Ngày 27-07-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa là tất cả
Trầm Thiên thu
18:37 27/07/2010
CHÚA LÀ TẤT CẢ

Chúa là mạch suối tình thương
Mát lòng người lắm sầu vương đường trần
Chúa là nguồn suối hồng ân
Giúp người tội lỗi bình an tháng ngày
Chúa là đường chính nẻo ngay
Dắt dìu hồn sống hôm mai đừng lầm
Chúa là sự sống đời con
Khiến hồn tràn nỗi hỉ hoan ân tình
Chúa là nguồn sáng phục sinh
Thắp hồn rực ánh bình minh rạng ngời
Chúa là tình mến chẳng phai
Ấm nồng chẳng chút đổi thay bao giờ
Chúa là điệu lý êm ru
Khiến hồn hạnh phúc chan hòa triền miên
Chúa là thuyền lái nhặt khoan
Bát cậy về bến bình an vô thường
Chúa là nguồn sáng vầng dương
Thắm hồng bừng sáng trời đông dạt dào
Chúa là lò lửa tình yêu
Hiến mình làm Lễ Toàn Thiêu vuông tròn
Chúa là tất cả đời con
Một đời tin mến thành tâm kiếp người.

GIỌT-NƯỚC-CON

Giọt-nước-con ích kỷ
Yếu đuối mà kiêu sa
Không thèm tìm đến Chúa
Vẫn đắm đuối đam mê
Giọt-nước-con ngu muội
Ảo tưởng và sai lầm
Chưa thật lòng sám hối
Nằm trên cát khô khan
Giọt-nước-con cô độc
Mong manh và nhỏ nhoi
Vẫn tỏ ra ngốc nghếch
Khi tự tôn cái tôi
Giọt-nước-con sắp chết
Chợt nhận thấy lạc loài
Nên ngày đêm khao khát
Hòa vào Biển-Chúa-Trời.
 
Tích trữ kho tàng trên trời
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
22:32 27/07/2010
Chúa Nhật Thứ18 Mùa Thường Niên, Năm C - (Lc 12,13-21)

Có một vị lãnh chúa rất giàu có, gia sản ruộng vườn bao la. Gần nơi ông ở có một người nông dân tuy nghèo nhưng rất giàu lòng tham. Ngày nọ, vị lãnh chúa nói với người nông dân: “Tôi sẽ cho anh tất cả những phần đất nào mà anh có thể chạy bao quanh, tính từ khi mặt trời bắt đầu mọc cho đến khi mặt trời lặn. Nếu anh trở về đến điểm xuất phát trước khi mặt trời chìm khuất sau đồi, thì anh sẽ làm chủ tất cả những vùng đất anh đã chạy bao quanh. Nếu không, anh chẳng được gì.”

Người nông dân nghe lời vị lãnh chúa hứa mà tưởng như mơ! Đúng là một cơ hội ngàn vàng. Thế là đến sáng hôm sau, khi mặt trời vừa nhô lên khỏi rặng núi, anh cắm đầu phóng chạy như bị cọp đuổi sau lưng. Trước hết, anh chạy bao quanh một khu rừng già đầy gỗ quý. Thế là chỉ trong buổi sáng, anh trở thành chủ nhân của hàng trăm mẫu rừng.

Mặt trời lên cao, nắng như đổ lửa, mồ hôi đầm đìa, nhưng anh vẫn tiếp tục chạy phăng phăng bao quanh đồng lúa phì nhiêu bao la bát ngát. Thế là đến xế chiều, anh là người điền chủ giàu có nhất vùng.

Mặt trời sắp lặn, chỉ cách ngọn đồi chỉ chừng một con sào, anh lại thấy từ xa một con suối lớn nước chảy lênh láng tràn bờ. Anh tự nhủ lòng: Nếu ta không làm chủ được con suối nầy thì toàn bộ cánh đồng mà ta vừa thu tóm được phải đành bỏ khô. Thế là anh dồn hết hơi tàn lực kiệt, quyết chạy bao quanh con suối.

Cuối cùng, lồng ngực như muốn vỡ tung ra, anh thở hồng hộc như con bò bị thọc tiết… Mặt trời bắt đầu lặn, chỉ còn là một vầng bán nguyệt đỏ ối sắp chìm xuống đỉnh đồi. Anh phải cố chạy nhanh cho tới nơi xuất phát, nếu không kịp thì tất cả chỉ còn là hư không. Và rồi khi chỉ còn mươi bước nữa là tới đích, anh ngã gục xuống… vỡ tim!

Thế là cuối cùng, anh chỉ còn được hưởng vài thước đất để chôn vùi thân xác!

(phỏng theo chuyện ngắn: “Cướp đất” của Văn Hào Lev Tolstoi)

Câu chuyện vừa rồi là một minh hoạ rất thực về nhân loại hôm nay. Không phải chỉ có một mà hàng triệu, hàng triệu người chạy như điên cuồng trong cuộc đua tranh không khoan nhượng để giành lấy cho mình thật nhiều của cải, vàng bạc, ruộng đất... như người nông dân tham lam trên đây để rồi cuối cùng cũng mang chung số phận với anh ta: chỉ còn một nấm mồ!

Người phú hộ trong Tin Mừng hôm nay cũng học theo sách đó.

Khi ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, ông “mới nghĩ bụng rằng: 'Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!' Rồi ông ta tự bảo: 'Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!' Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: 'Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?' Rồi Chúa Giê-su kết luận: “Vậy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó."

Xét cho cùng, thế giới hôm nay không thiếu những người học theo sách của nhà phú hộ hay của người nông dân tham của trên đây.

Trong tôi vẫn có lòng tham của người nông dân ngu dại, hằng thúc đẩy tôi thu tóm, ky cóp cho thật nhiều, không bao giờ thấy đủ.

Trong tôi cũng có một gã phú hộ dại khờ, tìm cách cơi nới thêm kho lẫm để chất cho đầy của cải chóng qua.

Nếu chỉ biết thu gom, ki cóp của cải vật chất mà lãng quên linh hồn thì chúng ta cũng đang đi vào vết xe của người phú hộ và người nông dân đáng thương kia.

Trái lại, nếu hôm nay chúng ta khôn khéo tích trữ thật nhiều của cải thiêng liêng, trở nên người giàu có trước mặt Thiên Chúa, thì chúng ta có thể an tâm tự nhủ lòng mình: Hồn ta ơi, hãy hoan lạc và vui mừng, vì ngươi đã có một kho báu trên trời. Mai đây tha hồ vui hưởng!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội đồng Giám Mục địa phương thúc đẩy Hòa bình giữa hai quốc gia Colombia va Venezuela
Paul Minh Nhật
09:50 27/07/2010
Bogotá, Colombia, 26.07.2010 (CNA).- Liền ngay sau quyết định tuần trước của chủ tịch Venezuela ông Hugo Chavez nhằm cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao với Colombia, các giám mục của cả hai nước đã bày tỏ ý định vững chắc của hợp tác và cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Theo trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Colombia, đức tổng giám mục Ruben Salazar Gomez đã nói rằng ngài hy vọng "sẽ hàn gắn lại các mối quan hệ hòa bình và huynh đệ," và ngài đã kêu gọi tỏ lòng đoàn kết liên đới với những ai đang bị thống khổ từ quyết định cắt đứt các mối quan hệ của Venezuela.

Đức TGM Gomez nói "nó làm cho chúng ta không ý thức rằng chúng ta không thể giải quyết được các vấn đề… các quốc gia của chúng ta xứng đáng sống hòa bình," ngài nói thêm "bầu khí của sự mất tín cẩn lẫn nhau giữa cả hai chính phủ phải được vượt qua. Tổng thống mới nhậm chức của Colombia ông Juan Manuel Santos sau đó đã bày tỏ tầm quan trọng của việc có các mối quan hệ mạnh mẽ với các nước láng giềng.

Đức TGM Ubaldo Santana Sequera, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Venezuela, đã gọi đó tình trạng "rắc rối " và biểu lộ hy vọng rằng các giám mục của cả hai nước có thể "tiếp tục làm việc với nhau, can đảm làm chứng nhân cho tình huynh đệ."

Ngài nói "chúng tôi hy vọng rằng bất kì sự xung đột quân sự nào giữa hai nước sẽ nên được tránh. Các giải pháp nhằm tránh một cuộc chiến tranh sẽ phải nên cùng nhau tìm ra giải pháp.

Khi được hỏi về sự hiện diện của quân du kích FARC tại Venezuela, đức TGM Santana nói "có rất nhiều báo cáo về sự vận động dễ dàng (của các vụ nổi loại) thông qua biên giới của chúng ta."

Ngài nói "Chính phủ cần có sự hiện diện rộng lớn hơn nữa trong khu vực biên giới. Chúng ta đang bỏ qua quá nhiều lỗ hổng của các nhóm này để nối lại quan hệ với nhau"

(Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/news/catholic-church-urges-peace-between-colombia-and-venezuela/)
 
Các nhà khảo cổ Tây ban nha phục hồi các di sản nghệ thuật của Ý đại lợi
Paul Minh Nhật
10:02 27/07/2010
ROME - 26.07.2010.(romereports).- Trường Sử Học và Khảo Cổ Học Tây Ban Nha tại Roma có tuổi thọ một thế kỉ. Một trăm năm nghiên cứu, khám phá và hợp tác với các thực thể khác nhằm mang những báu vật ra ánh sáng những thứ mà lịch sử đã chôn vùi trong Thành Đô Vĩnh Cửu.

Ricardo Olmos, giám đốc trường Lịch Sử và Khảo Cổ Học Tây Ban Nha tại Roma nói: "Roma là nơi chứa đầy với những lịch sử cổ đại, lịch sử thời trung cổ, lịch sử hiện đại, lịch sử nghệ thuật, nghệ thuật Ba-rốc và là nơi lý tưởng để rèn luyện những nhà nghiên cứu trẻ trong lĩnh vực này."

Roma đã và luôn luôn là nơi của tham chiếu tri thức và lịch sử nhờ sự phong phú của các thư viện, các văn thư lưu trữ và các công trình của nó những nơi mà đã thu hút các khách du lịch và sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.

Một trong những dự án quan trọng nhất trong tay của Trường Lịch Sử và Khảo Cổ Học Tây Ban Nha từ năm 1994 là công trình khai quật Tusculum. Nó là một thành phố mà nguồn gốc của nó có từ sau thế kỷ thứ 10 trước Công Nguyên. Hiện tại, các nhà khảo cổ Tây Ban Nha đang làm việc để trả lại cho nó vẻ nguy nga tráng lệ của nó.

Ricardo Olmos nói thêm "Công trình này cách Roma khoảng từ 25 hay 30 km. Tusculum là một nơi vô cùng quan trọng bởi vì nó là một thành phố mà ít nhất đã tồn tại từ thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên cho tới thế kỷ thứ nhất, cho đến thời trung cổ vẫn tồn tại."

Công trình khai quật Tusculum không chỉ là một dự án lớn của Trường Sử Học và Khảo Cổ Học Tây Ban Nha tại Roma đã hoàn thành. Nó đã cộng tác với Escole Francaise của Roma trong nghiên cứu về Sân Vận Động Domitian, nơi mà ngày nay là quảng trường Piazza Navona.

Nó cũng đã cộng tác với Vatican trong việc kỹ thuật hóa hơn 80.000 bản thảo viết tay từ Thư Viện Tòa Thánh Vatican và trong một dự án về âm nhạc học với Học Viện Tòa Thánh về Thánh Nhạc.

Ông Ricardo Olmos nói tiếp "nó là một ngành nghiên cứu và là ấn bản âm nhạc của các tác phẩm của Renassiance và Barroque của nhà nguyện Sistine, của 'Capella Sistina,' chủ yếu là nhạc của ĐGH."

Một nhiệm vụ đã được phân công cho Trường Sử Học và Khảo Cổ Học Tây Ban Nha đã lãnh nhận trong vòng 100 năm đang được hoàn thành với sự kiên nhẫn và chính xác để khám phá ra và coi sóc các báu vật của Roma.

(Nguồn: http://www.romereports.com/palio/Spanish-archaeologists-recover-Italian-artistic-heritage-english-2503.html)
 
Top Stories
Sri Lanka: Dans un pays toujours profondément divisé, catholiques et hindous commémorent le Black Sunday
Eglises d'Asie
08:44 27/07/2010
Vendredi 9 juillet 2010, des centaines de catholiques et de nombreux hindous tamouls se sont rassemblés à Navali, près de Jaffna, dans le nord du pays, une région qui porte encore les stigmates de la guerre civile (1), afin de commémorer le 15ème anniversaire du raid aérien meurtrier resté dans les mémoires sous le nom de Black Sunday.

Quelque 200 catholiques ont assisté à la messe de requiem et allumé des cierges en souvenir des victimes des bombardements de la Sri Lankan Air Force qui, le 9 juillet 1995, avaient visé l’église catholique Saint-Pierre-et-Saint-Paul de Navali et son école attenante, faisant 147 morts et 356 blessés, dont un grand nombre de femmes et d’enfants.

Depuis, « beaucoup de villageois ont abandonné leurs cultures pour fuir la péninsule de Jaffna », constate le P. Johnpillai Bastian Jothinathan, curé de l’église Saint-Pierre-et-Saint-Paul (2). Selon lui, le nombre de paroissiens a diminué de près des deux tiers. « Le traumatisme est toujours là. Les gens se demandent pourquoi Dieu les a frappés alors qu’ils s’étaient réfugiés auprès de lui pour qu’Il les protège. »

Le 9 juillet 1995, l’attaque avait commencé à 5 heures du matin. Peu auparavant, les autorités sri-lankaises avaient envoyé des tracts dans la zone de Navali, où ils demandaient aux civils de se rassembler dans les lieux de culte, afin d’être à l’abri des tirs, en cas d’attaque de l’armée contre les hommes du LTTE (Tigres de libération de l’Eelam tamoul). Les forces aériennes de l’armée sri-lankaise s’étaient mises alors à bombarder sans distinction les bureaux administratifs, les quartiers d’habitations de Navali et les villages des environs.

Alors que les bombardements s’intensifiaient, les habitants avaient fui leurs maisons comme ils pouvaient, à pied ou en bicyclette, aucun véhicule motorisé n’étant utilisable en raison de l’embargo économique qui sévissait alors dans le Nord du Sri Lanka (ce qui empêchera également l’évacuation des blessés vers les hôpitaux). Les témoins racontent que des milliers de personnes s’étaient mises à affluer des environs de Navali, afin de se réfugier dans l’église Saint-Pierre-et-Saint-Paul où ils pensaient être en sécurité.

Vers 18 h, les avions de l’armée sri-lankaise larguaient plusieurs bombes sur l’église, ainsi que sur l’école qui en dépendait – et selon certaines sources – sur un temple hindou tout proche, tuant 147 personnes dont un grand nombre d’enfants et blessant près de 400 personnes. Les survivants piégés dans les décombres furent nombreux à être blessés dans l’effondrement des bâtiments (3).

A l’époque, la Croix-Rouge, présente sur les lieux, avait officiellement protesté contre ce qu’elle avait qualifié de « massacre de civils » volontaire. « Viser délibérément des civils est une violation flagrante du droit humanitaire », avait déclaré lors d’une conférence de presse le coordinateur du CICR pour le Sri Lanka, Dominique Henry, qui avait rappelé également le nombre élevé de bébés retrouvés morts dans les décombres de l’église. De son côté, l’évêque de Jaffna, Mgr Savundaranayagam, avait réagi dès le lendemain du drame, le 10 juillet, et avait appelé officiellement le président Chandrika Kumaratunga à cesser les attaques systématiques des lieux de culte et des écoles.

Après avoir démenti pendant de longs mois avoir bombardé l’église, l’armée sri-lankaise avait ensuite affirmé que les Tigres tamouls avaient eux-mêmes fait sauter le bâtiment, n’hésitant pas à sacrifier les civils à leur propagande contre le gouvernement.

Pour les Tamouls du Sri-Lanka, le Black Sunday représente l’un des plus graves crimes de guerre de l’armée du gouvernement, crimes dont ils demandent aujourd’hui la reconnaissance par la communauté internationale.

Pour l’obtenir, ils étaient des milliers le 23 juillet dernier à manifester à Londres, en souvenir du Black July Pogrom, autre anniversaire sombre de l’histoire de la guerre civile au Sri Lanka, considéré comme ayant été l’élément déclencheur du conflit armé. En représailles à une embuscade du LTTE qui avait coûté la vie à treize soldats sri-lankais, le 23 juillet 1983, des groupes de civils cinghalais avaient attaqué à Colombo la communauté tamoule, se livrant à des violences qui avaient duré plusieurs jours et s’étaient étendues aux principales villes de l’île. Le bilan des émeutes qui, selon les Tamouls, avaient été attisées par les autorités, fut de 3 000 morts. Des milliers de maisons et de commerces avaient été détruits et plus de 100 000 Tamouls poussés à l’exode, en Inde ou en Occident.

Alors que la communauté catholique au Sri Lanka ainsi que des ONG locales et internationales ont commémoré, le 23 juillet dernier, le 27ème anniversaire de ces pogroms, le P. Sarath Iddamalgoda, très engagé dans les mouvements en faveur des droits de l’homme, regrette que le pays soit encore si profondément divisé. « Le Black July a été l’une des plus graves fautes commises par les fanatiques cinghalais, explique-t-il à l’agence AsiaNews (4). Et encore maintenant, alors que la guerre est finie, les responsables cinghalais ne semblent toujours pas vouloir partager le pouvoir [avec les Tamouls]. Ce qu’ils veulent, c’est le contrôle des territoires tamouls. Mais la véritable réconciliation ne pourra commencer que lorsque sera trouvée une solution politique au partage du pouvoir » (5).

(1) Sur la fin de la guerre civile au Sri Lanka, voir EDA 509, 508, 507
(2) Ucanews, 12 juillet 2010.
(3) Un rapport de 2004 destiné au ministère des Affaires religieuses du Sri Lanka classe l’église Saint-Pierre-et-Saint-Paul de Navali dans la liste des édifices « complètement détruits ». Voir note 5
(4) AsiaNews, 23 juillet 2010.
(5) Sources: CICR, communiqué de presse du 11 juillet 1995; Sri Lanka Human Rights Practices - US Department of State, mars 1996; Christian Churches damaged/destroyed by aerial bombing and shelling in the North, 2 décembre 2004; tamil.net, 10 juillet 2010, 25 juillet 2010.

(Source: Eglises d'Asie, 27 juillet 2010)
 
Kerala, Inde: tensions autour d’une école catholique qui interdit le port du foulard islamique à ses élèves musulmanes
Eglises d'Asie
08:45 27/07/2010
Eglises d’Asie, 27 juillet 2010 – Depuis le 29 juin dernier, plusieurs policiers montent la garde devant l’entrée de l’école catholique San Jos Metropolitan School, à Thalassery, dans l’Etat méridional du Kerala. Ils ont pour ordre d’empêcher toute intrusion dans l’établissement d’éléments étrangers à l’école. Contactée ce 27 juillet au téléphone par Eglises d’Asie, sa directrice, Sr Rosemary, ne cache pas ses craintes mais se dit déterminée à appliquer la ligne de conduite qu’elle-même, sa tutelle, les enseignants et les parents d’élèves se sont fixés: le port du foulard islamique n’est pas admis dans les salles de classe.

Etablissement fondé récemment, en 2002, San Jos Metropolitan School est devenue en quelques années une école réputée. Du jardin d’enfants à la fin du cycle secondaire, elle accueille aujourd’hui 1 050 élèves, garçons et filles, avec l’anglais comme langue d’enseignement. Placée sous la tutelle de l’archidiocèse syro-malabar de Tellicherry (Thalassery), l’école affiche clairement son appartenance catholique, tout en accueillant des enfants de différentes religions. Sa devise est tirée du Livre des Proverbes: « La crainte de l’Eternel est le commencement de la science. » (Proverbes, 1,7). La moitié des élèves sont hindous, 40 % musulmans et 10 % chrétiens, catholiques en très grande majorité.

Il y a deux ans, explique Sr Rosemary, quelques familles musulmanes, au nombre de trois ou quatre, ont demandé que leurs filles puissent venir voilées en cours. Une rencontre a été organisée avec elles et l’administration de l’école. « Nous leur avons expliqué que nous ne pouvions accéder à leur requête, car nous tenions à ce que l’uniforme que nous imposons soit respecté par tous les élèves, sans exception ni modification. Les parents ont compris et n’ont pas insisté », poursuit la religieuse, qui précise que cette décision n’a pas été prise par la seule direction de l’école mais a été entérinée par l’association qui regroupe parents d’élèves et enseignants. De la même manière, une demande émise par plusieurs familles musulmanes pour que leurs garçons puissent sortir de l’établissement afin d’aller à la mosquée assister à la prière du vendredi a été rejetée: pour des raisons de sécurité et de discipline, les entrées et sorties de l’école se font à heures fixes et tous les élèves y sont tenus, rapporte encore la directrice.

Un an plus tard, lors de la rentrée scolaire, des demandes concernant le port du foulard islamique et des sorties de l’école pour la prière du vendredi ont été à nouveau formulées à la direction de l’établissement. Mais, cette fois-ci, explique Sœur Rosemary, les demandes émanaient non de parents d’élèves mais du Front populaire de l’Inde. Fédération de différents mouvements musulmans extrémistes, le Front populaire de l’Inde s’est illustré récemment par des actions violentes et dispose d’une vitrine politique, le Social Democratic Party of India (1).

Plusieurs manifestations ont été organisées devant l’école par le Front populaire de l’Inde. A chaque fois, elles ont réuni quelques dizaines de personnes, soit des hommes brandissant des pancartes, soit des femmes portant le hidjab (voile ne laissant à découvert que l’ovale du visage). Le 1er juillet, une manifestation a encore eu lieu, tenue cette fois à distance par les forces de l’ordre. Abdul Jabbar, secrétaire du Front pour le district de Thalassery, a promis que son organisation allait intensifier la pression pour obtenir de l’école catholique qu’elle autorise le port du foulard islamique. « Pratiquer notre religion est un droit fondamental », a-t-il affirmé.

Depuis, Sr Rosemary ne cache pas qu’elle craint pour sa sécurité physique ainsi que pour celle de la religieuse responsable des études. « Nous avons peur et nous prenons garde à ne pas sortir de notre école sans être accompagnées », a-t-elle expliqué au téléphone, tout en réaffirmant son entière détermination à faire respecter le règlement de l’établissement: « Les parents ont signifié leur accord à ce règlement en y apposant leur signature. Nous leur avons réexpliqué les raisons de notre position et nous avons été comprises. » La religieuse souligne que les parents qui ont choisi de retirer leur enfant de l’école se comptent sur les doigts d’une main et note que le Front populaire de l’Inde se garde d’exiger des écoles des environs tenues par des hindous, les revendications qui ont été formulées à son établissement.

Dans un Etat qui, jusqu’à ces dernières années, était caractérisé par une cohabitation plutôt harmonieuse des différentes communautés religieuses (2), l’Eglise catholique ne souhaite pas s’inquiéter officiellement de la montée du fondamentalisme islamique. A l’archidiocèse de Tellicherry, le chancelier, le P. John Onamkulam, dit que la politique des écoles placées sous sa tutelle est de « traiter toutes les religions sur un pied d’égalité ». « Nous ne pouvons nous permettre une faveur envers tel ou tel croyant », explique-t-il. Il précise aussi que, si plusieurs tentatives de dialogue entre l’école San Jos et le Front populaire de l’Inde ont échoué, « l’Eglise est ouverte à de nouvelles discussions ».

Sur le terrain, les écoles catholiques n’adoptent pas toutes la même politique concernant le port du foulard islamique. Si certaines le refusent, d’autres le tolèrent. En juin dernier, une école catholique de filles, St. Philomena’s Girls’ School à Poonthura, a fait l’objet d’une enquête de l’administration publique pour avoir expulsé deux de ses élèves. Musulmanes, les deux jeunes filles affirmaient avoir été renvoyées à cause du fait qu’elles portaient le voile, et non pour indiscipline, comme l’indiquait la directrice. A propos du foulard islamique, celle-ci avait précisé: « Il n’est ni encouragé, ni interdit. » En mai, une affaire similaire avait concerné une école protestante, la Believers’ Church English Medium School à Alappuzha; sa directrice avait été suspendue par sa tutelle après le renvoi d’une jeune fille voilée.

(1) Dans l’affaire de l’universitaire catholique qui a eu la main coupée par des islamistes (voir EDA 533), la police a procédé ces derniers jours à des arrestations dans la mouvance du Front populaire de l’Inde. Selon la police, l’attaque était « préméditée » et « des fonds étrangers » ont servi à sa préparation et à sa réalisation.
(2) Les 32 millions d’habitants du Kerala se répartissent ainsi: 56 % d’hindous, 24 % de musulmans et 20 % de chrétiens (dont plus des trois quarts sont catholiques).

(Source: Eglises d'Asie, 27 juillet 2010)
 
Nagaland: des baptistes tentent d’empêcher une communauté catholique de construire son église
Eglises d’Asie
15:29 27/07/2010
Nagaland: des baptistes tentent d’empêcher une communauté catholique de construire son église

Eglises d’Asie, 27 juillet 2010 – Les catholiques du Nagaland, un Etat du Nord-Est de l’Inde, ont fermé toutes leurs écoles vendredi 23 juillet (1) en signe de protestation contre la destruction, attribuée aux chrétiens baptistes, d’une église à Anatongre, dans le district de Kiphire.

Le Nagaland est un Etat « tribal » (aborigène) dont l’accès est strictement réglementé en raison des tensions interethniques et des revendications indépendantistes omniprésentes (Restricted / Protected Area) qui l’agitent. Il est le seul Etat de l’Inde à compter près de 90 % de chrétiens, une particularité due à la conversion massive au christianisme baptiste au siècle dernier, des ethnies naga (2), qui constituent la presque totalité de la population.

« En tant que chrétiens, nous ne voulons pas agir dans la précipitation, mais rester patient et prendre les bonnes décisions avec calme », a déclaré le P. Carolus Neisalhou, vicaire général du diocèse catholique de Kohima, sous la juridiction duquel se trouve l’Etat du Nagaland (3).

Les affrontements interconfessionnels dans le village d’Anatongre ont commencé en 1973, lorsque la minorité catholique s’est heurtée à la résistance de nombreux habitants du village qui leur refusaient la construction d’une église catholique. En 2001, le conseil de village décidait que, « pour maintenir l’unité » de la communauté, il ne fallait qu’un seul lieu de culte au village, l’église baptiste. Cette décision répondait à la lettre envoyée peu auparavant aux « anciens du village » par la communauté catholique naissante, les informant qu’elle s’apprêtait à construire un lieu de culte et qu’elle avait commencé à collecter les fonds nécessaires. Des années plus tard, en avril 2010, les autorités du village écrivaient au prêtre de la paroisse voisine de Saint-Peter pour lui dire leur opposition à la construction de l’église catholique au motif que la majorité des habitants avaient déjà signifié leur volonté de n’avoir « qu’une seule église dans le village ».

A son tour, le prêtre envoyait à la police locale une lettre écrite en commun avec 21 catholiques de la communauté, dans laquelle ils réaffirmaient leur droit à faire construire leur propre lieu de culte. Les catholiques, qui avaient élevé les structures en bois de leur église, s’apprêtaient à y commencer les offices, lorsque des groupes de villageois, venus en force, sont venus détruire l’édifice.

Des sources ecclésiastiques locales rapportent que sur la vingtaine de familles qui ont embrassé le catholicisme, plus de la moitié déclarent avoir subi des pressions et des menaces afin qu’ils abjurent leur foi.

La destruction de l’église d’Anatongre a provoqué la réaction indignée de la communauté catholique du Nagaland. Une manifestation de soutien a été organisée par l’Association catholique du Nagaland (CAN) le 23 juillet dernier, et les écoles catholiques de l’Etat sont restées fermées en signe de protestation. La CAN a également appelé les autorités et le ministre-président de l’Etat du Nagaland à assurer aux catholiques « la liberté de religion », comme le leur garantit la Constitution indienne.

Quant à la fermeture des écoles, a expliqué un responsable catholique à l’agence Ucanews (4), elle a pour but de montrer « la déception [de la communauté catholique] et son espoir que de semblables événements ne se produiront plus à l’avenir ».

(1) En Inde, les grandes vacances scolaires ont généralement lieu entre mai et juin pour une rentrée des classes vers juillet.

(2) Les Naga sont une population d’origine tibéto-birmane, évaluée aujourd’hui à environ deux millions et demi d’individus. Ils sont répartis dans les régions montagneuses de part et d’autre de la frontière indo-birmane. En Inde, ils sont fortement majoritaires dans les Etats du Nord-Est: le Nagaland, le Manipur, l’Assam et l’Arunachal Pradesh.

(3) Le territoire du diocèse de Kohima (du nom de la capitale du Nagaland) couvre l’ensemble de l’Etat. Les premiers catholiques sont arrivés au Nagaland en 1948 alors que la région avait été largement évangélisée par les baptistes américains, malgré les importantes restrictions imposées aux missionnaires. Un diocèse pour les deux Etats du Nagaland et du Manipur fut érigé en 1973, mais ce n’est qu’en 1980 que le diocèse de Kohima fut formé pour le Nagaland, et Mgr Abraham Alangimattathil nommé évêque de la nouvelle juridiction ecclésiastique. Aujourd’hui, le diocèse compte plus de 56 000 fidèles (soit près de 3 % de la population), 34 paroisses et 8 missions. Mgr Domnic Lumon est actuellement l’administrateur apostolique du diocèse dont le siège est vacant.

(4) Ucanews, 26 juillet 2010.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhật Ký Hội Trại An Rê Phú Yên 2010
Giáo Hạt Phú Yên
07:28 27/07/2010
Nhật Ký Hội Trại An Rê Phú Yên 2010 (tt)

II. SAU CƠN MƯA TRỜI LẠI SÁNG (Thứ Hai 26.7)

4 giờ sáng ngày 26/7/2010, chuông giáo đường Mằng Lăng cất tiếng gọi mời trong tận cùng của sự yên lặng, cái bầu khí yên lặng đang đang bị phủ kín bởi cơn mưa sớm đầu ngày. Có lẽ tiếng chuông không nhầm mục đích mời gọi giáo lý viên nhưng nó chỉ làm công việc thường ngày của nó, đến hẹn lại lên, vì giáo lý viên có người chưa kịp ngủ qua đêm.

Mà cũng đúng thôi. Làm sao các trại sinh có thể ngủ được khi cơn mưa áp thấp nhiệt đới cứ lớn dần và dai dẳng suốt đêm. Hầu hết các trại đều sủng nước. Các bạn giáo lý viên phải di tản vào trong khu vực nhà thờ, nhà xứ, nhà giáo lý, cô nhi viện… Một đêm trại lịch sử. Đêm trại của ướt, lạnh, mất ngủ, di tản…Đêm canh thức để kỷ niệm “ngày tử đạo của người giảng viên giáo lý Anrê” thật ý nghĩa. Cuộc hành trình của người kitô hữu phần nào được biểu hiện qua chính cuộc trại hôm nay của các giáo lý viên Việt Nam.

Bản tin thời tiết sáng 26/7 thông báo mưa to đến rất to từ Quảng Ngài đến Bình Thuận. Mằng Lăng nằm gọn trong vùng ảnh hưởng, cầu Lò Gốm từ Quốc lộ về Mằng Lăng nước mấp mé. Chương trình có phần thay đổi.

8 giờ sáng, tất cả giáo lý viên đều sinh hoạt bên trong nhà thờ, trước Thánh Thể Chúa, cùng nhau đúc kết 12 sứ điệp mà 6 cụm trại lớn đã nhận từ tay Đức cha Phó Matthêu, rồi cùng chia sẻ tâm tình nơi mỗi giáo lý viên khi tham dự trại.

Các bạn giảng viên giáo lý giáo phận Xuân Lộc đã tự hỏi và đưa ra đáp án: vì sao từng đoàn giáo lý viên lũ lượt về đây nơi đất thánh này ? Phải chăng là xuất phát từ tình yêu, một trái tim chung một nhịp đập, đã nối kết mỗi người một nơi lại gần nhau, làm cho những người xa lạ trở thành bạn thân quen.

Còn đối với các bạn giáo lý viên Hà Nội thì đã cảm nhận rằng: với một Hội thánh sơ khai chỉ có 12 thánh tông đồ vậy mà họ đã làm cho Hội thánh phát triển trên khắp thế giới, ngày hôm nay với 708 giáo lý viên đầy lòng nhiệt huyết can đảm thế này thì việc rao giảng Tin mừng cũng sẽ lan tỏa đến tận cùng trái đất.

Một giáo lý viên khác chia sẻ rằng: sau khi tìm hiểu kỹ về cuộc đời của Á thánh Anrê, đã chợt khám phá ra 3 điều cần phải làm:

1. Anrê là một người tỉnh thức, luôn sẵn sàng lắng nghe lời Chúa.

2. Quyết tâm thực hiện lời Chúa.

3. Theo Chúa đến cùng.

“Sau cơn mưa, trời lại sáng” đó chính là nội dung cô đọng trong tâm tình của Đức cha phó Matthêu gởi đến cho mỗi giáo lý viên khi kết thúc buổi hội thảo: cơn mưa nói lên sự khó khăn trong công việc mà anh chị phải vượt qua, phải hy sinh, phải gặp thử thách… nhưng rồi trời lại sáng chính là Đức Ki tô – mặt trời chiếu sáng sẽ xua tan đi mây mù, bóng tối…Nhất là phải theo ý Chúa, phải biết can đảm, kiên trì, vượt qua khó khăn.

Với giáo lý viên trình bày lời Chúa không phải bằng lời nói mà bằng đời sống. An rê Phú Yên mới trở lại đạo trong thời gian khoảng 3 năm nhưng trở nên ngọn đuốc chiếu sáng.

Chúng ta không được diễm phúc chết cho Chúa nhưng được mời gọi để sống cho Chúa, làm nhân chứng giữa lòng đời.

Trong cái rủi luôn xuất hiện điều tốt lành, càng mưa chúng tôi càng gần nhau và càng gần Chúa. Dẫu mưa hay nắng, dẫu thuận lợi hay không, dầu vinh quang hay tủi nhục tâm tình của giáo lý viên luôn là tạ ơn.

9 giờ 30’ thánh lễ mừng ngày sinh nhật trên trời lần thứ 366 do Đức cha Phó Matthêu cử hành cùng với 45 linh mục trong và ngoài giáo phận.

Kết thúc thánh lễ là nghi thức “sai đi”. Các bạn giảng vien giáo lý giờ đây được lãnh nhận không phải một “sứ điệp” bằng ngôn từ hay chữ viết mà là một “lệnh lên đường từ tình yêu của Đức Kitô”, Đấng vừa hiến tế vì tình yêu trao hiến trong Thánh Lễ, và sẽ đồng hành với các bạn trên mọi nẻo đường đời.

Cuộc hội trại Giảng viên giáo lý Việt Nam nhân ngày mừng Á Thánh Anree Phú Yên và chào đón Năm Thánh Việt Nam 2010 tại Mằng Lăng-Qui Nhơn đã khép lại nhưng trong tâm hồn các bạn giáo lý viên chắc chắn mãi âm vang lời réo gọi như bài hát chủ đề của ngày hội trại: “Chính anh em là muối ướp đời, và chính anh em là ánh sáng trần gian. Loan tin vui khắp mọi nẻo đường. Đời hạnh phúc con của một Cha…”.

Vâng các bạn ra đi với lời cam kết sẽ là “muối ướp đời” (Mt 5,13); và với ước nguyện sẽ lại một lần nữa gặp nhau trong ngày hội Anrê Phú Yên.
 
Chuẩn bị ngày Hội Giáo lý Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng
Giuse Trần Ngọc Huấn
10:00 27/07/2010
Những ngày hè này, từ nhà thờ Chính tòa đến khắp các giáo xứ trong giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, công việc chuẩn bị cho ngày thi Giáo lý cấp Giáo phận đang được tiến hành hết sức khẩn trương và chu đáo.

Xem hình ảnh

Đã thành thông lệ từ khoảng 11 năm qua, khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt về nhận giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng năm 1999, ngài đã có ý quy tụ các em thiếu nhi trong toàn giáo phận để tham gia các lớp giáo lý – Kinh Thánh tại các giáo xứ trong mùa hè hàng năm, sau đó sẽ có một cuộc thi cấp Giáo phận. Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – bề trên đương nhiệm – cũng luôn thao thức với vấn đề giáo dục niềm tin và đạo đức cho giới trẻ, thiếu nhi trong toàn giáo phận. Với tinh thần đó, năm nay, kỳ thi Giáo lý – Kinh Thánh cấp giáo phận lần thứ 12 đã được chuẩn bị tổ chức hết sức chu đáo. Hứa hẹn một ngày hội nhiều niềm vui và ý nghĩa cho các giáo lý sinh trong toàn giáo phận.

Trong suốt mùa hè 2010 này, tại các giáo xứ, giáo họ, tinh thần học hỏi giáo lý và Kinh Thánh nơi các bạn thiếu nhi, giới trẻ hết sức hăng hái. Chủ đề của chương trình học hỏi năm nay là “Về nguồn”, ngoài việc học hỏi, trau dồi về giáo lý, lời Chúa, các học viên còn tìm hiểu về lược sử giáo hội Việt Nam, hàng giáo phẩm Việt Nam và cách riêng là những điểm son trong lược sử giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.

Được biết, đến trước ngày khai mạc, đã có 12 đội từ các giáo xứ, giáo họ đăng ký tham dự với khoảng trên dưới 200 thí sinh.

Chương trình Hội Thi Giáo Lý “Về Nguồn – 2010” sẽ được tổ chức trong hai ngày, 27 – 28 tháng 7. Từ chiều ngày 26 tháng 7, cha xứ Gioan Baotixita Nguyễn Quang Huy đã hướng dẫn các em thiếu nhi của giáo xứ Tà Lùng – một giáo xứ thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm cách Tòa Giám Mục khoảng 210km – về tới Tòa Giám mục để sẵn sàng cho hội thi. Giáo xứ Thánh Tâm thuộc thị xã Hà Giang nằm cách Tòa Giám mục khoảng 500km, các em thiếu nhi khởi hành từ chiều ngày 26, tới 5h sáng ngày 27 mới tới Tòa Giám mục. Tuy đường xa mệt mỏi, nhưng niềm vui vì được về tham dự ngày hội Giáo lý của giáo phận luôn ánh lên trên từng khuôn mặt đơn sơ của các em thiếu nhi.

Trong buổi sáng ngày khai mạc hôm nay, các đội thi sẽ tham gia chương trình giao lưu và trò chơi đồng đội, sẵn sàng cho giờ khai mạc vào 13h30 chiều với sự hiện diện của vị chủ chăn giáo phận – Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân.

Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật thông tin về ngày Hội Giáo lý này.
 
Mừng đoàn nhạc sĩ về hướng dẫn lớp ca trưởng tại Phát Diệm
Lm Phêrô Hồng Phúc
13:36 27/07/2010
THƠ MỪNG ĐOÀN NHẠC SĨ PHẠM ĐỨC HUYẾN

Việt Nam vinh dự tự hào

Hải Linh – nhạc sĩ đi vào truyền thông.

Tiếng vang vọng khắp Tây, Đông

Be-Lem nhạc phẩm mãi không phai mờ.

Phát Diệm nay cũng nên thơ

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT đón chờ hậu sinh.

Học trò xuất sắc Hải Linh:

Nhạc sĩ Đức Huyến hành trình Đông, Tây

Hôm nay ban nhạc về đây

Quê hương Phát Diệm tràn đầy khí thiêng.

Một tuần nhiệt huyết dâng lên

Toàn ban giảng huấn chăm chuyên giảng, rèn

Hai trăm ca trưởng – học viên

Khắp trong giáo phận, đầu tiên tụ về.

Lời ca như nước tràn trề,

Dẻo dang tay nhịp, say mê học hành.

Hào hùng giai điệu, âm thanh

Ẩn tàng khí phách, kết thành bình ca !

Một tuần sao chóng trôi qua

Như là bản nhạc, như là áng thơ.

Quê hương biết mấy đợi chờ

Thầy ơi sao nỡ đến giờ chia tay !

Rằng thầy khởi sự hôm nay

Đi trong tâm huyết, hẹn ngày gặp nhau.

Mừng thầy thánh nhạc chuyên sâu

Đông Tây nghệ thuật đượm mầu Đức Tin.

Một đời sự nghiệp, hành trình

Thành công quốc tế, tầm nhìn vươn xa.

Vẻ vang Đất Việt – quê nhà

Tương lai khế ngọt đậm đà quê hương.

Mừng trò tiếp tục lên đường

Hành trang kiến thức khẩn trương thực hành.

Cánh đồng giáo phận mầu xanh

Tràn đầy hy vọng trưởng thành, chuyên sâu.

Đức Tin là một nhiệm mầu

Đi vào đời sống nguyện cầu, hy sinh,

Chính nhờ tâm huyết, quên mình

Đôi tay ca trưởng tài tình dẫn đưa.

TẠ ƠN – THAO THỨC – MONG CHỜ !

Kỷ niệm bế giảng khoá CA TRƯỞNG CẤP I

Phát Diệm 22 / 07 / 2010
 
Trại hè Vinh An - Tiến bước cùng Giê su
Hoàng Trung Kiên
13:52 27/07/2010
Đăk Nông, Vinh an: Sáng ngày 26/7 tại giáo họ Xuân Hòa hơn 200 trại sinh của giáo họ Xuân Hòa, giáo họ Tân Bùi, giáo họ Maria giáo xứ Vinh An, giáo hạt Quảng Đức đã bước vào đời sống trại trong hai ngày (26 – 27/7).

Với chủ đề “Tiến bước theo Giê su” - hội trại là một chuyển đi, một cuộc gặp gỡ, một sự trãi nghiệm, một bài học về căn bản… rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động, sinh hoạt tập thể của mỗi trại sinh.

7 đội thi gồm các khối căn bản, Kinh thánh, vào đời đã bước vào đời sống trại với tinh thần “Hiệp nhất, yêu thương” theo nội dung của hội trại.

Sau thánh lễ khai mạc trời mưa dầm nhưng các trại sinh vẫn đội mưa tập trung đông đủ tại vị trí xuất phát, với những vật dụng làm trại và hành trang để bước vào cuộc hành trình. Những cuốn số tay để giải mật thư, bài tex về kiến thức giáo lí… tất cả đã sẵn sàng tham gia vào những ngày sống trong tình huynh đệ. Điều đặc biệt của hội trại là sự tham gia của giáo họ Maria thuộc bon Mlô (Đăk Mol), giáo họ có 100% giáo dân là người dân tộc Ê đê.

Trước hội trại, những em trại sinh của mỗi đội đã có những chuyến đi rừng chặt cây để chuẩn bị làm trại, cổng trại. Rồi có những ngày cùng nhau thiết kế và thực hiện những cổng trại riêng theo cách và tên của đội mình. Sự hào hứng, tinh thần đoàn kết trong công tác chuẩn bị cho đến những ngày diễn ra hội trại.

Mặc cho trời mưa, những trò chơi thể hiện vốn hiểu biết về giáo lí, đời sống xã hội… “rung chuông vàng” đã diễn ra rất sôi nổi và hấp dẫn. Hay những trò chơi ghép hình, nhảy bao bố… đòi hỏi tinh thần đoàn kết, sự thông minh và khéo léo của mỗi đội.

Hai ngày trại sống trong môi trường tập thể, với những quy định kỉ luật nghiêm đã giúp các em lớn lên. Lớn lên trong tình huynh đệ, trong tình yêu thương, hiệp nhất. Đây cũng là môi trường để các em kiểm tra lại những gì mình đã được học từ lí thuyết đến thực hành, chia sẻ.

“Trời mưa nhưng các em đã thể hiện một tinh thần rất cao, nhiệt tình tham gia các trò chơi, thi đua với tinh thần và thái độ nghiêm túc, trung thực. Thời tiết mưa từ tối qua và kéo dài gần như cả ngày đầu khai mạc đã làm chung tôi ái ngại và lo lắng cho các em nhưng thấy sự hào hứng của các em đã giúp cho chương trình diễn ra theo dự định. Đây là lần đầu tiên, và cũng là sự khởi đầu cho những năm tiếp theo và hướng tới trở thành hội trại truyền thống của giáo họ” – Anh Gio an Nguyễn Viết Phong trại trưởng cho biết.

Đêm 26/7, đêm yêu thương trong chương trình văn nghệ, các đội thi đã mang đến cho đêm hội trại những tiết mục “cây nhà lá vườn”, và thu hút đông đảo người dân đến tham gia, cố vũ cho hội trại.
 
Thông báo về Chương Trình Hành Hương tại La Vang dịp Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời trong tháng 8 Dương Lịch năm 2010
Ban Truyền Thông TGP Huế
15:08 27/07/2010
Thông báo về Chương Trình Hành Hương tại La Vang dịp Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời trong tháng 8 Dương Lịch năm 2010

Theo Thông Báo đề ngày 01-07-2010 của Linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản Nhiệm, chương Trình Hành Hương tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang dịp Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời trong tháng 8 Dương Lịch năm 2010, như sau:

1. Chiều ngày thứ sáu, 13-08-2010

17 giờ 00: Thánh Lễ Khai Mạc

19 giờ 30: Canh Thức Cầu Nguyện

2. Sáng ngày thứ bảy, 14-08-2010

06 giờ 00: Thánh Lễ Hành Hương Trọng Thể kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Bế mạc sau Thánh Lễ
 
Giáo Phận Thái Bình Tổng Kết Khóa Bồi Dưỡng Giáo Lý Viên Năm 2010
Trường Giang
16:00 27/07/2010
GIÁO PHẬN THÁI BÌNH TỔNG KẾT KHÓA BỒI DƯỠNG GIÁO LÝ VIÊN NĂM 2010

Sáng nay, 27/07/2010, tại Tòa giám mục Thái Bình diễn ra buổi tổng kết khóa đào tạo giáo lý viên, đồng thời dâng thánh lễ mừng chân phước Anre Phú Yên – Bổn mạng giáo lý viên giáo phận. Buổi chiều giáo lý viên các giáo hạt cùng thi giáo lý, đan xen các tiết mục văn nghệ của sáu giáo hạt.

Mặc dù sáng nay trời có mưa, nhưng cũng không ngăn cản được bước chân của những con người đang tiếp nối sứ vụ của Chúa là: “Thông truyền Chúa cho mọi người”, theo lời Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ trong buổi hội thảo sáng nay tại nhà thờ Chính Tòa. Hơn 1000 giáo lý viên từ khắp các giáo họ, giáo xứ trong giáo phận đã nô nức kéo về Tòa giám mục – ngôi nhà chung của giáo phận từ rất sớm, cùng với Đức cha, các cha ban giáo lý tổng kết khóa bồi dưỡng giáo lý viên cấp giáo phận.

Xem hình lễ tổng kết khoá bồi dưỡng giáo lý viên

Để có ngày tổng kết hôm nay, trước tiên phải kể đến lòng nhiệt huyết của Đức cha giáo phận (ngay từ ngày đầu về nhận giáo phận Thái Bình ngài đã thao thức vấn đề đào tạo giáo lý viên), sự nhiệt tình của các cha ban giáo lý, nhất là cha G.B. Trần Anh Tú. Trong suốt gần một tháng qua các ngài đã đến từng giáo hạt, mỗi giáo hạt với khoảng thời gian hai ngày. Tại đây, các giáo lý viên được Đức cha chia sẻ, động viên, khích lệ tinh thần dấn thân phục vụ Chúa và Giáo Hội; cha Tú và các cha ban giáo lý chia sẻ các phương pháp đoàn đội, trình bày vai trò và mẫu gương người giáo lý khi được trao sứ mệnh cao cả này. Tuy thời gian quá ngắn so với một tiến trình đào tạo giáo lý viên, nhưng đây cũng là nền móng, một bước khởi đầu đầy hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu trong tương lai của giáo phận Thái Bình.

Sáu giáo hạt: Đông Hưng, Hưng Yên, Kiến Xương, Tiền Hải, thành phố Thái Bình và Thái Thụy, đã được tập huấn, bồi dưỡng trong khoảng thời gian nhất định. Hôm nay giáo lý viên trở về ngôi nhà chung của giáo phận, để cùng nhau chia sẻ, học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm đứng lớp cũng như chuyên môn. Buổi sáng các bạn giáo lý viên được nghe cha Đaminh Đặng Văn Cầu – Trưởng ban giáo lý giáo phận báo cáo đường hướng hoạt động của ban giáo lý, cũng như những ưu khuyết trong những ngày tập huấn vừa qua tại sáu giáo hạt. Cha Cầu cũng đánh giá cao tinh thần hi sinh của các bạn giáo lý viên trong những ngày tập huấn đã qua, có người đã bỏ việc cấy lúa thuê, với ngày công 190 000 ngàn, để đi tập huấn, có những người phải đạp xe tới 40 km đến lớp tập huấn. Trong lớp các giáo lý viên rất tích cực, rất năng động, tiếp thu bài học cách sâu sắc và có khoa học. Tiếp đến, các cha và cả những anh chị giáo lý viên đại diện cho mỗi giáo hạt báo cáo tổng kết đợt tập huấn của mình. Trong bài giảng thánh lễ, Đức cha chia sẻ đề tài vai trò và sứ vụ của giáo lý viên: “Giáo lý viên là ai? Giáo lý viên làm gì ?...” Đức cha chia sẻ về một mẫu gương giáo lý viên lý tưởng, đó là chân phước An rê Phú Yên, mà giáo lý viên giáo phận nhận làm đấng bảo trợ.

Kết thúc thánh lễ, giáo lý viên chụp hình lưu niệm với Đức cha và quý cha ban giáo lý, tại quảng trường nhà thờ Chính Tòa, sau đó trở về hội trường nhà vòm Tòa giám mục dùng cơm trưa.

13h00 cùng ngày chương trình thi giáo lý của các giáo hạt. Thày Giuse Nguyễn Văn Tuyên dẫn chương trình trong phần thi này, các đội tuyển cũng như các cổ động viên của các đội tham gia rất nhiệt tình và sôi nổi. Nội dung học hỏi xoay quanh vai trò và nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa không chỉ là của các Giám mục, linh mục hay tu sỹ mà là của mọi ki tô hữu. Xen kẽ chương trình thi giáo lý có các tiết mục văn nghệ của các giáo hạt, cũng đem lại không khí vui tươi phấn khởi và bổ ích cho tất cả các cử tọa trong hội trường Tòa giám mục hôm nay.

Sau phần thi giáo lý, đội trưởng của các đội tiến lên sân khấu, Đức cha giáo phận và cha Đaminh Cầu – trưởng ban giáo lý trao phần thưởng cho các đội tham gia. Sau cùng Đức cha ban phép lành cho cộng đoàn và giải tán.

Ngày nay người giáo lý viên cộng tác đắc lực trong việc “thông truyền Chúa cho mọi người” nơi các xứ đạo, vậy cho nên người giáo lý viên cần có phẩm chất và đức tính tốt, bên cạnh đó phải thường xuyên trau dồi và học hỏi nhiều hơn nữa về kiến thức chuyên môn, cũng như phương pháp lên lớp, để Lời Chúa và tình thương của Chúa được lan tỏa đến nhiều người hơn nữa.
 
Khai mạc Hội Thi Giáo Lý – Kinh Thánh giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng
Giuse Trần Ngọc Huấn
18:34 27/07/2010
LẠNG SƠN - Vào lúc13h30 chiều ngày hôm nay, 27 tháng 7 năm 2010, tại khuôn viên Tòa Giám Mục và Nhà Thờ Chính Tòa Lạng Sơn – Cao Bằng đã diễn ra nghi thức khai mạc Hội Thi Giáo Lý – Kinh Thánh cấp giáo phận.

Xem hình ảnh

Tham dự Hội Thi, có 12 đội đến từ khắp các giáo xứ, giáo họ trong toàn giáo phận: giáo xứ Chính Tòa (Cửa Nam), Mỹ Sơn, Bản Lìm, Lộc Bình, Đồng Đăng, Thất Khê, Thanh Sơn (Cao Bằng), Cao Bình, Bó Tờ, Tà Lùng; các giáo họ: Ngạn Sơn, Nà Cáp và giáo điểm Bản Quấn. Khoảng 200 em thiếu nhi sẽ tham dự các hoạt động chính của ngày hội: Thi đồng đội, thi cá nhân, trò chơi đồng đội và các nghi thức đạo đức, trong đó cao điểm là Thánh lễ và nghi thức Sai Đi.

Theo thông lệ tốt đẹp từ hàng chục năm qua, cứ mỗi khi mùa hè đến, nơi các giáo xứ, giáo họ của giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng lại trở nên đông đúc và ấm cúng lạ thường. Kết thúc một năm học văn hóa, trong những ngày hè, các bạn thiếu nhi trong khắp giáo phận lại quy tụ về với nhau nơi phòng giáo lý của giáo xứ mình, để cùng nhau học hỏi về giáo lý, lời Chúa, cùng chia sẻ niềm tin và nâng đỡ nhau trong đời sống Đạo. Có những vùng nằm sâu trong núi rừng, có những nơi chưa có nhà thờ, nhà nguyện, có những nơi chỉ có một vài gia đình Công giáo sống với nhau, nhưng vào mùa hè, con em của họ đều được gửi về với các lớp học giáo lý tại các xứ họ lân cận. Sự quan tâm của bề trên giáo phận và lòng nhiệt tâm của quý linh mục, tu sỹ, giáo lý viên đang làm việc trên cánh đồng truyền giáo miền sơn cước, đã trở nên niềm khích lệ cho các em thiếu nhi hăng say học hỏi giáo lý – Kinh Thánh, cũng như trau dồi thêm cho mình những tri thức về lịch sử Giáo hội, lịch sử giáo phận, đồng thời cũng giúp trang bị cho các em những kiến thức về đạo đức, nhân bản và lối sống có ích.

Ngày Hội Giáo lý còn là dịp hội ngộ - gặp gỡ mang lại rất nhiều ý nghĩa. Đây thực sự là dịp tăng cường sự giao lưu, hiểu biết giữa các giáo xứ với nhau. Tình đoàn kết, sự hiệp thông và lòng yêu mến, tương trợ nhau đã trở nên một nét đẹp nơi các xứ họ trong toàn giáo phận. Dù là giáo dân ở các xứ lớn nơi thị xã, thị trấn hay ở các vùng miền xa xôi hẻo lánh, mọi người quy tụ về Nhà Chung của giáo phận với sự hòa đồng, tình yêu thương và sự cảm thông, gắn bó.

Đông đảo quý Cha, quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh, và hơn 200 em thiếu nhi tụ họp trước lễ đài để tham dự nghi thức khai mạc. Lễ đài được dựng ở một nơi hết sức ý nghĩa, bên cạnh ngôi nhà cũ kỹ trước đây 37 năm là Nhà Thờ Chính Tòa của giáo phận, dưới gốc cây nhãn cổ thụ với quả chuông treo trên đó đã hàng trăm năm qua. Điều này thật ý nghĩa với chủ đề “Về Nguồn” của Hội Thi Giáo Lý giáo phận năm nay.

Thay mặt cho Đức Giám mục giáo phận, Cha Giuse Trần Đức Hạnh – Tổng đại diện Giáo phận đã long trọng kéo lên hồi chuông khai mạc ngày Hội Giáo Lý của giáo phận. Ngài nêu lên ý nghĩa cao đẹp của chương trình hội ngộ hôm nay. Các em thiếu nhi quy tụ về đây, không phải chỉ để thi nhưng còn là dịp tăng cường tình yêu mến, sự hiệp thông giữa các giáo xứ, giáo họ và từng người trong giáo phận.

Kết thúc chương trình khai mạc, mọi người cùng sốt sắng trong những giây phút hồi tâm, cầu nguyện xin ơn Đức Chúa Thánh Thần xuống trên hội thi và cho từng người.

Sau nghi thức khai mạc, các hoạt động của ngày Hội Giáo Lý chính thức được diễn ra.

Hội Thi Giáo Lý Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng: Nhật ký ngày thứ nhất

Hội thi Giáo Lý của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng diễn ra trong hai ngày, 27 và 28 tháng 7 năm 2010 với chủ đề “Về Nguồn”. Đây là lần thứ 11 Hội Thi được tổ chức tại Tòa Giám mục và Nhà Thờ Chính Tòa của giáo phận. Khoảng hơn 200 em thiếu nhi của 12 đội đến từ khắp các xứ họ trong toàn giáo phận, từ Lạng Sơn, Cao Bằng đến Hà Giang, tham dự. Đây thực sự là một ngày hội của tình gặp gỡ huynh đệ, của sự học hỏi và chia sẻ về Đức Tin, về tình mến Chúa, về đời sống Đạo và những nét cơ bản về lịch sử giáo hội, giáo phận cũng như những trau dồi nhân bản, đạo đức, lối sống cho các em thiếu nhi trong giáo phận.

Ngày đầu tiên của Hội thi, 27 tháng 7, đã khép lại, xin được điểm qua những sự kiện chính diễn ra trong ngày.

Buổi sáng:

Vào lúc 4h45’ sáng, đoàn các em thiếu nhi của giáo xứ Thánh Tâm – Hà Giang, một giáo xứ cách xa Tòa Giám mục nhất của giáo phận, đã về tới Tòa Giám mục. Các em đã vượt qua trên dưới 500km đường xá trắc trở để đến với Hội thi hôm nay.

Cho đến khoảng 9h sáng, 12 đội thi đã tề tựu đông đủ trong khuôn viên Tòa Giám mục. Trong buổi sáng, hoạt động chính diễn ra là các trò chơi và những phần giao lưu giữa các đội thi đến từ các giáo xứ. Các trò chơi thử thách diễn ra hết sức hồi hộp, thú vị trong sự tham dự hồ hởi của các bạn trẻ. Mặc dù vừa trải qua những hành trình thật dài và mệt nhọc, nhưng khi về tới Nhà Chung, các đội thi đã mau chóng hòa nhập vào với không khí Hội thi. Sự gặp gỡ đầy niềm vui, tình thân ái đã xóa tan những mệt nhọc, căng thẳng của hành trình dài.

Vào lúc 10h, các em thiếu nhi và mọi người tề tựu trước cổng và con đường dẫn vào Nhà Thờ Chính Tòa để chuẩn bị đón Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục giáo phận – trở về với giáo phận sau khoảng một tháng đi công du ngoại quốc. Mặc dù vừa trải qua một hành trình dài với bao mệt nhọc, Đức Cha Giuse vẫn tươi cười vẫy tay chào mừng tất cả mọi người. Ngài tiến vào ngôi thánh đường trong sự hân hoan của đoàn thiếu nhi, quý nam nữ tu sỹ và quý Cha trong giáo phận. Việc ngài trở về giáo phận đúng vào ngày khai mạc Hội thi giáo lý hôm nay đã trở nên một niềm vui, một sự động viên khích lệ cho các em thiếu nhi tham dự Hội thi. Cộng đoàn hiệp với Đức Cha Giuse cầu nguyện tạ ơn Chúa về một hành trình của ngài được bình an, thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

Khoảng 10h30, thí sinh của tất cả các giáo xứ, giáo họ tập trung trước lễ đài để tham dự phần Giới thiệu về các đội chơi. Mỗi đội chơi đã có những cách giới thiệu về mình thật ấn tượng, mang bản sắc riêng và để lại nhiều cảm xúc nơi các tham dự viên. Các đội thi gồm: giáo xứ Chính Tòa, Mỹ Sơn, Lộc Bình, Bản Lìm, Bản Quấn, Đồng Đăng, Thất Khê, Thanh Sơn, Cao Bình, Bó Tờ, Tà Lùng và các giáo họ Ngạn Sơn, Nà Cáp (Cao Bằng), Thánh Tâm (Hà Giang). Tất cả đã sẵn sàng cho một Hội thi thành công tốt đẹp.

12h trưa, mọi người cùng quây quần bên nhau để dùng cơm trưa, trong sự giao lưu thân thiện. Cái nóng oi ả của mùa hè không làm tan đi bầu khí ấm cúng và vui tươi tràn ngập khắp khuôn viên Tòa Giám mục.

Buổi chiều.

Vào lúc 13h30, nghi thức Khai Mạc Hội thi Giáo lý giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng chính thức diễn ra. Có hơn 200 em thiếu nhi của các đội thi trong toàn giáo phận tham dự. Đặc biệt, tham dự nghi thức khai mạc có Cha Giuse Trần Đức Hạnh – Tổng đại diện giáo phận, Cha Giuse Nguyễn Ngọc Thể - Đại diện giám mục, quý Cha quản hạt, quý Cha, quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh và mọi người.

Thay mặt cho Đức Cha Giuse – bề trên giáo phận, cha tổng đại diện Giuse đã phát biểu để khai mạc Hội Thi. Ngài chào mừng tất cả các em thiếu nhi đã không quản ngại đường xá xa xôi, khó khăn trắc trở để quy tụ về đây trong dịp đặc biệt này của giáo phận. Ngài cũng nhấn mạnh những giá trị to lớn của ngày hội Giáo lý hôm nay, cách riêng đối với mỗi em thiếu nhi. Chủ đề của Hội thi năm 2010 là “Về Nguồn” mang nhiều ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh giáo hội Việt Nam đang sống trong Năm Thánh với nhiều kỷ niệm trọng đại, cách riêng cũng có ý nghĩa nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo phận Chính Tòa Lạng Sơn…

Đặc biệt, sau khi phát biểu khai mạc Hội thi, cha Giuse đã kéo lên ba hồi chuông từ quả chuông được treo trên cây nhãn cổ thụ từ hàng trăm năm qua, bên cạnh ngôi Nhà Thờ Chính Tòa cũ. Tiếng chuông vang vọng như gợi lại bao kỷ niệm trong dòng lịch sử của giáo phận, là tiếng thôi thúc “về nguồn” nơi con tim hàng trăm bạn trẻ tham dự Hội thi hôm nay.

Sau nghi thức khai mạc, khoảng 2h chiều, tất cả các bạn thiếu nhi tiến lên Nhà thờ Chính Tòa để dự phần thi đầu tiên: Vòng loại cá nhân. Do không có điều kiện về cơ sở vật chất nên vòng thi được tổ chức trong Nhà thờ Chính Tòa. 200 thí sinh sẽ phải trả lời 40 câu hỏi trong vòng 15 phút. Sau đó, ban giám khảo chấm nhanh và chọn ra 26 em điểm cao nhất, mỗi giáo xứ hai em, để tham dự phần hai của Vòng thi cá nhân.

Vào lúc 15h15, phần hai của vòng thi cá nhân đã diễn ra với sự tham dự của 26 thí sinh đã vượt qua vòng thứ nhất. Sau vòng thi này, 10 thí sinh xuất sắc nhất sẽ được chọn để tham dự Vòng Chung Kết của phần thi Cá Nhân.

Vòng chung kết của phần thi Cá Nhân diễn ra từ 15h50 đến 18h với sự tham dự của 10 thí sinh. Phần thi này đã được chuẩn bị để tổ chức ở lễ đài ngoài trời, nhưng do thời tiết xấu, trời đổ mưa, nên được rời vào trong nhà thờ Chính Tòa. Đông đảo các thí sinh khác đã cổ vũ nhiệt tình cho 10 bạn dự thi vòng chung kết Cá Nhân. Sau khi trải qua ba vòng thi: Khởi động, tăng tốc, bức phá, 5 thí sinh điểm số thấp hơn phải rời vòng thi, còn lại 5 bạn xuất sắc tham dự phần thi cuối cùng của vòng chung kết – phần thi Về Đích. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào sáng ngày mai, trong phần Tổng Kết và trao giải.

Sau 18h, Đức Cha, quý Cha và mọi người cùng dự bữa cơm chiều tại tầng hầm nhà thờ Chính Tòa. Bữa cơm chiều rộn rã hơn bởi sự bàn luận về kết quả đạt được của mỗi bạn thí sinh trong vòng thi Cá Nhân vừa qua. Tất cả cùng quyết tâm đạt kết quả cao trong vòng thi Đồng Đội sáng ngày mai.

Buổi tối

Vào lúc 19h15, thánh lễ trọng thể do Đức Cha Giuse – Giám mục giáo phận – chủ sự, cùng đồng tế với ngài là tất cả quý Cha triều và dòng trong toàn giáo phận. Ngôi nhà thờ Chính Tòa trở nên ấm cúng bởi sự tham dự thánh lễ cách sốt sắng, trang nghiêm của đông đảo các em thiếu nhi và mọi thành phần dân Chúa, quy tụ bên vị Cha chung để cùng nhau dâng lời cảm tạ ngợi khen Thiên Chúa.

Lấy ý tưởng từ bài Tin Mừng trong Thánh lễ về dụ ngôn “viên ngọc quý”, Đức Cha Giuse đã quảng diễn những nhân đức cao quý và gương mẫu đời sống thánh thiện của Thánh Giuse – vị Thánh được kính nhớ trong thánh lễ hôm nay. Ngài đề cao sự hy sinh và cố gắng của các em thiếu nhi trong giáo phận trong việc học hỏi Giáo lý – Lời Chúa và lược sử giáo hội, giáo phận. Những tri thức mà các em học hỏi được, tựa như những viên ngọc quý mà Thiên Chúa ban tặng, để các em vững tâm bước vào đời, sống chứng tá niềm tin Kitô giáo, đem ánh sáng Tin Mừng của Chúa đến khắp mọi nơi.

Sau thánh lễ, một chương trình văn nghệ được tổ chức rất quy mô và mang nhiều màu sắc. Đức Cha Giuse đã long trọng khai mạc đêm văn nghệ. Đặc biệt, ngài đã thắp lên ngọn đuốc sáng, được đặt trên lễ đài, dưới ngọn “tháp chuông cây nhãn” cổ kính. Đó là ngọn đuốc sáng của niềm tin, của hy vọng, nhưng cũng là ngọn đuốc thôi thúc mỗi người hướng về cội nguồn của niềm tin Kitô giáo, cội nguồn của lịch sử giáo hội và những bước thăng trầm trong lịch sử giáo phận, đồng thời, đó cũng là ánh đuốc của tình hiệp thông, của sức trẻ và nhiệt huyết tin yêu. Tiếp đó, mỗi đội thi của các giáo xứ- giáo họ đóng góp những chương trình thật thú vị và lôi cuốn. Sau những giờ thi căng thẳng, đây là lúc mọi người cùng quy tụ bên nhau trong lời ca tiếng hát, trong vũ điệu hay vở kịch. Giáo xứ Mỹ Sơn khởi đầu chương trình văn nghệ với vũ khúc “Dòng máu Lạc Hồng”. Đặc biệt, vở kịch “Tử Đạo” của giáo xứ Chính Tòa (Cửa Nam) về sự kiên trung trong Đức Tin, hết mình vì đoàn chiên và nhất là cuộc tử đạo của Đức Cha Borie.Cao đã gây được sự xúc động và gợi lên những cảm nghiệm sâu xa trong lòng mọi người. Chương trình văn nghệ khép lại với vũ khúc “Khải hoàn ca” của giáo xứ Bản Lìm.

Trước khi kết thúc, Đức Cha Giuse đã ban phép lành và chúc một đêm ngủ bình an tới tất cả mọi người.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cảm thông cùng Giáo hội
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế, OP
18:24 27/07/2010
Giáo hội chúng ta đang gặp khó khăn và bị chỉ trích. Bên Âu Mỹ, ngượi ta chỉ trích Giáo hội vì tội ấu dâm của một số linh mục tại Ai-len, Đức, Mỹ, Ý. Ở Bỉ, cảnh sát vào khám xét toà giám mục Malines. Ổ Việt Nam từ mấy tháng qua, nhiều người bức xúc, bực bội, phê bình HĐGM và một số chức sắc. Một số bài trên mạng không ngần ngại lên án các hành vi và lời tuyên bố của đức cha này đức cha kia, làm cho nhiều người nghĩ rằng những người phê bình này chuyên môn viết bài chỉ trích một số “các đấng làm thầy” và do đó gây hoang mang, chia rẽ trong Giáo hội.

Đó là dư luận và phản ứng dây chuyền trong dân chúng, còn thực hư thế nào, thiết tưởng cần phải bình tĩnh, tự mình nghe ngóng, kiểm tra xem những điều người ta nói hoặc viết đúng hay sai. Nếu đúng thì nên bình tâm đón nhận và sửa chữa. Nếu sai thì phải mạnh mẽ lên tiếng phản bác. Chỉ nghe nói không thôi thì chưa đủ mà còn phải đích thân rà soát lại. Nhưng dù muốn hay không, cũng phải công nhận rằng chưa bao giờ đời sống trong Giáo hội chúng ta lại bị phơi bày trên mạng truyền thông như lúc này. Những điều phơi bày đó làm cho phần đông trong chúng ta lấy làm nhức nhối, khó chịu và tự nhiên thấy bất bình với những người nói hay viết như thế. Trong vấn đề này, cũng nên phân tích và nhận định để thấy đâu là thiện chí, đâu là ác ý của người ta. Nếu là thiện chí thì không nên để ngoài tai; còn nếu là ác ý thì phải phản bác lại như đã nói ở trên, để bênh vực công lý.

Trước những điều bị coi như là những đòn tấn công do thiện chí hay ác ý, thái độ của người công giáo chúng ta nên như thế nào?

Trước hết, nếu đúng thì chúng ta phải khiêm nhường và can đảm nhìn nhận và xin lỗi, khi cần phải xin lỗi.

Thứ đến, chúng ta không nên hoảng hốt và lo sợ vì không phải bây giờ Giáo hội mới gặp khó khăn và bị chỉ trích. Đã có những thời kỳ Giáo hội gặp các bè rối, như bè rối A-ri-ô thế kỷ IV, chối bỏ thần tính của Chúa Con, thế kỷ X Giáo hội tách làm hai: Giáo hội Đông Phương và Giáo hội Tây Phương, thế kỷ XI, XII Giáo hội sa lầy vì nạn buôn thần bán thánh, con ông cháu cha, thế kỷ XIII bè rối Albigeois ở miền Nam nước Pháp, thế kỷ XVI Giáo hội cải cách của Luther ở Đức và thời Phục Hưng, thế kỷ XVIII Cách Mạng Pháp, thế kỷ XIX Phong Trào Thợ Thuyền, thế kỷ XX chủ nghĩa Cộng Sản và Quốc Xã, thế kỷ XXI thời Hậu Hiện Đại và thuyết Thực Dụng Tiêu Thụ dửng dưng và bài xích tôn giáo.

Giáo hội của chúng ta nguyên uỷ là thánh vì vị sáng lập là Chúa Giê-su, Đấng Chí Thánh và chúng ta, những người lãnh phép Rửa là dân được hiến thánh cũng như Giáo hội là kho tàng tích chứa và phân phát ơn thánh, tuy trong Giáo hội không phải ai cũng thánh dù được gọi để nên thánh (Lumen gentium chương 6). Trong Giáo hội đó có nhiều người thánh, nhưng cũng có nhiều người tội lỗi ở mọi cấp bậc.

Ngoài việc bình tĩnh đón nhận những lời chỉ trích với thái độ khiêm nhường và can đảm, chúng ta lại cần phải kiên định và trung thành: kiên định là người công giáo và trung thành bám chặt vào Giáo hội.

Bà Ida Frederika Gorres, một nữ văn sĩ công giáo người Hà lan có một ông bạn bác sĩ Tin lành. Ông này nặng lời phê bình chỉ trích Giáo hội của bà. Sau khi để cho ông nói, bà bình tĩnh trả lời ông vẻn vẹn có một câu: “Dù vậy, tôi vẫn là công giáo.”

Năm 1971, trong một bài trên tờ Le Monde, cha Hans Kung, một nhà thần học tên tuổi người Thụy sĩ nói tiếng Đức viết rằng tại sao cha không rời bỏ Giáo hội, tuy hồi đó Giáo hội như con thuyền đang bị gió bão đánh tơi bời, bởi phong trào phản kháng và ra đi ồ ạt của các linh mục, tu sĩ nam nữ về thế gian. Cha bảo rằng tôi mà đi trong lúc này thì tôi là một người hèn. Chính lúc này mới là lúc tôi phải ở lại.

Cũng trong thời kỳ này, hai trong bẩy nhà thần học nổi tiếng nhất thế kỷ XX là ĐHY Henri de Lubac, Dòng Tên, và ĐHY Yves Congar, Dòng Đa Minh, viết mỗii vị một cuốn sách. ĐHY de Lubac viết cuốn Une église cassée (Một Giáo hội bị bẻ nát), ĐHY Congar viết cuốn Au milieu de l’orage (Giữa cơn bão táp). Cả haii vị đã dùng tài ba và uy tín của mình để vừa nhìn nhận cơn khủng hoảng vừa tìm cách cứu vớt.

Mới đây, cha Timothy Radcliffe, nguyên bề trên tổng quyền Dòng Đa Minh cũng viết một bài đề là Tôi nên ở lại hay rời bỏ Giáo hội liên quan đến vụ tai tiếng về việc lạm dụng tình dục trẻ em trong hàng giáo sĩ. Trước những vụ tai tiếng như thế, nhiều người công giáo bị chao đảo muốn bỏ đạo hay đổi đạo. Nhưng xét cho cùng, Giáo hội có phải là của loài người đâu. Nếu là của loài người thì Giáo hội đã tiêu biến rồi như bao nhiêu chế độ chính trị, đế quốc và các nền văn minh rực rỡ trước kia. Tuy vậy, người công giáo không được ỷ y là Giáo hội trường tồn vì được Chúa che chở, mà không lo sống cho đúng với chức danh của mình là Ki-tô hữu nghĩa là thuộc về Chúa Ki-tô hay là bạn hữu của Người (Ga 15,14-15).

Bởi thế, thiết nghĩ thái độ người công giáo nên có trong lúc này là tìm hiểu và đón nhận sự thật bất kể từ đâu tới, cũng như chia sớt và cảm thông cùng Giáo hội trong cơn khốn khó, đồng thời cầu nguyện cho Giáo hội thoát cơn bĩ cực, vì qua hành động của Chúa, trong cái rủi có cái may: cái rủi là sự tấn công và lời chỉ trích; còn cái may là thời cơ thanh luyện.

Sau đây, xin mượn lời của cha Timothy để kết luận: “Ngay từ khởi đầu và xuyên suốt lịch sử, thánh Phê-rô vẫn là viên đá lắc lư, nguồn gốc gây vấp ngã, một phiến đá hư nát. Tuy vậy, chính thánh nhân và các đấng kế vị ngài, mà ĐTC Bê-nê-đích-tô XVI, một trong các đấng kế vị ấy là người có nhiệm vụ giữ chúng ta lại với nhau, ngõ hầu vào ngày Phục sinh, chúng ta có thể trở thành chứng tá cho sự chiến thắng của Chúa Ki-tô đối với sức mạnh chia rẽ của tội lỗi.”
 
Văn Hóa
Dụ ngôn kho báu và hòn ngọc quý
Ngô xuân Tịnh
16:07 27/07/2010
Dụ ngôn kho báu và hòn ngọc quý

Mt 13,44-45

Đây là dụ ngôn nước trời

Có một thửa ruộng bề ngoài giống như

Bao nhiêu ruộng khác chỉ trừ

Một kho báu được giấu thu trong lòng

Người kia gặp chôn kỹ càng

Vui mừng bán hết của đang có và

Dùng tiền thủa ruộng đi muạ

Nước trời cũng giống thương gia kim hoàn

Đi tìm ngọc quý hột xoàn

Khi tìm được ngọc hoàn toàn hết chê

Bán đi tất cả mua về.

Biết bao nhiêu kẻ bỏ đi hoàn toàn

Vinh hoa phú quý thế gian

Ngay như mạng sống dễ dàng bỏ đi

Say mê kho báu mua về:

Nước trời Chúa hứa mọi bề quý hơn

Kho tàng châu báu thế gian
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chụp Ảnh Mẹ
Joseph Ngọc Phạm
22:08 27/07/2010

CHỤP ẢNH MẸ



Ảnh của Joseph Ngọc Phạm

Mẹ là tha thướt vần thơ

Mượt mà dáng vẻ ban sơ mẹ hiền.

(Trích thơ của J.J)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền