Phụng Vụ - Mục Vụ
My Seven-Minute-Homily, July 28th 2013
Father Great Rice
21:39 23/07/2013
My Seven-Minute-Homily, July 28th 2013
Seventeenth Sunday in Ordinary Time, Year C
The Book of Genesis 18.20-32; Letter of St. Paul to the Colossians 2.12-14 and the Gospel of St. Luke 11.1-13
The first reading, from the Book of Genesis, is filled with humor. Abraham presses the Lord to be merciful. It also teaches us so much about our God. This is a God who loves us passionately. This is a God who is always willing to be spoken to. This is a God who wants to forgive us over and over and over. This God wants to overlook our transgressions the minute we turn to Him.
The second reading, from the Letter to the Colossians repeats this same lesson. St. Paul teaches that the mercy of God is already a reality in the life of the baptized. Jesus is the one truly good man and through one man alone salvation has been given to the whole world. We are invited to be part of that one man.
In today’s Gospel, Jesus gives us great advice. First, he teaches us to keep it simple and meaningful. Never worry about what to say; just say what is in your heart. The Lord’s Prayer is probably the simplest prayer there is, with very few words. But when prayed sincerely from the heart, it is all that is needed. Worship the Father; ask for your real daily needs, including forgiveness; forgive all with whom you hold resentments; and ask God not to test your faith right now because you might fail!
Second, Jesus teaches us to trust that our Father hears and answers each and every prayer. There are no exceptions! Remember that Abraham in the First Reading, the Book of Genesis was bold enough to ask God to save an entire town, even if there were only a small handful of virtuous people to be found there. Our Father always responds in the most lovable and just manner possible. Perhaps we might think our request went unanswered. We need to see with the eyes of faith that our Father cares, hears, and answers.
God is not just the fearful Creator and Master of the universe, distant and unapproachable. He is our loving Father, eager to give good things to his children. To make this point, Jesus gives some examples from human parenting: "What father among you would hand his son a snake when he asks for a fish? Or hand him a scorpion when he asks for an egg?" We believe that we indeed have a loving, caring Father in heaven! And so we have the courage to pray the Our Father at the very beginning of the Communion Rite at each Mass. Every time, pray it with meaning, from your heart!
When can we pray? It is possible to offer fervent prayer even while walking in public…or seated in your shop…while buying and selling…or even while cooking. The important thing is: DO IT! BELIEVE the words in today’s Responsorial Psalm ‘On the day I called, O Lord, you answered me!’
Many of us as Christians have lost three precious understand¬ings. First, Christians have lost the sense of the importance of formal prayer at regular times. The life of the early Church shows us that regular formal prayer is essential to preserve our sense of God.
Second, many of us as Christians have often lost the sense that when we pray as Christians it is not my prayer and your prayer, but our prayer in Jesus. When we prayer simultaneously we are praying as one body and I pray at this time to join my prayer with that of the body, with the whole Church.
Third, to be a Christian is to be a disciple, a disciple is one who learns over time and takes on the prac¬tices, the discipline, of the master. The master prayed regu¬larly, as we hear about Jesus in today's gospel so must we.
My suggestion is to pray Our Father at least three times a day: Morning, Noon and Evening. This is the basis of a renewal schedule for each one of us. You really don’t need a single meeting or handbook to get it started. You can do it right away and right today.
Another suggestion: When we pray for daily bread, we might do examination of conscience: We have an abundant food. We have many materials. How do we use them? Do we really know the value of food, the necessity of materials that we have in hands? I know you are not rich and nobody accepts that they have enough money or they have enough what they need. However we are often spoiled by food and many times other things. For example, we cook too much food and all left over go to the garbage. We enjoy eating food too much. We don’t know that many deceases come from the food we eat. We waste materials too. For example we just need a little bit of water to wash our hands but we use a lot for nothing. We often turn all the lights on even just only one light is enough.
These things are very small and I don’t use them to judge you or to teach you how to save money. But if we waste food and materials we have, we waste the grace of God and we forget many poor people in the world. If we really understand the prayer for daily bread we should not do that anymore. We think that food or all materials come from our work so that we can use them for whatever we want. No, all of them come from the loving care of God for all of us. So when we pray Our Father, we should pray for daily bread for our brothers and sisters and we should pray for the way we use our daily bread. We should use them to live, to serve God and to help others. Amen.
Father Great Rice
Seventeenth Sunday in Ordinary Time, Year C
The Book of Genesis 18.20-32; Letter of St. Paul to the Colossians 2.12-14 and the Gospel of St. Luke 11.1-13
The first reading, from the Book of Genesis, is filled with humor. Abraham presses the Lord to be merciful. It also teaches us so much about our God. This is a God who loves us passionately. This is a God who is always willing to be spoken to. This is a God who wants to forgive us over and over and over. This God wants to overlook our transgressions the minute we turn to Him.
The second reading, from the Letter to the Colossians repeats this same lesson. St. Paul teaches that the mercy of God is already a reality in the life of the baptized. Jesus is the one truly good man and through one man alone salvation has been given to the whole world. We are invited to be part of that one man.
In today’s Gospel, Jesus gives us great advice. First, he teaches us to keep it simple and meaningful. Never worry about what to say; just say what is in your heart. The Lord’s Prayer is probably the simplest prayer there is, with very few words. But when prayed sincerely from the heart, it is all that is needed. Worship the Father; ask for your real daily needs, including forgiveness; forgive all with whom you hold resentments; and ask God not to test your faith right now because you might fail!
Second, Jesus teaches us to trust that our Father hears and answers each and every prayer. There are no exceptions! Remember that Abraham in the First Reading, the Book of Genesis was bold enough to ask God to save an entire town, even if there were only a small handful of virtuous people to be found there. Our Father always responds in the most lovable and just manner possible. Perhaps we might think our request went unanswered. We need to see with the eyes of faith that our Father cares, hears, and answers.
God is not just the fearful Creator and Master of the universe, distant and unapproachable. He is our loving Father, eager to give good things to his children. To make this point, Jesus gives some examples from human parenting: "What father among you would hand his son a snake when he asks for a fish? Or hand him a scorpion when he asks for an egg?" We believe that we indeed have a loving, caring Father in heaven! And so we have the courage to pray the Our Father at the very beginning of the Communion Rite at each Mass. Every time, pray it with meaning, from your heart!
When can we pray? It is possible to offer fervent prayer even while walking in public…or seated in your shop…while buying and selling…or even while cooking. The important thing is: DO IT! BELIEVE the words in today’s Responsorial Psalm ‘On the day I called, O Lord, you answered me!’
Many of us as Christians have lost three precious understand¬ings. First, Christians have lost the sense of the importance of formal prayer at regular times. The life of the early Church shows us that regular formal prayer is essential to preserve our sense of God.
Second, many of us as Christians have often lost the sense that when we pray as Christians it is not my prayer and your prayer, but our prayer in Jesus. When we prayer simultaneously we are praying as one body and I pray at this time to join my prayer with that of the body, with the whole Church.
Third, to be a Christian is to be a disciple, a disciple is one who learns over time and takes on the prac¬tices, the discipline, of the master. The master prayed regu¬larly, as we hear about Jesus in today's gospel so must we.
My suggestion is to pray Our Father at least three times a day: Morning, Noon and Evening. This is the basis of a renewal schedule for each one of us. You really don’t need a single meeting or handbook to get it started. You can do it right away and right today.
Another suggestion: When we pray for daily bread, we might do examination of conscience: We have an abundant food. We have many materials. How do we use them? Do we really know the value of food, the necessity of materials that we have in hands? I know you are not rich and nobody accepts that they have enough money or they have enough what they need. However we are often spoiled by food and many times other things. For example, we cook too much food and all left over go to the garbage. We enjoy eating food too much. We don’t know that many deceases come from the food we eat. We waste materials too. For example we just need a little bit of water to wash our hands but we use a lot for nothing. We often turn all the lights on even just only one light is enough.
These things are very small and I don’t use them to judge you or to teach you how to save money. But if we waste food and materials we have, we waste the grace of God and we forget many poor people in the world. If we really understand the prayer for daily bread we should not do that anymore. We think that food or all materials come from our work so that we can use them for whatever we want. No, all of them come from the loving care of God for all of us. So when we pray Our Father, we should pray for daily bread for our brothers and sisters and we should pray for the way we use our daily bread. We should use them to live, to serve God and to help others. Amen.
Father Great Rice
Kinh Lậy Cha và những yếu tố của lời cầu nguyện
LM. Đan Vinh
21:44 23/07/2013
CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN C
St 18,20-32 ; Cl 2,12-14 ; Lc 11,1-13
KINH LẠY CHA VÀ NHỮNG YẾU TỐ CỦA LỜI CẦU NGUYỆN
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 11,1-13
(1) Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông”. (2) Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói”. “Lạy Cha, xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến. (3) Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy. (4) Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con. Và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”. (5) Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, (6) vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả. (7) Mà người kia từ trong nhà lại đáp: “Xin anh đừng quấy rầy tôi: Cửa đã đóng rồi. Các cháu lại ngủ cùng giường với tôi. Tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được”. (8) Thầy nói cho anh biết: Dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh cần, vì thể diện”. (9) Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho. (10) Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. (11) Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó? (12) Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bò cạp ? (13) Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời. Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người ?”
2. Ý CHÍNH:
Theo đề nghị của môn đệ, Đức Giê-su đã dạy các ông Kinh Lạy Cha và 3 lời khuyên về sự cầu nguyện như sau: Một là lời cầu nguyện phải vừa tâm tình lại vừa ngắn gọn phong phú. Hai là phải kiên trì cầu xin. Ba là phải vững tâm và phó thác cho Chúa quan phòng định liệu.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2a: + Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia: Thánh Mat-thêu đặt Kinh Lạy Cha trong khung cảnh Bài giảng trên núi” (x. Mt 6,5-15). Còn ở đây thánh Lu-ca không nói về thời gian và nơi chốn của Kinh Lạy Cha, mà chỉ cho thấy có liên quan giữa gương cầu nguyện của Đức Giê-su với việc Người dạy môn đệ cầu nguyện.
- C 2b-4: + Lạy Cha: Lời xưng hô mở đầu đơn giản hơn trong Tin mừng Mát-thêu. Khi gọi Thiên Chúa là Cha, Đức Giê-su muốn dạy môn đệ khẩn cầu với Thiên Chúa như với một người Cha rất gần gũi thân thương. + Xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển: Xin cho Danh Cha được nhìn nhận là thánh, vì Cha là Đấng Thánh. Đây là lời ước nguyện cho hết mọi người được nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa. + Triều đại Cha mau đến: Triều đại ám chỉ Hội thánh trần thế hữu hình. Ở đây xin cho Hội thánh được lan truyền khắp nơi, cho Vương quốc của Thiên Chúa được mọi người đón nhận.- Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy: Xin Chúa ban thực phẩm cần dùng hằng ngày. Của ăn nuôi thể xác là cơm ăn áo mặc và của nuôi linh hồn là Lời Chúa, Mình Thánh Chúa và Thánh Ý Chúa (x Ga 6,34). + Xin tha tội cho chúng con: Lu-ca đổi chữ “lỗi” trong Mát-thêu (x. Mt 6,12) thành chữ “tội”. Hai từ “tội, lỗi” tiếng Hy lạp còn có nghĩa là “nợ”. Tội là trở ngại lớn nhất cho Triều đại của Thiên Chúa cũng như cho sự chia sẻ yêu thương, nên cần phải xin Cha tha tội. + Vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con: Tha thứ cho người mắc lỗi với mình là điều kiện để xứng đáng được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho mình (x Lc 23,34; Mt 6,14; Mc 11,25). + Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ: Cám dỗ nguy hiểm nhất của ma quỷ là xúi người ta chối bỏ đức tin. Do đó Đức Giê-su kêu gọi “Hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,40).
- C 5-8: + Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn.”..: Đức Giê-su dùng dụ ngôn về người bạn quấy rầy để dạy môn đệ phải kiên nhẫn nài xin và đừng bao giờ ngã lòng khi xin mà chưa nhận được. Kiên trì xin đi xin lại là điều kiện để lời cầu của ta được Thiên Chúa chấp nhận. Thiên Chúa sẽ không ban ơn để khỏi bị quấy rầy giống như người chủ nhà trong bài dụ ngôn. Khi không ban ngay điều ta xin là Người để ta có dịp tỏ ra kiên nhẫn tin tưởng cậy trông và phó thác hơn vào Người. + Vì thể diện: Câu chuyện dụ ngôn xoay quanh ba nhân vật như sau: Nhân dịp có một anh bạn A lỡ đường ghé lại trọ tại nhà của bạn mình là B. Anh B liền chạy sang nhà anh C cũng là bạn để xin vay ba cái bánh về nhà đãi khách. Anh C khi ấy đã vào giường ngủ rồi và rất ngại phải ra khỏi giường lấy bánh cho bạn mình. Nhưng vì anh B cứ kêu nài mãi nên cuối cùng anh C đành phải ra khỏi giường thỏa mãn tất cả những gì anh B cần, với lý do: dù không phải do tình thân hữu thúc đẩy thì cũng vì sợ sẽ bị mất thể diện, sợ bị mang tiếng là ích kỷ vì đã từ chối giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn. Từ đó Đức Giê-su muốn các môn đệ nhớ đến Thiên Chúa là Cha. Người sẽ ban điều tốt lành và cần thiết là ơn thánh hóa của Thánh Thần, cho những kẻ thành khẩn và kiên trì cầu xin Người.
- C 9-13: + Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho...: Lời cầu nguyện là điều kiện cần để được Chúa nhậm lời: Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho ai xin, ban đức tin cho những ai đi tìm, và sẵn sàng rộng mở Nước Trời cho những ai kiên trì gõ cửa nhà Người. + Ai trong anh em là một người cha mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó?: Đức Giê-su cho biết Thiên Chúa sẽ chấp nhận lời cầu nguyện của chúng ta, vì Người là Cha nhân hậu và hay thương xót hơn các người cha thế gian bội phần. + Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời: Đức Giê-su so sánh giữa tình thương có giới hạn của các bậc cha mẹ thế gian vốn gian ác, với tình thương vô biên của Thiên Chúa là Cha thánh thiện và đầy từ tâm. + Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người: Ơn Thiên Chúa ban cho những kẻ kêu xin Người là “Thánh Thần”, tương đương với “những của tốt lành” trong Mát-thêu (Mt 7,11). Chính “Thánh Thần làm cho ta nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên “Áp-ba! Cha ơi!” (Rm 8,15).
4. CÂU HỎI: 1) Dựa theo lời Đức Giê-su dạy trong kinh Lạy Cha, bạn hãy cho biết: Cầu nguyện là gì ? Phải cầu nguyện với ai và cầu khi nào ? Nên cầu xin những gì ? 2) Có được cầu xin ơn với Đức Mẹ và các thánh không ? 3)Trong thực tế có nhiều người không có đức tin chẳng cần cầu xin mà thi cử vẫn đậu, buôn bán vẫn thành công, uống thuốc vẫn khỏi bệnh, gieo trồng đúng thời vụ vẫn bội thu... Đang khi nhiều tín hữu siêng năng cầu khấn mà vẫn không đạt được kết quả như ý. Như vậy phải chăng chẳng có Chúa Mẹ nào hết và cầu nguyện chỉ là một sự mê tín và là điều vô ích ?
I. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9).
2. CÂU CHUYỆN:
Có một bác sĩ gốc công giáo, nhưng đã bỏ không cầu nguyện và không đến nhà thờ dự lễ từ năm lên 10. Một hôm bệnh viện của ông ta tiếp nhận một cô bé 8 tuổi mắc bệnh đau ruột thừa cần phải được mổ cấp thời. Trước khi đưa em lên bàn mổ, viên bác sĩ căn dặn em rằng: “Này em, bệnh em cần phải mổ. Bây giờ em sẽ phải uống một liều thuốc mê để thiếp ngủ trong lúc tôi giải phẫu cho em”. Em bé này từ nhỏ đã được bà mẹ có lòng đạo đức huấn luyện thói quen cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Khi nghe bác sĩ nói sắp phải đi ngủ, em liền xin bác sĩ cho phép và quì gối đọc kinh rồi cuối cùng kết thúc bằng lời cầu nguyện như sau: “Xin Chúa chúc lành cho chú bác sĩ và xin Chúa cho con được mau khỏi bệnh”. Vị bác sĩ giải phẫu cho em thuật lại rằng: chiều hôm đó ông đã cầu nguyện thật sốt sắng, một việc làm mà sau ba mươi năm trời lãng quên, đến nay ông mới bắt đầu làm lại.
3. SUY NIỆM:
1) Cầu nguyện là gì ? :
Cầu nguyện là thưa chuyện với Chúa, như tổ phụ A-bra-ham trong bài đọc một hôm nay, hoặc như Đức Giê-su đã dành lúc sáng sớm tinh sương hoặc đêm khuya thanh vắng để đàm đạo với Chúa Cha, Đấng đã sai Người. Cả đời sống của Đức Giê-su là một lời cầu nguyện liên lỉ. Khi làm bất cứ việc gì, hay trước khi quyết định điều gì quan trọng, Đức Giê-su đều cầu nguyện để tìm biết ý Chúa Cha và thi hành. Khi đựoc môn đệ yêu cầu, Đức Giê-su đã dạy các ông cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha hàm chứa những tâm tình như sau:
2) Nội dung lời cầu Chúa dạy trong kinh Lạy Cha:
- Qua lời thưa: “Lạy Cha”, Đức Giê-su dạy môn đệ phải thưa chuyện trực tiếp với Thiên Chúa như đứa con hiếu thảo tâm sự với người cha thân yêu của mình.
- Nội dung lời cầu nguyện Chúa dạy bao gồm bốn tâm tình chính yếu: Một là Chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa qua câu: ”xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến“ ( Lc 11,2 ). Hai là tâm tình Ăn năn sám hối vì những tội ta đã xúc phạm đến Chúa trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót qua câu: ”Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con“ ( Lc 11, 4). Ba là cảm tạ hồng ân Chúa đã thương ban, và bốn là xin các ơn lành hồn xác qua câu: ”Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy“ ( Lc 11,3), và “xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ“ (Lc 11,4).
3) Cần câu nguyện voi lòng cậy trông phó thác:
Sau khi dạy môn đệ kinh Lạy Cha, Đức Giê-su còn khuyên họ phải kiên nhẫn cầu nguyện với lòng cậy trông và hòan tòan tín thác vào tình thưong của Thiên Chúa.
- Kiên nhẫn nài xin: như dụ ngôn hai người bạn mà người này giữa lúc đêm khuya tìm đến nhà người kia yêu cầu được giúp đỡ. Lúc đầu bị chủ nhà từ chối với lý do cả nhà đã ngủ. Nhưng cuối cùng chủ nhà cũng phải trỗi dậy lấy bánh cho người kia để tránh khỏi bị quấy rầy.
- Tín thác vào Chúa: Có những điều chúng ta cầu xin mà xem ra đã không được Chúa đáp ứng. Thực ra Chúa chưa ban là do chúng ta còn thiếu sụu kiên trì và thành tâm. Hoặc Chúa không ban không phải vì không muốn, nhưng có thể Ngài thấy điều đó không có lợi cho ta. Bù lại, Ngài sẽ ban những ơn khác đem lại hạnh phúc đời đời cho ta như lời Đức Giê-su dạy ở cuối bài: ” Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó?... Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” ( Lc 11,11.13).
4) Áp dụng thực hành:
-Phải làm mọi việc với hết khả năng của mình : Thiên Chúa là Cha chung của mọi người lành kẻ dữ (x Mt 5,45b). Ngài muốn mọi người cộng tác bằng việc tuân theo các quy luật tự nhiên do Ngài sáng tạo là các quy luật tự nhiên như: Phải học hành chăm chỉ mới mong thi đậu, phải uống thuốc đúng liều lượng theo toa bác sĩ mới hy vọng được khỏi bệnh, phải gieo trồng đúng thời vụ và đúng theo kỹ thuật mới hy vọng một mùa gặt bội thu... Trừ ra trong vài trường hợp vì ích lợi thiêng liêng mới được Ngài can thiệp làm phép lạ mà thôi. Do đó chúng ta không được ỷ nại vào tình thương và quyền năng của Chúa để lười biếng làm việc, và chỉ biết xin Chúa ban ơn theo ý riêng mình.
-Phải vừa cầu nguyện vừa vâng theo ý Chúa: Chúng ta vừa phải làm việc vừa phải cầu nguyện, và phó thác kết quả thành bại cho Chúa, noi gưong Đức Giê-su trước giờ chịu khổ nạn đã cầu xin Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Trong kinh Lạy Cha, Đức Giê-su cũng dạy môn đệ cầu nguyện theo ý Chúa Cha: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chúng ta cần vâng theo ý Chúa vì chỉ Ngài mới biết điều nào tốt nhất cho ta. Nhiều khi chúng ta xin được trúng số mà không biết tiền bạc đó là rắn độc làm hại linh hồn mình sau này. Nhiều khi chúng ta cầu xin Chúa ban ơn lành mà trái lại chúng ta lại gặp tòan tai ương họan nạn… Nhưng thực ra các tai ương đó chính là thuốc đắng chữa lành thói hư: “thuốc đắng dã tật”. Đó cũng là phương cách Chúa dùng để dạy dỗ chúng ta bỏ đương tội ác để theo con đường thánh thiện đẹp lòng Chúa.
-Phải mở lòng đón nhận Thánh Thần: Cần phải có đức tin chúng ta mới hiểu rằng: khi thành tâm cầu nguyện là ta đã được Chúa nhận lời rồi. Nhưng Chúa thường ban ơn khác với điều ta nghĩ. Phải sau một thời gian, chúng ta mới có thể nhận ra các biến cố kia đều là hồng ân Thánh Thần, được Chúa thương ban để đem lại hạnh phúc đời đời cho chúng ta.
4. THẢO LUẬN: 1) Gặp một người đau khổ, bạn nên khuyên giải họ dưới lăng kính đức tin như thế nào ? 2) Bạn nên phản ứng thế nào khi cầu xin những điều chính đáng mà lâu ngày vẫn chưa được Chúa ban cho như ý ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con xin thú thật là con ít cầu nguyện. Con chưa cảm nghiệm được giá trị của lời cầu nguyện và thường tỏ ra ngần ngại mỗi khi phải đến nhà thờ dự lễ đọc kinh.
- LẠY CHÚA. Xin cho con biết noi gương Chúa: luôn sống hiếu thảo với Chúa Cha, năng dành thời gian thưa chuyện với Cha, lắng nghe lời Cha trong Sách Thánh và sẵn sàng vâng theo thánh ý Cha, tránh lợi dụng lòng khoan dung của Cha. Xin cho con luôn sẵn sàng cộng tác cho Nước Cha mau đến. Con xin phó thác cậy trông vào lòng nhân hậu của Cha luôn ban ơn lành hồn xác cho con, nhất là ban Thánh Thần để giúp con đón nhận được hồng ân cứu độ và được hạnh phúc đời đời trong Nước Cha.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH
St 18,20-32 ; Cl 2,12-14 ; Lc 11,1-13
KINH LẠY CHA VÀ NHỮNG YẾU TỐ CỦA LỜI CẦU NGUYỆN
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 11,1-13
(1) Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông”. (2) Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói”. “Lạy Cha, xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến. (3) Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy. (4) Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con. Và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”. (5) Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, (6) vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả. (7) Mà người kia từ trong nhà lại đáp: “Xin anh đừng quấy rầy tôi: Cửa đã đóng rồi. Các cháu lại ngủ cùng giường với tôi. Tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được”. (8) Thầy nói cho anh biết: Dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh cần, vì thể diện”. (9) Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho. (10) Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. (11) Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó? (12) Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bò cạp ? (13) Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời. Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người ?”
2. Ý CHÍNH:
Theo đề nghị của môn đệ, Đức Giê-su đã dạy các ông Kinh Lạy Cha và 3 lời khuyên về sự cầu nguyện như sau: Một là lời cầu nguyện phải vừa tâm tình lại vừa ngắn gọn phong phú. Hai là phải kiên trì cầu xin. Ba là phải vững tâm và phó thác cho Chúa quan phòng định liệu.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2a: + Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia: Thánh Mat-thêu đặt Kinh Lạy Cha trong khung cảnh Bài giảng trên núi” (x. Mt 6,5-15). Còn ở đây thánh Lu-ca không nói về thời gian và nơi chốn của Kinh Lạy Cha, mà chỉ cho thấy có liên quan giữa gương cầu nguyện của Đức Giê-su với việc Người dạy môn đệ cầu nguyện.
- C 2b-4: + Lạy Cha: Lời xưng hô mở đầu đơn giản hơn trong Tin mừng Mát-thêu. Khi gọi Thiên Chúa là Cha, Đức Giê-su muốn dạy môn đệ khẩn cầu với Thiên Chúa như với một người Cha rất gần gũi thân thương. + Xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển: Xin cho Danh Cha được nhìn nhận là thánh, vì Cha là Đấng Thánh. Đây là lời ước nguyện cho hết mọi người được nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa. + Triều đại Cha mau đến: Triều đại ám chỉ Hội thánh trần thế hữu hình. Ở đây xin cho Hội thánh được lan truyền khắp nơi, cho Vương quốc của Thiên Chúa được mọi người đón nhận.- Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy: Xin Chúa ban thực phẩm cần dùng hằng ngày. Của ăn nuôi thể xác là cơm ăn áo mặc và của nuôi linh hồn là Lời Chúa, Mình Thánh Chúa và Thánh Ý Chúa (x Ga 6,34). + Xin tha tội cho chúng con: Lu-ca đổi chữ “lỗi” trong Mát-thêu (x. Mt 6,12) thành chữ “tội”. Hai từ “tội, lỗi” tiếng Hy lạp còn có nghĩa là “nợ”. Tội là trở ngại lớn nhất cho Triều đại của Thiên Chúa cũng như cho sự chia sẻ yêu thương, nên cần phải xin Cha tha tội. + Vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con: Tha thứ cho người mắc lỗi với mình là điều kiện để xứng đáng được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho mình (x Lc 23,34; Mt 6,14; Mc 11,25). + Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ: Cám dỗ nguy hiểm nhất của ma quỷ là xúi người ta chối bỏ đức tin. Do đó Đức Giê-su kêu gọi “Hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,40).
- C 5-8: + Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn.”..: Đức Giê-su dùng dụ ngôn về người bạn quấy rầy để dạy môn đệ phải kiên nhẫn nài xin và đừng bao giờ ngã lòng khi xin mà chưa nhận được. Kiên trì xin đi xin lại là điều kiện để lời cầu của ta được Thiên Chúa chấp nhận. Thiên Chúa sẽ không ban ơn để khỏi bị quấy rầy giống như người chủ nhà trong bài dụ ngôn. Khi không ban ngay điều ta xin là Người để ta có dịp tỏ ra kiên nhẫn tin tưởng cậy trông và phó thác hơn vào Người. + Vì thể diện: Câu chuyện dụ ngôn xoay quanh ba nhân vật như sau: Nhân dịp có một anh bạn A lỡ đường ghé lại trọ tại nhà của bạn mình là B. Anh B liền chạy sang nhà anh C cũng là bạn để xin vay ba cái bánh về nhà đãi khách. Anh C khi ấy đã vào giường ngủ rồi và rất ngại phải ra khỏi giường lấy bánh cho bạn mình. Nhưng vì anh B cứ kêu nài mãi nên cuối cùng anh C đành phải ra khỏi giường thỏa mãn tất cả những gì anh B cần, với lý do: dù không phải do tình thân hữu thúc đẩy thì cũng vì sợ sẽ bị mất thể diện, sợ bị mang tiếng là ích kỷ vì đã từ chối giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn. Từ đó Đức Giê-su muốn các môn đệ nhớ đến Thiên Chúa là Cha. Người sẽ ban điều tốt lành và cần thiết là ơn thánh hóa của Thánh Thần, cho những kẻ thành khẩn và kiên trì cầu xin Người.
- C 9-13: + Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho...: Lời cầu nguyện là điều kiện cần để được Chúa nhậm lời: Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho ai xin, ban đức tin cho những ai đi tìm, và sẵn sàng rộng mở Nước Trời cho những ai kiên trì gõ cửa nhà Người. + Ai trong anh em là một người cha mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó?: Đức Giê-su cho biết Thiên Chúa sẽ chấp nhận lời cầu nguyện của chúng ta, vì Người là Cha nhân hậu và hay thương xót hơn các người cha thế gian bội phần. + Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời: Đức Giê-su so sánh giữa tình thương có giới hạn của các bậc cha mẹ thế gian vốn gian ác, với tình thương vô biên của Thiên Chúa là Cha thánh thiện và đầy từ tâm. + Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người: Ơn Thiên Chúa ban cho những kẻ kêu xin Người là “Thánh Thần”, tương đương với “những của tốt lành” trong Mát-thêu (Mt 7,11). Chính “Thánh Thần làm cho ta nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên “Áp-ba! Cha ơi!” (Rm 8,15).
4. CÂU HỎI: 1) Dựa theo lời Đức Giê-su dạy trong kinh Lạy Cha, bạn hãy cho biết: Cầu nguyện là gì ? Phải cầu nguyện với ai và cầu khi nào ? Nên cầu xin những gì ? 2) Có được cầu xin ơn với Đức Mẹ và các thánh không ? 3)Trong thực tế có nhiều người không có đức tin chẳng cần cầu xin mà thi cử vẫn đậu, buôn bán vẫn thành công, uống thuốc vẫn khỏi bệnh, gieo trồng đúng thời vụ vẫn bội thu... Đang khi nhiều tín hữu siêng năng cầu khấn mà vẫn không đạt được kết quả như ý. Như vậy phải chăng chẳng có Chúa Mẹ nào hết và cầu nguyện chỉ là một sự mê tín và là điều vô ích ?
I. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9).
2. CÂU CHUYỆN:
Có một bác sĩ gốc công giáo, nhưng đã bỏ không cầu nguyện và không đến nhà thờ dự lễ từ năm lên 10. Một hôm bệnh viện của ông ta tiếp nhận một cô bé 8 tuổi mắc bệnh đau ruột thừa cần phải được mổ cấp thời. Trước khi đưa em lên bàn mổ, viên bác sĩ căn dặn em rằng: “Này em, bệnh em cần phải mổ. Bây giờ em sẽ phải uống một liều thuốc mê để thiếp ngủ trong lúc tôi giải phẫu cho em”. Em bé này từ nhỏ đã được bà mẹ có lòng đạo đức huấn luyện thói quen cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Khi nghe bác sĩ nói sắp phải đi ngủ, em liền xin bác sĩ cho phép và quì gối đọc kinh rồi cuối cùng kết thúc bằng lời cầu nguyện như sau: “Xin Chúa chúc lành cho chú bác sĩ và xin Chúa cho con được mau khỏi bệnh”. Vị bác sĩ giải phẫu cho em thuật lại rằng: chiều hôm đó ông đã cầu nguyện thật sốt sắng, một việc làm mà sau ba mươi năm trời lãng quên, đến nay ông mới bắt đầu làm lại.
3. SUY NIỆM:
1) Cầu nguyện là gì ? :
Cầu nguyện là thưa chuyện với Chúa, như tổ phụ A-bra-ham trong bài đọc một hôm nay, hoặc như Đức Giê-su đã dành lúc sáng sớm tinh sương hoặc đêm khuya thanh vắng để đàm đạo với Chúa Cha, Đấng đã sai Người. Cả đời sống của Đức Giê-su là một lời cầu nguyện liên lỉ. Khi làm bất cứ việc gì, hay trước khi quyết định điều gì quan trọng, Đức Giê-su đều cầu nguyện để tìm biết ý Chúa Cha và thi hành. Khi đựoc môn đệ yêu cầu, Đức Giê-su đã dạy các ông cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha hàm chứa những tâm tình như sau:
2) Nội dung lời cầu Chúa dạy trong kinh Lạy Cha:
- Qua lời thưa: “Lạy Cha”, Đức Giê-su dạy môn đệ phải thưa chuyện trực tiếp với Thiên Chúa như đứa con hiếu thảo tâm sự với người cha thân yêu của mình.
- Nội dung lời cầu nguyện Chúa dạy bao gồm bốn tâm tình chính yếu: Một là Chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa qua câu: ”xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến“ ( Lc 11,2 ). Hai là tâm tình Ăn năn sám hối vì những tội ta đã xúc phạm đến Chúa trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót qua câu: ”Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con“ ( Lc 11, 4). Ba là cảm tạ hồng ân Chúa đã thương ban, và bốn là xin các ơn lành hồn xác qua câu: ”Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy“ ( Lc 11,3), và “xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ“ (Lc 11,4).
3) Cần câu nguyện voi lòng cậy trông phó thác:
Sau khi dạy môn đệ kinh Lạy Cha, Đức Giê-su còn khuyên họ phải kiên nhẫn cầu nguyện với lòng cậy trông và hòan tòan tín thác vào tình thưong của Thiên Chúa.
- Kiên nhẫn nài xin: như dụ ngôn hai người bạn mà người này giữa lúc đêm khuya tìm đến nhà người kia yêu cầu được giúp đỡ. Lúc đầu bị chủ nhà từ chối với lý do cả nhà đã ngủ. Nhưng cuối cùng chủ nhà cũng phải trỗi dậy lấy bánh cho người kia để tránh khỏi bị quấy rầy.
- Tín thác vào Chúa: Có những điều chúng ta cầu xin mà xem ra đã không được Chúa đáp ứng. Thực ra Chúa chưa ban là do chúng ta còn thiếu sụu kiên trì và thành tâm. Hoặc Chúa không ban không phải vì không muốn, nhưng có thể Ngài thấy điều đó không có lợi cho ta. Bù lại, Ngài sẽ ban những ơn khác đem lại hạnh phúc đời đời cho ta như lời Đức Giê-su dạy ở cuối bài: ” Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó?... Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” ( Lc 11,11.13).
4) Áp dụng thực hành:
-Phải làm mọi việc với hết khả năng của mình : Thiên Chúa là Cha chung của mọi người lành kẻ dữ (x Mt 5,45b). Ngài muốn mọi người cộng tác bằng việc tuân theo các quy luật tự nhiên do Ngài sáng tạo là các quy luật tự nhiên như: Phải học hành chăm chỉ mới mong thi đậu, phải uống thuốc đúng liều lượng theo toa bác sĩ mới hy vọng được khỏi bệnh, phải gieo trồng đúng thời vụ và đúng theo kỹ thuật mới hy vọng một mùa gặt bội thu... Trừ ra trong vài trường hợp vì ích lợi thiêng liêng mới được Ngài can thiệp làm phép lạ mà thôi. Do đó chúng ta không được ỷ nại vào tình thương và quyền năng của Chúa để lười biếng làm việc, và chỉ biết xin Chúa ban ơn theo ý riêng mình.
-Phải vừa cầu nguyện vừa vâng theo ý Chúa: Chúng ta vừa phải làm việc vừa phải cầu nguyện, và phó thác kết quả thành bại cho Chúa, noi gưong Đức Giê-su trước giờ chịu khổ nạn đã cầu xin Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Trong kinh Lạy Cha, Đức Giê-su cũng dạy môn đệ cầu nguyện theo ý Chúa Cha: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chúng ta cần vâng theo ý Chúa vì chỉ Ngài mới biết điều nào tốt nhất cho ta. Nhiều khi chúng ta xin được trúng số mà không biết tiền bạc đó là rắn độc làm hại linh hồn mình sau này. Nhiều khi chúng ta cầu xin Chúa ban ơn lành mà trái lại chúng ta lại gặp tòan tai ương họan nạn… Nhưng thực ra các tai ương đó chính là thuốc đắng chữa lành thói hư: “thuốc đắng dã tật”. Đó cũng là phương cách Chúa dùng để dạy dỗ chúng ta bỏ đương tội ác để theo con đường thánh thiện đẹp lòng Chúa.
-Phải mở lòng đón nhận Thánh Thần: Cần phải có đức tin chúng ta mới hiểu rằng: khi thành tâm cầu nguyện là ta đã được Chúa nhận lời rồi. Nhưng Chúa thường ban ơn khác với điều ta nghĩ. Phải sau một thời gian, chúng ta mới có thể nhận ra các biến cố kia đều là hồng ân Thánh Thần, được Chúa thương ban để đem lại hạnh phúc đời đời cho chúng ta.
4. THẢO LUẬN: 1) Gặp một người đau khổ, bạn nên khuyên giải họ dưới lăng kính đức tin như thế nào ? 2) Bạn nên phản ứng thế nào khi cầu xin những điều chính đáng mà lâu ngày vẫn chưa được Chúa ban cho như ý ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con xin thú thật là con ít cầu nguyện. Con chưa cảm nghiệm được giá trị của lời cầu nguyện và thường tỏ ra ngần ngại mỗi khi phải đến nhà thờ dự lễ đọc kinh.
- LẠY CHÚA. Xin cho con biết noi gương Chúa: luôn sống hiếu thảo với Chúa Cha, năng dành thời gian thưa chuyện với Cha, lắng nghe lời Cha trong Sách Thánh và sẵn sàng vâng theo thánh ý Cha, tránh lợi dụng lòng khoan dung của Cha. Xin cho con luôn sẵn sàng cộng tác cho Nước Cha mau đến. Con xin phó thác cậy trông vào lòng nhân hậu của Cha luôn ban ơn lành hồn xác cho con, nhất là ban Thánh Thần để giúp con đón nhận được hồng ân cứu độ và được hạnh phúc đời đời trong Nước Cha.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH
Powerpoint Chúa Nhật 17 Quanh Năm năm C - 17th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
22:00 23/07/2013
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nơi cư trú của ĐTC trong tuần lễ ở tại Rio de Janeiro
Lê Đình Thông
09:11 23/07/2013
BÁO CHÍ PHÁP NÓI VỀ TUẦN LỄ CỦA Đức Thánh Cha PHANXICÔ TẠI RIO
Giới truyền thông quốc tế tường thuật chuyến thánh du đầu tiên của Đức Phanxicô dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Các bài báo tập trung nói về diễn tiến JMJ : giới trẻ Brazil nô nức chào đón đấng kế vị thánh Phêrô. Còn báo chí Pháp lại nói đến một căn phòng nhỏ ở Rio, nơi Đức Phanxicô sẽ trú ngụ trong suốt một tuần lễ.
Trên tường căn phòng treo thánh giá gỗ, ghế phủ vải trắng cạnh chiếc bàn nhỏ, chiếc giường đơn. Đức Phanxicô bằng lòng với căn phòng nhỏ 45 mét vuông nằm trong Trung tâm Sumaré của tổng giáo phận Rio de Janeiro.
Tòa nhà trong khu phố Rio Comprido có độ cao 700 mét bằng đá trắng, cửa chớp màu xanh da trời còn đớn tiếp khoảng 40 vị khách, trong số có 10 vị Hồng Y. Đức Gioan-Phaolô II từng trú ngụ tại đây trong cả hai chuyến viếng thăm Brazil vào năm 1980 và 1997. Căn phòng của Đức Phanxicô được sửa soạn thật là đơn giản.
Ngài dùng bữa trong phòng ăn chung. Thực đơn gồm có mì sợi, bánh fromage, bánh ngọt và trái cây. Ngoài ra còn có món feijoada của Brazil nấu bằng đậu đen và cơm. Ngài dùng rượu Salton Talento 2007 chế biến từ nho trồng trên núi Gaucha ở miền nam Brazil. Trong hai ngày 25 và 26/07, Đức Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ trong nhà nguyện của trung tâm, có bức tượng Đức Mẹ nhỏ.
Sœur Terezinha Fernandes cho nhật báo Folha biết Đức Phanxicô muốn căn phòng ngài ở giống như các căn phòng khác. Tòa nhà này được xây cất năm 1950, không sử dụng điện thoại di động được. Chỉ có khu vườn là được tân trang, mang ý nghĩa linh đạo của thánh Ignace de Loyola, đấng sáng lập dòng Tên. Từ mái hiên nhà thấy được toàn cảnh vịnh Guanabara tuyệt đẹp.
Lê Đình Thông
Giới truyền thông quốc tế tường thuật chuyến thánh du đầu tiên của Đức Phanxicô dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Các bài báo tập trung nói về diễn tiến JMJ : giới trẻ Brazil nô nức chào đón đấng kế vị thánh Phêrô. Còn báo chí Pháp lại nói đến một căn phòng nhỏ ở Rio, nơi Đức Phanxicô sẽ trú ngụ trong suốt một tuần lễ.
Trên tường căn phòng treo thánh giá gỗ, ghế phủ vải trắng cạnh chiếc bàn nhỏ, chiếc giường đơn. Đức Phanxicô bằng lòng với căn phòng nhỏ 45 mét vuông nằm trong Trung tâm Sumaré của tổng giáo phận Rio de Janeiro.
Tòa nhà trong khu phố Rio Comprido có độ cao 700 mét bằng đá trắng, cửa chớp màu xanh da trời còn đớn tiếp khoảng 40 vị khách, trong số có 10 vị Hồng Y. Đức Gioan-Phaolô II từng trú ngụ tại đây trong cả hai chuyến viếng thăm Brazil vào năm 1980 và 1997. Căn phòng của Đức Phanxicô được sửa soạn thật là đơn giản.
Ngài dùng bữa trong phòng ăn chung. Thực đơn gồm có mì sợi, bánh fromage, bánh ngọt và trái cây. Ngoài ra còn có món feijoada của Brazil nấu bằng đậu đen và cơm. Ngài dùng rượu Salton Talento 2007 chế biến từ nho trồng trên núi Gaucha ở miền nam Brazil. Trong hai ngày 25 và 26/07, Đức Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ trong nhà nguyện của trung tâm, có bức tượng Đức Mẹ nhỏ.
Sœur Terezinha Fernandes cho nhật báo Folha biết Đức Phanxicô muốn căn phòng ngài ở giống như các căn phòng khác. Tòa nhà này được xây cất năm 1950, không sử dụng điện thoại di động được. Chỉ có khu vườn là được tân trang, mang ý nghĩa linh đạo của thánh Ignace de Loyola, đấng sáng lập dòng Tên. Từ mái hiên nhà thấy được toàn cảnh vịnh Guanabara tuyệt đẹp.
Lê Đình Thông
Lời cầu cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ từ Sydney, Australia
VietCatholic Network
08:45 23/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngân, Kim, Ngọc Khánh… trong Đại Gia Đình Arnold Janssen, SVD
Vũ Tá, SVD
12:19 23/07/2013
Ngân, Kim, Ngọc Khánh… trong Đại Gia Đình Arnold Janssen, SVD
Muôn nơi khắp chốn tụ về
Dâng lời tạ Chúa tràn trề hân hoan
Techny, Illinois 20.07.2013.- Sáng Thứ Bảy (20.07.2013) lúc 10 giờ 30, các Xơ, Thầy, Cha thuộc Đại Gia Đình của thánh Arnold Janssen, SVD, (Arnoldus family) tuôn về Nguyện Đường Chúa Thánh Thần tại Techny để cùng nhau cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa, mừng Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh… trong đời tận hiến là nữ tu, sư huynh, và linh mục, giám mục.
Xem Hình
Cũng cần nhắc lại đây: Thánh Arnold Janssen (1837-1909), người Đức, đã sáng lập ba Dòng: Dòng Ngôi Lời (SVD) năm 1875; Dòng Nữ Tì Chúa Thánh Thần (SSpS) năm 1889, cũng còn gọi là “Blue Sisters” vì các Xơ mặc áo màu xanh dương; và Dòng Nữ Tì Chúa Thánh Thần, Chiêm Niệm (SSpSAp) năm 1896, cũng còn gọi là “Pink Sisters” vì các Xơ mặc áo màu hồng. Các Xơ Chiêm Niệm thay phiên nhau chầu Thánh Thể 24 giờ mỗi ngày, cầu nguyện cho hai Dòng kia trong hoạt động truyền giáo mang Ngôi Lời đến cho muôn dân. Các Xơ Chiêm Niệm ở St. Louis đã được nhiều người biết đến khi Đức Cố Á Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm St. Louis vào cuối tháng 1 năm 1999, với lời cầu nguyện chân thành của các Xơ. Bình thường, St. Louis vào tháng giêng là thời băng tuyết, giá lạnh, nhưng với lời cầu nguyện của các Xơ, Chúa cho hai ngày nắng đẹp, nhiệt độ lên cao, tuyết băng tan chảy, mọi người hân hoan chào đón tiếp rước Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Trở lại Thánh Lễ Tạ Ơn tại Techny, đây là dịp hằng năm mừng chung kỷ niệm ngày khấn và ngày chịu chức của các Xơ, Thầy, và Linh mục, Giám mục trong ba Dòng cùng một Cha Thánh Arnold Janssen sáng lập. Thánh Lễ Tạ Ơn do cha Charles Smith, SVD chủ tế. Cha Charles là anh em sinh đôi với cha Chester Smith, thuộc dân Mỹ da màu Phi Châu, cả hai cha mừng Ngân Khánh Linh mục. Giảng thuyết trong Thánh Lễ là cha Michael Manning, SVD. Cha Michael mừng Kim Khánh Linh mục; cha là người phụ trách chương trình truyền hình hằng tuần WordNet Productions (www.wordnet.tv) trên đài TBN và TCC thuộc Nam California. Trong bài giảng, cha Michael đưa mọi người về những kỷ niệm trong quá khứ, diễn tiến ơn gọi, và ý nghĩa ba lời khấn: khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời.
Sau bài giảng, các Xơ, Thầy, Cha mừng Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh… sắp hàng gần cung thánh, quay mặt đối diện cộng đoàn, cùng nhau lặp lại lời khấn. Tiếp đến, Cha Giám Tỉnh Thomas Ascheman, SVD và Xơ Giám Tỉnh Margaret Hansen, SSpS choàng Thánh Giá vào cổ mỗi người mừng Lễ, như dấu hiệu nhắc nhở từng người cần phải gắn bó mật thiết với Chúa Kitô chịu đóng đinh, Đấng ban ơn cứu rỗi, trong đời tận hiến của mình, để rồi cùng loan báo cho người khác (1 Cor 1:23).
Con số các Xơ Nữ Tì Chúa Thánh Thần mừng kỷ niệm Khấn Dòng được liệt kê như sau: 2 Xơ mừng 75 năm, 1 Xơ mừng 70 năm, 5 Xơ mừng 65 năm, 3 Xơ mừng 60 năm, và 1 Xơ mừng 25 năm. Con số các Xơ Nữ Tì Chúa Thánh Thần Chiêm Niệm mừng kỷ niệm Khấn Dòng được liệt kê như sau: 1 Xơ mừng 60 năm và 1 Xơ mừng 25 năm. Đương nhiên, hai Xơ Chiêm Niệm chỉ ở trong bốn bức tường của tu viện, không thể có mặt tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn, chỉ chung lòng hiệp ý mà thôi. Thời gian các Xơ cả hai Dòng nữ mừng kỷ niệm Khấn Dòng năm nay tổng cộng là 835 năm.
Phần các Thầy và các Cha mừng kỷ niệm Khấn Dòng được liệt kê như sau: 1 Thầy mừng 80 năm; Thầy này tên Gerald (Cyril) Schroeder vừa mừng sinh nhật 100 vào tháng 1 vửa qua. 2 Cha mừng 70 năm, 3 Cha mừng 65 năm, 7 Cha mừng 60 năm, 5 Cha và 2 Thầy mừng 50 năm, 1 Cha mừng 40 năm, và 5 Cha mừng 25 năm. Trong số mừng 25 năm Khấn Dòng có Cha Giuse Đặng Xuân Oánh, hiện đang phục vụ tại Giáo xứ St. Pius, Beaumont, Texas. Vì hoàn cảnh, cha Oánh không thể hiện diện, nhưng chung lòng hiệp ý tạ ơn Chúa. Thời gian các Thầy và Cha mừng kỷ niệm Khấn Dòng tính chung là 1,375 năm.
Các Cha mừng kỷ niệm ngày chịu chức gồm: 3 Cha mừng 60 năm, 7 Cha mừng 50 năm, 7 Cha mừng 40 năm, 6 Cha mừng 25 năm. Trong số mừng 25 năm, có Cha Giuse Vũ Đảo, hiện phục vụ tại Bay St. Louis, Mississippi, và vì bận công tác Cha không có mặt nhưng vẫn hiệp ý chung lòng dâng lời cảm tạ Chúa trong 25 năm Linh mục. Thời gian các Cha mừng kỷ niệm thụ phong Linh mục tổng cộng là 960 năm.
Dịp này, Dòng Ngôi Lời cũng cảm tạ Chúa cùng với hai Đức Cha mừng Ngân Khánh Giám Mục: Đức Cha Curtis Guillory, SVD Giám mục Địa phận Beaumont, Texas và Đức Cha Leonard Olivier, SVD Giám mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Washington, DC đã nghỉ hưu. Tưởng cũng nên nhắc lại đây, Dòng Ngôi Lời tại Hoa Kỳ còn có Đức Cha Terry Steib, SVD Giám mục Địa phận Memphis, Tennessee và Đức Cha Dominic Carmon, SVD Giám mục Phụ tá Địa phận New Orleans đã về hưu.
Bên ngoài, trời nóng bức của mùa hè, nhưng bên trong Nguyện Đường Chúa Thánh Thần, tâm tình của các Xơ, Thầy và Cha, hay nói đúng hơn là tâm tình của anh chị em cùng Đại Gia Đình của Cha Thánh Arnold đã làm mát dịu lòng người để sẵn sàng và luôn luôn dâng lên Chúa khúc hát tạ ơn, tạ ơn Chúa đến muôn đời.
Trong tâm tình Thánh Lễ Tạ Ơn của ba Dòng do Cha Thánh Arnold sáng lập, thực sự lời thánh vịnh 133:1 đã diễn tả cho mọi người tham dự thấy:
Kìa xem anh chị em sống chung một nhà,
Bao là vui thú, bao là đềm êm.
Vũ Tá, SVD
Xin xem hình ảnh qua link này:
https://plus.google.com/photos/116838513094609938692/albums/5903846444187520097?authkey=CPeM2uG_l_ScSQ
Muôn nơi khắp chốn tụ về
Dâng lời tạ Chúa tràn trề hân hoan
Techny, Illinois 20.07.2013.- Sáng Thứ Bảy (20.07.2013) lúc 10 giờ 30, các Xơ, Thầy, Cha thuộc Đại Gia Đình của thánh Arnold Janssen, SVD, (Arnoldus family) tuôn về Nguyện Đường Chúa Thánh Thần tại Techny để cùng nhau cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa, mừng Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh… trong đời tận hiến là nữ tu, sư huynh, và linh mục, giám mục.
Xem Hình
Cũng cần nhắc lại đây: Thánh Arnold Janssen (1837-1909), người Đức, đã sáng lập ba Dòng: Dòng Ngôi Lời (SVD) năm 1875; Dòng Nữ Tì Chúa Thánh Thần (SSpS) năm 1889, cũng còn gọi là “Blue Sisters” vì các Xơ mặc áo màu xanh dương; và Dòng Nữ Tì Chúa Thánh Thần, Chiêm Niệm (SSpSAp) năm 1896, cũng còn gọi là “Pink Sisters” vì các Xơ mặc áo màu hồng. Các Xơ Chiêm Niệm thay phiên nhau chầu Thánh Thể 24 giờ mỗi ngày, cầu nguyện cho hai Dòng kia trong hoạt động truyền giáo mang Ngôi Lời đến cho muôn dân. Các Xơ Chiêm Niệm ở St. Louis đã được nhiều người biết đến khi Đức Cố Á Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm St. Louis vào cuối tháng 1 năm 1999, với lời cầu nguyện chân thành của các Xơ. Bình thường, St. Louis vào tháng giêng là thời băng tuyết, giá lạnh, nhưng với lời cầu nguyện của các Xơ, Chúa cho hai ngày nắng đẹp, nhiệt độ lên cao, tuyết băng tan chảy, mọi người hân hoan chào đón tiếp rước Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Trở lại Thánh Lễ Tạ Ơn tại Techny, đây là dịp hằng năm mừng chung kỷ niệm ngày khấn và ngày chịu chức của các Xơ, Thầy, và Linh mục, Giám mục trong ba Dòng cùng một Cha Thánh Arnold Janssen sáng lập. Thánh Lễ Tạ Ơn do cha Charles Smith, SVD chủ tế. Cha Charles là anh em sinh đôi với cha Chester Smith, thuộc dân Mỹ da màu Phi Châu, cả hai cha mừng Ngân Khánh Linh mục. Giảng thuyết trong Thánh Lễ là cha Michael Manning, SVD. Cha Michael mừng Kim Khánh Linh mục; cha là người phụ trách chương trình truyền hình hằng tuần WordNet Productions (www.wordnet.tv) trên đài TBN và TCC thuộc Nam California. Trong bài giảng, cha Michael đưa mọi người về những kỷ niệm trong quá khứ, diễn tiến ơn gọi, và ý nghĩa ba lời khấn: khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời.
Sau bài giảng, các Xơ, Thầy, Cha mừng Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh… sắp hàng gần cung thánh, quay mặt đối diện cộng đoàn, cùng nhau lặp lại lời khấn. Tiếp đến, Cha Giám Tỉnh Thomas Ascheman, SVD và Xơ Giám Tỉnh Margaret Hansen, SSpS choàng Thánh Giá vào cổ mỗi người mừng Lễ, như dấu hiệu nhắc nhở từng người cần phải gắn bó mật thiết với Chúa Kitô chịu đóng đinh, Đấng ban ơn cứu rỗi, trong đời tận hiến của mình, để rồi cùng loan báo cho người khác (1 Cor 1:23).
Con số các Xơ Nữ Tì Chúa Thánh Thần mừng kỷ niệm Khấn Dòng được liệt kê như sau: 2 Xơ mừng 75 năm, 1 Xơ mừng 70 năm, 5 Xơ mừng 65 năm, 3 Xơ mừng 60 năm, và 1 Xơ mừng 25 năm. Con số các Xơ Nữ Tì Chúa Thánh Thần Chiêm Niệm mừng kỷ niệm Khấn Dòng được liệt kê như sau: 1 Xơ mừng 60 năm và 1 Xơ mừng 25 năm. Đương nhiên, hai Xơ Chiêm Niệm chỉ ở trong bốn bức tường của tu viện, không thể có mặt tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn, chỉ chung lòng hiệp ý mà thôi. Thời gian các Xơ cả hai Dòng nữ mừng kỷ niệm Khấn Dòng năm nay tổng cộng là 835 năm.
Phần các Thầy và các Cha mừng kỷ niệm Khấn Dòng được liệt kê như sau: 1 Thầy mừng 80 năm; Thầy này tên Gerald (Cyril) Schroeder vừa mừng sinh nhật 100 vào tháng 1 vửa qua. 2 Cha mừng 70 năm, 3 Cha mừng 65 năm, 7 Cha mừng 60 năm, 5 Cha và 2 Thầy mừng 50 năm, 1 Cha mừng 40 năm, và 5 Cha mừng 25 năm. Trong số mừng 25 năm Khấn Dòng có Cha Giuse Đặng Xuân Oánh, hiện đang phục vụ tại Giáo xứ St. Pius, Beaumont, Texas. Vì hoàn cảnh, cha Oánh không thể hiện diện, nhưng chung lòng hiệp ý tạ ơn Chúa. Thời gian các Thầy và Cha mừng kỷ niệm Khấn Dòng tính chung là 1,375 năm.
Các Cha mừng kỷ niệm ngày chịu chức gồm: 3 Cha mừng 60 năm, 7 Cha mừng 50 năm, 7 Cha mừng 40 năm, 6 Cha mừng 25 năm. Trong số mừng 25 năm, có Cha Giuse Vũ Đảo, hiện phục vụ tại Bay St. Louis, Mississippi, và vì bận công tác Cha không có mặt nhưng vẫn hiệp ý chung lòng dâng lời cảm tạ Chúa trong 25 năm Linh mục. Thời gian các Cha mừng kỷ niệm thụ phong Linh mục tổng cộng là 960 năm.
Dịp này, Dòng Ngôi Lời cũng cảm tạ Chúa cùng với hai Đức Cha mừng Ngân Khánh Giám Mục: Đức Cha Curtis Guillory, SVD Giám mục Địa phận Beaumont, Texas và Đức Cha Leonard Olivier, SVD Giám mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Washington, DC đã nghỉ hưu. Tưởng cũng nên nhắc lại đây, Dòng Ngôi Lời tại Hoa Kỳ còn có Đức Cha Terry Steib, SVD Giám mục Địa phận Memphis, Tennessee và Đức Cha Dominic Carmon, SVD Giám mục Phụ tá Địa phận New Orleans đã về hưu.
Bên ngoài, trời nóng bức của mùa hè, nhưng bên trong Nguyện Đường Chúa Thánh Thần, tâm tình của các Xơ, Thầy và Cha, hay nói đúng hơn là tâm tình của anh chị em cùng Đại Gia Đình của Cha Thánh Arnold đã làm mát dịu lòng người để sẵn sàng và luôn luôn dâng lên Chúa khúc hát tạ ơn, tạ ơn Chúa đến muôn đời.
Trong tâm tình Thánh Lễ Tạ Ơn của ba Dòng do Cha Thánh Arnold sáng lập, thực sự lời thánh vịnh 133:1 đã diễn tả cho mọi người tham dự thấy:
Kìa xem anh chị em sống chung một nhà,
Bao là vui thú, bao là đềm êm.
Vũ Tá, SVD
Xin xem hình ảnh qua link này:
https://plus.google.com/photos/116838513094609938692/albums/5903846444187520097?authkey=CPeM2uG_l_ScSQ
Video WYD 2013 - Ngày thứ nhất trong chuyến tông du Brazil của ĐTC Phanxicô
VietCatholic Network
12:52 23/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa Bà Tổng Thống
Kính thưa qúy vị hữu trách, anh chị em và bằng hữu thân mến!
Trong sự quan phòng đầy yêu thương của Người, Thiên Chúa muốn cuộc công du quốc tế đầu tiên trong triều giáo hoàng của tôi sẽ dẫn tôi trở lại Châu Mỹ La Tinh thân thương của tôi, nhất là trở lại Ba Tây, một đất nước rất tự hào về mối liên kết với Tông Tòa và các cảm tình đức tin và bằng hữu sâu sắc luôn giữ cho mối liên kết này hợp nhất một cách đặc biệt với Người Kế Vị của Phêrô. Tôi rất biết ơn đối với lòng nhân hậu thần linh này.
Tôi từng học được điều này: muốn lui tới với người Ba Tây, người ta cần phải đi qua tâm hồn họ; thành thử xin cho tôi được gõ nhẹ vào cánh cửa này. Tôi mạn phép được bước vào và sống tuần lễ này với qúy vị. Tôi không có bạc cũng không có vàng, nhưng tôi mang theo mình đồ qúy giá nhất tôi từng nhận được: Chúa Giêsu Kitô! Tôi tới đây nhân danh Người, để nuôi dưỡng ngọn lửa yêu thương huynh đệ vốn bừng cháy trong mọi trái tim; và tôi mong lời chào của tôi tới tai từng người và mọi người: bình an của Chúa Kitô ở cùng qúy vị!
Tôi nhiệt liệt chào mừng Tổng Thống và qúy thành viên trong chính phủ của bà. Tôi cám ơn bà về lời chào mừng nồng hậu và những lời bà dùng diễn tả niềm vui của mọi người dân Ba Tây khi thấy tôi hiện diện trên đất nước họ. Tôi cũng chào mừng thống đốc tiểu bang, người đã tiếp chúng tôi tại dinh thống đốc, và thị trưởng Rio de Janeiro cũng như các thành viên của Ngoại Giao Đoàn bên cạnh chính phủ Ba Tây, các nhà hữu trách khác đang hiện diện và tất cả những ai từng làm việc vất vả để biến cuộc thăm viếng của tôi thành một thực tại.
Tôi muốn âu yếm chào mừng các giám mục anh em của tôi, những vị lãnh trách nhiệm nghiên trọng hướng dẫn đoàn chiên của Thiên Chúa tại xứ sở mông mênh này, cũng như các Giáo Hội thân yêu của các ngài. Với cuộc thăm viếng này, tôi mong theo đuổi sứ mệnh mục tử của riêng Giám Mục Rôma là củng cố anh chị em tôi trong đức tin vào Chúa Kitô, khuyến khích họ chứng tỏ được các lý do hy vọng từng phát sinh từ Người, và gợi hứng để họ đem đến cho mọi người những kho tàng bất tận của tình yêu Người.
Như qúy vị đã biết, lý do chính cho cuộc viếng thăm Ba Tây của tôi vượt quá các biên giới của nó. Tôi tới đây thực sự vì Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Tôi hiện diện ở đây để gặp gỡ người trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, được cánh tay rộng mở của Chúa Kitô Cứu Thế lôi cuốn. Họ muốn tìm nơi trú ẩn trong vòng ôm của Người, gần gũi trái tim Người, một lần nữa được nghe lời kêu gọi rõ ràng và mạnh mẽ của Người: “Hãy ra đi và làm muôn dân thành môn đệ”.
Những người trẻ này đến từ mọi châu lục, họ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, họ mang theo họ nhiều nền văn hóa khác nhau, ấy thế nhưng họ cũng tìm thấy nơi Chúa Kitô câu trả lời cho các khát vọng cao cả nhất của họ, được duy trì chung, và họ thoả được cơn khát sự thật tinh tuyền và tình yêu chân chính vốn nối kết họ với nhau, bất kể các dị biệt.
Chúa Kitô đề xuất cho họ một không gian, giúp họ biết rằng không có sức mạnh nào mạnh hơn sức mạnh thoát ra từ trái tim người trẻ khi trái tim ấy được chinh phục bởi cảm nghiệm bằng hữu với Người. Chúa Kitô tin tưởng nơi người trẻ và ủy thác cho họ chính tương lai sứ mệnh của Người: “Hãy ra đi và làm muôn dân thành môn đệ”. Hãy ra đi quá bên kia các biên giới khả hữu đối với con người và tạo ra một thế giới của những người anh em và chị em! Và người trẻ cũng tin tưởng nơi Chúa Kitô: vì Người, họ không sợ nguy đến sự sống duy nhất của họ, vì họ biết rằng họ sẽ không thất vọng.
Khi bắt đầu cuộc viếng thăm Ba Tây của tôi, tôi biết rõ rằng nói với người trẻ cũng là nói với gia đình họ, với các cộng đồng địa phương và cả nước của họ, với các xã hội mà họ xuất thân, và với những người nam nữ mà thế hệ mới này phần lớn dựa vào.
Đây là điều các cha mẹ thường nói, “con cái chúng tôi là con ngươi trong mắt chúng tôi”. Cách nói này trong túi khôn Ba Tây thật đẹp đẽ biết bao, vì nó áp dụng vào người trẻ một hình ảnh rút ra từ con mắt, vốn là cửa sổ nhờ đó ánh sáng tràn vào mắt ta, ban cho ta phép mầu được nhìn thấy! Điều gì sẽ xẩy đến với ta nếu ta không chịu chăm sóc con mắt của ta? Làm thế nào ta bước về phía trước được? Tôi hy vọng trong tuần lễ này, mỗi người chúng ta sẽ tự hỏi mình câu hỏi đầy kích thích suy tư này.
Người trẻ là cửa sổ nhờ đó tương lai bước vào thế giới, do đó, trình bày với ta nhiều thách thức lớn lao. Thế hệ chúng ta sẽ chứng tỏ mình có khả năng thể hiện được viễn ảnh hứa hẹn tìm thấy nơi từng người trẻ khi ta biết cách đem lại cho họ một không gian; biết cách tạo ra các điều kiện vật chất và tâm linh giúp họ phát triển trọn vẹn; biết cách mang lại cho họ một nền tảng vững chắc để xây dựng đời họ; biết đảm bảo sự an toàn của họ và nền giáo dục để họ trở nên bất cứ điều gì họ có khả năng; biết chuyển giao cho họ di sản một thế giới xứng đáng với sự sống con người; và biết làm sống dậy trong họ tiềm năng cao cả nhất của họ là xây dựng chính số phận của họ, chia sẻ trách nhiệm đối với tương lại mọi người.
Để kết luận, tôi xin mọi người chứng tỏ sự quan tâm đối với nhau và nếu có thể sự thiện cảm cần thiết để thiết lập cuộc đối thoại huynh đệ. Vòng tay Giáo Hoàng đang giang rộng để ôm trọn lấy Ba Tây trong mọi phức thể và phong phú về văn hóa và tôn giáo của nó. Từ Vịnh Amazon tới các thảo nguyên, từ các vùng khô cạn tới Pantanal, từ làng quê tới các thành thị lớn, không ai bị loại ra ngoài tình âu yếm của Giáo Hoàng cả. Trong hai ngày nữa, nếu Thiên Chúa muốn, tôi sẽ tưởng nhớ tới toàn thể anh chị em trước Đức Mẹ Aparecida, khẩn cầu sự che chở mẫu thân của ngài trên các mái ấm và gia đình anh chị em. Giờ đây, tôi ban cho tất cả anh chị em phép lành của tôi. Xin cám ơn anh chị em vì sự tiếp đón nồng hậu!
Đền Thánh Đức Bà Aparecida .
Pt Huỳnh Mai Trác
15:31 23/07/2013
Đền Thánh Đức Bà Aparecida là Trung Tâm Hành Hương chính của người Brasil và của các tín hữu của Châu Mỹ La Tinh. Mỗi năm có khỏan 7 triệu người hành hương đến cầu nguyện và thăm viếng.
Lịch sử kể lại rằng: Vào năm 1717, một nhóm người đánh cá, thường thả lưới trên dòng sông Paraibạ Một ngày kia họ kéo lưới và vớt được môt bức tượng không có đầu Họ liền thả lưới thêm một lần nữa và lần này họ vớt được môt cái đầu và dường như là của bức tượng Đức Mẹ đen được đúc bằng khuôn làm bằng đật sét.
Bức tượng cao khỏang 40 centimẹt. Theo như lòng tin của dân chúng, và được Giáo Hội chấp thuận, khi đem đầu ráp với thân thể, thì bức tựợng trở nên rất nặng và không thể di chuyển đươc.
Và dân chúng đã làm tại chổ một đền thánh và mỗi thế kỷ lại phải nới rộng thêm.
Bức tượng Đức Trinh Nữ có những nét rất đặc biệt; đôi môi bị xẻ ra như đang mĩm cười, còn cằm thì lẹm vào, và trên đầu có tô điểm mấy nhành hoa và đội một vương niệm có gắn ba hạt ngọc trại.
Những chi tiết được các nhà chuyên môn thẩm định và giao cho tu sĩ dòng Benêdictin là Augustinô de Jesus và niên đại của bức tượng được ấn định là được làm vào thế kỷ XVII.
Đức Bà Aparecida là đấng bảo trợ các bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Đền Thánh Aparecida là nơi hành hương của các công nhận Họ thường tụ họp nơi đây vào ngày 7 tháng 9, ngày lễ Quốc Khánh.
“ Hởi Đức Bà rất yêu dấu, Đức Bà Aparecida, luôn thương yêu chúng con và dìu dắt chúng con hằng ngày. Bà là người Mẹ tuyệt vời, chúng con yêu mến Mẹ hết lòng, xin Me ban cho chúng con ân huệ là giúp đỡ và đồng hành cùng chúng con cho đến giờ lâm tử của chúng con. ”
Bức tượng cao khỏang 40 centimẹt. Theo như lòng tin của dân chúng, và được Giáo Hội chấp thuận, khi đem đầu ráp với thân thể, thì bức tựợng trở nên rất nặng và không thể di chuyển đươc.
Và dân chúng đã làm tại chổ một đền thánh và mỗi thế kỷ lại phải nới rộng thêm.
Bức tượng Đức Trinh Nữ có những nét rất đặc biệt; đôi môi bị xẻ ra như đang mĩm cười, còn cằm thì lẹm vào, và trên đầu có tô điểm mấy nhành hoa và đội một vương niệm có gắn ba hạt ngọc trại.
Những chi tiết được các nhà chuyên môn thẩm định và giao cho tu sĩ dòng Benêdictin là Augustinô de Jesus và niên đại của bức tượng được ấn định là được làm vào thế kỷ XVII.
Đức Bà Aparecida là đấng bảo trợ các bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Đền Thánh Aparecida là nơi hành hương của các công nhận Họ thường tụ họp nơi đây vào ngày 7 tháng 9, ngày lễ Quốc Khánh.
“ Hởi Đức Bà rất yêu dấu, Đức Bà Aparecida, luôn thương yêu chúng con và dìu dắt chúng con hằng ngày. Bà là người Mẹ tuyệt vời, chúng con yêu mến Mẹ hết lòng, xin Me ban cho chúng con ân huệ là giúp đỡ và đồng hành cùng chúng con cho đến giờ lâm tử của chúng con. ”
ĐTC nói với báo chí trên không
Vũ Văn An
19:17 23/07/2013
Trên chuyến bay đưa ngài qua Rio chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với các nhà báo tháp tùng. Sau đây là nội dung cuộc nói chuyện được giới thiệu bởi Giám Đốc Báo Chí, Linh Mục Federico Lombardi:
Linh Mục Lombardi: Kính thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng con xin chào mừng Đức Thánh Cha giữa cộng đồng các nhà báo và nhân viên của các cơ sở truyền thông đang cùng bay. Chúng con rất cảm động được tháp tùng Đức Thánh Cha trong chuyến du hành liên lục địa và quốc tế của ngài sau khi được theo chân ngài tới Lampedusa với nhiều xúc động lớn lao! Ngoài ra, đây là chuyến du hành đầu tiên trên chính lục địa của ngài, ở chốn “tận cùng thế giới”. Đây là cuộc du hành với giới trẻ. Do đó hết sức đáng lưu ý. Như Đức Thánh Cha thấy, chúng con đã chiếm hết số ghế dành cho các nhà báo trên chuyến bay này. Chúng con có hơn 70 người, và nhóm này được thành lập với tiêu chuẩn khá rộng rãi, nghĩa là, có đại diện các đài truyền hình, bất kể là phóng viên, hay nhiếp ảnh viên, có đại diện báo viết, các hãng thông tấn, các đài truyền thanh, các nhà điều hành liên mạng. Bởi thế, trên thực tế mọi phương tiện truyền thông đều có đại diện một cách chuyên nghiệp. Và cũng có đại diện văn hóa và nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trên chuyến bay này, chúng con có một nhóm đông đại diện Ý, rồi dĩ nhiên, có cả những người Ba Tây đến từ Ba Tây để cùng bay với chúng con: có 10 người Ba Tây đến đây cho chuyến bay này. Rồi có mười người từ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, chín từ Pháp, sáu từ Tây Ban Nha; rồi có người Anh, người Mễ Tây Cơ, người Đức; cũng có đại diện từ Nhật Bản, Á Căn Đình, lẽ dĩ nhiên, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Nga. Do đó, đây quả là một cộng đoàn rất đa dạng. Nhiều người có mặt hôm nay từng đi theo các cuộc du hành của Đức Giáo Hoàng ra ngoại quốc, thành thử đây không phải là kinh nhgiệm đầu tiên của họ, thực vậy, nhiều người đã du hành rất nhiều, họ biết những chuyến đi này nhiều hơn Đức Thánh Cha. Nhưng đối với những người khác, đây là lần đầu tiên, vì, thí dụ, các nhà báo Ba Tây du hành chuyến đi đặc biệt này chẳng hạn. Nên chúng con nghĩ đến việc chào mừng Đức Thánh Cha trong nhóm này, với tiếng nói của một người trong chúng con, hay đúng hơn, một người trong chúng con được chọn, con tin không có vấn đề gì đặc biệt xẩy ra, vì chắc chắn cô là người đã thực hiện nhiều chuyến đi ngoại quốc với Đức Thánh Cha: và đang cạnh tranh với tiến sĩ Gasbarri về con số các chuyến đi đã thực hiện. Ngoài ra, cô còn là một người, một phụ nữ nữa; bởi thế để cô nói thật là một việc đúng. Giờ đây con xin nhường chỗ ngay lập tức cho Valentina Alazraki, từng là phóng viên của Televisa trong nhiều năm, luôn luôn tươi trẻ, như Đức Thánh Cha thấy và ngoài ra còn là người chúng con rất vui được thấy với chúng con, vì ít tuần lễ trước đây, cô bị gẫy xương chân và chúng con rất sợ cô không thể tới được. Nhưng may, cô đã được chữa kịp thời, bó bột đã được tháo gỡ cách nay hai, ba ngày và cô có mặt hôm nay trên chuyến bay này. Cho nên, cô là người diễn dịch lên Đức Thánh Cha các cảm tình của cộng đoàn bay này.
Cô Valentina Alazrki sau đó đã dùng tiếng Tây Ban Nha, đại diện các nhà báo, chào mừng Đức Thánh Cha. Trong mấy lời vắn vỏi, Cô cũng đã có dịp “bông đùa” nhắc lại lời Đức Thánh Cha nói với bạn bè và cộng sự viên trước đây rằng các nhà báo không phải là các ông bà thánh đáng tôn kính, trái lại ở giữa họ như ở giữa bầy sư tử. Nhưng thực ra các nhà báo không dữ dằn như thế, bằng chứng cụ thể: họ rất vui được tháp tùng Đức Thánh Cha, trong tình đồng hành! Cô đại diện mọi người kính tặng Đức Phanxicô “ một món quà rất nhỏ, một mẫu ảnh Trinh Nữ hành hương rất nhỏ, để đồng hành với Đức Thánh Cha trong chuyến hành hương này và nhiều chuyến hành hương sắp tới. Tình cờ, đây là mẫu ảnh Trinh Nữ Guadalupe, nhưng không phải vì Ngài là Nữ Vương Mễ Tây Cơ, mà vì Ngài là Quan Thầy Mỹ Châu, nên không Đức Trinh Nữ nào ghét mẫu ảnh này cả, không phải Trinh Nữ Á Căn Đình, hay Trinh Nữ Aparecida hay bất cứ Trinh Nữ nào khác. Con kính tặng Đức Thánh Cha mẫu ảnh này với tình âu yếm sâu đậm nhân danh tất cả chúng con với hy vọng rằng Đức Mẹ sẽ che chở Đức Thánh Cha trong chuyến đi này và trong nhiều chuyến đi sắp tới”.
Linh Mục Lombardi: và giờ đây, tôi xin nhường chỗ cho Đức Thánh Cha, dĩ nhiên, để ít nhất ngài cho chúng ta ít lời giới thiệu về chuyến đi này.
Đức Phanxicô: Xin chào. Xin chào tất cả qúy bạn. Tôi từng nghe những điều lạ tai như “các ông đâu phải các thánh tôi tôn kính”, “tôi như ở giữa bày sư tử...” nhưng đâu có dữ dằn như thế, á à? Xin cám ơn qúy bạn. Quả tình tôi sẽ không cho phỏng vấn, nhưng tại sao, tôi không biết, tôi chỉ không thể cho, vậy thôi. Đối với tôi, cần phải cố gắng mới làm được thế, nhưng tôi biết ơn về sự đồng hành này. Chuyến đi đầu tiên này thực sự là để gặp gỡi người trẻ, nhưng gặp họ một cách không biệt lập khỏi cuộc sống họ. Thực vậy, tôi muốn gặp họ ngay trong cấu trúc xã hội của họ, ngay trong xã hội. Vì khi cô lập giới trẻ, ta bất công đối với họ: ta tước mất nơi họ thuộc về. Người trẻ có một nơi thuộc về, họ thuộc về gia đình, về quê hương, về văn hóa, về đức tin. Họ có một nơi thuộc về và ta đừng nên cô lập họ! Nhưng trên hết, ta đừng nên cô lập họ khỏi xã hội! Thực vậy, họ là tương lai của một dân tộc: điều này đúng! Nhưng không phải chỉ có thế: họ là tương lai vì họ có sức mạnh, họ trẻ trung, họ sẽ tiến lên phía trước. Nhưng cũng còn cực kia của sự sống nữa, tức người già, họ cũng là tương lai của một dân tộc. Dân tộc có tương lai khi nó tiến bước với hai cực: với người trẻ, với sức mạnh, vì họ dẫn nó tiến lên; và với người già vì các ngài là những người cho ta túi khôn sống. Tôi thường nghĩ: ta đang xử bất công với người già, ta để các ngài qua một bên như thể các ngài không còn gì để cho ta; các ngài có túi khôn, túi khôn sống, túi khôn lịch sử, túi khôn quê hương, túi khôn gia đình. Va ta cần túi khôn ấy xiết bao! Chính vì thế tôi nói tôi đang đi gặp gỡ người trẻ, nhưng trong cấu trúc xã hội của họ, chủ yếu có những người già. Quả thực, cuộc khủng hoảng hoàn cầu không đem lại lợi ích nào cho người trẻ. Tuần trước tôi đọc được phần trăm những người trẻ không có việc làm. Qúy bạn hãy nghĩ tới sự kiện: ta liều mình tạo ra một thế hệ không có việc làm, mà từ việc làm mới có phẩm giá mưu sinh của một con người. Hiện nay, người trẻ đang gặp khủng hoảng. Ta xem ra như đã quen với nền văn hóa ưa vứt bỏ này: nó thường hay làm thế đối với người già xiết bao! Và nay nó cũng đang làm thế với rất nhiều người trẻ không kiếm được việc làm, nền văn hóa vứt bỏ cũng đang đến với họ. Ta cần cắt bỏ cái thói quen vứt bỏ này đi! Không, ta phải có một nền văn hóa bao gồm (inclusion), một nền văn hóa gặp gỡ, cố gắng đem mọi người vào trong xã hội. Tôi rất cám ơn qúy bạn, qúy bạn thân yêu, “các vị thánh không được tôn kính” và “những con sư tử không dữ dằn đến thế” Nhưng xin cám ơn qúy bạn rất nhiều, cám ơn qúy bạn nhiều lắm. Và tôi muốn được chào hỏi từng qúy bạn một. Cám ơn qúy bạn.
Linh Mục Lombardi: Thưa Đức Thánh Cha, chúng con cám ơn ngài nhiều lắm vì lời giới thiệu nói lên thật nhiều này. Và giờ đây, mọi người sẽ tới chào kính Đức Thánh Cha: họ tới theo lối này, nhờ thế họ có thể tới và từng người có thể gặp Đức Thánh Cha, và tự giới thiệu; mỗi người nên nói mình thuộc tựa lớn nào, đài truyền hình nào, tờ báo nào. Để Đức Thánh Cha gặp và chào thăm...
Đức Phanxicô: chúng ta có mười giờ đồng hồ...
Các nhà báo lần lượt tới gặp Đức Thánh Cha.
Linh mục Lombardi: Các bạn đã thực sự xong tất cả chưa? Đã? Rất tốt. Chúng con thực sự cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô tận đáy lòng vì con tin rằng đối với tất cả chúng con, đây là một giờ phút không thể nào quên được và con tin rằng đây là lời giới thiệu rất hay về chuyến đi này. Con tin rằng Đức Thánh Cha đã chiếm được tâm hồn “những con sư tử” này để trong chuyến đi này họ sẽ là các cộng sự viên của Đức Thánh Cha, nghĩa là, hiểu được sứ điệp của Đức Thánh Cha để loan truyền nó cách hiệu quả. Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con cám ơn Đức Thánh Cha.
Đức Phanxicô: Tôi thực tình cám ơn qúy bạn và xin qúy bạn giúp đỡ tôi và cộng tác với tôi trong chuyến đi này vì điều thiện,vì điều thiện, điều thiện của xã hội: điều thiện của người trẻ, và điều thiện của người già; tất cả và cả hai cùng một lúc, đừng quên điều đó! Và tôi sẽ mãi mãi như tiên tri Đanien, buồn chút đỉnh, vì tôi thấy mấy con sư tử này không dữ dằn đến thế! Cám ơn qúy bạn nhiều. Cám ơn qúy bạn nhiều lắm. Tôi ôm hôn tất cả qúy bạn! Cám ơn qúy bạn.
Cô Valentina Alazrki sau đó đã dùng tiếng Tây Ban Nha, đại diện các nhà báo, chào mừng Đức Thánh Cha. Trong mấy lời vắn vỏi, Cô cũng đã có dịp “bông đùa” nhắc lại lời Đức Thánh Cha nói với bạn bè và cộng sự viên trước đây rằng các nhà báo không phải là các ông bà thánh đáng tôn kính, trái lại ở giữa họ như ở giữa bầy sư tử. Nhưng thực ra các nhà báo không dữ dằn như thế, bằng chứng cụ thể: họ rất vui được tháp tùng Đức Thánh Cha, trong tình đồng hành! Cô đại diện mọi người kính tặng Đức Phanxicô “ một món quà rất nhỏ, một mẫu ảnh Trinh Nữ hành hương rất nhỏ, để đồng hành với Đức Thánh Cha trong chuyến hành hương này và nhiều chuyến hành hương sắp tới. Tình cờ, đây là mẫu ảnh Trinh Nữ Guadalupe, nhưng không phải vì Ngài là Nữ Vương Mễ Tây Cơ, mà vì Ngài là Quan Thầy Mỹ Châu, nên không Đức Trinh Nữ nào ghét mẫu ảnh này cả, không phải Trinh Nữ Á Căn Đình, hay Trinh Nữ Aparecida hay bất cứ Trinh Nữ nào khác. Con kính tặng Đức Thánh Cha mẫu ảnh này với tình âu yếm sâu đậm nhân danh tất cả chúng con với hy vọng rằng Đức Mẹ sẽ che chở Đức Thánh Cha trong chuyến đi này và trong nhiều chuyến đi sắp tới”.
Linh Mục Lombardi: và giờ đây, tôi xin nhường chỗ cho Đức Thánh Cha, dĩ nhiên, để ít nhất ngài cho chúng ta ít lời giới thiệu về chuyến đi này.
Đức Phanxicô: Xin chào. Xin chào tất cả qúy bạn. Tôi từng nghe những điều lạ tai như “các ông đâu phải các thánh tôi tôn kính”, “tôi như ở giữa bày sư tử...” nhưng đâu có dữ dằn như thế, á à? Xin cám ơn qúy bạn. Quả tình tôi sẽ không cho phỏng vấn, nhưng tại sao, tôi không biết, tôi chỉ không thể cho, vậy thôi. Đối với tôi, cần phải cố gắng mới làm được thế, nhưng tôi biết ơn về sự đồng hành này. Chuyến đi đầu tiên này thực sự là để gặp gỡi người trẻ, nhưng gặp họ một cách không biệt lập khỏi cuộc sống họ. Thực vậy, tôi muốn gặp họ ngay trong cấu trúc xã hội của họ, ngay trong xã hội. Vì khi cô lập giới trẻ, ta bất công đối với họ: ta tước mất nơi họ thuộc về. Người trẻ có một nơi thuộc về, họ thuộc về gia đình, về quê hương, về văn hóa, về đức tin. Họ có một nơi thuộc về và ta đừng nên cô lập họ! Nhưng trên hết, ta đừng nên cô lập họ khỏi xã hội! Thực vậy, họ là tương lai của một dân tộc: điều này đúng! Nhưng không phải chỉ có thế: họ là tương lai vì họ có sức mạnh, họ trẻ trung, họ sẽ tiến lên phía trước. Nhưng cũng còn cực kia của sự sống nữa, tức người già, họ cũng là tương lai của một dân tộc. Dân tộc có tương lai khi nó tiến bước với hai cực: với người trẻ, với sức mạnh, vì họ dẫn nó tiến lên; và với người già vì các ngài là những người cho ta túi khôn sống. Tôi thường nghĩ: ta đang xử bất công với người già, ta để các ngài qua một bên như thể các ngài không còn gì để cho ta; các ngài có túi khôn, túi khôn sống, túi khôn lịch sử, túi khôn quê hương, túi khôn gia đình. Va ta cần túi khôn ấy xiết bao! Chính vì thế tôi nói tôi đang đi gặp gỡ người trẻ, nhưng trong cấu trúc xã hội của họ, chủ yếu có những người già. Quả thực, cuộc khủng hoảng hoàn cầu không đem lại lợi ích nào cho người trẻ. Tuần trước tôi đọc được phần trăm những người trẻ không có việc làm. Qúy bạn hãy nghĩ tới sự kiện: ta liều mình tạo ra một thế hệ không có việc làm, mà từ việc làm mới có phẩm giá mưu sinh của một con người. Hiện nay, người trẻ đang gặp khủng hoảng. Ta xem ra như đã quen với nền văn hóa ưa vứt bỏ này: nó thường hay làm thế đối với người già xiết bao! Và nay nó cũng đang làm thế với rất nhiều người trẻ không kiếm được việc làm, nền văn hóa vứt bỏ cũng đang đến với họ. Ta cần cắt bỏ cái thói quen vứt bỏ này đi! Không, ta phải có một nền văn hóa bao gồm (inclusion), một nền văn hóa gặp gỡ, cố gắng đem mọi người vào trong xã hội. Tôi rất cám ơn qúy bạn, qúy bạn thân yêu, “các vị thánh không được tôn kính” và “những con sư tử không dữ dằn đến thế” Nhưng xin cám ơn qúy bạn rất nhiều, cám ơn qúy bạn nhiều lắm. Và tôi muốn được chào hỏi từng qúy bạn một. Cám ơn qúy bạn.
Linh Mục Lombardi: Thưa Đức Thánh Cha, chúng con cám ơn ngài nhiều lắm vì lời giới thiệu nói lên thật nhiều này. Và giờ đây, mọi người sẽ tới chào kính Đức Thánh Cha: họ tới theo lối này, nhờ thế họ có thể tới và từng người có thể gặp Đức Thánh Cha, và tự giới thiệu; mỗi người nên nói mình thuộc tựa lớn nào, đài truyền hình nào, tờ báo nào. Để Đức Thánh Cha gặp và chào thăm...
Đức Phanxicô: chúng ta có mười giờ đồng hồ...
Các nhà báo lần lượt tới gặp Đức Thánh Cha.
Linh mục Lombardi: Các bạn đã thực sự xong tất cả chưa? Đã? Rất tốt. Chúng con thực sự cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô tận đáy lòng vì con tin rằng đối với tất cả chúng con, đây là một giờ phút không thể nào quên được và con tin rằng đây là lời giới thiệu rất hay về chuyến đi này. Con tin rằng Đức Thánh Cha đã chiếm được tâm hồn “những con sư tử” này để trong chuyến đi này họ sẽ là các cộng sự viên của Đức Thánh Cha, nghĩa là, hiểu được sứ điệp của Đức Thánh Cha để loan truyền nó cách hiệu quả. Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con cám ơn Đức Thánh Cha.
Đức Phanxicô: Tôi thực tình cám ơn qúy bạn và xin qúy bạn giúp đỡ tôi và cộng tác với tôi trong chuyến đi này vì điều thiện,vì điều thiện, điều thiện của xã hội: điều thiện của người trẻ, và điều thiện của người già; tất cả và cả hai cùng một lúc, đừng quên điều đó! Và tôi sẽ mãi mãi như tiên tri Đanien, buồn chút đỉnh, vì tôi thấy mấy con sư tử này không dữ dằn đến thế! Cám ơn qúy bạn nhiều. Cám ơn qúy bạn nhiều lắm. Tôi ôm hôn tất cả qúy bạn! Cám ơn qúy bạn.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới chính thức khai mạc, cờ VN tung bay giữa rừng cờ thế giới.
Trần Mạnh Trác
22:28 23/07/2013
Ngày Giới Trẽ Thế giới chính thức khai mạc vào tối hôm nay ngày 23 tháng 7 với một buổi lễ trọng thể tại bãi biển Copacabana của Rio.
Trước sự hiện diện cuả hằng trăm giám mục và khoảng 300 ngàn thanh niên thiếu nữ từ khắp nơi qui tụ về đây, cây Thập Giá Giới Trẻ và bức linh ảnh Đức Mẹ đã được rước lên một khán đài vĩ đại mới được dựng lên trên bãi biển, trong một khung cảnh ca nhạc và ánh sáng muôn màu.
Cuộc rước hai biểu hiệu cuả giới trẻ đã đi qua một rừng cờ cuả các quốc gia trên thế giới, trong đó có sự hiện diện cuả lá cờ vàng Việt Nam, đi đồng hành với bức linh ảnh một đoạn đường dài.
Đức Tổng Giám Mục Orani Tempesta của Rio de Janeiro, chủ sự buổi lễ, đã chào đón khách hành hương và thúc giục họ truyền bá niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu Chúa Kitô cho toàn thế giới.
"Hãy đi vào thành phố, làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, cam kết với thế giới mới", Đức Tổng Giám Mục Tempesta lên tiệng hô hào trong bài giảng.
"Hãy lây lan đến tất cả mọi người niềm vui và sự bình an của Chúa Kitô, và như những người lính canh buổi sáng, hãy làm việc cho sự đổi mới của thế giới trong ánh sáng hướng dẫn của Thiên Chúa."
Nhân danh là người đứng đầu của Giáo Hội trong thành phố chủ nhà, Đức Tổng Giám Mục Tempesta chào đón những người hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới rằng "thành phố kỳ diệu này trở nên đẹp hơn với sự hiện diện của quí bạn."
Trước sự hiện diện cuả hằng trăm giám mục và khoảng 300 ngàn thanh niên thiếu nữ từ khắp nơi qui tụ về đây, cây Thập Giá Giới Trẻ và bức linh ảnh Đức Mẹ đã được rước lên một khán đài vĩ đại mới được dựng lên trên bãi biển, trong một khung cảnh ca nhạc và ánh sáng muôn màu.
Cuộc rước hai biểu hiệu cuả giới trẻ đã đi qua một rừng cờ cuả các quốc gia trên thế giới, trong đó có sự hiện diện cuả lá cờ vàng Việt Nam, đi đồng hành với bức linh ảnh một đoạn đường dài.
Đức Tổng Giám Mục Orani Tempesta của Rio de Janeiro, chủ sự buổi lễ, đã chào đón khách hành hương và thúc giục họ truyền bá niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu Chúa Kitô cho toàn thế giới.
"Hãy đi vào thành phố, làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, cam kết với thế giới mới", Đức Tổng Giám Mục Tempesta lên tiệng hô hào trong bài giảng.
"Hãy lây lan đến tất cả mọi người niềm vui và sự bình an của Chúa Kitô, và như những người lính canh buổi sáng, hãy làm việc cho sự đổi mới của thế giới trong ánh sáng hướng dẫn của Thiên Chúa."
Nhân danh là người đứng đầu của Giáo Hội trong thành phố chủ nhà, Đức Tổng Giám Mục Tempesta chào đón những người hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới rằng "thành phố kỳ diệu này trở nên đẹp hơn với sự hiện diện của quí bạn."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 17/7 - 24/7/2013
Vietcatholic Network
08:46 23/07/2013
'>Video: Tin Giáo Hội Việt Nam 17/7 - 24/7/2013
1. Bài phát biểu của ĐC Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình HĐGMVN
Đức Cha Hợp nói: "Cần có một sự thay đổi triệt để, vì vận mệnh của đất nước".
Là những giám mục coi sóc giáo dân, và là người Việt Nam, thì "sứ vụ của chúng tôi" là đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Sự phát triển phải thông qua việc "thay đổi não trạng", hủy bỏ vai trò trung tâm của "hệ tư tưởng Marxist" và đồng lòng "trở về với nền văn hóa truyền thống".
Đây là những lời phát biểu mà Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã nhấn mạnh, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AsiaNews.
Đức Cha Hợp hiện là Giám Mục chính tòa Giáo phận Vinh, ngài là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch sửa đổi hiến pháp, nhằm chuyển hướng kết thúc chế độ độc tài, đảng trị của đảng cộng sản Việt Nam.
Đức Cha hiện là Chủ tịch Ủy Ban Giám Mục về Công Lý và Hòa Bình, Ngài khẳng định rằng, sự thống nhất ý chí, là điều liên kết hàng giáo sĩ Việt Nam với phong trào của các nhà trí thức đang đòi sự thay đổi. Bởi vì "đó là trách nhiệm của tất cả những ai đang nghĩ về vận mệnh của dân tộc”. Ngài cho rằng, mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua "một nền giáo dục hướng đến giới trẻ, cách riêng là giới sinh viên", họ được coi là "nhà kiến tạo" của sự phát triển đích thực, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, mà còn liên quan đến "xã hội, chính trị và tôn giáo".
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp năm nay 68 tuổi, là một tu sĩ Dòng Đa Minh.
Năm 2010, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã bổ nhiệm ngài làm giám mục giáo phận Vinh.
Ngài cho biết, Việt Nam đang trong một hoàn cảnh “lịch sử khó khăn", đặc trưng bởi "vấn đề liên quan với Trung Quốc" và việc độc lập trong quá khứ, cùng các cuộc xung đột ở Biển Đông. Từ thập niên 80, nó đã tạo thành "một mối đe dọa" cho sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia, đã có những tiến bộ quan trọng "trong lĩnh vực kinh tế". Nhưng lĩnh vực "xã hội, chính trị và tôn giáo" thì không được như thế.
Đức Cha Hợp nói thêm, "Hiện nay, sự thay đổi này, đang xuất hiện rõ nét những hạn chế. Và đó là lý do tại sao cần có một sự thay đổi triệt để, vì vận mệnh của đất nước". Ngài cho biết, tất cả các vị giám mục đã "đồng thuận về quan điểm này."
Giáo Phận Vinh là một lãnh thổ đặc biệt nằm ở miền bắc Việt Nam, nơi đặc trưng xẩy ra các cuộc xung đột giữa giáo dân với chính quyền, và thường dẫn đến việc chính quyền mở các cuộc đàn áp, bắt giữ, xét xử và kết án tù lương dân vô tội. Số lượng tín hữu ở đây đang phát triển: hơn 500.000 người Công Giáo, trong tổng số 6 triệu dân, trong lãnh thổ của giáo phận, với 179 giáo xứ, .
Đức Cha Hợp nói: "Chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn về tài sản và tự do tôn giáo, nhưng đức tin thì kiên vững. Chúng tôi cũng có rất nhiều ơn gọi, để mọi người trẻ của chúng tôi, hôm nay không chỉ có mặt ở Vinh mà còn trong các giáo phận khác nhau và trong nhiều cộng đoàn trên khắp đất nước".
Đối tượng của công cuộc phúc âm hóa "có cả ánh sáng và bóng tối", bởi vì thật sự "người Công Giáo vững mạnh" nhưng vẫn còn những sự hạn chế dai dẳng, do đó "chúng tôi không thể rao giảng Lời Chúa một cách dễ dàng như ở các quốc gia khác". Các cuộc xung đột giữa người Công Giáo và người cộng sản "là rất kiên quyết" Những vụ xung đột vẫn tiếp diễn, việc đối thoại đã không được kiên trì mà đáng ra nó phải giải quyết sớm".
Việc Giáo Hội Việt Nam thiếu thốn phương tiện truyền thông, hiệu quả. Chúng tôi không có đài truyền hình, đài phát thanh hay báo chí. Nhưng "sự xuất hiện của internet đã mang lại những sự thay đổi, cho nên mỗi giáo phận và mỗi cộng đoàn đã có trang web riêng của mình".
Vì vậy, hơn bao giờ hết, bây giờ là lúc ưu tiên thực hiện "đào tạo nhân sự" cho những người "có năng lực" chứ không phải chỉ "đủ điều kiện" giống như trong quá khứ. "Cả hai việc này liên quan đến công cuộc phúc âm hóa và sự phát triển xã hội. Chúng tôi muốn thể hiện cho giới trẻ, sinh viên - một cái nhìn về tương lai, để làm việc, để đóng góp cách cụ thể và hiệu quả vào sự phát triển của xã hội trong đất nước Việt Nam".
Hiện nay, Đức Cha Hợp đang chuẩn bị cho chuyến đi Nam Mỹ, nơi mà Ngài đã từng giảng dạy trong nhiều năm trước đây. Ngài sẽ tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới (World Youth Day), được cử hành tại Rio de Janeiro, Brazil vào cuối tháng Bảy.
Đức Cha Hợp cho biết sẽ có một phái đoàn nhỏ từ Việt Nam, "không lớn” vì Việt Nam cảm nhận được sự khủng hoảng kinh tế đang bắt đầu. Nhưng đây sẽ là một cơ hội, để Ngài được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô cùng các bạn trẻ, từ khắp nơi trên thế giới, và Ngài cũng sẽ gặp lại những người bạn cũ ở Brazil và Peru".
2. TIN GP HÀ NỘI
Caritas GP Hà Nội và Xe Lăn Mỹ: Trao tặng xe lăn cho những người khuyết tật
Trong hai ngày, phái đoàn American Wheelchair Misson cùng với Sơ Maria Hoàng Thiên Thu - Phụ trách Ban Khuyết Tật Caritas Việt Nam, Cha Giuse Đào Bá Thuyết đặc trách người Khuyết Tật Caritas Hà Nội, phối hợp cùng quý Cha xứ và Caritas các giáo xứ: Yên Kiện, Tân Hội, Hà Hồi, Cẩm Sơn, An Khoái.... đã trao tặng 30 chiếc xe lăn, do các nhà tài trợ của tổ chức American Wheelchair Mission cho Caritas Việt Nam phân phối.
Trước khi lên đường tới các giáo xứ, đoàn đã có dịp gặp gỡ với Đức Cha phụ tá Laurenso Chu Văn Minh và Cha Bruno Phạm Bá Quế - Giám đốc Caritas Hà Nội. Các Ngài đã thay lời những người nghèo và khuyết tật cám ơn tấm lòng hảo tâm của phái đoàn đã dành cho họ.
Trong trường hợp những người ở qúa xa giáo xứ hoặc không thể tới được, phái đoàn đã đến tận nhà, thăm hỏi và tặng quà. Với sự nhiệt tình và tình cảm quý mến dành cho người khuyết tật, dù vất vả hoặc phải đi bộ rất xa, phái đoàn vẫn vui vẻ đến tận nơi.
Những người khuyết tật đều rất sung sướng khi nhận được món quà là chiếc xe lăn, coi như là một đôi chân mới của họ. Khi các tặng phẩm đã được phân phát xong, phái đoàn đã chào tạm biệt và ra về.
3. TIN GP VINH
Thánh lễ làm phép nhà thờ và cung hiến bàn thờ giáo họ Bến Đá, giáo xứ Vạn Thành
Giáo dân giáo họ Bến Đá, thuộc giáo xứ Vạn Thành đã hân hoan chào đón sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đến chủ tế thánh lễ khánh thành nhà thờ và cung hiến bàn thờ, trước niềm vui, ngập tràn hạnh phúc của gần 150 giáo dân ở vùng núi, miền tây Hà Tĩnh.
Cùng đồng tế thánh lễ có Cha quản hạt Cẩm Xuyên, quý Cha trong và ngoài giáo hạt.
Giáo họ Bến Đá tọa lạc về hướng đông của hồ Kẻ Gỗ, và cách khoảng gần 1 cây số. Bến Đá thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo sử sách ghi lại, năm 1930, có 7 gia đình giáo dân Công Giáo thuộc giáo họ Kẻ Dừa, huyện Hương Khê đã băng sông, vượt núi đến đây làm ăn sinh sống, rải rác dọc theo bờ sông Ngàn Mọ, tạo nên bởi dòng suối Kẻ Gỗ phát nguồn từ Rào Môn, Rào Lác.
Họ đã hình thành nên một họ đạo, để tụ tập cầu nguyện, hiệp thông với nhau, rồi tự đặt tên là họ đạo Cầm Tòa, nhưng chưa chính thức được thành lập.
Năm 1956, Hai mươi sáu năm sau, linh mục Giuse Nguyễn Hà Thanh về quản xứ Kẻ Đông, kiêm luôn giáo xứ Vạn Thành, đã đổi tên là giáo họ Bến Đá, vì cả làng làm nghề chài lưới theo thánh Phêrô, nên đã được Bề trên giáo phận chấp thuận.
Thời kỳ ban đầu, nhà thờ được lợp bằng tranh đơn sơ với những vật dụng sẵn có nơi núi rừng Kẻ Gỗ. Trải qua năm tháng, ngôi nhà thờ mái tranh, vách nứa đã xuống cấp trầm trọng. Nhưng vì hoàn cảnh nghèo khổ và giáo dân lại ít, nên không có điều kiện để xây dựng lại cho kiên cố.
Mãi đến năm 2003, khi Cha Giuse Nguyễn Xuân Hóa, cho đổ móng xây dựng nhà thờ mới. Nhưng vì tuổi già sức yếu, bề trên giáo phận đã cho Ngài nghỉ hưu, nên công trình tạm ngừng.
Năm 2004, cha Antôn Trần Đình Văn được bổ nhiệm về quản xứ Vạn Thành.
Năm 2006 cha Thành cho tiếp tục công trình đợt hai, đến năm 2009 công trình chưa hoàn tất, thì Cha Antôn được bề trên giáo phận đổi đi nhận nhiệm sở mới. Công trình xây cất bị đình hoãn. Giáo dân lại phải chờ đợi, Đến năm 2010 Cha Phêrô Hoàng Quốc Phong được bổ nhiệm về làm quản xứ Vạn Thành, với sức trẻ và lòng nhiệt thành, Ngài đã cho tái kiến thiết các công trình còn lại.
Hôm nay đây, ngôi thánh đường đã trở nên khang trang đẹp đẽ và được khánh thành vào ngày 12 tháng 07 năm 2013. Trở thành ngày lịch sử của giáo họ đạo.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức Cha Phaolô Maria đã nói lên tầm quan trọng của nhà thờ. Vì nhà thờ là nhà của Thiên Chúa, nhưng cũng là nhà của chúng ta, mỗi khi chúng ta đến kinh nguyện và dâng lễ ở đây. Ngài mời gọi các tín hữu hãy xây dựng ngôi thánh đường trong tâm hồn thật nguy nga lộng lẫy, thánh đường bởi lòng sốt mến, kính tôn.
Thánh lễ kết thúc trong bầu khí linh thiêng, vui tươi và phấn khởi.
4. TIN GP QUI NHƠN
Lễ kính thánh Anrê Kim Thông, Bổn Mạng các Hội Đồng Mục Vụ của giáo phận, và cử hành Năm Đức Tin
Sáng ngày 15/07/2013 tại nhà thờ giáo xứ Gò thị, cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận đã hân hoan mừng lễ kính thánh Anrê Nguyễn Kim Thông trùm cả, bổn mạng của thành viên các Ban Chấp Hành trong giáo phận. Thánh lễ hôm nay cũng được lồng trong khuôn khổ của ngày cử hành Năm Đức Tin, dành cho các chức việc, những người phục vụ nhà Chúa.
Trước thánh lễ, giáo xứ đã tổ chức chương trình diễn nguyện với nội dung ngắn gọn và súc tích, trong tâm tình, “uống nước nhớ nguồn”.
Mở đầu bằng những vũ khúc ngợi ca của các em thanh thiếu niên. Cao điểm của chương trình là diễn lại cuộc đời chứng nhân anh hùng tử đạo, của ông trùm Anrê Kim Thông.
Đúng 9 giờ, thánh lễ bắt đầu do cha Tổng đại diện Phêrô Hoàng Kim chủ sự. Cùng đồng tế có cha hạt trưởng Bình Định, quý cha trong giáo phận và đông đảo các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân tham dự. Đặc biệt trong thánh lễ có sự hiện diện của hơn 200 thành viên các HĐMV trong giáo phận, đang tham dự khóa thường huấn tại chủng viện Quy Nhơn.
Mở đầu thánh lễ, cha Tổng Đại Diện mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Chúa, qua thánh lễ mừng kính vị thánh của quê hương Gò Thị, như là người cha ông đã đi trước, trong hành trình làm chứng đức tin.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha Giuse Võ Tá Hoàng đã tả lại cuộc đời của thánh Anrê Kim Thông, đã hiên ngang bước chân theo Thầy Giêsu chí thánh.
Thánh lễ kết thúc trong tâm tình hân hoan và tạ ơn Thiên Chúa.
5. TIN GP PHAN THIẾT
Giáo xứ Kim Ngọc: Mở lớp dạy Anh Văn mùa hè năm 2013
Sáng 15.7.2013, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy, chánh xứ Mũi Né đã đến nhà thờ Kim ngọc dâng thánh lễ bằng tiếng Anh, cùng các em thiếu nhi trong giáo xứ. Chương trình học tiếng Anh mùa hè, do quý thầy và các sinh viên khoa Anh ngữ, trường Đại học Đà Lạt đảm trách.
Có 200 em thiếu nhi từ lớp 2 đến lớp 9 theo học, các lớp được phân chia theo bài trắc nghiệm từ đầu khóa. Buổi sáng, các lớp rộn ràng học và tập đọc tiếng Anh. Buổi chiều tập hát và tập đối đáp thánh lễ bằng Anh ngữ.
Hơn 45 ngày học tập và rèn luyện, các em đã tiến bộ rất nhiều. Các thầy cô sinh viên, có phương pháp dạy học như “chơi mà học”, múa hát nhảy rất vui nhộn, giúp các em mạnh dạn nói tiếng Anh.
Bầu không khí mùa hè thật vui vẻ, các bậc phụ huynh rất hài lòng. Các em thiếu nhi quyến luyến ở Nhà thờ suốt cả tuần, cùng nhau vui chơi học tập.
Cha Duy rất vui, khi chủ tế thánh lễ tạ ơn, ngài giảng bằng tiếng Anh, với những câu ngắn, gọn, dễ hiểu. Đa số các em đã hiểu gần hết và còn dịch cho các bạn nghe nữa.
Cuối lễ, ngài trao những phần quà cho các em học giỏi, chăm chỉ. Sau đó tất cả cùng chụp chung tấm hình lưu niệm.
Một kỷ niệm vui là lần đầu tiên tham dự thánh lễ bằng tiếng Anh. Ai cũng cười tươi như hoa.
Sau lễ, các thầy / cô cùng các em lên xe buýt đi ra Biển Đồi Dương cắm trại vui chơi.
Cha xứ Giuse Nguyễn Hữu An rất quan tâm đến thiếu nhi, không chỉ các lớp giáo lý mà còn có các lớp ngoài nhà trường nữa. Thánh Lễ Thiếu Nhi, Chiều Chúa Nhật, Cha xứ đã phát thưởng cho các em học sinh đạt loại khá, giỏi và đậu tú tài. Quý hội đồng giáo xứ và quý thầy/cô trong xứ cùng phát thưởng cho các em.
Thay mặt các em thiếu nhi, đã lên cám ơn Cha Giuse, Cha Phêrô và quý Thầy Cô giáo.
Lớp Anh ngữ mùa hè đem lại thật nhiều bổ ích cho các em thiếu nhi nơi đây.
6. TIN GP ĐÀLẠT
Giáo xứ Tân Thanh, giáo hạt Bảo Lộc - Thi giáo lý căn bản, mùa Hè 2013
Theo truyền thống, hàng năm cứ vào dịp hè. Giáo xứ Tân Thanh, tổ chức thi Giáo Lý Kinh Bổn, cho các em thiếu nhi của các giáo họ, trong giáo xứ.
Chúa Nhật ngày 14/07/2013, Cha quản xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng khai mạc kỳ thi, với sự hiện diện của hai cha phó: Giuse Lê Minh Long và Phêrô Mai Vinh Sơn, Thầy xứ, Hội Đồng Giáo Xứ cùng các giáo dân đến tham dự, khích lệ tinh thần cho thiếu nhi giáo xứ.
Tất cả các em trong các giáo họ, từ 7 đến 14 tuổi, đều tham dự trong đội thi của giáo họ.
Nhóm nhỏ từ 7-10 tuổi và nhóm lớn từ 11-14 tuổi.
Bài thi của các em là những đề tài: Kinh tối, kinh sáng, kinh ngày thường, ngày Chúa Nhật, ngắm lần hạt Mân côi, kinh cầu Trái Tim Chúa Giêsu.
Năm nay là năm Đức Tin, nên các em học thêm kinh năm đức tin.
Mỗi nhóm đã được học kinh tại giáo họ, dưới sự hướng dẫn của Ban Chấp Hành giáo họ.
Cuộc thi thật hào hứng, với những phần thưởng là bánh, kẹo.
Phần thưởng, tuy chỉ là vật chất, nhưng đã giúp cho các em, hăng hái học hỏi giáo lý, và củng cố đức tin thêm vững mạnh.
7. Caritas Singgapore và TGP Sàigòn, Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vào lúc 6g40 sáng ngày 06/07/2013, Caritas TGP Sài Gòn phối hợp với nhân viên Y tế Công Giáo TGP và bệnh viện Công Giáo Mt. Alvernia (Singapore) đến khám sức khỏe và phát thuốc, cho hơn 150 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, từ 40 tuổi trở lên, tại giáo xứ Long Đại và các giáo xứ lân cận.
Vượt một đoạn đường dài, từ SG đến xã Long Thạnh Mỹ, đoàn đã phải vất vả đi qua những đoạn đường ổ gà, ổ voi rất xấu, nhưng mọi người đều vui vẻ, hân hoan.
Bác sĩ Phan Dũng đã thuyết trình cho các nhân viên, về kế hoạch hoạt động của đoàn trong ngày, tại xã Long Đại, để tất cả mọi người đều biết rõ và nhanh chóng thực hiện công việc của mình, khi tới giáo xứ.
Đúng 8g15, đoàn đã đến giáo xứ Long Đại, quê hương của thánh Matthêu Lê Văn Gẫm.
Trọng tâm của đoàn hôm nay, là hướng dẫn sức khỏe cho cộng đồng qua đề tài BỆNH TIM MẠCH và CÁCH BẢO VỆ SỨC KHỎE. Sau đó phái đoàn đã khám sức khỏe, xét nghiệm: mỡ, máu, tiểu đường và đo huyết áp cho dân chúng.
Trước khi các bác sĩ đến, tại địa điểm tiếp nhận, đã có nhiều bệnh nhân chờ đợi, mọi người được các thành viên Caritas, các hội đoàn trong giáo xứ giúp làm thủ tục ghi tên khám bệnh.
Anh chị em Caritas cũng như đoàn Y tế Công Giáo và các bác sĩ bệnh viện Mt. Alvernia (Singapore) rất tận tình phục vụ: người thì ghi danh, người thì đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, người thì hướng dẫn bệnh nhân theo từng bước và khám bệnh phát thuốc.
Cha Micae Nguyễn Tiến Thành, quản xứ Long Đại đã thay mặt cho các bệnh nhân cảm ơn đoàn, đã quan tâm đến dân nghèo vùng đèo heo, heo hút này.
Chia tay giáo xứ Long Đại, phái đoàn ra về trong một ngày đầy nắng đẹp.
8. Thánh lễ Tiên Khấn của các Sơ Dòng Thánh Phaolô thành Chartres Sài Gòn
Lúc 9 giờ, sáng ngày 14/07/2013 Thánh lễ tiên khấn của 16 tập sinh Dòng Thánh Phaolô thành Chartres, tỉnh Dòng Sài Gòn.
Bắt đầu Thánh Lễ, đoàn rước gồm Thánh giá nến cao, 16 chị tập sinh với nến cháy sáng lung linh trên tay. Đức Cha Phao lô Bùi Văn Đọc chủ tế và 22 linh mục đồng tế tiến vào nguyện đường.
Thánh lễ đã được cử hành với một cộng đoàn đông đảo tham dự, trong đó có cha mẹ và thân nhân của các tân khấn sinh.
Sau phần Phụng vụ Lời Chúa, nghi thức tuyên khấn bắt đầu, với phần xướng danh từng khấn sinh.
ĐGM chủ tế ban huấn từ về ơn gọi tận hiến và chia sẻ lời Chúa.
Kết thúc bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh: Hoa trái cơ bản của Chúa Thánh Thần và là niềm Tin-Cậy-Mến, nhưng cao trọng hơn cả, vẫn là Đức Mến.
Tất cả mọi lời khấn của các chị, dù là khấn khiết tịnh, vâng phục hay khó nghèo, đều phát xuất từ tình yêu.
Mọi sự khởi đầu từ tình yêu và kết thúc trong tình yêu”.
Tiếp theo, ĐGM thẩm vấn các tập sinh, về sự tự nguyện theo chân Chúa Giêsu, sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục trong Hội Dòng Thánh Phaolô thành Chartres.
Sau lời nguyện giáo dân, các tập sinh đọc lời tuyên khấn, dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa trong Hội Dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Sơ Bề trên Giám Tỉnh - đại diện cho Hội Dòng - đã nhận lời khấn của các khấn sinh.
Trong phần cuối cùng của nghi thức, Sơ Bề trên Giám tỉnh đã trao cho mỗi tân khấn sinh một cây Thánh Giá, để các tân khấn sinh ý thức được sứ mạng của mình, phục vụ Chúa Kitô nơi trần gian qua tha nhân.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Cuối Thánh lễ, Sơ Bề Trên Giám Tỉnh đã cám ơn và xin mọi người tiếp tục nâng đỡ, cầu nguyện cho các tân khấn sinh.
Một đại diện phụ huynh của các Tân Khấn Sinh đã lên nói lời tâm tình, tri ơn đối với Giáo Hội, Đức Giám Mục, quí tu sĩ nam nữ và Nhà Dòng.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g15. Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ, quý phụ huynh và thân nhân của các tân khấn sinh, đã cùng chia sẻ niềm vui với Tỉnh Dòng, bằng bữa cơm thân mật, tại hội trường của tu viện.
9. Trại Hè “Vững Một Niềm Tin”, giáo xứ Tân Hưng, giáo hạt Xóm Mới, TGP Sàigòn
Hưởng ứng Ngày Giới trẻ Thế giới Thế lần thứ 28, được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro Ri ô - Đờ- Za Nây Rô), Ba Tây cuối tháng 7, 2013.
Ban Mục vụ giới trẻ giáo xứ Tân Hưng, hạt Xóm Mới đã tổ chức trại hè với chủ đề: “Vững một niềm tin”.
Hội trại đã thu hút được hơn 100 bạn trẻ trong giáo xứ tham dự.
Phát biểu khai mạc, lúc 08g00, Cha chánh xứ Phêrô Nguyễn Văn Thiềm đã tâm tình cùng các bạn trẻ: “Hiện nay, thanh niên dễ bị sa ngã, sống bon chen, chỉ nghĩ đến bản thân mình”. Cha hy vọng các bạn trẻ của giáo xứ sẽ là những nhân tố tích cực, trở thành những người con ngoan trong gia đình, sống có ích cho Giáo Hội và xã hội. Qua trại hè này, cha xứ mong rằng, các bạn trẻ sẽ hòa đồng với nhau, thắt chặt tình bạn trong cùng giáo xứ”.
Sau đó, dưới sự hướng dẫn của Cha Tôma Aquinô Hoàng Trọng Hiếu thuộc Dòng Đa Minh, cùng Ban sinh hoạt.
8 đội trẻ đã tham gia các trò chơi sinh hoạt, được thể hiện qua Hành trình theo Kinh Tin Kính.
Các đội phải vượt qua 4 trạm tiềm ẩn, để tìm đến đích của cuộc chơi.
Sau giờ cơm trưa và nghỉ ngơi, lúc 13g00, các đội đã bước vào trò chơi vận động, thi đua cắm hoa… thật sôi nổi và hào hứng.
Đến 16g30, các bạn trẻ đã tập trung đông đủ tại nghĩa trang giáo xứ, tham dự Thánh lễ Chúa Nhật 15 Thường Niên do Cha Tôma Aquinô chủ tế.
Lúc 19g30, cha chánh xứ đã châm lửa khai mạc đêm lửa trại. Các bạn trẻ đã hóa trang và tích cực tham gia các trò chơi sinh hoạt ban đêm, cùng đắm mình theo các điệu múa dân gian, tạo nên bầu khí thân thiện, gần gũi với nhau và với thiên nhiên quanh ánh lửa hồng, để kết thúc một ngày trại đầy ý nghĩa vào lúc 21g30.
10. TGP SÀIGÒN: Khai mạc Tuần lễ học hỏi Giáo lý năm 2013
Bài hát “Gieo mầm tin yêu”, đã được các tham dự viên hát vang, hòa theo cử điệu của nhóm Múa giáo xứ Tân Hương, hạt Tân Sơn Nhì, đã tạo nên bầu không khí hào hứng, sôi nổi cho hơn 500 giáo lý viên (GLV) đến tham dự buổi khai mạc Tuần lễ Giáo lý 2013 tại hội trường GB Phạm Minh Mẫn, thuộc Trung Tâm Mục Vụ TGP Sàigòn, lúc 18g15 ngày 15/7/2013.
Sau phần giới thiệu danh sách giảng viên và học viên của tám khóa học. Cha Giuse Nguyễn Văn Khiêm - phụ trách Giáo lý giáo hạt Xóm Chiếu - đã công bố Tin Mừng theo Thánh Gioan (Ga 15,1-14) và chia sẻ bài Phúc Ấm.
Kế đến Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Đặc trách Giáo lý TGP - cũng ngỏ lời cám ơn các giảng viên đã hy sinh, cộng tác với Ban tổ chức tham gia hướng dẫn các khóa giảng. Ngài cũng cám ơn các tham dự viên, vì chính các học viên mới là nhân tố chính để hình thành các khóa học, tạo nên sự thành công cho Tuần lễ Giáo lý.
Trong bầu khí thật lắng đọng, nhờ những lời nguyện và bài ca diễn nguyện “Lạy Chúa con tin” do các GLV Gx. Thị Nghè thực hiện, Cha Phêrô đã long trọng tuyên bố khai mạc Tuần lễ Giáo lý năm 2013.
Cùng lúc, nữ tu Thecla Trần Thị Giồng, chuyên viên về Tư vấn Tâm lý đã gióng lên hồi trống khai mạc.
Sau những hồi trống dồn dập, hùng tráng do đội trống Gx. Tam Hải biểu diễn, các giảng viên và học viên đã vào các lớp học, bắt đầu cho buổi học đầu tiên, trong Tuần lễ Giáo lý.
11. Thông Báo của Ủy Ban Giới Trẻ HĐGMVN
Phái đoàn Việt Nam sẽ đi tham dự Đại Hội Giới trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro, Brazil
Trong tình hiệp thông với Đức Thánh Cha và các bạn trẻ đến từ bốn phương, đại diện giới trẻ Việt Nam sẽ có mặt trong ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 28, được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, từ ngày 23 đến 28 tháng 7 năm 2013.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến gặp gỡ các bạn trẻ trong dịp này.
Ngài sẽ chủ sự giờ canh thức cầu nguyện đêm thứ bảy 27-07 và thánh lễ sáng 28-07. Với chủ đề “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!”.
Các bạn trẻ được mời gọi học hỏi và suy tư về sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, đồng thời cũng là sứ mạng của người trẻ trong xã hội hôm nay.
Rio De Janeiro là thành phố lớn thứ hai của nước Brazil, đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp đón các tham dự viên đến từ khắp nơi trên thế giới.
Phái đoàn Việt Nam gồm 3 giám mục: Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên và 24 thành viên, trong đó có 14 linh mục và 10 giáo dân.
Hiện nay phái đoàn đang hoàn tất những thủ tục để xin visa nhập cảnh và sẽ lên đường vào ngày Chúa Nhật 21-07-2013.
Xin quí ông bà và anh chị em hãy cầu nguyện cho sự thành công của ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và cho phái đoàn Việt Nam, sẽ đem những nét đặc thù của nền văn hóa Việt Nam vào thế giới, cho ngày họp mặt giới trẻ này.
GM Giuse Vũ Văn Thiên
Chủ tịch UB Giới Trẻ HĐGMVN
1. Bài phát biểu của ĐC Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình HĐGMVN
Đức Cha Hợp nói: "Cần có một sự thay đổi triệt để, vì vận mệnh của đất nước".
Là những giám mục coi sóc giáo dân, và là người Việt Nam, thì "sứ vụ của chúng tôi" là đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Sự phát triển phải thông qua việc "thay đổi não trạng", hủy bỏ vai trò trung tâm của "hệ tư tưởng Marxist" và đồng lòng "trở về với nền văn hóa truyền thống".
Đây là những lời phát biểu mà Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã nhấn mạnh, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AsiaNews.
Đức Cha Hợp hiện là Giám Mục chính tòa Giáo phận Vinh, ngài là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch sửa đổi hiến pháp, nhằm chuyển hướng kết thúc chế độ độc tài, đảng trị của đảng cộng sản Việt Nam.
Đức Cha hiện là Chủ tịch Ủy Ban Giám Mục về Công Lý và Hòa Bình, Ngài khẳng định rằng, sự thống nhất ý chí, là điều liên kết hàng giáo sĩ Việt Nam với phong trào của các nhà trí thức đang đòi sự thay đổi. Bởi vì "đó là trách nhiệm của tất cả những ai đang nghĩ về vận mệnh của dân tộc”. Ngài cho rằng, mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua "một nền giáo dục hướng đến giới trẻ, cách riêng là giới sinh viên", họ được coi là "nhà kiến tạo" của sự phát triển đích thực, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, mà còn liên quan đến "xã hội, chính trị và tôn giáo".
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp năm nay 68 tuổi, là một tu sĩ Dòng Đa Minh.
Năm 2010, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã bổ nhiệm ngài làm giám mục giáo phận Vinh.
Ngài cho biết, Việt Nam đang trong một hoàn cảnh “lịch sử khó khăn", đặc trưng bởi "vấn đề liên quan với Trung Quốc" và việc độc lập trong quá khứ, cùng các cuộc xung đột ở Biển Đông. Từ thập niên 80, nó đã tạo thành "một mối đe dọa" cho sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia, đã có những tiến bộ quan trọng "trong lĩnh vực kinh tế". Nhưng lĩnh vực "xã hội, chính trị và tôn giáo" thì không được như thế.
Đức Cha Hợp nói thêm, "Hiện nay, sự thay đổi này, đang xuất hiện rõ nét những hạn chế. Và đó là lý do tại sao cần có một sự thay đổi triệt để, vì vận mệnh của đất nước". Ngài cho biết, tất cả các vị giám mục đã "đồng thuận về quan điểm này."
Giáo Phận Vinh là một lãnh thổ đặc biệt nằm ở miền bắc Việt Nam, nơi đặc trưng xẩy ra các cuộc xung đột giữa giáo dân với chính quyền, và thường dẫn đến việc chính quyền mở các cuộc đàn áp, bắt giữ, xét xử và kết án tù lương dân vô tội. Số lượng tín hữu ở đây đang phát triển: hơn 500.000 người Công Giáo, trong tổng số 6 triệu dân, trong lãnh thổ của giáo phận, với 179 giáo xứ, .
Đức Cha Hợp nói: "Chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn về tài sản và tự do tôn giáo, nhưng đức tin thì kiên vững. Chúng tôi cũng có rất nhiều ơn gọi, để mọi người trẻ của chúng tôi, hôm nay không chỉ có mặt ở Vinh mà còn trong các giáo phận khác nhau và trong nhiều cộng đoàn trên khắp đất nước".
Đối tượng của công cuộc phúc âm hóa "có cả ánh sáng và bóng tối", bởi vì thật sự "người Công Giáo vững mạnh" nhưng vẫn còn những sự hạn chế dai dẳng, do đó "chúng tôi không thể rao giảng Lời Chúa một cách dễ dàng như ở các quốc gia khác". Các cuộc xung đột giữa người Công Giáo và người cộng sản "là rất kiên quyết" Những vụ xung đột vẫn tiếp diễn, việc đối thoại đã không được kiên trì mà đáng ra nó phải giải quyết sớm".
Việc Giáo Hội Việt Nam thiếu thốn phương tiện truyền thông, hiệu quả. Chúng tôi không có đài truyền hình, đài phát thanh hay báo chí. Nhưng "sự xuất hiện của internet đã mang lại những sự thay đổi, cho nên mỗi giáo phận và mỗi cộng đoàn đã có trang web riêng của mình".
Vì vậy, hơn bao giờ hết, bây giờ là lúc ưu tiên thực hiện "đào tạo nhân sự" cho những người "có năng lực" chứ không phải chỉ "đủ điều kiện" giống như trong quá khứ. "Cả hai việc này liên quan đến công cuộc phúc âm hóa và sự phát triển xã hội. Chúng tôi muốn thể hiện cho giới trẻ, sinh viên - một cái nhìn về tương lai, để làm việc, để đóng góp cách cụ thể và hiệu quả vào sự phát triển của xã hội trong đất nước Việt Nam".
Hiện nay, Đức Cha Hợp đang chuẩn bị cho chuyến đi Nam Mỹ, nơi mà Ngài đã từng giảng dạy trong nhiều năm trước đây. Ngài sẽ tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới (World Youth Day), được cử hành tại Rio de Janeiro, Brazil vào cuối tháng Bảy.
Đức Cha Hợp cho biết sẽ có một phái đoàn nhỏ từ Việt Nam, "không lớn” vì Việt Nam cảm nhận được sự khủng hoảng kinh tế đang bắt đầu. Nhưng đây sẽ là một cơ hội, để Ngài được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô cùng các bạn trẻ, từ khắp nơi trên thế giới, và Ngài cũng sẽ gặp lại những người bạn cũ ở Brazil và Peru".
2. TIN GP HÀ NỘI
Caritas GP Hà Nội và Xe Lăn Mỹ: Trao tặng xe lăn cho những người khuyết tật
Trong hai ngày, phái đoàn American Wheelchair Misson cùng với Sơ Maria Hoàng Thiên Thu - Phụ trách Ban Khuyết Tật Caritas Việt Nam, Cha Giuse Đào Bá Thuyết đặc trách người Khuyết Tật Caritas Hà Nội, phối hợp cùng quý Cha xứ và Caritas các giáo xứ: Yên Kiện, Tân Hội, Hà Hồi, Cẩm Sơn, An Khoái.... đã trao tặng 30 chiếc xe lăn, do các nhà tài trợ của tổ chức American Wheelchair Mission cho Caritas Việt Nam phân phối.
Trước khi lên đường tới các giáo xứ, đoàn đã có dịp gặp gỡ với Đức Cha phụ tá Laurenso Chu Văn Minh và Cha Bruno Phạm Bá Quế - Giám đốc Caritas Hà Nội. Các Ngài đã thay lời những người nghèo và khuyết tật cám ơn tấm lòng hảo tâm của phái đoàn đã dành cho họ.
Trong trường hợp những người ở qúa xa giáo xứ hoặc không thể tới được, phái đoàn đã đến tận nhà, thăm hỏi và tặng quà. Với sự nhiệt tình và tình cảm quý mến dành cho người khuyết tật, dù vất vả hoặc phải đi bộ rất xa, phái đoàn vẫn vui vẻ đến tận nơi.
Những người khuyết tật đều rất sung sướng khi nhận được món quà là chiếc xe lăn, coi như là một đôi chân mới của họ. Khi các tặng phẩm đã được phân phát xong, phái đoàn đã chào tạm biệt và ra về.
3. TIN GP VINH
Thánh lễ làm phép nhà thờ và cung hiến bàn thờ giáo họ Bến Đá, giáo xứ Vạn Thành
Giáo dân giáo họ Bến Đá, thuộc giáo xứ Vạn Thành đã hân hoan chào đón sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đến chủ tế thánh lễ khánh thành nhà thờ và cung hiến bàn thờ, trước niềm vui, ngập tràn hạnh phúc của gần 150 giáo dân ở vùng núi, miền tây Hà Tĩnh.
Cùng đồng tế thánh lễ có Cha quản hạt Cẩm Xuyên, quý Cha trong và ngoài giáo hạt.
Giáo họ Bến Đá tọa lạc về hướng đông của hồ Kẻ Gỗ, và cách khoảng gần 1 cây số. Bến Đá thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo sử sách ghi lại, năm 1930, có 7 gia đình giáo dân Công Giáo thuộc giáo họ Kẻ Dừa, huyện Hương Khê đã băng sông, vượt núi đến đây làm ăn sinh sống, rải rác dọc theo bờ sông Ngàn Mọ, tạo nên bởi dòng suối Kẻ Gỗ phát nguồn từ Rào Môn, Rào Lác.
Họ đã hình thành nên một họ đạo, để tụ tập cầu nguyện, hiệp thông với nhau, rồi tự đặt tên là họ đạo Cầm Tòa, nhưng chưa chính thức được thành lập.
Năm 1956, Hai mươi sáu năm sau, linh mục Giuse Nguyễn Hà Thanh về quản xứ Kẻ Đông, kiêm luôn giáo xứ Vạn Thành, đã đổi tên là giáo họ Bến Đá, vì cả làng làm nghề chài lưới theo thánh Phêrô, nên đã được Bề trên giáo phận chấp thuận.
Thời kỳ ban đầu, nhà thờ được lợp bằng tranh đơn sơ với những vật dụng sẵn có nơi núi rừng Kẻ Gỗ. Trải qua năm tháng, ngôi nhà thờ mái tranh, vách nứa đã xuống cấp trầm trọng. Nhưng vì hoàn cảnh nghèo khổ và giáo dân lại ít, nên không có điều kiện để xây dựng lại cho kiên cố.
Mãi đến năm 2003, khi Cha Giuse Nguyễn Xuân Hóa, cho đổ móng xây dựng nhà thờ mới. Nhưng vì tuổi già sức yếu, bề trên giáo phận đã cho Ngài nghỉ hưu, nên công trình tạm ngừng.
Năm 2004, cha Antôn Trần Đình Văn được bổ nhiệm về quản xứ Vạn Thành.
Năm 2006 cha Thành cho tiếp tục công trình đợt hai, đến năm 2009 công trình chưa hoàn tất, thì Cha Antôn được bề trên giáo phận đổi đi nhận nhiệm sở mới. Công trình xây cất bị đình hoãn. Giáo dân lại phải chờ đợi, Đến năm 2010 Cha Phêrô Hoàng Quốc Phong được bổ nhiệm về làm quản xứ Vạn Thành, với sức trẻ và lòng nhiệt thành, Ngài đã cho tái kiến thiết các công trình còn lại.
Hôm nay đây, ngôi thánh đường đã trở nên khang trang đẹp đẽ và được khánh thành vào ngày 12 tháng 07 năm 2013. Trở thành ngày lịch sử của giáo họ đạo.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức Cha Phaolô Maria đã nói lên tầm quan trọng của nhà thờ. Vì nhà thờ là nhà của Thiên Chúa, nhưng cũng là nhà của chúng ta, mỗi khi chúng ta đến kinh nguyện và dâng lễ ở đây. Ngài mời gọi các tín hữu hãy xây dựng ngôi thánh đường trong tâm hồn thật nguy nga lộng lẫy, thánh đường bởi lòng sốt mến, kính tôn.
Thánh lễ kết thúc trong bầu khí linh thiêng, vui tươi và phấn khởi.
4. TIN GP QUI NHƠN
Lễ kính thánh Anrê Kim Thông, Bổn Mạng các Hội Đồng Mục Vụ của giáo phận, và cử hành Năm Đức Tin
Sáng ngày 15/07/2013 tại nhà thờ giáo xứ Gò thị, cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận đã hân hoan mừng lễ kính thánh Anrê Nguyễn Kim Thông trùm cả, bổn mạng của thành viên các Ban Chấp Hành trong giáo phận. Thánh lễ hôm nay cũng được lồng trong khuôn khổ của ngày cử hành Năm Đức Tin, dành cho các chức việc, những người phục vụ nhà Chúa.
Trước thánh lễ, giáo xứ đã tổ chức chương trình diễn nguyện với nội dung ngắn gọn và súc tích, trong tâm tình, “uống nước nhớ nguồn”.
Mở đầu bằng những vũ khúc ngợi ca của các em thanh thiếu niên. Cao điểm của chương trình là diễn lại cuộc đời chứng nhân anh hùng tử đạo, của ông trùm Anrê Kim Thông.
Đúng 9 giờ, thánh lễ bắt đầu do cha Tổng đại diện Phêrô Hoàng Kim chủ sự. Cùng đồng tế có cha hạt trưởng Bình Định, quý cha trong giáo phận và đông đảo các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân tham dự. Đặc biệt trong thánh lễ có sự hiện diện của hơn 200 thành viên các HĐMV trong giáo phận, đang tham dự khóa thường huấn tại chủng viện Quy Nhơn.
Mở đầu thánh lễ, cha Tổng Đại Diện mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Chúa, qua thánh lễ mừng kính vị thánh của quê hương Gò Thị, như là người cha ông đã đi trước, trong hành trình làm chứng đức tin.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha Giuse Võ Tá Hoàng đã tả lại cuộc đời của thánh Anrê Kim Thông, đã hiên ngang bước chân theo Thầy Giêsu chí thánh.
Thánh lễ kết thúc trong tâm tình hân hoan và tạ ơn Thiên Chúa.
5. TIN GP PHAN THIẾT
Giáo xứ Kim Ngọc: Mở lớp dạy Anh Văn mùa hè năm 2013
Sáng 15.7.2013, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy, chánh xứ Mũi Né đã đến nhà thờ Kim ngọc dâng thánh lễ bằng tiếng Anh, cùng các em thiếu nhi trong giáo xứ. Chương trình học tiếng Anh mùa hè, do quý thầy và các sinh viên khoa Anh ngữ, trường Đại học Đà Lạt đảm trách.
Có 200 em thiếu nhi từ lớp 2 đến lớp 9 theo học, các lớp được phân chia theo bài trắc nghiệm từ đầu khóa. Buổi sáng, các lớp rộn ràng học và tập đọc tiếng Anh. Buổi chiều tập hát và tập đối đáp thánh lễ bằng Anh ngữ.
Hơn 45 ngày học tập và rèn luyện, các em đã tiến bộ rất nhiều. Các thầy cô sinh viên, có phương pháp dạy học như “chơi mà học”, múa hát nhảy rất vui nhộn, giúp các em mạnh dạn nói tiếng Anh.
Bầu không khí mùa hè thật vui vẻ, các bậc phụ huynh rất hài lòng. Các em thiếu nhi quyến luyến ở Nhà thờ suốt cả tuần, cùng nhau vui chơi học tập.
Cha Duy rất vui, khi chủ tế thánh lễ tạ ơn, ngài giảng bằng tiếng Anh, với những câu ngắn, gọn, dễ hiểu. Đa số các em đã hiểu gần hết và còn dịch cho các bạn nghe nữa.
Cuối lễ, ngài trao những phần quà cho các em học giỏi, chăm chỉ. Sau đó tất cả cùng chụp chung tấm hình lưu niệm.
Một kỷ niệm vui là lần đầu tiên tham dự thánh lễ bằng tiếng Anh. Ai cũng cười tươi như hoa.
Sau lễ, các thầy / cô cùng các em lên xe buýt đi ra Biển Đồi Dương cắm trại vui chơi.
Cha xứ Giuse Nguyễn Hữu An rất quan tâm đến thiếu nhi, không chỉ các lớp giáo lý mà còn có các lớp ngoài nhà trường nữa. Thánh Lễ Thiếu Nhi, Chiều Chúa Nhật, Cha xứ đã phát thưởng cho các em học sinh đạt loại khá, giỏi và đậu tú tài. Quý hội đồng giáo xứ và quý thầy/cô trong xứ cùng phát thưởng cho các em.
Thay mặt các em thiếu nhi, đã lên cám ơn Cha Giuse, Cha Phêrô và quý Thầy Cô giáo.
Lớp Anh ngữ mùa hè đem lại thật nhiều bổ ích cho các em thiếu nhi nơi đây.
6. TIN GP ĐÀLẠT
Giáo xứ Tân Thanh, giáo hạt Bảo Lộc - Thi giáo lý căn bản, mùa Hè 2013
Theo truyền thống, hàng năm cứ vào dịp hè. Giáo xứ Tân Thanh, tổ chức thi Giáo Lý Kinh Bổn, cho các em thiếu nhi của các giáo họ, trong giáo xứ.
Chúa Nhật ngày 14/07/2013, Cha quản xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng khai mạc kỳ thi, với sự hiện diện của hai cha phó: Giuse Lê Minh Long và Phêrô Mai Vinh Sơn, Thầy xứ, Hội Đồng Giáo Xứ cùng các giáo dân đến tham dự, khích lệ tinh thần cho thiếu nhi giáo xứ.
Tất cả các em trong các giáo họ, từ 7 đến 14 tuổi, đều tham dự trong đội thi của giáo họ.
Nhóm nhỏ từ 7-10 tuổi và nhóm lớn từ 11-14 tuổi.
Bài thi của các em là những đề tài: Kinh tối, kinh sáng, kinh ngày thường, ngày Chúa Nhật, ngắm lần hạt Mân côi, kinh cầu Trái Tim Chúa Giêsu.
Năm nay là năm Đức Tin, nên các em học thêm kinh năm đức tin.
Mỗi nhóm đã được học kinh tại giáo họ, dưới sự hướng dẫn của Ban Chấp Hành giáo họ.
Cuộc thi thật hào hứng, với những phần thưởng là bánh, kẹo.
Phần thưởng, tuy chỉ là vật chất, nhưng đã giúp cho các em, hăng hái học hỏi giáo lý, và củng cố đức tin thêm vững mạnh.
7. Caritas Singgapore và TGP Sàigòn, Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vào lúc 6g40 sáng ngày 06/07/2013, Caritas TGP Sài Gòn phối hợp với nhân viên Y tế Công Giáo TGP và bệnh viện Công Giáo Mt. Alvernia (Singapore) đến khám sức khỏe và phát thuốc, cho hơn 150 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, từ 40 tuổi trở lên, tại giáo xứ Long Đại và các giáo xứ lân cận.
Vượt một đoạn đường dài, từ SG đến xã Long Thạnh Mỹ, đoàn đã phải vất vả đi qua những đoạn đường ổ gà, ổ voi rất xấu, nhưng mọi người đều vui vẻ, hân hoan.
Bác sĩ Phan Dũng đã thuyết trình cho các nhân viên, về kế hoạch hoạt động của đoàn trong ngày, tại xã Long Đại, để tất cả mọi người đều biết rõ và nhanh chóng thực hiện công việc của mình, khi tới giáo xứ.
Đúng 8g15, đoàn đã đến giáo xứ Long Đại, quê hương của thánh Matthêu Lê Văn Gẫm.
Trọng tâm của đoàn hôm nay, là hướng dẫn sức khỏe cho cộng đồng qua đề tài BỆNH TIM MẠCH và CÁCH BẢO VỆ SỨC KHỎE. Sau đó phái đoàn đã khám sức khỏe, xét nghiệm: mỡ, máu, tiểu đường và đo huyết áp cho dân chúng.
Trước khi các bác sĩ đến, tại địa điểm tiếp nhận, đã có nhiều bệnh nhân chờ đợi, mọi người được các thành viên Caritas, các hội đoàn trong giáo xứ giúp làm thủ tục ghi tên khám bệnh.
Anh chị em Caritas cũng như đoàn Y tế Công Giáo và các bác sĩ bệnh viện Mt. Alvernia (Singapore) rất tận tình phục vụ: người thì ghi danh, người thì đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, người thì hướng dẫn bệnh nhân theo từng bước và khám bệnh phát thuốc.
Cha Micae Nguyễn Tiến Thành, quản xứ Long Đại đã thay mặt cho các bệnh nhân cảm ơn đoàn, đã quan tâm đến dân nghèo vùng đèo heo, heo hút này.
Chia tay giáo xứ Long Đại, phái đoàn ra về trong một ngày đầy nắng đẹp.
8. Thánh lễ Tiên Khấn của các Sơ Dòng Thánh Phaolô thành Chartres Sài Gòn
Lúc 9 giờ, sáng ngày 14/07/2013 Thánh lễ tiên khấn của 16 tập sinh Dòng Thánh Phaolô thành Chartres, tỉnh Dòng Sài Gòn.
Bắt đầu Thánh Lễ, đoàn rước gồm Thánh giá nến cao, 16 chị tập sinh với nến cháy sáng lung linh trên tay. Đức Cha Phao lô Bùi Văn Đọc chủ tế và 22 linh mục đồng tế tiến vào nguyện đường.
Thánh lễ đã được cử hành với một cộng đoàn đông đảo tham dự, trong đó có cha mẹ và thân nhân của các tân khấn sinh.
Sau phần Phụng vụ Lời Chúa, nghi thức tuyên khấn bắt đầu, với phần xướng danh từng khấn sinh.
ĐGM chủ tế ban huấn từ về ơn gọi tận hiến và chia sẻ lời Chúa.
Kết thúc bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh: Hoa trái cơ bản của Chúa Thánh Thần và là niềm Tin-Cậy-Mến, nhưng cao trọng hơn cả, vẫn là Đức Mến.
Tất cả mọi lời khấn của các chị, dù là khấn khiết tịnh, vâng phục hay khó nghèo, đều phát xuất từ tình yêu.
Mọi sự khởi đầu từ tình yêu và kết thúc trong tình yêu”.
Tiếp theo, ĐGM thẩm vấn các tập sinh, về sự tự nguyện theo chân Chúa Giêsu, sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục trong Hội Dòng Thánh Phaolô thành Chartres.
Sau lời nguyện giáo dân, các tập sinh đọc lời tuyên khấn, dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa trong Hội Dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Sơ Bề trên Giám Tỉnh - đại diện cho Hội Dòng - đã nhận lời khấn của các khấn sinh.
Trong phần cuối cùng của nghi thức, Sơ Bề trên Giám tỉnh đã trao cho mỗi tân khấn sinh một cây Thánh Giá, để các tân khấn sinh ý thức được sứ mạng của mình, phục vụ Chúa Kitô nơi trần gian qua tha nhân.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Cuối Thánh lễ, Sơ Bề Trên Giám Tỉnh đã cám ơn và xin mọi người tiếp tục nâng đỡ, cầu nguyện cho các tân khấn sinh.
Một đại diện phụ huynh của các Tân Khấn Sinh đã lên nói lời tâm tình, tri ơn đối với Giáo Hội, Đức Giám Mục, quí tu sĩ nam nữ và Nhà Dòng.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g15. Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ, quý phụ huynh và thân nhân của các tân khấn sinh, đã cùng chia sẻ niềm vui với Tỉnh Dòng, bằng bữa cơm thân mật, tại hội trường của tu viện.
9. Trại Hè “Vững Một Niềm Tin”, giáo xứ Tân Hưng, giáo hạt Xóm Mới, TGP Sàigòn
Hưởng ứng Ngày Giới trẻ Thế giới Thế lần thứ 28, được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro Ri ô - Đờ- Za Nây Rô), Ba Tây cuối tháng 7, 2013.
Ban Mục vụ giới trẻ giáo xứ Tân Hưng, hạt Xóm Mới đã tổ chức trại hè với chủ đề: “Vững một niềm tin”.
Hội trại đã thu hút được hơn 100 bạn trẻ trong giáo xứ tham dự.
Phát biểu khai mạc, lúc 08g00, Cha chánh xứ Phêrô Nguyễn Văn Thiềm đã tâm tình cùng các bạn trẻ: “Hiện nay, thanh niên dễ bị sa ngã, sống bon chen, chỉ nghĩ đến bản thân mình”. Cha hy vọng các bạn trẻ của giáo xứ sẽ là những nhân tố tích cực, trở thành những người con ngoan trong gia đình, sống có ích cho Giáo Hội và xã hội. Qua trại hè này, cha xứ mong rằng, các bạn trẻ sẽ hòa đồng với nhau, thắt chặt tình bạn trong cùng giáo xứ”.
Sau đó, dưới sự hướng dẫn của Cha Tôma Aquinô Hoàng Trọng Hiếu thuộc Dòng Đa Minh, cùng Ban sinh hoạt.
8 đội trẻ đã tham gia các trò chơi sinh hoạt, được thể hiện qua Hành trình theo Kinh Tin Kính.
Các đội phải vượt qua 4 trạm tiềm ẩn, để tìm đến đích của cuộc chơi.
Sau giờ cơm trưa và nghỉ ngơi, lúc 13g00, các đội đã bước vào trò chơi vận động, thi đua cắm hoa… thật sôi nổi và hào hứng.
Đến 16g30, các bạn trẻ đã tập trung đông đủ tại nghĩa trang giáo xứ, tham dự Thánh lễ Chúa Nhật 15 Thường Niên do Cha Tôma Aquinô chủ tế.
Lúc 19g30, cha chánh xứ đã châm lửa khai mạc đêm lửa trại. Các bạn trẻ đã hóa trang và tích cực tham gia các trò chơi sinh hoạt ban đêm, cùng đắm mình theo các điệu múa dân gian, tạo nên bầu khí thân thiện, gần gũi với nhau và với thiên nhiên quanh ánh lửa hồng, để kết thúc một ngày trại đầy ý nghĩa vào lúc 21g30.
10. TGP SÀIGÒN: Khai mạc Tuần lễ học hỏi Giáo lý năm 2013
Bài hát “Gieo mầm tin yêu”, đã được các tham dự viên hát vang, hòa theo cử điệu của nhóm Múa giáo xứ Tân Hương, hạt Tân Sơn Nhì, đã tạo nên bầu không khí hào hứng, sôi nổi cho hơn 500 giáo lý viên (GLV) đến tham dự buổi khai mạc Tuần lễ Giáo lý 2013 tại hội trường GB Phạm Minh Mẫn, thuộc Trung Tâm Mục Vụ TGP Sàigòn, lúc 18g15 ngày 15/7/2013.
Sau phần giới thiệu danh sách giảng viên và học viên của tám khóa học. Cha Giuse Nguyễn Văn Khiêm - phụ trách Giáo lý giáo hạt Xóm Chiếu - đã công bố Tin Mừng theo Thánh Gioan (Ga 15,1-14) và chia sẻ bài Phúc Ấm.
Kế đến Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Đặc trách Giáo lý TGP - cũng ngỏ lời cám ơn các giảng viên đã hy sinh, cộng tác với Ban tổ chức tham gia hướng dẫn các khóa giảng. Ngài cũng cám ơn các tham dự viên, vì chính các học viên mới là nhân tố chính để hình thành các khóa học, tạo nên sự thành công cho Tuần lễ Giáo lý.
Trong bầu khí thật lắng đọng, nhờ những lời nguyện và bài ca diễn nguyện “Lạy Chúa con tin” do các GLV Gx. Thị Nghè thực hiện, Cha Phêrô đã long trọng tuyên bố khai mạc Tuần lễ Giáo lý năm 2013.
Cùng lúc, nữ tu Thecla Trần Thị Giồng, chuyên viên về Tư vấn Tâm lý đã gióng lên hồi trống khai mạc.
Sau những hồi trống dồn dập, hùng tráng do đội trống Gx. Tam Hải biểu diễn, các giảng viên và học viên đã vào các lớp học, bắt đầu cho buổi học đầu tiên, trong Tuần lễ Giáo lý.
11. Thông Báo của Ủy Ban Giới Trẻ HĐGMVN
Phái đoàn Việt Nam sẽ đi tham dự Đại Hội Giới trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro, Brazil
Trong tình hiệp thông với Đức Thánh Cha và các bạn trẻ đến từ bốn phương, đại diện giới trẻ Việt Nam sẽ có mặt trong ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 28, được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, từ ngày 23 đến 28 tháng 7 năm 2013.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến gặp gỡ các bạn trẻ trong dịp này.
Ngài sẽ chủ sự giờ canh thức cầu nguyện đêm thứ bảy 27-07 và thánh lễ sáng 28-07. Với chủ đề “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!”.
Các bạn trẻ được mời gọi học hỏi và suy tư về sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, đồng thời cũng là sứ mạng của người trẻ trong xã hội hôm nay.
Rio De Janeiro là thành phố lớn thứ hai của nước Brazil, đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp đón các tham dự viên đến từ khắp nơi trên thế giới.
Phái đoàn Việt Nam gồm 3 giám mục: Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên và 24 thành viên, trong đó có 14 linh mục và 10 giáo dân.
Hiện nay phái đoàn đang hoàn tất những thủ tục để xin visa nhập cảnh và sẽ lên đường vào ngày Chúa Nhật 21-07-2013.
Xin quí ông bà và anh chị em hãy cầu nguyện cho sự thành công của ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và cho phái đoàn Việt Nam, sẽ đem những nét đặc thù của nền văn hóa Việt Nam vào thế giới, cho ngày họp mặt giới trẻ này.
GM Giuse Vũ Văn Thiên
Chủ tịch UB Giới Trẻ HĐGMVN
Chương trình học sinh Trung học CG Fujen tình nguyện phục vụ Mùa Hè tại Việt Nam
Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
09:42 23/07/2013
Từ ngày 8 đến ngày 21 tháng Bảy vừa qua, tôi đã dẫn dắt một phái đoàn gồm 32 học sinh và 2 giáo viên thuộc trường Phổ Thông Trung Học Công Giáo Fujen, Đài Loan về tại giáo xứ Trang Nứa và Trung Tâm Trẻ Mồ Côi Khuyết Tật Dòng Bác Ái (ngụ giáo họ Tân Hương giáo xứ Bố Sơn) để thực hiện chương trình học sinh tình nguyện phục vụ mùa hè (Summer Volunteer Service).
Xem hình ảnh
Đây là năm thức ba với tư cách là giáo viên trường Fujen tôi tiến hành kế hoạch "học sinh tình nguyện phục vụ mùa hè" này. Hai năm trước tôi đã dẫn đoàn về ở Nha Trang, năm nay tôi đưa các em về trên chính quê hương Trang Nứa của mình để làm công tác tình nguyện, và năm nay tôi vẫn kiên trì với mục đích là dẫn dắt học sinh qua nước ngoài để mở mang tầm nhìn quốc tế cho họ, tiếp đến là để tạo điều kiện cho họ học hỏi và giao lưu thêm với nền văn hóa, tôn giáo và xã hội của chúng ta. Một mục đích không kém quan trọng nữa là để các em có dịp sống chung trong các gia đình của những người miền quê Việt Nam và cảm nghiệm được cuộc sống đơn sơ của họ (home stay). Ngoài ra tôi cũng sắp xếp nhiều chương trình từ thiện khác nhau để các em học biết cách quan tâm đến những người nghèo, những người bất hạnh mà các em ít gặp thấy ở chính đất nước của mình...
Để đạt được những mục đích này chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị, và thông thường từ khoảng 10 tháng trước khi đến Việt Nam, chúng ta đã bắt đầu liên lạc, xếp đạt chương trình và bắt đầu kêu gọi học sinh tham gia. Nhờ có được sự chuẩn bị kỹ càng, và nhờ có sự hỗ trợ của cha quản xứ, Hội Đồng Mục Vụ và các đoàn thể của giáo xứ Trang Nứa cũng như nhờ có sự tiếp sức của các nữ tu Dòng Bác Ái mà đoàn đã đạt được những thành quả hết sức tốt đẹp. Cụ thể là trong những ngày này học sinh Đài Loan đã có dịp giao lưu với khoảng gần 500 giới trẻ thuộc Hội Con Đức Mẹ và Thiếu Nhi Thánh Thể của giáo xứ.
Chương trình giao lưu gồm có chia sẻ về đất nước, con người và văn hóa cho nhau, nhất là các em học sinh xứ Đài đã đưa ra các ý tưởng về bảo vệ môi trường cho giới trẻ chúng ta. Khi thấy người Việt chúng ta không ý thức được vấn đề về tầm quan trọng của việc thu gom khác, xử lý rác thải, mà cứ ném rác bừa bãi ra ngoài đường gây ô nhiệm lớn cho môi trường sống chúng ta, đoàn học sinh đến từ Đài Loan đã giành một buổi chiều để kết hợp với hàng trăm bạn trẻ rải đều khắp các giáo họ để đi nhặt rác, quyét dọn đường sá, nhằm tạo một môi trường sạch đẹp cho thôn làng. Ngoài vấn đề giao lưu ra, đoàn sinh viên tình nguyện Đài Loan cũng dành một số món quà để cùng với các bạn Thiếu Nhi Thánh Thể và Hội Con Đức Mẹ giáo xứ đi thăm người già, người bệnh tật. Khi thấy cảnh người già sống trong cảnh khổ cực như thế, nhiều học sinh đã xúc động, rưng rưng giọt lệ, họ đã không ngần ngại ôm lấy người già, hôn họ và động viên họ bằng những cử chỉ đầy tình thương. Ngoài ra đoàn học sinh tình nguyện sau đó đã chuyển đến làm việc tại Trung Tâm Trẻ Mồ và Khuyết Tật Dòng Bác Ái tại giáo họ Tân Hương xứ Bố Sơn. Trong suốt ba ngày làm việc các em đã hướng dẫn các cháu vẽ tranh, ca hát nhảy múa, sinh hoạt tập thể... nhằm tạo không khí vui tươi và đầm ấm cho các cháu mồ côi và khuyết tật.
Đây là một hoạt động hết sức thiết thực và có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ có các em học sinh của Đài Loan thu hoạch được nhiều thành quả, mà ngay cả các em học sinh quê hương Trang Nứa cũng được dịp tiếp xúc với người nước ngoài để học được nhiều điều tốt của họ. Và qua lần gặp gỡ và giao lưu các bạn trả của chúng ta cũng đã biết ý thức được tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ nước ngoài, việc bảo vệ môi trường cũng như biết quan tâm đến những người già, những bệnh tật đang sống chung quanh chúng ta.
Sang Việt Nam lần này với con số rất đông nhưng lượng người Công Giáo chỉ có 6 em. Riêng các em ngoài Công Giáo, trong những ngày ở Việt Nam ngày nào cũng đến nhà thờ tham dự thánh lễ, chứng kiến lòng đạo đức sốt sắng của giáo dân nên họ cũng muốn gia nhập đạo. Đây là một cơ hội truyền giáo tốt nhất, sau khi trở về Đài Loan, chúng tôi sẽ tiếp tục mời gọi các em đến học đạo, giúp các em dần dần hiểu thấu giáo lý Công Giáo, để họ sẵn sàng đón nhận phép rửa tội và gia nhập vào Đạo Thánh chúng ta.
Xem hình ảnh
Đây là năm thức ba với tư cách là giáo viên trường Fujen tôi tiến hành kế hoạch "học sinh tình nguyện phục vụ mùa hè" này. Hai năm trước tôi đã dẫn đoàn về ở Nha Trang, năm nay tôi đưa các em về trên chính quê hương Trang Nứa của mình để làm công tác tình nguyện, và năm nay tôi vẫn kiên trì với mục đích là dẫn dắt học sinh qua nước ngoài để mở mang tầm nhìn quốc tế cho họ, tiếp đến là để tạo điều kiện cho họ học hỏi và giao lưu thêm với nền văn hóa, tôn giáo và xã hội của chúng ta. Một mục đích không kém quan trọng nữa là để các em có dịp sống chung trong các gia đình của những người miền quê Việt Nam và cảm nghiệm được cuộc sống đơn sơ của họ (home stay). Ngoài ra tôi cũng sắp xếp nhiều chương trình từ thiện khác nhau để các em học biết cách quan tâm đến những người nghèo, những người bất hạnh mà các em ít gặp thấy ở chính đất nước của mình...
Để đạt được những mục đích này chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị, và thông thường từ khoảng 10 tháng trước khi đến Việt Nam, chúng ta đã bắt đầu liên lạc, xếp đạt chương trình và bắt đầu kêu gọi học sinh tham gia. Nhờ có được sự chuẩn bị kỹ càng, và nhờ có sự hỗ trợ của cha quản xứ, Hội Đồng Mục Vụ và các đoàn thể của giáo xứ Trang Nứa cũng như nhờ có sự tiếp sức của các nữ tu Dòng Bác Ái mà đoàn đã đạt được những thành quả hết sức tốt đẹp. Cụ thể là trong những ngày này học sinh Đài Loan đã có dịp giao lưu với khoảng gần 500 giới trẻ thuộc Hội Con Đức Mẹ và Thiếu Nhi Thánh Thể của giáo xứ.
Chương trình giao lưu gồm có chia sẻ về đất nước, con người và văn hóa cho nhau, nhất là các em học sinh xứ Đài đã đưa ra các ý tưởng về bảo vệ môi trường cho giới trẻ chúng ta. Khi thấy người Việt chúng ta không ý thức được vấn đề về tầm quan trọng của việc thu gom khác, xử lý rác thải, mà cứ ném rác bừa bãi ra ngoài đường gây ô nhiệm lớn cho môi trường sống chúng ta, đoàn học sinh đến từ Đài Loan đã giành một buổi chiều để kết hợp với hàng trăm bạn trẻ rải đều khắp các giáo họ để đi nhặt rác, quyét dọn đường sá, nhằm tạo một môi trường sạch đẹp cho thôn làng. Ngoài vấn đề giao lưu ra, đoàn sinh viên tình nguyện Đài Loan cũng dành một số món quà để cùng với các bạn Thiếu Nhi Thánh Thể và Hội Con Đức Mẹ giáo xứ đi thăm người già, người bệnh tật. Khi thấy cảnh người già sống trong cảnh khổ cực như thế, nhiều học sinh đã xúc động, rưng rưng giọt lệ, họ đã không ngần ngại ôm lấy người già, hôn họ và động viên họ bằng những cử chỉ đầy tình thương. Ngoài ra đoàn học sinh tình nguyện sau đó đã chuyển đến làm việc tại Trung Tâm Trẻ Mồ và Khuyết Tật Dòng Bác Ái tại giáo họ Tân Hương xứ Bố Sơn. Trong suốt ba ngày làm việc các em đã hướng dẫn các cháu vẽ tranh, ca hát nhảy múa, sinh hoạt tập thể... nhằm tạo không khí vui tươi và đầm ấm cho các cháu mồ côi và khuyết tật.
Đây là một hoạt động hết sức thiết thực và có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ có các em học sinh của Đài Loan thu hoạch được nhiều thành quả, mà ngay cả các em học sinh quê hương Trang Nứa cũng được dịp tiếp xúc với người nước ngoài để học được nhiều điều tốt của họ. Và qua lần gặp gỡ và giao lưu các bạn trả của chúng ta cũng đã biết ý thức được tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ nước ngoài, việc bảo vệ môi trường cũng như biết quan tâm đến những người già, những bệnh tật đang sống chung quanh chúng ta.
Sang Việt Nam lần này với con số rất đông nhưng lượng người Công Giáo chỉ có 6 em. Riêng các em ngoài Công Giáo, trong những ngày ở Việt Nam ngày nào cũng đến nhà thờ tham dự thánh lễ, chứng kiến lòng đạo đức sốt sắng của giáo dân nên họ cũng muốn gia nhập đạo. Đây là một cơ hội truyền giáo tốt nhất, sau khi trở về Đài Loan, chúng tôi sẽ tiếp tục mời gọi các em đến học đạo, giúp các em dần dần hiểu thấu giáo lý Công Giáo, để họ sẵn sàng đón nhận phép rửa tội và gia nhập vào Đạo Thánh chúng ta.
Sinh viên và Chủng sinh Thuận Nghĩa mừng lễ
Anna Nguyễn
10:05 23/07/2013
Hội Chủng sinh - tu sĩ - sinh viên (CS-TS-SV) Giáo xứ Thuận Nghĩa chọn Thánh Maria Goretti làm bổn mạng, mừng ngày 6 tháng 7 hằng năm. Nhưng, để thuận lợi cho việc qui tụ mọi thành phần nên thánh lễ mừng thánh bổn mạng năm nay được chuyển dời tới ngày 22 tháng 07.
Xem hình ảnh
Trước đó một ngày, hội CS-TS-SV có trận giao lưu bóng đá với giới trẻ trong giáo xứ. Trận đấu thật vui vẻ và hấp dẫn, Hội CS-TS-SV thắng giới trẻ 2 - 0.
Chiều trước thánh lễ, Cha quản xứ tĩnh tâm và giải tội cho anh chị em CS-TS-SV. Với hơn 100 người trẻ tham dự, dưới sự linh hướng của ngôi ba Thiên Chúa qua sự hướng dẫn của cha quản xứ, giờ tĩnh tâm của CS-TS-SV xứ Thuận Nghĩa thực sự có những giây phút lắng đọng. Những giây phút đó là cơ hội quý giá để các bạn sinh viên nhìn lại, suy tư về cuộc sống, về bạn thân, về gia đình và về những thách thức, lôi kéo giữa dòng đời nổi trôi. Những phút giây lắng đọng đó là cơ hội không thể thiếu để quý CS-TS-SV n nhìn lại con đường mình đã đi, đang đi và sẽ đi.
Chọn thánh Maria Goretti làm bổn mạng, các bạn cần học hỏi tấm gương tha thứ và sống khiết tịnh như thánh trinh nữ. Đó là lời nhắn nhủ và cũng là mời gọi các bạn trẻ chọn cho mình một con đường, một lối sống giữa cuộc đời xô bồ, trôi chảy.
Sau giờ tĩnh tâm, hội CS-TS-SV xứ Thuận Nghĩa hân hoan tham dự thánh lễ mừng kính thánh trinh nữ Goretti là người bạn nhỏ, là mẫu gương trinh khiết và hay tha thứ. Thánh lễ được cử hành tại đền thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa, có đông đảo bà con trong giáo xứ tham dự.
Giảng trong thánh lễ, cha quản xứ nêu lên một số điểm chính trong cuộc đời của Thánh nữ, nhất là cái chết anh dũng chống lại sự dữ để gìn giữ đức khiết tịnh của thánh nhân để như một lần nữa khẳng định rằng: đã có một con người, một bạn trẻ sống cuộc đời gương mẫu như thế. Và đó là tấm gương sống động mời gọi mọi người trẻ đi lại con đường mà thánh nhân đã đi.
Thánh lễ kết thúc, những hạt mưa cũng đang nặng dần đã xóa đi sự nóng nực của mùa hè, mang lại không khí tươi mát và thoải mái. Phải chăng đây cũng là dấu hiệu, là lời khẳng định rằng: sự tươi trẻ thoải mái sẽ đầy ắp tâm hồn các bạn khi các bạn mạnh mẽ và dám lội ngược dòng giữa những cám dỗ của cuộc đời nổi trôi.
Sau thánh lễ, Cha xứ và mọi thành viên trong hội Hội CS-TS-SV quây quần bên đền Thánh tử đạo Phêrô Vũ Đăng Khoa để ghi hình lưu niệm. Sau đó, mọi người còn qui tụ tại giáo xứ để tiếp tục lên chương trình cho mùa hè và những ngày sắp tới.
Xem hình ảnh
Trước đó một ngày, hội CS-TS-SV có trận giao lưu bóng đá với giới trẻ trong giáo xứ. Trận đấu thật vui vẻ và hấp dẫn, Hội CS-TS-SV thắng giới trẻ 2 - 0.
Chiều trước thánh lễ, Cha quản xứ tĩnh tâm và giải tội cho anh chị em CS-TS-SV. Với hơn 100 người trẻ tham dự, dưới sự linh hướng của ngôi ba Thiên Chúa qua sự hướng dẫn của cha quản xứ, giờ tĩnh tâm của CS-TS-SV xứ Thuận Nghĩa thực sự có những giây phút lắng đọng. Những giây phút đó là cơ hội quý giá để các bạn sinh viên nhìn lại, suy tư về cuộc sống, về bạn thân, về gia đình và về những thách thức, lôi kéo giữa dòng đời nổi trôi. Những phút giây lắng đọng đó là cơ hội không thể thiếu để quý CS-TS-SV n nhìn lại con đường mình đã đi, đang đi và sẽ đi.
Chọn thánh Maria Goretti làm bổn mạng, các bạn cần học hỏi tấm gương tha thứ và sống khiết tịnh như thánh trinh nữ. Đó là lời nhắn nhủ và cũng là mời gọi các bạn trẻ chọn cho mình một con đường, một lối sống giữa cuộc đời xô bồ, trôi chảy.
Sau giờ tĩnh tâm, hội CS-TS-SV xứ Thuận Nghĩa hân hoan tham dự thánh lễ mừng kính thánh trinh nữ Goretti là người bạn nhỏ, là mẫu gương trinh khiết và hay tha thứ. Thánh lễ được cử hành tại đền thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa, có đông đảo bà con trong giáo xứ tham dự.
Giảng trong thánh lễ, cha quản xứ nêu lên một số điểm chính trong cuộc đời của Thánh nữ, nhất là cái chết anh dũng chống lại sự dữ để gìn giữ đức khiết tịnh của thánh nhân để như một lần nữa khẳng định rằng: đã có một con người, một bạn trẻ sống cuộc đời gương mẫu như thế. Và đó là tấm gương sống động mời gọi mọi người trẻ đi lại con đường mà thánh nhân đã đi.
Thánh lễ kết thúc, những hạt mưa cũng đang nặng dần đã xóa đi sự nóng nực của mùa hè, mang lại không khí tươi mát và thoải mái. Phải chăng đây cũng là dấu hiệu, là lời khẳng định rằng: sự tươi trẻ thoải mái sẽ đầy ắp tâm hồn các bạn khi các bạn mạnh mẽ và dám lội ngược dòng giữa những cám dỗ của cuộc đời nổi trôi.
Sau thánh lễ, Cha xứ và mọi thành viên trong hội Hội CS-TS-SV quây quần bên đền Thánh tử đạo Phêrô Vũ Đăng Khoa để ghi hình lưu niệm. Sau đó, mọi người còn qui tụ tại giáo xứ để tiếp tục lên chương trình cho mùa hè và những ngày sắp tới.
Xuân Lộc- Ngày gặp gỡ giáo viên- sinh viên của Giáo phận
Nt. Têrêxa NL, O.P
10:07 23/07/2013
Lần đầu tiên, Giáo phận Xuân Lộc đã tổ chức được ngày gặp gỡ giáo viên, sinh viên của Giáo phận vào ngày hôm qua, Chúa Nhật 21/07/2013. Sở dĩ có được ngày hội ngộ, học hỏi, giao lưu đặc biệt này là nhờ sự quan tâm của hai Đức Cha Giáo phận, Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận, và Đức Cha Phụ tá Giuse Đinh Đức Đạo, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, thông qua sự tổ chức của cha Giuse Đỗ Đức Trí, Đặc trách Giáo dục Kitô giáo của Giáo phận, và sự cộng tác của quí cha đặc trách Giáo dục các giáo hạt, các cha xứ.
Dù là lần đầu tiên ngày gặp gỡ này được tổ chức, nhưng đã thu hút được rất nhiều quí thầy cô giáo, các sinh viên tham dự. Theo báo cáo của văn phòng tiếp nhận, số lượng quí thầy cô, sinh viên tham dự ngày này đã gần đến 300 người, và nếu như thời tiết buổi sáng không quá âm u, có lẽ con số còn tăng hơn nữa.
Xem hình ảnh
Trong sự hiệp thông với Giáo Hội, chủ đề ngày gặp gỡ được triển khai từ Năm Đức Tin “ TIN VÀ LÀM CHỨNG VỀ ĐỨC GIÊSU KITÔ TRONG NHÀ TRƯỜNG”. Từ chủ đề chính, chương trình được thiết kế các chi tiết, hoạt động xoay quanh trục chính nhằm đưa đến những nội dung, hoạt động mang tính xuyên suốt, và đúng trọng tâm.
Tiếp đón. Tập trung khởi động với các vũ điệu kết nối tình thân, tạo ấn tượng qua bài hát và điệu múa có nội dung sống đức tin đã tạo được hưng phấn cho quí thầy cô, sinh viên. Để làm được điều này, phải chân nhận một sự khéo léo, linh hoạt, ngộ nghĩnh, của quí thầy Đại Chủng viện Thánh Giuse, người nắm giữ và chạy chương trình trong suốt ngày sinh hoạt này, đã là những chất xúc tác, khơi gợi tinh thần trẻ nơi người tham dự, làm cho bầu khí trở nên rất sôi động, hào hứng, báo hiệu một ngày làm việc sẽ gặt được nhiều hoa trái.
Trong phần khai mạc, thầy MC ( người dẫn chương trình) đã giới thiệu mục đích, nội dung của ngày gặp gỡ bằng những ý tưởng rất sâu sắc và xúc tích, đưa quí thầy cô, sinh viên đi vào được điểm cốt lõi của các hoạt động sẽ diễn ra. Lời tuyên bố khai mạc của cha Đặc trách Giuse cũng như lời nguyện thánh hóa ngày gặp gỡ do cha Giuse cử hành cùng với sự hiệp thông của mọi người tham dự đã làm tâm hồn từng người tin rằng Thiên Chúa đang đồng hành với mình, và với mọi người. Phần nhạc cảnh với nội dung hợp với chủ đề ( đất nước Việt Nam dấu yêu- hạt giống đức tin của cha ông- giòng máu tử đạo minh chứng đức - đức tin được truyền qua muôn thế hệ- và ra khơi cùng Mẹ La Vang để làm chứng cho đức tin) do quí nữ tu Hội dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm trình diễn đã gây ấn tượng, làm thành một điểm nhấn giúp cho chương trình được thêm phong phú.
Sau phần khai mạc là phần nói chuyện, chia sẻ đề tài đức tin theo hai nhóm: giáo viên và sinh viên; thầy Thể phụ trách chia sẻ với quí thầy cô, và sr. Têrêxa Ngọc Lễ, O.P phụ trách khối các bạn sinh viên. Tiếp nối các ý tưởng được quí giảng viên chia sẻ, là phần thảo luận của quí thầy cô và sinh viên với các câu hỏi do ban tổ chức và quí giảng viên gợi ý. Mọi người đã rất tích cực trao đổi, đóng góp ý kiến, ghi chép, và đúc kết khá tốt. Sau thảo luận, là phần trình bày các ý kiến đã được đúc kết theo tổ. Đây là một cơ hội để không chỉ quí thầy cô nghe các đúc kết của nhóm quí thầy cô khác, nhưng còn nghe được các ý kiến của các em sinh viên, và ngược lại. Khi các nhóm đã trình bày phần đúc kết, cha Đặc trách Giuse đã thâu tóm lại các vấn đề đã đưa ra, đồng thời lưu ý một vài điểm cần làm sáng rõ trong ý tưởng của các nhóm. Và phần đúc kết được khép lại với nhân chứng sống đức tin trong công tác, trong nhà trường của thầy cô, của người sinh viên.
Bữa trưa đầy tình thân, không chỉ có những món ngon giúp ích cho thể chất, nhưng còn có cả những thức ăn tinh thần về tình yêu thương, sự hiệp thông, bác ái. Văn nghệ giao lưu rất vui, đa dạng đã tạo nên những tiếng cười, niềm vui, đưa nghệ thuật âm nhạc vào trong cuộc sống cho niềm vui được lớn lên.
14g00. Thánh Lễ cầu cho Năm học mới được cha Giuse chủ sự cùng với quí tu sĩ nam nữ, quí thầy cô, các bạn sinh viên đã được cử hành thật trang nghiêm và sốt sắng trong tâm tình tin yêu và tạ ơn Thiên Chúa của mỗi người. Trong bài giảng, cha Đặc trách đã nhấn đến việc mỗi giáo viên, sinh viên phải trở nên giống Chúa Giêsu trong cuộc sống của mình, đặc biệt là trong nhà trường. Có như vậy, mọi hoạt động của người giáo viên hay sinh viên sẽ có một điểm qui chiếu rõ ràng, căn bản nơi Đức Giêsu Kitô, và từ đó, mọi người sẽ sống đức tin và làm chứng cho đức tin của mình. Thánh lễ và Bí tích Thánh Thể mà từng người nhận lãnh đã là nguồn thiêng, sức mạnh để quí thầy cô và người sinh viên để sống và làm chứng cho đức tin của mình.
Ngày gặp gỡ kết thúc với nghi thức chia tay và lên đường. Khác hẳn với thời khắc buổi sáng mới vào, buổi chiều, mọi sự đã khác. Từng khuôn mặt, kể cả những giáo viên lớn tuổi, đã không còn e dè, khoảng cách nhưng trở nên rất hăng say, nhiệt tình tạo sức trẻ cho bầu khí. Dù đã bắt tay, chia tay….nhưng chẳng ai muốn về. Sự ngần ngừ, luyến tiếc lộ rõ trên quí thầy cô và các bạn sinh viên. Họ cứ mãi đứng lại, không nỡ rời xa vòng tròn thân ái.
Ngày gặp gỡ giáo viên- sinh viên lần đầu tiên của Giáo phận Xuân Lộc đã kết thúc cách tốt đẹp, ngoài dự kiến ban tổ chức.
Xin tri ân Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương và tạo nhiều điều kiện để có được ngày hồng phúc này.
Xin cảm tạ Đức Cha Đa Minh, Đức Cha Giuse, Đức Ông Vinh Sơn, cha Giuse, Đặc trách Giáo dục của Giáo phận, quí cha Đặc trách Giáo dục các giáo hạt, quí cha xứ, quí soeur trong ban Giáo dục, quí thầy – quí dự tu Đại Chủng viện Thánh Giuse, Ban Hành Giáo, các đoàn thể Giáo xứ Thái Hòa đã lo lắng và phục vụ cho việc tổ chức được tốt đẹp trong tình yêu, niềm vui, và hy vọng Giáo phận. Hy vọng vào một ngày mai, Giáo phận Xuân Lộc có thêm được rất nhiều chứng nhân đức tin trong nhà trường.
Dù là lần đầu tiên ngày gặp gỡ này được tổ chức, nhưng đã thu hút được rất nhiều quí thầy cô giáo, các sinh viên tham dự. Theo báo cáo của văn phòng tiếp nhận, số lượng quí thầy cô, sinh viên tham dự ngày này đã gần đến 300 người, và nếu như thời tiết buổi sáng không quá âm u, có lẽ con số còn tăng hơn nữa.
Xem hình ảnh
Trong sự hiệp thông với Giáo Hội, chủ đề ngày gặp gỡ được triển khai từ Năm Đức Tin “ TIN VÀ LÀM CHỨNG VỀ ĐỨC GIÊSU KITÔ TRONG NHÀ TRƯỜNG”. Từ chủ đề chính, chương trình được thiết kế các chi tiết, hoạt động xoay quanh trục chính nhằm đưa đến những nội dung, hoạt động mang tính xuyên suốt, và đúng trọng tâm.
Tiếp đón. Tập trung khởi động với các vũ điệu kết nối tình thân, tạo ấn tượng qua bài hát và điệu múa có nội dung sống đức tin đã tạo được hưng phấn cho quí thầy cô, sinh viên. Để làm được điều này, phải chân nhận một sự khéo léo, linh hoạt, ngộ nghĩnh, của quí thầy Đại Chủng viện Thánh Giuse, người nắm giữ và chạy chương trình trong suốt ngày sinh hoạt này, đã là những chất xúc tác, khơi gợi tinh thần trẻ nơi người tham dự, làm cho bầu khí trở nên rất sôi động, hào hứng, báo hiệu một ngày làm việc sẽ gặt được nhiều hoa trái.
Trong phần khai mạc, thầy MC ( người dẫn chương trình) đã giới thiệu mục đích, nội dung của ngày gặp gỡ bằng những ý tưởng rất sâu sắc và xúc tích, đưa quí thầy cô, sinh viên đi vào được điểm cốt lõi của các hoạt động sẽ diễn ra. Lời tuyên bố khai mạc của cha Đặc trách Giuse cũng như lời nguyện thánh hóa ngày gặp gỡ do cha Giuse cử hành cùng với sự hiệp thông của mọi người tham dự đã làm tâm hồn từng người tin rằng Thiên Chúa đang đồng hành với mình, và với mọi người. Phần nhạc cảnh với nội dung hợp với chủ đề ( đất nước Việt Nam dấu yêu- hạt giống đức tin của cha ông- giòng máu tử đạo minh chứng đức - đức tin được truyền qua muôn thế hệ- và ra khơi cùng Mẹ La Vang để làm chứng cho đức tin) do quí nữ tu Hội dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm trình diễn đã gây ấn tượng, làm thành một điểm nhấn giúp cho chương trình được thêm phong phú.
Sau phần khai mạc là phần nói chuyện, chia sẻ đề tài đức tin theo hai nhóm: giáo viên và sinh viên; thầy Thể phụ trách chia sẻ với quí thầy cô, và sr. Têrêxa Ngọc Lễ, O.P phụ trách khối các bạn sinh viên. Tiếp nối các ý tưởng được quí giảng viên chia sẻ, là phần thảo luận của quí thầy cô và sinh viên với các câu hỏi do ban tổ chức và quí giảng viên gợi ý. Mọi người đã rất tích cực trao đổi, đóng góp ý kiến, ghi chép, và đúc kết khá tốt. Sau thảo luận, là phần trình bày các ý kiến đã được đúc kết theo tổ. Đây là một cơ hội để không chỉ quí thầy cô nghe các đúc kết của nhóm quí thầy cô khác, nhưng còn nghe được các ý kiến của các em sinh viên, và ngược lại. Khi các nhóm đã trình bày phần đúc kết, cha Đặc trách Giuse đã thâu tóm lại các vấn đề đã đưa ra, đồng thời lưu ý một vài điểm cần làm sáng rõ trong ý tưởng của các nhóm. Và phần đúc kết được khép lại với nhân chứng sống đức tin trong công tác, trong nhà trường của thầy cô, của người sinh viên.
Bữa trưa đầy tình thân, không chỉ có những món ngon giúp ích cho thể chất, nhưng còn có cả những thức ăn tinh thần về tình yêu thương, sự hiệp thông, bác ái. Văn nghệ giao lưu rất vui, đa dạng đã tạo nên những tiếng cười, niềm vui, đưa nghệ thuật âm nhạc vào trong cuộc sống cho niềm vui được lớn lên.
14g00. Thánh Lễ cầu cho Năm học mới được cha Giuse chủ sự cùng với quí tu sĩ nam nữ, quí thầy cô, các bạn sinh viên đã được cử hành thật trang nghiêm và sốt sắng trong tâm tình tin yêu và tạ ơn Thiên Chúa của mỗi người. Trong bài giảng, cha Đặc trách đã nhấn đến việc mỗi giáo viên, sinh viên phải trở nên giống Chúa Giêsu trong cuộc sống của mình, đặc biệt là trong nhà trường. Có như vậy, mọi hoạt động của người giáo viên hay sinh viên sẽ có một điểm qui chiếu rõ ràng, căn bản nơi Đức Giêsu Kitô, và từ đó, mọi người sẽ sống đức tin và làm chứng cho đức tin của mình. Thánh lễ và Bí tích Thánh Thể mà từng người nhận lãnh đã là nguồn thiêng, sức mạnh để quí thầy cô và người sinh viên để sống và làm chứng cho đức tin của mình.
Ngày gặp gỡ kết thúc với nghi thức chia tay và lên đường. Khác hẳn với thời khắc buổi sáng mới vào, buổi chiều, mọi sự đã khác. Từng khuôn mặt, kể cả những giáo viên lớn tuổi, đã không còn e dè, khoảng cách nhưng trở nên rất hăng say, nhiệt tình tạo sức trẻ cho bầu khí. Dù đã bắt tay, chia tay….nhưng chẳng ai muốn về. Sự ngần ngừ, luyến tiếc lộ rõ trên quí thầy cô và các bạn sinh viên. Họ cứ mãi đứng lại, không nỡ rời xa vòng tròn thân ái.
Ngày gặp gỡ giáo viên- sinh viên lần đầu tiên của Giáo phận Xuân Lộc đã kết thúc cách tốt đẹp, ngoài dự kiến ban tổ chức.
Xin tri ân Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương và tạo nhiều điều kiện để có được ngày hồng phúc này.
Xin cảm tạ Đức Cha Đa Minh, Đức Cha Giuse, Đức Ông Vinh Sơn, cha Giuse, Đặc trách Giáo dục của Giáo phận, quí cha Đặc trách Giáo dục các giáo hạt, quí cha xứ, quí soeur trong ban Giáo dục, quí thầy – quí dự tu Đại Chủng viện Thánh Giuse, Ban Hành Giáo, các đoàn thể Giáo xứ Thái Hòa đã lo lắng và phục vụ cho việc tổ chức được tốt đẹp trong tình yêu, niềm vui, và hy vọng Giáo phận. Hy vọng vào một ngày mai, Giáo phận Xuân Lộc có thêm được rất nhiều chứng nhân đức tin trong nhà trường.
Câu Lạc Bộ Cựu Sinh viên Công giáo hiệp thông với ngày Đại hội Giới trẻ Thế giới
Hương Huế
10:08 23/07/2013
Ngày Giới Trẻ Thế Giới “Rio-2013” (WYD-RIO, World Youth Day IN RIO), toàn thể Giáo Hội cùng nhau hướng về ngày lễ trọng đại này. Đây là dịp để hàng triệu các bạn trẻ Ki-tô giáo từ khắp nơi trên thế giới quy tụ với nhau, cùng nhau chia sẻ Đức Tin Kitô giáo, và cùng quây quần bên “vị đại diện của Chúa Ki-tô trên trần gian” để bày tỏ chứng tá về tình hiệp nhất và yêu thương giữa những người tin yêu Thiên Chúa. Cùng hiệp thông với sự kiện trọng đại này, đã có nhiều nhóm các ban trẻ ở Việt Nam cùng tổ chức các hoạt động để cầu nguyện và chia sẻ tâm tình của những người trẻ trên khắp thế giới.
Xem hình ảnh
Tại Hà Nội, các thành viên thuộc Câu Lạc Bộ Cựu sinh viên Công giáo đã cùng nhau tổ chức chuyến hành hương, để cầu nguyện và chia sẻ tình hiệp thông với các bạn trẻ khắp thế giới đang tề tựu tại Rio de Janeiro - Brazil. Đây là dịp để các bạn trẻ cùng nhau suy ngẫm, và cảm nhận những ơn ích thiêng liêng mà Chúa đã ban cho chính mỗi bản thân các bạn.
Chương trình diễn ra từ ngaỳ 19 đến 23 tháng 7, thành viên đoàn là những bạn trẻ, những bạn cựu sinh viên Công Giáo. Mặc dù với công việc, cuộc sống bộn bề, nhưng với lòng yêu mến Giáo hội, với tâm tình hiệp thông cùng các bạn trẻ trong ngày Đại lễ, các bạn vẫn hi sinh và sẵn sàng lên đường để cùng chung chia niềm vui và hiệp nhất với nhau trong niềm tin thiêng liêng.
Anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt - Trưởng Ban cố vấn của Câu Lạc Bộ cho biết: “Chương trình được tổ chức dựa trên những tinh thần và sự thao thức của nhiều bạn trẻ Công giáo về ngày hội ngộ. Dù không thể trực tiếp hiện diện trong Đại lễ, nhưng với một hoạt động nhỏ này, chúng tôi hi vọng sẽ góp một lời cầu nguyện để hòa vào những tâm tình của những người trẻ trên toàn thế giới”.
Mang trên mình chiếc áo của Đại hội Giới trẻ Thế Giới, các bạn ra đi trong tình hiệp thông với vị Chủ chăn của Giáo hội. Từ khởi sư, diễn tiến và kết thúc, các bạn luôn sống và suy niệm với thông điệp chung của ngày Đại hội: “Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”, để mời gọi và thúc đẩy mọi Ki-tô hữu đặc biệt là các bạn trẻ dấn thân loan báo Tin mừng. Và với sứ mạng ấy, với niềm tin và sự hiệp thông thiêng liêng ấy, các bạn sẽ thực hiện một chuyến đi đầy ý nghĩa và ẩn chứa những giá trị lớn lao ngang qua những lời cầu nguyện hay những nghĩa cử cao đẹp hướng về ngày Đại hội.
Khởi hành từ Hà Nội, đoàn sẽ tới thăm viếng Đức Mẹ La Vang, để chiêm ngưỡng và đón nhận những ơn lành của Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ. Cùng với đó. Các bạn cũng tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt tập thể, để xua đi những lo toan của cuộc sống, và tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa cùng với nhau.
Đoàn cũng sẽ đi thăm một số địa danh du lịch tại Đà Nẵng, Huế, cùng nhau trải nghiệm bầu khí mới lạ nơi đây, thăm thú những thắng cảnh nổi tiếng. Cùng với đó, các bạn sẽ cùng nhau viếng thăm Đức Mẹ Trà Kiệu, một địa danh Thánh Thiêng được nhiều người biết tới.
Điều kiện, hoàn cảnh đã không cho phép các bạn trẻ đến được với Đại hội, các bạn cũng không được trực tiếp hòa mình vào những nghĩa cử thiêng liêng nơi Đại hội, và cũng không được trực tiếp nghe những giáo huấn của vị chủ chăn Giáo Hội. Nhưng với việc cùng nhau quy tụ, cùng hiệp nhất với nhau trong tinh thần yêu thương, và trong một ý niệm về những thông điệp mà ngày Đại hội giới trẻ thế giới hướng tới, các bạn vẫn tin tưởng vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa.
Những chương trình hoạt động, những Thánh Lễ, những giờ cầu nguyện được nối kết với nhau trong toàn bộ chương trình, như một ngày hội nhỏ của Câu Lạc Bộ Cựu Sinh viên Công giáo hiệp nhất với Đại hội. Nghĩa cử cao đẹp này góp phần làm cho đời sống Kitô hữu của các bạn trở nên ý nghĩa hơn, niềm tin của các bạn ngày mộ tăng thêm, và các bạn sẽ là những chứng tá của Chúa giữa cuộc sống của các bạn.
Xem hình ảnh
Tại Hà Nội, các thành viên thuộc Câu Lạc Bộ Cựu sinh viên Công giáo đã cùng nhau tổ chức chuyến hành hương, để cầu nguyện và chia sẻ tình hiệp thông với các bạn trẻ khắp thế giới đang tề tựu tại Rio de Janeiro - Brazil. Đây là dịp để các bạn trẻ cùng nhau suy ngẫm, và cảm nhận những ơn ích thiêng liêng mà Chúa đã ban cho chính mỗi bản thân các bạn.
Chương trình diễn ra từ ngaỳ 19 đến 23 tháng 7, thành viên đoàn là những bạn trẻ, những bạn cựu sinh viên Công Giáo. Mặc dù với công việc, cuộc sống bộn bề, nhưng với lòng yêu mến Giáo hội, với tâm tình hiệp thông cùng các bạn trẻ trong ngày Đại lễ, các bạn vẫn hi sinh và sẵn sàng lên đường để cùng chung chia niềm vui và hiệp nhất với nhau trong niềm tin thiêng liêng.
Anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt - Trưởng Ban cố vấn của Câu Lạc Bộ cho biết: “Chương trình được tổ chức dựa trên những tinh thần và sự thao thức của nhiều bạn trẻ Công giáo về ngày hội ngộ. Dù không thể trực tiếp hiện diện trong Đại lễ, nhưng với một hoạt động nhỏ này, chúng tôi hi vọng sẽ góp một lời cầu nguyện để hòa vào những tâm tình của những người trẻ trên toàn thế giới”.
Mang trên mình chiếc áo của Đại hội Giới trẻ Thế Giới, các bạn ra đi trong tình hiệp thông với vị Chủ chăn của Giáo hội. Từ khởi sư, diễn tiến và kết thúc, các bạn luôn sống và suy niệm với thông điệp chung của ngày Đại hội: “Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”, để mời gọi và thúc đẩy mọi Ki-tô hữu đặc biệt là các bạn trẻ dấn thân loan báo Tin mừng. Và với sứ mạng ấy, với niềm tin và sự hiệp thông thiêng liêng ấy, các bạn sẽ thực hiện một chuyến đi đầy ý nghĩa và ẩn chứa những giá trị lớn lao ngang qua những lời cầu nguyện hay những nghĩa cử cao đẹp hướng về ngày Đại hội.
Khởi hành từ Hà Nội, đoàn sẽ tới thăm viếng Đức Mẹ La Vang, để chiêm ngưỡng và đón nhận những ơn lành của Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ. Cùng với đó. Các bạn cũng tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt tập thể, để xua đi những lo toan của cuộc sống, và tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa cùng với nhau.
Đoàn cũng sẽ đi thăm một số địa danh du lịch tại Đà Nẵng, Huế, cùng nhau trải nghiệm bầu khí mới lạ nơi đây, thăm thú những thắng cảnh nổi tiếng. Cùng với đó, các bạn sẽ cùng nhau viếng thăm Đức Mẹ Trà Kiệu, một địa danh Thánh Thiêng được nhiều người biết tới.
Điều kiện, hoàn cảnh đã không cho phép các bạn trẻ đến được với Đại hội, các bạn cũng không được trực tiếp hòa mình vào những nghĩa cử thiêng liêng nơi Đại hội, và cũng không được trực tiếp nghe những giáo huấn của vị chủ chăn Giáo Hội. Nhưng với việc cùng nhau quy tụ, cùng hiệp nhất với nhau trong tinh thần yêu thương, và trong một ý niệm về những thông điệp mà ngày Đại hội giới trẻ thế giới hướng tới, các bạn vẫn tin tưởng vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa.
Những chương trình hoạt động, những Thánh Lễ, những giờ cầu nguyện được nối kết với nhau trong toàn bộ chương trình, như một ngày hội nhỏ của Câu Lạc Bộ Cựu Sinh viên Công giáo hiệp nhất với Đại hội. Nghĩa cử cao đẹp này góp phần làm cho đời sống Kitô hữu của các bạn trở nên ý nghĩa hơn, niềm tin của các bạn ngày mộ tăng thêm, và các bạn sẽ là những chứng tá của Chúa giữa cuộc sống của các bạn.
Khóa Ca trưởng cấp II tại Giáo phận Phát Diệm
Maria Thủy Tiên
10:13 23/07/2013
PHÁT DIỆM - Sau khi khai giảng khóa Ca trưởng cấp II, đợt I tại Giáo phận Thái Bình, Ban giảng huấn đã chia thành 2 nhóm. Một nhóm ở lại Giáo phận Thái Bình và nhóm khác sang Giáo phận Phát Diệm để hoàn thành chương trình lớp Ca Trưởng cấp II, đợt 2 từ ngày 17 đến 22/07/2013.
Xem hình ảnh
Đến khai giảng khóa học gồm có Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận Phát Diệm, Cha Giuse Phan Văn Toàn, Phó Ban Thánh Nhạc và Cha Phêrô Mai Văn Vọng, Giám đốc Trung Tâm Hành Hương Phát Diệm.
Về phía Ban giảng huấn gồm có Nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến và phu nhân cùng Soeur Anna Lê Thị Huyền, Soeur Maria Fiat Hồng Trang, Ca trưởng Lê Đình Hùng, Ca trưởng Viên Bích Hòa.
Mặc dù bận rộn với mùa gieo trồng, cấy hái...nhưng các học viên đã hy sinh công việc đồng án, ruộng vườn của mình để đến tham dự lớp học với hơn 100 học viên là những ca trưởng, ca viên đến từ các giáo xứ và một lực lượng nòng cốt trong khóa học này là các Soeur thuộc Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, các ứng sinh và chủng sinh.
Đây là kỳ học thứ tư và cũng là kỳ học cuối cùng, các học viên sẽ hoàn tất các bài học còn lại theo chương trình của Ban giảng huấn và sẽ thi mãn khóa, nhận chứng chỉ Ca trưởng cấp II.
Trong lời khai mạc, bằng hình ảnh thực tiễn pha chút khôi hài, Đức Cha chia sẻ ở ngoài đời người ta thường bán sản phẩm cho người tiêu dùng và có thêm mục chăm sóc khách hàng. Với những lời nói mộc mạc đó, Đức Cha ước mong quý thầy cô trong Ban giảng huấn sau khi kết thúc khóa huấn luyện Ca trưởng tại Giáo phận Phát Diệm sẽ còn trở lại "chăm sóc" những "khách hàng", là những ca trưởng, ca viên đã được đào tạo qua các khóa huấn luyện. Đức Cha cũng nhắc lại ý tưởng đó là Ngài nhận thấy chưa có nhóm nào đặc biệt như Ban giảng huấn này, vừa hy sinh thời giờ, sức khỏe, công ăn việc làm, thu xếp, bỏ hết mọi công việc từ Mỹ, Sài Gòn, Huế... để đi dạy các lớp Ca Trưởng ở các giáo phận. Không những thế, đến dạy ở các giáo phận còn tài trợ kinh phí cho khóa học nữa.
Sau giờ khai mạc các học viên bắt đầu ngay với chương trình học còn lại của khóa Ca trưởng cấp II và ôn tập những phần học cần thiết cho kỳ thi mãn khóa.
Đến ngày 20/07/2013, sau khi hiệp dâng Thánh Lễ tạ ơn kết thúc khóa Ca trưởng cấp II, đợt I tại Giáo phận Thái Bình và dùng cơm trưa chung với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ cùng với quý Cha, đông đảo các học viên tại Hội trường Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, quý thầy cô trong Ban giảng huấn gồm Giáo sư Phạm Đức Huyến, nhạc sĩ Văn Duy Tùng, nhạc sĩ Đinh Thiện Bản, Soeur Elizabeth TrầnThị Mến, Soeur Yến Linh, Soeur Huỳnh Thị Chín, Ca trưởng Đào Tuyết Thanh Vân cùng nhau vội vã lên đường về Phát Diệm để phụ giúp, chuẩn bị nội dung ôn luyện cho các học viên thi mãn khóa Ca trưởng cấp II.
Trong những ngày này, tiếng hát râm ran, bè trầm hòa bè cao trong màn xanh lá dày....khiến cho không khí Tòa giám mục vốn yên lặng, vắng tiếng, nay trở nên vui tươi, sống động hẳn lên. Dưới mỗi gốc cây, dọc các hành lang hay ở căn phòng đều văng vẳng lên những nốt nhạc Đô, Si, La, Sol, Fa... hay những cánh tay uyển chuyển theo những bài thực tập đánh nhịp, tạo nên khung cảnh thật xôn xao hòa lẫn với niềm náo nức, xen lẫn phần nào sự lo lắng, hồi hộp của các học viên.
Sau một ngày nỗ lực ôn tập kiến thức về lý thuyết, xướng âm, các bài thực tập đánh nhịp theo từng nhóm, từng cá nhân cùng với sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô phụ giáo, các học viên đã trải qua một ngày thi lý thú và vui tươi, đạt được kết quả như lòng mong muốn, thể hiện một tinh thần tự tin, can đảm.
Đỉnh cao của ngày mãn khóa Ca trưởng là Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu nguyện cho Cố Nhạc sĩ Hải Linh cùng các Nhạc sĩ Công Giáo đã qua đời vào lúc 17g30, được Đức Cha Giuse chủ tế tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm, cùng đồng tế có Cha Giuse Nguyễn Văn Yêm, Trưởng Ban Thánh Nhạc của giáo phận Phát Diệm, Cha Giuse Phan Văn Toàn, Phó Ban Thánh Nhạc, Cha Tôma Aquinô Nguyễn Bá Khuê- quản xứ Giáo xứ Chính Tòa Phát Diệm, Cha Gioan Baotixita Lê Văn Hào- phó xứ Chính Tòa, Cha Phêrô Mai Văn Vọng, Cha Giuse Phạm Đức Dũng. Thánh lễ tạ ơn hôm nay đúng vào ngày lễ Chúa Nhật XVI Thường Niên nên rất đông đảo giáo dân và các bạn trẻ cùng hiệp dâng Thánh Lễ với khóa học tạo nên một bầu không khí thánh thiêng, sốt sắng qua lời ca tiếng hát dâng lên tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Thánh Lễ tạ ơn được cử hành một cách long trọng, được diễn tả qua các nghi thức, qua các bài phụng ca, có nhiều cụ ông cụ bà sung sướng được nghe lại, được hát lại bộ lễ De Angelis của một thời xa xưa mình còn là ca viên, ca đoàn trong những ngày rất ban sơ của Giáo Hội Việt Nam, cũng có nhiều giáo dân cảm thấy Thánh Lễ tạ ơn hôm nay thật sốt sắng và lạ lẫm vì lần đầu tiên họ được dâng Thánh Lễ có hát tiếng Latinh.
Trước khi nhận phép lành, Đức Cha cùng với thầy Giuse Phạm Đức Huyến đã trao chứng chỉ mãn khóa Ca trưởng cấp II cho một số học viên đại diện. Tiếp đến, Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc, đại diện các học viên đã dâng lời cám ơn Đức Cha, quý Cha, quý Soeur, quý thầy cô trong Ban giảng huấn cũng như quý ân nhân đã hỗ trợ kinh phí cho khóa học Ca trưởng này. Và để bày tỏ tấm lòng biết ơn, đại diện các học viên đã dâng lên Đức Cha Giáo phận và thầy Giuse Phạm Đức Huyến những bó hoa tươi thắm.
Nhờ sự miệt mài luyện tâp của các học viên cũng như sự tận tình giảng dạy của Ban giảng huấn đã giúp cho khóa Ca trưởng cấp II tại Phát Diệm gặt hái được nhiều điều tốt đẹp, để lại trong lòng các học viên cũng như quý thầy cô những hình ảnh, những kỷ niệm khó quên.
Phát Diệm là Giáo phận thứ 3 ở Việt Nam sau tổng giáo phận Hà Nội, giáo phận Hải Phòng kết thúc khóa huấn luyện Ca trưởng qua 4 kỳ học được tổ chức vào mỗi tháng 7 hàng năm.
Xem hình ảnh
Đến khai giảng khóa học gồm có Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận Phát Diệm, Cha Giuse Phan Văn Toàn, Phó Ban Thánh Nhạc và Cha Phêrô Mai Văn Vọng, Giám đốc Trung Tâm Hành Hương Phát Diệm.
Về phía Ban giảng huấn gồm có Nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến và phu nhân cùng Soeur Anna Lê Thị Huyền, Soeur Maria Fiat Hồng Trang, Ca trưởng Lê Đình Hùng, Ca trưởng Viên Bích Hòa.
Mặc dù bận rộn với mùa gieo trồng, cấy hái...nhưng các học viên đã hy sinh công việc đồng án, ruộng vườn của mình để đến tham dự lớp học với hơn 100 học viên là những ca trưởng, ca viên đến từ các giáo xứ và một lực lượng nòng cốt trong khóa học này là các Soeur thuộc Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, các ứng sinh và chủng sinh.
Đây là kỳ học thứ tư và cũng là kỳ học cuối cùng, các học viên sẽ hoàn tất các bài học còn lại theo chương trình của Ban giảng huấn và sẽ thi mãn khóa, nhận chứng chỉ Ca trưởng cấp II.
Trong lời khai mạc, bằng hình ảnh thực tiễn pha chút khôi hài, Đức Cha chia sẻ ở ngoài đời người ta thường bán sản phẩm cho người tiêu dùng và có thêm mục chăm sóc khách hàng. Với những lời nói mộc mạc đó, Đức Cha ước mong quý thầy cô trong Ban giảng huấn sau khi kết thúc khóa huấn luyện Ca trưởng tại Giáo phận Phát Diệm sẽ còn trở lại "chăm sóc" những "khách hàng", là những ca trưởng, ca viên đã được đào tạo qua các khóa huấn luyện. Đức Cha cũng nhắc lại ý tưởng đó là Ngài nhận thấy chưa có nhóm nào đặc biệt như Ban giảng huấn này, vừa hy sinh thời giờ, sức khỏe, công ăn việc làm, thu xếp, bỏ hết mọi công việc từ Mỹ, Sài Gòn, Huế... để đi dạy các lớp Ca Trưởng ở các giáo phận. Không những thế, đến dạy ở các giáo phận còn tài trợ kinh phí cho khóa học nữa.
Sau giờ khai mạc các học viên bắt đầu ngay với chương trình học còn lại của khóa Ca trưởng cấp II và ôn tập những phần học cần thiết cho kỳ thi mãn khóa.
Đến ngày 20/07/2013, sau khi hiệp dâng Thánh Lễ tạ ơn kết thúc khóa Ca trưởng cấp II, đợt I tại Giáo phận Thái Bình và dùng cơm trưa chung với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ cùng với quý Cha, đông đảo các học viên tại Hội trường Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, quý thầy cô trong Ban giảng huấn gồm Giáo sư Phạm Đức Huyến, nhạc sĩ Văn Duy Tùng, nhạc sĩ Đinh Thiện Bản, Soeur Elizabeth TrầnThị Mến, Soeur Yến Linh, Soeur Huỳnh Thị Chín, Ca trưởng Đào Tuyết Thanh Vân cùng nhau vội vã lên đường về Phát Diệm để phụ giúp, chuẩn bị nội dung ôn luyện cho các học viên thi mãn khóa Ca trưởng cấp II.
Trong những ngày này, tiếng hát râm ran, bè trầm hòa bè cao trong màn xanh lá dày....khiến cho không khí Tòa giám mục vốn yên lặng, vắng tiếng, nay trở nên vui tươi, sống động hẳn lên. Dưới mỗi gốc cây, dọc các hành lang hay ở căn phòng đều văng vẳng lên những nốt nhạc Đô, Si, La, Sol, Fa... hay những cánh tay uyển chuyển theo những bài thực tập đánh nhịp, tạo nên khung cảnh thật xôn xao hòa lẫn với niềm náo nức, xen lẫn phần nào sự lo lắng, hồi hộp của các học viên.
Sau một ngày nỗ lực ôn tập kiến thức về lý thuyết, xướng âm, các bài thực tập đánh nhịp theo từng nhóm, từng cá nhân cùng với sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô phụ giáo, các học viên đã trải qua một ngày thi lý thú và vui tươi, đạt được kết quả như lòng mong muốn, thể hiện một tinh thần tự tin, can đảm.
Đỉnh cao của ngày mãn khóa Ca trưởng là Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu nguyện cho Cố Nhạc sĩ Hải Linh cùng các Nhạc sĩ Công Giáo đã qua đời vào lúc 17g30, được Đức Cha Giuse chủ tế tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm, cùng đồng tế có Cha Giuse Nguyễn Văn Yêm, Trưởng Ban Thánh Nhạc của giáo phận Phát Diệm, Cha Giuse Phan Văn Toàn, Phó Ban Thánh Nhạc, Cha Tôma Aquinô Nguyễn Bá Khuê- quản xứ Giáo xứ Chính Tòa Phát Diệm, Cha Gioan Baotixita Lê Văn Hào- phó xứ Chính Tòa, Cha Phêrô Mai Văn Vọng, Cha Giuse Phạm Đức Dũng. Thánh lễ tạ ơn hôm nay đúng vào ngày lễ Chúa Nhật XVI Thường Niên nên rất đông đảo giáo dân và các bạn trẻ cùng hiệp dâng Thánh Lễ với khóa học tạo nên một bầu không khí thánh thiêng, sốt sắng qua lời ca tiếng hát dâng lên tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Thánh Lễ tạ ơn được cử hành một cách long trọng, được diễn tả qua các nghi thức, qua các bài phụng ca, có nhiều cụ ông cụ bà sung sướng được nghe lại, được hát lại bộ lễ De Angelis của một thời xa xưa mình còn là ca viên, ca đoàn trong những ngày rất ban sơ của Giáo Hội Việt Nam, cũng có nhiều giáo dân cảm thấy Thánh Lễ tạ ơn hôm nay thật sốt sắng và lạ lẫm vì lần đầu tiên họ được dâng Thánh Lễ có hát tiếng Latinh.
Trước khi nhận phép lành, Đức Cha cùng với thầy Giuse Phạm Đức Huyến đã trao chứng chỉ mãn khóa Ca trưởng cấp II cho một số học viên đại diện. Tiếp đến, Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc, đại diện các học viên đã dâng lời cám ơn Đức Cha, quý Cha, quý Soeur, quý thầy cô trong Ban giảng huấn cũng như quý ân nhân đã hỗ trợ kinh phí cho khóa học Ca trưởng này. Và để bày tỏ tấm lòng biết ơn, đại diện các học viên đã dâng lên Đức Cha Giáo phận và thầy Giuse Phạm Đức Huyến những bó hoa tươi thắm.
Nhờ sự miệt mài luyện tâp của các học viên cũng như sự tận tình giảng dạy của Ban giảng huấn đã giúp cho khóa Ca trưởng cấp II tại Phát Diệm gặt hái được nhiều điều tốt đẹp, để lại trong lòng các học viên cũng như quý thầy cô những hình ảnh, những kỷ niệm khó quên.
Phát Diệm là Giáo phận thứ 3 ở Việt Nam sau tổng giáo phận Hà Nội, giáo phận Hải Phòng kết thúc khóa huấn luyện Ca trưởng qua 4 kỳ học được tổ chức vào mỗi tháng 7 hàng năm.
Phái Đoàn Hành Hương Niềm Tin Úc Châu 2013 tại Fatima, Bồ Đào Nha
Jos. Vĩnh SA
15:21 23/07/2013
Phái đoàn rời Úc Châu ngày 23/6/2013 đã thăm viếng qua các quốc gia Trung Đông: Arab Saudi, Jordan, Do Thái, các quốc gia Đông Âu: Tiệp Khắc, Ba Lan, các quốc gia Âu Châu: Áo, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và hiện nay phái đoàn đang thăm viếng linh địa Mẹ Fatima, Bồ Đào Nha.
Ngày 24/7 phái đoàn sẽ lên đường sang Brazil tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XXVIII tại Rio De Janeiro.
Phái đoàn do Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm TGP Brisbane làm trưởng đoàn
Lm. Giuse Trần Đình Trọng TGP Canberra linh hướng
Ngày 20/7/2013, Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng phó giám đốc Vietcatholic Network, chủ nhiệm nguyệt san Dân Chúa Úc Châu cũng bay từ Melbourne sang Fatima nhập chung với phái đoàn và cùng tháp tùng đi Brazil
Phái đoàn còn có các Nữ tu Maria Vũ Mỹ Nga RSM Dòng Đức Mẹ Từ Bi Brisbane phụ tá, đặc trách nữ giới, cùng với Nữ tu Cecilia Nguyễn Thanh Thủy MND từ Africa sang Portugal, nhập theo đoàn đi WYD, Brazil
Phái đoàn hành hương đến thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha ngày 20/7/2013 và trực chỉ đến Fatima.
XEM HÌNH
Phái đoàn lưu lại Fatima từ ngày 20 đến 24/7, kính viếng Mẹ Fatima hàng ngày và đến thăm các dấu tích lịch sử nơi Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ chăn chiên, đến thăm dòng tu của chị Lucia và nơi nhà ở, quê hương của chị Lucia, Jacinta và Phanxicô, đến xem khu vườn có giếng nước, nơi Đức Mẹ đã hiện ra chỉ cho khi 3 trẻ chăn chiên, khi đang đi chăn chiên, tìm nguồn nước uống. Phái đoàn đã suy gẫm chặng đàng Thánh Giá nơi cánh đồng chăn chiên.
Tại Fatima, mỗi tối đọc kinh cầu nguyện, lần hạt và rước, phái đoàn đều được Ban Mục Vụ linh địa Fatima dành cho một chục kinh hương hồng bằng tiếng Việt và cử hành thánh lễ lúc 8 giờ 30 sáng tại nhà nguyện ngay trên gốc cây Sồi năm xưa bằng tiếng Việt cho phái đoàn và những khách hành hương khắp nơi đến Fatima kính viếng.
Ngày 23/7 phái đoàn đếm thăm thành phố Santarem cách Fatima 70 cây số, kính viếng và dâng lễ tại nhà thờ nơi có phép lạ Mình Thánh Chúa, thăm viếng một số di tích lịch sử và biển Santarem của xứ Bồ Đào Nha
Trước khi từ giã Fatima, phái đoàn có 1 tối sinh hoạt văn nghệ bỏ túi, tất cả mọi người đều phải tham gia trình diễn văn nghệ, vui chưa từng thấy.
Sáng ngày 24/7 sau thánh lễ sáng, phái đoàn từ giã Mẹ Fatima, chụp hình lưu niệm tại quảng trường Fatima và sau đó lên đường trở về Lisbon, làm chuyến du lịch thăm viếng các đền đài, cung điện và các dinh thự cổ kính, nhà thờ chính tòa và đền thánh Antôn tại thủ đô Lisbon.
Đến 3 giờ chiều, phái đoàn đáp chuyến bay Portugee Airlines đi Brazil (Ba Tây), qua 10 tiếng đồng hồ lơ lửng trên không. Máy bay đáp xuống phi trường quốc tế Rio De Janeiro vào lúc 21 giờ 30 khuya, ngày 24/7/2013
Ngày 24/7 phái đoàn sẽ lên đường sang Brazil tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XXVIII tại Rio De Janeiro.
Phái đoàn do Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm TGP Brisbane làm trưởng đoàn
Lm. Giuse Trần Đình Trọng TGP Canberra linh hướng
Ngày 20/7/2013, Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng phó giám đốc Vietcatholic Network, chủ nhiệm nguyệt san Dân Chúa Úc Châu cũng bay từ Melbourne sang Fatima nhập chung với phái đoàn và cùng tháp tùng đi Brazil
Phái đoàn còn có các Nữ tu Maria Vũ Mỹ Nga RSM Dòng Đức Mẹ Từ Bi Brisbane phụ tá, đặc trách nữ giới, cùng với Nữ tu Cecilia Nguyễn Thanh Thủy MND từ Africa sang Portugal, nhập theo đoàn đi WYD, Brazil
Phái đoàn hành hương đến thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha ngày 20/7/2013 và trực chỉ đến Fatima.
XEM HÌNH
Phái đoàn lưu lại Fatima từ ngày 20 đến 24/7, kính viếng Mẹ Fatima hàng ngày và đến thăm các dấu tích lịch sử nơi Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ chăn chiên, đến thăm dòng tu của chị Lucia và nơi nhà ở, quê hương của chị Lucia, Jacinta và Phanxicô, đến xem khu vườn có giếng nước, nơi Đức Mẹ đã hiện ra chỉ cho khi 3 trẻ chăn chiên, khi đang đi chăn chiên, tìm nguồn nước uống. Phái đoàn đã suy gẫm chặng đàng Thánh Giá nơi cánh đồng chăn chiên.
Tại Fatima, mỗi tối đọc kinh cầu nguyện, lần hạt và rước, phái đoàn đều được Ban Mục Vụ linh địa Fatima dành cho một chục kinh hương hồng bằng tiếng Việt và cử hành thánh lễ lúc 8 giờ 30 sáng tại nhà nguyện ngay trên gốc cây Sồi năm xưa bằng tiếng Việt cho phái đoàn và những khách hành hương khắp nơi đến Fatima kính viếng.
Ngày 23/7 phái đoàn đếm thăm thành phố Santarem cách Fatima 70 cây số, kính viếng và dâng lễ tại nhà thờ nơi có phép lạ Mình Thánh Chúa, thăm viếng một số di tích lịch sử và biển Santarem của xứ Bồ Đào Nha
Trước khi từ giã Fatima, phái đoàn có 1 tối sinh hoạt văn nghệ bỏ túi, tất cả mọi người đều phải tham gia trình diễn văn nghệ, vui chưa từng thấy.
Sáng ngày 24/7 sau thánh lễ sáng, phái đoàn từ giã Mẹ Fatima, chụp hình lưu niệm tại quảng trường Fatima và sau đó lên đường trở về Lisbon, làm chuyến du lịch thăm viếng các đền đài, cung điện và các dinh thự cổ kính, nhà thờ chính tòa và đền thánh Antôn tại thủ đô Lisbon.
Đến 3 giờ chiều, phái đoàn đáp chuyến bay Portugee Airlines đi Brazil (Ba Tây), qua 10 tiếng đồng hồ lơ lửng trên không. Máy bay đáp xuống phi trường quốc tế Rio De Janeiro vào lúc 21 giờ 30 khuya, ngày 24/7/2013