Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 18 TN C : Chuyện biết rồi vẫn cứ nói
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:14 29/07/2016
CHUYỆN BIẾT RỒI VẪN CỨ NÓI
(Chúa Nhật XVIII TN C)
Tiền, bạc, của cải, một đề tài mà tín hữu Kitô dường như nghe đã quá nhiều. Oái ăm thay, những người thường lên giọng về đề tài của cải, tiền bạc thì hầu như ít bị chi phối bởi đồng tiền bát gạo kiểu cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” hay ‘dãi dầm mưa nắng’ để có cái lót dạ và sinh hoạt cho bản thân và gia đình.
Cuộc đời thật lắm điều trớ trêu. Chuyện nghịch lý như không còn là chuyện lý thuyết. Người hô hào “vô sản” thì của tiền hằng hà vô số. Người cam kết sống khó nghèo thì thật khó mà nghèo. Người chủ trương duy vật thì rất chi là chủ quan, duy ý chí, lại còn mê tín đủ điều. Người mong được rỗi linh hồn thì quá lo lắng chuyện nhà cửa, tiện nghi vật chất, cơ sở…Dù nghịch lý hay trớ trêu, thì chúng ta cũng phải đối diện với Lời hằng sống truy vấn chúng ta về thái độ của chúng ta với của cải, bạc tiền.
Ngài Côhêlét lớn tiếng: “Phù vân trên mọi phù vân, tất cả đều là phù vân”(x.Gv 1,2). Của cải, bạc tiền thảy đều chóng qua như gió thổi, như mây nổi, như chim bay. Thưa Ngài Côhêlét: Phù vân đấy, chóng qua đấy, nhưng cuộc đời này không thể thiếu gió, vắng mây. Hễ bắt tay làm việc gì, dù lớn nhỏ, dù xây Nhà Thờ, nhà xứ hay lo cho con cái sắp vào niên học mới… thì thảy đều phải bước qua ngưỡng cửa “đầu tiên” là “tiền đâu?” Phù vân mà rất thân thiết, vì đồng tiền dính liền khúc ruột.
Thánh Tông đồ dân ngoại nói với tín hữu Côlôxê rằng hãy hướng lòng trí đến những gì thuộc về thượng giới và đừng chú tâm đến những gì thuộc về hạ giới. Thưa thánh nhân: “đói thì đầu gối phải bò”; “có thực mới vực được đạo”… Đôi tay ngài đã không từng sần sùi, chai sạm với nghề dệt lều vải đấy ư? Và ngài đã không từng kết án những người lười biếng, không chịu lao động đấy sao?
Quả thật vẫn có đủ đầy những luận lý để bào chữa cho thái độ sống quyến luyến với của cải vật chất. Dĩ nhiên chẳng ai dám to gan nói xóc, nói xỉa ngài Côhêlét hay thánh Tông đồ dân ngoại, nhưng vẫn có đó những lời nói cạnh, nói khía đến các “đấng bậc làm thầy” trong Giáo Hội. Các ngài đâu có lo bữa mai chạy bữa hôm như chúng mình. Các ngài đâu có quặn thắt khi con cái ốm đau hay phải chịu cái cảnh nợ nần chồng chất. Thế nhưng dù có biện bạch cách này cách khác thì chúng ta cũng phải chân nhận sự cám dỗ của đồng tiền và sức mạnh của vật chất. Chúng có thể huỷ hoại hạnh phúc chúng ta ngay trong cuộc đời này và có thể làm nguy hại hạnh phúc vĩnh cửu. Trong thực tiễn, dù lắm khi sức mạnh của đồng tiền như “là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khoẻ của tuổi già, là cái đà của danh vọng…”, nhưng chính Chúa Kitô đã từng minh định: Không được làm tôi hai chủ. Không được vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của (x.Mt 6,24). Và Người còn cảnh tỉnh chúng ta rằng người giàu có vào Nước Trời khó hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim (x.Mt 19,24).
Của cải, tiền bạc tự nó không xấu mà trái lại là tốt đẹp vì đều do Thiên Chúa dựng nên. Thế nhưng cần phân biệt những cái tốt mang tính giới hạn, vì nó chỉ là phương tiện chứ không phải là cùng đích. “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu”(Lc 12,15). Và cũng chắc chắn rằng không phải nhờ của tiền dư giả mà hạnh phúc vĩnh cửu được bảo đảm. Theo thánh Phaolô thì tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Ngẫu tượng chỉ có thể dẫn chúng ta đến chỗ diệt vong. Xin đừng quên tham lam là mối tội thứ hai trong “bảy mối tội đầu”.
Thiên Chúa không hề chỉ dạy chúng ta xem thường của cải vật chất và cũng chẳng bảo chúng ta khinh rẻ các tiện nghi vật chất. Người đã minh nhiên truyền lệnh cho chúng ta lao tác không chỉ để có cái sinh nhai mà còn để có điều kiện phát triển và hoàn thiện đúng phận người, loài thọ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình mà Người đã dựng nên, vốn là hình ảnh của Người (x.St 1,27). Vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm kiếm vật chất, của tiền với mục đích gì? Điều đáng trách của người phú hộ trong câu chuyện dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể đó là đã không biết trả lời câu hỏi: “Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”(Lc 12,20).
Cái “ngốc”của người phú hộ là khi ra sức thu tích của cải mà “không biết làm giàu trước mặt Thiên Chúa”. Nếu giả như viên phú hộ trả lời rằng của cải của con sẽ để lại cho con cháu hầu giúp chúng có điều kiện phát triển hoặc để phần nào đó giúp cho người bất hạnh thoát cảnh nghèo khổ thì có lẽ ông ta chẳng bị nguyền rủa là “đồ ngốc”.
Làm giàu trước mặt Thiên Chúa chính là chiếc chìa khoá giúp chúng ta thoát ra khỏi sự tham lam vị kỷ. Hạn từ giàu khiến chúng ta liên tưởng đến sự phong phú, đến tình trạng được có nhiều hơn. Ai là người giàu có trước mặt Thiên Chúa? Không chút ngại ngần, xin thưa đó là người có tấm lòng quảng đại, vị tha. Vẫn từng có đó những con người lắm tiền, nhiều của cải mà con tim luôn rộng mở, tấm lòng rất quảng đại, vì Danh Chúa, vì hạnh phúc của đồng loại như ông Tôbia, hoặc như bà Gioanna, vợ ông Khuda, bà Sudana và nhiều bà khác mà tin mừng Luca ghi lại (x.Lc 8,3). Tuy nhiên, sự cám dỗ của vật chất cũng đã và đang làm nhiều người băng hoại. Cha ông chúng ta vốn cảm nghiệm rằng khi của tiền càng phình ra thì con tim thường bị bó hẹp lại. Biết bao nghĩa tình mẹ cha con cái, bao nghĩa tình huynh đệ đã nhạt nhòa, đổ vỡ chỉ vì chút của tiền, chút lợi lộc đang nhan nhãn trước mắt chúng ta đây đó.
Để nên giàu có ở đời này thì hoạ hiếm mới có chuyện đột xuất như trúng số độc đắc mà thường là do quá trình kinh doanh, tích lủy có mục tiêu, có phương pháp và biện pháp thích hợp, hữu hiệu. Cũng vậy, để nên giàu có trước mặt Thiên Chúa, tức là ngày càng biết sống quảng đại, vị tha, vì Danh Chúa và vì hạnh phúc đồng loại thì không gì hơn hãy tìm phương thế và biện pháp để mở rộng tấm lòng của mình. Một kinh nghiệm sống từng được chia sẻ như sau: một giáo dân thú nhận rằng mình rất ngại ngần với chuyện “làm phúc, bố thí” cho người ăn xin. Tìm cặn kẻ nguyên cớ mới vỡ lẽ đó là vì trong túi anh ta thường chỉ có những tờ bạc mệnh giá lớn (50 hay 100 ngàn đồng trở lên). Sau khi được mách bảo rằng hãy luôn để trong túi một số “tiền lẻ”, thì anh ta đã tập được thói quen tốt là làm phúc bố thí cho người nghèo. Sau một vài lần sống theo lời khuyên rằng thỉnh thoảng làm một hành vi quảng đại gấp ba, gấp bốn, thậm chí gấp mười sự tính toán của bản thân, thì tấm lòng của anh ấy đã rộng thêm và như đã vượt qua một mức nào đó. Và chẳng biết tự bao giờ, chuyện lấn cấn khi “làm phúc bố thí” cho người nghèo vốn có trước đây như biến mất. Một nhân đức (thói quen tốt) đã hình thành. Không biết ở mức độ nào nhưng anh ta đang làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
(Chúa Nhật XVIII TN C)
Tiền, bạc, của cải, một đề tài mà tín hữu Kitô dường như nghe đã quá nhiều. Oái ăm thay, những người thường lên giọng về đề tài của cải, tiền bạc thì hầu như ít bị chi phối bởi đồng tiền bát gạo kiểu cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” hay ‘dãi dầm mưa nắng’ để có cái lót dạ và sinh hoạt cho bản thân và gia đình.
Cuộc đời thật lắm điều trớ trêu. Chuyện nghịch lý như không còn là chuyện lý thuyết. Người hô hào “vô sản” thì của tiền hằng hà vô số. Người cam kết sống khó nghèo thì thật khó mà nghèo. Người chủ trương duy vật thì rất chi là chủ quan, duy ý chí, lại còn mê tín đủ điều. Người mong được rỗi linh hồn thì quá lo lắng chuyện nhà cửa, tiện nghi vật chất, cơ sở…Dù nghịch lý hay trớ trêu, thì chúng ta cũng phải đối diện với Lời hằng sống truy vấn chúng ta về thái độ của chúng ta với của cải, bạc tiền.
Ngài Côhêlét lớn tiếng: “Phù vân trên mọi phù vân, tất cả đều là phù vân”(x.Gv 1,2). Của cải, bạc tiền thảy đều chóng qua như gió thổi, như mây nổi, như chim bay. Thưa Ngài Côhêlét: Phù vân đấy, chóng qua đấy, nhưng cuộc đời này không thể thiếu gió, vắng mây. Hễ bắt tay làm việc gì, dù lớn nhỏ, dù xây Nhà Thờ, nhà xứ hay lo cho con cái sắp vào niên học mới… thì thảy đều phải bước qua ngưỡng cửa “đầu tiên” là “tiền đâu?” Phù vân mà rất thân thiết, vì đồng tiền dính liền khúc ruột.
Thánh Tông đồ dân ngoại nói với tín hữu Côlôxê rằng hãy hướng lòng trí đến những gì thuộc về thượng giới và đừng chú tâm đến những gì thuộc về hạ giới. Thưa thánh nhân: “đói thì đầu gối phải bò”; “có thực mới vực được đạo”… Đôi tay ngài đã không từng sần sùi, chai sạm với nghề dệt lều vải đấy ư? Và ngài đã không từng kết án những người lười biếng, không chịu lao động đấy sao?
Quả thật vẫn có đủ đầy những luận lý để bào chữa cho thái độ sống quyến luyến với của cải vật chất. Dĩ nhiên chẳng ai dám to gan nói xóc, nói xỉa ngài Côhêlét hay thánh Tông đồ dân ngoại, nhưng vẫn có đó những lời nói cạnh, nói khía đến các “đấng bậc làm thầy” trong Giáo Hội. Các ngài đâu có lo bữa mai chạy bữa hôm như chúng mình. Các ngài đâu có quặn thắt khi con cái ốm đau hay phải chịu cái cảnh nợ nần chồng chất. Thế nhưng dù có biện bạch cách này cách khác thì chúng ta cũng phải chân nhận sự cám dỗ của đồng tiền và sức mạnh của vật chất. Chúng có thể huỷ hoại hạnh phúc chúng ta ngay trong cuộc đời này và có thể làm nguy hại hạnh phúc vĩnh cửu. Trong thực tiễn, dù lắm khi sức mạnh của đồng tiền như “là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khoẻ của tuổi già, là cái đà của danh vọng…”, nhưng chính Chúa Kitô đã từng minh định: Không được làm tôi hai chủ. Không được vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của (x.Mt 6,24). Và Người còn cảnh tỉnh chúng ta rằng người giàu có vào Nước Trời khó hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim (x.Mt 19,24).
Của cải, tiền bạc tự nó không xấu mà trái lại là tốt đẹp vì đều do Thiên Chúa dựng nên. Thế nhưng cần phân biệt những cái tốt mang tính giới hạn, vì nó chỉ là phương tiện chứ không phải là cùng đích. “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu”(Lc 12,15). Và cũng chắc chắn rằng không phải nhờ của tiền dư giả mà hạnh phúc vĩnh cửu được bảo đảm. Theo thánh Phaolô thì tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Ngẫu tượng chỉ có thể dẫn chúng ta đến chỗ diệt vong. Xin đừng quên tham lam là mối tội thứ hai trong “bảy mối tội đầu”.
Thiên Chúa không hề chỉ dạy chúng ta xem thường của cải vật chất và cũng chẳng bảo chúng ta khinh rẻ các tiện nghi vật chất. Người đã minh nhiên truyền lệnh cho chúng ta lao tác không chỉ để có cái sinh nhai mà còn để có điều kiện phát triển và hoàn thiện đúng phận người, loài thọ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình mà Người đã dựng nên, vốn là hình ảnh của Người (x.St 1,27). Vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm kiếm vật chất, của tiền với mục đích gì? Điều đáng trách của người phú hộ trong câu chuyện dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể đó là đã không biết trả lời câu hỏi: “Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”(Lc 12,20).
Cái “ngốc”của người phú hộ là khi ra sức thu tích của cải mà “không biết làm giàu trước mặt Thiên Chúa”. Nếu giả như viên phú hộ trả lời rằng của cải của con sẽ để lại cho con cháu hầu giúp chúng có điều kiện phát triển hoặc để phần nào đó giúp cho người bất hạnh thoát cảnh nghèo khổ thì có lẽ ông ta chẳng bị nguyền rủa là “đồ ngốc”.
Làm giàu trước mặt Thiên Chúa chính là chiếc chìa khoá giúp chúng ta thoát ra khỏi sự tham lam vị kỷ. Hạn từ giàu khiến chúng ta liên tưởng đến sự phong phú, đến tình trạng được có nhiều hơn. Ai là người giàu có trước mặt Thiên Chúa? Không chút ngại ngần, xin thưa đó là người có tấm lòng quảng đại, vị tha. Vẫn từng có đó những con người lắm tiền, nhiều của cải mà con tim luôn rộng mở, tấm lòng rất quảng đại, vì Danh Chúa, vì hạnh phúc của đồng loại như ông Tôbia, hoặc như bà Gioanna, vợ ông Khuda, bà Sudana và nhiều bà khác mà tin mừng Luca ghi lại (x.Lc 8,3). Tuy nhiên, sự cám dỗ của vật chất cũng đã và đang làm nhiều người băng hoại. Cha ông chúng ta vốn cảm nghiệm rằng khi của tiền càng phình ra thì con tim thường bị bó hẹp lại. Biết bao nghĩa tình mẹ cha con cái, bao nghĩa tình huynh đệ đã nhạt nhòa, đổ vỡ chỉ vì chút của tiền, chút lợi lộc đang nhan nhãn trước mắt chúng ta đây đó.
Để nên giàu có ở đời này thì hoạ hiếm mới có chuyện đột xuất như trúng số độc đắc mà thường là do quá trình kinh doanh, tích lủy có mục tiêu, có phương pháp và biện pháp thích hợp, hữu hiệu. Cũng vậy, để nên giàu có trước mặt Thiên Chúa, tức là ngày càng biết sống quảng đại, vị tha, vì Danh Chúa và vì hạnh phúc đồng loại thì không gì hơn hãy tìm phương thế và biện pháp để mở rộng tấm lòng của mình. Một kinh nghiệm sống từng được chia sẻ như sau: một giáo dân thú nhận rằng mình rất ngại ngần với chuyện “làm phúc, bố thí” cho người ăn xin. Tìm cặn kẻ nguyên cớ mới vỡ lẽ đó là vì trong túi anh ta thường chỉ có những tờ bạc mệnh giá lớn (50 hay 100 ngàn đồng trở lên). Sau khi được mách bảo rằng hãy luôn để trong túi một số “tiền lẻ”, thì anh ta đã tập được thói quen tốt là làm phúc bố thí cho người nghèo. Sau một vài lần sống theo lời khuyên rằng thỉnh thoảng làm một hành vi quảng đại gấp ba, gấp bốn, thậm chí gấp mười sự tính toán của bản thân, thì tấm lòng của anh ấy đã rộng thêm và như đã vượt qua một mức nào đó. Và chẳng biết tự bao giờ, chuyện lấn cấn khi “làm phúc bố thí” cho người nghèo vốn có trước đây như biến mất. Một nhân đức (thói quen tốt) đã hình thành. Không biết ở mức độ nào nhưng anh ta đang làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:22 29/07/2016
85. GIẤC MỘNG ĐẸP CỦA NGƯỜI CHĂN CỪU.
Có một người chăn cừu trên đường trở về nhà, trong đầu suy nghĩ từ cừu qua ngựa, từ ngựa lại nghĩ đến xe, từ xe lại nghĩ đến xe có trần...
Sau khi về đến nhà, liền nằm mơ thấy mình đang ngồi trên một chiếc xe ngựa có trần bày biện các loại nhạc khí, hai bên thổi kèn tấu nhạc vui vẻ, thì ngỡ là đã trở thành vương công quý tộc rồi vậy !
(Tô Đông Pha tập)
Suy tư 85:
Con người, ai cũng có những giấc mộng đẹp.
Con người, ai cũng có những ước mơ.
Có người ước mơ mình sẽ làm bác sĩ, có người ước mơ mình sẽ làm giáo sư, cũng có người ước mơ làm tổng thống, làm linh mục, làm dì phước.v.v...
Tất cả những ước mơ đó đều đẹp và đáng trân trọng, nhưng có một ước mơ mà rất ít người mơ đến, đó là ước mơ mình được nên thánh.
“Nên thánh” đó là mục đích của người Ki-tô hữu; “nên thánh” đó là lời mời gọi của Đức Chúa Giê-su : “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”. “Hoàn thiện” tức là nên thánh, là chu toàn bổn phận cách hoàn hảo, là sống đời Ki-tô hữu cách tốt đẹp, là đem tình yêu của Thiên Chúa trãi dài trong cuộc sống của mình, bởi vì một tình yêu hoàn thiện là phản ảnh lại trung thực tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta.
Anh ước mơ làm linh mục, anh sẽ hoàn thiện mình trong chức linh mục; chị ước mơ làm nữ tu, chị sẽ hoàn thiện mình trong vai trò của nữ tu; anh muốn làm bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo.v.v...anh cũng sẽ hoàn thiện mình trong bổn phận và chức vụ của mình.
Và muốn trở nên người hoàn thiện thì tất nhiên phải cần đến ân sủng của Thiên Chúa và sự nổ lực của chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một người chăn cừu trên đường trở về nhà, trong đầu suy nghĩ từ cừu qua ngựa, từ ngựa lại nghĩ đến xe, từ xe lại nghĩ đến xe có trần...
Sau khi về đến nhà, liền nằm mơ thấy mình đang ngồi trên một chiếc xe ngựa có trần bày biện các loại nhạc khí, hai bên thổi kèn tấu nhạc vui vẻ, thì ngỡ là đã trở thành vương công quý tộc rồi vậy !
(Tô Đông Pha tập)
Suy tư 85:
Con người, ai cũng có những giấc mộng đẹp.
Con người, ai cũng có những ước mơ.
Có người ước mơ mình sẽ làm bác sĩ, có người ước mơ mình sẽ làm giáo sư, cũng có người ước mơ làm tổng thống, làm linh mục, làm dì phước.v.v...
Tất cả những ước mơ đó đều đẹp và đáng trân trọng, nhưng có một ước mơ mà rất ít người mơ đến, đó là ước mơ mình được nên thánh.
“Nên thánh” đó là mục đích của người Ki-tô hữu; “nên thánh” đó là lời mời gọi của Đức Chúa Giê-su : “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”. “Hoàn thiện” tức là nên thánh, là chu toàn bổn phận cách hoàn hảo, là sống đời Ki-tô hữu cách tốt đẹp, là đem tình yêu của Thiên Chúa trãi dài trong cuộc sống của mình, bởi vì một tình yêu hoàn thiện là phản ảnh lại trung thực tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta.
Anh ước mơ làm linh mục, anh sẽ hoàn thiện mình trong chức linh mục; chị ước mơ làm nữ tu, chị sẽ hoàn thiện mình trong vai trò của nữ tu; anh muốn làm bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo.v.v...anh cũng sẽ hoàn thiện mình trong bổn phận và chức vụ của mình.
Và muốn trở nên người hoàn thiện thì tất nhiên phải cần đến ân sủng của Thiên Chúa và sự nổ lực của chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 18 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:24 29/07/2016
Chúa Nhật 18 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 12, 13-21
“Những gì ngươi sắm đó sẽ về tay ai ?”
Anh chị em thân mến,
Cuộc sống của con người thật đẹp nhưng cũng thật là phù vân, phù vân là gió thổi mây bay tan trong vũ trụ bao la, phù vân là tụ lại rồi tan nhanh khi có cơn gió thổi tới. Đời sống là phù vân, tiền tài danh vọng địa vị là phù vân, tất cả đều là phù vân, và mạng sống của con người ở trần gian này cũng chỉ là phù vân, phù vân như hoa cỏ sớm nở chiều tàn và trở về với nơi đã làm nên nó: bụi đất.
Tiền bạc là phù vân
Giàu có lắm thì cũng như phú ông tronng bài Tin Mừng là cùng: tiền bạc của cải không có nơi để cất giữ nên phải làm thêm kho lẫm để tích trử, nhưng ông ta không hề tích lủy những việc lành phúc đức để khỏi phải hối hận trước toà phán xét của Thiên Chúa, thất khốn nạn khi đang hưởng thụ của cải tiền bạc thì Thiên Chúa đến đòi lại linh hồn, trở tay có kịp không ?!
Tình cảm cũng chỉ là phù vân
Con người ta sống cần phải có tình cảm: tình yêu vợ chồng, tình bạn, tình thầy trò.v.v…. tất cả tình cảm ấy đều là nhu cầu thiết thực của con người, để con người vươn lên sống với chức phận làm con người của mình. Nhưng những tình cảm thân thiết này cũng chỉ làm bạn với chúng ta cho đến khi quan tài của mình nằm trong mộ, thì cha mẹ, vợ chồng con cái, bạn bè thân thiết, bạn sơ giao, cũng tiếc nuối đưa tiễn chúng ta đến phần mộ rồi họ trở về, chứ họ không cùng đi với chúng ta qua thế giới bên kia, và rồi một vài tháng sau thì họ cũng sẽ quên mất người thân vừa qua đời của mình.
Việc làm tốt
Chỉ có một người bạn thân sẽ đi với chúng ta khi chúng ta từ giã cõi đời này, đó chính là những việc lành phúc đức mà chúng ta đã làm khi còn sống. Tiền tài danh vọng sẽ qua tay người khác khi chúng ta nhắm mắt, cha mẹ, con cái bạn bè và những người thân yêu, dù yêu thương chúng ta đến đâu chăng nữa, thì cũng chỉ đưa chúng ta ra đến phần mộ rồi họ trở về, nhưng những việc làm tốt đẹp có ích cho mọi người mà bạn và tôi đã làm khi còn sống, cũng sẽ có ích cho chúng ta khi chúng ta đến trước tòa Thiên Chúa để chịu phán xét…
Anh chị em thân mến,
Hôm qua và hôm kia tôi đã đi dâng thánh lễ ở hai viện dưỡng lão khác nhau trong khu vực tôi chịu trách nhiệm truyền giáo, tôi đã giúp cho những cụ già nhìn lại cuộc sống của mình: Lúc còn trẻ họ (các cụ già) thì bôn ba thức khuya dậy sớm để kiếm tiền và tích lũy bạc tiền cho mình và cho con cái, bây giờ tuổi đã cao, không được ở nơi nhà cao cửa rộng mà mình đã đổ mồ hôi để gầy dựng, con cái một hai tháng mới đến thăm một lần, nói qua loa vài chuyện rồi trở về với gia đình riêng của chúng nó, tuổi già lụm khụm lui tới trong viện dưỡng lão cô đơn, mới thấy cuộc đời tiền tài danh vọng chỉ là phù vân và phù vân, do đó chúng ta chỉ còn có một công việc cần phải làm mà khi còn trẻ chúng ta không làm hay chưa làm tốt, đó chính là chuẩn bị thời giờ còn lại chăm sóc cho linh hồn mình bằng lời cầu nguyện và những việc làm tốt, có ích lợi cho linh hồn mình cũng như cho linh hồn người khác.
Chỉ có Thiên Chúa là Đấng hằng yêu thương và hằng ở cùng chúng ta trong mọi hoàn cảnh, chỉ có Thiên Chúa là Đấng làm cho cái phù vân trở thành lời ca chúc tụng Ngài trong cuộc sống của chúng ta, và chỉ có Thiên Chúa mới làm cho chúng ta không trở nên phù vân nhờ cái chết và sống lại của Đức Chúa Giê-su.
Tiền tài, danh vọng và ngay cả mạng sống của con người cũng đều là phù vân nay còn mai mất, bon chen vất vả khổ cực cả đời rồi cũng tay trắng ra đi về với cát bụi. Chỉ có những việc làm bác ái là cái duy nhất còn lại và trung tín với chúng ta đến cùng mà thôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 12, 13-21
“Những gì ngươi sắm đó sẽ về tay ai ?”
Anh chị em thân mến,
Cuộc sống của con người thật đẹp nhưng cũng thật là phù vân, phù vân là gió thổi mây bay tan trong vũ trụ bao la, phù vân là tụ lại rồi tan nhanh khi có cơn gió thổi tới. Đời sống là phù vân, tiền tài danh vọng địa vị là phù vân, tất cả đều là phù vân, và mạng sống của con người ở trần gian này cũng chỉ là phù vân, phù vân như hoa cỏ sớm nở chiều tàn và trở về với nơi đã làm nên nó: bụi đất.
Tiền bạc là phù vân
Giàu có lắm thì cũng như phú ông tronng bài Tin Mừng là cùng: tiền bạc của cải không có nơi để cất giữ nên phải làm thêm kho lẫm để tích trử, nhưng ông ta không hề tích lủy những việc lành phúc đức để khỏi phải hối hận trước toà phán xét của Thiên Chúa, thất khốn nạn khi đang hưởng thụ của cải tiền bạc thì Thiên Chúa đến đòi lại linh hồn, trở tay có kịp không ?!
Tình cảm cũng chỉ là phù vân
Con người ta sống cần phải có tình cảm: tình yêu vợ chồng, tình bạn, tình thầy trò.v.v…. tất cả tình cảm ấy đều là nhu cầu thiết thực của con người, để con người vươn lên sống với chức phận làm con người của mình. Nhưng những tình cảm thân thiết này cũng chỉ làm bạn với chúng ta cho đến khi quan tài của mình nằm trong mộ, thì cha mẹ, vợ chồng con cái, bạn bè thân thiết, bạn sơ giao, cũng tiếc nuối đưa tiễn chúng ta đến phần mộ rồi họ trở về, chứ họ không cùng đi với chúng ta qua thế giới bên kia, và rồi một vài tháng sau thì họ cũng sẽ quên mất người thân vừa qua đời của mình.
Việc làm tốt
Chỉ có một người bạn thân sẽ đi với chúng ta khi chúng ta từ giã cõi đời này, đó chính là những việc lành phúc đức mà chúng ta đã làm khi còn sống. Tiền tài danh vọng sẽ qua tay người khác khi chúng ta nhắm mắt, cha mẹ, con cái bạn bè và những người thân yêu, dù yêu thương chúng ta đến đâu chăng nữa, thì cũng chỉ đưa chúng ta ra đến phần mộ rồi họ trở về, nhưng những việc làm tốt đẹp có ích cho mọi người mà bạn và tôi đã làm khi còn sống, cũng sẽ có ích cho chúng ta khi chúng ta đến trước tòa Thiên Chúa để chịu phán xét…
Anh chị em thân mến,
Hôm qua và hôm kia tôi đã đi dâng thánh lễ ở hai viện dưỡng lão khác nhau trong khu vực tôi chịu trách nhiệm truyền giáo, tôi đã giúp cho những cụ già nhìn lại cuộc sống của mình: Lúc còn trẻ họ (các cụ già) thì bôn ba thức khuya dậy sớm để kiếm tiền và tích lũy bạc tiền cho mình và cho con cái, bây giờ tuổi đã cao, không được ở nơi nhà cao cửa rộng mà mình đã đổ mồ hôi để gầy dựng, con cái một hai tháng mới đến thăm một lần, nói qua loa vài chuyện rồi trở về với gia đình riêng của chúng nó, tuổi già lụm khụm lui tới trong viện dưỡng lão cô đơn, mới thấy cuộc đời tiền tài danh vọng chỉ là phù vân và phù vân, do đó chúng ta chỉ còn có một công việc cần phải làm mà khi còn trẻ chúng ta không làm hay chưa làm tốt, đó chính là chuẩn bị thời giờ còn lại chăm sóc cho linh hồn mình bằng lời cầu nguyện và những việc làm tốt, có ích lợi cho linh hồn mình cũng như cho linh hồn người khác.
Chỉ có Thiên Chúa là Đấng hằng yêu thương và hằng ở cùng chúng ta trong mọi hoàn cảnh, chỉ có Thiên Chúa là Đấng làm cho cái phù vân trở thành lời ca chúc tụng Ngài trong cuộc sống của chúng ta, và chỉ có Thiên Chúa mới làm cho chúng ta không trở nên phù vân nhờ cái chết và sống lại của Đức Chúa Giê-su.
Tiền tài, danh vọng và ngay cả mạng sống của con người cũng đều là phù vân nay còn mai mất, bon chen vất vả khổ cực cả đời rồi cũng tay trắng ra đi về với cát bụi. Chỉ có những việc làm bác ái là cái duy nhất còn lại và trung tín với chúng ta đến cùng mà thôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:27 29/07/2016
17. Ai phản kháng quyền uy của Thiên Chúa, là làm hổn loạn trật tự ổn định mà Thiên Chúa đã an bài.
(Thánh Gregorius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ kỷ niệm 1050 năm Ba Lan chịu phép rửa
J.B. Đặng Minh An dịch
00:38 29/07/2016
Tông Đồ Phaolô nói cho chúng ta về kế hoạch lớn lao của Thiên Chúa: “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình đến, sinh làm con một người phụ nữ” (Gl 4:4). Nhưng lịch sử cho chúng ta biết rằng khi “thời viên mãn này đến”, lúc Thiên Chúa trở thành con người, thì nhân loại vẫn chưa sẵn sàng một cách đặc biệt, thậm chí lúc đó cũng chưa có một giai đoạn ổn định và hoà bình: không có “Thời Vàng Son”. Khung cảnh của thế giới này không chào đón sự ngự đến của Thiên Chúa; thực vậy, “gia nhân chẳng chịu đón nhận Người” (Ga 1:11). Sự viên mãn của thời gian, vì thế, là một hồng ân trong đó Thiên Chúa lấp đầy thời gian của chúng ta với sự dư dật của lòng thương xót Ngài. Vì một tình yêu tuyệt đối Ngài đã khai mở thời viên mãn.
Cách Thiên Chúa ngự đến trong lịch sử thật đáng xúc động: Ngài đã được “sinh ra bởi một người phụ nữ”. Không có một sự khải hoàn tiến vào, cũng chẳng có một cuộc hiện đến đầy ấn tượng của Đấng Quyền Năng. Ngài không tỏ mình như là một mặt trời đang mọc lên rực rỡ, nhưng đi vào thế giới trong cách thế đơn giản nhất, như là một đứa trẻ được sinh từ người mẹ của mình, bằng “phong cách” mà Kinh Thánh gọi là một cơn mưa tưới gội xuống đất khô (x. Is 55:10), như những hạt giống nhỏ bé nhất nảy mầm và trổ sinh (x. Mt 4:31-32). Do đó, trái với những mong đợi của chúng ta và có lẽ thậm chí cả với những mong muốn của chúng ta, nước Thiên Chúa, thỉnh thoảng, “không đến trong một cách thế gây chú ý” (Lc 17:20), nhưng trái lại trong sự nhỏ bé, khiêm nhường.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy sợi chỉ thánh này len lỏi một cách tinh tế qua lịch sử: từ sự viên mãn của thời gian đến “ngày thứ ba” trong sứ mạng của Chúa Giêsu (x. Ga 2:1) và việc loan báo “giờ” của ơn cứu độ (xem câu 4). Khi thời gian đến gần, Thiên Chúa luôn mạc khải chính Ngài trong sự nhỏ bé. Và vì thế chúng ta đến với “dấu lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu đã thực hiện” (xem câu 11), tại làng Cana miền Galilê.
Không có một hành động gây kinh ngạc nào được thực hiện trước đám đông, hoặc thậm chí không có cả một lời nói nhằm trấn an các vấn đề chính trị nóng bỏng chẳng hạn như việc tùng phục của người dân vào quyền bính của La Mã. Thay vào đó, trong một ngôi làng nhỏ, một phép lạ đơn giản diễn ra và mang lại niềm vui cho đám cưới của một đôi bạn trẻ hoàn toàn là một gia đình vô danh. Đồng thời, nước trở thành rượu tại bữa tiệc cưới ấy là một dấu chỉ lớn lao, vì nó cho chúng ta thấy diện mạo chàng rể của Thiên Chúa, một Thiên Chúa là Đấng ngồi đồng bàn cùng chúng ta, Đấng mơ ước và giữ tình hiệp thông với chúng ta. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không giữ khoảng cách, nhưng gần gũi và chân thực. Ngài đang ở giữa chúng ta và Ngài lo lắng cho chúng ta, nhưng không đưa ra những quyết định thay chúng ta và không làm rắc rối cho chính bản thân Ngài với những vấn đề về quyền bính. Ngài thích để cho chính bản thân Ngài được chứa đựng trong những điều bé nhỏ, chứ không giống như chúng ta, là những người luôn muốn chiếm hữu một điều gì đó lớn lao hơn. Bị lôi cuốn bởi quyền lực, bởi sự vĩ đại, bởi vẻ bề ngoài, là bi kịch của nhân loại. Đó là một cơn cám dỗ luôn cố gắng để nhân ra chính nó ở khắp mọi nơi. Nhưng trao ban chính bản thân mình cho người khác, xoá bỏ khoảng cách, sống trong sự bé nhỏ và sống thực tại của mình mỗi ngày là điều thánh thiêng đặc biệt.
Thiên Chúa cứu chúng ta, bằng việc làm cho chính Ngài trở nên nhỏ bé, gần gũi và hiện thực. Trước hết, Thiên Chúa làm cho chính Ngài trở nên bé nhỏ. Thiên Chúa, Đấng “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29), đặc biệt yêu thương những người bé mọn, những người mà nước Thiên Chúa được mạc khải cho (Mt 11:25); họ vĩ đại trong đôi mắt của Ngài và Ngài nhìn đến họ (x. Is 66:2). Ngài đặc biệt yêu mến họ vì họ đi ngược lại với “sự kiêu hãnh cuộc sống” vốn thuộc về thế gian (x. 1 Ga 2:16). Những người bé mọn nói ngôn ngữ của Ngài, là ngôn ngữ của tình yêu khiêm nhường mang lại sự tự do. Vì thế, Ngài gọi người đơn sơ và biết đón nhận là những phát ngôn viên của Ngài; Ngài trao phó cho họ việc mạc khải danh Ngài và những bí ẩn trong trái tim Ngài. Tư tưởng của chúng ta giờ đây hướng đến cơ man những người con nam nữ của dân tộc anh chị em, chẳng hạn như các vị tử đạo đã làm cho sức mạnh vô phương tự vệ của Tin Mừng được chiếu toả, hay những người bình thường nhưng là những chứng nhân đầy ấn tượng cho tình yêu của Thiên Chúa ở giữa những truân chuyên, và những người là những sứ giả hiền lành và mạnh mẽ của lòng thương xót như Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Faustina. Ngang qua những “kênh” này của tình yêu Ngài, Thiên Chúa đã trao ban những món quà vô giá cho toàn thể Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại. Thật là đầy ý nghĩa khi dịp kỷ niệm phép rửa của dân tộc các bạn diễn ra trùng hợp với Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Thiên Chúa cũng gần gũi, nước Ngài đang ở giữa chúng ta (x. Mc 1:15). Thiên Chúa không muốn người ta sợ hãi Ngài như sợ một thẩm quyền tối cao đầy uy lực và lạnh lùng. Ngài không muốn ngự trên ngai nơi thiên quốc hay trong các sử sách, nhưng yêu thương đi xuống với những vấn đề hằng ngày của chúng ta, và đồng hành cùng chúng ta. Khi chúng ta nghĩ về hồng ân một thiên niên kỷ tràn đầy niềm tin, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa hơn tất cả những ai khác vì Chúa đã bước đi cùng với dân tộc anh chị em, đã nắm lấy tay anh chị em và đồng hành với anh chị em trong quá nhiều hoàn cảnh. Đó là điều mà cả chúng ta nữa, trong Giáo Hội, luôn được mời gọi để thực hiện: đó là lắng nghe, dự phần và trở nên người thân cận, chia sẻ niềm vui và những vất vả của người dân, để Tin Mừng có thể lan toả nhất quán hơn và sinh hoa trái hơn khi chiếu toả sự tốt lành thông qua sự minh bạch của đời sống chúng ta.
Sau cùng, Thiên Chúa là chân thực. Các bài đọc hôm nay làm rõ rằng mọi thứ về đường lối hành động của Thiên Chúa đều là thực và cụ thể. Sự khôn ngoan thánh thiện “giống như người thợ cả” và như “những vui chơi” (x. Cn 8:30). Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, được sinh ra bởi một người mẹ, được sinh ra dưới lề luật (x. Gl 4:4), có bạn hữu và tới lui một buổi tiệc. Đấng Vĩnh Cửu giao tiếp với con người bằng việc dành thời gian cho họ trong những hoàn cảnh cụ thể. Lịch sử của anh chị em, được hình thành bởi Tin Mừng, Thập Giá và sự trung thành với Giáo Hội, đã là một sức mạnh lan toả của một niềm tin chân thực, được truyền từ gia đình này đến gia đình kia, từ cha đến con và trên hết từ những người mẹ và các bà ngoại, những người mà chúng ta cần phải cám ơn rất nhiều. Đặc biệt, với chính đôi tay của mình, anh chị em có thể chạm đến sự dịu dàng thật sự và quan phòng của Mẹ, Đấng mà tôi đến đây trong tư cách là một khách hành hương để tôn kính; và là Đấng mà chúng ta đã loan báo trong Thánh Vịnh như là “niềm tự hào lớn lao của dân tộc chúng ta” (Jud 15:9).
Chính là Mẹ Maria, mà chúng ta, những người đang qui tụ ở đây, giờ đây đang hướng về. Ở nơi Mẹ, chúng ta tìm thấy một sự tùng phục hoàn hảo trước Thiên Chúa. Trong suốt dòng lịch sử, được đan bởi sợi chỉ thánh này, cũng là một “sợi chỉ Maria”. Nếu có bất kì một vinh quang con người nào, bất kì một công đức nào của chúng ta trong sự viên mãn của thời gian, thì đó chính là Mẹ. Đức Maria là không gian, được dành riêng không vấn vương tội lỗi, nơi Thiên Chúa chọn để phản chiếu chính Ngài. Mẹ là bậc thang mà Thiên Chúa chọn để đi xuống và đến gần với chúng ta. Mẹ là dấu chỉ rõ ràng nhất của sự viên mãn của thời gian.
Trong cuộc sống của Mẹ Maria chúng ta cảm phục sự nhỏ bé mà Thiên Chúa yêu thương, vì Ngài “nhìn đến phận hèn tôi tớ Ngài”, và “nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1:48, 52). Ngài hài lòng với Mẹ đến nỗi đã để cho xác thịt của Ngài được dệt từ xác thịt của Mẹ, để Đức Trinh Nữ trở thành Mẹ Thiên Chúa, như một bài ca cổ xưa, đã hát hàng nhiều thế kỷ, loan báo. Với anh chị em là những người không ngừng chạy đến cùng Mẹ, qui tụ từ khắp mọi nơi về đây, thủ đô tinh thần của đất nước này, xin Mẹ tiếp tục chỉ đường. Xin Mẹ giúp anh chị em dệt trong cuộc sống của mình sợi chỉ khiêm nhường và đơn sơ của Tin Mừng.
Tại Cana, cũng như ở đây tại Jasna Góra này, Mẹ Maria mang lại cho chúng ta sự gần gũi của Mẹ và giúp chúng ta khám phá ra điều mà chúng ta cần phải sống để có một cuộc sống viên mãn. Thỉnh thoảng, Mẹ thực hiện điều này bằng một tình yêu từ mẫu, bằng sự hiện diện và an ủi của Mẹ, dạy dỗ chúng ta biết tránh những quyết định nông nổi và gây bất bình trong cộng đoàn của chúng ta. Là một Người Mẹ của một gia đình, Mẹ muốn giữ chúng ta lại với nhau. Nhờ sự hiệp nhất, hành trình của dân tộc anh chị em đã vượt qua hết mọi kinh nghiệm khắc nghiệt. Xin Mẹ, Đấng đứng vững dưới chân Thập Giá và vẫn duy trì lời cầu nguyện cùng các môn đệ trong khi đợi chờ Chúa Thánh Thần đến, ban cho anh chị em ước muốn từ bỏ hết mọi lỗi lầm và bỏ lại phía sau mọi vết thương trong quá khứ, và xây dựng tình bằng hữu với hết mọi người, mà không bị rơi vào cơn cám dỗ để thoái lui hay thống trị.
Tại Cana, Mẹ đã thể hiện một hiện thực lớn lao. Mẹ là một Người Mẹ đón nhận các vấn đề của con người vào tim mình và hành động. Mẹ nhận biết những thời điểm khó khăn và giải quyết chúng cách kín đáo, hiệu năng và quyết đoán. Mẹ không cưỡng chế cũng không làm phiền, nhưng là một Người Mẹ và một nữ tỳ. Chúng ta hãy xin ân sủng để noi gương sự nhạy cảm của Mẹ và sự sáng tạo của Mẹ trong việc phục vụ những người cần giúp đỡ, và nhận ra thật tuyệt vời biết bao khi sống cuộc sống của chúng ta trong sự phục vụ người khác, mà không có những ưu tiên hay khoảng cách. Xin Mẹ Maria, là nguồn mạch niềm vui của chúng ta, là Đấng mang lại sự bình an giữa biết bao tội lỗi và những hỗn loạn của lịch sử, giúp chúng ta nhận được sự tuôn đổ của Thần Khí, và giúp chúng ta trở thành những tôi tớ tốt lành và trung tín.
Nhờ sự chuyển cầu của Mẹ, xin cho sự viên mãn của thời gian cũng đến với chúng ta. Sự chuyển tiếp từ trước và sau Đức Kitô có rất ít ý nghĩa nếu nó cứ vẫn mãi chỉ là một ngày trong biên niên sử. Xin cho mỗi người chúng ta biết thực hiện một cuộc vượt qua nội tâm, một Lễ Vượt Qua của tâm hồn, hướng đến “phong cách” thánh đã được Mẹ Maria cưu mang. Xin cho chúng ta biết làm mọi sự trong sự đơn sơ nhỏ bé, và đồng hành với người khác đang cận kề, với một tâm hồn đơn sơ và cởi mở.
ĐTC Phanxicô suy niệm về trại lao cải Auschwitz - Birkenau
Lê Đình Thông
10:40 29/07/2016
Đức Thánh Cha PHANXICÔ SUY NIỆM VỀ LAO CẢI AUSCHWITZ - BIRKENAU
Trong ký sự ‘‘Trại Tử Thần Auschwitz’’, Vietcatholic Network đã giới thiệu về trại giam khổng lồ này. Sáng nay (29/07), phẩm phục trắng giáo hoàng, biểu tượng của sự thật và ánh sáng, đã đi ngang vách tường đen tủi của tội ác. Chiếc bóng trải dài trên con đường dẫn vào trại ghi dấu buổi rạng đông. Ngài bước qua cổng trại có hàng chữ : Arbeit Macht Frei. VietCatholic Network dịch là : ‘‘Lao động giải phóng con người’’. Freihet (frei) (tiếng Đức) : Tự do. Bất cứ nơi đâu và vào bất cứ lúc nào, người ta nhân danh Tự do để phạm bao nhiêu tội ác, như câu nói của Manon Roland. Đức Quốc Xã nói : Lao động giải phóng con người. Cộng sản Tầu - Việt nói Cải tạo Lao động : 勞 動 改 造, gọi tắt là Lao Cải : 勞 改. Sau năm 1975, miền Nam có hơn một triệu người trình diện lao cải ; trong số này, Hoa Kỳ ước lượng có khoảng 165 ngàn người chết oan uổng. Trong trại lao cải Auschwitz và Birkenau, Đức Quốc Xã đã giết hại hơn một triệu sinh linh, trong số có hơn 900 người Do Thái.
Ngồi trên chiếc xe nhỏ chạy bằng điện dẫn đến trại Birkenau, trong bốn bức tường ngục tù tăm tối, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặng yên suy niệm và cầu nguyện. Sau đó, một giáo sĩ Do Thái đã hát Thánh vịnh 130, quen gọi là Kinh Vực Sâu (De Profundis), bằng tiếng hébreu :
‘‘Trông cậy Chúa đi, Ít-ra-en hỡi,
bởi Chúa luôn từ ái một niềm,
ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.
Chính Người sẽ cứu chuộc Ít-ra-en
cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn.’’
Trong chuyến thánh du Albanie (20/06/2016), Đức Thánh Cha Phanxicô từng bày tỏ ước nguyện hành hương ở nơi kinh hoàng này mà không phát biểu gì, cũng không có đoàn tùy tùng, chỉ để cầu nguyện và xin Thiên Chúa ban cho ngài ân phước được rơi lệ.
Ngục tù Auschwitz nở hai bông sen trắng trắng ngần : Thánh Maximillian Kolbe, linh mục dòng Phanxicô, và Nữ thánh Edith Stein dòng Carmel, triết gia hiện tượng luận. Cả hai và hàng triệu anh hùng vô danh khác đã lưu danh trong sử sách đến muôn đời.
Lê Đình Thông
Ngồi trên chiếc xe nhỏ chạy bằng điện dẫn đến trại Birkenau, trong bốn bức tường ngục tù tăm tối, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặng yên suy niệm và cầu nguyện. Sau đó, một giáo sĩ Do Thái đã hát Thánh vịnh 130, quen gọi là Kinh Vực Sâu (De Profundis), bằng tiếng hébreu :
‘‘Trông cậy Chúa đi, Ít-ra-en hỡi,
bởi Chúa luôn từ ái một niềm,
ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.
Chính Người sẽ cứu chuộc Ít-ra-en
cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn.’’
Trong chuyến thánh du Albanie (20/06/2016), Đức Thánh Cha Phanxicô từng bày tỏ ước nguyện hành hương ở nơi kinh hoàng này mà không phát biểu gì, cũng không có đoàn tùy tùng, chỉ để cầu nguyện và xin Thiên Chúa ban cho ngài ân phước được rơi lệ.
Ngục tù Auschwitz nở hai bông sen trắng trắng ngần : Thánh Maximillian Kolbe, linh mục dòng Phanxicô, và Nữ thánh Edith Stein dòng Carmel, triết gia hiện tượng luận. Cả hai và hàng triệu anh hùng vô danh khác đã lưu danh trong sử sách đến muôn đời.
Lê Đình Thông
Khuôn mặt tươi trẻ lòng thương xót.
LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:44 29/07/2016
Khuôn mặt tươi trẻ lòng thương xót.
Đại hội giới trẻ thế giới lần thứ 31. từ 26. - 31. tháng Bẩy 2016 được tổ chức ở thành phố Cracau bên nước Balan.
Đại hội diễn ra trong khung cảnh năm thánh Lòng thương xót 2015-2016 của Hội Thánh Công Giáo. Vì thế chủ để Đại hội được chọn phù hợp với năm thánh: “Phúc thay ai có lòng xót thương, vì người ấy sẽ được thương xót (Mt 5: 7).
Về khía cạnh nếp sống đạo giáo lòng thương xót thể hiện nhân đức bác ái, một nhân đức căn bản trong đức tin Công gíao: tin, cậy và mến.
Đồng thời lòng thương xót, theo khía cạnh văn hóa, cũng là cung cách nếp sống tình liên đới con người với nhau trong xã hội, và góp phần vào việc kiến tạo xây dựng hòa bình trong đời sống.
Nhưng nói đến lòng thương xót, tâm trí nghĩ ngay tới sự gì đau thương, sự gì thất bại khủng hoảng, sự gì nguy khốn cần thiết phải giúp đỡ ngắn hạn hoặc dài hạn.
Và như thế ẩn hiện điều gì mang âm hưởng không mấy phấn khởi cho lắm. Vậy cần phải cắt nghĩa làm sao cho người trẻ hôm nay và ngày mai hiểu biết về lòng thương xót?
Đúng. Nhưng Lòng thương xót đâu chỉ dừng lại nơi khía cạnh đó như suy tưởng, mà còn tiềm ẩn khía cạnh vui mừng cùng niềm hy vọng nữa.
Người được thương xót giúp đỡ cảm nhận ra nhân phẩm đời sống của mình có gía trị cao cả. Lòng thương xót đến với họ như chiếc phao cho họ thoát khỏi bị chết đuối giữa dòng sông nước biển cả, như cây cột cho người ngã té có chỗ bám vào chỗi dậy bước đi tiếp, như làn gió mát, ly nước giải khát lúc trời nóng bức mang đến niềm phấn khởi cho con người… Vì thế, niềm vui mừng hạnh phúc trào dâng trong tâm hồn, nơi tầng thần kinh cùng làn da thớ thịt của người nhận được lòng thương xót rất to lớn.
Và người có lòng thương xót mở rộng tâm hồn cùng bàn tay ra giúp đỡ người khác cũng có kinh nghiệm cảm nhận được niềm vui mừng và ý nghĩa tích cực tốt đẹp cho đời sống. Vì họ cảm nghiệm nhận ra đã làm được việc hữu ích giúp cho con người phấn khởi vươn lên.
Đến với Đại Hội giới trẻ thế giới, Đức Thánh Cha Phanxico đã tâm tình cùng khích lệ các bạn trẻ về ý nghĩa tích cực việc làm của lòng thương xót:
„Cha biết các con có lòng nhiệt thành truyền giáo, vì thế cha lặp lại: lòng thương xót luôn có một khuôn mặt trẻ trung! Bởi vì một trái tim nhân hậu luôn được thúc đẩy để tiến ra ngoài vùng thoải mái của nó.
Một trái tim nhân hậu có thể đi ra ngoài và gặp gỡ những người khác; nó đã sẵn sàng để đón nhận tất cả mọi người.
Một trái tim nhân hậu có thể là một nơi ẩn náu cho những ai vô gia cư hoặc đã bị mất đi mái nhà của mình; nó có thể xây dựng một ngôi nhà và một gia đình cho những người bị buộc phải di cư; nó biết thế nào là dịu dàng và từ bi.
Một trái tim nhân hậu có thể chia sẻ cơm bánh của mình với những người tị nạn và người di cư đang đói khát và chào đón họ. Nói chữ “thương xót” cùng với trọn con người các con là nói về những cơ hội, về tương lai, sự dấn thân, tin tưởng, cởi mở, hiếu khách, lòng từ bi và những giấc mơ.
Hôm nay Giáo Hội nhìn đến chúng con và muốn học hỏi từ các con, để được yên tâm rằng Lòng Thương Xót của Chúa Cha luôn có một khuôn mặt luôn tươi trẻ, và không ngừng mời gọi chúng ta là một phần trong vương quốc của Ngài.“ ( Giáo Hoàng Phanxico cùng các Bạn Trẻ ở Blonia ngày 28.07.2016). Lòng thương xót làm tươi trẻ tâm hồn đời sống cho người có trái tim tâm hồn làm việc lòng thương xót, cùng cho người nhận được lòng thương xót.
Lòng thương xót giúp đời sống phấn khởi vươn lên cùng thể hiện lòng đạo đức với Chúa và tình liên đới con người với nhau.
Đại Hội Giới Trẻ thế giới 2016
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Đại hội giới trẻ thế giới lần thứ 31. từ 26. - 31. tháng Bẩy 2016 được tổ chức ở thành phố Cracau bên nước Balan.
Đại hội diễn ra trong khung cảnh năm thánh Lòng thương xót 2015-2016 của Hội Thánh Công Giáo. Vì thế chủ để Đại hội được chọn phù hợp với năm thánh: “Phúc thay ai có lòng xót thương, vì người ấy sẽ được thương xót (Mt 5: 7).
Về khía cạnh nếp sống đạo giáo lòng thương xót thể hiện nhân đức bác ái, một nhân đức căn bản trong đức tin Công gíao: tin, cậy và mến.
Đồng thời lòng thương xót, theo khía cạnh văn hóa, cũng là cung cách nếp sống tình liên đới con người với nhau trong xã hội, và góp phần vào việc kiến tạo xây dựng hòa bình trong đời sống.
Nhưng nói đến lòng thương xót, tâm trí nghĩ ngay tới sự gì đau thương, sự gì thất bại khủng hoảng, sự gì nguy khốn cần thiết phải giúp đỡ ngắn hạn hoặc dài hạn.
Và như thế ẩn hiện điều gì mang âm hưởng không mấy phấn khởi cho lắm. Vậy cần phải cắt nghĩa làm sao cho người trẻ hôm nay và ngày mai hiểu biết về lòng thương xót?
Đúng. Nhưng Lòng thương xót đâu chỉ dừng lại nơi khía cạnh đó như suy tưởng, mà còn tiềm ẩn khía cạnh vui mừng cùng niềm hy vọng nữa.
Người được thương xót giúp đỡ cảm nhận ra nhân phẩm đời sống của mình có gía trị cao cả. Lòng thương xót đến với họ như chiếc phao cho họ thoát khỏi bị chết đuối giữa dòng sông nước biển cả, như cây cột cho người ngã té có chỗ bám vào chỗi dậy bước đi tiếp, như làn gió mát, ly nước giải khát lúc trời nóng bức mang đến niềm phấn khởi cho con người… Vì thế, niềm vui mừng hạnh phúc trào dâng trong tâm hồn, nơi tầng thần kinh cùng làn da thớ thịt của người nhận được lòng thương xót rất to lớn.
Và người có lòng thương xót mở rộng tâm hồn cùng bàn tay ra giúp đỡ người khác cũng có kinh nghiệm cảm nhận được niềm vui mừng và ý nghĩa tích cực tốt đẹp cho đời sống. Vì họ cảm nghiệm nhận ra đã làm được việc hữu ích giúp cho con người phấn khởi vươn lên.
Đến với Đại Hội giới trẻ thế giới, Đức Thánh Cha Phanxico đã tâm tình cùng khích lệ các bạn trẻ về ý nghĩa tích cực việc làm của lòng thương xót:
„Cha biết các con có lòng nhiệt thành truyền giáo, vì thế cha lặp lại: lòng thương xót luôn có một khuôn mặt trẻ trung! Bởi vì một trái tim nhân hậu luôn được thúc đẩy để tiến ra ngoài vùng thoải mái của nó.
Một trái tim nhân hậu có thể đi ra ngoài và gặp gỡ những người khác; nó đã sẵn sàng để đón nhận tất cả mọi người.
Một trái tim nhân hậu có thể là một nơi ẩn náu cho những ai vô gia cư hoặc đã bị mất đi mái nhà của mình; nó có thể xây dựng một ngôi nhà và một gia đình cho những người bị buộc phải di cư; nó biết thế nào là dịu dàng và từ bi.
Một trái tim nhân hậu có thể chia sẻ cơm bánh của mình với những người tị nạn và người di cư đang đói khát và chào đón họ. Nói chữ “thương xót” cùng với trọn con người các con là nói về những cơ hội, về tương lai, sự dấn thân, tin tưởng, cởi mở, hiếu khách, lòng từ bi và những giấc mơ.
Hôm nay Giáo Hội nhìn đến chúng con và muốn học hỏi từ các con, để được yên tâm rằng Lòng Thương Xót của Chúa Cha luôn có một khuôn mặt luôn tươi trẻ, và không ngừng mời gọi chúng ta là một phần trong vương quốc của Ngài.“ ( Giáo Hoàng Phanxico cùng các Bạn Trẻ ở Blonia ngày 28.07.2016). Lòng thương xót làm tươi trẻ tâm hồn đời sống cho người có trái tim tâm hồn làm việc lòng thương xót, cùng cho người nhận được lòng thương xót.
Lòng thương xót giúp đời sống phấn khởi vươn lên cùng thể hiện lòng đạo đức với Chúa và tình liên đới con người với nhau.
Đại Hội Giới Trẻ thế giới 2016
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Tại Ba Lan Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: Ba cụm từ mỗi cặp vợ chồng nên biết
Giuse Thẩm Nguyễn
16:41 29/07/2016
Ba cụm từ mà mỗi cặp vợ chồng nên biết, theo lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Krakow, Poland, (EWTN News/CNA). - Các cặp vợ chồng là đề tài trọng tâm trong cuộc “nói chuyện hành lang” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Poland vào hôm Thứ Năm trong đó ngài nhắc đến ba cụm từ mà ngài thường nói là chìa khóa cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
“Đôi khi họ hỏi tôi làm thế nào để gia đình có thể luôn tiến tới và vượt qua những khó khăn,” Đức Giáo Hoàng đã nói như vậy vào ngày 28 tháng Bẩy, và ngài nói thêm, khi việc này xảy ra “ tôi đề nghị họ hãy áp dụng ba cụm từ.”
Nói bằng tiếng bản gốc Tân Ban Nha của mình, ngài nói những cụm từ này “có thể giúp cho cuộc sống lứa đôi bởi vì trong đời sống hôn nhân luôn có nhiều khó khăn,” ngài còn thêm rằng hôn nhân là việc mà chúng ta phải quan tâm tới, “bởi vì nó suốt đời,”
Ba cụm từ đó là “ Đồng thuận, Cám ơn và Tha thứ.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như vậy vào cuối ngày thứ nhất của ngài tại Poland, quốc gia mà ngài đang tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới từ ngày 27-31. Mỗi đêm khi ngài trở về từ Krakow sau bao bận rộn với công việc trong ngà, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường dành thời gian có mặt tại hành lang trên lầu của tòa Tổng Giám Mục địa phương để nói chuyện với giới trẻ đang tụ tập bên dưới.
Truyền thồng này đã bắt đầu từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài thường nói chuyện với giới trẻ mỗi lần ngài về thăm quê nhà của ngài. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng là Tổng Giám Mục giáo phận Krakow từ năm 1964 đến khi được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 1978. Truyền thống này đã được tiếp nối bởi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI khi ngài thăm Poland vào năm 2006, và hiện nay được thực hiện bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong buổi gặp tối hôm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kể lại một câu chuyện cảm động của một sinh viên trẻ khi anh tái khám phá ra đức tin của mình sau khi rời trường lớp để đến làm thiện nguyện cho ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trong việc thiết kế những bảng biểu ngữ mà hiện nay đang được treo dọc trên những con đường ở Krakow, nhưng anh đã qua đời do căn bệnh ung thư trước ngày đại hội diễn ra. Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi niềm tin của giới trẻ và khuyến khích giới trẻ cùng nhau loan truyền niềm vui tin mừng trong Chúa Kitô trên toàn thành phố này.
Trong bài diễn từ của ngài từ hành lang vào hôm Thứ Năm, ngài đã chú trọng đến những cặp vợ chồng, bất cứ khi nào ngài gặp một cặp trẻ sắp cưới hay đã cưới rồi, ngài giải thích “Tôi nói với họ rằng họ là những người rất can đảm, bởi vì không dễ dàng gì để tạo lập một mái gia đình,”
“Không dễ để thực hiện một cam kết trọn đời, nó đòi hỏi sự can đảm và tôi chúc mừng họ bởi vì họ có lòng dũng cảm,” ngài đã nói thế và lưu ý đến ba cụm từ “ đồng thuận, cám ơn và tha thứ” trong mỗi ngày của đời sống hôn nhân.
Đối với cụm từ đồng thuận, Đức Giáo Hoàng nói là “luôn luôn hỏi người phối ngẫu, vợ hỏi chồng, chồng hỏi vợ ‘mình nghĩ thế nào nếu em/anh làm điều này?’” hơn là “cứ qua mặt” người khác mà không đếm xỉa gì đến quan điểm của họ.
Ngài cũng nhấn mạnh đến việc cần phải biết ơn, “bởi vì người phối ngẫu là người trao cho nhau trong bí tích hôn nhân, người này cho người kia. Và sự liên hệ thánh thiêng này cần được duy trì với cảm tính của lòng biết ơn.”
Cụm từ thứ ba ngài nhắc tới là sự tha thứ, nó là “một cụm từ rất khó để nói.” Trong hôn nhân, sai lỗi luôn luôn xảy ra, ngài nói thế và lưu ý rằng điều quan trọng là biết nhận ra sai lỗi của mình và xin tha thứ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tiếp, việc này “làm được nhiều điều tốt,” và khuyến khích các gia đình hay các cặp hứa hôn hãy “nhớ ba cụm từ này, nó sẽ giúp các con rất nhiều trong đời sống lứa đôi: đồng thuận, cám ơn và tha thứ.”
Trong hôn nhân “luôn có những vấn đề hoặc bàn cãi. Đó là thói quen và thường xảy ra là người chồng hay người vợ cãi vã, quát nạt, đánh nhau,” ngài nói thêm “đôi khi chén bát bay.”
“Nhưng đừng hoảng hốt khi điều này xảy ra,” ngài khuyên các cặp vợ chồng đừng bao giờ để một ngày trôi qua mà không làm hòa với nhau, “bởi vì chiến tranh lạnh sau ngày ấy thì rất nguy hiểm.”
Ngài nói rằng một cử chỉ nhỏ thì cũng đủ để làm hòa, như tát yêu vào má anh ấy hai cái, ngài thêm rằng “khi có tình yêu, một biểu lộ nhỏ hàn gắn lại tất cả.”
Sau đó Đức Giáo Hoàng mời gọi giới trẻ cùng cầu nguyện cho tất cả các gia đình hiện diện, cho những cặp vợ chồng và cho những cặp hứa hôn, và hướng dẫn mọi người đọc kinh Kính Mừng theo ngôn ngữ riêng dân tộc của mỗi người.
Giuse Thẩm Nguyễn
Krakow, Poland, (EWTN News/CNA). - Các cặp vợ chồng là đề tài trọng tâm trong cuộc “nói chuyện hành lang” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Poland vào hôm Thứ Năm trong đó ngài nhắc đến ba cụm từ mà ngài thường nói là chìa khóa cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Nói bằng tiếng bản gốc Tân Ban Nha của mình, ngài nói những cụm từ này “có thể giúp cho cuộc sống lứa đôi bởi vì trong đời sống hôn nhân luôn có nhiều khó khăn,” ngài còn thêm rằng hôn nhân là việc mà chúng ta phải quan tâm tới, “bởi vì nó suốt đời,”
Ba cụm từ đó là “ Đồng thuận, Cám ơn và Tha thứ.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như vậy vào cuối ngày thứ nhất của ngài tại Poland, quốc gia mà ngài đang tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới từ ngày 27-31. Mỗi đêm khi ngài trở về từ Krakow sau bao bận rộn với công việc trong ngà, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường dành thời gian có mặt tại hành lang trên lầu của tòa Tổng Giám Mục địa phương để nói chuyện với giới trẻ đang tụ tập bên dưới.
Truyền thồng này đã bắt đầu từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài thường nói chuyện với giới trẻ mỗi lần ngài về thăm quê nhà của ngài. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng là Tổng Giám Mục giáo phận Krakow từ năm 1964 đến khi được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 1978. Truyền thống này đã được tiếp nối bởi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI khi ngài thăm Poland vào năm 2006, và hiện nay được thực hiện bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong buổi gặp tối hôm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kể lại một câu chuyện cảm động của một sinh viên trẻ khi anh tái khám phá ra đức tin của mình sau khi rời trường lớp để đến làm thiện nguyện cho ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trong việc thiết kế những bảng biểu ngữ mà hiện nay đang được treo dọc trên những con đường ở Krakow, nhưng anh đã qua đời do căn bệnh ung thư trước ngày đại hội diễn ra. Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi niềm tin của giới trẻ và khuyến khích giới trẻ cùng nhau loan truyền niềm vui tin mừng trong Chúa Kitô trên toàn thành phố này.
Trong bài diễn từ của ngài từ hành lang vào hôm Thứ Năm, ngài đã chú trọng đến những cặp vợ chồng, bất cứ khi nào ngài gặp một cặp trẻ sắp cưới hay đã cưới rồi, ngài giải thích “Tôi nói với họ rằng họ là những người rất can đảm, bởi vì không dễ dàng gì để tạo lập một mái gia đình,”
“Không dễ để thực hiện một cam kết trọn đời, nó đòi hỏi sự can đảm và tôi chúc mừng họ bởi vì họ có lòng dũng cảm,” ngài đã nói thế và lưu ý đến ba cụm từ “ đồng thuận, cám ơn và tha thứ” trong mỗi ngày của đời sống hôn nhân.
Đối với cụm từ đồng thuận, Đức Giáo Hoàng nói là “luôn luôn hỏi người phối ngẫu, vợ hỏi chồng, chồng hỏi vợ ‘mình nghĩ thế nào nếu em/anh làm điều này?’” hơn là “cứ qua mặt” người khác mà không đếm xỉa gì đến quan điểm của họ.
Ngài cũng nhấn mạnh đến việc cần phải biết ơn, “bởi vì người phối ngẫu là người trao cho nhau trong bí tích hôn nhân, người này cho người kia. Và sự liên hệ thánh thiêng này cần được duy trì với cảm tính của lòng biết ơn.”
Cụm từ thứ ba ngài nhắc tới là sự tha thứ, nó là “một cụm từ rất khó để nói.” Trong hôn nhân, sai lỗi luôn luôn xảy ra, ngài nói thế và lưu ý rằng điều quan trọng là biết nhận ra sai lỗi của mình và xin tha thứ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tiếp, việc này “làm được nhiều điều tốt,” và khuyến khích các gia đình hay các cặp hứa hôn hãy “nhớ ba cụm từ này, nó sẽ giúp các con rất nhiều trong đời sống lứa đôi: đồng thuận, cám ơn và tha thứ.”
Trong hôn nhân “luôn có những vấn đề hoặc bàn cãi. Đó là thói quen và thường xảy ra là người chồng hay người vợ cãi vã, quát nạt, đánh nhau,” ngài nói thêm “đôi khi chén bát bay.”
“Nhưng đừng hoảng hốt khi điều này xảy ra,” ngài khuyên các cặp vợ chồng đừng bao giờ để một ngày trôi qua mà không làm hòa với nhau, “bởi vì chiến tranh lạnh sau ngày ấy thì rất nguy hiểm.”
Ngài nói rằng một cử chỉ nhỏ thì cũng đủ để làm hòa, như tát yêu vào má anh ấy hai cái, ngài thêm rằng “khi có tình yêu, một biểu lộ nhỏ hàn gắn lại tất cả.”
Sau đó Đức Giáo Hoàng mời gọi giới trẻ cùng cầu nguyện cho tất cả các gia đình hiện diện, cho những cặp vợ chồng và cho những cặp hứa hôn, và hướng dẫn mọi người đọc kinh Kính Mừng theo ngôn ngữ riêng dân tộc của mỗi người.
Giuse Thẩm Nguyễn
Video ĐTC gặp gỡ 77.000 bạn trẻ người Italia và trả lời câu hỏi của họ
VietCatholic Network
21:18 29/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chiều thứ Tư 27 tháng Bẩy, Đức Hồng Y Angelô Ba-nhás-cô, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia và các Giám Mục tham dự trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã dâng thánh lễ trước Đền Thánh Lòng Thương Xót cho các bạn trẻ người Italia.
Thánh lễ đã được tiếp nối với phần hòa nhạc và sau đó là phần hỏi đáp trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô từ Tòa Giám Mục Krắc-kô đã trả lời các câu hỏi do các bạn trẻ nêu ra.
Tưỏng cũng nên biết thêm đây là đền thánh dành riêng cho việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa, và cũng là nơi an nghỉ của nữ tu Faus-ti-na Kô-wal-ska, được tuyên thánh ngày 30 tháng Tư, năm 2000.
Nhà thờ mới được xây dựng từ năm 1999 và được hoàn tất vào năm 2002, nằm ở quận La-gi-ê-ni-ki số 3 đường Si-os-try Faus-ty-ny.
Trước tiên, các bạn trẻ đã chào và cám ơn Đức Thánh đã dành thời gian cho họ, dù ngài chỉ mới đến Krắc-kô ban chiều nhưng vẫn không từ chối hiện diện với các bạn vào giờ này. Đức Thánh Cha đã trả lời một số câu hỏi của các bạn trẻ đặt ra.
Câu hỏi đầu tiên là của một thiếu nữ, mỗi ngày thường đến trường đại học bằng xe lửa, nhưng vào ngày 12 tháng 7 vừa qua, tình cờ cô lại không trên chuyến xe lửa bị tai nạn. Một trong các thợ máy xe lửa mà cô thường xuyên nói chuyện đã qua đời trong tai nạn. Cô đã bị một vết thương nội tâm. Cô hỏi làm sao để trở lại cuộc sống bình thường, làm sao để vượt thắng sự sợ hãi và tiếp tục hạnh phúc ngay cả trên những chuyến xe lửa mà các bạn đã xem như ngôi nhà thứ hai của mình.
Đức Thánh Cha trả lời tóm tắt như sau:
Các vết thương đem lại đau khổ nhưng cũng mang đến cơ hội vượt lên: “như luôn luôn xảy ra trong cuộc sống, khi chúng ta bị thương, những vết thâm tím hoặc vết sẹo lưu lại trên thân xác: cuộc sống đầy những vết sẹo”, dấu tích của vết thương. Nhưng sự khôn ngoan “tiến bước với những điều tốt đẹp cũng như xấu xí của cuộc sống. Có những điều không thể tiến tới và có những điều thật là đẹp, nhưng cũng xảy ra ngược lại: bao nhiêu bạn trẻ như các con không có khả năng đưa cuộc sống tiến lên với niềm vui của những điều tốt đẹp nhưng thích chọn để cho nó bị thống trị bởi ma túy và để cho họ bị cuộc sống chiến thắng! Cuối cùng, cuộc chơi là thế này: hoặc là con chiến thắng hoặc là cuộc sống chiến thắng con! Con thắng cuộc sống thì tốt hơn và hãy thực hiện điều này với sự can đảm và cả sự đau khổ. Và khi có niềm vui, hãy thực hiện nó với niềm vui, bởi vì niềm vui đưa con tiến lên và cứu con khỏi căn bệnh nguy hiểm: bị loạn thần kinh. Xin đừng, xin đừng để bị như vậy!
Một bạn nữ khác, Andrea, 15 tuổi, đã từng tự tử. Cô đến Italia khi mới 9 tuổi và đã bị các bạn cùng lứa tuổi chọc ghẹo với những lời lẽ gây tổn thương. Khi cô hiểu được những lời này cô cảm thấy đau khổ, cảm thấy mình vô dụng và quyết định tự tử vì cảm thấy bị hắt huỉ bởi mọi người. Được cứu sống trong bịnh viện và cô hiểu không phải mình là người cần được cứu chữa, nhưng là những người trẻ đã xúc phạm cô. Cô đã có thể đứng dậy từ đó và hiện đang tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Krakow. Cô muốn tha thứ cho những người xúc phạm mình nhưng vẫn khó khăn để thực hiện. Cô hỏi Đức Thánh Cha: làm thế nào để tha thứ?
Đức Thánh Cha trả lời:
“Đôi khi ngay cả các trẻ em cũng tàn bạo và có khả năng làm thương tổn vào nơi mà con đau nhất, đó là thương tổn con tim, thương tổn phẩm giá, và cả quốc tịch. “Sự tàn bạo là một thái độ của con người, đúng là nguồn gốc của tất cả chiến tranh, của tất cả sự dữ. Sự tàn ác không để cho người khác lớn lên, nó giết chết người khác, mà cũng giết chết danh dự của người khác. Khi một người trò chuyện chống lại một người khác, đó là độc ác; là độc ác, vì nó phá hủy danh tiếng của người khác”. Đức Thánh Cha thích gọi sự độc ác của miệng lưỡi này là khủng bố; sự khủng bố của trò chuyện. Sự độc ác của miệng lưỡi như sự độc ác mà con đã kinh nghiệm, giống như ném một quả bom tiêu diệt con và tiêu diệt bất cứ ai và kẻ ném bom thì không bị tiêu diệt. Đây là khủng bố, một điều mà chúng ta phải chiến thắng.
Làm sao để chúng ta chiến thắng nó? Nhưng con đã chọn con đường đúng đắn: thinh lặng, kiên nhẫn và kết thúc với một lời rất đẹp: tha thứ. Nhưng tha thứ không dễ dàng, vì một người có thể nói: tôi tha thứ nhưng tôi không quên nó. Và con đã luôn mang theo sự độc ác này, sự khủng bố bằng lời nói xấu, bằng những lời nói gây thương tổn và tìm cách ném con ra xa cộng đoàn…. Chúng ta phải làm gì để chiến đấu chống lại điều này? Con có can đảm phải không? Con đã can đảm trong việc này nhưng chống lai loại khủng bố nhiều chuyện, sỉ nhục, xua đuổi người khác…
Người ta có thể tha thứ hoàn toàn không? Chúng ta cần phải cầu xin Thiên Chúa ban ơn này. Tự chúng ta không thể làm điều này; chúng ta nỗ lực, con đã nỗ lực; nhưng đó là một ơn mà Thiên Chúa đã ban cho con, ơn tha thứ để tha thứ cho kẻ thù, tha thứ những người làm con đau khổ.
Trong Tin mừng, khi Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Ai vả con một cái, hãy đưa cả má kia cho họ vả, đúng không? Nó có nghĩa là hãy đặt trong tay Thiên Chúa sự khôn ngoan tha thứ này, một ân sủng. Nhưng chúng ta làm tất cả cố gắng của mình để tha thứ”.
Đức Thánh Cha nói thêm: “có một thái độ đúng đắn chống lại việc khủng bố của miệng lưỡi dù là nhiều chuyện hay xỉ nhục: đó là sự khiêm nhượng. Thinh lặng, c ư xử tốt với người khác. Chúng ta đang sống trong một thế giới, việc đáp trả sỉ nhục bằng sỉ nhục là thói quen. Chúng ta sỉ nhục nhau và thiếu sự khiêm nhượng. Hãy cầu xin ơn khiêm nhượng, khiêm nhượng trong tâm hồn. Và đó cũng là ân sủng mở ra con đường tha thứ”.
Cuối cùng một bạn nam, người đã cùng với một Linh mục và hai người bạn chứng kiến vụ khủng bố sát hại ở Munich, đặt câu hỏi: Làm sao các người trẻ chúng con sống và loan truyền sự bình an trong thế giới đang đầy những thù hận này?
Đức Thánh Cha trả lời:
“Con đã nói đến 2 từ chìa khóa để hiểu tất cả: hòa bình và thù hận. Hòa bình xây dựng những cây cầu còn oán thù xây nên những bức tường. Trong cuộc sống, con phải chon lựa: con xây cầu hay xây tường. Các bức tường chia cắt và oán thù gia tăng: nơi nào có chia rẽ, thù hận tăng thêm. Các cây cầu liên kết và khi có cây cầu, oán thù sẽ xa đi bởi vì tôi có thể nghe được người khác, nói với người khác.
Cha thích nghĩ và nói rằng chúng ta có, trong khả năng hằng ngày của chúng ta, khả năng xây một cây cầu nhân loại. Khi con nắm tay một người bạn, tay một con người, con bắc một cây cầu con người. Ngược lại, khi con tấn công sỉ nhục một người khác, con dựng nên một bức tường. Oán thù luôn gia tăng với các bức tường. Có khi con muốn xây một cây cầu và người ta không nắm lấy bàn tay mở ra của con: đó là những sự hạ nhục mà chúng ta phải đón nhận để làm điều tốt hơn. Nhưng luôn luôn xây dựng những cây cầu. Con đã đến đây: con đã bị chặn lại và gửi trả về nhà và con đã chọn lựa quay lại đây lần nữa: đây là cách hành xử.
Luôn luôn: có một khó khăn ngăn cản tôi làm gì đó? Quay lại đàng sau và tiến bước, quay lại và đi tới. Đó là điều mà chúng ta phải làm: xây dựng những cây cầu. Đừng để chúng ta ngã xuống đất, đừng đi như vậy… Đôi khi ta tự nhủ “nhưng tôi không thể….”. Không, hãy luôn tìm kiếm cách thức để xây dựng những cây cầu. Nhưng các con ở đó: các con, hãy xây dựng những cây cầu với đôi tay. Tất cả. Hãy nắm các bàn tay… vậy đó. Cha muốn thấy nhiều cây cầu con người… Đó, như thế: giơ cao tay lên… Như vậy đó. Đây là một chương trình của cuộc sống: xây dựng những cây cầu, những cây cầu con người. Cám ơn các con.”
Phụng vụ huy hoàng trong lễ tạ ơn của dân tộc Ba Lan
VietCatholic Network
15:38 29/07/2016
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đang diễn ra tại Krakow, Ba Lan, quê hương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là vị sáng lập ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ kỷ niệm 1050 năm vua Ba Lan chịu phép rửa tội. Thánh lễ diễn ra tại Đền Thánh Đức Mẹ Częstochowa.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế đang tiến ra trước bàn thờ.
Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu thánh lễ.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần - Amen
Đức Thánh Cha gởi lời chào Phụng Vụ đến cộng đoàn.
Sau khi cộng đoàn vừa dứt kinh Vinh Danh, Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau
Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Thiên Chúa Toàn Năng và giàu lòng thương xót, mà toàn dân Balan luôn tìm đến khấn xin Chúa thương ban muôn hồng ân thiêng liêng và đặc biệt nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria qua bức tượng “Đức Bà đen” này mà toàn dân Balan sùng mộ khấn xin và Mẹ đã chở che dân nước này qua những cơn chinh chiến hiểm nguy mà ban cho được sống an lành trong hòa bình thư thái. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê su Ki tô, Con Chúa hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời Amen.
Bài đọc 1: Bài trích sách Châm Ngôn (8: 22-35)
ĐỨC CHÚA đã dựng nên ta như tác phẩm đầu tay của Người,
trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất.
Ta đã được tấn phong từ đời đời,
từ nguyên thuỷ, trước khi có mặt đất.
Khi chưa có các vực thẳm,
khi chưa có mạch nước tràn đầy, ta đã được sinh ra.
Trước khi núi non được đặt nền vững chắc,
trước khi có gò nổng, ta đã được sinh ra,
khi ĐỨC CHÚA chưa làm ra mặt đất với khoảng không,
và những hạt bụi đầu tiên tạo nên vũ trụ.
Đã có ta hiện diện khi Người thiết lập cõi trời,
khi Người vạch một vòng tròn trên mặt vực thẳm,
khi Người làm cho mây tụ lại ở trên cao
và cho các mạch nước vọt lên từ vực thẳm,
khi Người định ranh giới cho biển, để nước khỏi tràn bờ,
khi Người đặt nền móng cho đất.
Ta hiện diện bên Người như tay thợ cả.
Ngày ngày ta là niềm vui của Người,
trước mặt Người, ta không ngớt vui chơi,
vui chơi trên mặt đất, ta đùa vui với con cái loài người.
“Giờ đây, hỡi các con, hãy nghe ta.
Phúc thay người bước theo đường lối ta chỉ bảo.
Muốn nên khôn, phải nghe lời nghiêm huấn,
đừng bao giờ gạt bỏ.
Phúc thay người lắng nghe ta dạy,
ngày ngày canh thức trước cửa nhà ta,
túc trực ở ngay lối ra vào.
Vì gặp được ta là gặp sự sống,
và hưởng ân lộc ĐỨC CHÚA ban cho.
Thánh Vịnh 48
1. Cao cả thay ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa chúng ta,
Đấng thật xứng muôn lời ca tụng
trong thành đô của Người!
2. Núi thánh Người thật nguy nga hùng vĩ,
là niềm vui cho toàn thể địa cầu.
Núi Xi-on, bồng lai cực bắc,
là kinh thành của Đức Đại Vương.
3. Giữa các lâu đài của Xi-on,
Thiên Chúa tỏ ra chính Người là thành luỹ.
Kìa vua chúa toa rập với nhau,
cùng tiến quân một lúc.
4. Nhưng mới thấy thành đã sững sờ kinh ngạc,
quá hãi hùng, bỏ chạy thoát thân.
Chúng run khiếp, chạy đi chẳng nổi,
quằn quại như phụ nữ sắp sinh con.
Quay cuồng như những chiếc tàu trên biển cả
bị bão đánh tan tành.
5. Chuyện xưa tai nghe, giờ đây mắt thấy,
trong thành trì Chúa Tể càn khôn,
trong thành trì Thiên Chúa, Chúa ta thờ;
Người củng cố thành đô đến muôn đời muôn thuở.
Bài đọc 2: Bài trích thư Thánh Phaolô gởi tín hữu thành Galát (4: 4-7)
Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi! “Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.”
Alleluia, alleluia.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà! Bà thật diễm phúc trong tất cả người nữ.
Alleluia.
Phúc Âm: Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan (2:1-11)
Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: “Họ hết rượu rồi.” Đức Giê-su đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Đức Giê-su bảo họ: “Các anh đổ đầy nước vào chum đi! “ Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.” Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.” Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Từ các bài đọc của buổi cử hành Phụng Vụ này một sợi chỉ thánh xuất hiện, một sợi chỉ trải dài trong lịch sử nhân loại và dệt nên lịch sử cứu độ.
Tông Đồ Phaolô nói cho chúng ta về kế hoạch lớn lao của Thiên Chúa: “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình đến, sinh làm con một người phụ nữ” (Gl 4:4). Nhưng lịch sử cho chúng ta biết rằng khi “thời viên mãn này đến”, lúc Thiên Chúa trở thành con người, thì nhân loại vẫn chưa sẵn sàng một cách đặc biệt, thậm chí lúc đó cũng chưa có một giai đoạn ổn định và hoà bình: không có “Thời Vàng Son”. Khung cảnh của thế giới này không chào đón sự ngự đến của Thiên Chúa; thực vậy, “gia nhân chẳng chịu đón nhận Người” (Ga 1:11). Sự viên mãn của thời gian, vì thế, là một hồng ân trong đó Thiên Chúa lấp đầy thời gian của chúng ta với sự dư dật của lòng thương xót Ngài. Vì một tình yêu tuyệt đối Ngài đã khai mở thời viên mãn.
Cách Thiên Chúa ngự đến trong lịch sử thật đáng xúc động: Ngài đã được “sinh ra bởi một người phụ nữ”. Không có một sự khải hoàn tiến vào, cũng chẳng có một cuộc hiện đến đầy ấn tượng của Đấng Quyền Năng. Ngài không tỏ mình như là một mặt trời đang mọc lên rực rỡ, nhưng đi vào thế giới trong cách thế đơn giản nhất, như là một đứa trẻ được sinh từ người mẹ của mình, bằng “phong cách” mà Kinh Thánh gọi là một cơn mưa tưới gội xuống đất khô (x. Is 55:10), như những hạt giống nhỏ bé nhất nảy mầm và trổ sinh (x. Mt 4:31-32). Do đó, trái với những mong đợi của chúng ta và có lẽ thậm chí cả với những mong muốn của chúng ta, nước Thiên Chúa, thỉnh thoảng, “không đến trong một cách thế gây chú ý” (Lc 17:20), nhưng trái lại trong sự nhỏ bé, khiêm nhường.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy sợi chỉ thánh này len lỏi một cách tinh tế qua lịch sử: từ sự viên mãn của thời gian đến “ngày thứ ba” trong sứ mạng của Chúa Giêsu (x. Ga 2:1) và việc loan báo “giờ” của ơn cứu độ (xem câu 4). Khi thời gian đến gần, Thiên Chúa luôn mạc khải chính Ngài trong sự nhỏ bé. Và vì thế chúng ta đến với “dấu lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu đã thực hiện” (xem câu 11), tại làng Cana miền Galilê.
Không có một hành động gây kinh ngạc nào được thực hiện trước đám đông, hoặc thậm chí không có cả một lời nói nhằm trấn an các vấn đề chính trị nóng bỏng chẳng hạn như việc tùng phục của người dân vào quyền bính của La Mã. Thay vào đó, trong một ngôi làng nhỏ, một phép lạ đơn giản diễn ra và mang lại niềm vui cho đám cưới của một đôi bạn trẻ hoàn toàn là một gia đình vô danh. Đồng thời, nước trở thành rượu tại bữa tiệc cưới ấy là một dấu chỉ lớn lao, vì nó cho chúng ta thấy diện mạo chàng rể của Thiên Chúa, một Thiên Chúa là Đấng ngồi đồng bàn cùng chúng ta, Đấng mơ ước và giữ tình hiệp thông với chúng ta. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không giữ khoảng cách, nhưng gần gũi và chân thực. Ngài đang ở giữa chúng ta và Ngài lo lắng cho chúng ta, nhưng không đưa ra những quyết định thay chúng ta và không làm rắc rối cho chính bản thân Ngài với những vấn đề về quyền bính. Ngài thích để cho chính bản thân Ngài được chứa đựng trong những điều bé nhỏ, chứ không giống như chúng ta, là những người luôn muốn chiếm hữu một điều gì đó lớn lao hơn. Bị lôi cuốn bởi quyền lực, bởi sự vĩ đại, bởi vẻ bề ngoài, là bi kịch của nhân loại. Đó là một cơn cám dỗ luôn cố gắng để nhân ra chính nó ở khắp mọi nơi. Nhưng trao ban chính bản thân mình cho người khác, xoá bỏ khoảng cách, sống trong sự bé nhỏ và sống thực tại của mình mỗi ngày là điều thánh thiêng đặc biệt.
Thiên Chúa cứu chúng ta, bằng việc làm cho chính Ngài trở nên nhỏ bé, gần gũi và hiện thực. Trước hết, Thiên Chúa làm cho chính Ngài trở nên bé nhỏ. Thiên Chúa, Đấng “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29), đặc biệt yêu thương những người bé mọn, những người mà nước Thiên Chúa được mạc khải cho (Mt 11:25); họ vĩ đại trong đôi mắt của Ngài và Ngài nhìn đến họ (x. Is 66:2). Ngài đặc biệt yêu mến họ vì họ đi ngược lại với “sự kiêu hãnh cuộc sống” vốn thuộc về thế gian (x. 1 Ga 2:16). Những người bé mọn nói ngôn ngữ của Ngài, là ngôn ngữ của tình yêu khiêm nhường mang lại sự tự do. Vì thế, Ngài gọi người đơn sơ và biết đón nhận là những phát ngôn viên của Ngài; Ngài trao phó cho họ việc mạc khải danh Ngài và những bí ẩn trong trái tim Ngài. Tư tưởng của chúng ta giờ đây hướng đến cơ man những người con nam nữ của dân tộc anh chị em, chẳng hạn như các vị tử đạo đã làm cho sức mạnh vô phương tự vệ của Tin Mừng được chiếu toả, hay những người bình thường nhưng là những chứng nhân đầy ấn tượng cho tình yêu của Thiên Chúa ở giữa những truân chuyên, và những người là những sứ giả hiền lành và mạnh mẽ của lòng thương xót như Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Faustina. Ngang qua những “kênh” này của tình yêu Ngài, Thiên Chúa đã trao ban những món quà vô giá cho toàn thể Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại. Thật là đầy ý nghĩa khi dịp kỷ niệm phép rửa của dân tộc các bạn diễn ra trùng hợp với Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Thiên Chúa cũng gần gũi, nước Ngài đang ở giữa chúng ta (x. Mc 1:15). Thiên Chúa không muốn người ta sợ hãi Ngài như sợ một thẩm quyền tối cao đầy uy lực và lạnh lùng. Ngài không muốn ngự trên ngai nơi thiên quốc hay trong các sử sách, nhưng yêu thương đi xuống với những vấn đề hằng ngày của chúng ta, và đồng hành cùng chúng ta. Khi chúng ta nghĩ về hồng ân một thiên niên kỷ tràn đầy niềm tin, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa hơn tất cả những ai khác vì Chúa đã bước đi cùng với dân tộc anh chị em, đã nắm lấy tay anh chị em và đồng hành với anh chị em trong quá nhiều hoàn cảnh. Đó là điều mà cả chúng ta nữa, trong Giáo Hội, luôn được mời gọi để thực hiện: đó là lắng nghe, dự phần và trở nên người thân cận, chia sẻ niềm vui và những vất vả của người dân, để Tin Mừng có thể lan toả nhất quán hơn và sinh hoa trái hơn khi chiếu toả sự tốt lành thông qua sự minh bạch của đời sống chúng ta.
Sau cùng, Thiên Chúa là chân thực. Các bài đọc hôm nay làm rõ rằng mọi thứ về đường lối hành động của Thiên Chúa đều là thực và cụ thể. Sự khôn ngoan thánh thiện “giống như người thợ cả” và như “những vui chơi” (x. Cn 8:30). Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, được sinh ra bởi một người mẹ, được sinh ra dưới lề luật (x. Gl 4:4), có bạn hữu và tới lui một buổi tiệc. Đấng Vĩnh Cửu giao tiếp với con người bằng việc dành thời gian cho họ trong những hoàn cảnh cụ thể. Lịch sử của anh chị em, được hình thành bởi Tin Mừng, Thập Giá và sự trung thành với Giáo Hội, đã là một sức mạnh lan toả của một niềm tin chân thực, được truyền từ gia đình này đến gia đình kia, từ cha đến con và trên hết từ những người mẹ và các bà ngoại, những người mà chúng ta cần phải cám ơn rất nhiều. Đặc biệt, với chính đôi tay của mình, anh chị em có thể chạm đến sự dịu dàng thật sự và quan phòng của Mẹ, Đấng mà tôi đến đây trong tư cách là một khách hành hương để tôn kính; và là Đấng mà chúng ta đã loan báo trong Thánh Vịnh như là “niềm tự hào lớn lao của dân tộc chúng ta” (Jud 15:9).
Chính là Mẹ Maria, mà chúng ta, những người đang qui tụ ở đây, giờ đây đang hướng về. Ở nơi Mẹ, chúng ta tìm thấy một sự tùng phục hoàn hảo trước Thiên Chúa. Trong suốt dòng lịch sử, được đan bởi sợi chỉ thánh này, cũng là một “sợi chỉ Maria”. Nếu có bất kì một vinh quang con người nào, bất kì một công đức nào của chúng ta trong sự viên mãn của thời gian, thì đó chính là Mẹ. Đức Maria là không gian, được dành riêng không vấn vương tội lỗi, nơi Thiên Chúa chọn để phản chiếu chính Ngài. Mẹ là bậc thang mà Thiên Chúa chọn để đi xuống và đến gần với chúng ta. Mẹ là dấu chỉ rõ ràng nhất của sự viên mãn của thời gian.
Trong cuộc sống của Mẹ Maria chúng ta cảm phục sự nhỏ bé mà Thiên Chúa yêu thương, vì Ngài “nhìn đến phận hèn tôi tớ Ngài”, và “nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1:48, 52). Ngài hài lòng với Mẹ đến nỗi đã để cho xác thịt của Ngài được dệt từ xác thịt của Mẹ, để Đức Trinh Nữ trở thành Mẹ Thiên Chúa, như một bài ca cổ xưa, đã hát hàng nhiều thế kỷ, loan báo. Với anh chị em là những người không ngừng chạy đến cùng Mẹ, qui tụ từ khắp mọi nơi về đây, thủ đô tinh thần của đất nước này, xin Mẹ tiếp tục chỉ đường. Xin Mẹ giúp anh chị em dệt trong cuộc sống của mình sợi chỉ khiêm nhường và đơn sơ của Tin Mừng.
Tại Cana, cũng như ở đây tại Jasna Góra này, Mẹ Maria mang lại cho chúng ta sự gần gũi của Mẹ và giúp chúng ta khám phá ra điều mà chúng ta cần phải sống để có một cuộc sống viên mãn. Thỉnh thoảng, Mẹ thực hiện điều này bằng một tình yêu từ mẫu, bằng sự hiện diện và an ủi của Mẹ, dạy dỗ chúng ta biết tránh những quyết định nông nổi và gây bất bình trong cộng đoàn của chúng ta. Là một Người Mẹ của một gia đình, Mẹ muốn giữ chúng ta lại với nhau. Nhờ sự hiệp nhất, hành trình của dân tộc anh chị em đã vượt qua hết mọi kinh nghiệm khắc nghiệt. Xin Mẹ, Đấng đứng vững dưới chân Thập Giá và vẫn duy trì lời cầu nguyện cùng các môn đệ trong khi đợi chờ Chúa Thánh Thần đến, ban cho anh chị em ước muốn từ bỏ hết mọi lỗi lầm và bỏ lại phía sau mọi vết thương trong quá khứ, và xây dựng tình bằng hữu với hết mọi người, mà không bị rơi vào cơn cám dỗ để thoái lui hay thống trị.
Tại Cana, Mẹ đã thể hiện một hiện thực lớn lao. Mẹ là một Người Mẹ đón nhận các vấn đề của con người vào tim mình và hành động. Mẹ nhận biết những thời điểm khó khăn và giải quyết chúng cách kín đáo, hiệu năng và quyết đoán. Mẹ không cưỡng chế cũng không làm phiền, nhưng là một Người Mẹ và một nữ tỳ. Chúng ta hãy xin ân sủng để noi gương sự nhạy cảm của Mẹ và sự sáng tạo của Mẹ trong việc phục vụ những người cần giúp đỡ, và nhận ra thật tuyệt vời biết bao khi sống cuộc sống của chúng ta trong sự phục vụ người khác, mà không có những ưu tiên hay khoảng cách. Xin Mẹ Maria, là nguồn mạch niềm vui của chúng ta, là Đấng mang lại sự bình an giữa biết bao tội lỗi và những hỗn loạn của lịch sử, giúp chúng ta nhận được sự tuôn đổ của Thần Khí, và giúp chúng ta trở thành những tôi tớ tốt lành và trung tín.
Nhờ sự chuyển cầu của Mẹ, xin cho sự viên mãn của thời gian cũng đến với chúng ta. Sự chuyển tiếp từ trước và sau Đức Kitô có rất ít ý nghĩa nếu nó cứ vẫn mãi chỉ là một ngày trong biên niên sử. Xin cho mỗi người chúng ta biết thực hiện một cuộc vượt qua nội tâm, một Lễ Vượt Qua của tâm hồn, hướng đến “phong cách” thánh đã được Mẹ Maria cưu mang. Xin cho chúng ta biết làm mọi sự trong sự đơn sơ nhỏ bé, và đồng hành với người khác đang cận kề, với một tâm hồn đơn sơ và cởi mở.
Trong phần lời nguyện giáo dân, cộng đoàn đã dâng lên các ý nguyện sau:
1. Cầu cho Hội Thánh Chúa.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Hội Thánh Chúa, dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô được hưởng những ân sủng phong phú của Chúa Thánh Thần và sự bảo vệ liên tục của Mẹ Maria.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Cầu cho dân nước Ba Lan.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc Ba Lan, mà 1050 năm trước đây đã được rửa tội nhận được dư dật ân sủng Thiên Chúa để kiên trì trên con đường đức tin Kitô và trân quý gìn giữ phẩm giá của con cái Thiên Chúa.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. Cầu cho những người bất hạnh.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các bệnh nhân, người nghèo, người cô đơn, bị bách hại và tất cả những ai đang đau khổ, Xin Đức Mẹ Jasna Gora mang lại cho họ niềm an ủi; Chúng ta cũng cầu nguyện cho chính chúng ta, nhờ ân sủng của Thiên Chúa biết thương xót họ và sẵn sàng giúp đỡ những người cơ bần.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. Cầu cho những người tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho cho những người tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Xin cho cảm nghiệm phong phú của họ về Lòng Thương Xót Chúa có thể tháp tùng với họ đến mọi chân trời góc bể.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
5. Cầu cho những người vị quốc vong thân.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người đã chết vì quê hương đất nước chúng ta. Xin cho sự cống hiến của họ được đền đáp ở quê hương trên trời.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
6. Cầu cho những người tham gia trong lễ tạ ơn này.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những ai tham gia vào lễ tạ ơn quốc gia này nhân kỷ niệm bí tích Rửa Tội. Xin cho các thế hệ hiện tại của Ba Lan, cũng như những thế hệ tương lai đến sau chúng ta, được thu hút bởi sự huy hoàng của Phúc Âm, được linh hứng từ Lời Chúa và góp phần vào sự phát triển đích thực của cộng đồng quốc gia của chúng ta.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ kỷ niệm 1050 năm vua Ba Lan chịu phép rửa tội. Thánh lễ diễn ra tại Đền Thánh Đức Mẹ Częstochowa.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế đang tiến ra trước bàn thờ.
Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu thánh lễ.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần - Amen
Đức Thánh Cha gởi lời chào Phụng Vụ đến cộng đoàn.
Sau khi cộng đoàn vừa dứt kinh Vinh Danh, Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau
Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Thiên Chúa Toàn Năng và giàu lòng thương xót, mà toàn dân Balan luôn tìm đến khấn xin Chúa thương ban muôn hồng ân thiêng liêng và đặc biệt nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria qua bức tượng “Đức Bà đen” này mà toàn dân Balan sùng mộ khấn xin và Mẹ đã chở che dân nước này qua những cơn chinh chiến hiểm nguy mà ban cho được sống an lành trong hòa bình thư thái. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê su Ki tô, Con Chúa hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời Amen.
Bài đọc 1: Bài trích sách Châm Ngôn (8: 22-35)
ĐỨC CHÚA đã dựng nên ta như tác phẩm đầu tay của Người,
trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất.
Ta đã được tấn phong từ đời đời,
từ nguyên thuỷ, trước khi có mặt đất.
Khi chưa có các vực thẳm,
khi chưa có mạch nước tràn đầy, ta đã được sinh ra.
Trước khi núi non được đặt nền vững chắc,
trước khi có gò nổng, ta đã được sinh ra,
khi ĐỨC CHÚA chưa làm ra mặt đất với khoảng không,
và những hạt bụi đầu tiên tạo nên vũ trụ.
Đã có ta hiện diện khi Người thiết lập cõi trời,
khi Người vạch một vòng tròn trên mặt vực thẳm,
khi Người làm cho mây tụ lại ở trên cao
và cho các mạch nước vọt lên từ vực thẳm,
khi Người định ranh giới cho biển, để nước khỏi tràn bờ,
khi Người đặt nền móng cho đất.
Ta hiện diện bên Người như tay thợ cả.
Ngày ngày ta là niềm vui của Người,
trước mặt Người, ta không ngớt vui chơi,
vui chơi trên mặt đất, ta đùa vui với con cái loài người.
“Giờ đây, hỡi các con, hãy nghe ta.
Phúc thay người bước theo đường lối ta chỉ bảo.
Muốn nên khôn, phải nghe lời nghiêm huấn,
đừng bao giờ gạt bỏ.
Phúc thay người lắng nghe ta dạy,
ngày ngày canh thức trước cửa nhà ta,
túc trực ở ngay lối ra vào.
Vì gặp được ta là gặp sự sống,
và hưởng ân lộc ĐỨC CHÚA ban cho.
Thánh Vịnh 48
1. Cao cả thay ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa chúng ta,
Đấng thật xứng muôn lời ca tụng
trong thành đô của Người!
2. Núi thánh Người thật nguy nga hùng vĩ,
là niềm vui cho toàn thể địa cầu.
Núi Xi-on, bồng lai cực bắc,
là kinh thành của Đức Đại Vương.
3. Giữa các lâu đài của Xi-on,
Thiên Chúa tỏ ra chính Người là thành luỹ.
Kìa vua chúa toa rập với nhau,
cùng tiến quân một lúc.
4. Nhưng mới thấy thành đã sững sờ kinh ngạc,
quá hãi hùng, bỏ chạy thoát thân.
Chúng run khiếp, chạy đi chẳng nổi,
quằn quại như phụ nữ sắp sinh con.
Quay cuồng như những chiếc tàu trên biển cả
bị bão đánh tan tành.
5. Chuyện xưa tai nghe, giờ đây mắt thấy,
trong thành trì Chúa Tể càn khôn,
trong thành trì Thiên Chúa, Chúa ta thờ;
Người củng cố thành đô đến muôn đời muôn thuở.
Bài đọc 2: Bài trích thư Thánh Phaolô gởi tín hữu thành Galát (4: 4-7)
Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi! “Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.”
Alleluia, alleluia.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà! Bà thật diễm phúc trong tất cả người nữ.
Alleluia.
Phúc Âm: Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan (2:1-11)
Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: “Họ hết rượu rồi.” Đức Giê-su đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Đức Giê-su bảo họ: “Các anh đổ đầy nước vào chum đi! “ Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.” Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.” Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Từ các bài đọc của buổi cử hành Phụng Vụ này một sợi chỉ thánh xuất hiện, một sợi chỉ trải dài trong lịch sử nhân loại và dệt nên lịch sử cứu độ.
Tông Đồ Phaolô nói cho chúng ta về kế hoạch lớn lao của Thiên Chúa: “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình đến, sinh làm con một người phụ nữ” (Gl 4:4). Nhưng lịch sử cho chúng ta biết rằng khi “thời viên mãn này đến”, lúc Thiên Chúa trở thành con người, thì nhân loại vẫn chưa sẵn sàng một cách đặc biệt, thậm chí lúc đó cũng chưa có một giai đoạn ổn định và hoà bình: không có “Thời Vàng Son”. Khung cảnh của thế giới này không chào đón sự ngự đến của Thiên Chúa; thực vậy, “gia nhân chẳng chịu đón nhận Người” (Ga 1:11). Sự viên mãn của thời gian, vì thế, là một hồng ân trong đó Thiên Chúa lấp đầy thời gian của chúng ta với sự dư dật của lòng thương xót Ngài. Vì một tình yêu tuyệt đối Ngài đã khai mở thời viên mãn.
Cách Thiên Chúa ngự đến trong lịch sử thật đáng xúc động: Ngài đã được “sinh ra bởi một người phụ nữ”. Không có một sự khải hoàn tiến vào, cũng chẳng có một cuộc hiện đến đầy ấn tượng của Đấng Quyền Năng. Ngài không tỏ mình như là một mặt trời đang mọc lên rực rỡ, nhưng đi vào thế giới trong cách thế đơn giản nhất, như là một đứa trẻ được sinh từ người mẹ của mình, bằng “phong cách” mà Kinh Thánh gọi là một cơn mưa tưới gội xuống đất khô (x. Is 55:10), như những hạt giống nhỏ bé nhất nảy mầm và trổ sinh (x. Mt 4:31-32). Do đó, trái với những mong đợi của chúng ta và có lẽ thậm chí cả với những mong muốn của chúng ta, nước Thiên Chúa, thỉnh thoảng, “không đến trong một cách thế gây chú ý” (Lc 17:20), nhưng trái lại trong sự nhỏ bé, khiêm nhường.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy sợi chỉ thánh này len lỏi một cách tinh tế qua lịch sử: từ sự viên mãn của thời gian đến “ngày thứ ba” trong sứ mạng của Chúa Giêsu (x. Ga 2:1) và việc loan báo “giờ” của ơn cứu độ (xem câu 4). Khi thời gian đến gần, Thiên Chúa luôn mạc khải chính Ngài trong sự nhỏ bé. Và vì thế chúng ta đến với “dấu lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu đã thực hiện” (xem câu 11), tại làng Cana miền Galilê.
Không có một hành động gây kinh ngạc nào được thực hiện trước đám đông, hoặc thậm chí không có cả một lời nói nhằm trấn an các vấn đề chính trị nóng bỏng chẳng hạn như việc tùng phục của người dân vào quyền bính của La Mã. Thay vào đó, trong một ngôi làng nhỏ, một phép lạ đơn giản diễn ra và mang lại niềm vui cho đám cưới của một đôi bạn trẻ hoàn toàn là một gia đình vô danh. Đồng thời, nước trở thành rượu tại bữa tiệc cưới ấy là một dấu chỉ lớn lao, vì nó cho chúng ta thấy diện mạo chàng rể của Thiên Chúa, một Thiên Chúa là Đấng ngồi đồng bàn cùng chúng ta, Đấng mơ ước và giữ tình hiệp thông với chúng ta. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không giữ khoảng cách, nhưng gần gũi và chân thực. Ngài đang ở giữa chúng ta và Ngài lo lắng cho chúng ta, nhưng không đưa ra những quyết định thay chúng ta và không làm rắc rối cho chính bản thân Ngài với những vấn đề về quyền bính. Ngài thích để cho chính bản thân Ngài được chứa đựng trong những điều bé nhỏ, chứ không giống như chúng ta, là những người luôn muốn chiếm hữu một điều gì đó lớn lao hơn. Bị lôi cuốn bởi quyền lực, bởi sự vĩ đại, bởi vẻ bề ngoài, là bi kịch của nhân loại. Đó là một cơn cám dỗ luôn cố gắng để nhân ra chính nó ở khắp mọi nơi. Nhưng trao ban chính bản thân mình cho người khác, xoá bỏ khoảng cách, sống trong sự bé nhỏ và sống thực tại của mình mỗi ngày là điều thánh thiêng đặc biệt.
Thiên Chúa cứu chúng ta, bằng việc làm cho chính Ngài trở nên nhỏ bé, gần gũi và hiện thực. Trước hết, Thiên Chúa làm cho chính Ngài trở nên bé nhỏ. Thiên Chúa, Đấng “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29), đặc biệt yêu thương những người bé mọn, những người mà nước Thiên Chúa được mạc khải cho (Mt 11:25); họ vĩ đại trong đôi mắt của Ngài và Ngài nhìn đến họ (x. Is 66:2). Ngài đặc biệt yêu mến họ vì họ đi ngược lại với “sự kiêu hãnh cuộc sống” vốn thuộc về thế gian (x. 1 Ga 2:16). Những người bé mọn nói ngôn ngữ của Ngài, là ngôn ngữ của tình yêu khiêm nhường mang lại sự tự do. Vì thế, Ngài gọi người đơn sơ và biết đón nhận là những phát ngôn viên của Ngài; Ngài trao phó cho họ việc mạc khải danh Ngài và những bí ẩn trong trái tim Ngài. Tư tưởng của chúng ta giờ đây hướng đến cơ man những người con nam nữ của dân tộc anh chị em, chẳng hạn như các vị tử đạo đã làm cho sức mạnh vô phương tự vệ của Tin Mừng được chiếu toả, hay những người bình thường nhưng là những chứng nhân đầy ấn tượng cho tình yêu của Thiên Chúa ở giữa những truân chuyên, và những người là những sứ giả hiền lành và mạnh mẽ của lòng thương xót như Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Faustina. Ngang qua những “kênh” này của tình yêu Ngài, Thiên Chúa đã trao ban những món quà vô giá cho toàn thể Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại. Thật là đầy ý nghĩa khi dịp kỷ niệm phép rửa của dân tộc các bạn diễn ra trùng hợp với Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Thiên Chúa cũng gần gũi, nước Ngài đang ở giữa chúng ta (x. Mc 1:15). Thiên Chúa không muốn người ta sợ hãi Ngài như sợ một thẩm quyền tối cao đầy uy lực và lạnh lùng. Ngài không muốn ngự trên ngai nơi thiên quốc hay trong các sử sách, nhưng yêu thương đi xuống với những vấn đề hằng ngày của chúng ta, và đồng hành cùng chúng ta. Khi chúng ta nghĩ về hồng ân một thiên niên kỷ tràn đầy niềm tin, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa hơn tất cả những ai khác vì Chúa đã bước đi cùng với dân tộc anh chị em, đã nắm lấy tay anh chị em và đồng hành với anh chị em trong quá nhiều hoàn cảnh. Đó là điều mà cả chúng ta nữa, trong Giáo Hội, luôn được mời gọi để thực hiện: đó là lắng nghe, dự phần và trở nên người thân cận, chia sẻ niềm vui và những vất vả của người dân, để Tin Mừng có thể lan toả nhất quán hơn và sinh hoa trái hơn khi chiếu toả sự tốt lành thông qua sự minh bạch của đời sống chúng ta.
Sau cùng, Thiên Chúa là chân thực. Các bài đọc hôm nay làm rõ rằng mọi thứ về đường lối hành động của Thiên Chúa đều là thực và cụ thể. Sự khôn ngoan thánh thiện “giống như người thợ cả” và như “những vui chơi” (x. Cn 8:30). Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, được sinh ra bởi một người mẹ, được sinh ra dưới lề luật (x. Gl 4:4), có bạn hữu và tới lui một buổi tiệc. Đấng Vĩnh Cửu giao tiếp với con người bằng việc dành thời gian cho họ trong những hoàn cảnh cụ thể. Lịch sử của anh chị em, được hình thành bởi Tin Mừng, Thập Giá và sự trung thành với Giáo Hội, đã là một sức mạnh lan toả của một niềm tin chân thực, được truyền từ gia đình này đến gia đình kia, từ cha đến con và trên hết từ những người mẹ và các bà ngoại, những người mà chúng ta cần phải cám ơn rất nhiều. Đặc biệt, với chính đôi tay của mình, anh chị em có thể chạm đến sự dịu dàng thật sự và quan phòng của Mẹ, Đấng mà tôi đến đây trong tư cách là một khách hành hương để tôn kính; và là Đấng mà chúng ta đã loan báo trong Thánh Vịnh như là “niềm tự hào lớn lao của dân tộc chúng ta” (Jud 15:9).
Chính là Mẹ Maria, mà chúng ta, những người đang qui tụ ở đây, giờ đây đang hướng về. Ở nơi Mẹ, chúng ta tìm thấy một sự tùng phục hoàn hảo trước Thiên Chúa. Trong suốt dòng lịch sử, được đan bởi sợi chỉ thánh này, cũng là một “sợi chỉ Maria”. Nếu có bất kì một vinh quang con người nào, bất kì một công đức nào của chúng ta trong sự viên mãn của thời gian, thì đó chính là Mẹ. Đức Maria là không gian, được dành riêng không vấn vương tội lỗi, nơi Thiên Chúa chọn để phản chiếu chính Ngài. Mẹ là bậc thang mà Thiên Chúa chọn để đi xuống và đến gần với chúng ta. Mẹ là dấu chỉ rõ ràng nhất của sự viên mãn của thời gian.
Trong cuộc sống của Mẹ Maria chúng ta cảm phục sự nhỏ bé mà Thiên Chúa yêu thương, vì Ngài “nhìn đến phận hèn tôi tớ Ngài”, và “nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1:48, 52). Ngài hài lòng với Mẹ đến nỗi đã để cho xác thịt của Ngài được dệt từ xác thịt của Mẹ, để Đức Trinh Nữ trở thành Mẹ Thiên Chúa, như một bài ca cổ xưa, đã hát hàng nhiều thế kỷ, loan báo. Với anh chị em là những người không ngừng chạy đến cùng Mẹ, qui tụ từ khắp mọi nơi về đây, thủ đô tinh thần của đất nước này, xin Mẹ tiếp tục chỉ đường. Xin Mẹ giúp anh chị em dệt trong cuộc sống của mình sợi chỉ khiêm nhường và đơn sơ của Tin Mừng.
Tại Cana, cũng như ở đây tại Jasna Góra này, Mẹ Maria mang lại cho chúng ta sự gần gũi của Mẹ và giúp chúng ta khám phá ra điều mà chúng ta cần phải sống để có một cuộc sống viên mãn. Thỉnh thoảng, Mẹ thực hiện điều này bằng một tình yêu từ mẫu, bằng sự hiện diện và an ủi của Mẹ, dạy dỗ chúng ta biết tránh những quyết định nông nổi và gây bất bình trong cộng đoàn của chúng ta. Là một Người Mẹ của một gia đình, Mẹ muốn giữ chúng ta lại với nhau. Nhờ sự hiệp nhất, hành trình của dân tộc anh chị em đã vượt qua hết mọi kinh nghiệm khắc nghiệt. Xin Mẹ, Đấng đứng vững dưới chân Thập Giá và vẫn duy trì lời cầu nguyện cùng các môn đệ trong khi đợi chờ Chúa Thánh Thần đến, ban cho anh chị em ước muốn từ bỏ hết mọi lỗi lầm và bỏ lại phía sau mọi vết thương trong quá khứ, và xây dựng tình bằng hữu với hết mọi người, mà không bị rơi vào cơn cám dỗ để thoái lui hay thống trị.
Tại Cana, Mẹ đã thể hiện một hiện thực lớn lao. Mẹ là một Người Mẹ đón nhận các vấn đề của con người vào tim mình và hành động. Mẹ nhận biết những thời điểm khó khăn và giải quyết chúng cách kín đáo, hiệu năng và quyết đoán. Mẹ không cưỡng chế cũng không làm phiền, nhưng là một Người Mẹ và một nữ tỳ. Chúng ta hãy xin ân sủng để noi gương sự nhạy cảm của Mẹ và sự sáng tạo của Mẹ trong việc phục vụ những người cần giúp đỡ, và nhận ra thật tuyệt vời biết bao khi sống cuộc sống của chúng ta trong sự phục vụ người khác, mà không có những ưu tiên hay khoảng cách. Xin Mẹ Maria, là nguồn mạch niềm vui của chúng ta, là Đấng mang lại sự bình an giữa biết bao tội lỗi và những hỗn loạn của lịch sử, giúp chúng ta nhận được sự tuôn đổ của Thần Khí, và giúp chúng ta trở thành những tôi tớ tốt lành và trung tín.
Nhờ sự chuyển cầu của Mẹ, xin cho sự viên mãn của thời gian cũng đến với chúng ta. Sự chuyển tiếp từ trước và sau Đức Kitô có rất ít ý nghĩa nếu nó cứ vẫn mãi chỉ là một ngày trong biên niên sử. Xin cho mỗi người chúng ta biết thực hiện một cuộc vượt qua nội tâm, một Lễ Vượt Qua của tâm hồn, hướng đến “phong cách” thánh đã được Mẹ Maria cưu mang. Xin cho chúng ta biết làm mọi sự trong sự đơn sơ nhỏ bé, và đồng hành với người khác đang cận kề, với một tâm hồn đơn sơ và cởi mở.
Trong phần lời nguyện giáo dân, cộng đoàn đã dâng lên các ý nguyện sau:
1. Cầu cho Hội Thánh Chúa.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Hội Thánh Chúa, dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô được hưởng những ân sủng phong phú của Chúa Thánh Thần và sự bảo vệ liên tục của Mẹ Maria.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Cầu cho dân nước Ba Lan.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc Ba Lan, mà 1050 năm trước đây đã được rửa tội nhận được dư dật ân sủng Thiên Chúa để kiên trì trên con đường đức tin Kitô và trân quý gìn giữ phẩm giá của con cái Thiên Chúa.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. Cầu cho những người bất hạnh.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các bệnh nhân, người nghèo, người cô đơn, bị bách hại và tất cả những ai đang đau khổ, Xin Đức Mẹ Jasna Gora mang lại cho họ niềm an ủi; Chúng ta cũng cầu nguyện cho chính chúng ta, nhờ ân sủng của Thiên Chúa biết thương xót họ và sẵn sàng giúp đỡ những người cơ bần.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. Cầu cho những người tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho cho những người tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Xin cho cảm nghiệm phong phú của họ về Lòng Thương Xót Chúa có thể tháp tùng với họ đến mọi chân trời góc bể.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
5. Cầu cho những người vị quốc vong thân.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người đã chết vì quê hương đất nước chúng ta. Xin cho sự cống hiến của họ được đền đáp ở quê hương trên trời.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
6. Cầu cho những người tham gia trong lễ tạ ơn này.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những ai tham gia vào lễ tạ ơn quốc gia này nhân kỷ niệm bí tích Rửa Tội. Xin cho các thế hệ hiện tại của Ba Lan, cũng như những thế hệ tương lai đến sau chúng ta, được thu hút bởi sự huy hoàng của Phúc Âm, được linh hứng từ Lời Chúa và góp phần vào sự phát triển đích thực của cộng đồng quốc gia của chúng ta.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa Thường Huấn tại Dòng Thánh Tâm-Huế
Vinh sơn Nguyễn Văn Hanh, CSC.
06:53 29/07/2016
Khóa Thường Huấn tại Dòng Thánh Tâm-Huế
Ngày 27.7.2016, tại Hội Dòng Thánh Tâm-Huế, lúc 7 giờ 30 phút sáng, Quý linh mục và tusĩ Dòng Thánh Tâm, khai mạc khóa thường huấn với nội dung gợi hứng từ Tông Sắc: “Dung Mạo Lòng Chúa Thương Xót”, do cha Đaminh Phan Hưng, Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế hướng dẫn.
Xem Hình
Hiến Pháp và Nội Quy của Hội Dòng Thánh Tâm, chương V, mục VI Thường Huấn, từ điều 119-121, quy định về việc tổ chức và tham dự thường huấn của Quý linh mục và tusĩ trong Hội Dòng. Theo đó, thường huấn được đình kỳ hàng năm, nội dung thường huấn bao gồm những đề tài giúp đào sâu đời sống ơn gọi, và đời sống tông đồ của Dòng.
Phần khai mạc khởi đi với lời chào mừng và giới thiệu của cha Bề trên Tổng quyền Antôn Huỳnh Đầy đến cha giảng huấn. Cha Bề trên giới thiệu đến cha giảng, số tham dự viên tham gia trong khóa này, khoảng 120 tusĩ và linh mục trong Dòng. Cha Bề trên nói với anh em Thánh Tâm, có lẽ không ai trong chúng ta không biết đến cha Đaminh Phan Hưng, hiện là Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế thân yêu của chúng ta. Ngài rất “đắt sô” với các Dòng tu và các Giáo xứ trong Giáo phận Huế. Ngài thường xuyên giảng tĩnh tâm cho các Dòng, chia sẻ những kinh nghiệm thiêng liêng cho các ơn gọi trẻ và đồng hành sao sắt với Sinh Viên Công Giáo tại Huế.
Cha Đaminh bắt đầu đi vào nội dung trong từng phần trình bày. Ngài sẽ triển khai một nội dung đồ sộ về:“Dung Mạo Lòng Chúa Thương Xót”, mà gói gọn trong thời gian dành cho Ngài chưa đầy 3 ngày. Vì lẽ này và cũng vì sự khiêm tốn, Ngài nói với tham dự viên, Ngài đến đây để như là người chia sẻ chứ không phải với tính cách là nhà huấn giáo.
Với những gì mà được nghe, được thấy và được cảm nghiệm, qua những loạt bài cha Đaminh trình bày, các tham dự viên như chứng kiến một kinh nghiệm sống của chính cha. Chính điều này làm nên sự cuốn hút các tham dự viên; và cũng chính sự xác tín của cha Đaminh, khơi dậy nơi tâm hồn người nghe sự trỗi dậy, và cần phải trở về bên Lòng Chúa Nhân Hậu, Thương Xót.
Cha Đaminh đã khéo léo lồng vào trong những bài giảng, nơi những chỗ trừu tượng khó hiểu bằng những bộ phim ngắn, bằng những hình ảnh dung dị đời thường, bằng những những câu chuyện thú vị đến ngỡ ngàng.
Với Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Hội của chúng ta đã và đang giảm bớt hình ảnh “quyền lực”, “cai trị”, “ban phát”.. nơi những người có thành kiến với Giáo Hội. Trên lộ trình Thương Xót, chúng ta đang thực sự làm được điều đó. Việc thực thi Lòng Thướng Xót mời gọi mọi người đi ra “hành hương khỏi mình”; phá bỏ “con tim hư hỏng”; để Chúa làm cho chúng ta ngỡ ngàng…
Ba ngày thường huấn trôi đi mau lẹ, sau tiết học cuối sáng ngày 29.7.2016, cha Phó Bề trên Tổng quyền Emilianô Đỗ Minh Liên, đại diện Hội Dòng cám ơn cha Đaminh. Ngài nói: “chúng con cảm ơn Chúa đã gởi Cha đến, như một chứng nhân của Lòng Chúa Thương Xót, chúng con nguyện sống và thực hành những gì đã nhận được trong những ngày học vừa qua. Xin cha Đaminh tiếp tục cầu nguyện cho chúng con…”.
Được biết, chiều ngày 29.7.2016, hơn 40 anh em Dòng Thánh Tâm sẽ lên đường đi linh thao 8 ngày, tại Đan viện Thiên An, những anh em đây chuẩn bị khấn trọn đời và tiên khấn.
Chiều ngày 1.8.2016, Quý tusĩ và linh mục Thánh Tâm còn lại, sẽ tĩnh tâm đợt II, địa điểm tại nhà Dòng Trung Ương Huế. Số người tham dự tĩnh tâm đợt này là 40 anh em, do cha Augustino Nguyễn Văn Dụ giảng phòng.
Vinh sơn Nguyễn Văn Hanh, CSC.
Ngày 27.7.2016, tại Hội Dòng Thánh Tâm-Huế, lúc 7 giờ 30 phút sáng, Quý linh mục và tusĩ Dòng Thánh Tâm, khai mạc khóa thường huấn với nội dung gợi hứng từ Tông Sắc: “Dung Mạo Lòng Chúa Thương Xót”, do cha Đaminh Phan Hưng, Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế hướng dẫn.
Xem Hình
Hiến Pháp và Nội Quy của Hội Dòng Thánh Tâm, chương V, mục VI Thường Huấn, từ điều 119-121, quy định về việc tổ chức và tham dự thường huấn của Quý linh mục và tusĩ trong Hội Dòng. Theo đó, thường huấn được đình kỳ hàng năm, nội dung thường huấn bao gồm những đề tài giúp đào sâu đời sống ơn gọi, và đời sống tông đồ của Dòng.
Phần khai mạc khởi đi với lời chào mừng và giới thiệu của cha Bề trên Tổng quyền Antôn Huỳnh Đầy đến cha giảng huấn. Cha Bề trên giới thiệu đến cha giảng, số tham dự viên tham gia trong khóa này, khoảng 120 tusĩ và linh mục trong Dòng. Cha Bề trên nói với anh em Thánh Tâm, có lẽ không ai trong chúng ta không biết đến cha Đaminh Phan Hưng, hiện là Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế thân yêu của chúng ta. Ngài rất “đắt sô” với các Dòng tu và các Giáo xứ trong Giáo phận Huế. Ngài thường xuyên giảng tĩnh tâm cho các Dòng, chia sẻ những kinh nghiệm thiêng liêng cho các ơn gọi trẻ và đồng hành sao sắt với Sinh Viên Công Giáo tại Huế.
Cha Đaminh bắt đầu đi vào nội dung trong từng phần trình bày. Ngài sẽ triển khai một nội dung đồ sộ về:“Dung Mạo Lòng Chúa Thương Xót”, mà gói gọn trong thời gian dành cho Ngài chưa đầy 3 ngày. Vì lẽ này và cũng vì sự khiêm tốn, Ngài nói với tham dự viên, Ngài đến đây để như là người chia sẻ chứ không phải với tính cách là nhà huấn giáo.
Với những gì mà được nghe, được thấy và được cảm nghiệm, qua những loạt bài cha Đaminh trình bày, các tham dự viên như chứng kiến một kinh nghiệm sống của chính cha. Chính điều này làm nên sự cuốn hút các tham dự viên; và cũng chính sự xác tín của cha Đaminh, khơi dậy nơi tâm hồn người nghe sự trỗi dậy, và cần phải trở về bên Lòng Chúa Nhân Hậu, Thương Xót.
Cha Đaminh đã khéo léo lồng vào trong những bài giảng, nơi những chỗ trừu tượng khó hiểu bằng những bộ phim ngắn, bằng những hình ảnh dung dị đời thường, bằng những những câu chuyện thú vị đến ngỡ ngàng.
Với Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Hội của chúng ta đã và đang giảm bớt hình ảnh “quyền lực”, “cai trị”, “ban phát”.. nơi những người có thành kiến với Giáo Hội. Trên lộ trình Thương Xót, chúng ta đang thực sự làm được điều đó. Việc thực thi Lòng Thướng Xót mời gọi mọi người đi ra “hành hương khỏi mình”; phá bỏ “con tim hư hỏng”; để Chúa làm cho chúng ta ngỡ ngàng…
Ba ngày thường huấn trôi đi mau lẹ, sau tiết học cuối sáng ngày 29.7.2016, cha Phó Bề trên Tổng quyền Emilianô Đỗ Minh Liên, đại diện Hội Dòng cám ơn cha Đaminh. Ngài nói: “chúng con cảm ơn Chúa đã gởi Cha đến, như một chứng nhân của Lòng Chúa Thương Xót, chúng con nguyện sống và thực hành những gì đã nhận được trong những ngày học vừa qua. Xin cha Đaminh tiếp tục cầu nguyện cho chúng con…”.
Được biết, chiều ngày 29.7.2016, hơn 40 anh em Dòng Thánh Tâm sẽ lên đường đi linh thao 8 ngày, tại Đan viện Thiên An, những anh em đây chuẩn bị khấn trọn đời và tiên khấn.
Chiều ngày 1.8.2016, Quý tusĩ và linh mục Thánh Tâm còn lại, sẽ tĩnh tâm đợt II, địa điểm tại nhà Dòng Trung Ương Huế. Số người tham dự tĩnh tâm đợt này là 40 anh em, do cha Augustino Nguyễn Văn Dụ giảng phòng.
Vinh sơn Nguyễn Văn Hanh, CSC.
Họ đạo Giồng Trôm kết thúc bồi dưỡng hè và hội trại Hiệp Nhất
Nguười Giồng Trôm
07:12 29/07/2016
HỌ ĐẠO GIỒNG TRÔM: KẾT THÚC BỒI DƯỠNG HÈ VÀ HỘI TRẠI HIỆP NHẤT
Mối bận tâm của các vị mục tử là lo cho thiếu nhi, giản đơn thiếu nhi hiện tại chính là tương lai của họ đạo mình được trao phó. Trong tâm tình đó, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – Cha Sở họ đạo Giồng Trôm – đã cố gắng tạo điều kiện tốt nhất có thể cho con em trong họ đạo được bồi dưỡng kiến thức học ở trường cũng như Giáo Lý.
Xem Hình
Với mối bận tâm lo cho tương lai của họ đạo, trong hai năm gần đây, Cha Đaminh đã mời nhóm thiện nguyện Thăng Tiến cùng với một số thanh niên còn ở lại Họ Đạo giúp bồi dưỡng hè cho thiếu nhi trong họ.
Thời gian qua đi thật nhanh, mới ngày nào chân ướt chân ráo cũng như còn lạ lẫm nay lại phải trở về với môi trường học tập của nhóm thiện nguyện cũng như thầy cô giáo trong họ. Hôm nay, ngày kết thúc khóa bồi dưỡng, các anh các chị thiện nguyện Thăng Tiến đã tổ chức một ngày trại với chủ đề Hiệp Nhất dành cho cả 2 họ Giồng Trôm và La Mã, đặc biệt có khoảng hơn 20 em con cháu của những gia đình Lương dân quanh họ đạo.
Từ sáng sớm, các em ở xa như La Mã cũng đã hiện diện với các em ở Giồng Trôm.
Khởi động, làm quen xong các em dùng điểm tâm.
Trước khi dùng điểm tâm, Cha Đaminh ngỏ đôi lời dặn dò các em cũng như khai mạc Trại.
Chương trình vui chơi diễn ra liền sau giờ điểm tâm sáng.
Các trò chơi được các anh chị thiện nguyện chuẩn bị từ nhiều ngày trước. Đặc biệt các em chơi trò chơi lớn với nhau trong khuôn viên nhà thờ cũng như đất bên hông nhà thờ. Niềm vui xua tan đi mệt nhọc khi các em phải đi qua những trạm.
11 giờ 15, các em về Nhà Sinh Hoạt dùng cơm trưa với nhau.
Cơm trưa xong các em nghỉ ngơi để dành sức cho buổi chiều của Trại.
13 g 30, các em thức dậy và chuẩn bị cho chương trình sinh hoạt chiều.
Điểm nhấn của buổi chiều hôm nay là các em thi tìm hiểu Giáo Lý về Phụng Vụ Thánh Thể. Cuộc thi diễn ra khá sôi nổi bởi sự nhiệt tình của các em.
17 g 30, thiếu nhi cùng cộng đoàn bước vào Thánh Lễ tạ ơn.
18 g 15 các em vào nhà cơm của Họ Đạo để dùng cơm với nhau. Vì chật hẹp nên các em chịu khó ngồi đất. Tuy chật nhưng tình thương thật nồng thắm dành cho nhau. Do chưa có kinh nghiệm nên các em phải dùng thêm. .. mì gói. Dù vậy nhưng các em vui với nhau vì được cùng sinh hoạt chung với nhau.
Giờ cơm tối kết thúc, các em di chuyển qua Nhà Giáo Lý và cùng nhau sinh hoạt trước khi chia tay.
19 g 15 phút, Cha Sở Đaminh Nguyễn Hữu Trung ngỏ lời cám ơn các anh chị trong nhóm thiện nguyện Thăng Tiến cũng như thiếu nhi của hai họ đạo.
Cha Đaminh cảm ơn, xin cảm ơn vì tất cả. Cha Đaminh chúc các anh các chị thiện nguyện Thăng Tiến trở về với công việc học tập đạt nhiều kết quả tốt. Cha cũng chúc các em thiếu nhi 2 họ đạo La Mã và Giồng Trôm ngày mỗi ngày học thật giỏi và đoàn kết yêu thương. Đặc biệt là làm chứng cho Chúa ở quê hương Đồng Khởi này.
Cuộc vui nào cũng đến lúc phải chia tay. Cầu mong mảnh đất Giồng Trôm tuy nghèo nhưng nồng thắm tình yêu thương và hiệp nhất. Nguyện xin Chúa tuôn đổ phúc lành trên họ đạo nhỏ bé, trên Cha Sở Đaminh và đặc biệt trên những mầm non của Họ Đạo.
Mối bận tâm của các vị mục tử là lo cho thiếu nhi, giản đơn thiếu nhi hiện tại chính là tương lai của họ đạo mình được trao phó. Trong tâm tình đó, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – Cha Sở họ đạo Giồng Trôm – đã cố gắng tạo điều kiện tốt nhất có thể cho con em trong họ đạo được bồi dưỡng kiến thức học ở trường cũng như Giáo Lý.
Xem Hình
Với mối bận tâm lo cho tương lai của họ đạo, trong hai năm gần đây, Cha Đaminh đã mời nhóm thiện nguyện Thăng Tiến cùng với một số thanh niên còn ở lại Họ Đạo giúp bồi dưỡng hè cho thiếu nhi trong họ.
Thời gian qua đi thật nhanh, mới ngày nào chân ướt chân ráo cũng như còn lạ lẫm nay lại phải trở về với môi trường học tập của nhóm thiện nguyện cũng như thầy cô giáo trong họ. Hôm nay, ngày kết thúc khóa bồi dưỡng, các anh các chị thiện nguyện Thăng Tiến đã tổ chức một ngày trại với chủ đề Hiệp Nhất dành cho cả 2 họ Giồng Trôm và La Mã, đặc biệt có khoảng hơn 20 em con cháu của những gia đình Lương dân quanh họ đạo.
Từ sáng sớm, các em ở xa như La Mã cũng đã hiện diện với các em ở Giồng Trôm.
Khởi động, làm quen xong các em dùng điểm tâm.
Trước khi dùng điểm tâm, Cha Đaminh ngỏ đôi lời dặn dò các em cũng như khai mạc Trại.
Chương trình vui chơi diễn ra liền sau giờ điểm tâm sáng.
Các trò chơi được các anh chị thiện nguyện chuẩn bị từ nhiều ngày trước. Đặc biệt các em chơi trò chơi lớn với nhau trong khuôn viên nhà thờ cũng như đất bên hông nhà thờ. Niềm vui xua tan đi mệt nhọc khi các em phải đi qua những trạm.
11 giờ 15, các em về Nhà Sinh Hoạt dùng cơm trưa với nhau.
Cơm trưa xong các em nghỉ ngơi để dành sức cho buổi chiều của Trại.
13 g 30, các em thức dậy và chuẩn bị cho chương trình sinh hoạt chiều.
Điểm nhấn của buổi chiều hôm nay là các em thi tìm hiểu Giáo Lý về Phụng Vụ Thánh Thể. Cuộc thi diễn ra khá sôi nổi bởi sự nhiệt tình của các em.
17 g 30, thiếu nhi cùng cộng đoàn bước vào Thánh Lễ tạ ơn.
18 g 15 các em vào nhà cơm của Họ Đạo để dùng cơm với nhau. Vì chật hẹp nên các em chịu khó ngồi đất. Tuy chật nhưng tình thương thật nồng thắm dành cho nhau. Do chưa có kinh nghiệm nên các em phải dùng thêm. .. mì gói. Dù vậy nhưng các em vui với nhau vì được cùng sinh hoạt chung với nhau.
Giờ cơm tối kết thúc, các em di chuyển qua Nhà Giáo Lý và cùng nhau sinh hoạt trước khi chia tay.
19 g 15 phút, Cha Sở Đaminh Nguyễn Hữu Trung ngỏ lời cám ơn các anh chị trong nhóm thiện nguyện Thăng Tiến cũng như thiếu nhi của hai họ đạo.
Cha Đaminh cảm ơn, xin cảm ơn vì tất cả. Cha Đaminh chúc các anh các chị thiện nguyện Thăng Tiến trở về với công việc học tập đạt nhiều kết quả tốt. Cha cũng chúc các em thiếu nhi 2 họ đạo La Mã và Giồng Trôm ngày mỗi ngày học thật giỏi và đoàn kết yêu thương. Đặc biệt là làm chứng cho Chúa ở quê hương Đồng Khởi này.
Cuộc vui nào cũng đến lúc phải chia tay. Cầu mong mảnh đất Giồng Trôm tuy nghèo nhưng nồng thắm tình yêu thương và hiệp nhất. Nguyện xin Chúa tuôn đổ phúc lành trên họ đạo nhỏ bé, trên Cha Sở Đaminh và đặc biệt trên những mầm non của Họ Đạo.
Trước tin ISIS giết hại một linh mục Công Giáo Pháp, thì ở Sapa Việt Nam, vẫn còn đó những nỗi đau!
Trần Mạnh Trác
11:26 29/07/2016
Tin tức về hai tên khủng bố đã lẻn vào cửa sau thánh đường Saint-Etienne-du-Rouvray, gần Rouen ở mạn tây bắc Pháp và dùng dao sát hại cha Jacques Hamel, 86 tuổi đang dâng lễ, làm cho cả Thế Giới bàng hoàng, ghê tởm và lên án sự man rợ cuả những kẻ mệnh danh là 'chiến binh Hồi Giáo'.
Ngay sau khi bản tin được loan ra thì ở trên vùng tây bắc cuả Việt Nam, đối với giáo dân và thân hữu cuả Giaó Xứ Sapa, bản tin không những gợi ra những cảm xúc 'kinh hoàng xúc động, gây ra đau khổ vô biên và lo âu' như lời phát ngôn viên cuả Toà Thánh mô tả, mà còn gợi lại một cái chết tương tự cách đây 58 năm, cuả Cha Jean – Pierre Idiart- Alhor, Cha Thịnh, vị chánh xứ tiên khởi cuả Giáo Xứ Sapa.
Cũng bị giết trong khi chuẩn bị dâng lễ sáng, cũng bị chặt đầu trước giáo dân, nhưng hung thủ, hay tổ chức, cuả vụ giết người không ra mặt nhận trách nhiệm hay là bị vạch mặt kết án...
Một vụ án chưa kết thúc!
Cho nên, vị chánh xứ ngày nay cuả Giáo xứ Sapa, Cha Phêrô Phạm Thanh Bình, đã thốt lên trên trang Facebook " VẪN CÒN ĐÓ NHỮNG NỖI ĐAU !"
Chúng tôi xin phép Cha Bình được đăng lại câu chuyện cảm động cuả Ngài viết về Cha Jean – Pierre Idiart- Alhor:
TƯỞNG NIỆM
CHA JEAN – PIERRE IDIART- ALHOR (1904 – 1948)
NHÀ TRUYỀN GIÁO TẠI HƯNG HÓA ( Bắc Việt)
Vào thẳng Đại chủng viện Thừa sai, ngày 10/09/1926, thụ phong Linh mục ngày 17 tháng 12 năm 1932, lên đường đi Hưng Hóa ngày 21 tháng 4 năm 1933, từ trần tại Sapa ngày 18 tháng 5 năm 1948.
Cha Idiart- Alhor được sai đi truyền giáo tại Hưng Hóa năm 1933 – Từ thành lập Giáo phận tông tòa năm 1895, đây là vị Thừa sai thứ 44. Đức Cha Raymond vui mừng đón nhận cha đến tăng cường cho hàng ngũ các tông đồ tại miền thượng du Bắc Việt. Bản thân Ngài đã từng biết người anh em linh mục của Hội Thừa sai là cậu của Cha, từ trần tại Sơn Tây năm 1893, sau chỉ 8 năm truyền giáo nhưng chừng ấy năm cũng đủ cho các đấng Bề trên đánh giá cha rất cao. Vị Đại diện Tông tòa cho rằng người cháu cũng lão luyện như cậu mình và quả niềm hy vọng này đã không bị thất vọng. Cha Idiart- Alhor vừa học ngôn ngữ bản địa tại Tòa Giám mục vừa làm thư ký Tòa Giám mục suốt 4 năm.
Năm 1937, Đức Cha Ramond đưa cha Idiart- Alhor lên Sapa nơi Đức Cha có thói quen đến nghỉ hè để tránh cái nóng dữ dội của miền châu thổ. Miền núi cao này làm người anh em linh mục xứ Basque của chúng ta nhớ về quê nhà, nơi đó cha có thể gặp lại nhiều anh em và trải nghiệm được câu “Hạnh phúc biết bao khi được sống giữa những người anh em”. Nhưng lần này Đức Cha để Cha thư ký ở lại Sapa.
Và nhà truyền giáo trẻ tuổi này đã thực sự sung sướng với nhiệm sở mới. Cha bắt đầu học tiếng H’Mông ngay, thứ thổ ngữ mà sau đó cha nói rất thông thạo. Cha có được 2 giáo lý viên người kinh rất tận tụy.
Một trong 2 người này xem ra có thiên hướng trở thành linh mục giữa người H’Mông, nhưng Chúa đã gọi Thầy về một năm trước khi đến chức linh mục. Cha Idiart- Alhor nhanh chóng làm quen với giáo dân của mình. Cha rất yêu thương họ. Với sức khỏe cường tráng, ý chí mạnh mẽ, Cha di chuyển liên tục. Mùa hè cũng không thiếu việc vì Sapa trở thành trung tâm nghỉ hè và nhà thờ trở thành quá chật hẹp trong mùa này- Cha Idiart- Alhor quyết định nới rộng và tôn tạo cho nhà thờ đẹp đẽ hơn bằng việc xây thêm tháp chuông. Nhưng phải mất nhiều năm mới thể hiện được dự án.
Mỗi năm, một số gia đình người H’Mông, do tấm lòng bác ái của vị thừa sai hấp dẫn, xin đăng ký vào sổ dự tòng. Cha cho dựng thêm 2 nhà nguyện tại các vùng có nhiều nhóm dự tòng hơn. Những người bên kia đồi núi Sapa cũng biết đến Cha và những ai đến với Ngài đều tin chắc rằng mình sẽ được ưu ái đón nhận.
Năm 1942, khi cuộc chiến ở Thái Bình Dương bắt đầu bùng nổ, 10 đan tu nữ người Pháp rời Nhật bản di tản tới Đông Dương. Chính quyền Pháp tạo sự dễ dàng cho các nữ tu này: đưa đến định cư tại 1 địa điểm cách Sapa độ 8km. Vị linh mục chính xứ rất nhiệt tình này cũng đã tiêu tốn không tính toán trong 2 năm để xây dựng Đan viện mới. Cha mời những thợ giỏi từ miền châu thổ lên đảm trách việc xây dựng.
Rồi đến những ngày tháng 5/1945 tăm tối. Cha Idiart- Alhor bị Việt Minh giam giữ chung với những người Âu châu khác tại Sapa trong những biệt thự Sĩ quan- Cha còn được dâng lễ Chúa Nhật cho giáo dân trong nhà thờ. Nhưng vài tháng sau đó, tất cả những người bị giam giữ được chuyển về Hà nội, còn Sapa trước đó vốn phồn thịnh, trở nên một thành phố chết: trước bị cướp bóc sau bị quét sạch.
Tại Hà nội, Cha Idiart- Alhor tới giúp giáo xứ các vị Tử đạo cho tới khi cha được về lại Sapa. Bề trên của cha lúc đó là Đức Cha Mazê đề nghị Cha tận dụng thời buổi lộn xộn này để về thăm lại xứ Basque của Cha. Nhưng Cha trả lời: “Xin cho con trước hết được về thăm lại giáo dân ở Sapa, ổn định trật tự. Sau đó, con mới nhận đi nghỉ”. Để có thể trở lại giáo xứ, Cha Idiart- Alhor đồng ý trở về nhanh với tư cách là tuyên úy quân đội vùng Tây bắc đang chuẩn bị tới chiếm Sapa. Và như thế cha phục vụ trong quân đội từ 8 tháng 7 năm 1946 đến 15 tháng 11 năm 1947, Cha rảo khắp vùng núi, có nơi dân chúng chưa từng thấy vị Thừa sai bao giờ - Mỗi khi một nhóm người H’mông gặp được Cha là họ rất đỗi vui mừng. Họ muốn giữ Cha ở lại, nhưng Ngài nói: “Hãy để Cha đi và khi chiến tranh chấm dứt, Cha sẽ trở lại ở giữa anh chị em”.
Mãi tới lễ Các Thánh năm 1947, vị tuyên úy mới gặp lại giáo xứ Sapa của mình. Nhưng hỡi ôi, quả là một cảnh tượng buồn thảm! Nhà thờ đẹp đẽ vẫn còn nguyên vẹn, các gian nhà truyền giáo vẫn được lưu giữ hai giáo lý viên, ba tập sinh nữ đan viện, hai gia đình người Kinh đang ẩn trốn để khỏi bị bỏ xứ. Những người H’Mông rất đỗi sung sướng gặp lại Cha. Nhưng cả đội quân Việt nam và Trung quốc đã phải dọn trống trước khi quân lính Pháp tới; đường xá vắng tanh, nhà cửa bỏ hoang, chỉ còn duy nhất một biệt thự âu châu là không bị phá hủy vì được dùng làm văn phòng cho Việt Minh. Vị truyền giáo cố nén nỗi đau buồn thấm thía để có thể bắt đầu rảo bộ đến các bản làng người H’Mông, khích lệ họ kiên vững, hy vọng.
Được biết Đức Cha Mazé sắp đi Roma và Pháp vào mùa xuân, Cha viết thư đề nghị Đức Cha ghé thăm người mẹ già ở Bonus, xứ Basque. Đó là lá thư cuối cùng của Cha, vì vừa khi Đức Cha tới Bretagne vào ngày 24 tháng 5 thì nhận được tin của Chủng viện Paris cho biết Cha Idiart- Alhor đã bị ám sát hôm 18 tháng 5 tại Sapa. Vài ngày sau đó, Ngài đọc bài viết của báo Entente do ông Alexandre Esculier. Bài viết nói rằng một nỗi đau thương thấm thía cho tất cả những người Pháp từng quen biết Cha. Người anh em yêu dấu của chúng ta đã bị ngã gục trên bàn quỳ vào lúc 6 giờ sáng khi chuẩn bị dâng lễ trên bàn thờ. Sau đó kẻ sát nhân chặt đứt đầu ngài. Thi thể của vị truyền giáo an nghỉ gần đó sau nhà thờ, cạnh mộ Đức Cha Paul Ramond.
Đức Cha Mazé hành hương tới quê nhà của người đã tắm gội đàn chiên bằng chính máu của mình. Ở đó Đức Cha đã gặp một người mẹ xứng đáng với đứa con trai của mình: Người mẹ can đảm này, trong bình an tỉn tưởng, thanh thản trong niềm tin chờ đợi Đức Mẹ trên đồi Calve trả lại cho mình người con trai yêu dấu. Vị Giám mục sẽ không bao giờ quên cuộc thăm viếng nơi sinh trưởng của vị truyền giáo yêu quý của mình.
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn : Khai Mạc Tam Nhật Mừng Lễ Thánh Anphongsô Maria Liguori
Người Giồng Trôm
10:52 29/07/2016
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn: Khai Mạc Tam Nhật Mừng Lễ Thánh Anphongsô Maria Liguori
Để chuẩn bị mừng Lễ Thánh Anphongsô Maria Liguori – Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn tổ chức Tam Nhật Mừng Lễ của Ngài.
Xem Hình
Dù trời mưa nhưng vẫn không ngăn được bước chân của những người có lòng kính mến Thánh Anphongsô Maria Liguori cũng như trân quý các cha Dòng Chúa Cứu Thế. Cộng đoàn dân Chúa lại trở về với ngôi Đền thân quen của Sài Gòn là Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
17g30: Giờ cầu nguyện với thánh Anphongsô được bắt đầu với sự hướng dẫn của Cha Martinô Vũ Đồng Tùng.
Cha Martinô gợi lại cho cộng đoàn về biến cố thành lập Dòng Chúa Cứu Thế do Thánh Anphongsô cũng như ý hướng Cha Thánh mời gọi tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đi theo đó là loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ bị bỏ rơi. Chính trên ngọn núi tại Scala khoảng tháng 5 năm 1730, Ngài đã gặp gỡ với những người dân chăn cừu, từ đây mới làm Ngài vỡ lẽ: thì ra những người nghèo chẳng đâu xa, họ có ngay trước cổng nhà mình, họ ít được rao giảng Tin Mừng. Từ đó, Anphong với quyết tâm mới là đặt vấn đề thành lập một Hội dòng cùng cha linh hướng và các vị cố vấn tinh thần. ..
Giờ cầu nguyện với thánh Anphongsô khép lại và rồi Thánh lễ đồng tế được bắt đầu. “Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca. ..” được ca đoàn và cộng đoàn cất lên để đón đoàn đồng tế.
Chủ tế Thánh Lễ chiều nay là Cha Tôma Trần Quốc Hùng – Bề Trên Chính Xứ Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, cùng đồng tế với Cha Tôma là quý cha thuộc cộng đoàn Sài Gòn và cộng đoàn Tỉnh Dòng.
Cha Tôma ngỏ lời với cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Hôm nay anh chị em chúng ta khai mạc Tam Nhật mừng kính Lễ Thánh Anphongsô - Tổ phụ - đấng lập Dòng Chúa Cứu Thế với đề tài Thánh Anphongsô đặc biệt thương yêu người nghèo. Và chính vì lý do đó Thánh Anphongsô đã sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế để chuyên lo cho những người nghèo tất bạt bị bỏ rơi hơn cả. Xin anh chị em chúng ta cùng hiệp lời cầu nguyện cho con cái Thánh Anphongsô, các sĩ tử Nhà Dòng luôn trung thành như ý Đấng sáng lập lo cho những người nghèo, tất bạt. .. chúng ta cùng nhau xưng thú lỗi lầm thiếu xót để chúng ta xứng đáng tham dự Lễ này”.
Trong bài chia sẻ, Cha Giuse Phạm Quốc Giang gợi lại dịu cảm chạm đến người nghèo của Thánh Anphongsô. Trong dịp đi nghỉ, Thánh Anphongsô thấy người nghèo bơ vơ, thấy người nghèo không được chăm sóc và Ngài thể hiện tỏ lòng chạnh thương. .. hôm nay chúng ta thấy Chúa Giêsu trong Tin Mừng chạnh thương đám đông. Thánh Anphongsô hòa quyện trong tâm thức với Chúa Giêsu để chạnh thương người nghèo. .. Ta có dịp nhìn lại Thánh Anphongsô với lòng chạnh thương.
Cha Giuse gợi lại dịu cảm của Thánh Anphongsô đã gắn kết đời Ngài trong mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệp Thập Giá và mầu nhiệm Thánh Thể.
... Thánh Anphongsô dốc hết đời mình để lo cho người nghèo. Người nghèo như là dấu chỉ trong đời sống của Chúa Giêsu. Ta vác thập giá đời mình theo Chúa là ta đạt đích điểm. .. chúng ta cầu nguyện cho tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, cầu nguyện cho chúng ta để chúng ta tìm đến Chúa Giêsu nơi hang đá Bêlem, tìm đến với Chúa Giêsu nơi đồi Canvê, tìm Chúa Giêsu nơi Bí Tích Thánh Thể để chúng ta chia sẻ cho mọi người nghèo, cho những người chúng ta gặp gỡ như sứ vụ chúng ta rao giảng Tin Mừng Nước Chúa trong cuộc sống hiện tại.
Thánh Lễ khai mạc Tam Nhật Mừng Kính Thánh Anphongsô hôm nay được khép lại với phép lành cuối Lễ và lời mời Lên Đường loan báo Tin Mừng Tình Yêu của Chúa cho người nghèo khổ tất bạt như Thánh Anphongsô: “Hãy cất bước ra đi bằng đôi chân của thiên thần. Hãy sống với tha nhân bằng con tim của Chúa. Hãy hát với tiếng hát của hoan ca hôm nay. Hãy đến với thế với thế giới bằng đôi tay hăng say. Mau mau ta lên đường. Mau mau ta lên đường.”
Người Giồng Trôm
Để chuẩn bị mừng Lễ Thánh Anphongsô Maria Liguori – Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn tổ chức Tam Nhật Mừng Lễ của Ngài.
Xem Hình
Dù trời mưa nhưng vẫn không ngăn được bước chân của những người có lòng kính mến Thánh Anphongsô Maria Liguori cũng như trân quý các cha Dòng Chúa Cứu Thế. Cộng đoàn dân Chúa lại trở về với ngôi Đền thân quen của Sài Gòn là Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
17g30: Giờ cầu nguyện với thánh Anphongsô được bắt đầu với sự hướng dẫn của Cha Martinô Vũ Đồng Tùng.
Cha Martinô gợi lại cho cộng đoàn về biến cố thành lập Dòng Chúa Cứu Thế do Thánh Anphongsô cũng như ý hướng Cha Thánh mời gọi tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đi theo đó là loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ bị bỏ rơi. Chính trên ngọn núi tại Scala khoảng tháng 5 năm 1730, Ngài đã gặp gỡ với những người dân chăn cừu, từ đây mới làm Ngài vỡ lẽ: thì ra những người nghèo chẳng đâu xa, họ có ngay trước cổng nhà mình, họ ít được rao giảng Tin Mừng. Từ đó, Anphong với quyết tâm mới là đặt vấn đề thành lập một Hội dòng cùng cha linh hướng và các vị cố vấn tinh thần. ..
Giờ cầu nguyện với thánh Anphongsô khép lại và rồi Thánh lễ đồng tế được bắt đầu. “Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca. ..” được ca đoàn và cộng đoàn cất lên để đón đoàn đồng tế.
Chủ tế Thánh Lễ chiều nay là Cha Tôma Trần Quốc Hùng – Bề Trên Chính Xứ Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, cùng đồng tế với Cha Tôma là quý cha thuộc cộng đoàn Sài Gòn và cộng đoàn Tỉnh Dòng.
Cha Tôma ngỏ lời với cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Hôm nay anh chị em chúng ta khai mạc Tam Nhật mừng kính Lễ Thánh Anphongsô - Tổ phụ - đấng lập Dòng Chúa Cứu Thế với đề tài Thánh Anphongsô đặc biệt thương yêu người nghèo. Và chính vì lý do đó Thánh Anphongsô đã sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế để chuyên lo cho những người nghèo tất bạt bị bỏ rơi hơn cả. Xin anh chị em chúng ta cùng hiệp lời cầu nguyện cho con cái Thánh Anphongsô, các sĩ tử Nhà Dòng luôn trung thành như ý Đấng sáng lập lo cho những người nghèo, tất bạt. .. chúng ta cùng nhau xưng thú lỗi lầm thiếu xót để chúng ta xứng đáng tham dự Lễ này”.
Trong bài chia sẻ, Cha Giuse Phạm Quốc Giang gợi lại dịu cảm chạm đến người nghèo của Thánh Anphongsô. Trong dịp đi nghỉ, Thánh Anphongsô thấy người nghèo bơ vơ, thấy người nghèo không được chăm sóc và Ngài thể hiện tỏ lòng chạnh thương. .. hôm nay chúng ta thấy Chúa Giêsu trong Tin Mừng chạnh thương đám đông. Thánh Anphongsô hòa quyện trong tâm thức với Chúa Giêsu để chạnh thương người nghèo. .. Ta có dịp nhìn lại Thánh Anphongsô với lòng chạnh thương.
Cha Giuse gợi lại dịu cảm của Thánh Anphongsô đã gắn kết đời Ngài trong mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệp Thập Giá và mầu nhiệm Thánh Thể.
... Thánh Anphongsô dốc hết đời mình để lo cho người nghèo. Người nghèo như là dấu chỉ trong đời sống của Chúa Giêsu. Ta vác thập giá đời mình theo Chúa là ta đạt đích điểm. .. chúng ta cầu nguyện cho tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, cầu nguyện cho chúng ta để chúng ta tìm đến Chúa Giêsu nơi hang đá Bêlem, tìm đến với Chúa Giêsu nơi đồi Canvê, tìm Chúa Giêsu nơi Bí Tích Thánh Thể để chúng ta chia sẻ cho mọi người nghèo, cho những người chúng ta gặp gỡ như sứ vụ chúng ta rao giảng Tin Mừng Nước Chúa trong cuộc sống hiện tại.
Thánh Lễ khai mạc Tam Nhật Mừng Kính Thánh Anphongsô hôm nay được khép lại với phép lành cuối Lễ và lời mời Lên Đường loan báo Tin Mừng Tình Yêu của Chúa cho người nghèo khổ tất bạt như Thánh Anphongsô: “Hãy cất bước ra đi bằng đôi chân của thiên thần. Hãy sống với tha nhân bằng con tim của Chúa. Hãy hát với tiếng hát của hoan ca hôm nay. Hãy đến với thế với thế giới bằng đôi tay hăng say. Mau mau ta lên đường. Mau mau ta lên đường.”
Người Giồng Trôm
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
Trần Văn Cảnh
08:34 29/07/2016
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
Đầu tháng bảy 2011, đi Houston, Texas thăm bà con, tôi được gặp một bạn học cũ là Gs Lê Đức Thông, chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ, nhiều năm qua, ở Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức. Mới đây, đầu tháng 06-2016 vừa qua, có việc gia đình phải về Việt Nam, tôi được dịp nói truyện nhiều với một số bạn bè đã hoặc đang làm việc trong ba bốn giáo xứ ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, đặc biệt là Gs Vũ Kim Kỳ, nhiều năm chánh trương Giáo xứ Thượng Thanh. Và trong những ngày tháng 07-2016, trở về Paris, tôi được dịp gặp lại nhiều vị trong HĐMV Giáo Xứ Việt Nam Paris, đặc biệt là Ds Trần Thị Kim Chi, đương kim chủ tịch HĐMV.
Chúng tôi đã có dịp nói chuyện nhiều với nhau. Câu chuyện xoay quanh nhiều vấn đề của cuộc sống, nhưng đặc biệt đã hào hứng đi vào đề tài sinh hoạt xứ đạo và việc cộng tác tích cực và đắc lực của giáo dân với giáo sĩ.
Câu chuyện, qua những kinh nghiệm đã thực hiện, cũng làm chúng tôi ý thức về những công việc mà đa sồ các giáo dân đã thực hiện hầu có thể cộng tác tích cực và đắc lực với các giáo sĩ linh mục. Cách làm việc này chung quy thâu về 5 nguyên tắc và 6 công việc thường ngày sau đây.
A Năm nguyên tắc chỉ đường giáo dân cộng tác với giáo sĩ linh mục cha sở
A1. Không bao giờ lấn quyền hoặc lấy quyết định thay giáo sĩ linh mục
Một trong những sai lầm mà một số giáo dân mắc phải là đặt điều kiện với các giáo sĩ linh mục, khi các ngài nhờ họ một việc gì. Thâm chí có khi họ còn quyết định thay cho linh mục và hầu như ra lệnh cho các ngài phải làm những điều họ đã quyết định
« Con sẵn sàng giúp cha tổ chức tiệc tân niên, với điều kiện là cha phải sắm bàn ghế mới ». « Nhà thờ mình cũ quá, phải chỉnh trang lại, con đã nhờ chị Tý làm họa đồ ». « Con đã thông báo với anh em rồi, Chúa Nhật tới xin cha đến họp với chúng con ». Đó là ba lời tiêu biểu, đôi khi rất dịu dàng, như « xin », nhưng có nghĩa đặt điều kiện, lấn quyền hay thay quyền giáo sĩ linh mục, mà một giáo dân chính danh không bao giờ nên nói với linh mục chính xứ của mình. Đó cũng là những lời mà chẳng bao giờ một nhân viên dám nói với chủ mình ở công sở hay xí nghiệp; vì chắc chắn sẽ bị coi là lấn quyền và hầu chắc sẽ bị khiển trách hay sa thải.
Khốn thay, từ vài năm nay, cụ thể là từ đầu năm 2010, không chỉ ở cấp giáo xứ, mà ngay cả ở cấp giáo phận, thậm chí ngay cả ở cấp Giáo Hội Việt Nam, nhiều phản ứng của giáo dân và ngay cả của một vài giáo sĩ đã rõ rệt lấn quyền hoặc thay quyền của giám mục hay của Hội Đồng Giám Mục.
Vậy, công việc thứ nhất mà mọi giáo dân cần ghi nhớ là, ở bất cứ cương vị nào, ngay cả chủ tịch hay thành viên trong Ban Thường Vụ của HĐMV, họ chỉ là những cộng tác viên của cha sở, hoặc trực tiếp với ngài, hoặc gián tiếp qua các cha phó khác; và chỉ có quyền tư vấn và thừa hành mà thôi: Tự sắc ''Hội thánh'' (Ecclesiae sanctae) (1966) của đức Phaolô VI đã xác định: HĐMV chỉ hưởng quyền tư vấn thôi'' (Consilium pastorale voce conultiova tantum gaudet, ES 16). Giáo Luật mới (1983) khi nói về HĐMV cấp giáo phận (cc511-514) và cấp giáo xứ (c 536) cũng quy định: ''HĐMV chỉ hưởng quyền đầu phiếu tư vấn thôi'' (Consilium volo gaudet tantum sonsultivo c.514.1 và 536.2).
A2. Không bao giờ âm mưu, đồng lõa chống giáo sĩ linh mục
Trong những giáo xứ có cha phó, đôi khi xẩy ra sự kiện cha chánh cha phó, bất đồng ý kiến, hay trầm trọng hơn là chống đối nhau. Hay xẩy ra nhất là khi các cha xấp xỉ tuổi nhau, mà tính tình lại khác nhau, thành dễ thiếu tôn kính nhau. Các cha có tinh xảo đến mấy, thì nếu có khinh thường nhau, bất đồng hay chống đối nhau, giáo dân cũng rất tinh nhanh. Nhiều cha ngỡ rằng có thể che dấu sự khinh thường, bất đồng hay chống đối của mình. Các cha lầm. Giáo dân họ thấy, nhưng không nói ra thôi. Đôi khi có giáo xứ, cha chính, hay cha phó còn kéo giáo dân theo bè mình, chống đối người kia, thậm chí còn xui họ tố cáo người kia với giám mục. Đôi khi, có những giáo dân sa bẫy, đồng lõa chống đối linh mục kia.
Thực ra, quan niệm truyền thống Việt Nam luôn coi linh mục, người được Chúa gọi và chọn, được phong chức thánh, là phụ mẫu của giáo dân. Cũng như trong một gia đình, con cái đâu có quyền được chọn cha mẹ. Cũng vậy, trong một giáo xứ, có bao giờ giáo dân được chọn cha sở, hay cha phó đâu. Chúa cho cha mẹ nào, linh mục nào thì mình nhận cha mẹ hoặc linh mục nấy. Mà cha mẹ, hay cha sở hoặc cha phó, thì mỗi người mỗi tính. Người thì dịu hiền, kẻ thì nóng nảy. Người thì nhịn nhục, chấp nhận, kẻ lại gắt gỏng, chửi bới. Người thì rộng lượng, bao dung, kẻ lại hẹp hòi, chấp vặt. Người thì thông minh, nhìn xa, kẻ lại đoản trí, nhìn gần,…
Chuyện của cha mẹ, để cha mẹ khắc xử lấy. Con cái chẳng nên xen vào, nhất là tránh vào hùa, bênh người này, chê người kia. Chuyện của cha chánh, cha phó cũng vậy. Nếu các ngài có chuyện với nhau, thì cứ để các ngài tự lãnh trách nhiệm, tự xử với nhau. Giáo dân tuyệt đối không xen vào, càng không nên vào hùa, đồng lõa với cha này để chê trách, tố cáo, loại trừ, làm hại cha kia.
Khốn thay, cũng từ NĂM THÁNH 2010, có giáo dân, thậm chí có cả giáo sỹ đã vào hùa với nhau để chống đối, phê bình, tố cáo các giáo sĩ khác, thậm chí tố cáo, vu oan cho cả các giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Làm như vậy, họ đã phá hoại và chia rẽ Giáo Hội. Việc làm này thật không phải đạo.
Vậy, công việc thứ hai mà mọi giáo dân cần ghi nhớ là phải tôn trọng chức thánh của linh mục, mà chẳng bao giờ chống đối, chỉ trích, vu oan cho các giáo sĩ linh mục hay giám mục, nhưng nên để các ngài lãnh trách nhiệm tự xử lấy. Cha mẹ hoặc linh mục tài giỏi, tốt lành thì mình được nhờ; Thản hoặc Chúa gửi cho mình cha mẹ hoặc tu sĩ, linh mục hay giám mục, không được như vậy, thì cũng an phận theo thánh ý Ngài.
A3. Cộng tác để đặt dự án, thành thật trao đổi mọi tin tức « theo sự thật và trong tình bác ái » (Ep, 4, 15).
"Cha sở là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ của cộng đoàn được ủy thác dưới quyền của Giám Mục giáo phận, vì được gọi thông phần với Giám Mục vào tác vụ của Đức Kitô, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dậy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các Linh mục khác hoặc với các Phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo qui tắc luật định. ". (Can.519).
Trong công việc quản trị, giỏi hay dở là tùy khả năng biết nhìn. Biết nhìn, trước nhất là biết nhìn về quá khứ để thấy ra cái sai lầm, khuyết điểm, hay tầm thường hầu sửa đổi, cải tiến; cái thiếu chưa làm hầu làm cho đủ đã vậy; Mà còn là biết nhìn hiện tại để chọn được công việc có thiên thời, địa lợi, nhân hòa mà thực hiện, hầu thâu được nhiều kết quả hữu hiệu hơn; Và nhất là biết nhìn xa về tương lai, hầu tiên liệu những thay đổi của môi trường, thời thế, hầu chuẩn bị thích nghi, tránh được lỗi thời, thoát được lạc lõng.
Các nhạc trưởng, không phải ai cũng giỏi vĩ cầm. Các chủ xí nghiệp, không phải ai cũng giỏi quản trị nhân viên. Cũng vậy, các linh mục, không phải ai cũng giỏi tiên liệu, nhìn xa, biết rộng. Khi các ngài cần và hỏi mình, thì giáo dân, nếu có khả năng, nên cộng tác với các ngài: giúp các ngài nhận xét và phân tích quá khứ cũng như hiện tại, hầu suy xét tiên đoán tương lai, để đưa ra được những dự án thích hợp cho giáo xứ.
Giá trị của một dự án tùy thuộc vào giá trị chính xác, khách quan và hiện hành của tin tức. Bởi vậy, điều quan trọng là người giáo dân cộng sự viên phải có can đảm trao đổi mọi tin tức mình biết cho giáo sĩ của mình, ngay cả và nhất là những tin tức bất lợi. Phải dám chân thành nói sự thật. « Sống theo sự thật và trong tình bác ái » (Ep, 4,15). Đó là nguyên tắc căn bản của Công Giáo, mà các tín hữu phải áp dụng trong mọi trường hợp, nhất là với chủ chăn của mình.
Chỉ xin nhớ rằng mình là giáo dân, chẳng bao giờ nên đặt điều kiện, lấn quyền hay quyết định thay linh mục giáo sĩ của mình, cha chính hay cha phó. Mình chỉ có thể gợi ý để các ngài suy nghĩ; hoặc trả lời, phân tích, khi các ngài hỏi.
A4. Tôn trọng những quyết định của linh mục và cá tính của ngài
Trong mọi công viêc quản trị, và hẳn nhiên là quản trị mục vụ, việc lấy quyết định là quan trọng hơn cả. Lấy quyết định là hành động đặc trưng của người quản trị. Ai có trách nhiệm thì người đó phải lấy quyết định. Những cộng tác viên có thể hỗ trợ tìm tin tức, giúp phương tiện, nhưng không bao giờ lấy quyết định thay cho người có trách nhiệm quản trị. Ngược lại, tôn trọng mọi quyết định của người trách nhiệm. Và nhất là tôn trọng cá tính của họ. Người trách nhiệm, họ có cái nhìn tổng thể của họ, có cái nhìn vấn đề của họ. Linh mục là người trách nhiệm giáo xứ và đoàn chiên. Giáo dân chỉ là cộng tác viên.
Nhà lý thuyết quản trị tâm lý Rensis LIKERT đã quan sát các nhà quản trị và đặc biệt cách họ lấy quyết định. Ông nhận thấy có 4 loại lấy quyết định, mà ông gọi là hệ thống quản trị: độc đoán, phụ quyền, tham khảo và tham dự. Các cách quản trị thường thay đổi tùy theo cá tính của mỗi người.
Những vị độc đoán thường chỉ tin vào mình mà chẳng tin vào ai. Họ tự ý lấy quyết định, chẳng cần hỏi ai. Họ ra lệnh và dùng kỷ luật bắt nhân viên theo. Trước những quyết định kiểu độc tài này, thường hay có một sự chống đối ngầm. Muốn hay không muốn, giáo dân chỉ có một đường hoặc theo, hoăc bỏ. Nhưng người giáo dân tích cực thì bền chí, biết cách gợi ý một cách khôn khéo, như kể những chuyện, hoặc cho những thông tin liên hệ đến những quyết định cùng loại. Người trách nhiệm có thể thay đổi quyết định, khi họ có thông tin chắc chắn hoặc mẫu chuyện đáng tin.
Những vị quyết định kiểu phụ quyền hoặc tham khảo, thì có theo ý các cộng sự viên nhiều hơn. Nhưng trách nhiệm của các cộng sự viên cũng tăng hơn và do đó họ phải trau dồi khả năng nhiều hơn.
Những vị quyết định kiểu đòi các cộng tác viên tham dự một cách tích cực để lấy quyết định là những vị có lòng tin tưởng vào các cộng sự viên. Đây là trường hợp tốt để các giáo dân cộng tác viên biểu lộ khả năng của mình, hầu giúp các linh mục lấy được những quyết định khả thi và khả hiệu. Thường thường trong trường hợp này, các giáo dân cộng tác viên rất tích cực và đắc lực. Những linh mục biết quyết định theo kiểu tham dự này đôi khi bị những giáo dân xấu miệng chê là « nhu nhược, bất quyết ». Thực ra đôi khi cũng có những vị như vậy. Nhưng cũng có những vị ý thức và rõ rệt muốn dùng kiểu quyết định này. Ý thức hay không ý thức thì những linh mục biết quyết định kiểu tham dự thường sẽ là những vị đạt được nhiều thành công trong việc quản trị giáo xứ. Lý do đon giản, vì các ngài biết kính trọng các giáo dân cộng sự viên, tin tưởng vào họ, biết để họ thi thố tài năng. Đo đó họ làm việc hết mình, rộng lượng đóng góp mọi cái họ có cho công việc chung. Và danh thơm của linh mục đồn ra, nhiều giáo dân khác cũng có thể cộng tác dễ dàng hơn. Một linh mục có giáo dân là có tất cả. Một linh mục thiếu giáo dân là thiếu hết.
A5. Luôn luôn liên đới bảo vệ giáo sĩ linh mục
Các giáo sĩ ở Việt Nam, từ năm khởi đầu 1533 cho đến hôm nay, 2011, luôn luôn được tôn kính, nhưng hầu như liên tục, bất cứ lúc nào cũng bị nhiều khó khăn; từ ghen tỵ, chỉ trích, chê bai, diễu cợt, vu oan; qua đấu tố, chèn ép, bách hại; đến tù đầy, đánh đập, giết hại. Cái đó đến từ bên ngoài, do những kẻ ghen ghét, chống đối đã vậy; Mà đôi khi cả từ bên trong nữa, từ trong giáo xứ, từ trong Giáo Hội.
Cha Gioan Huệ và cha Bênêdicttô Hiền là hai giáo sĩ linh mục đầu tiên của Việt Nam được Đức Cha Lambert de La Motte phong chức ngày 08/06/1668 tại Ayuthia, Thái Lan. Cha Gioan Huệ đã nhiều lần bị một số người, vì không được chọn làm linh mục, ganh tỵ. Họ quậy phá: có lần họ tràn vào nhà thờ thóa mạ, chê bai cha, lần khác cướp dựt đồ lễ của cha, đánh gẫy tay cha; thậm chí cái chết của cha có nhiều dấu vết rất đáng nghi rằng cha đã bị đầu độc.
Năm 1671, trong chuyến kinh lý Đàng Trong lần I, Đức Cha Lambert de la Motte, một trong hai giám mục đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam, đã bị quan trấn Nhà Rù đầu độc, theo lời xúi dục của một người (mà theo mạch văn chắc hẳn là cha Acosta).
May thay, hầu như luôn luôn các ngài, tu sĩ linh mục cũng như giám mục, đã được các giáo dân che chở, bao bọc và bảo vệ. Trong một giáo xứ người ta ước lượng rằng đại đa số các giáo dân quí mến và bảo vệ các giáo sĩ linh mục. Thói quen này lộ rõ và ăn sâu vào tâm khảm giáo dân việt nam từ thời cấm đạo.
Sự bảo vệ có thể là tiếp đón trong cuộc sống thường ngày, đáp lời mời để tham dự mọi công việc cần thiết.
Sự bảo vệ còn có thể là canh phòng, giúp đỡ, để giáo sĩ tránh khỏi bị ức hiếp, khỏi bị hành hung,…
Sụ bảo vệ cũng có thể là che dấu, tìm chỗ cho ẩn thân, để khỏi bị truy nã, bắt bớ.
Sự bảo vệ còn có thể là ngăn cản kẻ thù, giúp đỡ giải quyết và chữa trị thương tích, bù đắp thiệt hại, giải oan hay minh oan khi bị vu khống.
Vậy, nguyên tắc thứ 5 mà mọi giáo dân cần ghi nhớ và phải luôn luôn làm trong bất cứ hoàn cảnh nào là « luôn luôn liên đới bảo vệ linh mục ».
B. Sáu công việc thường ngày mà giáo dân làm hầu cộng tác với giáo sĩ
B1. Cùng nhau thiết kế tiến trình
Thiết kế tiến trình là suy nghĩ để phân chia công việc theo tiến trình kỹ thuật và kinh tế để ấn định được những việc làm phải thực hiện, phân chia được những giai đoạn phải làm, xác định được những phương tiện, vật liệu và nhân sự phải dùng đến, tính toán được chi phí phải tiêu, ước lượng được tài lực có thể có, tiên liệu được những rủi ro và khó khăn có thể gặp và những giải quyết có thể phải xử dụng,…
Hai cách thiết kế tiến trình đang được áp dụng nhiều trong các lãnh vực quản trị là biểu đồ GANTT (dùng biểu đồ để phác ra theo thời gian kế tiếp nhau, những giai đoạn, những công việc và những nguồn lực của dự án) và đồ hình PERT (Đồ hình xếp đặt theo thứ tự hệ thống các công việc tùy thuộc lẫn lộn vào nhau và đi theo thứ tự thời gian để hoàn thành một công việc)
Ở giáo xứ, thường thường cách thiết kế tiến trình được thực hiện một cách đơn giản. Hoặc bằng một sổ những công việc theo thứ tự nội tại của công việc; Hoặc làm một lịch ghi những giai đoan công việc phải làm theo thứ tự nội tại và nối tiếp theo thời gian. Điều cốt yếu là không quên những việc chính yếu và không lẫn lộn thứ tự.
B2. Hỗ trợ tìm phương tiện tài chánh, nhân sự và vật liệu, dụng cụ
Trong đồ hình tiến trình đã được thiết kế, thường thường người ta đã biết phải làm gì, làm với vật liệu nào, dụng cụ nào và phương tiện nào, cũng như ai làm và làm với ai. Người ta cũng có thể ước lượng được số tiến cần phải chi để có được những phương tiện nhân sự, vật dụng và phương pháp.
Vấn đề đặt ra là giáo xứ không luôn luôn có sẵn những phương tiện ấy. Cho nên việc quan trọng là phải kiếm ra. Nhân sự, có thể hô hào trong giáo xứ, để tìm người tình nguyện hay chấp nhận tham gia công việc. Nhưng cũng phải ngồi lại để xét xem ai có thể giúp, giúp việc gì và giúp bao nhiêu ngày. Rồi những phương tiện khác, cũng cần phải ngồi lại để xét xem cần dụng cụ gì, vật liệu gì, phương pháp gì ? Mua ở đâu ? Chi phí bao nhiêu ? Sau nữa việc quan trọng mà không dễ làm: làm sao kiếm tiền: Tổ chức hội chợ ? Tiệc thân hữu ? Quyên góp ? Bổ nhân danh ?
Mỗi giáo xứ có một hoàn cảnh đặc biệt, một thói quen đặc biệt, một văn hóa đặc biệt. Dẫu sao, những việc này, mình cha xứ không thể làm xuể hết được. Do đó, cha xứ chắc chắn sẽ cần đến các giáo dân cộng tác viên.
Trong một lớp học, chỉ cần vài ba yếu tố phá quấy là cả lớp thành bất trị; Ngược lại chỉ cần vài ba yếu tố tích cực là lớp học thành chăm chỉ và tiến bộ rất nhanh. Ở Giáo xứ, hay trong bất cứ hội đoàn nào cũng vậy. Nếu có được một vài thành phần tích cực làm nòng cốt, thì các công việc sẽ dễ dàng tiến triển, thành đạt. Cái khó của cha xứ là tìm ra được những thành phần nòng cốt này.
Cụ thể, không mấy khi giáo xứ có thời giờ để nhận định, phân tích, đặt kế hoạch trước, rồi mới làm sau. Nhưng thường là vừa làm, vừa nhận định, phân tích; vừa làm, vừa lên kế hoạch; vừa làm, vừa tìm phương tiện, nhân sự, vật liệu, tài chính.
B3. Cùng nhau tiên liệu những khó khăn và nguy hiểm, hầu đồng tâm vượt thoát và tích cực đối phó
Trong cuộc sống, những khó khăn và nguy hiểm không thể tránh được. Vấn đề là phải biết tiên liệu và phòng ngừa. Trong bất cứ một đơn vị quản trị nào, ở công sở, xí nghiệp, giáo xứ, hội đoàn, hai khó khăn và nguy hiểm chính vẫn là những vấn đề liên hệ đến nhân sự và tài chính. Đang làm việc mà nhân viên, hoặc vì chán nản, hoặc vì bất bình, hoặc vì những lý do cá nhân khác, bỏ đi, thì làm sao công việc tiến tới tốt đẹp được ? Công việc đã bắt đầu, nhất là những công việc vật chất như xây dựng hay sửa sang nhà cửa, mà không còn tiền để tiếp tục, thì đành phải bỏ dở,… nhiều khi đi đến chỗ bỏ luôn,… thà rằng đừng bắt đầu còn hơn. Tiên liệu việc khả thi, quan trọng nhất là tiên liệu khả năng tài chính.
Có tài giỏi mấy, thì cũng khó mà tiên liệu hết được những khó khăn, nguy hiểm. Và khi khó khăn xẩy ra, nhất là ngoài sự tiên liệu, thì sinh ra bỡ ngỡ, có thể gây hoảng hốt. Dự án xây cất một nhà thờ đã được chuẩn bị kỹ, đã thiết kế họa đồ, đã nghiên cứu kỹ việc khả thi kỹ thuật và kinh tế, đã phổ biến cho cả giáo xứ, đã thâu nhận mọi góp ý thuận nghịch, đã được đại hội hàng xứ quyết định thực hiện, đã có phép của tòa giám mục, đã được giám mục đến làm lễ đặt viên đá đầu tiên,… Mấy tháng sau, một thư của một nhóm giáo dân đòi phải làm trưng cầu dân ý lại ! Phải xử làm sao ? Đối phó thế nào ? Cha sở quá ngạc nhiên, thành rối trí. Vài ba nhân viên HĐMV hoảng hốt. Nhưng rồi Ơn Thánh Thần cũng đã đến. Một cuộc trao đổi giữa vài nhân viên nòng cốt đã tìm ra kế hoạch đối phó. Một thư trả lời đã được soạn chung, cắt nghĩa tiến trình đã thực hiện, có sự quyết định của đại hội hàng xứ, sự chấp thuận của giám mục, sự đặt viên đá của giám mục,…do cha sở ký, gửi cho từng người trong nhóm giáo dân ký tên đòi trưng cầu dân ý lại,… Nhiều người trong nhóm này xin rút tên !
Tiên liệu những khó khăn và nguy hiểm, quan trọng nhất là tiên liệu những khó khăn và nguy hiểm về nhân sự và tài chính.
B4. Sẵn sàng thực hiện công việc
Sự thực hiện công việc là nhiệm vụ chung của mọi giáo dân trong giáo xứ, nhưng tùy theo tập tục của từng giáo xứ. Nơi thì bổ nhiệm cho các đơn vị mục vụ. Nơi lại dựa vào tình nguyện. Thực hiện cách nào mặc lòng, thì sự hiện diện của Ban Thường Vụ, của HĐMV, nghĩa là của những người nòng cốt, cũng, nhiều ít, cần thiết.
B5. Khôn khéo kiểm soát kết quả để duy trì và tu bổ công việc hay chuyển sang việc mới
Có hai loại kiểm soát. Một là kiểm soát giai đoan, để coi xem tất cả những việc cần thiết đã làm xong chưa, trước khi quyết định đi sang giai đoạn sau. Hai là kiểm soát toàn diện công việc, khi đã làm xong, để phần thì rút ưu khuyết điểm, phần thì cám ơn những người đã cộng tác, và phần thì gợi ra công việc tiếp theo: hoặc là cần sửa lại một vài khía cạnh, hoặc chuyển sang chương trình mới.
B6. Giúp làm một số công việc chuyên môn
Các nghị phụ Công Đồng Vatican đã nói rõ trong Hiến chế Lumen Gentium rằng « Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân » (LG, 31). Bởi vậy « dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế,với lòng tin cậy mến sáng ngời, và nhất là với bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác, vì thế,họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo Thánh Ý Chúa Kitô, hầu ca tụng Ðấng Tạo Hóa và Ðấng Cứu Ðộ » (Ibid.). Đó là sứ mệnh riêng của giáo dân với Giáo Hội trong trần thế.
Còn đối với giáo sĩ, giáo dân nên mang kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp trần thế mình có mà giúp các ngài giải quyết và thực hiện những công việc một cách tốt đẹp hơn, nhất là những kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp mà ít vị trong các ngài có thể có, như các lãnh vực thủ tục hành chánh, quản trị tài chánh và cơ sở.
LỜI KẾT
Trao đổi với nhau về những kinh nghiệm làm việc trong giáo xứ để cộng tác tích cực và hiệu lực với giáo sĩ, tất cả chúng tôi, Gs Lê Đức Thông, Gs Vũ Kim Kỳ, các bạn khác và tôi, đều đã đi đến năm tôn chỉ vắn tắt sau đây:
• Giáo dân tôn kính chức thánh và quyền lãnh đạo của giáo sĩ,
• Tôn trọng các quyết định của ngài mà tích cực thực hiện,
• Chấp nhận cá tính của ngài mà cộng tác chân tình,
• Thành thực và kín đáo trao đổi các tin tức và cộng tác trong mọi công việc,
• Trung tín bảo vệ và liên đới che chở trong mọi khó khăn.
Chúng tôi đã rất vui mừng biết rằng nói ra được những điều trên đây là vì chúng tôi đã được học hỏi những điều đã được các nghị phụ Công Đồng Vatican II nêu ra trong Hiến Chế Lumen Gentium, đặc biệt là hai số 32 và 37 về « Địa vị của giáo dân trong lòng Dân Thiên Chúa » và về « Tương quan của giáo dân với hàng giáo phẩm », đặc biệt là hai câu sau đây:
« Trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội, không còn có sự hơn kém vì nguồn gốc hay dân tộc, vì địa vị xã hội hoặc vì nam nữ, bởi lẽ "không còn là người Do Thái hoặc Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ, vì anh em hết thảy đều là một trong Chúa Giêsu Kitô » (Gal 3,38, bản Hy Lạp; x. Col 3,11).
« Sự liên lạc mật thiết giữa giáo dân và chủ chăn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho Giáo Hội: thực vậy, nhờ sự liên lạc đó, giáo dân ý thức trách nhiệm mình một cách vững vàng hơn; lòng hăng say của họ được phát triển, và họ góp sức dễ dàng hơn vào công việc của các chủ chăn. Phần các chủ chăn, nhờ sự trợ lực kinh nghiệm của giáo dân, các ngài có thể phán đoán minh bạch và đúng đắn hơn về những vấn đề thiêng liêng cũng như trần thế; như vậy, toàn thể Giáo Hội được vững mạnh nhờ tất cả mọi chi thể, sẽ chu toàn hữu hiệu hơn sứ mệnh mình đối với sự sống của thế gian ».
Nhưng chúng tôi cũng ý thức rằng có những giáo dân dửng dưng và có những giáo dân chống đối giáo sĩ. Đó là một thực tại của Giáo Hội trần thế.
Paris, Chúa Nhật 24 tháng 07 năm 2011
Cập nhật ngày Chúa Nhật 24 tháng 07 năm 2016
Trần Văn Cảnh
Đầu tháng bảy 2011, đi Houston, Texas thăm bà con, tôi được gặp một bạn học cũ là Gs Lê Đức Thông, chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ, nhiều năm qua, ở Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức. Mới đây, đầu tháng 06-2016 vừa qua, có việc gia đình phải về Việt Nam, tôi được dịp nói truyện nhiều với một số bạn bè đã hoặc đang làm việc trong ba bốn giáo xứ ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, đặc biệt là Gs Vũ Kim Kỳ, nhiều năm chánh trương Giáo xứ Thượng Thanh. Và trong những ngày tháng 07-2016, trở về Paris, tôi được dịp gặp lại nhiều vị trong HĐMV Giáo Xứ Việt Nam Paris, đặc biệt là Ds Trần Thị Kim Chi, đương kim chủ tịch HĐMV.
Chúng tôi đã có dịp nói chuyện nhiều với nhau. Câu chuyện xoay quanh nhiều vấn đề của cuộc sống, nhưng đặc biệt đã hào hứng đi vào đề tài sinh hoạt xứ đạo và việc cộng tác tích cực và đắc lực của giáo dân với giáo sĩ.
Câu chuyện, qua những kinh nghiệm đã thực hiện, cũng làm chúng tôi ý thức về những công việc mà đa sồ các giáo dân đã thực hiện hầu có thể cộng tác tích cực và đắc lực với các giáo sĩ linh mục. Cách làm việc này chung quy thâu về 5 nguyên tắc và 6 công việc thường ngày sau đây.
A Năm nguyên tắc chỉ đường giáo dân cộng tác với giáo sĩ linh mục cha sở
A1. Không bao giờ lấn quyền hoặc lấy quyết định thay giáo sĩ linh mục
Một trong những sai lầm mà một số giáo dân mắc phải là đặt điều kiện với các giáo sĩ linh mục, khi các ngài nhờ họ một việc gì. Thâm chí có khi họ còn quyết định thay cho linh mục và hầu như ra lệnh cho các ngài phải làm những điều họ đã quyết định
« Con sẵn sàng giúp cha tổ chức tiệc tân niên, với điều kiện là cha phải sắm bàn ghế mới ». « Nhà thờ mình cũ quá, phải chỉnh trang lại, con đã nhờ chị Tý làm họa đồ ». « Con đã thông báo với anh em rồi, Chúa Nhật tới xin cha đến họp với chúng con ». Đó là ba lời tiêu biểu, đôi khi rất dịu dàng, như « xin », nhưng có nghĩa đặt điều kiện, lấn quyền hay thay quyền giáo sĩ linh mục, mà một giáo dân chính danh không bao giờ nên nói với linh mục chính xứ của mình. Đó cũng là những lời mà chẳng bao giờ một nhân viên dám nói với chủ mình ở công sở hay xí nghiệp; vì chắc chắn sẽ bị coi là lấn quyền và hầu chắc sẽ bị khiển trách hay sa thải.
Khốn thay, từ vài năm nay, cụ thể là từ đầu năm 2010, không chỉ ở cấp giáo xứ, mà ngay cả ở cấp giáo phận, thậm chí ngay cả ở cấp Giáo Hội Việt Nam, nhiều phản ứng của giáo dân và ngay cả của một vài giáo sĩ đã rõ rệt lấn quyền hoặc thay quyền của giám mục hay của Hội Đồng Giám Mục.
Vậy, công việc thứ nhất mà mọi giáo dân cần ghi nhớ là, ở bất cứ cương vị nào, ngay cả chủ tịch hay thành viên trong Ban Thường Vụ của HĐMV, họ chỉ là những cộng tác viên của cha sở, hoặc trực tiếp với ngài, hoặc gián tiếp qua các cha phó khác; và chỉ có quyền tư vấn và thừa hành mà thôi: Tự sắc ''Hội thánh'' (Ecclesiae sanctae) (1966) của đức Phaolô VI đã xác định: HĐMV chỉ hưởng quyền tư vấn thôi'' (Consilium pastorale voce conultiova tantum gaudet, ES 16). Giáo Luật mới (1983) khi nói về HĐMV cấp giáo phận (cc511-514) và cấp giáo xứ (c 536) cũng quy định: ''HĐMV chỉ hưởng quyền đầu phiếu tư vấn thôi'' (Consilium volo gaudet tantum sonsultivo c.514.1 và 536.2).
A2. Không bao giờ âm mưu, đồng lõa chống giáo sĩ linh mục
Trong những giáo xứ có cha phó, đôi khi xẩy ra sự kiện cha chánh cha phó, bất đồng ý kiến, hay trầm trọng hơn là chống đối nhau. Hay xẩy ra nhất là khi các cha xấp xỉ tuổi nhau, mà tính tình lại khác nhau, thành dễ thiếu tôn kính nhau. Các cha có tinh xảo đến mấy, thì nếu có khinh thường nhau, bất đồng hay chống đối nhau, giáo dân cũng rất tinh nhanh. Nhiều cha ngỡ rằng có thể che dấu sự khinh thường, bất đồng hay chống đối của mình. Các cha lầm. Giáo dân họ thấy, nhưng không nói ra thôi. Đôi khi có giáo xứ, cha chính, hay cha phó còn kéo giáo dân theo bè mình, chống đối người kia, thậm chí còn xui họ tố cáo người kia với giám mục. Đôi khi, có những giáo dân sa bẫy, đồng lõa chống đối linh mục kia.
Thực ra, quan niệm truyền thống Việt Nam luôn coi linh mục, người được Chúa gọi và chọn, được phong chức thánh, là phụ mẫu của giáo dân. Cũng như trong một gia đình, con cái đâu có quyền được chọn cha mẹ. Cũng vậy, trong một giáo xứ, có bao giờ giáo dân được chọn cha sở, hay cha phó đâu. Chúa cho cha mẹ nào, linh mục nào thì mình nhận cha mẹ hoặc linh mục nấy. Mà cha mẹ, hay cha sở hoặc cha phó, thì mỗi người mỗi tính. Người thì dịu hiền, kẻ thì nóng nảy. Người thì nhịn nhục, chấp nhận, kẻ lại gắt gỏng, chửi bới. Người thì rộng lượng, bao dung, kẻ lại hẹp hòi, chấp vặt. Người thì thông minh, nhìn xa, kẻ lại đoản trí, nhìn gần,…
Chuyện của cha mẹ, để cha mẹ khắc xử lấy. Con cái chẳng nên xen vào, nhất là tránh vào hùa, bênh người này, chê người kia. Chuyện của cha chánh, cha phó cũng vậy. Nếu các ngài có chuyện với nhau, thì cứ để các ngài tự lãnh trách nhiệm, tự xử với nhau. Giáo dân tuyệt đối không xen vào, càng không nên vào hùa, đồng lõa với cha này để chê trách, tố cáo, loại trừ, làm hại cha kia.
Khốn thay, cũng từ NĂM THÁNH 2010, có giáo dân, thậm chí có cả giáo sỹ đã vào hùa với nhau để chống đối, phê bình, tố cáo các giáo sĩ khác, thậm chí tố cáo, vu oan cho cả các giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Làm như vậy, họ đã phá hoại và chia rẽ Giáo Hội. Việc làm này thật không phải đạo.
Vậy, công việc thứ hai mà mọi giáo dân cần ghi nhớ là phải tôn trọng chức thánh của linh mục, mà chẳng bao giờ chống đối, chỉ trích, vu oan cho các giáo sĩ linh mục hay giám mục, nhưng nên để các ngài lãnh trách nhiệm tự xử lấy. Cha mẹ hoặc linh mục tài giỏi, tốt lành thì mình được nhờ; Thản hoặc Chúa gửi cho mình cha mẹ hoặc tu sĩ, linh mục hay giám mục, không được như vậy, thì cũng an phận theo thánh ý Ngài.
A3. Cộng tác để đặt dự án, thành thật trao đổi mọi tin tức « theo sự thật và trong tình bác ái » (Ep, 4, 15).
"Cha sở là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ của cộng đoàn được ủy thác dưới quyền của Giám Mục giáo phận, vì được gọi thông phần với Giám Mục vào tác vụ của Đức Kitô, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dậy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các Linh mục khác hoặc với các Phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo qui tắc luật định. ". (Can.519).
Trong công việc quản trị, giỏi hay dở là tùy khả năng biết nhìn. Biết nhìn, trước nhất là biết nhìn về quá khứ để thấy ra cái sai lầm, khuyết điểm, hay tầm thường hầu sửa đổi, cải tiến; cái thiếu chưa làm hầu làm cho đủ đã vậy; Mà còn là biết nhìn hiện tại để chọn được công việc có thiên thời, địa lợi, nhân hòa mà thực hiện, hầu thâu được nhiều kết quả hữu hiệu hơn; Và nhất là biết nhìn xa về tương lai, hầu tiên liệu những thay đổi của môi trường, thời thế, hầu chuẩn bị thích nghi, tránh được lỗi thời, thoát được lạc lõng.
Các nhạc trưởng, không phải ai cũng giỏi vĩ cầm. Các chủ xí nghiệp, không phải ai cũng giỏi quản trị nhân viên. Cũng vậy, các linh mục, không phải ai cũng giỏi tiên liệu, nhìn xa, biết rộng. Khi các ngài cần và hỏi mình, thì giáo dân, nếu có khả năng, nên cộng tác với các ngài: giúp các ngài nhận xét và phân tích quá khứ cũng như hiện tại, hầu suy xét tiên đoán tương lai, để đưa ra được những dự án thích hợp cho giáo xứ.
Giá trị của một dự án tùy thuộc vào giá trị chính xác, khách quan và hiện hành của tin tức. Bởi vậy, điều quan trọng là người giáo dân cộng sự viên phải có can đảm trao đổi mọi tin tức mình biết cho giáo sĩ của mình, ngay cả và nhất là những tin tức bất lợi. Phải dám chân thành nói sự thật. « Sống theo sự thật và trong tình bác ái » (Ep, 4,15). Đó là nguyên tắc căn bản của Công Giáo, mà các tín hữu phải áp dụng trong mọi trường hợp, nhất là với chủ chăn của mình.
Chỉ xin nhớ rằng mình là giáo dân, chẳng bao giờ nên đặt điều kiện, lấn quyền hay quyết định thay linh mục giáo sĩ của mình, cha chính hay cha phó. Mình chỉ có thể gợi ý để các ngài suy nghĩ; hoặc trả lời, phân tích, khi các ngài hỏi.
A4. Tôn trọng những quyết định của linh mục và cá tính của ngài
Trong mọi công viêc quản trị, và hẳn nhiên là quản trị mục vụ, việc lấy quyết định là quan trọng hơn cả. Lấy quyết định là hành động đặc trưng của người quản trị. Ai có trách nhiệm thì người đó phải lấy quyết định. Những cộng tác viên có thể hỗ trợ tìm tin tức, giúp phương tiện, nhưng không bao giờ lấy quyết định thay cho người có trách nhiệm quản trị. Ngược lại, tôn trọng mọi quyết định của người trách nhiệm. Và nhất là tôn trọng cá tính của họ. Người trách nhiệm, họ có cái nhìn tổng thể của họ, có cái nhìn vấn đề của họ. Linh mục là người trách nhiệm giáo xứ và đoàn chiên. Giáo dân chỉ là cộng tác viên.
Nhà lý thuyết quản trị tâm lý Rensis LIKERT đã quan sát các nhà quản trị và đặc biệt cách họ lấy quyết định. Ông nhận thấy có 4 loại lấy quyết định, mà ông gọi là hệ thống quản trị: độc đoán, phụ quyền, tham khảo và tham dự. Các cách quản trị thường thay đổi tùy theo cá tính của mỗi người.
Những vị độc đoán thường chỉ tin vào mình mà chẳng tin vào ai. Họ tự ý lấy quyết định, chẳng cần hỏi ai. Họ ra lệnh và dùng kỷ luật bắt nhân viên theo. Trước những quyết định kiểu độc tài này, thường hay có một sự chống đối ngầm. Muốn hay không muốn, giáo dân chỉ có một đường hoặc theo, hoăc bỏ. Nhưng người giáo dân tích cực thì bền chí, biết cách gợi ý một cách khôn khéo, như kể những chuyện, hoặc cho những thông tin liên hệ đến những quyết định cùng loại. Người trách nhiệm có thể thay đổi quyết định, khi họ có thông tin chắc chắn hoặc mẫu chuyện đáng tin.
Những vị quyết định kiểu phụ quyền hoặc tham khảo, thì có theo ý các cộng sự viên nhiều hơn. Nhưng trách nhiệm của các cộng sự viên cũng tăng hơn và do đó họ phải trau dồi khả năng nhiều hơn.
Những vị quyết định kiểu đòi các cộng tác viên tham dự một cách tích cực để lấy quyết định là những vị có lòng tin tưởng vào các cộng sự viên. Đây là trường hợp tốt để các giáo dân cộng tác viên biểu lộ khả năng của mình, hầu giúp các linh mục lấy được những quyết định khả thi và khả hiệu. Thường thường trong trường hợp này, các giáo dân cộng tác viên rất tích cực và đắc lực. Những linh mục biết quyết định theo kiểu tham dự này đôi khi bị những giáo dân xấu miệng chê là « nhu nhược, bất quyết ». Thực ra đôi khi cũng có những vị như vậy. Nhưng cũng có những vị ý thức và rõ rệt muốn dùng kiểu quyết định này. Ý thức hay không ý thức thì những linh mục biết quyết định kiểu tham dự thường sẽ là những vị đạt được nhiều thành công trong việc quản trị giáo xứ. Lý do đon giản, vì các ngài biết kính trọng các giáo dân cộng sự viên, tin tưởng vào họ, biết để họ thi thố tài năng. Đo đó họ làm việc hết mình, rộng lượng đóng góp mọi cái họ có cho công việc chung. Và danh thơm của linh mục đồn ra, nhiều giáo dân khác cũng có thể cộng tác dễ dàng hơn. Một linh mục có giáo dân là có tất cả. Một linh mục thiếu giáo dân là thiếu hết.
A5. Luôn luôn liên đới bảo vệ giáo sĩ linh mục
Các giáo sĩ ở Việt Nam, từ năm khởi đầu 1533 cho đến hôm nay, 2011, luôn luôn được tôn kính, nhưng hầu như liên tục, bất cứ lúc nào cũng bị nhiều khó khăn; từ ghen tỵ, chỉ trích, chê bai, diễu cợt, vu oan; qua đấu tố, chèn ép, bách hại; đến tù đầy, đánh đập, giết hại. Cái đó đến từ bên ngoài, do những kẻ ghen ghét, chống đối đã vậy; Mà đôi khi cả từ bên trong nữa, từ trong giáo xứ, từ trong Giáo Hội.
Cha Gioan Huệ và cha Bênêdicttô Hiền là hai giáo sĩ linh mục đầu tiên của Việt Nam được Đức Cha Lambert de La Motte phong chức ngày 08/06/1668 tại Ayuthia, Thái Lan. Cha Gioan Huệ đã nhiều lần bị một số người, vì không được chọn làm linh mục, ganh tỵ. Họ quậy phá: có lần họ tràn vào nhà thờ thóa mạ, chê bai cha, lần khác cướp dựt đồ lễ của cha, đánh gẫy tay cha; thậm chí cái chết của cha có nhiều dấu vết rất đáng nghi rằng cha đã bị đầu độc.
Năm 1671, trong chuyến kinh lý Đàng Trong lần I, Đức Cha Lambert de la Motte, một trong hai giám mục đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam, đã bị quan trấn Nhà Rù đầu độc, theo lời xúi dục của một người (mà theo mạch văn chắc hẳn là cha Acosta).
May thay, hầu như luôn luôn các ngài, tu sĩ linh mục cũng như giám mục, đã được các giáo dân che chở, bao bọc và bảo vệ. Trong một giáo xứ người ta ước lượng rằng đại đa số các giáo dân quí mến và bảo vệ các giáo sĩ linh mục. Thói quen này lộ rõ và ăn sâu vào tâm khảm giáo dân việt nam từ thời cấm đạo.
Sự bảo vệ có thể là tiếp đón trong cuộc sống thường ngày, đáp lời mời để tham dự mọi công việc cần thiết.
Sự bảo vệ còn có thể là canh phòng, giúp đỡ, để giáo sĩ tránh khỏi bị ức hiếp, khỏi bị hành hung,…
Sụ bảo vệ cũng có thể là che dấu, tìm chỗ cho ẩn thân, để khỏi bị truy nã, bắt bớ.
Sự bảo vệ còn có thể là ngăn cản kẻ thù, giúp đỡ giải quyết và chữa trị thương tích, bù đắp thiệt hại, giải oan hay minh oan khi bị vu khống.
Vậy, nguyên tắc thứ 5 mà mọi giáo dân cần ghi nhớ và phải luôn luôn làm trong bất cứ hoàn cảnh nào là « luôn luôn liên đới bảo vệ linh mục ».
B. Sáu công việc thường ngày mà giáo dân làm hầu cộng tác với giáo sĩ
B1. Cùng nhau thiết kế tiến trình
Thiết kế tiến trình là suy nghĩ để phân chia công việc theo tiến trình kỹ thuật và kinh tế để ấn định được những việc làm phải thực hiện, phân chia được những giai đoạn phải làm, xác định được những phương tiện, vật liệu và nhân sự phải dùng đến, tính toán được chi phí phải tiêu, ước lượng được tài lực có thể có, tiên liệu được những rủi ro và khó khăn có thể gặp và những giải quyết có thể phải xử dụng,…
Hai cách thiết kế tiến trình đang được áp dụng nhiều trong các lãnh vực quản trị là biểu đồ GANTT (dùng biểu đồ để phác ra theo thời gian kế tiếp nhau, những giai đoạn, những công việc và những nguồn lực của dự án) và đồ hình PERT (Đồ hình xếp đặt theo thứ tự hệ thống các công việc tùy thuộc lẫn lộn vào nhau và đi theo thứ tự thời gian để hoàn thành một công việc)
Ở giáo xứ, thường thường cách thiết kế tiến trình được thực hiện một cách đơn giản. Hoặc bằng một sổ những công việc theo thứ tự nội tại của công việc; Hoặc làm một lịch ghi những giai đoan công việc phải làm theo thứ tự nội tại và nối tiếp theo thời gian. Điều cốt yếu là không quên những việc chính yếu và không lẫn lộn thứ tự.
B2. Hỗ trợ tìm phương tiện tài chánh, nhân sự và vật liệu, dụng cụ
Trong đồ hình tiến trình đã được thiết kế, thường thường người ta đã biết phải làm gì, làm với vật liệu nào, dụng cụ nào và phương tiện nào, cũng như ai làm và làm với ai. Người ta cũng có thể ước lượng được số tiến cần phải chi để có được những phương tiện nhân sự, vật dụng và phương pháp.
Vấn đề đặt ra là giáo xứ không luôn luôn có sẵn những phương tiện ấy. Cho nên việc quan trọng là phải kiếm ra. Nhân sự, có thể hô hào trong giáo xứ, để tìm người tình nguyện hay chấp nhận tham gia công việc. Nhưng cũng phải ngồi lại để xét xem ai có thể giúp, giúp việc gì và giúp bao nhiêu ngày. Rồi những phương tiện khác, cũng cần phải ngồi lại để xét xem cần dụng cụ gì, vật liệu gì, phương pháp gì ? Mua ở đâu ? Chi phí bao nhiêu ? Sau nữa việc quan trọng mà không dễ làm: làm sao kiếm tiền: Tổ chức hội chợ ? Tiệc thân hữu ? Quyên góp ? Bổ nhân danh ?
Mỗi giáo xứ có một hoàn cảnh đặc biệt, một thói quen đặc biệt, một văn hóa đặc biệt. Dẫu sao, những việc này, mình cha xứ không thể làm xuể hết được. Do đó, cha xứ chắc chắn sẽ cần đến các giáo dân cộng tác viên.
Trong một lớp học, chỉ cần vài ba yếu tố phá quấy là cả lớp thành bất trị; Ngược lại chỉ cần vài ba yếu tố tích cực là lớp học thành chăm chỉ và tiến bộ rất nhanh. Ở Giáo xứ, hay trong bất cứ hội đoàn nào cũng vậy. Nếu có được một vài thành phần tích cực làm nòng cốt, thì các công việc sẽ dễ dàng tiến triển, thành đạt. Cái khó của cha xứ là tìm ra được những thành phần nòng cốt này.
Cụ thể, không mấy khi giáo xứ có thời giờ để nhận định, phân tích, đặt kế hoạch trước, rồi mới làm sau. Nhưng thường là vừa làm, vừa nhận định, phân tích; vừa làm, vừa lên kế hoạch; vừa làm, vừa tìm phương tiện, nhân sự, vật liệu, tài chính.
B3. Cùng nhau tiên liệu những khó khăn và nguy hiểm, hầu đồng tâm vượt thoát và tích cực đối phó
Trong cuộc sống, những khó khăn và nguy hiểm không thể tránh được. Vấn đề là phải biết tiên liệu và phòng ngừa. Trong bất cứ một đơn vị quản trị nào, ở công sở, xí nghiệp, giáo xứ, hội đoàn, hai khó khăn và nguy hiểm chính vẫn là những vấn đề liên hệ đến nhân sự và tài chính. Đang làm việc mà nhân viên, hoặc vì chán nản, hoặc vì bất bình, hoặc vì những lý do cá nhân khác, bỏ đi, thì làm sao công việc tiến tới tốt đẹp được ? Công việc đã bắt đầu, nhất là những công việc vật chất như xây dựng hay sửa sang nhà cửa, mà không còn tiền để tiếp tục, thì đành phải bỏ dở,… nhiều khi đi đến chỗ bỏ luôn,… thà rằng đừng bắt đầu còn hơn. Tiên liệu việc khả thi, quan trọng nhất là tiên liệu khả năng tài chính.
Có tài giỏi mấy, thì cũng khó mà tiên liệu hết được những khó khăn, nguy hiểm. Và khi khó khăn xẩy ra, nhất là ngoài sự tiên liệu, thì sinh ra bỡ ngỡ, có thể gây hoảng hốt. Dự án xây cất một nhà thờ đã được chuẩn bị kỹ, đã thiết kế họa đồ, đã nghiên cứu kỹ việc khả thi kỹ thuật và kinh tế, đã phổ biến cho cả giáo xứ, đã thâu nhận mọi góp ý thuận nghịch, đã được đại hội hàng xứ quyết định thực hiện, đã có phép của tòa giám mục, đã được giám mục đến làm lễ đặt viên đá đầu tiên,… Mấy tháng sau, một thư của một nhóm giáo dân đòi phải làm trưng cầu dân ý lại ! Phải xử làm sao ? Đối phó thế nào ? Cha sở quá ngạc nhiên, thành rối trí. Vài ba nhân viên HĐMV hoảng hốt. Nhưng rồi Ơn Thánh Thần cũng đã đến. Một cuộc trao đổi giữa vài nhân viên nòng cốt đã tìm ra kế hoạch đối phó. Một thư trả lời đã được soạn chung, cắt nghĩa tiến trình đã thực hiện, có sự quyết định của đại hội hàng xứ, sự chấp thuận của giám mục, sự đặt viên đá của giám mục,…do cha sở ký, gửi cho từng người trong nhóm giáo dân ký tên đòi trưng cầu dân ý lại,… Nhiều người trong nhóm này xin rút tên !
Tiên liệu những khó khăn và nguy hiểm, quan trọng nhất là tiên liệu những khó khăn và nguy hiểm về nhân sự và tài chính.
B4. Sẵn sàng thực hiện công việc
Sự thực hiện công việc là nhiệm vụ chung của mọi giáo dân trong giáo xứ, nhưng tùy theo tập tục của từng giáo xứ. Nơi thì bổ nhiệm cho các đơn vị mục vụ. Nơi lại dựa vào tình nguyện. Thực hiện cách nào mặc lòng, thì sự hiện diện của Ban Thường Vụ, của HĐMV, nghĩa là của những người nòng cốt, cũng, nhiều ít, cần thiết.
B5. Khôn khéo kiểm soát kết quả để duy trì và tu bổ công việc hay chuyển sang việc mới
Có hai loại kiểm soát. Một là kiểm soát giai đoan, để coi xem tất cả những việc cần thiết đã làm xong chưa, trước khi quyết định đi sang giai đoạn sau. Hai là kiểm soát toàn diện công việc, khi đã làm xong, để phần thì rút ưu khuyết điểm, phần thì cám ơn những người đã cộng tác, và phần thì gợi ra công việc tiếp theo: hoặc là cần sửa lại một vài khía cạnh, hoặc chuyển sang chương trình mới.
B6. Giúp làm một số công việc chuyên môn
Các nghị phụ Công Đồng Vatican đã nói rõ trong Hiến chế Lumen Gentium rằng « Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân » (LG, 31). Bởi vậy « dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế,với lòng tin cậy mến sáng ngời, và nhất là với bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác, vì thế,họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo Thánh Ý Chúa Kitô, hầu ca tụng Ðấng Tạo Hóa và Ðấng Cứu Ðộ » (Ibid.). Đó là sứ mệnh riêng của giáo dân với Giáo Hội trong trần thế.
Còn đối với giáo sĩ, giáo dân nên mang kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp trần thế mình có mà giúp các ngài giải quyết và thực hiện những công việc một cách tốt đẹp hơn, nhất là những kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp mà ít vị trong các ngài có thể có, như các lãnh vực thủ tục hành chánh, quản trị tài chánh và cơ sở.
LỜI KẾT
Trao đổi với nhau về những kinh nghiệm làm việc trong giáo xứ để cộng tác tích cực và hiệu lực với giáo sĩ, tất cả chúng tôi, Gs Lê Đức Thông, Gs Vũ Kim Kỳ, các bạn khác và tôi, đều đã đi đến năm tôn chỉ vắn tắt sau đây:
• Giáo dân tôn kính chức thánh và quyền lãnh đạo của giáo sĩ,
• Tôn trọng các quyết định của ngài mà tích cực thực hiện,
• Chấp nhận cá tính của ngài mà cộng tác chân tình,
• Thành thực và kín đáo trao đổi các tin tức và cộng tác trong mọi công việc,
• Trung tín bảo vệ và liên đới che chở trong mọi khó khăn.
Chúng tôi đã rất vui mừng biết rằng nói ra được những điều trên đây là vì chúng tôi đã được học hỏi những điều đã được các nghị phụ Công Đồng Vatican II nêu ra trong Hiến Chế Lumen Gentium, đặc biệt là hai số 32 và 37 về « Địa vị của giáo dân trong lòng Dân Thiên Chúa » và về « Tương quan của giáo dân với hàng giáo phẩm », đặc biệt là hai câu sau đây:
« Trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội, không còn có sự hơn kém vì nguồn gốc hay dân tộc, vì địa vị xã hội hoặc vì nam nữ, bởi lẽ "không còn là người Do Thái hoặc Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ, vì anh em hết thảy đều là một trong Chúa Giêsu Kitô » (Gal 3,38, bản Hy Lạp; x. Col 3,11).
« Sự liên lạc mật thiết giữa giáo dân và chủ chăn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho Giáo Hội: thực vậy, nhờ sự liên lạc đó, giáo dân ý thức trách nhiệm mình một cách vững vàng hơn; lòng hăng say của họ được phát triển, và họ góp sức dễ dàng hơn vào công việc của các chủ chăn. Phần các chủ chăn, nhờ sự trợ lực kinh nghiệm của giáo dân, các ngài có thể phán đoán minh bạch và đúng đắn hơn về những vấn đề thiêng liêng cũng như trần thế; như vậy, toàn thể Giáo Hội được vững mạnh nhờ tất cả mọi chi thể, sẽ chu toàn hữu hiệu hơn sứ mệnh mình đối với sự sống của thế gian ».
Nhưng chúng tôi cũng ý thức rằng có những giáo dân dửng dưng và có những giáo dân chống đối giáo sĩ. Đó là một thực tại của Giáo Hội trần thế.
Paris, Chúa Nhật 24 tháng 07 năm 2011
Cập nhật ngày Chúa Nhật 24 tháng 07 năm 2016
Trần Văn Cảnh
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dòng Hương Giang
Tấn Đạt
20:23 29/07/2016
Ảnh của Tấn Đạt
Thương về xứ Huế con sông
Hương Giang vẫn lững lờ trông Ngự Bình.
(trích thơ của Lệnh Hồ Công Tử)