Ngày 30-07-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
My Seven-Minute-Homily, 18th Sunday in Ordinary Time year C, August 4th 2013
Father Great Rice
08:42 30/07/2013
My Seven-Minute-Homily, 18th Sunday in Ordinary Time year C, August 4th 2013

Eighteenth Sunday in Ordinary Time, Year C

Book of Ecclesiastes 1.2; 2. 21-23; Letter of St. Paul to the Colossians 3.1-5, 9-11

and Gospel of St. Luke 12. 13-21

The First Reading, the Book of Ecclesiastes teaches us a lot of common sense and is very realistic about living daily life. Today we hear about vanity, that is, about the uselessness of so many things in this life, especially stress and preoccupation about what will happen to us or what we can acquire and what we can do in our ordinary life. Any stress or preoccupation is really useless, vanity in the sense of this reading.

The second reading today, from the Letter of St. Paul to the Colossians, can provide a path through this when it tells us: Think of what is above, not of what is on earth. St. Paul offers us a full view of this life which has been redeemed by Jesus Christ, with the promise of full glory. St. Paul urges the Colossians to review their lives in Christ and to “seek the things that are above… not the thing that are on earth”. In the renewal, there is no longer Jew or Creek, circumcised and uncircumcised, slave and free. Life in Christ breaks through these barriers of divisions.

In today’s Gospel we are reminded that indeed there truly is something else that is infinitely more valuable, precious and enriching than the mere accumulation of wealth for our own pleasure and satisfaction. That something else is love of neighbor. Luke immediately follows today’s story of greed with two stories from Jesus. The first one teaches us to trust God to provide for our needs, and not worry about building barns and other storehouses. The second story focuses on almsgiving, the only treasure that cannot be stolen because almsgiving produces a treasure that is truly lodged in heaven. As one wise man said, Greed isolates us in our own private worlds, which we have built to protect ourselves from the material and spiritual needs of others. The key to avoiding the sin of vanity is to detach oneself from riches and their accumulation, simply by giving to the poor. This is the way to make ourselves rich toward God.

I would like to share with you a little bit about the meaning of rich toward God.

For one thing, to be rich toward God means to give thanks and praise to God for all the good things in life. What does the rich man do? Not a single word of thanks to God, who made the sun shine and the rain to fall (Mt 5:45) so that his land produced abundantly (Lk. 12:16).

Secondly, he is not rich toward God because he does not share with others the wealth God has given to him. God has given the earth to everyone, so that there might be bread enough for all. There are so many people starving in the global South not because God hates them and loves us, or because they are stupid and lazy and we are smart and hard-working, no: one reason they are starving is because we do not share our wealth with them as God intended. Those who do not share with the poor are not rich toward God; they are fools and God will demand back the lives he lent them and insist upon an account of their misspent wealth.

Inspired by the Gospel, Catechism of the Roman Catholic Church teaches us to love the poor because they are our brothers and sisters, they should be shared from the money, the material things, and from the possession we have. When we share with them what we have, we make ourselves rich before the eyes of God.

2446 St. John Chrysostom vigorously recalls this: "Not to enable the poor to share in our goods is to steal from them and deprive them of life. The goods we possess are not ours, but theirs." "The demands of justice must be satisfied first of all; that which is already due in justice is not to be offered as a gift of charity" When we attend to the needs of those in want, we give them what is theirs, not ours. More than performing works of mercy, we are paying a debt of justice.

2462 Giving alms to the poor is a witness to fraternal charity: it is also a work of justice pleasing to God.

2463 How can we not recognize Lazarus, the hungry beggar in the parable (cf. Lk. 17:19-31), in the multitude of human beings without bread, a roof or a place to stay? How can we fail to hear Jesus: "As you did it not to one of the least of these, you did it not to me" (Mt 25:45)?

Jesus reminds us: “Take care! Be on your guard against all kinds of greed; for one’s life does not consist in the abundance of possessions” (Lk. 12:15). Money and even life don’t belong to us at all, but to God, the Creator and the Master of the universe. Always remember that we are just a steward of God. When we give to others, we also return to God, the root and source of our life, so that he can continue to bless our land abundantly, to bless us with true and lasting happiness.

Yes, when we are rich toward God, and we share with others, we offer to God something so small and simple, like a loaf of bread or a cup of wine, and in his infinite generosity he gives us everything in return. He gives us himself in the Sacrament of his Body and Blood.

Father Great Rice

 
Tiền bạc : Ông chủ hay đầy tớ ?
LM. Đan Vinh
18:02 30/07/2013
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN C

Gv 1,2; 2,21-23 ; Cl 3,1-5.9-11 ; Lc 12,13-21

TIỀN BẠC : ÔNG CHỦ HAY ĐẦY TỚ ?

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 12,13-21

(13) Có người trong đám đông nói với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi”. (14) Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh ?” (15) Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam. Vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu”. (16) Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, (17) mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây ? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa màu ! (18) Rồi ông ta tự bảo: “Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. (19) Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: Hồn ta hỡi. Mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !”. (20) Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?” (21) Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa thì số phận cũng như thế đó”.

2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay gồm hai phần chính như sau:

- PHẦN THỨ NHẤT: Một anh thanh niên đến khiếu nại xin Đức Giê-su can thiệp để người anh phải chia gia tài cho anh ta. Nhưng Người từ chối, và nhân dịp này đã dạy mọi người phải tránh thói tham lam ích kỷ, cũng đừng trông cậy vào sự bảo đảm của tiền bạc cho tương lai cuộc đời mình.

- PHẦN THỨ HAI: Người kể ra dụ ngôn về một người giàu có chỉ lo thu tích của cải và làm giàu cho bản thân. Điều đó thật là dại khờ ! Vì chính lúc anh ta tưởng rằng tương lai cuộc đời của mình được của cải bảo đảm, để yên tâm nghỉ ngơi ăn uống và vui chơi thỏa thích, lại là lúc cái chết thình lình ập đến. Thế thì số tài sản của anh ta tích trữ kia sẽ về tay ai ? Cuối cùng Người kêu gọi người ta hãy lo làm giàu về thiêng liêng, để những của cải này sẽ có giá trị trước tòa phán xét sau này.

3. CHÚ THÍCH:

- C 13-15: + “Xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi”: Luật Mô-sê qui định: trong việc thừa kế, chỉ con trai mới được chia gia tài. Trưởng nam được hưởng trọn phần di sản về bất động sản như đất đai nhà cửa, và còn được gấp đôi phần động sản như tiền bạc, hoa màu... nữa (x. Đnl 21,17). Vậy có một người anh cả kia sau khi cha chết đã chiếm hết tài sản cha để lại và không chia cho người em phần nhỏ bé mà lẽ ra anh ta được hưởng. Thời Đức Giê-su người Do thái thường yêu cầu một luật sĩ đứng ra làm trọng tài khi có sự tranh chấp về Luật pháp. + Ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh ?: Tuy “là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán để xét xử kẻ sống và kẻ chết” (Cv 10,42), nhưng Đức Giê-su đã từ chối can thiệp về việc chia gia tài này, vì điều cấp bách mà Người sắp phải chu toàn là đi lên Giê-ru-sa-lem chịu khổ nạn, nên Người tránh mất thì giờ vào việc riêng cá nhân, vốn thuộc thẩm quyền của các đầu mục Do thái (x. Xh 2,14). + Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam...: Tuy từ chối can thiệp, nhưng Đức Giê-su không nhắm mắt làm ngơ. Người nhân cơ hội này giúp cho anh ta và những người hiện diện tránh lòng tham tiền bạc của cải và tránh trông cậy quá đáng vào sự bảo đảm của tiền bạc cho tương lai cuộc đời của mình.

- C 16-19: + Có một nhà phú hộ kia: Dụ ngôn cho thấy ông phú hộ đã thành công trong công việc làm ăn. Ông mở rộng thêm nhà kho để tích trữ thóc lúa dư thừa cho an toàn. + Ta sẽ nhủ lòng: đồng nghĩa với: “Tôi sẽ bảo hồn tôi”. Danh từ “hồn” có nghĩa là một con người sống động. + Cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !: Của cải vật chất đã tác động làm cho ông nhà giàu không những chi lo làm giàu, mà còn dẫn ông ta đến chỗ ăn chơi sa đọa và lười biếng làm việc bổn phận, đồng thời trông cậy số tài sản lớn lao đã tích trữ được kia sẽ bảo đảm cho tương lai cuộc đời của mình.

- C 20-21: + Đồ ngốc: Cựu ước dùng kiểu nói “ngốc, ngu dại” để ám chỉ những người chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa như lời Thánh vịnh đă viết: “Kẻ ngu si tự nhủ: Làm chi có Chúa Trời” (x. Tv 14,1). Người phú hộ này được coi là kẻ ngu dại, vì đã lãng quên Thiên Chúa, do quá bon chen về việc kiếm thêm của cải vật chất. + Nội đêm nay người ta sẽ đòi lại mạng ngươi: Có nghĩa là đêm nay Thiên Chúa sẽ gọi ngươi ra khỏi thế gian bằng cái chết. + Những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?: Thiên Chúa mới là chủ của sự sống và sự chết chứ không phải tiền bạc. Của cải trần gian không thể bảo đảm cho người ta được sống mãi mãi. Khi chết thì cả người anh giàu có khờ dại và đứa em nghèo khó tham lam đều không thể mang theo mình sang thế giới bên kia được. Như thế: Lòng tham lam và sự tích trữ của cải là một hành động khờ dại và vô ích ! + Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa thì số phận cũng như thế đó: Đức Giê-su nhắn nhủ về việc sử dụng của cải. Nếu dùng của cải để hưởng thụ một mình thì sẽ bị trắng tay khi giờ chết đến. Nhưng nếu dùng của cải để làm việc thiện, quảng đại chia sẻ cơm áo cho người nghèo đói, thì đó là một cách để làm giàu trước mặt Thiên Chúa và sẽ đem lại hạnh phúc vĩnh viễn cho mình ở đời sau (x. Lc 12,33; 18,22; 16,9; Mt 25,40).

4. CÂU HỎI: 1) Tại sao người em lại yêu cầu Đức Giê-su can thiệp để người anh chia gia tài cho mình ? 2) Đức Giê-su đã từ chối can thiệp về việc chia gia tài này vì lý do gì ? 3) Đức Giê-su đã khuyên bảo thế nào về thái độ phải có đối với tiền bạc của cải trần gian ? 4) Tại sao Đức Giê-su gọi kẻ chỉ biết thu tích của cải vật chất và quá trông cậy vào giá trị của đồng tiền là “đồ ngốc” ? 5) Người muốn các tín hữu phải sử dụng tiền bạc của cải trần gian thế nào cho có lợi ở đời sau ?

I. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó” (Lc 12,21).

2. CÂU CHUYỆN: TỪ “MỘT TÊN SÁT NHÂN” TRỞ THÀNH ÂN NHÂN CỦA THẾ GIỚI.

Cách đây khá lâu, vào một buổi sáng sớm, khi mở mấy tờ báo hằng ngày ra đọc, ON-PHIT NÔ-BƠN (Alfred Nobel) vô cùng sủng sốt khi nhìn thấy trên nhiều tờ báo hằng ngày được phát hành số lượng rất lớn, đã đồng loạt đưa tin về cái chết của ông với những hàng tít trên trang nhất, kèm theo những bài bình luận đầy ác cảm đối với ông. Họ dùng những từ có tính bôi nhọ, hạ nhục cá nhân ông như: “Nô-bơn, ông vua cốt mìn đã chết”, “Tên đồ tể Nô-bơn đã bị tiêu đời”, “Nô-bơn, một tên sát nhân đã chế tạo các thứ vũ khí giết người hàng loạt giờ đây không còn nữa !”... Sau đó dư luận mới té ngửa rằng: người chết không phải là Nô-bơn nhưng là người anh ruột có tên gần giống với ông. Mặc dù các tờ báo kia sau đó đã phải đính chính và xin lỗi về sự loan tin thất thiệt. Nhưng dù sao các bài bình luận đó cũng là một cú “sốc” đối với Nô-bơn. Nó đánh thức lương tâm khiến ông luôn suy nghĩ và tự hỏi: “Tại sao báo chí lại coi ta là một tên đồ tể giết người như vậy ? Tại sao dư luận lại tỏ ra ác cảm và thù hận ta như thế ? Tại sao chẳng thấy ai nói một lời an ủi thông cảm và lấy làm tiếc về cái chết của ta ?” Sau thời gian này, Nô-bơn đã quyết định phải biến đổi hình ảnh xấu trong dư luận đang có về mình. Ông đã nhờ luật sư lập tờ di chúc để trao tặng toàn bộ số tài sản kếch sù đang gửi trong ngân hàng, số tiền do ông kiếm được nhờ bán các phát minh khoa học về cốt mìn cho chính phủ. Từ đó mỗi năm một ủy ban quốc tế đã lấy ra số tiền lời, chia thành 5 phần thưởng có giá trị lớn để trao tặng cho những người có công về các lãnh vực: hòa bình, vật lý, hóa học, y học và văn chương. Nô-bơn đã thành công trong việc sử dụng tiền của vào việc tốt đẹp. Việc đó không những làm cho ông lấy lại quân bình về tinh thần, mà nó còn giúp ông biến đổi dư luận đang coi ông là “một tên đồ tể giết người”, công khai nhận ông là một vị đại ân nhân của nhân loại.

3. SUY NIỆM:

1) Phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam: Đó là lời dạy của Chúa Giê-su nhân có người yêu cầu Người can thiệp để người anh chia gia tài cho anh ta. Người từ chối khi trả lời: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh ?”. Sau đó, Đức Giê-su đã kể ra dụ ngôn về một nhà phú hộ đã lo làm giàu rồi lo hưởng thụ số tài sản kiếm được, để dạy cho mọi người phải tránh thói tham lam ích ký như sau:

-Thói tham lam: Lòng tham của nhà phú hộ biểu lộ qua sự tính toán làm giàu. Tính toán để làm tăng thêm lợi nhuận tiền bạc như sau: “Ta sẽ phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó”.

-Thói ích kỷ: Lẽ ra nhà phú hộ có thể làm được biết bao việc tốt cho tha nhân với số tài sản kếch sù của ông. Chẳng hạn: giúp đỡ những người nghèo khổ đang sống bên cạnh ông, tăng lương cho những người đang làm công cho ông; Đóng góp xây dựng trường học tại địa phương để trẻ em có nơi học hành tử tế; Góp phần tu bổ hội đường làng ông đang ở để nên khang trang xứng với việc thờ phượng hơn... Nhưng ông đã không nghĩ đến tha nhân mà chỉ quan tâm thỏa mãn các nhu cầu hưởng thụ ích kỷ, thể hiện qua quyết định như sau: “Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !”

2)“Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi…”:

Cách đây ít năm, một vị thừa sai tại Phi châu đã cho biết như sau: Có một số dân Phi châu hiện vẫn giữ tục lệ này là: Khi có người chết, trước khi liệm xác chết vào quan tài, họ lột bỏ tất cả y phục mà kẻ đó đang mặc rồi đem đi chôn. Tục lệ này nói lên sự thật này là: chúng ta sẽ rời bỏ thế gian mà không mang theo được bất cứ vật gì như tiền bạc châu báu và mọi vật dụng khác theo với mình! Thánh Phao-lô dạy: “Chúng ta không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được” (Tm 6,7). Đây cũng là ý mà Đức Giê-su muốn dạy trong Tin mừng hôm nay: Khi chúng ta chết thì cái ta cần đến không phải là những gì ta đã tích trữ được khi còn sống, mà chính là con người của ta đã được biến hóa như thế nào trong suốt cuộc sống ở trần gian.

Người ta không ngừng làm giàu, vì họ gán cho tiền bạc của cải một giá trị mà thực ra chúng không có như sau: Đồng tiền có sức mạnh vạn năng: “Có tiền mua tiên cũng được” hoặc “Kim ngân phá lề luật”. Đồng tiền là chúa tể mọi sự: “Đồng tiền là tiên là phật, là sức bật của lò xo, là sức đo của loài người, là tiếng cười của tuổi trẻ, là sức khỏe của người già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân của công lý, là đồng chí thật thân thương, là đồng hương rất thân cận, là thời vận để thanh xuân, là vui mừng và phấn khởi”… Nhưng thực ra họ đã lầm.

3)“Không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu”: Bao nhiêu người giàu có đã chết, cả khi chưa kịp “nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi cho đã”. Cho nên điều quan trọng là phải biết giá trị đích thực của tiền bạc của cải. Chúng chỉ có tương đối ở đời này và là ơn Chúa ban để ta sử dụng phục vụ Nước Chúa và tha nhân, hầu đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu đời sau. Vì chỉ có giá trị tương đối, nên ta sẽ không coi chúng là ông chủ, nhưng chỉ là đầy tớ của mình. Vì “Đông tiền sẽ là một đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu”.

4) “Hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời”: Đức Giê-su dạy ta biết phải làm gì đối với tiền bạc vật chất. Người nói: “Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,32-33). Làm theo lời Chúa dạy như thế là ta đang “lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa”. Những gì ta tích trữ dưới thế này sẽ không thể mang theo được khi chết, nhưng ta có thể biến đồng tiền vật chất ở đời này trở thành đồng tiền thiêng liêng có giá trị ở đời sau, bằng việc thực thi bác ái, chia sẻ cơm áo cho những người nghèo đói bệnh tật chung quanh chúng ta theo lời dạy của Đức Giê-su: “Hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, nơi trộm cắp không đào ngạch và lấy đi được” (Mt 6,20).

4. THẢO LUẬN: 1) Có hai cách sử dụng đồng tiền: Nếu dùng tiền cách ích kỷ thì ta sẽ bị mất sự sống ở đời sau. Ngược lại nếu dùng tiền của đời này một cách bác ái vị tha thì ta sẽ có sự sống vĩnh hằng. Vậy bạn quyết tâm sẽ dùng tiền bạc của bạn như thế nào ? 2) Bạn sẽ làm gì trong những ngày này để biến các đồng tiền vật chất trở thành loại đồng tiền thiêng liêng có giá trị sau khi chết ?

5. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Bài học Chúa dạy chúng con hôm nay là phải biết khôn ngoan sử dụng tiền bạc của cải mà Chúa đã ban cho chúng con. Trong thực tế những kẻ đang giàu lại muốn ngày một giàu thêm. Còn những kẻ nghèo mà có lòng tham thì “bao nhiêu cũng không vừa"! “Cái khó bó cái khôn” “Của vào nhà khó như gió vào nhà trống”: cảnh nghèo thật khổ lắm chắc Chúa đã quá rõ.

- LẠY CHÚA. Xin ban cho chúng con “mưa thuận gió hòa”, cho con người biết nghĩ tới nhau và biết chia sẻ cho nhau các nhu cầu cần thiết. Xin Chúa soi sáng cho người giàu biết thực hành Lời Chúa dạy hôm nay để lo làm giàu về phần thiêng liêng, bằng cách sẵn sàng quan tâm chia sẻ cơm áo vật chất cho người đói khổ bất hạnh. Xin cho người nghèo đừng chỉ miệt mài đi tìm kiếm tiền của như mục đích tối hậu hay như lẽ sống cuộc đời của mình. Xin cho mọi người chúng con biết thực hành theo Lời Chúa dạy: “Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các sự khác như ăn gì mặc gì thì Người sẽ thêm cho chúng con sau” (Mt 6,33).

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH – HHTM





 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Bế Mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ
LM. Phan Du Sinh dịch
16:02 30/07/2013
Anh em giám mục và linh mục,
Các bạn trẻ thân mến,


"Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ". Với những lời này, Đức Giêsu đang nói với mỗi một người chúng ta, Ngài nói rằng: "Quả là tuyệt vời khi tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, khi sống đức tin với người trẻ đến từ bốn phương trời, nhưng giờ đây các bạn phải ra đi, các bạn phải chuyển trao kinh nghiệm này cho người khác." Đức Giêsu đang mời gọi các bạn trở nên người môn đệ với một sứ vụ! Hôm nay, dưới ánh sáng Lời Chúa mà chúng ta đã nghe, đâu là điều Chúa nói với chúng ta? Có ba ý tưởng đơn giản: đi, đừng sợ và phục vụ.

1. Đi. Trong những ngày này tại Rio, các bạn đã có thể vui hưởng kinh nghiệm tuyệt vời của sự gặp gỡ với Đức Giêsu, gặp Ngài cùng với những người khác, và các bạn đã cảm được niềm vui của đức tin. Nhưng kinh nghiệm về sự gặp gỡ này không thể bị nhốt kỹ trong đời sống các bạn hay trong nhóm nhỏ của giáo xứ, phong trào hay cộng đoàn. Điều đó sẽ giống như ngăn cản oxy khỏi một ngọn lửa đang cháy mãnh liệt. Đức tin giống như một ngọn lửa sẽ cháy mạnh hơn nếu được chia sẻ và chuyển trao, để mọi người có thể biết, yêu mến và tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, Chúa của sự sống và lịch sử (x. Rm 10,9).

Tuy vậy hãy cẩn thận! Đức Giêsu đã không nói: "nếu bạn muốn, nếu bạn có giờ", nhưng: "hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ." Chia sẻ kinh nghiệm Đức tin, làm chứng cho Đức tin, loan báo Tin mừng: đó là một mệnh lệnh mà Chúa trao cho toàn thể Hội Thánh, và điều đó bao gồm các bạn; nhưng đó là một mệnh lệnh phát sinh không từ một ước muốn thống trị hay quyền lực nhưng từ sức mạnh của tình yêu, từ sự kiện là Đức Giêsu trước tiên đã đến giữa chúng ta và trao ban cho chúng ta, không phải một phần của Ngài, nhưng toàn thể con người của Ngài, Ngài trao ban cuộc sống của Ngài để cứu độ chúng ta và tỏ cho chúng ta tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Giêsu không đối xử với chúng ta như những nô lệ, nhưng như con người tự do, như bạn hữu, như anh em, chị em; và Ngài không chỉ sai chúng ta đi, Ngài đồng hành với chúng ta, Ngài luôn ở bên chúng ta trong sứ vụ tình yêu của chúng ta.

Đức Giêsu sai chúng ta đi đâu? Không có biên giới, không giới hạn: Ngài sai chúng ta đến với mọi người. Tin mừng là cho nọi người, không chỉ cho một vài người. Không chỉ cho những người có vẻ gần gũi với chúng ta, dễ đón nhận hơn, dễ đón tiếp hơn. Nó là cho mọi người. Đừng sợ đi và mang Đức Kitô đến mọi lãnh vực đời sống, tới ven rìa xã hội, cả đến cho những ai dường như xa nhất, dửng dưng nhất. Chúa tìm kiếm mọi người, Ngài muốn mọi người cảm nhận sự nồng ấm của lòng thương xót và tình yêu của Ngài.

Đặc biệt, tôi muốn mệnh lệnh của Đức Kitô: "Hãy đi" vang vọng trong các bạn, những người trẻ của Hội Thánh Châu Mỹ La Tinh, đang dấn thân trong sứ vụ của đại lục do các giám mục cổ võ. Brazil, Châu Mỹ La Tinh, toàn thể thế giới cần đến Đức Kitô! Thánh Phaolô nói: "Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng!" (1 Cr 9,16). Đại lục này đã đón nhận lời loan báo Tin mừng, lời đã đánh dấu lịch sử của nó và mang lại nhiều hoa trái. Giờ đây lời loan báo này cũng được phó thác cho các bạn, để nó có thể vang vọng với sức mạnh trẻ trung. Hội Thánh cần đến các bạn, lòng nhiệt thành, óc sáng tạo và niềm vui vốn là đặc điểm của các bạn. Một vị tông đồ lớn của Brazil, Chân phước José de Anchieta, bắt đầu lên đường sứ vụ khi 19 tuổi. Các bạn có biết dụng cụ tốt nhất để phúc âm hoá người trẻ không? Một người trẻ khác. Đó là lộ trình cần theo!

2. Đừng sợ. Một vài người có thể nghĩ: "Tôi không được chuẩn bị gì đặc biệt, làm sao tôi có thể đi và loan báo Tin mừng?" Các bạn thân mến của tôi, sự sợ hãi của các bạn không khác so với sự sợ hãi của Giê-rê-mi-a, một người trẻ giống như các bạn, khi ông được Thiên Chúa gọi để trở thành một ngôn sứ. Chúng ta vừa nghe lời của ông: "Ôi, lạy Thiên Chúa là Chúa thượng! con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói". Thiên Chúa nói với các bạn cùng một điều đã nói với Giê-rê-mi-a: "Đừng sợ... vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi " (Gr 1,7.8). Ngài ở với chúng ta!

"Đừng sợ!" Khi chúng ta đi loan báo Đức Kitô, chính Ngài đi trước chúng ta và hướng dẫn chúng ta. Khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Ngài đã hứa: "Thầy sẽ ở cùng anh em luôn mãi" (Mt 28,20). Và điều đó cũng đúng đối với chúng ta! Đức Giêsu không để chúng ta một mình, Ngài không bao giờ để chúng ta một mình! Ngài luôn đồng hành với chúng ta.

Và khi ấy, Đức Giêsu đã không nói: "Một trong anh em đi", nhưng "Tất cả anh em đi": chúng ta được sai đi chung với nhau. Các bạn trẻ thân mến, hãy ý thức tới sự đồng hành của toàn thể Hội Thánh và mầu nhiệm các thánh thông công trong sứ vụ này. Khi chúng ta đối diện các thách đố chung với nhau, thì chúng ta trở nên mạnh, chúng ta khám phá những nguồn lực mà chúng ta không biết chúng ta có. Đức Giêsu đã không kêu gọi các Tông đồ sống riêng rẽ, Ngài kêu gọi họ hợp thành một nhóm, một cộng đoàn. Tôi muốn nói với anh em, hỡi các linh mục thân mến đang đồng tế với tôi trong Thánh lễ này: anh em đã đến để đồng hành với các bạn trẻ của anh em, và điều đó thật tuyệt vời, khi kinh nghiệm Đức tin này với họ! Nhưng đó là một giai đoạn của hành trình. Hãy tiếp tục đồng hành với họ trong quảng đại và niềm vui, hãy giúp họ dấn thân tích cực trong Hội Thánh; đừng để họ cảm thấy cô độc!

3. Từ cuối cùng: phục vụ. Những từ mở đầu thánh vịnh mà chúng ta đã hát là: "Hãy hát mừng Chúa một bài ca mới" (Thánh vịnh 95,1). Bài ca mới này là gi? Nó không hệ tại những lời, nó không phải là một giai điệu, đó là bài ca của cuộc sống chúng ta, đó là để cho cuộc sống chúng ta nên đồng hình đồng dạng với cuộc sống của Đức Giêsu, đó là chia sẻ tình cảm, tư tưởng, hành động của Ngài. Và cuộc sống của Đức Giêsu là một cuộc sống cho người khác. Đó là một cuộc sống phục vụ.

Trong bài đọc 2 hôm nay, thánh Phaolô nói: "tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người" (1 Cr 9,19). Để loan báo Đức Giêsu, Phaolô đã biến mình thành "một nô lệ cho mọi người". Phúc âm hoá có nghĩa là làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, đó là vượt lên khỏi tính ích kỷ, đó là phục vụ bằng cách cúi xuống rửa chân cho anh em, như Đức Giêsu đã làm.

Đi, đừng sợ, và phục vụ. Nếu các bạn đi theo ba ý tưởng đó, các bạn sẽ có kinh nghiệm rằng ai loan báo Tin mừng, ai chuyển trao niềm vui Đức tin sẽ nhận được niềm vui. Các bạn trẻ thân mến, khi các bạn về lại nhà, đừng sợ sống quảng đại với Đức Kitô, làm chứng cho Tin mừng của Ngài. Trong bài đọc thứ nhất, khi Thiên Chúa sai ngôn sứ Giê-rê-mi-a, Ngài ban cho ông quyền năng "để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng" (1,10). Điều đó cũng đúng đối với các bạn. Đem Tin mừng là đem quyền năng Thiên Chúa để nhổ và để lật sự dữ và bạo lực, để huỷ, để phá những hàng rào của tính ích kỷ, bất khoan dung và hận thù, để xây một thế giới mới. Đức Giêsu Kitô hy vọng nơi các bạn! Hội Thánh hy vọng nơi các bạn! Giáo hoàng hy vọng nơi các bạn! Nguyện xin Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu và Mẹ chúng ta, luôn đồng hành với các bạn với sự dịu dàng của ngài: " Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ". Amen.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Tin Giáo Hội Việt Nam
VietCatholic Network
03:18 30/07/2013

 
Tin Giáo Hội Việt Nam 24/7 - 30/7/2013
Vietcatholic
09:34 30/07/2013
'>TV-Video Tin Tức Thời Sự GHCGVN Tuần thứ 16
1. Tin GP Sàigòn
Giáo xứ Tân Hưng: “Ngày Báo Hiếu” lần thứ 18
Lúc 09g00 Chúa Nhật, ngày 21/7/2013, giáo xứ Tân Hưng đã long trọng tổ chức “Ngày Báo Hiếu” lần thứ 18, để giáo xứ và con cháu mừng thọ (70 tuổi) một cụ bà và một cụ ông, mừng thượng thọ (80 tuổi) một cụ bà và mừng thượng thượng thọ (90 tuổi) một cụ ông. Bên cạnh đó, giáo xứ còn mừng thọ 37 cụ từ 80 tuổi trở lên, cũng như cầu nguyện cho 31 bệnh nhân trong giáo xứ. Nhân dịp này, giáo xứ cũng chúc mừng Ngân khánh hôn phối (25 năm) cho 8 gia đình trong giáo xứ.
Thay mặt Hội đồng Mục vụ giáo xứ, Ông Giuse Nguyễn Văn Khang - Chủ tịch HĐMV giáo xứ chân thành cầu chúc quý cụ, cũng như các gia đình kỷ niệm Ngân khánh hôn phối luôn trông cậy vào sự quan phòng của Thiên Chúa, để dù cuộc sống có nhiều gian truân cùng với những nếp nhăn trên người theo năm tháng, nhưng hạnh phúc gia đình vẫn là mãi mãi, vì luôn có Chúa hiện diện.
Đồng thời, để tỏ lòng hiếu thảo đối với vị cha chung của giáo xứ, Ông Phanxicô Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Ban Xã hội, thay mặt cộng đoàn tặng Cha chánh xứ Phêrô Nguyễn Văn Thiềm lẵng hoa tươi thắm.
Trước nghi thức làm phép bánh, Cha chánh xứ nhắn nhủ cộng đoàn: Tấm bánh biểu tượng cho sự ấm no. Vì thế, chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho nhau, cho các gia đình luôn ấm no hạnh phúc. Đồng thời, những người làm con làm cháu phải có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Lòng hiếu thảo đó phải được bày tỏ qua sự ngoan ngoãn và vâng phục: “Hỡi con, hãy giữ lấy lời huấn dụ của cha, và đừng ruồng bỏ giáo huấn của mẹ.... Chúng sẽ hướng dẫn con khi con đi, canh giữ con khi con nằm, và khi con thức dậy, chúng chuyện trò với con” (Cn 6,20-22).
Sau đó, cha chánh xứ trao giấy chứng nhận và quà mừng cho từng gia đình. Nhân dịp này, các con cháu cũng lên tặng hoa mừng thọ ông bà, chúc mừng cha mẹ và chụp hình lưu niệm chung với cha chánh xứ.
Đối với quý cụ cao niên, cha chánh xứ tận tình đến gặp từng cụ để trao món quà nghĩa tình của cộng đoàn giáo xứ. Cùng lúc các con cháu lên vây quanh quý cụ để tặng hoa và chụp hình lưu niệm.
Nghi thức diễn ra tuy giản đơn nhưng thật nghĩa tình, khiến nhiều cụ cảm động rơi nước mắt.
Con người sinh ra và lớn lên, luôn mong có được “ngũ phúc”, đó là: Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh, nhưng mong muốn nhất vẫn là “trường thọ”. Trong niềm hạnh phúc của tuổi già, Cụ Vinh Sơn Đặng Văn Thi (90 tuổi) đã luôn sống lời Chúa, bỏ ý riêng mình vì con cháu và luôn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.
Ông Giacôbê Nguyễn Văn Binh - Trưởng Ban Văn hóa Giáo dục cho biết: Cách đây 19 năm, ngày 20/3/1994, cha chánh xứ đã thành lập Ban Văn hóa Giáo và Ban Xã hội. Từ đó đến nay, hai ban này đã hoạt động rất hiệu quả, không những lo việc xã hội, chăm lo đời sống của từng người và từng gia đình trong giáo xứ, mà còn chú tâm cả đến việc giáo dục đức tin và văn hóa cho con cháu, đặc biệt là việc giáo dục lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, phát xuất từ lòng biết ơn đối với những bậc đã cộng tác với Thiên Chúa thông truyền cho mình sự sống, cũng như đã chăm lo nuôi dưỡng và giáo dục mình nên người, như lời Kinh Thánh dạy: “Hãy hết lòng tôn trọng cha con và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ cha mẹ, con mới sinh ra. Làm sao con báo đền được điều cha mẹ cho con?”
2. Tin GP Vĩnh Long
Ngày Họp Mặt Tình Nguyện Viên Caritas Giáo Phận Vĩnh Long năm 2013
Hôm nay ngày 19 tháng 7, Caritas Vĩnh Long tổ chức ngày họp mặt tình nguyện viên Caritas Giáo phận. Với sự tham dự của 130 Anh Chị đến từ 52 họ đạo. Mục đích nhằm mở rộng những hoạt động Bác ái đến nhiều họ đạo cùng với những mảng mới mẻ, như: Bảo vệ Sự sống, Khuyết tật, hoặc cách Ứng xử với người có H.
Chính trong mục đích nầy, chủ đề được chọn cho lần họp mặt: "NỐI VÒNG TAY YÊU THƯƠNG". Thật vậy, công việc Bác ái sẽ không đến với những đối tượng cần được phục vụ nếu không có nhiều người cộng tác. Nhiều cánh tay hợp lực sẽ làm cho vòng tay được mở rộng thêm.
Đặc biệt, trong lần họp mặt nầy có bài thuyết trình của Thạc sỹ Phan Thanh Yến Thảo (chuyên viên HIV) trình bày đề tài: "Chống kỳ thị & Phân biệt đối xử với người có HIV". Sau bài thuyết trình nhiều thắc mắc được đặt ra và các học viên đã được giải đáp thỏa đáng. Tiếp theo, phần trình bày về những hoạt động HIV trong Giáo phận do Dì Hoa MTG Cái Mơn phụ trách.
Thánh lễ trung tâm của ngày họp mặt do cha Trưởng Ban chủ tế cùng với một số cha phụ trách Bác Ái Hạt.
Ban chiều cha Tađêô Don trình bày hoạt động Bảo vệ Sự sống cùng cha Giuse Trần Ngọc Xưa và Thầy Miace Nguyễn Khắc Phục. Chương trình nầy Caritas VL mới thực hiện hơn 6 tháng nay. Một lãnh vực khác cũng rất mới mẻ đối với Ban, mảng Khuyết tật do Dì Phượng trình bày.
Kết thúc ngày làm việc, các học viên đã đóng góp nhiều ý kiến, nhận định qua bảng lượng giá.
3. Tin GP Xuân Lộc
Ngày gặp gỡ các giáo viên và sinh viên toàn giáo phận tại Gx. Thái Hòa
Hơn 300 thầy cô giáo và sinh của Giáo phận Xuân Lộc đã về Giáo xứ Thái Hòa, hạt Hòa Thanh tham dự ngày gặp gỡ, giao lưu và cầu nguyện cho năm học mới 2013 – 2013 trong ngày Chủ Nhật 21/7/2013.
Luôn quan tâm đến các Thầy cô giáo, thành phần trí thức của Giáo phận, hàng năm Giáo phận tổ chức ngày tĩnh tâm dành riêng cho các giáo viên tại Tòa giám mục Xuân Lộc. Năm nay, Ban Giáo dục Ki-tô giáo dành thêm một ngày để gặp gỡ, giao lưu giữa các Giáo viên và Sinh viên. Trong ngày gặp gỡ này, các giáo viên và sinh viên cùng nhau chia sẻ chủ đề : “Tin và làm chứng về Đức Giê-su trong nhà trường”.
Sau phần khai mạc và văn nghệ chào mừng, các giáo viên được Thầy Giuse Nguyễn Năng Thể chia sẻ về niềm tin của người Ki-tô hữu, những hoảng niềm tin, những lối sống đi ngược với đức tin cuả mình... một đề tài sát sườn với chủ đề Năm Đức Tin này. Bên cạnh đó, nhóm các bạn trẻ sinh viên cũng được chia sẻ về : Đức tin trong Giáo Hội ngày nay do Dì Têrêsa Ngọc Lễ Dòng Đa Minh Thánh Tâm. Những giây phút sôi nổi nhất là giờ thảo luận của các thầy cô giáo và sinh viên, qua đó mỗi người cùng nhìn lại đời sống chứng tá của mình trong môi trường học đường để rồi từ đó từng người sẽ có những cố gắng, những quyết tâm giúp ngọn lửa đức tin bùng cháy trong môi trường sống của mình.
Thời gian giao lưu gặp gỡ tuy không nhiều, nhưng cũng đủ hun nóng lên ngọn lửa Ki-tô hữu trong từng người, giúp mỗi người ý thức hơn vai trò làm chứng của mình trong nhà trường. Dù không rao giàng bằng những bài học cụ thể nhưng những chứng tá đức tin của quý thầy cô và các bạn sinh viên trong các ngôi trường sẽ là những lời rao giảng sống động nhất về Đức Giê-su Ki-tô.
4. Tin GP Sàigòn
Gx Thánh Mẫu giã từ Cha Antôn Vũ Ngọc Đăng về nhà hưu
Sau 7 năm tận tâm phục vụ trong vai trò Linh mục chánh xứ tại giáo xứ Thánh Mẫu, được sự chấp thuận của Đức Giám Mục, cha Antôn Vũ Ngọc Đăng đã giã từ đoàn chiên Thánh Mẫu để bắt đầu thời gian nghỉ hưu theo giáo luật khi đã bước vào tuổi 75.
Sáng thứ năm ngày 18/7/2013, dưới sự chứng kiến của Cha Hạt trưởng giáo hạt Phan Thiết và Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Thánh Mẫu, cha Antôn đã chính thức bàn giao giáo xứ cho cha Phó Phêrô Lê Anh Tuấn. Tiếp đó, trong giờ Chầu Thánh Thể long trọng, toàn thể giáo xứ Thánh Mẫu hiệp cùng với cha Antôn tạ ơn vì muôn ân huệ Thiên Chúa đã ban cho cha và giáo xứ trong 7 năm qua (4/4/2006 – 18/7/2013). Cộng đoàn hiệp lời cầu nguyện để sau 47 tận tâm phục vụ dân Chúa, cha Antôn có được những ngày an dưỡng tuổi già trong niềm vui và an bình.
Ông Lu-y Vĩnh, Chủ tịch HĐMV, với giọng xúc động, thay mặt giáo xứ Thánh Mẫu dâng tâm tình tri ân lên Cha Antôn. Từng người lớn nhỏ trong giáo xứ Thánh Mẫu đều cảm nhận được tình cảm sâu đậm của cha Antôn đối với đoàn chiên. Trong vai trò mục tử chính của giáo xứ đã được Đức Giám Mục địa phận cắt cử, 7 năm qua, cha Antôn luôn chu toàn công việc mục vụ cho cộng đoàn qua việc nhiệt tâm thực hiện các nhiệm vụ: giáo huấn, thánh hóa, hướng dẫn cộng đoàn với sự cộng tác của Hội đồng Mục vụ, các nữ tu Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, các ban ngành. Cách riêng là trong 1 tháng vừa qua với cha phụ tá Phêrô. Luôn tâm niệm và ý thức linh mục Chánh xứ là cộng tác viên của Đức Giám Mục, nói mạnh như Hiến chế Lumen gentium: Linh mục là dụng cụ của Đức Giám Mục trong việc phục vụ dân Chúa (số 28) nên cha Antôn đã không quản ngại “dốc sức lao động” trên cánh đồng truyền giáo Thánh Mẫu. Thành quả cha Antôn và giáo xứ đạt được trong 7 năm là: 204 tân tòng gia nhập đạo Công Giáo; Thành lập Huynh Đoàn Phaolô (gồm tất cả các tân tòng) vào tháng 5/2006, nay đã có tới 215 đoàn viên; các đoàn thể khác đều hoạt động sôi nổi như Hướng đạo, Giới Gia trưởng, Giới hiền mẫu, Ca Đoàn, Thiếu Nhi Thánh Thể, Lêgiô Marie .v.v. Cha Antôn cũng thường xuyên đến thăm viếng, an ủi những gia đình có người già, bệnh tật, neo đơn. Dù trời mưa hay sáng tối, cha Antôn luôn sẵn sàng khi có người đến xin xức dầu cho người thân ở các bệnh viện.
Như ngọn nến phải bị đốt tan chảy thì mới cho ánh sáng, cũng thế, cha Antôn cũng đang tan chảy từng giờ những giọt sáp cuối cùng cho các giáo dân của mình bằng lời cầu nguyện âm thầm. Xin cho cha an hưởng tuổi già của mình trong niềm vui và an bình sau gần ½ thế kỉ tận tâm phục vụ Chúa và Giáo Hội.
5. Tin GP Đà Lạt
Lễ Bổ Nhiệm Cha Phêrô Mai Vinh Sơn – Tân Quản Xứ Thánh Tâm Lộc Phát – Giáo Hạt Bảo Lộc
Sáng ngày 16/7/2013, Giáo xứ Thánh Tâm- Lộc Phát hân hoan đón Đức Cha Antôn, Cha Tổng Đại diện và các Cha trong Giáo phận, đến dâng Thánh lễ tạ ơn và bổ nhiệm Cha Phêrô Mai Vinh Sơn làm Tân Quản xứ.
Giáo xứ Thánh Tâm - Lộc Phát hình thành từ cuối năm 1954, đã qua 5 đời Linh Mục Quản xứ: Cha Giuse Hoàng Y, Cha Giuse Nguyễn Đức Tụng. Sau tháng 4/1975, Tòa GM bổ nhiệm Cha Gioan Baotixita Trần Thái Huân làm Quản xứ. Năm 1978, Cha Cố Phêrô Hoàng Ngọc Dao (+ 22/4/2005) về thay Cha GB Huân và từ năm 1993 Cha Giuse Vũ Đình Tân làm Cha xứ và gần đây, Cha giuse đã xin nghỉ hưu được Đức Cha Antôn chấp thuận và Ngài về nhà hưu dưỡng giáo phận ngày 10/7/2013.
Với truyền thống Công Giáo sâu xa, Giáo xứ Thánh Tâm không bao giờ vắng bóng chủ chăn, Đức Cha đã bổ nhiệm Cha Phêrô Mai Vinh Sơn làm Cha Quản xứ thứ 6 của Giáo xứ.
Ngỏ lời đầu Thánh lễ, Đức Cha Antôn cảm ơn các Cha Quản xứ tiền nhiệm cùng các Cha phụ tá, đã liên tục chăm sóc đoàn dân Chúa nơi đây, để Giáo xứ không ngừng phát triển về mọi mặt. Tiếp đó Đức Cha giới thiệu Cha Quản xứ mới với cộng đoàn:
Cha Phêrô Mai Vinh Sơn 44 tuổi, thụ phong Linh mục năm 2000, nguyên là Cha phó Nhà Thờ Chính Tòa, sau đó đi tu học ở Rôma về môn Phụng vụ. Khi trở về Giáo phận, làm Cha phó Giáo xứ Tân Thanh cho đến nay.
Các nghi thức diễn nghĩa trong lễ bổ nhiệm Cha Quản xứ nói lên vai trò quan trọng của vị Chủ chăn trong Hội Thánh: Việc nhận lãnh chìa khóa nhà thờ và kéo chuông diễn tả việc quản lý Giáo xứ và mời gọi cộng đoàn đến với Chúa; việc tuyên xưng đức tin và lặp lại lời tuyên hứa khi chịu chức LM diễn tả lòng trung thành và vâng phục của Cha Quản xứ đối với chân lý Phúc Âm, giáo huấn của Giáo Hội và Đấng kế vị các Thánh Tông Đồ. Việc công bố Tin Mừng nói lên nhiệm vụ rao giảng, ngồi ghế chủ tọa diễn tả nhiệm vụ lãnh đạo cộng đoàn; nhận giếng rửa tội và tòa giải tội nói lên nhiệm vụ Thánh hóa Dân Chúa. Việc mở cửa Nhà Tạm và chạm đến bình đựng Mình Thánh Chúa nhắc nhở Bí tích Thánh Thể phải là trung tâm điểm đời phục vụ của vị Chủ chăn.
Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí thật trang nghiêm và sốt sáng, với sự chuẩn bị chu đáo của mọi thành phần trong Giáo xứ Thánh Tâm, - Lộc Phát, mặc dù trời mưa. Điều đó nói lên lòng yêu mến của cộng đoàn Giáo xứ Thánh Tâm đối với các vị chủ chăn từ trước đến nay, cũng như đối với Cha Phêrô Mai Vinh Sơn từ ngày hôm nay.
Đó là dấu chỉ của sự hiệp nhất yêu thương, cùng nhau xây dựng gia đình Hội Thánh địa phương mỗi ngày một vững mạnh và phát triển hơn.
6. Tin GP Vinh
Bế mạc Khóa tĩnh huấn Cursillo Vinh: Nỗ lực lan tỏa Tin mừng trên quê hương
Chúng tôi may mắn được theo chân Đức Tân Giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên tham dự ngày bế mạc khóa tĩnh huấn Cursillo Vinh tại linh địa thánh Antôn Trại Gáo.
Sự nghiêm túc ngay từ phút ban đầu biến dần thành cảm phục trong tôi là nhận xét đầu tiên về khóa tĩnh huấn này. Nghiêm túc từ việc tác nghiệp ghi hình, nghiêm túc trong đi lại và giao thiệp, tiếp xúc, đặc biệt với người khác giới.... Bao trùm là bầu khí thinh lặng và thấm đượm màu sắc linh thiêng để một mình đối diện với Chúa và đối thoại với Ngài.
Trở lại lược sử phong trào, năm 2013 này đánh dấu năm thứ 8 Cursillo hiện diện tại Vinh. Đó cũng là khoảng thời gian đánh dấu sự trở lại của phong trào Tông đồ giáo dân này tại Việt Nam mặc dù có lịch sử từ 1967 nơi các giáo phận Miền Nam. Kể ra cũng thật lạ, khi mảnh đất Nghệ An nơi miền Trung nắng gió này lại vinh dự khởi đầu cho một giai đoạn mới. Bước đi đầu tiên này chứng kiến những nỗ lực của linh mục Gioan Nguyễn Hồng Pháp, giáo sư Đại Chủng viện Vinh Thanh và một số Cursillista hải ngoại gốc Vinh. Cursillo Vinh thành lập từ năm 2006 và đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ, góp phần làm giàu thêm kho tàng linh đạo của người tín hữu trong giáo phận nhà.
Trao đổi với ông Phêrô Nguyễn Trung Hậu, Trưởng ban điều hành, ông cho biết kỳ tĩnh huấn tiến hành từ ngày 18-20/3/2013 dành riêng cho khoảng 60 nữ tham dự viên từ nhiều giáo xứ ở Nghệ An. Đồng hành với chị em là linh mục Phêrô Hoàng Xuân Nghiêm đến từ Mỹ, ông Tôma Nguyễn Văn Bội (Úc), các thành viên trong Ban điều hành Cursillo Vinh. Một thành phần không thể thiếu là các thiện nguyện viên phục vụ là chị em đến từ nhiều giáo phận trong cả nước: Đà Nẵng, Sài Gòn, Buôn Ma Thuột… và nước Úc xa xôi. Cha đồng hành và quý anh chị em hiện diện bằng cả tâm hồn, con tim và nhiệt huyết hi sinh vô vị lợi để nước Chúa hiển trị nơi tha nhân.
Tinh thần hoạt động của quý thành viên Cursillo đã được khắc họa một cách cụ thể trong bài chia sẻ Tin mừng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên ngay tại thánh lễ. Bài giảng đã lược qua vài nét lịch sử về phong trào. Cursillo bắt nguồn từ đảo Mallorca, nước Tây Ban Nha khoảng cuối 1940 và sau đó phát triển thêm lên thành một phong trào vững mạnh. Thông qua đó, Ngài thêm một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng giá trị tích cực của phong trào đối với đời sống người tín hữu trong việc đem lại hy vọng cho thế giới.
Cho dù những chông gai trước mặt thì phong trào luôn được Chúa che chở, phù trì. Mặc dù sau thời điểm 1975, tưởng chừng Cursillo chấm dứt hoạt động tại Việt Nam vĩnh viễn thì giờ đây, phong trào đã hồi sinh mạnh mẽ với việc hiện diện tại 11/26 giáo phận, hơn 2140 thành viên (Thống kê ngày 31/12/2012). Đại diện giáo phận, Đức Cha Phêrô cũng cầu chúc cho phong trào ngày càng phát triển, thu được những kết quả tích cực về phương diện loan báo Tin mừng. Đức Tân Giám mục cũng hy vọng phong trào sẽ được nhân rộng ở những đơn vị xứ đạo, họ đạo khác, đặc biệt tại Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Nói riêng với chúng tôi sau thánh lễ, Đức Cha Phêrô nhận định rằng Ngài đã chứng kiến nhiều thành viên biến đổi lớn lao sau kỳ tĩnh huấn. Quả thực, những gì mà chúng tôi chứng kiến cũng dễ dàng xác nhận điều này. Được tổ chức chu đáo và nghiêm túc, dựa vào tác động của Thánh Linh để tìm hiểu Chúa Kitô và nhất là mục tiêu không hài lòng với tình trạng đạo đức lưng chừng, các tham dự viên sẽ trở nên tích cực nếu như cảm nhận được lòng Chúa yêu thương và hăng hái, nhiệt tình phụng sự.
Mang trong mình bức thông điệp: “Dùng Tin mừng làm dậy men các môi trường”, sự cố gắng học hỏi, tìm kiếm thánh ý Chúa để mang ra thực hành đã và đang giúp cho Phong trào Cursillo xác lập thế đứng vững chắc trong việc đưa ra những con đường hướng tới việc nên thánh của người giáo dân Vinh hôm nay.
7. Tin GP Lang Sơn
Thi giáo lý tại giáo xứ Lộc Bình , Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng
Để tăng cường tinh thần hăng say học hỏi Giáo lý, tạo tinh thần đoàn kết chia sẻ và giao lưu học hỏi, sáng Chúa Nhật ngày 21 tháng 07 năm 2013, Giáo xứ Lộc Bình lần đầu tiên tổ chức thi Giáo lý hè cho các em thiếu nhi. Đây là sáng kiến và dưới sự hướng dẫn của Cha chính xứ Giuse, Hội đồng mục vụ các Thầy, nhằm chuẩn bị tinh thần cho các em sẵn sàng tham dự kỳ thi giáo lý của Giáo phận.
Trong kỳ thi đợi này có 3 đơn vị thuộc giáo xứ Lộc Bình tham dự: Giáo xứ Lộc Bình, Giáo xứ Bản Quấn và Giáo họ Đình lập.
Bắt đầu ngày thi lồng trongThánh lễ Chúa Nhật do Cha xứ Giuse Nguyễn Tiến Đức chủ sự để cầu nguyện cho các bạn trẻ luôn biết đến với Chúa qua Lời của Ngài, học hỏi Lời Ngài trong các bài Giáo lý.
Chương trình đã diễn ra thật vui tươi và sôi nổi trong tinh thần học hỏi. Sau những giây phút thi đua so tài, giải nhất đã thuộc về bạn Anna Hương, Giáo họ Đình Lập, giải nhì thuộc về bạn Maria Vân ,Giáo xứ Lộc Bình và bạn Têrêsa Loan, Giáo xứ Bản Quấn đoạt giải ba.
Cuộc thi đã diễn ra thật tốt đẹp, giúp xóa bỏ những rào cản, ngăn cách giữa các địa phương và hướng đến sự đoàn kết, giao lưu học hỏi, tạo thêm tinh thần tự tin và cũng để cách bạn trẻ trong Giáo xứ Lộc Bình có những chuẩn bị tốt nhất khi tham gia kỳ thi Giáo lý thường niên của Giáo phận.
Kết thúc buổi sinh hoạt là phần trao phần thưởng, sau đó là bữa cơm trưa thật ngon miệng do hội Hiền mẫu đảm nhận nấu và do sự đóng góp của một số người trong Giáo xứ Lộc Bình.
8. Tin GP Phan Thiết
Giáo xứ Quảng thuận hân hoan chào đón Tân Linh Mục Anrê Ngô Minh Tâm .
Cha Anrê Ngô Minh Tâm sinh ngày 22 tháng 12 năm 1979
Tại thôn La Vang- Giáo xứ Quảng Thuận, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
- Từ năm 1988- 2004: Là chủng sinh ngoại trú (Lớp I ) Giáo phận Nha Trang và học Đại học Ngoại ngữ,
- Năm 2004, được cử đi du học tại Đại Chủng viện thánh Gioan-Maria Vianey tại Pháp.
- Đến tháng 06/ 2011, thầy Tâm hoàn thành chương trình học tại Đại chủng viện.
- Từ năm 2011-2012: Thầy giúp việc tại Tòa giám mục Chambery.
- Ngày 24/6/2012: Thầy được phong chức Phó tế tại nhà thờ Chánh tòa Chambery bởi Đức Tổng Giám mục Philip Ballot.
- Từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013: Thầy Giúp xứ tại giáo xứ Coznin thuộc giáo phận Chambery.
- Ngày 23 tháng 6 năm 2013, tại Nhà thờ Chính tòa Moutiers, Nước Pháp, Đức Cha Philip Ballot, Tổng Giám mục Giáo phận Chambéry, Giám mục Maurienne và Tarantaise đã truyền chức Linh mục cho Thầy phó tế Anrê Ngô Minh Tâm . Dịp nầy có Lm Nghĩa Phụ Giuse Võ Quý, thân mẫu và anh trai của Cha sang Pháp dự lễ
- Cha Anrê Ngô Minh Tâm nay đã được bổ nhiệm làm Cha phó xứ- giáo xứ chính tòa Moutiers.
Cộng đoàn giáo xứ hân hoan và sốt sắng cùng ngài dâng lễ tạ ơn Chúa. Sau thánh lễ là tiệc mừng tại sân nhà xứ.
Xin cầu nguyện cho các Tân Linh mục, được noi gương theo Thầy Chí Thánh là Đức Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm, Linh Mục mẫu mực cho tất cả mọi linh mục, để các ngài luôn quyết tâm trung thành với sứ vụ mình cho đến cùng. Xin Chúa cho quý Cha cứ bước mãi, cứ tiến mãi một cách quảng đại, hân hoan và bình an.
Như tấm bánh càng bẻ ra lại càng nhân thêm mãi.
Như rượu thật càng để lâu càng thơm ngon.
Như hy lễ vét cạn đời mình cho Chúa và cho mọi người
Như tình yêu của trái tim Giêsu luôn thổn thức vì nhân loại…
9. Tin GP Thái Bình
Đức Cha Phêrô cắt băng khánh thành tháp chuông và làm phép bàn thờ Giáo họ Biên Hải – xứ Nam Biên
Cộng đoàn Giáo họ Biên Hải hân hoan đón chào Đức Cha Phêrô – Chủ chăn Giáo phận – về cắt băng khánh thành tháp chuông và làm phép bàn thờ mới.
Giáo họ Biên Hải nằm trên địa bàn xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, cách cửa Biển khoảng 4km về phía Tây Bắc. Đây là vùng đất bồi của sông Hồng và biển Đông. Sau biến cố năm 1954, Giáo họ hầu như bị xóa sổ. Đến năm 2003, Giáo họ Biên Hải mới chính thức được tái thành lập dưới sự coi sóc của cha Giuse Nguyễn Thuân. Giáo dân nơi đây chủ yếu là người gốc Giáo xứ Cao Mại và Trung Đồng, chuyên làm nghề chài lưới. Hiện nay Giáo họ có khoảng 22 gia đình với 108 nhân danh.
Nghi thức cắt băng khánh thành diễn ra vào lúc 8h30’. Cùng cắt băng với Đức Cha Phêrô, còn có cha Augustino. Phạm Quang Tường – Quản hạt Tiền Hải, cha Giuse Nguyễn Thuân – Chánh xứ Nam Biên. Đến chung chia niềm vui với bà con trong giáo họ, còn có quý cha trong giáo hạt, quý cha khách hải ngoại và miền Nam, quý cơ quan chính quyền địa phương, quý khách tôn giáo bạn và khá đông bà con giáo dân đến từ liên xứ Đông Phú và Nam Biên.
Được biết, việc xây dựng tháp chuông là mơ ước từ lâu của cộng đoàn dân Chúa nơi đây. Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế còn hạn chế, nên sau nhiều nỗ lực của cả chủ chăn và đoàn chiên, cùng với sự chung tay góp sức của quý ân nhân cả hai miền Nam - Bắc và hải ngoại, hôm nay, tháp chuông của Giáo họ với chiều cao khoảng 30m đã chính thức được khánh thành. Niềm vui đó lại được nhân lên, khi giáo họ có được một Bàn thờ mới với chiều rộng 1,2m và dài 2,5m.
Trong bài giảng, Đức Cha dựa vào lời Chúa trong Chúa Nhật XVI thường niên để nói lên sự cần thiết của việc cầu nguyện. Ngài chia sẻ: “Anh chị em thân mến! Đã là người Công Giáo, không phân biệt Giám mục, Linh mục, Tu sĩ hay Giáo dân, nếu không có sự kết hợp với Chúa thì cuộc sống của họ sẽ ngày càng xa Chúa xa Giáo Hội. Theo khoa học, cầu nguyện giúp cho bộ não của chúng ta củng cố trí nhớ và có thể chữa được nhiều bệnh tật. Đặc biệt, làm cho chúng ta có lòng vị tha, lòng bác ái với người khác. Vì thế, Chúa Giêsu và Giáo lý của Giáo Hội dạy chúng ta về sự khẩn thiết của việc cầu nguyện. Chính Chúa Giêsu cũng thường xuyên cầu nguyện. Như vậy, chỉ có cầu nguyện chúng ta mới có sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa…”.
Sau bài giảng là nghi thức làm phép Bàn thờ mới. Chứng kiến giây phút lịch sử này, những người tín hữu trong giáo họ không khỏi bùi ngùi, xúc động. Những làn hương trầm nghi ngút tỏa bay mang theo lời cầu nguyện của cộng đoàn dâng lên trước thiên nhan Đấng Tối Cao. Kể từ nay, của lễ của cộng đoàn dân Chúa nơi đây sẽ được dâng trên bàn thờ này, hợp với của lễ là Mình và Máu Đức Giêsu Kitô mà dâng lên Thiên Chúa Cha.
Trước khi Đức Cha ban phép lành cuối lễ, một vị đại diện Giáo họ nói lên tâm tình tri ân Đức Cha, quý cha đồng tế, quý nam nữ tu sĩ và toàn thể cộng đoàn.
Thánh lễ được khép lại với niềm hân hoan khôn xiết tả của cộng đoàn Giáo họ. Cũng như mọi nơi, Đức Cha mang thêm niềm vui cho các em thiếu nhi và mọi người qua những cỗ tràng hạt và các phần bánh kẹo.
10. Tin GP Bắc Ninh
Lễ thánh Anrê Kim Thông bổn mạng ông bà cố GP. Bắc Ninh
Hàng năm cứ đến ngày lễ thánh Anrê Kim Thông, là tất cả các ông bà cố từ khắp nơi trong Giáo phận Bắc Ninh qui tụ về Tòa Giám mục để mừng lễ quan thầy. Cũng nên biết, thánh Anrê Kim Thông đã dâng hai người con cho Chúa, một người làm linh mục và một người làm tu sĩ.
Đúng 9giờ sáng, tất cả các ông bà cố đã có mặt tại nhà thờ chính tòa cùng với Đức Cha Giáo phận. Qui tụ về mừng lễ hôm nay có khoảng 60 ông bà cố. Một số ông bà cố vằng mặt vì tuổi già sức yêu, vì bệnh tật. Kinh Chúa Thánh Thần đã mở đầu cho cuộc gặp gỡ giữa các ông bà cố với Đức Cha. Sau khi đọc kinh khai mạc, một vị đại diện đã nói lên niềm vui được quây quần bên Đức Cha và có những lời tâm tình, chúc mừng Đức Cha.
Trong niềm vui được gặp gỡ các ông bà cố, Đức Cha Giáo phận đã khái quát tình hình của Giáo phận để các ông bà cố được biết. Đức Cha cho biết, đã có một số dòng nam và dòng nữ hiện diện trong trong Giáo phận để làm công việc truyền giáo. Đức Cha vui mừng vì các cha trong Giáo phận rất nhiệt tâm lo việc phục vụ, gần gũi với dân và yêu thương giáo dân. Tuy nhiện, một số cha vẫn bị kêu ca về chuyện này chuyên khác, Đức Cha xin các ông bà cố giúp các cha nhận ra lỗi lầm của mình, đồng thời cũng cầu nguyện, an ủi, nâng đỡ các cha.
Đỉnh cao của ngày gặp gỡ hôm nay là Thánh lễ. Trong bài giáng Đức Cha đã ví các ông bà cố giống như thánh Anrê Kim Thông, các vị đã hy sinh dâng những người con yêu quí của mình cho Chúa. Đức Cha triển khai câu Tin mừng (các con sống giữa thế gian mà không thuộc về thế gian). Các ông bà cố cũng thế, các ông bà đã từ bỏ tất cả vì Chúa, không hưởng thụ, không tham lam của cái và dục vọng. Đức Cha ước mong các cha cũng biết noi gương Chúa Giêsu, sống giữa thế gian mà không thuộc về thế gian để sống và chết cho đoàn chiên của mình.









 
Về thăm lại Roma và những cuộc gặp gỡ lý thú
Lm Gioan Trần Công Nghị
13:00 30/07/2013
ROMA - Sau hơn một tuần vất vả vật lộn với những thông tin liên tục và những videos về Đại hội Ngày Giới Trẻ tại Rio de Janerio, và cùng lúc liên kết với anh em linh mục và các cộng tác viên của VietCatholic trong công tác làm tường trình, dịch các bài diễn từ của Đức Thánh Cha, và đưa các tấm hình mới nhất của Đại hội lên trang Web VietCatholic hầu cung ứng món ăn tinh thần lành mạnh và bổ ích cho độc giả, nay tôi đã trở lại Roma nghỉ ngơi ít ngày.

Tôi về lại Roma với mục đích trước hết là thăm viếng mộ Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận mà trong dịp công bố kết thúc cuộc điều tra cấp giáo phận án phong chân phước ĐHY Nguyễn Văn Thuận vào ngày 5-7 tôi đã không về được, và nhân tiện thăm số bạn bè từng học một thời với nhau tại Roma trong những thập niên trước.

Một trong những người bạn đồng môn nối khố từ khi còn học Tiểu chủng viện cho đến nay là Cha Trần Mạnh Duyệt. Ngài hiện là giám đốc Foyer Phát Diệm ở Roma. Chúng tôi quen biết nhau từ năm 1957 khi cùng bước vào đời tu cho đến khi du học và cùng chịu chức linh mục ở Roma vào năm 1971. Suốt thời gian dài gần 50 năm Cha Duyệt vẫn ở Roma và chuyên về giáo sử học, cho nên có người nói, không hòn đá nào ở thành phố Roma mà ngài không lật lên để coi cho biết sự tích của nó.

Sau khi vừa đặt chân tới Roma, việc đầu tiên tôi thực hiện là đã rủ Cha Duyệt, Cha Đinh Công Lịch (GP Phát Diệm hiện đang du học giáo luật tại học viện Giáo hoàng Gioan XIII), thầy Vũ Đức Vượng (đang làm việc giúp cha Duyệt) và một vài khách hành hương ở trọ trong Foyer đến viếng mộ của Đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận và cầu nguyện trước mộ của Ngài với một tâm tình tri ân và cảm mến dạt dào.

Hiện nay mộ của Ngài được đặt tại một bàn thờ bên hông phía phải của nhà thờ Santa Maria della Scala, nhà thờ này được xây từ năm 1593 tới năm 1610 mới xong. Gọi là Scala (cầu thang) vì trong nhà thờ có ảnh tượng Madonna della Scala. Nhà thờ nằm trong khu vực cổ của Roma gọi là Trastevere. Người Roma sống trong khu vực này rất hãnh diện và cho rằng chỉ có họ mới là dân Roma thực thụ, còn những khu khác là Roma lai-căng. Khu này có những phố xá cổ xưa, và đâu đâu cũng thấy có những quán ăn thật đặc biệt và truyền thống, quán xinh xinh bé nhỏ, có khi có những quầy ghế bầy ngay ra đường. Dân sành điệu ở Roma muốn ăn một bữa tối trong khung cảnh truyền thống theo mốt Roma phải tới đây nhắm nháp.

Nhà thờ Maria della Scala nằm gần kề với Văn phòng của Ủy Ban Giáo hoàng về Công Lý và Hòa Bình khi Đức cố Hồng Y Phanxicô còn đặc trách và cũng chính là nhà thờ được trao cho ngài khi ngài lãnh mũ Hồng Y.

Khi bước vào nhà thờ này ta thấy ngay một khung cảnh trang nghiêm cầu nguyện, nhìn vào bên phải thấy ngay một bàn thờ có để một hình Đức Hồng Y Phanxicô cỡ lớn hơn người thật, và ngay trên bàn thờ có ghi chú: Nơi đây ĐHY F.X. Nguyễn văn Thuận an nghỉ (Hic Jacet Card. F.X. Nguyễn Văn Thuận (17-4-1928 – 16-9-2002).

Ngay bao-lơn qùi cầu nguyện có những cuốn sách giới thiệu về Đức Hồng Y bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và những tấm hình của ngài ở phía đàng sau có những lời kinh, để cho dân chúng đến cầu nguyện (được lấy miễn phí).

Nếu để ý chúng ta sẽ thấy bàn thờ đối diện với bàn thờ ĐHY là bàn thờ kính thánh Têrêsa Hài Đồng ở dưới có để một bức tượng của chị thánh Têrêsa nằm ngủ giống như người thật.

Tôi có duyên cơ và mắc một món nợ ân tình rất lớn đối với Đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận. Kể từ khi Ngài sang Roma mà không được về lại quê hương nữa, rồi tiếp theo trong chuyến thăm viếng Hoa Kỳ lần đầu tiên Ngai tới miền Nam California, tôi và nhà văn Công Giáo Quyên Di được hân hạnh tháp tùng Ngài đi gặp gỡ nhiều nơi và nhất là giới thiệu Ngài với Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ. Trong một cuộc tâm tình và trao đổi những kinh nghiệm tù đầy của ngài cùng với anh Quyên Di, hôm đó tôi vẫn còn nhớ rõ những gì ngài nói với tôi: “Cha Nghị, cha nên tiếp tục dấn thân cho công tác truyền thông Công Giáo vì đây là một phần mục vụ rất quan trọng hầu sứ điệp chân chính của Giáo Hội được đến với nhiều người và cũng là phương tiện rất hữu hiệu bênh vực cho những người yếu kém hay bị đối xử bất công, những người bị tước đi nhân quyền, mất tự do tôn giáo, nhất là trong hoàn cảnh của Giáo Hội Việt Nam rất cần có một tiếng nói.”

Thời gian sau đó, qua nhiều dịp Ngài sang thăm viếng Hoa Kỳ, hay khi tôi có dịp sang Roma tham dự đại hội, hay khi Ngài được bổ nhiệm làm Hồng Y, tôi đều đến thăm Ngài và được ngài cho ngủ tại Văn Phòng của Ngài ở Roma, và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau được ngài dành cho các cuộc phỏng vấn và ghi video cho một số chương trình TV về những năm tù đầy của Ngài. Chính ngài cũng đã đọc và ghi âm cuốn sách “Hai Chiếc Bánh và Năm Con Cá” và đích thân trao cho tôi để làm CD phát hành. Ngoài ra tôi và anh Quyên Di còn cộng tác làm chung một số chương trình về cuộc đời của Ngài.

Nói về ĐHY F.X. Nguyễn Văn Thuận, một người mà ai đã từng gặp đều yêu mến và cảm phục vì lối sống đơn sơ chân thành, với lòng đạo đức chân chính, và cách giao tế thật tinh tế và đi sâu vào lòng người… nói về Ngài thì không bao giờ hết chuyện… Tôi còn giữ nhiều cuốn phim ghi hình phỏng vấn ngài trực tiếp về cuộc sống, kinh nghiệm tù đầy, quan điểm chính trị, và phản ứng của ngài về cái chết của nhưng người thân nhất trong gia đình… hy vọng khi nào có thì giờ nhiều hơn, tôi sẽ sắp xếp và edit lại cho mạch lạc hoàn thành một DVD về cuộc đời Ngài, và trong một dịp nào thuận tiện sẽ giới thiệu về tấm gương nhân đức của một vị anh hùng Việt Nam mà nhiều người trên thế giới đã từng ngưỡng mộ.

Lần này về Roma “tình cờ” tôi lại gặp lại một số anh em linh mục, những người bấy lâu nay, bằng cách này hay cách khác, tôi đã từng cộng tác trong các công việc chung như Đức ông Nguyễn văn Tài của Đài Veritas bên Manila, đức ông Nguyễn văn Phương thuộc bộ Truyền giáo, đức ông Hoàng Minh Thắng của đài Vatican.

Sau khi tôi viếng mộ ĐHY Thuận thì được biết Đức ông Nguyễn văn Tài cũng đến viếng mộ, nên chúng tôi đã có dịp gặp gỡ hàn huyên chuyện trên trời dưới đất, kể cả những chuyện đang xẩy ra tại Giáo Hội Việt Nam. Đức ông Tài và chúng tôi -- những linh mục đang làm truyền thông ở hải ngoại -- khoảng mười mấy năm về trước đã thành lập ra Liên Hiệp Truyền thông Công Giáo Việt Nam. Gặp nhau là nói tới những kỷ niệm của thời gian cùng thời học với nhau ở Roma, là trao đổi và chia sẻ sự hiểu biết và nhận định của nhau về hiện tình đất nước và Giáo Hội Việt Nam. Những chia sẻ rất thực tế nhờ những tiếp xúc và trao đổi với nhiều người, chúng tôi có những nguồn tin khác nhau, và khi tổng hợp lại chúng đã cho phép chúng tôi có một sự hiểu biết thiết thực và mạch lạc hơn về tình hình Giáo Hội, về cơ chế, về các vị lãnh đạo đang điều khiển con thuyền Giáo Hội, những yếu kém và những thành công, những mong ước, thảo thức và dự tính của Giáo Hội Việt nam. Chúng tôi nhận thấy hãy còn mối căng thẳng trong cuộc “đối thoại” giữa Giáo Hội và Chính quyền CSVN… Một vấn đề mà chúng tôi quan tâm chung là trong mấy năm gần đây người ta đã gài người vào trong một số tổ chức Công Giáo. Chúng tôi chỉ ra vài nhân vật trong giới truyền thông Công Giáo, và thấy xuất hiện những thành phần phản gián nhằm mục đích cung cấp thông tin sai lệch, gây chia rẽ, với mục đích đánh phá Giáo Hội Công Giáo và thành phần lãnh đạo, tạo thêm hố sâu nghi kỵ và tạo bất ổn hầu triệt hạ sự đoàn kết của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Cuộc nói chuyện rất cởi mở và có nhiều chi tiết rất bổ ích cho sứ mạng của chúng tôi trong việc truyền thông chính xác và hiệu lực.

Riêng vai trò của Đức ông Tài là Giám đốc đài Veritas Á châu, Ngài cho biết hiện nay đang cho thâu hẹp lại các chương trình phát thanh gồm nhiều ngôn ngữ của đài, như ngôn ngữ như Ấn độ, Indonesia, Thái Lan, v.v… các chương trình phát thanh đó đã chuyển về quốc gia của họ, riêng chỉ còn một số ngôn ngữ như Trung Hoa, Việt Nam và Miến điện… thì cần một thời gian nữa mới chuyển tiếp được.

Không hẹn mà hò, tôi lại có dịp gặp Đức ông Nguyễn văn Phương mà trên 40 năm đã phục vụ trong Bộ Truyền giáo đặc trách về Đông Nam Á. Chỉ còn vài tháng nữa đức ông sẽ nghỉ hưu sau bao nhiều năm thi hành nhiệm vụ của mình – tuy chức tước không lớn, nhưng tầm quan trọng vị thế của đức ông đối với Giáo Hội Việt Nam có thể nói là rất sâu rộng – nói một cách khác trong những năm liên hệ giữa Vatican và chính quyền CSVN còn bí tắc thì vai trò của đức ông Phương chính là tai mắt của Giáo triều Roma và sự bổ nhiệm thành phần chủ chăn Việt Nam có mối giây sâu sắc liên hệ từ văn phòng này.

Trong bữa cơm thân mật tại nhà Foyer, chúng tôi có dịp ôn lại những kỉ niệm xa xưa khi Đức ông học ở trường Thánh Phêrô ở Roma còn tôi học tại trường Urbano. Biết bao nhiêu câu truyện vui cười về người này nhân vật kia, những người đã từng sống ở Roma thời đó. Và một vài biến cố trong thời gian Đức ông ở trong phái đoàn “thương thuyết” với Hà Nội… Được chia sẻ một vài nhận định và kinh nghiệm của đức ông về thời cuộc, nó phản ảnh tầm quan trọng của vấn đề giữa đất nước và Giáo Hội.

Cuối cùng tôi cũng không thể không nhắc tới một câu nói, mà cả 10 năm về trước, đức ông Phương đã cho tôi biết: “Cha Nghị, cha làm gì với VietCatholic mà đến nỗi cả mấy lần sang Hà nội họ đều nhắc khéo chúng tôi là Tòa Thánh phải làm cách nào đóng lại VietCatholic…” Kỳ đó cũng như bây giờ nhắc lại kỉ niệm này, tôi đáp lại bằng tiếng cười vang vọng…

Lại thêm một bất ngờ khác tôi cũng gặp được Đức ông Hoàng Minh Thắng trong một bữa cơm chiều tại nhà Foyer. Ngài Thắng đã công tác với cha Đức Anh tại Đài phát thanh Vatican phần Việt Ngữ trong nhiều năm qua. Anh em gặp gỡ chia sẻ với nhau về kinh nghiệm làm truyền thông. Nhưng vui nhất là nói lại những chuyện xưa, về những chủng sinh, linh mục và tu sĩ nam nữ đã từng học tại Roma, những người còn sống và những người đã qua đời.

Kiểm điểm lại suốt bằng ấy năm thấy rằng khung trời Roma này đã đào tạo ra biết bao nhiêu “thợ gặt cho cánh đồng của Chúa” nếu kể từ thời thập niên 1960 cho tới nay đã có cả ngàn linh mục và tu sĩ nam nữ người Việt Nam sang tu học tại Giáo đô của Giáo Hội. Đây là một thành phần đáng kể được hấp thụ truyền thống chính tông của Vatican trong nhiều bộ môn khác nhau và được giáo dục, tu học, giao tế, chia sẻ kinh nghiệm, cùng ăn cùng làm với các thành phần đa dạng, đủ ngôn ngữ, mọi mầu da và biết bao nhiêu sắc thái văn hóa khác nhau của Giáo Hội hoàn vũ trong các đại học giáo hoàng ở Roma. Đó chính là kho tàng qúy hóa cho một Giáo Hội hiệp thông, huynh đệ, và hợp tác chung. Đó chính là được sống trong một Giáo Hội mà khi đọc kinh Tin Kính chúng ta tuyển xưng: “một Giáo Hội Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo, và Tông truyền”.

Một vị cuối cùng tôi đi kính viếng đó là Chân Phước Gioan Phaolo II mà Đức Phanxicô mới tuyên bố là sẽ phong thánh cho Ngài vào ngày 29.4.2014 tới đây. Suốt nhiều năm trong cuộc đời linh mục tôi được sống dưới triều đại Giáo hoàng của Ngài. Hơn thế tôi còn được diễm phúc gặp và bắt tay ngài đến 4 lần: 1 lần dẫn phái đoàn hành hương Việt Nam tới Roma và được ngài lưu ý tiến tới bắt tay chào phái đoàn trước đền thờ Thánh Phêrô, 1 lần được vào dâng lễ buổi sáng cùng với Đức Cha Nhật khi Đức ông Thụ còn làm thư ký, 1 lần gặp trong Uỷ Ban Tổ chức phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và một lần vào chính dip phong thánh TĐVN. Không chỉ vì những kỉ niệm riêng tư tuyệt với đó mà tôi kính mến Đức John Paul II, nhưng mà chính là con người của Ngài luôn tỏ ra một sức sống mãnh liệt qua giảng thuyết, qua tiếp xúc và qua những biến cố canh tân ngài tạo nên trong Giáo Hội.

Không chỉ được tiếp cận với Ngài qua con người bằng xương bằng thịt, nhưng qua công tác truyền thông, tôi đã dịch và tiếp cận với những bài giảng và các diễn từ của Ngài, thành ra được thấm nhuồn đường hướng tu đức của Ngài. Nhất nữa khi ngài qua đời tôi đã tham dự lễ an táng, và trong khi thực hiện một cuốn DVD về cuộc đời của Ngài tôi đã có dịp thông đạt, gần gũi và yêu mến ngài hơn.

Thật là một vinh phúc biết bao khi được biết và sống dưới sự hướng dẫn của một vị Giáo hoàng vĩ đại như Đức Gioan Phaolô II.
 
Khóa Ca trưởng Cấp I, đợt I tại Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội.
Maria Thủy Tiên
09:34 30/07/2013
Sau khi kết thúc khóa huấn luyện Ca trưởng tại Giáo phận Phát Diệm, một khóa huấn luyện Ca trưởng mới do Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội mời, được mở ra tại Nhà thờ Hàng Bột. Như một lối ví von người Việt Nam thường nói "Tre già măng mọc". Cứ thế, chia tay với Giáo phận này lại bắt đầu ở Giáo phận khác, công việc huấn luyện Ca trưởng cứ tiếp tục từ năm này qua năm khác, từ nơi này sang nơi khác và thầy Giuse Phạm Đức Huyến cùng quý thầy cô trong Ban giảng huấn đã trải qua 39 năm miệt mài huấn luyện các khóa Ca trưởng trên khắp thế giới.

Xem hình ảnh

Qua đó để thấy được rằng Giáo Hội nhìn nhận vị trí quan trọng của âm nhạc trong đời sống con người, và ngay từ đầu Giáo Hội đã cho phép sử dụng âm nhạc trong các cử hành phụng vụ của mình. Thực ra khi đón nhận âm nhạc trong các cử hành phụng vụ Giáo Hội không chủ trương dùng âm nhạc như phương tiện giải trí hay cách thư giãn sau khi làm việc, như trong các câu lạc bộ vẫn quen tổ chức. Nhưng âm nhạc dùng trong phụng vụ có vai trò khác: nó giúp con người cầu nguyện và là trợ tá cho các cử hành phụng vụ. Vì vậy, âm nhạc không lấn át các cử hành phụng vụ, nhưng trợ giúp và làm cho các cử hành phụng vụ trở nên trang trọng, hân hoan, nó giúp con người hướng lên cùng Thiên Chúa, chứ không làm ngược lại bằng cách lội kéo và hướng chú ý của con người về chính mình. Để đạt tới mục đích cao trọng của Thánh nhạc là: “Tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá tâm hồn các tín hữu”.

Vì thế, trong khi vẫn duy trì những qui tắc, luật lệ của truyền thống và qui luật trong Giáo Hội, cũng như nhằm mục đích của Thánh Nhạc là làm vinh danh Chúa và thánh hóa các giáo hữu, Thánh Công Ðồng đã ấn định một trong những điều sau đây.

Huấn luyện thánh nhạc phải chú trọng đến việc huấn luyện và thực tập âm nhạc trong các Chủng Viện, các tập viện cũng như các học viện của các Dòng Tu nam nữ, và cả trong những học viện và học đường Công Giáo khác. Vì thế, để đảm nhiệm công việc đào tạo ấy, cần phải quan tâm đến việc huấn luyện những giáo sư có nhiệm vụ dạy Thánh Nhạc.

Với tất cả những ý nghĩa trên, khóa huấn luyện Ca trưởng Cấp I, đợt 1 của Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội đã được khai giảng vào ngày 23/07/2013 tại Nhà thờ Hàng Bột.

Hiện diện trong buổi lễ khai mạc gồm có Soeur Sainte Francoise Đào Thị Thảo- Bề Trên Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội, Soeur Marie Lai- Bề Trên Cộng đoàn St Antonie Hàng Bột và hơn 100 học viên chủ yếu là các Soeur cùng các em Đệ Tử thuộc Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội.

Mặc dù các Soeur đang chăm lo phục vụ trên khắp các giáo xứ miền Bắc, nhưng vẫn cố gắng sắp xếp công việc, hy sinh thời gian, vượt hàng trăm cây số quy tụ về Cộng đoàn để tham gia lớp học này với lòng say mê học hỏi, nâng cao tay nhịp cũng như các kỹ năng về Thánh nhạc, giúp cho công việc mục vụ ở các giáo xứ của các Soeur được hiệu quả và thêm phần tự tin, sống động hơn.

Về phía Ban giảng huấn vẫn là những khuôn mặt thân quen đã rong ruổi suốt gần cả tháng trời với các khóa Ca trưởng từ miền Trung ra miền Bắc gồm có Cha linh hướng Giuse Phạm Đức Dũng, Nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến và phu nhân, nhạc sĩ Văn Duy Tùng, nhạc sĩ Đinh Thiện Bản, nhạc sĩ Nguyễn Đức Kỳ, Ca trưởng Lê Đình Hùng, Ca trưởng Viên Bích Hòa, Soeur Elizabeth TrầnThị Mến, Soeur Maria Fiat Hồng Trang, Soeur Anna Lê Thị Huyền, Soeur Yến Linh, Soeur Huỳnh Thị Chín, Ca trưởng Đào Tuyết Thanh Vân.

Trong lời chào mừng thầy Giuse Phạm Đức Huyến cùng quý thầy cô phụ giáo, Soeur Bề trên Tỉnh Dòng đã mượn tâm tình của bà thánh Isave "Bởi đâu tôi được diễm phúc này..." để diễn tả niềm vui và hạnh phúc thay cho toàn thể quý Soeur trong tỉnh Dòng.

Soeur cũng chia sẻ thêm về nhu cầu ở các giáo xứ rất cần những người biết đàn, hát và đánh nhịp về lo mục vụ ở đó. Các Soeur cũng có đánh đàn, hát và đánh nhịp nhưng đánh nhịp chỉ mới dừng lại ngang mức độ gọi là "vẫy nhịp".

Cho nên, quý Soeur cảm thấy đây quả là một "diễm phúc" và hồng ân của Chúa ban cho Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội khi được thầy Giuse và Ban giảng huấn đến giảng dạy với một tinh thần rất nhiệt tình, bằng tất cả lòng yêu mến Thánh nhạc, yêu mến Giáo Hội, yêu mến Chúa.

Sau những lời khai mạc, quý Soeur vui vẻ chuyền tay những cuốn sách dày trên năm trăm trang được in đóng cẩn thận do Ban giảng huấn tài trợ kinh phí, cũng trong giờ phút hân hoan này và cũng như các lớp Ca Trưởng Huế, Thái Bình, Phát Diệm, thầy Giuse Phạm Đức Huyến đã trao phong bì cho Soeur Bề trên, đó là số tiền của quý ân nhân đã quảng đại đóng góp, cũng như là công sức "ăn mày" từ nơi này sang nơi khác, từ người này qua người kia của thầy Giuse Phạm Đức Huyến cùng quý thầy cô phụ giáo để giúp cho các khóa Ca trưởng ở Việt Nam.

Trong tâm tình cầu nguyện, mọi người cùng hợp ý dâng lên Chúa những khả năng, những dự định và những hy sinh quảng đại của quý Cha, quý Soeur và của Ban giảng huấn trong việc tổ chức khóa học này.

Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội là điểm dừng chân cuối cùng của thầy Giuse Phạm Đức Huyến và Ban giảng huấn trong việc huấn luyện các khóa Ca trưởng vào tháng 7 hằng năm tại Việt Nam.
 
Thánh lễ Truyền Thống Cộng Đoàn SVCG Bùi Chu
Thanh Hải
11:58 30/07/2013
Thánh lễ Truyền Thống Cộng Đoàn SVCG Bùi Chu

Lần IX - Tại Giáo Xứ Hải Nhuận, ngày 29-30 tháng 7 năm 2013

Đến hẹn lại đến, hằng năm cứ sau mỗi dịp Tiếp sức mùa thi, toàn thể anh chị em sinh viên giáo phận Bùi Chu chúng ta lại quây quần bên nhau trong thánh lễ truyền thống của cộng đoàn, quy tụ cùng với Đức Cha khả kính và quý cha bề trên giáo phận.Năm nay, ngày 29-30 tháng 7,cộng đoàn SVCG Bùi Chu hân hoan tổ chức lễ truyền thống tại nhà thờ giáo xứ Hải Nhuận với chủ đề “Thắp sáng niềm tin” nhằm củng cố Đức Tin cho các bạn trẻ, sinh viên trước thềm năm học mới.Cùng với sự góp mặt của hơn 1500 sinh viên trong toàn giáo phận Bùi Chu và một số anh chị em sinh viên đến từ các giáo phận khác cũng về góp vui cùng với chúng ta.Trong tâm tình đó, chúng ta được gặp gỡ nhau,chia sẻ những niềm vui,những khó khăn về học tập cũng như đời sống sinh viên trong năm học vừa qua.

Xem Hình ảnh

Sau phần thi Rung Chuông Vàng học hỏi và thi đua các kiến thức về giáo lý và đức tin đã có phần thuyết trình do cha giáo Đaminh Trần Ngọc Đăng, phó giám đốc ĐCV Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu. Ngài chia sẻ cũng quý anh chị em sinh viên và quý cộng đoàn về chủ đề “Thắp sáng niềm tin” với lối văn trình bày và diễn giải dễ hiểu đã làm các bạn trẻ và sinh viên hiểu sau hơn về Đức Tin đặc biệt trong năm nay. Ngài ví mỗi bạn sinh viên là một ngọn đèn dầu đặt trước gió và ngài đưa ra ba cơn gió làm lung lay ý chí và đức tin của các bạn trẻ đó là: lười biếng đức tin, thực dụng, xuống cấp về các đạo đức. Ngài cũng đưa ra các cách rất hữu ích để giúp ngọn đèn dầu đó không bị tắt bởi những suy thoái đạo đức bằng cách đào sâu đức tin nơi mỗi con người bằng lời kinh, tiếng hát, bằng cách tham dự các thánh lễ và nghi lễ phụng vụ… Bên cạnh đó, có cha Gioan Baotixita Vũ Quốc Đạt, đặc trách sinh viên hạt Bùi Chu- Phú Nhai ngồi tòa ban bí tích hòa giải cho các bạn trẻ và cộng đoàn.Trước thánh lễ cha giáo đã trao tặng các phần quà cho các giáo hạt, đó là những tập thơ của các thi sĩ Công Giáo rất bổ ích cho các bạn trẻ và sinh viên trong thời đại hiện nay.

Đoàn kèn và nhạc nhẹ của giáo xứ Hải Nhuận cử nhạc, đoàn lễ nghi tiến ra cung thánh, ca đoàn tổng hợp hát vang ca khúc nhập lễ “tung hô danh ngài”. Thánh lễ hôm nay do Đức Cha chính giáo phận Giuse Hoàng Văn Tiệm chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha đặc trách sinh viên giáo phận Phê-rô Lương Đức Thiệu, cha quản hạt Giuse Đinh Ngọc Hoàn, cha chánh xứ đồng thời cũng là cha đặc trách của giáo hạt Quần Phương- Ninh Cường, ngoài ra còn có đầy đủ quý cha đặc trách sinh viên các giáo hạt, quý cha trong giáo hạt cũng về tham dự và chia vui với anh chị em sinh viên.

Mở đầu thánh lễ Đức Cha giáo phận ngỏ lời bằng lời chào trọng thể, ngài nói rằng: “đại hội giới trẻ thé giới vừa kết thức cách đây mấy ngày, sứ điệp mà Đức Thánh Cha Phanxico để lại cho các bạn trẻ trên toán thế giứoi rằng các con hãy trở về gia đình, can đảm lên và đừng sợ chi cả, hãy gặp gỡ những người nghèo khó và rao giảng Chúa Giê-su cho mọi người, và sứ điệp đó ngày hôm nay cũng gửi lại cho từng người chúng ta”. Ngày lễ truyền thống của SVCG Bùi Chu cũng là ngày lễ mừng thánh I Nha xio bổn mạng hội. Ngài là một con người cứng cỏi, con người thép, mình đồng cối đá, các bạn tới đây gặp gỡ trong tình bác ái yêu thương. Đức Cha cũng dí dỏm mong muốn ngày lễ truyền thống không là chỉ riêng của Công Giáo mà của cả tỉnh Nam Định này bởi tất cả đều là con cái Chúa

phụng vụ lời Chúa hôm nay gồm ba bài đọc, bài đọc 1 trích sách Xuất Hành, bài đọc 2 trích thư thánh Phao-lô tong đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô. Cha chánh xứ công bố Tin Mừng, đoạn phúc âm theo thánh Mát-thêu diễn giải dụ ngôn cỏ lùng. Đức Cha giáo phận chia sẻ Lời Chúa. Trong bài giảng Đức Cha nhấn mạnh đến Đức Tin, gần đây Đức Thánh Cha Bê-nê-dic-tô và Đức Thánh Cha Phan-xi-co đã đúc rút ra một tong huấn “Lumen fidei - Ánh sáng đức tin”. Đức Cha hỏi cả cộng đoàn Đức Tin là gì? Thánh Phao-lô nói Đức Tin là chấp nhận một thực tại vô hình không nhìn thấy, không trông thấy được. Đối nghịch với Đức Tin là ngẫu tượng, dân tộc Do Thái đã đúc một con bò vàng và gọi đó là Thiên Chúa của mình. Đó là ngẫu tượng, mà ngẫu tượng là đi ngược lại với Đức Tin và đường lối của Thiên Chúa. Thời đại ngày hôm nay tiền bạc, xì ke, ma túy, tài chính, danh vọng, mại dâm đang là những ngẫu tượng mà thời đại chúng ta đang đối đầu và gặp phải. Ngài nói hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa trước đã rồi hãy kiếm tìm những thức khác cho bản thân mình. Kết thúc bài giảng ngài mời gọi tất cả cộng đoàn mau mắn đáp ứng lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha qua thong điệp “Ánh sang Đức Tin” của ngài.

Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ thánh lễ bằng việc dâng của lễ, đó là những hy sinh, những khó khăn, những ước vọng trong đời sinh viên của mối người chúng con. Trước khi kết thúc thánh lễ anh Đaminh Phạm Văn Toán, thay mặt cho cộng đoàn sinh viên Công Giáo Bùi Chu có đôi lời cám ơn gửi tới quý Đức Cha, quý cha và ban hành giáo cũng như bà con giáo dân giáo xứ Hải Nhuận đã nhiệt thành đón tiếp sinh viên chúng con trong 2 ngày qua và nhất là từng sinh viên- từng thành viên của cộng đoàn Đúc kết lại là những tâm tư, những ước muốn và cả những khát vọng của tuổi trẻ chúng con qua những bó hoa tươi thắm.

sau đó là nghi thứuc trao cờ truyền thống cho đơn vị đăng cai tiếp theo là giáo hạt Bùi Chu- Phú Nhai. Cha đặc trách giáo phận cùng cha đặc trách giáo hạt Quần Phương- Ninh Cường đã trao cờ truyền thống cho giáo hạt Bùi Chu- Phú Nhai. Cha GB Vũ Quốc Đạt cùng ban đại diện của giáo hạt lên nhận cờ truyền thống và cha cũng ngỏ lời mời tới quý Đức Cha, quý cha cùng toàn thể sinh viên giáo phận hẹn vào năm sau tại giáo hạt Bùi Chu- Phú Nhai.

kết thúc thánh lễ Đức Cha ban phép lành toàn xá cho tất cả mọi người tham dự thánh lễ hôm nay, sau đó Đức Cha và quý cha đã cùng nhau chụp hình lưu niệm với các ban, các nhóm sinh viên các giáo hạt, các giáo xứ và cá nhân. Tạ ơn Chúa, cám ơn Đức mẹ đã ban cho chúng con 2 ngày lễ truyền thống diễn ra tốt đẹp và thành công đúng như lòng chúng con mong muốn. Xin tạ ơn Chúa và xin tiếp tục đồng hành cùng cộng đoàn sinh viên Công Giáo Bùi Chu chúng con.

Thanh Hải Ban truyền thông

Tường thuật tại giáo xứ Hải Nhuận
 
ĐGM phụ tá Xuân Lộc ban phép Thêm Sức tại giáo xứ Bắc Thần
Phước Lý
21:22 30/07/2013
Đức Cha GIUSE, GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN XUÂN LỘC

‘KHAI TRƯƠNG’ THĂM MỤC VỤ- BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC HẠT PHƯỚC LÝ

TẠI GIÁO XỨ BẮC THẦN

Sáng ngày 30.7.2013 trong niềm hân hoan, toàn thể dân xứ Bắc Thần (hạt Phước Lý) chào đón Đức Cha Giuse, Giám mục Phụ tá Giáo Phận Xuân Lộc lần đầu đến viếng thăm Mục vụ và ban Bí tích Thêm sức tại hạt Phước Lý ở Giáo xứ Bắc Thần.

Xem Hình Ảnh

Trong tâm tình gia đình thân thương, trước khi cử hành Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức, Đức Cha đã gặp riêng lắng nghe và thăm hỏi mục vụ Ban hành giáo, các ban nghành đoàn thể.

Được biết, tổng số dân xứ có 3733 người, thuộc 04 Giáo họ, sinh hoạt trong 05 giới, 04 Hội đoàn. Ngoài ra, Giáo xứ có 06 nhóm ca đoàn, 07 ban. Nhờ ơn Chúa, dưới sự hướng dẫn của Cha xứ, các Giới- Hội đoàn, các Ca đoàn và các Ban sinh hoạt đều đặn theo khung giờ ấn định xuyên suốt cả tuần. Tất cả nhờ ơn Chúa, chung một mục đích: Phục vụ Giáo xứ và cộng đoàn trong Hiệp thông và Bác ái.

8 giờ 30 bắt đầu Thánh lễ Thêm sức diễn ra trong bầu khí trang nghiêm sốt sáng. Khởi đầu là rước đoàn đồng tế từ khuôn viên Nhà xứ ra Nhà thờ.

Đầu lễ, Đức Cha kêu mời toàn thể cộng đoàn dân xứ hướng tâm lên Thiên Chúa, xin Ngài ban Thánh Thần Chúa không chỉ cho con em được lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay mà còn cho toàn thể giáo xứ. Trong ý hướng đó, Đức Cha lưu ý những người-già neo đơn, bệnh tật, những người nghèo khổ, các bạn trẻ đang đang mất định hướng trong cuộc sống, những anh chị em lương dân… Đức Cha nhắc nhớ sống chương trình Ngũ niên chuẩn bị mừng Kim Khánh Giáo Phận (1965-2015), cụ thể năm nay sống Đức tin trong Hiệp thông và Bác ái.

Trong bài giảng, khởi đầu từ lời tiên tri Isaia áp dụng cho Chúa Giêsu, được chính Người công bố tại hội trường quê nhà Nadaret: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi Loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ, công bố cho người bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố Năm Hồng ân của Chúa (x.Lc 4, 16-19); Đức Cha sẻ hai ý chính:

1. Hãy đến với Chúa Giêsu nguồn bình an, nguồn Bình an mà thế gian không thể cho ta được. Ai có bình an của Chúa Giêsu, cho dù ngoại cảnh có khốn khó, đau khổ, sỉ nhục vẫn luôn thấy an vui hạnh phúc (Đức Cha đưa minh hoạ các Thánh Tử Đạo Việt Nam).

2. Trong Chúa Thánh Thần Đấng được sai đến nhân danh Chúa Giêsu mỗi người môn đệ của Chúa Giêsu, nhất là các con lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay hãy trở nên Sứ giả của Người đem yêu thương, an vui, hy vọng trong môi trường mình sống, những người mình gặp. Qua câu truyện ‘đứa bé đánh giày’ đầy cảm động, Đức Cha mong muốn con em Thêm sức hãy biết đem Chúa Giêsu qua gương sáng sống yêu thương, ngay thẳng, không gian tham.

Trước khi kết Lễ, Ông Trưởng Ban Hành giáo thay mặt gia đình Giáo xứ Bắc Thần, nhất là cha mẹ có con em nhận Bí tích Thêm Sức đã có lời chúc mừng, cảm ơn Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữa và cộng đoàn Dân Chúa.

Trong bài cám ơn, lời đầu xin gởi đến Đức Cha Đaminh Giám Mục Giáo phận, cách riêng Đức Cha Giuse đã luôn quan tâm ưu ái cách cho Giáo xứ Bắc Thần. Giáo xứ cảm thấy rõ niềm vinh dự khi là Giáo xứ đầu tiên trong hạt Phước Lý được Đức Cha về thăm Mục vụ và ban Bí tích Thêm sức.

Khẩu hiệu của Đức Cha “Này là Mình Thầy” nhắc nhớ dân xứ năng đến và gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu nơi mỗi Thánh lễ, và nhờ ơn Chúa Thánh Thần, giáo xứ sẽ sống Đức tin trong Hiệp thông và Bác ái, hướng đến Truyền giáo mỗi ngày tốt hơn.

Đặc biệt, mượn dịp gặp gỡ trực tiếp, cộng đoàn Giáo xứ Bắc Thần mừng Đức Cha Giuse trong ngày Hồng phúc được Tấn phong Giám mục (05.4.2013) bằng tràng pháo tay nồng nhiệt.

Kết bài cám ơn, vị đại diên dân xứ kính dâng Đức Cha lãng hoa tươi xinh biểu lộ lòng biết ơn - vâng phục và yêu mến của chúng con. (x. Bài cám ơn sau bản tin này).

Để biểu lộ tấm lòng cảm mến tri ân Đức Cha, các em được Thêm sức đã đồng múa bài ‘Tôi yêu Giêsu’ (I Love Giêsu).

Đáp từ, Đức Cha Phụ Tá thay mặt Đức Cha chính Đaminh- dù hôm nay không hiện diện trực tiếp nhưng luôn hiện diện trong tình yêu thương của vị Chủ Chăn- đã có lời cám ơn, thăm hỏi đến Cha quản hạt- Cha xứ, quý Cha trong hạt, mọi thành phần Dân Chúa ân xứ. Đức Cha cho biết, ngài đã nhớ và cầu nguyện cho giáo xứ Bắc Thần ngay từ khi nhận được thông tin về đây Thêm sức, cách đặc biệt trong giờ kinh sáng nay và trong suốt hành trình trên xe đên đây.

Đức Cha cảm ơn các con được Bí tích Thêm sức. Bài hát kèm theo cử điệu của các con làm cho ngài cảm thấy như đang ở Braxin trong ngày Quốc tế Giới Trẻ vừa qua.

Ngài gởi đến Giáo xứ Bắc Thần, nhất là các con em mới được lãnh nhận đầy đủ ơn Chúa Thánh Thần hai điều:

1. Đức Cha mong mỏi Giáo xứ thành cộng đoàn Truyền giáo. Nếu thi đua, thi hãy thi đua nên Thánh, sống Truyền giáo, trong đó nổi bật sống Giới răn mến Chúa- yêu người.

2. Mỗi người trong gia đình giáo xứ hãy trở nên sứ giả của Chúa Giêsu đem yêu thương, khởi đi từ mái ấm gia đình.

Thật ấn tượng khi Đức Cha xin 167 con em Thêm sức hôm nay, để biểu hiện ơn Chúa Thánh Thần mới lãnh nhận hãy thành Sứ giả đem yêu thương cho ba môi trường mình sống: Gia đình- Trường học- Giáo xứ. Đức Cha hỏi và các em Thêm sức trả lời đầy quyết tâm rằng mong muốn làm sứ giả của Chúa Giêsu biết đem yêu thương cho người khác.

Trong năm sống Đức tin trong Hiệp thông và Bác ái Đức Cha đặt nhiều hy vọng, tin tưởng vào Dân Chúa Giáo xứ Bắc Thần, sẽ tích cực sống Đức tin, xây dựng Giáo xứ thêm hiệp nhất yêu thương, cụ thể biết chu toàn bổn phận tham dự Thánh lễ Chúa Nhật một cách trọn vẹn, sốt sáng và lưu tâm đến việc kinh tối gia đình (Đức Cha rất vui khi thấy có 60% gia đình giáo xứ đọc kinh tối, ngài mong muốn được 100% gia đình biết quan tâm đến giờ kinh tối.

BÀI CÁM ƠN Đức Cha GIUSE CỦA ÔNG ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH GIÁO XỨ BẮC THẦN

Trọng kính Đức Cha Giuse, Giám mục Phụ tá Giáo Phận Xuân Lộc.

Kính thưa Cha Quản hạt, đồng thời là Cha xứ kính yêu của chúng con.

Kính thưa quý Cha Đồng tế

Kính thưa quý Tu sĩ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn Dân xứ.

Trong bầu khí tạ ơn Chúa, xin cho con được thay mặt Gia đình giáo xứ Bắc Thần, nhất là cha mẹ có con em Thêm Sức hôm nay, dâng lên Đức Cha, Quí Cha, quí tu sĩ nam nữ và mọi người tâm tình biết ơn.

Trước hết chúng con hết lòng tri ân Đức Cha Đaminh Giám Mục Giáo phận, cách riêng Đức Cha Giuse đã luôn quan tâm ưu ái cho hạt Phước Lý nói chung, nói riêng cho Giáo xứ Bắc Thần của chúng con. Sự hiện diện của Đức Cha như một Hiền phụ đã cho chúng con cảm nhận sống động Đức ái Mục tử của Đấng nhân danh Chúa mà đến.

Trọng kính Đức Cha Giuse.

Ngày 05.4.2013, ngày Hồng phúc Đức Cha được Tấn Phong Giám mục, Hồng phúc này không chỉ riêng cho Đức Cha mà còn cho cả đại Gia đình Giáo Phận khi có thêm vị Mục tử nhân lành như lòng Chúa mong muốn, gia đình Giáo xứ chúng con không thể cùng hiện diện để chung vui với Đức Cha, với Giáo Phận.

Hôm nay niềm mong ước được gặp gỡ trực tiếp Đức Cha của chúng con mới thành hiện thực. Niềm vui càng được nhân lên và thêm nhiều ý nghĩa khi Giáo xứ chúng con được vinh dự là nơi đầu tiên trong Giáo hạt được Đức Cha đến thăm Mục vụ và Ban bí tích Thêm sức. Gia đình Giáo xứ Bắc Thần xin gởi lời chúc mừng đến Đức Cha, vị Giám mục tài đức của chúng con bằng tràng pháo tay nồng nhiệt nhất (vỗ tay).

Kính thưa Đức Cha Giuse

Tâm niệm Giám mục của Đức Cha: Này là Mình Thầy” (Mc 14,22) như lời mời gọi chúng con năng đến và gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu nơi mỗi Thánh lễ. Chúng con xin ghi khắc những lời chỉ dạy trong giờ Chia sẻ Lời Chúa của của Đức Cha, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, cộng đoàn giáo xứ chúng con sẽ tích sống Đức tin hơn trong Hiệp thông và Bác ái, hướng đến Truyền giáo.

Cộng đoàn Giáo xứ chúng con gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý cha cố, quý cha đồng tế, đã dành cho giáo xứ chúng con thời gian quý báu, đến hiệp thông với Đức Cha cùng cầu nguyện cho các em Thiếu nhi được lành nhận Bí tích Thêm sức và cho cả Gia đình Giáo xứ. Sự hiện của quý Cha đã làm cho chúng con có thêm cảm nghiệm sống động về sự hiệp thông yêu thương trong Gia đình Giáo hạt.

Kính thưa Cha Chánh xứ.

Trong hơn ba năm Cha về Giáo xứ, với vai trò Mục tử Cha đã hết lòng thương yêu chăm lo cho đàn chiên. Nhờ ơn Chúa, Cha không chỉ lo quan tâm đến xây dựng, chỉnh trang cơ sơ vật chất mà còn luôn thao thức quan tâm cách riêng đến xây dựng Đền thờ Tâm hồn nơi mỗi chúng con. Nhờ đó Cộng đoàn Giáo xứ được đổi mới, không ngừng lớn lên trong tình hiệp nhất yêu thương.

Cha và cha phó luôn chung một thao thức giáo dục nhân bản và Đức tin cho các em Thiếu nhi hằng ngày, cũng như hàng tuần có giờ gặp gỡ và giúp cho anh chị em Giáo lý viên về khả năng sư phạm Giáo lý, đời sống đạo đức để anh chị em Giáo lý viên trong ơn Chúa có thể phục vụ tốt nhất cho giới Thiếu nhi. Thành quả ấy được thể hiện cụ thể qua việc 167 em Lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay và sẽ còn tiếp nữa trong tương lai.

Cộng đoàn Giáo xứ chúng con chân thành cảm ơn Cha, cha phó, cách riêng trong thời gian qua đã hướng dẫn giúp chúng con tổ chức Thánh lễ hôm nay thật trang trọng, thánh thiện.

Lời cảm ơn tiếp đến xin gởi đến quý Dì và quý Anh Chị GLV. Để có được hoa trái tốt đẹp hôm nay: các em được nhận tròn đầy ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm sức, suốt 2 năm qua quý Dì và anh chị GLV đã âm thầm, kiên nhẫn với bao hy sinh, quảng đại.

Bên cạnh đấy, xin gởi lời cảm trân trọng đến quý phụ huynh đã quan tâm cộng tác với Cha xứ, cha phó, quý Dì, Ban Giáo lý khi khích lệ, thúc đẩy các con em trong việc giáo dục Đức tin, đặc biệt tổ chức Thánh lễ hôm nay.

Xin cảm ơn các Giới- Hội đoàn, Ca đoàn, nhạc đoàn, ban Khánh tiết, và toàn thể cộng đoàn dân xứ đã chung tay tích cực tổ chức cho ngày đại lễ hôm nay được trang nghiêm, sốt sáng.

Lời cảm ơn trân trọng, chúng tôi xin gởi đến các cấp chính quyền địa phương đã tạo những điều kiện thuận lợi cho chúng tôi tổ chức Thánh lễ trong trật tự an ninh. Cầu chúc quý vị mạnh khoẻ, hết mình với trách nhiệm phục vụ nhân dân.

Trong sức mạnh Chúa Thánh Thần của Đức Giêsu Kitô, chúng con kính chúc Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và mọi người được hồn an xác mạnh, nhiệt tâm phục vụ để làm sáng danh Chúa và mưu ích cho việc rỗi các Linh hồn.

Một lần nữa, chúng con xin cảm ơn Đức Cha, Quí Cha, quí Tu sĩ nam nữ, và tất cả mọi người.

Xin tha thứ cho những thiếu sót ngoài ý muốn của chúng con trong ngày Hồng phúc này.

Gia đình Giáo xứ chúng con xin kính dâng lãng hoa tươi xinh lên Đức Cha biểu lộ lòng biết ơn - vâng phục và yêu mến của chúng con.

Xin Đức Cha thương nhận cho chúng con.

Tin, ảnh: Phước Lý
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục không đồng tế có thể đọc bài Tin Mừng không?
Nguyễn Trọng Đa
08:09 30/07/2013
Giải đáp phụng vụ: Linh mục không đồng tế có thể đọc bài Tin Mừng không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi biết rằng một linh mục đồng tế có thể đọc bài Tin Mừng trong Thánh Lễ khi vắng mặt một phó tế. Trong trường hợp này, ngài không xin phép lành của vị chủ tế trước khi đọc bài Tin Mừng, trừ phi chủ tế là một Giám mục. Tôi muốn hỏi cha: Liệu một linh mục có thể đọc bài Tin Mừng trong Thánh Lễ nếu ngài giảng lễ, mà không đồng tế trong Thánh Lễ ấy không? Tôi hỏi như thế, vì có một thói quen trong các giáo xứ thuộc giáo phận mà tôi sinh sống, là một linh mục giảng trong mọi Thánh Lễ của một ngày Chúa Nhật được qui định, kể cả các Thánh lễ mà ngài không là chủ tế hoặc không đồng tế. Liệu một linh mục không đồng tế được phép đọc bài Tin Mừng và giảng lễ không, và liệu ngài có xin phép lành của vị chủ tế trước khi đọc bài Tin Mừng không? - K. D., Toronto, Canada.


Đáp: Có rất ít qui định giải quyết câu hỏi chính xác này. Chúng ta có thể thu thập một số chỉ dẫn thích hợp từ Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM). Trước tiên, liên quan đến người đọc bài Tin Mừng:

"59. Theo truyền thống, việc đọc các bài đọc không phải là nhiệm vụ của vị chủ toạ, mà là của người giúp. Ðộc viên đọc các bài đọc. Thầy phó tế, hay nếu không có phó tế, thì một linh mục khác đọc Tin Mừng. Nhưng nếu không có thầy phó tế hay linh mục khác, thì linh mục chủ toạ đọc Tin Mừng. Còn nếu không có độc viên xứng đáng nào, thì linh mục chủ toạ đọc các bài đọc.

Sau mỗi bài, người đọc xướng câu tung hô, và giáo dân tập họp đáp lại để tôn vinh Lời Chúa được tiếp nhận bằng đức tin và lòng tri ân" (bản dịch tiếng Việt của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, GP Nha Trang).

Lẽ tất nhiên, điều này đề cập đến truyền thống Latinh. Trong một số Giáo Hội Đông Phương, việc đọc bài Tin Mừng là thực sự dành cho vị chủ tế, như là người đại diện tiếng nói của Chúa Kitô.

Đối với bài giảng, Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 66 nói:

"Người diễn giảng thông thường là chính vị chủ tế hay một trong các vị đồng tế được vị chủ tế nhờ, hay đôi khi, tuỳ nghi, là phó tế, nhưng không bao giờ là giáo dân. Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, một Giám Mục hay một linh mục hiện diện trong buổi cử hành mà không đồng tế có thể đảm trách việc giảng". (Bản dịch, như trên)

Số 59 không nói rằng “một linh mục khác” đọc bài Tin Mừng cũng là linh mục đồng tế, nhưng thường người ta nghĩ là như vậy. Việc đọc bài Tin Mừng là một sứ vụ trong buổi cử hành, và thật là hợp lý khi người thực hiện sứ vụ này phải là một thành viên không thể thiếu của cộng đoàn, tham gia vào toàn bộ buổi lễ, và rước lễ như sự hoàn thành của việc tham gia đầy đủ của mình.

Một linh mục, phải diễn giảng trong nhiều Thánh Lễ, ví dụ nhân dịp mời gọi việc truyền giáo, thường không thể cử hành hoặc đồng tế trong tất cả các Thánh lễ ấy. Ngài cũng không thể tham gia đầy đủ trong mỗi Thánh lễ, như một thành viên của cộng đoàn, bởi vì qui định không rước lễ quá hai lẫn mỗi ngày cũng áp dụng cho một linh mục không đồng tế.

Vì lý do này, để tôn trọng sự toàn vẹn của việc tham dự phụng vụ, tôi có ý kiến rằng linh mục giảng lễ này không nên đọc bài Tin Mừng.

Tương tự như vậy, khi "trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng", một thừa tác viên không là chủ tế sẽ giảng trong mọi Thánh Lễ, ngài cũng không hiện diện cách trọn vẹn trong mỗi Thánh lễ. Do đó, ngài không phải là thành viên đầy đủ của cộng đoàn, và không nên đọc bài Tin Mừng.

Trong các trường hợp trên đây, vị giảng lễ nên đi đến giảng đài sau khi bài Tin Mừng được công bố xong. Ngài mang áo trắng dài (alba) và dây các phép (stola), hoặc mang áo các phép (surplis) bên ngoài áo Dòng và dây các phép.

Vấn đề “thói quen”, như độc giả nêu lên, cần được xem xét lại. Chắc chắn là được phép giảng như thế trong một số dịp đặc biệt, nhưng việc giảng trên cơ sở thường xuyên như vậy là không phù hợp với tinh thần của phụng vụ. (Zenit.org 30-7-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Mừng 25 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam- Bài 4: Gương sống và đốt sáng văn hóa Việt Nam của các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Trần Văn Cảnh
08:39 30/07/2013
" MỪNG 25 NĂM TUYÊN PHONG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT-NAM 1988-2013,

ĐỌC LẠI « LỊCH SỬ Công Giáo VIỆT NAM BỊ CẤM VÀ BÁCH HẠI »


LTS : Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp bày tỏ lòng mộ mến Các Thánh Tử Đạo Việt Nam một cách đặc biệt bằng cách cùng nhau tổ chức Đại Hội Lộ Đức từ 01 đến 05 tháng 08 năm 2013 để « Mừng 25 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam - Sống Đức Tin theo gương tiền nhân »

Để góp phần chia sẻ long mộ mến này, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài sau đây của Gs Trần Văn Cảnh.
"Mừng 25 năm tuyên phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam 1988-2013,đọc lại "Lịch sử Công Giáo Việt Nam bị cấm và bách hại "

a. Lịch sử những lý do và sắc chỉ cấm đạo_160713
b. Chính sách cấm đạo của vua Minh Mệnh_260713
c. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đích thực là tử đạo kytô hữu_270713
d. Gương sống và đốt sáng văn hóa Việt Nam của các Thánh Tử Đạo Việt Nam_280713
e. Gương thăng hoa văn hóa Việt Nam của các Thánh Tử Đạo Việt Nam
f. Cộng sản quản lý Công Giáo Việt Nam thế nào? Công Giáo Việt Nam chinh phục Cộng Sản ra sao?

Bài 4. GƯƠNG SỐNG VÀ ĐỐT SÁNG VĂN HÓA VIỆT NAM CỦA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

‘Văn hoá là một hệ thống tổ hợp biểu lộ tác phong, bao gồm thiết kế nhận thức ,hành động tổ chức và tất cả những ứng xử cải tiến của tập thể con người sống thành xã hội. Cái tổ hợp này biến chuyển theo thời gian và môi trường mà một trong những tính chất độc đáo của nó là có hệ thống hữu cơ’ [1]. Trong định nghĩa này, hai tính chất căn bản của văn hoá đã được xác định, đó là ‘biến chuyển theo thời gian và môi trường’ và ‘có hệ thống hữu cơ’.

Văn hóa Việt Nam có gốc rễ sâu xa, rộng lớn và vững chắc, trải dài qua lịch sử trên bốn ngàn năm văn hiến. Sử gia Trần Trọng Kim [2] chia lịch sử Việt Nam làm năm thời đại : Thượng cổ (từ năm 2879 đến 111 trươc Tây lịch), Bắc thuộc (từ năm 111 trươc Tây lịch đến năm 939), Tự chủ (từ năm 939 đến 1528), Nam Bắc phân tranh (từ năm 1528 đến 1802), và Cận kim (từ năm 1802 đến 1945). Dưới cái nhìn về gốc rễ văn hoá Việt Nam, ba giai đoạn quan trọng và quyết định hơn cả là : Giai đoạn thượng cổ lập quốc tạo ra cái bản tính Âu-Lạc ; Giai đoạn bắc thuộc 1000 năm lệ thuộc Tầu, chịu ảnh hưởng sâu xa cái văn minh Tam Giáo, và Giai đoạn cận kim, đặc biệt là từ 1533 đến ngày nay, chịu ảnh hưởng Âu Mỹ và Công Giáo. Như vậy văn hoá Việt Nam có gốc rễ rất sâu xa : từ rễ cái Âu Lạc Bách Việt, xuyên qua rễ cả Tam Giáo và ăn sâu vào rễ cả Văn Minh Âu Mỹ Công Giáo.

Các vua quan Việt Nam, kể cả các vua quan nhà Nguyễn, đã tiếp cận với văn minh Công Giáo Âu Mỹ, nhưng vẫn « cứ một mực theo cổ, chứ không chịu tùy thời mà biến hóa phong trục » [3]. Cho nên cứ nhất nhất độc tôn Nho Giáo, chống lại những cái gì mới. Tiếp cận với Đạo Công Giáo, từ thế kỷ XVI, thế mà 3 thế kỷ sau, thế kỷ XIX, vẫn còn cấm đạo một cách tàn nhẫn và thảm thương, vẫn còn không biết rõ về đạo này, vẫn còn những hiểu lầm rằng « Người Công Giáo chạy theo văn hóa ngoại quốc mà bỏ quên văn hóa Việt Nam ».

Có thật như vậy không ? Chúng ta hãy điểm lại những nét chính yếu của Văn hóa Việt Nam và tìm xem cách ứng xử chung của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là như thế nào. Rồi sau đó, một cách cụ thể, chúng ta hãy quan sát và phân tích vài ba trường hợp cụ thể, xem các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã sống văn hóa Luân Thường Việt Nam ra sao.

A. Trước nhất chúng ta hãy nêu ra một vài nhận định tổng quát về văn hóa việt nam và về cách ứng xử chung của các vị tử đạo.

1. Văn hóa Việt Nam, cho đến thế kỷ XVI, bao gồm bốn tầng : Âu Lạc, Ấn Phật, Lão Trang và Khổng Mạnh. Hệ tư tưởng Âu Lạc với truyền thuyết gia đình Âu Lạc, đã đặc biệt truyền lại cho con cháu bốn điều : huynh đệ tương trợ, có đức kính nhường, có trí thuận hòa và có dũng giữ nước. Hệ tư tưởng Ấn Phật với cái nhìn hư vô về thế giới ; với tứ diệu đế : khổ, dục, diệt, đạo, đã đưa cho người việt nam cách cư xử siêu thoát với thế tục, xả kỷ với mình, để từ bi với chúng sinh. Hệ tư tưởng Lão Trang trình bầy cái gốc Đạo là nguyên ủy của sự tạo hóa. Vạn vật đều bởi Đạo mà sinh ra. Văy, sửa mình và trị nước cần phải noi theo Đạo, phải điềm tĩnh, phải vô vi, phải tự nhiên, không dùng vũ lực. Tính hiếu hòa, tính an nhiên của người Việt Nam phải chăng bắt nguồn từ Đạo giáo ? Còn hệ tư tưởng Khổng Mạnh, thì cả nền luân lý xã hội của ta đều lấy sức từ đấy và qua đấy. Trong cách sống của người Việt Nam, ngũ luân : Cha con có tình thân (Phụ tử hữu Thân), Vua tôi có nghĩa (Quân thần hữu Nghĩa), Chồng vợ có sự phân biệt (Phu phụ hữu Biệt), người lớn người nhỏ (anh em) có thứ tự (Trưởng ấu hữu Tự), bằng hữu có lòng tin (Bằng hữu hữu Tín).”[30] ; Ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, vẫn được dùng làm nguyên tắc cư xử.

2. Nhưng các vua quan Việt Nam, bị ảnh hưởng Hán nho, muốn bảo vệ nhà vua, đã độc tôn Khổng giáo và rứt ba cái trong ngũ luân ra mà lập thành thuyết tam cương. Tam cương tức là ba giềng mối chính trong xã hội loài người. Tam Cương gồm có Quân thần (Vua và các quan), Phụ Tử (Cha và Con), Phu Phụ (Chồng và Vợ). Người ta thường giải thích rằng khi đề cao Tam Cương (cùng với Ngũ Thường), Nho giáo đã chủ trương người làm Vua, làm Cha và làm Chồng có quyền hành tuyệt đối đối với bầy tôi, con hay vợ. Thứ tự đã đặt ngược lại : thay vì Cha con làm đầu, thì Tam cương đã đổi Quân thần làm đầu. Thuyết tam cương thì rõ là vua áp chế tôi, cha áp chế con, chồng áp chế vợ, mà không còn cái tinh thần bình đẳng của ngũ luân nữa. Trong ngũ luân, thì « Dân vi quý, quân vi khinh » chứ không đề cao vai trò của vua quan. Ngược lại, theo tam cương thì vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung (quân xử thần tử, thần bất tử bất trung).

3. Trên bình diện tổng quát, trong tất cả 117 thánh, không một vị thánh tử đạo nào đã làm chính trị, hiểu theo nghĩa lập phe đảng chống lại triều đình. Ngay cả linh mục Giuse Marchand Du, bị bắt ngày 08.09.1835, người đã bị tình nghi là theo giặc Lê Văn Khôi, cũng chỉ là bị cáo gian. Thực ra ngài đã bị Lê Văn Khôi bắt vào thành, cưỡng bức phải biên thơ cho cầu cứu. Nhưng ngài đã không làm. Rút cục, ngài bị xử bách tùng xẻo vì đã không bỏ đạo.

Chúng ta hãy nghe những cuộc tra hỏi về cha Marchand Du. Ngày 15-10, quân lính và tù binh về tới kinh đô trong tiếng reo hò chiến thắng. Các tù nhân bị nhốt trong cũi, xếp một hàng dài ở trại Võ Lâm. Ngày hôm sau các quan tòa tam pháp tra hỏi Cha Du: - "Ngươi có phải là Phú Hoài Nhân (tên vua đặt cho Ðức Cha Taberd) không?"

- "Không".

- "Ông ấy bây giờ ở đâu?"

- "Tôi không biết".

- "Ngươi có biết ông ấy không?"

- "Tôi biết lắm nhưng đã lâu không gặp".

- "Ngươi ở trong nước được bao lâu?"

- "Năm năm".

- "Ngươi ở những đâu?"

- "Trước hết tôi ở Lái Thiêu, sau này tôi ở nay đây mai đó trong nhà nhiều người mà nay họ chết cả rồi".

- "Ngươi có giúp Khôi làm giặc không?"

- "Không, ông Khôi cho quân đi bắt tôi đem về Sài Gòn. Việc chiến tranh tôi không biết gì, chỉ làm một việc là cầu nguyện cùng Chúa và làm lễ".

- "Có phải ngươi viết thơ xin quân Xiêm và giáo dân Ðồng Nai đến giúp ngụy nữa không?"

- "Ông Khôi có bắt tôi viết thơ song tôi không chịu, và nói cho ông ta rằng đạo cấm làm chuyện chính trị. Tôi cũng nói thà chịu chết chứ không làm như thế được. Dù vậy ông Khôi còn đem mấy thơ đến bắt tôi ký tên vào nhưng tôi đã lấy mà đốt đi trước mặt ông Khôi".

Ngày hôm sau nữa quan lại hỏi các tướng nghịch. Những người này sợ tội nên đã đổ lỗi hoàn toàn cho Khôi đã chết và cho Cha Du. Họ bịa đặt ra là có Đức Cha xúi làm loạn để đưa An Hòa, là con của Ðông Cung (hoàng tử Cảnh) lên ngôi. Mấy tướng nghịch cũng đổ tội cho công chúa Kiên An là em của Minh Mệnh xúi dục khởi ngụy, và cho Thái Công Triều, trước theo giặc nhưng đã phản Khôi về hàng triều đình.

Ngày 17-10, quan cho đòi Cha Du đến công đường có bày sẵn các hình cụ và bắt nhận lời như bọn tướng nghịch đã khai. Cha Du cực lực chối bỏ. Cha bị tra tấn thật dã man: hai đứa kềm hai bên, một đứa khác vén quần lên cao để lộ hai bắp vế, một tên khác lấy kìm nung đỏ kẹp vào đùi bên trái. Mọi người nghe tiếng kêu xèo xèo và mùi khét phải quay mặt ra phía ngoài. Lý hình giữ nguyên kẹp cho đến khi nguội hẳn. Cha Du thét lên và ngất xỉu. Cách chừng nửa giờ sau quan lại hỏi nữa và bị kẹp đùi bên phải, thảm cảnh man rợ tái diễn làm Cha Du ngã xuống đất lần thứ hai. Cha vẫn một mực không chịu nhận tội làm giặc mà các quan ép buộc. Quan nói: "Thôi, tên này lớn gan lắm, để thủng thẳng bữa khác sẽ hay. Hãy đem về cũi giam lại".

Cha còn bị tra hỏi nhiều lần khác song không bị kìm kẹp. Ðứa con lên 7 tuổi của Khôi cũng bị tra hỏi, nó cứ thật mà khai là Cha Du không có can dự gì vào chiến tranh, cũng chẳng làm những điều ông Khôi ép buộc. Không ép buộc được Cha Du nhận tội, các quan bắt cha phải bỏ đạo. Quan nói: "Ngươi chối hoài là không làm gì theo giặc thì thôi, nhưng ngươi không thể chối đã đến đây giảng đạo mặc dù ngươi biết có lệnh vua cấm. Tội này cũng đáng hình khổ nặng lắm. Nhưng nếu ngươi đành lòng bỏ đạo bước qua thập giá thì ta tha cho mọi hình phạt".

- "Quan lớn rộng lượng như thế thì xin cám ơn, nhưng xuất giáo thì không bao giờ. Tôi thà chịu mọi hình phạt quái gở chứ chẳng thà chối Chúa như vậy".

Các quan mặc sức chế nhạo và vu khống cho đạo như là làm thuốc mê, gian dâm với đàn bà.... Cha cực lực chối cãi: "Cái việc ấy chỉ là do những người ghét đạo bày đặt ra. Nếu đạo có như vậy thì còn ai dám theo?"

Các quan làm tờ trình như sau: "Năm Minh Mệnh thứ 15, tháng 9, ngày 13, chúng tôi, các quan tòa tam pháp theo lệnh hoàng thượng như sau. Tháng 5, năm vừa qua, chúng tôi xét xử vụ khởi loạn của Khôi ở thành Phiên An, trong số đồng phạm có linh mục Âu Châu tên là Du, cũng gọi là Marchand, đã theo tầu Trung Hoa đến nước năm Minh Mệnh thứ 12 tại cửa Cần Giờ, và trốn tránh tại Vĩnh Long và Biên Hòa để lén lút giảng đạo Gia Tô. Từ đó theo Khôi khởi loạn, liên lạc với kẻ thù của chúng ta là nước Xiêm và tập họp người Công Giáo trong thành..., đã bị bắt và dẫn giải về kinh đô giao cho chúng tôi xét xử. Sau đó chúng tôi đã mở cuộc thẩm vấn và thấy các câu trả lời của tội nhân vi phạm luật lệ quốc gia một cách trầm trọng. Chính tội nhân đã nhận tội lỗi. Vì thế tên đạo trưởng Âu Châu Du hay Marchand có hai tội không những không chịu đạp ảnh mà thực sự có dính líu đến nghịch tặc. Chúng tôi luận phải xử bá đao và phải bêu đầu. Sau khi nhận được lệnh vua, chúng tôi sai hai quan Lang Trung và Chủ cùng với 40 lính thuộc trấn phủ dẫn tù nhân Âu Châu Marchand đến nơi gọi là Trương Ðông, làng Dương Xuân, huyện Hương Toà để hành quyết và chặt đầu bêu như đã chỉ thị" [31].

4. Ngược lại, tất cả các thánh tử đạo đều rất tôn trọng vua quan và hết lòng vì quê hương. Thánh Lý Mỹ khi bị thẩm vấn về tội chứa chấp đạo trưởng là cha Năm trong làng, mà không báo quan, đã thành thật nhận lỗi và trả lời trong tinh thần rất tôn trọng quan Trịnh Quang Khanh rằng : « Bẩm lậy quan lớn, nếu quan lớn thương thì chúng tôi nhờ hồng phúc quan lớn, bằng quan lớn bắt tội thì chúng tôi cam chịu ».

Cha Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, bị bắt ngày 24-8-1837, xử trảm ngày 28-4-1840, còn nói rõ hơn về lòng tôn trọng vua quan và phép nước. Ngày 28-4- 1840, trên đường ra pháp trường, tới thành phố gặp đám đông, Cha Khoan dừng lại nói với đám đông: "Anh chị em đừng thương tiếc cho số phận của chúng tôi, chúng tôi vô tội, chúng tôi không làm gì chống lại vua hay luật lệ quốc gia. Lỗi duy nhất mà họ trách là chúng tôi là người Kitô. Chúng tôi chết vì không chịu từ bỏ đạo Chúa Giêsu là đạo chân thật. Với quý ông quý bà theo chúng tôi và nhìn máu chúng tôi tuôn đổ hãy suy nghĩ đến sự cứu rỗi, hãy trở về nhà bằng an". Hai quan lớn cỡi hai con voi, hai quan nhỏ cỡi ngựa và đông binh sĩ làm thành vòng tròn để ba vị tử đạo ở giữa rồi tiến về nơi xử là Lò Gạch tại Ninh Bình. Tới nơi, Cha Khoan lại lên tiếng nói: "Chúng ta hãy thờ lạy tôn kính yêu mến Thiên Chúa, Chủ Tể trời đất, vì yêu Người mà chúng tôi phải chết. Chúng tôi cầu chúc đức vua được giầu sang phú quý cai trị muôn năm và chớ gì ngài ngưng cuộc bách hại đạo trời là đạo duy nhất mang lại hạnh phúc [32]."

Cha Tôma Khuông, bị bắt ngày 29-12-1859 và bị chém ngày 30-1-1860 tại Hưng Yên, đã trả lời một câu hỏi của quan và nêu rõ nhiệm vụ trung thành với vua quan rằng : « Ðạo chúng tôi truyền buộc các tín hữu phải giữ trọn lề luật trong đạo đồng thời phải trung thành với vua, hiếu thảo với cha mẹ và phải cầu nguyện luôn cùng Thiên Chúa cho quốc gia được hưng thịnh. Nếu người nào lỗi phạm thì mắc tội trọng. Chắc chắn không người tín hữu nào dám xin người Châu Âu đến gây việc chiến tranh [33] ".

B. Gương của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và cụ thể của Cha Năm, Ông Trùm Đích và Ông Lý Mỹ, có cuộc sống khôn ngoan, ngay thẳng, nhân nghĩa, trung tín, đáng làm gương cho mọi người Việt Nam về tư cách sống. Nếu tất cả mọi người Việt Nam đều khôn ngoan, ngay thẳng, nhân nghĩa và trung tín như các ngài, thì chẳng những chắc chắn thời các ngài đã chẳng loạn lạc như lịch sử đã kể lại ; mà còn có thể là đã chẳng có lệnh cấm đạo nữa, đã chẳng có việc các vua quan đã giết hại đến 130.000 người, chỉ vì họ khác tôn giáo với mình. Tư cách sống ấy, nét văn hóa thực tế ấy đã nổi bật ở những nét nào ? Các ngài đã đốt sáng văn hóa sống cụ thể ở những điểm nào ?

1. Gương lãnh đạo trung tín như người cha tinh thần của cha Năm, giáo sĩ đạo trưởng. Hai tài liệu Công Đồng Vatican II đã nói rõ về vai trò của linh mục đạo trưởng. Trong Sắc lệnh về Chức linh mục Công đồng nói như sau: “Bởi vậy, trong chức vụ và đời sống của mình, các linh mục phải nhằm mục đích tìm kiếm vinh danh Thiên Chúa Cha trong Chúa Kitô... Các ngài không thể là thừa tác viên của Chúa Kitô nếu không là chứng nhân và là người ban phát một đời sống khác đời sống thế tục”. Hiến chế Ánh sáng muôn dân, đặt tác vụ linh mục tư tế trong bối cảnh chung của sứ vụ của Giáo Hội được coi như là Dân Thiên Chúa, là dân đã nhận được ơn tham dự vào ba sứ vụ của Chúa Kitô: ngôn sứ, tư tế và mục tử. Hiến chế nói như sau: “Nhờ bí tích truyền chức thánh, linh mục được thánh hiến theo hình ảnh Chúa Kitô, thầy cả thượng phẩm vĩnh viễn (x.Dt 5, 1-10); 7, 24; 9, 11-28), để rao giảng Phúc Âm, chăn dắt tín hữu và cử hành việc phụng tự Thiên Chúa với tư cách tư tế đích thực của Tân Ước”. Cha Năm có đã thực hiện được những trách nhiệm của một linh mục, đồng thời giữ gìn được những nét đặc trung của Văn hóa Việt Nam không ?

Cha Năm nhân ái với con người, trung tín với Thiên Chúa. Cha hiền hòa vui vẻ, chăm lo kinh hạt, ước ao được phúc tử đạo, chứng nhân cho đời sống siêu nhiên. Cha thường kể truyện giặc giã đời Tây Sơn cho người ta nghe, nhiều người quý mến ngài. Ngoài tính vui vẻ, Cha Năm còn có tính khiêm nhường, đạo đức, cứ giờ cứ mực mà ra đọc kinh. Khi ẩn ở nhà ông trùm Tôn, ngài đọc kinh cả ngày. Có lần người ta đến hầu thì phải đợi lâu mới vào được, vì ngài còn đang bận đọc kinh lần hạt. Ngài có đức vâng lời, không bao giờ phàn nàn bề trên điều gì. Ngài cũng có lòng thương người nghèo khó, khi ăn cơm ngài thường để dành cho kẻ khó một ít. Lúc chẳng có gì để cho kẻ khó, thì ngài cho thuốc viên. Ðối với vấn đề tử đạo, Cha Năm rất ao ước. Lần kia, cha được tin ông kia bỏ đạo thì buồn bã phàn nàn rằng: "Ôi ông ấy dại dột dường nào! Ông ấy được dịp tốt đến mà không chịu nhờ. Ðức Chúa Trời đã đem ông ấy vào đàng ngay nẻo chính để lên Thiên Ðàng, mà ông ấy không chịu đi. Giả như Chúa thương ban phúc ấy cho tôi, thì tôi chẳng dám từ chối. Giả như Chúa có liệu dịp tốt lành cho tôi như thế, thì tôi chẳng dám bỏ qua".

Cha Năm can đảm vui vẻ đón nhận tử đạo, đã đặc biệt muốn chăn dắt tín hữu, rao giảng Phúc Âm và tìm kiếm vinh danh Thiên Chúa. Khi đến Nam Ðịnh thì Cha Năm phải giam vào ngục thất ngay. Hôm sau các quan điệu ngài ra tra khảo bắt bỏ đạo. Cha Năm khẳng khái trả lời quan: "Bẩm lạy quan lớn, tôi là đạo trưởng mà tôi dám bỏ đạo hay đạp ảnh tượng Chúa tôi làm sao được? Tôi vốn khuyên dạy người ta phải giữ đạo vững vàng và thà chết chẳng thà bỏ đạo, thì tôi phải giữ lời tôi khuyên dạy kẻ khác. Nếu chính kẻ làm đạo trưởng chẳng chịu chết vì đạo, thì còn ai chịu chết vì đạo nữa?"

- "Nếu ông cứ nói giọng này thì ông phải chết chẳng có lẽ nào sống được. Ta thấy ông là người lương thiện hẳn hoi nên ta muốn cho ông được sống. Ta khuyên ông nên vâng lời Ðức Hoàng Ðế mà bỏ đạo".

- "Bẩm lạy quan lớn, tôi đã bằng này tuổi đầu thì tôi đâu còn sợ chết, vì dù quan lớn có tha chẳng giết tôi, chẳng bao lâu tôi cũng chết vì bệnh. Nhưng nếu quan lớn giết tôi vì đạo tôi lại được nhiều ơn ích hơn là tôi chết vì bệnh. Vì nếu tôi chết vì đạo, tôi sẽ được chết vì Chúa tôi, đấng đã chịu chết cho tôi và tôi chóng được phần phúc Người đã hứa ban cho những kẻ giữ lòng trung cùng Người cho đến sau hết".

Cha Năm được các quan thương mến. Các quan thấy Cha Năm ăn nói cả quyết cứng cát và chỉ ao ước được chết vì đạo, thì biết rằng chẳng có thể nào dụ dỗ ngài bỏ đạo được, và dù có tra tấn ngài mặc lòng thì cũng vô ích mà thôi, cho nên chẳng những các quan chẳng tra khảo mà cũng chẳng đánh đập ngài. Hơn nữa các quan thấy ngài đã có tuổi, ăn nói lễ phép nên cũng thương không bắt ngài mang gông cùm ban ngày mà chỉ bắt mang ban đêm thôi. Các quan cũng làm ngơ để cho cha đi lại trong tù dễ dàng.

Thực ra, gương công chính của các linh mục Công Giáo, làm nhiều quan chức đã không đồng ý bắt đạo, và đã tìm nhiều cách cứu giúp, kết nghĩa, trọng đãi, tránh xử. Cha Lê Bảo Tịnh đã được quan tổng đốc Tân cho người báo tin trước ngày các quan định vây bắt Vĩnh Trị. Cha Gioan Đạt, được viên viên cai ngục xin kết nghĩa huynh đệ : "Tôi thấy cụ khôn ngoan, đạo đức, thì muốn kết nghĩa huynh đệ lắm, ngặt vì cụ sắp bị án tử rồi. Tôi xin hứa biếu cụ một cổ quan tài để biểu lộ lòng tôi quí cụ." Cha Trần An Dũng Lạc được quan huyện Bình Lục hậu đãi. Ông cho dọn cơm bằng mâm bát của mình, để ông ngồi ăn một mâm, cha Lạc một mâm, rồi nói : "Ông ngồi một mình một mam thì cũng là quan. Ông là quan bên đạo, tôi quan bên đời", và cho lệnh cởi trói với lời thanh minh rằng : « Tôi không cò ý bắt ông, nhưng kẻ tố giác cứ lên cáo mãi, nên tôi phải đi ». Cha Đạt được dân chúng kính phục : Ngày 12-9 Âm Lịch, hội đồng cố vấn họp lại và ấn định ngày 20 sẽ thi hành án trảm quyết cha Đạt, đồng thời ra lệnh cho quan cũng như dân thuộc 12 huyện trong tỉnh Thanh Hoá kê khai những người Công Giáo, để bắt họ đến dự cuộc hành quyết của ngài. Từ ngày đó lương dân cũng như giáo dân Công Giáo bùi ngùi đến viếng thăm ngài. Họ nói với nhau: "Linh mục này hãy còn thanh xuân, gương mặt hiền hòa trấn tĩnh, can đảm trổi hơn cả những quan tướng thời danh trong triều, thật xứng đáng là thủ lãnh dân Công Giáo". Đặc biệt chuyện linh mục Vũ Bá Loan, niên trưởng 84 tuổi, được mọi người kính trọng gọi bằng "cụ", ngài không bị đòn đánh, và trong ngày xử, mười lý hình bỏ đạo chạy trốn, đến người thứ mười một, đã lịch sự xin phép : "Việc vua truyền cháu phải làm, xin cụ xá lỗi cho. Cháu sẽ cố giúp cụ chết êm ái. Khi về trời cụ nhớ đến cháu nhé".

Kết luận, qua những hành xử của mình, cha Năm đã sống và thực hiện một cách trọn hảo văn hóa ngũ luân, ngũ thường. Đồng thời ngài đã làm tròn nhiệm vụ của một linh mục, giáo sĩ đạo trưởng. Ngài đáng làm gương sáng cho mọi người dân Việt biết hòa nhã tôn kính, thương yêu nhau ; và cho các linh mục việt nam hôm nay biết sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời để làm chứng cho Đức Tin, rao giảng Tin Mừng và tìm kiếm Vinh Danh Chúa.

2. Gương đức độ hiền lành dậy con của Ông Trùm Đích, Gia Trưởng. Đọc lại tiểu sử thánh Trùm Ích, nét nổi nhất hiện ra trong tác phong của ngài là sụ tổng hợp hoàn hảo giữa văn hóa ngũ luân, ngũ thường việt nam và đời sống nhân đức Công Giáo. Ngài đã thực hiện cả năm mối nhân luân : có tình thân với con cháu, có nghĩa với vua quan, có đầy đủ trách nhiệm bên ngoài để vợ lo bên trong, có kính nhường với anh em, có chữ tín trong giao thiệp, bạn bè ; cũng như năm đức tính thường ngày : Nhân, để yêu thương đối với vạn vật ; Nghĩa, để cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải ; Lễ, để tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người ; Trí, để thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai và Tín, để giữ đúng lời hứa. Đồng thời ngài cũng thực hiện tốt đẹp 8 nhân đức nền tảng Kitô Giáo trong hai chiều kích “mến Chúa yêu người”. Ba nhân đức đối thần : Tin, Cậy, Mến. Và Năm nhân đức đối nhân : bác ái, khôn ngoan, công chính, can đảm và tiết độ.

Ông trùm Đích nêu gương sáng về ngũ luân, ngũ thường. Ông trùm Ðích, chính tên là Nguyễn Khiêm, sinh năm 1769 tại làng Chi Long xứ Nam Xang, tỉnh Hà Nội. Cha mẹ là người ngoan đạo, thấy họ Chi Long xa nhà thờ thì bỏ họ ấy mà đem con cái cửa nhà đến ở làng Kẻ Vĩnh, nơi có nhà chung, có các linh mục ở gần để tiện bề đi nhà thờ. Ông bà đến làng Kẻ Vĩnh và xin nhập làng Kẻ Vĩnh. Ông Ðích từ đó sinh sống tại làng này, ông lập gia đình với người làng Kẻ Vĩnh và sinh hạ được mười người con. Ông Ðích là người hiền lành thật thà từ nhỏ, chẳng hề cãi mắng buồn giận ai bao giờ, ông không chửi mắng con cái hay nói năng đến vợ bao giờ. Ông cũng chẳng chơi bời, cờ bạc rượu chè mà chỉ chuyên chú làm ăn và giữ đạo. Trong gia đình, sáng tối cả gia đình đều đọc kinh chung với nhau không bao giờ bỏ. Có người đã đến trọ nhà ông, sau này kể lại là chẳng bao giờ trốn được đọc kinh với ông ấy. Về vấn đề đi dự lễ, ông bắt chẳng những con cháu và người nhà phải đi lễ Chúa Nhật mà cả lễ ngày thường, chỉ để lại một hai người ở nhà coi nhà mà thôi. Chính ông làm gương cho vợ con, ông đi lễ hằng ngày và cầu nguyện sốt sắng. Ông ăn chay suốt mùa chay. Hằng ngày ông lần hạt rất nhiều lần.

Ông trùm Ðích có lòng kính mến các đấng các bậc tu trì. Ông hay gửi quà biếu xén nhà chung và làm phúc quần áo cho các chú các thầy. Ông chẳng tiếc công tiếc của với các vị tu trì. Có một năm trong nhà chung bị dịch tả, người chết rất nhiều, số còn lại ốm đau. Bấy giờ ngoài làng có một số người tình nguyện rước các thầy về nhà mình để phục thuốc và đôi khi chờ đến khi khỏe hẳn mới cho trở về nhà chung, ông trùm Ðích rước tám thầy về nhà mình để phục thuốc. Về sau, Đức Cha muốn bù tiền phí tổn cơm nước thuốc men cho ông, nhưng ông không chịu nhận. Lúc bị cấm đạo các thầy phải tản mát các nơi, thì ông chứa chấp các thầy tràng nhất (các chú đang học lớp 12) tại nhà ông chừng hai năm. Quả thật can đảm! Vì có sắc chỉ vua ban ra, ai chứa chấp các đấng bậc mà ông bị bắt. Trước kia ông đã chứa Ðức Cha Dụ, rồi 3, 4 năm sau lại chứa Cha Năm. Thấy lòng tốt của ông, nên các đấng bậc rất tin tưởng thường đi lại nhà ông. Riêng Cha Năm đối xử với ông như anh em ruột vậy. Có lẽ Thiên Chúa đã tiền định để cho đôi bạn quý này được cùng chịu khó vì Chúa với nhau. Ông có lòng thương kẻ khốn khó, nhất là những người bị bệnh phong cùi. Ông thương họ cách đặc biệt. Ông thường đến an ủi giúp đỡ họ và khuyên bảo họ vâng theo thánh ý Chúa. Người ở trại phong thường cậy ông mua và lo liệu mọi sự cho họ. Ông trùm Ðích chẳng bao giờ làm trùm họ, nhưng vì lòng đạo, tư cách của ông cũng như vì tuổi tác mà giáo dân đã kính trọng ông và gọi ông là ông trùm.

Trong hơn một tháng phải giam, ông trùm Ðích siêng năng đọc kinh cầu nguyện. Ông xin Chúa ban ơn giúp sức để chịu khó cho nên. Ðừng kể việc đọc kinh chiều sớm với các bạn tù, mà ông còn đọc kinh riêng nữa. Ở trong tù, Cha Năm cùng ông và các bạn tù cứ đọc kinh to như ở ngoài vậy. Các lính canh ngục cũng làm ngơ không nói gì. Ông cũng xưng tội hai ba lần và chịu lễ ít là một lần. Những đồ ăn con cháu gửi ông đem phân phát cho những tù nhân cũng bị giam với mình.

Ông trùm Đích đặc biệt vượt trổi về thành quả giữ tình thân với con cái và giáo dục chúng. Ông dạy bảo và giáo dục con cái cẩn thận chẳng nuông chiều con cái. Dù con cái đã lớn khôn hay đã có vợ con, ông vẫn tiếp tục coi sóc răn bảo. Có đứa con nào cứng cổ cứng đầu thì ông đánh đòn răn bảo, chẳng nuông chiều một đứa nào. Các con cái ông nhờ được ông giáo dục mà sau này nên người không một ai hư hỏng. Các con đều có lòng đạo đức như ông. Một gia đình mà có bốn người được phúc tử vì đạo. Con trai ông là ông Lý Thi sau này cũng tử vì đạo dưới thời Tự Ðức năm thứ 11, tại Nam Ðịnh. Một người con khác tên là ông Phó Nhâm chẳng chịu bỏ đạo bị đày lên Cao Bằng và chết rũ tù ở trên đó. Con rể ông là ông Lý Mỹ cũng chịu tử vì đạo với ông. Trước mặt kẻ ngoại thực là một thảm cảnh cho gia đình ông. Nhưng trước mặt kẻ có đạo, thực là một phúc Chúa ban cho ông và gia đình.

Khi con cái đã khôn lớn, ông lo liệu gia đình. Ông không đặt vấn đề giàu sang phú quý mà là lòng đạo. Người nào muốn cưới hỏi con cái ông phải đạo đức. Dù giàu có mà khô khan nguội lạnh ông cũng không gả con cho. Trái lại dù nghèo mà đạo đức thì ông cũng bằng lòng ngay. Chẳng những ông lo dạy con cái đạo nghĩa, mà còn lo cho con cái học hành. Trong nhà ông, ông nuôi thầy đồ để dạy chữ nghĩa cho con cái. Nhà ông cũng không phải nghèo hèn trong làng. Ông rất căn cơ mực thước chăm chỉ làm ăn, nên nhà không bao giờ thiếu thốn. Trong gia đình có con ăn đầy tớ, và ông đối xử rất công bằng. Ông chẳng mang tiếng xấu gì trong làng và cũng chẳng ai trách móc ông được điều gì. Dù ông mới gia nhập làng Kẻ Vĩnh, nhưng uy tín của ông rất lớn. Ông được xếp vào hàng huynh thủ trong làng. Con rể ông làm Lý Trưởng, sau này con trai ông là ông Lý Thi cũng làm Lý Trưởng.

Ðang khi ông bị giam ở tỉnh, quan gọi ông ra hầu tòa 4,5 lần và bắt ông bỏ đạo. Bắt ép không được, các quan lại khuyên dụ ông: "Ông đã già rồi, con cái cũng đã khôn lớn, có nhà cửa cả, ông hãy quá khóa mà về ở với con cái, thì chẳng vui hơn sao?"

Trước ông trùm Ðích nghĩ đến những hình khổ mình sẽ phải chịu vì đạo thì sợ hãi lắm, dường như muốn sờn lòng. Tuy nhiên Cha Năm, ông Lý Mỹ, ông Lý Thi và các con cái yên ủi và khuyên bảo ông. Ông được những lời khuyên bảo và an ủi, thì mạnh dạn thưa với quan rằng: "Bẩm lạy quan lớn, về con cái thì mặc con cái, tôi đã lo liệu cho chúng nó rồi. Còn về Ðức Chúa Trời, đã có lẽ tự nhiên buộc tôi phải thờ lạy Người, có lẽ nào tôi lại dám bỏ Người. Quan lớn có tha thì tha, bằng chẳng tha thì chớ đừng ép tôi nữa".

Ông trùm Ðích không phải đòn vọt, nhưng ông thấy con rể chịu đòn thế mình thì thương con lắm. Có lần thấy con rể bị quan đánh dữ quá, và khi ông Lý Mỹ về tới nhà giam nát cả thịt, máu me chảy ra chan hòa, thì ông trùm nói rằng: "Các quan đánh dữ quá thế này thì con chết mất, chẳng có lẽ nào sống đến ngày xử được".

3. Gương khôn ngoan, hiếu trung, nhân nghĩa lễ của Ông Micae Mỹ, Lý Trưởng. Ông Micae Lý Mỹ sinh năm 1804 tại trại Ðại Ðăng, giáp tỉnh Vạn Sang nay là tỉnh Ninh Bình. Ông Mỹ là trưởng nam, tên thật ông là Nguyễn Huy Diệu, khi ông lên 10 tuổi thì cha mất, rồi hai năm sau mẹ ông cũng qua đời. Ông và các em ở với người dì. Tuy nhà khó khăn thiếu thốn, nhưng bà dì vẫn liệu cho các cháu ăn học chữ nho. Ông Mỹ học sáng dạ và chăm chỉ học hành. Gia đình ông Lý Mỹ đến lập nghiệp tại làng Kẻ Vĩnh. Ở đấy ông kết hôn với cô Miện con gái ông trùm Ðích. Hai ông bà sinh được tám người con. Ông Lý Mỹ cũng có học qua nghề thuốc và có làm nghề thuốc ít nhiều. Từ bé, ông Mỹ đã có nét nghiêm nghị, khác hẳn với những trẻ đồng tuổi. Ông chẳng những siêng năng đi lễ đi nhà thờ, sớm tối đọc kinh, mà đôi khi người ta còn thấy ông đọc kinh lần hạt riêng một mình ngoài xó vườn.

Sau khi lập gia đình, ông càng ngoan đạo hơn nữa. Bà Lý Mỹ nói rằng: "Ông ấy rất siêng năng đọc kinh tối sớm, dù lúc trong nhà làm công việc cũng chẳng bỏ đọc kinh hay đọc kinh vắn tắt bao giờ. Tối nào vợ con hay đầy tớ bận bịu, hoặc phải làm việc cần nào khác ở nhà, ông bắt đọc kinh chung với nhau trước và đọc sách cho chúng tôi nghe nữa. Ông ấy xưng tội chịu lễ một năm bốn năm lần. Khi toan đi xưng tội, ông xét mình trước hai ngày cùng biên tội mình vào giấy kẻo quên".

Mọi người trong làng đều coi ông như gương lành để bắt chước. Có lần trai tráng trong làng Kẻ Vĩnh đến hầu cụ Phê, thì cụ bảo chúng nó rằng: "Chúng con hãy soi gương bắt chước ông đồ Diệu (ông Lý Mỹ), vì ông ấy thật là người có nết na hẳn hoi và giữ đạo sốt sắng".Ông Mỹ thương kẻ khó, và bố thí cho họ. Có năm mất mùa, thiên hạ đói khổ, ông truyền nấu cháo cho kẻ khó ăn, vì ông sợ cho gạo, họ sẽ ăn xong và đau bụng mà chết.

Đặc biệt, trong chức vụ lý trưởng, Ông lý Mỹ nêu gương sáng ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ; và nhất là chữ trí, khôn ngoan. Tuy còn trẻ, nhưng tư cách và uy tín của ông đáng kính phục. Ông là người sắc sảo giỏi giang, ông ăn ở chính trực và ăn nói lý sự. Có lần trong làng khuyết một chân cai tổng, lý trưởng trong làng đến nhà ông xin ông ra làm việc chung, nhưng ông không chịu. Về sau ông lại được bầu làm lý trưởng, ông cũng không nhận. Ðức Cha Dụ phải khuyên bảo ông nhận làm lý trưởng để bênh đỡ nhà chung và giữ dân trong thời buổi cấm đạo ông mới vâng lời ra làm lý trưởng.

Trong thời gian làm lý trưởng, ông điều hành rất giỏi. Ðức Cha Liêu sau này làm chứng rằng nhà chung và dân làng nhờ ông rất nhiều. Ông chẳng ăn bớt của dân chút nào mà có khi còn bỏ của nhà ra làm việc chung. Người ta kiện cáo nhau hay con cái kiện tụng chia của đều đến với ông Lý Mỹ, vì ông xử sự rất công bằng. Khi đã lo liệu việc gì cho ai mà họ đem lễ vật đến tặng dù ít dù nhiều ông cũng không nhận. Người ta có biếu ông một hai trăm cau ông mới nhận, mà chẳng tạ gì cũng chẳng sao.

Khi phải sửa phạt dân, ông đánh đòn sửa phạt thẳng thắn chẳng thiên vị một ai. Cho nên dù ở trong làng hay ở ngoài đồng chẳng ai lấy trộm của ai. Cả hàng tổng đều khen ngợi làng Kẻ Vĩnh nghiêm hơn các làng khác. Ban đêm ông Lý Mỹ đi dọ bắt những kẻ đánh bạc. Có lần ông bắt bạc, và trong số bị bắt có người đầy tớ riêng của ông ở trong số đó. Anh này kể lại: "Một lần ông ấy bắt được tôi cùng ba anh nữa đang đánh bạc, ông ấy đánh mọi người 40 roi, còn phần tôi là đầy tớ riêng ông ấy nên ông ấy đánh 60 roi".

Những người đàn bà hay la lối chửi rủa, ông cũng đánh. Trong làng Kẻ Vĩnh có người đàn bà hoang thai đã hai lần, đền lần thứ ba có người bàn với ông Lý Mỹ đuổi bà ta ra khỏi làng, nhưng ông Lý Mỹ không nghe lại nói rằng: "Phải để nó ở đây, hoặc sau này nó ăn năn sửa mình lại chăng. Nếu đuổi nó đi, nó sẽ đi với kẻ ngoại đạo mà mất linh hồn".

Sau đó ông lấy cái nia, khoét thủng ở giữa, bắt bà ta đút đầu vào, rồi lấy cái nồi đất bôi vôi úp lên đầu và trao cho đầy tớ cầm roi điệu đi quanh làng, đồng thời bắt bà đó rao to lên để bà xấu hổ mà chừa.

Thấy cách xử sự của ông với người ngoại tình ai cũng khen ông có tính thương người, chỉ mong cho người ta sửa mình. Khác hẳn với cách phạt của các làng bên ngoài là gọt đầu bôi vôi và thả bè trôi sông cho chết. Khi cần phải sửa phạt ai, ông không phạt vì nóng giận hay gắt gỏng. Ông ấy vừa truyền đánh người ta vừa nói truyện vui vẻ như thường, coi như đó là phép tắc phải vậy.

Với bà Mỹ, Ông lý Mỹ nêu gương về nghĩa tào khang ; Với con cái Ông nêu gương về chữ thân, chữ từ và giáo dục chúng. Vợ chồng con cái đầy tớ chẳng những đi lễ các ngày lễ cả, mà cả các ngày thường nữa. Trong mùa chay ông ăn chay một tuần hai ngày, thứ Tư và thứ Sáu. Vợ chồng hòa thuận thương yêu nhau. Ông ăn ở hiền lành với vợ con chẳng bao giờ nặng lời với vợ con. Vợ chồng ông chẳng cãi mắng nhau bao giờ. Trong suốt 18 năm trời vợ chồng ăn ở với nhau chỉ có một lần ông Lý Mỹ đánh bà ấy ba cái vì bà ấy lười không chịu đọc kinh. Bà Lý Mỹ nói rằng vợ chồng chỉ mất lòng nhau có một lần ấy mà thôi. Bà Lý Mỹ lại nói rằng: "Tôi chẳng thấy ông ấy uống rượu, đánh bạc hay là chửi bao giờ, chỉ chuyên một việc làm ăn, săn sóc cửa nhà và giữ đạo".

Ông Lý Mỹ vẫn ao ước được phúc tử đạo từ lâu. Có lần ông hỏi bà Lý Mỹ rằng: "Nè ta được phúc tử vì đạo, thì mẹ nó có bằng lòng chăng?" Bà Mỹ đáp lại rằng: "Thày nó được phúc trọng ấy, thì tôi bằng lòng lắm chứ". Ông Lý Mỹ nghe như thế thì bằng lòng lắm. Thực là một cử chỉ anh hùng và hy sinh vì Chúa của bà Mỹ. Ông nói lời trên với vợ ngày hôm trước thì hôm sau quan đến vây làng và ông bị bắt.

Ở trong tù, Quan hỏi : "Sao mày chẳng thương vợ con? Con cái còn bé mọn yếu đuối, sao mày nỡ quên tình cha mà không thương con thế vậy? Dù chúng tao chỉ nghĩ tới hay trông thấy chúng nó thì cũng xót còn mày mê man làm sao mà chẳng quá khóa đi?" Ông Lý Mỹ thưa lại quan: "Tôi tính sao hả? Tôi có mê đâu! Vợ con là của Ðức Chúa Trời phó cho tôi, tôi coi sóc dạy dỗ khi có thể làm được. Mà bây giờ Ðức Chúa Trời định cho tôi ở trong tay quan lớn, thì tôi cũng phải vâng ý Người, cũng như vợ con tôi phải vâng ý tôi. Sao ông lại bảo lăng nhăng xàng xiên rằng tôi phải bỏ đạo, bỏ Ðức Chúa Trời là phải lẽ sao?"

Bà Lý Mỹ có lần bế con mới sinh được mấy tháng ra tỉnh thăm chồng cũng yên ủi khuyên bảo chồng chịu khó cho trọn, đừng lo cho vợ con làm chi. Vì nhờ ơn Chúa giúp sức thì mình cũng có thể ra sức dạy dỗ chúng nó được. Con gái lớn ông tên là Mỹ, mới 12 tuổi, đi trộm mẹ ra tỉnh mất gần nửa ngày trời để thăm cha trong ngục. Nó phải qua 2,3 lần cửa lính canh rất ngặt. Ðến gặp ông, nó thưa ông rằng: "Xin cha hãy chịu khó chịu chết vì đạo". Ðứa con trai ông lên 9 tên là Tường, nhỏ quá không lên thăm bố được, nên nhắn những người lên tỉnh thăm cha thưa rằng: "Xin cha đừng có quá khóa, cứ vững lòng xưng đạo ra và chịu chết vì đạo, đừng lo đến chúng con làm chi". Thật là một hồng phúc cho ông. Mọi người thân yêu đều có lòng tin mạnh mẽ, khuyến khích ông can đảm chết vì Chúa. Thấy vợ con có lòng sốt sắng và đạo nghĩa như vậy, ông rất an ủi. Ông nhắn bảo con cái ở nhà giữ đạo cho vững vàng và trông cậy Ðức Chúa Trời thương xem phù hộ cho.

Với ông trùm Đích, bố vợ, ông lý Mỹ rất hiếu thảo. Thấy cha vợ là ông trùm Ðích đã già yếu, lại có tính sợ đòn, phàn nàn không biết có bền vững chịu các hình khổ không, thì ông Lý Mỹ khuyên cha vợ: "Cha đã già rồi, lại yếu đuối, chẳng trông sống được bao lâu nữa, nếu cha chẳng chết vì đạo khi này, thì chẳng bao lâu nữa cha cũng chết bệnh. Nhưng nếu cha chết vì đạo, thì sẽ làm sáng danh đạo và sẽ được phúc thanh nhàn vui vẻ trên Thiên Ðàng đời đời. Nếu cha xuất giáo mà về nhà phải chết bệnh thì sẽ mang tiếng là kẻ bỏ đạo cùng liều mình mất linh hồn. Giả như có ai mến tiếc sự sống đời này, thì phải là con, vì con còn trẻ tuổi, khỏe mạnh. Nhưng con chẳng tiếc sự sống, lại vui lòng bỏ sự sống cho danh Ðức Chúa Trời được cả sáng. Con cái cha đã lớn rồi. Cha có sống ở với chúng nó thì cũng chẳng giúp chúng nó được việc gì. Nếu cha chết vì đạo thì sẽ làm gương sáng cho chúng nó và làm cho chúng nó được trọng trước mặt người ta. Vợ con còn trẻ tuổi, bốn đứa con của con còn bé dại chưa làm được gì mà ăn, nhưng con tin thật Ðức Chúa Trời đã sinh chúng nó ra, thì người cũng sẽ nuôi chúng nó nữa. Vả lại khi con đã được lên Thiên Ðàng thì con sẽ cầu nguyện cho chúng nó. Khi cha nghĩ đến những đòn vọt cha phải chịu chỉ lo sợ chẳng biết có chịu được chăng, song cha đừng lo, đừng sợ làm chi. Vì con sẽ chịu đỡ cho cha. Vậy xin cha hãy cứ vững lòng xưng đạo ra cùng làm chứng cho thiên hạ biết ta là kẻ tin cùng giữ đạo thật lòng và ta sẵn lòng chịu chết vì Ðức Chúa Giêsu đã chịu chết cho chúng ta".

Ông Lý Mỹ nói thế nào thì giữ như vậy. Hễ lần nào quan toan đánh ông Ðích thì ông lại xin quan: "Lạy quan lớn, cha tôi già nua tuổi tác cùng yếu đuối, xin quan lớn tha cho cha tôi, tôi xin chịu đòn thay cho cha tôi". Quan thấy ông có lòng hiếu thảo, thì ưng tha cho ông trùm Ðích và đánh ông Lý Mỹ. Có lần ông Mỹ chịu đòn thay cho ông trùm Ðích về, thì nói với ông trùm Ðích rằng: "Lạ thay bởi ơn Ðức Chúa Trời thương, khi quan đánh, thì con không thấy đau là mấy". Ông nói vậy, nhưng mọi người đều biết rõ ông bị đòn rất đau. Khi về đến ngục, quần áo ông đã rách nát hết và máu me chảy đầm đìa cả. Thấy con chịu đòn thay mình đau đớn như vậy, ông trùm Ðích rất thương con. Cha Năm, ông trùm và ông Lý Mỹ nhất quyết đổ máu mình ra vì Chúa. Ba ngày trước khi xử, ông Lý Mỹ nói rằng: "Các đau đớn đã khỏi cả chỉ trừ có một chỗ đau chưa khỏi mà thôi."

Ông lý Mỹ được quan quân và dân chúng kiêng nể. Bị bắt, về tới đồn Lục Bộ, quan hỏi ông có bỏ đạo không thì cho về, nhưng ông nhất định không chịu bỏ đạo. Ở Lục Bộ, một người huynh thứ trong làng Kẻ Vĩnh đến bàn với ông về việc hối lộ để chuộc ông ra, nhưng ông Lý Mỹ không chịu lại nói rằng: "Xin cám ơn dân có lòng, dân có lòng thì trả ơn dân, nhưng đừng chạy chuộc tội, xin để tiền ấy mà giúp vợ con tôi và làm bữa mừng khi đem xác tôi về".

Ông Lý Mỹ bị hành hạ khổ sở hơn hết vì các quan thấy ông còn trẻ trung lại có tài mới ra mật lệnh đánh đập để cho ông sợ mà đành chịu bỏ đạo. Vì thế ông bị hành hạ rất khổ sở trước khi ông bị xử trảm. Ông chẳng những chịu đòn phần mình mà còn vì thương cha vợ là ông trùm Ðích, ông xin chịu đòn thế cho ông trùm. Tính ra ông phải bị đánh đến hơn 500 roi đòn, hai mông rách nát cả thịt ra chẳng còn nơi đâu lành. Cổ chân cổ tay sưng đầy lên vì nọc thẳng quá, và còn bị đeo gông cùm nặng nề. Tuy bị đòn đau như thế mà ông vẫn can đảm không kêu ca. Ðến nỗi có quan phải thốt lên: "Thằng này chết đoạn sẽ làm thành hoàng đất của nó. Thằng này chẳng phải là người vừa đâu".

Ngoài ra các quan còn làm hết cách để dụ dỗ ông. Có khi dụ dỗ cùng lúc với Cha Năm và ông trùm Ðích, có khi thì dụ dỗ riêng một mình ông. Có lần quan bảo ông: "Mày là thằng giỏi giang lại trẻ tuổi, lý sự và coi sóc dân làng giỏi, ai cũng được nhờ, sao mày dại mà chẳng chịu quá khóa đi?" Ông Mỹ thưa lại: "Sao tôi lại dại? Khi chưa có tôi thì đã có dân, thế thì ai coi sóc dân lúc bấy giờ? Nhưng mà linh hồn tôi thì tôi phải coi giữ, cho nên tôi chẳng bỏ linh hồn tôi mà nghe lời quan đâu".

Có một lần quan truyền cho lính kéo ông qua ảnh thánh giá. Quân lính lôi ông qua và reo lên: "Anh này quá khóa rồi". Lúc đó ông Lý Mỹ kêu lên: "Bẩm lạy quan lớn, ông lớn kéo voi qua thập tự thì cũng được, nhưng mà chúng tôi nhất định không chịu bước qua Chúa chúng tôi thờ đâu!" Thấy ông trả lời khôn ngoan, các quan lại càng bực tức làm như chẳng lẽ mình lại thua một thằng tù. Các quan càng ra lệnh hành hạ ông hơn nữa.

Có lần đến trước quan án, mà quan cứ giục ông phải bỏ đạo, nên ông nói chọc quan lớn: "Giả như giặc giã đến đây mà truyền cho chúng tôi đập đầu quan lớn để chúng tôi được sống, thì chúng tôi dám làm, nhưng Chúa chúng tôi thờ thì chúng tôi chẳng dám làm đâu". Quan nghe vậy tức giận quá, liền cầm cái quạt ném vào mặt ông trúng vào con mắt ông, ông đau đớn quá ngã xuống sân.

Lần khác quan hỏi ông Lý Mỹ: "Thiên Ðàng là gì?" Ông Lý Mỹ chẳng cắt nghĩa Thiên Ðàng là làm sao, chỉ thưa với quan rằng: "Lát gươm quan lớn ban cho tôi là đường đi lên Thiên Ðàng đấy".

Có lần khác quan thương tình khuyên bảo ông: "Mày còn trai tráng, và giỏi giang. Mày đã làm lý trưởng, nếu biết điều mày cũng có thể trở nên giàu sang, và được phong lưu sống lâu. Mày hãy quá khóa đi, thì được về nhà ở với vợ con. Nhiều kẻ khác đã quá khóa rồi, sao mày chẳng bắt chước chúng nó quá khóa, khi về nhà thì mày muốn giữ đạo thế nào cũng được". Ông Lý Mỹ thưa lại quan: "Bẩm lạy quan, tôi đã xem sách đạo và hiểu lẽ đạo, tôi đã biết đạo Ðức Chúa Trời là đạo thật cho nên tôi không thể bỏ được. Giả như có ai bảo quan lớn đập đầu Ðức Hoàng Ðế đã ban quyền cao chức trọng cho quan, ắt là quan lớn chẳng dám làm. Vậy tôi dám đạp ảnh Ðức Chúa Trời là Chúa tôi thờ làm sao được? Tôi chẳng tiếc sự sống hèn sống tạm ở đời này, vì thế nào tôi cũng phải chết. Nếu chẳng chết trước thì cũng chết sau. Còn về của cải chức quyền thì xin quan lớn biết rằng chẳng có chức quyền và của cải nào sánh bằng phúc trọng tôi sẽ được chết vì đạo. Tôi vốn thương vợ con tôi lắm, nhưng tôi sẵn lòng lìa bỏ họ vì tôi biết rằng Ðức Chúa Trời sẽ coi sóc chúng nó, và ngày sau sẽ cho tôi được gặp họ trên Thiên Ðàng. Quan lớn dạy rằng có nhiều người bỏ đạo. Vậy những thằng lính vì sợ giặc bỏ chạy cũng bỏ thầy mình thì có ra gì? Tại sao quan lớn lại dạy tôi bắt chước chúng nó?"

Có người đến thăm ông đem ý nghĩ liệu cách để cho ông được tha, ông liền mắng lại: "Ai khiến các anh đến thăm tôi mà nói những điều càn dở như vậy? Tôi có về thì các anh sẽ khóc, nhưng khi đem xác tôi về làng, thì các anh sẽ mừng".

Sau khi xử hai đấng, tên lý hình đòi ông Lý Mỹ năm quan tiền thì sẽ xử một nhát mát mẻ. Nhưng ông bảo rằng: "Năm quan tiền để làm phúc cho kẻ khó, chẳng có tiền cho chú mình đâu, muốn băm vằm thế nào thì mặc". Lý hình bực tức, chém một nhát trượt không đúng, chỉ đứt một miếng thịt nơi cằm, ông Lý Mỹ ngã xuống. Mãi đến nhát thứ năm mới đứt đầu.

Ông bị xử ngày 12-8-1838. Sau khi xử tử, quan cho phép ông Lý Thi được khiêng xác ba đấng về làng Kẻ Vĩnh. Ðến đêm xác mới về tới làng. Dân làng và các làng bên đốt đuốc và đánh trống ra đón rước xác các ngài về rất vui vẻ mừng rỡ như ngày hội. Sau này bớt cấm đạo Đức Cha và nhà chung cùng bổn đạo hay ra viếng mồ ba đấng. Mỗi khi có lễ trọng và lễ quan thầy Đức Cha, giáo dân lại đến viếng xác ba đấng. Dân chúng đến lần hạt và ngắm Ðàng Thánh Giá. Trong ba đấng thì dân chúng quý ông Thánh Mỹ hơn cả. Ðúng như lời các quan đã tiên đoán về ông: "Tên này sau khi chết sẽ làm thành hoàng đất nó".

Như vậy, thánh lý Mỹ, đã sống và giũ gìn và nêu gương sáng về năm đức : nhân, nghĩa, lễ, trí và tín. Làm lý trưởng, ông lý Mỹ ăn ở có Nhân có Nghĩa với mọi người trong làng, từ những người nghèo hèn, qua tuần đinh, quan viên, đến bô lão ; có Tín có Lễ với các bề trên quan quyền, cha chú, cũng như với dân làng ; có trí, có đức trong mọi quyết định, hành xử, đối đáp. Đó là những lý do khiến mọi người quan quyền cũng như dân làng kính nể ông. Về đời sống gia đình, ông hiếu thảo với cha mẹ, có nghĩa có tình với vợ ; có thân có từ với con cái. Còn về đời sống thiêng liêng với Chúa, lòng tin cậy mến của ông thực vững mạnh, dũng cảm và phó thác. Trong con người ông lý Mỹ hai khuôn mặt việt nam và Công Giáo hòa đồng cuốn quyện vào nhau một cách tuyệt hảo. Chân ông đạp đất Việt Nam, lòng ông quyện vào văn hóa ngũ luân ngũ thường, trí ông mơ về một khát vọng tuyệt đối, vĩnh cửu của Nước Trời.

KẾT LUẬN

Văn Hóa Việt Nam, từ khởi thủy và dưới ảnh hưởng của những nền văn hóa chung quanh, đã được tô đậm với bốn nét : Âu Lạc, Ấn Phật, Lão Trang và nhất là Khổng Mạnh. Trong đạo Khổng Mạnh, ngũ luân và ngũ thường là quan trọng hơn cả. Ngũ luân là 5 mối quan hệ chính trong xã hội : CHA CON có tình thân, VUA TÔI có nghĩa, CHỒNG VỢ có sự phân biệt, ANH EM lớn nhỏ có thứ tự, BẰNG HỮU có lòng tin. Ngũ thường là năm đạo cư xử phải có hằng ngày : NHÂN là cách cư xử từ thiện, nhân hậu, NGHĨA là cách cư xử hào hiệp, chính đáng, trách nhiệm, LỄ là cách cư xử theo đúng nguyên tắc, nghi thức, có tôn trọng, hòa nhã, TRÍ là cách cư xử khôn ngoan, có suy nghĩ, tiên liệu, tính toán để hành động cho hợp đạo lý, TÍN là giữ đúng lời, đáng tin cậy. Nhưng các vua quan Việt Nam, muốn độc tôn vua, đã giữ nguyên ngũ thường, nhưng đả biến ngũ luân thành tam cương : ba giềng mối : Quân - thần (Vua - tôi) thì tôi phải trung với vua, Phụ - tử (Cha - con) thì con phải hiếu với cha, và Phu - phụ (Chồng - vợ) thì vợ phải tùy theo chồng.

Tất cả 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam đều đã có một cách cư xử chung, qui chiếu về 3 điểm sau đây. 1-Không một vị thánh nào đã làm chính trị, hiểu theo nghĩa lập phe đảng để chống lại triều đình; 2-Và tất cả các ngài đều hết rất tôn trọng vua quan và 3-hết lòng vì quê hương.

Trong cụ thể, lấy trường hợp ba thánh là cha Năm, ông trùm Đích và ông Lý Mỹ, thì họ đã sống văn hóa ngũ luân ngũ thường việt nam một cách đầy đủ, đáng làm gương sáng cho mọi người Việt Nam, kể cả các vua quan.

Thánh Linh Mục Năm, giáo sĩ đạo trưởng, sống và nêu gương lãnh đạo trung tín như người cha tinh thần : nhân ái với con người, trung tín với Thiên Chúa ; can đảm vui vẻ đón nhận tử đạo, đã đặc biệt muốn chăn dắt tín hữu, rao giảng Phúc Âm và tìm kiếm vinh danh Thiên Chúa ; được các quan thương mến. Thực ra, gương công chính của các linh mục Công Giáo, làm nhiều quan chức đã không đồng ý bắt đạo, và đã tìm nhiều cách cứu giúp, kết nghĩa, trọng đãi, tránh xử. Như vậy, qua những hành xử của mình, cha Năm đã sống và thực hiện một cách trọn hảo văn hóa ngũ luân, ngũ thường.

Thánh Trùm Đích, Gia Trưởng, đã sống và nêu gương đức độ hiền lành dậy bảo con cái : nêu gương sáng về ngũ luân, ngũ thường ; đặc biệt vượt trổi về thành quả giữ tình thân với con cái và giáo dục chúng.

Thánh Micae Mỹ, Lý Trưởng, nêu gương sáng ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và nhất là chữ trí, khôn ngoan trong chức vụ lý trưởng ; được quan quân và dân chúng kiêng nể ; nêu gương về nghĩa tào khang vợ chồng ; nêu gương về chữ thân, chữ từ và giáo dục con cái ; rất hiếu thảo với ông trùm Đích, bố vợ. Tóm lại, thánh lý Mỹ, đã sống và nêu gương sáng về năm đức : nhân, nghĩa, lễ, trí và tín.

Những điều chúng ta vừa trình bày trên đây, hôm nay, 2013, nhiều người hơn đã chấp nhận. Trên mạng của Ban Tôn Giáo Chính Phủ, đang cho phổ biến một bài của tác giả Kiều Đình Nga dưới đầu đề : « Ảnh hưởng của Công Giáo với nền văn hóa Việt Nam », trong đó người ta đọc được những nhận định như :

Thâm nhập vào Việt Nam giữa lúc chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, nạn đói kém tràn lan, đạo Công Giáo đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho người dân đang cần niềm an ủi. Với truyền thống bao dung, người Việt Nam dễ dàng chấp nhận mọi tôn giáo ngoại lai miễn là nó phù hợp và đến với thiện chí hòa bình.

Công Giáo tại Việt Nam, nơi chịu ảnh hưởng của ba tôn giáo lớn (Phật, Khổng, Lão), thường bị phê phán là ngoại lai với dân tộc, vì ảnh hưởng của Công Giáo đối với văn hóa Việt Nam còn rất hạn chế, nhưng cùng với thời gian đạo Công Giáo đã có những ảnh hưởng và đóng góp nhất định vào nên văn hóa Việt Nam. Đạo Công Giáo đến Việt Nam giai đoạn đầu cũng được đón tiếp nồng nhiệt. Gặp được Công Giáo và nghe những lời giảng của các linh mục trong hội truyền giáo, đông đảo những nông dân nghèo đã hồ hởi tiếp đón Tin Mừng, vì Tin Mừng làm sáng tỏ và nổi bật lên những yếu tố vốn tiềm tàng trong tâm thức tín ngưỡng dân gian, là chất liệu sống của thôn làng cả ngàn năm. Họ đã tin theo và trở thành những tín hữu nhiệt thành đến mức phải chịu nhưng sự khủng bố, bắt đạo ngặt nghèo của vua quan [4].

Về Lộ-Đức các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam đã nghe lời mời của các tuyên úy để " MỪNG 25 NĂM TUYÊN PHONG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT-NAM - SỐNG ĐỨC TIN THEO GƯƠNG TIỀN NHÂN. "

Người tín hữu nặng tình, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu dân tộc, không khỏi cảm kích nhìn ra gương sáng sống, giữ gìn và đốt sáng văn hóa Việt Nam của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chắc chắn họ sẽ cầu xin, để gương lành này được dãi tỏa nơi tín hữu và lương dân Việt Nam.

Chắc chắn họ sẽ theo lời xướng của Cha Tổng Tuyên Úy Nguyễn Kim Sang, mà hát bài thánh ca « Đây Bài Ca Ngàn Trùng » và « Nguyện xin các Thánh Tử-Đạo Việt-Nam cầu bàu và phù giúp chúng ta luôn trung thành với niềm tin và biết noi gương các Ngài đễ minh chứng cho Tình yêu của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, dù phải gặp những khổ giá của cuộc đời ».

Paris, ngày 28 tháng 07 năm 2013

Trần Văn Cảnh

Phụ chú

(1). Trần Văn Cảnh trong Văn Hóa Gia Đình ; Paris ; Giáo Xứ Việt Nam ; 2006, tr. 23-24

(2). Trần Trọng Kim : Việt nam sử lược, q. 1 & II ; Fort Smith : Sống Mới ; 1978.

(3). Ibid. tr. 228.

(4). Đinh Kiều Nga : Ảnh hưởng của Công Giáo với nền văn hóa Việt Nam, Nguồn : Ban Tôn Giáo Chính Phủ,

http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/3171/
 
Văn Hóa
Cây cổ thụ
Lm Vũđình Tường
06:19 30/07/2013
Cơn nắng trưa hè khiến tôi thèm khát một bóng mát. Phải nói là thèm khát mới diễn tả đúng tâm trạng lúc đó. Trời nắng chan hòa từ đầu đến chân chỗ nào cũng nắng. Phà vào lòng bàn tay không khí nóng như hơi ống đồng thoát ra từ lỗ mũi. Cổ khô, chân mỏi, đầu gối muốn quỵ xuống, lê từng bước, từng bước, mệt mỏi, khớp xương châu thân rã rời. Trước mắt sao nổ chập chờn, lòe loẹt như đom đón. Bụng bảo dạ nếu ngồi xuống đây không đủ sức đứng lên. Hơn nữa giữa đồng trống gió nóng vẫn thổi, cổ vẫn khát, ngồi xuống ích chi. Bước chân cao thấp kéo lê thân ngất ngưởng.

Đấng cứu tinh xuất hiện, trước mặt là một tàng cây, còn xa lắm nhưng trong tầm mắt. Tinh thần phấn chấn đôi chút. Tôi lết thân về hướng mong đợi. Tàn cây mỗi lúc lớn dần. Không cao lắm nhưng có bóng râm. Khi tới nơi tôi lao mình vào gốc cây nằm nghỉ. Cơn khát hoành hành dữ dội, cổ khô rát, nước miếng keo lại thành sợi trắng quyện vào lưỡi. Người bắt đầu run, từng cơn, từng cơn run như người lên kinh phong. Thiếp đi tôi không còn biết trời trăng chi nữa. Tiếng ai đó đánh thức tôi dậy. Anh kề chai nước uống dở vào môi. Hơi nước khơi dậy lòng khát sống. Tôi ực từng ngụm nhỏ, nước ngấm vào đến đâu cái mát tỏa lan đến đó. Mắt tôi nhìn thấy chập chờn con người đó, không rõ lắm. Phải lâu lắm cơ thể mới hồi phục, có lẽ đến cả nửa tiếng sau. Mồ hôi bắt đầu rịn ra, cơ thể tỉnh hẳn. Tôi cám ơn anh bạn và bắt đầu để ý đến tàn cây.

Đây là một cây cổ thụ hàng trăm tuổi cũng nên. Toàn thân nó bị cháy, ruột rỗng tuếch đen ngòm. Nơi nôi nằm chính là cái cửa miệng bị cháy, chỉ còn một phần ba thân cây sót lại. Nó cao đến hơn chục thước. Lạ lùng thay phần vỏ sót lại chỉ còn một phần ba thế mà nó không chết, nó vẫn sống sót sau cơn hỏa hoạn, dấu cháy đen thui còn rõ, nứt nẻ lỗ chỗ. Một phần ba sống sót đó đã giúp tôi sống sót. Thân nó sứt sẹo cùng mình từ trên xuống dưới. Những chỗ sâu, mọt đục khoét cây chảy nhựa thành vầng khô quéo che kín bảo vệ vết thương và chữa lành. Phần thân sống vẫn cố gắng chu toàn bổn phận của cây. Hàng năm lá già rụng xuống, lá non thay thế, cây vẫn đâm bông, sinh trái đúng mùa, dù không nhiều hoa, lắm trái vì sức già, thân liệt, nhưng vẫn đóng góp cho sự sinh tồn. Tàn nó vẫn mang lại bóng mát cho muông thú tạm trú trưa hè, thân nó vẫn là chỗ cho chim muông làm tổ và thân nó vẫn cung cấp thực phẩm cho loài côn trùng. Hôm nay nó lại ban cho tôi một giấc ngủ. Cây bị thương, cây khô hai phần ba chết đứng thế mà nó vẫn cố sống, sống xanh tốt, sống chu toàn bổn phận loài cây sinh nộc, nảy mầm.

Nhìn đến thân cây, tôi liên tưởng đến thân phậm hẩm hưu của mình. Bề ngoài tôi còn tươi tỉnh hơn thân cây rất nhiều. Không phải chỉ một phần ba còn sức sống mà toàn thân còn sức sống. Căn bệnh ung thư đang rình rập. Móng vuốt nó cào cấu từng tế bào nhưng chưa tệ như ruột cây trống rỗng. Toàn cây cổ thụ bị ung thư từ trong ra ngoài, không nơi nào sót thế mà nó vẫn sống, sống tươi và vẫn còn sinh ích cho muông thú, côn trùng, vẫn hoàn thành nhiệm vụ của loài cây sinh bông kết trái. Căn bệnh nội thương của tôi nặng thật, kéo cuộc đời tôi chìm xuống, tâm can yếu nhược, niềm đau chan hòa châu thân, ngày nọ kéo dài qua ngày kia. Toàn thân tôi chưa tàn tệ như tàn cổ thụ nhưng í chí muốn sống trong tôi đã tàn, tâm thần yếu liệt, tinh thần ham sống mỏi mòn, tính hoạt bát biến dần hằn rõ trên khuôn mặt mệt mỏi. Hết nhìn đến cây lại nhìn đến mình. Tôi ao ước được sống như cây cổ thụ. Dù bệnh tật vẫn cố gắng sinh ích cho đời dù chỉ một ngày còn sống. Bệnh nội thương nguy hiểm thật, nó làm chết rã thân xác này. Thân xác này chưa chết nhưng tâm lí yếu nhược phụ họa cho căn bệnh. Chán đời, cô đơn, so sánh và thương hại chính mình là yếu tố chính đóng góp cho tự hủy diệt. Loài cây không so sánh hơn thiệt, không tính toán lợi hại, không đếm tháng ngày, cứ vươn và vươn mãi. Loài cây chỉ có một mục đích duy nhất. Mục đích đó giúp nó tồn tại. Bảo vệ mạng sống còn sót lại bằng mọi giá, cố sống dù sống gắng gượng nó cũng cố. Dù có phải chết nó cũng chết đứng không quỵ lụy, khuất phục trước bất cứ thế lực nào, ngoại trừ bão tố.

Tôi nhìn lên tàn cây lần nữa, từ gốc đến thân và ngọn cây đang vươn cao. Tôi nhìn đến mình rồi vươn vai đứng dậy. Người tôi lao chúi đi, mặt mũi quay cuồng, tôi cố gắng gượng bước đi, miệng tự nhủ dù bệnh tật tôi cố vươn lên như cây cổ thụ kia. Thêm vài bước đi tôi chúi té nằm sấp trên mặt đất miệng kề đống phân chuột khô từng viên, hơi thở mạnh từ miệng mũi phát ra luồng gió đủ mạnh đẩy các viên phân khô lăn đi, lăn lại theo làn gió nóng phát ra từ mũi. Anh bạn tôt cho nước uống lúc trước đến bên định đỡ tôi đứng dậy. Tôi năn nỉ làm ơn cho nằm thêm chút nữa. Tôi xoay người nằm ngửa phóng tầm mắt cao lên bầu trời xanh, có vẩn mấy đám mây trắng. Trong đám mây trắng xa xôi đó mắt tôi nhìn thấy hình ảnh một người đang khom lưng vác thập giá. Không tin vào mắt mình. Tôi dơ tay vuốt mắt, hơi day day ngón tay vào mắt rồi nhìn lại. Đúng thật, hình ảnh một người đang còng lưng vác thập giá. Hai mắt tôi gắn chặt đến hình ảnh đó. Lạ lùng thay mây vẫn bay, vẫn bay hình ảnh người vác thập giá đó đang từ từ té xuống, té rất chậm, té theo tốc độ bay của mây. Tôi quan sát rõ từng cử chỉ, từng động tác của người té xuống. Thảm thương lắm, khi cây thập giá đè hẳn lên người thì cũng là lúc hình người tan biết trong cụm mây trắng. Rồi kìa, đầu người đang nhô ra từ cụm mây, ngẩng cao mãi, ngẩng cao mãi, đầu cây thập tự cũng nhô lên và bắt đầu di chuyển.

Hình ảnh sống động đó ban cho tôi sức mạnh. Lúc quan sát hình người đang cố gắng gượng đứng lên trong cụm mây. Sức mạnh nào kéo tôi đứng dậy. Tôi không hay chỉ ý thức được mình đang đứng ngóng trông đám mây. Bây giờ tôi đã có sức mạnh từ hình ảnh đó, tôi bước đi chậm rãi, dù không vững lắm nhưng lòng thanh thản vô cùng. Lòng không vướng bận, day dứt vì số phận, vì cơn bệnh, vì so sánh, vì tủi thân. Tất cả những tư tưởng đó biến sạch. Tôi sung sướng bước đi cẩn trọng từng bước, từng bước nhưng cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng vì đã trút bỏ được những tư tưởng kéo đời tôi chùng xuống. Nhìn lại thấy mình tin Chúa qua lí thuyết theo Chúa vì thói quen.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bông Hoa Trắng
Tấn Đạt
20:49 30/07/2013
BÔNG HOA TRẮNG
Ảnh của Tấn Đạt
Thấy bông hoa trắng ươm trong nắng
Gợi nhớ ngày xưa áo học trò.
(nđc)