Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
00:20 23/07/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời:
“Rồi đây, mây xám bay qua rồi”
“Trong gió reo hẹn ước, không thôi”
Là lúc, tin yêu lên ngôi
Ta hát, khúc chung đôi.”
(Lê Trọng Nguyễn – Chiều Bên Giáo Đường)
(1Cr 10: 25 -27)
Bên giáo đường, vào buổi chiều, mà lại thấy “mây xám bay qua rồi”, và những là: “tình yêu lên ngôi”, “ta hát khúc chung đôi”, thì ôi thôi, thật quá đẹp! Tuy là thế, nét đẹp ấy còn nhân lên thêm rất nhiều lần, khi người người hát câu tiếp:
“Vàng rơi, bên gót chân son mềm,
Trên lối đi về xứ hoa duyên
Tà áo trinh nguyên tung bay, nụ cười thân ái.”
(Lê Trọng Nguyễn – bđd)
“Nụ cười thân ái” ấy, hôm nay đây, không chỉ thấy có ở giáo đường, vào buổi chiều. Nhưng, sẽ còn thấy dài dài, khi “tà áo trinh nguyên tung bay’, “trên lối đi về xứ hoa duyên”, có “gót chân son mềm”, ánh vàng rơi.
Phải thế không anh? Có đúng không chị? Hỡi người anh/người chị của tôi và của bạn, vẫn cứ lân la bên giáo đường, những buổi chiều? Hỏi là hỏi thế, chứ bần đạo đây, nay biết chắc một điều, là: nhiều người/nhiều vị, dù đã có tuổi hay chỉ mới có tên ở xứ đạo lền khên bên nhà, vẫn thích mục “khi-ly-khi-tô” ở nơi nào, hơn là đến “bên giáo đường”, mà nguyện cầu!
Dĩ nhiên, đây chẳng là xác quyết của một ai. Nên, cũng không cần bằng chứng. Bởi, tìm bằng chứng mà làm gì, khi trên trang mạng ngày nay vẫn thấy đầy những truyện kể rất dễ nể, như sau:
“Truyện rằng:
Có cô vợ trẻ, thuờng đi làm về trễ, nên chồng ở nhà cũng không thấy có gì để lo lắng. Nhưng một hôm, cô về trễ hơn mọi ngày nên nghĩ rằng chồng mình ở nhà sẽ rất lo, bèn vội báo cáo ngay khi vào tới cửa:
-Hú hồn! Thoát rồi anh ạ!
-Thoát, là thoát gì thế, em?
-Thoát chết đấy! Tối nay trên đường về, em gặp một tên vô lại nó dí dao vào cổ em rồi quát tháo: Yêu thì tha, kêu la thì chết!
-Trời ơi! Thế rồi làm sao? Em giải quyết thế nào?
-Em xin tha. Thế là nó tha, chẳng cần yêu iếc gì hết….”
“Chẳng cần yêu”, ý nghĩa câu nói ở trên là thế nào, làm sao biết? Chỉ biết mỗi điều, là: chắc cô vợ và tay tệ nạn cũng chỉ hiểu ý nghĩa chữ “yêu”, không theo lẽ Đạo, nên mới thế? Chắc, người người ở đời vẫn hiểu tình yêu theo nghĩa chữ, ở bên dưới:
“Theo hoá học, tình yêu là phản ứng hoá học sinh ra axít.
Theo vật lý, tình yêu là lực hút mạnh hơn lực của trái đất, vẫn cứ hút.
Theo toán học, thì tình yêu là phép trừ của túi tiền, phép chia của trái tim, phép nhân của cộng đồng nhân loại, và phép cộng của rắc rối, trong cuộc đời.
Theo văn học, thì tình yêu là cuốn sách dầy đọc từ đầu trang đến cuối trang, vẫn không hiểu gì cả!…”
Vâng “yêu” là như thế. Cả người nói lẫn người nghe vẫn chẳng hiểu gì, như ca từ ta cứ hát:
“Hồi chuông thiêng sức loang mây trời
Rung nắng Xuân chiều xuống chơi vơi
Lời hát vang đưa cô liêu bên giáo đường yêu.”
(Lê Trọng Nguyễn – bđd)
Không hiểu gì, là bởi: làm gì có chuyện “đưa cô liêu bên giáo đường yêu.” Giáo đường bao giờ mà chẳng rất “yêu”, chứ nào có cô liêu. Cô đơn. Hay cô độc! Có cô liêu chăng, chỉ gồm những bạn gặp phải tình buồn, chốn yêu đương thần thánh, có giáo đường thần thiêng đồng đạo vẫn yêu Chúa. Yêu người. Nên, đâu dám hát lời ca buồn, sau đây:
“Nguyện cầu gục đầu bên hoa mắt, ướt nhòa
Hồn anh buồn trống duyên anh còn sống đời bềnh bồng
Nguyện cầu gục đầu bên nhau mắt, ráo sầu
Xa dần đen tối tìm màu Xuân mới, trên làn môi.”
(Lê Trọng Nguyễn – bđd)
Mắt em và mắt tôi, dù có “ướt nhoà”, “sầu buồn”, “hồn anh (có) buồn trống”, “sống đời bềnh bồng” gì đi nữa, thì “màu Xuân mới” vẫn cứ đến “trên làn môi” của anh và của tôi, vẫn đang cười. Rất nở rộ. Và, hồn anh/hồn tôi, cũng như hồn mọi người dù khô cứng, đọng ngưng, vẫn hy vọng tình Chúa đỡ đần. Giùm giúp. Cũng chóng thôi.
Hồn khô cứng, rất ngưng đọng, là tâm trạng của dân con đi Đạo vào mọi thời. Chí ít, là thời có nhiều thứ hấp dẫn hơn chuyện “Chiều bên giáo đường”, kể ở trên. Giáo đường hôm nay, còn nhiều người vẫn ưu tư/thắc mắc về động thái/hành xử ở giáo đường, mỗi sáng chiều. Vì ưu tư/thắc mắc, nên có vị đã phải chạy đến với đấng bậc để hỏi han, lan man một tình tiết rất như sau:
“Thưa cha. Con cũng chẳng biết những gì đang xảy đến với con vào lúc này. Nhưng, sao con cứ thấy tâm hồn khô khan, nguội lạnh mỗi khi đọc kinh cầu nguyện không giống như dạo trước. Tức là, độ này con không còn thấy sốt sắng đi nhà thờ đọc kinh, hoặc chầu Mình Thánh Chúa nữa. Và, con cảm thấy như Chúa đang ở nơi nào đó, rất xa vời đối với con. Nhiều lúc, con lại nghĩ là: không biết mình có nên tiếp tục đọc kinh cầu nguyện không, khi lòng mình ra chai đá, cả vào lúc này. Theo cha nghĩ thì con nên làm gì đây, bây giờ? (Một giáo dân thắc mắc rất nhiều điều)
“Thắc mắc rất nhiều điều”, đâu có là tâm trạng của anh/của chị, rất hôm nay. Không thắc mắc, mới là chuyện lạ. Bởi, bình thường thì đấng bậc nhà mình đâu còn gì để làm, hoặc để phán nếu chẳng có ma nào thắc mắc, với hỏi han! Cụ thể như đấng bậc ở Sydney này những mong và đợi xem có người anh/người chị nào thắc mắc rất như thế, để còn thưa. Và đấng bậc, nay thưa rằng:
“Có thể nói, chị là người thứ hai trong vòng có một tháng trời, vẫn hỏi tôi những câu như thế. Và, tôi tin chắc crằng òn nhiều người khác nữa, cũng thắc mắc những điều tương tự, do bối rối. Bởi thế nên, chúng tôi mới có mục giải đáp các thắc mắc cho bà con, ở cột này.
Điều mà chị hoặc ai đó đang kinh qua cảm nghiệm này, là điều mà nhiều người từng trải, mà chúng ta có thói quen gọi đó là sự khô khan, nguội lạnh về đàng thiêng liêng, đạo đức. Bởi, hay rơi vào trạng huống này, người người đều thấy rằng mình ít sốt sắng hoặc chẳng sốt sắng chút nào hết. Vẫn cứ lo ra/chia trí cách nào đó, không còn thấy mình gần gũi Chúa nữa.
Nhìn vào thời xưa cũ, nhiều người thấy mình không còn như trước nữa. Tức, không dễ dàng tập trung nguyện cầu, gần gũi Chúa. Nay thì khác. Người người vẫn tự hỏi: không biết ta có nên cầu nguyện nữa hay không? Bởi, có nguyện cầu cho lắm, thì cũng đâu làm Chúa hài lòng được nữa.
Thật ra, đây là tâm trạng chung mà nhiều người đang mắc phải. Ngay đến các thánh cũng thấy những trường hợp tương tự. Ai cũng biết, Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng từng kinh qua điều mà mẹ gọi là “những đêm tối trời của linh hồn”, vào những lúc như thế, mẹ Têrêxa thấy như Chúa đang xa rời mình, quá đỗi.
Hệt như thế, thánh nữ Têrêxa thành Avila cũng từng mô tả thời gian dài đằng đẵng, khí đó thánh nữ như cảm thấy rất đau khổ vì sự khô khan/nguội lạnh, khi nguyện cầu. Thánh nữ viết: “Tôi nghĩ, với tôi, thật khó lòng bền đỗ suốt 18 năm liền, phải chịu thử thách như thế. Vẫn cứng lòng tin, là do tôi không thể tập trung suy tư, được. Trong thời gian này, ngoại trừ những lúc rước Mình Thánh Chúa vào lòng, còn ngoài ra, tôi chẳng thể nào dám cầu nguyện mà lại không dùng đến sách kinh. Linh hồn tôi lúc ấy thật đáng khiếp sợ chả dám cầu điều gì nếu; không sao đánh đuổi lũ quỷ cứ chực rình rập mình sơ hở. Bởi, thông thường thì, tôi ít khi gặp phải nỗi khổ chịu cảnh khô kha/nguội lạnh. Điều này chỉ xảy đến, khi tôi không có sách kinh, ở trong tay. Khi ấy, lập tức hồn tôi đâm bối rối; và đầu óc tôi cứ thế rong chơi. Kịp đến khi tôi bắt đầu đọc kinh, thì mọi tư tưởng mới tụ hội trở lại. Như thế, sách kinh đóng vai trò móc mồi câu linh hồn của mình.” (x. Cuộc đời #4)
Khô khan nguội lạnh về đường thiêng liêng/đạo đức có thể chỉ kéo dài một thời gian ngắn thôi. Có thể chỉ vài ngày. Hay vài tuần. Cũng có thể kéo dài cả tháng hoặc nhiều năm. Nếu phải kinh qua tình huống ngặt như thế, ta nên làm gì?
Trước tiên, là nên tiếp tục cuộc sống chuyên chăm nguyện cầu, chẳng cần biết mình thấy lòng trí ra sao. Bởi, ác thần/sự dữ vẫn muốn ta suy nghĩ rằng: nếu thấy mình không còn gần Chúa được nữa, thì cầu nguyện làm gì cho mệt xác. Nếu thế, ta lại càng không nên chào thua để chúng tung hoành mà phá phách.
Từ đó, phải nhận rằng: lời cầu nguyện của ta càng làm đẹp lòng Chúa hơn nếu ta cầu nguyện mà lòng trí lại thấy khô khan, nguội lạnh. Chúa ban cho ta lòng trí sốt sắng để thấy mình gần gũi Ngài như thể Ngài đang đoái hoài nhìn xuống mà cứu giúp, thì khi ấy việc cầu nguyện lại càng dễ hơn. Trường hợp này, ai cũng có thể làm được.
Thế nhưng, khi thấy mình khô khan, khó có thể gần gũi Chúa, thì mình càng phải cố gắng cầu nguyện hơn. Có như thế, càng quý giá trước mặt Ngài. Khi đó, có cầu nguyện cho lung, ta càng làm đẹp lòng Chúa chứ chẳng phải để làm vui lòng mình đâu chứ.
Ta biết chắc một điều, là: Chúa vẫn đánh giá cao động thái nguyện cầu như thế. Nếu ta có khuynh hướng nói rằng mình cũng chẳng muốn cầu nguyện vì thấy khô khan/nguội lạnh và không làm sao thoát khỏi tình huống này, thì khi ấy Chúa sẽ phán: “Ta không đánh giá lời cầu của con bằng cách xem con có ra khỏi cảnh khô khan/nguội lạnh được hay không, mà chỉ xem con có cố gắng đưa vào đó những gì của phần mình, thôi.”
Quả thế. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cho biết là cầu nguyện bao giờ cũng đòi hỏi phấn đấu: “Cầu nguyện vừa là quà tặng/ân huệ, vừa là quyết tâm đáp trả, từ nơi ta. Cầu nguyện bao giờ cũng cần cố gắng. Các hình ảnh về việc nguyện cầu trong sách Cựu Ước, trước thời Chúa xuống thế làm người, cũng như lời cầu nguyện của Mẹ Đức Chúa và các thánh, và của chính Đức Giêsu, đều dạy ta điều này: cầu nguyện quả là sự phấn đấu. Phấn đấu kình chống ai? Chống lại mình! Chống mọi chước cám dỗ nào khiến ta xa rời việc cầu nguyện và rời xa, không còn hiệp thông với Chúa nữa.” (x GLHTCG #2725)
Cuối cùng thì, khi thấy mình ra khô khan/nguội lạnh, là lúc ta có dịp tập dượt lại niềm tin trong nguyện cầu. Sách Giáo Lý cũng viết: “Khô khan nguội lạnh, là cung cách chiêm niệm nguyện cầu khi lòng trí ta xa vời Chúa, không cò vị ngọt của tư tưởng, ký ức và cảm xúc. Cả đến xúc cảm thiêng liêng, đạo đức nữa. Đây là thời khắc có niềm tin gắn bó với Chúa khi Ngài ở trong cơn hấp hối, với mộ phần. Thấy khô khan, là do ta thiếu bám rễ sâu. Là, do lời cầu của ta đã rơi xuống đá sỏi, nên cuộc chiến đấu đòi ta hồi hướng trở về.” (x.GLHTCG #2731)
Tóm lại, khô khan/nguội lạnh về đường thiêng liêng, đạo đức có thể có điều lợi là ta dễ đặt mình vào tình huống có ân huệ Chúa ban. Và, có thể có lợi về đường thiêng liêng, đạo đức do sự việc như thế đem đến. Cuối cùng, thì điều quan trọng vẫn là: chớ nên ngưng nguyện cầu bao giờ, dù thấy khó” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly 05/6/2011 , tr. 10)
Nghe lời khuyên răn/tâm sự từ đấng bậc vị vọng ở trên, tựa như nghe bài giảng thuyết, cũng rất quen. Quen từ hồi, tôi và bạn, ta học giáo lý ở nhà thờ. Rất chuyên chăm. Thầm lặng. Nghe và học như thế, có nghĩa là mình cũng từng nghe, nhưng quên lãng. Thế thì, những người chưa từng nghe và học biết, thì sao? Làm thế nào hiểu được những lời cao siêu/mầu nhiệm, rất cô đọng? Câu trrả lời, có lẽ nên để các thánh nam nữ của Giáo hội, vẫn có thừa phương cách để trả lời, và trả vốn.
Bần đạo đây, vốn đã bần và phần đạo lại lạo xạo chỉ được dăm ba chữ, nên chẳng dám có ý kiến/“ý cò” gì. Chỉ dám trích câu Kinh (rất) thánh qua đó, thánh Gioan từng có thị kiến rất “Khải huyền”, như sau:
“Phần Ta, mọi kẻ Ta yêu mến,
thì Ta răn bảo dạy dỗ.
Vậy, hãy nhiệt thành và hối cải ăn năn!
Này đây Ta đứng trước cửa và gõ.
Ai nghe tiếng Ta và mở cửa,
thì Ta sẽ vào nhà người ấy,
sẽ dùng bữa với người ấy,
và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.”
(Kh 3: 19-20)
Về với thói quen rất cố hữu khi có những lời hỏi han khá “hóc búa” như trên, bần đạo lại cứ từ từ trở về với ca từ của nghệ sĩ trên để hát thêm lới ca cuối, có đoạn kết, rằng:
“Rồi đây mây xám bay qua rồi,
trong gió reo hẹn ước không thôi.
Là lúc tin yêu lên ngôi,
ta hát khúc chung đôi.”
(Lê Trọng Nguyễn – bđd)
Khúc chung đôi, là khúc hát của tôi, chứ không hẳn bạn, vẫn muốn hát. Vào lúc này.
Trần Ngọc Mưới Hai
nhiều lúc vẫn muốn hát
vì hát là nhân đôi lời nguyện cầu.
Ở bất cứ nơi đâu.
Suy Niệm Chúa Nhật thứ 18 Thường niên Năm A 31.07.11
“Mưa bay! Mưa bay! Ấm cúng trong này.”
“Một hôm trời bão, Em vào chơi đây.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 14: 13-21
Mưa bão hôm ấy, cộng đoàn dân Chúa cũng đã hay tin về cái chết của thánh Gioan Tẩy Giả. Rất nghiệt ngã. Ấm cúng nơi này, lòng người cũng đã được Chúa sưởi ấm bằng phép lạ nhân rộng bánh/ cá cho mọi người. Rất lạ thường. Lạ, như trình thuật thánh Mátthêu ghi lại, rất hôm nay.
Trình thuật hôm nay, thánh Mátthêu ghi về sự kiện rất đặc biệt trong đời Chúa. Nhưng không dễ, để diễn tả xem đó là sự kiện gì. Và không dễ, để áp dụng vào đời sống của ta hôm nay.
Sự kiện hôm ấy, có Đấng Mêsia ra ngoài trời rảo bộ đã thấy cả ngàn người Do thái đi theo Ngài. Chạnh lòng thương, Chúa đã nuôi ăn cả ngàn người chỉ với 5 tấm bánh và hai con cá. Vẫn hiểu rằng, đây là phép lạ do Chúa làm. Phép lạ duy nhất trong cả bốn sách Tin Mừng. Nhưng được nhắc đến những 6 lần: riêng thánh Máccô và Mátthêu mỗi vị ghi chú đến 2 lần; thánh Luca và thánh Gioan mỗi vị chỉ một lần. Các thánh đều coi đó như biến cố lớn trong đời hoạt động công khai, của Chúa.
Nhờ thánh Mátthêu, ta được biết Hêrôđê cũng đã tổ chức một bữa tiệc cho người giàu có và trong đó có cả người nghèo nhưng không hèn, là thánh Gioan Tẩy Giả vừa trả giá rất đắt, bằng đầu mình. Cho bữa tiệc. Trái nghịch lại buổi tiệc đầy tai tiếng ấy, là tiệc ngoài trời do Chúa khoản đãi những kẻ đói/nghèo, thôi. Người giàu khi ấy, đâu biết rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội đến tham dự.
Thế rồi, điều thực sự xảy đến cũng đã đến, đó là yếu tố buổi tiệc Chúa dọn, lại diễn ra ở nơi hiu quạnh. Có cỏ xanh làm chiếu đất cho dân ngồi. Có thể là, tiệc Chúa dọn xảy đến vào mùa Xuân. Tức, mùa Vượt qua của người Do thái. Có thể, cũng không xa là mất chốn biển hồ Galilê, khiến Chúa phải lên đò như Ngài vẫn thường làm, hầu tránh con mắt dòm ngó của vua quan thời đó vẫn chực rình những ai qui tụ đám đông quần chúng quyết đi theo.
Đám đông quần chúng, vẫn có thói quen tụ tập quanh Ngài, ở gần hồ. Họ lắng nghe Lời Ngài diễn giải, suốt cả ngày. Và, còn được Ngài chữa lành. Ngài chạnh lòng thương và xử thế rất nhanh chóng kẻo rồi tình thế trở nên xấu xa, không kịp cho dân chúng thoát nạn. Sự thể là: dân chúng hôm ấy chẳng có gì để ăn. Làng mạc lại ở xa. Thấy vậy, đồ đệ Chúa mới xin Ngài ra tay làm động tác ngoại lệ, để giúp họ. Nhưng Ngài nói rõ: “Các ngươi hãy giúp họ…” Điều cần nhấn mạnh ở đây, là cụm từ “các ngươi” được thánh sử dùng đến. Cứ sự thường, mỗi lần có khó khăn, người người đều yêu cầu Chúa giải quyết. Hoặc, họ chỉ xin, chứ không tự mình tìm cách giải quyết.
Đồ đệ thấy thế, bèn kể Chúa nghe: “Ở đây, chúng tôi cũng chẳng có gì, chỉ một vài thứ…” không đủ cho vài người. Làm sao phân phát cho quảng đại quần chúng. Nói thế, có nghĩa: đồ đệ Chúa ở vào tình cảnh rất hãn hữu cũng đành bó tay. Tuyệt vọng. Chẳng làm gì được, hoặc có làm thì cũng không ra hồn. Đó, chính là vấn đề đặt ra cho dân con đồ đệ: luôn thấy mình bất tài. Vô vọng. Nên làm sao giúp ích nhiêu người được. Đó sự thường, mọi chuyện đều thế.
Và, đó là lúc Chúa ra tay làm thay cho đồ đệ. Ngài truyền cho đồ đệ bảo dân chúng ngồi xuống. Rồi Ngài cầm lấy thức ăn. Ngẩng mặt lên mà chúc tụng. Bẻ bánh ra. Và truyền lệnh phân phát cho dân chúng ăn. Trong hầu hết các sách Tin Mừng, ở đề mục, người đọc vẫn chỉ thấy những cụm từ, nào là: nhân rộng, hoá bánh thành nhiều. Nhưng chỉ mỗi bản Bẩy Mươi gốc Hy Lạp, là không thấy những chữ như thế. Trái lại, chỉ gồm mỗi động từ “phân phối”. Tức san sẻ những gì mình có. Cho mọi người.
Có thể là, chính Chúa gia tăng lượng thực phẩm, như ta nghĩ. Cũng có thể, phép lạ này, không chỉ là sự lạ của người trần. Do người trần làm ra, để người phàm trần biết mà san sẻ những gì mình có. Làm được thế, của cải trên thế giới mới đủ cho mọi người, quanh ta. Thật ra, người phàm trần vẫn đói nhiều kiến thức và quyền lợi đồng đều, hơn điều mình cần có, như cơm/bánh hằng ngày.
Và, khi ta đã biết sẻ san của cải thiêng liêng, như: tình yêu, lòng kính trọng và nhận biết những người sống chung quanh, thì khi đó ta sẽ không mất đi điều gì. Bởi khi ấy, ta càng được yêu. Càng được kính trọng và nhận biết từ những người được ta san sẻ. Ta tặng họ những thứ họ cần, như tình yêu. Nói cách khác, sẻ san cơm/bánh rồi cũng sẽ cạn dần thức ăn. Bởi, ai cũng đều có phần. Còn, san sẻ tình yêu, thì khác.
Ngoại trừ ngày hôm ấy, xảy ra phép lạ vật chất, rất có thật -và, chắc rằng ai trong chúng ta cũng đều tin như thế- thì điều này cũng không quan trọng bằng những điều hệ trọng ở đây, hôm nay: là chính việc sẻ san. Phân phối. Không phải việc sản sinh cơm/bánh mới rất cần, mà là sự sẻ san, cho đi.
Đó, là điều mọi người trông đợi nơi người Do thái. Nơi, dân con Đạo Chúa vẫn được coi là tốt đẹp, lành thánh. Trông đợi mọi người sẻ san những gì mình đang có, đặc biệt ở bữa tiệc, là thức ăn. Trình thuật hôm nay, không thấy ghi về nỗi ngạc nhiên trước sự “lạ” nhận thấy được nơi quần chúng, hoặc đồ đệ, về việc Chúa làm. Bởi, dưới nhãn quan của họ, đó là những việc cần phải làm. Và nên làm. Dù, họ không thấy nhiều người thường vẫn làm như thế. Những gì xảy đến là việc phải đến. Xem thế thì, sẻ san/phân phối mới là ý chính của trình thuật.
Nay lại hỏi, trình thuật truyện kể hôm nay áp dụng cho ai đây? Điều gì cần áp dụng?
Nếu chỉ nhìn một phía, hẳn ta sẽ thấy trình thuật vẫn gói trọn tín thư rất khích lệ. Tín thư đây, đề nghị mọi người hãy ra ngoài trời mà tổ chức những buổi sinh hoạt, nhưng đừng mang nhiều, cho mọi người. Cứ cầu xin thật nhiều, tự khắc Chúa sẽ làm phép lạ lớn lao, để thuận ban cho ta, hầu mãn nguyện. Phải đó là việc Chúa vẫn làm vào các buổi tụ tập, rất đông người? Ai là người khả dĩ lập lại cùng một phép lạ khi con dân Ngài hết của ăn/thức uống, mà trời thì tối. Lại xa phố xá cùng phố chợ?
Nhìn vào thế giới, nếu người người biết sẻ san những gì mình hiện có cho người khác, nhất là những người thiếu thốn hoặc chẳng có gì để sống còn, thì thực chất của vấn đề thực ra không phải chỉ là việc “nhân rộng” hoặc “hoá bánh thành nhiều”, cho mọi người. Mà là, thế giới hôm nay đã có quá nhiều thứ, cho mình dùng. Có nhiều hơn tình trạng bình thường mình vẫn có. Trong khi đó, có những thứ mình có thì lại ít hơn phải có, đó là: lòng lân tuất. Chính trực. Và, nhớ rằng: ngưới khác cần nhiều hơn mình.
Quyết sẻ san, là: nhất quyết giảm đi những gì ta đang có. Giảm, niềm vui vì có của dư của để, và sự thoải mái cho bản thân. Như thế, mới gia tăng của cải và sự thoải mái cho người còn thiếu thốn được. Phải chăng, đó là điều Chúa muốn ta làm ngay, lúc này? Thánh Phaolô có lần nói: “Quả thật, anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.” (2Cr 8: 9-10)
Quả có thế. Khi ta có rất ít để có thể sống sót, thì lúc đó ta sẽ tìm cách trở nên người khác, không phải để có được sự thoải mái mình vẫn sống trước đây, nhưng còn phải hơn trước, rất nhiều. Phải chăng đó là điều Chúa dạy ta phải như thế, qua phép lạ “sẻ san”, cho đi này?
Ngày nay, ta không thể sửa đổi cái nghèo của thế giới bằng cách tổ chức những bữa ăn ngoài trời, cho nhiều người. Mà là, đổi thay cơ cấu kinh tế/chính trị của thế giới, tận thâm căn. Ngày nay, phải chăng cơm áo gạo tiền, là những gì thâm căn nơi kính tế thế giới? Của ăn và thức uống có là khó khăn của những người bị mất việc. Những kẻ sống vô gia cư, chết vô địa táng? Vẫn cứ lang thang ngoài phố chợ?
Và cứ thế, các vấn đề khúc mắc cứ mãi đặt ra. Có là điều bức bách đối với người không điện thoại di động? Không thẻ tín dụng. Không an sinh? Những người không có, là không có gì? Phải chăng cơm áo, gạo tiền là vấn đề bức bách nhất? Tại sao người nghèo đói lại là người dễ bị SIĐA nhất?
Tại sao ta vẫn được bảo cho biết: phân nửa dân số thế giới hôm nay vẫn cứ than phiền là mình không đủ ăn? Tại sao phân nửa số người còn lại, chỉ phàn nàn về tham vọng. Dục vọng. Và, khát vọng? Có lẽ, đã đến lúc ta nên ngồi lại mà tái thẩm định hệ thống giá trị, để rồi sẽ làm được điều gì đó, cho mọi người. Chí ít, là những người còn thiếu thốn. Nghèo hèn. Khá bức bách.
Phải chăng trình thuật hôm nay chỉ kể đến bẩy thứ, như cá và bánh Chúa ban cho những người theo chân Ngài, mà nghe giảng? Không. Tám thứ mới đúng. Bởi, ở buổi Tiệc Ly, chính Chúa cũng ban cho ta Thân Mình Ngài, để ta nhận lấy mà ăn. Giả như, ta thực sự nuôi sống bằng sự hiện diện của Ngài. Bằng, hệ thống giá trị Ngài ban cho, có lẽ thế giới mình đang sống, sẽ khác. Hẳn là, khi ấy, ta mới thực sự có được bữa tiệc ngoài trời, Chúa tổ chức. Theo kiểu của Ngài. Mới đúng.
Trong tâm tình đó, cũng nên ngâm câu thơ để ngỏ của nhà thơ viết về sự “Ấm cúng”, như:
“Em bớt lạnh chưa?
Lòng tôi kề đó,
Một ngọn đèn đỏ,
Đôi lòng đêm xưa.
Em ngồi em nhớ,
Tôi ngồi tôi mơ:
Một đời nho nhỏ,
Một phòng xinh xinh,
Cảnh trời mưa gió,
Và hai chúng mình.”
(Đinh Hùng - Ấm Cúng)
Với nhà thơ, bớt lạnh chỉ mỗi hai chúng mình. Nhưng với nhà Đạo, người bớt lạnh,chỉ khi nào ta biết sẻ san nhưng cơm, cùng áo. Với gạo tiền. Đó cũng là ý nghĩa của trình thuật, rất hôm nay. Và mai ngày. Ở nơi đây.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch.
“Rồi đây, mây xám bay qua rồi”
“Trong gió reo hẹn ước, không thôi”
Là lúc, tin yêu lên ngôi
Ta hát, khúc chung đôi.”
(Lê Trọng Nguyễn – Chiều Bên Giáo Đường)
(1Cr 10: 25 -27)
Bên giáo đường, vào buổi chiều, mà lại thấy “mây xám bay qua rồi”, và những là: “tình yêu lên ngôi”, “ta hát khúc chung đôi”, thì ôi thôi, thật quá đẹp! Tuy là thế, nét đẹp ấy còn nhân lên thêm rất nhiều lần, khi người người hát câu tiếp:
“Vàng rơi, bên gót chân son mềm,
Trên lối đi về xứ hoa duyên
Tà áo trinh nguyên tung bay, nụ cười thân ái.”
(Lê Trọng Nguyễn – bđd)
“Nụ cười thân ái” ấy, hôm nay đây, không chỉ thấy có ở giáo đường, vào buổi chiều. Nhưng, sẽ còn thấy dài dài, khi “tà áo trinh nguyên tung bay’, “trên lối đi về xứ hoa duyên”, có “gót chân son mềm”, ánh vàng rơi.
Phải thế không anh? Có đúng không chị? Hỡi người anh/người chị của tôi và của bạn, vẫn cứ lân la bên giáo đường, những buổi chiều? Hỏi là hỏi thế, chứ bần đạo đây, nay biết chắc một điều, là: nhiều người/nhiều vị, dù đã có tuổi hay chỉ mới có tên ở xứ đạo lền khên bên nhà, vẫn thích mục “khi-ly-khi-tô” ở nơi nào, hơn là đến “bên giáo đường”, mà nguyện cầu!
Dĩ nhiên, đây chẳng là xác quyết của một ai. Nên, cũng không cần bằng chứng. Bởi, tìm bằng chứng mà làm gì, khi trên trang mạng ngày nay vẫn thấy đầy những truyện kể rất dễ nể, như sau:
“Truyện rằng:
Có cô vợ trẻ, thuờng đi làm về trễ, nên chồng ở nhà cũng không thấy có gì để lo lắng. Nhưng một hôm, cô về trễ hơn mọi ngày nên nghĩ rằng chồng mình ở nhà sẽ rất lo, bèn vội báo cáo ngay khi vào tới cửa:
-Hú hồn! Thoát rồi anh ạ!
-Thoát, là thoát gì thế, em?
-Thoát chết đấy! Tối nay trên đường về, em gặp một tên vô lại nó dí dao vào cổ em rồi quát tháo: Yêu thì tha, kêu la thì chết!
-Trời ơi! Thế rồi làm sao? Em giải quyết thế nào?
-Em xin tha. Thế là nó tha, chẳng cần yêu iếc gì hết….”
“Chẳng cần yêu”, ý nghĩa câu nói ở trên là thế nào, làm sao biết? Chỉ biết mỗi điều, là: chắc cô vợ và tay tệ nạn cũng chỉ hiểu ý nghĩa chữ “yêu”, không theo lẽ Đạo, nên mới thế? Chắc, người người ở đời vẫn hiểu tình yêu theo nghĩa chữ, ở bên dưới:
“Theo hoá học, tình yêu là phản ứng hoá học sinh ra axít.
Theo vật lý, tình yêu là lực hút mạnh hơn lực của trái đất, vẫn cứ hút.
Theo toán học, thì tình yêu là phép trừ của túi tiền, phép chia của trái tim, phép nhân của cộng đồng nhân loại, và phép cộng của rắc rối, trong cuộc đời.
Theo văn học, thì tình yêu là cuốn sách dầy đọc từ đầu trang đến cuối trang, vẫn không hiểu gì cả!…”
Vâng “yêu” là như thế. Cả người nói lẫn người nghe vẫn chẳng hiểu gì, như ca từ ta cứ hát:
“Hồi chuông thiêng sức loang mây trời
Rung nắng Xuân chiều xuống chơi vơi
Lời hát vang đưa cô liêu bên giáo đường yêu.”
(Lê Trọng Nguyễn – bđd)
Không hiểu gì, là bởi: làm gì có chuyện “đưa cô liêu bên giáo đường yêu.” Giáo đường bao giờ mà chẳng rất “yêu”, chứ nào có cô liêu. Cô đơn. Hay cô độc! Có cô liêu chăng, chỉ gồm những bạn gặp phải tình buồn, chốn yêu đương thần thánh, có giáo đường thần thiêng đồng đạo vẫn yêu Chúa. Yêu người. Nên, đâu dám hát lời ca buồn, sau đây:
“Nguyện cầu gục đầu bên hoa mắt, ướt nhòa
Hồn anh buồn trống duyên anh còn sống đời bềnh bồng
Nguyện cầu gục đầu bên nhau mắt, ráo sầu
Xa dần đen tối tìm màu Xuân mới, trên làn môi.”
(Lê Trọng Nguyễn – bđd)
Mắt em và mắt tôi, dù có “ướt nhoà”, “sầu buồn”, “hồn anh (có) buồn trống”, “sống đời bềnh bồng” gì đi nữa, thì “màu Xuân mới” vẫn cứ đến “trên làn môi” của anh và của tôi, vẫn đang cười. Rất nở rộ. Và, hồn anh/hồn tôi, cũng như hồn mọi người dù khô cứng, đọng ngưng, vẫn hy vọng tình Chúa đỡ đần. Giùm giúp. Cũng chóng thôi.
Hồn khô cứng, rất ngưng đọng, là tâm trạng của dân con đi Đạo vào mọi thời. Chí ít, là thời có nhiều thứ hấp dẫn hơn chuyện “Chiều bên giáo đường”, kể ở trên. Giáo đường hôm nay, còn nhiều người vẫn ưu tư/thắc mắc về động thái/hành xử ở giáo đường, mỗi sáng chiều. Vì ưu tư/thắc mắc, nên có vị đã phải chạy đến với đấng bậc để hỏi han, lan man một tình tiết rất như sau:
“Thưa cha. Con cũng chẳng biết những gì đang xảy đến với con vào lúc này. Nhưng, sao con cứ thấy tâm hồn khô khan, nguội lạnh mỗi khi đọc kinh cầu nguyện không giống như dạo trước. Tức là, độ này con không còn thấy sốt sắng đi nhà thờ đọc kinh, hoặc chầu Mình Thánh Chúa nữa. Và, con cảm thấy như Chúa đang ở nơi nào đó, rất xa vời đối với con. Nhiều lúc, con lại nghĩ là: không biết mình có nên tiếp tục đọc kinh cầu nguyện không, khi lòng mình ra chai đá, cả vào lúc này. Theo cha nghĩ thì con nên làm gì đây, bây giờ? (Một giáo dân thắc mắc rất nhiều điều)
“Thắc mắc rất nhiều điều”, đâu có là tâm trạng của anh/của chị, rất hôm nay. Không thắc mắc, mới là chuyện lạ. Bởi, bình thường thì đấng bậc nhà mình đâu còn gì để làm, hoặc để phán nếu chẳng có ma nào thắc mắc, với hỏi han! Cụ thể như đấng bậc ở Sydney này những mong và đợi xem có người anh/người chị nào thắc mắc rất như thế, để còn thưa. Và đấng bậc, nay thưa rằng:
“Có thể nói, chị là người thứ hai trong vòng có một tháng trời, vẫn hỏi tôi những câu như thế. Và, tôi tin chắc crằng òn nhiều người khác nữa, cũng thắc mắc những điều tương tự, do bối rối. Bởi thế nên, chúng tôi mới có mục giải đáp các thắc mắc cho bà con, ở cột này.
Điều mà chị hoặc ai đó đang kinh qua cảm nghiệm này, là điều mà nhiều người từng trải, mà chúng ta có thói quen gọi đó là sự khô khan, nguội lạnh về đàng thiêng liêng, đạo đức. Bởi, hay rơi vào trạng huống này, người người đều thấy rằng mình ít sốt sắng hoặc chẳng sốt sắng chút nào hết. Vẫn cứ lo ra/chia trí cách nào đó, không còn thấy mình gần gũi Chúa nữa.
Nhìn vào thời xưa cũ, nhiều người thấy mình không còn như trước nữa. Tức, không dễ dàng tập trung nguyện cầu, gần gũi Chúa. Nay thì khác. Người người vẫn tự hỏi: không biết ta có nên cầu nguyện nữa hay không? Bởi, có nguyện cầu cho lắm, thì cũng đâu làm Chúa hài lòng được nữa.
Thật ra, đây là tâm trạng chung mà nhiều người đang mắc phải. Ngay đến các thánh cũng thấy những trường hợp tương tự. Ai cũng biết, Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng từng kinh qua điều mà mẹ gọi là “những đêm tối trời của linh hồn”, vào những lúc như thế, mẹ Têrêxa thấy như Chúa đang xa rời mình, quá đỗi.
Hệt như thế, thánh nữ Têrêxa thành Avila cũng từng mô tả thời gian dài đằng đẵng, khí đó thánh nữ như cảm thấy rất đau khổ vì sự khô khan/nguội lạnh, khi nguyện cầu. Thánh nữ viết: “Tôi nghĩ, với tôi, thật khó lòng bền đỗ suốt 18 năm liền, phải chịu thử thách như thế. Vẫn cứng lòng tin, là do tôi không thể tập trung suy tư, được. Trong thời gian này, ngoại trừ những lúc rước Mình Thánh Chúa vào lòng, còn ngoài ra, tôi chẳng thể nào dám cầu nguyện mà lại không dùng đến sách kinh. Linh hồn tôi lúc ấy thật đáng khiếp sợ chả dám cầu điều gì nếu; không sao đánh đuổi lũ quỷ cứ chực rình rập mình sơ hở. Bởi, thông thường thì, tôi ít khi gặp phải nỗi khổ chịu cảnh khô kha/nguội lạnh. Điều này chỉ xảy đến, khi tôi không có sách kinh, ở trong tay. Khi ấy, lập tức hồn tôi đâm bối rối; và đầu óc tôi cứ thế rong chơi. Kịp đến khi tôi bắt đầu đọc kinh, thì mọi tư tưởng mới tụ hội trở lại. Như thế, sách kinh đóng vai trò móc mồi câu linh hồn của mình.” (x. Cuộc đời #4)
Khô khan nguội lạnh về đường thiêng liêng/đạo đức có thể chỉ kéo dài một thời gian ngắn thôi. Có thể chỉ vài ngày. Hay vài tuần. Cũng có thể kéo dài cả tháng hoặc nhiều năm. Nếu phải kinh qua tình huống ngặt như thế, ta nên làm gì?
Trước tiên, là nên tiếp tục cuộc sống chuyên chăm nguyện cầu, chẳng cần biết mình thấy lòng trí ra sao. Bởi, ác thần/sự dữ vẫn muốn ta suy nghĩ rằng: nếu thấy mình không còn gần Chúa được nữa, thì cầu nguyện làm gì cho mệt xác. Nếu thế, ta lại càng không nên chào thua để chúng tung hoành mà phá phách.
Từ đó, phải nhận rằng: lời cầu nguyện của ta càng làm đẹp lòng Chúa hơn nếu ta cầu nguyện mà lòng trí lại thấy khô khan, nguội lạnh. Chúa ban cho ta lòng trí sốt sắng để thấy mình gần gũi Ngài như thể Ngài đang đoái hoài nhìn xuống mà cứu giúp, thì khi ấy việc cầu nguyện lại càng dễ hơn. Trường hợp này, ai cũng có thể làm được.
Thế nhưng, khi thấy mình khô khan, khó có thể gần gũi Chúa, thì mình càng phải cố gắng cầu nguyện hơn. Có như thế, càng quý giá trước mặt Ngài. Khi đó, có cầu nguyện cho lung, ta càng làm đẹp lòng Chúa chứ chẳng phải để làm vui lòng mình đâu chứ.
Ta biết chắc một điều, là: Chúa vẫn đánh giá cao động thái nguyện cầu như thế. Nếu ta có khuynh hướng nói rằng mình cũng chẳng muốn cầu nguyện vì thấy khô khan/nguội lạnh và không làm sao thoát khỏi tình huống này, thì khi ấy Chúa sẽ phán: “Ta không đánh giá lời cầu của con bằng cách xem con có ra khỏi cảnh khô khan/nguội lạnh được hay không, mà chỉ xem con có cố gắng đưa vào đó những gì của phần mình, thôi.”
Quả thế. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cho biết là cầu nguyện bao giờ cũng đòi hỏi phấn đấu: “Cầu nguyện vừa là quà tặng/ân huệ, vừa là quyết tâm đáp trả, từ nơi ta. Cầu nguyện bao giờ cũng cần cố gắng. Các hình ảnh về việc nguyện cầu trong sách Cựu Ước, trước thời Chúa xuống thế làm người, cũng như lời cầu nguyện của Mẹ Đức Chúa và các thánh, và của chính Đức Giêsu, đều dạy ta điều này: cầu nguyện quả là sự phấn đấu. Phấn đấu kình chống ai? Chống lại mình! Chống mọi chước cám dỗ nào khiến ta xa rời việc cầu nguyện và rời xa, không còn hiệp thông với Chúa nữa.” (x GLHTCG #2725)
Cuối cùng thì, khi thấy mình ra khô khan/nguội lạnh, là lúc ta có dịp tập dượt lại niềm tin trong nguyện cầu. Sách Giáo Lý cũng viết: “Khô khan nguội lạnh, là cung cách chiêm niệm nguyện cầu khi lòng trí ta xa vời Chúa, không cò vị ngọt của tư tưởng, ký ức và cảm xúc. Cả đến xúc cảm thiêng liêng, đạo đức nữa. Đây là thời khắc có niềm tin gắn bó với Chúa khi Ngài ở trong cơn hấp hối, với mộ phần. Thấy khô khan, là do ta thiếu bám rễ sâu. Là, do lời cầu của ta đã rơi xuống đá sỏi, nên cuộc chiến đấu đòi ta hồi hướng trở về.” (x.GLHTCG #2731)
Tóm lại, khô khan/nguội lạnh về đường thiêng liêng, đạo đức có thể có điều lợi là ta dễ đặt mình vào tình huống có ân huệ Chúa ban. Và, có thể có lợi về đường thiêng liêng, đạo đức do sự việc như thế đem đến. Cuối cùng, thì điều quan trọng vẫn là: chớ nên ngưng nguyện cầu bao giờ, dù thấy khó” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly 05/6/2011 , tr. 10)
Nghe lời khuyên răn/tâm sự từ đấng bậc vị vọng ở trên, tựa như nghe bài giảng thuyết, cũng rất quen. Quen từ hồi, tôi và bạn, ta học giáo lý ở nhà thờ. Rất chuyên chăm. Thầm lặng. Nghe và học như thế, có nghĩa là mình cũng từng nghe, nhưng quên lãng. Thế thì, những người chưa từng nghe và học biết, thì sao? Làm thế nào hiểu được những lời cao siêu/mầu nhiệm, rất cô đọng? Câu trrả lời, có lẽ nên để các thánh nam nữ của Giáo hội, vẫn có thừa phương cách để trả lời, và trả vốn.
Bần đạo đây, vốn đã bần và phần đạo lại lạo xạo chỉ được dăm ba chữ, nên chẳng dám có ý kiến/“ý cò” gì. Chỉ dám trích câu Kinh (rất) thánh qua đó, thánh Gioan từng có thị kiến rất “Khải huyền”, như sau:
“Phần Ta, mọi kẻ Ta yêu mến,
thì Ta răn bảo dạy dỗ.
Vậy, hãy nhiệt thành và hối cải ăn năn!
Này đây Ta đứng trước cửa và gõ.
Ai nghe tiếng Ta và mở cửa,
thì Ta sẽ vào nhà người ấy,
sẽ dùng bữa với người ấy,
và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.”
(Kh 3: 19-20)
Về với thói quen rất cố hữu khi có những lời hỏi han khá “hóc búa” như trên, bần đạo lại cứ từ từ trở về với ca từ của nghệ sĩ trên để hát thêm lới ca cuối, có đoạn kết, rằng:
“Rồi đây mây xám bay qua rồi,
trong gió reo hẹn ước không thôi.
Là lúc tin yêu lên ngôi,
ta hát khúc chung đôi.”
(Lê Trọng Nguyễn – bđd)
Khúc chung đôi, là khúc hát của tôi, chứ không hẳn bạn, vẫn muốn hát. Vào lúc này.
Trần Ngọc Mưới Hai
nhiều lúc vẫn muốn hát
vì hát là nhân đôi lời nguyện cầu.
Ở bất cứ nơi đâu.
Suy Niệm Chúa Nhật thứ 18 Thường niên Năm A 31.07.11
“Mưa bay! Mưa bay! Ấm cúng trong này.”
“Một hôm trời bão, Em vào chơi đây.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 14: 13-21
Mưa bão hôm ấy, cộng đoàn dân Chúa cũng đã hay tin về cái chết của thánh Gioan Tẩy Giả. Rất nghiệt ngã. Ấm cúng nơi này, lòng người cũng đã được Chúa sưởi ấm bằng phép lạ nhân rộng bánh/ cá cho mọi người. Rất lạ thường. Lạ, như trình thuật thánh Mátthêu ghi lại, rất hôm nay.
Trình thuật hôm nay, thánh Mátthêu ghi về sự kiện rất đặc biệt trong đời Chúa. Nhưng không dễ, để diễn tả xem đó là sự kiện gì. Và không dễ, để áp dụng vào đời sống của ta hôm nay.
Sự kiện hôm ấy, có Đấng Mêsia ra ngoài trời rảo bộ đã thấy cả ngàn người Do thái đi theo Ngài. Chạnh lòng thương, Chúa đã nuôi ăn cả ngàn người chỉ với 5 tấm bánh và hai con cá. Vẫn hiểu rằng, đây là phép lạ do Chúa làm. Phép lạ duy nhất trong cả bốn sách Tin Mừng. Nhưng được nhắc đến những 6 lần: riêng thánh Máccô và Mátthêu mỗi vị ghi chú đến 2 lần; thánh Luca và thánh Gioan mỗi vị chỉ một lần. Các thánh đều coi đó như biến cố lớn trong đời hoạt động công khai, của Chúa.
Nhờ thánh Mátthêu, ta được biết Hêrôđê cũng đã tổ chức một bữa tiệc cho người giàu có và trong đó có cả người nghèo nhưng không hèn, là thánh Gioan Tẩy Giả vừa trả giá rất đắt, bằng đầu mình. Cho bữa tiệc. Trái nghịch lại buổi tiệc đầy tai tiếng ấy, là tiệc ngoài trời do Chúa khoản đãi những kẻ đói/nghèo, thôi. Người giàu khi ấy, đâu biết rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội đến tham dự.
Thế rồi, điều thực sự xảy đến cũng đã đến, đó là yếu tố buổi tiệc Chúa dọn, lại diễn ra ở nơi hiu quạnh. Có cỏ xanh làm chiếu đất cho dân ngồi. Có thể là, tiệc Chúa dọn xảy đến vào mùa Xuân. Tức, mùa Vượt qua của người Do thái. Có thể, cũng không xa là mất chốn biển hồ Galilê, khiến Chúa phải lên đò như Ngài vẫn thường làm, hầu tránh con mắt dòm ngó của vua quan thời đó vẫn chực rình những ai qui tụ đám đông quần chúng quyết đi theo.
Đám đông quần chúng, vẫn có thói quen tụ tập quanh Ngài, ở gần hồ. Họ lắng nghe Lời Ngài diễn giải, suốt cả ngày. Và, còn được Ngài chữa lành. Ngài chạnh lòng thương và xử thế rất nhanh chóng kẻo rồi tình thế trở nên xấu xa, không kịp cho dân chúng thoát nạn. Sự thể là: dân chúng hôm ấy chẳng có gì để ăn. Làng mạc lại ở xa. Thấy vậy, đồ đệ Chúa mới xin Ngài ra tay làm động tác ngoại lệ, để giúp họ. Nhưng Ngài nói rõ: “Các ngươi hãy giúp họ…” Điều cần nhấn mạnh ở đây, là cụm từ “các ngươi” được thánh sử dùng đến. Cứ sự thường, mỗi lần có khó khăn, người người đều yêu cầu Chúa giải quyết. Hoặc, họ chỉ xin, chứ không tự mình tìm cách giải quyết.
Đồ đệ thấy thế, bèn kể Chúa nghe: “Ở đây, chúng tôi cũng chẳng có gì, chỉ một vài thứ…” không đủ cho vài người. Làm sao phân phát cho quảng đại quần chúng. Nói thế, có nghĩa: đồ đệ Chúa ở vào tình cảnh rất hãn hữu cũng đành bó tay. Tuyệt vọng. Chẳng làm gì được, hoặc có làm thì cũng không ra hồn. Đó, chính là vấn đề đặt ra cho dân con đồ đệ: luôn thấy mình bất tài. Vô vọng. Nên làm sao giúp ích nhiêu người được. Đó sự thường, mọi chuyện đều thế.
Và, đó là lúc Chúa ra tay làm thay cho đồ đệ. Ngài truyền cho đồ đệ bảo dân chúng ngồi xuống. Rồi Ngài cầm lấy thức ăn. Ngẩng mặt lên mà chúc tụng. Bẻ bánh ra. Và truyền lệnh phân phát cho dân chúng ăn. Trong hầu hết các sách Tin Mừng, ở đề mục, người đọc vẫn chỉ thấy những cụm từ, nào là: nhân rộng, hoá bánh thành nhiều. Nhưng chỉ mỗi bản Bẩy Mươi gốc Hy Lạp, là không thấy những chữ như thế. Trái lại, chỉ gồm mỗi động từ “phân phối”. Tức san sẻ những gì mình có. Cho mọi người.
Có thể là, chính Chúa gia tăng lượng thực phẩm, như ta nghĩ. Cũng có thể, phép lạ này, không chỉ là sự lạ của người trần. Do người trần làm ra, để người phàm trần biết mà san sẻ những gì mình có. Làm được thế, của cải trên thế giới mới đủ cho mọi người, quanh ta. Thật ra, người phàm trần vẫn đói nhiều kiến thức và quyền lợi đồng đều, hơn điều mình cần có, như cơm/bánh hằng ngày.
Và, khi ta đã biết sẻ san của cải thiêng liêng, như: tình yêu, lòng kính trọng và nhận biết những người sống chung quanh, thì khi đó ta sẽ không mất đi điều gì. Bởi khi ấy, ta càng được yêu. Càng được kính trọng và nhận biết từ những người được ta san sẻ. Ta tặng họ những thứ họ cần, như tình yêu. Nói cách khác, sẻ san cơm/bánh rồi cũng sẽ cạn dần thức ăn. Bởi, ai cũng đều có phần. Còn, san sẻ tình yêu, thì khác.
Ngoại trừ ngày hôm ấy, xảy ra phép lạ vật chất, rất có thật -và, chắc rằng ai trong chúng ta cũng đều tin như thế- thì điều này cũng không quan trọng bằng những điều hệ trọng ở đây, hôm nay: là chính việc sẻ san. Phân phối. Không phải việc sản sinh cơm/bánh mới rất cần, mà là sự sẻ san, cho đi.
Đó, là điều mọi người trông đợi nơi người Do thái. Nơi, dân con Đạo Chúa vẫn được coi là tốt đẹp, lành thánh. Trông đợi mọi người sẻ san những gì mình đang có, đặc biệt ở bữa tiệc, là thức ăn. Trình thuật hôm nay, không thấy ghi về nỗi ngạc nhiên trước sự “lạ” nhận thấy được nơi quần chúng, hoặc đồ đệ, về việc Chúa làm. Bởi, dưới nhãn quan của họ, đó là những việc cần phải làm. Và nên làm. Dù, họ không thấy nhiều người thường vẫn làm như thế. Những gì xảy đến là việc phải đến. Xem thế thì, sẻ san/phân phối mới là ý chính của trình thuật.
Nay lại hỏi, trình thuật truyện kể hôm nay áp dụng cho ai đây? Điều gì cần áp dụng?
Nếu chỉ nhìn một phía, hẳn ta sẽ thấy trình thuật vẫn gói trọn tín thư rất khích lệ. Tín thư đây, đề nghị mọi người hãy ra ngoài trời mà tổ chức những buổi sinh hoạt, nhưng đừng mang nhiều, cho mọi người. Cứ cầu xin thật nhiều, tự khắc Chúa sẽ làm phép lạ lớn lao, để thuận ban cho ta, hầu mãn nguyện. Phải đó là việc Chúa vẫn làm vào các buổi tụ tập, rất đông người? Ai là người khả dĩ lập lại cùng một phép lạ khi con dân Ngài hết của ăn/thức uống, mà trời thì tối. Lại xa phố xá cùng phố chợ?
Nhìn vào thế giới, nếu người người biết sẻ san những gì mình hiện có cho người khác, nhất là những người thiếu thốn hoặc chẳng có gì để sống còn, thì thực chất của vấn đề thực ra không phải chỉ là việc “nhân rộng” hoặc “hoá bánh thành nhiều”, cho mọi người. Mà là, thế giới hôm nay đã có quá nhiều thứ, cho mình dùng. Có nhiều hơn tình trạng bình thường mình vẫn có. Trong khi đó, có những thứ mình có thì lại ít hơn phải có, đó là: lòng lân tuất. Chính trực. Và, nhớ rằng: ngưới khác cần nhiều hơn mình.
Quyết sẻ san, là: nhất quyết giảm đi những gì ta đang có. Giảm, niềm vui vì có của dư của để, và sự thoải mái cho bản thân. Như thế, mới gia tăng của cải và sự thoải mái cho người còn thiếu thốn được. Phải chăng, đó là điều Chúa muốn ta làm ngay, lúc này? Thánh Phaolô có lần nói: “Quả thật, anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.” (2Cr 8: 9-10)
Quả có thế. Khi ta có rất ít để có thể sống sót, thì lúc đó ta sẽ tìm cách trở nên người khác, không phải để có được sự thoải mái mình vẫn sống trước đây, nhưng còn phải hơn trước, rất nhiều. Phải chăng đó là điều Chúa dạy ta phải như thế, qua phép lạ “sẻ san”, cho đi này?
Ngày nay, ta không thể sửa đổi cái nghèo của thế giới bằng cách tổ chức những bữa ăn ngoài trời, cho nhiều người. Mà là, đổi thay cơ cấu kinh tế/chính trị của thế giới, tận thâm căn. Ngày nay, phải chăng cơm áo gạo tiền, là những gì thâm căn nơi kính tế thế giới? Của ăn và thức uống có là khó khăn của những người bị mất việc. Những kẻ sống vô gia cư, chết vô địa táng? Vẫn cứ lang thang ngoài phố chợ?
Và cứ thế, các vấn đề khúc mắc cứ mãi đặt ra. Có là điều bức bách đối với người không điện thoại di động? Không thẻ tín dụng. Không an sinh? Những người không có, là không có gì? Phải chăng cơm áo, gạo tiền là vấn đề bức bách nhất? Tại sao người nghèo đói lại là người dễ bị SIĐA nhất?
Tại sao ta vẫn được bảo cho biết: phân nửa dân số thế giới hôm nay vẫn cứ than phiền là mình không đủ ăn? Tại sao phân nửa số người còn lại, chỉ phàn nàn về tham vọng. Dục vọng. Và, khát vọng? Có lẽ, đã đến lúc ta nên ngồi lại mà tái thẩm định hệ thống giá trị, để rồi sẽ làm được điều gì đó, cho mọi người. Chí ít, là những người còn thiếu thốn. Nghèo hèn. Khá bức bách.
Phải chăng trình thuật hôm nay chỉ kể đến bẩy thứ, như cá và bánh Chúa ban cho những người theo chân Ngài, mà nghe giảng? Không. Tám thứ mới đúng. Bởi, ở buổi Tiệc Ly, chính Chúa cũng ban cho ta Thân Mình Ngài, để ta nhận lấy mà ăn. Giả như, ta thực sự nuôi sống bằng sự hiện diện của Ngài. Bằng, hệ thống giá trị Ngài ban cho, có lẽ thế giới mình đang sống, sẽ khác. Hẳn là, khi ấy, ta mới thực sự có được bữa tiệc ngoài trời, Chúa tổ chức. Theo kiểu của Ngài. Mới đúng.
Trong tâm tình đó, cũng nên ngâm câu thơ để ngỏ của nhà thơ viết về sự “Ấm cúng”, như:
“Em bớt lạnh chưa?
Lòng tôi kề đó,
Một ngọn đèn đỏ,
Đôi lòng đêm xưa.
Em ngồi em nhớ,
Tôi ngồi tôi mơ:
Một đời nho nhỏ,
Một phòng xinh xinh,
Cảnh trời mưa gió,
Và hai chúng mình.”
(Đinh Hùng - Ấm Cúng)
Với nhà thơ, bớt lạnh chỉ mỗi hai chúng mình. Nhưng với nhà Đạo, người bớt lạnh,chỉ khi nào ta biết sẻ san nhưng cơm, cùng áo. Với gạo tiền. Đó cũng là ý nghĩa của trình thuật, rất hôm nay. Và mai ngày. Ở nơi đây.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:17 23/07/2011
TÌM CHỖ TRỌ
Có một người vì ban ngày phải đi cho nhanh nên ban đêm phải tìm một nơi để nghỉ, thế là ông ta gõ cửa một ngôi nhà và muốn nghỉ đêm ở đó. Trong nhà ấy chỉ có một phụ nữ ở bên trong cửa nói vọng ra:
- “Nhà tôi không có người”.
Người tìm chỗ trọ nói:
- “Không phải có bà hay sao ? “
Người phụ nữ nói lại rõ ràng:
- “Nhà tôi không có đàn ông”.
Người tìm chỗ trọ lập tức tiếp lời, nói:
- “Thì có tôi nè !”
Suy tư:
Tuy là câu chuyện cười, nhưng cũng cho chúng ta một bài học quý:
- Người quang minh chính đại thì không vào nhà bà góa ban đêm.
- Bóng đêm là đồng lõa với tội lỗi.
- Trong bóng đêm có ma quỷ nhiều hơn ở nơi ánh sáng.
- Cám dỗ thường xảy ra ban ngày, nhưng thực hiện thì trong bóng tối.
Người Ki-tô hữu là con cái của ánh sáng, là môn đệ của Chúa Giê-su, Ngài chính là ánh sáng, thánh Gioan Tẩy Giả đã làm chứng về Ngài:
Ngôi Lời là ánh sáng thật,
ánh sáng đến thế gian
và chiếu soi mọi người.
Người ở giữa thế gian,
và thế gian đã nhờ Người mà có,
nhưng lại không nhận biết nngười”.(Ga 1, 9-10)
Khi lao động mệt nhọc, khi mất mát về tinh thần, khi cuộc đời mỏi mệt, thì chỗ trọ của người Ki-tô hữu chính là Thánh Tâm Chúa Giê-su, nơi chỗ trọ này họ được nhìn thấy ánh sánh yêu thương của Thiên Chúa.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người vì ban ngày phải đi cho nhanh nên ban đêm phải tìm một nơi để nghỉ, thế là ông ta gõ cửa một ngôi nhà và muốn nghỉ đêm ở đó. Trong nhà ấy chỉ có một phụ nữ ở bên trong cửa nói vọng ra:
- “Nhà tôi không có người”.
Người tìm chỗ trọ nói:
- “Không phải có bà hay sao ? “
Người phụ nữ nói lại rõ ràng:
- “Nhà tôi không có đàn ông”.
Người tìm chỗ trọ lập tức tiếp lời, nói:
- “Thì có tôi nè !”
Suy tư:
Tuy là câu chuyện cười, nhưng cũng cho chúng ta một bài học quý:
- Người quang minh chính đại thì không vào nhà bà góa ban đêm.
- Bóng đêm là đồng lõa với tội lỗi.
- Trong bóng đêm có ma quỷ nhiều hơn ở nơi ánh sáng.
- Cám dỗ thường xảy ra ban ngày, nhưng thực hiện thì trong bóng tối.
Người Ki-tô hữu là con cái của ánh sáng, là môn đệ của Chúa Giê-su, Ngài chính là ánh sáng, thánh Gioan Tẩy Giả đã làm chứng về Ngài:
Ngôi Lời là ánh sáng thật,
ánh sáng đến thế gian
và chiếu soi mọi người.
Người ở giữa thế gian,
và thế gian đã nhờ Người mà có,
nhưng lại không nhận biết nngười”.(Ga 1, 9-10)
Khi lao động mệt nhọc, khi mất mát về tinh thần, khi cuộc đời mỏi mệt, thì chỗ trọ của người Ki-tô hữu chính là Thánh Tâm Chúa Giê-su, nơi chỗ trọ này họ được nhìn thấy ánh sánh yêu thương của Thiên Chúa.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 17 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 23/07/2011
CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 13, 44-46.
“Người ấy bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy”.
Anh chị em thân mến,
“Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng”. Kho báu chôn trong ruộng có nhiều người đi qua đi lại và giẫm lên nó nhưng không biết; cũng như Lời Chúa được rao giảng hơn hai ngàn năm giữa trần gian này, nhưng vẫn có rất nhiều người không biết, họ nghe mà không hiểu, thấy mà không tin, vì họ chưa thực tâm tìm kiếm, và khi gặp được thì họ bằng lòng bán tất cả gia tài hiện có để mua cho bằng được thửa ruộng ấy.
Thửa ruộng có chôn giấu kho tàng là hình ảnh sống động của Giáo Hội Chúa Giê-su, một Giáo Hội đem lại sự sống đời đời cho những kẻ tin vào Chúa Giê-su, và cũng là một Giáo Hội bị nhiều thế lực trần gian chống đối, nhưng trong Giáo Hội này chứa đựng hai kho tàng quý báu vô giá là Mình Máu Thánh Chúa Giê-su và Lời hằng sống của Ngài. Tin vào Giáo Hội cũng có nghĩa là thông phần những vinh quang của Nước Trời và đồng thời chia sẻ những khổ đau mà Giáo Hội phải chịu, đó là giá trị cao quý của kho tàng chôn giấu mà những người tìm được họ sẵn sàng hy sinh tất cả, đổi tất cả những gì mình có hiện nay như: vật chất, danh vọng, quyền uy của trần gian để mua cho được thửa ruộng ấy, tức là được trở nên thành phần của Hội Thánh Chúa Giê-su.
“Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp”. Không ai hiểu hết giá trị của viên ngọc đẹp cho bằng những người buôn bán vàng bạc, họ sẵn sàng bán tất cả những gì mình đang có vì giá trị thấp kém, để mua cho bằng được viên ngọc đẹp mới tìm được.
Trước tiên là các thánh nam nữ, các ngài đã hiểu rất rõ giá trị của viên ngọc quý là Nước Trời, các ngài đã bán đi tất cả những gì là của thế gian nơi các ngài, để mua cho bằng được viên ngọc quý vô giá là Nước Trời: tù đày, bắt bớ, chịu nhục, hy sinh và ngay cả mạng sống của mình cũng không tiếc vì Nước Trời mà các ngài đã tậu được khi còn ở thế gian này, tóm lại là các ngài làm một cuộc buôn bán mà -theo thế gian- phần lỗ vốn chính là các ngài, nhưng các ngài đã được lợi thật lớn trên Nước Trời.
Anh chị em thân mến,
Ai trong chúng ta cũng hiểu rõ hai dụ ngôn mà Chúa Giê-su đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay, tự trong tâm mình, chúng ta cũng rất ao ước được làm chủ viên ngọc quý và kho báu là Nước Trời, mà sự thật là chúng ta đã có viên ngọc quý và kho báu trong tay mình rồi, nhưng chúng ta đã không trân trọng giữ gìn nó, không mấy thiết tha với nó, tại sao vậy ? Thưa là vì chúng ta chưa đào sâu Lời Chúa, bởi vì chỉ có Lời Chúa mới làm cho chúng ta hiểu rõ giá trị của kho báu và viên ngọc quý là Nước Trời mà thôi.
Gợi ý :
1. Có lúc nào anh chị em suy nghĩ đến dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay trong đời sống tâm linh của mình ?
2. Anh chị em có thích thú và có cảm hứng với dụ ngôn này (Mt 13, 44-46) không ?
3. Dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay có đánh động đến cuộc sống của anh chị em không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt 13, 44-46.
“Người ấy bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy”.
Anh chị em thân mến,
“Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng”. Kho báu chôn trong ruộng có nhiều người đi qua đi lại và giẫm lên nó nhưng không biết; cũng như Lời Chúa được rao giảng hơn hai ngàn năm giữa trần gian này, nhưng vẫn có rất nhiều người không biết, họ nghe mà không hiểu, thấy mà không tin, vì họ chưa thực tâm tìm kiếm, và khi gặp được thì họ bằng lòng bán tất cả gia tài hiện có để mua cho bằng được thửa ruộng ấy.
Thửa ruộng có chôn giấu kho tàng là hình ảnh sống động của Giáo Hội Chúa Giê-su, một Giáo Hội đem lại sự sống đời đời cho những kẻ tin vào Chúa Giê-su, và cũng là một Giáo Hội bị nhiều thế lực trần gian chống đối, nhưng trong Giáo Hội này chứa đựng hai kho tàng quý báu vô giá là Mình Máu Thánh Chúa Giê-su và Lời hằng sống của Ngài. Tin vào Giáo Hội cũng có nghĩa là thông phần những vinh quang của Nước Trời và đồng thời chia sẻ những khổ đau mà Giáo Hội phải chịu, đó là giá trị cao quý của kho tàng chôn giấu mà những người tìm được họ sẵn sàng hy sinh tất cả, đổi tất cả những gì mình có hiện nay như: vật chất, danh vọng, quyền uy của trần gian để mua cho được thửa ruộng ấy, tức là được trở nên thành phần của Hội Thánh Chúa Giê-su.
“Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp”. Không ai hiểu hết giá trị của viên ngọc đẹp cho bằng những người buôn bán vàng bạc, họ sẵn sàng bán tất cả những gì mình đang có vì giá trị thấp kém, để mua cho bằng được viên ngọc đẹp mới tìm được.
Trước tiên là các thánh nam nữ, các ngài đã hiểu rất rõ giá trị của viên ngọc quý là Nước Trời, các ngài đã bán đi tất cả những gì là của thế gian nơi các ngài, để mua cho bằng được viên ngọc quý vô giá là Nước Trời: tù đày, bắt bớ, chịu nhục, hy sinh và ngay cả mạng sống của mình cũng không tiếc vì Nước Trời mà các ngài đã tậu được khi còn ở thế gian này, tóm lại là các ngài làm một cuộc buôn bán mà -theo thế gian- phần lỗ vốn chính là các ngài, nhưng các ngài đã được lợi thật lớn trên Nước Trời.
Anh chị em thân mến,
Ai trong chúng ta cũng hiểu rõ hai dụ ngôn mà Chúa Giê-su đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay, tự trong tâm mình, chúng ta cũng rất ao ước được làm chủ viên ngọc quý và kho báu là Nước Trời, mà sự thật là chúng ta đã có viên ngọc quý và kho báu trong tay mình rồi, nhưng chúng ta đã không trân trọng giữ gìn nó, không mấy thiết tha với nó, tại sao vậy ? Thưa là vì chúng ta chưa đào sâu Lời Chúa, bởi vì chỉ có Lời Chúa mới làm cho chúng ta hiểu rõ giá trị của kho báu và viên ngọc quý là Nước Trời mà thôi.
Gợi ý :
1. Có lúc nào anh chị em suy nghĩ đến dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay trong đời sống tâm linh của mình ?
2. Anh chị em có thích thú và có cảm hứng với dụ ngôn này (Mt 13, 44-46) không ?
3. Dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay có đánh động đến cuộc sống của anh chị em không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:59 23/07/2011
N2T |
26. Phàm người không muốn đi gặp Chúa Giê-su thì sẽ sợ chết; phàm là người không muốn chia sẻ vương quyền với Chúa Giê-su, thì tự nhiên cũng không muốn gặp Chúa Giê-su.
(Thánh Speratus)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:02 23/07/2011
BẤT ĐỘNG SẢN
Ngài là một linh mục năng động, giàu có vì mua bán bất động sản, giáo dân rỉ tai nhau không biết ngài làm ăn buôn bán kiếm quá nhiều tiền để làm gì, bởi vì ngài đâu có vợ con, ngài không nhớ lời Chúa Giê-su nói:
“Lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn thì được ích chi”.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Ngài là một linh mục năng động, giàu có vì mua bán bất động sản, giáo dân rỉ tai nhau không biết ngài làm ăn buôn bán kiếm quá nhiều tiền để làm gì, bởi vì ngài đâu có vợ con, ngài không nhớ lời Chúa Giê-su nói:
“Lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn thì được ích chi”.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Sức sống nhiệm mầu
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
16:47 23/07/2011
Chúa Giê su đã dùng dụ ngôn để loan báo về mầu nhiệm Nước Trời. Dụ ngôn là những hình ảnh, danh xưng, địa danh đã quen thuộc để diễn tả một tư tưởng, quan điểm mà Chúa Giê su muốn hướng lòng người nghe tới mục đích. Vì vậy, dụ ngôn chính là dùng sự so sánh giữa những vật đã biết để đạt tới những gì chưa biết nhưng cao hơn và sâu sắc hơn.
Hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn về hạt giống. Thật là quen thuộc với nhà nông chúng ta. Người nào cũng biết, gieo hạt giống xuống trở thành cây mạ, cây mạ trở thành cây lúa. Rồi cây lúa trổ bông, hạt ba mươi, hạt sáu mươi, hạt một trăm.
Dụ ngôn không có gì là khó hiểu. Nó hoàn toàn hợp với tự nhiên, đúng với tự nhiên. Nhưng điều quan trọng là Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để diễn tả mầu nhiệm của Nước Trời.
Dụ ngôn cỏ lùng với lúa là một thực tế giản dị đến nỗi không cần ai giải thích, nhưng với Chúa Giêsu, hình ảnh ấy lại được diễn tả bộ mặt thật của cuộc sống nhân loại đời này., dụ ngôn không hướng chúng ta đến toà án dân sự, nhưng cho chúng ta viễn ảnh về ngày phán xét công minh đời đời và như thế cho ta hiểu rằng ngày giờ sống trên trần thế này, dẫu là nơi pha trộn thiện – ác, ánh sáng và bóng tối nhưng vẫn luôn được Thiên Chúa quan phòng, yêu thương và kiên nhẫn chờ đợi hồi “kết có hậu” của con người.
Phúc cho những người đơn sơ bé mọn vì họ lắng nghe và thực hành Lời Chúa, họ được đạt tới hạnh phúc Nước Trời. Còn những người tự cao tự đại, là những người giỏi giang, họ cố gắng để nghĩ rằng thế giới chỉ gói trọn trong vũ trụ vật chất này, họ nghĩ rằng những gì là siêu nhiên, là siêu hình chỉ gói gọn trong khối óc nhỏ nhoi của họ. Họ sẽ phải thất bại với tất cả những điều đó, bởi vì họ là những người nhắm mắt mà không chịu mở ra nhìn sự thật, rồi đến một lúc mở mắt ra nhìn sự thật thì người ta đang vuốt mắt cho mình rồi. Với một ý nghĩa như vậy, dụ ngôn của Chúa Giê su hôm nay thực sự đi vào lòng của mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy suy nghĩ xem mình ở vào tình trạng nào. Những hạt giống hôm nay tung rơi, có rất nhiều tình trạng được đón nhận: hoặc tôi là gai, hoặc tôi là đá sỏi, hoặc tôi là vệ đường, hoặc tôi là đất tốt. Chỉ có đất tốt mới sinh hoa kết trái. Nhưng nếu đất tốt mà không được chăm sóc thì cũng ra hoang hóa, rồi cỏ mọc um tùm, rồi gai mọc um tùm, nó cũng sẽ bóp nghẹt Lời Chúa. Nhưng bụi gai mà được cải tạo, canh tân cũng sẽ trở nên đất tốt, như một lời trong “Bài Ca Vỡ Đất”:
“Bàn tay ta làm nên tất cả.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
( Nhà thơ Hoàng Trung Thông (1925 - 1993)
Mỗi người chúng ta ngày hôm nay không quan trọng đặt mình ở tình trạng nào của dụ ngôn mà là, bất kỳ tôi ở tình trạng nào tôi cũng trở nên đất tốt, và chỉ có đất tốt mới sinh hoa kết trái.
Năm tháng bốn mùa theo dòng thời gian xét ra đều là ân sủng và tình thương của Chúa.
Thật vậy:
Dòng thời gian từng phút giây êm ả Mang trong mình sức sống cả đất trời.
Tô thiên nhiên, bức tranh đẹp tuyệt vời,
Gợi tình Chúa, nối tình người sâu lặng.
Mùa hè về trong không gian ngập nắng,
Khí trong lành, trời đất cảnh giao hoà
Chúa trong ta, đâu có phải nơi xa.
Trong thanh tĩnh ta nhận ra tiếng Chúa.
Tiếng Chúa nói từ ngàn muôn muôn thuở,
Chúa nói trong thinh lặng của tâm hồn
Chúa ẩn mình khi bối rối lo buồn,
Chúa tan biến khi hồn luôn chiêm ngắm.
Chúa hiện ra nơi những chân trời thẳm
Chúa dịu dàng trong ánh nắng bình minh.
Chúa mỉm cười trong hạt sương lung linh
Chúa dịu dàng khi tỏ mình trong gió.
Mùa thu về trong ánh trăng soi tỏ,
Lòng nhân từ cho con nhỏ vui ca.
Khắp không trung ngàn vạn giải Ngân hà,
Tình Cha Cả bao dung và nhẫn nại.
Những áng mây trôi đi, trôi đi mãi
Là cánh tay luôn quảng đại giang ra.
Khi mặt trời gác núi cảnh chiều tà.
Chúa cúi xuống gọi mời ta hiệp nhất.
Mùa đông về tuyết băng trên trái đất.
Tình yêu Cha: năng lượng chất trong mình.
Giữa đêm đông Con Chúa đã hạ sinh,
Mùa cứu độ: Đấng Cứu Tinh giáng thế !
Đã hết rồi cảnh âm u tội lệ
Xoá đêm đen bao thế kỷ tội truyền.
Mùa xuân về, xuân cứu rỗi vượt lên.
Chúa hiện diện trong thiên nhiên sống động.
Ơn thánh hóa như ngàn hoa mở rộng,
Hương Nước Trời gieo mầm sống khắp nơi,
Lòng xót thương hoà mưa xuân đầy trời.
Chúa bừng sáng cho lòng người mềm dịu.
Dòng thời gian bốn mùa sao tuyệt diệu
Trong niềm tin ta càng hiểu rõ hơn !
Xin Chúa cho chúng con nhận ra tình yêu thương của Chúa suốt dọc thời gian,
và biết sám hối, canh tân biến đổi hàng ngày
để cuối cùng được thu nhận vào kho trong thân phận của cây lúa Nước trời Amen.
Thả lưới biển khơi
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
18:14 23/07/2011
Chúng ta tiếp tục theo dõi dụ ngôn về hạt ngọc mà người thương gia kia tìm thấy đã bán cả gia tài mua lấy thửa ruộng trong đó có hạt ngọc đó. Chúng ta hồi hộp theo dõi Nước Trời giống như mẻ lưới thả xuống biển, khi kéo lên thì bắt được mọi thứ cá. Những quan sát của Chúa Giê su thật là bình thường, giản dị và rất cụ thể. Đến nỗi, tưởng chừng như không có gì đáng nói, nhưng điều quan trọng, từ những cái rất cụ thể, rất bình thường ấy mà Chúa Giêsu đưa người ta hiểu sâu hơn về mầu nhiệm Nước Trời, khi đó người ta mới thấy rằng Nước Trời như giá trị của viên ngọc được phát giác và được hiểu đúng giá trị của nó. Bởi lẽ, có nhiều người nghĩ rằng Nước Trời còn xa xôi và thậm chí có người cho là huyền ảo. Do đó, họ muốn cái gì là cụ thể, cân đo, đong đếm, ăn được, tiêu được, xài được mà họ không thấy cái giá trị của Nước Trời là hạnh phúc, là tình yêu là sự vĩnh cửu. Cho nên, bằng những dụ ngôn như dụ ngôn viên ngọc, Chúa Giêsu đã diễn tả mầu nhiệm cao vời của Nước Trời cần thiết và giá trị biết bao nhiêu. Đến nỗi người thương gia kia phải bán cả gia tài của mình đi để mua lấy thửa ruộng mà trong đó có viên ngọc. Giá trị của Nước Trời là ở chỗ đó. Bởi vì đó là tất cả ý nghĩa của hạnh phúc, của đời sống. Hay Nước Trời giống như mẻ lưới khi quăng xuống biển, kéo lên thì được mọi thứ cá, qua đó mọi người nhìn thấy rằng, Đạo của Chúa đi vào trong lòng người, mọi thế hệ, mọi giai cấp, mọi mầu da, mọi chủng tộc và cần có Tin Mừng của Chúa đến để ban ơn cứu độ. Lúc ấy người ta mới hiểu Nước Trời không phải là ở trên cao hay ở mãi đời sau mà mình chẳng biết hoặc chỉ là như một khái niệm trìu tượng, nếu không muốn nói là mơ hồ. Không! Nước Trời bắt được mọi thứ cá. Lúc ấy người ta mới thấy được rằng: muốn đạt tới ý nghĩa của đời sống, muốn đạt tới hạnh phúc của con người, muốn đạt tới một tình yêu vĩnh cửu không bao giờ phai thì phải hiểu giá trị của Nước Trời.
Khám phá Nước Trời không dễ, vì vượt xa trí hiểu con người. Nhưng từ những mẻ lưới bình thường lại làm cho người ta hiểu Nước Trời hơn thì thật là một điều kỳ diệu. Biển cả mênh mông còn bao điều muốn tâm sự với con người mà chỉ vì con người không biết đón nhận. Với Chúa Giêsu, ngôn ngữ của tình yêu thấm trong thế giới tạo vật, chỉ cần con người biết lật vỉa và biết “Ghi nhớ và suy niệm trong lòng” (Lc 2,19)
Bao lần đi tắm biển khơi
Chưa từng nuốt biển một hơi thế nào.
Biển ơi, nếu biển ngọt ngào
Xin đừng vỗ sóng, chảy vào lòng ta.
Kìa, sao biển lại xô ra
Biển như buồn giận ai là an thân.
Này đây, ta tiến ra dần
Nhấp nhô ngọn sóng, lâng châng biển đời.
Mắt nhìn xa tắp mù khơi
Tai nghe sóng biển sục sôi, ì ầm.
Biển ơi, ta biết ta nhầm
Biển luôn vỗ sóng: sóng ngầm, sóng xa.
Giận thì ngầu đục phù sa
Yêu thì trong vắt, mặn mà, mơn man...
Ngàn năm biển mặn ứ tràn
Trời in bề mặt, muối tan trong mình.
Thầm nghe tiếng biển tự tình
Yêu là đau khổ, hy sinh biển trời,
Yêu là muối mặn ướp đời
Yêu là dậy sóng, di dời bản thân!
Bỗng nhiên ta đứng tần ngần
Muối đang tan biến, thấm dần trong ta.
Nghe trong chất biển mặn mà
Chỉ còn tinh chất đậm đà yêu thương.
Mặn tan - ngọt lại ngọt hơn Sóng tan -
sóng lại tiếp đường dâng cao.
Biển mặn hay biển ngọt ngào?
Nói rằng biển ngọt ai nào dễ tin?
Biển không dễ dãi tự tình
Bạn không tin hãy trầm mình biển khơi.
* * *
Đại dương sóng nước, mây trời
Mặn mà, trong đục tuyệt vời không gian !
Nay thêm uống biển biến tan
Càng chìm càng đắm, miên man, ngọt ngào...
Lạy Chúa, xin cho chúng con được đắm chìm
Trong biển yêu thương của Chúa,
để chúng con cảm nghiệm hạnh phúc của Nước Trời
khi chúng con dấn thân phục vụ,
Khi chúng con biết ra khơi thả lưới theo lệnh truyền của Chúa
Để Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện ngay trên biển cả trần gian này Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phát ngôn viên: Toà Thánh hồi đáp phúc trình Cloyne
Bùi Hữu Thư
05:47 23/07/2011
Hy vọng là tất cả mọi thành phần sẽ giữ được sự khách quan
VATICAN CITY, (Zenit.org).- Một tuyên cáo của phát ngôn viên Vatican cho hay Toà Thánh sẽ hồi đáp vào "lúc thích hợp" cho phúc trình Cloyne mới được phổ biến. Phúc trình này tiết lộ sự thiếu sót của giáo phận Ái Nhĩ Lan là đã không hành xử đúng đắn các trường hợp lạm dụng tính dục, gần đây nhất là ba năm về trước.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican, phát biểu như trên trong một lời tuyên bố cùng với ước vọng được bầy tỏ là "những tranh luận đang tiếp diễn về các vấn đề bi thảm có thể được diễn ra với một sự khách quan cần thiết để đóng góp cho hiệu qủa của điều đa số chúng ta lưu tâm, đó là sự an toàn của trẻ em và thanh thiếu niên, và sự tái thiết một bầu khí tin tưởng và hợp tác cho mục đích này, trong cả giáo hội lẫn xã hội, như Đức Thánh Cha đã mong ước trong lá thư gửi cho người Công Giáo Ái Nhĩ Lan."
Phúc Trình của Uỷ Ban Điều Tra Giáo Phận Cloyne cho hay 9 trong số 15 vụ lạm dụng tính dục đã không được báo cáo cho chính quyền từ năm 1996 đến năm 2009, việc này vi phạm những hướng dẫn về bảo vệ trẻ em đã được Hội Đồng GIám Mục Ái Nhĩ Lan ban hành.
Ngoài ra, phúc trình nhắc đến một lá thư của Toà Thánh gửi cho hội đồng giám mục Ái Nhĩ Lan năm 1997, bầy tỏ "sự quan tâm đến tính cách luân lý và giáo luật" liên quan đến "việc bắt buộc báo cáo" đã được ghi chép trong các hướng dẫn.
Phúc Trình Cloyne ghi nhận là lá thư này "thực ra đã cho phép các giám mục Ái Nhĩ Lan được tự do không áp dụng các thể thức báo cáo."
Trong lời bình luận ngày thứ tư vừa qua, thủ tướng Ái Nhĩ Lan Enda Kenny, gọi Phúc Trình Cloyne là "một câu chuyện về sự công nhiên coi thường việc bảo vệ trẻ em."
Nói với Hạ Viện của Quốc Hội Ái Nhĩ Lan, vị lãnh đạo Đảng Ôn Hòa Fine Gael Party nói "những tiết lộ của phúc trình Cloyne đã đưa chính phủ, người Công Giáo Ái Nhĩ Lan và Vatican tới một giao điểm quan trọng và quyết liệt chưa hề có," và tiếp rằng chính phủ "chờ đợi đáp ứng của Tòa Thánh."
VATICAN CITY, (Zenit.org).- Một tuyên cáo của phát ngôn viên Vatican cho hay Toà Thánh sẽ hồi đáp vào "lúc thích hợp" cho phúc trình Cloyne mới được phổ biến. Phúc trình này tiết lộ sự thiếu sót của giáo phận Ái Nhĩ Lan là đã không hành xử đúng đắn các trường hợp lạm dụng tính dục, gần đây nhất là ba năm về trước.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican, phát biểu như trên trong một lời tuyên bố cùng với ước vọng được bầy tỏ là "những tranh luận đang tiếp diễn về các vấn đề bi thảm có thể được diễn ra với một sự khách quan cần thiết để đóng góp cho hiệu qủa của điều đa số chúng ta lưu tâm, đó là sự an toàn của trẻ em và thanh thiếu niên, và sự tái thiết một bầu khí tin tưởng và hợp tác cho mục đích này, trong cả giáo hội lẫn xã hội, như Đức Thánh Cha đã mong ước trong lá thư gửi cho người Công Giáo Ái Nhĩ Lan."
Phúc Trình của Uỷ Ban Điều Tra Giáo Phận Cloyne cho hay 9 trong số 15 vụ lạm dụng tính dục đã không được báo cáo cho chính quyền từ năm 1996 đến năm 2009, việc này vi phạm những hướng dẫn về bảo vệ trẻ em đã được Hội Đồng GIám Mục Ái Nhĩ Lan ban hành.
Ngoài ra, phúc trình nhắc đến một lá thư của Toà Thánh gửi cho hội đồng giám mục Ái Nhĩ Lan năm 1997, bầy tỏ "sự quan tâm đến tính cách luân lý và giáo luật" liên quan đến "việc bắt buộc báo cáo" đã được ghi chép trong các hướng dẫn.
Phúc Trình Cloyne ghi nhận là lá thư này "thực ra đã cho phép các giám mục Ái Nhĩ Lan được tự do không áp dụng các thể thức báo cáo."
Trong lời bình luận ngày thứ tư vừa qua, thủ tướng Ái Nhĩ Lan Enda Kenny, gọi Phúc Trình Cloyne là "một câu chuyện về sự công nhiên coi thường việc bảo vệ trẻ em."
Nói với Hạ Viện của Quốc Hội Ái Nhĩ Lan, vị lãnh đạo Đảng Ôn Hòa Fine Gael Party nói "những tiết lộ của phúc trình Cloyne đã đưa chính phủ, người Công Giáo Ái Nhĩ Lan và Vatican tới một giao điểm quan trọng và quyết liệt chưa hề có," và tiếp rằng chính phủ "chờ đợi đáp ứng của Tòa Thánh."
Tài liệu cho thấy ĐTC Piô XII đã cứu hơn 11.000 người Do thái ở Roma
Nguyễn Trọng Đa
08:09 23/07/2011
Tài liệu cho thấy ĐTC Piô XII đã cứu hơn 11.000 người Do thái ở Roma
Quĩ “Hãy dọn đường” (Pave the Way) công bố các phát hiện
ROME - Hành động trực tiếp của ĐTC Piô XII đã cứu mạng sống của hơn 11.000 người Do Thái tại Roma trong chiến tranh thế giới thứ hai, theo tài liệu mới được các nhà sử học phát hiện.
Đại diện nước Đức của Quĩ “Hãy dọn đường” (Pave the Way), sử gia và nhà nghiên cứu điều tra Michael Hesemann, đã phát hiện một số tài liệu gốc rất quan trọng trong khi ông nghiên cứu văn khố mở của Nhà thờ Santa Maria dell’Anima, nay là Nhà thờ nhà nước Đức ở Rome.
Quĩ “Hãy dọn đường” có trụ sở tại Mỹ, do công dân Do thái Gary Krupp thành lập, đã công bố các phát hiện này trong một tuyên bố gửi tới hãng tin Zenit.
Ông Krupp nói: “Nhiều người đã chỉ trích ĐTC Piô XII giữ im lặng trong quá trình bắt giữ người Do thái, và khi đoàn xe lửa rời Roma chở 1.007 người Do Thái hướng về trại tập trung Auschwitz. Các nhà chỉ trích cũng không biết sự can thiệp trực tiếp của ĐTC Piô XII nhằm chấm dứt việc bắt giữ người Do thái ngày 16-10-1943”.
Ông nói thêm: “Các khám phá mới chứng minh rằng ĐTC Piô XII đã hành động trực tiếp sau hậu trường để chấm dứt các vụ bắt giữ lúc 14g, ngay khi các vụ này bắt đầu, nhưng Ngài không thể ngăn chặn đoàn tàu lửa xấu số ấy”.
Theo một nghiên cứu gần đây của nhà nghiên cứu Phó tế Dominiek Oversteyns, đã có 12.428 người Do Thái tại Roma ngày 16-10-1943.
Ông Krupp giải thích: “Hành động trực tiếp của ĐTC Piô XII đã cứu mạng sống của hơn 11.400 người Do Thái. Sáng ngày 16-10-1943, khi ĐTC Piô XII biết sẽ có các cuộc bắt bớ người Do thái, Ngài lập tức ra lệnh gửi một thư phản kháng chính thức của Vatican tới Đại sứ Đức, nhưng Ngài biết chắc là không có kết quả”.
" ĐTC Piô XII liền sai cháu trai của mình, Hoàng thân Carlo Pacelli, đến gặp Đức Giám Mục người Áo Alois Hudal. Theo một số tài liệu, Giám mục Hudal, người trông coi nhà thờ nhà nước Đức ở Roma, có thiện cảm với Đức Quốc xã và có quan hệ tốt với họ. Hoàng thân Carlo Pacelli nói với Giám mục Hudal rằng ông được ĐTC Piô XII sai đến, và xin Giám mục Hudal viết một bức thư gửi cho Thống đốc Roma là một người Đức, Tướng Rainier Stahel, để yêu cầu thống đốc ngưng các cuộc bắt bớ người Do thái”.
Đức Giám mục Hudal viết thư cho tướng Stahel như sau: “Một nguồn tin cấp cao Vatican [...] mới cho tôi biết rằng sáng nay việc bắt giữ người Do Thái có quốc tịch Ý đã bắt đầu. Trong lợi ích của cuộc đối thoại hòa bình giữa Vatican và bộ chỉ huy quân đội Đức, tôi yêu cầu Ngài hãy khẩn trương ra lệnh để ngưng ngay các cuộc bắt bớ ấy tại Roma và vùng phụ cận. Danh tiếng của nước Đức ở các nước ngoài đòi hỏi một biện pháp như vậy, và cũng sẽ là mối nguy hiểm nếu ĐTC Piô XII sẽ công khai phản kháng việc này”.
Lá thư được đưa đến Tướng Stahel bởi một cộng sự thân tín với ĐTC Piô XII, là linh mục người Đức Pancratius Pfeiffer, tổng quyền của Dòng Chúa Cứu Chuộc (SDS), và là người quen biết Tướng Stahel nhiều.
Sáng hôm sau, Tướng Stahel trả lời qua điện thoại: "Tôi chuyển vụ việc ngay lập tức cho Cơ quan Mật vụ địa phương và cho Bộ trưởng Himmler. Bộ trưởng Himmler đã ra lệnh rằng, do qui chế đặc biệt của Roma, các vụ bắt giữ người Do thái phải ngưng ngay lập tức".
Các sự việc này đã được khẳng định bởi chứng từ thu được trong cuộc điều tra, của vị Thẩm phán lo việc phong Chân phước của ĐTC Piô XII, linh mục Dòng Tên Peter Gumpel.
Cha Gumpel nói rằng cha đã đích thân nói chuyện với Tướng Dietrich Beelitz, người thời ấy là sĩ quan liên lạc giữa văn phòng của Thống chế Kesselring và Bộ tư lệnh của Hitler. Tướng Beelitz đã nghe cuộc điện đàm giữa tướng Stahel và Bộ trưởng Himmler, và xác nhận rằng Tướng Stahel đe dọa là sẽ có một sự thất bại quân sự cho ông Himmler, nếu các vụ bắt giữ tiếp tục.
Miễn kiểm tra
Một tài liệu bổ sung có tiêu đề "Các hành động trực tiếp để cứu vô số người dân tộc Do thái" cho biết Đức Giám mục Hudal đã dàn xếp - thông qua việc tiếp xúc của ngài với tướng Stahel và Đại Tá Baron von Veltheim - để có được một tuyên bố nói rằng "550 trường cao đẳng và cơ sở tôn giáo được miễn kiểm tra và viếng thăm bởi quân cảnh Đức".
Chỉ tại một trong các nơi này, Học Viện Thánh Giuse, 80 người Do Thái đã ẩn náu.
Tài liệu trên cũng đề cập đến sự đóng góp "một phần lớn" của Hoàng thân Carlo Pacelli, cháu trai của ĐTC Piô XII. "Các binh sĩ Đức rất kỷ luật và tôn trọng chữ ký của một quan chức cao cấp Đức ... Hàng ngàn người Do Thái địa phương ở Roma, Assisi, Loreto, Padua… đã được cứu mạng nhờ tuyên bố này".
Ông Michael Hesemann nói rằng rõ ràng là bất kỳ sự phản đối công khai nào của ĐTC Piô XII, khi đoàn tàu khởi hành, có thể kích hoạt việc bắt bớ lại.
Ngoài ra, ông Hesemann giải thích rằng Quĩ “Hãy dọn đường” đưa lên trang web của mình một lệnh gốc của mật vụ Đức để bắt giữ 8.000 người Do Thái ở Roma, và họ sẽ được gửi đến trại lao động Mauthausen – bị giữ như các con tin – chứ không đến trại tập trung Auschwitz. Người ta có thể suy đoán rằng Vatican cảm thấy có thể thương lượng việc trả tự do cho họ.
Chúng ta biết rằng, chính Đức Giám mục Hudal đã được Vatican biết đến là người tích cực giúp đỡ một số tên tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã, tránh khỏi bị bắt giữ sau chiến tranh.
Do vị thế chính trị của mình, Đức Giám mục Hudal là một nhân vật không được chấp thuận (persona non grata) tại Vatican và trên thực tế, đã bị trừng phạt bởi văn bản của Quốc vụ khanh tòa thánh, Đức Hồng Y Giovanni Battista Montini (sau này là ĐTC Phaolô VI), vì đã gợi ý rằng Tòa thánh nên giúp đỡ mọi thành viên Đức Quốc xã khỏi bị bắt giữ.
Ông Gary Krupp, Chủ tịch Quĩ “Hãy dọn đường”, tiếp tục nhận xét rằng "Quĩ Hãy dọn đường đã cống hiến nguồn tài liệu lớn lao, để phát hiện và đăng công khai mọi thông tin này cho các sử gia và học giả. Thật kỳ lạ, không ai trong số các nhà phê bình thẳng thắn nhất về ĐTC Piô XII, đã bị làm phiền khi đến Văn khố mở của Vatican (được mở đầy đủ từ năm 2006 lên đến năm 1939) để nghiên cứu chuyên sâu, hoặc thậm chí tiếp cận trang web miễn phí hạn chế, theo dấu hiệu trong hồ sơ ở Roma và hồ sơ đăng ký của chúng tôi".
Ông Krupp bình luận thêm rằng ông hy vọng thành thật rằng, các đại diện học giả của cộng đồng người Do Thái Roma có thể nghiên cứu tài liệu gốc từng bước một, từ nhà của họ.
Ông Krupp nói: "Tôi tin rằng họ sẽ thấy rằng sự hiện diện ngày nay của cái mà ĐTC Piô XII gọi là "cộng đồng sinh động này" là nhờ các nỗ lực bí mật của ĐTC Piô XII để cứu mạng sống nhiều người. ĐTC Piô XII đã làm những gì Ngài có thể làm, bất chấp sự đe dọa cuộc xâm lược, cái chết,bị vây quanh bởi các thế lực thù địch và sự thâm nhập của gián điệp".
Elliot Hershberg, Chủ tịch của Quĩ “Hãy dọn đường”, nói thêm: "Trong việc phục vụ của chúng tôi, chúng tôi cam kết cố gắng để mang lại một giải pháp cho cuộc tranh luận này, vốn ảnh hưởng đến hơn một tỉ người”.
"Chúng tôi đã sử dụng các kết nối quốc tế và sự tin tưởng vào chúng tôi, để phát hiện và đăng bài trên trang web miễn phí hạn chế của chúng tôi hơn 46.000 trang tài liệu gốc, các bài báo gốc, nhân chứng video, và các cuộc phỏng vấn các học giả, để có thể cung cấp tài liệu này cho các sử gia và học giả”.
"Việc công khai phổ biến quốc tế từ dự án này đã mang lại các tài liệu mới gần như hàng tuần, vốn cho thấy chúng tôi đã tìm cách loại bỏ sự bế tắc học thuật tồn tại từ năm 1963 như thế nào”. (Zenit 22-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Quĩ “Hãy dọn đường” (Pave the Way) công bố các phát hiện
ROME - Hành động trực tiếp của ĐTC Piô XII đã cứu mạng sống của hơn 11.000 người Do Thái tại Roma trong chiến tranh thế giới thứ hai, theo tài liệu mới được các nhà sử học phát hiện.
Đại diện nước Đức của Quĩ “Hãy dọn đường” (Pave the Way), sử gia và nhà nghiên cứu điều tra Michael Hesemann, đã phát hiện một số tài liệu gốc rất quan trọng trong khi ông nghiên cứu văn khố mở của Nhà thờ Santa Maria dell’Anima, nay là Nhà thờ nhà nước Đức ở Rome.
Quĩ “Hãy dọn đường” có trụ sở tại Mỹ, do công dân Do thái Gary Krupp thành lập, đã công bố các phát hiện này trong một tuyên bố gửi tới hãng tin Zenit.
Ông Krupp nói: “Nhiều người đã chỉ trích ĐTC Piô XII giữ im lặng trong quá trình bắt giữ người Do thái, và khi đoàn xe lửa rời Roma chở 1.007 người Do Thái hướng về trại tập trung Auschwitz. Các nhà chỉ trích cũng không biết sự can thiệp trực tiếp của ĐTC Piô XII nhằm chấm dứt việc bắt giữ người Do thái ngày 16-10-1943”.
Ông nói thêm: “Các khám phá mới chứng minh rằng ĐTC Piô XII đã hành động trực tiếp sau hậu trường để chấm dứt các vụ bắt giữ lúc 14g, ngay khi các vụ này bắt đầu, nhưng Ngài không thể ngăn chặn đoàn tàu lửa xấu số ấy”.
Theo một nghiên cứu gần đây của nhà nghiên cứu Phó tế Dominiek Oversteyns, đã có 12.428 người Do Thái tại Roma ngày 16-10-1943.
Ông Krupp giải thích: “Hành động trực tiếp của ĐTC Piô XII đã cứu mạng sống của hơn 11.400 người Do Thái. Sáng ngày 16-10-1943, khi ĐTC Piô XII biết sẽ có các cuộc bắt bớ người Do thái, Ngài lập tức ra lệnh gửi một thư phản kháng chính thức của Vatican tới Đại sứ Đức, nhưng Ngài biết chắc là không có kết quả”.
" ĐTC Piô XII liền sai cháu trai của mình, Hoàng thân Carlo Pacelli, đến gặp Đức Giám Mục người Áo Alois Hudal. Theo một số tài liệu, Giám mục Hudal, người trông coi nhà thờ nhà nước Đức ở Roma, có thiện cảm với Đức Quốc xã và có quan hệ tốt với họ. Hoàng thân Carlo Pacelli nói với Giám mục Hudal rằng ông được ĐTC Piô XII sai đến, và xin Giám mục Hudal viết một bức thư gửi cho Thống đốc Roma là một người Đức, Tướng Rainier Stahel, để yêu cầu thống đốc ngưng các cuộc bắt bớ người Do thái”.
Đức Giám mục Hudal viết thư cho tướng Stahel như sau: “Một nguồn tin cấp cao Vatican [...] mới cho tôi biết rằng sáng nay việc bắt giữ người Do Thái có quốc tịch Ý đã bắt đầu. Trong lợi ích của cuộc đối thoại hòa bình giữa Vatican và bộ chỉ huy quân đội Đức, tôi yêu cầu Ngài hãy khẩn trương ra lệnh để ngưng ngay các cuộc bắt bớ ấy tại Roma và vùng phụ cận. Danh tiếng của nước Đức ở các nước ngoài đòi hỏi một biện pháp như vậy, và cũng sẽ là mối nguy hiểm nếu ĐTC Piô XII sẽ công khai phản kháng việc này”.
Lá thư được đưa đến Tướng Stahel bởi một cộng sự thân tín với ĐTC Piô XII, là linh mục người Đức Pancratius Pfeiffer, tổng quyền của Dòng Chúa Cứu Chuộc (SDS), và là người quen biết Tướng Stahel nhiều.
Sáng hôm sau, Tướng Stahel trả lời qua điện thoại: "Tôi chuyển vụ việc ngay lập tức cho Cơ quan Mật vụ địa phương và cho Bộ trưởng Himmler. Bộ trưởng Himmler đã ra lệnh rằng, do qui chế đặc biệt của Roma, các vụ bắt giữ người Do thái phải ngưng ngay lập tức".
Các sự việc này đã được khẳng định bởi chứng từ thu được trong cuộc điều tra, của vị Thẩm phán lo việc phong Chân phước của ĐTC Piô XII, linh mục Dòng Tên Peter Gumpel.
Cha Gumpel nói rằng cha đã đích thân nói chuyện với Tướng Dietrich Beelitz, người thời ấy là sĩ quan liên lạc giữa văn phòng của Thống chế Kesselring và Bộ tư lệnh của Hitler. Tướng Beelitz đã nghe cuộc điện đàm giữa tướng Stahel và Bộ trưởng Himmler, và xác nhận rằng Tướng Stahel đe dọa là sẽ có một sự thất bại quân sự cho ông Himmler, nếu các vụ bắt giữ tiếp tục.
Miễn kiểm tra
Một tài liệu bổ sung có tiêu đề "Các hành động trực tiếp để cứu vô số người dân tộc Do thái" cho biết Đức Giám mục Hudal đã dàn xếp - thông qua việc tiếp xúc của ngài với tướng Stahel và Đại Tá Baron von Veltheim - để có được một tuyên bố nói rằng "550 trường cao đẳng và cơ sở tôn giáo được miễn kiểm tra và viếng thăm bởi quân cảnh Đức".
Chỉ tại một trong các nơi này, Học Viện Thánh Giuse, 80 người Do Thái đã ẩn náu.
Tài liệu trên cũng đề cập đến sự đóng góp "một phần lớn" của Hoàng thân Carlo Pacelli, cháu trai của ĐTC Piô XII. "Các binh sĩ Đức rất kỷ luật và tôn trọng chữ ký của một quan chức cao cấp Đức ... Hàng ngàn người Do Thái địa phương ở Roma, Assisi, Loreto, Padua… đã được cứu mạng nhờ tuyên bố này".
Ông Michael Hesemann nói rằng rõ ràng là bất kỳ sự phản đối công khai nào của ĐTC Piô XII, khi đoàn tàu khởi hành, có thể kích hoạt việc bắt bớ lại.
Ngoài ra, ông Hesemann giải thích rằng Quĩ “Hãy dọn đường” đưa lên trang web của mình một lệnh gốc của mật vụ Đức để bắt giữ 8.000 người Do Thái ở Roma, và họ sẽ được gửi đến trại lao động Mauthausen – bị giữ như các con tin – chứ không đến trại tập trung Auschwitz. Người ta có thể suy đoán rằng Vatican cảm thấy có thể thương lượng việc trả tự do cho họ.
Chúng ta biết rằng, chính Đức Giám mục Hudal đã được Vatican biết đến là người tích cực giúp đỡ một số tên tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã, tránh khỏi bị bắt giữ sau chiến tranh.
Do vị thế chính trị của mình, Đức Giám mục Hudal là một nhân vật không được chấp thuận (persona non grata) tại Vatican và trên thực tế, đã bị trừng phạt bởi văn bản của Quốc vụ khanh tòa thánh, Đức Hồng Y Giovanni Battista Montini (sau này là ĐTC Phaolô VI), vì đã gợi ý rằng Tòa thánh nên giúp đỡ mọi thành viên Đức Quốc xã khỏi bị bắt giữ.
Ông Gary Krupp, Chủ tịch Quĩ “Hãy dọn đường”, tiếp tục nhận xét rằng "Quĩ Hãy dọn đường đã cống hiến nguồn tài liệu lớn lao, để phát hiện và đăng công khai mọi thông tin này cho các sử gia và học giả. Thật kỳ lạ, không ai trong số các nhà phê bình thẳng thắn nhất về ĐTC Piô XII, đã bị làm phiền khi đến Văn khố mở của Vatican (được mở đầy đủ từ năm 2006 lên đến năm 1939) để nghiên cứu chuyên sâu, hoặc thậm chí tiếp cận trang web miễn phí hạn chế, theo dấu hiệu trong hồ sơ ở Roma và hồ sơ đăng ký của chúng tôi".
Ông Krupp bình luận thêm rằng ông hy vọng thành thật rằng, các đại diện học giả của cộng đồng người Do Thái Roma có thể nghiên cứu tài liệu gốc từng bước một, từ nhà của họ.
Ông Krupp nói: "Tôi tin rằng họ sẽ thấy rằng sự hiện diện ngày nay của cái mà ĐTC Piô XII gọi là "cộng đồng sinh động này" là nhờ các nỗ lực bí mật của ĐTC Piô XII để cứu mạng sống nhiều người. ĐTC Piô XII đã làm những gì Ngài có thể làm, bất chấp sự đe dọa cuộc xâm lược, cái chết,bị vây quanh bởi các thế lực thù địch và sự thâm nhập của gián điệp".
Elliot Hershberg, Chủ tịch của Quĩ “Hãy dọn đường”, nói thêm: "Trong việc phục vụ của chúng tôi, chúng tôi cam kết cố gắng để mang lại một giải pháp cho cuộc tranh luận này, vốn ảnh hưởng đến hơn một tỉ người”.
"Chúng tôi đã sử dụng các kết nối quốc tế và sự tin tưởng vào chúng tôi, để phát hiện và đăng bài trên trang web miễn phí hạn chế của chúng tôi hơn 46.000 trang tài liệu gốc, các bài báo gốc, nhân chứng video, và các cuộc phỏng vấn các học giả, để có thể cung cấp tài liệu này cho các sử gia và học giả”.
"Việc công khai phổ biến quốc tế từ dự án này đã mang lại các tài liệu mới gần như hàng tuần, vốn cho thấy chúng tôi đã tìm cách loại bỏ sự bế tắc học thuật tồn tại từ năm 1963 như thế nào”. (Zenit 22-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Học giả Hồi giáo Mã Lai lại ngăn cản việc sử dụng từ ''Allah'' để chỉ Thiên Chúa
Lã Thụ Nhân
08:11 23/07/2011
Học giả Hồi giáo Mã Lai lại ngăn cản việc sử dụng từ "Allah" để chỉ Thiên Chúa
Kuala Lumpur (AsiaNews/Agencies) - Việc sử dụng từ "Allah" để đề cập đến Thiên Chúa của Kitô hữu phải chấm dứt vì nó có thể gây ra sự giận dữ cho người Hồi giáo: đây là lập trường của một nhân vật Hồi giáo nổi tiếng Malaysia, Mohd Sani Badron, đưa ra trong một bài phát biểu hôm 21/07 tại hội nghị Hiểu biết về Hồi giáo Malaysia (Ikimono) tái mở ra các tranh cãi về thuật ngữ tiếng địa phương của bản dịch Kinh Thánh khi đề cập đến Thiên Chúa. Sự tấn công của các học giả Hồi giáo xuất hiện chỉ một vài ngày sau cuộc hội kiến lịch sử giữa Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, một bước đầu tiên hướng tới quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Tòa Thánh.
Trong diễn văn mang tựa đề " Kontroversi Nama Khas 'Allah' Agama Dalam Konteks Pluralism", ông Badron, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội, cho hay: "việc nhầm lẫn từ ngữ 'Thiên Chúa' là 'Allah' trong Kinh Thánh tiếng Mã Lai phải bị bỏ đi vì nó trình bày một cách sai lầm hai tôn giáo là ngang nhau". "Việc dịch thuật 'Thiên Chúa' là 'Allah' hết sức sai lạc, nó phải được dịch một cách chính xác ... chúng tôi hiểu rằng không chỉ từ ngữ, mà ý nghĩa cũng sai và không chính xác". Ông cho hay thêm: "Nhìn vào ý nghĩa, thuật ngữ chính xác để dịch 'Thiên Chúa' trong Kitô giáo là 'Tuhan' và từ 'Chúa' là 'Tuhan', chứ không phải là 'Allah' ".
Tờ Công Giáo địa phương, 'Herald Malaysia" đã thắng vụ kiện tại Tối Cao Pháp Viện hai năm trước đây để có được quyền công bố từ "Allah" khi đề cập đến Thiên Chúa Kitô giáo, nhưng không thể sử dụng nó vì có kháng cáo bởi chính phủ, và bản án đã bị kéo từ đó ở Toà Phúc thẩm. Trường hợp của Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai bị chặn tại các cảng Klang và Kuching hai năm trước đây, và chỉ được phát hành gần đây cho thấy sự chia rẽ rõ rệt giữa người Hồi giáo và người không theo Hồi giáo.
Theo ông Mohd Sani Badron việc dịch thuật Thiên Chúa Kitô giáo là "Allah" là không bày tỏ sự tôn trọng. "Thuật ngữ 'Allah' là một thuật ngữ của sự kính trọng của người Hồi giáo, hành động tư pháp này đã lan rộng nhận thức rằng người Hồi giáo bị áp bức, và chắc chắn sẽ dấy lên sự giận dữ cao độ của cộng đồng Hồi giáo".
Tuy nhiên, các Kitô hữu đã công bố một tự điển Latin-Mã Lai 400 tuổi, trong đó cho thấy ngay từ đầu từ "Allah" đã được sử dụng để định nghĩa là Thiên Chúa trong Kinh Thánh bằng ngôn ngữ địa phương.
Lã Thụ Nhân
Kuala Lumpur (AsiaNews/Agencies) - Việc sử dụng từ "Allah" để đề cập đến Thiên Chúa của Kitô hữu phải chấm dứt vì nó có thể gây ra sự giận dữ cho người Hồi giáo: đây là lập trường của một nhân vật Hồi giáo nổi tiếng Malaysia, Mohd Sani Badron, đưa ra trong một bài phát biểu hôm 21/07 tại hội nghị Hiểu biết về Hồi giáo Malaysia (Ikimono) tái mở ra các tranh cãi về thuật ngữ tiếng địa phương của bản dịch Kinh Thánh khi đề cập đến Thiên Chúa. Sự tấn công của các học giả Hồi giáo xuất hiện chỉ một vài ngày sau cuộc hội kiến lịch sử giữa Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, một bước đầu tiên hướng tới quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Tòa Thánh.
Trong diễn văn mang tựa đề " Kontroversi Nama Khas 'Allah' Agama Dalam Konteks Pluralism", ông Badron, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội, cho hay: "việc nhầm lẫn từ ngữ 'Thiên Chúa' là 'Allah' trong Kinh Thánh tiếng Mã Lai phải bị bỏ đi vì nó trình bày một cách sai lầm hai tôn giáo là ngang nhau". "Việc dịch thuật 'Thiên Chúa' là 'Allah' hết sức sai lạc, nó phải được dịch một cách chính xác ... chúng tôi hiểu rằng không chỉ từ ngữ, mà ý nghĩa cũng sai và không chính xác". Ông cho hay thêm: "Nhìn vào ý nghĩa, thuật ngữ chính xác để dịch 'Thiên Chúa' trong Kitô giáo là 'Tuhan' và từ 'Chúa' là 'Tuhan', chứ không phải là 'Allah' ".
Tờ Công Giáo địa phương, 'Herald Malaysia" đã thắng vụ kiện tại Tối Cao Pháp Viện hai năm trước đây để có được quyền công bố từ "Allah" khi đề cập đến Thiên Chúa Kitô giáo, nhưng không thể sử dụng nó vì có kháng cáo bởi chính phủ, và bản án đã bị kéo từ đó ở Toà Phúc thẩm. Trường hợp của Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai bị chặn tại các cảng Klang và Kuching hai năm trước đây, và chỉ được phát hành gần đây cho thấy sự chia rẽ rõ rệt giữa người Hồi giáo và người không theo Hồi giáo.
Theo ông Mohd Sani Badron việc dịch thuật Thiên Chúa Kitô giáo là "Allah" là không bày tỏ sự tôn trọng. "Thuật ngữ 'Allah' là một thuật ngữ của sự kính trọng của người Hồi giáo, hành động tư pháp này đã lan rộng nhận thức rằng người Hồi giáo bị áp bức, và chắc chắn sẽ dấy lên sự giận dữ cao độ của cộng đồng Hồi giáo".
Tuy nhiên, các Kitô hữu đã công bố một tự điển Latin-Mã Lai 400 tuổi, trong đó cho thấy ngay từ đầu từ "Allah" đã được sử dụng để định nghĩa là Thiên Chúa trong Kinh Thánh bằng ngôn ngữ địa phương.
Lã Thụ Nhân
Ngày Giới trẻ Thế giới Madrid chống lại trào lưu tục hóa
Lã Thụ Nhân
08:13 23/07/2011
Ngày Giới trẻ Thế giới Madrid chống lại trào lưu tục hóa
Madrid, Tây Ban Nha (CNA) .- Vào tháng Tám tới, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ tông du đến Tây Ban Nha, một đất nước phải đối mặt với trào lưu tục hóa một cách táo bạo và những tranh cãi liên quan đến phá thai, đạo đức tính dục và hôn nhân. Tuy nhiên, các nhà tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới hy vọng sự kiện này có thể khởi động sự hồi sinh của đức tin.
Vào tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Jose Ignacio Munilla Aguirre của San Sebastian, Tây Ban Nha cho hày ngài hy vọng rằng Đức Chân Phước Gioan Phaolô II sẽ gợi hứng cho những người trẻ của Tây Ban Nha tham dự vào cuộc quy tụ giời trẻ toàn cầu vào tháng Tám. Ngài nói về giới trẻ Tây Ban Nha: "Trong những năm gần đây, họ đã nhiều năm phải chịu đựng trào lưu tục hóa. Chúng ta cầu xin Đức Gioan Phaolô cầu bàu để ngài chạm vào trái tim những người cần được chạm để họ sẽ đến".
Trong hai ngày hành hương Tây Ban Nha vào tháng Mười Một năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã kết múc cội rễ Kitô giáo của đất nước và lưu ý về sự cần thiết "lắng nghe Thiên Chúa một lần nữa dưới bầu trời Âu Châu".
Sự cần thiết đó có thể được gặp tại Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới, nơi mà có hơn 420.000 người trẻ từ khắp nơi trên thế giới đã đăng ký tham dự.
Nhưng sự kiện này sẽ diễn ra tại thời điểm của sự căng thẳng do một chính phủ và xã hội tục hóa gây ra. Vào tháng Mười Một năm 2010, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela của Madrid cho hay nơi đây đã có "sự hồi sinh của chủ nghĩa thế tục cấp tiến" vốn thúc đẩy các luật nhắm đến các thể chế cơ bản của xã hội như hôn nhân, gia đình và quyền được sống.
Vào tháng Mười năm 2009, hơn hai triệu người đã tham gia diễu hành phò sự sống ở Madrid để phản đối luật phá thai cho phép phá thai theo nhu cầu lên đến 14 tuần mang thai và giới hạn phá thai lên đến 22 tuần. Tuy nhiên, những phản đối này đã thất bãi trong việc ngăn chặn luật.
Tây Ban Nha đã công nhận "hôn nhân đồng tính" từ năm 2005, và chính phủ của Đảng Xã hội đã thực hiện một chương trình học bắt buộc dưới nhiều thách thức pháp luật. Những người chỉ trích nói rằng chương trình giảng dạy thúc đẩy tục hóa và tính dục vô luân, áp đặt quan điểm chính thức của hệ tư tưởng về giới tính, xúi giục trẻ 12 tuổi tham gia vào các hoạt động tính dục, và vi phạm các quyền của cha mẹ và con cái họ.
Với dân số hơn 46 triệu người Tây Ban Nha, có 42,5 triệu người là người Công Giáo. Tuy nhiên, có ít hơn 15% tổng dân số tham gia vào đời sống Giáo Hội. Mặc dù vậy, Giáo Hội vẫn có sự hiện diện và ảnh hưởng đáng kể.
Có 22.890 giáo xứ, 126 giám mục, và gần 25.000 linh mục trong nước, và trên 54.000 tu sĩ đã tuyên khấn, 2.800 thành viên các tu hội đời, và gần 100.000 giáo lý viên. Có 1.258 tiểu chủng sinh và 1.866 đại chủng sinh.
Hơn 1,4 triệu học sinh tham gia vào 5.535 tổ chức giáo dục Công Giáo, từ mẫu giáo đến đại học. Các tổ chức Giáo Hội bao gồm 77 bệnh viện, 54 phòng khám, 1 trại cùi, 803 ngôi nhà cho người già hoặc tàn tật, và 391 trại trẻ mồ côi và nhà trẻ. Giáo Hội cũng điều hành 293 trung tâm tư vấn gia đình và các trung tâm phò sự sống khác.
Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21 tháng Tám.
Lã Thụ Nhân
Madrid, Tây Ban Nha (CNA) .- Vào tháng Tám tới, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ tông du đến Tây Ban Nha, một đất nước phải đối mặt với trào lưu tục hóa một cách táo bạo và những tranh cãi liên quan đến phá thai, đạo đức tính dục và hôn nhân. Tuy nhiên, các nhà tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới hy vọng sự kiện này có thể khởi động sự hồi sinh của đức tin.
Vào tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Jose Ignacio Munilla Aguirre của San Sebastian, Tây Ban Nha cho hày ngài hy vọng rằng Đức Chân Phước Gioan Phaolô II sẽ gợi hứng cho những người trẻ của Tây Ban Nha tham dự vào cuộc quy tụ giời trẻ toàn cầu vào tháng Tám. Ngài nói về giới trẻ Tây Ban Nha: "Trong những năm gần đây, họ đã nhiều năm phải chịu đựng trào lưu tục hóa. Chúng ta cầu xin Đức Gioan Phaolô cầu bàu để ngài chạm vào trái tim những người cần được chạm để họ sẽ đến".
Trong hai ngày hành hương Tây Ban Nha vào tháng Mười Một năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã kết múc cội rễ Kitô giáo của đất nước và lưu ý về sự cần thiết "lắng nghe Thiên Chúa một lần nữa dưới bầu trời Âu Châu".
Sự cần thiết đó có thể được gặp tại Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới, nơi mà có hơn 420.000 người trẻ từ khắp nơi trên thế giới đã đăng ký tham dự.
Nhưng sự kiện này sẽ diễn ra tại thời điểm của sự căng thẳng do một chính phủ và xã hội tục hóa gây ra. Vào tháng Mười Một năm 2010, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela của Madrid cho hay nơi đây đã có "sự hồi sinh của chủ nghĩa thế tục cấp tiến" vốn thúc đẩy các luật nhắm đến các thể chế cơ bản của xã hội như hôn nhân, gia đình và quyền được sống.
Vào tháng Mười năm 2009, hơn hai triệu người đã tham gia diễu hành phò sự sống ở Madrid để phản đối luật phá thai cho phép phá thai theo nhu cầu lên đến 14 tuần mang thai và giới hạn phá thai lên đến 22 tuần. Tuy nhiên, những phản đối này đã thất bãi trong việc ngăn chặn luật.
Tây Ban Nha đã công nhận "hôn nhân đồng tính" từ năm 2005, và chính phủ của Đảng Xã hội đã thực hiện một chương trình học bắt buộc dưới nhiều thách thức pháp luật. Những người chỉ trích nói rằng chương trình giảng dạy thúc đẩy tục hóa và tính dục vô luân, áp đặt quan điểm chính thức của hệ tư tưởng về giới tính, xúi giục trẻ 12 tuổi tham gia vào các hoạt động tính dục, và vi phạm các quyền của cha mẹ và con cái họ.
Với dân số hơn 46 triệu người Tây Ban Nha, có 42,5 triệu người là người Công Giáo. Tuy nhiên, có ít hơn 15% tổng dân số tham gia vào đời sống Giáo Hội. Mặc dù vậy, Giáo Hội vẫn có sự hiện diện và ảnh hưởng đáng kể.
Có 22.890 giáo xứ, 126 giám mục, và gần 25.000 linh mục trong nước, và trên 54.000 tu sĩ đã tuyên khấn, 2.800 thành viên các tu hội đời, và gần 100.000 giáo lý viên. Có 1.258 tiểu chủng sinh và 1.866 đại chủng sinh.
Hơn 1,4 triệu học sinh tham gia vào 5.535 tổ chức giáo dục Công Giáo, từ mẫu giáo đến đại học. Các tổ chức Giáo Hội bao gồm 77 bệnh viện, 54 phòng khám, 1 trại cùi, 803 ngôi nhà cho người già hoặc tàn tật, và 391 trại trẻ mồ côi và nhà trẻ. Giáo Hội cũng điều hành 293 trung tâm tư vấn gia đình và các trung tâm phò sự sống khác.
Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21 tháng Tám.
Lã Thụ Nhân
Trong kỳ nghỉ, ĐTC Biển Đức XVI viết sách và chuẩn bị mừng 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II
Phạm Kim An
08:44 23/07/2011
Trong kỳ nghỉ, ĐTC Biển Đức XVI viết sách và chuẩn bị mừng 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II
ĐTC Biển Đức XVI nghỉ hè ở Dinh Castel Gandolfo
ROMA - Trong những ngày đang nghỉ ngơi này, ĐTC Biển Đức XVI chuẩn bị cho cuốn sách mới của Ngài về Chúa Giêsu, các chuyến tông du sắp tới đến Tây Ban Nha và Đức, và lễ kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng chung Vatican II.
Đây là năm thứ hai liên tiếp mà ĐTC Biển Đức XVI nghỉ hè tại Castel Gandolfo, nơi có dinh Giáo hoàng cách Roma khoảng 50km về phía Nam. Tại đây, Ngài tìm thấy một môi trường quen thuộc và thích hợp với các đam mê của đời Ngài: nghiên cứu và viết về các vấn đề thần học.
ĐTC Biển Đức XVI đã mang theo nhiều sách và tài liệu của Vatican, để chuẩn bị cho các chuyến đi của Ngài đến Madrid, vào dịp Đại hội Giới trẻ thế giới (từ ngày 18 đến ngày 21-8), và đến đất nước quê hương của Ngài, nơi Ngài sẽ đến thăm từ ngày 22 đến ngày 25-9 ở Berlin, Erfurt, Etzelsbach và Freiburg.
Nhật báo "L'Osservatore Romano" khẳng định rằng "sự cam kết ưu tiên" của ĐTC Biển Đức XVI trong các ngày nghỉ là "chuẩn bị" và "viết phần kết luận tác phẩm của Ngài về Chúa Giêsu Nazareth, tập trung vào phần phân tích các sách Tin Mừng thời thơ ấu".
Đây là tập thứ ba của loạt sách này, hai tập đầu tiên xuất bản vào tháng 4-2007 và tháng 3-2011, mang lại một thành công thật sự.
Nhật báo của Vatican cũng tiết lộ rằng ĐTC Biển Đức XVI đang làm việc trên một chủ đề khác mà Ngài rất thích thú: "suy tư về đức tin, trong khi người ta sắp tiến tới lễ kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng chung Vatican II (ngày 11-10-1962), mà linh mục Joseph Ratzinger (tức ĐTC Biển Đức XVI) đã tham dự với tư cách chuyên viên ngay từ đầu".
Sự quan tâm của ĐTC Biển Đức XVI cho các nhân đức đối thần là quan trọng, bởi vì Ngài đã viết hai thông điệp về hai nhân đức đối thần khác, là đức mến và đức cậy: "Deus Caritas Est" (Chúa là tình yêu, ngày 25-12-2005) và "Spe Salvi" (Được cứu rỗi trong đức cậy, ngày 30-11-2007).
Ngoài thời gian dành cho nghiên cứu và viết lách, Đức Giám mục Rôma dành thời gian còn lại để cầu nguyện, chiêm ngắm thiên nhiên và nghỉ ngơi.
Ngài cũng tiếp tục quan tâm việc cai quản Giáo hội, với các cuộc gặp gỡ dành cho công việc, nhất là với Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa thánh, và các giám chức khác, hoặc tiếp kiến các quan chức cao cấp, chẳng hạn Ngài tiếp kiến Thủ tướng Malaysia ngày 18-7.
Buổi chiều, nói chung ĐTC Biển Đức XVI đi dạo trong các vườn của Dinh Giáo hoàng, cùng với vị thư ký riêng của Ngài là Đức ông Georg Gänswein. Cuộc đi dạo thường kết thúc với việc hai vị lần hạt Mân Côi trước tượng Đức Trinh nữ Maria. (Zenit 22-7-2011)
Phạm Kim An
ĐTC Biển Đức XVI nghỉ hè ở Dinh Castel Gandolfo
ROMA - Trong những ngày đang nghỉ ngơi này, ĐTC Biển Đức XVI chuẩn bị cho cuốn sách mới của Ngài về Chúa Giêsu, các chuyến tông du sắp tới đến Tây Ban Nha và Đức, và lễ kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng chung Vatican II.
Đây là năm thứ hai liên tiếp mà ĐTC Biển Đức XVI nghỉ hè tại Castel Gandolfo, nơi có dinh Giáo hoàng cách Roma khoảng 50km về phía Nam. Tại đây, Ngài tìm thấy một môi trường quen thuộc và thích hợp với các đam mê của đời Ngài: nghiên cứu và viết về các vấn đề thần học.
ĐTC Biển Đức XVI đã mang theo nhiều sách và tài liệu của Vatican, để chuẩn bị cho các chuyến đi của Ngài đến Madrid, vào dịp Đại hội Giới trẻ thế giới (từ ngày 18 đến ngày 21-8), và đến đất nước quê hương của Ngài, nơi Ngài sẽ đến thăm từ ngày 22 đến ngày 25-9 ở Berlin, Erfurt, Etzelsbach và Freiburg.
Nhật báo "L'Osservatore Romano" khẳng định rằng "sự cam kết ưu tiên" của ĐTC Biển Đức XVI trong các ngày nghỉ là "chuẩn bị" và "viết phần kết luận tác phẩm của Ngài về Chúa Giêsu Nazareth, tập trung vào phần phân tích các sách Tin Mừng thời thơ ấu".
Đây là tập thứ ba của loạt sách này, hai tập đầu tiên xuất bản vào tháng 4-2007 và tháng 3-2011, mang lại một thành công thật sự.
Nhật báo của Vatican cũng tiết lộ rằng ĐTC Biển Đức XVI đang làm việc trên một chủ đề khác mà Ngài rất thích thú: "suy tư về đức tin, trong khi người ta sắp tiến tới lễ kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng chung Vatican II (ngày 11-10-1962), mà linh mục Joseph Ratzinger (tức ĐTC Biển Đức XVI) đã tham dự với tư cách chuyên viên ngay từ đầu".
Sự quan tâm của ĐTC Biển Đức XVI cho các nhân đức đối thần là quan trọng, bởi vì Ngài đã viết hai thông điệp về hai nhân đức đối thần khác, là đức mến và đức cậy: "Deus Caritas Est" (Chúa là tình yêu, ngày 25-12-2005) và "Spe Salvi" (Được cứu rỗi trong đức cậy, ngày 30-11-2007).
Ngoài thời gian dành cho nghiên cứu và viết lách, Đức Giám mục Rôma dành thời gian còn lại để cầu nguyện, chiêm ngắm thiên nhiên và nghỉ ngơi.
Ngài cũng tiếp tục quan tâm việc cai quản Giáo hội, với các cuộc gặp gỡ dành cho công việc, nhất là với Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa thánh, và các giám chức khác, hoặc tiếp kiến các quan chức cao cấp, chẳng hạn Ngài tiếp kiến Thủ tướng Malaysia ngày 18-7.
Buổi chiều, nói chung ĐTC Biển Đức XVI đi dạo trong các vườn của Dinh Giáo hoàng, cùng với vị thư ký riêng của Ngài là Đức ông Georg Gänswein. Cuộc đi dạo thường kết thúc với việc hai vị lần hạt Mân Côi trước tượng Đức Trinh nữ Maria. (Zenit 22-7-2011)
Phạm Kim An
Ngày đẫm máu tại thủ đô Hòa Bình Thế Giới. Phải chăng sự khoan dung đã chết?
Trần Mạnh Trác
22:48 23/07/2011
Nếu có một thủ đô hòa bình của thế giới, sẽ phải là Oslo, Na Uy.
Đây là quê hương của giải thưởng Nobel Hòa bình, nhưng hôm qua cánh chim 'bồ câu trắng muôn thuở' đã đầy máu vì hai vụ tấn công khủng bố làm cho hơn 90 người chết và nhiều người bị thương.
Bom xe, đặt ngay trong khu vực văn phòng trung ương của chính phủ, đã nổ tung gần phủ thủ tướng và trụ sở của một tờ báo lớn gây thiệt mạng cho gần chục ngừoi.
Sau đó vài giờ, trên đảo Utøya, môt đảo nhỏ gần Oslo, một người cải trang làm cảnh sát, rất có thể cũng là kẻ đã bấm nút phá nổ các quả bom, đã gọi các em học sinh đang tham dự trại hè của đảng Lao Động (đang cầm quyền) tới gần và nổ súng. Cuộc tàn sát kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Xác của trên 80 chục em nằm la liệt trên đảo.
Cảnh trên TV cho thấy lực lựơng đặc biệt SWAT với quân phục màu đen phóng vội canô bừa lên bãi, trong khi những người trên đảo, quần áo cửi ra gần hết, chạy ngược lại. Nhiều người cố bơi thóat thân vào đất liền, dùng mọi dụng cụ có thể nổi được đề làm phao.
Sáng nay, người ta vẫn đi vòng quanh đảo tìm xác chết!
Tòan thể thế giới sững sờ đặt câu hỏi: tại sao lại là Na Uy? tại sao lại là bây giờ?
Thọat đầu người ta nghi ngờ đến các nhóm Hồi giáo đã thực hiện các cuộc tấn công ngoạn mục ở Tây Ban Nha và Anh quốc, cũng như các vụ đánh bom tự sát hụt ở Stockholm và Phần Lan.
Một nhóm khủng bố tự xưng là Ansar al-Jihad al-Alami, (những người trợ giúp thánh chiến Jihad toàn cầu,) nhanh chóng nhận trách nhiệm trên Internet.
Trước đó trên diễn đàn điện tử, ban lãnh đạo của nhóm này đã đưa ra nhiều lời đe dọa rằng Na Uy phải rút 500 quân ra khỏi Afghanistan, và ngưng ngay các xúc phạm đến đấng tiên tri Mohammed. Trong năm 2006, ít nhất một tờ báo của Na Uy đã in lại một loạt hình khiêu khích vị tiên tri.
Nhưng thủ lãnh của nhóm là Abu Suleiman al-Nasser - có liên hệ với Al Qaeda và đang lẩn trốn tại Iraq - đã phủ nhận không có bất kỳ tham gia nào với các vụ nổ, và khẳng định nhóm của hắn không dính líu vào sự việc.
Sự nghi ngờ cũng nhắm vào một nhân vật cực đoan người Kurd Iraq, Mullah Krekar, cựu lãnh đạo của nhóm Hồi giáo Al Ansar đã tương đối không còn hoạt động. Ông ta đang bị quản thúc tại gia vì bị nghi ngờ dính líu tới một âm mưu khủng bố thất bại. Ông đã từng lớn tiếng đe dọa Na Uy nếu ông ta bị trục xuất.
Vì cuộc tàn sát xảy ra tại một trại hè chính trị, người ta lo ngại rằng đằng sau cuộc tấn công là một tổ chức có tổ chức cao, như ở New Delhi trong năm 2005, hoặc trên hệ thống đường sắt công cộng ở London.
Ngòai những nhóm hồi giáo cực đoan, cũng có nhiều nhóm khác có thể gây rối tại Na Uy.
"Còn có nhiều nhóm chủ trương 'da trắng là tối thượng' (supremacist,) nhưng chúng thường la cà ngoài đường sinh sự với người khác, và chúng không thông minh lắm," theo ý kiến của một chuyên gia khủng bố là Marc Sageman, tác giả của cuốn sách 'Jihad không người lãnh đạo' (Leaderless Jihad.) "Xếp hạng trong danh sách khủng bố, thì chúng đứng hạng bét."
Có ít nhất hàng chục nhóm như thế, bao gồm các nhóm phát xít mới như nhóm Vigrid, là nhóm có lời thề không để chủng tộc da trắng bị "tuyệt chủng" vì nạn nhập cư. Tuy nhiên, mặc dù nhóm bị liệt vào lọai bạo hành, các thành viên của nhóm chỉ tấn công các cá nhân.
Cuối ngày hôm qua, một quan chức cảnh sát Na Uy nói với các phóng viên rằng vụ đánh bom Oslo và bắn súng nhằm vào trại thanh niên của Đảng Lao động đã "không liên quan đến bất kỳ tổ chức khủng bố quốc tế nào" và có nhiều điểm chung giống như vụ đánh bom Oklahoma City tại Hoa Kỳ.
Là một chuyên gia an ninh, ông Thomas Hegghammer, nói "tay súng là một phần tử cực đoan hữu phài" là lọai người có thể hành động một mình.
Cảnh sát cho biết tay súng đã bị bắt giữ trên đảo Utøya, tên là Anders Behring Breivik, 32 tuổi, cao lớn, tóc vàng, mắt xanh.
Hắn là một cựu thành viên của một đảng chủ trương chống việc nhập cư, và đã viết nhiều blog phê phán nền văn minh 'đa văn hóa' và Hồi giáo.
Trên trang web, Breivik chỉ trích các chính sách của châu Âu đang cố gắng để thích ứng với nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau, và tuyên bố rằng một số đáng kể người trẻ Hồi giáo đang sống bên Anh là Hồi giáo chủ chiến cực đoan.
"Khi nào thì nền 'đa văn hóa' sẽ không còn là một ý thức hệ nhằm phá vỡ cấu trúc văn hóa châu Âu, truyền thống, bản sắc và dân tộc của quốc gia?" là câu hỏi của Breivik đăng ngày 2 Tháng 2 năm 2010 trên trang web.
"Theo kết quả của hai cuộc nghiên cứu, 13% thanh niên Hồi giáo ở Anh trong lứa tuổi từ 15 đến 25 hỗ trợ hệ thống tư tưởng của al Qaeda ", là lời quả quyết (sai lầm) của hắn trên một mục khác viết ngày 16 tháng 2 năm ngoái.
Breivik cũng đã từng là một đảng viên của Đảng Tiến bộ, lớn thứ hai trong quốc hội, nhưng vị bí thư thông tin liên lạc của đảng là Fredrik Farber cho biết tên Breivik chì là một đảng viên trong những năm 2004-2006 và tham gia nhóm thanh niên của đảng trong những năm 1997-2006/2007.
Đảng Tiến độ chủ trương hạn chế nhập cảnh. Và cũng như nhiều đảng tương tự bên Âu Châu, Đảng dẫn đầu một số thăm dò dư luận.
Đảng trưởng bà Siv Jensen nhấn mạnh tên Breivik đã rời đảng. "Anh ta không phải là một đảng viên nữa", bà nói với Reuters. "Tôi rất buồn rằng anh ta đã từng là một thành viên tại một thời điểm trước. Anh ta không bao giờ hoạt động tích cực và chúng tôi đang khó khăn tìm kiếm xem có ai có hiểu biết nhiều về anh ta."
Bí thư thông tin Farber nói thêm: "Anh ta đã là một thành viên và đã có một số họat động trong chương trình địa phương ở Oslo, nhưng không còn trả niên liễm và không còn là một thành viên trong năm 2006 hoặc 2007."
Breivik cũng là một hội viên của hội Tam Điểm (Freemason, một hội kín chống Tòa Thánh Vatican), theo lời xác nhận của một phát ngôn viên của hội. Hội Tam Điểm sinh họat bằng cách lập nhóm bí mật ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ quan thông tấn quốc gia của Na Uy, NTB, nói rằng nhà chức trách đang điều tra xem liệu có một người thứ hai đã tham gia vào việc tàn sát ở trại hè không.
Đây là quê hương của giải thưởng Nobel Hòa bình, nhưng hôm qua cánh chim 'bồ câu trắng muôn thuở' đã đầy máu vì hai vụ tấn công khủng bố làm cho hơn 90 người chết và nhiều người bị thương.
Bom xe, đặt ngay trong khu vực văn phòng trung ương của chính phủ, đã nổ tung gần phủ thủ tướng và trụ sở của một tờ báo lớn gây thiệt mạng cho gần chục ngừoi.
Sau đó vài giờ, trên đảo Utøya, môt đảo nhỏ gần Oslo, một người cải trang làm cảnh sát, rất có thể cũng là kẻ đã bấm nút phá nổ các quả bom, đã gọi các em học sinh đang tham dự trại hè của đảng Lao Động (đang cầm quyền) tới gần và nổ súng. Cuộc tàn sát kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Xác của trên 80 chục em nằm la liệt trên đảo.
Cảnh trên TV cho thấy lực lựơng đặc biệt SWAT với quân phục màu đen phóng vội canô bừa lên bãi, trong khi những người trên đảo, quần áo cửi ra gần hết, chạy ngược lại. Nhiều người cố bơi thóat thân vào đất liền, dùng mọi dụng cụ có thể nổi được đề làm phao.
Sáng nay, người ta vẫn đi vòng quanh đảo tìm xác chết!
Tòan thể thế giới sững sờ đặt câu hỏi: tại sao lại là Na Uy? tại sao lại là bây giờ?
Thọat đầu người ta nghi ngờ đến các nhóm Hồi giáo đã thực hiện các cuộc tấn công ngoạn mục ở Tây Ban Nha và Anh quốc, cũng như các vụ đánh bom tự sát hụt ở Stockholm và Phần Lan.
Một nhóm khủng bố tự xưng là Ansar al-Jihad al-Alami, (những người trợ giúp thánh chiến Jihad toàn cầu,) nhanh chóng nhận trách nhiệm trên Internet.
Trước đó trên diễn đàn điện tử, ban lãnh đạo của nhóm này đã đưa ra nhiều lời đe dọa rằng Na Uy phải rút 500 quân ra khỏi Afghanistan, và ngưng ngay các xúc phạm đến đấng tiên tri Mohammed. Trong năm 2006, ít nhất một tờ báo của Na Uy đã in lại một loạt hình khiêu khích vị tiên tri.
Nhưng thủ lãnh của nhóm là Abu Suleiman al-Nasser - có liên hệ với Al Qaeda và đang lẩn trốn tại Iraq - đã phủ nhận không có bất kỳ tham gia nào với các vụ nổ, và khẳng định nhóm của hắn không dính líu vào sự việc.
Sự nghi ngờ cũng nhắm vào một nhân vật cực đoan người Kurd Iraq, Mullah Krekar, cựu lãnh đạo của nhóm Hồi giáo Al Ansar đã tương đối không còn hoạt động. Ông ta đang bị quản thúc tại gia vì bị nghi ngờ dính líu tới một âm mưu khủng bố thất bại. Ông đã từng lớn tiếng đe dọa Na Uy nếu ông ta bị trục xuất.
Vì cuộc tàn sát xảy ra tại một trại hè chính trị, người ta lo ngại rằng đằng sau cuộc tấn công là một tổ chức có tổ chức cao, như ở New Delhi trong năm 2005, hoặc trên hệ thống đường sắt công cộng ở London.
Ngòai những nhóm hồi giáo cực đoan, cũng có nhiều nhóm khác có thể gây rối tại Na Uy.
"Còn có nhiều nhóm chủ trương 'da trắng là tối thượng' (supremacist,) nhưng chúng thường la cà ngoài đường sinh sự với người khác, và chúng không thông minh lắm," theo ý kiến của một chuyên gia khủng bố là Marc Sageman, tác giả của cuốn sách 'Jihad không người lãnh đạo' (Leaderless Jihad.) "Xếp hạng trong danh sách khủng bố, thì chúng đứng hạng bét."
Có ít nhất hàng chục nhóm như thế, bao gồm các nhóm phát xít mới như nhóm Vigrid, là nhóm có lời thề không để chủng tộc da trắng bị "tuyệt chủng" vì nạn nhập cư. Tuy nhiên, mặc dù nhóm bị liệt vào lọai bạo hành, các thành viên của nhóm chỉ tấn công các cá nhân.
Cuối ngày hôm qua, một quan chức cảnh sát Na Uy nói với các phóng viên rằng vụ đánh bom Oslo và bắn súng nhằm vào trại thanh niên của Đảng Lao động đã "không liên quan đến bất kỳ tổ chức khủng bố quốc tế nào" và có nhiều điểm chung giống như vụ đánh bom Oklahoma City tại Hoa Kỳ.
Là một chuyên gia an ninh, ông Thomas Hegghammer, nói "tay súng là một phần tử cực đoan hữu phài" là lọai người có thể hành động một mình.
Cảnh sát cho biết tay súng đã bị bắt giữ trên đảo Utøya, tên là Anders Behring Breivik, 32 tuổi, cao lớn, tóc vàng, mắt xanh.
Hắn là một cựu thành viên của một đảng chủ trương chống việc nhập cư, và đã viết nhiều blog phê phán nền văn minh 'đa văn hóa' và Hồi giáo.
Trên trang web, Breivik chỉ trích các chính sách của châu Âu đang cố gắng để thích ứng với nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau, và tuyên bố rằng một số đáng kể người trẻ Hồi giáo đang sống bên Anh là Hồi giáo chủ chiến cực đoan.
"Khi nào thì nền 'đa văn hóa' sẽ không còn là một ý thức hệ nhằm phá vỡ cấu trúc văn hóa châu Âu, truyền thống, bản sắc và dân tộc của quốc gia?" là câu hỏi của Breivik đăng ngày 2 Tháng 2 năm 2010 trên trang web.
"Theo kết quả của hai cuộc nghiên cứu, 13% thanh niên Hồi giáo ở Anh trong lứa tuổi từ 15 đến 25 hỗ trợ hệ thống tư tưởng của al Qaeda ", là lời quả quyết (sai lầm) của hắn trên một mục khác viết ngày 16 tháng 2 năm ngoái.
Breivik cũng đã từng là một đảng viên của Đảng Tiến bộ, lớn thứ hai trong quốc hội, nhưng vị bí thư thông tin liên lạc của đảng là Fredrik Farber cho biết tên Breivik chì là một đảng viên trong những năm 2004-2006 và tham gia nhóm thanh niên của đảng trong những năm 1997-2006/2007.
Đảng Tiến độ chủ trương hạn chế nhập cảnh. Và cũng như nhiều đảng tương tự bên Âu Châu, Đảng dẫn đầu một số thăm dò dư luận.
Đảng trưởng bà Siv Jensen nhấn mạnh tên Breivik đã rời đảng. "Anh ta không phải là một đảng viên nữa", bà nói với Reuters. "Tôi rất buồn rằng anh ta đã từng là một thành viên tại một thời điểm trước. Anh ta không bao giờ hoạt động tích cực và chúng tôi đang khó khăn tìm kiếm xem có ai có hiểu biết nhiều về anh ta."
Bí thư thông tin Farber nói thêm: "Anh ta đã là một thành viên và đã có một số họat động trong chương trình địa phương ở Oslo, nhưng không còn trả niên liễm và không còn là một thành viên trong năm 2006 hoặc 2007."
Breivik cũng là một hội viên của hội Tam Điểm (Freemason, một hội kín chống Tòa Thánh Vatican), theo lời xác nhận của một phát ngôn viên của hội. Hội Tam Điểm sinh họat bằng cách lập nhóm bí mật ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ quan thông tấn quốc gia của Na Uy, NTB, nói rằng nhà chức trách đang điều tra xem liệu có một người thứ hai đã tham gia vào việc tàn sát ở trại hè không.
Top Stories
Pope lambasts 'deplorable' China for imposing bishops on faithful
Michael Day /AP
08:49 23/07/2011
Deteriorating relations between Beijing and the Vatican look set to worsen after China's state-controlled Catholic church yesterday announced plans to ordain seven more bishops without papal approval.
The Chinese authorities angered the Papacy a week ago by naming a third new bishop in eight months without consulting Rome. The Vatican reacted by excommunicating the new bishop, Joseph Huang Bingzhang. Branding his ordination illegitimate, the Vatican said Pope Benedict "deplores" the way communist authorities are treating Catholics eager to stay faithful to Rome rather than the state-backed church.
In a move set to further antagonise the Vatican, the Chinese bishops' council is considering seven new candidates, according to the state-run China Daily newspaper.
Liu Bainian, honorary president of the Chinese Catholic Patriotic Association (CCPA), which runs China's Catholic churches, was quoted as saying: "Upon inspection and approval, when the conditions are ripe, the ordinations will take place."
Asked if the ordinations had been discussed with the Vatican, the CCPA's vice-chairman, Rev Joseph Guo Jincai told reporters: "There's no official channel for communications, but we cannot delay the election of our bishops because it is important to spread the gospel. We hope that the Vatican will respect the outcome of our elections."
Beijing severed ties with the Vatican in 1951 after the communists took power.
Today China's approximately 12 million Catholics may worship only with the state-sanctioned church, which recognises the Pope as a spiritual leader but rejects his authority to appoint priests and bishops. But a thriving Catholic underground following remains loyal to the Vatican.
In the past, Beijing has allowed the ordination of bishops approved by the Vatican and Pope Benedict XVI has tried to boost the Vatican's ties with Beijing. But progress in reaching a compromise on the Vatican's role in China appears to have stalled in recent months, with the Vatican growing increasingly concerned at the security forces' intimidation of Catholics.
Last week, a Vatican source told the Reuters news agency that eight bishops were accompanied to the most recent ordination by police and four were detained and then released in the run-up to the ordination.
"Sino-Vatican relations may have plunged to their lowest level since the 1950s," Zhuo Xinping, director of the Institute of World Religions at the Chinese Academy of Social Sciences, told the China Daily.
The Chinese Foreign Ministry made no statements on the developments. No-one at the Vatican was available to comment.
Rev Jeroom Heyndrickx, director of Verbiest Institute at the Catholic University of Leuven in Belgium, said the latest developments showed that religious freedom in China is still a big problem.
"The way they pick up the bishops and force them to do these ordinations, makes China, in my view, lose face in the face of the whole world," he said.
(Source: http://www.independent.co.uk/news/world/europe/pope-lambasts-deplorable-china-for-imposing-bishops-on-faithful-2319070.html)
The Chinese authorities angered the Papacy a week ago by naming a third new bishop in eight months without consulting Rome. The Vatican reacted by excommunicating the new bishop, Joseph Huang Bingzhang. Branding his ordination illegitimate, the Vatican said Pope Benedict "deplores" the way communist authorities are treating Catholics eager to stay faithful to Rome rather than the state-backed church.
In a move set to further antagonise the Vatican, the Chinese bishops' council is considering seven new candidates, according to the state-run China Daily newspaper.
Liu Bainian, honorary president of the Chinese Catholic Patriotic Association (CCPA), which runs China's Catholic churches, was quoted as saying: "Upon inspection and approval, when the conditions are ripe, the ordinations will take place."
Asked if the ordinations had been discussed with the Vatican, the CCPA's vice-chairman, Rev Joseph Guo Jincai told reporters: "There's no official channel for communications, but we cannot delay the election of our bishops because it is important to spread the gospel. We hope that the Vatican will respect the outcome of our elections."
Beijing severed ties with the Vatican in 1951 after the communists took power.
Today China's approximately 12 million Catholics may worship only with the state-sanctioned church, which recognises the Pope as a spiritual leader but rejects his authority to appoint priests and bishops. But a thriving Catholic underground following remains loyal to the Vatican.
In the past, Beijing has allowed the ordination of bishops approved by the Vatican and Pope Benedict XVI has tried to boost the Vatican's ties with Beijing. But progress in reaching a compromise on the Vatican's role in China appears to have stalled in recent months, with the Vatican growing increasingly concerned at the security forces' intimidation of Catholics.
Last week, a Vatican source told the Reuters news agency that eight bishops were accompanied to the most recent ordination by police and four were detained and then released in the run-up to the ordination.
"Sino-Vatican relations may have plunged to their lowest level since the 1950s," Zhuo Xinping, director of the Institute of World Religions at the Chinese Academy of Social Sciences, told the China Daily.
The Chinese Foreign Ministry made no statements on the developments. No-one at the Vatican was available to comment.
Rev Jeroom Heyndrickx, director of Verbiest Institute at the Catholic University of Leuven in Belgium, said the latest developments showed that religious freedom in China is still a big problem.
"The way they pick up the bishops and force them to do these ordinations, makes China, in my view, lose face in the face of the whole world," he said.
(Source: http://www.independent.co.uk/news/world/europe/pope-lambasts-deplorable-china-for-imposing-bishops-on-faithful-2319070.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày họp mặt tìm hiểu Ơn gọi Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho
Sr. Thérèse Minh Diễm
08:33 23/07/2011
MỸ THO - “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Mt 9,37-38). Để đáp ứng nhu cầu truyền giáo theo lời mời gọi của Chúa Giêsu, và cổ võ ơn gọi cho Hội Dòng, ngày 21 tháng 11 năm 2011 Dòng Thánh Phaolô thành Chartres – Tỉnh Dòng Mỹ Tho – đã tổ chức ngày họp mặt “Tìm hiểu ơn gọi Dòng Thánh Phaolô”, tại khuôn viên nhà Giám Tỉnh Mỹ Tho. Chủ đề của ngày họp mặt: “Bạn hãy chọn một con đường và tìm hiểu con đường mà bạn muốn chọn”.
Xem hình ảnh
Vào rạng sáng ngày 21 tháng 7, chị em Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho đã hân hoan tiếp đón khoảng 800 em thiếu nữ từ lớp tám trở lên ở khắp các giáo phận: Bà Rịa, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên đến tham dự cuộc họp mặt. Có rất nhiều bạn đến từ các xứ đạo xa xôi như Kiên Giang, Cà Mau, SócTrăng, Xuyên Mộc. Sức sống của tuổi trẻ, lòng hăng say tìm một con đường, một hướng đi vững chắc cho tương lai đã lấn át đi sự mệt mỏi.
Bầu khí trở nên rộn ràng, sinh động hơn khi chương trình của ngày họp mặt sắp bắt đầu. Đặc biệt trong ngày họp mặt này, chị em Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho vinh dự được sự cộng tác của Quý Cha: Cha Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang - Đặc Trách Giới Trẻ Giáo Phận Mỹ Tho, Cha Giuse Trần Ngọc Xưa - Đặc Trách Giới Trẻ Giáo Phận Vĩnh Long, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy - Đặc Trách Linh Hoạt Viên Giáo Phận Vĩnh Long.
Chương trình ngày họp mặt gồm có: Đón tiếp, phục vụ ăn sáng cho các em. Vào lúc 8 giờ sáng, Soeur Augustin Trần Thị Phụng – Bề Trên Giám Tỉnh – tuyên bố khai mạc ngày họp mặt, tiếp theo văn nghệ chào mừng diễn ra tại tiền sảnh do các em Tập Sinh, Thỉnh Sinh, Đệ Tử thực hiện. Đến 8 giờ 30, phần thuyết trình gồm 2 đề tài: “Ơn Gọi” do Cha Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang phụ trách, “Hãy chọn một con đường” do Cha Giuse Trần Ngọc Xưa phụ trách. Trong phần thuyết trình này, các Cha từng bước khơi gợi, hướng dẫn, giúp đỡ các em tìm hiểu ơn gọi là gì, và con đường nào mang lại hạnh phúc đích thực. Những nhận định rất trong sáng và chính xác từ phía các em cho thấy dấu hiệu khởi sự rất tốt đẹp. “Cha ơi con muốn đi tu để được phục vụ nhiều người như Cha và các Soeurs”, “Con thấy đời sống gia đình rất vất vả và khổ nữa nhất là nạn bạo lực gia đình, con chứng kiến gia đình con và những gia đình hàng xóm, chỉ có ơn gọi đi tu là hạnh phúc đem lại niềm vui vĩnh cửu cho mình và cho người khác...”.
Đúng 10 giờ, Thánh Lễ đồng tế do Cha Giuse Trần Ngọc Xưa chủ tế, đỉnh cao của ngày họp mặt. Trong bài giảng, quí cha thay phiên nhau chia sẻ và khuyến khích các bạn trẻ hãy nắm lấy cơ hội ngay từ bây giờ để dấn thân trong ơn gọi dâng hiến; bước tiếp theo sẽ có Chúa lo liệu. Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ.
Sau Thánh Lễ, các bạn trẻ dùng cơm trưa theo tổ. Đúng 12 giờ 30 tiết mục Giao Lưu – Đố Vui do Cha Giuse Xưa và Cha Matthêu Thụy phụ trách. Tiết mục hấp dẫn và sinh động, các bạn trẻ tham gia rất tích cực bằng sự năng động, hiểu biết kiến thức Kinh Thánh và sự mạnh dạn. Đến 2 giờ là phần Giới thiệu về Dòng Thánh Phaolô do Quý Soeurs Khấn Sinh phụ trách. Trong phần này quý Soeurs đã trình bày cho các bạn trẻ về Lịch Sử hình thành Hội Dòng, những thăng trầm mà Hội Dòng đã trải qua, và những hoạt động phục vụ chính yếu của những nữ tu Dòng Thánh Phaolô. Cuộc họp mặt kết thúc lúc 3 giờ, các bạn trẻ trở về xứ đạo với món quà lưu niệm mà Tỉnh Dòng Phaolô Mỹ Tho trao tặng.
Ngày họp mặt diễn ra và kết thúc tốt đẹp. Điều mà chị em Phaolô phấn khởi là đã khơi dậy nơi các em lòng khao khát dấn thân phục vụ trong cánh đồng truyền giáo qua ơn gọi thánh hiến. Chị em Phaolô Mỹ Tho vẫn tiếp tục cầu nguyện và luôn hy vọng một mùa gặt mới.
Chúng con xin chân thành cảm ơn Quý Cha trong Ban tổ chức, quý Cha ở các giáo xứ, Quý Soeurs ở các cộng đoàn, các bạn trẻ cùng tất cả quý vị ân nhân đã tích cực góp phần làm cho ngày họp mặt diễn tiến thuận lợi và kết thúc tốt đẹp.
Xem hình ảnh
Vào rạng sáng ngày 21 tháng 7, chị em Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho đã hân hoan tiếp đón khoảng 800 em thiếu nữ từ lớp tám trở lên ở khắp các giáo phận: Bà Rịa, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên đến tham dự cuộc họp mặt. Có rất nhiều bạn đến từ các xứ đạo xa xôi như Kiên Giang, Cà Mau, SócTrăng, Xuyên Mộc. Sức sống của tuổi trẻ, lòng hăng say tìm một con đường, một hướng đi vững chắc cho tương lai đã lấn át đi sự mệt mỏi.
Bầu khí trở nên rộn ràng, sinh động hơn khi chương trình của ngày họp mặt sắp bắt đầu. Đặc biệt trong ngày họp mặt này, chị em Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho vinh dự được sự cộng tác của Quý Cha: Cha Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang - Đặc Trách Giới Trẻ Giáo Phận Mỹ Tho, Cha Giuse Trần Ngọc Xưa - Đặc Trách Giới Trẻ Giáo Phận Vĩnh Long, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy - Đặc Trách Linh Hoạt Viên Giáo Phận Vĩnh Long.
Chương trình ngày họp mặt gồm có: Đón tiếp, phục vụ ăn sáng cho các em. Vào lúc 8 giờ sáng, Soeur Augustin Trần Thị Phụng – Bề Trên Giám Tỉnh – tuyên bố khai mạc ngày họp mặt, tiếp theo văn nghệ chào mừng diễn ra tại tiền sảnh do các em Tập Sinh, Thỉnh Sinh, Đệ Tử thực hiện. Đến 8 giờ 30, phần thuyết trình gồm 2 đề tài: “Ơn Gọi” do Cha Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang phụ trách, “Hãy chọn một con đường” do Cha Giuse Trần Ngọc Xưa phụ trách. Trong phần thuyết trình này, các Cha từng bước khơi gợi, hướng dẫn, giúp đỡ các em tìm hiểu ơn gọi là gì, và con đường nào mang lại hạnh phúc đích thực. Những nhận định rất trong sáng và chính xác từ phía các em cho thấy dấu hiệu khởi sự rất tốt đẹp. “Cha ơi con muốn đi tu để được phục vụ nhiều người như Cha và các Soeurs”, “Con thấy đời sống gia đình rất vất vả và khổ nữa nhất là nạn bạo lực gia đình, con chứng kiến gia đình con và những gia đình hàng xóm, chỉ có ơn gọi đi tu là hạnh phúc đem lại niềm vui vĩnh cửu cho mình và cho người khác...”.
Đúng 10 giờ, Thánh Lễ đồng tế do Cha Giuse Trần Ngọc Xưa chủ tế, đỉnh cao của ngày họp mặt. Trong bài giảng, quí cha thay phiên nhau chia sẻ và khuyến khích các bạn trẻ hãy nắm lấy cơ hội ngay từ bây giờ để dấn thân trong ơn gọi dâng hiến; bước tiếp theo sẽ có Chúa lo liệu. Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ.
Sau Thánh Lễ, các bạn trẻ dùng cơm trưa theo tổ. Đúng 12 giờ 30 tiết mục Giao Lưu – Đố Vui do Cha Giuse Xưa và Cha Matthêu Thụy phụ trách. Tiết mục hấp dẫn và sinh động, các bạn trẻ tham gia rất tích cực bằng sự năng động, hiểu biết kiến thức Kinh Thánh và sự mạnh dạn. Đến 2 giờ là phần Giới thiệu về Dòng Thánh Phaolô do Quý Soeurs Khấn Sinh phụ trách. Trong phần này quý Soeurs đã trình bày cho các bạn trẻ về Lịch Sử hình thành Hội Dòng, những thăng trầm mà Hội Dòng đã trải qua, và những hoạt động phục vụ chính yếu của những nữ tu Dòng Thánh Phaolô. Cuộc họp mặt kết thúc lúc 3 giờ, các bạn trẻ trở về xứ đạo với món quà lưu niệm mà Tỉnh Dòng Phaolô Mỹ Tho trao tặng.
Ngày họp mặt diễn ra và kết thúc tốt đẹp. Điều mà chị em Phaolô phấn khởi là đã khơi dậy nơi các em lòng khao khát dấn thân phục vụ trong cánh đồng truyền giáo qua ơn gọi thánh hiến. Chị em Phaolô Mỹ Tho vẫn tiếp tục cầu nguyện và luôn hy vọng một mùa gặt mới.
Chúng con xin chân thành cảm ơn Quý Cha trong Ban tổ chức, quý Cha ở các giáo xứ, Quý Soeurs ở các cộng đoàn, các bạn trẻ cùng tất cả quý vị ân nhân đã tích cực góp phần làm cho ngày họp mặt diễn tiến thuận lợi và kết thúc tốt đẹp.
Giáo lý viên, anh chị em là ai?
+ GM Giuse Vũ Duy Thống
12:12 23/07/2011
Giáo lý viên, anh chị em là ai?
Cách đây khá lâu, trong lần gặp gỡ khoảng 4000 bạn lễ sinh và ca viên tại các giáo xứ của nước Ý, Đức chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II đã để lại những lời khích lệ người trẻ trên đường sống đạo và đã gọi họ là “những người phục vụ Chúa Kitô”, đồng thời cũng là “những cộng sự viên của linh mục”. Dịp này, ngỏ lời với giáo lý viên trong giáo phận nhà, liên tưởng tới việc Đức Thánh Cha gặp gỡ các bạn trẻ, rất tự nhiên tôi cũng muốn mượn lại những hình ảnh đẹp trên kia để chia sẻ với anh chị em.
1. Trong Giáo Hội xét như mầu nhiệm, giáo lý viên là người phục vụ Chúa Kitô.
Để diễn tả mầu nhiệm Giáo Hội, hiến chế Lumen Gentium của Công Đồng Vatican II đã sử dụng những hình ảnh sống động gặp được trong ThánhKinh: “Dân Thiên Chúa Cha; Thân Mình Chúa Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần”. Ba cách diễn tả, nhưng chỉ một Giáo Hội. Tuy nhiên, nếu hình ảnh Dân Thiên Chúa Cha thấm đẫm yếu tố lịch sử, còn hình ảnh Đền Thờ Chúa Thánh Thần giầu yếu tố thiêng liêng, thì hình ảnh Thân Mình Chúa Kitô lại gần gũi với tất cả mọi thành viên của Giáo Hội. Chúa Kitô là Đầu và Giáo Hội là thân mình trong đó mỗi người là phần chi thể. Thánh Phaolô đã khéo dùng hình ảnh thân mình để minh họa cho sự liên kết sống động giữa mọi người trong Giáo Hội, kẻ việc này, người việc khác, kết liên hài hòa chung xây cho sự sống thăng tiến. Mầu nhiệm Giáo Hội là thế.
Cũng với hình ảnh này, nhưng ở quy mô nhỏ của Giáo Hội địa phương cấp giáo xứ, vốn được cấu trúc và phân công nhằm thăng tiến đời sống chung, mọi người tìm được vị thế xứng hợp cho mình. Chính ở đây và trong quy mô này, giáo lý viên được nhìn như người phục vụ Chúa Kitô: trong tinh thần là phục vụ Chúa Kitô Thủ lĩnh của Giáo Hội và trong công việc là phục vụ Chúa Kitô nơi đối tượng mình giảng dạy để sự sống Thiên Chúa được lớn lên trong họ.
Dạy giáo lý cho ai là phục vụ Chúa Kitô trong kẻ ấy. Dạy giáo lý tân tòng là đem Chúa Kitô đến cho người khác; dạy giáo lý khai tâm là giúp cho Chúa Kitô lớn lên trong anh chị em mình; và dạy giáo lý hôn nhân cũng là để Chúa Kitô được triển nở sang thế hệ tiếp theo… Đây là điều then chốt trong linh đạo dành cho giáo lý viên. Không ai có thể cho đi điều mình không có. Vậy anh chị em hãy có Chúa Kitô sống động trong cuộc đời mình để có thể phục vụ Chúa Kitô cách hoàn hảo hơn nơi những người được trao cho mình trong công tác huấn giáo.
2. Trong Giáo Hội xét như hiệp thông, giáo lý viên là cộng tác viên của mục tử trong nhiệm vụ huấn giáo.
Đã là Kitô hữu, nghĩa là thuộc về và hướng về Chúa Kitô, thì theo bản chất đến từ bí tích Rửa Tội, ai cũng được mời gọi tham gia thi hành các nhiệm vụ trong Giáo Hội tùy theo bậc sống mình, sao cho nhịp sống chung được trải ra trong trật tự hài hòa. Có những nhiệm vụ chuyên biệt dành riêng cho một bậc sống, nhưng cũng có những nhiệm vụ tổng quát mở ra cho hết mọi người. Tuy nhiên, nhiệm vụ chuyên biệt luôn cần đến sự cộng tác của nhiệm vụ tổng quát và ngược lại, nhiệm vụ tổng quát cũng cần được nhiệm vụ chuyên biệt sáng soi. Trong mỗi giáo xứ, nhiệm vụ giáo huấn thuộc về trách nhiệm mục tử, nhưng công trình lớn lao và bao quát ấy, một mình mục tử, dù tài năng đến mấy cũng không thể chu toàn được. Lực bất tòng tâm. Dù có ba đầu sáu tay, một mình không thể dựng xây công trình. Chính vì thế, cần đến sự cộng tác của nhiều người, không chỉ vì “đông tay thì vỗ nên kêu” mà còn vì đây là công trình chung của Giáo Hội.
Nếu nhiệm vụ giáo huấn nặng nề mà mỗi mục tử phải kê vai gánh vác kiểu “một mình mình biết, một mình mình hay”, thì cũng ở đó, đã mỡ ra cửa ngõ liên thông sang nhiệm vụ huấn giáo mà mục tử có thể chờ đợi sự cộng tác tích cực của các giáo lý viên. Như thế, khi tham gia giảng dạy các lớp giáo lý theo chuyên đề hay theo lứa tuổi tại các giáo xứ, giáo lý viên xứng đáng được nhìn nhận như là thừa tác viên huấn giáo và là cộng tác viên vào nhiệm vụ giáo huấn của mục tử tại địa phương. Đây chính là nét đẹp thể hiện sự hiệp thông Giáo Hội cách sống động. Xin cùng với các mục tử tại các giáo xứ gửi đến toàn thể anh chị em giáo lý viên trong Giáo Phận lời cám ơn và lời khích lệ chân tình, vì sự cộng tác và sự hy sinh đóng góp của anh chị em trong trong suốt thời gian qua, cho công cuộc huấn giáo được triển nở và sự hiệp thông trong Giáo Hội được biểu lộ cụ thể đó đây.
3. Trong Giáo Hội xét như sứ vụ, giáo lý viên là nhà truyền giáo.
Theo lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, ngày xưa các thừa sai đến đâu thì việc đầu tiên các ngài làm là giảng dạy giáo lý và kêu gọi sám hối rồi cử hành nghi thức rửa tội, khiến từ đó việc truyền giáo cũng đồng nghĩa với việc giảng dạy giáo lý, để hôm nay ta có quyền nói: giảng dạy giáo lý một cách nào đó cũng là hoạt động truyền giáo. Hoạt động truyền giáo và hoạt động huấn giáo có thể được hình dung như hai bước chân trước sau của cùng một nhịp đi. Có người phân biệt cách chí lý rằng: truyền giáo là nhằm rửa tội những người biết sám hối; còn huấn giáo là nhằm sám hối những người đã rửa tội rồi. Có người khác lại chia sẻ cách đơn giản hơn: truyền giáo ban đầu là dùng giáo lý đem Chúa đến cho người ta; còn tái truyền giáo là dùng giáo lý đem người ta trở về với Chúa. Cả hai cách phát biểu đều hay và đẹp, nhưng điều muốn ghi nhận ở đây là mối tương quan không thể tách rời giữa truyền giáo và huấn giáo.
Truyền giáo thuộc về bản chất của Giáo Hội. Không phải vì có Giáo Hội nên mới có sứ vụ truyền giáo, mà ngược lại, vì đã có sứ vụ truyền giáo nên mới có Giáo Hội để tổ chức thi hành. Vì Giáo Hội là truyền giáo, mà truyền giáo và huấn giáo bước song hành, nên tham gia công tác huấn giáo, giảng dạy giáo lý cũng là cộng tác vào công cuộc truyền giáo tại giáo xứ, cho có thêm người biết Chúa, biết tin nhận Chúa và biết sống đẹp lòng Chúa hơn.
Vâng, trong Giáo Hội sứ vụ, anh chị em giáo lý viên là những nhà truyền giáo đấy. Vậy anh chị em hãy luôn ghi nhớ khía cạnh sứ vụ này của Giáo Hội, để công tác huấn giáo của anh chị em được chu đáo và nâng cao, không chỉ bằng giáo án khúc chiết mà còn bằng chứng tá đức tin hằng ngày nữa. Giáo lý không chỉ được giảng dạy bằng lời nhưng còn bằng chính đời sống gương mẫu của giáo lý viên.
Anh chị em thân mến,
Trên trang mạng về linh đạo dành cho giáo lý viên, người ta đọc thấy lời cật vấn: tại sao vị trí của giáo lý viên trong giáo xứ lại quá nhạt nhòa? Câu hỏi đó lập tức nhận được hồi đáp là một tâm tình nhẹ nhàng mà thấm thía, đưa giáo lý viên từ băn khoăn về vị thế sang băn khoăn lớn hơn về ơn gọi, đồng thời họa lại thái độ ứng trực của các tiên tri thuở xưa, để động viên nhau trên đường phục vụ: “Con đây, vì Chúa đã gọi con”. Mong rằng đó cũng là tâm tình của mỗi giáo lý viên chúng ta trước ơn gọi đặc biệt này, một tâm tình sẵn sàng, cho dẫu bản thân mặt này mặt khác còn nhiều giới hạn hoặc điều kiện đời sống lúc này lúc khác vẫn thiếu đủ điều.
Xin Chúa chúc lành và ban thêm chí bền cho anh chị em trong công tác cao quý này.
+ GM Giuse Vũ Duy Thống
Cách đây khá lâu, trong lần gặp gỡ khoảng 4000 bạn lễ sinh và ca viên tại các giáo xứ của nước Ý, Đức chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II đã để lại những lời khích lệ người trẻ trên đường sống đạo và đã gọi họ là “những người phục vụ Chúa Kitô”, đồng thời cũng là “những cộng sự viên của linh mục”. Dịp này, ngỏ lời với giáo lý viên trong giáo phận nhà, liên tưởng tới việc Đức Thánh Cha gặp gỡ các bạn trẻ, rất tự nhiên tôi cũng muốn mượn lại những hình ảnh đẹp trên kia để chia sẻ với anh chị em.
1. Trong Giáo Hội xét như mầu nhiệm, giáo lý viên là người phục vụ Chúa Kitô.
Để diễn tả mầu nhiệm Giáo Hội, hiến chế Lumen Gentium của Công Đồng Vatican II đã sử dụng những hình ảnh sống động gặp được trong ThánhKinh: “Dân Thiên Chúa Cha; Thân Mình Chúa Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần”. Ba cách diễn tả, nhưng chỉ một Giáo Hội. Tuy nhiên, nếu hình ảnh Dân Thiên Chúa Cha thấm đẫm yếu tố lịch sử, còn hình ảnh Đền Thờ Chúa Thánh Thần giầu yếu tố thiêng liêng, thì hình ảnh Thân Mình Chúa Kitô lại gần gũi với tất cả mọi thành viên của Giáo Hội. Chúa Kitô là Đầu và Giáo Hội là thân mình trong đó mỗi người là phần chi thể. Thánh Phaolô đã khéo dùng hình ảnh thân mình để minh họa cho sự liên kết sống động giữa mọi người trong Giáo Hội, kẻ việc này, người việc khác, kết liên hài hòa chung xây cho sự sống thăng tiến. Mầu nhiệm Giáo Hội là thế.
Cũng với hình ảnh này, nhưng ở quy mô nhỏ của Giáo Hội địa phương cấp giáo xứ, vốn được cấu trúc và phân công nhằm thăng tiến đời sống chung, mọi người tìm được vị thế xứng hợp cho mình. Chính ở đây và trong quy mô này, giáo lý viên được nhìn như người phục vụ Chúa Kitô: trong tinh thần là phục vụ Chúa Kitô Thủ lĩnh của Giáo Hội và trong công việc là phục vụ Chúa Kitô nơi đối tượng mình giảng dạy để sự sống Thiên Chúa được lớn lên trong họ.
Dạy giáo lý cho ai là phục vụ Chúa Kitô trong kẻ ấy. Dạy giáo lý tân tòng là đem Chúa Kitô đến cho người khác; dạy giáo lý khai tâm là giúp cho Chúa Kitô lớn lên trong anh chị em mình; và dạy giáo lý hôn nhân cũng là để Chúa Kitô được triển nở sang thế hệ tiếp theo… Đây là điều then chốt trong linh đạo dành cho giáo lý viên. Không ai có thể cho đi điều mình không có. Vậy anh chị em hãy có Chúa Kitô sống động trong cuộc đời mình để có thể phục vụ Chúa Kitô cách hoàn hảo hơn nơi những người được trao cho mình trong công tác huấn giáo.
2. Trong Giáo Hội xét như hiệp thông, giáo lý viên là cộng tác viên của mục tử trong nhiệm vụ huấn giáo.
Đã là Kitô hữu, nghĩa là thuộc về và hướng về Chúa Kitô, thì theo bản chất đến từ bí tích Rửa Tội, ai cũng được mời gọi tham gia thi hành các nhiệm vụ trong Giáo Hội tùy theo bậc sống mình, sao cho nhịp sống chung được trải ra trong trật tự hài hòa. Có những nhiệm vụ chuyên biệt dành riêng cho một bậc sống, nhưng cũng có những nhiệm vụ tổng quát mở ra cho hết mọi người. Tuy nhiên, nhiệm vụ chuyên biệt luôn cần đến sự cộng tác của nhiệm vụ tổng quát và ngược lại, nhiệm vụ tổng quát cũng cần được nhiệm vụ chuyên biệt sáng soi. Trong mỗi giáo xứ, nhiệm vụ giáo huấn thuộc về trách nhiệm mục tử, nhưng công trình lớn lao và bao quát ấy, một mình mục tử, dù tài năng đến mấy cũng không thể chu toàn được. Lực bất tòng tâm. Dù có ba đầu sáu tay, một mình không thể dựng xây công trình. Chính vì thế, cần đến sự cộng tác của nhiều người, không chỉ vì “đông tay thì vỗ nên kêu” mà còn vì đây là công trình chung của Giáo Hội.
Nếu nhiệm vụ giáo huấn nặng nề mà mỗi mục tử phải kê vai gánh vác kiểu “một mình mình biết, một mình mình hay”, thì cũng ở đó, đã mỡ ra cửa ngõ liên thông sang nhiệm vụ huấn giáo mà mục tử có thể chờ đợi sự cộng tác tích cực của các giáo lý viên. Như thế, khi tham gia giảng dạy các lớp giáo lý theo chuyên đề hay theo lứa tuổi tại các giáo xứ, giáo lý viên xứng đáng được nhìn nhận như là thừa tác viên huấn giáo và là cộng tác viên vào nhiệm vụ giáo huấn của mục tử tại địa phương. Đây chính là nét đẹp thể hiện sự hiệp thông Giáo Hội cách sống động. Xin cùng với các mục tử tại các giáo xứ gửi đến toàn thể anh chị em giáo lý viên trong Giáo Phận lời cám ơn và lời khích lệ chân tình, vì sự cộng tác và sự hy sinh đóng góp của anh chị em trong trong suốt thời gian qua, cho công cuộc huấn giáo được triển nở và sự hiệp thông trong Giáo Hội được biểu lộ cụ thể đó đây.
3. Trong Giáo Hội xét như sứ vụ, giáo lý viên là nhà truyền giáo.
Theo lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, ngày xưa các thừa sai đến đâu thì việc đầu tiên các ngài làm là giảng dạy giáo lý và kêu gọi sám hối rồi cử hành nghi thức rửa tội, khiến từ đó việc truyền giáo cũng đồng nghĩa với việc giảng dạy giáo lý, để hôm nay ta có quyền nói: giảng dạy giáo lý một cách nào đó cũng là hoạt động truyền giáo. Hoạt động truyền giáo và hoạt động huấn giáo có thể được hình dung như hai bước chân trước sau của cùng một nhịp đi. Có người phân biệt cách chí lý rằng: truyền giáo là nhằm rửa tội những người biết sám hối; còn huấn giáo là nhằm sám hối những người đã rửa tội rồi. Có người khác lại chia sẻ cách đơn giản hơn: truyền giáo ban đầu là dùng giáo lý đem Chúa đến cho người ta; còn tái truyền giáo là dùng giáo lý đem người ta trở về với Chúa. Cả hai cách phát biểu đều hay và đẹp, nhưng điều muốn ghi nhận ở đây là mối tương quan không thể tách rời giữa truyền giáo và huấn giáo.
Truyền giáo thuộc về bản chất của Giáo Hội. Không phải vì có Giáo Hội nên mới có sứ vụ truyền giáo, mà ngược lại, vì đã có sứ vụ truyền giáo nên mới có Giáo Hội để tổ chức thi hành. Vì Giáo Hội là truyền giáo, mà truyền giáo và huấn giáo bước song hành, nên tham gia công tác huấn giáo, giảng dạy giáo lý cũng là cộng tác vào công cuộc truyền giáo tại giáo xứ, cho có thêm người biết Chúa, biết tin nhận Chúa và biết sống đẹp lòng Chúa hơn.
Vâng, trong Giáo Hội sứ vụ, anh chị em giáo lý viên là những nhà truyền giáo đấy. Vậy anh chị em hãy luôn ghi nhớ khía cạnh sứ vụ này của Giáo Hội, để công tác huấn giáo của anh chị em được chu đáo và nâng cao, không chỉ bằng giáo án khúc chiết mà còn bằng chứng tá đức tin hằng ngày nữa. Giáo lý không chỉ được giảng dạy bằng lời nhưng còn bằng chính đời sống gương mẫu của giáo lý viên.
Anh chị em thân mến,
Trên trang mạng về linh đạo dành cho giáo lý viên, người ta đọc thấy lời cật vấn: tại sao vị trí của giáo lý viên trong giáo xứ lại quá nhạt nhòa? Câu hỏi đó lập tức nhận được hồi đáp là một tâm tình nhẹ nhàng mà thấm thía, đưa giáo lý viên từ băn khoăn về vị thế sang băn khoăn lớn hơn về ơn gọi, đồng thời họa lại thái độ ứng trực của các tiên tri thuở xưa, để động viên nhau trên đường phục vụ: “Con đây, vì Chúa đã gọi con”. Mong rằng đó cũng là tâm tình của mỗi giáo lý viên chúng ta trước ơn gọi đặc biệt này, một tâm tình sẵn sàng, cho dẫu bản thân mặt này mặt khác còn nhiều giới hạn hoặc điều kiện đời sống lúc này lúc khác vẫn thiếu đủ điều.
Xin Chúa chúc lành và ban thêm chí bền cho anh chị em trong công tác cao quý này.
+ GM Giuse Vũ Duy Thống
GP. Phan Thiết họp mặt trưởng và phó ban giáo lý các giáo xứ
Hồng Hương
12:18 23/07/2011
GP PHAN THIẾT: HỌP MẶT TRƯỞNG & PHÓ BAN GIÁO LÝ CÁC GIÁO XỨ
Trong hai ngày 22 – 23.07.2011, Ban Giáo Lý GP Phan Thiết đã tổ chức chương trình Họp mặt Trưởng và Phó Ban Giáo lý các giáo xứ tại Chủng Viện Thánh Nicôla Phan Thiết. Khoảng 80 cán sự của các giáo xứ trên khắp Giáo phận đã về tham dự. Đây cũng là dịp các GLV mừng lễ Bổn Mạng Anrê Phú Yên.
Xem hình đại hội
Đúng 9g00 sáng ngày 22, trong tiếng pháo tay reo vui, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, người Cha Chung của Giáo Phận đã đến chủ trì nghi thức khai mạc ngày Họp mặt. Cùng hiện diện có Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Đặc trách Ủy ban Giáo lý Đức tin Giáo phận, Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc CV Thánh Nicôla, Cha Giuse Nguyễn Văn Hiên, Đặc trách Giáo lý hạt Đức Tánh và các thành viên Ban Giáo lý GP. Anh Fx. Vũ Văn Bang thay mặt Ban Giáo lý chào mừng Đức Cha, Quý Cha và tất cả tham dự viên trong ngày hội ngộ.
Đáp lại tâm tình của cộng đoàn, Đức Cha Giuse gởi lời chào mừng đến từng Anh Chị Em GLV hiện diện trong Đại Hội. Ngài mở đầu bài nói chuyện bằng việc nhấn mạnh người Giáo Lý Viên có vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho công cuộc huấn giáo được triển nở và sự hiệp thông trong Giáo Hội. Trong vai trò là người chủ chăn Giáo phận, ngài bày tỏ sự cảm kích trước những hy sinh, phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày của tất cả Anh Chị Em GLV trên khắp GP để cộng tác với Cha Sở dấn thân vào công tác giáo huấn Đức tin cho các em. Đây thực sự là lời khích lệ chân tình của ngài với các GLV.
Đức Cha cũng cảm ơn trước sự đóng góp và lòng nhiệt huyết xuất phát từ tình yêu Chúa để Anh Chị Em GLV có thể bền bỉ trong công việc rao giảng Tin Mừng. Nhân ngày lễ mừng kính Thánh Maria Mađalêna, ngài gợi ý để các GLV học nơi Thánh Nữ sống tình mật thiết với Thầy Chí Thánh Giêsu bắt đầu từ 3 chữ K. Đó là tâm tình khóc lóc, xuất phát từ lòng yêu mến Chúa để nhìn lại những yếu đuối của bản thân để trông chờ vào sự Phục Sinh; Là sự khắc khoải kiếm tìm Chúa, tìm cho được những cách làm thế nào để giúp thay đổi một học sinh ngỗ nghịch, tìm cách khắc phục những gì còn trở ngại cho công việc huấn giáo tại xứ đạo mình; Và sau cùng là tâm tình khởi đi, khi đã gặp được Chúa Phục Sinh thì vui sướng đi loan báo cho tất cả mọi người, hăng hái và có nhiều cống hiến để cho các em và nhiều người biết đến Nước Chúa.
Với sự ưu ái quan tâm, trước ngày Họp mặt hôm nay, cách gián tiếp trong mục “Lời Chủ Chăn” của Liên Lạc GP Phan Thiết, Đức Cha Giuse đã có bài viết “GLV, Anh Chị Em là ai?” để định vị tất cả mọi người trong nhịp sống của Giáo hội địa phương và hướng về lý tưởng cao đẹp mà các GLV đang bước theo. Trong Giáo hội Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ, Giáo Lý Viên là những “người phục vụ Chúa Kitô”, “cộng tác viên của mục tử trong nhiệm vụ huấn giáo” và là “nhà truyền giáo”.
Tiếp ngay sau phần khai mạc, Cha Giuse Hiên thuyết trình về “Đường hướng của Giáo hội trong việc đào tạo GLV”. Trong những buổi kế tiếp, tham dự viên còn được nghe và thảo luận với các đề tài : “Đường hướng và nguyên tắc hướng dẫn việc đào tạo GLV” do cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh trình bày, “Phương án Giáo phận về Huấn giáo” do cha Antôn Nguyễn Kiến Tú hướng dẫn và Nữ tu Anna Trần Thị Hương (MTG Phan Thiết) chia sẻ bài “Nhận định về môi trường thiếu nhi hôm nay và việc dạy Giáo lý”. Các đề tài tương đối “nặng” bởi Ban tổ chức nhắm đến tham dự viên là các Trưởng và Phó Ban Giáo lý, những người nắm trách vụ tổ chức hoạt động trong Ban giáo lý tại Giáo xứ.
Sau mỗi đề tài, các tham dự viên chia thành các nhóm để thảo luận hầu tìm hiểu sâu hơn và rút ra những ứng dụng vào thực tế để lên chương trình hoạt động của Giáo phận và Giáo xứ của mình. Rất nhiều kinh nghiệm thực tế và những nhu cầu cùng thao thức về hiện trạng dạy – học Giáo lý đáng phải quan tâm được chia sẻ và đóng góp cho đại hội. Qua báo cáo chung của các Giáo hạt cho thấy, bên cạnh những Giáo xứ rất chú trọng đến việc học Giáo lý thì vẫn còn một số giáo xứ chưa quan tâm đủ và thiếu đầu tư vào việc đào tạo GLV cũng như đôn đốc các em trong lứa tuổi học Giáo lý tham gia các lớp học. Giáo phận cần có những khóa đào tạo căn bản và nâng cao cho GLV để có thể giải quyết tình trạng thiếu giáo lý viên đứng lớp và theo kịp với nhu cầu của các lứa tuổi .v.v. Tất cả đóng góp này được Ban Giáo Lý Giáo phận ghi nhận và xem xét để lên phương án cho chương trình hoạt động sắp đến.
Niềm vui gặp gỡ được gia tăng trong Thánh lễ Bổn Mạng sáng ngày 23.7. Noi gương Thánh Quan thầy Anrê Phú Yên, hân hoan đón nhận sự sống đời đời khi nhận biết Thiên Chúa là Cha và Đấng Ngài sai là Đức Giêsu Kitô, và can đảm làm chứng cho đức tin, các GLV hôm nay với tình yêu mến Chúa, hăng say không mệt mỏi trên cánh đồng truyền giáo bằng việc giảng dạy Đức tin và cố gắng vượt qua những thử thách và khó khăn hàng ngày đế tiếp tục đứng lớp. Đây cũng là một cách “chịu tử đạo” .
Sau hai ngày làm việc tích cực với những kết quả đáng ghi nhận, đại hội Bế mạc với giờ Chầu Thánh Thể và nghi thức sai đi. Nhận ánh sáng thắp từ cây nến Phục sinh do Cha Trưởng ban, thay mặt Đức Giám Mục Giáo phận, trở về lại giáo xứ, các tham dự viên đã có nhiều cảm nhận khác nhau. Nhưng tất cả đều canh cánh trong lòng niềm thao thức và quyết tâm sẽ cố gắng đóng góp nhiều hơn cho công việc huấn giáo Đức tin tại giáo xứ của mình.
Một điểm đáng ghi nhận trong đại hội đó là bên cạnh những Trưởng và Phó Ban Giáo lý đã đứng tuổi khá quen thuộc thì có rất nhiều gương mặt mới được ví như những “tông đồ trẻ đạo đức và đầy nhiệt huyết” hăng hái tiếp nối thế hệ đi trước nhận trọng trách hướng dẫn Đức tin cho các thế hệ sau hứa hẹn một sự khởi sắc cho công tác huấn giáo của Giáo phận.
“Giáo lý không chỉ được giảng dạy bằng lời nhưng còn bằng chính đời sống gương mẫu của giáo lý viên”, như lời Đức Cha Giuse đã nhắn nhủ. “Chúng ta xin Chúa chúc lành và ban thêm chí bền cho anh chị em trong công tác cao quý này”.
Phan Thiết ngày 23.7.2011
Hồng Hương
Trong hai ngày 22 – 23.07.2011, Ban Giáo Lý GP Phan Thiết đã tổ chức chương trình Họp mặt Trưởng và Phó Ban Giáo lý các giáo xứ tại Chủng Viện Thánh Nicôla Phan Thiết. Khoảng 80 cán sự của các giáo xứ trên khắp Giáo phận đã về tham dự. Đây cũng là dịp các GLV mừng lễ Bổn Mạng Anrê Phú Yên.
Xem hình đại hội
Đúng 9g00 sáng ngày 22, trong tiếng pháo tay reo vui, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, người Cha Chung của Giáo Phận đã đến chủ trì nghi thức khai mạc ngày Họp mặt. Cùng hiện diện có Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Đặc trách Ủy ban Giáo lý Đức tin Giáo phận, Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc CV Thánh Nicôla, Cha Giuse Nguyễn Văn Hiên, Đặc trách Giáo lý hạt Đức Tánh và các thành viên Ban Giáo lý GP. Anh Fx. Vũ Văn Bang thay mặt Ban Giáo lý chào mừng Đức Cha, Quý Cha và tất cả tham dự viên trong ngày hội ngộ.
Đáp lại tâm tình của cộng đoàn, Đức Cha Giuse gởi lời chào mừng đến từng Anh Chị Em GLV hiện diện trong Đại Hội. Ngài mở đầu bài nói chuyện bằng việc nhấn mạnh người Giáo Lý Viên có vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho công cuộc huấn giáo được triển nở và sự hiệp thông trong Giáo Hội. Trong vai trò là người chủ chăn Giáo phận, ngài bày tỏ sự cảm kích trước những hy sinh, phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày của tất cả Anh Chị Em GLV trên khắp GP để cộng tác với Cha Sở dấn thân vào công tác giáo huấn Đức tin cho các em. Đây thực sự là lời khích lệ chân tình của ngài với các GLV.
Đức Cha cũng cảm ơn trước sự đóng góp và lòng nhiệt huyết xuất phát từ tình yêu Chúa để Anh Chị Em GLV có thể bền bỉ trong công việc rao giảng Tin Mừng. Nhân ngày lễ mừng kính Thánh Maria Mađalêna, ngài gợi ý để các GLV học nơi Thánh Nữ sống tình mật thiết với Thầy Chí Thánh Giêsu bắt đầu từ 3 chữ K. Đó là tâm tình khóc lóc, xuất phát từ lòng yêu mến Chúa để nhìn lại những yếu đuối của bản thân để trông chờ vào sự Phục Sinh; Là sự khắc khoải kiếm tìm Chúa, tìm cho được những cách làm thế nào để giúp thay đổi một học sinh ngỗ nghịch, tìm cách khắc phục những gì còn trở ngại cho công việc huấn giáo tại xứ đạo mình; Và sau cùng là tâm tình khởi đi, khi đã gặp được Chúa Phục Sinh thì vui sướng đi loan báo cho tất cả mọi người, hăng hái và có nhiều cống hiến để cho các em và nhiều người biết đến Nước Chúa.
Với sự ưu ái quan tâm, trước ngày Họp mặt hôm nay, cách gián tiếp trong mục “Lời Chủ Chăn” của Liên Lạc GP Phan Thiết, Đức Cha Giuse đã có bài viết “GLV, Anh Chị Em là ai?” để định vị tất cả mọi người trong nhịp sống của Giáo hội địa phương và hướng về lý tưởng cao đẹp mà các GLV đang bước theo. Trong Giáo hội Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ, Giáo Lý Viên là những “người phục vụ Chúa Kitô”, “cộng tác viên của mục tử trong nhiệm vụ huấn giáo” và là “nhà truyền giáo”.
Tiếp ngay sau phần khai mạc, Cha Giuse Hiên thuyết trình về “Đường hướng của Giáo hội trong việc đào tạo GLV”. Trong những buổi kế tiếp, tham dự viên còn được nghe và thảo luận với các đề tài : “Đường hướng và nguyên tắc hướng dẫn việc đào tạo GLV” do cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh trình bày, “Phương án Giáo phận về Huấn giáo” do cha Antôn Nguyễn Kiến Tú hướng dẫn và Nữ tu Anna Trần Thị Hương (MTG Phan Thiết) chia sẻ bài “Nhận định về môi trường thiếu nhi hôm nay và việc dạy Giáo lý”. Các đề tài tương đối “nặng” bởi Ban tổ chức nhắm đến tham dự viên là các Trưởng và Phó Ban Giáo lý, những người nắm trách vụ tổ chức hoạt động trong Ban giáo lý tại Giáo xứ.
Sau mỗi đề tài, các tham dự viên chia thành các nhóm để thảo luận hầu tìm hiểu sâu hơn và rút ra những ứng dụng vào thực tế để lên chương trình hoạt động của Giáo phận và Giáo xứ của mình. Rất nhiều kinh nghiệm thực tế và những nhu cầu cùng thao thức về hiện trạng dạy – học Giáo lý đáng phải quan tâm được chia sẻ và đóng góp cho đại hội. Qua báo cáo chung của các Giáo hạt cho thấy, bên cạnh những Giáo xứ rất chú trọng đến việc học Giáo lý thì vẫn còn một số giáo xứ chưa quan tâm đủ và thiếu đầu tư vào việc đào tạo GLV cũng như đôn đốc các em trong lứa tuổi học Giáo lý tham gia các lớp học. Giáo phận cần có những khóa đào tạo căn bản và nâng cao cho GLV để có thể giải quyết tình trạng thiếu giáo lý viên đứng lớp và theo kịp với nhu cầu của các lứa tuổi .v.v. Tất cả đóng góp này được Ban Giáo Lý Giáo phận ghi nhận và xem xét để lên phương án cho chương trình hoạt động sắp đến.
Niềm vui gặp gỡ được gia tăng trong Thánh lễ Bổn Mạng sáng ngày 23.7. Noi gương Thánh Quan thầy Anrê Phú Yên, hân hoan đón nhận sự sống đời đời khi nhận biết Thiên Chúa là Cha và Đấng Ngài sai là Đức Giêsu Kitô, và can đảm làm chứng cho đức tin, các GLV hôm nay với tình yêu mến Chúa, hăng say không mệt mỏi trên cánh đồng truyền giáo bằng việc giảng dạy Đức tin và cố gắng vượt qua những thử thách và khó khăn hàng ngày đế tiếp tục đứng lớp. Đây cũng là một cách “chịu tử đạo” .
Sau hai ngày làm việc tích cực với những kết quả đáng ghi nhận, đại hội Bế mạc với giờ Chầu Thánh Thể và nghi thức sai đi. Nhận ánh sáng thắp từ cây nến Phục sinh do Cha Trưởng ban, thay mặt Đức Giám Mục Giáo phận, trở về lại giáo xứ, các tham dự viên đã có nhiều cảm nhận khác nhau. Nhưng tất cả đều canh cánh trong lòng niềm thao thức và quyết tâm sẽ cố gắng đóng góp nhiều hơn cho công việc huấn giáo Đức tin tại giáo xứ của mình.
Một điểm đáng ghi nhận trong đại hội đó là bên cạnh những Trưởng và Phó Ban Giáo lý đã đứng tuổi khá quen thuộc thì có rất nhiều gương mặt mới được ví như những “tông đồ trẻ đạo đức và đầy nhiệt huyết” hăng hái tiếp nối thế hệ đi trước nhận trọng trách hướng dẫn Đức tin cho các thế hệ sau hứa hẹn một sự khởi sắc cho công tác huấn giáo của Giáo phận.
“Giáo lý không chỉ được giảng dạy bằng lời nhưng còn bằng chính đời sống gương mẫu của giáo lý viên”, như lời Đức Cha Giuse đã nhắn nhủ. “Chúng ta xin Chúa chúc lành và ban thêm chí bền cho anh chị em trong công tác cao quý này”.
Phan Thiết ngày 23.7.2011
Hồng Hương
Thi chung kết Tiếng hát Thánh ca tại GP Đà Nẵng
Tôma Trương Văn Ân
22:44 23/07/2011
ĐÀ NĂNG - Ban Thánh Nhạc ( BTN ) Giáo phận Đà Nẵng được thành lập đã qua mấy mùa xuân. Mỗi năm 1 lần và đã được 5 lần, các ca Trưởng trong Giáo phận gặp nhau giao lưu học hỏi. Lần nào cũng vậy, trăn trở ưu tư của Cha Fx. Lưu Văn Hoàng, Trưởng Ban Thánh Nhạc ( TBTN), Quản xứ Hòa Khánh, và ước ao của các anh chị em ca Trưởng đều muốn có ngày gặp mặt tất cả các ACE ca đoàn người lớn trong toàn Giáo phận.
Xem hình ảnh
Ngày 18 và 19 / 7 / 2011, tại nhà thờ Giáo xứ Hòa Khánh, niềm mong đợi của ACE ca đoàn đã tới. Theo chương trình, 13 giờ chiều ngày 18 / 7 tập trung, vậy mà có rất nhiều ACE các ca đoàn đến từ lúc 10 giờ sáng. Tôi rảo một vòng quanh nhà thờ, lều trại, sân và tất cả các hậu cần thiết yếu đều hoàn hảo.
Khi nắng chiều vừa chếch bóng qua hàng cây, từng đoàn ca viên tham dự đến bằng nhiều phương tiện khác nhau lúc càng đông, theo Ban Tổ Chức ( BTC), có hơn 700 ca viên của 32 Giáo xứ tham dự. BTC chia ca viên thành 6 nhóm, trong nhóm tự bầu trưởng nhóm để điều hành các trò chơi dân gian khởi động cho ngày hội. 15 giờ, cuộc tập họp ca viên Giáo phận đầu tiên, trong niềm vui mọi người, những ca từ cử điệu “..nắm tay, nhéo tay, nắm eo, … “ làm không gian sân nhà thờ vỡ òa tiếng cười đùa. những ái ngại, tự ti, giữ khoảng cách…. dần dần bị phá bỏ. niềm vui, sự thân tình cởi mở, làm quen học hỏi được bắc cầu.
Tiếp đó, Anh Lưu Văn Thiên tập bài hát vừa mới sáng tác “ Người Ca Sĩ Vĩnh Hằng “ khuấy động, bốc nóng con tim ca viên, có nhiều ca viên đã U 40, U50, U60 mà niềm vui hiện rõ trên nét mặt, các nhóm cùng thi trò chơi dân gian: nam cõng nữ để nữ ném bóng vào rổ, đi hia vạn dặm … làm nên những trận cười sảng khoái không dứt.
Trong dịp này BTN cũng tổ chức thi chung kết cuộc thi “ Ca Vang Tình Chúa “. Vòng loại cuộc thi này đã được tổ chức từ 20 đến 25 / 6 / 2011 tại Gx Thanh Đức cho các thí sinh Hạt Hội An và Đà Nẵng, tại Gx An Ngãi cho TS Hạt Hòa Vang và tại Trà Kiệu cho TS Hạt Trà Kiệu và Hạt Tam Kỳ, đã chọn được 11 thí sinh, chính những Thí Sinh này sẽ làm cho bữa tiệc hát Thánh Ca đêm nay thêm nhiều ngọt ngào hương vị. Đặc biệt BTN mời ca Sĩ Hoàng Hiệp, ca Sĩ Diệu Hiền và ca Trưởng Nguyễn Đăng Bửu từ Sài Gòn ra giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm kỷ thuật ca hát…. Và mời một số Giáo xứ trong Giáo phận có những tiết mục đặc sắc từng vùng miền
ĐGM, Cha Hạt trưởng Hạt Trà Kiệu, Cha Hạt trưởng Hạt Hòa Vang và nhiều Linh Mục trong Giáo phận cũng đến để đem – chung - chia niềm vui với ACE ca đoàn. 19giờ 30, sân trước nhà thờ Hòa Khánh trở nên chật chội vì Giáo dân từ nhiều Giáo xứ tuôn đến, Giáo dân Gx Trà Kiệu thuê luôn mấy xe ô tô chở ra tham dự đêm chung kết, ACE Lương dân và sinh viên các ký túc xá gần đó cũng ùn ùn kéo đến.
Cha TBTN cám ơn sự hiện diện của mọi người trước lúc ĐGM tuyên bố khai mạc. một buổi ca múa Thánh Ca tuyệt vời, quy tụ những tiết mục tinh hoa của các Giáo xứ và những giọng ca, kỷ thuật, tâm tình ưu tú từ 11 thí sinh qua được vòng loại. Vũ điệu Cham Pa huyền bí nổi danh thế giới: “ DANCE OF TRA KIEU “ của ca đoàn Giáo xứ Trà Kiệu đưa khán thính giả trở về vương quốc Chăm Pa huyền thoại, bởi Trà Kiệu từng một thời là kinh đô xưa, trước khi dời đến Mỹ Sơn, vết tích nay vẫn còn. Ca đoàn Gx Hội An lại dẫn mọi người đi vào phố cổ, nơi ánh sáng đèn lồng soi sáng thương cảng xưa, vũ điệu đèn lồng tươi vui uyển chuyển, như sự năng động của vùng thương mại sầm uất. và một tiết mục không bao giờ thiếu trong các sinh hoạt ca đoàn là hợp xướng, ca đoàn Gx Thanh Đức biễu diễn hợp ca “ Đuốc Sáng Phúc Âm “, kỷ thuật ca hát và biễu diễn xứng đáng trong tốp đứng đầu các ca đoàn Giáo phận Đà Nẵng.
Dù vậy, niềm mong đợi cao nhất của mọi người, vẫn chờ ai sẽ là người đoạt giải nhất của cuộc thi, lần lượt các thí sinh thi tài, giải nhất đã đến với chị Maria Nguyễn Thị Mai Thy ( Gx Hội An ), anh Philipphe Nguyễn Thiện Khanh ( Gx An Hải ) đoạt giải nhì và anh Gioakim Trần Ngọc Hùng ( An Ngãi Động ) đạt giải 3.
Buổi tiệc âm nhạc tuyệt vời hơn, khi 2 ca Sĩ khách mời trình bày các tác phẩm giao lưu đặc sắc của mình, gần 4 giờ đông hồ thưởng thức mà Tôi có cảm giác sao mau quá vậy! Trước lúc bế mạc, ĐGM, Cha TBTN và BTC trao phần thưởng và chứng nhận cuộc thi “ Ca Vang Tình Chúa “ cho 11 thí sinh vào chung kết. Những phần quà giá trị vật chất có thể không lớn nhưng giá trị tinh thần vô cùng lớn, là niềm mong mỏi, tự hào và ý chí của ca viên, giúp dấn thân vào công việc, con đường ca hát chúc tụng Chúa và giúp cộng đoàn cầu nguyện mà mình đã chọn.
Cha TBTN đại diện BTC cảm tạ Hồng Ân Thiên Chúa, cám ơn ĐGM, quý Linh Mục, các công ty tài trợ, tất cả ACE ca Trưởng, ca Viên, âm thanh ánh sáng, các ban ngành Giáo xứ Hòa Khánh, Chính Quyền, và mọi người chung tay góp sức cho cuộc thi tiếng hát Thánh ca được thành công tốt đẹp ngoài mong đợi.
Tiếp đó ĐGM nhận định những ưu điểm cần phát huy cũng như những hạn chế cần rút kinh nghiệm, Ngài kêu gọi sự cộng tác của tất cả ACE đã đang và sẽ hoạt động trong ngành nghệ thuật âm nhạc với Ban Thánh Nhạc, Ngài ban Phép Lành và tuyên bố bế mạc khi đã gần 23 giờ30. sau buổi thi, các nhóm lại kéo về lều trại của mình tiếp tục làm tăng 2, có nhóm chơi đến 4 giờ sáng ngày 19 / 7.
8 giờ ngày 19 / 7 / 2011, ĐGM đã chủ sự Thánh lễ Tạ Ơn, có 10 Cha cùng đồng tế với Ngài. Ngài quan tâm đặc biệt đến ACE ca đoàn, Ngài chia sẻ: “…. Hôm nay Tôi Dâng Thánh Lễ với một cộng đoàn thật độc đáo, cộng đoàn là những ca Trưởng ca Viên, là những người phục vụ Chúa và Giáo Hội trên chính quê hương của mình….. “. Ngài chia sẻ cảm nghiệm chính đời Mục Vụ của mình, nhất là thời gian đầu mới thụ phong Linh Mục, nhận được bài sai về Giáo xứ Hà Lam, quê hương xứ sở của Ngài, để tác động đến chính mỗi một ca viên, chúng ta cũng được sai về truyền bá Tin Mừng yêu thương cúa Chúa, qua chuyên môn âm nhạc trên chính quê hương và nơi mình đang sống. Ngài ân cần nhắc nhở: “… Thiên Chúa sai ACE về quê hương, nói về Hồng Ân Chúa ban, dùng ân huệ Chúa ban mà phục vụ quê hương xứ Đạo…. .” Ngài cũng không quên chia sẻ kinh nghiệm khi còn là ca Trưởng, nhất là cần quan tâm đến lớp kế thừa.
Sau Thánh lễ, tất cả các Giáo xứ có ca đoàn tham dự ngày hội đều được nhận quà và giấy Lưu Niệm
10 giờ kết thúc, mọi người chia tay trong niềm vui, những bắt tay Tôi nhận được từ mọi người, đều ước mong hẹn gặp lại những ngày hội như thế trong tương lai gần.
Ngày 18 và 19 / 7 / 2011, tại nhà thờ Giáo xứ Hòa Khánh, niềm mong đợi của ACE ca đoàn đã tới. Theo chương trình, 13 giờ chiều ngày 18 / 7 tập trung, vậy mà có rất nhiều ACE các ca đoàn đến từ lúc 10 giờ sáng. Tôi rảo một vòng quanh nhà thờ, lều trại, sân và tất cả các hậu cần thiết yếu đều hoàn hảo.
Khi nắng chiều vừa chếch bóng qua hàng cây, từng đoàn ca viên tham dự đến bằng nhiều phương tiện khác nhau lúc càng đông, theo Ban Tổ Chức ( BTC), có hơn 700 ca viên của 32 Giáo xứ tham dự. BTC chia ca viên thành 6 nhóm, trong nhóm tự bầu trưởng nhóm để điều hành các trò chơi dân gian khởi động cho ngày hội. 15 giờ, cuộc tập họp ca viên Giáo phận đầu tiên, trong niềm vui mọi người, những ca từ cử điệu “..nắm tay, nhéo tay, nắm eo, … “ làm không gian sân nhà thờ vỡ òa tiếng cười đùa. những ái ngại, tự ti, giữ khoảng cách…. dần dần bị phá bỏ. niềm vui, sự thân tình cởi mở, làm quen học hỏi được bắc cầu.
Tiếp đó, Anh Lưu Văn Thiên tập bài hát vừa mới sáng tác “ Người Ca Sĩ Vĩnh Hằng “ khuấy động, bốc nóng con tim ca viên, có nhiều ca viên đã U 40, U50, U60 mà niềm vui hiện rõ trên nét mặt, các nhóm cùng thi trò chơi dân gian: nam cõng nữ để nữ ném bóng vào rổ, đi hia vạn dặm … làm nên những trận cười sảng khoái không dứt.
Trong dịp này BTN cũng tổ chức thi chung kết cuộc thi “ Ca Vang Tình Chúa “. Vòng loại cuộc thi này đã được tổ chức từ 20 đến 25 / 6 / 2011 tại Gx Thanh Đức cho các thí sinh Hạt Hội An và Đà Nẵng, tại Gx An Ngãi cho TS Hạt Hòa Vang và tại Trà Kiệu cho TS Hạt Trà Kiệu và Hạt Tam Kỳ, đã chọn được 11 thí sinh, chính những Thí Sinh này sẽ làm cho bữa tiệc hát Thánh Ca đêm nay thêm nhiều ngọt ngào hương vị. Đặc biệt BTN mời ca Sĩ Hoàng Hiệp, ca Sĩ Diệu Hiền và ca Trưởng Nguyễn Đăng Bửu từ Sài Gòn ra giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm kỷ thuật ca hát…. Và mời một số Giáo xứ trong Giáo phận có những tiết mục đặc sắc từng vùng miền
ĐGM, Cha Hạt trưởng Hạt Trà Kiệu, Cha Hạt trưởng Hạt Hòa Vang và nhiều Linh Mục trong Giáo phận cũng đến để đem – chung - chia niềm vui với ACE ca đoàn. 19giờ 30, sân trước nhà thờ Hòa Khánh trở nên chật chội vì Giáo dân từ nhiều Giáo xứ tuôn đến, Giáo dân Gx Trà Kiệu thuê luôn mấy xe ô tô chở ra tham dự đêm chung kết, ACE Lương dân và sinh viên các ký túc xá gần đó cũng ùn ùn kéo đến.
Cha TBTN cám ơn sự hiện diện của mọi người trước lúc ĐGM tuyên bố khai mạc. một buổi ca múa Thánh Ca tuyệt vời, quy tụ những tiết mục tinh hoa của các Giáo xứ và những giọng ca, kỷ thuật, tâm tình ưu tú từ 11 thí sinh qua được vòng loại. Vũ điệu Cham Pa huyền bí nổi danh thế giới: “ DANCE OF TRA KIEU “ của ca đoàn Giáo xứ Trà Kiệu đưa khán thính giả trở về vương quốc Chăm Pa huyền thoại, bởi Trà Kiệu từng một thời là kinh đô xưa, trước khi dời đến Mỹ Sơn, vết tích nay vẫn còn. Ca đoàn Gx Hội An lại dẫn mọi người đi vào phố cổ, nơi ánh sáng đèn lồng soi sáng thương cảng xưa, vũ điệu đèn lồng tươi vui uyển chuyển, như sự năng động của vùng thương mại sầm uất. và một tiết mục không bao giờ thiếu trong các sinh hoạt ca đoàn là hợp xướng, ca đoàn Gx Thanh Đức biễu diễn hợp ca “ Đuốc Sáng Phúc Âm “, kỷ thuật ca hát và biễu diễn xứng đáng trong tốp đứng đầu các ca đoàn Giáo phận Đà Nẵng.
Dù vậy, niềm mong đợi cao nhất của mọi người, vẫn chờ ai sẽ là người đoạt giải nhất của cuộc thi, lần lượt các thí sinh thi tài, giải nhất đã đến với chị Maria Nguyễn Thị Mai Thy ( Gx Hội An ), anh Philipphe Nguyễn Thiện Khanh ( Gx An Hải ) đoạt giải nhì và anh Gioakim Trần Ngọc Hùng ( An Ngãi Động ) đạt giải 3.
Buổi tiệc âm nhạc tuyệt vời hơn, khi 2 ca Sĩ khách mời trình bày các tác phẩm giao lưu đặc sắc của mình, gần 4 giờ đông hồ thưởng thức mà Tôi có cảm giác sao mau quá vậy! Trước lúc bế mạc, ĐGM, Cha TBTN và BTC trao phần thưởng và chứng nhận cuộc thi “ Ca Vang Tình Chúa “ cho 11 thí sinh vào chung kết. Những phần quà giá trị vật chất có thể không lớn nhưng giá trị tinh thần vô cùng lớn, là niềm mong mỏi, tự hào và ý chí của ca viên, giúp dấn thân vào công việc, con đường ca hát chúc tụng Chúa và giúp cộng đoàn cầu nguyện mà mình đã chọn.
Cha TBTN đại diện BTC cảm tạ Hồng Ân Thiên Chúa, cám ơn ĐGM, quý Linh Mục, các công ty tài trợ, tất cả ACE ca Trưởng, ca Viên, âm thanh ánh sáng, các ban ngành Giáo xứ Hòa Khánh, Chính Quyền, và mọi người chung tay góp sức cho cuộc thi tiếng hát Thánh ca được thành công tốt đẹp ngoài mong đợi.
Tiếp đó ĐGM nhận định những ưu điểm cần phát huy cũng như những hạn chế cần rút kinh nghiệm, Ngài kêu gọi sự cộng tác của tất cả ACE đã đang và sẽ hoạt động trong ngành nghệ thuật âm nhạc với Ban Thánh Nhạc, Ngài ban Phép Lành và tuyên bố bế mạc khi đã gần 23 giờ30. sau buổi thi, các nhóm lại kéo về lều trại của mình tiếp tục làm tăng 2, có nhóm chơi đến 4 giờ sáng ngày 19 / 7.
8 giờ ngày 19 / 7 / 2011, ĐGM đã chủ sự Thánh lễ Tạ Ơn, có 10 Cha cùng đồng tế với Ngài. Ngài quan tâm đặc biệt đến ACE ca đoàn, Ngài chia sẻ: “…. Hôm nay Tôi Dâng Thánh Lễ với một cộng đoàn thật độc đáo, cộng đoàn là những ca Trưởng ca Viên, là những người phục vụ Chúa và Giáo Hội trên chính quê hương của mình….. “. Ngài chia sẻ cảm nghiệm chính đời Mục Vụ của mình, nhất là thời gian đầu mới thụ phong Linh Mục, nhận được bài sai về Giáo xứ Hà Lam, quê hương xứ sở của Ngài, để tác động đến chính mỗi một ca viên, chúng ta cũng được sai về truyền bá Tin Mừng yêu thương cúa Chúa, qua chuyên môn âm nhạc trên chính quê hương và nơi mình đang sống. Ngài ân cần nhắc nhở: “… Thiên Chúa sai ACE về quê hương, nói về Hồng Ân Chúa ban, dùng ân huệ Chúa ban mà phục vụ quê hương xứ Đạo…. .” Ngài cũng không quên chia sẻ kinh nghiệm khi còn là ca Trưởng, nhất là cần quan tâm đến lớp kế thừa.
Sau Thánh lễ, tất cả các Giáo xứ có ca đoàn tham dự ngày hội đều được nhận quà và giấy Lưu Niệm
10 giờ kết thúc, mọi người chia tay trong niềm vui, những bắt tay Tôi nhận được từ mọi người, đều ước mong hẹn gặp lại những ngày hội như thế trong tương lai gần.
Đại hội Giới Trẻ tại giáo phận Mỹ Tho
Raphael Trần Dương Tuyển
22:44 23/07/2011
MỸ THO - Ngày Đại Hội Giới Trẻ Giáo Phận Mỹ Tho năm nay với chủ đề “Đức Kitô, Niềm Tin và Hy Vọng” được diễn ra vào Thứ Sáu, 22.07.2011. Năm nay, việc chuẩn bị tổ chức có phần đặc biệt hơn những năm trước về hình thức và nội dung chương trình Đại Hội. Ban Mục Vụ Giới Trẻ Giáo Phận đã xin phép Đức Cha Phaolô, để tổ chức Khoá huấn luyện
Linh Hoạt Viên được diễn ra từ ngày 18.07 đến ngày 21.07.2011. Khoá học này đã quy tụ 210 bạn trẻ đến từ nhiều giáo xứ, giáo hạt khác nhau trong Giáo phận như Trà Đư, Tân An, Thiên Phước, Cao Lãnh, Bằng Lăng, Mỹ Trung, Cái Bè, Cái Mây, Giồng Cát, Ba Giồng, Nữ Vương Hoà Bình, Chánh Toà, Chợ Cũ, Thủ Ngữ v.v… đã họp mặt về Trung Tâm Mục Vụ của Giáo phận vào sáng Thứ Hai ngày 18.07.2011. Khoá huấn luyện này kết thúc vào trưa Thứ Năm ngày 21.07.2011. Chiều Thứ Năm, các bạn trẻ bắt đầu phần công tác chuẩn bị cho ngày Đại Hội diễn ra vào ngày hôm sau.
Xem hình ảnh
Ngày Đại Hội Giới Trẻ Giáo phận Mỹ Tho năm nay còn đặc biệt hơn vì có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Giáo Phận Hải Phòng, Đặc Trách Giới Trẻ Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đức Cha đã có mặt tại Toà Giám Mục Mỹ Tho vào chiều tối ngày Thứ Năm 21.07.2011. Vì yêu thương Giới trẻ Việt Nam, cách riêng là các bạn Giới Trẻ Giáo Phận Mỹ Tho, Đức Cha Giuse đã thu xếp nhiều công tác mục vụ, để đến với ngày Đại Hội Giới trẻ Mỹ Tho. Trong ngày Đại Hội, các bạn trẻ đã có dịp giao lưu, đặt ra nhiều câu hỏi, vấn nạn (do 6 bạn trẻ đại diện sáu Giáo hạt trong Giáo phận) để Đức Cha giải đáp. Buổi giao lưu này được diễn ra lúc 15 giờ ngày thứ sáu, 22.07.2011, cùng với sự hiện diện của Đức Cha Phaolô, Giám mục Mỹ Tho, và đông đảo các bạn trẻ. Buổi giao lưu thật vui tươi với bài ca chủ đề Xin Tin Yêu; và cũng thật ý nghĩa với những lời giải đáp thật ngắn gọn, thực tế và sâu sắc của Đức Cha Giuse.
Dưới sự đồng hành của Cha Đặc Trách Giới Trẻ Giáo Phận, cha Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang, Quý Thầy, Quý Anh Chị trong Ban Mục Vụ Giới Trẻ, các anh chị Linh Hoạt Viên đã cộng tác nhiệt tình và hiệu quả cho công tác chuẩn bị ngày Đại Hội như trang trí lễ đài, chọn người đọc sách thánh, đọc lời nguyện giáo dân, nhóm hướng dẫn các cha đi trao Mình Thánh Chúa, nhóm trực các hội trường, nhóm trực bàn tiếp tân, nhóm đọc các bài ơn hai Đức cha, Quý Cha và toàn thể cộng đoàn dân Chúa v.v… Thật ra, Quý Anh Chị trong Ban Mục Vụ Giới Trẻ đã vất vả chuẩn bị cho ngày Đại Hội từ nhiều ngày trước với nhiều công tác khác nhau như căng dù, trang trí lễ đài, treo băng rôn, ẩm thực v.v… Đến chiều tối ngày Thứ Năm 21.07.2011, mọi công tác chuẩn bị cho ngày Đại Hội gần như hoàn tất. Tuy nhiên, một sự cố diễn ra ngoài ý muốn của ban tổ chức vì lý do thời tiết không thuận lợi. Tối Thứ Năm, một trận mưa giông dữ dội đã làm cho những chiếc dù bị rách, các vật dụng ngoài trời bay tứ tung vì sức gió quá mạnh. Sự kiện này quả thật đã thách thức niềm tin và hy vọng của các bạn trẻ Linh Hoạt Viên. Cha Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang đã chỉ đạo để giải quyết nhanh chóng những trục trặc mà cơn mưa bão bất ngờ ập đến. Dù khó khăn, thử thách trước mắt nhưng các bạn trẻ Linh Hoạt Viên vẫn lạc quan và tin tưởng. Các bạn đã có buổi văn nghệ kết thúc Khóa huấn luyện Linh Hoạt Viên thật vui tươi, và ý nghĩa. Buổi văn nghệ kết thúc với phần cầu nguyện với chân phước trẻ Chiara. Sau khi phần cầu nguyện kết thúc, các bạn mỗi người cầm cây nến trong tay và thinh lặng, lắng động tâm hồn trở về phòng ngủ của mình. Tối Thứ Năm 21.07.2011, Ban Tổ Chức ngày Đại Hội đã vất vả cho công tác khắc phục hậu quả do cơn mưa gây ra.
4 giờ sáng ngày Thứ Sáu 22.07.2011, tiếng chuông vang lên và các bạn trẻ Linh Hoạt Viên đều thức dậy sớm để tiếp tục chuẩn bị cho ngày Đại Hội. Mọi sự diễn ra tốt đẹp nhờ sự nhiệt tình phục vụ của Ban Tổ Chức, của các bạn trẻ linh hoạt viên, và Quý cô chú anh chị trong các ban khác. Bắt đầu từ 7 giờ sáng thứ 6, 22.07.2011, các bạn trẻ của một vài xứ đạo xa đã có mặt tại Trung Tâm Mục Vụ. Sau đó, là các bạn trẻ của rất nhiều xứ đạo cũng lần lượt có mặt. Đồng hành với các bạn trẻ của nhiều xứ đạo là các cha phó, các thầy giúp xứ. Trước khi khai mạc ngày Đại Hội, các bạn trẻ Linh Hoạt Viên đã đứng xếp thành hai hàng dọc dài từ cổng Trung Tâm Mục Vụ tiến vào phía bên trong, tay cầm dù, cùng với những lời ca, tiếng hát, những điệu múa thật trẻ trung, sôi động và ý nghĩa, để chuẩn bị chào đón Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đến tham dự khai mạc chương trình ngày Đại Hội. Khi Đức Cha vừa đến, các bạn trẻ đã cất lên bài hát Gặp Gỡ Đức Kitô, cùng với lời dẫn chào mừng thật long trọng của cha Đặc Trách Giới Trẻ Giáo Phận. Đúng 9 giờ sáng Thứ Sáu 22.07.2011, Đức Cha Giuse đã tuyên bố khai mạc chương trình của ngày Đại Hội. Tiếp theo đó là bài ca chủ đề “Xin Tin Yêu”, cùng với những vũ điệu của các bạn trẻ giáo xứ Phatima và của toàn thể các bạn trẻ ở các khu vực phía dưới lễ đài. Đã có 1900 các bạn trẻ trong toàn giáo phận tụ họp về đây để tham dự chương trình của ngày Đại Hội. Chương trình diễn ra với nhiều tiết mục hát múa của nhiều giáo xứ đăng ký. Đặc biệt hơn, chương trình có 3 hội trường nói chuyện các chuyên đề cho các bạn trẻ.
Ban Tổ Chức đã chuẩn bị cho các bạn trẻ những phần cơm hộp do nhiều giáo xứ gần Trung Tâm Mục Vụ phụ trách tại Khu Vực Ẩm Thực. Các bạn đã có một bữa ăn Agapê vui vẻ. Tuy vậy, một lần nữa, các bạn trẻ đã phải đối diện với một sự cố ngoài ý muốn vì lý do thời tiết. Khi gần kết thúc chương trình văn nghệ, chuẩn bị Thánh lễ, bầu trời bắt đầu u ám và sau đó là cơn mưa bất ngờ kéo đến. Các bạn trẻ đã di chuyển qua nhà thờ Nữ Vương Hoà Bình, để tiếp tục theo dõi những tiết mục còn lại của chương trình văn nghệ.
“Sau cơn mưa trời lại sáng”, ánh nắng mặt trời bắt đầu xuất hiện. Cha Đặc Trách Giới Trẻ vui mừng quyết định Thánh lễ sẽ diễn ra tại lễ đài. Dù vậy, khi gần tới giờ cử hành Thánh lễ thì trời lại bắt đầu gió mạnh, và đổ mưa. Niềm hy vọng mới vừa loé lên chưa được bao lâu thì lại phải đối diện với thử thách. Cuối cùng, Ban Tổ Chức quyết định Thánh lễ sẽ cử hành tại Nhà Thờ Nữ Vương Hoà Bình, do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên chủ tế, cùng với sự hiện diện của Đức Cha Phaolô, Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha tại Trung Tâm Mục Vụ, và Quý Cha trẻ đến từ nhiều xứ đạo khác nhau trong giáo phận. Thánh lễ diễn ra thật long trọng, trang nghiêm và sốt sắng. Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã chia sẻ về tham vọng – thất vọng, đến niềm tin và niềm hy vọng vào Đức Kitô. Kết thúc Thánh lễ, Đức cha Phaolô đã long trọng cử hành nghi thức sai đi cho toàn thể các bạn trẻ trong Giáo phận.
Thánh lễ kết thúc khoảng 18 giờ Thứ Sáu 22.07.2011. Sau đó, Đức Cha Giuse đã có bữa cơm tại Trung Tâm Mục Vụ và lên xe trở về giáo phận Hải Phòng. Các bạn trẻ cũng chia tay nhau trong sự ấm áp tình thương, trong những giọt nước mắt ngậm ngùi nhưng trong lòng lại chan chứa một niềm vui. Đây là một hình ảnh thật đẹp và ý nghĩa mà có lẽ, ngày Đại Hội Giới Trẻ đã còn đọng lại trong lòng các bạn những ấn tượng yêu thương thật khó quên.
Ngày Đại Hội Giới Trẻ là ngày họp mặt yêu thương, để các bạn trẻ có dịp gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, xưng tội và sinh hoạt ca hát. Ước mong sao, toàn thể các bạn trẻ trong Giáo phận sẽ tiếp tục suy nghĩ và cầu nguyện với chủ đề “Đức Kitô, Niềm Tin và Hy Vọng” của ngày Đại Hội giới trẻ giáo phận Mỹ Tho năm nay. Ước mong sao, các bạn sẽ có dịp trở lại Trung Tâm Mục Vụ của Giáo phận, để cùng nhau tham dự ngày Đại Hội Giới Trẻ Toàn Giáo Phận sẽ được tổ chức vào năm 2012 với nhiều hình thức ngày càng phong phú, đa dạng, sinh động và ý nghĩa hơn nữa.
Xem hình ảnh
Ngày Đại Hội Giới Trẻ Giáo phận Mỹ Tho năm nay còn đặc biệt hơn vì có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Giáo Phận Hải Phòng, Đặc Trách Giới Trẻ Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đức Cha đã có mặt tại Toà Giám Mục Mỹ Tho vào chiều tối ngày Thứ Năm 21.07.2011. Vì yêu thương Giới trẻ Việt Nam, cách riêng là các bạn Giới Trẻ Giáo Phận Mỹ Tho, Đức Cha Giuse đã thu xếp nhiều công tác mục vụ, để đến với ngày Đại Hội Giới trẻ Mỹ Tho. Trong ngày Đại Hội, các bạn trẻ đã có dịp giao lưu, đặt ra nhiều câu hỏi, vấn nạn (do 6 bạn trẻ đại diện sáu Giáo hạt trong Giáo phận) để Đức Cha giải đáp. Buổi giao lưu này được diễn ra lúc 15 giờ ngày thứ sáu, 22.07.2011, cùng với sự hiện diện của Đức Cha Phaolô, Giám mục Mỹ Tho, và đông đảo các bạn trẻ. Buổi giao lưu thật vui tươi với bài ca chủ đề Xin Tin Yêu; và cũng thật ý nghĩa với những lời giải đáp thật ngắn gọn, thực tế và sâu sắc của Đức Cha Giuse.
Dưới sự đồng hành của Cha Đặc Trách Giới Trẻ Giáo Phận, cha Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang, Quý Thầy, Quý Anh Chị trong Ban Mục Vụ Giới Trẻ, các anh chị Linh Hoạt Viên đã cộng tác nhiệt tình và hiệu quả cho công tác chuẩn bị ngày Đại Hội như trang trí lễ đài, chọn người đọc sách thánh, đọc lời nguyện giáo dân, nhóm hướng dẫn các cha đi trao Mình Thánh Chúa, nhóm trực các hội trường, nhóm trực bàn tiếp tân, nhóm đọc các bài ơn hai Đức cha, Quý Cha và toàn thể cộng đoàn dân Chúa v.v… Thật ra, Quý Anh Chị trong Ban Mục Vụ Giới Trẻ đã vất vả chuẩn bị cho ngày Đại Hội từ nhiều ngày trước với nhiều công tác khác nhau như căng dù, trang trí lễ đài, treo băng rôn, ẩm thực v.v… Đến chiều tối ngày Thứ Năm 21.07.2011, mọi công tác chuẩn bị cho ngày Đại Hội gần như hoàn tất. Tuy nhiên, một sự cố diễn ra ngoài ý muốn của ban tổ chức vì lý do thời tiết không thuận lợi. Tối Thứ Năm, một trận mưa giông dữ dội đã làm cho những chiếc dù bị rách, các vật dụng ngoài trời bay tứ tung vì sức gió quá mạnh. Sự kiện này quả thật đã thách thức niềm tin và hy vọng của các bạn trẻ Linh Hoạt Viên. Cha Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang đã chỉ đạo để giải quyết nhanh chóng những trục trặc mà cơn mưa bão bất ngờ ập đến. Dù khó khăn, thử thách trước mắt nhưng các bạn trẻ Linh Hoạt Viên vẫn lạc quan và tin tưởng. Các bạn đã có buổi văn nghệ kết thúc Khóa huấn luyện Linh Hoạt Viên thật vui tươi, và ý nghĩa. Buổi văn nghệ kết thúc với phần cầu nguyện với chân phước trẻ Chiara. Sau khi phần cầu nguyện kết thúc, các bạn mỗi người cầm cây nến trong tay và thinh lặng, lắng động tâm hồn trở về phòng ngủ của mình. Tối Thứ Năm 21.07.2011, Ban Tổ Chức ngày Đại Hội đã vất vả cho công tác khắc phục hậu quả do cơn mưa gây ra.
4 giờ sáng ngày Thứ Sáu 22.07.2011, tiếng chuông vang lên và các bạn trẻ Linh Hoạt Viên đều thức dậy sớm để tiếp tục chuẩn bị cho ngày Đại Hội. Mọi sự diễn ra tốt đẹp nhờ sự nhiệt tình phục vụ của Ban Tổ Chức, của các bạn trẻ linh hoạt viên, và Quý cô chú anh chị trong các ban khác. Bắt đầu từ 7 giờ sáng thứ 6, 22.07.2011, các bạn trẻ của một vài xứ đạo xa đã có mặt tại Trung Tâm Mục Vụ. Sau đó, là các bạn trẻ của rất nhiều xứ đạo cũng lần lượt có mặt. Đồng hành với các bạn trẻ của nhiều xứ đạo là các cha phó, các thầy giúp xứ. Trước khi khai mạc ngày Đại Hội, các bạn trẻ Linh Hoạt Viên đã đứng xếp thành hai hàng dọc dài từ cổng Trung Tâm Mục Vụ tiến vào phía bên trong, tay cầm dù, cùng với những lời ca, tiếng hát, những điệu múa thật trẻ trung, sôi động và ý nghĩa, để chuẩn bị chào đón Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đến tham dự khai mạc chương trình ngày Đại Hội. Khi Đức Cha vừa đến, các bạn trẻ đã cất lên bài hát Gặp Gỡ Đức Kitô, cùng với lời dẫn chào mừng thật long trọng của cha Đặc Trách Giới Trẻ Giáo Phận. Đúng 9 giờ sáng Thứ Sáu 22.07.2011, Đức Cha Giuse đã tuyên bố khai mạc chương trình của ngày Đại Hội. Tiếp theo đó là bài ca chủ đề “Xin Tin Yêu”, cùng với những vũ điệu của các bạn trẻ giáo xứ Phatima và của toàn thể các bạn trẻ ở các khu vực phía dưới lễ đài. Đã có 1900 các bạn trẻ trong toàn giáo phận tụ họp về đây để tham dự chương trình của ngày Đại Hội. Chương trình diễn ra với nhiều tiết mục hát múa của nhiều giáo xứ đăng ký. Đặc biệt hơn, chương trình có 3 hội trường nói chuyện các chuyên đề cho các bạn trẻ.
Ban Tổ Chức đã chuẩn bị cho các bạn trẻ những phần cơm hộp do nhiều giáo xứ gần Trung Tâm Mục Vụ phụ trách tại Khu Vực Ẩm Thực. Các bạn đã có một bữa ăn Agapê vui vẻ. Tuy vậy, một lần nữa, các bạn trẻ đã phải đối diện với một sự cố ngoài ý muốn vì lý do thời tiết. Khi gần kết thúc chương trình văn nghệ, chuẩn bị Thánh lễ, bầu trời bắt đầu u ám và sau đó là cơn mưa bất ngờ kéo đến. Các bạn trẻ đã di chuyển qua nhà thờ Nữ Vương Hoà Bình, để tiếp tục theo dõi những tiết mục còn lại của chương trình văn nghệ.
“Sau cơn mưa trời lại sáng”, ánh nắng mặt trời bắt đầu xuất hiện. Cha Đặc Trách Giới Trẻ vui mừng quyết định Thánh lễ sẽ diễn ra tại lễ đài. Dù vậy, khi gần tới giờ cử hành Thánh lễ thì trời lại bắt đầu gió mạnh, và đổ mưa. Niềm hy vọng mới vừa loé lên chưa được bao lâu thì lại phải đối diện với thử thách. Cuối cùng, Ban Tổ Chức quyết định Thánh lễ sẽ cử hành tại Nhà Thờ Nữ Vương Hoà Bình, do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên chủ tế, cùng với sự hiện diện của Đức Cha Phaolô, Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha tại Trung Tâm Mục Vụ, và Quý Cha trẻ đến từ nhiều xứ đạo khác nhau trong giáo phận. Thánh lễ diễn ra thật long trọng, trang nghiêm và sốt sắng. Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã chia sẻ về tham vọng – thất vọng, đến niềm tin và niềm hy vọng vào Đức Kitô. Kết thúc Thánh lễ, Đức cha Phaolô đã long trọng cử hành nghi thức sai đi cho toàn thể các bạn trẻ trong Giáo phận.
Thánh lễ kết thúc khoảng 18 giờ Thứ Sáu 22.07.2011. Sau đó, Đức Cha Giuse đã có bữa cơm tại Trung Tâm Mục Vụ và lên xe trở về giáo phận Hải Phòng. Các bạn trẻ cũng chia tay nhau trong sự ấm áp tình thương, trong những giọt nước mắt ngậm ngùi nhưng trong lòng lại chan chứa một niềm vui. Đây là một hình ảnh thật đẹp và ý nghĩa mà có lẽ, ngày Đại Hội Giới Trẻ đã còn đọng lại trong lòng các bạn những ấn tượng yêu thương thật khó quên.
Ngày Đại Hội Giới Trẻ là ngày họp mặt yêu thương, để các bạn trẻ có dịp gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, xưng tội và sinh hoạt ca hát. Ước mong sao, toàn thể các bạn trẻ trong Giáo phận sẽ tiếp tục suy nghĩ và cầu nguyện với chủ đề “Đức Kitô, Niềm Tin và Hy Vọng” của ngày Đại Hội giới trẻ giáo phận Mỹ Tho năm nay. Ước mong sao, các bạn sẽ có dịp trở lại Trung Tâm Mục Vụ của Giáo phận, để cùng nhau tham dự ngày Đại Hội Giới Trẻ Toàn Giáo Phận sẽ được tổ chức vào năm 2012 với nhiều hình thức ngày càng phong phú, đa dạng, sinh động và ý nghĩa hơn nữa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phim Tài Liệu 26 Năm WYD với giọng nói của Đức Gioan Phaolô II
JMJ 2011
01:45 23/07/2011
Tôn giáo và Khoa học
Jos. Trang Vinh
08:19 23/07/2011
Tình cờ đọc trên một tờ báo tôi thấy, ở Mỹ có một giải thưởng khoa học tên là Templeton. Giải thưởng này được thành lập năm 1972, với số tiền thưởng là một triệu mỹ kim trên một người nhận giải. Xét về mặt tài chính, thì tiền thưởng của giải này cao hơn giải thưởng Nobel. Trong khi đó, giải Nobel trao giải cho nhiều bộ môn khoa học với nhiều lĩnh vực khác nhau, thì giải Templeton chỉ dành cho những cá nhân có công đề xuất và xây dựng sự thông cảm, hiểu biết về các tôn giáo trên thế giới. Chính ông Templeton người sáng lập giải thưởng này đã từng tuyên bố: “Giải thưởng này không dành cho sự đạo đức, thánh thiện hoặc các công tác từ thiện hay một phát minh khoa học lớn mà là một giải thưởng khoa học dành cho sự tiến bộ của tôn giáo”.
Một giải thưởng khoa học lớn dành cho những người làm việc tôn giáo điều đó đã làm tôi đặt ra câu hỏi: tôn giáo và khoa học có mối quan hệ gì với nhau? Trong khi ở các trường học Việt Nam luôn dạy rằng. Sự ra đời của khoa học đã phá tan tư tưởng của nhà thờ. Khoa học đã chứng minh rằng không có Thiên Chúa, không có Thượng Đế gì hết. Con người chỉ là một loài động vật bậc cao chết đi là hết, không còn sự sống nào nữa. Cuộc sống đời này là thiên đường duy nhất của con người, … Những luồng tư tưởng này của chủ nghĩa vô thần đã ảnh hưởng một cách sâu sắc trong ý thức hệ của giới trẻ ngày nay. Vì thế, khi lớn lên rất khó để một thanh niên chấp nhận Giáo lý tôn giáo (cụ thể là Kitô giáo), trong khi tư tưởng của họ luôn nghĩ rằng, Giáo lý của nhà thờ đã bị phá tan bởi ánh sáng của khoa học hiện đại.
Hay trong nhiều sách giáo dục Kitô giáo thì lại nhận định rằng: khoa học tiến bộ đã làm cho con người xa rời Thiên Chúa. Nhờ sự tiến bộ của khoa học đã đưa đến một đời sống vật chất đầy đủ. Khoa học đã mở rộng nhãn giới, phát minh ra những định luật, thay đổi những quan niệm cũ, có thể làm thay đổi cả thế giới. Khoa học làm cho việc chế biến được mau lẹ, sản xuất thì nhanh chóng. Con người giờ chỉ cần hưởng thụ những thành tựu đó của khoa học. Nhưng khi hưởng thụ một cách thái quá, cộng với sự yếu đuối của thể xác làm họ quên mất đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng. Họ chỉ biết chạy theo những thành tựu của khoa học mà dần quên mất đi sự hiện diện của Thiên Chúa.
Thực trạng đó, đưa ta đến một vấn đề, có phải khoa học đã phá vỡ tư tưởng của tôn giáo không? Và khoa học càng phát triển thì tôn giáo càng mai một không? Xin được trả lời là Không! Blaise Pascal một nhà khoa học đồng thời cũng là một nhà tư tưởng nổi tiếng người Pháp đã trả lời: “Tất cả mọi cố gắng của khoa học không thể làm suy yếu những chân lý của tôn giáo, nhưng chỉ làm cho những chân lý ấy cất cánh cao hơn”.
Một câu trả lời của một nhà khoa học lớn đã làm thỏa mãn tư tưởng của những con người có niềm tin tôn giáo. Ai trong chúng ta cũng biết ánh sáng của chân lý và ánh sáng của sự thật bao giờ cũng chỉ là một ánh sáng. Nhưng người ta có thể tìm đến chân lý qua nhiều phương thức khác nhau, hoặc bằng lý trí của suy luận hoặc bằng lý lẽ của con tim. Nói một cách khác, người ta có thể tìm đến chân lý qua những khám phá của khoa học thực nghiệm hoặc qua niềm tin tôn giáo với những chân lý siêu hình đã được mạc khải. Chính Đức Kitô đã tuyến bố: “Tôi chính là chân lý và tôi đến để làm chứng cho chân lý ấy”.
Tôn giáo là tư tưởng ra đời từ ngàn xưa, Nó ra đời trước rất nhiều so với các nghiên cứu của khoa học. Và từ cổ chí kim, con người giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên đều dựa vào tư tưởng của tôn giáo. Khi những nghiên cứu khoa học ra đời họ đã tìm ra được những cách giải thích khác. Họ đã tìm ra được những quy luật, những quan niệm mới mẻ, cụ thể, chi tiết nhưng nó cũng không thay thế những tư tưởng của tôn giáo mà nó lại làm cho các tư tưởng đó được cất cánh cao hơn. Nhiều nhà khoa học đã tin tưởng một cách chắc chắn rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống không phải là một cấu tạo ngẫu nhiên, nhưng là một tuyệt tác của một trật tự siêu việt. khi quan sát vũ trụ mênh mông vô tận qua lăng kính của mình. Nhà khoa học nổi tiếng Newton đã thốt lên: “Ôi thật tuyệt vời! tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa qua ống kính của tôi”.
Vũ trụ là bầu trời trăng sao, là thiên nhiên huyền ảo, là kỳ công tuyệt vời của Thiên Chúa. Vũ trụ là tác phẩm của Thiên Chúa tạo dựng và an bài. Ngài sống trong tạo vật vì Ngài là nguyên nhân cứu cánh của mọi tạo vật. Ngài hiện diện trong vũ trụ, trong trời đất bao la, trong sông sâu biển cả, trong nước đổ thác ngàn, trong cỏ cây cầm thú và trong mỗi chúng ta.
Nhờ những nghiên cứu của khoa học mà chúng ta biết được nhiều hơn về Thiên Chúa, về đấng sáng tạo. Nhà vật lý học Paul Davies đã xuất bản nhiều tác phẩm khám phá về Thiên Chúa. Ông đã quả quyết: “Khoa học đã cống hiến những bước vững chắc đến với Thiên Chúa hơn là tôn giáo”. Quả vậy, sự hiện diện của Thiên Chúa là điều mà các nhà khoa học không hề chối cãi. Trong khi khám phá vẻ đẹp của vũ trụ bao la, Paul Davies đã nhận ra Thiên Chúa, ông nói: “Không thể là một khoa học gia, dù là khoa học gia vô thần mà không bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp mỹ lệ, chói ngời hòa hợp tinh xảo của thiên nhiên do một tay Thượng Đế tạo nên”.
Như vậy, khoa học và tôn giáo không phải là sự đối lập nhau, nhưng ở giữa luôn là chiếc cầu nối qua lại và tôn vinh nhau. Mà cả hai cùng tôn vinh Thiên Chúa – Đấng sáng tạo cả khoa học và tôn giáo. Giải thưởng Templeton được xem như là chiếc cầu nối giữa các nhà khoa học với tư tưởng tôn giáo. Tuy giải này chỉ được tưởng thưởng cho một số người đặc biệt là các khoa học gia nhưng cũng có những nhà tôn giáo nổi tiếng đã được nhận giải như mục sư nổi tiếng của Hoa Kỳ Bill Graham, Mẹ Têrêxa thành Cancutta, … Bởi người ta nhận thấy rằng tôn giáo và khoa học luôn có một điểm chung, điểm chung đó chính là Đấng sáng tạo.
Trong bộ sách Những cuộc trở lại của thế kỷ XX, người ta thấy rất đông các nhà khoa học, bác học và giáo sư danh tiếng trên thế giới như: Pasteur, Einstein, Marie Curie, Newton, … đã viết hồi ký thú nhận: Sở dĩ các vị này tìm về với Thượng Đế mà cụ thể là Thiên Chúa trong đạo Công giáo, vì trong suốt cuộc đời nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi về vũ trụ mênh mông bao la, sự cấu tạo thể lý các tạo vật. Đặc biệt, là cấu trúc kỳ diệu nơi thân xác con người. Họ không thể nào không nhìn nhận có một nguyên nhân cơ bản an bài tất cả vũ trụ đó là Thiên Chúa. Từ đó, các vị này không thể nào không tìm cho đời mình một lý tưởng, một điểm tựa đó là niềm tin vào Thiên Chúa.
Không cần phải nói ở đâu xa, thân xác của chúng ta là một tiểu vũ trụ kỳ diệu mà con người chưa khám phá ra hết. Mỗi bộ phận trên cơ thể người chúng ta là một kỳ công tuyệt diệu của Thiên Chúa. Ví như, óc não của con người là một bộ máy siêu điện toán, hết sức phức tạp và tinh vi. Khoa học có thể sáng chế những người máy, robot nhưng dù có tiến bộ đi mấy khoa học cũng không thể tạo ra được sự sống. Khoa học cũng sẽ không bao giờ làm cho người chết được sống lại. Đó là quyền của Thiên Chúa.
Nếu tất cả những khám phá khoa học đều bắt nguồn từ những câu hỏi, mà con người tự đặt ra khi nhìn ngắm vũ trụ, thì sự ngây ngất trước những kỳ công của sáng tạo, trước tình cảm, tình người cũng là động lực giúp chúng ta thấy được, cảm mến được sự hiện diện và tác động kỳ diệu của Thiên Chúa. Với niềm tin vào Thiên Chúa, ta xác tín rằng mỗi giây phút sống trong cuộc đời là một hồng ân cứu độ. Khi con tim vẫn tiếp tục đập, mũi vẫn tiếp tục thở đó là tặng phẩm quý nhất Chúa ban cho chúng ta.
Cái nhìn ấy, sẽ giúp chúng ta thấy được giá trị của những công việc âm thầm, những hy sinh thầm lặng từng ngày của ta. Cái nhìn ấy sẽ mang lại cho ta sức mạnh để phấn đấu khi phải đương đầu với bệnh tật, với thử thách cam go, với mất mát trong cuộc sống. Một Thiên Chúa luôn luôn làm những điều kỳ diệu cũng chính là đấng đang hiện diện trong từng giây phút trong cuộc đời của ta, để đem lại cho ta những điều thiện hảo để ta cùng bước đi với Ngài. Khoa học và tôn giáo có cùng một điểm chung là Đấng sáng tạo, là Thượng Đế của muôn loài.
Một giải thưởng khoa học lớn dành cho những người làm việc tôn giáo điều đó đã làm tôi đặt ra câu hỏi: tôn giáo và khoa học có mối quan hệ gì với nhau? Trong khi ở các trường học Việt Nam luôn dạy rằng. Sự ra đời của khoa học đã phá tan tư tưởng của nhà thờ. Khoa học đã chứng minh rằng không có Thiên Chúa, không có Thượng Đế gì hết. Con người chỉ là một loài động vật bậc cao chết đi là hết, không còn sự sống nào nữa. Cuộc sống đời này là thiên đường duy nhất của con người, … Những luồng tư tưởng này của chủ nghĩa vô thần đã ảnh hưởng một cách sâu sắc trong ý thức hệ của giới trẻ ngày nay. Vì thế, khi lớn lên rất khó để một thanh niên chấp nhận Giáo lý tôn giáo (cụ thể là Kitô giáo), trong khi tư tưởng của họ luôn nghĩ rằng, Giáo lý của nhà thờ đã bị phá tan bởi ánh sáng của khoa học hiện đại.
Hay trong nhiều sách giáo dục Kitô giáo thì lại nhận định rằng: khoa học tiến bộ đã làm cho con người xa rời Thiên Chúa. Nhờ sự tiến bộ của khoa học đã đưa đến một đời sống vật chất đầy đủ. Khoa học đã mở rộng nhãn giới, phát minh ra những định luật, thay đổi những quan niệm cũ, có thể làm thay đổi cả thế giới. Khoa học làm cho việc chế biến được mau lẹ, sản xuất thì nhanh chóng. Con người giờ chỉ cần hưởng thụ những thành tựu đó của khoa học. Nhưng khi hưởng thụ một cách thái quá, cộng với sự yếu đuối của thể xác làm họ quên mất đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng. Họ chỉ biết chạy theo những thành tựu của khoa học mà dần quên mất đi sự hiện diện của Thiên Chúa.
Thực trạng đó, đưa ta đến một vấn đề, có phải khoa học đã phá vỡ tư tưởng của tôn giáo không? Và khoa học càng phát triển thì tôn giáo càng mai một không? Xin được trả lời là Không! Blaise Pascal một nhà khoa học đồng thời cũng là một nhà tư tưởng nổi tiếng người Pháp đã trả lời: “Tất cả mọi cố gắng của khoa học không thể làm suy yếu những chân lý của tôn giáo, nhưng chỉ làm cho những chân lý ấy cất cánh cao hơn”.
Một câu trả lời của một nhà khoa học lớn đã làm thỏa mãn tư tưởng của những con người có niềm tin tôn giáo. Ai trong chúng ta cũng biết ánh sáng của chân lý và ánh sáng của sự thật bao giờ cũng chỉ là một ánh sáng. Nhưng người ta có thể tìm đến chân lý qua nhiều phương thức khác nhau, hoặc bằng lý trí của suy luận hoặc bằng lý lẽ của con tim. Nói một cách khác, người ta có thể tìm đến chân lý qua những khám phá của khoa học thực nghiệm hoặc qua niềm tin tôn giáo với những chân lý siêu hình đã được mạc khải. Chính Đức Kitô đã tuyến bố: “Tôi chính là chân lý và tôi đến để làm chứng cho chân lý ấy”.
Tôn giáo là tư tưởng ra đời từ ngàn xưa, Nó ra đời trước rất nhiều so với các nghiên cứu của khoa học. Và từ cổ chí kim, con người giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên đều dựa vào tư tưởng của tôn giáo. Khi những nghiên cứu khoa học ra đời họ đã tìm ra được những cách giải thích khác. Họ đã tìm ra được những quy luật, những quan niệm mới mẻ, cụ thể, chi tiết nhưng nó cũng không thay thế những tư tưởng của tôn giáo mà nó lại làm cho các tư tưởng đó được cất cánh cao hơn. Nhiều nhà khoa học đã tin tưởng một cách chắc chắn rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống không phải là một cấu tạo ngẫu nhiên, nhưng là một tuyệt tác của một trật tự siêu việt. khi quan sát vũ trụ mênh mông vô tận qua lăng kính của mình. Nhà khoa học nổi tiếng Newton đã thốt lên: “Ôi thật tuyệt vời! tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa qua ống kính của tôi”.
Vũ trụ là bầu trời trăng sao, là thiên nhiên huyền ảo, là kỳ công tuyệt vời của Thiên Chúa. Vũ trụ là tác phẩm của Thiên Chúa tạo dựng và an bài. Ngài sống trong tạo vật vì Ngài là nguyên nhân cứu cánh của mọi tạo vật. Ngài hiện diện trong vũ trụ, trong trời đất bao la, trong sông sâu biển cả, trong nước đổ thác ngàn, trong cỏ cây cầm thú và trong mỗi chúng ta.
Nhờ những nghiên cứu của khoa học mà chúng ta biết được nhiều hơn về Thiên Chúa, về đấng sáng tạo. Nhà vật lý học Paul Davies đã xuất bản nhiều tác phẩm khám phá về Thiên Chúa. Ông đã quả quyết: “Khoa học đã cống hiến những bước vững chắc đến với Thiên Chúa hơn là tôn giáo”. Quả vậy, sự hiện diện của Thiên Chúa là điều mà các nhà khoa học không hề chối cãi. Trong khi khám phá vẻ đẹp của vũ trụ bao la, Paul Davies đã nhận ra Thiên Chúa, ông nói: “Không thể là một khoa học gia, dù là khoa học gia vô thần mà không bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp mỹ lệ, chói ngời hòa hợp tinh xảo của thiên nhiên do một tay Thượng Đế tạo nên”.
Như vậy, khoa học và tôn giáo không phải là sự đối lập nhau, nhưng ở giữa luôn là chiếc cầu nối qua lại và tôn vinh nhau. Mà cả hai cùng tôn vinh Thiên Chúa – Đấng sáng tạo cả khoa học và tôn giáo. Giải thưởng Templeton được xem như là chiếc cầu nối giữa các nhà khoa học với tư tưởng tôn giáo. Tuy giải này chỉ được tưởng thưởng cho một số người đặc biệt là các khoa học gia nhưng cũng có những nhà tôn giáo nổi tiếng đã được nhận giải như mục sư nổi tiếng của Hoa Kỳ Bill Graham, Mẹ Têrêxa thành Cancutta, … Bởi người ta nhận thấy rằng tôn giáo và khoa học luôn có một điểm chung, điểm chung đó chính là Đấng sáng tạo.
Trong bộ sách Những cuộc trở lại của thế kỷ XX, người ta thấy rất đông các nhà khoa học, bác học và giáo sư danh tiếng trên thế giới như: Pasteur, Einstein, Marie Curie, Newton, … đã viết hồi ký thú nhận: Sở dĩ các vị này tìm về với Thượng Đế mà cụ thể là Thiên Chúa trong đạo Công giáo, vì trong suốt cuộc đời nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi về vũ trụ mênh mông bao la, sự cấu tạo thể lý các tạo vật. Đặc biệt, là cấu trúc kỳ diệu nơi thân xác con người. Họ không thể nào không nhìn nhận có một nguyên nhân cơ bản an bài tất cả vũ trụ đó là Thiên Chúa. Từ đó, các vị này không thể nào không tìm cho đời mình một lý tưởng, một điểm tựa đó là niềm tin vào Thiên Chúa.
Không cần phải nói ở đâu xa, thân xác của chúng ta là một tiểu vũ trụ kỳ diệu mà con người chưa khám phá ra hết. Mỗi bộ phận trên cơ thể người chúng ta là một kỳ công tuyệt diệu của Thiên Chúa. Ví như, óc não của con người là một bộ máy siêu điện toán, hết sức phức tạp và tinh vi. Khoa học có thể sáng chế những người máy, robot nhưng dù có tiến bộ đi mấy khoa học cũng không thể tạo ra được sự sống. Khoa học cũng sẽ không bao giờ làm cho người chết được sống lại. Đó là quyền của Thiên Chúa.
Nếu tất cả những khám phá khoa học đều bắt nguồn từ những câu hỏi, mà con người tự đặt ra khi nhìn ngắm vũ trụ, thì sự ngây ngất trước những kỳ công của sáng tạo, trước tình cảm, tình người cũng là động lực giúp chúng ta thấy được, cảm mến được sự hiện diện và tác động kỳ diệu của Thiên Chúa. Với niềm tin vào Thiên Chúa, ta xác tín rằng mỗi giây phút sống trong cuộc đời là một hồng ân cứu độ. Khi con tim vẫn tiếp tục đập, mũi vẫn tiếp tục thở đó là tặng phẩm quý nhất Chúa ban cho chúng ta.
Cái nhìn ấy, sẽ giúp chúng ta thấy được giá trị của những công việc âm thầm, những hy sinh thầm lặng từng ngày của ta. Cái nhìn ấy sẽ mang lại cho ta sức mạnh để phấn đấu khi phải đương đầu với bệnh tật, với thử thách cam go, với mất mát trong cuộc sống. Một Thiên Chúa luôn luôn làm những điều kỳ diệu cũng chính là đấng đang hiện diện trong từng giây phút trong cuộc đời của ta, để đem lại cho ta những điều thiện hảo để ta cùng bước đi với Ngài. Khoa học và tôn giáo có cùng một điểm chung là Đấng sáng tạo, là Thượng Đế của muôn loài.
Tin Đáng Chú Ý
Đang nghỉ hè, Đức Thánh Cha viết sách và chuẩn bị kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II
Bùi Hữu Thư
15:05 23/07/2011
Đức Thánh Cha Benedict XVI nghỉ hè tại tư dinh ở Castel Gandolfo
ROME, (Le Monde vu de Rome) – Trong những ngày nghỉ, Đức Thánh Cha Benedict XVI chuẩn bị tập sách mới về Chúa Giêsu, về các chuyến tông du sắp tới đến Tây Ban Nha và Đức và kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công Đồng Vatican II.
Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp, Đức Thánh Cha nghỉ hè tại Castel Gandolfo, tư dinh của Giáo Hoàng nằm về phiá nam Rôma cách 30 cây số, nơi ngài tìm được một môi trường quen thuộc và thích nghi cho những mê say của đời sống của ngài: học hỏi, viết lách về các vấn đề thần học.
Đức Thánh Cha đã mang đến đây nhiều cuốn sách và tài liệu của Vatican để chuẩn bị cho các chuyến tông du đến Madrid, nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (từ 18 đến 21 tháng 8) và đến nơi quê hương của ngài khi ngài sẽ viếng thăm từ ngày 22 đến 25 tháng 9 tại Berlin, Erfurt, Etzelsbach và Freibourg.
Nhật Báo L'Osservatore Romano xác định là "ưu tiên của ngài" trong thời gian nghỉ hè là "chuẩn bị" và "viết phần kết của tác phẩm của ngài về Chúa Giêsu Thành Nazareth, dành cho việc phân tích các Phúc Âm của thời thơ ấu."
Đây là tập sách thứ ba của ngài, hai tập đầu đã được phổ biến tháng Tư năm 2007 và tháng Ba 2011 và đã đạt được một thành công rất tốt đẹp.
Nhật báo Vatican cũng cho hay Đức Thánh Cha đang nghiên cứu về một chủ đề ngài rất ưa thích: "Suy niệm về đức tin, trong khi chúng ta sắp sửa tới gần ngày kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II (11 tháng 10, 1962) mà chính Đức Joseph Ratzinger đã tham gia ngay từ lúc khởi sự."
Việc Đức Thánh Cha Benedict XVI quan tâm đến các nhân đức thần học rất đáng chú ý, vì ngài đã dành hai Thông Điệp cho hai nhân đức đối thần kia là đức ái và đức cậy: " Deus caritas est" (25 tháng 12, 2005) và "Spe salvi" (30 tháng 11, 2007).
Ngoài thời gian nghiên cứu và viết lách, Đức Giám Mục Thành Rôma dành thời gian trong ngày cho việc cầu nguyện, chiêm niệm thiên nhiên và nghỉ ngơi.
Ngài cũng tiếp tục lo lắng cho việc điều hành Giáo Hội với các cuộc tiếp xúc sinh hoạt, đặc biệt là với Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh và các hồng y hay giám mục khác, hay tiếp các chính khách như trong mùa hè này ngài đã tiếp Thủ Tướng Mã Lai ngày 18 tháng 7.
Thông thường, vào buổi chiều, ngài đi dạo trong công viên của tư dinh GIáo Hoàng có thư ký riêng của ngài là Đức Ông Georg Gänswein, đi kèm. Sau khi đi dạo ngài đọc kinh Mân Côi trước một bức tượng Mẹ Maria.
ROME, (Le Monde vu de Rome) – Trong những ngày nghỉ, Đức Thánh Cha Benedict XVI chuẩn bị tập sách mới về Chúa Giêsu, về các chuyến tông du sắp tới đến Tây Ban Nha và Đức và kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công Đồng Vatican II.
Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp, Đức Thánh Cha nghỉ hè tại Castel Gandolfo, tư dinh của Giáo Hoàng nằm về phiá nam Rôma cách 30 cây số, nơi ngài tìm được một môi trường quen thuộc và thích nghi cho những mê say của đời sống của ngài: học hỏi, viết lách về các vấn đề thần học.
Đức Thánh Cha đã mang đến đây nhiều cuốn sách và tài liệu của Vatican để chuẩn bị cho các chuyến tông du đến Madrid, nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (từ 18 đến 21 tháng 8) và đến nơi quê hương của ngài khi ngài sẽ viếng thăm từ ngày 22 đến 25 tháng 9 tại Berlin, Erfurt, Etzelsbach và Freibourg.
Nhật Báo L'Osservatore Romano xác định là "ưu tiên của ngài" trong thời gian nghỉ hè là "chuẩn bị" và "viết phần kết của tác phẩm của ngài về Chúa Giêsu Thành Nazareth, dành cho việc phân tích các Phúc Âm của thời thơ ấu."
Đây là tập sách thứ ba của ngài, hai tập đầu đã được phổ biến tháng Tư năm 2007 và tháng Ba 2011 và đã đạt được một thành công rất tốt đẹp.
Nhật báo Vatican cũng cho hay Đức Thánh Cha đang nghiên cứu về một chủ đề ngài rất ưa thích: "Suy niệm về đức tin, trong khi chúng ta sắp sửa tới gần ngày kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II (11 tháng 10, 1962) mà chính Đức Joseph Ratzinger đã tham gia ngay từ lúc khởi sự."
Việc Đức Thánh Cha Benedict XVI quan tâm đến các nhân đức thần học rất đáng chú ý, vì ngài đã dành hai Thông Điệp cho hai nhân đức đối thần kia là đức ái và đức cậy: " Deus caritas est" (25 tháng 12, 2005) và "Spe salvi" (30 tháng 11, 2007).
Ngoài thời gian nghiên cứu và viết lách, Đức Giám Mục Thành Rôma dành thời gian trong ngày cho việc cầu nguyện, chiêm niệm thiên nhiên và nghỉ ngơi.
Ngài cũng tiếp tục lo lắng cho việc điều hành Giáo Hội với các cuộc tiếp xúc sinh hoạt, đặc biệt là với Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh và các hồng y hay giám mục khác, hay tiếp các chính khách như trong mùa hè này ngài đã tiếp Thủ Tướng Mã Lai ngày 18 tháng 7.
Thông thường, vào buổi chiều, ngài đi dạo trong công viên của tư dinh GIáo Hoàng có thư ký riêng của ngài là Đức Ông Georg Gänswein, đi kèm. Sau khi đi dạo ngài đọc kinh Mân Côi trước một bức tượng Mẹ Maria.
Văn Hóa
Thiên đàng giống như...
Tuyết Mai
08:12 23/07/2011
Chúa Giêsu dậy chúng ta nhiều nhiều lắm những dụ ngôn Nước Trời thì giống như …. Nhưng hình như những dụ ngôn của Ngài không làm cho nhiều người giầu cảm thấy hưng phấn và phấn khởi để muốn tìm kiếm. Mà chỉ dành cho những con nhà nghèo và bệnh tật; hy vọng có cuộc sống đời sau của mình khá hơn; thăng tiến tốt lành hơn; và không còn những tham, sân, si, trong cuộc sống của hiện tại.
Còn những thành phần giầu nứt vách thì bỏ ngoài tai những gì Chúa Giêsu dậy bảo họ. Vì hiện tại họ đã giầu quá rồi và đang được hưởng những gì họ khao khát để có, thì việc đời sau đối với họ hãy để cho đời sau; vì có phải họ chết ngay đâu mà sợ??. Sự suy nghĩ nông cạn của con người mà tất cả nhân loại cứ phải than van và trách móc Ông Trời luôn, vì sao tôi phải thế này hay vì sao con tôi phải ra nông nỗi thế??. Sự sang giầu thường làm cho con người trở thành lãnh đạm và thờ ơ với Một Thiên Chúa mà đang ban cho mình tất cả những gì mình có, để mà hưởng thụ, để mà được sung sướng; nhưng khi gặp thất bại rủi ro, vì tại mình gây ra, thì quay ra trách móc và Chúa phải bị nghe những lời rất phũ phàng và rất chua cay đó của mình.
Thật sự khi Chúa tác tạo ra từng con người thì Ngài liền ban cho chúng ta sự sống và tất cả những gì có mặt trên vũ trụ này, chúng ta phải biết cảm ơn Người trong mọi phút giây. Nếu không thì Người có quyền cất mạng sống của chúng ta, bất cứ giây phút nào, vì Người nắm vận mạng của chúng ta cơ mà!?. Con người thật là vô ơn và vô dụng, chẳng làm được gì tốt đẹp cho Chúa. Chỉ biết than thở và than trách Người mà thôi!. Giống như những đứa con trần gian của chúng ta vậy. Tôi có đứa con đang tập sống ở ngoài vì cảm tạ Chúa trước tiên là cháu được chính phủ cấp cho tiền để ăn, ở, và học miễn phí; ngoài ra cháu cũng có đi làm thêm để kiếm đủ tiền cho xăng nhớt, thỉnh thoảng đi sắm sửa và ăn uống chơi vui với bạn bè.
Hạnh phúc của cháu sống bên bạn bè ngày ngày vui chơi ăn học thì chúng tôi là bậc cha mẹ chẳng hưởng được gì của cháu, nhưng khi cháu gặp chuyện gì không vui không lành, thì cháu lại dọn về nhà và đem tất cả những rác rưởi đó của cháu mà đổ trên cha mẹ, và tìm nguồn hạnh phúc sống bên gia đình. Và cháu bảo chúng tôi rằng vì ý nghĩa của gia đình là phải thế!?. Có phải làm bậc cha mẹ chúng ta không ai thoát được những gì gọi là đau thương mà con cái chúng ta gặp phải??. Trừ khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay và được chôn sâu dưới lòng đất. Nếu chúng ta ai đã từng làm bậc cha mẹ thì tất phải hiểu tình yêu của Cha chúng ta trên trời, Người độ lượng và thương yêu chúng ta đến là dường nào. Chúng ta chỉ cưu mang con cái của mình và chúng chỉ sống gần bên chúng ta một thời gian rất ngắn, rồi thì chúng ra đi để gầy dựng tổ ấm riêng của chúng; mà chúng ta còn gian nan vất vả với chúng biết là dường nào, nhưng tình yêu không thể nào so sánh cho bằng tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng, Người dành ban cho nhân loại, tức là con cái của Người. Người dựng nên chúng ta, ắt hẳn Người phải yêu thương chúng ta là điều tất nhiên, không ai phủ nhận được điều đó.
Cho nên chẳng phải chúng ta là người Công Giáo mới biết Ơn Người, mà toàn thể địa cầu con người phải biết Ơn Người đã tác tạo ra chúng ta. Cho nên sự trách móc Thiên Chúa là điều làm không phải; rất là vô ơn bội nghĩa, đáng để Người khiển trách và cất mạng sống của mình, nếu Người muốn khi cảm thấy chúng ta sống thật vô dụng và không còn hy vọng gì nơi chúng ta. Một người vô dụng là chính bản thân mình muốn trở thành rong rêu và là loài ký sinh trùng, sống bám vào mọi người, khi mà thân thể vẹn toàn và mạnh khỏe. Hay là những con người gian manh xảo quyệt, chỉ luôn làm những công việc là đợi trời tối xuống thì đi ôm Của của người khác mà làm Của riêng cho mình. Đục khoét của dân rồi đục khoét của chính phủ. Không tự tay mình làm ra, không đổ giọt mồ hôi và nước mắt, thì tất cả là vô dụng!??.
Thành phần vô dụng hay lợi dụng này chúng ta đang thấy nhan nhãn ở khắp mọi nơi, dù ít hay dù nhiều, thì đều phạm chung một tội là tội ăn cắp; trong đó có tôi và anh chị em. Cho nên dù nghèo hay giầu gì đi chăng nữa, Nước Trời cũng ở thật xa trong tầm mắt của chúng ta, mà không ai biết Cửa Trời ở tận phương trời nào?. Chúng ta tất cả là phường vô dụng, vì hằng ngày chúng ta hít Hơi Thở cũng của Chúa, Ăn Cơm Chúa ban, và nơi Chốn Ở cũng được Chúa ưu đãi; nhưng vẫn không theo Luật của Chúa và luôn tìm cách xa lánh Người, không nói rằng chúng ta tất cả đều lợi dụng Chúa mà tôn thờ những gì do ma quỷ chúng bày ra. Hay được gọi là ăn cơm nhà Chúa mà đem cơm Chúa đi cúng vái bốn phương.
Chúng ta thử ngẫm nghĩ mà xem! Xem Chúa có thương nổi chúng ta là những lũ con ăn hại hay không nhé!. Chúa cho chúng ta hết thảy quyền tự do khi Chúa ban cho chúng ta sự sống. Chúa đâu có bảo chúng ta đi nhậu nhẹt cho xả láng rồi tự cầm tay lái mà về nhà đâu!. Thế thì khi chúng ta cầm tay lái đụng xe vào người khác làm thiệt mạng biết bao nhiêu người trong xe ấy. Gây tổn thương cho chính mình là mất một cánh tay hay mất một cái chân, rồi thì bao nhiêu tiền bồi thường cho người ta cho đến khi không còn một đồng xu dính túi, thì lại quay ra trách Chúa một cách chua cay và đắng đót??. Tại sao Chúa không bao che cho tôi? Tại sao Chúa lại để tôi trở thành què quặt như bây giờ? Tại sao con tôi phải thế này hay phải thế kia, mà không tự trách mình, đã không có trách nhiệm trên chính mình và trên con cái? Có phải là do tự mình quyết định làm hay không?.
Một con người mà không biết trách nhiệm hay bổn phận của mình mà lại chuyên đổ thừa cho người khác là một con người thật vô dụng và thiếu trưởng thành trong cả sự suy nghĩ và việc làm của mình??. Thì tìm đâu ra Nước Trời cơ chứ??. Nước Trời thật sự trong tâm hồn, trong gia đình, và trong tình liên đới giữa anh chị em với nhau mà chúng ta còn tìm không ra, thì hà huống chi chúng ta có thể Tìm ra được Nước Trời, Nhà của Thiên Chúa???.
Ấy là tôi chỉ muốn điểm ra những gì là dốt nát và ngu muội của con người mà thôi!. Chứ tôi và anh chị em luôn tin rằng Thiên Chúa của chúng ta Người yêu thương chúng ta không cần điều kiện, chỉ cần chúng ta đừng từ chối tình yêu của Người mà thôi!. Thì Nước Trời vẫn ở trong tầm tay với của chúng ta. Chìa khóa của Nước Trời là chúng ta hãy luôn bám vào tình yêu của Thiên Chúa, Lời của Người, và hãy bắt chước sống một cuộc đời luôn có tinh thần khó nghèo mà Chúa Giêsu đã sống đã làm gương sáng cho chúng ta noi theo. Có thế chúng ta mới cảm nhận được cái khó nghèo của anh chị em chúng ta mà giúp đỡ họ. Cho anh chị em được những gì chúng ta có thể. Một nụ cười, một lời khuyên, một vài phút chịu lắng nghe. Để có thể chúng ta cùng khóc với họ hay cười với họ. Một chiếc bánh và một tấm áo cho đỡ đói và đỡ lạnh. Cầu nguyện nhiều cho họ để tâm hồn họ được Chúa biến đổi, tìm được nguồn yêu thương và bình an của Người. Amen.
Còn những thành phần giầu nứt vách thì bỏ ngoài tai những gì Chúa Giêsu dậy bảo họ. Vì hiện tại họ đã giầu quá rồi và đang được hưởng những gì họ khao khát để có, thì việc đời sau đối với họ hãy để cho đời sau; vì có phải họ chết ngay đâu mà sợ??. Sự suy nghĩ nông cạn của con người mà tất cả nhân loại cứ phải than van và trách móc Ông Trời luôn, vì sao tôi phải thế này hay vì sao con tôi phải ra nông nỗi thế??. Sự sang giầu thường làm cho con người trở thành lãnh đạm và thờ ơ với Một Thiên Chúa mà đang ban cho mình tất cả những gì mình có, để mà hưởng thụ, để mà được sung sướng; nhưng khi gặp thất bại rủi ro, vì tại mình gây ra, thì quay ra trách móc và Chúa phải bị nghe những lời rất phũ phàng và rất chua cay đó của mình.
Thật sự khi Chúa tác tạo ra từng con người thì Ngài liền ban cho chúng ta sự sống và tất cả những gì có mặt trên vũ trụ này, chúng ta phải biết cảm ơn Người trong mọi phút giây. Nếu không thì Người có quyền cất mạng sống của chúng ta, bất cứ giây phút nào, vì Người nắm vận mạng của chúng ta cơ mà!?. Con người thật là vô ơn và vô dụng, chẳng làm được gì tốt đẹp cho Chúa. Chỉ biết than thở và than trách Người mà thôi!. Giống như những đứa con trần gian của chúng ta vậy. Tôi có đứa con đang tập sống ở ngoài vì cảm tạ Chúa trước tiên là cháu được chính phủ cấp cho tiền để ăn, ở, và học miễn phí; ngoài ra cháu cũng có đi làm thêm để kiếm đủ tiền cho xăng nhớt, thỉnh thoảng đi sắm sửa và ăn uống chơi vui với bạn bè.
Hạnh phúc của cháu sống bên bạn bè ngày ngày vui chơi ăn học thì chúng tôi là bậc cha mẹ chẳng hưởng được gì của cháu, nhưng khi cháu gặp chuyện gì không vui không lành, thì cháu lại dọn về nhà và đem tất cả những rác rưởi đó của cháu mà đổ trên cha mẹ, và tìm nguồn hạnh phúc sống bên gia đình. Và cháu bảo chúng tôi rằng vì ý nghĩa của gia đình là phải thế!?. Có phải làm bậc cha mẹ chúng ta không ai thoát được những gì gọi là đau thương mà con cái chúng ta gặp phải??. Trừ khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay và được chôn sâu dưới lòng đất. Nếu chúng ta ai đã từng làm bậc cha mẹ thì tất phải hiểu tình yêu của Cha chúng ta trên trời, Người độ lượng và thương yêu chúng ta đến là dường nào. Chúng ta chỉ cưu mang con cái của mình và chúng chỉ sống gần bên chúng ta một thời gian rất ngắn, rồi thì chúng ra đi để gầy dựng tổ ấm riêng của chúng; mà chúng ta còn gian nan vất vả với chúng biết là dường nào, nhưng tình yêu không thể nào so sánh cho bằng tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng, Người dành ban cho nhân loại, tức là con cái của Người. Người dựng nên chúng ta, ắt hẳn Người phải yêu thương chúng ta là điều tất nhiên, không ai phủ nhận được điều đó.
Cho nên chẳng phải chúng ta là người Công Giáo mới biết Ơn Người, mà toàn thể địa cầu con người phải biết Ơn Người đã tác tạo ra chúng ta. Cho nên sự trách móc Thiên Chúa là điều làm không phải; rất là vô ơn bội nghĩa, đáng để Người khiển trách và cất mạng sống của mình, nếu Người muốn khi cảm thấy chúng ta sống thật vô dụng và không còn hy vọng gì nơi chúng ta. Một người vô dụng là chính bản thân mình muốn trở thành rong rêu và là loài ký sinh trùng, sống bám vào mọi người, khi mà thân thể vẹn toàn và mạnh khỏe. Hay là những con người gian manh xảo quyệt, chỉ luôn làm những công việc là đợi trời tối xuống thì đi ôm Của của người khác mà làm Của riêng cho mình. Đục khoét của dân rồi đục khoét của chính phủ. Không tự tay mình làm ra, không đổ giọt mồ hôi và nước mắt, thì tất cả là vô dụng!??.
Thành phần vô dụng hay lợi dụng này chúng ta đang thấy nhan nhãn ở khắp mọi nơi, dù ít hay dù nhiều, thì đều phạm chung một tội là tội ăn cắp; trong đó có tôi và anh chị em. Cho nên dù nghèo hay giầu gì đi chăng nữa, Nước Trời cũng ở thật xa trong tầm mắt của chúng ta, mà không ai biết Cửa Trời ở tận phương trời nào?. Chúng ta tất cả là phường vô dụng, vì hằng ngày chúng ta hít Hơi Thở cũng của Chúa, Ăn Cơm Chúa ban, và nơi Chốn Ở cũng được Chúa ưu đãi; nhưng vẫn không theo Luật của Chúa và luôn tìm cách xa lánh Người, không nói rằng chúng ta tất cả đều lợi dụng Chúa mà tôn thờ những gì do ma quỷ chúng bày ra. Hay được gọi là ăn cơm nhà Chúa mà đem cơm Chúa đi cúng vái bốn phương.
Chúng ta thử ngẫm nghĩ mà xem! Xem Chúa có thương nổi chúng ta là những lũ con ăn hại hay không nhé!. Chúa cho chúng ta hết thảy quyền tự do khi Chúa ban cho chúng ta sự sống. Chúa đâu có bảo chúng ta đi nhậu nhẹt cho xả láng rồi tự cầm tay lái mà về nhà đâu!. Thế thì khi chúng ta cầm tay lái đụng xe vào người khác làm thiệt mạng biết bao nhiêu người trong xe ấy. Gây tổn thương cho chính mình là mất một cánh tay hay mất một cái chân, rồi thì bao nhiêu tiền bồi thường cho người ta cho đến khi không còn một đồng xu dính túi, thì lại quay ra trách Chúa một cách chua cay và đắng đót??. Tại sao Chúa không bao che cho tôi? Tại sao Chúa lại để tôi trở thành què quặt như bây giờ? Tại sao con tôi phải thế này hay phải thế kia, mà không tự trách mình, đã không có trách nhiệm trên chính mình và trên con cái? Có phải là do tự mình quyết định làm hay không?.
Một con người mà không biết trách nhiệm hay bổn phận của mình mà lại chuyên đổ thừa cho người khác là một con người thật vô dụng và thiếu trưởng thành trong cả sự suy nghĩ và việc làm của mình??. Thì tìm đâu ra Nước Trời cơ chứ??. Nước Trời thật sự trong tâm hồn, trong gia đình, và trong tình liên đới giữa anh chị em với nhau mà chúng ta còn tìm không ra, thì hà huống chi chúng ta có thể Tìm ra được Nước Trời, Nhà của Thiên Chúa???.
Ấy là tôi chỉ muốn điểm ra những gì là dốt nát và ngu muội của con người mà thôi!. Chứ tôi và anh chị em luôn tin rằng Thiên Chúa của chúng ta Người yêu thương chúng ta không cần điều kiện, chỉ cần chúng ta đừng từ chối tình yêu của Người mà thôi!. Thì Nước Trời vẫn ở trong tầm tay với của chúng ta. Chìa khóa của Nước Trời là chúng ta hãy luôn bám vào tình yêu của Thiên Chúa, Lời của Người, và hãy bắt chước sống một cuộc đời luôn có tinh thần khó nghèo mà Chúa Giêsu đã sống đã làm gương sáng cho chúng ta noi theo. Có thế chúng ta mới cảm nhận được cái khó nghèo của anh chị em chúng ta mà giúp đỡ họ. Cho anh chị em được những gì chúng ta có thể. Một nụ cười, một lời khuyên, một vài phút chịu lắng nghe. Để có thể chúng ta cùng khóc với họ hay cười với họ. Một chiếc bánh và một tấm áo cho đỡ đói và đỡ lạnh. Cầu nguyện nhiều cho họ để tâm hồn họ được Chúa biến đổi, tìm được nguồn yêu thương và bình an của Người. Amen.
Viên ngọc tuyệt vời
Trầm Hương Thơ
08:14 23/07/2011
LỜI NGÀI tỏa sáng long lanh
NGÀI ban giáo lý ngọn ngành cho ta
TỎA lan khắp cõi gần xa
SÁNG soi nhân thế để mà tiến thăng
LONG đong học lẽ công bằng
LANH hơn tất cả vĩnh hằng ban ra
LÀ đời NGÀI hiến cho ta
VIÊN "Ngọc Qúy" nhất để mà tiến thăng
NGỌC ban tâm ý cân bằng
QÚY thay "THIÊN TỬ" vĩnh hằng hạ thân
SOI đường dẫn lối ân cần
ĐÀNG ngay lẽ thật chẳng ngần bước đi
TA còn tránh né sự gì?
ĐI làm nhân chứng thực thi theo NGÀI
PHÚC cho người biết khoan thai
ÂM thầm giữ vững LỜI NGÀI trong tâm
LỜI NGÀI là cuốn PHÚC ÂM
CHÚA ban "Lời Thánh" vượt tầm dương gian
THỰC hành sẽ thấy tâm an
THI Thiên LỜI CHÚA đã ban cho đời
NGÀI là "Viên Ngọc" tuyệt vời
LUÔN luôn tỏa sáng cho người thế nhân
PHÙ giúp mỗi lúc con cần
TRỢ thêm những lúc đường trần nguy nan
SỢ gì ơn Chúa đã ban
CHI ra giúp đỡ thế gian khi cần
ÁC tà chẳng dám đến gần
QUYỀN năng THIÊN CHÚA thế trần kính tôn.
Tình Mẹ thương con
Vũ Hưu Dưỡng
08:20 23/07/2011
Trên chuyến xe về Cần Thơ đi công việc, ngồi cạnh bên là người thanh niên cũng luống tuổi. Ngồi cạnh nhau, trước lạ sau quen để rồi có những câu chuyện xã giao trên chuyến xe đường dài.
Hai bên bắt đầu hỏi thăm nhau sau nụ cười mỉm, người mở lời làm quen nhận mình là người đạo Công Giáo. Anh chàng cạnh bên nhận mình là người không phải là người Công giáo. Tính lái sang chuyện khác để cho hợp “nhãn giới” nhưng chàng thanh niên kia thao thao bất tuyệt kể về Mẹ. Tay phải của anh vừa mổ xong nên không thể hoạt động như bình thường được. Anh cố vói tay trái xuống giỏ xách để lấy cái bóp, tựa cái bóp xuống đùi và lấy cùi tay phải đè lên chiếc bóp để lấy cái gì đó. Tưởng anh khoe cái gì thì ra là hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Tấm hình Mẹ anh để trong bóp chắc có lẽ cũng đã lâu nên bị xuống màu.
Sau khi “lòe” cho người đồng hành ngồi cạnh bên hình Đức Mẹ, anh bắt đầu kể về gia cảnh của anh. Anh nói rằng anh tin và nhờ ơn Đức Mẹ nhiều lắm nhưng vì là con trai trưởng nên anh chưa lãnh bí tích Rửa Tội được. Anh khoe vợ anh là người Công Giáo, anh cũng không quên khoe rằng anh có hai đứa con, chúng rửa tội lớn lên và được gửi học trường Công Giáo từ nhỏ.
“Duyên nợ” là lần kia, cuộc đời đi vào ngõ tắt, anh chạy đến bên Mẹ Hằng Cứu Giúp ở 38 Kỳ Đồng, vào đấy anh nguyện xin Mẹ thương anh. Dù là người ngoại đạo nhưng anh tin tưởng và phó thác nơi Mẹ cuộc đời của anh. Anh kể lại hai biến cố lớn nhất trong đời anh đã được ơn Đức Mẹ một cách tỏ tường. Mỗi lần có chuyện gì là anh lại chạy đến kêu cầu Mẹ.
Từ ngày ấy, anh chuộc tấm ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và cứ giữ mãi trong người suốt hai chục năm nay từ khi anh chưa lấy vợ ... Anh nói là anh tin Đức Mẹ lắm vì Đức Mẹ luôn luôn ở bên anh, cứu giúp anh.
Chuyến xe rồi cập bến … Chia tay anh mỗi người mỗi ngã. Anh đi rồi nhưng hình ảnh, tâm tình của anh về Mẹ thật dễ thương.
… Qua một Cha dòng Đồng Công được biết cô N. ở Missouri. Vì mới quen nên đôi bên cũng trao đổi với nhau về nhân thân một chút. Ban đầu còn bỡ ngỡ nhưng sau đó cô không ngừng tỏ lộ.
Cô nói rằng gia đình cô sau khi rời Việt Nam thì định cư ở Cali. Năm 1993, theo người quen cô đi dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Missouri. Không ngờ Đại Hội năm ấy lại là Đại Hội kỷ niệm của đời cô. Cô nói : “Chẳng hiểu thánh ý Chúa và Mẹ thế nào ấy để rồi ở lại tiểu bang này luôn”. Thế là từ ngày ấy, mối tình mà Mẹ se duyên kết trái tại mảnh đất Missouri. Mối tình ngày ấy nay được 3 cậu con trai.
Và rồi cô kể không biết bao nhiêu ơn lành, bao nhiêu kỷ niệm đẹp của gia đình cô nhờ ơn của Đức Mẹ Đồng Công. Cũng từ ngày ấy, gia đình cô bỗng dưng trở thành con cái của các cha dòng Đồng Công. Cô không ngần ngại khoe rằng cứ vào nhà dòng hỏi tên hai vợ chồng cô thì các cha các thầy dòng Đồng Công ai cũng biết !
Cô say xưa kể lại kỷ niệm khó quên trận bão lớn mới xảy ra hồi năm ngoái. Khi ấy, cô và chồng đang ở ngoài đường chưa kịp về nhà, đứa lớn đến nhà bạn làm bài, hai đưa nhỏ ở trong nhà. Đài khí tượng có báo nhưng không ngờ cơn bão lớn không thể tượng. Điện thoại nhà, điện thoại cầm tay đều tê liệt … Mãi đến khuya mới về đến nhà được vì cảnh sát đã chặn hết tất cả mọi nẻo đường. Về đến nhà thì nhà đổ nát nhưng hai đứa con trai bình an vô sự ! … Dừng một lát để lấy hơi, cô kể tiếp những ơn lành mà Mẹ đã tuôn đổ xuống trên gia đình cô trong những năm tháng dài.
Nhớ lại ngày Thánh Mẫu năm ấy, cô lại kể về những kỷ niệm trong những ngày Đại Hội. Mỗi người một tay, mỗi người một việc. Năm nào cũng thế, cả gia đình cô cũng sẽ phụ một tay với giáo dân xứ đạo phụ giúp khách hành hương. Vì nhu cầu của những ngày ấy nên hai vợ chồng chọn ngày nghỉ trùng vào ngày diễn ra Đại Hội cho tiện việc phục vụ . Khi Đại Hội xong, khách về rồi thì mệt lắm vì dọn dẹp. Mệt thì cũng mệt đấy nhưng không thể nào bỏ được. Không bỏ được vì khách hành hương về quá đông và nhu cầu được phục vụ quá lớn. Và không bỏ được vì ơn của Mẹ cứ lai láng tuôn tràn trên gia đình…
Tưởng dừng lại ở những công việc, những sự việc diễn ra ở Đại Hội nhưng cô cứ cố, cứ cố kể mãi những ơn lành mà Mẹ Đồng Công ban cho gia đình cô, cho khách hành hương, cho xứ đạo.
Thế đấy ! Không hẳn là Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Kỳ Đồng – Việt Nam, không hẳn là Mẹ Đồng Công ở Missouri. Mẹ - mãi mãi vẫn là Mẹ hiền yêu dấu. Mẹ - mãi mãi ban ơn lành cho những ai kêu cầu Mẹ. Những ai chạy đến với Mẹ chẳng bao giờ Mẹ để cho về tay không cả.
Tình Mẹ thương con mãi muôn đời vẫn thế ! Tin hay không vẫn là lời đáp trả của mỗi người.
Hai bên bắt đầu hỏi thăm nhau sau nụ cười mỉm, người mở lời làm quen nhận mình là người đạo Công Giáo. Anh chàng cạnh bên nhận mình là người không phải là người Công giáo. Tính lái sang chuyện khác để cho hợp “nhãn giới” nhưng chàng thanh niên kia thao thao bất tuyệt kể về Mẹ. Tay phải của anh vừa mổ xong nên không thể hoạt động như bình thường được. Anh cố vói tay trái xuống giỏ xách để lấy cái bóp, tựa cái bóp xuống đùi và lấy cùi tay phải đè lên chiếc bóp để lấy cái gì đó. Tưởng anh khoe cái gì thì ra là hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Tấm hình Mẹ anh để trong bóp chắc có lẽ cũng đã lâu nên bị xuống màu.
Sau khi “lòe” cho người đồng hành ngồi cạnh bên hình Đức Mẹ, anh bắt đầu kể về gia cảnh của anh. Anh nói rằng anh tin và nhờ ơn Đức Mẹ nhiều lắm nhưng vì là con trai trưởng nên anh chưa lãnh bí tích Rửa Tội được. Anh khoe vợ anh là người Công Giáo, anh cũng không quên khoe rằng anh có hai đứa con, chúng rửa tội lớn lên và được gửi học trường Công Giáo từ nhỏ.
“Duyên nợ” là lần kia, cuộc đời đi vào ngõ tắt, anh chạy đến bên Mẹ Hằng Cứu Giúp ở 38 Kỳ Đồng, vào đấy anh nguyện xin Mẹ thương anh. Dù là người ngoại đạo nhưng anh tin tưởng và phó thác nơi Mẹ cuộc đời của anh. Anh kể lại hai biến cố lớn nhất trong đời anh đã được ơn Đức Mẹ một cách tỏ tường. Mỗi lần có chuyện gì là anh lại chạy đến kêu cầu Mẹ.
Từ ngày ấy, anh chuộc tấm ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và cứ giữ mãi trong người suốt hai chục năm nay từ khi anh chưa lấy vợ ... Anh nói là anh tin Đức Mẹ lắm vì Đức Mẹ luôn luôn ở bên anh, cứu giúp anh.
Chuyến xe rồi cập bến … Chia tay anh mỗi người mỗi ngã. Anh đi rồi nhưng hình ảnh, tâm tình của anh về Mẹ thật dễ thương.
… Qua một Cha dòng Đồng Công được biết cô N. ở Missouri. Vì mới quen nên đôi bên cũng trao đổi với nhau về nhân thân một chút. Ban đầu còn bỡ ngỡ nhưng sau đó cô không ngừng tỏ lộ.
Cô nói rằng gia đình cô sau khi rời Việt Nam thì định cư ở Cali. Năm 1993, theo người quen cô đi dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Missouri. Không ngờ Đại Hội năm ấy lại là Đại Hội kỷ niệm của đời cô. Cô nói : “Chẳng hiểu thánh ý Chúa và Mẹ thế nào ấy để rồi ở lại tiểu bang này luôn”. Thế là từ ngày ấy, mối tình mà Mẹ se duyên kết trái tại mảnh đất Missouri. Mối tình ngày ấy nay được 3 cậu con trai.
Và rồi cô kể không biết bao nhiêu ơn lành, bao nhiêu kỷ niệm đẹp của gia đình cô nhờ ơn của Đức Mẹ Đồng Công. Cũng từ ngày ấy, gia đình cô bỗng dưng trở thành con cái của các cha dòng Đồng Công. Cô không ngần ngại khoe rằng cứ vào nhà dòng hỏi tên hai vợ chồng cô thì các cha các thầy dòng Đồng Công ai cũng biết !
Cô say xưa kể lại kỷ niệm khó quên trận bão lớn mới xảy ra hồi năm ngoái. Khi ấy, cô và chồng đang ở ngoài đường chưa kịp về nhà, đứa lớn đến nhà bạn làm bài, hai đưa nhỏ ở trong nhà. Đài khí tượng có báo nhưng không ngờ cơn bão lớn không thể tượng. Điện thoại nhà, điện thoại cầm tay đều tê liệt … Mãi đến khuya mới về đến nhà được vì cảnh sát đã chặn hết tất cả mọi nẻo đường. Về đến nhà thì nhà đổ nát nhưng hai đứa con trai bình an vô sự ! … Dừng một lát để lấy hơi, cô kể tiếp những ơn lành mà Mẹ đã tuôn đổ xuống trên gia đình cô trong những năm tháng dài.
Nhớ lại ngày Thánh Mẫu năm ấy, cô lại kể về những kỷ niệm trong những ngày Đại Hội. Mỗi người một tay, mỗi người một việc. Năm nào cũng thế, cả gia đình cô cũng sẽ phụ một tay với giáo dân xứ đạo phụ giúp khách hành hương. Vì nhu cầu của những ngày ấy nên hai vợ chồng chọn ngày nghỉ trùng vào ngày diễn ra Đại Hội cho tiện việc phục vụ . Khi Đại Hội xong, khách về rồi thì mệt lắm vì dọn dẹp. Mệt thì cũng mệt đấy nhưng không thể nào bỏ được. Không bỏ được vì khách hành hương về quá đông và nhu cầu được phục vụ quá lớn. Và không bỏ được vì ơn của Mẹ cứ lai láng tuôn tràn trên gia đình…
Tưởng dừng lại ở những công việc, những sự việc diễn ra ở Đại Hội nhưng cô cứ cố, cứ cố kể mãi những ơn lành mà Mẹ Đồng Công ban cho gia đình cô, cho khách hành hương, cho xứ đạo.
Thế đấy ! Không hẳn là Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Kỳ Đồng – Việt Nam, không hẳn là Mẹ Đồng Công ở Missouri. Mẹ - mãi mãi vẫn là Mẹ hiền yêu dấu. Mẹ - mãi mãi ban ơn lành cho những ai kêu cầu Mẹ. Những ai chạy đến với Mẹ chẳng bao giờ Mẹ để cho về tay không cả.
Tình Mẹ thương con mãi muôn đời vẫn thế ! Tin hay không vẫn là lời đáp trả của mỗi người.