Phụng Vụ - Mục Vụ
Cầu nguyện theo Kinh Lạy Cha
Lm Đan Vinh
06:20 22/07/2019
Chúa Nhật 17 Thường Niên C
St 18,20-32 ; Cl 2,12-14 ; Lc 11,1-13
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Lc 11,1-13
(1) Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người : “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông”. (2) Người bảo các ông : “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói”. “Lạy Cha, xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến. (3) Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy. (4) Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con. Và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”. (5) Người còn nói với các ông : “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói : “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, (6) vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả. (7) Mà người kia từ trong nhà lại đáp : “Xin anh đừng quấy rầy tôi : Cửa đã đóng rồi. Các cháu lại ngủ cùng giường với tôi. Tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được”. (8) Thầy nói cho anh biết : Dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh cần, vì thể diện”. (9) Thế nên Thầy bảo anh em : anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho. (10) Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. (11) Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ? (12) Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bò cạp ? (13) Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời. Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người ?”
2. Ý CHÍNH :
Theo đề nghị của môn đệ, Đức Giê-su đã dạy các ông cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha và kèm theo 3 lời khuyên về sự cầu nguyện như sau : Một là lời cầu nguyện phải vừa có tâm tình yêu mến lại vừa ngắn gọn phong phú. Hai là phải kiên trì cầu xin và đừng ngã lòng. Ba là phải vững tin Chúa sẽ ban ơn lành hồn xác giúp ta được ơn cứu độ.
3. CHÚ THÍCH :
- C 1-2a : + Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia : Thánh Mat-thêu đặt Kinh Lạy Cha trong khung cảnh Bài giảng trên núi” (x. Mt 6,5-15). Còn ở đây thánh Lu-ca không nói về thời gian và nơi chốn của Kinh Lạy Cha, mà chỉ cho thấy có liên quan giữa gương cầu nguyện của Đức Giê-su với việc Người dạy môn đệ cầu nguyện.
- C 2b-4 : + Lạy Cha : Lời xưng hô mở đầu đơn giản hơn trong Tin mừng Mát-thêu. Khi gọi Thiên Chúa là Cha, Đức Giê-su muốn dạy môn đệ khẩn cầu với Thiên Chúa như con cái thưa chuyện với một người Cha rất thân thương. + Xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển : Xin cho Danh Cha được nhìn nhận là thánh, vì Cha là Đấng Thánh. Đây là lời ước nguyện cho mọi người được nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa. + Triều đại Cha mau đến : Triều đại ám chỉ Hội thánh trần thế hữu hình. Ở đây xin cho Hội thánh được lan truyền khắp nơi, cho Vương quốc của Thiên Chúa được mọi người đón nhận.+ Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy : Xin Chúa ban thực phẩm cần dùng hằng ngày. Của ăn nuôi thể xác là cơm ăn áo mặc và của nuôi linh hồn là Lời Chúa, Mình Thánh Chúa và Thánh Ý Chúa (x Ga 6,34). + Xin tha tội cho chúng con : Lu-ca đổi chữ “lỗi” trong Mát-thêu (x. Mt 6,12) thành chữ “tội”. Hai từ “tội, lỗi” tiếng Hy lạp còn có nghĩa là “nợ”. Tội là trở ngại lớn nhất cho Triều Đại của Thiên Chúa mau hiển trị cũng như cho tình yêu thương giữa cộng đoàn, nên cần phải xin Cha tha tội. + Vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con : Tha thứ cho người mắc lỗi với mình là điều kiện để xứng đáng được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho mình (x Lc 23,34; Mt 6,14; Mc 11,25). + Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ : Cám dỗ nguy hiểm nhất của ma quỷ là xúi người ta chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa và thù ghét làm hại nhau. Do đó Đức Giê-su kêu gọi “Hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,40).
- C 5-8 : + Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn.” : Đức Giê-su dùng dụ ngôn về người bạn quấy rầy để dạy môn đệ phải kiên nhẫn nài xin và đừng bao giờ ngã lòng khi xin mãi mà chưa nhận được. Kiên trì xin đi xin lại là điều kiện để lời cầu của ta được Thiên Chúa vui nhận. Thiên Chúa sẽ không ban ơn để khỏi bị quấy rầy giống như người chủ nhà trong bài dụ ngôn. Khi không ban ngay điều ta xin là Người để ta thể hiện thái độ kiên nhẫn cậy trông và phó thác vào tình thương của Người. + Vì thể diện : Câu chuyện dụ ngôn xoay quanh ba nhân vật như sau: Nhân dịp có một anh bạn A lỡ đường ghé lại trọ tại nhà của bạn mình là B. Anh B liền chạy sang nhà anh C cũng là bạn để xin vay ba cái bánh về nhà đãi khách. Anh C khi ấy đã vào giường ngủ rồi và rất ngại phải ra khỏi giường lấy bánh cho bạn. Nhưng vì anh B cứ kêu nài mãi nên cuối cùng anh C đành phải ra khỏi giường thỏa mãn tất cả những gì anh B cần, dù không phải do tình bạn thúc đẩy thì cũng vì e sợ bị mất thể diện, sợ bị mang tiếng là ích kỷ vì đã từ chối giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn. Từ đó Đức Giê-su muốn các môn đệ nhớ đến tình thương của Thiên Chúa Cha. Người sẽ ban điều tốt lành là ơn Thánh Thần cho những ai thành tâm và kiên trì cầu xin Người.
- C 9-13 : + Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho... : Lời cầu nguyện là điều kiện cần để được Chúa nhậm lời: Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho ai xin, ban đức tin cho những ai đi tìm, và sẵn sàng rộng mở Nước Trời cho những ai kiên trì kêu xin Người. + Ai trong anh em là một người cha mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ? : Đức Giê-su cho biết Thiên Chúa sẽ chấp nhận lời cầu nguyện của chúng ta, vì Người là Cha nhân hậu và hay thương xót hơn các người cha thế gian bội phần. + Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời : Đức Giê-su so sánh giữa tình thương có giới hạn của các bậc cha mẹ thế gian vốn gian ác, với tình thương vô biên của Thiên Chúa là Cha thánh thiện và đầy từ tâm. + Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người : Ơn Thiên Chúa ban cho những kẻ kêu xin Người là “Thánh Thần”, tương đương với “những của tốt lành” trong Mát-thêu (Mt 7,11). Chính “Thánh Thần làm cho ta nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên “Áp-ba! Cha ơi!” (Rm 8,15).
4. CÂU HỎI :
1) Dựa theo lời Đức Giê-su dạy trong kinh Lạy Cha, bạn hãy cho biết : Cầu nguyện là gì ? Phải cầu nguyện với ai và cầu khi nào ? Nên cầu xin những gì ?
2) Có được cầu xin ơn với Đức Mẹ và các thánh không ? Tại sao ?
3)Trong thực tế có nhiều người chẳng cần cầu xin mà thi cử vẫn đậu, buôn bán vẫn thành công, uống thuốc vẫn khỏi bệnh, gieo trồng đúng thời vụ vẫn được mùa bội thu... Đang khi nhiều tín hữu siêng năng cầu khấn nhưng vẫn không đạt được kết quả như ý. Như vậy phải chăng không có Thiên Chúa và cầu nguyện chỉ là hành động mê tín và vô ích ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9).
2. CÂU CHUYỆN :
1) SỨC MẠNH CỦA LỜI CẦU NGUYỆN :
Có một bác sĩ gốc công giáo, nhưng đã bỏ cầu nguyện và không đến nhà thờ dự lễ từ năm lên 10 tuổi. Một hôm bệnh viện của ông ta tiếp nhận một cô bé 8 tuổi mắc bệnh đau ruột thừa cần phải được mổ cấp thời. Trước khi đưa em lên bàn mổ, viên bác sĩ căn dặn em rằng : “Này em, bệnh em cần phải mổ mới khỏi. Bây giờ em sẽ phải uống một liều thuốc mê để thiếp ngủ trong lúc tôi giải phẫu cho em”. Em bé này từ nhỏ đã được bà mẹ có lòng đạo đức huấn luyện thói quen cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Khi nghe bác sĩ nói sắp phải ngủ, em liền xin bác sĩ hoãn lại ít phút và quì gối đọc kinh rồi kết thúc bằng lời cầu nguyện như sau : “Xin Chúa chúc lành cho chú bác sĩ và xin Chúa cho con được mau khỏi bệnh”. Về sau viên bác sĩ giải phẫu cho em thuật lại rằng: chiều hôm đó ông đã cầu nguyện thật sốt sắng, một việc mà sau ba mươi năm trời lãng quên, đến nay ông mới bắt đầu làm lại.
2) CẦU NGUYỆN VỚI LÒNG TÍN THÁC CẬY TRÔNG :
Vào cuối thập niên 80, tại Rumani, một trận động đất lớn đã xảy ra làm hơn 10 ngàn người chết. Ngay sau trận động đất, một người cha đã chạy đến nhà trường tìm đứa con trai của mình. Ngôi trường ba tầng đã bị sụp đổ, nhưng người cha đã định hướng vị trí lớp học của con và bắt đầu lấy xẻng đào bới trong đống gạch đổ nát để tìm kiếm con. Các nhân viên cứu hộ và cảnh sát đã ngăn cản và khuyên ông đừng mấy công đào bới nữa vì sẽ rất nguy hiểm. Nhưng ông không nghe và tiếp tục công việc.
Ông đào suốt 12 tiếng đồng hồ nhưng vẫn chẳng thấy tăm hơi con đâu. Ông vừa đào vừa nghĩ: "Mình đã hứa sẽ đến đón con sau giờ tan học thì phải giữ lời, biết đâu nó còn sống dưới đống gạch vụn này thì sao?" Nghĩ thế rồi, ông lại tiếp tục đào. 24 tiếng rồi 48 tiếng đồng hồ đã trôi qua... Rồi ông chợt nghe thấy có tiếng động. Ông gọi tên con và nghe thấy tiếng kêu rất nhỏ vọng lại: "Ba ơi ! ". Nước mắt tuôn trào và ông lại hăng hái đào tiếp cho đến tận lớp học của con. Thằng bé vẫn còn sống cùng với 20 đứa khác đang ngồi ở một góc phòng chưa bị sập. Nó chạy lại ôm chầm lấy ba vừa khóc vừa nói: "Con đã bảo với các bạn rằng: "Ba tớ đã hứa sẽ đến đón tớ, thì thế nào ba tớ cũng giữ lời. Các bạn cứ yên tâm đi, chắc chắn ba tớ sẽ đến đón tớ và sẽ cứu cả bọn mình đó".
Tiếng gọi ba của đứa con nói trên cũng tương tự như lời kinh Lạy Cha mà Đức Giê-su đã dạy chúng ta hôm nay: "Lạy Cha chúng con ở trên trời".
3) KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN VÀ TÍN THÁC VÀO LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT :
Giữa đêm khuya, một căn nhà bằng gỗ giữa nơi hẻo lánh đột nhiên bị bốc cháy. Trong cơn hoảng hốt, vợ chồng và con cái ngủ ở tầng trệt đã mau thức dậy và chạy thoát ra ngoài, rồi đành bất lực đứng nhìn ngọn lửa đang bốc cháy bao trùm toàn thể ngôi nhà. Rồi bà mẹ sực nhớ ra là vẫn còn một đứa con trai út năm tuổi tối qua ngủ trên tầng gác và giờ vẫn chưa có mặt. Phải làm gì đây ? Không ai có thể vào nhà đang cháy được. Giữa lúc mọi người bấn loạn thì cánh cửa sổ trên gác mở ra, cậu bé đã thò đầu ra kêu lớn: “Ba ơi cứu con”. Từ phía dưới, người cha liền nói với cậu: “Con hãy nhảy xuống đi”. Nhưng làm sao cậu bé dám nhảy xuống, bởi vì cậu chỉ thấy khói và lửa ở bên dưới. Cậu bé thốt lên trong tuyệt vọng: “Làm sao con dám nhảy xuống khi không nhìn thấy ba”. Thế nhưng người cha đã trấn an: “Con không thấy ba nhưng ba lại thấy con rất rõ. Hãy cứ yên tâm nhảy xuống vì đã có ba đỡ con”. Thế là với lòng tin cậy phó thác, cậu bé nhắm mắt nhảy từ trên gác cao bốn mét xuống và đã nằm gọn trong vòng tay yêu thương của cha.
Còn chúng ta hôm nay. Khi gặp khó khăn chúng ta có tin cậy và phó thác tương lai cuộc đời cho Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi thương xót hay không ?
4) LỜI CẦU NGUYỆN PHẢI VỪA XIN ƠN VỪA TẠ ƠN CHÚA:
Hai thiên thần được sai xuống trần gian, mỗi vị mang theo một chiếc giỏ. Họ chia tay nhau để đi khắp hang cùng ngõ hẻm, đến nhà các người giàu có cũng như nhà những người nghèo khổ, thăm các trẻ em cầu nguyện tại tư gia cũng như tất cả nam phụ lão ấu cầu nguyện tại các nhà thờ.
Sau một thời gian, hai thiên thần gặp nhau đúng thời điểm đã hẹn để trở về trời. Chiếc giỏ của một thiên thần thứ nhất nặng như chì, còn chiếc giỏ của thiên thần thứ hai có vẻ như đựng toàn bông gòn.
- Ông mang gì mà nặng thế? Thiên thần thứ nhất hỏi.
- "Tôi được sai đến để thu nhận tất cả những lời cầu xin của nhân loại. Thiên thần mang giỏ nặng trả lời. Rồi hỏi lại:
- Còn ông, sao giỏ của ông lại có vẻ nhẹ hều như thế?
- À, tôi được sai đến để góp nhặt những lời thiên hạ cám ơn Chúa vì những ơn lành Ngài đã thương ban.
Thì ra, chiếc giỏ thu nhận lời cầu xin luôn nặng hơn gấp bội chiếc giỏ thu nhận những lời cám ơn. Còn bạn có dâng lời tạ ơn về bao ơn lành Chúa đã thương ban hay không?
3. SUY NIỆM:
1) CẦU NGUYỆN LÀ GÌ ? :
Cầu nguyện là thưa chuyện với Chúa, như tổ phụ Áp-ra-ham trong bài đọc một hôm nay, hoặc như Đức Giê-su đã dành lúc sáng sớm tinh sương hoặc đêm khuya thanh vắng để đàm đạo với Chúa Cha, Đấng đã sai Người đến. Cả đời sống của Đức Giê-su là một lời cầu nguyện liên lỉ. Khi làm bất cứ việc gì, hay trước khi quyết định điều gì quan trọng, Đức Giê-su đều cầu nguyện để tìm biết ý Chúa Cha và mau mắn thi hành. Khi đựơc yêu cầu, Đức Giê-su đã dạy các môn đệ cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha với nội dung và tâm tình như sau:
2) NỘI DUNG LỜI CẦU TRONG KINH LẠY CHA :
- Qua lời thưa : “Lạy Cha”, Đức Giê-su dạy môn đệ phải thưa chuyện trực tiếp với Thiên Chúa như đứa con hiếu thảo tâm sự với người cha thân yêu của mình.
- Nội dung lời cầu nguyện Chúa dạy bao gồm bốn tâm tình chính yếu : Một là Chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa qua câu : ”xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến“ ( Lc 11,2 ). Hai là tâm tình ăn năn sám hối vì những tội ta đã xúc phạm đến Chúa trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót qua câu : ”Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con“ ( Lc 11, 4). Ba là cảm tạ hồng ân Chúa đã thương ban, và bốn là xin Chúa ban các ơn lành hồn xác qua câu : ”Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy“ ( Lc 11,3), và “xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ“ (Lc 11,4).
3) TÂM TÌNH PHẢI CÓ KHI CẦU XIN :
-Hãy kiên nhẫn cầu xin và đừng ngã lòng: như dụ ngôn hai người bạn mà người này giữa lúc đêm khuya tìm đến nhà người kia yêu cầu được giúp đỡ. Lúc đầu bị chủ nhà từ chối với lý do cả nhà đã ngủ. Nhưng cuối cùng chủ nhà cũng phải trỗi dậy lấy bánh cho người kia để tránh khỏi bị quấy rầy.
-Hãy luôn tín thác vào tình thương và quyền năng vô biên của Cha: Có những điều chúng ta cầu xin mà Thiên Chúa không đáp ứng. Thực ra Chúa chưa ban là do chúng ta còn thiếu lòng tin và sự kiên trì. Hoặc Chúa không ban vì có thể điều đó có hại cho phần rỗi đời đời của ta. Bù lại, Ngài sẽ ban những ơn khác thực sự giúp ta được ơn cứu độ như lời Đức Giê-su: ” Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ?... Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” ( Lc 11,11.13).
4) ÁP DỤNG THỰC HÀNH :
-Hãy làm mọi việc với hết khả năng Chúa ban: Thiên Chúa là Cha chung của mọi người lành kẻ dữ (x Mt 5,45b). Ngài muốn mọi người cộng tác bằng việc tuân theo các quy luật tự nhiên do Ngài sáng tạo là các luật tự nhiên như: Phải học hành chăm chỉ mới thi đậu; Phải uống thuốc đúng liều lượng theo toa bác sĩ giỏi mới được khỏi bệnh; Phải gieo trồng đúng thời vụ và khoa học kỹ thuật mới đạt một mùa gặt bội thu... Trừ ra trong vài trường hợp vì ích lợi thiêng liêng mới được Ngài can thiệp để làm phép lạ mà thôi. Do đó chúng ta không được ỷ lại vào tình thương và quyền năng của Chúa và lười biếng làm việc, chỉ biết cầu xin Chúa ban theo ý riêng ích kỷ của mình.
-Phải vừa cầu nguyện vừa xin vâng ý Chúa: Chúng ta vừa phải làm việc vừa phải cầu nguyện, và phó thác kết quả cho Chúa quan phòng định liệu, noi gưong Đức Giê-su trước giờ khổ nạn đã cầu xin Chúa Cha : “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Trong kinh Lạy Cha, Đức Giê-su cũng dạy môn đệ cầu nguyện xin vâng ý Chúa Cha : “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chúng ta cần vâng ý Thiên Chúa vì chỉ Ngài mới biết điều nào là tốt nhất cho phần rỗi đời đời của ta. Nhiều khi chúng ta xin được trúng số mà không biết rằng tiền bạc lại chính là rắn độc làm hại linh hồn ta sau này. Nhiều lúc chúng ta cầu xin ơn lành nhưng lại gặp tòan tai ương thất bại … Nhưng thực ra các tai ương đó chính là thuốc đắng Chúa ban để chữa lành các thói hư của ta như người đời thường nói : “Thuốc đắng dã tật”. Đó cũng là phương cách Chúa thường dùng để thánh hóa ta. Các thánh nhân đã phải trải qua bao bệnh tật và tai ương để đi con đường “Qua đau khổ để vào trong vinh quang” như Chúa Giê-su chỉ dạy và đã trải qua.
- Chúa có thể “rút từ sự dữ ra sự lành”: Chúng ta cần xác tín rằng: khi thành tâm cầu nguyện là chắc chắn ta đã được Chúa nhậm lời rồi. Nhưng Chúa thường ban ơn khác với suy nghĩ của ta, như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm lời Chúa: “Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy” (Is 55,9). Phải sau một thời gian, chúng ta mới cảm nghiệm được các biến cố xảy ra dù trái ý ta nhưng đều là ơn Chúa ban để đem lại hạnh phúc thực sự cho ta. Giống như tổ phụ Giu-se đã nói với các anh đã bán ông làm nô lệ sang Ai Cập như sau: Điều dữ anh em làm cho tôi thì Chúa đã biến ra sự lành là để tôi giờ đây có thể cứu cha già và con cháu qua cơn đói kém (x St 45,8).
4. THẢO LUẬN :
1) Gặp một người đau khổ, bạn nên khuyên họ dưới lăng kính đức tin như thế nào ?
2) Bạn nên phản ứng thế nào khi bạn cầu xin những điều hoàn toàn chính đáng mà vẫn không được Chúa ban cho như ý ?
5. NGUYỆN CẦU :
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con xin thú thật là con ít cầu nguyện. Con chưa cảm nghiệm được giá trị của lời cầu nguyện và thường ngần ngại khi phải đến nhà thờ dự lễ đọc kinh. Xin cho con biết noi gương Chúa xưa: dành thời gian trong ngày để thưa chuyện với Cha, lắng nghe lời Cha và mau mắn xin vâng, tránh lạm dụng lòng khoan dung nhân từ của Cha. Xin cho con hăng say cộng tác với mọi người để làm cho Nước Cha mau trị đến.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
St 18,20-32 ; Cl 2,12-14 ; Lc 11,1-13
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Lc 11,1-13
(1) Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người : “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông”. (2) Người bảo các ông : “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói”. “Lạy Cha, xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến. (3) Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy. (4) Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con. Và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”. (5) Người còn nói với các ông : “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói : “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, (6) vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả. (7) Mà người kia từ trong nhà lại đáp : “Xin anh đừng quấy rầy tôi : Cửa đã đóng rồi. Các cháu lại ngủ cùng giường với tôi. Tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được”. (8) Thầy nói cho anh biết : Dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh cần, vì thể diện”. (9) Thế nên Thầy bảo anh em : anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho. (10) Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. (11) Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ? (12) Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bò cạp ? (13) Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời. Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người ?”
2. Ý CHÍNH :
Theo đề nghị của môn đệ, Đức Giê-su đã dạy các ông cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha và kèm theo 3 lời khuyên về sự cầu nguyện như sau : Một là lời cầu nguyện phải vừa có tâm tình yêu mến lại vừa ngắn gọn phong phú. Hai là phải kiên trì cầu xin và đừng ngã lòng. Ba là phải vững tin Chúa sẽ ban ơn lành hồn xác giúp ta được ơn cứu độ.
3. CHÚ THÍCH :
- C 1-2a : + Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia : Thánh Mat-thêu đặt Kinh Lạy Cha trong khung cảnh Bài giảng trên núi” (x. Mt 6,5-15). Còn ở đây thánh Lu-ca không nói về thời gian và nơi chốn của Kinh Lạy Cha, mà chỉ cho thấy có liên quan giữa gương cầu nguyện của Đức Giê-su với việc Người dạy môn đệ cầu nguyện.
- C 2b-4 : + Lạy Cha : Lời xưng hô mở đầu đơn giản hơn trong Tin mừng Mát-thêu. Khi gọi Thiên Chúa là Cha, Đức Giê-su muốn dạy môn đệ khẩn cầu với Thiên Chúa như con cái thưa chuyện với một người Cha rất thân thương. + Xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển : Xin cho Danh Cha được nhìn nhận là thánh, vì Cha là Đấng Thánh. Đây là lời ước nguyện cho mọi người được nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa. + Triều đại Cha mau đến : Triều đại ám chỉ Hội thánh trần thế hữu hình. Ở đây xin cho Hội thánh được lan truyền khắp nơi, cho Vương quốc của Thiên Chúa được mọi người đón nhận.+ Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy : Xin Chúa ban thực phẩm cần dùng hằng ngày. Của ăn nuôi thể xác là cơm ăn áo mặc và của nuôi linh hồn là Lời Chúa, Mình Thánh Chúa và Thánh Ý Chúa (x Ga 6,34). + Xin tha tội cho chúng con : Lu-ca đổi chữ “lỗi” trong Mát-thêu (x. Mt 6,12) thành chữ “tội”. Hai từ “tội, lỗi” tiếng Hy lạp còn có nghĩa là “nợ”. Tội là trở ngại lớn nhất cho Triều Đại của Thiên Chúa mau hiển trị cũng như cho tình yêu thương giữa cộng đoàn, nên cần phải xin Cha tha tội. + Vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con : Tha thứ cho người mắc lỗi với mình là điều kiện để xứng đáng được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho mình (x Lc 23,34; Mt 6,14; Mc 11,25). + Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ : Cám dỗ nguy hiểm nhất của ma quỷ là xúi người ta chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa và thù ghét làm hại nhau. Do đó Đức Giê-su kêu gọi “Hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,40).
- C 5-8 : + Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn.” : Đức Giê-su dùng dụ ngôn về người bạn quấy rầy để dạy môn đệ phải kiên nhẫn nài xin và đừng bao giờ ngã lòng khi xin mãi mà chưa nhận được. Kiên trì xin đi xin lại là điều kiện để lời cầu của ta được Thiên Chúa vui nhận. Thiên Chúa sẽ không ban ơn để khỏi bị quấy rầy giống như người chủ nhà trong bài dụ ngôn. Khi không ban ngay điều ta xin là Người để ta thể hiện thái độ kiên nhẫn cậy trông và phó thác vào tình thương của Người. + Vì thể diện : Câu chuyện dụ ngôn xoay quanh ba nhân vật như sau: Nhân dịp có một anh bạn A lỡ đường ghé lại trọ tại nhà của bạn mình là B. Anh B liền chạy sang nhà anh C cũng là bạn để xin vay ba cái bánh về nhà đãi khách. Anh C khi ấy đã vào giường ngủ rồi và rất ngại phải ra khỏi giường lấy bánh cho bạn. Nhưng vì anh B cứ kêu nài mãi nên cuối cùng anh C đành phải ra khỏi giường thỏa mãn tất cả những gì anh B cần, dù không phải do tình bạn thúc đẩy thì cũng vì e sợ bị mất thể diện, sợ bị mang tiếng là ích kỷ vì đã từ chối giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn. Từ đó Đức Giê-su muốn các môn đệ nhớ đến tình thương của Thiên Chúa Cha. Người sẽ ban điều tốt lành là ơn Thánh Thần cho những ai thành tâm và kiên trì cầu xin Người.
- C 9-13 : + Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho... : Lời cầu nguyện là điều kiện cần để được Chúa nhậm lời: Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho ai xin, ban đức tin cho những ai đi tìm, và sẵn sàng rộng mở Nước Trời cho những ai kiên trì kêu xin Người. + Ai trong anh em là một người cha mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ? : Đức Giê-su cho biết Thiên Chúa sẽ chấp nhận lời cầu nguyện của chúng ta, vì Người là Cha nhân hậu và hay thương xót hơn các người cha thế gian bội phần. + Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời : Đức Giê-su so sánh giữa tình thương có giới hạn của các bậc cha mẹ thế gian vốn gian ác, với tình thương vô biên của Thiên Chúa là Cha thánh thiện và đầy từ tâm. + Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người : Ơn Thiên Chúa ban cho những kẻ kêu xin Người là “Thánh Thần”, tương đương với “những của tốt lành” trong Mát-thêu (Mt 7,11). Chính “Thánh Thần làm cho ta nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên “Áp-ba! Cha ơi!” (Rm 8,15).
4. CÂU HỎI :
1) Dựa theo lời Đức Giê-su dạy trong kinh Lạy Cha, bạn hãy cho biết : Cầu nguyện là gì ? Phải cầu nguyện với ai và cầu khi nào ? Nên cầu xin những gì ?
2) Có được cầu xin ơn với Đức Mẹ và các thánh không ? Tại sao ?
3)Trong thực tế có nhiều người chẳng cần cầu xin mà thi cử vẫn đậu, buôn bán vẫn thành công, uống thuốc vẫn khỏi bệnh, gieo trồng đúng thời vụ vẫn được mùa bội thu... Đang khi nhiều tín hữu siêng năng cầu khấn nhưng vẫn không đạt được kết quả như ý. Như vậy phải chăng không có Thiên Chúa và cầu nguyện chỉ là hành động mê tín và vô ích ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9).
2. CÂU CHUYỆN :
1) SỨC MẠNH CỦA LỜI CẦU NGUYỆN :
Có một bác sĩ gốc công giáo, nhưng đã bỏ cầu nguyện và không đến nhà thờ dự lễ từ năm lên 10 tuổi. Một hôm bệnh viện của ông ta tiếp nhận một cô bé 8 tuổi mắc bệnh đau ruột thừa cần phải được mổ cấp thời. Trước khi đưa em lên bàn mổ, viên bác sĩ căn dặn em rằng : “Này em, bệnh em cần phải mổ mới khỏi. Bây giờ em sẽ phải uống một liều thuốc mê để thiếp ngủ trong lúc tôi giải phẫu cho em”. Em bé này từ nhỏ đã được bà mẹ có lòng đạo đức huấn luyện thói quen cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Khi nghe bác sĩ nói sắp phải ngủ, em liền xin bác sĩ hoãn lại ít phút và quì gối đọc kinh rồi kết thúc bằng lời cầu nguyện như sau : “Xin Chúa chúc lành cho chú bác sĩ và xin Chúa cho con được mau khỏi bệnh”. Về sau viên bác sĩ giải phẫu cho em thuật lại rằng: chiều hôm đó ông đã cầu nguyện thật sốt sắng, một việc mà sau ba mươi năm trời lãng quên, đến nay ông mới bắt đầu làm lại.
2) CẦU NGUYỆN VỚI LÒNG TÍN THÁC CẬY TRÔNG :
Vào cuối thập niên 80, tại Rumani, một trận động đất lớn đã xảy ra làm hơn 10 ngàn người chết. Ngay sau trận động đất, một người cha đã chạy đến nhà trường tìm đứa con trai của mình. Ngôi trường ba tầng đã bị sụp đổ, nhưng người cha đã định hướng vị trí lớp học của con và bắt đầu lấy xẻng đào bới trong đống gạch đổ nát để tìm kiếm con. Các nhân viên cứu hộ và cảnh sát đã ngăn cản và khuyên ông đừng mấy công đào bới nữa vì sẽ rất nguy hiểm. Nhưng ông không nghe và tiếp tục công việc.
Ông đào suốt 12 tiếng đồng hồ nhưng vẫn chẳng thấy tăm hơi con đâu. Ông vừa đào vừa nghĩ: "Mình đã hứa sẽ đến đón con sau giờ tan học thì phải giữ lời, biết đâu nó còn sống dưới đống gạch vụn này thì sao?" Nghĩ thế rồi, ông lại tiếp tục đào. 24 tiếng rồi 48 tiếng đồng hồ đã trôi qua... Rồi ông chợt nghe thấy có tiếng động. Ông gọi tên con và nghe thấy tiếng kêu rất nhỏ vọng lại: "Ba ơi ! ". Nước mắt tuôn trào và ông lại hăng hái đào tiếp cho đến tận lớp học của con. Thằng bé vẫn còn sống cùng với 20 đứa khác đang ngồi ở một góc phòng chưa bị sập. Nó chạy lại ôm chầm lấy ba vừa khóc vừa nói: "Con đã bảo với các bạn rằng: "Ba tớ đã hứa sẽ đến đón tớ, thì thế nào ba tớ cũng giữ lời. Các bạn cứ yên tâm đi, chắc chắn ba tớ sẽ đến đón tớ và sẽ cứu cả bọn mình đó".
Tiếng gọi ba của đứa con nói trên cũng tương tự như lời kinh Lạy Cha mà Đức Giê-su đã dạy chúng ta hôm nay: "Lạy Cha chúng con ở trên trời".
3) KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN VÀ TÍN THÁC VÀO LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT :
Giữa đêm khuya, một căn nhà bằng gỗ giữa nơi hẻo lánh đột nhiên bị bốc cháy. Trong cơn hoảng hốt, vợ chồng và con cái ngủ ở tầng trệt đã mau thức dậy và chạy thoát ra ngoài, rồi đành bất lực đứng nhìn ngọn lửa đang bốc cháy bao trùm toàn thể ngôi nhà. Rồi bà mẹ sực nhớ ra là vẫn còn một đứa con trai út năm tuổi tối qua ngủ trên tầng gác và giờ vẫn chưa có mặt. Phải làm gì đây ? Không ai có thể vào nhà đang cháy được. Giữa lúc mọi người bấn loạn thì cánh cửa sổ trên gác mở ra, cậu bé đã thò đầu ra kêu lớn: “Ba ơi cứu con”. Từ phía dưới, người cha liền nói với cậu: “Con hãy nhảy xuống đi”. Nhưng làm sao cậu bé dám nhảy xuống, bởi vì cậu chỉ thấy khói và lửa ở bên dưới. Cậu bé thốt lên trong tuyệt vọng: “Làm sao con dám nhảy xuống khi không nhìn thấy ba”. Thế nhưng người cha đã trấn an: “Con không thấy ba nhưng ba lại thấy con rất rõ. Hãy cứ yên tâm nhảy xuống vì đã có ba đỡ con”. Thế là với lòng tin cậy phó thác, cậu bé nhắm mắt nhảy từ trên gác cao bốn mét xuống và đã nằm gọn trong vòng tay yêu thương của cha.
Còn chúng ta hôm nay. Khi gặp khó khăn chúng ta có tin cậy và phó thác tương lai cuộc đời cho Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi thương xót hay không ?
4) LỜI CẦU NGUYỆN PHẢI VỪA XIN ƠN VỪA TẠ ƠN CHÚA:
Hai thiên thần được sai xuống trần gian, mỗi vị mang theo một chiếc giỏ. Họ chia tay nhau để đi khắp hang cùng ngõ hẻm, đến nhà các người giàu có cũng như nhà những người nghèo khổ, thăm các trẻ em cầu nguyện tại tư gia cũng như tất cả nam phụ lão ấu cầu nguyện tại các nhà thờ.
Sau một thời gian, hai thiên thần gặp nhau đúng thời điểm đã hẹn để trở về trời. Chiếc giỏ của một thiên thần thứ nhất nặng như chì, còn chiếc giỏ của thiên thần thứ hai có vẻ như đựng toàn bông gòn.
- Ông mang gì mà nặng thế? Thiên thần thứ nhất hỏi.
- "Tôi được sai đến để thu nhận tất cả những lời cầu xin của nhân loại. Thiên thần mang giỏ nặng trả lời. Rồi hỏi lại:
- Còn ông, sao giỏ của ông lại có vẻ nhẹ hều như thế?
- À, tôi được sai đến để góp nhặt những lời thiên hạ cám ơn Chúa vì những ơn lành Ngài đã thương ban.
Thì ra, chiếc giỏ thu nhận lời cầu xin luôn nặng hơn gấp bội chiếc giỏ thu nhận những lời cám ơn. Còn bạn có dâng lời tạ ơn về bao ơn lành Chúa đã thương ban hay không?
3. SUY NIỆM:
1) CẦU NGUYỆN LÀ GÌ ? :
Cầu nguyện là thưa chuyện với Chúa, như tổ phụ Áp-ra-ham trong bài đọc một hôm nay, hoặc như Đức Giê-su đã dành lúc sáng sớm tinh sương hoặc đêm khuya thanh vắng để đàm đạo với Chúa Cha, Đấng đã sai Người đến. Cả đời sống của Đức Giê-su là một lời cầu nguyện liên lỉ. Khi làm bất cứ việc gì, hay trước khi quyết định điều gì quan trọng, Đức Giê-su đều cầu nguyện để tìm biết ý Chúa Cha và mau mắn thi hành. Khi đựơc yêu cầu, Đức Giê-su đã dạy các môn đệ cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha với nội dung và tâm tình như sau:
2) NỘI DUNG LỜI CẦU TRONG KINH LẠY CHA :
- Qua lời thưa : “Lạy Cha”, Đức Giê-su dạy môn đệ phải thưa chuyện trực tiếp với Thiên Chúa như đứa con hiếu thảo tâm sự với người cha thân yêu của mình.
- Nội dung lời cầu nguyện Chúa dạy bao gồm bốn tâm tình chính yếu : Một là Chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa qua câu : ”xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến“ ( Lc 11,2 ). Hai là tâm tình ăn năn sám hối vì những tội ta đã xúc phạm đến Chúa trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót qua câu : ”Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con“ ( Lc 11, 4). Ba là cảm tạ hồng ân Chúa đã thương ban, và bốn là xin Chúa ban các ơn lành hồn xác qua câu : ”Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy“ ( Lc 11,3), và “xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ“ (Lc 11,4).
3) TÂM TÌNH PHẢI CÓ KHI CẦU XIN :
-Hãy kiên nhẫn cầu xin và đừng ngã lòng: như dụ ngôn hai người bạn mà người này giữa lúc đêm khuya tìm đến nhà người kia yêu cầu được giúp đỡ. Lúc đầu bị chủ nhà từ chối với lý do cả nhà đã ngủ. Nhưng cuối cùng chủ nhà cũng phải trỗi dậy lấy bánh cho người kia để tránh khỏi bị quấy rầy.
-Hãy luôn tín thác vào tình thương và quyền năng vô biên của Cha: Có những điều chúng ta cầu xin mà Thiên Chúa không đáp ứng. Thực ra Chúa chưa ban là do chúng ta còn thiếu lòng tin và sự kiên trì. Hoặc Chúa không ban vì có thể điều đó có hại cho phần rỗi đời đời của ta. Bù lại, Ngài sẽ ban những ơn khác thực sự giúp ta được ơn cứu độ như lời Đức Giê-su: ” Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ?... Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” ( Lc 11,11.13).
4) ÁP DỤNG THỰC HÀNH :
-Hãy làm mọi việc với hết khả năng Chúa ban: Thiên Chúa là Cha chung của mọi người lành kẻ dữ (x Mt 5,45b). Ngài muốn mọi người cộng tác bằng việc tuân theo các quy luật tự nhiên do Ngài sáng tạo là các luật tự nhiên như: Phải học hành chăm chỉ mới thi đậu; Phải uống thuốc đúng liều lượng theo toa bác sĩ giỏi mới được khỏi bệnh; Phải gieo trồng đúng thời vụ và khoa học kỹ thuật mới đạt một mùa gặt bội thu... Trừ ra trong vài trường hợp vì ích lợi thiêng liêng mới được Ngài can thiệp để làm phép lạ mà thôi. Do đó chúng ta không được ỷ lại vào tình thương và quyền năng của Chúa và lười biếng làm việc, chỉ biết cầu xin Chúa ban theo ý riêng ích kỷ của mình.
-Phải vừa cầu nguyện vừa xin vâng ý Chúa: Chúng ta vừa phải làm việc vừa phải cầu nguyện, và phó thác kết quả cho Chúa quan phòng định liệu, noi gưong Đức Giê-su trước giờ khổ nạn đã cầu xin Chúa Cha : “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Trong kinh Lạy Cha, Đức Giê-su cũng dạy môn đệ cầu nguyện xin vâng ý Chúa Cha : “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chúng ta cần vâng ý Thiên Chúa vì chỉ Ngài mới biết điều nào là tốt nhất cho phần rỗi đời đời của ta. Nhiều khi chúng ta xin được trúng số mà không biết rằng tiền bạc lại chính là rắn độc làm hại linh hồn ta sau này. Nhiều lúc chúng ta cầu xin ơn lành nhưng lại gặp tòan tai ương thất bại … Nhưng thực ra các tai ương đó chính là thuốc đắng Chúa ban để chữa lành các thói hư của ta như người đời thường nói : “Thuốc đắng dã tật”. Đó cũng là phương cách Chúa thường dùng để thánh hóa ta. Các thánh nhân đã phải trải qua bao bệnh tật và tai ương để đi con đường “Qua đau khổ để vào trong vinh quang” như Chúa Giê-su chỉ dạy và đã trải qua.
- Chúa có thể “rút từ sự dữ ra sự lành”: Chúng ta cần xác tín rằng: khi thành tâm cầu nguyện là chắc chắn ta đã được Chúa nhậm lời rồi. Nhưng Chúa thường ban ơn khác với suy nghĩ của ta, như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm lời Chúa: “Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy” (Is 55,9). Phải sau một thời gian, chúng ta mới cảm nghiệm được các biến cố xảy ra dù trái ý ta nhưng đều là ơn Chúa ban để đem lại hạnh phúc thực sự cho ta. Giống như tổ phụ Giu-se đã nói với các anh đã bán ông làm nô lệ sang Ai Cập như sau: Điều dữ anh em làm cho tôi thì Chúa đã biến ra sự lành là để tôi giờ đây có thể cứu cha già và con cháu qua cơn đói kém (x St 45,8).
4. THẢO LUẬN :
1) Gặp một người đau khổ, bạn nên khuyên họ dưới lăng kính đức tin như thế nào ?
2) Bạn nên phản ứng thế nào khi bạn cầu xin những điều hoàn toàn chính đáng mà vẫn không được Chúa ban cho như ý ?
5. NGUYỆN CẦU :
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con xin thú thật là con ít cầu nguyện. Con chưa cảm nghiệm được giá trị của lời cầu nguyện và thường ngần ngại khi phải đến nhà thờ dự lễ đọc kinh. Xin cho con biết noi gương Chúa xưa: dành thời gian trong ngày để thưa chuyện với Cha, lắng nghe lời Cha và mau mắn xin vâng, tránh lạm dụng lòng khoan dung nhân từ của Cha. Xin cho con hăng say cộng tác với mọi người để làm cho Nước Cha mau trị đến.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:45 22/07/2019
36. Nếu không ức chế kiêu ngạo, thì khắc khổ thân xác nào có tác dụng gì ?
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:49 22/07/2019
74. KHÔNG NHƯ NHỜ MÌNH
Có một người hỏi Phật tổ:
- “Bên cạnh Quan Âm có rất nhiều người hầu hạ, tại sao lại còn tự mình dùng tay để cầm bình tịnh chứ ?”
Phật tổ có vẻ cười nhạo trả lời:
- “Nhờ người khác chi bằng nhờ mình thì tốt hơn chứ !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 74:
Có người Ki-tô hữu đi lễ nhà thờ vì hôm nay có linh mục mà mình thích đến dâng lễ, họ đã “nhờ người khác” giữ linh hồn của mình; có người đi tham dự buổi tĩnh tâm trong giáo xứ vì người yêu cũng tham dự, họ đã “nhờ người khác” để đi tĩnh tâm...
Những người “nhờ người khác” thật nguy hiểm cho linh hồn của mình, vì họ đến nhà thờ không phải vì yêu mến Chúa nhưng là vì “người khác”, do đó mà không lạ gì khi họ rất ít đến nhà thờ vì không có linh mục mình thích đến dâng lễ, vì không có người yêu tham gia tĩnh tâm !!!
Nhờ người khác chi bằng tự mình đến với Chúa, yêu mến Chúa và tuân giữ Lời Chúa trong cuộc sống của mình, bởi vì mỗi người chỉ có một linh hồn và không ai đem linh hồn của mình giao cho người khác...giữ giùm.
Tự mình làm thì dễ dàng thấy được ưu khuyết điểm của mình mà sửa đổi, hơn là nhờ người khác mà không dám mở lời góp ý...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có một người hỏi Phật tổ:
- “Bên cạnh Quan Âm có rất nhiều người hầu hạ, tại sao lại còn tự mình dùng tay để cầm bình tịnh chứ ?”
Phật tổ có vẻ cười nhạo trả lời:
- “Nhờ người khác chi bằng nhờ mình thì tốt hơn chứ !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 74:
Có người Ki-tô hữu đi lễ nhà thờ vì hôm nay có linh mục mà mình thích đến dâng lễ, họ đã “nhờ người khác” giữ linh hồn của mình; có người đi tham dự buổi tĩnh tâm trong giáo xứ vì người yêu cũng tham dự, họ đã “nhờ người khác” để đi tĩnh tâm...
Những người “nhờ người khác” thật nguy hiểm cho linh hồn của mình, vì họ đến nhà thờ không phải vì yêu mến Chúa nhưng là vì “người khác”, do đó mà không lạ gì khi họ rất ít đến nhà thờ vì không có linh mục mình thích đến dâng lễ, vì không có người yêu tham gia tĩnh tâm !!!
Nhờ người khác chi bằng tự mình đến với Chúa, yêu mến Chúa và tuân giữ Lời Chúa trong cuộc sống của mình, bởi vì mỗi người chỉ có một linh hồn và không ai đem linh hồn của mình giao cho người khác...giữ giùm.
Tự mình làm thì dễ dàng thấy được ưu khuyết điểm của mình mà sửa đổi, hơn là nhờ người khác mà không dám mở lời góp ý...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 17C thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
18:45 22/07/2019
(Luca 11: 1-13)
CẦU NGUYỆN
Van xin cầu khấn ơn trên,
Trời thương ban phước, đáp đền tri ân.
Tông đồ học hỏi bao lần,
Xin Thầy chỉ dậy, đôi phần khấn van.
Nguyện xin chúc tụng thiên nhan,
Nước Trời mau đến, tỏa lan cõi bờ.
Ý Cha thể hiện mong chờ,
Trên trời dưới đất, hưởng nhờ ân thiêng.
Xin Cha lương thực phần riêng,
Hằng ngày dùng đủ, nên siêng thực hành.
Chúng con tha nợ làm lành,
Như Cha tha thứ, sáng danh Chúa Trời.
Ban ơn thắng vượt sự đời,
Những cơn cám dỗ, gọi mời cuồng si.
Bạn bè thân hữu xin gì,
Rộng tay cứu giúp, ngại gì bóng đêm.
Chúa Cha rộng rãi ban thêm,
Những ai cầu cứu, êm đềm Chúa ban.
Ai xin sẽ được dư tràn,
Thánh Thần soi sáng, chứa chan phúc lành.
Kinh Lậy Cha là kinh cầu nguyện đẹp lòng Chúa nhất, chính Chúa Giêsu đã dậy cho các môn đệ của Ngài. Kinh gồm có ba lời chúc tụng, ngợi khen danh Chúa và bốn lời cầu xin dành cho chúng ta. Cầu cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý của Cha được thể hiện. Cầu cho chúng ta có lương thực mỗi ngày, cầu ơn tha tội và cầu ơn thắng vượt các cơn cám dỗ. Lời cầu nguyện này đẹp lòng Chúa vô cùng.
Chúng ta thường cầu nguyện hằng ngày, nhưng lời cầu nguyện của chúng ta có phần cầu xin nhiều hơn là lời nguyện. Chúng ta chạy đến với Chúa khi chúng ta cảm thấy cần thiếu điều gì hay để xin một điều gì. Đôi khi chúng ta nghĩ Chúa như ông chủ ngồi ban phát ơn lành. Nếu xin vài lần không được, chúng ta chán nản và bỏ cuộc. Thực sự việc cầu nguyện mang một ý nghĩa tích cực hơn. Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên cùng Chúa, để thưa truyện với Chúa, để chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ hồng ân của Chúa, sau đó đền tội, xin Chúa thứ tha và sau cùng là xin ơn Chúa trợ giúp. Cầu nguyện như chiếc cầu nối giữa Chúa và chúng ta qua lời nguyện của Chúng ta và Chúa sẽ ban ơn.
Cầu nguyện cần sự kiên trì đừng chán nản. Chúa nói với các tông đồ rằng: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Câu truyện người bạn kiên nhẫn trông mong xin bánh trong bài Phúc âm là một hình thức cầu nguyện. Anh đã năn nỉ và chờ đợi lòng hảo tâm của người chủ nhà. Anh đã đạt được điều anh mong muốn. Chúa là Cha nhân lành chẳng lẽ Ngài không ban ơn cho con cái Ngài khi họ van xin sao. Điều quan trọng là xin Chúa ơn huệ có lợi ích cho đời sống và hằng tuân theo thánh ý Chúa.
Truyện kể: Có một bà cụ chứng kiến cảnh tù đầy, sát hại và đổ máu tang thương do lãnh chúa bạo quyền mê đắm danh lợi thú gây khổ đau cho rất nhiều người. Bà rất tin tưởng vào lời cầu nguyện. Bà nghĩ không có gì là không có thể làm được. Ngày ngày bà lên đền thờ cầu nguyện cho các nhà bạo chúa. Lúc đầu, bà cầu cho họ mau chết để nhân dân bớt khổ, nhưng rồi người này chết người khác lên kế vị còn tàn bạo hơn. Với kinh nghiệm, bà đổi lại lời cầu nguyện cho những bạo chúa sống lâu hơn để họ có thời gian thay lòng đổi dạ. Bà kể lại về kinh nghiệm mà người bạo chúa đã đích thân tra vấn bà, ông hỏi: Tại sao ngày ngày bà lên đền thờ cầu nguyện. Chính tâm sự của bà đã giúp mở đường biến đổi đời ông.
Chính Chúa Giêsu đã cầu nguyện hằng ngày cùng Chúa Cha. Chúa dậy các môn đệ hãy cầu nguyện luôn để khỏi xa chước cám dỗ. Chúa cũng dạy chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện: Các con xin thì sẽ được. Lạy Chúa, xin cho lời cầu của chúng con bay lên trước nhan thánh Chúa. Chúng con dâng lời cảm tạ, tôn vinh danh Chúa đến muôn ngàn đời.
THỨ HAI, TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN
(Mt 13, 31-35).
HẠT CẢI
Nước Trời hạt cải bé ti.
Gieo vào lòng đất, tinh vi nhiệm mầu.
Nẩy mầm đâm nụ trổ mầu,
Chòi lên mặt đất, giãi dầu gió sương.
Mầm cây xanh tốt bên đường,
Chim trời núp bóng, tựa nương dưới cành.
Chúa dùng ẩn dụ rõ rành,
Nắm men trộn bột, dậy thành bột cơ.
Nước Trời nhỏ bé đơn sơ,
Khởi đầu bé nhỏ, nào ngờ lớn nhanh.
Môn đồ theo Chúa tu hành,
Xả thân dấn bước, tập tành hy sinh.
Rao truyền sự sống tâm linh,
Gọi mời đáp trả, kết tình yêu thương.
Tìm nơi ẩn náu tựa nương,
Quây quần bên Chúa, dẫn đường bước đi.
THỨ BA, TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN
(Mt 13, 36-43).
NƯỚC CHÚA
Xin Thầy giải thích dụ ngôn,
Cỏ lùng giữa lúa, tinh khôn ở đời.
Quỷ ma cám dỗ không rời,
Bon chen dịp tội, cho người trần gian.
Kẻ gieo giống tốt thương ban,
Chính là Con Một, chứa chan ân tình.
Thế gian ruông rẫy mương sình,
Nước Trời hạt giống, trổ sinh tốt lành.
Cỏ lùng ma quỉ hoành hành,
Dã tâm độc ác, tranh dành môi sinh.
Qủi ma gieo cỏ trá hình,
Mùa màng thu hoặch, phúc vinh rạng ngời.
Thiên thần thợ gặt cuối thời,
Người lành sáng chói, hưởng đời phúc vinh.
Kẻ làm gian ác phụ tình,
Nghiến răng hỏa nguc, cực hình đớn đau.
THỨ TƯ, TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN
(Mt 13, 44-46).
KHO TÀNG
Nước Trời ví tựa kho tàng,
Đem đi chôn giấu, ngoài làng ruộng kia.
Vùi chôn cất giấu xa lìa,
Người kia tìm được, vội chia kiếm dần.
Nước Trời ngọc quý tinh lân,
Bán đi của cải, mua phần tuyệt chân.
Tiền tài phúc lộc ngoại thân,
Mau qua chóng hết, thế nhân tạm dùng.
Làm sao tráo đổi kết cùng?
Đồng tiền bác ái, ngõ chung tìm về.
Kho tàng châu báu cận kề,
Bán vườn mua ngọc, chẳng nề khó khăn.
Nước Trời vô giá tự căn,
Là đường sự thật, hãy nhanh bước vào.
Con đường cổng hẹp lên cao,
Hướng lên thượng giới, biết bao phúc lành.
THỨ NĂM, TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN
(Mt 12, 47-53).
THẢ LƯỚI
Nước Trời lưới thả biển hồ,
Cá nhiều sa lưới, một bồ kéo lên.
Cá con cá lớn cùng bên,
Thuyền nhân chọn lựa, ở trên bãi này.
Tách bày xấu tốt mảy may,
Cá to bỏ giỏ, nhỏ bày bỏ đi.
Tốt lành nhân ái từ bi,
Tới ngày tận thế, phân ly đôi đường.
Thiên thần tách biệt đối phương,
Kẻ lành nhân đức, thiện lương cuộc đời.
Ngó nhìn người dữ chơi vơi,
Nghiến răng khóc lóc, bể khơi hỏa lò.
Những thầy thông giáo so đo,
Biết dùng cũ mới, trong kho của mình.
Nước Trời mầu nhiệm thiên linh,
Nhiệt tâm chiếm lấy, an bình sống vui.
THỨ SÁU, TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN
(Mt 13, 54-58).
QUÊ QUÁN
Trở về quê quán truyền rao,
Hội đường giảng dạy, xôn xao xóm làng.
Ngạc nhiên lời giảng cao sang,
Thực hành dấu lạ, tiếng vang khắp miền.
Đồng song nghi vấn làm phiền,
Bởi đâu ông ấy, dáng hiền khôn ngoan.
Nghi ngờ thắc mắc lo toan,
Con ông thợ mộc, cả đoàn người thân.
Ma-ry thánh mẫu cận lân,
Môn đồ yêu dấu, sống gần ngay bên.
Bởi đâu ông được ơn trên,
Khinh thường chối bỏ, xưng tên nhạo cười.
Giê-su nhắc nhở mọi người,
Không ai vinh dự, tự nơi quê mình.
Lòng tin chẳng có đáp tình,
Chúa đành im lặng, bình sinh loan truyền.
THỨ BẢY, TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN
(Mt 14, 1-12).
GIOAN TẨY GIẢ
Quận vương lên tiếng hỏi rằng,
Gio-an Tẩy Giả, phải chăng người này.
Giê-su danh tiếng lạ thay,
Gio-an sống lại, chính thầy Giê-su.
Hê-rô-đê giữ mối thù,
Vua đòi lấy vợ, cho dù can ngăn.
Chi bằng tống ngục Gio-an,
Tùy cơ ứng biến, mưu bàn kế hay.
Mừng ngày sinh nhật đêm nay,
Gái cưng nhảy múa, mê say lòng người.
Vui lòng đoan hứa đôi lời,
Theo lời mẹ dặn, kết đời Gio-an.
Đặt đầu trên đĩa trao ban,
Mang về cho mẹ, thỏa tràn ước mong.
Gio-an sứ mệnh tinh trong,
Chứng nhân sự thật, thật lòng hiến thân.
Kinh Lạy Cha, đọc xuôi đọc ngược.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:38 22/07/2019
Chúa Nhật 17 Thường Niên C
Kinh Lạy Cha là lời kinh Chúa Giêsu dạy các môn đệ và là lời kinh căn bản của Kitô giáo. Lời kinh này là bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng, là tâm điểm của Thánh Kinh như Thánh Augustinô nói: “Cứ đọc hết các kinh nguyện trong sách Thánh, chúng ta sẽ tìm thấy những điều được thâu tóm trong lời kinh Chúa dạy. Với lời kinh này, không những chúng ta nguyện xin tất cả những gì chúng ta có thể ao ước cách chính đáng, mà còn theo trật tự những gì nên ao ước. Vì thế, kinh nguyện này không chỉ dạy chúng ta nguyện xin, mà còn huấn luyện tâm tình của chúng ta nữa…Dù chúng ta có đọc lời nào khác, những lời do người cầu nguyện đặt ra để khơi dậy lòng sốt sắng, chúng ta cũng chẳng nói gì khác ngoài điều đã có trong kinh Lạy Cha, nếu chúng ta cầu nguyện cho đúng và thích hợp”(x. Thư thánh Augustinô giám mục gửi cho Pơrôba về kinh Lạy Cha, trong Kinh Sách, IV, tr. 335).
Kinh Lạy Cha độc đáo vì chính là lời kinh “của Chúa” và cũng là lời cầu nguyện của Hội Thánh. Lời kinh này đã ăn sâu vào kinh nguyện phụng vụ. Trong Thánh lễ, các lời nguyện xin của kinh Lạy Cha còn cho thấy đặc tính cánh chung, hướng về ngày Chúa Quang Lâm “cho tới khi Chúa lại đến” (1Cr 11,26).
Kinh Lạy Cha là lời kinh duy nhất Chúa Giêsu để lại, lời kinh tuyệt vời và phong phú vì chất chứa bao điều huyền nhiệm.
“Kinh Lạy Cha chẳng những là một lời cầu nguyện, mà còn là một lời tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa là Cha. Thiên Chúa Cha vừa là nguồn gốc mọi sự, vừa là cùng đích mọi loài. Đó là niềm tin căn bản nhất, bao trùm cả lộ trình đi và về của con người. Vì vậy kinh Lạy Cha vừa có thể đọc xuôi, vừa có thể đọc ngược” (x. Kinh Lạy Cha của Linh Mục trong Năm Đức Tin, ĐGM Matthêô Nguyễn Văn Khôi; Gpquinhon.org).
I. Đọc xuôi Kinh Lạy Cha
Đọc xuôi, bắt đầu từ việc tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, cầu xin cho danh Người cả sáng, cho Nước Người trị đến, cho thánh ý Người được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Tiếp đến chúng ta xin Người những ơn cần thiết cho cuộc đời kitô hữu của chúng ta, như được thỏa mãn những nhu cầu cần thiết của cuộc sống, được ơn tha thứ những lỗi lầm thiếu sót, được gìn giữ khỏi sa chước cám dỗ và được giải thoát khỏi quyền lực của ác thần.
Đọc xuôi, Kinh Lạy Cha bao gồm: một lời thân thưa, hai lời nguyện ước và ba lời cầu xin.
1. Lời thân thưa
Thiên Chúa được gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau : Thiên Chúa vĩnh cửu, Thiên Chúa quyền năng, Thiên Chúa tạo dựng, Thiên Chúa thánh thiện… Mỗi danh hiệu nói lên một ưu phẩm, một đặc tính của Thiên Chúa.
Nhưng không một danh hiệu nào lại đậm đà, trìu mến, ý nghĩa, hy vọng cho bằng danh hiệu Cha. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ là mỗi khi cầu nguyện hãy thân thưa : Lạy Cha chúng con ở trên trời.
Lời mạc khải mối liên hệ chiều sâu giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha. Lời diễn tả một chiều kích thiêng liêng, các môn đệ được đi vào đời sống thân mật, liên kết với Chúa Cha và Chúa Con.
Cha không chỉ là nguồn cội phát sinh nhưng còn là vòng tay nâng đỡ, là mái ấm chở che, là động lực thúc đẩy, là lý tưởng mời gọi. Từ ngữ Cha gợi lên cả một trời yêu thương vừa thân thiết vừa huyền nhiệm vô cùng.
Từ đây, lời thân thương “Lạy Cha” luôn vang vọng mãi nơi môi miệng của người Kitô hữu. Lời gắn kết họ với Thiên Chúa. Lời nối kết tương quan cha con trong tình yêu. Hồng ân thật cao quý Chúa muốn ban cho con người. Được gọi Thiên Chúa là Cha, được làm con cái của Thiên Chúa. Đó là tư cách rất riêng của những ai là môn đệ Đức Giêsu. Ơn gọi làm con là ơn gọi căn bản nhất, ơn gọi cao trọng nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Giêsu. Vì thế chúng ta phải sống hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha và huynh đệ với tha nhân là anh chị em. Vì chưng toàn thể nhân loại chỉ có một Cha và tất cả đều là anh em chị em của nhau.
2. Hai lời nguyện ước
"Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển" và "Triều đại Cha mau đến" là hai lời nguyện ước của những người con thảo hiếu hướng về Cha mình.
Thiên Chúa không cần đến lời chúng ta cầu nguyện để nhờ đó danh Người và triều đại Người mới được hiển thánh, được tôn vinh. Tự bản chất, Thiên Chúa không cần đến những lời cầu xin của chúng ta, có hay không, danh Người mãi mãi vẫn rạng ngời vinh hiển.
Vậy thì chúng ta cầu nguyện như thế để làm gì? Chắc một điều đó là vì phần ơn ích cho chúng ta.
Hai lời nguyện ước là xin cho danh Thiên Chúa được hiển thánh nơi chính con người chúng ta. Thiên Chúa là Đấng Thánh. Là con Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, người con xin Cha thánh hoá, xin Cha kiện toàn mỗi ngày để con được nên thánh, được tham dự vào cuộc sống thần linh với Cha. Người con cần sống hiếu thảo. Biết quan tâm, chăm lo đến những công việc thuộc về Cha của mình. Là con của Cha trên trời thì chúng ta phải làm cho Danh Cha được cả sáng và Nước Cha trị đến, Ý Cha được thực hiện. Cha rất vui, hài lòng khi có những người con biết sống hiếu thảo như thế.
3. Ba lời cầu xin.
“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày; xin tha tội cho chúng con, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”.
Xin cho những nhu cầu chính đáng phần xác phần hồn: lương thực hằng ngày, ơn thứ tha tội lỗi, ơn vượt thắng cám dỗ và ơn thoát khỏi sự dữ. Thân xác cần cơm bánh lương thực. Linh hồn cần ơn thánh. Ba lời cầu xin rất thiết thực đối với sự sống của nhân loại. Lời cầu xin cho có cơm bánh hằng ngày, thiết thực và hữu ích cả trên bình diện thiêng liêng lẫn cuộc sống đời thường. Bởi ngoài nhu cầu thiết yếu của con người là cơm bánh ra, người Kitô hữu cần đến một thứ thần lương tuyệt vời khác chính là Bánh Hằng Sống, là Thánh Thể Chúa Kitô.
Ơn tha thứ thật cần thiết. Trước mặt Thiên Chúa, con người là tội nhân. Tha thứ cho nhau là điều kiện cần và đủ để chúa tha thứ cho mình. Được Cha yêu thương chăm sóc và thứ tha các lỗi lầm, con noi gương Cha sống yêu thương tha thứ cho anh em của mình. Như thế mới trọn vẹn tình con thảo hiếu.
Cạm bẫy và cám dỗ vẫn bủa vây tư bề. Cần tỉnh thức trước mọi cơn cám dỗ. Ơn Chúa là nguồn trợ lực là sức mạnh để con người vuột thắng mọi cám dỗ.
II. Đọc ngược Kinh Lạy Cha
Đọc ngược kinh Lạy Cha để đi lại lộ trình đức tin của dân Do thái ngày xưa và để bày tỏ niềm xác tín mới đối với Thiên Chúa vì những gì Người ban cho chúng ta qua kinh Lạy Cha. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tuyên xưng:
1. Thiên Chúa là Cha quyền năng đã cứu chúng ta cho khỏi sự dữ.
Cũng như ngày xưa Thiên Chúa đã cứu dân Israel ra khỏi ách nô lệ bên Ai cập, thì nay qua bí tích rửa tội, mỗi người chúng ta cũng đã được Thiên Chúa cứu khỏi quyền lực của Satan là đầu mối của mọi sự dữ.
2. Thiên Chúa là Cha yêu thương không để chúng ta sa chước cám dỗ.
Sau khi được Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập, dân Do thái đã đi qua hoang địa tiến về đất hứa, đã gặp rất nhiều cám dỗ và thử thách. Sau khi chịu phép rửa tội, cuộc đời chúng ta cũng là một hành trình xuyên qua hoang địa trần gian để tiến về đất hứa đích thực là thiên đàng. Chúng ta cũng gặp phải những chước cám dỗ như người Do thái ngày xưa. Nhận ra sự yếu đuối của mình, chúng ta tha thiết khẩn cầu Chúa gìn giữ và Người đã gìn giữ chúng ta.
3. Thiên Chúa là Cha nhân từ luôn sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta.
Mặc dù đã nhiều lần phản bội, quay lưng lại với Thiên Chúa, thử thách Thiên Chúa, cứng đầu cứng cổ bất tuân lệnh Chúa, nhưng dân Do thái đã được Chúa tha thứ, nhờ lời chuyển cầu của ông Môsê. Cũng vậy, nhờ công nghiệp của Đức Kitô, chúng ta luôn được Thiên Chúa thứ tha những lỗi lầm thiếu sót và những xúc phạm đến Thiên Chúa và anh chị em là hình ảnh của Người. Được Thiên Chúa tha thứ, chúng ta cũng tha thứ cho nhau, để cùng nhau tiến bước trên con đường của Chúa.
4. Thiên Chúa là Cha quan phòng luôn chăm sóc và nuôi dưỡng chúng ta.
Trong suốt hành trình 40 năm trước khi tiến vào đất hứa là nơi chảy sữa và mật, mỗi ngày dân Do thái đã được Thiên Chúa ân cần ưu ái ban cho manna, thịt chim cút và nước sạch từ tảng đá chảy ra. Ngày nay Thiên Chúa quan phòng cũng luôn lo liệu cho chúng ta mọi nhu cầu vật chất, để chúng ta có thể sống xứng đáng và phát triển các khả năng. Hơn nữa Người còn ban cho chúng ta bánh hằng sống là Lời Chúa và bí tích Thánh Thể để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, cùng với dòng nước ơn thánh vọt ra từ tảng đá là Đức Kitô đang hoạt động qua các bí tích, giúp chúng ta có sức đạt đến đất hứa đích thực là nước thiên đàng, nơi tràn trề sữa và mật thiêng liêng, khiến cho chúng ta không bao giờ đói khát.
5. Thiên Chúa là Cha khôn ngoan đã mạc khải cho chúng ta thánh ý của Người và giúp chúng ta thực hiện.
Cùng với manna, chim cút và nước từ tảng đá vọt ra, Thiên Chúa còn ban cho dân Do thái các huấn lệnh bày tỏ ý muốn của Người, để họ tuân giữ và được sống. Ngày nay, chúng ta cũng nhận được thánh ý của Thiên Chúa biểu lộ qua Thánh Kinh, qua giáo huấn của Giáo Hội. Đời sống của mỗi người chúng ta hệ tại việc thực thi ý Chúa. Khi kết hiệp sự vâng phục của chúng ta với sự vâng phục của Chúa Giêsu đối với thánh ý Cha, tức là chúng ta làm cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
6. Thiên Chúa là Vua uy quyền đã làm cho Nước Chúa trị đến nơi chúng ta.
Sau khi hoàn tất cuộc hành trình xuyên qua sa mạc, Thiên Chúa đã ban cho dân Israel đất hứa làm gia nghiệp, ở đó họ sống hạnh phúc dưới quyền cai trị của Người. Sau khi hoàn tất cuộc hành trình nơi dương thế, chúng ta cũng sẽ được đưa vào Nước Trời, nơi Thiên Chúa hiển trị, để Người mãi mãi là Vua của chúng ta và chúng ta sẽ là dân của Người đến thiên thu vạn đại, và trong Nước Người không còn đau khổ, khóc than và tang tóc, nhưng chỉ có sự sống dồi dào trong hạnh phúc vô biên.
7. Thiên Chúa là Cha, đó là thánh danh mà chúng ta ca tụng đến muôn ngàn đời.
Sống trong đất hứa Thiên Chúa đã ban, những người Do thái đạo đức không ngừng tôn vinh danh Chúa, vì chính nhờ danh Người họ đã được cứu thoát khỏi ách nô lệ Ai cập, được giúp đỡ để vượt qua các chước cám dỗ, được tha thứ mọi tội lỗi, được nuôi dưỡng chăm sóc, được biết thánh ý của Thiên Chúa, được sống dưới quyền cai trị của Chúa. Mai ngày trên thiên đàng, chúng ta cũng sẽ không ngừng ca tụng thánh danh Thiên Chúa và chúng ta có thể khởi đầu kinh Lạy Cha như sau: “Lạy Cha, giờ đây chúng con được ở với Cha trên trời”. (trích từ: Kinh Lạy Cha của Linh Mục trong Năm Đức Tin, ĐGM Matthêô Nguyễn Văn Khôi; Gpquinhon.org).
III. Kinh Lạy Cha, lời kinh tuyệt vời
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Vinh danh và thánh ý Chúa được đặt trên hết. Các nhu cầu của con người được đặt sau.
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Con người được gọi Thiên Chúa là Cha. Mỗi người là con cái của Thiên Chúa.
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Xin Cha ban ơn không những phần xác mà cả phần hồn; xin Cha không chỉ tha tội trong quá khứ mà còn gìn giữ cho khỏi sa chước cám dỗ ở tương lai.
Kinh lạy Cha là lời kinh tuyệt vời và huyền nhiệm nối kết con người với Thiên Chúa. Đây là lời kinh đến từ Thiên Chúa, là quà tặng của Thiên Chúa trao ban cho con người. Chính vì thế, Thiên Chúa ưa thích và không ngừng ban muôn ơn cho con người thông qua lời kinh thân thương, đơn giản và dễ hiểu này.
Lạy Cha,
Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con, những ơn con thấy được, và những ơn con chưa nhận thấy được.
Con biết rằng con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng, biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
Con thường đau khổ vì những gì Cha không ban cho con, và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì Cha cương quyết không ban bởi lẽ điều đó có hại cho con, hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.
Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha dù con không hiểu hết những gì Cha làm cho đời con. Amen.
Kinh Lạy Cha là lời kinh Chúa Giêsu dạy các môn đệ và là lời kinh căn bản của Kitô giáo. Lời kinh này là bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng, là tâm điểm của Thánh Kinh như Thánh Augustinô nói: “Cứ đọc hết các kinh nguyện trong sách Thánh, chúng ta sẽ tìm thấy những điều được thâu tóm trong lời kinh Chúa dạy. Với lời kinh này, không những chúng ta nguyện xin tất cả những gì chúng ta có thể ao ước cách chính đáng, mà còn theo trật tự những gì nên ao ước. Vì thế, kinh nguyện này không chỉ dạy chúng ta nguyện xin, mà còn huấn luyện tâm tình của chúng ta nữa…Dù chúng ta có đọc lời nào khác, những lời do người cầu nguyện đặt ra để khơi dậy lòng sốt sắng, chúng ta cũng chẳng nói gì khác ngoài điều đã có trong kinh Lạy Cha, nếu chúng ta cầu nguyện cho đúng và thích hợp”(x. Thư thánh Augustinô giám mục gửi cho Pơrôba về kinh Lạy Cha, trong Kinh Sách, IV, tr. 335).
Kinh Lạy Cha độc đáo vì chính là lời kinh “của Chúa” và cũng là lời cầu nguyện của Hội Thánh. Lời kinh này đã ăn sâu vào kinh nguyện phụng vụ. Trong Thánh lễ, các lời nguyện xin của kinh Lạy Cha còn cho thấy đặc tính cánh chung, hướng về ngày Chúa Quang Lâm “cho tới khi Chúa lại đến” (1Cr 11,26).
Kinh Lạy Cha là lời kinh duy nhất Chúa Giêsu để lại, lời kinh tuyệt vời và phong phú vì chất chứa bao điều huyền nhiệm.
“Kinh Lạy Cha chẳng những là một lời cầu nguyện, mà còn là một lời tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa là Cha. Thiên Chúa Cha vừa là nguồn gốc mọi sự, vừa là cùng đích mọi loài. Đó là niềm tin căn bản nhất, bao trùm cả lộ trình đi và về của con người. Vì vậy kinh Lạy Cha vừa có thể đọc xuôi, vừa có thể đọc ngược” (x. Kinh Lạy Cha của Linh Mục trong Năm Đức Tin, ĐGM Matthêô Nguyễn Văn Khôi; Gpquinhon.org).
I. Đọc xuôi Kinh Lạy Cha
Đọc xuôi, bắt đầu từ việc tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, cầu xin cho danh Người cả sáng, cho Nước Người trị đến, cho thánh ý Người được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Tiếp đến chúng ta xin Người những ơn cần thiết cho cuộc đời kitô hữu của chúng ta, như được thỏa mãn những nhu cầu cần thiết của cuộc sống, được ơn tha thứ những lỗi lầm thiếu sót, được gìn giữ khỏi sa chước cám dỗ và được giải thoát khỏi quyền lực của ác thần.
Đọc xuôi, Kinh Lạy Cha bao gồm: một lời thân thưa, hai lời nguyện ước và ba lời cầu xin.
1. Lời thân thưa
Thiên Chúa được gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau : Thiên Chúa vĩnh cửu, Thiên Chúa quyền năng, Thiên Chúa tạo dựng, Thiên Chúa thánh thiện… Mỗi danh hiệu nói lên một ưu phẩm, một đặc tính của Thiên Chúa.
Nhưng không một danh hiệu nào lại đậm đà, trìu mến, ý nghĩa, hy vọng cho bằng danh hiệu Cha. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ là mỗi khi cầu nguyện hãy thân thưa : Lạy Cha chúng con ở trên trời.
Lời mạc khải mối liên hệ chiều sâu giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha. Lời diễn tả một chiều kích thiêng liêng, các môn đệ được đi vào đời sống thân mật, liên kết với Chúa Cha và Chúa Con.
Cha không chỉ là nguồn cội phát sinh nhưng còn là vòng tay nâng đỡ, là mái ấm chở che, là động lực thúc đẩy, là lý tưởng mời gọi. Từ ngữ Cha gợi lên cả một trời yêu thương vừa thân thiết vừa huyền nhiệm vô cùng.
Từ đây, lời thân thương “Lạy Cha” luôn vang vọng mãi nơi môi miệng của người Kitô hữu. Lời gắn kết họ với Thiên Chúa. Lời nối kết tương quan cha con trong tình yêu. Hồng ân thật cao quý Chúa muốn ban cho con người. Được gọi Thiên Chúa là Cha, được làm con cái của Thiên Chúa. Đó là tư cách rất riêng của những ai là môn đệ Đức Giêsu. Ơn gọi làm con là ơn gọi căn bản nhất, ơn gọi cao trọng nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Giêsu. Vì thế chúng ta phải sống hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha và huynh đệ với tha nhân là anh chị em. Vì chưng toàn thể nhân loại chỉ có một Cha và tất cả đều là anh em chị em của nhau.
2. Hai lời nguyện ước
"Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển" và "Triều đại Cha mau đến" là hai lời nguyện ước của những người con thảo hiếu hướng về Cha mình.
Thiên Chúa không cần đến lời chúng ta cầu nguyện để nhờ đó danh Người và triều đại Người mới được hiển thánh, được tôn vinh. Tự bản chất, Thiên Chúa không cần đến những lời cầu xin của chúng ta, có hay không, danh Người mãi mãi vẫn rạng ngời vinh hiển.
Vậy thì chúng ta cầu nguyện như thế để làm gì? Chắc một điều đó là vì phần ơn ích cho chúng ta.
Hai lời nguyện ước là xin cho danh Thiên Chúa được hiển thánh nơi chính con người chúng ta. Thiên Chúa là Đấng Thánh. Là con Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, người con xin Cha thánh hoá, xin Cha kiện toàn mỗi ngày để con được nên thánh, được tham dự vào cuộc sống thần linh với Cha. Người con cần sống hiếu thảo. Biết quan tâm, chăm lo đến những công việc thuộc về Cha của mình. Là con của Cha trên trời thì chúng ta phải làm cho Danh Cha được cả sáng và Nước Cha trị đến, Ý Cha được thực hiện. Cha rất vui, hài lòng khi có những người con biết sống hiếu thảo như thế.
3. Ba lời cầu xin.
“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày; xin tha tội cho chúng con, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”.
Xin cho những nhu cầu chính đáng phần xác phần hồn: lương thực hằng ngày, ơn thứ tha tội lỗi, ơn vượt thắng cám dỗ và ơn thoát khỏi sự dữ. Thân xác cần cơm bánh lương thực. Linh hồn cần ơn thánh. Ba lời cầu xin rất thiết thực đối với sự sống của nhân loại. Lời cầu xin cho có cơm bánh hằng ngày, thiết thực và hữu ích cả trên bình diện thiêng liêng lẫn cuộc sống đời thường. Bởi ngoài nhu cầu thiết yếu của con người là cơm bánh ra, người Kitô hữu cần đến một thứ thần lương tuyệt vời khác chính là Bánh Hằng Sống, là Thánh Thể Chúa Kitô.
Ơn tha thứ thật cần thiết. Trước mặt Thiên Chúa, con người là tội nhân. Tha thứ cho nhau là điều kiện cần và đủ để chúa tha thứ cho mình. Được Cha yêu thương chăm sóc và thứ tha các lỗi lầm, con noi gương Cha sống yêu thương tha thứ cho anh em của mình. Như thế mới trọn vẹn tình con thảo hiếu.
Cạm bẫy và cám dỗ vẫn bủa vây tư bề. Cần tỉnh thức trước mọi cơn cám dỗ. Ơn Chúa là nguồn trợ lực là sức mạnh để con người vuột thắng mọi cám dỗ.
II. Đọc ngược Kinh Lạy Cha
Đọc ngược kinh Lạy Cha để đi lại lộ trình đức tin của dân Do thái ngày xưa và để bày tỏ niềm xác tín mới đối với Thiên Chúa vì những gì Người ban cho chúng ta qua kinh Lạy Cha. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tuyên xưng:
1. Thiên Chúa là Cha quyền năng đã cứu chúng ta cho khỏi sự dữ.
Cũng như ngày xưa Thiên Chúa đã cứu dân Israel ra khỏi ách nô lệ bên Ai cập, thì nay qua bí tích rửa tội, mỗi người chúng ta cũng đã được Thiên Chúa cứu khỏi quyền lực của Satan là đầu mối của mọi sự dữ.
2. Thiên Chúa là Cha yêu thương không để chúng ta sa chước cám dỗ.
Sau khi được Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập, dân Do thái đã đi qua hoang địa tiến về đất hứa, đã gặp rất nhiều cám dỗ và thử thách. Sau khi chịu phép rửa tội, cuộc đời chúng ta cũng là một hành trình xuyên qua hoang địa trần gian để tiến về đất hứa đích thực là thiên đàng. Chúng ta cũng gặp phải những chước cám dỗ như người Do thái ngày xưa. Nhận ra sự yếu đuối của mình, chúng ta tha thiết khẩn cầu Chúa gìn giữ và Người đã gìn giữ chúng ta.
3. Thiên Chúa là Cha nhân từ luôn sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta.
Mặc dù đã nhiều lần phản bội, quay lưng lại với Thiên Chúa, thử thách Thiên Chúa, cứng đầu cứng cổ bất tuân lệnh Chúa, nhưng dân Do thái đã được Chúa tha thứ, nhờ lời chuyển cầu của ông Môsê. Cũng vậy, nhờ công nghiệp của Đức Kitô, chúng ta luôn được Thiên Chúa thứ tha những lỗi lầm thiếu sót và những xúc phạm đến Thiên Chúa và anh chị em là hình ảnh của Người. Được Thiên Chúa tha thứ, chúng ta cũng tha thứ cho nhau, để cùng nhau tiến bước trên con đường của Chúa.
4. Thiên Chúa là Cha quan phòng luôn chăm sóc và nuôi dưỡng chúng ta.
Trong suốt hành trình 40 năm trước khi tiến vào đất hứa là nơi chảy sữa và mật, mỗi ngày dân Do thái đã được Thiên Chúa ân cần ưu ái ban cho manna, thịt chim cút và nước sạch từ tảng đá chảy ra. Ngày nay Thiên Chúa quan phòng cũng luôn lo liệu cho chúng ta mọi nhu cầu vật chất, để chúng ta có thể sống xứng đáng và phát triển các khả năng. Hơn nữa Người còn ban cho chúng ta bánh hằng sống là Lời Chúa và bí tích Thánh Thể để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, cùng với dòng nước ơn thánh vọt ra từ tảng đá là Đức Kitô đang hoạt động qua các bí tích, giúp chúng ta có sức đạt đến đất hứa đích thực là nước thiên đàng, nơi tràn trề sữa và mật thiêng liêng, khiến cho chúng ta không bao giờ đói khát.
5. Thiên Chúa là Cha khôn ngoan đã mạc khải cho chúng ta thánh ý của Người và giúp chúng ta thực hiện.
Cùng với manna, chim cút và nước từ tảng đá vọt ra, Thiên Chúa còn ban cho dân Do thái các huấn lệnh bày tỏ ý muốn của Người, để họ tuân giữ và được sống. Ngày nay, chúng ta cũng nhận được thánh ý của Thiên Chúa biểu lộ qua Thánh Kinh, qua giáo huấn của Giáo Hội. Đời sống của mỗi người chúng ta hệ tại việc thực thi ý Chúa. Khi kết hiệp sự vâng phục của chúng ta với sự vâng phục của Chúa Giêsu đối với thánh ý Cha, tức là chúng ta làm cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
6. Thiên Chúa là Vua uy quyền đã làm cho Nước Chúa trị đến nơi chúng ta.
Sau khi hoàn tất cuộc hành trình xuyên qua sa mạc, Thiên Chúa đã ban cho dân Israel đất hứa làm gia nghiệp, ở đó họ sống hạnh phúc dưới quyền cai trị của Người. Sau khi hoàn tất cuộc hành trình nơi dương thế, chúng ta cũng sẽ được đưa vào Nước Trời, nơi Thiên Chúa hiển trị, để Người mãi mãi là Vua của chúng ta và chúng ta sẽ là dân của Người đến thiên thu vạn đại, và trong Nước Người không còn đau khổ, khóc than và tang tóc, nhưng chỉ có sự sống dồi dào trong hạnh phúc vô biên.
7. Thiên Chúa là Cha, đó là thánh danh mà chúng ta ca tụng đến muôn ngàn đời.
Sống trong đất hứa Thiên Chúa đã ban, những người Do thái đạo đức không ngừng tôn vinh danh Chúa, vì chính nhờ danh Người họ đã được cứu thoát khỏi ách nô lệ Ai cập, được giúp đỡ để vượt qua các chước cám dỗ, được tha thứ mọi tội lỗi, được nuôi dưỡng chăm sóc, được biết thánh ý của Thiên Chúa, được sống dưới quyền cai trị của Chúa. Mai ngày trên thiên đàng, chúng ta cũng sẽ không ngừng ca tụng thánh danh Thiên Chúa và chúng ta có thể khởi đầu kinh Lạy Cha như sau: “Lạy Cha, giờ đây chúng con được ở với Cha trên trời”. (trích từ: Kinh Lạy Cha của Linh Mục trong Năm Đức Tin, ĐGM Matthêô Nguyễn Văn Khôi; Gpquinhon.org).
III. Kinh Lạy Cha, lời kinh tuyệt vời
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Vinh danh và thánh ý Chúa được đặt trên hết. Các nhu cầu của con người được đặt sau.
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Con người được gọi Thiên Chúa là Cha. Mỗi người là con cái của Thiên Chúa.
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Xin Cha ban ơn không những phần xác mà cả phần hồn; xin Cha không chỉ tha tội trong quá khứ mà còn gìn giữ cho khỏi sa chước cám dỗ ở tương lai.
Kinh lạy Cha là lời kinh tuyệt vời và huyền nhiệm nối kết con người với Thiên Chúa. Đây là lời kinh đến từ Thiên Chúa, là quà tặng của Thiên Chúa trao ban cho con người. Chính vì thế, Thiên Chúa ưa thích và không ngừng ban muôn ơn cho con người thông qua lời kinh thân thương, đơn giản và dễ hiểu này.
Lạy Cha,
Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con, những ơn con thấy được, và những ơn con chưa nhận thấy được.
Con biết rằng con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng, biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
Con thường đau khổ vì những gì Cha không ban cho con, và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì Cha cương quyết không ban bởi lẽ điều đó có hại cho con, hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.
Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha dù con không hiểu hết những gì Cha làm cho đời con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon, Phần III, ch. 3-4
Vũ Văn An
01:53 22/07/2019
Chương III: Cử hành đức tin, một phụng vụ hội nhập văn hóa
“Việc truyền giảng Tin Mừng trong niềm vui trở thành vẻ đẹp trong phụng vụ, như một phần trong quan tâm hàng ngày của chúng ta muốn truyền bá sự tốt lành” (Evangelii Gaudium, 24).
124. Hiến chế Sacrosanctum Concilium (37-40, 65, 77, 81) đề nghị rằng phụng vụ nên được hội nhập văn hóa nơi các dân tộc bản địa. Tính đa dạng văn hóa chắc chắn không đe dọa tính hợp nhất của Giáo Hội; đúng hơn, Giáo Hội phát biểu tính Công Giáo chân thực của mình bằng cách trưng bày “vẻ đẹp trên khuôn mặt đa dạng của mình” (Evangelii Gaudium 116). Đó là lý do tại sao “chúng ta phải bạo dạn đủ để khám phá ra các dấu chỉ mới và các biểu tượng mới, các xương thịt mới để hiện thân và thông truyền lời Chúa, và các hình thức khác của vẻ đẹp vốn được trân qúy trong các khung cảnh văn hóa khác...” (Evangelii Gaudium 167). Không có sự hội nhập văn hóa này, phụng vụ có thể bị giản lược thành “món đồ ở viện bảo tàng” hay “tài sản của một ít người ưu tuyển” (Evangelii Gaudium 95).
125. Việc cử hành đức tin phải được tiến hành một cách hội nhập văn hóa để nó trở thành một biểu thức cho kinh nghiệm tôn giáo của riêng người ta và trở thành sợi dây hiệp thông trong cộng đoàn cử hành. Một nền phụng vụ hội nhập văn hóa cũng sẽ là một bảng thăm dò đối với các tranh đấu và hoài vọng của các cộng đồng và là một lực đẩy có tính biến đổi hướng tới một “lãnh thổ không có sự ác”.
Các Gợi Ý
126. Nên lưu ý các điều sau đây:
a) Một diễn trình biện phân là điều cần thiết liên quan đến các nghi lễ, biểu tượng, và phong thái cử hành các nền văn hóa bản địa khi tiếp xúc với thiên nhiên, những điều cần được tích nhập vào các nghi thức phụng vụ và bí tích. Điều cần là chú ý để nắm bắt ý nghĩa đích thực của các biểu tượng, một ý nghĩa vượt lên trên thẩm mỹ và văn hóa dân gian, đặc biệt trong bí tích khai tâm Kitô Giáo và Hôn Phối. Có gợi ý cho rằng các cử hành nên có tính lễ hội, với âm nhạc và điệu múa của riêng họ, sử dụng ngôn ngữ và trang phục bản địa, trong hiệp thông với thiên nhiên và cộng đồng. Một phụng vụ biết đáp ứng nần văn hóa riêng của họ để trở thành nguồn cội và đỉnh cao đời sống Kitô hữu của họ (xem Sacrosanctum Concilium 10) và liên kết với các tranh đấu, đau khổ và niềm vui của họ.
b) Các bí tích nên là nguồn sống và thuốc chữa ai cũng với tới được (xem Evangelii Gaudium 47), nhất là người nghèo (xem Evangelii Gaudium 200). Chúng ta được yêu cầu vượt quá các cứng ngắc về kỷ luật vốn có tính loại trừ và tha hóa, và thực hành một nhậy cảm mục vụ biết đồng hành và tích nhập (Amoris Laetitia 297, 312).
c) Các cộng đồng thấy khó có thể cử hành bí tích Thánh Thể vì thiếu linh mục. “Giáo Hội rút tỉa sự sống của mình từ Thánh Thể” và Thánh Thể xây dựng Giáo Hội (60). Do đó, thay vì để các cộng đồng không có Thánh Thể, cần phải có sự thay đổi trong các tiêu chuẩn lựa chọn và chuẩn bị các thừa tác viên được phép cử hành bí tích Thánh Thể.
d) Phù hợp với việc “tản quyền lành mạnh” trong Giáo Hội (Evangelii Gaudium 16), các cộng đồng yêu cầu các Hội Đồng Giám Mục thích ứng các nghi thức của bí tích Thánh Thể theo nền văn hóa của họ.
e) Các cộng đồng yêu cầu đánh giá cao hơn, đồng hành và cổ vũ lòng đạo đức mà người nghèo và những người đơn sơ vốn dùng để phát biểu đức tin của họ qua hình ảnh, biểu tượng, truyền thống, nghi lễ và các á bí tích khác. Tất cả các điều này diễn ra nhờ các hiệp hội của cộng đồng biết tổ chức các biến cố như cầu nguyện, hành hương, thăm viếng các đền thánh, và rước kiệu cũng như các lễ hội mừng thánh quan thầy. Đây là bằng chứng của túi khôn và nền linh đạo từng tạo nên một nguồn cứ liệu thần học (theological locus) thực sự có tiềm năng truyền giảng Tin Mừng (xem Evangelii Gaudium 122-126).
Chương IV: Tổ chức các cộng đồng
“Việc đúng là phải thừa nhận sự hiện hữu của các sáng kiến đầy hứa hẹn phát xuất từ các cộng đồng và tổ chức của riêng anh chị em” (Fr.PM).
Thế giới quan của người bản địa
127. Giáo hội phải được nhập thể vào các nền văn hóa Amazon vốn có cảm thức cộng đồng, bình đẳng và liên đới rõ rệt - và đó là lý do tại sao chủ nghĩa giáo sĩ trị không được chấp nhận dưới mọi chiêu bài của nó. Các dân tộc bản địa có một truyền thống tổ chức xã hội phong phú, nơi thẩm quyền có tính luân phiên và có cảm thức phục vụ sâu sắc. Vì kinh nghiệm tổ chức này, điều thích hợp là xem xét lại ý niệm cho rằng việc thực thi quyền tài phán (quyền cai trị) phải được liên kết trong mọi lĩnh vực (bí tích, tư pháp, hành chính) và theo cách vĩnh viễn với Bí tích Truyền Chức Thánh.
Các khoảng cách địa dư và mục vụ
128. Ngoài tính đa nguyên văn hóa tại Amazon, các khoảng cách cũng tạo ra một thách thức mục vụ nghiêm trọng không thể giải quyết bằng các phương thế máy móc và kỹ thuật mà thôi. Các khoảng cách địa dư làm xuất hiện cả các khoảng cách văn hóa và mục vụ nữa; thành thử “thừa tác mục vụ thăm viếng” cần nhường bước cho “thừa tác mục vụ hiện diện”. Điều này đòi giáo hội địa phương tái cấu hình mọi chiều kích của nó: các thừa tác vụ, các bí tích, thần học và các dịch vụ xã hội.
Các Gợi Ý
129. Các gợi ý sau đây từ các cộng đồng gợi nhớ các khía cạnh của Giáo Hội sơ khai khi đáp ứng các nhu cầu của mình bằng cách tạo ra các thừa tác vụ thích đáng (Cv 6:1-7; 1 Tm 3:1-13):
a) Các thừa tác vụ mới để đáp ứng hữu hiệu hơn các nhu cầu của các dân tộc vùng Amazon:
1. Cổ vũ các ơn gọi nơi các đàn ông và đàn bà bản địa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc mục vụ và bí tích. Việc đóng góp chủ yếu của họ nằm trong phong trào hướng tới một việc truyền giảng Tin Mừng chân chính theo quan điểm bản địa phù hợp với các thói quen và phong tục của họ. Đây sẽ là việc người bản địa truyền giảng cho người bản địa theo một nhận thức sâu sắc nền văn hóa và ngôn ngữ của họ, có khả năng thông đạt sứ điệp Tin Mừng bằng sức mạnh và sự hữu hiệu của những người có chung một bối cảnh văn hóa với họ. Điều cần là chuyển dịch từ một “Giáo Hội thăm viếng” sang một “Giáo Hội hiện diện”, một Giáo Hội biết đồng hành và hiện diện qua các thừa tác viên xuất phát từ chính các cộng đồng của họ.
2. Trong khi quả quyết rằng sống độc thân là một hồng phúc đối với Giáo Hội, có yêu cầu cho rằng, đối với các khu vực xa xôi hẻo lánh nhất trong vùng, nên nghiên cứu khả thể truyền chức linh mục cho các người cao niên, ưu tiên là người bản địa, được cộng đồng của họ kính trọng và chấp nhận, dù họ đang có một gia đình vững ổn, để bào đảm có sẵn các bí tích để đồng hành và nâng đỡ đời sống Kitô hữu.
3. Nhận diện loại thừa tác vụ chính thức có thể trao cho phụ nữ, lưu ý đến vai trò trung tâm mà ngày nay họ đang đóng trong Giáo hội ở Amazon.
b) Vai trò của giáo dân:
1. Các cộng đồng bản địa có tính tham gia với một cảm thức đồng trách nhiệm cao. Với suy nghĩ này, có yêu cầu đặt giá trị đúng đắn vào vai trò chủ động của những người đàn ông và đàn bà Kitô hữu và nhìn nhận vị trí của họ như các chủ thể trong Giáo hội biết vươn tay ra.
2. Cung cấp các giải pháp đào tạo toàn diện để đảm nhận vai trò của họ như những người cổ vũ đáng tin cậy và đồng trách nhiệm của các cộng đồng.
3. Tạo ra các hành trình đào tạo dưới ánh sáng của Học thuyết xã hội của Giáo hội với tập chú Amazon cho các người nam nữ làm việc trong các lãnh thổ của Amazon, đặc biệt là trong các lĩnh vực công dân và chính trị.
4. Mở các kênh mới của các diễn trình đồng nghị, với sự tham gia của mọi tín hữu, nhằm hướng tới việc tổ chức cộng đồng Kitô giáo để thông truyền đức tin.
c) Vai trò của phụ nữ:
1. Trong lĩnh vực giáo hội, sự hiện diện của phụ nữ trong các cộng đồng không phải lúc nào cũng được coi trọng. Việc công nhận phụ nữ được tìm kiếm vì các đặc sủng và tài năng của họ. Họ yêu cầu lấy lại vị trí mà Chúa Giêsu đã ban cho phụ nữ, “trong đó tất cả chúng ta, đàn ông và đàn bà, tất cả chúng ta đều thích đáng” [61].
2. Cũng có đề nghị cho rằng phụ nữ được bảo đảm có cơ hội lãnh đạo, cũng như phạm vi ngày càng rộng và thích hợp trong lĩnh vực đào tạo: thần học, giáo lý, phụng vụ và các trường phái đức tin và chính trị.
3. Cũng có lời yêu cầu phải lắng nghe tiếng nói của phụ nữ, họ được tham khảo và tham gia vào việc ra quyết định, và do đó có thể đóng góp với sự nhạy cảm của họ vào tính đồng nghị trong Giáo hội.
4. Mong sao Giáo hội đón nhận ngày càng nhiều phong cách nữ trong hành động và hiểu các biến cố.
d) Vai trò của đời sống thánh hiến:
1. “Các dân tộc Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê rất mong đợi nơi đời sống thánh hiến [...một đời sống cho thấy] khuôn mặt mẫu thân của Giáo Hội. Lòng khao khát lắng nghe, chào đón và phục vụ của họ, và chứng tá của họ đối với các giá trị thay thế của Nước Chúa, cho ta thấy rằng một xã hội Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê mới, được đặt nền tảng trên Chúa Kitô, là điều khả hữu” (DAp. 224). Do đó, có đề nghị phải cổ vũ một đời sống thánh hiến thay thế và có tính tiên tri, liên hội dòng và liên định chế, chuyên để hiện diện ở những nơi không ai muốn hiện diện và với những người không ai muốn trở thành.
2. Hỗ trợ những người đàn ông và đàn bà thánh hiến trong việc họ đi tới và hiện diện với những người nghèo khổ và bị loại trừ nhất, và vào việc vận động chính trị, để biến đổi thực tại.
3. Khuyến khích các tu sĩ nam nữ đến từ nước ngoài sẵn lòng chia sẻ cuộc sống địa phương với hết trái tim, đầu óc và tay chân của họ để học bỏ các mô hình, công thức, kế sách và cơ cấu đã thiết lập trước; và để học hỏi các ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống khôn ngoan, vũ trụ học và thần thoại học của các dân tộc bản địa.
4. Vì các cấp bách mục vụ và cơn cám dỗ muốn làm việc ngay tức khắc, nên có khuyến cáo phải dành thời gian để học ngôn ngữ và văn hóa nhằm tạo ra các dây nối kết và phát triển một thừa tác mục vụ toàn diện.
5. Có khuyến cáo nên bao gồm vào việc đào tạo đời sống tu trì các diễn trình đào tạo tập chú vào tính liên văn hóa, hội nhập văn hóa và đối thoại giữa các nền linh đạo và thế giới quan của Amazon.
6. Có gợi ý phải dành ưu tiên cho các nhu cầu của người dân địa phương hơn là các hội dòng.
e) Vai trò của người trẻ:
1. Có một nhu cầu cấp thiết là đối thoại với những người trẻ để lắng nghe các nhu cầu của họ.
2. Cần phải đồng hành với các diễn trình trong gia đình để truyền tải và tiếp nhận di sản văn hóa và ngôn ngữ [62] để vượt qua các khó khăn trong thông đạt liên thế hệ.
3. Những người trẻ tuổi thấy mình ở giữa hai thế giới, giữa não trạng bản địa và sự lôi cuốn của não trạng hiện đại, đặc biệt khi họ di cư đến các thành phố. Một mặt, cần có các chương trình để củng cố bản sắc văn hóa của họ trước sự mất mát các giá trị, ngôn ngữ và mối liên hệ với thiên nhiên; mặt khác, các chương trình giúp họ bước vào cuộc đối thoại với văn hóa đô thị hiện đại.
4. Việc giải quyết vấn đề di cư của người trẻ đến các thành phố là điều rất cấp bách [63].
5. Cần nhấn mạnh hơn vào việc bảo vệ và phục hồi các nạn nhân của các mạng lưới buôn bán ma túy và buôn người, cũng như nghiện ma túy và rượu.
f) Các giáo phận ở khu vực biên giới:
1. Biên giới là một nhân tố căn bản trong cuộc sống của các dân tộc Amazon. Đây là vị trí rất tốt cho các xung đột và bạo lực trở nên tồi tệ hơn; và là nơi luật pháp không được tôn trọng và tham nhũng làm suy yếu việc kiểm soát của Nhà nước, khiến nhiều công ty tự do khai thác bừa bãi. Vì tất cả những lý do này, cần phải làm việc để biến Amazon thành ngôi nhà cho mọi người và đáng được sự chăm sóc của mọi người. Các Giáo hội biên giới nên tham gia với nhau vào hành động mục vụ để đối phó với các vấn đề chung như khai thác lãnh thổ, phạm pháp, buôn bán ma túy, buôn bán người, mại dâm, v.v.
2. Các mạng lưới mục vụ tại các khu vực biên giới nên được khuyến khích và củng cố như một nẻo đường dẫn đến hành động mục vụ xã hội và sinh thái hữu hiệu hơn, tiếp tục dịch vụ của Mạng Lưới Giáo Hội Toàn Amazon (REPAM).
3. Vì các đặc điểm chuyên biệt của lãnh thổ Amazon, nên phải xem xét cơ cấu giám mục của Amazon để thực thi Thượng Hội Đồng.
4. Có lời yêu cầu phải tạo ra một quỹ kinh tế để hỗ trợ việc truyền giảng Tin Mừng, cổ vũ nhân bản và sinh thái toàn vẹn, nhất là việc thi hành các đề nghị của Thượng Hội Đồng.
Kỳ tới: Phần III, các chương 5-6
“Việc truyền giảng Tin Mừng trong niềm vui trở thành vẻ đẹp trong phụng vụ, như một phần trong quan tâm hàng ngày của chúng ta muốn truyền bá sự tốt lành” (Evangelii Gaudium, 24).
124. Hiến chế Sacrosanctum Concilium (37-40, 65, 77, 81) đề nghị rằng phụng vụ nên được hội nhập văn hóa nơi các dân tộc bản địa. Tính đa dạng văn hóa chắc chắn không đe dọa tính hợp nhất của Giáo Hội; đúng hơn, Giáo Hội phát biểu tính Công Giáo chân thực của mình bằng cách trưng bày “vẻ đẹp trên khuôn mặt đa dạng của mình” (Evangelii Gaudium 116). Đó là lý do tại sao “chúng ta phải bạo dạn đủ để khám phá ra các dấu chỉ mới và các biểu tượng mới, các xương thịt mới để hiện thân và thông truyền lời Chúa, và các hình thức khác của vẻ đẹp vốn được trân qúy trong các khung cảnh văn hóa khác...” (Evangelii Gaudium 167). Không có sự hội nhập văn hóa này, phụng vụ có thể bị giản lược thành “món đồ ở viện bảo tàng” hay “tài sản của một ít người ưu tuyển” (Evangelii Gaudium 95).
125. Việc cử hành đức tin phải được tiến hành một cách hội nhập văn hóa để nó trở thành một biểu thức cho kinh nghiệm tôn giáo của riêng người ta và trở thành sợi dây hiệp thông trong cộng đoàn cử hành. Một nền phụng vụ hội nhập văn hóa cũng sẽ là một bảng thăm dò đối với các tranh đấu và hoài vọng của các cộng đồng và là một lực đẩy có tính biến đổi hướng tới một “lãnh thổ không có sự ác”.
Các Gợi Ý
126. Nên lưu ý các điều sau đây:
a) Một diễn trình biện phân là điều cần thiết liên quan đến các nghi lễ, biểu tượng, và phong thái cử hành các nền văn hóa bản địa khi tiếp xúc với thiên nhiên, những điều cần được tích nhập vào các nghi thức phụng vụ và bí tích. Điều cần là chú ý để nắm bắt ý nghĩa đích thực của các biểu tượng, một ý nghĩa vượt lên trên thẩm mỹ và văn hóa dân gian, đặc biệt trong bí tích khai tâm Kitô Giáo và Hôn Phối. Có gợi ý cho rằng các cử hành nên có tính lễ hội, với âm nhạc và điệu múa của riêng họ, sử dụng ngôn ngữ và trang phục bản địa, trong hiệp thông với thiên nhiên và cộng đồng. Một phụng vụ biết đáp ứng nần văn hóa riêng của họ để trở thành nguồn cội và đỉnh cao đời sống Kitô hữu của họ (xem Sacrosanctum Concilium 10) và liên kết với các tranh đấu, đau khổ và niềm vui của họ.
b) Các bí tích nên là nguồn sống và thuốc chữa ai cũng với tới được (xem Evangelii Gaudium 47), nhất là người nghèo (xem Evangelii Gaudium 200). Chúng ta được yêu cầu vượt quá các cứng ngắc về kỷ luật vốn có tính loại trừ và tha hóa, và thực hành một nhậy cảm mục vụ biết đồng hành và tích nhập (Amoris Laetitia 297, 312).
c) Các cộng đồng thấy khó có thể cử hành bí tích Thánh Thể vì thiếu linh mục. “Giáo Hội rút tỉa sự sống của mình từ Thánh Thể” và Thánh Thể xây dựng Giáo Hội (60). Do đó, thay vì để các cộng đồng không có Thánh Thể, cần phải có sự thay đổi trong các tiêu chuẩn lựa chọn và chuẩn bị các thừa tác viên được phép cử hành bí tích Thánh Thể.
d) Phù hợp với việc “tản quyền lành mạnh” trong Giáo Hội (Evangelii Gaudium 16), các cộng đồng yêu cầu các Hội Đồng Giám Mục thích ứng các nghi thức của bí tích Thánh Thể theo nền văn hóa của họ.
e) Các cộng đồng yêu cầu đánh giá cao hơn, đồng hành và cổ vũ lòng đạo đức mà người nghèo và những người đơn sơ vốn dùng để phát biểu đức tin của họ qua hình ảnh, biểu tượng, truyền thống, nghi lễ và các á bí tích khác. Tất cả các điều này diễn ra nhờ các hiệp hội của cộng đồng biết tổ chức các biến cố như cầu nguyện, hành hương, thăm viếng các đền thánh, và rước kiệu cũng như các lễ hội mừng thánh quan thầy. Đây là bằng chứng của túi khôn và nền linh đạo từng tạo nên một nguồn cứ liệu thần học (theological locus) thực sự có tiềm năng truyền giảng Tin Mừng (xem Evangelii Gaudium 122-126).
Chương IV: Tổ chức các cộng đồng
“Việc đúng là phải thừa nhận sự hiện hữu của các sáng kiến đầy hứa hẹn phát xuất từ các cộng đồng và tổ chức của riêng anh chị em” (Fr.PM).
Thế giới quan của người bản địa
127. Giáo hội phải được nhập thể vào các nền văn hóa Amazon vốn có cảm thức cộng đồng, bình đẳng và liên đới rõ rệt - và đó là lý do tại sao chủ nghĩa giáo sĩ trị không được chấp nhận dưới mọi chiêu bài của nó. Các dân tộc bản địa có một truyền thống tổ chức xã hội phong phú, nơi thẩm quyền có tính luân phiên và có cảm thức phục vụ sâu sắc. Vì kinh nghiệm tổ chức này, điều thích hợp là xem xét lại ý niệm cho rằng việc thực thi quyền tài phán (quyền cai trị) phải được liên kết trong mọi lĩnh vực (bí tích, tư pháp, hành chính) và theo cách vĩnh viễn với Bí tích Truyền Chức Thánh.
Các khoảng cách địa dư và mục vụ
128. Ngoài tính đa nguyên văn hóa tại Amazon, các khoảng cách cũng tạo ra một thách thức mục vụ nghiêm trọng không thể giải quyết bằng các phương thế máy móc và kỹ thuật mà thôi. Các khoảng cách địa dư làm xuất hiện cả các khoảng cách văn hóa và mục vụ nữa; thành thử “thừa tác mục vụ thăm viếng” cần nhường bước cho “thừa tác mục vụ hiện diện”. Điều này đòi giáo hội địa phương tái cấu hình mọi chiều kích của nó: các thừa tác vụ, các bí tích, thần học và các dịch vụ xã hội.
Các Gợi Ý
129. Các gợi ý sau đây từ các cộng đồng gợi nhớ các khía cạnh của Giáo Hội sơ khai khi đáp ứng các nhu cầu của mình bằng cách tạo ra các thừa tác vụ thích đáng (Cv 6:1-7; 1 Tm 3:1-13):
a) Các thừa tác vụ mới để đáp ứng hữu hiệu hơn các nhu cầu của các dân tộc vùng Amazon:
1. Cổ vũ các ơn gọi nơi các đàn ông và đàn bà bản địa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc mục vụ và bí tích. Việc đóng góp chủ yếu của họ nằm trong phong trào hướng tới một việc truyền giảng Tin Mừng chân chính theo quan điểm bản địa phù hợp với các thói quen và phong tục của họ. Đây sẽ là việc người bản địa truyền giảng cho người bản địa theo một nhận thức sâu sắc nền văn hóa và ngôn ngữ của họ, có khả năng thông đạt sứ điệp Tin Mừng bằng sức mạnh và sự hữu hiệu của những người có chung một bối cảnh văn hóa với họ. Điều cần là chuyển dịch từ một “Giáo Hội thăm viếng” sang một “Giáo Hội hiện diện”, một Giáo Hội biết đồng hành và hiện diện qua các thừa tác viên xuất phát từ chính các cộng đồng của họ.
2. Trong khi quả quyết rằng sống độc thân là một hồng phúc đối với Giáo Hội, có yêu cầu cho rằng, đối với các khu vực xa xôi hẻo lánh nhất trong vùng, nên nghiên cứu khả thể truyền chức linh mục cho các người cao niên, ưu tiên là người bản địa, được cộng đồng của họ kính trọng và chấp nhận, dù họ đang có một gia đình vững ổn, để bào đảm có sẵn các bí tích để đồng hành và nâng đỡ đời sống Kitô hữu.
3. Nhận diện loại thừa tác vụ chính thức có thể trao cho phụ nữ, lưu ý đến vai trò trung tâm mà ngày nay họ đang đóng trong Giáo hội ở Amazon.
b) Vai trò của giáo dân:
1. Các cộng đồng bản địa có tính tham gia với một cảm thức đồng trách nhiệm cao. Với suy nghĩ này, có yêu cầu đặt giá trị đúng đắn vào vai trò chủ động của những người đàn ông và đàn bà Kitô hữu và nhìn nhận vị trí của họ như các chủ thể trong Giáo hội biết vươn tay ra.
2. Cung cấp các giải pháp đào tạo toàn diện để đảm nhận vai trò của họ như những người cổ vũ đáng tin cậy và đồng trách nhiệm của các cộng đồng.
3. Tạo ra các hành trình đào tạo dưới ánh sáng của Học thuyết xã hội của Giáo hội với tập chú Amazon cho các người nam nữ làm việc trong các lãnh thổ của Amazon, đặc biệt là trong các lĩnh vực công dân và chính trị.
4. Mở các kênh mới của các diễn trình đồng nghị, với sự tham gia của mọi tín hữu, nhằm hướng tới việc tổ chức cộng đồng Kitô giáo để thông truyền đức tin.
c) Vai trò của phụ nữ:
1. Trong lĩnh vực giáo hội, sự hiện diện của phụ nữ trong các cộng đồng không phải lúc nào cũng được coi trọng. Việc công nhận phụ nữ được tìm kiếm vì các đặc sủng và tài năng của họ. Họ yêu cầu lấy lại vị trí mà Chúa Giêsu đã ban cho phụ nữ, “trong đó tất cả chúng ta, đàn ông và đàn bà, tất cả chúng ta đều thích đáng” [61].
2. Cũng có đề nghị cho rằng phụ nữ được bảo đảm có cơ hội lãnh đạo, cũng như phạm vi ngày càng rộng và thích hợp trong lĩnh vực đào tạo: thần học, giáo lý, phụng vụ và các trường phái đức tin và chính trị.
3. Cũng có lời yêu cầu phải lắng nghe tiếng nói của phụ nữ, họ được tham khảo và tham gia vào việc ra quyết định, và do đó có thể đóng góp với sự nhạy cảm của họ vào tính đồng nghị trong Giáo hội.
4. Mong sao Giáo hội đón nhận ngày càng nhiều phong cách nữ trong hành động và hiểu các biến cố.
d) Vai trò của đời sống thánh hiến:
1. “Các dân tộc Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê rất mong đợi nơi đời sống thánh hiến [...một đời sống cho thấy] khuôn mặt mẫu thân của Giáo Hội. Lòng khao khát lắng nghe, chào đón và phục vụ của họ, và chứng tá của họ đối với các giá trị thay thế của Nước Chúa, cho ta thấy rằng một xã hội Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê mới, được đặt nền tảng trên Chúa Kitô, là điều khả hữu” (DAp. 224). Do đó, có đề nghị phải cổ vũ một đời sống thánh hiến thay thế và có tính tiên tri, liên hội dòng và liên định chế, chuyên để hiện diện ở những nơi không ai muốn hiện diện và với những người không ai muốn trở thành.
2. Hỗ trợ những người đàn ông và đàn bà thánh hiến trong việc họ đi tới và hiện diện với những người nghèo khổ và bị loại trừ nhất, và vào việc vận động chính trị, để biến đổi thực tại.
3. Khuyến khích các tu sĩ nam nữ đến từ nước ngoài sẵn lòng chia sẻ cuộc sống địa phương với hết trái tim, đầu óc và tay chân của họ để học bỏ các mô hình, công thức, kế sách và cơ cấu đã thiết lập trước; và để học hỏi các ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống khôn ngoan, vũ trụ học và thần thoại học của các dân tộc bản địa.
4. Vì các cấp bách mục vụ và cơn cám dỗ muốn làm việc ngay tức khắc, nên có khuyến cáo phải dành thời gian để học ngôn ngữ và văn hóa nhằm tạo ra các dây nối kết và phát triển một thừa tác mục vụ toàn diện.
5. Có khuyến cáo nên bao gồm vào việc đào tạo đời sống tu trì các diễn trình đào tạo tập chú vào tính liên văn hóa, hội nhập văn hóa và đối thoại giữa các nền linh đạo và thế giới quan của Amazon.
6. Có gợi ý phải dành ưu tiên cho các nhu cầu của người dân địa phương hơn là các hội dòng.
e) Vai trò của người trẻ:
1. Có một nhu cầu cấp thiết là đối thoại với những người trẻ để lắng nghe các nhu cầu của họ.
2. Cần phải đồng hành với các diễn trình trong gia đình để truyền tải và tiếp nhận di sản văn hóa và ngôn ngữ [62] để vượt qua các khó khăn trong thông đạt liên thế hệ.
3. Những người trẻ tuổi thấy mình ở giữa hai thế giới, giữa não trạng bản địa và sự lôi cuốn của não trạng hiện đại, đặc biệt khi họ di cư đến các thành phố. Một mặt, cần có các chương trình để củng cố bản sắc văn hóa của họ trước sự mất mát các giá trị, ngôn ngữ và mối liên hệ với thiên nhiên; mặt khác, các chương trình giúp họ bước vào cuộc đối thoại với văn hóa đô thị hiện đại.
4. Việc giải quyết vấn đề di cư của người trẻ đến các thành phố là điều rất cấp bách [63].
5. Cần nhấn mạnh hơn vào việc bảo vệ và phục hồi các nạn nhân của các mạng lưới buôn bán ma túy và buôn người, cũng như nghiện ma túy và rượu.
f) Các giáo phận ở khu vực biên giới:
1. Biên giới là một nhân tố căn bản trong cuộc sống của các dân tộc Amazon. Đây là vị trí rất tốt cho các xung đột và bạo lực trở nên tồi tệ hơn; và là nơi luật pháp không được tôn trọng và tham nhũng làm suy yếu việc kiểm soát của Nhà nước, khiến nhiều công ty tự do khai thác bừa bãi. Vì tất cả những lý do này, cần phải làm việc để biến Amazon thành ngôi nhà cho mọi người và đáng được sự chăm sóc của mọi người. Các Giáo hội biên giới nên tham gia với nhau vào hành động mục vụ để đối phó với các vấn đề chung như khai thác lãnh thổ, phạm pháp, buôn bán ma túy, buôn bán người, mại dâm, v.v.
2. Các mạng lưới mục vụ tại các khu vực biên giới nên được khuyến khích và củng cố như một nẻo đường dẫn đến hành động mục vụ xã hội và sinh thái hữu hiệu hơn, tiếp tục dịch vụ của Mạng Lưới Giáo Hội Toàn Amazon (REPAM).
3. Vì các đặc điểm chuyên biệt của lãnh thổ Amazon, nên phải xem xét cơ cấu giám mục của Amazon để thực thi Thượng Hội Đồng.
4. Có lời yêu cầu phải tạo ra một quỹ kinh tế để hỗ trợ việc truyền giảng Tin Mừng, cổ vũ nhân bản và sinh thái toàn vẹn, nhất là việc thi hành các đề nghị của Thượng Hội Đồng.
Kỳ tới: Phần III, các chương 5-6
5,000 bạn trẻ Công Giáo Úc tham gia Lễ Hội Giới Trẻ để sống trong Giáo hội ''như một thân thể''
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
08:06 22/07/2019
Lễ hội ba ngày bắt nguồn từ một sáng kiến của Hội Đồng Giám Mục Úc và do Tổng giáo phận Perth tổ chức đang cố gắng đạt các mục tiêu cơ bản: cung cấp một cơ hội giáo dục và kinh nghiệm chất lượng cao cho những người Công Giáo trẻ gặp Chúa Giêsu Kitô, trong bối cảnh của Giáo Hội tại Úc; lắng nghe và thảo luận về những câu hỏi và những thách thức mà cuộc sống đặt ra cho họ; rao giảng Tin Mừng cho những người trẻ tuổi và làm cho họ có khả năng trở thành những người rao giảng Tin Mừng theo cách riêng của họ.”
Theo các nhà tổ chức, sự kiện này sẽ chứng kiến sự tham gia của hơn 5.000 người trẻ trên toàn quốc "sẽ khám phá các chủ đề của Hội Đồng Toàn Thể năm 2020, và nó sẽ là một phần của hành trình mà chúng tôi đang sống ." ông Hart biểu lộ như vậy.
Lễ Hội sẽ quy tụ thành phần trẻ nhất của Giáo Hội, bao gồm những người từ 9 đến 30 tuổi và những người tham gia sẽ chú ý đến chủ đề cơ bản: "Hãy lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần đang nói".
"Khi Lễ Hội đến gần, Ban tổ chức tiếp tục nỗ lực làm việc để đảm bảo rằng sự kiện này thể hiện một trải nghiệm phong phú, trong đó người trẻ Công Giáo Úc có thể đào sâu đức tin của họ trên một địa phương màu mỡ", nhưng cũng sẽ cung cấp "một cơ hội để phân tích Giáo Hội ở Tây Úc và thanh niên bản địa”, ghi chú kết luận.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: Agenzia Fides
Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu Tổng thống Assad bảo vệ người yếu đuối và người không thể phòng vệ ở Syria.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
16:09 22/07/2019
Cuộc nội chiến này xẩy ra giữa chế độ Syria và một số nhóm phiến quân. Các phiến quân bao gồm những người ôn hòa, như Quân đội Syria Tự do; những người Hồi giáo như Hayat Tahrir al-Sham, Nhà nước Hồi giáo và những người Kurd ly khai.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi thư cho Tổng thống Assad vào cuối năm 2016, kêu gọi một giải pháp hòa bình cho sự thù địch và chấm dứt chủ nghĩa cực đoan.
Trong một bức thư mới gửi đến Tổng thống Syria, ĐGH đã bầy tỏ “sự quan tâm sâu xa” của ngài về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở tỉnh Idlib bị ném bom, ngài đã kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad bảo vệ người yếu đuối và người không thể phòng vệ ở đất nước ông. Lời kêu gọi của ĐGH đã được diễn tả trong bức thư trao tận tay cho Assad ngày 22 tháng 7 tại Damascus do Đức Hồng Y Peter Turkson, Bộ trưởng Phát triển Nhân bản Toàn diện. Cũng có mặt trong cuộc họp là các Khâm sứ Tòa thánh tại Syria, Đức Hồng Y Mario Zenari và Cha Nicola Riccardi, phó thư ký của Bộ Phát triển Con người toàn diện.
“Đức Thánh Cha yêu cầu tổng thống làm mọi cách có thể để ngăn chặn thảm họa nhân đạo này, để bảo vệ dân số không thể phòng vệ, đặc biệt là những người yếu nhất, chiếu theo Luật Nhân đạo Quốc tế,” Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin nói với Vatican News ngày 22 tháng 7.
Theo một tuyên bố của giám đốc văn phòng báo chí Matteo Bruni, bức thư của ĐGH Phanxicô có liên quan đặc biệt đến tình hình dân chúng ở Idlib. Idlib nằm ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây bắc Syria, là thành trì lớn cuối cùng của phiến quân ở nước này. Kể từ khi lực lượng chính phủ Syria, được hậu thuẫn bởi không quân Nga, đã tiến hành một cuộc tấn công vào cuối tháng 4, thành phố đã chứng kiến các cuộc không kích và bắn phá dữ dội, làm 2.000 người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người phải di dời. Ít nhất 19 người, bao gồm 16 thường dân, đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương, hôm thứ Hai trong một cuộc không kích trong khu chợ ở Idlib. Cuộc tấn công diễn ra một ngày sau khi các cuộc không kích khác trong khu vực giết chết 18 người.
“ĐGH Phanxicô tái kêu gọi bảo vệ đời sống của thường dân và bảo tồn các cơ sở hạ tầng chính, như trường học, bệnh viện và các cơ sở y tế,” ĐHY Parolin nói. “Thật vậy, những gì đang xảy ra là vô nhân đạo và không thể được chấp nhận.”
Trong thư gửi Assad, ĐGH Phanxicô khuyến khích tổng thống thể hiện “thiện chí” của ông và nỗ lực tìm kiếm “các giải pháp khả thi” để chấm dứt một cuộc xung đột kéo dài quá lâu và cướp đi rất nhiều cuộc đời vô tội. ĐHY Parolin cho biết như vậy. ĐGH Phanxicô lo lắng về quá trình đàm phán bị đình trệ, Parolin nói, và thúc giục việc sử dụng ngoại giao, đối thoại và đàm phán. ĐHY nhớ lại một cụm từ của ĐGH được lặp đi lặp lại trong bức thư, là “chiến tranh kích động chiến tranh và bạo lực kích động bạo lực.”
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: Catholic News Agency
Đức Bênêđíctô XVI muốn bổ nhiệm Đức Hồng Y Bergoglio làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Vũ Văn An
18:57 22/07/2019
Theo nữ ký giả Inés San Martín của tạp chí Crux, một linh mục Á Căn Đình, từng quen biết Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Buenos Aires trước khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, cho biết năm 2005, Đức Bênêđíctô XVI đã mời ngài làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhưng ngài từ chối.
Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để cải tổ giáo triều Rôma, một điều, mà 8 năm sau, vị Hồng Y này được bầu làm giáo hoàng để thi hành.
Tạp chí Crux có tham khảo ý kiến một số nguồn tin thân cận với Đức Hồng Y Bergoglio vào năm 2005, nhưng tất cả đều nói họ không thể xác nhận và cũng không thể bác bỏ điều đó, nhưng họ thấy điều ấy rất có thể có.
Cha Fernando Miguens nói với Crux tại Buenos Aires rằng “tôi biết Đức Giáo Hoàng Phaolô VI lo lắng rất nhiều với sự thối nát trong Tòa Thánh. Tôi cũng biết Đức Gioan Phaolô II rất lo lắng về chuyện này, nhưng ngài cho rằng việc truyền giáo ưu tiên hơn. Đức Bênêđíctô cố gắng đương đầu với nó, và để làm việc này, ngài đã tiếp cận Đức Hồng Y Bergoglio để mời vị này làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhưng vị này đã từ chối”.
Cha Miguens nói tiếp: “Đức Bênêđíctô XVI muốn chọn một người có các móng tay của ‘một người chơi đàn ghita’ để người này có thể đương đầu với việc cải tổ”.
Cha Miguens là cựu bề trên Chủng Viện San Miguel ở ngoại ô Buenos Aires.
Mặc dù đây là lần đầu tiên có người cho rằng Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio làm Quốc Vụ Khanh cho mình, nhưng vẫn đã có tin đồn rộng rãi trong những năm cuối thời thánh Gioan Phaolô II rằng Đức Hồng Y người Argentina có thể đứng trong danh sách các vị đứng đầu của Vatican. Nhà văn kỳ cựu người Ý chuyên viết về Vatican, Sandro Magister, đã báo cáo vào năm 2002 rằng sau một thành tích đáng kể tại Thượng hội đồng năm 2001, một số đồng nghiệp giáo phẩm của Đức Hồng Y Bergoglio muốn ngài được gọi về Rome, nhưng ngài đã trả lời rằng "Xin miễn cho, tôi không muốn chết ở Giáo Triều".
Cuối cùng, Đức Bênêđíctô đã đề cử một cựu phụ tá của ngài trong nhiệm kỳ hai mươi năm ngài đứng đầu Thánh bộ Giáo lý Đức tin, tức Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, làm Quốc Vụ Khanh. Đức Hồng Y Bertone giữ chức vụ từ năm 2006 đến 2013.
Ý tưởng về việc Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio trở thành trợ tá hàng đầu của mình có thể sẽ khiến các nhà quan sát sơ sài về các vấn đề của Giáo hội coi là phản trực giác.
Hầu như từ khi bắt đầu triều giáo hoàng Phanxicô vào năm 2013, câu chuyện phổ biến vốn hàm ngụ một sự căng thẳng giữa Đức Bênêđíctô, người cực bảo thủ và Đức Phanxicô, nhà cải cách cấp tiến. Trong thực tế, các nguồn tin quen biết Đức Hồng Y Bergoglio nói rằng hai vị này có một lòng tôn trọng sâu sắc lẫn nhau.
Một cựu trợ tá, người hiện đang làm việc trong khu vực tư nói với Crux: "Tôi đã nghe từ ngàiy [Đức Hồng Y Bergoglio] rằng mối quan hệ giữa các vị khó có ai vượt qua được, nó có tính bản thân. Bất cứ khi nào Đức Hồng Y ở Rome, ngài đều đến văn phòng của Đức Bênêđíctô, hầu như không cần phải xin yết kiến, điều này đã được xác nhận với tôi bởi một số nhà báo có trụ sở tại Rome".
Nhà văn người Anh Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng và là tác giả cuốn The Great Reformer, nói với Crux rằng Đức Hồng Y Bergoglio có tiếng ở Rome như một thập tự quân chống tối nát và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đánh giá ngài rất cao, vì vậy ý tưởng đề nghị ngài làm Quốc vụ khanh rất hợp lý.
Nếu đúng như vậy, thì ông Ivereigh cho rằng: Đức Hồng Y Bergoglio đã khôn ngoan khi từ chối. Không có thẩm quyền giáo hoàng đứng sau một cuộc cải cách sâu rộng, nó sẽ không thể thực hiện được.
Việc Đức Hồng Y Bergoglio là người về nhì trong mật nghị bầu giáo hoàng năm 2005, mật nghị đã bầu Đức Bênêđíctô, là được lên tài liệu đầy đủ, cũng như việc Đức Hồng Y người Argentina lúc đó đã nói với những người ủng hộ việc ứng cử của ngài, mà không có sự khích lệ của ngài, rằng ngài ủng hộ Đức Hồng Y Ratzinger làm giáo hoàng.
Cũng được lên tài liệu đầy đủ bởi nhà báo người Argentina, Mariano de Vedia, trong cuốn sách của bà In the Name of the Pope là một âm mưu từ năm 2008, được chính phủ của Tổng thống Argentina lúc đó là Cristina Fernandez de Kirchner dàn dựng, có sự can dự của Đức Hồng Y Bertone và các giáo phẩm Argentina là Đức Tổng Giám Mục Hector Aguer và Đức Giám Mục Oscar Sarlinga, hôm nay đã từ chức khỏi các tòa La Plata và Zarate-Campana.
Trớ trêu thay, họ đã lên kế hoạch để loại bỏ Đức Hồng Y Bergoglio khỏi Buenos Aires, giao tổng giáo phận đó cho Sarlinga và đưa Đức Hồng Y Bergoglio vào một chức vụ tại Vatican. Tuy nhiên, mặc dù ngài có liên quan đến âm mưu, nhưng không rõ liệu Đức Hồng Y Bertone, vào thời điểm đó, có hiểu việc Đức Hồng Y Bergoglio từ chối chức vụ mà chính Đức Hồng Y Bertone sau đó nắm giữ hay không.
Cha Miguens nói rằng cam kết của Đức Hồng Y Bergoglio đối với việc cải cách Vatican, một phẩm chất khiến Đức Bênêđíctô lưu ý tới vị giám mục người Argentina 14 năm trước, đã không dao động kể từ khi được bầu làm Giáo hoàng lấy tên hiệu là Phanxicô.
Điều thay đổi, theo Cha Miguens, là tri nhận của Đức Giáo Hoàng về thời gian cần thiết để hoàn thành công việc. Cha cho rằng: thoạt đầu, Đức Phanxicô tin rằng ngài có thể ổn định mọi việc trong ba năm, nhưng kể từ đó, ngài đã nhận ra rằng nó cần nhiều thời gian hơn thế.
Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để cải tổ giáo triều Rôma, một điều, mà 8 năm sau, vị Hồng Y này được bầu làm giáo hoàng để thi hành.
Tạp chí Crux có tham khảo ý kiến một số nguồn tin thân cận với Đức Hồng Y Bergoglio vào năm 2005, nhưng tất cả đều nói họ không thể xác nhận và cũng không thể bác bỏ điều đó, nhưng họ thấy điều ấy rất có thể có.
Cha Fernando Miguens nói với Crux tại Buenos Aires rằng “tôi biết Đức Giáo Hoàng Phaolô VI lo lắng rất nhiều với sự thối nát trong Tòa Thánh. Tôi cũng biết Đức Gioan Phaolô II rất lo lắng về chuyện này, nhưng ngài cho rằng việc truyền giáo ưu tiên hơn. Đức Bênêđíctô cố gắng đương đầu với nó, và để làm việc này, ngài đã tiếp cận Đức Hồng Y Bergoglio để mời vị này làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhưng vị này đã từ chối”.
Cha Miguens nói tiếp: “Đức Bênêđíctô XVI muốn chọn một người có các móng tay của ‘một người chơi đàn ghita’ để người này có thể đương đầu với việc cải tổ”.
Cha Miguens là cựu bề trên Chủng Viện San Miguel ở ngoại ô Buenos Aires.
Mặc dù đây là lần đầu tiên có người cho rằng Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio làm Quốc Vụ Khanh cho mình, nhưng vẫn đã có tin đồn rộng rãi trong những năm cuối thời thánh Gioan Phaolô II rằng Đức Hồng Y người Argentina có thể đứng trong danh sách các vị đứng đầu của Vatican. Nhà văn kỳ cựu người Ý chuyên viết về Vatican, Sandro Magister, đã báo cáo vào năm 2002 rằng sau một thành tích đáng kể tại Thượng hội đồng năm 2001, một số đồng nghiệp giáo phẩm của Đức Hồng Y Bergoglio muốn ngài được gọi về Rome, nhưng ngài đã trả lời rằng "Xin miễn cho, tôi không muốn chết ở Giáo Triều".
Cuối cùng, Đức Bênêđíctô đã đề cử một cựu phụ tá của ngài trong nhiệm kỳ hai mươi năm ngài đứng đầu Thánh bộ Giáo lý Đức tin, tức Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, làm Quốc Vụ Khanh. Đức Hồng Y Bertone giữ chức vụ từ năm 2006 đến 2013.
Ý tưởng về việc Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio trở thành trợ tá hàng đầu của mình có thể sẽ khiến các nhà quan sát sơ sài về các vấn đề của Giáo hội coi là phản trực giác.
Hầu như từ khi bắt đầu triều giáo hoàng Phanxicô vào năm 2013, câu chuyện phổ biến vốn hàm ngụ một sự căng thẳng giữa Đức Bênêđíctô, người cực bảo thủ và Đức Phanxicô, nhà cải cách cấp tiến. Trong thực tế, các nguồn tin quen biết Đức Hồng Y Bergoglio nói rằng hai vị này có một lòng tôn trọng sâu sắc lẫn nhau.
Một cựu trợ tá, người hiện đang làm việc trong khu vực tư nói với Crux: "Tôi đã nghe từ ngàiy [Đức Hồng Y Bergoglio] rằng mối quan hệ giữa các vị khó có ai vượt qua được, nó có tính bản thân. Bất cứ khi nào Đức Hồng Y ở Rome, ngài đều đến văn phòng của Đức Bênêđíctô, hầu như không cần phải xin yết kiến, điều này đã được xác nhận với tôi bởi một số nhà báo có trụ sở tại Rome".
Nhà văn người Anh Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng và là tác giả cuốn The Great Reformer, nói với Crux rằng Đức Hồng Y Bergoglio có tiếng ở Rome như một thập tự quân chống tối nát và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đánh giá ngài rất cao, vì vậy ý tưởng đề nghị ngài làm Quốc vụ khanh rất hợp lý.
Nếu đúng như vậy, thì ông Ivereigh cho rằng: Đức Hồng Y Bergoglio đã khôn ngoan khi từ chối. Không có thẩm quyền giáo hoàng đứng sau một cuộc cải cách sâu rộng, nó sẽ không thể thực hiện được.
Việc Đức Hồng Y Bergoglio là người về nhì trong mật nghị bầu giáo hoàng năm 2005, mật nghị đã bầu Đức Bênêđíctô, là được lên tài liệu đầy đủ, cũng như việc Đức Hồng Y người Argentina lúc đó đã nói với những người ủng hộ việc ứng cử của ngài, mà không có sự khích lệ của ngài, rằng ngài ủng hộ Đức Hồng Y Ratzinger làm giáo hoàng.
Cũng được lên tài liệu đầy đủ bởi nhà báo người Argentina, Mariano de Vedia, trong cuốn sách của bà In the Name of the Pope là một âm mưu từ năm 2008, được chính phủ của Tổng thống Argentina lúc đó là Cristina Fernandez de Kirchner dàn dựng, có sự can dự của Đức Hồng Y Bertone và các giáo phẩm Argentina là Đức Tổng Giám Mục Hector Aguer và Đức Giám Mục Oscar Sarlinga, hôm nay đã từ chức khỏi các tòa La Plata và Zarate-Campana.
Trớ trêu thay, họ đã lên kế hoạch để loại bỏ Đức Hồng Y Bergoglio khỏi Buenos Aires, giao tổng giáo phận đó cho Sarlinga và đưa Đức Hồng Y Bergoglio vào một chức vụ tại Vatican. Tuy nhiên, mặc dù ngài có liên quan đến âm mưu, nhưng không rõ liệu Đức Hồng Y Bertone, vào thời điểm đó, có hiểu việc Đức Hồng Y Bergoglio từ chối chức vụ mà chính Đức Hồng Y Bertone sau đó nắm giữ hay không.
Cha Miguens nói rằng cam kết của Đức Hồng Y Bergoglio đối với việc cải cách Vatican, một phẩm chất khiến Đức Bênêđíctô lưu ý tới vị giám mục người Argentina 14 năm trước, đã không dao động kể từ khi được bầu làm Giáo hoàng lấy tên hiệu là Phanxicô.
Điều thay đổi, theo Cha Miguens, là tri nhận của Đức Giáo Hoàng về thời gian cần thiết để hoàn thành công việc. Cha cho rằng: thoạt đầu, Đức Phanxicô tin rằng ngài có thể ổn định mọi việc trong ba năm, nhưng kể từ đó, ngài đã nhận ra rằng nó cần nhiều thời gian hơn thế.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Hội của Gia Đình Đa Minh Việt Nam 2019 : Ngày Gia Đình Đa Minh Thế Giới
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ. O.P
16:31 22/07/2019
“One World - One Family - One Mission” – Một Thế giới - Một Gia Đình - Một Sứ vụ” quả thật là hình ảnh đẹp nhất của Ngày Hội Gia Đình Đa Minh Việt Nam với các Nghị Huynh Tổng Hội Biên Hòa 2019 hôm Chúa Nhật 21/7 vừa qua. Đó không chỉ là ngày hội như vốn đã từng tổ chức trước đây, nhưng Ngày Hội Gia Đình Đa Minh Việt Nam lần này đã vượt ra khỏi địa giới chữ S để mang tính quốc tế khi chào đón các Nghị Huynh, Khách Mời của Tổng Hội Biên Hòa 2019. 1175 tham dự viên chính thức bao gồm 175 Nghị huynh và Khách mời của Tổng Hội Biên Hòa – đến từ khắp các Tỉnh Dòng trên thế giới; 1000 anh chị em Gia đình Đa Minh Việt Nam- đại diện Tỉnh dòng, hội dòng nữ, các huynh đoàn. Con số đã gần đến ngưỡng 1500 tham dự viên khi có đến gần 300 chị em thuộc Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm cùng tham dự với vai trò đơn vị chủ nhà.
Xem hình đại hội
Từ 7g30, sự nô nức chào đón nhau của quý cha, quý thầy, các nữ đan sĩ, quý dì, quý anh chị em huynh đoàn, các cựu tu sĩ của Gia đình Đa Minh Việt Nam đã làm cho bầu khí Ngày Hội rộn rã, ấm cúng và ý nghĩa hẳn lên. Bên cạnh những chuẩn bị cho gian hàng ẩm thực, là những lời chào, giới thiệu các đơn vị tham gia, tiếng vỗ tay, cùng với những tiếng hát, vũ điệu băng reo vang dội trong hội trường… quả là bức tranh đầy sắc màu của tình gia đình, huynh đệ và nối kết nhau trong sứ vụ Đa Minh.
9g15, đoàn xe đưa rước Cha Bề Trên Tổng Quyền Gerard Francisco Timoner III, quý Cha Nguyên Bề Trên Tổng Quyền Dòng, các Nghị Huynh, Khách Mời của Tổng Hội Biên Hòa 2019 đã đến cổng Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm. Những tiếng trống rộn rã, cùng với sự chào đón nồng nhiệt của Gia đình Đa Minh Việt Nam đã khiến các đại biểu Tổng Hội ngạc nhiên về sự nồng ấm và tràn đầy sức sống nơi đây.
Với phần khai mạc chính thức, Ngày Gia Đình Đa Minh đã bắt đầu với chương trình văn nghệ thật công phu và ý nghĩa. Bằng nghệ thuật và sự sáng tạo của đạo diễn và các diễn viên, các Nghị Huynh đã được nhìn lại một chặng đường lịch sử với những bước chân truyền giáo của các Cha Đa Minh thừa sai năm xưa đến Việt Nam, cho đến thời kỳ bách hại đạo dưới thời Triều Nguyễn, Vua Minh Mạng với Giáo Hội Việt Nam, một giai đoạn với biết bao máu đổ của vị tử đạo là các Giám Mục, Cha, người giáo dân ..Dòng Đa Minh. Những giọt máu anh hùng đó đã làm nền cho hạt giống đức tin, cho sự hình thành, và phát triển của Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, của các hội dòng nữ Đa Minh tại Việt Nam. Với phần diễn xuất của hơn 200 diễn viên là từ quý thầy, các nữ tu, các sinh viên trẻ Đa Minh…chương trình văn nghệ không chỉ thành công ở sự quy mô về dàn dựng, nghệ thuật, sáng tạo từ người trẻ, nhưng đã làm nổi bật lên những trang sử rất hào hùng của người Đa Minh trên đất Việt, và đặc biệt, đó là sự nối kết với nhau trong cùng một sứ vụ của anh chị em Đa Minh Việt Nam khi chuẩn bị cho ngày hội đặc biệt này.
11g15, Thánh Lễ Tạ ơn do Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P chủ tế.Cùng đồng tế với Đức Cha Phaolô là Cha Timoner –Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng, quý Cha Cựu Tổng quyền Dòng, cùngrất đông quý cha Dòng Đa Minh đến từ năm châu cũng như quý Cha Đa Minh Việt Nam.
Ngay từ đầu bài giảng, Đức Cha Phaolô đã nhấn mạnh đến tính đặc biệt của sự kiện Tổng Hội Dòng được tổ chức tại Việt Nam, những độc đáo mang tính lịch sử với anh chị em Đa Minh Việt Nam “Toàn thể Gia Đình Đa Minh Việt Nam kính chào quý chư huynh đến từ nhiều phương trời khác nhau, và rất vui mừng tham dự Thánh Lễ Tạ ơn rất đặc biệt này”. Nhắc lại lời Cha Nguyên Bề Trên Tổng quyền Dòng, Cha Bruno Cadoré đã viết “ Tổng Tu Nghị này xảy ra vào một thời điểm đặc biệt, giữa 800 thành lập Dòng của chúng ta, và kỷ niệm 800 năm ngày sinh nhật của Thánh Đa Minh trên quê hương vĩnh cửu.” Bên cạnh đó, Đức Cha Phaolô đã chỉ ra những điểm độc đáo của Tổng Hội Biên Hòa lần này “Đây cũng là một Tổng Tu Nghị rất độc đáo, vì lần đầu tiên trong lịch sử của Dòng, một Tổng Tu Nghị được tổ chức tại một quốc gia mà nền tảng văn hóa và tôn giáo không phải là Kitô giáo. Đặc biệt hơn, trong Tổng Tu Nghị độc đáo này, lần đầu tiên, một tu sĩ gốc Á Châu được bầu để kế vị Thánh Đa Minh. Chân thành cảm ơn Tổng Tu Nghị vì sự lựa chọn mang nhiều ý nghĩa cho định hướng loan báo Tin Mừng hôm nay” và đó là “sự đa văn hóa mang tính toàn cầu của Dòng chúng ta”. Tiếp nối trong bài giảng, dựa vào Tin Mừng ngày Chúa Nhật Lc 10,38-42, Đức Cha xác tín “ Chúa đang hiện diện ở đây với Gia đình Đa Minh thế giới và Gia đình Đa Minh Việt Nam”. Và rất cụ thể với lời của Chúa Giê u nói với Matta “Maria đã chọn phần tốt nhất”,Đức Cha mời gọi mỗi người hãy tự cật vấn “Giữa bề bộn của tổ chức, âu lo trăm chiều để chuẩn bị…Tổng Tu Nghị, cũng như cuộc gặp gỡ hôm nay, nhất là đưa ra định hướng cho tương lai của Dòng, kết cục, đâu là điều cần thiết nhất cho mỗi người và cho cộng đoàn Đa Minh? Đâu là chọn lựa quan trọng nhất: chọn thánh ý Chúa hay công việc của Chúa? Đâu là sứ vụ chân lý của Gia đình Đa Minh Việt Nam trên mảnh đất thân yêu này?...” Để rồi, như Thánh Tổ Phụ mong muốn, Đức Cha tiếp “ dù ở đâu, đi đâu, làm gì…phải sống như những con người của Tin Mừng, bước theo Đấng Cứu Độ.” Kết bài giảng, Đức Cha cầu xin mọi anh chị em trong Dòng khám phá ra được những sứ điệp của Thiên Chúa gửi đến cho mọi thành viên trong dòng qua những dấu chỉ thời đại, cũng như dám hiên ngang rao giảng Tin Mừng dù gặp những gian nguy tính mạng, thách đố, bất công…
Sau Thánh Lễ, toàn thể Gia Đình Đa Minh đã có một bữa tiệc buffet trưa thật ngon với những món ẩm thực Việt Nam và rất đậm tình gia đình. Các Nghị Huynh, Khách Mời Tổng Hội đã trầm trồ khen ngợi những món ăn Việt, thích thú thưởng thức không chỉ món ăn, mà còn cách trang trí quầy hàng của các hội dòng, của một số Huynh Đoàn các Giáo phận rất đậm chất văn hóa Việt.
Thành quả của một ngày Gia Đình Đa Minh – One World, One Family, One Mission- lần này, tất cả nhờ hồng ân Thiên Chúa qua sự bầu cử của Thánh Tổ Phụ Đa Minh, và là nhờ sự đóng góp rất nhiệt thành, cùng nhau chung tay để tổ chức một ngày Gia Đình Đa Minh Việt Nam trở thành một ngày Gia Đình Đa Minh Thế Giới 2019 trong dịp Tổng Hội Biên Hòa 2019 này.
Tin, ảnh : Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P- Truyền Thông Đa Minh Việt Nam
Xem hình đại hội
Từ 7g30, sự nô nức chào đón nhau của quý cha, quý thầy, các nữ đan sĩ, quý dì, quý anh chị em huynh đoàn, các cựu tu sĩ của Gia đình Đa Minh Việt Nam đã làm cho bầu khí Ngày Hội rộn rã, ấm cúng và ý nghĩa hẳn lên. Bên cạnh những chuẩn bị cho gian hàng ẩm thực, là những lời chào, giới thiệu các đơn vị tham gia, tiếng vỗ tay, cùng với những tiếng hát, vũ điệu băng reo vang dội trong hội trường… quả là bức tranh đầy sắc màu của tình gia đình, huynh đệ và nối kết nhau trong sứ vụ Đa Minh.
9g15, đoàn xe đưa rước Cha Bề Trên Tổng Quyền Gerard Francisco Timoner III, quý Cha Nguyên Bề Trên Tổng Quyền Dòng, các Nghị Huynh, Khách Mời của Tổng Hội Biên Hòa 2019 đã đến cổng Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm. Những tiếng trống rộn rã, cùng với sự chào đón nồng nhiệt của Gia đình Đa Minh Việt Nam đã khiến các đại biểu Tổng Hội ngạc nhiên về sự nồng ấm và tràn đầy sức sống nơi đây.
11g15, Thánh Lễ Tạ ơn do Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P chủ tế.Cùng đồng tế với Đức Cha Phaolô là Cha Timoner –Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng, quý Cha Cựu Tổng quyền Dòng, cùngrất đông quý cha Dòng Đa Minh đến từ năm châu cũng như quý Cha Đa Minh Việt Nam.
Ngay từ đầu bài giảng, Đức Cha Phaolô đã nhấn mạnh đến tính đặc biệt của sự kiện Tổng Hội Dòng được tổ chức tại Việt Nam, những độc đáo mang tính lịch sử với anh chị em Đa Minh Việt Nam “Toàn thể Gia Đình Đa Minh Việt Nam kính chào quý chư huynh đến từ nhiều phương trời khác nhau, và rất vui mừng tham dự Thánh Lễ Tạ ơn rất đặc biệt này”. Nhắc lại lời Cha Nguyên Bề Trên Tổng quyền Dòng, Cha Bruno Cadoré đã viết “ Tổng Tu Nghị này xảy ra vào một thời điểm đặc biệt, giữa 800 thành lập Dòng của chúng ta, và kỷ niệm 800 năm ngày sinh nhật của Thánh Đa Minh trên quê hương vĩnh cửu.” Bên cạnh đó, Đức Cha Phaolô đã chỉ ra những điểm độc đáo của Tổng Hội Biên Hòa lần này “Đây cũng là một Tổng Tu Nghị rất độc đáo, vì lần đầu tiên trong lịch sử của Dòng, một Tổng Tu Nghị được tổ chức tại một quốc gia mà nền tảng văn hóa và tôn giáo không phải là Kitô giáo. Đặc biệt hơn, trong Tổng Tu Nghị độc đáo này, lần đầu tiên, một tu sĩ gốc Á Châu được bầu để kế vị Thánh Đa Minh. Chân thành cảm ơn Tổng Tu Nghị vì sự lựa chọn mang nhiều ý nghĩa cho định hướng loan báo Tin Mừng hôm nay” và đó là “sự đa văn hóa mang tính toàn cầu của Dòng chúng ta”. Tiếp nối trong bài giảng, dựa vào Tin Mừng ngày Chúa Nhật Lc 10,38-42, Đức Cha xác tín “ Chúa đang hiện diện ở đây với Gia đình Đa Minh thế giới và Gia đình Đa Minh Việt Nam”. Và rất cụ thể với lời của Chúa Giê u nói với Matta “Maria đã chọn phần tốt nhất”,Đức Cha mời gọi mỗi người hãy tự cật vấn “Giữa bề bộn của tổ chức, âu lo trăm chiều để chuẩn bị…Tổng Tu Nghị, cũng như cuộc gặp gỡ hôm nay, nhất là đưa ra định hướng cho tương lai của Dòng, kết cục, đâu là điều cần thiết nhất cho mỗi người và cho cộng đoàn Đa Minh? Đâu là chọn lựa quan trọng nhất: chọn thánh ý Chúa hay công việc của Chúa? Đâu là sứ vụ chân lý của Gia đình Đa Minh Việt Nam trên mảnh đất thân yêu này?...” Để rồi, như Thánh Tổ Phụ mong muốn, Đức Cha tiếp “ dù ở đâu, đi đâu, làm gì…phải sống như những con người của Tin Mừng, bước theo Đấng Cứu Độ.” Kết bài giảng, Đức Cha cầu xin mọi anh chị em trong Dòng khám phá ra được những sứ điệp của Thiên Chúa gửi đến cho mọi thành viên trong dòng qua những dấu chỉ thời đại, cũng như dám hiên ngang rao giảng Tin Mừng dù gặp những gian nguy tính mạng, thách đố, bất công…
Sau Thánh Lễ, toàn thể Gia Đình Đa Minh đã có một bữa tiệc buffet trưa thật ngon với những món ẩm thực Việt Nam và rất đậm tình gia đình. Các Nghị Huynh, Khách Mời Tổng Hội đã trầm trồ khen ngợi những món ăn Việt, thích thú thưởng thức không chỉ món ăn, mà còn cách trang trí quầy hàng của các hội dòng, của một số Huynh Đoàn các Giáo phận rất đậm chất văn hóa Việt.
Thành quả của một ngày Gia Đình Đa Minh – One World, One Family, One Mission- lần này, tất cả nhờ hồng ân Thiên Chúa qua sự bầu cử của Thánh Tổ Phụ Đa Minh, và là nhờ sự đóng góp rất nhiệt thành, cùng nhau chung tay để tổ chức một ngày Gia Đình Đa Minh Việt Nam trở thành một ngày Gia Đình Đa Minh Thế Giới 2019 trong dịp Tổng Hội Biên Hòa 2019 này.
Tin, ảnh : Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P- Truyền Thông Đa Minh Việt Nam
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bước chân nhỏ….bước tiến nhảy vọt lớn
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
16:11 22/07/2019
Bước chân nhỏ….bước tiến nhảy vọt lớn
Cách đây nửa thế kỷ, ngày 21 tháng Bảy năm 1969, phi hành gia Hoa Kỳ Neil Amstrong, là người đầu tiên đặt bước chân lên mặt trăng, đã thốt lên cảm tưởng trong vui mừng hân hoan với lòng khiêm nhượng và hướng tầm nhìn về tương lai: „ Đây là bước chân nhỏ bé của một con người, nhưng lại là bước tiến nhảy vọt to lớn của nhân loại!“.
Ngày 25.05.1961 Tổng Thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy, trước Quốc Hội đã đề ra chương trình chinh phục không gian đưa con người đổ bộ đặt chân lên mặt trăng.
Vì cho tới thời điểm lúc đó mặt trăng, tuy được coi là hành tinh gần trái đất nhất, nhưng còn xa lạ diệu vợi cùng ẩn chứa nhiều bí ẩn về khoa học, về sự sống có trên đó hay không…
Giấc mơ thám hiểm con người đặt chân lên mặt trăng đã khởi sự sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Kennedy đưa ra chương trình chinh phục không gian. Cơ quan hành không vũ trụ Nasa của Hoakỳ đã xúc tiến làm việc theo hướng chỉ đạo đó.
Và ngày 16.07.1969 Nasa đã phòng phi thuyền con thoi Apollo 11 lên không gian đưa ba phi hành gia Neil Amstrong, Buzz Aldrin và Mike Collins bay vào qũi đạo không trung tiến về hành tinh mặt trăng ở cách xa trái đất 384.000 cây số.
Chiều ngày 20.07.1969 (giờ bên USA), ngày 21.07.1969 giờ Âu châu, chiếc xe Eagle đã rời phi thuyền Apllo chở hai phi hành gia Neil Amstrong và Buzz Aldrin đáp xuống bề mặt của Mặt Trăng.
Hai phi hành gia ở lại trên đó hai tiếng rưỡi đồng hồ khảo sát thí nghiệm. Sau đó đã từ gĩa rời Mặt Trăng cùng mang về trái đất một vài mẩu đất đá của Mặt Trăng.
Sứ mạng đã hoàn thành. Mọi sự diễn xảy ra trong bình an, như dự tính mong muốn.
Biến cố con người đặt chân lần đầu tiên từ khi công trình thiên nhiên được tạo dựng, đã gây sửng sốt lạ lùng ngạc nhiên tầm vóc thế giới này cho con người. Những giây phút lạ lùng vô tiền khoáng hậu đó đã kéo chú ý của hơn 600 triệu người từ 49 quốc gia đất nước trên địa cầu hồi hộp cùng vui mừng reo hò theo dõi biến cố qua màn ảnh trực tiếp truyền hình qua vệ tinh từ mặt trăng về trái đất.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. đã theo dõi biến cố khoa học lạ lùng này từ trạm khoa học theo dõi các vì sao của Vatican ở lâu đài Castel Gandolfo.
Ngài đã phấn khởi vui mừng nói lên tâm tình của vị cha chung toàn thể Giáo Hội Công Giáo với các phi hành gia Apollo 11:
„ Tôi, Giáo hoàng Phaoilo VI. đang theo dõi các Bạn Phi hành gia đổ bộ đặt chân lên Mặt Trăng, từ đài Viễn vọng theo dõi các vì sao ở lâu đài Castel Gandolfo, xin gửi lời chào mừng các Bạn.
Xin gửi tới các Bạn chúc lành bình an. Các Bạn đã thành công đổ bộ đặt chân trên mặt trăng. Điều này mang ánh sáng chiếu vào đêm tối vào giấc mơ của chúng ta. Các Bạn đem đến mặt trăng cùng với sự tham dự sinh động của chúng ta tiếng nói âm thanh của Thần Thánh dệt thành bài ca chúc tụng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và Cha của chúng ta.
Chúng tôi giờ phút nầy gần bên các Bạn với những lời cầu chúc tốt đẹp nồng nhiệt, và với những lời cầu nguyện lên Thiên Chúa cho các Bạn .
Cùng với toàn thể Hội Thánh Công Giáo- Giáo Hoàng Phaolô VI. gửi lời chào thăm các Bạn.“
Cùng chia sẻ đồng hành, cùng tình nghĩa thân thiết của vị cha chung đứng đầu Hội Thánh Công Giáo như thế, tưởng không gì thiêng liêng cao qúi hơn được nữa. Đây là lịch sử, đây là món qùa chúc lành từ Trời cao cho các Phi hành gia Apollo 11.
Cuộc đổ bộ của con người lên mặt trăng năm 1969 thành công kỳ diệu. Nhưng mặt trăng là gì và mặt trăng nói gì với con người trên mặt đất này?
Mặt Trăng theo Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế thuật lại, là hành tinh do Thiên Chúa dựng nên trên nền trời vào ngày sáng tạo trời đất ngày thứ tư, để chiếu soi ánh sáng vào ban đêm. (St 1,14-18).
Trong ngôn ngữ tiếng Việt nam không có phân biệt giống loại. Nhưng khi nói về mặt trăng lại liên tưởng đến giống cái: mặt trăng với chị Hằng Nga, Nguyễn Du diễn tả sắc đẹp của phụ nữ như „ Khuôn trăng đầy đặn“. Người ta cũng ví nét mặt dịu hiền của một người phụ nữ như ánh sáng mặt trăng tươi mát dịu dàng, trái ngược với ánh mặt trời nóng bức biểu hiệu cho người đàn ông phái mạnh... Trong tiếng Trung Hoa cũng phân định : mặt trăng „yin“ biểu hiệu cho giống cái; mặt trời „yang“ biểu hiệu cho giống đực.
Tiếng Latinh phân biệt mặt trăng „Luna“ giống cái; mặt trời „Sol“ giống đực. Trong tiếng Pháp cũng có phân biệt tương tự mặt trăng „la Lune“, giống cái; mặt trời „le Soleil“, giống đực. Chỉ trừ trong tiếng Ðức ngược lại: mặt trời giống cái „die Sonne“ và mặt trăng giống đực „der Mond“. Có lẽ vì thế mặt trăng trở thành biểu tượng của giống cái, của sự biến chuyển và tăng trưởng. Mặt trăng biến chuyển hình thái tùy theo thời gian ngày trong một tháng: trăng đầy trăng khuyết, trăng lưỡi liềm hay trăng tròn. Những ngày trăng xuất hiện như hình lưỡi liềm - một nửa – là hình ảnh nói về sự chóng qua, biến chuyển thay đổi nhưng cũng nói lên sự quay trở lại. Thần mặt trăng trong thần thoại Hylạp „Artemis“ và trong thần thoại của người Rô-ma „Lucina“ là quan thầy bổn mạng của sinh sản, đồng thời cũng là nữ thần của đồng trinh.
Hai lối suy diễn này được tìm thấy nơi Ðức Mẹ Maria: là người đồng trinh và là mẹ sinh con. Ðức Mẹ Maria được vẽ hay khắc chạm đứng trên vầng trăng hình lưỡi liềm, là mẹ của Hội thánh và là người chiến thắng sự dữ, như trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan diễn tả: „ Rồi có một điềm lớn xuất hiện trên trời: một người phụ nữ mình khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao.“ (Kh 12, 1) Mặt trời và mặt trăng là hai hình ảnh mang hai sắc thái khác biệt nhau: Sức mạnh và sự yếu kém; giống đực và giống cái; cố định và thay đổi. Hai sắc thái này tuy khác biệt nhau, nhưng không loại trừ nhau. Trái lại chúng bổ túc cho nhau, giống như hai tính loại âm dương mang đến sự hài hòa khi cùng hòa lẫn vào nhau.
Trong mỗi con người đều có pha trộn hai sắc thái của mặt trời và mặt trăng. Con người ai cũng vậy, không chỉ có mặt sáng tươi đầy sức mạnh, có uy phong một người chỉ huy dũng mạnh của sắc thái mặt trời. Nhưng cũng có mặt yếu kém giới hạn, sự hay thay đổi của sắc thái mặt trăng.
„Bước chân nhỏ của con người “ , như lời phi hành Neil Amstrong khiêm nhượng nói lên, là thành qủa của những bước nhỏ khác tích tụ nối tiếp nhau trước đó từ 1961 đến 1969 của hàng trăm ngàn con người cần mẫn tận lực làm việc xây dựng nên phi thuyền Apollo 11 đưa con người đổ bộ lên mặt trăng.
Và „ bước tiến nhảy vọt to lớn của nhân loại“ cũng được thành hình xây dựng khởi đi từ những bước nhỏ của con người từ trái đất vượt con đường hành trình dài 384.000 cây số bay lên tới mặt trăng.
Đó là „ những bước chân nhỏ của cuộc hành trình dài, hay những sợi chỉ nhỏ dệt bện thành tấm thảm lớn“. ( Gm. GB. Bùi Tuần)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cách đây nửa thế kỷ, ngày 21 tháng Bảy năm 1969, phi hành gia Hoa Kỳ Neil Amstrong, là người đầu tiên đặt bước chân lên mặt trăng, đã thốt lên cảm tưởng trong vui mừng hân hoan với lòng khiêm nhượng và hướng tầm nhìn về tương lai: „ Đây là bước chân nhỏ bé của một con người, nhưng lại là bước tiến nhảy vọt to lớn của nhân loại!“.
Ngày 25.05.1961 Tổng Thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy, trước Quốc Hội đã đề ra chương trình chinh phục không gian đưa con người đổ bộ đặt chân lên mặt trăng.
Vì cho tới thời điểm lúc đó mặt trăng, tuy được coi là hành tinh gần trái đất nhất, nhưng còn xa lạ diệu vợi cùng ẩn chứa nhiều bí ẩn về khoa học, về sự sống có trên đó hay không…
Giấc mơ thám hiểm con người đặt chân lên mặt trăng đã khởi sự sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Kennedy đưa ra chương trình chinh phục không gian. Cơ quan hành không vũ trụ Nasa của Hoakỳ đã xúc tiến làm việc theo hướng chỉ đạo đó.
Và ngày 16.07.1969 Nasa đã phòng phi thuyền con thoi Apollo 11 lên không gian đưa ba phi hành gia Neil Amstrong, Buzz Aldrin và Mike Collins bay vào qũi đạo không trung tiến về hành tinh mặt trăng ở cách xa trái đất 384.000 cây số.
Chiều ngày 20.07.1969 (giờ bên USA), ngày 21.07.1969 giờ Âu châu, chiếc xe Eagle đã rời phi thuyền Apllo chở hai phi hành gia Neil Amstrong và Buzz Aldrin đáp xuống bề mặt của Mặt Trăng.
Hai phi hành gia ở lại trên đó hai tiếng rưỡi đồng hồ khảo sát thí nghiệm. Sau đó đã từ gĩa rời Mặt Trăng cùng mang về trái đất một vài mẩu đất đá của Mặt Trăng.
Sứ mạng đã hoàn thành. Mọi sự diễn xảy ra trong bình an, như dự tính mong muốn.
Biến cố con người đặt chân lần đầu tiên từ khi công trình thiên nhiên được tạo dựng, đã gây sửng sốt lạ lùng ngạc nhiên tầm vóc thế giới này cho con người. Những giây phút lạ lùng vô tiền khoáng hậu đó đã kéo chú ý của hơn 600 triệu người từ 49 quốc gia đất nước trên địa cầu hồi hộp cùng vui mừng reo hò theo dõi biến cố qua màn ảnh trực tiếp truyền hình qua vệ tinh từ mặt trăng về trái đất.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. đã theo dõi biến cố khoa học lạ lùng này từ trạm khoa học theo dõi các vì sao của Vatican ở lâu đài Castel Gandolfo.
Ngài đã phấn khởi vui mừng nói lên tâm tình của vị cha chung toàn thể Giáo Hội Công Giáo với các phi hành gia Apollo 11:
„ Tôi, Giáo hoàng Phaoilo VI. đang theo dõi các Bạn Phi hành gia đổ bộ đặt chân lên Mặt Trăng, từ đài Viễn vọng theo dõi các vì sao ở lâu đài Castel Gandolfo, xin gửi lời chào mừng các Bạn.
Xin gửi tới các Bạn chúc lành bình an. Các Bạn đã thành công đổ bộ đặt chân trên mặt trăng. Điều này mang ánh sáng chiếu vào đêm tối vào giấc mơ của chúng ta. Các Bạn đem đến mặt trăng cùng với sự tham dự sinh động của chúng ta tiếng nói âm thanh của Thần Thánh dệt thành bài ca chúc tụng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và Cha của chúng ta.
Chúng tôi giờ phút nầy gần bên các Bạn với những lời cầu chúc tốt đẹp nồng nhiệt, và với những lời cầu nguyện lên Thiên Chúa cho các Bạn .
Cùng với toàn thể Hội Thánh Công Giáo- Giáo Hoàng Phaolô VI. gửi lời chào thăm các Bạn.“
Cùng chia sẻ đồng hành, cùng tình nghĩa thân thiết của vị cha chung đứng đầu Hội Thánh Công Giáo như thế, tưởng không gì thiêng liêng cao qúi hơn được nữa. Đây là lịch sử, đây là món qùa chúc lành từ Trời cao cho các Phi hành gia Apollo 11.
Cuộc đổ bộ của con người lên mặt trăng năm 1969 thành công kỳ diệu. Nhưng mặt trăng là gì và mặt trăng nói gì với con người trên mặt đất này?
Mặt Trăng theo Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế thuật lại, là hành tinh do Thiên Chúa dựng nên trên nền trời vào ngày sáng tạo trời đất ngày thứ tư, để chiếu soi ánh sáng vào ban đêm. (St 1,14-18).
Trong ngôn ngữ tiếng Việt nam không có phân biệt giống loại. Nhưng khi nói về mặt trăng lại liên tưởng đến giống cái: mặt trăng với chị Hằng Nga, Nguyễn Du diễn tả sắc đẹp của phụ nữ như „ Khuôn trăng đầy đặn“. Người ta cũng ví nét mặt dịu hiền của một người phụ nữ như ánh sáng mặt trăng tươi mát dịu dàng, trái ngược với ánh mặt trời nóng bức biểu hiệu cho người đàn ông phái mạnh... Trong tiếng Trung Hoa cũng phân định : mặt trăng „yin“ biểu hiệu cho giống cái; mặt trời „yang“ biểu hiệu cho giống đực.
Tiếng Latinh phân biệt mặt trăng „Luna“ giống cái; mặt trời „Sol“ giống đực. Trong tiếng Pháp cũng có phân biệt tương tự mặt trăng „la Lune“, giống cái; mặt trời „le Soleil“, giống đực. Chỉ trừ trong tiếng Ðức ngược lại: mặt trời giống cái „die Sonne“ và mặt trăng giống đực „der Mond“. Có lẽ vì thế mặt trăng trở thành biểu tượng của giống cái, của sự biến chuyển và tăng trưởng. Mặt trăng biến chuyển hình thái tùy theo thời gian ngày trong một tháng: trăng đầy trăng khuyết, trăng lưỡi liềm hay trăng tròn. Những ngày trăng xuất hiện như hình lưỡi liềm - một nửa – là hình ảnh nói về sự chóng qua, biến chuyển thay đổi nhưng cũng nói lên sự quay trở lại. Thần mặt trăng trong thần thoại Hylạp „Artemis“ và trong thần thoại của người Rô-ma „Lucina“ là quan thầy bổn mạng của sinh sản, đồng thời cũng là nữ thần của đồng trinh.
Hai lối suy diễn này được tìm thấy nơi Ðức Mẹ Maria: là người đồng trinh và là mẹ sinh con. Ðức Mẹ Maria được vẽ hay khắc chạm đứng trên vầng trăng hình lưỡi liềm, là mẹ của Hội thánh và là người chiến thắng sự dữ, như trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan diễn tả: „ Rồi có một điềm lớn xuất hiện trên trời: một người phụ nữ mình khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao.“ (Kh 12, 1) Mặt trời và mặt trăng là hai hình ảnh mang hai sắc thái khác biệt nhau: Sức mạnh và sự yếu kém; giống đực và giống cái; cố định và thay đổi. Hai sắc thái này tuy khác biệt nhau, nhưng không loại trừ nhau. Trái lại chúng bổ túc cho nhau, giống như hai tính loại âm dương mang đến sự hài hòa khi cùng hòa lẫn vào nhau.
Trong mỗi con người đều có pha trộn hai sắc thái của mặt trời và mặt trăng. Con người ai cũng vậy, không chỉ có mặt sáng tươi đầy sức mạnh, có uy phong một người chỉ huy dũng mạnh của sắc thái mặt trời. Nhưng cũng có mặt yếu kém giới hạn, sự hay thay đổi của sắc thái mặt trăng.
„Bước chân nhỏ của con người “ , như lời phi hành Neil Amstrong khiêm nhượng nói lên, là thành qủa của những bước nhỏ khác tích tụ nối tiếp nhau trước đó từ 1961 đến 1969 của hàng trăm ngàn con người cần mẫn tận lực làm việc xây dựng nên phi thuyền Apollo 11 đưa con người đổ bộ lên mặt trăng.
Và „ bước tiến nhảy vọt to lớn của nhân loại“ cũng được thành hình xây dựng khởi đi từ những bước nhỏ của con người từ trái đất vượt con đường hành trình dài 384.000 cây số bay lên tới mặt trăng.
Đó là „ những bước chân nhỏ của cuộc hành trình dài, hay những sợi chỉ nhỏ dệt bện thành tấm thảm lớn“. ( Gm. GB. Bùi Tuần)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long