Phụng Vụ - Mục Vụ
Tạo không gian
Lm. Minh Anh
14:21 27/07/2024
TẠO KHÔNG GIAN
“Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”.
“Trao một khúc xương cho con chó không phải là bác ái! Dám chia sẻ với nó một khúc xương đang khi bạn cũng đói như nó mới là bác ái!” - Jack London!
Kính thưa Anh Chị em,
“Đang khi bạn cũng đói như nó!”. Câu nói vắn gọn của J. London đưa chúng ta về hình ảnh một cậu bé vô danh có lẽ cũng ‘đang đói’ mà Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay đề cập. Ấy thế, chính cậu đã dám chia sẻ và đã ‘tạo không gian’ cho phép lạ của Chúa Giêsu.
Tin Mừng mời gọi bạn và tôi đồng nhất với cậu bé ấy vì lẽ cậu có một điều gì đó đáng học hỏi. Đối mặt với một đám rất đông đang đói, Philipphê và Anrê hơi bi quan, “Hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Anrê thì biết cậu bé vốn có một ít thức ăn, nhưng kết luận “Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”.
Điều đáng ngạc nhiên là ngay lúc đó, Chúa Giêsu nói, “Cứ bảo người ta ngồi xuống!”; nghĩa là Ngài đã có trên tay những gì Ngài cần, tức là những gì cậu bé trao, trao lúc nào, không ai biết! Cậu bé đâu ngờ rằng, chính sự hào hiệp của cậu đã ‘tạo không gian’ cho Chúa Giêsu; nhờ đó, Ngài thoả mãn cơn đói của hơn 5.000 người. Êlisa - hình ảnh tiền trưng của Chúa Giêsu - thời các Vua đã có một phép lạ tương tự - bài đọc một. Rõ ràng, đây là những ‘bữa tiệc thần thánh’ báo trước tiệc Thánh Thể ban sự sống đời đời Chúa Giêsu sẽ mặc khải trong Tin Mừng Gioan. “Chúa thương rộng mở tay ban, đoàn con hết thảy muôn vàn thoả thuê!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Nhiều lúc trong cuộc sống, các nguồn lực chúng ta có quá nhỏ bé trước hoàn cảnh phải đối mặt, dù đó là ‘nguồn lực vật chất’, ‘nguồn lực thể chất’, ‘nguồn lực tinh thần’ hoặc ‘cảm xúc’. Chúng ta dễ thấy mình là một phiên bản của Anrê, “Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”. Đó là ‘loại’ câu hỏi kéo chúng ta xuống, làm mất sức mạnh, lòng yêu mến, nhất là mất lòng cậy trông! Chúng ta giới hạn quyền năng và tình yêu quan phòng của Thiên Chúa; đang khi lẽ ra phải “dám chia sẻ” và nỗ lực ‘tạo không gian’ cho Ngài.
Cậu bé chỉ cho đi những gì cậu có và điều tuyệt vời đã xảy ra! Nếu bạn và tôi làm những gì ít ỏi có thể, Chúa sẽ làm những gì còn lại theo những cách thức khiến chúng ta vô cùng ngạc nhiên. Ngài không phụ thuộc ai, nhưng sự đóng góp của chúng ta, dù nhỏ bé, có thể rất quan trọng: một cốc nước, một đồng tiền bà goá, một chút men hay một hạt cải! Chính cậu bé đã mở một cánh cửa cho Chúa Giêsu; nghĩa cử của cậu sẽ khởi đầu cho một giáo huấn vĩ đại Ngài sắp công bố: Bánh Từ Trời Ban Sự Sống Đời Đời!
Anh Chị em,
“Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”. Với lý do này, lý do khác, bạn và tôi thường tìm cách thoái thác. Tại sao? “Chúng ta tìm cách tích lũy và gia tăng những gì chúng ta có; chúng ta thích thêm vào, thêm nhiều hơn. Nhưng Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta cho đi, bớt đi; Ngài thích chúng ta trừ đi, lấy đi một thứ gì đó để trao cho người khác. Chúng ta muốn nhân lên; Ngài muốn chúng ta giảm xuống khi chia sẻ, khi cho đi!” - Phanxicô. Đó cũng là những gì Phaolô hôm nay kêu gọi các tín hữu Êphêsô, “Anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban!” - bài đọc hai.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con vào trần gian với đôi tay trống, con ra khỏi đó với đôi tay trơn. Cho con biết rằng, những gì con mang theo là những gì con ‘đã cho đi!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”.
“Trao một khúc xương cho con chó không phải là bác ái! Dám chia sẻ với nó một khúc xương đang khi bạn cũng đói như nó mới là bác ái!” - Jack London!
Kính thưa Anh Chị em,
“Đang khi bạn cũng đói như nó!”. Câu nói vắn gọn của J. London đưa chúng ta về hình ảnh một cậu bé vô danh có lẽ cũng ‘đang đói’ mà Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay đề cập. Ấy thế, chính cậu đã dám chia sẻ và đã ‘tạo không gian’ cho phép lạ của Chúa Giêsu.
Tin Mừng mời gọi bạn và tôi đồng nhất với cậu bé ấy vì lẽ cậu có một điều gì đó đáng học hỏi. Đối mặt với một đám rất đông đang đói, Philipphê và Anrê hơi bi quan, “Hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Anrê thì biết cậu bé vốn có một ít thức ăn, nhưng kết luận “Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”.
Điều đáng ngạc nhiên là ngay lúc đó, Chúa Giêsu nói, “Cứ bảo người ta ngồi xuống!”; nghĩa là Ngài đã có trên tay những gì Ngài cần, tức là những gì cậu bé trao, trao lúc nào, không ai biết! Cậu bé đâu ngờ rằng, chính sự hào hiệp của cậu đã ‘tạo không gian’ cho Chúa Giêsu; nhờ đó, Ngài thoả mãn cơn đói của hơn 5.000 người. Êlisa - hình ảnh tiền trưng của Chúa Giêsu - thời các Vua đã có một phép lạ tương tự - bài đọc một. Rõ ràng, đây là những ‘bữa tiệc thần thánh’ báo trước tiệc Thánh Thể ban sự sống đời đời Chúa Giêsu sẽ mặc khải trong Tin Mừng Gioan. “Chúa thương rộng mở tay ban, đoàn con hết thảy muôn vàn thoả thuê!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Nhiều lúc trong cuộc sống, các nguồn lực chúng ta có quá nhỏ bé trước hoàn cảnh phải đối mặt, dù đó là ‘nguồn lực vật chất’, ‘nguồn lực thể chất’, ‘nguồn lực tinh thần’ hoặc ‘cảm xúc’. Chúng ta dễ thấy mình là một phiên bản của Anrê, “Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”. Đó là ‘loại’ câu hỏi kéo chúng ta xuống, làm mất sức mạnh, lòng yêu mến, nhất là mất lòng cậy trông! Chúng ta giới hạn quyền năng và tình yêu quan phòng của Thiên Chúa; đang khi lẽ ra phải “dám chia sẻ” và nỗ lực ‘tạo không gian’ cho Ngài.
Cậu bé chỉ cho đi những gì cậu có và điều tuyệt vời đã xảy ra! Nếu bạn và tôi làm những gì ít ỏi có thể, Chúa sẽ làm những gì còn lại theo những cách thức khiến chúng ta vô cùng ngạc nhiên. Ngài không phụ thuộc ai, nhưng sự đóng góp của chúng ta, dù nhỏ bé, có thể rất quan trọng: một cốc nước, một đồng tiền bà goá, một chút men hay một hạt cải! Chính cậu bé đã mở một cánh cửa cho Chúa Giêsu; nghĩa cử của cậu sẽ khởi đầu cho một giáo huấn vĩ đại Ngài sắp công bố: Bánh Từ Trời Ban Sự Sống Đời Đời!
Anh Chị em,
“Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”. Với lý do này, lý do khác, bạn và tôi thường tìm cách thoái thác. Tại sao? “Chúng ta tìm cách tích lũy và gia tăng những gì chúng ta có; chúng ta thích thêm vào, thêm nhiều hơn. Nhưng Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta cho đi, bớt đi; Ngài thích chúng ta trừ đi, lấy đi một thứ gì đó để trao cho người khác. Chúng ta muốn nhân lên; Ngài muốn chúng ta giảm xuống khi chia sẻ, khi cho đi!” - Phanxicô. Đó cũng là những gì Phaolô hôm nay kêu gọi các tín hữu Êphêsô, “Anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban!” - bài đọc hai.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con vào trần gian với đôi tay trống, con ra khỏi đó với đôi tay trơn. Cho con biết rằng, những gì con mang theo là những gì con ‘đã cho đi!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:25 27/07/2024
32. Chúng ta luôn cầu nguyện thì có thể được tất cả điều thiện và tránh mọi điều ác.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:28 27/07/2024
18. AI CŨNG XIN TIỀN
Thời ấy việc hối lộ trở thành phong trào, quan lớn quan nhỏ đều biến thành pháp luật để vòi vĩnh tiền của dân chúng.
Một hôm, trong cung có biểu diễn văn nghệ, có người diễn viên hóa trang thành Lữ Thuần Dương chống gậy đi đường, treo trên gậy thêm một trăm đồng, có một em bé đến kéo ông ta đòi lấy một trăm đồng ấy.
Nhưng không ngờ những người xin tiền từng người từng người chạy nhanh đến, anh ta bị bao vây ở giữa, nhích một bước cũng khó, Lữ Thuần Dương thở dài một tiếng, nói:
- “Ái dà, cái cảnh xin tiền này, dù cho tôi là thần tiên thì cũng khó mà thỏa mãn họ được”.
(Nhã Ngược)
Suy tư 18:
Một đất nước có nhiều người ăn xin là một tín hiệu báo cho mọi người biết rằng, đất nước ấy chưa được phát triển và còn nghèo nàn lạc hậu.
Chỉ là văn nghệ đóng vai kẻ có tiền mà thôi, nhưng khán giả chạy lên sân khấu xin tiền thì quả là một đất nước nghèo khổ và lạc hậu hết thuốc chữa...
Người nghèo đi ăn xin thì vẫn còn thông cảm và làm cho người khác động lòng trắc ẩn, nhưng những người làm quan mà đi “ăn xin” thì làm cho đất nước thụt lùi, mọi người căm hận, mà cái “ăn xin” của người làm quan to là tham ô, cái “ăn xin” của quan nhỏ chính là nhận của hối lộ và xách nhiễu dân chúng. Trong một đất nước mà hể ai có chút chức quyền thì có quyền hành hạ xách nhiễu dân để đòi “xin” tiền của dân, dù dân đó là người có tiền hay là không có tiền, thì đất nước ấy khó mà phát triển, bởi vì quan to quan nhỏ chỉ lo xin tiền của dân mà không lo việc nước.
Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su là Giáo Hội phổ quát, trong đó có người giàu và người nghèo, có quan lớn và quan nhỏ, nhưng tất cả đều được Đức Chúa Giê-su mời gọi sống theo tinh thần nghèo khó của Phúc Âm, nghĩa là không có ăn xin kiểu hối lộ tham ô, nhưng ai cũng biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với nhau, bởi vì ai cũng có tinh thần phục vụ yêu thương của Đức Chúa Giê-su ở trong mình.
Một đất nước có quá nhiều người ăn xin thì không tốt, nhưng một đất nước có nhiều người biết chia sẻ cho nhau là một bằng chứng Thiên Chúa đang hiện diện giữa mọi người, mà ở đâu có Thiên Chúa và chấp nhận Ngài thì ở đó sẽ có hòa bình, hạnh phúc và phú cường.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thời ấy việc hối lộ trở thành phong trào, quan lớn quan nhỏ đều biến thành pháp luật để vòi vĩnh tiền của dân chúng.
Một hôm, trong cung có biểu diễn văn nghệ, có người diễn viên hóa trang thành Lữ Thuần Dương chống gậy đi đường, treo trên gậy thêm một trăm đồng, có một em bé đến kéo ông ta đòi lấy một trăm đồng ấy.
Nhưng không ngờ những người xin tiền từng người từng người chạy nhanh đến, anh ta bị bao vây ở giữa, nhích một bước cũng khó, Lữ Thuần Dương thở dài một tiếng, nói:
- “Ái dà, cái cảnh xin tiền này, dù cho tôi là thần tiên thì cũng khó mà thỏa mãn họ được”.
(Nhã Ngược)
Suy tư 18:
Một đất nước có nhiều người ăn xin là một tín hiệu báo cho mọi người biết rằng, đất nước ấy chưa được phát triển và còn nghèo nàn lạc hậu.
Chỉ là văn nghệ đóng vai kẻ có tiền mà thôi, nhưng khán giả chạy lên sân khấu xin tiền thì quả là một đất nước nghèo khổ và lạc hậu hết thuốc chữa...
Người nghèo đi ăn xin thì vẫn còn thông cảm và làm cho người khác động lòng trắc ẩn, nhưng những người làm quan mà đi “ăn xin” thì làm cho đất nước thụt lùi, mọi người căm hận, mà cái “ăn xin” của người làm quan to là tham ô, cái “ăn xin” của quan nhỏ chính là nhận của hối lộ và xách nhiễu dân chúng. Trong một đất nước mà hể ai có chút chức quyền thì có quyền hành hạ xách nhiễu dân để đòi “xin” tiền của dân, dù dân đó là người có tiền hay là không có tiền, thì đất nước ấy khó mà phát triển, bởi vì quan to quan nhỏ chỉ lo xin tiền của dân mà không lo việc nước.
Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su là Giáo Hội phổ quát, trong đó có người giàu và người nghèo, có quan lớn và quan nhỏ, nhưng tất cả đều được Đức Chúa Giê-su mời gọi sống theo tinh thần nghèo khó của Phúc Âm, nghĩa là không có ăn xin kiểu hối lộ tham ô, nhưng ai cũng biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với nhau, bởi vì ai cũng có tinh thần phục vụ yêu thương của Đức Chúa Giê-su ở trong mình.
Một đất nước có quá nhiều người ăn xin thì không tốt, nhưng một đất nước có nhiều người biết chia sẻ cho nhau là một bằng chứng Thiên Chúa đang hiện diện giữa mọi người, mà ở đâu có Thiên Chúa và chấp nhận Ngài thì ở đó sẽ có hòa bình, hạnh phúc và phú cường.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau khi nhận được phản hồi tiêu cực, Vatican xóa cuộc thăm dò trực tuyến về tính đồng nghị
Vũ Văn An
15:13 27/07/2024
Elise Ann Allen, trên Crux, 27 tháng 7 năm 2024, tường trình rằng sau khi nhận được phản hồi tiêu cực mạnh mẽ từ hàng nghìn người sử dụng, Vatican đã nhanh chóng xóa một cuộc thăm dò trực tuyến trong tuần này về khái niệm tính 'đồng nghị', đây là trọng tâm của quá trình tham vấn cấp cao của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, dự kiến kết thúc vào tháng 10 với Thượng hội đồng giám mục tại Rome.
Được công bố vào sáng ngày 25 tháng 7, cuộc thăm dò đặt ra câu hỏi: "Bạn có tin tính 'đồng nghị' như một con đường hoán cải và cải cách có thể nâng cao sứ mệnh và sự tham gia của tất cả những người đã chịu phép rửa tội không?" Cuộc thăm dò đưa ra câu trả lời là "có" hoặc "không".
Cuộc thăm dò được các tài khoản chính thức của văn phòng Thượng hội đồng giám mục Vatican công bố trên cả X, trước đây gọi là Twitter và Facebook.
Các cuộc thăm dò trên phương tiện truyền thông xã hội kiểu này thường kéo dài trong 24 giờ và theo thời gian, câu trả lời "không" nhanh chóng bắt đầu thu thập được nhiều phiếu bầu hơn câu trả lời "có".
Ảnh chụp màn hình do trang tin tức tiếng Tây Ban Nha Info Vaticana chụp, theo dõi sự tham gia vào cuộc thăm dò trực tuyến trong 24 giờ diễn ra, tại một thời điểm cho thấy 88 phần trăm người tham gia cuộc thăm dò trên X đã chọn "không", trong khi chỉ có 12 phần trăm chọn "có" làm câu trả lời của họ.
Theo Info Vaticana, tùy chọn "không" trên X luôn ở mức 85-90 phần trăm trong toàn bộ 24 giờ diễn ra cuộc thăm dò. Tuy nhiên, khi còn khoảng 10 phút nữa, cuộc thăm dò đã bị xóa khỏi cả X và Facebook, với các bình luận và phản hồi về cuộc thăm dò trên cả hai nền tảng phần lớn là tiêu cực.
Khi còn bảy phút nữa là kết thúc cuộc thăm dò, 6,938 người đã bỏ phiếu cho X, trong khi trên Facebook, chưa đến 800 người đã bỏ phiếu.
Văn phòng của Vatican phụ trách Thượng hội đồng giám mục đã không trả lời yêu cầu bình luận của Crux về lý do cuộc thăm dò bị gỡ xuống.
Phản ứng có khả năng gây bối rối cho Vatican diễn ra khi Giáo hội đang chuẩn bị cho phiên họp cuối cùng của Thượng hội đồng giám mục gây tranh cãi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tính 'đồng nghị', một tiến trình hoàn cầu kéo dài nhiều năm bao gồm tham vấn ở cấp địa phương mà nhiều người tin rằng là sự kiện định hình di sản cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chính thức khai mạc vào tháng 10 năm 2021, Thượng hội đồng giám mục về tính 'đồng nghị' có tên là "Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia, Sứ mệnh" và là một tiến trình nhiều giai đoạn bao gồm các cuộc tham vấn ở cấp địa phương, lục địa và hoàn cầu, với cuộc họp đầu tiên trong hai cuộc họp kéo dài một tháng tại Rome diễn ra vào tháng 10 năm 2023.
Một cuộc thảo luận thứ hai tại Rome sẽ được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 27 tháng 10, khép lại tiến trình này.
Ngay từ đầu, "Thượng hội đồng về tính 'đồng nghị'" đã là một sự kiện khó khăn đối với nhiều tín hữu, vì khái niệm tính 'đồng nghị' là trừu tượng và khó định nghĩa.
Vẫn là một khái niệm khó định nghĩa đối với nhiều người, “tính đồng nghị” thường được hiểu là đề cập đến phong cách quản lý hợp tác và tham vấn trong đó tất cả các thành viên, giáo sĩ và giáo dân, đều tham gia vào việc đưa ra quyết định về đời sống và sứ mệnh của Giáo hội.
Những người tổ chức đã nhiều lần nhấn mạnh rằng hoạt động này nhằm mục đích biến Giáo hội thành một nơi cởi mở và chào đón hơn, ít bị chi phối bởi cấu trúc quyền lực giáo sĩ và nhiều hơn nữa bởi sự lãnh đạo hợp tác.
Tuy nhiên, quá trình này trở nên gây tranh cãi khi các báo cáo dựa trên tham vấn tại địa phương xuất hiện liên quan đến các vấn đề như linh mục đã kết hôn, việc thụ phong cho phụ nữ và việc chào đón những người LGBTQ+.
Những chủ đề này đã được đưa vào tài liệu làm việc chính thức, được gọi là Instrumentum Laboris, cho cuộc thảo luận của hội đồng vào tháng 10 năm ngoái và chúng nằm trong số những điểm thảo luận gây nhiều tranh cãi và cảm xúc nhất.
Khi tài liệu tóm tắt cuối cùng của cuộc thảo luận năm ngoái được công bố, các tài liệu tham khảo về những chủ đề này rất mơ hồ và không có sự đồng thuận. Khi instrumentum laboris cho cuộc thảo luận vào tháng 10 năm nay được công bố vào đầu mùa hè năm nay, những vấn đề này hầu như không được đề cập đến.
Thay vào đó, Đức Giáo Hoàng đã chọn thành lập nhiều nhóm làm việc khác nhau trong Giáo triều Rôma chuyên nghiên cứu những chủ đề này và các chủ đề khác, cho phép, theo những người tổ chức, cuộc thảo luận tập trung vào việc thực hiện tính 'đồng nghị', thay vì sa lầy hoặc lạc hướng với các vấn đề đơn lẻ.
Sau khi hủy cuộc thăm dò trực tuyến, Vatican đã nhận được sự phản đối từ một số người than thở về sự thiếu minh bạch và cáo buộc các quan chức hành động chống lại chính quy trình mà họ đang cố gắng hết sức để rao bán.
Một trang web phát trực tuyến và truyền hình Công Giáo, Catholic Sat, đã phản hồi quyết định xóa cuộc thăm dò trong một bài đăng công khai mỉa mai trên X, nói rằng, "Nhân danh tính 'đồng nghị' thực sự, tại sao lại xóa dòng tweet? Điều này đi ngược lại mọi điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cố gắng thực hiện trong Hành trình tiến đến Thượng hội đồng vào tháng 10 về tính công đồng".
"Nếu 7,001 người bỏ phiếu và kết quả ngược lại thì dòng tweet này sẽ không bị xóa. Hãy có một số uy tín và bảo vệ niềm tin của mình, quý vị hoặc là muốn nghe ý kiến của mọi người hoặc là không", bài đăng cho biết.
Người ta không rõ ai đã tham gia cuộc thăm dò trên mạng xã hội và lý do chính xác khiến họ đưa ra phản ứng tiêu cực như vậy là gì.
Được công bố vào sáng ngày 25 tháng 7, cuộc thăm dò đặt ra câu hỏi: "Bạn có tin tính 'đồng nghị' như một con đường hoán cải và cải cách có thể nâng cao sứ mệnh và sự tham gia của tất cả những người đã chịu phép rửa tội không?" Cuộc thăm dò đưa ra câu trả lời là "có" hoặc "không".
Cuộc thăm dò được các tài khoản chính thức của văn phòng Thượng hội đồng giám mục Vatican công bố trên cả X, trước đây gọi là Twitter và Facebook.
Các cuộc thăm dò trên phương tiện truyền thông xã hội kiểu này thường kéo dài trong 24 giờ và theo thời gian, câu trả lời "không" nhanh chóng bắt đầu thu thập được nhiều phiếu bầu hơn câu trả lời "có".
Ảnh chụp màn hình do trang tin tức tiếng Tây Ban Nha Info Vaticana chụp, theo dõi sự tham gia vào cuộc thăm dò trực tuyến trong 24 giờ diễn ra, tại một thời điểm cho thấy 88 phần trăm người tham gia cuộc thăm dò trên X đã chọn "không", trong khi chỉ có 12 phần trăm chọn "có" làm câu trả lời của họ.
Theo Info Vaticana, tùy chọn "không" trên X luôn ở mức 85-90 phần trăm trong toàn bộ 24 giờ diễn ra cuộc thăm dò. Tuy nhiên, khi còn khoảng 10 phút nữa, cuộc thăm dò đã bị xóa khỏi cả X và Facebook, với các bình luận và phản hồi về cuộc thăm dò trên cả hai nền tảng phần lớn là tiêu cực.
Khi còn bảy phút nữa là kết thúc cuộc thăm dò, 6,938 người đã bỏ phiếu cho X, trong khi trên Facebook, chưa đến 800 người đã bỏ phiếu.
Văn phòng của Vatican phụ trách Thượng hội đồng giám mục đã không trả lời yêu cầu bình luận của Crux về lý do cuộc thăm dò bị gỡ xuống.
Phản ứng có khả năng gây bối rối cho Vatican diễn ra khi Giáo hội đang chuẩn bị cho phiên họp cuối cùng của Thượng hội đồng giám mục gây tranh cãi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tính 'đồng nghị', một tiến trình hoàn cầu kéo dài nhiều năm bao gồm tham vấn ở cấp địa phương mà nhiều người tin rằng là sự kiện định hình di sản cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chính thức khai mạc vào tháng 10 năm 2021, Thượng hội đồng giám mục về tính 'đồng nghị' có tên là "Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia, Sứ mệnh" và là một tiến trình nhiều giai đoạn bao gồm các cuộc tham vấn ở cấp địa phương, lục địa và hoàn cầu, với cuộc họp đầu tiên trong hai cuộc họp kéo dài một tháng tại Rome diễn ra vào tháng 10 năm 2023.
Một cuộc thảo luận thứ hai tại Rome sẽ được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 27 tháng 10, khép lại tiến trình này.
Ngay từ đầu, "Thượng hội đồng về tính 'đồng nghị'" đã là một sự kiện khó khăn đối với nhiều tín hữu, vì khái niệm tính 'đồng nghị' là trừu tượng và khó định nghĩa.
Vẫn là một khái niệm khó định nghĩa đối với nhiều người, “tính đồng nghị” thường được hiểu là đề cập đến phong cách quản lý hợp tác và tham vấn trong đó tất cả các thành viên, giáo sĩ và giáo dân, đều tham gia vào việc đưa ra quyết định về đời sống và sứ mệnh của Giáo hội.
Những người tổ chức đã nhiều lần nhấn mạnh rằng hoạt động này nhằm mục đích biến Giáo hội thành một nơi cởi mở và chào đón hơn, ít bị chi phối bởi cấu trúc quyền lực giáo sĩ và nhiều hơn nữa bởi sự lãnh đạo hợp tác.
Tuy nhiên, quá trình này trở nên gây tranh cãi khi các báo cáo dựa trên tham vấn tại địa phương xuất hiện liên quan đến các vấn đề như linh mục đã kết hôn, việc thụ phong cho phụ nữ và việc chào đón những người LGBTQ+.
Những chủ đề này đã được đưa vào tài liệu làm việc chính thức, được gọi là Instrumentum Laboris, cho cuộc thảo luận của hội đồng vào tháng 10 năm ngoái và chúng nằm trong số những điểm thảo luận gây nhiều tranh cãi và cảm xúc nhất.
Khi tài liệu tóm tắt cuối cùng của cuộc thảo luận năm ngoái được công bố, các tài liệu tham khảo về những chủ đề này rất mơ hồ và không có sự đồng thuận. Khi instrumentum laboris cho cuộc thảo luận vào tháng 10 năm nay được công bố vào đầu mùa hè năm nay, những vấn đề này hầu như không được đề cập đến.
Thay vào đó, Đức Giáo Hoàng đã chọn thành lập nhiều nhóm làm việc khác nhau trong Giáo triều Rôma chuyên nghiên cứu những chủ đề này và các chủ đề khác, cho phép, theo những người tổ chức, cuộc thảo luận tập trung vào việc thực hiện tính 'đồng nghị', thay vì sa lầy hoặc lạc hướng với các vấn đề đơn lẻ.
Sau khi hủy cuộc thăm dò trực tuyến, Vatican đã nhận được sự phản đối từ một số người than thở về sự thiếu minh bạch và cáo buộc các quan chức hành động chống lại chính quy trình mà họ đang cố gắng hết sức để rao bán.
Một trang web phát trực tuyến và truyền hình Công Giáo, Catholic Sat, đã phản hồi quyết định xóa cuộc thăm dò trong một bài đăng công khai mỉa mai trên X, nói rằng, "Nhân danh tính 'đồng nghị' thực sự, tại sao lại xóa dòng tweet? Điều này đi ngược lại mọi điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cố gắng thực hiện trong Hành trình tiến đến Thượng hội đồng vào tháng 10 về tính công đồng".
"Nếu 7,001 người bỏ phiếu và kết quả ngược lại thì dòng tweet này sẽ không bị xóa. Hãy có một số uy tín và bảo vệ niềm tin của mình, quý vị hoặc là muốn nghe ý kiến của mọi người hoặc là không", bài đăng cho biết.
Người ta không rõ ai đã tham gia cuộc thăm dò trên mạng xã hội và lý do chính xác khiến họ đưa ra phản ứng tiêu cực như vậy là gì.
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cùng với các giám mục Pháp lên án cảnh Bữa Tiệc Ly tại lễ khai mạc Thế vận hội Paris
Đặng Tự Do
18:50 27/07/2024
Các giám mục và các vị giám mục nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới đã cùng với Hội đồng Giám mục Pháp và các giám mục Hoa Kỳ chỉ trích lễ khai mạc Thế vận hội Paris được tổ chức vào ngày 26 tháng 7 vì một cảnh mô tả Bữa Tiệc Ly, gọi đó là một sự chế nhạo sâu sắc đối với Kitô giáo.
Cảnh gây tranh cãi, một phần của cảnh tượng trị giá 1,5 tỷ euro (khoảng 1,62 tỷ Mỹ Kim) để khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2024 ở thủ đô nước Pháp ngập trong mưa vào thứ Sáu, có những người đồng tính nam ăn mặc như nữ giới đóng vai các tông đồ và một bà béo trong vai Chúa Giêsu trong bộ phim có vẻ như là một phần của buổi trình diễn thời trang - dường như đang chế nhạo bức tranh nổi tiếng của Leonardo da Vinci.
Tài khoản Twitter chính thức của Thế vận hội đã mô tả một phần của cảnh này mô tả “Vị thần Đông Phương Dionysus” khiến mọi người “nhận thức được sự vô lý của bạo lực giữa con người với nhau”.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Bảy, các giám mục Pháp bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về “những cảnh bôi bác và nhạo báng Kitô giáo, là điều mà chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc”.
“Chúng tôi cảm ơn các thành viên của các giáo phái tôn giáo khác đã bày tỏ tình đoàn kết”, tuyên bố ngày 27 Tháng Bẩy nói tiếp.
“Sáng nay, chúng tôi nghĩ đến tất cả các Kitô hữu trên tất cả các châu lục đã bị tổn thương bởi sự phẫn nộ và khiêu khích trong một số cảnh tượng.”
Các giám mục nói thêm: “Chúng tôi hy vọng họ hiểu rằng lễ kỷ niệm Olympic vượt xa sở thích ý thức hệ của một số nghệ sĩ”.
Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna của Malta cho biết rằng ông đã gửi tin nhắn tới Đại sứ Pháp tại Malta, bày tỏ “sự đau buồn và thất vọng to lớn trước sự xúc phạm đối với chúng ta là các Kitô hữu trong lễ khai mạc Thế vận hội Paris 2024 khi một nhóm nghệ sĩ đồng tính chế diễu Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu.”
Vị Giám Mục, cũng là một quan chức của Vatican, cho biết ngài khuyến khích những người khác viết thư cho đại sứ.
Đức Giám Mục Andrew Cozzens, chủ tịch Ủy ban Truyền giáo và Giáo lý của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã đưa ra tuyên bố kêu gọi người Công Giáo phản ứng trước sự việc ở Paris bằng việc cầu nguyện và ăn chay.
Đề cập đến Đại hội Thánh Thể Quốc gia gần đây, Đức Giám Mục Cozzens đã viết, “Chúa Giêsu đã trải nghiệm Cuộc Khổ nạn một lần nữa vào đêm thứ Sáu ở Paris khi Bữa Tiệc Ly của Ngài bị phỉ báng một cách công khai”.
“Nước Pháp và toàn thế giới được cứu nhờ tình yêu tuôn đổ qua Thánh lễ đến với chúng ta qua Bữa Tiệc Ly. Được truyền cảm hứng từ nhiều vị tử đạo đã đổ máu để làm chứng cho sự thật của Thánh lễ, chúng ta sẽ không đứng sang một bên và lặng lẽ tuân theo khi thế giới chế nhạo món quà lớn nhất của chúng ta từ Chúa Giêsu”, vị giám mục viết.
“Đúng hơn, qua việc cầu nguyện và ăn chay, chúng ta sẽ cầu xin Chúa Thánh Thần ban sức mạnh cho chúng ta với nhân đức và sức mạnh để chúng ta có thể rao giảng Chúa Kitô – Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta, hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể – vì vinh quang của Thiên Chúa và ơn cứu độ của chúng ta. Những linh hồn.”
Đức Giám Mục Robert Barron của Winona-Rochester kêu gọi người Công Giáo “lên tiếng” để đáp lại điều mà ngài gọi là “sự nhạo báng trắng trợn về Bữa Tiệc Ly”.
ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, đưa tin, Tổng Giám mục Santiago de Chile, Đức Tổng Giám Mục Fernando Chomali, bày tỏ sự thất vọng với “sự chế diễu kỳ cục về điều thiêng liêng nhất mà người Công Giáo chúng ta có, là Bí tích Thánh Thể”.
“Sự bất khoan dung là không có giới hạn. Đây không phải là cách để xây dựng một xã hội huynh đệ. Chúng tôi đã chứng kiến chủ nghĩa hư vô ở mức độ cao nhất,” ngài nói thêm.
Giám mục người Đức Stefan Oster gọi cảnh “Bữa Tiệc Ly kỳ lạ” là “một điểm thấp và hoàn toàn không cần thiết trong việc dàn dựng,” trong một bài đăng của Hội đồng Giám mục Đức.
Fray Nelson Medina, một linh mục Dòng Đa Minh nổi tiếng người Colombia với hoạt động tông đồ rộng rãi trên mạng xã hội, đã tuyên bố rằng ngài “sẽ không xem một cảnh nào trong Thế vận hội Olympic. Thật kinh tởm những gì họ đã làm khi chế nhạo Chúa Giêsu Kitô và món quà tình yêu cao cả nhất của Người. Và họ là những kẻ hèn nhát: họ sẽ không dám chế diễu tiên tri Muhammad của Hồi Giáo.”
Javier Tebas Medrano, chủ tịch La Liga, giải bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu Tây Ban Nha, lên án mạnh mẽ cảnh Bữa Tiệc Ly kỳ lạ ở Paris trên mạng xã hội. ACI Prensa đưa tin Medrano đã đăng một hình ảnh về buổi biểu diễn với tuyên bố: “Không thể chấp nhận được, thiếu tôn trọng, khét tiếng! Việc sử dụng hình ảnh Bữa Tiệc Ly tại Thế vận hội Olympic Paris là một sự xúc phạm đối với các Kitô hữu như chúng ta. Sự tôn trọng niềm tin tôn giáo ở đâu?”
Marion Maréchal, một thành viên người Pháp của Nghị viện Âu Châu và là cháu gái của nhà lãnh đạo cánh hữu nổi tiếng Jean Marie Le-Pen, đã đề cập đến “tất cả Kitô hữu cảm thấy bị xúc phạm bởi trò bôi bác trong cảnh Bữa Tiệc Ly cuối cùng. Hãy biết rằng không phải Pháp đang phát biểu” trong lễ nhậm chức “mà là một thiểu số cánh tả sẵn sàng cho bất kỳ hành động khiêu khích nào.”
Source:Catholic News Agency
Người Công Giáo và những người khác phản ứng trước sự chế giễu Bữa Tiệc Ly tại Thế vận hội Paris
Vũ Văn An
19:46 27/07/2024
Hãng tin CNA, ngày 27 tháng 7 năm 2024, tường trình rằng một màn nhại Bữa Tiệc Ly do nữ hoàng drag dẫn đầu được trình chiếu trong lễ khai mạc Thế vận hội Paris 2024 vào thứ Sáu đã gây ra làn sóng phản ứng và lên án dữ dội.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào thứ Bảy, Hội đồng Giám mục Pháp đã chỉ trích "những cảnh nhạo báng và chế giễu Ki-tô giáo, mà chúng tôi vô cùng lên án. Chúng tôi cảm ơn các thành viên của các giáo phái tôn giáo khác đã bày tỏ sự đoàn kết của họ. Sáng nay, chúng tôi nghĩ đến tất cả các Ki-tô hữu trên mọi châu lục đã bị tổn thương bởi sự phẫn nộ và khiêu khích của một số cảnh nào đó", các giám mục Pháp cho biết.
Một trong những giáo sĩ nổi tiếng nhất của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, Giám mục Robert Barron của Minnesota, đã kêu gọi những người Công Giáo "lên tiếng" để phản ứng lại những gì ngài gọi là "sự chế giễu trắng trợn Bữa Tiệc Ly".
Trong một bài đăng trên X, Đức cha Barron cho biết hành động phạm thượng này là biểu tượng của một "xã hội hậu hiện đại thế tục sâu xa" coi Kitô giáo là kẻ thù của mình.
Trong khi đó, để đền bù cho hành động phạm thượng, Giám mục Donald Hying của Madison, Wisconsin, đã ngay lập tức kêu gọi tất cả người Công Giáo "ăn chay và cầu nguyện, đổi mới lòng sùng kính của chúng ta đối với Bí tích Thánh Thể, Thánh Tâm và Đức Trinh Nữ Maria".
“Nguyện Chúa Giêsu được tôn thờ và yêu mến trong mọi nhà tạm trên khắp thế giới”, Hying nói thêm trong một bài đăng trên X trong đó ngài cảm ơn Chúa về Bí tích Thánh Thể, Bữa Tiệc Ly và "tình yêu của Người dành cho chúng ta".
Giám mục Daniel Flores của Brownsville, Texas cũng nhanh chóng chia sẻ phản ứng của mình, tuyên bố rằng "Từ vựng của tôi không đủ đa dạng để tìm ra một từ diễn tả cảm giác trong hố bụng của tôi" và khẳng định rằng các Ki-tô hữu "xứng đáng được tôn trọng hơn".
Những người không theo đạo Thiên chúa cũng đồng tình với tình cảm của Đức cha Flores. “Ngay cả với tư cách là một người Do Thái, tôi cũng vô cùng tức giận trước sự xúc phạm trắng trợn này đối với Chúa Giêsu và Ki-tô giáo”, Tiến sĩ Eli David cho biết. Ông chỉ trích lễ khai mạc là phản ảnh một châu Âu đang “chết dần chết mòn về mặt văn hóa”.
Người đàn ông giàu nhất thế giới về mặt vật chất, Elon Musk, cũng gọi cảnh tượng này là “cực kỳ thiếu tôn trọng đối với các Ki-tô hữu”.
Về phần mình, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio, một người Công Giáo, đã phản ứng lại những gì ông gọi là “chương trình kỳ quái” của Thế vận hội bằng cách trích dẫn thư Giu-đa 1:18 “Trong thời kỳ cuối cùng, sẽ có những kẻ nhạo báng sống theo những ham muốn vô thần của riêng mình”.
VietCatholic TV
Tướng Ukraine: Thương vong nặng, Nga kiệt quệ. Pháp: Khủng bố tấn công nhiều nơi. Orbán nợ TQ bạc tỷ
VietCatholic Media
07:28 27/07/2024
1. 'Cuộc tấn công đốt phá phối hợp' khiến các chuyến tàu ở Pháp phải dừng lại vài giờ trước lễ khai mạc Thế vận hội
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “‘Coordinated arson attack’ brings French trains to a halt hours before Olympics opening ceremony”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một cuộc tấn công đốt phá phối hợp nhằm vào hệ thống hỏa xa của Pháp đang biến cuối tuần đầu tiên của Thế vận hội Mùa hè 2024 ở Paris thành cơn ác mộng đối với hàng trăm ngàn du khách.
Công ty hỏa xa SNCF của Pháp hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy, thông báo hệ thống tàu cao tốc của họ đã bị tấn công bởi “các cuộc tấn công đốt phá có chủ ý nhằm làm hư hại cơ sở vật chất của họ” gây ra sự chậm trễ và hủy bỏ các chuyến tàu. Các nguồn tin an ninh Pháp lo ngại các cuộc tấn công sẽ kéo dài cả cuối tuần.
Sự gián đoạn đang ảnh hưởng đến các chuyến tàu đi về hướng Đông, Bắc và Tây Paris, và du khách đã được yêu cầu hoãn lại kế hoạch của mình.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm Gabriel Attal cho biết hoạt động phá hoại “đã được chuẩn bị và phối hợp để tấn công vào các trung tâm thần kinh” của mạng lưới hỏa xa Pháp. “Nó cho thấy thủ phạm biết nơi để tấn công hệ thống. Nhưng tôi không thể cho bạn biết thêm về các tác giả và động cơ của họ,” ông nói với các phóng viên tại trung tâm khủng hoảng hỏa xa.
Attal cũng cho biết “việc huy động đã hoàn tất” để tìm phương tiện di chuyển thay thế cho những người bị mắc kẹt và “kế hoạch vận chuyển mới” sẽ sẵn sàng vào chiều thứ Sáu. Sự gián đoạn có thể xảy ra vào tất cả các ngày cuối tuần. Trong khi Thủ tướng Pháp từ chối tiết lộ ai đứng đàng sau các vụ tấn công, các cơ quan truyền thông Pháp tỏ ra ít dè dặt hơn và nói thẳng chỉ có Nga mới có khả năng tấn công phối hợp và đồng loạt như thế này.
Giám đốc điều hành SNCF Jean-Pierre Farandou cho biết hệ thống xe lửa bị ảnh hưởng bởi ba vụ hỏa hoạn gần đường ray xe lửa “ở các khu vực xa Paris”. Ông nói thêm: “Những địa điểm này được chọn để gây ra hậu quả nghiêm trọng, vì chỉ với một vụ hỏa hoạn, chúng đã ảnh hưởng đến hai tuyến hỏa xa,” ông nói thêm và cho biết 800.000 khách hàng đã bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn.
Farandou nói: “Chúng tôi đã chuẩn bị trước Thế vận hội, nhưng chúng tôi dự kiến chỉ phải đối mặt với những thất bại thông thường… Tất nhiên, chúng tôi sẽ huy động toàn bộ đội ngũ của mình ngay bây giờ”.
“ Các hành động phối hợp nhằm mục đích xấu nhắm vào một số tuyến hỏa xa cao tốc, gây gián đoạn giao thông lớn cho đến cuối tuần,” Bộ trưởng Giao thông sắp mãn nhiệm Patrice Vergriete xác nhận trên X.
Không có thông tin chi tiết nào được thông báo về ai có thể đứng đằng sau vụ tấn công phối hợp được cho là. Thủ tướng sắp mãn nhiệm Attal cho biết không có vụ bắt giữ nào “theo hiểu biết của tôi”.
Bộ phận tội phạm có tổ chức của công tố viên Paris đã mở cuộc điều tra về một loạt cáo buộc bao gồm “gây thiệt hại tài sản có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của quốc gia”.
Phát ngôn nhân của Paris 2024 cho biết khi trả lời câu hỏi của POLITICO về việc tình hình có thể ảnh hưởng đến lễ khai mạc như thế nào: “Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với đối tác của mình, nhà điều hành hỏa xa SNCF, để đánh giá tình hình”.
Theo trang web Eurostar, tuyến Eurostar Paris-Luân Đôn cũng phải đối mặt với tình trạng gián đoạn, với một số chuyến tàu bị hủy và những chuyến khác bị trì hoãn một tiếng rưỡi.
Một tuyên bố từ công ty hỏa xa cho biết: “Do các hành động phá hoại có phối hợp ở Pháp, ảnh hưởng đến tuyến xa lộ giữa Paris và Lille, tất cả các chuyến tàu cao tốc đến và đi từ Paris hôm nay sẽ phải chuyển hướng qua các tuyến cổ điển”.
Theo SNCF, một “hành động ác ý” cũng đã bị ngăn chặn trên tuyến tàu cao tốc TGV đến miền đông nam nước Pháp.
SNCF dự kiến sẽ có một ngày cuối tuần đặc biệt bận rộn, với nhiều công nhân Pháp đi nghỉ, lễ khai mạc Olympic sẽ diễn ra vào tối Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy, tại Paris và các sự kiện được lên kế hoạch vào cuối tuần ở các địa điểm khác nhau trên khắp đất nước.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Thế vận hội Quốc tế Thomas Bach cho biết ông không có “bất kỳ lo ngại nào” sau vụ tấn công đốt phá. “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào chính quyền Pháp,” ông nói với các phóng viên tại làng Vận động viên Olympic.
Hôm thứ Ba, một người đàn ông 40 tuổi gốc Nga đã bị bắt và bị giam giữ vì nghi ngờ cấu kết với các thế lực nước ngoài “để kích động thù địch ở Pháp” – một tội danh có thể phải chịu án tù lên tới 30 năm – Văn phòng công tố Paris nói với POLITICO.
Vào tháng 6, Điện Cẩm Linh đã bị cáo buộc đẩy mạnh một chiến dịch gây bất ổn hỗn hợp nhắm vào Pháp và Thế vận hội, là những cáo buộc mà Mạc Tư Khoa bác bỏ.
Các nhà tổ chức Olympic đã giảm quy mô đám đông đến lễ khai mạc vào tháng 3 sau lo ngại về một cuộc tấn công khủng bố của Hồi giáo. Vài tuần sau, hai cá nhân bị bắt ở Pháp với cáo buộc âm mưu thực hiện một dự án nhằm vào Thế vận hội.
2. Sân bay ở biên giới Pháp-Thụy Sĩ phải di tản sau lời đe dọa đánh bom
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Airport at French-Swiss border evacuated after bomb threat”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
EuroAirport, nằm ở biên giới Pháp-Đức-Thụy Sĩ, đã được di tản và các chuyến bay bị đình chỉ vào sángThứ Sáu, 26 Tháng Bẩy, sau khi bị đe dọa đánh bom.
EuroAirport nằm gần Basel (Thụy Sĩ), Mulhouse (Pháp) và Freiburg (Đức), nhà ga hành khách đã được dọn sạch sau khi bị đe dọa đánh bom.
Pháp đang trong tình trạng cảnh giác cao độ về các mối đe dọa an ninh khi Paris bước vào lễ khai mạc Thế vận hội vào cuối tuần.
Sáng thứ Sáu, hàng trăm ngàn du khách đã bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ và hủy chuyến tàu sau những gì chính quyền mô tả là “các cuộc tấn công phối hợp nhằm mục đích xấu”.
Sở cảnh sát Haut-Rhin của Pháp nói với POLITICO rằng sau mối đe dọa, “các hoạt động khử nhiễm” đã hoàn tất và giao thông hàng không đang dần nối lại.
Báo cáo phương tiện truyền thông trước đó vào thứ Sáu chỉ ra rằng mối đe dọa xảy ra trên chuyến bay của Air France đến Paris. Tuy nhiên, hãng hàng không sau đó đã xác nhận với POLITICO rằng không có mối đe dọa đánh bom trên chuyến bay của Air France và không có sân bay nào của Paris phải di tản.
3. Dưới triều đại của Orbán, Hung Gia Lợi nợ như chúa chổm, âm thầm vay của Trung Quốc số tiền kỷ lục hơn 1 tỷ Mỹ Kim
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Hungary quietly takes record $1 billion loan from Chinese banks”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Budapest đã vay đến 1 tỷ euro, là khoản vay lớn nhất mà nhà nước từng vay, từ ba ngân hàng Trung Quốc vào mùa xuân năm 2024, Politico đưa tin vào ngày 25 tháng 7, trích dẫn dữ liệu của Văn phòng Quản lý Nợ Hung Gia Lợi.
Khoản vay kỷ lục của Hung Gia Lợi được đưa ra trong bối cảnh nợ công của nước này tăng kỷ lục lên 140 tỷ euro hay 152 tỷ Mỹ Kim, chiếm 73,5% GDP và thâm hụt ngân sách 6,7% GDP, trong khi nước này không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn của Liên minh Âu Châu do tranh chấp với Bruxelles.
Theo Politico, khoản vay do Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc tại Hung Gia Lợi cung cấp, đã được rút hết vào ngày 19 Tháng Tư và phải hoàn trả trong vòng ba năm.
Cơ quan chính phủ cho biết thêm, thỏa thuận cho vay này cho phép tài trợ đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và năng lượng, trong số các lĩnh vực khác, đồng thời giữ tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức giới hạn 28,9%.
Budapest không công bố thỏa thuận này. Nó chỉ được tiết lộ sau khi dữ liệu từ cơ quan nợ của chính phủ được công bố vào mùa hè này. Cơ quan này không tiết lộ các chi tiết khác, bao gồm lãi suất và lịch trả nợ.
Hung Gia Lợi đang tích cực tăng cường quan hệ với Trung Quốc, bằng chứng là chuyến thăm của Tập Cận Bình tới Budapest vào tháng 5, trong đó hai bên đã ký một số thỏa thuận về các dự án cơ sở hạ tầng. Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán cũng đã đến thăm Bắc Kinh trong cái gọi là “sứ mệnh hòa bình” vào tháng 7.
Những nỗ lực ngoại giao bất hảo của Orbán, cụ thể là các cuộc gặp của ông với các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc Vladimir Putin và Tập Cận Bình dưới biểu tượng chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu, đã thu hút sự phẫn nộ trên khắp Liên Hiệp Âu Châu.
Brussels nhấn mạnh rằng mặc dù Hung Gia Lợi đang giữ chức chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu nhưng các chuyến đi không đại diện cho khối Âu Châu.
Ủy ban Âu Châu ngày 15 tháng 7 thông báo rằng họ sẽ giảm việc tham gia các cuộc họp không chính thức do Hung Gia Lợi lên kế hoạch trong thời gian nước này làm chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu sau “sứ mệnh hòa bình” có tính chất tiếm danh của Orbán.
Ủy ban cũng sẽ bỏ qua chuyến thăm truyền thống của các ủy viên tới quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu.
Hung Gia Lợi, được nhiều người coi là thành viên Liên Hiệp Âu Châu thân cận nhất với Điện Cẩm Linh, đã nhiều lần cản trở viện trợ cho Ukraine mà nhiều người cho là bị giật giây bởi những ông chủ nợ ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh.
4. Chỉ huy Ukraine nói Nga sẽ sớm buộc phải giảm quy mô tấn công
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine war latest: Russia will be soon forced to scale down attacks, Ukrainian commander says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga sẽ không thể duy trì quy mô tấn công ở nhiều lĩnh vực trong thời gian dài vì “khả năng của nước này không phải là vô hạn, đặc biệt là sau những tổn thất lớn trong thời gian gần đây”, Tướng Oleksandr Pivnenko, chỉ huy Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Ukrinform được công bố hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy.
Quân đội Mạc Tư Khoa đã gây áp lực lên quân Ukraine dọc mặt trận, cố gắng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Ukraine gần Pokrovsk, trong khi cố chiếm phần phía đông Chasiv Yar.
Lực lượng của Kyiv đã ngăn chặn được bước tiến của Nga gần Kharkiv nhưng Nga vẫn tiếp tục nắm giữ một số khu định cư trong khu vực.
Tướng Pivnenko nói với Ukrinform: “Khả năng tấn công của đối phương không phải là vô hạn nếu xét đến những tổn thất mà họ phải gánh chịu”.
“Họ đang rơi vào tình trạng kiệt lực cả về nhân lực và khí tài chiến tranh đến mức trong một tháng rưỡi nữa, họ sẽ không thể tiến hành các cuộc tấn công tích cực theo nhiều hướng cùng một lúc và sẽ sớm phải chuyển sang thế phòng thủ.”
Tướng Pivnenko nhấn mạnh rằng vào thời điểm Nga bổ sung quân số, Ukraine phải chú ý chuẩn bị lực lượng dự trữ và vũ khí của riêng mình. Ông nói thêm nếu Ukraine lên kế hoạch “đi trước Nga một bước thì mọi chuyện sẽ ổn”.
Tướng Pivnenko nói “Điều quan trọng nhất có thể làm bây giờ là đào tạo, phát triển các trung tâm huấn luyện, mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự, sản xuất thiết bị quân sự, máy bay điều khiển từ xa, xe thiết giáp, hệ thống phòng không, hệ thống phòng không cầm tay và đạn dược.”
Trong một bức thư gửi tới Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel và được chia sẻ với các thành viên khác của Hội đồng Âu Châu, mà POLITICO nhìn thấy hôm Thứ Tư, 10 Tháng Bẩy, Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán nói với Michel rằng, một lệnh ngừng bắn và các cuộc đàm phán hòa bình phải diễn ra ngay lập tức vì “trong hai tháng tới, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều tổn thất kịch tính và nhiều diễn biến quân sự bi thảm hơn bao giờ hết ở tiền tuyến” nếu chiến tranh không không dừng lại.
Khi được hỏi về nhận định này Tướng Pivnenko cho rằng tuyên bố của Orbán là vô căn cứ. Nga đã kiệt lực sau đợt tấn công cường tập trong 2 tháng qua, bắt đầu từ cuộc tấn công vào Kharkiv từ bên kia biên giới.
Charles Michel, một người không có kiến thức quân sự, cũng đã bác bỏ ý kiến của Viktor Orbán. Ông cho rằng nếu Nga thực sự có khả năng gây ra cho quân Ukraine “các tổn thất kịch tính và nhiều diễn biến quân sự bi thảm” nó đã tung ra rồi.
5. Các công ty vỏ bọc Hương Cảng tạo điều kiện cho việc trốn tránh lệnh trừng phạt của Nga, báo cáo của NYT
Theo một cuộc điều tra của tờ New York Times công bố hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy, ít nhất 4 công ty vỏ bọc hoạt động ở Hương Cảng đang tạo điều kiện cho việc vận chuyển công nghệ quân sự bị hạn chế sang Nga.
Các quốc gia phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Nga sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2022. Các mặt hàng bị trừng phạt, chẳng hạn như vi mạch sản xuất tại Hoa Kỳ, tiếp tục chảy vào Nga thông qua các nước bên thứ ba.
Bốn công ty này nằm trên tầng bảy của 135 Bonham Strand, một địa chỉ gần khu tài chính của Hương Cảng, Tờ New York Times đưa tin. Các công ty này thuộc sở hữu của những nhà tài phiệt có quan hệ với ngành công nghiệp quốc phòng Nga và họ đã chuyển hàng triệu con chip và cảm biến cho các công ty công nghệ quốc phòng bị trừng phạt ở Nga.
Theo phân tích của Tờ New York Times, khoảng 4 tỷ Mỹ Kim số chip bị trừng phạt đã vào Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện.
Những thiết bị điện tử như vậy đã được tìm thấy trong vũ khí của Nga, bao gồm cả hỏa tiễn hành trình Kh-101 tấn công bệnh viện nhi Okhmatdyt vào ngày 8 Tháng Bẩy.
Tờ New York Times nhận thấy đường ống trốn tránh lệnh trừng phạt của Mạc Tư Khoa đã cho phép nước này nhập khẩu số lượng chip gần như tương đương trong quý cuối cùng của năm 2023 như đã nhập khẩu trong quý cuối cùng của năm 2021.
Trung Quốc, nước ủng hộ kinh tế chính của Nga chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây, đóng vai trò quan trọng, xuất khẩu cái gọi là hàng hóa có công dụng kép sang Nga để cung cấp cho cỗ máy chiến tranh của Điện Cẩm Linh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ chưa cung cấp thiết bị quân sự cho Nga hoặc Ukraine.
Bộ này cho biết trong một tuyên bố với Tờ New York Times: “Những gì Hoa Kỳ nên làm là suy ngẫm về trách nhiệm của mình đối với cuộc khủng hoảng Ukraine thay vì trút trách nhiệm sang Trung Quốc”.
Mỹ tiếp tục xuất khẩu chip sang Trung Quốc để sản xuất, lắp ráp do năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế.
Cuộc điều tra của Tờ New York Times trùng với chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Dmytro Kuleba tới Trung Quốc kể từ cuộc xâm lược năm 2022. Kuleba đã có cuộc hội đàm kéo dài với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Quảng Châu vào ngày 24 tháng 7, sau đó ông nói rằng Bắc Kinh đã tái khẳng định cam kết của mình đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Theo Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, phái đoàn Trung Quốc cũng một lần nữa nhắc lại lời hứa không cung cấp vũ khí cho Nga.
6. Rumani xác nhận máy bay điều khiển từ xa của Nga bay vào không phận nước này
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Romania confirms Russian drones in its airspace”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Rumani và Ukraine đã xác nhận rằng Nga đã phóng 38 máy bay điều khiển từ xa cảm tử Shahed tới Ukraine chỉ trong một đêm, 3 trong số đó đã đi lạc vào không phận Rumani.
Trong một tuyên bố hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy, lực lượng phòng không Ukraine cho biết hệ thống phòng không của Ukraine đã bắn hạ được 25 máy bay điều khiển từ xa. Lực lượng không quân cho biết ba trong số những UAV Shahed của Nga đã vượt biên giới với Rumani, giáp khu vực Odesa của Ukraine, nơi bị ném bom nặng nề trong đêm.
Ngoại trưởng Rumani Luminiţa Odobescu cho biết: “Nga đã thực hiện nhiều cuộc tấn công tàn khốc hơn nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine”. Chúng tôi đã thông báo và đang phối hợp với các đồng minh của mình về vấn đề này. Rumani lên án mạnh mẽ những hành động vô trách nhiệm này”.
Truyền thông địa phương đưa tin, khi máy bay điều khiển từ xa của Nga đang tấn công các cảng ở vùng Odesa, cư dân khu vực Tulcea của Rumani đã nghe thấy nhiều tiếng nổ và được chính quyền cảnh báo rằng các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa có thể rơi xuống đất. Chính quyền yêu cầu công chúng đừng hoảng sợ, nói rằng máy bay điều khiển từ xa của Nga “không tấn công cụ thể vào Rumani”.
Bộ Quốc phòng Rumani cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng hai máy bay phản lực F-18 của Không quân Phần Lan đã được huy động từ một căn cứ không quân Rumani trong đêm để theo dõi tình hình.
“Các nhóm của Bộ Quốc phòng hiện đang tiến hành điều tra tại hiện trường, tìm kiếm các đối tượng có thể đã rơi trên lãnh thổ quốc gia, do hậu quả của các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng cảng Ukraine trong hai đêm liên tiếp vừa qua”.
Sau cuộc tấn công đêm hôm Thứ Tư, 24 Tháng Bẩy, Cơ quan Tình báo Rumani và Bộ Nội vụ đã tìm thấy phần còn lại của một chiếc máy bay điều khiển từ xa loại Geran có nguồn gốc từ Nga ở vùng lân cận Plauru ở Tulcea.
Bộ Quốc phòng cho biết: “Việc tìm kiếm sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay để bao trùm toàn bộ khu vực. Chúng tôi nói rõ rằng tất cả các địa điểm được xác định là khu vực có khả năng có các mảnh vỡ của UAV đều nằm ngoài khu vực có người ở, không ảnh hưởng đến yếu tố cơ sở hạ tầng”.
7. Quan chức cho biết Ba Lan cung cấp cho Ukraine gói viện trợ quân sự thứ 45
Ba Lan đang cung cấp cho Ukraine gói viện trợ quân sự thứ 45 kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, cựu Đại sứ Ukraine tại Ba Lan, Vasyl Zvarych, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Ukrinform hôm 25 Tháng Bẩy.
Warsaw, một nước ủng hộ mạnh mẽ việc phòng thủ của Ukraine trước sự xâm lược của Nga, trước đây đã cung cấp cho Kyiv 44 gói viện trợ quân sự, với tổng trị giá hơn 4 tỷ Mỹ Kim.
Zvarych nói với Ukrinform: “Gói thứ 45 hiện đang trong quá trình triển khai, bao gồm một lượng đáng kể đạn dược cho Ukraine”.
Zvarych từng là đại sứ Ukraine tại Ba Lan từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 6 năm 2024, khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy bổ nhiệm ông làm đại sứ tại Tiệp.
Zvarych cho biết, ngoài đạn dược, Ba Lan cũng đang nghiên cứu khả năng tăng cường thêm cho Lực lượng Không quân Ukraine bằng máy bay của mình, cụ thể là MiG-29.
“Chúng tôi hiểu khi nào và trong những điều kiện nào điều này có thể xảy ra và chúng tôi đang hợp tác giải quyết vấn đề này cùng với Ba Lan và các quốc gia thành viên NATO khác.”
Zelenskiy và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã ký một thỏa thuận an ninh tại Warsaw vào ngày 8 tháng 7, đồng ý hợp tác chính trị, quân sự và kinh tế. Tài liệu nêu rõ rằng Warsaw sẽ “xem xét khả năng chuyển giao một phi đội MiG-29 mà không ảnh hưởng đến an ninh Ba Lan”.
Zvarych cho biết Ba Lan trước đây đã cung cấp cho Ukraine 10 máy bay MiG-29.
8. Lithuania chuẩn bị kế hoạch di tản trong trường hợp chiến tranh
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Lithuania preparing evacuation plans in case of war”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã làm gia tăng lo ngại về một cuộc xung đột công khai giữa Mạc Tư Khoa và NATO.
Bộ trưởng Nội vụ Agne Bilotaite nói trên đài truyền hình công cộng LRT hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy, rằng trong bối cảnh cuộc tranh cử đang diễn ra ở Hoa Kỳ, chính quyền Lithuania lo ngại Nga có thể mở một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Lithuania để trả đũa cho việc nước này tích cực ủng hộ Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga. Vì thế, chính phủ Lithuania đang lên kế hoạch di tản hàng loạt dân thường trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lăng của Nga.
Giáp biên giới với đồng minh Belarus của Nga và vùng đất Kaliningrad được vũ trang mạnh mẽ của Nga, Lithuania sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên bị đe dọa bởi một cuộc đụng độ như vậy.
Bộ trưởng Bilotaite cho biết các thành phố giáp giới với Nga có đến 1 phần tư dân số 2,9 triệu người của đất nước. Trong tình huống xấu nhất, khoảng 750.000 dân Lithuania cần phải được di tản trong vòng 24 giờ. Ưu tiên cho các gia đình có con nhỏ, phụ nữ mang thai và người khuyết tật.
Bộ trưởng Bilotaite cũng cho biết kế hoạch sẽ bao gồm các hỗ trợ quốc tế và vấn đề này đã được thảo luận với các nước láng giềng và các đồng minh NATO khác.
Do cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine, các biện pháp chuẩn bị bảo vệ dân chúng cũng đang được xem xét ở Latvia và Estonia.
9. Nguồn tin cho biết cuộc tấn công mạng vào các ngân hàng, viễn thông Nga tiếp tục sang ngày thứ ba
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết các cuộc tấn công mạng của cơ quan tình báo quân sự Ukraine đã tiếp tục gây ra sự gián đoạn trong hoạt động ngân hàng và viễn thông ở Nga trong ngày thứ ba.
Truyền thông Nga ngày 24 Tháng Bẩy đưa tin một số nhà băng hàng đầu, bao gồm Raiffeisen, Gazprombank, VTB và Alfabank, đang gặp phải tình trạng ngừng hoạt động. Mạng xã hội, hệ thống thanh toán trên phương tiện giao thông công cộng và một số hãng hàng không cũng bị ảnh hưởng.
Cơ quan báo chí của VTB nói với hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga vào ngày 24 tháng 7 rằng ngành ngân hàng Nga đã bị tấn công bởi một “cuộc tấn công DdoS /đi-đốt/ hay từ chối dịch vụ truy cập được lên kế hoạch từ nước ngoài”.
Theo nguồn tin của tờ Kyiv Independent trong cơ quan tình báo quân sự Ukraine, cuộc tấn công bắt đầu vào sáng 23 Tháng Bẩy.
Nguồn tin cho biết: “Các dịch vụ trực tuyến của các tổ chức tài chính trên cả nước hoàn toàn không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định và có lỗi trong ngày thứ ba”.
Nguồn tin cho biết thêm, kể từ ngày 25 tháng 7, cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến các trang web khác, bao gồm mạng xã hội VK của Nga và các hệ thống thanh toán khác như Hệ thống thanh toán thẻ quốc gia của Nga, nơi vận hành hệ thống thanh toán Mir của Nga.
Hệ thống thanh toán Mir được thiết lập sau khi Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế bắt đầu hạn chế việc sử dụng thẻ quốc tế.
Việc sử dụng nó đã tăng lên sau khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2022 và việc rút các dịch vụ thẻ thanh toán chính Visa và Mastercard sau đó khỏi Nga.
Nguồn tin cho biết: “Tình hình rất phức tạp do hoạt động không ổn định của các nhà cung cấp Internet”, vốn cũng đang bị các chuyên gia mạng Ukraine tấn công”.
Một cuộc tấn công nhằm vào các ngân hàng Nga và hệ thống thanh toán Mir của Nga vào tháng 6 bởi đội quân công nghệ thông tin Ukraine, một nhóm chiến tranh mạng tình nguyện, đã khiến một loạt dịch vụ ngân hàng Nga không hoạt động.
10. Patriot, NASAMS Maker phát hành bản cập nhật sản xuất khi nhu cầu phòng không tăng vọt
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Patriot, NASAMS Maker Issues Production Update As Air Defense Demand Soars”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nhà thầu quốc phòng Raytheon đang tăng tốc sản xuất các hệ thống phòng không cao cấp, bao gồm cả những hệ thống được triển khai ở Ukraine và Israel, sau khi nhu cầu về các hệ thống này tăng hơn gấp đôi.
Tom Laliberty, chủ tịch hệ thống phòng không và mặt đất của nhà sản xuất Hoa Kỳ, nói với Newsweek rằng kể từ năm 2022, đơn đặt hàng các loại vũ khí — từ các hệ thống nhỏ hơn đến các loại lớn, tầm xa như Patriot — đã tăng 150%.
Kể từ khi quân đội Nga tiến vào Ukraine để phát động cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào nước láng giềng vào tháng 2 năm 2022, các quốc gia ủng hộ Kyiv đã tài trợ nhiều hệ thống phòng không cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Đồng thời, nhiều quốc gia đã xem xét lại kho dự trữ các hệ thống quan trọng có thể bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi các cuộc tấn công có thể xảy ra.
Căng thẳng đã bùng lên ở Trung Đông kể từ cuối năm ngoái, Trung Quốc ngày càng có nhiều căn thẳng với đồng minh Đài Loan của Mỹ và Nga đã xích lại gần hơn với Bắc Hàn và Iran, trong khi sự chú ý đang chuyển sang những lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Âu Châu.
Laliberty cho biết, kể từ năm 2022, sự thay đổi mạnh mẽ nhất mà Raytheon từng thấy là “khối lượng nhu cầu”.
Raytheon sản xuất Patriot, hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đất đối không tầm xa được coi là tiêu chuẩn vàng chống lại các mối đe dọa sắp tới như hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật và hỏa tiễn hành trình. Những lời kêu gọi ồn ào và thường cụ thể của Ukraine về quyên góp Patriot để chống lại các đợt tấn công hỏa tiễn dai dẳng của Nga đã khiến hệ thống tồn tại lâu đời này trở thành tâm điểm chú ý.
“Hãy trao cho chúng tôi những hệ thống Patriot chết tiệt,” Bộ trưởng Ngoại giao Kyiv, Dmytro Kuleba, đã thúc giục hồi tháng Ba. Ukraine kể từ đó đã nhận được cam kết cung cấp thêm một số hệ thống, với ba hệ thống mới hoàn chỉnh được cam kết bởi Mỹ, Đức và Rumani trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington hồi đầu tháng này. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết tại hội nghị thượng đỉnh rằng Hòa Lan và “các đối tác khác” sẽ đóng góp các thành phần để đưa tổ hợp Patriot mới thứ tư vào hoạt động.
Raytheon cũng chịu trách nhiệm sản xuất các hệ thống phòng không nhỏ hơn, bao gồm cả hệ thống phòng không cầm tay Stinger. Ukraine đã nhận được hàng ngàn hỏa tiễn Stinger từ Mỹ, cũng như hai khẩu đội Patriot và 12 Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia, còn được gọi là NASAMS.
Laliberty cho biết, Raytheon hiện phải mất một năm để chế tạo một đơn vị phòng không Patriot, nhưng thách thức thực sự là thời gian chuẩn bị các bộ phận cần thiết để lắp ráp.
Ông nói thêm, sự bùng nổ của xung đột vào năm 2022 xảy ra ngay sau đại dịch Covid-19, trọng tâm là chống khủng bố và các vấn đề trên toàn thế giới xung quanh việc nắm giữ các bộ phận. Trong khi các chính phủ tập trung nỗ lực vào đại dịch thì nhu cầu lại giảm xuống trước khi số lượng đơn đặt hàng hệ thống phòng không tăng trở lại khi Nga xâm chiếm Ukraine.
Laliberty cho biết: Trước đây, Raytheon phải mất khoảng ba năm mới cung cấp được một hệ thống Patriot sau khi có đơn đặt hàng. Tuy nhiên, có thời điểm, Raytheon sẽ mất khoảng 40 tháng để thực hiện một đơn đặt hàng Patriot.
“ Chúng tôi sắp quay trở lại mục tiêu đó,” ông nói thêm, đồng thời nhấn mạnh rằng Raytheon đang hy vọng rút ngắn khoảng thời gian đó xuống còn 30 tháng hoặc hai năm rưỡi.
Laliberty cho biết: “Chúng tôi có chuỗi cung ứng truyền thống, chủ yếu ở Hoa Kỳ, nhưng hiện tại chúng tôi đang thiết lập chuỗi cung ứng ở Âu Châu và Trung Đông để giải quyết nhu cầu tăng thêm năng lực.” Ông nói, chuỗi cung ứng thực hiện nhiều công việc nặng nhọc hơn để cung cấp hệ thống hơn là mở rộng nhà máy.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết hồi tháng trước rằng chính phủ Mỹ đã đưa ra “quyết định khó khăn nhưng cần thiết” là tạm dừng việc giao hỏa tiễn Patriot và NASAM cho quân đội nước ngoài, chuyển hướng hỏa tiễn sang Ukraine.
Số lượng tồn đọng của Patriot hiện tại là 5 đơn vị dành cho Thụy Sĩ và 8 đơn vị khác đang hướng đến Đức đã được đặt hàng trong năm nay.
Theo quân đội Ukraine, Kyiv đã sử dụng Patriot của mình để hạ gục một loạt máy bay Nga. Các hệ thống này được cho là đã đánh chặn một số hỏa tiễn Kinzhal mà trước đó người ta tin là không thể ngăn chặn của Nga mà Điện Cẩm Linh mô tả là vũ khí siêu thanh.
Laliberty cho biết, Patriot – ban đầu được thiết kế để đối đầu với vũ khí của Liên Xô – đã “hoạt động rất tốt” ở Ukraine. Ông nói tiếp rằng: Các nhà khai thác Ukraine đã thích nghi nhanh chóng với hệ thống đã được nâng cấp nhiều lần kể từ khi nó được đưa vào sử dụng cách đây nhiều thập niên. Cải tiến lớn tiếp theo đối với hệ thống sẽ là một cảm biến mới, được gọi là Cảm biến phòng thủ hỏa tiễn và phòng không cấp thấp hơn, hay LTAMDS, được quảng cáo là có phạm vi và độ cao lớn hơn gấp đôi so với radar hiện tại của Patriot.
Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm qua, Patriot đã phải đối mặt với các loại vũ khí hiệu suất cao hơn và các cuộc tấn công phối hợp, hiệu quả hơn mà cuối cùng lại là mối đe dọa “tinh vi” hơn”, Laliberty nói. Không chỉ vậy, các hệ thống phòng không như Patriot còn phải phối hợp với các hệ thống phòng thủ nhỏ hơn, di động để tìm ra cách đánh bại máy bay điều khiển từ xa giá rẻ cũng như vũ khí siêu thanh có tính cơ động cao.
Laliberty nói: Mạc Tư Khoa đang “kết hợp tất cả những điều này cùng một lúc, cố gắng áp đảo Patriot và các hệ thống phòng không khác đang hoạt động”. “Điều thực sự quan trọng là chúng tôi tiếp tục triển khai hệ thống phòng không theo cách có thể phân lớp.”
Khi cuộc chiến ở Ukraine chưa có hồi kết, không rõ Kyiv sẽ phải vượt qua bao nhiêu năm xung đột và tấn công hỏa tiễn nữa cũng như cuộc chiến ở đây sẽ tiếp tục tác động đến nhu cầu toàn cầu như thế nào.
“Hãy hy vọng vấn đề sẽ sớm được giải quyết,” Laliberty nói và nói thêm: “Nhưng nếu không, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng năng lực của mình.”
4 quả ATACMS lợi hại, sân bay và đài radar Nga tan tành. Chiến hạm rút khỏi Azov. Thêm nhiều Leopard
VietCatholic Media
15:18 27/07/2024
1. Ukraine ăn mừng sự thất bại của hệ thống phòng không Nga trong cuộc tấn công ATACMS ở Crimea
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Celebrates Failure Of Russian Air Defenses In Crimea ATACMS Strike”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine ăn mừng sự thất bại của hệ thống phòng không Nga ở Crimea sau khi các vụ nổ mạnh làm rung chuyển căn cứ không quân Saky.
Kênh Astra Telegram, một dự án do các nhà báo độc lập của Nga điều hành, dẫn nguồn tin từ các cơ quan dịch vụ khẩn cấp địa phương cho biết hôm thứ Sáu, các lực lượng Ukraine đã tấn công vào Crimea bằng bốn cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, làm bị thương một số sĩ quan và binh lính Nga.
Theo tin sơ khởi, một kho đạn dược bị tấn công tại căn cứ không quân Saky ở thị trấn Novofedorivka phía Tây. Những tiếng nổ long trời đã kéo dài suốt buổi sáng. Hỏa hoạn rất lớn nhưng không ai dám đến gần do các vụ nổ.
Trong khi đó, một trạm radar tại địa điểm triển khai phòng không của Nga nằm cách làng Shelkovichnoye ở quận Saky 5 km cũng bị tấn công và các cơ quan truyền thông địa phương cho rằng toàn bộ các radar đã bị phá hủy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy, Ukraine đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công hôm thứ Sáu, nói rằng lực lượng của Kyiv “tiếp tục phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của quân xâm lược Nga”.
Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, nói:
“Tối nay, các đơn vị thuộc lực lượng hỏa tiễn của Lực lượng vũ trang Ukraine, phối hợp với các đơn vị khác của Lực lượng phòng vệ, như một phần của kế hoạch thống nhất, đã tấn công phi trường Saky ở Crimea”.
“Đây là một trong những phi trường đang hoạt động mà Nga sử dụng để kiểm soát không phận, đặc biệt là trên khu vực Hắc Hải, và tiến hành các cuộc không kích vào lãnh thổ Ukraine”, đồng thời lưu ý rằng Kyiv đang làm rõ kết quả của các cuộc tấn công.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Bẩy, 27 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, nhấn mạnh rằng “Điều quan trọng cần lưu ý là nó được bao phủ bởi các thiết bị phòng không 'hiện đại' của Nga, một lần nữa không thể bảo vệ được một cơ sở quân sự quan trọng của Nga”.
“ Công việc chiến đấu chung của tất cả các thành phần của Lực lượng Phòng vệ nhằm vào các mục tiêu quan trọng của Lực lượng Vũ trang Nga sẽ tiếp tục,” nó nói thêm.
Các cuộc tấn công vào Crimea đã gia tăng trong suốt cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Putin, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, khi Kyiv tìm cách giành lại bán đảo Hắc Hải. Khu vực này đã bị Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014.
Trong khi đó, các blogger quân sự Nga phàn nàn rằng các hệ thống phòng không của Nga tỏ ra quá yếu kém trước hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân ATACMS của Hoa Kỳ. Các blogger quân sự ủng hộ chiến tranh ở Nga gần đây đã lên tiếng lo ngại về khả năng của nước này trong việc bảo vệ những tài sản quý giá của mình.
Vào tháng 6, Boris Rozhin, một blogger chiến tranh người Nga ở Crimea, đã thúc giục Putin giải quyết vấn đề phòng không của đất nước ông sau khi có thông tin cho rằng Ukraine đã tấn công vào khu vực Belgorod, giáp biên giới Ukraine, phá hủy các bộ phận của hệ thống phòng không S-300/400 của Nga.
Ông cho biết rằng việc sửa đổi “kiến trúc” hệ thống phòng không của Nga là “rất cần thiết”.
Các cơ quan truyền thông của Ukraine tiếp tục bày tỏ sự bất mãn vì chính quyền của Tổng thống Joe Biden tiếp tục cấm Ukraine sử dụng ATACMS tấn công vào các căn cứ không quân Nga nơi hàng ngày vẫn xuất phát các máy bay ném bom lượn vào các thành phố và tiền tuyến của quân Ukraine.
2. Xe tăng Leopard mới bắt đầu tiến vào Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “New Leopard Tanks Start Rolling Into Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine sẽ nhận được 14 xe tăng Leopard 2A4 tân trang vào mùa hè này từ Hòa Lan và Đan Mạch, Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Ruben Brekelmans tuyên bố hôm thứ Năm.
Hai quốc gia NATO cho biết vào tháng 4 năm ngoái rằng họ sẽ mua xe tăng từ bên thứ ba và tân trang lại trước khi gửi chúng đến Ukraine. Brekelmans cho biết các xe tăng chiến đấu này đã được công ty vũ khí Rheinmetall của Đức tân trang lại và thử nghiệm trong những tháng gần đây.
Xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất được nhiều người coi là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất do các quốc gia thành viên NATO sản xuất. Rheinmetall mô tả chúng là “xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới”.
Ukraine đã nhận được lô hàng 18 xe tăng Leopard 2 đầu tiên từ Đức vào tháng 3 năm ngoái. Đến Tháng Giêng vừa qua, chính trị gia và nhà kinh tế người Đức Sebastian Schäfer cho biết quân đội Ukraine chỉ còn lại một số chiếc đủ sức chiến đấu.
Ukraine từ lâu đã yêu cầu các đồng minh phương Tây cung cấp thiết bị và vũ khí hiện đại để giúp chống lại lực lượng Nga trong cuộc chiến đang diễn ra do Putin phát động vào tháng 2 năm 2022.
Năm ngoái, Hòa Lan, Đan Mạch và Đức đã cam kết gửi cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này 100 xe tăng Leopard tân trang.
“Ukraine cần khẩn cấp gia tăng sự hỗ trợ quân sự trong bối cảnh giao tranh ác liệt trên chiến trường. Những chiếc xe tăng này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quân đội Ukraine khỏi quân đội Nga”, Brekelmans cho biết trong một tuyên bố.
Bộ trưởng nói thêm: “Hòa Lan cùng với các đồng minh và đối tác của mình sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine liên tục trong thời gian cần thiết”. “Điều này rất quan trọng để bảo vệ Ukraine và ngăn chặn hành động gây hấn của Putin.”
Bộ Quốc phòng Hòa Lan cho biết trong thông cáo báo chí rằng xe tăng Leopard 2A4 “có thể giúp Ukraine chiếm thế thượng phong trên chiến trường”.
Bộ này cho biết: “Leopard 2A4 có hỏa lực lớn, bảo vệ tốt cho kíp lái và di chuyển nhanh chóng”, đồng thời cho biết thêm rằng xe tăng Leopard 1 cũng đang được Đan Mạch và Đức chuyển giao cho Ukraine.
Bộ này cho biết hai chiếc xe tăng Leopard 2 cuối cùng đang được kiểm tra xác nhận.
“12 chiếc xe tăng đầu tiên đã được chuyển giao. Tất cả 14 xe tăng sẽ được giao đồng thời trước cuối mùa hè”, Bộ này cho biết.
Bộ Quốc Phòng Hòa Lan không cung cấp ngày chính xác về lô hàng 14 xe tăng Leopard 2A4 tân trang.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trên các kênh truyền thông xã hội của mình rằng lô hàng “sẽ tăng cường khả năng của các chiến binh Ukraine trên chiến trường”.
“Chúng tôi rất biết ơn các đối tác vì sự hỗ trợ không ngừng nghỉ của họ! Cùng nhau, chúng ta sẽ chiến thắng!”.
Đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết họ đã gửi thêm 10 xe tăng chiến đấu Leopard 2A4 tân trang tới Ukraine.
3. Đại sứ nói rằng ngưng bắn tức khắc sẽ khiến 25% lãnh thổ Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của Nga
Đại sứ Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ Vasyl Bodnar cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Euronews rằng lệnh ngừng bắn mà Nga không rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm sẽ giúp nước này có thời gian tăng cường năng lực và tiếp tục các cuộc tấn công vào Ukraine.
“Nhiều nước đã đề xuất ý tưởng ngừng bắn nhưng không ai nghĩ tới ý nghĩa của nó. Khoảng 25% lãnh thổ Ukraine sẽ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Nga, điều đó có nghĩa là trao cho Putin thời gian để Nga tăng cường năng lực và tiếp tục tấn công Ukraine”, Bodnar nói.
Đại diện của một số quốc gia, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi, những nước duy trì quan hệ ngoại giao với Nga, đã kêu gọi Ukraine và Nga đàm phán về lệnh ngừng bắn và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình.
Trước đó, Putin tuyên bố, như một điều kiện để đàm phán hòa bình, là quân đội Ukraine phải rời khỏi các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia, điều này đã bị Kyiv và các đối tác từ chối.
Bondar nói rằng Ukraine tìm cách chấm dứt chiến tranh và đạt được hòa bình chỉ bằng một cách: Nga phải rút quân khỏi lãnh thổ của Ukraine và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Đại sứ nói rằng việc chấm dứt sự xâm lược của Nga chỉ nằm ở việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, đồng thời cho biết thêm: “Không nên tính đến bất kỳ đề xuất nào khác và đó là lý do tại sao chúng tôi từ chối đề xuất của Nga”.
Bodnar nêu ra rằng các đề xuất ngừng bắn của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, mà ông ta đã lên tiếng trong chuyến thăm Kyiv vào tháng 7, “không có bất kỳ chi tiết nào”, chỉ là ngừng bắn khơi khơi vậy thôi.
Đại sứ cũng cho biết thêm Ukraine muốn gia nhập NATO chỉ để đạt được an ninh và hòa bình lâu dài, không có ý định khiêu khích Nga hay tạo ra những thay đổi địa chính trị.
Theo Bodnar, NATO là tổ chức duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu an ninh của thế giới hiện đại, ít nhất là trên giấy tờ.
Ông nói, nếu Ukraine trở thành thành viên của NATO, đây sẽ là biên giới tự nhiên giữa các thành viên khác trong liên minh và Nga.
4. Báo cáo cho biết Nga 'tái triển khai' hệ thống phòng không tới cầu Crimea trong bối cảnh có những khó khăn
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia 'Redeploying' Air Defenses to Crimean Bridge Amid Struggles: Report”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một nhóm thân Ukraine có trụ sở tại Crimea, Nga đang triển khai lại hệ thống phòng không để bảo vệ cây cầu quan trọng được Nga sử dụng để kết nối với Bán đảo Crimea sáp nhập mà Ukraine đã nhắm tới từ lâu.
“Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã bắt đầu chuyển ồ ạt thiết bị đến gần Cầu Kerch,” Atesh, một nhóm đảng phái quân sự thân Kyiv gồm người Ukraine và Crimea Tatars, cho biết trong một bài đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy.
Mạc Tư Khoa đang “tích cực tái triển khai các cơ sở phòng không, máy bay, radar và tất cả các cơ sở quân sự còn sót lại từ phía tây Crimea”.
Nga đã kiểm soát Crimea kể từ khi sáp nhập bán đảo này về phía nam đất liền Ukraine từ Kyiv một thập niên trước. Điều này không được quốc tế công nhận và Ukraine đã tuyên bố sẽ đòi lại lãnh thổ.
Mạc Tư Khoa đã sử dụng Crimea làm căn cứ quân sự quan trọng của mình, bao gồm cả lực lượng hải quân tại thành phố cảng Sevastopol phía nam Crimea, và bằng cách thiết lập các trung tâm hậu cần để cung cấp cho quân đội của họ ở đất liền Ukraine.
Ukraine đã nhiều lần tấn công vào các cơ sở và tài sản có giá trị cao của Nga trên bán đảo, như hệ thống phòng không tiên tiến, radar, căn cứ không quân và tàu hải quân.
Phong trào Atesh cho biết: “Người Nga đang rất cần các hệ thống phòng không”. “Họ chỉ có thể bao phủ một khu vực của bán đảo.”
Kyiv cũng đã tấn công vào Cầu Crimea, còn được gọi là Cầu Kerch, nối phía tây Crimea với đất liền Nga.
Cầu Kerch, là cầu vượt đường bộ và hỏa xa, được xây dựng ngay sau khi Nga sáp nhập bán đảo. Nó đã được đích thân Putin công bố vào năm 2018, khiến cây cầu trở thành mục tiêu tuyên truyền của Nga, và đồng thời là mục tiêu quân sự hấp dẫn đối với Ukraine.
“Cây cầu sẽ bị phá hủy,” nhà lãnh đạo cơ quan an ninh SBU của Ukraine, Vasyl Maliuk, cho biết vào cuối năm 2023.
Crimea Wind, kênh Telegram có trụ sở tại Crimea, trong những ngày gần đây đưa tin rằng Nga đang xây dựng các công sự xung quanh cầu Kerch.
Đầu tuần này, Thống đốc vùng Krasnodar của Nga, Veniamin Kondratiev, cho biết máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công một chiếc phà ở cảng Kavkaz vào đầu giờ thứ Ba, khiến một người thiệt mạng và chưa rõ số thương vong.
Cảng Kavkaz là một phần của vùng Krasnodar của Nga và nằm gần Cầu Kerch. Ukraine trước đây đã tấn công vào bến phà và cơ sở dầu mỏ tại cảng.
Vào cuối tháng 5, ngay sau khi quân đội Ukraine cho biết họ đã tấn công bến phà bằng Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ cung cấp, lực lượng vũ trang Kyiv cho biết các bến phà của Nga được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không hiện đại bao gồm S-400 tiên tiến, hỏa tiễn tầm trung Pantsir và hệ thống phòng không tầm ngắn Tor.
5. Kharkiv đổi tên 3 ga tàu điện ngầm, gần 50 đường phố trong nỗ lực bài Nga
Thành phố Kharkiv đã quyết định đổi tên 3 ga tàu điện ngầm và 48 đường phố để “xóa bỏ các tàn tích của Nga khỏi không gian công cộng”, Thống đốc Oleh Syniehubov thông báo hôm Thứ Bẩy, 27 Tháng Bẩy.
“Đây là một bước quan trọng của quá trình phi thực dân hóa,” Syniehubov nói sau khi ký sắc lệnh.
Quốc hội Ukraine đã đặt ra ngoài vòng pháp luật hầu hết các biểu tượng, tên đường và tượng đài của Liên Xô và cộng sản như một phần của quá trình phi cộng sản hóa vào năm 2015.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sau đó đã ký một đạo luật vào tháng 4 năm 2023 cấm đặt tên các địa điểm ở Ukraine theo tên các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử của Nga nhằm đáp trả cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Ga tàu điện ngầm Anh hùng Lao động ở Kharkiv sẽ được đặt tên là Zavodska, nghĩa là nhà máy trong tiếng Ukraine.
Ga tàu điện ngầm Malyshev Factory, ban đầu được đặt theo tên của chính khách và kỹ sư Liên Xô gốc Nga Vyacheslav Malyshev, sẽ được đổi tên thành Saltivska, theo tên Saltivka, khu dân cư Kharkiv bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các cuộc tấn công của Nga.
Đại lộ Gagarin, được đặt theo tên của nhà du hành vũ trụ người Nga Yury Gagarin, sẽ được đổi tên thành Đại lộ Hàng không vũ trụ. Ga tàu điện ngầm Đại lộ Gagarin giờ đây sẽ được đặt tên là ga tàu điện ngầm Levada, theo tên của một khu phố gần đó.
'Mọi người đều nói văn hóa chúng ta không liên quan gì đến loại chính trị thực dân của Nga. Đúng vậy' - Nhà văn Ukraine Volodymyr Rafeyenko nói.
Các đường phố khác đã được đổi tên bao gồm Phố Lermontov, được đặt theo tên của nhà văn và nhà thơ Nga Mikhail Lermontov. Con phố bây giờ sẽ được đặt theo tên của Maik Yohansen, một nhà thơ người Ukraine gốc Latvia, người đã nổi lên ở Kharkiv vào những năm 1920.
Chính quyền Liên Xô cáo buộc Yohansen là thành viên của “tổ chức khủng bố tư sản-dân tộc chủ nghĩa Ukraine”. Ông bị xử bắn vào năm 1937.
Phố Tchaikovsky sẽ được đổi tên theo tên một nhà thơ Ukraine khác bị hành quyết năm 1937, Mykhailo Semenko, người được coi là người sáng lập ra nền thơ ca tương lai Ukraine.
Việc tấn công vào các nhân vật văn hóa Ukraine trong những năm 1930 phổ biến đến mức những người bị sát hại ở Ukraine được gọi là “Thời kỳ Phục hưng bị hành quyết”. Nhiều người trong số những người thiệt mạng đang sống và làm việc tại Kharkiv, thủ đô của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine từ năm 1919 đến năm 1934.
Các dánh xưng bị đổi tên khác sẽ có tài liệu tham khảo hiện đại hơn. Một con phố sẽ được đặt theo tên của Lữ đoàn tấn công số 92, trong khi một con phố khác sẽ được đặt theo tên của Lữ đoàn Khartiia của Lực lượng Vệ binh Quốc gia. Cả hai lữ đoàn đều tham chiến trong Trận Kharkiv năm 2022.
Những cái tên mới được lựa chọn bởi một nhóm làm việc đặc biệt của Hội đồng thành phố Kharkiv, bao gồm các nhà sử học, nhà khoa học địa phương và công chúng.
“ Nhóm công tác đã tổ chức 9 cuộc họp, thảo luận chi tiết về tất cả các đề xuất. Các thành viên của nhóm công tác đã chọn tên mới thông qua bỏ phiếu.
6. Ukraine cho biết Nga rút toàn bộ tàu chiến khỏi biển Azov
Hải quân Ukraine cho biết Nga đã rút toàn bộ tàu chiến khỏi Biển Azov trong bối cảnh các cuộc tấn công ngày càng gia tăng từ Ukraine.
Dmytro Pletenchuk, phát ngôn viên hải quân Ukraine, cho biết trong một tuyên bố trên Facebook vào cuối ngày thứ Năm 25 Tháng Bẩy: “Không còn một tàu chiến nào của Nga ở Biển Azov”. “Có vẻ như người Nga bắt đầu nghi ngờ điều gì đó.”
Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công vào Crimea như một phần trong nỗ lực đòi lại bán đảo Hắc Hải, nơi đã bị Putin sáp nhập vào năm 2014.
Pletenchuk cho biết vào tháng 3 rằng “mục tiêu cuối cùng của Ukraine là hoàn toàn không có tàu quân sự của cái gọi là Liên bang Nga ở khu vực Azov và Hắc Hải”.
Phát ngôn nhân hải quân Ukraine cho biết trong chương trình phát sóng truyền hình quốc gia hôm thứ Năm rằng Mạc Tư Khoa đã rút tàu chiến khỏi Biển Azov sau khi lực lượng của Kyiv tấn công và làm hư hại chiếc phà Slavyanin của Nga tại cảng Kavkaz ở vùng Krasnodar của Nga hôm thứ Ba.
Chiếc phà này được tường trình đã được Nga sử dụng để vận chuyển toa xe lửa, xe tải và container cho mục đích quân sự.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết: “Một kết quả tuyệt vời khác từ những nỗ lực đồng bộ của lực lượng phòng vệ: chiếc phà của quân xâm lược bị hư hại nghiêm trọng ở cảng Kavkaz”.
Cảng Kavkaz nằm cách cầu Kerch khoảng 11 km, nối liền Crimea với đất liền Nga. Ukraine đã cam kết phá hủy cấu trúc này và đã tấn công thành công cây cầu hai lần kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào đất nước này của Putin bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy, Thuyền trưởng Trung Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, cho biết: “quân xâm lược quyết định rời khỏi vùng biển Azov, nguyên nhân chủ yếu là do phà hỏa xa bị hư hại”. “Họ lấy bản đồ và la bàn rồi quyết định rằng ở đó có lẽ không an toàn lắm. Đây là ngôn ngữ duy nhất mà đối phương của chúng ta hiểu được – đó là ngôn ngữ của vũ lực.”
Nga đã di dời nhiều tàu chiến của mình từ Crimea bị sáp nhập đến Novorossiysk do các cuộc tấn công không ngừng của Ukraine.
Hình ảnh vệ tinh từ tháng 10 năm ngoái cho thấy hạm đội Nga đang chạy trốn từ Sevastopol ở Crimea đến Novorossiysk ở Krasnodar Krai của Nga. Sau khi bị các thuyền điều khiển từ xa của Ukraine tấn công và cháy rừng ập đến, các tàu Nga phải hối hả di tản tới cảng hải quân Nga ở Feodosia xa hơn về phía đông trên Bán đảo Crimea đã sáp nhập.
Những hình ảnh vệ tinh gần đây hơn từ tháng 4, được chia sẻ bởi nhà nghiên cứu tình báo nguồn mở MT Anderson của OSINT, dường như cho thấy Hạm đội Hắc Hải phần lớn đã từ bỏ các căn cứ hải quân lớn ở Crimea.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Năm cho biết Crimea đã bị máy bay và thuyền điều khiển từ xa của hải quân Ukraine tấn công trong đêm. Lực lượng Nga đã chặn và phá hủy 4 máy bay điều khiển từ xa trên không và 2 thuyền điều khiển từ xa trên biển đang tiến về bán đảo Hắc Hải.
7. Nga giảm tốc độ YouTube sau khi Google từ chối tuân thủ việc kiểm duyệt
Nga sẽ cố tình làm chậm tốc độ tải YouTube tới 70% vào cuối tuần tới, nhằm đáp trả việc Google từ chối tuân thủ yêu cầu của chính quyền Nga, nghị sĩ Nga Alexander Khinshtein cho biết hôm 25 Tháng Bẩy trong một cuộc họp tại Duma quốc gia, tức là Hạ Viện Nga.
Khinshtein, nhà lãnh đạo Ủy ban Chính sách Thông tin của Duma Quốc gia, tuyên bố rằng động thái này “không nhằm mục đích chống lại người dùng Nga mà chống lại việc quản lý một nguồn tài nguyên nước ngoài vẫn tin rằng họ có thể vi phạm và phớt lờ luật pháp của chúng ta mà không bị trừng phạt”.
Việc Nga đàn áp quyền tự do ngôn luận, đặc biệt liên quan đến thông tin trái ngược với các tường thuật của nước này về cuộc chiến toàn diện, đã gia tăng kể từ năm 2022.
Vào tháng 4, một tòa án ở Mạc Tư Khoa đã bác bỏ đơn kháng cáo từ công ty mẹ của Google, Alphabet, về việc xóa bỏ khoản tiền phạt gần 50 triệu Mỹ Kim đối với công ty vì không xóa thông tin mà Nga cho là làm mất uy tín của lực lượng vũ trang và quảng bá nội dung cực đoan.
Khinshtein cảnh báo người dùng YouTube ở Nga có thể thấy tốc độ tải trên máy tính để bàn giảm xuống 40% vào cuối tuần này.
“Biện pháp này sẽ chỉ ảnh hưởng đến các phiên bản dành cho máy tính để bàn. Hiện tại nó sẽ không ảnh hưởng đến điện thoại di động”, Khinshtein nói.
Khinshtein cho biết khoảng thời gian mùa hè được chọn làm thời điểm “làm cho YouTube trở nên tỉnh táo” vì hầu hết người dùng đang trong kỳ nghỉ và sẽ sử dụng thiết bị di động để truy cập video thay vì máy tính để bàn của họ.
Khinshtein tuyên bố rằng biện pháp này được thiết kế để cho YouTube thấy rằng Nga “đã chuyển từ thuyết phục sang các bước cụ thể” và động thái này là hậu quả của “chính sách chống Nga” của YouTube.
Hãng tin độc lập Meduza của Nga cho biết các quan chức Nga đã cảnh báo vào ngày 12 tháng 7 về khả năng tải YouTube bị chậm do “các vấn đề kỹ thuật” của Google. Một nguồn tin nói với Meduza rằng cơ quan kiểm duyệt liên bang của Nga đã cố tình làm chậm tốc độ của trang web.
Cùng ngày, tờ báo thân nhà nước Nga Gazeta.ru đưa tin rằng chính phủ Nga có kế hoạch chặn hoàn toàn YouTube vào tháng 9.
Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov phủ nhận kế hoạch hạn chế trang web, nói rằng theo “tuyên bố chính thức từ các công ty liên quan”, thiết bị được đề cập đã “không được cập nhật trong hơn hai năm”.
8. Nga trấn áp điện thoại cá nhân ở tuyến đầu
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia cracks down on personal phones on the frontline”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Quốc hội Nga hôm thứ Tư đã thông qua luật tăng hình phạt đối với việc sử dụng thiết bị internet cá nhân của các binh sĩ tiền tuyến đang chiến đấu ở Ukraine.
Luật mới quy định rằng việc sở hữu các thiết bị cho phép quân nhân lưu trữ hoặc gửi video, ảnh hoặc dữ liệu định vị địa lý trên internet là hành vi phạm tội nghiêm trọng và có thể bị phạt giam tới 15 ngày.
Nó cũng cấm truyền tải bất kỳ thông tin nào có thể được sử dụng để xác định bất kỳ danh tính của đơn vị quân đội và nơi ở của họ.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Andrei Kartapolov nói với hãng thông tấn Nga Interfax: “Dự luật này nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho các quân nhân và đơn vị quân sự”.
Luật mới được đưa ra theo sau các báo cáo cho biết quân đội Nga đang chịu tổn thất kỷ lục trên tiền tuyến, trong đó Bộ quốc phòng Vương quốc Anh ước tính tỷ lệ thương vong sẽ vượt quá 1.000 binh sĩ mỗi ngày trong tháng 7 và tháng 8.
Khi tổn thất ngày càng gia tăng, áp lực trong nước từ vợ và mẹ của các quân nhân buộc quân đội phải trở về nước cũng tăng theo. Vào tháng 5, Điện Cẩm Linh tuyên bố người lãnh đạo phong trào Mẹ Chiến Sĩ là “đặc vụ nước ngoài” sau các cuộc biểu tình hiếm hoi ở trung tâm Mạc Tư Khoa.
Các nhà điều tra nguồn mở lo ngại rằng các quy định mới có thể khiến việc xác định và ghi lại các hoạt động của Nga ở tiền tuyến trở nên khó khăn hơn.
Cơ quan OSINT của Ukraine Molfar, cơ quan phân tích các hoạt động của Nga trên chiến trường hàng ngày, nói với POLITICO rằng họ đã quan sát thấy dữ liệu do quân đội Nga công bố trên mạng xã hội trong một thời gian đã giảm đi.
Maksym Zrazhevskyi, nhà lãnh đạo nghiên cứu tại Molfar cho biết: “Khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, tình hình hoàn toàn khác, với nhiều bài đăng trên mạng xã hội từ quân đội Nga, những người đã công bố địa điểm của họ và các thông tin nhạy cảm khác “.
“Luật có thể sẽ tiếp tục giảm lượng loại dữ liệu này, nhưng quân đội không phải là nguồn thông tin duy nhất từ chiến trường. Dữ liệu có giá trị thường có thể được tìm thấy trong hồ sơ mạng xã hội dân sự hoặc thậm chí các nguồn chính thức như Bộ Quốc phòng Nga”, ông nói thêm.
Các blogger ủng hộ chiến tranh, được gọi là Z-blogger, cũng chỉ trích động thái này. Blogger người Nga Yegor Guzenko, còn được gọi là Người thứ mười ba, cho biết như trên rằng toàn bộ quân đội đều dựa vào các thiết bị internet. “Nhưng làm sao bọn chuột văn phòng có thể hiểu và biết được điều này? Hãy để những kẻ đê tiện này của Duma tự mình gây chiến,” ông viết.
Dva Mayora, một blogger ủng hộ chiến tranh khác, chỉ trích động thái này là thể hiện sự hiểu biết lỗi thời về các thiết bị hiện đại.
“Họ quyết định rằng một người lính nên chiến đấu mà không nghĩ đến gia đình mình, và gia đình của một người bị gọi nhập ngũ, giống như gia đình của một người lính trong Thế chiến thứ hai hay gia đình của một người Cossack, hãy tự hào vì một người đàn ông đã bị gọi nhập ngũ,” blogger có hơn 700.000 người theo dõi, cho biết.
Luật mới cũng cấm truyền tải thông tin về những công dân được gọi đi huấn luyện quân sự, cũng như những người giải ngũ và thành viên gia đình họ.
9. Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ thăm Ukraine vào tháng 8
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự kiến tới Kyiv vào tháng 8, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên tới Ukraine kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược tổng lực vào tháng 2 năm 2022.
Theo WION, kênh tin tức tiếng Anh của Ấn Độ, người đã nói chuyện với một số nguồn tin trong giới ngoại giao của Delhi, chuyến thăm, vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch, dự kiến sẽ diễn ra vào tuần thứ ba của tháng 8, có thể là vào dịp Lễ Độc lập của Ukraine. Đầu năm nay, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã gửi lời mời tới ông Modi trong cuộc trò chuyện qua điện thoại.
Tháng này chứng kiến những trao đổi cao cấp giữa hai nước. Bộ trưởng Ngoại giao Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba, cũng như Cố vấn An ninh Quốc gia Ajit Doval và người đồng cấp Ukraine Andriy Yermak, đã tổ chức các cuộc thảo luận qua điện thoại.
Sau các cuộc đàm phán này, Jaishankar chia sẻ trên mạng xã hội rằng các cuộc thảo luận tập trung vào việc “phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương của chúng ta”.
Vào tháng 6, ông Modi đã gặp Zelenskiy ở Ý trong hội nghị thượng đỉnh G7. Họ thảo luận về tình hình đang diễn ra ở Ukraine, trong đó ông Modi nhấn mạnh tầm quan trọng của “đối thoại và ngoại giao”. Ông nhắc lại rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục ủng hộ một giải pháp hòa bình, theo tài liệu chính thức của cuộc họp.
Đây đánh dấu cuộc gặp trực tiếp thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi cuộc chiến tổng lực bắt đầu, lần đầu tiên là tại hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái ở Nhật Bản. Do việc đóng cửa không phận Ukraine, các nhà lãnh đạo thế giới đã tới Ukraine qua Ba Lan. Dự kiến, ông Modi sẽ đi theo lộ trình này và tổ chức các cuộc thảo luận với lãnh đạo Ba Lan, trong đó có Thủ tướng Donald Tusk, trước chuyến thăm Ukraine.
Minh oan cho vị HY bị cáo gian. Tại Sao Lý Thuyết Chiến Tranh Chính Nghĩa Luôn Quan Trọng?
VietCatholic Media
17:55 27/07/2024
1. Lễ phong chức đầu tiên diễn ra tại giáo phận Nicaragua kể từ khi Đức Giám Mục Álvarez bị lưu đày
Sau khi bị quản thúc tại gia dưới nhiều hình thức khác nhau kể từ tháng 8 năm 2022, Đức Cha Rolando Álvarez,giám mục của Matagalpa, Nicaragua, đã bị kết án 26 năm tù vào ngày 10 tháng 2 năm 2023, bị chế độ độc tài của nước này buộc tội là “kẻ phản bội tổ quốc”. Trong một thỏa thuận với Vatican, Álvarez được ra tù gần một năm sau đó và bị đày đến Rôma vào ngày 14 tháng Giêng.
Bây giờ, lần đầu tiên kể từ khi Đức Cha Alvarez bị lưu đày và trong khi ngài vẫn là Giám Mục giáo phận Matagalpa, một linh mục và bảy phó tế đã được chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua và Đức Cha Carlos Enrique Herrera, giám mục của Jinotega, truyền chức vào ngày 20 tháng 7 khi ngài vắng mặt.
Theo Diocese Media-TV Merced, kênh truyền hình của Giáo phận Matagalpa, Đức Cha Herrera đã cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Phêrô Tông đồ ở Matagalpa, nơi ngài truyền chức linh mục cho thầy Juan José Orozco Jarquín.
Vị Giám Mục cũng phong chức phó tế cho Aníbal Hernaldo Vallejos Vallejos, Byron Antonio Flores Mejía, Celestino Eliécer Martínez Martínez, Ervin Andrés Aguirre Corea, Juan Dionisio Jarquín Díaz, Roberto Clemente Manzanares González, và Saúl Antonio Martínez Obregón.
Theo tờ báo Moseso của Nicaragua, đây là lễ phong chức linh mục đầu tiên kể từ khi Đức Cha Álvarez bị đày đến Rôma.
Tờ báo cũng xác nhận rằng Giáo phận Matagalpa đã mất 25 trong số 60 linh mục vào năm 2020, hầu hết trong số họ đã bị bắt giữ hoặc lưu đày bởi chế độ độc tài của Ortega và vợ ông, Phó Tổng thống Rosario Murillo.
Trong bài giảng của mình, không đề cập đến Álvarez, vị giám mục của Jinotega nhấn mạnh rằng “luôn là một niềm vui cho chúng ta với tư cách là một Giáo hội khi Thiên Chúa tiếp tục ban phước cho chúng ta với những anh em đã tự do quyết định hiến thân cho Chúa”.
“Chúng ta không thể không cảm thấy vô cùng đau buồn vì chúng ta phải thừa nhận rằng, mặc dù có những người muốn nghe những điều tốt đẹp, nhưng lại thiếu những người tận tâm công bố tin mừng và làm chứng”, vị Giám Mục lưu ý.
Một nghiên cứu gần đây của Cardus cho biết những người trẻ Công Giáo có khả năng tham gia các buổi lễ tôn giáo ít nhất một lần mỗi tháng cao gấp đôi so với những người lớn tuổi hơn.
“Giáo hội được sinh ra với mục đích này: truyền bá vương quốc của Chúa Kitô trên khắp trái đất, vì vinh quang của Thiên Chúa, và do đó làm cho tất cả mọi người tham gia vào công cuộc cứu chuộc và qua đó, đưa toàn thể vũ trụ hướng về Chúa Kitô,” ngài nhấn mạnh.
Chỉ cần nhắc đến Đức Giám Mục Álvarez hoặc cầu nguyện cho ngài trong thời gian thử thách kéo dài có thể dẫn đến việc bị chế độ độc tài bắt giữ, điều này đã xảy ra vào tháng 12 năm 2023 với giám mục của Siuna, Isidoro Mora, người cũng bị đày đến Rôma vào Tháng Giêng năm nay.
Đức Cha Rolando Álvarez, giám mục của Matagalpa và giám quản tông tòa của Estelí, là một người bảo vệ nhân quyền nổi tiếng và là người chỉ trích chế độ độc tài Nicaragua kể từ năm 2018 khi chế độ này tăng cường đàn áp Giáo Hội Công Giáo ở nước này.
Việc hủy bỏ tư cách pháp nhân và tịch thu tài sản của Đài phát thanh María Nicaragua vào ngày 9 tháng 7 là cuộc tấn công mới nhất do chế độ thực hiện.
Bắt đầu từ ngày 4 tháng 8 năm 2022, cảnh sát chống bạo động của chế độ đã ngăn cản Đức Cha Álvarez rời khỏi nơi ở của mình cùng với một số linh mục, chủng sinh và một giáo dân.
Hai tuần sau, khi họ gần hết thức ăn, cảnh sát ập vào nhà và bắt cóc ngài đưa đến Managua, nơi ngài bị quản thúc tại gia.
Vào ngày 9 tháng 2 năm 2023, trong một thỏa thuận với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 222 tù nhân chính trị bao gồm các linh mục và chủng sinh đã bị chế độ Ortega trục xuất sang Hoa Kỳ. Đức Cha Álvarez lẽ ra có thể lên máy bay để tìm tự do nhưng đã từ chối.
Theo Felix Maradiaga, một trong những tù nhân chính trị được trả tự do, vị giám mục đã từ chối vì “ngài không thể bỏ rơi người dân của mình. Bởi vì ngài phải làm gương, một chứng nhân hy sinh” cho 37 tù nhân chính trị còn bị giam giữ. Maradiaga kể rằng lúc đó vị giám mục đã tuyên bố: “Tôi sẽ không rời đi cho đến khi tất cả các tù nhân được tự do”.
Sau một phiên tòa giả mạo nhanh chóng, chế độ độc tài đã kết án vị giám mục này vào ngày hôm sau 26 năm tù, đưa ngài đến nhà tù La Modelo, nơi giam giữ các tù nhân chính trị của chế độ độc tài.
Sau sự can thiệp của Vatican, cuối cùng ngài bị trục xuất sang Rôma vào tháng Giêng. Theo Đức Cha José Antonio Canales, giám mục của Danlí ở Honduras, người đã có cơ hội tiếp xúc với Đức Cha Álvarez khi ngài còn ở Rôma, vị giám mục người Nicaragua “rất sôi nổi, tràn đầy hy vọng và lạc quan”.
Kể từ khi đến Rôma vào tháng Giêng, Đức Cha Álvarez không đưa ra tuyên bố nào trước công chúng. Tuy nhiên, theo Canales, sự im lặng này không phải do ngài bị áp đặt mà “là quyết định cá nhân của ngài để có thời gian cho bản thân, suy ngẫm về cuộc sống của mình, nhưng mọi thứ đều ổn”.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Lacroix của Quebec trở lại mục vụ sau khi cuộc điều tra của Vatican không tìm thấy sự lạm dụng nào
Hôm Thứ Hai, 22 Tháng Bẩy, Đức Hồng Y Gérald Cyprien Lacroix của Quebec tuyên bố rằng ngài sẽ tiếp tục nhiệm vụ tổng giám mục sau sáu tháng tự nguyện rút lui vì bị cáo buộc lạm dụng.
Đức Hồng Y Lacroix, một thành viên của Hội đồng Hồng Y cố vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô, đã bị buộc tội trong một vụ kiện được công bố vào tháng Giêng về việc lạm dụng một cô gái 17 tuổi gần bốn thập niên trước.
Vào tháng 3, Vatican đã ủy quyền cho André Denis, cựu thẩm phán Tòa Thượng thẩm Quebec, tiến hành một cuộc điều tra về các cáo buộc. Đức Hồng Y Lacroix “dứt khoát” phủ nhận những cáo buộc chống lại ngài.
Đức Hồng Y Lacroix nói vào tháng Giêng: “Theo hiểu biết của tôi, tôi chưa bao giờ thực hiện bất kỳ hành động không phù hợp nào đối với bất kỳ ai, dù là trẻ vị thành niên hay người lớn”. “Tâm hồn và lương tâm của tôi bình yên trước những lời buộc tội mà tôi bác bỏ.”
Vào tháng 5, Vatican cho biết sẽ “không tiến hành thêm thủ tục giáo luật nào nữa” sau khi cuộc điều tra không tìm thấy bằng chứng nào về hành vi sai trái hoặc lạm dụng.
Theo một tuyên bố ngày 22 tháng 7 từ tổng giáo phận, Thẩm Phán Denis nhận thấy rằng “các yếu tố thu thập được trong quá trình điều tra của tôi khiến cho việc xảy ra các sự kiện được cho là do Đức Hồng Y thực hiện là không thể tin được”.
Tuy nhiên, nạn nhân bị cáo buộc đã không tham gia vào cuộc điều tra và Thẩm Phán Denis cho biết cuộc điều tra có thể được mở lại nếu cô ấy chọn tham gia, CBC đưa tin.
Đức Hồng Y Lacroix đã trở thành Hồng Y từ năm 2014 và là tổng giám mục của Quebec từ năm 2011. Ngài cho biết ngài sẽ cử hành Thánh lễ vào ngày 26 tháng 7 nhân lễ Thánh Anne – một vị thánh nổi tiếng ở Canada và là thánh bảo trợ của Quebec – nhà thờ tại Sainte-Anne-de nổi tiếng.
Đức Hồng Y Lacroix nói: “Đó là một hành trình khó khăn, nhưng kết luận điều tra của Thẩm phán Denis, sự ủng hộ của những người xung quanh tôi và khả năng được lắng nghe điều đó có thể xuất phát từ yêu cầu can thiệp khiến tôi bình tĩnh tiếp tục chức vụ của mình”.
“Cộng đồng biết Giáo hội Quebec lên án những hành vi đáng chê trách ở mức độ nào và biết các biện pháp chúng tôi đã thực hiện để ngăn chặn chúng”, ngài nói, đồng thời kêu gọi báo cáo bất kỳ hình thức lạm dụng nào gây tổn hại đến “sự toàn vẹn về đạo đức, tinh thần và thể chất của chúng ta các anh chị em.”
Khi được đệ trình vào năm 2022, vụ kiện tập thể chống lại Tổng Giáo phận Quebec bao gồm lời khai của 101 người cho biết họ đã bị hàng chục giáo sĩ hoặc nhân viên Giáo hội tấn công tình dục từ năm 1940 đến nay.
Công ty luật Arsenault Dufresne Wee Avocats của Canada, cũng đã đệ trình một số vụ kiện tập thể khác chống lại các giáo phận Công Giáo và dòng tu khác, cũng đã đệ đơn kiện.
Trong hồ sơ đó, Đức Hồng Y Marc Ouellet, cựu Tổng Giám mục Quebec, cũng bị buộc tội tấn công tình dục. Vatican vào năm 2022 cho biết một cuộc điều tra cho thấy “không có yếu tố nào để bắt đầu một phiên tòa” chống lại Đức Hồng Y Ouellet.
Source:Catholic News Agency
3. Tại Sao Lý Thuyết Chiến Tranh Chính Nghĩa Luôn Quan Trọng
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “WHY JUST WAR THEORY ALWAYS MATTERS”, nghĩa là “Tại Sao Lý Thuyết Chiến Tranh Chính Nghĩa Luôn Quan Trọng”
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Tháng trước, tôi đã vinh dự phát biểu với Hiệp hội Civitas Dei, được tài trợ bởi Viện Thánh Tôma của Dòng Đa Minh hợp tác với Viện Sinh thái Nhân văn của Đại học Công Giáo. Vào thời điểm tôi phát biểu tại bữa tiệc bế mạc, hàng chục sinh viên đã dành ba ngày vật lộn căng thẳng với truyền thống chiến tranh chính nghĩa, tranh luận về các văn bản của các nhà cổ điển về chiến tranh chính nghĩa như Thánh Augustinô và Thánh Tôma Aquinas và các nhà lý thuyết chiến tranh chính nghĩa đương thời như Gregory Reichberg của Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo. Sau mức độ nghiêm trọng nặng nề đó, có lẽ sẽ có một chút nhẹ nhõm.
Nhưng trong thời điểm khó khăn của chúng ta, tôi hy vọng các sinh viên sẽ không bận tâm rằng, thay vì trình bày những câu chuyện cười và những giai thoại sau bữa tối thông thường, tôi sẽ cố gắng đưa việc đọc và thảo luận sôi nổi của họ vào một số vấn đề rất thực tế của thế kỷ XXI. Tôi sẽ tóm tắt chúng một cách tóm lược ở đây, vì những vấn đề này chắc chắn không chỉ dành cho các học giả.
Lối suy nghĩ chiến tranh chính nghĩa đã bị thay thế bởi “chủ nghĩa hòa bình chức năng” trong hầu hết các Giáo Hội Kitô ngày nay, ít nhất là trong hàng lãnh đạo các Giáo Hội.
Đây không phải là kết quả của một cam kết đạo đức đối với chủ nghĩa hòa bình cổ điển, theo đó chiến tranh về bản chất là xấu xa và việc từ chối tham gia vào bạo lực gây chết người là một mệnh lệnh của phúc âm, mà là do nhiều hình thức xu thời khác nhau của giáo hội. Kết quả cuối cùng của việc các Giáo Hội nhượng bộ phe cánh tả chính trị là khiến các nhà lãnh đạo tôn giáo phải rời khỏi cuộc đối thoại nghiêm chỉnh với các nhà hoạch định chính sách về các vấn đề chiến tranh và hòa bình, khiến họ phải ném những quả lựu đạn hùng biện mang tính mệnh lệnh từ khán đài.
Tuyên bố cho rằng “không có thứ gọi là chiến tranh chính nghĩa” là vô nghĩa một cách nguy hiểm.
Tuyên bố này nguy hiểm về mặt thần học, bởi vì lối suy nghĩ chiến tranh chính nghĩa dựa trên quy luật đạo đức tự nhiên, những sự thật được xây dựng trong thế giới và trong chúng ta mà chúng ta có thể nhận thức bằng lý trí. Những chân lý của luật luân lý tự nhiên là chân lý vĩnh viễn và không bị thay đổi bởi hoàn cảnh chính trị hay công nghệ, mặc dù những hàm ý của những chân lý đó sẽ tiến hóa theo thời gian.
Tuyên bố này nguy hiểm về mặt mục vụ vì cho rằng ngày nay không thể có “chiến tranh chính nghĩa” là một cách khác để nói rằng chiến tranh hiện đại về bản chất là xấu xa. Và nói như vậy là đặt một gánh nặng lương tâm không chính đáng lên những người Công Giáo nghiêm chỉnh trong lực lượng vũ trang - mà, trong trường hợp của Mỹ, có tỷ lệ người Công Giáo cao hơn nhiều so với dân số nói chung.
Tuyên bố này cũng khiến các nhà lãnh đạo tôn giáo trông có vẻ không nhất quán (ít nhất phải nói như thế) khi một mặt họ ca ngợi những người nam nữ trong quân đội vì lòng yêu nước và sự hy sinh quên mình của họ, mặt khác lại tuyên bố một “cuộc chiến tranh chính nghĩa” là không thể xảy ra.
Ví dụ rõ ràng về một cuộc chiến chính nghĩa ngày nay là cuộc chiến vì sự sống còn của quốc gia Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga; Ngược lại, cuộc chiến của Nga là bất công cả về ý định lẫn cách hành xử.
Lối suy nghĩ về chiến tranh chính đáng không bắt đầu bằng “giả định chống lại chiến tranh”.
Thánh Tôma Aquinas không nghĩ như vậy và chúng ta cũng vậy. Điểm khởi đầu “giả định chống chiến tranh” đưa tiền đề của chủ nghĩa hòa bình vào lý thuyết chiến tranh chính nghĩa, sau đó biến tư duy chiến tranh chính nghĩa thành một loạt các vòng để các nhà lãnh đạo chính trị nhảy qua. Đúng hơn, lối suy nghĩ về chiến tranh chính nghĩa bắt đầu với trách nhiệm của cơ quan chính trị được thiết lập đúng đắn trong việc bảo đảm an ninh cho những người mà các quan chức nhà nước đảm nhận trách nhiệm. Đó là lý do tại sao một cuộc chiến tranh chính nghĩa là việc sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ hoặc thúc đẩy thiện ích chung, đó là một trong những mục đích nếu không muốn nói đó chính là mục đích của chính trị. Clausewitz có thể đã sai về một số điều, nhưng ông đã đúng khi nói rằng chiến tranh là sự mở rộng của chính trị theo những cách khác. Nếu chiến tranh không nhằm mục đích tự vệ cho thiện ích chung, thì đó chỉ là sự tàn sát vô tâm.
Vậy nếu lối suy nghĩ chiến tranh chính nghĩa không phải là một loạt các bài kiểm tra mà các nhà đạo đức và các nhà lãnh đạo tôn giáo đặt ra cho các nhà lãnh đạo chính trị, thì nó là gì?
Lý thuyết chiến tranh chính nghĩa cung cấp một khuôn khổ cho sự phản ánh hợp tác của các nhà đạo đức, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà ngoại giao và các quan chức nhà nước trong việc suy nghĩ về các vấn đề khó khăn trong việc bảo đảm hòa bình trật tự—nền hòa bình bao gồm công lý, an ninh và tự do—trong một thế giới rối loạn: là thế giới này, bên này của Vương quốc sẽ đến trong vinh quang. Sự phản ánh đó đề cập đến việc làm thế nào để có thể hướng tới việc sử dụng lực lượng vũ trang một cách cân xứng và có cân nhắc nhằm đạt được trật tự hòa bình. Vì vậy, ngoài các tiêu chuẩn chiến tranh chính nghĩa cổ điển—ius ad bellum hay “luật quyết định chiến tranh” và ius in bello hay “luật tiến hành chiến tranh”—một lối suy nghĩ về chiến tranh chính nghĩa đã phát triển còn chứa đựng một ius ad Pacem: suy ngẫm về việc khôi phục hoặc tạo ra hòa bình.
Và không nên nhầm lẫn ius ad Pacem với lý thuyết “hòa bình công chính” đương thời, một dạng khác của chủ nghĩa hòa bình chức năng, tên của nó mang tính ký sinh trên các nguyên tắc chiến tranh chính nghĩa mà nó loại bỏ.
Source:First Things