Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Do Thái tổng tấn công vào Gaza. Đức Thánh Cha gọi điện thoại cho tổng thống Israel và Palestine
Đặng Tự Do
05:38 20/07/2014
Trước diễn biến mới nhất là Israel phát động một cuộc tổng tấn công trên bộ tại Dải Gaza chống lại các chiến binh Hamas, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện cho cả hai ông Peres và Abbas. Theo tuyên bố của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ mối quan tâm của mình về cuộc chiến đang diễn ra, và sự đau khổ của các nạn nhân vô tội.
Đức Giáo Hoàng yêu cầu cả hai nhà lãnh đạo tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình. Tuy nhiên, ngài cũng gọi những cam kết mạnh mẽ hơn từ "các bên liên quan và những người nắm giữ chức vụ chính trị", để đạt được một lệnh ngừng bắn ngay tức khắc.
Đức Giáo Hoàng đã cố gắng làm hết sức mình trong một trạng huống vô cùng khó khăn. Ông Peres, là người có khuynh hướng hòa bình, chỉ còn nắm giữ chức vụ tổng thống cho đến ngày 27 tháng 7. Trong khi đó, Tổng thống Abbas và đảng Fatah của ông bị Hamas đặt ra ngoài trong cuộc xung đột, và các đối thủ Hamas của ông kêu gọi một cuộc tấn công toàn diện ở Gaza, và thẳng thừng bác bỏ một thỏa thuận ngừng bắn được Ai Cập ủng hộ.
Trong bối cảnh cuộc tấn công của Israel, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã gởi điện văn cho linh mục chánh xứ giáo xứ Thánh Gia, là nhà thờ Công Giáo duy nhất trong dải Gaza để thăm hỏi. Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc một số gia đình, kể cả trẻ em và người cao tuổi đang tị nạn bên trong.
Trong điện văn của mình gởi cha Jorge Hernandez, chánh xứ giáo xứ Thánh Gia, là một linh mục đồng hương người Á Căn Đình Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự gần gũi của mình với cha Hernandez , các anh chị em, và toàn thể cộng đồng Công Giáo. Ngài nói rằng ngài đã cầu nguyện cho họ, và xin Đức Mẹ bảo vệ họ.
Đức Thánh Cha bày tỏ sự đau buồn khi người Công Giáo cuối cùng phải rời khỏi Mosul
Đặng Tự Do
06:17 20/07/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi tất cả các tín hữu trên thế giới hãy nhớ đến các Kitô hữu đang phải chạy trốn khỏi thành phố Mosul của Iraq, và tiếp tục cầu nguyện cho những người khác đang bị cuốn hút vào các cuộc xung đột trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông và Ukraine.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên sau khi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu trưa Chúa Nhật 20 tháng 7 tại quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha đã được thông báo hôm thứ Bảy là người Kitô hữu cuối cùng của Mosul, nơi đã từng là thủ phủ Kitô Giáo trong 16 thế kỷ, đã phải rời khỏi thành phố theo sau một tối hậu thư của bọn khủng bố Hồi Giáo ISIS. Cho đến nay, thành phố, nơi đã từng có 60,000 Kitô hữu trước khi cuộc chiến Iraq bắt đầu, đã không còn một sự hiện diện Kitô giáo nào.
Đức Thánh Cha nói ngài nhận được tin với sự âu lo và nhắc lại rằng tại Mosul cũng như tại nhiều miền khác của Trung Đông, các Kitô hữu ngay từ thời sơ khai của Kitô Giáo đã "sống hài hoà với đồng bào họ, và đóng góp đáng kể cho lợi ích của xã hội ".
"Tôi mời gọi anh chị em nhớ đến họ trong lời cầu nguyện," Đức Giáo Hoàng nói. "Tôi cũng mong anh chị em kiên trì trong lời cầu nguyện cho các tình huống căng thẳng và xung đột vẫn tồn tại trong các phần khác nhau của thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông và Ukraine.
"Xin Thiên Chúa của hòa bình truyền cảm hứng cho tất cả mọi người trên thế giới, một mong muốn đích thực cho đối thoại và hòa giải. Bạo lực không thể chế ngự bằng bạo lực. Bạo lực chỉ có thể chiến thắng bởi hòa bình!"
Đức Thánh Cha sau đó dừng lại trong một khoảnh khắc im lặng trước khi cầu nguyện xin sự cầu bầu của Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên sau khi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu trưa Chúa Nhật 20 tháng 7 tại quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha đã được thông báo hôm thứ Bảy là người Kitô hữu cuối cùng của Mosul, nơi đã từng là thủ phủ Kitô Giáo trong 16 thế kỷ, đã phải rời khỏi thành phố theo sau một tối hậu thư của bọn khủng bố Hồi Giáo ISIS. Cho đến nay, thành phố, nơi đã từng có 60,000 Kitô hữu trước khi cuộc chiến Iraq bắt đầu, đã không còn một sự hiện diện Kitô giáo nào.
Đức Thánh Cha nói ngài nhận được tin với sự âu lo và nhắc lại rằng tại Mosul cũng như tại nhiều miền khác của Trung Đông, các Kitô hữu ngay từ thời sơ khai của Kitô Giáo đã "sống hài hoà với đồng bào họ, và đóng góp đáng kể cho lợi ích của xã hội ".
"Tôi mời gọi anh chị em nhớ đến họ trong lời cầu nguyện," Đức Giáo Hoàng nói. "Tôi cũng mong anh chị em kiên trì trong lời cầu nguyện cho các tình huống căng thẳng và xung đột vẫn tồn tại trong các phần khác nhau của thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông và Ukraine.
"Xin Thiên Chúa của hòa bình truyền cảm hứng cho tất cả mọi người trên thế giới, một mong muốn đích thực cho đối thoại và hòa giải. Bạo lực không thể chế ngự bằng bạo lực. Bạo lực chỉ có thể chiến thắng bởi hòa bình!"
Đức Thánh Cha sau đó dừng lại trong một khoảnh khắc im lặng trước khi cầu nguyện xin sự cầu bầu của Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình.
ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho các Kitô hữu tại Mosul -Iraq
Nguyễn Long Thao
09:15 20/07/2014
Kitô hữu bị đuổi khỏi Mosul |
Trước tình hình đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô tại Vatican vào ngày Chúa Nhật 20 tháng 7. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi lo âu sâu sắc và kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho các người Kitô hữu tại Mosul bị đuổi khỏi Mosul là quê hương của họ đã ở hàng bao thế kỷ trước
Nhân dịp này ĐTC cũng đã tha thiết kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới hãy đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông và Ukraine. Ngài nhấn mạnh: Bạo lực không thể giải quyết được bạo lực. Chỉ có hoà bình mới giải quyết được bạo lực.
Nguyễn Long Thao
ĐTC: Thiên Chúa là Đấng kiên nhẫn
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
10:41 20/07/2014
Trưa Chúa Nhật 20.7, như thường lệ, hàng chục ngàn khách hành hương ở khắp nơi trên thế giới đổ về quảng trường thánh Phêrô, Vatican để tiếp kiến Đức Thánh Cha. Đúng 12h trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện ở ô cửa sổ và đưa tay chào thăm mọi người.
Trong bài chia sẻ, ngài đã diễn giải dụ ngôn “Lúa và Cỏ Lùng” của Chúa Nhật hôm nay. Ngài nêu bật hai điểm. Trước hết, sự dữ không đến từ Thiên Chúa, như do Quỷ Dữ gây ra vào lúc đêm hôm, ở những nơi không có ánh sáng. Thứ hai, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng từ bi và rất kiên nhẫn, luôn chờ đợi chúng ta. Đức Thánh Cha chia sẻ rằng:
“Anh chị em thân mến,
Trong những Chúa Nhật gần đây, phụng vụ gửi đến cho chúng ta một số dụ ngôn, là những trình thuật ngắn gọn mà Đức Giêsu dùng để rao giảng cho đám đông về Nước Trời. Trong những dụ ngôn của Tin Mừng hôm nay, có một dụ ngôn khá phức tạp, khiến chúng ta không thể hiểu được từ lúc đầu, nhưng Đức Giêsu đã giải thích cho các môn đệ về sau: đó là dụ ngôn lúc tốt và cỏ lùng, nói đến vấn đề sự dữ trên thế giới và đề cao sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Cảnh tượng diễn ra trên một cánh đồng mà người thợ gieo hạt giống tốt; nhưng vào một đêm nọ, kẻ thù đã đến và gieo vào đó cỏ lùng, từ này trong tiếng Do Thái có gốc từ chữ "Satan" và nói đến việc chia rẽ. Tất cả chúng ta đều biết rằng quỷ dữ là người gieo cỏ lùng: luôn tìm cách gây chia rẽ con người với nhau, chia rẽ trong gia đình, quốc gia và dân tộc. Những người đầy tớ muốn ngay lập tức nhổ cỏ xấu đi, nhưng ông chủ ngăn cản lại vì "sợ rằng khi nhổ cỏ lùng thì nhổ nhầm cả lúa" (Mt 13,29). Bởi vì chúng ta biết rằng cỏ lùng, khi lớn lên, trông rất giống lúa tốt, nên dễ gây nhầm lẫn.”
Ngài nói tiếp: “Giáo huấn của dụ ngôn có một ý nghĩa kép. Trước hết, dụ ngôn nói rằng sự xấu trên thế giới này không đến từ Thiên Chúa, nhưng đến từ kẻ thù của Ngài là Quỷ Dữ. Quỷ Dữ đến trong đêm để gieo cỏ lùng, trong đêm tối, trong sự hỗn loạn... Nơi đâu không có ánh sáng, quỷ sẽ đến để gieo cỏ lùng. Kẻ thù này rất tinh khôn: hắn gieo sự xấu vào giữa điều tốt, để chúng ta không thể nào tách biệt ra rõ ràng, nhưng cuối cùng, Thiên Chúa sẽ làm điều đó. Ngài sẽ làm điều đó khi thời gian đến.
Và ở đây, chúng ta thấy được ý nghĩa thứ hai: sự đối nghịch giữa sự nóng vội của các tôi tớ và sự kiên nhẫn đợi chờ của chủ ruộng, hình ảnh biểu tượng của Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta vội vàng kết án, xếp loại, cho người này tốt, người kia xấu... Nhưng chúng ta hãy nhớ đến lời cầu nguyện của người kiêu ngạo: "Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa vì con tốt lành và không như tên xấu xa kia". Chúng ta hãy nhớ điều này. Nhưng Thiên Chúa thì luôn chờ đợi. Ngài nhìn đến "cánh đồng" cuộc sống của mỗi người với lòng nhẫn nại và từ bi: Ngài thấy rõ hơn chúng ta những điều nhơ uế và xấu xa, Ngài cũng thấy những hạt giống tốt và tin tưởng chờ đợi nó trưởng thành. Thiên Chúa rất kiên nhẫn, biết chờ đợi. Thật tuyệt vời: Thiên Chúa của chúng ta là một người cha kiên nhẫn, luôn chờ đợi chúng ta và chờ đợi chúng ta với con tim rộng mở để đón chào chúng ta, để tha thứ cho chúng ta. Ngài luôn tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta đến với Ngài...”
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Thái độ của người chủ cũng là thái độ của niềm hy vọng sâu thẳm chắc chắn rằng sự dữ không phải là điểm đầu và điểm kết. Có cái gì đó hơn thế nữa: nhờ niềm hy vọng đầy kiên nhẫn này của Thiên Chúa mà chính cỏ lùng, chính là những con tim xấu xa, ngập tràn tội lỗi, cuối cùng, có thể trở nên hạt giống tốt. Nhưng hãy lưu ý: sự kiên nhẫn của Tin Mừng không phải là làm ngơ trước sự xấu; không phải là lẫn lộn giữa tốt và xấu! Trước cỏ lùng đang hiện diện trên thế giới, người môn đệ của Chúa được mời gọi để bắt chước sự kiên nhẫn của Chúa, nuôi dưỡng niềm hy vọng với sự nâng đỡ của một niềm tin không dao động vào chiến thắng chung cuộc của sự tốt, là chính Thiên Chúa.
Thực vậy, vào phút cuối, sự dữ sẽ bị nhổ lên và bị hủy diệt: vào mùa gặt, tức là vào ngày phán xét, các thợ gặt sẽ làm theo lệnh của ông chủ, phân cỏ lùng ra để đem đi đốt. Trong ngày gặt chung cuộc, thẩm phán sẽ là Đức Giêsu, Đấng đã gieo hạt giống tốt trên thế giới và chính Ngài cũng là hạt giống, đã chết đi và đã phục sinh. Vào ngày sau cùng, tất cả sẽ bị xét xử theo tiêu chí này: đó là tiêu chí nào? Chính là tiêu chí mà chúng ta đã xét đoán người khác: lòng thương xót mà chúng ta đã dùng để ứng xử với người khác sẽ được dùng lại với chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, giúp chúng ta lớn lên trong sự kiên nhẫn, trong niềm hy vọng và trong tình thương mến dành cho tất cả anh chị em.”
Sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc chiến đang leo thang đang diễn ra ở Trung Đông cũng như ở Ucraina. Ngài nhắn gửi để mọi người dân nơi đây những tâm tình sâu lắng và mời gọi mọi người hiện diện tại quảng trường cầu nguyện cho hòa bình tại nơi đây. Ngài nói:
“Anh chị em rất thân mến,
Tôt biết là anh chị em đang đau khổ như thế nào, tôi biết là anh chị em bị tước bỏ đi mọi thứ. Tôi hiệp cùng với anh chị em trong niềm tin vào Đấng đã chiến thắng sự dữ. Và với mọi người đang hiện diện tại quảng trường này, cũng như những ai đang theo dõi trên TV, tôi xin mời gọi mọi người hãy nhớ đến những anh chị kia trong lời cầu nguyện. Tôi cũng xin anh chị em hãy luôn cầu nguyện cho tình hình căng thẳng và xung đột ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở vùng Trung Đông và ở Ucraina. Xin Thiên Chúa khơi dậy lên trong tất cả một khao khát chân thực đối thoại và hòa giải. Không thể dùng bạo lực để giải quyết bạo lực. Chỉ có thể dùng hòa bình để giải quyết bạo lực. Trong thinh lặng, chính ta hãy cầu nguyện cho hòa bình.”
Sau cùng, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương đang hiện diện tại quảng trường.
Trong bài chia sẻ, ngài đã diễn giải dụ ngôn “Lúa và Cỏ Lùng” của Chúa Nhật hôm nay. Ngài nêu bật hai điểm. Trước hết, sự dữ không đến từ Thiên Chúa, như do Quỷ Dữ gây ra vào lúc đêm hôm, ở những nơi không có ánh sáng. Thứ hai, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng từ bi và rất kiên nhẫn, luôn chờ đợi chúng ta. Đức Thánh Cha chia sẻ rằng:
“Anh chị em thân mến,
Trong những Chúa Nhật gần đây, phụng vụ gửi đến cho chúng ta một số dụ ngôn, là những trình thuật ngắn gọn mà Đức Giêsu dùng để rao giảng cho đám đông về Nước Trời. Trong những dụ ngôn của Tin Mừng hôm nay, có một dụ ngôn khá phức tạp, khiến chúng ta không thể hiểu được từ lúc đầu, nhưng Đức Giêsu đã giải thích cho các môn đệ về sau: đó là dụ ngôn lúc tốt và cỏ lùng, nói đến vấn đề sự dữ trên thế giới và đề cao sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Cảnh tượng diễn ra trên một cánh đồng mà người thợ gieo hạt giống tốt; nhưng vào một đêm nọ, kẻ thù đã đến và gieo vào đó cỏ lùng, từ này trong tiếng Do Thái có gốc từ chữ "Satan" và nói đến việc chia rẽ. Tất cả chúng ta đều biết rằng quỷ dữ là người gieo cỏ lùng: luôn tìm cách gây chia rẽ con người với nhau, chia rẽ trong gia đình, quốc gia và dân tộc. Những người đầy tớ muốn ngay lập tức nhổ cỏ xấu đi, nhưng ông chủ ngăn cản lại vì "sợ rằng khi nhổ cỏ lùng thì nhổ nhầm cả lúa" (Mt 13,29). Bởi vì chúng ta biết rằng cỏ lùng, khi lớn lên, trông rất giống lúa tốt, nên dễ gây nhầm lẫn.”
Ngài nói tiếp: “Giáo huấn của dụ ngôn có một ý nghĩa kép. Trước hết, dụ ngôn nói rằng sự xấu trên thế giới này không đến từ Thiên Chúa, nhưng đến từ kẻ thù của Ngài là Quỷ Dữ. Quỷ Dữ đến trong đêm để gieo cỏ lùng, trong đêm tối, trong sự hỗn loạn... Nơi đâu không có ánh sáng, quỷ sẽ đến để gieo cỏ lùng. Kẻ thù này rất tinh khôn: hắn gieo sự xấu vào giữa điều tốt, để chúng ta không thể nào tách biệt ra rõ ràng, nhưng cuối cùng, Thiên Chúa sẽ làm điều đó. Ngài sẽ làm điều đó khi thời gian đến.
Và ở đây, chúng ta thấy được ý nghĩa thứ hai: sự đối nghịch giữa sự nóng vội của các tôi tớ và sự kiên nhẫn đợi chờ của chủ ruộng, hình ảnh biểu tượng của Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta vội vàng kết án, xếp loại, cho người này tốt, người kia xấu... Nhưng chúng ta hãy nhớ đến lời cầu nguyện của người kiêu ngạo: "Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa vì con tốt lành và không như tên xấu xa kia". Chúng ta hãy nhớ điều này. Nhưng Thiên Chúa thì luôn chờ đợi. Ngài nhìn đến "cánh đồng" cuộc sống của mỗi người với lòng nhẫn nại và từ bi: Ngài thấy rõ hơn chúng ta những điều nhơ uế và xấu xa, Ngài cũng thấy những hạt giống tốt và tin tưởng chờ đợi nó trưởng thành. Thiên Chúa rất kiên nhẫn, biết chờ đợi. Thật tuyệt vời: Thiên Chúa của chúng ta là một người cha kiên nhẫn, luôn chờ đợi chúng ta và chờ đợi chúng ta với con tim rộng mở để đón chào chúng ta, để tha thứ cho chúng ta. Ngài luôn tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta đến với Ngài...”
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Thái độ của người chủ cũng là thái độ của niềm hy vọng sâu thẳm chắc chắn rằng sự dữ không phải là điểm đầu và điểm kết. Có cái gì đó hơn thế nữa: nhờ niềm hy vọng đầy kiên nhẫn này của Thiên Chúa mà chính cỏ lùng, chính là những con tim xấu xa, ngập tràn tội lỗi, cuối cùng, có thể trở nên hạt giống tốt. Nhưng hãy lưu ý: sự kiên nhẫn của Tin Mừng không phải là làm ngơ trước sự xấu; không phải là lẫn lộn giữa tốt và xấu! Trước cỏ lùng đang hiện diện trên thế giới, người môn đệ của Chúa được mời gọi để bắt chước sự kiên nhẫn của Chúa, nuôi dưỡng niềm hy vọng với sự nâng đỡ của một niềm tin không dao động vào chiến thắng chung cuộc của sự tốt, là chính Thiên Chúa.
Thực vậy, vào phút cuối, sự dữ sẽ bị nhổ lên và bị hủy diệt: vào mùa gặt, tức là vào ngày phán xét, các thợ gặt sẽ làm theo lệnh của ông chủ, phân cỏ lùng ra để đem đi đốt. Trong ngày gặt chung cuộc, thẩm phán sẽ là Đức Giêsu, Đấng đã gieo hạt giống tốt trên thế giới và chính Ngài cũng là hạt giống, đã chết đi và đã phục sinh. Vào ngày sau cùng, tất cả sẽ bị xét xử theo tiêu chí này: đó là tiêu chí nào? Chính là tiêu chí mà chúng ta đã xét đoán người khác: lòng thương xót mà chúng ta đã dùng để ứng xử với người khác sẽ được dùng lại với chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, giúp chúng ta lớn lên trong sự kiên nhẫn, trong niềm hy vọng và trong tình thương mến dành cho tất cả anh chị em.”
Sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc chiến đang leo thang đang diễn ra ở Trung Đông cũng như ở Ucraina. Ngài nhắn gửi để mọi người dân nơi đây những tâm tình sâu lắng và mời gọi mọi người hiện diện tại quảng trường cầu nguyện cho hòa bình tại nơi đây. Ngài nói:
“Anh chị em rất thân mến,
Tôt biết là anh chị em đang đau khổ như thế nào, tôi biết là anh chị em bị tước bỏ đi mọi thứ. Tôi hiệp cùng với anh chị em trong niềm tin vào Đấng đã chiến thắng sự dữ. Và với mọi người đang hiện diện tại quảng trường này, cũng như những ai đang theo dõi trên TV, tôi xin mời gọi mọi người hãy nhớ đến những anh chị kia trong lời cầu nguyện. Tôi cũng xin anh chị em hãy luôn cầu nguyện cho tình hình căng thẳng và xung đột ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở vùng Trung Đông và ở Ucraina. Xin Thiên Chúa khơi dậy lên trong tất cả một khao khát chân thực đối thoại và hòa giải. Không thể dùng bạo lực để giải quyết bạo lực. Chỉ có thể dùng hòa bình để giải quyết bạo lực. Trong thinh lặng, chính ta hãy cầu nguyện cho hòa bình.”
Sau cùng, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương đang hiện diện tại quảng trường.
Top Stories
Iraqi Patriarch: For the first time in the history of Iraq, Mosul is now empty of Christians
Vatican Radio
10:38 20/07/2014
Vatican 2014-07-20 -- The last Christian families still present in Mosul are leaving the city and are heading towards Iraqi Kurdistan.
The exodus was caused by the proclamation on Thursday by the self-proclaimed Islamic Caliphate that Christians must pay a special tax or be killed. Islamists have for the past two days been marking the doors of homes belonging to Christians and Shia Muslims living in the city.
“For the first time in the history of Iraq, Mosul is now empty of Christians,” said Chaldean Patriarch Louis Sako in an interview with the AFP news agency.
The Patriarch said as late as last month, 35,000 Christians had lived in the city, and over 60,000 lived there before the United States invasion in 2003.
Over the past month, the so-called Islamic State has consolidated its hold over a roughly a 700 kilometer stretch of territory which reaches from the outskirts of the Syrian city of Aleppo to the edges of the Iraqi capital of Baghdad.
A report prepared by the UN Human Rights Office and the UN Mission in Iraq says over 1,500 civilians were killed during the month of June, and over 600,000 Iraqis were displaced during the same period.
The report says members of the Islamic State its associated armed groups systematically targeted civilians and civilian infrastructure with the intention of killing and wounding as many civilians as possible.
“The report documents the untold hardship and suffering that has been imposed upon the civilian population, with large-scale killings, injuries and destruction and damage of livelihoods and property," said Ravina Shamdasani, a spokesperson for the UN Human Rights Office.
Iraqi politicians have yet to complete the formation of a new government more than three months after parliamentary elections, with Prime Minister Nuri al-Maliki facing pressure from Sunnis, Kurds, and some Shias to step aside after two terms in office.
The exodus was caused by the proclamation on Thursday by the self-proclaimed Islamic Caliphate that Christians must pay a special tax or be killed. Islamists have for the past two days been marking the doors of homes belonging to Christians and Shia Muslims living in the city.
“For the first time in the history of Iraq, Mosul is now empty of Christians,” said Chaldean Patriarch Louis Sako in an interview with the AFP news agency.
The Patriarch said as late as last month, 35,000 Christians had lived in the city, and over 60,000 lived there before the United States invasion in 2003.
Over the past month, the so-called Islamic State has consolidated its hold over a roughly a 700 kilometer stretch of territory which reaches from the outskirts of the Syrian city of Aleppo to the edges of the Iraqi capital of Baghdad.
A report prepared by the UN Human Rights Office and the UN Mission in Iraq says over 1,500 civilians were killed during the month of June, and over 600,000 Iraqis were displaced during the same period.
The report says members of the Islamic State its associated armed groups systematically targeted civilians and civilian infrastructure with the intention of killing and wounding as many civilians as possible.
“The report documents the untold hardship and suffering that has been imposed upon the civilian population, with large-scale killings, injuries and destruction and damage of livelihoods and property," said Ravina Shamdasani, a spokesperson for the UN Human Rights Office.
Iraqi politicians have yet to complete the formation of a new government more than three months after parliamentary elections, with Prime Minister Nuri al-Maliki facing pressure from Sunnis, Kurds, and some Shias to step aside after two terms in office.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Úc phong chức năm tân linh mục tại Melbourne.
Trần Văn Minh
11:26 20/07/2014
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Úc phong chức năm tân linh mục tại Melbourne.
Melbourne, sáng thứ Bảy, ngày 19 Tháng 7 Năm 2014, tại nhà thờ Our Lady of Good Counsel, Deepdene, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Australia và Việt Nam đã dâng thánh lễ phong chức cho năm tân linh mục.
Mời coi hình
Danh sách năm tân linh mục:
LM. Peter Lý Trọng Danh CSsR.
LM. John Baptist Đặng Nhật Trường CSsR.
LM. Joseph Vũ Ngọc Tuyển CSsR.
LM. Peter Nguyễn Anh Kiệt CSsR.
LM. Augustine Lê Quý Phi CSsR.
Lễ truyền chức do Đức cha Paul Bird CSsR, Giám mục Giáo phận Ballarat đặt tay. Hiện diện trong buổi lễ còn có Đức cha Peter Stasiuk CSsR, Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long OFMConv, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Melbourne cùng đông đảo quý cha, quý tu sĩ nam nữ Úc Việt và giáo dân thuộc Cộng đồng Công giáo Việt Nam khắp nơi về tham dự.
Ngôi nhà thờ đã không còn chỗ trống. Bài “Ước mơ đời tận hiến” đã được ca đoàn của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Hoan Thiện thể hiện thật xuất sắc, đã nâng tâm hồn quý tân chức và cộng đoàn trong niềm vui đón nhận hồng ân Chúa đến với quý tân chức cách riêng và toàn thể Cộng đồng Việt Nam.
Sau nghi thức truyền chức, trong khi các linh mục hiện diện cùng tiến lên chúc mừng các tân chức thì ca đoàn hát vang lời bài ca ‘Giao ước’ “từ đó vâng- từ đó, Chúa đã chọn con.” Chúa đã chọn và hôm nay xin dâng lời giao ước, xin đáp trả ơn Chúa gọi và nhận ấn tín Chúa trao, và xin Chúa nhận lời hứa sắt son trong đời sống tu trì linh mục của Chúa.
Cuối lễ, hai tân linh mục đại diện cho quý tân chức đã ngỏ lời cám ơn đến quý Đức Giám mục, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, ca đoàn và toàn thể cộng đồng dân Chúa đã đến tham dự thánh lễ truyền chức, đã bảo trợ ơn gọi, đã giúp đỡ bằng mọi cách để quý tân chức có ngày hồng phúc hôm nay.
Quý tân chức cũng không quên cám ơn đến những bậc sinh thành, với bao công lao nuôi nấng, các vị đã hy sinh cho quý tân chức được dâng hiến đời mình cho Chúa, để được theo con đường tu trì làm linh mục của Chúa. Trong giây phút trọng đại, quý tân chức đã không quên dâng lời cầu nguyện cho các đấng bậc sinh thành còn sống cũng như đã qua đời, được hưởng muôn ơn phúc an bình của Chúa.
Cuối cùng, một tiệc mừng được tổ chức tại hội trường nhà thờ với đông đảo người tham dự. Mọi người vui vẻ trong một ngày vui hồng ân bao la. Thức ăn ngon trong không khí đầm ấm, cho dù giữa mùa Đông xứ Úc, nhưng hôm nay, trời đẹp, thời tiết thật nhẹ nhàng, nắng ấm, khiến ai cũng cảm thấy ấm áp, được hưởng một ngày vui của Cộng đồng dân Chúa, niềm hân hoan hiện rõ trên nét mặt mọi người. Quý tân chức vui vẻ chào hỏi và đón nhận những lời chúc từ mọi người thân quen.
Melbourne 19/7/2014.
Trần Văn Minh.
Melbourne, sáng thứ Bảy, ngày 19 Tháng 7 Năm 2014, tại nhà thờ Our Lady of Good Counsel, Deepdene, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Australia và Việt Nam đã dâng thánh lễ phong chức cho năm tân linh mục.
Mời coi hình
Danh sách năm tân linh mục:
LM. Peter Lý Trọng Danh CSsR.
LM. John Baptist Đặng Nhật Trường CSsR.
LM. Joseph Vũ Ngọc Tuyển CSsR.
LM. Peter Nguyễn Anh Kiệt CSsR.
LM. Augustine Lê Quý Phi CSsR.
Lễ truyền chức do Đức cha Paul Bird CSsR, Giám mục Giáo phận Ballarat đặt tay. Hiện diện trong buổi lễ còn có Đức cha Peter Stasiuk CSsR, Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long OFMConv, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Melbourne cùng đông đảo quý cha, quý tu sĩ nam nữ Úc Việt và giáo dân thuộc Cộng đồng Công giáo Việt Nam khắp nơi về tham dự.
Ngôi nhà thờ đã không còn chỗ trống. Bài “Ước mơ đời tận hiến” đã được ca đoàn của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Hoan Thiện thể hiện thật xuất sắc, đã nâng tâm hồn quý tân chức và cộng đoàn trong niềm vui đón nhận hồng ân Chúa đến với quý tân chức cách riêng và toàn thể Cộng đồng Việt Nam.
Sau nghi thức truyền chức, trong khi các linh mục hiện diện cùng tiến lên chúc mừng các tân chức thì ca đoàn hát vang lời bài ca ‘Giao ước’ “từ đó vâng- từ đó, Chúa đã chọn con.” Chúa đã chọn và hôm nay xin dâng lời giao ước, xin đáp trả ơn Chúa gọi và nhận ấn tín Chúa trao, và xin Chúa nhận lời hứa sắt son trong đời sống tu trì linh mục của Chúa.
Cuối lễ, hai tân linh mục đại diện cho quý tân chức đã ngỏ lời cám ơn đến quý Đức Giám mục, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, ca đoàn và toàn thể cộng đồng dân Chúa đã đến tham dự thánh lễ truyền chức, đã bảo trợ ơn gọi, đã giúp đỡ bằng mọi cách để quý tân chức có ngày hồng phúc hôm nay.
Quý tân chức cũng không quên cám ơn đến những bậc sinh thành, với bao công lao nuôi nấng, các vị đã hy sinh cho quý tân chức được dâng hiến đời mình cho Chúa, để được theo con đường tu trì làm linh mục của Chúa. Trong giây phút trọng đại, quý tân chức đã không quên dâng lời cầu nguyện cho các đấng bậc sinh thành còn sống cũng như đã qua đời, được hưởng muôn ơn phúc an bình của Chúa.
Cuối cùng, một tiệc mừng được tổ chức tại hội trường nhà thờ với đông đảo người tham dự. Mọi người vui vẻ trong một ngày vui hồng ân bao la. Thức ăn ngon trong không khí đầm ấm, cho dù giữa mùa Đông xứ Úc, nhưng hôm nay, trời đẹp, thời tiết thật nhẹ nhàng, nắng ấm, khiến ai cũng cảm thấy ấm áp, được hưởng một ngày vui của Cộng đồng dân Chúa, niềm hân hoan hiện rõ trên nét mặt mọi người. Quý tân chức vui vẻ chào hỏi và đón nhận những lời chúc từ mọi người thân quen.
Melbourne 19/7/2014.
Trần Văn Minh.
Tin từ St Louis Hoa Kỳ: 5 nữ tu Mến Thánh Giá Phát Diệm khấn trọn đời.
Trần Mạnh Trác
09:12 20/07/2014
Hôm nay, ngày 19 tháng 7 năm 2014, tại thánh đường GX Chuá Phục Sinh, St Louis, MO, đã có 5 nữ tu dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm tuyên khấn trọn đời dưới sự chứng giám cuả ĐTGM Robert J. Carlson, GM St Louis, NT Têrêsa Mai Thị Ngát, Tổng Phụ Trách từ VN qua, và rất đông linh mục, tu sĩ, chủng sinh, thân nhân, bạn hữu từ VN, cũng như từ nhiều tiểu bang cuả Hoa Kỳ đến tham dự.
Xem hình ảnh
Dưới sự điều khiển tài ba cuả Cha Xứ và được sự ủng hộ tích cực cuả giáo dân GX Chuá Phục Sinh, buổi lễ và buổi liên hoan đã diễn ra mọi phần tốt đẹp.
Được biết dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm đã được Tổng Giáo Phận St Louis cho thành lập một 'Nhà St Louis' ở một tu viện bỏ trống cuả Dòng SCC (Sisters of Christian Charity) nằm ngay cạnh GX Chuá Phục Sinh cuả người Viêt Nam. Các sơ được gửi qua đây vừa để tu bổ kiến thức vừa phụ giúp giáo phận trong những công việc bác ái giáo dục. Gx Chuá Phục Sinh cũng cung cấp cho nhá dòng một số công việc như thư ký và dậy giáo lý và Việt ngữ
Công việc chính cuả các Sơ 'đi du học' bây giờ là trau dồi Anh Ngữ cho thành thạo. Một số Sơ đang cố gắng xin vào các trường Y Tá.
Danh sách tuyên khấn trọn đời trong dịp náy gồm có:
NT Terêsa Đinh Thị Cúc
NT Maria Vũ Thị Điệp
NT Terêsa Trần Thị Khuyên
NT Maria Nguyễn Thị Thuý
NT Anna Vũ Thị Tuyên.
Tân Linh mục dâng lễ Tạ Ơn tại Giáo xứ Phú Bình
Martin Lê Hoàng Vũ
09:38 20/07/2014
Vào sáng thứ bảy ngày 19.7.2014 tại nhà thờ Phú Bình, tân Linh mục Phaolô Nguyễn Như Hiếu, thuộc Dòng Tá viên Mục vụ bệnh nhân đã dâng thánh lễ tạ ơn.Cùng đồng tế với tân linh mục có cha đặc trách Linh mục Tổng giáo phận Sài gòn,Cha hạt trưởng Phú Thọ, cha chánh xứ Phú Bình,quý cha bề trên Dòng Camillo, cha nghĩa phụ của tân linh mục, quý cha thân hữu dòng và triều.
Hình ảnh
Thanh dự thánh lễ tạ ơn có đông đảo tu sĩ nam nữ, cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ Phú Bình, ông bà cố gia đình bà con họ hàng thân tộc, đặc biệt là các bác sĩ, y tá, điều dưỡng và nhân viên y tế đã từng cộng tác làm việc với tân linh mục tại các bệnh viện và cơ sở y tế trong thành phố, cùng các bệnh nhân và khách mời từ khắp nơi trong và ngoài nước.
Đầu thánh lễ, cha chánh xứ Phú Bình có lời cháo mừng quý cha và quý khách đã tham dự thánh lễ tạ ơn để cầu nguyện cho tân linh mục.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, cha nghĩa phụ Augustinô Nguyễn Viết Chung, Dòng Vinh sơn đã chia sẻ về hành trình ơn gọi của cha Hiếu. Xuất thân từ một bác sĩ khoa tim mạch bệnh viên 115, vào năm 2005 cha Hiếu đã nghe tiếng gọi của Thiên Chúa, đáp trả qua đời sống tận hiến của Dòng Tá viên mục vụ bệnh nhân, do thánh Camillo sáng lập.Từ đó, cha Augustinô cũng trình bày về con đường linh đạo của dòng.Các tu sĩ,linh mục của dòng được mời gọi chăm sóc phục vụ các bệnh nhân,giới thiệu Thiên Chúa cho họ bằng việc yêu thương phục vụ họ, nhất là những bệnh nhân nghèo, những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những bệnh nhân nan y, Sida.Đó là lời khấn thứ tư của dòng Camillo, bên cạnh ba lời khấn của các tu sĩ là khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh,các tu sĩ của dòng Camillo thêm một lời khấn thứ tư nữa là hy sinh phục vụ bệnh nhân, dù có thể sẽ nguy hại cho tính mạng. Chúng ta tham dự thánh lễ tạ ơn để cùng cầu nguyện cho tân linh mục, và cho dòng Camillo được phát triển và trung thành với sứ mạng chăm sóc phục vụ bệnh nhân.Ơn gọi và linh đạo của dòng Camillo trong thời đại hôm nay là làm cho Chúa được nhận biết qua việc chăm sóc và gần gũi các bệnh nhân, một công việc hết sức khó khăn vất vả, nên luôn cần lời cầu nguyện và nâng đỡ của mọi người.Cha Hiếu đã chọn lựa đi theo linh đạo dòng Camillo là phù hợp với nghề nghiệp bác sĩ của mình.Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng được công bố hôm nay đã chữa lành người phong củi, Ngài muốn anh ta được lành sạch.Các bệnh nhân luôn mong mỏi mình được lành bệnh, và chúng ta mang đến cho họ một Chúa Giêsu nhân từ, luôn yêu thương và quan tâm đến họ, thấy được và chia sẻ những đớn đau thể lý và tinh thần của họ.
Dòng Camillo hiện diện tại Việt Nam được gần 20 năm nay, cha Hiếu là linh mục Việt Nam thứ 10 của nhà Dòng.Cha được thụ phong linh mục tại Thái Lan hôm 12.07.2014 vừa qua.
Sau phần hiệp lễ, Ông chủ tịch HĐMV giáo xứ Phú Bình đã có những lời cám ơn tân linh mục,quý cha hiện diện và ông bà cố đã dâng người con cho Thiên Chúa trong sứ vụ linh mục, với linh đạo của dòng Camillo là phục vụ và chăm sóc bệnh nhân.
Kế đó, tân linh mục đã cám ơn tất cả quý cha, cha chánh xứ Phú Bình, quý bà con gia đình và mọi người.Cha đặc biệt nhớ đến công ơn của cha nghĩa phụ đã yêu thương và nâng đỡ, dẫn dắt cha theo dòng Camillô,dù cha là linh mục dòng Thánh Vinh sơn.Có được ngày vui, ngày hồng ân hôm nay là tháng ngày miệt mài cầu nguyện thao thức và lo lắng của cha nghĩa phụ.Gương sáng của cha nghĩa phụ cũng là động lực và là niềm hứng khởi cho cha Hiếu luôn tiến bước trong hành trình ơn gọi trong những tháng ngày vừa qua và những tháng ngày sắp tới với tác vụ linh mục.
Thánh lễ tạ ơn kết thúc, tân linh mục quý cha,gia đình họ hàng bà con và khách mời cùng chung vui trong bữa tiệc tạ ơn tại hội trường giáo xứ Phú Bình.
Hình ảnh
Thanh dự thánh lễ tạ ơn có đông đảo tu sĩ nam nữ, cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ Phú Bình, ông bà cố gia đình bà con họ hàng thân tộc, đặc biệt là các bác sĩ, y tá, điều dưỡng và nhân viên y tế đã từng cộng tác làm việc với tân linh mục tại các bệnh viện và cơ sở y tế trong thành phố, cùng các bệnh nhân và khách mời từ khắp nơi trong và ngoài nước.
Đầu thánh lễ, cha chánh xứ Phú Bình có lời cháo mừng quý cha và quý khách đã tham dự thánh lễ tạ ơn để cầu nguyện cho tân linh mục.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, cha nghĩa phụ Augustinô Nguyễn Viết Chung, Dòng Vinh sơn đã chia sẻ về hành trình ơn gọi của cha Hiếu. Xuất thân từ một bác sĩ khoa tim mạch bệnh viên 115, vào năm 2005 cha Hiếu đã nghe tiếng gọi của Thiên Chúa, đáp trả qua đời sống tận hiến của Dòng Tá viên mục vụ bệnh nhân, do thánh Camillo sáng lập.Từ đó, cha Augustinô cũng trình bày về con đường linh đạo của dòng.Các tu sĩ,linh mục của dòng được mời gọi chăm sóc phục vụ các bệnh nhân,giới thiệu Thiên Chúa cho họ bằng việc yêu thương phục vụ họ, nhất là những bệnh nhân nghèo, những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những bệnh nhân nan y, Sida.Đó là lời khấn thứ tư của dòng Camillo, bên cạnh ba lời khấn của các tu sĩ là khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh,các tu sĩ của dòng Camillo thêm một lời khấn thứ tư nữa là hy sinh phục vụ bệnh nhân, dù có thể sẽ nguy hại cho tính mạng. Chúng ta tham dự thánh lễ tạ ơn để cùng cầu nguyện cho tân linh mục, và cho dòng Camillo được phát triển và trung thành với sứ mạng chăm sóc phục vụ bệnh nhân.Ơn gọi và linh đạo của dòng Camillo trong thời đại hôm nay là làm cho Chúa được nhận biết qua việc chăm sóc và gần gũi các bệnh nhân, một công việc hết sức khó khăn vất vả, nên luôn cần lời cầu nguyện và nâng đỡ của mọi người.Cha Hiếu đã chọn lựa đi theo linh đạo dòng Camillo là phù hợp với nghề nghiệp bác sĩ của mình.Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng được công bố hôm nay đã chữa lành người phong củi, Ngài muốn anh ta được lành sạch.Các bệnh nhân luôn mong mỏi mình được lành bệnh, và chúng ta mang đến cho họ một Chúa Giêsu nhân từ, luôn yêu thương và quan tâm đến họ, thấy được và chia sẻ những đớn đau thể lý và tinh thần của họ.
Dòng Camillo hiện diện tại Việt Nam được gần 20 năm nay, cha Hiếu là linh mục Việt Nam thứ 10 của nhà Dòng.Cha được thụ phong linh mục tại Thái Lan hôm 12.07.2014 vừa qua.
Sau phần hiệp lễ, Ông chủ tịch HĐMV giáo xứ Phú Bình đã có những lời cám ơn tân linh mục,quý cha hiện diện và ông bà cố đã dâng người con cho Thiên Chúa trong sứ vụ linh mục, với linh đạo của dòng Camillo là phục vụ và chăm sóc bệnh nhân.
Kế đó, tân linh mục đã cám ơn tất cả quý cha, cha chánh xứ Phú Bình, quý bà con gia đình và mọi người.Cha đặc biệt nhớ đến công ơn của cha nghĩa phụ đã yêu thương và nâng đỡ, dẫn dắt cha theo dòng Camillô,dù cha là linh mục dòng Thánh Vinh sơn.Có được ngày vui, ngày hồng ân hôm nay là tháng ngày miệt mài cầu nguyện thao thức và lo lắng của cha nghĩa phụ.Gương sáng của cha nghĩa phụ cũng là động lực và là niềm hứng khởi cho cha Hiếu luôn tiến bước trong hành trình ơn gọi trong những tháng ngày vừa qua và những tháng ngày sắp tới với tác vụ linh mục.
Thánh lễ tạ ơn kết thúc, tân linh mục quý cha,gia đình họ hàng bà con và khách mời cùng chung vui trong bữa tiệc tạ ơn tại hội trường giáo xứ Phú Bình.
Giáo Đoàn Anrê Phú Yên Revesby - Sydney Mừng Lễ Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
09:35 20/07/2014
Sáng Chúa Nhật 20/07/2014 Giáo đoàn Revesby đã long trọng mừng kính Lễ Thánh Tử Đạo Andrê Phú Yên Quan Thầy của Giáo đoàn tại nhà thờ St. Luke Revesby.
Hình ảnh
Đúng 10 giờ 45 tất cả mọi người tập trung tại khuôn nhà thờ và Cha Morris Chính Xứ Revesby xông hương tượng Thánh Tử đạo Andrê Phú Yên sau đó là ba hồi chiêng trống cổ truyền VN bắt đầu kiệu tượng Thánh Andrê Phú Yên rước vào trong nhà thờ. Cuộc kiệu rất nghiêm trang và long trọng, các Hội Đoàn, Đoàn Thể trong Cộng Đồng, các Giáo đoàn bạn và quan khách Úc đều đến tham dự đông đủ.
Khi kiệu tiến vào trong nhà thờ và an vị trên cung Thánh. Cha Tuyên uý Trưởng Dương Thanh Liêm Đặc trách Giáo Đoàn Revesby ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và Cha giới thiệu qúy Morris Chính xứ, Cha Spat, Cha Michael, Cha Mai Đào Hiền, Nguyễn Hoàng Phượng và Cha Đậu Tiến Sỹ cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và mừng kính Quan Thầy của Giáo Đoàn.
Trong bài giảng Cha Dương Thanh Liêm nói về Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên là vị Thánh trẻ Việt Nam đã Tử Đạo và chính Thánh Anrê Phú Yên có một niềm tin mạnh mẽ vào Chúa Giêsu KiTô và Thánh Anrê Phú Yên có lần đã nói” Đức Giêsu KiTô đã yêu thương chúng ta thì chúng ta hãy lấy tình yêu đáp trả tình yêu, và nếu Ngài đã đau khổ chịu chết cho chúng ta thì hãy lấy mạng sống đáp đền mạng sống….” Với bao nhiêu đó cũng đã đủ để cho chúng ta mừng Lễ kính Thánh Anrê Phú Yên sáng nay tại ngôi thánh đường này…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Morris Chính Xứ Revesby ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn, đồng thời Cha cũng giới thiệu ông Daniel đại diện của Hội Đồng Giáo Xứ cho mọi người biết để dễ liên lạc. Cha khen ngợi một vị Thừa Tác Viên Thánh Thể của Giáo Đoàn rất chu đáo trong công việc phụng vụ bàn Thánh và sau cùng Cha cũng khen ngợi Ca Đoàn Anrê Phú Yên hát rất hay. Kế tiếp anh Trần Anh Vũ Chủ Tịch Cộng Đồng Công Guiáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn và Ca Đoàn. Anh khen ngợi và cám ơn qúy anh em trong Ban Mục Vụ, quý hội đoàn đoàn thể trong Giáo đoàn đã đóng góp giúp ích rất nhiều cho Giáo Xứ và Cộng Đồng
Sau cùng là anh Trần Văn Hòa Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan khách và tất cả mọi người đã đến Giáo Đoàn tham sự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng, anh cũng ngỏ lời cám ơn quý ân nhân đã đóng góp giúp ích cho Giáo Đoàn, đặc biệt là các bạn trẻ trong Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo TGP Sydney.
Thánh lễ kết thúc, mọi ngườI cùng ở lại tham dự buổi tiệc liên hoan bên sân trường nhà thờ và thuởng thức văn nghệ do Ca Đoàn Phụ trách với những tiết mục văn nghệ rất đặc sắc. Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm cũng đóng góp giúp vui phần văn nghệ cho thêm hào hứng mới lạ. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 2pm
Hình ảnh
Đúng 10 giờ 45 tất cả mọi người tập trung tại khuôn nhà thờ và Cha Morris Chính Xứ Revesby xông hương tượng Thánh Tử đạo Andrê Phú Yên sau đó là ba hồi chiêng trống cổ truyền VN bắt đầu kiệu tượng Thánh Andrê Phú Yên rước vào trong nhà thờ. Cuộc kiệu rất nghiêm trang và long trọng, các Hội Đoàn, Đoàn Thể trong Cộng Đồng, các Giáo đoàn bạn và quan khách Úc đều đến tham dự đông đủ.
Khi kiệu tiến vào trong nhà thờ và an vị trên cung Thánh. Cha Tuyên uý Trưởng Dương Thanh Liêm Đặc trách Giáo Đoàn Revesby ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và Cha giới thiệu qúy Morris Chính xứ, Cha Spat, Cha Michael, Cha Mai Đào Hiền, Nguyễn Hoàng Phượng và Cha Đậu Tiến Sỹ cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và mừng kính Quan Thầy của Giáo Đoàn.
Trong bài giảng Cha Dương Thanh Liêm nói về Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên là vị Thánh trẻ Việt Nam đã Tử Đạo và chính Thánh Anrê Phú Yên có một niềm tin mạnh mẽ vào Chúa Giêsu KiTô và Thánh Anrê Phú Yên có lần đã nói” Đức Giêsu KiTô đã yêu thương chúng ta thì chúng ta hãy lấy tình yêu đáp trả tình yêu, và nếu Ngài đã đau khổ chịu chết cho chúng ta thì hãy lấy mạng sống đáp đền mạng sống….” Với bao nhiêu đó cũng đã đủ để cho chúng ta mừng Lễ kính Thánh Anrê Phú Yên sáng nay tại ngôi thánh đường này…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Morris Chính Xứ Revesby ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn, đồng thời Cha cũng giới thiệu ông Daniel đại diện của Hội Đồng Giáo Xứ cho mọi người biết để dễ liên lạc. Cha khen ngợi một vị Thừa Tác Viên Thánh Thể của Giáo Đoàn rất chu đáo trong công việc phụng vụ bàn Thánh và sau cùng Cha cũng khen ngợi Ca Đoàn Anrê Phú Yên hát rất hay. Kế tiếp anh Trần Anh Vũ Chủ Tịch Cộng Đồng Công Guiáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn và Ca Đoàn. Anh khen ngợi và cám ơn qúy anh em trong Ban Mục Vụ, quý hội đoàn đoàn thể trong Giáo đoàn đã đóng góp giúp ích rất nhiều cho Giáo Xứ và Cộng Đồng
Sau cùng là anh Trần Văn Hòa Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan khách và tất cả mọi người đã đến Giáo Đoàn tham sự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng, anh cũng ngỏ lời cám ơn quý ân nhân đã đóng góp giúp ích cho Giáo Đoàn, đặc biệt là các bạn trẻ trong Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo TGP Sydney.
Thánh lễ kết thúc, mọi ngườI cùng ở lại tham dự buổi tiệc liên hoan bên sân trường nhà thờ và thuởng thức văn nghệ do Ca Đoàn Phụ trách với những tiết mục văn nghệ rất đặc sắc. Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm cũng đóng góp giúp vui phần văn nghệ cho thêm hào hứng mới lạ. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 2pm
Toà Giám mục Lạng Sơn bị ngập do cơn bảo Thần Sấm
TGP Lạng Sơn
09:31 20/07/2014
LẠNG SƠN - Do ảnh hưởng của cơn bão Thần Sấm (cơn bão số 2), trong hai ngày 19-20 tháng 7 năm 2014 tại Lạng Sơn đã có mưa rất to.
Theo thông tin của một số giáo dân cho biết giao thông tại thành phố Lạng Sơn hoàn toàn tê liệt do mực nước dâng cao tại các tuyến đường. Nước lũ đã tràn ngập nhà dân. Các con đường bao bọc Tòa Giám Mục đã ngập nặng, Tòa Giám Mục Lạng Sơn cũng bị nước lũ cô lập, nước đã tràn vào tới tầng trệt, đồ dùng, máy móc, vật dụng đã được kịp thời di chuyển lên tầng một để tránh ngập cục bộ xảy ra.
Sau đây là một số hình ảnh Khu nhà của TGM Lạng Sơn bị ngập:
Theo thông tin của một số giáo dân cho biết giao thông tại thành phố Lạng Sơn hoàn toàn tê liệt do mực nước dâng cao tại các tuyến đường. Nước lũ đã tràn ngập nhà dân. Các con đường bao bọc Tòa Giám Mục đã ngập nặng, Tòa Giám Mục Lạng Sơn cũng bị nước lũ cô lập, nước đã tràn vào tới tầng trệt, đồ dùng, máy móc, vật dụng đã được kịp thời di chuyển lên tầng một để tránh ngập cục bộ xảy ra.
Sau đây là một số hình ảnh Khu nhà của TGM Lạng Sơn bị ngập:
Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh GP Thanh Hóa tuyển sinh năm học 2014
BBT Thanh Hóa
18:58 20/07/2014
Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh Giáo Phận Thanh Hóa Tuyển Sinh Năm Học 2014
Chiều thứ năm, ngày 16/07/2014, Tòa Giám Mục Thanh Hóa đã chào đón 59 bạn trẻ đến từ 27 giáo xứ trong giáo phận về tham dự kỳ thi tuyển Ứng sinh năm 2014. Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký, các thí sinh được nghe hướng dẫn về chương trình và nội quy của kỳ thi.
Sáng hôm sau 17/07/2014, các thí sinh đã được các thành viên của hội Samaritano của giáo phận khám sức khỏe. Buổi chiều cùng ngày, vào lúc 14giờ, tại phòng hội B301 của Tòa Giám Mục chương trình khai mạc kỳ thi tuyển sinh được bắt đầu. Hiện diện trong lễ khai mạc có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận, cha Giuse Vũ Thanh Long - chủ tịch UBƠG cũng là Bề trên Tiểu Chủng Viện, cha Phaolô Trần Ngọc Loan - Linh hướng TCV, cha Giuse Nguyễn Văn Hoàng – Phó bề trên TCV, cha Giuse Nguyễn Văn Bình – Ủy viên quỷ ban ơn gọi, cha Giuse Nguyễn Công Khương – Chủ tịch Ủy ban giáo lý, quý thầy trong ban giám thị, cùng với 59 thí sinh tham gia thi tuyển.
Kỳ thi năm nay do Đức cha giáo phận làm Trưởng ban tuyển sinh và là chủ tịch Hội đồng giám khảo, các thành viên trong ban gồm: cha Phaolô Trần Ngọc Loan, cha Giuse Vũ Thanh Long, cha Giuse Nguyễn Văn Bình. Ban giám thị gồm: cha Giuse Nguyễn Công Khương, cha Giuse Nguyễn Văn Hoàng, thầy Giuse Nguyễn Văn Kế, thầy Phanxicô Xavie Vũ Xuân Quang và thầy Phêrô Nguyễn Văn Đoàn.
Trong bài báo cáo tổng quát, cha Giuse Vũ Thanh Long, nói lên mục đích và ý nghĩa của việc tuyển sinh: “xuất phát từ đòi hỏi cần phải có những linh mục xứng tầm với thời đại và thế giới hôm nay, cũng như chỉ dẫn của HĐGM Việt Nam về thời kì đào tạo trước khi vào chủng viện. Tiểu Chủng Viện hàng năm tổ chức thi tuyển ứng sinh để lựa chọn những ứng viên có thể đáp ứng được yêu cầu mà Giáo Hội đặt ra”. Cha còn cho biết: năm nay có 59 bạn trẻ tuổi từ 18 đến 27 về dự thi, trong đó có 14 bạn đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng và Trung cấp, còn lại các bạn đã tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông. Các thí sinh sẽ thi 4 môn: Văn; Toán; Giáo lý và vấn đáp. Kết quả thi sẽ được công bố cho các linh mục quản xứ và thí sinh vào dịp tĩnh tâm tháng 8 năm 2014 của Linh mục đoàn giáo phận.
Tiếp lời phát biểu của quý cha, trong huấn từ gửi đến các thí sinh, Đức Cha Giuse hân hoan chào mừng các bạn trẻ đang theo đuổi ơn gọi dâng hiến với lòng quảng đại. Ngài nhấn mạnh: chúng con đến đây để thi, thi để nhận ra được thánh ý của Thiên Chúa. Chúng ta không phải là người quyết định đậu hay trượt, nhưng là chính Thiên Chúa. Đức Cha cũng ân cần căn dặn các thí sinh hãy luôn tin tưởng, phó thác vào sự quan phòng của Chúa.
Đáp lại những chia sẻ, những hướng dẫn của Đức Cha, quý Cha. Bạn Phanxicô Vũ Thế Đoan (giáo xứ Kẻ Bền) đại diện cho 59 thí sinh dự thi nói lên lời quyết tâm thực hiện tốt mọi quy định của Ban tuyển sinh đề ra.
Sau chương trình khai mạc, các thí sinh đã bước vào giờ làm bài thi đầu tiên: Môn Văn, thời gian từ 14giờ30 – 16 giờ30. Sau khi hoàn thành môn thi đầu tiên, các thí sinh sẽ trải qua phần thi Trắc Nghiệm từ 5 – 10 phút. Các thí sinh sẽ lần lượt gặp ba cha trong Ủy Ban Ơn Gọi, để được trắc nghiệm: động lực ơn gọi, lòng quyết tâm trong đời sống dâng hiến, cũng như hành trình ơn gọi bản thân…
Niềm vui và hy vọng, niềm sung sướng xen lẫn sự tiếc nuối đã làm các thí sinh bâng khuâng với nhiều cung bậc cảm xúc nhất là khi các thí sinh hoàn tất môn thi cuối cùng.
Theo nhận định chung của các thí sinh, đề thi Văn rất cụ thể và thực tế. Trong đề thi môn văn các thí sinh được chọn một trong ba câu hỏi nên các bạn cảm thấy rất thoải mái trong việc làm bài. Thí sinh Phêrô Vũ Văn Bộ (đã tốt nghiệp Đại Học Xây Dựng, ngành Kiến trúc) đến từ giáo xứ Kẻ Rừa cho biết: đề thi môn Toán, tương ứng với các bạn có học lực trung bình khá. Đề cũng có có những câu hỏi nâng cao nhằm phân hóa được trình độ của các thí sinh. Về phần thi Giáo lý, nội dung của các câu hỏi không quá khó. Tuy nhiên, cần phải đọc kỹ đề, bình tĩnh, nhất là phải có sự hiểu biết căn bản về Giáo lý phổ thông và các phong hóa,... nếu không sẽ rất khó phân định giữa các đáp án được đưa ra.
Thầy Phanxicô Vũ Xuân Quang (thành viên của ban giám thị) chia sẻ: kỳ thi năm nay diễn ra nghiêm túc, các thí sinh đều cảm thấy hài lòng về cách tổ chức thi. Thầy còn chia sẻ thêm rằng: các thí sinh dự thi năm nay to cao và điển trai và chững chạc hơn các năm trước.
Sau khi hoàn tất hai bài thi vào sáng thứ sáu, ngày 18/07/2014 và sau giờ cơm trưa, các thí sinh sẽ trở về giáo xứ.
Chiều thứ năm, ngày 16/07/2014, Tòa Giám Mục Thanh Hóa đã chào đón 59 bạn trẻ đến từ 27 giáo xứ trong giáo phận về tham dự kỳ thi tuyển Ứng sinh năm 2014. Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký, các thí sinh được nghe hướng dẫn về chương trình và nội quy của kỳ thi.
Kỳ thi năm nay do Đức cha giáo phận làm Trưởng ban tuyển sinh và là chủ tịch Hội đồng giám khảo, các thành viên trong ban gồm: cha Phaolô Trần Ngọc Loan, cha Giuse Vũ Thanh Long, cha Giuse Nguyễn Văn Bình. Ban giám thị gồm: cha Giuse Nguyễn Công Khương, cha Giuse Nguyễn Văn Hoàng, thầy Giuse Nguyễn Văn Kế, thầy Phanxicô Xavie Vũ Xuân Quang và thầy Phêrô Nguyễn Văn Đoàn.
Trong bài báo cáo tổng quát, cha Giuse Vũ Thanh Long, nói lên mục đích và ý nghĩa của việc tuyển sinh: “xuất phát từ đòi hỏi cần phải có những linh mục xứng tầm với thời đại và thế giới hôm nay, cũng như chỉ dẫn của HĐGM Việt Nam về thời kì đào tạo trước khi vào chủng viện. Tiểu Chủng Viện hàng năm tổ chức thi tuyển ứng sinh để lựa chọn những ứng viên có thể đáp ứng được yêu cầu mà Giáo Hội đặt ra”. Cha còn cho biết: năm nay có 59 bạn trẻ tuổi từ 18 đến 27 về dự thi, trong đó có 14 bạn đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng và Trung cấp, còn lại các bạn đã tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông. Các thí sinh sẽ thi 4 môn: Văn; Toán; Giáo lý và vấn đáp. Kết quả thi sẽ được công bố cho các linh mục quản xứ và thí sinh vào dịp tĩnh tâm tháng 8 năm 2014 của Linh mục đoàn giáo phận.
Tiếp lời phát biểu của quý cha, trong huấn từ gửi đến các thí sinh, Đức Cha Giuse hân hoan chào mừng các bạn trẻ đang theo đuổi ơn gọi dâng hiến với lòng quảng đại. Ngài nhấn mạnh: chúng con đến đây để thi, thi để nhận ra được thánh ý của Thiên Chúa. Chúng ta không phải là người quyết định đậu hay trượt, nhưng là chính Thiên Chúa. Đức Cha cũng ân cần căn dặn các thí sinh hãy luôn tin tưởng, phó thác vào sự quan phòng của Chúa.
Đáp lại những chia sẻ, những hướng dẫn của Đức Cha, quý Cha. Bạn Phanxicô Vũ Thế Đoan (giáo xứ Kẻ Bền) đại diện cho 59 thí sinh dự thi nói lên lời quyết tâm thực hiện tốt mọi quy định của Ban tuyển sinh đề ra.
Sau chương trình khai mạc, các thí sinh đã bước vào giờ làm bài thi đầu tiên: Môn Văn, thời gian từ 14giờ30 – 16 giờ30. Sau khi hoàn thành môn thi đầu tiên, các thí sinh sẽ trải qua phần thi Trắc Nghiệm từ 5 – 10 phút. Các thí sinh sẽ lần lượt gặp ba cha trong Ủy Ban Ơn Gọi, để được trắc nghiệm: động lực ơn gọi, lòng quyết tâm trong đời sống dâng hiến, cũng như hành trình ơn gọi bản thân…
Niềm vui và hy vọng, niềm sung sướng xen lẫn sự tiếc nuối đã làm các thí sinh bâng khuâng với nhiều cung bậc cảm xúc nhất là khi các thí sinh hoàn tất môn thi cuối cùng.
Theo nhận định chung của các thí sinh, đề thi Văn rất cụ thể và thực tế. Trong đề thi môn văn các thí sinh được chọn một trong ba câu hỏi nên các bạn cảm thấy rất thoải mái trong việc làm bài. Thí sinh Phêrô Vũ Văn Bộ (đã tốt nghiệp Đại Học Xây Dựng, ngành Kiến trúc) đến từ giáo xứ Kẻ Rừa cho biết: đề thi môn Toán, tương ứng với các bạn có học lực trung bình khá. Đề cũng có có những câu hỏi nâng cao nhằm phân hóa được trình độ của các thí sinh. Về phần thi Giáo lý, nội dung của các câu hỏi không quá khó. Tuy nhiên, cần phải đọc kỹ đề, bình tĩnh, nhất là phải có sự hiểu biết căn bản về Giáo lý phổ thông và các phong hóa,... nếu không sẽ rất khó phân định giữa các đáp án được đưa ra.
Thầy Phanxicô Vũ Xuân Quang (thành viên của ban giám thị) chia sẻ: kỳ thi năm nay diễn ra nghiêm túc, các thí sinh đều cảm thấy hài lòng về cách tổ chức thi. Thầy còn chia sẻ thêm rằng: các thí sinh dự thi năm nay to cao và điển trai và chững chạc hơn các năm trước.
Sau khi hoàn tất hai bài thi vào sáng thứ sáu, ngày 18/07/2014 và sau giờ cơm trưa, các thí sinh sẽ trở về giáo xứ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kỷ niệm 60 năm di cư tị nạn cộng sản và công lao của các vị cha già
Trần Vinh
16:11 20/07/2014
KỶ NIỆM 60 NĂM DI CƯ TỊ NẠN CỘNG SẢN VÀ CÔNG LAO CỦA CÁC VỊ CHA GIÀ
Các vị cha già là danh xưng vừa đầy lòng kính trọng vừa dạt dào tình cảm thương mến, biết ơn của đồng bào di cư Công Giáo tị nạn Cộng Sản 1954 dành cho các vị linh mục có công dẫn dắt họ đi mở xứ. Mặc dù là thế, nhưng trong bài này, chúng tôi xin gác sang một bên khía cạnh tôn giáo, chỉ thuần đứng trên phương diện đời, phương diện dân sự để đánh giá công lao của các vị cha già trong công cuộc di cư 1954 mà chúng tôi coi như là một cuộc di dân vĩ đại, đưa dân đi từ Bắc vô Nam để khai khai khẩn đất đai, tạo dựng đời sống ấm no, an cư lạc nghiệp cho hàng trăm ngàn đồng bào vào thời kì đặc biệt của đất nước sau Hiệp định Genève chia đôi lãnh thổ năm 1954.
Chúng tôi viết bài này vì gia đình chúng tôi cũng ở trong đoàn lưu dân ấy. Lúc đó tuy tuổi còn nhỏ, song chúng tôi vẫn còn nhớ tình cảnh đồng bào di cư đã phải trải qua tại các trại định cư lúc ban đầu đầy khó khăn. Chúng tôi đã nhìn thấy vai trò lãnh đạo của các vị linh mục cần thiết như thế nào trong việc ổn định cuộc sống mới cho đồng bào. Sau này lớn lên đi ra ngoài xã hội, mỗi khi có dịp trở về một trại định cư năm xưa, chúng tôi đều kinh ngạc về khả năng thay hình lột xác mau chóng và tốt đẹp trong đời sống mọi người. Công cuộc định cư đã thành công tốt đẹp, chẳng những là ơn ích cho chính những lưu dân mà còn là phúc lợi xét về nhiều mặt cho đất nước nữa.
Nhiều sách báo đã nói về cuộc di cư vĩ đại năm 1954, nhưng chưa có tác giả nào đề cập tới công lao của hàng trăm vị linh mục đã góp sức đáng kể vào sự thành công tốt đẹp cho công cuộc này. Hôm nay nhân là thời điểm kỉ niệm việc thành lập các trại định cư được đúng một nửa thế kỉ, chúng tôi cảm thấy cần phải nói lên tình cảm biết ơn đối với các vị cha già bằng cách tuyên dương công lao của các vị. Các vị linh mục năm xưa ấy hầu hết đã ra người thiên cổ, chỉ một số rất ít còn sót lại nay đã lên bậc đại thọ. Tuy là chậm trễ song vẫn hơn là không bao giờ.
Cuộc di cư tị nạn Cộng Sản năm 1954 đã đưa vào Miền Nam gần một triệu đồng bào miền Bắc. Trong số này, có khoảng 200 ngàn quân nhân, công chức và dân các thành thị, đã cung cấp cho Miền Nam (VNCH) nhiều người có tài năng, học thức, đóng góp xuất sắc trên các lãnh vực: chính trị, hành chánh, an ninh, quân sự, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật, v. v.. Nhưng thành phần ưu tú này không phải là đối tượng của bài này. Ở đây chúng tôi chỉ nói tới khối đa số đồng bào di cư thuộc thành phần thợ thuyền và nông dân Công Giáo. Họ là những người bình dân, là nông dân chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng, nay vì nạn Cộng Sản mà phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, trốn chạy vào Miền Nam xa xôi, tương lai không biết sẽ ra sao. Họ mới là thành phần cần có người lãnh đạo, hướng dẫn trong cuộc sống mới. Người hướng dẫn, lãnh đạo họ chính là các vị linh mục được sai tới.
Trong tình hình rối loan lúc đó, mỗi người, mỗi gia đình trốn thoát Cộng Sản một cách khác nhau. Chỉ có rất ít trường hợp vị linh mục ra đi cùng giáo dân, đa số là những cuộc vượt thoát cá nhân, không có tổ chức. Gia đình chúng tôi trốn khỏi làng bằng 3 đợt khác nhau. Cuối cùng chúng tôi được gặp lại nhau tại trường trung học Dũng Lạc cạnh nhà thờ lớn Hà Nội, trước khi được tổ chức đi máy bay Dakota vào Sài Gòn. Không biết vị linh mục chính xứ của chúng tôi ra đi cách nào, chỉ biết chắc là ông đã phải bí mật vượt thoát, bởi khi Cộng Sản về làng, chúng tôi còn thấy ông mặc bộ quần áo màu nâu, hằng ngày cuốc đất ngoài vườn, mặt lúc nào cũng đăm chiêu lo lắng. Cảnh ông linh mục cuốc đất chúng tôi chưa từng thấy xẩy ra trước đó.
Lúc ban đầu, hàng trăm linh mục di cư thuộc 10 giáo phận miền Bắc và Bắc Trung phần sống tập trung với nhau tại những địa điểm riêng của từng giáo phận di cư. Đến khi các trại đinh cư được thành lập, các linh mục lần lượt được giáo quyền gửi đi theo với giáo dân. Đồng bào Công Giáo chiếm tới 80% tổng số dân di cư và đa số họ là những nông dân, một số ít là ngư phủ, cho nên hầu hết các trại định cư cũng trờ thành các xứ đạo, họ có khuynh hướng chọn làm nghề cũ và ở rất nhiều nơi, những người đồng hương lại tìm về với nhau. Do đó mà có các địa danh như Hà Nội, Hà Đông, Hải Dương, Tân Hà, Bắc Hà, Lạng Sơn, Bùi Chu, Tân Bùi, Bùi Môn, Phát Diệm, Tân Phát, Bùi Phát, Thanh Hóa, Tân Thanh, Tân Sa Châu, Kẻ Sặt, Xã Đoài, Phúc Nhạc, Ninh Phát, Kim Thượng, Bạch Lâm, Ngọc Đồng, v.v.
Theo luật lệ thuở trước, các linh mục Công Giáo được huấn luyện kĩ lưỡng qua 7 năm Trung học (Tiểu chủng viện), rồi ít nhất là 2 năm Triết học, 1 năm đi thử và 4 năm Thần học, trước khi có thể trở thành linh mục. Do đó, vừa vì niềm tin tôn giáo của giáo dân vào thiên chức linh mục, vừa vì các linh mục, nói chung, có kiến thức cao hơn giáo dân cho nên giáo dân rất kính trọng các linh mục. Gặp thời buổi quốc biến, trong lúc nông dân Công Giáo di cư tị nạn Cộng Sản đang lâm cảnh biệt xứ, hoang mang, lạc lõng thì các linh mục được sai tới với họ tự khắc trở thành người lãnh đạo họ cả về tinh thần lẫn vật chất.
Về tinh thần, hàng ngày, sớm tối, các linh mục cùng với bổn đạo tụ họp để kinh sách, lễ hạt, giảng giải, đem đến nguồn an ủi vô biên, niềm tin kính tuyệt đối vào tình thương của Chúa Nhân Lành, giúp cho tín hữu cảm nhận đầy đủ nghị lực hầu có thể vượt qua mọi đau thương thử thách. Chúng tôi đã từng tham dự thánh lễ ở ngoài trời tại một vài trại định cư, vì cảnh chân ướt chân ráo trại chưa kịp dựng lên một nơi thờ phượng, dù là bằng cây lá thô sơ. Chính trong cảnh thiếu thốn vật chất ấy, dường như lại thấy giầu có hơn, sung mãn hơn về tin tưởng, sốt mến.
Lúc ban đầu này, vị linh mục không phải chỉ chăm lo phần tinh thần cho đồng bào mà còn đóng vai trò lãnh đạo phần đời lo đời sống vật chất cho đồng bào ở trại định cư nữa, bởi vì ông là người hiểu biết luật lệ thủ tục hơn, có uy tín hơn. Ở trại định cư nào chúng tôi cũng thấy chính vị linh mục, cùng với vài ba giáo dân thân tín, tương đối có trình độ và lòng chung hơn, đã đôn đáo, đi đi về về, lo tiếp nhận và phân phát những đồ viện trợ như quần áo, thực phẩm, máy may, nông cụ, v.v.. Có một số trại định cư vì một lí do nào đó xét thấy không thích hợp cho cuộc sống mới của đồng bào, vị linh mục đã ‘nhổ’ toàn trại ra đi tìm một nơi sinh sống thuận tiện hơn. Công việc này thật sự khó khăn, nhưng các vị linh mục ấy đã làm được, chẳng hạn như linh mục Phạm Bá Nha đã đưa đồng bào từ Đốc Vàng, Châu Đốc về tái định cư tại An Hiệp, Bến Tre; linh mục Nguyễn Duyên Mậu đưa đồng bào từ Hố Đồn, Tây Ninh về tái định cư tại Ninh Phát, Long Khánh, v. v.. Tại một số trại, Phủ Tổng Ủy Di Cư đã làm nhà sẵn cho đồng bào, cách xếp đặt trang trại do Phủ Tổng Ủy quy hoặch có lớp lang thứ tự. Nhưng ở nhiều trại, nhà cửa do đồng bào tự làm lấy với sự trợ cấp từ Phủ Tổng Ủy. Trong những trường hợp này, vị linh mục cùng những người phụ tá đã cùng nhau vẽ phác sơ đồ toàn trại, sắp xếp vị trí thánh đường, trường học, nhà xứ, trạm y tế, chợ, đường xá, các dẫy nhà của đồng bào, nghĩa trang, v.v.. Đã có nhà thờ bao giờ cũng có trường học kế bên. Nhiều nơi còn có trường trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp (cấp ba ngày nay) nữa. Nhờ vậy, chỉ sau khoảng 10 năm, các trại định cư đã cung cấp cho quốc gia rất nhiều sinh viên, hạ sĩ quan, sĩ quan, công chức, giáo chức, v.v.. Cũng do vị trí đặc biệt của một vị lãnh đạo vừa tinh thần vừa vật chất, mà linh mục có thể đóng góp tích cực, hữu hiệu vào việc giáo dục thanh thiếu niên trong trại, góp phần giữ gìn an ninh trật tự. Những tội phạm như trộm cắp, vô luân, ẩu đả, v.v., là tối thiếu. Đã có một thời, vị linh mục còn đóng được cả vai trò của một vị thẩm phán hòa giải cho những cặp vợ chồng bất hòa, bất trung, những vụ tranh chấp nhà cửa, đất đai, v.v..
Ngày nay ai xuôi Miền Hậu Giang - Rạch Giá, tất phải đi qua vùng định cư Cái Sắn trù mật bát ngát, sẽ thấy làng mạc, kinh rạch, ruộng nương và các cơ sở văn hoá giáo dục có lớp lang, ngoạn mục. Các bô lão kể lại trước khi đồng bào di cư tới đây khai phá từ năm 1956, toàn vùng này chỉ là cỏ lác cao ngút đầu và muỗi mòng thì dầy đặc như trấu. Nếu có ai lên xứ hoa đào qua quốc lộ 1, tiếp nối qua quốc lộ số 20, sẽ chứng kiến các thị trấn nhỏ sầm uất mọc lên như nấm, nhà cửa đan kín dọc hai bên đường, dân chúng đông vui tấp nập. Có ai ngờ trước năm 1955, vùng Hố Nai chỉ là vùng đất bạc mầu, hoang vu và khô chồi; còn vùng Gia Kiệm, Dốc Mơ, Túc Trưng, La Ngà, Phương Lâm chỉ là rừng tre già và mây gai ra tới tận lề đường; quốc lộ 20 hoàn toàn mất an ninh, xe cộ không thể lưu thông được. Rồi còn những Đức Lập, những Ban Mê Thuột, những Bình Giả, những Bảo Lộc...
Song dù thế nào, cuối cùng linh mục vẫn chỉ là người có nhiệm vụ chuyên biệt lo phần thiêng liên tôn giáo chứ không có nhiệm vụ phần đời. Các vị ra gánh vác giúp đỡ đồng bào di cư, vì gặp hoàn cảnh đặc biệt ngoại lệ. Cho nên tới ngày 10 tháng 4 năm 1956, giám mục Phạm Ngọc Chi, phụ trách Ủy Ban Hộ Trợ Định Cư Công Giáo, đã yêu cầu các linh mục chuyển giao mọi việc thuộc hành chánh cho dân chúng để trở về thuần túy lo việc đạo. Từ nay, các linh mục có chăng chỉ còn là vị cố vấn giúp đỡ chính quyền xã, ấp địa phương mà thôi.
Trở lên, chúng ta đã thấy cuộc di cư tị nạn Cộng Sản năm 1954 của gần một triệu đồng bào Miền Bắc và Bắc Trung phần chẳng những có ý nghĩa chính trị, quân sự quan trọng mà còn là một cuộc di dân khổng lồ góp phần phát triển quốc gia. Cuộc di cư ấy đã được chính phủ và quốc tế giúp đỡ tích cực, đưa tới thành công tốt đẹp. Từ bàn tay trắng, vậy mà các trại định cư đã mau chóng ổn định cuộc sống.
Riêng về các trại định cư mà hầu hết là của đồng bào Công Giáo thì các vị linh mục đã góp công to lớn xây dựng cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Các vị ấy, nhà nước không mất công đào tạo, huấn luyện, nhưng đã trở thành một thứ ‘cán bộ’ đầy khả năng, giúp vào công tác có tầm vóc quốc gia, xem ra còn cách đắc lực hơn là các cán bộ nhà nước thứ thiệt.
Người ta hết sức cảm động chứng kiến lễ tang của mỗi vị cha già, tất cả đồng bào trong trại định cư xưa, không biệt tuổi tác, có gia đình gồm cả ba thế hệ, đều chít khăn tang để tỏ lòng kính trọng, nhớ ơn vị ân nhân có công khai sáng. Nhiều nơi đồng bào an táng vị cha già ngay cạnh giáo đường để hằng ngày khi tới giáo đường, đồng bào như còn được nhìn thấy, như là ngài vẫn còn đấy, chưa đi xa!
Ước mong các trại định cư xưa thu thập lại những tài liệu, hình ành, những con số thống kê trong lịch sử thành lập trại; thâu thập tiểu sử và điếu văn của cha già khai sáng để lưu truyền cho con cháu hoặc là tập trung về tàng trữ tại một trung tâm Công Giáo nào đó để trở thành tài liệu lịch sử.
Cuộc đời dâu bể. Sáu mươi năm trôi mau như bóng câu vút qua song. Năm theo mẹ di cư vào Nam chúng tôi là cậu bé 9 tuổi thế mà nay đã vừa gần 7 bó! Hồi tưởng lại cuộc di cư, đối với số phận mỗi cá nhân, mỗi gia đình, việc ra đi hay ở lại, có thể có cái hay cái dở, nhưng nói chung cái hay là vượt trội. Song đối với quốc gia, cuộc di cư ấy hoàn toàn là một cuộc di dân chỉ đem lại lợi ích to lớn mà thôi. Các vị cha già đã đóng góp tích cực, làm cho cuộc di cư ấy thành công tốt đẹp, tức là đã đóng góp đắc lực vào cuộc di dân phát triển quốc gia.
Tham khảo:
* Văn Phòng Tổng Thư Ký HĐGMVN. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Niên Giám 2004. Nhà xb Tôn giáo. Hà Nội, 2004.
* Trường Cao Đẳng Sư Phạm Tp. HCM & Cục Đo Đạc Và Bản Đồ Nhà Nước. Việt Nam Tập Bản Đồ Hành Chính Và Du Lịch. 1989.
* Phan Phát Huồn. Việt Nam Giáo Sử. Quyển II. Cứu Thế Tùng Thư. Sài Gòn, VN. 1962.
* Đoàn Thêm. Hai Mươi Năm Qua 1945 - 1964 Việc Từng Ngày. Xuân Thu.
* Đoàn Thêm. 1969 Việc Từng Ngày. Xuân Thu.
* Lâm Thanh Liêm & Gustave D. Meillon. Từ Sàigòn Tới Tp. HCM. Nam Á.
* Đỗ Hữu Nghiêm. Giáo Hội Và Các Đồng Bào Thiểu Số Ở Việt Nam. Định Hướng 26.
* Tôn Thất Trình. Khảo Luận về Công Cuộc Phát Triển Vùng Hậu Giang Việt Nam. Định Hướng. Số 45.
Trần Vinh
Các vị cha già là danh xưng vừa đầy lòng kính trọng vừa dạt dào tình cảm thương mến, biết ơn của đồng bào di cư Công Giáo tị nạn Cộng Sản 1954 dành cho các vị linh mục có công dẫn dắt họ đi mở xứ. Mặc dù là thế, nhưng trong bài này, chúng tôi xin gác sang một bên khía cạnh tôn giáo, chỉ thuần đứng trên phương diện đời, phương diện dân sự để đánh giá công lao của các vị cha già trong công cuộc di cư 1954 mà chúng tôi coi như là một cuộc di dân vĩ đại, đưa dân đi từ Bắc vô Nam để khai khai khẩn đất đai, tạo dựng đời sống ấm no, an cư lạc nghiệp cho hàng trăm ngàn đồng bào vào thời kì đặc biệt của đất nước sau Hiệp định Genève chia đôi lãnh thổ năm 1954.
Nhiều sách báo đã nói về cuộc di cư vĩ đại năm 1954, nhưng chưa có tác giả nào đề cập tới công lao của hàng trăm vị linh mục đã góp sức đáng kể vào sự thành công tốt đẹp cho công cuộc này. Hôm nay nhân là thời điểm kỉ niệm việc thành lập các trại định cư được đúng một nửa thế kỉ, chúng tôi cảm thấy cần phải nói lên tình cảm biết ơn đối với các vị cha già bằng cách tuyên dương công lao của các vị. Các vị linh mục năm xưa ấy hầu hết đã ra người thiên cổ, chỉ một số rất ít còn sót lại nay đã lên bậc đại thọ. Tuy là chậm trễ song vẫn hơn là không bao giờ.
Cuộc di cư tị nạn Cộng Sản năm 1954 đã đưa vào Miền Nam gần một triệu đồng bào miền Bắc. Trong số này, có khoảng 200 ngàn quân nhân, công chức và dân các thành thị, đã cung cấp cho Miền Nam (VNCH) nhiều người có tài năng, học thức, đóng góp xuất sắc trên các lãnh vực: chính trị, hành chánh, an ninh, quân sự, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật, v. v.. Nhưng thành phần ưu tú này không phải là đối tượng của bài này. Ở đây chúng tôi chỉ nói tới khối đa số đồng bào di cư thuộc thành phần thợ thuyền và nông dân Công Giáo. Họ là những người bình dân, là nông dân chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng, nay vì nạn Cộng Sản mà phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, trốn chạy vào Miền Nam xa xôi, tương lai không biết sẽ ra sao. Họ mới là thành phần cần có người lãnh đạo, hướng dẫn trong cuộc sống mới. Người hướng dẫn, lãnh đạo họ chính là các vị linh mục được sai tới.
Trong tình hình rối loan lúc đó, mỗi người, mỗi gia đình trốn thoát Cộng Sản một cách khác nhau. Chỉ có rất ít trường hợp vị linh mục ra đi cùng giáo dân, đa số là những cuộc vượt thoát cá nhân, không có tổ chức. Gia đình chúng tôi trốn khỏi làng bằng 3 đợt khác nhau. Cuối cùng chúng tôi được gặp lại nhau tại trường trung học Dũng Lạc cạnh nhà thờ lớn Hà Nội, trước khi được tổ chức đi máy bay Dakota vào Sài Gòn. Không biết vị linh mục chính xứ của chúng tôi ra đi cách nào, chỉ biết chắc là ông đã phải bí mật vượt thoát, bởi khi Cộng Sản về làng, chúng tôi còn thấy ông mặc bộ quần áo màu nâu, hằng ngày cuốc đất ngoài vườn, mặt lúc nào cũng đăm chiêu lo lắng. Cảnh ông linh mục cuốc đất chúng tôi chưa từng thấy xẩy ra trước đó.
Lúc ban đầu, hàng trăm linh mục di cư thuộc 10 giáo phận miền Bắc và Bắc Trung phần sống tập trung với nhau tại những địa điểm riêng của từng giáo phận di cư. Đến khi các trại đinh cư được thành lập, các linh mục lần lượt được giáo quyền gửi đi theo với giáo dân. Đồng bào Công Giáo chiếm tới 80% tổng số dân di cư và đa số họ là những nông dân, một số ít là ngư phủ, cho nên hầu hết các trại định cư cũng trờ thành các xứ đạo, họ có khuynh hướng chọn làm nghề cũ và ở rất nhiều nơi, những người đồng hương lại tìm về với nhau. Do đó mà có các địa danh như Hà Nội, Hà Đông, Hải Dương, Tân Hà, Bắc Hà, Lạng Sơn, Bùi Chu, Tân Bùi, Bùi Môn, Phát Diệm, Tân Phát, Bùi Phát, Thanh Hóa, Tân Thanh, Tân Sa Châu, Kẻ Sặt, Xã Đoài, Phúc Nhạc, Ninh Phát, Kim Thượng, Bạch Lâm, Ngọc Đồng, v.v.
Theo luật lệ thuở trước, các linh mục Công Giáo được huấn luyện kĩ lưỡng qua 7 năm Trung học (Tiểu chủng viện), rồi ít nhất là 2 năm Triết học, 1 năm đi thử và 4 năm Thần học, trước khi có thể trở thành linh mục. Do đó, vừa vì niềm tin tôn giáo của giáo dân vào thiên chức linh mục, vừa vì các linh mục, nói chung, có kiến thức cao hơn giáo dân cho nên giáo dân rất kính trọng các linh mục. Gặp thời buổi quốc biến, trong lúc nông dân Công Giáo di cư tị nạn Cộng Sản đang lâm cảnh biệt xứ, hoang mang, lạc lõng thì các linh mục được sai tới với họ tự khắc trở thành người lãnh đạo họ cả về tinh thần lẫn vật chất.
Về tinh thần, hàng ngày, sớm tối, các linh mục cùng với bổn đạo tụ họp để kinh sách, lễ hạt, giảng giải, đem đến nguồn an ủi vô biên, niềm tin kính tuyệt đối vào tình thương của Chúa Nhân Lành, giúp cho tín hữu cảm nhận đầy đủ nghị lực hầu có thể vượt qua mọi đau thương thử thách. Chúng tôi đã từng tham dự thánh lễ ở ngoài trời tại một vài trại định cư, vì cảnh chân ướt chân ráo trại chưa kịp dựng lên một nơi thờ phượng, dù là bằng cây lá thô sơ. Chính trong cảnh thiếu thốn vật chất ấy, dường như lại thấy giầu có hơn, sung mãn hơn về tin tưởng, sốt mến.
Lúc ban đầu này, vị linh mục không phải chỉ chăm lo phần tinh thần cho đồng bào mà còn đóng vai trò lãnh đạo phần đời lo đời sống vật chất cho đồng bào ở trại định cư nữa, bởi vì ông là người hiểu biết luật lệ thủ tục hơn, có uy tín hơn. Ở trại định cư nào chúng tôi cũng thấy chính vị linh mục, cùng với vài ba giáo dân thân tín, tương đối có trình độ và lòng chung hơn, đã đôn đáo, đi đi về về, lo tiếp nhận và phân phát những đồ viện trợ như quần áo, thực phẩm, máy may, nông cụ, v.v.. Có một số trại định cư vì một lí do nào đó xét thấy không thích hợp cho cuộc sống mới của đồng bào, vị linh mục đã ‘nhổ’ toàn trại ra đi tìm một nơi sinh sống thuận tiện hơn. Công việc này thật sự khó khăn, nhưng các vị linh mục ấy đã làm được, chẳng hạn như linh mục Phạm Bá Nha đã đưa đồng bào từ Đốc Vàng, Châu Đốc về tái định cư tại An Hiệp, Bến Tre; linh mục Nguyễn Duyên Mậu đưa đồng bào từ Hố Đồn, Tây Ninh về tái định cư tại Ninh Phát, Long Khánh, v. v.. Tại một số trại, Phủ Tổng Ủy Di Cư đã làm nhà sẵn cho đồng bào, cách xếp đặt trang trại do Phủ Tổng Ủy quy hoặch có lớp lang thứ tự. Nhưng ở nhiều trại, nhà cửa do đồng bào tự làm lấy với sự trợ cấp từ Phủ Tổng Ủy. Trong những trường hợp này, vị linh mục cùng những người phụ tá đã cùng nhau vẽ phác sơ đồ toàn trại, sắp xếp vị trí thánh đường, trường học, nhà xứ, trạm y tế, chợ, đường xá, các dẫy nhà của đồng bào, nghĩa trang, v.v.. Đã có nhà thờ bao giờ cũng có trường học kế bên. Nhiều nơi còn có trường trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp (cấp ba ngày nay) nữa. Nhờ vậy, chỉ sau khoảng 10 năm, các trại định cư đã cung cấp cho quốc gia rất nhiều sinh viên, hạ sĩ quan, sĩ quan, công chức, giáo chức, v.v.. Cũng do vị trí đặc biệt của một vị lãnh đạo vừa tinh thần vừa vật chất, mà linh mục có thể đóng góp tích cực, hữu hiệu vào việc giáo dục thanh thiếu niên trong trại, góp phần giữ gìn an ninh trật tự. Những tội phạm như trộm cắp, vô luân, ẩu đả, v.v., là tối thiếu. Đã có một thời, vị linh mục còn đóng được cả vai trò của một vị thẩm phán hòa giải cho những cặp vợ chồng bất hòa, bất trung, những vụ tranh chấp nhà cửa, đất đai, v.v..
Ngày nay ai xuôi Miền Hậu Giang - Rạch Giá, tất phải đi qua vùng định cư Cái Sắn trù mật bát ngát, sẽ thấy làng mạc, kinh rạch, ruộng nương và các cơ sở văn hoá giáo dục có lớp lang, ngoạn mục. Các bô lão kể lại trước khi đồng bào di cư tới đây khai phá từ năm 1956, toàn vùng này chỉ là cỏ lác cao ngút đầu và muỗi mòng thì dầy đặc như trấu. Nếu có ai lên xứ hoa đào qua quốc lộ 1, tiếp nối qua quốc lộ số 20, sẽ chứng kiến các thị trấn nhỏ sầm uất mọc lên như nấm, nhà cửa đan kín dọc hai bên đường, dân chúng đông vui tấp nập. Có ai ngờ trước năm 1955, vùng Hố Nai chỉ là vùng đất bạc mầu, hoang vu và khô chồi; còn vùng Gia Kiệm, Dốc Mơ, Túc Trưng, La Ngà, Phương Lâm chỉ là rừng tre già và mây gai ra tới tận lề đường; quốc lộ 20 hoàn toàn mất an ninh, xe cộ không thể lưu thông được. Rồi còn những Đức Lập, những Ban Mê Thuột, những Bình Giả, những Bảo Lộc...
Song dù thế nào, cuối cùng linh mục vẫn chỉ là người có nhiệm vụ chuyên biệt lo phần thiêng liên tôn giáo chứ không có nhiệm vụ phần đời. Các vị ra gánh vác giúp đỡ đồng bào di cư, vì gặp hoàn cảnh đặc biệt ngoại lệ. Cho nên tới ngày 10 tháng 4 năm 1956, giám mục Phạm Ngọc Chi, phụ trách Ủy Ban Hộ Trợ Định Cư Công Giáo, đã yêu cầu các linh mục chuyển giao mọi việc thuộc hành chánh cho dân chúng để trở về thuần túy lo việc đạo. Từ nay, các linh mục có chăng chỉ còn là vị cố vấn giúp đỡ chính quyền xã, ấp địa phương mà thôi.
Trở lên, chúng ta đã thấy cuộc di cư tị nạn Cộng Sản năm 1954 của gần một triệu đồng bào Miền Bắc và Bắc Trung phần chẳng những có ý nghĩa chính trị, quân sự quan trọng mà còn là một cuộc di dân khổng lồ góp phần phát triển quốc gia. Cuộc di cư ấy đã được chính phủ và quốc tế giúp đỡ tích cực, đưa tới thành công tốt đẹp. Từ bàn tay trắng, vậy mà các trại định cư đã mau chóng ổn định cuộc sống.
Riêng về các trại định cư mà hầu hết là của đồng bào Công Giáo thì các vị linh mục đã góp công to lớn xây dựng cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Các vị ấy, nhà nước không mất công đào tạo, huấn luyện, nhưng đã trở thành một thứ ‘cán bộ’ đầy khả năng, giúp vào công tác có tầm vóc quốc gia, xem ra còn cách đắc lực hơn là các cán bộ nhà nước thứ thiệt.
Người ta hết sức cảm động chứng kiến lễ tang của mỗi vị cha già, tất cả đồng bào trong trại định cư xưa, không biệt tuổi tác, có gia đình gồm cả ba thế hệ, đều chít khăn tang để tỏ lòng kính trọng, nhớ ơn vị ân nhân có công khai sáng. Nhiều nơi đồng bào an táng vị cha già ngay cạnh giáo đường để hằng ngày khi tới giáo đường, đồng bào như còn được nhìn thấy, như là ngài vẫn còn đấy, chưa đi xa!
Ước mong các trại định cư xưa thu thập lại những tài liệu, hình ành, những con số thống kê trong lịch sử thành lập trại; thâu thập tiểu sử và điếu văn của cha già khai sáng để lưu truyền cho con cháu hoặc là tập trung về tàng trữ tại một trung tâm Công Giáo nào đó để trở thành tài liệu lịch sử.
Cuộc đời dâu bể. Sáu mươi năm trôi mau như bóng câu vút qua song. Năm theo mẹ di cư vào Nam chúng tôi là cậu bé 9 tuổi thế mà nay đã vừa gần 7 bó! Hồi tưởng lại cuộc di cư, đối với số phận mỗi cá nhân, mỗi gia đình, việc ra đi hay ở lại, có thể có cái hay cái dở, nhưng nói chung cái hay là vượt trội. Song đối với quốc gia, cuộc di cư ấy hoàn toàn là một cuộc di dân chỉ đem lại lợi ích to lớn mà thôi. Các vị cha già đã đóng góp tích cực, làm cho cuộc di cư ấy thành công tốt đẹp, tức là đã đóng góp đắc lực vào cuộc di dân phát triển quốc gia.
Tham khảo:
* Văn Phòng Tổng Thư Ký HĐGMVN. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Niên Giám 2004. Nhà xb Tôn giáo. Hà Nội, 2004.
* Trường Cao Đẳng Sư Phạm Tp. HCM & Cục Đo Đạc Và Bản Đồ Nhà Nước. Việt Nam Tập Bản Đồ Hành Chính Và Du Lịch. 1989.
* Phan Phát Huồn. Việt Nam Giáo Sử. Quyển II. Cứu Thế Tùng Thư. Sài Gòn, VN. 1962.
* Đoàn Thêm. Hai Mươi Năm Qua 1945 - 1964 Việc Từng Ngày. Xuân Thu.
* Đoàn Thêm. 1969 Việc Từng Ngày. Xuân Thu.
* Lâm Thanh Liêm & Gustave D. Meillon. Từ Sàigòn Tới Tp. HCM. Nam Á.
* Đỗ Hữu Nghiêm. Giáo Hội Và Các Đồng Bào Thiểu Số Ở Việt Nam. Định Hướng 26.
* Tôn Thất Trình. Khảo Luận về Công Cuộc Phát Triển Vùng Hậu Giang Việt Nam. Định Hướng. Số 45.
Trần Vinh
Việt Nam bất diệt hay sẽ mất ?
Hà Minh Thảo
22:27 20/07/2014
VIỆT NAM BẤT DIỆT HAY SẼ MẤT ?
Ngày 20.07.2014, đúng 60 năm ngày đảng Cộng Việt nam ký với thực dân Pháp Hiệp định Genève để chia đôi Quê Hương người Việt để, từ đó khối Cộng sản và Hoa kỳ tạo ảnh hưởng trên Đất Nước chúng ta. Được khối cộng sản ủng hộ và với ‘Công hàm Phạm văn Đồng 1958’, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nuôi mưu đồ thống nhất Đất nước và đã chiếm Miền Nam năm 1975. Ngày 19.12.2012, Nhà giáo ‘ưu tú’ Trần Đăng Thanh đã nhắc lãnh đạo các Đại học khi giảng về Biển Đông không được quên Trung quốc đã từng nhường cơm xẻ áo, rồi từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong 4 năm kháng chiến chống Pháp và 21 năm đánh thắng Mỹ. Gần đây, Trung quốc đưa giàn khoan HD 981 xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế nuớc ta, nhà nuớc chưa kịp kiện , Quốc hội không cần tuyên cáo như Thượng viện Hoa kỳ đã làm ngày 10.07.2014, và chúng đã phải rút đi ngày 16.07.2014…
I. ĐÔI DÒNG VIỆT SỬ 60 NĂM QUA.
Đêm 20.07.1954, các thành viên Hội nghị đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và Lào tại Genève (Thụy sĩ) đã họp qua đêm để đại diện hai lực lượng quân sự liên quan là Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) ký Hiệp định chia Quê hương làm đôi với sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến :
A.- Miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) theo chủ nghĩa cộng sản đã gây chết chóc cho người dân qua :
- cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành năm 1955 và 1956 với mục đích lấy ruộng đất của địa chủ để chia cho nông dân, phạm nhiều sai lầm như đấu tố nhầm, xử tội qua ‘tòa án nhân dân’. Sau đó, Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cộng sản có xin lỗi dân chúng, nhưng các nạn nhân đã chết. Số địa chủ bị tuyên án tử hình không được thống kê chính xác và các nhà nghiên cứu đã đưa ra những số liệu rất khác nhau : theo Gareth Porter, có từ 800 đến 2.500 người bị tử hình, Edwin E. Moise (nghiên cứu sâu rộng hơn) ước vào khoảng 5.000 và Giáo sư sử học James P. Harrison nói vào khoảng 1.500.
- tháng 11/1958, Hồ Chí Minh công bố là thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và khởi đầu thời kỳ phát triển kinh tế có kế hoạch 3 năm đến 1960 và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa (gồm cả hợp tác hoá nông nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh). Đến cuối 1960, 84,8% số hộ nông dân Miền Bắc gia nhập hợp tác xã, tức 76% tổng diện tích canh tác, 520 hợp tác xã ngư nghiệp chiếm 77,2% tổng số hộ đánh cá, 269 hợp tác xã nghề muối chiếm 85% tổng số hộ làm muối. Tại các thành phố, 100% số cơ sở công nghiệp tư doanh thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác, 1.553 doanh nhân thành người lao động. Có 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp, trong đó hơn 70.000 thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp.
- tháng 2/1958, Hội nghị về Công ước Luật biển được tổ chức tại Genève, nhưng thất bại về ấn định lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải từ 3 đến cả 200 hải lý. Lúc đó, quan hệ Mỹ-Trung quốc căng thẳng về Đài loan, nên Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố hải phận Trung quốc là 12 hải lý từ đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây sa (Hoàng sa) và Nam sa (Trường sa). Do đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ra công hàm ủng hộ Tàu cộng. Năm 1977, ông giải thích rằng đó là do nhu cầu chiến tranh : đôi bên đã đồng ý cho việc chuẩn bị việc xăm lăng Miền Nam qua việc thành lập Mặt trận giải phóng Miền Nam năm 1960.
B.- Miền Nam (Quốc gia Việt Nam) được đặt dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, với sự trợ giúp của các quốc gia tự do và phi liên kết. Chính phủ đã tiếp nhận khoảng một triệu đồng bào Miền Bắc, từ chối chế độ cộng sản, di cư tìm vào tự do tại Miền Nam, và được định cư nơi vùng đất mới khai phá với quyền sở hữu. Chỉ trong thời gian ngắn, ông Diệm đã thu toàn quyền cho Quốc gia từ tay Pháp : chủ quyền được tượng trưng bằng Dinh Độc Lập (ngày 07.09.1954), độc lập tài chính (từ ngày 02.01.1955, Việt Nam nhận viện trợ quốc tế không phải qua Ngân hàng Pháp), bình định các nhóm võ trang, chấn hưng kinh tế… Quân nhân Pháp cuối cùng rời lãnh thổ Việt Nam vào ngày 28.04.1956.
Thủ tướng Ngô Đình Diệm thực hiện Tiến trình Kiến Quốc nhằm hai mục tiêu :
1. Kiện toàn nền độc lập nước nhà trong lãnh vực kinh tế ;
2. Canh tân nền kinh tế quốc gia để nâng cao mức sống người dân, đặt trên căn bản Thái Hòa, Nhân Vị chủ trương cuộc cách mạng kinh tế xã hội phải gồm ba điều kiện tiên quyết :
- Người dân phải được trực tiếp tham gia vào việc điều hành các hoạt động kinh tế.
- Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chính sách kinh tế xã hội là phải bảo đảm mỗi người dân có đươc một mái nhà và sở hữu chủ các phương tiện sản xuất để làm ra của cải nuôi sống bản thân và gia đình mình.
- Cá nhân và cộng đồng đồng tiến.
Thể theo nguyện vọng toàn dân qua cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Cộng hòa Việt Nam ngày 26.10.1955 và nhậm chức Tổng thống. Trước những thành quả vẽ vang trên, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã mời ông Ngô Đình Diệm công du chính thức Hoa kỳ từ ngày 06.05.1957. Để tiết kiệm công quỷ, phái đoàn Tổng thống chỉ với 7 thành viên. Khi tới phi trường Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được Đồng vị Hoa kỳ chào tiếp ngay tại cầu thang phi cơ với 21 phát đại bác nổ vang.
Ngày 20.12.1960, Cộng sản Bắc Việt thành lập Mặt trận giải phóng Miền Nam để đánh phá và giết người Miền Nam. Cộng sản lường gạt thế giới bằng cho rằng tổ chức này chỉ do dân chống Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập cho đến năm 1975 mới nhận chính là sản phẩm của chúng và đã giết chết ngày 31.01.1977. Miền Bắc còn thiếu lương thực để nuôi dân thì có đâu để nuôi đám du kích Việt cộng này khiến, từ năm 1962, nên phải ra hàng và được Chính phủ tiếp đón theo Chiến dịch Chiêu Hồi.
Lấy lý do tiêu diệt Việt cộng, Tổng thống John F. Kennedy đòi đem quân Mỹ vào đánh ở Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm từ chối vì : Chủ quyền quốc gia bị thương tổn, Chính nghĩa bị mất, chiến tranh leo thang với nhiều người Việt chết và xã hội khủng hoảng. Aùp lực Lãnh đạo Việt Nam không được, Chánh quyền và giới truyền thông Mỹ thổi phồng vụ ‘đàn áp Phật giáo’. Chính người Mỹ đã ngăn cản phổ biến ‘Bản Phúc trình cuộc Điều tra của Phái đoàn Liên hiệp quốc về Vấn đề Đàn áp hay Không 1963’ tại Liên hiệp quốc và các Tài liệu Thống kê ghi nhận 4.000 chùa đã được xây dựng trong thời gian 1955-1963. Cuối cùng, nhận lệnh từ Washington, Đại sứ Henry C. Lodge thuê các Tướng đảo chính và giết Tổng thống Diệm cùng ông Ngô Đình Nhu, sau khi ông Diệm từ chối yêu cầu để quân Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Lodge còn hạ lệnh cho Nguyễn Khánh giết ông Ngô Đình Cẩn và Dương văn Minh giết Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt và thủ tiêu xác ông này.
Đọc điện tín báo ông Diệm chết, Hồ Chí Minh hồ hởi nói với người thân cận ‘Bác cháu chúng ta sẽ thắng’ và tuyên bố chính thức : ề Oâng Diệm là người yêu nước theo cách của ông Ừ. Oâng Diệm và ông Nhu không để lại tài sản to lớn như bọn phản loạn tung tin nhưng không tìm thấy. Chỉ ba tuần sau, ngày 22.11.1963, một người Mỹ đã bắn chết Tổng thống Kennedy và một người Mỹ khác đã dễ dàng thanh toán hung thủ khiến không thể điều tra hữu hiệu cái chết của vị Tổng thống thứ 35 của cường quốc Hoa kỳ. Hai vị Tổng thống đã chết vì cùng một lý do chăng ?
Gần đây, ngày 20.09.2013, người Việt tại Đức vinh dự tiếp đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác và được nghe Ngài kể : « Thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà tội ác với dân tộc Tây Tạng hiền lành. Năm 1959, Ngài phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn… Ấn độ không muốn gây căng thẳng với Trung quốc, nên chẳng giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây tạng. May thay ở Đông Nam Á có một vị Tổng thống có lòng nhân đạo, từng biết thế nào là tỵ nạn cộng, mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ cả đồng bào chạy nạn cộng sản từ Bắc vào Nam... Đó là cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, một người Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật giáo Tây tạng ».
Cướp chính quyền xong, các Tướng tranh dành quyền hành và thanh toán nhau qua các vụ chỉnh lý hay chính biến để rồi ‘thắng làm vua, thua làm đại sứ’. Việt cộng không bỏ lợi để phá các chính sách làm chúng lo sợ như các ấp chiến lược. Năm 1966, binh sĩ Hoa kỳ ồ ạt đổ vào Miền Nam đồng thời bộ đội BắcViệt cũng xâm nhập vào Việt Nam Cộng hòa do bị gạt ‘nhân dân Miền Nam đang đói cần phải được giải phóng’. Những hậu quả mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiên đoán do sự hiện diện của Quân đội viễn chinh Mỹ trên Quê hương chúng ta. Do đó, Lê Duẫn nói : ‘Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xoơ, đánh cho Trung quốc’ và xã hội khủng hoảng vì lính Mỹ lương cao sẳn sàng phung phí dollars mua vui với những gái Việt muốn có tiền nhanh. Rồi lạm phát gia tăng phi mã mà đồng lương không theo kịp. Trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968, Cộng đảng Hà nội đã đưa hàng ngàn trẻ em Việt vào chổ chết khi phải tấn công các thành phố Miền Nam và giết đống bào ở các nơi này :
"Giết! Giết! nữa bàn tay không ngừng nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rắp bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt (Tố Hữu)
Nhờ thực thi Hiến pháp đệ Nhị Cộng hòa ngày 01.04.1967, các cuộc tuyển cử dân chủ để định chế Hành pháp (Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng lập Chính phủ) và Lập pháp (Thượng nghị viện và Hạ nghị viện). Quyền Tư pháp được ủy nhiệm cho Tối cao Pháp viện và được hành xử bởi các Thẩm phán xử án.
Thượng nghị viện khóa đầu tiên có 26 người Công Giáo trong số 60 Nghị sĩ, có 11 Công Giáo trong số 13 luật gia trong Viện Lập pháp này. Đặc biệt, luật sư Nguyễn văn Huyền xứng đáng là một chánh khách hiếm hoi của nền Đệ Nhị Cộng hòa và đã được bầu vào chức Chủ tịch. Ông đã xây dựng uy tín cho Viện, xứng đáng với lòng kính nể của người dân Việt trong các vấn đề: tướng lãnh tham nhũng (ngày 20.04.1970, chống độc diễn của liên danh Nguyễn văn Thiệu - Trần văn Hương (ngày 22.09.1971). Ngoàụi ra, vào tháng 05.1970, sau khi Thượng nghị viện phản đối ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Hành pháp, Chủ tịch Nguyễn văn Huyền đã lên án sự vi hiến của Sắc luật này trên màn ảnh Truyền hình Việt-Nam. Sau đó, nhờ tài hùng biện của một Nghị sĩ Công Giáo khác, luật sư Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến. Tuy nhiên, khi cộng quân Bắc Việt đánh phá Miền Nam luôn gặp sự phản kháng của Hành pháp và Lập pháp Việt Nam Cộng hòa. Tại Hạ Nghị Viện, một số Dân biểu lợi dụng sự dân chủ và tự do để vận động cho Thành phần thứ 3 do Phật giáo ủng hộ hoạt động có lợi cho Cộng sản Việt Nam, như ông Hồ Ngọc Nhuận.
Ngày 31.03.1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Paris, khai mạc ngày 13.05.1968. Từ đó, để phục vụ cho chính trường Hoa kỳ, nhất là khi có bầu cử Tổng thống, Quân đội Hoa kỳ được coi như ‘không được phép chiến thắng’ và chiến tranh Việt Nam rơi vào tình trạng ‘vừa đánh vừa đàm’. Các phiên họp chỉ diễn ra một lần mỗi tuần giữ những người điếc. Tổng thống Richard Nixon bắt đầu nhiệm kỳ 1 ngày 20.01.1969 với chương trình ‘rút khỏi chiến tranh trong Danh dự’ và Hội nghị trở thành 4 bên với sự tham dự của Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam tức Mặt trận Giải phóng Việt Nam do Hà nội thành lập. Năm 1972 đánh dấu sự liên hệ ngoại giao Hoa kỳ và Trung cộng được thiết lập. Sau khi tái thắng cử tháng 11/1972, Hà nội còn chưa chịu ký Hiệp ước Paris, nên Nixon cho phi cơ oanh tạc nặng nề Bắc Việt từ ngày 18 đến 30.12.1972 để phải ký Hiệp ước ngày 27.01.1973. Do đó, các tù binh Mỹ được Bắc Việt thả và lính Mỹ rút khỏi Miền Nam.
Tháng 01/1974, trong trận hải chiến với Trung cộng, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhiều lần báo cáo tình hình với Đại sứ quán Mỹ nhưng Washington đã không có động thái hỗ trợ nào. Lúc đó, ngoài khơi Việt Nam gần với đảo Hải Nam và Hoàng Sa có mặt Hải đoàn (Task Force) 77 Hải quân Mỹ gồm hàng không mẫu hạm và các chiến hạm yểm trợ. Hải đoàn này đủ khả năng kiểm soát không và hải phận, tuy nhiên, Mỹ đã hoàn toàn đứng ngoài cuộc để làm vui lòng Trung cộng.
Trước biến cố đau thương ‘Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa’, chỉ có Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lên tiếng phản đối và nhân dân Miền Nam biểu tình lên án Trung cộng xâm lược. Trong khi đó, chính phủ Miền Bắc im lặng, coi như để đàn anh xã hội chủ nghĩa giữ dùm còn hơn trong tay ‘Ngụy’. Do đó, ngày nay, những cuộc biểu tình đều bị giải tán thô bạo và người yêu nước bị đánh dập, hãm hại. Công cuộc dành lại Hoàng Sa chỉ có thể thực hiện khi Việt Nam có một Chính phủ dân chủ và không cộng sản.
Sự thật, Trung cộng đang chiếm dần nội địa Việt Nam nếu người dân Việt không thức tỉnh… Giàn khoan HD 981 chỉ là bước đầu để đồng bào quen dần.
Hà Minh Thảo
Ngày 20.07.2014, đúng 60 năm ngày đảng Cộng Việt nam ký với thực dân Pháp Hiệp định Genève để chia đôi Quê Hương người Việt để, từ đó khối Cộng sản và Hoa kỳ tạo ảnh hưởng trên Đất Nước chúng ta. Được khối cộng sản ủng hộ và với ‘Công hàm Phạm văn Đồng 1958’, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nuôi mưu đồ thống nhất Đất nước và đã chiếm Miền Nam năm 1975. Ngày 19.12.2012, Nhà giáo ‘ưu tú’ Trần Đăng Thanh đã nhắc lãnh đạo các Đại học khi giảng về Biển Đông không được quên Trung quốc đã từng nhường cơm xẻ áo, rồi từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong 4 năm kháng chiến chống Pháp và 21 năm đánh thắng Mỹ. Gần đây, Trung quốc đưa giàn khoan HD 981 xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế nuớc ta, nhà nuớc chưa kịp kiện , Quốc hội không cần tuyên cáo như Thượng viện Hoa kỳ đã làm ngày 10.07.2014, và chúng đã phải rút đi ngày 16.07.2014…
I. ĐÔI DÒNG VIỆT SỬ 60 NĂM QUA.
Đêm 20.07.1954, các thành viên Hội nghị đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và Lào tại Genève (Thụy sĩ) đã họp qua đêm để đại diện hai lực lượng quân sự liên quan là Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) ký Hiệp định chia Quê hương làm đôi với sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến :
A.- Miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) theo chủ nghĩa cộng sản đã gây chết chóc cho người dân qua :
- cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành năm 1955 và 1956 với mục đích lấy ruộng đất của địa chủ để chia cho nông dân, phạm nhiều sai lầm như đấu tố nhầm, xử tội qua ‘tòa án nhân dân’. Sau đó, Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cộng sản có xin lỗi dân chúng, nhưng các nạn nhân đã chết. Số địa chủ bị tuyên án tử hình không được thống kê chính xác và các nhà nghiên cứu đã đưa ra những số liệu rất khác nhau : theo Gareth Porter, có từ 800 đến 2.500 người bị tử hình, Edwin E. Moise (nghiên cứu sâu rộng hơn) ước vào khoảng 5.000 và Giáo sư sử học James P. Harrison nói vào khoảng 1.500.
- tháng 11/1958, Hồ Chí Minh công bố là thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và khởi đầu thời kỳ phát triển kinh tế có kế hoạch 3 năm đến 1960 và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa (gồm cả hợp tác hoá nông nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh). Đến cuối 1960, 84,8% số hộ nông dân Miền Bắc gia nhập hợp tác xã, tức 76% tổng diện tích canh tác, 520 hợp tác xã ngư nghiệp chiếm 77,2% tổng số hộ đánh cá, 269 hợp tác xã nghề muối chiếm 85% tổng số hộ làm muối. Tại các thành phố, 100% số cơ sở công nghiệp tư doanh thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác, 1.553 doanh nhân thành người lao động. Có 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp, trong đó hơn 70.000 thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp.
- tháng 2/1958, Hội nghị về Công ước Luật biển được tổ chức tại Genève, nhưng thất bại về ấn định lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải từ 3 đến cả 200 hải lý. Lúc đó, quan hệ Mỹ-Trung quốc căng thẳng về Đài loan, nên Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố hải phận Trung quốc là 12 hải lý từ đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây sa (Hoàng sa) và Nam sa (Trường sa). Do đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ra công hàm ủng hộ Tàu cộng. Năm 1977, ông giải thích rằng đó là do nhu cầu chiến tranh : đôi bên đã đồng ý cho việc chuẩn bị việc xăm lăng Miền Nam qua việc thành lập Mặt trận giải phóng Miền Nam năm 1960.
B.- Miền Nam (Quốc gia Việt Nam) được đặt dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, với sự trợ giúp của các quốc gia tự do và phi liên kết. Chính phủ đã tiếp nhận khoảng một triệu đồng bào Miền Bắc, từ chối chế độ cộng sản, di cư tìm vào tự do tại Miền Nam, và được định cư nơi vùng đất mới khai phá với quyền sở hữu. Chỉ trong thời gian ngắn, ông Diệm đã thu toàn quyền cho Quốc gia từ tay Pháp : chủ quyền được tượng trưng bằng Dinh Độc Lập (ngày 07.09.1954), độc lập tài chính (từ ngày 02.01.1955, Việt Nam nhận viện trợ quốc tế không phải qua Ngân hàng Pháp), bình định các nhóm võ trang, chấn hưng kinh tế… Quân nhân Pháp cuối cùng rời lãnh thổ Việt Nam vào ngày 28.04.1956.
Thủ tướng Ngô Đình Diệm thực hiện Tiến trình Kiến Quốc nhằm hai mục tiêu :
1. Kiện toàn nền độc lập nước nhà trong lãnh vực kinh tế ;
2. Canh tân nền kinh tế quốc gia để nâng cao mức sống người dân, đặt trên căn bản Thái Hòa, Nhân Vị chủ trương cuộc cách mạng kinh tế xã hội phải gồm ba điều kiện tiên quyết :
- Người dân phải được trực tiếp tham gia vào việc điều hành các hoạt động kinh tế.
- Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chính sách kinh tế xã hội là phải bảo đảm mỗi người dân có đươc một mái nhà và sở hữu chủ các phương tiện sản xuất để làm ra của cải nuôi sống bản thân và gia đình mình.
- Cá nhân và cộng đồng đồng tiến.
Thể theo nguyện vọng toàn dân qua cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Cộng hòa Việt Nam ngày 26.10.1955 và nhậm chức Tổng thống. Trước những thành quả vẽ vang trên, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã mời ông Ngô Đình Diệm công du chính thức Hoa kỳ từ ngày 06.05.1957. Để tiết kiệm công quỷ, phái đoàn Tổng thống chỉ với 7 thành viên. Khi tới phi trường Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được Đồng vị Hoa kỳ chào tiếp ngay tại cầu thang phi cơ với 21 phát đại bác nổ vang.
Ngày 20.12.1960, Cộng sản Bắc Việt thành lập Mặt trận giải phóng Miền Nam để đánh phá và giết người Miền Nam. Cộng sản lường gạt thế giới bằng cho rằng tổ chức này chỉ do dân chống Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập cho đến năm 1975 mới nhận chính là sản phẩm của chúng và đã giết chết ngày 31.01.1977. Miền Bắc còn thiếu lương thực để nuôi dân thì có đâu để nuôi đám du kích Việt cộng này khiến, từ năm 1962, nên phải ra hàng và được Chính phủ tiếp đón theo Chiến dịch Chiêu Hồi.
Lấy lý do tiêu diệt Việt cộng, Tổng thống John F. Kennedy đòi đem quân Mỹ vào đánh ở Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm từ chối vì : Chủ quyền quốc gia bị thương tổn, Chính nghĩa bị mất, chiến tranh leo thang với nhiều người Việt chết và xã hội khủng hoảng. Aùp lực Lãnh đạo Việt Nam không được, Chánh quyền và giới truyền thông Mỹ thổi phồng vụ ‘đàn áp Phật giáo’. Chính người Mỹ đã ngăn cản phổ biến ‘Bản Phúc trình cuộc Điều tra của Phái đoàn Liên hiệp quốc về Vấn đề Đàn áp hay Không 1963’ tại Liên hiệp quốc và các Tài liệu Thống kê ghi nhận 4.000 chùa đã được xây dựng trong thời gian 1955-1963. Cuối cùng, nhận lệnh từ Washington, Đại sứ Henry C. Lodge thuê các Tướng đảo chính và giết Tổng thống Diệm cùng ông Ngô Đình Nhu, sau khi ông Diệm từ chối yêu cầu để quân Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Lodge còn hạ lệnh cho Nguyễn Khánh giết ông Ngô Đình Cẩn và Dương văn Minh giết Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt và thủ tiêu xác ông này.
Đọc điện tín báo ông Diệm chết, Hồ Chí Minh hồ hởi nói với người thân cận ‘Bác cháu chúng ta sẽ thắng’ và tuyên bố chính thức : ề Oâng Diệm là người yêu nước theo cách của ông Ừ. Oâng Diệm và ông Nhu không để lại tài sản to lớn như bọn phản loạn tung tin nhưng không tìm thấy. Chỉ ba tuần sau, ngày 22.11.1963, một người Mỹ đã bắn chết Tổng thống Kennedy và một người Mỹ khác đã dễ dàng thanh toán hung thủ khiến không thể điều tra hữu hiệu cái chết của vị Tổng thống thứ 35 của cường quốc Hoa kỳ. Hai vị Tổng thống đã chết vì cùng một lý do chăng ?
Gần đây, ngày 20.09.2013, người Việt tại Đức vinh dự tiếp đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác và được nghe Ngài kể : « Thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà tội ác với dân tộc Tây Tạng hiền lành. Năm 1959, Ngài phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn… Ấn độ không muốn gây căng thẳng với Trung quốc, nên chẳng giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây tạng. May thay ở Đông Nam Á có một vị Tổng thống có lòng nhân đạo, từng biết thế nào là tỵ nạn cộng, mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ cả đồng bào chạy nạn cộng sản từ Bắc vào Nam... Đó là cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, một người Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật giáo Tây tạng ».
Cướp chính quyền xong, các Tướng tranh dành quyền hành và thanh toán nhau qua các vụ chỉnh lý hay chính biến để rồi ‘thắng làm vua, thua làm đại sứ’. Việt cộng không bỏ lợi để phá các chính sách làm chúng lo sợ như các ấp chiến lược. Năm 1966, binh sĩ Hoa kỳ ồ ạt đổ vào Miền Nam đồng thời bộ đội BắcViệt cũng xâm nhập vào Việt Nam Cộng hòa do bị gạt ‘nhân dân Miền Nam đang đói cần phải được giải phóng’. Những hậu quả mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiên đoán do sự hiện diện của Quân đội viễn chinh Mỹ trên Quê hương chúng ta. Do đó, Lê Duẫn nói : ‘Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xoơ, đánh cho Trung quốc’ và xã hội khủng hoảng vì lính Mỹ lương cao sẳn sàng phung phí dollars mua vui với những gái Việt muốn có tiền nhanh. Rồi lạm phát gia tăng phi mã mà đồng lương không theo kịp. Trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968, Cộng đảng Hà nội đã đưa hàng ngàn trẻ em Việt vào chổ chết khi phải tấn công các thành phố Miền Nam và giết đống bào ở các nơi này :
"Giết! Giết! nữa bàn tay không ngừng nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rắp bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt (Tố Hữu)
Nhờ thực thi Hiến pháp đệ Nhị Cộng hòa ngày 01.04.1967, các cuộc tuyển cử dân chủ để định chế Hành pháp (Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng lập Chính phủ) và Lập pháp (Thượng nghị viện và Hạ nghị viện). Quyền Tư pháp được ủy nhiệm cho Tối cao Pháp viện và được hành xử bởi các Thẩm phán xử án.
Thượng nghị viện khóa đầu tiên có 26 người Công Giáo trong số 60 Nghị sĩ, có 11 Công Giáo trong số 13 luật gia trong Viện Lập pháp này. Đặc biệt, luật sư Nguyễn văn Huyền xứng đáng là một chánh khách hiếm hoi của nền Đệ Nhị Cộng hòa và đã được bầu vào chức Chủ tịch. Ông đã xây dựng uy tín cho Viện, xứng đáng với lòng kính nể của người dân Việt trong các vấn đề: tướng lãnh tham nhũng (ngày 20.04.1970, chống độc diễn của liên danh Nguyễn văn Thiệu - Trần văn Hương (ngày 22.09.1971). Ngoàụi ra, vào tháng 05.1970, sau khi Thượng nghị viện phản đối ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Hành pháp, Chủ tịch Nguyễn văn Huyền đã lên án sự vi hiến của Sắc luật này trên màn ảnh Truyền hình Việt-Nam. Sau đó, nhờ tài hùng biện của một Nghị sĩ Công Giáo khác, luật sư Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến. Tuy nhiên, khi cộng quân Bắc Việt đánh phá Miền Nam luôn gặp sự phản kháng của Hành pháp và Lập pháp Việt Nam Cộng hòa. Tại Hạ Nghị Viện, một số Dân biểu lợi dụng sự dân chủ và tự do để vận động cho Thành phần thứ 3 do Phật giáo ủng hộ hoạt động có lợi cho Cộng sản Việt Nam, như ông Hồ Ngọc Nhuận.
Ngày 31.03.1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Paris, khai mạc ngày 13.05.1968. Từ đó, để phục vụ cho chính trường Hoa kỳ, nhất là khi có bầu cử Tổng thống, Quân đội Hoa kỳ được coi như ‘không được phép chiến thắng’ và chiến tranh Việt Nam rơi vào tình trạng ‘vừa đánh vừa đàm’. Các phiên họp chỉ diễn ra một lần mỗi tuần giữ những người điếc. Tổng thống Richard Nixon bắt đầu nhiệm kỳ 1 ngày 20.01.1969 với chương trình ‘rút khỏi chiến tranh trong Danh dự’ và Hội nghị trở thành 4 bên với sự tham dự của Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam tức Mặt trận Giải phóng Việt Nam do Hà nội thành lập. Năm 1972 đánh dấu sự liên hệ ngoại giao Hoa kỳ và Trung cộng được thiết lập. Sau khi tái thắng cử tháng 11/1972, Hà nội còn chưa chịu ký Hiệp ước Paris, nên Nixon cho phi cơ oanh tạc nặng nề Bắc Việt từ ngày 18 đến 30.12.1972 để phải ký Hiệp ước ngày 27.01.1973. Do đó, các tù binh Mỹ được Bắc Việt thả và lính Mỹ rút khỏi Miền Nam.
Tháng 01/1974, trong trận hải chiến với Trung cộng, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhiều lần báo cáo tình hình với Đại sứ quán Mỹ nhưng Washington đã không có động thái hỗ trợ nào. Lúc đó, ngoài khơi Việt Nam gần với đảo Hải Nam và Hoàng Sa có mặt Hải đoàn (Task Force) 77 Hải quân Mỹ gồm hàng không mẫu hạm và các chiến hạm yểm trợ. Hải đoàn này đủ khả năng kiểm soát không và hải phận, tuy nhiên, Mỹ đã hoàn toàn đứng ngoài cuộc để làm vui lòng Trung cộng.
Trước biến cố đau thương ‘Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa’, chỉ có Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lên tiếng phản đối và nhân dân Miền Nam biểu tình lên án Trung cộng xâm lược. Trong khi đó, chính phủ Miền Bắc im lặng, coi như để đàn anh xã hội chủ nghĩa giữ dùm còn hơn trong tay ‘Ngụy’. Do đó, ngày nay, những cuộc biểu tình đều bị giải tán thô bạo và người yêu nước bị đánh dập, hãm hại. Công cuộc dành lại Hoàng Sa chỉ có thể thực hiện khi Việt Nam có một Chính phủ dân chủ và không cộng sản.
Sự thật, Trung cộng đang chiếm dần nội địa Việt Nam nếu người dân Việt không thức tỉnh… Giàn khoan HD 981 chỉ là bước đầu để đồng bào quen dần.
Hà Minh Thảo
Văn Hóa
Hạt gạo
Lm Vũđình Tường
04:52 20/07/2014
Kiến vàng lê la khắp nơi quen thuộc kiếm ăn hàng ngày. Năm nay khan hiếm thực phẩm. Suốt mùa hè vất vả, ngày đủ, ngày thiếu, không đủ ăn lấy chi dự trữ chuẩn bị cho mùa đông lạnh giá. Thiếu ăn mùa hè sẽ lạnh giá mùa đông. Kinh nghiệm truyền kiếp này kiến nào cũng biết, cũng được truyền thụ vì thế mùa hè kiến lớn nhỏ, già trẻ, mạnh yếu đều bò ra khỏi tổ kiếm ăn, ăn càng nhiều càng lợi chống lạnh mùa đông.
May mắn trên đường về, lại gần tổ, gạo ở đâu ra nhiều thế, toàn gạo trắng thơm bắt mắt. Kiến cố tha về tổ vài ba hạt gạo trắng ngần. Những hạt gạo to kia mang lại hy vọng, xoá tan mối lo giá rét mùa đông. Móng chân kiến bám chặt hạt gạo, miệng cắn cứng vào đầu hạt gạo và bắt đầu bò giật lùi, giật lùi về phía tổ. Xong một hạt, kiến nhìn thắng lợi vừa thu được, lòng rộn vui. Kiến tự khen mình, hạt gạo lớn thế mà tha về được kể ra sức khoẻ cũng còn tốt. Một hạt gạo trắng đẹp đủ sống cả tuần lễ. Nghỉ mệt cho lại sức, kiến lại mau mắn hướng về nơi có hạt gạo vung vãi trên đường. Cuối cùng kiến cũng tha được đủ số gạo tích trữ cho mùa đông. Đủ thực phẩm cần dùng nhưng chưa đủ cho lòng tham. Ngày hôm sau kiến lại bò ra tiếp tục tha gạo. Tin lành đồn vừa xa vừa nhanh. Cả vùng đất quanh đó toàn là kiến, con nào cũng bận rộn, khuân vác, kéo ngược kéo xuôi lôi về tổ những hạt gạo. Nhìn cảnh vật chung quanh, mọi cánh hoa, ngọn cỏ đều có vết chân kiến bò qua, chúng vừa tàn vừa héo, vừa dập trông thảm hại như cảnh bị tàn phá sau chiến tranh.
Thời tiết năm nay hơi lạ. Mưa đầu đông, nước chảy trên mặt đất tạo nên tiếng sàn sạt pha lẫn tiếng nỉ non của lũ ve tạo nên bản nhạc buồn. Tiếng róc rách nước chui qua kẽ nẻ trên đất gây cảm tưởng nước đang tìm kiếm, lan dần đến khắp nơi sâu trong lòng đất. Kiến dấu mình trong tổ nghe tiếng nước xoáy bào mặt đất. Kiến iên tâm vững dạ vì có dư lương thực cho mùa đông còn lo gì nữa.
Bất an xuất hiện lúc nào không biết vì suốt đêm qua mưa rỉ rả, mưa không dứt, kiến bắt đầu lo lắng vì sớm muộn gì nước cũng sẽ vào tổ. Kiến sẽ không chết vì nước ngập nhưng phải ăn gạo hôi. Liếc mắt nhìn những hạt gạo trắng ngần, thơm mùi lúa mới bị hôi mốc mà thấy tiếc. Tiếc cho hạt gạo ngon không giữ được. Tiếc cho công lao vất vả lôi kéo hạt gạo xuống tổ. Biết vậy nhưng làm thế nào bây giờ. Quả đúng như dự đoán, nước đang từ từ xuất hiện, cái ẩm thấp xuất hiện, hơi lạnh đang tiến vào thấm nhập từ lòng đất toả ra. Sáng hôm sau nước đang rỉ vào tổ. Chạy đầu nào cũng có nước xuất hiện. Chạy tới, chạy lui tìm chỗ khô ráo nhưng không thấy chỗ nào an toàn. Mệt lả, kiến gục đầu xuống hạt gạo định nghỉ một lát nhưng rồi thiếp đi lúc nào không biết. Khi tỉnh dậy, hạt gạo bắt đầu thấm mước. Cặp mắt kiến lờ đờ nhìn hạt gạo thương tiếc nhưng không thể giúp gì được, miếng ăn ngon đang bị nước xơi trước. í nghĩ nước là kẻ cướp xuất hiện trong đầu, nó không vất vả cõng vác gạo, không mất công đào xới, chỉ bỏ ra chút công tìm kiếm, kiếm được là xơi trước không kể công lao vất vả của kẻ khác. Công lí ở đâu?
Nước càng ngày càng nhiều. Những hạt gạo bị nước làm cho phình lên, chúng nổi lên theo mức nước. Giờ đây kiến trở thành tên tù của lòng tham. Thế mới thấm câu tham thì khốn. Gạo bịt hết hai đầu, các hang, ngóc ngách đều bị hạt gạo che bít kín, không còn lối thoát thân. Những hạt gạo nổi trên nước, nước vào hang càng nhiều càng đẩy chúng nổi lên cao bịt hết lối, hết hạt này tiếp theo hạt khác, bịt trọn vẹn các hang hốc trong hang kiến, hạt này nối tiếp theo hạt khác, cứ thế lần lượt xếp hàng trong hang kiến. Chúng bít kín đến độ kiến không còn bao nhiêu khoảng trống để xoay sở. Những chỗ trống thì lại đầy nước. Làm thế nào bây giờ. Muốn thoát thân chỉ còn hai cách. Một là đào con đường mới lên khỏi mặt đất hai là cắn nát những hạt gạo. Ngoài ra còn cách lười, không thoát hiểm nằm lì sâu dưới lòng đất ngủ vùi, khi nào hết nước sẽ tính. Dù nghĩ thế nhưng kiến không iên tâm, thắc mắc liệu nước rút lui các hạt gạo có rơi xuống hay vẫn bít kín hang. Nằm không iên Kiến cắn thử đất, đất ướt nhưng không phải dễ ăn, nó dính răng, dính chân lại không có chỗ thải ra nên đất cắn từ chỗ này lại lấp chỗ khác. Đào chỗ này, lấp chỗ nọ vì không có nơi thải đất nên đây không phải là biện pháp tốt. Hơn nữa đất pha cát cắn phải hạt cát chối răng, ê cả hàm. Kiến biết tuổi già đã đến, răng đã yếu, chân đã mỏi nhưng nghĩ đến những hạt gạo trắng thơm lại cố sức. Kiến nghĩ đến cách cắn những hạt gạo. Ngồi iên định hướng. Con đường nào ngắn nhất dẫn kiến ra khỏi mặt đất. Tính tới, tính lui, suy nghĩ chín chắn kiến thấy tiếc. Biết vậy lúc trời đổ mưa lên nằm gần mặt đất bây giờ có phải bớt khổ biết bao. Rõ ràng mình hại mình. Thứ nhất là đào hang sâu trong lòng đất tránh khí nóng mùa hè, khí lạnh mùa đông. Thứ hai tham lam công quá nhiều gạo nên giờ mới thấy khổ. Than thân trách phận mãi cũng không tới đâu, kiến uể oải đi cắn hạt gạo để tìm lối ra. Sớm muộn gì cũng phải tìm lối ra vì các hạt gạo bịt kín lối ra. Ngay cả chờ đợi cho nước cạn đi các hạt gạo ngấm nước, thối chịu sao nổi mùi thối rữa, đã ăn không được lại còn chịu khổ. Không còn chọn lựa nào khác hơn là tự cứu.
Trời ơi, gạo gì mà kì thế này. Kiến la hoảng. Mùi vị đúng là gạo nhưng khi cắn vào thì không phải cắn vào gạo mà là chất nhựa, chất mủ caosu biến chế, tạo thành hình thù hạt gạo. Hoá ra là những hạt gạo giả. Kiến lắc đầu suy nghĩ, hai cái râu cứ nhích lên, nhích xuống ra chiều đăm chiêu thắc mắc không hiểu sao lại có gạo giả hả trời. Xã hội gì kì vậy, không còn thiếu thứ gì mà không làm giả, làm giả cả hạt gạo như thế có giết người ta không chứ. Gạo giả, gặp nước nổi lềnh bềnh. Đơn giản thế mà cả tuần nay kiến không nhận ra, cứ tiếc xót hạt gạo trông đều đặn, mịn mà, bắt mắt thì ra của giả bao giờ cũng tinh xảo, bắt mắt đến độ mắt nhìn không ra, nhận không được. Kiến nghĩ bụng trận lụt này khối kẻ xuống nước không chìm vì ăn gạo giả, nổi lềnh bềnh. Trong bụng chứa nguyên một trái bong bóng gạo giả thì chìm sao nổi. Sống sót nhờ ăn gạo nilon.
Kiến cắn hết hạt gạo này lại thấy hạt gạo khác xuất hiện. Ánh sáng xem ra còn xa vời vợi, biết còn bao nhiêu hạt gạo nữa mới hết. Ngày qua ngày cắn hạt gạo nhả ra, hai bên thái dương mỏi nhừ vì mải miết cắn hạt gạo. Mủn gạo phía dưới chân đã cao, ngập gần đến hạt gạo trên cao, làm thế nào bây giờ cho hết được những mủn gạo cắn nát. nhựa pha lẫn hoá chất làm gạo giả gặp nước thối chịu không thấu nhưng không có lối thoát. Càng chịu cảnh hôi thối kiến càng thấm câu: tham thì thâm.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
May mắn trên đường về, lại gần tổ, gạo ở đâu ra nhiều thế, toàn gạo trắng thơm bắt mắt. Kiến cố tha về tổ vài ba hạt gạo trắng ngần. Những hạt gạo to kia mang lại hy vọng, xoá tan mối lo giá rét mùa đông. Móng chân kiến bám chặt hạt gạo, miệng cắn cứng vào đầu hạt gạo và bắt đầu bò giật lùi, giật lùi về phía tổ. Xong một hạt, kiến nhìn thắng lợi vừa thu được, lòng rộn vui. Kiến tự khen mình, hạt gạo lớn thế mà tha về được kể ra sức khoẻ cũng còn tốt. Một hạt gạo trắng đẹp đủ sống cả tuần lễ. Nghỉ mệt cho lại sức, kiến lại mau mắn hướng về nơi có hạt gạo vung vãi trên đường. Cuối cùng kiến cũng tha được đủ số gạo tích trữ cho mùa đông. Đủ thực phẩm cần dùng nhưng chưa đủ cho lòng tham. Ngày hôm sau kiến lại bò ra tiếp tục tha gạo. Tin lành đồn vừa xa vừa nhanh. Cả vùng đất quanh đó toàn là kiến, con nào cũng bận rộn, khuân vác, kéo ngược kéo xuôi lôi về tổ những hạt gạo. Nhìn cảnh vật chung quanh, mọi cánh hoa, ngọn cỏ đều có vết chân kiến bò qua, chúng vừa tàn vừa héo, vừa dập trông thảm hại như cảnh bị tàn phá sau chiến tranh.
Thời tiết năm nay hơi lạ. Mưa đầu đông, nước chảy trên mặt đất tạo nên tiếng sàn sạt pha lẫn tiếng nỉ non của lũ ve tạo nên bản nhạc buồn. Tiếng róc rách nước chui qua kẽ nẻ trên đất gây cảm tưởng nước đang tìm kiếm, lan dần đến khắp nơi sâu trong lòng đất. Kiến dấu mình trong tổ nghe tiếng nước xoáy bào mặt đất. Kiến iên tâm vững dạ vì có dư lương thực cho mùa đông còn lo gì nữa.
Bất an xuất hiện lúc nào không biết vì suốt đêm qua mưa rỉ rả, mưa không dứt, kiến bắt đầu lo lắng vì sớm muộn gì nước cũng sẽ vào tổ. Kiến sẽ không chết vì nước ngập nhưng phải ăn gạo hôi. Liếc mắt nhìn những hạt gạo trắng ngần, thơm mùi lúa mới bị hôi mốc mà thấy tiếc. Tiếc cho hạt gạo ngon không giữ được. Tiếc cho công lao vất vả lôi kéo hạt gạo xuống tổ. Biết vậy nhưng làm thế nào bây giờ. Quả đúng như dự đoán, nước đang từ từ xuất hiện, cái ẩm thấp xuất hiện, hơi lạnh đang tiến vào thấm nhập từ lòng đất toả ra. Sáng hôm sau nước đang rỉ vào tổ. Chạy đầu nào cũng có nước xuất hiện. Chạy tới, chạy lui tìm chỗ khô ráo nhưng không thấy chỗ nào an toàn. Mệt lả, kiến gục đầu xuống hạt gạo định nghỉ một lát nhưng rồi thiếp đi lúc nào không biết. Khi tỉnh dậy, hạt gạo bắt đầu thấm mước. Cặp mắt kiến lờ đờ nhìn hạt gạo thương tiếc nhưng không thể giúp gì được, miếng ăn ngon đang bị nước xơi trước. í nghĩ nước là kẻ cướp xuất hiện trong đầu, nó không vất vả cõng vác gạo, không mất công đào xới, chỉ bỏ ra chút công tìm kiếm, kiếm được là xơi trước không kể công lao vất vả của kẻ khác. Công lí ở đâu?
Nước càng ngày càng nhiều. Những hạt gạo bị nước làm cho phình lên, chúng nổi lên theo mức nước. Giờ đây kiến trở thành tên tù của lòng tham. Thế mới thấm câu tham thì khốn. Gạo bịt hết hai đầu, các hang, ngóc ngách đều bị hạt gạo che bít kín, không còn lối thoát thân. Những hạt gạo nổi trên nước, nước vào hang càng nhiều càng đẩy chúng nổi lên cao bịt hết lối, hết hạt này tiếp theo hạt khác, bịt trọn vẹn các hang hốc trong hang kiến, hạt này nối tiếp theo hạt khác, cứ thế lần lượt xếp hàng trong hang kiến. Chúng bít kín đến độ kiến không còn bao nhiêu khoảng trống để xoay sở. Những chỗ trống thì lại đầy nước. Làm thế nào bây giờ. Muốn thoát thân chỉ còn hai cách. Một là đào con đường mới lên khỏi mặt đất hai là cắn nát những hạt gạo. Ngoài ra còn cách lười, không thoát hiểm nằm lì sâu dưới lòng đất ngủ vùi, khi nào hết nước sẽ tính. Dù nghĩ thế nhưng kiến không iên tâm, thắc mắc liệu nước rút lui các hạt gạo có rơi xuống hay vẫn bít kín hang. Nằm không iên Kiến cắn thử đất, đất ướt nhưng không phải dễ ăn, nó dính răng, dính chân lại không có chỗ thải ra nên đất cắn từ chỗ này lại lấp chỗ khác. Đào chỗ này, lấp chỗ nọ vì không có nơi thải đất nên đây không phải là biện pháp tốt. Hơn nữa đất pha cát cắn phải hạt cát chối răng, ê cả hàm. Kiến biết tuổi già đã đến, răng đã yếu, chân đã mỏi nhưng nghĩ đến những hạt gạo trắng thơm lại cố sức. Kiến nghĩ đến cách cắn những hạt gạo. Ngồi iên định hướng. Con đường nào ngắn nhất dẫn kiến ra khỏi mặt đất. Tính tới, tính lui, suy nghĩ chín chắn kiến thấy tiếc. Biết vậy lúc trời đổ mưa lên nằm gần mặt đất bây giờ có phải bớt khổ biết bao. Rõ ràng mình hại mình. Thứ nhất là đào hang sâu trong lòng đất tránh khí nóng mùa hè, khí lạnh mùa đông. Thứ hai tham lam công quá nhiều gạo nên giờ mới thấy khổ. Than thân trách phận mãi cũng không tới đâu, kiến uể oải đi cắn hạt gạo để tìm lối ra. Sớm muộn gì cũng phải tìm lối ra vì các hạt gạo bịt kín lối ra. Ngay cả chờ đợi cho nước cạn đi các hạt gạo ngấm nước, thối chịu sao nổi mùi thối rữa, đã ăn không được lại còn chịu khổ. Không còn chọn lựa nào khác hơn là tự cứu.
Trời ơi, gạo gì mà kì thế này. Kiến la hoảng. Mùi vị đúng là gạo nhưng khi cắn vào thì không phải cắn vào gạo mà là chất nhựa, chất mủ caosu biến chế, tạo thành hình thù hạt gạo. Hoá ra là những hạt gạo giả. Kiến lắc đầu suy nghĩ, hai cái râu cứ nhích lên, nhích xuống ra chiều đăm chiêu thắc mắc không hiểu sao lại có gạo giả hả trời. Xã hội gì kì vậy, không còn thiếu thứ gì mà không làm giả, làm giả cả hạt gạo như thế có giết người ta không chứ. Gạo giả, gặp nước nổi lềnh bềnh. Đơn giản thế mà cả tuần nay kiến không nhận ra, cứ tiếc xót hạt gạo trông đều đặn, mịn mà, bắt mắt thì ra của giả bao giờ cũng tinh xảo, bắt mắt đến độ mắt nhìn không ra, nhận không được. Kiến nghĩ bụng trận lụt này khối kẻ xuống nước không chìm vì ăn gạo giả, nổi lềnh bềnh. Trong bụng chứa nguyên một trái bong bóng gạo giả thì chìm sao nổi. Sống sót nhờ ăn gạo nilon.
Kiến cắn hết hạt gạo này lại thấy hạt gạo khác xuất hiện. Ánh sáng xem ra còn xa vời vợi, biết còn bao nhiêu hạt gạo nữa mới hết. Ngày qua ngày cắn hạt gạo nhả ra, hai bên thái dương mỏi nhừ vì mải miết cắn hạt gạo. Mủn gạo phía dưới chân đã cao, ngập gần đến hạt gạo trên cao, làm thế nào bây giờ cho hết được những mủn gạo cắn nát. nhựa pha lẫn hoá chất làm gạo giả gặp nước thối chịu không thấu nhưng không có lối thoát. Càng chịu cảnh hôi thối kiến càng thấm câu: tham thì thâm.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Rằm
Vũ Đình Huyến, Lm
21:15 20/07/2014
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Còn cha như ánh trăng rằm
Còn mẹ như suối nước trong giữa hè.
(Ca dao)