẫu vậy nó không bao giờ chậm chạp và cũng chẳng nhanh. Nó cứ trôi đi đều đặn không ngừng nghỉ.
Văn hóa dân gian Việt Nam có tục ngữ tượng hình diễn tả cùng ý nghĩa của Chronos:
„ Thời giờ thấm thoát thoi đưa,
Nó đi, đi mãi có chờ đợi ai.“
Kairos cũng mang ý nghĩa chỉ về thời gian, thời giờ. Chữ Kairos mang ý nghĩa về thời gian khác với chronos. Kairos không là thời gian trôi chảy dài như chronos. Nhưng là thời điểm ngắn khác thường đặc biệt. Thời giờ gây chú ý mang đến niềm vui hào hứng.
Căn cứ vào đó, nên Kairos được diễn tả như một người còn trẻ còn sung sức mềm dẻo nhanh nhẹn. Kairos như có cánh đến nhanh mà biến đi cũng nhanh. Nó chỉ thoáng qua rồi lại lặn biến đi khỏi. Có thể nói là „Events, High light!“
Nên khi bắt gặp được Kairos, người ta phải nắm bắt lấy cơ hội ngay.
Hai khuôn mặt trong phúc âm Martha và Maria biểu hiện rõ nét về Chronos và Kairos. ( Lc 10,38-42).
Marta tựa như Chronos. Chị ta đều đặn làm việc với ý thức của một người luôn nhớ tới trách nhiệm của mình . Chị chuyên chú làm việc bổn phận chu toàn việc từng ngày, cho dù không có gì đặc biệt hấp dẫn.
Khách đến nhà , chị ân cần tiếp đãi khách bằng việc âm thầm nấu nướng sửa soạn cỗ bàn ăn cho xứng đáng trang trọng. Điều đó nói lên một tâm tình sâu thẳm của một người hy sinh quên mình, không cắt ngừng nghỉ làm việc bổn phận. Cần mẫn làm việc căn bản nhất, hầu mong mang lại niềm vui cho người khác. Sự chăm chỉ cố gắng làm vịệc bổn phận của Martha nói lên rõ nét của Chronos.
Maria, người em, thì trái lại, chị là hình ảnh của Kairos. Chị cắt bỏ ngang công việc thói quen sang một bên. Chi thấy khách là Chúa Giesu tới, chị liền đến chào hỏi và tiếp chuyện với khách. Cung cách hiếu khách của Maria khác với Martha.
Maria cảm nhận ra ngay thời điểm giây phút đặc biệt hiếm có được Chúa Giêsu đến thăm. Vì thời điểm này sẽ nhanh chóng qua đi. Chị không bỏ lỡ cơ hội qúi hóa Events, high light này. Nên chị đã đến bên Chúa Giêsu nghe Chúa nói chuyện.
Chronos và Kairos luôn cần có trong đời sống cùng bổ túc lẫn cho nhau. Đời sống con người cần cả Chronos và Kairos, sự chuyên chú chăm chỉ làm việc bổn phận và sự thanh thản thư giãn, đi đứng và ngồi xuống, làm việc và sự nghỉ ngơi.
Thời gian làm việc, học hành, nghiên cứu kéo dài trong suốt năm tháng sống với những thói quen, bổn phận. Đó là chronos.
Thời giờ nghỉ hè chỉ là một quãng thời gian ngắn. Trong thời gian này con người sống trong không khí thư giãn không có những căng thẳng bận rộn, họ tìm về niềm vui tươi phấn khích cho thể xác lẫn tinh thần. Đó là Kairos.
Lm. Daminh nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Dâng Kính Mẹ Măng- Đen
Đinh Văn Tiến Hùng
16:14 19/07/2019
( Thân tặng Đoàn hành hương Giáo xứ Kiệm Tân Xuân Lôc )
Sương giăng đồi núi, ngập ngừng mây trôi,
Măng-Đen nghe vọng xa xôi,
Cheo leo bản Thượng đơn côi lặng buồn,
Đây rừng núi trời mây,
Gió hú gọi ngàn cây,
Đàn thú hoang ngơ ngác,
Hoang sơ sao chốn này!
Bao năm tháng nắng mưa,
Xa xôi quá năm xưa,
Chiến tranh gieo tang tóc,
Khiến thôn bản xác xơ.
Nhưng Mẹ vẫn đứng đây,
Đổ bóng mang thân gầy,
Đôi bàn tay khuyết tật, (2)
Vẫn đợi con đêm ngày,
Bừng sức sống sơn khê,
Dâng lên nguồn vui mới,
Rừng núi reo bốn bề.
Âm vang nhịp chiêng cồng,
Đón nắng đẹp tươi hồng,
Nô nức về bên Mẹ,
Hạnh phúc ngây ngất lòng.
Những Lễ hội hành hương,
Đổ về từ muôn phương,
Theo trống chiêng mời gọi,
Vang vọng khắp nẻo đường.
Kinh Thượng con một nhà,
Cùng Mẹ Ma-ri-a
Chung thành tâm cầu nguyện,
Cho Dân Nước thái hòa.
Mẹ cúi nhìn đàn con,
Bao năm tháng mỏi mòn,
Mong đợi ngày hạnh phúc,
Cuộc hội ngộ vàng son.
Cánh tay Mẹ giang ra,
Vì mỏi mòn cách xa,
Tuy không còn nguyên vẹn,
Tình Mẹ vẫn bao la.
Rừng núi ôm thiết tha,
Tình thương mến chan hòa,
Vây quanh lòng yêu Mẹ,
Bản người cùi Măng Yang.
Ôi đau khổ ngậm ngùi,
Người khuyết tật, phung cùi…
Bị bỏ rơi xua đuổi,
Mẹ thương xót khôn nguôi !
Hồng ân Mẹ ban ra,
Vì lòng Mẹ xót xa,
Nhìn các con đau khổ,
Nhưng lời xin thiết tha.
Mẹ thương giáo phận nghèo,
Nhưng có một đoàn chiên,
Cùng các vị Mục Tử,
Lòng can đảm vững bền.
Đoàn chúng con hôm nay, (3)
Lòng yêu Mẹ đắm say,
Dâng lên lời kinh nguyện,
Cùng những đóa hoa này.
Xin Mẹ hãy giơ tay,
Đổ hồng ân tràn đầy,
Cho Việt Nam yêu dấu,
Và đoàn chúng con đây.
Măng-Đen gợi nhớ núi rừng,
Sương giăng đồi núi, ngập ngừng mây trôi,
Măng-Đen linh địa đẹp tươi,
Vây quanh bên Mẹ ngất trời yêu thương.
Đinh văn Tiến Hùng
( Người con viễn xứ )
*Ghi chú:
(1) Tên thôn bản theo tiếng gọi của Dân tộc thiểu số, xã Dak- Long, huyện Kon- Blong, thuộc Giáo Phận Kontum
Nơi đặt tượng Đức Mẹ nguyên mẫu tượng Mẹ Fatima do Linh Mục Nguyễn Minh Công xây cho quân nhân VNCH năm 1971.
Vì chiến tranh tàn phá tượng bị gãy làm ba: đầu, mình và tay rời nhau. Sau được trùng tu,nhưng 2 bàn tay Đức Mẹ được ghép lại nhiều lần vẫn bị rơi ra, nên tường Đức Mẹ không có đôi bàn tay như ta thấy hiện nay và nhiều người khắp nơi đên cầu xin đã được như ý n
(2) Ngày 10/9/11, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh Giám Mục Giáo Phận Kontum đã hướng dẫn Đức Tổng Giám Mục, Sứ Thần Tòa Thánh Leopoldo Girelli đến kính viếng Đức Mẹ Măng-Đen cụt tay. Ngài hết sức xúc động và nói với giáo dân :” Hãy cho Mẹ mượn bàn tay để giúp đỡ mọi người “- Ý nguyện của Vị Sứ Thần Tòa Thánh và Đức Cha Giáo Phận muốn nhận Mẹ Măng- Đen là Đấng Bảo Trợ Người Khuyết Tật.
(3) Ngày 16/7/19 vừa qua, Đoàn Kiệm Tân-Xuân Lộc hành hương kính viếng Đức Mẹ Măng Đen, Giáo phận Kontum, trên đường ghé thăm và tặng 100 phần quà cho các gia đình nghèo Giáo sứ Minh Hòa, Bình Phước,GP Ban-mê-thuột. Đoàn cũng trao tặng 160 phần quà cho Cô nhi viện Vinh Sơn, Dòng Ảnh Phép Lạ của các gia đình Dân tộc thiểu số huyện Đắc Hà, Kontum.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Dòng Sông Rhine/Rhine River
Robert Helfman
22:18 19/07/2019
BÊN DÒNG SÔNG RHINE /RHINE RIVER
Ảnh của Robert Helfman
Tìm nơi thanh thản nhẹ lòng
Về thăm xóm nhỏ bên dòng sông Rhine
(bt)
Ảnh của Robert Helfman
Tìm nơi thanh thản nhẹ lòng
Về thăm xóm nhỏ bên dòng sông Rhine
(bt)
VietCatholic TV
Những chuyện bây giờ mới kể về vụ ám sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:32 19/07/2019
Dưới ánh sáng của các tài liệu mới trong tàng thư của các quốc gia cựu cộng sản, Tiến sĩ George Weigel, người viết tiểu sử vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan, vừa có một bài viết đăng trên First Things ngày 17 tháng Bẩy, 2019 liên quan đến vụ mưu sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây “The Quiet Hours of Leonid Brezhnev” – “Những giờ yên lặng của Leonid Brezhnev”. The Quiet Hours of Leonid Brezhnev
Những giờ yên lặng của Leonid Brezhnev.
Lần đầu tiên gặp Tiến sĩ Andrzej Grajewski, có lẽ bạn sẽ không nhận ra nhà sử học người Ba Lan có phong cách ôn hòa này lại là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về Bóng tối phủ lên Giáo hội trong thời Chiến tranh Lạnh: đó là cuộc tấn công không ngừng của cộng sản vào Giáo Hội Công Giáo. Nhưng anh ấy đúng là như vậy, và chuyên môn của anh ấy chủ yếu đến từ nhiều năm kiên nhẫn tìm kiếm thông qua các tập tin tình báo bí mật của Mật Vụ cộng sản. Một số những tập tin đó đã bị đốt vào năm 1989 (hoặc vẫn bị khóa ở Mạc Tư Khoa), nhưng nhiều tài liệu vẫn còn giữ được đến nay cho các học giả có thể tra cứu. Những nghiên cứu của Grajewski gần đây trong thế giới mật vụ thường bẩn thỉu này đặt ra một số câu hỏi thú vị về vụ ám sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 13 tháng 5 năm 1981.
Những gì chúng ta biết chắc chắn về vụ này?
Chúng ta biết rằng vào mùa thu năm 1979, Yuri Andropov, người đứng đầu cơ quan tình báo cao nhất, và tàn nhẫn nhất là KGB (cơ quan tình báo bí mật của Liên Sô) đã kết luận rằng Đức Gioan Phaolô II là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống Sô viết, cả trong và ngoài đế chế Liên Sô. Và chúng ta biết rằng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Sô đã ban hành một nghị định vào ngày 13 tháng 11 năm 1979, cho phép sử dụng “tất cả các phương tiện hiện có”, để khống chế các tác động mà chính sách của Đức Gioan Phaolô II đang đe dọa khối Sô viết.
Chúng ta biết tên thực hiện vụ ám sát, Mehmet Ali Agca, là một kẻ giết người chuyên nghiệp, bằng cách nào đó đã trốn thoát khỏi một nhà tù quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi sắc lệnh năm 1979 nêu trên được ban hành. Y được đào tạo thêm trong một trại ở Syria do các cơ quan tình báo khối Sô viết điều hành. Chúng ta biết rằng, sau khi gặp một sĩ quan tình báo Liên Sô ở Tehran, Agca đã đến Bảo Gia Lợi với sự giúp đỡ của các cơ quan an ninh nước này và sống hai tháng trong một khách sạn sang trọng ở Sofia. Chúng ta cũng biết rằng vấn đề tài chính của Agca đã được quản lý bởi một người Thổ Nhĩ Kỳ, có liên quan đến các cơ quan tình báo cộng sản, là người sau đó đã chết trong một hoàn cảnh lạ thường không giải thích được.
Những gì chúng tôi không có là bằng chứng trên giấy tờ là phải chăng vụ ám sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được thực hiện theo lệnh trực tiếp của Andropov, hoặc nhà lãnh đạo Liên Sô Leonid Brezhnev, hoặc cả hai. Nhưng chúng tôi biết rằng, mật vụ Bảo Gia Lợi vốn trung thành và lệ thuộc vào Mạc Tư Khoa đến mức đã ngần ngại không muốn thay đổi nhãn hiệu xà phòng trong các phòng vệ sinh của họ mà chưa có sự cho phép của Mạc Tư Khoa, chắc chắn không dám tự mình thực hiện một chiến dịch chống lại Đức Gioan Phaolô II.
Và bây giờ chúng ta biết thêm một số điều nữa, nhờ vào một cuốn lịch sử ba tập cực kỳ buồn tẻ về lịch trình hàng ngày của Leonid Brezhnev, được xuất bản ba năm trước ở Nga. Andrzej Grajewski đã cày xới những tài liệu này, tập trung vào các hoạt động của Brezhnev vào tháng 4 và tháng 5 năm 1981 (tức là ngay sau khi Agca, lúc đó đang ở Zurich, đã gặp một số nhân vật mờ ám để hoàn thành các thỏa thuận hậu cần và tài chính cho vụ ám sát, được ấn định vào ngày 13 tháng 5, 1981). Trong suốt thời gian trị vì của mình với tư cách là người đứng đầu thực tế của Liên Sô từ năm 1964 đến 1982, Brezhnev thường không tiếp xúc với Andropov, tên cầm đầu KGB. Nhưng mức độ dày đặc các cuộc họp của họ tăng lên đáng kể vào tháng Tư và tháng Năm năm 1981, cũng như tần suất các cuộc trò chuyện qua điện thoại của họ. Tại sao lại có sự tăng cường liên lạc đột ngột giữa thủ lĩnh Liên Sô và Andropov, vào thời điểm chính xác đó? Một người có đầu óc tỉnh táo và hiếu kỳ sẽ tự hỏi.
Chắc chắn người ta sẽ thắc mắc về lịch trình của Brezhnev vào ngày 13 tháng 5 năm 1981. Sáng hôm đó, Brezhnev đã gặp một phái đoàn từ Congo để ký một số thỏa thuận. Khoảng 1 giờ chiều, ông ta đến văn phòng của mình ở điện Cẩm Linh và làm việc một mình trên các tài liệu. Lịch trình cho thấy ông ta không gặp bất cứ ai trong suốt buổi chiều, và cũng không gọi điện cho ai. Ông ta đang chờ đợi điều gì? Chờ một tin tức đã được dự đoán trước? Sau 6 giờ chiều [giờ địa phương Mạc Tư Khoa], ngay sau khi Agca nổ súng tại quảng trường Thánh Phêrô, Brezhnev đã [hí hửng] rời điện Cẩm Linh để đến biệt điện của mình ở một vùng ngoại ô của Mạc Tư Khoa. Ngày hôm sau, ông ta gặp ngoại trưởng Liên Sô Andrei Gromyko tại điện Cẩm Linh, và vào ngày 15 tháng 5, có cuộc gặp gỡ với Yuri Andropov.
Kết luận cẩn thận nhưng rất gợi ý của Andrzej Grajewski:
Liệu một chuỗi các sự kiện như vậy có chứng tỏ rằng Brezhnev đã được thông báo về cuộc tấn công? Chúng ta không biết. Giả sử rằng ý tưởng ám sát vị Thánh Giáo Hoàng đã được nảy sinh trong giới lãnh đạo Liên Sô, Brezhnev chắc chắn phải biết khi nào nó sẽ xảy ra. Tất nhiên, hồ sơ về lịch trình làm việc của ông ta tại điện Cẩm Linh không phải là một bằng chứng không thể chối cãi trong vấn đề này. Tuy nhiên, lịch trình này chỉ ra rằng ngày 13 tháng 5 năm 1981 không phải là một ngày thường lệ đối với Brezhnev. Lịch trình của ông cho thấy, trong gần 18 năm ở đỉnh cao quyền lực, chỉ có một ngày, là ngày 13 tháng 5 năm 1981, là ngày mà sự chú ý của Brezhnev không bị thu hút bởi các hành động, những chỉ đạo, và công việc quản lý - nhưng có lẽ đang chờ đợi điều gì đó sắp xảy ra.
Source:First ThingsThe Quiet Hours of Leonid Brezhnev
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây “The Quiet Hours of Leonid Brezhnev” – “Những giờ yên lặng của Leonid Brezhnev”. The Quiet Hours of Leonid Brezhnev
Những giờ yên lặng của Leonid Brezhnev.
Lần đầu tiên gặp Tiến sĩ Andrzej Grajewski, có lẽ bạn sẽ không nhận ra nhà sử học người Ba Lan có phong cách ôn hòa này lại là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về Bóng tối phủ lên Giáo hội trong thời Chiến tranh Lạnh: đó là cuộc tấn công không ngừng của cộng sản vào Giáo Hội Công Giáo. Nhưng anh ấy đúng là như vậy, và chuyên môn của anh ấy chủ yếu đến từ nhiều năm kiên nhẫn tìm kiếm thông qua các tập tin tình báo bí mật của Mật Vụ cộng sản. Một số những tập tin đó đã bị đốt vào năm 1989 (hoặc vẫn bị khóa ở Mạc Tư Khoa), nhưng nhiều tài liệu vẫn còn giữ được đến nay cho các học giả có thể tra cứu. Những nghiên cứu của Grajewski gần đây trong thế giới mật vụ thường bẩn thỉu này đặt ra một số câu hỏi thú vị về vụ ám sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 13 tháng 5 năm 1981.
Những gì chúng ta biết chắc chắn về vụ này?
Chúng ta biết rằng vào mùa thu năm 1979, Yuri Andropov, người đứng đầu cơ quan tình báo cao nhất, và tàn nhẫn nhất là KGB (cơ quan tình báo bí mật của Liên Sô) đã kết luận rằng Đức Gioan Phaolô II là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống Sô viết, cả trong và ngoài đế chế Liên Sô. Và chúng ta biết rằng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Sô đã ban hành một nghị định vào ngày 13 tháng 11 năm 1979, cho phép sử dụng “tất cả các phương tiện hiện có”, để khống chế các tác động mà chính sách của Đức Gioan Phaolô II đang đe dọa khối Sô viết.
Chúng ta biết tên thực hiện vụ ám sát, Mehmet Ali Agca, là một kẻ giết người chuyên nghiệp, bằng cách nào đó đã trốn thoát khỏi một nhà tù quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi sắc lệnh năm 1979 nêu trên được ban hành. Y được đào tạo thêm trong một trại ở Syria do các cơ quan tình báo khối Sô viết điều hành. Chúng ta biết rằng, sau khi gặp một sĩ quan tình báo Liên Sô ở Tehran, Agca đã đến Bảo Gia Lợi với sự giúp đỡ của các cơ quan an ninh nước này và sống hai tháng trong một khách sạn sang trọng ở Sofia. Chúng ta cũng biết rằng vấn đề tài chính của Agca đã được quản lý bởi một người Thổ Nhĩ Kỳ, có liên quan đến các cơ quan tình báo cộng sản, là người sau đó đã chết trong một hoàn cảnh lạ thường không giải thích được.
Những gì chúng tôi không có là bằng chứng trên giấy tờ là phải chăng vụ ám sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được thực hiện theo lệnh trực tiếp của Andropov, hoặc nhà lãnh đạo Liên Sô Leonid Brezhnev, hoặc cả hai. Nhưng chúng tôi biết rằng, mật vụ Bảo Gia Lợi vốn trung thành và lệ thuộc vào Mạc Tư Khoa đến mức đã ngần ngại không muốn thay đổi nhãn hiệu xà phòng trong các phòng vệ sinh của họ mà chưa có sự cho phép của Mạc Tư Khoa, chắc chắn không dám tự mình thực hiện một chiến dịch chống lại Đức Gioan Phaolô II.
Và bây giờ chúng ta biết thêm một số điều nữa, nhờ vào một cuốn lịch sử ba tập cực kỳ buồn tẻ về lịch trình hàng ngày của Leonid Brezhnev, được xuất bản ba năm trước ở Nga. Andrzej Grajewski đã cày xới những tài liệu này, tập trung vào các hoạt động của Brezhnev vào tháng 4 và tháng 5 năm 1981 (tức là ngay sau khi Agca, lúc đó đang ở Zurich, đã gặp một số nhân vật mờ ám để hoàn thành các thỏa thuận hậu cần và tài chính cho vụ ám sát, được ấn định vào ngày 13 tháng 5, 1981). Trong suốt thời gian trị vì của mình với tư cách là người đứng đầu thực tế của Liên Sô từ năm 1964 đến 1982, Brezhnev thường không tiếp xúc với Andropov, tên cầm đầu KGB. Nhưng mức độ dày đặc các cuộc họp của họ tăng lên đáng kể vào tháng Tư và tháng Năm năm 1981, cũng như tần suất các cuộc trò chuyện qua điện thoại của họ. Tại sao lại có sự tăng cường liên lạc đột ngột giữa thủ lĩnh Liên Sô và Andropov, vào thời điểm chính xác đó? Một người có đầu óc tỉnh táo và hiếu kỳ sẽ tự hỏi.
Chắc chắn người ta sẽ thắc mắc về lịch trình của Brezhnev vào ngày 13 tháng 5 năm 1981. Sáng hôm đó, Brezhnev đã gặp một phái đoàn từ Congo để ký một số thỏa thuận. Khoảng 1 giờ chiều, ông ta đến văn phòng của mình ở điện Cẩm Linh và làm việc một mình trên các tài liệu. Lịch trình cho thấy ông ta không gặp bất cứ ai trong suốt buổi chiều, và cũng không gọi điện cho ai. Ông ta đang chờ đợi điều gì? Chờ một tin tức đã được dự đoán trước? Sau 6 giờ chiều [giờ địa phương Mạc Tư Khoa], ngay sau khi Agca nổ súng tại quảng trường Thánh Phêrô, Brezhnev đã [hí hửng] rời điện Cẩm Linh để đến biệt điện của mình ở một vùng ngoại ô của Mạc Tư Khoa. Ngày hôm sau, ông ta gặp ngoại trưởng Liên Sô Andrei Gromyko tại điện Cẩm Linh, và vào ngày 15 tháng 5, có cuộc gặp gỡ với Yuri Andropov.
Kết luận cẩn thận nhưng rất gợi ý của Andrzej Grajewski:
Liệu một chuỗi các sự kiện như vậy có chứng tỏ rằng Brezhnev đã được thông báo về cuộc tấn công? Chúng ta không biết. Giả sử rằng ý tưởng ám sát vị Thánh Giáo Hoàng đã được nảy sinh trong giới lãnh đạo Liên Sô, Brezhnev chắc chắn phải biết khi nào nó sẽ xảy ra. Tất nhiên, hồ sơ về lịch trình làm việc của ông ta tại điện Cẩm Linh không phải là một bằng chứng không thể chối cãi trong vấn đề này. Tuy nhiên, lịch trình này chỉ ra rằng ngày 13 tháng 5 năm 1981 không phải là một ngày thường lệ đối với Brezhnev. Lịch trình của ông cho thấy, trong gần 18 năm ở đỉnh cao quyền lực, chỉ có một ngày, là ngày 13 tháng 5 năm 1981, là ngày mà sự chú ý của Brezhnev không bị thu hút bởi các hành động, những chỉ đạo, và công việc quản lý - nhưng có lẽ đang chờ đợi điều gì đó sắp xảy ra.
Source:First Things