Phụng Vụ - Mục Vụ
Chính anh em hãy cho họ ăn
Lm Jude Siciliano, OP
06:40 28/07/2011
CHÚA NHẬT 18 MÙA THƯỜNG NIÊN A
Isaia 55: 1-3; Tv 145; Rm. 8: 35,37-39; Matthêu 14: 13-21
Một người bạn của tôi làm cha sở ở vùng Raleig, Giáo phận Bắc Carolina. Cha nói với tôi rằng sau vụ tấn công ngày 11/9 người ta bắt đầu đến nhà thờ sau khi tan sở, sau giờ học ở trường Đại học, trường của xứ và khu vực lân cận. Trong lúc buồn khổ, có cái gì đó kéo chúng ta lại với nhau; chúng ta thích ở với những người có cùng cảm nhận như chúng ta.
Khi buồn khổ, chúng ta không hề muốn ở với những người hạnh phúc. Khi cha mẹ của tôi lần lượt qua đời cách nhau chưa đầy một năm, những tháng ngày sau cái chết của các ngài, nếu có ai đó nói về cái chết của người thân của họ, tôi có thể bật khóc. Chính nỗi đau của mình giúp chúng ta nhạy cảm hơn với nỗi đau của người khác và điều đó kéo chúng ta lại gần nhau. Một người bạn theo giáo phái Baptist nói với tôi rằng: “Khi mẹ của tôi qua đời, người ta làm những việc mà những người theo phái Baptist thường làm, họ mang thức ăn tới. Chúng tôi quy tụ rất đông và có rất nhiều thức ăn – bạn có thể làm được gì nữa?” Đó có lẽ cũng giống như có “rất nhiều” thức ăn trong Tin mừng hôm nay.
Ngay phần mở đầu bài Tin mừng hôm nay đã có một giọng điệu riêng. Đức Giêsu nghe biết về cái chết của Gioan Tẩy Giả. Một nhân vật quan trọng đã qua đời. Một người đã can đảm lên tiếng đầy uy quyền, như một số người tin tưởng, là đấng Mêsia. Chúng ta biết tương quan của Gioan đối với Đức Giêsu – hai người là anh em họ. Quý vị còn nhớ Đức Maria đã đến thăm bà Êlizabet ở đầu sách Tin mừng không? Khi hai người gặp nhau, bà Êlizabeth đã nói với Đức Maria rằng đứa trẻ nhảy lên trong lòng bà. Cứ như thể mối tương quan của các Ngài trở lại ngày còn trong lòng mẹ. Gioan Tẩy Giả xuất hiện trước Đức Giêsu và, như nhiều người cho rằng, lúc đầu Đức Giêsu là môn đệ của Gioan. Thánh Gioan đã rửa tội cho Đức Giêsu tại sông Giođan, để khởi đầu cho cuộc đời sứ vụ công khai của Đức Giêsu. Thánh Gioan là một người quan trọng, xét ở nhiều cấp độ, trong cuộc đời của Đức Giêsu.
Vì thế, khi Đức Giêsu nghe tin Gioan chết, Ngài lánh đi đến một nơi hoang vắng riêng biệt. Đó là một thái độ trước nỗi đau thương, muốn được một mình. Nhưng Ngài không phải là người duy nhất bị cái chết của thánh Gioan tác động. Đám đông bị mất người lãnh đạo anh dũng của họ. Nếu người ta có thể giết Gioan Tẩy Giả, thì hỏi ai có thể được an toàn? Tất cả đều có thể bị tấn công - kể cả chính Đức Giêsu.
Nhưng Đức Giêsu không thể ở một mình, còn đó cả một đám đông mà Tin mừng đôi khi xem giống như “đàn chiên không người chăn dắt”. Khi Đức Giêsu thấy đám đông, “Ngài chạnh lòng thương”. Từ “chạnh lòng” có vẻ như chiếu cố. Chúng ta nói: “tôi không muốn ai thương hại!” Hay, khi nóng giận ta hay nói “thật đáng thương hại”. Đây không phải là lời khen ngợi hay chúc mừng, cũng chẳng phải là tình cảm thương mến hay quan tâm. Nhưng trong Kinh thánh, thương xót hàm ý một tình cảm sâu xa. Có lẽ một từ hay hơn có thể là “động lòng trắc ẩn”.
Trong Sách thánh, lòng trắc ẩn mô tả một tình cảm gần gũi gắn bó; một động thái tự nhiên từ sâu thẳm. Giống như người mẹ cảm nhận về đứa con trong lòng mình cách tự nhiên theo bản năng. Bà của tôi có một câu nói của người Ý có thể được dịch ra như sau: “Người mẹ hiểu được đứa con của mình dù nó im lặng”. Người mẹ “cảm nhận” được con mình muốn gì và cần gì ngay cả trước khi nó nói lên điều đó. Hoặc, giống như một lần một người cha nói với tôi. Khi ông đang trên đường đi làm về thì đứa con gái bốn tuổi chạy ra đón ông. Cô bé trượt chân té và ông ấy nói với tôi: “trước khi con bé chạm vào nền xi măng thì tôi đã cảm thấy nó bị đau”. Lòng thương.
Nhạy cảm với nỗi đau của người khác là bản năng tự nhiên, đó cũng là những gì Đức Giêsu cảm thấy khi Ngài nhìn thấy đám đông kh người bước khỏi thuyền. “Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.”
Những người đau khổ hoặc thua thiệt thì có khuynh hướng tụ họp với nhau – như đám đông ngày ấy trước mắt Đức Giêsu. Các môn đệ có vẻ như muốn tránh xa đám đông. “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn.” Nghe ra có vẻ như các ông hơi hà khắc, nhưng có vẻ không hẳn thế. Nếu các ông là các môn đệ, có thể các ông cũng có cùng một cảm giác như Đức Giêsu. Các ông có thể bắt đầu học được cách suy nghĩ và cảm như Ngài đã làm. Đó chính là điều mà người môn đệ thực hiện, là bản mô tả công việc của chúng ta – hãy học biết cách suy nghĩ và hành động như Đức Giêsu – để lớn lên trong lòng trắc ẩn.
Các môn đệ chắc đã phải cảm thấy ngợp trước những gì mình thấy, “một đoàn người đông đảo”. Làm thế nào các môn đệ ít ỏi này có thể dù chỉ là gọi tên những nhu cầu, thể lý và tinh thần, mà những người này đang chờ đợi? Làm thế nào mà các ông có thể giải quyết được?
Chúng ta cũng giống như các môn đệ ấy. Chúng ta nhìn vào cuộc đời mình, những người xung quanh và nhu cầu của thế giới. Có một “đám đông” người và những vấn đề cần kể ra: trong gia đình mình, công việc, những vấn đề về tài chính, tương lai của các con, bạn bè ở trường, nhu cầu sức khỏe và tinh thần của những người nghèo,… Như người môn đệ, chúng ta quan sát và cảm thông khi thấy quá nhiều những nhu cầu. Đó là cả một đám đông. Các môn đệ không vô tâm, chúng ta cũng vậy. Với biết bao những vấn nạn như thế cả ở trong đất nước chúng ta cũng như khắp nơi trên thế giới, chúng ta dường như cần một đội quân và các tổ chức lớn để giải quyết. Và chúng ta đúng, các tổ chức đó nên chỉ ra những vấn nạn về giáo dục, chăm sóc người bệnh, già nua, di dân, vô gia cư và cả những gia đình bị lụi bại về tài chánh,… Nhưng chúng ta cũng nên làm cái gì đó, như chúng ta nghe thấy lời vọng của Đức Giêsu nói với các môn đệ là chúng ta, “chính anh em hãy cho họ ăn”.
Tôi đã có một buổi nói chuyện với mục sư phái Baptist, một buổi nói chuyện có thể để lại cho quý vị cảm giác thất bại và không thể giúp gì được. Chúng tôi nói về các vấn nạn lớn, vấn đề của thế giới và của thành phố chúng ta đang sống đây. Tôi hỏi ông ta: “Mục sư làm gì với một nhu cầu lớn như thế?” Những lời của ông ấy đã đọng lại trong tôi và cho tôi một hướng đi. Ông nói: “Tôi xử lý góc nhỏ của mảnh vải ở gần tôi nhất”. Đó, quý vị làm gì đó tại đây và ngay bây giờ, rất nhỏ và tầm thường trong viễn cảnh của những vấn nạn của thế giới. Quý vị làm gì đó, dù chỉ như năm chiếc bánh và vài con cá trước đám người đông đảo.
Đức Giêsu không bỏ di khi Ngài đối diện với những người đang đói này. Ngài dùng những gì chúng ta có và qua chúng ta Ngài trao ban chính mình cho người khác. Cuối cùng thì cũng đủ cho mọi người – hơn cả đủ. Thiên Chúa có mối tương quan ruột thịt với chúng ta: chúng ta là con cái của Chúa và Chúa biết những đói khát của chúng ta trước cả khi chúng ta tỏ ra. Thực sự, Thiên Chúa biết cơn đói khát sâu thẳm nhất của chúng ta và biết cho chúng ta loại thức ăn nào. Thứ thức ăn đó quá đủ cho chúng ta – thức ăn của đời sống vĩnh cửu là Đức Giêsu Kitô.
Gần đây tôi đến một nhà thờ mà ở đó không đủ bánh thánh cho mỗi người lên hiệp lễ. Thế nên, tôi phải bẻ nhỏ bánh ra. Những mẩu bánh trông không lớn lắm; một số người lên rước lễ có bàn tay rất to nên những mẩu bánh trông lại càng nhỏ hơn và ít trang trọng hơn! Nhưng có ai thấy mình nhận được một Giêsu ít hơn không? Thưa không, Ngài trao ban tất cả mình Ngài cho chúng ta trong những mẩu bánh; chúng ta có thừa để ăn. Hôm nay, Ngài cũng trao ban trọn vẹn mình Ngài cho chúng ta, như Ngài luôn làm thế. Ngài giúp chúng ta nhìn theo cách mà Ngài nhìn, để có “tình cảm ruột thịt” với những người xung quanh. Ngài có thể khiến những nỗ lực của chúng ta tăng lên bội phần, dù là trong những việc nhỏ bé chúng ta làm cho những người đang thiếu thốn. Với sự hiện diện của Ngài thì sẽ có mọi thứ hơn cả đủ dùng.
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đamnh Gòvấp
18th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Isaiah 55: 1-3; Psalm 145; Rom. 8: 35,37-39; Matthew 14: 13-21
A friend of mine is a pastor in our Raleigh, North Carolina diocese. He told me that after the attacks on 9/11 people began to wander into church from jobs, classes at the University, the parish school and the neighborhood. There is something in us at times of grief that draws us together; we want to be with others who feel what we feel.
When we are grieving we don’t want to be with happy people. When my aged parents died within 11 months of each other, the months after their deaths, if someone told me about the death of someone they loved, I would tear up. Your own pain makes you more sensitive to the pain of others and draws you together. A Baptist friend of mine told me, "When my mother died people did what Baptists do, they brought food. We get together with globs and globs of food–what else can you do?" There certainly were "globs and globs" of food in today’s gospel.
The opening to our gospel story sets the tone. Jesus hears of the death of John the Baptist. Someone important had died. Someone who had the courage to speak up to authority and, as some believed, was the messiah. We know who John was to Jesus–they were cousins. Remember when Mary visited Elizabeth early in the gospel? As the two women drew near, Elizabeth tells Mary that the baby leapt in her womb. It it as if their relationship goes back to womb days. John the Baptist preceded Jesus and, it is believed, at first, Jesus was a disciple of John. John baptized Jesus in the Jordan, which began Jesus’ public ministry. John was an important person, on many levels, in Jesus’ life.
So when Jesus hears of John’s death he retires to a lonely place. That’s another response to grieving, to want to be alone. But he wasn’t the only one affected by John’s death. The crowds had lost their powerful leader. If they could kill John the Baptist, then who was safe? All were vulnerable–even Jesus himself.
But Jesus can’t be alone, there’s this crowd, which the gospel sometimes likens to "sheep without a shepherd." When Jesus saw the vast crowd, "his heart was moved with pity for them." The English word "pity" can sound so condescending. We say, "I don’t want your pity!" Or, in anger we say, "I pity you." That’s not meant as a compliment, nor is it a feeling of love and concern. But, in the Bible, pity connotes deep feeling. Perhaps a better word might be "compassion"
In the Scriptures compassion describes a gut feeling; a spontaneous movement from down deep. It’s like what a mother instinctively feels for the child of her womb. My grandmother had an old Italian expression which translated says, "A mother understands her mute child." A mother "feels" what the child wants and needs even before the child expresses it. Or, it is like what a father told me once. He was coming home from work and his four-year-old daughter came running down the path to greet him. She tripped and he told me, "Before she hit the concrete, I felt her pain."
Compassion.
That feeling for another’s pain is instinctual, it’s what Jesus felt when he saw the crowd as he disembarked from the boat. "When he disembarked and saw the vast crowd, his heart was moved with pity for them, and he cured their sick."
People in pain, or who are suffering loss, tend to congregate–as they did that day in Jesus’ presence. The disciples sound like they want to get rid of the crowd. "This is a deserted place and it is already late; dismiss the crowds so they can go to the villages and buy food for themselves." They sound a bit harsh, but maybe not. If they are disciples, maybe they have the feelings Jesus has. They may be beginning to learn to think and feel as he did. That’s what disciples do, it’s our job description–to learn to think and act like Jesus–to grow in compassion.
The disciples must have felt overwhelmed by what they saw, "a vast crowd." How could these few disciples ever address all the needs, physical and emotional, they were looking at? How could they expect to deal with it all?
We are like those disciples. We look at our lives, those around us and the needs of our world. There is a "vast crowd" of people and issues that need addressing: in our families, jobs, financial woes, our children’s future, our friends at school, the physical and mental needs of the poor, etc. As disciples we look out and have pity as we see so much need. It’s a vast crowd. The disciples weren’t heartless, nor are we. With such huge issues both here in our country and around the world, we tend to want big forces and institutions to deal with them. And we are right, they should address those big issues of education, care for the sick, elderly, migrants, homeless, financially ruined families, etc. But we should do something too, as we hear the echoes of Jesus’ words to us disciples: "You give them some food yourselves."
I had one of those conversations a while back with a Baptist minister, the kind of conversation that can leave you feeling defeated and helpless. We were talking about huge issues, the problems of the world and the city in which we live. I asked him, "What do you do about such enormous needs?" His words stay with me and give me direction. He said, "I deal with the small corner of the cloth closest to me." That is, you do something here and now, as small and as insignificant as it feels in light of the world’s issues. You do something, even though it feels like just five loaves and a few fish in front of a vast crowd.
Jesus doesn’t leave the scene as he faces all those hungry people. He takes what we have and through us he gives himself to others. It turns out, that there was enough after all–more than enough. God has a womb-relationship with us: we are God’s children and God knows our hungers even before we express them. Indeed, God knows our deepest hunger and knows what kind of food to give us. That food will be more than enough for us – the food of eternal life, Jesus Christ.
Recently I was at a church and we didn’t have enough communion hosts for each person who came to receive. So we broke the hosts into smaller pieces. They didn’t look very big; some of the people who came up to receive had large hands which made the particles look even smaller and less significant! But did anyone feel they got less of Jesus? No, he gave all of himself to us in the fragments; we had more than enough to eat. He gives all of himself to us today too, as he always does. He helps us see the way he sees, to have "womb-feelings" for those around us. He can multiply our efforts, even in the tiny things we do for those in need. With his presence there will be more than enough.
Isaia 55: 1-3; Tv 145; Rm. 8: 35,37-39; Matthêu 14: 13-21
Một người bạn của tôi làm cha sở ở vùng Raleig, Giáo phận Bắc Carolina. Cha nói với tôi rằng sau vụ tấn công ngày 11/9 người ta bắt đầu đến nhà thờ sau khi tan sở, sau giờ học ở trường Đại học, trường của xứ và khu vực lân cận. Trong lúc buồn khổ, có cái gì đó kéo chúng ta lại với nhau; chúng ta thích ở với những người có cùng cảm nhận như chúng ta.
Khi buồn khổ, chúng ta không hề muốn ở với những người hạnh phúc. Khi cha mẹ của tôi lần lượt qua đời cách nhau chưa đầy một năm, những tháng ngày sau cái chết của các ngài, nếu có ai đó nói về cái chết của người thân của họ, tôi có thể bật khóc. Chính nỗi đau của mình giúp chúng ta nhạy cảm hơn với nỗi đau của người khác và điều đó kéo chúng ta lại gần nhau. Một người bạn theo giáo phái Baptist nói với tôi rằng: “Khi mẹ của tôi qua đời, người ta làm những việc mà những người theo phái Baptist thường làm, họ mang thức ăn tới. Chúng tôi quy tụ rất đông và có rất nhiều thức ăn – bạn có thể làm được gì nữa?” Đó có lẽ cũng giống như có “rất nhiều” thức ăn trong Tin mừng hôm nay.
Ngay phần mở đầu bài Tin mừng hôm nay đã có một giọng điệu riêng. Đức Giêsu nghe biết về cái chết của Gioan Tẩy Giả. Một nhân vật quan trọng đã qua đời. Một người đã can đảm lên tiếng đầy uy quyền, như một số người tin tưởng, là đấng Mêsia. Chúng ta biết tương quan của Gioan đối với Đức Giêsu – hai người là anh em họ. Quý vị còn nhớ Đức Maria đã đến thăm bà Êlizabet ở đầu sách Tin mừng không? Khi hai người gặp nhau, bà Êlizabeth đã nói với Đức Maria rằng đứa trẻ nhảy lên trong lòng bà. Cứ như thể mối tương quan của các Ngài trở lại ngày còn trong lòng mẹ. Gioan Tẩy Giả xuất hiện trước Đức Giêsu và, như nhiều người cho rằng, lúc đầu Đức Giêsu là môn đệ của Gioan. Thánh Gioan đã rửa tội cho Đức Giêsu tại sông Giođan, để khởi đầu cho cuộc đời sứ vụ công khai của Đức Giêsu. Thánh Gioan là một người quan trọng, xét ở nhiều cấp độ, trong cuộc đời của Đức Giêsu.
Vì thế, khi Đức Giêsu nghe tin Gioan chết, Ngài lánh đi đến một nơi hoang vắng riêng biệt. Đó là một thái độ trước nỗi đau thương, muốn được một mình. Nhưng Ngài không phải là người duy nhất bị cái chết của thánh Gioan tác động. Đám đông bị mất người lãnh đạo anh dũng của họ. Nếu người ta có thể giết Gioan Tẩy Giả, thì hỏi ai có thể được an toàn? Tất cả đều có thể bị tấn công - kể cả chính Đức Giêsu.
Nhưng Đức Giêsu không thể ở một mình, còn đó cả một đám đông mà Tin mừng đôi khi xem giống như “đàn chiên không người chăn dắt”. Khi Đức Giêsu thấy đám đông, “Ngài chạnh lòng thương”. Từ “chạnh lòng” có vẻ như chiếu cố. Chúng ta nói: “tôi không muốn ai thương hại!” Hay, khi nóng giận ta hay nói “thật đáng thương hại”. Đây không phải là lời khen ngợi hay chúc mừng, cũng chẳng phải là tình cảm thương mến hay quan tâm. Nhưng trong Kinh thánh, thương xót hàm ý một tình cảm sâu xa. Có lẽ một từ hay hơn có thể là “động lòng trắc ẩn”.
Trong Sách thánh, lòng trắc ẩn mô tả một tình cảm gần gũi gắn bó; một động thái tự nhiên từ sâu thẳm. Giống như người mẹ cảm nhận về đứa con trong lòng mình cách tự nhiên theo bản năng. Bà của tôi có một câu nói của người Ý có thể được dịch ra như sau: “Người mẹ hiểu được đứa con của mình dù nó im lặng”. Người mẹ “cảm nhận” được con mình muốn gì và cần gì ngay cả trước khi nó nói lên điều đó. Hoặc, giống như một lần một người cha nói với tôi. Khi ông đang trên đường đi làm về thì đứa con gái bốn tuổi chạy ra đón ông. Cô bé trượt chân té và ông ấy nói với tôi: “trước khi con bé chạm vào nền xi măng thì tôi đã cảm thấy nó bị đau”. Lòng thương.
Nhạy cảm với nỗi đau của người khác là bản năng tự nhiên, đó cũng là những gì Đức Giêsu cảm thấy khi Ngài nhìn thấy đám đông kh người bước khỏi thuyền. “Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.”
Những người đau khổ hoặc thua thiệt thì có khuynh hướng tụ họp với nhau – như đám đông ngày ấy trước mắt Đức Giêsu. Các môn đệ có vẻ như muốn tránh xa đám đông. “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn.” Nghe ra có vẻ như các ông hơi hà khắc, nhưng có vẻ không hẳn thế. Nếu các ông là các môn đệ, có thể các ông cũng có cùng một cảm giác như Đức Giêsu. Các ông có thể bắt đầu học được cách suy nghĩ và cảm như Ngài đã làm. Đó chính là điều mà người môn đệ thực hiện, là bản mô tả công việc của chúng ta – hãy học biết cách suy nghĩ và hành động như Đức Giêsu – để lớn lên trong lòng trắc ẩn.
Các môn đệ chắc đã phải cảm thấy ngợp trước những gì mình thấy, “một đoàn người đông đảo”. Làm thế nào các môn đệ ít ỏi này có thể dù chỉ là gọi tên những nhu cầu, thể lý và tinh thần, mà những người này đang chờ đợi? Làm thế nào mà các ông có thể giải quyết được?
Chúng ta cũng giống như các môn đệ ấy. Chúng ta nhìn vào cuộc đời mình, những người xung quanh và nhu cầu của thế giới. Có một “đám đông” người và những vấn đề cần kể ra: trong gia đình mình, công việc, những vấn đề về tài chính, tương lai của các con, bạn bè ở trường, nhu cầu sức khỏe và tinh thần của những người nghèo,… Như người môn đệ, chúng ta quan sát và cảm thông khi thấy quá nhiều những nhu cầu. Đó là cả một đám đông. Các môn đệ không vô tâm, chúng ta cũng vậy. Với biết bao những vấn nạn như thế cả ở trong đất nước chúng ta cũng như khắp nơi trên thế giới, chúng ta dường như cần một đội quân và các tổ chức lớn để giải quyết. Và chúng ta đúng, các tổ chức đó nên chỉ ra những vấn nạn về giáo dục, chăm sóc người bệnh, già nua, di dân, vô gia cư và cả những gia đình bị lụi bại về tài chánh,… Nhưng chúng ta cũng nên làm cái gì đó, như chúng ta nghe thấy lời vọng của Đức Giêsu nói với các môn đệ là chúng ta, “chính anh em hãy cho họ ăn”.
Tôi đã có một buổi nói chuyện với mục sư phái Baptist, một buổi nói chuyện có thể để lại cho quý vị cảm giác thất bại và không thể giúp gì được. Chúng tôi nói về các vấn nạn lớn, vấn đề của thế giới và của thành phố chúng ta đang sống đây. Tôi hỏi ông ta: “Mục sư làm gì với một nhu cầu lớn như thế?” Những lời của ông ấy đã đọng lại trong tôi và cho tôi một hướng đi. Ông nói: “Tôi xử lý góc nhỏ của mảnh vải ở gần tôi nhất”. Đó, quý vị làm gì đó tại đây và ngay bây giờ, rất nhỏ và tầm thường trong viễn cảnh của những vấn nạn của thế giới. Quý vị làm gì đó, dù chỉ như năm chiếc bánh và vài con cá trước đám người đông đảo.
Đức Giêsu không bỏ di khi Ngài đối diện với những người đang đói này. Ngài dùng những gì chúng ta có và qua chúng ta Ngài trao ban chính mình cho người khác. Cuối cùng thì cũng đủ cho mọi người – hơn cả đủ. Thiên Chúa có mối tương quan ruột thịt với chúng ta: chúng ta là con cái của Chúa và Chúa biết những đói khát của chúng ta trước cả khi chúng ta tỏ ra. Thực sự, Thiên Chúa biết cơn đói khát sâu thẳm nhất của chúng ta và biết cho chúng ta loại thức ăn nào. Thứ thức ăn đó quá đủ cho chúng ta – thức ăn của đời sống vĩnh cửu là Đức Giêsu Kitô.
Gần đây tôi đến một nhà thờ mà ở đó không đủ bánh thánh cho mỗi người lên hiệp lễ. Thế nên, tôi phải bẻ nhỏ bánh ra. Những mẩu bánh trông không lớn lắm; một số người lên rước lễ có bàn tay rất to nên những mẩu bánh trông lại càng nhỏ hơn và ít trang trọng hơn! Nhưng có ai thấy mình nhận được một Giêsu ít hơn không? Thưa không, Ngài trao ban tất cả mình Ngài cho chúng ta trong những mẩu bánh; chúng ta có thừa để ăn. Hôm nay, Ngài cũng trao ban trọn vẹn mình Ngài cho chúng ta, như Ngài luôn làm thế. Ngài giúp chúng ta nhìn theo cách mà Ngài nhìn, để có “tình cảm ruột thịt” với những người xung quanh. Ngài có thể khiến những nỗ lực của chúng ta tăng lên bội phần, dù là trong những việc nhỏ bé chúng ta làm cho những người đang thiếu thốn. Với sự hiện diện của Ngài thì sẽ có mọi thứ hơn cả đủ dùng.
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đamnh Gòvấp
18th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Isaiah 55: 1-3; Psalm 145; Rom. 8: 35,37-39; Matthew 14: 13-21
A friend of mine is a pastor in our Raleigh, North Carolina diocese. He told me that after the attacks on 9/11 people began to wander into church from jobs, classes at the University, the parish school and the neighborhood. There is something in us at times of grief that draws us together; we want to be with others who feel what we feel.
When we are grieving we don’t want to be with happy people. When my aged parents died within 11 months of each other, the months after their deaths, if someone told me about the death of someone they loved, I would tear up. Your own pain makes you more sensitive to the pain of others and draws you together. A Baptist friend of mine told me, "When my mother died people did what Baptists do, they brought food. We get together with globs and globs of food–what else can you do?" There certainly were "globs and globs" of food in today’s gospel.
The opening to our gospel story sets the tone. Jesus hears of the death of John the Baptist. Someone important had died. Someone who had the courage to speak up to authority and, as some believed, was the messiah. We know who John was to Jesus–they were cousins. Remember when Mary visited Elizabeth early in the gospel? As the two women drew near, Elizabeth tells Mary that the baby leapt in her womb. It it as if their relationship goes back to womb days. John the Baptist preceded Jesus and, it is believed, at first, Jesus was a disciple of John. John baptized Jesus in the Jordan, which began Jesus’ public ministry. John was an important person, on many levels, in Jesus’ life.
So when Jesus hears of John’s death he retires to a lonely place. That’s another response to grieving, to want to be alone. But he wasn’t the only one affected by John’s death. The crowds had lost their powerful leader. If they could kill John the Baptist, then who was safe? All were vulnerable–even Jesus himself.
But Jesus can’t be alone, there’s this crowd, which the gospel sometimes likens to "sheep without a shepherd." When Jesus saw the vast crowd, "his heart was moved with pity for them." The English word "pity" can sound so condescending. We say, "I don’t want your pity!" Or, in anger we say, "I pity you." That’s not meant as a compliment, nor is it a feeling of love and concern. But, in the Bible, pity connotes deep feeling. Perhaps a better word might be "compassion"
In the Scriptures compassion describes a gut feeling; a spontaneous movement from down deep. It’s like what a mother instinctively feels for the child of her womb. My grandmother had an old Italian expression which translated says, "A mother understands her mute child." A mother "feels" what the child wants and needs even before the child expresses it. Or, it is like what a father told me once. He was coming home from work and his four-year-old daughter came running down the path to greet him. She tripped and he told me, "Before she hit the concrete, I felt her pain."
Compassion.
That feeling for another’s pain is instinctual, it’s what Jesus felt when he saw the crowd as he disembarked from the boat. "When he disembarked and saw the vast crowd, his heart was moved with pity for them, and he cured their sick."
People in pain, or who are suffering loss, tend to congregate–as they did that day in Jesus’ presence. The disciples sound like they want to get rid of the crowd. "This is a deserted place and it is already late; dismiss the crowds so they can go to the villages and buy food for themselves." They sound a bit harsh, but maybe not. If they are disciples, maybe they have the feelings Jesus has. They may be beginning to learn to think and feel as he did. That’s what disciples do, it’s our job description–to learn to think and act like Jesus–to grow in compassion.
The disciples must have felt overwhelmed by what they saw, "a vast crowd." How could these few disciples ever address all the needs, physical and emotional, they were looking at? How could they expect to deal with it all?
We are like those disciples. We look at our lives, those around us and the needs of our world. There is a "vast crowd" of people and issues that need addressing: in our families, jobs, financial woes, our children’s future, our friends at school, the physical and mental needs of the poor, etc. As disciples we look out and have pity as we see so much need. It’s a vast crowd. The disciples weren’t heartless, nor are we. With such huge issues both here in our country and around the world, we tend to want big forces and institutions to deal with them. And we are right, they should address those big issues of education, care for the sick, elderly, migrants, homeless, financially ruined families, etc. But we should do something too, as we hear the echoes of Jesus’ words to us disciples: "You give them some food yourselves."
I had one of those conversations a while back with a Baptist minister, the kind of conversation that can leave you feeling defeated and helpless. We were talking about huge issues, the problems of the world and the city in which we live. I asked him, "What do you do about such enormous needs?" His words stay with me and give me direction. He said, "I deal with the small corner of the cloth closest to me." That is, you do something here and now, as small and as insignificant as it feels in light of the world’s issues. You do something, even though it feels like just five loaves and a few fish in front of a vast crowd.
Jesus doesn’t leave the scene as he faces all those hungry people. He takes what we have and through us he gives himself to others. It turns out, that there was enough after all–more than enough. God has a womb-relationship with us: we are God’s children and God knows our hungers even before we express them. Indeed, God knows our deepest hunger and knows what kind of food to give us. That food will be more than enough for us – the food of eternal life, Jesus Christ.
Recently I was at a church and we didn’t have enough communion hosts for each person who came to receive. So we broke the hosts into smaller pieces. They didn’t look very big; some of the people who came up to receive had large hands which made the particles look even smaller and less significant! But did anyone feel they got less of Jesus? No, he gave all of himself to us in the fragments; we had more than enough to eat. He gives all of himself to us today too, as he always does. He helps us see the way he sees, to have "womb-feelings" for those around us. He can multiply our efforts, even in the tiny things we do for those in need. With his presence there will be more than enough.
Đào tạo lòng tin
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:07 28/07/2011
Chúa nhật 18 A
Chúa Giêsu không bao giờ làm phép lạ để làm loá mắt thiên hạ bằng sự lạ lùng.
Khi chống lại sự cám dỗ của Satan trong sa mạc, Chúa không làm ảo thuật ngoạn mục là khiến đá biến thành bánh trong nháy mắt hay gieo mình xuống từ nóc đền thờ.
Chúa làm phép lạ chỉ để cứu giúp người khác và từ sự cộng tác của họ.
Tại Cana, Chúa không khiến cho sáu chum đầy rượu tức khắc mà lại bảo các gia nhân: "Hãy đổ nước đầy các chum!" (Ga 2, 7). Các môn đệ sau một đêm vất vả chẳng bắt được con cá nào, Chúa không truyền lệnh cho cá đầy thuyền mà bảo Simon "ra khơi mà thả lưới đánh cá" ( Lc 5, 4 -7). Trong phép lạ hoá bánh ra nhiều cũng vậy: "Các anh có mấy chiếc bánh?" ( Mc 6, 38). Chúa đã làm phép lạ từ 5 chiếc bánh và 2 con cá của một cậu bé.
Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều với mục đích đào tạo lòng tin của các môn đệ.
Chúa Giêsu tỏ ra cho các môn đệ thấy lòng xót thương của Ngài đối với dân chúng "vì họ như cừu chiên không người chăn giữ". Chúa chạnh lòng thương và chữa lành các bệnh nhân chứng tỏ Ngài là vị Mục tử mà ngôn sứ Êdêkien đã nói đến ( Ed 34). Chúa muốn các môn đệ nhận ra Ngài là Chúa Chiên, là Mục tử nhân lành. Phép lạ hoá bánh là cả một bài dạy bằng thực hành về người chăn chiên tốt lành. Chính các môn đệ còn được "tập sự" chia sẽ công việc của chủ chăn. Họ phải đi kiếm bánh, phân phát cho dân chúng và thu lượm những gì còn sót lại.
- Phép lạ hoá bánh là dấu chỉ báo trước Thánh Thể "Ngài cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ" ( Mt 14, 20). Trong Tiệc Ly "Ngài cấm lấy bánh, chúc tụng" ( Mc 14, 22). Cử chỉ Bẻ Bánh đã trở thành nét đặc trưng của Chúa Giêsu ( Lc 24, 30) và của Giáo hội ( Cv 2, 42).
- Ðược bánh ăn, dân chúng muốn "bắt lấy Ngài tôn lên làm vua" ( Ga 6, 15). Họ tiếp nối Satan cám dỗ Ngài lần nữa. Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh "Hãy ra công làm việc, đừng vì lương thực hư nát nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời mà Con Người sẽ ban cho các ngươi" (Ga 6, 27). Họ xin cho được ăn mãi thứ bánh ấy và Chúa đã bảo họ: "Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với ta không hề phải đói, ai tin vào ta, chẳng khát bao giờ" ( Ga 6, 35). Chóp đỉnh của mạc khải về Bánh Hằng Sống chính là "Ai ăn thịt ta và uống máu ta thì được sống muôn đời, và ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết" (Ga 6, 54). Ăn thịt, uống máu nhấn mạnh đến cái chết trên thập giá của Chúa.
"Bánh ta sẽ ban" hướng về cái chết của Chúa Giêsu và gợi đến Tiệc Thánh Thể lưu niệm vĩnh viễn sự chết cứu độ của Chúa trên Thập giá. Giá trị cứu rỗi của của cái chết trên Thập giá được hiện tại hoá lụôn mãi trong Tiệc Tạ Ơn của Giáo Hội. Người tín hữu được sống dồi dào khi ăn uống Mình Máu Chúa Giêsu.
- Chúa vẫn tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội, thực hiện công trình cứu độ trong Giáo hội, qua Giáo hội và với Giáo hội.
Các anh có mấy chiếc bánh? ( Mc 6, 38), đó vẫn mãi mãi vừa là câu hỏi, vừa là lời mời gọi khẩn thiết của Chúa Kitô. Trao cho chúng ta Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể, Chúa mời gọi chúng ta bẻ ra và trao cho anh em mình.
Bánh Lời Chúa:
"Lời đã trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta" ( Ga 1, 14). Lời Thiên Chúa là Lời Quyền Năng, nhưng Ngài lại trao cho con người sứ mạng công bố lời Ngài "Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ" ( Dt1, 1). Cũng một sứ mạng ấy được tiếp nối trong Giáo hội hôm nay "Ngài sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân" ( Lc 9, 2). Sứ mạng đó là nhiệm vụ cốt yếu của các tông đồ "Chúng tôi không thể sao nhãng Lời Thiên Chúa để lo giúp việc bàn ăn" ( Cv 6, 2) và chính Thánh Phaolô kêu lên "khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng". Thế là con người tội lỗi được giao trách nhiệm công bố Lời thánh hoá, con người yếu đuối công bố Lời quyền năng, con người giới hạn công bố Lời vĩnh cửu. Một vinh dự quá đổi lớn lao.
Lời Chúa có thể đọc và giải thích ngoài phụng vụ, trong phạm vi cá nhân hoặc khi làm việc đạo đức. Khi đó Lời Chúa là cơ hội ban ơn hiện sủng và hiệu năng ở đây là hiệu năng "do nhân" (ex opere operantis), tuỳ thuộc thái độ tâm hồn của người đọc và người nghe. Lời Chúa được công bố khi cử hành phụng vụ. Ðó là Lời do Chúa Giêsu hoặc Giáo hội ấn định, được công bố nhân danh Chúa và Giáo hội bời Thừa tác viên chính thức.
Lời Bí Tích mang hiệu năng "do sự" ( ex opere operato), qua các bí tích, Chúa Kitô ban ân sủng cho người lãnh nhận.
Sứ vụ công bố Lời Chúa được thực hiện trong tác động của Thánh Thần. Bởi thế người rao giảng Tin mừng chỉ có thể thực rao giảng Lời Chúa nhờ quyền năng và tác động của Thánh Thần. Chính Thánh Thần tác động lên người nói cũng như người nghe, để Lời được công bố không còn là Lời của người phàm nhưng là Lời Thiên Chúa. Dù ta có cố gắng đến đâu cũng không thể cải hoá lòng người vì: "Không ai có thể tuyên xưng Ðức Giêsu là Chúa mà không do Thánh Thần" ( 1 Cor 12, 3) và "Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả chỉ là uổng công"(Tv 127, 1).
Các Con có mấy chiếc Bánh Lời Chúa để trao cho anh em? Chúa vẫn luôn hỏi chúng ta điều ấy mỗi ngày. Bởi đó, cần trau dồi Lời Thiên Chúa, vì người được sai đi để công bố Lời Thiên Chúa chứ không phải lời của thế gian, cho dẫu lời ấy có khôn ngoan đến đâu chăng nữa. Ðồng thời cũng phải trau dồi lời con người, là khả năng nói, loan báo, kỹ năng diễn đạt tư tưởng và rao giảng để Lời Chúa chinh phục các tâm hồn.
Công bố Lời Chúa vừa là một hồng ân vừa là một trách nhiệm. Là hồng ân vì con người tầm thường được Thiên Chúa mời gọi làm ngôn sứ. Là trách nhiệm vì phải nổ lực để chu toàn sứ vụ.
Bánh Thánh Thể:
Bánh và rượu tương trưng đầy đủ chính con người chúng ta. Bánh là kết quả công lao khó nhọc của con người. Người ta thường nói: Ðổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có mà ăn. Bánh như thế tượng trưng công lao khó nhọc của con người và chính sự sống con người. Bên cạnh đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần. Vì thế cùng với bánh chúng ta dâng rượu. Rượu tượng trưng cho mọi nỗi vui buồn sướng khổ của đời người: khi vui ta uống chén rươụ mừng nhưng khi buồn ta uống chén rượu giải khuây. Dâng lên Chúa bánh và rượu là chúng ta dâng lên tất cả đời sống với mọi nỗi vui buồn sướng khổ, tất cả dệt nên cuộc sống hiện tại của chúng ta.
Ðến Nhà Thờ dâng Lễ, mỗi tín hữu mang lễ vật riêng là chính đời sống của mình, nhưng khi dâng lễ, nó được thu hợp lại thành lễ vật chung của cộng đoàn dâng lên Chúa. Tấm bánh được hình thành bởi trăm ngàn hạt lúa miến đã được xay nát ra và hoà trộn với nhau trong chậu bột. Ly rượu là kết quả của nhiều trái nho được ép ra và hoà tan với nhau. Cả hai tượng trưng đầy đủ ý nghĩa cộng đồng cho lễ vật mỗi người cũng như lễ vật toàn thể cộng đoàn. Linh mục đọc Lời Truyền Phép là lời Chúa Kitô, nhờ quyền năng chúa Thánh Thần, bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Đồng thời Chúa Kitô cũng biến đổi những hy sinh, những hạnh phúc đau khổ, những trách nhiệm của cộng đoàn trong hiến lễ để rồi khi mỗi người rước lễ họ đón nhận Mình Máu Chúa là đón nhận lại của lễ mình dâng lên mà giờ đây đã được thánh hiến. Người tín hữu được lớn lên trong đức tin, trong lòng mến nhờ ân sủng của Thánh Thể Chúa Kitô "Chính tôi là Bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói;ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ" ( Ga 6, 35). "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời" ( Ga 6, 51). Thánh Thể như thế là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người; là quà tặng Thiên Chúa trao ban cho nhân loại, và chính là lương thực thiêng liêng, bảo đảm hạnh phúc trường cửu của chúng ta. Bởi đó tham dự thánh lễ cách đầy đủ tích cực trọn vẹn với tất cả con người là cách tốt nhất đáp lại tình thương của Chúa, yêu mến Thánh Thể.
ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận viết “Con muốn hỏi: ‘Cách gì đẹp lòng Chúa hơn cả?’. Hãy tham dự Thánh lễ, vì không kinh nào, không tổ chức, nghi thức nào sánh bằng lời nguyện và hy lễ Chúa Giêsu trên Thánh giá”. (Đường Hy Vọng #349).
Bí tích Thánh Thể là ‘nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu’ (GH 11), là trung tâm điểm của Phụng Vụ vì cử hành mầu nhiệm Vượt Qua, ‘mầu nhiệm Chúa Kitô hoàn tất công trình cứu độ chúng ta’ (GLCG 1068).
Tham dự Thánh Lễ cách “trọn vẹn, ý thức và linh động”, và “qua cuộc sống biểu lộ cho người khác thấy mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Hội Thánh chân chính” (PV 2) là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một niềm tin nhạy cảm để biết nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa. Xin ban cho chúng con tấm lòng quảng đại, để biết sống chia sẻ, hầu cảm nhận được tình yêu của Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Amen!
Chúa Giêsu không bao giờ làm phép lạ để làm loá mắt thiên hạ bằng sự lạ lùng.
Khi chống lại sự cám dỗ của Satan trong sa mạc, Chúa không làm ảo thuật ngoạn mục là khiến đá biến thành bánh trong nháy mắt hay gieo mình xuống từ nóc đền thờ.
Chúa làm phép lạ chỉ để cứu giúp người khác và từ sự cộng tác của họ.
Tại Cana, Chúa không khiến cho sáu chum đầy rượu tức khắc mà lại bảo các gia nhân: "Hãy đổ nước đầy các chum!" (Ga 2, 7). Các môn đệ sau một đêm vất vả chẳng bắt được con cá nào, Chúa không truyền lệnh cho cá đầy thuyền mà bảo Simon "ra khơi mà thả lưới đánh cá" ( Lc 5, 4 -7). Trong phép lạ hoá bánh ra nhiều cũng vậy: "Các anh có mấy chiếc bánh?" ( Mc 6, 38). Chúa đã làm phép lạ từ 5 chiếc bánh và 2 con cá của một cậu bé.
Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều với mục đích đào tạo lòng tin của các môn đệ.
Chúa Giêsu tỏ ra cho các môn đệ thấy lòng xót thương của Ngài đối với dân chúng "vì họ như cừu chiên không người chăn giữ". Chúa chạnh lòng thương và chữa lành các bệnh nhân chứng tỏ Ngài là vị Mục tử mà ngôn sứ Êdêkien đã nói đến ( Ed 34). Chúa muốn các môn đệ nhận ra Ngài là Chúa Chiên, là Mục tử nhân lành. Phép lạ hoá bánh là cả một bài dạy bằng thực hành về người chăn chiên tốt lành. Chính các môn đệ còn được "tập sự" chia sẽ công việc của chủ chăn. Họ phải đi kiếm bánh, phân phát cho dân chúng và thu lượm những gì còn sót lại.
- Phép lạ hoá bánh là dấu chỉ báo trước Thánh Thể "Ngài cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ" ( Mt 14, 20). Trong Tiệc Ly "Ngài cấm lấy bánh, chúc tụng" ( Mc 14, 22). Cử chỉ Bẻ Bánh đã trở thành nét đặc trưng của Chúa Giêsu ( Lc 24, 30) và của Giáo hội ( Cv 2, 42).
- Ðược bánh ăn, dân chúng muốn "bắt lấy Ngài tôn lên làm vua" ( Ga 6, 15). Họ tiếp nối Satan cám dỗ Ngài lần nữa. Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh "Hãy ra công làm việc, đừng vì lương thực hư nát nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời mà Con Người sẽ ban cho các ngươi" (Ga 6, 27). Họ xin cho được ăn mãi thứ bánh ấy và Chúa đã bảo họ: "Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với ta không hề phải đói, ai tin vào ta, chẳng khát bao giờ" ( Ga 6, 35). Chóp đỉnh của mạc khải về Bánh Hằng Sống chính là "Ai ăn thịt ta và uống máu ta thì được sống muôn đời, và ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết" (Ga 6, 54). Ăn thịt, uống máu nhấn mạnh đến cái chết trên thập giá của Chúa.
"Bánh ta sẽ ban" hướng về cái chết của Chúa Giêsu và gợi đến Tiệc Thánh Thể lưu niệm vĩnh viễn sự chết cứu độ của Chúa trên Thập giá. Giá trị cứu rỗi của của cái chết trên Thập giá được hiện tại hoá lụôn mãi trong Tiệc Tạ Ơn của Giáo Hội. Người tín hữu được sống dồi dào khi ăn uống Mình Máu Chúa Giêsu.
- Chúa vẫn tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội, thực hiện công trình cứu độ trong Giáo hội, qua Giáo hội và với Giáo hội.
Các anh có mấy chiếc bánh? ( Mc 6, 38), đó vẫn mãi mãi vừa là câu hỏi, vừa là lời mời gọi khẩn thiết của Chúa Kitô. Trao cho chúng ta Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể, Chúa mời gọi chúng ta bẻ ra và trao cho anh em mình.
Bánh Lời Chúa:
"Lời đã trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta" ( Ga 1, 14). Lời Thiên Chúa là Lời Quyền Năng, nhưng Ngài lại trao cho con người sứ mạng công bố lời Ngài "Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ" ( Dt1, 1). Cũng một sứ mạng ấy được tiếp nối trong Giáo hội hôm nay "Ngài sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân" ( Lc 9, 2). Sứ mạng đó là nhiệm vụ cốt yếu của các tông đồ "Chúng tôi không thể sao nhãng Lời Thiên Chúa để lo giúp việc bàn ăn" ( Cv 6, 2) và chính Thánh Phaolô kêu lên "khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng". Thế là con người tội lỗi được giao trách nhiệm công bố Lời thánh hoá, con người yếu đuối công bố Lời quyền năng, con người giới hạn công bố Lời vĩnh cửu. Một vinh dự quá đổi lớn lao.
Lời Chúa có thể đọc và giải thích ngoài phụng vụ, trong phạm vi cá nhân hoặc khi làm việc đạo đức. Khi đó Lời Chúa là cơ hội ban ơn hiện sủng và hiệu năng ở đây là hiệu năng "do nhân" (ex opere operantis), tuỳ thuộc thái độ tâm hồn của người đọc và người nghe. Lời Chúa được công bố khi cử hành phụng vụ. Ðó là Lời do Chúa Giêsu hoặc Giáo hội ấn định, được công bố nhân danh Chúa và Giáo hội bời Thừa tác viên chính thức.
Lời Bí Tích mang hiệu năng "do sự" ( ex opere operato), qua các bí tích, Chúa Kitô ban ân sủng cho người lãnh nhận.
Sứ vụ công bố Lời Chúa được thực hiện trong tác động của Thánh Thần. Bởi thế người rao giảng Tin mừng chỉ có thể thực rao giảng Lời Chúa nhờ quyền năng và tác động của Thánh Thần. Chính Thánh Thần tác động lên người nói cũng như người nghe, để Lời được công bố không còn là Lời của người phàm nhưng là Lời Thiên Chúa. Dù ta có cố gắng đến đâu cũng không thể cải hoá lòng người vì: "Không ai có thể tuyên xưng Ðức Giêsu là Chúa mà không do Thánh Thần" ( 1 Cor 12, 3) và "Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả chỉ là uổng công"(Tv 127, 1).
Các Con có mấy chiếc Bánh Lời Chúa để trao cho anh em? Chúa vẫn luôn hỏi chúng ta điều ấy mỗi ngày. Bởi đó, cần trau dồi Lời Thiên Chúa, vì người được sai đi để công bố Lời Thiên Chúa chứ không phải lời của thế gian, cho dẫu lời ấy có khôn ngoan đến đâu chăng nữa. Ðồng thời cũng phải trau dồi lời con người, là khả năng nói, loan báo, kỹ năng diễn đạt tư tưởng và rao giảng để Lời Chúa chinh phục các tâm hồn.
Công bố Lời Chúa vừa là một hồng ân vừa là một trách nhiệm. Là hồng ân vì con người tầm thường được Thiên Chúa mời gọi làm ngôn sứ. Là trách nhiệm vì phải nổ lực để chu toàn sứ vụ.
Bánh Thánh Thể:
Bánh và rượu tương trưng đầy đủ chính con người chúng ta. Bánh là kết quả công lao khó nhọc của con người. Người ta thường nói: Ðổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có mà ăn. Bánh như thế tượng trưng công lao khó nhọc của con người và chính sự sống con người. Bên cạnh đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần. Vì thế cùng với bánh chúng ta dâng rượu. Rượu tượng trưng cho mọi nỗi vui buồn sướng khổ của đời người: khi vui ta uống chén rươụ mừng nhưng khi buồn ta uống chén rượu giải khuây. Dâng lên Chúa bánh và rượu là chúng ta dâng lên tất cả đời sống với mọi nỗi vui buồn sướng khổ, tất cả dệt nên cuộc sống hiện tại của chúng ta.
Ðến Nhà Thờ dâng Lễ, mỗi tín hữu mang lễ vật riêng là chính đời sống của mình, nhưng khi dâng lễ, nó được thu hợp lại thành lễ vật chung của cộng đoàn dâng lên Chúa. Tấm bánh được hình thành bởi trăm ngàn hạt lúa miến đã được xay nát ra và hoà trộn với nhau trong chậu bột. Ly rượu là kết quả của nhiều trái nho được ép ra và hoà tan với nhau. Cả hai tượng trưng đầy đủ ý nghĩa cộng đồng cho lễ vật mỗi người cũng như lễ vật toàn thể cộng đoàn. Linh mục đọc Lời Truyền Phép là lời Chúa Kitô, nhờ quyền năng chúa Thánh Thần, bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Đồng thời Chúa Kitô cũng biến đổi những hy sinh, những hạnh phúc đau khổ, những trách nhiệm của cộng đoàn trong hiến lễ để rồi khi mỗi người rước lễ họ đón nhận Mình Máu Chúa là đón nhận lại của lễ mình dâng lên mà giờ đây đã được thánh hiến. Người tín hữu được lớn lên trong đức tin, trong lòng mến nhờ ân sủng của Thánh Thể Chúa Kitô "Chính tôi là Bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói;ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ" ( Ga 6, 35). "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời" ( Ga 6, 51). Thánh Thể như thế là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người; là quà tặng Thiên Chúa trao ban cho nhân loại, và chính là lương thực thiêng liêng, bảo đảm hạnh phúc trường cửu của chúng ta. Bởi đó tham dự thánh lễ cách đầy đủ tích cực trọn vẹn với tất cả con người là cách tốt nhất đáp lại tình thương của Chúa, yêu mến Thánh Thể.
ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận viết “Con muốn hỏi: ‘Cách gì đẹp lòng Chúa hơn cả?’. Hãy tham dự Thánh lễ, vì không kinh nào, không tổ chức, nghi thức nào sánh bằng lời nguyện và hy lễ Chúa Giêsu trên Thánh giá”. (Đường Hy Vọng #349).
Bí tích Thánh Thể là ‘nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu’ (GH 11), là trung tâm điểm của Phụng Vụ vì cử hành mầu nhiệm Vượt Qua, ‘mầu nhiệm Chúa Kitô hoàn tất công trình cứu độ chúng ta’ (GLCG 1068).
Tham dự Thánh Lễ cách “trọn vẹn, ý thức và linh động”, và “qua cuộc sống biểu lộ cho người khác thấy mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Hội Thánh chân chính” (PV 2) là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một niềm tin nhạy cảm để biết nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa. Xin ban cho chúng con tấm lòng quảng đại, để biết sống chia sẻ, hầu cảm nhận được tình yêu của Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Amen!
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:08 28/07/2011
QUÊN BỎ GẠO
Anh Giáp nọ uống rượu tại nhà bạn, cảm thấy rượu mình uống rất ngon, do đó mà xin bạn chỉ cho mình cách nấu rượu, người bạn bèn nói rất tỉ mỉ quá trình nấu rượu cho anh ta nghe.
Anh Giáp ghi chép rất kỷ vào sổ tay, sau khi về tới nhà thì lập tức bắt tay vào ủ rượu. Thời gian ủ đã hoàn tất bèn mở ra coi, nhưng không ngờ chỉ nhìn thấy một hủ nước lợn cợn mà thôi, thế là vội vàng đi đến nhà bạn hỏi nguyên do.
- “Anh có làm theo phương pháp mà tôi đã chỉ cho anh không ?”
Anh ta trả lời:
- “Hoàn toàn làm theo cách của anh chỉ dạy, hơn nữa vì để cho nó có mùi thơm, nên tôi đã bỏ vào them mấy đóa hoa cúc nữa !”
Người bạn hỏi:
- “Có bỏ gạo vào không ?
- “Ái dà, hỏng bét rồi, sao lại quên chuyện tối quan trọng ấy chứ, tôi quên bỏ gạo vào…”
Suy tư:
Nấu rượu mà không bỏ gạo vào thì dù có bỏ hương liệu thơm tho quý báu thì cũng chỉ là một hủ nước hôi thối mà thôi, bởi vì gạo mới làm nên hủ rượu ngon.
Cũng vậy,
- Cầu nguyện mà không có lòng tin thì dù cho cầu nguyện lâu giờ, kể lể dài dòng văn tự, thì lời cầu nguyện ấy sẽ là lời sỉ nhục Thiên Chúa mà thôi.
- Cầu nguyện mà không có hy sinh thì dù cho mặc áo thụng quỳ trước bàn thờ mà cầu nguyện, thì lời cầu nguyện ấy chỉ là đầu môi chót lưỡi mà thôi.
- Cầu nguyện mà chỉ có xin ơn chứ không có cám tạ ngợi khen và chúc tụng Thiên Chúa, thì lới cầu nguyện ấy giống như ra lệnh cho Thiên Chúa, coi Ngài như là một quản gia của mình mà thôi.
Nấu rượu mà chỉ bỏ hoa cúc vào mà không bỏ gạo vào hủ, thì hủ ấy sẽ là một hủ nước lợn cợn kinh hồn vì mùi hôi của nó, huống chi là cầu nguyện mà không có lòng tin, hy sinh và cám tạ ngợi khen ! Ha ha ha...
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Anh Giáp nọ uống rượu tại nhà bạn, cảm thấy rượu mình uống rất ngon, do đó mà xin bạn chỉ cho mình cách nấu rượu, người bạn bèn nói rất tỉ mỉ quá trình nấu rượu cho anh ta nghe.
Anh Giáp ghi chép rất kỷ vào sổ tay, sau khi về tới nhà thì lập tức bắt tay vào ủ rượu. Thời gian ủ đã hoàn tất bèn mở ra coi, nhưng không ngờ chỉ nhìn thấy một hủ nước lợn cợn mà thôi, thế là vội vàng đi đến nhà bạn hỏi nguyên do.
- “Anh có làm theo phương pháp mà tôi đã chỉ cho anh không ?”
Anh ta trả lời:
- “Hoàn toàn làm theo cách của anh chỉ dạy, hơn nữa vì để cho nó có mùi thơm, nên tôi đã bỏ vào them mấy đóa hoa cúc nữa !”
Người bạn hỏi:
- “Có bỏ gạo vào không ?
- “Ái dà, hỏng bét rồi, sao lại quên chuyện tối quan trọng ấy chứ, tôi quên bỏ gạo vào…”
Suy tư:
Nấu rượu mà không bỏ gạo vào thì dù có bỏ hương liệu thơm tho quý báu thì cũng chỉ là một hủ nước hôi thối mà thôi, bởi vì gạo mới làm nên hủ rượu ngon.
Cũng vậy,
- Cầu nguyện mà không có lòng tin thì dù cho cầu nguyện lâu giờ, kể lể dài dòng văn tự, thì lời cầu nguyện ấy sẽ là lời sỉ nhục Thiên Chúa mà thôi.
- Cầu nguyện mà không có hy sinh thì dù cho mặc áo thụng quỳ trước bàn thờ mà cầu nguyện, thì lời cầu nguyện ấy chỉ là đầu môi chót lưỡi mà thôi.
- Cầu nguyện mà chỉ có xin ơn chứ không có cám tạ ngợi khen và chúc tụng Thiên Chúa, thì lới cầu nguyện ấy giống như ra lệnh cho Thiên Chúa, coi Ngài như là một quản gia của mình mà thôi.
Nấu rượu mà chỉ bỏ hoa cúc vào mà không bỏ gạo vào hủ, thì hủ ấy sẽ là một hủ nước lợn cợn kinh hồn vì mùi hôi của nó, huống chi là cầu nguyện mà không có lòng tin, hy sinh và cám tạ ngợi khen ! Ha ha ha...
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tân chủ nghĩa Mỹ
Vũ Văn An
03:33 28/07/2011
Trong tông thư “Testem Benevolentiae” gửi Đức Hồng Y James Gibbons của Baltimore năm 1899, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII tỏ ý lo lắng đối với một số khuynh hướng tự do trong Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ, điều được ngài gọi là “các sai lầm của chủ nghĩa Mỹ”. Ngày nay, người ta sợ một hình thức chủ nghĩa Mỹ bảo thủ đang xuất hiện trong cùng giáo hội này. Gần đây, khi dân biểu Paul Ryan nói tới giáo huấn xã hội Công Giáo, ngươì ta tưởng ông ủng hộ truyền thống của giáo huấn, ai ngờ ông sử dụng nó để tô mầu cho hành vi cân bằng ngân sách của ông, một ngân sách đem đe dọa lại cho những người yếu kém nhất của đất nước. Xem ra nhiều người Công Giáo Mỹ, trong đó có dân biểu Ryan, đang rất khâm phục chủ nghĩa khách quan do Ayn Rand rao bán trước đây, một chủ nghĩa mà nòng cốt chỉ là một thứ vị kỷ thuận lý (rational egoism) nhằm giải thoát cá nhân khỏi các nghĩa vụ đối với người khác.
Tệ hơn hết phải kể tới các thái độ mỗi ngày một thiếu tao nhã hơn nơi người Công Giáo đối với những người phải cậy nhờ vào trợ giúp của chính phủ để sống còn trong thời buổi khó khăn này. Sự thù ghét đang xuất hiện này đã quên mất rằng các dịch vụ xã hội có tính khiêm nhường của đất nước này chủ yếu nhằm trợ giúp trẻ em, người già yếu, tật nguyền và những ai bị thương tổn bởi cuộc suy thoái gần đây.
Hiển nhiên, các luồng tư tưởng mạnh mẽ nhất của chính giòng văn hóa cần phải gây ảnh hưởng tới các phụ lưu của chúng. Năm 1997, lúc còn là Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y Francis George từng nhận xét rằng: các công dân Mỹ “đều là những người theo Calvin về phương diện văn hóa (1), ngay cả những người tuyên xưng niềm tin Công Giáo”. Với thời gian, nhiều người Công Giáo đã nội tâm hóa một số quan điểm hợm hĩnh (conceits) lối Mỹ không tài nào chấp nhận được như tính tối thượng của cá nhân và thị trường tự do và tính thiếu hiệu năng cố hữu của chính phủ. Họ tiến tới chỗ hoài nghi cả các cơ cấu trung gian như nghiệp đoàn và các nhóm biện hộ, vốn là những cơ cấu thách thức Mỹ phải tự hiểu chính mình và vai trò của mình trên thế giới.
Một số người Công Giáo đã biến ý thức hệ thành thần tượng hay biến niềm tin mãnh liệt thành chủ nghĩa quốc gia. Họ nâng cao trách nhiệm cá nhân và hạ thấp các trách nhiệm cộng đoàn. Chủ nghĩa Mỹ của họ cho rằng bác ái cá nhân đủ để thay thế hẳn nhu cầu công bình xã hội. Chủ nghĩa này bóp méo ý nghĩa của phụ đới biến nó thành một hình thức không ai còn nhận diện được nữa. Không như vị tiền nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI không trực tiếp nói tới hình thức mới của chủ nghĩa Mỹ này, nhưng ngài kêu gọi phải giáo dục người giáo dân tốt hơn về học thuyết xã hội của Giáo Hội và nhắc nhở họ phải có trách nhiệm đem các quan tâm về công bình xã hội của Giáo Hội vào những cuộc bàn luận công dân.
Ngược với chính giòng văn hóa Mỹ, Giáo Hội dạy rằng nên phán đoán một xã hội dựa trên việc nó giải quyết nhu cầu của người nghèo và các thành viên yếu kém của nó. Giáo Hội đòi phải ưu tiên chọn người nghèo chứ không phải Ngũ Giác Đài khi soạn thảo các văn kiện như ngân sách liên bang, đây là điều hay được các vị giám mục Mỹ nhấn mạnh. Giáo Hội không chấp nhận tiền đề đặc thù Mỹ, một tiền đề cho rằng cứ để mặc họ, người nghèo sẽ khá hơn, nếu không, phẩm giá họ sẽ bị hạ thấp bởi thái độ cha chú. Đây quả là một khẩu hiệu thùng rỗng kêu to nhằm trốn tránh trách nhiệm tập thể.
Khi dân biểu Ryan bắt đầu cuộc thư từ nổi đình đám với Đức TGM Timothy M. Dolan của New York, hai người nhẹ nhàng đấu khẩu với nhau về vai trò hiện nay của giáo huấn xã hội Công Giáo. Ông Ryan cho rằng quan niệm phụ đới của Công Giáo giống hệt truyền thống liên bang của Mỹ và ông sử dụng nó để đánh bóng kế hoạch ngân sách của mình cho có tính chân chính Công Giáo; Đức TGM Dolan nhẹ nhàng nhắc ông nhớ rằng truyền thống Công Giáo còn một thành tố quan trọng nữa là sự liên đới. Sự liên đới còn mãi bất kể các thăng trầm của thiếu hụt ngân sách liên bang hàng năm hay sự khẩn trương chính trị của món nợ quốc gia.
Đây là chỗ người Công Giáo có thể đóng góp vào cuộc đối thoại hiện nay. Các quan tâm của Dân Biểu Ryan về khoản nợ quốc gia đang làm người ta nghẹt thở cũng như về một chính phủ quá pha mình vào tuy là chính đáng, nhưng không thể để chúng tạo ra những hậu quả mà trên thực tế có nghĩa là bỏ rơi những người yếu kém qua việc cắt giảm trợ giúp thực phẩm, chăm sóc y tế và hỗ trợ người thất nghiệp.
Trong khi quốc gia đang cố gắng cân bằng giữa các nhu cầu tức khắc của những người yếu kém nhất trong chúng ta và các đòi hỏi dài hạn của việc giảm nợ, người Công Giáo có thể đặt lên bàn viễn tượng độc đáo của họ. Có lẽ, thay vì chạy theo tân chủ nghĩa Mỹ, họ nên “Mỹ hóa” quan niệm Công Giáo về ích chung để xác định được việc phải làm cách nào một xã hội công chính với những tài nguyên giới hạn có thể thiết lập được các ưu tiên chi tiêu một cách đẹp nhất và tìm ra các nguồn thu nhập công bình. Chắc chắn lúc đó, các nhu cầu hợp pháp của những người yếu kém nhất sẽ không cần bị hy sinh để bảo vệ các đặc ân có tính cơ cấu của những người vốn vui hưởng nhiều phần thưởng kinh tế lớn lao trong những năm qua. Chắc chắn việc theo đuổi chiến tranh sẽ không còn được nhiều ưu tiên hơn các nhu cầu căn bản của một xã hội dân sự muốn sống còn.
Người Công Giáo tại Mỹ nên trân qúi phần đóng góp của đức tin họ vào nền văn hóa rộng lớn hơn, chứ đừng nên coi tính độc đáo của đức tin ấy như một trở ngại cho việc hội nhập sâu sắc và nhiều thành quả cho bản thân hơn. Không như bà Rand, người Công Giáo Mỹ không thể biến lòng vị kỷ thành một nhân đức. Đường họ đi không khởi từ một tin mừng thịnh vượng, mà từ Tin Mừng Mátthêu.
Theo xã luận của tập san America, số ngày 1 tháng 8 năm 2011.
(1) Chủ nghĩa văn hóa Calvin có ý ám chỉ chủ trương cho rằng Thiên Chúa ban sung túc vật chất cho những ai Người sủng ái, nên không có việc chia sẻ của cải, lại càng không có ý niệm của cải là dành cho mọi người (universal destination of good).
Tệ hơn hết phải kể tới các thái độ mỗi ngày một thiếu tao nhã hơn nơi người Công Giáo đối với những người phải cậy nhờ vào trợ giúp của chính phủ để sống còn trong thời buổi khó khăn này. Sự thù ghét đang xuất hiện này đã quên mất rằng các dịch vụ xã hội có tính khiêm nhường của đất nước này chủ yếu nhằm trợ giúp trẻ em, người già yếu, tật nguyền và những ai bị thương tổn bởi cuộc suy thoái gần đây.
Hiển nhiên, các luồng tư tưởng mạnh mẽ nhất của chính giòng văn hóa cần phải gây ảnh hưởng tới các phụ lưu của chúng. Năm 1997, lúc còn là Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y Francis George từng nhận xét rằng: các công dân Mỹ “đều là những người theo Calvin về phương diện văn hóa (1), ngay cả những người tuyên xưng niềm tin Công Giáo”. Với thời gian, nhiều người Công Giáo đã nội tâm hóa một số quan điểm hợm hĩnh (conceits) lối Mỹ không tài nào chấp nhận được như tính tối thượng của cá nhân và thị trường tự do và tính thiếu hiệu năng cố hữu của chính phủ. Họ tiến tới chỗ hoài nghi cả các cơ cấu trung gian như nghiệp đoàn và các nhóm biện hộ, vốn là những cơ cấu thách thức Mỹ phải tự hiểu chính mình và vai trò của mình trên thế giới.
Một số người Công Giáo đã biến ý thức hệ thành thần tượng hay biến niềm tin mãnh liệt thành chủ nghĩa quốc gia. Họ nâng cao trách nhiệm cá nhân và hạ thấp các trách nhiệm cộng đoàn. Chủ nghĩa Mỹ của họ cho rằng bác ái cá nhân đủ để thay thế hẳn nhu cầu công bình xã hội. Chủ nghĩa này bóp méo ý nghĩa của phụ đới biến nó thành một hình thức không ai còn nhận diện được nữa. Không như vị tiền nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI không trực tiếp nói tới hình thức mới của chủ nghĩa Mỹ này, nhưng ngài kêu gọi phải giáo dục người giáo dân tốt hơn về học thuyết xã hội của Giáo Hội và nhắc nhở họ phải có trách nhiệm đem các quan tâm về công bình xã hội của Giáo Hội vào những cuộc bàn luận công dân.
Ngược với chính giòng văn hóa Mỹ, Giáo Hội dạy rằng nên phán đoán một xã hội dựa trên việc nó giải quyết nhu cầu của người nghèo và các thành viên yếu kém của nó. Giáo Hội đòi phải ưu tiên chọn người nghèo chứ không phải Ngũ Giác Đài khi soạn thảo các văn kiện như ngân sách liên bang, đây là điều hay được các vị giám mục Mỹ nhấn mạnh. Giáo Hội không chấp nhận tiền đề đặc thù Mỹ, một tiền đề cho rằng cứ để mặc họ, người nghèo sẽ khá hơn, nếu không, phẩm giá họ sẽ bị hạ thấp bởi thái độ cha chú. Đây quả là một khẩu hiệu thùng rỗng kêu to nhằm trốn tránh trách nhiệm tập thể.
Khi dân biểu Ryan bắt đầu cuộc thư từ nổi đình đám với Đức TGM Timothy M. Dolan của New York, hai người nhẹ nhàng đấu khẩu với nhau về vai trò hiện nay của giáo huấn xã hội Công Giáo. Ông Ryan cho rằng quan niệm phụ đới của Công Giáo giống hệt truyền thống liên bang của Mỹ và ông sử dụng nó để đánh bóng kế hoạch ngân sách của mình cho có tính chân chính Công Giáo; Đức TGM Dolan nhẹ nhàng nhắc ông nhớ rằng truyền thống Công Giáo còn một thành tố quan trọng nữa là sự liên đới. Sự liên đới còn mãi bất kể các thăng trầm của thiếu hụt ngân sách liên bang hàng năm hay sự khẩn trương chính trị của món nợ quốc gia.
Đây là chỗ người Công Giáo có thể đóng góp vào cuộc đối thoại hiện nay. Các quan tâm của Dân Biểu Ryan về khoản nợ quốc gia đang làm người ta nghẹt thở cũng như về một chính phủ quá pha mình vào tuy là chính đáng, nhưng không thể để chúng tạo ra những hậu quả mà trên thực tế có nghĩa là bỏ rơi những người yếu kém qua việc cắt giảm trợ giúp thực phẩm, chăm sóc y tế và hỗ trợ người thất nghiệp.
Trong khi quốc gia đang cố gắng cân bằng giữa các nhu cầu tức khắc của những người yếu kém nhất trong chúng ta và các đòi hỏi dài hạn của việc giảm nợ, người Công Giáo có thể đặt lên bàn viễn tượng độc đáo của họ. Có lẽ, thay vì chạy theo tân chủ nghĩa Mỹ, họ nên “Mỹ hóa” quan niệm Công Giáo về ích chung để xác định được việc phải làm cách nào một xã hội công chính với những tài nguyên giới hạn có thể thiết lập được các ưu tiên chi tiêu một cách đẹp nhất và tìm ra các nguồn thu nhập công bình. Chắc chắn lúc đó, các nhu cầu hợp pháp của những người yếu kém nhất sẽ không cần bị hy sinh để bảo vệ các đặc ân có tính cơ cấu của những người vốn vui hưởng nhiều phần thưởng kinh tế lớn lao trong những năm qua. Chắc chắn việc theo đuổi chiến tranh sẽ không còn được nhiều ưu tiên hơn các nhu cầu căn bản của một xã hội dân sự muốn sống còn.
Người Công Giáo tại Mỹ nên trân qúi phần đóng góp của đức tin họ vào nền văn hóa rộng lớn hơn, chứ đừng nên coi tính độc đáo của đức tin ấy như một trở ngại cho việc hội nhập sâu sắc và nhiều thành quả cho bản thân hơn. Không như bà Rand, người Công Giáo Mỹ không thể biến lòng vị kỷ thành một nhân đức. Đường họ đi không khởi từ một tin mừng thịnh vượng, mà từ Tin Mừng Mátthêu.
Theo xã luận của tập san America, số ngày 1 tháng 8 năm 2011.
(1) Chủ nghĩa văn hóa Calvin có ý ám chỉ chủ trương cho rằng Thiên Chúa ban sung túc vật chất cho những ai Người sủng ái, nên không có việc chia sẻ của cải, lại càng không có ý niệm của cải là dành cho mọi người (universal destination of good).
Vox Clara phiên dịch các tài liệu phụng vụ không có trong sách lễ Misa mới
Bùi Hữu Thư
06:22 28/07/2011
Uỷ Ban Vox Clara, Cố Vấn Thánh Bộ Phụng Tự |
Uỷ ban Vox Clara, cố vấn cho Thánh Bộ Phụng Tự về các bản dịch sang tiếng Anh, đã nhóm họp tại Rôma từ ngày 24 đến 26 tháng 7. Một thông cáo của uỷ ban được phổ biến ngày 27 tháng 7 cho hay đa số các thành viên đã dùng phần lớn thì giờ của họ để dịch các kinh nguyện mới các giám mục dùng trong Thánh Lễ Truyền Dầu, trong Tuần Thánh khi dầu được dùng trong các bí tích quanh năm được làm phép.
Tại Hoa Kỳ và Canada, kinh nguyện dùng cho việc làm phép dầu được bao gồm trong sách lễ cũ, và sẽ hết hiệu lực vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng năm 2011. Để tránh tình trạng trong đó các giám mục cần phải lấy sách lễ cũ ra sử dụng cho Thánh Lễ trọng thể năm 2012, thánh bộ đã yếu cầu uỷ ban dịch các kinh nguyện này.
Thông cáo nói: Bản dịch được duyệt lại bởi Uỷ Ban Quốc Tế về Anh Ngữ trong Phụng Vụ (the International Commission on English in the Liturgy) -- thông thường soạn thảo các bản dịch -- và được duyệt lại với sự tham vấn của ủy ban Vox Clara. Một giới chức của Vatican nói: Bản dịch mới "sẽ hoàn tất vào những tháng đầu năm 2012," và các hội đồng giám mục có thể quyết định tùy nghi chấp nhận bản văn mới để sử dụng tại quốc gia của họ.
Cũng trong buổi họp tháng 7, các thành viên của Vox Clara "chấp thuận các kế hoạch cho nhiều tài liệu cần dịch trong tương lai theo yêu cầu của thánh bộ Phụng Tự, đáng ghi nhận là một ấn bản tạm thời của sách 'Giáo Triều Rôma' (Roman Pontifical,)" có các kinh nguyện và nghi thức thường được dành cho các giám mục. Tại đa số các quốc gia, nghi thức làm phép dầu được in trong sách Roman Pontifical thay vì trong sách Lễ Misa.
Thông cáo nói uỷ ban cũng ủng hộ việc thánh bộ cho phép có nhiều ấn bản thu gọn "Missale Parvum," của sách lễ Misa thường được các linh mục dùng khi du hành.
Thông cáo nói: "Cuối cùng, uỷ ban chấp thuận các kế hoạch duyệt xét cuốn 'Ratio Translationis' dành cho tiếng Anh, là một sách hướng dẫn phiên dịch, và "chấp thuận một phạm vi hoạt động trong việc tiếp tục duyệt lại bản dịch các sách Nghi Lễ La Tinh theo nghi thức Rôma."
Sách Lễ Misa Rôma mới có đính kèm tất cả các kinh nguyện dùng trong các Thánh Lễ Chúa Nhật và ngày thường trong suốt năm, cũng như các kinh nguyện cho các Thánh Lễ đặc biệt để mừng các thánh.
Tuy nhiên, sách lễ sẽ không bao gồm các bản văn như nghi thức hôn phối, rửa tội hay truyền chức thánh hay Giờ Kinh Phụng Vụ -- tất cả những tài liệu này sẽ được phiên dịch sau.
Tòa thánh và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao
Nguyễn Trọng Đa
08:12 28/07/2011
Tòa thánh và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao
ROMA – Ngày 26-7, chỉ hơn một tuần sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Malaysia tại Dinh Castel Gandolfo, Tòa Thánh và Malaysia chính thức công bố việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Thông cáo của Tòa thánh viết: “Tòa Thánh và Malaysia mong muốn đẩy mạnh các quan hệ hữu nghị hỗ tương, đã quyết định bằng một thỏa thuận chung là thiết lập quan hệ ngoại giao, ở cấp tòa sứ thần Tòa Thánh về phía Tòa Thánh, và cấp đại sứ quán về phía Malaysia".
Sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Malaysia tại Dinh Castel Gandolfo ngày 18-7, Tòa Thánh đã cho biết là "có quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Tòa Thánh".
Đây là quốc gia thứ 179 thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, chưa kể Cộng đồng châu Âu và Cộng hòa Malta.
Với 28,7 triệu dân, Malaysia là một đất nước đa số người Hồi giáo: 60% dân số là người Hồi giáo, và Hồi giáo là quốc giáo. Kitô hữu chiếm 9% dân số. (Zenit 27-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA – Ngày 26-7, chỉ hơn một tuần sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Malaysia tại Dinh Castel Gandolfo, Tòa Thánh và Malaysia chính thức công bố việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Thông cáo của Tòa thánh viết: “Tòa Thánh và Malaysia mong muốn đẩy mạnh các quan hệ hữu nghị hỗ tương, đã quyết định bằng một thỏa thuận chung là thiết lập quan hệ ngoại giao, ở cấp tòa sứ thần Tòa Thánh về phía Tòa Thánh, và cấp đại sứ quán về phía Malaysia".
Sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Malaysia tại Dinh Castel Gandolfo ngày 18-7, Tòa Thánh đã cho biết là "có quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Tòa Thánh".
Đây là quốc gia thứ 179 thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, chưa kể Cộng đồng châu Âu và Cộng hòa Malta.
Với 28,7 triệu dân, Malaysia là một đất nước đa số người Hồi giáo: 60% dân số là người Hồi giáo, và Hồi giáo là quốc giáo. Kitô hữu chiếm 9% dân số. (Zenit 27-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Đại hội Giới trẻ Thế giới: Bảo tàng Vatican cho mượn tranh để triển lãm
Phạm Kim An
08:15 28/07/2011
Đại hội Giới trẻ Thế giới: Bảo tàng Vatican cho mượn tranh để triển lãm
Roma – Bảo tàng Prado ở Madrid (Tây Ban Nha), đã tiếp nhận một bức tranh của họa sĩ Ý
Caravaggio – Tháo xác khỏi Thánh giá –do Bảo tàng Vatican cho mượn, nhân dịp Đại hội Giới trẻ Thế giới, vốn sẽ diễn ra từ ngày 16 đến ngày 21-8 tại Madrid.
Vì sự kiện toàn cầu này, bảo tàng ở Madrid tổ chức một cuộc triển lãm các bức họa nổi tiếng mang tên "Lời thành hình ảnh. Tranh vẽ về Chúa Kitô ở Bảo tàng Prado". Mười ba tác phẩm chính của Bảo tàng và bức họa của Caravagggio sẽ được trình bày cho công chúng xem, mỗi bức tranh thể hiện một khuôn mặt khác nhau trong cuộc đời sống Chúa Kitô, theo trang web chính thức của Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid.
Các tác phẩm làm nổi bật các trường phái hội họa được giới thiệu nhiều nhất ở Bảo tàng Prado, nhất là trường phái Tây Ban Nha. Các họa sĩ Velazquez, El Greco, Ribera, Zurbaran, Murillo và Juan de Juanes, tác giả lãng mạn của các bức tranh tường ở nhà thờ Vera Cruz de Maderuelo (Segovia). Cũng lưu ý sự hiện diện của trường phái Flemish từ một trong các người tiên phong của trường phái, Van der Weyden, cho đến họa sĩ nổi tiếng Ruben. Và cuối cùng trường phái Ý (Fra Angelico), đặc biệt là trường phái Venice với các họa sĩ Sebastiano del Piombo, Tintoret và Veronese.
Đường dẫn trong phòng triển lãm có nhiểu bảng giải thích đặc biệt chứa biểu tượng của Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Tây Ban Nha và bằng tiếng Anh. Mỗi bảng giải thích tác phẩm theo quan điểm nghệ thuật, hình tượng và tôn giáo. Các thông tin này sẽ được bổ sung bởi một tờ rơi miễn phí và tờ hướng dẫn cũng bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
Từ ngày 16 đến ngày 21-8, bảo tàng mở cửa miễn phí cho tất cả khách hành hương mang theo chứng nhận tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới. Ngoài ra, bảo tàng sẽ mở cửa hai tầng chính của bộ tranh sưu tập vào buổi tối ngày 16, 17 và 18-8 từ 20g30 đến nửa đêm. (Zenit 27-7-2011)
Phạm Kim An
Roma – Bảo tàng Prado ở Madrid (Tây Ban Nha), đã tiếp nhận một bức tranh của họa sĩ Ý
Vì sự kiện toàn cầu này, bảo tàng ở Madrid tổ chức một cuộc triển lãm các bức họa nổi tiếng mang tên "Lời thành hình ảnh. Tranh vẽ về Chúa Kitô ở Bảo tàng Prado". Mười ba tác phẩm chính của Bảo tàng và bức họa của Caravagggio sẽ được trình bày cho công chúng xem, mỗi bức tranh thể hiện một khuôn mặt khác nhau trong cuộc đời sống Chúa Kitô, theo trang web chính thức của Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid.
Các tác phẩm làm nổi bật các trường phái hội họa được giới thiệu nhiều nhất ở Bảo tàng Prado, nhất là trường phái Tây Ban Nha. Các họa sĩ Velazquez, El Greco, Ribera, Zurbaran, Murillo và Juan de Juanes, tác giả lãng mạn của các bức tranh tường ở nhà thờ Vera Cruz de Maderuelo (Segovia). Cũng lưu ý sự hiện diện của trường phái Flemish từ một trong các người tiên phong của trường phái, Van der Weyden, cho đến họa sĩ nổi tiếng Ruben. Và cuối cùng trường phái Ý (Fra Angelico), đặc biệt là trường phái Venice với các họa sĩ Sebastiano del Piombo, Tintoret và Veronese.
Đường dẫn trong phòng triển lãm có nhiểu bảng giải thích đặc biệt chứa biểu tượng của Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Tây Ban Nha và bằng tiếng Anh. Mỗi bảng giải thích tác phẩm theo quan điểm nghệ thuật, hình tượng và tôn giáo. Các thông tin này sẽ được bổ sung bởi một tờ rơi miễn phí và tờ hướng dẫn cũng bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
Từ ngày 16 đến ngày 21-8, bảo tàng mở cửa miễn phí cho tất cả khách hành hương mang theo chứng nhận tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới. Ngoài ra, bảo tàng sẽ mở cửa hai tầng chính của bộ tranh sưu tập vào buổi tối ngày 16, 17 và 18-8 từ 20g30 đến nửa đêm. (Zenit 27-7-2011)
Phạm Kim An
Caritas Nam Hàn gửi bột mì cứu đói dân Bắc Hàn
Phạm Kim An
08:17 28/07/2011
Caritas Nam Hàn gửi bột mì cứu đói người dân Bắc Hàn
Seoul - Tình hình ở CHDCND Triều Tiên "đang xấu đi từng ngày. Chúng tôi biết rằng chúng ta không nên giúp đỡ chế độ, nhưng là người Công Giáo và là con người, chúng tôi không thể đứng và nhìn thấy anh chị em của chúng tôi ở phía bên kia biên giới chết đói. Đây là lý do tại sao chúng tôi quyết định gửi 100 tấn bột mì, mà chúng ta chuyển giao trực tiếp cho người dân”, theo một nguồn Công giáo ở Hàn Quốc nói với AsiaNews để giải thích một quyết định mới đây để vận chuyển lương thực cho miền Bắc.
Sau khi Bình Nhưỡng thực hiện các thử nghiệm hạt nhân và tấn công hai đồn của Hàn Quốc, Hàn Quốc đã ngừng tất cả các viện trợ cho CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, vào đầu mùa hè này, tình hình xấu đi rất nhiều nên Tổng thống Hàn Quốc cho phép năm tổ chức phi chính phủ cung cấp viện trợ lương thực cho CHDCND Triều Tiên. Caritas là một trong các tổ chức này và quyết định gửi bột mì.
Caritas quốc tế ở Hàn Quốc, đứng dầu là Linh mục Francis Xavier Ahn Myeong-ok, đã gây quỹ để mua bột mì trong ‘Thánh lễ vì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên’ tổ chức vào ngày 17-6 tại Imjingak. Viện trợ này sau đó được chuyển giao trực tiếp bằng đường bộ cho người dân tỉnh Hwanghe ở CHDCND Triều Tiên.
Linh mục Simeon Lee Jong-Keon, Giám đốc điều hành Caritas Hàn Quốc, thăm CHDCND Triều Tiên vào tháng Sáu. Cha nhìn thấy "một tình huống khủng khiếp. Khi đi thăm các bệnh viện, tôi nhận ra rằng nhiều người không có gì nữa".
Nguồn tin nói trên nói với AsiaNews rằng "thậm chí binh lính cũng không có thực phẩm để ăn. Đây là bước cuối cùng hướng tới sự chấm dứt của chế độ, nhưng rất nhiều người sẽ là nạn nhân". (AsiaNews 27-7-2011)
Phạm Kim An
Seoul - Tình hình ở CHDCND Triều Tiên "đang xấu đi từng ngày. Chúng tôi biết rằng chúng ta không nên giúp đỡ chế độ, nhưng là người Công Giáo và là con người, chúng tôi không thể đứng và nhìn thấy anh chị em của chúng tôi ở phía bên kia biên giới chết đói. Đây là lý do tại sao chúng tôi quyết định gửi 100 tấn bột mì, mà chúng ta chuyển giao trực tiếp cho người dân”, theo một nguồn Công giáo ở Hàn Quốc nói với AsiaNews để giải thích một quyết định mới đây để vận chuyển lương thực cho miền Bắc.
Sau khi Bình Nhưỡng thực hiện các thử nghiệm hạt nhân và tấn công hai đồn của Hàn Quốc, Hàn Quốc đã ngừng tất cả các viện trợ cho CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, vào đầu mùa hè này, tình hình xấu đi rất nhiều nên Tổng thống Hàn Quốc cho phép năm tổ chức phi chính phủ cung cấp viện trợ lương thực cho CHDCND Triều Tiên. Caritas là một trong các tổ chức này và quyết định gửi bột mì.
Caritas quốc tế ở Hàn Quốc, đứng dầu là Linh mục Francis Xavier Ahn Myeong-ok, đã gây quỹ để mua bột mì trong ‘Thánh lễ vì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên’ tổ chức vào ngày 17-6 tại Imjingak. Viện trợ này sau đó được chuyển giao trực tiếp bằng đường bộ cho người dân tỉnh Hwanghe ở CHDCND Triều Tiên.
Linh mục Simeon Lee Jong-Keon, Giám đốc điều hành Caritas Hàn Quốc, thăm CHDCND Triều Tiên vào tháng Sáu. Cha nhìn thấy "một tình huống khủng khiếp. Khi đi thăm các bệnh viện, tôi nhận ra rằng nhiều người không có gì nữa".
Nguồn tin nói trên nói với AsiaNews rằng "thậm chí binh lính cũng không có thực phẩm để ăn. Đây là bước cuối cùng hướng tới sự chấm dứt của chế độ, nhưng rất nhiều người sẽ là nạn nhân". (AsiaNews 27-7-2011)
Phạm Kim An
Người trẻ được mời gọi biến đổi xã hội và nền văn hóa
Linh Tiến Khải
09:48 28/07/2011
NEW YORK: Trong một xã hội chỉ kiếm tìm thú vui, các giải pháp mau chóng, phô trường bề ngoài và gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài, người trẻ có một vai trò ý nghĩa trong việc biến đổi xã hội và nền văn hóa.
Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikat, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như trên trong bài phát biểu tại cuộc họp đo Liên Hiệp Quốc tổ chức tại New York trong hai ngày 25-26 tháng 7 vừa qua về đề tài: ”Che chở người trẻ và thăng tiến phấm giá con người”.
Đức Cha Chullikat nhấn mạnh rằng thách đố của các thế hệ trẻ ngày nay đó là biến đổi nền văn hóa theo các gía trị của Tin Mừng và các nguyên tắc nhằm mục đích canh tân xã hội.
Vị đại diện Tòa Thánh đã nhắc tới sứ điệp gửi Năm quốc tế giới trẻ hồi năm ngoái của ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, khẳng định rằng người trẻ phải lãnh trách nhiệm tích cực tham gia tiến trình quyết định trên bình diện quốc gia, vùng miền và toàn cầu. Trách nhiệm đó không thể tách rời khỏi việc tôn trọng con người. Trích lời Đức Gioan Phaolô II nói: ”Phẩm giá con người là một giá trị siêu việt, luôn được thừa nhận như thế bởi tất cả những ai thực sự tìm hiếm chân lý”, Đức Cha Chullikat khẳng định rằng toàn lịch sử nhân loại được giải thích dưới ánh sáng của sự thật này.
Tham dự cuộc họp cũng có nhiều nhà ngoại giao và giới chức của các tổ chức bảo vệ và thăng tiến người trẻ. Bà Leah Darrow, nguyên là người mẫu quốc tế, đã kể lại kinh nghiệm cá nhân, việc khám phá ra nhân đức khiêm tốn và giá trị của sự khiết tịnh trong nền văn hóa tây âu bị điều kiện hóa nặng nề bới các vẻ bề ngoài và thú vui (RG 26-7-2011)
Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikat, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như trên trong bài phát biểu tại cuộc họp đo Liên Hiệp Quốc tổ chức tại New York trong hai ngày 25-26 tháng 7 vừa qua về đề tài: ”Che chở người trẻ và thăng tiến phấm giá con người”.
Đức Cha Chullikat nhấn mạnh rằng thách đố của các thế hệ trẻ ngày nay đó là biến đổi nền văn hóa theo các gía trị của Tin Mừng và các nguyên tắc nhằm mục đích canh tân xã hội.
Vị đại diện Tòa Thánh đã nhắc tới sứ điệp gửi Năm quốc tế giới trẻ hồi năm ngoái của ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, khẳng định rằng người trẻ phải lãnh trách nhiệm tích cực tham gia tiến trình quyết định trên bình diện quốc gia, vùng miền và toàn cầu. Trách nhiệm đó không thể tách rời khỏi việc tôn trọng con người. Trích lời Đức Gioan Phaolô II nói: ”Phẩm giá con người là một giá trị siêu việt, luôn được thừa nhận như thế bởi tất cả những ai thực sự tìm hiếm chân lý”, Đức Cha Chullikat khẳng định rằng toàn lịch sử nhân loại được giải thích dưới ánh sáng của sự thật này.
Tham dự cuộc họp cũng có nhiều nhà ngoại giao và giới chức của các tổ chức bảo vệ và thăng tiến người trẻ. Bà Leah Darrow, nguyên là người mẫu quốc tế, đã kể lại kinh nghiệm cá nhân, việc khám phá ra nhân đức khiêm tốn và giá trị của sự khiết tịnh trong nền văn hóa tây âu bị điều kiện hóa nặng nề bới các vẻ bề ngoài và thú vui (RG 26-7-2011)
Đức Thánh Cha đã kêu gọi từ bỏ thù hận và lánh xa sự dữ
Linh Tiến Khải
09:47 28/07/2011
Buổi đọc kinh Truyền Tin tại Castel Gandolfo
Trưa Chúa Nhật 24-7-2011 đã có 2.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong sân nhà nghỉ mát Caste Gandolco. Đức Thánh Cha đã mời gọi tín hữu xin Thiên Chúa ban cho mình một con tim khôn ngoan, biết lắng nghe sự thật. Đề cập tới hai vụ khủng bố tại Oslo bên Na Uy khiến cho 93 người chết và hàng trăm người bị thương trong đó có 20 người bị thương rất nặng, Đức Thánh Cha đã kêu gọi từ bỏ thù hận và lánh xa sự dữ. Ngài nói:
Rất tiếc một lần nữa, lại có các tin tức chết chóc và bạo lực. Chúng ta tất cả cảm thấy một nỗi đớn đau lớn lao đối với các hành động khủng bố đã xảy ra ngày thứ sáu vửa qua bên Na Uy. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân, cho những người bị thương và thân nhân của họ. Tôi muốn lập lại một lần nữa với tất cả mọi người lời kêu gọi tha thiết từ bỏ con đường thù hận và xa lánh các luận lý của sự dữ.
Trước đó trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha suy tư về ý nghĩa bài đọc thứ nhất trong phụng vụ, giới thiệu gương mặt của vua Salomon, là con và là người kế vị vua Đavít. Bài đọc giới thiệu vua vào lúc khởi đầu triều đại, khi vua còn rất trẻ tuổi. Vua Salomon thừa hưởng một nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều dấn thân và trách nhiệm đè nặng trên vai qủa lớn đối với một vua trẻ tuổi. Trước hết vua dâng cho Thiên Chúa một hy lễ trang trọng. Thánh Kinh nói là ”ngàn hy lễ toàn thiêu”. Khi đó Thiên Chúa hiện ra với vua trong thị kiến ban đêm, và hứa ban cho vua những gì vua xin trong lời cầu nguyện. Và chính ở đây người ta thấy tâm hồn cao cả của vua Salomon: vua không xin sống lâu, cũng không xin của cải giầu sang, hay loại bỏ được các thù địch; trái lại, vua thưa với Chúa: ”Xin cho tôi tớ Ngài một con tim ngoan ngoãn, để nó biết đem lại công lý cho dân Ngài, và biết phân biệt lành dữ” (1 V 3,9). Chúa đã nhận lời, và như thế vua Salomon đã trở thành nổi tiếng trên toàn thế giới vì sự khôn ngoan và các xét xử đúng đắn của vua.
Và Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa lời vua xin cho có một con tim ngoan ngoãn như sau:
Chúng ta biết rằng trong Thánh Kinh ”trái tim” không ám chỉ một phần của thân thể mà thôi, nhưng còn ám chỉ trung tâm của con người nữa, chỗ ở của các chủ ý và các phán đoán của nó. Chúng ta có thể nói là lương tâm. ”Con tim ngoan ngoãn” như thế có nghĩa là một lương tâm biết lắng nghe, nhậy cảm với tiếng nói của sự thật, và vì thế có khả năng phân biệt điều thiện với điều ác. Trong trường hợp của vua Salomon, lời xin có lý do là vì trách nhiệm phải hướng dẫn một quốc gia, Israel, dân mà Thiên Chúa đã chọn để biểu lộ cho thế giới thấy chương trình cứu độ của Người. Vì thế vua Israel phải tìm luôn luôn sống trong sự đồng điệu với Thiên Chúa, lắng nghe Lời Người, để hướng dẫn dân trong các con đường của Chúa, con đường của công lý và hòa bình.
Nhưng gương của vua Salomon cũng có giá trị đối với mọi người. Mỗi người trong chúng ta có một lương tâm để trong một nghĩa nào đó cũng là ”vua”, nghĩa là để thực thi phẩm giá là người, để hành động theo lương tâm bằng cách làm lành lánh dữ.
Lương tâm luân lý giả thiết khả năng lắng nghe tiếng nói của sự thật, ngoan ngoãn với các chỉ dẫn của nó. Những người được mời gọi vào các nhiệm vụ cai trị dĩ nhiên có một trách nhiệm khác nữa và vì thế, như vua Salomon dậy, họ lại càng cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa hơn. Nhưng mỗi người đều phải đóng góp phần mình trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình. Một tâm thức sai lầm gợi ý cho chúng ta xin với Thiên Chúa những sự hay những điều kiện thuận lợi. Rồi Đức Thánh Cha giải thích phẩm chất cuộc sống con người như sau:
Thật ra, phẩm chất đích thật của cuộc sống chúng ta và của cuộc sống xã hội tùy thuộc nơi lương tâm ngay thẳng của từng người, tùy thuộc nơi khả năng của từng người và của tất cả mọi người hiểu biết sự thiện, tách rời nó khỏi sự ác và kiên nhẫn tìm thực thi sự thiện.
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Chúng ta hãy xin điều này với sự trơ giúp của Đức Trinh Nữ Maria, là Ngai tòa của sự Khôn Ngoan. Con tim của Mẹ hoàn toàn ngoan ngoãn với ý muốn của Thiên Chúa. Tuy là người khiêm tốn và đơn sơ, Mẹ Maria là một nữ vương trước con mắt của Thiên Chúa, và chúng ta tôn kính Mẹ như nữ vương. Xin Đức Thánh Trinh Nữ cũng giúp chúng ta, với ơn thánh của Thiên Chúa, biết đào tạo cho mình có một lương tâm luôn rộng mở cho sự thật và nhậy cảm đối với công lý để phục vụ Nước Chúa.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Chào các tín hữu nói tiếng Pháp, Đức Thánh Cha khích lệ họ biết lợi dụng thời gian nghỉ hè để tìm kiếm Thiên Chúa và xin Người giải thoát họ khỏi mọi ràng buộc và đè nặng vô ích.
Với các tín hữu nói tiếng Anh ngài cầu mong họ biết tiếp đón Chúa Kitô trong con tim một cách tràn đầy hơn và để cho ơn thánh Chúa biến đổi cuộc sống.
Trưa Chúa Nhật 24-7-2011 đã có 2.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong sân nhà nghỉ mát Caste Gandolco. Đức Thánh Cha đã mời gọi tín hữu xin Thiên Chúa ban cho mình một con tim khôn ngoan, biết lắng nghe sự thật. Đề cập tới hai vụ khủng bố tại Oslo bên Na Uy khiến cho 93 người chết và hàng trăm người bị thương trong đó có 20 người bị thương rất nặng, Đức Thánh Cha đã kêu gọi từ bỏ thù hận và lánh xa sự dữ. Ngài nói:
Rất tiếc một lần nữa, lại có các tin tức chết chóc và bạo lực. Chúng ta tất cả cảm thấy một nỗi đớn đau lớn lao đối với các hành động khủng bố đã xảy ra ngày thứ sáu vửa qua bên Na Uy. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân, cho những người bị thương và thân nhân của họ. Tôi muốn lập lại một lần nữa với tất cả mọi người lời kêu gọi tha thiết từ bỏ con đường thù hận và xa lánh các luận lý của sự dữ.
Trước đó trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha suy tư về ý nghĩa bài đọc thứ nhất trong phụng vụ, giới thiệu gương mặt của vua Salomon, là con và là người kế vị vua Đavít. Bài đọc giới thiệu vua vào lúc khởi đầu triều đại, khi vua còn rất trẻ tuổi. Vua Salomon thừa hưởng một nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều dấn thân và trách nhiệm đè nặng trên vai qủa lớn đối với một vua trẻ tuổi. Trước hết vua dâng cho Thiên Chúa một hy lễ trang trọng. Thánh Kinh nói là ”ngàn hy lễ toàn thiêu”. Khi đó Thiên Chúa hiện ra với vua trong thị kiến ban đêm, và hứa ban cho vua những gì vua xin trong lời cầu nguyện. Và chính ở đây người ta thấy tâm hồn cao cả của vua Salomon: vua không xin sống lâu, cũng không xin của cải giầu sang, hay loại bỏ được các thù địch; trái lại, vua thưa với Chúa: ”Xin cho tôi tớ Ngài một con tim ngoan ngoãn, để nó biết đem lại công lý cho dân Ngài, và biết phân biệt lành dữ” (1 V 3,9). Chúa đã nhận lời, và như thế vua Salomon đã trở thành nổi tiếng trên toàn thế giới vì sự khôn ngoan và các xét xử đúng đắn của vua.
Và Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa lời vua xin cho có một con tim ngoan ngoãn như sau:
Chúng ta biết rằng trong Thánh Kinh ”trái tim” không ám chỉ một phần của thân thể mà thôi, nhưng còn ám chỉ trung tâm của con người nữa, chỗ ở của các chủ ý và các phán đoán của nó. Chúng ta có thể nói là lương tâm. ”Con tim ngoan ngoãn” như thế có nghĩa là một lương tâm biết lắng nghe, nhậy cảm với tiếng nói của sự thật, và vì thế có khả năng phân biệt điều thiện với điều ác. Trong trường hợp của vua Salomon, lời xin có lý do là vì trách nhiệm phải hướng dẫn một quốc gia, Israel, dân mà Thiên Chúa đã chọn để biểu lộ cho thế giới thấy chương trình cứu độ của Người. Vì thế vua Israel phải tìm luôn luôn sống trong sự đồng điệu với Thiên Chúa, lắng nghe Lời Người, để hướng dẫn dân trong các con đường của Chúa, con đường của công lý và hòa bình.
Nhưng gương của vua Salomon cũng có giá trị đối với mọi người. Mỗi người trong chúng ta có một lương tâm để trong một nghĩa nào đó cũng là ”vua”, nghĩa là để thực thi phẩm giá là người, để hành động theo lương tâm bằng cách làm lành lánh dữ.
Lương tâm luân lý giả thiết khả năng lắng nghe tiếng nói của sự thật, ngoan ngoãn với các chỉ dẫn của nó. Những người được mời gọi vào các nhiệm vụ cai trị dĩ nhiên có một trách nhiệm khác nữa và vì thế, như vua Salomon dậy, họ lại càng cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa hơn. Nhưng mỗi người đều phải đóng góp phần mình trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình. Một tâm thức sai lầm gợi ý cho chúng ta xin với Thiên Chúa những sự hay những điều kiện thuận lợi. Rồi Đức Thánh Cha giải thích phẩm chất cuộc sống con người như sau:
Thật ra, phẩm chất đích thật của cuộc sống chúng ta và của cuộc sống xã hội tùy thuộc nơi lương tâm ngay thẳng của từng người, tùy thuộc nơi khả năng của từng người và của tất cả mọi người hiểu biết sự thiện, tách rời nó khỏi sự ác và kiên nhẫn tìm thực thi sự thiện.
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Chúng ta hãy xin điều này với sự trơ giúp của Đức Trinh Nữ Maria, là Ngai tòa của sự Khôn Ngoan. Con tim của Mẹ hoàn toàn ngoan ngoãn với ý muốn của Thiên Chúa. Tuy là người khiêm tốn và đơn sơ, Mẹ Maria là một nữ vương trước con mắt của Thiên Chúa, và chúng ta tôn kính Mẹ như nữ vương. Xin Đức Thánh Trinh Nữ cũng giúp chúng ta, với ơn thánh của Thiên Chúa, biết đào tạo cho mình có một lương tâm luôn rộng mở cho sự thật và nhậy cảm đối với công lý để phục vụ Nước Chúa.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Chào các tín hữu nói tiếng Pháp, Đức Thánh Cha khích lệ họ biết lợi dụng thời gian nghỉ hè để tìm kiếm Thiên Chúa và xin Người giải thoát họ khỏi mọi ràng buộc và đè nặng vô ích.
Với các tín hữu nói tiếng Anh ngài cầu mong họ biết tiếp đón Chúa Kitô trong con tim một cách tràn đầy hơn và để cho ơn thánh Chúa biến đổi cuộc sống.
Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ qua đời
Trầm Thiên Thu
16:48 28/07/2011
HOA KỲ (CatholicCulture.org, 28-7-2011) – Đức TGM Pietro Sambi, được ĐGH Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh (Apostolic Nuncio) tại Hoa Kỳ năm 2005, vừa qua đời ngày 27-7 tại bệnh viện Baltimore do biến chứng phẫu thuật phổi, hưởng thọ 73 tuổi.
Ngài sinh năm 1938, tại TP Sogliano sul Rubicone, Bắc Ý. Ngài thụ phong linh mục năm 14-3-1964, GP Montefeltro, và được tấn phong giám mục năm 1985. Ngài đã từng làm Sứ thần Tòa thánh tại Burundi (1985-1991), Sứ thần Tòa thánh tại Indonesia (1991-1998), và Sứ thần Tòa thánh tại Israel và Cyprus, đồng thời làm Đại diện Tòa thánh (Apostolic Delegate) tại Giêrusalem và Palestine (1998-2005). Ngài nói được tiếng Anh, Tây Ban Nha, và Pháp, có học vị tiến sĩ Thần học và Giáo luật.
Nhiệm kỳ của Đức TGM Sambi đã chứng kiến việc bổ nhiệm ĐHY Donald Wuerl làm TGM Washington (2006) và bổ nhiệm 5 giám mục khác cho các tổng giáo phận có các Đức Hồng y: Đức TGM Edwin O’Brien TGP Baltimore (2007), Đức TGM Allen Vigneron TGP Detroit (2009), Đức TGM Timothy Dolan TGP New York (2009), Đức TGM José Gomez TGP Los Angeles (được bổ nhiệm GM phụ tá năm 2010), và Đức TGM Charles Chaput TGP Philadelphia (2011).
Tang lễ Đức TGM Sambi được tổ chức lúc 14 giờ ngày 6-8 (lễ Chúa Giêsu biến hình) tại Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm ở Washington.
Ngài sinh năm 1938, tại TP Sogliano sul Rubicone, Bắc Ý. Ngài thụ phong linh mục năm 14-3-1964, GP Montefeltro, và được tấn phong giám mục năm 1985. Ngài đã từng làm Sứ thần Tòa thánh tại Burundi (1985-1991), Sứ thần Tòa thánh tại Indonesia (1991-1998), và Sứ thần Tòa thánh tại Israel và Cyprus, đồng thời làm Đại diện Tòa thánh (Apostolic Delegate) tại Giêrusalem và Palestine (1998-2005). Ngài nói được tiếng Anh, Tây Ban Nha, và Pháp, có học vị tiến sĩ Thần học và Giáo luật.
Nhiệm kỳ của Đức TGM Sambi đã chứng kiến việc bổ nhiệm ĐHY Donald Wuerl làm TGM Washington (2006) và bổ nhiệm 5 giám mục khác cho các tổng giáo phận có các Đức Hồng y: Đức TGM Edwin O’Brien TGP Baltimore (2007), Đức TGM Allen Vigneron TGP Detroit (2009), Đức TGM Timothy Dolan TGP New York (2009), Đức TGM José Gomez TGP Los Angeles (được bổ nhiệm GM phụ tá năm 2010), và Đức TGM Charles Chaput TGP Philadelphia (2011).
Tang lễ Đức TGM Sambi được tổ chức lúc 14 giờ ngày 6-8 (lễ Chúa Giêsu biến hình) tại Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm ở Washington.
Các giám mục Mỹ nhắc Quốc Hội nhớ chiều kích luân lý trong cuộc tranh luận ngân sách
Vũ Văn An
22:25 28/07/2011
Theo tin Zenit ngày 27 tháng 7, các giám mục Mỹ vừa nhắc nhở Quốc Hội rằng cuộc tranh luận về cắt giảm ngân sách có chiều kích luân lý cần phải xem sét.
Trong một lá thư ngày thứ Ba vừa qua gửi Hạ Viện, Đức Cha Stephen Blaire, giám mục Stockton, California, và Đức Cha Howard Hubbard, giám mục Albany, New York, đề xướng 3 điểm để các dân biểu xem sét khi tranh luận về ngân sách.
Hai vị giám mục nhìn nhận thách đố hiện nay của Quốc Hội trong việc: “chu toàn các đòi hỏi công lý và các nghĩa vụ luân lý cho thế hệ tương lai; kiểm soát mức nợ và thiếu hụt tương lai; và bảo vệ cuộc sống và phẩm giá những người nghèo khổ và yếu kém”.
Các vị nhận định rằng Giáo Hội có vai trò “đem cả các nguyên tắc luân lý lẫn kinh nghiệm hàng ngày vào cuộc tranh luận”. Trong chiều hướng này, các ngài đưa ra 3 tiêu chuẩn luân lý để hướng dẫn các quyết định khá khó khăn về ngân sách.
1. Phải lượng định mọi quyết định ngân sách xem chúng bảo vệ hay đe doạ sự sống và phẩm giá con người.
2. Thước đo chính về luân lý cho bất cứ đề nghị ngân sách nào là xét xem nó tác động ra sao tới “những người bé nhỏ nhất” (Mt 25). Các nhu cầu của những người đói khát và không nhà ở, không việc làm hay nghèo khổ phải đặt lên hàng đầu.
3. Chính phủ và các định chế khác có trách nhiệm chung phải cổ vũ ích chung cho mọi người, đặc biệt các công nhân tầm thường và các gia đình đang chật vật sống đúng nhân phẩm trong thời buổi kinh tế khó khăn này.
Chia sẻ hy sinh
Các vị giám mục bác bỏ một ngân sách dựa “vào những khoản cắt giảm theo lỷ lệ đối với các dịch vụ dành cho người nghèo”. Các ngài nhận định rằng: “Ngân sách đòi mọi người phải chia sẻ hy sinh, trong đó có việc nâng cao thu nhập thỏa đáng, loại bỏ những khoản chi không cần thiết về quân sự cũng như các mục khác, và giải quyết một cách công bình các chi phí dài hạn của bảo hiểm y tế và chương trình hưu trí”.
Hai vị giám mục lo ngại rằng các khoản cắt giảm sẽ tạo ra nhiều tai hại về nhân bản và xã hội có ảnh hưởng tới các gia đình và các lãnh vực căn bản như thực phẩm và nhà ở. Các ngài cũng nhấn mạnh nhu cầu liên đới với các quốc gia đang mở mang. “Sự trợ giúp này nhằm hỗ trợ hàng loạt các chương trình cứu sống, như thuốc men chống bệnh tật; trợ giúp các nông dân nghèo và trẻ mồ côi; viện trợ thực phẩm cho người nghèo; giúp đỡ các nạn nhân thiên tai; và giúp người tị nạn trốn thoát để sinh tồn”. Hiện nay, đề nghị của Hạ Viện bao gồm nhiều khoản cắt vĩ đại trong các phạm vi vừa kể.
Các Đức Cha Blaire và Hubbard quả quyết rằng “thước đo luân lý trong cuộc tranh luận ngân sách lần này không phải là đảng nào thắng hay quyền lợi nào trổi vượt, nhưng đúng hơn là việc đối xử ra sao với những người thất nghiệp, đói ăn, không nhà hay nghèo khổ… Tiếng nói của những người này thường hay vắng bóng trong những cuộc tranh luận như thế này, nhưng họ có quyền đòi hỏi thúc bách nhất về luân lý đối với lương tâm ta và các tài nguyên chung của ta”.
Trong một lá thư ngày thứ Ba vừa qua gửi Hạ Viện, Đức Cha Stephen Blaire, giám mục Stockton, California, và Đức Cha Howard Hubbard, giám mục Albany, New York, đề xướng 3 điểm để các dân biểu xem sét khi tranh luận về ngân sách.
Hai vị giám mục nhìn nhận thách đố hiện nay của Quốc Hội trong việc: “chu toàn các đòi hỏi công lý và các nghĩa vụ luân lý cho thế hệ tương lai; kiểm soát mức nợ và thiếu hụt tương lai; và bảo vệ cuộc sống và phẩm giá những người nghèo khổ và yếu kém”.
Các vị nhận định rằng Giáo Hội có vai trò “đem cả các nguyên tắc luân lý lẫn kinh nghiệm hàng ngày vào cuộc tranh luận”. Trong chiều hướng này, các ngài đưa ra 3 tiêu chuẩn luân lý để hướng dẫn các quyết định khá khó khăn về ngân sách.
1. Phải lượng định mọi quyết định ngân sách xem chúng bảo vệ hay đe doạ sự sống và phẩm giá con người.
2. Thước đo chính về luân lý cho bất cứ đề nghị ngân sách nào là xét xem nó tác động ra sao tới “những người bé nhỏ nhất” (Mt 25). Các nhu cầu của những người đói khát và không nhà ở, không việc làm hay nghèo khổ phải đặt lên hàng đầu.
3. Chính phủ và các định chế khác có trách nhiệm chung phải cổ vũ ích chung cho mọi người, đặc biệt các công nhân tầm thường và các gia đình đang chật vật sống đúng nhân phẩm trong thời buổi kinh tế khó khăn này.
Chia sẻ hy sinh
Các vị giám mục bác bỏ một ngân sách dựa “vào những khoản cắt giảm theo lỷ lệ đối với các dịch vụ dành cho người nghèo”. Các ngài nhận định rằng: “Ngân sách đòi mọi người phải chia sẻ hy sinh, trong đó có việc nâng cao thu nhập thỏa đáng, loại bỏ những khoản chi không cần thiết về quân sự cũng như các mục khác, và giải quyết một cách công bình các chi phí dài hạn của bảo hiểm y tế và chương trình hưu trí”.
Hai vị giám mục lo ngại rằng các khoản cắt giảm sẽ tạo ra nhiều tai hại về nhân bản và xã hội có ảnh hưởng tới các gia đình và các lãnh vực căn bản như thực phẩm và nhà ở. Các ngài cũng nhấn mạnh nhu cầu liên đới với các quốc gia đang mở mang. “Sự trợ giúp này nhằm hỗ trợ hàng loạt các chương trình cứu sống, như thuốc men chống bệnh tật; trợ giúp các nông dân nghèo và trẻ mồ côi; viện trợ thực phẩm cho người nghèo; giúp đỡ các nạn nhân thiên tai; và giúp người tị nạn trốn thoát để sinh tồn”. Hiện nay, đề nghị của Hạ Viện bao gồm nhiều khoản cắt vĩ đại trong các phạm vi vừa kể.
Các Đức Cha Blaire và Hubbard quả quyết rằng “thước đo luân lý trong cuộc tranh luận ngân sách lần này không phải là đảng nào thắng hay quyền lợi nào trổi vượt, nhưng đúng hơn là việc đối xử ra sao với những người thất nghiệp, đói ăn, không nhà hay nghèo khổ… Tiếng nói của những người này thường hay vắng bóng trong những cuộc tranh luận như thế này, nhưng họ có quyền đòi hỏi thúc bách nhất về luân lý đối với lương tâm ta và các tài nguyên chung của ta”.
Top Stories
Press Statement: Return of Father Nguyen Van Ly to Prison
Heide Bronke Fulton
08:10 28/07/2011
Return of Father Nguyen Van Ly to Prison
Press Statement
Heide Bronke Fulton
Acting Deputy Spokesperson, Office of the Spokesperson
Washington, DC
July 26, 2011
--------------------------------------------------------------------------------
We are concerned by the Government of Vietnam’s decision to return long-time human rights defender Father Nguyen Van Ly to prison on July 25. We urge the Government of Vietnam to release him immediately. We welcomed the government’s decision last year to grant Father Ly humanitarian parole following a series of strokes while in solitary confinement. Father Ly suffers from a brain tumor and should continue to be allowed to seek medical treatment.
No individual should be imprisoned for expressing the right to free speech. In September 2010, the UN Working Group on Arbitrary Detention held that Father Ly was denied a fair trial and ruled his detention was arbitrary, in violation of the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant of Civil and Political Rights, and called for his immediate release.
Father Ly is a co-founder of Bloc 8406 and the Vietnam Progression Party. He has spent over 16 years in prison.
PRN: 2011/1243
Press Statement
Heide Bronke Fulton
Acting Deputy Spokesperson, Office of the Spokesperson
Washington, DC
July 26, 2011
--------------------------------------------------------------------------------
We are concerned by the Government of Vietnam’s decision to return long-time human rights defender Father Nguyen Van Ly to prison on July 25. We urge the Government of Vietnam to release him immediately. We welcomed the government’s decision last year to grant Father Ly humanitarian parole following a series of strokes while in solitary confinement. Father Ly suffers from a brain tumor and should continue to be allowed to seek medical treatment.
No individual should be imprisoned for expressing the right to free speech. In September 2010, the UN Working Group on Arbitrary Detention held that Father Ly was denied a fair trial and ruled his detention was arbitrary, in violation of the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant of Civil and Political Rights, and called for his immediate release.
Father Ly is a co-founder of Bloc 8406 and the Vietnam Progression Party. He has spent over 16 years in prison.
PRN: 2011/1243
Archbishop Sambi dies; Vatican nuncio to US
Catholic News Service
09:14 28/07/2011
Last Friday, the nunciature announced that the archbishop had been "placed on assisted ventilation to attempt recovery of his lung function" after undergoing "a delicate lung surgery two weeks ago." Archbishop Sambi was 73.
In a statement Archbishop Timothy M. Dolan of New York, president of the U.S. bishops' conference, said the nuncio's death "brings deep sadness for the church in the United States."
We will have a story later this morning. Dolan's statement follows:
Statement of Archbishop Timothy M. Dolan, President of the United States Conference of Catholic Bishops, on the occasion of the death of Archbishop Sambi
News of the July 27 death of Archbishop Pietro Sambi, Apostolic Nuncio to the United States of America, brings deep sadness for the church in the United States. As the personal representative of our Holy Father Pope Benedict XVI, Archbishop Sambi enjoyed the highest respect and deepest affection of the bishops of the United States and of our Catholic people.
Archbishop Sambi was a friend of the United States in so many ways. He played an indispensible role in the coordination of the visit of Pope Benedict XVI to our country in 2008, and so enabled our entire nation to see the wonderfully warm solicitude of the Holy Father for America.
Archbishop Sambi understood and loved our nation. He travelled throughout the country, often to attend the ordination of bishops, always eager to meet the faithful, and to share with them the affection that the Holy Father has for them and their country. He was open to the media as a conveyor of truth and welcomed journalists as representatives of the American people. He enjoyed everything from a stroll in the park near his residence in Washington to the diplomatic functions he attended as part of his service as the representative of the Holy See to the United States.
Archbishop Sambi possessed both a keen sense of diplomacy cultivated through many years of service in the Vatican diplomatic corps, especially in Israel, and a pastoral sensitivity cultivated through his many years as a faithful and devoted priest. Those who met or listened to Archbishop Sambi understood that at the heart of all he did was this love of the priesthood and of Christ the Good Shepherd.
We thank our Holy Father for sending him to us as we now commend the soul of this good and faithful servant to the Lord whom he served with such steadfast devotion. May Archbishop Pietro Sambi, through the mercy of God, rest in peace.
Archbishop Timothy Dolan of New York
President, United States Conference of Catholic Bishops
July 28, 2011
Pour Approfondir - A ces athées qui dirigent l’Eglise catholique
Églises d'Asie
09:16 28/07/2011
POUR APPROFONDIR - A ces athées qui dirigent l’Eglise catholique
Membre de la Commission du Saint-Siège pour l’Eglise catholique en Chine, le cardinal Joseph Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse de Hongkong, n’a jamais mâché ses mots dès lors qu’il s’est agi de défendre les libertés en Chine populaire et de dénoncer les atteintes à la liberté religieuse et à la liberté de conscience. Dans le texte ci-dessous, diffusé par lui depuis Hongkong le 26 juillet, ...
... le cardinal commente les récentes ordinations épiscopales illégitimes qui ont eu lieu en Chine ainsi que les déclarations des autorités de Pékin chargées des affaires religieuses et de la partie « officielle » de l’Eglise catholique en Chine. La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie.
Ces derniers jours, des catholiques, en Chine et à l’étranger, ont appris avec tristesse et indignation les mots prononcées par Anthony Liu Bainian et les PP. Joseph Guo Jincai, Johan Fang Xingyao et Joseph Yang Yu, paroles que l’on a du mal à ne pas qualifier de schismatiques. Toutefois, la déclaration des responsables de l’Administration d’Etat pour les Affaires religieuses (SARA) du 25 juillet a atteint un degré extrême dans l’absurde.
Nous pouvons comprendre que le gouvernement, pour défendre ses marionnettes, affirme qu’elles sont « politiquement correctes » ou encore louent leur courage à résister aux pressions venues de l’étranger, mais aujourd’hui les autorités en viennent à faire l’éloge de leur « ardente foi catholique » et à prétendre que les ordinations sans mandat pontifical sont nécessaires pour « le fonctionnement normal de l’Eglise et pour les besoins de la pastorale et de l’évangélisation ». Cela est parfaitement absurde et ridicule quand on sait, comme l’on récemment souligné plusieurs spécialistes, que ce sont les autorités de l’Etat qui dirigent en réalité l’Eglise catholique.
Sont-ils devenus aveugles ? N’ont-ils jamais eu la possibilité de voir comment l’Eglise catholique fonctionnait dans le reste du monde ? Est-ce que la situation de la Chine est si particulière qu’elle force le gouvernement à diriger une Eglise qui ne pourrait tout simplement plus être reconnue comme catholique ? Ils n’auront réussi qu’à se couvrir de ridicule aux yeux du monde entier !
Nos dirigeants peuvent-ils prendre un peu de temps sur leurs intrigues en vue du pouvoir suprême, pour prêter attention à cette « toute petite communauté » de catholiques ? Pourquoi nos frères et sœurs ne peuvent-ils être autorisés à vivre normalement et paisiblement leur vie normale de croyants ? N’est-ce pas un droit qui leur a été reconnu par la Constitution ?
Déformant honteusement la réalité, ils n’hésitent pas à qualifier les premières excommunications prononcées par le Saint-Siège dans les années 1950 de « causes », et les récentes ordinations illégitimes d’évêques de « conséquences ».
Lors des trois dernières ordinations illégitimes et de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques, tout le monde a pu constater que le SARA et l’Association patriotique des catholiques chinois avaient pris la décision de conduire l’Eglise « officielle » à poursuivre sans faiblir son chemin vers l’indépendance, en élisant et ordonnant unilatéralement leurs évêques.
Attendez seulement qu’ils trouvent une personnalité ayant assez de poids, comme Martin Luther ou le roi Henri VIII, pour donner un statut à leur nouvelle Eglise ; cela ne leur donnera pas pour autant une légitimité quelconque à usurper l’appellation d’« Eglise catholique ».
Les autorités chinoises ont restreint les libertés individuelles, y compris la liberté de conscience, avec violence. Ils ignorent complètement l’autorité et la magnanimité de notre Saint-Père, mais osent prétendre qu’ils sont animés d’une volonté sincère de dialogue. Voilà bien le plus gros des mensonges ! Seuls la lâcheté des nations et la défense de leurs intérêts égoïstes les empêchent de dire un mot juste de réprobation.
Le proverbe dit que « les yeux du peuple sont clairvoyants ». A Leshan, certaines personnes peuvent admirer l’efficacité administrative du P. Paul Lei Shiyin, mais ils savent très certainement qu’il est inapte à être évêque ; à Shantou, on pourra de la même manière trouver des gens pour soutenir les ambitions du P. Joseph Huang Bingzhang, mais la majorité des fidèles catholiques en Chine rejettera ces « opportunistes » et restera aux côtés du pape.
Personne ne sait combien de temps durera cet hiver rigoureux, mais nos fidèles n’ont pas peur. Ils surmonteront leurs craintes par la foi et la prière, qui leur donneront la force d’imiter les saints martyrs et les innombrables héros de la foi, en donnant un témoignage courageux à notre Sauveur Ressuscité.
Chers fidèles, frères et sœurs, nous vous adressons notre salut – celui d’un frère aîné qui a presque honte d’être en liberté.
Membre de la Commission du Saint-Siège pour l’Eglise catholique en Chine, le cardinal Joseph Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse de Hongkong, n’a jamais mâché ses mots dès lors qu’il s’est agi de défendre les libertés en Chine populaire et de dénoncer les atteintes à la liberté religieuse et à la liberté de conscience. Dans le texte ci-dessous, diffusé par lui depuis Hongkong le 26 juillet, ...
... le cardinal commente les récentes ordinations épiscopales illégitimes qui ont eu lieu en Chine ainsi que les déclarations des autorités de Pékin chargées des affaires religieuses et de la partie « officielle » de l’Eglise catholique en Chine. La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie.
Ces derniers jours, des catholiques, en Chine et à l’étranger, ont appris avec tristesse et indignation les mots prononcées par Anthony Liu Bainian et les PP. Joseph Guo Jincai, Johan Fang Xingyao et Joseph Yang Yu, paroles que l’on a du mal à ne pas qualifier de schismatiques. Toutefois, la déclaration des responsables de l’Administration d’Etat pour les Affaires religieuses (SARA) du 25 juillet a atteint un degré extrême dans l’absurde.
Nous pouvons comprendre que le gouvernement, pour défendre ses marionnettes, affirme qu’elles sont « politiquement correctes » ou encore louent leur courage à résister aux pressions venues de l’étranger, mais aujourd’hui les autorités en viennent à faire l’éloge de leur « ardente foi catholique » et à prétendre que les ordinations sans mandat pontifical sont nécessaires pour « le fonctionnement normal de l’Eglise et pour les besoins de la pastorale et de l’évangélisation ». Cela est parfaitement absurde et ridicule quand on sait, comme l’on récemment souligné plusieurs spécialistes, que ce sont les autorités de l’Etat qui dirigent en réalité l’Eglise catholique.
Sont-ils devenus aveugles ? N’ont-ils jamais eu la possibilité de voir comment l’Eglise catholique fonctionnait dans le reste du monde ? Est-ce que la situation de la Chine est si particulière qu’elle force le gouvernement à diriger une Eglise qui ne pourrait tout simplement plus être reconnue comme catholique ? Ils n’auront réussi qu’à se couvrir de ridicule aux yeux du monde entier !
Nos dirigeants peuvent-ils prendre un peu de temps sur leurs intrigues en vue du pouvoir suprême, pour prêter attention à cette « toute petite communauté » de catholiques ? Pourquoi nos frères et sœurs ne peuvent-ils être autorisés à vivre normalement et paisiblement leur vie normale de croyants ? N’est-ce pas un droit qui leur a été reconnu par la Constitution ?
Déformant honteusement la réalité, ils n’hésitent pas à qualifier les premières excommunications prononcées par le Saint-Siège dans les années 1950 de « causes », et les récentes ordinations illégitimes d’évêques de « conséquences ».
Lors des trois dernières ordinations illégitimes et de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques, tout le monde a pu constater que le SARA et l’Association patriotique des catholiques chinois avaient pris la décision de conduire l’Eglise « officielle » à poursuivre sans faiblir son chemin vers l’indépendance, en élisant et ordonnant unilatéralement leurs évêques.
Attendez seulement qu’ils trouvent une personnalité ayant assez de poids, comme Martin Luther ou le roi Henri VIII, pour donner un statut à leur nouvelle Eglise ; cela ne leur donnera pas pour autant une légitimité quelconque à usurper l’appellation d’« Eglise catholique ».
Les autorités chinoises ont restreint les libertés individuelles, y compris la liberté de conscience, avec violence. Ils ignorent complètement l’autorité et la magnanimité de notre Saint-Père, mais osent prétendre qu’ils sont animés d’une volonté sincère de dialogue. Voilà bien le plus gros des mensonges ! Seuls la lâcheté des nations et la défense de leurs intérêts égoïstes les empêchent de dire un mot juste de réprobation.
Le proverbe dit que « les yeux du peuple sont clairvoyants ». A Leshan, certaines personnes peuvent admirer l’efficacité administrative du P. Paul Lei Shiyin, mais ils savent très certainement qu’il est inapte à être évêque ; à Shantou, on pourra de la même manière trouver des gens pour soutenir les ambitions du P. Joseph Huang Bingzhang, mais la majorité des fidèles catholiques en Chine rejettera ces « opportunistes » et restera aux côtés du pape.
Personne ne sait combien de temps durera cet hiver rigoureux, mais nos fidèles n’ont pas peur. Ils surmonteront leurs craintes par la foi et la prière, qui leur donneront la force d’imiter les saints martyrs et les innombrables héros de la foi, en donnant un témoignage courageux à notre Sauveur Ressuscité.
Chers fidèles, frères et sœurs, nous vous adressons notre salut – celui d’un frère aîné qui a presque honte d’être en liberté.
Après un an et quatre mois d’interruption de peine, le P. Nguyên Van Ly est interné de nouveau
Églises d'Asie
09:18 28/07/2011
Après un an et quatre mois d’interruption de peine, le P. Nguyên Van Ly est interné de nouveau
Un an et quatre mois après l’interruption provisoire de peine qui lui avait été accordée pour se soigner de son hémiplégie, le P. Nguyên Van Ly a de nouveau été emprisonné. Dans l’après-midi du 25 juillet 2011, des agents de la Sécurité publique se sont présentés à l’archevêché de Huê pour l’arrêter et le ramener en prison.
La nouvelle de son arrestation a été confirmée par à l’économe de l’archevêché. Un prêtre proche du célèbre dissident a rapporté que vers 14h30, une voiture de la Sécurité publique et une ambulance se sont arrêtées devant l’archevêché. A la demande des agents de sécurité, le responsable de la maison a du apposer sa signature sur un document, mais a objecté que la santé du P. Ly n’était pas encore restaurée et qu’il restait encore handicapé. Le prêtre dissident a été ensuite transporté en ambulance vers sa prison (1).
Dans un communiqué publié au lendemain de son arrestation, Amnesty International a demandé au gouvernement vietnamien de libérer immédiatement et sans condition le P. Ly. Selon l’association de défense des droits de l’homme, le prêtre dissident ne doit son internement qu’à son action pacifique en faveur de la démocratie. Le communiqué exprime aussi l’inquiétude de l’ONG concernant la santé encore chancelante du prêtre. La même crainte est éprouvée par sa famille dont les confidences ont été recueillies par Radio Free Asia.
Au mois de mars 2007, à l’issue d’un procès devant le Tribunal populaire de Huê, le P. Ly avait été condamné à huit ans de prison ferme pour « propagande antigouvernementale ». Durant son internement au centre de Ba Sao, il avait été victime de plusieurs accidents vasculaires cérébraux qui avaient provoqué une hémiplégie du côté droit. Son séjour à l’hôpital de la police à Hanoi n’ayant pas amélioré son état, il avait bénéficié, le 15 mars 2010, d’une suspension provisoire de peine d’un an et avait été transféré à l’archevêché de Huê afin d’y suivre un traitement médical.
Les craintes de l’entourage du prêtre pour sa santé sont d’autant plus grandes qu’il a clairement déclaré ses intentions dans le cas où il serait forcé de retourner en prison. Le 3 mars 2011, quelques jours avant la fin de sa période d’interruption de peine, dans un texte intitulé « Communiqué N° 1 », il avait déclaré que, s’il était interné de nouveau, il entamerait alors une série de grèves de la faim et interromprait totalement le traitement médical suivi jusque-là. Dans le même document, il expliquait aussi qu’il ne pouvait cependant mener une grève de la faim jusqu’à son issue fatale, à cause de ses convictions religieuses. C’est pour cela qu’il se proposait de les faire se succéder.
On peut penser que la décision du gouvernement a été influencée par les déclarations et les initiatives du P. Ly durant cette période d’interruption de peine. Au cours de l’année passée, il a envoyé au Conseil des droits de l’homme de l’ONU à Genève, un acte d’accusation contre le gouvernement vietnamien pour sa condamnation et son internement injustifiés (17 ans de prison au total). Plus tard, des textes rédigés par lui et diffusés sur Internet ont appelé la population vietnamienne à manifester dans les rues et à boycotter les prochaines élections à l’Assemblée nationale.
Un an et quatre mois après l’interruption provisoire de peine qui lui avait été accordée pour se soigner de son hémiplégie, le P. Nguyên Van Ly a de nouveau été emprisonné. Dans l’après-midi du 25 juillet 2011, des agents de la Sécurité publique se sont présentés à l’archevêché de Huê pour l’arrêter et le ramener en prison.
La nouvelle de son arrestation a été confirmée par à l’économe de l’archevêché. Un prêtre proche du célèbre dissident a rapporté que vers 14h30, une voiture de la Sécurité publique et une ambulance se sont arrêtées devant l’archevêché. A la demande des agents de sécurité, le responsable de la maison a du apposer sa signature sur un document, mais a objecté que la santé du P. Ly n’était pas encore restaurée et qu’il restait encore handicapé. Le prêtre dissident a été ensuite transporté en ambulance vers sa prison (1).
Dans un communiqué publié au lendemain de son arrestation, Amnesty International a demandé au gouvernement vietnamien de libérer immédiatement et sans condition le P. Ly. Selon l’association de défense des droits de l’homme, le prêtre dissident ne doit son internement qu’à son action pacifique en faveur de la démocratie. Le communiqué exprime aussi l’inquiétude de l’ONG concernant la santé encore chancelante du prêtre. La même crainte est éprouvée par sa famille dont les confidences ont été recueillies par Radio Free Asia.
Au mois de mars 2007, à l’issue d’un procès devant le Tribunal populaire de Huê, le P. Ly avait été condamné à huit ans de prison ferme pour « propagande antigouvernementale ». Durant son internement au centre de Ba Sao, il avait été victime de plusieurs accidents vasculaires cérébraux qui avaient provoqué une hémiplégie du côté droit. Son séjour à l’hôpital de la police à Hanoi n’ayant pas amélioré son état, il avait bénéficié, le 15 mars 2010, d’une suspension provisoire de peine d’un an et avait été transféré à l’archevêché de Huê afin d’y suivre un traitement médical.
Les craintes de l’entourage du prêtre pour sa santé sont d’autant plus grandes qu’il a clairement déclaré ses intentions dans le cas où il serait forcé de retourner en prison. Le 3 mars 2011, quelques jours avant la fin de sa période d’interruption de peine, dans un texte intitulé « Communiqué N° 1 », il avait déclaré que, s’il était interné de nouveau, il entamerait alors une série de grèves de la faim et interromprait totalement le traitement médical suivi jusque-là. Dans le même document, il expliquait aussi qu’il ne pouvait cependant mener une grève de la faim jusqu’à son issue fatale, à cause de ses convictions religieuses. C’est pour cela qu’il se proposait de les faire se succéder.
On peut penser que la décision du gouvernement a été influencée par les déclarations et les initiatives du P. Ly durant cette période d’interruption de peine. Au cours de l’année passée, il a envoyé au Conseil des droits de l’homme de l’ONU à Genève, un acte d’accusation contre le gouvernement vietnamien pour sa condamnation et son internement injustifiés (17 ans de prison au total). Plus tard, des textes rédigés par lui et diffusés sur Internet ont appelé la population vietnamienne à manifester dans les rues et à boycotter les prochaines élections à l’Assemblée nationale.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ sinh và Thiếu nhi GP Thái Bình mừng lễ thánh Đaminh Saviô
Văn Chiến
00:41 28/07/2011
THÁI BÌNH - Hôm nay, 28/07/2011, tại Toà giám mục Thái Bình đã diễn ra ngày hội - mừng lễ Thánh Đaminh Savio – quan thầy lễ sinh và thánh thiếu niên giáo phận. Đây cũng là dịp mà Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ dành riêng cho lễ sinh và thiếu niên mừng năm thánh, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập giáo phận Thái Bình 1936 – 2011.
Xem hình ảnh
Ngay từ sáng sớm, các đoàn lễ sinh và thanh - thiếu niên từ các giáo xứ trong giáo phận đã tụ họp về toà giám mục Thái Bình để được hoà mình trong bầu khí hiệp thông ngày mừng lễ. Cùng chung chia niềm vui trong ngày lễ này, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên – Giám mục chính toà Hải Phòng đã cho 30 em lễ sinh thuộc giáo phận này tới tham dự.
Sau phần qui tụ, các đoàn lễ sinh thuộc các giáo hạt trong giáo phận và đoàn đại diện lễ sinh giáo phận Hải Phòng diễu hành từ đài Chúa Kitô vua về khu vực nhà vòm, cạnh đài Đức Mẹ Lavang. Tại đây, Đức cha Phêrô đã chính thức tuyên bố khai mạc chương trình ngày lễ mừng kính Thánh Đaminh Savio – Quan thầy lễ sinh và thanh thiếu niên giáo phận Thái Bình. Trong lời chào thăm các em, Đức cha cầu chúc cho lễ sinh và thanh thiếu niên luôn biết noi gương thánh Đaminh Savio, chu toàn bổn phận trong niềm vui.
Tiếp đó, nghi thức tôn kính thánh Đaminh Savio được cử hành tại khu vực sân khấu nhà vòm với ước lượng khoảng hơn 3000 người tham dự, trong đó đại đa số là lễ sinh. Nghi thức tuy đơn sơ, nhưng thật linh thiêng và có ý nghĩa trong việc khích lệ các lễ sinh và thanh thiếu niên học tập gương nhân đức của thánh Đaminh Savio: chọn Chúa để nên thánh.
Thánh lễ được Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ cử hành lúc 9h30 cùng ngày với sự tham dự của quí Đức ông, các cha, chủng sinh, tu sỹ và các lễ sinh trong giáo phận. Trong bài giảng Thánh lễ, Đức cha khởi đi từ đoạn Tin mừng nói về năm chiếc bánh và hai con cá để nói lên sự đóng góp quan trọng của thiếu niên cho chương trình của Thiên Chúa. Đức cha cũng mời gọi các lễ sinh, các thanh thiếu niên quảng đại lắng nghe và đáp trả lời mời gọi của Chúa, hiến dâng cuộc đời trong ơn gọi thánh hiến. Ngài cũng hy vọng vào sự triển nở ơn gọi trong giáo phận khi nhìn vào số đông các lễ sinh đang tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu mến bàn thờ.
Kết thúc thánh lễ, đoàn lễ sinh danh dự gồm 204 em đại diện cho lễ sinh trong 102 giáo xứ chụp hình lưu niệm với Đức cha và quí cha.
Sau ăn trưa, các lễ sinh và thanh thiếu niên tham gia phần thi tìm hiểu năm thánh giáo phận qua hình thức rung chuông vàng. Chương trình ngày lễ sẽ còn tiếp diễn với các phần vui chơi mang đậm chất giáo dục diễn ra trong chiều nay. Đó cũng chính là sự thể hiện phần nào chương trình đào luyện thanh thiếu niên nơi giáo phận Thái Bình sẽ vẫn mãi còn tiếp diễn cho tới khi hoàn tất trong Chúa Giêsu Kitô.
Xem hình ảnh
Ngay từ sáng sớm, các đoàn lễ sinh và thanh - thiếu niên từ các giáo xứ trong giáo phận đã tụ họp về toà giám mục Thái Bình để được hoà mình trong bầu khí hiệp thông ngày mừng lễ. Cùng chung chia niềm vui trong ngày lễ này, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên – Giám mục chính toà Hải Phòng đã cho 30 em lễ sinh thuộc giáo phận này tới tham dự.
Sau phần qui tụ, các đoàn lễ sinh thuộc các giáo hạt trong giáo phận và đoàn đại diện lễ sinh giáo phận Hải Phòng diễu hành từ đài Chúa Kitô vua về khu vực nhà vòm, cạnh đài Đức Mẹ Lavang. Tại đây, Đức cha Phêrô đã chính thức tuyên bố khai mạc chương trình ngày lễ mừng kính Thánh Đaminh Savio – Quan thầy lễ sinh và thanh thiếu niên giáo phận Thái Bình. Trong lời chào thăm các em, Đức cha cầu chúc cho lễ sinh và thanh thiếu niên luôn biết noi gương thánh Đaminh Savio, chu toàn bổn phận trong niềm vui.
Tiếp đó, nghi thức tôn kính thánh Đaminh Savio được cử hành tại khu vực sân khấu nhà vòm với ước lượng khoảng hơn 3000 người tham dự, trong đó đại đa số là lễ sinh. Nghi thức tuy đơn sơ, nhưng thật linh thiêng và có ý nghĩa trong việc khích lệ các lễ sinh và thanh thiếu niên học tập gương nhân đức của thánh Đaminh Savio: chọn Chúa để nên thánh.
Thánh lễ được Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ cử hành lúc 9h30 cùng ngày với sự tham dự của quí Đức ông, các cha, chủng sinh, tu sỹ và các lễ sinh trong giáo phận. Trong bài giảng Thánh lễ, Đức cha khởi đi từ đoạn Tin mừng nói về năm chiếc bánh và hai con cá để nói lên sự đóng góp quan trọng của thiếu niên cho chương trình của Thiên Chúa. Đức cha cũng mời gọi các lễ sinh, các thanh thiếu niên quảng đại lắng nghe và đáp trả lời mời gọi của Chúa, hiến dâng cuộc đời trong ơn gọi thánh hiến. Ngài cũng hy vọng vào sự triển nở ơn gọi trong giáo phận khi nhìn vào số đông các lễ sinh đang tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu mến bàn thờ.
Kết thúc thánh lễ, đoàn lễ sinh danh dự gồm 204 em đại diện cho lễ sinh trong 102 giáo xứ chụp hình lưu niệm với Đức cha và quí cha.
Sau ăn trưa, các lễ sinh và thanh thiếu niên tham gia phần thi tìm hiểu năm thánh giáo phận qua hình thức rung chuông vàng. Chương trình ngày lễ sẽ còn tiếp diễn với các phần vui chơi mang đậm chất giáo dục diễn ra trong chiều nay. Đó cũng chính là sự thể hiện phần nào chương trình đào luyện thanh thiếu niên nơi giáo phận Thái Bình sẽ vẫn mãi còn tiếp diễn cho tới khi hoàn tất trong Chúa Giêsu Kitô.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một Giáo Hội Can Trường Phía Sau Bức Màn Sắt
Phạm Mạnh Tuấn
16:58 28/07/2011
Một Giáo Hội Can Trường Phía Sau Bức Màn Sắt
GH Công Giáo Miền Bắc Việt Nam Kể Từ 1954
Mấy năm gần đây thế giới đã chứng kiến những cuộc đấu tranh kiên cường của giáo dân miền Bắc Việt Nam đối với chính quyền Cộng Sản. Ngoài những biến cố nổi bật như “Tóa Khâm Sứ”, “Thái Hà”, “Đồng Chiêm”, “Cồn Dầu”, “Loan Lý”, còn rất nhiều những xung đột nhỏ đã và đang xẩy ra bên trong “bức màn sắt”, mà bên ngoài ít khi biết đến.
Sỡ dĩ có sự chống đối thường xuyên của giáo dân Việt Nam, đặc biệt giáo dân từ mười giáo phân miền Bắc (1), vì một bên nhà nước CS vô thần muốn kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo qua chính sách “xin-cho”; Một mặt giáo dân đòi phải được hành xử quyền tự do tôn giáo một cách chính đáng. Tự do tôn giáo, một quyền lợi thiêng liêng đã được HĐ Giám Mục VN khẳng định trong bản góp ý ngày 14/4/91 (khi Nghị Định 69 về tôn giáo được ban hành): “Trong các quyền của con người thì quyền tự do tôn giáo rất quan trọng, nên phải được tôn trọng như một quyền lợi, chứ không phải như một đặc ân”. Điều này cũng đã được Đức TGM Ngô Quang Kiệt dõng dạc tuyên bố trước Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội ngày 20/9/08.
Trên nửa thế kỷ, kể từ ngày đảng Cộng sản lên nắm quyền tại miền Bắc VN, giáo dân Công giáo miền Bắc đã phải trải qua những giai đọan cực kỳ khó khăn, nhưng họ luôn can đảm, một sự can đảm phi thường, trong việc bảo vệ đức tin và cách sống đạo. Sự can trường này xứng đáng với những giòng ca tụng của sử gia A. Launay: “Hỡi Giáo hội Việt Nam, một trong những Giáo hội đã bị bắt bớ hà khắc nhất trong Giáo hội toàn cầu, kể từ khi công cuộc của Chúa Cứu Thế bị bắt bớ, một trong những Giáo hội kiên cố lạ lùng nhất . . . ta kính chào ngươi!” (2)
Bức màn sắt buông xuống sau Hiệp định Genève 1954
Hiệp định Genève (20/7/1954), đã thúc đẩy gần một triệu người miền Bắc di cư vào Nam, trong số đó, hơn một nửa là người Công Giáo. Theo thống kê của bộ Truyền Giáo ngày 30/6/1957: Số giáo dân miền Nam vào khoảng 1.100.000 (60% mới di cư từ miền Bắc vào) với 1.264 linh mục, trong khi miền Bắc sau cuộc di cư chỉ còn lại 713.000 giáo dân với 7 GM và 374 linh mục.
Ngay từ những tháng cuối năm 1954, khi những phái đoàn Cao ủy LHQ vừa rút khỏi miền Bắc, chính quyền CS đã xiết chặt gọng kềm, càng ngày đã càng gây nên nhiều khó khăn cho các tôn giáo, đặc biệt đối với GH CG miền Bắc: Nhà nước đã từng bước hạn chế tối đa việc hành đạo. Nhiều thánh đường bị đóng cửa vĩnh viễn hoặc bị tịch thu để làm xưởng máy hay kho vật liệu, các linh mục không thể đi ra ngoài xứ đạo nếu không có giấy phép của chính quyền địa phương, các giám mục bị cô lập, ngay cả ĐHY Trịnh Như Khuê (lúc đó còn là GM của Tổng GP Hà Nội) cũng như bị giam lỏng vì bị cấm không cho đi thăm bất cứ nơi nào. Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, các GM, thừa sai nước ngoài bị trục xuất (1959-1960) (3), các chủng viện bị buộc giải tán, các trường học bị xung công, . . Giữa lúc chính sách “Cải cách ruộng đất” và phong trào đấu tố được nhà nước “chuyên chính vô sản” rầm rộ phát động, các tôn giáo bị làm khó dễ một cách công khai. Nhiều linh mục, giáo dân bị gán cho nhãn hiệu “gián điệp do đế quốc cài lại” và bị đày tới những vùng xa xôi, hẻo lánh. Nhiều tu sĩ bị đưa đi “cải tạo” gần 20 năm chỉ vì một lý do hết sức vô lý: “không chịu lấy vợ, cứ muốn tu trì làm linh mục”(4)
Nhà nước cộng sản Hà Nội, sau khi trục xuất Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, đã cắt đứt mọi liên lạc của GH CG miền Bắc với thế giới bên ngoài. Tòa thánh Vatican nhiều lần muốn cử đại diện đến, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đều từ chối đón nhận. Ngay Công Đồng Vatican II (1962-1965), một biến cố trọng đại nhất của GH Công Giáo thời cận đại, cũng không một vị Giám Mục miền Bắc nào được xuất ngoại tham dự. Mục đích qúa rõ ràng: những người cầm quyền vô thần muốn cô lập hoàn toàn GH miền Bắc để mong biến GH này thành một “giáo hội tự trị” rập khuôn theo kiểu Trung quốc, một giáo hội chịu sự chi phối hoàn toàn của đảng CS. Dự định đen tối này đã không bao giờ có thể thành công, vì vùng đất này đã là nơi thấm máu của hằng trăm ngàn các anh hùng Tử đạo qua nhiều thế hệ.
Can trường bảo vệ đức tin.
Đạo Công giáo nơi xứ Bắc, đã minh chứng rõ ràng rằng: tuy bị nhà nước Cộng sản tìm đủ mọi cách vùi dập, cũng không thể bị tiêu diệt. Tại những vùng đông giáo dân, người Công giáo công khai chống chế độ, từ chối hợp tác với nhà nước, và đành chịu sưu cao thuế nặng để được tự do sống đạo. Nhiều thanh niên Công giáo thà chấp nhận đi lao công chiến trường chứ không can tâm hành động nghịch với giáo lý đức tin. Hai giáo phận Phát Diệm, Bùi Chu bị cán bộ chính trị liệt kê là “vùng phản động” vì giáo dân hai địa phận này, với tinh thần bất khuất, thường nổi lên chống đối chính quyền để bảo vệ đức tin. Giáo dân Giáo phận Bắc Ninh, xứ Đại Từ cũng đứng lên phản đối chính quyền hạn chế, ngăn cấm việc đi lễ. Tại Bắc Cạn, giáo dân đã võ trang gậy gộc, giáo mác đánh nhau với cán bộ và “canh” nhà thờ gần hai tháng, không cho chính quyền vào tịch thu nhà thờ (5). Trên trang web của “Lược Sử Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội” hiện nay vẫn còn ghi rõ: “Trải qua những thời kỳ khó khăn, Ban Giám Đốc Chủng Viện luôn trung thành với Giáo hội. Năm 1960 Ban Giám đốc Chủng Viện Gioan thà chấp nhận chịu đóng cửa, chứ quyết không chịu để giáo viên do nhà nước chỉ định vào dạy học thuyết Mác Lê chống tôn giáo ở Chủng Viện. Trên một thập niên (1960 -1973), trong toàn thể Giáo Hội Miền Bắc không có một chủng viện nào được chính thức hoạt động.”
Chúng ta sống tại hải ngoại, trong một xã hội tự do, dân chủ, pháp trị, nhiều khi đã không hoàn toàn cảm thông được với những gì GH CG VN đã và đang phải trải qua, đặc biệt những gì GH miền Bắc đã phải chịu đựng trên nửa thế kỷ. Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí một tham dự viên của phiên họp ngày 23 tháng 6, 1990 tại Biên Hòa. Giữa một tình huống căng thẳng, một bên nhà nước đang cố dàn dựng ra cái gọi là “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo”, một bên HĐGMVN chẳng những đã không cho phép các linh mục tham gia mà các ngài còn tỏ rõ quan điểm trong bản góp ý gởi chính phủ: “UBĐKCG là nguy cơ gây lẫn lộn giữa GH và tổ chức chính trị” và “. . cần tránh đồng hoá Tổ quốc với Chủ nghiã xã hội” (6). Mai Chí Thọ, đại tướng đứng đầu ngành công an nổi tiếng sắt máu, lúc đó đang giữ Bộ Nội Vụ, trong phiên họp đã vừa “lên lớp” vừa “đe dọa” Đức Cha Nguyễn Minh Nhật (chủ tịch HĐGMVN) và phái đòan của ngài bằng câu Kinh Thánh: “Sức mạnh cánh tay Người làm cho tan tác lũ kiêu căng, hạ kẻ quyền hành. .” và Tám Cao (biệt hiệu của ông Thọ) kết luận bằng cách đập bàn lớn tiếng: “Nếu các vị không đi với chúng tôi thì có nghiã là các vị không đoàn kết với chúng tôi, mà cũng có nghiã là chống chúng tôi, không thể có nghiã nào khác”. Cho dù bị áp lực rất mạnh từ phía chính quyền, UBĐKCG từ trước đến nay vẫn chỉ như một “quái thai dở sống dở chết”! Sự kiện này cùng với việc Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, nhân danh HĐGMVN, ký Thỉnh nguyện thư xin Tòa thánh thụ lý tiến trình Tuyên Thánh cho 117 chân phước Tử đạo VN (11/1985) đã là hai điểm son nổi bật trong lịch sử GH VN cận đại.
Sau năm 1990, thái độ của nhà nước CS đối với GH, trên bình diện nổi đã có vẻ hòa dịu hơn để phù hợp với chính sách “mở cửa”, nhưng cũng như đài “Veritas” tại Philippine bình luận sau chuyến viếng thăm và phỏng vấn Đức HY Phạm Đình Tụng nhân dịp mừng Kim khánh linh mục của ngài (6/6/1999): “Việt Nam có nhiều thay đổi về kinh tế, xã hội. Về tôn giáo, tuy có Nghị định “Tự Do Tôn Giáo” nhưng là tự do xin phép và cho phép” (7). GH CG VN sẽ còn phải chịu đựng nhiều gian lao thử thách, nhưng với đời sống đức tin đã được rèn luyện và minh chứng trên 30 năm tại miền Nam, hơn nửa thế kỷ tại miền Bắc, chắc chắn GH CG tại VN sẽ xứng đáng với lời tuyên dương của Đức Thánh Cha Piô XI trong dịp tấn phong vị GM tiên khởi VN, Đức cha Nguyễn Bá Tòng (11/6/1933): “VN là trưởng tràng của Giáo hội Công giáo tại Đông Á” vậy.
Phạm Mạnh Tuấn
(Thứ Năm, tuần 17 TN, 2011)
__________________________________________________________________
(1) Mười Giáo Phận miền Bắc: Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hóa,
Lạng Sơn, Phát Diệm, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh.
(2) “Lịch Sử Giáo Hội CG - Quyển 2” Linh Mục Bùi Đức Sinh. Tr. 432
(3) Niên lịch Công Giáo Kỷ Hợi 1959 – Sài Gòn 1959. Tr. 76.
(4) Bài phỏng vấn Đức cha Chu Văn Minh – 2/2/2009
(5) “Lịch Sủ Giáo Hội CG - Quyển 2” Linh Mục Bùi Đức Sinh. Tr 451
(6) Bản góp ý của HĐGM VN gởi chính phủ ngày 14 tháng 4, 1991
(7) “Giáo Hôi Công Giáo ở Việt Nam” Linh Mục Bùi Đức Sinh Tr. 88
GH Công Giáo Miền Bắc Việt Nam Kể Từ 1954
Mấy năm gần đây thế giới đã chứng kiến những cuộc đấu tranh kiên cường của giáo dân miền Bắc Việt Nam đối với chính quyền Cộng Sản. Ngoài những biến cố nổi bật như “Tóa Khâm Sứ”, “Thái Hà”, “Đồng Chiêm”, “Cồn Dầu”, “Loan Lý”, còn rất nhiều những xung đột nhỏ đã và đang xẩy ra bên trong “bức màn sắt”, mà bên ngoài ít khi biết đến.
Sỡ dĩ có sự chống đối thường xuyên của giáo dân Việt Nam, đặc biệt giáo dân từ mười giáo phân miền Bắc (1), vì một bên nhà nước CS vô thần muốn kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo qua chính sách “xin-cho”; Một mặt giáo dân đòi phải được hành xử quyền tự do tôn giáo một cách chính đáng. Tự do tôn giáo, một quyền lợi thiêng liêng đã được HĐ Giám Mục VN khẳng định trong bản góp ý ngày 14/4/91 (khi Nghị Định 69 về tôn giáo được ban hành): “Trong các quyền của con người thì quyền tự do tôn giáo rất quan trọng, nên phải được tôn trọng như một quyền lợi, chứ không phải như một đặc ân”. Điều này cũng đã được Đức TGM Ngô Quang Kiệt dõng dạc tuyên bố trước Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội ngày 20/9/08.
Trên nửa thế kỷ, kể từ ngày đảng Cộng sản lên nắm quyền tại miền Bắc VN, giáo dân Công giáo miền Bắc đã phải trải qua những giai đọan cực kỳ khó khăn, nhưng họ luôn can đảm, một sự can đảm phi thường, trong việc bảo vệ đức tin và cách sống đạo. Sự can trường này xứng đáng với những giòng ca tụng của sử gia A. Launay: “Hỡi Giáo hội Việt Nam, một trong những Giáo hội đã bị bắt bớ hà khắc nhất trong Giáo hội toàn cầu, kể từ khi công cuộc của Chúa Cứu Thế bị bắt bớ, một trong những Giáo hội kiên cố lạ lùng nhất . . . ta kính chào ngươi!” (2)
Bức màn sắt buông xuống sau Hiệp định Genève 1954
Hiệp định Genève (20/7/1954), đã thúc đẩy gần một triệu người miền Bắc di cư vào Nam, trong số đó, hơn một nửa là người Công Giáo. Theo thống kê của bộ Truyền Giáo ngày 30/6/1957: Số giáo dân miền Nam vào khoảng 1.100.000 (60% mới di cư từ miền Bắc vào) với 1.264 linh mục, trong khi miền Bắc sau cuộc di cư chỉ còn lại 713.000 giáo dân với 7 GM và 374 linh mục.
Ngay từ những tháng cuối năm 1954, khi những phái đoàn Cao ủy LHQ vừa rút khỏi miền Bắc, chính quyền CS đã xiết chặt gọng kềm, càng ngày đã càng gây nên nhiều khó khăn cho các tôn giáo, đặc biệt đối với GH CG miền Bắc: Nhà nước đã từng bước hạn chế tối đa việc hành đạo. Nhiều thánh đường bị đóng cửa vĩnh viễn hoặc bị tịch thu để làm xưởng máy hay kho vật liệu, các linh mục không thể đi ra ngoài xứ đạo nếu không có giấy phép của chính quyền địa phương, các giám mục bị cô lập, ngay cả ĐHY Trịnh Như Khuê (lúc đó còn là GM của Tổng GP Hà Nội) cũng như bị giam lỏng vì bị cấm không cho đi thăm bất cứ nơi nào. Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, các GM, thừa sai nước ngoài bị trục xuất (1959-1960) (3), các chủng viện bị buộc giải tán, các trường học bị xung công, . . Giữa lúc chính sách “Cải cách ruộng đất” và phong trào đấu tố được nhà nước “chuyên chính vô sản” rầm rộ phát động, các tôn giáo bị làm khó dễ một cách công khai. Nhiều linh mục, giáo dân bị gán cho nhãn hiệu “gián điệp do đế quốc cài lại” và bị đày tới những vùng xa xôi, hẻo lánh. Nhiều tu sĩ bị đưa đi “cải tạo” gần 20 năm chỉ vì một lý do hết sức vô lý: “không chịu lấy vợ, cứ muốn tu trì làm linh mục”(4)
Nhà nước cộng sản Hà Nội, sau khi trục xuất Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, đã cắt đứt mọi liên lạc của GH CG miền Bắc với thế giới bên ngoài. Tòa thánh Vatican nhiều lần muốn cử đại diện đến, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đều từ chối đón nhận. Ngay Công Đồng Vatican II (1962-1965), một biến cố trọng đại nhất của GH Công Giáo thời cận đại, cũng không một vị Giám Mục miền Bắc nào được xuất ngoại tham dự. Mục đích qúa rõ ràng: những người cầm quyền vô thần muốn cô lập hoàn toàn GH miền Bắc để mong biến GH này thành một “giáo hội tự trị” rập khuôn theo kiểu Trung quốc, một giáo hội chịu sự chi phối hoàn toàn của đảng CS. Dự định đen tối này đã không bao giờ có thể thành công, vì vùng đất này đã là nơi thấm máu của hằng trăm ngàn các anh hùng Tử đạo qua nhiều thế hệ.
Can trường bảo vệ đức tin.
Đạo Công giáo nơi xứ Bắc, đã minh chứng rõ ràng rằng: tuy bị nhà nước Cộng sản tìm đủ mọi cách vùi dập, cũng không thể bị tiêu diệt. Tại những vùng đông giáo dân, người Công giáo công khai chống chế độ, từ chối hợp tác với nhà nước, và đành chịu sưu cao thuế nặng để được tự do sống đạo. Nhiều thanh niên Công giáo thà chấp nhận đi lao công chiến trường chứ không can tâm hành động nghịch với giáo lý đức tin. Hai giáo phận Phát Diệm, Bùi Chu bị cán bộ chính trị liệt kê là “vùng phản động” vì giáo dân hai địa phận này, với tinh thần bất khuất, thường nổi lên chống đối chính quyền để bảo vệ đức tin. Giáo dân Giáo phận Bắc Ninh, xứ Đại Từ cũng đứng lên phản đối chính quyền hạn chế, ngăn cấm việc đi lễ. Tại Bắc Cạn, giáo dân đã võ trang gậy gộc, giáo mác đánh nhau với cán bộ và “canh” nhà thờ gần hai tháng, không cho chính quyền vào tịch thu nhà thờ (5). Trên trang web của “Lược Sử Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội” hiện nay vẫn còn ghi rõ: “Trải qua những thời kỳ khó khăn, Ban Giám Đốc Chủng Viện luôn trung thành với Giáo hội. Năm 1960 Ban Giám đốc Chủng Viện Gioan thà chấp nhận chịu đóng cửa, chứ quyết không chịu để giáo viên do nhà nước chỉ định vào dạy học thuyết Mác Lê chống tôn giáo ở Chủng Viện. Trên một thập niên (1960 -1973), trong toàn thể Giáo Hội Miền Bắc không có một chủng viện nào được chính thức hoạt động.”
Chúng ta sống tại hải ngoại, trong một xã hội tự do, dân chủ, pháp trị, nhiều khi đã không hoàn toàn cảm thông được với những gì GH CG VN đã và đang phải trải qua, đặc biệt những gì GH miền Bắc đã phải chịu đựng trên nửa thế kỷ. Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí một tham dự viên của phiên họp ngày 23 tháng 6, 1990 tại Biên Hòa. Giữa một tình huống căng thẳng, một bên nhà nước đang cố dàn dựng ra cái gọi là “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo”, một bên HĐGMVN chẳng những đã không cho phép các linh mục tham gia mà các ngài còn tỏ rõ quan điểm trong bản góp ý gởi chính phủ: “UBĐKCG là nguy cơ gây lẫn lộn giữa GH và tổ chức chính trị” và “. . cần tránh đồng hoá Tổ quốc với Chủ nghiã xã hội” (6). Mai Chí Thọ, đại tướng đứng đầu ngành công an nổi tiếng sắt máu, lúc đó đang giữ Bộ Nội Vụ, trong phiên họp đã vừa “lên lớp” vừa “đe dọa” Đức Cha Nguyễn Minh Nhật (chủ tịch HĐGMVN) và phái đòan của ngài bằng câu Kinh Thánh: “Sức mạnh cánh tay Người làm cho tan tác lũ kiêu căng, hạ kẻ quyền hành. .” và Tám Cao (biệt hiệu của ông Thọ) kết luận bằng cách đập bàn lớn tiếng: “Nếu các vị không đi với chúng tôi thì có nghiã là các vị không đoàn kết với chúng tôi, mà cũng có nghiã là chống chúng tôi, không thể có nghiã nào khác”. Cho dù bị áp lực rất mạnh từ phía chính quyền, UBĐKCG từ trước đến nay vẫn chỉ như một “quái thai dở sống dở chết”! Sự kiện này cùng với việc Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, nhân danh HĐGMVN, ký Thỉnh nguyện thư xin Tòa thánh thụ lý tiến trình Tuyên Thánh cho 117 chân phước Tử đạo VN (11/1985) đã là hai điểm son nổi bật trong lịch sử GH VN cận đại.
Sau năm 1990, thái độ của nhà nước CS đối với GH, trên bình diện nổi đã có vẻ hòa dịu hơn để phù hợp với chính sách “mở cửa”, nhưng cũng như đài “Veritas” tại Philippine bình luận sau chuyến viếng thăm và phỏng vấn Đức HY Phạm Đình Tụng nhân dịp mừng Kim khánh linh mục của ngài (6/6/1999): “Việt Nam có nhiều thay đổi về kinh tế, xã hội. Về tôn giáo, tuy có Nghị định “Tự Do Tôn Giáo” nhưng là tự do xin phép và cho phép” (7). GH CG VN sẽ còn phải chịu đựng nhiều gian lao thử thách, nhưng với đời sống đức tin đã được rèn luyện và minh chứng trên 30 năm tại miền Nam, hơn nửa thế kỷ tại miền Bắc, chắc chắn GH CG tại VN sẽ xứng đáng với lời tuyên dương của Đức Thánh Cha Piô XI trong dịp tấn phong vị GM tiên khởi VN, Đức cha Nguyễn Bá Tòng (11/6/1933): “VN là trưởng tràng của Giáo hội Công giáo tại Đông Á” vậy.
Phạm Mạnh Tuấn
(Thứ Năm, tuần 17 TN, 2011)
__________________________________________________________________
(1) Mười Giáo Phận miền Bắc: Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hóa,
Lạng Sơn, Phát Diệm, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh.
(2) “Lịch Sử Giáo Hội CG - Quyển 2” Linh Mục Bùi Đức Sinh. Tr. 432
(3) Niên lịch Công Giáo Kỷ Hợi 1959 – Sài Gòn 1959. Tr. 76.
(4) Bài phỏng vấn Đức cha Chu Văn Minh – 2/2/2009
(5) “Lịch Sủ Giáo Hội CG - Quyển 2” Linh Mục Bùi Đức Sinh. Tr 451
(6) Bản góp ý của HĐGM VN gởi chính phủ ngày 14 tháng 4, 1991
(7) “Giáo Hôi Công Giáo ở Việt Nam” Linh Mục Bùi Đức Sinh Tr. 88
Thông Báo
Cáo phó: Linh mục Giuse Nguyễn Văn Đình từ trần
Tòa GM Long Xuyên
15:10 28/07/2011
Cáo Phó
Trong niềm xác tín vào Đức Kitô Phục Sinh, tôi xin báo tin:
Cha Giuse Nguyễn Văn Đình
đã từ trần lúc 10g10 Thứ Năm, ngày 28/07/2011 tại Gx Thánh Gia, kênh Thày Ký, hưởng thọ 62 tuổi.
Cha GIUSE NGUYỄN VĂN ĐÌNH
- sinh năm 1949 tại Gia Cốc, Hưng Yên;
- Thụ phong linh mục ngày 15/06/1975 tại Sài Gòn;
- Cha đã phục vụ:
1975-1976: Gx. Thánh Tâm B2
1976-2011: Gx. Thánh Gia, Thày Ký.
Thánh Lễ an táng ngài sẽ được cử hành
lúc 14g30 chiều Thứ Bảy ngày 30/07/2011 tại nhà thờ Thánh Gia, Thày Ký.
Xin quí cha dâng 3 thánh lễ
và xin anh chị em giáo dân thêm lời cầu nguyện cho ngài.
Long Xuyên, ngày 28 tháng 07 năm 2011
Trong niềm xác tín vào Đức Kitô Phục Sinh, tôi xin báo tin:
Cha Giuse Nguyễn Văn Đình
đã từ trần lúc 10g10 Thứ Năm, ngày 28/07/2011 tại Gx Thánh Gia, kênh Thày Ký, hưởng thọ 62 tuổi.
Cha GIUSE NGUYỄN VĂN ĐÌNH
- sinh năm 1949 tại Gia Cốc, Hưng Yên;
- Thụ phong linh mục ngày 15/06/1975 tại Sài Gòn;
- Cha đã phục vụ:
1975-1976: Gx. Thánh Tâm B2
1976-2011: Gx. Thánh Gia, Thày Ký.
Thánh Lễ an táng ngài sẽ được cử hành
lúc 14g30 chiều Thứ Bảy ngày 30/07/2011 tại nhà thờ Thánh Gia, Thày Ký.
Xin quí cha dâng 3 thánh lễ
và xin anh chị em giáo dân thêm lời cầu nguyện cho ngài.
Long Xuyên, ngày 28 tháng 07 năm 2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Làm Duyên
Lê Trị
21:47 28/07/2011
LÀM DUYÊN
Ảnh của Lê Trị
Hôm nay trời đẹp như.. tiên
Cô chim nổi hứng làm duyên trên cành.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Hôm nay trời đẹp như.. tiên
Cô chim nổi hứng làm duyên trên cành.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền