Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy giữ mình khỏi mọi thứ tham lam
Lm Đan Vinh
00:08 31/07/2019
Chúa Nhật 18 Thường Niên C
Gv 1,2; 2,21-23 ; Cl 3,1-5.9-11 ; Lc 12,13-21
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 12,13-21
(13) Có người trong đám đông nói với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi”. (14) Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh ?” (15) Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam. Vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu”. (16) Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, (17) mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây ? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa màu ! (18) Rồi ông ta tự bảo: “Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. (19) Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: Hồn ta hỡi. Mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !”. (20) Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?” (21) Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa thì số phận cũng như thế đó”.
2. Ý CHÍNH: Một chàng thanh niên đến yêu cầu Đức Giê-su can thiệp để anh trai phải chia gia tài cho anh, nhưng Người đã từ chối can thiệp. Nhân dịp này Người đã dạy mọi người phải tránh thói tham lam ích kỷ, cũng đừng trông cậy tiền bạc sẽ bảo đảm cho tương lai đời mình. Rồi Đức Giê-su kể ra dụ ngôn về một người giàu có chỉ lo thu tích của cải để làm giàu cho bản thân. Điều đó thật dại khờ ! Vì chính lúc anh ta tưởng của cải sẽ bảo đảm cho tương lai mình sẽ được an nhàn hưởng thụ, lại là lúc cái chết thình lình ập đến. Thế thì tài sản anh ta tích trữ kia sẽ về tay ai ? Cuối cùng Người kêu gọi mọi người hãy lo làm giàu về nhân nghĩa có giá trị trước tòa Chúa phán xét sau này.
3. CHÚ THÍCH:
- C 13-15: + “Xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi”: Luật Mô-sê qui định: trong việc thừa kế, chỉ con trai mới được chia gia tài. Trưởng nam được hưởng trọn phần di sản về bất động sản như đất đai nhà cửa, và còn được gấp đôi phần động sản như tiền bạc, hoa màu... nữa (x. Đnl 21,17). Vậy có một người anh cả kia sau khi cha chết đã chiếm hết tài sản cha để lại và không chia cho người em phần nhỏ bé mà lẽ ra anh ta được hưởng. Thời Đức Giê-su người Do thái thường yêu cầu một luật sĩ đứng ra làm trọng tài khi có sự tranh chấp về luật pháp. + Ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh ?: Tuy “là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán để xét xử kẻ sống và kẻ chết” (Cv 10,42), nhưng Đức Giê-su đã từ chối can thiệp về việc chia gia tài này, vì điều cấp bách mà Người phải lo chu toàn là đi lên Giê-ru-sa-lem chịu khổ nạn, nên Người không muốn mất thì giờ vào việc riêng cá nhân, vốn thuộc thẩm quyền của các đầu mục Do thái (x. Xh 2,14). + Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam...: Tuy từ chối can thiệp, nhưng Đức Giê-su không nhắm mắt làm ngơ. Nhân dịp này Người nêu quan điểm về thái độ người ta phải có đối với tiền bạc của cải là: phải tránh lòng tham lam và đừng tin vào sự bảo đảm của tiền bạc cho tương lai cuộc đời của mình.
- C 16-19: + Có một nhà phú hộ kia: Dụ ngôn cho thấy ông phú hộ đã thành công trong công việc làm ăn. Ông mở rộng thêm nhà kho để tích trữ thóc lúa dư thừa cho an toàn. + Ta sẽ nhủ lòng: đồng nghĩa với: “Tôi sẽ bảo hồn tôi”. Danh từ “hồn” có nghĩa là một con người sống động.+ Cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !: Của cải vật chất đã tác động làm cho ông nhà giàu không những chi lo làm giàu, mà còn dẫn ông ta đến chỗ ăn chơi sa đọa và lười biếng làm việc, đồng thời trông cậy số tài sản lớn lao đã tích trữ được kia sẽ bảo đảm cho tương lai cuộc đời của mình.
- C 20-21: + Đồ ngốc: Cựu ước dùng kiểu nói “ngốc, ngu dại” để ám chỉ những người chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa như lời Thánh vịnh đã viết: “Kẻ ngu si tự nhủ: Làm chi có Chúa Trời” (x. Tv 14,1). Người phú hộ này được coi là kẻ ngu dại, vì đã lãng quên Thiên Chúa, do quá bon chen tìm kiếm của cải vật chất. + Nội đêm nay người ta sẽ đòi lại mạng ngươi: Có nghĩa là đêm nay Thiên Chúa sẽ gọi ngươi ra khỏi thế gian bằng cái chết. + Những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?: Thiên Chúa mới là chủ của sự sống và sự chết chứ không phải tiền bạc. Của cải trần gian không thể bảo đảm cho người ta được sống mãi. Khi chết thì cả người anh giàu có khờ dại và đứa em nghèo khó đều không thể mang tiền đó sang thế giới bên kia được. Như thế: Lòng tham lam và sự tích trữ của cải là một hành động khờ dại và vô ích ! + Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa thì số phận cũng như thế đó: Đức Giê-su nhắn nhủ về việc sử dụng của cải. Nếu dùng của cải để hưởng thụ một mình thì sẽ bị trắng tay khi giờ chết đến. Nhưng nếu dùng của cải để làm việc thiện, quảng đại chia sẻ cơm áo cho người nghèo đói, thì đó là cách để làm giàu trước mặt Thiên Chúa và sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh hằng đời sau (x. Lc 12,33; 18,22; 16,9; Mt 25,40).
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao người em lại yêu cầu Đức Giê-su can thiệp để người anh chia gia tài cho mình ?
2) Đức Giê-su đã từ chối can thiệp về việc chia gia tài này vì lý do gì ?
3) Đức Giê-su đã khuyên bảo thế nào về thái độ phải có đối với tiền bạc của cải trần gian ?
4) Tại sao Đức Giê-su gọi kẻ chỉ biết thu tích của cải và trông cậy vào giá trị của tiền bạc là “đồ ngốc”?
5) Người muốn các tín hữu dùng của cải trần gian thế nào để được hạnh phúc sau này ?
I. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó” (Lc 12,21).
2. CÂU CHUYỆN:
1) LÒNG THAM KHÔNG ĐÁY :
TOLSTOI kể rằng một bác nông dân kia tên là Pakhom rất thích có một mảnh đất làm tài sản riêng. Sau một thời gian làm lụng cực nhọc, anh ta rất mừng khi tậu được một mảnh đất rộng tới 40 mẫu tây. Nhưng rồi sau đó, anh lại muốn sở hữu một mảnh đất khác rộng hơn. Anh liền chịu khó làm lụng vất vả, rồi bán đi mảnh đất cũ, cộng thêm tiền để dành, và cuối cùng đã mua được một mảnh đất 80 mẫu tây. Nhưng anh vẫn chưa cảm thấy thoả mãn, muốn có một mảnh đất khác rộng hơn nữa. Có người mách bảo rằng ở vùng bên kia núi có một bộ lạc mà dân chúng sống rất đơn giản, họ có rất nhiều đất, ai muốn mua bao nhiêu cũng được. Ngay sáng hôm sau, anh nông dân liền đi sang vùng đất phía bên kia núi. Vị tù trưởng bộ lạc nói: "Anh chỉ cần đặt cọc trước 1000 rúp là có thể sở hữu được vùng đất mà anh đi vòng quanh được trong ngày hôm đó. Nhưng phải nhớ kỹ điều kiện này là phải xuất phát từ 6 giờ sáng và đến đúng 6 giờ chiều phải quay trở lại điểm đã xuất phát. Nếu về không kịp một giây thì không những anh sẽ không được gì mà còn mất trắng luôn số tiền đã đặt cọc 1000 rúp kia nữa !"
Đêm hôm đó anh nông dân cảm thấy thật sung sướng không sao ngủ được. Vừa rạng sáng anh đã có mặt để nhờ người đánh dấu điểm xuất phát rồi bắt đầu đi. Càng đi anh càng sung sướng khi nhìn thấy phần đất của mình mỗi lúc một rộng ra thêm. Anh cứ đi và đi mãi quên cả dừng lại dọc đường để nghỉ ngơi ăn uống. Khi thấy mặt trời bắt đầu xuống núi anh liền hốt hoảng quay trở về. Nhưng vì đã đi quá xa sợ về không kịp nên anh cắm đầu chạy. Khi chạy về tới điểm đã xuất phát thì anh bị ngã gục xuống. Vị tù trưởng đến chúc mừng: "Xin chia vui với anh. Từ trước tới nay tôi chưa gặp được người nào đi xa được như anh. Anh hãy nhận phần đất của anh". Nhưng người nông dân kia đã không thể đứng dậy được nữa để nhận lấy phần đất của mình, vì anh đã chết !
2) TỪ “MỘT TÊN SÁT NHÂN” TRỞ THÀNH ÂN NHÂN CỦA THẾ GIỚI.
Cách đây khá lâu, vào một buổi sáng sớm, khi mở mấy tờ báo hằng ngày ra đọc, ON-PHIT NÔ-BƠN (Alfred Nobel) vô cùng sửng sốt khi thấy trên nhiều tờ báo hằng ngày có số phát hành rất lớn, đã đồng loạt đưa tin về cái chết của ông với những hàng tít trên trang nhất, kèm theo những lời bình luận đầy ác cảm đối với ông. Họ dùng những từ có tính bôi nhọ, hạ nhục cá nhân như: “Nô-bơn, ông vua cốt mìn đã chết”, “Tên đồ tể Nô-bơn đã bị tiêu đời”, “Nô-bơn, một tên sát nhân đã chế tạo các thứ vũ khí giết người hàng loạt giờ đây không còn nữa !”... Sau đó dư luận mới té ngửa ra rằng: người chết không phải là Nô-bơn nhưng là người anh ruột có tên gần giống với tên ông. Mặc dù các tờ báo kia sau đó đã phải đính chính và xin lỗi về việc loan tin thất thiệt. Nhưng dù sao các bài bình luận đó cũng là một cú “sốc” đối với Nô-bơn. Nó đánh thức lương tâm khiến ông phải suy nghĩ tự hỏi: “Tại sao báo chí lại coi ta là một tên đồ tể giết người như vậy ? Tại sao dư luận lại ác cảm và thù hận ta như thế ? Tại sao chẳng thấy ai nói một lời an ủi thông cảm và lấy làm tiếc về cái chết của ta ?” Sau thời gian này, Nô-bơn đã quyết định phải thay đổi hình ảnh xấu dư luận đang có về mình. Ông đã nhờ luật sư lập tờ di chúc để trao tặng toàn bộ số tài sản kếch sù gửi trong ngân hàng, số tiền ông kiếm được nhờ bán các phát minh khoa học về cốt mìn cho chính phủ. Từ đó mỗi năm một ủy ban quốc tế đã lấy ra số tiền lời, chia thành 5 phần thưởng có giá trị lớn để trao tặng cho những người có công phát minh về các lãnh vực: hòa bình, vật lý, hóa học, y học và văn chương. Nô-bơn đã thành công trong việc sử dụng tiền của vào việc tốt. không những làm cho ông lấy lại quân bình về tinh thần, mà nó còn giúp ông biến đổi dư luận đang coi ông là “một tên đồ tể giết người”, để công khai nhận ông là một vị đại ân nhân của nhân loại.
3) VỀ BA NGƯỜI BẠN THÂN CỦA CHÚNG TA :
Một người kia có 3 người bạn, trong đó hai người là bạn rất thân còn người thứ ba chỉ là bạn thân bình thường. Nhưng rồi đến một ngày nọ, ông ta bị quân lính đến bắt và bị đưa ra trước quan tòa. Ông ta liền xin 3 người bạn thân kia đi theo ra trước tòa án biện hộ cho mình. Nhưng anh bạn thân thứ nhất liền từ chối và dứt khoát không chịu đi theo ông, viện cớ đang bận nhiều công việc không thể đi được. Anh bạn thứ hai thì bằng lòng đi theo ông, nhưng khi đến nơi, anh ta liền dừng lại không dám theo ông vào nghe tòa xử. Chỉ có anh bạn thứ ba tuy không được ông mấy yêu thích, nhưng đã tỏ thái độ trung thành khi sẵn sàng ra trước tòa án để biện hộ cho ông cuối cùng được trắng án và còn được ban thưởng nữa.
Mỗi người chúng ta cũng có ba người bạn giống như người trong câu chuyện trên: Anh bạn thứ nhất là Tiền Bạc Của Cải: Khi chúng ta chết, anh bạn Tiền Bạc này lập tức bỏ rơi chúng ta, chỉ để lại cho chúng ta một chiếc chiếu và một cái hòm. Anh bạn thứ hai chính là các Thân Bằng Quyến Thuộc. Họ yêu thương khóc lóc tiễn đưa chúng ta ra tới nghĩa trang, nhưng sau đó đã quay về nhà. Chỉ duy anh bạn thứ ba là các Việc Lành Phúc Đức. Chúng sẵn sàng đi theo chúng ta ra trước tòa Chúa phán xét và cầu xin cho chúng ta được hưởng hạnh phúc Thiên Đàng.
4) THAM THÌ THÂM:
Người ta kể rằng ở miền rừng núi, dân Thượng có một lối bẫy khỉ rất đơn giản. Họ làm một cái lồng có nhiều lỗ nhỏ vừa tay con khỉ. Rồi họ buộc lồng vào một gốc cây và bỏ vào đó ít hạt bắp rang. Các chú khỉ ngửi mùi bắp thơm thì thò cả hai tay vào bốc. Lúc đó người bẫy khỉ ngồi xa xa cứ việc tiến lại bắt chú khỉ. Con khỉ cuống cuồng muốn thoát chạy nhưng không được, vì hai tay còn đang nắm chặt hai nắm hạt bắp.
5) ỨNG XỬ THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC HẠNH PHÚC? :
Một ngày nọ, vua Nghiêu đi tuần thú đất Hoa, viên quan địa phương ra nghênh đón và chúc vua rằng: “Xin chúc nhà vua sống lâu”. Vua Nghiêu nói: “Đừng chúc thế!” Viên quan lại chúc: “Chúc nhà vua giàu có”. Vua Nghiêu lại nói: “Đừng chúc thế”. Viên quan chúc nữa: “Xin chúc nhà vua đông con trai”. Vua Nghiêu lại nói: “Đừng chúc thế”. Quan lấy làm lạ mới hỏi nhà vua: “Sống lâu, giàu có, đông con trai, ai cũng thích cả, sao nhà vua chẳng muốn?” Vua Nghiêu đáp: “Đông con trai thì sợ nhiều. Giàu có thì việc nhiều. Sống lâu thì nhục nhiều. Ba điều ấy không mang lại nhân đức nên ta từ chối.
Viên quan tâu: “Nhà vua nói thế thực là bậc quân tử.
Nhưng trời sinh ra mỗi người phải có một việc: Nếu đông con trai, hãy cắt đặt mỗi người một nhiệm vụ thì có lợi chứ có gì mà sợ?
Giàu có mà đem phân phát cho người nghèo thì việc gì phải lo?
Ăn uống chừng mực, thức ngủ điều độ, trong lòng luôn thanh thản. Vui cái vui của thiên hạ, trăm tuổi nhắm mắt về trời. Một đời chẳng gây tai họa gì, thì có gì là nhục?”
Đứng trước tiền của, người ta có những thái độ rất khác nhau: Vua Nghiêu vì quá thận trọng nên chỉ nhìn thấy mặt trái của đồng tiền, nên của cải không sinh ích gì cho ông.
6) HÃY QUẢNG ĐẠI CHO ĐI CỦA CẢI NGAY LÚC CÒN ĐANG SỐNG:
Có một người nọ rất giàu có và có lòng thương người nghèo. Ông đã làm di chúc trao phân nửa tài sản lớn lao của ông cho công việc từ thiện. Tuy vậy ông vẫn không cảm thấy hạnh phúc vì đi đâu cũng chỉ nhận được những cái nhìn soi mói, coi thường và khinh miệt của người chung quanh. Ông liền tìm đến hỏi một người nổi tiếng là khôn ngoan: “Tôi bị nhiều người coi thường và khinh miệt. Họ cho tôi là người keo kiệt bủn xỉn? Họ đâu biết rằng tôi đã làm di chúc hiến phân nửa gia tài làm công việc từ thiện”.
Để trả lời, nhà khôn ngoan kể cho ông một câu chuyện như sau: Một chú heo than thở cùng chị bò cái: “Tôi cũng như chị, chúng ta cống hiến thịt mình cho loài người. Nhưng tại sao họ lại tỏ ra thân thiện với chị và khinh thường xa lánh tôi?” Ngẫm nghĩ giây lát, chị bò cái trả lời: “Cả hai chúng ta đều cống hiến thịt mình làm thức ăn cho loài người sau khi chúng ta chết. Còn bây giờ họ tỏ vẻ quí mến tôi hơn chú, có lẽ là do tôi đã cho họ được uống sữa tươi mỗi ngày”.
3. THẢO LUẬN:
Có hai cách sử dụng đồng tiền: Nếu dùng tiền của cách ích kỷ thì ta sẽ bị mất sự sống ở đời sau. Ngược lại nếu biết dùng tiền của đời này cách bác ái vị tha thì ta sẽ có cuộc sống vĩnh hằng sau này. Vậy bạn sẽ sử dụng tiền bạc thế nào để mang lại lợi ích thực sự cho mình?
4. SUY NIỆM:
1) GIỮ MÌNH KHỎI MỌI THỨ THAM LAM:
Nhân có người yêu cầu Đức Giê-su can thiệp để người anh ruột chia gia tài cho anh ta. Người trả lời: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh ?”. Nhân dịp này Người đã kể dụ ngôn về một nhà phú hộ đã lo làm giàu rồi lo phải hưởng thụ thế nào số tài sản đã kiếm được… để dạy mọi người phải tránh thói tham lam ích kỷ như sau:
-Thói tham lam: Lòng tham của nhà phú hộ biểu lộ qua sự tính toán làm giàu. Tính toán để làm tăng thêm lợi nhuận tiền bạc qua câu nói của ông : “Ta sẽ phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó”.
-Thói ích kỷ: Lẽ ra nhà phú hộ có thể làm được biết bao việc tốt cho tha nhân với số tài sản lớn lao đó như : giúp đỡ những người nghèo khổ sống bên cạnh nhà ông, tăng lương cho những người làm công cho ông; Đóng góp xây dựng trường học tại địa phương để trẻ em có nơi học hành tử tế; Góp phần tu bổ hội đường của làng mà ông đang ở cho khang trang tốt đẹp hơn... Nhưng ông đã không làm như thế, mà chỉ quan tâm dùng tiền để thỏa mãn các lạc thú ích kỷ qua sự suy nghĩ như sau: “Thôi, hãy cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !”
2) GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA TIỀN BẠC LÀ GÌ ? :
a) Người ta thường gán cho tiền bạc nhiều giá trị cao quý như sau:
- “Đồng tiền liền khúc ruột” và “Của đau, con xót” …
- “Có tiền mua tiên cũng được” hoặc “Kim ngân phá lề luật”.
- “Đồng tiền là Tiên là Phật; Là sức bật của tuổi trẻ; Là sức khỏe của tuổi già; Là cái đà danh vọng; Là cái lọng để che thân; Là cán cân của công lý; Là đồng chí thật thân thương; Là đồng hương rất thân cận; Là thời vận tuổi thanh xuân…
Tóm lại tiền bạc được coi là nguyên nhân cho người ta được vui mừng hạnh phúc!
b) Nhưng Lời Chúa dạy hôm nay lại không dạy như thế ! :
- Sách Giảng Viên trong bài đọc I đã nhắn nhủ về giá trị chóng qua của đồng tiền: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”.
- Trong bài đọc II, thánh Phao-lô khuyên các tín hữu khi nhờ bí tích Rửa Tội trở nên thụ tạo mới, được mặc lấy Đức Ki-tô và thuộc về Người thì : “Hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”.
- Trong bài Tin Mừng, Đức Giê-su cũng dạy : “Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa”. Vì những kẻ giàu có mà thiếu lòng nhân ái thì thật khờ dại như lời Chúa phán với tên phú hộ trong dụ ngôn: “Đêm nay người ta sẽ đến đòi linh hồn ngươi thì lúc đó những của cải ngươi tích trữ kia sẽ để lại cho ai ?”.
- Thánh Phao-lô đã khuyên đồ đệ Ti-mô-thê và cũng là khuyên chúng ta hôm nay như sau : “Chúng ta đã chẳng mang gì vào trong thế gian, và chúng ta cũng không thể mang bất cứ cái gì ra khỏi đó” (1 Tm 6,7).
3) CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ? :
- Hành trang cần mang theo khi chết: Một vị thừa sai tại Phi châu cũng cho biết như sau: Có một số dân tộc Phi châu hiện vẫn giữ tục lệ này: Khi một người trong bộ lạc chết, trước khi liệm xác chết vào quan tài, họ sẽ lột bỏ tất cả y phục kẻ đó đang mặc rồi mới đem đi chôn. Tục lệ này nói lên sự thật này là: chúng ta sẽ rời bỏ thế gian mà không mang theo được gì như tiền bạc châu báu và mọi vật dụng khác !
- Đừng ăn cắp tiền của người nghèo: Thánh Tô-ma A-qui-nô quả quyết: “Những người giàu đã đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa”. Có thể nói, chúng ta đánh cắp của người nghèo khi chúng ta thu lợi quá mức trên sức lao động của kẻ khác; Khi chúng ta giữ lại đồ đạc tiện nghi mà chẳng bao giờ dùng đến; Khi chúng ta ăn chơi, mua sắm hoang phí giống như ném tiền qua cửa sổ. Thánh Ba-si-li-ô nói : “Tấm bánh mà bạn giữ lại là của người đang đói khát, chiếc áo mà bạn cất trong va-li là của kẻ không có đủ quần áo che thân”.
- Hãy biến đồng tiền vật chất thành đồng tiền thiêng liêng đời sau : Chúng ta cần ưu tiên “lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa” bằng cách:
Quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người nghèo đói bệnh tật, như lời Chúa phán : “Hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, nơi trộm cắp không đào ngạch và lấy đi được” (Mt 6,20). Đến ngày tận thế, Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ xét xử chúng ta dựa vào những việc bác ái chúng ta đã làm cho tha nhân như sau : “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu , các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm… Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,34-36.40).
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho chúng con “mưa thuận gió hòa”, cho con người biết nghĩ tới nhau và biết chia sẻ cho nhau đáp ứng các nhu cầu cần thiết. Xin Chúa soi sáng cho người giàu biết thực hành Lời Chúa hôm nay để biết làm giàu cả về phần thiêng liêng, bằng cách quan tâm chia sẻ cơm áo vật chất cho những người đói khổ bất hạnh. Xin cho người nghèo đừng chỉ miệt mài đi tìm kiếm tiền của như lẽ sống đời mình. Xin cho mọi người chúng con biết thực hành Lời Chúa dạy : “Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các sự khác như ăn gì mặc gì thì Người sẽ thêm cho chúng con sau” (Mt 6,33).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Gv 1,2; 2,21-23 ; Cl 3,1-5.9-11 ; Lc 12,13-21
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 12,13-21
(13) Có người trong đám đông nói với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi”. (14) Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh ?” (15) Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam. Vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu”. (16) Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, (17) mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây ? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa màu ! (18) Rồi ông ta tự bảo: “Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. (19) Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: Hồn ta hỡi. Mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !”. (20) Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?” (21) Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa thì số phận cũng như thế đó”.
2. Ý CHÍNH: Một chàng thanh niên đến yêu cầu Đức Giê-su can thiệp để anh trai phải chia gia tài cho anh, nhưng Người đã từ chối can thiệp. Nhân dịp này Người đã dạy mọi người phải tránh thói tham lam ích kỷ, cũng đừng trông cậy tiền bạc sẽ bảo đảm cho tương lai đời mình. Rồi Đức Giê-su kể ra dụ ngôn về một người giàu có chỉ lo thu tích của cải để làm giàu cho bản thân. Điều đó thật dại khờ ! Vì chính lúc anh ta tưởng của cải sẽ bảo đảm cho tương lai mình sẽ được an nhàn hưởng thụ, lại là lúc cái chết thình lình ập đến. Thế thì tài sản anh ta tích trữ kia sẽ về tay ai ? Cuối cùng Người kêu gọi mọi người hãy lo làm giàu về nhân nghĩa có giá trị trước tòa Chúa phán xét sau này.
3. CHÚ THÍCH:
- C 13-15: + “Xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi”: Luật Mô-sê qui định: trong việc thừa kế, chỉ con trai mới được chia gia tài. Trưởng nam được hưởng trọn phần di sản về bất động sản như đất đai nhà cửa, và còn được gấp đôi phần động sản như tiền bạc, hoa màu... nữa (x. Đnl 21,17). Vậy có một người anh cả kia sau khi cha chết đã chiếm hết tài sản cha để lại và không chia cho người em phần nhỏ bé mà lẽ ra anh ta được hưởng. Thời Đức Giê-su người Do thái thường yêu cầu một luật sĩ đứng ra làm trọng tài khi có sự tranh chấp về luật pháp. + Ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh ?: Tuy “là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán để xét xử kẻ sống và kẻ chết” (Cv 10,42), nhưng Đức Giê-su đã từ chối can thiệp về việc chia gia tài này, vì điều cấp bách mà Người phải lo chu toàn là đi lên Giê-ru-sa-lem chịu khổ nạn, nên Người không muốn mất thì giờ vào việc riêng cá nhân, vốn thuộc thẩm quyền của các đầu mục Do thái (x. Xh 2,14). + Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam...: Tuy từ chối can thiệp, nhưng Đức Giê-su không nhắm mắt làm ngơ. Nhân dịp này Người nêu quan điểm về thái độ người ta phải có đối với tiền bạc của cải là: phải tránh lòng tham lam và đừng tin vào sự bảo đảm của tiền bạc cho tương lai cuộc đời của mình.
- C 16-19: + Có một nhà phú hộ kia: Dụ ngôn cho thấy ông phú hộ đã thành công trong công việc làm ăn. Ông mở rộng thêm nhà kho để tích trữ thóc lúa dư thừa cho an toàn. + Ta sẽ nhủ lòng: đồng nghĩa với: “Tôi sẽ bảo hồn tôi”. Danh từ “hồn” có nghĩa là một con người sống động.+ Cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !: Của cải vật chất đã tác động làm cho ông nhà giàu không những chi lo làm giàu, mà còn dẫn ông ta đến chỗ ăn chơi sa đọa và lười biếng làm việc, đồng thời trông cậy số tài sản lớn lao đã tích trữ được kia sẽ bảo đảm cho tương lai cuộc đời của mình.
- C 20-21: + Đồ ngốc: Cựu ước dùng kiểu nói “ngốc, ngu dại” để ám chỉ những người chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa như lời Thánh vịnh đã viết: “Kẻ ngu si tự nhủ: Làm chi có Chúa Trời” (x. Tv 14,1). Người phú hộ này được coi là kẻ ngu dại, vì đã lãng quên Thiên Chúa, do quá bon chen tìm kiếm của cải vật chất. + Nội đêm nay người ta sẽ đòi lại mạng ngươi: Có nghĩa là đêm nay Thiên Chúa sẽ gọi ngươi ra khỏi thế gian bằng cái chết. + Những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?: Thiên Chúa mới là chủ của sự sống và sự chết chứ không phải tiền bạc. Của cải trần gian không thể bảo đảm cho người ta được sống mãi. Khi chết thì cả người anh giàu có khờ dại và đứa em nghèo khó đều không thể mang tiền đó sang thế giới bên kia được. Như thế: Lòng tham lam và sự tích trữ của cải là một hành động khờ dại và vô ích ! + Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa thì số phận cũng như thế đó: Đức Giê-su nhắn nhủ về việc sử dụng của cải. Nếu dùng của cải để hưởng thụ một mình thì sẽ bị trắng tay khi giờ chết đến. Nhưng nếu dùng của cải để làm việc thiện, quảng đại chia sẻ cơm áo cho người nghèo đói, thì đó là cách để làm giàu trước mặt Thiên Chúa và sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh hằng đời sau (x. Lc 12,33; 18,22; 16,9; Mt 25,40).
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao người em lại yêu cầu Đức Giê-su can thiệp để người anh chia gia tài cho mình ?
2) Đức Giê-su đã từ chối can thiệp về việc chia gia tài này vì lý do gì ?
3) Đức Giê-su đã khuyên bảo thế nào về thái độ phải có đối với tiền bạc của cải trần gian ?
4) Tại sao Đức Giê-su gọi kẻ chỉ biết thu tích của cải và trông cậy vào giá trị của tiền bạc là “đồ ngốc”?
5) Người muốn các tín hữu dùng của cải trần gian thế nào để được hạnh phúc sau này ?
I. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó” (Lc 12,21).
2. CÂU CHUYỆN:
1) LÒNG THAM KHÔNG ĐÁY :
TOLSTOI kể rằng một bác nông dân kia tên là Pakhom rất thích có một mảnh đất làm tài sản riêng. Sau một thời gian làm lụng cực nhọc, anh ta rất mừng khi tậu được một mảnh đất rộng tới 40 mẫu tây. Nhưng rồi sau đó, anh lại muốn sở hữu một mảnh đất khác rộng hơn. Anh liền chịu khó làm lụng vất vả, rồi bán đi mảnh đất cũ, cộng thêm tiền để dành, và cuối cùng đã mua được một mảnh đất 80 mẫu tây. Nhưng anh vẫn chưa cảm thấy thoả mãn, muốn có một mảnh đất khác rộng hơn nữa. Có người mách bảo rằng ở vùng bên kia núi có một bộ lạc mà dân chúng sống rất đơn giản, họ có rất nhiều đất, ai muốn mua bao nhiêu cũng được. Ngay sáng hôm sau, anh nông dân liền đi sang vùng đất phía bên kia núi. Vị tù trưởng bộ lạc nói: "Anh chỉ cần đặt cọc trước 1000 rúp là có thể sở hữu được vùng đất mà anh đi vòng quanh được trong ngày hôm đó. Nhưng phải nhớ kỹ điều kiện này là phải xuất phát từ 6 giờ sáng và đến đúng 6 giờ chiều phải quay trở lại điểm đã xuất phát. Nếu về không kịp một giây thì không những anh sẽ không được gì mà còn mất trắng luôn số tiền đã đặt cọc 1000 rúp kia nữa !"
Đêm hôm đó anh nông dân cảm thấy thật sung sướng không sao ngủ được. Vừa rạng sáng anh đã có mặt để nhờ người đánh dấu điểm xuất phát rồi bắt đầu đi. Càng đi anh càng sung sướng khi nhìn thấy phần đất của mình mỗi lúc một rộng ra thêm. Anh cứ đi và đi mãi quên cả dừng lại dọc đường để nghỉ ngơi ăn uống. Khi thấy mặt trời bắt đầu xuống núi anh liền hốt hoảng quay trở về. Nhưng vì đã đi quá xa sợ về không kịp nên anh cắm đầu chạy. Khi chạy về tới điểm đã xuất phát thì anh bị ngã gục xuống. Vị tù trưởng đến chúc mừng: "Xin chia vui với anh. Từ trước tới nay tôi chưa gặp được người nào đi xa được như anh. Anh hãy nhận phần đất của anh". Nhưng người nông dân kia đã không thể đứng dậy được nữa để nhận lấy phần đất của mình, vì anh đã chết !
2) TỪ “MỘT TÊN SÁT NHÂN” TRỞ THÀNH ÂN NHÂN CỦA THẾ GIỚI.
Cách đây khá lâu, vào một buổi sáng sớm, khi mở mấy tờ báo hằng ngày ra đọc, ON-PHIT NÔ-BƠN (Alfred Nobel) vô cùng sửng sốt khi thấy trên nhiều tờ báo hằng ngày có số phát hành rất lớn, đã đồng loạt đưa tin về cái chết của ông với những hàng tít trên trang nhất, kèm theo những lời bình luận đầy ác cảm đối với ông. Họ dùng những từ có tính bôi nhọ, hạ nhục cá nhân như: “Nô-bơn, ông vua cốt mìn đã chết”, “Tên đồ tể Nô-bơn đã bị tiêu đời”, “Nô-bơn, một tên sát nhân đã chế tạo các thứ vũ khí giết người hàng loạt giờ đây không còn nữa !”... Sau đó dư luận mới té ngửa ra rằng: người chết không phải là Nô-bơn nhưng là người anh ruột có tên gần giống với tên ông. Mặc dù các tờ báo kia sau đó đã phải đính chính và xin lỗi về việc loan tin thất thiệt. Nhưng dù sao các bài bình luận đó cũng là một cú “sốc” đối với Nô-bơn. Nó đánh thức lương tâm khiến ông phải suy nghĩ tự hỏi: “Tại sao báo chí lại coi ta là một tên đồ tể giết người như vậy ? Tại sao dư luận lại ác cảm và thù hận ta như thế ? Tại sao chẳng thấy ai nói một lời an ủi thông cảm và lấy làm tiếc về cái chết của ta ?” Sau thời gian này, Nô-bơn đã quyết định phải thay đổi hình ảnh xấu dư luận đang có về mình. Ông đã nhờ luật sư lập tờ di chúc để trao tặng toàn bộ số tài sản kếch sù gửi trong ngân hàng, số tiền ông kiếm được nhờ bán các phát minh khoa học về cốt mìn cho chính phủ. Từ đó mỗi năm một ủy ban quốc tế đã lấy ra số tiền lời, chia thành 5 phần thưởng có giá trị lớn để trao tặng cho những người có công phát minh về các lãnh vực: hòa bình, vật lý, hóa học, y học và văn chương. Nô-bơn đã thành công trong việc sử dụng tiền của vào việc tốt. không những làm cho ông lấy lại quân bình về tinh thần, mà nó còn giúp ông biến đổi dư luận đang coi ông là “một tên đồ tể giết người”, để công khai nhận ông là một vị đại ân nhân của nhân loại.
3) VỀ BA NGƯỜI BẠN THÂN CỦA CHÚNG TA :
Một người kia có 3 người bạn, trong đó hai người là bạn rất thân còn người thứ ba chỉ là bạn thân bình thường. Nhưng rồi đến một ngày nọ, ông ta bị quân lính đến bắt và bị đưa ra trước quan tòa. Ông ta liền xin 3 người bạn thân kia đi theo ra trước tòa án biện hộ cho mình. Nhưng anh bạn thân thứ nhất liền từ chối và dứt khoát không chịu đi theo ông, viện cớ đang bận nhiều công việc không thể đi được. Anh bạn thứ hai thì bằng lòng đi theo ông, nhưng khi đến nơi, anh ta liền dừng lại không dám theo ông vào nghe tòa xử. Chỉ có anh bạn thứ ba tuy không được ông mấy yêu thích, nhưng đã tỏ thái độ trung thành khi sẵn sàng ra trước tòa án để biện hộ cho ông cuối cùng được trắng án và còn được ban thưởng nữa.
Mỗi người chúng ta cũng có ba người bạn giống như người trong câu chuyện trên: Anh bạn thứ nhất là Tiền Bạc Của Cải: Khi chúng ta chết, anh bạn Tiền Bạc này lập tức bỏ rơi chúng ta, chỉ để lại cho chúng ta một chiếc chiếu và một cái hòm. Anh bạn thứ hai chính là các Thân Bằng Quyến Thuộc. Họ yêu thương khóc lóc tiễn đưa chúng ta ra tới nghĩa trang, nhưng sau đó đã quay về nhà. Chỉ duy anh bạn thứ ba là các Việc Lành Phúc Đức. Chúng sẵn sàng đi theo chúng ta ra trước tòa Chúa phán xét và cầu xin cho chúng ta được hưởng hạnh phúc Thiên Đàng.
4) THAM THÌ THÂM:
Người ta kể rằng ở miền rừng núi, dân Thượng có một lối bẫy khỉ rất đơn giản. Họ làm một cái lồng có nhiều lỗ nhỏ vừa tay con khỉ. Rồi họ buộc lồng vào một gốc cây và bỏ vào đó ít hạt bắp rang. Các chú khỉ ngửi mùi bắp thơm thì thò cả hai tay vào bốc. Lúc đó người bẫy khỉ ngồi xa xa cứ việc tiến lại bắt chú khỉ. Con khỉ cuống cuồng muốn thoát chạy nhưng không được, vì hai tay còn đang nắm chặt hai nắm hạt bắp.
5) ỨNG XỬ THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC HẠNH PHÚC? :
Một ngày nọ, vua Nghiêu đi tuần thú đất Hoa, viên quan địa phương ra nghênh đón và chúc vua rằng: “Xin chúc nhà vua sống lâu”. Vua Nghiêu nói: “Đừng chúc thế!” Viên quan lại chúc: “Chúc nhà vua giàu có”. Vua Nghiêu lại nói: “Đừng chúc thế”. Viên quan chúc nữa: “Xin chúc nhà vua đông con trai”. Vua Nghiêu lại nói: “Đừng chúc thế”. Quan lấy làm lạ mới hỏi nhà vua: “Sống lâu, giàu có, đông con trai, ai cũng thích cả, sao nhà vua chẳng muốn?” Vua Nghiêu đáp: “Đông con trai thì sợ nhiều. Giàu có thì việc nhiều. Sống lâu thì nhục nhiều. Ba điều ấy không mang lại nhân đức nên ta từ chối.
Viên quan tâu: “Nhà vua nói thế thực là bậc quân tử.
Nhưng trời sinh ra mỗi người phải có một việc: Nếu đông con trai, hãy cắt đặt mỗi người một nhiệm vụ thì có lợi chứ có gì mà sợ?
Giàu có mà đem phân phát cho người nghèo thì việc gì phải lo?
Ăn uống chừng mực, thức ngủ điều độ, trong lòng luôn thanh thản. Vui cái vui của thiên hạ, trăm tuổi nhắm mắt về trời. Một đời chẳng gây tai họa gì, thì có gì là nhục?”
Đứng trước tiền của, người ta có những thái độ rất khác nhau: Vua Nghiêu vì quá thận trọng nên chỉ nhìn thấy mặt trái của đồng tiền, nên của cải không sinh ích gì cho ông.
6) HÃY QUẢNG ĐẠI CHO ĐI CỦA CẢI NGAY LÚC CÒN ĐANG SỐNG:
Có một người nọ rất giàu có và có lòng thương người nghèo. Ông đã làm di chúc trao phân nửa tài sản lớn lao của ông cho công việc từ thiện. Tuy vậy ông vẫn không cảm thấy hạnh phúc vì đi đâu cũng chỉ nhận được những cái nhìn soi mói, coi thường và khinh miệt của người chung quanh. Ông liền tìm đến hỏi một người nổi tiếng là khôn ngoan: “Tôi bị nhiều người coi thường và khinh miệt. Họ cho tôi là người keo kiệt bủn xỉn? Họ đâu biết rằng tôi đã làm di chúc hiến phân nửa gia tài làm công việc từ thiện”.
Để trả lời, nhà khôn ngoan kể cho ông một câu chuyện như sau: Một chú heo than thở cùng chị bò cái: “Tôi cũng như chị, chúng ta cống hiến thịt mình cho loài người. Nhưng tại sao họ lại tỏ ra thân thiện với chị và khinh thường xa lánh tôi?” Ngẫm nghĩ giây lát, chị bò cái trả lời: “Cả hai chúng ta đều cống hiến thịt mình làm thức ăn cho loài người sau khi chúng ta chết. Còn bây giờ họ tỏ vẻ quí mến tôi hơn chú, có lẽ là do tôi đã cho họ được uống sữa tươi mỗi ngày”.
3. THẢO LUẬN:
Có hai cách sử dụng đồng tiền: Nếu dùng tiền của cách ích kỷ thì ta sẽ bị mất sự sống ở đời sau. Ngược lại nếu biết dùng tiền của đời này cách bác ái vị tha thì ta sẽ có cuộc sống vĩnh hằng sau này. Vậy bạn sẽ sử dụng tiền bạc thế nào để mang lại lợi ích thực sự cho mình?
4. SUY NIỆM:
1) GIỮ MÌNH KHỎI MỌI THỨ THAM LAM:
Nhân có người yêu cầu Đức Giê-su can thiệp để người anh ruột chia gia tài cho anh ta. Người trả lời: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh ?”. Nhân dịp này Người đã kể dụ ngôn về một nhà phú hộ đã lo làm giàu rồi lo phải hưởng thụ thế nào số tài sản đã kiếm được… để dạy mọi người phải tránh thói tham lam ích kỷ như sau:
-Thói tham lam: Lòng tham của nhà phú hộ biểu lộ qua sự tính toán làm giàu. Tính toán để làm tăng thêm lợi nhuận tiền bạc qua câu nói của ông : “Ta sẽ phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó”.
-Thói ích kỷ: Lẽ ra nhà phú hộ có thể làm được biết bao việc tốt cho tha nhân với số tài sản lớn lao đó như : giúp đỡ những người nghèo khổ sống bên cạnh nhà ông, tăng lương cho những người làm công cho ông; Đóng góp xây dựng trường học tại địa phương để trẻ em có nơi học hành tử tế; Góp phần tu bổ hội đường của làng mà ông đang ở cho khang trang tốt đẹp hơn... Nhưng ông đã không làm như thế, mà chỉ quan tâm dùng tiền để thỏa mãn các lạc thú ích kỷ qua sự suy nghĩ như sau: “Thôi, hãy cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !”
2) GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA TIỀN BẠC LÀ GÌ ? :
a) Người ta thường gán cho tiền bạc nhiều giá trị cao quý như sau:
- “Đồng tiền liền khúc ruột” và “Của đau, con xót” …
- “Có tiền mua tiên cũng được” hoặc “Kim ngân phá lề luật”.
- “Đồng tiền là Tiên là Phật; Là sức bật của tuổi trẻ; Là sức khỏe của tuổi già; Là cái đà danh vọng; Là cái lọng để che thân; Là cán cân của công lý; Là đồng chí thật thân thương; Là đồng hương rất thân cận; Là thời vận tuổi thanh xuân…
Tóm lại tiền bạc được coi là nguyên nhân cho người ta được vui mừng hạnh phúc!
b) Nhưng Lời Chúa dạy hôm nay lại không dạy như thế ! :
- Sách Giảng Viên trong bài đọc I đã nhắn nhủ về giá trị chóng qua của đồng tiền: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”.
- Trong bài đọc II, thánh Phao-lô khuyên các tín hữu khi nhờ bí tích Rửa Tội trở nên thụ tạo mới, được mặc lấy Đức Ki-tô và thuộc về Người thì : “Hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”.
- Trong bài Tin Mừng, Đức Giê-su cũng dạy : “Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa”. Vì những kẻ giàu có mà thiếu lòng nhân ái thì thật khờ dại như lời Chúa phán với tên phú hộ trong dụ ngôn: “Đêm nay người ta sẽ đến đòi linh hồn ngươi thì lúc đó những của cải ngươi tích trữ kia sẽ để lại cho ai ?”.
- Thánh Phao-lô đã khuyên đồ đệ Ti-mô-thê và cũng là khuyên chúng ta hôm nay như sau : “Chúng ta đã chẳng mang gì vào trong thế gian, và chúng ta cũng không thể mang bất cứ cái gì ra khỏi đó” (1 Tm 6,7).
3) CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ? :
- Hành trang cần mang theo khi chết: Một vị thừa sai tại Phi châu cũng cho biết như sau: Có một số dân tộc Phi châu hiện vẫn giữ tục lệ này: Khi một người trong bộ lạc chết, trước khi liệm xác chết vào quan tài, họ sẽ lột bỏ tất cả y phục kẻ đó đang mặc rồi mới đem đi chôn. Tục lệ này nói lên sự thật này là: chúng ta sẽ rời bỏ thế gian mà không mang theo được gì như tiền bạc châu báu và mọi vật dụng khác !
- Đừng ăn cắp tiền của người nghèo: Thánh Tô-ma A-qui-nô quả quyết: “Những người giàu đã đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa”. Có thể nói, chúng ta đánh cắp của người nghèo khi chúng ta thu lợi quá mức trên sức lao động của kẻ khác; Khi chúng ta giữ lại đồ đạc tiện nghi mà chẳng bao giờ dùng đến; Khi chúng ta ăn chơi, mua sắm hoang phí giống như ném tiền qua cửa sổ. Thánh Ba-si-li-ô nói : “Tấm bánh mà bạn giữ lại là của người đang đói khát, chiếc áo mà bạn cất trong va-li là của kẻ không có đủ quần áo che thân”.
- Hãy biến đồng tiền vật chất thành đồng tiền thiêng liêng đời sau : Chúng ta cần ưu tiên “lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa” bằng cách:
Quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người nghèo đói bệnh tật, như lời Chúa phán : “Hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, nơi trộm cắp không đào ngạch và lấy đi được” (Mt 6,20). Đến ngày tận thế, Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ xét xử chúng ta dựa vào những việc bác ái chúng ta đã làm cho tha nhân như sau : “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu , các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm… Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,34-36.40).
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho chúng con “mưa thuận gió hòa”, cho con người biết nghĩ tới nhau và biết chia sẻ cho nhau đáp ứng các nhu cầu cần thiết. Xin Chúa soi sáng cho người giàu biết thực hành Lời Chúa hôm nay để biết làm giàu cả về phần thiêng liêng, bằng cách quan tâm chia sẻ cơm áo vật chất cho những người đói khổ bất hạnh. Xin cho người nghèo đừng chỉ miệt mài đi tìm kiếm tiền của như lẽ sống đời mình. Xin cho mọi người chúng con biết thực hành Lời Chúa dạy : “Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các sự khác như ăn gì mặc gì thì Người sẽ thêm cho chúng con sau” (Mt 6,33).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Làm giàu trước mặt Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
02:42 31/07/2019
Chúa Nhật 18 Thường Niên C
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay kể chuyện, một người đến xin Chúa Giêsu làm quan toà chia tài sản giúp cho anh ta. Ngài nói với họ: “Hãy giữ mình khỏi mọi thứ tham lam”.
Và Chúa Giêsu kể dụ ngôn lão phú hộ dại khờ.
Cả một đời lão dùng sức khỏe, tài năng, mồ hôi nước mắt để xây dựng kho lẫm to lớn và ước mơ sẽ ngũ yên, tự tại từ nay. Nhưng bất ngờ, giữa đêm lão ra đi đột ngột. Bỏ lại tất cả. Đó là một kẻ dại khờ. Dại khờ bởi cả một đời, lão chỉ lo vun đắp sao cho có nhiều cơ ngơi, của cải. Lão cứ nghĩ đời này là vĩnh cửu, thật mù lòa. Lão nghĩ rằng mình không bao giờ chết chắc? Và cái dại khờ lớn nhất là lão cứ ngỡ không có đời sau, không có thưởng phạt. Chính vì thế, cả đời lão không hề nghĩ đến đời sau để mà chuẩn bị. Bây giờ nhắm mắt xuôi tay, lão tay trắng không cầm nắm gì được. Cả một đời lão phú hộ lúc nào cũng vất vả, lúc nào bóp mồm bóp miệng, lúc nào cũng gom góp, tằn tiện chi li với mọi người. Bây giờ ra đi để lại tất cả. Cả một đời chẳng dám đi đến đâu. Cả một đời chẳng biết chia sẻ cho ai. Kho lẫm tích trữ để lại cho ai?
Lão phú hộ không có làm điều gì xấu và lão cũng chẳng làm điều chi gây tội lỗi. Lão chỉ tích luỹ tải sản và không có ăn chơi trác táng. Khi của cải thêm nhiều thì việc phá những kho lẫm nhỏ để nới thêm những cái to hơn cũng là điều hiển nhiên thôi. Và, ý nghĩ “cứ nghĩ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã” cũng chỉ xảy ra trong đầu chứ lão cũng chưa biến nó thành hiện thực.
Vậy thì điều gì làm cho lão phú hộ kia trở nên dại khờ? Dụ ngôn cho thấy sai lầm lớn của nhà phú hộ khi cho rằng tiền bạc và của cải là một thứ tài sản có giá trị tuyệt đối. Nó đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc của lão. Núp mình trong đống của cải đồ sộ đó, lão tưởng rằng bản thân mình từ nay sẽ được sung sướng, được an toàn ngay cả mạng sống. Những dự định mà lão cho là khôn ngoan thì đó lại là sự dại khờ.
Lão phú hộ thật dại khờ vì không biết phân định đâu là tài sản đích thực và đâu là tài sản tạm thời chóng qua, mau hư nát. Lão dại khờ vì nghĩ rằng có thể xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng là tiền bạc và của cải mà quên đi đó chỉ là những thứ chóng tàn phai, nay còn mai mất. Lão dại khờ vì đã sai lầm trong nhận định đâu là chân giá trị, lão chỉ để ý đến của cải, tiền bạc vốn chỉ có giá trị nhất thời, không chắc chắn mà quên mất thứ tài sản trân quý nhất chỉ đến từ Thiên Chúa, Đấng có thể làm cho lão được sống cũng như có thể lấy mạng sống ông bất cứ lúc nào” "Đồ ngốc, nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì người sắm sẵn đó sẽ về tay ai?". Tiền bạc, của cải, quyền lực, danh vọng, cuối cùng vẫn chỉ là phù vân (Gv 1,2), chẳng có nghĩa lý gì hết, nếu người ta không biết sử dụng nó: “Vì không phải dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15).
Kết thúc dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy: Hãy lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
Thế nào là ‘làm giàu’ trước mặt Thiên Chúa?
Ai có thể được coi là ‘giàu có’ trước mặt Thiên Chúa? Phải chăng là các bậc tài cao học rộng, những người đạo đức thánh thiện, hay các vị chân tu đạo sĩ…?
Đối với một thương gia thì ‘làm giàu’ là làm ra nhiều tiền của; đối với một nghệ nhân thì giàu là phát triển tài năng thiên phú; đối với nhà thông thái thì lại là trau dồi học thức uyên thâm…
Còn ‘làm giàu trước mặt Chúa’ thì cũng tùy thuộc rất nhiều vào quan niệm chúng ta có về Thiên Chúa. Cựu Ước đề cao hình ảnh một Thiên Chúa quyền phép, thánh thiện, khôn ngoan, công minh. Các mẫu người ‘giàu trước mặt Thiên Chúa’ như Môsê hùng mạnh, như Êlia thánh thiện, như Salômôn khôn ngoan, như Đavít công minh…
Chúa Giêsu khi kêu gọi hãy ‘lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa’, Ngài đang nói hình ảnh nào về Thiên Chúa?
Thiên Chúa mà Đức Giêsu phác họa chắc chắn không thiếu các ưu phẩm trên. Nét nổi bật và độc đáo nhất mà Cựu Ước chưa hề có, hoặc mới chỉ được các ngôn sứ phác thảo chưa rõ ràng, đó là: Thiên Chúa nhân ái và đầy lòng xót thương, một Thiên Chúa cứu độ. Đây mới là nét chân dung trung thực nhất về Thiên Chúa mà Đức Kitô Giêsu, và chỉ duy nhất mình Ngài nói đến. Đó đồng thời cũng là bản chất của ‘vương quốc’ giàu sang mà Ngài công bố và mời gọi chúng ta hết lòng chăm lo tìm kiếm cho bằng được. Hiểu như thế: ‘làm giàu trước mặt Thiên Chúa’ theo cách nói của Đức Giêsu, còn cao xa hơn cả sống thánh thiện, khôn ngoan, công chính, làm phép lạ…nó phải là nội dung trung thực nhất của đời sống Kitô hữu; đó chính là đón nhận lòng nhân ái xót thương vô điều kiện Thiên Chúa ban và thực thi lòng nhân ái đó cách quảng đại đối với tha nhân. (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty).
Làm giàu trước mặt Thiên Chúa là trở nên giàu có như Chúa Giêsu, luôn “yêu thương, khiêm nhu, hiền từ, đại lượng” (Cl 3,12) và “trên tất cả là lòng mến, giềng mối của mọi trọn lành”. (Cl 3,14).
“Lắm của cải đâu quý bằng danh thơm tiếng tốt, vàng với bạc nào trọng bằng được mến được thương” (Cn 22,1).
Trong cuộc đời này, có biết bao người giàu tình thương, chăm lo cho bệnh nhân, chăm sóc trẻ em tật nguyền, tiếp đón người khổ đau bất hạnh, ưu tư lo lắng cho người sầu khổ, dấn thân phục vụ cho các hoạt động xã hội, bác ái và thăng tiến con người…
Có thể nói được là không ai giàu có, tự do, và mạnh mẽ hơn ‘người giàu trước mặt Chúa”, người mà niềm tin vào Chúa giúp họ vượt lên trên mọi tài sản trần gian, vì đã có “Chúa là nơi họ ẩn náu”(Tv 13,6). Vì thế, mối phúc đầu tiên được dành cho người nghèo, người “đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân” (Gr 17,7). Người giàu trước mặt Chúa không phải là người có nhiều tài sản, mà là người tài sản chỉ đủ dùng nhưng biết lo tìm kiếm Nước Trời : “Chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ” (1Tm 6,7-8).
Phải biết coi trọng con người hơn tiền bạc. Tình người đáng giá hơn giàu sang phú quý. Tiền bạc rồi sẽ hết. Chẳng ai mang theo gia tài khi chết. Có chăng là tình yêu thương đã chia sẻ với tha nhân nơi trần thế này để trở nên “giàu có trước mặt Thiên Chúa” trên Thiên Quốc.
Thánh Phaolô diễn tả: “Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa… Quê hương đích thực của chúng ta là trời cao. Tại sao chúng ta xả thân miệt mài thu tích của cải dưới đất nơi mối mọt rúc rỉa? Hãy tìm kiếm những sự cao siêu hơn: Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất (Col 3, 1-2).
Để nên giàu có trước mặt Thiên Chúa, hãy sống quảng đại, mở rộng bàn tay để chia sẻ và cảm thông với mọi người, như thánh Phaolô khuyên dạy : “Hãy làm ơn làm nghĩa, hãy giàu có việc lành, hãy hào phóng, rộng rãi chia sẻ để tích trữ vốn liếng cho cuộc đời mai sau”. Của cải duy nhất đáng cho chúng ta tích luỹ là của cải của tâm hồn. Một tâm hồn quảng đại là một kho tàng. Có tâm hồn quảng đại là luôn “tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,1).
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay kể chuyện, một người đến xin Chúa Giêsu làm quan toà chia tài sản giúp cho anh ta. Ngài nói với họ: “Hãy giữ mình khỏi mọi thứ tham lam”.
Và Chúa Giêsu kể dụ ngôn lão phú hộ dại khờ.
Cả một đời lão dùng sức khỏe, tài năng, mồ hôi nước mắt để xây dựng kho lẫm to lớn và ước mơ sẽ ngũ yên, tự tại từ nay. Nhưng bất ngờ, giữa đêm lão ra đi đột ngột. Bỏ lại tất cả. Đó là một kẻ dại khờ. Dại khờ bởi cả một đời, lão chỉ lo vun đắp sao cho có nhiều cơ ngơi, của cải. Lão cứ nghĩ đời này là vĩnh cửu, thật mù lòa. Lão nghĩ rằng mình không bao giờ chết chắc? Và cái dại khờ lớn nhất là lão cứ ngỡ không có đời sau, không có thưởng phạt. Chính vì thế, cả đời lão không hề nghĩ đến đời sau để mà chuẩn bị. Bây giờ nhắm mắt xuôi tay, lão tay trắng không cầm nắm gì được. Cả một đời lão phú hộ lúc nào cũng vất vả, lúc nào bóp mồm bóp miệng, lúc nào cũng gom góp, tằn tiện chi li với mọi người. Bây giờ ra đi để lại tất cả. Cả một đời chẳng dám đi đến đâu. Cả một đời chẳng biết chia sẻ cho ai. Kho lẫm tích trữ để lại cho ai?
Lão phú hộ không có làm điều gì xấu và lão cũng chẳng làm điều chi gây tội lỗi. Lão chỉ tích luỹ tải sản và không có ăn chơi trác táng. Khi của cải thêm nhiều thì việc phá những kho lẫm nhỏ để nới thêm những cái to hơn cũng là điều hiển nhiên thôi. Và, ý nghĩ “cứ nghĩ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã” cũng chỉ xảy ra trong đầu chứ lão cũng chưa biến nó thành hiện thực.
Vậy thì điều gì làm cho lão phú hộ kia trở nên dại khờ? Dụ ngôn cho thấy sai lầm lớn của nhà phú hộ khi cho rằng tiền bạc và của cải là một thứ tài sản có giá trị tuyệt đối. Nó đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc của lão. Núp mình trong đống của cải đồ sộ đó, lão tưởng rằng bản thân mình từ nay sẽ được sung sướng, được an toàn ngay cả mạng sống. Những dự định mà lão cho là khôn ngoan thì đó lại là sự dại khờ.
Lão phú hộ thật dại khờ vì không biết phân định đâu là tài sản đích thực và đâu là tài sản tạm thời chóng qua, mau hư nát. Lão dại khờ vì nghĩ rằng có thể xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng là tiền bạc và của cải mà quên đi đó chỉ là những thứ chóng tàn phai, nay còn mai mất. Lão dại khờ vì đã sai lầm trong nhận định đâu là chân giá trị, lão chỉ để ý đến của cải, tiền bạc vốn chỉ có giá trị nhất thời, không chắc chắn mà quên mất thứ tài sản trân quý nhất chỉ đến từ Thiên Chúa, Đấng có thể làm cho lão được sống cũng như có thể lấy mạng sống ông bất cứ lúc nào” "Đồ ngốc, nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì người sắm sẵn đó sẽ về tay ai?". Tiền bạc, của cải, quyền lực, danh vọng, cuối cùng vẫn chỉ là phù vân (Gv 1,2), chẳng có nghĩa lý gì hết, nếu người ta không biết sử dụng nó: “Vì không phải dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15).
Kết thúc dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy: Hãy lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
Thế nào là ‘làm giàu’ trước mặt Thiên Chúa?
Ai có thể được coi là ‘giàu có’ trước mặt Thiên Chúa? Phải chăng là các bậc tài cao học rộng, những người đạo đức thánh thiện, hay các vị chân tu đạo sĩ…?
Đối với một thương gia thì ‘làm giàu’ là làm ra nhiều tiền của; đối với một nghệ nhân thì giàu là phát triển tài năng thiên phú; đối với nhà thông thái thì lại là trau dồi học thức uyên thâm…
Còn ‘làm giàu trước mặt Chúa’ thì cũng tùy thuộc rất nhiều vào quan niệm chúng ta có về Thiên Chúa. Cựu Ước đề cao hình ảnh một Thiên Chúa quyền phép, thánh thiện, khôn ngoan, công minh. Các mẫu người ‘giàu trước mặt Thiên Chúa’ như Môsê hùng mạnh, như Êlia thánh thiện, như Salômôn khôn ngoan, như Đavít công minh…
Chúa Giêsu khi kêu gọi hãy ‘lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa’, Ngài đang nói hình ảnh nào về Thiên Chúa?
Thiên Chúa mà Đức Giêsu phác họa chắc chắn không thiếu các ưu phẩm trên. Nét nổi bật và độc đáo nhất mà Cựu Ước chưa hề có, hoặc mới chỉ được các ngôn sứ phác thảo chưa rõ ràng, đó là: Thiên Chúa nhân ái và đầy lòng xót thương, một Thiên Chúa cứu độ. Đây mới là nét chân dung trung thực nhất về Thiên Chúa mà Đức Kitô Giêsu, và chỉ duy nhất mình Ngài nói đến. Đó đồng thời cũng là bản chất của ‘vương quốc’ giàu sang mà Ngài công bố và mời gọi chúng ta hết lòng chăm lo tìm kiếm cho bằng được. Hiểu như thế: ‘làm giàu trước mặt Thiên Chúa’ theo cách nói của Đức Giêsu, còn cao xa hơn cả sống thánh thiện, khôn ngoan, công chính, làm phép lạ…nó phải là nội dung trung thực nhất của đời sống Kitô hữu; đó chính là đón nhận lòng nhân ái xót thương vô điều kiện Thiên Chúa ban và thực thi lòng nhân ái đó cách quảng đại đối với tha nhân. (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty).
Làm giàu trước mặt Thiên Chúa là trở nên giàu có như Chúa Giêsu, luôn “yêu thương, khiêm nhu, hiền từ, đại lượng” (Cl 3,12) và “trên tất cả là lòng mến, giềng mối của mọi trọn lành”. (Cl 3,14).
“Lắm của cải đâu quý bằng danh thơm tiếng tốt, vàng với bạc nào trọng bằng được mến được thương” (Cn 22,1).
Trong cuộc đời này, có biết bao người giàu tình thương, chăm lo cho bệnh nhân, chăm sóc trẻ em tật nguyền, tiếp đón người khổ đau bất hạnh, ưu tư lo lắng cho người sầu khổ, dấn thân phục vụ cho các hoạt động xã hội, bác ái và thăng tiến con người…
Có thể nói được là không ai giàu có, tự do, và mạnh mẽ hơn ‘người giàu trước mặt Chúa”, người mà niềm tin vào Chúa giúp họ vượt lên trên mọi tài sản trần gian, vì đã có “Chúa là nơi họ ẩn náu”(Tv 13,6). Vì thế, mối phúc đầu tiên được dành cho người nghèo, người “đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân” (Gr 17,7). Người giàu trước mặt Chúa không phải là người có nhiều tài sản, mà là người tài sản chỉ đủ dùng nhưng biết lo tìm kiếm Nước Trời : “Chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ” (1Tm 6,7-8).
Phải biết coi trọng con người hơn tiền bạc. Tình người đáng giá hơn giàu sang phú quý. Tiền bạc rồi sẽ hết. Chẳng ai mang theo gia tài khi chết. Có chăng là tình yêu thương đã chia sẻ với tha nhân nơi trần thế này để trở nên “giàu có trước mặt Thiên Chúa” trên Thiên Quốc.
Thánh Phaolô diễn tả: “Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa… Quê hương đích thực của chúng ta là trời cao. Tại sao chúng ta xả thân miệt mài thu tích của cải dưới đất nơi mối mọt rúc rỉa? Hãy tìm kiếm những sự cao siêu hơn: Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất (Col 3, 1-2).
Để nên giàu có trước mặt Thiên Chúa, hãy sống quảng đại, mở rộng bàn tay để chia sẻ và cảm thông với mọi người, như thánh Phaolô khuyên dạy : “Hãy làm ơn làm nghĩa, hãy giàu có việc lành, hãy hào phóng, rộng rãi chia sẻ để tích trữ vốn liếng cho cuộc đời mai sau”. Của cải duy nhất đáng cho chúng ta tích luỹ là của cải của tâm hồn. Một tâm hồn quảng đại là một kho tàng. Có tâm hồn quảng đại là luôn “tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,1).
Hạnh phúc thật
Lm Vũđình Tường
22:23 31/07/2019
Ai cũng muốn sống vui, sống hạnh phúc, đi tìm hạnh phúc và đó là điều đáng làm, đáng khuyến khích. Sau ngày làm việc vất vả các quán bia rượu thường quảng cáo giờ hạnh phúc từ giờ này đến giờ này. Đừng lầm, cuộc sống có nhiều niềm vui hơn là bia và thuốc.
Hạnh phúc đến từ những điều tầm thường và những điều vĩ đại. Hạnh phúc đến từ việc chúng ta làm và việc chúng ta không làm. Hạnh phúc đến từ bên ngoài và từ thiên nhiên. Tuần trước tôi đi bệnh viện trị bệnh. Người i tá cho tôi viên thuốc giảm đau, nửa tiếng sau khi uống thuốc tôi cảm thấy rất vui vì cơn đau giảm nhiều. Ngày hôm sau bác sĩ mổ cho tôi xuống thăm và rất vui vì vết mổ tốt đẹp như í ông muốn và ông đã vui. Ông ta nói: 'tôi rất vui, còn anh thế nào?'. Tôi không làm gì cả nhưng chia vui niềm vui của ông. Mấy năm trước đây khi có Oplympic, mỗi lần người lực sĩ Úc đạt huy chương vàng, báo chí, truyền thông cả nước loan và họ chiếu hình ảnh người ta hoan hô, vỗ tay, thét chào, diễn tả niềm vui của người lực sĩ. Rõ ràng thế giới chúng ta đang sống là một thế giới có nhiều niềm vui. Niềm vui đó đến từ vật chất, thành công, gia đình, con cái.
Niềm vui dù lớn, dù nhỏ đều đến rồi lại ra đi. Không ai cầm chân nổi niềm vui. Biết thế nên người ta luôn muốn có thêm của cải, vật chất, danh vọng để luôn có niềm vui. Điều mong muốn này không ai thực hiện được. Sách trong Cựu ước của bài đọc một hôm nay diễn tả niềm vui, và giá trị trần thế thường là hư danh, chúng đến rồi đi. Danh vọng, của cải, vật chất chúng ta hiện đang làm chủ ngày nào đó nó sẽ ra đi. Người này làm chủ một thời gian rồi đến lượt người khác, không ai làm chủ điều gì vĩnh viễn. Bởi danh vọng của cải, vật chất trần thế không tồn tại nên thánh Phaolo khuyên chúng ta nên tìm kiếm những giá trị vững chắc lâu bền. Tìm kiếm giá trị vĩnh cửu nơi trần thế không thấy. Tìm nơi này không thấy thì phải tìm nơi khác. Ngoài trần thế còn nước trời. Nơi đó có rất nhiều giá trị vĩnh cửu bởi đó là nơi Thiên Chúa ngự trị, Đấng là nguồn mạch mọi sự sống. Thánh Phaolô còn cho biết điều kiện duy nhất để tìm kiếm được giá trị, niềm vui vĩnh cửu là từ bỏ các dục vọng. Thánh Phaolô dùng ngôn ngữ của chiến tranh diễn tả điều này khi ngài nói, nếu chúng ta không tiêu diệt chúng, chúng sẽ tiêu diệt hạnh phúc thật chúng ta đang tìm kiếm.
Đức Kitô cho biết rõ, chúng ta không làm chủ ngay cả cuộc sống mình. Khi có người kêu nài Ngài giúp giải quyết sự bất đồng về việc chia gia tài giữa hai anh em. 'Thưa Thầy, xin thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi'. Đức Kitô đáp với anh: 'Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu. Lc 12,13
Của cải không bảo đảm sự sống thật. Sự sống trường sinh được bảo đảm bởi nguồn sống phát nguồn từ Thiên Chúa. Để sự việc rõ hơn, Đức Kitô kể dụ ngôn và cách suy nghĩ của người nông dân giầu có. Ông ta xây thêm kho lẫm, chất đầy thóc lúa trong đó rồi vui mừng tự tin, từ nay ta có thể thảnh thơi, ăn chơi thoả thích. Đức Kitô kết luận: 'Kẻ khờ, Ngay đêm nay người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thế thì của cải ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai? Lc 12,20. Danh vọng, của cải trần thế mang lại niềm hạnh phúc nhất thời, chúng không đủ khả năng bảo đảm sự sống ngay cả đời này và thất bại mang lại sự sống trường sinh.
Hạnh phúc thật đến từ nguồn vui thật. Nguồn vui thật ban sự sống thật. Sự sống thật thế gian không có để ban phát. Sự sống thật đến từ Thiên Chúa, Đấng duy nhất có quyền ban sự sống trường sinh bởi Ngài là nguồn sống cho mọi sinh vật trên trần thế, cả trong lẫn ngoài vũ trụ, tất cả đều do Ngài dựng nên và ban cho chúng sự sống.
Chúng ta xin ơn biết hưởng vui cuộc sống đời này và dành thời gian kiếm tìm sự sống vĩnh cửu đời sau.
TiengChuong.org
True Happiness
We all want happiness, and we try hard to get happiness, and it is a right thing to do. Pubs and clubs often advertise happy hours after the end of a working day. Well, there is much more in life for us to enjoy. Happiness comes from both simple and great things. It comes from what we expect, and what we don't expect. It comes from what we do and what we don't do. It comes from outside and from nature. Last week I was in a hospital and was in pain, a nurse gave me a tablet of pain killer and I was happy. The doctor who operated me, saw the wound next day, and he was happy with the results of his hard labour. It happened exactly as he expected it would be. He was happy. He asked would I share his view. Well, I did nothing, the doctor did all the work, and he was happy; me too- Happy. Happiness in this case comes from doing nothing but sharing the greatness of others. A few years ago when the Olympic games was on, every time an Australian athlete won a gold medal, the whole nation was happy to share his/her achievement. Happiness grows when it is shared. It is obvious that happiness comes from this world, and things of this world have a time limit, and happiness they offer also have a time limit. We all know that and that explains why we want more and more.
The first reading taken from the book of Ecclesiastes says that what a person owns is not permanent. This person owns it for sometimes and when the time comes, someone else will own it. St Paul in the second reading to the Colossians tells us that, it is better to look for something more permanent. Things that last forever come not from the wealth of this world, but it comes from above- look for the things that are in heaven- Col 3,2. The one single condition needed for being able to own things that last forever is to renounce evil desires. Paul used the battle's language to tell us, and that there is no compromise in this. If we don't kill evil desires in us; it will truly kill our lasting happiness, the true and everlasting happiness.
There was a man, who asked Jesus to intervene into his domestic problem with his brother, 'Master, tell my brother to give me a share of our inheritance' Lk12,13. Jesus told him that '.... a man's life is not made secure by what he owns, even when he has more than he needs' Lk 12,4.
Our life is made secured by true happiness. Everlasting life offers true happiness, which we are not of this world. The farmer looked for his true happiness on his possession, building more barns to store his crop. Jesus asked the question: 'Fool! This very night the demand will be made for your soul, and this hoard of yours whose will it be then?' v.21. Wealth of this world won't offer everlasting life security.
We pray for the wisdom to find times for both happiness of the present life and also for the life to come.
Hạnh phúc đến từ những điều tầm thường và những điều vĩ đại. Hạnh phúc đến từ việc chúng ta làm và việc chúng ta không làm. Hạnh phúc đến từ bên ngoài và từ thiên nhiên. Tuần trước tôi đi bệnh viện trị bệnh. Người i tá cho tôi viên thuốc giảm đau, nửa tiếng sau khi uống thuốc tôi cảm thấy rất vui vì cơn đau giảm nhiều. Ngày hôm sau bác sĩ mổ cho tôi xuống thăm và rất vui vì vết mổ tốt đẹp như í ông muốn và ông đã vui. Ông ta nói: 'tôi rất vui, còn anh thế nào?'. Tôi không làm gì cả nhưng chia vui niềm vui của ông. Mấy năm trước đây khi có Oplympic, mỗi lần người lực sĩ Úc đạt huy chương vàng, báo chí, truyền thông cả nước loan và họ chiếu hình ảnh người ta hoan hô, vỗ tay, thét chào, diễn tả niềm vui của người lực sĩ. Rõ ràng thế giới chúng ta đang sống là một thế giới có nhiều niềm vui. Niềm vui đó đến từ vật chất, thành công, gia đình, con cái.
Niềm vui dù lớn, dù nhỏ đều đến rồi lại ra đi. Không ai cầm chân nổi niềm vui. Biết thế nên người ta luôn muốn có thêm của cải, vật chất, danh vọng để luôn có niềm vui. Điều mong muốn này không ai thực hiện được. Sách trong Cựu ước của bài đọc một hôm nay diễn tả niềm vui, và giá trị trần thế thường là hư danh, chúng đến rồi đi. Danh vọng, của cải, vật chất chúng ta hiện đang làm chủ ngày nào đó nó sẽ ra đi. Người này làm chủ một thời gian rồi đến lượt người khác, không ai làm chủ điều gì vĩnh viễn. Bởi danh vọng của cải, vật chất trần thế không tồn tại nên thánh Phaolo khuyên chúng ta nên tìm kiếm những giá trị vững chắc lâu bền. Tìm kiếm giá trị vĩnh cửu nơi trần thế không thấy. Tìm nơi này không thấy thì phải tìm nơi khác. Ngoài trần thế còn nước trời. Nơi đó có rất nhiều giá trị vĩnh cửu bởi đó là nơi Thiên Chúa ngự trị, Đấng là nguồn mạch mọi sự sống. Thánh Phaolô còn cho biết điều kiện duy nhất để tìm kiếm được giá trị, niềm vui vĩnh cửu là từ bỏ các dục vọng. Thánh Phaolô dùng ngôn ngữ của chiến tranh diễn tả điều này khi ngài nói, nếu chúng ta không tiêu diệt chúng, chúng sẽ tiêu diệt hạnh phúc thật chúng ta đang tìm kiếm.
Đức Kitô cho biết rõ, chúng ta không làm chủ ngay cả cuộc sống mình. Khi có người kêu nài Ngài giúp giải quyết sự bất đồng về việc chia gia tài giữa hai anh em. 'Thưa Thầy, xin thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi'. Đức Kitô đáp với anh: 'Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu. Lc 12,13
Của cải không bảo đảm sự sống thật. Sự sống trường sinh được bảo đảm bởi nguồn sống phát nguồn từ Thiên Chúa. Để sự việc rõ hơn, Đức Kitô kể dụ ngôn và cách suy nghĩ của người nông dân giầu có. Ông ta xây thêm kho lẫm, chất đầy thóc lúa trong đó rồi vui mừng tự tin, từ nay ta có thể thảnh thơi, ăn chơi thoả thích. Đức Kitô kết luận: 'Kẻ khờ, Ngay đêm nay người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thế thì của cải ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai? Lc 12,20. Danh vọng, của cải trần thế mang lại niềm hạnh phúc nhất thời, chúng không đủ khả năng bảo đảm sự sống ngay cả đời này và thất bại mang lại sự sống trường sinh.
Hạnh phúc thật đến từ nguồn vui thật. Nguồn vui thật ban sự sống thật. Sự sống thật thế gian không có để ban phát. Sự sống thật đến từ Thiên Chúa, Đấng duy nhất có quyền ban sự sống trường sinh bởi Ngài là nguồn sống cho mọi sinh vật trên trần thế, cả trong lẫn ngoài vũ trụ, tất cả đều do Ngài dựng nên và ban cho chúng sự sống.
Chúng ta xin ơn biết hưởng vui cuộc sống đời này và dành thời gian kiếm tìm sự sống vĩnh cửu đời sau.
TiengChuong.org
True Happiness
We all want happiness, and we try hard to get happiness, and it is a right thing to do. Pubs and clubs often advertise happy hours after the end of a working day. Well, there is much more in life for us to enjoy. Happiness comes from both simple and great things. It comes from what we expect, and what we don't expect. It comes from what we do and what we don't do. It comes from outside and from nature. Last week I was in a hospital and was in pain, a nurse gave me a tablet of pain killer and I was happy. The doctor who operated me, saw the wound next day, and he was happy with the results of his hard labour. It happened exactly as he expected it would be. He was happy. He asked would I share his view. Well, I did nothing, the doctor did all the work, and he was happy; me too- Happy. Happiness in this case comes from doing nothing but sharing the greatness of others. A few years ago when the Olympic games was on, every time an Australian athlete won a gold medal, the whole nation was happy to share his/her achievement. Happiness grows when it is shared. It is obvious that happiness comes from this world, and things of this world have a time limit, and happiness they offer also have a time limit. We all know that and that explains why we want more and more.
The first reading taken from the book of Ecclesiastes says that what a person owns is not permanent. This person owns it for sometimes and when the time comes, someone else will own it. St Paul in the second reading to the Colossians tells us that, it is better to look for something more permanent. Things that last forever come not from the wealth of this world, but it comes from above- look for the things that are in heaven- Col 3,2. The one single condition needed for being able to own things that last forever is to renounce evil desires. Paul used the battle's language to tell us, and that there is no compromise in this. If we don't kill evil desires in us; it will truly kill our lasting happiness, the true and everlasting happiness.
There was a man, who asked Jesus to intervene into his domestic problem with his brother, 'Master, tell my brother to give me a share of our inheritance' Lk12,13. Jesus told him that '.... a man's life is not made secure by what he owns, even when he has more than he needs' Lk 12,4.
Our life is made secured by true happiness. Everlasting life offers true happiness, which we are not of this world. The farmer looked for his true happiness on his possession, building more barns to store his crop. Jesus asked the question: 'Fool! This very night the demand will be made for your soul, and this hoard of yours whose will it be then?' v.21. Wealth of this world won't offer everlasting life security.
We pray for the wisdom to find times for both happiness of the present life and also for the life to come.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ Rao giảng tin mừng cho muôn dân thành lập trường cao đẳng truyền giáo “Mẹ Đấng Cứu Thế “ ở Ma Cao.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
07:37 31/07/2019
Trong một cuộc phỏng vấn với Agenzia Fides. Đức Hồng Y gợi lại rằng trong lịch sử truyền giáo của Giáo hội "đã có rất nhiều hình thức và phương pháp được chọn để loan báo Tin Mừng ở Châu Á: cam kết lịch sử của các dòng tu vĩ đại như Dòng Tên, Dòng Đa Minh và Dòng Phanxicô; hoạt động của nhiều viện truyền giáo cụ thể, gửi các linh mục hồng ân đức tin (fidei donum) hoặc cộng tác truyền giáo liên giáo phận, các hình thức hợp tác truyền giáo giữa các Giáo hội của một số quốc gia hoặc giữa các đô thị. Bây giờ, Chúa Thánh Thần gợi ý một hình thức mới mà chúng ta sẽ trải nghiệm.
Sáng kiến này đáp lại lời kêu gọi của ĐGH Gioan Phaolô 2, trong Thông điệp "Sứ vụ Đấng Cứu Thế”, đã chỉ ra lục địa Châu Á là một khu vực lãnh thổ, "mà sứ mệnh đến với muôn dân (ad gentes) của Giáo hội cũng nên xác định một số mốc điểm cần thiết cho việc truyền giáo” (số 37) cũng như đáp lại mong muốn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Tông huấn "Niềm vui Tin mừng (Evangelii Gaudium), mời gọi Giáo hội "đi ra" để loan báo Tin Mừng mãi mãi.
Theo Quy chế, Trường phụ thuộc trực tiếp vào Bộ Rao giảng Tin mừng cho các Dân tộc và sẽ duy trì liên lạc với Giám mục địa phương. Trường có thể có các phân khoa riêng biệt ở những nơi hoặc những quốc gia khác. Trên thực tế, đó là một "Chủng viện lớn của Giáo hội, một cộng đồng giáo dục được hưởng tính cách pháp lý giáo luật và sẽ có được tính cách pháp lý theo luật pháp của Quốc gia" nơi nó được thành lập.
Trường nhằm mục đích chuẩn bị các linh mục tương lai cho việc truyền giáo ở Châu Á, đồng hành cùng họ "trong đời sống cầu nguyện và các nhân đức đối thần và các nhân đức nền tảng, với một cam kết nghiêm túc đối với các nghiên cứu triết học và thần học và hoạt động truyền giáo". Các linh mục được đào tạo tại trường "có thể được gửi đi đến các giáo phận yêu cầu", trong các lãnh thổ và quốc gia châu Á khác nhau, theo nhu cầu mục vụ của những người yêu cầu họ. "Trong sứ mệnh truyền giáo này - điều được nhấn mạnh – là các linh mục có thể được hỗ trợ toàn bộ bởi các gia đình, được hình thành theo Con đường Tân Dự Tòng, sẵn sàng để được gửi đi".
Việc đào tạo trong Trường theo các hướng dẫn của Huấn quyền Giáo hội, trong khi đó việc đào tạo của chủng sinh bao gồm sự tham gia trực tiếp và cá nhân vào Con đường Tân Dự Tòng. Hơn nữa, theo bản sắc cụ thể của Trường, đề xuất học hỏi sẽ có "ý nghĩa riêng liên quan đến bản chất truyền giáo". "Các sinh viên - theo Quy chế - được giúp đưa ra chiều kích truyền giáo vốn có trong các chủ đề khác nhau của thần học, do đó, ngay cả ở cấp độ trí thức, họ phù hợp và sẵn sàng để được đồng hóa vào sứ mệnh phổ quát được Chúa Kitô giao phó cho các Tông đồ ". Đặc biệt, Trường được giao phó cho hai vị Bảo trợ: Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế và Thánh Giuse, Người giám hộ của Thánh Gia tại Nagiarét. Hơn nữa, ký ức về các vị Thánh của các Giáo Hội tại Châu Á sẽ được cử hành "với sự trang trọng đặc biệt".
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Giấc mơ chưa tròn của vị Hồng Y Cuba
Đặng Tự Do
11:09 31/07/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Hồng Y Jaime Ortega sinh ngày 18 tháng 10, năm 1936 trong một gia đình lao động nghèo. Cha ngài là công nhân trong một nhà máy làm đường mía. Ngài được thụ phong linh mục ngày 2 tháng Tám, 1964. Hai năm sau đó ngài bị bắt và bị kết án tù khổ sai trong các trại lao động cải tạo của cộng sản.
Sau khi ra khỏi tù vào cuối năm 1967, ngài trở thành một linh mục lưu động. Cụ thể, mỗi cuối tuần ngài cử hàng hàng chục thánh lễ ở hàng chục thánh đường di chuyển hàng ngàn cây số trong một tuần để cử hành các phép bí tích và các thánh lễ cho những nơi không có linh mục trong hai giáo phận Matanzas và Havana. Trong tuần, ngài còn giảng dạy tại chủng viện Thánh Ambrôsiô là chủng viện liên giáo phận đặt trụ sở tại Havana.
Tuy công việc bận rộn như thế, và ám ảnh của các trại lao động cải tạo vẫn còn rất mới mẻ trong tâm trí, ngài đã can đảm quy tụ các thanh thiếu niên và tổ chức các trại hè. Điều này được coi là một hành động đối kháng tuy âm thầm nhưng rất quyết liệt với chế độ Fidel Castro.
Ngày 4 tháng 12, 1978, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Pinar del Río. Ba năm sau đó, vị Giáo Hoàng Ba Lan lại bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Havana.
Trước tình cảnh lầm than của dân chúng, ngài đã gầy dựng lại tổ chức Caritas Cuba. Đây được coi là một hành động phi thường vào thời điểm cộng sản xăm soi mọi hoạt động của Giáo Hội Công Giáo.
Ngày 26 tháng 11, 1994, ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y. Do đó, ngài đã từng tham gia trong mật nghị bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Thánh lễ an táng của Đức Hồng Y Jaime Ortega diễn ra rất gấp gáp, chưa đầy 48 tiếng sau khi ngài qua đời. Dù thế, nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội từ các quốc gia khác bao gồm Đức Hồng Y Seán Patrick O’Malley của tổng giáo phận Boston, Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski, của tổng giáo phận Miami, Florida, Đức Tổng Giám Mục Roberto Gonzalez Nief của Puerto Rico và nhiều vị khác đã tham dự thánh lễ an táng ngài tại nhà thờ chính tòa của thủ đô Havana. Sự hiện diện của đông đảo các nhà lãnh đạo từ các quốc gia khác cho thấy sự đánh giá cao đối với những cống hiến của Đức Hồng Y cho Giáo Hội Cuba và thế giới.
Bà Hortesia Garcia, là một người bạn thân của Đức Hồng Y từ thuở bé cho biết giấc mơ lớn nhất nhưng tiếc thay chưa tròn của Đức Hồng Y là đưa quê hương thoát ra khỏi đại họa cộng sản.
Trong hơn ba thập niên, ngài đã làm việc miệt mài và kiên nhẫn để làm dịu thái độ hung hăng của Fidel Castro đối với Giáo Hội Công Giáo.
Sau cuộc chính biến bất thành 19 tháng Tám, 1991 tại Nga, cộng sản tan rã trên phạm vi toàn cầu trừ ra tại Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba.
Ước mơ lớn nhất của người dân Cuba là giải thể được chế độ cộng sản. Đó cũng là ước mơ của Đức Hồng Y nhưng ngài chọn con đường kiên nhẫn.
Ngài thành công trong việc đàm phán cho các chuyến tông du thăm Cuba của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào năm 1998. Kế đó là chuyến tông du của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2012 và mới đây là chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2015.
Ngài cũng thành công trong việc đàm phán thả hàng chục tù nhân chính trị trong năm 2010 và 2011.
Năm 2014, Cuba chính thức công nhận Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày quốc lễ thể theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
Năm 2017, một ngôi nhà thờ đầu tiên đã được phép xây dựng tại Cuba.
Khi Raul Castro trở thành tổng thống năm 2010, Đức Hồng Y Ortega đóng một vai trò quan trọng trong việc mở cửa đất nước và khôi phục quan hệ với các quốc gia phương Tây.
Vào thời điểm quan trọng trong các cuộc đàm phán bí mật giữa Cuba và Hoa Kỳ chính Đức Hồng Y Ortega là người đã chuyển các thông điệp giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, anh em nhà Castro và Tổng thống Barack Obama.
Trong thánh lễ an táng Đức Hồng Y, người ta nhận thấy có Phó Chủ tịch thứ nhất Cuba Salvador Mesa và hai nhà lãnh đạo cấp cao khác trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản cùng với các quan chức khác.
Việc tham dự lễ an táng của chính phủ Cuba và các quan chức đảng Cộng sản minh chứng cho sự thành công của ngài trong việc nâng cao vị trí Giáo Hội trên hòn đảo Caribbê này sau khi Liên Xô sụp đổ.
Tiếc thay, giấc mơ quang phục quê hương thoát ra khỏi đại họa cộng sản vẫn chưa tròn.
Source:Reuters
Các Giám Mục California kêu gọi người Công Giáo hãy ngăn chặn dự luật cung cấp thuốc ngừa thai tại đại học.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:05 31/07/2019
Sacramento, Calif., Jul 31, 2019 / 05:01 pm (CNA). Ba vị giám mục California đang kêu gọi người Công Giáo địa phương hãy cầu nguyện và tranh đấu chống lại một dự luật đòi buộc các đại học tiểu bang phải cung cấp miễn phí thuốc ngừa thai cho sinh viên.
Dự luật có tên là SB24 đã được sửa đổi đôi chút của một dự luật được đưa ra quốc hội tiểu bang vào năm ngoái và cuối cùng đã bị phủ quyết.
Thống Đốc trước đây là Jerry Brown, một người công khai ủng hộ phá thai, đã phủ quyết một dự luật tương tự vào năm ngoái với lý do “không cần thiết” bởi những dịch vụ phá thai đã “đầy khắp” khuôn viên đại học rồi.
Thống đốc hiện nay là Gavin Newsom, một đảng viên Dân Chủ, đã hứa trước cuộc bầu cử rằng ông sẽ ủng hộ dự luật bắt buộc cấp thuốc ngừa thai nhưng đã không có ý kiến gì về dự luật mới này từ khi nhận chức.
Dự luật này cũng cần tạo một ngân quỹ để cung cấp một khoản tài trợ $200,000 cho mỗi trung tâm y tế sinh viên đại học công lập để trả cho chi phí thuốc ngừa thai, bằng số tiền từ các nguồn không phải của tiểu bang như là các tổ chức tư nhân và các cơ quan chính quyền địa phương và liên bang.
Dự luật này sẽ chỉ có hiệu lực nếu gom được một số tiền là 10.2 triệu Mỹ Kim từ các quỹ tư nhân đóng góp trước ngày 1 tháng Giêng năm 2020.
Trên trang mạng của Hội Đồng Giám Mục California, các giám mục đã tuyên bố rằng ngoài việc đòi buộc các đại học phải cung cấp phá thai miễn phí cho sinh viên, dự luật SB 24 cũng đòi phải có những dịch vụ cố vấn phá thai cho sinh viên,nhưng là trong lối hành văn thì có ý là loại bỏ cố vấn của nhóm phò sự sống. Có nghĩa là “Dự luật không cho phép sinh viên có cơ hội để biết về các chọn lựa phò sự sống”.
Trong lời kêu gọi công khai gởi các giáo xứ trong giáo phận của ngài, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của giáo phận Los Angeles nhắc nhở người Công Giáo hãy nhớ đến các giá trị niềm tin của họ và chiến đấu chống lại dự luật này qua cầu nguyện và hành động.
Trên tờ Angelus của giáo phận, Đức Giám Mục nói rằng, “Nếu chúng ta là dân Chúa tuyển chọn, nếu chúng ta phục hồi và canh tân giáo hội và xây dựng lại xã hội thì chúng ta cần có một sự cống hiến mới mẻ để sống cho đúng lối sống đạo Công Giáo của chúng ta và truyền đạt lối sống ấy trong mọi việc chúng ta làm, từ trường học và các chương trình giáo dục tôn giáo đến cách chúng ta sống đức tin trong xã hội.”
“Thực tế có nghĩa là chúng ta làm cho gia đình và người hàng xóm của mình biết đến tình yêu của Chúa, nghĩa là làm việc cho một xã hội của yêu thương và đầy lòng trắc ẩn để thực sự phục vụ con người.” Ngài nhấn mạnh rằng điều này áp dụng cho mọi người, kể cả những người di dân hay tỵ nạn, trẻ em chưa sinh hay những tử tù.
“Một xã hội biết xót thương nên có nhiều để cung cấp cho các phụ nữ lúc cần hơn là khả năng chấm dứt cuộc đời của các em nhỏ trước khi được sinh ra.”
Ngài kêu gọi người Công Giáo hãy vào trang nhà của Hội Đồng Giám Mục California để biết thêm về dự luật và liên lạc với các dân cử và nói với họ là hãy bỏ phiếu chống lại dự luật SB24.
“Chúng ta cần đánh bại dự luật này và cố gắng tìm những phương cách mới để thực sự giúp các phụ nữ mang thai và những bà mẹ đang làm việc được tiếp tục việc học của họ.
Trong lời kêu gọi gởi đến người Công Giáo, Đức Giám Mục Jaime Soto của giáo phận Sacramento đã kêu gọi các tín hữu trong giáo phận của ngài hãy tham gia tuần chín ngày, để nhờ sự cầu bầu của Đức Mẹ Gaudaupe mà đánh bại dự luật SB24. Đức Mẹ Guadalupe mặc áo choàng được mô tả như là mang thai Đấng Cứu Thế, là đấng bảo trợ các em chưa sinh ra.
Trong thư gởi cho giáo hữu, Đức Giám Mục Soto viết rằng “Đây là sự xâm phạm chưa từng có vào các khuôn viên đại học. Nó không cần thiết và chỉ nhắm vào phục vụ việc truyền bá tư tương phá thai cho giới trẻ. Chúng ta phải tiếp tục cố gắng để ngăn chặn cái dự luật chết người này. Cung lòng mẹ đừng trở thành mồ chôn cho bất cứ trẻ em nào, ở bất nơi đâu trong tiểu bang của chúng ta. Phụ nữ và trẻ em đáng được tốt hơn.”
Ngài cám ơn các giáo hữu trong giáo phận đã viết thư hay gọi điện thoại và cả đến văn phòng của các vị dân cử để lên tiếng. Tuy nhiên, cầu nguyện là điều tối quan trọng.
Đức Giám Mục nói rằng “Hành động chính trị của chúng ta là quan trọng nhưng chúng ta cũng phải rút ra sự khôn ngoan và sức mạnh qua lời cầu nguyện. Lịch Sử Cứu Độ có đầy rẫy những gương mẫu về lời cầu nguyện tập trung, hiệp nhất của nhiều giáo hữu để vượt qua sự dữ ngay cả khi vì giới hạn của con người, tưởng chừng như không thể nào vượt qua và vô vọng.”
Cuối tháng Tám, 3-11 của tuần cửu nhật trùng với ngày mà quốc hội tiểu bang tái họp sau kỳ nghỉ.
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của Giáo Phận San Francisco cũng kêu gọi giáo hữu trong giáo phận hãy tham gia làm tuần chín ngày để đánh bại cái dự luật “nguy hiểm và chưa bao giờ có” này.
Phá thai bằng thuốc là uống hai viên thuốc, đầu tiên là viên mifepristone, ngăn chặn chất hormone trong vòi trứng, một chất cần để duy trì sức khỏe thai nhi. Viên thứ hai, misoprostol, uống 24 giờ sau khi uống viên thứ nhất mifepristone và gây nên sự co thắt để đẩy thai nhi ra ngoài.
Source: catholicnewsagency.com California bishops rally Catholics to stop college campus abortion pill mandate
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cựu Chủng Sinh Hoan Thiên Lớp 1969 Họp Mặt Mừng Kỷ Niệm 50 Năm Nhập Trường Và 40 Năm Rời Chủng Viện
Truơng Trí
07:23 31/07/2019
Theo thông lệ thì Chủng sinh chỉ ở Chủng viện từ lớp Đệ Thất đến Đệ Nhất tức là từ lớp Sáu đến lớp 12. Sau khi đậu bằng Tú tài toàn phần sau này là tốt nghiệp 12 thì sẽ chuyển vào Đại Chủng viện, nghĩa là chỉ ở 7 năm. Tuy nhiên, do vào lúc giao thời của những năm đầu thống nhất đất nước, nên Chủng sinh Chủng viện Hoan Thiện niên khóa 1969 lại ở đến 10 năm, rời Chủng viện Hoan Thiện cũng là lúc Chủng viện bị Nhà nước trưng dụng vào tháng 12 năm 1979.
Xem Hình
Tính từ thời điểm nhập Chủng viện năm 1969 và lúc rời xa năm 1979 thì lớp HT69 vừa tròn 50 năm nhập trường và 40 rời trường.
Sáng ngày 31 tháng 7 năm 2019, Cựu Chủng sinh HT 69 từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về Đại Chùng viện Xuân Bích Huế để Hội ngộ trong tình yêu thương. Các linh mục từ xa cũng khăn gói cùng nhau về lại mái nhà xưa, những anh em đã xa lìa theo con đường trần thì mang theo vợ con về ôn lại những kỷ niệm xưa.
Hiện diện trong ngày Hội ngộ có quý Cha giáo sư và quý Cha là anh em đồng môn. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức Ông Giêrôm Nguyễn Ngọc Hàm từ Mỹ về, Cha Nguyên Giám đốc Phêrô Nguyễn Hữu Giải tuy đã xấp xỉ 80 nhưng trông hết sức trẻ, nhiều bà vợ không thể ngờ được đó lại là Cha giáo của phu quân mình, trong lúc phu quân mình còn già hơn cả ngài. Cha Giám đốc Đại Chủng viện Giuse Hồ Thứ là Cựu Chủng sinh HT71 hết sức ân cần tiếp đón anh chị em.
Tất cả Cựu Chủng sinh Hoan Thiện sau khi rời trường vào năm 1979 thì ly tán mỗi người mỗi phương, lao đao lận đận với kế sinh nhai trong những thời kỳ khó khăn nhất của đất nước. Cuối cùng chỉ có 22 người bền tâm vững chí theo con đường Chúa đã vạch ra, từ những con đường cong queo vòng vèo rồi cuối cùng cũng chỉ theo một con đường thẳng tắp mà Thiên Chúa đã định, 22 linh mục bước lên Bàn Thánh trong đó có 7 linh mục thuộc lớp HT69.
Trong buổi gặp mặt ôn lại kỷ niệm xưa, quý cha và anh chị em thân tình trao gởi cho nhau những tâm tình yêu thương đầy ắp kỷ niệm tuổi thiếu thời.
Thánh lễ đồng tế tạ ơn và mừng kỷ niệm 50 vào Chủng viện đồng thời cũng kỷ niệm 40 năm rời xa mái nhà thân yêu. Những bài Thánh ca được cất lên trầm bỗng như ngày nào dưới mái trường Chủng viện, tạo nên một bầu khí sốt sắng lạ thường. Những tấm hình lưu niệm của lần Hội ngộ được lưu lại hất sức trân trọng, nhất là tấm hình chụp chung trước Nhà Nguyện của Đại Chủng viện sau Thánh lễ.
Bữa cơm thân mật cũng là lúc mà mọi người cùng nhau chia sẻ những niềm vui, những kỷ niệm không bao giờ phai.
Trương Trí
Xem Hình
Tính từ thời điểm nhập Chủng viện năm 1969 và lúc rời xa năm 1979 thì lớp HT69 vừa tròn 50 năm nhập trường và 40 rời trường.
Sáng ngày 31 tháng 7 năm 2019, Cựu Chủng sinh HT 69 từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về Đại Chùng viện Xuân Bích Huế để Hội ngộ trong tình yêu thương. Các linh mục từ xa cũng khăn gói cùng nhau về lại mái nhà xưa, những anh em đã xa lìa theo con đường trần thì mang theo vợ con về ôn lại những kỷ niệm xưa.
Tất cả Cựu Chủng sinh Hoan Thiện sau khi rời trường vào năm 1979 thì ly tán mỗi người mỗi phương, lao đao lận đận với kế sinh nhai trong những thời kỳ khó khăn nhất của đất nước. Cuối cùng chỉ có 22 người bền tâm vững chí theo con đường Chúa đã vạch ra, từ những con đường cong queo vòng vèo rồi cuối cùng cũng chỉ theo một con đường thẳng tắp mà Thiên Chúa đã định, 22 linh mục bước lên Bàn Thánh trong đó có 7 linh mục thuộc lớp HT69.
Trong buổi gặp mặt ôn lại kỷ niệm xưa, quý cha và anh chị em thân tình trao gởi cho nhau những tâm tình yêu thương đầy ắp kỷ niệm tuổi thiếu thời.
Thánh lễ đồng tế tạ ơn và mừng kỷ niệm 50 vào Chủng viện đồng thời cũng kỷ niệm 40 năm rời xa mái nhà thân yêu. Những bài Thánh ca được cất lên trầm bỗng như ngày nào dưới mái trường Chủng viện, tạo nên một bầu khí sốt sắng lạ thường. Những tấm hình lưu niệm của lần Hội ngộ được lưu lại hất sức trân trọng, nhất là tấm hình chụp chung trước Nhà Nguyện của Đại Chủng viện sau Thánh lễ.
Bữa cơm thân mật cũng là lúc mà mọi người cùng nhau chia sẻ những niềm vui, những kỷ niệm không bao giờ phai.
Trương Trí
Cảm Nhận Chuyến Hành Hương Đất Thánh 2019
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
18:04 31/07/2019
Trong khi các quốc gia ở Nam Mỹ và Úc châu thời tiết đang trở lạnh vào tháng 7, thì các nước Âu châu và Á châu thì trời lại nắng nóng và là cao điểm của mùa Hè nên người người rủ nhau đi tránh mùa Hè oi bức nơi các bãi biển ở Tây Ban Nha hay Ý, và những người ở trong nước cũng tìm đến những bãi biển trong quốc gia mình đang sống để ngâm mình trong giòng nước biển để xả xì-trét sau những ngày làm lụng mệt nhọc trong năm.
Năm nay chúng tôi cũng được dịp đi nghỉ hè qua một chuyến hành hương Đất Thánh (Israel) với những người đồng hương đang sống ở Nauy và Pháp mà đãđược lên chương trình từ đầu năm do một linh mục đàn anh có nhiều kinh nghiệm đang làm việc ở Nauy tổ chức.
Chúng tôi đã từng có những chuyến hành hương ngắn ngày ở một vài nơi trên thế giới và mỗi chuyến hành hương ấy đều để lại cho bản thân nhiều cảm xúc mới lạ. Tuy nhiên, chuyến Hành Hương Đất Thánh lần này với những người đồng hương trước lạ sau quen tại nơi mà Chúa Giê-su đã từng sống đã để lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc mà đến hôm nay sau hai ngày trở về nơi mình làm việc mà vẫn cònngẫn ngơ nửa mê, nửa tỉnh như mình vẫn còn ở đó.
Người ta thường nói dân Do Thái luôn lo sợ vì có nhiều kẻ thù nên việc kiểm soát an ninh rất nghiêm ngặt, và chúng tôi nhân thấy điều đó rất đúng nên chúng tôi không có cảm giác khó chịu khi họ làm nhiệm vụ của họ để đảm bảo an ninh cho quốc gia của họ và cho du khách hảnh hương đến quốc gia nhiều di tích thánh này.
Đoàn hành hương chúng tôi xuất phát từ 4 địa điểm là Pháp, Nauy, Hòa Lan và Việt Nam nhưng đều gặp nhau ở Tel Aviv để checkin khách sạn và bắt đầu cho chương trình hành hương. Phái đoàn Pháp và Việt Nam do một linh mục người Việt đang làm việc ở Lyon đồng hành. Phái đoàn Nauy do linh mục trưởng đoàn phụ trách và chúng tôi chỉ là khách mời lo về phụng vụ và sinh hoạt trong những ngày hành hương. Tuy anh em linh mục chúng tôi chỉ liên lạc qua email và viber vì mỗi người đều có công việc riêng của mình, chúng tôi vẫn hiểu nhau về những việc mỗi người phải làm trong chuyến hành hương để tạo sự gắn kết và đem lại nhiều lợi ích cho những anh chị em tham dự hành hương trong những ngày ở Đất Thánh.
Những ngày đầu chúng tôi đã viếng thăm quê ngoại Nazaret của Chúa Giêsu và vùng phụ cận, những nơi mà Mẹ Maria đã từng sống thời thôn nữ, xưởng thợ của thánh cả Giuseđể sống lại những ỷ niệm xa xưa mà Mẹ Maria như bao người phụ nữ khác từng vất vả hy sinh để lo lắng cho gia đình. Chúng tôi cũng đã viếng thăm núi Tabor- Núi Biến Hình, nơi Chúa từng tỏ mình ra cho ba môn đệ thân tín của Ngài trước khi ngài lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Chúng tôi cũng đi thăm biển hồ Galilea hay Tiberias nơi Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ đầu tiên. Khi thuyền bắt đầu chạy trên biển hồ Galilea, mọi người bắt đầu thượng cờ và hát bài quốc ca Việt Nam thật kiêu hùng, và tôi quan sát thấy một thanh niên khá trẻ đã sống ở Nauy gần 40 năm nhưng anh ta lại rất thiết tha với lá cờ và bài quốc ca của cha ông mình. Chúng tôi cũng đi thăm núi Bát Phúc, nơi mà Chúa đã giảng dạy về Hiến Chương Nước Trời. Anh hướng dẫn viên Công Giáo người Palestine đã nói cho chúng tôi biết vì sao thời Chúa Giêsu không có loa phóng thanh, không có Micro khuếch đại âm thanh khi Chúa Giêsu giảng dạy nhưng hàng ngàn người đều nghe rõ tiếng của Ngài là do điều kiện tự nhiên và do người nói biết cách áp dụng những lợi thế tự nhiên đó nên mới thành công như vậy. Chúng tôi cũng đã đi thăm Cana, nơi Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên cho nước hóa thành rượu mà Tin Mừng Gioan nhắc đến- và chính nơi đây, chúng tôi đã giúp cho 18 cặp hấp hôn với một nghi thức thật cảm động do cha trưởng đoàn hướng dẫn.Những anh chị em hấp hôn ngày hôm ấy ai cũng đều rơm rớm nước mắt vì quá cảm động khi nhắc lại lời thề ước cũng như thầm thĩ cầu nguyện và xin lỗi nhau vì trong cuộc sống mưu sinh vẫn còn nhiều thiếu sót cũng như vì tính tự ái và cái tôi quá cao nên ít khi nhận ra những thiếu sót của mình mà nói lời xin lỗi nhau.
Chúng tôi cũng đã đi thăm thành phố Carphanaum, nơi mà Chúa Giêsu đã bắt đầu sứ mạng của Ngài sau khi chịu ma quỉ cám dỗ trong sa mạc được ghi lại trong Tin Mừng Thánh Luca. Đây cũng là quê hương của thánh Phêrô. Chúng tôi đã dâng lễ ở nguyện đường thánh Phêrô vì chính nơi ấy Chúa Giêsu đã trao quyền thũ lãnh cho thánh Phêrô dù người môn đệ này đã từng chối Thầy mình. Chúng tôi cũng ghé thăm ngọn đồi Tabgha, nơi Chúa làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều và mới hiểu được rằng tại sao Chúa nằng nặc bảo các môn đệ phải cho những người lắng nghe lời Ngài vào lúc đó ăn uống vì nếu không họ sẽ đói lã vì mệt. Chúng tôi cũng đã nhắc lại nghi thức thanh tẩy bên dòng Sông Jordan, và ở dưới dòng sông này có nhiều cá mát-xa đã làm chúng tôi chia trí khi cử hành nghi thức vì những chú cá ấy mát-xa khá nhột.
Sau những ngày thăm vùng quê ngoại của Chúa ở miền Bắc Galilea, chúng tôi tiến về miền Nam Judea và phải băng qua vùng Samaria. Trên đường đi, chúng tôi đã viếng thăm Giếng Jacob, nơi mà trong Tin Mừng Gioan ghi lại việc Chúa Giesu gặp gỡ người đàn bà Samaria từng có năm đời chồng đi múc nước và chính lúc đó Chúa Giêsu đã nói với bà về Nước Trường Sinh và Chúa Giêsu còn tiết lộ rằng đã đến lúc người ta không còn thờ phượng Chúa ở đền thờ hay ở Giêrusalem nhưng là trong Thần Khí và Sự Thật. Dân Do Thái thời đó cũng như bây giờ đã khép Chúa Giêsu vào hai tội: một là giao du với dân ngoại vì họ xem người Samaria là dân tạp nham, tội lỗi; hai là giao du với người đàn bà dân ngoại và luật Do Thái không cho người nam giao du với một người đàn bà dân ngoại. Bên bờ giếng ấy chúng tôi cũng được kín nước bằng một chiếc gàu với cái ròng rọc và uống thử nước giếng này vì vùng sa mạc ở Palestine thì nước quí hơn vàng nên ngày xưa nhà nào có giếng nước thì nhà đó được xem là đại gia. Chúng tôi cũng đã thăm nơi mà thánh Gioan Tẩy giả từng sinh sống và thăm thung lũng sông Jordan, nơi mà chính Chúa Giesu từng được thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa dù nơi này hiện giờ không được sạch sẽ cho lắm nhưng nhiều khách hành hương vẫn muốn ngâm mình dưới dòng nước đục ngầu này để cảm nghiệm sự khiêm hạ của Chúa Giêsu cúi mình nhận phép rửa trước khi bắt đầu sứ vụ.
Ngày kế tiếp chúng tôi đã khám phá thành phố Jericho cổ kính nhất thế giớinằm sâu 400 mét so với mặt nước biển, và thành phố này thuộc quyền kiểm soát của người Palestine. Chúng tôi đã đi thăm cây vả có hàng ngàn năm nay nơi mà ngày xưa người thu thuế có thân hình bé nhỏ Gia-kêu đã tò mò leo lên để gặp bằng được Chúa Giêsu khi Ngài đi ngang qua, và thánh Mattheu đã ghi lại rằng Gia-kêu đã hoán cải khi nói rằng sẽ đền bù thiệt hại gấp nhiều lần nếu ông đã làm gian lận của ai. Và chính Chúa Giê-su cũng đã nói rằng Ngài đến không phải đểkêu gọi người công chính nhưng là kẻ tội lỗi.
Một trong những điểm quan trọng của cuộc hành hương là chúng tôi lấy cáp treo để lên núi nơi Chúa Giêsu đã chịu cám dỗ 40 ngày đêm.Chúng tôi không ngờ ngọn núi lại cao như thế và bây giờ mới hiểu tại sao thời đó (và cả bây giờ) người ta hay dùng gậy vì một là để khỏi ngã vì đường trơn trợt; hai là để phòng ngừa thú dữ. Trời nắng, nóng và phải đi bộ, leo núi nhiều ngày nên nhiều người rất mệt và phải đi theo đoàn nữa nên nhiều người cảm thấy choáng ngợp, nhưng nghĩ đến Chúa mà còn chịu cảm dỗ trên ngọn núi cao này nên ai cũng hăm hở leo lên dù phải thở khò khò. Những hình ảnh thân thương ấy thật cảm động vì trong đoàn có hai Bà Cố và một ông cụ đã gần 90 tuổi nhưng đểu leo lên để tận mắt chứng kiến những nơi mà Chúa đã đi qua.
Sau khi thăm Núi Cảm Dỗ, chúng tôi cũng đã đi thăm di tích Qum’ran nơi mà tình cờ cách đây gần 70 năm các nhà khảo cổ đã tìm ra kho sách Kinh Thánhmà ngày xưa thánh Gioan Tẩy giả và những người đồng đạo đã sống trong các hang động trốn người Roma và ghi lại Kinh Thánh bằng nhiều chất liệu khác nhau để muốn nói lên rằng Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống.
Có lẽ khách hành hương nào cũng tò mò được tắm Biển Chết và đoàn hành hương của chúng tôi cũng đã có 3 tiếng đồng hồ để mọi người thỏa thuê tắm bùn ở biển chết trước khi ngâm mình xuống biển có độ mặn gấp nhiều lần biển bình thường nên không có sinh vật nào sống được. Người ta đã dùng bùn ở biển chết để chế tạo những sản phẩm về kem để săn sóc da rất tốt.Ai cũng có những tấm hình ấn tượng khi trét bùn đen khắp thân thể và sau đó tắm dòng nước ngọt phía trên tự nhiên thấy da dẻ bóng mịn như trẻ nhỏ.
Vào những bữa tối sau ngày hành hương mệt nhoài chúng tôi lại có những buổi sinh hoạt chung bỏ túi để mọi người biết nhau và cũng để mọi người có thể góp ý hay trao đổi những gì cần phải khắc phục. Trong đoàn cũng có người không Công Giáo nhưng tham dự các buổi cầu nguyện và thánh lễ rất sốt sắng.Một cậu thanh niên mới lớn sinh ra tại Nauy không rành tiếng Việt lắm nhưng khi được mời lên nói về cảm nghiệm những ngày hành hương thì cậu ta nói rằng lúc đầu cậu tưởng đi hành hương là chỉ lo đọc kinh cầu nguyện và ở trong phòng kín.Nhưng khi tham dự chuyến đi này cậu rất thích vì biết được nhiều điều về văn hóa, lịch sử và nhất là được các linh mục trả lời những thắc mắc thầm kín mà bấy lâu nay cậu không biết hỏi ai.Cũng có một vị tiến sĩ vật lý đi theo đoàn hành hương chưa vào đạo, từng dạy các trường đại học ở Thụy Sĩ và có vợ là Công Giáo đi trong chuyến này cũng tâm sự rằng ông rất ấn tượng về chuyến hành hương này và ông hy vọng sẽ tìm hiểu sâu hơn dưới con mắt của một nhà khoa học để niềm tin của ông vào Chúa là một chuyện đương nhiên, và chúng tôi đều hy vọng một ngày nào đó ông sẽ chính thức có một cái tên trong danh sách những người tin vào Chúa dù hiện giờ ông cũng rất gần với Người.
Những ngày kế tiếp chúng tôi đi thăm làng Bethany nơi mà ngày xưa Chúa Giêsu thường ghé thăm những người bạn thân của Ngài là Martha, Maria và Lazarus, và cũng chính nơi đó chúng tôi đã đi thăm ngôi mộ của Lazarus nơi mà Chúa Giêsu đã cho ông này sống lại dù đã được chôn trong mồ 4 ngày. Những lời trong Kinh Thánh ngày xưa được học giờ cứ nhảy múa và trở thành hiện thực y như mình đang sống vào thời kỳ đó. Cái cảm giác vừa xa lạ, vừa gần gũi, giữa hư và thật- giữa thật và hư cứ làm mình suy nghĩ hoài. Sau đó chúng tôi đã đến Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh, nơi Chúa Giesu được sinh ra mà giờ đây được chia năm xẻ bảy bởi người Hồi giáo, Chính Thống giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo. Bởi thế, khi thăm những nơi này giống như đi chạy giặc vì chỉ đứng xếp hàng, vào sờ vài giây rồi đi ngay.
Nhiều người nói rằng đi hành hương Đất Thánh mà thiếu việc đi đàng thánh giá xem như vô nghĩa, và vì thế đoàn hành hương chúng tôi đã có một buổi sáng Chúa Nhật đi đàng thánh giá với Chúa thật sốt sắng và cảm động với sự chuẩn bị tinh thần rất cao và ai nấy cũng đều hồ hởi dù phải thức dậy lúc 5 giờ sáng. Cái cảm giác được diễn lại cảnh Vị Thầy Chí Thánh đi qua những chặng đường gồ ghề trước khi tiến về đồi Canvario (Golgotha) để chịu đóng đinh cùng với hai tên gian phi với sự đánh đập và phỉ báng của những người đồng hương và quân lính Roma khiến nhiều người đã rơi lệ thật sự. Những diễn viên bất đắc dĩ và diễn viên quần chúng đã phối hợp nhịp nhàng cùng với những lời dẫn và cầu nguyện khiến cho việc đi đàng thánh giá đi sâu vào lòng người. Ai ai cũng cảm thấy cảm động trong những chặng đàng này để rồi sau đó khi vào phần Mộ Chúa chỉ được đặt tay cầu nguyện vài giây nhưng cũng đủ để cảm nghiệm được sự đau khổ cùng cực của Chúa vì tội lỗi chúng ta. Cũng trong ngày hôm ấy chúng tôi đã thăm Vườn Cây Dầu, nơi Chúa Giêsu cầu nguyện và đổ mồ hôi máu, thăm núi Zion, nơi Chúa Giêsu cử hành lễ tiệc ly và lập bí tích thánh thể với các môn đệ trước khi Ngài bị kết án tử, và thăm bức tường than khóc để chứng kiến những người Do Thái và những Rabbi cầu nguyện như thế nào. An ninh luôn được siết chặt khi có sự hiện diện của người Do Thái vì người Do Thái có rất nhiều kẻ thù. Chúng tôi đã dâng thánh lễ trong một nguyện đường ở Vườn Cây Dầu để cùng với Chúa cầu nguyện.
Ngày cuối cùng của chuyến hành hương chúng tôi đã đi thăm Nhà Thờ Con Gà nơi được xem là biểu tượng của Thánh Phêrô chối Chúa và cũng chính nơi đây các nhà khảo cổ đã nói rằng đó là dinh của thượng tế Cai-pha, người đã từng xử Chúa Giêsu vào ban đêm và nhiều di tích vẫn còn đó bên dưới ngôi thánh đường mà hiện giờ do Dòng Asuncionist phụ trách. Chúng tôi cũng đi thăm một Đan Viện Nữ Thánh Giuse mà Hội Đồng giám mục Việt Nam vừa đặt một bức tượng Đức Mẹ Lavang thật đẹp với sự cố vấn của một số linh mục hải ngoại- trong đó có cha Đoan, SJ và cha Nghị giám đốc Vietcatholic. Chúng tôi dâng thánh lễ Tạ Ơn Chúa với Mẹ kết thúc 8 ngày hành hương ở Đất Thánh và ăn trưa tại Đan Viện để ủng hộ cho các nữ tu. Con cái quây quần bên Mẹ Lavang và hát lên bài hát trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ thì chúng con chẳng biết trông cậy vào ai. Trước khi ra phi trường để trở về, những người hướng dẫn còn cho chúng tôi dạo một vòng shopping ở Tel Aviv và thưởng thức món ăn truyền thống của người Israel ở một nhà hàng bên cạnh bở biển lồng lộng gió. Tạm biệt Israel.Tạm biệt Đất Thánh nơi mà vẫn còn in dấu chân Chúa. Chúng con biết rằng chúng con không tin những chuyện hão huyền vì Chúa là có Thật. Kinh Thánh là có thật. Chuyến hành hương Đất Thánh là để củng cố lòng tin của chúng con dù chúng con vẫn biết rằng phúc cho những ai không thấy mà tin. Bản thân con dù là linh mục và nhiều lần con rất muốn đi nhưng vì công việc và hoàn cảnh không cho phép nhưng lần này thời cơ đã chín muồi nên con đã đến và đã thấy.
Xin cảm ơn cha trưởng đoàn và anh chị em đồng hương ở Nauy và Pháp trong chuyến hành hương nhiều cảm xúc này đã luôn ủng hộ và đồng hành với con. Con cảm thấy thật hạnh phúc vì lòng tin của con được lớn mạnh khi được chứng kiến và đụng chạm những di tích thánh để rồi những bài chia sẻ về Ngài trong tương lai con cảm thấy sẽ được xác quyết hơn.
Hôm nay kết thúc tháng 7, giáo hội tưởng nhớ thánh Ignacio Loyola, vị sáng lập Dòng Tên. Vị thánh này cũng từng đi thăm Đất Thánh, và sau chuyến thăm ấy ngài đã quyết định từ bỏ binh nghiệp để trở thành linh mục để rồi sau đó cùng với những người bạn sáng lập một Hội Dòng mang tên Những Người Bạn của Chúa Giêsu mà ngày nay chúng ta quen gọi là Dòng Tên. Phương châm của ngài là tất vì vì vinh quang cho Thiên Chúa. Xin thánh nhân cũng giúp chúng con có một cuộc biến đổi sau những chuyến hành hương, nhất là chuyến hành hương Đất Thánh này để chúng con làm bất cứ điều gì cũng đều làm sáng danh Chúa. Amen.
Hòa Lan,31 tháng 07năm 2019–
Lễ Thánh Ignacio Loyola,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Chúng tôi đã từng có những chuyến hành hương ngắn ngày ở một vài nơi trên thế giới và mỗi chuyến hành hương ấy đều để lại cho bản thân nhiều cảm xúc mới lạ. Tuy nhiên, chuyến Hành Hương Đất Thánh lần này với những người đồng hương trước lạ sau quen tại nơi mà Chúa Giê-su đã từng sống đã để lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc mà đến hôm nay sau hai ngày trở về nơi mình làm việc mà vẫn cònngẫn ngơ nửa mê, nửa tỉnh như mình vẫn còn ở đó.
Người ta thường nói dân Do Thái luôn lo sợ vì có nhiều kẻ thù nên việc kiểm soát an ninh rất nghiêm ngặt, và chúng tôi nhân thấy điều đó rất đúng nên chúng tôi không có cảm giác khó chịu khi họ làm nhiệm vụ của họ để đảm bảo an ninh cho quốc gia của họ và cho du khách hảnh hương đến quốc gia nhiều di tích thánh này.
Đoàn hành hương chúng tôi xuất phát từ 4 địa điểm là Pháp, Nauy, Hòa Lan và Việt Nam nhưng đều gặp nhau ở Tel Aviv để checkin khách sạn và bắt đầu cho chương trình hành hương. Phái đoàn Pháp và Việt Nam do một linh mục người Việt đang làm việc ở Lyon đồng hành. Phái đoàn Nauy do linh mục trưởng đoàn phụ trách và chúng tôi chỉ là khách mời lo về phụng vụ và sinh hoạt trong những ngày hành hương. Tuy anh em linh mục chúng tôi chỉ liên lạc qua email và viber vì mỗi người đều có công việc riêng của mình, chúng tôi vẫn hiểu nhau về những việc mỗi người phải làm trong chuyến hành hương để tạo sự gắn kết và đem lại nhiều lợi ích cho những anh chị em tham dự hành hương trong những ngày ở Đất Thánh.
Những ngày đầu chúng tôi đã viếng thăm quê ngoại Nazaret của Chúa Giêsu và vùng phụ cận, những nơi mà Mẹ Maria đã từng sống thời thôn nữ, xưởng thợ của thánh cả Giuseđể sống lại những ỷ niệm xa xưa mà Mẹ Maria như bao người phụ nữ khác từng vất vả hy sinh để lo lắng cho gia đình. Chúng tôi cũng đã viếng thăm núi Tabor- Núi Biến Hình, nơi Chúa từng tỏ mình ra cho ba môn đệ thân tín của Ngài trước khi ngài lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Chúng tôi cũng đi thăm biển hồ Galilea hay Tiberias nơi Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ đầu tiên. Khi thuyền bắt đầu chạy trên biển hồ Galilea, mọi người bắt đầu thượng cờ và hát bài quốc ca Việt Nam thật kiêu hùng, và tôi quan sát thấy một thanh niên khá trẻ đã sống ở Nauy gần 40 năm nhưng anh ta lại rất thiết tha với lá cờ và bài quốc ca của cha ông mình. Chúng tôi cũng đi thăm núi Bát Phúc, nơi mà Chúa đã giảng dạy về Hiến Chương Nước Trời. Anh hướng dẫn viên Công Giáo người Palestine đã nói cho chúng tôi biết vì sao thời Chúa Giêsu không có loa phóng thanh, không có Micro khuếch đại âm thanh khi Chúa Giêsu giảng dạy nhưng hàng ngàn người đều nghe rõ tiếng của Ngài là do điều kiện tự nhiên và do người nói biết cách áp dụng những lợi thế tự nhiên đó nên mới thành công như vậy. Chúng tôi cũng đã đi thăm Cana, nơi Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên cho nước hóa thành rượu mà Tin Mừng Gioan nhắc đến- và chính nơi đây, chúng tôi đã giúp cho 18 cặp hấp hôn với một nghi thức thật cảm động do cha trưởng đoàn hướng dẫn.Những anh chị em hấp hôn ngày hôm ấy ai cũng đều rơm rớm nước mắt vì quá cảm động khi nhắc lại lời thề ước cũng như thầm thĩ cầu nguyện và xin lỗi nhau vì trong cuộc sống mưu sinh vẫn còn nhiều thiếu sót cũng như vì tính tự ái và cái tôi quá cao nên ít khi nhận ra những thiếu sót của mình mà nói lời xin lỗi nhau.
Chúng tôi cũng đã đi thăm thành phố Carphanaum, nơi mà Chúa Giêsu đã bắt đầu sứ mạng của Ngài sau khi chịu ma quỉ cám dỗ trong sa mạc được ghi lại trong Tin Mừng Thánh Luca. Đây cũng là quê hương của thánh Phêrô. Chúng tôi đã dâng lễ ở nguyện đường thánh Phêrô vì chính nơi ấy Chúa Giêsu đã trao quyền thũ lãnh cho thánh Phêrô dù người môn đệ này đã từng chối Thầy mình. Chúng tôi cũng ghé thăm ngọn đồi Tabgha, nơi Chúa làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều và mới hiểu được rằng tại sao Chúa nằng nặc bảo các môn đệ phải cho những người lắng nghe lời Ngài vào lúc đó ăn uống vì nếu không họ sẽ đói lã vì mệt. Chúng tôi cũng đã nhắc lại nghi thức thanh tẩy bên dòng Sông Jordan, và ở dưới dòng sông này có nhiều cá mát-xa đã làm chúng tôi chia trí khi cử hành nghi thức vì những chú cá ấy mát-xa khá nhột.
Sau những ngày thăm vùng quê ngoại của Chúa ở miền Bắc Galilea, chúng tôi tiến về miền Nam Judea và phải băng qua vùng Samaria. Trên đường đi, chúng tôi đã viếng thăm Giếng Jacob, nơi mà trong Tin Mừng Gioan ghi lại việc Chúa Giesu gặp gỡ người đàn bà Samaria từng có năm đời chồng đi múc nước và chính lúc đó Chúa Giêsu đã nói với bà về Nước Trường Sinh và Chúa Giêsu còn tiết lộ rằng đã đến lúc người ta không còn thờ phượng Chúa ở đền thờ hay ở Giêrusalem nhưng là trong Thần Khí và Sự Thật. Dân Do Thái thời đó cũng như bây giờ đã khép Chúa Giêsu vào hai tội: một là giao du với dân ngoại vì họ xem người Samaria là dân tạp nham, tội lỗi; hai là giao du với người đàn bà dân ngoại và luật Do Thái không cho người nam giao du với một người đàn bà dân ngoại. Bên bờ giếng ấy chúng tôi cũng được kín nước bằng một chiếc gàu với cái ròng rọc và uống thử nước giếng này vì vùng sa mạc ở Palestine thì nước quí hơn vàng nên ngày xưa nhà nào có giếng nước thì nhà đó được xem là đại gia. Chúng tôi cũng đã thăm nơi mà thánh Gioan Tẩy giả từng sinh sống và thăm thung lũng sông Jordan, nơi mà chính Chúa Giesu từng được thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa dù nơi này hiện giờ không được sạch sẽ cho lắm nhưng nhiều khách hành hương vẫn muốn ngâm mình dưới dòng nước đục ngầu này để cảm nghiệm sự khiêm hạ của Chúa Giêsu cúi mình nhận phép rửa trước khi bắt đầu sứ vụ.
Ngày kế tiếp chúng tôi đã khám phá thành phố Jericho cổ kính nhất thế giớinằm sâu 400 mét so với mặt nước biển, và thành phố này thuộc quyền kiểm soát của người Palestine. Chúng tôi đã đi thăm cây vả có hàng ngàn năm nay nơi mà ngày xưa người thu thuế có thân hình bé nhỏ Gia-kêu đã tò mò leo lên để gặp bằng được Chúa Giêsu khi Ngài đi ngang qua, và thánh Mattheu đã ghi lại rằng Gia-kêu đã hoán cải khi nói rằng sẽ đền bù thiệt hại gấp nhiều lần nếu ông đã làm gian lận của ai. Và chính Chúa Giê-su cũng đã nói rằng Ngài đến không phải đểkêu gọi người công chính nhưng là kẻ tội lỗi.
Một trong những điểm quan trọng của cuộc hành hương là chúng tôi lấy cáp treo để lên núi nơi Chúa Giêsu đã chịu cám dỗ 40 ngày đêm.Chúng tôi không ngờ ngọn núi lại cao như thế và bây giờ mới hiểu tại sao thời đó (và cả bây giờ) người ta hay dùng gậy vì một là để khỏi ngã vì đường trơn trợt; hai là để phòng ngừa thú dữ. Trời nắng, nóng và phải đi bộ, leo núi nhiều ngày nên nhiều người rất mệt và phải đi theo đoàn nữa nên nhiều người cảm thấy choáng ngợp, nhưng nghĩ đến Chúa mà còn chịu cảm dỗ trên ngọn núi cao này nên ai cũng hăm hở leo lên dù phải thở khò khò. Những hình ảnh thân thương ấy thật cảm động vì trong đoàn có hai Bà Cố và một ông cụ đã gần 90 tuổi nhưng đểu leo lên để tận mắt chứng kiến những nơi mà Chúa đã đi qua.
Sau khi thăm Núi Cảm Dỗ, chúng tôi cũng đã đi thăm di tích Qum’ran nơi mà tình cờ cách đây gần 70 năm các nhà khảo cổ đã tìm ra kho sách Kinh Thánhmà ngày xưa thánh Gioan Tẩy giả và những người đồng đạo đã sống trong các hang động trốn người Roma và ghi lại Kinh Thánh bằng nhiều chất liệu khác nhau để muốn nói lên rằng Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống.
Có lẽ khách hành hương nào cũng tò mò được tắm Biển Chết và đoàn hành hương của chúng tôi cũng đã có 3 tiếng đồng hồ để mọi người thỏa thuê tắm bùn ở biển chết trước khi ngâm mình xuống biển có độ mặn gấp nhiều lần biển bình thường nên không có sinh vật nào sống được. Người ta đã dùng bùn ở biển chết để chế tạo những sản phẩm về kem để săn sóc da rất tốt.Ai cũng có những tấm hình ấn tượng khi trét bùn đen khắp thân thể và sau đó tắm dòng nước ngọt phía trên tự nhiên thấy da dẻ bóng mịn như trẻ nhỏ.
Vào những bữa tối sau ngày hành hương mệt nhoài chúng tôi lại có những buổi sinh hoạt chung bỏ túi để mọi người biết nhau và cũng để mọi người có thể góp ý hay trao đổi những gì cần phải khắc phục. Trong đoàn cũng có người không Công Giáo nhưng tham dự các buổi cầu nguyện và thánh lễ rất sốt sắng.Một cậu thanh niên mới lớn sinh ra tại Nauy không rành tiếng Việt lắm nhưng khi được mời lên nói về cảm nghiệm những ngày hành hương thì cậu ta nói rằng lúc đầu cậu tưởng đi hành hương là chỉ lo đọc kinh cầu nguyện và ở trong phòng kín.Nhưng khi tham dự chuyến đi này cậu rất thích vì biết được nhiều điều về văn hóa, lịch sử và nhất là được các linh mục trả lời những thắc mắc thầm kín mà bấy lâu nay cậu không biết hỏi ai.Cũng có một vị tiến sĩ vật lý đi theo đoàn hành hương chưa vào đạo, từng dạy các trường đại học ở Thụy Sĩ và có vợ là Công Giáo đi trong chuyến này cũng tâm sự rằng ông rất ấn tượng về chuyến hành hương này và ông hy vọng sẽ tìm hiểu sâu hơn dưới con mắt của một nhà khoa học để niềm tin của ông vào Chúa là một chuyện đương nhiên, và chúng tôi đều hy vọng một ngày nào đó ông sẽ chính thức có một cái tên trong danh sách những người tin vào Chúa dù hiện giờ ông cũng rất gần với Người.
Những ngày kế tiếp chúng tôi đi thăm làng Bethany nơi mà ngày xưa Chúa Giêsu thường ghé thăm những người bạn thân của Ngài là Martha, Maria và Lazarus, và cũng chính nơi đó chúng tôi đã đi thăm ngôi mộ của Lazarus nơi mà Chúa Giêsu đã cho ông này sống lại dù đã được chôn trong mồ 4 ngày. Những lời trong Kinh Thánh ngày xưa được học giờ cứ nhảy múa và trở thành hiện thực y như mình đang sống vào thời kỳ đó. Cái cảm giác vừa xa lạ, vừa gần gũi, giữa hư và thật- giữa thật và hư cứ làm mình suy nghĩ hoài. Sau đó chúng tôi đã đến Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh, nơi Chúa Giesu được sinh ra mà giờ đây được chia năm xẻ bảy bởi người Hồi giáo, Chính Thống giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo. Bởi thế, khi thăm những nơi này giống như đi chạy giặc vì chỉ đứng xếp hàng, vào sờ vài giây rồi đi ngay.
Nhiều người nói rằng đi hành hương Đất Thánh mà thiếu việc đi đàng thánh giá xem như vô nghĩa, và vì thế đoàn hành hương chúng tôi đã có một buổi sáng Chúa Nhật đi đàng thánh giá với Chúa thật sốt sắng và cảm động với sự chuẩn bị tinh thần rất cao và ai nấy cũng đều hồ hởi dù phải thức dậy lúc 5 giờ sáng. Cái cảm giác được diễn lại cảnh Vị Thầy Chí Thánh đi qua những chặng đường gồ ghề trước khi tiến về đồi Canvario (Golgotha) để chịu đóng đinh cùng với hai tên gian phi với sự đánh đập và phỉ báng của những người đồng hương và quân lính Roma khiến nhiều người đã rơi lệ thật sự. Những diễn viên bất đắc dĩ và diễn viên quần chúng đã phối hợp nhịp nhàng cùng với những lời dẫn và cầu nguyện khiến cho việc đi đàng thánh giá đi sâu vào lòng người. Ai ai cũng cảm thấy cảm động trong những chặng đàng này để rồi sau đó khi vào phần Mộ Chúa chỉ được đặt tay cầu nguyện vài giây nhưng cũng đủ để cảm nghiệm được sự đau khổ cùng cực của Chúa vì tội lỗi chúng ta. Cũng trong ngày hôm ấy chúng tôi đã thăm Vườn Cây Dầu, nơi Chúa Giêsu cầu nguyện và đổ mồ hôi máu, thăm núi Zion, nơi Chúa Giêsu cử hành lễ tiệc ly và lập bí tích thánh thể với các môn đệ trước khi Ngài bị kết án tử, và thăm bức tường than khóc để chứng kiến những người Do Thái và những Rabbi cầu nguyện như thế nào. An ninh luôn được siết chặt khi có sự hiện diện của người Do Thái vì người Do Thái có rất nhiều kẻ thù. Chúng tôi đã dâng thánh lễ trong một nguyện đường ở Vườn Cây Dầu để cùng với Chúa cầu nguyện.
Ngày cuối cùng của chuyến hành hương chúng tôi đã đi thăm Nhà Thờ Con Gà nơi được xem là biểu tượng của Thánh Phêrô chối Chúa và cũng chính nơi đây các nhà khảo cổ đã nói rằng đó là dinh của thượng tế Cai-pha, người đã từng xử Chúa Giêsu vào ban đêm và nhiều di tích vẫn còn đó bên dưới ngôi thánh đường mà hiện giờ do Dòng Asuncionist phụ trách. Chúng tôi cũng đi thăm một Đan Viện Nữ Thánh Giuse mà Hội Đồng giám mục Việt Nam vừa đặt một bức tượng Đức Mẹ Lavang thật đẹp với sự cố vấn của một số linh mục hải ngoại- trong đó có cha Đoan, SJ và cha Nghị giám đốc Vietcatholic. Chúng tôi dâng thánh lễ Tạ Ơn Chúa với Mẹ kết thúc 8 ngày hành hương ở Đất Thánh và ăn trưa tại Đan Viện để ủng hộ cho các nữ tu. Con cái quây quần bên Mẹ Lavang và hát lên bài hát trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ thì chúng con chẳng biết trông cậy vào ai. Trước khi ra phi trường để trở về, những người hướng dẫn còn cho chúng tôi dạo một vòng shopping ở Tel Aviv và thưởng thức món ăn truyền thống của người Israel ở một nhà hàng bên cạnh bở biển lồng lộng gió. Tạm biệt Israel.Tạm biệt Đất Thánh nơi mà vẫn còn in dấu chân Chúa. Chúng con biết rằng chúng con không tin những chuyện hão huyền vì Chúa là có Thật. Kinh Thánh là có thật. Chuyến hành hương Đất Thánh là để củng cố lòng tin của chúng con dù chúng con vẫn biết rằng phúc cho những ai không thấy mà tin. Bản thân con dù là linh mục và nhiều lần con rất muốn đi nhưng vì công việc và hoàn cảnh không cho phép nhưng lần này thời cơ đã chín muồi nên con đã đến và đã thấy.
Xin cảm ơn cha trưởng đoàn và anh chị em đồng hương ở Nauy và Pháp trong chuyến hành hương nhiều cảm xúc này đã luôn ủng hộ và đồng hành với con. Con cảm thấy thật hạnh phúc vì lòng tin của con được lớn mạnh khi được chứng kiến và đụng chạm những di tích thánh để rồi những bài chia sẻ về Ngài trong tương lai con cảm thấy sẽ được xác quyết hơn.
Hôm nay kết thúc tháng 7, giáo hội tưởng nhớ thánh Ignacio Loyola, vị sáng lập Dòng Tên. Vị thánh này cũng từng đi thăm Đất Thánh, và sau chuyến thăm ấy ngài đã quyết định từ bỏ binh nghiệp để trở thành linh mục để rồi sau đó cùng với những người bạn sáng lập một Hội Dòng mang tên Những Người Bạn của Chúa Giêsu mà ngày nay chúng ta quen gọi là Dòng Tên. Phương châm của ngài là tất vì vì vinh quang cho Thiên Chúa. Xin thánh nhân cũng giúp chúng con có một cuộc biến đổi sau những chuyến hành hương, nhất là chuyến hành hương Đất Thánh này để chúng con làm bất cứ điều gì cũng đều làm sáng danh Chúa. Amen.
Hòa Lan,31 tháng 07năm 2019–
Lễ Thánh Ignacio Loyola,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bãi Tư Chính : Nghĩ Gì ? Làm Gì ?
Lê Đình Thông
07:16 31/07/2019
Tuy Bắc Kinh tự ý đặt tên cho bãi cạn này là Vạn An nhưng lại luôn khuấy động, gây bất ổn. Theo trang twitter ngày 10/07/2019 của giáo sư Ryan Martinson, Học viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Đại Học Hải chiến Hoa Kỳ tại Newport, Rhode Island, tầu Hải dương Địa chất Bát Hào (Hai Yang Di Zhi Ha Hao) đã thực hiện hoạt động thăm dò địa chất ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở phía tây quần đảo Trường Sa, có các tầu chiến hộ tống, theo công lệnh của Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc (China Geological Survey).
Ngày 19/07, tuyên bố của bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: ‘‘Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên’’.
Ta nghĩ gì về những sự việc vừa kể ? Các suy nghĩ này phải chăng gợi ý một số hành động cần thiết để đối phó với tình thế ?
I - Bãi Tư Chính: nghĩ gì ?
Trong tháng 07/2019, trong vụ bãi Tư Chính, người ta chỉ đề cập đến yếu tố quân sự (tầu chiến Hoa Kỳ) mà bỏ qua khía cạnh chính trị. Thời sự ‘‘Bãi Tư Chính’’ hiện nay có khác gì bối cảnh lịch sử nước ta vào năm 1284: đại quân nhà Nguyên 50 vạn binh lính từ phương Bắc, kết hợp với 10 vạn quân của Toa Đô từ Chiêm Thành, hai mặt giáp công thôn tính nước ta. Năm 1284, thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu tập hội nghị Diên Hồng tại kinh thành Thăng Long để trưng cầu dân ý. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển 5, trong hội nghi, các vị phụ lão đồng thanh hô vang ‘‘Đánh’’.
Địa danh ‘‘Tư Chính’’ của miền Nam từ trước 1975 mang các ý nghĩa như sau:
- chữ TƯ (諮) có nghĩa là tư tuân dân ý (諮詢民意), cũng giống như là trưng cầu dân ý trong lịch sử nước ta, thể hiện qua hội nghị Diên Hồng.
- chữ CHÍNH (政) vừa có nghĩa là chính trị: muốn giải quyết các tranh chấp ở bãi Tư Chính, yếu tố quân sự không đủ, cần có cả yếu tố chính trị. Chữ CHÍNH còn có nghĩa là chính đạo (正道).
Xuyên suốt lịch sử nước ta từ thời lập quốc đến nay, việc gìn giữ bờ cõi là nhiệm vụ thiêng liêng, bất thành văn của toàn dân, sau này được ghi trong hiến pháp:
- Hiến pháp VNCH năm 1967, điều 5, khoản 2 định rằng: ‘‘Việt Nam Cộng Hòa cương quyết chống lại mọi hình thức xâm lược và nỗ lực góp phần xây dựng nền an ninh và hòa bình thế giới.’’
- Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 64 ghi rằng: ‘‘Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.’’
Trong thực tế, nhiều sự kiện chứng minh rằng chính quyền hiện nay đã vi phạm quy định này của hiến pháp:
1) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã gửi Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai công hàm ngày 14/09/1958, nguyên văn như sau:
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.’’
Chính quyền Trung Quốc cho rằng công hàm của Phạm Văn Đồng là bằng chứng cho thấy chính quyền Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nội dung văn kiện kể trên đã quá rõ ràng. Có hai điểm sau đây cần lưu ý về hình thức:
- Công hàm (公函: Correspondance diplomatique) là yếu tố cấu thành hiệp ước, có khả năng phát sinh những quyền lợi và nghĩa vụ trong luật quốc tế.
- Cách xưng hô (appellation): ‘‘Thưa Đồng chí Đổng lý’’ chứng minh quan hệ mật thiết giữa hai đảng cộng sản Tầu và Việt (trước đây gọi là đảng Lao động Việt Nam). Mao Trạch Đông đã gọi quan hệ này là ‘‘môi hở răng lạnh’’. Công hàm chứng minh đảng cộng sản Việt Nam thần phục đảng cộng sản Tầu. Chừng nào còn đảng cộng sản Việt Nam, mối quan hệ bất bình đẳng này vẫn không thay đổi.
2) Ba văn kiện ký tại Bắc Kinh ngày 18/11/2009:
- Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
- Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
- Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Cổng Hữu Nghị Quan xây năm 1957 có khắc ba chữ Hữu Nghị Quan (友誼關) là của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Nghị. Tại sao phía Việt Nam lại không có bút tự quốc ngữ nào trên công trình này ?
3) Dự thảo luật (sau đây gọi tắt là dự luật) đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (gọi tắt là đặc khu) gồm 6 chương 85 điều. Điều 58 quy định:
– đặc khu Vân Đồn trực thuộc tỉnh Quảng Ninh;
– đặc khu Bắc Vân Phong trực thuộc tỉnh Khánh Hòa;
– đặc khu Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Ba đặc khu ở ba miền đất nước mở đường cho Bắc Kinh từng bước thôn tính Bắc, Trung, Nam. Về mặt địa lý chiến lược, việc thiết lập ba đặc khu còn cho phép Bắc Kinh xâm nhập vùng lãnh hải, chiều rộng 12 hải lý của nước ta, theo quy định của công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, công bố ngày 10/12/1982.
4) Việc người Hoa mua nhà đất, biến nhiều thành phố Việt Nam thành ‘‘China Town’’ cuỉa Tầu. Các sự kiện trên đây khiến những ai ưu tư đến vận mệnh đất nước có ý nghĩ phải làm gì ?
II - Bãi Tư Chính: làm gì ?
Chỉ với tên gọi Tư Chính, biến cố đang diễn ra tại bãi Tư Chính gợi ý một giải pháp chính trị. Vào thế kỷ XIII, nước ta chiến thắng quân Nguyên là nhờ yếu tố toàn dân. Trong bối cảnh hiện nay, thật là thiếu sót nếu chỉ trông cậy vào sự can thiệp của hải quân Hoa Kỳ mà không đếm xỉa gì tới yếu tố toàn dân.
Toàn dân nói đây là 97,5 triệu đồng bào ruột thịt trong nước, sát cánh cùng 1,8 triệu người gốc Việt sinh sống tại Hoa Kỳ, 180 ngàn người tại Canada, 150 ngàn người tại Úc, 250 ngàn tại Pháp, 90 ngàn tại Đức và cộng đồng người Việt ở rải rác trên khăp năm châu. Ngày nay, họ là các cử tri, tác động lên chính sách ngoại giao của nước sở tại.
Toàn dân không phải chỉ là 24 ủy viên bộ chính trị, không do dân cử, mà chỉ đại diện cho đảng cộng sản, ‘‘đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.’’ (điều 4 Hiến pháp 2013). Trong thực tế, bộ chính trị đảng cộng sản hiện nay gồm toàn là thành phần tư sản mại bản, làm giàu phi pháp trên giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khiến đất nước chìm đắm suốt nửa thế kỷ trong ‘‘chuyên chính vô sản’’, từ 1945 đến 1994 là năm Mỹ bỏ cấm vận. Biến cố Tư Chính gợi ý một giải pháp triệt để cho đất nước: tu chính Hiến pháp.
2.1. Từ TƯ CHÍNH đến TU CHÍNH (修正):
Trị liệu pháp chính trị cũng giống như trị liệu pháp áp dụng trong y khoa: cắt bỏ phần thối nát trong một bộ phận (ablation d’une partie d’un organe). Những người có lương tri đều nhận thấy trong hiện tình đất nước, điều 4 hiến pháp không còn lý do tồn tại nữa. Đảng cộng sản Việt Nam tỏ ra khiếp nhươc trước sự uy hiếp thường xuyên của đảng cộng sản Tầu. Chỉ có thế toàn dân với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và khu vực mới làm cho nước Tầu phải chùn bước.
Nếu bỏ điều 4, ta sẽ thay bằng quy định mới nào ?
Ngày 27/01/1973, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tiền thân của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã ký tại Paris hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Điều 11 của hiệp định quy định việc
- ‘‘thực hiệp hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thủ hận, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xứ với những cá nhân hoặc tồ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;
- Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự di đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.’’
Hà Nội đã ký mà không tôn trọng bất cứ một quy định nào ghi trên. Nếu điều 11 của hiệp định thay thế điều 4 hiến pháp hiện nay, cái lợi trước mắt là tạo được thế toàn dân, làm sống lại tinh thần của hội nghị Diên Hồng năm 1284. Ngoài ra, với những biến chuyển hiện nay, làm sao tránh được việc chế độ cộng sản sụp đổ. Điều khoản mới sẽ là lá chắn pháp lý, bảo đảm để các thành viên của chế độ cũ (cộng sản) không phải vùi thân trong tù ngục cải tạo như trường hợp các cựu viên chức VNCH bị cộng sản đầy ải, bức tử sau năm 1975.
Về thủ tục tu chính, điều 120 hiến pháp quy định quy định như sau:
‘‘Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.’’
Quốc hội hiện nay có 494 đại biểu. Như vậy cần có hai phần ba số đại biểu, tức 333 vị, bỏ phiếu tán thành. Ba con số 3: ‘‘Tam Tam Tam’’ thật là có có nghĩa. Người dân kêu gọi lương tri của quý vị đại biếu để Quốc hội có các hành động kịp thời, thích hợp; đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thời cuộc.
Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách. Huống hồ là các vị đại biểu quốc hội ?
Lê Đình Thông
Đảng-Văn Nghệ Sỹ và Tiền
Phạm Trần
21:27 31/07/2019
Nếu đem câu nói “Dân tộc nào có Văn hóa ấy” gán cho 96 triệu người dân Việt Nam đang ngoi ngóp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật hiện nay thì rất oan, vì người dân chẳng có trách nhiệm gì với cái thứ văn nghệ được Đảng chỉ huy và nuôi ăn 85 tỷ đồng.
Theo thừa nhận của Nhà Thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch 20 năm Hội Nhà văn, Chủ tịch tổ chức Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật (LHVHNT) thì các hội vẫn tiếp tục được nhà nước hỗ trợ. Ông hân hoan nói:”Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta.”
Ngân sách nhà nước bỏ ra nuôi ăn khoảng 40,000 hội viên là 85 tỷ đồng mỗi năm. Ông Hữu Thỉnh đã kể lể tại lễ tổng kết hoạt động của LHVHNT ngày 09-01-2019, rằng:” năm 2018 là năm Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam gặt hái được nhiều thành công nhưng cũng là một năm nhiều thử thách. "Đất nước phát triển thuận lợi nhưng chúng ta thì khó khăn vô cùng, đến mức bị đặt vào tình thế "tồn tại hay không tồn tại."(báo Tuổi Trẻ online, ngày 09/01/2019)
Theo Tuổi Trẻ thì:”Nguyên nhân gieo rắc khó khăn cho Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chính là đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật của Bộ Nội vụ.”
Theo ông Hữu Thỉnh thì đây là:”Một đề án rất dày, công phu, nhưng tựu trung lại chỉ có mấy chữ thôi: tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Nghĩa là chúng ta sẽ không có biên chế, trụ sở, không được hỗ trợ nữa.”
Ông nói:"Không thể để cho giới văn học nghệ thuật của chúng ta tự trang trải được đâu. Bao thế hệ tài năng, hết lòng vì đất nước!"
Ông Thỉnh cho rằng nếu Nhà nước quyết làm theo đề án này nghĩa là sẽ "biến đội quân sáng tạo tinh thần cho đất nước chỉ lo kiếm sống"….Như vậy thì Nhà nước sẽ mất nhiều hơn được. Nhà nước chỉ tiết kiệm được 85 tỉ đồng mỗi năm nhưng lại mất đội quân 4 vạn người là những "chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước", "mất cả đội ngũ bao năm gắn bó với đất nước, với cách mạng và sáng tạo ra đời sống tinh thần cho nhân dân".
Ông thê thảm hóa rắng:”Đẩy 4 vạn văn nghệ sĩ cả nước đi chạy quảng cáo, xin tài trợ kiếm sống thì thời giờ đâu để trở thành chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước".
Vì vậy, vẫn theo Tuổi Trẻ, “ông cùng các lãnh đạo Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã kiên trì trình bày những trăn trở này với lãnh đạo cao nhất.”
Cuối cùng, ông Thỉnh đã toại nguyện với khoản tiền trợ cấp 85 tỷ đồng. Ông đã hí hửng nói với các nhà văn :”Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động thực chất là Nhà nước nuôi…Nhà nước nuôi anh em chúng ta".
VĂN CHƯƠNG-NÔ DỊCH
Với nội dung câu chuyện kể của ông Hữu Thỉnh thì đồng tiền đã được lãnh đạo đảng CSVN sử dụng để nắm đầu văn nghệ sỹ Việt Nam. Nhưng từ trước tới nay đảng vẫn chi tiền nuôi ăn các tổ chức ngoại vi của đảng gồm Mặt trận Tổ quốc; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Phụ nữ; Hội Nông Dân; Hội Cựu Chiến Binh;Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ngoài ra ngân sách còn đài thọ hoạt động cho 28 Hội “đặc thù khác” của đảng, trong đó có Hội Nhà báo và Hội Nhà văn.
Tổng kinh phí được phổ biến năm 2014 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (Viet Nam Institute for Economic and Policy Research, VEPR) đưa ra là khoảng 14.000 tỉ đồng.
Nhưng nếu tính thêm trị giá đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác thì chi phí toàn hệ thống của các tổ chức hội đoàn này hàng năm từ 45.600 đến 68.100 tỷ đồng, tương đương 1-1,7% Tổng sản lượng nội địa.
Như vậy, rõ ràng các Tổ chức được gọi là “quần chúng”lại không phải của dân, do dần và vì dân mà do đảng lập ra để phục vụ cho quyền lợi của đảng
Điều lệ của “Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam” (LHVHNT) là bằng chứng tay sai của Tổ chức này:
“Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Liên hiệp tổ chức, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và theo nguyên tắc:
a) Tự nguyện, tự quản;
b) Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;
c) Không vì mục đích lợi nhuận;
d) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Liên hiệp.
2. Liên hiệp là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện đầy đủ mọi trách nhiệm của một tổ chức thành viên Mặt trận theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương, dân chủ.
Ngoài vai trò tay sai công khai, hoạt động của Tổ chức LHVHNT quy định ở Điều 2 nguyên văn như sau:
Điều 2: Tôn chỉ, mục đích
“1. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (sau đây gọi tắt là Liên hiệp) là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đại diện cho các tổ chức thành viên có cùng tôn chỉ, mục đích, có tư cách pháp nhân, phạm vi hoạt động trong cả nước, gồm: các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các Hội Văn học nghệ thuật địa phương) và Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mục đích của Liên hiệp là tập hợp, đoàn kết các tổ chức thành viên, các Hội Văn học nghệ thuật để phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội nhằm xây dựng, phát triển nền văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đẩy mạnh sáng tạo văn học nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Vậy thế nào là “sáng tạo văn học nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” ?
Đó là thứ văn học nghệ thuật “của đảng, do đảng và vì đảng” cho nên nền văn học Việt Nam cứ mãi dậm chân tại chỗ để tiếp tục đi theo lối mòn một chiều, khô cứng và giáo điều của Tuyên giáo Đảng. Đó còn là thứ Văn học đang “đứng trơ vơ” như “con lạc chợ”giữa sau chiến tranh và thời kỳ hơn 30 năm được gọi là “đổi mới, hội nhập”.
Từ lâu, giới lãnh đạo Văn nghệ đảng đã than phiền “vì sao Nhà văn thì nhiều; Tác phẩm in ra cũng không đếm hết mà vẫn chưa có Tác phẩm đỉnh cao” tiêu biểu cho thời đại vươn lên và hội nhập của toàn dân, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng” ?
Thắc mắc này đã được Nhà Thơ Hữu Việt ghi lại trên báo Nhân Dân của Trung ương đảng CSVN, ngày 25/07/2019, trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh và Nhà phê bình Văn học , Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Xuân Dũng.
Nguyên văn :
Nhà thơ Hữu Việt (HV): “Từ những năm 80 trở về trước, chúng ta dễ dàng gọi ra một dòng văn học chủ lưu, đó là văn học về chiến tranh cách mạng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên hiện nay, quan niệm về dòng văn học chủ lưu đã thay đổi. Có ý kiến cho rằng đó là dòng văn học đổi mới, được thai nghén và khởi đầu từ năm 1986. Nhưng hơn 30 năm đã qua, bình tĩnh nhìn lại thì liệu đây có phải dòng văn học chủ lưu hay không?
Nhà phê bình văn học Đinh Xuân Dũng (ĐXD): Thời gian vừa qua, do công việc nên tôi đọc khá nhiều tác phẩm văn học và nghĩ cũng nhiều. Chỉ từ tháng 10-2016 đến nay, tôi đọc khoảng 360 tác phẩm thuộc tất cả các thể loại, điều này không phải để khoe mà để nói lên băn khoăn, rằng, so với dòng văn học chủ lưu thời kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thì cho đến hiện tại, văn học Việt Nam vẫn chưa định hình vì quá trình tìm kiếm của nó vẫn chưa kết thúc. Đây là giai đoạn quá độ hết sức vất vả, khó khăn, tự tìm kiếm mình, thể hiện qua bốn xu hướng. Thứ nhất, nỗ lực tiếp nối những thành tựu và những giá trị bền vững của văn học thời kỳ chống Mỹ. Thứ hai, nỗ lực vượt qua hạn chế về lịch sử của giai đoạn đó, đổi mới sáng tác; những ai vượt qua được chính mình thì sẽ có chỗ đứng trong văn học. Thứ ba, cố gắng hiện đại hóa văn chương, nhưng con đường này còn đang đi nửa chừng nên chất lượng và hiệu quả nghệ thuật không cao. Và xu hướng thứ tư, những sáng tác tưởng rằng đổi mới, nhưng thực chất bế tắc, lúng túng không tìm ra đường đi trúng của văn học, rơi vào sự tầm thường, tẻ nhạt.
Cả bốn quá trình này đều đang diễn ra nên chưa thể khẳng định xu hướng nào sẽ phát triển trở thành dòng chủ lưu.
Nhà thơ Hữu Thỉnh (HT): Còn theo tôi quan sát, dòng chủ lưu của văn học nước ta hiện nay là yêu nước, nhân văn và dân chủ, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Một tâm trạng chung là ai cũng khao khát, cũng trằn trọc để tự vượt, tự đổi mới. Có nhiều khó khăn, nhất là về đời sống, nhưng sách vẫn ra nhiều, và có những sách hay. Nhất là về đề tài lịch sử, về hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Có nhiều tác phẩm trực diện đi vào những vấn đề trung tâm hiện nay là đạo đức xã hội, chống tha hóa, chống suy thoái, chống tham nhũng, khắc phục bệnh cửa quyền, xa dân, mất dân chủ. Đồng thời cũng cho ta thấy biết bao nhân cách đẹp đẽ, vững vàng, đáng trân trọng. Ở đây có vấn đề đánh giá và khả năng đánh giá. Cả một rừng sách, khó có nhà phê bình nào có thể bao quát được tất cả. Cũng có những tác phẩm công phu, những phát hiện mới mẻ nhưng ít được biết đến, hoặc đánh giá chưa đúng mức.”
Nghe ông Hữu Thỉnh nói “văn học nước ta hiện nay là yêu nước, nhân văn và dân chủ” mà chói tai vì hoàn toàn sai sự thật. Nếu yêu nước là “yêu xã hội chủ nghĩa”; nhân văn phải là thứ “văn hóa của con người Cộng sản” và dân chủ là thứ “xin cho” như đang diễn ra ở Việt Nam thì đó là thứ “văn học xếp hàng kiểu tem phiếu của thời kỷ bao cấp”.
TRẢ LỜI CỦA 20 NGÒI BÚT
Bằng chứng lời nói của ông Hữu Thỉnh là bâng quơ theo “lề đảng” đã bị lật tẩy trong tuyên bố ra khỏi Hội Nhà văn của 20 cấy bút nổi tiếng ngày 11/05/2015.
Tuyên bố bắt đầu rằng:”Là những người viết văn đã nhiều năm tham gia Hội Nhà Văn Việt Nam, đã góp sức xây dựng Hội qua thời chiến cũng như thời bình, đã đau xót trước sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của Hội trong những năm gần đây và tích cực góp ý với Hội để khắc phục tình trạng ấy."
"Đến hôm nay, nhận thấy tình trạng suy thoái của Hội đã trở nên không thể cứu vãn nếu không có sự thay đổi nhiều điều căn bản trong điều lệ và tổ chức của Hội để Hội thực sự là một tổ chức nghề nghiệp tập hợp những người viết muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản."
"Nhận thấy khả năng thay đổi trên càng không thể xảy ra khi lãnh đạo HNVVN đã tự tiện tước quyền tham gia Đại hội lần 9 sắp tới của chúng tôi với lý do chúng tôi là thành viên của một ban vận động thành lập một văn đoàn tương lai – đó là việc làm vi phạm trắng trợn điều lệ hiện hành của HNVVN, tước bỏ một trong những quyền cơ bản của hội viên và công dân, xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người cầm bút."
"Chúng tôi tuyên bố từ bỏ Hội nhà Văn Việt Nam kể từ ngày hôm nay, 11 tháng 5 năm 2015."
Theo tin của Hội Nhà văn Việt Nam của đảng vào thời ký đó thì :”Trong phiên bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc diễn ra ở TP. HCM ngày 5/5/2015, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị những người tham dự gạch tên chín người sinh sống ở TP. HCM và tham gia Văn đoàn độc lập.
Chín người này là Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Hiền Phương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, và Phạm Đình Trọng.
Tổ chức Văn đoàn độc lập, do Nhà văn Nguyên Ngọc đứng đầu cuộc vận động từ năm 2014 đã đưa ra lời kêu gọi về “quyền tự do sáng ác và công bố tác phẩm”.
Trong số các Nhà văn, Nhà Thơ ký tên ra khòi Hội Nhà văn từ lúc đầu có những người nổi tiếng như Nguyên Ngọc,Đỗ Trung Quân,Nguyễn Quang Lập,Nguyễn Huệ Chi,Phạm Đình Trọng,Võ Thị Hảo,Bùi Minh Quốc,Đặng Văn Sinh,Hoàng Minh Tường,Lê Hiền Phương,Ngô Thị Kim Cúc,Nguyễn Quang Thân,Thùy Linh,Vũ Thế Khôi,Ý Nhi,Dư Thị Hoàn,Trịnh Hoài Giang,Dạ Ngân, Nguyễn Duy, Trần Kỳ Trung vv…
KIỂM SOÁT VĂN NGHỆ SỸ
Sau khi có số đông Văn nghệ sỹ bỏ hàng ngũ và bỏ đảng, Ban Tuyên giáo đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rút tất cả các Tác phẩm của Văn đoàn Độc lập khỏi chương trỉnh Giáo dục
Vào thời diểm đó, Nhà văn “ly khai” Phạm Đình Trọng nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỷ tiếng Việt (VOA) :”Đây là một quyết định của Ban Tuyên giáo, một việc làm nhỏ nhen, hẹp hòi và phi chính trị, vì một nền chính trị lành mạnh thì phải hướng đến nhân dân, hướng đến một nền văn hóa của nhân dân chứ không phải là của đảng phái, phe nhóm vì đó không phải là một chính trị chân chính.”
Trong khi đó, Tuyên giáo đảng đã ra lệnh theo dõi biến chuyển tư tưởng trong giới Văn nghệ sỹ, hệt như theo dõi tư tưởng đảng viên, kể cả trong lực lượng Võ trang Nhân dân (Quân đội, Công an và Dân phòng) để ngăn chận “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ.
Lệnh theo dõi văn nghệ sỹ đã được ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở từ năm 2018, nay được lập lại ngày 17/07/2019, vào dịp có Hội nghị đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Ông Hùng ra lệnh cho LHVHNT phải:”Không ngừng động viên văn nghệ sĩ tham gia hưởng ứng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước; về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Các Hội cần duy trì chế độ báo cáo thường xuyên đối với Ban Tuyên giáo Trung ương (qua Vụ Văn hóa - Văn nghệ); chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng của đội ngũ văn nghệ sĩ, kịp thời phát hiện những vấn đề nhạy cảm, bức xúc trong lĩnh vực hoạt động của hội.”
Ngoài ra, ông Lê Mạnh Hùng cũng không tiếc lời chê trách những thiều sót, bất cập không “ăn khớp” với yêu cầu của đảng của tổ chức LHVHNT. Ông nói:”Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác văn hóa, văn nghệ trong thời gian vừa qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần được khắc phục như: thiếu cán bộ lãnh đạo văn nghệ chuyên trách, có uy tín cao về nghề nghiệp và quy tụ được hội viên; thực tiễn nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các hội có uy tín, kinh nghiệm quản lý tuổi đã cao, đến đại hội tới thực hiện chuyển giao thế hệ đang gặp khó khăn về nguồn cán bộ đủ tầm thay thế; chất lượng hội viên và việc phát triển hội viên, nhất là hội viên trẻ đang là vấn đề khó khăn xuất hiện ở một số hội…”
Đặc biệt, ông Hùng còn nói có hiện tượng:” Một số văn nghệ sĩ chưa đề cao trách nhiệm xã hội, công dân, có những phát ngôn, viết hồi ký, sách, báo bộc lộ sự dao động, hoài nghi về lý tưởng và niềm tin về sự phát triển của đất nước trong vận hội mới.
Thiếu vắng những tác phẩm tâm huyết, có giá trị lâu bền, những cá tính sáng tạo độc đáo, nhất là ở các tác phẩm văn xuôi và thơ. Tác phẩm ít có chiều sâu về tư tưởng, giá trị nhân văn nhưng lại được truyền thông quảng bá rộng rãi, tác động không nhỏ đến thị hiếu thẩm mỹ của công chúng, nhất là giới trẻ. Trong sáng tác còn có biểu hiện dễ dãi, thiếu tính chuyên nghiệp, chiều theo thị hiếu tầm thường.”
Như vậy là hỏng bét rồi còn gì ? Số tiền 85 tỷ bạc cấp cho LHVHNT hàng năm chi tiêu ra sao mà “xôi hỏng bỏng không” như thế ? Khoản 85 tỷ đồng đâu phải là nhỏ hay tiền chùa mà là của công sức lao động của nhân dân góp lại.
Chẳng nhẽ câu nói hân hoan “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta” của Chủ tịch Hữu Thỉnh không động viên được các Văn nghệ sỹ giúp đảng vui lòng hay sao mà để co Phó trưởng Ban Tuyên giáo Lê Mạnh Hùng phải nặng lời như tát nước vào mặt như thế ? -/-
Phạm Trần
(07/019)
Theo thừa nhận của Nhà Thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch 20 năm Hội Nhà văn, Chủ tịch tổ chức Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật (LHVHNT) thì các hội vẫn tiếp tục được nhà nước hỗ trợ. Ông hân hoan nói:”Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta.”
Ngân sách nhà nước bỏ ra nuôi ăn khoảng 40,000 hội viên là 85 tỷ đồng mỗi năm. Ông Hữu Thỉnh đã kể lể tại lễ tổng kết hoạt động của LHVHNT ngày 09-01-2019, rằng:” năm 2018 là năm Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam gặt hái được nhiều thành công nhưng cũng là một năm nhiều thử thách. "Đất nước phát triển thuận lợi nhưng chúng ta thì khó khăn vô cùng, đến mức bị đặt vào tình thế "tồn tại hay không tồn tại."(báo Tuổi Trẻ online, ngày 09/01/2019)
Theo Tuổi Trẻ thì:”Nguyên nhân gieo rắc khó khăn cho Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chính là đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật của Bộ Nội vụ.”
Theo ông Hữu Thỉnh thì đây là:”Một đề án rất dày, công phu, nhưng tựu trung lại chỉ có mấy chữ thôi: tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Nghĩa là chúng ta sẽ không có biên chế, trụ sở, không được hỗ trợ nữa.”
Ông nói:"Không thể để cho giới văn học nghệ thuật của chúng ta tự trang trải được đâu. Bao thế hệ tài năng, hết lòng vì đất nước!"
Ông Thỉnh cho rằng nếu Nhà nước quyết làm theo đề án này nghĩa là sẽ "biến đội quân sáng tạo tinh thần cho đất nước chỉ lo kiếm sống"….Như vậy thì Nhà nước sẽ mất nhiều hơn được. Nhà nước chỉ tiết kiệm được 85 tỉ đồng mỗi năm nhưng lại mất đội quân 4 vạn người là những "chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước", "mất cả đội ngũ bao năm gắn bó với đất nước, với cách mạng và sáng tạo ra đời sống tinh thần cho nhân dân".
Ông thê thảm hóa rắng:”Đẩy 4 vạn văn nghệ sĩ cả nước đi chạy quảng cáo, xin tài trợ kiếm sống thì thời giờ đâu để trở thành chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước".
Vì vậy, vẫn theo Tuổi Trẻ, “ông cùng các lãnh đạo Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã kiên trì trình bày những trăn trở này với lãnh đạo cao nhất.”
Cuối cùng, ông Thỉnh đã toại nguyện với khoản tiền trợ cấp 85 tỷ đồng. Ông đã hí hửng nói với các nhà văn :”Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động thực chất là Nhà nước nuôi…Nhà nước nuôi anh em chúng ta".
VĂN CHƯƠNG-NÔ DỊCH
Với nội dung câu chuyện kể của ông Hữu Thỉnh thì đồng tiền đã được lãnh đạo đảng CSVN sử dụng để nắm đầu văn nghệ sỹ Việt Nam. Nhưng từ trước tới nay đảng vẫn chi tiền nuôi ăn các tổ chức ngoại vi của đảng gồm Mặt trận Tổ quốc; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Phụ nữ; Hội Nông Dân; Hội Cựu Chiến Binh;Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ngoài ra ngân sách còn đài thọ hoạt động cho 28 Hội “đặc thù khác” của đảng, trong đó có Hội Nhà báo và Hội Nhà văn.
Tổng kinh phí được phổ biến năm 2014 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (Viet Nam Institute for Economic and Policy Research, VEPR) đưa ra là khoảng 14.000 tỉ đồng.
Nhưng nếu tính thêm trị giá đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác thì chi phí toàn hệ thống của các tổ chức hội đoàn này hàng năm từ 45.600 đến 68.100 tỷ đồng, tương đương 1-1,7% Tổng sản lượng nội địa.
Như vậy, rõ ràng các Tổ chức được gọi là “quần chúng”lại không phải của dân, do dần và vì dân mà do đảng lập ra để phục vụ cho quyền lợi của đảng
Điều lệ của “Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam” (LHVHNT) là bằng chứng tay sai của Tổ chức này:
“Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Liên hiệp tổ chức, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và theo nguyên tắc:
a) Tự nguyện, tự quản;
b) Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;
c) Không vì mục đích lợi nhuận;
d) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Liên hiệp.
2. Liên hiệp là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện đầy đủ mọi trách nhiệm của một tổ chức thành viên Mặt trận theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương, dân chủ.
Ngoài vai trò tay sai công khai, hoạt động của Tổ chức LHVHNT quy định ở Điều 2 nguyên văn như sau:
Điều 2: Tôn chỉ, mục đích
“1. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (sau đây gọi tắt là Liên hiệp) là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đại diện cho các tổ chức thành viên có cùng tôn chỉ, mục đích, có tư cách pháp nhân, phạm vi hoạt động trong cả nước, gồm: các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các Hội Văn học nghệ thuật địa phương) và Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mục đích của Liên hiệp là tập hợp, đoàn kết các tổ chức thành viên, các Hội Văn học nghệ thuật để phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội nhằm xây dựng, phát triển nền văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đẩy mạnh sáng tạo văn học nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Vậy thế nào là “sáng tạo văn học nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” ?
Đó là thứ văn học nghệ thuật “của đảng, do đảng và vì đảng” cho nên nền văn học Việt Nam cứ mãi dậm chân tại chỗ để tiếp tục đi theo lối mòn một chiều, khô cứng và giáo điều của Tuyên giáo Đảng. Đó còn là thứ Văn học đang “đứng trơ vơ” như “con lạc chợ”giữa sau chiến tranh và thời kỳ hơn 30 năm được gọi là “đổi mới, hội nhập”.
Từ lâu, giới lãnh đạo Văn nghệ đảng đã than phiền “vì sao Nhà văn thì nhiều; Tác phẩm in ra cũng không đếm hết mà vẫn chưa có Tác phẩm đỉnh cao” tiêu biểu cho thời đại vươn lên và hội nhập của toàn dân, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng” ?
Thắc mắc này đã được Nhà Thơ Hữu Việt ghi lại trên báo Nhân Dân của Trung ương đảng CSVN, ngày 25/07/2019, trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh và Nhà phê bình Văn học , Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Xuân Dũng.
Nguyên văn :
Nhà thơ Hữu Việt (HV): “Từ những năm 80 trở về trước, chúng ta dễ dàng gọi ra một dòng văn học chủ lưu, đó là văn học về chiến tranh cách mạng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên hiện nay, quan niệm về dòng văn học chủ lưu đã thay đổi. Có ý kiến cho rằng đó là dòng văn học đổi mới, được thai nghén và khởi đầu từ năm 1986. Nhưng hơn 30 năm đã qua, bình tĩnh nhìn lại thì liệu đây có phải dòng văn học chủ lưu hay không?
Nhà phê bình văn học Đinh Xuân Dũng (ĐXD): Thời gian vừa qua, do công việc nên tôi đọc khá nhiều tác phẩm văn học và nghĩ cũng nhiều. Chỉ từ tháng 10-2016 đến nay, tôi đọc khoảng 360 tác phẩm thuộc tất cả các thể loại, điều này không phải để khoe mà để nói lên băn khoăn, rằng, so với dòng văn học chủ lưu thời kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thì cho đến hiện tại, văn học Việt Nam vẫn chưa định hình vì quá trình tìm kiếm của nó vẫn chưa kết thúc. Đây là giai đoạn quá độ hết sức vất vả, khó khăn, tự tìm kiếm mình, thể hiện qua bốn xu hướng. Thứ nhất, nỗ lực tiếp nối những thành tựu và những giá trị bền vững của văn học thời kỳ chống Mỹ. Thứ hai, nỗ lực vượt qua hạn chế về lịch sử của giai đoạn đó, đổi mới sáng tác; những ai vượt qua được chính mình thì sẽ có chỗ đứng trong văn học. Thứ ba, cố gắng hiện đại hóa văn chương, nhưng con đường này còn đang đi nửa chừng nên chất lượng và hiệu quả nghệ thuật không cao. Và xu hướng thứ tư, những sáng tác tưởng rằng đổi mới, nhưng thực chất bế tắc, lúng túng không tìm ra đường đi trúng của văn học, rơi vào sự tầm thường, tẻ nhạt.
Cả bốn quá trình này đều đang diễn ra nên chưa thể khẳng định xu hướng nào sẽ phát triển trở thành dòng chủ lưu.
Nhà thơ Hữu Thỉnh (HT): Còn theo tôi quan sát, dòng chủ lưu của văn học nước ta hiện nay là yêu nước, nhân văn và dân chủ, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Một tâm trạng chung là ai cũng khao khát, cũng trằn trọc để tự vượt, tự đổi mới. Có nhiều khó khăn, nhất là về đời sống, nhưng sách vẫn ra nhiều, và có những sách hay. Nhất là về đề tài lịch sử, về hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Có nhiều tác phẩm trực diện đi vào những vấn đề trung tâm hiện nay là đạo đức xã hội, chống tha hóa, chống suy thoái, chống tham nhũng, khắc phục bệnh cửa quyền, xa dân, mất dân chủ. Đồng thời cũng cho ta thấy biết bao nhân cách đẹp đẽ, vững vàng, đáng trân trọng. Ở đây có vấn đề đánh giá và khả năng đánh giá. Cả một rừng sách, khó có nhà phê bình nào có thể bao quát được tất cả. Cũng có những tác phẩm công phu, những phát hiện mới mẻ nhưng ít được biết đến, hoặc đánh giá chưa đúng mức.”
Nghe ông Hữu Thỉnh nói “văn học nước ta hiện nay là yêu nước, nhân văn và dân chủ” mà chói tai vì hoàn toàn sai sự thật. Nếu yêu nước là “yêu xã hội chủ nghĩa”; nhân văn phải là thứ “văn hóa của con người Cộng sản” và dân chủ là thứ “xin cho” như đang diễn ra ở Việt Nam thì đó là thứ “văn học xếp hàng kiểu tem phiếu của thời kỷ bao cấp”.
TRẢ LỜI CỦA 20 NGÒI BÚT
Bằng chứng lời nói của ông Hữu Thỉnh là bâng quơ theo “lề đảng” đã bị lật tẩy trong tuyên bố ra khỏi Hội Nhà văn của 20 cấy bút nổi tiếng ngày 11/05/2015.
Tuyên bố bắt đầu rằng:”Là những người viết văn đã nhiều năm tham gia Hội Nhà Văn Việt Nam, đã góp sức xây dựng Hội qua thời chiến cũng như thời bình, đã đau xót trước sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của Hội trong những năm gần đây và tích cực góp ý với Hội để khắc phục tình trạng ấy."
"Đến hôm nay, nhận thấy tình trạng suy thoái của Hội đã trở nên không thể cứu vãn nếu không có sự thay đổi nhiều điều căn bản trong điều lệ và tổ chức của Hội để Hội thực sự là một tổ chức nghề nghiệp tập hợp những người viết muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản."
"Nhận thấy khả năng thay đổi trên càng không thể xảy ra khi lãnh đạo HNVVN đã tự tiện tước quyền tham gia Đại hội lần 9 sắp tới của chúng tôi với lý do chúng tôi là thành viên của một ban vận động thành lập một văn đoàn tương lai – đó là việc làm vi phạm trắng trợn điều lệ hiện hành của HNVVN, tước bỏ một trong những quyền cơ bản của hội viên và công dân, xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người cầm bút."
"Chúng tôi tuyên bố từ bỏ Hội nhà Văn Việt Nam kể từ ngày hôm nay, 11 tháng 5 năm 2015."
Theo tin của Hội Nhà văn Việt Nam của đảng vào thời ký đó thì :”Trong phiên bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc diễn ra ở TP. HCM ngày 5/5/2015, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị những người tham dự gạch tên chín người sinh sống ở TP. HCM và tham gia Văn đoàn độc lập.
Chín người này là Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Hiền Phương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, và Phạm Đình Trọng.
Tổ chức Văn đoàn độc lập, do Nhà văn Nguyên Ngọc đứng đầu cuộc vận động từ năm 2014 đã đưa ra lời kêu gọi về “quyền tự do sáng ác và công bố tác phẩm”.
Trong số các Nhà văn, Nhà Thơ ký tên ra khòi Hội Nhà văn từ lúc đầu có những người nổi tiếng như Nguyên Ngọc,Đỗ Trung Quân,Nguyễn Quang Lập,Nguyễn Huệ Chi,Phạm Đình Trọng,Võ Thị Hảo,Bùi Minh Quốc,Đặng Văn Sinh,Hoàng Minh Tường,Lê Hiền Phương,Ngô Thị Kim Cúc,Nguyễn Quang Thân,Thùy Linh,Vũ Thế Khôi,Ý Nhi,Dư Thị Hoàn,Trịnh Hoài Giang,Dạ Ngân, Nguyễn Duy, Trần Kỳ Trung vv…
KIỂM SOÁT VĂN NGHỆ SỸ
Sau khi có số đông Văn nghệ sỹ bỏ hàng ngũ và bỏ đảng, Ban Tuyên giáo đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rút tất cả các Tác phẩm của Văn đoàn Độc lập khỏi chương trỉnh Giáo dục
Vào thời diểm đó, Nhà văn “ly khai” Phạm Đình Trọng nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỷ tiếng Việt (VOA) :”Đây là một quyết định của Ban Tuyên giáo, một việc làm nhỏ nhen, hẹp hòi và phi chính trị, vì một nền chính trị lành mạnh thì phải hướng đến nhân dân, hướng đến một nền văn hóa của nhân dân chứ không phải là của đảng phái, phe nhóm vì đó không phải là một chính trị chân chính.”
Trong khi đó, Tuyên giáo đảng đã ra lệnh theo dõi biến chuyển tư tưởng trong giới Văn nghệ sỹ, hệt như theo dõi tư tưởng đảng viên, kể cả trong lực lượng Võ trang Nhân dân (Quân đội, Công an và Dân phòng) để ngăn chận “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ.
Lệnh theo dõi văn nghệ sỹ đã được ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở từ năm 2018, nay được lập lại ngày 17/07/2019, vào dịp có Hội nghị đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Ông Hùng ra lệnh cho LHVHNT phải:”Không ngừng động viên văn nghệ sĩ tham gia hưởng ứng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước; về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Các Hội cần duy trì chế độ báo cáo thường xuyên đối với Ban Tuyên giáo Trung ương (qua Vụ Văn hóa - Văn nghệ); chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng của đội ngũ văn nghệ sĩ, kịp thời phát hiện những vấn đề nhạy cảm, bức xúc trong lĩnh vực hoạt động của hội.”
Ngoài ra, ông Lê Mạnh Hùng cũng không tiếc lời chê trách những thiều sót, bất cập không “ăn khớp” với yêu cầu của đảng của tổ chức LHVHNT. Ông nói:”Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác văn hóa, văn nghệ trong thời gian vừa qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần được khắc phục như: thiếu cán bộ lãnh đạo văn nghệ chuyên trách, có uy tín cao về nghề nghiệp và quy tụ được hội viên; thực tiễn nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các hội có uy tín, kinh nghiệm quản lý tuổi đã cao, đến đại hội tới thực hiện chuyển giao thế hệ đang gặp khó khăn về nguồn cán bộ đủ tầm thay thế; chất lượng hội viên và việc phát triển hội viên, nhất là hội viên trẻ đang là vấn đề khó khăn xuất hiện ở một số hội…”
Đặc biệt, ông Hùng còn nói có hiện tượng:” Một số văn nghệ sĩ chưa đề cao trách nhiệm xã hội, công dân, có những phát ngôn, viết hồi ký, sách, báo bộc lộ sự dao động, hoài nghi về lý tưởng và niềm tin về sự phát triển của đất nước trong vận hội mới.
Thiếu vắng những tác phẩm tâm huyết, có giá trị lâu bền, những cá tính sáng tạo độc đáo, nhất là ở các tác phẩm văn xuôi và thơ. Tác phẩm ít có chiều sâu về tư tưởng, giá trị nhân văn nhưng lại được truyền thông quảng bá rộng rãi, tác động không nhỏ đến thị hiếu thẩm mỹ của công chúng, nhất là giới trẻ. Trong sáng tác còn có biểu hiện dễ dãi, thiếu tính chuyên nghiệp, chiều theo thị hiếu tầm thường.”
Như vậy là hỏng bét rồi còn gì ? Số tiền 85 tỷ bạc cấp cho LHVHNT hàng năm chi tiêu ra sao mà “xôi hỏng bỏng không” như thế ? Khoản 85 tỷ đồng đâu phải là nhỏ hay tiền chùa mà là của công sức lao động của nhân dân góp lại.
Chẳng nhẽ câu nói hân hoan “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta” của Chủ tịch Hữu Thỉnh không động viên được các Văn nghệ sỹ giúp đảng vui lòng hay sao mà để co Phó trưởng Ban Tuyên giáo Lê Mạnh Hùng phải nặng lời như tát nước vào mặt như thế ? -/-
Phạm Trần
(07/019)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 1/8/2019: Lương tháng Đức Giáo Hoàng là bao nhiêu? Giấc mơ chưa tròn của vị Hồng Y
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:05 31/07/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm thứ Năm 25 tháng Bẩy, tờ Aleteia nhắc nhớ mọi người về một câu hỏi đã từng được tờ New York Times khai thác rất ồn ào vào năm 2001: Lương Đức Giáo Hoàng một tháng là bao nhiêu?
Là lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội đến nay vẫn là tôn giáo lớn nhất trên toàn thế giới, tờ New York Times cho rằng vị Giáo Hội chắc là phải nhận được một mức lương hào phóng để đền bù cho nhiều nhiệm vụ đa dạng của mình. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại.
Năm 2001, sau khi có những đồn đoán cho rằng Thánh Gioan Phaolô II đã kiếm được một mức lương rất lớn, phát ngôn viên của Vatican lúc bấy giờ là Tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls, đã chấm dứt những suy đoán về mức lương của Đức Giáo Hoàng, với lời tuyên bố long trọng này “Giáo hoàng Công Giáo không và chưa bao giờ được trả lương.”
Điều này thậm chí còn đúng hơn đối với Đức Phanxicô, một thành viên của Dòng Tên, với lời khấn khó nghèo ngay lần đầu tiên bước vào nhà dòng.
Các vị Giáo Hoàng không nhận được bất kỳ khoản tiền nào dưới dạng tiền lương hàng tháng. Tất cả các chi phí đi lại và sinh hoạt do Tòa Thánh chi trả. Ngài không bao giờ phải lo lắng về thức ăn hay chỗ ở, nhưng ngài không có bất kỳ thu nhập nào để chi tiêu cho các mua sắm khác.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng có quyền truy cập vào một quỹ bác ái gọi là Quỹ Đồng Thiền Thánh Phêrô để ngài có thể tự do phân phối cho những người có nhu cầu theo sự phân định của mình. Chẳng hạn, theo Crux, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao 500,000 đô la từ quỹ này để hỗ trợ cho gần 75,000 người tầm trú vào Hoa Kỳ đang kẹt ở biên giới Mễ Tây Cơ. Đây chỉ là một trong nhiều khoản đóng góp mà ngài thường xuyên thực hiện, đặc biệt là sau các thảm họa thiên nhiên, hay sau các tai họa do chiến tranh gây ra.
Đức Giáo Hoàng sống theo gương của Chúa Giêsu, không có tiền lương và phụ thuộc vào sự quảng đại của người khác trong việc cung cấp những nhu cầu của ngài trong sứ vụ ba năm rao giảng Tin Mừng, như được đề cập trong Kinh thánh.
2. Giáo Hội vừa mất đi một vị Hồng Y can trường và khôn ngoan
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y Jaime Ortega, người tù khổ sai trong các trại lao động cải tạo của cộng sản đã qua đời hôm thứ Sáu 26 tháng Bẩy vừa qua sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư. Ngài đã về với Chúa ở tuổi 82. Thánh lễ an táng của ngài đã diễn ra hôm Chúa Nhật 28 tháng Bẩy tại nhà thờ chính tòa thủ đô Havana.
Đức Hồng Y Jaime Ortega sinh ngày 18 tháng 10, năm 1936 trong một gia đình lao động nghèo. Cha ngài là công nhân trong một nhà máy làm đường mía. Ngài được thụ phong linh mục ngày 2 tháng Tám, 1964. Hai năm sau đó ngài bị bắt và bị kết án tù khổ sai trong các trại lao động cải tạo của cộng sản.
Sau khi ra khỏi tù vào cuối năm 1967, ngài trở thành một linh mục lưu động. Cụ thể, mỗi cuối tuần ngài cử hàng hàng chục thánh lễ ở hàng chục thánh đường di chuyển hàng ngàn cây số trong một tuần để cử hành các phép bí tích và các thánh lễ cho những nơi không có linh mục trong hai giáo phận Matanzas và Havana. Trong tuần, ngài còn giảng dạy tại chủng viện Thánh Ambrôsiô là chủng viện liên giáo phận đặt trụ sở tại Havana.
Tuy công việc bận rộn như thế, và ám ảnh của các trại lao động cải tạo vẫn còn rất mới mẻ trong tâm trí, ngài đã can đảm quy tụ các thanh thiếu niên và tổ chức các trại hè. Điều này được coi là một hành động đối kháng tuy âm thầm nhưng rất quyết liệt với chế độ Fidel Castro.
Ngày 4 tháng 12, 1978, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Pinar del Río. Ba năm sau đó, vị Giáo Hoàng Ba Lan lại bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Havana.
Trước tình cảnh lầm than của dân chúng, ngài đã gầy dựng lại tổ chức Caritas Cuba. Đây được coi là một hành động phi thường vào thời điểm cộng sản xăm soi mọi hoạt động của Giáo Hội Công Giáo.
Ngày 26 tháng 11, 1994, ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y. Do đó, ngài đã từng tham gia trong mật nghị bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
3. Giấc mơ chưa tròn của vị Hồng Y
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thánh lễ an táng của Đức Hồng Y Jaime Ortega diễn ra rất gấp gáp, chưa đầy 48 tiếng sau khi ngài qua đời. Dù thế, nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội từ các quốc gia khác bao gồm Đức Hồng Y Seán Patrick O’Malley của tổng giáo phận Boston, Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski, của tổng giáo phận Miami, Florida, Đức Tổng Giám Mục Roberto Gonzalez Nief của Puerto Rico và nhiều vị khác đã tham dự thánh lễ an táng ngài tại nhà thờ chính tòa của thủ đô Havana. Sự hiện diện của đông đảo các nhà lãnh đạo từ các quốc gia khác cho thấy sự đánh giá cao đối với những cống hiến của Đức Hồng Y cho Giáo Hội Cuba và thế giới.
Bà Hortesia Garcia, là một người bạn thân của Đức Hồng Y từ thuở bé cho biết giấc mơ lớn nhất nhưng tiếc thay chưa tròn của Đức Hồng Y là đưa quê hương thoát ra khỏi đại họa cộng sản.
Trong hơn ba thập niên, ngài đã làm việc miệt mài và kiên nhẫn để làm dịu thái độ hung hăng của Fidel Castro đối với Giáo Hội Công Giáo.
Sau cuộc chính biến bất thành 19 tháng Tám, 1991 tại Nga, cộng sản tan rã trên phạm vi toàn cầu trừ ra tại Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba.
Ước mơ lớn nhất của người dân Cuba là giải thể được chế độ cộng sản. Đó cũng là ước mơ của Đức Hồng Y nhưng ngài chọn con đường kiên nhẫn.
Ngài thành công trong việc đàm phán cho các chuyến tông du thăm Cuba của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào năm 1998. Kế đó là chuyến tông du của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2012 và mới đây là chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2015.
Ngài cũng thành công trong việc đàm phán thả hàng chục tù nhân chính trị trong năm 2010 và 2011.
Năm 2014, Cuba chính thức công nhận Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày quốc lễ thể theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
Năm 2017, một ngôi nhà thờ đầu tiên đã được phép xây dựng tại Cuba.
Khi Raul Castro trở thành tổng thống năm 2010, Đức Hồng Y Ortega đóng một vai trò quan trọng trong việc mở cửa đất nước và khôi phục quan hệ với các quốc gia phương Tây.
Vào thời điểm quan trọng trong các cuộc đàm phán bí mật giữa Cuba và Hoa Kỳ chính Đức Hồng Y Ortega là người đã chuyển các thông điệp giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, anh em nhà Castro và Tổng thống Barack Obama.
Trong thánh lễ an táng Đức Hồng Y, người ta nhận thấy có Phó Chủ tịch thứ nhất Cuba Salvador Mesa và hai nhà lãnh đạo cấp cao khác trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản cùng với các quan chức khác.
Việc tham dự lễ an táng của chính phủ Cuba và các quan chức đảng Cộng sản minh chứng cho sự thành công của ngài trong việc nâng cao vị trí Giáo Hội trên hòn đảo Caribbê này sau khi Liên Xô sụp đổ.
Tiếc thay, giấc mơ quang phục quê hương thoát ra khỏi đại họa cộng sản vẫn chưa tròn.
4. Đức Thánh Cha bổ nhiệm một nhà báo làm Phó Giám đốc phòng Báo chí Tòa Thánh
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một nữ ký giả người Brazil phục vụ tại Đài phát thanh Vatican, cô Cristiane Murray, làm Phó Giám đốc phòng Báo chí Tòa thánh. Việc bổ nhiệm cô Cristiane Murray diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Matteo Bruni bắt đầu nhận lãnh trách vụ Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh vào ngày 22 tháng 7.
Sinh năm 1962 tại Rio de Janeiro, Brazil, Cristiane Murray có bằng Quản trị Kinh doanh và Tiếp thị từ Đại học Công Giáo Rio. Cô gia nhập Vatican Radio vào năm 1995 và kể từ đó trở thành thành viên của chương trình hàng ngày hướng về Brazil. Cô cũng tham gia vào việc sản xuất các nội dung bằng tiếng Bồ Đào Nha, cho trang Facebook, Twitter, Instagram và YouTube của Bộ Truyền Thông Tòa Thánh.
Nhận được quyết định bổ nhiệm, Cristiane cho biết cô vô cùng xúc động: “Đối với tất cả các nhà báo và các đồng nghiệp của tôi tại Thánh Bộ Truyền thông, bổ nhiệm này thể hiện một dấu chỉ quan trọng công nhận giá trị các công việc hàng ngày của chúng tôi trong việc đưa thông điệp Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội đến với thế giới”.
Cô cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn cô cho nhiệm vụ quan trọng này. Cô cũng vô cùng biết ơn tổng trưởng Bộ Truyền Thông Paolo Ruffini, Giám đốc biên tập Andrea Tornielli, cũng như Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục nơi cô đã làm việc trong một năm qua để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Ngoại Thường Vùng Amazon.
5. Tổng giáo phận Belém do Pará bày tỏ quan ngại sâu xa sau vụ tù nhân nổi loạn khiến 57 người chết
Trong thông báo đưa ra hôm thứ Ba 30 tháng Bẩy, tổng giáo phận Belém do Pará của Brazil bày tỏ những quan ngại sâu xa sau khi xảy ra vụ nổi loạn tại nhà tù Altamira khiến 57 tù nhân bị thiệt mạng.
Theo tổng giáo phận Belém do Pará, nhà tù Altamira ở tiểu bang Pará phía đông bắc Brazil chứa hơn gấp đôi số tù nhân theo thiết kế ban đầu.
Nhà tù cũng không có đủ lính canh để bảo đảm an toàn cho các tù nhân.
Những trận đánh nhau chết người không phải là hiếm trong các nhà tù ở Brazil, nơi có dân số tù lớn thứ ba thế giới. Tuy nhiên, thảm họa tại nhà tù Altamira là quá khủng khiếp.
Bạo lực bùng phát lúc 07:00 giờ địa phương hôm thứ Hai khi các thành viên của một băng đảng tội phạm nằm trong Khu A của nhà tù, xông vào khu kế bên nơi các thành viên của một băng đảng đối thủ bị nhốt.
Mười sáu tù nhân đã bị chặt đầu trong cuộc chiến sau đó. Nhiều người khác chết vì ngạt khói sau khi các tù nhân đốt cháy phòng giam. Tổng cộng 57 người đã chết trong vụ này.
Các videos quay từ bên ngoài nhà tù cho thấy khói cuồn cuộn bốc lên từ tòa nhà và các tù nhân thoải mái đi lại trên mái nhà.
Các tù nhân cũng bắt hai nhân viên nhà tù làm con tin nhưng đã thả họ ra sau khi đàm phán với cảnh sát và quân đội.
Giao tranh trong nhà tù kéo dài khoảng năm giờ.
Các nguồn tin từ các linh mục tuyên úy cho biết nhà tù, có sức chứa 163 người, đã giam giữ 343 tù nhân. Họ cũng chỉ ra rằng Altamira chỉ có 33 lính canh, quá thấp để bảo đảm an toàn trong nhà tù cho các tù nhân.
6. Đức Cha Hạ Chí Thành lên án vụ tấn công bạo lực của cảnh sát tại nhà ga Nguyên Lãng của Hương Cảng
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 22 tháng Bẩy, Đức Cha Hạ Chí Thành, Giám Mục Phụ Tá Hương Cảng đã lên án cuộc tấn công nhắm vào thường dân vô tội tại nhà ga Nguyên Lãng (元朗,Yuen Long).
“Chúng tôi lên án bạo lực vì bất kỳ lý do nào và chúng tôi hy vọng những kẻ phạm tội phải bị đưa ra trước công lý,” Đức Cha Giuse Hạ Chí Thành (夏志誠, Ha Chi-shing) viết trong bản tuyên bố.
Ngài cho biết có ít nhất 45 người bị thương, trong đó 6 người bị thương rất nặng.
Cuộc tấn công diễn ra sau cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ mới nhất ở trung tâm Hương Cảng, trong đó cảnh sát đã bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình.
Những kẻ côn đồ trang bị dùi cui của cảnh sát nhưng không mặc đồng phục cảnh sát đã tấn công hành khách và người dân đang trên đường trở về sau cuộc biểu tình.
Chính quyền Hương Cảng cũng lên án cuộc tấn công tại Nguyên Lãng là “hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Hương Cảng, một xã hội thượng tôn pháp luật. Chính quyền Đặc khu lên án mạnh mẽ bất kỳ hành vi bạo lực nào.”
Đám côn đồ xông vào trạm xe điện Nguyên Lãng vào khoảng 22:30 giờ địa phương, chỉ vài giờ sau cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở khu vực Thượng Hoàn (上環, Sheung Wan).
Nguyên Lãng nằm gần biên giới với Trung Quốc, nghĩa là cách rất xa nơi diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 31/7/2019: Ngày Thánh Mẫu năm 2019 tại Missouri
VietCatholic Network
15:34 31/07/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Đức Thánh Cha cực lực lên án nạn buôn bán phụ nữ mại dâm.
2- Đức Hồng Y Parolin kêu gọi giới trẻ Kitô tái trao ban sức sống cho Âu châu.
3- Bệnh viện Nhi đồng Bambino Gesù và những đóng góp tích cực cho xã hội.
4- Tổ chức Thánh Phanxico trợ giúp dân nghèo mừng 60 năm hoạt động.
5- Đức Hồng Y Baltazar Porras tố cáo thái độ thiếu trách nhiệm của chính quyền Venezuela.
6- Hiện tượng xin ra khỏi Giáo Hội tại Đức.
7- Giáo Hội Philippines chống lại ý định tái lập án tử hình của Tổng thống.
8- Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục đầu tiên tại Christ Cathedral, Giáo phận Orange, Hoa Kỳ.
9- Ngày Thánh Mẫu năm 2019 tại Missouri.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Kinh Chay.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: