Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:40 31/07/2020
44. Chúng ta cần phải chịu đau khổ thì mới có thể đến cùng Thiên Chúa, bởi vì có rất nhiều lúc chúng ta quên mất chân lý ấy.
(Thánh nữ Sophia)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:44 31/07/2020
91. ĐÔ THỐNG SỢ VỢ
Cuối năm triều đại nhà Đường, có trung lệnh Vương Đạc rất là sợ vợ.
Năm nọ, nông dân nổi dậy, lính nghĩa quân do lãnh tụ Hoàng Sào dẫn đầu tiến đánh vào kinh thành Trường An, Vương Đạc được thăng chức đô thống trấn giữ Giang Long. Lúc ông ta đến nhiệm sở thì cấm đàn bà con gái đi theo, phu nhân cũng không được đi theo.
Một hôm, đột nhiên có người đến báo cáo:
- “Phu nhân rời khỏi kinh thành rồi”.
Vương Đạc hết sức kinh hãi, nói với thủ hạ:
- “Hoàng Sào từ phía nam đang từ từ tiến công vào, phu nhân lại giận dữ từ phía mặt bắc đi đến, mày coi ta phải làm sao đây? ”
Thuộc quan nói đùa:
- “Thì đầu hàng Hoàng Sào cho rồi !”
Vương Đạc cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 91:
Sợ vợ hơn cả sợ giặc thì quả là hiếm có, nhất là người đó đường đường là một vị đô thống trấn giữ kinh thành, cái sợ vợ này thật...đáng sợ. Giặc đến thì có khi vợ con cũng không còn, tất cả của cải thì chắc chắn cũng theo giặc mà đi, vậy thì cái sợ vợ này thật không đúng chút nào cả đối với một vị tướng trấn giữ thành.
Có nhiều người Ki-tô hữu sợ vợ hơn cả sợ Thiên Chúa, đó là những người lấy câu “nhất vợ nhì trời” làm “châm ngôn” của mình, họ viện cớ rằng vợ là người bạn đời của mình nên phải “nghe” chứ không phải sợ, nên để cho vợ tự do tác oai tác quái hàm hồ chửi bới hàng xóm mà không dám khuyên bảo can ngăn; có lúc nại cớ vợ là người đồng lao cộng khổ với mình, nên có khi vợ cưng chiều con cái quá mức làm cho nó hư người mà cũng không dám lên tiếng góp ý cho vợ; lại có người lấy phải người vợ không cùng tôn giáo, nên vì nghe lời vợ, sợ vợ mà không đi nhà thờ, không thực hành niềm tin của mình.v.v...
Mặt bên phía nam thì giặc đánh tới rất gấp, mặt bên phía bắc thì vợ xông tới đòi vào thành ở chung với chồng thì quả là nan giải, nhưng nếu người chồng là một Ki-tô hữu thì ông ta sẽ giải quyết rõ ràng và dứt khoát: mở cửa thành phía bắc đón vợ và đóng cửa thành phía nam chặn đánh địch quân, bởi vì lời hứa trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh trong ngày thành hôn vẫn còn đó: “dù gian nan hoạn nạn, dù trong lúc vui trong lúc buồn hay hạnh phúc thì vẫn chung thủy với nhau cho đến suốt đời...”
Đó không còn là sợ vợ nhưng là yêu thương vợ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Cuối năm triều đại nhà Đường, có trung lệnh Vương Đạc rất là sợ vợ.
Năm nọ, nông dân nổi dậy, lính nghĩa quân do lãnh tụ Hoàng Sào dẫn đầu tiến đánh vào kinh thành Trường An, Vương Đạc được thăng chức đô thống trấn giữ Giang Long. Lúc ông ta đến nhiệm sở thì cấm đàn bà con gái đi theo, phu nhân cũng không được đi theo.
Một hôm, đột nhiên có người đến báo cáo:
- “Phu nhân rời khỏi kinh thành rồi”.
Vương Đạc hết sức kinh hãi, nói với thủ hạ:
- “Hoàng Sào từ phía nam đang từ từ tiến công vào, phu nhân lại giận dữ từ phía mặt bắc đi đến, mày coi ta phải làm sao đây? ”
Thuộc quan nói đùa:
- “Thì đầu hàng Hoàng Sào cho rồi !”
Vương Đạc cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 91:
Sợ vợ hơn cả sợ giặc thì quả là hiếm có, nhất là người đó đường đường là một vị đô thống trấn giữ kinh thành, cái sợ vợ này thật...đáng sợ. Giặc đến thì có khi vợ con cũng không còn, tất cả của cải thì chắc chắn cũng theo giặc mà đi, vậy thì cái sợ vợ này thật không đúng chút nào cả đối với một vị tướng trấn giữ thành.
Có nhiều người Ki-tô hữu sợ vợ hơn cả sợ Thiên Chúa, đó là những người lấy câu “nhất vợ nhì trời” làm “châm ngôn” của mình, họ viện cớ rằng vợ là người bạn đời của mình nên phải “nghe” chứ không phải sợ, nên để cho vợ tự do tác oai tác quái hàm hồ chửi bới hàng xóm mà không dám khuyên bảo can ngăn; có lúc nại cớ vợ là người đồng lao cộng khổ với mình, nên có khi vợ cưng chiều con cái quá mức làm cho nó hư người mà cũng không dám lên tiếng góp ý cho vợ; lại có người lấy phải người vợ không cùng tôn giáo, nên vì nghe lời vợ, sợ vợ mà không đi nhà thờ, không thực hành niềm tin của mình.v.v...
Mặt bên phía nam thì giặc đánh tới rất gấp, mặt bên phía bắc thì vợ xông tới đòi vào thành ở chung với chồng thì quả là nan giải, nhưng nếu người chồng là một Ki-tô hữu thì ông ta sẽ giải quyết rõ ràng và dứt khoát: mở cửa thành phía bắc đón vợ và đóng cửa thành phía nam chặn đánh địch quân, bởi vì lời hứa trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh trong ngày thành hôn vẫn còn đó: “dù gian nan hoạn nạn, dù trong lúc vui trong lúc buồn hay hạnh phúc thì vẫn chung thủy với nhau cho đến suốt đời...”
Đó không còn là sợ vợ nhưng là yêu thương vợ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Chính anh em hãy cho họ ăn
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:38 31/07/2020
Chúa Nhật XVIII TN A
“Thưa Thầy, nơi đây hoang vắng, và đã quá chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua lấy thức ăn”(Mt 14, 15). Biện pháp thật đơn giản. Giải tán – Khỏe. Luận lý có vẻ khoa học và hợp lý: Đừng có bao cấp. Hãy thực thi tiến trình xã hội hóa. Việc ai nấy lo. Thân ai nấy giữ. Mỗi người một tay thì việc gì cũng chạy thông suốt. Tuy nhiên, đằng sau cái lý luận mang tính thực tiễn ấy thì có ẩn giấu sự chút gì vị kỷ không thể chối cãi.
Tưởng rằng sáng kiến hữu lý của mình sẽ được chấp nhận, thế nhưng các tông đồ đã phải chưng hửng trước mệnh lệnh của Thầy chí thánh: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy liệu cho họ ăn”(Mt 14, 16). Lo liệu cho đám đông gần cả vạn người này ăn ư? Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá. Mười hai thanh niên trai tráng chúng con, cộng với Thầy thì chắc gì đủ lót dạ qua đêm. Vẫn biết Thầy thường dạy chúng con sống yêu thương. Nhưng nhiều lúc đành phải chấp nhận cảnh tình “lực bất tòng tâm”.
Lực bất tòng tâm. Một chiêu thức, đúng hơn, đó là một kiểu cách biện luận để thoái thác trách nhiệm sống yêu thương. Chúa ơi, lòng con cũng muốn sống quảng đại, nhưng điều kiện vật chất còn quá hạn chế. Chúng con rất muốn nhiệt thành dấn thân phục vụ, nhưng hoàn cảnh kinh tế lại đầy khó khăn. Xin Chúa thông cảm. Những luận điệu không khác gì các tông đồ xưa vẫn có đó giữa chúng ta đó là những luận điệu của những con tim cằn khô, không vắt được một giọt ân tình nhân ái, xót thương.
May mắn thay, dù cho đầy sự hẹp hòi và vị kỷ, thì lòng các môn đệ năm xưa vẫn còn chút nể vì, vâng phục Thầy chí thánh. Khi được lệnh mang bánh và cá đến, các ngài đã vâng lệnh. Hôm ấy các tông đồ hẳn bất ngờ trước một dấu lạ vĩ đại đã xảy ra. Với cử chỉ chiếu lệ, nể vì cho qua chuyện khi đem bánh, cá đến cho Thầy thì Thầy đã hết tình đón nhận, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông đem phân phát cho dân chúng. Quyền năng từ trái tim đầy tràn tình yêu đã tỏ hiện. Tình yêu quyền năng của Thiên Chúa đã biến đổi hành vi bình thường, nhỏ bé của con người nên điều diệu kỳ. Với Thiên Chúa, không có sự gì là không thể. Tất cả đều ăn no và còn dư những mười hai thúng đầy bánh vụn.
Thiên Chúa là thế. Người chẳng hề câu nệ chuyện lớn bé. Miễn có cơ hội là Người chộp lấy để rộng tay ban phát ân tình, một sự thi ân không hề tính toán. “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn sàng. Dù không có tiền bạc, cứ đến mà mua mà dùng, đến mua rượu và sữa, không phải trả đồng nào… Hãy chăm chú nghe Ta, rồi các ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị. Hãy lắng tai, và đến với Ta thì các ngươi sẽ được sống”(Is 55, 1-3). Những lời Tiên tri Isaia nói thay Thiên Chúa thật đáng phấn khởi và tràn trề hy vọng cho chúng ta.
Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Người rộng tay ban phát ân huệ cho muôn người thỏa thuê. Một chân lý xem ra khá dễ tin nhận. Tuy nhiên, bên cạnh hồng ân luôn kèm theo sứ mệnh. “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Mệnh lệnh này ban ra cho hàng giáo sĩ hay cho hàng tín hữu giáo dân? Chắc hẳn là cho tất cả những ai đã đón nhận hồng ân. “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy trao ban nhưng không” (Mt 10, 8). Vấn đề đặt ra là chúng ta cần cho tha nhân ăn những gì?
Có thể có người viện cớ là tôi chỉ lo mặt tinh thần nên chỉ có bổn phận lo cho người ta ăn Lời Chúa. Lại có người chủ trương là cần phải lo cho tha nhân đủ đầy lương thực đời này trước đã vì “có thực mới vực được đạo”. Đã có chút lương tri và niềm tin, hẳn không một ai cạn tình, vô tâm, hành xử kiểu “giải tán – khỏe”. Tuy nhiên vẫn có đó sự né tránh hoặc thoái thác trách nhiệm khi ta chưa chu toàn mệnh lệnh của Thầy năm xưa. “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4, 4). Và ta cũng có thể nói ngược lại rằng người ta sống không nguyên bởi các món ăn tinh thần mà còn cần đến cả cơm bánh.
Cần phải biết chuyên biệt hóa, cần có sự phân công, phân nhiệm. Kẻ lo tinh thần, người lo vật chất. Một kiểu lý luận rất khoa học, nhưng dường như vẫn thiếu tình người cách nào đó. Khi sai các tông đồ, các môn đệ đi thực tập truyền giáo, Chúa Giêsu thường truyền dạy các ngài thực hiện các công việc là rao giảng tin mừng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỷ (x.Mt 10, 1; Mc 6, 13; Lc 10, 1-11).
Hết lý do bào chữa thì ta cũng có thể nại đến sự hạn chế của khả năng. Nếu lo cho người ta ăn cả lương thực tinh thần lẫn vật chất thì làm sao lo cho xuể. Và vấn đề lại trở về với tâm trạng các tông đồ năm xưa. Vấn đề ấy không hệ tại ở khả năng nhưng là ở tấm lòng của ta. Lòng ta có băn khoăn, có thao thức trước cảnh tình đói khổ, nghèo túng, bị áp bức, bị lầm lạc hay đang đói khát chân lý không? Con tim của ta có cùng nhịp đập với các Nghị Phụ Công đồng Vatican II chăng? Đó là: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (MV số 1). Hơn nữa, lòng chúng ta có được chút niềm tin nào vào quyền năng của Đấng đầy lòng thương xót?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
“Thưa Thầy, nơi đây hoang vắng, và đã quá chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua lấy thức ăn”(Mt 14, 15). Biện pháp thật đơn giản. Giải tán – Khỏe. Luận lý có vẻ khoa học và hợp lý: Đừng có bao cấp. Hãy thực thi tiến trình xã hội hóa. Việc ai nấy lo. Thân ai nấy giữ. Mỗi người một tay thì việc gì cũng chạy thông suốt. Tuy nhiên, đằng sau cái lý luận mang tính thực tiễn ấy thì có ẩn giấu sự chút gì vị kỷ không thể chối cãi.
Tưởng rằng sáng kiến hữu lý của mình sẽ được chấp nhận, thế nhưng các tông đồ đã phải chưng hửng trước mệnh lệnh của Thầy chí thánh: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy liệu cho họ ăn”(Mt 14, 16). Lo liệu cho đám đông gần cả vạn người này ăn ư? Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá. Mười hai thanh niên trai tráng chúng con, cộng với Thầy thì chắc gì đủ lót dạ qua đêm. Vẫn biết Thầy thường dạy chúng con sống yêu thương. Nhưng nhiều lúc đành phải chấp nhận cảnh tình “lực bất tòng tâm”.
Lực bất tòng tâm. Một chiêu thức, đúng hơn, đó là một kiểu cách biện luận để thoái thác trách nhiệm sống yêu thương. Chúa ơi, lòng con cũng muốn sống quảng đại, nhưng điều kiện vật chất còn quá hạn chế. Chúng con rất muốn nhiệt thành dấn thân phục vụ, nhưng hoàn cảnh kinh tế lại đầy khó khăn. Xin Chúa thông cảm. Những luận điệu không khác gì các tông đồ xưa vẫn có đó giữa chúng ta đó là những luận điệu của những con tim cằn khô, không vắt được một giọt ân tình nhân ái, xót thương.
May mắn thay, dù cho đầy sự hẹp hòi và vị kỷ, thì lòng các môn đệ năm xưa vẫn còn chút nể vì, vâng phục Thầy chí thánh. Khi được lệnh mang bánh và cá đến, các ngài đã vâng lệnh. Hôm ấy các tông đồ hẳn bất ngờ trước một dấu lạ vĩ đại đã xảy ra. Với cử chỉ chiếu lệ, nể vì cho qua chuyện khi đem bánh, cá đến cho Thầy thì Thầy đã hết tình đón nhận, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông đem phân phát cho dân chúng. Quyền năng từ trái tim đầy tràn tình yêu đã tỏ hiện. Tình yêu quyền năng của Thiên Chúa đã biến đổi hành vi bình thường, nhỏ bé của con người nên điều diệu kỳ. Với Thiên Chúa, không có sự gì là không thể. Tất cả đều ăn no và còn dư những mười hai thúng đầy bánh vụn.
Thiên Chúa là thế. Người chẳng hề câu nệ chuyện lớn bé. Miễn có cơ hội là Người chộp lấy để rộng tay ban phát ân tình, một sự thi ân không hề tính toán. “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn sàng. Dù không có tiền bạc, cứ đến mà mua mà dùng, đến mua rượu và sữa, không phải trả đồng nào… Hãy chăm chú nghe Ta, rồi các ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị. Hãy lắng tai, và đến với Ta thì các ngươi sẽ được sống”(Is 55, 1-3). Những lời Tiên tri Isaia nói thay Thiên Chúa thật đáng phấn khởi và tràn trề hy vọng cho chúng ta.
Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Người rộng tay ban phát ân huệ cho muôn người thỏa thuê. Một chân lý xem ra khá dễ tin nhận. Tuy nhiên, bên cạnh hồng ân luôn kèm theo sứ mệnh. “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Mệnh lệnh này ban ra cho hàng giáo sĩ hay cho hàng tín hữu giáo dân? Chắc hẳn là cho tất cả những ai đã đón nhận hồng ân. “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy trao ban nhưng không” (Mt 10, 8). Vấn đề đặt ra là chúng ta cần cho tha nhân ăn những gì?
Có thể có người viện cớ là tôi chỉ lo mặt tinh thần nên chỉ có bổn phận lo cho người ta ăn Lời Chúa. Lại có người chủ trương là cần phải lo cho tha nhân đủ đầy lương thực đời này trước đã vì “có thực mới vực được đạo”. Đã có chút lương tri và niềm tin, hẳn không một ai cạn tình, vô tâm, hành xử kiểu “giải tán – khỏe”. Tuy nhiên vẫn có đó sự né tránh hoặc thoái thác trách nhiệm khi ta chưa chu toàn mệnh lệnh của Thầy năm xưa. “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4, 4). Và ta cũng có thể nói ngược lại rằng người ta sống không nguyên bởi các món ăn tinh thần mà còn cần đến cả cơm bánh.
Cần phải biết chuyên biệt hóa, cần có sự phân công, phân nhiệm. Kẻ lo tinh thần, người lo vật chất. Một kiểu lý luận rất khoa học, nhưng dường như vẫn thiếu tình người cách nào đó. Khi sai các tông đồ, các môn đệ đi thực tập truyền giáo, Chúa Giêsu thường truyền dạy các ngài thực hiện các công việc là rao giảng tin mừng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỷ (x.Mt 10, 1; Mc 6, 13; Lc 10, 1-11).
Hết lý do bào chữa thì ta cũng có thể nại đến sự hạn chế của khả năng. Nếu lo cho người ta ăn cả lương thực tinh thần lẫn vật chất thì làm sao lo cho xuể. Và vấn đề lại trở về với tâm trạng các tông đồ năm xưa. Vấn đề ấy không hệ tại ở khả năng nhưng là ở tấm lòng của ta. Lòng ta có băn khoăn, có thao thức trước cảnh tình đói khổ, nghèo túng, bị áp bức, bị lầm lạc hay đang đói khát chân lý không? Con tim của ta có cùng nhịp đập với các Nghị Phụ Công đồng Vatican II chăng? Đó là: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (MV số 1). Hơn nữa, lòng chúng ta có được chút niềm tin nào vào quyền năng của Đấng đầy lòng thương xót?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Phép lạ ở cuối chân trời
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
21:48 31/07/2020
Chúa Nhật 18 Thường Niên A 2020
Tin mừng Matthêu hôm nay đã cho chúng ta thấy: Chúa Giêsu khi nhìn thấy một đám đông đã chạnh lòng thương xót họ. Phát xuất từ trái tim “chạnh lòng thương đó”, Chúa Giêsu đã “chữa lành các bệnh nhân” và ra lệnh cho các Tông Đồ “phải lo cho họ ăn”.
Từ trái tim “chạnh lòng thương” tới mối “bận tâm thực hiện”, quả thật con đường của Thiên Chúa đến với loài người bao giờ cũng dẫn tới phép lạ. Từ phép lạ “Manna, chim cút, mạch nước Meriba… trong những ngày “Dân Chúa đói khát lầm than lang thang nơi hoang mạc”, hay như phép lạ mà Tin Mừng Matthêu kể lại hôm nay, phép lạ từ “năm chiếc bánh và hai con cá” đã trở thành bữa tiệc khoản đãi phủ phê mấy ngàn thực khách…, tất cả đều muốn nói với chúng ta rằng: Thiên Chúa không bao giờ lãnh đạm, thờ ơ trước thân phận đói khổ lầm than của nhân loại, như Lời Ngài phán qua miệng ngôn sứ Isaia “Đến cả đi hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây…” (Bđ 1), hay như tâm tình dạt dào thương mến đã hóa thành lời nơi môi miệng Đức Kitô: “Ta thương xót đám dân nầy…”.
Qua những ngôn từ và hành động thân thương và gần gũi đó, chúng ta một lần nữa xác tín rằng: mối bận tâm thường xuyên và hàng đầu của Thiên Chúa chính là những chuyện của đời thường nhân loại, của kiếp sống mỏng manh con người, của những ước vọng bình thường, của những nhu cầu giản đơn cần thiết. Bởi vì, chính Thiên Chúa đã trải qua kinh nghiệm một “đời thường nhân loại với tất cả những lao tâm khổ tứ, cay đắng ngọt bùi, thương đau khổ lụy. Còn đó Bêlem với máng cỏ hang lừa; còn đó Nadarét với cái đục cái cưa của nghề thợ mộc; còn đó những bước chân mệt nhoài đói khát trên những nẻo đường cát bụi Palestina; còn đó những phút giây ngủ gà ngủ gật trên chiếc thuyền nhân loại bị sóng đánh tả tơi; còn đó chén thù chén tạc khi chấp nhận đồng bàn với những người anh em thu thuế và tội lỗi…
Chúng ta có thể nói được rằng: tràn ngập cả bốn cuốn Tin Mừng là những chuyện kể về những “phép lạ ngang qua cuộc sống đời thường”: mắt thôi mù để có ánh sáng, tai thôi điếc để nghe được âm thanh, phung cùi lành sạch để trở về hội nhập cuộc sống bình thường, rượu ngon thay nước lã để tân lang và tân nương khỏi bẽ mặt, những bệnh nan y được khỏi, kẻ chết sống lại để có được niềm vui và hy vọng…; và hôm nay, với 5 chiếc bánh kiều mạch và 2 con cá nục của một ai đó, Đức Kitô đã biến thành một bữa đại tiệc ắp đầy hân hoan no phỉ cho một đoàn người khố rách áo ôm giữa nơi khô cằn sỏi đá…
Và rồi, còn đó cây thập giá với cái chết tủi nhục trên đồi Can Vê, còn đó quán trọ bên đường Emmaus hay bữa điểm tâm trên bờ hồ Tibêriát với tấm bánh nướng thơm và vài con cá nhỏ…tất cả lại không là mối bận tâm của Thiên Chúa đó sao, tất cả lại không là “dấu lạ” đó sao?
Thế giới hôm nay nào có khác gì. Ngài cứ vẫn còn quan tâm chăm sóc từng ly từng tí qua Thánh Thần, qua Giáo Hội, qua những Tông đồ, qua những con người như các y bác sĩ trong suốt những tháng ngày đại dịch Vũ Hán, qua những linh mục, tu sĩ sẵn sàng đồng hành với các bệnh nhân nhiễm Corona cho tới giây phút cuối cùng của cuộc sống... cho dù có trả giá bằng mạng sống !
Vâng, Thiên Chúa ít khi muốn “độc quyền” thi thố dấu lạ. Ngài luôn cần những bàn tay nhân loại nối tiếp đôi tay quyền năng và yêu thương của Ngài để làm nên những phép lạ mới: như Phêrô, Gioan trong những ngày đầu của Hội Thánh: “Tiền bạc thì tôi không có, nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giê-su Ki-tô người Na-da-rét, anh dứng dậy mà đi” (Cv 3, 6); hay như Mẹ Thánh Tê-rê-sa Calcutta, một nữ tu già nua, ốm yếu, nhưng đã đem lại sự sống, niềm vui và hy vọng cho hàng triệu con người khố khổ khắp năm châu…(Như câu chuyện bức tượng Chúa cụt tay…)
Đó chẳng phải là những “tấm bánh và con cá nhỏ được trao cho bàn tay Thiên Chúa để Ngài tiếp tục làm nên những phép lạ đó sao?
Và chúng ta cũng đừng quên rằng: điều cốt yếu Đức Kitô nhắm tới hôm nay, trong phép lạ “hóa bánh ra nhiều nầy”, không là “Bữa tiệc của trần gian”, không dừng lại để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và những khát vọng trần tục, mà chính là qua dấu lạ nầy, Ngài nhắm tới “Bàn Tiệc của Nước trời”, là tiên báo hạnh phúc vĩnh cửu, là thiên đàng. Dấu lạ “bánh hóa nhiều hôm nay” chính là tiên báo “Bánh Trường Sinh” Ngài sẽ thực hiện vào Bữa Tiệc Vượt Qua ngày Thứ Năm trước khi ra đi chịu khổ hình thập giá để trở thành “Tiệc Thánh Thể” dấu chỉ của Bàn Tiệc Nước trời mai hậu.
Trong viễn tượng đó, Thánh lễ hôm nay cũng lại là một “phép lạ” như thế đang chợt về ! Để từ đây, những “phép lạ của tình thương” lại nối tiếp trong thế giới, trong cuộc đời. Những “chiếc bánh và con cá” mà Thiên Chúa đang cần nơi mỗi người chúng ta hôm nay chỉ có thể có được bằng chính thái độ và con đường mà Thánh Phaolô trong BĐ 2 hôm nay đề nghị: “Không có gì tách biệt chúng ta khỏi tình yêu mến Chúa Ki-tô”. Vâng, tình yêu chia sẻ, phục vụ vị tha…chính là phép lạ, chính là “bí tích”. Hèn chi, Thánh Gioan đã đề cao việc “Rửa Chân” trong bữa chiều “Tiệc Ly” cũng là dụng ý đó !
Nói cách khác, nếu mỗi người mang nhịp đập “chạnh lòng thương” của Chúa Giêsu và sẵn sàng quảng đại trao vào tay Chúa chút phần nhỏ bé của riêng mình, thì mỗi ngày có trăm vạn phép lạ “bánh hóa nhiều” không phải chỉ để 5000 ngàn người no nê cơm bánh, mà để hàng hàng lớp lớp nhân loại tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc sống hôm nay và nắm chắc hạnh phúc trong Nước Trời mai hậu. Hãy lên đường với trái tim mang nhịp đập “chạnh lòng thương” và với đôi tay là “những mụn bánh nhỏ” sẻ chia, thế nào “phép lạ cũng hiện lên ở cuối chân trời” !
Trương Đình Hiền.
Tin mừng Matthêu hôm nay đã cho chúng ta thấy: Chúa Giêsu khi nhìn thấy một đám đông đã chạnh lòng thương xót họ. Phát xuất từ trái tim “chạnh lòng thương đó”, Chúa Giêsu đã “chữa lành các bệnh nhân” và ra lệnh cho các Tông Đồ “phải lo cho họ ăn”.
Từ trái tim “chạnh lòng thương” tới mối “bận tâm thực hiện”, quả thật con đường của Thiên Chúa đến với loài người bao giờ cũng dẫn tới phép lạ. Từ phép lạ “Manna, chim cút, mạch nước Meriba… trong những ngày “Dân Chúa đói khát lầm than lang thang nơi hoang mạc”, hay như phép lạ mà Tin Mừng Matthêu kể lại hôm nay, phép lạ từ “năm chiếc bánh và hai con cá” đã trở thành bữa tiệc khoản đãi phủ phê mấy ngàn thực khách…, tất cả đều muốn nói với chúng ta rằng: Thiên Chúa không bao giờ lãnh đạm, thờ ơ trước thân phận đói khổ lầm than của nhân loại, như Lời Ngài phán qua miệng ngôn sứ Isaia “Đến cả đi hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây…” (Bđ 1), hay như tâm tình dạt dào thương mến đã hóa thành lời nơi môi miệng Đức Kitô: “Ta thương xót đám dân nầy…”.
Qua những ngôn từ và hành động thân thương và gần gũi đó, chúng ta một lần nữa xác tín rằng: mối bận tâm thường xuyên và hàng đầu của Thiên Chúa chính là những chuyện của đời thường nhân loại, của kiếp sống mỏng manh con người, của những ước vọng bình thường, của những nhu cầu giản đơn cần thiết. Bởi vì, chính Thiên Chúa đã trải qua kinh nghiệm một “đời thường nhân loại với tất cả những lao tâm khổ tứ, cay đắng ngọt bùi, thương đau khổ lụy. Còn đó Bêlem với máng cỏ hang lừa; còn đó Nadarét với cái đục cái cưa của nghề thợ mộc; còn đó những bước chân mệt nhoài đói khát trên những nẻo đường cát bụi Palestina; còn đó những phút giây ngủ gà ngủ gật trên chiếc thuyền nhân loại bị sóng đánh tả tơi; còn đó chén thù chén tạc khi chấp nhận đồng bàn với những người anh em thu thuế và tội lỗi…
Chúng ta có thể nói được rằng: tràn ngập cả bốn cuốn Tin Mừng là những chuyện kể về những “phép lạ ngang qua cuộc sống đời thường”: mắt thôi mù để có ánh sáng, tai thôi điếc để nghe được âm thanh, phung cùi lành sạch để trở về hội nhập cuộc sống bình thường, rượu ngon thay nước lã để tân lang và tân nương khỏi bẽ mặt, những bệnh nan y được khỏi, kẻ chết sống lại để có được niềm vui và hy vọng…; và hôm nay, với 5 chiếc bánh kiều mạch và 2 con cá nục của một ai đó, Đức Kitô đã biến thành một bữa đại tiệc ắp đầy hân hoan no phỉ cho một đoàn người khố rách áo ôm giữa nơi khô cằn sỏi đá…
Và rồi, còn đó cây thập giá với cái chết tủi nhục trên đồi Can Vê, còn đó quán trọ bên đường Emmaus hay bữa điểm tâm trên bờ hồ Tibêriát với tấm bánh nướng thơm và vài con cá nhỏ…tất cả lại không là mối bận tâm của Thiên Chúa đó sao, tất cả lại không là “dấu lạ” đó sao?
Thế giới hôm nay nào có khác gì. Ngài cứ vẫn còn quan tâm chăm sóc từng ly từng tí qua Thánh Thần, qua Giáo Hội, qua những Tông đồ, qua những con người như các y bác sĩ trong suốt những tháng ngày đại dịch Vũ Hán, qua những linh mục, tu sĩ sẵn sàng đồng hành với các bệnh nhân nhiễm Corona cho tới giây phút cuối cùng của cuộc sống... cho dù có trả giá bằng mạng sống !
Vâng, Thiên Chúa ít khi muốn “độc quyền” thi thố dấu lạ. Ngài luôn cần những bàn tay nhân loại nối tiếp đôi tay quyền năng và yêu thương của Ngài để làm nên những phép lạ mới: như Phêrô, Gioan trong những ngày đầu của Hội Thánh: “Tiền bạc thì tôi không có, nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giê-su Ki-tô người Na-da-rét, anh dứng dậy mà đi” (Cv 3, 6); hay như Mẹ Thánh Tê-rê-sa Calcutta, một nữ tu già nua, ốm yếu, nhưng đã đem lại sự sống, niềm vui và hy vọng cho hàng triệu con người khố khổ khắp năm châu…(Như câu chuyện bức tượng Chúa cụt tay…)
Đó chẳng phải là những “tấm bánh và con cá nhỏ được trao cho bàn tay Thiên Chúa để Ngài tiếp tục làm nên những phép lạ đó sao?
Và chúng ta cũng đừng quên rằng: điều cốt yếu Đức Kitô nhắm tới hôm nay, trong phép lạ “hóa bánh ra nhiều nầy”, không là “Bữa tiệc của trần gian”, không dừng lại để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và những khát vọng trần tục, mà chính là qua dấu lạ nầy, Ngài nhắm tới “Bàn Tiệc của Nước trời”, là tiên báo hạnh phúc vĩnh cửu, là thiên đàng. Dấu lạ “bánh hóa nhiều hôm nay” chính là tiên báo “Bánh Trường Sinh” Ngài sẽ thực hiện vào Bữa Tiệc Vượt Qua ngày Thứ Năm trước khi ra đi chịu khổ hình thập giá để trở thành “Tiệc Thánh Thể” dấu chỉ của Bàn Tiệc Nước trời mai hậu.
Trong viễn tượng đó, Thánh lễ hôm nay cũng lại là một “phép lạ” như thế đang chợt về ! Để từ đây, những “phép lạ của tình thương” lại nối tiếp trong thế giới, trong cuộc đời. Những “chiếc bánh và con cá” mà Thiên Chúa đang cần nơi mỗi người chúng ta hôm nay chỉ có thể có được bằng chính thái độ và con đường mà Thánh Phaolô trong BĐ 2 hôm nay đề nghị: “Không có gì tách biệt chúng ta khỏi tình yêu mến Chúa Ki-tô”. Vâng, tình yêu chia sẻ, phục vụ vị tha…chính là phép lạ, chính là “bí tích”. Hèn chi, Thánh Gioan đã đề cao việc “Rửa Chân” trong bữa chiều “Tiệc Ly” cũng là dụng ý đó !
Nói cách khác, nếu mỗi người mang nhịp đập “chạnh lòng thương” của Chúa Giêsu và sẵn sàng quảng đại trao vào tay Chúa chút phần nhỏ bé của riêng mình, thì mỗi ngày có trăm vạn phép lạ “bánh hóa nhiều” không phải chỉ để 5000 ngàn người no nê cơm bánh, mà để hàng hàng lớp lớp nhân loại tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc sống hôm nay và nắm chắc hạnh phúc trong Nước Trời mai hậu. Hãy lên đường với trái tim mang nhịp đập “chạnh lòng thương” và với đôi tay là “những mụn bánh nhỏ” sẻ chia, thế nào “phép lạ cũng hiện lên ở cuối chân trời” !
Trương Đình Hiền.
Dám lội ngược
Lm Minh Anh
22:33 31/07/2020
DÁM LỘI NGƯỢC
Kính thưa Anh Chị em,
Cả hai bài đọc hôm nay nói đến hai nhân vật tương đồng: Giêrêmia, ngôn sứ thời Cựu Ước; Gioan Tẩy Giả, ngôn sứ thời Tân Ước. Số mệnh của hai ngôn sứ sẽ là điềm báo cho vận mệnh mai ngày của một ngôn sứ khác có tên là Giêsu, Ngôn Sứ của các ngôn sứ. Từ đó, Lời Chúa dẫn chúng ta đến một chủ đề đáng được suy nghĩ: những con người dám lội ngược.
Thời Giêrêmia, Dân Chúa trở lòng, chạy theo thần ngoại, sống một cuộc sống vô đạo; Chúa sai Giêrêmia đến cảnh báo, rằng, tai hoạ sẽ ập xuống nếu dân không quay về với Chúa của họ. Dân không nghe; ba lần bảy lượt, họ tìm cách giết ông. Vậy mà Giêrêmia vẫn lội ngược, vẫn lên tiếng, “Hãy cải thiện đời sống và những điều các ngươi ưa thích, hãy nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa các ngươi, thì Chúa sẽ hối tiếc tai hoạ Người đã phán chống lại các ngươi”.
Chẳng hơn gì thời Giêrêmia, xã hội thời Gioan cũng ví tựa vũng bùn khi tôn giáo bị lãng quên, phong hoá ra suy đồi, điển hình là việc Hêrôđê lấy vợ anh mình. Chính giữa đầm lầy tanh hôi đó, Gioan xuất hiện như một đoá sen lẻ loi toả ngát hương thơm. Gioan lớn tiếng nhủ dân, “Hãy thống hối và tin vào Tin Mừng”; Gioan nhỏ giọng răn vua, “Vua không được lấy vợ anh mình”. Để bảo vệ luân thường đạo lý, Gioan không hùa theo dân, Gioan chẳng chiều theo vua và hệ luỵ của việc Gioan dám lội ngược là một cái chết oan khốc của một nhân cách phi thường vào ngày sinh nhật của một vị vua tầm thường.
Câu chuyện Tin Mừng nhắc lại bữa tiệc kỷ niệm ngày cất tiếng khóc chào đời của một con người được đánh dấu bằng ngày không kịp thét lên tiếng rú lìa đời của một con người khác; bánh sinh nhật của vị vua càn rỡ dọn chung với thủ cấp lênh láng máu của vị tiền hô hiển hách; rượu nồng hoà với máu tươi, bánh thơm trộn với thịt người. Tất cả chỉ để thoả dạ người tình nham hiểm của một vị vua ngông cuồng. Gioan bị loại trừ bằng một cái chết tức tưởi, vô duyên, khởi từ một điệu múa dáng duyên của một cô bé có duyên, con của một bà mẹ sắc duyên.
Vậy mà với Gioan, sứ mệnh toả hương đã hoàn tất, vai trò tiền hô đã trọn vẹn. Như một chứng nhân của cõi vĩnh hằng, Gioan nằm xuống như một cánh sen bị chặt phăng mà hương thơm vẫn man mác. Từ đó, tựa đoá sen dại cô đơn, Gioan chuẩn bị cho một cánh sen đích thực được Thiên Chúa đem trồng vốn sẽ cứu nhân loại nơi cõi bùn nhơ dương thế. Chúa Giêsu là đoá sen thường hằng toả ngát hương thơm, không chỉ man mác một thời nhưng sẽ toả hương mọi thời, miên viễn muôn đời cho mọi con người từ thuở hồng hoang đến ngày cùng tận. Đoản mệnh của vị tiền hô báo trước thiên mệnh đời đời của vị Thiên Sai. Gioan nằm xuống, nhưng Chúa Kitô sẽ đứng lên và sống mãi trong quyền năng của Đấng Phục Sinh cùng với Thánh Thần để tiếp tục toả ngát hương thơm cứu độ trong cõi bùn lầy nhuốc nha này. Và kìa, một cánh đồng sen nở rộ, đồng sen Hội Thánh, đồng sen của những tâm hồn bé mọn con cái Thiên Chúa đang điểm sắc, ngát hương khắp nơi trên cùng thế giới.
Anh Chị em,
Noi gương thánh Gioan và Chúa Giêsu, chúng ta phải sống làm sao giữa một dòng lưu vốn quá thế tục này? Trong mọi đấng bậc, để có thể nói, trước hết, chúng ta phải dám lội ngược, tức là dám sống; chúng ta chưa dám nói, vì chúng ta chưa dám lội ngược, chưa dám sống.
Nào hãy cùng đọc lại một đoạn trích tuyệt vời từ thư gửi Diognetus thời các giáo phụ, “Các Kitô hữu không khác người ta về xứ sở, ngôn ngữ và tập quán trong đời sống. Họ sống ở quê hương mình mà như những khách kiều cư. Họ có chung mọi thứ như công dân, nhưng phải gánh chịu đủ thứ như lữ khách. Miền đất lạ nào cũng là quê hương, nhưng quê hương nào cũng là đất khách đối với họ. Họ lập gia đình, sinh con đẻ cái nhưng không phá thai. Họ ăn chung với nhau, nhưng không chồng chung vợ chạ. Họ sống ở trần gian nhưng là công dân của Nước Trời. Họ yêu thương mọi người, nhưng mọi người ngược đãi họ. Họ bị giết mà vẫn được sống. Họ là những hành khất, nhưng lại làm cho nhiều người giàu có. Họ thiếu thốn mọi thứ, nhưng lại dư dật mọi sự. Họ bị sỉ nhục, nhưng giữa sỉ nhục, họ được vinh quang. Danh thơm của họ bị chà đạp, nhưng bằng chứng về đời sống công chính của họ được phô bày. Bị nguyền rủa, họ chúc lành; bị đối xử nhục nhã, họ tỏ lòng kính trọng. Hồn ở trong xác thế nào, Kitô hữu sống giữa thế gian cũng như vậy. Linh hồn yêu thân xác, nhưng thân xác và các chi thể lại ghét linh hồn; Kitô hữu yêu kẻ ghét mình. Xác thịt thù ghét và gây chiến với linh hồn, dù linh hồn không làm gì hại xác thịt, mà chỉ ngăn cho nó không đắm mê lạc thú; thế gian ghét các Kitô hữu như vậy, dù họ không gây thiệt hại gì cho nó, mà chỉ chống lại các lạc thú. Thiên Chúa đã đặt họ vào tình trạng như thế và họ không trốn tránh”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, lội ngược luôn luôn mệt, nhưng cậy vào ơn Chúa, con sẽ cố gắng mỗi ngày; nhờ đó, con cũng có thể điểm sắc khoe hương”, Amen.
( Tgp. Huế)
Kính thưa Anh Chị em,
Cả hai bài đọc hôm nay nói đến hai nhân vật tương đồng: Giêrêmia, ngôn sứ thời Cựu Ước; Gioan Tẩy Giả, ngôn sứ thời Tân Ước. Số mệnh của hai ngôn sứ sẽ là điềm báo cho vận mệnh mai ngày của một ngôn sứ khác có tên là Giêsu, Ngôn Sứ của các ngôn sứ. Từ đó, Lời Chúa dẫn chúng ta đến một chủ đề đáng được suy nghĩ: những con người dám lội ngược.
Thời Giêrêmia, Dân Chúa trở lòng, chạy theo thần ngoại, sống một cuộc sống vô đạo; Chúa sai Giêrêmia đến cảnh báo, rằng, tai hoạ sẽ ập xuống nếu dân không quay về với Chúa của họ. Dân không nghe; ba lần bảy lượt, họ tìm cách giết ông. Vậy mà Giêrêmia vẫn lội ngược, vẫn lên tiếng, “Hãy cải thiện đời sống và những điều các ngươi ưa thích, hãy nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa các ngươi, thì Chúa sẽ hối tiếc tai hoạ Người đã phán chống lại các ngươi”.
Câu chuyện Tin Mừng nhắc lại bữa tiệc kỷ niệm ngày cất tiếng khóc chào đời của một con người được đánh dấu bằng ngày không kịp thét lên tiếng rú lìa đời của một con người khác; bánh sinh nhật của vị vua càn rỡ dọn chung với thủ cấp lênh láng máu của vị tiền hô hiển hách; rượu nồng hoà với máu tươi, bánh thơm trộn với thịt người. Tất cả chỉ để thoả dạ người tình nham hiểm của một vị vua ngông cuồng. Gioan bị loại trừ bằng một cái chết tức tưởi, vô duyên, khởi từ một điệu múa dáng duyên của một cô bé có duyên, con của một bà mẹ sắc duyên.
Vậy mà với Gioan, sứ mệnh toả hương đã hoàn tất, vai trò tiền hô đã trọn vẹn. Như một chứng nhân của cõi vĩnh hằng, Gioan nằm xuống như một cánh sen bị chặt phăng mà hương thơm vẫn man mác. Từ đó, tựa đoá sen dại cô đơn, Gioan chuẩn bị cho một cánh sen đích thực được Thiên Chúa đem trồng vốn sẽ cứu nhân loại nơi cõi bùn nhơ dương thế. Chúa Giêsu là đoá sen thường hằng toả ngát hương thơm, không chỉ man mác một thời nhưng sẽ toả hương mọi thời, miên viễn muôn đời cho mọi con người từ thuở hồng hoang đến ngày cùng tận. Đoản mệnh của vị tiền hô báo trước thiên mệnh đời đời của vị Thiên Sai. Gioan nằm xuống, nhưng Chúa Kitô sẽ đứng lên và sống mãi trong quyền năng của Đấng Phục Sinh cùng với Thánh Thần để tiếp tục toả ngát hương thơm cứu độ trong cõi bùn lầy nhuốc nha này. Và kìa, một cánh đồng sen nở rộ, đồng sen Hội Thánh, đồng sen của những tâm hồn bé mọn con cái Thiên Chúa đang điểm sắc, ngát hương khắp nơi trên cùng thế giới.
Anh Chị em,
Noi gương thánh Gioan và Chúa Giêsu, chúng ta phải sống làm sao giữa một dòng lưu vốn quá thế tục này? Trong mọi đấng bậc, để có thể nói, trước hết, chúng ta phải dám lội ngược, tức là dám sống; chúng ta chưa dám nói, vì chúng ta chưa dám lội ngược, chưa dám sống.
Nào hãy cùng đọc lại một đoạn trích tuyệt vời từ thư gửi Diognetus thời các giáo phụ, “Các Kitô hữu không khác người ta về xứ sở, ngôn ngữ và tập quán trong đời sống. Họ sống ở quê hương mình mà như những khách kiều cư. Họ có chung mọi thứ như công dân, nhưng phải gánh chịu đủ thứ như lữ khách. Miền đất lạ nào cũng là quê hương, nhưng quê hương nào cũng là đất khách đối với họ. Họ lập gia đình, sinh con đẻ cái nhưng không phá thai. Họ ăn chung với nhau, nhưng không chồng chung vợ chạ. Họ sống ở trần gian nhưng là công dân của Nước Trời. Họ yêu thương mọi người, nhưng mọi người ngược đãi họ. Họ bị giết mà vẫn được sống. Họ là những hành khất, nhưng lại làm cho nhiều người giàu có. Họ thiếu thốn mọi thứ, nhưng lại dư dật mọi sự. Họ bị sỉ nhục, nhưng giữa sỉ nhục, họ được vinh quang. Danh thơm của họ bị chà đạp, nhưng bằng chứng về đời sống công chính của họ được phô bày. Bị nguyền rủa, họ chúc lành; bị đối xử nhục nhã, họ tỏ lòng kính trọng. Hồn ở trong xác thế nào, Kitô hữu sống giữa thế gian cũng như vậy. Linh hồn yêu thân xác, nhưng thân xác và các chi thể lại ghét linh hồn; Kitô hữu yêu kẻ ghét mình. Xác thịt thù ghét và gây chiến với linh hồn, dù linh hồn không làm gì hại xác thịt, mà chỉ ngăn cho nó không đắm mê lạc thú; thế gian ghét các Kitô hữu như vậy, dù họ không gây thiệt hại gì cho nó, mà chỉ chống lại các lạc thú. Thiên Chúa đã đặt họ vào tình trạng như thế và họ không trốn tránh”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, lội ngược luôn luôn mệt, nhưng cậy vào ơn Chúa, con sẽ cố gắng mỗi ngày; nhờ đó, con cũng có thể điểm sắc khoe hương”, Amen.
( Tgp. Huế)
Thánh Lễ Chúa Nhật 18 Quanh Năm 2/8/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
22:34 31/07/2020
Bài Ðọc I: Is 55, 1-3
"Hãy đến mua lúa mà ăn".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây Chúa phán: "Hỡi tất cả những ai khát nước, hãy đến uống nước; hỡi kẻ không tiền bạc, hãy đến mua lúa mà ăn; hãy đến mà mua rượu và sữa, không cần trả tiền, không cần đổi chác gì. Tại sao các ngươi không dùng tiền mà mua bánh, sao không dùng tiền lương mà mua đồ nuôi thân? Vậy hãy lắng tai nghe, hãy đến ăn đồ bổ, và các ngươi sẽ được thưởng thức món ăn mỹ vị. Hãy lắng tai và đến cùng Ta, hãy nghe, thì các ngươi sẽ được sống; Ta sẽ ký kết với các ngươi một giao ước vĩnh cửu, đó là những hồng ân đã hứa cho Ðavít".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 144, 8-9. 15-16. 17-18
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho chúng con được no nê (x. c. 16).
Xướng: Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.
Xướng: Muôn loài để mắt cậy trông vào Chúa, và Ngài ban lương thực cho chúng đúng theo giờ. Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho mọi sinh vật được no nê.
Xướng: Chúa công minh trong mọi đường lối, và thánh thiện trong việc Chúa làm. Chúa gần gũi kẻ kêu cầu Ngài, mọi kẻ kêu cầu Ngài cách thành tâm.
Bài Ðọc II: Rm 8, 35. 37-39
"Không một tạo vật nào có thể tách biệt chúng ta khỏi lòng yêu mến của Thiên Chúa trong Ðức Kitô, Chúa chúng ta".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, ai sẽ tách biệt chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Ðức Kitô được? Hay là gian truân, buồn sầu, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, bắt bớ, gươm giáo sao?
Nhưng chúng ta vượt thắng được trong tất cả những sự ấy, vì Ðấng đã yêu thương chúng ta. Tôi chắc chắn rằng dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay các bậc quyền quý, tài sức, dù những sự hiện tại hay tương lai, hoặc sức mạnh, dù cao hay sâu, dù tạo vật nào khác, cũng không có thể tách biệt chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Thiên Chúa, trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: x. Ep 1, 17-18
Alleluia, alleluia! - Cha của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã soi lòng trí để chúng ta biết thế nào là sự cậy trông Chúa kêu gọi chúng ta. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 14, 13-21
"Mọi người đều ăn no".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết, thì Người rời bỏ nơi đó, xuống thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ. Dân chúng nghe biết, thì từ các thành phố đi bộ theo Người. Ra khỏi thuyền, Người thấy dân chúng đông đảo, thì thương xót họ, và chữa những người bệnh tật trong họ.
Chiều tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng: "Ðây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn". Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá". Người bảo các ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy".
Khi Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các ông này phân phát cho dân chúng. Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số người ăn là năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ.
Ðó là lời Chúa.
"Hãy đến mua lúa mà ăn".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây Chúa phán: "Hỡi tất cả những ai khát nước, hãy đến uống nước; hỡi kẻ không tiền bạc, hãy đến mua lúa mà ăn; hãy đến mà mua rượu và sữa, không cần trả tiền, không cần đổi chác gì. Tại sao các ngươi không dùng tiền mà mua bánh, sao không dùng tiền lương mà mua đồ nuôi thân? Vậy hãy lắng tai nghe, hãy đến ăn đồ bổ, và các ngươi sẽ được thưởng thức món ăn mỹ vị. Hãy lắng tai và đến cùng Ta, hãy nghe, thì các ngươi sẽ được sống; Ta sẽ ký kết với các ngươi một giao ước vĩnh cửu, đó là những hồng ân đã hứa cho Ðavít".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 144, 8-9. 15-16. 17-18
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho chúng con được no nê (x. c. 16).
Xướng: Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.
Xướng: Muôn loài để mắt cậy trông vào Chúa, và Ngài ban lương thực cho chúng đúng theo giờ. Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho mọi sinh vật được no nê.
Xướng: Chúa công minh trong mọi đường lối, và thánh thiện trong việc Chúa làm. Chúa gần gũi kẻ kêu cầu Ngài, mọi kẻ kêu cầu Ngài cách thành tâm.
Bài Ðọc II: Rm 8, 35. 37-39
"Không một tạo vật nào có thể tách biệt chúng ta khỏi lòng yêu mến của Thiên Chúa trong Ðức Kitô, Chúa chúng ta".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, ai sẽ tách biệt chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Ðức Kitô được? Hay là gian truân, buồn sầu, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, bắt bớ, gươm giáo sao?
Nhưng chúng ta vượt thắng được trong tất cả những sự ấy, vì Ðấng đã yêu thương chúng ta. Tôi chắc chắn rằng dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay các bậc quyền quý, tài sức, dù những sự hiện tại hay tương lai, hoặc sức mạnh, dù cao hay sâu, dù tạo vật nào khác, cũng không có thể tách biệt chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Thiên Chúa, trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: x. Ep 1, 17-18
Alleluia, alleluia! - Cha của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã soi lòng trí để chúng ta biết thế nào là sự cậy trông Chúa kêu gọi chúng ta. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 14, 13-21
"Mọi người đều ăn no".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết, thì Người rời bỏ nơi đó, xuống thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ. Dân chúng nghe biết, thì từ các thành phố đi bộ theo Người. Ra khỏi thuyền, Người thấy dân chúng đông đảo, thì thương xót họ, và chữa những người bệnh tật trong họ.
Chiều tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng: "Ðây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn". Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá". Người bảo các ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy".
Khi Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các ông này phân phát cho dân chúng. Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số người ăn là năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ.
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại sao Cha Frank Pavone từ chức cố vấn trong Ban tham mưu chiến dịch của Tổng thống Trump?
Đặng Tự Do
16:01 31/07/2020
Tin tức cho biết Cha Frank Pavone, Giám đốc quốc gia của phong trào Linh Mục Vì Sự Sống Hoa Kỳ đã từ chức cố vấn trong chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump gây quan ngại cho những người ủng hộ Tổng thống Trump.
Liệu có sự rạn nứt nào giữa Cha Frank Pavone và Tổng thống Donald Trump hay không?
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã đặt ra câu hỏi này với ngài. Cha Frank Pavone trả lời như sau:
“Tôi đã được bề trên có thẩm quyền trong Giáo Hội yêu cầu không nên đảm nhận một vị trí hay một chức danh chính thức trong Ban tham mưu tái tranh cử của Tổng thống Trump. Trong tư cách là một linh mục có hạnh kiểm tốt, tôi đã vâng lời bề trên” Cha Pavone nói với CNA hôm 24 tháng 7, để làm sáng tỏ những lời đồn thổi trên báo chí.
Cha Pavone cho biết ngài nồng nhiệt ủng hộ Tổng thống Trump và nhận định rằng đó là lựa chọn tốt nhất đối với Giáo Hội, và quảng đại quần chúng trong tình trạng hiện nay của Hoa Kỳ.
Vào tháng Giêng, Cha Pavone được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch của phong trào Pro-Life Voices trong liên minh của Tổng thống Trump, và vào tháng 4, ngài đã được công bố là thành viên Công Giáo trong ban cố vấn tranh cử của Tổng thống Trump.
Từ tháng Tư, ngài đã hoạt động trong một loạt các sự kiện trực tuyến nhằm vận động người Công Giáo bầu cho Tổng thống Trump. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Cha Pavone cũng đã được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch của phong trào Pro-Life Voices.
Vai trò của Cha Pavone trong một chiến dịch chính trị là không bình thường đối với một linh mục. Theo giáo luật, các thành viên thuộc hàng giáo sĩ muốn “có một vai trò tích cực trong các sinh hoạt chính trị đảng phái” cần phải có một phép đặc biệt của đấng bản quyền.
Vào tháng Tư, Cha Pavone nói với CNA rằng ngài không tin mình cần sự cho phép tham gia chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump vì ngài coi việc tái đắc cử của Trump là vấn đề cấp bách. “Tôi sẽ không phải xin phép bất cứ ai để hét lên rằng ngôi nhà đang cháy, ” ngài nói vào thời điểm đó.
Nhưng hôm thứ Sáu, Cha Pavone nói rằng ngài đã được yêu cầu phải từ chức cố vấn tranh cử cho tổng thống Trump khi xin phép được phục vụ trong ban cố vấn.
Để thay thế cho Cha Pavone, Tổng thống Trump đã mời một tác giả và là nhà bình luận YouTube Taylor Marshall tham gia trong Hội đồng cố vấn.
Vai trò của Cha Pavone trong chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump năm 2016 đã gây ra những tranh cãi đáng kể trong Giáo hội. Trước cuộc bầu cử, vị linh mục đã quay một video tại trụ sở phong trào Linh Mục Vì Sự Sống Hoa Kỳ, kêu gọi ủng hộ tổng thống Trump. Đoạn video được quay với cơ thể của một em bé bị phá thai được đặt trước mặt Cha Pavone trên một bàn thờ.
Cha Pavone nói rằng trong khi ngài không còn giữ một vị trí trong ban cố vấn tranh cử của tổng thống Trump “sẽ không có gì đã thay đổi trong cách thức tôi vận động cho tổng thống. Tôi cho rằng đảng Dân chủ thực sự đang đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với ‘quyền lợi của Giáo hội’ và ‘thiện ích chung’. Đó là một luận điểm tôi sẽ trình bày liên tục từ nay cho đến ngày 3 tháng Mười Một.”
Cha Pavone không phải là linh mục duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ gần đây đã gây ra các tranh cãi vì tham gia tích cực vào một cuộc bầu cử.
Năm 2008, một linh mục tại tổng giáo phận Chicago là Cha Michael Pfleger đã thu hút sự chú ý khi xuất hiện như một phần trong liên minh “Những người có đức tin ủng hộ Obama” trong cuộc chiến lúc bấy giờ là giữa Thượng nghị sĩ Barack Obama chống lại Hillary Clinton trong việc tranh nhau làm ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Đức Hồng Y Francis George đã cảnh cáo Cha Pfleger vào thời điểm đó. “Các linh mục phải nói về các vấn đề chính trị. Đó không phải là một nghĩa vụ mà còn là một trách nhiệm đạo đức. Tuy nhiên, các linh mục không thể công khai vận động cho một ứng cử viên, cũng không được tham gia vào các hoạt động chính trị đảng phái”, Đức Hồng Y nói.
Source:Catholic News AgencyPriests for Life Fr. Frank Pavone resigns from Trump campaign roles
Liệu có sự rạn nứt nào giữa Cha Frank Pavone và Tổng thống Donald Trump hay không?
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã đặt ra câu hỏi này với ngài. Cha Frank Pavone trả lời như sau:
“Tôi đã được bề trên có thẩm quyền trong Giáo Hội yêu cầu không nên đảm nhận một vị trí hay một chức danh chính thức trong Ban tham mưu tái tranh cử của Tổng thống Trump. Trong tư cách là một linh mục có hạnh kiểm tốt, tôi đã vâng lời bề trên” Cha Pavone nói với CNA hôm 24 tháng 7, để làm sáng tỏ những lời đồn thổi trên báo chí.
Cha Pavone cho biết ngài nồng nhiệt ủng hộ Tổng thống Trump và nhận định rằng đó là lựa chọn tốt nhất đối với Giáo Hội, và quảng đại quần chúng trong tình trạng hiện nay của Hoa Kỳ.
Vào tháng Giêng, Cha Pavone được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch của phong trào Pro-Life Voices trong liên minh của Tổng thống Trump, và vào tháng 4, ngài đã được công bố là thành viên Công Giáo trong ban cố vấn tranh cử của Tổng thống Trump.
Từ tháng Tư, ngài đã hoạt động trong một loạt các sự kiện trực tuyến nhằm vận động người Công Giáo bầu cho Tổng thống Trump. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Cha Pavone cũng đã được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch của phong trào Pro-Life Voices.
Vai trò của Cha Pavone trong một chiến dịch chính trị là không bình thường đối với một linh mục. Theo giáo luật, các thành viên thuộc hàng giáo sĩ muốn “có một vai trò tích cực trong các sinh hoạt chính trị đảng phái” cần phải có một phép đặc biệt của đấng bản quyền.
Vào tháng Tư, Cha Pavone nói với CNA rằng ngài không tin mình cần sự cho phép tham gia chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump vì ngài coi việc tái đắc cử của Trump là vấn đề cấp bách. “Tôi sẽ không phải xin phép bất cứ ai để hét lên rằng ngôi nhà đang cháy, ” ngài nói vào thời điểm đó.
Nhưng hôm thứ Sáu, Cha Pavone nói rằng ngài đã được yêu cầu phải từ chức cố vấn tranh cử cho tổng thống Trump khi xin phép được phục vụ trong ban cố vấn.
Để thay thế cho Cha Pavone, Tổng thống Trump đã mời một tác giả và là nhà bình luận YouTube Taylor Marshall tham gia trong Hội đồng cố vấn.
Vai trò của Cha Pavone trong chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump năm 2016 đã gây ra những tranh cãi đáng kể trong Giáo hội. Trước cuộc bầu cử, vị linh mục đã quay một video tại trụ sở phong trào Linh Mục Vì Sự Sống Hoa Kỳ, kêu gọi ủng hộ tổng thống Trump. Đoạn video được quay với cơ thể của một em bé bị phá thai được đặt trước mặt Cha Pavone trên một bàn thờ.
Cha Pavone nói rằng trong khi ngài không còn giữ một vị trí trong ban cố vấn tranh cử của tổng thống Trump “sẽ không có gì đã thay đổi trong cách thức tôi vận động cho tổng thống. Tôi cho rằng đảng Dân chủ thực sự đang đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với ‘quyền lợi của Giáo hội’ và ‘thiện ích chung’. Đó là một luận điểm tôi sẽ trình bày liên tục từ nay cho đến ngày 3 tháng Mười Một.”
Cha Pavone không phải là linh mục duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ gần đây đã gây ra các tranh cãi vì tham gia tích cực vào một cuộc bầu cử.
Năm 2008, một linh mục tại tổng giáo phận Chicago là Cha Michael Pfleger đã thu hút sự chú ý khi xuất hiện như một phần trong liên minh “Những người có đức tin ủng hộ Obama” trong cuộc chiến lúc bấy giờ là giữa Thượng nghị sĩ Barack Obama chống lại Hillary Clinton trong việc tranh nhau làm ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Đức Hồng Y Francis George đã cảnh cáo Cha Pfleger vào thời điểm đó. “Các linh mục phải nói về các vấn đề chính trị. Đó không phải là một nghĩa vụ mà còn là một trách nhiệm đạo đức. Tuy nhiên, các linh mục không thể công khai vận động cho một ứng cử viên, cũng không được tham gia vào các hoạt động chính trị đảng phái”, Đức Hồng Y nói.
Source:Catholic News Agency
Đệ nhất phu nhân nước Brazil bị nhiễm Covid-19
Thanh Quảng sdb
19:18 31/07/2020
Đệ nhất phu nhân nước Brazil bị nhiễm Covid-19
Đệ nhất phu nhân Brazil là Mchelle Bolsonaro đang được các chuyên viên y tế theo dõi chặt chẽ, sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19, dù cho đến nay, bà vẫn chưa có triệu chứng đầy đủ về căn bệnh quái ác này.
(Tin Vatican - James Blears)
Đệ nhất phu nhân Michelle Bolsonaro thử nghiệm Covid 19 và cho thấy phu nhân bị nhiễm vi khuẩn, sau khi bà phát biểu trong một cuộc biểu tình ở Thủ đô, mặc dù bà có đeo khẩu trang bảo hộ!
Đệ nhất phu nhân Michelle 38 tuổi, được báo cáo có sức khỏe tốt và tuân thủ theo các lời khuyên của các chuyên viên y tế.
Chồng bà là Tổng thống Jair Bolsonaro, 65 tuổi đã được phục hồi sau khi nhiễm Covid-19! Ông thử nghiệm và được cho hay bị dương tính vào ngày 6 tháng 7 và đã cách ly hơn hai tuần trong Dinh Tổng thống. Ông bị triệu chứng ho và sốt!...
Ông Marcos Pontes, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ 57 tuổi, cũng bị dương tính, ông là thành viên thứ năm trong nội các chính phủ bị Covid-19 viếng thăm! Nước Brazil vừa mới mở lại biên giới cho khách du lịch quốc tế, sau nhiều tháng đóng các cửa khẩu kể từ tháng Ba năm nay. Tuy thế, quốc gia Brazil là nước có tỷ lệ lây nhiễm cao thứ hai trên thế giới, với 2, 5 triệu người mắc bệnh và hơn 90.000 trường hợp tử vong.
Mới gần đây, Tổng thống Bolsonaro đã tham dự lễ khánh thành thủy điện ở bang Bahia, lần đầu tiên ông không đeo khẩu trang và bắt tay với một số yếu nhân. Trước cơn đại dịch Covid-19 hoàng hành cướp đi nhiều sinh mạng ở Brazil, Tổng thống cho hay ông có bị “cảm cúm một chút”…
Đệ nhất phu nhân Brazil là Mchelle Bolsonaro đang được các chuyên viên y tế theo dõi chặt chẽ, sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19, dù cho đến nay, bà vẫn chưa có triệu chứng đầy đủ về căn bệnh quái ác này.
(Tin Vatican - James Blears)
Đệ nhất phu nhân Michelle Bolsonaro thử nghiệm Covid 19 và cho thấy phu nhân bị nhiễm vi khuẩn, sau khi bà phát biểu trong một cuộc biểu tình ở Thủ đô, mặc dù bà có đeo khẩu trang bảo hộ!
Đệ nhất phu nhân Michelle 38 tuổi, được báo cáo có sức khỏe tốt và tuân thủ theo các lời khuyên của các chuyên viên y tế.
Chồng bà là Tổng thống Jair Bolsonaro, 65 tuổi đã được phục hồi sau khi nhiễm Covid-19! Ông thử nghiệm và được cho hay bị dương tính vào ngày 6 tháng 7 và đã cách ly hơn hai tuần trong Dinh Tổng thống. Ông bị triệu chứng ho và sốt!...
Ông Marcos Pontes, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ 57 tuổi, cũng bị dương tính, ông là thành viên thứ năm trong nội các chính phủ bị Covid-19 viếng thăm! Nước Brazil vừa mới mở lại biên giới cho khách du lịch quốc tế, sau nhiều tháng đóng các cửa khẩu kể từ tháng Ba năm nay. Tuy thế, quốc gia Brazil là nước có tỷ lệ lây nhiễm cao thứ hai trên thế giới, với 2, 5 triệu người mắc bệnh và hơn 90.000 trường hợp tử vong.
Mới gần đây, Tổng thống Bolsonaro đã tham dự lễ khánh thành thủy điện ở bang Bahia, lần đầu tiên ông không đeo khẩu trang và bắt tay với một số yếu nhân. Trước cơn đại dịch Covid-19 hoàng hành cướp đi nhiều sinh mạng ở Brazil, Tổng thống cho hay ông có bị “cảm cúm một chút”…
Nhà thờ chính tòa, nhiều tượng ảnh bị đốt phá, Thánh Thể bị chà đạp ở Managua.
Thanh Quảng sdb
20:49 31/07/2020
Nhà thờ chính tòa, nhiều tượng ảnh bị đốt phá, Thánh Thể bị chà đạp ở Managua.
Theo Thông tấn xã CAN phát đi ngày 31 tháng 7 năm 2020 cho hay: Một gã đàn ông không rõ danh tính đã ném một trái bom xăng vào Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, làm hư hại nghiêm trọng nhà thờ Chính tòa và cháy xém bức họa Chúa Kitô đã có cả ba thế kỷ.
Đức Hồng Y Leopoldo Brenes của Managua cho hay: Đây là một hành động có kế hoạch! Một hành động khủng bố, một hành động đe dọa Giáo hội trong sứ mệnh truyền giáo của mình.
Người đàn ông đó được bá cáo là y trùm đầu và cầm thứ gì đó trong tay mà các nhân chứng không thể xác định được. Hắn tiến vào Nhà nguyện kính Máu thánh Chúa Kitô và lẩm bẩm “Tôi đến với máu của Chúa Kitô”, ký giả của tờ báo Praragan La Prensa đưa tin như thế và các nhân chứng thấy người đó ném một đồ vật gì đó từ tay hắn!...
Đức Hồng Y cho hay các nhân chứng đã thấy hắn đi lòng vòng quanh nhà thờ khoảng 20 phút! Hắn ta hẳn đã lên kế hoạch sẽ tẩu thoát ra từ một cổng gần đó sau khi đã thi hành kế hoạch!
Nói cách khác, hắn đã tính toán mọi sự: làm thế nào để đột nhập và sau đó tẩu thoát ở đâu! Điều này đã được lên kế hoạch cặn kẽ…
Một nhân viên của nhà thờ chính tòa và một giáo dân đang ở cầu nguyện trong nhà nguyện cho hay họ phát giác ra đám cháy và đã báo động... Trong khi chính quyền chưa xác định được danh tính người đàn ông này, thì theo Alba Ramirez, một nhân chứng cho biết nhiều người trong khu vực này biết hắn. Theo đài phát thanh địa phương thì có nhiều người ăn mặc thường dân đang đứng ở gần nhà thờ chính tòa với khuôn mặt hầm hầm sát khí!...
Nhà thờ Chính tòa này có lưu giữ một bước họa về Chúa Kitô đổ máu, khuôn mặt Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh đã được vẽ vào 382 năm trước...
Đức Hồng Y Brenes cho biết lửa đã làm cháy xém đi một nửa khuôn mặt của Chúa và toàn bộ bức họa.
Tổng giáo phận Managua lên án hành động này là một hành động phạm thánh và xúc phạm tới tôn giáo.
Đức Hồng Y Leopoldo Brenes đã đến thăm và thẩm định những thiệt hại... Ngài kêu gọi giáo dân hãy bình tĩnh và cầu nguyện cho kẻ phá hoại.
Cuộc tấn công xảy ra sau những năm căng thẳng giữa người Công Giáo và những người ủng hộ Tổng thống Daniel Ortega, ông đã lãnh đạo đất nước trong hơn một thập kỷ, sau cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài Somoza năm 1979. Tổng thống Ortega đã trở thành tổng thống của Nicaragua kể từ năm 2007 và đưa ra luật bãi bỏ vô thời hạn nhiệm kỳ của tổng thống vào năm 2014.
Chính quyền Ortega, đã từng tố cáo nhiều giám mục và linh mục đứng về phía phe đối lập nhằm chống chính phủ.
Những người ủng hộ cho Tổng thống Ortega đã khởi xướng phong trào chống Giáo hội và phá hoại các nhà thờ, bao gồm cả nhà thờ chính tòa ở Managua. Vợ của ông Ortega, là Đệ nhất phu nhân Rosario Murillo, kiêm phó chủ tịch nước.
Phản ứng của bà trước vụ hỏa hoạn này là bà không lên án vụ tấn công nhà thờ này như là việc khủng bố, mà bà cho nguyên nhân của vụ hỏa hoạn này là do dân chúng thắp nến cầu nguyện, để quá gần ở các màn che và bà chờ ý kiến của các chuyên gia cảnh sát điều tra về nguyên nhân vụ cháy.
Hôm thứ Tư (29/7/2020), theo báo cáo của tờ báo La Prensa cho hay thì người ta không rõ nguyên nhân gì mà có kẻ đã phóng uế ra trong nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Nindirí, Masaya, một đô thị cách thủ đô Managua khoảng 13 dặm. Chúng đã ăn cắp bình đựng Mình thánh (ciborium), phá nhà tạm và giẫm đạp lên Mình Thánh Chúa. Chúng cũng đập vỡ nhiều ảnh tượng, phá các băng ghế, và làm hư hoại nhiều đồ trang trí nội thất, cũng như cửa ra vào của nhà thờ!
Vào ngày 25 tháng 7 một cuộc tấn công khác vào nhà thờ giáo xứ Chúa Cứu Thế ở Veracruz, một vùng ngoại ô Masaya. Nhà thờ đã bị phá, nhiều phạm vi khác, đặc biệt là hệ thống âm thanh bị đập phá và két tiền đã bị đánh cắp.
Vào tháng 11 năm 2019, một số phụ nữ đang cầu nguyện tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, xin Chúa soi dẫn cho chính phủ thả người thân của họ, đã bị chính quyền ghép vào tội chính trị, thì bị quân đội và những kẻ thân chính phủ đột nhập bắt giải tán và đánh đập cha xứ và một vài người...
Nhiều cuộc biểu tình bắt đầu cho một cuộc khủng hoảng chính quyền bắt đầu từ tháng 4 năm 2018, sau khi Tổng thống Ortega tuyên bố cải cách an sinh xã hội và trợ cấp hưu bổng... Những thay đổi này đã cướp đi nhiều tiền hưu trí của dân chúng, dấy lên nhiều cuộc biểu tình… mà lực lượng an ninh chính phủ đã giết chết ít nhất 320 người biểu tình, và hàng trăm ngàn người bị bớ.
Nguồn: https://www.catholicnewsagency.com/news/firebomb-attack-damages-chapel-centuries-old-image-of-christ-at-managuas-cathedral-59193
(Tin tức Công Giáo, Nicaragua)
Theo Thông tấn xã CAN phát đi ngày 31 tháng 7 năm 2020 cho hay: Một gã đàn ông không rõ danh tính đã ném một trái bom xăng vào Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, làm hư hại nghiêm trọng nhà thờ Chính tòa và cháy xém bức họa Chúa Kitô đã có cả ba thế kỷ.
Đức Hồng Y Leopoldo Brenes của Managua cho hay: Đây là một hành động có kế hoạch! Một hành động khủng bố, một hành động đe dọa Giáo hội trong sứ mệnh truyền giáo của mình.
Người đàn ông đó được bá cáo là y trùm đầu và cầm thứ gì đó trong tay mà các nhân chứng không thể xác định được. Hắn tiến vào Nhà nguyện kính Máu thánh Chúa Kitô và lẩm bẩm “Tôi đến với máu của Chúa Kitô”, ký giả của tờ báo Praragan La Prensa đưa tin như thế và các nhân chứng thấy người đó ném một đồ vật gì đó từ tay hắn!...
Đức Hồng Y cho hay các nhân chứng đã thấy hắn đi lòng vòng quanh nhà thờ khoảng 20 phút! Hắn ta hẳn đã lên kế hoạch sẽ tẩu thoát ra từ một cổng gần đó sau khi đã thi hành kế hoạch!
Nói cách khác, hắn đã tính toán mọi sự: làm thế nào để đột nhập và sau đó tẩu thoát ở đâu! Điều này đã được lên kế hoạch cặn kẽ…
Một nhân viên của nhà thờ chính tòa và một giáo dân đang ở cầu nguyện trong nhà nguyện cho hay họ phát giác ra đám cháy và đã báo động... Trong khi chính quyền chưa xác định được danh tính người đàn ông này, thì theo Alba Ramirez, một nhân chứng cho biết nhiều người trong khu vực này biết hắn. Theo đài phát thanh địa phương thì có nhiều người ăn mặc thường dân đang đứng ở gần nhà thờ chính tòa với khuôn mặt hầm hầm sát khí!...
Nhà thờ Chính tòa này có lưu giữ một bước họa về Chúa Kitô đổ máu, khuôn mặt Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh đã được vẽ vào 382 năm trước...
Đức Hồng Y Brenes cho biết lửa đã làm cháy xém đi một nửa khuôn mặt của Chúa và toàn bộ bức họa.
Tổng giáo phận Managua lên án hành động này là một hành động phạm thánh và xúc phạm tới tôn giáo.
Đức Hồng Y Leopoldo Brenes đã đến thăm và thẩm định những thiệt hại... Ngài kêu gọi giáo dân hãy bình tĩnh và cầu nguyện cho kẻ phá hoại.
Cuộc tấn công xảy ra sau những năm căng thẳng giữa người Công Giáo và những người ủng hộ Tổng thống Daniel Ortega, ông đã lãnh đạo đất nước trong hơn một thập kỷ, sau cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài Somoza năm 1979. Tổng thống Ortega đã trở thành tổng thống của Nicaragua kể từ năm 2007 và đưa ra luật bãi bỏ vô thời hạn nhiệm kỳ của tổng thống vào năm 2014.
Chính quyền Ortega, đã từng tố cáo nhiều giám mục và linh mục đứng về phía phe đối lập nhằm chống chính phủ.
Những người ủng hộ cho Tổng thống Ortega đã khởi xướng phong trào chống Giáo hội và phá hoại các nhà thờ, bao gồm cả nhà thờ chính tòa ở Managua. Vợ của ông Ortega, là Đệ nhất phu nhân Rosario Murillo, kiêm phó chủ tịch nước.
Phản ứng của bà trước vụ hỏa hoạn này là bà không lên án vụ tấn công nhà thờ này như là việc khủng bố, mà bà cho nguyên nhân của vụ hỏa hoạn này là do dân chúng thắp nến cầu nguyện, để quá gần ở các màn che và bà chờ ý kiến của các chuyên gia cảnh sát điều tra về nguyên nhân vụ cháy.
Hôm thứ Tư (29/7/2020), theo báo cáo của tờ báo La Prensa cho hay thì người ta không rõ nguyên nhân gì mà có kẻ đã phóng uế ra trong nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Nindirí, Masaya, một đô thị cách thủ đô Managua khoảng 13 dặm. Chúng đã ăn cắp bình đựng Mình thánh (ciborium), phá nhà tạm và giẫm đạp lên Mình Thánh Chúa. Chúng cũng đập vỡ nhiều ảnh tượng, phá các băng ghế, và làm hư hoại nhiều đồ trang trí nội thất, cũng như cửa ra vào của nhà thờ!
Vào ngày 25 tháng 7 một cuộc tấn công khác vào nhà thờ giáo xứ Chúa Cứu Thế ở Veracruz, một vùng ngoại ô Masaya. Nhà thờ đã bị phá, nhiều phạm vi khác, đặc biệt là hệ thống âm thanh bị đập phá và két tiền đã bị đánh cắp.
Vào tháng 11 năm 2019, một số phụ nữ đang cầu nguyện tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, xin Chúa soi dẫn cho chính phủ thả người thân của họ, đã bị chính quyền ghép vào tội chính trị, thì bị quân đội và những kẻ thân chính phủ đột nhập bắt giải tán và đánh đập cha xứ và một vài người...
Nhiều cuộc biểu tình bắt đầu cho một cuộc khủng hoảng chính quyền bắt đầu từ tháng 4 năm 2018, sau khi Tổng thống Ortega tuyên bố cải cách an sinh xã hội và trợ cấp hưu bổng... Những thay đổi này đã cướp đi nhiều tiền hưu trí của dân chúng, dấy lên nhiều cuộc biểu tình… mà lực lượng an ninh chính phủ đã giết chết ít nhất 320 người biểu tình, và hàng trăm ngàn người bị bớ.
Nguồn: https://www.catholicnewsagency.com/news/firebomb-attack-damages-chapel-centuries-old-image-of-christ-at-managuas-cathedral-59193
(Tin tức Công Giáo, Nicaragua)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Phong Chức 7 Linh Mục và 11 Phó Tế tại Nhà thờ Chính Tòa Phan Thiết
Lm. Nguyễn Hữu An
08:12 31/07/2020
Linh mục là món qùa qúy giá Thiên Chúa trao tặng nhân loại. Trung thành với thiên chức và ơn gọi, Linh mục là món qùa nhân loại dâng tặng lại Thiên Chúa.
Hôm nay ngày 31.7.2020, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức Linh mục cho 7 Thầy Phó Tế và chức Phó Tế cho 11 Thầy tốt nghiệp ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc và ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, tại Nhà thờ Chính toà.
Xem hình lễ phong chức
Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng chủ tế; đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện, cha đại diện Đại Chủng viện thánh Giuse Xuân lộc, i Chủng viện thánh Giuse Sài gòn, cha Giám đốc Chủng viện thánh Nicôla Phan thiết, quý cha Hạt trưởng và khoảng 200 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Các chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân của các tiến chức chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.
Theo công văn của Sở Nội Vụ Tỉnh Bình thuận, số 162/BTG-NV, V/v: chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Tỉnh, trong đó có đề nghị đeo khẩu trang nơi công cộng. Vì vậy, trong thánh lễ phong chức hôm nay, tất cả mọi người đều đeo khẩu trang; chỉ riêng Đức Giám Mục và các tân chức thì không vì suốt hai tuần qua, Giám mục và các tân chức tĩnh tâm, không tiếp xúc với người ngoài.
Nhà thờ Chính tòa vừa mới trung tu trông thật khang trang. Đoàn rước từ Nhà xứ tiến vào Nhà thờ, cộng đoàn hòa vang bài ca nhập lễ: Từ ngàn xưa Cha đã yêu con….
Đức cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn
Kính chào cha Tổng đại diện, quý Đức Ông,
Quý Viện phụ
quý cha Quản hạt, quý cha Bề Trên, Quý Cha,
Quý Bề trên, quý Tu sĩ Nam Nữ, Chủng sinh và toàn thể anh chị em Giáo dân
Hôm nay là một ngày thật vui của giáo phận Phan Thiết chúng ta.
Chúng ta họp nhau tại đây để cử hành Lễ phong chức cho 11 tân phó tế và 7 tân linh mục của giáo phận.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta dâng lời tạ ơn TC vì hồng ân Ơn gọi linh mục Chúa ban cho Giáo phận chúng ta. Đặc biệt chúng ta cầu nguyện cho các Thày, xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ hồng ân của Ngài xuống trên các thày, giúp các thày được luôn trung thành với Chúa; đồng thời xin Chúa Thánh Thần biến đổi các thày trở thành những linh mục thánh thiện và nhất là trở thành những Thừa sai hăng say, loan báo Tin Mừng yêu thương của Chúa đến cho mọi người.
Thánh lễ phong chức hôm nay được diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát lại tại VN. Chúng ta nhận thức được sự nguy hiểm đáng lo ngại này. Cùng với mọi người, chúng ta cộng tác tích cực để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Và trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho dịch bệnh sớm chấm dứt và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam của chúng ta.
Và giờ đây, để lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa thương chấp nhận, chúng ta cùng thành tâm sám hối.
Sau bài Phúc âm là Nghi thức tuyển chọn, tiếp theo, Đức Cha Giuse ban Huấn Dụ tại Tòa giảng.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ
Trước khi cử hành Nghi thức Phong chức, chúng ta hãy để cho Lời Chúa và những hướng dẫn của Giáo Hội giúp chúng ta hiểu chức vụ Phó tế và Linh mục mà các tiến chức sắp lãnh nhận.
1. Trước hết, trong nghi thức phong chức, bổn phận của Phó Tế được giới thiệu như sau: “Được dũng mạnh nhờ ơn Chúa Thánh Thần, phó tế sẽ giúp giám mục và hàng linh mục của ngài, đồng thời tỏ mình là tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái”. Như vậy, phó tế là người giúp giám mục và linh mục trong việc phục vụ Lời Chúa, phục vụ Bàn thờ và phục vụ bác ái.
2. Nói cách vắn gọn, phó tế là người phục vụ. Trong lời nguyện phong chức, Đức Giám Mục dâng lời cầu nguyện: “Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng, xin cho các thầy được noi gương Con Cha là Đấng không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ”. Thật vậy, Đức Giêsu đã xác định rõ công việc phục vụ mà Ngài mời các môn đệ tham gia, trong Mt 20:
20:26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em.
20:28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người".
Và hơn thế nữa chính Đức Giêsu đã làm gương cho các môn đệ về việc phục vụ này.
Ga 13:14 Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.
Chuẩn bị lên chức linh mục, trong nhiệm vụ Phó Tế, người linh mục “tương lai” được mời gọi đặc biệt sống tinh thần phục vụ và thể hiện qua những công việc cụ thể: phục vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái.
3. Trong bài đọc 1, chúng ta vừa nghe, sách Công vụ đã mô tả cách sống động nhu cầu “phục vụ bác ái” trong cộng đoàn: “Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Do-thái theo văn hoá Hy-lạp kêu trách những tín hữu Do-thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà goá trong nhóm họ bị bỏ quên. Bởi thế, Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: "Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa." Đề nghị trên được mọi người tán thành.” (Cv 6, 1-5)
Như vậy, công việc chính của giám mục và linh mục là “cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa”, và các ngài đã cần đến các phó tế để chăm lo các công việc bác ái trong cộng đoàn.
4. Một tâm tình nữa mà Lời Chúa trong bài Phúc âm theo Thánh Gioan đã gợi lên về nền tảng của Ơn gọi linh mục, phó tế. Ơn gọi là một hồng ân Chúa ban, không phải do tài năng, công lao của ứng sinh: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15, 16).
Phó tế và linh mục được Chúa Giêsu yêu thương, mời gọi trở thành những người cộng tác với Ngài, được chia sẻ nhiệm vụ của Ngài: Nhiệm vụ loan báo cho thế giới về TC Cha, về tình yêu cứu độ của Chúa Cha.
5. Các tân phó tế thân mến,
Lãnh nhận chức phó tế, anh em sẽ trở thành những trợ tá của Chúa Giêsu, là những thừa tác viên của Đức Giêsu, Đấng đã ở giữa các môn đệ như người phục vụ. Là phó tế cũng có nghĩa là người phục vụ.”
Xin cầu chúc cho anh em, được quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa, với quyết tâm sẵn sàng dấn thân phục vụ anh chị em đồng loại với một lòng yêu mến, được kín múc từ Chúa Giêsu, vị Linh mục thượng tế tối cao.
3. * Còn các thày sắp lên chức linh mục thân mến,
Anh em sắp lên chức linh mục, anh em được tuyển chọn để giúp các giám mục phục vụ cộng đoàn Dân Chúa, theo gương Chúa Kitô
Các linh mục sẽ thay mặt giám mục để thực hiện 3 chức năng của người mục tử dành cho đoàn chiên: là Thầy, là Tư Tế và là Mục Tử.
Là Thầy, người linh mục chu toàn nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa, hướng dẫn Dân Chúa.
Là Tư tế, người linh mục thánh hóa Dân Chúa qua các Bí tích và qua những cử hành phụng vụ.
Là Mục tử, về mặt nội bộ người linh mục chăm sóc, điều hành cộng đoàn Dân Chúa, đồng thời về mặt ngoại vụ, linh mục còn hướng dẫn cộng đoàn mở ra cho thế giới qua những công cuộc từ thiện bác ái và truyền thông xã hội.
Xin Chúa chúc lành và ban tràn đầy Thánh Thần của Ngài cho anh em, để anh em có đủ sức mạnh bước theo Chúa trên con đường yêu thương và phục vụ trong đời linh mục.
Xin Đức Mẹ Tàpao bầu cử và chúc lành cho anh em.
Amen.
Sau phần huấn dụ, Đức cha phong chức Phó Tế cho các Thầy.
Tiếp theo là nghi thức phong chức Linh mục. Các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Cầu Các Thánh. Tiến chức nằm phủ phục dưới đất với cảm thức sâu xa về “cái bình sành dễ vở” nơi con người của mình.Thân phận con người với những giới hạn của bản thân luôn mỏng dòn, yếu đuối. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh và lời cầu nguyện của cộng đoàn Dân Chúa mà tiến chức đón nhận thánh chức Linh mục.
Đi vào phần nghi thức chính yếu nhất, Đức cha Giuse đã đặt tay lên đầu 7 Phó tế, lần lượt từng linh mục đặt tay trên đầu tiến chức. Với lời nguyện phong chức, các Phó tế đã trở thành Linh mục. Các thầy giúp lễ dâng áo lễ lên Đức Giám Mục, ngài trao cho mỗi tân chức áo lễ vàng, các Linh mục nghĩa phụ mặc áo lễ cho con đỡ đầu của mình, rồi mỗi tân Linh mục đến trước bàn thờ để được ĐGM xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao bình an” thân ái từ Giám mục và cha Tổng đại diện, các cha Giám đốc Chủng viện, các cha Hạt trưởng, các cha xứ liên hệ và các cha nghĩa phụ.
Với tư cách là Linh mục, các tân chức cùng đồng tế Thánh lễ trong phần Phụng vụ Thánh Thể. Các Phó Tế phục vụ bàn thờ.
Từ hôm nay, Linh mục đoàn Giáo phận có tổng số 205 vị (160 triều – 45 dòng) và 12 Phó Tế.
Mỗi lần dự lễ phong chức là mỗi lần Dân Chúa mong ước giống như Thánh Phêrô qua những lời khuyên rất thực tế, sâu sắc và cảm động của ngài: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó… lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 Pr 5, 2-3).
Phong chức Linh mục, Giáo phận muốn dâng các tân Linh mục cho Thánh Tâm Chúa, xin Chúa ban cho các ngài trở nên mục tử như lòng Chúa mong ước.Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp: tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu (x.Ga 13, 23). Linh mục là người dựa đầu vào Trái Tim Chúa Giêsu. Theo gương Thánh Gioan, nhiều linh mục đã dựa lòng mình vào Trái Tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước nhan thánh Chúa.
Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn Chúa. Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Chúa Giêsu thiết lập chức Linh mục là vì và cho Dân Chúa. Chức Linh mục đòi hỏi rất nhiều nơi các Linh mục, trong khi đó bản thân các Linh mục lại rất yếu đuối và giới hạn. Hãy cảm thông và cầu nguyện cho các Linh mục. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin cho Giáo Hội có nhiều Linh mục theo gương Chúa Giêsu.
Xin gửi đến bài thơ sáu câu của Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng như là lời khuyên nhủ của ngài dành cho các tân chức.
Ngày ngày cầu nguyện chăm chuyên.
Tôn thờ Thánh Thể đặt lên hàng đầu.
Thánh Kinh phải được đào sâu.
Mân Côi kính Mẹ khẩn cầu chớ quên.
Trông nom mục vụ ưu tiên.
Tỏa lan đức ái lời khuyên Tin mừng.
Cầu chúc các tân chức luôn là thừa tác viên của lòng thương xót Chúa. Xin Đức Mẹ là Mẹ của lòng thương xót, là mẹ của các Linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho các tân chức trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để các ngài trở nên một Giêsu thứ hai con của Mẹ. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, lược ghi
Hôm nay ngày 31.7.2020, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức Linh mục cho 7 Thầy Phó Tế và chức Phó Tế cho 11 Thầy tốt nghiệp ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc và ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, tại Nhà thờ Chính toà.
Xem hình lễ phong chức
Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng chủ tế; đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện, cha đại diện Đại Chủng viện thánh Giuse Xuân lộc, i Chủng viện thánh Giuse Sài gòn, cha Giám đốc Chủng viện thánh Nicôla Phan thiết, quý cha Hạt trưởng và khoảng 200 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Các chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân của các tiến chức chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.
Nhà thờ Chính tòa vừa mới trung tu trông thật khang trang. Đoàn rước từ Nhà xứ tiến vào Nhà thờ, cộng đoàn hòa vang bài ca nhập lễ: Từ ngàn xưa Cha đã yêu con….
Đức cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn
Kính chào cha Tổng đại diện, quý Đức Ông,
Quý Viện phụ
quý cha Quản hạt, quý cha Bề Trên, Quý Cha,
Quý Bề trên, quý Tu sĩ Nam Nữ, Chủng sinh và toàn thể anh chị em Giáo dân
Hôm nay là một ngày thật vui của giáo phận Phan Thiết chúng ta.
Chúng ta họp nhau tại đây để cử hành Lễ phong chức cho 11 tân phó tế và 7 tân linh mục của giáo phận.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta dâng lời tạ ơn TC vì hồng ân Ơn gọi linh mục Chúa ban cho Giáo phận chúng ta. Đặc biệt chúng ta cầu nguyện cho các Thày, xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ hồng ân của Ngài xuống trên các thày, giúp các thày được luôn trung thành với Chúa; đồng thời xin Chúa Thánh Thần biến đổi các thày trở thành những linh mục thánh thiện và nhất là trở thành những Thừa sai hăng say, loan báo Tin Mừng yêu thương của Chúa đến cho mọi người.
Thánh lễ phong chức hôm nay được diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát lại tại VN. Chúng ta nhận thức được sự nguy hiểm đáng lo ngại này. Cùng với mọi người, chúng ta cộng tác tích cực để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Và trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho dịch bệnh sớm chấm dứt và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam của chúng ta.
Và giờ đây, để lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa thương chấp nhận, chúng ta cùng thành tâm sám hối.
Sau bài Phúc âm là Nghi thức tuyển chọn, tiếp theo, Đức Cha Giuse ban Huấn Dụ tại Tòa giảng.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ
Trước khi cử hành Nghi thức Phong chức, chúng ta hãy để cho Lời Chúa và những hướng dẫn của Giáo Hội giúp chúng ta hiểu chức vụ Phó tế và Linh mục mà các tiến chức sắp lãnh nhận.
1. Trước hết, trong nghi thức phong chức, bổn phận của Phó Tế được giới thiệu như sau: “Được dũng mạnh nhờ ơn Chúa Thánh Thần, phó tế sẽ giúp giám mục và hàng linh mục của ngài, đồng thời tỏ mình là tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái”. Như vậy, phó tế là người giúp giám mục và linh mục trong việc phục vụ Lời Chúa, phục vụ Bàn thờ và phục vụ bác ái.
2. Nói cách vắn gọn, phó tế là người phục vụ. Trong lời nguyện phong chức, Đức Giám Mục dâng lời cầu nguyện: “Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng, xin cho các thầy được noi gương Con Cha là Đấng không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ”. Thật vậy, Đức Giêsu đã xác định rõ công việc phục vụ mà Ngài mời các môn đệ tham gia, trong Mt 20:
20:26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em.
20:28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người".
Và hơn thế nữa chính Đức Giêsu đã làm gương cho các môn đệ về việc phục vụ này.
Ga 13:14 Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.
Chuẩn bị lên chức linh mục, trong nhiệm vụ Phó Tế, người linh mục “tương lai” được mời gọi đặc biệt sống tinh thần phục vụ và thể hiện qua những công việc cụ thể: phục vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái.
3. Trong bài đọc 1, chúng ta vừa nghe, sách Công vụ đã mô tả cách sống động nhu cầu “phục vụ bác ái” trong cộng đoàn: “Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Do-thái theo văn hoá Hy-lạp kêu trách những tín hữu Do-thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà goá trong nhóm họ bị bỏ quên. Bởi thế, Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: "Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa." Đề nghị trên được mọi người tán thành.” (Cv 6, 1-5)
Như vậy, công việc chính của giám mục và linh mục là “cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa”, và các ngài đã cần đến các phó tế để chăm lo các công việc bác ái trong cộng đoàn.
4. Một tâm tình nữa mà Lời Chúa trong bài Phúc âm theo Thánh Gioan đã gợi lên về nền tảng của Ơn gọi linh mục, phó tế. Ơn gọi là một hồng ân Chúa ban, không phải do tài năng, công lao của ứng sinh: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15, 16).
Phó tế và linh mục được Chúa Giêsu yêu thương, mời gọi trở thành những người cộng tác với Ngài, được chia sẻ nhiệm vụ của Ngài: Nhiệm vụ loan báo cho thế giới về TC Cha, về tình yêu cứu độ của Chúa Cha.
5. Các tân phó tế thân mến,
Lãnh nhận chức phó tế, anh em sẽ trở thành những trợ tá của Chúa Giêsu, là những thừa tác viên của Đức Giêsu, Đấng đã ở giữa các môn đệ như người phục vụ. Là phó tế cũng có nghĩa là người phục vụ.”
Xin cầu chúc cho anh em, được quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa, với quyết tâm sẵn sàng dấn thân phục vụ anh chị em đồng loại với một lòng yêu mến, được kín múc từ Chúa Giêsu, vị Linh mục thượng tế tối cao.
3. * Còn các thày sắp lên chức linh mục thân mến,
Anh em sắp lên chức linh mục, anh em được tuyển chọn để giúp các giám mục phục vụ cộng đoàn Dân Chúa, theo gương Chúa Kitô
Các linh mục sẽ thay mặt giám mục để thực hiện 3 chức năng của người mục tử dành cho đoàn chiên: là Thầy, là Tư Tế và là Mục Tử.
Là Thầy, người linh mục chu toàn nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa, hướng dẫn Dân Chúa.
Là Tư tế, người linh mục thánh hóa Dân Chúa qua các Bí tích và qua những cử hành phụng vụ.
Là Mục tử, về mặt nội bộ người linh mục chăm sóc, điều hành cộng đoàn Dân Chúa, đồng thời về mặt ngoại vụ, linh mục còn hướng dẫn cộng đoàn mở ra cho thế giới qua những công cuộc từ thiện bác ái và truyền thông xã hội.
Xin Chúa chúc lành và ban tràn đầy Thánh Thần của Ngài cho anh em, để anh em có đủ sức mạnh bước theo Chúa trên con đường yêu thương và phục vụ trong đời linh mục.
Xin Đức Mẹ Tàpao bầu cử và chúc lành cho anh em.
Amen.
Sau phần huấn dụ, Đức cha phong chức Phó Tế cho các Thầy.
Tiếp theo là nghi thức phong chức Linh mục. Các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Cầu Các Thánh. Tiến chức nằm phủ phục dưới đất với cảm thức sâu xa về “cái bình sành dễ vở” nơi con người của mình.Thân phận con người với những giới hạn của bản thân luôn mỏng dòn, yếu đuối. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh và lời cầu nguyện của cộng đoàn Dân Chúa mà tiến chức đón nhận thánh chức Linh mục.
Đi vào phần nghi thức chính yếu nhất, Đức cha Giuse đã đặt tay lên đầu 7 Phó tế, lần lượt từng linh mục đặt tay trên đầu tiến chức. Với lời nguyện phong chức, các Phó tế đã trở thành Linh mục. Các thầy giúp lễ dâng áo lễ lên Đức Giám Mục, ngài trao cho mỗi tân chức áo lễ vàng, các Linh mục nghĩa phụ mặc áo lễ cho con đỡ đầu của mình, rồi mỗi tân Linh mục đến trước bàn thờ để được ĐGM xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao bình an” thân ái từ Giám mục và cha Tổng đại diện, các cha Giám đốc Chủng viện, các cha Hạt trưởng, các cha xứ liên hệ và các cha nghĩa phụ.
Với tư cách là Linh mục, các tân chức cùng đồng tế Thánh lễ trong phần Phụng vụ Thánh Thể. Các Phó Tế phục vụ bàn thờ.
Từ hôm nay, Linh mục đoàn Giáo phận có tổng số 205 vị (160 triều – 45 dòng) và 12 Phó Tế.
Mỗi lần dự lễ phong chức là mỗi lần Dân Chúa mong ước giống như Thánh Phêrô qua những lời khuyên rất thực tế, sâu sắc và cảm động của ngài: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó… lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 Pr 5, 2-3).
Phong chức Linh mục, Giáo phận muốn dâng các tân Linh mục cho Thánh Tâm Chúa, xin Chúa ban cho các ngài trở nên mục tử như lòng Chúa mong ước.Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp: tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu (x.Ga 13, 23). Linh mục là người dựa đầu vào Trái Tim Chúa Giêsu. Theo gương Thánh Gioan, nhiều linh mục đã dựa lòng mình vào Trái Tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước nhan thánh Chúa.
Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn Chúa. Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Chúa Giêsu thiết lập chức Linh mục là vì và cho Dân Chúa. Chức Linh mục đòi hỏi rất nhiều nơi các Linh mục, trong khi đó bản thân các Linh mục lại rất yếu đuối và giới hạn. Hãy cảm thông và cầu nguyện cho các Linh mục. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin cho Giáo Hội có nhiều Linh mục theo gương Chúa Giêsu.
Xin gửi đến bài thơ sáu câu của Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng như là lời khuyên nhủ của ngài dành cho các tân chức.
Ngày ngày cầu nguyện chăm chuyên.
Tôn thờ Thánh Thể đặt lên hàng đầu.
Thánh Kinh phải được đào sâu.
Mân Côi kính Mẹ khẩn cầu chớ quên.
Trông nom mục vụ ưu tiên.
Tỏa lan đức ái lời khuyên Tin mừng.
Cầu chúc các tân chức luôn là thừa tác viên của lòng thương xót Chúa. Xin Đức Mẹ là Mẹ của lòng thương xót, là mẹ của các Linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho các tân chức trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để các ngài trở nên một Giêsu thứ hai con của Mẹ. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, lược ghi
Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Don Bosco Mỹ Thuận Tổng Kết Năm Học 2019-2020
Trương Trí
21:55 31/07/2020
Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Don Bosco Mỹ Thuận Tổng Kết Năm Học 2019-2020
Trường Trung cấp Kỹ thuật Don Bosco Mỹ Thuận tọa lạc tại thành phố Vĩnh Long miền Tây Nam bộ, bên bờ sông Tiền giang. Trước đây muốn về Vĩnh Long phải “lụy Phà” có khi mất hàng mấy tiếng đồng hồ, mà giờ đây du khách chỉ cần qua khỏi cầu Mỹ Thuận đẹp như tranh nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long trong vòng 15 phút là đã đến.
Xem Hình
Các Tu sĩ Dòng Sa-Lê-Diêng Don Bosco với một mục đích là Giáo dục Nhân bản và Tâm linh cho thanh thiếu niên trở nên một con người toàn diện. Trước tâm chân tình đó, Dòng Don Bosco đã bao năm trăn trở và ước mơ lập một ngôi trường tại Miền Tây sông nước để giúp các em mồ côi, những em có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn có cơ hội học được một nghề nghiệp căn bản hầu giúp ích cho xã hội và cho chính bản thân mình. Có những em học viên các biệt chơi bời lêu lỗng, nghiện hút ma túy, xăm trổ đầy người. Những em này gia đình không còn quản lý được và xã hội cũng đành bất lực. Vậy mà khi các em vào Trường, được sự cảm hóa bằng tấm lòng nhân hậu, tâm tình yêu thương và quan tâm hết mực. Chỉ
trong một thời gian rất ngắn, các em đã hoán đổi được con người của mình. Tiếp xúc với các em không ai có thể ngờ được một thanh niên bất trị mà giờ đây lại hết sức lễ phép và vui vẻ nói cười. Một ngôi trường không phân biệt lương giáo, Ban Giám hiệu nhà trường rất hòa đồng với các Tôn giáo bạn nên có khá nhiều Ni cô và Ni sư tham gia học tập văn hóa và nghề. Với Tôn chỉ là Giáo dục con người toàn diện nên nhà trường chủ trương phải đào tạo cho các em có một nền giáo dục văn hóa cơ bản là tốt nghiệp cho được bậc Trung học phổ thông.
Qua mỗi năm học là nhà trường lại hết sức vui mừng trước những thành tích học tập của các em, phấn khởi trước những thành quả mà nhà trường gặt hái được, nhất là chứng kiến được sự trưởng thành toàn diện của các em.
Sáng ngày 30 tháng 7, Trường Kỹ thuật Don Bosco Mỹ Thuận đã tổ chức lễ Tổng kết và trao bằng tốt nghiệp cho các em. Trong dịp này, ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi lẵng hoa chúc mừng. Về dự có Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh; ông Đặng Văn Thanh, phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Phú An; ông Dương Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư xây dựng Thuận Việt và Đại diện lãnh đạo Chính quyền các cấp tỉnh Vĩnh Long và Thành phố Vĩnh Long. Về phía Dòng Sa-Lê-Diêng có linh mục Nguyễn Văn Am, Phó Giám tỉnh Tỉnh dòng Sa-Lê-Diêng; linh mục Phạm Ngọc Trường, Trưởng ban Mục vụ Giới trẻ Tỉnh Dòng.
Ngoài việc học văn hóa và nghành nghề, các em đã có những tiết mục văn nghệ đặc sắc trình diễn cho mọi người chiêm ngưỡng, đặc sắc nhất là màn trình diễn vũ điệu “Giòng máu Lạc Hồng Bốn ngàn năm”.
Chia sẻ trong buổi lễ Tổng kết, Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh nêu lên Thư chung của HĐGM Việt Nam tròn 40 năm, trong đó đã mời gọi mỗi người Công Giáo sống Phúc âm trong lòng Dân tộc mà hôm nay nhà trương do quý Cha Dòng Don Bosco đã thực hiện và gặt hái được thành quả tốt đẹp như ngày hôm nay, đó cũng là nhờ vào sự giúp đỡ của lãnh đạo chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Cũng nhờ vào Ban Giám hiệu và quý thầy cô đã tận tâm tận lực để dạy dỗ và đào tạo các em trở thành một con người toàn diện có thể giúp ích cho xã hội và nuôi sống các em.
Nhà trường đã trao bằng khen cho những học sinh xuất sắc và 61 bằng tốt nghiệp cho các em gồm 4 nghành nghề: Điện Công nghiệp, Công nghệ Ô tô, Kỹ thuật Tiện và May Thời trang mà các em đã trình diễn trang phục.
Dịp này, ông Đặng Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Phú An thay mặt Công ty trao tặng số tiền 30 triệu; ông Đương Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thuận Việt trao tặng số tiền 30 triệu và ông Đặng Văn Thanh thay mặt ông Trần Thiện, Tổng Giám dốc Công ty Tiếp vận Toàn cầu trao số tiền 30 triệu.
Kết thúc buổi Tổng kết, linh mục Tô ma Vũ Kim Long, Hiệu trưởng nhà trường thay mặt Nhà Dòng và Nhà trường cảm ơn sâu xa đến ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; Lãnh đạo Chính quyền các cấp và quý ân nhân đã góp phần vào sự phát triễn của Nhà trường. Đặc biệt cảm ơn Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh đã đồng hành với Dòng Don Bosco và Trường Kỹ thuật Mỹ Thuận từ khi mới khởi sự.
Các vị đại biểu đã chụp hình lưu niệm với Ban Giám hiệu trước ngôi Nhà nguyện khang trang mà nhà trường sắp hoàn thành, làm nơi các em Công Giáo có nơi để cầu nguyện, hướng lòng về Thiên Chúa.
Trương Trí
Trường Trung cấp Kỹ thuật Don Bosco Mỹ Thuận tọa lạc tại thành phố Vĩnh Long miền Tây Nam bộ, bên bờ sông Tiền giang. Trước đây muốn về Vĩnh Long phải “lụy Phà” có khi mất hàng mấy tiếng đồng hồ, mà giờ đây du khách chỉ cần qua khỏi cầu Mỹ Thuận đẹp như tranh nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long trong vòng 15 phút là đã đến.
Xem Hình
Các Tu sĩ Dòng Sa-Lê-Diêng Don Bosco với một mục đích là Giáo dục Nhân bản và Tâm linh cho thanh thiếu niên trở nên một con người toàn diện. Trước tâm chân tình đó, Dòng Don Bosco đã bao năm trăn trở và ước mơ lập một ngôi trường tại Miền Tây sông nước để giúp các em mồ côi, những em có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn có cơ hội học được một nghề nghiệp căn bản hầu giúp ích cho xã hội và cho chính bản thân mình. Có những em học viên các biệt chơi bời lêu lỗng, nghiện hút ma túy, xăm trổ đầy người. Những em này gia đình không còn quản lý được và xã hội cũng đành bất lực. Vậy mà khi các em vào Trường, được sự cảm hóa bằng tấm lòng nhân hậu, tâm tình yêu thương và quan tâm hết mực. Chỉ
Qua mỗi năm học là nhà trường lại hết sức vui mừng trước những thành tích học tập của các em, phấn khởi trước những thành quả mà nhà trường gặt hái được, nhất là chứng kiến được sự trưởng thành toàn diện của các em.
Sáng ngày 30 tháng 7, Trường Kỹ thuật Don Bosco Mỹ Thuận đã tổ chức lễ Tổng kết và trao bằng tốt nghiệp cho các em. Trong dịp này, ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi lẵng hoa chúc mừng. Về dự có Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh; ông Đặng Văn Thanh, phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Phú An; ông Dương Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư xây dựng Thuận Việt và Đại diện lãnh đạo Chính quyền các cấp tỉnh Vĩnh Long và Thành phố Vĩnh Long. Về phía Dòng Sa-Lê-Diêng có linh mục Nguyễn Văn Am, Phó Giám tỉnh Tỉnh dòng Sa-Lê-Diêng; linh mục Phạm Ngọc Trường, Trưởng ban Mục vụ Giới trẻ Tỉnh Dòng.
Ngoài việc học văn hóa và nghành nghề, các em đã có những tiết mục văn nghệ đặc sắc trình diễn cho mọi người chiêm ngưỡng, đặc sắc nhất là màn trình diễn vũ điệu “Giòng máu Lạc Hồng Bốn ngàn năm”.
Chia sẻ trong buổi lễ Tổng kết, Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh nêu lên Thư chung của HĐGM Việt Nam tròn 40 năm, trong đó đã mời gọi mỗi người Công Giáo sống Phúc âm trong lòng Dân tộc mà hôm nay nhà trương do quý Cha Dòng Don Bosco đã thực hiện và gặt hái được thành quả tốt đẹp như ngày hôm nay, đó cũng là nhờ vào sự giúp đỡ của lãnh đạo chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Cũng nhờ vào Ban Giám hiệu và quý thầy cô đã tận tâm tận lực để dạy dỗ và đào tạo các em trở thành một con người toàn diện có thể giúp ích cho xã hội và nuôi sống các em.
Nhà trường đã trao bằng khen cho những học sinh xuất sắc và 61 bằng tốt nghiệp cho các em gồm 4 nghành nghề: Điện Công nghiệp, Công nghệ Ô tô, Kỹ thuật Tiện và May Thời trang mà các em đã trình diễn trang phục.
Dịp này, ông Đặng Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Phú An thay mặt Công ty trao tặng số tiền 30 triệu; ông Đương Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thuận Việt trao tặng số tiền 30 triệu và ông Đặng Văn Thanh thay mặt ông Trần Thiện, Tổng Giám dốc Công ty Tiếp vận Toàn cầu trao số tiền 30 triệu.
Kết thúc buổi Tổng kết, linh mục Tô ma Vũ Kim Long, Hiệu trưởng nhà trường thay mặt Nhà Dòng và Nhà trường cảm ơn sâu xa đến ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; Lãnh đạo Chính quyền các cấp và quý ân nhân đã góp phần vào sự phát triễn của Nhà trường. Đặc biệt cảm ơn Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh đã đồng hành với Dòng Don Bosco và Trường Kỹ thuật Mỹ Thuận từ khi mới khởi sự.
Các vị đại biểu đã chụp hình lưu niệm với Ban Giám hiệu trước ngôi Nhà nguyện khang trang mà nhà trường sắp hoàn thành, làm nơi các em Công Giáo có nơi để cầu nguyện, hướng lòng về Thiên Chúa.
Trương Trí
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kiên trì trong thời bị thử thách
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:36 31/07/2020
Từ những tháng ngày đầu năm 2020 bệnh đại dịch Corona truyền nhiễm lan tràn khắp nơi trên thế giới. Nó gây ra chết chóc cho hằng trăm ngàn người, đe dọa lây lan làm suy yếu sức khoẻ tinh thần lẫn thể lý hơn 17 triệu người cho tới bây giờ bị nhiễm. Nó làm ngưng trệ đảo lộn đến mức phá đổ các tục lệ thói quen mọi sinh hoạt trong đời sống, không chỉ trong lãnh vực chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, nghệ thuật, giao thông liên lạc, mà cả trong các sinh hoạt tinh thần nơi mọi tôn giáo nữa.
Đại dịch Corona đã âm thầm xâm chiếm không bằng lời, không bằng vũ khí mọi nơi trên trái đất. Nó gây ra biến cố khủng hoảng sâu rộng khủng khiếp đe dọa sức khoẻ sự sống nhân loại hoàn vũ!
Đã có nhiều suy luận giải trình về nguyên nhân cùng hình hài vi trùng nguy hiểm Corona này, nhưng chưa khám phá biết rõ hơn được. Vì không có thể nói chuyện bàn cãi với vi trùng. Vi trùng Corona không có hình hài, không có tiếng nói. Nó không nghe ai, nó ập đến bất thình lình lây lan truyền nhiễm vào thân thể cơ quan con người gây bệnh tật tê liệt chết chóc, và âm thầm biến đi, rồi lại trở lại, nếu không cẩn trọng đề phòng tuân giữ biện pháp ngăn ngừa!
Trước nguy cơ đe dọa kinh hòang đó, con người chỉ còn biết dùng những biện pháp đề phòng ngăn ngừa không cho nó bùng phát lây lan tiếp ra, cho tới khi phát minh chế tạo thành công thuốc chữa trị chủng ngừa bài trừ hẳn nó ra khỏi mọi lãnh vực đời sống con người.
Những biện pháp mang chiều kích y tế giữ vệ sinh phòng chống ngăn ngừa vi trùng Corona lây lan đòi hỏi sự kiên trì tuân giữ kỷ luật trong thời kỳ phải sống trong thử thách lúc này.
Người tín hữu Chúa Kitô, dù sống hoang mang lo sợ trong thử thách một mặt sống giữ kỷ luật những biện pháp y tế vệ sinh ngăn ngừa chống vi trùng Corona, một mặt với lòng tin tưởng cậy trông hướng tâm hồn lên Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống bến bờ ân đức chữa lành bệnh nạn thể xác cũng như tinh thần, cầu xin ơn trợ giúp cho có được bằng an mạnh khoẻ.
Ngày xưa Thánh Phaolô đã sống trải qua thời kỳ bị sống trong thử thách đe dọa mạng sống, đã viết lại kinh nghiệm đó:
„ Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? 36 Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.
Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.“ ( Roma 8, 35-37).
Ngày hôm nay giữa cảnh biến cố đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm có lẽ Thánh Phaolô còn có những lời khác nữa thêm vào?
Thánh Phaolô trong bước đường mạng sống bị thử thách đe dọa một đàng sống trong lo âu sợ hãi, nhưng một đàng trong thâm tâm chiến đấu chống lại sự hoang mang sợ hãi để tự giải thoát ra khỏi sự tê liệt hoang mang cho đời sống.
Trong hoang mang gần như trong đêm tối vô vọng muốn buông xuôi, Thánh nhân đã suy tìm ra ánh sáng loé lên trong tâm trí. Chính ánh sáng đó giúp ông có niềm an ủi hy vọng đủ sức mạnh trở lại tiếp tục phấn khởi chiến đấu chịu đựng vượt qua những thử thách đe dọa:
- Ánh sáng thứ nhất:
„ 8 Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; 9 bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt.“ ( 2 cor 8-9 ̣)
- Ánh sáng thứ hai:
„Nhưng Người quả quyết với tôi: "Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.“ ( 2 cor, 12, 9).
Bảo vệ gìn giữ sức khoẻ đời sống, món qùa tặng cao qúy châu báu trời cao Thiên Chúa ban cho con người là bổn phận đương nhiên cần thiết của con người.
Nhưng chăm sóc mối dây tương quan liên kết với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu, như Thánh Phaolô có kinh nghiệm khuyên viết để lại, là bổn phận nếp sống thiêng liêng cũng cần thiết không kém quan trọng, để có sức mạnh niềm hy vọng tinh thần vượt qua thử thách đe dọa trong đời sống.
Tất cả đòi hỏi sống tin tưởng trong kiên trì.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đại dịch Corona đã âm thầm xâm chiếm không bằng lời, không bằng vũ khí mọi nơi trên trái đất. Nó gây ra biến cố khủng hoảng sâu rộng khủng khiếp đe dọa sức khoẻ sự sống nhân loại hoàn vũ!
Đã có nhiều suy luận giải trình về nguyên nhân cùng hình hài vi trùng nguy hiểm Corona này, nhưng chưa khám phá biết rõ hơn được. Vì không có thể nói chuyện bàn cãi với vi trùng. Vi trùng Corona không có hình hài, không có tiếng nói. Nó không nghe ai, nó ập đến bất thình lình lây lan truyền nhiễm vào thân thể cơ quan con người gây bệnh tật tê liệt chết chóc, và âm thầm biến đi, rồi lại trở lại, nếu không cẩn trọng đề phòng tuân giữ biện pháp ngăn ngừa!
Trước nguy cơ đe dọa kinh hòang đó, con người chỉ còn biết dùng những biện pháp đề phòng ngăn ngừa không cho nó bùng phát lây lan tiếp ra, cho tới khi phát minh chế tạo thành công thuốc chữa trị chủng ngừa bài trừ hẳn nó ra khỏi mọi lãnh vực đời sống con người.
Những biện pháp mang chiều kích y tế giữ vệ sinh phòng chống ngăn ngừa vi trùng Corona lây lan đòi hỏi sự kiên trì tuân giữ kỷ luật trong thời kỳ phải sống trong thử thách lúc này.
Người tín hữu Chúa Kitô, dù sống hoang mang lo sợ trong thử thách một mặt sống giữ kỷ luật những biện pháp y tế vệ sinh ngăn ngừa chống vi trùng Corona, một mặt với lòng tin tưởng cậy trông hướng tâm hồn lên Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống bến bờ ân đức chữa lành bệnh nạn thể xác cũng như tinh thần, cầu xin ơn trợ giúp cho có được bằng an mạnh khoẻ.
Ngày xưa Thánh Phaolô đã sống trải qua thời kỳ bị sống trong thử thách đe dọa mạng sống, đã viết lại kinh nghiệm đó:
„ Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? 36 Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.
Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.“ ( Roma 8, 35-37).
Ngày hôm nay giữa cảnh biến cố đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm có lẽ Thánh Phaolô còn có những lời khác nữa thêm vào?
Thánh Phaolô trong bước đường mạng sống bị thử thách đe dọa một đàng sống trong lo âu sợ hãi, nhưng một đàng trong thâm tâm chiến đấu chống lại sự hoang mang sợ hãi để tự giải thoát ra khỏi sự tê liệt hoang mang cho đời sống.
Trong hoang mang gần như trong đêm tối vô vọng muốn buông xuôi, Thánh nhân đã suy tìm ra ánh sáng loé lên trong tâm trí. Chính ánh sáng đó giúp ông có niềm an ủi hy vọng đủ sức mạnh trở lại tiếp tục phấn khởi chiến đấu chịu đựng vượt qua những thử thách đe dọa:
- Ánh sáng thứ nhất:
„ 8 Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; 9 bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt.“ ( 2 cor 8-9 ̣)
- Ánh sáng thứ hai:
„Nhưng Người quả quyết với tôi: "Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.“ ( 2 cor, 12, 9).
Bảo vệ gìn giữ sức khoẻ đời sống, món qùa tặng cao qúy châu báu trời cao Thiên Chúa ban cho con người là bổn phận đương nhiên cần thiết của con người.
Nhưng chăm sóc mối dây tương quan liên kết với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu, như Thánh Phaolô có kinh nghiệm khuyên viết để lại, là bổn phận nếp sống thiêng liêng cũng cần thiết không kém quan trọng, để có sức mạnh niềm hy vọng tinh thần vượt qua thử thách đe dọa trong đời sống.
Tất cả đòi hỏi sống tin tưởng trong kiên trì.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lửa
Đinh Văn Tiến Hùng
21:43 31/07/2020
Theo quan niệm Đông Phương, tất cả vạn vật phát sinh từ 5 nguyên tố căn bản gọi là ngũ hành gồm Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ. Từ ngàn xưa, con người nhìn thấy những sự vật trên nhưng chưa biết khai thác tận dụng, đôi khi còn kính sợ như các vị thần: Hỏa Thần.
Theo Yuval Noah Harari, trong tác phẩm nổi tiếng tựa đề ‘Sapiens: A Brief History of Humankind (Giống người tinh khôn: Lược sử về loài người), từ lúc nhân loại tìm ra Lửa, con người không còn ăn lông ở lỗ hoang dã nguyên thủy gần như động vật, mà đã tách ra thành một đẳng cấp cao hơn. Từ đó thế giới đã chuyển sang một thời đại mới với đa năng hữu dụng của lửa: phát minh khoa học, sáng chế trong công nghệ, biến đổi thực phẩm bổ ích hơn và còn ảnh hưởng cả văn hóa, phong tục tập quán…
Ngoài mặt trái hữu dụng, lửa còn có sức hủy diệt như hỏa diệm sơn phun trào kinh khủng hay cháy rừng tàn phá rừng cây, ruộng đồng, nhà cửa, cả muông thú và sinh mạng con người, như ta thấy trong năm qua ngọn lửa kinh hoàng bao trùm tàn phá nước Úc, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới... Nhưng điển hình nhất là ngọn lửa hủy diệt kinh hoàng của chiến tranh gây ra do ngọn lửa tham vọng và kiêu căng của lòng người…
Vậy ta hãy hồi tâm suy niệm về một Ngọn Lửa Thiêng để cải hóa lòng người:
Kính Thánh nhắc đi nhắc lại 480 lần về ngọn Lửa này trong cả Cựu ước và Tân ước:
*Khi tạo dựng trời đất, Thiên Chúa đã ban ánh sáng (ngọn lửa) đầu tiên cho nhân loại để xua đuổi bóng tối sợ hãi và tội lỗi
‘Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm và Thần khí Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa tạo ra Ánh sáng và đêm tối, tượng trưng cho ngày và đêm.’ ( St.1: 1-2 )
-Thiên Chúa thiết lập giao ước với Abram:
‘Lúc mặt trời lặn, Abram ngủ mê, một cơn sợ hãi khủng khiếp và u tối bao trùm lấy ông. Khi mặt trời đã lặn rồi, bóng tối mù mịt phủ xuống, có một chiếc lò bốc khói và khối Lửa băng qua giữa những phần con vật chia đôi. Trong ngày đó Chúa đã thiết lập giao ước với Abram mà phán rằng: Ta ban xứ này cho miêu duệ ngươi từ sống Ai-Cập cho đến sông Euphrat.’ ( St.15: 1-12 )
-Thiên Chúa trừng phạt 2 thành tội lỗi:
‘Khi mặt trời mọc lên trên mặt đất, thì ông Lót vào Xô-a. Đức Chúa Trời làm mưa diêm sinh và Lửa từ trời
xuống Sô-đôm và Gô-mô-ra. Người phá đổ các thành ấy và cả vùng, cùng với toàn thể dân cư trong thành và cỏ cây. Bà vợ ông Lót ngoái lại sau hóa thành cột muối.’ ( St.19: 23- 26 )
-Thiên Chúa hướng dẫn dân Israel đi trong sa mạc:
‘Đức Chúa Trời đi trước họ. Ban ngày ở trong cột mây để dẫn đường, ban đêm thì ở trong cột Lửa để soi sáng, nên họ có thể đi cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày cột mây đi trước dân không rời, ban đêm cột Lửa cũng vậy’
( Xh.13: 21-22 )
-Qua Môsê, Thiên Chúa đã phán truyền 10 Giới Răn trên núi Sinai cho loài người:
‘Đến ngày thư ba, xảy có sấm chớp và mây dầy đặc trên núi và tiếng loa rất mạnh. Toàn dân trong trại đều kinh sợ. Môsê đưa dân ra khỏi trại nghênh đón Thiên Chúa, họ đứng dưới chân núi. Tất cả núi Sinai nghi ngút khói vì Javê xuống trong Lửa. Khói bốc lên như lò than. Tất cả đều rung chuyển mạnh. Tiếng loa mỗi lúc một tăng rất mạnh. Môsê thưa lời và Thiên Chúa đáp lại ông trong tiếng sấm. Javê xuống trên đỉnh núi Sinai và Javê gọi ông lên…’ Và Môsê đã nhận 10 giới Răn Chúa truyền trên núi này. ( Xh.19: 16- 21 )
-‘Các ngươi đã cưu mang cỏ khô, ắt sẽ sinh ra rơm. Hơi thở của Ta sẽ như Lửa thiêu rụi các ngươi.’ (Is.39:14)
-Chúa hiện ra với Môsê trong bụi gai:
‘Bấy giờ ông Môsê đang chăn chiên cho cha vợ là Jethro tư tế Madian, ông dẫn đàn chiên qua sa mạc đến núi của Thiên Chúa là Kho-rép, Thiên sứ của Thiên Chúa hiện ra với ông trong đám Lửa giữa bụi cây. Môsê nhìn thấy bụi cây cháy bùng, nhưng không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: Mình lại gần để xem sự kỳ lạ này vì sao bụi cây lại không cháy rụi? Ông đến gần, thì Chúa từ bụi cây gọi ông: Môsê! Môsê! Ông thưa: Dạ tôi đấy! Người phán: Chớ lại gần, hãy cởi dép ra, vì nơi ngươi đang đứng là Đất Thánh! Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, của Abraham, của Isaac, của Jacob. Ông Môsê che mặt đi vì sợ phải nhìn Thiên Chúa.’ ( Xh.3: 1- 6 )
-Bài Thánh vịnh vua Đa-vít cảm tạ Chúa cứu ông khỏi tay kẻ thù:
‘Lúc ngặt nghèo tôi kêu cầu Chúa, kêu lên Người là Thiên Chúa của tôi. Từ Thánh điện Người nghe tiếng tôi cầu cứu, lời khấn nguyện vang đến tai Người.
Trái đất bỗng ầm ầm rung chuyển, chân núi đồi chấn động lung lay, vì Chúa nổi lôi đình.
Từ Thánh Nhan Người, khói bốc Lửa và than hồng tung tóe.
Chúa nghiêng trời ngự xuống, chân đạp lớp mây mù.
Ngự trên thần hộ giá, trên cánh gió lượn bay…’ ( Tv.18: 7- 11 )
*‘Ta là Ánh sáng thế gian, để bất cứ ai tin vào Ta thì không ở lại trong bóng tối.’ ( Ga.12: 46 )
-‘Thày đến để đem ngọn Lửa xuống thế gian và Thày mong muốn biết bao cho ngọn Lửa bùng cháy lên. Có một thứ thanh tẩy Ta phải chịu và Ta những bồn chồn cho đến lúc hoàn tất. ( Lc.12: 49-50 )
-‘Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: Hãy coi chừng các tiên tri giả, họ mặc lốt chiên đến cùng các con, nhưng bên trong, họ là những sói dữ hay cắn xé. Hãy xem quả thì các con biết được chúng. Nào ai hái được trái nho nơi bụi gai hay trái vả nơi bụi găng sao? Cũng thế, cây tốt sinh trái tốt, còn cây xấu thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu và cây xấu không thể sinh trái tốt. Các cây không sinh trái tốt sẽ bị chặt đi và ném vào Lửa. Vậy coi trái thì các con sẽ biết được chúng.’ ( Mt.7: 15- 20 )
-‘Một làn Lửa đi trước Thiên Nhan, để đốt những kẻ đối nghịch chung quanh Chúa. Chớp của Người sáng rực cõi trần, địa cầu xem thấy phải run sợ.’ (Tv.96 )
-Lời Thánh Gioan Tiền Hô nói về Chúa Giêsu:
‘Phần ta, ta thanh tẩy các ngươi bằng nước để lo hối cải. Đấng sẽ đến sau ta quyền thế hơn ta.
Và ta không đáng cởi dép cho Ngài. Ngài sẽ thanh tẩy các ngươi trong Thánh Thần và Lửa.’ ( Mt.3: 11 )
-‘Sự Sáng các con cũng phải chiếu ra thiên hạ, để họ xem thấy những việc làm của các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời.’ ( Mt.5: 13- 16 )
-Chúa Thánh Thần hiện xuống với các Tông đồ trong Lễ Ngũ Tuần:
‘Khi thời gian đã mãn, đến Lễ Năm Mươi, mọi người đang cùng nhau tề tựu tại một nơi, thì bỗng từ trời xảy đến tiếng rào rào như cuồng phong thổi đến vang dội cả nhà nơi họ đang ngồi. Họ nhận thấy những lưỡi như thể là Lửa, phân tán dần và đậu trện mỗi người. Và hết thảy đầy ơn Thánh Thần, bắt đầu nói những tiếng lạ, tùy theo Thần Khí ban cho họ phát ngôn.’ ( Cv.2: 1- 4 )
-Thiên Chúa tiêu diệt thành Sô-đôm sống trụy lạc:
‘Cũng giống như sự đã xảy ra vào ngày ông Lót, thiên hạ cứ ăn uống, mua bán, trồng tỉa, xây nhà…Nhưng ngày ông Lót ra khỏi Sôđôm, thì từ trời Thiên Chúa cho mưa Lửa diêm sinh xuống mà tiêu diệt họ hết thảy. Sự thể cũng sẽ xảy ra như vậy khi Con Người tỏ hiện.’ ( Lc.17: 28- 30 )
-‘Các con đã nghe dạy người xưa rằng: Không được giết người, sẽ bị luận phạt nơi tòa án. Còn Thày, Thày sẽ bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị tòa án luận phạt. Ai bảo anh em là ‘ngốc’ thì bị phạt trước công nghị. Ai bảo anh em là ‘khùng’ sẽ bị rơi vào Lửa Địa Ngục. Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ, mà sực nhớ đến người anh em có sự bất bình, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ.’ ( Mt.5: 20- 26 )
-‘Nếu tay ngươi hay là chân ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, hãy chặt và ném nó cho xa ngươi đi, vì thà ngươi què chân hay cụt tay mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ cả 2 tay hay là 2 chân mà bị quăng vào
Lửa đời đời. Nếu con mắt ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, thì hãy móc và ném cho xa ngươi đi, vì thà ngươi một mắt mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ cả 2 mắt mà bị quăng vào Lửa địa ngục.” ( Mt.18: 8- 9 )
-‘Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng dân rằng: Nước trời lại giống như lưới thả xuống biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy người ta kéo lên bãi, ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì bỏ ra ngoài. Đến ngày tận thế cũng như vậy: Các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi nếm những kẻ dữ vào lò Lửa, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Các người có hiểu điều đó không?
Họ thưa: Có. ‘ ( Mt.13: 47- 53 )
-Thư Thánh Phao-lô gởi giáo đoàn Côrintô về vai trò của người rao giảng:
‘Ví thử người ta dùng vàng bạc, gỗ quí hay cỏ rơm mà xây trên nền móng và công việc của mỗi người sẽ
lộ ra. Ngày sẽ phơi ra cả, bởi được mặc khải trong Lửa cháy. Công việc của mỗi người thế nào Lửa sẽ thử nghiệm. Công việc ai xây thêm sẽ thêm, còn tồn tại kẻ ấy sẽ được lĩnh thưởng. Công việc của ai thiêu đi sẽ toi công, kẻ ấy sẽ thoát thân, như không khác gì như ngang qua Lửa.’ ( Cr.3: 12- 15 )
-Cuối cùng, đây là ngày Phán xét Cánh chung ghi trong sách Khải Huyền:
‘Và tôi đã thấy một ngai lớn trắng ngời và Đấng ngự trên ấy. Đất và trời trốn trước Nhan Người và chỗ của chúng (Quỉ sứ và tiên tri giả) không còn đâu ra nữa. Tôi cũng thấy các vọng linh lớn bé đứng trước
ngai. Sổ sách đã mở ra. Một sách khác nữa cũng được mở ra, tức là sách sự sống. Các kẻ chết chịu phán xét chiếu theo các điều đã được ghi trong sổ sách, tùy theo việc họ đã làm. Biển đã trả lại những người
chết trong nó. Tử thần và âm phủ hoàn trả những người chết mà chúng giam giữ. Mọi người phải chịu phán xét tùy theo việc họ đã làm. Tử thần và âm phủ bị xô nhào xuống vũng Lửa. Đó là cái chết thứ hai, chính ở vùng Lửa ấy.
Ai mà tìm không thấy ghi trong sổ sự sống, thì bị xô vào vùng Lửa.’ ( Kh.21: 11- 15 )
…………………………..
Để lãnh nhận một cách trọn vẹn nhất, xin trích theo Tự điển Phụng Vụ nói về Lửa:
“Đêm canh thức Phục Sinh bắt đầu bằng nghi thức làm phép Lửa, Lửa đó sẽ dùng để thắp sáng cây nến Phục Sinh. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu tuyên bố, Người đến để đốt lên một ngọn Lửa trên trần gian (Lc.12: 49). Chính mình Người mới có thể làm phép rửa trong Thánh Thần và trong Lửa (Mt.3: 11). Dầu sao người ta không nhấn mạnh ý nghĩa biểu tượng của Lửa vì chính nó, nhưng vì ánh sáng mà Lửa làm phát sinh một cách sống động. Thực vậy, lời mở đầu làm phép Lửa như sau: “Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con! Nhờ Con Chúa là Ánh sáng thế gian, Chúa đã ban cho ánh sáng từ ánh sáng của Ngài. Xin thương chúc lành cho ngọn Lửa này đang chói sáng trong đêm tối những cây nến Phục Sinh sẽ là biểu tượng của Chúa Ki-tô Phục Sinh một cách lâu bền.
Trong phần lớn những cử hành Phụng Vụ của Hội Thánh, người ta thắp những cây nến, ngầm nói lên sự lan truyền của Ngọn Lửa Tình Yêu Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần và sự sống Chúa Ki-tô Phục Sinh, Ánh sáng thế gian.”
*Qua trình thuật theo Kinh Thánh và nghi lẽ Phụng vụ cho chúng ta những ý niệm linh thiêng về Lửa:
- Chúa là Ngọn Lửa Tình yêu- là Ánh sáng thế gian.
- Lửa là nguồn ơn là sức mạnh Thiên Chúa ban cho loài người trong cuộc sống thế trần.
- Lửa là biểu tượng linh thiêng sự hiện hữu của Thiên Chúa.
- Ngọn Đèn Chầu luôn cháy sáng trên bàn thờ là hiện diện của Chúa trong Phép Thánh Thể.
- Chúa Thánh Thần ban truyền Lửa thanh tẩy khi ta lãnh nhận bí tích rửa tội.
- Lửa xua tan bóng tối tội lỗi, sự chết và ma quỉ, và được tôn vinh trong nghi lễ Làm Phép Lửa và Thắp Nến Phục Sinh vào đêm Lễ Vọng Phục Sinh.
- Lửa còn là biểu tượng cho sự thanh luyện (Luyện ngục)- tiêu hủy (Hỏa ngục) và Phán xét (Ngày Cánh chung).
*Kinh nguyện Chúa Thánh Thần: Ngọn Lửa Mến.
‘Chúng tôi lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng.
Chúng tôi xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng tôi là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời,
Và đốt Lửa Kính Mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng tôi.
Xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống, sửa lại mọi sự trong ngoài chúng tôi.
Chúng tôi cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống, soi lòng dạy dỗ các thánh
Tông Đồ, thì rày chúng tôi cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng tôi làm những việc lành, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng tôi- Amen.’
-Ôi Ngọn Lửa nơi Trái Tim Cực Thánh !
Luôn bốc cháy vì cứu độ loài người,
Chúa hạ sinh nơi hang đá khó nghèo,
Chết khổ nhục treo mình trên Thập giá.
Xin Chúa cho Lửa yêu thương bừng sáng !
Xua tan bóng tối kinh hoảng chiến tranh,
Để nhân loại có cuộc sống an bình,
Yêu tha nhân và tôn thờ Thượng Đế.
Ôi lạy Chúa, cuộc đời con sa đọa !
Bao tháng năm một lãng tử hoang đàng,
Vì mải mê trong lớp bụi trần gian,
Xin ban Ngọn Lửa tình yêu tha thứ.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Theo Yuval Noah Harari, trong tác phẩm nổi tiếng tựa đề ‘Sapiens: A Brief History of Humankind (Giống người tinh khôn: Lược sử về loài người), từ lúc nhân loại tìm ra Lửa, con người không còn ăn lông ở lỗ hoang dã nguyên thủy gần như động vật, mà đã tách ra thành một đẳng cấp cao hơn. Từ đó thế giới đã chuyển sang một thời đại mới với đa năng hữu dụng của lửa: phát minh khoa học, sáng chế trong công nghệ, biến đổi thực phẩm bổ ích hơn và còn ảnh hưởng cả văn hóa, phong tục tập quán…
Ngoài mặt trái hữu dụng, lửa còn có sức hủy diệt như hỏa diệm sơn phun trào kinh khủng hay cháy rừng tàn phá rừng cây, ruộng đồng, nhà cửa, cả muông thú và sinh mạng con người, như ta thấy trong năm qua ngọn lửa kinh hoàng bao trùm tàn phá nước Úc, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới... Nhưng điển hình nhất là ngọn lửa hủy diệt kinh hoàng của chiến tranh gây ra do ngọn lửa tham vọng và kiêu căng của lòng người…
Vậy ta hãy hồi tâm suy niệm về một Ngọn Lửa Thiêng để cải hóa lòng người:
Kính Thánh nhắc đi nhắc lại 480 lần về ngọn Lửa này trong cả Cựu ước và Tân ước:
*Khi tạo dựng trời đất, Thiên Chúa đã ban ánh sáng (ngọn lửa) đầu tiên cho nhân loại để xua đuổi bóng tối sợ hãi và tội lỗi
‘Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm và Thần khí Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa tạo ra Ánh sáng và đêm tối, tượng trưng cho ngày và đêm.’ ( St.1: 1-2 )
-Thiên Chúa thiết lập giao ước với Abram:
‘Lúc mặt trời lặn, Abram ngủ mê, một cơn sợ hãi khủng khiếp và u tối bao trùm lấy ông. Khi mặt trời đã lặn rồi, bóng tối mù mịt phủ xuống, có một chiếc lò bốc khói và khối Lửa băng qua giữa những phần con vật chia đôi. Trong ngày đó Chúa đã thiết lập giao ước với Abram mà phán rằng: Ta ban xứ này cho miêu duệ ngươi từ sống Ai-Cập cho đến sông Euphrat.’ ( St.15: 1-12 )
-Thiên Chúa trừng phạt 2 thành tội lỗi:
‘Khi mặt trời mọc lên trên mặt đất, thì ông Lót vào Xô-a. Đức Chúa Trời làm mưa diêm sinh và Lửa từ trời
xuống Sô-đôm và Gô-mô-ra. Người phá đổ các thành ấy và cả vùng, cùng với toàn thể dân cư trong thành và cỏ cây. Bà vợ ông Lót ngoái lại sau hóa thành cột muối.’ ( St.19: 23- 26 )
‘Đức Chúa Trời đi trước họ. Ban ngày ở trong cột mây để dẫn đường, ban đêm thì ở trong cột Lửa để soi sáng, nên họ có thể đi cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày cột mây đi trước dân không rời, ban đêm cột Lửa cũng vậy’
( Xh.13: 21-22 )
-Qua Môsê, Thiên Chúa đã phán truyền 10 Giới Răn trên núi Sinai cho loài người:
‘Đến ngày thư ba, xảy có sấm chớp và mây dầy đặc trên núi và tiếng loa rất mạnh. Toàn dân trong trại đều kinh sợ. Môsê đưa dân ra khỏi trại nghênh đón Thiên Chúa, họ đứng dưới chân núi. Tất cả núi Sinai nghi ngút khói vì Javê xuống trong Lửa. Khói bốc lên như lò than. Tất cả đều rung chuyển mạnh. Tiếng loa mỗi lúc một tăng rất mạnh. Môsê thưa lời và Thiên Chúa đáp lại ông trong tiếng sấm. Javê xuống trên đỉnh núi Sinai và Javê gọi ông lên…’ Và Môsê đã nhận 10 giới Răn Chúa truyền trên núi này. ( Xh.19: 16- 21 )
-‘Các ngươi đã cưu mang cỏ khô, ắt sẽ sinh ra rơm. Hơi thở của Ta sẽ như Lửa thiêu rụi các ngươi.’ (Is.39:14)
-Chúa hiện ra với Môsê trong bụi gai:
‘Bấy giờ ông Môsê đang chăn chiên cho cha vợ là Jethro tư tế Madian, ông dẫn đàn chiên qua sa mạc đến núi của Thiên Chúa là Kho-rép, Thiên sứ của Thiên Chúa hiện ra với ông trong đám Lửa giữa bụi cây. Môsê nhìn thấy bụi cây cháy bùng, nhưng không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: Mình lại gần để xem sự kỳ lạ này vì sao bụi cây lại không cháy rụi? Ông đến gần, thì Chúa từ bụi cây gọi ông: Môsê! Môsê! Ông thưa: Dạ tôi đấy! Người phán: Chớ lại gần, hãy cởi dép ra, vì nơi ngươi đang đứng là Đất Thánh! Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, của Abraham, của Isaac, của Jacob. Ông Môsê che mặt đi vì sợ phải nhìn Thiên Chúa.’ ( Xh.3: 1- 6 )
-Bài Thánh vịnh vua Đa-vít cảm tạ Chúa cứu ông khỏi tay kẻ thù:
‘Lúc ngặt nghèo tôi kêu cầu Chúa, kêu lên Người là Thiên Chúa của tôi. Từ Thánh điện Người nghe tiếng tôi cầu cứu, lời khấn nguyện vang đến tai Người.
Trái đất bỗng ầm ầm rung chuyển, chân núi đồi chấn động lung lay, vì Chúa nổi lôi đình.
Từ Thánh Nhan Người, khói bốc Lửa và than hồng tung tóe.
Chúa nghiêng trời ngự xuống, chân đạp lớp mây mù.
Ngự trên thần hộ giá, trên cánh gió lượn bay…’ ( Tv.18: 7- 11 )
*‘Ta là Ánh sáng thế gian, để bất cứ ai tin vào Ta thì không ở lại trong bóng tối.’ ( Ga.12: 46 )
-‘Thày đến để đem ngọn Lửa xuống thế gian và Thày mong muốn biết bao cho ngọn Lửa bùng cháy lên. Có một thứ thanh tẩy Ta phải chịu và Ta những bồn chồn cho đến lúc hoàn tất. ( Lc.12: 49-50 )
-‘Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: Hãy coi chừng các tiên tri giả, họ mặc lốt chiên đến cùng các con, nhưng bên trong, họ là những sói dữ hay cắn xé. Hãy xem quả thì các con biết được chúng. Nào ai hái được trái nho nơi bụi gai hay trái vả nơi bụi găng sao? Cũng thế, cây tốt sinh trái tốt, còn cây xấu thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu và cây xấu không thể sinh trái tốt. Các cây không sinh trái tốt sẽ bị chặt đi và ném vào Lửa. Vậy coi trái thì các con sẽ biết được chúng.’ ( Mt.7: 15- 20 )
-‘Một làn Lửa đi trước Thiên Nhan, để đốt những kẻ đối nghịch chung quanh Chúa. Chớp của Người sáng rực cõi trần, địa cầu xem thấy phải run sợ.’ (Tv.96 )
-Lời Thánh Gioan Tiền Hô nói về Chúa Giêsu:
‘Phần ta, ta thanh tẩy các ngươi bằng nước để lo hối cải. Đấng sẽ đến sau ta quyền thế hơn ta.
Và ta không đáng cởi dép cho Ngài. Ngài sẽ thanh tẩy các ngươi trong Thánh Thần và Lửa.’ ( Mt.3: 11 )
-‘Sự Sáng các con cũng phải chiếu ra thiên hạ, để họ xem thấy những việc làm của các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời.’ ( Mt.5: 13- 16 )
-Chúa Thánh Thần hiện xuống với các Tông đồ trong Lễ Ngũ Tuần:
‘Khi thời gian đã mãn, đến Lễ Năm Mươi, mọi người đang cùng nhau tề tựu tại một nơi, thì bỗng từ trời xảy đến tiếng rào rào như cuồng phong thổi đến vang dội cả nhà nơi họ đang ngồi. Họ nhận thấy những lưỡi như thể là Lửa, phân tán dần và đậu trện mỗi người. Và hết thảy đầy ơn Thánh Thần, bắt đầu nói những tiếng lạ, tùy theo Thần Khí ban cho họ phát ngôn.’ ( Cv.2: 1- 4 )
-Thiên Chúa tiêu diệt thành Sô-đôm sống trụy lạc:
‘Cũng giống như sự đã xảy ra vào ngày ông Lót, thiên hạ cứ ăn uống, mua bán, trồng tỉa, xây nhà…Nhưng ngày ông Lót ra khỏi Sôđôm, thì từ trời Thiên Chúa cho mưa Lửa diêm sinh xuống mà tiêu diệt họ hết thảy. Sự thể cũng sẽ xảy ra như vậy khi Con Người tỏ hiện.’ ( Lc.17: 28- 30 )
-‘Các con đã nghe dạy người xưa rằng: Không được giết người, sẽ bị luận phạt nơi tòa án. Còn Thày, Thày sẽ bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị tòa án luận phạt. Ai bảo anh em là ‘ngốc’ thì bị phạt trước công nghị. Ai bảo anh em là ‘khùng’ sẽ bị rơi vào Lửa Địa Ngục. Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ, mà sực nhớ đến người anh em có sự bất bình, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ.’ ( Mt.5: 20- 26 )
-‘Nếu tay ngươi hay là chân ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, hãy chặt và ném nó cho xa ngươi đi, vì thà ngươi què chân hay cụt tay mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ cả 2 tay hay là 2 chân mà bị quăng vào
Lửa đời đời. Nếu con mắt ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, thì hãy móc và ném cho xa ngươi đi, vì thà ngươi một mắt mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ cả 2 mắt mà bị quăng vào Lửa địa ngục.” ( Mt.18: 8- 9 )
-‘Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng dân rằng: Nước trời lại giống như lưới thả xuống biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy người ta kéo lên bãi, ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì bỏ ra ngoài. Đến ngày tận thế cũng như vậy: Các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi nếm những kẻ dữ vào lò Lửa, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Các người có hiểu điều đó không?
Họ thưa: Có. ‘ ( Mt.13: 47- 53 )
-Thư Thánh Phao-lô gởi giáo đoàn Côrintô về vai trò của người rao giảng:
‘Ví thử người ta dùng vàng bạc, gỗ quí hay cỏ rơm mà xây trên nền móng và công việc của mỗi người sẽ
lộ ra. Ngày sẽ phơi ra cả, bởi được mặc khải trong Lửa cháy. Công việc của mỗi người thế nào Lửa sẽ thử nghiệm. Công việc ai xây thêm sẽ thêm, còn tồn tại kẻ ấy sẽ được lĩnh thưởng. Công việc của ai thiêu đi sẽ toi công, kẻ ấy sẽ thoát thân, như không khác gì như ngang qua Lửa.’ ( Cr.3: 12- 15 )
-Cuối cùng, đây là ngày Phán xét Cánh chung ghi trong sách Khải Huyền:
‘Và tôi đã thấy một ngai lớn trắng ngời và Đấng ngự trên ấy. Đất và trời trốn trước Nhan Người và chỗ của chúng (Quỉ sứ và tiên tri giả) không còn đâu ra nữa. Tôi cũng thấy các vọng linh lớn bé đứng trước
ngai. Sổ sách đã mở ra. Một sách khác nữa cũng được mở ra, tức là sách sự sống. Các kẻ chết chịu phán xét chiếu theo các điều đã được ghi trong sổ sách, tùy theo việc họ đã làm. Biển đã trả lại những người
chết trong nó. Tử thần và âm phủ hoàn trả những người chết mà chúng giam giữ. Mọi người phải chịu phán xét tùy theo việc họ đã làm. Tử thần và âm phủ bị xô nhào xuống vũng Lửa. Đó là cái chết thứ hai, chính ở vùng Lửa ấy.
Ai mà tìm không thấy ghi trong sổ sự sống, thì bị xô vào vùng Lửa.’ ( Kh.21: 11- 15 )
…………………………..
Để lãnh nhận một cách trọn vẹn nhất, xin trích theo Tự điển Phụng Vụ nói về Lửa:
“Đêm canh thức Phục Sinh bắt đầu bằng nghi thức làm phép Lửa, Lửa đó sẽ dùng để thắp sáng cây nến Phục Sinh. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu tuyên bố, Người đến để đốt lên một ngọn Lửa trên trần gian (Lc.12: 49). Chính mình Người mới có thể làm phép rửa trong Thánh Thần và trong Lửa (Mt.3: 11). Dầu sao người ta không nhấn mạnh ý nghĩa biểu tượng của Lửa vì chính nó, nhưng vì ánh sáng mà Lửa làm phát sinh một cách sống động. Thực vậy, lời mở đầu làm phép Lửa như sau: “Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con! Nhờ Con Chúa là Ánh sáng thế gian, Chúa đã ban cho ánh sáng từ ánh sáng của Ngài. Xin thương chúc lành cho ngọn Lửa này đang chói sáng trong đêm tối những cây nến Phục Sinh sẽ là biểu tượng của Chúa Ki-tô Phục Sinh một cách lâu bền.
Trong phần lớn những cử hành Phụng Vụ của Hội Thánh, người ta thắp những cây nến, ngầm nói lên sự lan truyền của Ngọn Lửa Tình Yêu Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần và sự sống Chúa Ki-tô Phục Sinh, Ánh sáng thế gian.”
*Qua trình thuật theo Kinh Thánh và nghi lẽ Phụng vụ cho chúng ta những ý niệm linh thiêng về Lửa:
- Chúa là Ngọn Lửa Tình yêu- là Ánh sáng thế gian.
- Lửa là nguồn ơn là sức mạnh Thiên Chúa ban cho loài người trong cuộc sống thế trần.
- Lửa là biểu tượng linh thiêng sự hiện hữu của Thiên Chúa.
- Ngọn Đèn Chầu luôn cháy sáng trên bàn thờ là hiện diện của Chúa trong Phép Thánh Thể.
- Chúa Thánh Thần ban truyền Lửa thanh tẩy khi ta lãnh nhận bí tích rửa tội.
- Lửa xua tan bóng tối tội lỗi, sự chết và ma quỉ, và được tôn vinh trong nghi lễ Làm Phép Lửa và Thắp Nến Phục Sinh vào đêm Lễ Vọng Phục Sinh.
- Lửa còn là biểu tượng cho sự thanh luyện (Luyện ngục)- tiêu hủy (Hỏa ngục) và Phán xét (Ngày Cánh chung).
*Kinh nguyện Chúa Thánh Thần: Ngọn Lửa Mến.
‘Chúng tôi lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng.
Chúng tôi xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng tôi là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời,
Và đốt Lửa Kính Mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng tôi.
Xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống, sửa lại mọi sự trong ngoài chúng tôi.
Chúng tôi cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống, soi lòng dạy dỗ các thánh
Tông Đồ, thì rày chúng tôi cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng tôi làm những việc lành, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng tôi- Amen.’
-Ôi Ngọn Lửa nơi Trái Tim Cực Thánh !
Luôn bốc cháy vì cứu độ loài người,
Chúa hạ sinh nơi hang đá khó nghèo,
Chết khổ nhục treo mình trên Thập giá.
Xin Chúa cho Lửa yêu thương bừng sáng !
Xua tan bóng tối kinh hoảng chiến tranh,
Để nhân loại có cuộc sống an bình,
Yêu tha nhân và tôn thờ Thượng Đế.
Ôi lạy Chúa, cuộc đời con sa đọa !
Bao tháng năm một lãng tử hoang đàng,
Vì mải mê trong lớp bụi trần gian,
Xin ban Ngọn Lửa tình yêu tha thứ.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tranh Hùng
Lê Trị
09:57 31/07/2020
TRANH HÙNG
Ảnh của Lê Trị
Bấy lâu tớ cậu vẫn sống chung
Quanh quẩn kiếm ăn chỉ một vùng
Cớ sao nay trở mòi đấu đá?
Hay là thử sức để tranh hùng?
(Lê Trị)
Ảnh của Lê Trị
Bấy lâu tớ cậu vẫn sống chung
Quanh quẩn kiếm ăn chỉ một vùng
Cớ sao nay trở mòi đấu đá?
Hay là thử sức để tranh hùng?
(Lê Trị)
VietCatholic TV
Videio: Ai Cập thương tiếc vị Bác sĩ của người nghèo, chữa bệnh không lấy tiền
Giáo Hội Năm Châu
04:25 31/07/2020
Rõ khổ: Giờ chót Cha Pavone lại từ chức cố vấn tranh cử của Tổng thống Trump. Đằng sau vụ Portland
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:58 31/07/2020
1. Tại sao Cha Frank Pavone từ chức cố vấn trong Ban tham mưu chiến dịch của Tổng thống Trump?
Tin tức cho biết Cha Frank Pavone, Giám đốc quốc gia của phong trào Linh Mục Vì Sự Sống Hoa Kỳ đã từ chức cố vấn trong chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump gây quan ngại cho những người ủng hộ Tổng thống Trump.
Liệu có sự rạn nứt nào giữa Cha Frank Pavone và Tổng thống Donald Trump hay không?
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã đặt ra câu hỏi này với ngài. Cha Frank Pavone trả lời như sau:
“Tôi đã được bề trên có thẩm quyền trong Giáo Hội yêu cầu không nên đảm nhận một vị trí hay một chức danh chính thức trong Ban tham mưu tái tranh cử của Tổng thống Trump. Trong tư cách là một linh mục có hạnh kiểm tốt, tôi đã vâng lời bề trên” Cha Pavone nói với CNA hôm 24 tháng 7, để làm sáng tỏ những lời đồn thổi trên báo chí.
Cha Pavone cho biết ngài nồng nhiệt ủng hộ Tổng thống Trump và nhận định rằng đó là lựa chọn tốt nhất đối với Giáo Hội, và quảng đại quần chúng trong tình trạng hiện nay của Hoa Kỳ.
Vào tháng Giêng, Cha Pavone được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch của phong trào Pro-Life Voices trong liên minh của Tổng thống Trump, và vào tháng 4, ngài đã được công bố là thành viên Công Giáo trong ban cố vấn tranh cử của Tổng thống Trump.
Từ tháng Tư, ngài đã hoạt động trong một loạt các sự kiện trực tuyến nhằm vận động người Công Giáo bầu cho Tổng thống Trump. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Cha Pavone cũng đã được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch của phong trào Pro-Life Voices.
Vai trò của Cha Pavone trong một chiến dịch chính trị là không bình thường đối với một linh mục. Theo giáo luật, các thành viên thuộc hàng giáo sĩ muốn “có một vai trò tích cực trong các sinh hoạt chính trị đảng phái” cần phải có một phép đặc biệt của đấng bản quyền.
Vào tháng Tư, Cha Pavone nói với CNA rằng ngài không tin mình cần sự cho phép tham gia chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump vì ngài coi việc tái đắc cử của Trump là vấn đề cấp bách. “Tôi sẽ không phải xin phép bất cứ ai để hét lên rằng ngôi nhà đang cháy, ” ngài nói vào thời điểm đó.
Nhưng hôm thứ Sáu, Cha Pavone nói rằng ngài đã được yêu cầu phải từ chức cố vấn tranh cử cho tổng thống Trump khi xin phép được phục vụ trong ban cố vấn.
Để thay thế cho Cha Pavone, Tổng thống Trump đã mời một tác giả và là nhà bình luận YouTube Taylor Marshall tham gia trong Hội đồng cố vấn.
Vai trò của Cha Pavone trong chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump năm 2016 đã gây ra những tranh cãi đáng kể trong Giáo hội. Trước cuộc bầu cử, vị linh mục đã quay một video tại trụ sở phong trào Linh Mục Vì Sự Sống Hoa Kỳ, kêu gọi ủng hộ tổng thống Trump. Đoạn video được quay với cơ thể của một em bé bị phá thai được đặt trước mặt Cha Pavone trên một bàn thờ.
Cha Pavone nói rằng trong khi ngài không còn giữ một vị trí trong ban cố vấn tranh cử của tổng thống Trump “sẽ không có gì đã thay đổi trong cách thức tôi vận động cho tổng thống. Tôi cho rằng đảng Dân chủ thực sự đang đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với ‘quyền lợi của Giáo hội’ và ‘thiện ích chung’. Đó là một luận điểm tôi sẽ trình bày liên tục từ nay cho đến ngày 3 tháng Mười Một.”
Cha Pavone không phải là linh mục duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ gần đây đã gây ra các tranh cãi vì tham gia tích cực vào một cuộc bầu cử.
Năm 2008, một linh mục tại tổng giáo phận Chicago là Cha Michael Pfleger đã thu hút sự chú ý khi xuất hiện như một phần trong liên minh “Những người có đức tin ủng hộ Obama” trong cuộc chiến lúc bấy giờ là giữa Thượng nghị sĩ Barack Obama chống lại Hillary Clinton trong việc tranh nhau làm ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Đức Hồng Y Francis George đã cảnh cáo Cha Pfleger vào thời điểm đó. “Các linh mục phải nói về các vấn đề chính trị. Đó không phải là một nghĩa vụ mà còn là một trách nhiệm đạo đức. Tuy nhiên, các linh mục không thể công khai vận động cho một ứng cử viên, cũng không được tham gia vào các hoạt động chính trị đảng phái”, Đức Hồng Y nói.
Source:Catholic News AgencyPriests for Life Fr. Frank Pavone resigns from Trump campaign roles
2. Đức Tổng Giám Mục Portland lên tiếng về các cuộc biểu tình đầy bạo lực liên tục trong suốt hơn 60 ngày qua
Đức Tổng Giám Mục Portland, Oregon kêu gọi người Công Giáo tìm hiểu và học hỏi cách đối phó với tội lỗi phân biệt chủng tộc, đồng thời lên án bạo lực đi kèm với nhiều cuộc biểu tình trong thành phố trong suốt hai tháng qua.
Trong một video được công bố hôm 24 tháng 7, Đức Tổng Giám Mục Alexander Sample đã chia sẻ nhận định của ngài về các cuộc biểu tình kinh hoàng tại Portland, Orgeon theo sau cái chết của anh George Floyd vào ngày 25 tháng 5 tại thành phố Minneapolis.
“Tất cả những điều này bắt đầu từ một thảm kịch khủng khiếp, trong bi kịch giết hại một người đàn ông, và ban đầu chủ yếu đó là sự phản đối kịch liệt chống lại bất công, chống phân biệt chủng tộc, và tôi đã rất ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hòa nhân danh công lý và chống phân biệt chủng tộc. Nhưng buồn thay, đó không phải là những gì đang diễn ra.”
Portland đã trải qua hơn 60 ngày liên tục biểu tình trên đường phố, thường diễn ra dưới hình thức những đám đông hàng trăm người biểu tình, dưới chiêu bài chống phân biệt chủng tộc, sự tàn bạo của cảnh sát và chủ nghĩa phát xít. Các cuộc biểu tình đã thu hút các tiêu đề quốc gia và quốc tế.
Một số cuộc biểu tình đã đi kèm với bạo loạn và cướp bóc. Ngoài thiệt hại tài sản trên một bình diện rất kinh hoàng ở trung tâm thành phố, thỉnh thoảng còn có những hành vi bạo lực xảy ra bên trong hoặc bên cạnh các cuộc biểu tình, bao gồm cả những vụ xả súng bắn nhau và đâm chém.
Trong thông điệp video, Đức Tổng Giám Mục Sample nhấn mạnh rằng trong tư cách là mục tử của người Công Giáo trong thành phố này, ngài không thể can dự vào một một hình thái chính trị đảng phái, và không thể chọn đứng về phía nào, bất chấp những yêu cầu qua email và hộp thư đòi hỏi ngài phải lên tiếng bênh vực bên này hay bên kia.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục cho biết, vào mỗi buổi sáng sau khi xem các tin tức, và nhìn thấy mỗi đêm đều có thêm những sự tàn phá mới, ngài cảm thấy “mất tinh thần” và “lúng túng”.
“Ngày nay có ai còn nhớ đến anh George Floyd nữa không? Hãy dừng lại và nghĩ về điều đó trong một giây, ” ngài nói.
“Chúng ta cần phải nói sự thật trong đức ái, và không ngần ngại lên tiếng. Tôi nghĩ rằng đại đa số mọi người không chấp nhận những gì đang diễn ra hiện nay, đặc biệt là các hình thái bạo lực, phá hủy tài sản và cướp bóc.”
Người Công Giáo - và bất cứ ai quan tâm đến điều này - nên phẫn nộ trước tội ác phân biệt chủng tộc, nhưng người Công Giáo phải cẩn thận, suy nghĩ hợp lý và bình tĩnh, và nên tránh “các nhân đức hời hợt” nhưng thay vào đó hoạt động để thực sự thăng tiến trên đàng thiêng liêng, và đưa các giáo huấn xã hội Công Giáo vào thực hành để đối phó với nạn phân biệt chủng tộc.
Giáo hội dạy rằng mỗi người đều có một phẩm giá mà chúng ta, với tư cách là con người, không ban cho những người khác, nhưng phẩm giá ấy mà đến từ Thiên Chúa.
Đức Tổng Giám Mục Sample mạnh mẽ khuyến khích tất cả mọi người hãy đọc thư 2018 có tựa đề “Hãy Mở Rộng Trái Tim Chúng Ta” của các Giám Mục Mỹ về nạn phân biệt chủng tộc, và chỉ thị cho các giáo xứ tại Portland tổ chức các nhóm chuẩn bị, nghiên cứu và thảo luận về lá thư này.
Những người biểu tình ở Portland đã nhiều lần bắn các thứ pháo hoa hạng nặng vào tòa án liên bang, là trung tâm của các cuộc biểu tình bạo lực và đã ném đá, lon, chai nước và khoai tây vào các đặc vụ liên bang. Cảnh sát báo cáo rằng vào đêm 26 tháng 7, những người biểu tình đã mưu toan đốt cháy tòa án.
Cảnh sát thỉnh thoảng đã sử dụng lựu đạn cay và bình xịt hơi cay chống lại người biểu tình. Các đặc vụ liên bang đã thu hút những lời chỉ trích vào tuần trước sau khi các video xuất hiện cho thấy họ kéo người biểu tình vào những chiếc xe không rõ lai lịch.
“Sự cần thiết phải nhổ tận gốc nạn phân biệt chủng tộc là vấn đề cấp bách, ” Đức Tổng Giám Mục Sample nói, “nhưng mọi hình thái bạo lực trong các cuộc tranh luận phải bị thẳng thừng bác bỏ vì ta không thể đáp lại một cái ác bằng một cái ác khác.”
Đức Tổng Giám Mục Sample cho biết ngài đã nghe nhiều người cố gắng biện minh cho bạo lực, nhưng ngược lại, ngài chỉ vào Martin Luther King, Jr., như một ví dụ tuyệt vời về sự phản kháng bất bạo động. Đức Tổng Giám Mục Sample cho biết, Mục sư King và những người theo ông thường phải gánh chịu bạo lực, nhưng họ không đáp lại bạo lực bằng bạo lực, thay vào đó họ cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ mình như Chúa Giêsu đã phán bảo chúng ta phải làm như thế trong Tin Mừng.
Đức Tổng Giám Mục Sample công khai chỉ trích những gì ngài nói dường như là những nỗ lực ở Mỹ nhằm “xóa bỏ quá khứ, ” cũng như cách thức đánh giá quá khứ một cách hời hợt dựa trên tư duy hiện tại của chúng ta. Thay vào đó chúng ta nên học hỏi từ những sai lầm của mình, nhìn lại và thừa nhận rằng có nhiều ví dụ về tội ác trong quá khứ của chúng ta.
Đức Tổng Giám Mục Sample nhấn mạnh rằng:
“Nhiều vấn đề của chúng ta ngày nay là do xã hội đã quay lưng lại với Chúa”.
“Nếu nhiều người nhận ra rằng họ được mời gọi vươn đến sự vĩ đại, thánh thiện, đức hạnh, đến cõi vĩnh hằng, họ sẽ không tìm kiếm những cách khác, đặc biệt là những phương thế trần tục để lấp đầy khoảng trống trong trái tim chúng ta.”
Source:National Catholic RegisterPortland Archbishop Decries Violence, Calls for Peaceful Efforts Against Racism
3. Sự hỗn loạn ở Portland là một lợi ích cho hy vọng tái đắc cử của Tổng thống Trump
Sự hỗn loạn đang diễn ra tại các thành phố do đảng Dân chủ điều hành như Portland đang mang lại cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump một cơ hội tuyệt vời. James Morrow, nhà bình luận của Sky News Australia đã nhận định như trên.
Các cuộc biểu tình ở Portland đã trở nên càng ngày càng dữ dội với hơi cay và đạn cao su bắn vào những người biểu tình đang bao vây tòa án liên bang của thành phố.
Các cuộc biểu tình ban đầu được châm ngòi bởi cái chết của anh George Floyd tại thành phố Minneapolis vào cuối tháng Năm.
Khi các cuộc biểu tình tiếp tục cảnh sát liên bang đã được gửi đến để làm dịu tình hình.
Ông Morrow cho biết bất chấp những gì giới truyền thông tuyên bố, những cuộc biểu tình này không hòa bình chút nào.
đích thân tham gia để cổ vũ cho người biểu tình
Ông cho biết Thị trưởng Portland Ted Wheeler sau khi hô hào cổ vũ cho các cuộc biểu tình với thâm ý gây khó khăn cho Tổng thống Trump, giờ đây thậm chí đã bị các nhà hoạt động liên kết với Antifa tấn công khi ông từ chối cam kết giải thể hay giảm tài trợ cho cảnh sát.
“Thực tế là, những kẻ nổi loạn ở Portland đã lấy một cái chết bi thảm tại Minneapolis và biến nó thành một cái cớ để rao giảng cách mạng bạo lực, ” ông Morrow nói.
“Người ta không thấy họ có đòi hỏi nào khác hơn là một sự đảo lộn hoàn toàn chính phủ và xã hội Hoa Kỳ - nhưng ngay cả trước các bằng chứng hiển nhiên, quá nhiều người giả vờ rằng họ chỉ thể hiện một cách hòa bình quyền bày tỏ sự bất bình như được ghi trong Tu Chính Án thứ nhất.”
“Tôi biết rất nhiều người nói tổng thống Trump đang bị tụt hậu đàng sau trong cuộc tranh cử tổng thống, nhưng các thị trưởng Dân chủ như Ted Wheeler ở Portland đang quảng cáo rất tốt cho chiến dịch tranh cử của ông Trump đến mức ông ấy nằm mơ cũng không thấy nổi.”
Source:Sky News AustraliaChaos in Portland 'a boon to Trump's re-election hopes'
Tin tức cho biết Cha Frank Pavone, Giám đốc quốc gia của phong trào Linh Mục Vì Sự Sống Hoa Kỳ đã từ chức cố vấn trong chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump gây quan ngại cho những người ủng hộ Tổng thống Trump.
Liệu có sự rạn nứt nào giữa Cha Frank Pavone và Tổng thống Donald Trump hay không?
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã đặt ra câu hỏi này với ngài. Cha Frank Pavone trả lời như sau:
“Tôi đã được bề trên có thẩm quyền trong Giáo Hội yêu cầu không nên đảm nhận một vị trí hay một chức danh chính thức trong Ban tham mưu tái tranh cử của Tổng thống Trump. Trong tư cách là một linh mục có hạnh kiểm tốt, tôi đã vâng lời bề trên” Cha Pavone nói với CNA hôm 24 tháng 7, để làm sáng tỏ những lời đồn thổi trên báo chí.
Cha Pavone cho biết ngài nồng nhiệt ủng hộ Tổng thống Trump và nhận định rằng đó là lựa chọn tốt nhất đối với Giáo Hội, và quảng đại quần chúng trong tình trạng hiện nay của Hoa Kỳ.
Vào tháng Giêng, Cha Pavone được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch của phong trào Pro-Life Voices trong liên minh của Tổng thống Trump, và vào tháng 4, ngài đã được công bố là thành viên Công Giáo trong ban cố vấn tranh cử của Tổng thống Trump.
Từ tháng Tư, ngài đã hoạt động trong một loạt các sự kiện trực tuyến nhằm vận động người Công Giáo bầu cho Tổng thống Trump. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Cha Pavone cũng đã được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch của phong trào Pro-Life Voices.
Vai trò của Cha Pavone trong một chiến dịch chính trị là không bình thường đối với một linh mục. Theo giáo luật, các thành viên thuộc hàng giáo sĩ muốn “có một vai trò tích cực trong các sinh hoạt chính trị đảng phái” cần phải có một phép đặc biệt của đấng bản quyền.
Vào tháng Tư, Cha Pavone nói với CNA rằng ngài không tin mình cần sự cho phép tham gia chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump vì ngài coi việc tái đắc cử của Trump là vấn đề cấp bách. “Tôi sẽ không phải xin phép bất cứ ai để hét lên rằng ngôi nhà đang cháy, ” ngài nói vào thời điểm đó.
Nhưng hôm thứ Sáu, Cha Pavone nói rằng ngài đã được yêu cầu phải từ chức cố vấn tranh cử cho tổng thống Trump khi xin phép được phục vụ trong ban cố vấn.
Để thay thế cho Cha Pavone, Tổng thống Trump đã mời một tác giả và là nhà bình luận YouTube Taylor Marshall tham gia trong Hội đồng cố vấn.
Vai trò của Cha Pavone trong chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump năm 2016 đã gây ra những tranh cãi đáng kể trong Giáo hội. Trước cuộc bầu cử, vị linh mục đã quay một video tại trụ sở phong trào Linh Mục Vì Sự Sống Hoa Kỳ, kêu gọi ủng hộ tổng thống Trump. Đoạn video được quay với cơ thể của một em bé bị phá thai được đặt trước mặt Cha Pavone trên một bàn thờ.
Cha Pavone nói rằng trong khi ngài không còn giữ một vị trí trong ban cố vấn tranh cử của tổng thống Trump “sẽ không có gì đã thay đổi trong cách thức tôi vận động cho tổng thống. Tôi cho rằng đảng Dân chủ thực sự đang đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với ‘quyền lợi của Giáo hội’ và ‘thiện ích chung’. Đó là một luận điểm tôi sẽ trình bày liên tục từ nay cho đến ngày 3 tháng Mười Một.”
Cha Pavone không phải là linh mục duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ gần đây đã gây ra các tranh cãi vì tham gia tích cực vào một cuộc bầu cử.
Năm 2008, một linh mục tại tổng giáo phận Chicago là Cha Michael Pfleger đã thu hút sự chú ý khi xuất hiện như một phần trong liên minh “Những người có đức tin ủng hộ Obama” trong cuộc chiến lúc bấy giờ là giữa Thượng nghị sĩ Barack Obama chống lại Hillary Clinton trong việc tranh nhau làm ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Đức Hồng Y Francis George đã cảnh cáo Cha Pfleger vào thời điểm đó. “Các linh mục phải nói về các vấn đề chính trị. Đó không phải là một nghĩa vụ mà còn là một trách nhiệm đạo đức. Tuy nhiên, các linh mục không thể công khai vận động cho một ứng cử viên, cũng không được tham gia vào các hoạt động chính trị đảng phái”, Đức Hồng Y nói.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Tổng Giám Mục Portland lên tiếng về các cuộc biểu tình đầy bạo lực liên tục trong suốt hơn 60 ngày qua
Đức Tổng Giám Mục Portland, Oregon kêu gọi người Công Giáo tìm hiểu và học hỏi cách đối phó với tội lỗi phân biệt chủng tộc, đồng thời lên án bạo lực đi kèm với nhiều cuộc biểu tình trong thành phố trong suốt hai tháng qua.
Trong một video được công bố hôm 24 tháng 7, Đức Tổng Giám Mục Alexander Sample đã chia sẻ nhận định của ngài về các cuộc biểu tình kinh hoàng tại Portland, Orgeon theo sau cái chết của anh George Floyd vào ngày 25 tháng 5 tại thành phố Minneapolis.
“Tất cả những điều này bắt đầu từ một thảm kịch khủng khiếp, trong bi kịch giết hại một người đàn ông, và ban đầu chủ yếu đó là sự phản đối kịch liệt chống lại bất công, chống phân biệt chủng tộc, và tôi đã rất ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hòa nhân danh công lý và chống phân biệt chủng tộc. Nhưng buồn thay, đó không phải là những gì đang diễn ra.”
Portland đã trải qua hơn 60 ngày liên tục biểu tình trên đường phố, thường diễn ra dưới hình thức những đám đông hàng trăm người biểu tình, dưới chiêu bài chống phân biệt chủng tộc, sự tàn bạo của cảnh sát và chủ nghĩa phát xít. Các cuộc biểu tình đã thu hút các tiêu đề quốc gia và quốc tế.
Một số cuộc biểu tình đã đi kèm với bạo loạn và cướp bóc. Ngoài thiệt hại tài sản trên một bình diện rất kinh hoàng ở trung tâm thành phố, thỉnh thoảng còn có những hành vi bạo lực xảy ra bên trong hoặc bên cạnh các cuộc biểu tình, bao gồm cả những vụ xả súng bắn nhau và đâm chém.
Trong thông điệp video, Đức Tổng Giám Mục Sample nhấn mạnh rằng trong tư cách là mục tử của người Công Giáo trong thành phố này, ngài không thể can dự vào một một hình thái chính trị đảng phái, và không thể chọn đứng về phía nào, bất chấp những yêu cầu qua email và hộp thư đòi hỏi ngài phải lên tiếng bênh vực bên này hay bên kia.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục cho biết, vào mỗi buổi sáng sau khi xem các tin tức, và nhìn thấy mỗi đêm đều có thêm những sự tàn phá mới, ngài cảm thấy “mất tinh thần” và “lúng túng”.
“Ngày nay có ai còn nhớ đến anh George Floyd nữa không? Hãy dừng lại và nghĩ về điều đó trong một giây, ” ngài nói.
“Chúng ta cần phải nói sự thật trong đức ái, và không ngần ngại lên tiếng. Tôi nghĩ rằng đại đa số mọi người không chấp nhận những gì đang diễn ra hiện nay, đặc biệt là các hình thái bạo lực, phá hủy tài sản và cướp bóc.”
Người Công Giáo - và bất cứ ai quan tâm đến điều này - nên phẫn nộ trước tội ác phân biệt chủng tộc, nhưng người Công Giáo phải cẩn thận, suy nghĩ hợp lý và bình tĩnh, và nên tránh “các nhân đức hời hợt” nhưng thay vào đó hoạt động để thực sự thăng tiến trên đàng thiêng liêng, và đưa các giáo huấn xã hội Công Giáo vào thực hành để đối phó với nạn phân biệt chủng tộc.
Giáo hội dạy rằng mỗi người đều có một phẩm giá mà chúng ta, với tư cách là con người, không ban cho những người khác, nhưng phẩm giá ấy mà đến từ Thiên Chúa.
Đức Tổng Giám Mục Sample mạnh mẽ khuyến khích tất cả mọi người hãy đọc thư 2018 có tựa đề “Hãy Mở Rộng Trái Tim Chúng Ta” của các Giám Mục Mỹ về nạn phân biệt chủng tộc, và chỉ thị cho các giáo xứ tại Portland tổ chức các nhóm chuẩn bị, nghiên cứu và thảo luận về lá thư này.
Những người biểu tình ở Portland đã nhiều lần bắn các thứ pháo hoa hạng nặng vào tòa án liên bang, là trung tâm của các cuộc biểu tình bạo lực và đã ném đá, lon, chai nước và khoai tây vào các đặc vụ liên bang. Cảnh sát báo cáo rằng vào đêm 26 tháng 7, những người biểu tình đã mưu toan đốt cháy tòa án.
Cảnh sát thỉnh thoảng đã sử dụng lựu đạn cay và bình xịt hơi cay chống lại người biểu tình. Các đặc vụ liên bang đã thu hút những lời chỉ trích vào tuần trước sau khi các video xuất hiện cho thấy họ kéo người biểu tình vào những chiếc xe không rõ lai lịch.
“Sự cần thiết phải nhổ tận gốc nạn phân biệt chủng tộc là vấn đề cấp bách, ” Đức Tổng Giám Mục Sample nói, “nhưng mọi hình thái bạo lực trong các cuộc tranh luận phải bị thẳng thừng bác bỏ vì ta không thể đáp lại một cái ác bằng một cái ác khác.”
Đức Tổng Giám Mục Sample cho biết ngài đã nghe nhiều người cố gắng biện minh cho bạo lực, nhưng ngược lại, ngài chỉ vào Martin Luther King, Jr., như một ví dụ tuyệt vời về sự phản kháng bất bạo động. Đức Tổng Giám Mục Sample cho biết, Mục sư King và những người theo ông thường phải gánh chịu bạo lực, nhưng họ không đáp lại bạo lực bằng bạo lực, thay vào đó họ cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ mình như Chúa Giêsu đã phán bảo chúng ta phải làm như thế trong Tin Mừng.
Đức Tổng Giám Mục Sample công khai chỉ trích những gì ngài nói dường như là những nỗ lực ở Mỹ nhằm “xóa bỏ quá khứ, ” cũng như cách thức đánh giá quá khứ một cách hời hợt dựa trên tư duy hiện tại của chúng ta. Thay vào đó chúng ta nên học hỏi từ những sai lầm của mình, nhìn lại và thừa nhận rằng có nhiều ví dụ về tội ác trong quá khứ của chúng ta.
Đức Tổng Giám Mục Sample nhấn mạnh rằng:
“Nhiều vấn đề của chúng ta ngày nay là do xã hội đã quay lưng lại với Chúa”.
“Nếu nhiều người nhận ra rằng họ được mời gọi vươn đến sự vĩ đại, thánh thiện, đức hạnh, đến cõi vĩnh hằng, họ sẽ không tìm kiếm những cách khác, đặc biệt là những phương thế trần tục để lấp đầy khoảng trống trong trái tim chúng ta.”
Source:National Catholic Register
3. Sự hỗn loạn ở Portland là một lợi ích cho hy vọng tái đắc cử của Tổng thống Trump
Sự hỗn loạn đang diễn ra tại các thành phố do đảng Dân chủ điều hành như Portland đang mang lại cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump một cơ hội tuyệt vời. James Morrow, nhà bình luận của Sky News Australia đã nhận định như trên.
Các cuộc biểu tình ở Portland đã trở nên càng ngày càng dữ dội với hơi cay và đạn cao su bắn vào những người biểu tình đang bao vây tòa án liên bang của thành phố.
Các cuộc biểu tình ban đầu được châm ngòi bởi cái chết của anh George Floyd tại thành phố Minneapolis vào cuối tháng Năm.
Khi các cuộc biểu tình tiếp tục cảnh sát liên bang đã được gửi đến để làm dịu tình hình.
Ông Morrow cho biết bất chấp những gì giới truyền thông tuyên bố, những cuộc biểu tình này không hòa bình chút nào.
đích thân tham gia để cổ vũ cho người biểu tình
Ông cho biết Thị trưởng Portland Ted Wheeler sau khi hô hào cổ vũ cho các cuộc biểu tình với thâm ý gây khó khăn cho Tổng thống Trump, giờ đây thậm chí đã bị các nhà hoạt động liên kết với Antifa tấn công khi ông từ chối cam kết giải thể hay giảm tài trợ cho cảnh sát.
“Thực tế là, những kẻ nổi loạn ở Portland đã lấy một cái chết bi thảm tại Minneapolis và biến nó thành một cái cớ để rao giảng cách mạng bạo lực, ” ông Morrow nói.
“Người ta không thấy họ có đòi hỏi nào khác hơn là một sự đảo lộn hoàn toàn chính phủ và xã hội Hoa Kỳ - nhưng ngay cả trước các bằng chứng hiển nhiên, quá nhiều người giả vờ rằng họ chỉ thể hiện một cách hòa bình quyền bày tỏ sự bất bình như được ghi trong Tu Chính Án thứ nhất.”
“Tôi biết rất nhiều người nói tổng thống Trump đang bị tụt hậu đàng sau trong cuộc tranh cử tổng thống, nhưng các thị trưởng Dân chủ như Ted Wheeler ở Portland đang quảng cáo rất tốt cho chiến dịch tranh cử của ông Trump đến mức ông ấy nằm mơ cũng không thấy nổi.”
Source:Sky News Australia