Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự cần thiết chia sẻ và cầu nguyện
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định
15:23 28/07/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Dành cho HĐMV&Tài chánh, và các Hội đoàn
“SỰ CẦN THIẾT CHIA SẺ VÀ CẦU NGUYỆN”
Phần lớn Tín hữu có thói quen giữ đạo như đi lễ, đi chầu, đọc kinh để giữ Luật, chứ không chịu lắng nghe, suy niệm Lời Chúa để thực hành, nên đời sống đạo chưa được trưởng thành.
Những gợi ý chia sẻ dưới đây giúp mọi người biết Cầu nguyện và Sống Lời Chúa trong mọi lúc như nói năng, phản ứng, hành động trước cuộc sống này, để dần dần trở nên giống Chúa hơn:
A- Phương pháp chia sẻ Lời Chúa đạt nhiều kết quả trên:
1- Không phân biệt tuổi tác, nam với nữ, tu với đời.
2- Vài người Cầu nguyện tự phát xin ơn Chúa Thánh Thần.
3- Phá bỏ mọi hàng rào ngăn cách để Thánh Linh làm việc.
4- Lắng nghe anh chị em nói về Chúa để sống sự hiệp nhất.
5- Khi ơn Chúa đánh động cho một người là cho cả Nhóm…
6- Lắng nghe nói về khó khăn vui buồn để nỗ lực và cảm thông.
7- Mỗi người nói lên những điều Chúa làm trong đời ( 2 phút).
8- Chỉ chia sẻ những kinh nghiệm riêng của mình đã sống. (Có thể kể những việc hay, làm tốt của người khác, không nói xấu)
9-Nhóm viên không nên đối chất, tranh luận ý của bạn vừa chia sẻ. (Vì chia sẻ khác, nếu tranh luận …sẽ khó nghe tiếng Chúa )
10-Mỗi người phải thật khiêm tốn lắng nghe anh chị em chia sẻ.
11-Nhóm viên luôn dùng chữ “Tôi” hay “Con”, tránh dùng chữ “chúng ta”. (Vì dùng chữ chúng ta là có ý dạy bảo, khuyên răn)
12-Trưởng Nhóm gợi ý thật khéo léo, khích lệ để các Nhóm viên thoải mái chia sẻ theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
B- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự thúc đẩy của Thánh Linh:
Tin Mừng: Luca ((11:1-13). Thầy bảo anh em: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho. (câu 9)
1/ Đọc kinh đã soạn sẵn, có phải là tôi cầu nguyện không? Tại sao?
2/ Xin chia sẻ các tâm tình khi bạn cầu nguyện chung hay riêng?
3/ Cho biết những ơn ích cụ thể khi tôi cầu nguyện với Lời Chúa ?
4/ Thầy Giêsu có phải là người bạn để tôi tâm sự, gặp gỡ? Tại sao?
5/ Chúa Giêsu cầu nguyện trước những khi nào? Cho dẫn chứng.?
6/ Chia sẻ những câu Kinh Thánh Chúa dạy về cầu nguyện như:
a/ Kinh lạy Cha, lạy cha xin làm cho danh thánh Cha...(c. 2-4)
b/ Câu chuyện người bạn xin ba cái bánh nửa đêm…(c. 5-8)
c/ Sự cần thiết xin Đức Thánh linh với Chúa là Cha…(c. 11-13)
* Chuyện kể: 1 /Tổng Thống Abraham Lincoln đêm ngày cầu nguyện cho đất nước Hoa kỳ. Anh Thư ký của ông đã kể lại: Đêm ấy tôi không ngủ được, tôi đã nghe thấy tiếng rầm rì trong phòng của ông. Để tâm nhìn sang khe cửa sổ, tôi thấy Tổng thống quì gối cầu nguyện với quyển Thánh Kinh, ông đưa lên cao với Thiên Chúa và nói:
“ Lạy Cha, ngày xưa Cha đa đã nghe lời vua Salômon, thì hôm nay xin Ngài cũng nghe lời con cầu khẩn: Nếu Cha giúp con, con sẽ đủ sức mạnh và khôn ngoan để lãnh đạo dân tộc này…Con yếu đuối và đầy tội lỗi, xin Cha hãy nghe lời con van xin trong đêm nay…”
2/ Bác sĩ Jung nói: Trong ba mươi năm qua nhiều bệnh nhân đã cần đến phương pháp cầu nguyện với lòng thật tin yêu và hết cả tâm hồn, thì đều có một sức mạnh và bệnh tật được thuyên giảm trông thấy.
C- Câu Kinh Thành bạn và tôi chọn làm Châm ngôn Sống:
HỄ AI XIN THÌ NHẬN ĐƯỢC, AI TÌM THÌ THẤY, AI GÕ THĨ SẼ MỞ CHO. (c. 10)
* Mỗi người thay nhau cầu nguyện tự phát lớn tiếng là nói với Chúa, tậm sự với Ngài như người bạn…dựa vào một câu Lời Chúa vừa dạy trong bài Tin Mừng đang chia sẻ hôm nay:
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyệnvới Lời Chúa và Sống cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Ai xin sẽ nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Con quyết tìm Thần Khí Khôn Ngoan trong Lời Chúa, gặp gỡ Chúa trong mọi người không phân biệt lương giáo, biết kêu cầu Chúa trong mọi lúc khổ cực. Vì Chúa luôn hiện diện trong mọi người và là nguồn sự sống vĩnh cửu của đời con. Bạn luôn lắng nghe và thưa “xin vâng” với Lời Chúa như Đức Maria.
Hoa thơm cỏ lạ: SỰ KHÔN NGOAN CỦA CHÚA BAN CHO KẺ KHIÊM NHƯỜNG XIN NGÀI./ God’s Wisdom is given to those who humbly ask Him for it.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
* johndvn@yahoo.com
Dành cho HĐMV&Tài chánh, và các Hội đoàn
“SỰ CẦN THIẾT CHIA SẺ VÀ CẦU NGUYỆN”
Phần lớn Tín hữu có thói quen giữ đạo như đi lễ, đi chầu, đọc kinh để giữ Luật, chứ không chịu lắng nghe, suy niệm Lời Chúa để thực hành, nên đời sống đạo chưa được trưởng thành.
Những gợi ý chia sẻ dưới đây giúp mọi người biết Cầu nguyện và Sống Lời Chúa trong mọi lúc như nói năng, phản ứng, hành động trước cuộc sống này, để dần dần trở nên giống Chúa hơn:
A- Phương pháp chia sẻ Lời Chúa đạt nhiều kết quả trên:
1- Không phân biệt tuổi tác, nam với nữ, tu với đời.
2- Vài người Cầu nguyện tự phát xin ơn Chúa Thánh Thần.
3- Phá bỏ mọi hàng rào ngăn cách để Thánh Linh làm việc.
4- Lắng nghe anh chị em nói về Chúa để sống sự hiệp nhất.
5- Khi ơn Chúa đánh động cho một người là cho cả Nhóm…
6- Lắng nghe nói về khó khăn vui buồn để nỗ lực và cảm thông.
7- Mỗi người nói lên những điều Chúa làm trong đời ( 2 phút).
8- Chỉ chia sẻ những kinh nghiệm riêng của mình đã sống. (Có thể kể những việc hay, làm tốt của người khác, không nói xấu)
9-Nhóm viên không nên đối chất, tranh luận ý của bạn vừa chia sẻ. (Vì chia sẻ khác, nếu tranh luận …sẽ khó nghe tiếng Chúa )
10-Mỗi người phải thật khiêm tốn lắng nghe anh chị em chia sẻ.
11-Nhóm viên luôn dùng chữ “Tôi” hay “Con”, tránh dùng chữ “chúng ta”. (Vì dùng chữ chúng ta là có ý dạy bảo, khuyên răn)
12-Trưởng Nhóm gợi ý thật khéo léo, khích lệ để các Nhóm viên thoải mái chia sẻ theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
B- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự thúc đẩy của Thánh Linh:
Tin Mừng: Luca ((11:1-13). Thầy bảo anh em: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho. (câu 9)
1/ Đọc kinh đã soạn sẵn, có phải là tôi cầu nguyện không? Tại sao?
2/ Xin chia sẻ các tâm tình khi bạn cầu nguyện chung hay riêng?
3/ Cho biết những ơn ích cụ thể khi tôi cầu nguyện với Lời Chúa ?
4/ Thầy Giêsu có phải là người bạn để tôi tâm sự, gặp gỡ? Tại sao?
5/ Chúa Giêsu cầu nguyện trước những khi nào? Cho dẫn chứng.?
6/ Chia sẻ những câu Kinh Thánh Chúa dạy về cầu nguyện như:
a/ Kinh lạy Cha, lạy cha xin làm cho danh thánh Cha...(c. 2-4)
b/ Câu chuyện người bạn xin ba cái bánh nửa đêm…(c. 5-8)
c/ Sự cần thiết xin Đức Thánh linh với Chúa là Cha…(c. 11-13)
* Chuyện kể: 1 /Tổng Thống Abraham Lincoln đêm ngày cầu nguyện cho đất nước Hoa kỳ. Anh Thư ký của ông đã kể lại: Đêm ấy tôi không ngủ được, tôi đã nghe thấy tiếng rầm rì trong phòng của ông. Để tâm nhìn sang khe cửa sổ, tôi thấy Tổng thống quì gối cầu nguyện với quyển Thánh Kinh, ông đưa lên cao với Thiên Chúa và nói:
“ Lạy Cha, ngày xưa Cha đa đã nghe lời vua Salômon, thì hôm nay xin Ngài cũng nghe lời con cầu khẩn: Nếu Cha giúp con, con sẽ đủ sức mạnh và khôn ngoan để lãnh đạo dân tộc này…Con yếu đuối và đầy tội lỗi, xin Cha hãy nghe lời con van xin trong đêm nay…”
2/ Bác sĩ Jung nói: Trong ba mươi năm qua nhiều bệnh nhân đã cần đến phương pháp cầu nguyện với lòng thật tin yêu và hết cả tâm hồn, thì đều có một sức mạnh và bệnh tật được thuyên giảm trông thấy.
C- Câu Kinh Thành bạn và tôi chọn làm Châm ngôn Sống:
HỄ AI XIN THÌ NHẬN ĐƯỢC, AI TÌM THÌ THẤY, AI GÕ THĨ SẼ MỞ CHO. (c. 10)
* Mỗi người thay nhau cầu nguyện tự phát lớn tiếng là nói với Chúa, tậm sự với Ngài như người bạn…dựa vào một câu Lời Chúa vừa dạy trong bài Tin Mừng đang chia sẻ hôm nay:
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyệnvới Lời Chúa và Sống cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Ai xin sẽ nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Con quyết tìm Thần Khí Khôn Ngoan trong Lời Chúa, gặp gỡ Chúa trong mọi người không phân biệt lương giáo, biết kêu cầu Chúa trong mọi lúc khổ cực. Vì Chúa luôn hiện diện trong mọi người và là nguồn sự sống vĩnh cửu của đời con. Bạn luôn lắng nghe và thưa “xin vâng” với Lời Chúa như Đức Maria.
Hoa thơm cỏ lạ: SỰ KHÔN NGOAN CỦA CHÚA BAN CHO KẺ KHIÊM NHƯỜNG XIN NGÀI./ God’s Wisdom is given to those who humbly ask Him for it.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
* johndvn@yahoo.com
Nghị Lực Sẽ Tạo Cho Bạn Sự Phong Phú
Jos. Tú Nạc, NMS
15:25 28/07/2010
Nghị Lực Sẽ Tạo Cho Bạn Sự Phong Phú
Chúa Nhật XVIII thường Niên – Năm C (Ecclesiastes 1: 2, 2: 21-23; Psalm 90; Colossians 3: 1-5, 9-11; Luke 12: 13-21)
Ecclesiastes là ai? Trong một số bản dịch Qoheleth (Qo abbrev. Bible Ecclesoates) được trình bày là “Giáo viên” (Teacher) hay “Nhà Thuyết giáo” (Preacher), trong khi một số trường hợp khác lại dịch Qoheleth như danh tính của một người. Nhưng một điều hiển nhiên: có thể ông không phải là loại người mà bạn có thể mời đến dự một bữa tiệc hay tham gia một chuyến du ngoạn.
Ông thường gây ấn tượng cho người đọc vì sự u uẩn, yếm thế và ưu tư trần thế. Nhưng trong thực tế, một số giáo sỹ Do Thái trung dung phần nào thừa nhận cuốn sách này vào kinh sách chính thức của Kinh Thánh – nó dường như chẳng hoan hỷ, hy vọng hoặc ý thức về mục đích cuộc sống gì cho lắm.
Luồng khí khai thông của ông có vẻ như thừa nhận quan điểm này: “Phù hoa thuộc về những phù hoa. . . tất cả chỉ là phù hoa.” Phù hoa là cách diễn đạt khá hoàn hảo của từ vựng Do Thái, nó mang ý nghĩa phù vân: bốc hơi, khói mây và trống vắng. Những lời giáo huấn của ông không dựa trên căn bản của sự mặc khải mà dựa trên kinh nghiệm của cuộc sống đời thường. Mọi người tốt thường không giành được chiến thắng, cuộc sống bị thiên vị và không phải mọi chuyện đều kết thúc có hậu.
Tất cả những sự việc mà chúng ta đầu tư với quá nhiều nghị lực và sự quan trọng có thể bị cuốn trôi trong giây lát và thường là thế. Điều này thật dễ dàng để khảng định – chỉ cần gọi về cho tâm trí những hình ảnh của hàng nghìn người sống sót trong những trận động đất, hỏa hoạn, lũ lụt không được nói đến. khi họ lựa chọn theo cách của họ qua những đống đổ nát của những ngôi nhà, những khu phố, và những thành phố, họ bị tiêu tan chẳng còn thứ gì mà chỉ còn lải những mảnh vải trên lưng họ (và thậm chí thường không là như thế) và những mảnh đời tan vỡ. Những thịnh vượng, giàu sang có thể qua một đêm bị xóa sổ bằng những đảo lộn kinh tế. Ốm đau, hoạn nạn có thể làm biến đổi hoặc rút ngắn ngay cả những cuộc sống thành công nhất. Và chúng ta không thể mang theo bất cứ những gì cùng với chúng ta. Ecclesiastes đơn giản chỉ đòi hỏi chúng ta lý do tại sao mà chúng ta phải tự loại bỏ bản thân khỏi sự căng thẳng những gì là tạm bợ, phù du và vội vã qua mau của những giá trị nghi ngờ. Lời khuyên cuối cùng của ông là cuộc sống lạc quan mỗi ngày với lòng biết ơn và đừng quá tham vọng, trói buộc, ám ảnh và định hướng.
Chẳng phải là lời khuyên vô bổ - về tư tưởng thứ hai, có lẽ Ecclesiastes là một sự bổ khuyết hữu ích đối với một đảng phái.
Tac giả của Colosians co phần trùng hợp với Ecclesiastes, vì ông đã khuyến cáo chúng ta đừng để mình sa đọa trong những đam mê lạc thú và trần tục. Nhưng có một điều gì đó khác hơn về công ciệc ở đây: chúng ta đang trong tiến trình hình tành cái tôi mới của mình – cái tôi mà chúng ta sẽ trở nên khi chúng ta biến khỏi thế gian này. Ông đòi hỏi chúng ta phóng tầm nhìn cao hơn về những điều gì đó mà nó thực sự tạo cho chúng ta hạnh phúc đích thực – những điều đó phản ảnh thực tế của Thiên Chúa.
Chúng ta trở nên những gì mà chúng ta trìu mến và tìm kiếm sau đó – nếu sự lựa chọn của chúng ta là những thứ trần gian, vậy đó là phần thưởng của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta lựa chọn những thứ đó cuối cùng – công bằng, nhân hậu, chân lý, can đảm và hào phóng – thì đó chính là những gì chúng ta sẽ trở nên trường tồn, vĩnh cửu. Sự lựa chọn ấy là chúng ta, và chúng ta được bày tỏ vô số những cơ hội mỗi ngày để tạo ra những lựa chọn thiết yếu đó.
Câu chuyện Tin Mừng cũng đã minh họa điều y như vậy. Có hai người đang tranh cãi về tài sản và họ cố lôi kéo Chúa Giê-su nhập cuộc. Nhưng Người từ chối liên lụy vào sự lôi cuốn ấy. Thay vào đó, Người dùng điều này như một cơ hội để thuyết phục người nghe của Người rằng đó là sự tước đoạt điên rồ để đổ ra tất cả thể chất, trí tuệ và năng lực tinh thần vào sự tích lũy của cải và tài sản.
Người đàn ông trong câu chuyện tin rằng ông ta là người nắm quyền số phận của chính mình và rằng giờ lâm tử của ông ta do ông ta quyết định. Giống như người chơi trò chơi thành công đến mức tối đa và rồi chết vì một cơn đau tim hoặc một vài vấn đề khác ở tuổi trung niên. Nhân vật trong câu chuyện chẳng nấy chốc sẽ nhận ra rằng một người nào khác sẽ hưởng sự giàu có của mình. Không chỉ thế, ông ta đã, đang và sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội để dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Mẹ Teresa đã một lần nhận xét rằng nhiều người trong những quốc gia phát triển phải đau khổ từ dấu hiệu ruồng bỏ vì cảnh đói nghèo của chính họ - thiếu thốn tinh thần. Thỉnh thoảng chúng ta cần “kiểm toán tâm linh” – nếu hôm nay chúng ta phải giã từ hành tinh Trái Đất này, những gì là thứ chúng ta mang theo được?
Chúng ta đã trở nên loại người nào? Phải chăng giàu có hay nghèo hèn là những vấn đề thuộc linh hồn? Sự phong phú duy nhất mà chúng ta thực sự có thể tích lũy và tồn tại là nghị lực và sự trưởng thành tâm linh.
(nguồn: Regis College – The School of Theoplogy)
Chúa Nhật XVIII thường Niên – Năm C (Ecclesiastes 1: 2, 2: 21-23; Psalm 90; Colossians 3: 1-5, 9-11; Luke 12: 13-21)
Ecclesiastes là ai? Trong một số bản dịch Qoheleth (Qo abbrev. Bible Ecclesoates) được trình bày là “Giáo viên” (Teacher) hay “Nhà Thuyết giáo” (Preacher), trong khi một số trường hợp khác lại dịch Qoheleth như danh tính của một người. Nhưng một điều hiển nhiên: có thể ông không phải là loại người mà bạn có thể mời đến dự một bữa tiệc hay tham gia một chuyến du ngoạn.
Ông thường gây ấn tượng cho người đọc vì sự u uẩn, yếm thế và ưu tư trần thế. Nhưng trong thực tế, một số giáo sỹ Do Thái trung dung phần nào thừa nhận cuốn sách này vào kinh sách chính thức của Kinh Thánh – nó dường như chẳng hoan hỷ, hy vọng hoặc ý thức về mục đích cuộc sống gì cho lắm.
Luồng khí khai thông của ông có vẻ như thừa nhận quan điểm này: “Phù hoa thuộc về những phù hoa. . . tất cả chỉ là phù hoa.” Phù hoa là cách diễn đạt khá hoàn hảo của từ vựng Do Thái, nó mang ý nghĩa phù vân: bốc hơi, khói mây và trống vắng. Những lời giáo huấn của ông không dựa trên căn bản của sự mặc khải mà dựa trên kinh nghiệm của cuộc sống đời thường. Mọi người tốt thường không giành được chiến thắng, cuộc sống bị thiên vị và không phải mọi chuyện đều kết thúc có hậu.
Tất cả những sự việc mà chúng ta đầu tư với quá nhiều nghị lực và sự quan trọng có thể bị cuốn trôi trong giây lát và thường là thế. Điều này thật dễ dàng để khảng định – chỉ cần gọi về cho tâm trí những hình ảnh của hàng nghìn người sống sót trong những trận động đất, hỏa hoạn, lũ lụt không được nói đến. khi họ lựa chọn theo cách của họ qua những đống đổ nát của những ngôi nhà, những khu phố, và những thành phố, họ bị tiêu tan chẳng còn thứ gì mà chỉ còn lải những mảnh vải trên lưng họ (và thậm chí thường không là như thế) và những mảnh đời tan vỡ. Những thịnh vượng, giàu sang có thể qua một đêm bị xóa sổ bằng những đảo lộn kinh tế. Ốm đau, hoạn nạn có thể làm biến đổi hoặc rút ngắn ngay cả những cuộc sống thành công nhất. Và chúng ta không thể mang theo bất cứ những gì cùng với chúng ta. Ecclesiastes đơn giản chỉ đòi hỏi chúng ta lý do tại sao mà chúng ta phải tự loại bỏ bản thân khỏi sự căng thẳng những gì là tạm bợ, phù du và vội vã qua mau của những giá trị nghi ngờ. Lời khuyên cuối cùng của ông là cuộc sống lạc quan mỗi ngày với lòng biết ơn và đừng quá tham vọng, trói buộc, ám ảnh và định hướng.
Chẳng phải là lời khuyên vô bổ - về tư tưởng thứ hai, có lẽ Ecclesiastes là một sự bổ khuyết hữu ích đối với một đảng phái.
Tac giả của Colosians co phần trùng hợp với Ecclesiastes, vì ông đã khuyến cáo chúng ta đừng để mình sa đọa trong những đam mê lạc thú và trần tục. Nhưng có một điều gì đó khác hơn về công ciệc ở đây: chúng ta đang trong tiến trình hình tành cái tôi mới của mình – cái tôi mà chúng ta sẽ trở nên khi chúng ta biến khỏi thế gian này. Ông đòi hỏi chúng ta phóng tầm nhìn cao hơn về những điều gì đó mà nó thực sự tạo cho chúng ta hạnh phúc đích thực – những điều đó phản ảnh thực tế của Thiên Chúa.
Chúng ta trở nên những gì mà chúng ta trìu mến và tìm kiếm sau đó – nếu sự lựa chọn của chúng ta là những thứ trần gian, vậy đó là phần thưởng của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta lựa chọn những thứ đó cuối cùng – công bằng, nhân hậu, chân lý, can đảm và hào phóng – thì đó chính là những gì chúng ta sẽ trở nên trường tồn, vĩnh cửu. Sự lựa chọn ấy là chúng ta, và chúng ta được bày tỏ vô số những cơ hội mỗi ngày để tạo ra những lựa chọn thiết yếu đó.
Câu chuyện Tin Mừng cũng đã minh họa điều y như vậy. Có hai người đang tranh cãi về tài sản và họ cố lôi kéo Chúa Giê-su nhập cuộc. Nhưng Người từ chối liên lụy vào sự lôi cuốn ấy. Thay vào đó, Người dùng điều này như một cơ hội để thuyết phục người nghe của Người rằng đó là sự tước đoạt điên rồ để đổ ra tất cả thể chất, trí tuệ và năng lực tinh thần vào sự tích lũy của cải và tài sản.
Người đàn ông trong câu chuyện tin rằng ông ta là người nắm quyền số phận của chính mình và rằng giờ lâm tử của ông ta do ông ta quyết định. Giống như người chơi trò chơi thành công đến mức tối đa và rồi chết vì một cơn đau tim hoặc một vài vấn đề khác ở tuổi trung niên. Nhân vật trong câu chuyện chẳng nấy chốc sẽ nhận ra rằng một người nào khác sẽ hưởng sự giàu có của mình. Không chỉ thế, ông ta đã, đang và sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội để dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Mẹ Teresa đã một lần nhận xét rằng nhiều người trong những quốc gia phát triển phải đau khổ từ dấu hiệu ruồng bỏ vì cảnh đói nghèo của chính họ - thiếu thốn tinh thần. Thỉnh thoảng chúng ta cần “kiểm toán tâm linh” – nếu hôm nay chúng ta phải giã từ hành tinh Trái Đất này, những gì là thứ chúng ta mang theo được?
Chúng ta đã trở nên loại người nào? Phải chăng giàu có hay nghèo hèn là những vấn đề thuộc linh hồn? Sự phong phú duy nhất mà chúng ta thực sự có thể tích lũy và tồn tại là nghị lực và sự trưởng thành tâm linh.
(nguồn: Regis College – The School of Theoplogy)
Chuyện Biết Rồi Vẫn Cứ Nói
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
15:28 28/07/2010
Chuyện Biết Rồi Vẫn Cứ Nói
(Chúa Nhật XVIII TN C)
Tiền, bạc, của cải, một đề tài mà tín hữu Kitô dường như nghe đã quá nhiều. Oái ăm thay, những người thường lên giọng về đề tài của cải, tiền bạc thì hầu như ít bị chi phối bởi đồng tiền bát gạo kiểu cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” hay ‘dãi dầm mưa nắng’ để có cái lót dạ và sinh hoạt cho bản thân và gia đình.
Cuộc đời thật lắm điều trớ trêu. Chuyện nghịch lý như không còn là chuyện lý thuyết. Người hô hào “vô sản” thì của tiền hằng hà vô số. Người cam kết sống khó nghèo thì thật khó mà nghèo. Người chủ trương duy vật thì rất chi là chủ quan, duy ý chí, lại còn mê tín đủ điều. Người mong được rỗi linh hồn thì quá lo lắng chuyện nhà cửa, tiện nghi vật chất, cơ sở…Dù nghịch lý hay trớ trêu, thì chúng ta cũng phải đối diện với Lời hằng sống truy vấn chúng ta về thái độ của chúng ta với của cải, bạc tiền.
Ngài Côhêlét lớn tiếng: “Phù vân trên mọi phù vân, tất cả đều là phù vân”(x.Gv 1,2). Của cải, bạc tiền thảy đều chóng qua như gió thổi, như mây nổi, như chim bay. Thưa Ngài Côhêlét: Phù vân đây, chóng qua đấy, nhưng cuộc đời này không thể thiếu gió, vắng mây. Hễ bắt tay làm việc gì, dù lớn nhỏ, dù xây Nhà Thờ, nhà xứ hay lo cho con cái sắp vào niên học mới… thì thảy đều phải bước qua ngưỡng cửa “đầu tiên” là “tiền đâu?” Phù vân mà rất thân thiết, vì đồng tiền dính liền khúc ruột.
Thánh Tông đồ dân ngoại nói với tín hữu Côlôxê rằng hãy hướng lòng trí đến những gì thuộc về thượng giới và đừng chú tâm đến những gì thuộc về hạ giới. Thưa thánh nhân: “đói thì đầu gối phải bò”; “có thực mới vực được đạo”… Đôi tay ngài đã không từng sần sùi, chai sạm với nghề dệt lều vải đấy ư? Và ngài đã không từng kết án những người lười biếng, không chịu lao động đấy sao?
Quả thật vẫn có đủ đầy những luận lý để bào chữa cho thái độ sống quyến luyến với của cải vật chất. Dĩ nhiên chẳng ai dám to gan nói xóc, nói xỉa ngài Côhêlét hay thánh Tông đồ dân ngoại, nhưng vẫn có đó những lời nói cạnh, nói khía đến các “đấng bậc làm thầy” trong Giáo Hội. Các ngài đâu có lo bữa mai chạy bữa hôm như chúng mình. Các ngài đâu có quặn thắt khi con cái ốm đau hay phải chịu cái cảnh nợ nần chồng chất. Thế nhưng dù có biện bạch cách này cách khác thì chúng ta cũng phải chân nhận sự cám dỗ của đồng tiền và sức mạnh của vật chất. Chúng có thể huỷ hoại hạnh phúc chúng ta ngay trong cuộc đời này và có thể làm nguy hại hạnh phúc vĩnh cửu. Trong thực tiển, dù lắm khi sức mạnh của đồng tiền như “là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khoẻ của tuổi già, là cái đà của danh vọng…”, nhưng chính Chúa Kitô đã từng minh định: Không được làm tôi hai chủ. Không được vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của (x.Mt 6,24). Và Người còn cảnh tỉnh chúng ta rằng người giàu có vào Nước Trời khó hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim (x.Mt 19,24).
Của cải, tiền bạc tự nó không xấu mà trái lại là tốt đẹp vì đều do Thiên Chúa dựng nên. Thế nhưng cần phân biệt những cái tốt mang tính giới hạn, vì nó chỉ là phương tiện chứ không phải là cùng đích. “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu”(Lc 12,15). Và cũng chắc chắn rằng không phải nhờ của tiền dư giả mà hạnh phúc vĩnh cửu được bảo đảm. Theo thánh Phaolô thì tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Ngẫu tượng chỉ có thể dẫn chúng ta đến chỗ diệt vong. Xin đừng quên tham lam là mối tội thừ hai trong “bảy mối tội đầu”.
Thiên Chúa không hề chỉ dạy chúng ta xem thường của cải vật chất và cũng chẳng bảo chúng ta khinh rẻ các tiện nghi vật chất. Người đã minh nhiên truyền lệnh cho chúng ta lao tác không chỉ để có cái sinh nhai mà còn để có điều kiện phát triển và hoàn thiện đúng phận người, loài thọ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình Người đã dựng nên, vốn là hình ảnh của Người (x.St 1,27). Vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm kiếm vật chất, của tiền với mục đích gì? Điều đáng trách của người phú hộ trong câu chuyện dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể đó là đã không biết trả lời câu hỏi: “Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”(Lc 12,20).
Cái “ngốc”của người phú hộ là khi ra sức thu tích của cải mà “không biết làm giàu trước mặt Thiên Chúa”. Nếu giả như viên phú hộ trả lời rằng của cải của con sẽ để lại cho con cháu hầu giúp chúng có điều kiện phát triển hoặc để phần nào đó giúp cho người bất hạnh thoát cảnh nghèo khổ thì có lẽ ông ta chẳng bị nguyền rủa là “đồ ngốc”.
Làm giàu truớc mặt Thiên Chúa chính là chiếc chìa khoá giúp chúng ta thoát ra khỏi sự tham lam vị kỷ. Hạn từ giàu khiến chúng ta liên tưởng đến sự phong phú, đến tình trạng được có nhiều hơn. Ai là người giàu có trước mặt Thiên Chúa? Không chút ngại ngần, xin thưa đó là người có tấm lòng quảng đại, vị tha. Vẫn từng có đó những con người lắm tiền, nhiều của cải mà con tim luôn rộng mở, tấm lòng rất quảng đại, vì Danh Chúa, vì hạnh phúc của đồng loại như ông Tôbia, hoặc như bà Gioanna, vợ ông Khuda, bà Sudana và nhiều bà khác mà tin mừng Luca ghi lại (x.Lc 8,3). Tuy nhiên, sự cám dỗ của vật chất cũng đã và đang làm nhiều người băng hoại. Cha ông chúng ta vốn cảm nghiệm rằng khi của tiền càng phình ra thì con tim thường bị bó hẹp lại. Biết bao nghĩa tình mẹ cha con cái, bao nghĩa tình huynh đệ đã nhạt nhoà, đổ vỡ chỉ vì chút của tiền, chút lợi lộc đang nhan nhãn trước mắt chúng ta đây đó.
Để nên giàu có ở đời này thì hoạ hiếm mới có chuyện đột xuất như trúng số độc đắc mà thường là do quá trình kinh doanh, tích luỷ có mục tiêu, có phương pháp và biện pháp thích hợp, hữu hiệu. Cũng vậy, để nên giàu có trước mặt Thiên Chúa, tức là ngày càng biết sống quảng đại, vị tha, vì Danh Chúa và vì hạnh phúc đồng loại thì không gì hơn hãy tìm phương thế và biện pháp để mở rộng tấm lòng của mình. Một kinh nghiệm sống từng được chia sẻ như sau: một giáo dân thú nhận rằng mình rất ngại ngần với chuyện “làm phúc, bố thí” cho người ăn xin. Tìm cặn kẻ nguyên cớ mới vỡ lẽ đó là vì trong túi anh ta thường chỉ có những tờ bạc mệnh giá lớn ( 50 hay 100 ngàn đồng trở lên). Sau khi được mách bảo rằng hãy luôn để trong túi một số “tiền lẻ”, thì anh ta đã tập được thói quen tốt là làm phúc bố thí cho người nghèo. Sau một vài lần sống theo lời khuyên rằng thỉnh thoảng làm một hành vi quảng đại gấp ba, gấp bốn, thậm chí gấp mười sự tính toán của bản thân, thì tấm lòng của anh ấy đã rộng thêm và như đã vượt qua một mức nào đó. Và chẳng biết tự bao giờ, chuyện lấn cấn khi “làm phúc bố thí” cho người nghèo vốn có trước đây như biến mất. Một nhân đức (thói quen tốt) đã hình thành. Không biết ở mức độ nào nhưng anh ta đang làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XVIII TN C)
Tiền, bạc, của cải, một đề tài mà tín hữu Kitô dường như nghe đã quá nhiều. Oái ăm thay, những người thường lên giọng về đề tài của cải, tiền bạc thì hầu như ít bị chi phối bởi đồng tiền bát gạo kiểu cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” hay ‘dãi dầm mưa nắng’ để có cái lót dạ và sinh hoạt cho bản thân và gia đình.
Cuộc đời thật lắm điều trớ trêu. Chuyện nghịch lý như không còn là chuyện lý thuyết. Người hô hào “vô sản” thì của tiền hằng hà vô số. Người cam kết sống khó nghèo thì thật khó mà nghèo. Người chủ trương duy vật thì rất chi là chủ quan, duy ý chí, lại còn mê tín đủ điều. Người mong được rỗi linh hồn thì quá lo lắng chuyện nhà cửa, tiện nghi vật chất, cơ sở…Dù nghịch lý hay trớ trêu, thì chúng ta cũng phải đối diện với Lời hằng sống truy vấn chúng ta về thái độ của chúng ta với của cải, bạc tiền.
Ngài Côhêlét lớn tiếng: “Phù vân trên mọi phù vân, tất cả đều là phù vân”(x.Gv 1,2). Của cải, bạc tiền thảy đều chóng qua như gió thổi, như mây nổi, như chim bay. Thưa Ngài Côhêlét: Phù vân đây, chóng qua đấy, nhưng cuộc đời này không thể thiếu gió, vắng mây. Hễ bắt tay làm việc gì, dù lớn nhỏ, dù xây Nhà Thờ, nhà xứ hay lo cho con cái sắp vào niên học mới… thì thảy đều phải bước qua ngưỡng cửa “đầu tiên” là “tiền đâu?” Phù vân mà rất thân thiết, vì đồng tiền dính liền khúc ruột.
Thánh Tông đồ dân ngoại nói với tín hữu Côlôxê rằng hãy hướng lòng trí đến những gì thuộc về thượng giới và đừng chú tâm đến những gì thuộc về hạ giới. Thưa thánh nhân: “đói thì đầu gối phải bò”; “có thực mới vực được đạo”… Đôi tay ngài đã không từng sần sùi, chai sạm với nghề dệt lều vải đấy ư? Và ngài đã không từng kết án những người lười biếng, không chịu lao động đấy sao?
Quả thật vẫn có đủ đầy những luận lý để bào chữa cho thái độ sống quyến luyến với của cải vật chất. Dĩ nhiên chẳng ai dám to gan nói xóc, nói xỉa ngài Côhêlét hay thánh Tông đồ dân ngoại, nhưng vẫn có đó những lời nói cạnh, nói khía đến các “đấng bậc làm thầy” trong Giáo Hội. Các ngài đâu có lo bữa mai chạy bữa hôm như chúng mình. Các ngài đâu có quặn thắt khi con cái ốm đau hay phải chịu cái cảnh nợ nần chồng chất. Thế nhưng dù có biện bạch cách này cách khác thì chúng ta cũng phải chân nhận sự cám dỗ của đồng tiền và sức mạnh của vật chất. Chúng có thể huỷ hoại hạnh phúc chúng ta ngay trong cuộc đời này và có thể làm nguy hại hạnh phúc vĩnh cửu. Trong thực tiển, dù lắm khi sức mạnh của đồng tiền như “là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khoẻ của tuổi già, là cái đà của danh vọng…”, nhưng chính Chúa Kitô đã từng minh định: Không được làm tôi hai chủ. Không được vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của (x.Mt 6,24). Và Người còn cảnh tỉnh chúng ta rằng người giàu có vào Nước Trời khó hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim (x.Mt 19,24).
Của cải, tiền bạc tự nó không xấu mà trái lại là tốt đẹp vì đều do Thiên Chúa dựng nên. Thế nhưng cần phân biệt những cái tốt mang tính giới hạn, vì nó chỉ là phương tiện chứ không phải là cùng đích. “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu”(Lc 12,15). Và cũng chắc chắn rằng không phải nhờ của tiền dư giả mà hạnh phúc vĩnh cửu được bảo đảm. Theo thánh Phaolô thì tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Ngẫu tượng chỉ có thể dẫn chúng ta đến chỗ diệt vong. Xin đừng quên tham lam là mối tội thừ hai trong “bảy mối tội đầu”.
Thiên Chúa không hề chỉ dạy chúng ta xem thường của cải vật chất và cũng chẳng bảo chúng ta khinh rẻ các tiện nghi vật chất. Người đã minh nhiên truyền lệnh cho chúng ta lao tác không chỉ để có cái sinh nhai mà còn để có điều kiện phát triển và hoàn thiện đúng phận người, loài thọ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình Người đã dựng nên, vốn là hình ảnh của Người (x.St 1,27). Vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm kiếm vật chất, của tiền với mục đích gì? Điều đáng trách của người phú hộ trong câu chuyện dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể đó là đã không biết trả lời câu hỏi: “Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”(Lc 12,20).
Cái “ngốc”của người phú hộ là khi ra sức thu tích của cải mà “không biết làm giàu trước mặt Thiên Chúa”. Nếu giả như viên phú hộ trả lời rằng của cải của con sẽ để lại cho con cháu hầu giúp chúng có điều kiện phát triển hoặc để phần nào đó giúp cho người bất hạnh thoát cảnh nghèo khổ thì có lẽ ông ta chẳng bị nguyền rủa là “đồ ngốc”.
Làm giàu truớc mặt Thiên Chúa chính là chiếc chìa khoá giúp chúng ta thoát ra khỏi sự tham lam vị kỷ. Hạn từ giàu khiến chúng ta liên tưởng đến sự phong phú, đến tình trạng được có nhiều hơn. Ai là người giàu có trước mặt Thiên Chúa? Không chút ngại ngần, xin thưa đó là người có tấm lòng quảng đại, vị tha. Vẫn từng có đó những con người lắm tiền, nhiều của cải mà con tim luôn rộng mở, tấm lòng rất quảng đại, vì Danh Chúa, vì hạnh phúc của đồng loại như ông Tôbia, hoặc như bà Gioanna, vợ ông Khuda, bà Sudana và nhiều bà khác mà tin mừng Luca ghi lại (x.Lc 8,3). Tuy nhiên, sự cám dỗ của vật chất cũng đã và đang làm nhiều người băng hoại. Cha ông chúng ta vốn cảm nghiệm rằng khi của tiền càng phình ra thì con tim thường bị bó hẹp lại. Biết bao nghĩa tình mẹ cha con cái, bao nghĩa tình huynh đệ đã nhạt nhoà, đổ vỡ chỉ vì chút của tiền, chút lợi lộc đang nhan nhãn trước mắt chúng ta đây đó.
Để nên giàu có ở đời này thì hoạ hiếm mới có chuyện đột xuất như trúng số độc đắc mà thường là do quá trình kinh doanh, tích luỷ có mục tiêu, có phương pháp và biện pháp thích hợp, hữu hiệu. Cũng vậy, để nên giàu có trước mặt Thiên Chúa, tức là ngày càng biết sống quảng đại, vị tha, vì Danh Chúa và vì hạnh phúc đồng loại thì không gì hơn hãy tìm phương thế và biện pháp để mở rộng tấm lòng của mình. Một kinh nghiệm sống từng được chia sẻ như sau: một giáo dân thú nhận rằng mình rất ngại ngần với chuyện “làm phúc, bố thí” cho người ăn xin. Tìm cặn kẻ nguyên cớ mới vỡ lẽ đó là vì trong túi anh ta thường chỉ có những tờ bạc mệnh giá lớn ( 50 hay 100 ngàn đồng trở lên). Sau khi được mách bảo rằng hãy luôn để trong túi một số “tiền lẻ”, thì anh ta đã tập được thói quen tốt là làm phúc bố thí cho người nghèo. Sau một vài lần sống theo lời khuyên rằng thỉnh thoảng làm một hành vi quảng đại gấp ba, gấp bốn, thậm chí gấp mười sự tính toán của bản thân, thì tấm lòng của anh ấy đã rộng thêm và như đã vượt qua một mức nào đó. Và chẳng biết tự bao giờ, chuyện lấn cấn khi “làm phúc bố thí” cho người nghèo vốn có trước đây như biến mất. Một nhân đức (thói quen tốt) đã hình thành. Không biết ở mức độ nào nhưng anh ta đang làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Sự Cần Thiết Chia Sẻ & Cầu Nguyện
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
16:29 28/07/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Dành cho HĐMvụ&Tài chánh, và các Hội đoàn
“SỰ CẦN THIẾT CHIA SẺ VÀ CẦU NGUYỆN”
Phần lớn Tín hữu có thói quen giữ đạo như đi lễ, đi chầu, đọc kinh để giữ Luật, chứ không chịu lắng nghe, suy niệm Lời Chúa để thực hành, nên đời sống đạo chưa được trưởng thành.
Những gợi ý chia sẻ dưới đây giúp mọi người biết Cầu nguyện và Sống Lời Chúa trong mọi lúc như nói năng, phản ứng, hành động trước cuộc sống này, để dần dần trở nên giống Chúa hơn:
A- Phương pháp chia sẻ Lời Chúa đạt nhiều kết quả trên:
1- Không phân biệt tuổi tác, nam với nữ, tu với đời.
2- Vài người Cầu nguyện tự phát xin ơn Chúa Thánh Thần.
3- Phá bỏ mọi hàng rào ngăn cách để Thánh Linh làm việc.
4- Lắng nghe anh chị em nói về Chúa để sống sự hiệp nhất.
5- Khi ơn Chúa đánh động cho một người là cho cả Nhóm…
6- Lắng nghe nói về khó khăn vui buồn để nỗ lực và cảm thông.
7- Mỗi người nói lên những điều Chúa làm trong đời ( 2 phút).
8- Chỉ chia sẻ những kinh nghiệm riêng của mình đã sống. (Có thể kể những việc hay, làm tốt của người khác, không nói xấu)
9-Nhóm viên không nên đối chất, tranh luận ý của bạn vừa chia sẻ. (Vì chia sẻ khác, nếu tranh luận …sẽ khó nghe tiếng Chúa )
10-Mỗi người phải thật khiêm tốn lắng nghe anh chị em chia sẻ.
11-Nhóm viên luôn dùng chữ “Tôi” hay “Con”, tránh dùng chữ “chúng ta”. (Vì dùng chữ chúng ta là có ý dạy bảo, khuyên răn)
12-Trưởng Nhóm gợi ý thật khéo léo, khích lệ để các Nhóm viên thoải mái chia sẻ theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
B- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự thúc đẩy của Thánh Linh:
Tin Mừng: Luca ((11:1-13). Thầy bảo anh em: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho. (câu 9)
1/ Đọc kinh đã soạn sẵn, có phải là tôi cầu nguyện không? Tại sao?
2/ Xin chia sẻ các tâm tình khi bạn cầu nguyện chung hay riêng?
3/ Cho biết những ơn ích cụ thể khi tôi cầu nguyện với Lời Chúa ?
4/ Thầy Giêsu có phải là người bạn để tôi tâm sự, gặp gỡ? Tại sao?
5/ Chúa Giêsu cầu nguyện trước những khi nào? Cho dẫn chứng.?
6/ Chia sẻ những câu Kinh Thánh Chúa dạy về cầu nguyện như:
a/ Kinh lạy Cha, lạy cha xin làm cho danh thánh Cha...(c. 2-4)
b/ Câu chuyện người bạn xin ba cái bánh nửa đêm…(c. 5-8)
c/ Sự cần thiết xin Đức Thánh linh với Chúa là Cha…(c. 11-13)
* Chuyện kể: 1 /Tổng Thống Abraham Lincoln đêm ngày cầu nguyện cho đất nước Hoa kỳ. Anh Thư ký của ông đã kể lại: Đêm ấy tôi không ngủ được, tôi đã nghe thấy tiếng rầm rì trong phòng của ông. Để tâm nhìn sang khe cửa sổ, tôi thấy Tổng thống quì gối cầu nguyện với quyển Thánh Kinh, ông đưa lên cao với Thiên Chúa và nói:
“ Lạy Cha, ngày xưa Cha đa đã nghe lời vua Salômon, thì hôm nay xin Ngài cũng nghe lời con cầu khẩn: Nếu Cha giúp con, con sẽ đủ sức mạnh và khôn ngoan để lãnh đạo dân tộc này…Con yếu đuối và đầy tội lỗi, xin Cha hãy nghe lời con van xin trong đêm nay…”
2/ Bác sĩ Jung nói: Trong ba mươi năm qua nhiều bệnh nhân đã cần đến phương pháp cầu nguyện với lòng thật tin yêu và hết cả tâm hồn, thì đều có một sức mạnh và bệnh tật được thuyên giảm trông thấy.
C- Câu Kinh Thành bạn và tôi chọn làm Châm ngôn Sống:
HỄ AI XIN THÌ NHẬN ĐƯỢC, AI TÌM THÌ THẤY, AI GÕ THĨ SẼ MỞ CHO. (c. 10)
* Mỗi người thay nhau cầu nguyện tự phát lớn tiếng là nói với Chúa, tậm sự với Ngài như người bạn…dựa vào một câu Lời Chúa vừa dạy trong bài Tin Mừng đang chia sẻ hôm nay:
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyệnvới Lời Chúa và Sống cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Ai xin sẽ nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Con quyết tìm Thần Khí Khôn Ngoan trong Lời Chúa, gặp gỡ Chúa trong mọi người không phân biệt lương giáo, biết kêu cầu Chúa trong mọi lúc khổ cực. Vì Chúa luôn hiện diện trong mọi người và là nguồn sự sống vĩnh cửu của đời con. Bạn luôn lắng nghe và thưa “xin vâng” với Lời Chúa như Đức Maria.
Hoa thơm cỏ lạ: SỰ KHÔN NGOAN CỦA CHÚA BAN CHO KẺ KHIÊM NHƯỜNG XIN NGÀI./ God’s Wisdom is given to those who humbly ask Him for it.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Dành cho HĐMvụ&Tài chánh, và các Hội đoàn
“SỰ CẦN THIẾT CHIA SẺ VÀ CẦU NGUYỆN”
Phần lớn Tín hữu có thói quen giữ đạo như đi lễ, đi chầu, đọc kinh để giữ Luật, chứ không chịu lắng nghe, suy niệm Lời Chúa để thực hành, nên đời sống đạo chưa được trưởng thành.
Những gợi ý chia sẻ dưới đây giúp mọi người biết Cầu nguyện và Sống Lời Chúa trong mọi lúc như nói năng, phản ứng, hành động trước cuộc sống này, để dần dần trở nên giống Chúa hơn:
A- Phương pháp chia sẻ Lời Chúa đạt nhiều kết quả trên:
1- Không phân biệt tuổi tác, nam với nữ, tu với đời.
2- Vài người Cầu nguyện tự phát xin ơn Chúa Thánh Thần.
3- Phá bỏ mọi hàng rào ngăn cách để Thánh Linh làm việc.
4- Lắng nghe anh chị em nói về Chúa để sống sự hiệp nhất.
5- Khi ơn Chúa đánh động cho một người là cho cả Nhóm…
6- Lắng nghe nói về khó khăn vui buồn để nỗ lực và cảm thông.
7- Mỗi người nói lên những điều Chúa làm trong đời ( 2 phút).
8- Chỉ chia sẻ những kinh nghiệm riêng của mình đã sống. (Có thể kể những việc hay, làm tốt của người khác, không nói xấu)
9-Nhóm viên không nên đối chất, tranh luận ý của bạn vừa chia sẻ. (Vì chia sẻ khác, nếu tranh luận …sẽ khó nghe tiếng Chúa )
10-Mỗi người phải thật khiêm tốn lắng nghe anh chị em chia sẻ.
11-Nhóm viên luôn dùng chữ “Tôi” hay “Con”, tránh dùng chữ “chúng ta”. (Vì dùng chữ chúng ta là có ý dạy bảo, khuyên răn)
12-Trưởng Nhóm gợi ý thật khéo léo, khích lệ để các Nhóm viên thoải mái chia sẻ theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
B- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự thúc đẩy của Thánh Linh:
Tin Mừng: Luca ((11:1-13). Thầy bảo anh em: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho. (câu 9)
1/ Đọc kinh đã soạn sẵn, có phải là tôi cầu nguyện không? Tại sao?
2/ Xin chia sẻ các tâm tình khi bạn cầu nguyện chung hay riêng?
3/ Cho biết những ơn ích cụ thể khi tôi cầu nguyện với Lời Chúa ?
4/ Thầy Giêsu có phải là người bạn để tôi tâm sự, gặp gỡ? Tại sao?
5/ Chúa Giêsu cầu nguyện trước những khi nào? Cho dẫn chứng.?
6/ Chia sẻ những câu Kinh Thánh Chúa dạy về cầu nguyện như:
a/ Kinh lạy Cha, lạy cha xin làm cho danh thánh Cha...(c. 2-4)
b/ Câu chuyện người bạn xin ba cái bánh nửa đêm…(c. 5-8)
c/ Sự cần thiết xin Đức Thánh linh với Chúa là Cha…(c. 11-13)
* Chuyện kể: 1 /Tổng Thống Abraham Lincoln đêm ngày cầu nguyện cho đất nước Hoa kỳ. Anh Thư ký của ông đã kể lại: Đêm ấy tôi không ngủ được, tôi đã nghe thấy tiếng rầm rì trong phòng của ông. Để tâm nhìn sang khe cửa sổ, tôi thấy Tổng thống quì gối cầu nguyện với quyển Thánh Kinh, ông đưa lên cao với Thiên Chúa và nói:
“ Lạy Cha, ngày xưa Cha đa đã nghe lời vua Salômon, thì hôm nay xin Ngài cũng nghe lời con cầu khẩn: Nếu Cha giúp con, con sẽ đủ sức mạnh và khôn ngoan để lãnh đạo dân tộc này…Con yếu đuối và đầy tội lỗi, xin Cha hãy nghe lời con van xin trong đêm nay…”
2/ Bác sĩ Jung nói: Trong ba mươi năm qua nhiều bệnh nhân đã cần đến phương pháp cầu nguyện với lòng thật tin yêu và hết cả tâm hồn, thì đều có một sức mạnh và bệnh tật được thuyên giảm trông thấy.
C- Câu Kinh Thành bạn và tôi chọn làm Châm ngôn Sống:
HỄ AI XIN THÌ NHẬN ĐƯỢC, AI TÌM THÌ THẤY, AI GÕ THĨ SẼ MỞ CHO. (c. 10)
* Mỗi người thay nhau cầu nguyện tự phát lớn tiếng là nói với Chúa, tậm sự với Ngài như người bạn…dựa vào một câu Lời Chúa vừa dạy trong bài Tin Mừng đang chia sẻ hôm nay:
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyệnvới Lời Chúa và Sống cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Ai xin sẽ nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Con quyết tìm Thần Khí Khôn Ngoan trong Lời Chúa, gặp gỡ Chúa trong mọi người không phân biệt lương giáo, biết kêu cầu Chúa trong mọi lúc khổ cực. Vì Chúa luôn hiện diện trong mọi người và là nguồn sự sống vĩnh cửu của đời con. Bạn luôn lắng nghe và thưa “xin vâng” với Lời Chúa như Đức Maria.
Hoa thơm cỏ lạ: SỰ KHÔN NGOAN CỦA CHÚA BAN CHO KẺ KHIÊM NHƯỜNG XIN NGÀI./ God’s Wisdom is given to those who humbly ask Him for it.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Đừng sợ
Giuse Trần Việt Hùng
16:30 28/07/2010
Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa (Lc 12:4).
1. Đừng Sợ
Trong Kinh Thánh, từ cuốn sách đầu tiên là Sáng Thế Ký cho đến cuốn cuối cùng là Sách Khải Huyền, đã có trên một trăm lần nhắc đến câu: Đừng sợ. Trải dọc Công Cuộc Cứu Độ qua lịch sử của dân Do-thái, Thiên Chúa sai các Tổ Phụ và Tiên Tri đến kêu gọi, khuyến khích và hướng dẫn dân đi trong đường lối Chúa. Chúa muốn dân riêng của Chúa đừng sợ hãi chi cả, nhưng hãy bước đi trong sự quan phòng của Chúa. Từ khởi đầu Chúa phán với tổ phụ Abram: Có lời Thiên Chúa phán với ông Abram trong một thị kiến rằng: "Hỡi Apram, đừng sợ, Ta là khiên che thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn." (Stk. 15:1).
Ngay trong những trang đầu tiên của Tân Ước, chúng ta học biết khi Đức Maria nghe lời sứ thần truyền tin, Maria cảm thấy run sợ. Maria lo sợ vì sứ mệnh qúa cao vời: Sứ thần liền nói: "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa (Lc. 1:30). Rồi thiên thần lại báo mộng cho Giuse trong giấc ngủ: Đừng sợ đón Maria vợ ông về (Mt. 1:20). Trong khi thánh Phaolô rao giảng tin mừng gặp khó khăn, Chúa cũng đã thôi thúc ông: Một đêm, Chúa bảo ông Phaolô trong một thị kiến: "Đừng sợ! Cứ nói đi, đừng làm thinh (Tđcv. 18:9).
Đặt niềm tin tưởng nơi Chúa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị khi bắt đầu sứ mệnh chủ chiên toàn Giáo Hội, ngài đã kêu gọi đoàn dân Chúa: Anh chị em đừng sợ. Hãy tin và phó thác vào Chúa Kitô. Cả cuộc đời của Ngài là cuộc ra đi. Ngài ra đi gặp gỡ giới trẻ, gặp gỡ đại diện các tôn giáo, các nhà lãnh đạo các nước trên thế giới và gặp gỡ mọi người, mọi giới. Ngài đã không sợ phải đối diện với sự khó khăn và khác lạ. Vượt qua sự sợ hãi bình thường của con người, Đức Giáo Hoàng đã dấn thân vào một thế giới đang khao khát chân lý và đói khát tình yêu. Ngài đã tìm gặp được nhiều tâm hồn quảng đại và nhiệt thành.
2. Nỗi Lo Âu
Đối với giới trẻ, chúng ta thường nghĩ rằng tuổi trẻ thì vô âu, vô lo. Thực ra, tuổi trẻ có nhiều niềm vui trong cuộc sống nhưng cũng có nhiều thứ lo sợ lắm. Những em mới cắp sách đến trường cũng bắt đầu lo. Hằng ngày các em lo dậy sớm đi học, lo sách vở, lo học bài, làm bài và trả bài. Lo sợ thầy cô khảo hạch. Các em học sinh lo học hành thi cử, lấy bằng cấp, chọn nghề nghiệp và giao lưu bạn bè. Ra đời, các bạn trẻ lo bon chen với đời. Các bạn thường bị cám dỗ đứng núi này trông núi nọ. Các bạn biết rằng sống là một cuộc chạy đua và tranh đấu không ngừng. Thế là họ cứ phải lo lắng quay cuồng phấn đấu liên tục cho cuộc sống tương lai.
Đôi khi chúng ta lo lắng khi nghĩ về tương lai không biết sẽ ra sao. Thật vậy, chúng ta không thể không nghĩ đến tương lai, cho dù tương lai còn xa vời. Nhiều người nói rằng không lo lắng sao được khi mà cơ may chỉ đến một lần, không chộp bắt thì sẽ bị lỡ cơ hội. Biết rằng lo cũng thế thôi, chúng ta đâu làm cho các dự tính xảy ra ngay được. Nhưng đặt chương trình trước cho mọi sinh hoạt là điều phải lẽ. Người khôn là biết lo liệu tính toán và dự trù trước mọi công việc. Không phải để nước tới chân mới nhảy. Những người càng dự tính nhiều thứ cho tương lai, là người càng phải lo lắng nhiều. Hình như cái lo nó gắn liền với thân phận của con người. Nhưng rồi Chúa Giêsu lại dạy chúng ta rằng: Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy (Mt. 6:34).
3. Nên Sợ
Chúa khuyên dạy chúng ta hãy biết chọn lựa: Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó (Mt 6:31-32). Trong cuộc sống bon chen và chạy đua với của cải và danh vọng của thế trần thì lòng tham của con người không đáy. Có người chưa mua xong ngôi nhà này, đã chuẩn bị dòm ngó căn nhà khác. Cuộc sống cứ luẩn quẩn và nợ nần cứ chồng chất. Cái lo này chưa qua đã dồn theo cái lo khác. Không lo sợ sao được khi công ăn việc làm thì bấp bênh. Người ta sợ bị sa thải, bị thất nghiệp, sợ bị nhà băng kéo nhà, kéo cửa và hụt nguồn chi thu của gia đình. Đúng thế, khi có nhiều tài sản, thì người ta phải lo giữ nhiều. Ôm đồm nhiều, nên sợ mất cũng nhiều.
Đối với một số người trẻ, cuộc sống ngày càng trở nên phức tạp. Còn có một mối lo, mà một số bạn trẻ ngày nay đang phải đối diện. Họ lo hưởng thụ bằng mọi cách nhưng lại sợ hậu qủa. Có nhiều người trẻ không muốn dấn thân vào một quyết định sống đời hôn nhân. Nam nữ muốn sống chung với nhau, nhưng lại không muốn kết hôn. Họ thích sống thử và sống tạm thời với nhau. Họ lo sợ không thể ở đời với nhau. Cuộc sống phức tạp vì sự liên đới chằng chịt. Có những người còn trẻ đã có nhiều quan hệ sống với nhiều người khác phái. Họ đã có nhiều con cái, con em, con anh, rồi con chúng mình. Cuộc sống lứa đôi thay đổi như thay áo. Họ lo sợ trách nhiệm phải nuôi nấng và giáo dục con cái. Họ sợ bị ràng buộc và mất đi tự do trong cuộc sống. Họ lo sợ về trách nhiệm và có thể là trốn tránh trách nhiệm. Vì thế, họ phải lo sợ là đúng.
Cuộc sống còn cộng thêm những cái lo khác tự mình gây nên như là những tệ nạn trong xã hội. Vì muốn có lợi nhuận mau chóng, nên nhiều người lo ăn gian, nói dối và lừa đảo chính phủ hay người khác. Có biết bao nhiêu sự gian dối đang diễn ra trước mắt chúng ta. Nhiều người làm giấy tờ ma, bằng cấp giả mạo, kết hôn giả, chứng nhận ngân hàng giả, tài sản giả và cuộc sống giả tạo. Lo vì sợ bị người ta phát hiện. Muôn vàn cái lo, cái sợ bủa vây mà không có lối thoát. Cái lo cứ dồn dập trong đời sống. Cái lo dẫn liền đến cái sợ, người ta gọi là lo sợ. Những lọai lo này rất tiêu cực, đó là những điều nên sợ.
4. Lo Dẫn Đến Sợ
Về bản thân mình, thì người ta lại lo sợ bệnh họan, tật nguyền và sợ chết chóc. Sợ nhất là bị bất toại, bị mắc những chứng bệnh nan y và các thứ bệnh truyền nhiễm. Điều mà những người còn đang khỏe mạnh sợ hãi nhất đó là sự chết. Không ai tránh khỏi sự chết. Đã sinh ra làm người, ai cũng đi về cùng đích là sự chết. Có người chết khi còn trẻ, có người được hưởng thọ tới tuổi già. Không phải chỉ những người trẻ mới sợ chết, cả những người già trên giường bệnh vẫn còn sợ. Sợ vì phải bỏ lại tất cả và bước tới một cuộc sống khác mà mình chưa hề biết. Nhưng người biết tin tưởng vào thiên Chúa, họ không cần phải sợ chi ai: Có Chúa ở cùng tôi, tôi chẳng sợ gì, hỏi người đời làm chi tôi được? (Tv. 118:6).
Kinh nghiệm của một số người, sau khi đi bác sĩ khám bệnh, đã phát hiện mình bị vết chấm nhỏ trong gan và vết đen trong phổi, áp huyết máu cao, đường trong máu quá độ hoặc mỡ dư nhiều trong máu. Thế là trở về nhà lo lắng rồi mất ăn, mất ngủ làm cho tinh thần và thân xác suy nhược. Mỗi lần có cuộc hẹn bác sĩ, người ta cảm thấy bồn chồn sợ hãi. Căn bệnh lây lan càng ngày càng tệ hơn. Cuộc sống bất an và họ bắt đầu lo sợ. Cái sợ này kéo theo cái sợ khác. Sợ hãi về sự chia ly và sự chết sắp gần. Cứ thế, có người nói rằng họ đang lãnh bản án chung thân của bệnh tật. Làm sao có thể thoát ra khỏi những ràng buộc này. Chúng ta không thể làm thay đổi các triệu chứng bệnh họan này. Hãy biết chấp nhận và cố gắng chữa trị cách tốt nhất. Phần còn lại, chúng ta chỉ còn biết phó thác và cậy trông mọi sự trong sự quan phòng của Chúa: Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ (Mt 10:30-31).
5. An Vui Tự tại
Tương lai là thời gian chưa tới, không ai có kinh nghiệm dù một giây phút của ngày mai. Con người có thể đặt chương trình ngắn hạn hay dài hạn và có những viễn tượng tốt đẹp trong tương lai. Trong cuộc sống, các chương trình và dự tính thì luôn luôn phải có để chuẩn bị. Dù không ai biết mình có thể sống tới ngày mai nhưng chúng ta không thể ngừng. Sống là hướng tới, là chuẩn bị và hy vọng vào tương lai. Không có niềm hy vọng, chúng ta mất đi sinh khí của sự sống. Niềm hy vọng phải đặt nền tảng trong hiện tại. Nên cái gì có thể làm được trong ngày hôm nay và đừng để đến ngày mai. Mỗi ngày có những vui buồn, những thử thách mà chúng ta cần phải vượt qua. Trong hành trình đi về Đất Hứa: Ông Môsê bảo dân: "Đừng sợ hãi, vì Thiên Chúa đến là để thử thách anh em và làm cho anh em luôn luôn kính sợ Người, ngõ hầu anh em đừng phạm tội." (Xh.20:20).
Mỗi ngày tôi thường gặp một ông cựu chiến binh người Mỹ, đã chiến đấu tại Việt Nam, tên là Angel. Cuộc đời của ông rất kỳ lạ. Cứ sáng sớm, ông dắt con chó cưng ra công viên, bên cạnh trạm xe bus, cột giây giữ chó vào một trụ nào đó rồi ông đi lang thang. Miệng lúc nào cũng ca hát và nhảy múa theo điệu nhạc có máy hát gắn bên tai. Gặp ai ông cũng niềm nở và đôi khi xin tiền cắc để mua cà phê. Ông rất thân tình và lịch sự. Mỗi lần gặp tôi, ông đều chào bắt tay tôi một cách chân tình và vui vẻ. Trời dù nóng, dù lạnh cũng thế, không ngày nào vắng mặt ông. Nhất là những ngày tuyết rơi, lạnh buốt, ông luôn có mặt ở đó. Tôi không biết ông có lo lắng gì không. Tôi cũng không biết ông có còn lo sợ gì cho cuộc sống. Mười lăm năm qua tôi đã thấy ông như vậy. Thật lạ lùng! Suốt ngày ngược xuôi ngoài đường và tối đến, ông lại trở về căn phòng riêng ngủ nghỉ. Không biết ông có suy nghĩ, dự tính gì cho tương lai không. Tôi nghĩ ông là người thật hạnh phúc.
6. Sự Phó Thác
Trong tinh thần người Kitô Hữu, chúng ta không dừng lại ở những thỏa mãn về phần xác hoặc những đòi hỏi vật chất. Có một cái gì đó linh thiêng và cao quý hơn bội phần mà chúng ta phải để ý trông nom. Đó là sự sống hạnh phúc ngày sau. Biết rằng ai trong chúng ta cũng sợ đau đớn, khổ sở, đói khát và bách hại. Nỗi sợ bị người đời chê trách, bị tẩy chay, bị ngược đãi và nguyền rủa là những nỗi sợ gắn liền với thân phận người. Ai đã từng kinh nghiệm qua tù đầy, giam hãm mới thấy rằng còn có một cái gì đó quý giá hơn mà không ai có thể cướp mất. Đây chính là niềm tin và sự sống của chúng ta. Đừng sợ làm chứng cho sự thật. Đừng sợ làm nhân chứng cho Chúa Kitô sống lại. Chỉ khi chúng ta tìm nương náu bên Chúa, chúng ta sẽ can đảm: "Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục (Mt. 10:28).
Đôi khi chúng ta không biết thì không sợ. Tôi có kinh nghiệm khi đi vượt biên và vượt biển. Lúc khởi hành từ bến sông, tôi đâu có sợ hãi gì. Tôi đâu có biết là biển rộng lớn bao la, sóng bạc đầu và cuồng phong dữ dằn như thế. Ra giữa biển khơi, tôi sợ hãi lắm. Chiếc tầu nhỏ như lá tre dập dềnh giữa cơn bão giận dữ của biển cả. Sự sống, sự chết cận kề. Nỗi lo òa lấp khắp châu thân. Lúc này mới thấy con người bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên. Lo sợ thật! Tôi chỉ biết hoàn toàn phó thác nơi Đấng có quyền phép trên sóng biển. Nhớ lời tiên tri Isaia đã truyền dạy từ xa xưa: Đừng run, đừng sợ. Ta đã chẳng cho ngươi nghe từ thuở nào, đã chẳng báo cho ngươi biết đó sao? Chính các ngươi là nhân chứng của Ta. Hỏi có thần nào khác, hỏi có núi đá nào khác, ngoại trừ Ta? Ta biết chắc là không (Is. 44:8).
7. Niềm Vui An lạc
Có một lối thoát tâm lý là chúng ta đừng nghĩ nhiều về tương lai xa vời, nhưng hãy sống với hiện tại và với những cái đang ràng buộc chúng ta. Chấp nhận nó và sống trong niềm hy vọng. Đuổi xa những ác mộng sợ hãi trong tương lai. Chúng ta chấp nhận tình trạng xấu nhất có thể xảy đến. Chúng ta sẽ an vui với giây phút và tình trạng chúng ta đang hưởng. Đừng sợ đau khổ, bệnh tật có thể hủy hoại thân xác nhưng không làm gì được tâm hồn. Sách Khải Huyền viết: Đừng sợ các nỗi đau khổ ngươi sắp phải chịu: này ma quỷ sắp tống một số người trong các ngươi vào ngục để thử thách các ngươi; các ngươi sẽ phải lâm cảnh gian truân trong vòng mười ngày. Hãy trung thành cho đến chết, và Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống (Kh. 2:10).
Hãy quảng gánh lo đi và vui sống. Chúng ta nên bỏ bớt những gánh nặng của quá khứ và tương lai. Quá khứ đã qua, chúng ta chẳng còn níu kéo được nữa. Cái đã qua chỉ là những kỷ niệm đẹp để tưởng nhớ. Tương lai là những mong ước và hy vọng ngày mai sẽ tươi sáng hơn. Không có gi phải lo sợ cho ngày mai. Ngày mai là một ngày mới tràn trề hy vọng. Nhưng quan trọng nhất là chúng ta hãy sống giây phút hiện tại. Hãy vui với những cái chúng ta hiện đang có. Đừng buông tay cái hiện có mà chộp bắt những ảo tưởng không thực. Hiện tại có dư đủ những ân huệ để chúng ta sống trong yêu thương và chia sẻ.
Chúng ta đừng sợ phải đối diện với ngày mới. Ngày mới là cơ hội giúp chúng ta tiến gần đến con đường trọn lành hơn. Mỗi phút giây qua đi là mỗi khoảnh khắc chúng ta đựơc hiện hữu với mọi loài thọ tạo. Được hiện hữu trong cuộc sống là một hồng ân tuyệt vời. Mỗi người cũng chỉ được đồng hành theo vòng quay vũ trụ một khoảng thời gian và biến mất. Chúng ta hãy sống trọn vẹn những giây phút Chúa ban ở đời để an hưởng phúc lộc. Chúng ta đừng sợ thời gian ngắn qúa hoặc dài qúa. Cuộc sống dài ngắn không quan trọng. Quan trọng nhất là chúng ta hãy sống vui với giây phút hiện tại.
Nói tóm lại, Thiên Chúa là chủ của thời gian. Đối với Ngài, thời gian chỉ là hiện tại. Ngài thấu tỏ quá khứ, hiện tại và tương lai của đời sống con người. Chúng ta hãy phó thác sự sống của chúng ta nơi sự quan phòng của Chúa. Chúa dạy rằng: Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ, các con đáng giá hơn chim sẻ bội phần (Mt. 10:32). Hãy tiến bước đi tới tương lai trong niềm tin và hy vọng. Chúng ta sẽ không phải lo lắng cho ngày mai, vì ngày mai sẽ có niềm vui của ngày mai. Mỗi sáng khi thức dậy, chúng ta hãy mỉm cười đón nhận một ngày mới trong ân tình của Chúa.
1. Đừng Sợ
Trong Kinh Thánh, từ cuốn sách đầu tiên là Sáng Thế Ký cho đến cuốn cuối cùng là Sách Khải Huyền, đã có trên một trăm lần nhắc đến câu: Đừng sợ. Trải dọc Công Cuộc Cứu Độ qua lịch sử của dân Do-thái, Thiên Chúa sai các Tổ Phụ và Tiên Tri đến kêu gọi, khuyến khích và hướng dẫn dân đi trong đường lối Chúa. Chúa muốn dân riêng của Chúa đừng sợ hãi chi cả, nhưng hãy bước đi trong sự quan phòng của Chúa. Từ khởi đầu Chúa phán với tổ phụ Abram: Có lời Thiên Chúa phán với ông Abram trong một thị kiến rằng: "Hỡi Apram, đừng sợ, Ta là khiên che thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn." (Stk. 15:1).
Ngay trong những trang đầu tiên của Tân Ước, chúng ta học biết khi Đức Maria nghe lời sứ thần truyền tin, Maria cảm thấy run sợ. Maria lo sợ vì sứ mệnh qúa cao vời: Sứ thần liền nói: "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa (Lc. 1:30). Rồi thiên thần lại báo mộng cho Giuse trong giấc ngủ: Đừng sợ đón Maria vợ ông về (Mt. 1:20). Trong khi thánh Phaolô rao giảng tin mừng gặp khó khăn, Chúa cũng đã thôi thúc ông: Một đêm, Chúa bảo ông Phaolô trong một thị kiến: "Đừng sợ! Cứ nói đi, đừng làm thinh (Tđcv. 18:9).
Đặt niềm tin tưởng nơi Chúa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị khi bắt đầu sứ mệnh chủ chiên toàn Giáo Hội, ngài đã kêu gọi đoàn dân Chúa: Anh chị em đừng sợ. Hãy tin và phó thác vào Chúa Kitô. Cả cuộc đời của Ngài là cuộc ra đi. Ngài ra đi gặp gỡ giới trẻ, gặp gỡ đại diện các tôn giáo, các nhà lãnh đạo các nước trên thế giới và gặp gỡ mọi người, mọi giới. Ngài đã không sợ phải đối diện với sự khó khăn và khác lạ. Vượt qua sự sợ hãi bình thường của con người, Đức Giáo Hoàng đã dấn thân vào một thế giới đang khao khát chân lý và đói khát tình yêu. Ngài đã tìm gặp được nhiều tâm hồn quảng đại và nhiệt thành.
2. Nỗi Lo Âu
Đối với giới trẻ, chúng ta thường nghĩ rằng tuổi trẻ thì vô âu, vô lo. Thực ra, tuổi trẻ có nhiều niềm vui trong cuộc sống nhưng cũng có nhiều thứ lo sợ lắm. Những em mới cắp sách đến trường cũng bắt đầu lo. Hằng ngày các em lo dậy sớm đi học, lo sách vở, lo học bài, làm bài và trả bài. Lo sợ thầy cô khảo hạch. Các em học sinh lo học hành thi cử, lấy bằng cấp, chọn nghề nghiệp và giao lưu bạn bè. Ra đời, các bạn trẻ lo bon chen với đời. Các bạn thường bị cám dỗ đứng núi này trông núi nọ. Các bạn biết rằng sống là một cuộc chạy đua và tranh đấu không ngừng. Thế là họ cứ phải lo lắng quay cuồng phấn đấu liên tục cho cuộc sống tương lai.
Đôi khi chúng ta lo lắng khi nghĩ về tương lai không biết sẽ ra sao. Thật vậy, chúng ta không thể không nghĩ đến tương lai, cho dù tương lai còn xa vời. Nhiều người nói rằng không lo lắng sao được khi mà cơ may chỉ đến một lần, không chộp bắt thì sẽ bị lỡ cơ hội. Biết rằng lo cũng thế thôi, chúng ta đâu làm cho các dự tính xảy ra ngay được. Nhưng đặt chương trình trước cho mọi sinh hoạt là điều phải lẽ. Người khôn là biết lo liệu tính toán và dự trù trước mọi công việc. Không phải để nước tới chân mới nhảy. Những người càng dự tính nhiều thứ cho tương lai, là người càng phải lo lắng nhiều. Hình như cái lo nó gắn liền với thân phận của con người. Nhưng rồi Chúa Giêsu lại dạy chúng ta rằng: Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy (Mt. 6:34).
3. Nên Sợ
Chúa khuyên dạy chúng ta hãy biết chọn lựa: Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó (Mt 6:31-32). Trong cuộc sống bon chen và chạy đua với của cải và danh vọng của thế trần thì lòng tham của con người không đáy. Có người chưa mua xong ngôi nhà này, đã chuẩn bị dòm ngó căn nhà khác. Cuộc sống cứ luẩn quẩn và nợ nần cứ chồng chất. Cái lo này chưa qua đã dồn theo cái lo khác. Không lo sợ sao được khi công ăn việc làm thì bấp bênh. Người ta sợ bị sa thải, bị thất nghiệp, sợ bị nhà băng kéo nhà, kéo cửa và hụt nguồn chi thu của gia đình. Đúng thế, khi có nhiều tài sản, thì người ta phải lo giữ nhiều. Ôm đồm nhiều, nên sợ mất cũng nhiều.
Đối với một số người trẻ, cuộc sống ngày càng trở nên phức tạp. Còn có một mối lo, mà một số bạn trẻ ngày nay đang phải đối diện. Họ lo hưởng thụ bằng mọi cách nhưng lại sợ hậu qủa. Có nhiều người trẻ không muốn dấn thân vào một quyết định sống đời hôn nhân. Nam nữ muốn sống chung với nhau, nhưng lại không muốn kết hôn. Họ thích sống thử và sống tạm thời với nhau. Họ lo sợ không thể ở đời với nhau. Cuộc sống phức tạp vì sự liên đới chằng chịt. Có những người còn trẻ đã có nhiều quan hệ sống với nhiều người khác phái. Họ đã có nhiều con cái, con em, con anh, rồi con chúng mình. Cuộc sống lứa đôi thay đổi như thay áo. Họ lo sợ trách nhiệm phải nuôi nấng và giáo dục con cái. Họ sợ bị ràng buộc và mất đi tự do trong cuộc sống. Họ lo sợ về trách nhiệm và có thể là trốn tránh trách nhiệm. Vì thế, họ phải lo sợ là đúng.
Cuộc sống còn cộng thêm những cái lo khác tự mình gây nên như là những tệ nạn trong xã hội. Vì muốn có lợi nhuận mau chóng, nên nhiều người lo ăn gian, nói dối và lừa đảo chính phủ hay người khác. Có biết bao nhiêu sự gian dối đang diễn ra trước mắt chúng ta. Nhiều người làm giấy tờ ma, bằng cấp giả mạo, kết hôn giả, chứng nhận ngân hàng giả, tài sản giả và cuộc sống giả tạo. Lo vì sợ bị người ta phát hiện. Muôn vàn cái lo, cái sợ bủa vây mà không có lối thoát. Cái lo cứ dồn dập trong đời sống. Cái lo dẫn liền đến cái sợ, người ta gọi là lo sợ. Những lọai lo này rất tiêu cực, đó là những điều nên sợ.
4. Lo Dẫn Đến Sợ
Về bản thân mình, thì người ta lại lo sợ bệnh họan, tật nguyền và sợ chết chóc. Sợ nhất là bị bất toại, bị mắc những chứng bệnh nan y và các thứ bệnh truyền nhiễm. Điều mà những người còn đang khỏe mạnh sợ hãi nhất đó là sự chết. Không ai tránh khỏi sự chết. Đã sinh ra làm người, ai cũng đi về cùng đích là sự chết. Có người chết khi còn trẻ, có người được hưởng thọ tới tuổi già. Không phải chỉ những người trẻ mới sợ chết, cả những người già trên giường bệnh vẫn còn sợ. Sợ vì phải bỏ lại tất cả và bước tới một cuộc sống khác mà mình chưa hề biết. Nhưng người biết tin tưởng vào thiên Chúa, họ không cần phải sợ chi ai: Có Chúa ở cùng tôi, tôi chẳng sợ gì, hỏi người đời làm chi tôi được? (Tv. 118:6).
Kinh nghiệm của một số người, sau khi đi bác sĩ khám bệnh, đã phát hiện mình bị vết chấm nhỏ trong gan và vết đen trong phổi, áp huyết máu cao, đường trong máu quá độ hoặc mỡ dư nhiều trong máu. Thế là trở về nhà lo lắng rồi mất ăn, mất ngủ làm cho tinh thần và thân xác suy nhược. Mỗi lần có cuộc hẹn bác sĩ, người ta cảm thấy bồn chồn sợ hãi. Căn bệnh lây lan càng ngày càng tệ hơn. Cuộc sống bất an và họ bắt đầu lo sợ. Cái sợ này kéo theo cái sợ khác. Sợ hãi về sự chia ly và sự chết sắp gần. Cứ thế, có người nói rằng họ đang lãnh bản án chung thân của bệnh tật. Làm sao có thể thoát ra khỏi những ràng buộc này. Chúng ta không thể làm thay đổi các triệu chứng bệnh họan này. Hãy biết chấp nhận và cố gắng chữa trị cách tốt nhất. Phần còn lại, chúng ta chỉ còn biết phó thác và cậy trông mọi sự trong sự quan phòng của Chúa: Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ (Mt 10:30-31).
5. An Vui Tự tại
Tương lai là thời gian chưa tới, không ai có kinh nghiệm dù một giây phút của ngày mai. Con người có thể đặt chương trình ngắn hạn hay dài hạn và có những viễn tượng tốt đẹp trong tương lai. Trong cuộc sống, các chương trình và dự tính thì luôn luôn phải có để chuẩn bị. Dù không ai biết mình có thể sống tới ngày mai nhưng chúng ta không thể ngừng. Sống là hướng tới, là chuẩn bị và hy vọng vào tương lai. Không có niềm hy vọng, chúng ta mất đi sinh khí của sự sống. Niềm hy vọng phải đặt nền tảng trong hiện tại. Nên cái gì có thể làm được trong ngày hôm nay và đừng để đến ngày mai. Mỗi ngày có những vui buồn, những thử thách mà chúng ta cần phải vượt qua. Trong hành trình đi về Đất Hứa: Ông Môsê bảo dân: "Đừng sợ hãi, vì Thiên Chúa đến là để thử thách anh em và làm cho anh em luôn luôn kính sợ Người, ngõ hầu anh em đừng phạm tội." (Xh.20:20).
Mỗi ngày tôi thường gặp một ông cựu chiến binh người Mỹ, đã chiến đấu tại Việt Nam, tên là Angel. Cuộc đời của ông rất kỳ lạ. Cứ sáng sớm, ông dắt con chó cưng ra công viên, bên cạnh trạm xe bus, cột giây giữ chó vào một trụ nào đó rồi ông đi lang thang. Miệng lúc nào cũng ca hát và nhảy múa theo điệu nhạc có máy hát gắn bên tai. Gặp ai ông cũng niềm nở và đôi khi xin tiền cắc để mua cà phê. Ông rất thân tình và lịch sự. Mỗi lần gặp tôi, ông đều chào bắt tay tôi một cách chân tình và vui vẻ. Trời dù nóng, dù lạnh cũng thế, không ngày nào vắng mặt ông. Nhất là những ngày tuyết rơi, lạnh buốt, ông luôn có mặt ở đó. Tôi không biết ông có lo lắng gì không. Tôi cũng không biết ông có còn lo sợ gì cho cuộc sống. Mười lăm năm qua tôi đã thấy ông như vậy. Thật lạ lùng! Suốt ngày ngược xuôi ngoài đường và tối đến, ông lại trở về căn phòng riêng ngủ nghỉ. Không biết ông có suy nghĩ, dự tính gì cho tương lai không. Tôi nghĩ ông là người thật hạnh phúc.
6. Sự Phó Thác
Trong tinh thần người Kitô Hữu, chúng ta không dừng lại ở những thỏa mãn về phần xác hoặc những đòi hỏi vật chất. Có một cái gì đó linh thiêng và cao quý hơn bội phần mà chúng ta phải để ý trông nom. Đó là sự sống hạnh phúc ngày sau. Biết rằng ai trong chúng ta cũng sợ đau đớn, khổ sở, đói khát và bách hại. Nỗi sợ bị người đời chê trách, bị tẩy chay, bị ngược đãi và nguyền rủa là những nỗi sợ gắn liền với thân phận người. Ai đã từng kinh nghiệm qua tù đầy, giam hãm mới thấy rằng còn có một cái gì đó quý giá hơn mà không ai có thể cướp mất. Đây chính là niềm tin và sự sống của chúng ta. Đừng sợ làm chứng cho sự thật. Đừng sợ làm nhân chứng cho Chúa Kitô sống lại. Chỉ khi chúng ta tìm nương náu bên Chúa, chúng ta sẽ can đảm: "Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục (Mt. 10:28).
Đôi khi chúng ta không biết thì không sợ. Tôi có kinh nghiệm khi đi vượt biên và vượt biển. Lúc khởi hành từ bến sông, tôi đâu có sợ hãi gì. Tôi đâu có biết là biển rộng lớn bao la, sóng bạc đầu và cuồng phong dữ dằn như thế. Ra giữa biển khơi, tôi sợ hãi lắm. Chiếc tầu nhỏ như lá tre dập dềnh giữa cơn bão giận dữ của biển cả. Sự sống, sự chết cận kề. Nỗi lo òa lấp khắp châu thân. Lúc này mới thấy con người bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên. Lo sợ thật! Tôi chỉ biết hoàn toàn phó thác nơi Đấng có quyền phép trên sóng biển. Nhớ lời tiên tri Isaia đã truyền dạy từ xa xưa: Đừng run, đừng sợ. Ta đã chẳng cho ngươi nghe từ thuở nào, đã chẳng báo cho ngươi biết đó sao? Chính các ngươi là nhân chứng của Ta. Hỏi có thần nào khác, hỏi có núi đá nào khác, ngoại trừ Ta? Ta biết chắc là không (Is. 44:8).
7. Niềm Vui An lạc
Có một lối thoát tâm lý là chúng ta đừng nghĩ nhiều về tương lai xa vời, nhưng hãy sống với hiện tại và với những cái đang ràng buộc chúng ta. Chấp nhận nó và sống trong niềm hy vọng. Đuổi xa những ác mộng sợ hãi trong tương lai. Chúng ta chấp nhận tình trạng xấu nhất có thể xảy đến. Chúng ta sẽ an vui với giây phút và tình trạng chúng ta đang hưởng. Đừng sợ đau khổ, bệnh tật có thể hủy hoại thân xác nhưng không làm gì được tâm hồn. Sách Khải Huyền viết: Đừng sợ các nỗi đau khổ ngươi sắp phải chịu: này ma quỷ sắp tống một số người trong các ngươi vào ngục để thử thách các ngươi; các ngươi sẽ phải lâm cảnh gian truân trong vòng mười ngày. Hãy trung thành cho đến chết, và Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống (Kh. 2:10).
Hãy quảng gánh lo đi và vui sống. Chúng ta nên bỏ bớt những gánh nặng của quá khứ và tương lai. Quá khứ đã qua, chúng ta chẳng còn níu kéo được nữa. Cái đã qua chỉ là những kỷ niệm đẹp để tưởng nhớ. Tương lai là những mong ước và hy vọng ngày mai sẽ tươi sáng hơn. Không có gi phải lo sợ cho ngày mai. Ngày mai là một ngày mới tràn trề hy vọng. Nhưng quan trọng nhất là chúng ta hãy sống giây phút hiện tại. Hãy vui với những cái chúng ta hiện đang có. Đừng buông tay cái hiện có mà chộp bắt những ảo tưởng không thực. Hiện tại có dư đủ những ân huệ để chúng ta sống trong yêu thương và chia sẻ.
Chúng ta đừng sợ phải đối diện với ngày mới. Ngày mới là cơ hội giúp chúng ta tiến gần đến con đường trọn lành hơn. Mỗi phút giây qua đi là mỗi khoảnh khắc chúng ta đựơc hiện hữu với mọi loài thọ tạo. Được hiện hữu trong cuộc sống là một hồng ân tuyệt vời. Mỗi người cũng chỉ được đồng hành theo vòng quay vũ trụ một khoảng thời gian và biến mất. Chúng ta hãy sống trọn vẹn những giây phút Chúa ban ở đời để an hưởng phúc lộc. Chúng ta đừng sợ thời gian ngắn qúa hoặc dài qúa. Cuộc sống dài ngắn không quan trọng. Quan trọng nhất là chúng ta hãy sống vui với giây phút hiện tại.
Nói tóm lại, Thiên Chúa là chủ của thời gian. Đối với Ngài, thời gian chỉ là hiện tại. Ngài thấu tỏ quá khứ, hiện tại và tương lai của đời sống con người. Chúng ta hãy phó thác sự sống của chúng ta nơi sự quan phòng của Chúa. Chúa dạy rằng: Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ, các con đáng giá hơn chim sẻ bội phần (Mt. 10:32). Hãy tiến bước đi tới tương lai trong niềm tin và hy vọng. Chúng ta sẽ không phải lo lắng cho ngày mai, vì ngày mai sẽ có niềm vui của ngày mai. Mỗi sáng khi thức dậy, chúng ta hãy mỉm cười đón nhận một ngày mới trong ân tình của Chúa.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:57 28/07/2010
MẬT LỆNH
Thời Xuân Thu năm 525 trước công nguyên, nước Ngô tấn công nước Sở, tại Trường An của nước Sở bày một trận chiến, kết quả nước Sở đánh thắng, lại còn chiếm đoạt ngự thuyền của Ngô vương là Dư Hoàng, rồi sai người ngày đêm canh gát nghiêm nhặt. Công tử Quang của Ngô vương rất lo lắng, thề là dù hi sinh tính mạng cũng phải đoạt lại chiếc thuyền ấy, thế là ông ta sai ba người hóa trang thành người nước Sở, mai phục bên chiếc thuyền, và trước đó thì đã giao hẹn với nhau là lấy hai chữ “dư hoàng” làm mật lệnh.
Vào tối hôm ấy, trăng mờ gió lớn, công tử Quang nước Ngô dẫn đại binh trong đêm tối tấn kích quân Sở, hô mật lệnh ba lần, người mai phục cũng trả lời mật lệnh ba lần, do đó mà quân Ngô xâm nhập quân Sở rất thuận lợi, quân Sở tán loạn, cuối cùng công tử Quang cũng đoạt lại chiếc thuyền Dư Hoàng.
(Tả truyện)
Suy tư
Có những công việc cần đến những mật lệnh để thành công, đó là những mật lệnh của các nội gián; có những công việc cần đến những mật mã để thành công, đó là những lời truyền lệnh, nói chuyện qua điện đàm trong chiến tranh trên chiến trường, và có những công việc cần phải nói rõ ràng, nói cách minh bạch để được thông cảm và tha thứ, đó là lời thú tội.
Chúa Giê-su lập bảy bí tích để thông ban ân sủng của Ngài cho chúng ta –những người Ki-tô hữu- các bí tích này không phải là mật lệnh, cũng chẳng phải là mật khẩu, mật lệnh, nhưng là những lời nói minh bạch rõ ràng và thành thật cộng với tâm hồn khiêm tốn đầy tin tưởng và yêu thương của những ai muốn đón nhận nó, bởi vì bảy bí tích thánh này không những làm cho chúng ta chiến thắng tội lỗi, đoạt lại những ân súng mà chúng ta đã đánh mất trong khi phạm tội.
Chúa Giê-su đã dạy: "Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng” (Mt 10, 26-27), do đó, người Ki-tô hữu khi đi theo Chúa thì phải quang minh chính đại, không nói nhỏ nói to làm hại người khác, không mật lệnh mật khẩu để vu vạ cáo gian cho người khác...
Đó chính là người Ki-tô hữu chân chính vậy.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thời Xuân Thu năm 525 trước công nguyên, nước Ngô tấn công nước Sở, tại Trường An của nước Sở bày một trận chiến, kết quả nước Sở đánh thắng, lại còn chiếm đoạt ngự thuyền của Ngô vương là Dư Hoàng, rồi sai người ngày đêm canh gát nghiêm nhặt. Công tử Quang của Ngô vương rất lo lắng, thề là dù hi sinh tính mạng cũng phải đoạt lại chiếc thuyền ấy, thế là ông ta sai ba người hóa trang thành người nước Sở, mai phục bên chiếc thuyền, và trước đó thì đã giao hẹn với nhau là lấy hai chữ “dư hoàng” làm mật lệnh.
Vào tối hôm ấy, trăng mờ gió lớn, công tử Quang nước Ngô dẫn đại binh trong đêm tối tấn kích quân Sở, hô mật lệnh ba lần, người mai phục cũng trả lời mật lệnh ba lần, do đó mà quân Ngô xâm nhập quân Sở rất thuận lợi, quân Sở tán loạn, cuối cùng công tử Quang cũng đoạt lại chiếc thuyền Dư Hoàng.
(Tả truyện)
Suy tư
Có những công việc cần đến những mật lệnh để thành công, đó là những mật lệnh của các nội gián; có những công việc cần đến những mật mã để thành công, đó là những lời truyền lệnh, nói chuyện qua điện đàm trong chiến tranh trên chiến trường, và có những công việc cần phải nói rõ ràng, nói cách minh bạch để được thông cảm và tha thứ, đó là lời thú tội.
Chúa Giê-su lập bảy bí tích để thông ban ân sủng của Ngài cho chúng ta –những người Ki-tô hữu- các bí tích này không phải là mật lệnh, cũng chẳng phải là mật khẩu, mật lệnh, nhưng là những lời nói minh bạch rõ ràng và thành thật cộng với tâm hồn khiêm tốn đầy tin tưởng và yêu thương của những ai muốn đón nhận nó, bởi vì bảy bí tích thánh này không những làm cho chúng ta chiến thắng tội lỗi, đoạt lại những ân súng mà chúng ta đã đánh mất trong khi phạm tội.
Chúa Giê-su đã dạy: "Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng” (Mt 10, 26-27), do đó, người Ki-tô hữu khi đi theo Chúa thì phải quang minh chính đại, không nói nhỏ nói to làm hại người khác, không mật lệnh mật khẩu để vu vạ cáo gian cho người khác...
Đó chính là người Ki-tô hữu chân chính vậy.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:59 28/07/2010
N2T |
55. Toàn bộ cuộc sống của con đều trông cậy vào sự khổ nạn và sự chết Chúa Giê-su để thoát khỏi sự trừng phạt đời đời. Dù khi con có tất cả để dâng cho Ngài, thì chẳng qua cũng như một ngôi sao nhỏ bé trước mặt trời, như một giọt nước trong biển, như một hạt cát của hòn núi lớn mà thôi.
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 28/07/2010
N2T |
489. Cần mẫn là đường, cầu an là vách núi đứng, lười biếng là huyệt mộ.
Phù vân, Mọi sự đều là phù vân
Lm Gia-cô-bê Tạ Chúc
22:27 28/07/2010
Chúa Nhật Thứ 18 Mùa Thường Niên, Năm C
Sách Giảng viên mở đầu đã đưa ra một chân lý có thật trên cuộc đời: Mọi sự rồi sẽ qua đi. Triết gia Heraclite cũng có một nhận định tương tự qua hình ảnh: “ Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả là chuyển động, là biến đổi, hay mọi sự rất mực phù vân. Thánh vịnh đã diễn tả qua những lời lẽ như sau:
“ Chớ sợ ! khi có kẻ phát tài,
Khi vinh sang nhà nó hưng thịnh,
Vì đến chết, mảy may nó chẳng đem đi,
Vinh sang của nó, cùng nó sẽ chẳng xuống theo” (Tv 49, 17-18).
Người Phú hộ ngu ngốc
Tại sao người Phú hộ này lại được gán ghép cho một cụm từ mà khi nghe nói đến, chắc hẳn không khỏi bị chạm tự ái. “Đồ ngốc”(Lc 12,20), phải chăng vì anh ta có lắm tiền của, vợ đẹp con xinh, nhà cao cửa mát, ngồi mát ăn bát vàng... Không, không thể có chuyện đó được, Chúa Giê-su không bao giờ lên án, chỉ trích những người giàu có. Trong dụ ngôn người Phú hộ và Lazaro, người Phú hộ này bị kết án không phải vì anh ta giàu có, mà bởi vì anh vô tâm trước những mảnh đời bất hạnh, đáng thương như La-za-rô. Cũng vậy, người Phú hộ trong Tin mừng của Thánh Luca, không biết dùng của cải mình có, như là một phương tiện tốt nhất để mua lấy hạnh phúc mai ngày. Đúng ra anh ta phải biết tích trữ của cải mình có và gởi vào ngân hàng nước Trời, một vốn ngàn lời, thì ngược lại, anh ta lại có những suy tính vô cùng mong manh, như ngọn đèn treo trước gió: “ Ta sẽ làm thế này: Phá quách các lẫm đi, mà xây những lẫm lớn hơn, rồi chất cả lúa má, và của cải vào đó; rồi ta sẽ nhủ hồn ta: Hồn ơi! Mầy có chán của cải, sẵn đó cho nhiều năm; nghỉ đi! Ăn uống đi! Hưởng đi!” (Lc 12, 18-19). Và thế là khi thần chết bất chợt đến gõ cửa, người Phú hộ mới ngộ ra một điều: “ Phù vân, rất mực phù vân”(Gv 1,2).
Tiền của là phục vụ cho con người
Không ai phủ nhận chân giá trị của đồng tiền. Vật chất luôn là một gắn bó hữu cơ với con người. Đời sống sẽ thoải mái hơn, khi con người có những nhu cầu thiết yếu về vật chất, tinh thần nhờ đó mà được hưng phấn hơn. Tiền của luôn là người đầy tớ tốt, nhưng luôn là ông chủ xấu. Bao lâu con người làm chủ nó, bắt nó phục vụ cho chính mình, thì đời sống sẽ chất đầy những thành quả của yêu thương và bác ái. Còn một khi, xem trọng vật chất, của cải, lấy nó làm chuẩn mục. thước đo cho những giá trị tinh thần, thì lúc đó, con người sẽ trở nên những nô lệ cho chính của cải mà mình làm ra. Thật trớ trêu thay, con người nhiều khi lại trở nên những nô lệ cho những thành quả mà do chính mình làm nên. Đức Giêsu kêu gọi con người phản tỉnh để tìm ra những giá trị vĩnh cửu cho cuộc sống con người vì: “ Hãy coi chừng, hãy lo giữ mình tránh mọi thứ tham lam, vì không phải ai được sung túc, là đời sống người ấy được chắc chắn nhờ nơi của cải” (Lc 12, 15).
Người con Chúa cần lắm những của cải vật chất, hòng muu cầu hạnh phúc nhân sinh, thế nhưng đừng quên sự hy sinh quên mình, từ bỏ luôn là lời mời gọi của Tin mừng. Thiết nghĩ, con người sống là cao quý, và họ làm nên của cải vật chất, chứ không phải ngược lại. Cuộc sống cần những tấm lòng để cho đi, sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người chọn đúng cho mình một lý tưởng cao đẹp mà cuộc đời Chúa Giê-su đã minh chứng.
Sách Giảng viên mở đầu đã đưa ra một chân lý có thật trên cuộc đời: Mọi sự rồi sẽ qua đi. Triết gia Heraclite cũng có một nhận định tương tự qua hình ảnh: “ Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả là chuyển động, là biến đổi, hay mọi sự rất mực phù vân. Thánh vịnh đã diễn tả qua những lời lẽ như sau:
“ Chớ sợ ! khi có kẻ phát tài,
Khi vinh sang nhà nó hưng thịnh,
Vì đến chết, mảy may nó chẳng đem đi,
Vinh sang của nó, cùng nó sẽ chẳng xuống theo” (Tv 49, 17-18).
Người Phú hộ ngu ngốc
Tại sao người Phú hộ này lại được gán ghép cho một cụm từ mà khi nghe nói đến, chắc hẳn không khỏi bị chạm tự ái. “Đồ ngốc”(Lc 12,20), phải chăng vì anh ta có lắm tiền của, vợ đẹp con xinh, nhà cao cửa mát, ngồi mát ăn bát vàng... Không, không thể có chuyện đó được, Chúa Giê-su không bao giờ lên án, chỉ trích những người giàu có. Trong dụ ngôn người Phú hộ và Lazaro, người Phú hộ này bị kết án không phải vì anh ta giàu có, mà bởi vì anh vô tâm trước những mảnh đời bất hạnh, đáng thương như La-za-rô. Cũng vậy, người Phú hộ trong Tin mừng của Thánh Luca, không biết dùng của cải mình có, như là một phương tiện tốt nhất để mua lấy hạnh phúc mai ngày. Đúng ra anh ta phải biết tích trữ của cải mình có và gởi vào ngân hàng nước Trời, một vốn ngàn lời, thì ngược lại, anh ta lại có những suy tính vô cùng mong manh, như ngọn đèn treo trước gió: “ Ta sẽ làm thế này: Phá quách các lẫm đi, mà xây những lẫm lớn hơn, rồi chất cả lúa má, và của cải vào đó; rồi ta sẽ nhủ hồn ta: Hồn ơi! Mầy có chán của cải, sẵn đó cho nhiều năm; nghỉ đi! Ăn uống đi! Hưởng đi!” (Lc 12, 18-19). Và thế là khi thần chết bất chợt đến gõ cửa, người Phú hộ mới ngộ ra một điều: “ Phù vân, rất mực phù vân”(Gv 1,2).
Tiền của là phục vụ cho con người
Không ai phủ nhận chân giá trị của đồng tiền. Vật chất luôn là một gắn bó hữu cơ với con người. Đời sống sẽ thoải mái hơn, khi con người có những nhu cầu thiết yếu về vật chất, tinh thần nhờ đó mà được hưng phấn hơn. Tiền của luôn là người đầy tớ tốt, nhưng luôn là ông chủ xấu. Bao lâu con người làm chủ nó, bắt nó phục vụ cho chính mình, thì đời sống sẽ chất đầy những thành quả của yêu thương và bác ái. Còn một khi, xem trọng vật chất, của cải, lấy nó làm chuẩn mục. thước đo cho những giá trị tinh thần, thì lúc đó, con người sẽ trở nên những nô lệ cho chính của cải mà mình làm ra. Thật trớ trêu thay, con người nhiều khi lại trở nên những nô lệ cho những thành quả mà do chính mình làm nên. Đức Giêsu kêu gọi con người phản tỉnh để tìm ra những giá trị vĩnh cửu cho cuộc sống con người vì: “ Hãy coi chừng, hãy lo giữ mình tránh mọi thứ tham lam, vì không phải ai được sung túc, là đời sống người ấy được chắc chắn nhờ nơi của cải” (Lc 12, 15).
Người con Chúa cần lắm những của cải vật chất, hòng muu cầu hạnh phúc nhân sinh, thế nhưng đừng quên sự hy sinh quên mình, từ bỏ luôn là lời mời gọi của Tin mừng. Thiết nghĩ, con người sống là cao quý, và họ làm nên của cải vật chất, chứ không phải ngược lại. Cuộc sống cần những tấm lòng để cho đi, sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người chọn đúng cho mình một lý tưởng cao đẹp mà cuộc đời Chúa Giê-su đã minh chứng.
Chỉ còn hôm nay
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
23:10 28/07/2010
Của cải, một trong những thứ nhân loại ngàn đời khao khát, bao giờ cũng có sức lôi hút con người mãnh liệt. Ma lực đồng tiền đôi lúc điều khiển, chi phối toàn bộ con người. Có thể nói, người ta miệt mài với kế sinh nhai cũng chỉ vì tiền. Bon chen, sát hại lẫn nhau, bán rẻ lương tri, nhân phẩm cũng tại tiền. Có ai không thích tiền bạc, của cải? Làm người, ai chẳng cần tiền của. Kẻ gần đất xa trời mà vẫn bám víu bạc tiền nữa là. Được tiền, có tiền, ai mà chả thích.
Thật ra, con người khó tồn tại giả như không của cải, tiền bạc. Vì chưng, nó là phương tiện giúp con người phát triển, thăng tiến. Tiền bạc giúp thế giới văn minh, tiến bộ. Tự nhiên, yêu thích tiền bạc không là điều xấu. Vì bởi những đồng tiền, cắc bạc được chắt chui từ những giọt mồ hôi, nước mắt, lao động nhọc nhằn, vất vả pha lẫn máu hồng hy sinh, lấy đâu không quí trọng. Thế nhưng, lạm dụng bạc tiền, nô lệ của cải đến đánh mất lương tri, bán rẻ nhân phẩm, làm phong hoại đạo đức nhân văn mới thực xấu xa, đồi bại. Như vậy, nhân loại tự méo mó chính mình bằng nô lệ, lạm dụng tiền của.
Không biết từ bao giờ, người ta đã ham muốn tích trữ, làm giàu bản thân, chả vậy mà chiến tranh, loạn lạc tràn ngập thế giới. Ai cũng muốn giàu có, sung túc, chẳng ai chịu nhường ai. Hễ người có hơn mình một chút là tìm mọi cách mưu tính sao cho phải hơn mới hả lòng thoả dạ. Bạc tiền có hạn nhưng lòng người vô hạn, bao nhiêu cũng chẳng đủ, nhiều bao nhiêu cũng vẫn còn thiếu, tham vọng nhân loại không có điểm dừng là vậy. Làm một muốn lời mười, lời một muốn trăm, thế giới rộng lớn vẫn không đủ cho lòng tham vô đáy của con người. Cái dại lớn nhất chính là việc không biết mớ vật chất mà họ đang tìm kiếm ấy không tồn tại vĩnh cửu. Không chỉ nó không vĩnh cửu tồn tại mà ngay cả kẻ thủ đắc nó cũng chả vĩnh viễn tồn tại để mà tích trữ. Cái khổ lớn hơn, nhân loại dại nhưng chả biết mình đang dại, khác nào kẻ điên cuồng, say khứ không tỉnh để biết mình đang say. Giữ khư khư mớ vật chất mục nát mà cứ ngỡ nguồn bảo đảm an toàn mới khổ kìa!
Thật, giả như chỉ còn được sống hôm nay, ngay hôm mai là tôi sẽ chết, có lẽ chả ai trên thế giới còn muốn bo bo mang trong mình mớ vật chất vô hồn. Giả ngày mai tôi không tồn tại, có lẽ chẳng ai còn khao khát quyến luyến những thứ không thật, để mà thèm thuồng mớ tình yêu giả dối, hỗn độn. Vậy lấy đâu ra việc tính toán thu tích tranh chấp, giành giựt, hơn thiệt chút bạc tiền, danh vọng, quyền lực vô bổ cơ chứ!
Thu tích làm gì hỡi người những thứ không thể cho bạn sống mãi. Mong đợi, kỳ vọng gì nữa bạn nơi trần thế này, chốn chỉ đưa bạn vào con đường diệt vong. Sao không tìm về Thiên Chúa nhỉ, tại sao không trở về bên Chúa hỡi bạn, Đấng yêu thương, Đấng làm chủ sự sống, Đấng là tất cả của bạn. Đấng không bao giờ khiến bạn huỷ diệt nhưng muốn bạn sống mãi muôn đời.
Ai có thể làm gì được chứ, điều gì có thể khiến cho bạn tay trắng chứ, nếu không phải là Đấng tác tạo nên bạn. Điều gì đã khiến bạn nắm giữ mãi thứ không thuộc về bạn. Bạn thủ đắc chúng bằng công khó nhưng lại không thực sự tác sinh nên nó, hỏi thử làm sao có thể trông chừng chúng mãi đây? Ngay chính mạng sống, bạn còn không thể giữ mãi cho mình, thì tại sao lại cố giữ những thứ nô lệ, phụ thuộc mau qua? Của cải, tình yêu nhân thế... thật ra chỉ là cái đi theo bạn mà thôi, vậy mạng sống bạn quan trọng hay chúng cần thiết, để rồi phải bán rẻ điều hệ trọng với cái thứ yếu như vậy?
Lạy Chúa, bản thân con quan trọng hay tham vọng quan trọng, con thực sự không biết. Con xin lỗi, bấy lâu nay, từ lâu, thật rất lâu rồi Chúa ạ, con cứ mải miết cặm cụi vùi đầu vào mớ bòng bong tham vọng, miệt mài thu tích của cải vật chất, tình cảm đê hèn. Con đã xây đâu chỉ một mà còn không biết bao nhiêu kho tàng, tích trữ đủ thứ lỉnh kỉnh trần thế. Nhiều lúc con đã bỏ cả ngàn giờ mua chuộc, nô lệ nhân thế mà lại ke re, cắt rắt với Chúa từng khắc, từng giờ. Con xin lỗi, con đã không hiểu được mình, chỉ biết rằng sau nó chẳng lúc nào con hạnh phúc, chỉ thấy toàn nước mắt đắng cay, bẽ bàng. Xin giúp con biết sống như thể ngày mai không còn sống nữa. Chỉ ngày mai thôi, chỉ đến ngày mai thôi là con không còn sống nữa, vậy điều gì là cần thiết cứu rỗi linh hồn con, điều gì con có thể duy nhất mang theo mà chả phải bỏ lại? Xin giúp con với, lạy Chúa, đó có phải là Ngài chăng?
Thật ra, con người khó tồn tại giả như không của cải, tiền bạc. Vì chưng, nó là phương tiện giúp con người phát triển, thăng tiến. Tiền bạc giúp thế giới văn minh, tiến bộ. Tự nhiên, yêu thích tiền bạc không là điều xấu. Vì bởi những đồng tiền, cắc bạc được chắt chui từ những giọt mồ hôi, nước mắt, lao động nhọc nhằn, vất vả pha lẫn máu hồng hy sinh, lấy đâu không quí trọng. Thế nhưng, lạm dụng bạc tiền, nô lệ của cải đến đánh mất lương tri, bán rẻ nhân phẩm, làm phong hoại đạo đức nhân văn mới thực xấu xa, đồi bại. Như vậy, nhân loại tự méo mó chính mình bằng nô lệ, lạm dụng tiền của.
Không biết từ bao giờ, người ta đã ham muốn tích trữ, làm giàu bản thân, chả vậy mà chiến tranh, loạn lạc tràn ngập thế giới. Ai cũng muốn giàu có, sung túc, chẳng ai chịu nhường ai. Hễ người có hơn mình một chút là tìm mọi cách mưu tính sao cho phải hơn mới hả lòng thoả dạ. Bạc tiền có hạn nhưng lòng người vô hạn, bao nhiêu cũng chẳng đủ, nhiều bao nhiêu cũng vẫn còn thiếu, tham vọng nhân loại không có điểm dừng là vậy. Làm một muốn lời mười, lời một muốn trăm, thế giới rộng lớn vẫn không đủ cho lòng tham vô đáy của con người. Cái dại lớn nhất chính là việc không biết mớ vật chất mà họ đang tìm kiếm ấy không tồn tại vĩnh cửu. Không chỉ nó không vĩnh cửu tồn tại mà ngay cả kẻ thủ đắc nó cũng chả vĩnh viễn tồn tại để mà tích trữ. Cái khổ lớn hơn, nhân loại dại nhưng chả biết mình đang dại, khác nào kẻ điên cuồng, say khứ không tỉnh để biết mình đang say. Giữ khư khư mớ vật chất mục nát mà cứ ngỡ nguồn bảo đảm an toàn mới khổ kìa!
Thật, giả như chỉ còn được sống hôm nay, ngay hôm mai là tôi sẽ chết, có lẽ chả ai trên thế giới còn muốn bo bo mang trong mình mớ vật chất vô hồn. Giả ngày mai tôi không tồn tại, có lẽ chẳng ai còn khao khát quyến luyến những thứ không thật, để mà thèm thuồng mớ tình yêu giả dối, hỗn độn. Vậy lấy đâu ra việc tính toán thu tích tranh chấp, giành giựt, hơn thiệt chút bạc tiền, danh vọng, quyền lực vô bổ cơ chứ!
Thu tích làm gì hỡi người những thứ không thể cho bạn sống mãi. Mong đợi, kỳ vọng gì nữa bạn nơi trần thế này, chốn chỉ đưa bạn vào con đường diệt vong. Sao không tìm về Thiên Chúa nhỉ, tại sao không trở về bên Chúa hỡi bạn, Đấng yêu thương, Đấng làm chủ sự sống, Đấng là tất cả của bạn. Đấng không bao giờ khiến bạn huỷ diệt nhưng muốn bạn sống mãi muôn đời.
Ai có thể làm gì được chứ, điều gì có thể khiến cho bạn tay trắng chứ, nếu không phải là Đấng tác tạo nên bạn. Điều gì đã khiến bạn nắm giữ mãi thứ không thuộc về bạn. Bạn thủ đắc chúng bằng công khó nhưng lại không thực sự tác sinh nên nó, hỏi thử làm sao có thể trông chừng chúng mãi đây? Ngay chính mạng sống, bạn còn không thể giữ mãi cho mình, thì tại sao lại cố giữ những thứ nô lệ, phụ thuộc mau qua? Của cải, tình yêu nhân thế... thật ra chỉ là cái đi theo bạn mà thôi, vậy mạng sống bạn quan trọng hay chúng cần thiết, để rồi phải bán rẻ điều hệ trọng với cái thứ yếu như vậy?
Lạy Chúa, bản thân con quan trọng hay tham vọng quan trọng, con thực sự không biết. Con xin lỗi, bấy lâu nay, từ lâu, thật rất lâu rồi Chúa ạ, con cứ mải miết cặm cụi vùi đầu vào mớ bòng bong tham vọng, miệt mài thu tích của cải vật chất, tình cảm đê hèn. Con đã xây đâu chỉ một mà còn không biết bao nhiêu kho tàng, tích trữ đủ thứ lỉnh kỉnh trần thế. Nhiều lúc con đã bỏ cả ngàn giờ mua chuộc, nô lệ nhân thế mà lại ke re, cắt rắt với Chúa từng khắc, từng giờ. Con xin lỗi, con đã không hiểu được mình, chỉ biết rằng sau nó chẳng lúc nào con hạnh phúc, chỉ thấy toàn nước mắt đắng cay, bẽ bàng. Xin giúp con biết sống như thể ngày mai không còn sống nữa. Chỉ ngày mai thôi, chỉ đến ngày mai thôi là con không còn sống nữa, vậy điều gì là cần thiết cứu rỗi linh hồn con, điều gì con có thể duy nhất mang theo mà chả phải bỏ lại? Xin giúp con với, lạy Chúa, đó có phải là Ngài chăng?
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 18 Quanh Năm C
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
23:45 28/07/2010
Thứ Hai sau Chúa nhật 18 thường niên
Mt 14,13-21
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tấm bánh dưỡng nuôi cuộc đời chúng con. Đây là ân phúc vượt lên mọi điều chúng con mong ước. Chúng con chỉ cần của ăn mau hư nát, nhưng Chúa lại cho chúng con sự sống đời đời là chính Thánh Thể Chúa. Chúng con chỉ cầu Chúa ban cho chúng con lương thực hằng ngày, thế mà Chúa lại cho chính Chúa làm gia nghiệp cuộc đời chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con cũng trở thành tấm bánh để hoà tan trong anh em. Xin giúp chúng con luôn trở thành người hữu ích cho cộng đoàn bằng đời sống yêu thương và phục vụ vì lợi ích của tha nhân.
Lạy Chúa, ngày nay người ta không chỉ đói cơm ăn, thiếu áo mặc mà còn cần sự cảm thông và chia sẻ, cần tình thương mến và rất cần những cử chỉ quan tâm chăm sóc của tha nhân. Nhưng Chúa ơi! Sao chúng con quá ích kỷ với nhau. Chúng con thường có thái độ bàng quan, dửng dưng trước những bất hạnh của tha nhân. Chúng con cũng còn thiếu cả trách nhiệm với gia đình, đôi khi vì lười biếng mà chúng con đã chồng chất gánh nặng lên vai cha mẹ và anh em. Chúng con thiếu mau mắn chia sẽ trách nhiệm với gia đình. Chúng con ngại đưa tay giúp đỡ thi ân. Chúng con chần chờ khi phải đến viếng thăm nhau. Chúng con thường tìm vui thú cho bản thân hơn là lo lắng phục vụ cho lợi ích cộng đoàn. Chúng con đã không dùng tài năng Chúa ban để phục vu cộng đoàn nhưng chỉ lo thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Xin Chúa tha thứ cho những thiết sót của chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho cuộc đời chúng con cũng là tấm bánh làm vui lòng mọi người qua sự chia sẻ trong yêu thương và phục vụ của chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 18 thường niên
Mt 14,22-36
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Sống đức tin trong thời đại hôm nay cũng khó khăn tựa như đi trên mặt biển. Có biết bao cám dỗ khiến chúng con xa lìa Chúa. Có biết bao những sóng gió khiến chúng con đánh mất niềm tin nơi Chúa. Xin Chúa thương nâng đỡ niềm tin còn yếu kém của chúng con để dầu đứng giữa những nghi nan của dòng đời, những sóng gió cuộc đời, chúng con vẫn luôn đặt trọn niềm tín thác vào Chúa. Xin giúp chúng con biết noi gương thánh Phê-rô mà thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin cứu con”.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn ở bên chúng con. Chúng con tin tưởng Chúa luôn bảo vệ chúng con. Chúa luôn quan phòng gìn giữ chở che cuộc đời chúng con. Vì chim trời, hoa huệ ngoài đồng chẳng là gì so với con người mà Chúa còn quan tâm chăm sóc. Chúa sẽ chẳng bao giờ bỏ rơi chúng con. Xin cho chúng con luôn vững tin vào Chúa dù gặp những gian nan. Xin cho chúng con biết nương tựa vào Chúa trong những lúc khó khăn và nguy hiểm của dòng đời.
Lạy Chúa, Chúa là sức mạnh và là thành luỹ bảo vệ đời chúng con. Xin cho chúng con biết tin tưởng và an vui nép mình bên Chúa. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 18 thường niên
Mt 15,21-28
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể!
Chúng con yêu mến và ngợi khen Chúa. Vì Chúa đã quá yêu thương chúng con. Dù rằng chúng con chỉ là một tạo vật nhỏ bé và đầy lỗi lẫm. Chúa vẫn chăm sóc cuộc đời chúng con. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa hoà nhập vào cuộc đời chúng con. Chúa chấp nhận tan biến mình, để chúng con được sống sức sống của Chúa. Xin cho chúng con biết sống sao cho xứng với tình yêu mà Chúa đã dành cho chúng con.
Nhưng Chúa ơi! ở đời sự giàu sang, danh vọng và khoái lạc trần thế là những điều hấp dẫn chúng con, trói buộc chúng con, làm cho chúng con đui mù không nhìn thấy những giá trị vĩnh cửu ở trên trời. Chúng con đã hành động theo những đam mê mù quáng. Chúng con đã lao vào thói hư tật xấu vì chiều theo tính xác thịt. Xin Chúa giải thoát và tháo gỡ chúng con khỏi mọi sự u mê của trần thế, để chúng con nhìn thấy những sự phong phú và vĩnh cửu ở trên trời, để chúng con luôn nỗ lực tìm kiếm Chúa và biết khôn ngoan chọn Chúa là nguồn hạnh phúc của cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, giữa những thói đời đầy đam mê thấp hèn, xin giúp chúng con đứng vững trước những cám dỗ tội lỗi và trung tín trong ơn nghĩa với Chúa luôn. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 18 thường niên
Mt 16,13-23
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Cuộc đời luôn có những sóng gió nghi nan. Dòng đời luôn đong đầy những gian truân vất vả. Thế nhưng, chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa trợ giúp trong những lúc khó khăn. Chúng con có Chúa đồng hành và sẵn lòng cất nhẹ những gánh nặng trong cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con biết siêng năng đến với Chúa nơi bí tích Thánh Thể để được ơn nâng đỡ phần hồn và phần xác. Xin cho chúng con biết trao vào tay Chúa những gánh nặng trong cuộc đời, những thử thách trong hiện tại và lo lắng cho tương lại.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, thánh Phê-rô hôm nay đã tuyên xưng Chúa là Đấng hằng sống, dù rằng ngày mai ông lại chối Chúa đến ba lần. Chúa biết Phê-rô sẽ gục ngã trước nghi nan dù rằng lòng ông không muốn thế. Chúa nhìn thấu suốt tâm can. Chúa biết tấm lòng chân thật của thánh nhân. Xin Chúa cũng nhìn đến lòng thành của chúng con. Chúng con vẫn tuyên xưng mình là người ky-tô giáo nhưng lại không sống điều chúng con tin. Chúa bảo chúng con yêu người nhưng chúng con vẫn còn ghét bỏ nhau. Chúa bảo chúng sống công bình nhưng chúng con vẫn để cho những danh lợi thú làm chủ con người chúng con. Chúa muốn chúng con vác thập già mà theo Chúa nhưng chúng con lại sợ nghi nan.
Lạy Chúa, xin nâng đỡ đức tin còn yếu kém của chúng con để dù giữa những đau khổ, thử thách của cuộc sống, chúng con luôn kiên vững và an vui trong bổn phận của mình. Amen
Thứ Sáu sau Chúa nhật 18 thường niên
Mt 16,24-28
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn sức mạnh nâng đỡ cuộc đời chúng con. Chúa vẫn tha thiết mời gọi chúng con trao vào tay Chúa những gánh nặng của cuộc sống. Chúa mời gọi chúng con hãy can đảm vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa. Xin Thánh Thể Chúa giúp chúng con can đảm bước theo chân Chúa với một lòng trung tín, sắt son.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã vui lòng đón nhận thập giá đắng cay để cứu chuộc chúng con. Chúa đã chấp nhận chết đi để ban lại cho chúng con sự sống đời đời. Xin dạy chúng con biết sống quảng đại, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, và không chờ một phần thưởng nào khác là biết mình đã làm theo ý Chúa.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con hiểu rằng: chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, vì khi cho đi là lúc chúng con được nhận lãnh để chúng con luôn biết sống thanh thoát và quảng đại cho tha nhân. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 18 thường niên
Mt 17,14-20
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là thần dược, là sức sống bổ dưỡng cho cuộc đời chúng con. Thánh Thể Chúa có thể chữa lành, xoa dịu thương đau cho cả hồn và xác chúng con. Xin Chúa hãy củng cố lòng tin còn yếu kém của chúng con. Xin dạy chúng con biết nương tựa vào quyền năng và tình thương của Chúa khi phải đối đầu với gian nan thử thách.
Nhưng Chúa ơi, có lẽ Chúa cũng thất vọng vì đức tin của chúng con chẳng bằng hạt cải. Chúng con còn hay ngã lòng trước nghi nan. Chúng con còn hay thất vọng trước những thất bại của cuộc đời. Nhiều lần chúng con buông xuôi cho dòng đời nổi trôi. Chúng con cậy vào sức mình hơn là tin tưởng trao vào tay Chúa những khó khăn thử thách. Chúng con đã không bám vào Chúa để vượt qua giông tố cuộc đời. Xin Chúa tha thứ cho những yếu kém của lòng tin nơi chúng con. Xin ban cho chúng con sức mạnh và ơn can đàm để chúng con luôn vững tin và trông cậy vào Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, là sức mạnh nâng đỡ những ai khổ sầu, xin thương nâng đỡ, chở che cuộc đời chúng con. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Mt 14,13-21
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tấm bánh dưỡng nuôi cuộc đời chúng con. Đây là ân phúc vượt lên mọi điều chúng con mong ước. Chúng con chỉ cần của ăn mau hư nát, nhưng Chúa lại cho chúng con sự sống đời đời là chính Thánh Thể Chúa. Chúng con chỉ cầu Chúa ban cho chúng con lương thực hằng ngày, thế mà Chúa lại cho chính Chúa làm gia nghiệp cuộc đời chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con cũng trở thành tấm bánh để hoà tan trong anh em. Xin giúp chúng con luôn trở thành người hữu ích cho cộng đoàn bằng đời sống yêu thương và phục vụ vì lợi ích của tha nhân.
Lạy Chúa, ngày nay người ta không chỉ đói cơm ăn, thiếu áo mặc mà còn cần sự cảm thông và chia sẻ, cần tình thương mến và rất cần những cử chỉ quan tâm chăm sóc của tha nhân. Nhưng Chúa ơi! Sao chúng con quá ích kỷ với nhau. Chúng con thường có thái độ bàng quan, dửng dưng trước những bất hạnh của tha nhân. Chúng con cũng còn thiếu cả trách nhiệm với gia đình, đôi khi vì lười biếng mà chúng con đã chồng chất gánh nặng lên vai cha mẹ và anh em. Chúng con thiếu mau mắn chia sẽ trách nhiệm với gia đình. Chúng con ngại đưa tay giúp đỡ thi ân. Chúng con chần chờ khi phải đến viếng thăm nhau. Chúng con thường tìm vui thú cho bản thân hơn là lo lắng phục vụ cho lợi ích cộng đoàn. Chúng con đã không dùng tài năng Chúa ban để phục vu cộng đoàn nhưng chỉ lo thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Xin Chúa tha thứ cho những thiết sót của chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho cuộc đời chúng con cũng là tấm bánh làm vui lòng mọi người qua sự chia sẻ trong yêu thương và phục vụ của chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 18 thường niên
Mt 14,22-36
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Sống đức tin trong thời đại hôm nay cũng khó khăn tựa như đi trên mặt biển. Có biết bao cám dỗ khiến chúng con xa lìa Chúa. Có biết bao những sóng gió khiến chúng con đánh mất niềm tin nơi Chúa. Xin Chúa thương nâng đỡ niềm tin còn yếu kém của chúng con để dầu đứng giữa những nghi nan của dòng đời, những sóng gió cuộc đời, chúng con vẫn luôn đặt trọn niềm tín thác vào Chúa. Xin giúp chúng con biết noi gương thánh Phê-rô mà thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin cứu con”.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn ở bên chúng con. Chúng con tin tưởng Chúa luôn bảo vệ chúng con. Chúa luôn quan phòng gìn giữ chở che cuộc đời chúng con. Vì chim trời, hoa huệ ngoài đồng chẳng là gì so với con người mà Chúa còn quan tâm chăm sóc. Chúa sẽ chẳng bao giờ bỏ rơi chúng con. Xin cho chúng con luôn vững tin vào Chúa dù gặp những gian nan. Xin cho chúng con biết nương tựa vào Chúa trong những lúc khó khăn và nguy hiểm của dòng đời.
Lạy Chúa, Chúa là sức mạnh và là thành luỹ bảo vệ đời chúng con. Xin cho chúng con biết tin tưởng và an vui nép mình bên Chúa. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 18 thường niên
Mt 15,21-28
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể!
Chúng con yêu mến và ngợi khen Chúa. Vì Chúa đã quá yêu thương chúng con. Dù rằng chúng con chỉ là một tạo vật nhỏ bé và đầy lỗi lẫm. Chúa vẫn chăm sóc cuộc đời chúng con. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa hoà nhập vào cuộc đời chúng con. Chúa chấp nhận tan biến mình, để chúng con được sống sức sống của Chúa. Xin cho chúng con biết sống sao cho xứng với tình yêu mà Chúa đã dành cho chúng con.
Nhưng Chúa ơi! ở đời sự giàu sang, danh vọng và khoái lạc trần thế là những điều hấp dẫn chúng con, trói buộc chúng con, làm cho chúng con đui mù không nhìn thấy những giá trị vĩnh cửu ở trên trời. Chúng con đã hành động theo những đam mê mù quáng. Chúng con đã lao vào thói hư tật xấu vì chiều theo tính xác thịt. Xin Chúa giải thoát và tháo gỡ chúng con khỏi mọi sự u mê của trần thế, để chúng con nhìn thấy những sự phong phú và vĩnh cửu ở trên trời, để chúng con luôn nỗ lực tìm kiếm Chúa và biết khôn ngoan chọn Chúa là nguồn hạnh phúc của cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, giữa những thói đời đầy đam mê thấp hèn, xin giúp chúng con đứng vững trước những cám dỗ tội lỗi và trung tín trong ơn nghĩa với Chúa luôn. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 18 thường niên
Mt 16,13-23
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Cuộc đời luôn có những sóng gió nghi nan. Dòng đời luôn đong đầy những gian truân vất vả. Thế nhưng, chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa trợ giúp trong những lúc khó khăn. Chúng con có Chúa đồng hành và sẵn lòng cất nhẹ những gánh nặng trong cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con biết siêng năng đến với Chúa nơi bí tích Thánh Thể để được ơn nâng đỡ phần hồn và phần xác. Xin cho chúng con biết trao vào tay Chúa những gánh nặng trong cuộc đời, những thử thách trong hiện tại và lo lắng cho tương lại.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, thánh Phê-rô hôm nay đã tuyên xưng Chúa là Đấng hằng sống, dù rằng ngày mai ông lại chối Chúa đến ba lần. Chúa biết Phê-rô sẽ gục ngã trước nghi nan dù rằng lòng ông không muốn thế. Chúa nhìn thấu suốt tâm can. Chúa biết tấm lòng chân thật của thánh nhân. Xin Chúa cũng nhìn đến lòng thành của chúng con. Chúng con vẫn tuyên xưng mình là người ky-tô giáo nhưng lại không sống điều chúng con tin. Chúa bảo chúng con yêu người nhưng chúng con vẫn còn ghét bỏ nhau. Chúa bảo chúng sống công bình nhưng chúng con vẫn để cho những danh lợi thú làm chủ con người chúng con. Chúa muốn chúng con vác thập già mà theo Chúa nhưng chúng con lại sợ nghi nan.
Lạy Chúa, xin nâng đỡ đức tin còn yếu kém của chúng con để dù giữa những đau khổ, thử thách của cuộc sống, chúng con luôn kiên vững và an vui trong bổn phận của mình. Amen
Thứ Sáu sau Chúa nhật 18 thường niên
Mt 16,24-28
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn sức mạnh nâng đỡ cuộc đời chúng con. Chúa vẫn tha thiết mời gọi chúng con trao vào tay Chúa những gánh nặng của cuộc sống. Chúa mời gọi chúng con hãy can đảm vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa. Xin Thánh Thể Chúa giúp chúng con can đảm bước theo chân Chúa với một lòng trung tín, sắt son.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã vui lòng đón nhận thập giá đắng cay để cứu chuộc chúng con. Chúa đã chấp nhận chết đi để ban lại cho chúng con sự sống đời đời. Xin dạy chúng con biết sống quảng đại, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, và không chờ một phần thưởng nào khác là biết mình đã làm theo ý Chúa.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con hiểu rằng: chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, vì khi cho đi là lúc chúng con được nhận lãnh để chúng con luôn biết sống thanh thoát và quảng đại cho tha nhân. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 18 thường niên
Mt 17,14-20
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là thần dược, là sức sống bổ dưỡng cho cuộc đời chúng con. Thánh Thể Chúa có thể chữa lành, xoa dịu thương đau cho cả hồn và xác chúng con. Xin Chúa hãy củng cố lòng tin còn yếu kém của chúng con. Xin dạy chúng con biết nương tựa vào quyền năng và tình thương của Chúa khi phải đối đầu với gian nan thử thách.
Nhưng Chúa ơi, có lẽ Chúa cũng thất vọng vì đức tin của chúng con chẳng bằng hạt cải. Chúng con còn hay ngã lòng trước nghi nan. Chúng con còn hay thất vọng trước những thất bại của cuộc đời. Nhiều lần chúng con buông xuôi cho dòng đời nổi trôi. Chúng con cậy vào sức mình hơn là tin tưởng trao vào tay Chúa những khó khăn thử thách. Chúng con đã không bám vào Chúa để vượt qua giông tố cuộc đời. Xin Chúa tha thứ cho những yếu kém của lòng tin nơi chúng con. Xin ban cho chúng con sức mạnh và ơn can đàm để chúng con luôn vững tin và trông cậy vào Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, là sức mạnh nâng đỡ những ai khổ sầu, xin thương nâng đỡ, chở che cuộc đời chúng con. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (1)
Lm Nguyễn Hữu Thy
07:52 28/07/2010
hiểu và sống
MƯỜI ĐIỀU RĂN THIÊN CHÚA (1)
BBT: Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các bạn đọc tác phẩm mới của Lm Nguyễn Hữu Thy với tựa đề "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa". So sánh với trên mười tác phẩm khác của tác giả, thì tác phẩm "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa" chỉ là một tác phẩm ngắn với hơn 100 trang, cộng thêm các hình ảnh sống động kèm theo. Nhưng tác phẩm này lại mang một nội dung hết sức quan trọng và thiết thực: Trình bày và giải thích một cách cụ thể và sống động Mười Điều Răn Thiên Chúa, mười qui luật luân lý tối cần cho cuộc sống nhân loại, nhất là nhân loại hôm nay, một nhân loại đang liều mình bước đi trên con đường tiêu diệt, vì đang tâm xa lìa và chối bỏ Thiên Chúa cũng như các giới răn của Người, để sống một cuộc sống hoàn toàn buông thả, sa đọa và vô luân.
Nội dung
Lời nói đầu 9
Tóm lược bối cảnh
lịch sử Mười Điều Răn Thiên Chúa 17
Mười Điều Răn Thiên Chúa 37
Tóm lược Mưởi Điều Răn Thiên Chúa 40
Điều Răn Thứ Nhất 41
Điều Răn Thứ Hai 47
Điều Răn Thứ Ba 49
Điều Răn Thứ Bốn 53
Điều Răn Thứ Năm 60
Điều Răn Thứ Sáu 66
Điều Răn Thứ Bảy 75
Điều Răn Thứ Tám 79
Điều Răn Thứ Chín 85
Điều Răn Thứ Mười 88
Lời Kết 98
Lời nói đầu
Trong trang đầu Sách Bổn, tức Sách Giáo Lý cũ, của các giáo phận Công Giáo Việt Nam viết: „Đạo Đức Chúa Trời là Đạo tự nhiên, nhưng bởi loài người hay quên nên Đức Chúa Trời đã cho khắc trên hai bia đá mà truyền cho Tổ phụ Mô-sê xưa“. Đây là một câu giáo lý đơn sơ, ngắn ngọn nhưng đầy đủ. Đúng vậy, „Đạo Đức Chúa Trời“, hay nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa – tức MẾN CHÚA và YÊU NGƯỜI – là những giới luật hoàn toàn tự nhiên mà mỗi người có trí năng và lý trí lành mạnh bình thường đều có thể khám phá ra được và dùng làm kim chỉ nam hướng dẫn đời mình trong suốt cuộc hành trình tiến về hạnh phúc chân chính, vì chính Thiên Chúa đã ghi tạc những Giới Luật ấy vào trong lương tri của mỗi người khi Người dựng nên họ. Nhưng bởi bản tính tự nhiên loài người vốn bị ảnh hưởng tội nguyên tổ đã trở nên ươn hèn, chóng quên lãng và bất hướng thiện, nên Thiên Chúa lại một lần nữa cho khắc Mười Điều Răn của Người một cách rõ ràng và thực tiễn trên hai bia đá (x. Xh 24,12; Đnl 5,22b) như một nhắc nhở cụ thể trước mắt, để con người luôn có thể trung thành tuân giữ và qua đó họ được cứu rỗi và được hạnh phúc vĩnh cửu.
Nhưng con người luôn vẫn là con người và bản tính tự nhiên của họ muôn thủa vẫn thế, vẫn không thay đổi: vẫn bất hướng thiện, vẫn ưa thích điều thoải mái, dễ chịu, không đòi hỏi sự cố gắng, nếu không muốn nói là rất dễ dàng hướng chiều về trạng thái sa sút và phóng túng. Thật vậy, nhìn vào xã hội con người ngày nay một hiện tượng đã trở nên quá hiển nhiên trong cuộc sống đời thường cụ thể hằng ngày, đó là với não trạng và tâm lý nặng tư tưởng phóng khoáng, thoát ly và không muốn bị gò bó của mình, con người – dù ở Âu-Mỹ hay ở Á-Phi, dù ở thành thị hay ở thôn quê – đều không còn thích nghe nói đến luật lệ, giáo điều, mệnh lệnh hay sự cấm đoán thế này thế kia, v.v… nữa, từ trong gia đình, đến học đường và ra ngoài xã hội. Thật vậy, đối với tâm lý người thời nay, những danh từ như „kỷ luật“, „giới răn“, „mệnh lệnh“ đã trở nên quá cũ kỹ, quá lỗi thời, đều không còn được yêu thích, được lắng nghe hay được sử dụng nữa.
Nhưng rồi khi phải đối mặt với cuộc sống cụ thể đầy thách đố hằng ngày, khi phải đối mặt với những giới hạn, những va chạm và những bất ổn khó tránh được trong các tương quan xã hội đầy phức tạp, con người mới bừng tỉnh và nhận thức được sự thật cố hữu: Ở trên cõi đời này không hề có sự tự do tuyệt đối. Mỗi người không thể tự ý muốn làm gì cũng được và muốn sống hay muốn cư xử ra sao cũng xong. Mọi sự đều có giới hạn và phạm vi của chúng. Mỗi người đều có tự do của mình và sự tự do ấy không ai có quyền xúc phạm hay xâm chiếm được. Nhưng chính điều đó cũng nói lên rằng mỗi người dù muốn hay không cũng đòi buộc phải biết tôn trọng sự tự do của kẻ khác và vì thế phải biết tự giới hạn sự tự do cá nhân của mình lại.
Để hiểu rõ được điều đó hơn, chúng ta có thể lấy một ví dụ cụ thể trong cuộc sống hằng ngày: Một người tài xế khi lái xe trên các công lộ, anh hoàn toàn có quyền tự do lái xe đi đâu và lái đi trong bao lâu đều tùy ý anh, nếu anh có đủ điều kiện để thực hiện được ý muốn. Nhưng khi lái xe đi trên các công lộ như thế, đòi buộc anh phải hiểu rõ và phải tôn trọng luật giao thông mà xã hội đã quy định, chẳng hạn: anh phải xử trí đúng đắn và nghiêm chỉnh khi có đèn xanh đèn đỏ, khi phải quẹo phải hay quẹo trái, phải lái với tốc độ cho phép và anh phải theo đúng các bảng chỉ dẫn bên vệ đường, v.v… Nếu không, anh sẽ không thể đi tới đích mong muốn được, nhất là anh sẽ gây ra các tai nạn nguy hiểm cho tính mạng của mình và của những người khác. Vì không chỉ một mình xe anh chạy trên đường mà thôi, nhưng còn có hàng trăm hàng ngàn các loại xe của những người khác cùng lăn bánh với xe anh, kẻ trước người sau. Họ cũng hoàn toàn có quyền tự do lái xe trên các công lộ như anh.
Bởi vậy, để tất cả mọi người có được một cuộc sống an vui, hài hòa và công bằng trong một xã hội có trật tự và an bình, thì cần phải có các nguyên tắc hướng dẫn rõ ràng, cần phải có luật pháp, phải có kỷ cương phân minh. Hơn nữa, ở đời „bá nhân bá tánh“, trăm người trăm tính, trăm người trăm ý kiến và trăm thái độ cư xử khác nhau: kẻ thích thế này, người muốn thế khác, không ai giống ai. Tiếp đến, trong xã hội có người tốt, nhưng cũng có kẻ xấu, có người hợp lý, nhưng cũng có kẻ ngang tàng xằng bậy. Nhưng giả thử trong xã hội mọi người đều tốt, đều hợp lý – dù đây chỉ là một điều giả tưởng, chứ không bao giờ có trên thực tế – thì cũng cần phải có tôn ti trật tự, cũng cần phải có luật pháp rõ ràng phân minh. Bởi vì, đã là người thì ai cũng có lúc yếu đuối, có lúc sai lầm sơ suất thế này thế kia, và chính những lúc như thế nhất thiết cần phải có luật lệ như một phương tiện cần thiết để hướng dẫn, để nhắc nhở và để giúp cho mọi người nhận ra được sai lầm của mình và quay trở lại chính lộ của cuộc sống, hầu tránh cho đương sự cũng như cho xã hội những xáo trộn và những bất an nguy hiểm.
Đúng vậy, đó là điều kiện và là lề luật tất yếu của cuộc sống trần thế của con người, nghĩa là con người cần phải biết tự chủ, biết tự kiềm chế và biết tự giới hạn sự tự do cũng như các ước muốn tự nhiên của mình lại trong những khuôn khổ hợp lý của lương tri và của xã hội, nếu con người muốn đạt tới được sự hạnh phúc chân chính. Bởi vậy, Chúa Cứu Thế đã khuyên ta: „Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật chội thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy“ (Mt 7,13-14).
Nhưng nếu con người và xã hội nhân loại cần phải có luật pháp và điều lệ để bảo đảm an ninh, trật tự và kỷ cương cho cuộc sống của từng cá nhân, của từng gia đình, của từng đoàn thể và của cả xã hội như thế, thì Mười Điều Răn Thiên Chúa là mô phạm lý tưởng, là nền tảng vững chắc nhất cho tất cả mọi luật lệ nhân loại. Vì nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa chứa đựng trọn vẹn tất cả mọi nguyên tắc hợp lý và cần thiết nhất cho tất cả mọi luật lệ khác. Không thể có bất cứ điều lệ hay luật pháp nhân loại nào có nội dung hợp lý hơn và hoàn hảo hơn Mười Điều Răn Thiên Chúa. Nói cách khác, mọi luật lệ và hiến pháp chân chính của con người nhất thiết phải được phát xuất, phải được đặt nền tảng trên tinh thần Mười Điều Răn Thiên Chúa, nếu các nhà lập pháp không muốn bộ luật do họ làm ra phạm phải những sai lầm cơ bản và đi ngược lại các quyền trọng yếu của con người và qua đó khiến cả xã hội phải rơi vào những cuộc phiêu lưu liều lĩnh mà cuối đường là hố tiêu diệt. Bởi vậy, tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ như ở Texas, ở Stigler (Oklahoma) hay ở St. Thomas Aquinas (New Port Richey), người ta đã cho xây dựng trong khuôn viên các Tòa án hay trường đại học những bia đá khổng lồ ghi Mười Điều Răn Thiên Chúa như là mẫu mực chân chính, như là tấm gương soi vô giá, để khi nhìn vào đó, người ta có thể phân biệt được chính hay tà, phải hay trái, thiện hay ác.
Còn xét về phương diện tinh thần và siêu nhiên, Mười Điều Răn Thiên Chúa là những phương tiện thánh thiêng, cần thiết và bất khả khuyết, giúp cho con người thẳng bước trên con đường hoàn thiện, trên con đường tiến về cứu cánh đời mình là hạnh phúc viên mãn trên Quê Trời.
Dĩ nhiên, thuộc về Giới Luật Thiên Chúa không chỉ có Mười Điều Răn mà thôi, nhưng còn có Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12) cũng như những Lời Khuyên Phúc Âm quan trọng khác nữa. Và các Điều Răn hay các Giới Luật của Thiên Chúa hoàn toàn khác hẳn với các luật lệ và hiến pháp thuần túy nhân loại nói chung và các luật pháp của những chế độ chính trị độc tài và chuyên trị của con người nói riêng, tức những luật pháp lệch lạc và bất công, những luật pháp không nhằm phục vụ lợi ích dân tộc và lợi ích xã hội, nhưng chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của một nhóm nhỏ cá nhân hay của một đảng phái nhất định, nên thay vì mang lại phúc lợi chung và sự an ninh thịnh vượng cho toàn xã hội liên hệ cũng như cho tất cả mọi người dân, thì chỉ nhằm hạn chế tối đa sự tự do của người dân, nhằm kiểm soát mọi sinh hoạt của người dân, sử dụng vũ lực để uy hiếp, đàn áp và bóc lột người dân một cách bất công, cốt vô hiệu hóa hoàn toàn hay ít là giảm thiểu tối đa mọi khả năng đối kháng khả dĩ của người dân, hầu qua đó họ có thể dễ dàng và tiếp tục nắm giữ vai trò thống trị của mình một cách độc đoán.
Trong khi đó, trái lại Mười Điều Răn Thiên Chúa, mà tiếng Do-thái gọi là „Mười Lời Đề Nghị“ hay „Mười Lời Hướng Dẫn“ của Thiên Chúa dành cho con người, chỉ nhằm giúp đỡ và hướng dẫn họ khỏi bị lạc lối, nhưng thẳng bước trên con đường tìm kiếm sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và đạt tới được sự tự do và sự hạnh phúc ấy, đó là khi con người biết trở về cùng Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc vô tận và cứu cánh chân thật của họ, vì ngoài Thiên Chúa, con người không thể tìm gặp được sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững, được, nhưng chỉ có thể tìm gặp được những mảnh vụn của sự tự do và sự hạnh phúc tạm bợ mà thôi. Vâng, sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững chỉ có thể phát xuất từ nguồn sung mãn tuyệt đối của chúng, tức Thiên Chúa Toàn Năng.
Để hiểu được rõ điều đó phần nào, chúng ta có thể so sánh Mười Điều Răn Thiên Chúa với những tấm bảng chỉ đường được dựng ở trên các lề đường, hầu để giúp cho người lữ hành không bị lạc đường và đạt tới được đích mong muốn, hay như các cột bê-tông và các thành sắt được xây dựng hai bên lề đường, nhất là khi con đường chạy qua những chỗ có hố sâu nguy hiểm. Thoạt nhìn, xem ra đó là những cản trở và những giới hạn khó chịu cho sự giao thông, nhưng tự bản chất, tất cả chúng là những phương tiện và những biện pháp tối cần để tránh cho những người đi bộ và các xe cộ khi giao thông qua lại trên các con đường đó không bị rơi xuống hố sâu, nhưng được bình an, được hạnh phúc trở về nhà (x. Đnl 6,16-18; Mt 25). Vì thế, hầu như tất cả mọi người đều nhận chân được điều đó và chấp nhận những cột trụ hay những ngáng bằng sắt kia như những biện pháp hợp lý và cần thiết, chứ chưa hề có một người đi bộ hay một tài xế lái xe nào phàn nàn hay phản đối sự hiện diện của chúng.
Cũng tương tự như thế, các Giới Răn Thiên Chúa không nhằm việc cấm đoán hay hạn chế sự tự do của con người như mục đích chính yếu, nhưng là nhằm giúp đỡ, bảo vệ và hướng dẫn con người biết sử dụng sự tự do của mình một cách đúng đắn và hợp lý, để họ có thể sống an vui hạnh phúc ngay ở đời này – trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình và đời sống xã hội – và mai hậu được hưởng nguồn hoan lạc bình an bất tận trong cuộc sống mới. Nếu chúng ta luôn có con mắt đức tin trong sáng, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá ra được, sẽ nhìn thấy rõ được mục đích cao cả và tối hậu ấy, nhất là sẽ cảm nghiệm được tình thương vô biên của Cha Chung trên trời đối với tất cả chúng ta, mà Người dấu kín trong các Giới Răn ấy.
Và sau cùng, chúng ta sẽ nhận chân được rằng việc tuân giữ Mười Điều Răn Thiên Chúa quả thực không hề làm mất sự tự do cá nhân của chúng ta và không hề là một gánh nặng bất khả kham, nhưng hoàn toàn ngược lại, Mười Điều Răn Thiên Chúa chẳng những giúp chúng ta sử dụng đúng đắn sự tự do của mình, mà còn giúp chúng ta thăng tiến nó mỗi ngày mỗi hơn. Hơn nữa, Mười Điều Răn Thiên Chúa là một hồng ân cao cả, là một vận may vô cùng quý báu mà Thiên Chúa đã trù liệu và đã an bài cho tất cả chúng ta, những người đang trên đường tìm kiếm và kiến tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa và có hạnh phúc thực sự.
Đó là lý do chủ yếu khiến chúng ta cùng học hỏi, cùng tìm hiểu và cùng suy niệm Mười Điều Răn mà Thiên Chúa đã đích thân long trọng ban bố cho toàn thể nhân loại qua Tổ phụ Mô-sê, người tôi trung dấu yêu của Người, trên núi Si-nai, trước sự chứng kiến của toàn thể con cái Ít-ra-en.
(Còn tiếp)
MƯỜI ĐIỀU RĂN THIÊN CHÚA (1)
BBT: Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các bạn đọc tác phẩm mới của Lm Nguyễn Hữu Thy với tựa đề "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa". So sánh với trên mười tác phẩm khác của tác giả, thì tác phẩm "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa" chỉ là một tác phẩm ngắn với hơn 100 trang, cộng thêm các hình ảnh sống động kèm theo. Nhưng tác phẩm này lại mang một nội dung hết sức quan trọng và thiết thực: Trình bày và giải thích một cách cụ thể và sống động Mười Điều Răn Thiên Chúa, mười qui luật luân lý tối cần cho cuộc sống nhân loại, nhất là nhân loại hôm nay, một nhân loại đang liều mình bước đi trên con đường tiêu diệt, vì đang tâm xa lìa và chối bỏ Thiên Chúa cũng như các giới răn của Người, để sống một cuộc sống hoàn toàn buông thả, sa đọa và vô luân.
Nội dung
Lời nói đầu 9
Tóm lược bối cảnh
lịch sử Mười Điều Răn Thiên Chúa 17
Mười Điều Răn Thiên Chúa 37
Tóm lược Mưởi Điều Răn Thiên Chúa 40
Điều Răn Thứ Nhất 41
Điều Răn Thứ Hai 47
Điều Răn Thứ Ba 49
Điều Răn Thứ Bốn 53
Điều Răn Thứ Năm 60
Điều Răn Thứ Sáu 66
Điều Răn Thứ Bảy 75
Điều Răn Thứ Tám 79
Điều Răn Thứ Chín 85
Điều Răn Thứ Mười 88
Lời Kết 98
Lời nói đầu
Trong trang đầu Sách Bổn, tức Sách Giáo Lý cũ, của các giáo phận Công Giáo Việt Nam viết: „Đạo Đức Chúa Trời là Đạo tự nhiên, nhưng bởi loài người hay quên nên Đức Chúa Trời đã cho khắc trên hai bia đá mà truyền cho Tổ phụ Mô-sê xưa“. Đây là một câu giáo lý đơn sơ, ngắn ngọn nhưng đầy đủ. Đúng vậy, „Đạo Đức Chúa Trời“, hay nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa – tức MẾN CHÚA và YÊU NGƯỜI – là những giới luật hoàn toàn tự nhiên mà mỗi người có trí năng và lý trí lành mạnh bình thường đều có thể khám phá ra được và dùng làm kim chỉ nam hướng dẫn đời mình trong suốt cuộc hành trình tiến về hạnh phúc chân chính, vì chính Thiên Chúa đã ghi tạc những Giới Luật ấy vào trong lương tri của mỗi người khi Người dựng nên họ. Nhưng bởi bản tính tự nhiên loài người vốn bị ảnh hưởng tội nguyên tổ đã trở nên ươn hèn, chóng quên lãng và bất hướng thiện, nên Thiên Chúa lại một lần nữa cho khắc Mười Điều Răn của Người một cách rõ ràng và thực tiễn trên hai bia đá (x. Xh 24,12; Đnl 5,22b) như một nhắc nhở cụ thể trước mắt, để con người luôn có thể trung thành tuân giữ và qua đó họ được cứu rỗi và được hạnh phúc vĩnh cửu.
Nhưng con người luôn vẫn là con người và bản tính tự nhiên của họ muôn thủa vẫn thế, vẫn không thay đổi: vẫn bất hướng thiện, vẫn ưa thích điều thoải mái, dễ chịu, không đòi hỏi sự cố gắng, nếu không muốn nói là rất dễ dàng hướng chiều về trạng thái sa sút và phóng túng. Thật vậy, nhìn vào xã hội con người ngày nay một hiện tượng đã trở nên quá hiển nhiên trong cuộc sống đời thường cụ thể hằng ngày, đó là với não trạng và tâm lý nặng tư tưởng phóng khoáng, thoát ly và không muốn bị gò bó của mình, con người – dù ở Âu-Mỹ hay ở Á-Phi, dù ở thành thị hay ở thôn quê – đều không còn thích nghe nói đến luật lệ, giáo điều, mệnh lệnh hay sự cấm đoán thế này thế kia, v.v… nữa, từ trong gia đình, đến học đường và ra ngoài xã hội. Thật vậy, đối với tâm lý người thời nay, những danh từ như „kỷ luật“, „giới răn“, „mệnh lệnh“ đã trở nên quá cũ kỹ, quá lỗi thời, đều không còn được yêu thích, được lắng nghe hay được sử dụng nữa.
Nhưng rồi khi phải đối mặt với cuộc sống cụ thể đầy thách đố hằng ngày, khi phải đối mặt với những giới hạn, những va chạm và những bất ổn khó tránh được trong các tương quan xã hội đầy phức tạp, con người mới bừng tỉnh và nhận thức được sự thật cố hữu: Ở trên cõi đời này không hề có sự tự do tuyệt đối. Mỗi người không thể tự ý muốn làm gì cũng được và muốn sống hay muốn cư xử ra sao cũng xong. Mọi sự đều có giới hạn và phạm vi của chúng. Mỗi người đều có tự do của mình và sự tự do ấy không ai có quyền xúc phạm hay xâm chiếm được. Nhưng chính điều đó cũng nói lên rằng mỗi người dù muốn hay không cũng đòi buộc phải biết tôn trọng sự tự do của kẻ khác và vì thế phải biết tự giới hạn sự tự do cá nhân của mình lại.
Để hiểu rõ được điều đó hơn, chúng ta có thể lấy một ví dụ cụ thể trong cuộc sống hằng ngày: Một người tài xế khi lái xe trên các công lộ, anh hoàn toàn có quyền tự do lái xe đi đâu và lái đi trong bao lâu đều tùy ý anh, nếu anh có đủ điều kiện để thực hiện được ý muốn. Nhưng khi lái xe đi trên các công lộ như thế, đòi buộc anh phải hiểu rõ và phải tôn trọng luật giao thông mà xã hội đã quy định, chẳng hạn: anh phải xử trí đúng đắn và nghiêm chỉnh khi có đèn xanh đèn đỏ, khi phải quẹo phải hay quẹo trái, phải lái với tốc độ cho phép và anh phải theo đúng các bảng chỉ dẫn bên vệ đường, v.v… Nếu không, anh sẽ không thể đi tới đích mong muốn được, nhất là anh sẽ gây ra các tai nạn nguy hiểm cho tính mạng của mình và của những người khác. Vì không chỉ một mình xe anh chạy trên đường mà thôi, nhưng còn có hàng trăm hàng ngàn các loại xe của những người khác cùng lăn bánh với xe anh, kẻ trước người sau. Họ cũng hoàn toàn có quyền tự do lái xe trên các công lộ như anh.
Bởi vậy, để tất cả mọi người có được một cuộc sống an vui, hài hòa và công bằng trong một xã hội có trật tự và an bình, thì cần phải có các nguyên tắc hướng dẫn rõ ràng, cần phải có luật pháp, phải có kỷ cương phân minh. Hơn nữa, ở đời „bá nhân bá tánh“, trăm người trăm tính, trăm người trăm ý kiến và trăm thái độ cư xử khác nhau: kẻ thích thế này, người muốn thế khác, không ai giống ai. Tiếp đến, trong xã hội có người tốt, nhưng cũng có kẻ xấu, có người hợp lý, nhưng cũng có kẻ ngang tàng xằng bậy. Nhưng giả thử trong xã hội mọi người đều tốt, đều hợp lý – dù đây chỉ là một điều giả tưởng, chứ không bao giờ có trên thực tế – thì cũng cần phải có tôn ti trật tự, cũng cần phải có luật pháp rõ ràng phân minh. Bởi vì, đã là người thì ai cũng có lúc yếu đuối, có lúc sai lầm sơ suất thế này thế kia, và chính những lúc như thế nhất thiết cần phải có luật lệ như một phương tiện cần thiết để hướng dẫn, để nhắc nhở và để giúp cho mọi người nhận ra được sai lầm của mình và quay trở lại chính lộ của cuộc sống, hầu tránh cho đương sự cũng như cho xã hội những xáo trộn và những bất an nguy hiểm.
Đúng vậy, đó là điều kiện và là lề luật tất yếu của cuộc sống trần thế của con người, nghĩa là con người cần phải biết tự chủ, biết tự kiềm chế và biết tự giới hạn sự tự do cũng như các ước muốn tự nhiên của mình lại trong những khuôn khổ hợp lý của lương tri và của xã hội, nếu con người muốn đạt tới được sự hạnh phúc chân chính. Bởi vậy, Chúa Cứu Thế đã khuyên ta: „Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật chội thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy“ (Mt 7,13-14).
Nhưng nếu con người và xã hội nhân loại cần phải có luật pháp và điều lệ để bảo đảm an ninh, trật tự và kỷ cương cho cuộc sống của từng cá nhân, của từng gia đình, của từng đoàn thể và của cả xã hội như thế, thì Mười Điều Răn Thiên Chúa là mô phạm lý tưởng, là nền tảng vững chắc nhất cho tất cả mọi luật lệ nhân loại. Vì nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa chứa đựng trọn vẹn tất cả mọi nguyên tắc hợp lý và cần thiết nhất cho tất cả mọi luật lệ khác. Không thể có bất cứ điều lệ hay luật pháp nhân loại nào có nội dung hợp lý hơn và hoàn hảo hơn Mười Điều Răn Thiên Chúa. Nói cách khác, mọi luật lệ và hiến pháp chân chính của con người nhất thiết phải được phát xuất, phải được đặt nền tảng trên tinh thần Mười Điều Răn Thiên Chúa, nếu các nhà lập pháp không muốn bộ luật do họ làm ra phạm phải những sai lầm cơ bản và đi ngược lại các quyền trọng yếu của con người và qua đó khiến cả xã hội phải rơi vào những cuộc phiêu lưu liều lĩnh mà cuối đường là hố tiêu diệt. Bởi vậy, tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ như ở Texas, ở Stigler (Oklahoma) hay ở St. Thomas Aquinas (New Port Richey), người ta đã cho xây dựng trong khuôn viên các Tòa án hay trường đại học những bia đá khổng lồ ghi Mười Điều Răn Thiên Chúa như là mẫu mực chân chính, như là tấm gương soi vô giá, để khi nhìn vào đó, người ta có thể phân biệt được chính hay tà, phải hay trái, thiện hay ác.
Còn xét về phương diện tinh thần và siêu nhiên, Mười Điều Răn Thiên Chúa là những phương tiện thánh thiêng, cần thiết và bất khả khuyết, giúp cho con người thẳng bước trên con đường hoàn thiện, trên con đường tiến về cứu cánh đời mình là hạnh phúc viên mãn trên Quê Trời.
Dĩ nhiên, thuộc về Giới Luật Thiên Chúa không chỉ có Mười Điều Răn mà thôi, nhưng còn có Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12) cũng như những Lời Khuyên Phúc Âm quan trọng khác nữa. Và các Điều Răn hay các Giới Luật của Thiên Chúa hoàn toàn khác hẳn với các luật lệ và hiến pháp thuần túy nhân loại nói chung và các luật pháp của những chế độ chính trị độc tài và chuyên trị của con người nói riêng, tức những luật pháp lệch lạc và bất công, những luật pháp không nhằm phục vụ lợi ích dân tộc và lợi ích xã hội, nhưng chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của một nhóm nhỏ cá nhân hay của một đảng phái nhất định, nên thay vì mang lại phúc lợi chung và sự an ninh thịnh vượng cho toàn xã hội liên hệ cũng như cho tất cả mọi người dân, thì chỉ nhằm hạn chế tối đa sự tự do của người dân, nhằm kiểm soát mọi sinh hoạt của người dân, sử dụng vũ lực để uy hiếp, đàn áp và bóc lột người dân một cách bất công, cốt vô hiệu hóa hoàn toàn hay ít là giảm thiểu tối đa mọi khả năng đối kháng khả dĩ của người dân, hầu qua đó họ có thể dễ dàng và tiếp tục nắm giữ vai trò thống trị của mình một cách độc đoán.
Trong khi đó, trái lại Mười Điều Răn Thiên Chúa, mà tiếng Do-thái gọi là „Mười Lời Đề Nghị“ hay „Mười Lời Hướng Dẫn“ của Thiên Chúa dành cho con người, chỉ nhằm giúp đỡ và hướng dẫn họ khỏi bị lạc lối, nhưng thẳng bước trên con đường tìm kiếm sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và đạt tới được sự tự do và sự hạnh phúc ấy, đó là khi con người biết trở về cùng Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc vô tận và cứu cánh chân thật của họ, vì ngoài Thiên Chúa, con người không thể tìm gặp được sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững, được, nhưng chỉ có thể tìm gặp được những mảnh vụn của sự tự do và sự hạnh phúc tạm bợ mà thôi. Vâng, sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững chỉ có thể phát xuất từ nguồn sung mãn tuyệt đối của chúng, tức Thiên Chúa Toàn Năng.
Để hiểu được rõ điều đó phần nào, chúng ta có thể so sánh Mười Điều Răn Thiên Chúa với những tấm bảng chỉ đường được dựng ở trên các lề đường, hầu để giúp cho người lữ hành không bị lạc đường và đạt tới được đích mong muốn, hay như các cột bê-tông và các thành sắt được xây dựng hai bên lề đường, nhất là khi con đường chạy qua những chỗ có hố sâu nguy hiểm. Thoạt nhìn, xem ra đó là những cản trở và những giới hạn khó chịu cho sự giao thông, nhưng tự bản chất, tất cả chúng là những phương tiện và những biện pháp tối cần để tránh cho những người đi bộ và các xe cộ khi giao thông qua lại trên các con đường đó không bị rơi xuống hố sâu, nhưng được bình an, được hạnh phúc trở về nhà (x. Đnl 6,16-18; Mt 25). Vì thế, hầu như tất cả mọi người đều nhận chân được điều đó và chấp nhận những cột trụ hay những ngáng bằng sắt kia như những biện pháp hợp lý và cần thiết, chứ chưa hề có một người đi bộ hay một tài xế lái xe nào phàn nàn hay phản đối sự hiện diện của chúng.
Cũng tương tự như thế, các Giới Răn Thiên Chúa không nhằm việc cấm đoán hay hạn chế sự tự do của con người như mục đích chính yếu, nhưng là nhằm giúp đỡ, bảo vệ và hướng dẫn con người biết sử dụng sự tự do của mình một cách đúng đắn và hợp lý, để họ có thể sống an vui hạnh phúc ngay ở đời này – trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình và đời sống xã hội – và mai hậu được hưởng nguồn hoan lạc bình an bất tận trong cuộc sống mới. Nếu chúng ta luôn có con mắt đức tin trong sáng, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá ra được, sẽ nhìn thấy rõ được mục đích cao cả và tối hậu ấy, nhất là sẽ cảm nghiệm được tình thương vô biên của Cha Chung trên trời đối với tất cả chúng ta, mà Người dấu kín trong các Giới Răn ấy.
Và sau cùng, chúng ta sẽ nhận chân được rằng việc tuân giữ Mười Điều Răn Thiên Chúa quả thực không hề làm mất sự tự do cá nhân của chúng ta và không hề là một gánh nặng bất khả kham, nhưng hoàn toàn ngược lại, Mười Điều Răn Thiên Chúa chẳng những giúp chúng ta sử dụng đúng đắn sự tự do của mình, mà còn giúp chúng ta thăng tiến nó mỗi ngày mỗi hơn. Hơn nữa, Mười Điều Răn Thiên Chúa là một hồng ân cao cả, là một vận may vô cùng quý báu mà Thiên Chúa đã trù liệu và đã an bài cho tất cả chúng ta, những người đang trên đường tìm kiếm và kiến tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa và có hạnh phúc thực sự.
Đó là lý do chủ yếu khiến chúng ta cùng học hỏi, cùng tìm hiểu và cùng suy niệm Mười Điều Răn mà Thiên Chúa đã đích thân long trọng ban bố cho toàn thể nhân loại qua Tổ phụ Mô-sê, người tôi trung dấu yêu của Người, trên núi Si-nai, trước sự chứng kiến của toàn thể con cái Ít-ra-en.
(Còn tiếp)
Đi tour coi Tòa thánh Vatican không tốn tiền
Phụng Nghi
09:48 28/07/2010
Hình ảnh trên mạng đưa Roma vào ngay ngôi nhà bạn ở.
ROME (Zenit.org).- Không gì có thể so sánh với một lần đích thân được viếng thăm Roma để đôi mắt được chiêm ngưỡng Nhà nguyện Sistine, hoặc cảm nghiệm được thấy những hàng cột bao quanh Quảng trường Thánh Phêrô như đang “ôm choàng” lấy người du khách.
Thế nhưng một dự án kéo dài hai năm, mới được các sinh viên trường Đại học Villanova ở Pennsylvania hoàn thành xong, có thể đem vào ngay ngôi nhà bạn đang ở một phần “cảm nghiệm về Roma”.
Nhà nguyện Sistine, các thánh đường kính Thánh Phaolô Ngoại thành, Thánh Gioan Laterano và Thánh Phêrô: tất cả đều sẵn sàng để bạn chiêm ngưỡng bằng hình ảnh ảo trên trang mạng của Tòa thánh Vatican.
Những hình ảnh về nhà thờ Thánh Phaolô được post lên đầu tiên (năm 2008), sau đó là nhà thờ Thánh Gioan Laterano (tháng 11 năm 2009) rồi đến nguyện đường Sistine (tháng Ba năm 2010), còn đền thờ Thánh Phêrô được đưa lên mạng sau cùng.
Những hình ảnh 360 độ này có thể phóng lớn hoặc xoay ngang hay dọc để người xem có cảm giác như thực sự đang ở trong các không gian đó, tuy rằng, theo lời của Chad Fahs, một chuyên viên về truyền thông kỹ thuật số trong Phân khoa Truyền Thông thuộc trường Đại học nói trên đẵ khẳng định: “Được hiện diện trong Nhà nguyện Sistine là một cảm nghiệm khó mà mô tả cho chính xác, huống chi lại tái tạo khung cảnh đó trên một màn ảnh hai chiều.”
Ông nói: “Tour Thực mà Ảo này cũng rất tương tự như người đến khơi động lên cảm nghiệm đó.”
Chìm đắm trong khung cảnh thánh thiêng
Paul Wilson, thuộc Phân khoa Truyền thông của trường Đại học Villanova và là một trog những người đứng đầu dự án nói trên gợi ý rằng về một số phương diện nào đó thì tour ảo này lại cho ta những cảm thức khó mà đích thân ta đạt được.
“Tính cho đến nay, đây là một trong những cuộc khảo sát có tính sáng tạo nhất về công trình nghệ thuật. Nó sẽ làm thay đổi vĩnh viễn cách thức các nhà nghệ sĩ và các sử gia có thể nhìn vào những công trình kỳ diệu và tâm cảnh của Michelangelo – chú tâm của ông vào các chi tiết, chú giải xã hội và ý thức trào lộng.”
Để tạo thành những “tour” như thế này, người ta đã dùng một dàn thiết bị máy ảnh tân tiến có động cơ để chụp hàng ngàn tấm ảnh kỹ thuật số rồi đem ghép lại với nhau, chỉnh sửa mầu sắc và thực hiện việc đưa lên mạng do các thành viên của nhóm ở Villanova để tạo ra một toàn cảnh ảo phóng chiếu không gian 3 chiều.
Người tham dự tour có thể phóng lớn để coi phần nội vi bằng độ phân giải cao.
“Công trình nghệ thuật hiện diện nơi các địa điểm thờ phượng nhằm mục đích làm người tới thăm viếng chìm ngập trong một thực tại thánh thiêng, và Nhà nguyện Sistine là nơi nổi tiếng trước hết trong truyền thống này.” Đó là phát biểu của Frank Klassner, phó giáo sư Phân khoa Khoa học Tin học của trường Đại học Villanova, đồng thời là người lãnh đạo dự án này. “Nhóm chúng tôi bày tỏ niềm tri ân vì được góp một phần nhỏ bé vào việc duy trì truyền thống này khi dùng sức mạnh của Internet và kỹ thuật tân tiến.”
--- --- ---
Các links sau đây sẽ dẫn chúng ta đi vào các tour xem
Đền thánh Phêrô: www.vatican.va/various/basiliche/san_pietro/vr_tour/index-en.html
Nguyện đường Sistine: www.vatican.va/various/cappelle/sistina_vr/index.html
Nhà thờ Thánh Gioan Laterano: www.vatican.va/various/basiliche/san_giovanni/vr_tour/Media/VR/Lateran_Nave1/index.html
Nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại thành: www.vatican.va/various/basiliche/san_paolo/vr_tour/index-it.html
ROME (Zenit.org).- Không gì có thể so sánh với một lần đích thân được viếng thăm Roma để đôi mắt được chiêm ngưỡng Nhà nguyện Sistine, hoặc cảm nghiệm được thấy những hàng cột bao quanh Quảng trường Thánh Phêrô như đang “ôm choàng” lấy người du khách.
Thế nhưng một dự án kéo dài hai năm, mới được các sinh viên trường Đại học Villanova ở Pennsylvania hoàn thành xong, có thể đem vào ngay ngôi nhà bạn đang ở một phần “cảm nghiệm về Roma”.
Nhà nguyện Sistine, các thánh đường kính Thánh Phaolô Ngoại thành, Thánh Gioan Laterano và Thánh Phêrô: tất cả đều sẵn sàng để bạn chiêm ngưỡng bằng hình ảnh ảo trên trang mạng của Tòa thánh Vatican.
Những hình ảnh về nhà thờ Thánh Phaolô được post lên đầu tiên (năm 2008), sau đó là nhà thờ Thánh Gioan Laterano (tháng 11 năm 2009) rồi đến nguyện đường Sistine (tháng Ba năm 2010), còn đền thờ Thánh Phêrô được đưa lên mạng sau cùng.
Những hình ảnh 360 độ này có thể phóng lớn hoặc xoay ngang hay dọc để người xem có cảm giác như thực sự đang ở trong các không gian đó, tuy rằng, theo lời của Chad Fahs, một chuyên viên về truyền thông kỹ thuật số trong Phân khoa Truyền Thông thuộc trường Đại học nói trên đẵ khẳng định: “Được hiện diện trong Nhà nguyện Sistine là một cảm nghiệm khó mà mô tả cho chính xác, huống chi lại tái tạo khung cảnh đó trên một màn ảnh hai chiều.”
Ông nói: “Tour Thực mà Ảo này cũng rất tương tự như người đến khơi động lên cảm nghiệm đó.”
Chìm đắm trong khung cảnh thánh thiêng
Paul Wilson, thuộc Phân khoa Truyền thông của trường Đại học Villanova và là một trog những người đứng đầu dự án nói trên gợi ý rằng về một số phương diện nào đó thì tour ảo này lại cho ta những cảm thức khó mà đích thân ta đạt được.
“Tính cho đến nay, đây là một trong những cuộc khảo sát có tính sáng tạo nhất về công trình nghệ thuật. Nó sẽ làm thay đổi vĩnh viễn cách thức các nhà nghệ sĩ và các sử gia có thể nhìn vào những công trình kỳ diệu và tâm cảnh của Michelangelo – chú tâm của ông vào các chi tiết, chú giải xã hội và ý thức trào lộng.”
Để tạo thành những “tour” như thế này, người ta đã dùng một dàn thiết bị máy ảnh tân tiến có động cơ để chụp hàng ngàn tấm ảnh kỹ thuật số rồi đem ghép lại với nhau, chỉnh sửa mầu sắc và thực hiện việc đưa lên mạng do các thành viên của nhóm ở Villanova để tạo ra một toàn cảnh ảo phóng chiếu không gian 3 chiều.
Người tham dự tour có thể phóng lớn để coi phần nội vi bằng độ phân giải cao.
“Công trình nghệ thuật hiện diện nơi các địa điểm thờ phượng nhằm mục đích làm người tới thăm viếng chìm ngập trong một thực tại thánh thiêng, và Nhà nguyện Sistine là nơi nổi tiếng trước hết trong truyền thống này.” Đó là phát biểu của Frank Klassner, phó giáo sư Phân khoa Khoa học Tin học của trường Đại học Villanova, đồng thời là người lãnh đạo dự án này. “Nhóm chúng tôi bày tỏ niềm tri ân vì được góp một phần nhỏ bé vào việc duy trì truyền thống này khi dùng sức mạnh của Internet và kỹ thuật tân tiến.”
--- --- ---
Các links sau đây sẽ dẫn chúng ta đi vào các tour xem
Đền thánh Phêrô: www.vatican.va/various/basiliche/san_pietro/vr_tour/index-en.html
Nguyện đường Sistine: www.vatican.va/various/cappelle/sistina_vr/index.html
Nhà thờ Thánh Gioan Laterano: www.vatican.va/various/basiliche/san_giovanni/vr_tour/Media/VR/Lateran_Nave1/index.html
Nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại thành: www.vatican.va/various/basiliche/san_paolo/vr_tour/index-it.html
Các Cộng Đoàn Anh Giáo Canada bầu phiếu thuận xin hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo Rôma
Dominic David Trần
11:31 28/07/2010
Các Cộng Đoàn Công Giáo Anh Giáo Canada bầu phiếu thuận xin hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo Rôma
VANCOUVER, Canada, ngày 28/07/2010/ 01:10 AM(CNA).- Với " sự ủng hộ của gần như tuyệt đại đa số ", trong một đại hội nghị gần đây của các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Anh Giáo tại Canada (Anglican Catholic Church of Canada - ACCC); các đại biểu đã bầu phiếu để biễu quyết xin hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo Rôma thông qua Tông Hiến " Chào Mừng Các Anh Chị Em Anh Giáo - AC" được ban hành bởi Đức Thánh Cha Benedicto XVI.
Giáo hội Công giáo Anh giáo tại Canada (viết tắt ACCC) là một thành viên của Phong trào Anh Giáo Tiếp tục Tiến bước (Continuing Anglican Movement
TAC) được tập hợp từ hơn 25 Giáo đoàn Công Giáo Anh Giáo Canada. Đại hội Đồng các Giáo Tỉnh lần thứ 8 và Thượng Hội Đồng Các Giáo phận lần thứ 13 đã được
tổ chức cùng một lúc tại Trung Tâm Tĩnh Huấn Rosemary Heights, Surrey, Tỉnh Bang British Columbia, Canada.
Trên trang mạng: VirtueOnline.org đã công bố một bức thư của Đức Giám Mục Niên Trưởng Shane B. Janzen mô tả chi tiết về các Đại Hội nghị này.
Tham dự các Đại Hội nghị này gồm có 4 vị Giám Mục của Giáo hội Công giáo Anh giáo tại Canada và thêm sự hiện diện của Đức Giám Mục Peter Wilkinson, Trưởng Giáo Tỉnh và Đấng Bản quyền của Tổ chức Hiệp Thông Anh Giáo Công giáo tại Canada; Đức Tổng Giám Mục John Hepworth, Trưởng Giáo Tỉnh của Tổ chức Hiệp Thông Anh Giáo Truyền Thống tại Úc (Traditional Anglican Communion TAC) cũng cùng tham dự.
Các phần thảo luận cũng bao gồm của Đại biểu Hội Đồng Giáo sĩ ( House of Clergy) và Hội Đồng Đại Biểu Giáo Dân (House of Laity) đã tập trung vào việc tiến hành một chương trình thực thi hiệp nhất do Đấng Bản Quyền của Giáo Hội Công Giáo Anh Giáo Canada soạn thảo và đề xuất theo tinh thần hướng dẫn của Tông Hiến " Anglicanorum Coetibus - Chào Mừng Các Anh Chị Em Anh Giáo - AC" đã được ban hành bởi Đức Thánh Cha Benedicto XVI.
Hội Đồng Đại Biểu Giáo Sĩ đã bầu phiếu với đa số tuyệt đối nhất trí đồng ý thuận (unanimous) với đề nghị của Đấng Bản Quyền; và 25/30 phiếu thuận của Hội Đồng Đại Biểu Giáo Dân với 02 đại biểu chống và 03 đại biểu bỏ phiếu trắng.
Thượng Hội Đồng sau đó đã thông qua một Nghị quyết cho phép Đức Giám Mục Wilkinson; với sự cố vấn và đồng thuận (consent) của Hội Đồng Giám Mục Giáo Tỉnh (Provincial Council); để triển khai thực thi các nghi thức cần thiết về mặt Giáo Luật cũng như các Luật Lệ để thiết lập cơ cấu Đấng Bản Quyền mới (the Ordinariate); Các Giám Hạt Tòng Nhân mới tại các Địa Phương theo tinh thần hướng dẫn của Tông Huấn AC.
Hội Đồng Đại Biểu Giáo Sĩ cũng bầu chọn các thành viên của Hội Đồng Lãnh Đạo Lâm Thời; và Hội Đồng Lãnh Đạo Lâm Thời (Interim Governing Council) này cũng đề cử và bầu chọn Đức Giám Mục Peter Wilkinson như là vị Giám Mục tiên khởi và là vị Giám Chức đầu tiên của Cơ cấu Đấng Bản Quyền và cũng là Giám Hạt đầu tiên được đề xuất thiết lập theo tinh thần Tông Hiến AC.
Cũng theo bức thư của Đức Giám Mục Niên Trưởng Janzen; Hội Đồng Các Giáo Phận Công Giáo Anh Giáo Canada cũng thực hiện một số thay đổi và cập nhập về mặt
tài chính của các Giáo phận này để bảo đảm và đoan chắc rằng các nguồn qũy rất hạn chế và eo hẹp hiện nay của các Giáo phận thuộc ACCC sẽ được bảo vệ thoát khỏi
"mọi vụ kiện tụng có thể xảy ra sau này".
Đức Giám Mục Niên Trưởng Janzen đã viết rằng mục tiêu tập trung của Thượng Hội Đồng là: " Thờ phượng và Ca ngợi Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng; tuyên xưng và loan truyền Chân Lý Cứu độ của Đức Chúa Giêsu KiTô; và làm Chứng nhân trung thành cho Đức Tin, Trật tự và Giới Luật của Một Hội Thánh Chúa KiTô Hiệp Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền."
Đức Giám Mục Janzen cũng trình thuật rằng các Đại Biểu đã kết thúc Đại Hội Nghị với một " Cảm thức và trải nghiệm đã được canh tân và đổi mới của Chủ nghĩa Lạc quan về Tương Lai và một Viễn kiến rất rõ ràng cho tầm nhìn Hiện tại của Giáo Hội ACCC." Đức Giám Mục Niên Trưởng đã kết luận trong Thư Mục Vụ theo trang mạng VirtueOnline.org
" Với sự ủng hộ gần như tuyệt đại đa số của các đại biểu Giáo Sĩ và Giáo Dân Vì sự Hiệp Nhất với Ngai Tòa của Thánh Phêrô Tông Đồ và Vì sự Thiết lập một Cơ cấu Đấng Bản Quyền mới và Giám Hạt Tiên khởi của Tổ chức Hiệp Thông Anh Giáo Công Giáo toàn Canada; giờ đây các Giáo Phận của chúng ta có thể tiến về phía trước trong sự Hiệp Nhất, sự Canh Tân và Đổi Mới và trong Đức Cậy Trông và Hy Vọng."
Dominic David Trần.
ĐGM Peter Wilkinson |
Giáo hội Công giáo Anh giáo tại Canada (viết tắt ACCC) là một thành viên của Phong trào Anh Giáo Tiếp tục Tiến bước (Continuing Anglican Movement
TAC) được tập hợp từ hơn 25 Giáo đoàn Công Giáo Anh Giáo Canada. Đại hội Đồng các Giáo Tỉnh lần thứ 8 và Thượng Hội Đồng Các Giáo phận lần thứ 13 đã được
tổ chức cùng một lúc tại Trung Tâm Tĩnh Huấn Rosemary Heights, Surrey, Tỉnh Bang British Columbia, Canada.
Trên trang mạng: VirtueOnline.org đã công bố một bức thư của Đức Giám Mục Niên Trưởng Shane B. Janzen mô tả chi tiết về các Đại Hội nghị này.
Tham dự các Đại Hội nghị này gồm có 4 vị Giám Mục của Giáo hội Công giáo Anh giáo tại Canada và thêm sự hiện diện của Đức Giám Mục Peter Wilkinson, Trưởng Giáo Tỉnh và Đấng Bản quyền của Tổ chức Hiệp Thông Anh Giáo Công giáo tại Canada; Đức Tổng Giám Mục John Hepworth, Trưởng Giáo Tỉnh của Tổ chức Hiệp Thông Anh Giáo Truyền Thống tại Úc (Traditional Anglican Communion TAC) cũng cùng tham dự.
Các phần thảo luận cũng bao gồm của Đại biểu Hội Đồng Giáo sĩ ( House of Clergy) và Hội Đồng Đại Biểu Giáo Dân (House of Laity) đã tập trung vào việc tiến hành một chương trình thực thi hiệp nhất do Đấng Bản Quyền của Giáo Hội Công Giáo Anh Giáo Canada soạn thảo và đề xuất theo tinh thần hướng dẫn của Tông Hiến " Anglicanorum Coetibus - Chào Mừng Các Anh Chị Em Anh Giáo - AC" đã được ban hành bởi Đức Thánh Cha Benedicto XVI.
Hội Đồng Đại Biểu Giáo Sĩ đã bầu phiếu với đa số tuyệt đối nhất trí đồng ý thuận (unanimous) với đề nghị của Đấng Bản Quyền; và 25/30 phiếu thuận của Hội Đồng Đại Biểu Giáo Dân với 02 đại biểu chống và 03 đại biểu bỏ phiếu trắng.
Thượng Hội Đồng sau đó đã thông qua một Nghị quyết cho phép Đức Giám Mục Wilkinson; với sự cố vấn và đồng thuận (consent) của Hội Đồng Giám Mục Giáo Tỉnh (Provincial Council); để triển khai thực thi các nghi thức cần thiết về mặt Giáo Luật cũng như các Luật Lệ để thiết lập cơ cấu Đấng Bản Quyền mới (the Ordinariate); Các Giám Hạt Tòng Nhân mới tại các Địa Phương theo tinh thần hướng dẫn của Tông Huấn AC.
Hội Đồng Đại Biểu Giáo Sĩ cũng bầu chọn các thành viên của Hội Đồng Lãnh Đạo Lâm Thời; và Hội Đồng Lãnh Đạo Lâm Thời (Interim Governing Council) này cũng đề cử và bầu chọn Đức Giám Mục Peter Wilkinson như là vị Giám Mục tiên khởi và là vị Giám Chức đầu tiên của Cơ cấu Đấng Bản Quyền và cũng là Giám Hạt đầu tiên được đề xuất thiết lập theo tinh thần Tông Hiến AC.
Cũng theo bức thư của Đức Giám Mục Niên Trưởng Janzen; Hội Đồng Các Giáo Phận Công Giáo Anh Giáo Canada cũng thực hiện một số thay đổi và cập nhập về mặt
tài chính của các Giáo phận này để bảo đảm và đoan chắc rằng các nguồn qũy rất hạn chế và eo hẹp hiện nay của các Giáo phận thuộc ACCC sẽ được bảo vệ thoát khỏi
"mọi vụ kiện tụng có thể xảy ra sau này".
Đức Giám Mục Niên Trưởng Janzen đã viết rằng mục tiêu tập trung của Thượng Hội Đồng là: " Thờ phượng và Ca ngợi Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng; tuyên xưng và loan truyền Chân Lý Cứu độ của Đức Chúa Giêsu KiTô; và làm Chứng nhân trung thành cho Đức Tin, Trật tự và Giới Luật của Một Hội Thánh Chúa KiTô Hiệp Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền."
Đức Giám Mục Janzen cũng trình thuật rằng các Đại Biểu đã kết thúc Đại Hội Nghị với một " Cảm thức và trải nghiệm đã được canh tân và đổi mới của Chủ nghĩa Lạc quan về Tương Lai và một Viễn kiến rất rõ ràng cho tầm nhìn Hiện tại của Giáo Hội ACCC." Đức Giám Mục Niên Trưởng đã kết luận trong Thư Mục Vụ theo trang mạng VirtueOnline.org
" Với sự ủng hộ gần như tuyệt đại đa số của các đại biểu Giáo Sĩ và Giáo Dân Vì sự Hiệp Nhất với Ngai Tòa của Thánh Phêrô Tông Đồ và Vì sự Thiết lập một Cơ cấu Đấng Bản Quyền mới và Giám Hạt Tiên khởi của Tổ chức Hiệp Thông Anh Giáo Công Giáo toàn Canada; giờ đây các Giáo Phận của chúng ta có thể tiến về phía trước trong sự Hiệp Nhất, sự Canh Tân và Đổi Mới và trong Đức Cậy Trông và Hy Vọng."
Dominic David Trần.
Tòa Thánh Vatican cử vị Sứ Thần tiên khởi đến Liên Bang Nga để nâng quan hệ ngoại giao đầy đủ và toàn diện.</
Dominic David Trần
12:31 28/07/2010
Tòa Thánh Vatican cử vị Sứ Thần tiên khởi đến Liên Bang Nga để nâng quan hệ ngoại giao đến đầy đủ và toàn diện.
VATICAN CITY, ngày 27/07/2010 theo bản tin Thông Tấn Xã Công Giáo toàn cầu (Zenit.org); Điện Vatican vừa ra thông báo rằng Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini hiện đang là Đại Diện Trường Trú và Phái Viên cho Đức Thánh Cha tại Liên Bang Nga giờ đây đã chính thức trở thành vị Tổng Giám Mục Sứ Thần tiên khởi của Toà Thánh Vatican
tại nước Cộng Hòa Liên Bang Nga.
Đức Tổng Giám Mục Sứ Thần đã trình Quốc Thư Ủy Nhiệm của Toà Thánh Vatican đến Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergej Lavrov vào ngày 15 tháng Bảy vừa qua trong một buổi lễ được tiếp nối ngay bởi một cuộc họp hết sức là " thân tình ấm áp" theo như tường trình của Sở Thông Tin Báo Chí Tòa Thánh Vatican.
Vào tháng 12 năm 2009 vừa qua tại Điện Vatican, Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI và Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã đồng ý nâng các quan hệ giữa Hai Bên Toà Thánh Vatican và Nước Cộng Hoà Liên Bang Nga lên thành Các Quan Hệ Ngoại Giao Toàn Diện Và Đầy Đủ (chú ý dịch giả nhấn mạnh); tức là nâng cấp bậc Đại Diện Ngoại Giao đến mức Toà Sứ Thần Đại Diện của Tòa Thánh Vatican (Apostolic Nuncio) tại Liên Bang Nga và Toà Đại Sứ của Nước Cộng Hòa Liên Bang Nga bên cạnh Tòa thánh (Russian Federation's Embassy accredited to the Holy See).
Kể từ năm 1990 cho đến 15/07/2010 Hai Bên đã duy trì Đại diện Ngoại giao ở dưới cấp bậc Đại Sứ và Sứ Thần (Đại Sứ của Tòa Thánh)
Trong diễn văn chào mừng vị tân Sứ Thần Tòa Thánh Vatican tại Liên Bang Nga; Alexander Krusko Thứ Trưởng Ngoại Giao Liên bang Nga- đã điểm lược lại sự phát triển các quan hệ song phương giữa Cộng Hòa Liên bang Nga và Tòa Thánh (the Holy See). Thứ Trưởng Krusko nêu rõ là các quan hệ giữa Hai Bên đã " được thể hiện rất đặc sắc về sự hiểu biết và về tinh thần hợp tác đang tiến triển," theo như tường trình của Nhật Báo Người Quan Sát Viên Rôma.
Nhân danh Tổng Thống Liên Bang Nga - Thứ Trưởng Krusko cũng đoan chắc với Đức TGM Antonio Mennini về "một sự hợp tác có kết qủa thiết thực trong các thách đố lớn về luân lý và đạo đức mà con người đang phải đương đầu hiện nay."
Trong phần đáp từ của Đại Diện Toà Thánh Vatican; Đức TGM Antonio Mennini kính chuyển lời chào mừng của Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đến Tổng Thống Liên Bang Nga Dmitry Medvedev và cũng đoan chắc rằng " Đức TGM Sứ Thần sẽ hợp tác vì sự tăng cường xa hơn nữa các quan hệ với Chính Phủ Liên Bang Nga, cũng như cộng tác vì sự tiến triển luân lý và thăng tiến tính thánh thiêng đạo đức của Nhân Dân Nga."
Buổi lễ trình Quốc Thư Ủy Nhiệm của Đức TGM Mennini Sứ Thần Tòa Thánh tiên khởi tại Liên Bang Nga cũng đã công việc kết thúc sự trao đổi Đại Sứ và Toà Sứ Thần- Toà Đại Sứ giữa Hai Bên; vốn đã được khởi sự từ ngày 26/06/2010 tại Điện Vatican với việc ông Mikolaj Sadlichov trình Quốc Thư Ủy Nhiệm của Chính Phủ Liên bang Nga cử ông làm Đại Sứ tiên khởi của Cộng Hòa Liên Bang Nga bên cạnh Tòa Thánh Vatican.
Cảm nghiệm của Dominic David Trần: Trong Sách Giảng Viên 3: 1-8 đã chép và xin ghi nhận mọi phần đẹp; " Ở dưới bầu trời này. Mọi sự đều có thời và có lúc; Một thời để ghét và nay là Một Thời Để Yêu; ---- một thời để chữa lành, để khâu vá, để ôm hôn; để lên tiếng; để làm hòa; để yêu thương và để vui cười...."
Tổng Thống Dmitry Medvedev và Thủ Tướng Putin; những hậu duệ kế nghiệp của Josif Stalin- không giống như Stalin- hôm nay và tại thời điểm này đã chỉ đọc thấy và thực thi những phần tốt nhất đã được ghi trong Sách Giảng Viên 3: 1-8 vốn đã được ghi chép tự ngàn xưa và được biết bao nhiêu người ghi nhớ.
Xin Thiên Chúa là Đấng Từ Bi và Đầy Lòng Thương Xót xin ban cho những đất nước, nhân dân, chính phủ, giáo hội của các nước khác cũng suy tư và thực thi những điều tương tự như đã và đang tại nước Cộng Hòa Liên Bang Nga hiện nay.
VATICAN CITY, ngày 27/07/2010 theo bản tin Thông Tấn Xã Công Giáo toàn cầu (Zenit.org); Điện Vatican vừa ra thông báo rằng Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini hiện đang là Đại Diện Trường Trú và Phái Viên cho Đức Thánh Cha tại Liên Bang Nga giờ đây đã chính thức trở thành vị Tổng Giám Mục Sứ Thần tiên khởi của Toà Thánh Vatican
tại nước Cộng Hòa Liên Bang Nga.
Đức Tổng Giám Mục Sứ Thần đã trình Quốc Thư Ủy Nhiệm của Toà Thánh Vatican đến Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergej Lavrov vào ngày 15 tháng Bảy vừa qua trong một buổi lễ được tiếp nối ngay bởi một cuộc họp hết sức là " thân tình ấm áp" theo như tường trình của Sở Thông Tin Báo Chí Tòa Thánh Vatican.
Vào tháng 12 năm 2009 vừa qua tại Điện Vatican, Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI và Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã đồng ý nâng các quan hệ giữa Hai Bên Toà Thánh Vatican và Nước Cộng Hoà Liên Bang Nga lên thành Các Quan Hệ Ngoại Giao Toàn Diện Và Đầy Đủ (chú ý dịch giả nhấn mạnh); tức là nâng cấp bậc Đại Diện Ngoại Giao đến mức Toà Sứ Thần Đại Diện của Tòa Thánh Vatican (Apostolic Nuncio) tại Liên Bang Nga và Toà Đại Sứ của Nước Cộng Hòa Liên Bang Nga bên cạnh Tòa thánh (Russian Federation's Embassy accredited to the Holy See).
Kể từ năm 1990 cho đến 15/07/2010 Hai Bên đã duy trì Đại diện Ngoại giao ở dưới cấp bậc Đại Sứ và Sứ Thần (Đại Sứ của Tòa Thánh)
Trong diễn văn chào mừng vị tân Sứ Thần Tòa Thánh Vatican tại Liên Bang Nga; Alexander Krusko Thứ Trưởng Ngoại Giao Liên bang Nga- đã điểm lược lại sự phát triển các quan hệ song phương giữa Cộng Hòa Liên bang Nga và Tòa Thánh (the Holy See). Thứ Trưởng Krusko nêu rõ là các quan hệ giữa Hai Bên đã " được thể hiện rất đặc sắc về sự hiểu biết và về tinh thần hợp tác đang tiến triển," theo như tường trình của Nhật Báo Người Quan Sát Viên Rôma.
Nhân danh Tổng Thống Liên Bang Nga - Thứ Trưởng Krusko cũng đoan chắc với Đức TGM Antonio Mennini về "một sự hợp tác có kết qủa thiết thực trong các thách đố lớn về luân lý và đạo đức mà con người đang phải đương đầu hiện nay."
Trong phần đáp từ của Đại Diện Toà Thánh Vatican; Đức TGM Antonio Mennini kính chuyển lời chào mừng của Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đến Tổng Thống Liên Bang Nga Dmitry Medvedev và cũng đoan chắc rằng " Đức TGM Sứ Thần sẽ hợp tác vì sự tăng cường xa hơn nữa các quan hệ với Chính Phủ Liên Bang Nga, cũng như cộng tác vì sự tiến triển luân lý và thăng tiến tính thánh thiêng đạo đức của Nhân Dân Nga."
Buổi lễ trình Quốc Thư Ủy Nhiệm của Đức TGM Mennini Sứ Thần Tòa Thánh tiên khởi tại Liên Bang Nga cũng đã công việc kết thúc sự trao đổi Đại Sứ và Toà Sứ Thần- Toà Đại Sứ giữa Hai Bên; vốn đã được khởi sự từ ngày 26/06/2010 tại Điện Vatican với việc ông Mikolaj Sadlichov trình Quốc Thư Ủy Nhiệm của Chính Phủ Liên bang Nga cử ông làm Đại Sứ tiên khởi của Cộng Hòa Liên Bang Nga bên cạnh Tòa Thánh Vatican.
Cảm nghiệm của Dominic David Trần: Trong Sách Giảng Viên 3: 1-8 đã chép và xin ghi nhận mọi phần đẹp; " Ở dưới bầu trời này. Mọi sự đều có thời và có lúc; Một thời để ghét và nay là Một Thời Để Yêu; ---- một thời để chữa lành, để khâu vá, để ôm hôn; để lên tiếng; để làm hòa; để yêu thương và để vui cười...."
Tổng Thống Dmitry Medvedev và Thủ Tướng Putin; những hậu duệ kế nghiệp của Josif Stalin- không giống như Stalin- hôm nay và tại thời điểm này đã chỉ đọc thấy và thực thi những phần tốt nhất đã được ghi trong Sách Giảng Viên 3: 1-8 vốn đã được ghi chép tự ngàn xưa và được biết bao nhiêu người ghi nhớ.
Xin Thiên Chúa là Đấng Từ Bi và Đầy Lòng Thương Xót xin ban cho những đất nước, nhân dân, chính phủ, giáo hội của các nước khác cũng suy tư và thực thi những điều tương tự như đã và đang tại nước Cộng Hòa Liên Bang Nga hiện nay.
Giáo phận Orléans, Pháp có Tân Giám Mục
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:19 28/07/2010
Giáo phận Orléans, Pháp có Tân Giám Mục
ROMA, (Zenit.org) – Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho hay Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vừa bổ nhiệm Đức Cha Jacques Blaquart làm Tân Giám Mục giáo phận Orléans, Pháp Quốc, để thay thế Đức Cha André Fort, người đã đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha theo Giáo Luật điều 401 triệt 1.
Cho đến ngày bổ nhiệm mới này, Đức Tân Giám Mục giáo phận Orléans là Giám Mục Phụ Tá giáo phận Bordeaux. Đức Cha Blaquart sinh ngày 19 tháng Mười Hai năm 1951 tại Roumazières, thuộc giáo phận Angoulême. Sau thời gian làm việc với cương vị nhà giáo dục đặc biệt, ngài nhập chủng viện và theo học triết học tại chủng viện liên địa phận Poitiers, và chương trình thần học tại chủng viện Bordeaux. Ngài cũng theo khóa linh đạo của Tu Hội Notre Dame de Vie.
Đức Cha Blaquart được chịu chức linh mục ngày 23 tháng Năm 1982 cho địa phận Angoulême; được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám Mục ngày 28 tháng Sáu năm 2006 và được Đức Hồng Y Jean-Pierre Ricard, Tổng Giám Mục Bordeaux, tấn phong Giám Mục ngày17 tháng Chín năm 2006.
Dưới đây là một số điểm mốc chính liên quan đến cuộc đời thi hành sứ vụ của Đức Cha Blaquart:
1982-1986: Cha Phó xứ Ruffec, Tuyên Úy Trường Học, Tuyên Úy các phong trào: nữ giới trẻ Kitô hữu độc lập (JICF), Phong trào giới trẻ Kitô hữu thuộc vùng quê (MRJC).
1987-1992: Cha xứ tại Ruffec và kiêm nhiệm các giáo xứ lân cân.
1988-1989: Theo khóa linh đạo của Tu hội đời Notre-Dame de Vie tại Venasque, Vaucluse.
Kể từ 1989: Thành viên linh mục thuộc tu hội đời Notre-Dame de Vie.
1989-1992: Tuyên úy cấp giáo phận Phong trào giới trẻ Kitô hữu thuộc vùng quê.
1992-2001: Quản hạt và Cha xứ của Barbezieux, Tuyên Úy Trường Trung học
1992-2004: Tuyên Úy của giáo phận về phong trào nữ hướng đạo sinh cấp toàn quốc.
1994-2001: Đại diện Giám Mục, tham gia đào tạo chủng sinh, mục vụ giới trẻ giáo phận.
2001-2006: Linh Mục Tổng Đại Diện.
2003-2006: Cha xứ tại Saint-Jean-Baptiste của giáo phận Angoulême.
2006-2010: Giám mục Phụ Tá Bordeaux.
ROMA, (Zenit.org) – Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho hay Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vừa bổ nhiệm Đức Cha Jacques Blaquart làm Tân Giám Mục giáo phận Orléans, Pháp Quốc, để thay thế Đức Cha André Fort, người đã đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha theo Giáo Luật điều 401 triệt 1.
Cho đến ngày bổ nhiệm mới này, Đức Tân Giám Mục giáo phận Orléans là Giám Mục Phụ Tá giáo phận Bordeaux. Đức Cha Blaquart sinh ngày 19 tháng Mười Hai năm 1951 tại Roumazières, thuộc giáo phận Angoulême. Sau thời gian làm việc với cương vị nhà giáo dục đặc biệt, ngài nhập chủng viện và theo học triết học tại chủng viện liên địa phận Poitiers, và chương trình thần học tại chủng viện Bordeaux. Ngài cũng theo khóa linh đạo của Tu Hội Notre Dame de Vie.
Đức Cha Blaquart được chịu chức linh mục ngày 23 tháng Năm 1982 cho địa phận Angoulême; được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám Mục ngày 28 tháng Sáu năm 2006 và được Đức Hồng Y Jean-Pierre Ricard, Tổng Giám Mục Bordeaux, tấn phong Giám Mục ngày17 tháng Chín năm 2006.
Dưới đây là một số điểm mốc chính liên quan đến cuộc đời thi hành sứ vụ của Đức Cha Blaquart:
1982-1986: Cha Phó xứ Ruffec, Tuyên Úy Trường Học, Tuyên Úy các phong trào: nữ giới trẻ Kitô hữu độc lập (JICF), Phong trào giới trẻ Kitô hữu thuộc vùng quê (MRJC).
1987-1992: Cha xứ tại Ruffec và kiêm nhiệm các giáo xứ lân cân.
1988-1989: Theo khóa linh đạo của Tu hội đời Notre-Dame de Vie tại Venasque, Vaucluse.
Kể từ 1989: Thành viên linh mục thuộc tu hội đời Notre-Dame de Vie.
1989-1992: Tuyên úy cấp giáo phận Phong trào giới trẻ Kitô hữu thuộc vùng quê.
1992-2001: Quản hạt và Cha xứ của Barbezieux, Tuyên Úy Trường Trung học
1992-2004: Tuyên Úy của giáo phận về phong trào nữ hướng đạo sinh cấp toàn quốc.
1994-2001: Đại diện Giám Mục, tham gia đào tạo chủng sinh, mục vụ giới trẻ giáo phận.
2001-2006: Linh Mục Tổng Đại Diện.
2003-2006: Cha xứ tại Saint-Jean-Baptiste của giáo phận Angoulême.
2006-2010: Giám mục Phụ Tá Bordeaux.
Một Giám Mục Chile tái xác nhận cam kết của Giáo Hội bảo vệ nhân quyền
Paul Minh Nhật
19:07 28/07/2010
Santiago, Chile, 28/06/2010 (CNA).- Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Chile, đức cha Alejandro Goic, đã tái lưu ý trong tuần này rằng Giáo Hội sẽ luôn luôn bảo vệ các quyền của con người bởi vì một phần sứ vụ của Giáo Hội là bảo vệ phẩm giá của con người.
Vị giám mục đã khẳng định như vậy sau khi gặp gỡ với các thành viên của các gia đình tù nhân chính trị và các nhà bất đồng quan điểm những người đã bị ngăn trở và mất tích. "Vì lý do này," ĐGM Goic giải thích, "trong quá khứ, Giáo Hội đã bảo vệ nhân quyền, như là ngày hôm nay Giáo Hội đang làm và sẽ còn tiếp tục làm việc đó miễn là Giáo Hội tồn tại.
Được hỏi tại sao Giáo Hội đã không gặp gỡ với các thành viên gia đình của họ trước đó, ĐGM nói rằng đó không phải bởi vì bất kì "ý định bệnh hoạn" nào hết. Ngài nói thêm rằng các giám mục "đã và đang hài lòng để gặp gỡ họ và lắng nghe những kiến nghị, những khao khát và những mối bận tâm của họ"
ĐGM Goic cũng bày tỏ sự đánh giá cao của ngài về quyết định cải thiện lại các điều kiện nhà tù trên đất nước này của tổng thống Chile ông Sebastian Pinera.
Vị giám mục đã khẳng định như vậy sau khi gặp gỡ với các thành viên của các gia đình tù nhân chính trị và các nhà bất đồng quan điểm những người đã bị ngăn trở và mất tích. "Vì lý do này," ĐGM Goic giải thích, "trong quá khứ, Giáo Hội đã bảo vệ nhân quyền, như là ngày hôm nay Giáo Hội đang làm và sẽ còn tiếp tục làm việc đó miễn là Giáo Hội tồn tại.
Được hỏi tại sao Giáo Hội đã không gặp gỡ với các thành viên gia đình của họ trước đó, ĐGM nói rằng đó không phải bởi vì bất kì "ý định bệnh hoạn" nào hết. Ngài nói thêm rằng các giám mục "đã và đang hài lòng để gặp gỡ họ và lắng nghe những kiến nghị, những khao khát và những mối bận tâm của họ"
ĐGM Goic cũng bày tỏ sự đánh giá cao của ngài về quyết định cải thiện lại các điều kiện nhà tù trên đất nước này của tổng thống Chile ông Sebastian Pinera.
Đức Thánh Cha nghỉ ngơi và thư giãn tại Castel Gandolfo
Bùi Hữu Thư
20:32 28/07/2010
VATICAN, 28, tháng 7, 2010 (Zenit.org).- Đức Giám Mục điạ phương cho hay Đức Thánh Cha Benedict XVI có vẻ thoải mái và vui hưởng những ngày nghỉ ngơi trong dinh nghỉ hè của Giáo Hoàng tại Castel Gandolfo.
Đức Giám Mục Marcello Semeraro cho Radio Vatican hay ngài thấy Đức Thánh Cha “thư dãn và vui vẻ” khi Đức Thánh Cha chào đón các tín hữu ngày Chúa Nhật để đọc kinh Truyền Tin buổi trưa.
Đức Giám Mục giải thích "Giờ phút tiếp xúc với các tín hữu tại Castel Gandolfo chắc chắn là lúc làm cho ngài vui vẻ và làm cho ngài thoải mái, vì ngài được nghe các tiếng nói và thấy các bộ mặt và những lời chào mừng của các tín hữu và khách hành hương.”
Đức Cha Semeraro nói số người tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật vừa qua đông đến nỗi ngài “muốn xuất hiện trên ban công nhìn ra phía ngoài quảng trường, vì con số khách hành hương quá đông và sân trong đã chật ních.”
Đức Cha tiếp: "Họ là những tín hữu đến từ khắp nơi trên thế giới để được hát lên và nói lên những lời chào mừng và cầu chúc Đức Thánh Cha, và thực vậy, ngày Chúa Nhật, vào những ngày lễ, thành phố Castel Gandolfo hoàn toàn như được sống lại.”
Đức Cha ghi nhận là trong giáo xứ “chúng tôi phải gia tăng con số các thánh lễ để cho các tín hữu này có thể tham dự thoải mái vào phụng vụ Thánh Thể.”
Đức Giám Mục Marcello Semeraro cho Radio Vatican hay ngài thấy Đức Thánh Cha “thư dãn và vui vẻ” khi Đức Thánh Cha chào đón các tín hữu ngày Chúa Nhật để đọc kinh Truyền Tin buổi trưa.
Đức Giám Mục giải thích "Giờ phút tiếp xúc với các tín hữu tại Castel Gandolfo chắc chắn là lúc làm cho ngài vui vẻ và làm cho ngài thoải mái, vì ngài được nghe các tiếng nói và thấy các bộ mặt và những lời chào mừng của các tín hữu và khách hành hương.”
Đức Cha Semeraro nói số người tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật vừa qua đông đến nỗi ngài “muốn xuất hiện trên ban công nhìn ra phía ngoài quảng trường, vì con số khách hành hương quá đông và sân trong đã chật ních.”
Đức Cha tiếp: "Họ là những tín hữu đến từ khắp nơi trên thế giới để được hát lên và nói lên những lời chào mừng và cầu chúc Đức Thánh Cha, và thực vậy, ngày Chúa Nhật, vào những ngày lễ, thành phố Castel Gandolfo hoàn toàn như được sống lại.”
Đức Cha ghi nhận là trong giáo xứ “chúng tôi phải gia tăng con số các thánh lễ để cho các tín hữu này có thể tham dự thoải mái vào phụng vụ Thánh Thể.”
Top Stories
Holy See Sends 1st Nuncio to Russia
russia
06:32 28/07/2010
Relations Upgraded to Full Diplomatic Ties
VATICAN CITY, JULY 27, 2010 (Zenit.org).- Archbishop Antonio Mennini, until now the Pope's representative to the Russian Federation, is now the Holy See's first apostolic nuncio to the country, the Vatican is reporting.
The archbishop presented his letters of credence to Foreign Affairs Minister Sergej Lavrov on July 15 in a ceremony that was followed by a "cordial" meeting, reported the Vatican press office.
Last December, Benedict XVI and Russian President Dmitry Medvedev agreed to upgrade relations between the two sides to full diplomatic ties, which raises the level of representation to apostolic nuncio and embassy.
The two sides have maintained representation below the rank of ambassador since 1990.
In an address to the new nuncio, Alexander Krusko, the vice-minister of Foreign Affairs, reviewed the development of bilateral relations between the Russian Federation and the Holy See. He noted that the relations between the two were "characterized by a growing understanding and spirit of collaboration," reported L'Osservatore Romano.
Krusko also assured Archbishop Mennini, on behalf of the Russian president, of "a fruitful collaboration in the great moral and ethical challenges posed to man today."
For his part, the archbishop transmitted the Pope's greeting to the Russian president, assuring his "collaboration for a further reinforcement of relations with the government, as well as for the spiritual and moral growth of the Russian people."
This ceremony brought to an end the exchange of embassies, which began on June 26 in Rome with the presentation of the letters of credence of the first Russian ambassador to the Holy See, Mikolaj Sadlichov.
(Source: http://www.zenit.org/article-30013?l=english)
VATICAN CITY, JULY 27, 2010 (Zenit.org).- Archbishop Antonio Mennini, until now the Pope's representative to the Russian Federation, is now the Holy See's first apostolic nuncio to the country, the Vatican is reporting.
The archbishop presented his letters of credence to Foreign Affairs Minister Sergej Lavrov on July 15 in a ceremony that was followed by a "cordial" meeting, reported the Vatican press office.
Last December, Benedict XVI and Russian President Dmitry Medvedev agreed to upgrade relations between the two sides to full diplomatic ties, which raises the level of representation to apostolic nuncio and embassy.
The two sides have maintained representation below the rank of ambassador since 1990.
In an address to the new nuncio, Alexander Krusko, the vice-minister of Foreign Affairs, reviewed the development of bilateral relations between the Russian Federation and the Holy See. He noted that the relations between the two were "characterized by a growing understanding and spirit of collaboration," reported L'Osservatore Romano.
Krusko also assured Archbishop Mennini, on behalf of the Russian president, of "a fruitful collaboration in the great moral and ethical challenges posed to man today."
For his part, the archbishop transmitted the Pope's greeting to the Russian president, assuring his "collaboration for a further reinforcement of relations with the government, as well as for the spiritual and moral growth of the Russian people."
This ceremony brought to an end the exchange of embassies, which began on June 26 in Rome with the presentation of the letters of credence of the first Russian ambassador to the Holy See, Mikolaj Sadlichov.
(Source: http://www.zenit.org/article-30013?l=english)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu nhi Thánh Thể Xứ Đoàn Thánh Tâm Gia Định tiễn cha Tuyên úy đi nhận sứ vụ mới
Nguyễn Xuân
09:49 28/07/2010
Thiếu nhi Thánh Thể Xứ Đoàn Thánh Tâm Gia Định tiễn cha Tuyên úy đi nhận sứ vụ mới
Vào lúc 7giờ 30 ngày 28/07/2010, cùng với các vị đại diện gíao xứ Gia Định, các huynh trưởng xứ đoàn Thánh Tâm tiễn cha tuyên úy Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, nguyên phụ tá giáo xứ Gia Định lên đường nhận sứ vụ mới: Tân Chánh xứ An Nhơn, hạt Xóm Mới.
Xem hình thiếu nhi xứ Gia Định tiễn chân cha tuyên úy
Đã là linh mục, việc thuyên chuyển là điều tất nhiên, nhưng đối với thiếu nhi Gia Định khi phải chia tay với một cha tuyên úy đã từng hiện diện bên cạnh các các em, trên từng cây số, trong thời gian 5 năm, quả thật không dễ.
Vốn tính năng động đầy nhiệt tình phục vu, cha không ngừng phát huy những sáng kiến giúp cho các thiếu nhi siêng năng đi lễ, học giáo lý. 5 năm tại giáo xứ, cha đã dẫn dắt các “Chiên”, các “Au” lớn lên từng ngày trong đời sống Đức Tin. Những bài học giáo lý, nhân bản đã giúp cho các “Thiếu”, các “Nghĩa” trở thành những Kitô hữu trưởng thành.
Khi hay tin cha sẽ rời giáo xứ Gia Định trước tháng 8/2010, các em đã thực hiện Bó Hoa Thiêng dâng lên Chúa với ước mong rằng những hy sinh nho nhỏ, những lời cầu nguyện, nhất là những thánh lễ sẽ là những của lễ thiêng liêng mà Thiên Chúa vui lòng nhận và ban nhiều hồng ân cho cha trên bước đường phục vụ mới.
Các thiếu nhi còn thực hiện một tập thơ nhỏ gữi đến cha. Thật đơn sơ các em nói lên những cảm nghĩ của mình:
“ Con không muốn Cha đi đâu! Nhưng con biết Cha còn trẻ, còn nhiều công việc khác lơn lao hơn đang cần đến bàn tay nhân ái của cha. Con cũng biết Cha không muốn rời xa chúng con đâu. Nhưng vì công việc chung, cha buộc phải đi…
… Con tin Chúa sẽ phù hộ cho Cha được bình an và thành công trong mọi sự, Cha nhé! Cha đã nghĩ ra những cuộc thi đua, ví dụ: siêng năng đi lễ hằng ngày, đi lễ Chúa nhật nhằm muốn chúng con yêu mến và nói chuyện với Chúa nhiều hơn. Con xin thay mặt các bạn cảm ơn Cha. Con sẽ kêu gọi các bạn cùng đi lễ để cầu nguyện cho Cha, Cha nhé!”
… Con nhớ nhất là những bài giảng của Cha đấy! Với giọng nói ấm áp và có sức truyền cảm, Cha giúp chúng con hiểu thêm về Chúa, dạy chúng con những bài học đạo đức và cho chúng con những lời khuyên thật sự bổ ích. Không những thế, Cha còn biết hát và hát rất hay như một ca sĩ chuyên nghiệp vậy đó. Chúng con rất yêu mến Cha nên đặt cho Cha những biệt hiệu ngộ nghĩnh như Đôrêmon” hay “ Hugô” hi hi !.
Từ ngày Cha về Giáo xứ Gia Định, chúng con học hỏi được rất nhiều điều hay từ Cha và còn được vui chơi thoải mái vào những ngày Xuân và Noel nữa.
… Cha lúc nào cũng ở bên chúng con, giúp đỡ, hướng dẫn và luôn mang đến cho chúng con những bài giảng hay, pha chút hài hước, là những lời khuyên răn, dạy dỗ rất hữu ích, như những bảo bối thần kì, để giúp chúng con sống đạo thật tốt. Những việc Cha đã làm cho chúng con, thật không thể kể hết được.
Vậy mà, có những lúc chúng con không ngoan, làm Cha buồn lòng. Chúng con xin lỗi Cha rất nhiều. Mong Cha đừng giận chúng con…
Trưởng thành hơn, các huynh trưởng bộc bạch:
…Mỗi Cha đã để lại trong chúng con những ấn tượng riêng, khó phai mờ. Với Cha, 5 năm qua, Cha đã đến phục vụ giáo xứ trong sự tận tâm, nhiệt thành và hài hoà với mọi người. Nhờ biết cộng tác với mọi giới, Cha đã làm rất nhiều việc kỳ diệu cho xứ đạo, nhất là cho thiếu nhi. Các phụ huynh, nhất là các hiền mẫu không ngừng giúp đỡ cha, chăm lo cho các thiếu nhi, chính là những con em của mình. Những ly sữa, những ly nước giải khát trước giờ học giáo lý, những bữa tiệc buffet trong các lễ hội là những trợ lực không nhỏ, xóa đi sự mệt nhọc và tạo niềm vui thích cho các em đến lớp giáo lý. Nói chung tính tình vui tươi, hiền hòa, dễ gần của cha đã liên kết mọi thành phần trong giáo xứ lại với nhau tạo một cộng đồng giáo xứ hiệp nhất yêu thương cùng giúp nhau thăng tiến.
Xin ghi lại những dòng tâm sự này không chỉ với ước muốn đơn thuần nhằm tri ân cha tuyên úy, nhưng ước mong rằng mọi huynh trưởng giáo lý viên theo gương cha tuyên úy không ngừng nỗ lực yêu thương và tìm mọi sáng kiến để thu hút các em đến lớp giáo lý. Ngày nay thiếu nhi cần những chứng nhân sống hơn là những bài giảng suông. Các huynh trưởng sẽ dẫn các em đến với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng chính cuộc sống thánh thiện hiền hòa và yêu thương như lòng Chúa mong ước.
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể luôn đồng hành với cha trong khi cha
Ra đi đầy nguyện ước, và nầy con gieo bước nguyện đời con đem nguồn yêu mến đến cho mọi người.
Vào lúc 7giờ 30 ngày 28/07/2010, cùng với các vị đại diện gíao xứ Gia Định, các huynh trưởng xứ đoàn Thánh Tâm tiễn cha tuyên úy Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, nguyên phụ tá giáo xứ Gia Định lên đường nhận sứ vụ mới: Tân Chánh xứ An Nhơn, hạt Xóm Mới.
Xem hình thiếu nhi xứ Gia Định tiễn chân cha tuyên úy
Đã là linh mục, việc thuyên chuyển là điều tất nhiên, nhưng đối với thiếu nhi Gia Định khi phải chia tay với một cha tuyên úy đã từng hiện diện bên cạnh các các em, trên từng cây số, trong thời gian 5 năm, quả thật không dễ.
Vốn tính năng động đầy nhiệt tình phục vu, cha không ngừng phát huy những sáng kiến giúp cho các thiếu nhi siêng năng đi lễ, học giáo lý. 5 năm tại giáo xứ, cha đã dẫn dắt các “Chiên”, các “Au” lớn lên từng ngày trong đời sống Đức Tin. Những bài học giáo lý, nhân bản đã giúp cho các “Thiếu”, các “Nghĩa” trở thành những Kitô hữu trưởng thành.
Khi hay tin cha sẽ rời giáo xứ Gia Định trước tháng 8/2010, các em đã thực hiện Bó Hoa Thiêng dâng lên Chúa với ước mong rằng những hy sinh nho nhỏ, những lời cầu nguyện, nhất là những thánh lễ sẽ là những của lễ thiêng liêng mà Thiên Chúa vui lòng nhận và ban nhiều hồng ân cho cha trên bước đường phục vụ mới.
Các thiếu nhi còn thực hiện một tập thơ nhỏ gữi đến cha. Thật đơn sơ các em nói lên những cảm nghĩ của mình:
“ Con không muốn Cha đi đâu! Nhưng con biết Cha còn trẻ, còn nhiều công việc khác lơn lao hơn đang cần đến bàn tay nhân ái của cha. Con cũng biết Cha không muốn rời xa chúng con đâu. Nhưng vì công việc chung, cha buộc phải đi…
… Con tin Chúa sẽ phù hộ cho Cha được bình an và thành công trong mọi sự, Cha nhé! Cha đã nghĩ ra những cuộc thi đua, ví dụ: siêng năng đi lễ hằng ngày, đi lễ Chúa nhật nhằm muốn chúng con yêu mến và nói chuyện với Chúa nhiều hơn. Con xin thay mặt các bạn cảm ơn Cha. Con sẽ kêu gọi các bạn cùng đi lễ để cầu nguyện cho Cha, Cha nhé!”
… Con nhớ nhất là những bài giảng của Cha đấy! Với giọng nói ấm áp và có sức truyền cảm, Cha giúp chúng con hiểu thêm về Chúa, dạy chúng con những bài học đạo đức và cho chúng con những lời khuyên thật sự bổ ích. Không những thế, Cha còn biết hát và hát rất hay như một ca sĩ chuyên nghiệp vậy đó. Chúng con rất yêu mến Cha nên đặt cho Cha những biệt hiệu ngộ nghĩnh như Đôrêmon” hay “ Hugô” hi hi !.
Từ ngày Cha về Giáo xứ Gia Định, chúng con học hỏi được rất nhiều điều hay từ Cha và còn được vui chơi thoải mái vào những ngày Xuân và Noel nữa.
… Cha lúc nào cũng ở bên chúng con, giúp đỡ, hướng dẫn và luôn mang đến cho chúng con những bài giảng hay, pha chút hài hước, là những lời khuyên răn, dạy dỗ rất hữu ích, như những bảo bối thần kì, để giúp chúng con sống đạo thật tốt. Những việc Cha đã làm cho chúng con, thật không thể kể hết được.
Vậy mà, có những lúc chúng con không ngoan, làm Cha buồn lòng. Chúng con xin lỗi Cha rất nhiều. Mong Cha đừng giận chúng con…
Trưởng thành hơn, các huynh trưởng bộc bạch:
…Mỗi Cha đã để lại trong chúng con những ấn tượng riêng, khó phai mờ. Với Cha, 5 năm qua, Cha đã đến phục vụ giáo xứ trong sự tận tâm, nhiệt thành và hài hoà với mọi người. Nhờ biết cộng tác với mọi giới, Cha đã làm rất nhiều việc kỳ diệu cho xứ đạo, nhất là cho thiếu nhi. Các phụ huynh, nhất là các hiền mẫu không ngừng giúp đỡ cha, chăm lo cho các thiếu nhi, chính là những con em của mình. Những ly sữa, những ly nước giải khát trước giờ học giáo lý, những bữa tiệc buffet trong các lễ hội là những trợ lực không nhỏ, xóa đi sự mệt nhọc và tạo niềm vui thích cho các em đến lớp giáo lý. Nói chung tính tình vui tươi, hiền hòa, dễ gần của cha đã liên kết mọi thành phần trong giáo xứ lại với nhau tạo một cộng đồng giáo xứ hiệp nhất yêu thương cùng giúp nhau thăng tiến.
Xin ghi lại những dòng tâm sự này không chỉ với ước muốn đơn thuần nhằm tri ân cha tuyên úy, nhưng ước mong rằng mọi huynh trưởng giáo lý viên theo gương cha tuyên úy không ngừng nỗ lực yêu thương và tìm mọi sáng kiến để thu hút các em đến lớp giáo lý. Ngày nay thiếu nhi cần những chứng nhân sống hơn là những bài giảng suông. Các huynh trưởng sẽ dẫn các em đến với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng chính cuộc sống thánh thiện hiền hòa và yêu thương như lòng Chúa mong ước.
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể luôn đồng hành với cha trong khi cha
Ra đi đầy nguyện ước, và nầy con gieo bước nguyện đời con đem nguồn yêu mến đến cho mọi người.
Cảm Nhận Dự Lễ Tấn Phong ĐGM Giáo Phận Vinh.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:17 28/07/2010
Cảm Nhận Dự Lễ Tấn Phong ĐGM Giáo Phận Vinh.
Đức Tân Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp là vị chủ chăn thứ 11 và là vị Giám Mục người Việt Nam thứ 6 của Giáo Phận Vinh. Ngài là Giám mục thứ 103 của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Tôi được vinh dự được tham dự lễ tấn phong Giám Mục của ngài vào ngày 23.7.2010 tại quãng trường TGM Xã Đoài.
Xem hình lễ tấn phong GM Vinh
Đại lễ thật hoành tráng và sốt mến. Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự thánh lễ. Hai Giám Mục phụ phong là Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương. Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn, Tổng giáo phận Sài gòn; Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giáo phận Hà Nội - Chủ tịch HĐGM; Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giáo phận Huế; 25 Đức Giám Mục; Đức Đan viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, quý Cha Tổng Đại diện, quý Đức Ông, quý cha Giám đốc các ĐCV, quý Cha Giám tỉnh, quý Bề trên các hội dòng; hơn 400 linh mục; đông đảo các chủng sinh, nam nữ tu sỹ, một số giáo sư của các viện Nghiên cứu, các trường Đại học và đặc biệt hơn 50 ngàn giáo dân Giáo phận Vinh. Tất cả làm nên hình ảnh của GHCGVN mầu nhiệm hiệp thông tuyệt đẹp.
Trời dịu mát, mây vờn che nắng, gió nhẹ thoảng góp phần làm nên thánh lễ trang nghiêm hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ. Lễ vừa xong thì trời đổ mưa nặng hạt. Như một hồng ân đặc biệt Chúa ban cho giáo phận. Cơn bão số 1 rồi số 2 đi qua, những ngày mưa to gió lớn khắp các tỉnh miền Trung. Ngày 22.7, trời quang mây tạnh. Đêm diễn nguyện và thánh lễ, Chúa thương cho không khí dịu mát, trời trong mây cao. Như một phép lạ, một ân ban của tình thương Chúa.
Cảm động nhất là hình ảnh vị tiền nhiệm, Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên 84 tuổi chủ phong cho người hiền đệ mà ngài đã tiến cử. Vị Giám mục “trên từng cây số” với tuổi đời đã cao đang tiến tới tuổi “Cửu thập như nhân tiên”, mái tróc trắng xóa nhưng trông ngài thật hồng hào khỏe mạnh và nhanh nhẹn, giọng nói to rõ. Vị Mục Tử cao niên đã từng mạnh mẽ hiệp thông với các biến cố trong Giáo hội Việt Nam thời gian qua vì Công Lý Sự thật Hòa bình.
Tôi với cha Nguyễn Thiên Cung, cha Võ Tá Khánh ở lại Đại Chủng Viện Vinh Thanh mấy ngày. Cha Bề Trên Chủng Viện JB Nguyễn Khắc Bá và quý cha giáo sư đã rất tận tình giới thiệu và đưa đi thăm một số giáo xứ, các đền thánh hành hương.
Giáo phận Vinh trải dài trên địa bàn rộng lớn 30.783km2 của 3 tỉnh miền Trung. Nghệ An 16.692km2, Hà Tĩnh 6.054km2 và Quảng Bình 8.037km2. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam tỉnh Quảng Trị, phía Đông là biển Đông, phía Tây giáp nước Lào.
Giáo phận có khoảng 500.000 giáo dân, giàu truyền thống với 400 năm lịch sử, hạt giống Tin Mừng được gieo trồng nơi đây qua 165 năm Thành lập Giáo phận.
Giáo phận có 19 hạt, 166 giáo xứ và 190 linh mục, nổi tiếng mạnh mẽ, kiên cường trong miền đất Nghệ – Tĩnh – Bình.
Bước đầu hành trình mới, Đức Tân Giám mục Phaolô sẽ dẫn dắt giáo phận đi lên theo nguyện vọng của nửa triệu giáo dân GP Vinh như lời ngài đã tuyên bố: “Xin cho tôi được thực hiện ước nguyện thâm sâu, là được đồng sinh đồng tử với anh chị em trên mảnh đất quê hương này”. Mãnh đất quê hương yêu dấu như ngài đã tâm sự trong tác phẩm “Việt nam yêu dấu, quê hương và Giáo hội”.
Ông cụ thân sinh của tôi ngày xưa thuộc giai cấp địa chủ, bị đấu tố và bị tử hình trong phát động giảm tô vào những năm 1951-1953. Ruộng vườn, nhà cửa và của cải của gia đình đều bị tịch thu. Bây giờ, bỗng dưng người con út của lão địa chủ đó lại từ ngoại quốc trở về thăm quê. Hơn nữa, tôi lại là một linh mục... chắc chắn có âm mưu hay sứ mệnh gì đây(?). Phải cẩn mật đề phòng! Phải chăng đó là một trong những dư âm của cái thời mà, theo lối nói của nhà thơ Nguyễn Duy:
Hấp ha hấp hoảng kêu ma
Hóa ra ta thấy bóng ta trên tường.
Trong câu chuyện hàng ngày sau này, tại miền Nam, một đôi khi thân mẫu tôi cũng nhắc lại cảnh tố khổ, tra tấn máu me của giai đoạn đó. Bên cạnh những kỷ niệm buồn như để diễn tả cảnh hãi hùng của giai đoạn đen tối đó, người tinh ý sẽ nhận ra vẻ tự hào và khoe khoang của bà cụ về gia tài, ruộng đất: Bà nội giàu nhất, nhì trong vùng với gần 30 mẫu ruộng, ông thân sinh tôi có gần 20 mẫu, tiếp theo là các chú ruột và các bác họ...
Lớn lên trong miền Nam, có dịp nhìn những cánh đồng cò bay thẳng cánh, tôi bắt đầu ngờ ngợ về cái “vỏ địa chủ” của gia đình mình. Khi ra ngoại quốc, được tham quan những trang trại bao la bát ngát ở Mỹ châu Latin, ở Hoa Kỳ và Canada... tôi càng cảm thấy ngậm ngùi chua xót cho bao nhiêu người đã chết oan vì mấy mẫu ruộng. Lần đầu tiên trở về làng, đứng nhìn mấy cánh đồng chật hẹp và chẳng lấy gì làm phì nhiêu nơi quê cha đất tổ, càng ngậm ngùi và xót xa hơn…
Hồi tưởng lại thời giảm tô... Thân phụ tôi bị giam và đang chờ ngày lên đoạn đầu đài. Thân mẫu cũng bị đấu tố, vật vờ nửa sống nửa chết. Người chị cả đã kết hôn và sống ở xã bên cạnh, nhưng gia đình của chị cũng đang khốn đốn vì cuộc giảm tô đó. Hai người anh, một người bị bắt, một người khác đã trốn vô Nam. Hai người chị vị thành niên, nhìn cảnh nhà tan cửa nát, chẳng còn tha thiết gì nữa, chỉ biết khóc... Tôi, đứa con trai út, phải bỏ học, lang thang thất thểu, nhịn đói mấy ngày liền. Một vài người thấy tình cảnh cũng xót thương, nhưng lại sợ cán bộ nên không dám chứa chấp. Cũng may nhờ sự bao bọc của vài thân nhân và thái độ can đảm của một người gia nhân cũ, mà trong Cải cách ruộng đất được liệt vào giai cấp ưu đãi, nên cuối cùng cũng tai qua nạn khỏi…
Trong ngày vui hội ngộ bỗng dưng quá khứ bừng sống lại. Mặc dù chẳng còn oán hận gì, nhưng làm sao vẫn cảm thấy cái gì mằn mặn trong miệng. Đứng giữa mảnh đất quê hương mà dường như đang đứng chênh vênh, không đúng chỗ, trên một vách đá nào đó. Trong khi đó, lại mơ hồ tiếc nuối những tháng ngày tự do leo trèo, hái sim, bắt bướm... Đôi khi còn cảm thấy vui vui khi cùng bạn bè nhắc lại những kỷ niệm buồn của tuổi thơ kém may mắn. Tế Hanh đã diễn tả sâu sắc cái mâu thuẫn tinh tế này:
Những ngày buồn nghĩ đến thấy vui vui
Những ngày vui sao lại thấy bùi ngùi.
Từ giã quê hương, tôi mang theo hài cốt của thân phụ, vượt qua Bến Thủy. Thuở thiếu thời, một đôi lần đã đi đò qua khúc sông này để thăm người cô lấy chồng bên Gia Hòa, Nghi Xuân. Bây giờ từ trên cầu nhìn nước sông Lam cuồn cuộn chảy ra biển, bâng khuâng suy nghĩ mông lung. Từ đó đến nay bao nhiêu nước đã chảy qua cầu? Bao nhiêu cuộc chia tay và bao cảnh dở khóc dở cười? Bao nhiêu cái tưởng chừng đã mất, mà hóa ra lại được, đã thắng mà rút cuộc lại là thua! Chợt liên tưởng đến câu hò xứ Nghệ:
Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục
Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh?
Chính vì vậy, dù sống nơi phương trời xa lạ và trong cuộc sống thực tế rất nhiều lần chỉ còn nối kết với quê hương bằng “dây tơ tình mỏng mảnh”, nhưng lòng vẫn luôn khắc khoải trước vận nước nổi trôi. Nếu được phép ước mơ thì mong sao người Việt sớm xóa bỏ hận thù, đất nước mau phát triển, vùng nông thôn bớt nghèo đói và giới trẻ, nhất là đám trẻ bị bỏ rơi, có một tương lai sáng sủa hơn…
Tôi rời Nghệ An, nơi quê cha đất tổ vào năm 1954, lúc lên 9 tuổi, để di cư vào miền Nam. Hơn ba mươi ba năm sau, khi từ Mỹ châu Latin trở lại thăm gia đình ở thành phố HCM, tôi cùng thân mẫu trở về thăm quê cha đất tổ. Mặc dù thời đó đất nước đã bước sang giai đoạn “Đổi mới”, nhưng xứ Nghệ, quê tôi, vào năm 1987, phương tiện giao thông còn rất hạn chế. Đặc biệt, về mặt chính trị, vẫn còn giữ vững lề lối bao cấp, “bảo hoàng hơn vua”. Từ thành phố Vinh, chúng tôi phải thuê xe ngựa về làng. Đến đầu làng lúc trời nhá nhem tối. Nhìn cảnh nghèo của quê hương, tôi tự nhiên cảm thấy lòng mình như chùng xuống. Cảnh cũ người xưa đã đổi khác, tiều tụy và xuống cấp thê thảm. Đi bao nhiêu ngàn cây số để trở về thăm cố hương, nhưng lúc ấy hầu như tôi chẳng còn nhận diện được gì. Những hình ảnh của một quê hương... hằng ôm ấp trong tâm trí suốt bao nhiêu năm trường, bây giờ chẳng còn phù hợp, chẳng có dính dáng gì với thực tế sờ sờ trước mắt. Khác với Sài Gòn, ở quê tôi, “bộ mặt hình sự” vẫn đè nặng trên cuộc sống. Ngay sáng hôm sau, tôi được mời lên làm việc tại văn phòng xã. Chính quyền địa phương tiếp đãi nhã nhặn, như chào đón một người con từ phương xa về lại mái nhà xưa, nhưng đồng thời cũng không kém quyết liệt. Họ yêu cầu tôi đừng ra khỏi ngôi nhà hiện đang tạm trú, với một lý do rất ngộ nghĩnh: để bảo vệ an ninh cho bản thân tôi, vì tuy đất nước ta đã đánh thắng giặc Mỹ, nhưng vẫn còn một số phần tử xấu len lỏi trong xã hội. Những phần tử này có thể làm phương hại sinh mạng tôi và quân địch sẽ lợi dung cơ hội để bôi xấu chế độ. Nếu muốn đi đâu, nên cho xã biết để phái công an... tháp tùng.
Thế là đương nhiên... chúng tôi như bị giam lỏng. Chẳng có thể đi đâu hay đến thăm ai. Bù lại dân làng đã đích thân đến thăm chúng tôi. Trong nhà, ngoài sân chật ních người. Sau một đêm chập chờn vật vờ... nằm nghe tiếng côn trùng, tiếng chó sủa từ xa vọng về và tiếng thì thầm to nhỏ của vài người thân ở dưới bếp, ngày hôm sau một mình tôi lại xách gói ra đi. Chưa được nhìn mảnh đất quê hương như một du khách, nói chi tới niềm vui và nỗi xúc động của một người trở về cố quận sau 33 năm trời xa cách!
Suốt những chặng đường đời ngang dọc, tôi đã nhìn thấy rất nhiều cặp mắt buồn, nhưng ít thấy cặp mắt nào vừa buồn và vừa u uất hơn một vài cặp mắt hôm đó... nơi quê nhà. Có người lo ngại là tôi sẽ gặp nạn. Vài tiếng nấc bất chợt nổi lên, và rồi, như nước vỡ bờ, những tiếng khóc nghẹn ngào nối tiếp nhau.. . tưởng chừng như khóc người chết!
Mười năm sau (1997), tôi cùng với mấy người cháu nội trở về tham quan miền Bắc và nhân tiện ghé thăm quê hương. Thành phố Vinh đã được tái thiết. To lớn, khang trang và náo nhiệt hơn. Rút kinh nghiệm lần trước, chúng tôi thuê khách sạn trên thành phố. Ban ngày về thăm quê, nhưng ban đêm trở lại khách sạn.
Trái với nỗi e dè và lo ngại của chúng tôi, bộ mặt của quê hương đã thay đổi nhiều. Dễ chịu, cởi mở và bớt nghèo nàn hơn thời bao cấp. Chính quyền địa phương cũng tạo mọi điều kiện dễ dàng để tôi có thể dâng thánh lễ tại nhà nguyện nhỏ của họ đạo. Vài đại diện địa phương cũng hiện diện trong bữa cơm thân mật. Dưới ánh sáng vàng nhạt của mấy bóng điện khi chớp khi tắt, câu chuyện về quê hương, đất nước tiếp tục nổ ran. Ông cán bộ ngồi bên cạnh tôi có vài cử chỉ khá thân tình, đến độ mấy người cháu từ nước ngoài về cứ ngỡ chúng tôi là hai người bạn cố tri.
Sau phần cám ơn và từ giã mọi người, còn lại vài phút ít ỏi để nhìn trời và hít thở không khí của quê hương. Rất may hôm đó gặp ngày đẹp trời, trăng sao vằng vặc. Cố gắng tìm gặp lại những vì sao và vầng trăng thuở thiếu thời, hơn bốn mươi năm về trước. Trăng sao vẫn lung linh trên bầu trời quê hương, nhưng không biết tại sao cảm thấy lạnh lùng và xa lạ quá! Những người thân yêu nhất đã lần lượt vĩnh viễn ra đi hay hiện đang sống nơi chân trời góc biển xa xăm nào đó. Một mình đứng đây, sao cảm thấy lẻ loi và quá xa lạ... nơi chính quê cha đất tổ. Nhìn trăng quê hương đêm đó, tự nhiên nhớ đến mấy câu thơ của Hàn Mặc Tử:
Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi.
Chúng tôi bỏ lại xứ Nghệ đàng sau lưng để xuôi về miền Nam. Đến Đèo Ngang vào lúc xế chiều. Đối diện với buổi chiều hiu quạnh vạn đại ở nơi đây, lòng buồn rười rượi. Cảnh tĩnh mà tâm động, với bao nỗi niềm u uẩn riêng tư, hồ dễ biết cùng ai chia sẻ.... Ngày xưa, bà Huyện Thanh Quan cũng đối diện với vẻ đẹp hoang sơ, bát ngát của Đèo Ngang vào một buổi chiều tà và đã diễn tả nỗi niềm cố quận tang thương qua mấy câu thơ bất hủ:
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta!
Trong giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến, đây là vùng đất bị oanh tạc tự do. Bao nhiêu tấn bom đạn, napalm, chất độc hóa học... người Mỹ đã thả xuống vùng đất khốn khổ này. Cây cối và cảnh vật vẫn in hằn dấu vết của chiến tranh, ảm đạm, tiêu điều, xơ xác, đúng như hai câu thơ của Cung oán:
Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả cây kia cỏ này.
Cảnh vật mà còn như vậy, huống hồ con người! Hậu quả của bom đạn và nghèo đói còn hiện rõ trong cuộc sống và in hằn trên khuôn mặt của những em bé gầy guộc, đói rách, thất tha thất thểu đi sau mấy con bò còm cõi hay giơ những cánh tay khẳng khiu mời khách du lịch mua hàng. Nhìn khuôn mặt và mấy món hàng của các em, lòng tôi bỗng chùng xuống. Có lẽ chỉ ở một số nước Phi Châu hay tại một vài thành phố ở Ấn Độ mới nhìn thấy những cánh tay khẳng khiu, khuôn mặt hốc hác và u buồn như vậy.
Khi hình bóng của vùng đất “cày lên sỏi đá” dần dần mất hút xa mờ, tôi ngậm ngùi không biết đến bao giờ mới có dịp trở lại? Dù cũng chẳng biết có còn chút gì để lưu luyến, nhớ thương? Nhưng tôi biết chắc, những người Việt thuộc thế hệ và cùng tâm trạng với tôi, chẳng dễ gì có thể gắn bó với một nơi nào khác... như chính quê hương của mình. Mai đây, nơi phương trời xa xăm nào đó, khi năm cùng tháng tận hay vào những đêm trăng sáng... nơi xứ lạ quê người... rồi ra lại bồi hồi nhớ quê hương như Lý Bạch thưở nào:
Cử đầu kiến minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi mặt nhớ cố hương).
Sau mấy tháng hè, rồi cũng đến lúc phải ra đi. Thế mà, bao giờ cũng vậy, lòng lại thấy nao nao khi phải xa quê nhà, đất mẹ... Chính tình tự quê hương đó là nguyên nhân của những tản mạn này, vừa viết nơi đất khách, vừa viết tại quê hương từ giữa năm 1999 đến đầu năm 2000... Có thể coi đây như thao thức và trăn trở của một người Việt tha hương. Tất cả được gói trọn trong ước nguyện chân thành được đồng hành với đồng bào và với quê hương, dân tộc. Hay theo kiểu nói bóng bẩy của Xuân Diệu:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu.
Chính vì vậy, dù sống nơi phương trời xa lạ và trong cuộc sống thực tế rất nhiều lần chỉ còn nối kết với quê hương bằng “dây tơ tình mỏng mảnh”, nhưng lòng vẫn luôn khắc khoải trước vận nước nổi trôi. Nếu được phép ước mơ thì mong sao người Việt sớm xóa bỏ hận thù, đất nước mau phát triển, vùng nông thôn bớt nghèo đói và giới trẻ, nhất là đám trẻ bị bỏ rơi, có một tương lai sáng sủa hơn…
Trong bài trả lời phỏng vấn trang web: giaophanvinh.net, khi được hỏi: vào lúc này, Đức cha muốn chia sẻ điều gì với cộng đồng Dân Chúa tại Nghệ-Tĩnh-Bình?
ĐGM Phaolô đã trả lời: Một linh mục giáo phận Vinh đã diễn tả cái khắc nghiệt của Nghệ – Tĩnh- Bình như sau:
“Quê tôi gạt sỏi tìm cơm.
Hết mưa, thôi hạn lại cơn bão gần”.
Như một qui luật bù trừ của Tạo hóa, chính từ vùng đất khô cằn đó đã xuất phát nhiều con người tài năng, can trường, khí tiết và đầy cá tính. Hình như trong điều kiện thiên nhiên nghiệt ngã đó, con người chỉ có thể vươn lên nhờ năng lực của trí tuệ, sự kiên nhẫn và phấn đấu của bản thân.
Người ta đã kể quá nhiều giai thoại về cái ngang, bướng, bộc trực và kiên cường của người dân xứ Nghệ. Có người xếp dân Nghệ vào loại dân có “máu cách mạng”, gàn bát sách, hung hăng tiết vịt, liều lĩnh và đôi khi thích cầm đèn chạy trước ô tô. Rất tiếc phạm vi giới hạn của bài phỏng vấn không cho phép kể lại tất cả, chỉ xin trích dẫn một vài nhận định.
Sau một thời gian sống và giảng dạy tại Vinh, Gs. Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định về người Nghệ như sau: “Tôi cho rằng dân Nghệ Tĩnh sống quá khắc khổ và có một ý chí rất quyết liệt. Họ đã muốn gì thì phải tranh đoạt bằng được. Và quá tự hào, tự phụ về quê hương mình. Cãi nhau với người Nghệ Tĩnh là dại. Vì họ tự cho là đúng nhất, giỏi giang nhất và vì thế cãi đến cùng, lý sự đến cùng, căng thẳng, quyết liệt đến cùng, khiến đối phương mệt quá, đành phải bỏ cuộc. Dân Nghệ Tĩnh nói chung có tật hay khoe khoang. Khoe tài, khoe giỏi, khoe quê hương cái gì cũng nhất, từ chính trị đến văn hoá nghệ thuật. Ở đâu, trên xe lửa, trong ôtô bus, hay ở những cuộc gặp mặt đông người nào đó, tiếng Nghệ Tĩnh cứ oang oang như muốn lấn át tất cả”.
Gs. Hoàng Ngọc Hiến, gốc Nghệ Tĩnh và cũng có phong cách rất ư là “Nghệ”, đã nói về đồng hương của mình như sau: “Người Nghệ Tĩnh cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc”.
Linh mục thừa sai Abgrall, quen gọi là Cố Đoài, từng giữ chức Cha Chính Giáo phận và cũng là một ứng viên sáng giá giám mục Đại diện Tông Tòa ở Vinh, sau nhiều năm truyền giáo tại vùng đất Nghệ-Tĩnh-Bình, đã đưa ra một nhận định thật sâu sắc: “Những người dân ở đây luôn đi đầu trong nổi loạn và đi sau cùng khi phải đầu hàng”. Nhiều người đã mỉm cười và gật gù đắc chí khi đọc nhận định này, vì trên tổng thể, nó vẫn còn đúng cho đến hôm nay.
Nhưng cũng chính nhờ cá tính và chí khí bất khuất đó mà người Nghệ-Tĩnh-Bình luôn kiên cường, hăng say dấn thân và dám đương đầu với những nghịch cảnh. Về mặt tôn giáo, Vinh là một giáo phận lớn, nhiều truyền thống, nhân lực dồi dào và tổ chức chặt chẽ. Có lẽ ít ở nơi nào người ta gặp thấy các tín hữu yêu mến Giáo Hội và gắn bó với các giám mục… như ở giáo phận Vinh. Những sinh viên Công giáo hăng say dấn thân nhất tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sàigòn… phải chăng cũng là nhóm sinh viên gốc Vinh? Giới trẻ gốc giáo phận Vinh cũng đang hiện diện đông đảo tại hầu hết các Dòng tu ở Việt Nam, đến độ nhiều người đã ví von: “Trời đất đầy Vinh..... quang Chúa”.
Nhân dịp Năm Thánh 2010 này, ước mong sao cộng đồng Dân Chúa tại Vinh biết cùng với Giáo Hội Việt Nam “ôn cố tri tân” để tích cực loan báo Tin Mừng. Thiết tưởng cũng nên nhìn lại chính mình để phát huy hơn nữa sở trường và cố gắng giảm thiểu khía cạnh tiêu cực. Đặc biệt, trong thời đại hôm nay làm sao gia tăng đối thoại, đa diện hơn trong cách nhìn và mềm dẻo hơn trong phê phán cũng như đường lối ứng xử.
Trong bài giảng lễ phong chức, Đức TGM Huế đã viết: Thật là một Giáo phận giàu truyền thống, đồng thời mang hơi thở của thời đại, một Giáo phận đang đi lên thấy rõ cả về số lượng, cả về chất lượng. Người tín hữu giáo dân Vinh được tiếng là những người con rất mực trung thành sắt son với Mẹ Giáo Hội, dù phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, đau thương qua dòng lịch sử của mình.
Cuộc hành trình trong “Sự thật và Tình yêu” của Đức Tân Giám mục Giáo phận Vinh chính thức bắt đầu với tất cả tâm tình của ngài “tôi xin nhận chức vụ này để đồng hành với anh chị em và để tiếp nối con đường Ðức Cha già đã vạch ra, đang đi và chúng ta sẽ đi.“.
Đức Tân Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp là vị chủ chăn thứ 11 và là vị Giám Mục người Việt Nam thứ 6 của Giáo Phận Vinh. Ngài là Giám mục thứ 103 của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Tôi được vinh dự được tham dự lễ tấn phong Giám Mục của ngài vào ngày 23.7.2010 tại quãng trường TGM Xã Đoài.
Xem hình lễ tấn phong GM Vinh
Đại lễ thật hoành tráng và sốt mến. Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự thánh lễ. Hai Giám Mục phụ phong là Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương. Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn, Tổng giáo phận Sài gòn; Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giáo phận Hà Nội - Chủ tịch HĐGM; Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giáo phận Huế; 25 Đức Giám Mục; Đức Đan viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, quý Cha Tổng Đại diện, quý Đức Ông, quý cha Giám đốc các ĐCV, quý Cha Giám tỉnh, quý Bề trên các hội dòng; hơn 400 linh mục; đông đảo các chủng sinh, nam nữ tu sỹ, một số giáo sư của các viện Nghiên cứu, các trường Đại học và đặc biệt hơn 50 ngàn giáo dân Giáo phận Vinh. Tất cả làm nên hình ảnh của GHCGVN mầu nhiệm hiệp thông tuyệt đẹp.
Trời dịu mát, mây vờn che nắng, gió nhẹ thoảng góp phần làm nên thánh lễ trang nghiêm hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ. Lễ vừa xong thì trời đổ mưa nặng hạt. Như một hồng ân đặc biệt Chúa ban cho giáo phận. Cơn bão số 1 rồi số 2 đi qua, những ngày mưa to gió lớn khắp các tỉnh miền Trung. Ngày 22.7, trời quang mây tạnh. Đêm diễn nguyện và thánh lễ, Chúa thương cho không khí dịu mát, trời trong mây cao. Như một phép lạ, một ân ban của tình thương Chúa.
Cảm động nhất là hình ảnh vị tiền nhiệm, Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên 84 tuổi chủ phong cho người hiền đệ mà ngài đã tiến cử. Vị Giám mục “trên từng cây số” với tuổi đời đã cao đang tiến tới tuổi “Cửu thập như nhân tiên”, mái tróc trắng xóa nhưng trông ngài thật hồng hào khỏe mạnh và nhanh nhẹn, giọng nói to rõ. Vị Mục Tử cao niên đã từng mạnh mẽ hiệp thông với các biến cố trong Giáo hội Việt Nam thời gian qua vì Công Lý Sự thật Hòa bình.
Tôi với cha Nguyễn Thiên Cung, cha Võ Tá Khánh ở lại Đại Chủng Viện Vinh Thanh mấy ngày. Cha Bề Trên Chủng Viện JB Nguyễn Khắc Bá và quý cha giáo sư đã rất tận tình giới thiệu và đưa đi thăm một số giáo xứ, các đền thánh hành hương.
Giáo phận Vinh trải dài trên địa bàn rộng lớn 30.783km2 của 3 tỉnh miền Trung. Nghệ An 16.692km2, Hà Tĩnh 6.054km2 và Quảng Bình 8.037km2. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam tỉnh Quảng Trị, phía Đông là biển Đông, phía Tây giáp nước Lào.
Giáo phận có khoảng 500.000 giáo dân, giàu truyền thống với 400 năm lịch sử, hạt giống Tin Mừng được gieo trồng nơi đây qua 165 năm Thành lập Giáo phận.
Giáo phận có 19 hạt, 166 giáo xứ và 190 linh mục, nổi tiếng mạnh mẽ, kiên cường trong miền đất Nghệ – Tĩnh – Bình.
Bước đầu hành trình mới, Đức Tân Giám mục Phaolô sẽ dẫn dắt giáo phận đi lên theo nguyện vọng của nửa triệu giáo dân GP Vinh như lời ngài đã tuyên bố: “Xin cho tôi được thực hiện ước nguyện thâm sâu, là được đồng sinh đồng tử với anh chị em trên mảnh đất quê hương này”. Mãnh đất quê hương yêu dấu như ngài đã tâm sự trong tác phẩm “Việt nam yêu dấu, quê hương và Giáo hội”.
Ông cụ thân sinh của tôi ngày xưa thuộc giai cấp địa chủ, bị đấu tố và bị tử hình trong phát động giảm tô vào những năm 1951-1953. Ruộng vườn, nhà cửa và của cải của gia đình đều bị tịch thu. Bây giờ, bỗng dưng người con út của lão địa chủ đó lại từ ngoại quốc trở về thăm quê. Hơn nữa, tôi lại là một linh mục... chắc chắn có âm mưu hay sứ mệnh gì đây(?). Phải cẩn mật đề phòng! Phải chăng đó là một trong những dư âm của cái thời mà, theo lối nói của nhà thơ Nguyễn Duy:
Hấp ha hấp hoảng kêu ma
Hóa ra ta thấy bóng ta trên tường.
Trong câu chuyện hàng ngày sau này, tại miền Nam, một đôi khi thân mẫu tôi cũng nhắc lại cảnh tố khổ, tra tấn máu me của giai đoạn đó. Bên cạnh những kỷ niệm buồn như để diễn tả cảnh hãi hùng của giai đoạn đen tối đó, người tinh ý sẽ nhận ra vẻ tự hào và khoe khoang của bà cụ về gia tài, ruộng đất: Bà nội giàu nhất, nhì trong vùng với gần 30 mẫu ruộng, ông thân sinh tôi có gần 20 mẫu, tiếp theo là các chú ruột và các bác họ...
Lớn lên trong miền Nam, có dịp nhìn những cánh đồng cò bay thẳng cánh, tôi bắt đầu ngờ ngợ về cái “vỏ địa chủ” của gia đình mình. Khi ra ngoại quốc, được tham quan những trang trại bao la bát ngát ở Mỹ châu Latin, ở Hoa Kỳ và Canada... tôi càng cảm thấy ngậm ngùi chua xót cho bao nhiêu người đã chết oan vì mấy mẫu ruộng. Lần đầu tiên trở về làng, đứng nhìn mấy cánh đồng chật hẹp và chẳng lấy gì làm phì nhiêu nơi quê cha đất tổ, càng ngậm ngùi và xót xa hơn…
Hồi tưởng lại thời giảm tô... Thân phụ tôi bị giam và đang chờ ngày lên đoạn đầu đài. Thân mẫu cũng bị đấu tố, vật vờ nửa sống nửa chết. Người chị cả đã kết hôn và sống ở xã bên cạnh, nhưng gia đình của chị cũng đang khốn đốn vì cuộc giảm tô đó. Hai người anh, một người bị bắt, một người khác đã trốn vô Nam. Hai người chị vị thành niên, nhìn cảnh nhà tan cửa nát, chẳng còn tha thiết gì nữa, chỉ biết khóc... Tôi, đứa con trai út, phải bỏ học, lang thang thất thểu, nhịn đói mấy ngày liền. Một vài người thấy tình cảnh cũng xót thương, nhưng lại sợ cán bộ nên không dám chứa chấp. Cũng may nhờ sự bao bọc của vài thân nhân và thái độ can đảm của một người gia nhân cũ, mà trong Cải cách ruộng đất được liệt vào giai cấp ưu đãi, nên cuối cùng cũng tai qua nạn khỏi…
Trong ngày vui hội ngộ bỗng dưng quá khứ bừng sống lại. Mặc dù chẳng còn oán hận gì, nhưng làm sao vẫn cảm thấy cái gì mằn mặn trong miệng. Đứng giữa mảnh đất quê hương mà dường như đang đứng chênh vênh, không đúng chỗ, trên một vách đá nào đó. Trong khi đó, lại mơ hồ tiếc nuối những tháng ngày tự do leo trèo, hái sim, bắt bướm... Đôi khi còn cảm thấy vui vui khi cùng bạn bè nhắc lại những kỷ niệm buồn của tuổi thơ kém may mắn. Tế Hanh đã diễn tả sâu sắc cái mâu thuẫn tinh tế này:
Những ngày buồn nghĩ đến thấy vui vui
Những ngày vui sao lại thấy bùi ngùi.
Từ giã quê hương, tôi mang theo hài cốt của thân phụ, vượt qua Bến Thủy. Thuở thiếu thời, một đôi lần đã đi đò qua khúc sông này để thăm người cô lấy chồng bên Gia Hòa, Nghi Xuân. Bây giờ từ trên cầu nhìn nước sông Lam cuồn cuộn chảy ra biển, bâng khuâng suy nghĩ mông lung. Từ đó đến nay bao nhiêu nước đã chảy qua cầu? Bao nhiêu cuộc chia tay và bao cảnh dở khóc dở cười? Bao nhiêu cái tưởng chừng đã mất, mà hóa ra lại được, đã thắng mà rút cuộc lại là thua! Chợt liên tưởng đến câu hò xứ Nghệ:
Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục
Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh?
Chính vì vậy, dù sống nơi phương trời xa lạ và trong cuộc sống thực tế rất nhiều lần chỉ còn nối kết với quê hương bằng “dây tơ tình mỏng mảnh”, nhưng lòng vẫn luôn khắc khoải trước vận nước nổi trôi. Nếu được phép ước mơ thì mong sao người Việt sớm xóa bỏ hận thù, đất nước mau phát triển, vùng nông thôn bớt nghèo đói và giới trẻ, nhất là đám trẻ bị bỏ rơi, có một tương lai sáng sủa hơn…
Tôi rời Nghệ An, nơi quê cha đất tổ vào năm 1954, lúc lên 9 tuổi, để di cư vào miền Nam. Hơn ba mươi ba năm sau, khi từ Mỹ châu Latin trở lại thăm gia đình ở thành phố HCM, tôi cùng thân mẫu trở về thăm quê cha đất tổ. Mặc dù thời đó đất nước đã bước sang giai đoạn “Đổi mới”, nhưng xứ Nghệ, quê tôi, vào năm 1987, phương tiện giao thông còn rất hạn chế. Đặc biệt, về mặt chính trị, vẫn còn giữ vững lề lối bao cấp, “bảo hoàng hơn vua”. Từ thành phố Vinh, chúng tôi phải thuê xe ngựa về làng. Đến đầu làng lúc trời nhá nhem tối. Nhìn cảnh nghèo của quê hương, tôi tự nhiên cảm thấy lòng mình như chùng xuống. Cảnh cũ người xưa đã đổi khác, tiều tụy và xuống cấp thê thảm. Đi bao nhiêu ngàn cây số để trở về thăm cố hương, nhưng lúc ấy hầu như tôi chẳng còn nhận diện được gì. Những hình ảnh của một quê hương... hằng ôm ấp trong tâm trí suốt bao nhiêu năm trường, bây giờ chẳng còn phù hợp, chẳng có dính dáng gì với thực tế sờ sờ trước mắt. Khác với Sài Gòn, ở quê tôi, “bộ mặt hình sự” vẫn đè nặng trên cuộc sống. Ngay sáng hôm sau, tôi được mời lên làm việc tại văn phòng xã. Chính quyền địa phương tiếp đãi nhã nhặn, như chào đón một người con từ phương xa về lại mái nhà xưa, nhưng đồng thời cũng không kém quyết liệt. Họ yêu cầu tôi đừng ra khỏi ngôi nhà hiện đang tạm trú, với một lý do rất ngộ nghĩnh: để bảo vệ an ninh cho bản thân tôi, vì tuy đất nước ta đã đánh thắng giặc Mỹ, nhưng vẫn còn một số phần tử xấu len lỏi trong xã hội. Những phần tử này có thể làm phương hại sinh mạng tôi và quân địch sẽ lợi dung cơ hội để bôi xấu chế độ. Nếu muốn đi đâu, nên cho xã biết để phái công an... tháp tùng.
Thế là đương nhiên... chúng tôi như bị giam lỏng. Chẳng có thể đi đâu hay đến thăm ai. Bù lại dân làng đã đích thân đến thăm chúng tôi. Trong nhà, ngoài sân chật ních người. Sau một đêm chập chờn vật vờ... nằm nghe tiếng côn trùng, tiếng chó sủa từ xa vọng về và tiếng thì thầm to nhỏ của vài người thân ở dưới bếp, ngày hôm sau một mình tôi lại xách gói ra đi. Chưa được nhìn mảnh đất quê hương như một du khách, nói chi tới niềm vui và nỗi xúc động của một người trở về cố quận sau 33 năm trời xa cách!
Suốt những chặng đường đời ngang dọc, tôi đã nhìn thấy rất nhiều cặp mắt buồn, nhưng ít thấy cặp mắt nào vừa buồn và vừa u uất hơn một vài cặp mắt hôm đó... nơi quê nhà. Có người lo ngại là tôi sẽ gặp nạn. Vài tiếng nấc bất chợt nổi lên, và rồi, như nước vỡ bờ, những tiếng khóc nghẹn ngào nối tiếp nhau.. . tưởng chừng như khóc người chết!
Mười năm sau (1997), tôi cùng với mấy người cháu nội trở về tham quan miền Bắc và nhân tiện ghé thăm quê hương. Thành phố Vinh đã được tái thiết. To lớn, khang trang và náo nhiệt hơn. Rút kinh nghiệm lần trước, chúng tôi thuê khách sạn trên thành phố. Ban ngày về thăm quê, nhưng ban đêm trở lại khách sạn.
Trái với nỗi e dè và lo ngại của chúng tôi, bộ mặt của quê hương đã thay đổi nhiều. Dễ chịu, cởi mở và bớt nghèo nàn hơn thời bao cấp. Chính quyền địa phương cũng tạo mọi điều kiện dễ dàng để tôi có thể dâng thánh lễ tại nhà nguyện nhỏ của họ đạo. Vài đại diện địa phương cũng hiện diện trong bữa cơm thân mật. Dưới ánh sáng vàng nhạt của mấy bóng điện khi chớp khi tắt, câu chuyện về quê hương, đất nước tiếp tục nổ ran. Ông cán bộ ngồi bên cạnh tôi có vài cử chỉ khá thân tình, đến độ mấy người cháu từ nước ngoài về cứ ngỡ chúng tôi là hai người bạn cố tri.
Sau phần cám ơn và từ giã mọi người, còn lại vài phút ít ỏi để nhìn trời và hít thở không khí của quê hương. Rất may hôm đó gặp ngày đẹp trời, trăng sao vằng vặc. Cố gắng tìm gặp lại những vì sao và vầng trăng thuở thiếu thời, hơn bốn mươi năm về trước. Trăng sao vẫn lung linh trên bầu trời quê hương, nhưng không biết tại sao cảm thấy lạnh lùng và xa lạ quá! Những người thân yêu nhất đã lần lượt vĩnh viễn ra đi hay hiện đang sống nơi chân trời góc biển xa xăm nào đó. Một mình đứng đây, sao cảm thấy lẻ loi và quá xa lạ... nơi chính quê cha đất tổ. Nhìn trăng quê hương đêm đó, tự nhiên nhớ đến mấy câu thơ của Hàn Mặc Tử:
Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi.
Chúng tôi bỏ lại xứ Nghệ đàng sau lưng để xuôi về miền Nam. Đến Đèo Ngang vào lúc xế chiều. Đối diện với buổi chiều hiu quạnh vạn đại ở nơi đây, lòng buồn rười rượi. Cảnh tĩnh mà tâm động, với bao nỗi niềm u uẩn riêng tư, hồ dễ biết cùng ai chia sẻ.... Ngày xưa, bà Huyện Thanh Quan cũng đối diện với vẻ đẹp hoang sơ, bát ngát của Đèo Ngang vào một buổi chiều tà và đã diễn tả nỗi niềm cố quận tang thương qua mấy câu thơ bất hủ:
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta!
Trong giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến, đây là vùng đất bị oanh tạc tự do. Bao nhiêu tấn bom đạn, napalm, chất độc hóa học... người Mỹ đã thả xuống vùng đất khốn khổ này. Cây cối và cảnh vật vẫn in hằn dấu vết của chiến tranh, ảm đạm, tiêu điều, xơ xác, đúng như hai câu thơ của Cung oán:
Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả cây kia cỏ này.
Cảnh vật mà còn như vậy, huống hồ con người! Hậu quả của bom đạn và nghèo đói còn hiện rõ trong cuộc sống và in hằn trên khuôn mặt của những em bé gầy guộc, đói rách, thất tha thất thểu đi sau mấy con bò còm cõi hay giơ những cánh tay khẳng khiu mời khách du lịch mua hàng. Nhìn khuôn mặt và mấy món hàng của các em, lòng tôi bỗng chùng xuống. Có lẽ chỉ ở một số nước Phi Châu hay tại một vài thành phố ở Ấn Độ mới nhìn thấy những cánh tay khẳng khiu, khuôn mặt hốc hác và u buồn như vậy.
Khi hình bóng của vùng đất “cày lên sỏi đá” dần dần mất hút xa mờ, tôi ngậm ngùi không biết đến bao giờ mới có dịp trở lại? Dù cũng chẳng biết có còn chút gì để lưu luyến, nhớ thương? Nhưng tôi biết chắc, những người Việt thuộc thế hệ và cùng tâm trạng với tôi, chẳng dễ gì có thể gắn bó với một nơi nào khác... như chính quê hương của mình. Mai đây, nơi phương trời xa xăm nào đó, khi năm cùng tháng tận hay vào những đêm trăng sáng... nơi xứ lạ quê người... rồi ra lại bồi hồi nhớ quê hương như Lý Bạch thưở nào:
Cử đầu kiến minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi mặt nhớ cố hương).
Sau mấy tháng hè, rồi cũng đến lúc phải ra đi. Thế mà, bao giờ cũng vậy, lòng lại thấy nao nao khi phải xa quê nhà, đất mẹ... Chính tình tự quê hương đó là nguyên nhân của những tản mạn này, vừa viết nơi đất khách, vừa viết tại quê hương từ giữa năm 1999 đến đầu năm 2000... Có thể coi đây như thao thức và trăn trở của một người Việt tha hương. Tất cả được gói trọn trong ước nguyện chân thành được đồng hành với đồng bào và với quê hương, dân tộc. Hay theo kiểu nói bóng bẩy của Xuân Diệu:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu.
Chính vì vậy, dù sống nơi phương trời xa lạ và trong cuộc sống thực tế rất nhiều lần chỉ còn nối kết với quê hương bằng “dây tơ tình mỏng mảnh”, nhưng lòng vẫn luôn khắc khoải trước vận nước nổi trôi. Nếu được phép ước mơ thì mong sao người Việt sớm xóa bỏ hận thù, đất nước mau phát triển, vùng nông thôn bớt nghèo đói và giới trẻ, nhất là đám trẻ bị bỏ rơi, có một tương lai sáng sủa hơn…
Trong bài trả lời phỏng vấn trang web: giaophanvinh.net, khi được hỏi: vào lúc này, Đức cha muốn chia sẻ điều gì với cộng đồng Dân Chúa tại Nghệ-Tĩnh-Bình?
ĐGM Phaolô đã trả lời: Một linh mục giáo phận Vinh đã diễn tả cái khắc nghiệt của Nghệ – Tĩnh- Bình như sau:
“Quê tôi gạt sỏi tìm cơm.
Hết mưa, thôi hạn lại cơn bão gần”.
Như một qui luật bù trừ của Tạo hóa, chính từ vùng đất khô cằn đó đã xuất phát nhiều con người tài năng, can trường, khí tiết và đầy cá tính. Hình như trong điều kiện thiên nhiên nghiệt ngã đó, con người chỉ có thể vươn lên nhờ năng lực của trí tuệ, sự kiên nhẫn và phấn đấu của bản thân.
Người ta đã kể quá nhiều giai thoại về cái ngang, bướng, bộc trực và kiên cường của người dân xứ Nghệ. Có người xếp dân Nghệ vào loại dân có “máu cách mạng”, gàn bát sách, hung hăng tiết vịt, liều lĩnh và đôi khi thích cầm đèn chạy trước ô tô. Rất tiếc phạm vi giới hạn của bài phỏng vấn không cho phép kể lại tất cả, chỉ xin trích dẫn một vài nhận định.
Sau một thời gian sống và giảng dạy tại Vinh, Gs. Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định về người Nghệ như sau: “Tôi cho rằng dân Nghệ Tĩnh sống quá khắc khổ và có một ý chí rất quyết liệt. Họ đã muốn gì thì phải tranh đoạt bằng được. Và quá tự hào, tự phụ về quê hương mình. Cãi nhau với người Nghệ Tĩnh là dại. Vì họ tự cho là đúng nhất, giỏi giang nhất và vì thế cãi đến cùng, lý sự đến cùng, căng thẳng, quyết liệt đến cùng, khiến đối phương mệt quá, đành phải bỏ cuộc. Dân Nghệ Tĩnh nói chung có tật hay khoe khoang. Khoe tài, khoe giỏi, khoe quê hương cái gì cũng nhất, từ chính trị đến văn hoá nghệ thuật. Ở đâu, trên xe lửa, trong ôtô bus, hay ở những cuộc gặp mặt đông người nào đó, tiếng Nghệ Tĩnh cứ oang oang như muốn lấn át tất cả”.
Gs. Hoàng Ngọc Hiến, gốc Nghệ Tĩnh và cũng có phong cách rất ư là “Nghệ”, đã nói về đồng hương của mình như sau: “Người Nghệ Tĩnh cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc”.
Linh mục thừa sai Abgrall, quen gọi là Cố Đoài, từng giữ chức Cha Chính Giáo phận và cũng là một ứng viên sáng giá giám mục Đại diện Tông Tòa ở Vinh, sau nhiều năm truyền giáo tại vùng đất Nghệ-Tĩnh-Bình, đã đưa ra một nhận định thật sâu sắc: “Những người dân ở đây luôn đi đầu trong nổi loạn và đi sau cùng khi phải đầu hàng”. Nhiều người đã mỉm cười và gật gù đắc chí khi đọc nhận định này, vì trên tổng thể, nó vẫn còn đúng cho đến hôm nay.
Nhưng cũng chính nhờ cá tính và chí khí bất khuất đó mà người Nghệ-Tĩnh-Bình luôn kiên cường, hăng say dấn thân và dám đương đầu với những nghịch cảnh. Về mặt tôn giáo, Vinh là một giáo phận lớn, nhiều truyền thống, nhân lực dồi dào và tổ chức chặt chẽ. Có lẽ ít ở nơi nào người ta gặp thấy các tín hữu yêu mến Giáo Hội và gắn bó với các giám mục… như ở giáo phận Vinh. Những sinh viên Công giáo hăng say dấn thân nhất tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sàigòn… phải chăng cũng là nhóm sinh viên gốc Vinh? Giới trẻ gốc giáo phận Vinh cũng đang hiện diện đông đảo tại hầu hết các Dòng tu ở Việt Nam, đến độ nhiều người đã ví von: “Trời đất đầy Vinh..... quang Chúa”.
Nhân dịp Năm Thánh 2010 này, ước mong sao cộng đồng Dân Chúa tại Vinh biết cùng với Giáo Hội Việt Nam “ôn cố tri tân” để tích cực loan báo Tin Mừng. Thiết tưởng cũng nên nhìn lại chính mình để phát huy hơn nữa sở trường và cố gắng giảm thiểu khía cạnh tiêu cực. Đặc biệt, trong thời đại hôm nay làm sao gia tăng đối thoại, đa diện hơn trong cách nhìn và mềm dẻo hơn trong phê phán cũng như đường lối ứng xử.
Trong bài giảng lễ phong chức, Đức TGM Huế đã viết: Thật là một Giáo phận giàu truyền thống, đồng thời mang hơi thở của thời đại, một Giáo phận đang đi lên thấy rõ cả về số lượng, cả về chất lượng. Người tín hữu giáo dân Vinh được tiếng là những người con rất mực trung thành sắt son với Mẹ Giáo Hội, dù phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, đau thương qua dòng lịch sử của mình.
Cuộc hành trình trong “Sự thật và Tình yêu” của Đức Tân Giám mục Giáo phận Vinh chính thức bắt đầu với tất cả tâm tình của ngài “tôi xin nhận chức vụ này để đồng hành với anh chị em và để tiếp nối con đường Ðức Cha già đã vạch ra, đang đi và chúng ta sẽ đi.“.
Hội Ngộ Cựu Giáo Viên Và Học Sinh Trường Chuyên Biệt Vi Nhân GP Ban Ma Thuột
Trần Quang
15:33 28/07/2010
Hội Ngộ Cựu Giáo Viên Và Học Sinh Trường Chuyên Biệt Vi Nhân.
BUÔN MA THUỘT: Trong các ngày từ 21 đến 25 tháng 07 năm 2010, tại trường Chuyên biệt Vi Nhân, số 162 Phan Chu Trinh, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đăklăk, đã diễn ra cuộc hội ngộ đặc biệt các cựu giáo viên và học sinh của trường.
Ngay từ buổi chiều ngày 21 tháng 07, gần 100 cựu học sinh trường chuyên biệt Vi Nhân từ khắp nơi đã quy tụ về mái trường thân yêu, nơi mà họ đã có nhiều năm gắn bó, để chuẩn bị cho những ngày gặp gỡ. Sau gần 10 năm ra trường, hầu hết các em đã có thể đứng vững trên đôi chân của mình mà không phải sống dựa dẫm vào gia đình hay một người nào khác. Đa số các em đã lập gia đình, có con cái và có thể tự kiếm sống được.
Xem hình hội ngộ
Chương trình được khai mạc bằng Thánh lễ sốt sắng với sự chủ tế của cha Tổng đại diện Đa minh Hà Duy Khâm. Ngoài ra, tham dự Thánh lễ còn có sự hiện diện của quý Sơ Saint Paul, quý Thầy cô giáo và nhiều vị khách quý. Sau Thánh lễ là nghi thức khai mạc thật ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa.
Chủ đề suyên suốt của những ngày gặp gỡ là: “GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC”. Chương trình sẽ kéo dài trong 5 ngày với nhiều đề tài học hỏi, thảo luận, những giờ cầu nguyện chung và nhiều hoạt động dã ngoại lý thú. Các đề tài chủ yếu xoay quanh đề tài gia đình với sự trình bày của nhiều giáo viên có chuyên môn như: “Tài chính và hạnh phúc gia đình” do cô Linh Nga Niekdam; “Phương pháp Billings” do cô Đan Trinh – giáo viên Hóa Sinh; “Con cái là mối dây hạnh phúc” do thầy Châu – giáo viên ngữ văn; “Cách vượt khó khăn trong đời sống gia đình” do thầy Tường – cựu giáo viên đông y…Ngoài việc học hỏi về các đề tài, các học viên còn có nhưng giờ thảo luận chung về các đề tài đã được trình bày.
Vào cuối những buổi gặp gỡ này, các học viên sẽ có buổi tổng kết về các đề tài học hỏi, các ý kiến thảo luận và sau đó sẽ tập hợp thành tài liệu mang theo để tiếp tục học hỏi.
Dự kiến, chương trình sẽ kết thúc với Thánh lễ tạ ơn và nghi thức sai đi vào 9h00 sáng thứ 5 ngày 25 tháng 07 năm 2010.
Tưởng cũng nên biết, trường Chuyên biệt Vi Nhân được thành lập năm 1997 và được quản lý bởi quý Sơ Saint Paul. Ngay từ khi thành lập, Trường đã quy tụ được nhiều em khiếm thị và khiếm thính từ khắp nơi. Tại trường, các em được quý Sơ dạy dỗ về văn hóa, năng khiếu và cả nghề nghiệp nữa. Đã có nhiều thế hệ ra trường và thành đạt với nhiều nghề nghiệp khác nhau như giáo viên và nhiều nghề khác. Tuy nhiên, đây mới là lần đầu tiên trường tổ chức cuộc hội ngộ này.
BUÔN MA THUỘT: Trong các ngày từ 21 đến 25 tháng 07 năm 2010, tại trường Chuyên biệt Vi Nhân, số 162 Phan Chu Trinh, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đăklăk, đã diễn ra cuộc hội ngộ đặc biệt các cựu giáo viên và học sinh của trường.
Ngay từ buổi chiều ngày 21 tháng 07, gần 100 cựu học sinh trường chuyên biệt Vi Nhân từ khắp nơi đã quy tụ về mái trường thân yêu, nơi mà họ đã có nhiều năm gắn bó, để chuẩn bị cho những ngày gặp gỡ. Sau gần 10 năm ra trường, hầu hết các em đã có thể đứng vững trên đôi chân của mình mà không phải sống dựa dẫm vào gia đình hay một người nào khác. Đa số các em đã lập gia đình, có con cái và có thể tự kiếm sống được.
Xem hình hội ngộ
Chương trình được khai mạc bằng Thánh lễ sốt sắng với sự chủ tế của cha Tổng đại diện Đa minh Hà Duy Khâm. Ngoài ra, tham dự Thánh lễ còn có sự hiện diện của quý Sơ Saint Paul, quý Thầy cô giáo và nhiều vị khách quý. Sau Thánh lễ là nghi thức khai mạc thật ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa.
Chủ đề suyên suốt của những ngày gặp gỡ là: “GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC”. Chương trình sẽ kéo dài trong 5 ngày với nhiều đề tài học hỏi, thảo luận, những giờ cầu nguyện chung và nhiều hoạt động dã ngoại lý thú. Các đề tài chủ yếu xoay quanh đề tài gia đình với sự trình bày của nhiều giáo viên có chuyên môn như: “Tài chính và hạnh phúc gia đình” do cô Linh Nga Niekdam; “Phương pháp Billings” do cô Đan Trinh – giáo viên Hóa Sinh; “Con cái là mối dây hạnh phúc” do thầy Châu – giáo viên ngữ văn; “Cách vượt khó khăn trong đời sống gia đình” do thầy Tường – cựu giáo viên đông y…Ngoài việc học hỏi về các đề tài, các học viên còn có nhưng giờ thảo luận chung về các đề tài đã được trình bày.
Vào cuối những buổi gặp gỡ này, các học viên sẽ có buổi tổng kết về các đề tài học hỏi, các ý kiến thảo luận và sau đó sẽ tập hợp thành tài liệu mang theo để tiếp tục học hỏi.
Dự kiến, chương trình sẽ kết thúc với Thánh lễ tạ ơn và nghi thức sai đi vào 9h00 sáng thứ 5 ngày 25 tháng 07 năm 2010.
Tưởng cũng nên biết, trường Chuyên biệt Vi Nhân được thành lập năm 1997 và được quản lý bởi quý Sơ Saint Paul. Ngay từ khi thành lập, Trường đã quy tụ được nhiều em khiếm thị và khiếm thính từ khắp nơi. Tại trường, các em được quý Sơ dạy dỗ về văn hóa, năng khiếu và cả nghề nghiệp nữa. Đã có nhiều thế hệ ra trường và thành đạt với nhiều nghề nghiệp khác nhau như giáo viên và nhiều nghề khác. Tuy nhiên, đây mới là lần đầu tiên trường tổ chức cuộc hội ngộ này.
Bài Chia Sẻ Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Thi Giáo Lý - Kinh Thánh Của Giáo Phận Lạng Sơn-Cao Bằng
Gp Lạng Sơn
15:42 28/07/2010
Bài Chia Sẻ Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Thi Giáo Lý - Kinh Thánh Của Giáo Phận Lạng Sơn-Cao Bằng
Các bạn trẻ, các thiếu nhi rất thân mến,
Thật vui mừng khi Cha và các con gặp nhau trong ngày hội thi Giáo lý hè 2010; với chủ đề “về nguồn” theo tinh thần Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt-nam đang kỷ niệm 50 năm ngày thành lập hàng Giáo phẩm Việt-Nam. Từ ngày hôm qua, sự gặp gỡ, chia sẻ, sinh hoạt đã đem lại cho chúng ta những lắng đọng thật thân thương, và hơn nữa sự gặp gỡ còn giúp chúng ta khám phá những suy tư cuộc hành trình đức tin và cuộc đời với khả năng và nghị lực của người trẻ và thiếu nhi nơi Giáo phận Lạng sơn – Cao Bằng.
Khi chọn lựa mừng lễ các Thánh tử đạo Viêt-nam trong tinh thần về nguồn, Cha cùng các con cùng bước chân theo cuộc hành trình của các vị thánh tiền nhân của Giáo hội Việt-nam đã trở nên chứng nhân Tin Mừng tình yêu của Chúa trong lịch sử dân tộc Việt-nam.
Với các vị chứng nhân đức tin, chọn lựa và sống theo lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô là một hành trình của những cố gắng phấn đấu liên lỉ, vì trong một xã hội lúc đó chưa hiểu và xem ra khó chấp nhận đạo Công giáo. Các anh hùng tử đạo của cha ông chúng ta đã cho thấy một sự chọn lựa can đảm và tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Ngài.
Khi các con nghe Lời Chúa hôm nay, có lẽ cũng như Cha, các con thấy những tâm tình của con đường phấn đấu trở nên những dấu chỉ của đức tin, tình yêu và sự phục vụ trong ơn gọi của các bạn trẻ cũng như các em thiếu nhi.
* Phấn đấu trở nên dấu chỉ của đức tin:
Khi cùng học hiểu giáo lý để thêm tin Chúa, thêm yêu mến Giáo hội, có lẽ các con cùng có tâm tình như thánh Phêrô xin cùng Chúa Giêsu: “Xin Thày ban thêm Đức Tin cho chúng con”, đây chính là tâm tìm khiêm tốn nhìn nhận để sống đức tin giữa những thách đố của cuộc đời luôn là một ân ban của Thiên Chúa. Đức thánh cha đã mời gọi: “Tuổi trẻ là thời gian đặc biệt của hy vọng bởi vì tuổi trẻ hướng về tương lai với đủ mọi hoài bão. Khi còn trẻ, chúng ta ấp ủ những lý tưởng, ước mơ và những dự tính. Tuổi trẻ là thời gian mà những chọn lựa quyết định liên quan đến phần đời còn lại được hình thành…. Khi chúng ta đối mặt với những chướng ngại đôi khi như không thể vượt qua: khó khăn trong học tập, thất nghiệp, bất hoà trong gia đình, khủng hoảng trong tình bạn hay trong việc kiến tạo những quan hệ tình yêu tốt đẹp, đau ốm hay tàn tật… Rồi chúng ta tự hỏi: Tôi có thể nhận được ngọn lửa hy vọng ở đâu và làm sao giữ được ngọn lửa ấy cháy mãi trong lòng”. Chắc các con đã phấn đấu rất nhiều, phấn đấu để tin, phấn đấu để hiểu biết, phấn đấu để tìm ra con đường mà Chúa Giêsu đã mời gọi theo gương mẫu của các thánh tử đạo Việt-nam để trở nên những dấu chỉ của đức tin trong môi trường gia đình, trường học và giáo xứ. Chính những cố gắng để học hiểu của chúng con không phải để xếp cao thấp trong kỳ thi, mà là dịp giúp các con học, hiểu và cố gắng phấn đấu trở nên dấu chỉ của Đức tin như lệnh truyền của Chúa Giêsu trước khi về trời: Ngài đã mời gọi các tông đồ cũng như mỗi người chúng ta ra đi rao giảng Tin Mừng: …chính các con sẽ là chứng nhân về những điều đó”.
* Phấn đấu trở nên dấu chỉ của tình yêu mến.
Chính các thánh tử đạo Việt-nam đã hiểu rõ điều đó, các Ngài không bao giờ là những người đối nghịch với xã hội, mà các ngài luôn hiểu rõ lời Chúa: “Không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống cho người mình yêu”. Cũng như các tông đồ, các ông chỉ hiểu lời này khi Chúa Giêsu phục sinh. Với ơn Chúa Thánh Thần biến đổi, các tông đồ đã từ những con người nhút nhát sợ hãi trở nên những chứng nhân của tình yêu mến. Các thánh tử đạo Việt-nam đã can đảm làm chứng cho đức tin vì tình yêu mến Chúa và anh chị em đồng loại. Đức Thánh Cha đã nói: Hãy để cho Đức Kitô đến ở trong các con, và một khi đã đặt trọn niềm tin và lòng tín thác vào Người, hãy gieo vãi niềm hy vọng này ra chung quanh. Hãy biết chọn lựa sao cho đức tin của các con được chứng tỏ. Hãy vun trồng tình yêu tha nhân và cố gắng dùng những tài năng cùng khả năng nghề nghiệp của mình để phục vụ công ích và chân lý, hãy luôn luôn sẵn sàng “trả lời cho bất cứ người nào chất vấn về niềm hy vọng của các con” (1 Pr 3,15).
Nhìn vào gương của các Thánh tử đạo Việt-nam, từ giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh tới giáo dân mọi lứa tuổi đã làm chứng cho Đức Tin, tình yêu mến trong hành trình sống đạo của mình. Cha cũng rất mong các con sẽ luôn là dấu chỉ tình yêu mến, vâng phục, khởi đi từ gia đình, giáo xứ, học đường và cuộc sống của các con. Để có thể trở nên dấu chỉ của tình yêu mến, chính các con phải phấn đấu nhiều lắm, để sống giá trị đức tin mà các con chọn lựa và trình bày đức tin bằng tình yêu mến với Giáo hội, với tha nhân nơi gia đình, trường học và nơi các con hiện diện.
* Phấn đấu để trở nên dấu chỉ của sự Phục vụ:
Có lẽ các con tự hỏi: chúng ta phải phục vụ thế nào trong tuổi của mình, Cha rất thích lời Chúa trong sách tông đồ Công vụ, đoạn thánh Phêrô và Gioan lên đền thờ cầu nguyện ở Bétsaiđa, ở đó có người ăn xin lên tiếng xin các ngài bố thí; thánh Phêrô đã nói: “Vàng bạc thì tôi không có, nhưng cái tôi có, tôi sẽ cho anh, đó là: nhân danh Đức Giêsu Kito thành Nazareth, anh hãy đứng dậy mà đi” (Cv 3,6). Hình ảnh đó, chính là câu trả lời cho các con; vì vàng bạc thì chúng ta chưa có, nhưng chúng ta có trái tim nhiệt huyết, có đức tin, có nghị lực, và sự khao khát sống thánh thiện để trở nên người phục vụ trong chính lứa tuổi của các con. Đức Thánh Cha cũng mời gọi các con: “Các con thân mến, hãy trở nên chứng nhân cho Đức Kitô Phục Sinh! Hãy giới thiệu Đức Kitô cho những người cùng trang lứa với các con và cả những người lớn tuổi hơn, và cho những người đang tìm kiếm “niềm hy vọng lớn lao” làm cho đời sống họ có ý nghĩa. Nếu Chúa Giêsu đã trở nên niềm hy vọng của các con, hãy thông truyền điều ấy cho người khác bằng niềm vui và bằng những cam kết thiêng liêng, tông đồ và xã hội của các con. Hãy để cho Đức Kitô đến ở trong các con, và một khi đã đặt trọn niềm tin và lòng tín thác vào Người, hãy gieo vãi niềm hy vọng này ra chung quanh. Hãy biết chọn lựa sao cho đức tin của các con được chứng tỏ”.
Để kết thúc, Cha cùng các con đọc bài “Điều con xin Chúa” “
Con xin Chúa lấy đi sự kiêu ngạo ở trong con, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng” sự kiêu ngạo không phải để Chúa lấy đi, nhưng là để con từ bỏ.
Con xin Chúa chữa lành sự tật nguyền của con, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng: tinh thần mới là sự tuyệt hảo, còn thân xác chỉ là tạm thời.
Con xin Chúa giúp con đừng gặp chước cám dỗ, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng: Cám dỗ sẽ dạy con biết con là ai, và giúp con biết nương tựa vào Chúa mà thôi.
Con xin Chúa ban cho con hy vọng, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng: Hy vọng sẽ đến khi con biết cách tránh xa sự thất vọng.
Con xin Chúa ban cho con sự kiên nhẫn, và Chúa nói không/ Chúa nói rằng: Sự kiên nhẫn là sản phẩm của sự thống hối, nó không phải được ban tặng, nó phải được tìm kiếm.
Con xin Chúa ban cho con hạnh phúc, và Chúa nói không/ Chúa nói rằng: Chúa sẽ ban ơn lành, còn hạnh phúc tùy thuộc vào con.
Con hỏi Chúa rằng: Chúa có yêu con không? Và Chúa nói CÓ. Vậy con xin Chúa giúp con yêu người khác nhiều như Chúa yêu con. Chúa nói: cuối cùng con đã hiểu ý Cha”.
Các con rất thân mến,
Chỉ còn ít giờ nữa là Cha và chúng con lại chia tay, để các con trở về với gia đình, xứ họ của mình. Thời gian thật nhanh khi chúng ta gặp nhau ở đây: để cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau chia sẻ, diễn nguyện. Đó là những thời gian mà chúng ta dành cho nhau để góp phần xây dựng Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng bằng sự hiểu biết giáo lý, hiểu và học hỏi Lời Chúa để cố gắng phấn đấu sống Lời của Ngài: Hãy mang sứ điệp của Ơn thánh Chúa, của Cộng đoàn Giáo Hội và niềm vui nơi đây, với đức tin và khả năng riêng của mình các con hãy trở về để xây dựng cộng đoàn Giáo xứ và đặc biệt nơi gia đình riêng của các con trong Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công giáo Việt-nam.
Xin Thiên Chúa của tình yêu thương luôn ban tràn đầy Phúc lành trên quý Cha tổng đại diện, quý Cha, quý Ông bà anh chị em và tất cả các con rất thân mến. Xin Hồng ân của Chúa Giêsu Kitô luôn là dấu chỉ Hạnh Phúc, Sức khỏe, Niềm vui và An Bình. Amen.
LS, Ngày 27/07/2010
+Giuse Đặng Đức Ngân
Giám mục Lạng Sơn – Cao Bằng
Các bạn trẻ, các thiếu nhi rất thân mến,
Khi chọn lựa mừng lễ các Thánh tử đạo Viêt-nam trong tinh thần về nguồn, Cha cùng các con cùng bước chân theo cuộc hành trình của các vị thánh tiền nhân của Giáo hội Việt-nam đã trở nên chứng nhân Tin Mừng tình yêu của Chúa trong lịch sử dân tộc Việt-nam.
Với các vị chứng nhân đức tin, chọn lựa và sống theo lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô là một hành trình của những cố gắng phấn đấu liên lỉ, vì trong một xã hội lúc đó chưa hiểu và xem ra khó chấp nhận đạo Công giáo. Các anh hùng tử đạo của cha ông chúng ta đã cho thấy một sự chọn lựa can đảm và tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Ngài.
Khi các con nghe Lời Chúa hôm nay, có lẽ cũng như Cha, các con thấy những tâm tình của con đường phấn đấu trở nên những dấu chỉ của đức tin, tình yêu và sự phục vụ trong ơn gọi của các bạn trẻ cũng như các em thiếu nhi.
* Phấn đấu trở nên dấu chỉ của đức tin:
* Phấn đấu trở nên dấu chỉ của tình yêu mến.
Chính các thánh tử đạo Việt-nam đã hiểu rõ điều đó, các Ngài không bao giờ là những người đối nghịch với xã hội, mà các ngài luôn hiểu rõ lời Chúa: “Không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống cho người mình yêu”. Cũng như các tông đồ, các ông chỉ hiểu lời này khi Chúa Giêsu phục sinh. Với ơn Chúa Thánh Thần biến đổi, các tông đồ đã từ những con người nhút nhát sợ hãi trở nên những chứng nhân của tình yêu mến. Các thánh tử đạo Việt-nam đã can đảm làm chứng cho đức tin vì tình yêu mến Chúa và anh chị em đồng loại. Đức Thánh Cha đã nói: Hãy để cho Đức Kitô đến ở trong các con, và một khi đã đặt trọn niềm tin và lòng tín thác vào Người, hãy gieo vãi niềm hy vọng này ra chung quanh. Hãy biết chọn lựa sao cho đức tin của các con được chứng tỏ. Hãy vun trồng tình yêu tha nhân và cố gắng dùng những tài năng cùng khả năng nghề nghiệp của mình để phục vụ công ích và chân lý, hãy luôn luôn sẵn sàng “trả lời cho bất cứ người nào chất vấn về niềm hy vọng của các con” (1 Pr 3,15).
* Phấn đấu để trở nên dấu chỉ của sự Phục vụ:
Có lẽ các con tự hỏi: chúng ta phải phục vụ thế nào trong tuổi của mình, Cha rất thích lời Chúa trong sách tông đồ Công vụ, đoạn thánh Phêrô và Gioan lên đền thờ cầu nguyện ở Bétsaiđa, ở đó có người ăn xin lên tiếng xin các ngài bố thí; thánh Phêrô đã nói: “Vàng bạc thì tôi không có, nhưng cái tôi có, tôi sẽ cho anh, đó là: nhân danh Đức Giêsu Kito thành Nazareth, anh hãy đứng dậy mà đi” (Cv 3,6). Hình ảnh đó, chính là câu trả lời cho các con; vì vàng bạc thì chúng ta chưa có, nhưng chúng ta có trái tim nhiệt huyết, có đức tin, có nghị lực, và sự khao khát sống thánh thiện để trở nên người phục vụ trong chính lứa tuổi của các con. Đức Thánh Cha cũng mời gọi các con: “Các con thân mến, hãy trở nên chứng nhân cho Đức Kitô Phục Sinh! Hãy giới thiệu Đức Kitô cho những người cùng trang lứa với các con và cả những người lớn tuổi hơn, và cho những người đang tìm kiếm “niềm hy vọng lớn lao” làm cho đời sống họ có ý nghĩa. Nếu Chúa Giêsu đã trở nên niềm hy vọng của các con, hãy thông truyền điều ấy cho người khác bằng niềm vui và bằng những cam kết thiêng liêng, tông đồ và xã hội của các con. Hãy để cho Đức Kitô đến ở trong các con, và một khi đã đặt trọn niềm tin và lòng tín thác vào Người, hãy gieo vãi niềm hy vọng này ra chung quanh. Hãy biết chọn lựa sao cho đức tin của các con được chứng tỏ”.
Để kết thúc, Cha cùng các con đọc bài “Điều con xin Chúa” “
Con xin Chúa lấy đi sự kiêu ngạo ở trong con, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng” sự kiêu ngạo không phải để Chúa lấy đi, nhưng là để con từ bỏ.
Con xin Chúa chữa lành sự tật nguyền của con, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng: tinh thần mới là sự tuyệt hảo, còn thân xác chỉ là tạm thời.
Con xin Chúa giúp con đừng gặp chước cám dỗ, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng: Cám dỗ sẽ dạy con biết con là ai, và giúp con biết nương tựa vào Chúa mà thôi.
Con xin Chúa ban cho con hy vọng, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng: Hy vọng sẽ đến khi con biết cách tránh xa sự thất vọng.
Con xin Chúa ban cho con sự kiên nhẫn, và Chúa nói không/ Chúa nói rằng: Sự kiên nhẫn là sản phẩm của sự thống hối, nó không phải được ban tặng, nó phải được tìm kiếm.
Con xin Chúa ban cho con hạnh phúc, và Chúa nói không/ Chúa nói rằng: Chúa sẽ ban ơn lành, còn hạnh phúc tùy thuộc vào con.
Con hỏi Chúa rằng: Chúa có yêu con không? Và Chúa nói CÓ. Vậy con xin Chúa giúp con yêu người khác nhiều như Chúa yêu con. Chúa nói: cuối cùng con đã hiểu ý Cha”.
Các con rất thân mến,
Chỉ còn ít giờ nữa là Cha và chúng con lại chia tay, để các con trở về với gia đình, xứ họ của mình. Thời gian thật nhanh khi chúng ta gặp nhau ở đây: để cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau chia sẻ, diễn nguyện. Đó là những thời gian mà chúng ta dành cho nhau để góp phần xây dựng Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng bằng sự hiểu biết giáo lý, hiểu và học hỏi Lời Chúa để cố gắng phấn đấu sống Lời của Ngài: Hãy mang sứ điệp của Ơn thánh Chúa, của Cộng đoàn Giáo Hội và niềm vui nơi đây, với đức tin và khả năng riêng của mình các con hãy trở về để xây dựng cộng đoàn Giáo xứ và đặc biệt nơi gia đình riêng của các con trong Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công giáo Việt-nam.
Xin Thiên Chúa của tình yêu thương luôn ban tràn đầy Phúc lành trên quý Cha tổng đại diện, quý Cha, quý Ông bà anh chị em và tất cả các con rất thân mến. Xin Hồng ân của Chúa Giêsu Kitô luôn là dấu chỉ Hạnh Phúc, Sức khỏe, Niềm vui và An Bình. Amen.
LS, Ngày 27/07/2010
+Giuse Đặng Đức Ngân
Giám mục Lạng Sơn – Cao Bằng
Nền nhà Hội Thánh
Gioan Lê Quang Vinh
15:46 28/07/2010
Nền nhà Hội Thánh
Lời thưa với Bố Matthêu Vũ Khởi Phụng: Con viết bài này xin như lời chia buồn sâu đậm đồng thời cũng là tuyên xưng niềm tin vào Chúa Phục Sinh cùng với Bố và gia đình, thay mặt cho anh chị em sinh viên Công giáo Sàigòn thập niên 1990. Cầu xin Chúa cho linh hồn Bà Cố Maria được sớm ở bên Chúa muôn đời.
Khi nghe tin buồn Cụ Cố Maria ra đi, tôi tìm mở lại Hồi Ký của giáo sư Nguyễn Khắc Dương. Có gì liên quan vậy? Nhiều năm trước khi đọc tác phẩm này, tôi chú ý đến chương “Hành Hương Hà Nội”, trong đó thầy Dương có nhắc đến hình ảnh Ông Bà Cố Vũ Thế Hùng, song thân linh mục Matthêu Vũ Khởi Phụng, người Bố kính yêu của chúng tôi từ thời sinh viên.
Tác giả viết về Ông Bà Cố như sau:
“Đẹp làm sao, tổ ấm của một cặp chim già chung thuỷ với nhau, cũng như chung thuỷ với Chúa! Qua bao nhiêu gian nan thử thách! Cái thằng tôi, mãi rong chơi khắp Paris, Thuỵ Sĩ, Louvain… nay về gặp lại hai cụ dắt nhau đi dự lễ, trên đường phố Hà nội, mà cảm thấy mình xấu hổ! Quả là như tôi đã nói trên kia: “Sực tỉnh khỏi cơn mộng du”! Tôi chỉ biết có một đôi bạn là hai cụ Vũ Thế Hùng, chứ Hà nội có bao nhiêu tín hữu như vậy”.
Hình ảnh khắc hoạ thật đẹp. Nhưng hình ảnh còn được khắc hoạ sâu sắc và đậm nét hơn:
“Témoignage Chrétien, Information catholique internationale (…) làm sao biết được danh tính? Hội Thánh Việt Nam đâu phải chỉ có linh mục X, Y, Z hoặc giáo sư M, T, V được đăng tên trong báo, được các đài đủ loại phát thanh ầm ĩ. Hội Thánh Việt Nam còn có những tâm hồn như tôi nói trên đây, mà đó mới thật là nền móng”.
Bà cụ cố Maria và giáo sư Nguyễn Khắc Dương có nhiều điểm tương đồng trong cuộc đời: cùng niên kỷ (sinh thập niên 1920), cùng trong gia đình khoa bảng quan quyền, gia đình đều ngoài Công giáo, cùng đi học ở Huế và hai cụ còn có điểm giống nhau trong Đức Kytô: được Chúa mời gọi để trở thành những con người sống chết cho mầu nhiệm ơn cứu độ. Chỉ có khác một điều: thầy Dương lúc mới vào học ở Huế thì câu trả lời cho việc theo Đạo là “không bao giờ”, còn Bà Cố Maria thì đã có cảm tình với Đạo Chúa, và kín đáo học giáo lý khi còn rất trẻ.
Trong xã hội, các cụ có địa vị, có danh tiếng, và trong Hội Thánh, các cụ là những con người trung kiên với Đức Kytô, như Phaolô khi đã được gọi thì “không còn phải là tôi sống, mà là chính Đức Kytô sống trong tôi”. Và như vậy, thầy Dương, viết về Ông Bà Cố quả là sâu sắc với tất cả sự đồng cảm đặc biệt.
Nếu nhìn những con người được coi như nóc nhà Hội Thánh, người ta ngưỡng mộ và đôi khi băn khoăn, nhưng khi nhìn nền móng Hội Thánh là những tâm hồn chung thuỷ với Đức Kytô, chúng ta vững tin như giáo sư Nguyễn Khắc Dương: “nền móng vẫn đứng yên bám chặt vào lòng đất của mọi miền trên đất nước Việt nam này, đã có gần 500 năm giáo sử”
Tiểu sử Bà Cố Maria có những dòng này: “Trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến đầu những năm 2000, Bà cố là một trong những tín hữu trí thức, can đảm ở Hà Nội, thường là người sáng kiến và xúc tiến tổ chức các việc đạo đức của tầng lớp giáo dân tinh hoa ở Hà Nội. Vì hết lòng yêu mến và hy sinh cho Giáo Hội, cho nên Bà cố cũng không ngại đóng góp ý kiến cho các đấng bậc trong Giáo Hội ở Hà Nội.”
Cùng điểm lại nét nổi bật trong cuộc đời tại thế của Bà Cố Maria, chúng ta cầu nguyện cho Bà Cố và cho gia đình Bố Matthêu. Đọc lại cuộc đời Bà cố Maria, hẳn là không còn lời nào phù hợp để diễn tả hơn là chính lời Đức Maria, Bổn mạng Bà cố mà giáo sư Nguyễn khắc Dương chọn làm tựa đề cho Hồi Ký của mình: “Quia respexit humilitatem meam” (Vì Ngài đã đoái thương đến phận hèn của tôi).
Vâng, Chúa muôn đời là Chúa của lòng xót thương. Những chứng nhân của lòng Chúa xót thương đến trần gian này rồi ra đi, nhưng hoa quả các ngài để lại làm chúng ta tin tưởng vào Chúa và vào Hội Thánh, vốn được xây trên Đá tảng Phêrô chẳng thế lực nào làm lung lay nổi.
Lời thưa với Bố Matthêu Vũ Khởi Phụng: Con viết bài này xin như lời chia buồn sâu đậm đồng thời cũng là tuyên xưng niềm tin vào Chúa Phục Sinh cùng với Bố và gia đình, thay mặt cho anh chị em sinh viên Công giáo Sàigòn thập niên 1990. Cầu xin Chúa cho linh hồn Bà Cố Maria được sớm ở bên Chúa muôn đời.
Khi nghe tin buồn Cụ Cố Maria ra đi, tôi tìm mở lại Hồi Ký của giáo sư Nguyễn Khắc Dương. Có gì liên quan vậy? Nhiều năm trước khi đọc tác phẩm này, tôi chú ý đến chương “Hành Hương Hà Nội”, trong đó thầy Dương có nhắc đến hình ảnh Ông Bà Cố Vũ Thế Hùng, song thân linh mục Matthêu Vũ Khởi Phụng, người Bố kính yêu của chúng tôi từ thời sinh viên.
Tác giả viết về Ông Bà Cố như sau:
“Đẹp làm sao, tổ ấm của một cặp chim già chung thuỷ với nhau, cũng như chung thuỷ với Chúa! Qua bao nhiêu gian nan thử thách! Cái thằng tôi, mãi rong chơi khắp Paris, Thuỵ Sĩ, Louvain… nay về gặp lại hai cụ dắt nhau đi dự lễ, trên đường phố Hà nội, mà cảm thấy mình xấu hổ! Quả là như tôi đã nói trên kia: “Sực tỉnh khỏi cơn mộng du”! Tôi chỉ biết có một đôi bạn là hai cụ Vũ Thế Hùng, chứ Hà nội có bao nhiêu tín hữu như vậy”.
Hình ảnh khắc hoạ thật đẹp. Nhưng hình ảnh còn được khắc hoạ sâu sắc và đậm nét hơn:
“Témoignage Chrétien, Information catholique internationale (…) làm sao biết được danh tính? Hội Thánh Việt Nam đâu phải chỉ có linh mục X, Y, Z hoặc giáo sư M, T, V được đăng tên trong báo, được các đài đủ loại phát thanh ầm ĩ. Hội Thánh Việt Nam còn có những tâm hồn như tôi nói trên đây, mà đó mới thật là nền móng”.
Bà cụ cố Maria và giáo sư Nguyễn Khắc Dương có nhiều điểm tương đồng trong cuộc đời: cùng niên kỷ (sinh thập niên 1920), cùng trong gia đình khoa bảng quan quyền, gia đình đều ngoài Công giáo, cùng đi học ở Huế và hai cụ còn có điểm giống nhau trong Đức Kytô: được Chúa mời gọi để trở thành những con người sống chết cho mầu nhiệm ơn cứu độ. Chỉ có khác một điều: thầy Dương lúc mới vào học ở Huế thì câu trả lời cho việc theo Đạo là “không bao giờ”, còn Bà Cố Maria thì đã có cảm tình với Đạo Chúa, và kín đáo học giáo lý khi còn rất trẻ.
Trong xã hội, các cụ có địa vị, có danh tiếng, và trong Hội Thánh, các cụ là những con người trung kiên với Đức Kytô, như Phaolô khi đã được gọi thì “không còn phải là tôi sống, mà là chính Đức Kytô sống trong tôi”. Và như vậy, thầy Dương, viết về Ông Bà Cố quả là sâu sắc với tất cả sự đồng cảm đặc biệt.
Nếu nhìn những con người được coi như nóc nhà Hội Thánh, người ta ngưỡng mộ và đôi khi băn khoăn, nhưng khi nhìn nền móng Hội Thánh là những tâm hồn chung thuỷ với Đức Kytô, chúng ta vững tin như giáo sư Nguyễn Khắc Dương: “nền móng vẫn đứng yên bám chặt vào lòng đất của mọi miền trên đất nước Việt nam này, đã có gần 500 năm giáo sử”
Tiểu sử Bà Cố Maria có những dòng này: “Trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến đầu những năm 2000, Bà cố là một trong những tín hữu trí thức, can đảm ở Hà Nội, thường là người sáng kiến và xúc tiến tổ chức các việc đạo đức của tầng lớp giáo dân tinh hoa ở Hà Nội. Vì hết lòng yêu mến và hy sinh cho Giáo Hội, cho nên Bà cố cũng không ngại đóng góp ý kiến cho các đấng bậc trong Giáo Hội ở Hà Nội.”
Cùng điểm lại nét nổi bật trong cuộc đời tại thế của Bà Cố Maria, chúng ta cầu nguyện cho Bà Cố và cho gia đình Bố Matthêu. Đọc lại cuộc đời Bà cố Maria, hẳn là không còn lời nào phù hợp để diễn tả hơn là chính lời Đức Maria, Bổn mạng Bà cố mà giáo sư Nguyễn khắc Dương chọn làm tựa đề cho Hồi Ký của mình: “Quia respexit humilitatem meam” (Vì Ngài đã đoái thương đến phận hèn của tôi).
Vâng, Chúa muôn đời là Chúa của lòng xót thương. Những chứng nhân của lòng Chúa xót thương đến trần gian này rồi ra đi, nhưng hoa quả các ngài để lại làm chúng ta tin tưởng vào Chúa và vào Hội Thánh, vốn được xây trên Đá tảng Phêrô chẳng thế lực nào làm lung lay nổi.
Hội Thi Giáo Lý Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng: Nhật ký ngày thứ hai
Giuse Trần ngọc Huấn
22:34 28/07/2010
Khởi đầu ngày mới
Vào lúc 5h45h sáng, các bạn thiếu nhi khởi đầu một ngày mới với lời kinh tạ ơn Thiên Chúa về một đêm an lành, và tham dự những vũ khúc, những màn thể dục buổi sáng. Mặc dù vừa trải qua một buổi thi với nhiều căng thẳng nhưng bước vào ngày mới này, các bạn lại tràn đầy tinh thần, sự cố gắng để đạt được những kết quả cao trong Hội Thi.
Sau khi điểm tâm sáng, 7h00, toàn bộ các tham dự viên của Hội Thi lại tập trung trước lễ đài để khởi động các chương trình trong khuôn khổ ngày thi hôm nay. Các bạn linh hoạt viên đã đem đến cho mọi người những vũ khúc mang đầy sức trẻ và nhiệt huyết tin yêu.
Vòng thi chung kết Đồng Đội
Theo chương trình của ban tổ chức, vòng thi chung kết Đồng Đội sẽ được tổ chức tại lễ đài, từ lúc 7h30. Tuy nhiên, thời tiết thất thường, những cơn mây đen và chẳng bao lâu mưa trút xuống nên vòng thi được tổ chức ngay trong lòng Nhà Thờ Chính Tòa của giáo phận.
8h30, vòng thi chung kết Đồng Đội được chính thức bắt đầu. 13 đội thi đến từ các giáo xứ, giáo họ đã sẵn sàng cho một cuộc thi hứa hẹn nhiều điều bổ ích và thú vị, bao gồm: giáo xứ Chính Tòa, Mỹ Sơn, Lộc Bình, Bản Lìm, Đồng Đăng, Thất Khê, Thanh Sơn, Cao Bình, Bó Tờ, Tà Lùng, Thánh Tâm (Hà Giang), giáo họ Ngạn Sơn và Nà Cáp.
Tham dự vòng chung kết, mỗi đội có 5 thành viên chính thức, ngồi quy tụ bên nhau trước thềm Cung Thánh, nơi đặt một màn chiếu lớn thể hiện nội dung của vòng thi.
Tất cả các tham dự viên đến từ các giáo xứ, giáo họ có đội thi đã tập họp trong nhà thờ để cổ vũ, động viên tinh thần của các bạn trong đội của mình. Từng hồi băng rôn cổ động, tiếng vỗ tay giòn giã khiến bầu khí trở nên hồ hởi và tươi vui.
Vòng thi đồng đội gồm có bốn phần chính: Khởi động, tăng tốc, tiếp sức và về đích. Sau phần thi tiếp sức, có 7 đội thi có điểm số thấp hơn phải dừng cuộc chơi, 6 đội có điểm số cao nhất là Chính Tòa, Thanh Sơn, Lộc Bình, Bản Lìm, Bó Tờ, Tà Lùng bước vào phần thi cuối cùng của vòng chung kết để chọn ra các đội đoạt giải nhất, nhì, ba của Hội Thi.
Sau những phần thi căng thẳng nhưng hết sức gay cấn, thú vị, vào lúc 11h30, vòng thi chung kết đồng đội đã khép lại. Các đội thi hồi hộp chờ đợi kết quả chung cuộc sẽ được công bố vào sau Thánh Lễ, tại nghi thức bế mạc.
Thánh lễ bế mạc
Vòng thi chung kết đồng đội cũng là hoạt động khép lại các chương trình của hai ngày Hội Thi. Sau khi giải lao ít phút, tất cả các tham dự viên cùng tề tựu trong ngôi nhà thờ Chính Tòa của giáo phận, để tham dự Thánh lễ đồng tế trọng thể, do chính Đức Giám mục giáo phận chủ sự.
Thánh lễ đại triều được cử hành một cách long trọng vào lúc 11h40, do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục giáo phận – chủ sự, cùng với sự đồng tế của Cha tổng đại diện, cha đại diện, hai cha quản hạt cùng tất cả các linh mục trong giáo phận. Tham dự thánh lễ có sự hiện diện của tất cả các nam nữ tu sỹ, chủng sinh trong toàn giáo phận, cùng với các em thiếu nhi đến từ các giáo xứ.
Đoàn đồng tế tiến vào ngôi thánh đường trong sự hân hoan và lời ca tụng Thiên Chúa của mọi thành phần dân Chúa. Chương trình học giáo lý mùa hè năm nay của giáo phận mang chủ đề “Về nguồn” – ôn lại những trang sử của giáo hội Công giáo hoàn vũ, giáo hội Việt Nam và cách riêng là giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, do đó, thánh lễ cao điểm này dành để mừng kính trọng thể chư Thánh Tử Đạo tại Việt Nam.
Bước vào Thánh lễ, Đức Cha Giuse đã nói lên ý nghĩa sâu xa của những ngày hội ngộ thanh thiếu niên toàn giáo phận trong khuôn khổ Hội Thi Giáo lý – Kinh Thánh mùa hè. Đây là dấu chỉ của sự hiệp nhất, niềm tin yêu và hy vọng, cho thấy sức sống đang ngày một hồi sinh mạnh mẽ nơi giáo phận truyền giáo miền sơn cước.
Giảng trong Thánh lễ, Đức Cha Giuse chia sẻ: “Thật vui mừng khi Cha và các con gặp nhau trong ngày hội thi Giáo lý hè 2010; với chủ đề “về nguồn” theo tinh thần Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt-nam đang kỷ niệm 50 năm ngày thành lập hàng Giáo phẩm Việt-Nam. Từ ngày hôm qua, sự gặp gỡ, chia sẻ, sinh hoạt đã đem lại cho chúng ta những lắng đọng thật thân thương, và hơn nữa sự gặp gỡ còn giúp chúng ta khám phá những suy tư cuộc hành trình đức tin và cuộc đời với khả năng và nghị lực của người trẻ và thiếu nhi nơi Giáo phận Lạng sơn – Cao Bằng”. Ngài đã nhấn mạnh đến những tâm tình của con đường phấn đấu trở nên những dấu chỉ của đức tin, tình yêu và sự phục vụ trong ơn gọi của các bạn trẻ cũng như các em thiếu nhi, theo gương các chứng nhân đức tin trong dòng lịch sử kiên cường của giáo hội.
Kết thúc bài giảng, Đức Cha nêu lên những lời mời gọi cho các bạn trẻ: “Chỉ còn ít giờ nữa là Cha và chúng con lại chia tay, để các con trở về với gia đình, xứ họ của mình. Thời gian thật nhanh khi chúng ta gặp nhau ở đây: để cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau chia sẻ, diễn nguyện. Đó là những thời gian mà chúng ta dành cho nhau để góp phần xây dựng Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng bằng sự hiểu biết giáo lý, hiểu và học hỏi Lời Chúa để cố gắng phấn đấu sống Lời của Ngài: Hãy mang sứ điệp của Ơn thánh Chúa, của Cộng đoàn Giáo Hội và niềm vui nơi đây, với đức tin và khả năng riêng của mình các con hãy trở về để xây dựng cộng đoàn Giáo xứ và đặc biệt nơi gia đình riêng của các con trong Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công giáo Việt-nam”.
Bế mạc và trao giải thưởng
Sau khi kết thúc thánh lễ, cha Gioan Nguyễn Văn Tuấn (dòng Phanxicô) – đặc trách Giáo lý của giáo phận – đã công bố những kết quả đạt được trong hai ngày Hội Thi vừa qua.
Kết quả các giải cá nhân như sau:
Giải nhất: Ngô văn Bách, giáo xứ Cao Bình
Giải nhì: Lục Thế Huỳnh, giáo xứ Mỹ Sơn
Giải ba: Nông thị Vân, giáo xứ Bó Tờ
Giải khuyến khích: Trương văn Tuyển, giáo xứ Mỹ Sơn.
Kết quả các giải đồng đội:
Giải nhất: giáo xứ Thanh Sơn
Giải nhì: giáo xứ Bản Lìm
Giải ba: giáo xứ Bó Tờ
Giải tư: giáo xứ Cửa Nam
Giải khuyến khích: giáo xứ Tà Lùng, giáo xứ Lộc Bình.
Trong huấn từ bế mạc Hội Thi, Đức Cha Giuse đã đề cập đến những giá trị cao đẹp của việc các bạn thiếu nhi trong giáo phận quy tụ về đây, sau những ngày hè miệt mài trau dồi Giáo lý, lời Chúa và lược sử giáo hội, để cùng nhau tham dự các hoạt động của Hội Thi cấp giáo phận. Ngài đề cao sự hy sinh và phấn đấu nỗ lực trong việc học hỏi này của các bạn thiếu nhi. Ngài cũng cảm ơn những sự cộng tác của các ban ngành cho ngày hội được thành công. Kết thúc, Đức Cha Giuse nhắn nhủ tới tất cả các bạn trẻ về sự dấn thân lên đường cho những hành trình mới của đức tin, với nhiệt huyết và sức trẻ, để trở nên những dấu chỉ hữu hiệu của Tình Yêu và Tin Mừng Chúa Kitô giữa cuộc sống hôm nay, trong mọi hoàn cảnh và bước đi của cuộc đời.
Đại diện cho hơn 200 thí sinh tham dự Hội Thi, một em thiếu nhi thuộc giáo xứ Hà Giang – giáo xứ xa xôi nhất của giáo phận – đã nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tri ân Mẹ Giáo hội và cảm ơn sự quan tâm lo lắng cách đặc biệt của Đức Cha giáo phận, quý Cha và mọi thành phần dân Chúa. Lời hứa đơn sơ sẽ chăm chỉ học hành, trau dồi đạo đức, thăng tiến niềm tin… của các bạn thiếu nhi, được gửi gắm tới tất cả mọi người.
Hội thi chính thức khép lại sau nghi thức ban phép lành trọng thể của Đức Giám mục giáo phận.
Các đội thi quy tụ bên nhau để dùng cơm trưa. Giờ đây không còn những căng thẳng lo lắng cho bài vở hay thi cử nữa, chỉ còn lại niềm vui, sự hiệp thông huynh đệ và tình gia đình ấm cúng. Các bạn trẻ, dù đến từ vùng miền xa xôi nào đi nữa, nhưng giờ đây, trong căn nhà chung của giáo phận, các bạn thực sự là những anh em trong một gia đình, quây quần bên vị Chủ chăn của giáo phận và quý Cha, quý nam nữ tu sỹ cùng mọi người.
Lên đường
Sau giờ cơm trưa, các đội thi đến chào thăm Đức Cha giáo phận. Cha – con gặp nhau trong niềm vui và tình thương mến. Những tâm tình đơn sơ chứa chan trong những nụ cười rạng rỡ. Đức Cha Giuse ân cần thăm hỏi từng bạn thiếu nhi, từng giáo xứ, giáo họ, ngài cầu chúc mọi người có một hành trình trở về được bình an, nhưng cũng là một hành trình mới lên đường với sứ vụ mang niềm tin yêu của Chúa đến với mọi người.
Hội Thi Giáo lý Kinh Thánh của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng chính thức khép lại. Các thí sinh rời ngôi nhà chung của giáo phận, chia tay trong niềm luyến nhớ và cảm động. Hai ngày của Hội Thi, tuy không thật dài, nhưng cũng đem lại nhiều ý nghĩa, nhiều giá trị cao quý cho tình hiệp thông, sự gắn bó và yêu thương, trong tâm tình của những người con của một Cha trên trời.
Tạm biệt Lên Đỉnh Sion 11, hẹn gặp lại tại Hội Thi Lên Đỉnh Sion lần thứ 12, mùa hè năm 2010.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (1)
Lm Nguyễn Hữu Thy
07:55 28/07/2010
hiểu và sống
MƯỜI ĐIỀU RĂN THIÊN CHÚA (1)
BBT: Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các bạn đọc tác phẩm mới của Lm Nguyễn Hữu Thy với tựa đề "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa". So sánh với trên mười tác phẩm khác của tác giả, thì tác phẩm "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa" chỉ là một tác phẩm ngắn với hơn 100 trang, cộng thêm các hình ảnh sống động kèm theo. Nhưng tác phẩm này lại mang một nội dung hết sức quan trọng và thiết thực: Trình bày và giải thích một cách cụ thể và sống động Mười Điều Răn Thiên Chúa, mười qui luật luân lý tối cần cho cuộc sống nhân loại, nhất là nhân loại hôm nay, một nhân loại đang liều mình bước đi trên con đường tiêu diệt, vì đang tâm xa lìa và chối bỏ Thiên Chúa cũng như các giới răn của Người, để sống một cuộc sống hoàn toàn buông thả, sa đọa và vô luân.
Nội dung
Lời nói đầu 9
Tóm lược bối cảnh
lịch sử Mười Điều Răn Thiên Chúa 17
Mười Điều Răn Thiên Chúa 37
Tóm lược Mưởi Điều Răn Thiên Chúa 40
Điều Răn Thứ Nhất 41
Điều Răn Thứ Hai 47
Điều Răn Thứ Ba 49
Điều Răn Thứ Bốn 53
Điều Răn Thứ Năm 60
Điều Răn Thứ Sáu 66
Điều Răn Thứ Bảy 75
Điều Răn Thứ Tám 79
Điều Răn Thứ Chín 85
Điều Răn Thứ Mười 88
Lời Kết 98
Lời nói đầu
Trong trang đầu Sách Bổn, tức Sách Giáo Lý cũ, của các giáo phận Công Giáo Việt Nam viết: „Đạo Đức Chúa Trời là Đạo tự nhiên, nhưng bởi loài người hay quên nên Đức Chúa Trời đã cho khắc trên hai bia đá mà truyền cho Tổ phụ Mô-sê xưa“. Đây là một câu giáo lý đơn sơ, ngắn ngọn nhưng đầy đủ. Đúng vậy, „Đạo Đức Chúa Trời“, hay nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa – tức MẾN CHÚA và YÊU NGƯỜI – là những giới luật hoàn toàn tự nhiên mà mỗi người có trí năng và lý trí lành mạnh bình thường đều có thể khám phá ra được và dùng làm kim chỉ nam hướng dẫn đời mình trong suốt cuộc hành trình tiến về hạnh phúc chân chính, vì chính Thiên Chúa đã ghi tạc những Giới Luật ấy vào trong lương tri của mỗi người khi Người dựng nên họ. Nhưng bởi bản tính tự nhiên loài người vốn bị ảnh hưởng tội nguyên tổ đã trở nên ươn hèn, chóng quên lãng và bất hướng thiện, nên Thiên Chúa lại một lần nữa cho khắc Mười Điều Răn của Người một cách rõ ràng và thực tiễn trên hai bia đá (x. Xh 24,12; Đnl 5,22b) như một nhắc nhở cụ thể trước mắt, để con người luôn có thể trung thành tuân giữ và qua đó họ được cứu rỗi và được hạnh phúc vĩnh cửu.
Nhưng con người luôn vẫn là con người và bản tính tự nhiên của họ muôn thủa vẫn thế, vẫn không thay đổi: vẫn bất hướng thiện, vẫn ưa thích điều thoải mái, dễ chịu, không đòi hỏi sự cố gắng, nếu không muốn nói là rất dễ dàng hướng chiều về trạng thái sa sút và phóng túng. Thật vậy, nhìn vào xã hội con người ngày nay một hiện tượng đã trở nên quá hiển nhiên trong cuộc sống đời thường cụ thể hằng ngày, đó là với não trạng và tâm lý nặng tư tưởng phóng khoáng, thoát ly và không muốn bị gò bó của mình, con người – dù ở Âu-Mỹ hay ở Á-Phi, dù ở thành thị hay ở thôn quê – đều không còn thích nghe nói đến luật lệ, giáo điều, mệnh lệnh hay sự cấm đoán thế này thế kia, v.v… nữa, từ trong gia đình, đến học đường và ra ngoài xã hội. Thật vậy, đối với tâm lý người thời nay, những danh từ như „kỷ luật“, „giới răn“, „mệnh lệnh“ đã trở nên quá cũ kỹ, quá lỗi thời, đều không còn được yêu thích, được lắng nghe hay được sử dụng nữa.
Nhưng rồi khi phải đối mặt với cuộc sống cụ thể đầy thách đố hằng ngày, khi phải đối mặt với những giới hạn, những va chạm và những bất ổn khó tránh được trong các tương quan xã hội đầy phức tạp, con người mới bừng tỉnh và nhận thức được sự thật cố hữu: Ở trên cõi đời này không hề có sự tự do tuyệt đối. Mỗi người không thể tự ý muốn làm gì cũng được và muốn sống hay muốn cư xử ra sao cũng xong. Mọi sự đều có giới hạn và phạm vi của chúng. Mỗi người đều có tự do của mình và sự tự do ấy không ai có quyền xúc phạm hay xâm chiếm được. Nhưng chính điều đó cũng nói lên rằng mỗi người dù muốn hay không cũng đòi buộc phải biết tôn trọng sự tự do của kẻ khác và vì thế phải biết tự giới hạn sự tự do cá nhân của mình lại.
Để hiểu rõ được điều đó hơn, chúng ta có thể lấy một ví dụ cụ thể trong cuộc sống hằng ngày: Một người tài xế khi lái xe trên các công lộ, anh hoàn toàn có quyền tự do lái xe đi đâu và lái đi trong bao lâu đều tùy ý anh, nếu anh có đủ điều kiện để thực hiện được ý muốn. Nhưng khi lái xe đi trên các công lộ như thế, đòi buộc anh phải hiểu rõ và phải tôn trọng luật giao thông mà xã hội đã quy định, chẳng hạn: anh phải xử trí đúng đắn và nghiêm chỉnh khi có đèn xanh đèn đỏ, khi phải quẹo phải hay quẹo trái, phải lái với tốc độ cho phép và anh phải theo đúng các bảng chỉ dẫn bên vệ đường, v.v… Nếu không, anh sẽ không thể đi tới đích mong muốn được, nhất là anh sẽ gây ra các tai nạn nguy hiểm cho tính mạng của mình và của những người khác. Vì không chỉ một mình xe anh chạy trên đường mà thôi, nhưng còn có hàng trăm hàng ngàn các loại xe của những người khác cùng lăn bánh với xe anh, kẻ trước người sau. Họ cũng hoàn toàn có quyền tự do lái xe trên các công lộ như anh.
Bởi vậy, để tất cả mọi người có được một cuộc sống an vui, hài hòa và công bằng trong một xã hội có trật tự và an bình, thì cần phải có các nguyên tắc hướng dẫn rõ ràng, cần phải có luật pháp, phải có kỷ cương phân minh. Hơn nữa, ở đời „bá nhân bá tánh“, trăm người trăm tính, trăm người trăm ý kiến và trăm thái độ cư xử khác nhau: kẻ thích thế này, người muốn thế khác, không ai giống ai. Tiếp đến, trong xã hội có người tốt, nhưng cũng có kẻ xấu, có người hợp lý, nhưng cũng có kẻ ngang tàng xằng bậy. Nhưng giả thử trong xã hội mọi người đều tốt, đều hợp lý – dù đây chỉ là một điều giả tưởng, chứ không bao giờ có trên thực tế – thì cũng cần phải có tôn ti trật tự, cũng cần phải có luật pháp rõ ràng phân minh. Bởi vì, đã là người thì ai cũng có lúc yếu đuối, có lúc sai lầm sơ suất thế này thế kia, và chính những lúc như thế nhất thiết cần phải có luật lệ như một phương tiện cần thiết để hướng dẫn, để nhắc nhở và để giúp cho mọi người nhận ra được sai lầm của mình và quay trở lại chính lộ của cuộc sống, hầu tránh cho đương sự cũng như cho xã hội những xáo trộn và những bất an nguy hiểm.
Đúng vậy, đó là điều kiện và là lề luật tất yếu của cuộc sống trần thế của con người, nghĩa là con người cần phải biết tự chủ, biết tự kiềm chế và biết tự giới hạn sự tự do cũng như các ước muốn tự nhiên của mình lại trong những khuôn khổ hợp lý của lương tri và của xã hội, nếu con người muốn đạt tới được sự hạnh phúc chân chính. Bởi vậy, Chúa Cứu Thế đã khuyên ta: „Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật chội thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy“ (Mt 7,13-14).
Nhưng nếu con người và xã hội nhân loại cần phải có luật pháp và điều lệ để bảo đảm an ninh, trật tự và kỷ cương cho cuộc sống của từng cá nhân, của từng gia đình, của từng đoàn thể và của cả xã hội như thế, thì Mười Điều Răn Thiên Chúa là mô phạm lý tưởng, là nền tảng vững chắc nhất cho tất cả mọi luật lệ nhân loại. Vì nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa chứa đựng trọn vẹn tất cả mọi nguyên tắc hợp lý và cần thiết nhất cho tất cả mọi luật lệ khác. Không thể có bất cứ điều lệ hay luật pháp nhân loại nào có nội dung hợp lý hơn và hoàn hảo hơn Mười Điều Răn Thiên Chúa. Nói cách khác, mọi luật lệ và hiến pháp chân chính của con người nhất thiết phải được phát xuất, phải được đặt nền tảng trên tinh thần Mười Điều Răn Thiên Chúa, nếu các nhà lập pháp không muốn bộ luật do họ làm ra phạm phải những sai lầm cơ bản và đi ngược lại các quyền trọng yếu của con người và qua đó khiến cả xã hội phải rơi vào những cuộc phiêu lưu liều lĩnh mà cuối đường là hố tiêu diệt. Bởi vậy, tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ như ở Texas, ở Stigler (Oklahoma) hay ở St. Thomas Aquinas (New Port Richey), người ta đã cho xây dựng trong khuôn viên các Tòa án hay trường đại học những bia đá khổng lồ ghi Mười Điều Răn Thiên Chúa như là mẫu mực chân chính, như là tấm gương soi vô giá, để khi nhìn vào đó, người ta có thể phân biệt được chính hay tà, phải hay trái, thiện hay ác.
Còn xét về phương diện tinh thần và siêu nhiên, Mười Điều Răn Thiên Chúa là những phương tiện thánh thiêng, cần thiết và bất khả khuyết, giúp cho con người thẳng bước trên con đường hoàn thiện, trên con đường tiến về cứu cánh đời mình là hạnh phúc viên mãn trên Quê Trời.
Dĩ nhiên, thuộc về Giới Luật Thiên Chúa không chỉ có Mười Điều Răn mà thôi, nhưng còn có Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12) cũng như những Lời Khuyên Phúc Âm quan trọng khác nữa. Và các Điều Răn hay các Giới Luật của Thiên Chúa hoàn toàn khác hẳn với các luật lệ và hiến pháp thuần túy nhân loại nói chung và các luật pháp của những chế độ chính trị độc tài và chuyên trị của con người nói riêng, tức những luật pháp lệch lạc và bất công, những luật pháp không nhằm phục vụ lợi ích dân tộc và lợi ích xã hội, nhưng chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của một nhóm nhỏ cá nhân hay của một đảng phái nhất định, nên thay vì mang lại phúc lợi chung và sự an ninh thịnh vượng cho toàn xã hội liên hệ cũng như cho tất cả mọi người dân, thì chỉ nhằm hạn chế tối đa sự tự do của người dân, nhằm kiểm soát mọi sinh hoạt của người dân, sử dụng vũ lực để uy hiếp, đàn áp và bóc lột người dân một cách bất công, cốt vô hiệu hóa hoàn toàn hay ít là giảm thiểu tối đa mọi khả năng đối kháng khả dĩ của người dân, hầu qua đó họ có thể dễ dàng và tiếp tục nắm giữ vai trò thống trị của mình một cách độc đoán.
Trong khi đó, trái lại Mười Điều Răn Thiên Chúa, mà tiếng Do-thái gọi là „Mười Lời Đề Nghị“ hay „Mười Lời Hướng Dẫn“ của Thiên Chúa dành cho con người, chỉ nhằm giúp đỡ và hướng dẫn họ khỏi bị lạc lối, nhưng thẳng bước trên con đường tìm kiếm sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và đạt tới được sự tự do và sự hạnh phúc ấy, đó là khi con người biết trở về cùng Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc vô tận và cứu cánh chân thật của họ, vì ngoài Thiên Chúa, con người không thể tìm gặp được sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững, được, nhưng chỉ có thể tìm gặp được những mảnh vụn của sự tự do và sự hạnh phúc tạm bợ mà thôi. Vâng, sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững chỉ có thể phát xuất từ nguồn sung mãn tuyệt đối của chúng, tức Thiên Chúa Toàn Năng.
Để hiểu được rõ điều đó phần nào, chúng ta có thể so sánh Mười Điều Răn Thiên Chúa với những tấm bảng chỉ đường được dựng ở trên các lề đường, hầu để giúp cho người lữ hành không bị lạc đường và đạt tới được đích mong muốn, hay như các cột bê-tông và các thành sắt được xây dựng hai bên lề đường, nhất là khi con đường chạy qua những chỗ có hố sâu nguy hiểm. Thoạt nhìn, xem ra đó là những cản trở và những giới hạn khó chịu cho sự giao thông, nhưng tự bản chất, tất cả chúng là những phương tiện và những biện pháp tối cần để tránh cho những người đi bộ và các xe cộ khi giao thông qua lại trên các con đường đó không bị rơi xuống hố sâu, nhưng được bình an, được hạnh phúc trở về nhà (x. Đnl 6,16-18; Mt 25). Vì thế, hầu như tất cả mọi người đều nhận chân được điều đó và chấp nhận những cột trụ hay những ngáng bằng sắt kia như những biện pháp hợp lý và cần thiết, chứ chưa hề có một người đi bộ hay một tài xế lái xe nào phàn nàn hay phản đối sự hiện diện của chúng.
Cũng tương tự như thế, các Giới Răn Thiên Chúa không nhằm việc cấm đoán hay hạn chế sự tự do của con người như mục đích chính yếu, nhưng là nhằm giúp đỡ, bảo vệ và hướng dẫn con người biết sử dụng sự tự do của mình một cách đúng đắn và hợp lý, để họ có thể sống an vui hạnh phúc ngay ở đời này – trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình và đời sống xã hội – và mai hậu được hưởng nguồn hoan lạc bình an bất tận trong cuộc sống mới. Nếu chúng ta luôn có con mắt đức tin trong sáng, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá ra được, sẽ nhìn thấy rõ được mục đích cao cả và tối hậu ấy, nhất là sẽ cảm nghiệm được tình thương vô biên của Cha Chung trên trời đối với tất cả chúng ta, mà Người dấu kín trong các Giới Răn ấy.
Và sau cùng, chúng ta sẽ nhận chân được rằng việc tuân giữ Mười Điều Răn Thiên Chúa quả thực không hề làm mất sự tự do cá nhân của chúng ta và không hề là một gánh nặng bất khả kham, nhưng hoàn toàn ngược lại, Mười Điều Răn Thiên Chúa chẳng những giúp chúng ta sử dụng đúng đắn sự tự do của mình, mà còn giúp chúng ta thăng tiến nó mỗi ngày mỗi hơn. Hơn nữa, Mười Điều Răn Thiên Chúa là một hồng ân cao cả, là một vận may vô cùng quý báu mà Thiên Chúa đã trù liệu và đã an bài cho tất cả chúng ta, những người đang trên đường tìm kiếm và kiến tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa và có hạnh phúc thực sự.
Đó là lý do chủ yếu khiến chúng ta cùng học hỏi, cùng tìm hiểu và cùng suy niệm Mười Điều Răn mà Thiên Chúa đã đích thân long trọng ban bố cho toàn thể nhân loại qua Tổ phụ Mô-sê, người tôi trung dấu yêu của Người, trên núi Si-nai, trước sự chứng kiến của toàn thể con cái Ít-ra-en.
(Còn tiếp)
MƯỜI ĐIỀU RĂN THIÊN CHÚA (1)
BBT: Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các bạn đọc tác phẩm mới của Lm Nguyễn Hữu Thy với tựa đề "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa". So sánh với trên mười tác phẩm khác của tác giả, thì tác phẩm "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa" chỉ là một tác phẩm ngắn với hơn 100 trang, cộng thêm các hình ảnh sống động kèm theo. Nhưng tác phẩm này lại mang một nội dung hết sức quan trọng và thiết thực: Trình bày và giải thích một cách cụ thể và sống động Mười Điều Răn Thiên Chúa, mười qui luật luân lý tối cần cho cuộc sống nhân loại, nhất là nhân loại hôm nay, một nhân loại đang liều mình bước đi trên con đường tiêu diệt, vì đang tâm xa lìa và chối bỏ Thiên Chúa cũng như các giới răn của Người, để sống một cuộc sống hoàn toàn buông thả, sa đọa và vô luân.
Nội dung
Lời nói đầu 9
Tóm lược bối cảnh
lịch sử Mười Điều Răn Thiên Chúa 17
Mười Điều Răn Thiên Chúa 37
Tóm lược Mưởi Điều Răn Thiên Chúa 40
Điều Răn Thứ Nhất 41
Điều Răn Thứ Hai 47
Điều Răn Thứ Ba 49
Điều Răn Thứ Bốn 53
Điều Răn Thứ Năm 60
Điều Răn Thứ Sáu 66
Điều Răn Thứ Bảy 75
Điều Răn Thứ Tám 79
Điều Răn Thứ Chín 85
Điều Răn Thứ Mười 88
Lời Kết 98
Lời nói đầu
Trong trang đầu Sách Bổn, tức Sách Giáo Lý cũ, của các giáo phận Công Giáo Việt Nam viết: „Đạo Đức Chúa Trời là Đạo tự nhiên, nhưng bởi loài người hay quên nên Đức Chúa Trời đã cho khắc trên hai bia đá mà truyền cho Tổ phụ Mô-sê xưa“. Đây là một câu giáo lý đơn sơ, ngắn ngọn nhưng đầy đủ. Đúng vậy, „Đạo Đức Chúa Trời“, hay nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa – tức MẾN CHÚA và YÊU NGƯỜI – là những giới luật hoàn toàn tự nhiên mà mỗi người có trí năng và lý trí lành mạnh bình thường đều có thể khám phá ra được và dùng làm kim chỉ nam hướng dẫn đời mình trong suốt cuộc hành trình tiến về hạnh phúc chân chính, vì chính Thiên Chúa đã ghi tạc những Giới Luật ấy vào trong lương tri của mỗi người khi Người dựng nên họ. Nhưng bởi bản tính tự nhiên loài người vốn bị ảnh hưởng tội nguyên tổ đã trở nên ươn hèn, chóng quên lãng và bất hướng thiện, nên Thiên Chúa lại một lần nữa cho khắc Mười Điều Răn của Người một cách rõ ràng và thực tiễn trên hai bia đá (x. Xh 24,12; Đnl 5,22b) như một nhắc nhở cụ thể trước mắt, để con người luôn có thể trung thành tuân giữ và qua đó họ được cứu rỗi và được hạnh phúc vĩnh cửu.
Nhưng con người luôn vẫn là con người và bản tính tự nhiên của họ muôn thủa vẫn thế, vẫn không thay đổi: vẫn bất hướng thiện, vẫn ưa thích điều thoải mái, dễ chịu, không đòi hỏi sự cố gắng, nếu không muốn nói là rất dễ dàng hướng chiều về trạng thái sa sút và phóng túng. Thật vậy, nhìn vào xã hội con người ngày nay một hiện tượng đã trở nên quá hiển nhiên trong cuộc sống đời thường cụ thể hằng ngày, đó là với não trạng và tâm lý nặng tư tưởng phóng khoáng, thoát ly và không muốn bị gò bó của mình, con người – dù ở Âu-Mỹ hay ở Á-Phi, dù ở thành thị hay ở thôn quê – đều không còn thích nghe nói đến luật lệ, giáo điều, mệnh lệnh hay sự cấm đoán thế này thế kia, v.v… nữa, từ trong gia đình, đến học đường và ra ngoài xã hội. Thật vậy, đối với tâm lý người thời nay, những danh từ như „kỷ luật“, „giới răn“, „mệnh lệnh“ đã trở nên quá cũ kỹ, quá lỗi thời, đều không còn được yêu thích, được lắng nghe hay được sử dụng nữa.
Nhưng rồi khi phải đối mặt với cuộc sống cụ thể đầy thách đố hằng ngày, khi phải đối mặt với những giới hạn, những va chạm và những bất ổn khó tránh được trong các tương quan xã hội đầy phức tạp, con người mới bừng tỉnh và nhận thức được sự thật cố hữu: Ở trên cõi đời này không hề có sự tự do tuyệt đối. Mỗi người không thể tự ý muốn làm gì cũng được và muốn sống hay muốn cư xử ra sao cũng xong. Mọi sự đều có giới hạn và phạm vi của chúng. Mỗi người đều có tự do của mình và sự tự do ấy không ai có quyền xúc phạm hay xâm chiếm được. Nhưng chính điều đó cũng nói lên rằng mỗi người dù muốn hay không cũng đòi buộc phải biết tôn trọng sự tự do của kẻ khác và vì thế phải biết tự giới hạn sự tự do cá nhân của mình lại.
Để hiểu rõ được điều đó hơn, chúng ta có thể lấy một ví dụ cụ thể trong cuộc sống hằng ngày: Một người tài xế khi lái xe trên các công lộ, anh hoàn toàn có quyền tự do lái xe đi đâu và lái đi trong bao lâu đều tùy ý anh, nếu anh có đủ điều kiện để thực hiện được ý muốn. Nhưng khi lái xe đi trên các công lộ như thế, đòi buộc anh phải hiểu rõ và phải tôn trọng luật giao thông mà xã hội đã quy định, chẳng hạn: anh phải xử trí đúng đắn và nghiêm chỉnh khi có đèn xanh đèn đỏ, khi phải quẹo phải hay quẹo trái, phải lái với tốc độ cho phép và anh phải theo đúng các bảng chỉ dẫn bên vệ đường, v.v… Nếu không, anh sẽ không thể đi tới đích mong muốn được, nhất là anh sẽ gây ra các tai nạn nguy hiểm cho tính mạng của mình và của những người khác. Vì không chỉ một mình xe anh chạy trên đường mà thôi, nhưng còn có hàng trăm hàng ngàn các loại xe của những người khác cùng lăn bánh với xe anh, kẻ trước người sau. Họ cũng hoàn toàn có quyền tự do lái xe trên các công lộ như anh.
Bởi vậy, để tất cả mọi người có được một cuộc sống an vui, hài hòa và công bằng trong một xã hội có trật tự và an bình, thì cần phải có các nguyên tắc hướng dẫn rõ ràng, cần phải có luật pháp, phải có kỷ cương phân minh. Hơn nữa, ở đời „bá nhân bá tánh“, trăm người trăm tính, trăm người trăm ý kiến và trăm thái độ cư xử khác nhau: kẻ thích thế này, người muốn thế khác, không ai giống ai. Tiếp đến, trong xã hội có người tốt, nhưng cũng có kẻ xấu, có người hợp lý, nhưng cũng có kẻ ngang tàng xằng bậy. Nhưng giả thử trong xã hội mọi người đều tốt, đều hợp lý – dù đây chỉ là một điều giả tưởng, chứ không bao giờ có trên thực tế – thì cũng cần phải có tôn ti trật tự, cũng cần phải có luật pháp rõ ràng phân minh. Bởi vì, đã là người thì ai cũng có lúc yếu đuối, có lúc sai lầm sơ suất thế này thế kia, và chính những lúc như thế nhất thiết cần phải có luật lệ như một phương tiện cần thiết để hướng dẫn, để nhắc nhở và để giúp cho mọi người nhận ra được sai lầm của mình và quay trở lại chính lộ của cuộc sống, hầu tránh cho đương sự cũng như cho xã hội những xáo trộn và những bất an nguy hiểm.
Đúng vậy, đó là điều kiện và là lề luật tất yếu của cuộc sống trần thế của con người, nghĩa là con người cần phải biết tự chủ, biết tự kiềm chế và biết tự giới hạn sự tự do cũng như các ước muốn tự nhiên của mình lại trong những khuôn khổ hợp lý của lương tri và của xã hội, nếu con người muốn đạt tới được sự hạnh phúc chân chính. Bởi vậy, Chúa Cứu Thế đã khuyên ta: „Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật chội thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy“ (Mt 7,13-14).
Nhưng nếu con người và xã hội nhân loại cần phải có luật pháp và điều lệ để bảo đảm an ninh, trật tự và kỷ cương cho cuộc sống của từng cá nhân, của từng gia đình, của từng đoàn thể và của cả xã hội như thế, thì Mười Điều Răn Thiên Chúa là mô phạm lý tưởng, là nền tảng vững chắc nhất cho tất cả mọi luật lệ nhân loại. Vì nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa chứa đựng trọn vẹn tất cả mọi nguyên tắc hợp lý và cần thiết nhất cho tất cả mọi luật lệ khác. Không thể có bất cứ điều lệ hay luật pháp nhân loại nào có nội dung hợp lý hơn và hoàn hảo hơn Mười Điều Răn Thiên Chúa. Nói cách khác, mọi luật lệ và hiến pháp chân chính của con người nhất thiết phải được phát xuất, phải được đặt nền tảng trên tinh thần Mười Điều Răn Thiên Chúa, nếu các nhà lập pháp không muốn bộ luật do họ làm ra phạm phải những sai lầm cơ bản và đi ngược lại các quyền trọng yếu của con người và qua đó khiến cả xã hội phải rơi vào những cuộc phiêu lưu liều lĩnh mà cuối đường là hố tiêu diệt. Bởi vậy, tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ như ở Texas, ở Stigler (Oklahoma) hay ở St. Thomas Aquinas (New Port Richey), người ta đã cho xây dựng trong khuôn viên các Tòa án hay trường đại học những bia đá khổng lồ ghi Mười Điều Răn Thiên Chúa như là mẫu mực chân chính, như là tấm gương soi vô giá, để khi nhìn vào đó, người ta có thể phân biệt được chính hay tà, phải hay trái, thiện hay ác.
Còn xét về phương diện tinh thần và siêu nhiên, Mười Điều Răn Thiên Chúa là những phương tiện thánh thiêng, cần thiết và bất khả khuyết, giúp cho con người thẳng bước trên con đường hoàn thiện, trên con đường tiến về cứu cánh đời mình là hạnh phúc viên mãn trên Quê Trời.
Dĩ nhiên, thuộc về Giới Luật Thiên Chúa không chỉ có Mười Điều Răn mà thôi, nhưng còn có Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12) cũng như những Lời Khuyên Phúc Âm quan trọng khác nữa. Và các Điều Răn hay các Giới Luật của Thiên Chúa hoàn toàn khác hẳn với các luật lệ và hiến pháp thuần túy nhân loại nói chung và các luật pháp của những chế độ chính trị độc tài và chuyên trị của con người nói riêng, tức những luật pháp lệch lạc và bất công, những luật pháp không nhằm phục vụ lợi ích dân tộc và lợi ích xã hội, nhưng chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của một nhóm nhỏ cá nhân hay của một đảng phái nhất định, nên thay vì mang lại phúc lợi chung và sự an ninh thịnh vượng cho toàn xã hội liên hệ cũng như cho tất cả mọi người dân, thì chỉ nhằm hạn chế tối đa sự tự do của người dân, nhằm kiểm soát mọi sinh hoạt của người dân, sử dụng vũ lực để uy hiếp, đàn áp và bóc lột người dân một cách bất công, cốt vô hiệu hóa hoàn toàn hay ít là giảm thiểu tối đa mọi khả năng đối kháng khả dĩ của người dân, hầu qua đó họ có thể dễ dàng và tiếp tục nắm giữ vai trò thống trị của mình một cách độc đoán.
Trong khi đó, trái lại Mười Điều Răn Thiên Chúa, mà tiếng Do-thái gọi là „Mười Lời Đề Nghị“ hay „Mười Lời Hướng Dẫn“ của Thiên Chúa dành cho con người, chỉ nhằm giúp đỡ và hướng dẫn họ khỏi bị lạc lối, nhưng thẳng bước trên con đường tìm kiếm sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và đạt tới được sự tự do và sự hạnh phúc ấy, đó là khi con người biết trở về cùng Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc vô tận và cứu cánh chân thật của họ, vì ngoài Thiên Chúa, con người không thể tìm gặp được sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững, được, nhưng chỉ có thể tìm gặp được những mảnh vụn của sự tự do và sự hạnh phúc tạm bợ mà thôi. Vâng, sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững chỉ có thể phát xuất từ nguồn sung mãn tuyệt đối của chúng, tức Thiên Chúa Toàn Năng.
Để hiểu được rõ điều đó phần nào, chúng ta có thể so sánh Mười Điều Răn Thiên Chúa với những tấm bảng chỉ đường được dựng ở trên các lề đường, hầu để giúp cho người lữ hành không bị lạc đường và đạt tới được đích mong muốn, hay như các cột bê-tông và các thành sắt được xây dựng hai bên lề đường, nhất là khi con đường chạy qua những chỗ có hố sâu nguy hiểm. Thoạt nhìn, xem ra đó là những cản trở và những giới hạn khó chịu cho sự giao thông, nhưng tự bản chất, tất cả chúng là những phương tiện và những biện pháp tối cần để tránh cho những người đi bộ và các xe cộ khi giao thông qua lại trên các con đường đó không bị rơi xuống hố sâu, nhưng được bình an, được hạnh phúc trở về nhà (x. Đnl 6,16-18; Mt 25). Vì thế, hầu như tất cả mọi người đều nhận chân được điều đó và chấp nhận những cột trụ hay những ngáng bằng sắt kia như những biện pháp hợp lý và cần thiết, chứ chưa hề có một người đi bộ hay một tài xế lái xe nào phàn nàn hay phản đối sự hiện diện của chúng.
Cũng tương tự như thế, các Giới Răn Thiên Chúa không nhằm việc cấm đoán hay hạn chế sự tự do của con người như mục đích chính yếu, nhưng là nhằm giúp đỡ, bảo vệ và hướng dẫn con người biết sử dụng sự tự do của mình một cách đúng đắn và hợp lý, để họ có thể sống an vui hạnh phúc ngay ở đời này – trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình và đời sống xã hội – và mai hậu được hưởng nguồn hoan lạc bình an bất tận trong cuộc sống mới. Nếu chúng ta luôn có con mắt đức tin trong sáng, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá ra được, sẽ nhìn thấy rõ được mục đích cao cả và tối hậu ấy, nhất là sẽ cảm nghiệm được tình thương vô biên của Cha Chung trên trời đối với tất cả chúng ta, mà Người dấu kín trong các Giới Răn ấy.
Và sau cùng, chúng ta sẽ nhận chân được rằng việc tuân giữ Mười Điều Răn Thiên Chúa quả thực không hề làm mất sự tự do cá nhân của chúng ta và không hề là một gánh nặng bất khả kham, nhưng hoàn toàn ngược lại, Mười Điều Răn Thiên Chúa chẳng những giúp chúng ta sử dụng đúng đắn sự tự do của mình, mà còn giúp chúng ta thăng tiến nó mỗi ngày mỗi hơn. Hơn nữa, Mười Điều Răn Thiên Chúa là một hồng ân cao cả, là một vận may vô cùng quý báu mà Thiên Chúa đã trù liệu và đã an bài cho tất cả chúng ta, những người đang trên đường tìm kiếm và kiến tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa và có hạnh phúc thực sự.
Đó là lý do chủ yếu khiến chúng ta cùng học hỏi, cùng tìm hiểu và cùng suy niệm Mười Điều Răn mà Thiên Chúa đã đích thân long trọng ban bố cho toàn thể nhân loại qua Tổ phụ Mô-sê, người tôi trung dấu yêu của Người, trên núi Si-nai, trước sự chứng kiến của toàn thể con cái Ít-ra-en.
(Còn tiếp)