Ngày 19-07-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/07: Nghỉ ngơi bồi dưỡng tâm hồn với Chúa – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, C.P
Giáo Hội Năm Châu
02:17 19/07/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:31 19/07/2023

13. Tu viện là cửa thiên đàng.

(Thánh Lawrence of Brindisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:36 19/07/2023
6. MỘT CÚ SỢ HÃO

Tên hầu cận của Hán Tuyên đế Lưu Chí, về già thì bị bệnh hôi mồm, Lưu Chí bèn đưa cho hắn ta một miếng kê thiệt hương (đinh hương) để ngậm.

Miếng kê thiệt hương không lớn nhưng có chút mùi vị chát và cay, tên hầu cận không dám hỏi nhiều, chỉ biết bỏ vào miệng và trong bụng nghĩ thầm nhất định là phải có phạm tội gì với hoàng đế đây, nên mới được ban cho độc dược.

Sau khi về đến nhà thì lập tức nói lời vĩnh biệt với mọi người, người nhà vừa nghe thì khóc lóc ai oán, nhưng nghĩ lại thì thấy không có tội gì với hoàng đế, nên mới nói tên quan hầu đưa thuốc đã ngậm ra coi, ông ta vừa mở miệng thì mùi thơm bay ra, mọi người trong nhà đều ngửi thấy mùi đinh hương, tất cả mọi người vì một cú sợ hảo huyền mà cười ra nước mắt.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 6:

Ở đời có rất nhiều cái sợ hão:

Sợ mất việc làm, sợ người yêu bỏ, sợ bạn bè chê là những cái lo sợ hão ở đời này, cái phải lo sợ thật là chết mất linh hồn ngay khi còn ở đời này và đời sau.

Có một vài giáo dân cứ sợ con cái mất linh hồn khi chúng nó không đọc kinh hôm kinh mai nên cứ nhắc nhở, còn mình thì tối tối đi nhậu đến khuya mới về; có một vài giáo dân giàu có lo sợ sau khi chết mất linh hồn nên bỏ tiền xin cha sở dâng lễ trước cho mình, nhưng bản thân thì rất ít khi đi lễ nhà thờ…

Con người ta lo sợ hão là bởi vì họ chỉ lo mất cái ở đời này là cái vốn nay còn mai mất, mà không lo sợ mất cái đời sau là thiên đàng nơi vĩnh phúc mà Thiên Chúa đã dành cho những ai biết yêu mến Ngài và yêu thương anh em như chính mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Bao dung và chờ đợi
Lm. Thái Nguyên
06:05 19/07/2023


BAO DUNG VÀ CHỜ ĐỢI
Chúa Nhật 16 Thường Niên Năm A : Mt 13, 24-30

Suy niệm

Thế giới con người ngay từ đầu đến giờ vẫn là sự đối đầu không ngừng giữa sự thiện và sự ác. Tuy nhiên, đứng trước thực tế của cuộc sống hằng ngày, người ta vẫn đặt ra vấn nạn: nếu Thiên Chúa là Tình Yêu, Ngài toàn năng và thánh thiện, thì tại sao Ngài không tiêu diệt sự ác mà để nó lây lan, khiến cho cuộc đời đầy họa tai và khổ ải? Tại sao người lành vẫn phải chuốc lấy những oan trái và nghiệt ngã như vậy? Đó cũng là điều mà dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay đặt ra.

Đứng trước tình trạng cỏ lùng ở giữa lúa, những người đầy tớ cũng đã ngạc nhiên và hỏi chủ mình rằng: “không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng tự đâu mà có?”. Chủ trả lời là do kẻ thù đã làm điều đó, nghĩa là do quỉ dữ đã gieo vào. Nhưng sao chủ lại không cho đầy tớ diệt cỏ lùng? Vì chủ sợ làm như vậy có thể làm bật luôn rễ lúa. Thật vậy, vì cỏ lùng rất giống với cây lúa mì, nên khó phân biệt hai thứ, nhưng đến khi đơm bông thì có thể nhận ra dễ dàng.

Thiên Chúa để cho cỏ lùng mọc chung với lúa, kẻ xấu sống chung với người tốt. Chúa chấp nhận tình trạng vàng thau lẫn lộn. Ngài nhẫn nại với tội nhân, không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống (Ed 18, 23). Cỏ lùng chẳng bao giờ thành lúa được, nhưng người xấu có thể hoán cải nên người tốt, tội nhân có thể thành thánh nhân. Sự thánh thiện của Thiên Chúa ở chỗ bao dung và chờ đợi. Dù sao, sự dữ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Thiên Chúa, Đấng có thể biến sự dữ thành sự lành (x. St 37-50), Đấng chấp nhận cho cỏ lùng và lúa cùng lớn lên đến mùa gặt (Mt 13, 29-30), Đấng “cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương”. (Mt 5, 45).

Thật ra, cỏ lùng và lúa nằm ở nơi con tim mỗi người, luôn đong đưa giữa thiện và ác, giữa cao thượng và thấp hèn, giữa thiên thần và satan. Vì thế, chúng ta không có quyền tiêu diệt người ác, nhưng có bổn phận tiêu diệt sự ác trong con người, trước tiên nơi chính mình. Tự bản chất, cuộc sống đòi hỏi phải thanh tẩy sự ác không ngừng nơi bản thân, vì chính mình là mầm mống trước tiên gây đau khổ cho bản thân và đồng loại. Nếu Thiên Chúa thẳng tay diệt trừ theo lẽ công bình thì mỗi người chúng ta chắc không ai thoát được (x. Ga 8, 3-11). Trước mặt Chúa chẳng ai là người công chính (Rm 3, 10). Ngay trong những hành vi tốt đẹp nhất của tôi vẫn thấy có chút vị kỷ, chiếm đoạt. Vì thế, kẻ thù lớn nhất của đời mình là chính mình, là “cái tôi đáng ghét”.

Mảnh ruộng nào cũng luôn có cỏ lùng và lúa. Trong môi trường nào cũng có đủ hai hạng người ấy: triều đình nào cũng có những trung thần và nịnh thần; xã hội nào cũng có những thanh quan và tham quan; tôn giáo nào cũng có những người thành tín và bất trung. Sự hiện diện của người xấu cũng là tiếng chuông cảnh báo về bản thân tôi. Satan vẫn lợi dụng thời cơ để lén lút gieo vào trong tôi những hạt giống cỏ lùng, và gây nên những hư hại cho những người xung quanh: một thái độ hững hờ, thiếu quan tâm cũng đủ gây nên buồn phiền cho bạn hữu; một hành vi thiếu tế nhị và tôn trọng cũng đủ gây thương tổn cho tha nhân; một chút nóng giận, khích bác, hay vênh vang tự đắc cũng đủ gây bất hòa trong cộng đoàn; một lời nói vô ý thức hay một hành động thiếu trách nhiệm cũng đủ gây ra tai hoạ cho người khác…

Dụ ngôn cho biết: “Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa”. Nếu tôi không cảnh giác, sẽ có nhiều điều xấu xa xâm nhập vào lòng trí mình. Nếu tôi không luôn đặt mình ở trước mặt Chúa trong mọi công việc, thì đời sống tôi dễ trở thành miếng mồi ngon cho sự dữ hoành hành. Do hậu quả của tội nguyên tổ, con người dễ bị cám dỗ và hướng chiều theo điều xấu, dễ tự mâu thuẫn và bất đồng ngay trong chính bản thân. Đó cũng là kinh nghiệm của thánh Phaolô về việc tốt muốn làm mà lại không làm, cũng là kinh nghiệm hằng ngày của mỗi người chúng ta khi đứng trước những lựa chọn.

Nhưng rồi tiến trình hoàn thiện vẫn đang ở phía trước, hướng mọi người chúng ta vươn tới sự thiện hảo là chính Đức Kitô. Chúng ta không dung túng sự dữ, nhưng cũng không bạo động để chống lại ác nhân; không che chắn cho những điều xấu xa, nhưng vẫn nhẫn nại biến đổi trái tim của kẻ thù thành bạn hữu, vì tin vào sức mạnh của tình yêu. Chúng ta cũng không hy sinh kẻ khác nhưng hy sinh chính mình, để xây dựng một thế giới hòa bình. Đó cũng chính là con người Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, mà chúng ta phải mặc lấy tâm tình của Ngài: tâm tình bao dung, đón nhận và chờ đợi trên hành trình về quê trời.

Cầu nguyện

Lạy Chúa!
khi để cỏ lùng mọc chung với lúa,
Chúa chấp nhận có vàng thau lẫn lộn,
cho dù nhiều hỗn độn và nhiễu nhương,
Ngài vẫn luôn yêu thương và nhẫn nại,
không cho làm hư hại cả đôi bên.
Qua đó Chúa dạy cho chúng con biết,
không tránh được kẻ thù gieo tai ác,
gây đau thương và chua chát phận người,
làm cho cuộc sống này mất đẹp tươi.
Qua đó Chúa đã mời gọi chúng con,
hãy kiên tâm đừng vội chấp sai lầm,
đừng nôn nóng mà loại trừ người xấu,
cần nhìn vào chiều sâu và cảm thấu,
càng không nên khinh thị hay đối đầu,
vì chưa chắc mọi sự như thế đâu.
Qua đó Chúa cũng cho chúng con hiểu,
cỏ lùng và lúa tốt ngay trong lòng,
vẫn đong đưa điều dữ với điều lành,
bất đồng và mâu thuẫn không thể tránh,
sự thiện và sự ác vẫn phân tranh,
cái tốt và cái xấu luôn hình thành.
Chính bản thân của con còn chưa tốt,
nên đừng vội thốt ra lời phê phán,
càng không được xét đoán hay lên án,
kẻo làm cho cuộc sống mãi bất an.
Xin cho con tìm cách thế nhẹ nhàng,
biết mở đường dẫn lối trong tình bạn,
luôn đồng hành và khuyến khích bảo ban,
giúp cho nhau vượt thoát những nguy nan,
cố gắng biến kẻ thù thành bạn hữu,
để chờ ngày viên mãn phúc thiên thu. Amen.
 
Ách êm ái
Lm. Minh Anh
14:03 19/07/2023

ÁCH ÊM ÁI
“Ách Tôi êm ái; gánh Tôi nhẹ nhàng!”.

Không cầm lòng nổi trước một cô bé ở chợ bán nô lệ, Lincoln mua cô bé về. Trên đường, ông thì thầm vào tai cô, “Con sẽ được tự do!”. Cô gái không tin vào tai mình, “Ông nói gì? Như vậy, con muốn làm gì, nói gì, đi đâu tuỳ ý?” - “Đúng thế!”. Cô nói, “Nếu vậy, con xin đi với ông!”. Về sau, Lincoln là tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Ngày 15/4/1865, ông bị ám sát! Bên linh cữu ông, một thiếu nữ da màu xinh đẹp sụt sùi; báo chí cho biết, cô là con nuôi của tổng thống!

Kính thưa Anh Chị em,

Nếu Lincoln nhất quyết cất chiếc ách nô lệ của cô bé da màu thì Chúa Giêsu lại càng quyết tâm cất mọi ách nặng nơi chúng ta biết bao! Không chỉ cất chúng, Ngài còn muốn chúng ta mang lấy ách của Ngài, vì “Ách Tôi êm ái; gánh Tôi nhẹ nhàng!”.

“Ách” là một vật bằng gỗ buộc lỏng trên cổ một con vật, kèm theo những sợi dây để kéo một vật nặng, một cỗ xe, hay một chiếc cày; theo nghĩa bóng, ‘ách’ tượng trưng kiếp sống nô lệ, không có tự do. Bài đọc Xuất Hành nói đến ‘ách’ đang đè ‘lên cổ’ dân khi Pharaô bắt con cái Giacóp đúc gạch xây đền. Thiên Chúa, Đấng mà Thánh Vịnh đáp ca nói, “Giao ước lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi” không thể cầm lòng trước lời ta thán của dân, Ngài nhất định cất bằng được chiếc ách tủi nhục khỏi họ. Vì thế, Môisen được sai đến, nói cho dân biết rằng; này đây, chính Thiên Chúa sẽ giải thoát họ, đưa họ vào Đất Hứa. Ở đó, Ngài sẽ ban cho họ lề luật như một ‘ách êm ái’ để họ sống và qua họ, “Danh Ngài được ghi nhớ qua muôn thế hệ!”.

Với bài Tin Mừng, sau khi mời gọi tất cả những ai khó nhọc và gánh nặng đến với mình, Chúa Giêsu đề nghị họ mang lấy ách của Ngài. Thánh Augustinô ví von ách của Chúa Giêsu với đôi cánh của loài chim; đôi cánh thật lớn so với cơ thể của nó. Nếu ai đó nghĩ, việc loại đôi cánh sẽ giúp chim dễ dàng hơn, thì một hành động như thế tác dụng giữ chúng dính chặt đất; nhưng nếu trả lại đôi cánh, ‘ách êm ái’, cho chúng, chúng sẽ bay lên. Phụng sự Chúa là đôi cánh mà vì đó chúng ta được tạo thành. Như loài chim, bạn và tôi bay lên nhờ chúng. Cởi bỏ ách phụng sự Chúa khỏi cuộc đời, bạn và tôi sẽ bị kéo xuống như chim cánh cụt.

Anh Chị em,

“Ách Tôi êm ái!”. Mang lấy ‘ách êm ái’ của Chúa Giêsu là đi theo Ngài như cô bé da màu đi theo chủ mới, là sống cuộc sống mới được biến đổi nhờ Thánh Thần. Mang lấy ‘ách êm ái’ của Ngài là đi vào các lối hẹp Tin Mừng như Ngài đã đi, là vác thập giá mình hằng ngày; đồng thời, cho phép Chúa Kitô hoạt động bên trong chính mình với ân sủng và tự do của Thánh Thần. Chúa Kitô và sự hiến thân của Ngài phải là mẫu mực và động lực của đời sống chúng ta. Bí Tích Giải Tội là đòn bẫy đánh bật mọi ách tội lỗi; Thánh Thể và Lời phải là nguồn lực cuốn hút và là sức đẩy chúng ta tiến về phía trước. Để từ đó, Nước Trời được rộng mở qua chúng ta, và qua những người chúng ta truyền lửa; cùng lúc, bạn và tôi tặng trao họ ‘ách êm ái’ của Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, dù ở đấng bậc nào, cho con đừng khó chịu với đôi cánh hồng ân ‘êm ái’ của Ngài; nhờ đó, con bay lên mỗi ngày, bay tận nhan thánh, mang theo các linh hồn!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phát triển thần học theo quan điểm của tân bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin
Vũ Văn An
17:16 19/07/2023

Edgar Beltrán, trên tờ The Pillar, Ngày 18 tháng 7 năm 2023 có bài phỏng vấn Đức Hồng Y tân cử Victor Manuel Fernandez, tân bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.



Đầu tháng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Victor Manuel Fernandez làm bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin.

Vị tổng giám mục, người Á Căn Đình, đã từng là Tổng Giám mục La Plata từ năm 2018, và trước đó là viện trưởng Đại học Công Giáo Á Căn Đình – một vai trò ngài được Đức Hồng Y Jorge Bergoglio khi đó bổ nhiệm.

Được nhiều người coi là tác giả của tông huấn Amoris Laetitia năm 2016, Fernandez từ lâu đã là cộng tác viên thân cận của Đức Giáo Hoàng.

Kể từ khi được bổ nhiệm vào ngày 1 tháng 7, Fernandez đã gây nhiều gợn sóng — vì những bình luận về khả năng ban phép lành phụng vụ cho người đồng tính, cách xử lý của ngài đối với các cáo buộc lạm dụng, và vì “Hãy chữa lành cho em bằng miệng của anh,” một cuốn sách năm 1995 mà vị tổng giám mục này đã viết về chủ đề nụ hôn.

Giữa những gợn sóng đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phong Hồng Y cho Fernandez vào ngày 9 tháng 7 – ngài sẽ chính thức gia nhập Hồng Y đoàn vào cuối tháng 9.

Trong một cuộc phỏng vấn qua email vào ngày 17 tháng 7, Fernandez đã đưa ra đánh giá của mình về bối cảnh đạo đức, đồng thời thảo luận về nhiệm vụ của ngài trong Giáo hội cũng như ý thức của ngài về vị trí và thời điểm của thần học Công Giáo.

Theo ý kiến của ngài, ba hoặc bốn câu hỏi luân lý trọng tâm mà Giáo hội đang phải đối đầu vào thời điểm này trong lịch sử là gì? Vai trò của Bộ Giáo lý Đức tin trong việc giải quyết chúng là gì? Cách tiếp cận của Đức Giáo Hoàng đối với những vấn đề này là gì?

Nếu chúng ta chỉ nói về luân lý, tôi sẽ nói bốn điều này:

1) Tính ưu việt tuyệt đối của ân sủng và bác ái trong thần học luân lý Công Giáo.

2) Phẩm giá bất khả chuyển nhượng của mỗi con người, và những hậu quả của điều đó.

3) Ưu tiên chọn người nghèo, người cuối cùng và những người bị xã hội bỏ rơi.

4) Các cách tiếp cận cuộc sống theo chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa khoái lạc và ích kỷ làm cho việc lựa chọn hôn nhân, gia đình và công ích trở nên khó khăn.

Nhưng chúng ta sẽ có một khởi đầu tồi tệ nếu tách rời luân lý khỏi thần học.

Chúng ta nên nhớ rằng đối với Đức Phanxicô, các vấn đề luân lý phải được tiếp cận với lời loan báo tuyệt vời về kerygma [tín lý sơ truyền]: tức việc một người Cha yêu thương chúng ta và tìm kiếm sự viên mãn con người của chúng ta, được phản ảnh trong Chúa Kitô, Đấng đã cứu chúng ta, Đấng cứu chúng ta hôm nay, và hiện đang sống để truyền đạt cuộc sống mới của Người cho chúng ta.

Trong lá thư gửi cho ngài về việc bổ nhiệm ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng trước đây, [Bộ Giáo lý Đức tin], “thay vì thúc đẩy kiến thức thần học, người ta đã theo đuổi những sai lầm về tín lý có thể xảy ra. Những gì tôi mong đợi ở Đức Cha chắc chắn là một điều gì đó rất khác”, một điều mà từ đó ngài gọi là “bước ngoặt”.

Tuy nhiên, Praedicate evangelium, cũng do Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết, nói rằng Bộ Giáo lý Đức tin “hoạt động để bảo đảm những sai lầm và giáo lý nguy hiểm đang lưu hành giữa dân Kitô giáo không thể không bị bác bỏ một cách thích đáng”.

Hai tài liệu này dường như trình bày các quan điểm khác nhau về vai trò của Bộ Giáo lý Đức tin trong việc bảo vệ tín lý. Làm thế nào để ngài nghĩ rằng chúng có thể được dung hòa? Cách tiếp cận cuộc bổ nhiệm ngài tại Bộ Giáo lý Đức tin là gì?


Này, nếu bạn đọc kỹ bức thư của Đức Giáo Hoàng, rõ ràng là không lúc nào ngài nói rằng chức năng bác bỏ sai lầm sẽ biến mất.

Rõ ràng, nếu ai đó nói rằng Chúa Giêsu không phải là người thật hoặc tất cả những người nhập cư nên bị giết, thì điều đó sẽ cần đến sự can thiệp mạnh mẽ.

Nhưng đồng thời, [sự can thiệp] đó có thể là một cơ hội để phát triển, để làm phong phú thêm sự hiểu biết của chúng ta.

Thí dụ, trong những trường hợp đó, cần phải đồng hành với người đó trong ý định chính đáng của họ để thể hiện rõ hơn thần tính của Chúa Giêsu Kitô, hoặc cần phải nói về một số luật nhập cư không hoàn hảo, không đầy đủ hoặc có vấn đề.

Trong thư, Đức Giáo Hoàng nói rất rõ ràng rằng thánh bộ phải “bảo vệ” giáo huấn của Giáo hội. Chỉ có điều đồng thời - và đây là điều đúng của ngài - ngài yêu cầu tôi dấn thân nhiều hơn để giúp phát triển suy nghĩ, chẳng hạn như khi những câu hỏi khó khăn nảy sinh, bởi vì sự phát triển hữu hiệu hơn sự kiểm soát.

Dị giáo bị xóa bỏ tốt hơn và nhanh hơn khi có sự phát triển thần học đầy đủ, và chúng lan rộng và tồn tại khi chỉ có sự lên án.

Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng yêu cầu tôi giúp thu thập huấn quyền gần đây, và điều này rõ ràng bao gồm cả của chính ngài. Nó là một phần của những gì phải được “bảo vệ”.

Dường như ngày càng có nhiều lời chỉ trích về Veritatis splendor trong Giáo hội ngày nay, và thậm chí còn có mong muốn xem xét lại nó. Tại sao vậy? Nó nên được giải quyết ra sao?

Veritatis splendor là một văn kiện tuyệt vời, vững chắc một cách mạnh mẽ.

Rõ ràng, nó biểu thị một mối quan tâm đặc biệt - đặt ra những giới hạn nhất định. Vì lý do này, nó không phải là văn bản đầy đủ nhất để khuyến khích sự phát triển của thần học. Thật vậy, trong mấy mươi năm qua, hãy cho tôi biết chúng ta có thể kể tên bao nhiêu nhà thần học có tầm vóc như Rahner, Ratzinger, Congar hay Von Balthasar?

Ngay cả điều gọi là “thần học giải phóng” cũng không có những nhà thần học ở cấp độ của Gustavo Gutiérrez.

Một điều sai lầm nào đó đã xảy ra.

Đã có những kiểm soát, [nhưng] không phát triển nhiều lắm.

Ngày nay có lẽ sẽ cần một văn bản, biết thu thập mọi thứ có giá trị từ Veritatis splendor, có một phong cách khác, một giọng điệu khác, đồng thời cho phép việc khuyến khích sự phát triển của thần học Công Giáo, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu nơi tôi.

Đâu là khởi điểm của thần học luân lý và mục vụ? Nó bắt đầu như thế nào?

Điểm khởi đầu của bất cứ nền thần học nào đều là Mạc khải Thiên Chúa.

Nhưng thần học phát triển trong những bối cảnh cụ thể. Làm thần học giữa chiến tranh, [hoặc] trong cuộc trò chuyện với một nhà làm phim, [hoặc] trong một khu phố đầy trẻ em chết đói, hoặc với một nhóm người truyền giáo ở Nhật Bản thì không giống nhau.

Vì vậy, mặc dù điểm khởi đầu là Mạc khải, nhưng chính Ngôi Lời vô tận tiếp xúc và trò chuyện với những tình huống đa dạng nhất của con người, và do đó cho phép những khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm khôn lường của nó xuất hiện.

Ngài đã nói về sự cởi mở của mình trong việc điều tra và có thể chấp nhận lời chúc phúc cho các cặp đồng tính, miễn là không có sự nhầm lẫn với hôn nhân. Và ngài đã nói rằng tuyên bố năm 2021 của Bộ Giáo lý Đức tin về cùng một chủ đề không “có mùi của Đức Phanxicô”.

Ngài nói rằng “sẽ không sai nếu suy nghĩ lại [tài liệu] dưới ánh sáng của mọi điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dạy chúng ta.'”

Tuy nhiên, chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ủy quyền cụ thể cho tuyên bố năm 2021. Vậy người Công Giáo nên hiểu suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng về vấn đề này như thế nào? Nó đang phát triển hay có điều gì đó đặc biệt đã thay đổi trong hai năm qua? Cách tiếp cận của các giám mục Bỉ có phản ảnh tâm trí của Đức Giáo Hoàng không?


Tôi đã nói rằng sẽ không tệ nếu “suy nghĩ lại”, không hơn không kém. Nhưng một cuộc phỏng vấn không phải là nơi thích hợp nhất để làm điều đó.

Tôi sẽ phải nói chuyện với nhiều người, và lắng nghe chính thánh bộ, chú ý đến những gì xảy ra trong thượng hội đồng [về tính đồng nghị], v.v.

Nhưng - không nhất thiết phải mâu thuẫn với những gì tài liệu đó nói, mà có lẽ để làm phong phú và mở rộng nó.

Mặt khác, có những cách diễn đạt đúng về mặt thần học nhưng lại dễ bị hiểu lầm. Thí dụ, cụm từ “Chúa không ban phước cho tội lỗi” chắc chắn là một cụm từ mà Đức Phanxicô sẽ không dễ dàng sử dụng nếu không đảm bảo rằng việc tôn trọng rõ ràng đối với những gì mà những người cụ thể có thể đang trải qua.

Ngài đã đề cập việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với ngài rằng các vấn đề kỷ luật, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến các trường hợp lạm dụng, sẽ được giải quyết bởi nhóm chuyên gia của Bộ Giáo lý Đức tin, thay vì ngài trực tiếp xử lý, và đó là lý do trước đây khiến ngài từ chối chức vụ này, vì ngài cảm thấy chưa sẵn sàng để xử lý các trường hợp lạm dụng ở mức độ cao như vậy.

Tuy nhiên, với tư cách là bộ trưởng, các quyết định cuối cùng vẫn sẽ được thông qua bàn của ngài và thông qua sự chấp thuận và tiêu chuẩn của ngài. Ngay cả khi ngài ủy thác hoàn toàn nhiệm vụ này, ngài vẫn sẽ là bên chịu trách nhiệm cuối cùng.

Xét rằng ngài đã dích thân nhận lỗi trong việc xử lý các trường hợp lạm dụng ở La Plata, ngài có cảm thấy hợp nhiệm vụ đó không?


Tôi sẽ xem những gì tôi [được mong đợi] ký theo những gì giáo hoàng nói với tôi, phù hợp với những gì chúng ta đã thảo luận.

Dù sao, các bộ trưởng nói chung không phải là nhà giáo luật, và trong những vấn đề này, họ chấp thuận [bằng cách] tin tưởng vào mức độ nghiêm túc trong công việc của những người cộng tác với họ.

Nói chính xác, trong một trường hợp từ La Plata, tôi đã không thừa nhận “lỗi”, bởi vì tôi đã tuân theo các thủ tục có hiệu lực vào thời điểm đó và luôn tham khảo ý kiến của bộ. Những gì tôi thừa nhận là đã hành động “không đầy đủ.” Lẽ ra tôi có thể làm nhiều hơn, tôi có thể thực hiện các biện pháp quyết liệt nhất một cách nhanh chóng hơn. Trong mọi trường hợp, bạn cũng học hỏi từ kinh nghiệm của chính mình. Ngày nay chúng ta có các thủ tục tốt hơn so với thời điểm đó và điều đó khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

Ngài hy vọng việc bổ nhiệm ngài sẽ phục vụ Giáo hội như thế nào?

Sẽ không có gì ngoạn mục. Tôi chỉ chắc chắn rằng mỗi [người] đi qua đều mang theo một thứ gì đó của riêng họ. Tôi sẽ để lại một cái gì đó tốt phía sau.

Ngài muốn người Công Giáo cầu nguyện cho ngài như thế nào? Họ có thể cầu xin điều gì?

Tôi muốn họ chân thành cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, không phải làm theo ý tôi hay theo ý người khác, nhưng làm theo ý Chúa và chương trình của Người. Lời cầu nguyện đó có thể được thực hiện bởi bất cứ ai, kể cả những người có khuynh hướng ghét tôi. Tôi rất biết ơn [vì điều đó].
 
Church Documents
Bích Ngọc News 20/07/2023
VietCatholic Media
18:08 19/07/2023
1. Nhà đàm phán nói “rất khó vào thời điểm này” để đưa Nga trở lại thỏa thuận ngũ cốc

Ngay sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải, giá lương thực đã tăng lên ở mức chóng mặt, đặc biệt ở các quốc gia Phi Châu.

Theo David Harland, Giám đốc điều hành của Trung tâm Đối thoại Nhân đạo, Nga đã thực hiện “những hành động khá kịch tính” kể từ khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải và “rất khó để Nga quay trở lại vào thời điểm này”.

“Sẽ rất khó để lấy lại Nga trong các thỏa thuận. Giờ họ đã đi rất xa,” Harland, người giúp môi giới thỏa thuận, nói với CNN.

Trước đó vào thứ Tư, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết “việc tiếp tục thỏa thuận ngũ cốc theo hình thức hiện nay đã mất hết ý nghĩa”. Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố tất cả các tàu đi trên Hắc Hải đến các cảng của Ukraine sẽ được coi là tàu chở hàng quân sự tiềm năng, bắt đầu từ thứ Năm.

“Tôi không lạc quan chút nào. Đã tham gia vào việc này ngay từ đầu, tôi nghĩ đây là thời điểm tồi tệ nhất,” Harland nói.

Khi được hỏi về những lựa chọn vẫn còn trên bàn và nhận xét của các quan chức Ukraine về khả năng tiếp tục các chuyến hàng qua Hắc Hải, Harland cho biết điều đó sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự đồng ý của Nga.

Ông nói: “Nga phải đồng ý vì Nga kiểm soát quân sự toàn bộ phần phía bắc của Hắc Hải. “Vì vậy, tôi nghĩ rằng nó phải có sự tham gia của Nga nhưng tại thời điểm này, Nga không hợp tác, và theo quan điểm của tôi, nếu sắp có một thỏa thuận mới, Nga đã làm rất nhiều để lên tiếng phản đối thỏa thuận và phủ nhận nó, rằng bất kỳ thỏa thuận mới nào cũng sẽ phải có bản chất khác.”

Ông Harland cho biết, có thể có khả năng Nga chỉ đồng ý nhận “các chuyến hàng nhân đạo” nếu bị gây áp lực bởi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và các nhà lãnh đạo của các quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung lương thực lớn, như các quốc gia ở Phi Châu. Nhưng anh ta nói thêm rằng anh ta nghi ngờ thỏa thuận ban đầu có thể được hồi sinh.

“Tôi nghi ngờ việc chúng ta sẽ quay lại đó. Tôi nghĩ lần tới sẽ có một thỏa thuận lớn, có thể là trong bối cảnh thỏa thuận chấm dứt chiến tranh,” ông nói.

2. Quỹ Tiền tệ Quốc tế quan ngại về an ninh lương thực toàn cầu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gọi tắt là IMF, hôm thứ Tư cho biết việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải làm xấu đi triển vọng an ninh lương thực toàn cầu và có nguy cơ làm tăng lạm phát lương thực, đặc biệt là đối với các nước thu nhập thấp, Reuters đưa tin.

Phát ngôn nhân của IMF cho biết tổ chức cho vay toàn cầu sẽ tiếp tục theo dõi cẩn thận những diễn biến đang diễn ra trong khu vực và tác động của chúng đối với tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.

“Việc ngừng sáng kiến ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm cho các quốc gia phụ thuộc nhiều vào các chuyến hàng từ Ukraine, đặc biệt là ở Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á,” IMF cho biết.

“Nó làm xấu đi triển vọng an ninh lương thực và có nguy cơ làm tăng thêm lạm phát lương thực toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước có thu nhập thấp.”

3. Nga cho biết Liên Hiệp Quốc có ba tháng để thực hiện các điều khoản của bản ghi nhớ nếu muốn Mạc Tư Khoa tái gia nhập thỏa thuận ngũ cốc

Nga đã nói rằng Liên Hiệp Quốc có ba tháng để thực hiện các điều khoản của một bản ghi nhớ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản của Nga nếu họ muốn Mạc Tư Khoa nối lại đàm phán về việc cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine khởi động lại.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: “Bản ghi nhớ giữa Nga và Liên Hiệp Quốc đã nêu rõ, và tôi sẽ trích dẫn… rằng thỏa thuận sẽ có hiệu lực trong ba năm và trong trường hợp một trong các bên có ý định chấm dứt nó hoặc là Nga, hoặc Liên Hiệp Quốc thì phải thông báo trước ba tháng. Chúng tôi đã đưa ra thông báo.”

“Theo đó, Liên Hiệp Quốc vẫn còn ba tháng để đạt được kết quả cụ thể. Do đó, mọi người không nên chạy đến micro tại Ban thư ký Liên Hiệp Quốc mà hãy sử dụng ba tháng này để đạt được kết quả cụ thể. Nếu có kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ quay lại thảo luận về vấn đề này.”

Maria Zakharova đã không nhắc đến các yêu cầu cụ thể của Nga là gì. Tuy nhiên, theo bản giao ước được công bố trước đó, Nga đòi phải loại bỏ mọi trở ngại đối với các ngân hàng Nga, các tổ chức tài chính hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón. Điều này bao gồm kết nối ngay lập tức của họ với hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT.

Vấn đề là tất cả các ngân hàng Nga, mọi ngân hàng đều có thể cho rằng mình “hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón”. Thành ra, yêu cầu của Nga về thực chất là loại bỏ mọi trở ngại đối với mọi ngân hàng và phải kết nối mọi ngân hàng Nga với hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT. Nếu như thế, Nga sẽ có đủ tài chính để tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine và tất cả các lệnh trừng phạt liên quan đến tài chính của Nga đều trở thành vô nghĩa. Liên Hiệp Quốc đề nghị Nga thành lập một ngân hàng con, một ngân hàng duy nhất chịu trách nhiệm hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón. Nga đã bác bỏ điều này.
 
Cẩm Hạnh – News 20/07/2023
VietCatholic Media
19:31 19/07/2023
1. Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine cho biết các cuộc tấn công qua đêm của Nga đã làm hư hại cơ sở hạ tầng cảng Odesa

Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga trong đêm nhằm vào cơ sở hạ tầng cảng Odesa đã bị hư hại đang được sử dụng như một phần của sáng kiến ngũ cốc Hắc Hải do Liên Hiệp Quốc làm trung gian, mà Mạc Tư Khoa đã rút khỏi.

“Kẻ xâm lược một lần nữa chứng minh rằng các giá trị con người đối với nó là âm thanh trống rỗng và lời nói của nó không đáng tin cậy,” Bộ trưởng Nông nghiệp Mykola Solskyi của Ukraine cho biết hôm thứ Năm. Ông nhấn mạnh rằng “Các bến cảng ngũ cốc và cơ sở hạ tầng cảng ở các cảng Odesa và Chornomorsk đã bị tấn công.”

Solskyi nói thêm: “Cuộc tấn công vào ban đêm đã khiến một phần đáng kể cơ sở hạ tầng xuất khẩu ngũ cốc của cảng Chornomorsk ngừng hoạt động.

Theo Solskyi, sẽ mất ít nhất một năm để khôi phục hoàn toàn các cơ sở bị hư hỏng.

“Đây là một hành động khủng bố không chỉ chống lại Ukraine mà còn chống lại toàn thế giới. An ninh lương thực của thế giới một lần nữa đang bị đe dọa. Nhân loại đang bị bắt làm con tin bởi một quốc gia khủng bố đang tống tiền thế giới bằng nạn đói,” Bộ trưởng Solskyi nói. “Thế giới phải phản ứng kiên quyết và tùy theo tình hình!”

Trước đó vào thứ Tư, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cáo buộc Nga cố tình tấn công vào cơ sở hạ tầng ở thành phố liên quan đến thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải.

“Những kẻ khủng bố Nga đã cố tình tấn công vào cơ sở hạ tầng của thỏa thuận ngũ cốc và mọi hỏa tiễn của Nga không chỉ là đòn tấn công chống lại Ukraine mà còn chống lại tất cả mọi người trên thế giới muốn có một cuộc sống bình thường và an toàn,” Zelenskiy cho biết.

2. Prigozhin nói rằng anh ta sẽ làm cho quân đội Belarus tốt hơn quân đội Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin Says He Will Make Belarus Army Better Than Russia's”, nghĩa là “Prigozhin nói rằng anh ta sẽ làm cho quân đội Belarus tốt hơn quân đội Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Hạnh.

Các kênh Telegram liên kết với Tập đoàn Wagner đã phát hành một video vào ho thứ Tư cho thấy ông chủ của tổ chức bán quân sự, Yevgeny Prigozhin còn sống, và đang nói rằng ông ta sẽ làm cho quân đội Belarus trở nên tốt hơn quân đội Nga.

“Chào mừng các bạn...Chào mừng đến với đất Belarus,” một người đàn ông nghe giống Prigozhin nói trong video mà Newsweek không thể xác minh ngay lập tức. Đoạn phim, được quay sau khi màn đêm buông xuống, dường như cho thấy một người đàn ông có khuôn mặt giống Prigozhin.

Prigozhin nói: “Bây giờ những gì đang xảy ra ở mặt trận Ukraine là một sự xấu hổ mà chúng ta không cần phải tham gia, đồng thời cho biết thêm rằng chừng nào Tập đoàn Wagner còn ở Belarus, họ sẽ coi quân đội Belarus là “quân đội thứ hai” trên thế giới, và nếu cần, chúng ta sẽ đứng ra bảo vệ họ.”

Ông đang ám chỉ những nhận xét gần đây của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, người đã nói vào tháng 6 rằng quân đội Nga hiện mạnh thứ hai ở Ukraine. Kể từ năm 2011, quân đội Nga liên tục đứng thứ hai sau Mỹ trong số những quân đội mạnh nhất thế giới trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của Global Firepower.

Mặc dù các chi tiết cụ thể vẫn chưa rõ ràng, nhưng theo thỏa thuận do nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian nhằm chấm dứt cuộc binh biến của Prigozhin ở Nga vào cuối tháng 6, các cáo buộc chống lại ông ta và các chiến binh Nhóm Wagner của ông ta đã bị hủy bỏ và họ phải chuyển đến Belarus. Nhà lãnh đạo của Tập đoàn Wagner đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi cuộc nổi dậy của ông kết thúc.

Prigozhin cũng yêu cầu các chiến binh của mình chú ý đến thực tế là người Belarus đã gặp họ “không chỉ với tư cách là những anh hùng, mà còn như những người anh em”.

Anh ta thúc giục những người đàn ông Wagner của mình “chuẩn bị” để nâng cao “cấp độ của họ” và “đến một con đường mới, đến Phi Châu.”

Prigozhin nói: “Và có lẽ chúng ta sẽ quay trở lại cuộc chiến vào lúc mà chúng ta chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bị buộc phải làm xấu hổ bản thân và kinh nghiệm của mình.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

Prigozhin cho biết Tập đoàn Wagner “sẽ đợi thời cơ cho đến khi chúng ta có thể chứng tỏ bản thân một cách đầy đủ. Vì vậy, chúng ta đã quyết định rằng chúng ta sẽ ở đây, tại Belarus, trong một thời gian.”

Đoạn clip đánh dấu lần đầu tiên người ta “nhìn thấy” Prigozhin kể từ khi ông lãnh đạo các chiến binh của mình như một phần của “Cuộc tuần hành vì Công lý” chống lại những nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh từ miền nam nước Nga tới Mạc Tư Khoa vào ngày 24 tháng 6.

Không rõ đoạn phim được quay khi nào và ở đâu, tuy nhiên, vào hôm thứ Tư, dự án Hajun của Belarus, chuyên giám sát hoạt động quân sự, cho biết một nhóm thứ năm của Tập đoàn Wagner đã đến làng Tsel ở vùng Mogilev của Belarus.
 
VietCatholic TV
Chỉ huy FSB: Siêu Tập Đoàn Ozero quyết lật đổ Putin, chấm dứt chiến tranh. Kyiv thắng lớn ở miền Nam
VietCatholic Media
03:34 19/07/2023


1. Nhóm Ozeros mưu toan lật đổ Putin để cuối cùng chấm dứt chiến tranh Ukraine

Ký giả Imogen Braddick của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “KNIVES OUT How Putin’s powerful inner circle dubbed ‘The Ozeros’ are plotting to topple him to finally end Ukraine war”, nghĩa là “MÓC DAO RA.Vòng tròn bên trong đầy quyền lực của Putin được mệnh danh là 'The Ozeros' đang âm mưu lật đổ ông để cuối cùng chấm dứt chiến tranh Ukraine như thế nào”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Những người thân cận của Putin đang âm mưu lật đổ bạo chúa để chấm dứt cuộc chiến thảm khốc của ông ta ở Ukraine, một cựu sĩ quan Nga cảnh báo.

Igor Girkin tuyên bố rằng những người bạn thân của Putin - được mệnh danh là nhóm “Ozeros” - lên kế hoạch phá hoại các hoạt động quân sự của Nga sau cuộc nổi dậy vũ trang đáng kinh ngạc của thủ lĩnh Wagner, Yevgeny Prigozhin.

Được thành lập vào năm 1996, nhóm có trụ sở tại Leningrad bao gồm một số doanh nhân và chủ ngân hàng giàu có và quyền lực nhất của Nga - với nhiều người leo lên các vị trí hàng đầu trong Điện Cẩm Linh.

Girkin - một blogger quân sự nổi tiếng của Nga - tuyên bố vòng trong của Putin hiện đang âm mưu lật đổ Putin để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Ông tuyên bố họ sẽ nhắm vào Bộ Quốc phòng Nga, FSB và các cơ quan chính phủ quan trọng khác - và thay thế Putin.

Cuộc nổi loạn đang sôi sục của Prigozhin đột ngột dừng lại sau khi anh ta đạt được thỏa thuận với Putin - chấm dứt 24 giờ đẫm máu chứng kiến lực lượng của Wagner tiến đến cách Mạc Tư Khoa trong vòng 125 dặm.

Nhưng Girkin tin rằng cuộc binh biến của Prigozhin đã thành công vì nó châm ngòi cho một cuộc tranh giành quyền lực dữ dội trong Điện Cẩm Linh đang đổ nát - và cuộc binh biến chớp nhoáng đã phơi bày những rạn nứt trong quyền lực ngày càng yếu ớt của Putin.

Ít nhất 8 quan chức cấp cao của Nga đã bị bắt giữ hoặc đình chỉ công tác trong một cuộc thanh trừng hàng loạt khi bộ trưởng quốc phòng của Putin loại bỏ những “phần tử xấu máu” trong Điện Cẩm Linh.

Người ta cho rằng một số người thân cận của Putin đã biết về cuộc đảo chính trước khi nó xảy ra.

Khi Putin hối hả duy trì sự cai trị của mình, Girkin cho biết nhóm thân cận đầy quyền lực của ông hiện muốn lật đổ ông - và đưa ông chủ của Wagner là Prigozhin hoặc Sergey Kiriyenko, chánh văn phòng của Putin vào.

Theo hãng tin Meduza của Nga, Kiriyenko, 60 tuổi, đang cố gắng khẳng định mình là người có khả năng kế vị Putin.

Girkin cho biết: “Quyền lực trong giới mafia cầm quyền hiện đang được phân phối lại hoặc gần như được lên kế hoạch bởi những kẻ chủ mưu đằng sau cuộc đảo chính.

“'Tháp Shoigu-Vorobiev-Sobyanin' đã mất một số vị trí mặc dù không bị phá hủy hoàn toàn, và một phần ảnh hưởng cũng như nguồn lực của nó 'chảy' vào tay một nhóm đầu sỏ.

“Nhóm này, cực kỳ quan tâm đến việc kết thúc chiến tranh 'bằng bất kỳ điều kiện nào' - sẽ không để chúng ta giành chiến thắng trong bất kỳ trường hợp nào và sẽ khiến tổng thống nhận ra sự cần thiết phải chấp nhận thất bại và chuyển giao quyền lực tối cao cho người kế vị được đề cử từ nhóm này.”

“Trong những tháng tới, chúng ta nên mong đợi các chiến dịch mới nhằm mục đích 'tiêm chủng'.”

Putin đã xây dựng toàn bộ hệ thống chính trị của mình xung quanh lòng trung thành - và nhóm “Ozeros” vươn lên giành quyền lực và sự giàu có nhờ áo choàng của bạo chúa đã khiến nhiều người phải kinh ngạc trong những năm qua.

Vladimir Yakunin đã vươn lên trở thành nhà lãnh đạo Đường sắt Nga do nhà nước điều hành, trong khi Yuri Kovalchuk trở thành nhà lãnh đạo Ngân hàng Rossiya thành công.

Và Andrei Fursenko hiện là phụ tá của điện Cẩm Linh.

Yakunin mô tả nhóm “Ozeros” là “một nhóm nhỏ những người thống nhất với nhau vì lợi ích chung và tất nhiên là trung thành với đất nước của chúng ta, muốn làm tất cả những gì có thể để mọi thứ trở nên ổn thỏa”.

Tom Roberts, giáo sư nghiên cứu về Nga, Đông Âu và Á-Âu tại Đại học Smith, cho biết “cuộc binh biến đã bộc lộ sự bất đồng và bất ổn trong giới tinh hoa Nga, bao gồm cả giới lãnh đạo quân sự”.

Ông nói thêm: “Các hành động của Putin dường như cũng xác nhận điều này, vì tổng thống đã háo hức thể hiện quyền kiểm soát của mình đối với các lực lượng vũ trang và tuyên bố rằng sự đoàn kết quốc gia sẽ bảo đảm đánh bại cuộc binh biến”.

Mikhail Rostovsky, một chuyên gia chính trị Nga, cho rằng Prigozhin có thể là ứng cử viên hàng đầu để thay thế Putin.

“Nếu Wagner là không thể thiếu đối với nhà nước Nga, thì Prigozhin là không thể thiếu đối với Wagner,” Rostovsky nói.

“Những nhà lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật và quyền lực chính thức của Nga có thể dễ dàng thay đổi với sự trợ giúp của một sắc lệnh duy nhất của tổng thống.

“Trong trường hợp cấu trúc do Yevgeny Prigozhin tạo ra, mọi thứ hoàn toàn khác.

“Wagner là Prigozhin, và Prigozhin là Wagner, và nếu không kết hợp với nhau, chúng đơn giản là không thể tồn tại – hoặc nếu có thể thì hiệu quả giảm mạnh.

“Tương tự như vậy, Wagner không thể tồn tại nếu không có Nga và không có ngân sách nhà nước của Nga.”

Các chuyên gia an ninh đã gợi ý rằng các điệp viên MI6 có thể giúp lật đổ Putin bằng cách thu hút những kẻ âm mưu đảo chính Nga bằng tiền mặt, Rolexes vàng hoặc thậm chí cả ghế Wimbledon.

Diễn biến này xảy ra sau khi các tài liệu Ngũ Giác Đài bị rò rỉ cho thấy Putin được cho là đang trải qua hóa trị liệu - và những người thân cận của ông có thể đang lợi dụng tình trạng sức khỏe bị nghi ngờ của ông để âm mưu chống lại ông.

Kho tàng tài liệu gián điệp cực kỳ nhạy cảm của Hoa Kỳ đã châm ngòi cho ngọn lửa đồn đoán liên quan đến tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi của Putin.

Một trang “tuyệt mật” chứa tin đồn rằng các quan chức cấp cao của Điện Cẩm Linh có ý định “phá hoại” cuộc chiến ở Ukraine như một âm mưu “phá hoại” Putin.

Kế hoạch bị cáo buộc xoay quanh việc Putin bị mất khả năng trong khi điều trị hóa trị.

Tin đồn về sức khỏe suy yếu của Putin đã lan truyền trong nhiều tháng và chủ đề này vẫn là một nguồn suy đoán chắc chắn trong giới tình báo phương Tây.

Các tài liệu gián điệp bùng nổ bị rò rỉ cho The Sun Online dường như xác nhận nhà lãnh đạo Nga mắc cả bệnh ung thư tuyến tụy và bệnh Parkinson giai đoạn đầu.

2. Igor Girkin cảnh báo Nga sẽ không tồn tại dưới thời 'kẻ hèn nhát vô dụng' Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Won't Survive Under 'Useless Coward' Putin: Igor Girkin”, nghĩa là “ Igor Girkin cảnh báo Nga sẽ không tồn tại dưới thời 'kẻ hèn nhát vô dụng' Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Igor Girkin, cựu chỉ huy Nga đã trở thành blogger quân sự, đã nói rằng Nga sẽ không chịu đựng nổi thêm một nhiệm kỳ tổng thống nào nữa của Vladimir Putin.

Girkin, còn được gọi là Strelkov, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến ở vùng Donbas của Ukraine sau năm 2014, và trong khi ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện của Putin, ông đã nhiều lần lên án cách Mạc Tư Khoa chiến đấu trong cuộc xung đột trên kênh Telegram của mình.

Trong một bài đăng hôm thứ Ba, Girkin đã thay đổi chiến thuật từ việc chỉ trích các quyết định quân sự của Putin, chuyển sang vấn đề lãnh đạo đất nước của ông nói chung.

“Lịch sử không có tâm trạng giả định,” ông ta nói, và cho thấy rằng không có gì chắc chắn trong suốt thời gian đã trôi qua kể từ khi Putin lần đầu tiên nắm quyền vào năm 2000.

Girkin viết: “Trong 23 năm, một kẻ vô danh đã đứng đầu đất nước, kẻ đã cố gắng 'lật lọng qua mắt' một bộ phận đáng kể dân chúng. Bây giờ anh ta coi mình “là hòn đảo cuối cùng của tính hợp pháp và sự ổn định của nhà nước.”

Sau đó, ông cảnh báo về những gì có thể xảy ra trong trường hợp Putin tái tranh cử tổng thống vào năm 2024.

Hiến pháp Nga trước đây chỉ cho phép hai nhiệm kỳ tổng thống bốn năm liên tiếp. Tuy nhiên, sau những thay đổi hiến pháp được quốc hội Nga, thường được gọi là Duma quốc gia thông qua, Putin có thể ra tranh cử thêm hai nhiệm kỳ sáu năm nữa, nghĩa là ông có thể giữ quyền lực cho đến năm 2036.

Nhưng Girkin cảnh báo: “Đất nước sẽ không tồn tại thêm sáu năm nữa dưới quyền lực của kẻ hèn nhát vô dụng này. Điều hữu ích duy nhất mà anh ta có thể làm 'trước khi bức màn hạ xuống'... là bảo đảm chuyển giao quyền lực cho một người thực sự có năng lực và trách nhiệm.”

“Thật tệ là điều đó thậm chí vẫn chưa xuất hiện trong tâm trí anh ta và nếu nó xảy ra, thì chúng ta đã nhiều lần chứng kiến 'khả năng chọn cộng sự' của anh ta rồi.”

Năm 2008, Dmitry Medvedev tiếp quản Putin làm tổng thống trước khi Putin tiếp tục vai trò này vào năm 2012.

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để xin bình luận về lời chỉ trích mới nhất của Girkin.

Tuần trước, Girkin đã cho biết rằng hậu quả của cuộc binh biến do nhà lãnh đạo Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, dàn dựng, có thể khiến những người thân cận của Putin chống lại ông ta phế truất ông ta khỏi vị trí tổng thống.

Girkin cho biết cuộc nổi loạn trong đó Wagner chiếm giữ các cơ sở quân sự ở Rostov-on-Don và tiến về Mạc Tư Khoa, đã phân chia lại quyền lực giữa các tầng lớp ưu tú của Nga, làm suy yếu Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, thống đốc khu vực Mạc Tư Khoa Andrei Vorobyov và thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin.

Ông cũng nói rằng nhóm bên trong của Putin đang tìm cách phá hoại nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa nhằm làm suy yếu tổng thống và lật đổ ông để ủng hộ một trong những thành viên của chính họ, chẳng hạn như Prigozhin hoặc Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất của Putin, Sergey Kiriyenko.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết tuyên bố của Girkin nhằm mục đích giảm sự ủng hộ đối với lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong khi cố gắng miêu tả Prigozhin là mối đe dọa đối với chế độ của Putin.

ISW cho biết thêm, thúc đẩy một phản ứng cứng rắn hơn của Điện Cẩm Linh đối với Prigozhin và không khuyến khích nỗ lực đóng băng mặt trận ở Ukraine, sẽ đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự của Girkin.

3. Cuộc phản công của Ukraine “không hề thất bại” dù di chuyển chậm hơn dự kiến, tướng hàng đầu của Mỹ nói

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cho biết hôm thứ Ba rằng cuộc phản công của Ukraine “còn lâu mới thất bại” mặc dù diễn ra chậm hơn dự đoán.

“Nó bắt đầu khoảng năm hoặc sáu tuần trước, và các trò chơi chiến tranh khác nhau đã được thực hiện trước thời hạn dự đoán có mức độ tiến bộ nhất định và điều đó đã bị chậm lại. Tại sao? Bởi vì đó là sự khác biệt giữa chiến tranh trên giấy tờ và chiến tranh thực sự,” Milley nói trong một cuộc họp báo. “Đây là những con người thực trong những cỗ máy thực đang ở ngoài kia thực sự rà phá các bãi mìn thực và họ đang thực sự chết. Vì vậy, khi điều đó xảy ra, các đơn vị có xu hướng chậm lại, và điều đó là đúng, để tồn tại và vượt qua những bãi mìn này.”

“Còn lâu mới thất bại,” ông nói thêm. “Theo quan điểm của tôi, tôi nghĩ rằng còn quá sớm để đưa ra quyết định như vậy. Tôi nghĩ rằng còn rất nhiều trận chiến phải trải qua”.

Milley cũng nói rằng Ukraine có “một lượng đáng kể sức mạnh chiến đấu chưa tung vào cuộc phản công.”

“Tôi sẽ không nói điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, bởi vì đó sẽ là quyết định của Ukraine về việc họ sẽ triển khai lực lượng dự bị ở đâu và khi nào, v.v.,” ông nói. “Ngay bây giờ họ đang bảo toàn sức mạnh chiến đấu của mình, và họ đang dần dần, có chủ ý và đều đặn vượt qua tất cả các bãi mìn này.”

Nhận xét của Tướng Milley là nhằm đáp trả ý kiến của Putin cho rằng cuộc phản công của Ukraine đã thất bại.

4. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ và các đồng minh đã thảo luận về kế hoạch tăng cường sản xuất đạn dược cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết hôm thứ Ba rằng Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, họp hôm thứ Ba, đã thảo luận về “nhu cầu khẩn cấp về đạn dược” của Ukraine.

Austin cho biết: “Chúng tôi cũng đã thảo luận về kế hoạch tăng cường sản xuất ở cả cấp quốc gia và cấp đa quốc gia thông qua sáng kiến quan trọng của Liên minh Âu Châu nhằm sản xuất nhiều đạn dược hơn.

Một số bối cảnh: CNN đưa tin hôm thứ Ba rằng Mỹ và Âu Châu đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu đạn dược của Ukraine khi họ chiến đấu với các lực lượng Nga.

5. Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine cho biết các giải pháp thay thế trên bộ không thể bù đắp cho tuyến đường Hắc Hải trong việc xuất khẩu ngũ cốc

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết các giải pháp thay thế trên bộ hiện tại không thể bù đắp cho sự mất mát của tuyến đường Hắc Hải sau khi Nga quyết định chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc.

Ukraine không thể đơn giản chấp nhận thỏa thuận đã kết thúc, ông nói thêm, cam kết sẽ làm việc để cố gắng tìm ra giải pháp.

“Chúng ta phải tìm một giải pháp thay thế và hiện đang có những cuộc thảo luận rất tích cực... nhưng thông điệp chính là một lối thoát đòi hỏi phải có ý chí chính trị,” ông nói. “Đây không phải là một tình huống dễ dàng. Chúng ta phải chấp nhận rủi ro và chúng ta phải chứng minh rằng chúng ta có thể tiếp tục mà không cần Nga”.

Ông nói thêm: “Mọi lựa chọn đều nằm trên bàn.

Có những tuyến đường thay thế để xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine bằng đường sắt qua Đông Âu, nhưng chúng không thể sẵn sàng đối phó với khối lượng mà Ukraine muốn xuất khẩu. Vấn đề lớn nhất là xe lửa của Ukraine, cũng như Nga, chạy trên một đường ray lớn hơn so với tiêu chuẩn của các quốc gia Âu Châu. Khi ngũ cốc được chuyển đến biên giới Ba Lan hay Rumani, người ta phải bốc dỡ sang các xe lửa khác mới có thể đi tiếp được.

Một trong những đề xuất có lẽ khả thi nhất là các tầu thuyền liên quan đến việc xuất khẩu ngũ cốc sẽ đến và rời khỏi Ukraine với sự hộ tống của NATO. Tuy nhiên, khả năng xung đột trực tiếp với Nga là rất cao.

Bộ trưởng cũng cho biết nỗ lực của Nga để bảo đảm nhượng bộ cho hàng xuất khẩu của chính mình bằng cách ngăn chặn thỏa thuận là “hành vi đe dọa” “không thể dung thứ”. “Thay vì chơi trò chơi này, Nga chỉ nên chơi một cách thiện chí và thực hiện Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải một cách thiện chí”.

6. Bộ trưởng Quốc phòng Anh nói cuộc chiến của Ukraine chống lại Nga là 'có thể chiến thắng' và nói rằng NATO có khả năng răn đe hiệu quả

Ben Wallace, Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm của Vương quốc Anh, cho biết cuộc chiến ở Ukraine là “có thể chiến thắng”, lập luận rằng liên minh NATO “có chức năng” như một công cụ ngăn chặn Nga tại hội nghị Thay đổi Toàn cầu của Viện Tony Blair ở Luân Đôn.

Phát biểu về phản ứng của Vladimir Putin đối với NATO, Wallace nói:

Một Tổng thống Putin ngày càng hung hăng hơn, với những lằn ranh đỏ đe dọa thường xuyên đã biến mất, ông ta không dám đến gần NATO.

Nga đã rất thận trọng trong việc tôn trọng lãnh thổ của NATO. Chúng tôi chưa thấy sự tấn công vào các khu vực như Estonia hay Latvia. Họ đã hoàn toàn quan tâm đến Nato. Họ đã thực sự rất thận trọng để bảo đảm rằng họ không khiêu khích.

Bạn có thể lập luận rằng liên minh tự nó hoạt động. Tính răn đe của Điều 45 có tác dụng.

Wallace nói thêm rằng cuộc chiến ở Ukraine đã chứng kiến một “sự hồi sinh” của NATO, vốn đã “trì trệ” nhiều năm trước. Ông cũng cho biết Nga yếu hơn những gì người ta vẫn thường nghĩ.

Sau năm 1991, Nato đã bị đình trệ… Nhiều người dân ở Âu Châu sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Nato là một liên minh hạt nhân. Họ chỉ quên nói về NATO. Vì vậy, NATO không có kế hoạch làm 'chuyện gì xảy ra nếu'. NATO đã chết.

Chúng ta đã chứng kiến sự phục hồi của những gì Nato cần và chỉ huy tối cao của đồng minh cần để thực hiện công việc và các lĩnh vực mới.

Tôi nghĩ cuộc chiến là có thể thắng được. Tôi nghĩ nước Nga mong manh hơn nhiều so với những gì người Nga muốn thừa nhận… Sự chia rẽ trong hệ thống quân giai của quân đội Nga là rất thực tế, tỷ lệ thương vong rất khủng khiếp.

7. Nga đang 'vũ khí hóa nạn đói' bằng cách rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải, Canada nói

Quyết định của Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Hắc Hải do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn là “sự leo thang vũ khí hóa nạn đói”, Canada cho biết hôm thứ Ba, đồng thời lên án việc Mạc Tư Khoa rút khỏi hiệp ước.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Mélanie Joly nói:

Đây là sự leo thang nghiêm trọng trong việc vũ khí hóa nạn đói của Liên bang Nga, trước đây đã cản trở hoạt động của sáng kiến ngũ cốc Hắc Hải.

Canada kêu gọi Liên bang Nga ngay lập tức gia hạn tham gia thỏa thuận để tránh bất kỳ cú sốc nào nữa đối với hệ thống lương thực toàn cầu vốn đã căng thẳng do cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.

8. Quốc hội Nga đã gia hạn thời gian gọi nhập ngũ thêm ít nhất 5 năm – đối với các sĩ quan cấp cao nhất, lên đến 70 tuổi.

Tháng 9 năm ngoái, Nga tuyên bố huy động lực lượng đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ hai. Nước này huy động hơn 300.000 cựu quân nhân trong một đợt quân dịch khẩn cấp thường xuyên hỗn loạn để hỗ trợ cuộc chiến ở Ukraine, một chiến dịch kéo dài và tiêu hao nhiều hơn so với dự kiến của Mạc Tư Khoa; và cho đến nay không có dấu hiệu kết thúc.

Việc tăng giới hạn độ tuổi gọi nhập ngũ bắt buộc đối với nam giới từ 27 lên 30 đã khiến nam thanh niên khó trốn nghĩa vụ quân sự hơn nhiều bằng cách né tránh các trung tâm tuyển mộ phát giấy gọi nhập ngũ.

Luật được thông qua hôm thứ Ba cho phép những người đàn ông đã hoàn thành nghĩa vụ bắt buộc mà không có bất kỳ cam kết nào khác bị huy động ở độ tuổi 40, 50 hoặc 55, tùy thuộc vào hạng mục của họ, Duma Quốc gia, hạ viện của quốc hội, cho biết trên trang web của mình.. Trong mọi trường hợp, giới hạn tuổi đã được nâng lên năm năm.

Luật mới có nghĩa là những người từ lực lượng dự bị này có cấp bậc cao nhất hiện có thể được gọi trở lại phục vụ ở độ tuổi 70 thay vì 65, các cấp bậc cao cấp khác lên đến 65, sĩ quan cấp dưới lên đến 60 – và tất cả những người khác ở độ tuổi 55 thay vì 45.

Bộ trưởng Quốc phòng, Sergei Shoigu, cho biết ông có kế hoạch tăng số lượng binh sĩ chiến đấu cơ bản đang phục vụ - bao gồm binh lính hợp đồng chuyên nghiệp và lính nghĩa vụ - lên 1,5 triệu từ con số 1,15 triệu.

9. Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Ba cho biết họ có kế hoạch đầu tư 2,5 tỷ bảng Anh vào kho dự trữ quân đội và đạn dược “để cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu”, vì nước này “rút kinh nghiệm từ cuộc chiến ở Ukraine”.

Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cũng tuyên bố thành lập một “lực lượng phản ứng toàn cầu”, kết hợp các binh sĩ được triển khai và sẵn sàng cao, đồng thời dựa trên “khả năng từ tất cả các lĩnh vực”.

Bộ Quốc Phòng xác định mối đe dọa do Nga gây ra đối với an ninh Âu Châu là ưu tiên cấp bách nhất trong ngắn hạn và trung hạn nhưng cũng gọi Trung Quốc là một “thách thức mang tính thời đại”.

Bộ Quốc Phòng cho biết các kế hoạch mới nhất của họ - được nêu chi tiết trong tài liệu chỉ huy quốc phòng - nhằm mục đích cung cấp “một lực lượng chiến đấu đáng tin cậy sẽ giúp chúng ta đi đúng hướng để hành động như một đối thủ nặng ký toàn cầu cả hiện tại và trong tương lai”.

Bộ trưởng quốc phòng sắp mãn nhiệm, Ben Wallace, cho biết trong một tuyên bố:

Chúng ta phải thích nghi và hiện đại hóa để đáp ứng các mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt, rút ra bài học từ cuộc xâm lược Ukraine vô cớ của Tổng thống Nga Putin.

Tài liệu chỉ huy quốc phòng này sẽ làm sắc nét đường lối chiến lược của chúng ta – bảo đảm Vương quốc Anh luôn đi đầu về năng lực quân sự và là cường quốc hàng đầu trong NATO.

Bộ trưởng các lực lượng vũ trang, James Heappey, cho biết Bộ công nhận Vương quốc Anh cần “làm những điều khác biệt, đối phó với các mối đe dọa địa chính trị, công nghệ và kinh tế đang phát triển nhanh chóng, học các bài học từ Ukraine và ủng hộ sự hội nhập chặt chẽ hơn với các đồng minh và đối tác của chúng tôi”.

10. Ngoại trưởng Phần Lan nói Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải là “rất đáng trách”

Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Elina Valtonen nói với Bianna Golodryga của CNN hôm thứ Ba rằng quyết định của Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải là “rất đáng trách”, vì nó sẽ làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới.

Cô nói: “Chúng ta cần tìm những cách thay thế để đưa ngũ cốc ra khỏi Ukraine và đưa ra thị trường cho những người cần nhất.”

Đối với tư cách thành viên gần đây của đất nước mình trong NATO, Valtonen cho biết đó là một quyết định cuối cùng phải được đưa ra. Phần Lan quyết định gia nhập liên minh phương Tây sau cuộc xâm lược Ukraine năm ngoái.

Về việc cho phép Ukraine tham gia, Valtonen cho biết bất kỳ quyết định nào cũng phải đợi chiến sự kết thúc.

“NATO không thể chấp nhận các thành viên đang tích cực tham gia vào một cuộc chiến và thật không may, đó là trường hợp của Ukraine. Giờ đây, bước quan trọng nhất rõ ràng là chúng ta tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong thời gian ngắn ở mọi cấp độ có thể, bao gồm cả việc chuyển giao vũ khí để họ có thể tự vệ một cách hiệu quả”.

11. Bộ trưởng Quốc phòng cho biết cuộc gặp với các đồng minh đã thể hiện sự ủng hộ vững chắc của họ đối với Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết hôm thứ Ba rằng cuộc họp mới nhất của Nhóm Liên lạc Ukraine - được gọi một cách không chính thức là cuộc họp Ramstein - đã thể hiện “sự ủng hộ vững chắc của các đồng minh đối với Ukraine”.

Ông cho biết ưu tiên được đặt vào việc cung cấp vũ khí và thiết bị mà Ukraine “khẩn cấp” cần để tiếp tục giải phóng lãnh thổ bị tạm chiếm.

Reznikov cảm ơn Luxembourg và Estonia vì những đề xuất của họ về công nghệ thông tin và Lithuania vì sáng kiến liên minh rà phá bom mìn của họ. Ông cũng cảm ơn Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin vì đã lãnh đạo “một liên minh chưa từng có tiền lệ chống lại cái ác.”

“Cùng nhau, chúng ta đang nỗ lực để đạt được chiến thắng, hòa bình công bằng và một tương lai tốt đẹp hơn,” ông kết luận.

Một số thông tin cơ bản: Mỹ và Âu Châu đang cố gắng cung cấp cho Ukraine một lượng lớn đạn dược mà nước này cần cho một cuộc phản công kéo dài chống lại Nga, và các quan chức phương Tây đang chạy đua để tăng cường sản xuất nhằm tránh tình trạng thiếu hụt trên chiến trường có thể cản trở bước tiến của Ukraine.

Các quan chức Mỹ và phương Tây nói với CNN rằng nguồn cung cấp đạn pháo đang cạn kiệt là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với NATO, vì liên minh này đã không chuẩn bị đầy đủ cho khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh trên bộ kéo dài ở Âu Châu sau nhiều thập kỷ tương đối hòa bình.

12. Nga cho biết các chuyến phà qua eo biển Kerch bị đình chỉ sau cuộc tấn công trên cầu

Các chuyến phà qua eo biển Kerch, ngăn cách Crimea với Nga, đã bị đình chỉ, Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga tại Cộng hòa Crimea tuyên bố hôm thứ Ba.

Thông báo này được đưa ra sau một cuộc tấn công hôm thứ Hai của lực lượng Ukraine trên cây cầu, làm hư hỏng con đường.

Ngoài việc các bến phà bị đình chỉ, còn có tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng trên cây cầu nối đất liền Nga với Bán đảo Crimea bị sáp nhập và là tuyến tiếp tế quan trọng cho các lực lượng Nga.

13. Các lực lượng Ukraine đang tạo điều kiện cho những bước tiến xa hơn ở miền Nam, thứ trưởng quốc phòng nói

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cho biết Ukraine đang tạo điều kiện để tiếp tục tiến dọc theo mặt trận phía nam.

“Nhiệm vụ của đối phương là ngăn chặn bước tiến của chúng ta và chúng đang nỗ lực rất nhiều vào việc này. Đối phương của chúng ta rất mạnh. Do đó, quân đội của chúng ta phải di chuyển trong một tình huống cực kỳ khó khăn,” Maliar nói trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 19 tháng Bẩy,

“Ngoài ra, chúng ta cần tạo điều kiện nhất định để tiến bộ hơn nữa.”

“Hãy nhớ việc giải phóng Kherson - nó cũng mất hơn một ngày,” cô ấy nói thêm.

Nhận xét của cô đã được ủng hộ bởi Chỉ huy Chiến dịch Lực lượng Liên hợp Tavria, Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi, người cho biết Ukraine đang đạt được những thành tựu dọc theo mặt trận phía nam.

“Giao tranh vẫn tiếp diễn ở khu vực Tavria, Lực lượng Phòng vệ Ukraine chiếm được một số khu vực và đối phương đang rút lui,” ông cho biết.

“Trong ngày qua, thiệt hại về người và bị thương của địch lên đến hơn ba đại đội. 41 đơn vị thiết bị quân sự của đối phương đã bị tiêu diệt. Bốn kho đạn của địch cũng bị phá hủy.”

Ukraine cũng tuyên bố giành được ở phía đông, xung quanh Bakhmut, và cho biết họ đã ngăn chặn sự thúc đẩy của Nga gần Kupyansk.

“Cuộc tấn công của đối phương trong khu vực Kupyansk hiện không thành công. Chiến đấu vẫn tiếp tục, nhưng thế chủ động đã đứng về phía chúng tôi,” Maliar cho biết như trên vào thứ Ba. “Ở sườn phía nam xung quanh Bakhmut hôm nay, cũng như mọi ngày trước, quân đội của chúng ta đã có một cuộc tiến công.”

14. Bắt giữ Vladimir Putin trong chuyến thăm sẽ giống như 'tuyên bố chiến tranh', tổng thống Nam Phi nói

Tổng thống Nam Phi, Cyril Ramaphosa, đã tuyên bố như trên hôm thứ Ba trong khi nước này đang tranh cãi về việc tiếp đón nhà lãnh đạo Nga.

Putin đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Brics ở Johannesburg vào tháng tới nhưng là mục tiêu của lệnh bắt giữ của tòa án hình sự quốc tế – một điều khoản mà Nam Phi với tư cách là thành viên ICC sẽ phải thực hiện nếu ông ta tham dự.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan về ngoại giao của Nam Phi đang diễn ra tại tòa án, nơi đảng đối lập hàng đầu, Liên minh Dân chủ, đang cố gắng buộc chính phủ ra tay và bảo đảm nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh sẽ bị giam giữ và giao nộp cho ICC nếu ông bước chân vào nước này.

Nhưng trong một bản khai có tuyên thệ phản hồi, Ramaphosa đã mô tả chính sách của DA là “vô trách nhiệm” và nói rằng an ninh quốc gia đang bị đe dọa.

Ramaphosa nói:

Nga đã nói rõ rằng việc bắt giữ tổng thống đương nhiệm của mình sẽ là một lời tuyên chiến.

Sẽ không phù hợp với hiến pháp của chúng ta nếu mạo hiểm tham gia chiến tranh với Nga.

Được ký vào tháng 6 và ban đầu được đánh dấu là “bí mật”, bản khai có tuyên thệ của Ramaphosa đã được công bố vào ho thứ Ba, sau khi tòa án phán quyết các giấy tờ liên quan sẽ được công khai.
 
GH tưởng niệm vụ hỏa hoạn Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành. ĐHY Sako bị chính quyền Iraq bách hại
VietCatholic Media
05:16 19/07/2023


1. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bày tỏ 'Mối quan ngại về mặt đạo đức' về việc Hoa Kỳ cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine

Nhà lãnh đạo Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại trong tuần này về quyết định của Tòa Bạch Ốc về việc gửi bom chùm tới Ukraine để hỗ trợ cuộc xung đột đang diễn ra của nước này chống lại Nga.

Bộ Quốc phòng đã thông báo vào tuần trước rằng họ sẽ gửi “hỗ trợ an ninh bổ sung để đáp ứng các nhu cầu quốc phòng và an ninh quan trọng của Ukraine”.

Gói này bao gồm “các hệ thống pháo và đạn dược bổ sung, bao gồm các loại đạn thông thường được cải tiến cho mục đích kép có hiệu quả cao và đáng tin cậy”, loại sau này thường được gọi là “đạn chùm”.

Hôm thứ Sáu, Đức Cha David J. Malloy của Ủy ban Công lý và Hòa bình đã lưu ý trong một tuyên bố rằng 123 quốc gia, bao gồm cả Tòa thánh, đã ký Công ước quốc tế về Bom, đạn chùm, trong đó “cấm tất cả việc sử dụng, sản xuất, chuyển giao và tàng trữ” loại vũ khí này.

“Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến các công ước về mìn sát thương và bom chùm, khuyến khích tất cả các quốc gia cam kết tuân thủ các công ước này 'để không còn nạn nhân của bom mìn nữa',” Đức Cha Malloy viết.

“Trong khi công nhận quyền tự vệ chính đáng của Ukraine, chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện cho đối thoại và hòa bình,” ngài nói thêm. “Tôi hiệp cùng với Đức Thánh Cha của chúng ta ủng hộ và chia sẻ mối quan tâm và nguyện vọng đạo đức của ngài.”

“ Đạn chùm” được thiết kế để phát nổ bên trên mục tiêu thành các “đạn dược con” nhỏ hơn, sau đó có thể gây sát thương đáng kể cho binh sĩ và thiết bị quân sự của đối phương. Chúng đã được sử dụng trong chiến đấu kể từ Thế chiến II.

Các nhà phê bình cảnh báo rằng những quả bom do phạm vi phủ sóng rộng rãi của chúng gây ra những mối đe dọa đáng kể cho dân thường; chúng cũng có nguy cơ để lại bom mìn chưa nổ trên chiến trường, có thể gây hại cho dân thường ngay cả hàng thập kỷ sau khi xung đột kết thúc.

Công ước về bom, đạn chùm được ký kết vào tháng 12 năm 2008. Hơn 100 quốc gia đã ký kết vào biện pháp cấm cả phát triển và sử dụng bom chùm. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI lúc bấy giờ là người lên tiếng ủng hộ sáng kiến này, với Tòa Thánh là một trong những bên đầu tiên phê chuẩn công ước.

Quyết định gửi vũ khí của Biden đã vấp phải sự chỉ trích của lưỡng đảng tại Quốc hội trong tuần này với hàng chục đảng viên Đảng Dân chủ bỏ phiếu cùng với đảng Cộng hòa để sửa đổi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng nhằm ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí. Cuộc bỏ phiếu đó cuối cùng đã thất bại.


Source:National Catholic Register

2. Nhớ lại trận hỏa hoạn kinh hoàng tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành 200 năm trước

Khi lễ kỷ niệm hai trăm năm vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma đang đến gần, ý nghĩa sâu sắc của sự kiện ngày 15 tháng 7 năm 1823 được những người yêu mến vương cung thánh đường nhắc lại. Vụ việc bi thảm đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong cảnh quan kiến trúc và trái tim của các tín hữu.

Để kỷ niệm biến cố này, một loạt các sự kiện đã được lên kế hoạch với sự cộng tác của nhiều đại sứ quán, trường đại học và dàn hợp xướng.

Vào ngày 11 tháng 7, các anh em dòng Bênêđíctô cư trú trong tu viện tại vương cung thánh đường đã tổ chức một buổi kinh chiều đặc biệt dành cho công chúng. Ngoài ra, một sự kiện cộng đồng do trường đại học Roma Tre gần đó tổ chức đã diễn ra tại khu phố Ostiense của Rôma vào ngày 14 và 15 tháng 7 tại Parco Schuster, một công viên nhỏ trong khu dân cư dưới bóng của vương cung thánh đường mang tính biểu tượng. Buổi họp mặt nhằm mục đích tôn vinh ký ức về trận hỏa hoạn lớn và bày tỏ lòng kính trọng đối với tinh thần bền bỉ của vương cung thánh đường. Nó tạo cơ hội cho những người Công Giáo, những người đam mê kiến trúc và các thành viên cộng đồng cùng nhau suy nghĩ về tác động sâu sắc của vụ hỏa hoạn và những nỗ lực tái thiết sau đó, hoàn chỉnh với công nghệ hình ảnh 3D được phát triển để cho thấy vương cung thánh đường từng trông như thế nào.

Đức Hồng Y James Michael Harvey, người được bổ nhiệm làm Giám quản Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, bày tỏ tầm quan trọng của việc tưởng niệm sự kiện bi thảm,cho biết: “Chúng tôi muốn tương lai biết rằng ký ức về sự kiện này đã được coi trọng trong lễ kỷ niệm 200 năm.”

Đức Hồng Y Harvey cũng lưu ý rằng vương cung thánh đường đang tổ chức một cuộc họp gồm các học giả, chuyên gia và sử gia liên quan đến thế kỷ 19 đến thăm vương cung thánh đường và thảo luận về tầm quan trọng của thảm kịch vào khoảng tháng 11.

Để hiểu sâu hơn về vụ hỏa hoạn và hậu quả của nó, Nicola Camerlenghi, trợ lý giáo sư Lịch sử Nghệ thuật tại Đại học Dartmouth và là một chuyên gia nổi tiếng về lịch sử kiến trúc, đã chia sẻ kiến thức chuyên môn của mình trong một cuộc phỏng vấn với CNA. Theo Camerlenghi, “Vụ hỏa hoạn tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành là một thảm kịch lớn. Chúng ta đã mất đi vương cung thánh đường cuối cùng được xây dựng ở Rôma ngay từ thời kỳ đầu của Kitô giáo, vẫn tồn tại tương đối nguyên vẹn cho đến khi xảy ra thảm kịch đó”.

Suy nghĩ về các quyết định được đưa ra trong quá trình tái thiết tỉ mỉ, Camerlenghi nhấn mạnh đến việc trung thành phục hồi vương cung thánh đường. Các kiến trúc sư và nghệ nhân đã tái tạo lại trạng thái ban đầu của nó trong khi thích nghi với việc mất một số vật liệu nhất định và sử dụng các vật liệu chống cháy tốt hơn.

Vụ hỏa hoạn được cho là một tai nạn, do một thợ hàn mất tập trung tên là Giacomo, người đã vô tình để lại một chảo than đang cháy trên mái nhà. Bất chấp những nghi ngờ ban đầu về hành vi đốt phá, các thuyết âm mưu liên quan đến các phong trào cách mạng và thậm chí cả sự dính líu của gia đình Rothschild nổi tiếng; kết luận cuối cùng là do Giacomo vô ý.

Việc tái thiết Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành đã chứng tỏ là một công việc khó khăn trong bối cảnh hỗn loạn chính trị và văn hóa của Rôma vào thời điểm đó. Để tôn vinh ý nghĩa lịch sử của vương cung thánh đường, Đức Giáo Hoàng Leo 12 đã quyết định khôi phục lại vẻ huy hoàng trước đây của ngôi thánh đường mà không có những sửa đổi và bổ sung kiến trúc đã tích lũy qua nhiều thế kỷ.


Source:National Catholic Register

3. Tòa thượng phụ của Giáo Hội Công Giáo Chanđê ở Iraq chuyển từ Baghdad đến Erbil

Đức Cha Bashar Matti Warda, Tổng Giám mục Erbil, trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy đã tuyên bố rằng Đức Hồng Y Louis Raphael Sako là Thượng phụ hợp pháp của Giáo Hội Công Giáo Chanđê ở Iraq và trên toàn thế giới.

Tổng thống Iraq đã ban hành một sắc lệnh mới vào ngày 3 tháng 7, hủy bỏ Sắc lệnh số 147 năm 2013, trong đó xác nhận Đức Hồng Y Louis Raphael Sako là Đức Thượng Phụ của Giáo Hội Công Giáo Chanđê.

Warda cho rằng chính phủ Iraq nên giải thích quyết định của tổng thống.

Tòa thượng phụ của Giáo Hội Công Giáo Chanđê đã thông báo vào hôm thứ Bảy rằng, để đáp lại quyết định của tổng thống Iraq, họ đã quyết định rút khỏi Baghdad và chuyển tòa thượng phụ của họ đến Erbil.

Đức Hồng Y Louis Sako đã gửi thông điệp tới tổng thống Iraq, thủ tướng và các tín hữu Kitô tại Iraq. Ngài cho rằng Giáo Hội Công Giáo Chanđê đã phải đối mặt với một chiến dịch bôi nhọ bất công từ Phong trào Babylon.

Phong trào Babylon được thành lập vào năm 2014 để đối phó với sự xuất hiện của bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở Iraq. Phong trào được cho là có liên quan đến Lực lượng Huy động Nhân dân (Hashd al-Shaabi). Trong cuộc bầu cử ngày 10 tháng 10 năm 2021 ở Iraq, Phong trào Babylon đã giành được bốn trong số năm ghế, là hạn ngạch dành cho các tín hữu Kitô của đất nước trong quốc hội gồm 329 ghế.

Hơn nữa, Sako tuyên bố rằng văn phòng của Tổng thống Latif Rashid đã đưa ra quyết định nhằm đáp ứng mong muốn của Phong trào Babylon bằng cách bổ nhiệm Tổng thư ký Phong trào Babylon Rayan al-Kildani làm nhà lãnh đạo các khoản tài trợ của Giáo Hội và đặt các thành viên gia đình của al-Kildani vào các vị trí quyền lực. Điều này bao gồm việc đặt em gái của al-Kildani là Aswan làm phó của anh ta, em gái khác của anh ta là Sarmadi phụ trách tài chính và anh trai Wasama phụ trách an ninh trên Đồng bằng Nineveh.

Hôm thứ Năm, các Kitô hữu ở Ankawa đã tập hợp chống lại sắc lệnh của tổng thống phế truất Đức Hồng Y Thượng Phụ Louis Sako. Họ kêu gọi tổng thống Iraq hủy bỏ sắc lệnh.

Tuy nhiên, Tổng thống Rashid trong một tuyên bố đã nói rằng việc rút lại Sắc lệnh số 147 sẽ không làm tổn hại đến tình trạng tôn giáo hoặc pháp lý của Đức Hồng Y Louis Sako vì ngài đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm thượng phụ của Giáo hội Chanđê.

Sau sự trỗi dậy của IS vào năm 2014, hàng nghìn tín hữu Kitô đã chạy trốn đến Vùng Kurdistan, nơi họ tìm kiếm nơi ẩn náu ở các thị trấn đa sắc tộc và đa số theo Kitô Giáo. Dân số Kitô giáo ở Khu vực Kurdistan được ước tính là khoảng 60.000 cư dân.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo của cộng đồng đã nhiều lần ca ngợi những nỗ lực của chính phủ trong việc bảo vệ các Kitô hữu, những người có số lượng đang giảm dần ở Iraq kể từ năm 2003 do đàn áp và khủng bố.

Trước đó vào tháng 12 năm 2022, Đức Tổng Giám Mục Warda đã ca ngợi chính quyền Kurdistan vì đã giúp bảo vệ các Kitô hữu sau cuộc đàn áp của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.


Source:kurdistan24.net
 
Táo bạo: Crimea lại bị tấn công, tổng kho đạn nổ như bom nguyên tử, di tản 4 quận, đóng cửa xa lộ
VietCatholic Media
17:02 19/07/2023


1. Chỉ hai ngày sau vụ tấn công vào cầu Crimea, Ukraine tấn công lần thứ 2, hàng ngàn cư dân phải di tản khẩn cấp. Tổng kho đạn và trung tâm huấn luyện quân sự trên bán đảo Crimea nổ tung

Một đám cháy đã bùng phát tại khu huấn luyện quân sự ở quận Kirovske trên Bán đảo Crimea, thống đốc Crimea được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn cho biết hôm thứ Tư. Tình hình được ghi nhận là hết sức căng thẳng.

Thống đốc người Nga Sergei Aksyonov của Crimea cho biết vụ hỏa hoạn và các vụ nổ long trời đã buộc phải đóng cửa đường cao tốc Tavrida gần đó. Cho đến trưa ngày thứ Tư những vụ nổ vẫn chưa thuyên giảm bao nhiêu.

Trước đó, hãng thông tấn RBC-Ukraine đưa tin đã xảy ra các vụ nổ tại khu vực huấn luyện quân sự.

Serhiy Bratchuk, phát ngôn nhân của chính quyền quân sự Odesa ở Ukraine, đã đăng hai video có mục đích cho thấy hỏa hoạn ở một khu vực không có người ở Crimea. Ông cho biết “Tổng kho đạn dược của đối phương ở Staryi Krym phát nổ suốt đêm.”

Staryi Krym là một thị trấn lịch sử nhỏ ở quận Kirovske của Crimea, là bán đảo mà Nga đơn phương sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.

Vụ hỏa hoạn xảy ra chỉ hai ngày sau vụ nổ làm hư hỏng cây cầu nối Nga với Crimea mà Mạc Tư Khoa đổ lỗi cho Ukraine.

Thống đốc Crimea do Mạc Tư Khoa hậu thuẫn cho biết 2.000 người phải được di tản vì hỏa hoạn và những tiếng nổ long trời.

Sergei Aksyonov nói:

Việc di tản tạm thời cư dân của bốn khu định cư - tức là hơn hai nghìn người - được lên kế hoạch từ khu vực tiếp giáp với bãi rác ở quận Kirovsky. Trụ sở tạm trú đã được triển khai, tất cả các dịch vụ chuyên dụng đang làm việc tại chỗ.

2. Ukraine tấn công căn cứ Crimea bằng hỏa tiễn Storm Shadow? Những gì chúng tôi biết

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Did Ukraine Strike Crimea Base With Storm Shadow Missiles? What We Know”, nghĩa là “Phải chăng Ukraine tấn công căn cứ Crimea bằng hỏa tiễn Storm Shadow? Đây là những gì chúng tôi biết.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy

Các vụ nổ tại khu huấn luyện quân sự của Nga ở quận Kirovske thuộc bán đảo Crimea đã sáp nhập đã làm dấy lên suy đoán rằng Ukraine đã tấn công căn cứ bằng hỏa tiễn Storm Shadow.

Nhà lãnh đạo Crimea, ông Sergei Aksyonov, cho biết một đám cháy đã bùng phát tại một khu huấn luyện quân sự và hơn 2.000 cư dân đang được di tản. Các kênh Telegram của Nga liên kết với các dịch vụ an ninh của Nga đã báo cáo nhiều vụ nổ tại căn cứ, nhưng Aksyonov không giải thích nguyên nhân vụ cháy.

Mặc dù Ukraine chưa nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào căn cứ ở Crimea, một số blogger quân sự Nga và kênh Telegram cho rằng Kyiv có thể đã tấn công cơ sở bằng hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow.

Vào tháng 5, Vương quốc Anh đã tặng hỏa tiễn hành trình tầm xa Storm Shadow cho Ukraine trước cuộc phản công được phát động vào đầu tháng 6 để chiếm lãnh thổ Nga bị tạm chiếm. Fabian Hoffmann, một chuyên gia công nghệ hỏa tiễn, đã viết vào tháng 5 rằng các hỏa tiễn có khả năng tấn công Cầu Eo biển Kerch - là liên kết duy nhất của Nga với Crimea đã sáp nhập, mà Ukraine hy vọng sẽ chiếm lại trong một cuộc phản công.

Cả kênh Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh Rybar, có 1,1 triệu người ghi danh và kênh Grey Zone được liên kết với Tập đoàn Wagner cho biết cuộc tấn công được thực hiện bằng hỏa tiễn Storm Shadow. Kênh Telegram Brief, chuyên đưa tin về chính trị nội bộ của điện Cẩm Linh, cũng đưa tin tương tự.

Newsweek đã liên hệ với các bộ ngoại giao của Nga và Ukraine qua email để bình luận.

Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy các hỏa tiễn Storm Shadow đã được sử dụng. Ukraine chưa bình luận về vụ tấn công có chủ đích và Mạc Tư Khoa chưa chỉ tay vào Kyiv. Nhưng vào sáng thứ Tư, một tuyên bố bịa đặt lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhà lãnh đạo cơ quan tình báo Ukraine, Kyryll Budanov, đã nhận trách nhiệm.

Thông điệp được đăng bởi một kênh Telegram mạo danh Thiếu Tướng Budanov, cho biết: “Đối phương che giấu mức độ thiệt hại và số lượng thương vong. Tôi cảm ơn những người yêu nước Ukraine ở Crimea đã cung cấp thêm thông tin và video về hoạt động chung của Cục Tình Báo quân đội Ukraine và Lực lượng vũ trang”.

Andriy Yusov, phát ngôn nhân của cơ quan tình báo quân đội Ukraine, nói rằng tài khoản này là giả và không liên quan gì đến tình báo Ukraine và Tướng Budanov.

Căng thẳng đang ở mức cao tại bán đảo Hắc Hải - nơi bị Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập vào năm 2014 - sau khi cây cầu Kerch bị nổ, khiến một phần của cấu trúc sụp đổ và giết chết một cặp vợ chồng đến từ vùng Belgorod của Nga.

Mạc Tư Khoa đổ lỗi cho Ukraine về vụ tấn công đó và Putin đã thề sẽ trả đũa.

Cầu đường bộ và đường sắt, được xây dựng sau khi Nga sáp nhập Crimea, trước đó đã bị hư hại trong một vụ nổ vào tháng 10 năm 2022. Đây là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các lực lượng của Nga.

3. Nga phát động cuộc tấn công đêm thứ hai vào Odesa của Ukraine: thống đốc

Thống đốc địa phương cho biết vào đầu ngày thứ Tư rằng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công vào khu vực phía nam Odesa của Ukraine, đây là đêm thứ hai liên tiếp xảy ra các cuộc tấn công vào khu vực này kể từ khi Mạc Tư Khoa rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc.

Ông yêu cầu cư dân ở trong những nơi trú ẩn.

Lực lượng không quân Ukraine cho biết họ đã phát hiện vụ phóng hỏa tiễn Kalibr từ Hắc Hải nhưng không đưa ra thông tin chi tiết.

Một đoạn video được đăng trên mạng xã hội nhằm mục đích cho thấy hậu quả của một cuộc tấn công cho thấy một tòa nhà chung cư nhiều tầng với một số cửa sổ bị thổi bay và những mảnh kính vỡ trên đường phố.

Cảnh báo trên không đã được đưa ra cho hơn một chục khu vực trên khắp Ukraine.

Hôm thứ Ba, một cuộc tấn công của Nga đã làm hư hại các cơ sở tại thành phố cảng Odesa sau khi Mạc Tư Khoa rút khỏi thỏa thuận tạo điều kiện vận chuyển ngũ cốc an toàn từ Ukraine.

Điện Cẩm Linh sau đó đã đưa ra một cảnh báo ngầm cho thấy tương lai xuất khẩu ngũ cốc qua Hắc Hải rất ảm đạm, tuyên bố Kyiv đang sử dụng hành lang xuất khẩu “cho mục đích chiến đấu”.

4. Một phụ nữ Nga bị bắt vì bị cáo buộc là biệt kích của Ukraine

Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đang cố gắng chứng tỏ với Putin mình vẫn còn đang hoạt động bằng cách bắt giữ nhiều công dân Nga và cáo buộc họ tội làm gián điệp, hay biệt kích cho Ukraine.

Trong một diễn biến mới nhất, truyền thông nhà nước Nga đưa tin rằng các cơ quan an ninh của Liên bang Nga tuyên bố đã bắt giữ một phụ nữ vì nghi ngờ chuẩn bị “tấn công khủng bố” ở khu vực Yaroslavl, phía bắc Mạc Tư Khoa.

Trích dẫn FSB, RIA Novosti, nói rằng “một công dân Nga sinh năm 1987 đã bị giam giữ, người phụ nữ này, theo chỉ thị của các dịch vụ đặc biệt Ukraine, đã thu thập và truyền thông tin về một đối tượng cơ sở hạ tầng quan trọng ở vùng Yaroslavl.”

Báo cáo cho biết một vụ án hình sự đã được khởi xướng, có thể dẫn đến án tù 10 năm.

Trước đó, một tòa án ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Bảy đã đưa ra cáo buộc hình sự đối với 7 người “được thúc đẩy bởi lòng thù hận dân tộc” muốn giết hai nhà báo nổi tiếng của Nga trong một âm mưu do Ukraine hậu thuẫn, hãng thông tấn TASS thuộc sở hữu nhà nước của Nga cho biết như trên.

TASS cho biết tòa án đã phê chuẩn việc giam giữ cho đến ngày 14 tháng 9 với cáo buộc hình sự về tội “côn đồ” đối với 5 trẻ vị thành niên sinh năm 2005 và 2006 và 2 người đàn ông mà tòa cho là thành viên của một nhóm có tổ chức.

TASS cho biết cơ quan an ninh FSB của Nga đã bắt giữ một số lượng người không xác định vào hôm thứ Sáu, là những người đã tiến hành do thám gần nhà và nơi làm việc của nhà báo Margarita Simonyan, người đứng đầu cơ quan truyền thông nhà nước Russia Today, gọi tắt là RT, và Ksenia Sobchak, người đã từng tranh chức tổng thống với Putin vào năm 2018.

5. Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo nước ngoài MI6 của Anh hôm thứ Tư đã kêu gọi những người Nga đang kinh hoàng vì cuộc chiến ở Ukraine “chung tay” với cơ quan tình báo của ông và chấm dứt đổ máu.

Trong bài phát biểu thứ hai kể từ khi trở thành giám đốc Cơ quan Tình báo Bí mật vào năm 2020, Moore cho biết có rất ít triển vọng Nga lấy lại được động lực ở Ukraine.

Phát biểu tại Đại sứ quán Anh ở Praha, ông đã so sánh tình hình hiện tại ở Ukraine với mùa xuân Praha năm 1968.

“Khi họ chứng kiến sự mua chuộc, đấu đá nội bộ và sự kém cỏi nhẫn tâm của các nhà lãnh đạo của họ - yếu tố con người là tồi tệ nhất - nhiều người Nga đang phải vật lộn với những tình thế tiến thoái lưỡng nan giống như tiền nhân của họ đã gặp phải vào năm 1968,” Reuters đưa tin

“Tôi mời họ làm những gì những người khác đã làm trong 18 tháng qua và chung tay với chúng tôi. Cánh cửa của chúng ta luôn rộng mở… những bí mật của họ sẽ được an toàn với chúng tôi và chúng ta sẽ cùng nhau làm việc để chấm dứt đổ máu.”

6. Cuộc đàn áp của Điện Cẩm Linh đối với 'Tống tiền' trên Telegram cho thấy căng thẳng với FSB

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kremlin Crackdown on Telegram 'Extortion' Hints at Tensions with FSB”, nghĩa là “Cuộc đàn áp của Điện Cẩm Linh đối với 'Tống tiền' trên Telegram cho thấy căng thẳng với FSB.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Chính quyền Nga đã bắt giữ một cựu đại tá Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB, người được cho là đã điều hành kênh Telegram “Chị thợ giặt của Điện Cẩm Linh” chuyên đưa tin về chính trị nội bộ của Điện Cẩm Linh, một cuộc đàn áp ám chỉ căng thẳng gia tăng giữa chính phủ và cơ quan an ninh chính của họ.

Đài truyền hình Nga RBC, trích dẫn một nguồn tin thân cận với Bộ Nội vụ Nga, đưa tin rằng Mikhail Polyakov bị tình nghi tống tiền các chính trị gia và doanh nhân có ảnh hưởng. Cảnh sát thành phố Mạc Tư Khoa đã bắt giữ anh ta tại căn hộ của đương sự vào ngày 14 tháng 7 vì nghi ngờ tống tiền.

Hãng tin điều tra độc lập “Những câu chuyện quan trọng” đưa tin rằng Polyakov, người đã làm việc với FSB cho đến năm 2022, đã bị bắt vì bắt đầu “kinh doanh” trên các kênh Telegram ủng hộ Cẩm Linh mà không có sự đồng ý của lãnh đạo. Ông được cho là đã phối hợp làm việc với phó chánh văn phòng của Putin, ông Serge Kiriyenko, và nhận lệnh từ thị trưởng Mạc Tư Khoa.

Trước đó, các nhà điều tra cáo buộc rằng Polyakov đã nhận một số tiền lớn từ năm 2020 đến 2023 từ một công ty Nga vì đã hứa không công bố thông tin tiêu cực về công ty này trên mạng.

Tin tức về việc ông bị giam giữ được đưa ra ngay sau khi một nỗ lực nổi loạn bị hủy bỏ bởi nhà lãnh đạo Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, một sự kiện đặt ra thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ khi ông lên nắm quyền hơn hai thập kỷ trước.

Việc giam giữ Polyakov cho thấy Điện Cẩm Linh “có thể có ý định dập tắt những suy đoán về chính trị nội bộ sau cuộc nổi loạn của Wagner”, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết.

Các nguồn tin của Nga cho rằng Polyakov là quản trị viên của kênh “Kremlin Laundress” hay “Chị thợ giặt của Điện Cẩm Linh” và có liên kết với hoặc chính là là quản trị viên của các kênh Telegram “Brief” và “Siloviki”, mặc dù hai kênh sau đã phủ nhận mọi liên kết với cựu đại tá FSB.

ISW cho biết: “Ba kênh điện tín này thường suy đoán về chính trị nội bộ của Điện Cẩm Linh và động lực giữa các phe phái chính trị Nga và đã thúc đẩy những tin đồn đáng chú ý trong không gian thông tin của Nga và bối cảnh truyền thông xã hội”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass cũng trích dẫn một nguồn tin trong cơ quan thực thi pháp luật cho biết quản trị viên của kênh Telegram “Kremlin Laundress” đã bị giam giữ vì nghi ngờ tống tiền ở Mạc Tư Khoa, nhưng cho biết “người bị giam giữ vẫn chưa bị buộc tội”.

RBC lưu ý rằng chính quyền Nga đã bắt giữ một số quản trị viên của các kênh Telegram phổ biến trong năm qua trong các vụ tống tiền, bao gồm cựu tổng biên tập tạp chí Tatler Nga Arian Romanovsky và Kirill Sukhanov, giám đốc truyền thông của nhà báo và nhân vật truyền hình Nga Ksenia Sobchak.

Hai người này bị buộc tội lấy tiền bảo kê, bảo đảm rằng một người hoặc một công ty sẽ không bị đề cập tiêu cực trên các phương tiện truyền thông.

7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đề cập đến các diễn biến ở khu vực tả ngạn sông Dnipro trong khu vực Kherson. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Kể từ đầu tháng 7 năm 2023, rất có thể đã có sự gia tăng giao tranh quanh vùng hạ lưu sông Dnipro.

Cùng với cuộc giao tranh dữ dội ở bờ phía đông xung quanh đầu cầu nhỏ của Ukraine gần cầu Antonivsky đổ nát, các đơn vị nhỏ của quân đội Nga và Ukraine cũng đã tranh chấp các hòn đảo ở đồng bằng Dnipro.

Cả hai bên đều sử dụng thuyền máy nhỏ, tốc độ cao và Ukraine đã sử dụng thành công phương tiện bay không người lái tấn công một chiều chiến thuật để tiêu diệt một số tàu thuyền của Nga.

Nga phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc quyết định có nên đáp trả hay không những mối đe dọa này bằng cách củng cố Nhóm Lực lượng Dnipro của mình với cái giá phải trả là các đơn vị bị kéo dãn ra khi phải đối mặt với cuộc phản công của Ukraine ở tỉnh Zaporizhzhia.

8. Ukraine cho biết Nga mất 470 binh sĩ và 31 hệ thống pháo binh trong một ngày

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 470 Soldiers and 31 Artillery Systems in a Day: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Nga mất 470 binh sĩ và 31 hệ thống pháo binh trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Lực lượng Nga ở Ukraine đã mất 470 binh sĩ và 31 hệ thống pháo binh trong ngày qua, quân đội Kyiv cho biết hôm thứ Tư khi quân đội của cả hai nước tiến hành các cuộc tấn công.

Quân đội Mạc Tư Khoa cũng mất 8 xe chiến đấu và 4 xe tăng trong 24 giờ trước đó, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết trong một cuộc họp báo.

Kyiv tuyên bố trong các số liệu cập nhật rằng Mạc Tư Khoa đã mất gần 239.500 binh sĩ kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, khi Tổng thống Nga, Vladimir Putin, phát động cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng phía tây.

Nga không đếm tổng cộng con số thương vong của Ukraine, nhưng Bộ Quốc phòng Mạc Tư Khoa cho biết hôm thứ Ba rằng lực lượng vũ trang của Ukraine đã mất 815 binh sĩ so với ngày hôm trước.

Không thể xác minh độc lập một trong hai số lượng và Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine để nhận xét qua email vào hôm thứ Tư.

Các con số này được đưa ra khi Kyiv đẩy mạnh cuộc phản công ở phía nam và phía đông của đất nước bị chiến tranh tàn phá. Các chiến binh của Ukraine đã tiến hành các hoạt động ở “ít nhất ba khu vực của tiền tuyến” vào hôm thứ Ba, Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington DC cho biết trong phân tích mới nhất của mình.

Các lực lượng Nga cũng đang tăng cường các nỗ lực tấn công của họ, ISW cho biết thêm, khi cuộc phản công của Ukraine gần đến mốc hai tháng.

Hôm thứ Ba, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, Hanna Maliar, cho biết “ưu thế chiến thuật đã đứng về phía chúng tôi” xung quanh khu vực Kupyansk ở miền đông Ukraine, đồng thời cho biết thêm “cuộc tấn công theo hướng Kupyansk của Mạc Tư Khoa hiện đã thất bại”.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã tiến “lên đến 2 km” dọc theo mặt trận gần Kupyansk, mà không nói rõ thêm.

Maliar cho biết thêm binh lính của Kyiv đã tiến về phía nam của thành phố Bakhmut ở miền đông đang có tranh chấp ác liệt vào hôm thứ Ba. Thành phố bị tàn phá đã trở thành tâm điểm của các cuộc chiến kể từ mùa hè năm 2022 và được coi là “máy xay thịt” vì cả hai bên đều thiệt mạng trong các trận chiến gần như diễn ra hàng ngày.

Maliar cho biết giao tranh vẫn tiếp diễn ở sườn phía bắc của Bakhmut, khi Ukraine tiến lên chống lại mìn và “hỏa lực dữ dội của đối phương”.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm thứ Tư cho biết các lực lượng Nga đang “kháng cự mạnh mẽ” ở Bakhmut, đồng thời cho biết thêm rằng Mạc Tư Khoa đang gửi lực lượng dự bị đến thành phố và “chịu tổn thất to lớn”.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm thứ Tư rằng đã có sự gia tăng các cuộc đụng độ giữa Nga và Ukraine ở các khu vực phía nam quanh sông Dnipro, bao gồm cả vùng đồng bằng Dnipro và trên bờ phía đông gần cầu Antonovsky ở khu vực Kherson.

“Nga phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc quyết định có nên đáp trả hay khôngnhững mối đe dọa này bằng cách củng cố Nhóm Lực lượng Dnipro của mình với cái giá phải trả là các đơn vị bị kéo giãn ra để đối mặt với cuộc phản công của Ukraine ở tỉnh Zaporizhzhia,” Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh viết.

9. Nghi ngờ Lực lượng đặc biệt, Putin đẩy tất cả ra tiền tuyến

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chuyển giao đơn vị lực lượng đặc biệt Grom của Bộ Nội vụ cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga (hay Rosgvardiya). Grom là lực lượng của Bộ Nội Vụ Nga, nghĩa là đơn vị này không thể bị triển khai ra tiền tuyến trong cuộc xâm lược vào Ukraine hiện nay của Nga. Với quyết định này, 7.000 thành viên của Grom sẽ bị triển khai ra mặt trận trong vài ngày tới.

Alexander Khinshtein, một thành viên của Ủy ban Quốc Phòng của Duma quốc gia Nga, và là đảng viên của đảng Nước Nga Thống nhất của Putin, cho biết:

“Theo quyết định của Tổng thống, đơn vị Grom được chuyển giao cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga cùng với đội ngũ nhân viên và toàn bộ cơ sở hạ tầng (vũ khí, thiết bị đặc biệt, đạn dược, tài sản vật chất, v.v.),” Khinshtein cho biết trong một tuyên bố.

Khinshtein chỉ ra rằng ban đầu đơn vị Grom không thể tham gia cuộc chiến ở Ukraine vì đơn vị này thuộc Bộ Nội vụ, nhưng việc chuyển giao đơn vị này cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga sẽ thay đổi điều đó, mang lại cho Mạc Tư Khoa 7.000 quân nhân khác mà đơn vị này có thể triển khai lại.

Động thái này diễn ra chỉ vài tuần sau khi Putin gặp lãnh đạo và nhân sự của Bộ Quốc phòng, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, FSB và Bộ Nội vụ, sau âm mưu đảo chính của nhóm quân sự tư nhân Wagner.

Việc điều lực lượng này ra tiền tuyến rõ ràng phản ảnh các nghi ngờ của Putin đối với nhiều lực lượng ở Thủ đô Mạc Tư Khoa.

10. Chính phủ Ukraine thông qua kế hoạch tái thiết nhà máy điện bị phá hủy hồi tháng 6

Chính phủ Ukraine hôm thứ Ba đã thông qua một kế hoạch tái thiết Nhà máy thủy điện Kakhovka, đã bị phá hủy vào tháng 6.

Phát biểu trong cuộc họp với các Bộ trưởng, Thủ tướng Denys Shmyhal cho biết việc khôi phục các hệ thống thủy lợi ở miền nam Ukraine là rất quan trọng đối với nền nông nghiệp của đất nước và thủy điện Kakhovka sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng.

“Dự án sẽ kéo dài trong hai năm. Trong giai đoạn đầu tiên, chúng ta sẽ thiết kế tất cả các cấu trúc kỹ thuật và chuẩn bị cơ sở cần thiết cho việc khôi phục,” Shmyhal nói. “Giai đoạn thứ hai sẽ bắt đầu sau khi giải phóng các vùng lãnh thổ nơi đặt nhà máy thủy điện. Nó liên quan đến công việc xây dựng thực tế.”

Ông cho biết dự án sẽ được điều phối bởi Bộ Kinh tế Ukraine và khách hàng sẽ là công ty nhà nước Ukrhydroenergo. Shmyhal cho biết quyết định chuẩn bị cho việc trùng tu được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Ông nói thêm, việc xây dựng lại nhà máy Kakhovka sẽ có lợi cho cả lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng.

Vào ngày 6 tháng 6, con đập cung cấp năng lượng cho nhà máy ở vùng Kherson đã bị sập, gây ra sự tàn phá trên diện rộng và một thảm họa sinh thái. Theo các quan chức Ukraine, hơn 100 người đã thiệt mạng.

Các quan chức Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, đã cáo buộc Nga phạm tội “diệt chủng” bằng cách cho nổ tung con đập. Các chuyên gia môi trường đã kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận việc hủy hoại môi trường quy mô lớn là một tội ác quốc tế, có thể bị truy tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế.

11. Tổng thống Pháp nói rằng Putin đã phạm “sai lầm lớn” với quyết định rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã mắc một “sai lầm lớn” với quyết định “vũ khí hóa” lương thực bằng cách rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc quan trọng ở Hắc Hải.

Phát biểu với các phóng viên tại Hội đồng Liên minh Âu Châu ở Brussels hôm thứ Ba, ông Macron cho biết Nga đã gánh “trách nhiệm to lớn” đối với nhiều quốc gia khi tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc do Liên Hiệp Quốc làm trung gian.

“Các nước Trung Đông, Phi Châu, thậm chí Á Châu phụ thuộc rất nhiều vào các thỏa thuận này, những nước sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định đơn phương của Nga”, ông Macron nói.

“Nhiều người vẫn luôn nghi ngờ về sự chân thành của Tổng thống Putin và cam kết của ông ấy đối với lợi ích chung, hành động này đưa ra câu trả lời rất rõ ràng, đó là ông ta đã quyết định vũ khí hóa lương thực”, nhà lãnh đạo Pháp nói và gọi đó là một “sai lầm lớn”..”

Macron nhấn mạnh rằng “trách nhiệm” của Pháp là “tạo điều kiện thuận lợi” cho việc xuất khẩu ngũ cốc, và phân bón, như một phần của sáng kiến nông nghiệp mà nước này đưa ra vào năm ngoái để hỗ trợ các quốc gia đang vật lộn với các vấn đề an ninh lương thực.

Pháp đã phản ứng ngay trước thông tin về quyết định rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc của Nga, cáo buộc Putin “đe dọa an ninh lương thực toàn cầu”.

Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Pháp cho rằng Nga phải đơn phương “chịu trách nhiệm” về việc ngăn chặn tàu bè ở Hắc Hải.

Thông tin thêm về tác động của thỏa thuận đối với an ninh lương thực toàn cầu: Thỏa thuận này tỏ ra quan trọng đối với việc ổn định giá lương thực toàn cầu và giảm áp lực cho các nước đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu của Ukraine. Tác động của cuộc chiến đối với thị trường lương thực toàn cầu là ngay lập tức và vô cùng đau đớn, đặc biệt vì Ukraine là nhà cung cấp ngũ cốc chính cho Chương trình Lương thực Thế giới.

Theo Ủy ban Âu Châu, Ukraine chiếm 10% thị trường lúa mì thế giới, 15% thị trường ngô và 13% thị trường lúa mạch. Nó cũng là một công ty toàn cầu quan trọng trong thị trường dầu hướng dương. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, đã cảnh báo vào thời điểm đó rằng có tới 47 triệu người có thể bị đẩy vào tình trạng “mất an ninh lương thực trầm trọng” vì chiến tranh.

12. Việc Nga chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc tác động nghiêm trọng đến vùng Sừng Phi Châu, Kenya nói

Bộ Ngoại giao Kenya cảnh báo hôm thứ Ba rằng quyết định của Nga chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải là “cú đâm sau lưng đối với giá cả và an ninh lương thực toàn cầu”.

Bộ ngoại giao Kenya, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng quyết định này “tác động đặc biệt nghiêm trọng” đến các quốc gia ở vùng Sừng Phi Châu vốn đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Chính phủ Nga cho biết hôm thứ Hai rằng họ đã chấm dứt một thỏa thuận được ký kết cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Hắc Hải. Thỏa thuận này cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của mình và điều hướng hành trình an toàn qua Hắc Hải đến eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ.

Một quan chức của Liên Hiệp Quốc cho biết hôm thứ Hai rằng mối quan tâm chính là sự đau khổ không thể tránh khỏi của con người theo sau việc chấm dứt thỏa thuận. Vị quan chức này nói: “Đơn giản là có quá nhiều thứ bị đe dọa trong một thế giới đói khát và đau thương.”

Thông tin thêm về tác động của thỏa thuận ở Phi Châu: Sáng kiến này đã cho phép xuất khẩu gần 33 triệu tấn lương thực từ Ukraine. Chương trình Lương thực Thế giới đã vận chuyển hơn 725.000 tấn để hỗ trợ các hoạt động nhân đạo – cứu trợ nạn đói ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, bao gồm Afghanistan, Ethiopia, Kenya, Somalia, Sudan và Yemen.

13. Điện Cẩm Linh tiếp tục tống tiền thế giới sau khi quyết định chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải

Sau khi Nga loan báo quyết định chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải, Ukraine đã yêu cầu các quốc gia ủng hộ việc tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc mà không cần Nga chấp thuận hay không.

Đáp lại, hôm thứ Tư 19 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã cảnh cáo về những rủi ro của việc tiếp tục vận chuyển ngũ cốc ra khỏi các cảng Hắc Hải của Ukraine mà không có sự bảo đảm an ninh từ Nga. Ông ta nói:

Nếu không có bảo đảm an ninh thích hợp, rủi ro nhất định phát sinh ở đây.

Cho đến khi một thỏa thuận cho phép xuất khẩu được chính thức hóa mà không có Nga, thì những rủi ro này cần được tính đến.

Peskov cũng hình sự hóa vấn đề khi cho rằng Ukraine đang sử dụng hành lang xuất khẩu Hắc Hải “cho mục đích chiến đấu”.

Có những tuyến đường thay thế để xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine bằng đường sắt qua Đông Âu, nhưng chúng không thể sẵn sàng đối phó với khối lượng mà Ukraine muốn xuất khẩu. Vấn đề lớn nhất là xe lửa của Ukraine, cũng như Nga, chạy trên một đường ray lớn hơn so với tiêu chuẩn của các quốc gia Âu Châu. Khi ngũ cốc được chuyển đến biên giới Ba Lan hay Rumani, người ta phải bốc dỡ sang các xe lửa khác mới có thể đi tiếp được.

Một trong những đề xuất có lẽ khả thi nhất là các tầu thuyền liên quan đến việc xuất khẩu ngũ cốc sẽ đến và rời khỏi Ukraine với sự hộ tống của NATO. Tuy nhiên, khả năng xung đột trực tiếp với Nga là rất cao.