Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 27/07: Chúng ta đang thấy và nghe gì? – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:40 26/07/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu
Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giê-su rằng: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?” Người đáp: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất. Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu. Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ I-sai-a, rằng: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy; vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành. “Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe. Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:28 26/07/2023
Chương 8:
“Điều khấn hứa cùng Ngài, phải lo giữ trọn”.
(Tv 65, 1b)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
LỜI KHẤN
“Điều khấn hứa cùng Ngài, phải lo giữ trọn”.
(Tv 65, 1b)
1. Khấn ba lời khấn là đem bản thân dâng hiến cho Thiên Chúa, công đức thật cao diệu, có thể nói là lãnh bí tích Rửa Tội lần thứ hai, có thể tha các tội lỗi.
(Thánh Sibyllina of Pavia)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:34 26/07/2023
13. GIỐNG BỨC TRANH NÀY
Quách Trung Thứ vẽ tranh rất có tiếng, nhưng ông ta từ trước đến nay không dám vẽ người, nếu có người yêu cầu ông ta vẽ thì ông ta nổi giận bỏ đi.
Năm nọ, lúc ông ta ngụ tại Kỳ Hạ, có nhà phú gia chi tử nọ rất thích tranh của ông ta, bèn lợi dụng cái đặc điểm của ông ta là rất thích uống rượu, nên mỗi ngày đều mời ông ta uống rượu ngon, tiếp đãi ông ta như thượng khách mà cũng không hề nói đến chuyện vẽ tranh.
Dần dần hai người đều có cảm tình với nhau, người nhà giàu bèn tặng ông ta một vài món quà để xin vẽ tranh. Quách Trung Thư vì bạn mà phá lệ vẽ bức tranh “tiểu đồng thả diều”, chỉ có điều là vẽ sợi dây để kéo diều dài có đến mấy trượng.
Phú gia chi tử chịu không nổi trò đùa này, nổi giận và lập tức chấm dứt quan hệ với ông ta.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 13:
Có một thực tế như thế này: nếu vì lý do vật chất hoặc có lợi cho cá nhân mình mà kết tình bạn, thì tình bạn này sẽ không được dài lâu hoặc nếu có dài lâu thì chỉ dài lâu theo của cải của mỗi người mà thôi…
Có những người theo đạo chỉ vì thấy mình xin được ơn nên theo đạo, theo đạo vài năm thì bỏ đạo cách “tàn nhẫn” vì xin không được ơn nữa, đạo của họ là cái vật chất xin là có ước là được chứ không phải là đạo tại tâm.
Cũng có những người Ki-tô hữu “chính hiệu” nhưng cuộc sống thì giống như những người chưa hề làm bạn thân tình với Đức Chúa Giê-su, khi cầu nguyện thì xin cho được điều này điều nọ mà không xin cho được thông phần đau khổ với Ngài, hoặc cầu nguyện mà cứ than vãn vì người này người nọ làm mình phải bực mình, mà không than thở đau thương những tội mình đã phạm làm mất lòng Thiên Chúa…
Đức Chúa Giê-su là người bạn thân thiết của chúng ta, Ngài làm bạn với chúng ta là vì muốn chúng ta trở nên những con người tốt lành có ích cho mọi người, chứ không trở nên những con người ích kỷ, Ngài làm bạn với chúng ta là vì muốn chúng ta được chia sẻ phần hạnh phúc thiên đàng với Ngài.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết trở nên ngừơi bạn hữu tốt lành của Chúa, để con trở nên người bạn tốt của tha nhân. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quách Trung Thứ vẽ tranh rất có tiếng, nhưng ông ta từ trước đến nay không dám vẽ người, nếu có người yêu cầu ông ta vẽ thì ông ta nổi giận bỏ đi.
Năm nọ, lúc ông ta ngụ tại Kỳ Hạ, có nhà phú gia chi tử nọ rất thích tranh của ông ta, bèn lợi dụng cái đặc điểm của ông ta là rất thích uống rượu, nên mỗi ngày đều mời ông ta uống rượu ngon, tiếp đãi ông ta như thượng khách mà cũng không hề nói đến chuyện vẽ tranh.
Dần dần hai người đều có cảm tình với nhau, người nhà giàu bèn tặng ông ta một vài món quà để xin vẽ tranh. Quách Trung Thư vì bạn mà phá lệ vẽ bức tranh “tiểu đồng thả diều”, chỉ có điều là vẽ sợi dây để kéo diều dài có đến mấy trượng.
Phú gia chi tử chịu không nổi trò đùa này, nổi giận và lập tức chấm dứt quan hệ với ông ta.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 13:
Có một thực tế như thế này: nếu vì lý do vật chất hoặc có lợi cho cá nhân mình mà kết tình bạn, thì tình bạn này sẽ không được dài lâu hoặc nếu có dài lâu thì chỉ dài lâu theo của cải của mỗi người mà thôi…
Có những người theo đạo chỉ vì thấy mình xin được ơn nên theo đạo, theo đạo vài năm thì bỏ đạo cách “tàn nhẫn” vì xin không được ơn nữa, đạo của họ là cái vật chất xin là có ước là được chứ không phải là đạo tại tâm.
Cũng có những người Ki-tô hữu “chính hiệu” nhưng cuộc sống thì giống như những người chưa hề làm bạn thân tình với Đức Chúa Giê-su, khi cầu nguyện thì xin cho được điều này điều nọ mà không xin cho được thông phần đau khổ với Ngài, hoặc cầu nguyện mà cứ than vãn vì người này người nọ làm mình phải bực mình, mà không than thở đau thương những tội mình đã phạm làm mất lòng Thiên Chúa…
Đức Chúa Giê-su là người bạn thân thiết của chúng ta, Ngài làm bạn với chúng ta là vì muốn chúng ta trở nên những con người tốt lành có ích cho mọi người, chứ không trở nên những con người ích kỷ, Ngài làm bạn với chúng ta là vì muốn chúng ta được chia sẻ phần hạnh phúc thiên đàng với Ngài.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết trở nên ngừơi bạn hữu tốt lành của Chúa, để con trở nên người bạn tốt của tha nhân. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Viên mãn của thời gian
Lm. Minh Anh
18:35 26/07/2023
VIÊN MÃN CỦA THỜI GIAN
“Phúc cho mắt các con vì được thấy, phúc cho tai các con vì được nghe!”.
Richard L. Baxter viết, “Từ thung lũng này đến thung lũng khác trên các đỉnh đồi, từ ánh nắng đến sương mù; tôi đi theo Chúa trên con đường quanh co của cuộc đời, và bước đi bằng niềm tin nhiều hơn bằng thị giác. Cuộc sống của tôi chỉ là một tập hợp của những “bây giờ!”, ‘mỗi “bây giờ” là một phần của một bức tranh lớn hơn. Bức tranh lớn hơn là chính Ngài, sự viên mãn của thời gian!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Baxter được gặp lại qua Tin Mừng hôm nay, “Bức tranh lớn hơn là chính Ngài, sự viên mãn của thời gian!”. Những lời chúc Chúa Giêsu dành cho các môn đệ trên đây không chỉ dành cho những ai trực tiếp thấy và nghe Ngài nhưng còn cho cả những ai “bước đi bằng niềm tin nhiều hơn bằng thị giác”. Bởi lẽ, Ngài, ‘viên mãn của thời gian!’.
Là Anpha và Ômêga, Chúa Giêsu làm chủ thời gian; trong Ngài, trong sự viên mãn này, chúng ta tìm thấy chính mình! Như vậy, bạn và tôi đã ở trong Chúa Kitô, trong thời của Ngài, “Thời Cứu Độ!”. Dĩ nhiên chúng ta chưa thấy Ngài tận mắt, nhưng thực sự đã biết Ngài; chưa nghe Ngài tận tai, nhưng chắc chắn đã nghe lời Ngài. Đó là sự hiểu biết đức tin mang lại; nghĩa là dẫu không thể cảm nhận nhưng là một sự hiểu biết thực sự, một sự hiểu biết dẫn đến các mầu nhiệm khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và hân hoan.
Hãy biết ơn niềm tin Kitô của mình, hãy thực sự vui mừng vì nó! Hãy cố gắng làm cho mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu trở nên không xa cách, nhưng ngày càng gần gũi như mối quan hệ của Ngài với các môn đệ! Các ngài đã nhìn thấy và nghe Ngài; trong đức tin, chúng ta cũng thấy và nghe Ngài. Đừng nhìn Chúa Giêsu như một con người của quá khứ, hãy nhìn Ngài trong hiện tại; và để chính mình thực sự chia sẻ thời gian của Ngài, một thời gian không bao giờ kết thúc và luôn viên mãn!
Vì thế, dẫu thật tuyệt vời như các môn đệ vì được gần Chúa Giêsu khi Ngài còn trên dương thế; tuy nhiên, chúng ta vẫn được ban phúc nhiều hơn họ về nhiều mặt. Ngày nay, chúng ta tiếp tục có sự hiện diện của một Giêsu đang sống và hiện diện qua ân sủng. Ngài hiện diện nhiệm mầu thực sự trong các Bí Tích; Ngài hiện diện trong Lời; hiện diện trong các giáo huấn kiên định của Hội Thánh. Ngài đang sống thực sự qua các chứng từ của các thánh trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Và Ngài hiện diện trong chúng ta bằng cách cư ngụ trong linh hồn mỗi người. Ngài là sự ‘viên mãn của thời gian!’.
Anh Chị em,
“Phúc cho mắt các con vì được thấy, phúc cho tai các con vì được nghe!”. Hôm nay, hãy suy gẫm về những phúc lành phi thường Chúa đã ban cho bạn và tôi! Chúng ta thường tìm kiếm sự hài lòng trong những thứ nhất thời và chóng qua. Trên con đường quanh co của cuộc đời, hãy “bước đi bằng niềm tin nhiều hơn bằng thị giác!”. Cuộc sống của bạn và tôi chỉ là một tập hợp của những “bây giờ!”, mỗi “bây giờ” lại xe kết bằng những hồng ân. Đó là những phúc lành phải được nhìn thấy, hiểu được và đón nhận với niềm vui tột độ. Bạn và tôi được chúc phúc ngoài sức tưởng tượng! Hãy tin điều đó và lớn lên trong lòng biết ơn đối với những ân huệ này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con được tạo dựng cho đời đời, sinh ra là một bản gốc. Đừng để con chết vì những gì ngắn hạn, chết như một bản sao!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một phép lạ Thánh Thể mới ở Mỹ Châu Latinh?
VietCatholic Media
16:54 26/07/2023
Giám mục đầu tiên của Giáo phận Gracias ở Honduras, Đức Cha Walter Guillén Soto, đã công nhận một phép lạ Thánh Thể mới xảy ra cách đây một năm tại một giáo xứ nông thôn ở thị trấn nhỏ San Juan.
Gracias, thuộc khu vực Lempira, là một thị trấn chỉ có hơn 57.000 cư dân ở phía tây Honduras. Nó được thành lập từ năm 1536, và tên ban đầu của nó là Gracias a Dios nghĩa là “Tạ ơn Chúa”.
22 dặm về phía nam của Gracias là thị trấn San Juan, trong khu vực Intibucá lân cận. Ở đó, trong nhà nguyện của cộng đồng El Espinal, là nơi đã xảy ra phép lạ Thánh Thể được vị Giám Mục tuyên bố: một vết máu trên một khăn thánh.
Vào chiều ngày 9 tháng 6 năm 2022, khi Giáo Hội Công Giáo đang cử hành phụng vụ lễ Chúa Giêsu Kitô, Linh mục Thượng phẩm Hằng hữu, được cử hành vào Thứ Năm sau Lễ Hiện xuống, José Elmer Benítez Machado đã đến nhà nguyện của cộng đồng El Espinal trước bất kỳ ai khác để cử hành Phụng vụ Lời Chúa và phân phát cho các tín hữu Mình Thánh đã được các linh mục của giáo phận truyền phép trước đó.
Khoảng 60 gia đình sống ở El Espinal, trải rộng khắp vùng núi, chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, lợn và gia cầm. Chỉ có 15 gia đình tham dự Phụng vụ Lời Chúa vào thứ Năm hàng tuần do giáo dân chủ trì, vì họ không có linh mục trong thị trấn.
Benítez đã được bổ nhiệm làm thừa tác viên Rước lễ ngoại thường cách đây hai năm để lo các nhu cầu mục vụ của nhà nguyện dành riêng cho Thánh Giacôbê Tông đồ.
Vào khoảng 5 giờ chiều giờ địa phương, Phụng vụ Lời Chúa bắt đầu. Khi đến giờ phân phát Thánh Thể, Benítez mở nhà tạm và nhận thấy khăn thánh có những vết lớn dường như là máu người.
“Tôi rất ngạc nhiên,” anh ta nói với EWTN Noticias, chương trình tin tức tiếng Tây Ban Nha của EWTN. “Hy vọng đầu tiên của tôi là: 'Đó là Máu của Chúa Kitô. Tuy nhiên, trong lúc bối rối, và để hoàn thành thừa tác vụ của mình, anh ta tiếp tục cử hành và phân phát Thánh Thể.
Trước khi kết thúc, vào lúc đưa ra thông báo của giáo xứ, Benítez hỏi những người có mặt xem họ có thấy nước rò rỉ vào nhà thờ hay không hoặc họ có biết ai đã vào trước đó không. Sau đó anh ta nói với họ những gì anh ta đã nhận ra.
Reginaldo Aguilar Benítez, điều phối viên giáo xứ và nhân chứng tuyên thệ trong quá trình điều tra, nói với EWTN Noticias: “Một số người trong chúng tôi trả lời rằng chúng tôi không thấy nước rò rỉ, và khi anh ta giải thích chuyện gì đã xảy ra, chúng tôi yêu cầu anh ta cho thấy khăn thánh”.
Pedrina García, lúc đó đang ở trong nhà thờ, nói rằng cô không nghi ngờ gì rằng đó là một phép lạ. “Đây là điều mà Chúa đã đặt sẵn cho chúng tôi,” cô nói.
Ngày hôm sau, Cha Marvin Sotelo và Cha Oscar Rodríguez, Thừa Sai Thánh Tâm Chúa Giêsu - những người đã đến thị trấn San Juan de Intibucá chỉ hai tháng trước - đã đến cộng đồng El Espinal để chứng thực những gì điều phối viên giáo xứ đã nói với họ qua điện thoại.
Cha Sotelo cho khăn thánh vào một túi ni lông có niêm phong kín, cất giữ trong nhà xứ, và hai ngày sau trao lại cho Đức Cha Guillén.
Đức Cha Guillén đặc biệt nghi ngờ và quyết định giữ nó trong nhà nguyện riêng của mình trong khi ngài suy nghĩ xem phải làm gì. “Tôi không dễ tin tưởng một cách ngây thơ vào mọi thứ. Logic khiến chúng ta thận trọng.”
Gần ba tháng sau, vị giám mục ra lệnh tiến hành một số xét nghiệm khoa học tại Trung tâm Y tế Santa Rosa de Copán, cách Gracias khoảng 30 dặm, để đánh giá quá trình oxy hóa và pha loãng của máu.
Kết luận rằng không có vật liệu cần thiết để tiến hành phân tích, khăn thánh đã được gửi đến trung tâm nghiên cứu chất độc DISA Test ở Tegucigalpa, nơi Héctor Díaz del Valle, người có bằng tiến sĩ hóa học và dược phẩm, dẫn đầu cuộc điều tra.
Vào cuối tháng 10 năm 2022, quá trình phân tích bắt đầu với sự can thiệp của chuyên gia pháp y bên ngoài và chuyên gia về phân tích chất độc.
Ban đầu, người ta loại trừ giả thuyết rằng vết bẩn là nhựa cây hoặc máu động vật. Các thủ tục sau đó tiết lộ rằng máu là của người và thuộc nhóm máu AB với yếu tố Rh dương tính, giống như phép lạ Thánh Thể ở Lanciano, Ý, cũng như máu được tìm thấy trên Tấm vải liệm Turin, cũng ở Ý.
Theo cổng thông tin có tên là “Đánh giá dân số thế giới”, ở Honduras, chưa đến 2,5% dân số ở quốc gia đó có cùng nhóm máu.
Các cuộc kiểm tra của chuyên gia cũng loại trừ khả năng vết máu có thể được tạo ra một cách giả tạo.
Valle ngạc nhiên vì vải “đã tiếp xúc với không khí, độ ẩm; các thử nghiệm giả định đã được thực hiện trên vải và nó không khô như thường thấy,” và cho đến nay “nó không có biểu hiện hư hỏng hoặc nấm mốc.”
Trong các cuộc điều tra pháp y, các xét nghiệm giả định và xác nhận là một công cụ hữu ích trong việc nghiên cứu các vết máu.
Sau khi thực hiện các cuộc điều tra và đưa lời khai của các nhân chứng dưới lời tuyên thệ có công chứng, Đức Cha Gracias xác nhận rằng đó là một sự việc đáng ngạc nhiên. Ngài nói: “Tôi không nghi ngờ gì về độ tin cậy.
Ngài nói: “Tôi nghĩ rằng dấu hiệu phi thường, và hữu hình này, có thể cảm nhận được, có thể kiểm chứng này về sự biểu hiện của Máu Chúa trong một cộng đồng ít người biết đến ở giữa vùng nông thôn khắc nghiệt nhất trong môi trường nông nghiệp của chúng ta nói lên rất nhiều điều vào thời điểm này.”
Về lý do có thể xảy ra phép lạ, Đức Cha nhận xét rằng “Thiên Chúa yêu thương những người bên lề, những người kín đáo, đơn sơ. Tại một ngôi làng ít người biết đến, không có bất kỳ liên quan xã hội nào, cách xa khu vực thành thị, Chúa chọn để hiện thân.”
Trong lịch sử Giáo hội đã ghi lại hơn 100 phép lạ Thánh Thể. Trong số này, ít nhất bốn vụ đã diễn ra ở các nước Mỹ Latinh. Gracias, Honduras, sẽ là nơi thứ năm.
Source:Catholic News Agency
Thần học và Trí khôn Nhân tạo
Vũ Văn An
23:05 26/07/2023
Trang mạng The Pillar, ngày 25 tháng 7 năm 2023, phổ biến phân tích của một nhà thần học và một nhà giáo luật về trí khôn nhân tạo. Chúng tôi xin chuyển ngữ bài phân tích này sang tiếng Việt.
Khi những người ủng hộ trí khôn nhân tạo [AI] nhắm đến việc xâm nhập vào các mô hình học ngôn ngữ trong các cộng đồng trên khắp thế giới, các nhà phát triển trong tháng này đã công bố một dự án trí khôn nhân tạo mà họ nói có thể “thay đổi cuộc chơi cho Giáo hội.”
Các nhà phát triển Magisterium AI [Huấn quyền AI] đã huấn luyện một rôbốt trí khôn nhân tạo trên cơ sở dữ liệu gồm 456 tài liệu của Giáo hội, bao gồm Kinh thánh, Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, Bộ Giáo luật, Quy chế Tổng quát của Sách lễ Rôma, 90 thông điệp, 7 tông hiến và 26 tông huấn.
Theo Matthew Sanders của Longbeard, một cơ quan tiếp thị và thiết kế kỹ thuật số kết nối với dự án, kết quả của tất cả các khóa huấn luyện đó là Magisterium AI “không gây ảo giác (bịa đặt) và nó cũng cung cấp các trích dẫn để bạn biết câu trả lời của nó được tạo ra từ đâu”.
Dự án mà Sanders nói có thể chuẩn bị các bài giảng, được hỗ trợ bởi Cha David Nazar, viện trưởng Học viện Giáo hoàng Phương Đông, người phục vụ với tư cách là chủ tịch “ủy ban cố vấn học thuật” của trí khôn nhân tạo.
Sanders cho biết qua email rằng trong khi “có rất nhiều nỗi sợ hãi xung quanh trí khôn nhân tạo … có nhiều người cảm thấy nó có thể là một công cụ mạnh mẽ để chia sẻ sự thật.”
Dự án Magisterium AI hiện có sẵn trực tuyến, nhưng ở dạng thử nghiệm beta.
Tại tạp chí mạng The Pillar, chúng tôi tự hỏi nó thực sự tốt đến mức nào — và liệu nó có thể trả lời các câu hỏi tốt như một giáo sư chủng viện và một luật sư giáo luật đang làm việc hay không.
Vì vậy, chúng tôi đưa nó vào thử nghiệm.
Đối với thần học, chúng tôi đã yêu cầu Magisterium AI trả lời những câu hỏi y như Angela Franks, giáo sư thần học tại Chủng viện Thánh Gioan ở Boston, với chuyên môn về “thần học thân xác, Tân Phúc âm hóa, Chúa Ba Ngôi, Kitô học, và tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II và Hans Urs von Balthasar.”
Đối với giáo luật, chúng tôi đã yêu cầu rôbốt trả lời những câu hỏi y như Timothy Olson, JCL, là chưởng ấn của Giáo phận Fargo, Bắc Dakota, và là thẩm phán hướng dẫn trong tòa án giáo phận của Fargo.
Chúng tôi yêu cầu mỗi chuyên gia dành ít hơn một giờ để trả lời các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra, trong khi Magisterium AI trả lời mỗi câu hỏi thường trong 1-2 phút.
Chúng tôi bảo cả máy lẫn chuyên gia trả lời mỗi câu chỉ 4-5 mệnh đề.
Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách cỗ máy và các chuyên gia trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra một số lưu ý để bạn suy gẫm. (Chú ý: Chúng tôi không bao gồm các chú thích của máy, nhưng chúng tôi lưu ý rằng nó đã cung cấp cho chúng tôi 3-5 tài liệu tham khảo được chú thích cho ít nhất mỗi câu hỏi.)
Nhưng liệu máy có đạt tiêu chuẩn hay không? Các nhà thần học và giáo luật nên hào hứng với một công cụ mới - hay lo lắng về sự an toàn của công việc? Trí khôn nhân tạo có đang đi đúng hướng không?
Chà, chúng tôi sẽ cho bạn biết suy nghĩ của chúng tôi, đặc biệt là về việc ai trả lời từng câu hỏi tốt hơn. Nhưng chúng tôi thừa nhận những thành kiến của riêng mình - chúng tôi đã lỗi thời và có lẽ chúng tôi đang lôi kéo người ta ở đây.
Vậy chúng ta có đúng không?
Bạn sẽ phải quyết định điều đó cho chính mình.
Thần học
Phép rửa là gì, về mặt thần học?
Máy:
Phép rửa, về mặt thần học, là bí tích biểu thị sự tha tội và thanh tẩy tâm hồn. Đó là sự tham dự vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, nơi người tín hữu được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô và trở thành tạo vật mới.
Qua bí tích rửa tội, một người được tháp nhập vào Giáo hội, nhận được Chúa Thánh Thần đã hứa và được công chính hóa.
Bí tích Rửa tội là bí tích tuyệt hảo của đức tin, ở đó đức tin và phép rửa liên kết mật thiết với nhau. Đó là một món quà từ Thiên Chúa được nhận thông qua Giáo hội, và nó đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc sống mới trong Chúa Kitô.
Tiến sĩ Franks:
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo số 1213 nói với chúng ta: “Bí tích Thánh Tẩy là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngõ dẫn đến đời sống trong Thần Khí (vitae spiritis ianua), và là cánh cửa dẫn đến các bí tích khác. Nhờ Phép Rửa, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và được tái sinh làm con Thiên Chúa; chúng ta trở thành chi thể của Chúa Kitô, được sáp nhập vào Giáo hội và được chia sẻ sứ mệnh của Giáo hội: ‘Bí tích Rửa tội là bí tích tái sinh nhờ nước trong lời.’”
Phán quyết của Pillar:
Máy đã đưa ra một câu trả lời khá hay ở đây, và đề cập đến nhiều điều- như Chúa Thánh Thần - hơn là Tiến sĩ Franks. Nhưng cỗ máy dường như cũng thực hiện một câu hỏi hơi kỳ lạ: nói rằng phép rửa là bí tích của đức tin, nơi đức tin và phép rửa liên kết mật thiết với nhau. Phép rửa thực sự là bí tích của đức tin - nhưng liệu câu nói của trí khôn nhân tạo có ý nghĩa gì không?
Câu trả lời của Tiến sĩ Franks là một đoạn trích trực tiếp từ Sách Giáo lý, và là một câu trả lời khá rõ ràng. Chúng tôi hy vọng trong các câu hỏi tương lai, bà sẽ trả lời bằng chính lời của bà, nhưng chúng tôi cho bà trổi vượt.
Chúa Giêsu cứu chúng ta như thế nào?
Máy:
Chúa Giêsu cứu chúng ta qua tình yêu và sự hy sinh của Người. Người yêu thương chúng ta vô điều kiện và ôm lấy chúng ta ngay cả khi chúng ta yếu đuối và sai phạm. Qua sự sống, sự chết và sự sống lại của Người, Người mang đến sự cứu rỗi của Thiên Chúa, bao gồm sự tha thứ tội lỗi và sự hòa giải với Thiên Chúa và những người khác. Chúa Giêsu là con đường gặp gỡ Thiên Chúa và là nguồn mọi ân sủng. Người mạc khải tình yêu của Chúa Cha cho nhân loại và chỉ cho chúng ta con đường yêu thương qua việc tự hiến thân mình trên thập giá. Bằng cách noi theo Chúa Giêsu và noi gương Người, chúng ta có thể cảm nghiệm được sự cứu rỗi và sự sống mới.
Tiến sĩ Franks:
Trên thực tế, các nhà thần học đã chia rẽ về bản chất chính xác của sự chuộc tội của Chúa Kitô (cách Người cứu chúng ta bằng cuộc khổ nạn, sự chết và sự Phục sinh của Người).
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo số 622 tóm tắt chứng từ Kinh Thánh: “Chúa Kitô đã đạt được ơn cứu độ hệ tại ở chỗ: Người đến ‘để phó mạng sống mình làm giá chuộc muôn người’ (Mt 20:28), tức là Người ‘yêu thương những người [của mình] cho đến cùng’ (Ga 13:1), để họ có thể được ‘cứu chuộc khỏi tội lỗi do cha ông [họ] để lại’ (I Pr 1:18).
Nhưng về vấn đề này, truyền thống, trong khi loại bỏ một số dị giáo, để ngỏ một lĩnh vực thần học rộng lớn.
Thánh Anselmô lập luận rằng tình yêu và sự vâng lời của Chúa Kitô đáp ứng món nợ vô hạn của chúng ta mắc phải do sự bất tuân không yêu thương của chúng ta, trong khi Thánh Tôma nhấn mạnh sự vâng lời đầy yêu thương của Chúa Kitô, một đức vâng lời, qua “ân sủng đầu” (ân sủng của quyền làm đầu của Người) có tác dụng thông truyền công lao vô hạn của Người cho các chi thể trong thân thể Người. Các đề xuất gần đây hơn — bao gồm cả những đề xuất của Hans Urs von Balthasar và Joseph Ratzinger — tuyên bố rằng Chúa Kitô đã tự do chấp nhận trải nghiệm chủ quan của tội nhân về việc bị Chúa Cha bỏ rơi, ứng nghiệm các kiểu đau khổ của Cựu Ước về vị tiên tri và Người Tôi Tớ Đau khổ vì lợi ích của mọi người.
Phán quyết của Pillar:
Chúng tôi đặt câu hỏi này vì chúng tôi biết rằng các nhà thần học có nhiều ý kiến khác nhau về sự chuộc tội, và những người Công Giáo chính thống có thể có một số quan điểm khác nhau. Câu trả lời của máy là được - nó không cụ thể lắm và không đề cập đến các quan điểm trái ngược nhau về sự chuộc tội.
Tiến sĩ Franks đã làm đúng như vậy - giúp bà có lợi thế hơn khi trả lời câu hỏi gây tranh cãi này. Một lần nữa, Bà trổi vượt hơn.
Ơn gọi của người Kitô hữu là gì?
Máy:
Ơn gọi của người Kitô hữu, những người đã được rửa tội hợp lệ, là tìm kiếm Nước Thiên Chúa và chu toàn sứ vụ đã trao phó cho Giáo hội ở trần gian. Qua bí tích rửa tội, các Kitô hữu được tháp nhập vào Chúa Kitô và trở thành thành phần dân Chúa, chia sẻ chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô. Ơn gọi này đòi hỏi sự tham gia bản thân và tích cực tham gia vào việc rao giảng Tin Mừng, vì tất cả những người đã được rửa tội đều được mời gọi trở thành môn đệ truyền giáo. Ngay cả những người không được mời gọi lập gia đình hay sống đời thánh hiến cũng có thể cống hiến một chứng tá đặc biệt cho ơn gọi của họ qua con đường trưởng thành bản thân của chính họ.
Tiến sĩ Franks:
Kitô hữu, giống như mọi con người nhân bản, được dành cho sự kết hợp với Thiên Chúa mãi mãi trên thiên đàng. Các Kitô hữu sống ơn gọi này trên trần gian nhờ ân sủng và qua việc thực hành các nhân đức, nhất là các nhân đức đối thần, và tham gia vào đời sống của Giáo hội (phụng vụ và các bí tích của Giáo hội). Họ được mời gọi truyền giáo, nghĩa là tham gia vào sứ mệnh tình yêu của Đức Kitô được Chúa Cha sai đến thế gian. Các ơn gọi cá nhân có thể được sống trong các bậc sống (giáo sĩ, tu sĩ, và/hoặc giáo dân).
Phán quyết của Pillar:
Một lần nữa, câu trả lời của máy không sai. Nó dài dòng hơn một chút so với Tiến sĩ Franks, và mơ hồ hơn nhiều - và chúng tôi thích sự nhấn mạnh của Tiến sĩ Franks về ơn gọi con người được kết hợp với Thiên Chúa.
Thêm vào đó, máy đã đề cập đến hôn nhân và đời sống thánh hiến (tôn giáo), nhưng không đề cập đến tình trạng giáo sĩ - chúng tôi trừ một hoặc hai điểm cho sự thiếu sót đó.
Đây có thể là một trận hòa (tie), nhưng trong hệ thống của chúng tôi, trận hòa thuộc về con người - Vì vậy, chúng tôi cho Tiến sĩ Franks thắng.
Tính đồng nghị là gì?
Máy:
Tính đồng nghị là một nguyên tắc hợp tác và chia sẻ quyết định trong việc quản trị Giáo hội. Nó xác định cách thức cụ thể mà Giáo hội thực hiện bản chất của sự hiệp thông bằng cách cùng nhau bước đi, phối hợp giữa tất cả các lĩnh vực mục vụ và khuyến khích sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên của mình trong sứ mệnh truyền bá Tin Mừng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh rằng tính đồng nghị là một yếu tố cấu thành của Giáo hội và mong muốn có một Giáo hội hoàn toàn đồng nghị. Công đồng Vatican II đã nêu bật tầm quan trọng của tính đồng nghị bằng cách giải thích mầu nhiệm Giáo hội như mầu nhiệm hiệp thông. Tính đồng nghị không chỉ đơn thuần có tính tư vấn đối với người Công Giáo Rôma, và quyền tối thượng không chỉ đơn thuần là danh dự đối với người Chính thống giáo. Nguyên tắc đồng nghị - tối thượng được viện dẫn để đáp ứng các nhu cầu và đòi hỏi của Giáo hội trong thời đại chúng ta và để vượt qua sự xa lánh và chia rẽ đã xảy ra trong thiên niên kỷ thứ hai.
Tiến sĩ Franks:
“Tính đồng nghị” bắt nguồn từ chữ Hy Lạp synod, như Ủy ban Thần học Quốc tế giải thích: “Được tạo thành từ giới từ sun (với) và danh từ hodos (con đường), nó chỉ con đường mà dân Chúa cùng nhau bước đi”.
Nhiều ý tưởng—thường là khác biệt—đã được tập hợp lại với nhau dưới danh nghĩa tính đồng nghị; hầu hết trong số chúng bỏ qua sự kiện này là thuật ngữ này có một lịch sử đặc biệt như một phong trào giáo hội học thời kỳ đầu và cận đại (xem bài báo của Prügl trong số ra năm 2023 của The Thomist dành riêng cho tính đồng nghị).
Trong cùng số báo The Thomist, tôi đã lập luận rằng cách tốt nhất để hiểu tính đồng nghị là tập trung vào Chúa Kitô là Đường lối (do chữ hodos) và các thành viên của Giáo hội là những người đi theo đường lối này.
Như tôi đã viết ở đó, “Chúa Kitô là Đường, trong Người chúng ta ‘di chuyển’ (Công vụ 17:28), tháp nhập chúng ta để Chúa Cha có thể sai chúng ta lên đường thi hành sứ mệnh tự hiến.” Theo hệ quả thần học, “tính đồng nghị” nên tập trung xung quanh những chân lý lấy Chúa Kitô làm trung tâm này.
Phán quyết của Pillar:
Tiến sĩ Franks, theo quan điểm của chúng tôi, đưa ra một câu trả lời thấu đáo hơn, nhận ra những thách thức đương nhiên trong việc hiểu khái niệm “tính đồng nghị” trong đời sống của Giáo hội.
Thêm vào đó, chúng tôi bối rối về ý nghĩa của cỗ máy khi nó nói về tính đồng nghị là “không chỉ đơn thuần là tư vấn,” và chúng tôi nghĩ rằng một câu trả lời hay sẽ làm sáng tỏ điều đó, vì nó đã đề cập đến điều này ngay từ đầu.
Trên thực tế, chúng tôi cũng không hiểu rõ câu cuối cùng của máy - nó đọc giống như một số tài liệu của thượng hội đồng dài dòng hơn của Giáo hội, ngay cả khi không có nguồn công nghị đặc biệt đó.
Chúng tôi cho Tiến sĩ Franks trổi hơn.
Say rượu có phải luôn luôn là một tội lỗi không?
Máy:
Theo lời dạy của Giáo Hội Công Giáo, say rượu không phải lúc nào cũng bị coi là tội trọng. Để xác định xem một tội lỗi có phải là tội trọng hay không, ba điều kiện phải có đồng thời: vấn đề nghiêm trọng, sự hiểu biết đầy đủ và sự ưng thuận có chủ ý.
Mặc dù Giáo hội thừa nhận rằng say rượu là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng Giáo hội không tự động xếp nó vào tội trọng. Sự ưng thuận có chủ ý và kiến thức đầy đủ của cá nhân có liên quan cũng là những yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của tội lỗi.
Điều quan trọng cần lưu ý là tội trọng hủy hoại đức ái trong chúng ta, tước đoạt ơn thánh hóa của chúng ta, và nếu không ăn năn, có thể dẫn đến hình phạt đời đời.
Tuy nhiên, Giáo hội không tuyên bố rõ ràng rằng say rượu luôn đáp ứng các tiêu chuẩn này đối với tội trọng.
Do đó, cần phải xem xét hoàn cảnh cụ thể và ý định của cá nhân liên quan để xác định mức độ nghiêm trọng của tội lỗi. Giáo Hội phó thác việc phán xét con người cho công lý và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Tóm lại, dù say rượu được coi là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng không phải lúc nào nó cũng mặc nhiên được xếp vào tội trọng. Việc xác định xem đó có phải là tội trọng hay không tùy thuộc vào sự hiện diện của vấn đề nghiêm trọng, sự hiểu biết đầy đủ và sự ưng thuận có chủ ý, điều này phải được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể.
Tiến sĩ Franks:
Đây không phải là lĩnh vực chuyên môn của tôi, nhưng tôi sẽ ứng biến vậy, bởi vì tôi cần sử dụng phần lớn thời gian của mình để tìm hiểu tính đồng nghị là gì.
Bản thân việc “say xỉn” không phải là tội lỗi, bởi vì nó có thể là do vô tình, chẳng hạn như người ta không nhận ra Trà đá Long Island chủ yếu là rượu chứ không phải trà.
Cố ý say rượu sẽ là tội lỗi, vì say rượu hạn chế chúng ta sử dụng hết khả năng lý trí của mình, từ đó có thể dẫn đến mọi loại hành vi vô trách nhiệm hoặc tội lỗi khác. Tôi không nghĩ rằng vấn đề đủ nghiêm trọng để luôn luôn là một tội trọng, nhưng một số trường hợp nhất định có thể khiến nó trở nên như vậy trong những trường hợp cụ thể, thí dụ: một người biết chắc chắn rằng anh ta sẽ trở nên hung bạo khi say rượu.
Phán quyết của Pillar:
Hãy đối mặt với nó. Câu trả lời của Tiến sĩ Franks hài hước hơn. Điều đó phải được tính cho một điều gì đó. Mặt khác, chúng tôi nghĩ rằng cỗ máy đã sử dụng một chủ trương có tính Công Giáo điển hình hơn bằng cách nhấn mạnh rằng say rượu luôn là một vấn đề nghiêm trọng và nó giải thích rõ các tiêu chuẩn để phạm tội trọng - nhưng một lần nữa, câu trả lời của Tiến sĩ Franks lại khiến chúng tôi bật cười.
Chúng tôi sẽ chia phần chênh lệch và chia cho mỗi người nửa điểm.
Chó có thể lên thiên đàng hay không?
Máy:
Giáo Hội Công Giáo không có giáo huấn dứt khoát về việc chó hay bất cứ động vật nào khác có thể lên thiên đàng hay không. Trọng tâm của Giáo hội trước hết là sự cứu rỗi linh hồn con người và sự sống đời đời của con người với Thiên Chúa trên thiên đàng. Mặc dù Giáo hội thừa nhận sự hiện hữu của thiên đường và sự đoàn tụ vui vẻ của những người công chính ở kiếp sau, nhưng Giáo hội không đề cập cụ thể đến số phận của động vật ở thế giới bên kia. Giáo lý của Giáo hội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cứu chuộc và cứu rỗi nhân loại thông qua Chúa Giêsu Kitô.
Do đó, câu hỏi liệu chó có thể lên thiên đàng hay không vẫn chưa được trả lời bởi các giáo lý chính thức của Giáo hội.
Tiến sĩ Franks:
Chắc chắn rồi, nếu Chúa muốn chúng được như thế.
Theo nghĩa đó, bất cứ thứ gì cũng có thể ở trên trời, ngay cả thức ăn theo nghĩa đen cho thể xác phục sinh của chúng ta (xin xem Isaia 25:6 và nhiều đoạn khác).
Nhưng không phải loài chó nhất thiết phải lên thiên đàng, bởi vì linh hồn của chúng không hữu lý, và do đó không phải là bất tử. Cá nhân tôi rất phấn khích khi thấy những gì Thiên Chúa dành sẵn cho chúng ta.
Phán quyết của Pillar:
Máy đã lấy một lượng từ ngữ lớn để nói: "Tôi không biết, có thể?"
Tiến sĩ Franks nói nhanh hơn, đề cập rằng động vật không có linh hồn hữu lý, và - đồng thời - chỉ cho chúng ta đường về cõi vĩnh hằng. Chúng tôi cho bà thắng thế.
Mối liên hệ giữa các ngôi vị trong Ba Ngôi là gì?
Máy:
Mối tương quan giữa các ngôi vị trong Ba Ngôi Thiên Chúa là mối tương quan của tình yêu và sự hiệp thông hỗ tương và bất khả phân ly. Chúa Cha có liên quan đến Chúa Con, Chúa Con có liên quan đến Chúa Cha và Chúa Thánh Thần có liên quan đến cả hai. Mối quan hệ này không phải là sự phân chia của sự thống nhất thần linh, mà là sự khác biệt chỉ nằm trong mối quan hệ của các vị với nhau. Chúa Cha hoàn toàn ở trong Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Chúa Con hoàn toàn ở trong Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, và Chúa Thánh Thần hoàn toàn ở trong Chúa Cha và Chúa Con. Mối tương quan yêu thương và hiệp thông này là nền tảng cho cộng đồng nhân loại và được phản ảnh trong căn tính bản vị của mỗi cá nhân.
Chúa Cha là nguồn gốc tối hậu của mọi sự, Chúa Con là hình ảnh phản chiếu của Người mà qua đó muôn vật được tạo thành, và Chúa Thánh Thần là mối dây tình yêu vô tận. Các vị hành động như một nguyên tắc thần linh duy nhất trong việc tạo ra thế giới, nhưng mỗi vị thực hiện công việc này theo đặc tính bản vị của mình. Vì thế, khi chúng ta chiêm ngắm sự hùng vĩ và vẻ đẹp của vũ trụ, chúng ta phải ngợi khen cả Ba Ngôi Thiên Chúa.
Tiến sĩ Franks:
Cách diễn đạt của câu hỏi này (đặc biệt là mạo từ xác định số ít trong “the relationship”) khiến tôi bối rối, đến mức tôi nghi ngờ đó là một câu hỏi chơi khăm! Nếu “mối liên hệ của Ba Ngôi Vị” có nghĩa là “mối liên hệ bên trong Ba Ngôi”: thì mối liên hệ trong Ba Ngôi không phải là “ngẫu nhiên” (như với chúng ta—hiện hữu trong một bản thể), mà là “tồn hữu” [subsisting] (nó hiện hữu trong chính nó, giống như một bản thể hoặc một ngôi vị [hypostasis] [xem ở trên]).
Nếu nó có nghĩa là “liên hệ của các ngôi vị”: có bốn liên hệ nguồn gốc đối lập nhau, đó là liên hệ phụ tử, con thảo, nhiệm xuy [spiration] và nhiệm xuất [procession]. (Khoan đã, bốn mối liên hệ và chỉ có ba Ngôi? Vâng! Nhưng tôi không thể giải thích, vì tôi bị tiến sỹ Flynn giới hạn câu chữ, vì vậy hãy đọc thêm tại https://www.newadvent.org/summa/1028.htm.)
Nếu nó có nghĩa mối quan hệ như một loại phép ẩn dụ, thí dụ: "Này, anh bạn, bạn sẽ mô tả như thế nào về sự rung cảm giữa chúng ta?" thì bạn nên đọc Thánh Augustinô về cạm bẫy của những phép ẩn dụ như vậy trong thần học Ba Ngôi.
Phán quyết của Pillar:
Chúng tôi đã cố tình hỏi một câu hỏi có từ ngữ mơ hồ, để xem cả trí khôn nhân tạo và chuyên gia sẽ xử lý nó như thế nào — và chúng tôi ghi công cho Tiến sĩ Franks vì đã phát hiện ra nó. Nhưng trí khôn nhân tạo đã xử lý câu hỏi một cách nhanh chóng và cho chúng tôi một câu trả lời khá hay. Tiến sĩ Franks, mặt khác, dường như đã chịu đủ những trò chơi khăm của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi sẽ chấm điểm cho cỗ máy, nhưng chúng tôi cũng thưởng cho Tiến sĩ Franks một nửa công lao vì đã vạch ra âm mưu của chúng tôi.
Cho điểm thần học cuối cùng:
Máy:1.5
Chuyên gia: 6.0
Giáo luật
Phép rửa là gì, theo giáo luật?
Máy:
Phép rửa, theo giáo luật, là bí tích qua đó một người bắt đầu bước vào đức tin Kitô giáo và trở thành thành viên của Giáo hội. Nó được trao bằng cách nhúng hoặc đổ nước, theo các quy định của hội đồng giám mục. Phép rửa được coi là cửa ngõ dẫn đến các bí tích khác và cần thiết để được cứu rỗi, bằng cách tiếp nhận thực sự hoặc ít nhất là bằng ước muốn. Nó chỉ được trao một cách hợp lệ bằng cách rửa bằng nước đích thực với hình thức thích hợp của từ ngữ. Thừa tác viên thông thường của phép rửa là giám mục, linh mục hoặc phó tế.
Bí tích Rửa tội là một bí tích vô cùng quan trọng, vì nó giải thoát các cá nhân khỏi tội lỗi, cho phép họ được tái sinh làm con Thiên Chúa, và kết hợp họ vào Giáo hội, đồng hình đồng dạng họ với Chúa Kitô bằng một đặc tính không thể xóa nhòa. Giáo Hội Công Giáo công nhận tính hợp lệ của phép rửa do các cộng đồng giáo hội không Công Giáo ban hành, miễn là không có nghi ngờ gì về vấn đề, hình thức hoặc ý định của thừa tác viên hoặc người được rửa tội.
Trong trường hợp cần thiết, bất cứ ai cũng có thể rửa tội, miễn là có ý định đúng đắn. Giáo hội công nhận sự cần thiết của phép rửa tội để được cứu rỗi và có xu hướng công nhận rộng rãi ý định đúng đắn khi ban bí tích này, ngay cả trong những trường hợp có thể có sự hiểu sai về đức tin Chúa Ba Ngôi.
Các bà đỡ [midwives]đóng một vai trò quan trọng trong bí tích rửa tội, vì họ có thể được kêu gọi thực hiện bí tích trong những tình huống mà người khác không thể thực hiện được.
Các bà đỡ bị ràng buộc bởi tội trọng phải học các phương pháp và đòi hỏi của phép rửa hợp lệ, vì họ có thể thường xuyên được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ này. Giáo hội đã mẫn cán trong việc bảo đảm để các bà đỡ được hướng dẫn đúng đắn về nghĩa vụ tôn giáo này, và tư cách cũng như kiến thức của họ là vô cùng quan trọng.
Các linh mục giáo xứ có trách nhiệm bảo đảm để các bà đỡ có đủ kiến thức để thực hiện bí tích một cách hợp lệ.
Nếu một bà đỡ đã rửa tội cho một đứa trẻ, cha sở phải hỏi kỹ về ý định thích hợp và việc thực hiện bí tích, và nếu có bất cứ nghi ngờ nào, phép rửa phải được lặp lại một cách có điều kiện.
Olson:
Phép rửa là cửa ngõ dẫn đến các bí tích và cần thiết để được cứu rỗi bằng cách tiếp nhận hoặc ít nhất là mong muốn. Nó được truyền đạt bằng cách rửa bằng nước với hình thức thích hợp của từ ngữ. Trong Giáo hội Latinh, những từ ngữ này là, “Ego te baptizo in nomine Patris, et Filii, et Spiritus Sancti” (Tôi rửa tội cho bạn nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần).
Hiệu quả của nó là giải thoát người đã được rửa tội khỏi tội lỗi (cả tội bản thân lẫn tội nguyên tội), tái sinh làm con Thiên Chúa, đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô bằng một dấu ấn không thể xóa nhòa, và được sáp nhập vào Giáo hội.
Phán quyết của Pillar:
Olson đã đưa ra một câu trả lời thẳng thắn, nhưng tất cả chúng tôi đều sẵn sàng trao bằng khen cho cỗ máy, như một sự ghi nhận cho sự thấu đáo trong câu trả lời của nó. Cho đến khi, nghĩa là đến lúc, cỗ máy dẫn đến một kiểu tiếp tuyến kỳ lạ về các bà đỡ và phép rửa. Điều đó rất quan trọng, chúng tôi chắc chắn, nhưng nó có vẻ giống như một chuyến du ngoạn kỳ lạ, và nó khiến chúng tôi quên đi tất cả những điều thú vị khác mà cỗ máy phải nói.
Thành thử Olson thắng giải.
Đâu là sự khác biệt giữa quyền lực thông thường và quyền lực ủy nhiệm?
Máy:
Trong Giáo Hội Công Giáo, quyền lực thông thường đề cập đến quyền lực vốn có của một chức vụ cụ thể và được liên kết với nó theo luật. Nó có thể được thực hiện cả trong diễn đàn nội bộ và bên ngoài. Mặt khác, quyền lực ủy nhiệm được thực hiện dưới danh nghĩa của một người khác, cụ thể là Giám mục Rôma. Đó là một quyền lực được ủy quyền cho một người nào đó để hành động thay mặt cho người đã trao quyền lực đó. Trong khi quyền lực thông thường được thực hiện trực tiếp bởi người giữ chức vụ, thì quyền lực ủy nhiệm được thực hiện thông qua một người khác với tư cách là người đại diện.
Olson:
Quyền lực thông thường là quyền lực gắn liền với một chức vụ. Quyền lực thông thường có thể là "riêng" hoặc "ủy nhiệm". Quyền lực ủy nhiệm là thực thi quyền lực của “người khác”, ngay cả khi bằng quyền của chính cơ quan của mình. Thí dụ, quyền lực của một giám mục giáo phận là “bình thường và đúng đắn”, của một tổng đại diện là “bình thường và riêng”. Quyền lực của cha tổng đại diện là “thông thường” vì nó gắn liền với chức vụ của ngài. Nó là “thay thế” bởi vì nó được thực hiện nhân danh người khác (giám mục giáo phận).
Phán quyết của Pillar:
Đây là một câu hỏi chơi khăm và Olson đã không mắc phải - quyền lực thông thường và quyền lực ủy nhiệm không phải lúc nào cũng được phân biệt, trong khi quyền lực ủy nhiệm và quyền lực riêng là hai loại quyền lực khác nhau. Cỗ máy không nhận ra sự khác biệt đó, trong khi Olson nhận ra nó ngay lập tức. Thêm vào đó, cỗ máy gợi ý rằng chỉ có quyền lực của giáo hoàng mới có thể được thực thi một cách ủy nhiệm - điều này hoàn toàn không đúng. Tóm lại là cỗ máy bị lỗi này. Olson lấy được điểm cao nữa.
Một phụ nữ 40 tuổi chưa lập gia đình có thể trở thành phó tế hay không?
Máy:
Theo Bộ Giáo luật, một ứng viên chưa kết hôn cho chức phó tế vĩnh viễn không được nhận vào chức phó tế trừ khi họ đã công khai đảm nhận nghĩa vụ độc thân trước mặt Thiên Chúa và Giáo hội. Tuy nhiên, Bộ Giáo luật không nêu rõ bất cứ hạn chế nào về giới tính đối với các ứng viên cho chức phó tế vĩnh viễn. Do đó, một phụ nữ 40 tuổi chưa lập gia đình có thể trở thành phó tế miễn là cô ấy đáp ứng các yêu cầu do Giáo hội đặt ra, bao gồm cả việc đảm nhận nghĩa vụ độc thân. Các nguồn tài liệu hiện tại không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi của bạn.
Olson:
KHÔNG.
Phán quyết của Pillar:
Máy đã sửa phần yêu cầu về độ tuổi của câu hỏi, và hoàn toàn bỏ qua các quy định của điều luật 1024, quy định rằng chỉ một người nam đã được rửa tội mới có thể lãnh nhận chức thánh một cách hợp lệ.
Nếu các bạn bắt đầu cảm nhận được một khuôn mẫu ở đây, thì bạn biết điều gì sắp xảy ra: Câu này Olson thắng.
Điều gì làm nên một cuộc hôn nhân thành sự?
Máy:
Một cuộc hôn nhân thành sự trong Giáo Hội Công Giáo đòi hỏi phải đáp ứng một số điều kiện. Những điều kiện này bao gồm sự đồng ý tự do của cả hai bên, không có bất cứ trở ngại nào và việc tuân thủ các hình thức được yêu cầu. Sự ưng thuận tự nguyện của vợ hoặc chồng là điều cần thiết, nghĩa là họ phải tự nguyện và không bị ép buộc bước vào hôn nhân. Ngoài ra, không nên có trở ngại nào ngăn cản hôn nhân thành sự, chẳng hạn như cuộc hôn nhân trước đó chưa bị hủy bỏ hoặc mối quan hệ huyết thống gần gũi.
Cuối cùng, hôn lễ phải được cử hành theo thể thức đã định, thường có sự hiện diện của linh mục hoặc phó tế và hai nhân chứng.
Những yêu cầu này đảm bảo rằng một cuộc hôn nhân thành sự cả về mặt pháp lý lẫn bí tích dưới con mắt của Giáo Hội Công Giáo.
Olson:
Sự đồng ý của các bên, được thể hiện một cách hợp pháp, giữa những người đủ điều kiện theo luật.
Phán quyết của Pillar:
Máy đã phạm một sai lầm cổ điển. Nó giả định rằng câu hỏi đang nói về một cuộc hôn nhân hợp lệ của người Công Giáo, và do đó - ngoài việc quy định sự cần thiết của một hành vi ưng thuận tự do - giả định rằng hình thức giáo luật là cần thiết cho một cuộc hôn nhân “hợp lệ về mặt pháp lý và bí tích” trong con mắt của Giáo hội.
Trên thực tế, câu trả lời này có rất nhiều vấn đề, bởi vì Giáo hội cho rằng hôn nhân có thể được ký kết hợp lệ bởi những người không Công Giáo và bởi những người không theo đạo Thiên chúa - những người rõ ràng không bị ràng buộc bởi các quy tắc của Giáo hội về hình thức giáo luật.
Olson, rút ra từ Bộ Giáo luật, giải thích rằng sự ưng thuận, được biểu lộ một cách hợp pháp giữa những người hội đủ điều kiện, làm nên hôn nhân. Câu trả lời của anh ngắn gọn hơn, nhưng nó đã tránh được cạm bẫy của cỗ máy, vốn cố gắng làm quá nhiều và đã gục ngã.
Cho điểm cuối cùng về giáo luật:
Máy:0
Chuyên gia: 4
Kết luận
Quả thực, Magisterium AI rõ ràng là “đọc tốt” — nó có rất nhiều nguồn tài liệu tùy ý sử dụng và có thể truy cập chúng một cách nhanh chóng. Đôi khi nó hoạt động khá tốt trong việc nhai lại thông tin từ các nguồn tài liệu đó.
Nhưng thần học và giáo luật rất phức tạp — và cỗ máy mắc một số sai lầm sơ đẳng. Đôi khi nó nhầm lẫn các khái niệm liên quan. Đôi khi nó nói quá nhiều, và nói sai. Cỗ máy đôi khi sai hoàn toàn và đôi khi câu trả lời của nó rất hay — nhưng nếu bạn hỏi chúng tôi, thì nó vẫn chưa sẵn sàng cho giờ cao điểm.
Điều đó không có nghĩa là nó sẽ không xảy ra. Kỹ thuật trí khôn nhân tạo đang phát triển nhanh chóng. Nhưng hiện tại, khuyến nghị của chúng tôi là khi các câu hỏi quan trọng — và về vấn đề đức tin, chúng thường quan trọng — thì tốt hơn hết bạn nên hỏi các chuyên gia nhân bản.
Church Documents
Bích Ngọc- News 26 July 2023
VietCatholic Media
03:32 26/07/2023
1. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cảnh giác về định nghĩa lại về chết não
Hội đồng Giám mục Mỹ và Trung tâm Công Giáo Mỹ về đạo đức sinh học cảnh giác về dự án định nghĩa lại, theo luật pháp Mỹ, về sự chết não, vì dự án này dựa trên những “tiêu chuẩn thiếu sót về y khoa”.
Trong một thông cáo chung, công bố vào tháng Bảy này, hai cơ quan nói rằng Ủy ban Đồng nhất luật pháp, tiếng Anh là Uniform Law Commission,, gọi tắt là ULC, đang tiến hành việc xét lại định nghĩa về sự chết não hoàn toàn mà không “có những bằng chứng khoa học vững chắc” để làm điều đó.
Ủy ban Đồng nhất luật pháp là một nhóm những người thiện nguyện phi lợi nhuận, có trụ sở ở thành phố Chicago, vẫn soạn dự thảo luật cho các nhà lập pháp ở Mỹ. Trên trang mạng, nhóm này nói là cung cấp các dự luật không theo đảng phái, được soạn thảo kỹ lưỡng, mang lại sự minh bạch và bền vững cho những lãnh vực khó khăn trong luật pháp của các tiểu bang.
Trong tuần này, Ủy ban đã nhóm khóa họp thường niên lần thứ 132, tại Honolulu và trong số những vấn đề được thảo luận, có dự án sửa đổi đạo luật xác định sự tử vong. Dự thảo đầu tiên về vấn đề này được soạn ra hồi năm 1981 và từ sau đó, đã được phần lớn các nghị viện tiểu bang thông qua.
Trong số các sửa đổi có thể, đó là đề nghị thay thế tiêu chuẩn chết não bằng sự “ngừng không thể đảo ngược” của các chức năng chính của não hoặc hệ hô hấp bằng một tiêu chuẩn, theo đó “sự hôn mê trường kỳ” và “mất phản xạ thân não”. Một người ở trong tình trạng này có thể được coi là đã chết.
Trong thư về những đề nghị này, các giám mục và trung tâm các nhà đạo đức sinh học Công Giáo nhận định rằng đề nghị nói trên đây của Ủy ban có nghĩa là “thay thế tiêu chuẩn hoàn toàn chết não bằng một sự chết não bán phần. Căn bản vấn nạn của chúng tôi là đề nghị duyệt lại định nghĩa cái chết như thế sẽ khiến cho một bệnh nhân bị mất một phần chức năng của não bị tuyên bố là “chết về phương diện luật pháp”, trong khi họ chưa chết thực sự về phương diện sinh học”.
“Không có gì trong giáo huấn Công Giáo ủng hộ việc hạ thấp tiêu chuẩn để xác định cái chết, không còn coi tiêu chuẩn ấy là “sự ngưng không thể hồi lại mọi chức năng của toàn thể não bộ. Chúng tôi chống lại sự hạ thấp tiêu chuẩn như thế, khi chưa có những bằng chứng khoa học chắc chắn”.
Các giám mục và các nhà đạo đức sinh học Công Giáo cũng nhận định rằng trong khi việc hiến cơ phận để ghép là một hành vi quảng đại, hoàn toàn phù hợp với giáo huấn luân lý Công Giáo, nhưng việc hiến tạng này chỉ có thể thực hiện nếu hội đủ các điều kiện. Cho rằng chỉ cần não bộ chết một phần cũng đủ để lấy cơ phận sinh tử của bệnh nhân có thể thúc đẩy người ta tự nguyện hiến tạng. Tiêu chuẩn mới có thể bị lạm dụng để biện minh cho những thủ tục tích cực ngăn chặn không cho máu chạy lên não, khiến cho toán ghép cơ phận trực tiếp gây ra cái chết của người hiến tạng.
2. Bộ Ngoại giao Mỹ: Mỗi ngày có hàng triệu nạn nhân của nạn buôn người
Theo Phúc trình mới của Bộ Ngoại giao Mỹ, mỗi ngày trên thế giới có hàng triệu nạn nhân của nạn buôn người, cưỡng bách lao động và bị khai thác tình dục.
Trong năm 2021, có 27 triệu 600.000 người trên thế giới bị cưỡng bách lao động, theo phúc trình hồi tháng Chín năm ngoái, 2022, với tựa đề “Cưỡng bách lao động và cưỡng bách kết hôn” theo tổ chức Lao động Quốc tế của Liên Hiệp Quốc và tổ chức thế giới về di dân của Liên Hiệp Quốc, cũng như của tổ chức “Bước đi tự do (Walk Free Foundation) có trụ sở tại Australia.
Theo phúc trình chung này, có 17 triệu 30.000 người bị cưỡng bách lao động, sáu triệu 300.000 người bị bóc lột tình dục, ba triệu 900.000 người bị nhà nước cưỡng bách lao động bất kỳ ngày nào trong năm 2021. Những con số này bao gồm cả ba triệu 300.000 trẻ em bị cưỡng bách làm việc. Một nửa số trẻ em này bị khai thác tình dục vào mục đích thương mại.
Hôm 16 tháng Sáu vừa qua, Tổ chức “Bước đi tự do” đã công bố một phân tích và bảng xếp hạng từng nước. Phân tích này ước lượng trong năm ngoái, có 28 triệu người bị cưỡng bách lao động, và 22 triệu người khác bị cưỡng bách kết hôn. Hiện tượng này nổi bật ở các nước Arập và thường có sự can dự của gia đình. Phụ nữ, những người di dân, tị nạn và những người khác ở trong tình trạng khủng hoảng thường là nạn nhân của tệ nạn này.
Chỉ số nô lệ hoàn cầu (Global Slavery Index) ước lượng có 50 triệu người, tức là một trên 150, sống trong tình trạng nô lệ tân thời một thời điểm nào đó trong năm 2021, tức là tăng từ 40 triệu so với tình trạng năm 2016.
Điều đáng để ý là cuộc tranh luận để xác định thế nào là các nạn nhân của nạn buôn người và nô lệ. Trang mạng của Bộ Ngoại giao Mỹ về nạn buôn người nhận xét rằng “Nạn nô lệ tân thời” không được định nghĩa trong công pháp quốc tế hoặc luật pháp của Mỹ.
Một số trường hợp cưỡng hôn có thể đáp ứng định nghĩa của Mỹ hoặc quốc tế về nạn buôn người, nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy. Luật chỉ khuyến khích sử dụng các số liệu về cưỡng bách lao động. Mặc dù có sự khác biệt quan điểm, nhưng bà Grace Forrest, giám đốc sáng lập viên tổ chức “Bước đi tự do” nhấn mạnh sự cần thiết phải bài trừ nạn buôn người và nô lệ.
Chỉ số Nô lệ hoàn cầu, trong đó có cả nạn cưỡng hôn, đã xếp Bắc Triều Tiên đứng hàng đầu: hơn 10% người dân nước này ở trong tình trạng nô lệ tân thời. Tại Eritrea bên Phi châu, 9% dân chúng bị xếp hàng như vậy. 3% dân tại Mauritania bên Phi châu, tiếp đến là Arập Sauđi, Thổ Nhĩ Kỳ, Tajikistan, và Emirati.
3. Bộ Ngoại Giao Nga tấn công chính quyền Moldova
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova tuyên bố rằng “trong nỗ lực thu hút sự ủng hộ của các nhà tài trợ phương Tây, Chisinau đã tăng gấp đôi nỗ lực bài Nga”. Bà ta đã đưa ra lập trường trên để đáp lại quyết định của Moldova về việc giảm bớt sự hiện diện ngoại giao của Nga ở đó
Hãng thông tấn Tass thuộc sở hữu nhà nước của Nga đưa tin rằng Moldova đã tuyên bố sẽ giảm số lượng nhân viên ngoại giao Nga đang có mặt ở nước này.
Hôm thứ Ba 25 Tháng Bẩy, Moldova đã triệu tập các nhà ngoại giao Nga vì các phương tiện truyền thông đưa tin rằng đại sứ quán Nga ở Chisinau đã lắp đặt một lượng lớn thiết bị vệ tinh trên mái nhà mà theo báo cáo có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp.
Quan hệ giữa Nga và Moldova trở nên căng thẳng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Moldova rất lo lắng vì quân đội Nga đồn trú tại khu vực ly khai Transnistria của Moldova, giáp biên giới trực tiếp với Ukraine.
Tass dẫn lời người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nga tại Moldova nói rằng quyết định này làm suy yếu khả năng đối thoại giữa hai nước.
Hội đồng Giám mục Mỹ và Trung tâm Công Giáo Mỹ về đạo đức sinh học cảnh giác về dự án định nghĩa lại, theo luật pháp Mỹ, về sự chết não, vì dự án này dựa trên những “tiêu chuẩn thiếu sót về y khoa”.
Trong một thông cáo chung, công bố vào tháng Bảy này, hai cơ quan nói rằng Ủy ban Đồng nhất luật pháp, tiếng Anh là Uniform Law Commission,, gọi tắt là ULC, đang tiến hành việc xét lại định nghĩa về sự chết não hoàn toàn mà không “có những bằng chứng khoa học vững chắc” để làm điều đó.
Ủy ban Đồng nhất luật pháp là một nhóm những người thiện nguyện phi lợi nhuận, có trụ sở ở thành phố Chicago, vẫn soạn dự thảo luật cho các nhà lập pháp ở Mỹ. Trên trang mạng, nhóm này nói là cung cấp các dự luật không theo đảng phái, được soạn thảo kỹ lưỡng, mang lại sự minh bạch và bền vững cho những lãnh vực khó khăn trong luật pháp của các tiểu bang.
Trong tuần này, Ủy ban đã nhóm khóa họp thường niên lần thứ 132, tại Honolulu và trong số những vấn đề được thảo luận, có dự án sửa đổi đạo luật xác định sự tử vong. Dự thảo đầu tiên về vấn đề này được soạn ra hồi năm 1981 và từ sau đó, đã được phần lớn các nghị viện tiểu bang thông qua.
Trong số các sửa đổi có thể, đó là đề nghị thay thế tiêu chuẩn chết não bằng sự “ngừng không thể đảo ngược” của các chức năng chính của não hoặc hệ hô hấp bằng một tiêu chuẩn, theo đó “sự hôn mê trường kỳ” và “mất phản xạ thân não”. Một người ở trong tình trạng này có thể được coi là đã chết.
Trong thư về những đề nghị này, các giám mục và trung tâm các nhà đạo đức sinh học Công Giáo nhận định rằng đề nghị nói trên đây của Ủy ban có nghĩa là “thay thế tiêu chuẩn hoàn toàn chết não bằng một sự chết não bán phần. Căn bản vấn nạn của chúng tôi là đề nghị duyệt lại định nghĩa cái chết như thế sẽ khiến cho một bệnh nhân bị mất một phần chức năng của não bị tuyên bố là “chết về phương diện luật pháp”, trong khi họ chưa chết thực sự về phương diện sinh học”.
“Không có gì trong giáo huấn Công Giáo ủng hộ việc hạ thấp tiêu chuẩn để xác định cái chết, không còn coi tiêu chuẩn ấy là “sự ngưng không thể hồi lại mọi chức năng của toàn thể não bộ. Chúng tôi chống lại sự hạ thấp tiêu chuẩn như thế, khi chưa có những bằng chứng khoa học chắc chắn”.
Các giám mục và các nhà đạo đức sinh học Công Giáo cũng nhận định rằng trong khi việc hiến cơ phận để ghép là một hành vi quảng đại, hoàn toàn phù hợp với giáo huấn luân lý Công Giáo, nhưng việc hiến tạng này chỉ có thể thực hiện nếu hội đủ các điều kiện. Cho rằng chỉ cần não bộ chết một phần cũng đủ để lấy cơ phận sinh tử của bệnh nhân có thể thúc đẩy người ta tự nguyện hiến tạng. Tiêu chuẩn mới có thể bị lạm dụng để biện minh cho những thủ tục tích cực ngăn chặn không cho máu chạy lên não, khiến cho toán ghép cơ phận trực tiếp gây ra cái chết của người hiến tạng.
2. Bộ Ngoại giao Mỹ: Mỗi ngày có hàng triệu nạn nhân của nạn buôn người
Theo Phúc trình mới của Bộ Ngoại giao Mỹ, mỗi ngày trên thế giới có hàng triệu nạn nhân của nạn buôn người, cưỡng bách lao động và bị khai thác tình dục.
Trong năm 2021, có 27 triệu 600.000 người trên thế giới bị cưỡng bách lao động, theo phúc trình hồi tháng Chín năm ngoái, 2022, với tựa đề “Cưỡng bách lao động và cưỡng bách kết hôn” theo tổ chức Lao động Quốc tế của Liên Hiệp Quốc và tổ chức thế giới về di dân của Liên Hiệp Quốc, cũng như của tổ chức “Bước đi tự do (Walk Free Foundation) có trụ sở tại Australia.
Theo phúc trình chung này, có 17 triệu 30.000 người bị cưỡng bách lao động, sáu triệu 300.000 người bị bóc lột tình dục, ba triệu 900.000 người bị nhà nước cưỡng bách lao động bất kỳ ngày nào trong năm 2021. Những con số này bao gồm cả ba triệu 300.000 trẻ em bị cưỡng bách làm việc. Một nửa số trẻ em này bị khai thác tình dục vào mục đích thương mại.
Hôm 16 tháng Sáu vừa qua, Tổ chức “Bước đi tự do” đã công bố một phân tích và bảng xếp hạng từng nước. Phân tích này ước lượng trong năm ngoái, có 28 triệu người bị cưỡng bách lao động, và 22 triệu người khác bị cưỡng bách kết hôn. Hiện tượng này nổi bật ở các nước Arập và thường có sự can dự của gia đình. Phụ nữ, những người di dân, tị nạn và những người khác ở trong tình trạng khủng hoảng thường là nạn nhân của tệ nạn này.
Chỉ số nô lệ hoàn cầu (Global Slavery Index) ước lượng có 50 triệu người, tức là một trên 150, sống trong tình trạng nô lệ tân thời một thời điểm nào đó trong năm 2021, tức là tăng từ 40 triệu so với tình trạng năm 2016.
Điều đáng để ý là cuộc tranh luận để xác định thế nào là các nạn nhân của nạn buôn người và nô lệ. Trang mạng của Bộ Ngoại giao Mỹ về nạn buôn người nhận xét rằng “Nạn nô lệ tân thời” không được định nghĩa trong công pháp quốc tế hoặc luật pháp của Mỹ.
Một số trường hợp cưỡng hôn có thể đáp ứng định nghĩa của Mỹ hoặc quốc tế về nạn buôn người, nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy. Luật chỉ khuyến khích sử dụng các số liệu về cưỡng bách lao động. Mặc dù có sự khác biệt quan điểm, nhưng bà Grace Forrest, giám đốc sáng lập viên tổ chức “Bước đi tự do” nhấn mạnh sự cần thiết phải bài trừ nạn buôn người và nô lệ.
Chỉ số Nô lệ hoàn cầu, trong đó có cả nạn cưỡng hôn, đã xếp Bắc Triều Tiên đứng hàng đầu: hơn 10% người dân nước này ở trong tình trạng nô lệ tân thời. Tại Eritrea bên Phi châu, 9% dân chúng bị xếp hàng như vậy. 3% dân tại Mauritania bên Phi châu, tiếp đến là Arập Sauđi, Thổ Nhĩ Kỳ, Tajikistan, và Emirati.
3. Bộ Ngoại Giao Nga tấn công chính quyền Moldova
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova tuyên bố rằng “trong nỗ lực thu hút sự ủng hộ của các nhà tài trợ phương Tây, Chisinau đã tăng gấp đôi nỗ lực bài Nga”. Bà ta đã đưa ra lập trường trên để đáp lại quyết định của Moldova về việc giảm bớt sự hiện diện ngoại giao của Nga ở đó
Hãng thông tấn Tass thuộc sở hữu nhà nước của Nga đưa tin rằng Moldova đã tuyên bố sẽ giảm số lượng nhân viên ngoại giao Nga đang có mặt ở nước này.
Hôm thứ Ba 25 Tháng Bẩy, Moldova đã triệu tập các nhà ngoại giao Nga vì các phương tiện truyền thông đưa tin rằng đại sứ quán Nga ở Chisinau đã lắp đặt một lượng lớn thiết bị vệ tinh trên mái nhà mà theo báo cáo có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp.
Quan hệ giữa Nga và Moldova trở nên căng thẳng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Moldova rất lo lắng vì quân đội Nga đồn trú tại khu vực ly khai Transnistria của Moldova, giáp biên giới trực tiếp với Ukraine.
Tass dẫn lời người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nga tại Moldova nói rằng quyết định này làm suy yếu khả năng đối thoại giữa hai nước.
VietCatholic TV
Ukraine thắng lớn ở Bakhmut. Nga mất 55 xe tăng. Thuyền không người lái Kyiv vây đánh chiến hạm Nga
VietCatholic Media
03:04 26/07/2023
1. Ukraine tuyên bố họ đã tiến vào khu vực gần thành phố phía đông Bakhmut
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 26 tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết các lực lượng Nga ở phía nam thành phố Bakhmut đã chịu tổn thất nặng nề và dường như đã lùi bước trước hỏa lực pháo binh dữ dội từ phía Ukraine. Điều này cũng được xác nhận bởi các tài khoản chính thức và không chính thức của Ukraine, cũng như báo cáo từ các blogger quân sự Nga.
Ukraine đã cố gắng phá vỡ sự kháng cự của Nga ở đây trong vài tuần. Các cuộc tiến công của Ukraine gần Andriivka là một phần trong kế hoạch bao vây Bakhmut và đánh bật các lực lượng Nga.
Tại sao điều này lại quan trọng: Một chuỗi các ngôi làng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tuyến đường tiếp tế của Nga vào thành phố đổ nát Bakhmut, nơi đã rơi vào tay người Nga vào mùa xuân, đang bị đe dọa. Việc kiểm soát khu vực này cũng sẽ cho phép các lực lượng Ukraine tấn công các mục tiêu của Nga trong và xung quanh thành phố từ vùng đất cao hơn.
Các nguồn tin của Nga và Ukraine đều báo cáo giao tranh ác liệt xung quanh làng Klishchiivka. Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cuộc tấn công của Ukraine gần ngôi làng đã bị đẩy lùi. Tuy nhiên, việc Ukraine tiến về làng Andriivka gần đó khiến các vị trí của Nga ở Klishchiivka trở nên không thể giữ nổi.
Trong khu vực Bakhmut, tổn thất của Nga nhiều hơn tổn thất của Ukraine theo tỷ lệ 8 hoặc 9 trên 1, Chuẩn tướng Oleksii Hromov nói. “Và câu hỏi không nên được đặt ra về số km đã đi qua, mà là về việc liệu chúng ta có đang tiến về phía trước hay không.”
2. Các thuyền không người lái của Ukraine vây đánh chiến hạm Nga
Nga tuyên bố đã đẩy lùi cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào tàu tuần tra của hạm đội Hắc Hải. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov tuyên bố rằng tầu Serge Kotov không bị hề hấn gì và quân Nga đã phá hủy hai chiếc thuyền không người lái của Ukraine tham gia vào một cuộc tấn công con tầu khi nó đang tuần tra ở Hắc Hải.
Konashenkov nói: “Tối nay, các lực lượng vũ trang Ukraine đã thực hiện một nỗ lực không thành công trong việc tấn công tàu tuần tra Sergey Kotov của Hạm đội Hắc Hải, đang thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát hàng hải ở phía tây nam của Hắc Hải. Cuộc tấn công được thực hiện bằng hai tàu không người lái dẫn đường trên biển.”
“Trong quá trình đẩy lùi cuộc tấn công, cả hai chiếc thuyền điều khiển từ xa của đối phương đều bị tiêu diệt bằng hỏa lực từ vũ khí tiêu chuẩn của tàu Nga ở khoảng cách 1000m và 800m. Không có thương vong.
Serge Kotov tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của mình.”
Bất chấp khẳng định của Konashenkov, các blogger quân sự Nga cho rằng con tầu đã bị hư hại và đang được kéo về cảng Krasnodar của Nga để sửa chữa.
Các quan sát viên cho rằng con tầu Serge Kotov có bị hư hại hay không có lẽ không quan trọng cho bằng chiến thuật dùng các thuyền không người lái rẻ tiền của Ukraine lao vào các chiến hạm Nga đang làm Hạm Đội Hắc Hải của Nga nao núng.
Nga đã rút khỏi sáng kiến ngũ cốc và dùng các chiến hạm khống chế các tầu chở ngũ cốc của Ukraine ra vào các hải cảng. Trong những ngày tới khả năng các chiến hạm của Nga bị thuyền không người lái của Ukraine sẽ ngày càng gia tăng.
3. Ukraine sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Crimea và cầu Kerch, bộ trưởng quốc phòng nói
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói rằng Ukraine sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công vào Crimea bị Nga tạm chiếm và Cầu Kerch nối bán đảo này với đất liền của Nga.
Khi Nga dồn dập tấn công thành phố cảng phía nam Odesa và khu vực lân cận trong tuần qua, Ukraine tiếp tục tiến hành các cuộc không kích bên trong Crimea. Hôm thứ Ba, máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công một kho đạn dược, chỉ một tuần sau khi máy bay không người lái trên biển tấn công cầu Kerch.
“Tất cả những mục tiêu này đều là mục tiêu chính thức vì nó sẽ làm giảm khả năng chiến đấu chống lại chúng tôi và sẽ giúp cứu mạng sống của người dân Ukraine,” Reznikov nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN.
Khi được hỏi liệu mục tiêu của Ukraine có phải là vô hiệu hóa vĩnh viễn cây cầu hay không, Reznikov trả lời: “Đó là chiến thuật bình thường để phá hủy các tuyến hậu cần của đối phương nhằm ngăn chặn các lựa chọn lấy thêm đạn dược, lấy thêm nhiên liệu, lấy thêm lương thực, v.v. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ sử dụng những chiến thuật này để chống lại họ. “
Reznikov cũng cáo buộc Nga hoạt động như một “nhà nước khủng bố”.
Đêm thứ năm của cuộc tấn công của Nga ở Odesa đã làm hư hỏng nặng hơn hai chục địa danh ở trung tâm thành phố lịch sử. Trong khi đó, máy bay không người lái tấn công cơ sở hạ tầng cảng của khu vực, tấn công vào các kho dự trữ ngũ cốc quan trọng.
4. Liên Hiệp Quốc phát hiện Nga gài mìn tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia
Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, cho biết các chuyên gia của cơ quan này đã phát hiện ra các loại mìn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị tạm chiếm, sau những tuyên bố trước đó của Kyiv rằng địa điểm này đã bị gài mìn.
“Các chuyên gia của IAEA đã quan sát thấy các quả mìn sát thương định hướng ở ngoại vi địa điểm của Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine,” Grossi cho biết trong một tuyên bố, đồng thời cho biết thêm rằng các quả mìn đã được phát hiện trong một cuộc kiểm tra vào hôm Chúa Nhật.
Nhóm IAEA đã biết về việc đặt mìn trước đó bên ngoài và bên trong nhà máy và họ đã được thông báo rằng đó là “một quyết định quân sự và trong khu vực do quân đội kiểm soát,” Grossi nói.
“Nhóm IAEA đã nhìn thấy một số mìn nằm trong vùng đệm giữa hàng rào vành đai bên trong và bên ngoài của địa điểm,” Grossi nói, đồng thời lưu ý rằng các quả mìn “nằm trong khu vực hạn chế mà nhân viên vận hành nhà máy không thể tiếp cận và quay mặt ra khỏi địa điểm.”
Grossi gọi việc có chất nổ tại địa điểm này là “không phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn và hướng dẫn an ninh hạt nhân của IAEA.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới gây áp lực để Nga bàn giao nhà máy cho IAEA.
5. Washington Post đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin “chạy trốn” và không thể hành động dứt khoát trong cuộc binh biến vừa qua
Tờ Washington Post đưa tin rằng tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã “chạy trốn” và không thể hành động dứt khoát khi nhà lãnh đạo nhóm lính đánh thuê Wagner phát động cuộc nổi loạn hôm 24 tháng 6. Một số nhà phê bình cho rằng Putin giờ đây đã đánh mất danh tiếng là “người đàn ông cứng rắn nhất” nước Nga vì vụ việc này.
Thông tin tình báo được chia sẻ với Tờ Washington Post cho thấy rằng Putin đã được các cơ quan an ninh cảnh báo vài ngày trước khi Yevgeny Prigozhin, một cựu thân tín của tổng thống, đang chuẩn bị cho một cuộc binh biến tiềm tàng, diễn ra vào sáng ngày 24 tháng 6.
Tổng thống Nga đã được các cơ quan an ninh Nga cảnh báo trước ít nhất hai hoặc ba ngày rằng Prigozhin đang chuẩn bị một cuộc nổi loạn có thể xảy ra, theo đánh giá tình báo được chia sẻ với Tờ Washington Post. Các bước đã được thực hiện để tăng cường an ninh tại một số cơ sở chiến lược, bao gồm Điện Cẩm Linh, nơi nhân viên bảo vệ tổng thống được tăng cường và nhiều vũ khí hơn được trao cho các binh sĩ phòng vệ, nhưng không có hành động nào được thực hiện, các quan chức này cho biết.
Theo những người chỉ trích Putin, việc không hành động rõ ràng và thiếu định hướng từ Điện Cẩm Linh trong cuộc khủng hoảng đã khiến Putin suy yếu đáng kể.
Gennady Gudkov, một chính trị gia đối lập lưu vong và là cựu đại tá trong cơ quan an ninh Nga, cho biết:
Putin thể hiện mình là một người không thể đưa ra quyết định nghiêm túc, quan trọng và nhanh chóng trong các tình huống nguy cấp. Anh ta chỉ đơn giản là bỏ trốn.
Điều này đang bắt đầu loan truyền mạnh trong dân chúng Nga. Tuy nhiên, nó đã được giới tinh hoa của Putin hiểu rất rõ. Anh ta không còn là người có thể bảo đảm an ninh cho họ cũng như bảo tồn hệ thống.
Một nhà tài chính cấp cao ở Mạc Tư Khoa có liên hệ với các cơ quan tình báo Nga cho biết đã lặp lại những lo ngại của Gudkov và nói: “Putin đã đánh mất danh tiếng là người đàn ông cứng rắn nhất ở Nga.”
6. Volodymyr Zelenskiy nói Ukraine không 'giảm tốc độ' trong tham vọng gia nhập NATO
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết nước này không “giảm tốc độ” trong tham vọng gia nhập NATO.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Ba 25 tháng 7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói:
“Chúng ta không giảm tốc độ hội nhập với NATO. Tôi đã tập hợp các đại diện của Verkhovna Rada và các quan chức chính phủ để chuẩn bị các bước thiết thực nhằm thực hiện các quyết định của hội nghị thượng đỉnh Vilnius.”
“Đặc biệt, chúng tôi có một kế hoạch rõ ràng để thành lập hội đồng NATO-Ukraine ở tất cả các cấp. Chúng ta sẽ thấy công việc của nó ở cấp đại sứ vào ngày mai trong một cuộc họp được triệu tập khẩn cấp về tình hình ở Hắc Hải.”
“Chúng tôi cũng đang bắt đầu cùng nhau chuẩn bị một kế hoạch tương tác với Liên minh.”
7. Nga kết án hai vợ chồng người Nga tội phản quốc vì cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine
Hôm thứ Ba, hai cựu công nhân quốc phòng đã bị Nga kết án lần lượt 17 và 13 năm tù vì tội phản quốc sau khi bị kết tội chuyển thông tin tình báo quân sự cho Ukraine và lên kế hoạch cho nổ tung các tuyến đường sắt. Tòa án cho biết trong một tuyên bố, Reuters đưa tin.
Hai người này là một cặp vợ chồng đã bị Cơ quan An ninh FSB bắt giữ vào tháng trước ở khu vực Kursk, gần biên giới với Ukraine, với cáo buộc chuyển giao tài liệu kỹ thuật và mô hình được sử dụng để sản xuất hệ thống vũ khí của lực lượng không quân Nga.
Trong một tuyên bố liên quan đến vụ bắt giữ, FSB cho biết hai vợ chồng này, được xác định là RA Sidorkin và TA Sidorkina, đã tham gia vào kế hoạch đánh bom các tuyến đường sắt ở vùng Kursk và Belgorod vốn được sử dụng để cung cấp cho các lực lượng Nga đang chiến đấu ở Ukraine.
FSB cho biết họ đã thu giữ hơn 4kg chất nổ dẻo, bốn kíp nổ, tài liệu thiết kế quân sự và 150.000 đô la tiền mặt.
Sidorkin, 50 tuổi, còn bị buộc tội tàng trữ trái phép vũ khí và đạn dược, và bị kết án 17 năm. Sidorkina, 41 tuổi, bị kết án 13 năm.
8. Đại sứ Anh tại LHQ: Nga rải thêm thủy lôi ở Hắc Hải và có thể tấn công tàu dân sự
Đại sứ Vương quốc Anh tại Liên Hiệp Quốc cho biết, Thủ tướng Rishi Sunak đã chia sẻ với tình báo Ukraine rằng Nga đã gài thêm thủy lôi ở Hắc Hải và có thể tấn công các tàu dân sự trong khu vực.
Reuters báo cáo Barbara Woodward cho biết Vương quốc Anh có thông tin cho thấy “quân đội Nga có thể mở rộng mục tiêu nhắm vào các cơ sở ngũ cốc của Ukraine hơn nữa, bao gồm các cuộc tấn công chống lại các cuộc vận chuyển dân sự ở Hắc Hải.”
“Thông tin của chúng tôi cũng chỉ ra rằng Nga đã đặt thêm thủy lôi ở các lối tiếp cận các cảng của Ukraine. Chúng tôi đồng ý với đánh giá của Hoa Kỳ rằng đây là một nỗ lực phối hợp để biện minh và đổ lỗi cho Ukraine về bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các tàu dân sự ở Hắc Hải”.
Woodward cho biết Sunak đã chia sẻ thông tin với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong một cuộc gọi điện thoại trước đó vào hôm thứ Ba.
9. Nga và Trung Quốc cử phái đoàn chính phủ tới Triều Tiên trong tuần này để tham gia lễ kỷ niệm ký kết hiệp định đình chiến chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 70 năm trước.
Cuộc xung đột do Triều Tiên phát động trong nỗ lực chinh phục Hàn Quốc, đã huy động các lực lượng từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới được thành lập với sự hỗ trợ của không quân Liên Xô khi đó, trong khi Hàn Quốc, Hoa Kỳ và quân đội từ nhiều quốc gia khác nhau dưới sự chỉ đạo của Liên Hiệp Quốc đã chiến đấu để đẩy lùi cuộc xâm lược.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên của nhà nước Triều Tiên cho biết một phái đoàn Nga do Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu dẫn đầu cũng sẽ thực hiện một “chuyến thăm chúc mừng” tới nước này để đánh dấu kỷ niệm hiệp định đình chiến, AP đưa tin.
10. Nga mất 55 xe tăng trong một tuần khi Ukraine tiến lên
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 55 Tanks in One Week as Ukraine Advances”, nghĩa là “Nga mất 55 xe tăng trong một tuần khi Ukraine tiến lên.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lực lượng của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mất 55 xe tăng ở Ukraine trong tuần qua, theo quân đội Ukraine.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cập nhật hàng ngày về những tổn thất của Nga và hôm thứ Ba, họ cho biết Mạc Tư Khoa đã mất 4.174 xe tăng kể từ khi Putin phát động cuộc chiến vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
55 trong số những chiếc xe tăng đó đã bị mất kể từ ngày 18 tháng 7 và 12 chiếc xe tăng bị mất chỉ trong 24 giờ qua. Thông báo về những tổn thất này được đưa ra khi Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Hoa Kỳ báo cáo rằng Ukraine đã đạt được những bước tiến mới ở một số khu vực nhất định trong cuộc phản công.
Các con số của Kyiv—bao gồm các xe tăng bị phá hủy, hư hỏng và bị bắt giữ. Điện Cẩm Linh hiếm khi bình luận về những thiệt hại trong chiến tranh, nhưng Putin cho biết trong cuộc gặp với các blogger quân sự vào ngày 13 tháng 6 rằng đất nước của ông đã mất 54 xe tăng ở Ukraine. Một quan chức Mỹ giấu tên nói với hãng tin AP rằng bình luận của nhà lãnh đạo Nga là “không chính xác”.
Theo Ukraine, Nga cũng đã mất 243.220 binh sĩ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, bao gồm 4.120 binh sĩ đã mất trong tuần qua.
Hôm thứ Hai, ISW đã viết trong một đánh giá về cuộc chiến rằng Ukraine đã báo cáo những tiến bộ quân sự ở sườn phía nam của Bakhmut, cũng như những tiến bộ ở các phần của cả phía tây và phía đông của khu vực Zaporizhzhia.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng tham mưu Ukraine Andriy Kovalev cho biết quân đội Ukraine cũng đang tiến hành các hoạt động ở khu vực phía đông Donetsk.
Các quan chức Ukraine hôm thứ Ba báo cáo rằng lực lượng phòng không của Kyiv đã bắn hạ tất cả các máy bay không người lái của Nga được gửi đến để tấn công thành phố trong một cuộc tấn công qua đêm.. Âm mưu tấn công Kyiv diễn ra sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào Mạc Tư Khoa hôm thứ Hai được truyền thông Nga đưa tin.
Nga đã thực hiện thành công các cuộc tấn công vào các cơ sở sản xuất ngũ cốc của Ukraine trong tuần qua sau thông báo của Điện Cẩm Linh rằng họ sẽ không gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải nữa. Việc chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc, cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc bằng đường biển trong cuộc chiến với Nga, đã làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
Cuộc chiến đã khiến cả hai bên phải trả giá bằng số lượng lớn thiết bị quân sự và sinh mạng.
Một thống kê gần đây của hãng nguồn mở Oryx của Hà Lan cho thấy tổn thất xe tăng của Ukraine là 587 và của Nga là 2.164. Tuy nhiên, Oryx chỉ bao gồm các tổn thất được xác nhận trực quan và các chuyên gia cho biết con số của Oryx có thể chỉ đại diện cho mức tối thiểu.
11. Phương Tây ráo riết công bố chi tiết khóa huấn luyện F-16 của Ukraine
Ký giả Lara Seligman của tờ Politico có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “West scrambles to hash out details of Ukraine F-16 training”, nghĩa là “Phương Tây ráo riết công bố chi tiết khóa huấn luyện F-16 của Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bất chấp những mốc thời gian đầy tham vọng để cung cấp máy bay phản lực, các đối tác phương Tây vẫn cần hoàn thiện kế hoạch hướng dẫn phi công.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho biết chính quyền sẽ hành động “nhanh nhất có thể” để đưa chiến đấu cơ F-16 tới Ukraine. Một phát ngôn viên hàng đầu của Tòa Bạch Ốc cho biết chiếc máy bay sẽ bay trên bầu trời Ukraine “vào cuối năm nay”.
Nhưng cho đến nay, các đối tác phương Tây thậm chí vẫn chưa đồng ý về kế hoạch đào tạo phi công Ukraine lái những chiếc máy bay phản lực như đã hứa, theo ba quan chức Mỹ quen thuộc với các cuộc thảo luận. Đan Mạch và Hà Lan đang dẫn đầu một liên minh gồm 11 quốc gia hỗ trợ đào tạo, nhưng cho đến nay chưa có quốc gia nào cam kết một cách công khai sẽ đưa máy bay tham gia chương trình.
Các hoạt động ráo riết của phương Tây diễn ra khi Ukraine kêu gọi tăng cường khả năng quân sự để vượt qua hàng phòng thủ của Nga trên chiến trường. Và Ukraine đang tăng áp lực lên các đồng minh để gửi F-16 trở lại trong tuần này, khi Nga rút khỏi thỏa thuận cho phép các tàu dân sự vận chuyển ngũ cốc qua Hắc Hải; Ngoại trưởng Ukraine cho biết hôm thứ Ba rằng các máy bay phản lực có thể giúp bảo vệ một hành lang quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu.
Một đề xuất đào tạo đã được thảo luận liên quan đến việc đưa các phi công Ukraine đến Hoa Kỳ để nhận hướng dẫn từ Không đoàn 162, một đơn vị Lực lượng Phòng không Quốc gia có trụ sở tại Tucson, Arizona, Đơn vị này đã huấn luyện các đối tác nước ngoài về F-16.
Nhưng ý tưởng đó không mấy thu hút, theo hai quan chức Mỹ và một quan chức Âu Châu.
Một kế hoạch khác liên quan đến việc gửi các phi công quân sự Hoa Kỳ đến Âu Châu để huấn luyện người Ukraine ở đâu đó bên ngoài Ukraine.
Hai trong số các quan chức Mỹ cho biết không có gì có thể bàn cãi và chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
“Có sự hợp tác đang diễn ra,” một trong những quan chức cho biết. “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác và đồng minh của mình để xác định cách thiết thực nhất để thực hiện kế hoạch này.”
Liên minh đã thực hiện các bước nhất định để bắt đầu đào tạo. Nhà thầu hàng không vũ trụ Draken International đã bắt đầu tuyển dụng các phi công quân sự đã nghỉ hưu để huấn luyện người Ukraine, theo một trong những quan chức Mỹ và một tin tuyển dụng đã bị gỡ xuống vì đã tuyển được người. Nỗ lực này sẽ diễn ra tại một cơ sở đang được xây dựng ở Rumani và được hình dung là một trung tâm huấn luyện F-16 trong khu vực.
Một trung tâm đào tạo khác cũng sẽ được thành lập tại Đan Mạch, các quan chức Âu Châu cho biết.
Các đối tác Âu Châu hy vọng việc đào tạo có thể bắt đầu vào mùa hè này, rất có thể là tại một địa điểm ở Âu Châu, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho biết hôm thứ Ba. Trong thời gian chờ đợi, Vương quốc Anh có kế hoạch bắt đầu đào tạo ngôn ngữ và kỹ thuật bay cơ bản cho các phi công Ukraine trong vòng vài tuần nữa, cô nói.
Singh nói: “Về việc giao máy bay hoặc bất kỳ mốc thời gian bổ sung nào, tôi không có bất cứ điều gì cho các bạn ngày hôm nay”.
Bất chấp các mốc thời gian đầy tham vọng khác nhau, việc huấn luyện F-16 không thể bắt đầu cho đến khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức phê duyệt việc chuyển giao các tài liệu huấn luyện liên quan, chẳng hạn như sách hướng dẫn và thiết bị mô phỏng chuyến bay. Việc phê duyệt đó, được yêu cầu theo các hạn chế xuất khẩu, vẫn chưa diễn ra.
Gần đây khi được hỏi về việc trì hoãn, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan dường như đổ trách nhiệm cho người Âu Châu, nói rằng các quốc gia đó cần thêm vài tuần nữa để tạo ra cơ sở hạ tầng đào tạo cần thiết.
Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Đan Mạch từ chối bình luận; phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Hà Lan đã không trả lời yêu cầu bình luận. Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng từ chối bình luận về đề xuất chuyển tài liệu.
Trên thực tế, các quan chức Hoa Kỳ nói rằng các máy bay phản lực sẽ không đến sớm nhất là vào mùa xuân.
Một quan chức thứ tư của Mỹ cho biết: “Chúng tôi có thể sẽ cho một số phi công bay, huấn luyện vào cuối năm nay, nhưng một chiếc F-16 thực sự mang màu sắc của Ukraine” khó có thể xảy ra trước mùa xuân.
12. Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đợt hỗ trợ an ninh mới trị giá 400 triệu USD cho Ukraine
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm thứ Ba đã công bố một đợt hỗ trợ an ninh mới trị giá 400 triệu đô la cho Ukraine, bao gồm đạn dược phòng không và xe bọc thép.
Khoản hỗ trợ này bao gồm “đạn phòng không, đạn pháo, xe bọc thép và khả năng chống thiết giáp, cũng như các thiết bị cần thiết khác để tăng cường sức mạnh cho các lực lượng dũng cảm của Ukraine trên chiến trường, giúp họ chiếm lại lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine và bảo vệ đồng bào của họ”, theo một tuyên bố thông báo về đợt rút tiền mới nhất – là lần thứ 43 cho đến nay.
Blinken cũng chỉ trích việc Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải, lưu ý rằng Mạc Tư Khoa “tiếp tục tấn công các cảng và cơ sở hạ tầng ngũ cốc của Ukraine”, bao gồm cả ở thành phố cảng phía nam Odesa.
Giới chức Ukraine cho biết các cuộc tấn công - vụ mới nhất trong làn sóng tấn công vào Odesa - đã giết chết ít nhất một người và làm bị thương một số người khác. Ít nhất 25 di tích kiến trúc đã bị phá hủy và một nhà thờ Chính thống lịch sử bị hư hại nặng, một quan chức quân sự khu vực cho biết.
Blinken nói: “Nga có thể kết thúc cuộc chiến này bất cứ lúc nào bằng cách rút lực lượng khỏi Ukraine và ngừng các cuộc tấn công tàn bạo nhằm vào các thành phố và người dân Ukraine. Cho đến khi điều đó xảy ra, Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác của chúng tôi sẽ đoàn kết với Ukraine, cho đến chừng nào còn cần thiết.”
Theo phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao, một số khả năng cụ thể trong gói này là:
Đạn bổ sung cho hệ thống phòng không Patriot và Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia, gọi tắt là NASAMS.
Hệ thống phòng không Stinger
Đạn dược bổ sung cho Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS.
Đạn pháo 155ly và 105ly
Javelin và các hệ thống và hỏa tiễn chống giáp khác
Hệ thống máy bay không người lái siêu nhỏ Hornet
Đạn dược phá hủy để dọn chướng ngại vật
Hơn 28 triệu viên đạn vũ khí nhỏ và lựu đạn
Thiết bị nhìn đêm và hệ thống hình ảnh nhiệt
Vụ án gián điệp Nga ở Moldova. Ukraine thắng lớn. Anh dự báo về Hải Quân Putin. Nga cầu viện Bắc Hàn
VietCatholic Media
15:29 26/07/2023
1. Gián điệp Nga sử dụng vệ tinh trên sân thượng của Đại sứ quán để theo dõi đồng minh NATO
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Spooks Use Embassy Rooftop Satellites To Spy on NATO Ally”, nghĩa là “Gián điệp Nga sử dụng vệ tinh trên sân thượng của Đại sứ quán để theo dõi đồng minh NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cơ quan mật vụ Nga đang sử dụng ăng-ten và đĩa vệ tinh đặt trên sân thượng của đại sứ quán nước này ở Moldova để theo dõi đồng minh NATO, một cuộc điều tra chung đã phát hiện ra điều đó.
Hãng tin điều tra độc lập của Nga The Insider và Journal TV, một kênh của Moldova đã đưa tin hôm thứ Hai rằng tổng cộng 28 “đĩa, cột, thiết bị truyền và nhận” đã được lắp đặt trên sân thượng của đại sứ quán Nga ở Chisinau và một tòa nhà lân cận nơi các nhà ngoại giao và “nhân viên kỹ thuật” cư trú.
Căng thẳng giữa Nga và Moldova lên đến đỉnh điểm vào đầu năm nay. Tổng thống Moldova Maia Sandu đã cáo buộc vào tháng 2 rằng Nga, với sự giúp đỡ của các cá nhân đóng giả người biểu tình chống chính phủ, đang tìm cách lật đổ chính phủ của cô và ngăn cản đất nước cô gia nhập Liên minh Âu Châu.
Sandu, một đồng minh của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn sử dụng Moldova trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Tình báo Nga đã gia tăng các hoạt động ở Moldova ít nhất kể từ năm 2015, và số lượng ăng-ten và đĩa vệ tinh trên sân thượng của đại sứ quán đã tăng lên “năm này qua năm khác”, các hãng tin cho biết.
Các cơ quan truyền thông lưu ý rằng các ăng-ten này phục vụ nhiều mục đích, bao gồm thiết lập liên lạc vệ tinh, liên kết chuyển tiếp vi sóng, tăng tín hiệu của bộ định tuyến internet không dây, định vị tàu, máy bay và hỏa tiễn dẫn đường, chặn tín hiệu từ hệ thống điện thoại vệ tinh, chặn các cuộc hội thoại vô tuyến của cảnh sát địa phương, tài xế taxi, kiểm soát viên không lưu, truyền dữ liệu, liên lạc vô tuyến trong Thủ đô Chisinau và ăng-ten vi sóng được sử dụng để triệt tiêu tín hiệu GSM.
Cuộc điều tra viết rằng các quan chức có liên quan đến các cơ quan mật vụ của Nga đã được phát hiện trên sân thượng trong những tháng gần đây, bao gồm cả Pavel Yakunin, người, theo báo cáo, giữ một vai trò bí mật trong đại sứ quán. Là một sĩ quan trong hệ thống tùy viên quân sự, anh ta chịu trách nhiệm giám sát các kênh liên lạc bí mật kết nối với trụ sở của cơ quan tình báo quân sự nước ngoài GRU ở Mạc Tư Khoa và trung tâm tiếp nhận tình báo không gian ở Vatutinki, gần Mạc Tư Khoa.
Trong khi lý do chuyến thăm sân thượng ngày 14 tháng 5 của Yakunin vẫn chưa rõ ràng, các hãng tin cho rằng nó có thể liên quan đến một cuộc tấn công mạng gần đây vào chính phủ Moldova dẫn đến rò rỉ thông tin mật liên quan đến các quan chức cấp cao và một số cơ quan thực thi pháp luật.
Vào tháng Tư, Trung tâm Dossier, một trung tâm truyền thông độc lập của Nga, đã công bố một cuộc điều tra cho thấy các cơ quan mật vụ của nước này đã lắp đặt gần 200 ăng-ten trên nóc các đại sứ quán Nga ở Âu Châu.
2. Ngoại trưởng Anh tin rằng Nga có thể tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải
Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết Vương quốc Anh tin rằng Nga có thể tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải, sau quyết định của Điện Cẩm Linh rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải.
“Vương quốc Anh tin rằng Nga có thể leo thang chiến dịch phá hủy hoạt động xuất khẩu lương thực của Ukraine bằng cách tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải. Chúng tôi sẽ nêu bật hành vi vô lương tâm này tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nga nên ngừng bắt giữ nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu làm con tin và quay trở lại thỏa thuận”, ông nói.
Tuần trước, phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết Nga có thể tấn công vào các tàu dân sự ở Hắc Hải và đổ lỗi cho Ukraine.
Phát ngôn nhân của Hội Đồng An Ninh Âu Châu Adam Hodge cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư rằng Nga cũng đã đặt thêm thủy lôi ở khu vực tiếp cận các cảng của Ukraine. Đầu ngày hôm đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết bất kỳ con tàu nào đi tới cảng Ukraine sẽ được coi là tàu chở hàng quân sự tiềm năng.
Nhiều tàu chở hàng rời đi qua Kênh Sulina, một kênh sông giữa sông Danube và Hắc Hải, ở Tulcea, Rumani, vào hôm Chúa Nhật.
Lặp lại cảnh báo từ Hội Đồng An Ninh Âu Châu, giám đốc CIA hôm thứ Năm cho biết rằng Nga có thể đang chuẩn bị một chiến dịch cờ giả tấn công một con tàu ở Hắc Hải và đổ thừa cho Ukraine.
Đáp lại, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov hôm thứ Ba cho biết nỗ lực đổ lỗi cho việc Nga chuẩn bị tấn công các tàu dân sự là “sự bịa đặt thuần túy” và “hoàn toàn mâu thuẫn với đường lối của chúng tôi”.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm ngăn chặn xuất khẩu ngũ cốc rời khỏi Ukraine sẽ hoàn toàn “không thể chấp nhận được”.
Sunak cho biết trong một tweet rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trước đó vào hôm thứ Ba “và nói rõ rằng bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm ngăn chặn ngũ cốc rời khỏi Ukraine là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng ta phải tiếp tục đứng về phía Ukraine.”
3. Zelenskiy thảo luận về cuộc phản công của Ukraine với thủ tướng Anh
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhắc lại lời cầu xin của ông về các nguồn lực để củng cố hệ thống phòng không của Kyiv trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak hôm thứ Ba.
“Chúng tôi đã nói về những nỗ lực hàng ngày của Nga nhằm phá hủy trung tâm lịch sử và cơ sở hạ tầng cảng của Odesa. Chúng ta phải bảo vệ Odesa. Ukraine cần khẩn trương tăng cường khả năng phòng không để bảo vệ di sản lịch sử của mình và tiếp tục Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải”, ông Zelenskiy nói về cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo hôm thứ Ba.
“Chúng tôi đã thảo luận về hợp tác quốc phòng hơn nữa của chúng tôi, quá trình hoạt động tấn công của Ukraine. Tôi đã vạch ra các nhu cầu phòng thủ hiện tại của Ukraine.”
Thành phố cảng phía nam Odesa đã hứng chịu hàng loạt cuộc không kích của Nga trong những ngày gần đây, làm hư hại các công trình kiến trúc và tấn công vào các kho dự trữ ngũ cốc - vài ngày sau khi Mạc Tư Khoa rút khỏi thỏa thuận cho phép vận chuyển lúa mì Ukraine an toàn từ các cảng trong khu vực.
Zelenskiy cũng cho biết ông đã thảo luận về nỗ lực trở thành thành viên NATO của Ukraine, lặp lại lời kêu gọi của các quan chức cấp cao khác ở Kyiv về việc đẩy nhanh quá trình gia nhập khối này của Ukraine.
Ông nói thêm: “Chúng tôi ghi nhận việc G7 thông qua Tuyên bố chung về hỗ trợ cho Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius và việc các quốc gia khác tham gia sau đó vào đó. “Chúng tôi cũng phối hợp các bước trong tương lai để bảo đảm an ninh cụ thể trên cơ sở song phương.”
Vương quốc Anh vẫn là một đồng minh trung thành của Kyiv kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022, viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ đô la cho Ukraine và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga nhằm siết chặt nền kinh tế của nước này.
4. Bộ Ngoại Giao Nga tấn công chính quyền Moldova
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova tuyên bố rằng “trong nỗ lực thu hút sự ủng hộ của các nhà tài trợ phương Tây, Chisinau đã tăng gấp đôi nỗ lực bài Nga”. Bà ta đã đưa ra lập trường trên để đáp lại quyết định của Moldova về việc giảm bớt sự hiện diện ngoại giao của Nga ở đó
Hãng thông tấn Tass thuộc sở hữu nhà nước của Nga đưa tin rằng Moldova đã tuyên bố sẽ giảm số lượng nhân viên ngoại giao Nga đang có mặt ở nước này.
Hôm thứ Ba 25 Tháng Bẩy, Moldova đã triệu tập các nhà ngoại giao Nga vì các phương tiện truyền thông đưa tin rằng đại sứ quán Nga ở Chisinau đã lắp đặt một lượng lớn thiết bị vệ tinh trên mái nhà mà theo báo cáo có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp.
Quan hệ giữa Nga và Moldova trở nên căng thẳng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Moldova rất lo lắng vì quân đội Nga đồn trú tại khu vực ly khai Transnistria của Moldova, giáp biên giới trực tiếp với Ukraine.
Tass dẫn lời người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nga tại Moldova nói rằng quyết định này làm suy yếu khả năng đối thoại giữa hai nước.
5. Cựu Tư Lệnh Nga bị bỏ tù Igor Girkin nhận được sự hỗ trợ bất ngờ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Jailed Ex-Russian Commander Igor Girkin Receives Unlikely Support”, nghĩa là “Chỉ huy cũ của Nga bị bỏ tù Igor Girkin nhận được sự hỗ trợ bất ngờ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Cựu chỉ huy quân đội Nga Igor Girkin hôm thứ Ba đã được biện hộ như một tù nhân chính trị trong một thông điệp từ nhà phê bình Điện Cẩm Linh đang bị bỏ tù Alexei Navalny, người được biết là có quan điểm khác biệt rõ rệt với Girkin.
Girkin, còn được gọi là Igor Strelkov, đã trở nên nổi tiếng ở Nga khi giữ chức vụ chỉ huy quân đội nước này nhưng sau đó trở thành nhà phê bình nổi bật về cách Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành cuộc chiến ở Ukraine.
Hôm thứ Sáu, vợ của Girkin thông báo chồng cô đã bị các sĩ quan cơ quan an ninh Nga, gọi tắt là FSB, bắt giữ vì cáo buộc kích động chủ nghĩa cực đoan. Một tòa án Nga ngày hôm sau đã kết án Girkin hai tháng tù trước khi xét xử với tội danh cực đoan vì chỉ trích Putin và các quan chức quân sự cấp cao. Anh ta không nhận tội.
Trong khi đó, Navalny đã phải ngồi tù từ tháng 2 năm 2021 với tội gian lận nghiêm trọng và coi thường các cáo buộc của tòa án. Vào tháng Tư, anh ta đã tuyên bố trên mạng xã hội rằng anh ta hiện đang phải đối mặt với các cáo buộc bổ sung về chủ nghĩa cực đoan có thể khiến anh ta bị giam giữ suốt đời.
Trong quá khứ, Navalny đã đụng độ với Girkin về Ukraine, nhưng hôm thứ Ba, anh cho biết Girkin “đã bị giam giữ trái phép.”
Navalny viết: “Chừng nào anh ta còn bị giam giữ vì cáo buộc vô lý và rõ ràng mang động cơ chính trị này, thì anh ta vẫn là một tù nhân chính trị. Bây giờ Strelkov bị bắt không phải vì tội thực sự mà vì một vụ án cực đoan hư cấu và bịa đặt.
“Về cơ bản, để chỉ trích chính quyền... Bất kể quan điểm của Strelkov là gì, chúng ta phải đứng trên lập trường của luật pháp và công lý. Một người chỉ có thể bị phán xét về tội ác mà anh ta đã phạm. Hả hê rằng Strelkov trở thành nạn nhân của chính bộ máy quyền lực của mình là công khai ủng hộ tình trạng vô luật pháp,” Navalny nói.
Đầu năm nay, Girkin đồng sáng lập phong trào xã hội Câu lạc bộ những người yêu nước giận dữ, ủng hộ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine nhưng tố cáo cuộc chiến diễn ra chậm chạp và tỷ lệ thương vong nặng nề.
Vụ bắt giữ Girkin diễn ra sau nhiều tháng người cựu quân nhân này lên án cách điện Cẩm Linh giải quyết cuộc chiến Ukraine và diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông gọi Putin là “đồ hèn hạ” và “kẻ ăn bám hèn nhát”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
Girkin được cho là có công trong việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014 trong thời gian ông ở trong quân đội của Putin và chỉ huy các chiến binh Nga ở vùng Donbas của Ukraine. Chính quan điểm của anh ta về Ukraine và chủ nghĩa dân tộc Nga đã dẫn đến tranh cãi khi anh ta tham gia một cuộc tranh luận trên truyền hình với Navalny vào năm 2017.
Vào thời điểm đó, Navalny đang tranh cử với tư cách là ứng cử viên tổng thống đối lập chống lại Putin, mặc dù sau đó anh đã bị các quan chức Nga cấm tham gia cuộc bầu cử năm 2018 do một vụ gian lận. Trong cuộc tranh luận, anh cáo buộc Girkin đẩy Nga sâu hơn vào cuộc xung đột ở Ukraine trong khi Girkin cho rằng Navalny sẽ phản bội Nga bằng các chính sách liên quan đến Ukraine nếu anh ta đắc cử tổng thống.
Tuy nhiên, theo tường thuật về cuộc tranh luận của Đài Âu Châu Tự do, Girkin và Navalny đã tìm thấy điểm chung khi đồng ý rằng chính phủ của Putin là một bọn “tham nhũng” hạng gộc.
6. Lực lượng vũ trang Ukraine đang thắng lớn theo cả ba hướng
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 26 tháng Bẩy, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết Quân đội Ukraine tiếp tục tấn công ở các hướng Bakhmut, Melitopol và Berdiansk.
“Các binh sĩ Ukraine tiếp tục tiến hành một chiến dịch tấn công ở các hướng Bakhmut, Melitopol và Berdiansk, giành được chỗ đứng trên các biên giới đã đạt được và nã pháo vào các mục tiêu đối phương đã xác định”
Đặc biệt, quân đội Ukraine đã thành công ở khu vực Staromayorske, vùng Donetsk và giành được thắng lợi ở cả 3 hướng.
Trong khi đó, những kẻ xâm lược đã cố gắng khôi phục lại các vị trí đã mất của họ ở phía đông bắc Robotyne, vùng Zaporizhzhia nhưng không thành công. Đối phương tiếp tục kháng cự, triển khai lại các đơn vị, tích cực sử dụng lực lượng dự bị.
Ở hướng Bakhmut, quân đội Ukraine tiếp tục tấn công ở phía bắc và phía nam Bakhmut. Quân Nga đang lùi dần khi phải đối diện với các đợt pháo kích như mưa.
Đồng thời, lực lượng phòng thủ tiếp tục kìm hãm bước tiến của quân Nga ở các hướng Kupyansk và Lyman. Giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở đây, 26 trận giao tranh đã diễn ra trong ngày qua.
Trong 24 giờ qua, 460 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 3 xe tăng, 5 xe thiết giáp, 22 hệ thống pháo, 3 hệ thống phòng không, một máy bay trực thăng, và 17 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 26 Tháng Bẩy, Nga đã mất khoảng 243.680 quân ở Ukraine. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.177 xe tăng, 8.136 xe chiến đấu bọc thép, 4.727 hệ thống pháo, 698 hỏa tiễn phóng hàng loạt hệ thống, 457 hệ thống tác chiến phòng không, 315 máy bay, 311 trực thăng, 3.993 máy bay không người lái, 1.307 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 7.211 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 708 đơn vị thiết bị đặc biệt.
7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Hạm đội Hắc Hải của Nga đã thay đổi tư thế kể từ khi Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải, để sẵn sàng thực thi lệnh phong tỏa đối với Ukraine.
Tàu hộ tống hiện đại Sergey Kotov, đã được triển khai tới phía nam Hắc Hải, tuần tra tuyến đường vận chuyển giữa Bosphorus và Odesa.
Có khả năng thực tế là nó sẽ tạo thành một phần của nhóm đặc nhiệm để chặn các tàu thương mại mà Nga tin rằng đang hướng đến Ukraine.
Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải đã điều hòa sự tham gia của Hắc Hải trong cuộc chiến: giờ đây sẽ có khả năng xảy ra sự gia tăng cường độ và phạm vi bạo lực trong khu vực.
8. Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ thăm Triều Tiên trong tuần này để 'tăng cường' quan hệ quân sự
Một phái đoàn quân sự từ Nga dự kiến sẽ thăm Triều Tiên trong tuần này.
Do Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu dẫn đầu, phái đoàn sẽ thăm Triều Tiên từ ngày 25 đến 27 tháng 7, trước các lễ kỷ niệm cấp nhà nước để kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.
“Chuyến thăm này sẽ giúp tăng cường quan hệ quân sự Nga-Triều và sẽ là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển hợp tác giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Nga cho biết trên như trên.
Mối quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng vẫn nồng ấm trong bối cảnh Điện Cẩm Linh đang gây chiến với Ukraine. Năm ngoái, Nga đã mua hàng triệu quả đạn pháo và hỏa tiễn từ Triều Tiên, cho thấy các vấn đề về chuỗi cung ứng của Điện Cẩm Linh cho nỗ lực quân sự của nước này, tờ New York Times đưa tin.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã cản trở khả năng mua vũ khí và thiết bị điện tử của Nga, buộc Mạc Tư Khoa phải tìm đến các quốc gia như Triều Tiên và Iran để được cung cấp.
Thông tin về chuyến thăm của Shoigu được đưa ra một ngày sau khi có thông tin cho rằng Trung Quốc cũng sẽ cử một phái đoàn cấp cao tới Bình Nhưỡng để dự lễ kỷ niệm, trong chuyến đi được thừa nhận đầu tiên kể từ khi nước này đóng cửa biên giới do đại dịch COVID-19.
9. Điện Cẩm Linh cho biết Putin và Lukashenko đã thảo luận về Wagner trong cuộc họp
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nói về công ty quân sự tư nhân Wagner - là công ty đã dẫn đầu một cuộc binh biến thất bại chống lại Mạc Tư Khoa vào tháng trước - tại cuộc hội đàm gần đây của họ ở St. Petersburg, theo Điện Cẩm Linh.
“Chủ đề về nhóm Wagner cũng đã được nêu ra ở đó, bên cạnh các chủ đề về hợp tác kinh tế và thương mại, cũng như Nhà nước Liên minh, và mối đe dọa từ bên ngoài dọc theo vành đai của các quốc gia chúng ta – tất nhiên, tất cả những điều này đều nằm trong chương trình nghị sự,” phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Ba.
Peskov không cung cấp bất kỳ chi tiết bổ sung nào về những gì cả hai nhà lãnh đạo đã thảo luận liên quan đến Wagner, nhưng nói thêm rằng cuộc họp nhằm thống nhất các quan điểm và chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề.
“Không có mục tiêu đạt được bất kỳ thỏa thuận nào,” Peskov nhấn mạnh.
Lukashenko đã đến Nga vào thứ Bảy tuần trước và tổ chức các cuộc gặp với Putin tại St. Petersburg vào Chúa Nhật và thứ Hai, theo cả hai dịch vụ báo chí của hai tổng thống.
Một số thông tin cơ bản: Lukashenko vẫn là đồng minh thân cận nhất của Putin kể từ khi ông cho phép các lực lượng Nga sử dụng lãnh thổ Belarus để tiến hành cuộc xâm lược Ukraine.
Lực lượng Wagner đóng quân tại Belarus sau khi Lukashenko giúp đàm phán một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy ngắn ngủi của nhóm chống lại Điện Cẩm Linh.
Theo Ukraine, có tới 5.000 chiến binh đã ở trong nước.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết họ sẽ tổ chức các buổi tập trận chung với quân đội Wagner sau cuộc nổi dậy thất bại.
10. Quân đội Ukraine tuyên bố tiến bộ ở mặt trận phía nam mặc dù giao tranh liên tục
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv /ki-díp/ hôm thứ Tư 26 tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov /ô-lếch-xi rô-mốp/, cho biết quân đội Ukraine đã đạt được tiến bộ ở mặt trận phía nam, trong khu vực đã chứng kiến giao tranh liên tục trong gần hai tháng.
Quân Ukraine đã tiến được khoảng 500 mét trong khu vực gần thị trấn Staromaiorske /star-rô-mai-ốt-ka/ - là mục tiêu của người Ukraine kể từ khi bắt đầu phản công.
“Dù đối phương có ưu thế vượt trội về không quân, nhân lực, vũ khí và thiết bị, Lực lượng Phòng vệ Ukraine không bị mất vị trí nào trong phòng thủ và đang dần dần tiến lên trong các cuộc tấn công. Quân đội Ukraine chịu ít tổn thất hơn về nhân sự và trang thiết bị,” ông nói.
Ở những nơi khác dọc theo chiến tuyến ở phía nam, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết không có thay đổi gì trong 24 giờ qua, đồng thời nói thêm rằng “đối phương đang kháng cự quyết liệt, di chuyển các đơn vị và quân đội, đồng thời sử dụng lực lượng dự bị. Các đơn vị tấn công của chúng ta đang củng cố vị trí của họ tại các phòng tuyến đã đạt được và tấn công bằng hỏa lực pháo binh.”
“Không có thay đổi nào về hướng Melitopol gần Robotyne do các bãi mìn của quân xâm lược quá dày đặc. Rà phá bom mìn là ưu tiên hàng đầu trên các tiền tuyến hiện nay.” Ông cho biết các đội rà phá bom mìn bí mật đang hoạt động hết tốc lực.
Tại các khu vực của vùng Donetsk - nơi người Nga đang cố tấn công - Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết các cuộc tấn công gần Avdiivka và Marinka đã bị đẩy lùi.
Hầu như không có thay đổi nào trong việc kiểm soát lãnh thổ theo các hướng này kể từ năm ngoái. Ông cho biết quân đội Ukraine “đang kìm hãm bất kỳ bước tiến nào của quân đội Nga tại các khu vực Krasnohorivka và Marinka. Đối phương đã không thành công trong việc tiến vào khu vực Rivnopil.”
Chuẩn tướng Oleksii Hromov đã đưa ra một cái nhìn thoáng qua về lượng tiêu thụ đạn dược khổng lồ trong cuộc phản công của Ukraine, cho biết “Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã thực hiện 1.289 nhiệm vụ khai hỏa trong 24 giờ qua. Pháo binh của chúng tôi đã sử dụng hơn 7.550 quả đạn pháo trong ngày qua.”
Tướng Oleksandr Tarnavskyi, người chỉ huy các lực lượng ở mặt trận phía nam, cho biết: “Có những thành công và tiến bộ, đánh bật quân Nga ra khỏi vị trí của chúng. Công việc vẫn tiếp tục.”
Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, các cuộc không kích và hỏa lực pháo binh của Nga vẫn tiếp tục ở nhiều khu vực tiền tuyến ở phía bắc, bao gồm khu vực Luhansk và Kharkiv.
Tuy nhiên, một cuộc tấn công khác trong khu vực Lyman, gần biên giới Donetsk và Luhansk, của người Nga đã chuốc lấy những thất bại thê thảm.
11. Putin sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 10, Điện Cẩm Linh cho biết
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự định thăm Trung Quốc vào tháng 10, khi chính phủ Trung Quốc tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường, theo phụ tá Điện Cẩm Linh Yuri Ushakov.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ chủ trì Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại Bắc Kinh. Ông đã mời Putin đến dự sự kiện khi ông đến thăm Mạc Tư Khoa hồi đầu năm nay.
Diễn đàn này là câu trả lời của Trung Quốc đối với Davos hoặc G20 và được thiết kế để tăng cường hợp tác giữa các quốc gia Á-Âu. Putin đã tham dự và phát biểu tại hai Diễn đàn Vành đai và Con đường đầu tiên, được tổ chức vào năm 2017 và 2019 tại Bắc Kinh.
12. Mỹ cho biết Nga đang xây dựng một cơ sở sản xuất máy bay không người lái với sự giúp đỡ của Iran
Các quan chức tình báo Mỹ cảnh báo việc Nga đang xây dựng một cơ sở sản xuất máy bay không người lái ở nước này với sự giúp đỡ của Iran có thể tác động đáng kể đến cuộc chiến ở Ukraine sau khi hoàn thành.
Các nhà phân tích từ Cơ quan Tình báo Quốc phòng, gọi tắt là DIA, đã nói với một nhóm nhỏ các phóng viên trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng cơ sở sản xuất máy bay không người lái hiện đang được xây dựng dự kiến sẽ cung cấp cho Nga một kho dự trữ máy bay không người lái mới có “đơn đặt hàng lớn hơn” so với những gì họ có thể mua từ Iran cho đến nay.
Các nhà phân tích cảnh báo khi cơ sở này hoàn thành, có thể vào đầu năm tới, các máy bay không người lái mới có thể có tác động đáng kể đến cuộc xung đột. Vào tháng Tư, Mỹ đã công bố một hình ảnh vệ tinh về vị trí dự kiến của nhà máy sản xuất máy bay không người lái, bên trong Đặc khu kinh tế Alabuga của Nga, cách thủ đô Mạc Tư Khoa khoảng 600 dặm về phía đông. Các nhà phân tích cho biết Iran thường xuyên vận chuyển thiết bị tới Nga để giúp xây dựng cơ sở.
Họ nói thêm rằng cho đến nay, người ta tin rằng Iran đã cung cấp cho Nga hơn 400 máy bay không người lái Shahed-131, 136 và Mohajer - một kho dự trữ mà Nga gần như đã cạn kiệt hoàn toàn.
Nga chủ yếu sử dụng máy bay không người lái để tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine và làm cạn kiệt hệ thống phòng không của Ukraine, một quan chức cấp cao của DIA cho biết. Iran đã sử dụng Biển Caspi để di chuyển máy bay không người lái, đạn và đạn súng cối tới Nga, thường sử dụng các tàu “tối” hoặc đã tắt dữ liệu theo dõi để ngụy trang cho các hoạt động của họ, CNN đưa tin.
Hoa Kỳ đã thu thập và phân tích một số máy bay không người lái bị bắn rơi ở Ukraine, và các quan chức nói rằng có “bằng chứng không thể phủ nhận” rằng những chiếc máy bay không người lái này là của Iran, bất chấp việc Tehran nhiều lần phủ nhận việc đang cung cấp thiết bị cho Nga để sử dụng ở Ukraine.
Các nhà phân tích của DIA đã giới thiệu các mảnh vỡ từ máy bay không người lái được thu hồi ở Ukraine vào năm 2022 trong cuộc họp báo vào hôm thứ Sáu, so sánh chúng với các máy bay không người lái do Iran sản xuất được tìm thấy ở Iraq vào năm ngoái.
Một trong những chiếc máy bay không người lái được tìm thấy ở Ukraine chỉ còn một phần cánh nhưng động cơ còn nguyên vẹn. Xét về hình dạng và kích thước, nó chính xác là một chiếc Shahed-131, cùng mẫu với một chiếc máy bay không người lái do Iran sản xuất được tìm thấy ở Iraq.
13. Nga tuyên bố đài truyền hình độc lập là “tổ chức không mong muốn”
Văn phòng Tổng công tố Nga đã tuyên bố kênh truyền hình Rain là một “tổ chức không mong muốn”, có nghĩa là các hình phạt, bao gồm cả thời gian ngồi tù, đối với bất kỳ ai ở Nga quyên góp hoặc hợp tác với kênh này.
TV Rain có trụ sở tại Latvia chuyên đưa tin về các sự kiện ở Nga. TVR Studios BV của Hà Lan cũng đã được chỉ định là “không mong muốn trên lãnh thổ của Liên bang Nga”, tuyên bố chính thức trên Telegram cho biết.
Để biện minh cho việc chỉ định, văn phòng đã đưa ra những tuyên bố sau về TV Rain:
Phổ biến tài liệu từ các tổ chức được dán nhãn là “cực đoan”, chẳng hạn như Trụ sở chính và Quỹ chống tham nhũng của Alexey Navalny, các nhóm khủng bố và “đặc vụ nước ngoài”, chẳng hạn như các tổ chức tin tức độc lập Meduza và Radio Liberty.
Thường xuyên xuất bản các tài liệu từ các tổ chức “không mong muốn” khác.
Đã đăng nhiều tài liệu video trước đây đã bị hạn chế do vi phạm luật pháp Nga.
Tuyên bố chính thức trích dẫn rằng các tổ chức này làm mất uy tín của các cơ quan chính phủ Nga, truyền bá thông tin sai lệch về “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine và cung cấp hỗ trợ cho các đặc vụ nước ngoài đã ghi danh.
Đáp lại sự chỉ định, TV Rain đã đưa ra một tuyên bố trên Telegram, nói rằng họ dự định thực hiện các bước thích hợp, bao gồm cả hành động pháp lý. Kênh thông báo rằng họ đã tạm dừng việc quyên góp từ Nga, hủy các ghi danh hiện có của người xem Nga và kêu gọi những người ở lại trong nước không chia sẻ liên kết đến tài liệu của họ do lo ngại về an toàn.
ĐGM tuyên bố một phép lạ Thánh Thể mới tinh ở Mỹ Châu Latinh. Chính thống Belarus tìm cách chèn ép
VietCatholic Media
16:52 26/07/2023
1. Úc được mời gọi chia sẻ trong cuộc khủng hoảng lương thực
Nông dân Úc đang vui mừng trước giá ngũ cốc tăng vọt ngay trước vụ thu hoạch sắp tới. Diễn biến này xảy ra khi hỏa tiễn của Nga tấn công các cảng của Ukraine theo sau quyết định của Điện Cẩm Linh rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải.
Đối với nhiều người trồng ngũ cốc ở Úc, đây có thể là năm thứ tư liên tiếp thu hoạch bội thu nhờ giá lúa mì và các loại ngũ cốc khác tăng cao.
Nhà phân tích ngũ cốc của Rabobank, Dennis Voznesenski cho biết:
Điều quan trọng là phải lưu ý rằng đừng quá vui vẻ vì những điều khủng khiếp đang xảy ra ngay bây giờ ở Hắc Hải. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây có thể dẫn đến một năm có thể tăng giá và sản xuất tốt.
Tracy Blackburn, người giúp điều hành một hoạt động nông nghiệp bao gồm lúa mì và các loại ngũ cốc khác ở miền trung New South Wales, cho biết biến động ở Hắc Hải sẽ dẫn đến nhu cầu nhiều hơn đối với ngũ cốc của Úc.
Tình hình này sẽ khiến nhu cầu đối với ngũ cốc của Úc sẽ tăng lên vì người mua thực sự có thể tìm nguồn cung cấp từ đây và điều đó sẽ giúp mọi thứ phát triển.
Trong bối cảnh đó, các Giám Mục kêu gọi chính phủ nước này hỗ trợ nhiều hơn cho các hoạt động bác ái dành cho Ukraine đang gặp khó khăn vì cuộc chiến đã kéo dài đến tháng thứ 17; và cả các quốc gia khác nơi an ninh lương thực đang là một vấn đề sau các quyết định của chính quyền Putin.
Tưởng cũng nên biết thêm: Lý do Putin đưa ra để đình chỉ việc tham gia Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải là Liên Hiệp Quốc không thực hiện giao ước được công bố trước đó. Theo giao ước này, Nga đòi phải loại bỏ mọi trở ngại đối với các ngân hàng Nga, các tổ chức tài chính hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón. Điều này bao gồm kết nối ngay lập tức của họ với hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT.
Vấn đề là tất cả các ngân hàng Nga, mọi ngân hàng đều có thể cho rằng mình đang “hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón”. Thành ra, yêu cầu của Nga về thực chất là loại bỏ mọi trở ngại đối với mọi ngân hàng và phải kết nối mọi ngân hàng Nga với hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT. Nếu như thế, Nga sẽ có đủ tài chính để tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine và tất cả các lệnh trừng phạt liên quan đến tài chính của Nga đều trở thành vô nghĩa. Liên Hiệp Quốc đề nghị Nga thành lập một ngân hàng con, một ngân hàng duy nhất chịu trách nhiệm hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón. Nga đã bác bỏ điều này.
Một giải pháp khả thi đối với an ninh lương thực thế giới là không cần đến Nga tham gia vào sáng kiến này. Thổ Nhĩ Kỳ hay NATO sẽ hộ tống các tầu chuyên chở ngũ cốc ra vào các cảng của Ukraine. Thấy trước rằng kế hoạch này sẽ được Liên Hiệp Quốc ủng hộ, Nga tấn công ồ ạt vào các cơ sở lưu trữ ngũ cốc tại Odesa trong gần một tuần qua.
Hành động tàn bạo này của Nga ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp thực phẩm cho các quốc gia phụ thuộc nhiều vào các chuyến hàng từ Ukraine, đặc biệt là ở Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á. Nó làm xấu đi triển vọng an ninh lương thực và có nguy cơ làm tăng thêm lạm phát lương thực toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước có thu nhập thấp.
2. Chính thống Belarus thỉnh cầu Tòa Thánh giới hạn hoạt động của Công Giáo Đông phương
Giáo phận Chính thống ở Belarus, thuộc Tòa Thượng phụ Chính thống Nga, đã thỉnh cầu Tòa Thánh giới hạn hoạt động của Cộng đoàn Công Giáo nghi lễ Đông phương tại nước này.
Lời thỉnh cầu trên đây được Đức Tổng Giám Mục Benjamin của Chính thống Nga tại Belarus, trình bày với Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, trong cuộc gặp gỡ ngày 30 tháng Sáu vừa qua, nhân dịp ngài đến viếng thăm Belarus hồi cuối tháng Sáu đầu tháng Bảy này. Đức Tổng Giám Mục sẽ được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Hồng Y vào ngày 30 tháng Chín tới đây. Ngài từng là Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus trong bốn năm, từ 2011 đến 2015.
Hiện diện trong cuộc gặp gỡ vừa nói, cũng có Đức Tổng Giám Mục Ante Joric, Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus. Cuộc gặp gỡ tuy đã diễn ra cách đây gần ba tuần, nhưng nội dung mới được phía Chính thống Belarus tiết lộ. Cộng đoàn Chính thống này lo ngại về sự kiện ngày 30 tháng Ba năm nay, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm cha Srgiusz Gajeck, người Ba Lan, được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo Latinh và thuộc Dòng Đức Mẹ và vốn không liên hệ gì tới các tín hữu Công Giáo Đông phương ở Belarus.
Việc bổ nhiệm này gây ngạc nhiên và lo ngại cho Giáo phận Chính thống Nga ở Belarus, vì họ coi đó là một sự bành trướng hoạt động của Công Giáo nghi lễ Đông phương trên lãnh thổ Belarus.
Đức Hồng Y tân cử Gugerotti phải giải thích rằng việc Đức Thánh Cha bổ nhiệm vị Giám quản Tông tòa vừa nói có liên hệ trực tiếp tới những biến cố đang xảy ra ở Ukraine. Cho đến nay, các tín hữu Công Giáo Đông phương ở Belarus muốn chịu chức phó tế và linh mục được đào tạo tại Ukraine, trong các cơ sở của Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở Ukraine và được Đức Giám Mục ở nước này truyền chức phó tế và linh mục để chăm sóc các cộng đoàn Công Giáo ở Belarus. Nhưng vì chiến tranh từ tháng Hai năm ngoái tại Ukraine, sự liên lạc giữa Ukraine và các tín hữu Công Giáo Đông phương ở Belarus trở thành điều không thể thực hiện được. Vì thế, Đức Thánh Cha quyết định ban quy chế đặc biệt để họ độc lập với Giáo phận Công Giáo Đông phương ở Ukraine.
Đức Hồng Y tân cử cũng nhắc lại rằng các cộng đoàn Công Giáo Đông phương ở Belarus được thành lập vào đầu thập niên 1999, và họ không phải là những người thừa kế của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương, xuất hiện tại nước này như kết quả của biến cố năm 1596, khi một số giám mục và tín hữu Chính thống Nga trở về hiệp nhất với Tòa Thánh và trở thành Công Giáo nghi lễ Đông phương.
Đức Hồng Y tân cử Gugerotti cũng trấn an phía Chính thống Belarus rằng Tòa Thánh không có chương trình truyền chức giám mục cho cha Gajeck hoặc người kế vị cha. Các tân linh mục và phó tế của Cộng đoàn Công Giáo Đông phương này sẽ được các giám mục Công Giáo Latinh hoặc Đức Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus truyền chức.
3. Một phép lạ Thánh Thể mới ở Mỹ Châu Latinh?
Giám mục đầu tiên của Giáo phận Gracias ở Honduras, Đức Cha Walter Guillén Soto, đã công nhận một phép lạ Thánh Thể mới xảy ra cách đây một năm tại một giáo xứ nông thôn ở thị trấn nhỏ San Juan.
Gracias, thuộc khu vực Lempira, là một thị trấn chỉ có hơn 57.000 cư dân ở phía tây Honduras. Nó được thành lập từ năm 1536, và tên ban đầu của nó là Gracias a Dios nghĩa là “Tạ ơn Chúa”.
22 dặm về phía nam của Gracias là thị trấn San Juan, trong khu vực Intibucá lân cận. Ở đó, trong nhà nguyện của cộng đồng El Espinal, là nơi đã xảy ra phép lạ Thánh Thể được vị Giám Mục tuyên bố: một vết máu trên một khăn thánh.
Vào chiều ngày 9 tháng 6 năm 2022, khi Giáo Hội Công Giáo đang cử hành phụng vụ lễ Chúa Giêsu Kitô, Linh mục Thượng phẩm Hằng hữu, được cử hành vào Thứ Năm sau Lễ Hiện xuống, José Elmer Benítez Machado đã đến nhà nguyện của cộng đồng El Espinal trước bất kỳ ai khác để cử hành Phụng vụ Lời Chúa và phân phát cho các tín hữu Mình Thánh đã được các linh mục của giáo phận truyền phép trước đó.
Khoảng 60 gia đình sống ở El Espinal, trải rộng khắp vùng núi, chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, lợn và gia cầm. Chỉ có 15 gia đình tham dự Phụng vụ Lời Chúa vào thứ Năm hàng tuần do giáo dân chủ trì, vì họ không có linh mục trong thị trấn.
Benítez đã được bổ nhiệm làm thừa tác viên Rước lễ ngoại thường cách đây hai năm để lo các nhu cầu mục vụ của nhà nguyện dành riêng cho Thánh Giacôbê Tông đồ.
Vào khoảng 5 giờ chiều giờ địa phương, Phụng vụ Lời Chúa bắt đầu. Khi đến giờ phân phát Thánh Thể, Benítez mở nhà tạm và nhận thấy khăn thánh có những vết lớn dường như là máu người.
“Tôi rất ngạc nhiên,” anh ta nói với EWTN Noticias, chương trình tin tức tiếng Tây Ban Nha của EWTN. “Hy vọng đầu tiên của tôi là: 'Đó là Máu của Chúa Kitô. Tuy nhiên, trong lúc bối rối, và để hoàn thành thừa tác vụ của mình, anh ta tiếp tục cử hành và phân phát Thánh Thể.
Trước khi kết thúc, vào lúc đưa ra thông báo của giáo xứ, Benítez hỏi những người có mặt xem họ có thấy nước rò rỉ vào nhà thờ hay không hoặc họ có biết ai đã vào trước đó không. Sau đó anh ta nói với họ những gì anh ta đã nhận ra.
Reginaldo Aguilar Benítez, điều phối viên giáo xứ và nhân chứng tuyên thệ trong quá trình điều tra, nói với EWTN Noticias: “Một số người trong chúng tôi trả lời rằng chúng tôi không thấy nước rò rỉ, và khi anh ta giải thích chuyện gì đã xảy ra, chúng tôi yêu cầu anh ta cho thấy khăn thánh”.
Pedrina García, lúc đó đang ở trong nhà thờ, nói rằng cô không nghi ngờ gì rằng đó là một phép lạ. “Đây là điều mà Chúa đã đặt sẵn cho chúng tôi,” cô nói.
Ngày hôm sau, Cha Marvin Sotelo và Cha Oscar Rodríguez, Thừa Sai Thánh Tâm Chúa Giêsu - những người đã đến thị trấn San Juan de Intibucá chỉ hai tháng trước - đã đến cộng đồng El Espinal để chứng thực những gì điều phối viên giáo xứ đã nói với họ qua điện thoại.
Cha Sotelo cho khăn thánh vào một túi ni lông có niêm phong kín, cất giữ trong nhà xứ, và hai ngày sau trao lại cho Đức Cha Guillén.
Đức Cha Guillén đặc biệt nghi ngờ và quyết định giữ nó trong nhà nguyện riêng của mình trong khi ngài suy nghĩ xem phải làm gì. “Tôi không dễ tin tưởng một cách ngây thơ vào mọi thứ. Logic khiến chúng ta thận trọng.”
Gần ba tháng sau, vị giám mục ra lệnh tiến hành một số xét nghiệm khoa học tại Trung tâm Y tế Santa Rosa de Copán, cách Gracias khoảng 30 dặm, để đánh giá quá trình oxy hóa và pha loãng của máu.
Kết luận rằng không có vật liệu cần thiết để tiến hành phân tích, khăn thánh đã được gửi đến trung tâm nghiên cứu chất độc DISA Test ở Tegucigalpa, nơi Héctor Díaz del Valle, người có bằng tiến sĩ hóa học và dược phẩm, dẫn đầu cuộc điều tra.
Vào cuối tháng 10 năm 2022, quá trình phân tích bắt đầu với sự can thiệp của chuyên gia pháp y bên ngoài và chuyên gia về phân tích chất độc.
Ban đầu, người ta loại trừ giả thuyết rằng vết bẩn là nhựa cây hoặc máu động vật. Các thủ tục sau đó tiết lộ rằng máu là của người và thuộc nhóm máu AB với yếu tố Rh dương tính, giống như phép lạ Thánh Thể ở Lanciano, Ý, cũng như máu được tìm thấy trên Tấm vải liệm Turin, cũng ở Ý.
Theo cổng thông tin có tên là “Đánh giá dân số thế giới”, ở Honduras, chưa đến 2,5% dân số ở quốc gia đó có cùng nhóm máu.
Các cuộc kiểm tra của chuyên gia cũng loại trừ khả năng vết máu có thể được tạo ra một cách giả tạo.
Valle ngạc nhiên vì vải “đã tiếp xúc với không khí, độ ẩm; các thử nghiệm giả định đã được thực hiện trên vải và nó không khô như thường thấy,” và cho đến nay “nó không có biểu hiện hư hỏng hoặc nấm mốc.”
Trong các cuộc điều tra pháp y, các xét nghiệm giả định và xác nhận là một công cụ hữu ích trong việc nghiên cứu các vết máu.
Sau khi thực hiện các cuộc điều tra và đưa lời khai của các nhân chứng dưới lời tuyên thệ có công chứng, Đức Cha Gracias xác nhận rằng đó là một sự việc đáng ngạc nhiên. Ngài nói: “Tôi không nghi ngờ gì về độ tin cậy.
Ngài nói: “Tôi nghĩ rằng dấu hiệu phi thường, và hữu hình này, có thể cảm nhận được, có thể kiểm chứng này về sự biểu hiện của Máu Chúa trong một cộng đồng ít người biết đến ở giữa vùng nông thôn khắc nghiệt nhất trong môi trường nông nghiệp của chúng ta nói lên rất nhiều điều vào thời điểm này.”
Về lý do có thể xảy ra phép lạ, Đức Cha nhận xét rằng “Thiên Chúa yêu thương những người bên lề, những người kín đáo, đơn sơ. Tại một ngôi làng ít người biết đến, không có bất kỳ liên quan xã hội nào, cách xa khu vực thành thị, Chúa chọn để hiện thân.”
Trong lịch sử Giáo hội đã ghi lại hơn 100 phép lạ Thánh Thể. Trong số này, ít nhất bốn vụ đã diễn ra ở các nước Mỹ Latinh. Gracias, Honduras, sẽ là nơi thứ năm.
Source:Catholic News Agency