Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 22/7: Thánh Maria Mađalêna – Suy Niệm: Linh mục Xuân Đường, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:15 21/07/2021
PHÚC ÂM: Ga 20, 1.11-18
“Bà kia, sao mà khóc? Bà tìm ai?”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối, và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ. (Bà liền chạy về tìm Simon Phêrô và người môn đệ khác được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta để Thầy ở đâu”). Bà Maria đang còn đứng gần mồ Chúa mà than khóc, nhìn vào trong mồ, bà thấy hai thiên thần mặc áo trắng đang ngồi nơi đã đặt xác Chúa Giêsu, một vị ngồi phía đàng đầu, một vị ngồi phía đàng chân. Hai vị hỏi: “Tại sao bà khóc?” Bà trả lời: “Người ta đã lấy mất xác Chúa tôi, và tôi không biết người ta đã để Người ở đâu?” Vừa nói xong, bà quay mặt lại, thì thấy Chúa Giêsu đã đứng đó. Nhưng bà chưa biết là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu hỏi: “Bà kia, sao mà khóc? Bà tìm ai?” Tưởng là người giữ vườn, Maria thưa: “Thưa ông, nếu ông đã mang xác Người đi, thì xin cho tôi biết ông đã đặt Người ở đâu, để tôi đến lấy xác Người”. Chúa Giêsu gọi: “Maria”. Quay mặt lại, bà thưa Người: “Rabboni”, nghĩa là “Lạy Thầy”. Chúa Giêsu bảo bà: “Đừng động đến Ta, vì Ta chưa về cùng Cha Ta. Nhưng hãy báo tin cho các anh em Ta hay và bảo họ rằng: “Ta về cùng Cha Ta, cũng là Cha các con; về cùng Thiên Chúa Ta, cũng là Thiên Chúa các con”. Maria Mađalêna đi báo tin cho các môn đệ rằng: “Tôi đã trông thấy Chúa, và Chúa đã phán với tôi những điều ấy”.
Đó là lời Chúa.
Tràn Đầy Yêu Thương
Lm Vũđình Tường
04:57 21/07/2021
Môn đệ Đức Kitô trở về sau hành trình truyền giáo, các ông rất vui, đồng thời cũng rất mệt và đói. Cảm nhận đau khổ của đói khát, các ông thông cảm với đám đông khi họ suốt ngày nghe Đức Kitô giảng. Các ông tự hỏi nhau làm thế nào kiếm thực phẩm cho mấy ngàn người ăn trước khi trời tối. Quan sát đám đông, các môn đệ thấy chú nhỏ có dăm cái bánh lúa mạch và hai con cá, bữa ăn vừa đủ cho riêng chú. Sau khi tính toán hơn thiệt, không biết làm cách nào hơn là xin Đức Kitô cho giải tán đám đông để họ vào làng mạc ăn tối. Nghe thế, Đức Kitô nói với các ông. Chính anh em sẽ cho họ ăn. Lòng xót thương đám đông giờ trở thành gánh nặng. Suy nghĩ hết mọi cách, không biết xoay sở ra sao. Đành chịu tìm đến Thầy. Ai ngờ, Thầy lại bảo đó là trách nhiệm của các anh. Có lẽ Đức Kitô nhắc các ông, trước đây các anh đã ăn ở nhà người ta, giờ phải tìm cách đáp lại chứ. Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại, còn lạ gì câu này nữa (Tục ngữ, ca dao dân tộc).
Chắc chắn các tông đồ không thể hoàn thành điều Đức Kitô truyền bảo. Thứ nhất các ông không đủ tài chánh mua thực phẩm, tiền chung của cả nhóm cũng không là bao. Thứ hai, ngay trường hợp có tiền thì nơi hoang vắng, làng nhỏ ven biển cũng không đủ thực phẩm để mua. Thế là câu: 'có tiền mua tiên cũng được' cho biết tiền đôi khi cũng vô dụng, nhất là vấn đề liên quan đến sự sống trường sinh, tiền coi như giấy nộm, không hơn, không kém. Ông Anrê mạnh dạn lên tiếng cùng Đức Kitô. Thưa Thầy, có chú nhỏ kia có năm bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bằng đó chỉ như 'muối bỏ biển' thấm vào đâu.
Bánh lúa mạch mang í nghĩa quan trọng trong phép lạ bánh ít hoá nhiều này. Một số học giả kinh Thánh giải thích bánh làm bằng lúa mạch là thực phẩm cùng cực lắm người ta mới dùng ăn chóng đói. Loại thực phẩm này thường dùng nuôi gia súc hơn là để cho người. Vì thế chú nhỏ kia thuộc vào tần lớp cùng đinh, nghèo mạt rệp. Thực phẩm gia đình dùng hàng ngày cho biết tình trạng kinh tế gia đình. Gia đình đó được liệt vào giai cấp nào trong xã hội: Có của ăn, của để; đủ ăn hay tay làm hàm nhai.
Bánh lúa mạch trong phép lạ này hàm chứa nhiều bài học quí giá, đáng lưu tâm. Cần ghi nhớ, học hỏi vì những bài học này cần thiết, hữu dụng cho cuộc sống tâm linh.
Thứ nhất, chú nhỏ thuộc gia đình nghèo. Không phải người giầu có mà thuộc giai cấp nghèo hèn; cũng không phải người trí thức mà thuộc giới thất học. Ở phép lạ này muốn nêu cao tính khiêm nhường, tấm lòng chân thành của người tự nguyện đến nghe Đức Kitô giảng dậy.
Thứ hai, dân nghèo hàng ngày dùng thực phẩm rẻ tiền nôi thân, miễn sao có của ăn sống là tốt. Của ăn nuôi thân xác rẻ tiền, tâm linh lại nhận được thần dược nuôi tâm linh, nuôi linh hồn. Linh hồn được nuôi bằng chính lời Đức Kitô rao giảng.
Thứ ba, bánh lúa mạch không phải thực phẩm hàng ngày của giới thượng lưu, kẻ có của ăn dư thừa, mà đến từ giai cấp thấp, hạ lưu. Tấm bánh này lại đến từ tay một chú nhỏ. Gia đình ăn bữa sáng thiếu bữa chiều, chú nhỏ lại cho đi ngay cả miếng ăn nuôi thân trong ngày.
Thứ tư, mọi sự chúng ta có đều do Chúa ban, vì thế khi cần dùng đến Chúa có toàn quyền, tự do lấy lại những gì Ngài đã trao ban. Phép lạ dậy chúng ta í thức điều đó. Hãy vui lòng dâng Chúa khi Ngài cần đến. Lấy đi tấm bánh nuôi thân khác chi lấy đi sự sống. Phép lạ dậy chúng ta nhận biết những gì chúng ta có không phải mình hoàn toàn làm chủ, kể cả cuộc sống thân xác. Chúng ta chỉ là người quản lí, người có trách nhiệm quản lí thay cho Thiên Chúa.
Thứ năm, mấy tấm bánh và cá chỉ đủ cho một người, trong tay Chúa chúng biến thành của ăn nuôi muôn người. Bài học này cho biết Chúa quyền phép khôn lường, cao hơn ước tính, chuẩn đoán của mọi người. Chúa là Đấng duy nhất thoả mãn nhu cầu cần thiết của con người. Đám đông ăn no, số thực phẩm dư thừa thu lại được mười hai thúng.
Phép lạ ít bánh hoá nhiều có nhiều điểm giống, tương tự khi Đức Kitô lập Phép Thánh Thể trong bữa Tiệc Li trước cuộc khổ nạn. Giống nhau trong việc bẻ bánh và phát bánh cho mọi người. Giống nhau trong việc Đức Kitô cầm bánh và dâng lời tạ ơn Chúa Cha, trước khi Ngài phân phát cho các môn đệ để các ngài phân phát cho dân chúng. Giống nhau ở điểm mọi người đều được coi trọng, ngang hàng, ngồi chung, bình đẳng trong bữa ăn Đức Kitô trao ban. Giống nhau trong việc không phí phạm bánh dư thừa, nhưng được thu góp cất giữ cẩn trọng. Giống nhau trong việc đám đông ăn bán thoả thuê nhưng không biết rõ bánh từ đâu tới. Trí khôn con người cũng không đủ khả năng hiểu bí tích, mầu nhiệm Mình và Máu cực thánh Đức Kitô. Bánh và rượu thường, sau khi truyền phép biến thành Mình và Máu Thánh Đức Kitô, làm sao trí khôn đủ sức hiểu. Giống nhau ở điểm môn đệ Đức Kitô làm công việc phân phát bánh, linh mục khi cử hành Thánh Thể cũng chỉ làm nhiệm vụ phục vụ, tự nguyện trở thành khí cụ trong tay Thiên Chúa. Giống nhau ở điểm môn đệ không làm phép lạ mà chính Đức Kitô làm phép lạ; linh mục cũng không làm phép lạ mà chính Thánh Thần Chúa làm việc biến đổi bánh, rượu thành Mình, Máu Thánh Đức Kitô.
Phép lạ bánh ít hoá nhiều biểu tỏ quyền phép nhiệm mầu của Đức Kitô. Ngài biểu tỏ phép nhiệm mầu không phải để ra tay uy quyền, nhưng để biểu tỏ lòng yêu mến, xót thương dân chúng, đám đông. Phép lạ cũng mặc khải cho chúng ta nhận biết những gì chúng ta cho đi vì tình yêu sẽ không mất. Những gì chúng ta cho đi vì lòng bác ái, dù rất nhỏ, ít giá trị, lại trở thành lớn lao, trở thành rất giá trị trong mắt Chúa.
Đức Kitô dậy ta cho đi, học từ Ngài cho đi. Đức Kitô cho đi cuộc sống Ngài để chúng ta có sự sống. Học cho đi chính là học nhận sự sống trường sinh, học sống chung trong nước trời.
TiengChuong.org
Abundant Love
Jesus' apostles returned from the mission; they were happy but dead tired and hungry. They had personal experience of being hungry, and believed the crowd could feel the tingling in their stomach after they had been listening to Jesus for hours. They puzzled over the question of how could they feed the crowd before dark. Andrew noticed a small boy who had five barley loaves and two fish, but that would be nothing for the crowd. This awareness implied that the crowd carried no food with them. Pondering over the problem, they found no possible solution, except asking Jesus to send the crowd away to get food. Jesus replied they themselves could feed the crowd. Their sympathy for the crowd became their problem. The hurdle was beyond their capacity to solve. First, they had no resources to provide bread for the crowd. Second, even if the common fund was available, a small country village would not be able to provide food to feed the multitude. Andrew boldly told Jesus, a boy had five barley loaves and two fish, and that was all he could find.
The barley loaves and fish are noteworthy in the miracle of the loaves. First, some commentators remarked, that barley loaf was regarded as food fit for animals more than for people. Daily food quality consumption reveals our standard of living. The poor quality food, 'barley', implied that it was not the powerful, but the underprivileged; not the learned, but the simple of heart, who came to listen to Jesus. They had poor quality food for their physical bodies, but had rich, best quality food for their spiritual needs, the word of God. The powerful may have rich food quality for their physical body, but poor food quality or even no food for their souls. Second, it was not the rich, the wealthy, but the poor who shared what they had. Third, the barley came not from the powerful but from a voiceless, powerless, small boy, who shared all he had. Fourth, ultimately whatever they had was God- given to them for them to be steward of what was given, and God was free to take. The loaves and fish belonged to the boy, and now were in God's hands. Fifth, what little the boy had was not merely enough to feed the crowd. It was then, and is so very often, we underestimate God's power. We now know that God alone can satisfy our human needs. The multitude ate and were filled, and the scraps left over filled twelve baskets.
Some elements of the miracle of the loaves were identified at the Institution of the Eucharist at the Last Supper, which Jesus established before His Passion. There was the bread and the breaking of the bread. There was the thanksgiving Jesus gave to the Father, then the distribution of the bread to the apostles. There was sharing of the same bread, everyone was having the same, equal in God's love. There was preservation of the bread leftovers. The multitude ate and were filled but had no idea of the miracle that had taken place. We, being human, could have never understood the mystery of the Eucharist, how the ordinary bread and wine, after the consecration, would become Jesus' real Body and Blood. The priests made no miracle, but simply allowed themselves be instruments in God's hands.
The miracle reveals God's power, His abundant love and mercy. It opens our eyes to marvel, that what little we offer in love, even small and insignificant in value, might have great effects. Jesus expects us to share what little we have. We receive freely from God and from Jesus learn to give freely.
Chắc chắn các tông đồ không thể hoàn thành điều Đức Kitô truyền bảo. Thứ nhất các ông không đủ tài chánh mua thực phẩm, tiền chung của cả nhóm cũng không là bao. Thứ hai, ngay trường hợp có tiền thì nơi hoang vắng, làng nhỏ ven biển cũng không đủ thực phẩm để mua. Thế là câu: 'có tiền mua tiên cũng được' cho biết tiền đôi khi cũng vô dụng, nhất là vấn đề liên quan đến sự sống trường sinh, tiền coi như giấy nộm, không hơn, không kém. Ông Anrê mạnh dạn lên tiếng cùng Đức Kitô. Thưa Thầy, có chú nhỏ kia có năm bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bằng đó chỉ như 'muối bỏ biển' thấm vào đâu.
Bánh lúa mạch mang í nghĩa quan trọng trong phép lạ bánh ít hoá nhiều này. Một số học giả kinh Thánh giải thích bánh làm bằng lúa mạch là thực phẩm cùng cực lắm người ta mới dùng ăn chóng đói. Loại thực phẩm này thường dùng nuôi gia súc hơn là để cho người. Vì thế chú nhỏ kia thuộc vào tần lớp cùng đinh, nghèo mạt rệp. Thực phẩm gia đình dùng hàng ngày cho biết tình trạng kinh tế gia đình. Gia đình đó được liệt vào giai cấp nào trong xã hội: Có của ăn, của để; đủ ăn hay tay làm hàm nhai.
Bánh lúa mạch trong phép lạ này hàm chứa nhiều bài học quí giá, đáng lưu tâm. Cần ghi nhớ, học hỏi vì những bài học này cần thiết, hữu dụng cho cuộc sống tâm linh.
Thứ nhất, chú nhỏ thuộc gia đình nghèo. Không phải người giầu có mà thuộc giai cấp nghèo hèn; cũng không phải người trí thức mà thuộc giới thất học. Ở phép lạ này muốn nêu cao tính khiêm nhường, tấm lòng chân thành của người tự nguyện đến nghe Đức Kitô giảng dậy.
Thứ hai, dân nghèo hàng ngày dùng thực phẩm rẻ tiền nôi thân, miễn sao có của ăn sống là tốt. Của ăn nuôi thân xác rẻ tiền, tâm linh lại nhận được thần dược nuôi tâm linh, nuôi linh hồn. Linh hồn được nuôi bằng chính lời Đức Kitô rao giảng.
Thứ ba, bánh lúa mạch không phải thực phẩm hàng ngày của giới thượng lưu, kẻ có của ăn dư thừa, mà đến từ giai cấp thấp, hạ lưu. Tấm bánh này lại đến từ tay một chú nhỏ. Gia đình ăn bữa sáng thiếu bữa chiều, chú nhỏ lại cho đi ngay cả miếng ăn nuôi thân trong ngày.
Thứ tư, mọi sự chúng ta có đều do Chúa ban, vì thế khi cần dùng đến Chúa có toàn quyền, tự do lấy lại những gì Ngài đã trao ban. Phép lạ dậy chúng ta í thức điều đó. Hãy vui lòng dâng Chúa khi Ngài cần đến. Lấy đi tấm bánh nuôi thân khác chi lấy đi sự sống. Phép lạ dậy chúng ta nhận biết những gì chúng ta có không phải mình hoàn toàn làm chủ, kể cả cuộc sống thân xác. Chúng ta chỉ là người quản lí, người có trách nhiệm quản lí thay cho Thiên Chúa.
Thứ năm, mấy tấm bánh và cá chỉ đủ cho một người, trong tay Chúa chúng biến thành của ăn nuôi muôn người. Bài học này cho biết Chúa quyền phép khôn lường, cao hơn ước tính, chuẩn đoán của mọi người. Chúa là Đấng duy nhất thoả mãn nhu cầu cần thiết của con người. Đám đông ăn no, số thực phẩm dư thừa thu lại được mười hai thúng.
Phép lạ ít bánh hoá nhiều có nhiều điểm giống, tương tự khi Đức Kitô lập Phép Thánh Thể trong bữa Tiệc Li trước cuộc khổ nạn. Giống nhau trong việc bẻ bánh và phát bánh cho mọi người. Giống nhau trong việc Đức Kitô cầm bánh và dâng lời tạ ơn Chúa Cha, trước khi Ngài phân phát cho các môn đệ để các ngài phân phát cho dân chúng. Giống nhau ở điểm mọi người đều được coi trọng, ngang hàng, ngồi chung, bình đẳng trong bữa ăn Đức Kitô trao ban. Giống nhau trong việc không phí phạm bánh dư thừa, nhưng được thu góp cất giữ cẩn trọng. Giống nhau trong việc đám đông ăn bán thoả thuê nhưng không biết rõ bánh từ đâu tới. Trí khôn con người cũng không đủ khả năng hiểu bí tích, mầu nhiệm Mình và Máu cực thánh Đức Kitô. Bánh và rượu thường, sau khi truyền phép biến thành Mình và Máu Thánh Đức Kitô, làm sao trí khôn đủ sức hiểu. Giống nhau ở điểm môn đệ Đức Kitô làm công việc phân phát bánh, linh mục khi cử hành Thánh Thể cũng chỉ làm nhiệm vụ phục vụ, tự nguyện trở thành khí cụ trong tay Thiên Chúa. Giống nhau ở điểm môn đệ không làm phép lạ mà chính Đức Kitô làm phép lạ; linh mục cũng không làm phép lạ mà chính Thánh Thần Chúa làm việc biến đổi bánh, rượu thành Mình, Máu Thánh Đức Kitô.
Phép lạ bánh ít hoá nhiều biểu tỏ quyền phép nhiệm mầu của Đức Kitô. Ngài biểu tỏ phép nhiệm mầu không phải để ra tay uy quyền, nhưng để biểu tỏ lòng yêu mến, xót thương dân chúng, đám đông. Phép lạ cũng mặc khải cho chúng ta nhận biết những gì chúng ta cho đi vì tình yêu sẽ không mất. Những gì chúng ta cho đi vì lòng bác ái, dù rất nhỏ, ít giá trị, lại trở thành lớn lao, trở thành rất giá trị trong mắt Chúa.
Đức Kitô dậy ta cho đi, học từ Ngài cho đi. Đức Kitô cho đi cuộc sống Ngài để chúng ta có sự sống. Học cho đi chính là học nhận sự sống trường sinh, học sống chung trong nước trời.
TiengChuong.org
Abundant Love
Jesus' apostles returned from the mission; they were happy but dead tired and hungry. They had personal experience of being hungry, and believed the crowd could feel the tingling in their stomach after they had been listening to Jesus for hours. They puzzled over the question of how could they feed the crowd before dark. Andrew noticed a small boy who had five barley loaves and two fish, but that would be nothing for the crowd. This awareness implied that the crowd carried no food with them. Pondering over the problem, they found no possible solution, except asking Jesus to send the crowd away to get food. Jesus replied they themselves could feed the crowd. Their sympathy for the crowd became their problem. The hurdle was beyond their capacity to solve. First, they had no resources to provide bread for the crowd. Second, even if the common fund was available, a small country village would not be able to provide food to feed the multitude. Andrew boldly told Jesus, a boy had five barley loaves and two fish, and that was all he could find.
The barley loaves and fish are noteworthy in the miracle of the loaves. First, some commentators remarked, that barley loaf was regarded as food fit for animals more than for people. Daily food quality consumption reveals our standard of living. The poor quality food, 'barley', implied that it was not the powerful, but the underprivileged; not the learned, but the simple of heart, who came to listen to Jesus. They had poor quality food for their physical bodies, but had rich, best quality food for their spiritual needs, the word of God. The powerful may have rich food quality for their physical body, but poor food quality or even no food for their souls. Second, it was not the rich, the wealthy, but the poor who shared what they had. Third, the barley came not from the powerful but from a voiceless, powerless, small boy, who shared all he had. Fourth, ultimately whatever they had was God- given to them for them to be steward of what was given, and God was free to take. The loaves and fish belonged to the boy, and now were in God's hands. Fifth, what little the boy had was not merely enough to feed the crowd. It was then, and is so very often, we underestimate God's power. We now know that God alone can satisfy our human needs. The multitude ate and were filled, and the scraps left over filled twelve baskets.
Some elements of the miracle of the loaves were identified at the Institution of the Eucharist at the Last Supper, which Jesus established before His Passion. There was the bread and the breaking of the bread. There was the thanksgiving Jesus gave to the Father, then the distribution of the bread to the apostles. There was sharing of the same bread, everyone was having the same, equal in God's love. There was preservation of the bread leftovers. The multitude ate and were filled but had no idea of the miracle that had taken place. We, being human, could have never understood the mystery of the Eucharist, how the ordinary bread and wine, after the consecration, would become Jesus' real Body and Blood. The priests made no miracle, but simply allowed themselves be instruments in God's hands.
The miracle reveals God's power, His abundant love and mercy. It opens our eyes to marvel, that what little we offer in love, even small and insignificant in value, might have great effects. Jesus expects us to share what little we have. We receive freely from God and from Jesus learn to give freely.
Mảnh đất giàu
Lm. Minh Anh
05:47 21/07/2021
MẢNH ĐẤT GIÀU
“Ai có tai để nghe, thì hãy nghe!”.
Một nghệ sĩ vĩ cầm bất ngờ khám phá tiếng đàn của mình có tác dụng thôi miên người nghe; anh cũng thấy tác động này trên các vật cưng trong nhà. Và anh tự hỏi, điều ấy sẽ thế nào đối với những thú hoang? Và ngày kia, đến một bìa rừng, anh cất tiếng đàn. Điều kỳ diệu đã xảy ra! Một con sư tử cái, một con voi và một con khỉ lao vào chỗ anh, chúng say mê lắng nghe. Chẳng mấy chốc, động vật các loại đến chật ních. Đột nhiên, một con sư tử khác lao ra khỏi rừng, vồ lấy người nghệ sĩ. Sư tử cái hét lên, “Sao ông làm thế?”. Sư tử đực khum hai chân sau đôi tai đáp, “Cái gì?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Con sư tử đực kia xem ra không có một ‘đôi tai nội tâm’ và một ‘mảnh đất giàu’ bên trong như các con thú khác. Tin Mừng hôm nay cũng nói đến một ‘đôi tai’ và một ‘mảnh đất giàu’; nhưng ‘đôi tai’ Chúa Giêsu nói đến có nhiều điều hơn đôi tai thể lý. Ngài nói đến một ‘đôi tai’, qua đó, chúng ta có thể nghe, hiểu, lựa chọn và chấp nhận thánh ý Thiên Chúa từ một ‘mảnh đất giàu’ của linh hồn.
Để bắt đầu công việc này, một trong những nơi quan trọng nhất là chúng ta phải đi xuống ‘vùng trũng’ khiêm tốn. Khiêm tốn, cuối cùng, là nhìn nhận sự thật về con người mình; và đặc biệt, nhận thức được sự cần thiết của ân sủng Thiên Chúa trong đời. Việc khiêm tốn thừa nhận chúng ta bất lực nếu không có ân sủng là một điều cần thiết trước tiên để tạo ra một ‘mảnh đất giàu’ nội tâm; từ đó, chúng ta hoàn toàn cậy trông vào Chúa. Lần đầu tiên, khi hạ mình xuống tận ‘vùng trũng’ lòng mình, tựa nương vào Đấng Quyền Năng, chúng ta bắt đầu ở trong tư thế sẵn sàng lắng nghe khi Thiên Chúa nói; và lúc Ngài mở lời, qua ‘đôi tai nội tâm’, chúng ta vui mừng lắng nghe, hiểu, lựa chọn và chấp nhận thánh ý; tức là vâng lời. Chỉ khi đó, hoa trái tốt lành của lòng thương xót Chúa mới có thể đổ vào cuộc sống chúng ta và qua chúng ta, đổ vào cuộc đời những người khác.
Bài đọc Xuất Hành hôm nay là một minh hoạ cho thấy thái độ lắng nghe với ‘đôi tai nội tâm’ của Môisen và Aaron, những con người có những ‘mảnh đất giàu’. Bị dân ta oán giữa sa mạc với những lời lẽ khó nghe nhất, “Thà chúng tôi chết trong đất Ai Cập do tay Chúa, khi chúng tôi ngồi kề bên nồi thịt và ăn bánh no nê!”, Môisen và Aaron vẫn không một lời phàn nàn hay khiển trách, một chỉ khiêm tốn lặng thinh, chờ đợi để lắng nghe Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã phán cùng Môisen để ông nói lại cho dân, “Chiều nay các ngươi sẽ ăn thịt, và sáng mai sẽ ăn bánh no nê!”. Quả đúng như vậy! Thú vị thay, ở sách Dân Số, Môisen sẽ nói với dân, “Anh em sẽ ăn, không phải một ngày, hai ngày, năm mười ngày, hay hai mươi ngày, nhưng suốt cả tháng, cho đến khi thịt lòi ra lỗ mũi!”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay xác nhận điều đó, “Chúa ban bánh bởi trời nuôi dưỡng họ!” khi Ngài cho chim cút và sương mai rơi rợp trại!
Anh Chị em,
Không ai đã bước xuống ‘vùng trũng’ khiêm tốn bằng Thiên Chúa. Bằng chứng là dân, miệng vừa, “Vang lên muôn lời ca, ta ca ngợi Chúa!”, lại vừa ta oán Ngài. Vậy mà, Thiên Chúa vẫn chịu đựng, Ngài kiên nhẫn lắng nghe họ. Ngày nay, vẫn vị Thiên Chúa đó, đang bước xuống trong Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã bước xuống thật thấp, thấp đến nỗi hiến mình treo cao trên nhục hình thập giá; thấp đến nỗi hiến mình lấy Máu Thịt nuôi dưỡng nhân loại trên các bàn thờ. Ôi, một nhân loại vĩ đại, cao quý! Chúng ta có nhận ra điều đó không, hay suốt ngày chỉ kiếm tìm những gì thoả mãn cơn đói vật chất và để cho ‘đôi tai tâm hồn’ mình điếc đặc. Chớ gì mỗi ngày, chúng ta biết cần mẫn khiêm tốn cúi xuống mảnh đất tâm hồn để nhặt đi những hòn sỏi ích kỷ, nhổ đi những cọng cỏ kiêu căng, hầu hạt giống Lời Chúa có thể mọc lên từ một ‘mảnh đất giàu’ màu mỡ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để hạt giống Lời Chúa chết nghẹt nơi con; nhưng cho con biết cộng tác với ân sủng, từ việc đón nhận với ‘đôi tai nội tâm’ nhạy bén đến việc ra sức vun xới cho tâm hồn trở nên ‘mảnh đất giàu’; nhờ đó, Lời Chúa có thể sinh hoa trái cho linh hồn con và anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ai có tai để nghe, thì hãy nghe!”.
Một nghệ sĩ vĩ cầm bất ngờ khám phá tiếng đàn của mình có tác dụng thôi miên người nghe; anh cũng thấy tác động này trên các vật cưng trong nhà. Và anh tự hỏi, điều ấy sẽ thế nào đối với những thú hoang? Và ngày kia, đến một bìa rừng, anh cất tiếng đàn. Điều kỳ diệu đã xảy ra! Một con sư tử cái, một con voi và một con khỉ lao vào chỗ anh, chúng say mê lắng nghe. Chẳng mấy chốc, động vật các loại đến chật ních. Đột nhiên, một con sư tử khác lao ra khỏi rừng, vồ lấy người nghệ sĩ. Sư tử cái hét lên, “Sao ông làm thế?”. Sư tử đực khum hai chân sau đôi tai đáp, “Cái gì?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Con sư tử đực kia xem ra không có một ‘đôi tai nội tâm’ và một ‘mảnh đất giàu’ bên trong như các con thú khác. Tin Mừng hôm nay cũng nói đến một ‘đôi tai’ và một ‘mảnh đất giàu’; nhưng ‘đôi tai’ Chúa Giêsu nói đến có nhiều điều hơn đôi tai thể lý. Ngài nói đến một ‘đôi tai’, qua đó, chúng ta có thể nghe, hiểu, lựa chọn và chấp nhận thánh ý Thiên Chúa từ một ‘mảnh đất giàu’ của linh hồn.
Bằng nhiều cách, Chúa Giêsu nói Lời Thiên Chúa cho chúng ta, nhưng chúng ta có lắng nghe và sẵn sàng để Lời Ngài thấm nhuần hay không, điều này tuỳ thuộc nội tâm mỗi người. Chỉ khi chăm chú vào Lời Ngài, chúng ta mới có thể nắm bắt ý muốn của Thiên Chúa; cùng lúc, tâm hồn chúng ta phải là một ‘mảnh đất giàu’. Để có được ‘mảnh đất giàu’ màu mỡ trong tâm hồn, quả không dễ! Vì sẽ dễ hơn rất nhiều để đất khô cằn, gai gốc, sỏi đá và không đón nhận. Vậy, làm sao để nuôi dưỡng một tâm hồn hầu nó có thể trở nên một ‘mảnh đất giàu?’.
Để bắt đầu công việc này, một trong những nơi quan trọng nhất là chúng ta phải đi xuống ‘vùng trũng’ khiêm tốn. Khiêm tốn, cuối cùng, là nhìn nhận sự thật về con người mình; và đặc biệt, nhận thức được sự cần thiết của ân sủng Thiên Chúa trong đời. Việc khiêm tốn thừa nhận chúng ta bất lực nếu không có ân sủng là một điều cần thiết trước tiên để tạo ra một ‘mảnh đất giàu’ nội tâm; từ đó, chúng ta hoàn toàn cậy trông vào Chúa. Lần đầu tiên, khi hạ mình xuống tận ‘vùng trũng’ lòng mình, tựa nương vào Đấng Quyền Năng, chúng ta bắt đầu ở trong tư thế sẵn sàng lắng nghe khi Thiên Chúa nói; và lúc Ngài mở lời, qua ‘đôi tai nội tâm’, chúng ta vui mừng lắng nghe, hiểu, lựa chọn và chấp nhận thánh ý; tức là vâng lời. Chỉ khi đó, hoa trái tốt lành của lòng thương xót Chúa mới có thể đổ vào cuộc sống chúng ta và qua chúng ta, đổ vào cuộc đời những người khác.
Bài đọc Xuất Hành hôm nay là một minh hoạ cho thấy thái độ lắng nghe với ‘đôi tai nội tâm’ của Môisen và Aaron, những con người có những ‘mảnh đất giàu’. Bị dân ta oán giữa sa mạc với những lời lẽ khó nghe nhất, “Thà chúng tôi chết trong đất Ai Cập do tay Chúa, khi chúng tôi ngồi kề bên nồi thịt và ăn bánh no nê!”, Môisen và Aaron vẫn không một lời phàn nàn hay khiển trách, một chỉ khiêm tốn lặng thinh, chờ đợi để lắng nghe Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã phán cùng Môisen để ông nói lại cho dân, “Chiều nay các ngươi sẽ ăn thịt, và sáng mai sẽ ăn bánh no nê!”. Quả đúng như vậy! Thú vị thay, ở sách Dân Số, Môisen sẽ nói với dân, “Anh em sẽ ăn, không phải một ngày, hai ngày, năm mười ngày, hay hai mươi ngày, nhưng suốt cả tháng, cho đến khi thịt lòi ra lỗ mũi!”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay xác nhận điều đó, “Chúa ban bánh bởi trời nuôi dưỡng họ!” khi Ngài cho chim cút và sương mai rơi rợp trại!
Anh Chị em,
Không ai đã bước xuống ‘vùng trũng’ khiêm tốn bằng Thiên Chúa. Bằng chứng là dân, miệng vừa, “Vang lên muôn lời ca, ta ca ngợi Chúa!”, lại vừa ta oán Ngài. Vậy mà, Thiên Chúa vẫn chịu đựng, Ngài kiên nhẫn lắng nghe họ. Ngày nay, vẫn vị Thiên Chúa đó, đang bước xuống trong Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã bước xuống thật thấp, thấp đến nỗi hiến mình treo cao trên nhục hình thập giá; thấp đến nỗi hiến mình lấy Máu Thịt nuôi dưỡng nhân loại trên các bàn thờ. Ôi, một nhân loại vĩ đại, cao quý! Chúng ta có nhận ra điều đó không, hay suốt ngày chỉ kiếm tìm những gì thoả mãn cơn đói vật chất và để cho ‘đôi tai tâm hồn’ mình điếc đặc. Chớ gì mỗi ngày, chúng ta biết cần mẫn khiêm tốn cúi xuống mảnh đất tâm hồn để nhặt đi những hòn sỏi ích kỷ, nhổ đi những cọng cỏ kiêu căng, hầu hạt giống Lời Chúa có thể mọc lên từ một ‘mảnh đất giàu’ màu mỡ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để hạt giống Lời Chúa chết nghẹt nơi con; nhưng cho con biết cộng tác với ân sủng, từ việc đón nhận với ‘đôi tai nội tâm’ nhạy bén đến việc ra sức vun xới cho tâm hồn trở nên ‘mảnh đất giàu’; nhờ đó, Lời Chúa có thể sinh hoa trái cho linh hồn con và anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:48 21/07/2021
38. Những cám dỗ đột nhiên mà tới thì dạy chúng ta nổ lực phấn đấu và bức bách chúng ta đền tội lập công.
(Thánh Marco ẩn sĩ)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:53 21/07/2021
5. CHA MẸ LÀ CÁI GÌ
Tôi ở một huyện nọ coi bài thi của một thí sinh thi tú tài, đề thi chỉ có ba chữ là “còn cha mẹ.”
Trên một trang bài thi viết như sau: “cha mẹ là cái gì?”, tôi không nín cười được nên bật ra tiếng cười, và phê ngay trên bài thi một hàng chữ:
- “Cha là vật dương, mẹ là vật âm, âm dương không hòa nên sinh ra mi là quái vật!”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 5:
Thi tú tài mà không biết cha mẹ là gì thì đúng là hơn cả quái vật, bởi vì con vật mới đẻ ra thì cũng đã biết cha mẹ nó rồi, huống chi là con người, mà lại là tú tài nữa chứ, đúng là âm dương không hòa hợp nên sinh đứa con trời đánh.
Thời nay có nhiều cha mẹ không hòa hợp nhau nên con cái thành kẻ bụi đời lang thang; thời nay cũng có nhiều cha mẹ không hợp nhau vì sống ích kỷ cho riêng mình, nên con cái thành kẻ phạm pháp nguy hiểm cho xã hội...
Âm dương hòa hợp thì vạn vật hạnh thông, con người mạnh khỏe và tính người ôn nhu; âm dương không hòa hợp thì vạn vật ngưng trệ gây ra nhiều thiên tai, con người bệnh hoạn và cáu kỉnh gay gắt...
Nguyên nhân không hòa hợp của âm dương là do sự kiêu ngạo của con người mà ra; nguyên nhân không hòa hợp của cha mẹ là do cuộc sống ích kỷ của họ mà ra; nguyên nhân con cái thành “quái vật” là do cha mẹ mà ra, bởi vì con cái là món quà đẹp nhất mà Thiên Chúa ban cho cha mẹ, nhưng vì ích kỷ mà cha mẹ đã biến nó thành cái rác của xã hội.
Làm bài sai đề thi (lạc đề) là chuyện thường có của học sinh, nhưng lạc đến độ viết “cha mẹ là cái gì?” là chuyện của cha mẹ và những người có trách nhiệm giáo dục con em của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tôi ở một huyện nọ coi bài thi của một thí sinh thi tú tài, đề thi chỉ có ba chữ là “còn cha mẹ.”
Trên một trang bài thi viết như sau: “cha mẹ là cái gì?”, tôi không nín cười được nên bật ra tiếng cười, và phê ngay trên bài thi một hàng chữ:
- “Cha là vật dương, mẹ là vật âm, âm dương không hòa nên sinh ra mi là quái vật!”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 5:
Thi tú tài mà không biết cha mẹ là gì thì đúng là hơn cả quái vật, bởi vì con vật mới đẻ ra thì cũng đã biết cha mẹ nó rồi, huống chi là con người, mà lại là tú tài nữa chứ, đúng là âm dương không hòa hợp nên sinh đứa con trời đánh.
Thời nay có nhiều cha mẹ không hòa hợp nhau nên con cái thành kẻ bụi đời lang thang; thời nay cũng có nhiều cha mẹ không hợp nhau vì sống ích kỷ cho riêng mình, nên con cái thành kẻ phạm pháp nguy hiểm cho xã hội...
Âm dương hòa hợp thì vạn vật hạnh thông, con người mạnh khỏe và tính người ôn nhu; âm dương không hòa hợp thì vạn vật ngưng trệ gây ra nhiều thiên tai, con người bệnh hoạn và cáu kỉnh gay gắt...
Nguyên nhân không hòa hợp của âm dương là do sự kiêu ngạo của con người mà ra; nguyên nhân không hòa hợp của cha mẹ là do cuộc sống ích kỷ của họ mà ra; nguyên nhân con cái thành “quái vật” là do cha mẹ mà ra, bởi vì con cái là món quà đẹp nhất mà Thiên Chúa ban cho cha mẹ, nhưng vì ích kỷ mà cha mẹ đã biến nó thành cái rác của xã hội.
Làm bài sai đề thi (lạc đề) là chuyện thường có của học sinh, nhưng lạc đến độ viết “cha mẹ là cái gì?” là chuyện của cha mẹ và những người có trách nhiệm giáo dục con em của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chia sẻ tấm bánh tình người
Lm. Đan Vinh
23:59 21/07/2021
CHÚA NHẬT 17 TN B
2 V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15
CHIA SẺ TẤM BÁNH TÌNH NGƯỜI
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 6,1-15.
(1) Sau đó, Đức Giê-su sang bên kia Biển hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển hồ Ti-bê-ri-a. (2) Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. (3) Đức Giê-su lên núi và ngồi đó với các môn đệ. (4) Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do thái. (5) Ngước mắt lên, Đức Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-lip-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (6) Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. (7) Ông Phi-lip-phê đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. (8) Một trong các môn đệ là ông An-rê, anh ông Si-mon Phê-rô, thưa với Người: (9) “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu?”. (10) Đức Giê-su nói: “Anh em cứ bảo người ta nằm ngả xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta nằm ngả xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. (11) Vậy Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. (12) Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.” (13) Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. (14) Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói: “Hẳn ông này là vị Ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian !” (15) Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.
2. Ý CHÍNH: Đức Giê-su chứng tỏ là Mô-sê Mới khi làm phép lạ nhân năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều để nuôi dân chúng ăn no, giống như trong thời kỳ Xụất hành, Mô-sê đã làm phép lạ nuôi dân Ít-ra-en trong sa mạc bằng man-na từ trời rơi xuống. Phép lạ nhân bánh ra nhiều là hình bóng của bí tích Thánh Thể mà Đức Giê-su sẽ thiết lập trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua trước cuộc khổ nạn.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-4: + Biển hồ Ga-li-lê: Gọi là Ga-li-lê vì Biển Hồ này nằm ở xứ Ga-li-lê, miền Bắc nước Pa-lét-ti-na. Cũng gọi là Biển hồ Ti-bê-ri-a (x. Ga 6,1), vì vào năm 26 vua Hê-rô-đê An-ti-pa đã cho xây thành phố Ti-bê-ri-a ở gần Biển Hồ này, rồi người ta dùng tên thành đó để gọi là Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Ngoài ra, Biển Hồ còn có tên là Ghen-nê-xa-ret (x. Lc 5,1). + Sắp đến lễ Vượt Qua là dại lễ của người Do thái: Lễ Vượt Qua kỷ niệm việc dân Do thái được thóat khỏi ách nô lệ cho dân Ai Cập, và được trở về miền Hứa Địa là xứ Ca-na-an (x. Xh 3,17), nơi Thiên Chúa đã hứa ban cho tổ phụ Áp-ra-ham và dòng dõi đến muôn đời (x. St 12,1).
- C 5-7: + Người hỏi ông Phi-lip-phê: Sở dĩ Phi-lip-phê được Đức Giê-su hòi vì ông là người dân địa phương. + Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?: Qua câu này, ta thấy Đức Giê-su việc rao giảng Tin Mừng, còn quan tâm cả đến nhu cầu thể xác của đám đông dân chúng và tìm cách đáp ứng nhu cầu chính đáng ấy. + Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi: Thời kỳ Xuất hành, Đức Chúa đã nhiều lần thử thách sự trung thành của dân Ít-ra-en, xem họ phản ứng thế nào khi gặp những hoàn cảnh khó khăn. (x. Xh 16,4;17,1-7). Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi hỏi Phi-lip-phê kiếm đâu ra bánh cho đám đông, Đức Giê-su muốn thử xem ông có tin vào quyền năng của Người trong hoàn cảnh khó khăn này không? Còn Người thì đã dự tính sẽ làm gì rồi. + “Có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”: 200 đồng là một số tiền lớn, tương đương với 200 ngày công lao động, vì lương công nhật thời bấy giờ là một đồng (x. Mt 20,2.9).
- C 8-9: + An-rê anh ông Si-mon Phê-rô thưa với Người: An-rê có lần đã dẫn đưa em mình là Si-mon đến giới thiệu với Đức Giê-su (x. Ga 1,42). Lần này ông cũng đã phát hiện ra một em bé trai có mang thực phẩm theo và dẫn em đến giới thiệu với Đức Giê-su. + “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá: Bánh lúa mạch là loại bánh mì rẻ tiền, làm bằng lúa mạch, là thức ăn dành cho gia súc. Đây là bánh của những người thật nghèo. Cá của em nhỏ mang theo là loại cá nhỏ ướp muối. Vì thời đó người ta chưa có phương tiện bảo quản cá tươi lâu được. Cá muối là món ăn bình dân của dân chài lưới ven bờ Biển Hồ. + “Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu !”: Nói lên sự bất lực của các tông đồ trước nhu cầu lớn lao của dân chúng đang đói và cần được ăn no.
- C 10-11: + Anh em cứ bảo người ta nằm ngả xuống đi: Nằm ngả xuống hay ngồi xuống cách thoải mái là tập tục nằm nghiêng khi ăn uống của vùng Cận Đông. Theo Mác-cô, việc người ta ngồi thành từng nhóm một trăm hay năm mươi (x Mc 6,40), không những tiện lợi cho việc phân phát bánh theo thể thức Mô-sê đã làm trong cuộc Xuất Hành (x. Xh 18,21.25), mà còn nói lên tinh thần hiệp thông phải có, khi tham dự bữa tiệc Thánh Thể sau này (x. 1 Cr 11,18-21). + Chỗ ấy có nhiều cỏ: Đất có nhiều cỏ cho thấy khi ấy đang trong mùa xuân, là thời gian mừng lễ Vượt Qua của Đạo Do thái. Cây cỏ xanh tươi gợi lên hình ảnh Đức Giê-su là vị Mục tử nhân lành (x. Ga 10,11). Người dẫn đàn chiên Ít-ra-en Mới đi đến cánh đồng cỏ xanh tươi, để họ được ăn uống no nê và được sống dồi dào (x. Tv 23,1-3; Ga 10,10). + Vậy Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó: Trong Tin Mừng Nhất Lãm (gồm 3 Tin Mừng của Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca), Đức Giê-su trao bánh và cá cho môn đệ để họ đi chia cho dân chúng (x. Mt 14, 19; Mc 6,41; Lc 9,16). Còn trong Tin Mừng Gio-an, Đức Giê-su tự phân phát bánh đã được nhân ra nhiều cho dân chúng. Việc Cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát là những cử chỉ Người sẽ làm trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua để thiết lập bí tích Thánh Thể (x Mt 26, 26). Như vậy, phép lạ nhân bánh ra nhiều này là hình bóng của bí tích Thánh Thể sau này.
- C 12-13: + No nê: Theo Hy ngữ cổ, từ “no nê” chỉ việc cho súc vật ăn rơm. Khi dùng cho người thì có nghĩa là ăn no đến phát ngán ! + “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi”: Tạo sao có nhiều miếng bánh thừa như vậy? Theo phong tục Do thái, khi ăn tiệc người ta có thói quen để lại chút gì cho các tôi tớ phục vụ bàn ăn. Số bánh thừa là mười hai giỏ đầy do mười hai tông đồ thu lượm.
- C 14-15: + Hẳn ông này là vị Ngôn sứ: Vị Ngôn sứ nói đây đã được Mô-sê đề cập đến như sau: “Bấy giờ Đức Chúa phán với tôi rằng: “Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ giống như ngươi, để giúp chúng. Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì ta truyền cho người ấy “ (Đnl 18,17-18). + Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình: Người Do thái đang bị người Rô-ma cai trị và họ khao khát trông mong Đấng Thiên Sai đến để làm vua của họ và cầm quân giải phóng họ khỏi ách đô hộ. Họ đã nhiều lần khởi nghĩa và đều bị quân Rô-ma đàn áp giết hại rất dã man. Đức Giê-su hiểu rõ sứ mạng của Người không nhằm làm vua trần thế như ước muốn của người Do thái, nên Người đã lánh lên núi để gặp gỡ Thiên Chúa.
4.CÂU HỎI:
1) Xưa vào thời kỳ Xuất Hành, Mô-sê đã nuôi dân Ít-ra-en trong suốt thời gian đi trong sa mạc 40 năm để về Đất Hứa, bằng Man-na từ trời rơi xuông, thì nay Đức Giê-su làm gì để nuôi dân Ít-ra-en Mới trên đường lữ hành về Đất Hứa Thiên Đàng đời sau?
2) Tại sao Biển Hồ được mang tên là Ga-li-lê hay Ti-bê-ri-a?
3) Lễ Vượt Qua là lễ của đạo Do thái hay đạo Công Giáo? Kỷ niệm biến cố nào trong lịch sử Ít-ra-en?
4) Tại sao Đức Giê-su lại hỏi Phi-lip-phê chổ để mua bánh cho dân chúng? Chúng ta có thể rút ra bài học gì qua câu hỏi của Người? Đức Giê-su hỏi Phi-lip-phê nhằm mục đích gì?
II.SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Người hỏi Phi-lip-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”(Ga 6,5).
2. CÂU CHUYỆN:
1) PHẢI THỂ HIỆN ĐỨC ÁI CÁCH CỤ THỂ:
Năm 1634, Thánh Vinh Sơn họp một số các bà đạo đức để cùng nhau sống đức bác ái theo Lời Chúa dạy. Các bà ngồi lại với nhau bàn cãi để tìm ra phương cách họat động. Tuy nhiên, sau nhiều buổi họp bàn sôi nổi mà kết quả chẳng đi đến đâu. Một hôm, trong lúc họ đang bàn cãi, thì thánh Vinh Sơn từ bên ngoài bước vào phòng họp, trên tay mang theo một vật được gói trong tấm khăn vải. Ngài đặt chiếc gói xuống giữa bàn họp. Thì ra đó là một bé gái mới sinh được khỏang ba ngày, bị bỏ lại bên cạnh đống rác mà ngài mới lượm được. Thánh nhân nói: “Các bà muốn làm việc bác ái thì đừng nói nhiều nữa mà hãy làm những việc cụ thể. Các bà hãy bắt tay làm việc nuôi trẻ bị bỏ rơi này ngay đi !”. Dòng Bác Ái Vinh Sơn ra đời từ ngày đó.
2) QUẢNG ĐẠI CHIA SẺ TẤM BÁNH TÌNH NGƯỜI:
Có hai anh em nhà kia áo quần rách nát đang dùng cây sắt bới móc đống rác ở bãi rác trung chuyển cạnh một con đường nhỏ. Bỗng mắt hai đứa sáng lên khi thấy một miếng bánh kem từ trong chiếc xe hơi đậu gần đó vất xuống lề đường. Thằng anh vội chạy đến nhặt lên, nhưng chiếc bánh đã bị lấm đất không thể ăn được. Đứa em gái nuốt nước miếng nói với anh: "Anh phải thổi cho cát bẩn bay đi đã rồi anh em mình mới có thể ăn được". Thằng anh liền phùng má thổi mạnh vào chiếc bánh cho đất cát bay ra. Nhưng cát bẩn đã dính sâu vào bánh, thổi thế nào cũng không chịu văng ra. Con em sốt ruột cũng ghé miệng thổi và lỡ tay đụng vào tay của anh khiến chiếc bánh bị rơi tòm xuống chiếc rãnh hôi hám ven đường. Thằng anh tiếc của trách em gái: "Tại em đó. Em đã đụng vào tay anh làm cho chiếc bánh bị rơi xuống cống rồi. Bây giờ lấy gì ăn đây?”. Nhưng rồi khi thấy vẻ mặt buồn bã của em, nó liền an ủi em: "Ừ, lỗi tại anh! Nhưng may là kem vẫn còn dính vào tay anh nè. Cho em mút kem trong ba ngón, còn anh chỉ mút hai ngón còn lại thôi!"
Câu chuyện nói trên không biết thực hư đến đâu? Nhưng câu chuyện cũng cho thấy trong đời thường có những người giàu vất bỏ đồ ăn đi. Còn nhiều kẻ nghèo lại phải bòn nhặt những miếng bánh ấy. Là tín hữu môn đệ Đức Giê-su, chúng ta cần làm gì cụ thể để giúp những người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội hôm nay?
3) TÌNH YÊU THỰC SỰ THỂ HIỆN QUA HÀNH ĐỘNG QUẢNG ĐẠI CHIA SẺ:
Mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta đã kể lại câu chuyện cảm động này: Một lần kia có một người đàn ông đến tìm tôi và nói: “Thưa Mẹ, có một gia đình Ấn Giáo, 8 đứa con, đã nhịn ăn mấy ngày rồi. Xin Mẹ cho họ một cái gì đi”. Tôi liền lấy ít gạo rồi theo ông đến thăm gia đình ấy. Khi tới nơi, tôi thấy rõ hình ảnh cơn đói hằn trên những khuôn mặt trẻ thơ gầy guộc. Tôi trao gạo cho bà mẹ. Bà chia số gạo tôi mang tới thành hai phần, và đi ra ngoài. Khi trở về, tôi bèn hỏi: “Chị đi đâu vậy?” Chị đáp: “Họ cũng đói lắm”. Họ đây là một gia đình Hồi giáo hàng xóm bên kia đường, và cũng đông con như nhà chị. Điều làm tôi cảm động không phải là việc chị đem cho gạo, mà chuyện chị ta biết họ đang đói. Vì biết thế, nên chị đã muốn chia sẻ phần gạo ít oi của mình cho họ. Tình yêu cảm thông chia sẻ ấy của chị thật đẹp và cụ thể biết bao!
4) PHÉP LẠ NHÂN RỘNG TÌNH NGƯỜI CỦA MẸ TÊ-RÊ-SA CA-QUÝT-TA:
Ngày kia có một phụ nữ trung niên đến với những người nghèo khổ tại Ấn Độ. Nhìn thấy tình cảnh bi đát của họ, bà tự nhủ: Mình phải làm một điều gì đó mới được. Thế rồi bà dồn tất cả tiền bạc thuê một căn nhà cũ với chiếc sàn dơ dáy. Ngày hôm sau, bà đi khắp vùng lân cận tìm đám con nít đem về dạy dỗ chúng. Bà dùng căn nhà cũ ấy làm phòng học dù không có lấy một chiếc bàn, một chiếc ghế. Bà dùng sàn nhà làm bảng viết. Đó là phương thế bà đã sử dụng để chiến đấu chống lại sự nghèo dốt. Và đó cũng là câu trả lời cụ thể nhất mà bà có thể thực hiện để giúp đỡ người nghèo. Thế rồi điều gì đã xảy ra cho người phụ nữ trung niên này? Hiện nay, bà đã có tám mươi trường học được trang bị đầy đủ. Năm trăm nhà phát chẩn lưu động hiện đại. Bảy mươi bệnh viện cho người cùi. Ba mươi nhà chăm sóc kẻ hấp hối. Ba mươi viện chăm sóc những trẻ em bị bỏ rơi và hơn bốn mươi ngàn người tình nguyện trên khắp thế giới sẵn sàng cộng tác với bà. Người phụ nữ đó không ai khác hơn chính là mẹ Tê-rê-sa thành Can-quýt-ta.
Mẹ Tê-rê-sa đã trao cho Chúa bánh và cá là số tiền ít oi ban đầu của bà để Người nhân chúng gia tăng lên gấp bội vượt quá mọi điều mẹ mơ ước.
3. THẢO LUẬN:
Chúng ta cần làm gì để giúp người nghèo đói có đủ cơm ăn áo mặc, người đau liệt có thuốc men chữa trị, trẻ em mồ côi được quan tâm chăm sóc, anh em dân ngoại được nghe giảng Tin Mừng để tin theo Chúa và được hưởng ơn cứu độ?
4. SUY NIỆM:
Tin Mừng hôm nay cho thấy Đức Giê-su như Mô-sê Mới, đã nhân bánh ra nhiều, bánh Man-na Mới là Thánh Thể, lương thực nuôi dưỡng đức tin của dân It-ra-en Mới là Hội Thánh, trên đường lữ hành qua sa mạc trần gian để về Đất Hứa Nước Trời đời sau. Qua trình thuật phép lạ này, chúng ta có thể rút ra được một số bài học về cách thức thể hiện đức tin giữa đời thường như sau:
1) Trách nhiệm cộng tác trong sứ vụ cứu độ loài người:
Dĩ nhiên một mình Đức Giê-su cũng có thể làm được phép lạ ban bánh từ trời để nuôi đám đông dân chúng đang đói, giống như Đức Chúa đã ban Man-na từ trời để nuôi dân Ít-ra-en thời kỳ Xuất Hành. Nhưng hôm nay Đức Giê-su còn muốn các môn đệ cộng tác với Người trong sứ mệnh cứu nhân độ thế của Người, nên đã nói với Phi-lip-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Phi-lip-phê cho thấy sự bất lực của mình trước nhu cầu lớn của đám đông: “Có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Tuy nhiên Đức Giê-su biết Người sắp phải làm gì. Người biết rõ khả năng giới hạn của môn đệ, nhưng Người lại muốn các ông cộng tác với hết khả năng của mình.
Cha Gio-an Ma-ri-a Vi-an-ney cũng đã kể một câu chuyện cho biết lý do tại sao con người cần cộng tác với Chúa trong sứ vụ cứu nhân độ thế:
Một buổi chiều nọ, Chúa Giê-su và ông Phê-rô cùng rảo bước trên con đường làng. Hai vị gặp một người nông dân đang đánh chiếc xe bò cũ kĩ. Chiếc xe chở nặng và đã bị sa lầy trong đống bùn. Người nông dân này khá đạo đức: Ông bước xuống xe, sấp mình sát đất và xì xụp khấn cầu Chúa giúp đưa chiếc xe ra khỏi vũng lầy. Ông cứ cầu khẩn mãi, mà chiếc xe vẫn đứng nguyên tại chỗ. Bấy giờ Đức Giê-su liền nói với Phê-rô “Thôi chúng ta hãy đi. Cứ mặc kệ hắn”. Khi Thầy trò đến cuối làng, lại cũng gặp một tình huống tương tự. Lần này gã đánh xe bò là một thanh niên khuôn mặt bặm trợn. Khi xe bị sa lầy, anh ta liền nhảy xuống xe và ra sức đẩy chiếc xe ra khỏi vũng lầy, miệng không ngớt văng tục chửi thề. Nhưng Đức Giê-su lại bảo Phê-rô: “Con hãy đến phụ giúp hắn một tay”. Rồi nhờ được trợ giúp, anh thanh niên đã sớm đẩy được chiếc xe bò ra khỏi vũng lầy. Về đến nhà, Phê-rô hỏi lý do tại sao Chúa lại không giúp người có lòng đạo đức cầu xin Chúa mà lại giúp kẻ ăn nói bặm trợn, thì Người đã trả lời như sau: “Ta không giúp những kẻ ỷ lại, mà chỉ giúp những ai biết cố gắng làm việc”.
Câu chuyện cho thấy: Chúa ban cho mỗi người chúng ta trí khôn để suy nghĩ, tay chân để làm việc và thêm nhiều tài năng khác nữa để sử dụng. Dù sức ta yếu đuối, nhưng nếu ta thành tâm vừa làm việc vừa cầu nguyện, thì Chúa sẽ ban ơn trợ giúp như Người đã hứa giúp Phao-lô chống lại cơn thử thách cám dỗ của ma quỷ: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9).
2) Chúa cần ta cộng tác với Người trong việc ban ơn cứu độ loài người:
An-rê đã đưa một em bé đến và thưa với Người: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu?”. Tuy nhiên, Đức Giê-su chỉ cần thiện chí của ông, thể hiện qua việc ông đi tìm kiếm và đã dẫn một em bé có mang theo bánh và cá đến với Người. Từ số bánh và cá ít oi này, Đức Giê-su đã nhân ra nhiều cho năm ngàn người ăn no mà còn dư được 12 thúng bánh vụn.
Đức Giê-su đã không biến hoá thành một đống bánh và cá để cho người ta đến lấy. Người đã trao bánh và cá cho các môn đệ để các ông này đến chia sẻ cho từng nhóm người hiện diện. Rồi người nhận được bánh và cá lại tiếp tục bẻ ra và chia sẻ cho người bên cạnh. Ngày nay Chúa cũng muốn chúng ta thể hiện đức Tin bằng hành động bác ái cụ thể tuỳ theo khả năng của mình, như lời Chúa trong thư Gia-cô-bê: “Ai bảo rằng mình có đức Tin mà không hành động theo đức Tin thì nào có lợi ích gì? Đức Tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hàng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”. Nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có lợi ích gì? Cũng vậy, đức Tin không có hành động thì quả là đức Tin chết” (x. Gc 2,14-17). Vậy trong những ngày này, chúng ta sẽ làm gì thể hiện đức Tin để phục vụ Chúa đang hiện thân nơi những người nghèo khổ, bệnh tật, bất hạnh và bị bỏ rơi… ở gần ngay bên chúng ta?
3) Tiết kiệm trong cách chi dùng:
Đức Giê-su dạy các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi”.
Ngày nay nhân lọai vẫn tồn tại hai lọai người là người giàu có dư dật và kẻ nghèo khó túng thiếu như người ta thường nói: “Kẻ ăn không hết, người lần không ra !”. 80% của cải trên trái đất đang nằm trong tay 20% người giàu. Còn hơn 700 triệu người không đủ cơm ăn áo mặc và một phần ba trẻ em ở lục địa đen (Phi châu) đang bị suy dinh dưỡng cần được trợ giúp. Qua việc ra lệnh cho môn đệ thu lại những miếng bánh thừa, Đức Giê-su muốn các tín hữu chúng ta hãy biết trân trọng của cải Chúa ban, mà chúng ta chỉ được trao quyền quản lý. Cần phải chi tiêu tiết kiệm để có điều kiện chia sẻ cho những người nghèo khó hơn mình. Vậy trong những ngày này tôi sẽ làm gì để dành tiền giúp đỡ các anh chị em nghèo khó đang ở gần bên nhà mình?
4) Đừng bỏ lỡ cơ hội giúp đỡ tha nhân:
Vào một đêm đông lạnh giá. Một lão ăn mày đến gõ cửa nhà một người giàu có trong làng. Khi thấy lão ăn mày đang đứng co ro run rẩy trong chiếc áo lá rách tả tơi đứng trước nhà. Dù biết lão đang bị lạnh, nhưng ông đã không cho lão vào nhà sưởi ấm để tránh bị phiền hà, mà chỉ cho ít tiền lẻ để lão mau rời sang nhà khác.
Hôm sau, người ta đã phát hiện một thi thể chết đang nằm dưới đống tuyết ở đầu làng. Người bị chết rét không ai khác hơn là lão ăn mày mới đến ăn xin trong làng. Nghe tin về cái chết thương tâm của lão ăn mày, ông nhà giàu đã bị lương tâm cáo trách vì đã bỏ qua cơ hội cứu giúp một người nghèo khổ sắp chết.
Bỏ lỡ cơ hội làm việc thiện chính là thiếu sót phổ biến của nhiều người trong chúng ta. Chúa luôn ban cho chúng ta nhiều cơ hội để giúp đỡ tha nhân. Đừng bỏ lỡ cơ hội khi ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi bất hạnh của tha nhân gặp phải trong cuộc sống.
5) Cần đáp ứng nhu cầu của tha nhân cả về thể xác cũng như tâm hồn:
Con người cần có của ăn vật chất để duy trì và phát triển về thể xác, nhưng cũng cần của ăn thiêng liêng để giúp họ nhận được ơn cứu độ của Chúa. Của ăn thiêng liêng đó chính là Lời Chúa và Thánh Thể Chúa.
Mỗi lần dự lễ, chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa trong phần phụng vụ Lời Chúa, và dọn mình đón nhận Mình Thánh Chúa trong phần Phụng Vụ Thánh Thể. Sau Thánh lễ, chúng ta hãy mang Chúa đến chia sẻ cho tha nhân trong gia đình, khu xóm, trên đường phố và nơi sở làm… để chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng đi khắp thế gian như Chúa đã trao cho Hội Thánh trước khi lên trời.
5.LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết quảng đại, biết mở rộng con tim để giúp giải quyết những khó khăn bất hạnh của tha nhân. Phần đóng góp của chúng con có thể chỉ tầm thường nhỏ bé. Chẳng hạn như nở một nụ cười cảm thông với người đau khổ, trao một ly nước lã hay một chén cơm cho người đói khát, một manh áo cũ cho người không có áo che thân, một lời động viên an ủi cho người đang bị hiểu lầm và đối xử bất công, một sự khoan dung tha thứ cho kẻ đang thù ghét làm hại chúng con... Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa trong sứ vụ cứu rỗi anh em. Xin cho chúng con mỗi ngày làm vui lòng một người, mỗi ngày làm ít nhất một việc thiện…, để trở thành tông đồ giáo dân nhiệt thành, làm cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
2 V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15
CHIA SẺ TẤM BÁNH TÌNH NGƯỜI
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 6,1-15.
(1) Sau đó, Đức Giê-su sang bên kia Biển hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển hồ Ti-bê-ri-a. (2) Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. (3) Đức Giê-su lên núi và ngồi đó với các môn đệ. (4) Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do thái. (5) Ngước mắt lên, Đức Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-lip-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (6) Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. (7) Ông Phi-lip-phê đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. (8) Một trong các môn đệ là ông An-rê, anh ông Si-mon Phê-rô, thưa với Người: (9) “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu?”. (10) Đức Giê-su nói: “Anh em cứ bảo người ta nằm ngả xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta nằm ngả xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. (11) Vậy Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. (12) Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.” (13) Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. (14) Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói: “Hẳn ông này là vị Ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian !” (15) Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.
2. Ý CHÍNH: Đức Giê-su chứng tỏ là Mô-sê Mới khi làm phép lạ nhân năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều để nuôi dân chúng ăn no, giống như trong thời kỳ Xụất hành, Mô-sê đã làm phép lạ nuôi dân Ít-ra-en trong sa mạc bằng man-na từ trời rơi xuống. Phép lạ nhân bánh ra nhiều là hình bóng của bí tích Thánh Thể mà Đức Giê-su sẽ thiết lập trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua trước cuộc khổ nạn.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-4: + Biển hồ Ga-li-lê: Gọi là Ga-li-lê vì Biển Hồ này nằm ở xứ Ga-li-lê, miền Bắc nước Pa-lét-ti-na. Cũng gọi là Biển hồ Ti-bê-ri-a (x. Ga 6,1), vì vào năm 26 vua Hê-rô-đê An-ti-pa đã cho xây thành phố Ti-bê-ri-a ở gần Biển Hồ này, rồi người ta dùng tên thành đó để gọi là Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Ngoài ra, Biển Hồ còn có tên là Ghen-nê-xa-ret (x. Lc 5,1). + Sắp đến lễ Vượt Qua là dại lễ của người Do thái: Lễ Vượt Qua kỷ niệm việc dân Do thái được thóat khỏi ách nô lệ cho dân Ai Cập, và được trở về miền Hứa Địa là xứ Ca-na-an (x. Xh 3,17), nơi Thiên Chúa đã hứa ban cho tổ phụ Áp-ra-ham và dòng dõi đến muôn đời (x. St 12,1).
- C 5-7: + Người hỏi ông Phi-lip-phê: Sở dĩ Phi-lip-phê được Đức Giê-su hòi vì ông là người dân địa phương. + Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?: Qua câu này, ta thấy Đức Giê-su việc rao giảng Tin Mừng, còn quan tâm cả đến nhu cầu thể xác của đám đông dân chúng và tìm cách đáp ứng nhu cầu chính đáng ấy. + Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi: Thời kỳ Xuất hành, Đức Chúa đã nhiều lần thử thách sự trung thành của dân Ít-ra-en, xem họ phản ứng thế nào khi gặp những hoàn cảnh khó khăn. (x. Xh 16,4;17,1-7). Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi hỏi Phi-lip-phê kiếm đâu ra bánh cho đám đông, Đức Giê-su muốn thử xem ông có tin vào quyền năng của Người trong hoàn cảnh khó khăn này không? Còn Người thì đã dự tính sẽ làm gì rồi. + “Có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”: 200 đồng là một số tiền lớn, tương đương với 200 ngày công lao động, vì lương công nhật thời bấy giờ là một đồng (x. Mt 20,2.9).
- C 8-9: + An-rê anh ông Si-mon Phê-rô thưa với Người: An-rê có lần đã dẫn đưa em mình là Si-mon đến giới thiệu với Đức Giê-su (x. Ga 1,42). Lần này ông cũng đã phát hiện ra một em bé trai có mang thực phẩm theo và dẫn em đến giới thiệu với Đức Giê-su. + “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá: Bánh lúa mạch là loại bánh mì rẻ tiền, làm bằng lúa mạch, là thức ăn dành cho gia súc. Đây là bánh của những người thật nghèo. Cá của em nhỏ mang theo là loại cá nhỏ ướp muối. Vì thời đó người ta chưa có phương tiện bảo quản cá tươi lâu được. Cá muối là món ăn bình dân của dân chài lưới ven bờ Biển Hồ. + “Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu !”: Nói lên sự bất lực của các tông đồ trước nhu cầu lớn lao của dân chúng đang đói và cần được ăn no.
- C 10-11: + Anh em cứ bảo người ta nằm ngả xuống đi: Nằm ngả xuống hay ngồi xuống cách thoải mái là tập tục nằm nghiêng khi ăn uống của vùng Cận Đông. Theo Mác-cô, việc người ta ngồi thành từng nhóm một trăm hay năm mươi (x Mc 6,40), không những tiện lợi cho việc phân phát bánh theo thể thức Mô-sê đã làm trong cuộc Xuất Hành (x. Xh 18,21.25), mà còn nói lên tinh thần hiệp thông phải có, khi tham dự bữa tiệc Thánh Thể sau này (x. 1 Cr 11,18-21). + Chỗ ấy có nhiều cỏ: Đất có nhiều cỏ cho thấy khi ấy đang trong mùa xuân, là thời gian mừng lễ Vượt Qua của Đạo Do thái. Cây cỏ xanh tươi gợi lên hình ảnh Đức Giê-su là vị Mục tử nhân lành (x. Ga 10,11). Người dẫn đàn chiên Ít-ra-en Mới đi đến cánh đồng cỏ xanh tươi, để họ được ăn uống no nê và được sống dồi dào (x. Tv 23,1-3; Ga 10,10). + Vậy Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó: Trong Tin Mừng Nhất Lãm (gồm 3 Tin Mừng của Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca), Đức Giê-su trao bánh và cá cho môn đệ để họ đi chia cho dân chúng (x. Mt 14, 19; Mc 6,41; Lc 9,16). Còn trong Tin Mừng Gio-an, Đức Giê-su tự phân phát bánh đã được nhân ra nhiều cho dân chúng. Việc Cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát là những cử chỉ Người sẽ làm trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua để thiết lập bí tích Thánh Thể (x Mt 26, 26). Như vậy, phép lạ nhân bánh ra nhiều này là hình bóng của bí tích Thánh Thể sau này.
- C 12-13: + No nê: Theo Hy ngữ cổ, từ “no nê” chỉ việc cho súc vật ăn rơm. Khi dùng cho người thì có nghĩa là ăn no đến phát ngán ! + “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi”: Tạo sao có nhiều miếng bánh thừa như vậy? Theo phong tục Do thái, khi ăn tiệc người ta có thói quen để lại chút gì cho các tôi tớ phục vụ bàn ăn. Số bánh thừa là mười hai giỏ đầy do mười hai tông đồ thu lượm.
- C 14-15: + Hẳn ông này là vị Ngôn sứ: Vị Ngôn sứ nói đây đã được Mô-sê đề cập đến như sau: “Bấy giờ Đức Chúa phán với tôi rằng: “Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ giống như ngươi, để giúp chúng. Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì ta truyền cho người ấy “ (Đnl 18,17-18). + Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình: Người Do thái đang bị người Rô-ma cai trị và họ khao khát trông mong Đấng Thiên Sai đến để làm vua của họ và cầm quân giải phóng họ khỏi ách đô hộ. Họ đã nhiều lần khởi nghĩa và đều bị quân Rô-ma đàn áp giết hại rất dã man. Đức Giê-su hiểu rõ sứ mạng của Người không nhằm làm vua trần thế như ước muốn của người Do thái, nên Người đã lánh lên núi để gặp gỡ Thiên Chúa.
4.CÂU HỎI:
1) Xưa vào thời kỳ Xuất Hành, Mô-sê đã nuôi dân Ít-ra-en trong suốt thời gian đi trong sa mạc 40 năm để về Đất Hứa, bằng Man-na từ trời rơi xuông, thì nay Đức Giê-su làm gì để nuôi dân Ít-ra-en Mới trên đường lữ hành về Đất Hứa Thiên Đàng đời sau?
2) Tại sao Biển Hồ được mang tên là Ga-li-lê hay Ti-bê-ri-a?
3) Lễ Vượt Qua là lễ của đạo Do thái hay đạo Công Giáo? Kỷ niệm biến cố nào trong lịch sử Ít-ra-en?
4) Tại sao Đức Giê-su lại hỏi Phi-lip-phê chổ để mua bánh cho dân chúng? Chúng ta có thể rút ra bài học gì qua câu hỏi của Người? Đức Giê-su hỏi Phi-lip-phê nhằm mục đích gì?
II.SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Người hỏi Phi-lip-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”(Ga 6,5).
2. CÂU CHUYỆN:
1) PHẢI THỂ HIỆN ĐỨC ÁI CÁCH CỤ THỂ:
Năm 1634, Thánh Vinh Sơn họp một số các bà đạo đức để cùng nhau sống đức bác ái theo Lời Chúa dạy. Các bà ngồi lại với nhau bàn cãi để tìm ra phương cách họat động. Tuy nhiên, sau nhiều buổi họp bàn sôi nổi mà kết quả chẳng đi đến đâu. Một hôm, trong lúc họ đang bàn cãi, thì thánh Vinh Sơn từ bên ngoài bước vào phòng họp, trên tay mang theo một vật được gói trong tấm khăn vải. Ngài đặt chiếc gói xuống giữa bàn họp. Thì ra đó là một bé gái mới sinh được khỏang ba ngày, bị bỏ lại bên cạnh đống rác mà ngài mới lượm được. Thánh nhân nói: “Các bà muốn làm việc bác ái thì đừng nói nhiều nữa mà hãy làm những việc cụ thể. Các bà hãy bắt tay làm việc nuôi trẻ bị bỏ rơi này ngay đi !”. Dòng Bác Ái Vinh Sơn ra đời từ ngày đó.
2) QUẢNG ĐẠI CHIA SẺ TẤM BÁNH TÌNH NGƯỜI:
Có hai anh em nhà kia áo quần rách nát đang dùng cây sắt bới móc đống rác ở bãi rác trung chuyển cạnh một con đường nhỏ. Bỗng mắt hai đứa sáng lên khi thấy một miếng bánh kem từ trong chiếc xe hơi đậu gần đó vất xuống lề đường. Thằng anh vội chạy đến nhặt lên, nhưng chiếc bánh đã bị lấm đất không thể ăn được. Đứa em gái nuốt nước miếng nói với anh: "Anh phải thổi cho cát bẩn bay đi đã rồi anh em mình mới có thể ăn được". Thằng anh liền phùng má thổi mạnh vào chiếc bánh cho đất cát bay ra. Nhưng cát bẩn đã dính sâu vào bánh, thổi thế nào cũng không chịu văng ra. Con em sốt ruột cũng ghé miệng thổi và lỡ tay đụng vào tay của anh khiến chiếc bánh bị rơi tòm xuống chiếc rãnh hôi hám ven đường. Thằng anh tiếc của trách em gái: "Tại em đó. Em đã đụng vào tay anh làm cho chiếc bánh bị rơi xuống cống rồi. Bây giờ lấy gì ăn đây?”. Nhưng rồi khi thấy vẻ mặt buồn bã của em, nó liền an ủi em: "Ừ, lỗi tại anh! Nhưng may là kem vẫn còn dính vào tay anh nè. Cho em mút kem trong ba ngón, còn anh chỉ mút hai ngón còn lại thôi!"
Câu chuyện nói trên không biết thực hư đến đâu? Nhưng câu chuyện cũng cho thấy trong đời thường có những người giàu vất bỏ đồ ăn đi. Còn nhiều kẻ nghèo lại phải bòn nhặt những miếng bánh ấy. Là tín hữu môn đệ Đức Giê-su, chúng ta cần làm gì cụ thể để giúp những người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội hôm nay?
3) TÌNH YÊU THỰC SỰ THỂ HIỆN QUA HÀNH ĐỘNG QUẢNG ĐẠI CHIA SẺ:
Mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta đã kể lại câu chuyện cảm động này: Một lần kia có một người đàn ông đến tìm tôi và nói: “Thưa Mẹ, có một gia đình Ấn Giáo, 8 đứa con, đã nhịn ăn mấy ngày rồi. Xin Mẹ cho họ một cái gì đi”. Tôi liền lấy ít gạo rồi theo ông đến thăm gia đình ấy. Khi tới nơi, tôi thấy rõ hình ảnh cơn đói hằn trên những khuôn mặt trẻ thơ gầy guộc. Tôi trao gạo cho bà mẹ. Bà chia số gạo tôi mang tới thành hai phần, và đi ra ngoài. Khi trở về, tôi bèn hỏi: “Chị đi đâu vậy?” Chị đáp: “Họ cũng đói lắm”. Họ đây là một gia đình Hồi giáo hàng xóm bên kia đường, và cũng đông con như nhà chị. Điều làm tôi cảm động không phải là việc chị đem cho gạo, mà chuyện chị ta biết họ đang đói. Vì biết thế, nên chị đã muốn chia sẻ phần gạo ít oi của mình cho họ. Tình yêu cảm thông chia sẻ ấy của chị thật đẹp và cụ thể biết bao!
4) PHÉP LẠ NHÂN RỘNG TÌNH NGƯỜI CỦA MẸ TÊ-RÊ-SA CA-QUÝT-TA:
Ngày kia có một phụ nữ trung niên đến với những người nghèo khổ tại Ấn Độ. Nhìn thấy tình cảnh bi đát của họ, bà tự nhủ: Mình phải làm một điều gì đó mới được. Thế rồi bà dồn tất cả tiền bạc thuê một căn nhà cũ với chiếc sàn dơ dáy. Ngày hôm sau, bà đi khắp vùng lân cận tìm đám con nít đem về dạy dỗ chúng. Bà dùng căn nhà cũ ấy làm phòng học dù không có lấy một chiếc bàn, một chiếc ghế. Bà dùng sàn nhà làm bảng viết. Đó là phương thế bà đã sử dụng để chiến đấu chống lại sự nghèo dốt. Và đó cũng là câu trả lời cụ thể nhất mà bà có thể thực hiện để giúp đỡ người nghèo. Thế rồi điều gì đã xảy ra cho người phụ nữ trung niên này? Hiện nay, bà đã có tám mươi trường học được trang bị đầy đủ. Năm trăm nhà phát chẩn lưu động hiện đại. Bảy mươi bệnh viện cho người cùi. Ba mươi nhà chăm sóc kẻ hấp hối. Ba mươi viện chăm sóc những trẻ em bị bỏ rơi và hơn bốn mươi ngàn người tình nguyện trên khắp thế giới sẵn sàng cộng tác với bà. Người phụ nữ đó không ai khác hơn chính là mẹ Tê-rê-sa thành Can-quýt-ta.
Mẹ Tê-rê-sa đã trao cho Chúa bánh và cá là số tiền ít oi ban đầu của bà để Người nhân chúng gia tăng lên gấp bội vượt quá mọi điều mẹ mơ ước.
3. THẢO LUẬN:
Chúng ta cần làm gì để giúp người nghèo đói có đủ cơm ăn áo mặc, người đau liệt có thuốc men chữa trị, trẻ em mồ côi được quan tâm chăm sóc, anh em dân ngoại được nghe giảng Tin Mừng để tin theo Chúa và được hưởng ơn cứu độ?
4. SUY NIỆM:
Tin Mừng hôm nay cho thấy Đức Giê-su như Mô-sê Mới, đã nhân bánh ra nhiều, bánh Man-na Mới là Thánh Thể, lương thực nuôi dưỡng đức tin của dân It-ra-en Mới là Hội Thánh, trên đường lữ hành qua sa mạc trần gian để về Đất Hứa Nước Trời đời sau. Qua trình thuật phép lạ này, chúng ta có thể rút ra được một số bài học về cách thức thể hiện đức tin giữa đời thường như sau:
1) Trách nhiệm cộng tác trong sứ vụ cứu độ loài người:
Dĩ nhiên một mình Đức Giê-su cũng có thể làm được phép lạ ban bánh từ trời để nuôi đám đông dân chúng đang đói, giống như Đức Chúa đã ban Man-na từ trời để nuôi dân Ít-ra-en thời kỳ Xuất Hành. Nhưng hôm nay Đức Giê-su còn muốn các môn đệ cộng tác với Người trong sứ mệnh cứu nhân độ thế của Người, nên đã nói với Phi-lip-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Phi-lip-phê cho thấy sự bất lực của mình trước nhu cầu lớn của đám đông: “Có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Tuy nhiên Đức Giê-su biết Người sắp phải làm gì. Người biết rõ khả năng giới hạn của môn đệ, nhưng Người lại muốn các ông cộng tác với hết khả năng của mình.
Cha Gio-an Ma-ri-a Vi-an-ney cũng đã kể một câu chuyện cho biết lý do tại sao con người cần cộng tác với Chúa trong sứ vụ cứu nhân độ thế:
Một buổi chiều nọ, Chúa Giê-su và ông Phê-rô cùng rảo bước trên con đường làng. Hai vị gặp một người nông dân đang đánh chiếc xe bò cũ kĩ. Chiếc xe chở nặng và đã bị sa lầy trong đống bùn. Người nông dân này khá đạo đức: Ông bước xuống xe, sấp mình sát đất và xì xụp khấn cầu Chúa giúp đưa chiếc xe ra khỏi vũng lầy. Ông cứ cầu khẩn mãi, mà chiếc xe vẫn đứng nguyên tại chỗ. Bấy giờ Đức Giê-su liền nói với Phê-rô “Thôi chúng ta hãy đi. Cứ mặc kệ hắn”. Khi Thầy trò đến cuối làng, lại cũng gặp một tình huống tương tự. Lần này gã đánh xe bò là một thanh niên khuôn mặt bặm trợn. Khi xe bị sa lầy, anh ta liền nhảy xuống xe và ra sức đẩy chiếc xe ra khỏi vũng lầy, miệng không ngớt văng tục chửi thề. Nhưng Đức Giê-su lại bảo Phê-rô: “Con hãy đến phụ giúp hắn một tay”. Rồi nhờ được trợ giúp, anh thanh niên đã sớm đẩy được chiếc xe bò ra khỏi vũng lầy. Về đến nhà, Phê-rô hỏi lý do tại sao Chúa lại không giúp người có lòng đạo đức cầu xin Chúa mà lại giúp kẻ ăn nói bặm trợn, thì Người đã trả lời như sau: “Ta không giúp những kẻ ỷ lại, mà chỉ giúp những ai biết cố gắng làm việc”.
Câu chuyện cho thấy: Chúa ban cho mỗi người chúng ta trí khôn để suy nghĩ, tay chân để làm việc và thêm nhiều tài năng khác nữa để sử dụng. Dù sức ta yếu đuối, nhưng nếu ta thành tâm vừa làm việc vừa cầu nguyện, thì Chúa sẽ ban ơn trợ giúp như Người đã hứa giúp Phao-lô chống lại cơn thử thách cám dỗ của ma quỷ: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9).
2) Chúa cần ta cộng tác với Người trong việc ban ơn cứu độ loài người:
An-rê đã đưa một em bé đến và thưa với Người: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu?”. Tuy nhiên, Đức Giê-su chỉ cần thiện chí của ông, thể hiện qua việc ông đi tìm kiếm và đã dẫn một em bé có mang theo bánh và cá đến với Người. Từ số bánh và cá ít oi này, Đức Giê-su đã nhân ra nhiều cho năm ngàn người ăn no mà còn dư được 12 thúng bánh vụn.
Đức Giê-su đã không biến hoá thành một đống bánh và cá để cho người ta đến lấy. Người đã trao bánh và cá cho các môn đệ để các ông này đến chia sẻ cho từng nhóm người hiện diện. Rồi người nhận được bánh và cá lại tiếp tục bẻ ra và chia sẻ cho người bên cạnh. Ngày nay Chúa cũng muốn chúng ta thể hiện đức Tin bằng hành động bác ái cụ thể tuỳ theo khả năng của mình, như lời Chúa trong thư Gia-cô-bê: “Ai bảo rằng mình có đức Tin mà không hành động theo đức Tin thì nào có lợi ích gì? Đức Tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hàng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”. Nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có lợi ích gì? Cũng vậy, đức Tin không có hành động thì quả là đức Tin chết” (x. Gc 2,14-17). Vậy trong những ngày này, chúng ta sẽ làm gì thể hiện đức Tin để phục vụ Chúa đang hiện thân nơi những người nghèo khổ, bệnh tật, bất hạnh và bị bỏ rơi… ở gần ngay bên chúng ta?
3) Tiết kiệm trong cách chi dùng:
Đức Giê-su dạy các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi”.
Ngày nay nhân lọai vẫn tồn tại hai lọai người là người giàu có dư dật và kẻ nghèo khó túng thiếu như người ta thường nói: “Kẻ ăn không hết, người lần không ra !”. 80% của cải trên trái đất đang nằm trong tay 20% người giàu. Còn hơn 700 triệu người không đủ cơm ăn áo mặc và một phần ba trẻ em ở lục địa đen (Phi châu) đang bị suy dinh dưỡng cần được trợ giúp. Qua việc ra lệnh cho môn đệ thu lại những miếng bánh thừa, Đức Giê-su muốn các tín hữu chúng ta hãy biết trân trọng của cải Chúa ban, mà chúng ta chỉ được trao quyền quản lý. Cần phải chi tiêu tiết kiệm để có điều kiện chia sẻ cho những người nghèo khó hơn mình. Vậy trong những ngày này tôi sẽ làm gì để dành tiền giúp đỡ các anh chị em nghèo khó đang ở gần bên nhà mình?
4) Đừng bỏ lỡ cơ hội giúp đỡ tha nhân:
Vào một đêm đông lạnh giá. Một lão ăn mày đến gõ cửa nhà một người giàu có trong làng. Khi thấy lão ăn mày đang đứng co ro run rẩy trong chiếc áo lá rách tả tơi đứng trước nhà. Dù biết lão đang bị lạnh, nhưng ông đã không cho lão vào nhà sưởi ấm để tránh bị phiền hà, mà chỉ cho ít tiền lẻ để lão mau rời sang nhà khác.
Hôm sau, người ta đã phát hiện một thi thể chết đang nằm dưới đống tuyết ở đầu làng. Người bị chết rét không ai khác hơn là lão ăn mày mới đến ăn xin trong làng. Nghe tin về cái chết thương tâm của lão ăn mày, ông nhà giàu đã bị lương tâm cáo trách vì đã bỏ qua cơ hội cứu giúp một người nghèo khổ sắp chết.
Bỏ lỡ cơ hội làm việc thiện chính là thiếu sót phổ biến của nhiều người trong chúng ta. Chúa luôn ban cho chúng ta nhiều cơ hội để giúp đỡ tha nhân. Đừng bỏ lỡ cơ hội khi ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi bất hạnh của tha nhân gặp phải trong cuộc sống.
5) Cần đáp ứng nhu cầu của tha nhân cả về thể xác cũng như tâm hồn:
Con người cần có của ăn vật chất để duy trì và phát triển về thể xác, nhưng cũng cần của ăn thiêng liêng để giúp họ nhận được ơn cứu độ của Chúa. Của ăn thiêng liêng đó chính là Lời Chúa và Thánh Thể Chúa.
Mỗi lần dự lễ, chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa trong phần phụng vụ Lời Chúa, và dọn mình đón nhận Mình Thánh Chúa trong phần Phụng Vụ Thánh Thể. Sau Thánh lễ, chúng ta hãy mang Chúa đến chia sẻ cho tha nhân trong gia đình, khu xóm, trên đường phố và nơi sở làm… để chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng đi khắp thế gian như Chúa đã trao cho Hội Thánh trước khi lên trời.
5.LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết quảng đại, biết mở rộng con tim để giúp giải quyết những khó khăn bất hạnh của tha nhân. Phần đóng góp của chúng con có thể chỉ tầm thường nhỏ bé. Chẳng hạn như nở một nụ cười cảm thông với người đau khổ, trao một ly nước lã hay một chén cơm cho người đói khát, một manh áo cũ cho người không có áo che thân, một lời động viên an ủi cho người đang bị hiểu lầm và đối xử bất công, một sự khoan dung tha thứ cho kẻ đang thù ghét làm hại chúng con... Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa trong sứ vụ cứu rỗi anh em. Xin cho chúng con mỗi ngày làm vui lòng một người, mỗi ngày làm ít nhất một việc thiện…, để trở thành tông đồ giáo dân nhiệt thành, làm cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tình tương thân tương ái của các giám mục Hoa Kỳ với dân chúng Cuba
Lm. Stephanô Bùi Thương Lưu
04:23 21/07/2021
Washington (Agenzia Fides) - Thứ ba, ngày 20 tháng 7 năm 2021 - "Khi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra ở Cuba và trong cộng đồng người hải ngoại ở Hoa Kỳ, chúng tôi muốn bày tỏ tình tương thân tương ái của chúng tôi, hiệp thông trong tình huynh đệ với các giám mục của chúng tôi ở Hoa Kỳ, với những người anh em của chúng tôi trong hội đồng giám mục Cuba, và với tất cả những người nam nữ thiện chí ở Cuba.
Như các giám mục Cuba đã tuyên bố trong lời phát biểu ngày 12 tháng 7: „Một giải pháp thuận lợi sẽ không thể đạt được bằng sự cưỡng bách, cũng không phải bằng cách kêu gọi đối đầu, mà thông qua sự lắng nghe lẫn nhau, nơi các thỏa thuận chung được tìm kiếm và những bước đi cụ thể và hữu hình được thực hiện với sự đóng góp của hết mọi người dân Cuba, không loại trừ một ai, vào công cuộc xây dựng Tổ quốc. '"
Đây là tuyên bố được ấn ký bởi Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) và Giám mục David J. Malloy của Rockford, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế của USCCB của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB), liên quan đến các biến cố mới nhất ở Cuba.
Văn bản, được gửi tới hãng thông tấn Fides, viết tiếp: "Hiệp một lòng một ý với các giám mục Cuba, chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ tìm kiếm nền hòa bình có được từ sự hòa giải và hòa hợp giữa các Quốc gia của chúng ta. Trong nhiều thập kỷ, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, liên kết với Tòa thánh và các giám mục Cuba, đã kêu gọi sự dấn thân tham gia mạnh mẽ về văn hóa và thương mại giữa Hoa Kỳ và Cuba như một phương tiện để hỗ trợ hòn đảo đạt được sự thịnh vượng hơn và chuyển đổi xã hội.
Chúng ta cùng nguyện cầu Đức Mẹ từ ái, Mẹ của chúng ta, luôn dõi theo những đứa con của mình ở Cuba, để các quốc gia của chúng ta có thể chung tay phát triển trong tình tương thân tương ái vì lợi ích của công lý và hòa bình ". Các Giám mục Hoa Kỳ luôn gần gũi với dân tộc Cuba, thậm chí đã bày tỏ quan điểm bất đồng về một số hành động của chính quyền Hoa Kỳ, chẳng hạn như tháng 1 vừa qua: "Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế USCCB, tôi muốn bày tỏ sự không đồng tình sâu sắc với quyết định của Ngoại trưởng Pompeo đưa Cuba vào danh sách tài trợ cho các quốc gia khủng bố "(xem Fides, 14/1/2021).
Tuyên bố của các Giám mục Hoa Kỳ trên đây được đưa ra vào một thời điểm rất tế nhị đối với Cuba, khi mà tình hình y tế đang trở nên tồi tệ: số ca nhiễm coronavirus tính theo đầu người ở Cuba là cao nhất trong tất cả các nước Châu Mỹ Latinh. Hòn đảo có dân số 11 triệu người, đã báo cáo gần 4.000 trường hợp vào tuần trước. Đã có 61 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, trong tổng số 288.392 trường hợp dương tính và 1.966 bệnh nhân tử vong kể từ khi những trường hợp đầu tiên của dịch bệnh được ghi nhận vào tháng 3 năm 2020, theo Bộ Y tế (Minsap). Con số này cao gấp chín lần so với mức trung bình trên thế giới. Sự gia tăng các ca nhiễm dịch bệnh xảy ra đồng thời với hệ thống y tế bấp bênh, chịu thêm áp lực do các cuộc biểu tình chống chính phủ bùng nổ gần đây trong nước.
Các phương tiện truyền thông quốc tế loan tin rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã yêu cầu Bộ Ngoại giao duyệt xét lại chính sách chuyển tiền từ Hoa Kỳ, để đảm bảo rằng số tiền mà người Mỹ gốc Cuba gửi về nhà sẽ trực tiếp đến gia đình của họ, mà không bị cắt giảm theo chế độ sắp xếp, cũng như thể hiện. sẵn sàng làm việc với các tổ chức quốc tế để tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Cuba. (CE) (Agenzia Fides, 20/7/2021)
Source:FidesAMERICA/UNITED STATES - Bishops' solidarity with the Cuban people: may our countries grow in friendship, justice and peace - Agenzia Fides
Như các giám mục Cuba đã tuyên bố trong lời phát biểu ngày 12 tháng 7: „Một giải pháp thuận lợi sẽ không thể đạt được bằng sự cưỡng bách, cũng không phải bằng cách kêu gọi đối đầu, mà thông qua sự lắng nghe lẫn nhau, nơi các thỏa thuận chung được tìm kiếm và những bước đi cụ thể và hữu hình được thực hiện với sự đóng góp của hết mọi người dân Cuba, không loại trừ một ai, vào công cuộc xây dựng Tổ quốc. '"
Đây là tuyên bố được ấn ký bởi Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) và Giám mục David J. Malloy của Rockford, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế của USCCB của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB), liên quan đến các biến cố mới nhất ở Cuba.
Văn bản, được gửi tới hãng thông tấn Fides, viết tiếp: "Hiệp một lòng một ý với các giám mục Cuba, chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ tìm kiếm nền hòa bình có được từ sự hòa giải và hòa hợp giữa các Quốc gia của chúng ta. Trong nhiều thập kỷ, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, liên kết với Tòa thánh và các giám mục Cuba, đã kêu gọi sự dấn thân tham gia mạnh mẽ về văn hóa và thương mại giữa Hoa Kỳ và Cuba như một phương tiện để hỗ trợ hòn đảo đạt được sự thịnh vượng hơn và chuyển đổi xã hội.
Chúng ta cùng nguyện cầu Đức Mẹ từ ái, Mẹ của chúng ta, luôn dõi theo những đứa con của mình ở Cuba, để các quốc gia của chúng ta có thể chung tay phát triển trong tình tương thân tương ái vì lợi ích của công lý và hòa bình ". Các Giám mục Hoa Kỳ luôn gần gũi với dân tộc Cuba, thậm chí đã bày tỏ quan điểm bất đồng về một số hành động của chính quyền Hoa Kỳ, chẳng hạn như tháng 1 vừa qua: "Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế USCCB, tôi muốn bày tỏ sự không đồng tình sâu sắc với quyết định của Ngoại trưởng Pompeo đưa Cuba vào danh sách tài trợ cho các quốc gia khủng bố "(xem Fides, 14/1/2021).
Tuyên bố của các Giám mục Hoa Kỳ trên đây được đưa ra vào một thời điểm rất tế nhị đối với Cuba, khi mà tình hình y tế đang trở nên tồi tệ: số ca nhiễm coronavirus tính theo đầu người ở Cuba là cao nhất trong tất cả các nước Châu Mỹ Latinh. Hòn đảo có dân số 11 triệu người, đã báo cáo gần 4.000 trường hợp vào tuần trước. Đã có 61 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, trong tổng số 288.392 trường hợp dương tính và 1.966 bệnh nhân tử vong kể từ khi những trường hợp đầu tiên của dịch bệnh được ghi nhận vào tháng 3 năm 2020, theo Bộ Y tế (Minsap). Con số này cao gấp chín lần so với mức trung bình trên thế giới. Sự gia tăng các ca nhiễm dịch bệnh xảy ra đồng thời với hệ thống y tế bấp bênh, chịu thêm áp lực do các cuộc biểu tình chống chính phủ bùng nổ gần đây trong nước.
Các phương tiện truyền thông quốc tế loan tin rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã yêu cầu Bộ Ngoại giao duyệt xét lại chính sách chuyển tiền từ Hoa Kỳ, để đảm bảo rằng số tiền mà người Mỹ gốc Cuba gửi về nhà sẽ trực tiếp đến gia đình của họ, mà không bị cắt giảm theo chế độ sắp xếp, cũng như thể hiện. sẵn sàng làm việc với các tổ chức quốc tế để tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Cuba. (CE) (Agenzia Fides, 20/7/2021)
Source:Fides
Thảm sát vào chiều vọng lễ nghỉ Hồi giáo. Đức Thượng phụ Sako thân gửi những người anh em Hồi giáo: Những cuộc chiến huynh đệ tương tàn mở rộng cổng địa ngục
Lm. Stephanô Bùi Thương Lưu
04:25 21/07/2021
Baghdad (Agenzia Fides) - Thứ ba, ngày 20 tháng bảy năm 2021 - "Chúng ta chỉ có hai lựa chọn: hoặc hiệp nhất và hợp tác để đất nước chúng ta hoàn toàn phục hưng, hoặc chúng ta tiếp tục chống đối nhau - Đó là điều Chúa cấm - và mở rộng cổng địa ngục". Đây là thông điệp mà Đức Hồng Y người Iraq Louis Raphael Sako, Thượng phụ Babylon của người Chaldeans thân gửi đến các anh em Hồi giáo "đang chuẩn bị mừng lễ Eid al Adha," Lễ sát tế " được người Hồi giáo tổ chức vào ngày 21 tháng 7 năm nay.
Những từ ngữ do Đức Thượng Phụ chọn thậm chí còn hùng hồn hơn sau vụ tấn công thảm sát xảy ra vào ngày hôm qua, Thứ Hai, ngày 19 tháng 7, tại một khu chợ bình dân ở quận Sadr City, phía đông thủ đô Iraq, nơi chủ yếu là người Shi-ites sinh sống. Vụ khủng bố, do một phụ nữ tự sát với đeo thắt lưng chất nổ, đã khiến ít nhất 35 người bị chết và 60 người bị thương.
Đó là vào thứ Hai, ngày 19 tháng 7 là cuộc khủng bố thứ ba được thực hiện tại một khu chợ bình dân ở thành phố Sadr kể từ đầu năm 2021.
Trong thông điệp gửi lời chúc mừng tốt đẹp và cầu phúc gửi đến người Hồi giáo nhân dịp lễ Eid al Adha, Đức Thượng phụ Sako nhắc nhớ lại "những khó khăn về chính trị các điều kiện về an ninh, kinh tế và chăm sóc sức khỏe gây áp lực lên các cá nhân và gây ra bất ổn xã hội ", và mời gọi tất cả người dân Iraq" đoàn kết để giải phóng đất nước của họ khỏi làm con tin cho tham nhũng và xung đột. - Đức Hồng Y Iraq nhận xét thêm: "Đó là một tình huống khó xử về đạo đức hơn là một vấn đề chính trị và kinh tế ". Đức Thượng phụ cũng mời gọi tất cả người dân Iraq hãy nhớ đến các câu trong kinh Koran, trong đó đã tiên báo về ngày này: “ai thực hành điều thiện dù li ti bằng trọng lượng hạt nguyên tử cũng sẽ nhìn thấy nó, còn ai làm điều ác dù li ti tựa hạt nguyên tử cũng sẽ nhìn thấy nó "(Sura Az Zalzalah, 7-8)."
Đức Thượng Phụ phát biểu thêm : "Chúng ta chỉ có hai lựa chọn: hoặc đoàn kết và hợp tác để đất nước chúng ta hoàn toàn phục hưng, hoặc chúng ta tiếp tục chống đối nhau - Đó là điều Chúa cấm - và mở cổng địa ngục".
Lễ Eid al Adha mừng tưởng niệm cuộc thử thách lòng vâng phục của Áp-ra-ham đối với Đức Chúa, đến nỗi đã sẵn sàng hy sinh mạng sống của chính con trai mình là Ysaác, nếu điều này phù hợp với ý muốn của Đức Chúa. Nghi lễ hiến tế mà các gia tộc và cộng đồng thực hiện trong lễ hội nhắc lại việc hiến tế thay thế một con cừu đực do chính Áp-ra-ham thực hiện, sau khi Thiên thần đã ngăn cản ông đang sẵn sàng hiến tế Y-sác. (GV) (Agenzia Fides, 20/7/2021)
Source:FidesASIA/IRAQ - Massacre on the eve of the Islamic holiday. Patriarch Sako writes to "Muslim brothers": fratricidal struggles open the gates of hell - Agenzia Fides
Những từ ngữ do Đức Thượng Phụ chọn thậm chí còn hùng hồn hơn sau vụ tấn công thảm sát xảy ra vào ngày hôm qua, Thứ Hai, ngày 19 tháng 7, tại một khu chợ bình dân ở quận Sadr City, phía đông thủ đô Iraq, nơi chủ yếu là người Shi-ites sinh sống. Vụ khủng bố, do một phụ nữ tự sát với đeo thắt lưng chất nổ, đã khiến ít nhất 35 người bị chết và 60 người bị thương.
Đó là vào thứ Hai, ngày 19 tháng 7 là cuộc khủng bố thứ ba được thực hiện tại một khu chợ bình dân ở thành phố Sadr kể từ đầu năm 2021.
Trong thông điệp gửi lời chúc mừng tốt đẹp và cầu phúc gửi đến người Hồi giáo nhân dịp lễ Eid al Adha, Đức Thượng phụ Sako nhắc nhớ lại "những khó khăn về chính trị các điều kiện về an ninh, kinh tế và chăm sóc sức khỏe gây áp lực lên các cá nhân và gây ra bất ổn xã hội ", và mời gọi tất cả người dân Iraq" đoàn kết để giải phóng đất nước của họ khỏi làm con tin cho tham nhũng và xung đột. - Đức Hồng Y Iraq nhận xét thêm: "Đó là một tình huống khó xử về đạo đức hơn là một vấn đề chính trị và kinh tế ". Đức Thượng phụ cũng mời gọi tất cả người dân Iraq hãy nhớ đến các câu trong kinh Koran, trong đó đã tiên báo về ngày này: “ai thực hành điều thiện dù li ti bằng trọng lượng hạt nguyên tử cũng sẽ nhìn thấy nó, còn ai làm điều ác dù li ti tựa hạt nguyên tử cũng sẽ nhìn thấy nó "(Sura Az Zalzalah, 7-8)."
Đức Thượng Phụ phát biểu thêm : "Chúng ta chỉ có hai lựa chọn: hoặc đoàn kết và hợp tác để đất nước chúng ta hoàn toàn phục hưng, hoặc chúng ta tiếp tục chống đối nhau - Đó là điều Chúa cấm - và mở cổng địa ngục".
Lễ Eid al Adha mừng tưởng niệm cuộc thử thách lòng vâng phục của Áp-ra-ham đối với Đức Chúa, đến nỗi đã sẵn sàng hy sinh mạng sống của chính con trai mình là Ysaác, nếu điều này phù hợp với ý muốn của Đức Chúa. Nghi lễ hiến tế mà các gia tộc và cộng đồng thực hiện trong lễ hội nhắc lại việc hiến tế thay thế một con cừu đực do chính Áp-ra-ham thực hiện, sau khi Thiên thần đã ngăn cản ông đang sẵn sàng hiến tế Y-sác. (GV) (Agenzia Fides, 20/7/2021)
Source:Fides
Ngày 23 tháng 7: Ngày cầu nguyện toàn quốc cho các nạn nhân của đại dịch Covid
Lm. Stephanô Bùi Thương Lưu
04:26 21/07/2021
Buenos Aires (Agenzia Fides) Thứ ba, ngày 20 tháng bảy năm 2021 - Hội đồng Giám mục Argentina (CEA) đã công bố Ngày cầu nguyện toàn quốc cho những người đã chết vì Covid-19, mời tất cả cộng đồng của đất nước cùng tham gia cầu nguyện vào thứ Sáu, ngày 23 tháng 7, " để nguyện cầu Chúa cho các nạn nhân được yên nghỉ muôn đời và nâng đỡ an ủi, cùng thêm sức cho gia đình và bạn bè của họ ".
Khi trình bày sáng kiến trên, các Giám mục mời gọi cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho những người đã khuất trong tất cả các thánh đường, giáo xứ, nhà nguyện và nghĩa trang vào ngày này, cũng như tổ chức "những giờ phút cầu nguyện khác để tưởng nhớ những người đã khuất của mỗi cộng đoàn, mời gọi các thành viên trong gia đình. tham gia hiện diện hoặc hiệp thông, theo khả năng và sáng kiến của địa phương, cùng tuân thủ các quy định về y tế ".
Tuyên bố của ủy ban điều hành Hội đồng Giám mục Argentina (CEA), được gửi đến Fides, kết luận trong hy vọng rằng "đức tin vào Đấng Kitô đã chết và đã sống lại khơi dậy niềm hy vọng của chúng ta và củng cố chúng ta trong hoàn cảnh khó khăn này, hiệp nhất chúng ta trong nỗi đau vì những mất mát và tin cậy vào lòng thương xót của Chúa. ".
Ban Thư ký toàn quốc về Phụng vụ cũng đã chuẩn bị một số "hướng dẫn và đề xuất" cho việc cử hành ngày cầu nguyện này. Tài liệu này trình bày các hướng dẫn về thánh lễ cho người qua đời (các kinh nguyện, các bài đọc Kinh thánh, các ý cầu nguyện...) và chương trình cử hành được tổ chức trong cộng đồng hoặc thậm chí trong gia đình.
Với dân số 44,94 triệu người, Argentina hiện có 4.769.142 người nhiễm Covid-19 và 101.955 người chết. Trong tài liệu cuối cùng gần đây của Tuần xã hội 2021 (xem Fides, 17/7/2021), có ghi nhận thêm rằng "đại dịch Covid-19 không dừng lại, các chủng mới xuất hiện, các biến thể mới, và sẽ còn mất nhiều thời gian cho tiêm chủng trên quy mô toàn cầu… khiến chúng ta cần phải cân nhắc khi nghĩ đến việc trở lại bình thường. Đại dịch này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, xã hội, kinh tế, giáo dục, gia đình và đặc biệt là nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất. Bất bình đẳng thậm chí còn thể hiện ở việc phân phối thuốc chủng ". (SL) (Agenzia Fides, 20/7/2021)
Source:FidesAMERICA/ARGENTINA - July 23: National Day of Prayer for the victims of Covid - Agenzia Fides
Khi trình bày sáng kiến trên, các Giám mục mời gọi cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho những người đã khuất trong tất cả các thánh đường, giáo xứ, nhà nguyện và nghĩa trang vào ngày này, cũng như tổ chức "những giờ phút cầu nguyện khác để tưởng nhớ những người đã khuất của mỗi cộng đoàn, mời gọi các thành viên trong gia đình. tham gia hiện diện hoặc hiệp thông, theo khả năng và sáng kiến của địa phương, cùng tuân thủ các quy định về y tế ".
Tuyên bố của ủy ban điều hành Hội đồng Giám mục Argentina (CEA), được gửi đến Fides, kết luận trong hy vọng rằng "đức tin vào Đấng Kitô đã chết và đã sống lại khơi dậy niềm hy vọng của chúng ta và củng cố chúng ta trong hoàn cảnh khó khăn này, hiệp nhất chúng ta trong nỗi đau vì những mất mát và tin cậy vào lòng thương xót của Chúa. ".
Ban Thư ký toàn quốc về Phụng vụ cũng đã chuẩn bị một số "hướng dẫn và đề xuất" cho việc cử hành ngày cầu nguyện này. Tài liệu này trình bày các hướng dẫn về thánh lễ cho người qua đời (các kinh nguyện, các bài đọc Kinh thánh, các ý cầu nguyện...) và chương trình cử hành được tổ chức trong cộng đồng hoặc thậm chí trong gia đình.
Với dân số 44,94 triệu người, Argentina hiện có 4.769.142 người nhiễm Covid-19 và 101.955 người chết. Trong tài liệu cuối cùng gần đây của Tuần xã hội 2021 (xem Fides, 17/7/2021), có ghi nhận thêm rằng "đại dịch Covid-19 không dừng lại, các chủng mới xuất hiện, các biến thể mới, và sẽ còn mất nhiều thời gian cho tiêm chủng trên quy mô toàn cầu… khiến chúng ta cần phải cân nhắc khi nghĩ đến việc trở lại bình thường. Đại dịch này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, xã hội, kinh tế, giáo dục, gia đình và đặc biệt là nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất. Bất bình đẳng thậm chí còn thể hiện ở việc phân phối thuốc chủng ". (SL) (Agenzia Fides, 20/7/2021)
Source:Fides
Vụ cháy nhà thờ ở Hastings sáng sớm thứ Ba đang được điều tra
Đặng Tự Do
05:20 21/07/2021
Nguyên nhân vụ hỏa hoạn sáng sớm thứ Ba 13 tháng 7 tại một nhà thờ ở Hastings đang được điều tra.
Một số đội cứu hỏa đã đến Nhà thờ Công Giáo St. Rose of Lima trên đường Jefferson ngay trước 4 giờ sáng. Khi họ đến nơi, khói bốc lên nghi ngút từ cửa trước. Các nhân viên cứu hỏa đã có thể kiểm soát ngọn lửa.
Không có báo cáo về thương tích và mức độ thiệt hại vẫn đang được xác định.
Trước diễn biến đau buồn này, Đức Cha Paul Joseph Bradley, Giám Mục giáo phận bày tỏ lo âu vì đây là lần thứ ba một vụ tấn công tương tự đã diễn ra tại thành phố Hastings trong tháng 7 này. Theo Đức Cha Bradley, cuộc sống trước đây vốn êm đềm và các vụ tấn công nhắm vào các nhà thờ rộ lên trong khoảng một thời gian ngắn khiến ngài hết sức băn khoăn.
Giáo xứ St. Rose of Lima, nghĩa là Thánh Rôsa thành Lima thuộc về giáo phận Kalamazoo, ở phía tây nam của Bang Michigan. Giáo phận Kalamazoo, thuộc giáo tỉnh Detroit, bao gồm 46 giáo xứ, 13 giáo điểm, 75 linh mục và 36 phó tế. Giáo phận điều hành 3 trường trung học, 2 trường trung học cơ sở và 17 trường tiểu học, phục vụ hơn 3,000 học sinh.
Source:Wincountry
Tranh cãi quanh việc Giáo phận Baton Rouge yêu cầu các học sinh chưa được tiêm chủng phải đeo khẩu trang
Đặng Tự Do
05:21 21/07/2021
Văn phòng các Trường Công Giáo của Giáo phận Baton Rouge trong tuần này đã công bố một bộ quy tắc cập nhật các hướng dẫn liên quan đến COVID cho năm học 2021-22.
Các yêu cầu bao gồm quy định rằng học sinh chưa được tiêm chủng từ lớp ba trở lên phải đeo khẩu trang và thực hành giãn cách xã hội khi ở trường.
Quyết định được đưa ra bởi Văn phòng các trường Công Giáo và các quan chức trường học địa phương đã nói bóng gió rằng việc thực hiện nó đòi hỏi phải thảo luận thêm.
Một số phụ huynh đã bày thất vọng về thông báo hôm thứ Tư 14 tháng 7.
Kymbre Messina, một người có có con đang học tại St. George nói: “Nghiã vụ đeo khẩu trang y tế đã bi bãi bỏ, học sinh đã không đeo mặt nạ suốt cả mùa hè trong nhiều tháng, các trẻ em đã sinh hoạt cùng nhau ở trại hè, tại các sự kiện thể thao, ở những nơi công cộng, bây giờ thật vô lý khi chúng ta buộc họ đeo khẩu trang y tế khi trở lại trường.”
Giáo phận và tổng giám đốc giáo dục Công Giáo của giáo phận dường như đã biết về sự bất bình đối với quyết định này, cho biết trong một lá thư gửi phụ huynh rằng họ “sẽ cho phép đánh giá lại và nới lỏng các quy trình an toàn trong năm học và hứa rằng chúng tôi sẽ linh hoạt trong việc xem xét các bản cập nhật”.
Nhưng một số cha mẹ không chờ đợi điều đó. Hơn 4,000 chữ ký đã được thu thập cho một bản kiến nghị trực tuyến vào tối thứ Tư, và những người khác đang muốn tiến thêm một bước nữa khi yêu cầu tổng giám đốc giáo dục Công Giáo của giáo phận từ chức.
Source:Wbrz
Chương trình chuyến tông du của ĐGH Phanxicô tới Hungary
Nguyễn Long Thao
09:15 21/07/2021
Vatican 21/7/2021.- Toà Thánh đã công bố chương trình chi tiết cho chuyến công du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Hungary vào ngày 12 tháng 9.
Theo dự liệu Đức Giáo Hoàng sẽ lưu lại Hungary trong thời gian bảy giờ đồng hồ trước khi đến Slovakia để bắt đầu chuyến tông du ba ngày.
Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Hungary để cử hành Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 52 tại Budapest.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành từ Sân bay Quốc tế Fiumicino của Rome lúc 6 giờ sáng ngày 12 tháng 9, đến Sân bay Quốc tế Budapest lúc 7 giờ 45 sáng.
Tại đây, sau nghi lễ chào đón chính thức, ĐGH sẽ gặp ông Orbán và Tổng thống Hungary János Áder trong nửa giờ tại Bảo tàng Mỹ thuật, nằm ở Quảng trường Anh Hùng của Budapest.
Đầu tháng này, Tổng trưởng ngoại giao” của Toà Thánh Vatican đã bác bỏ ý kiến cho rằng quyết định của Giáo hoàng Francis chỉ thực hiện chuyến công du ngắn tại Hungary là vì chính sách của chính phủ nước này.
Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher nói với phóng viên: “Không, sự kiện viếng thăm Hungary trong thời gian ngắn không phản ảnh bất cứ phán xét nào của Toà Thánh đối với chính phủ hay các cơ quan của Hungary.“
Ngay từ đầu, Đức Giáo Hoàng đã nói rất rõ ràng rằng ngài đến Budapest chỉ để cử hành Thánh lễ kết thúc của Đại hội Thánh Thể Quốc Tế.
Sau cuộc gặp với Thủ Tướng và Tổng Thống, ĐGH sẽ có bài phát biểu trước các giám mục Công Giáo Hungary, tiếp theo là bài phát biểu khác trước các đại diện của Hội đồng đại kết các giáo hội và cộng đồng Do Thái.
ĐGH sẽ rời Bảo tàng Mỹ thuật để đến cử hành Thánh lễ bế mạc tại Quảng trường Anh hùng lúc 11:30 sáng.
Sau đó, ĐGH sẽ trở lại sân bay để Budapest để lên đường đến thủ đô Bratislava của Slovakia lúc 2:30 chiều.
Đại hội Thánh Thể Quốc Tế kéo dài một tuần ban đầu dự kiến diễn ra vào năm 2020 nhưng đã bị hoãn lại đến năm 2021 do đại dịch coronavirus.
Hungary có dân số 9,8 triệu người, 62% trong số đó là Công Giáo. Hungary lần cuối đăng cai Đại hội Thánh Thể vào năm 1938.
Đức Thánh Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng cuối cùng đến Hungary, cách đây 25 năm vào năm 1996.
Hồng Y Péter Erdő nói rằng người Công Giáo ở Hungary rất mong đợi chuyến thăm của ĐGH.
Theo dự liệu Đức Giáo Hoàng sẽ lưu lại Hungary trong thời gian bảy giờ đồng hồ trước khi đến Slovakia để bắt đầu chuyến tông du ba ngày.
Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Hungary để cử hành Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 52 tại Budapest.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành từ Sân bay Quốc tế Fiumicino của Rome lúc 6 giờ sáng ngày 12 tháng 9, đến Sân bay Quốc tế Budapest lúc 7 giờ 45 sáng.
Tại đây, sau nghi lễ chào đón chính thức, ĐGH sẽ gặp ông Orbán và Tổng thống Hungary János Áder trong nửa giờ tại Bảo tàng Mỹ thuật, nằm ở Quảng trường Anh Hùng của Budapest.
Đầu tháng này, Tổng trưởng ngoại giao” của Toà Thánh Vatican đã bác bỏ ý kiến cho rằng quyết định của Giáo hoàng Francis chỉ thực hiện chuyến công du ngắn tại Hungary là vì chính sách của chính phủ nước này.
Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher nói với phóng viên: “Không, sự kiện viếng thăm Hungary trong thời gian ngắn không phản ảnh bất cứ phán xét nào của Toà Thánh đối với chính phủ hay các cơ quan của Hungary.“
Ngay từ đầu, Đức Giáo Hoàng đã nói rất rõ ràng rằng ngài đến Budapest chỉ để cử hành Thánh lễ kết thúc của Đại hội Thánh Thể Quốc Tế.
Sau cuộc gặp với Thủ Tướng và Tổng Thống, ĐGH sẽ có bài phát biểu trước các giám mục Công Giáo Hungary, tiếp theo là bài phát biểu khác trước các đại diện của Hội đồng đại kết các giáo hội và cộng đồng Do Thái.
ĐGH sẽ rời Bảo tàng Mỹ thuật để đến cử hành Thánh lễ bế mạc tại Quảng trường Anh hùng lúc 11:30 sáng.
Sau đó, ĐGH sẽ trở lại sân bay để Budapest để lên đường đến thủ đô Bratislava của Slovakia lúc 2:30 chiều.
Đại hội Thánh Thể Quốc Tế kéo dài một tuần ban đầu dự kiến diễn ra vào năm 2020 nhưng đã bị hoãn lại đến năm 2021 do đại dịch coronavirus.
Hungary có dân số 9,8 triệu người, 62% trong số đó là Công Giáo. Hungary lần cuối đăng cai Đại hội Thánh Thể vào năm 1938.
Đức Thánh Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng cuối cùng đến Hungary, cách đây 25 năm vào năm 1996.
Hồng Y Péter Erdő nói rằng người Công Giáo ở Hungary rất mong đợi chuyến thăm của ĐGH.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến hành hương đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức
Đặng Tự Do
16:09 21/07/2021
Một tổng thống Pháp của nền Ngũ Cộng hòa Pháp đến kính viếng đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức. Biến cố này xảy ra lần đầu tiên vào chiều thứ Sáu 16 tháng 7 vừa qua, trong chuyến đi kéo dài hai ngày của ông Emmanuel Macron tới dãy núi Pyrenees.
Báo La Croix gọi đây là một “chuyến thăm lịch sử”. Người đứng đầu điện Elysée đã đến trên lối đi dạo của đền thánh Đức Mẹ vào giữa buổi chiều, và được chào đón bởi Đức Cha Antoine Hérouard, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Lille, và Đức Ông Olivier Ribadeau Dumas, Giám Đốc đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức.
Tổng thống ở lại khoảng một tiếng rưỡi để thảo luận về tôn giáo và các vấn đề khác như tiêm chủng, lương hưu, tàn tật, nông nghiệp với các tín hữu, trên bờ đối diện với hang đá Massabielle.
Tuy nhiên, ở cấp độ chính thức, không có tuyên bố nào được đưa ra. Tổng thống cũng xem vở nhạc kịch Bernadette de Lourdes kể lại chuyện Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette tại Lộ Đức. Khoảnh khắc yên bình này bất ngờ bị xáo trộn bởi tiếng hét của một người biểu tình chống ông Macron, gọi ông là “kẻ vô thần cấp thấp”, trước khi bị chặn lại.
Chuyến hành hương đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức của ông Macron gây ngạc nhiên cho nhiều người. Đó là một vấn đề nhạy cảm trong một xứ sở nơi tôn giáo và nhà nước đã bị luật pháp tách biệt vào năm 1905. Bên cạnh đó, giờ đây Pháp cũng là nơi sinh sống của cộng đồng Hồi giáo và Do Thái lớn nhất Âu Châu.
Lớn lên trong một gia đình chẳng theo tôn giáo nào, Macron đã tự mình xin được chịu phép Rửa Tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo khi lên 12 tuổi.
Trước đó, ông Macron đã từng tham dự một cuộc họp của Hội đồng Giám mục Pháp tại trường đại học Bernardins ở Paris, vào ngày 9 tháng 4 năm 2018. Diễn biến này cũng gây ngạc nhiên cho nhiều người.
Ông Macron còn đi xa hơn thế khi thường xuyên kêu gọi có các mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa nhà nước và Giáo Hội Công Giáo.
Source:Avvnire
Các nhà lãnh đạo Công Giáo Portland nói rằng các khẩu hiệu phá hoại land back gây tổn thương
Đặng Tự Do
05:19 21/07/2021
Theo các nhà lãnh đạo tôn giáo cho biết những kẻ phá hoại chưa được xác định đã tấn công một địa điểm thờ tự lịch sử của Portland vào cuối tuần qua.
Các cửa kính ở lối vào chính của Nhà thờ Công Giáo Holy Redeemer – Đấng Cứu Chuộc Chí Thánh, ở số 25 N. Rosa Parks Way, được phủ bằng sơn xịt thông điệp và biểu tượng “land back” – “trả đất lại” - vào khoảng trước sáng Thứ Hai, ngày 12 tháng Bảy.
Trong một cuộc phỏng vấn, Cha Phó Michael Belinsky cho biết hành động phá hoại khiến ngài cảm thấy “thất vọng”.
“Tôi thất vọng vì không có cách nào để giao tiếp một cách trực tiếp và hợp lý.”
Ngài phàn nàn rằng, “Nhà thờ luôn là một cột thu lôi”, gánh chịu đủ mọi loại sấm sét.
Cha Bellinsky lưu ý rằng thiệt hại chỉ giới hạn trong việc vẽ sơn bậy bạ, chứ không bao gồm đập bể cửa kính hoặc các sự phá hủy khác. Vấn đề thực sự theo ngài, là những sự chuyện như vụ đánh bom nhà thờ vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá đầu năm nay, và các vụ tấn công khác nhằm vào những người có đức tin.
“Người bị từ chối quyền lợi của mình, bị giết, bị tra tấn, những chuyện đó quan trọng hơn”, Cha Belinsky nói.
Đến trưa, các tình nguyện viên và bộ phận bảo trì của nhà thờ đã xóa bỏ được các hình vẽ bậy.
Trung úy Greg Pashley và Văn phòng Cảnh sát Portland xác nhận vụ việc đã được báo cáo với nhà chức trách vào khoảng 8:50 sáng ngày 12 tháng 7. Đến nay, không có vụ bắt giữ nào được thực hiện liên quan đến vụ việc.
Source:Pamplimedia
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Phú Hòa : Vui với người vui,khóc với người khóc
Martinô Lê Hoàng Vũ
16:20 21/07/2021
Giáo xứ Tân Phú Hòa : “Vui với người vui,khóc với người khóc”
“Hãy vui với người vui, khóc với người khóc.Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn. (Rm 12.15)
Những lời dạy của Thánh Phaolô trên đây thật phù hợp với tất cả mọi người Kitô hữu tại thành phố Sài gòn,khi mà dịch bệnh Covid 19 ở làn sóng thứ 4 đang ngày càng lan rộng với mức độ nguy hiểm,nhanh chóng và diễn biến phức tạp.Các tỉnh miền Nam hầu hết đều có ca nhiễm mới,và hiện nay Việt Nam có thêm nhiều bệnh nhân tử vong.Những anh chị em công nhân,những người buôn bán vé số,hàng rong trong hơn 1 tháng qua phải đối diện với tình cảnh nghèo khó túng thiếu,vì không thể đi làm việc,nhất là nhiều khu vực khu phố đang bị phong tỏa cách ly.
Xem Hình
Tại Giáo xứ Tân Phú Hòa, hạt Phú Thọ, Sài gòn, Linh mục chánh xứ Vinh sơn Vũ Đức Liêm luôn thể hiện tấm lòng mục tử dành tất cả mọi người giữa mùa dịch bệnh, với những người gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra.Ngài không những nhắc nhở mọi người trong giáo xứ,các vị HĐMVGX phải quan tâm chăm sóc chia sẻ những phần quà cho người nghèo,nhưng ngài còn đích thân đến thăm họ, luôn động viên an ủi những gia đình trong giáo xứ đang bị phong tỏa,cùng chia sẻ những phần quà cho họ, những người nghèo khó trong giáo xứ.
Những món quà vị mục tử gởi đến các gia đình tuy nhỏ bé như; gạo, nước mắm, dầu ăn, rau củ quả.. nhưng gói ghém tấm lòng của vị mục tử và của cả giáo xứ, cũng như những ân nhân,ban Caritas ngay giữa bối cảnh dịch bệnh
Xin Chúa nâng đỡ chúng con trong cơn thử thách gian nan của dịch bệnh,để chúng con vượt qua dịch bệnh an toàn trong sự che chở và bình an của Chúa.
Martinô Lê Hoàng Vũ
“Hãy vui với người vui, khóc với người khóc.Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn. (Rm 12.15)
Những lời dạy của Thánh Phaolô trên đây thật phù hợp với tất cả mọi người Kitô hữu tại thành phố Sài gòn,khi mà dịch bệnh Covid 19 ở làn sóng thứ 4 đang ngày càng lan rộng với mức độ nguy hiểm,nhanh chóng và diễn biến phức tạp.Các tỉnh miền Nam hầu hết đều có ca nhiễm mới,và hiện nay Việt Nam có thêm nhiều bệnh nhân tử vong.Những anh chị em công nhân,những người buôn bán vé số,hàng rong trong hơn 1 tháng qua phải đối diện với tình cảnh nghèo khó túng thiếu,vì không thể đi làm việc,nhất là nhiều khu vực khu phố đang bị phong tỏa cách ly.
Xem Hình
Tại Giáo xứ Tân Phú Hòa, hạt Phú Thọ, Sài gòn, Linh mục chánh xứ Vinh sơn Vũ Đức Liêm luôn thể hiện tấm lòng mục tử dành tất cả mọi người giữa mùa dịch bệnh, với những người gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra.Ngài không những nhắc nhở mọi người trong giáo xứ,các vị HĐMVGX phải quan tâm chăm sóc chia sẻ những phần quà cho người nghèo,nhưng ngài còn đích thân đến thăm họ, luôn động viên an ủi những gia đình trong giáo xứ đang bị phong tỏa,cùng chia sẻ những phần quà cho họ, những người nghèo khó trong giáo xứ.
Niềm vui được được lộ rõ trên những nét mặt của anh chị em công nhân ở nhà trọ,những cụ già được cha xứ ghé thăm.Cùng với lời động viên,cha mang đến niềm vui, niềm hy vọng và tình yêu thương dành bà con giáo dân và tất cả mọi người không cùng tôn giáo, cha củng cố để họ được vững tin vào Chúa, biết kiên trì cầu nguyện qua những giờ kinh chung trong gia đình. Cha mang đến phúc lành bình an của Chúa cho những gia đình nghèo khó.
Những món quà vị mục tử gởi đến các gia đình tuy nhỏ bé như; gạo, nước mắm, dầu ăn, rau củ quả.. nhưng gói ghém tấm lòng của vị mục tử và của cả giáo xứ, cũng như những ân nhân,ban Caritas ngay giữa bối cảnh dịch bệnh
Trong giáo xứ Tân Phú Hòa hiện tại có 4 khu vực phong tỏa liên quan đến các ca nhiễm mới. Linh mục chánh xứ từ đầu tháng 7 tới nay đã nhiều lần đi thăm hỏi các gia đình theo tinh thần bác ái của Tin Mừng thể hiện tấm lòng mục tử “chia vui sẻ buồn” trong cuộc đời của từng con chiên trong giáo xứ.
Xin Chúa nâng đỡ chúng con trong cơn thử thách gian nan của dịch bệnh,để chúng con vượt qua dịch bệnh an toàn trong sự che chở và bình an của Chúa.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Văn Hóa
Đức Mẹ La-Vang - Đinh Quân
Đinh Quân
10:43 21/07/2021
*Hiệp thông cùng GP.Orange,California trong Thánh Lễ Cung Hiến Tượng Đài Đức Mẹ La-Vang ngày 18/7/21
Có ai về Quảng Trị,
Nơi Thánh Địa La-Vang,
Gởi ngàn lời thương nhớ,
Xưa xóm đạo nghèo nàn.
Hơn hai trăm năm trước,
Âm khí phủ rừng hoang,
Mặt trời không chiếu sáng,
Ác thú sống từng đàn.
Một Bày Chiên tan tác,
Trôi dạt đến chốn này,
Tránh quan quân lùng bắt,
Người theo đạo Gia-tô.
Bao tháng ngày khắc khoải,
Lương thực đã cạn khô,
Bệnh tật gieo tang tóc,
Thần chết đang chực chờ!
Nhưng đức tin vững mạnh,
Đoàn Chiên dốc một lòng,
Khẩn cầu Mẹ Nhân Ái,
Nguồn che chở cậy trông.
Đêm rừng dâng giá buốt,
Quây quần dưới gốc cây,
Lời kinh chiều vang dội
Trong sấm chớp kinh hoàng.
Bỗng bừng lên vầng sáng,
Tuôn chảy ánh hào quang,
Mẹ hiện ra rực rỡ,
Tay bồng Chúa Hài Nhi,
Mẹ mỉn cười từ ái,
Phán bảo với Đoàn Chiên:
“Hỡi các con của Mẹ!
Đã tha thiết kêu xin,
Mẹ nhận lời tất cả,
Từ đây tại nơi này,
Kẻ nào đến khấn nguyện,
Mẹ sẽ đổ ơn đầy.”
Từ ngày ấy đến nay,
Đúng như lời Mẹ hứa,
Sóng người đổ về đây,
Thành tâm cầu khấn Mẹ,
Tai nạn đã vượt qua,
Bệnh nan y thoát khỏi
Tội lỗi được thứ tha,
Tình yêu Chúa chan hoà,
Bao tâm hồn xám hối.
La-vang tiếng đồn xa,
Vang danh khắp thế giới
Như Thánh Địa Hành hương:
Fa-ti-ma,Lộ Đức,
Cùng Linh Địa Việt Nam.
Mỗi ba năm Đại Hội
Người nô nức đổ về,
Lòng tin yêu tràn ngập,
Như biển sóng xô bờ,
Cuồn cuộn theo nhịp thở,
Muôn khúc nhạc vang lên,
Ngàn lời cầu tha thiết,
Nguyện Đất Nước bình yên.
Hôm nay tại nơi đây,
Dù sống cách xa Mẹ,
Niềm hân hoan dâng đầy,
Trước Linh Đài Cung Hiến,
Con cái Mẹ vui vầy,
Mẹ đứng trên trông xuống,
Lòng yêu thương dạt dào,
Đoàn con của giáo phận,
Orange dâng kính chào :
Ôi Maria Linh Thánh !
Tôi người con viễn xứ,
Sống xa quê mỏi mòn!
Có ai về Quảng Trị,
Nơi Thánh Địa La-Vang,
Xin gửi ngàn thương nhớ,
Yêu La- Vang vô vàn!
ĐINH QUÂN
Đọc Thánh Tôma Aquinô , Tiểu sử
Vũ Văn An
19:14 21/07/2021
Tiểu sử Thánh Tôma Aquinô
Biết Thánh Tôma là biết tâm trí trung cổ ở điểm tốt đẹp nhất, mạnh mẽ nhất và quả tình hiện đại nhất. Vì ngài vượt thời gian, người của muôn thế hệ. Tư tưởng của ngài vốn ảnh hưởng tới các nhà nghệ thuật đa dạng như Dante, T.S. Eliot và James Joyce, các nhà thần học đa dạng như John Courtney Murray và Karl Rahner, các triết gia không giống nhau như Edit Stein và Jacques Maritain, các nhân vật chính trị như Eugene McCarthy. Con người hiện đại có gốc có rễ hơn là họ nghĩ. Và nếu, như John H. Randall từng viết trong Studies in Civilazation, triết gia hiện đại nhất không phải là Descartes mà là Thánh Tôma, ta có thể chính đáng nói rằng ít nhất một số gốc rễ của chúng ta nằm trong mảnh đất mầu mỡ của tư duy Tôma. Và vì lý do này, ta có nghĩa vụ biết đôi điều về con người xuất chúng này.
Ta thường có xu hướng nghĩ tới Thánh Tôma như một thầy giáo. Đối với chúng ta, dường như điều đáng lưu ý là bất cứ ai, nhất là các thầy giáo, có thể soạn tác cả trăm công trình tư duy có cấu trúc gắn bó, lý luận thận trọng và luôn luôn sáng tạo trong một cuộc đời chỉ kéo dài 49 năm. Chắc chắn, thời ngài là thời không bị phân tâm bởi các phương tiện truyền thông và cái ồn ào ầm ĩ của các diễn giả trên các bục hướng dẫn thảo luận hay trên các diễn đàn hội nghị. Có lẽ yếu tố gây phiền nhiễu hơn cả đối với việc nghiên cứu của chúng ta là việc có nhiều học giả khác cùng nghiên cứu một lãnh vực nhưng theo một truyền thống hay tư duy mâu thuẫn hẳn.
Đúng nghĩa, công trình của Thánh Tôma chính là đời sống của ngài vì đời sống ngài là đời sống nội tâm, đời sống của tâm trí và tinh thần. Thế nhưng nó cũng là một đời sống nhiều hứng thú: ngồi tù cả một năm trường; người được ít nhất một Đức Giáo Hoàng quí mến; tâm điểm tranh cãi trong sinh hoạt Đại Học và tư duy triết học; nhà canh tân trí thức không được các bạn đồng dòng Đaminh và các thẩm quyền Giáo Hội đánh giá cao, phần nào giống Pierre Teilhard de Chardin thời ta; người đi trước phong trào đại kết để chấm dứt sự phân lý Đông Tây; người thăm dò các nguồn nguyên thủy một cách khẩn thiết hơn cả các nhà thần học và triết học ngày nay; một nhà cải cách chủng viện; một chuyên viên tại các Công Đồng của Giáo Hội và các đại công nghị của Dòng; giáo sư tại 3 Đại Học. Quả thực ngài đã hoàn tất một đời sống dài trong một khoản thời gian ngắn ngủi!
Đức Hônôriô III làm Giáo Hoàng và Frederick làm hoàng đế khi Thánh Tôma sinh ra ở quận Aquinô gần Naples, khoảng năm 1225, con trai út của một bà mẹ quê Norman, Bà Teodora, vợ thứ hai của Ông Landolfo, một người quê Lombard có ít nhất 8 người con. Lên 5, được dẫn tới Đan viện Monte Cassino làm hội viên giáo dân [oblate] của Dòng Bênêđíctô và ở đó cho tới khi buộc phải rời đan viện bị chính trị đe doạ lúc 14 tuổi, nhưng trước khi thực sự được lôi cuốn bởi đời sống tu trì. Việc tốt nghiệp Đại Học Hoàng Gia ở Naples dẫn Thánh Tôma vào hai lực lượng trong đời ngài sau này: Aristốt và Dòng Đaminh. Thầy dạy ngài về triết học tự nhiên, Peter Ái Nhĩ Lan, là người chú giải Aristốt rất cẩn trọng và có công làm cho Thánh Tôma không ưa phương pháp diễn giải dài dòng [paraphrasing] của ông thầy tương lai, tức Thánh Albertô Cả. Cha bề trên cả Dòng Đaminh, Jordan Thành Saxony, có 1ần đến đại học này nơi các cha Dòng Đaminh giảng dạy thần học và rất có thể Thánh Tôma, lúc đang học ở đó, được nghe vị này giảng thuyết. Tuy nhiên, chính với ý kiến của một cha dòng Đa Minh khác, John Thành San Giuliano, mà Thánh Tôma, lúc 17 tuổi, trở thành tập sinh Đa Minh. Sợ bị gia đình ngài chống đối, các bề trên gửi ngài qua Rôma, sau đó qua Paris. Nhưng các anh ngài, do bà mẹ thúc đẩy, đã tìm cách ngăn cản và bắt cóc ngài, đưa ngài trở lại lâu đài gia đình. Họ giam giữ ngài tại đó, tìm cách phân tâm, quấy rối ngài, và cuối cùng còn nhờ một phụ nữ quyến rũ ngài để ngài từ bỏ ơn gọi đi tu. Với khúc củi đang cháy dở, ngài xua đuổi những kẻ cám dỗ ra khỏi phòng và bắt đầu đào vốn hiểu biết Kinh Thánh, nghiên cứu cuốn Bốn Sách Các Luận đề Thần học [Libri Quattuor Sententiarum] của Peter Lombard và sau khi đọc Aristốt đã viết một tiểu luận tựa là Các Ý Kiến Sai Lầm [Fallacies].
Sự cương quyết hiến mình cho Chúa của Thánh Tôma khiến gia đình phải thả ngài ra sau một năm giam giữ. Điều may mắn là thời gian này được kể như năm thử của thời kỳ tập sinh. Ngay sau đó, ngài được bề trên gửi qua Paris. Từ đó, Thánh Albertô Cả dẫn ngài qua Cologne, học thần học tại chủng viện 4 năm và được thụ phong linh mục tại nhà tờ chính tòa Cologne. Chính tại Cologne, thiên tài thần học của Thánh Tôma được phát hiện khi Thánh Albertô khám phá ra cuốn chú giải cực kỳ tinh tế và độc đáo về Các Tên của Thiên Chúa [Divine Names] bằng chữ viết tay của Thánh Tôma. Sau đó, ngài trở lại Paris học thêm 4 năm thần học cao cấp nữa và lấy được bằng cử nhân Kinh Thánh và giảng viên Kinh Thánh và năm 1256, ngài lấy được bằng cao học thần học. Nhưng việc bổ nhiệm ngài làm giáo sư đại học cần đến sự can thiệp của Đức Alexander IV năm 1257. Việc này đưa đẩy ngài trở thành tâm điểm tranh cãi, cả về học thuật, giáo hội học, triết học và thần học.
Thế kỷ 13 là thế kỷ chuyển tiếp, trong đó, người ta chứng kiến việc tái sinh tinh thần Phúc Âm nơi hai dòng khất sĩ là Phanxicô và Đa Minh. Hai dòng này bắt đầu phái các tu sĩ của mình đi khắp các ngả đường để gặp gỡ người ta tại chính nơi họ cư ngụ và tụ tập. Lúc ấy cũng là lúc nền giáo dục phát triển, các trường nhà thờ chính toà trở thành các đại học, chuyển từ quê ra thành phố. Hai dòng này không bỏ lỡ những nơi ấy, vì theo họ, đức khó nghèo không phải để chứng tỏ mình thánh thiện mà phải chuẩn bị để họ chuyển dịch nhanh chóng đến bất cứ nơi nào Phúc Âm cần được truyền giảng. Điều làm cho mình liên quan là điều quan trọng. Và Thánh Tôma, cũng như Thánh Bonaventura của Dòng Phanxicô, coi việc mình can dự vào giáo dục Đại Học là điều hết sức có liên quan.
Tuy nhiên, việc tu sĩ các dòng khất sĩ pha mình vào việc giảng dạy Đại Học, nhất là đại học Paris, bị các giáo sĩ triều phản đối vì cho rằng họ không có quyền ấy; dù sao các Đại Học này vốn đặt dưới quyền kiểm soát của các giáo phận. Từ việc phản đối này, còn phát sinh cả một phong trào làm giảm giá trị của đời sống tu dòng. Chính trong bối cảnh này, có cuốn Các Nguy Hiểm Hiện Nay [Contemporary Dangers] của William Thành St. Amour công kích quyền giảng dạy của các dòng khất sĩ và đời sống tu trì của họ. Thánh Tôma đáp lễ bằng cuốn Bênh vực Các Dòng Tu [Apology for Religious Orders]. Mặc dù bị Tòa Thánh kết án năm 1256, William vẫn tiếp tục chống đối các dòng khất sĩ và vẫn cho phổ biến cuốn sách trên của ông ta tuy có đổi tên và sửa đổi. Để trả lời cuộc tấn công năm 1269 của Gerard Thành Abbeville với cuốn Chống Sự Hoàn Thiện Kitô Giáo [Against Christian Perfection], Thánh Tôma viết cuốn Về Sự Hoàn Thiện của Đời Sống Tu Dòng [On the Perfection of Religious Life]. Điều đáng lưu ý là cung giọng rất thanh thản mà đầy thuyết phục của Thánh Tôma trong các khảo luận này, luôn hy vọng đạt được sự hiểu biết lẫn nhau.
Với ngài, nói với những người bất đồng với mình là chính chứ không phải phản bác họ. Thái độ đối thoại này là điều rất tự nhiên nơi Thánh Tôma, nó phản ảnh trong mọi lập luận của ngài trong các Tổng luận, các khảo luận cũng như trong các kỹ thuật bình luận, chú giải của ngài.
Và vì ngài tận tụy đối với các quan tâm trí thức thời ngài, nên đời ngài hoàn toàn là câu truyện của những cuộc gặp gỡ các giáo sư Paris, các giám mục vấn kế, các môn đồ của Mahômét và các bậc thầy của Chính Thống giáo Hy Lạp, các tư tưởng gia cổ điển và đương thời, các thần học gia giáo phụ và tiên phong.
Và trong bất cứ thời đại nào trong đó Giáo Hội cố gắng đổi mới cái hiểu về chính mình, ta đều thấy có sự quan tâm đến vấn đề hợp nhất Kitô giáo để đáp ứng lời cầu xin của Chúa Giêsu “để chúng nên một”. Và do đó, không ngạc nhiên gì khi một vị Giám Mục Hy Lạp ở miền nam Nước Ý, trong cố gắng hoà giải giữa Rôma và Constantinople, đã viết cuốn Chống Các Sai Lầm Của Giáo Hội Hy Lạp [Against The Errors of the Greek Church]. Thánh Tôma đã duyệt xét cuốn này theo yêu cầu của Đức Urbanô IV. Một cố gắng khác nhằm tìm cơ sở chung với người Hy Lạp, Ácmêni, và Hồi Giáo lá lá thư gửi Lĩnh Xướng Viên Thành Constantinople [Cantor of Constantinople] trong đó các lý lẽ luân lý và triết học của đức tin Công Giáo được trình bầy. Điều cũng đáng lưu ý là trong tư cách chuyên viên của Đức Urbano IV, Thánh Tôma được lệnh thu thập các chú giải đa dạng của các giáo phụ Hy Lạp và La Tinh về 4 sách Tin Mừng. Kết quả là một bình luận liên tục của 22 giáo phụ La Tinh và 57 giáo phụ Hy Lạp được hiệu đính dưới tiêu đề Catena Aurea (Dây Chuyền Vàng). Các trước tác này và trước tác chính Tổng Luận Giáo Huấn Kitô Giáo [Summa Contra Gentiles] là nhằm tạo sự hợp nhất Kitô giáo. Và tư duy thần học riêng của Thánh Tôma, chịu ảnh hưởng sâu xa của nhà huyền nhiệm học Kitô giáo Đông Phương là Dionysius Ngụy Danh Areopagite, đã góp phần làm ngài dễ dàng được các xu hướng Đông Phương tiếp nhận. Dù sao, chính một giáo phụ Hy Lạp, Maximus Hiển Tu, đã dẫn đường trong việc hoà hợp các não trạng Đông Tây. Có tính biểu tượng hơn cả là cuộc công du cuối cùng của Thánh Tôma tới Lyon tham dự Công đồng của Giáo Hội nhằm cổ vũ sự hợp nhất về đức tin giữa Đông và Tây.
Với nhiều bình luận khác nhau, Thánh Tôma tỏ ra là một nhà nghiên cứu cố gắng thảo luận với chứ không nhằm thắng vượt một tác giả đáng kính nào. Do đó, ngài tìm cách hiểu các nguyên tắc căn bản hướng dẫn cấu trúc tư duy của tác giả. Nếu thấy các nguyên tắc này vững vàng về phương diện trí thức, ngài sẽ bỏ qua nhiều kết luận ngài vốn không thuận ý và sẵn sàng cho biết ngài nhất trí về căn bản với tác giả. Nhờ có óc tương cảm [empathy], ngài khám phá được các khai triển do các chủ trương có tính lịch sử cho phép. Cố gắng đại kết của Thánh Tôma như một nhà bình luận trong việc xử lý các bản văn mâu thuẫn nhau một cách triệt để của các tác giả như Boethius, Dionysius, Aristốt, và Proclus có tính đặc biệt quan yếu trong dự án này. Bởi thế, khi ta nghe người ta tố cáo ngài phi lịch sử trong việc xử lý các bản văn, ta nên nhớ rằng một tác giả được phán đoán bằng các mục tiêu của mình. Trong trường hợp Thánh Tôma, mục tiêu là cái hiểu thân học để cổ vũ sự hoà hợp trí thức chứ không phải nền bác học lịch sử. Thánh Tôma có cảm thức này là hòa hợp tâm trí, ích chung, là điều tiên quyết của bất cứ cuộc đối thoại nào nếu muốn hy vọng đạt được sự nhất trí.
Thế nhưng, xác tín của Thánh Tôma rằng mọi người nên được phép lên tiếng cho chính mình đã làm ngài không hài lòng với các bản dịch đã đưa Aristốt vào Âu Châu thế kỷ 13. Vì các bản văn này đi từ tiếng Hy Lạp qua tiếng Syria, rồi Ả Rập và Latinh, nên khó mà gọi chúng là các bản văn nguyên thủy hay nguồn đệ nhất. Bởi vậy, Thánh Tôma đã nhờ một chuyên gia Hy Lạp, William Thành Moerbeke, dịch các tác phẩm tiếng Hy Lạp của Aristốt sang tiếng La Tinh. Bất cứ ai nghiên cứu hồ sơ các cam kết của Thánh Tôma đều phải thừa nhận rằng ngài tuyệt đối không có thì giờ để phiên dịch cho mình, trong khi cần thiết phải có các trước tác bằng tiếng La Tinh để các sinh viên ở Đại Học Paris sử dụng, vì đại học này là nơi người ta dùng tiếng La Tinh để giảng dậy. Điều này quả là bước đầu tiên hướng tới các bản văn chân chính và Thánh Tôma quả là người có cảm thức lịch sử. Ngài là người đầu tiên tuyên bố năm 1268 rằng tác phẩm Về Các Nguyên Nhân [On Causes], vốn được lưu hành ở Âu Châu như là trước tác của Aristốt, thực ra là các Yếu Tố Thần Học [Elements of Theology] của Proclus. Nếu ngài khám phá ra điều này trước khi viết Bình luận về Các Tên Thiên Chúa của Dionysius [Commentary on Dionysius’ Divine Names], thì hẳn ngài nhận ra rằng trong công trình ấy, Dionysius trích dẫn thẳng từ Proclus và do đó, không phải là môn đệ thế kỷ thứ nhất của Thánh Phoalô như ông ta vốn được biết như thế. Có lẽ Thánh Tôma cảm thấy thoải mái trong cuộc đối thoại với Dionysius là vì tinh thần Tân Platông mà vị này vốn có chung với Thánh Augustinô, người mà ngài tôn kính. Vì người ta cho rằng Cuốn Các Luận đề Thần học của Peter Lombard có tới 80 phần trăm lấy của Thánh Augustinô, điều mà Thánh Tôma không đồng ý chút nào; nhưng cuốn Bình luận của ngài là một cuộc đối thoại lý thú và đôi khi cho thấy nhiều bất đồng với những người cùng thời như Thánh Albertô và Thánh Bonaventura.
Sự kiện các trường phiên dịch được thiết lập ở Toledo và Silicy cho thấy sự nóng lòng của các nhà bác học trung cổ muốn học hỏi từ người Hồi giáo và người Do Thái giáo. Và quả Thánh Tôma có học hỏi như thế. Trước nhất là từ Avicenna, người khai mở một trào lưu mới của Thuyết Platôn và Tân Platông với những đóng góp triết học lớn lao, ý niệm “đi ra và trở về”, hay phát khởi và quay về [progression and conversion] của vũ trụ, và nhất là “tham dự” [participation], tức lý thuyết cho rằng các mô thức hạ đẳng trong thế giới gồm “nhiều mô thức” chia sẻ sự hoàn hảo của mô thức lý tưởng duy nhất mà chúng giống một cách xa xôi. Thánh Tôma không bao giờ bác bỏ lý thuyết này hoàn toàn, bao lâu ngài còn chấp nhận hệ luận của nó là mọi hữu thể hữu hình và hữu hạn phát xuất tứ một nguồn thực tại tối cao. Và quả thực, lý thuyết mới của trường phái Tôma về loại suy/nguyên nhân tính [analogy/causality] giả thiết ý niệm “tham dự”. Nếu Thánh Tôma có thu lượm được nhiều từ việc đọc các công trình triết học của Avicenna với việc ngài nhấn mạnh rằng “hiện hữu” không bao gồm trong “yếu tính”, thì ngài vẫn không hoàn toàn nhất trí. Việc này làm cho cuộc đối thoại trở thành cần thiết. Điều này phần nào cũng đúng với Moses Maimonides. Từ tác giả này, Thánh Tôma sẵn lòng vay mượn rất nhiều trong vấn đề chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng ngài không thể nhất trí với Moses rằng các phẩm tính khác nhau của Thiên Chúa chỉ là đồng nghĩa. Điều này đòi phải thảo luận. Theo gợi ý của Cha cựu Bề Trên Cả Dòng Đa Minh, Thánh Raymond thành Penafort, Thánh Tôma dành cuốn Tổng luận đầu tiên tức Summa Contra Gentiles (mà Clark gọi là Tổng Luận Giáo huấn Kitô giáo) để thảo luận có lý lẽ với những ai không chấp nhận đức tin Công Giáo: người ngoại giáo, Do Thái giáo, Ly giáo Hy Lạp, nhưng nhất là người Hồi giáo mà với họ, Thánh Tôma buộc phải dừng ở bình diện triết học, như ở 3 quyển đầu. Một số sử gia cũng nghĩ rằng tác phẩm ngắn Quyền năng Thiên Chúa [Power of God] được viết để xử lý các vấn đề do Avicenna nêu ra.
Năm 1266, khi thánh Tôma bắt đầu cuốn Tổng luận Thần học [Summa of Theology], ngài đã có trong tay nhiều bản dịch các công trình của Aristốt từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La Tinh. Tầm quan trọng của việc này hệ không những ở việc chúng góp phần vào công trình tổng hợp hóa các tầm nhìn thông sáng của các nhà tư tưởng vĩ đại Đông Tây, mà trước hết còn ở chỗ chúng cung cấp cho ngài các nguồn đệ nhất đẳng ngài cần để thoả mãn việc thử nghiệm lớn nhất trong đời sống trí thức của ngài. Đó hẳn phải là cuộc gặp gỡ của ngài với Siger thành Brabant, một linh mục giáo sư người Bỉ của Phân khoa Nghệ thuật Đại Học Paris, người rất tích cực giảng dậy lối hiểu của Averroes về Aristốt. Theo lối hiểu này, 1. Chỉ có một trí hiểu hay linh hồn, chung cho mọi con người (monopsychism, một chủ trương không minh nhiên được quả quyết trong cuốn Về Linh Hồn [On the Soul) của Aristốt, với kết luận không thể tránh là Aristốt (người mà Siger coi như là “triết học”) dạy rằng con người là tử sinh, mặc dù điều ngược lại được đức tin Công Giáo chủ trương; thế giới vật chất có tính vĩnh cửu; 3. Ý chí là sức mạnh thụ động, chỉ được nhận thức khởi động; 4. Có nhiều trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, khiến tín lý Chúa Quan phòng trở thành phi thực tại.
Chính vì các chủ trương như thế được suy diễn từ một Aristốt Ả Rập nên các công trình của Aristốt bị ngăn cấm năm 1210, riêng các cuốn Vật Lý [Physics] và Siêu Hình [Metaphysics] bị cấm năm 1215. Mặc dù toàn bộ các tác phẩm của Aristốt vẫn còn được tìm thấy trong Học Trình ở Paris năm 1255, việc cấm đã được Đức Urbanô IV lặp lại năm 1263.
Khi Thánh Tôma trở lại Đại Học Paris năm 1269 để nhậm chức giáo sư lần thứ hai, ngài rất bỡ ngỡ trước việc Siger thành Brabant áp đặt các lối giải thích của Averroes về Aristốt lên các sinh viên Paris, những người vốn không thể đọc nguyên bản và tâm trí mới phát triển của họ chưa được chuẩn bị để khám phá ra sự nguỵ biện của chúng. Thế là bắt đầu cuộc đối thoại tế nhị và nhiều đòi hỏi nhất của Thánh Tôma, và lần này, không phải với một thẩm quyền đã chết mà với một đồng nghiệp đang sống, người không những nhấn mạnh tới các nguyên tắc của Aristốt mà còn tới các kết luận và giải thích của Averroes. Thánh Tôma, người của đức tin, được tăng cường nhờ nhiều năm tập trung vào Aristốt, và vừa viết một khảo luận thần học vĩ đại về sự hòa hợp bên trong giữa lý trí và đức tin, giáp mặt với Siger, người duy lý, nhà lãnh đạo của phe “Aristốt không chính thống” hay phe “Averroes Latinh” như được gọi vào thời ấy. Lập luận buộc phải có tính triết học. Nhấn mạnh với Siger Công Giáo rằng căn cứ vào Kinh Thánh, ta có thể dẫn khởi được các giáo huấn ngược hẳn lại với các giảng dạy của Averroes là điều không đủ. Siger công nhận việc đó. Nhưng ông ta đặc biệt bất cần, thậm chí còn chủ trương rằng một chủ trương đạt được về phương diện triết học vẫn có thể đúng dù mâu thuẫn với điều các Kitô hữu vốn tin. Cả hai đều có thể đúng. Điều này, trong nhiều sách sử, gọi là “lý thuyết sự thật kép”.
Nhiệm vụ của Thánh Tôma rất rõ ràng. Đàm đạo với một người cho rằng mình nhất thiết nghiên cứu Aristốt như thế, ngài phải tách biệt các nguyên tắc của Aristốt ra khỏi các giải thích Ả Rập, sau đó, chứng minh rằng có thể dẫn khởi các kết luận phù hợp hoàn toàn với các niềm tin Kitô giáo từ chính các nguyên tắc của Aristốt. Và ngài còn dám đi xa hơn bằng cách dựa vào các bản văn để chứng minh rằng chính Aristốt rút ra các kết luận như thế. Đó chính là điều ngài đã làm trong tác phẩm Về Một Trí Hiểu Chung [On a Common Intellect], trong đó, ngài chứng mình rằng Aristốt gán cho mỗi người trí hiểu riêng của họ. Trong vòng một năm, giáo huấn của Siger, người bênh vực chủ nghĩa Aristốt của Averroes, bị Stephen Tempier, Tổng Giám Mục Paris, kết án. Cùng thời gian này, có việc nghi vấn Thánh Tôma về các lý thuyết của ngài, giáo huấn mà nhiều người không phân biệt được với giáo huấn của Siger. Trong cố gắng minh giải chủ trương của ngài, Thánh Tôma viết cuốn Về Tính Vĩnh Cửu Của Thế Giới Chống lại Những Người Hay Càu Nhàu [On the Eternity of the World agianst the Grumblers] trong đó, ngài nhấn mạnh rằng Aristốt không bao giờ thực sự chứng minh nhưng chỉ giả thiết tính vĩnh cửu của thế giới. Thánh Tôma còn cho rằng ta không thể chứng minh cả tính vĩnh viễn lẫn không vĩnh viễn của thế giới về phương diện triết học, và sự trung thực trí thức phải thừa nhận như thế. Những người tin Kinh Thánh vốn nhờ Sách Sáng Thế chương I mà học biết rằng thế giới khởi đầu trong thời gian. Thánh Tôma còn mau mắn hoàn thành cuốn Linh Hồn [the Soul] nhằm chống lại lối giải thích của Averroes đối với khảo luận của Aristốt về cùng một đề tài. Nếu F. van Steenberghen đúng, thì cuộc đàm luận mà thánh Tôma duy trì với đồng nghiệp Đại Học của ngài đã dẫn Siger đến chỗ thay đổi một số chủ trương nguyên thủy của ông. Nhưng điều này không ngăn cản nhát búa cuối cùng chống chủ nghĩa Averroes khi Tổng Giám Mục Stephen Tempier kết án gần 200 mệnh đề của họ tại Paris năm 1277. Vào Mùa Thu, Siger được triệu ra trước Quan Tòa Dị Giáo Pháp, Simon du Val, và từ đó, ra trước Tòa án Giáo hoàng ở Orvieto để bào chữa. Ở đó, ông được giải khỏi tội lạc giáo, nhưng được chỉ thị ở lại Orvieto, nơi, một ngày kia, ông bị một thư ký mắc bệnh tâm thần đâm chết.
Việc lên án chủ nghĩa Averroes năm 1270 không có nghĩa là mọi chuyện xong xuôi đối với Thánh Tôma. Ta phải nhớ rằng trong khi ngài công khai chống đối phe cấp tiến thời ấy, những kẻ Renan gọi là tư tưởng gia tự do của Paris thế kỷ 13, chính ngài bị phe bảo thủ thời ngài tấn công, tức các tu sĩ Phanxicô và các linh mục triều, những người tự xưng theo phái Thánh Augustinô. Họ sợ các ý tưởng của Aristốt hủy hoại tính tinh ròng của đức tin Kitô giáo. Giữa các năm 1270 và 1272, ngài chuyên tâm giáo huấn những người theo phái Thánh Augustinô bằng cách viết cuốn Về các Nhân đức nói chung [On the Virtues in General], Về Đức Cậy [On Hope] và Về Các Nhân đức chính [On Cardinal Virtues]. Các công trình này hẳn làm họ hết lo sợ.
Bất cứ ai sợ rằng Thánh Tôma là một người nghiên cứu quá nô lệ Aristốt nên đọc cuốn Về Sự Thật [On Truth] của ngài, một trong những cuốn sách đầu tiên của ngài về việc nhận biết Thiên Chúa cũng như về thực tại, hữu thể và hành động của Thiên Chúa. Trong cuốn sách này, ta thấy ngài đã nắm được một cách sâu sắc và độc đáo các trào lưu tư tưởng mâu thuẫn và bổ túc cho nhau, cổ xưa và hiện đại, của Thánh Augustinô, của Aristốt, của Ả Rập và của phái Tân Platông. Thực vậy, đó là những vấn đề đầu tiên trong 62 vấn đề tranh luận (Disputed Questions] cho thấy một cách tuyệt diệu một triết gia đang làm việc, đang khai triển từ đối thoại. Những cuộc đối thoại thường xuyên suốt những năm ở Đại Học này cung cấp cho người ta nhiều cơ hội tốt nhất để đối thoại sống động giữa nhân viên giảng huấn và các sinh viên, giữa nhân viên giảng huấn và đồng nghiệp. Ngoài ra, còn có 12 cuộc tranh luận mùa nghỉ hè, những cuộc tìm hiểu ứng khẩu giống như thời nay.
Thanh thản, tự tin trí thức, và tôn trọng ý kiến người khác là các đặc tính trong các cuộc đối thoại của Thánh Tôma với các người đi trước và đồng nghiệp ngoại giáo cũng như Do Thái giáo của ngài và các đặc tính này chắc chắn có nguồn gốc trong việc hoàn toàn quen thuộc các xu hướng Kinh Thánh vốn cung cấp cho ngài sự phối hợp tốt lành giữa chắc chắn và tự do. Từ lúc bắt đầu đời sống trí thức cho tới 2 năm chót làm giáo sư tại Đại Học Naples, không bao giờ Thánh Tôma ngưng suy niệm và bình luận Kinh Thánh. Và nhờ cùng uống từ một nguồn từng nuôi dưỡng Thánh Augustinô này, và cũng như vị thánh này, say mê việc kết hợp đức tin với lý trí, Thánh Tôma luôn nghĩ mình là người hợp tác của Thánh Augustinô, chứ không phải người chống đối. Do đó, các nỗi sợ của những người tự xưng theo phái Augustinô thiển nghĩ không có cơ sở.
Ngày nay, trong khi Giáo Hội kinh qua thời kỳ được nhiều người gọi là diễn trình phi định chế, thì thế kỷ 13 bị cuốn hút vào một diễn trình ngược lại. Các tu sĩ khất thực, thuộc dòng Phanxicô và dòng Đaminh, tạo ra phong trào trở về Tin Mừng vốn lên đặc điểm cho phong trào phục hưng tâm linh của giữa thời Trung Cổ. Khi thời này qua đi cùng với cái chết của cả hai Thánh Phanxicô và Thánh Đaminh, cả hai dòng tu này đều thấy mình phải đương đầu với nhu cầu định chế hóa tinh thần của dòng. Trong tư cách người con của Thánh Đaminh và là người con chói sáng, Thánh Tôma được trao cho một vai trò tích cực trong việc lên khuôn lối sống Đaminh nhằm mang lý tưởng Đaminh vào các cơ cấu có thể duy trì nó cho tương lai. Vào thời ngài, việc huấn luyện các linh mục được thi hành với khá ít kế hoạch dài hạn. Do đó, Thánh Tôma dành chú tâm của ngài vào việc cải tổ chủng viện. Ngay từ năm 1259, Thánh Tôma đã bắt đầu tham dự Tổng Đại Hội của Dòng tại Valenciennes, trong đó, ngài giúp soạn thảo kế hoạch học tập cho Dòng. Đại hội đã quyết định từ nay chương trình của chủng viện phải gồm môn triết học. Thánh Tôma coi triết học như điều đáng ước ao, chứ không nguy hại, cho các tín hữu Kitô giáo.
Tại Hội nghị tỉnh dòng ờ Naples năm 1260, Thánh Tôma được cử làm tổng giảng thuyết viên, và hiện vẫn còn các bài giảng của thời kỳ ngài giảng thuyết tại Orvieto và Viterbo, gần triều đình Giáo Hoàng, trước là Đức Urbano IV, sau là Đức Clêmentê IV. Một trách nhiệm rộng lớn hơn trong việc lên khuôn đời sống tu trì của Dòng Đaminh khi, vào năm 1267, ngài được đề cử làm cố vấn tối cao [definitor] cho tỉnh dòng Rôma trong khi ngài vẫn tiếp tục dạy Đại Học, lần này là Đại Học Bologna. Do đó, ngài đại diện tỉnh dòng Rôma dự Tổng Đại Hội Dòng tại Paris tháng 5 năm 1269, nơi các vấn đề trí thức và tông đồ quan trọng được đem ra lấy quyết định. Ngài tiếp tục ở lại Paris làm giáo sư thần học lần thứ hai trong 3 năm sau đó và từ giã lần cuối để tham dự Tổng Đại Hội Dòng tại Florence năm 1272. Mặc dù có lời yêu cầu để ngài trở lại Đại Học Paris, nhưng ngài được chỉ định tới Đại Học Naples, nơi ngài dành một năm rưỡi cuối đời để dạy thần học và viết Tổng Luận cũng như một số tác phẩm nhỏ và các cuốn chú giải.
Ngày 6 tháng 12 năm 1273, Thánh Tôma từ giã ngòi bút và tuyên bố “Con không thể [viết nữa]; có những điều được tỏ lộ cho con thấy rằng tất cả những điều con viết xưa nay dường như đối với con chỉ là rơm rác”. Được Đức Grêgôriô X triệu vời tham dự Công Đồng của Giáo Hội tại Lyons nhằm hợp nhất với Giáo Hội Hy Lạp, dù sức khỏe yếu, Thánh Tôma cũng lên đường nhưng ngã bệnh giữa đường. Được đưa từ nhà người chị tới đan việc Xitô ở Fossanuova, ngài qua đời khi đang lắng nghe Diễm Ca. Khi chịu các phép sau cùng, ngài cầu nguyện “Con lãnh nhận Chúa, giá chuộc linh hồn con. Vì tình yêu Chúa, con đã nghiên cứu và luôn tỉnh thức, lao công, giảng thuyết, và dạy học...” Năm ấy là năm 1274.
Và ngài muốn nói thêm “và cầu nguyện”. Nhiều người trong thế giới Công Giáo có thể đã học hỏi tư tưởng của Thánh Tôma, thường, buồn thay, trong các hình thức bị chính ngài bác bỏ, nhưng không thiếu những người đã hát những bài cầu nguyện của ngài: những Adoro Te, những Pange Lingua trong đó có bài ca bất hủ Tantum Ergo. Những bài cầu nguyện này được sử dụng trong Các Giờ Kinh, trong Thánh Lễ, ca tiếp liên, và thánh ca Lễ Mình Thánh Chúa, từ năm 1264. Người ta nói rằng Đức Urbano IV đồng ý thiết lập Lễ Mình Thánh Chúa theo lời thúc giục của Thánh Tôma. Thánh nhân yêu cầu điều này khi được đề nghị mũ Hồng Y nhưng ngài từ chối, do đó, ngài được cho biết ngài có thể xin điều khác thay thế miễn là trong thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.
Thế là nghề nghiệp của Thánh Tôma kết thúc ở chỗ nó bắt đầu, Đại Học Naples. Đời sống tu trì của ngài cũng thế, kết thúc ở chỗ nó bắt đầu, trong một đan viện. Nổi danh như một tu sĩ Đaminh và một bậc thầy tại Paris, Thánh Tôma cảm thấy như ở nhà trong mọi dòng tu mà lý lẽ được ngài lập luận một cách đầy khả năng, và tại mọi Đại Học biết cổ vũ việc tự do tìm hiểu.
Đại Học Paris yêu cầu xác ngài được chuyển đến đó, nhưng nó được giữ một thời gian tại đan viện Xitô. Sau đó, hài cốt ngài được đưa về tu viện Đaminh ở Toulouse, từ đó, thời Cách Mạng Pháp, nó được chuyển về Nhà Thờ Thánh Sernin ở Toulouse.
Năm 1324, Đức Giám Mục Stephen Bourret của Paris bãi bỏ việc kết án vị tiền nhiệm của ngài. Các học thuyết Tôma được gỡ bỏ khỏi danh sách các mệnh đề Averroes từng bị kết án. Việc lật ngược này diễn ra trong lúc các giáo huấn của Thánh Tôma được tái lượng định và đời sống bản thân của ngài được khảo sát. Năm 1323, Giáo Hội nâng Thánh Tôma Aquinô lên bậc thánh học giả.
Ý nghĩa tài bác học của ngài hiển nhiên đối với thế kỷ 20 hơn là thế kỷ 19. Ngài vốn hoan nghinh và làm việc với thế giới quan Aristốt. Việc tiếp nhận mọi công trình của Aristốt vào tư tưởng Kitô giáo là việc tiếp nhận “mọi giá trị tự nhiên của hoạt động xã hội của con người”. Theo một nghĩa nào đó, điều này bác bỏ thứ triết lý thế giới khác [other-worldliness] của Platông, thứ triết lý vốn bác bỏ “thế giới này”; và vì nó là một giải pháp cho thuyết nhập thể thấu đáo, nên nó chấp nhận các giá trị nhân bản mà không bác bỏ tính siêu việt của Platông, một siêu việt đạt được sự thể hiện đích thực của nó nơi Kiểu Mẫu Duy Nhất – Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là người thực sự, là nguồn, là quy phạm, và là cùng đích của lịch sự nhân loại. Theo nghĩa này, Aristốt quả giúp Thánh Tôma thành Kitô hữu nhiều hơn chứ không ít hơn.
Và do đó, nếu tư tưởng Công Giáo trong thời hiện đại bị coi như quá có tính thế giới khác, thì ta nên nhớ rằng học thuyết Tôma chưa đi sâu vào và ảnh hưởng tới các thế kỷ hiện đại. Chỉ trong thế kỷ 20, nhờ việc phục hưng học thuyết Tân Tôma khởi thủy được khuyến khích bởi triều Giáo Hoàng Lêô XIII, một lần nữa Thánh Tôma lại bước vào các Đại Học, nhưng thường chỉ dưới các hình thức sách giáo khoa tóm lược phần nào bị bóp méo bởi khuôn khổ của chủ đề bị áp đặt, cắt bỏ hết tính đời thực (lebenswelt) trí thức, không còn chi viễn ảnh. Từ thời Scotus và Ockham, qua Nicholas thành Autrecourt, Luther, Hobbes, Hume, và Montaigne, phạm vi của lý trí đã bị thu nhỏ để cuối cùng chỉ còn lưu tâm tới thể thực nghiệm cảm giới. Nếu các nhà kinh viện quả có một quan niệm quá hạn hẹp về kinh nghiệm con người, thì các nguyên tắc của học thuyết Tôma, các nguyên tắc thực sự đã kết hợp các giá trị của thế giới này với các giá trị của thế giới khác, đáng lý ra đã có thể cung cấp một nghiệp vụ sửa chữa trong hạn kỳ một thời gian nào đó. Nhưng, thay vào đó, phản ứng tôn giáo đối với thuyết duy nghiệm toàn bộ tỏ ra quá nhấn mạnh đến những điều tối hậu. Các Kitô hữu quan tâm không phải tới con người mà là linh hồn. Nhưng vì Thánh Tôma trình bầy một nền triết lý thiết thực và sôi nổi về thực tại ngược với nền triết lý dấu hiệu và biểu tượng (vốn bỏ qua thế giới này để ngay lập tức vươn tới thế giới tiếp theo) được nhiều người trung cổ ưa thích, nên ngày nay, có nhiều lý do để tôn vinh ngài như một người mà chủ nghĩa hiện thực hiện sinh [existentiel realism] đã làm ngài không những trở thành một vị thánh bác học mà còn là một vị thánh của thế tục, một vị thánh nhìn thấy giá trị thánh thiêng của thời gian, của thế giới này.
Thánh Tôma cũng sẽ rất vui khi thấy ta nhìn nhận nơi ngài người đề cao sự hợp nhất, hợp nhất đại kết giữa Đông và Tây, sự hợp nhất lịch sử giữa thời gian và vĩnh cửu, sự hợp nhất tôn giáo giữa tạo vật và Tạo Hóa. Chính vì sự hợp nhất này mà Thánh Tôma đã thực hiện và sử dụng các phân biệt triết lý sinh ích của ngài. Ngài là người đầu tiên nhận ra sự hợp nhất của nhân loại này không phải chỉ là một trách vụ thần học, không phải chỉ là một thành tựu kinh tế hay chính trị, mà thực sự là một công trình của tình yêu. Nhưng rồi, trọn khuôn khổ thần học của ngài không dựa trên các ý niệm tĩnh tụ mà dựa trên chuyển động xuất hành và chung cục (apocalypse), ra đi và trở về qua năng động tính tình yêu, tình yêu Tạo Dựng và Cứu Chuộc của Thiên Chúa khởi động tình yêu con người vươn tới Thiên Chúa bằng cách tham dự vào năng lực Phục Sinh.
Kỳ tới: Thực Tại
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Lưng Mẹ
Dominic Đức Nguyễn
18:05 21/07/2021
TRÊN LƯNG MẸ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Tạ ơn Chúa cả thương ban
Con trên lưng mẹ bình an yên lành
(bt)
VietCatholic TV
Cảm động: Cảnh Tổng thống Pháp cầu xin Đức Mẹ. Nơi ĐTC vừa viếng thăm bị nổ bom. Thư của TGM Sàigòn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 21/07/2021
1. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến hành hương đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức
Một tổng thống Pháp của nền Ngũ Cộng hòa Pháp đến kính viếng đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức. Biến cố này xảy ra lần đầu tiên vào chiều thứ Sáu 16 tháng 7 vừa qua, trong chuyến đi kéo dài hai ngày của ông Emmanuel Macron tới dãy núi Pyrenees.
Báo La Croix gọi đây là một “chuyến thăm lịch sử”. Người đứng đầu điện Elysée đã đến trên lối đi dạo của đền thánh Đức Mẹ vào giữa buổi chiều, và được chào đón bởi Đức Cha Antoine Hérouard, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Lille, và Đức Ông Olivier Ribadeau Dumas, Giám Đốc đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức.
Tổng thống ở lại khoảng một tiếng rưỡi để thảo luận về tôn giáo và các vấn đề khác như tiêm chủng, lương hưu, tàn tật, nông nghiệp với các tín hữu, trên bờ đối diện với hang đá Massabielle.
Tuy nhiên, ở cấp độ chính thức, không có tuyên bố nào được đưa ra. Tổng thống cũng xem vở nhạc kịch Bernadette de Lourdes kể lại chuyện Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette tại Lộ Đức. Khoảnh khắc yên bình này bất ngờ bị xáo trộn bởi tiếng hét của một người biểu tình chống ông Macron, gọi ông là “kẻ vô thần cấp thấp”, trước khi bị chặn lại.
Chuyến hành hương đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức của ông Macron gây ngạc nhiên cho nhiều người. Đó là một vấn đề nhạy cảm trong một xứ sở nơi tôn giáo và nhà nước đã bị luật pháp tách biệt vào năm 1905. Bên cạnh đó, giờ đây Pháp cũng là nơi sinh sống của cộng đồng Hồi giáo và Do Thái lớn nhất Âu Châu.
Lớn lên trong một gia đình chẳng theo tôn giáo nào, Macron đã tự mình xin được chịu phép Rửa Tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo khi lên 12 tuổi.
Trước đó, ông Macron đã từng tham dự một cuộc họp của Hội đồng Giám mục Pháp tại trường đại học Bernardins ở Paris, vào ngày 9 tháng 4 năm 2018. Diễn biến này cũng gây ngạc nhiên cho nhiều người.
Ông Macron còn đi xa hơn thế khi thường xuyên kêu gọi có các mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa nhà nước và Giáo Hội Công Giáo.
Source:Avvnire
2. Đức Thánh Cha Phanxicô đau buồn vô hạn về vụ đánh bom một ngôi chợ Baghdad
Đức Thánh Cha Phanxicô “vô cùng đau buồn” về một vụ đánh bom tại một khu chợ ở thủ đô Baghdad của Iraq, khiến ít nhất 30 người thiệt mạng.
Trong một bức điện do Tòa thánh Vatican công bố ngày thứ Ba 20 tháng 7, Đức Giáo Hoàng gửi lời chia buồn tới gia đình và bạn bè của những người thiệt mạng trong vụ nổ ở chợ al-Wuhailat khi các gia đình chuẩn bị tổ chức lễ hội Eid al-Adha của người Hồi giáo.
Trong bức điện được gửi thay cho Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh viết:
“Đức Thánh Cha Phanxicô vô cùng đau buồn khi biết về thiệt hại nhân mạng trong vụ nổ tại chợ al-Wuhailat ở Baghdad và ngài gửi lời chia buồn tới gia đình và bạn bè của những người đã qua đời”.
Nhóm nhà nước Hồi giáo dòng Sunni đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom ở khu vực phía đông Thành phố Sadr của Baghdad, nơi chủ yếu là người Hồi giáo dòng Shiite.
Phụ nữ và trẻ em được báo cáo nằm trong số những người thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng này.
Đây là vụ đánh bom thứ ba nhằm vào một khu chợ ở Thành phố Sadr trong năm nay.
Vào tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Iraq.
Tuần trước, Giáo hoàng đã gửi lời chia buồn sau khi 92 người thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn tại khu cách ly coronavirus tại một bệnh viện ở thành phố Nasiriya, miền nam Iraq.
Bức điện mới nhất của Đức Giáo Hoàng, gửi cho Đức Tổng Giám Mục Mitja Leskovar, Sứ thần Tòa thánh tại Iraq, kết luận: “Giao phó linh hồn các nạn nhân cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn năng, Đức Thánh Cha tái lập lời cầu nguyện nhiệt thành rằng không có hành động bạo lực nào có thể làm giảm nỗ lực của những người mưu tìm hòa giải và hòa bình ở Iraq”.
Source:Catholic News Agency
3. Thông Báo của Tòa Tổng Giám Mục Sàigòn
Về việc tích cực tham gia phòng chống dịch
Thừa lệnh Đức Tổng Giám Mục Giuse, Văn phòng Tòa Tổng Giám mục xin thông báo đến quý cha và cộng đoàn dân Chúa:
1. Đại dịch Covid-19 đang trong tình trạng nguy cơ rất cao và phức tạp, đặc biệt tại thành phố của chúng ta. Vì thế đề nghị mọi người thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K, đặc biệt việc giãn cách gia đình với gia đình, để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Chúng ta thực hiện giãn cách càng nghiêm túc, sự lây lan càng mau dừng lại. Xin tất cả mọi người ý thức điều rất quan trọng này.
2. Ngoài việc tương trợ chia sẻ lương thực hằng ngày cho các gia đình thiếu thốn khó khăn, Giáo Hội Công Giáo còn mong ước cộng tác vào lãnh vực y tế. Trong những ngày sắp tới, sẽ có 430 tu sĩ tình nguyện đến các bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 theo sự hướng dẫn của ngành y tế. Đây là một cơ hội rất tốt để các tu sĩ Công Giáo thực thi sứ mạng của ơn gọi thánh hiến. Xin cầu nguyện cho các tu sĩ này cũng như cho tất cả các y, bác sĩ và các thiện nguyện viên y tế được bình an và có nhiều sức khỏe để phục vụ.
3. Do virus rất dễ lây nhiễm, các linh mục không được vào bệnh viện cử hành bí tích xức dầu cho các bệnh nhân mắc Covid-19 hấp hối. Trong trường hợp bệnh nhân qua đời do Covid-19, chính quyền thành phố chấp thuận để các linh mục đến cử hành nghi thức cuối cùng cho người quá cố trước khi được hỏa táng. Đây là một việc tuy nhỏ nhưng đem lại niềm an ủi cho các tín hữu Công Giáo. Tòa Tổng giám mục sẽ tổ chức một nhóm linh mục thay phiên nhau thi hành nhiệm vụ này. Giáo hội luôn đồng hành với anh chị em trong mọi biến cố cuộc đời, không chỉ qua lời cầu nguyện mà còn bằng sự hiện diện bên người quá cố trong giây phút cô đơn nhất vì thiếu vắng người thân yêu.
Xin quý cha và cộng đoàn dân Chúa tiếp tục dâng hy sinh cùng lời cầu nguyện xin Chúa đoái thương toàn thể nhân loại trong cơn đại dịch này.
Tòa Tổng Giám mục, ngày 19 tháng 7 năm 2021
Lm. Phêrô Kiều Công Tùng
Chánh văn phòng
4. Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm hệ quả của Tự Sắc mới hạn chế Thánh lễ Latinh
Đức Giáo Hoàng hy vọng sẽ thúc đẩy sự hợp nhất của Giáo hội bằng quyết định của mình, nhưng điều này khó có thể xảy ra ngay lập tức sau khi Đức Thánh Cha ra lệnh hạn chế cử hành Hình thức Ngoại thường của Thánh lễ. Đó là nhận định của Cha Raymond J. de Souza, chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra “quyết định quyết liệt bãi bỏ tất cả các quy định, hướng dẫn, quyền hạn và phong tục” do Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI ban hành liên quan đến “Hình thức Ngoại thường của Nghi thức Rôma”, thường được gọi là “Thánh lễ Latinh truyền thống” sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962 do Thánh Gioan XXIII ban hành.
Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng sẽ thúc đẩy sự hợp nhất của Giáo hội bằng quyết định này. Điều đó khó có thể xảy ra ngay lập tức, vì những người biết ơn Đức Bênêđíctô XVI đã cho phép mọi linh mục có năng quyền cử hành Hình thức Ngoại thường trong Tự Sắc Summorum Pontificum của ngài vào năm 2007, sẽ thất vọng, có thể là rất đau lòng, và cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoàn toàn đảo ngược luật phụng vụ của Đức Bênêđíctô..
Trận động đất Tự Sắc hôm nay có thể giải thích, khi nhìn lại, tại sao các cử hành gần đây tại Vatican trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày được phong chức linh mục của Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI lại lặng lẽ như thế, dù rằng một lễ kỷ niệm như vậy chưa từng xảy ra trước đây trong toàn bộ lịch sử của Giáo hội. Không thể không cho rằng quyết định này là một viên thuốc đắng mà Đức Bênêđíctô phải nuốt.
Không gì có thể phủ nhận tầm quan trọng trong quyết định của Đức Thánh Cha, được thể hiện trong Tự Sắc Traditionis Custodes, ngày XVI tháng 7 năm 2021.
Đức Thánh Cha Phanxicô đánh giá rằng nhiều người trong số những người gắn bó với Hình thức Ngoại thường của thánh lễ thể hiện bằng “ lời nói và thái độ… [a] từ chối Giáo hội và các thể chế của Giáo hội nhân danh cái được gọi là ‘Giáo hội chân chính’. Chúng ta đang đối diện với cách ứng xử mâu thuẫn với sự hiệp thông và nuôi dưỡng xu hướng chia rẽ”.
Có thể là những người có khuynh hướng như vậy có thể lại còn gia tăng sự “từ chối Giáo hội” hơn nữa vì giờ đây cách diễn đạt phụng vụ ưa thích của họ đã bị hạn chế. Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn nhận thức được điều này, nhưng quan điểm của ngài là những người Công Giáo như vậy “cần phải quay trở lại đúng lúc với Nghi thức Rôma do các Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Gioan Phaolô Đệ Nhị ban hành”.
Bắt đầu có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các cử hành theo Hình thức Ngoại thường cần phải có sự cho phép rõ ràng của Giám Mục giáo phận, là người được hướng dẫn “chỉ định một hoặc nhiều địa điểm” nơi có thể cử hành các thánh lễ như thế, nhưng đây không phải là “nhà thờ giáo xứ”, và cũng không được phép “xây dựng thêm của các giáo xứ tòng nhân mới”.
Sẽ có rất nhiều phản ứng để kiểm tra trong những ngày tới nhưng năm vấn đề ban đầu đã xuất hiện.
Mâu thuẫn giữa Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thu hồi một cách rõ ràng, cố ý và đầy kịch tính các quyền và luật pháp do những người tiền nhiệm của ngài ban cấp. Ngài đã bác bỏ rõ ràng lập luận của Đức Bênêđíctô cho rằng hai hình thức của Nghi thức Rôma – Ngoại thường và Bình thường - sẽ không thúc đẩy sự chia rẽ. Chính vì những chia rẽ mà ngài đã xác định - sau một cuộc khảo sát các Giám Mục trên thế giới - mà ngài đánh giá rằng Hình thức Ngoại thường cần phải được cắt giảm.
Rôma tăng cường quyền lực
Trong khi Summorum Pontificum trao cho các linh mục quyền cử hành Hình thức Ngoại thường mà không cần sự cho phép của các Giám Mục bản quyền, thì Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định đi theo hướng tập trung hóa. Giám Mục phải có “độc quyền” điều hòa Hình thức Ngoại thường trong giáo phận của mình, nhưng Rôma sẽ hạn chế cách thức ngài có thể điều hòa. Các quy định dễ dãi hơn bị cấm; những cái hạn chế gắt gao hơn được khuyến khích.
Thật vậy, đối với tất cả các linh mục mới được thụ phong, Giám Mục không được cho phép các vị tân linh mục năng quyền cử hành Hình thức Ngoại thường mà không hỏi ý kiến Tòa thánh trước. Traditionis Custodes củng cố quyền hạn của Giám Mục đối với các linh mục của mình, và củng cố quyền lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với các Giám Mục.
Đây là một sự phát triển phụng vụ bất ngờ, vì trước đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuyển thẩm quyền về các vấn đề phụng vụ, đặc biệt là các bản dịch, cho các Hội Đồng Giám Mục, chê bai sự kiểm soát quá nhiều của Rôma.
Khảo sát xã hội học
Traditionis Custodes không đặt vấn đề về “phẩm giá và sự vĩ đại của Sách lễ Thánh Piô V”. Các lập luận cho việc cắt giảm Thánh lễ Latinh Truyền thống mang tính xã hội học hơn là thần học, cụ thể là được đưa ra dựa trên một nhận định liên quan đến những loại người có xu hướng thích truyền thống cũ hơn.
Đây không hoàn toàn là mới. Bản thân Đức Bênêđíctô XVI cũng nại đến những ấn tượng xã hội học của chính mình về sự nở rộ các cộng đồng được thu hút bởi Hình thức Ngoại thường. Tự Sắc của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt ra một gánh nặng cho các Giám Mục địa phương phải xác định xem liệu các cộng đồng gắn bó với Hình thức Ngoại thường của các ngài có “đặt Giáo hội trước nguy cơ chia rẽ” và “từ chối Giáo hội hay không”.
Diễn biến mới nhất
Nếu họ làm vậy, thì rõ ràng Đức Thánh Cha Phanxicô có ý định muốn các Giám Mục đàn áp họ, sớm hơn và nghiêm khắc hơn. Nhưng nếu cộng đồng địa phương không có chút nào giống với ấn tượng xã hội học đó, thì Giám Mục địa phương có nên cho phép họ tiếp tục, thậm chí phát triển hay không?
Linh mục hay Giáo dân?
Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu các Giám Mục “ngừng việc xây dựng các giáo xứ tòng nhân mới gắn liền với ao ước và mong muốn của cá nhân các linh mục hơn là nhu cầu thực sự của ‘Dân thánh Thiên Chúa’”. Hàm ý rõ ràng là Hình thức Ngoại thường là thứ mà các linh mục mong muốn và các tín hữu giáo dân phải tuân theo - một kiểu chủ nghĩa giáo sĩ trị trong Phụng Vụ.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ XVI có cách tiếp cận ngược lại, cụ thể là chính các linh mục phải quảng đại đáp lại những nhóm tín hữu mong muốn những Hình thức Ngoại thường của thánh lễ.
Điều gì sẽ xảy ra nếu các tín hữu là người khởi xướng và các linh mục đang đáp lại? Trong trường hợp đó những hạn chế mới phải chăng lại chính là một hình thức khác của chủ nghĩa giáo sĩ trị trong Phụng Vụ?
Huynh Đoàn Thánh Piô X
Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng các quyết định của Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị và Bênêđictô thứ XVI nhằm làm cho Sách lễ năm 1962 trở nên dễ tiếp cận hơn “trên hết được thúc đẩy bởi mong muốn đẩy mạnh việc hàn gắn cuộc ly giáo với phong trào của Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre”, là người đã thiết lập Huynh Đoàn Thánh Piô X. Như thế, Huynh Đoàn Thánh Piô X vẫn ở trạng thái bất quy tắc về giáo luật.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất hào phóng với Huynh Đoàn Thánh Piô X, cho phép các linh mục của họ có thể giải tội và chứng hôn. Thánh lễ của họ là hợp lệ.
Có thể những hạn chế đối với Hình thức Ngoại thường, kết hợp với sự đối xử rộng rãi hơn của Đức Thánh Cha đối với Huynh Đoàn Thánh Piô X, có nghĩa là những người Công Giáo thích Hình thức Ngoại thường sẽ có xu hướng thường xuyên đến các nhà nguyện của Huynh Đoàn Thánh Piô X vì Hình thức Ngoại thường trở nên ít được cử hành hơn trong các giáo phận của họ? Nó có thể là một hậu quả không lường trước.
Source:National Catholic Register
Diễn biến gây ngỡ ngàng tại Nga: Chính Thống Giáo tuyên bố ai không chích ngừa là phạm tội trọng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:13 21/07/2021
1. Các nhà lãnh đạo Công Giáo Portland nói rằng các khẩu hiệu phá hoại “land back” gây tổn thương
Theo các nhà lãnh đạo tôn giáo cho biết những kẻ phá hoại chưa được xác định đã tấn công một địa điểm thờ tự lịch sử của Portland vào cuối tuần qua.
Các cửa kính ở lối vào chính của Nhà thờ Công Giáo Holy Redeemer – Đấng Cứu Chuộc Chí Thánh, ở số 25 N. Rosa Parks Way, được phủ bằng sơn xịt thông điệp và biểu tượng “land back” – “trả đất lại” - vào khoảng trước sáng Thứ Hai, ngày 12 tháng Bảy.
Trong một cuộc phỏng vấn, Cha Phó Michael Belinsky cho biết hành động phá hoại khiến ngài cảm thấy “thất vọng”.
“Tôi thất vọng vì không có cách nào để giao tiếp một cách trực tiếp và hợp lý.”
Ngài phàn nàn rằng, “Nhà thờ luôn là một cột thu lôi”, gánh chịu đủ mọi loại sấm sét.
Cha Bellinsky lưu ý rằng thiệt hại chỉ giới hạn trong việc vẽ sơn bậy bạ, chứ không bao gồm đập bể cửa kính hoặc các sự phá hủy khác. Vấn đề thực sự theo ngài, là những sự chuyện như vụ đánh bom nhà thờ vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá đầu năm nay, và các vụ tấn công khác nhằm vào những người có đức tin.
“Người bị từ chối quyền lợi của mình, bị giết, bị tra tấn, những chuyện đó quan trọng hơn”, Cha Belinsky nói.
Đến trưa, các tình nguyện viên và bộ phận bảo trì của nhà thờ đã xóa bỏ được các hình vẽ bậy.
Trung úy Greg Pashley và Văn phòng Cảnh sát Portland xác nhận vụ việc đã được báo cáo với nhà chức trách vào khoảng 8:50 sáng ngày 12 tháng 7. Đến nay, không có vụ bắt giữ nào được thực hiện liên quan đến vụ việc.
Source:Pamplimedia
2. Vụ cháy nhà thờ ở Hastings sáng sớm thứ Ba đang được điều tra
Nguyên nhân vụ hỏa hoạn sáng sớm thứ Ba 13 tháng 7 tại một nhà thờ ở Hastings đang được điều tra.
Một số đội cứu hỏa đã đến Nhà thờ Công Giáo St. Rose of Lima trên đường Jefferson ngay trước 4 giờ sáng. Khi họ đến nơi, khói bốc lên nghi ngút từ cửa trước. Các nhân viên cứu hỏa đã có thể kiểm soát ngọn lửa.
Không có báo cáo về thương tích và mức độ thiệt hại vẫn đang được xác định.
Trước diễn biến đau buồn này, Đức Cha Paul Joseph Bradley, Giám Mục giáo phận bày tỏ lo âu vì đây là lần thứ ba một vụ tấn công tương tự đã diễn ra tại thành phố Hastings trong tháng 7 này. Theo Đức Cha Bradley, cuộc sống trước đây vốn êm đềm và các vụ tấn công nhắm vào các nhà thờ rộ lên trong khoảng một thời gian ngắn khiến ngài hết sức băn khoăn.
Giáo xứ St. Rose of Lima, nghĩa là Thánh Rôsa thành Lima thuộc về giáo phận Kalamazoo, ở phía tây nam của Bang Michigan. Giáo phận Kalamazoo, thuộc giáo tỉnh Detroit, bao gồm 46 giáo xứ, 13 giáo điểm, 75 linh mục và 36 phó tế. Giáo phận điều hành 3 trường trung học, 2 trường trung học cơ sở và 17 trường tiểu học, phục vụ hơn 3,000 học sinh.
Source:Wincountry
3. Diễn biến gây ngỡ ngàng tại Nga: Chính Thống Giáo tuyên bố ai không chích ngừa là phạm tội trọng
Giáo Hội Chính thống giáo rất có thế lực tại Nga đã lên tiếng khuyến cáo những người từ chối tiêm vắc xin COVID-19, gọi họ là những kẻ tội lỗi sẽ phải chuộc lỗi trong suốt quãng đời còn lại, khi quốc gia này báo cáo thêm một đợt nhiễm trùng mới với các con số tử vong không ngừng tăng lên.
Chính Thống Giáo Nga đã kêu gọi tất cả các tín hữu của mình phải đi tiêm chủng sau khi số trường hợp nhiễm bệnh trong một ngày đã lên đến 24,353 trường hợp, bao gồm 6,557 trường hợp ở Mạc Tư Khoa, đưa con số chính thức trên toàn quốc kể từ khi đại dịch bắt đầu là 5,635,294.
Lực lượng đặc nhiệm coronavirus của chính phủ cho biết 654 người đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến coronavirus trong vòng 24 giờ qua, đẩy số người chết trên toàn quốc lên đến 138,579 người.
Cơ quan thống kê liên bang đã đưa ra một số liệu rất khác và cho biết Nga đã ghi nhận khoảng 270,000 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19 từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. Như vậy, con số của cục thống kê Liên bang Nga cao gần gấp đôi con số của Bộ Y Tế Nga.
Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước, Đức Tổng Giám Mục Hilarion, người đứng đầu bộ phận quan hệ đối ngoại của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, nhận xét rằng những người từ chối tiêm chủng đã phạm “một tội lỗi nghiêm trọng mà họ sẽ phải chuộc lỗi trong suốt cuộc đời”.
Ngài nói thêm: “Tôi thấy những tình huống hàng ngày mọi người đến thăm một linh mục để xưng thú rằng họ đã từ chối tiêm phòng cho bản thân hoặc những người thân thiết của họ và vô tình gây ra cái chết cho ai đó”.
“Tội lỗi ở đây là chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ đến người khác”.
Trái lại, trong tài liệu về đạo đức liên quan đến vắc-xin chống Covid, Bộ Giáo lý Đức tin nói rằng “lý do thực tế cho thấy rõ ràng rằng tiêm chủng không phải là một quy tắc, một nghĩa vụ đạo đức và do đó, nó phải tự nguyện”.
Nhiều người cho rằng buộc các tín hữu phải đi chích ngừa như Chính Thống Giáo Nga là dại dột. Nếu họ qua đời vì phản ứng thuốc thì sao?
Source:Reuters
4. Tranh cãi quanh việc Giáo phận Baton Rouge yêu cầu các học sinh chưa được tiêm chủng phải đeo khẩu trang
Văn phòng các Trường Công Giáo của Giáo phận Baton Rouge trong tuần này đã công bố một bộ quy tắc cập nhật các hướng dẫn liên quan đến COVID cho năm học 2021-22.
Các yêu cầu bao gồm quy định rằng học sinh chưa được tiêm chủng từ lớp ba trở lên phải đeo khẩu trang và thực hành giãn cách xã hội khi ở trường.
Quyết định được đưa ra bởi Văn phòng các trường Công Giáo và các quan chức trường học địa phương đã nói bóng gió rằng việc thực hiện nó đòi hỏi phải thảo luận thêm.
Một số phụ huynh đã bày thất vọng về thông báo hôm thứ Tư 14 tháng 7.
Kymbre Messina, một người có có con đang học tại St. George nói: “Nghiã vụ đeo khẩu trang y tế đã bi bãi bỏ, học sinh đã không đeo mặt nạ suốt cả mùa hè trong nhiều tháng, các trẻ em đã sinh hoạt cùng nhau ở trại hè, tại các sự kiện thể thao, ở những nơi công cộng, bây giờ thật vô lý khi chúng ta buộc họ đeo khẩu trang y tế khi trở lại trường.”
Giáo phận và tổng giám đốc giáo dục Công Giáo của giáo phận dường như đã biết về sự bất bình đối với quyết định này, cho biết trong một lá thư gửi phụ huynh rằng họ “sẽ cho phép đánh giá lại và nới lỏng các quy trình an toàn trong năm học và hứa rằng chúng tôi sẽ linh hoạt trong việc xem xét các bản cập nhật”.
Nhưng một số cha mẹ không chờ đợi điều đó. Hơn 4,000 chữ ký đã được thu thập cho một bản kiến nghị trực tuyến vào tối thứ Tư, và những người khác đang muốn tiến thêm một bước nữa khi yêu cầu tổng giám đốc giáo dục Công Giáo của giáo phận từ chức.
Source:Wbrz