Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự Sống của Hạt Giống – Thánh Giokim & Anna, Song thân Đức Maria – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
03:20 25/07/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu
Ngày ấy, Chúa Giêsu ra khỏi nhà và đi đến ngồi ở ven bờ biển. Dân chúng tụ tập quanh Người đông đảo đến nỗi Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. Và Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người nói:
"Này đây, có người gieo giống đi gieo lúa. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim trời bay đến ăn mất. Có hạt rơi xuống trên đá sỏi, chỗ có ít đất, nó liền mọc lên, vì không có nhiều đất. Khi mặt trời mọc lên, bị nắng gắt, và vì không đâm rễ sâu, nên nó khô héo. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc um tùm, nên nó chết nghẹt. Có hạt rơi xuống đất tốt và sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt được sáu mươi, hạt ba mươi. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe".
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:31 25/07/2023
18. Các con tuân theo luật dòng thì luật dòng sẽ tuân theo các con; như tóc của Sam-son được dưỡng tốt nên sức mạnh rất lớn, tóc cắt ngắn đi thì sức mạnh tiêu tan.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:34 25/07/2023
12. CAO THẤP KHÔNG ĐƯỢC
Lúc Lý Hựu làm quan ở Hà Sóc, giám tư giận lây Lý Hựu nên khi đối đáp thì thanh âm điệu bộ không được đàng hoàng, cách ngày hôm sau Lý Hựu bèn cất cao tiếng ứng đối với giám tư, giám tư càng giận, Lý Hựu cũng không bằng lòng nên nói:
- “Cao không được thấp cũng không được, thế thì mời ngài tự mình làm một kiểu đáp ứng để tôi coi thử coi”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 12:
Ở đời cái gì thái quá cũng đều không được, nói giọng cao giọng thấp thì có gì phải giận, chẳng qua là trong bụng mình có thói kiêu căng mà thôi, con người ta khi đã cho mình là “cái rốn” của vũ trụ thì trên thế gian này xảy ra không biết bao nhiêu là điều bất hạnh…
Nếu một linh mục cứ bắt bẻ “giọng cao giọng thấp” với giáo dân thì nhà thờ sẽ ít dần người đến với Chúa; nếu các tu sĩ cứ cho mình là “người Thiên Chúa chọn” nên cứ ta đây là bậc cao sang thì Lời Chúa sẽ chẳng đến với một ai cả; nếu người Ki-tô hữu cứ nghĩ rằng mình là dân được tuyển chọn nên cứ vênh vênh cái mặt cho mình là thánh rồi mà không tự hạ, thì cuộc sống của họ cứ như là cái phèng la…
Nói giọng cao hay nói giọng thấp thì có gì là xấu, chỉ có những ai có tâm hồn cao thấp không bình an mới là người đáng bị phạt mà thôi…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lúc Lý Hựu làm quan ở Hà Sóc, giám tư giận lây Lý Hựu nên khi đối đáp thì thanh âm điệu bộ không được đàng hoàng, cách ngày hôm sau Lý Hựu bèn cất cao tiếng ứng đối với giám tư, giám tư càng giận, Lý Hựu cũng không bằng lòng nên nói:
- “Cao không được thấp cũng không được, thế thì mời ngài tự mình làm một kiểu đáp ứng để tôi coi thử coi”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 12:
Ở đời cái gì thái quá cũng đều không được, nói giọng cao giọng thấp thì có gì phải giận, chẳng qua là trong bụng mình có thói kiêu căng mà thôi, con người ta khi đã cho mình là “cái rốn” của vũ trụ thì trên thế gian này xảy ra không biết bao nhiêu là điều bất hạnh…
Nếu một linh mục cứ bắt bẻ “giọng cao giọng thấp” với giáo dân thì nhà thờ sẽ ít dần người đến với Chúa; nếu các tu sĩ cứ cho mình là “người Thiên Chúa chọn” nên cứ ta đây là bậc cao sang thì Lời Chúa sẽ chẳng đến với một ai cả; nếu người Ki-tô hữu cứ nghĩ rằng mình là dân được tuyển chọn nên cứ vênh vênh cái mặt cho mình là thánh rồi mà không tự hạ, thì cuộc sống của họ cứ như là cái phèng la…
Nói giọng cao hay nói giọng thấp thì có gì là xấu, chỉ có những ai có tâm hồn cao thấp không bình an mới là người đáng bị phạt mà thôi…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vùng trũng
Lm. Minh Anh
14:38 25/07/2023
VÙNG TRŨNG
“Có những hạt rơi trên đất tốt, nên sinh hoa kết quả!”.
Simpson nói, “Tất cả thiên nhiên dàn trận chống lại kẻ lang thang và làm biếng. Quả hạch được giấu trong vỏ gai của nó; viên ngọc bị sóng biển chôn vùi; vàng bị giam trong núi đá. Ngọc chỉ được tìm thấy sau khi bạn nghiền nát tảng đá bao quanh nó; chính đất đai mang lại thu hoạch như một phần thưởng cho người nông dân. Vì vậy, Thiên Chúa, sự thật và Lời của Ngài phải được tìm kiếm một cách nghiêm túc!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay nói đến một ‘vùng trũng’ cần thiết để con người có thể tìm gặp Thiên Chúa, sự thật và Lời của Ngài một cách nghiêm túc. Đó là một tâm hồn khiêm tốn như một mảnh đất giàu biết mở ra cho ân sủng!
Nhưng để bắt đầu công việc này, bạn và tôi trước hết, phải bước xuống ‘vùng trũng’ sự thật về con người mình: tôi là một tội nhân! Từ đó, nhận thức được sự cần thiết của ân sủng Chúa trong đời sống. Việc khiêm tốn thừa nhận chúng ta bất lực nếu không có ân sủng là một cần thiết nhất định để có một mảnh đất giàu cho hạt Lời. Lần đầu tiên, khi bước xuống ‘vùng trũng’, chúng ta bắt đầu ở trong tư thế sẵn sàng lãnh hội khi Thiên Chúa nói; và lúc Ngài mở lời, qua đôi tai nội tâm, chúng ta vui mừng lắng nghe, hiểu, lựa chọn và chấp nhận. Chỉ khi đó, Lời mới có thể bén rễ trong mảnh đất tốt của linh hồn và lớn lên, sinh hoa trái; và qua chúng ta, sinh hoa trái trong cuộc sống của những người khác.
Bài đọc Xuất Hành hôm nay là một minh hoạ. Môisen và Aaron là những con người đã xuống tận ‘vùng trũng’ lòng mình. Giữa sa mạc, bị dân ta thán với những lời lẽ khó nghe nhất, “Thà chúng tôi chết trong đất Ai Cập do tay Chúa, khi chúng tôi ngồi kề bên nồi thịt và ăn bánh no nê”, hai ông vẫn nhẫn nhục, một chỉ lặng thinh chờ đợi Chúa. Và Thiên Chúa đã phán, “Chiều nay các ngươi sẽ ăn thịt, sáng mai sẽ ăn bánh!”. Thật thú vị, ở sách Dân Số, Môisen sẽ nói, “Anh em sẽ ăn… cho đến khi thịt lòi ra lỗ mũi!”. Quả đúng như thế! Thánh Vịnh đáp ca xác nhận, “Chúa ban bánh bởi trời nuôi dưỡng họ!”.
Anh Chị em,
“Có những hạt rơi trên đất tốt, nên sinh hoa kết quả!”. Không ai đã bước xuống ‘vùng trũng’ khiêm tốn bằng Thiên Chúa. Bằng chứng là dân, miệng vừa hát “Vang lên muôn lời ca, ta ca ngợi Chúa!”, lại vừa ta oán Ngài. Vẫn vị Thiên Chúa đó, đã bước xuống trong Đức Kitô; và Đức Kitô đó đã bước xuống thật thấp, thấp đến nỗi hiến mình trên thập giá; thấp đến nỗi hiến mình trên các bàn thờ, lấy Máu Thịt nuôi dưỡng nhân loại. Chớ gì mỗi ngày, bạn và tôi biết khiêm tốn bước xuống ‘vùng trũng’ mảnh đất tâm hồn mình, tìm kiếm Thiên Chúa, sự thật và Lời Ngài ở đó một cách nghiêm túc; nhặt đi những sỏi đá ích kỷ, nhổ đi những cọng cỏ kiêu căng, hầu hạt giống Lời có thể mọc lên.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con lang thang và lười biếng, cho con biết mở lòng đón nhận và cộng tác với ân sủng, hầu Lời có thể sinh trái trong con, trong anh chị em con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Vui mừng bán hết
Lm. Thái Nguyên
14:44 25/07/2023
VUI MỪNG BÁN HẾT
Chúa Nhật 17 Thường Niên năm A: Mt 13, 44-46
Suy niệm
Hai dụ ngôn tuy cách thức mở đầu và diễn đạt khác nhau, nhưng cùng nói lên một ý nghĩa là: Nước Trời vô cùng quý giá, giống như kho báu và viên ngọc quý đối với người ta ở đời này. Có người tìm thấy đã vui mừng đến nỗi đi bán hết những gì mình có để mua cho được. Thật ra, việc so sánh này chỉ nói lên được phần nào giá trị vô song của Nước Trời. Dù người ta có được kho báu hay viên ngọc quí thì chưa chắc đã có bình an và hạnh phúc thật sự. Hơn nữa, cũng không thể nào lấp đầy được khát vọng vô biên của con người, vì chúng mang tính vật chất và tạm thời, là phương tiện chứ chưa phải là mục đích, là sự biểu hiện cho một thực tại vĩnh cửu chứ không phải là vật sở hữu trong cuộc đời này.
Kho báu được chôn giấu trong ruộng muốn nói đến Con Thiên Chúa là Đức Giêsu, Ngài đang ở giữa nhân loại, nhưng ẩn mình trong hình dạng của một con người bình thường, mà người ta coi như tầm thường (x. Mt 13, 55). Kho báu đó cũng chính là Lời Thiên Chúa đang ẩn chứa trong những trang Kinh Thánh, là Nước Trời đang ẩn giấu trong thế gian này. Thế nhưng Lời Chúa không phải lúc nào cũng dễ nghe, ngay những kẻ đi theo Đức Giêsu cũng cho là chướng tai (x. Ga 6, 60). Nhưng khi ai đó đã nhận ra sự vô giá của kho báu là Nước Trời, là ơn cứu độ muôn đời, thì họ dám từ bỏ tất cả để sở hữu cho bằng được.
Còn dụ ngôn viên ngọc quí không nằm sẵn ở một chỗ như kho báu trong ruộng, để rồi tình cờ người ta bắt gặp, nhưng người ta phải bỏ công vất vả ngược xuôi mới tìm thấy nó. Và chính khi tìm thấy nó mà giá trị của viên ngọc tăng lên gấp bội, không những vì bản thân viên ngọc mà còn do nỗ lực, do sự bôn ba vất vả của người tìm kiếm nó. Người tìm được viên ngọc quí cũng tràn đầy vui mừng như người tìm thấy kho báu, nên đã bán đi tất cả những gì mình có để mua cho được.
Nhiều người cũng đã bất ngờ khám phá ra kho báu, hoặc nỗ lực tìm ra viên ngọc quí, nhưng để trao đổi thì không đủ can đảm để bán đi những gì mình yêu thích, không dám mất đi những gì mình sở hữu, không chịu bỏ đi những gì mình ham mê. Cũng giống chàng thanh niên giàu có, được chính Chúa Giêsu mời gọi và bảo đảm cho anh được một kho tàng trên trời, nhưng rồi anh đành phải buồn rầu bỏ đi, vì không có can đảm bán đi những gì anh có để đổi lấy nó (x. Mc 10, 17-22).
Hai dụ ngôn đều đưa đến những hệ luận như sau:
- Việc lựa chọn không phải là di dời các giá trị khác ra phía sau để nhường lại cho giá trị lớn là Nước Trời, nhưng coi mọi thứ khác không còn giá trị nữa trước giá trị duy nhất là Nước Trời. Người ta chỉ thật sự là Kitô hữu nếu hiểu rằng Nước Trời là “tất cả” trong cuộc đời, cần thiết hơn cả cơm bánh mỗi ngày. Đây là sự chọn lựa nền tảng, một sự chọn lựa dứt khoát và tối ưu để đưa đến sự “hoán cải”, một sự thay đổi lòng trí để suốt đời sống trọn vẹn cho giá trị siêu phàm này.
- Tìm kiếm là điều kiện thiết yếu để có thể gặp được Nước Trời, tìm kiếm với tấm lòng mộ mến và khao khát (x. Mt 10,39; 12,29; 17,14; 18,13). Tuy nhiên, Nước Trời không phải là kết quả đương nhiên của một cuộc tìm kiếm. Nước Trời là một ân ban, một cuộc hạnh ngộ rất nhiệm mầu mà Chúa thường ban cho những người bé nhỏ mọn hèn (x. M1 11, 25-26), là điều mà người ta phải tha thiết cầu xin.
- Ảnh hưởng não trạng hưởng thụ vật chất, ta thường coi tiền bạc, danh giá, quyền hành, khoái lạc… là những giá trị quan trọng và hấp dẫn nhất. Khi nói Nước Trời là kho báu muôn đời, Chúa Giêsu là viên ngọc quý duy nhất, ta lại thấy như quá xa xôi, mơ hồ, nên chẳng cần thiết đến nỗi phải hy sinh điều gì đó để đánh đổi, nhất là phải hy sinh tất cả. Vì vậy, vấn đề ở đây là khả năng nhận biết, nhận thấy, nhận ra, nhờ lòng tin. Chỉ ai ngộ ra những thực tại vô hình và ngây ngất trước giá trị đó, người ấy mới vui mừng hy sinh gia sản phù phiếm của đời này, để đổi lấy kho báu bất diệt đời sau (x. Mt 6,20).
Thật ra, đối với Kitô hữu chúng ta, kho báu hay viên ngọc quí không ở đâu xa, mà Thiên Chúa đặt để ngay trong con tim mỗi người. Đó là chính Đức Kitô mà chúng ta đã đón nhận trong cuộc đời mình ngay từ khi chịu Phép Rửa. Và chúng ta vẫn tiếp tục đón nhận Ngài qua các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể. Ngài vẫn đang sống và đang hành động trong ta, nhưng có thể vì quen quá hóa nhàm, ta lại chạy theo những cái hấp dẫn bên ngoài mà quên lãng Ngài trong trái tim mình. Không ngộ ra được chân lý làm chấn động trái tim mình, không ngây ngất trước niềm vui vỡ òa thì mọi cái rồi cũng sẽ mai một chẳng còn gì.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
chẳng có gì mà không thể bỏ đi,
khi mà con đã ngộ ra chân lý,
giống như người tìm ra viên ngọc quí,
bán hết những gì mình có để mua.
Nước Trời thì chẳng có gì sánh ví,
bởi vì là chính Chúa cả từ bi,
là tất cả những gì con khát khao,
nên con dùng tất cả để đổi trao,
chỉ mong sao có ngày được chính Chúa,
là gia nghiệp không héo úa tàn phai.
Tuy nhiên giữa nẻo đường đời nhân thế,
để nhận ra Nước Trời không phải dễ,
vì có nhiều giáo thuyết và thể chế,
và cuộc đời đầy dẫy những đam mê,
chỉ trừ khi con thao thức tìm về,
để suy tư phân định trong cầu nguyện.
Con cần sống đời đơn sơ bé nhỏ,
để thấy điều kỳ diệu Chúa ban cho,
không đắn đo khi con phải từ bỏ,
với niềm vui mà chẳng phải âu lo.
Xin cho con vượt thoát khỏi u mê,
đừng lê thê theo đường xưa lối cũ,
đừng chạy theo lối sống lo hưởng thụ,
đừng bị dụ bởi những trò vui thú,
nhưng tiết chế và làm chủ bản thân,
biết yêu quí một cuộc sống thanh bần.
Con đã được diễm phúc nhận biết Chúa,
nên bán đi hết mọi thứ tầm thường,
vì điều đó sẽ trở thành gai chướng,
làm cản bước con đi tới thiên đường,
là quê hương mà Chúa đang mong đợi,
là an vui hạnh phúc mãi rạng ngời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe và trả lời những người trẻ trong podcast mới
Thanh Quảng sdb
03:57 25/07/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe và trả lời những người trẻ trong podcast mới
Trước Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon, Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe những mối quan tâm của những người trẻ, những người chia sẻ cá nhân, niềm hy vọng và những thách đố… và ĐTC an ủi và khuyến khích các bạn trẻ trong ấn bản thứ hai của "Popecast" do Đài phát thanh Vatican phát hành.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
Trong “Popecast” mới nhất của Salvatore Cernuzio của đài Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe các vấn đề của một nhóm trẻ chia sẻ các chuyện cá nhân được ghi âm lại. Đối với từng người, ĐTC đáp lại bằng những lời động viên. Các câu hỏi và trả lời của ngài được trình bày trong một podcast bằng tiếng Ý do Đài phát thanh Vatican phát hành. Podcast đầu tiên của Đức Thánh Cha diễn ra vào tháng 3 nhân dịp kỷ niệm 10 năm triều đại giáo hoàng của ngài.
Những người trẻ trong podcast thứ hai này đại diện cho nhiều thành phần và nhóm tuổi khác nhau, chia sẻ những khó khăn, cũng như sự năng động và hy vọng của họ.
Tinh thần của các bạn trẻ
Đức Thánh Cha lắng nghe câu chuyện của Giona, cô đã chia sẻ về những thách đố của việc sống là một tín hữu, đồng thời chấp nhận thực tế có những thách đố về thể lý và là người chuyển giới.
Đức Thánh Cha đã đưa ra những lời khích lệ, ngài nói rằng “Thiên Chúa yêu thương chúng ta như chính con người chúng ta,” và rằng “Chúa luôn đồng hành với chúng ta. Ngay cả khi chúng ta là tội nhân, Ngài vẫn ở gần để giúp đỡ chúng ta.” Đức Thánh Cha nói thêm, “đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục phấn đấu tiến về phía trước.”
Luôn phấn đấu tiến về phía trước
Lắng nghe những câu chuyện của Edward và Valerij, cả hai đều có thời gian phục vụ trong một cộng đồng, giúp cải huấn trẻ vị thành niên, Đức Thánh Cha đã nghe hoàn cảnh của các gia đình khó khăn và sự bỏ bê con cái dẫn đến việc chúng phạm tội rồi mới hối hận.
Đáp lại, Đức Thánh Cha xin họ cân nhắc rằng những sai lầm của họ, nhưng chúng không được phép cản trở cuộc sống tương lai của chúng ta! vì “chuyện của con người được nối tiếp bằng những thành công và thất bại...”
Dù cả khi một sai lầm có thể khiến chúng ta bị xã hội lên án, Đức Thánh Cha vẫn yêu cầu họ hãy nhớ rằng Thiên Chúa ở cùng họ trên mọi hành trình, sẵn sàng “nắm lấy tay họ, và nâng họ lên”. ĐTC nói, nhiệm vụ của chúng ta là nhìn nhận những lỗi lầm của mình để Chúa giúp chúng ta nhìn vào cuộc sống của mình mà tiến lên bước một bước mới một cách tích cực.
Chân trời hy vọng
Arianna kể lại cuộc đấu tranh bản thân của cô với chứng rối loạn hai cực, điều này khiến cô có những khoảnh khắc vô cùng sảng khoái, nhưng cũng có những khoảnh khắc thất vọng cùng cực khiến cô nghĩ đến việc tự tử! Nhưng đồng thời, cô cũng chia sẻ cô cảm thấy mình được “Chúa yêu thương cứu độ”.
Đức Thánh Cha chăm chú lắng nghe cô và đáp lại bằng cách khuyến khích cô “hãy luôn nhìn về phía trước, đừng đánh mất hy vọng…và con đường về trời là Thiên Chúa.”
Ngài mời cô tuân theo các khuyến nghị chăm sóc của các chuyên gia y tế, và nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều bị tổn thương trong cuộc sống theo nhiều cách khác nhau và nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả tội lỗi, khiến chúng ta phải luôn cậy trông vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với một số thanh niên Argentina về những hy vọng của họ về đất nước và mời gọi họ cải thiện cuộc sống xã hội, hãy tận dụng cơ hội này và giúp làm cho xã hội được tươi đẹp hơn, đất nước giàu có hơn.
Làm phong phú bởi sự đa dạng
Sau đó, ĐTC lắng nghe Valeria, một giáo viên chuyên về tôn giáo, người đã luôn suy tư trước những gì cô nhận được từ các học sinh trẻ, những người mong muốn có một Giáo hội minh bạch, trẻ trung và gần gũi hơn với mọi người trong cuộc sống của dân chúng.
Đức Thánh Cha trả lời khi nhắc lại tầm quan trọng của một Giáo hội hiệp hành với mọi người. Ngài cảnh báo rằng khi Giáo hội trở nên quá khép kín, Giáo hội có nguy cơ trở nên bè phái và chia rẽ. ĐTC nhấn mạnh sự cao cả của Giáo hội nằm ở sự đa dạng và hiệp nhất.
Sau đó, Đức Thánh Cha nghe Giuseppe nói về việc anh ấy đã bỏ dở đại học, ở nhà để chơi trò chơi điện tử và kết nối các mối quan hệ trực tuyến.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng cuộc sống của một ai đó chỉ chăm chú vào mạng điện toán thì có thể trở nên “vô nghĩa” bị cô lập, khi họ rời xa thực tế, vì sự tiếp xúc giữa con người với con người rất là quan trọng.
Tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới
Kết thúc, ĐTC hỏi xem ai sẽ đi tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục những người đối thoại trẻ của ngài trong “Popecast” hãy nỗ lực tham gia tất cả các sự kiện của Đại hội Giới trẻ Thế giới (WYD), vì đó là một kinh nghiệm đáng giá mà họ sẽ tìm được sự thỏa mãn, được hòa vào cộng đồng, với nhiều kỷ niệm, hy vọng và niềm vui.
Trước Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon, Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe những mối quan tâm của những người trẻ, những người chia sẻ cá nhân, niềm hy vọng và những thách đố… và ĐTC an ủi và khuyến khích các bạn trẻ trong ấn bản thứ hai của "Popecast" do Đài phát thanh Vatican phát hành.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
Trong “Popecast” mới nhất của Salvatore Cernuzio của đài Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe các vấn đề của một nhóm trẻ chia sẻ các chuyện cá nhân được ghi âm lại. Đối với từng người, ĐTC đáp lại bằng những lời động viên. Các câu hỏi và trả lời của ngài được trình bày trong một podcast bằng tiếng Ý do Đài phát thanh Vatican phát hành. Podcast đầu tiên của Đức Thánh Cha diễn ra vào tháng 3 nhân dịp kỷ niệm 10 năm triều đại giáo hoàng của ngài.
Những người trẻ trong podcast thứ hai này đại diện cho nhiều thành phần và nhóm tuổi khác nhau, chia sẻ những khó khăn, cũng như sự năng động và hy vọng của họ.
Tinh thần của các bạn trẻ
Đức Thánh Cha lắng nghe câu chuyện của Giona, cô đã chia sẻ về những thách đố của việc sống là một tín hữu, đồng thời chấp nhận thực tế có những thách đố về thể lý và là người chuyển giới.
Đức Thánh Cha đã đưa ra những lời khích lệ, ngài nói rằng “Thiên Chúa yêu thương chúng ta như chính con người chúng ta,” và rằng “Chúa luôn đồng hành với chúng ta. Ngay cả khi chúng ta là tội nhân, Ngài vẫn ở gần để giúp đỡ chúng ta.” Đức Thánh Cha nói thêm, “đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục phấn đấu tiến về phía trước.”
Luôn phấn đấu tiến về phía trước
Lắng nghe những câu chuyện của Edward và Valerij, cả hai đều có thời gian phục vụ trong một cộng đồng, giúp cải huấn trẻ vị thành niên, Đức Thánh Cha đã nghe hoàn cảnh của các gia đình khó khăn và sự bỏ bê con cái dẫn đến việc chúng phạm tội rồi mới hối hận.
Đáp lại, Đức Thánh Cha xin họ cân nhắc rằng những sai lầm của họ, nhưng chúng không được phép cản trở cuộc sống tương lai của chúng ta! vì “chuyện của con người được nối tiếp bằng những thành công và thất bại...”
Dù cả khi một sai lầm có thể khiến chúng ta bị xã hội lên án, Đức Thánh Cha vẫn yêu cầu họ hãy nhớ rằng Thiên Chúa ở cùng họ trên mọi hành trình, sẵn sàng “nắm lấy tay họ, và nâng họ lên”. ĐTC nói, nhiệm vụ của chúng ta là nhìn nhận những lỗi lầm của mình để Chúa giúp chúng ta nhìn vào cuộc sống của mình mà tiến lên bước một bước mới một cách tích cực.
Chân trời hy vọng
Arianna kể lại cuộc đấu tranh bản thân của cô với chứng rối loạn hai cực, điều này khiến cô có những khoảnh khắc vô cùng sảng khoái, nhưng cũng có những khoảnh khắc thất vọng cùng cực khiến cô nghĩ đến việc tự tử! Nhưng đồng thời, cô cũng chia sẻ cô cảm thấy mình được “Chúa yêu thương cứu độ”.
Đức Thánh Cha chăm chú lắng nghe cô và đáp lại bằng cách khuyến khích cô “hãy luôn nhìn về phía trước, đừng đánh mất hy vọng…và con đường về trời là Thiên Chúa.”
Ngài mời cô tuân theo các khuyến nghị chăm sóc của các chuyên gia y tế, và nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều bị tổn thương trong cuộc sống theo nhiều cách khác nhau và nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả tội lỗi, khiến chúng ta phải luôn cậy trông vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với một số thanh niên Argentina về những hy vọng của họ về đất nước và mời gọi họ cải thiện cuộc sống xã hội, hãy tận dụng cơ hội này và giúp làm cho xã hội được tươi đẹp hơn, đất nước giàu có hơn.
Làm phong phú bởi sự đa dạng
Sau đó, ĐTC lắng nghe Valeria, một giáo viên chuyên về tôn giáo, người đã luôn suy tư trước những gì cô nhận được từ các học sinh trẻ, những người mong muốn có một Giáo hội minh bạch, trẻ trung và gần gũi hơn với mọi người trong cuộc sống của dân chúng.
Đức Thánh Cha trả lời khi nhắc lại tầm quan trọng của một Giáo hội hiệp hành với mọi người. Ngài cảnh báo rằng khi Giáo hội trở nên quá khép kín, Giáo hội có nguy cơ trở nên bè phái và chia rẽ. ĐTC nhấn mạnh sự cao cả của Giáo hội nằm ở sự đa dạng và hiệp nhất.
Sau đó, Đức Thánh Cha nghe Giuseppe nói về việc anh ấy đã bỏ dở đại học, ở nhà để chơi trò chơi điện tử và kết nối các mối quan hệ trực tuyến.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng cuộc sống của một ai đó chỉ chăm chú vào mạng điện toán thì có thể trở nên “vô nghĩa” bị cô lập, khi họ rời xa thực tế, vì sự tiếp xúc giữa con người với con người rất là quan trọng.
Tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới
Kết thúc, ĐTC hỏi xem ai sẽ đi tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục những người đối thoại trẻ của ngài trong “Popecast” hãy nỗ lực tham gia tất cả các sự kiện của Đại hội Giới trẻ Thế giới (WYD), vì đó là một kinh nghiệm đáng giá mà họ sẽ tìm được sự thỏa mãn, được hòa vào cộng đồng, với nhiều kỷ niệm, hy vọng và niềm vui.
Thông điệp Hòa giải của Ukraine và Ba Lan: Chúng tôi tha thứ và cầu xin sự thứ tha
J.B. Đặng Minh An dịch
17:19 25/07/2023
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada, có bài nhận định nhan đề “Ukraine and Poland’s Message of Reconciliation: ‘We Forgive and Ask Forgiveness’”, nghĩa là “Thông điệp Hòa giải của Ukraine và Ba Lan: 'Chúng tôi tha thứ và cầu xin sự thứ tha”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Trong khi sự chú ý của quốc tế về cuộc xâm lược Ukraine của Nga được tập trung vào hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tuần trước, một sự hòa giải quan trọng, cả về tôn giáo và chính trị, đã diễn ra ở Warsaw, Ba Lan và Lutsk, Ukraine; nhân dịp kỷ niệm 80 năm vụ thảm sát Volhynia năm 1943. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã gặp nhau tại thành phố Lutsk phía tây Ukraine. Tập trung tại một nhà thờ Công Giáo, các vị Giám Mục Công Giáo và Chính thống giáo đã dẫn đầu những lời cầu nguyện cho sự hòa giải và sau đó cả hai tổng thống thắp nến để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát. Việc buổi lễ được tổ chức trong nhà thờ đã là một cử chỉ ân cần từ Zelenskiy, một người Do Thái.
Các tổng thống đã cùng nói : “Chúng ta cùng nhau bày tỏ lòng kính trọng đối với tất cả những nạn nhân vô tội của Volhynia! Ký ức hợp nhất chúng ta! Cùng nhau chúng ta mạnh hơn.” Trên trang web riêng của mình, Zelenskiyy nói thêm: “Chúng tôi coi trọng mọi mạng sống, ghi nhớ lịch sử và cùng nhau bảo vệ tự do.”
Vụ thảm sát Volhynia là công việc của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, những người đã nhìn thấy trong quyết định của Hitler quay sang chống lại Stalin vào năm 1941, một tiềm năng giành độc lập của Ukraine khỏi Mạc Tư Khoa. Họ hoạt động ở Ba Lan bị Đức Quốc xã tạm chiếm sau năm 1941, hợp tác với lực lượng Đức Quốc xã. Năm 1943, họ tiến hành một cuộc tấn công chết người vào các ngôi làng Ba Lan. Ba Lan cho biết số người chết lên tới 100.000 người và sự tàn bạo vẫn là một điểm gây xích mích giữa Ba Lan và Ukraine. Đã có những cuộc trả đũa của người Ba Lan đối với người Ukraine, với khoảng 2.000 người bị giết.
Ba Lan là đồng minh vững chắc nhất của Ukraine kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào năm ngoái, cung cấp viện trợ quân sự và nhân đạo, cũng như tiếp nhận hàng triệu người tị nạn vào nhà riêng của họ, tất cả đều không cần đến các trại tị nạn. Điều đáng chú ý hơn là điều này diễn ra bất chấp một thế kỷ trước, sau Thế chiến thứ nhất và việc Ba Lan giành lại độc lập, người Ukraine và người Ba Lan đã có chiến tranh, một chương đau thương khác trong lịch sử Slav.
Sự hòa giải ở Lutsk một phần là hệ quả của cuộc xâm lược của Nga. Với sự hiện diện nguy hiểm của Nga ở Ukraine, và Ba Lan chỉ mới giải phóng khỏi sự thống trị của Mạc Tư Khoa vào năm 1989, cả người Ba Lan và người Ukraine một lần nữa nhận thấy sự cần thiết phải tăng cường hòa giải khi đối mặt với mối đe dọa chung.
Hòa giải không chỉ là một hành động chính trị. Nó dựa trên mệnh lệnh của Kitô giáo là phải có lòng thương xót và tìm kiếm lòng thương xót.
Trước cuộc gặp ở Lutsk, Thượng phụ Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Kyiv, đã đến Warsaw để gặp Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan. Hai tổng giám mục, đại diện cho các giám mục tương ứng của họ, đã ký một văn bản hòa giải chung.
Trong những ngày tiếp theo, các Đức Tổng Giám Mục Shevchuk và Gądecki cùng nhau đến Ukraine để dự Thánh lễ tưởng niệm. Chủ tế chính của Thánh lễ hòa giải ở Lutsk là Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas, Sứ thần Tòa Thánh tại Ukraine.
Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Epiphanius của Kyiv, nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính thống Ukraine, cũng tham gia vào những lời cầu nguyện tưởng niệm ở Lutsk. Ukraine là một quốc gia đa số theo Chính thống giáo.
“Hôm nay, tại đây, xung quanh ngai vàng của Chúa ở Lutsk, với tư cách là những tín hữu, chúng ta nghe thấy trời và đất, người sống và người chết đồng thanh nói với nhau như thế nào: chúng tôi tha thứ và cầu xin sự thứ tha!” Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói.
Các từ đã được lựa chọn cẩn thận cho âm hưởng lịch sử của họ. Năm 1965, các giám mục Ba Lan, trong phiên họp cuối cùng của Công đồng Vatican II, đã gửi thư cho các giám mục những quốc gia khác nhau, mời họ đến Ba Lan vào năm 1966 để kỷ niệm một thiên niên kỷ ngày Ba Lan được rửa tội vào năm 966. Thiên niên kỷ này là tâm điểm của phong trào tôn giáo và văn hóa chống lại chủ nghĩa cộng sản do vị giáo chủ bất khuất của Ba Lan, Chân phước Stefan Wyszynski, lãnh đạo.
Đức Hồng Y Wyszynski và các giám mục Ba Lan khác, kể cả Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyła của Kraków, đã ký một lá thư mạnh mẽ, được soạn thảo bằng tiếng Đức, bởi Đức Tổng Giám Mục Bolesław Kominek của Wrocław. Bức thư đề cập đến sự khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ hai và sự tàn phá trong cuộc xâm lược của Đức Quốc xã đối với Ba Lan. Bức thư bao gồm những từ nổi tiếng này: “Chúng tôi tha thứ và cầu xin sự thứ tha.”
Nổi tiếng, bởi vì bức thư đó giờ đây là một biểu tượng mạnh mẽ cho thấy có thể hòa giải, ngay cả sau những hành động tàn bạo nhất. Thông điệp về lòng thương xót của Chúa, được trồng ở Ba Lan giữa Thế chiến I và Thế chiến II, đã trở thành một món quà từ Ba Lan để chữa lành Âu Châu.
Tai tiếng, bởi vì vào thời điểm đó, các giám mục Ba Lan không được người dân của họ ủng hộ về mặt này. Phần lớn người Ba Lan không sẵn sàng tha thứ cho người Đức, càng không muốn xin sự thứ tha. Ba Lan mất 20% dân số trong chiến tranh. Sau chiến tranh, ở Ba Lan, người ta thường viết chữ “Đức” bằng tất cả các chữ cái viết thường, để phản ánh rằng đối phương truyền kiếp của họ không còn đáng được tôn trọng nữa.
Các giám mục Ba Lan đã bị chính người dân của họ chỉ trích gay gắt, và chế độ cộng sản đã sử dụng lá thư chống lại Giáo hội để tuyên truyền trong nhiều năm sau đó. Hòa giải đòi hỏi lòng can đảm, và các giám mục Ba Lan, do Đức Hồng Y Wyszynski lãnh đạo, đã có lòng can đảm đó vào năm 1966.
Xung đột và giết chóc đã quay trở lại vùng đất của người Slav. Sự hòa giải này ở một vùng đất bị chiến tranh tàn phá là giữa người Ba Lan và người Ukraine, không phải giữa người Ukraine và người Nga. Nhưng hạt giống của sự hòa giải có thể đơm hoa kết trái theo những cách không ngờ tới. Trong tương lai thông điệp “chúng tôi tha thứ và xin thứ tha” có thể vang lên một lần nữa.
Source:National Catholic Register
Không có giới trẻ nào tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới từ Myanmar, vì thiếu kinh phí và vì bất ổn chính trị.
Thanh Quảng sdb
18:40 25/07/2023
Không có giới trẻ nào tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới (WYD) từ Myanmar, vì thiếu kinh phí và vì bất ổn chính trị.
(UCA News)
Giám đốc ủy ban giới trẻ, Cha Joseph Saw Eh Khaw Htoo, cho biết các giám mục đã khuyến khích Ủy ban Thanh niên Công Giáo Quốc gia gửi một phái đoàn đi tham dự Đại hội giới trẻ Thế giới vào tuần đầu của tháng 8 này tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha.
Nhưng thực tại không mấy thuận lợi… Chúng tôi phải đối diện với những thách đố, khó khăn về kinh phí cho các đại diện và sự bất ổn chính trị ở đất nước chúng tôi”.
Vị linh mục cho biết sau các cuộc họp với các giám đốc giáo phận và các nhà lãnh đạo giới trẻ, tất cả đã quyết định không gửi một phái đoàn nào đi Đại hội Giới trẻ Thế giới kỳ này.
Mười bạn trẻ từ Myanmar đã tham dự WYD trước đó ở Panama vào năm 2019.
Các Giáo hội từ khắp nơi trên thế giới đều có phái đoàn chính thức đến WYD được tổ chức ba năm một lần với sự tham dự của Đức Thánh Cha.
Một giáo phận đăng cai tổ chức sự kiện này với sự cộng tác của Vatican và Giáo hội quốc gia đó.
Hầu hết các Giáo hội quốc gia ở Châu Á, trang trải một phần chi phí đi lại và các chi phí khác cho các đại biểu chính thức, và cũng nhận sự đóng góp của những người tham gia tùy thuộc vào khả năng tài chính của họ.
Maximilian Menu, chủ tịch Ủy ban Thanh niên Công Giáo Quốc gia, cho biết họ đã đăng ký phái đoàn Myanmar cho sự kiện này nhưng không xúc tiến thủ tục cấp thị thực sau cuộc họp vào tháng Năm vừa qua.
Anh Menu cho biết quyết định đã được chuyển đến các giám mục trong cuộc họp vào tháng Sáu.
Anh nói: “Một số bạn trẻ mong muốn tham gia sự kiện này, nhưng tất cả các giám đốc và trưởng các nhóm thanh niên đều thống nhất về quyết định cuối cùng sau khi nhìn nhận những khó khăn trong tình hình hiện tại của đất nước!”
Quốc gia Đông Nam Á này đã đi xâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và chính trị sau khi quân đội đảo chính chính phủ vào ngày 1 tháng 2 năm 2021.
Sự trở lại của chính quyền quân sự sau thời kỳ cai trị dân sự ngắn ngủi đã khơi lại cuộc nổi dậy có vũ trang từ các nhóm sắc tộc kết nối thành các Lực lượng Phòng vệ Nhân dân do thanh niên lãnh đạo nổi dậy, đẩy đất nước vào cuộc nội chiến tại nhiều nơi.
Giáo hội đã phải đối diện với bạo lực. Năm trong số 16 giáo phận của đất nước - Loikaw, Pekhon, Hakha, Kalay và Mandalay - đã chứng kiến một loạt các cuộc giao tranh giữa quân đội và lực lượng kháng chiến, phá hủy các địa điểm tôn giáo và làng mạc, gây ra nhiều cái chết tang thương!
Nicholas Joseph Kaung, một nhà lãnh đạo giới trẻ từ Tổng giáo phận Yangon, cho biết anh rất buồn về việc không thể tham dự WYD.
“Tôi muốn tham gia sự kiện này vì đây là một cơ hội hiếm có. Thật đáng buồn,” Kaung, 26 tuổi, chia sẻ thế và anh hy vọng sẽ tham gia Đại hội Giới trẻ kỳ tới (WYD).
(UCA News)
Giám đốc ủy ban giới trẻ, Cha Joseph Saw Eh Khaw Htoo, cho biết các giám mục đã khuyến khích Ủy ban Thanh niên Công Giáo Quốc gia gửi một phái đoàn đi tham dự Đại hội giới trẻ Thế giới vào tuần đầu của tháng 8 này tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha.
Nhưng thực tại không mấy thuận lợi… Chúng tôi phải đối diện với những thách đố, khó khăn về kinh phí cho các đại diện và sự bất ổn chính trị ở đất nước chúng tôi”.
Vị linh mục cho biết sau các cuộc họp với các giám đốc giáo phận và các nhà lãnh đạo giới trẻ, tất cả đã quyết định không gửi một phái đoàn nào đi Đại hội Giới trẻ Thế giới kỳ này.
Mười bạn trẻ từ Myanmar đã tham dự WYD trước đó ở Panama vào năm 2019.
Các Giáo hội từ khắp nơi trên thế giới đều có phái đoàn chính thức đến WYD được tổ chức ba năm một lần với sự tham dự của Đức Thánh Cha.
Một giáo phận đăng cai tổ chức sự kiện này với sự cộng tác của Vatican và Giáo hội quốc gia đó.
Hầu hết các Giáo hội quốc gia ở Châu Á, trang trải một phần chi phí đi lại và các chi phí khác cho các đại biểu chính thức, và cũng nhận sự đóng góp của những người tham gia tùy thuộc vào khả năng tài chính của họ.
Maximilian Menu, chủ tịch Ủy ban Thanh niên Công Giáo Quốc gia, cho biết họ đã đăng ký phái đoàn Myanmar cho sự kiện này nhưng không xúc tiến thủ tục cấp thị thực sau cuộc họp vào tháng Năm vừa qua.
Anh Menu cho biết quyết định đã được chuyển đến các giám mục trong cuộc họp vào tháng Sáu.
Anh nói: “Một số bạn trẻ mong muốn tham gia sự kiện này, nhưng tất cả các giám đốc và trưởng các nhóm thanh niên đều thống nhất về quyết định cuối cùng sau khi nhìn nhận những khó khăn trong tình hình hiện tại của đất nước!”
Quốc gia Đông Nam Á này đã đi xâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và chính trị sau khi quân đội đảo chính chính phủ vào ngày 1 tháng 2 năm 2021.
Sự trở lại của chính quyền quân sự sau thời kỳ cai trị dân sự ngắn ngủi đã khơi lại cuộc nổi dậy có vũ trang từ các nhóm sắc tộc kết nối thành các Lực lượng Phòng vệ Nhân dân do thanh niên lãnh đạo nổi dậy, đẩy đất nước vào cuộc nội chiến tại nhiều nơi.
Giáo hội đã phải đối diện với bạo lực. Năm trong số 16 giáo phận của đất nước - Loikaw, Pekhon, Hakha, Kalay và Mandalay - đã chứng kiến một loạt các cuộc giao tranh giữa quân đội và lực lượng kháng chiến, phá hủy các địa điểm tôn giáo và làng mạc, gây ra nhiều cái chết tang thương!
Nicholas Joseph Kaung, một nhà lãnh đạo giới trẻ từ Tổng giáo phận Yangon, cho biết anh rất buồn về việc không thể tham dự WYD.
“Tôi muốn tham gia sự kiện này vì đây là một cơ hội hiếm có. Thật đáng buồn,” Kaung, 26 tuổi, chia sẻ thế và anh hy vọng sẽ tham gia Đại hội Giới trẻ kỳ tới (WYD).
Văn Hóa
MỘT TRĂM LẺ MỘT CÂU HỎI VỀ CHÚA GIÊSU
Vũ Văn An
18:24 25/07/2023
MỘT TRĂM LẺ MỘT CÂU HỎI VỀ CHÚA GIÊSU
Michael L. Cook, Dòng Tên
Nhà Xuất Bản Paulist Press, New York, 1993
Dẫn nhập
“Còn có nhiều điều khác Chúa Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra” (Ga 21:24). Người ta có thể nói thêm, cả những sách về các sách từng viết ra về lời nói và việc làm, sự chết và sự phục sinh, tóm lại trọn bộ mầu nhiệm kỳ diệu mà chúng ta vốn đơn giản gọi là “Chúa Giêsu”. Như thế, tại sao lại còn một cuốn sách nữa về Người? Với tôi, câu trả lời vừa có tính cách bản thân vừa có tính cách nghề nghiệp, mặc dù tôi không và không thể tách biệt hai điều này. Tôi vào Dòng Tên năm 1953 ở cỡ tuổi non trẻ mười bẩy, rất ít ý thức được con người mà tôi sắp sửa gặp gỡ. Tôi bị lôi cốn vào Dòng Tên nhờ những người tôi được biết lúc học tại Trường Chuẩn Bị tại Seattle, nhưng, cũng như với nhiều học sinh trung học hồi ấy, với tôi, Thiên Chúa đúng hơn chỉ là một quan tòa nghiêm khắc, sẵn sàng tưởng thưởng khi chúng tôi tốt và trừng phạt khi chúng tôi xấu. Chúa Giêsu thực sự chỉ là một tên khác của Thiên Chúa. Nhưng điều đó thay đổi khi lần đầu tiên tôi gặp được Chúa Giêsu như một người bạn ấm áp, nhân bản và bản thân trong khi tham dự trọn vẹn ba mươi ngày Linh Thao của Thánh Inhã. Tôi gặp được một người yêu thương tôi, một người yêu thương tôi trọn vẹn vì tôi và không hề đặt bất cứ điều kiện gì cho tình yêu thương của Người, nhưng là một người có tình yêu thương có tính biến đổi và giải thoát mạnh mẽ. Tôi tin không có điều gì có tính sinh tử và chủ chốt đối với cuộc sống tâm linh lành mạnh cho bằng trải nghiệm được yêu thương vì chính mình và khả năng tương ứng để điều đó xẩy ra, chấp nhận tính đáng yêu của chính mình như một hồng ân nhưng không. Đó là hồng ân của Chúa Giêsu dành cho tôi.
Nhưng tình yêu như thế đòi một đáp trả bao gồm việc nhận trách nhiệm suốt cả đời mình. Dĩ nhiên, việc này diễn ra ở nhiều bình diện. Với tôi, vai trò trung tâm và có tính quyết định vốn là vai trò của thần học gia chuyên nghiệp. Từ trải nghiệm Linh thao đầu tiên hết sức tươi mát và vẫn còn mầu nhiệm, tôi biết rằng tôi muốn biết Chúa Giêsu một cách thân mật hơn, yêu thương Người tha thiết hơn, và theo chân Người trung thành hơn. Ngay lúc đó, tôi đã biết rằng một nẻo đường hướng tới việc nên trọn lời cầu nguyện này là học Kitô học nghĩa là học về việc Chúa Giêsu là ai và qua các thế kỷ, chúng ta đã nói gì về Người. Tôi rất may mắn đã có thể làm thế trong suốt gần 40 năm ở trong Dòng Tên.
Thành thử, câu trả lời thứ nhất là tôi viết cuốn sách này cho riêng tôi theo nghĩa nó là biểu thức nói lên tình yêu và lòng biết ơn đối với một người vốn yêu thương tôi từ trước đến nay. Thế nhưng, như chúng ta vốn biết, tình yêu của Chúa Kitô luôn thúc đẩy ta đi ra ngoài, đi vào tình yêu người khác nhất là “những người bé nhỏ” (Mc 10:14): trẻ em, góa phụ, khách lạ, người nghèo và người bị áp bức, và tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa bằng đức công chính, lòng khiêm nhường, và sự dịu dàng (Mc 6:8). Do đó, cuốn sách này được viết cho những ai – sinh viên, bằng hữu và gia đình, đồng nghiệp, khán giả đủ cỡ đủ hình dáng – không những đã lắng nghe tôi mà còn đáp ứng một cách làm phong phú và thâm hậu hành trình mà tôi đã đảm nhận như người đồng hành của Chúa Giêsu. Tất cả chúng ta đều là “compañeros en Christo” (Đồng chí của Chúa Kitô) như Thánh Inhã đã ghi. Phần lớn những gì tôi đã viết trước đây đều có tính bác học dành cho giới học thuật, đồng nghiệp của tôi. Nhưng phần lớn những điều tôi trải nghiệm ở các lớp học, phòng thuyết trình và khung cảnh giáo xứ có tính mục vụ và bản thân hơn. Từ lâu tôi vốn xác tín rằng các nhà thần học, muốn hữu hiệu, phải can dự vào một loại công việc mục vụ nào đó ngõ hầu công trình chuyên nghiệp, học thuật của họ phản ảnh các thực tại của những người bị bất công chà đạp. Tôi đã tìm cách can dự trong nhiều năm và tôi hy vọng rằng cuốn sách này phản ảnh các câu hỏi chân thật của những người như thế.
Cuốn này là một phần của một loạt sách liên tục bắt đầu với cuốn Responses to 101 Questions on the Bible của Raymond E. Brown. Nó được viết trong tinh thần của cuốn sách đó như là “cuốn sách dân dã, không chủ yếu là sách bác học”. Tôi đã cố gắng phát biểu các câu hỏi như đã nhớ được từ các sinh viên, các cử tọa, và bằng hữu. Các câu trả lời phát xuất từ cách hiểu và cách tiếp cận của riêng tôi. Có hai điều cần được lưu ý. Hiển nhiên, nguồn chính của chúng tôi đối với bất cứ điều gì chúng tôi nói về Chúa Giêsu là Kinh Thánh. Do đó, cuốn sách này có nhiều câu hỏi về Kinh Thánh mà Brown đã bàn tới một cách sâu sắc và đáng ca ngợi. Ngoài ra, không tránh được việc có những gối đầu lên nhau với những câu hỏi Brown đã bàn tới. Tôi đã tìm cách phát biểu và trả lời chúng theo cách của tôi, nhưng nhiều câu hỏi y như nhau hoặc tương tự. Điều nữa, dù không quên vai trò thần học gia của tôi, xu hướng của tôi vẫn có tính KinhThánh mạnh mẽ và các câu trả lời của tôi phản ảnh điều ấy.
Điều thứ hai cần lưu ý là tôi tiếp cận với nhiệm vụ này bằng một số giả định bác học nào đó, những giả định nên nhắc đến ngay từ lúc đầu. Có hai hình ảnh về Chúa Giêsu, đôi khi dường như kình chống nhau. Một có tính truyền thống hơn, hình ảnh kia có tính hiện đại hơn. Mỗi hình ảnh tìm cách trả lời ba câu hỏi quan trọng nhất về Chúa Giêsu: Người là gì, Người dạy gì, và Người hy vọng đạt được gì? Hình ảnh truyền thống, một hình ảnh khá nổi bật trong ý thức phần lớn Kitô hữu, nhấn mạnh tới ‘khoảnh khắc” nhập thể. Chúa Giêsu là Ngôi lời vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng đã xuống làm nhục thể, chết vì tội lỗi chúng ta, và lên trời trở lại với vinh quang đời đời với Chúa Cha. Hình ảnh này chủ yếu dẫn khởi từ Tin Mừng Gioan. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16). Điều Chúa Giêsu mạc khải hay giảng dạy là căn tính của Người trong tương quan đời đời với Chúa Cha, và điều Người hy vọng đạt được là sự sống đời đời cho tất cả những ai tin Người. Người là “đường” chỉ cho chúng ta Chúa Cha và nhờ thế giúp chúng ta sống trong cùng mối tương quan đời đời của Chúa Cha và Chúa Con. Các kinh tin kính và các công đồng sau này của Giáo Hội, vốn chịu ảnh hưởng của Tin Mừng Gioan, cũng nhấn mạnh tới thiên tính của Chúa Giêsu đến nỗi nhân tính của Người dường như bị tan hòa vào đó. Các giáo phụ và công đồng chính thống luôn luôn nhấn mạnh tới nhân tính trọn vẹn trong nguyên tắc. Các ngài chủ trương rằng nếu Chúa Giêsu không mang trọn nhân tính, thì chúng ta không được cứu rỗi. Nhưng các ngài thường tỏ ra ít quan tâm tới kinh nghiệm chân thực, sống động của con người Giêsu thành Nadarét. Trong quan tâm muốn duy trì và bảo vệ thiên tính của Chúa Giêsu, các ngài đã nêu lên nhiều câu hỏi nghiêm túc về việc các ngài phải coi trọng ra sao các biểu hiện cụ thể của nhân tính Người.
Hình ảnh hiện đại, mặt khác, là kết quả của các phát triển liên tục trong khoa phê bình KinhThánh, nhất là phê bình lịch sử, trong gần hai thế kỷ qua. Một trong các kết quả chính là việc thừa nhận đặc tính hết sức khác biệt của Tin Mừng Gioan so với các Tin Mừng nhất lãm, nghĩa là Máccô, Mátthiêu và Luca. Thí dụ, nếu người ta hỏi một câu hỏi về Chúa Giêsu trong đời sống và thừa tác vụ lịch sử của Người – Người giảng dạy những gì, Người hy vọng đạt được những gì, Người biết gì về tương lai hay nghĩ gì về bản thân Người – thì các Tin Mừng nhất lãm cho ta tiếp cận với Chúa Giêsu đó tốt hơn Tin Mừng Gioan, hay truyền thống theo sau đó. Điều này tương ứng với quan tâm sâu sắc ngày nay vào con người nhân bản, lịch sử xuất phát từ Nadarét, người giống chúng ta mọi sự ngoại trừ tội lỗi (Dt 4:15). Nhiều người ngày nay muốn một Chúa Giêsu từng bước đi với chúng ta trên đường, biết và hiểu vì Người đã hoàn toàn bước vào những tầng sâu thẳm nhất của nhân sinh – nỗi vui nỗi buồn, hy vọng sợ hãi, đấu tranh, thử thách, và cám dỗ cũng như các cố gắng can đảm, các chiến thắng, các hân hoan thiêng liêng vốn đánh dấu mỗi người chúng ta như những con người nhân bản. Hình ảnh này không bác bỏ hình ảnh truyền thống nhưng có điều chỉnh nó. Chúa Giêsu không phải là một vị Thiên Chúa chỉ dường như là con người. Đúng hơn, Người là cách làm người của Thiên Chúa, “bộ mặt nhân bản của Thiên Chúa”, Đấng trở nên “vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá” (Pl 2:8). Vâng lời là chuyện của ý chí nhân bản, của cuộc đấu tranh nhân bản để trung thành trước đau khổ trấn áp. Hình ảnh hiện đại không bác bỏ thiên tính của Chúa Giêsu nhưng một cách hết sức nghiêm chỉnh nó theo nẻo đường mà Người phải theo để bước vào vinh quang của Chúa Cha.
Một chiều kích khác của phương thức hiện đại cần được nhấn mạnh là các trước tác Tân Ước như chúng ta có hiện nay, là sản phẩm cuối cùng của một diễn trình giải thích và phát triển lịch sử lâu dài. Các câu chuyện về Chúa Giêsu thoạt đầu được truyền bằng miệng, rồi mới được viết xuống và được duyệt lại trong một thời kỳ lâu dài. Các kinh tin kính và công đồng cũng là một phần của cùng một diễn trình. Ngày nay, Chúa Giêsu đến với chúng ta sau khi được sàng lọc qua một diễn trình đa dạng và phức tạp của điều ta gọi là truyền thống Kitô giáo. Chúng ta không thể coi điều chúng ta nói về Người trong đức tin giống hệt như sự kiện lịch sử. Truyền thống về Người chứa phần lớn lịch sử nhưng nó cũng khẳng định nhiều điều, thí dụ như thiên tính, vượt quá các giới hạn của phương pháp lịch sử như khoa này được hiểu ngày nay. Năm 1964, Ủy ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh và Công đồng Vatican II năm 1965 đã khẳng định với giới học giả hiện thời về Kinh Thánh rằng ít nhất có ba giai đoạn trong truyền thống Tin Mừng về Chúa Giêsu. Trước nhất, có giai đoạn Chúa Giêsu người Galilê sinh ra khoảng năm 6-4 TCN và chết khoảng năm 30 CN. Điều chúng ta có thể nói về đời sống nhân bản, lịch sử của Người tùy thuộc vào tính giá trị của các phương pháp tái dựng lịch sử của chúng ta, giống như giai đoạn sau. Do đó, giai đoạn kế tiếp là giai đoạn rao giảng truyền khẩu bởi các Kitô hữu sớm nhất từ khoảng năm 30 tới năm 70 CN. Điều này xẩy ra khi các Kitô hữu ra khỏi đời sống làng mạc thôn dã, nông dân hơn của Chúa Giêsu, mà ngôn ngữ chính là tiếng Aram, để chuyển sang đời sống thành thị của những người Do Thái và Dân Ngoại nói tiếng Hy Lạp. Mặc dù giai đoạn này có tính truyền khẩu, Thánh Phaolô đã bắt đầu viết các thư của ngài vào khoảng năm 51 CN, và các bình diện viết Tin Mừng sớm hơn và nguyên sơ hơn có lẽ đã bắt đầu vào cùng thời kỳ này hay sớm hơn. Cuối cùng là giai đoạn thứ ba, giai đoạn thực sự viết các bản cuối cùng của các Tin Mừng qui điển như ta có hiện nay. Việc này bắt đầu với Thánh Máccô vào khoảng lúc Đền Thờ bị phá hủy năm 70 CN và lên tới cao điểm là bản sau cùng của Tin Mừng Gioan vào khoảng năm 90-100 CN. Rõ ràng, các tác giả Tin Mừng trong các bản sau cùng của họ đã sáp nhập nhiều yếu tố từ các giai đoạn trước của truyền thống. “... lựa chọn một vài điều từ nhiều điều đã được truyền lại hoặc bằng miệng hoặc bằng chữ viết, giản lược một số thành một tổng hợp, giải thích... một số điều theo hoàn cảnh của giáo hội họ, và duy trì các hình thức công bố nhưng luôn một cách chúng thuật lại cho chúng ta sự thật trung thực về Chúa Giêsu...” (Vatican II, Dei Verbum số 19). “Sự thật trung thực về Chúa Giêsu” bao gồm lịch sử nhưng vươn xa hơn thế nhiều. Các tác giả Kinh thánh là những nhà thần học giải thích truyền thống về Chúa Giêsu dưới góc độ hoàn cảnh hiện thời của họ ngõ hầu công bố ý nghĩa của Người một cách hữu hiệu hơn cả trong các cộng đồng của họ lẫn trong những xứ truyền giáo. Chúng ta phải làm cùng một điều nếu Chúa Giêsu tiếp tục sống động, tích cực và hiện diện giữa chúng ta. Với tôi, chúng ta truyền lại không phải những chữ đã chết trong quá khứ mà là Thần trí sống động.
Kitô học, một chuyên khoa của tôi, chỉ là một cố gắng liên tục giữ cho mình trung thành với các truyền thống quá khứ về Chúa Giêsu chính bằng cách công bố Người như mới trong hoàn cảnh đương thời. Mục đích là tiếp tục kể câu chuyện của Chúa Giêsu, một câu chuyện không bao giờ kết thúc. Chúng ta phải liên tục suy niệm và giải thích câu chuyện của Người để nó biến đổi chúng ta và giải thoát chúng ta, để câu chuyện của Người trở thành câu chuyện của chúng ta, khi chúng ta theo chân Người làm môn đệ. Khi cố gắng trung thực với toàn bộ truyền thống từ thời Chúa Giêsu cho tới ngày nay, cách tiếp cận Kitô học của tôi bao gồm bốn chiều kích khác biệt nhưng bất khả tách phân và bất khả miễn chước: Chúa Giêsu lịch sử, sự chết của Người trên thập giá, sự phục sinh, và nhập thể. Ngày nay có một số người bác bỏ nhập thể, coi nó như không có liên quan, không cần thiết cho đức tin Kitô giáo. Theo quan điểm của tôi, nó có tính yếu tính hơn cả mọi khẳng định đức tin Kitô giáo vì nó có tính căn để hơn cả. Nhập thể khẳng định việc Thiên Chúa đích thân can dự vào lịch sử con người và trải nghiệm nhân bản của chúng ta. Không điều gì làm chính cốt lõi nhân tính chúng ta xúc động sâu xa hơn. Thiên Chúa đã trở thành một người trong chúng ta. Thiên Chúa cảm nghiệm từ bên trong điều chúng ta cảm nghiệm, đau khổ điều chúng ta đau khổ, mãi trung thành nơi chúng ta cần trung thành. Có điều gì có thể căn để hơn điều đó không? Nhưng dưới góc độ các cách tiếp cận đương thời, việc khẳng định nhập thể chỉ có thể khả hữu khi chấp nhận toàn bộ trải nghiệm của Chúa Giêsu: đời sống và thừa tác vụ nhân bản và lịch sử của Người, “biến cố” trung tâm và quyết định là sự chết và sự phục sinh của Người, và đời sống và thừa tác vụ liên tục của Giáo Hội, bắt đầu với các Thánh Phêrô, Phaolô và Gioan và tiếp diễn tới Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và xa hơn nữa. Tôi có thể đồng ý với các nhà thần học và các học giả Kinh Thánh ngày nay khi họ muốn “tái bối cảnh hóa” truyền thống Gioan-giáo phụ-công đồng (hình ảnh truyền thống) bên trong quan điểm lịch sử và lũy tiến hay phát triển về Chúa Giêsu (hình ảnh hiện đại). Khẳng định rằng Chúa Giêsu là chính việc nhập thể của Thiên Chúa chỉ không thể khả hữu nếu không có sự phân tích phê phán của diễn trình giải thích đem chúng ta tới một khẳng định như vậy. Khẳng định của Công đồng Canxêđoan (451) rằng Chúa Giêsu là con người trọn vẹn và là Thiên Chúa trọn vẹn trong sự hợp nhất của một ngôi vị không diễn ra trong chân không. Các công đồng cũng là sản phẩm sau cùng của một diễn trình giải thích lịch sử lâu dài. Cuốn sách này sẽ cố gắng trả lời một số câu hỏi phát xuất từ nhu cầu liên tục phải giải thích và hiểu truyền thống của chúng ta.
Cuối cùng, liên quan tới các câu hỏi người ta nêu ra, một câu hỏi bề ngoài xem ra đơn giản và thẳng thừng, nhưng có thể nêu lên nhiều vấn đề phức tạp. Một câu hỏi như thế được người ta hay nêu lên là: Chúa Giêsu có biết Người là Thiên Chúa không? Với câu hỏi này hay bất cứ câu hỏi nào, điều quan trọng là lưu ý loại câu hỏi nào đã được nêu lên. Nó có phải là câu hỏi lịch sử về điều Chúa Giêsu thực sự đã nói và làm trong đời Người lúc còn ở thế gian không? Hay nó là một câu hỏi tâm lý về tình trạng tâm trí bên trong của Người nghĩa là điều Người suy nghĩ về hay có ý làm, hay các động lực nằm bên dưới các hành động của Người? Hay nó là câu hỏi thần học về những cách khác nhau người ta đã dùng để hiểu và giải thích mối tương quan của Người với Thiên Chúa trong các thế kỷ qua? Những cách giải thích này rất có thể tìm thấy trong Kinh Thánh hay trong các kinh tin kính và tín lý của Giáo Hội hay trong các công trình của các nhà thần học và học giả Kinh Thánh từ trước cho tới tận ngày nay. Hay nó là câu hỏi bản thân về việc tất cả những điều này thích hợp ra sao đối với đời sống thiêng liêng của người ta, hay nó là câu hỏi Giáo Hội về các xu hướng và thực hành trong Giáo Hội, hay nó là câu hỏi xã hội về các vấn đề chúng ta đang đối phó trong thế giới ngày nay. Tất cả các câu hỏi này đều tốt và có giá trị, nhưng loại câu trả lời đưa ra tùy thuộc loại câu hỏi đang nêu ra và nguồn tài liệu có sẵn cho một câu trả lời thỏa đáng.
Tất cả các câu hỏi trên đều được bàn tới trong các trang kế tiếp, nhưng dàn ý của cuốn sách này được xây dựng quanh việc phân biệt giữa các câu hỏi lịch sử và thần học. Sau một số câu hỏi khởi đầu về các nguồn gốc và việc giải thích chúng, chúng ta sẽ xem xét các câu hỏi chỉ có các câu trả lời lịch sử (đời sống và thừa tác vụ của Chúa Giêsu). Sau đó, chúng ta sẽ hỏi các câu hỏi ra khỏi các quan tâm lịch sử để bước vào các quan tâm thần học, cả giải thích của Giáo Hội sơ khai về Chúa Giêsu đặt cơ sở trên thập già và phục sinh lẫn giải thích tiếp diễn của Giáo Hội về sau về Chúa Giêsu dưới hình thức các kinh tin kính và công đồng (các tín lý). Cuối cùng, chúng ta sẽ xét xem các câu hỏi quanh ý nghĩa của Chúa Giêsu đối với ngày nay.
Khi đặt các câu hỏi trực tiếp với Chúa Giêsu hay đặt câu hỏi về Người, chúng ta nên giữ cho hiện diện trong trí khôn ta và sống động trong trái tim ta câu hỏi trung tâm và nền tảng nhất, câu hỏi mà chính Người hỏi chúng ta như các môn đệ của Người: “Nhưng các con nói Thầy là ai?” (Mc 8:29).
Dàn ý của cuốn sách
I.Các nguồn và việc giải thích chúng (Các câu hỏi 1-10)
II.Đời sống Chúa Giêsu: Các câu hỏi lịch sử (11-55)
A. Sinh ra, thơ ấu, tuổi trẻ em và niên thiếu (các câu hỏi 11-26)
B. Thừa tác vụ công khai: Lời nói, việc làm, số phận (các câu hỏi 27-55)
III.Cái chết của Chúa Giêsu: từ lịch sử qua thần học (các câu hỏi 56-66)
IV.Sự phục sinh của Chúa Giêsu: Biến cố thần học có tính quyết định (các câu hỏi 67-74)
V.Người công bố như Người được công bố: khai triển truyền thống trong Giáo Hội (các câu hỏi 75-84)
VI.Ngày nay, Chúa Giêsu Kitô là ai? (các câu hỏi 85-101).
Church Documents
Cẩm Hạnh - News26 July 2023
VietCatholic Media
19:12 25/07/2023
1. Thầy Alois Löser chọn người kế nhiệm lãnh đạo tu viện Taizé
Ngày 23 tháng Bảy vừa qua, thầy Alois Löser, một tín hữu Công Giáo người Đức, Bề trên tu viện đại kết Taizé bên Pháp, thông báo là đã chọn người kế nhiệm là thầy Matthew Thorpe, 58 tuổi, thuộc Anh giáo. Thầy Thorpe sẽ nhận nhiệm vụ Bề trên, từ Chúa nhật thứ I Mùa vọng năm nay.
Nguồn gốc tu viện Taizé bắt đầu với thầy Roger Schutz người Thụy Sĩ thuộc Giáo hội Tin lành trưởng lão, đến sống tại làng Taizé, miền Bourgogne bên Pháp, từ năm 1940 và năm 1949 thầy chính thức lập cộng đoàn đại kết với một số tu huynh thuộc nhiều hệ phái Kitô khác nhau và hiện nay có khoảng 100 tu sĩ thuộc 25 nước. Cũng có những nhóm nhỏ các tu huynh Taizé sinh sống và hoạt động tại những khu xóm nghèo ở Á, Phi, Nam và Bắc Mỹ.
Quy luật của Taizé không quy định nhiệm kỳ của Tu viện trưởng, nhưng năm 1998, thầy Roger tuyên bố chọn thầy Alois Löser, người Công Giáo Đức, thuộc bang Bavaria làm người kế nhiệm. Thầy Alois bắt đầu nhiệm vụ này sau khi thầy Roger bị một phụ nữ bệnh tâm thần dùng dao đâm chết trong buổi cầu nguyện tối ngày 15 tháng Tám năm 2005.
Chúa nhật 23 tháng Bảy vừa qua, thầy Alois, năm nay 69 tuổi (1954), tuyên bố với cộng đoàn rằng “18 năm sau khi kế nhiệm thầy Roger, với thế giới và Giáo hội đã thay đổi rất nhiều trong hai thập niên qua, tôi cảm thấy rằng đã đến lúc một anh em đã gia nhập cộng đoàn chúng ta sau tôi, đảm nhận trách nhiệm của tôi. Trong sự cảm thông gia đình của chúng ta về đời sống cộng đoàn, sứ vụ của tu viện trưởng không có giới hạn tuổi tác hoặc thời hạn ấn định trước. Nhưng tôi tự nhủ: tôi có nhiệm vụ chuyển giao trách vụ này trong khi tôi có thể có giờ để chuẩn bị cho sự chuyển tiếp này mà không bị một ràng buộc nào. Trong hai năm gần đây, tôi đã tham khảo ý kiến các anh em tôi, chúng tôi đã cầu nguyện và suy nghĩ. Và tôi đã chọn thầy Matthew làm tân bề trên của Taizé. Tôi hoàn toàn tin tưởng thầy sẽ mang lại sự tiếp tục và đề ra những bước tiến đúng để thúc đẩy cộng đoàn chúng ta là “một dụ ngôn nhỏ bé về tình hiệp thông”, theo ý hướng của vị sáng lập.
Thầy Matthew Thorne sinh ngày 10 tháng Năm năm 1965, tại Pudsey Anh quốc, gia nhập Cộng đồng Taizé ngày 10 tháng Mười Một năm 1986, lúc 21 tuổi.
2. Nga tuyên bố đài truyền hình độc lập là “tổ chức không mong muốn”
Văn phòng Tổng công tố Nga đã tuyên bố kênh truyền hình Rain là một “tổ chức không mong muốn”, có nghĩa là các hình phạt, bao gồm cả thời gian ngồi tù, đối với bất kỳ ai ở Nga quyên góp hoặc hợp tác với kênh này.
TV Rain có trụ sở tại Latvia chuyên đưa tin về các sự kiện ở Nga. TVR Studios BV của Hà Lan cũng đã được chỉ định là “không mong muốn trên lãnh thổ của Liên bang Nga”, tuyên bố chính thức trên Telegram cho biết.
Để biện minh cho việc chỉ định, văn phòng đã đưa ra những tuyên bố sau về TV Rain:
Phổ biến tài liệu từ các tổ chức được dán nhãn là “cực đoan”, chẳng hạn như Trụ sở chính và Quỹ chống tham nhũng của Alexey Navalny, các nhóm khủng bố và “đặc vụ nước ngoài”, chẳng hạn như các tổ chức tin tức độc lập Meduza và Radio Liberty.
Thường xuyên xuất bản các tài liệu từ các tổ chức “không mong muốn” khác.
Đã đăng nhiều tài liệu video trước đây đã bị hạn chế do vi phạm luật pháp Nga.
Tuyên bố chính thức trích dẫn rằng các tổ chức này làm mất uy tín của các cơ quan chính phủ Nga, truyền bá thông tin sai lệch về “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine và cung cấp hỗ trợ cho các đặc vụ nước ngoài đã ghi danh.
Đáp lại sự chỉ định, TV Rain đã đưa ra một tuyên bố trên Telegram, nói rằng họ dự định thực hiện các bước thích hợp, bao gồm cả hành động pháp lý. Kênh thông báo rằng họ đã tạm dừng việc quyên góp từ Nga, hủy các ghi danh hiện có của người xem Nga và kêu gọi những người ở lại trong nước không chia sẻ liên kết đến tài liệu của họ do lo ngại về an toàn.
3. Ngoại trưởng Anh tin rằng Nga có thể tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải
Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết Vương quốc Anh tin rằng Nga có thể tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải, sau quyết định của Điện Cẩm Linh rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải.
“Vương quốc Anh tin rằng Nga có thể leo thang chiến dịch phá hủy hoạt động xuất khẩu lương thực của Ukraine bằng cách tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải. Chúng tôi sẽ nêu bật hành vi vô lương tâm này tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nga nên ngừng bắt giữ nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu làm con tin và quay trở lại thỏa thuận”, ông nói.
Tuần trước, phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết Nga có thể tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải và đổ lỗi cho Ukraine.
Phát ngôn nhân của Hội Đồng An Ninh Âu Châu Adam Hodge cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư rằng Nga cũng đã đặt thêm thủy lôi ở khu vực tiếp cận các cảng của Ukraine. Đầu ngày hôm đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết bất kỳ con tàu nào đi tới cảng Ukraine sẽ được coi là tàu chở hàng quân sự tiềm năng.
Nhiều tàu chở hàng rời đi qua Kênh Sulina, một kênh sông giữa sông Danube và Hắc Hải, ở Tulcea, Rumani, vào hôm Chúa Nhật.
Lặp lại cảnh báo từ Hội Đồng An Ninh Âu Châu, giám đốc CIA hôm thứ Năm cho biết rằng Nga có thể đang chuẩn bị một chiến dịch cờ giả tấn công một con tàu ở Hắc Hải và đổ thừa cho Ukraine.
Đáp lại, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov hôm thứ Ba cho biết nỗ lực đổ lỗi cho việc Nga chuẩn bị tấn công các tàu dân sự là “sự bịa đặt thuần túy” và “hoàn toàn mâu thuẫn với đường lối của chúng tôi”.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm ngăn chặn xuất khẩu ngũ cốc rời khỏi Ukraine sẽ hoàn toàn “không thể chấp nhận được”.
Sunak cho biết trong một tweet rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trước đó vào hôm thứ Ba “và nói rõ rằng bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm ngăn chặn ngũ cốc rời khỏi Ukraine là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng ta phải tiếp tục đứng về phía Ukraine.”
Ngày 23 tháng Bảy vừa qua, thầy Alois Löser, một tín hữu Công Giáo người Đức, Bề trên tu viện đại kết Taizé bên Pháp, thông báo là đã chọn người kế nhiệm là thầy Matthew Thorpe, 58 tuổi, thuộc Anh giáo. Thầy Thorpe sẽ nhận nhiệm vụ Bề trên, từ Chúa nhật thứ I Mùa vọng năm nay.
Nguồn gốc tu viện Taizé bắt đầu với thầy Roger Schutz người Thụy Sĩ thuộc Giáo hội Tin lành trưởng lão, đến sống tại làng Taizé, miền Bourgogne bên Pháp, từ năm 1940 và năm 1949 thầy chính thức lập cộng đoàn đại kết với một số tu huynh thuộc nhiều hệ phái Kitô khác nhau và hiện nay có khoảng 100 tu sĩ thuộc 25 nước. Cũng có những nhóm nhỏ các tu huynh Taizé sinh sống và hoạt động tại những khu xóm nghèo ở Á, Phi, Nam và Bắc Mỹ.
Quy luật của Taizé không quy định nhiệm kỳ của Tu viện trưởng, nhưng năm 1998, thầy Roger tuyên bố chọn thầy Alois Löser, người Công Giáo Đức, thuộc bang Bavaria làm người kế nhiệm. Thầy Alois bắt đầu nhiệm vụ này sau khi thầy Roger bị một phụ nữ bệnh tâm thần dùng dao đâm chết trong buổi cầu nguyện tối ngày 15 tháng Tám năm 2005.
Chúa nhật 23 tháng Bảy vừa qua, thầy Alois, năm nay 69 tuổi (1954), tuyên bố với cộng đoàn rằng “18 năm sau khi kế nhiệm thầy Roger, với thế giới và Giáo hội đã thay đổi rất nhiều trong hai thập niên qua, tôi cảm thấy rằng đã đến lúc một anh em đã gia nhập cộng đoàn chúng ta sau tôi, đảm nhận trách nhiệm của tôi. Trong sự cảm thông gia đình của chúng ta về đời sống cộng đoàn, sứ vụ của tu viện trưởng không có giới hạn tuổi tác hoặc thời hạn ấn định trước. Nhưng tôi tự nhủ: tôi có nhiệm vụ chuyển giao trách vụ này trong khi tôi có thể có giờ để chuẩn bị cho sự chuyển tiếp này mà không bị một ràng buộc nào. Trong hai năm gần đây, tôi đã tham khảo ý kiến các anh em tôi, chúng tôi đã cầu nguyện và suy nghĩ. Và tôi đã chọn thầy Matthew làm tân bề trên của Taizé. Tôi hoàn toàn tin tưởng thầy sẽ mang lại sự tiếp tục và đề ra những bước tiến đúng để thúc đẩy cộng đoàn chúng ta là “một dụ ngôn nhỏ bé về tình hiệp thông”, theo ý hướng của vị sáng lập.
Thầy Matthew Thorne sinh ngày 10 tháng Năm năm 1965, tại Pudsey Anh quốc, gia nhập Cộng đồng Taizé ngày 10 tháng Mười Một năm 1986, lúc 21 tuổi.
2. Nga tuyên bố đài truyền hình độc lập là “tổ chức không mong muốn”
Văn phòng Tổng công tố Nga đã tuyên bố kênh truyền hình Rain là một “tổ chức không mong muốn”, có nghĩa là các hình phạt, bao gồm cả thời gian ngồi tù, đối với bất kỳ ai ở Nga quyên góp hoặc hợp tác với kênh này.
TV Rain có trụ sở tại Latvia chuyên đưa tin về các sự kiện ở Nga. TVR Studios BV của Hà Lan cũng đã được chỉ định là “không mong muốn trên lãnh thổ của Liên bang Nga”, tuyên bố chính thức trên Telegram cho biết.
Để biện minh cho việc chỉ định, văn phòng đã đưa ra những tuyên bố sau về TV Rain:
Phổ biến tài liệu từ các tổ chức được dán nhãn là “cực đoan”, chẳng hạn như Trụ sở chính và Quỹ chống tham nhũng của Alexey Navalny, các nhóm khủng bố và “đặc vụ nước ngoài”, chẳng hạn như các tổ chức tin tức độc lập Meduza và Radio Liberty.
Thường xuyên xuất bản các tài liệu từ các tổ chức “không mong muốn” khác.
Đã đăng nhiều tài liệu video trước đây đã bị hạn chế do vi phạm luật pháp Nga.
Tuyên bố chính thức trích dẫn rằng các tổ chức này làm mất uy tín của các cơ quan chính phủ Nga, truyền bá thông tin sai lệch về “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine và cung cấp hỗ trợ cho các đặc vụ nước ngoài đã ghi danh.
Đáp lại sự chỉ định, TV Rain đã đưa ra một tuyên bố trên Telegram, nói rằng họ dự định thực hiện các bước thích hợp, bao gồm cả hành động pháp lý. Kênh thông báo rằng họ đã tạm dừng việc quyên góp từ Nga, hủy các ghi danh hiện có của người xem Nga và kêu gọi những người ở lại trong nước không chia sẻ liên kết đến tài liệu của họ do lo ngại về an toàn.
3. Ngoại trưởng Anh tin rằng Nga có thể tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải
Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết Vương quốc Anh tin rằng Nga có thể tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải, sau quyết định của Điện Cẩm Linh rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải.
“Vương quốc Anh tin rằng Nga có thể leo thang chiến dịch phá hủy hoạt động xuất khẩu lương thực của Ukraine bằng cách tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải. Chúng tôi sẽ nêu bật hành vi vô lương tâm này tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nga nên ngừng bắt giữ nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu làm con tin và quay trở lại thỏa thuận”, ông nói.
Tuần trước, phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết Nga có thể tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải và đổ lỗi cho Ukraine.
Phát ngôn nhân của Hội Đồng An Ninh Âu Châu Adam Hodge cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư rằng Nga cũng đã đặt thêm thủy lôi ở khu vực tiếp cận các cảng của Ukraine. Đầu ngày hôm đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết bất kỳ con tàu nào đi tới cảng Ukraine sẽ được coi là tàu chở hàng quân sự tiềm năng.
Nhiều tàu chở hàng rời đi qua Kênh Sulina, một kênh sông giữa sông Danube và Hắc Hải, ở Tulcea, Rumani, vào hôm Chúa Nhật.
Lặp lại cảnh báo từ Hội Đồng An Ninh Âu Châu, giám đốc CIA hôm thứ Năm cho biết rằng Nga có thể đang chuẩn bị một chiến dịch cờ giả tấn công một con tàu ở Hắc Hải và đổ thừa cho Ukraine.
Đáp lại, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov hôm thứ Ba cho biết nỗ lực đổ lỗi cho việc Nga chuẩn bị tấn công các tàu dân sự là “sự bịa đặt thuần túy” và “hoàn toàn mâu thuẫn với đường lối của chúng tôi”.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm ngăn chặn xuất khẩu ngũ cốc rời khỏi Ukraine sẽ hoàn toàn “không thể chấp nhận được”.
Sunak cho biết trong một tweet rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trước đó vào hôm thứ Ba “và nói rõ rằng bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm ngăn chặn ngũ cốc rời khỏi Ukraine là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng ta phải tiếp tục đứng về phía Ukraine.”
VietCatholic TV
Putin tái mặt: Kyiv tấn công Moscow, đốt hai tầng tòa nhà BQP. Mỹ hứa F-16 đến Kyiv trước cuối năm
VietCatholic Media
03:25 25/07/2023
1. Hai tầng trên của tòa nhà chọc trời gần Bộ Quốc Phòng Nga bị cháy rụi
Hai ký giả Will Stewart và Chris Jewers của tờ Daily Mail có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “'Ukraine launches another drone attack on Moscow': Explosions rock the Russian capital as UAVs target the ministry of defence leaving a skyscraper burning - while giant explosions rock Crimea”, nghĩa là “'Ukraine tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khác vào Mạc Tư Khoa': Các vụ nổ làm rung chuyển thủ đô Nga khi các máy bay không người lái nhắm vào Bộ Quốc phòng khiến một tòa nhà chọc trời bốc cháy - trong khi các vụ nổ khổng lồ làm rung chuyển Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một tòa nhà chọc trời đã bị thiêu hủy ở Mạc Tư Khoa sáng thứ Hai sau khi máy bay không người lái bị bắn hạ ở thủ đô Nga trong vụ tấn công mới nhất bị nghi ngờ của Ukraine, trong khi những vụ nổ lớn làm rung chuyển Crimea bị tạm chiếm.
Các máy bay không người lái - được tường trình đã tấn công vào các cơ sở của Bộ Quốc phòng Nga – một số đã bị bắn hạ do gây nhiễu tác chiến điện tử, theo các nguồn tin của Nga.
Một chiếc đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho một tòa tháp trung tâm thương mại trên Likhacheva Prospekt gần một trong những đường vành đai chính của Mạc Tư Khoa. Các hình ảnh cho thấy hai tầng trên của tòa nhà được bị cháy rụi.
Theo chuyên gia người Nga Hristo Grozev, một máy bay không người lái dường như đã rơi gần một trường đại học quân sự, nơi đóng vai trò là trụ sở của 'cuộc tấn công mạng' của tình báo quân sự GRU.
Diễn biến này xảy ra khi một kho đạn bị tấn công trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào Dzhankoi ở Crimea vào đầu ngày thứ Hai. Lực lượng phòng không Nga bắn hạ hoặc gây nhiễu điện tử 11 máy bay không người lái trong khu vực, một quan chức do Nga cài đặt cho biết.
Trong khi đó, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong đêm của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng cảng ở khu vực Odesa của Ukraine đã phá hủy một kho chứa ngũ cốc.
Điều này diễn ra sau một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga đã làm hư hỏng nặng một nhà thờ Chính thống giáo lịch sử ở Odesa vào Chúa Nhật, khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thề sẽ trả đũa.
Tại Mạc Tư Khoa, các mảnh vỡ của một chiếc máy bay không người lái đã được tìm thấy gần Bộ Quốc phòng, một báo cáo hôm thứ Hai cho biết. Cửa sổ của các cửa hàng và tòa nhà chung cư cũng bị đập vỡ trên Komsomolsky Prospekt.
'Ở số 17, Komsomolsky Prospekt, mảnh vỡ của một chiếc máy bay không người lái đã được phát hiện. Theo thông tin sơ bộ, không có thương vong', một quan chức của Bộ Tình Trạng Khẩn Cấp nói với TASS.
“Vào sáng ngày 24 tháng 7, một nỗ lực của chế độ Kyiv nhằm tiến hành một cuộc tấn công khủng bố bằng cách sử dụng hai máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở trên lãnh thổ của thành phố Mạc Tư Khoa đã bị ngăn chặn”, Bộ này cho biết trên Telegram.
“Hai máy bay không người lái Ukraine đã bị áp chế bởi các phương tiện tác chiến điện tử và bị rơi”, bộ này cho biết thêm.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa, ông Serge Sobyanin cho biết: 'Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai tòa nhà phi dân cư đã được ghi nhận vào khoảng 4 giờ sáng hôm nay, không gây ra thiệt hại hay thương vong lớn. Tất cả các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường.'
Người ta nhìn thấy một chiếc máy bay không người lái bay vù vù ở Mạc Tư Khoa trong ánh ban mai, trong khi những hình ảnh từ hiện trường sau vụ đột quỵ cho thấy mặt đất dưới chân tòa nhà cao tầng phủ đầy mảnh vụn, và lực lượng an ninh đang rà soát đống đổ nát.
2. Mỹ cho biết F-16 sẽ đến Ukraine 'vào cuối năm nay'
Ký giả Lara Seligman của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “U.S. says F-16s will arrive in Ukraine ‘towards the end of the year’”, nghĩa là “Mỹ cho biết F-16 sẽ đến Ukraine 'vào cuối năm nay'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một phát ngôn viên hàng đầu cho biết chính quyền Biden dự kiến các chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất sẽ đến Ukraine vào gần cuối năm nay, báo hiệu rằng các quan chức Mỹ đang cảm thấy cấp bách mới phải giao chiến đấu cơ càng nhanh càng tốt.
John Kirby, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết trên Fox News: “Bây giờ hãy nhìn xem, những chiếc F-16 có thể sẽ đến đó vào cuối năm nay. Nhưng chúng tôi không đánh giá rằng chỉ riêng F-16 là đủ để lật ngược tình thế ở đây.”
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã lặp lại bình luận của Kirby, nói rằng Hoa Kỳ đang “nhanh chóng” đưa F-16 đến Ukraine.
“Chúng tôi sẽ thúc đẩy nhanh nhất có thể,” Sullivan nói trong bài phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Aspen, Colo.
Người Ukraine đã cầu xin các chiến đấu cơ hiện đại giúp đẩy lùi quân xâm lược Nga trong hơn một năm. Tổng thống Joe Biden hồi tháng 5 đã ủng hộ Mỹ hỗ trợ nỗ lực quốc tế nhằm đào tạo phi công Ukraine sử dụng máy bay F-16, nhưng Mỹ vẫn chưa chính thức phê duyệt chương trình đào tạo, vốn được yêu cầu theo các hạn chế xuất khẩu.
Trong khi đó, một liên minh gồm 11 quốc gia, dẫn đầu là Đan Mạch và Hà Lan, đã thực hiện những bước đầu tiên để biến chương trình đào tạo thành hiện thực. Tuần trước, các quan chức Âu Châu cho biết họ hy vọng sẽ bắt đầu khóa đào tạo ở Đan Mạch vào tháng 8 và một trung tâm đào tạo cũng sẽ được thành lập ở Rumani. Trong khi đó, Vương quốc Anh sẽ sớm bắt đầu dạy tiếng Anh cho các phi công Ukraine.
Nhà sản xuất F-16 Lockheed Martin có kế hoạch giám sát việc đào tạo phi công thông qua một nhà thầu phụ, Draken International, theo báo chí Ukraine.
Tuy nhiên, các quốc gia đã do dự trong việc cam kết gửi F-16 từ các phi đội của họ đến chiến trường sau khi khóa huấn luyện kết thúc. Theo một quan chức quốc phòng Na Uy, Na Uy có kế hoạch gửi hai máy bay huấn luyện để người Ukraine học hỏi, nhưng điều đó chưa được công bố rộng rãi.
Nhận xét của Kirby là “đầy khát vọng” vì chính quyền vẫn đang làm việc để hoàn thiện kế hoạch cung cấp máy bay phản lực và đào tạo phi công Ukraine, một quan chức Mỹ, người giống như quan chức Na Uy được giấu tên cho biết về việc chuyển giao công nghệ nhạy cảm.
Quan chức này cho biết thêm, Mỹ đang nỗ lực để cung cấp cho Ukraine những chiếc F-16 “càng nhanh càng tốt, nhưng sẽ mất một khoảng thời gian”. Cả Kirby và quan chức này đều không chỉ rõ quốc gia nào sẽ gửi F-16 của họ.
Thời gian mà Kirby đưa ra nhanh hơn các quan chức Ukraine dự đoán, báo hiệu một cảm giác cấp bách mới. Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 12 tháng 7 rằng ông dự kiến những chiếc F-16 đầu tiên sẽ bay trên bầu trời Ukraine vào cuối quý đầu tiên của năm 2024.
Bình luận của Kirby được đưa ra vài ngày sau khi Sullivan buộc phải trả lời các câu hỏi về việc liệu Mỹ có cam kết đào tạo phi công chiến đấu Ukraine hay không, sau khi POLITICO báo cáo rằng Âu Châu vẫn đang chờ sự chấp thuận chính thức từ Mỹ.
Sullivan nhấn mạnh rằng tổng thống đã hứa sẽ đáp ứng “bất kỳ mốc thời gian nào mà các đối tác Âu Châu của chúng ta cần.”
Ông nói với CNN: “Mỹ sẽ không cản trở việc bảo đảm rằng khóa huấn luyện F-16 này có thể được tiến hành.
Sullivan cho biết rào cản chính là các đối tác Âu Châu cần thêm vài tuần nữa để tạo cơ sở hạ tầng đào tạo cần thiết. Anh ta không cam kết một thời gian cụ thể cho việc đào tạo hoặc giao hàng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy đã thúc giục các đối tác phương Tây giao máy bay phản lực càng sớm càng tốt. Phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh quốc phòng NATO ở Vilnius, Lithuania, tuần trước, ông đổ lỗi cho các đồng nghiệp của mình về điều mà ông mô tả là sự chậm trễ trong việc gửi máy bay.
“Chúng tôi đã nhất trí, chúng tôi đã gây sức ép và chúng tôi có một liên minh gồm các quốc gia sẵn sàng bắt đầu đào tạo phi công Ukraine. Nhưng không có lịch trình cho các nhiệm vụ huấn luyện, và họ đang trì hoãn nó. Tôi không biết tại sao họ lại làm điều này,” anh nói.
3. Bộ Ngoại giao Nga lên án các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine và thề sẽ trả đũa
Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố kêu gọi các tổ chức quốc tế lên án các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine gần đây vào Mạc Tư Khoa và Crimea.
“Chúng tôi coi những gì đã xảy ra là một cách sử dụng các phương pháp khủng bố khác của giới lãnh đạo chính trị-quân sự của Ukraine, đe dọa dân thường. Các cuộc tấn công này không có ý nghĩa quân sự,” Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói.
“Chúng tôi cực lực lên án đây là một tội ác nữa của chế độ Kyiv. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức quốc tế đưa ra đánh giá đúng đắn về vấn đề này,” bà ta nói thêm.
Zakharova đổ lỗi cho phương Tây đã làm trầm trọng thêm tình hình, nói rằng các hành động của Kyiv bị ảnh hưởng bởi việc phương Tây tập trung vào việc leo thang căng thẳng hơn nữa.
“Phía Nga có quyền thực hiện các biện pháp trả đũa cứng rắn”, Zakharova cho biết thêm rằng Ủy ban Điều tra Nga đã mở các vụ án hình sự để đối phó với những sự việc này, bảo đảm rằng tất cả những người chịu trách nhiệm sẽ được xác định và đưa ra công lý.
Một số bối cảnh: Các cuộc tấn công được báo cáo xảy ra sau khi hỏa tiễn của Nga làm hư hại nặng một nhà thờ Chính thống lịch sử ở thành phố cảng Odesa, miền nam Ukraine, làm dấy lên sự phẫn nộ và khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thề sẽ trả đũa.
Giới chức Ukraine cho biết các cuộc không kích ở Odesa khiến ít nhất một người thiệt mạng và một số người khác bị thương. Bộ Văn hóa Ukraine cho biết các cuộc tấn công cũng phá hủy các tòa nhà lịch sử khác.
4. Khả năng gây nhiễu máy bay không người lái của Nga đang làm chậm bước tiến của Ukraine
Theo các quan chức quân sự, lực lượng phản công của Ukraine gặp khó khăn một phần do khả năng gây nhiễu máy bay không người lái của Nga.
Chuẩn Tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy lực lượng Ukraine ở phía nam, cho biết quân Nga đã chịu tổn thất nặng nề, nhưng rõ ràng là tiến độ đang chậm lại.
Theo phát ngôn nhân lực lượng không quân Ukraine Yuri Inhat, một lý do là Nga có lợi thế lớn trong tác chiến điện tử.
“Thật đáng tiếc, quân xâm lược Nga đã đi trước chúng tôi rất xa về mặt này. Bạn không cần phải bắn hạ máy bay không người lái bằng hỏa tiễn phòng không hoặc súng phòng không. Bạn có thể đơn giản buộc nó hạ cánh, đánh chặn nó bằng chiến tranh điện tử”, ông nói trên truyền hình Ukraine.
“Nga ngày nay có những hệ thống mạnh mẽ can thiệp vào công việc của các lực lượng quốc phòng của chúng ta. Nó có đủ các hệ thống này. Ukraine đã đạt được tiến bộ trong chiến tranh điện tử, nhưng chúng ta bắt đầu muộn, lẽ ra chúng ta nên phát triển lĩnh vực này sớm hơn”, Inhat nói
5. Lực lượng Ukraine báo cáo tiến độ của cuộc phản công
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 25 tháng Bẩy, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine đang đạt được tiến bộ khiêm tốn ở phía đông và phía nam, cũng như hạn chế các nỗ lực của Nga trong việc tiến tới khu vực Donetsk, nhưng nhìn chung dường như có rất ít thay đổi ở tiền tuyến.
Các quan chức quân sự Ukraine cho biết các bãi mìn và khả năng tác chiến điện tử của Nga đang cản trở tiến độ.
Ở phía nam: Các đơn vị Ukraine đang nỗ lực tiến về phía trước trong một khu vực được gọi là Vremivskyi Ledge.
Các lực lượng Nga đang đưa các đơn vị mới gồm “quân đội có trình độ cao”, những người đang sử dụng bóng tối bao phủ và các hành lang được thiết kế cẩn thận xuyên qua các bãi mìn để tấn công các vị trí của Ukraine.
Thứ trưởng Hanna Maliar thừa nhận rằng tiến độ diễn ra chậm, nói rằng “các đơn vị tấn công đã thành công một phần và tiến vào lãnh thổ của đối phương từ 350 mét đến 1,4 km.”
Gần Melitopol: Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết các hoạt động tấn công vẫn tiếp tục ở các hướng Melitopol và Berdiansk, và các đơn vị đang củng cố vị trí của họ.
Bộ tổng tham mưu cho biết Nga đã thực hiện 58 cuộc không kích trong ngày qua - cao hơn mức trung bình gần đây. Một số đến gần thị trấn Kupyansk ở Kharkiv, nơi được quân đội Ukraine giải phóng vào tháng 9 năm ngoái và là mục tiêu tấn công của Nga. Nhưng các quan chức Ukraine nói rằng người Nga đang bị cầm chân ở phía đông sông Oskil.
Tại khu vực Bakhmut, người Nga đã có những nỗ lực nhằm chiếm lại những vùng đất vừa bị mất, nhưng bộ tham mưu cho biết tất cả các cuộc tấn công đã bị đẩy lùi.
Serhii Cherevatyi, phát ngôn nhân của Nhóm phía Đông của quân đội Ukraine, nói rằng các lực lượng phòng vệ “đang dần giải phóng đất đai Ukraine. Hàng trăm mét mỗi ngày, hàng km mỗi tuần.”
Nhưng ông nói rằng sự kháng cự quyết liệt của quân Nga vẫn rất cao, với bảy trận đánh chỉ trong ngày qua, trong đó ông tuyên bố “94 quân xâm lược đã thiệt mạng và 152 người bị thương.”
6. Các cuộc đấu tranh quyền lực ở Cẩm Linh lộ ra trong vụ bắt giữ cựu chỉ huy FSB
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Igor Girkin's Arrest Points to Kremlin Power Struggles”, nghĩa là “Vụ bắt giữ Igor Girkin chỉ ra các cuộc đấu tranh quyền lực ở Cẩm Linh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Theo một đánh giá mới, vụ bắt giữ một blogger quân sự nổi tiếng của Nga, người từng lên tiếng chỉ trích cách Mạc Tư Khoa giải quyết cuộc chiến ở Ukraine cho thấy những cuộc tranh giành quyền lực đằng sau những cánh cửa đóng kín ở Điện Cẩm Linh.
Hôm thứ Sáu, vợ của cựu đặc nhiệm Cơ quan An ninh Nga, gọi tắt là FSB, Igor Girkin, cho biết rằng Girkin, người đã chỉ huy các lực lượng thân Nga ở miền đông Ukraine từ năm 2014, đã bị các sĩ quan FSB bắt giữ vì cáo buộc kích động chủ nghĩa cực đoan. Anh ta bị giam giữ vào khoảng 11:30 sáng giờ địa phương và bị đưa đến một địa điểm không xác định, Miroslava Reginskaya cho biết trong một tuyên bố trên kênh Telegram nổi tiếng của Girkin.
Girkin, còn được biết đến với bí danh Igor Strelkov, bị một số nước phương Tây coi là tội phạm chiến tranh và bị chính quyền Kyiv buộc tội bắn hạ chuyến bay MH17 ở miền đông Ukraine vào năm 2014. Cùng với ba người khác, anh ta bị kết tội sát hại 298 người trên chuyến bay.
Sau khi xuất hiện tại một tòa án ở Mạc Tư Khoa, anh ta bị tạm giam trước khi xét xử cho đến ngày 18 tháng 9 sau khi bị bắt ở thủ đô. Girkin đã bác bỏ mọi cáo buộc.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh qua email để bình luận vào Chúa Nhật.
Girkin, người có hơn 820.000 người theo dõi trên Telegram, đã công khai chỉ trích cách giải quyết cuộc chiến ở Ukraine của Điện Cẩm Linh và đã đăng các bài bình luận về chiến lược của Nga và những gì anh ta tuyên bố là những thất bại trong hoạt động này. Đầu tuần này, Girkin đã gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “kẻ hèn nhát vô dụng”, nói rằng Mạc Tư Khoa “sẽ không thể tồn tại thêm 6 năm nữa” dưới sự cai trị của Putin.
Tuy nhiên, vụ bắt giữ anh ta dường như cho thấy “sự thay đổi cán cân quyền lực giữa các phe phái trong Điện Cẩm Linh” cũng như “chủ nghĩa bè phái đáng chú ý” trong chính người chủ cũ của anh ta, là FSB của Nga, tổ chức tư vấn của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết hôm thứ Bảy.
ISW tuyên bố Girkin có khả năng nhận được sự hỗ trợ của một đặc vụ FSB không rõ danh tính và đã truy cập hộ chiếu giả từ FSB. Nhưng sự tham gia của một bộ phận FSB trong việc xây dựng vụ kiện chống lại Girkin có thể gợi ý sự chia rẽ trong chính FSB.
Các nhân vật cấp cao trong FSB có thể đã “quyết định ngừng bảo vệ Girkin khi anh ta ngày càng trở nên thù địch hơn với Điện Cẩm Linh,” ISW viết, hoặc đưa ra giả thuyết rằng vụ bắt giữ diễn ra khi FSB được cho là đã mất một số quyền lực trong giới lãnh đạo Nga.
Hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Anh cho biết vụ bắt giữ Girkin “có khả năng gây phẫn nộ” cho các blogger quân sự nổi tiếng khác và các thành viên đang phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga, những người coi Girkin là “nhà phân tích quân sự sắc sảo và người yêu nước”.
Các blogger quân sự của Nga, thường được gọi là cực hữu và theo chủ nghĩa dân tộc, đã trở thành điểm tham chiếu chính để đánh giá sự hỗ trợ quân sự của Nga cho cuộc chiến đang diễn ra của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.
ISW cho biết hôm thứ Bảy rằng Girkim “thiếu sự phẫn nộ rộng rãi” giữa các blogger quân sự Nga, và lập luận rằng việc giam giữ Girkin “không có khả năng kích động sâu sắc phần lớn cộng đồng dân tộc cực đoan Nga và quân nhân Nga, trái với một số báo cáo của phương Tây.”
Trong một bài đăng trên tài khoản Telegram của Girkin, một thông điệp ủng hộ cho biết ông “đã trải qua năm cuộc chiến tranh và cống hiến cả cuộc đời mình để phục vụ Tổ quốc.”
Girkin đã công khai chống lại lãnh đạo Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, người đã phát động các cuộc tấn công liên tục của riêng mình vào quân đội Nga và hàng lãnh đạo Bộ Quốc phòng trong cuộc chiến ở Ukraine.
Prigozhin dẫn đầu các thành viên của nhóm lính đánh thuê trong một cuộc hành quân bị hủy bỏ tới Mạc Tư Khoa vào tháng 6, kết thúc bằng việc Prigozhin đồng ý chuyển đến Belarus, cùng với nhiều chiến binh Wagner. Đoạn phim được đăng bởi các nguồn của Wagner vào tuần trước sau đó gợi ý rằng Prigozhin đang ở Belarus tại một trại Wagner sau nhiều tuần không chắc chắn về số phận của Prigozhin.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết, mặc dù không phải là đồng minh của Tập đoàn Wagner, nhưng Girkin “có khả năng chỉ sẵn sàng vượt qua giới hạn chỉ trích của công chúng” vì cuộc nổi dậy ngắn ngủi của những người lính đánh thuê.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết thêm: “Điều cấm kỵ đối với những lời chỉ trích lộ liễu đối với chế độ Putin đã yếu đi đáng kể.”
7. Các video cho thấy nhà thờ chính tòa Odesa bị phá hủy sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Videos Show Odesa Cathedral Destruction After Russian Missile Strikes”, nghĩa là “Các video cho thấy nhà thờ chính tòa Odesa bị phá hủy sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Các đoạn phim đã được công bố cho thấy hậu quả của một loạt các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn mới của Nga vào thành phố Odesa ở miền nam Ukraine, nơi Nga đã tấn công vào một nhà thờ Chính thống trong đêm và làm bị thương gần 20 người.
Vào sáng Chúa Nhật, lực lượng không quân Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã tấn công vào thành phố cảng Hắc Hải bằng 19 hỏa tiễn, trong đó có 4 hỏa tiễn Kalibr và 7 hỏa tiễn hành trình Iskander. Lực lượng phòng không đã đánh chặn 9 hỏa tiễn trong số này, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết như trên.
Thống đốc Odesa Oleh Kiper cho biết một người thiệt mạng và 19 người bị thương. Ông cho biết sáu tòa nhà dân cư đã bị phá hủy và hai di tích kiến trúc bị hư hại. Chính quyền quân sự của Odesa cho biết trên Telegram rằng các cuộc tấn công “thực tế đã phá hủy ngôi thánh đường lớn nhất ở miền nam Ukraine”.
Đoạn phim do các quan chức Ukraine công bố cho thấy đống đổ nát và mảnh vụn bên trong Nhà thờ Chúa Biến hình của Ukraine và các tòa nhà dân cư trong thành phố. Những bức ảnh từ Odesa, được chụp vào sáng sớm Chúa Nhật, cho thấy bên ngoài tòa nhà bị thiếu một phần mái và có thể nhìn thấy những vết nứt lớn ở mặt tiền của tòa nhà.
“Các hỏa tiễn nhằm vào các thành phố yên bình, nhằm vào các tòa nhà dân cư, một nhà thờ. Không thể bào chữa cho tội ác của Nga,” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một tuyên bố vào sáng Chúa Nhật.
Zelenskiy nói sẽ có “sự trả đũa” đối với các cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa vào Odesa.
Mạc Tư Khoa đã không bình luận công khai về các cuộc tấn công tại thời điểm công bố. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.
Nhà thờ phượng Biến hình của Ukraine, có liên kết với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, đã bị tấn công trong các cuộc không kích, bộ chỉ huy chiến dịch miền nam của Ukraine cũng cho biết hôm Chúa Nhật. Tòa nhà, còn được gọi là nhà thờ Spaso-Preobrazhensky, được thánh hiến vào năm 1808 và được xây dựng lại từ năm 1996 đến 2006 sau khi bị Stalin ra lệnh phá hủy vào những năm 1930.
Bộ Ngoại giao Ý cho biết trong một bài đăng rằng thiệt hại đối với Nhà thờ Chúa Biến hình là một “hành động đáng xấu hổ”. “Ý, quốc gia đã hỗ trợ Odesa trở thành một phần trong Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO, sẽ đi đầu trong việc tái thiết thành phố,” Bộ Ngoại Giao Ý cho biết thêm.
UNESCO đã bổ sung trung tâm lịch sử của Odesa vào danh sách Di sản Thế giới vào Tháng Giêng năm 2023. Động thái này “thể hiện quyết tâm tập thể của chúng tôi nhằm bảo đảm rằng thành phố này, nơi luôn vươn lên từ nỗi đau của thế giới, được bảo tồn khỏi sự hủy diệt thêm,” Tổng giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, cho biết vào thời điểm đó.
Odesa là mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga. Kiper cho biết trong khoảng thời gian từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 7, tổng cộng 21 người đã bị thương sau các đợt tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái ở khu vực Odesa.
Hôm thứ Ba, Mạc Tư Khoa cho biết quân đội của họ đã sử dụng vũ khí phóng từ biển có độ chính xác cao để thực hiện một “cuộc tấn công trả đũa” vào Odesa sau một cuộc tấn công nghi ngờ bằng máy bay không người lái của Ukraine vào cầu Kerch. Cây cầu nối đất liền Nga với bán đảo Crimea bị sáp nhập mà Nga đã kiểm soát từ năm 2014.
Đánh Odesa sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào cầu Kerch là một “hành động trả thù” cũng như nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng ở thành phố bên Hắc Hải, phó thủ tướng Ukraine Olha Stefanishyna trước đó nói với Newsweek.
Các lực lượng Nga ở Ukraine đang tập trung nỗ lực ở một số khu vực thuộc khu vực Donetsk phía đông Ukraine và ở khu vực đông bắc Kharkiv, bao gồm cả thành phố Lyman, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết hôm Chúa Nhật.
Bộ Tổng tham mưu cho biết trong một bản cập nhật hoạt động, khoảng 40 vụ đụng độ đã được ghi nhận trong ngày qua.
8. Ukraine lần đầu tiên có nhiều xe tăng hơn Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Has More Tanks Than Russia For First Time Ever”, nghĩa là “Ukraine lần đầu tiên có nhiều xe tăng hơn Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Số liệu mới cho thấy lượng xe tăng đang lũ lượt tiến vào Ukraine lần đầu tiên vượt qua nguồn cung của Nga.
Theo dữ liệu được công bố bởi Viện Kinh tế Thế giới Kiel, cơ quan theo dõi sự hỗ trợ được gửi đến Ukraine, Ukraine đã nhận được thêm 471 xe tăng kể từ khi chiến tranh toàn diện bùng nổ, và 286 chiếc nữa sẽ đến đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Theo báo cáo The Military Balance for 2023 hay Cân bằng quân sự cho năm 2023, do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cố vấn tổng hợp hàng năm, Ukraine có 953 xe tăng chiến đấu chủ lực vào đầu năm. Theo thống kê của hãng nguồn mở Oryx của Hà Lan, quân đội của Kyiv đã mất 558 xe tăng—một con số nhỏ hơn so với số xe tăng mà cộng đồng quốc tế cam kết gởi cho Ukraine. Bên cạnh đó, Ukraine cũng đã chiếm được của Nga 545 xe tăng, theo Oryx.
Trước chiến tranh, Nga có số lượng xe tăng dự trữ gấp đôi Ukraine. Cán cân quân sự đưa ra con số xe tăng hoạt động của Nga ở mức 1.800 vào đầu năm 2023, nhưng con số tổn thất xe tăng Nga hiện tại của Oryx là 2.082 kể từ tháng 2 năm 2022.
Con số chính xác về tổn thất thiết bị rất khó kiểm chứng từ cả hai phía. Tuy nhiên, Nga được biết là đã mất nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực và phải tung nhiều phương tiện quân sự cũ từ kho ra chiến trường, nhiều chiếc được tin là đã được sản xuất trước khi Putin chào đời.
Vào giữa tháng 6, Kyiv cho biết Nga đã mất 4.000 xe tăng trong cuộc chiến ở Ukraine, mà các chuyên gia nói với Newsweek là một con số khá chính xác, cũng có tính đến các xe tăng đã nghỉ hưu trước đó và có thể cả các phương tiện quân sự khác. Đây cũng là con số cao hơn nhiều so với con số do Oryx cung cấp, vì Oryx chỉ tính các tổn thất được xác nhận trực quan và được coi là ước tính thấp hơn.
Các chuyên gia đã chỉ ra lỗi lập kế hoạch tác chiến, và thiếu chuyên môn trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, huấn luyện kém và ít nỗ lực sửa chữa xe tăng bị hư hại là những lời giải thích đằng sau tổn thất cao của xe tăng Nga ở Ukraine.
Điều này được đưa ra sau những bình luận của người đứng đầu lực lượng vũ trang Vương quốc Anh, Đô Đốc Tony Radakin, người đã nói với các nhà lập pháp hôm thứ Ba rằng Mạc Tư Khoa đã “mất gần một nửa hiệu quả chiến đấu của quân đội”.
Radakin nói thêm: “Nga đã mất 2.500 xe tăng và nhiều nhất có thể sản xuất 200 xe tăng mỗi năm”.
Trong một tuyên bố gay gắt, Nga gọi đánh giá của Radakin là “dối trá”, và gọi đó là “tuyên bố tuyên truyền”.
Đề cập đến viện trợ quân sự của Vương quốc Anh gửi tới Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Tất cả số sắt vụn này của Anh cung cấp cho chế độ Kyiv, sau khi được nấu chảy, sẽ vẫn là nguyên liệu thô tốt cho các khu vực mới của Nga trong quá trình khôi phục.”
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 2 cho biết Mạc Tư Khoa phải “tăng cường sản xuất các loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả xe tăng hiện đại”, để đáp lại sự tài trợ của phương Tây cho Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận qua email.
9. Chính quyền Biden áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 quan chức Mali vì đã tạo điều kiện cho Tập đoàn Wagner
Chính quyền Biden hôm thứ Hai đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ba quan chức Mali bị cáo buộc tạo điều kiện cho sự hiện diện của Tập đoàn Wagner tại quốc gia đó.
Hành động này diễn ra vài tuần sau khi nhà lãnh đạo Wagner, Yevegny Prigozhin lãnh đạo một cuộc nổi dậy bất thành chống lại chính phủ Nga. Tập đoàn Wagner đã cố thủ ở Mali và bị cáo buộc phạm tội ác ở đó.
“Kể từ khi Tập đoàn Wagner đến Mali vào tháng 12 năm 2021, số thương vong dân sự ở quốc gia đó đã tăng 278%,” Bộ Tài chính cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Hai. “Nhiều dân thường thiệt mạng là kết quả của các hoạt động do Lực lượng Vũ trang Mali tiến hành cùng với các thành viên của Tập đoàn Wagner.”
Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mali, Đại tá Sadio Camara, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân, Đại tá Alou Boi Diarra, và Phó Tham mưu trưởng Không quân Mali, Trung Tướng Adama Bagayoko vì vai trò của họ trong việc hỗ trợ nhóm lính đánh thuê Nga.
Theo thông cáo báo chí từ Bộ Tài chính, “Camara đã lên kế hoạch và tổ chức triển khai Nhóm Wagner ở Mali” và vào năm 2021, “Camara đã thực hiện một số chuyến đi tới Nga để củng cố thỏa thuận giữa Tập đoàn Wagner và chính phủ chuyển tiếp của Mali để triển khai Nhóm Wagner đến Mali.”
Bộ Tài chính cho biết, Diarra đã tháp tùng Camara trong một số chuyến đi tới Nga, và “với vai trò trước đây là Giám đốc Hậu cần Hàng không, Diarra đã đóng góp đáng kể vào hoạt động hậu cần của các thực thể Nga ở Mali.”
Cơ quan này cho biết: “Cùng nhau, Camara và Diarra đã xây dựng và thực hiện kế hoạch mà cuối cùng đã đưa Tập đoàn Wagner vào Mali.
“Bagayoko đóng vai trò là người ủng hộ Tập đoàn Wagner trước chính phủ chuyển tiếp Burkinabe, làm việc để bảo đảm việc triển khai của Tập đoàn Wagner tới Burkina Faso,” Bộ Tài chính cho biết. “Ngoài ra, Bagayoko cũng được cho là đang tìm cách tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn Wagner tiếp cận hoạt động khai thác vàng ở Mali.”
Làm dấu thánh giá rồi bóp cò, phóng hỏa tiễn đánh sập nhà thờ: Đạo đức giả làm lụi tàn niềm tin Kitô
VietCatholic Media
05:07 25/07/2023
Làm dấu thánh giá rồi bóp cò, phóng hỏa tiễn đánh sập nhà thờ
Tổng thống Belarus Aleksander Lukashenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Tu viện Chúa Cứu Thế Biến hình Valaam, nằm trên đảo Valaam, Hồ Ladoga, Cộng hòa Karelia, Liên bang Nga. Đó là những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Các tổng thống đã đi tham quan tu viện và bày tỏ lòng kính trọng đối với các thánh tích của Sergius và Herman, những người sáng lập Tu viện Valaam trong khuôn viên Nhà thờ Chúa Cứu thế Biến hình.
Các nguyên thủ quốc gia cũng đã đến ẩn thất Thánh Vladimir, nơi có Nhà thờ Thánh Vladimir.
Chuyến thăm trước đó của các nguyên thủ quốc gia tới đảo Valaam diễn ra vào tháng 7/2019.
Tu viện Valaam là một trong những tu viện được tôn kính nhất ở Nga. Tu viện thu hút hơn 100.000 khách hành hương và khách du lịch mỗi năm.
Ngày chính xác khi Tu viện Valaam được thành lập vẫn chưa được biết. Theo một số biên niên sử, tu viện này được Thánh Anrê Tông đồ yêu cầu thành lập vào thế kỷ thứ nhất. Tuy nhiên, đó là một truyền thuyết hầu chắc là sai lầm trong cái gọi là Russkiy Mir hay Thế Giới Nga. Thánh Anrê Tông đồ hầu chắc là không biết đến vùng đất xa xôi này.
Một nguồn khác có lẽ đáng tin hơn cho biết ngày thành lập tu viện là vào thế kỷ thứ 10 hay 11 theo sau phép Rửa Tội của hoàng tử Vladimir. Theo các nguồn tài liệu đáng tin hơn nữa, tu viện được thành lập vào năm 1407. Tu viện đạt đến thời hoàng kim vào thế kỷ 15 và 16 khi số lượng tu sĩ lên tới 600 người.
Những năm tiếp theo đánh dấu sự phát triển kiến trúc của tu viện. Tuy nhiên, nó đã bị hư hại rất nhiều, đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh giữa Nga và Thụy Điển, và cả trong một trận hỏa hoạn. Đến thế kỷ 19, Tu viện Valaam lại một lần nữa phát triển thịnh vượng. Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng vào thời điểm đó. Chúng vẫn tồn tại cho đến ngày nay và được coi là đối tượng của di sản văn hóa và lịch sử.
Sau các hoạt động chiến đấu của Liên Xô-Phần Lan, Nga một lần nữa chiếm hữu Quần đảo Valaam. Các tòa nhà bắt đầu được sử dụng cho nhu cầu dân sự. Vào những năm 1960, chính quyền cộng sản bắt đầu tổ chức các chuyến tham quan cho những ai muốn đến thăm Đảo Valaam. Khu tưởng niệm được khai trương vào năm 1979.
Các dịch vụ tôn giáo được nối lại trong tu viện vào năm 1989. Các tòa nhà chính đã được bàn giao cho Tổng Giám Mục St. Petersbug. Sáu tu sĩ đầu tiên đến vào tháng 12 năm 1989.
Diễn biến này xảy ra sau khi Putin phóng hỏa tiễn đánh sập nhà thờ chính tòa Odesa. Nhà thờ chính tòa Chúa Biến hình Odesa được xây dựng từ năm 1794 đến 1808. Năm 1936, Stalin thấy chướng mắt trước ngôi thánh đường quá hùng vĩ nên cho người đặt bom nổ tan tành thành bình địa. Sau khi hết đại họa cộng sản, các tín hữu đã bỏ ra 10 năm từ 1996 đến 2006 để xây dựng lại y hệt như cũ. Vào đêm thứ Bẩy 22 rạng sáng Chúa Nhật 23 tháng 7, ngôi thánh đường đã bị trúng hỏa tiễn của Nga.
Ngôi thánh đường nằm ở trung tâm thành phố lịch sử, một di sản thế giới của UNESCO. Do mối đe dọa của chiến tranh, UNESCO đã thêm nhà thờ này vào danh sách được bảo vệ vào đầu năm. Bất kể là ngôi thánh đường này là một di tích thế giới, Putin đã ra lệnh bắn tan tành một ngôi thánh đường đẹp.
Nhận định về biến cố này, Cha Ioann Burdin, Cha sở Nhà thờ Chính thống Phục sinh của Chúa Kitô ở thị trấn Nikolskoye của Nga, nói rằng Putin còn cực kỳ nguy hiểm hơn Stalin. Trong khi tên độc tài Stalin càng làm ra những điều khủng khiếp, người ta càng nhận rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa cộng sản và niềm tin tôn giáo tại Nga được phục hồi bất kể những vùi dập của chế độ. Thái độ của Putin làm dấu thánh giá xong là bóp cò sẽ khiến niềm tin Kitô chết trong lòng người.
Quân Ukraine bao vây và tấn công dữ dội, Tư Lệnh Trung Đoàn Leningrad huyền thoại của Nga tử trận
VietCatholic Media
16:39 25/07/2023
1. Tư Lệnh Trung Đoàn Leningrad huyền thoại của Nga tử trận
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Colonel Killed Trying to Rescue Soldiers Surrounded in Ukraine”, nghĩa là “Đại tá Nga thiệt mạng khi cố gắng giải cứu binh sĩ bị bao vây ở Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một quan chức quân sự Nga được tuyên bố là đã chết vào đúng ngày cuộc chiến Nga-Ukraine tròn 17 tháng.
Đại tá Yevgeny Vashunin, chỉ huy của Trung đoàn Leningrad huyền thoại từ thế chiến thứ hai chủ yếu bao gồm các cư dân bị huy động của Tỉnh Leningrad của Nga nay gọi là St. Petersburg, đã bị giết vào ngày 14 tháng 7 khi nhóm của ông bị bao vây bởi các chiến binh Ukraine, những người đã nhận thấy sự di chuyển của họ, Pravda.ru đưa tin hôm thứ Hai.
Thương vong quân sự rất khác nhau giữa các nguồn thân Nga và thân Ukraine. Các tài liệu Ngũ Giác Đài bị rò rỉ từ mùa xuân vừa qua cho thấy Nga chịu tổng số thương vong từ 189.500 đến 223.000 người, bao gồm 35.500 đến 43.000 người thiệt mạng trong chiến đấu và 154.000 đến 180.000 người bị thương.
Dữ liệu do Ban tiếng Nga của BBC thu thập, với sự trợ giúp của MediaZona và các tình nguyện viên, đã báo cáo vào tháng trước rằng ít nhất 240 sĩ quan từ cấp tá trở lên đã chết trong tháng đầu tiên của cuộc phản công hiện tại của Ukraine từ ngày 4 tháng 6 đến ngày 7 tháng 7—bao gồm một tướng, hai đại tá và ba trung tá.
“Trong cuộc đụng độ, Đại tá Vashunin đã bị tách khỏi các đồng đội và bị thương nặng,” Alexander Belsky, Chủ tịch Hội đồng Lập pháp của St. Petersburg, cho biết hôm thứ Hai. Bất chấp các biện pháp tự cứu được thực hiện, anh ta đã chết, chiến đấu quên mình cho đến phút cuối cùng.”
Belsky gọi Vashunin là “một nhà lãnh đạo quân sự tài năng và một công dân xứng đáng”, người đã cống hiến cả cuộc đời mình để bảo tồn Tổ quốc Nga. Đại tá đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng của Liên bang Nga. Các cơ quan truyền thông ca ngợi viên Đại Tá đã anh dũng cứu các đồng đội. Tuy nhiên, điếu văn của Alexander Belsky dường như cho thấy anh ta chỉ tự cứu lấy chính mình nhưng không xong.
Theo báo cáo của hãng tin đối lập Nga Mobilization News, Vashunin và người của anh ta được cho là đang đến hỗ trợ lữ đoàn Storm 34, bao gồm các công dân được huy động - một số được cho là đã bị các sĩ quan quân đội Nga đe dọa gần đây vì bất tuân lệnh.
Hãng tin Rotonda có trụ sở tại St. Petersburg đã đưa tin trên Telegram rằng vào ngày 26 tháng 4, Vashunin đã nói chuyện với Hội đồng Lập pháp của St. Petersburg và trao cho thống đốc thành phố, Alexander Beglov, một chữ V của Trung đoàn Leningrad. Vashunin và các cấp phó khác trong trung đoàn được cho là đã tích cực thu thập thiết bị để các chiến binh bị huy động có thể sử dụng.
Hanna Maliar, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, nói với Trung tâm Truyền thông Quân đội Ukraine hôm thứ Hai rằng kể từ ngày 4 tháng 6, Lực lượng vũ trang của nước này đã giải phóng gần 75 dặm vuông lãnh thổ ở khu vực đông nam Ukraine, gần với thành phố Zaporizhzhia. Ngoài ra, khoảng 5 dặm vuông đã được giải phóng trong tuần qua.
Khi các quan chức Ukraine yêu cầu sự kiên nhẫn từ các đồng minh của họ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, và hơn thế nữa, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Điện Cẩm Linh đang tiến tới một tính toán chính trị mới gần một tháng sau nỗ lực nổi loạn của Yevgeny Prigozhin và các chiến binh Nhóm Wagner của ông ta.
Khi các đồng minh của Nga vẫn còn hạn chế và có khả năng suy yếu hơn do Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đồng ý kết nạp Thụy Điển vào NATO, Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov nói với Newsweek rằng trọng tâm mới của Nga là xây dựng quan hệ quốc tế lớn hơn với các quốc gia Phi Châu như một phần của “trật tự thế giới đa cực”.
2. Mỹ sẽ gửi khoản viện trợ quân sự bổ sung lên tới 400 triệu USD cho Ukraine
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết Mỹ sẽ gửi khoản viện trợ quân sự bổ sung lên tới 400 triệu USD cho Ukraine, bao gồm nhiều loại vũ khí cho các hệ thống phòng không tiên tiến và một số máy bay không người lái Hornet giám sát nhỏ.
Gói này bao gồm một loạt đạn dược, từ hỏa tiễn cho hệ thống hỏa tiễn pháo cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, và hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia, gọi tắt là NASAMS, cho đến Stingers và Javelins.
Mỹ cũng sẽ gửi lựu pháo và 32 xe bọc thép Stryker, cùng với thiết bị phá hủy, súng cối, hỏa tiễn Hydra-70 và đạn dược cỡ nhỏ 28m, theo các quan chức giấu tên.
Tổng cộng, Mỹ đã viện trợ quân sự cho Ukraine hơn 41 tỷ USD kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm ngoái.
3. Xe tăng T-14 Armata của Nga được quảng cáo là xe tăng thay đổi cuộc chơi, đã bị thu hồi khỏi tiền tuyến sau hàng loạt các thất bại
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Withdraws 'Game Changing ' T-14 Armata Tank After Brief Frontline Run”, nghĩa là “Russia Withdraws 'Game Changing ' T-14 Armata Tank After Brief Frontline Run,” nghĩa là “Nga rút xe tăng 'Thay đổi cuộc chơi' T-14 Armata sau thời gian ngắn vận hành ở tiền tuyến.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một số xe tăng tiên tiến của Nga đã được triển khai bởi lực lượng của Vladimir Putin ở Ukraine, trước khi bị thu hồi.
Theo hãng thông tấn nhà nước Tass, lực lượng thiết giáp từ quân khu phía nam của Nga đã được cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata cho các hoạt động chiến đấu. Thông tấn xã trịnh trọng tuyên bố rằng đây là xác nhận chính thức đầu tiên của Mạc Tư Khoa về việc sử dụng chúng ở Ukraine.
“Armata được quân khu phía nam tích cực sử dụng trong các hoạt động chiến đấu,” một nguồn tin quân sự nói với Tass. “Một số đơn vị xe tăng đã tham gia trận chiến để xem chiếc xe tăng sẽ hoạt động như thế nào. Sau đó chúng được rút khỏi tiền tuyến.”
“Tất cả các thử nghiệm cần thiết đối với xe tăng T-14 vẫn đang diễn ra,” nguồn tin cho biết thêm.
Tass không xác định chính xác vị trí hoặc thời gian triển khai cũng như lý do tại sao chiếc xe tăng quý giá lại bị rút lại. Newsweek đã gửi email cho Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
T-14 Armata đã được háo hức mong đợi như một thiết bị sẽ mang lại sức mạnh to lớn cho các lực lượng vũ trang của Nga.
Một trong những tài sản của nó là một tháp pháo không người lái và nó có thể hỗ trợ một khẩu pháo 125ly. Tổ lái của nó vận hành phương tiện từ một khoang bọc thép bên trong thân xe tăng, tăng khả năng sống sót trong trường hợp bị tấn công.
Khi được ra mắt vào năm 2015, các thông số kỹ thuật công nghệ cao của nó đã khiến một sĩ quan tình báo quân đội Anh ca ngợi đây là “chiếc xe tăng mang tính cách mạng nhất trong thế hệ chúng ta”.
Một bài báo trên ấn phẩm quốc phòng The National Interest năm 2016 cho biết, hệ thống bảo vệ tích cực Afghanistanit trên xe tăng có khả năng đánh chặn các loại đạn chống tăng có khả năng xuyên giáp bằng lõi uranium đã cạn kiệt. Đó là một loại đạn được sử dụng để tấn công các phương tiện bọc thép hiện đại.
Tờ báo cho biết nếu những tuyên bố của Mạc Tư Khoa là đúng, thì “hệ thống bảo vệ chủ động mới của Nga sẽ là bước phát triển thay đổi cuộc chơi trong lĩnh vực chiến tranh cơ giới hóa”.
Mặc dù các thuộc tính tiên tiến được các chuyên gia và quân đội Nga chào mời, nhưng việc tung ra thị trường xe tăng đã bị trì hoãn và gặp phải các vấn đề kỹ thuật.
Trước khi được ra mắt vào năm 2015 trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng hàng năm của Nga ở Mạc Tư Khoa, chiếc xe tăng dường như đã bất ngờ dừng lại, và chết máy trong một buổi diễn tập.
Trong khi đó, các quan chức quốc phòng Anh hồi Tháng Giêng cho biết lực lượng Nga miễn cưỡng chấp nhận lô T-14 đầu tiên được giao cho họ vì chúng ở trong tình trạng tồi tệ như vậy.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết chiếc xe tăng này đã bị chậm trễ và gặp phải một loạt vấn đề về sản xuất. Ngoài ra, việc triển khai xe tăng của Nga rất có thể nhằm mục đích tuyên truyền vì các chỉ huy Nga “không tin tưởng vào phương tiện này”, các quan chức quốc phòng nói thêm.
4. Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết 4 xe tăng chiến đấu Leopard 2 và 10 xe bọc thép đang trên đường tới Ukraine.
Trong một tuyên bố được công bố hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles cho biết một con tàu chở vật liệu quân sự và nhân đạo tới Ukraine đã rời cảng Santander và dự kiến sẽ được giao cho lực lượng vũ trang Ukraine vào đầu tháng 8.
Đợt hỗ trợ mới nhất bao gồm 4 chiếc Leopard 2A4, sẽ cùng với 6 chiếc Leopard 2 đã được chuyển giao cho Ukraine.
Ngoài ra, trong lô hàng này còn có 10 xe bọc thép M-113, 10 xe tải Hải quân, một xe bọc thép đa năng, ba xe cứu thương dân sự, một xe cứu thương bọc thép BMR và một xe cứu thương dân sự bọc thép.
5. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói tiến độ cuộc phản công là chậm nhưng đang diễn ra theo đúng kế hoạch
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleskii Reznikov thừa nhận rằng cuộc phản công của Kyiv bị chậm so với kế hoạch, nhưng nhấn mạnh rằng ông “không lo lắng” vì nó đang diễn ra theo đúng kế hoạch, đồng thời nói thêm rằng thật là một “quan niệm sai lầm khi cho rằng mọi cuộc phản công đều phải diễn ra nhanh chóng”.
Reznikov đã liệt kê một số lý do tại sao cuộc phản công có thể chậm hơn dự kiến, bao gồm đạn dược, đạn pháo và hệ thống pháo binh. “Đó là một câu hỏi về phòng không. Đó là một câu hỏi mà chúng tôi cũng có một chiến tuyến rất dài. Và chúng tôi có số lượng lớn đối phương chống lại chúng tôi. Vì vậy, đó là chiến tranh, nó không phải là một trò chơi máy tính,” bộ trưởng quốc phòng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN vào cuối tuần qua ở Kyiv.
Ông nói, “Các tướng lĩnh, chỉ huy của chúng tôi, họ nhìn thấy tình hình thực tế trên chiến trường. Và một lần nữa, tôi phải nhắc lại giá trị chính đối với chúng tôi là mạng sống của những người lính của chúng tôi.”
Tình hình ở mặt trận phía nam ở Ukraine đã bị chậm lại phần lớn do các bãi mìn phức tạp do các lực lượng Nga có thời gian xây dựng hệ thống phòng thủ đặt ra. Reznikov cho biết các lực lượng Ukraine đã phải dùng đến việc dọn dẹp bằng tay các con đường xuyên qua các cánh đồng.
Bộ trưởng cho biết người Nga có “các khu vực an ninh nghiêm trọng với các mìn bẫy” và “rất khó để vượt qua.”
Reznikov nói: “Chúng tôi cần sử dụng các binh sĩ, công binh, thợ rà phá bom mìn của mình rất chậm và rất từ từ chuẩn bị các hành lang cho phong trào tấn công thực sự”.
6. Ngoại trưởng Mỹ nói chuyện với ngoại trưởng Rumani sau cuộc tấn công của Nga gần Rumani
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm thứ Hai đã nói chuyện với Ngoại trưởng Rumani Luminita Odobescu về “an ninh tập thể và sự hỗ trợ vững chắc cho Ukraine và Moldova, an ninh lương thực toàn cầu và hợp tác về an ninh Hắc Hải,” theo một tuyên bố từ phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Matthew Miller.
Lời kêu gọi của họ được đưa ra sau cuộc tấn công trong đêm của Nga vào một cảng của Ukraine trên sông Danube gần Rumani.
Như CNN đã đưa tin trước đó, đây được cho là nơi gần lãnh thổ NATO nhất mà vũ khí do Nga khai hỏa đã hạ cánh kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
7. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố Nga đang bắt đầu “thời điểm chuyển tiếp” sau cuộc binh biến bất thành ở Prigozhin
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết ông tin rằng sự khởi đầu của một “thời điểm chuyển giao quyền lực” đang diễn ra ở Mạc Tư Khoa sau cuộc nổi dậy Wagner thất bại vào tháng trước.
“Cuộc đảo chính này là một minh họa thực tế cho thấy chế độ ở Điện Cẩm Linh đã trở nên yếu đi. Họ không còn mạnh như năm trước. Tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến cái gọi là xung đột này tiếp diễn,” ông nói với CNN.
Vào cuối tháng 6, Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Wagner, đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang, và mặc dù thất bại, nhưng nó đã đặt ra câu hỏi về hiệu suất, sự sẵn sàng và thậm chí cả lòng trung thành của một số đơn vị Nga.
Khi được hỏi liệu ông có đang chứng kiến những người xung quanh Tổng thống Nga Vladimir Putin chạy đua giành vị trí hay không, Reznikov nói: “Tôi nghĩ xung đột giữa họ đã bắt đầu”.
Thông tin cơ bản khác: Nơi ở của Prigozhin vẫn chưa được biết kể từ sau cuộc binh biến thất bại nhưng một video đã xuất hiện vào tuần trước cho thấy ông ta chào các chiến binh của mình ở Belarus, đây được xem là lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng của ông ta kể từ khi ông ta lãnh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang ở Nga vào tháng trước. Đoạn video bị nhiễu hạt và được quay trong điều kiện ánh sáng yếu nên CNN không thể nói chắc chắn người nói là Prigozhin hay nó được quay vào thời điểm nào.
Giám đốc CIA Bill Burns tuần trước cũng cho biết ông tin rằng Prigozhin hiện đang ở Minsk, Belarus, và dự đoán rằng nhà lãnh đạo Wagner cuối cùng sẽ phải đối mặt với “quả báo” từ Putin.
8. Hàng ngàn chiến binh Wagner đã đến Belarus kể từ cuộc nổi dậy thất bại
Theo một nhóm giám sát quân sự, hàng ngàn lính đánh thuê Nga từ nhóm Wagner đã đến Belarus kể từ khi thủ lĩnh của nhóm, Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo cuộc nổi dậy của nhóm vào tháng trước.
Khoảng 3.450 đến 3.650 binh sĩ đã đến một trại huấn luyện ở Asipovichy, phía đông nam thủ đô Minsk, theo Belaruski Hajun, một nhóm hoạt động theo dõi các hoạt động chuyển quân trong nước.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy khoảng 700 phương tiện và thiết bị xây dựng cũng của Wagner đã tới Belarus, nhóm này cho biết thêm.
Các chiến binh Wagner bắt đầu đến Belarus với số lượng lớn vào đầu tháng này sau khi Prigozhin đạt được thỏa thuận với Điện Cẩm Linh để chấm dứt một cuộc binh biến ngắn ngủi, trong đó ông cử các chiến binh được trang bị vũ khí mạnh của mình thực hiện một cuộc “hành quân vì công lý” về phía Mạc Tư Khoa.
Vladimir Putin tuyên bố Prigozhin đã từ chối lời đề nghị để ông từ chức lãnh đạo Wagner để cho phép lính đánh thuê của ông tiếp tục chiến đấu ở Ukraine.
Thay vào đó, hàng nghìn chiến binh Wagner đã chuyển đến Belarus, nơi một số người được cho là đang hướng dẫn các lực lượng lãnh thổ của Belarus tại một trại huấn luyện ở Asipovichy.
Sự xuất hiện của lính đánh thuê Wagner ở Belarus dường như là một biện pháp tạm thời khi Điện Cẩm Linh cố gắng quản lý hậu quả từ cuộc nổi loạn ngắn vào tháng trước.
Khi Vladimir Putin tiếp đón nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko, đồng minh thân cận của ông, ở Nga, cuộc đàn áp phe đối lập và bất đồng chính kiến ở Belarus đã trở nên tồi tệ hơn.
Theo báo cáo của New York Times, lực lượng an ninh Belarus đang vây bắt các nhân vật đối lập, nhà báo, luật sư và thậm chí cả những người phạm tội nhỏ như bình luận trên mạng xã hội hoặc dắt chó đi dạo mà không có dây xích.
Lực lượng an ninh của đất nước đặc biệt tập trung vào việc tìm kiếm và trừng phạt những người tham gia các cuộc biểu tình chống Lukashenko trong hai năm 2020 và 2021.
Ở Belarus, màu đỏ và trắng là màu của phong trào biểu tình chống lại tổng thống của họ và người dân Belarus đang bị bắt vì mặc đồ màu đỏ và trắng, xăm hình biểu tượng giơ nắm đấm của phong trào biểu tình, hoặc được nhìn thấy trong các bức ảnh chụp các cuộc biểu tình chống chính phủ.
9. Tinh thần xuống thấp, binh lính Nga từ chối thi hành mệnh lệnh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Officers Threaten to Shoot Their Own Troops for Refusing Orders”, nghĩa là “Sĩ quan Nga dọa bắn binh lính của mình vì từ chối mệnh lệnh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Có thể nghe thấy các sĩ quan quân đội Nga đe dọa quân đội Nga ở Ukraine bằng một phát súng trong đoạn ghi âm được chia sẻ trên mạng xã hội hôm thứ Hai.
Đoạn clip đã được đăng bởi WarTranslated, một dự án truyền thông độc lập chuyên dịch các tài liệu về cuộc chiến ở Ukraine sang tiếng Anh. Theo chú thích của WarTranslated, vụ việc xảy ra do binh lính từ chối quay trở lại chiến đấu trên tiền tuyến ở Bakhmut.
Bakhmut là nơi giao tranh ác liệt trong nhiều tháng trước khi lực lượng Nga tuyên bố chiếm được thành phố của Ukraine vào tháng 5. Tuy nhiên, quân đội Ukraine kể từ đó đã nối lại cuộc chiến giành quyền kiểm soát thành phố với việc Kyiv phát động một cuộc phản công chống lại lực lượng của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6.
Theo chú thích của bản ghi âm WarTranslated, một sĩ quan chỉ huy nói với một trong những đội quân phản đối rằng anh ta sẽ trói người đàn ông đó như trói một con cừu, đưa anh ta ra tiền tuyến và “sẽ không ai tìm thấy anh nữa.”
Sau khi viên sĩ quan hét vào mặt người lính “đứng dậy”, một tiếng súng vang lên.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.
WarTranslated đã lấy video từ kênh Telegram có tên là Tin tức Huy động, mà nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, đã mô tả gần đây là một cơ quan báo chí đối lập của Nga.
Trong bản tóm tắt các sự kiện, Tin tức Huy động cho biết chỉ huy đã bắn súng xuống đất. Tờ báo cũng đưa tin rằng các binh sĩ được huy động từ lữ đoàn “Storm” số 34 và ban đầu đã từ chối quay trở lại tiền tuyến một tháng trước đó.
Những người đàn ông được cho là đã bị đe dọa với các vụ án hình sự và bị đưa vào một ngôi làng ở vùng Luhansk trong khi họ chờ quyết định về các cáo buộc. Đoạn ghi âm được cho là ghi lại khoảnh khắc các sĩ quan quay lại để đưa ít nhất một số binh sĩ trở lại khu vực gần Bakhmut.
Một sĩ quan khác trong đoạn ghi âm được xác định là thiếu tá, và anh ta hỏi binh lính tại sao họ lại sợ hãi. Sau khi một người lính cãi lại rằng anh ta không “sợ hãi” khi chiến đấu, viên thiếu tá cho biết anh ta không thể giúp họ trốn tránh lệnh ra tiền tuyến.
“Tao đã nhân nhượng với mày hai lần. Mày không thể tiếp tục ngồi đây. Bây giờ, tao không thể để yên cho mày,” anh ta nói, theo WarTranslated.
WarTranslated cũng đã đăng các ví dụ trước đây về việc quân nhân Nga tố cáo chỉ thị của các sĩ quan chỉ huy. Đầu tháng này, tài khoản này đã chia sẻ một video quân đội Nga nói rằng họ từ chối tuân theo “mệnh lệnh vô nghĩa và tự sát”, xuất hiện sau một video từ một tuần trước đó về những người đàn ông tuyên bố họ sẽ không quay trở lại “máy xay thịt” ở tiền tuyến.
“Họ vừa quay lại và nói rằng chúng tôi cần phải đi đến vạch số 0 tại ngôi làng vùng Zaporizhzhia Priyutny để đến máy xay thịt một lần nữa,” một người lính nói trong video đó. “Chúng tôi đầu hàng quân cảnh. Nếu bất kỳ ai trong chúng tôi chết ở đây, chúng tôi sẽ không ở vạch số 0. Điều đó có nghĩa là chúng tôi đã bị giết bởi chính đồng đội của mình ở đây, không phải trong trận chiến. “
10. Zelenskiy kêu gọi chấm dứt hạn chế xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua các quốc gia láng giềng
Với việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Hắc Hải gặp rủi ro nghiêm trọng, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đang tranh luận về việc dỡ bỏ các hạn chế của Âu Châu đối với xuất khẩu qua đường bộ.
Các hạn chế đã được đưa ra ở năm quốc gia Âu Châu giáp Ukraine vào tháng 5 để bảo vệ thị trường của họ khỏi bị tràn ngập ngũ cốc rẻ hơn của Ukraine. Các hạn chế này sẽ hết hạn vào tháng 9.
Ủy ban Âu Châu đã tuyên bố khi đưa ra các biện pháp: “Lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương có nguồn gốc từ Ukraine có thể tiếp tục được phép lưu thông tự do ở tất cả các Quốc gia Thành viên của Liên minh Âu Châu ngoài 5 Quốc gia Thành viên tuyến đầu: Bulgari, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Rumani và Slovakia. Các sản phẩm có thể tiếp tục lưu thông hoặc quá cảnh qua năm Quốc gia Thành viên này bằng thủ tục quá cảnh hải quan chung hoặc đi đến một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu.”
Ủy ban Âu Châu đã đưa ra gói cứu trợ “do các trường hợp đặc biệt về tình trạng tắc nghẽn hậu cần nghiêm trọng xảy ra ở năm Quốc gia Thành viên.”
Các hạn chế đã khiến Ukraine gặp khó khăn hơn trong việc xuất khẩu ngũ cốc bằng các tuyến đường bộ.
Zelenskiy cho biết hôm thứ Hai: “Chúng tôi tin tưởng vào thỏa thuận với Ủy ban Âu Châu, nhưng chúng tôi đang chuẩn bị cho mọi kịch bản. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: việc chặn xuất khẩu bằng đường bộ sau ngày 15 tháng 9, khi các hạn chế liên quan hết hạn, là không thể chấp nhận được dưới mọi hình thức. Chúng tôi đang liên lạc với tất cả các bên liên quan để tìm ra giải pháp phù hợp với tất cả mọi người.”
Một số bối cảnh: Nhận xét của Zelenskiy được đưa ra khi Nga liên tục tấn công thành phố cảng Odesa ở phía nam, làm hư hại các kho chứa ngũ cốc và đe dọa thêm khả năng xuất khẩu lương thực của Ukraine sau khi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải sụp đổ.
11. Giá lúa mì tăng sau tấn công ở cảng sông Ukraine
Giá lúa mì tăng mạnh trên thị trường quốc tế sau vụ máy bay không người lái của Nga tấn công một cảng của Ukraine trên sông Danube.
Theo các hình ảnh và video được định vị địa lý, một hầm chứa ngũ cốc tại cảng Reni đã bị tấn công và hư hại đáng kể.
Vào lúc 9 giờ sáng theo giờ miền Đông Hoa Kỳ, giá lúa mì giao tháng 9 trên sàn giao dịch Chicago cao hơn gần 6% so với mức đóng cửa trước đó.
Các thị trường lo ngại về tình hình nguồn cung bị thắt chặt sau sự sụp đổ của sáng kiến ngũ cốc ở Hắc Hải vào tuần trước và một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine.
12. Các cuộc tấn công của Nga vào Odesa cung cấp “bằng chứng mới rằng họ là một quốc gia khủng bố”, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói với CNN rằng ông cho rằng việc Nga tấn công vào thành phố cảng Odesa của Ukraine là một đường lối “vô lý” và tuyên bố các cuộc tấn công là “bằng chứng mới rằng họ là một quốc gia khủng bố”.
Phát biểu về cuộc tấn công vào nhà thờ chính tòa Odesa vào cuối tuần qua, Reznikov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên phạm vi rộng với phóng viên an ninh quốc gia cấp cao của CNN Alex Marquardt rằng ông không ngạc nhiên trước mức độ khốc liệt của các cuộc tấn công, “thành thật mà nói, sau tháng Hai năm ngoái, rất khó để làm tôi ngạc nhiên” về cách hành động tàn bạo của người Nga.
Khi được hỏi liệu ông có cảm thấy các cuộc tấn công là phản ứng đối với cuộc tấn công được thừa nhận của Ukraine vào cầu Kerch vào ngày 17 tháng 7 hay không, Reznikov nói rằng Mạc Tư Khoa “đã cố gắng giải thích rằng đó là phản ứng đối với một số vụ nổ trên lãnh thổ của họ, nhưng họ đang chiến đấu với dân thường. Đó là lý do tại sao tôi gọi họ là những kẻ cướp bóc, hiếp dâm và giết người.”
Tuần trước, một nhóm CNN ở Odesa đã chứng kiến bốn đêm liên tiếp các cuộc tấn công nhằm vào thành phố cảng. Các cuộc tấn công xảy ra khi Nga rút khỏi sáng kiến ngũ cốc quan trọng ở Hắc Hải. Odesa từng là một trong những cảng chính xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine ra thế giới theo một thỏa thuận thời chiến.
Về việc Nga rút khỏi sáng kiến, Reznikov nói “Bạn biết đấy, đó là lý do tại sao tôi nói rằng con mọc, có chữ ký của Nga trên tờ giấy, có giá thấp hơn giá của tờ giấy.”
Ông Reznikov nói với CNN rằng Ukraine sẽ đáp trả nếu bị tấn công ở Hắc Hải.
Bộ trưởng Quốc phòng cho biết “chúng tôi có năng lực” và “nếu họ đe dọa chúng tôi ở Hắc Hải, chúng tôi sẽ phải đáp trả.”
Reznikov lấy ví dụ về tàu tuần dương Moskva của Nga, bị chìm sau khi bị lực lượng hải quân Ukraine tấn công ở Hắc Hải.
Tuần trước CNN đưa tin các quan chức Mỹ lo ngại Nga có thể tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải và “đổ lỗi cho Ukraine”. Giám đốc CIA Bill Burns cho biết các cuộc tấn công “cờ giả” của Nga trong vùng biển có thể đang được chuẩn bị.
13. Thị trưởng Odesa nói cấu trúc không vững chắc sau khi bị hỏa tiễn Nga tấn công
Các nhà chức trách ở thành phố Odesa miền nam Ukraine nói rằng một phần của nhà thờ chính tòa của thành phố không còn nguyên vẹn về mặt cấu trúc sau khi tòa nhà bị hỏa tiễn Nga tấn công hôm Chúa Nhật.
Thị trưởng Odesa Hennadii Trukhanov nói rằng một trong những bức tường tại Nhà thờ Chúa Biến hình “đang ở vị trí không ổn định và có thể xảy ra sự sụp đổ đột ngột không kiểm soát được”.
Trukhanov cho biết công việc khẩn cấp là cần thiết để tháo dỡ phần nguy hiểm của bức tường và cần có một mái che tạm thời.
Anh ta cảm ơn các tình nguyện viên đã giúp dọn dẹp đống đổ nát, nhưng nói thêm: “Chúng tôi cần hiểu rằng có những khu vực nguy hiểm có thể gây ra mối đe dọa.”
Một số bối cảnh khác: Các cuộc tấn công ở Odesa đã giết chết ít nhất một người và làm bị thương một số người khác, các quan chức Ukraine cho biết, vụ tấn công mới nhất trong làn sóng tấn công vào thành phố cảng. Bộ Văn hóa Ukraine cho biết các cuộc tấn công cũng phá hủy các tòa nhà lịch sử khác.
14. Tổng thư ký LHQ kêu gọi Nga quay lại thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, António Guterres, hôm thứ Hai kêu gọi Nga quay trở lại thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc Ukraine an toàn ra Hắc Hải theo đề xuất mà ông đã đưa ra với Tổng thống Vladimir Putin.
Nga đã rút khỏi thỏa thuận một tuần trước, nói rằng nhu cầu cải thiện xuất khẩu lương thực và phân bón của chính họ đã không được đáp ứng, và rằng không đủ ngũ cốc Ukraine đến các nước nghèo nhất theo thỏa thuận Hắc Hải, Reuters đưa tin.
Tại hội nghị thượng đỉnh Hệ thống thực phẩm ở Rôma vào thứ Hai, Guterres nói:
Với việc chấm dứt Sáng kiến Hắc Hải, những nước dễ bị tổn thương nhất sẽ phải trả giá đắt nhất.
Khi giá thực phẩm tăng lên, mọi người đều trả tiền cho nó. Điều này đặc biệt tàn khốc đối với các quốc gia dễ bị tổn thương đang phải vật lộn để nuôi sống người dân của họ.
Guterres đã viết thư cho Putin vào ngày 11 tháng 7 trong nỗ lực cuối cùng để cứu vãn thỏa thuận. Ông đề xuất Nga gia hạn nó - với giới hạn bốn tàu hàng ngày đến Ukraine và bốn tàu rời đi - để đổi lấy việc kết nối một công ty con của Ngân hàng Nông nghiệp Nga, Rosselkhozbank, với hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT mà Liên Hiệp Âu Châu đã cắt vào tháng 6 năm 2022.
Guterres nói thêm:
Tôi kêu gọi Liên bang Nga quay trở lại thực hiện Sáng kiến Hắc Hải, phù hợp với đề xuất mới nhất của tôi.
Tôi kêu gọi cộng đồng toàn cầu đoàn kết để tìm ra các giải pháp hiệu quả trong nỗ lực thiết yếu này.
Tôi vẫn cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường toàn cầu đối với các sản phẩm thực phẩm và phân bón từ cả Ukraine và Liên bang Nga, đồng thời mang lại an ninh lương thực mà mọi người xứng đáng được hưởng.
15. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ “lên án mạnh mẽ” các cuộc tấn công leo thang của Nga ở Ukraine sau khi nước này đình chỉ “nhẫn tâm” đối với sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải.
Trong một cuộc họp báo hôm nay, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga đã giết chết “hàng chục thường dân” ở Odesa, tàn phá các di sản được liệt kê trong danh sách của Unesco, đồng thời phá hủy cơ sở hạ tầng cảng và kho dự trữ ngũ cốc kể từ tuần trước.
Hậu quả đối với phần còn lại của thế giới từ các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine chưa bao giờ rõ ràng hơn thế. Những cuộc tấn công tàn ác này càng minh chứng cho việc Nga sẵn sàng sử dụng thực phẩm làm vũ khí trong cuộc chiến bất hợp pháp chống lại Ukraine.
Điện Cẩm Linh muốn tước đi nguồn thu nhập chính của nền kinh tế Ukraine mà không quan tâm đến những người nghèo trên toàn cầu, những người sẽ cảm nhận được hậu quả và buộc phải trả giá cao hơn cho thực phẩm.
16. Nhà báo Mỹ của hãng thông tấn AFP bị thương trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga gần Bakhmut
Một nhà báo của AFP đã bị thương trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga khi đang đưa tin từ một vị trí của Ukraine gần Bakhmut hôm thứ Hai, theo các phóng viên AFP chứng kiến vụ tấn công.
Dylan Collins, một công dân Hoa Kỳ đang làm nhiệm vụ tại Ukraine, đã bị nhiều vết thương do mảnh đạn trong vụ tấn công ở một khu vực rừng rậm khi đang báo cáo tại một vị trí pháo binh của Ukraine.
Nhà báo quay video đã được di tản đến một bệnh viện gần đó, nơi anh ta đang được điều trị. Các bác sĩ cho biết tình trạng của anh không nguy hiểm đến tính mạng.
Collins, 35 tuổi, đã tỉnh táo, theo hãng thông tấn quốc tế.
“Chúng tôi đang điều tra toàn bộ tình huống đằng sau vụ việc này. Christine Buhagiar, Giám đốc Âu Châu của AFP, cho biết trong một tuyên bố.
Kể từ khi bắt đầu cuộc phản công vào tháng 6, các lực lượng Ukraine đã tiến chậm về phía bắc và nam Bakhmut nhằm cố gắng bao vây các lực lượng Nga và cuối cùng chiếm lại thành phố.
Collins đã làm việc cho AFP từ năm 2018 và đã đưa tin từ các khu vực xung đột ở Trung Đông. Ông cũng đưa tin về cuộc xung đột Nagorno-Karabakh năm 2020 cho AFP.
Nhà báo video AFP Arman Soldin đã bị giết bởi hỏa tiễn của Nga gần Bakhmut vào tháng Năm.
Thông điệp Hòa giải Ukraine và Ba Lan: Chúng tôi tha thứ và cầu xin sự thứ tha. Cập nhật WYD 2023
VietCatholic Media
17:17 25/07/2023
1. Biểu tượng Ngày Quốc tế Giới trẻ được rước tới khu ngoại ô Lisbon
Sau nhiều tháng thánh du tại 29 giáo phận ở Bồ Đào Nha, biểu tượng Ngày Quốc tế Giới trẻ, gồm Thánh giá và ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma, đang được rước đi trong Tổng giáo phận thủ đô Lisbon, bắt đầu là Amadora ở mạn tây thành phố này.
Đây là khu vực có đông đảo những người du mục Gypsy, những người di dân từ những nước cựu thuộc địa Bồ Đào Nha, như Angola và quần đảo Cabo Verde bên Phi châu. Cuộc thánh du của hai biểu tượng Ngày Quốc tế Giới trẻ được các tín hữu địa phương nồng nhiệt đón tiếp và tham gia.
Cha Thomaz Fernández, phục vụ ở vùng Amadora, nói rằng: Phần lớn các giáo xứ ở thành thị này là nơi cư ngụ của nhiều sắc dân khác nhau. Họ thường rời bỏ Giáo hội vì họ bị đẩy ra ngoài lề. Điều quan trọng là các biểu tượng Thánh giá và Ảnh Đức Mẹ đến với họ, như tôn nhan của Chúa Kitô và niềm hy vọng, nhất là vì trong thời đại dịch, nhiều người ở đây đã trở nên xa cách Giáo hội.
Cha Fernandez cho biết trong cuộc thánh du của hai biểu tượng, nhiều người cầu nguyện tại các thánh đường địa phương, và tiến ra các đường phố khi Thánh giá và ảnh Đức Mẹ được rước qua.
Sau hạt Amadora, hai biểu tượng này của Ngày Quốc tế Giới trẻ tiếp tục được rước tới các giáo xứ ở thủ đô Lisbon trong vòng mười ngày, trước khi Đại hội Giới trẻ này chính thức bắt đầu ngày 01 tháng Tám tới đây, với sự tham dự của khoảng 600.000 người. Ngày 02 tháng Tám, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Lisbon và chủ sự các sinh hoạt chính của biến cố này cho đến ngày 06 tháng Tám.
Thánh giá được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giao cho giới trẻ hồi năm 1984 và ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của dân Roma được ngài trao hồi Năm Thánh 2000.
2. Cơ quan quản trị Bức tường than khóc xin lỗi
Ban lãnh đạo cơ quan quản trị “Bức tường than khóc” ở Giêrusalem, xin lỗi Viện phụ Đan viện Dòng Bênêđíctô tại đây, vì một nữ nhân viên của cơ quan này đòi ngài phải che giấu thánh giá đeo ở cổ, khi viếng thăm Bức tường này.
Vụ này xảy ra sáng ngày 19 tháng Bảy vừa qua, khi cha Nikodemus Schnabel, người Đức, Viện phụ Đan viện Đức Mẹ An Nghỉ của Công Giáo Đức tại Giêrusalem, hướng dẫn bà Bettina Stark-Watzinger, Bộ trưởng giáo dục và nghiên cứu của Liên bang Đức đến viếng thăm Bức tường than khóc, cũng gọi là Bức tường Phía Tây của Đền thờ Giêrusalem, bị người Roma tàn phá năm 70 sau Chúa Kitô. Bức tường được coi là Nơi rất thánh đối với người Do thái.
Khi đến cổng vào khu vực Bức tường, một nhân viên cơ quan quản trị khu vực này đã nói với Viện phụ Schnabel rằng thánh giá mà cha đeo ở ngực quả là lớn và không thích hợp với nơi này và yêu cầu cha che thánh Giá đi. Nhưng cha trả lời: “Khó quá! Bà không tôn trọng tôn giáo của tôi. Bà tước bỏ một quyền căn bản. Thánh giá này không phải là một hành vi khiêu khích. Tôi là một viện phụ. Đây là y phục của tôi và thánh giá thuộc về y phục này. Tôi là một viện phụ Công Giáo!”.
Cảnh tượng này được ký giả tạp chí Der Spiegel của Đức thu hình và phổ biến.
Sau đó cơ quan Quản trị Bức tường Phía tây đã xin lỗi và nói rằng lời yêu cầu của bà nhân viên lịch sử nhắm tránh mọi sự gây khó chịu. Cơ quan này cũng khẳng định rằng: “Bức tường phía Tây được mở cho tất cả mọi người, và không có quy luật nào về vấn đề này tại quảng trường trước Bức tường”.
Đây không phải là lần đầu tiên những vụ như thế xảy ra tại đây. Hồi năm 2007, các giám mục Công Giáo Áo đã từ chối vào khu vực này, vì các vị phải tháo gỡ thánh giá giám mục của mình. Năm 2009, vị Rabbi đặc trách khu vực này đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đừng đeo thánh giá ở cổ khi đến viếng Bức tường than khóc.
Trong một Twitter, Viện phụ Schnabel viết rằng; “Thật là đau lòng khi thấy bầu không khi ở nơi thành phố tuyệt vời này dần dần trở nên tệ hơn dưới thời chính phủ mới ở Israel hiện nay. Dòng Phanxicô tại Thánh địa thu thập tài liệu và bằng cớ về những vụ thiếu lịch sự và văn minh mà các tu sĩ Kitô càng ngày càng phải chịu từ phía những người Do thái ngày càng bất bao dung.
Những vụ khạc nhổ trước mặt họ ngày càng xảy ra trong những tháng gần đây. Một ký giả người Israel, ông Yossi Levi, đã giả mặc áo Dòng Phanxicô để điều tra về hiện tượng này đang gia tăng chống các Kitô hữu. Sau khi mặc áo dòng này, chỉ trong vòng năm phút, sau khi bắt đầu đi dạo trong cổ thành Giêrusalem, ông đã bị những người Do thái khạc khổ.
3. Thông điệp Hòa giải của Ukraine và Ba Lan: 'Chúng tôi tha thứ và cầu xin sự thứ tha '
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada, có bài nhận định nhan đề “Ukraine and Poland’s Message of Reconciliation: ‘We Forgive and Ask Forgiveness’”, nghĩa là “Thông điệp Hòa giải của Ukraine và Ba Lan: 'Chúng tôi tha thứ và cầu xin sự thứ tha”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Trong khi sự chú ý của quốc tế về cuộc xâm lược Ukraine của Nga được tập trung vào hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tuần trước, một sự hòa giải quan trọng, cả về tôn giáo và chính trị, đã diễn ra ở Warsaw, Ba Lan và Lutsk, Ukraine; nhân dịp kỷ niệm 80 năm vụ thảm sát Volhynia năm 1943. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã gặp nhau tại thành phố Lutsk phía tây Ukraine. Tập trung tại một nhà thờ Công Giáo, các vị Giám Mục Công Giáo và Chính thống giáo đã dẫn đầu những lời cầu nguyện cho sự hòa giải và sau đó cả hai tổng thống thắp nến để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát. Việc buổi lễ được tổ chức trong nhà thờ đã là một cử chỉ ân cần từ Zelenskiy, một người Do Thái.
Các tổng thống đã cùng nói : “Chúng ta cùng nhau bày tỏ lòng kính trọng đối với tất cả những nạn nhân vô tội của Volhynia! Ký ức hợp nhất chúng ta! Cùng nhau chúng ta mạnh hơn.” Trên trang web riêng của mình, Zelenskiyy nói thêm: “Chúng tôi coi trọng mọi mạng sống, ghi nhớ lịch sử và cùng nhau bảo vệ tự do.”
Vụ thảm sát Volhynia là công việc của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, những người đã nhìn thấy trong quyết định của Hitler quay sang chống lại Stalin vào năm 1941, một tiềm năng giành độc lập của Ukraine khỏi Mạc Tư Khoa. Họ hoạt động ở Ba Lan bị Đức Quốc xã tạm chiếm sau năm 1941, hợp tác với lực lượng Đức Quốc xã. Năm 1943, họ tiến hành một cuộc tấn công chết người vào các ngôi làng Ba Lan. Ba Lan cho biết số người chết lên tới 100.000 người và sự tàn bạo vẫn là một điểm gây xích mích giữa Ba Lan và Ukraine. Đã có những cuộc trả đũa của người Ba Lan đối với người Ukraine, với khoảng 2.000 người bị giết.
Ba Lan là đồng minh vững chắc nhất của Ukraine kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào năm ngoái, cung cấp viện trợ quân sự và nhân đạo, cũng như tiếp nhận hàng triệu người tị nạn vào nhà riêng của họ, tất cả đều không cần đến các trại tị nạn. Điều đáng chú ý hơn là điều này diễn ra bất chấp một thế kỷ trước, sau Thế chiến thứ nhất và việc Ba Lan giành lại độc lập, người Ukraine và người Ba Lan đã có chiến tranh, một chương đau thương khác trong lịch sử Slav.
Sự hòa giải ở Lutsk một phần là hệ quả của cuộc xâm lược của Nga. Với sự hiện diện nguy hiểm của Nga ở Ukraine, và Ba Lan chỉ mới giải phóng khỏi sự thống trị của Mạc Tư Khoa vào năm 1989, cả người Ba Lan và người Ukraine một lần nữa nhận thấy sự cần thiết phải tăng cường hòa giải khi đối mặt với mối đe dọa chung.
Hòa giải không chỉ là một hành động chính trị. Nó dựa trên mệnh lệnh của Kitô giáo là phải có lòng thương xót và tìm kiếm lòng thương xót.
Trước cuộc gặp ở Lutsk, Thượng phụ Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Kyiv, đã đến Warsaw để gặp Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan. Hai tổng giám mục, đại diện cho các giám mục tương ứng của họ, đã ký một văn bản hòa giải chung.
Trong những ngày tiếp theo, các Đức Tổng Giám Mục Shevchuk và Gądecki cùng nhau đến Ukraine để dự Thánh lễ tưởng niệm. Chủ tế chính của Thánh lễ hòa giải ở Lutsk là Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas, Sứ thần Tòa Thánh tại Ukraine.
Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Epiphanius của Kyiv, nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính thống Ukraine, cũng tham gia vào những lời cầu nguyện tưởng niệm ở Lutsk. Ukraine là một quốc gia đa số theo Chính thống giáo.
“Hôm nay, tại đây, xung quanh ngai vàng của Chúa ở Lutsk, với tư cách là những tín hữu, chúng ta nghe thấy trời và đất, người sống và người chết đồng thanh nói với nhau như thế nào: chúng tôi tha thứ và cầu xin sự thứ tha!” Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói.
Các từ đã được lựa chọn cẩn thận cho âm hưởng lịch sử của họ. Năm 1965, các giám mục Ba Lan, trong phiên họp cuối cùng của Công đồng Vatican II, đã gửi thư cho các giám mục những quốc gia khác nhau, mời họ đến Ba Lan vào năm 1966 để kỷ niệm một thiên niên kỷ ngày Ba Lan được rửa tội vào năm 966. Thiên niên kỷ này là tâm điểm của phong trào tôn giáo và văn hóa chống lại chủ nghĩa cộng sản do vị giáo chủ bất khuất của Ba Lan, Chân phước Stefan Wyszynski, lãnh đạo.
Đức Hồng Y Wyszynski và các giám mục Ba Lan khác, kể cả Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyła của Kraków, đã ký một lá thư mạnh mẽ, được soạn thảo bằng tiếng Đức, bởi Đức Tổng Giám Mục Bolesław Kominek của Wrocław. Bức thư đề cập đến sự khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ hai và sự tàn phá trong cuộc xâm lược của Đức Quốc xã đối với Ba Lan. Bức thư bao gồm những từ nổi tiếng này: “Chúng tôi tha thứ và cầu xin sự thứ tha.”
Nổi tiếng, bởi vì bức thư đó giờ đây là một biểu tượng mạnh mẽ cho thấy có thể hòa giải, ngay cả sau những hành động tàn bạo nhất. Thông điệp về lòng thương xót của Chúa, được trồng ở Ba Lan giữa Thế chiến I và Thế chiến II, đã trở thành một món quà từ Ba Lan để chữa lành Âu Châu.
Tai tiếng, bởi vì vào thời điểm đó, các giám mục Ba Lan không được người dân của họ ủng hộ về mặt này. Phần lớn người Ba Lan không sẵn sàng tha thứ cho người Đức, càng không muốn xin sự thứ tha. Ba Lan mất 20% dân số trong chiến tranh. Sau chiến tranh, ở Ba Lan, người ta thường viết chữ “Đức” bằng tất cả các chữ cái viết thường, để phản ánh rằng đối phương truyền kiếp của họ không còn đáng được tôn trọng nữa.
Các giám mục Ba Lan đã bị chính người dân của họ chỉ trích gay gắt, và chế độ cộng sản đã sử dụng lá thư chống lại Giáo hội để tuyên truyền trong nhiều năm sau đó. Hòa giải đòi hỏi lòng can đảm, và các giám mục Ba Lan, do Đức Hồng Y Wyszynski lãnh đạo, đã có lòng can đảm đó vào năm 1966.
Xung đột và giết chóc đã quay trở lại vùng đất của người Slav. Sự hòa giải này ở một vùng đất bị chiến tranh tàn phá là giữa người Ba Lan và người Ukraine, không phải giữa người Ukraine và người Nga. Nhưng hạt giống của sự hòa giải có thể đơm hoa kết trái theo những cách không ngờ tới. Trong tương lai thông điệp “chúng tôi tha thứ và xin thứ tha” có thể vang lên một lần nữa.
Source:National Catholic Register