Ngày 02-07-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Định Tâm
Lm Vũđình Tường
03:08 02/07/2021
Dân làng tin họ biết rõ gốc tích ông Giêsu thành Nazareth. Quả thực, họ biết gia phả, lịch sử ông Giêsu thành Nazareth. Họ không biết bản tính Thiên Chúa của ông Giêsu. Đức Kitô về làng. Cả hai lần đều bị dân làng từ chối. Lần thứ nhất Đức Kitô về làng, người ta mời Ngài giảng trong hội đường. Mở sách gặp đoạn tiên tri Isaiah tuyên sấm về Ngài. Đoạn sách đó như sau

Thần Khí Đức Chúa ngự trên tôi, Chúa xức dầu tấn phong tôi, sai đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó tấm lòng tan nát, công bố ân xá cho kẻ bị giam cầm, phóng thích tù nhân và công bố năm hồng ân Thiên Chúa Is 61:1-2

Đức Kitô nói với họ đoạn sách các ông vừa nghe ứng nghiệm vào chính Ngài. Nghe thế họ nổi nóng, gây bạo động, định xô Ngài từ trên cao xuống vực thẳm. Đức Kitô âm thầm, dời đi nơi khác. Lk 6,29.

Về làng lần thứ hai. Dân làng đông đảo đến nghe Đức Kitô. Người ta ngạc nhiên về giáo huấn mới mẻ, sự khôn ngoan, thông thái tuyệt vời của Ngài. Họ hỏi nhau: Ở đâu mà có người khôn ngoan, thông thái, giảo hoạt, thần thánh như vậy. Không phải ông là người từng sống trong làng sao? Hay là người khác?

Dân làng có hai hình ảnh về Đức Giêsu. Hình ảnh số một cố định, in sâu trong tâm hồn dân làng. Hình ảnh thứ hai, một ông Giêsu mới hoàn toàn. Hình ảnh số một, cố định, là hình ảnh dân làng biết Ngài lúc còn nhỏ, biết cha mẹ Ngài, con ông Giuse, thợ mộc, con bà Maria. Dân làng, biết liên hệ gia tộc, bà con thân thuộc, và biết cả về nghề mộc chuyên môn của Ngài. Khuynh hướng xã hội, cha nghề gì, con nghề đó. Sinh ra giai cấp nào suốt đời thuộc về giai cấp đó, khó mà thoát khỏi số mạng giai cấp lúc sinh ra. Đức Kitô thuộc giới lao động, nghề mộc vì thế suốt đời Ngài thuộc giai cấp thợ mộc.

Hình ảnh một Đức Kitô thần thánh là điều dân làng không thể chấp nhận được. Khuôn mẫu thợ mộc có sẵn trong đầu dân làng. Một số giải thích đây là một ông Giêsu khác, trông tương tự như ông Giêsu trong làng. Số khác phản đối chính ông ta từng sống với chúng tôi nên chúng tôi không thể sai. Vì thế mới có vấn đề ở đâu mà ông ta được như thế? Không phải con ông Giuse nghèo mạt rệp sao? Cha ông đâu có ăn nói giảo hoạt, thông minh xuất chúng như thế?

Ăn nói linh hoạt, giải thích Kinh Thánh mới mẻ, cách trình bày sáng sủa, mạch lạc, rõ ràng, dễ nghe, dễ hiểu. Chữa bệnh như thần. Không phải ông là con bà goá Maria sao? Chính những hiểu biết về gốc tích Đức Kitô ngăn cản dân làng nhận ra Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Họ chối bỏ thực tế, Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng có quyền trên giông tố, bão táp, sóng thần, bệnh tật và ma quỉ, tất cả đều phủ phục thờ lậy Ngài. Cứng đầu, cứng cổ nhất không phải là thiên nhiên, hay ma quỉ, hay thần dữ mà chính là con người. Kẻ được yêu thương, mang hình ảnh Thiên Chúa. Người ta từ chối đón nhận Đấng tạo dựng nên họ. Người ta từ chối nhận ra Đấng ban cho họ sự sống. Từ chối đáp lại tình yêu, Đấng vì yêu thương đến với họ để chỉ cho họ con đường sống. Nguyên nhân chính là do cái hiểu biết, vừa thấp hèn, lại hạn hẹp. Từ đó dẫn đến kiêu ngạo. Tự nhận mình biết mình, biết người; tự nhận mình thông minh, xuất chúng; tự nhận mình tài cao hơn người. Người ta không nhận ra tất cả những 'tự nhận' đó đến từ kiêu ngạo. Kẻ kiêu ngạo luôn có cái nhìn sai lầm, bởi cái tôi che lấp sự thật. Vì từ chối sự thật nên Đức Kitô không làm thêm phép lạ. Ngài dời xa dân làng.

Khi ra đi Đức Kitô là người thợ mộc nghèo. Trở về làng Đức Kitô là một học giả uyên thâm, thông minh, ngoài hiểu biết của mọi người. Ngoài ra Ngài còn là một đại tiên tri, có quyền trên bệnh tật và có môn đệ đi theo. Dân làng kinh ngạc về sự hiểu biết kiến thức Kinh Thánh thâm sâu của Ngài. Đức Kitô cũng kinh ngạc không phải vì dân chúng yếu kém đức tin, mà chính là từ chối đức tin. Không có niềm tin, hy vọng ngày nào họ sẽ tin. Từ chối đức tin, người ta tìm mọi lí lẽ, giải thích, bào chữa, bênh vực, và ngay cả chế diễu, làm khó hay cấm đoán người khác tin. Dân làng nhận biết sự thật nơi Đức Kitô. Ngài là Đấng thông minh tuyệt rần, Đấng có thần quyền, nhưng từ chối chấp nhận sự thật đó. Con người và tài năng là hai thực thể khác nhau, một khi người ta từ chối ai, người ta cũng từ chối luôn khả năng của người đó. Dân làng từ chối đón nhận Đức Kitô và từ chối luôn những điều Ngài rao giảng, giải thích về tình yêu Thiên Chúa.
Buồn thay cho dân làng, Đức Kitô chọn dời xa họ. Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết sống khiêm nhường, đón nhận Lời Chúa, Lời hằng sống để được sống muôn đời.

TiengChuong.org

Fixity

The people of Nazareth believed they knew Jesus. They actually knew the man Jesus, but not His deity. Jesus returned to His hometown. Twice, His own people rejected Him. The first time was when Jesus claimed, that the text the prophet Isaiah prophesized was about Him.

The Spirit of the Lord has been given to me, for he has anointed me. He has sent me to bring the good news to the poor, to proclaim liberty to captives and to the blind new sight, to set the downtrodden free, to proclaim the Lord's year of favour' Is. 61:1-2

Listening to Jesus, His villagers were furious. They became violent, intending to push Him down the cliff, but He eluded them, and walked away (Lk. 4:29).

Jesus returned to His hometown for the second time. This time, His people flocked in to listen to Him. They were amazed at His wisdom. Because of His great wisdom, His eloquence, and the power of His miracles, they wondered was He the Nazarene Jesus they knew, or was He someone else? The people had two images of Jesus. The one of Jesus who grew up with them, and the other, the present one. The one Jesus grew up with them, was the social stigma image of Jesus. A social system dictates the way people predict the future of another person. A birth status fixed the future of that person. For example, anyone being born to unknown parents would have an unknown future. Jesus' villagers knew His background, and their image of Him would remain unchanged, or change very little. The townsfolk knew the Nazarene Jesus, His background, His childhood, His family and His relatives. He was the carpenter, and the son of Mary. The carpenter had no formal training in theology, and the son of Mary had no reception of schooling. He would remain a carpenter for life.

The second image of Jesus was the one they now were facing. The two images were incompatible. This man Jesus showed He was best in everything. His intelligence, His wisdom, His choice of words, His power, and miracles were all beyond peoples' imagination. This man, Jesus, had incredible wisdom, and power. The townsfolk believed, He wasn't the Jesus, Who grew up with them.
They judged Jesus according to human standards. Learning and growing take time. Their image of Jesus had not changed. They couldn't accept Jesus' deity. They couldn't accept the reality, that Jesus was empowered by God. They acknowledged Jesus' power, and wisdom, but questioned His identity.

Jesus had left Nazareth as a carpenter. He returned as a prominent scholar, a leader accompanied by a group of disciples. The people were amazed at His wisdom, and power, while Jesus was amazed, not at their lack of faith, but at their unbelief. Being judged and rejected was a common experience that God's messengers had experienced. Jesus was included, no exception. A person, and his message are two realities, but when people reject someone, they make no distinction. They reject both the person and his message. Jesus' message, wisdom, and His miracles would not change the image His townsfolk had fixed for Him. For them, He was a carpenter, and that was His identity. His status from birth would stick in the minds of the village for life. Jesus was saddened, because His own people refused to take what He offered. The best choice was to go elsewhere.

We pray for the wisdom to welcome the change, change towards Jesus' teaching.
 
Chúa Nhật XIV Thưòng niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
05:14 02/07/2021
CHÚA NHẬT XIV TN (B)
Êdêkien 2: 2-5; T.vịnh 122; 2 Côrintô 12: 7-10; Maccô 6: 1-6

Tôi ở Texas, nhưng tôi biết ở các nơi khác trên toàn nước xe hơi thường có những nhản dán trên mặt kính phía sau xe như "Chủ của tôi là một người thợ mộc Do thái". Các thông báo hằng tuần trong nhà thờ đều có "Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc". Có những bảng chỉ dẫn trên cao hai bên đường xa lộ mời gọi chúng ta hãy nghe và đưa lời Chúa vào mình như "Tin Mừng của Chúa Giêsu”. Các bạn thấy tên Chúa Giêsu gắn khắp nơi chung quanh chúng ta rất nhiều; trên xe Honda, Verizon, với Texas A&M và IBM. Lẻ cố nhiên, trong nhà thờ có các hình tượng. cây thánh Giá và các bài thánh ca, kinh nguyện luôn luôn gắn liền với tên Chúa Giêsu. Chúng tôi kết thúc lời cầu nguyện bằng: "Nhờ Dức Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta...”

Không phải chỉ chúng ta, nhưng dân chúng khắp nơi đều biết Chúa Giêsu. Ngài có tiếng là là người chữa lành mọi bệnh. Chúng ta đã nghe những câu chuyện về những người đã được lành bệnh sau khi họ đã cầu nguyện với Chúa Giêsu. Có nhiều bài báo nói về những sự khôn ngoan của Chúa Giêsu làm cho những người nghèo. Thật là tốt đẹp khi Đấng được Thiên Chúa sai đến thực hiện, Đấng Thiên sai đã nhập thể, mang bản tính Thiên Chúa luôn hiện diện trong đời sống của chúng ta. Chúa Giêsu rất quan trọng cho chúng ta và chúng ta thấy nhiều nơi nhắc đến Ngài.

Nhưng, có một cách là Chúa Giêsu có thể ở khắp mọi nơi, và không ở nơi nào cả. Khi người ta nói đó như là "sự quá quen thuộc làm chúng ta xem thường". Chúng ta không đi xa như thế, nhưng sự quá quen thuộc làm chúng ta thờ ơ, không nghĩ đến và chúng ta tưởng là đã có sẵn rồi. Chúa Giêsu có thể ở rất gần, Ngài yên lặng trong tâm hồn chúng ta. Ngài ở đó và khắp mọi nơi… Như cái xe hơi đậu trước cửa nhà phải không? Như cái máy giặt và sấy quần áo phải không? Như nghe bản tin chiều trên truyền hình với ông Lester Holt phải không? Các tiệm McDonalds và cà phê Starbucks cách độ vài dãy nhà?

Bởi thế, chúng ta có thể nói như những người ở nơi Chúa Giêsu sinh trưởng. “Thật thế, chúng ta biết ông Giêsu mà, Ông là một trong những người chúng ta. Ông ở đó đã lâu năm rồi”. Chúng ta, là người thường có thói quen, coi mọi sự như đương nhiên đã có đó, như… hình ảnh Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta. Trong lúc chúng ta tỉnh thức, chúng ta luôn nghĩ đến việc làm, việc đi học, về tài chính, về trách nhiệm trong gia đình về việc đưa con cái đi học chung xe với người khác v.v… Có một nguy cơ là xem Chúa Giêsu hình như đang ở “tại quê hương của Ngài” và chúng ta có thể quên Ngài, vì Ngài quá quen thuộc với chúng ta tựa như các các đồ đạc trong nhà như bàn ghế của chúng ta.

Hôm nay chúng ta có thể học được điều gì từ câu chuyện trong bài Phúc âm. Nó sẽ cho chúng ta mở to mắt để nhìn được những gì chúng ta đang thiếu. Chúa Giêsu trở về quê hương của Ngài là nơi mọi người dân rất quen biết nhau. Họ biết Mẹ Ngài và gia đình Ngài. (“Anh chị em” Ngài có thể là anh chị em chú bác, cô dì, trong một cộng đoàn khắng khít với nhau. Hay cũng có thể là con của thánh Giuse trong đời vợ trước). Họ biết Chúa Giêsu làm nghề thợ mộc. Họ biết danh tiếng Chúa Giêsu về hành vi khôn ngoan của Ngài.

Dân chúng ở đó rất quen thuộc với Chúa Giêsu. Họ biết Ngài hằng ngày, và họ thường nói chuyện với Ngài. Có thể Chúa Giêsu là người đã sửa mái nhà cho họ, hay đã làm một cái ghế cho họ. Có thể họ thích Chúa Giêsu, nhưng họ không muốn bước tới một bước quan trọng nữa vì quá quen thuộc... Ngoài sự hiểu biết cặn kẻ về ông ta, họ không muốn tin rằng cái vẻ ngoài quá bình thường đó trong đời sống thường nhật lại là hành vi của Thiên Chúa qua thân xác của ông Giêsu, sẵn sàng làm những việc lớn lao cho họ và sẵn sàng ban cho họ ơn khôn ngoan thiêng liêng.

Nếu dân chúng nhìn qua những điều tầm thường xãy ra hằng ngày của Chúa Giêsu, họ sẽ thấy sự khác biệt. Có thể họ khăn gói lên đường đi theo Chúa Giêsu, và đời sống của họ có thể thay đổi vì Chúa Giêsu Họ có thể nhìn nhau theo một cách mới như những người được Thiên Chúa thương yêu. Họ có thể đối xử với nhau tử tế hơn, giống như cách Chúa Giêsu đã đối xử với họ và với mọi người chung quanh Ngài. Họ có thể thay đổi giá trị, và không đối xử với nhau theo cách đo lường về nhà cửa to lớn không, có tài khoản để trong ngân hàng, theo địa vị trong xã hội, theo chủng tộc, hay tôn giáo. Có thể, không có gì giống với họ, vì họ biết Thiên Chúa qua hình ảnh của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu.

Có điều gì bình thường trong cuộc bằng ổ bánh mì và chén rượu nho? Có thể có vài nơi không có phổ cập xử dụng mặt hàng này; vì ở đó không có nhiều, chúng ta có thể dùng loại rượu tốt hơn tại nhà riêng của mình. Những lời cầu nguyện này, bằng nghi thức này… là một phần rất bình thường của cuộc sống chúng ta đến nỗi chúng ta có thể quá quen với chúng và quên đi những gì đang được cung cấp ở đây cho chúng ta, đó chính là Thần Khí ban sự sống của Chúa Giêsu Kitô.

Hãy nhìn lại các bảng quảng cáo treo trên cao ở hai bên xa lộ có nội dung "Chúa Giêsu Đấng Cứu Chuộc". Ngài cứu chuộc việc gì? Ngài giúp chúng ta khỏi đi theo con đường hẹp đầy u tối. Ngài cứu chúng ta khỏi sự mê muội. Ngài giúp chúng ta thoát khỏi mặc cảm tội lỗi, tự buộc tội chính mình. Ngài cứu chúng ta khỏi bỏ quên Thiên Chúa, Đấng đã đến với chúng ta một cách tầm thường mổi hằng ngày - trong những bộ mặt quá quen thuộc và trong bánh và rượu.

Quay về bài đọc thứ nhất trích sách ngôn sư Êdêkien. Chúa Giêsu và ông Êdêkien không phải là người lạ từ xa đến để rao giảng lời Chúa cho dân chúng. Bài đọc hôm nay nhắc chúng ta rằng: Họ chính là những người “quen thuộc trong làng” chúng ta. Thật thế, bởi các chị em phụ nữ và nam giới thường được mời gọi để nói lời gì, hay để làm gương cho cộng đoàn chúng ta, trong gia đình, trong hoàn cảnh xã hội, hay trong cộng đoàn địa phương.

Cũng như ông Êdêkien, chúng ta được mời gọi lên để phục vụ và nói về Thiên Chúa của chúng ta trên vùng đất lưu đày này. Và đây có phải là đất lưu đày không? Ai là người có đức tin có thể cảm thấy là họ đang ở “trong nhà họ”, trên mảnh đất của chính mình không? Có bao nhiêu người trên trái đất này hoàn toàn phản ánh đầy đủ về Thiên Chúa của người Israel. là Thiên Chúa của chúng ta, Đấng đã đến giúp những người di tản, giúp người bị giam cầm, và giải phóng những người nô lệ; cho kẻ đói ăn trên hành trình đi tìm tự do và làm tổ ấm cho dân Ísrael, là đám quần chúng đi theo Thiên Chúa.

Nhân dịp chúng ta mừng ngày lễ Độc Lập ở Hoa Kỳ, chúng ta cầu xin Thiên Chúa đừng bỏ rơi đất nước chúng ta. Vì, chúng ta cũng giống như dân chúng thời ngôn sứ Êdêkien và Chúa Giêsu, có một lịch sử ngoan cố, luôn bách hại và không phải lúc nào cũ để dành chỗ để nghe lời ngôn sứ ở giũa chúng ta. Lẽ cố nhiên lời nói của ngôn sứ nghe không được êm tai. Nhưng thái độ lịch sự và lễ phép thường không là cách nói của ngôn sứ. Cũng như dân chúng trong làng Chúa Giêsu, chúng ta cũng đã la lên hay còn tệ hơn là phớt lờ những lời tiên tri của ngôn sứ thường không êm tai và gây khó chịu trong cộng đoàn chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

14th SUNDAY (B)
Ezekiel 2: 2-5; Psalm 123; 2 Corinthians 12: 7-10; Mark 6: 1-6

I live in Texas, but I know this happens in other parts of the country. I see bumper stickers that say things like, "My boss is a Jewish carpenter." Church bulletin boards announce, "Jesus saves!" Signs along the roads invite us to hear visiting preachers with a "Jesus Message." You see Jesus’ name around a lot; along with Honda, Verizon, Texas A&M and IBM. In church, of course, there are statues and crucifixes and hymnals proclaiming the name of Jesus. We end our prayers with, "Through your Our Lord Jesus Christ…."

Not just us, but people all over know about him. He has a reputation for cures; we have heard stories about someone getting well after praying to him. He has a good press for saying wise things and showing care for the needy. It is very good that the one who was sent from God, God enfleshed, is so much a part of our lives. He is important to us and we have lots of reminders of him everywhere we turn.

But there is a way in which he can be everywhere, and nowhere. They say "familiarity breeds contempt." Well, we won’t go that far, but familiarity can breed indifference and taking-for-granted. He can be so present that he just fits comfortably into the background of our lives; he’s there everywhere... Like our car out front? The washing machine and dryer? Lester Holt on the evening news? The McDonalds and Starbucks every few blocks?

So, we can say like the people in his "native place" – "Oh sure, we know Jesus. He’s one of ours. Been around for years." We are creatures of habit and we can take things for granted, especially if they are always around… like Jesus. We have a lot on our minds that take up our every waking moment: work, school, finances, family responsibilities, carpooling with the kids etc. There is a danger that Jesus may be here in his "native place" and we miss them, because he’s so familiar to us, so much a part of the furnishings.

We can learn something from today’s gospel story; maybe it will open our eyes to what we are missing. Jesus returns to his native place where people are very familiar with them. They know his mother and family. ("Brothers and sisters" may have been his cousins in a close-knit community, or maybe Joseph’s children by a previous marriage.) They know Jesus’ trade, he is the carpenter. They also know his reputation for mighty deeds and his wisdom.

They were very familiar with him, he was part of the daily scene; someone they talked to frequently; maybe he even repaired a roof for them, or made them a chair. They probably even liked him. But they weren’t willing to take the important next step, beyond familiarity...beyond knowing facts about him. They were not willing to believe that beyond his most ordinary appearances and his, up-till-then, most-ordinary life, that God was there acting through Jesus, ready to do some powerful things for them, and willing to give them divine wisdom.

What a difference it could have made if they looked beyond the everyday appearances and ways of their native son. Maybe they wouldn’t have packed up and followed him, but their lives could have changed because of him. They would have looked at one another in a new way, as God-loved. They would have treated each other better, the same way that Jesus treated people. They might have changed their priorities and not measured themselves, or others, by the size of their houses, bank accounts, social status, race, or religion. Maybe, nothing would have been the same for them, because they would have known God, by knowing God in Jesus.

What could be more ordinary than bread and wine? There’s not a lot there and we probably serve a better grade wine in our own homes. This ritual, these prayers, this food… so ordinary, so much a part of our lives that we can get used to them and forget what is being offered here to us: the very life-giving Spirit of Jesus Christ.

Let’s look again at the familiar billboard up the road that says, "Jesus saves." From what? Saves us from going up blind alleys. Saves us from aimlessness. Saves us from guilt and self-incrimination. Saves us from missing God, who comes in the most ordinary, everyday ways to us – in familiar faces and in bread and wine.

A moment with the first reading, from the prophet Ezekiel. Jesus and Ezekiel didn’t come from the outside, as strangers, to preach to the people. Today’s readings remind us that they were "local boys." It is good to remember that, since we women and men are often called to speak a word, or set an example for those immediately around us; in our family, social circle, or our local community.

Like Ezekiel we are called to serve and speak for our God in this land of exile. And it is a land of exile isn’t it? What believing person could possibly feel "at home" in his, or her land? Are there any people on the face of the earth who fully reflect the God of Israel. Our God, who has come to the aid of the displaced; rescued the enslaved; liberated the imprisoned; fed the hungry on their rushed journey to freedom and made a home for the Israelites, a band of people who cast their lot with God?

As we celebrate our nation’s Day of Independence, we pray that God will not give up on us as a nation, for we, like the people of Ezekiel and Jesus’ times have a history of obstinacy and have not always provided space and a hearing for the prophets in our midst. Of course their voices have not always been pleasing to listen to; but politeness and proper etiquette have not always been the prophets’ style. Like Jesus’ home town folk, we too have shouted down, or worse, ignored the prophetic irritants in our communities.
 
Thân mất thiêng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:31 02/07/2021
THÂN MẤT THIÊNG

Phúc Âm kể chuyện Chúa về quê “vinh quy bái tổ” tưởng sẽ được dân làng chào đón tung hô, nào ngờ Chúa lại bị người ta rẻ rúng. Tại sao vậy? Đó là vì tâm lý thân mất thiêng như kiểu “Bụt chùa nhà không thiêng”, “Gần chùa gọi Bụt bằng anh!” Hay nôm na là “quen quá hoá nhàm.” Vì quen quá hóa nhàm nên dễ coi thường nhau và đánh mất nhau.

1. Coi thường nhau. Chúa về quê, dân làng thoáng chút ngạc nhiên nhưng liền kéo xuống: “Ông ta không phải là bác thợ, anh chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?” Tưởng ai chứ ông Giêsu này thì bọn mình còn lạ gì nữa, biết rõ hết cả: bố mẹ, anh em, bà con họ hàng, nhà nghèo lao động chân tay. Quen quá. Vì quen quá cho nên họ coi thường cả Chúa. Và Chúa đau buồn phải thốt lên: Ngôn sứ lại bị rẻ rúng ở chính quê hương mình, ngay giữa đám bà con thân thuộc trong gia đình mình.

Trong đời sống gia đình, vì quen quá nên chúng ta cũng rất dễ coi thường nhau. Những người thân yêu của ta đẹp đẽ, đảm đang, đạo đức đấy chứ. Thế nhưng, vì ngày nào cũng thấy mặt nhau, ăn uống ngủ nghỉ cùng nhau nên dễ quen quá hóa nhàm. Nhàm đâm ra coi thường nhau. Kể cả trong đời sống đạo cũng thế, ngày nào cũng đi lễ, ngày nào cũng nghe giảng quen quá, biết đâu ta lại chẳng chép miệng: Tưởng gì chứ bài Phúc Âm này thì biết quá rồi. Cha giảng điều này nghe mãi rồi.

2. Đánh mất nhau. Từ coi thường nhau, không còn thấy điều tuyệt vời nơi nhau nữa thì dẫn đến mất nhau. Vì dân làng chỉ coi Chúa Giêsu là con ông thợ làng ta, chứ không nhìn ra Ngài là Thiên Chúa xuống thế làm người, nên họ đã đánh mất cơ hội gặp Chúa. Chúa đã rời làng mình đi các làng khác.

Ngày nay, đời sống gia đình đổ vỡ, vợ chồng đánh mất nhau cũng là vì coi thường nhau, không còn thấy điều tuyệt vời nơi nhau như lúc mới yêu mới cưới nữa. Thế giới hôm nay cũng đang đánh mất Chúa khi người ta coi thường những lời dạy của Chúa và Giáo hội.

Xin cho chúng ta cảnh giác trước thái độ tâm lý quen quá hóa nhàm dễ phá hỏng đời sống gia đình và đời sống đạo. Xin cho mỗi chúng ta biết nhận ra những nét đẹp đẽ, quý giá của những người, những điều đã quá thân quen. Amen.
 
Tầm thường và ganh tỵ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:44 02/07/2021
CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN NĂM B
TẦM THƯỜNG VÀ GANH TỴ

Một lần nữa, chúng ta suy niệm câu chuyện đau lòng: Người đồng hương của Chúa Giêsu khước từ Chúa.

Tuy ít nhiều chi tiết, dụng ý, ngụ ý, bối cảnh văn chương khác nhau, nhưng cả ba tác giả Nhất Lãm (Mt 13, 53-58; Mc 6, 1-6; Lc 4, 14-39) đều ghi nhận, Chúa Giêsu, sau thời gian rời gia đình đi rao giảng, trở về quê nhà Nazareth, không được đón tiếp nồng hậu. Cả ba đều cho thấy Chúa Giêsu thất vọng đối với đồng hương: “Ngôn sứ không có thế giá tại quê hương mình” (Ga 4,44).

Người làng Nazareth nói không sai về nguồn gốc nhân tính của Chúa: “Mẹ ông là bà Maria, anh em họ hàng là Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon”. Bởi Chúa lớn lên từ đây. Xóm làng này, từ nhiều chục năm nay, còn có ai lạ gì hình ảnh cha của cậu bé Giêsu, bác thợ Giuse hàng ngày tỉ mỉ với cái bào, cái cưa, cái đục lui cui đóng bàn sửa ghế, ráp giường ghép tủ...

Nhưng họ chỉ biết một mà không biết hai. Họ tưởng mình thông suốt về lý lịch của Chúa Giêsu, thực ra họ chỉ là kẻ mù tối. Cái óc phán đoán chỉ biết dựa trên thứ chủ nghĩa lý lịch đã che mù con mắt của họ, đẩy họ xa rời đức tin.

Bởi còn một chân lý quan trọng phía bên trong con người Giêsu ấy chính là nguồn gốc bởi trời, nguồn gốc thần linh tuyệt đối mà ngoài Chúa ra không một ai có được: Chúa là chính Đức Chúa Trời, là Ngôi Hai Thiên Chúa và là Đấng Thiên sai mặc lấy bản tính loài người nhập thể vào trần gian.

Khi có sẵn thành kiến về gốc gác của Chúa, người làng Nazareth cho thấy lòng họ nhiều tiêu cực: kiêu ngạo, ấu trĩ, thiếu cầu tiến, thiếu khôn ngoan...

Trong tất cả những tiêu cực, nổi bậc là sự tầm thường và thái độ ganh tỵ của họ đứng trước sự tự tin, khôn ngoan, uyên bác của Chúa Giêsu. Nhìn Chúa bằng cặp mắt tầm thường, họ đánh giá Chúa cũng bằng sự tầm thường ấy.

Cái tầm thường đã "cư ngụ" sẵn, đã ngốn hết mọi vị trí trong phán đoán của họ. Vì thế, dẫu có nhận ra "ông này được khôn ngoan", thì họ vẫn không chấp nhận thực tế sự "khôn ngoan" của Chúa.

Nhìn người khác bằng ánh mắt tầm thường, cũng có nghĩa là lòng mình chỉ là cõi lòng tầm thường; con người mình chỉ là con người tầm thường.

Mọi suy xét, hiểu biết xuất phát từ cái tầm thường, làm sao có thể ra khỏi cái thế giới tầm thường đang vây lấy nó. Nói cho đúng, đã là kẻ tầm thường, não trạng của kẻ vốn tầm thường, trước sau cũng chỉ tầm thường mà thôi.

Chính cái tầm thường cố hữu của người làng Nazareth khi đứng trước sự khôn ngoan vượt bậc của Chúa, đã không mang lại cho họ bất cứ kết quả hay bài học tốt đẹp nào.

Trái lại, nó khiến họ càng lấn sâu vào sự dè biểu, chê bai. Họ nương vào cái lý lịch của Chúa Giêsu để tự đánh lừa: Giêsu nào có gì hay. Con của lão thợ mộc, con của bà Maria quê mùa. Đó chỉ là một gia đình nghèo kiết xác.

Họ bám víu vào cái lý lịch mà họ tự hiểu về Chúa để tự yên tâm về sự đánh giá mà họ dành cho Chúa. Càng tìm lý lẽ ngụy biện hòng làm bệ đỡ cho lối suy nghĩ tiêu cực, càng cho thấy họ tầm thường. Cái tầm thường ấy chỉ có thể đẻ ra lòng ganh tỵ. Càng tầm thường, càng ganh tỵ mà không tiếp thu được bất cứ điều gì từ sự khôn ngoan của Chúa và từ chân lý mà Chúa mạc khải.

Qua suy nghĩ về cách mà người đồng hương của Chúa thể hiện, ta phải nhìn lại mình, nhìn lại thái độ sống bên cạnh anh em của mình. Ta cũng đầy ganh tỵ tầm thường, đầy những lý lẽ ngụy biện để chối từ anh em, chối từ một hiện thực nào đó, lẽ ra rất cần, rất tốt cho bản thân hay đời sống chung.

Ganh tỵ vì thua kém, bởi anh em, nhất là những kẻ từng ở bên cạnh mình, nay trội hơn mình, là thứ sản phẩm xuất ra từ cái tầm thường của ta.

Tầm thường mà không nhận thấy mình tầm thường, lại chỉ tỏ ra ganh tỵ, cũng là thứ kiêu ngạo. Bởi kiêu ngạo, nên không đón nhận tha nhân, không đón nhận cái hay, cái tốt, không đón nhận những đổi mới đôi khi vô cùng cần thiết cho cá nhân, tập thể, cộng đoàn dòng tu, giáo xứ, giáo phận...

Hãy đứng trên cái tầm thường nhỏ nhen của bản thân. Hãy học cách ngưỡng một thay vì ganh tỵ. Hãy tập cho mình tâm hồn rộng lượng, bao dung để khi thấy ai thành công, ta mừng cho họ. Thấy ai hơn mình, ta chúc phúc cho họ. Trong cuộc sống đời thường, hãy học cách khen ngợi người khác thật lòng, chân thành công nhận thành tựu của người khác.

Hãy nhớ, ganh tỵ bóp méo nhân cách, làm thay đổi bản chất tốt đẹp trong ta. Cuộc sống bản thân vui vẻ, hạnh phúc hay đau khổ tùy vào lựa chọn và cách nghĩ của mỗi người. Ganh tỵ, nhất là ganh tỵ triền miên với người gần bên, sẽ làm ta mất bình an, mất niềm vui, mất hưởng thụ cuộc sống.

Nếu có lúc nhận ra mình ganh tỵ, hãy nhìn Chúa Giêsu hy sinh cho nhân loại, cho chính ta, để học theo Chúa từng chút, từng chút một, suốt đời mình.

Hãy nghĩ về cái tốt ta đang có và tự nhủ: "Nhìn lên không bằng ai, nhưng nhìn xuống không ai bằng", để chuyển ganh tỵ thành ngưỡng mộ, chuyển năng lượng xấu thành tích cực, thành động lực để cố gắng hoàn thiện bản thân.
 
Theo Ý Chúa Hay Theo Ý Ta?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:01 02/07/2021
Theo Ý Chúa Hay Theo Ý Ta?

Bỏ nơi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người. Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?” Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: ‘Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Mt 9,9-13). (Tin Mừng ngày thứ Năm sau Chúa Nhật XIII Thường Niên)

“Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?” Làm nhân viên thu thuế thời nào cũng thế bị cám dỗ áp bức dân chúng để thu lợi bất chính. Ngoài ra thời Chúa Giêsu thì họ còn là công cụ tay sai cho ngoại bang là đế quốc Rôma đang đô hộ đất nước. Khi Tin mừng nói đến quân tội lỗi là ám chỉ đến nhóm người buôn phấn bán hương. Đã là một vị tôn sư lỗi lạc, có quyền năng trong lời nói và hành động, được dân chúng mến mộ như là một đại ngôn sứ thì không thể gần gủi với đám người tội lỗi công khai được! Thiên Chúa dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài và thực tiển cho thấy con người lại muốn có một vị Thiên Chúa theo cách suy nghĩ của mình.

“Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: ‘Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế”. Lòng nhân trong mạch văn ở đây là lòng thương xót (Misericordia – Mercy). Lòng thương xót là một hạn từ diễn tả tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại qua chính Con Một Người, Đấng làm người, Giêsu Kitô. Chúa Kitô đã bày tỏ tình yêu ấy bằng việc liên đới với nhân loại đến cùng khi tự nguyện chung thân với con người (mầu nhiệm nhập thể), gánh phận của con người (mầu nhiệm cứu chuộc) và qua đó chia phần phúc là sự sống đời đời, hạnh phúc viên mãn cho con người.

“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” Chúa Kitô thiết lập Hội Thánh để tiếp tục thông ban lòng thương xót của Thiên Chúa cho nhân trần. Người thiết lập Hội Thánh của Người đó là tập thể những người tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa và rồi tích cực chia sẻ lòng thương xót ấy cho tha nhân hơn là cử hành các lễ tế. Thế mà rất có thể chúng ta đang nỗ lực xây dựng và ra công bảo vệ một Hội Thánh của chúng ta (theo quan niệm của chúng ta) vì quá chú trọng đến các nghi lễ, cơ cấu tổ chức mà xao lãng việc sống lòng thương xót.

Đức Phaxicô đã từng nói rằng chúng ta phải ra đi để sống lòng thương xót dù có khi vì nhiều lý do chủ quan hay khách quan mà vương lấy nhiều thương tích đáng tiếc còn hơn là ngồi trong các pháo đài cơ cấu, tòa giám mục, nhà xứ, phòng thánh để bào vệ cái “vẻ đẹp thánh thiêng” của mình.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột


 
Cần có cặp mắt mới để nhận ra Người
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
15:08 02/07/2021
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN
Cần có cặp mắt mới để nhận ra Người
Ed 2,2-5; 2 Cr 12,7-10; Mc 6,1-6

Một ngày nọ, tôi đi ra ngoài phố để ăn trưa. Khi đưa qua một văn phòng triển lãm nghệ thuật, tôi thấy một loạt những bức tranh rất đẹp được làm từ những hòn đá nhỏ nhặt từ bờ biển. Nghệ nhân nào đó đã khéo léo ghép vào trong những khung ảnh gỗ, tạo thành những kiệt tác, đẹp và ý nghĩa đến ngạc nhiên, đó là những bức tranh về gia đình, về tình bạn, và tình yêu. Nhìn những tác phẩm nghệ thuật này làm tôi suy nghĩ: đối với chúng ta, những hòn đá nhỏ này không có giá trị gì cả, nhưng đối với con mắt của nghệ nhân, chúng chứa đựng những vẽ đẹp ẩn giấu và có thể tạo nên những tuyệt tác nghệ thuật. Đó là sự khác biệt giữa đôi mắt chúng ta và đôi mắt của nghệ nhân. Họ phát hiện ra vẽ đẹp trong những vật bình thường, trong khi chúng ta không thể nhận ra nó. Sự kiện trên giúp chúng ta hiểu câu chuyện Tin Mừng hôm nay.

Thánh Máccô kể lại sự kiện Đức Giêsu trở về thăm quê hương Nadarét và giảng dạy trong hội đường. Những người đồng hương của Chúa hết sức ngạc nhiên trước sự khôn ngoan của Người. Họ ngạc nhiên về những lời thông thái, về cách giảng dạy như người có thẩm quyền, họ nhìn thấy nơi Chúa Giêsu toát lên một điều gì đó rất đặc biệt, ngoại thường, khiến họ phải ngạc nhiên.

Tuy nhiên, vì thành kiến về nguồn gốc và lý lịch gia đình, họ nói với nhau rằng: “Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì? Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Giôxết, Giuđa và Simôn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao? Và họ vấp ngã vì Người” (Mc 6,2-4).

Như thế, những người Nadarét chỉ nhìn Chúa Giêsu với cặp mắt nhân loại, họ chỉ nhìn thấy “ngón tay mà không nhìn thấy mặt trăng.” Vì sự thành kiến, họ chỉ nhìn Chúa Giêsu chỉ là một con người bình thường như mọi người khác trong làng. Họ không nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ, bởi vì họ thiếu đức tin vào Người. Còn Chúa Giêsu thì lấy làm lạ vì họ không tin.

Trước sự cứng lòng của người đồng hương, thánh Máccô kết luận: “Đức Giêsu đã không thể làm được phép lạ nào tại đó.” Điều này không có nghĩa là Chúa Giêsu đã bị tước hết quyền năng làm phép lạ, nhưng thánh Máccô muốn nhấn mạnh rằng khi con người có thái độ cứng đầu và thiếu niềm tin thì ngay cả Thiên Chúa cũng không thể làm gì hơn để cứu rỗi họ. Chúa Giêsu chỉ làm phép lạ cho những ai có niềm tin vào Người. Thái độ cứng đầu, không tin là tội mà sau này Chúa Giêsu nói đến: Mọi tội khác sẽ được tha, nhưng tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì không bao giờ được tha. Tội đó chính là tội từ chối ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Sự từ chối của dân làng Nadarét diễn tả thái độ từ chối và cứng lòng của loài người mọi thời trước mầu nhiệm tình thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. Thái độ này khởi đầu từ vườn địa đàng là sự bất tuân của nguyên tổ loài người và đạt tới tột đỉnh của nó nơi đồi Calvariô khi Chúa Giêsu bị kết án phải chết trên thập giá. Đó là mầu nhiệm sự dữ nơi lòng con người. Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa lớn hơn sự dữ và cuối cùng tình yêu và sự bao dung của Thiên Chúa đã chiến thắng sự thiếu sót của con người.

Như vậy, để nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ, chúng ta phải có đức tin. Đức tin là cặp mắt mới giúp chúng ta mở ra những chân trời mới để nhận biết Chúa Giêsu là ai. Quả thật, Chúa Giêsu không chỉ là một con người bình thường, có gốc gác nhân loại ở Nadarét, một con người lịch sử, chứ không phải một huyền thoại. Nhưng trong con người này, Chúa Giêsu còn là một tiên tri vĩ đại, và hơn một tiên tri, Người còn là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa, Người đến để cứu độ chúng ta.

Thiên Chúa thường dùng những con người như tiên tri Êdêkien và Phaolô được nói ở trong bài đọc I và II như là những con người bình thường để mạc khải cho con người những điều kỳ diệu và vĩ đại của Thiên Chúa cho con người. Đặc biệt qua việc nhập thể, Con Thiên Chúa đã trở nên một người bình thường như mọi người để cứu độ loài người.

Trong một hình thức khác, Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện giữa chúng ta qua Bí tích Thánh Thể. Với người trần mắt thịt, chúng ta không nhận ra Người, nhưng với cặp mắt đức tin, chúng ta nhận ra Người đang hiện diện giữa chúng ta. Cũng như nghệ nhân có thể nhìn thấy những hòn đá nhỏ trên biển là những tác phẩm nghệ thuật, với cặp mắt đức tin, chúng ta nhận ra Chúa Kitô luôn hiện diện trong đời sống chúng ta.

Từ câu chuyện của Tin Mừng hôm nay, chúng ta liên hệ đến bản thân mỗi người. Chúng ta có thể rơi vào thái độ giống với thái độ của những người đồng hương với Chúa Giêsu.

Đối với Thiên Chúa, nhiều khi chúng ta tự khép mình và đóng khung trong cái nhìn giới hạn của mình, khiến chúng ta không nhận ra khuôn mặt và sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Người thường hoạt động và tỏ mình cho chúng ta qua những biến cố và con người rất bình thường, nhưng vì thành kiến, cứng lòng và mù lòa, chúng ta không nhận ra Người ẩn dấu trong đó.

Có những người Công Giáo không được học giáo lý đầy đủ, nên cho rằng Chúa Giêsu chỉ là một con người như bao nhiêu người khác, hay chỉ là người sáng lập tôn giáo như những vị sáng lập tôn giáo khác, chỉ là một nhân vật do truyền thuyết dệt nên, không phải là một con người lịch sử.

Có những người Công Giáo đã chạy theo những lối sống vô luân nên chối bỏ đức tin, xa rời Giáo Hội và luôn tỏ ra cứng lòng tin, không chấp nhận hoán cải, trở về với Chúa để canh tân đời sống mình, dẫu cho gia đình và các linh mục khuyên bảo, nhưng họ vẫn lòng chai dạ đá. Chúng ta cần phải cầu nguyện cho những người này để họ nhận ra Chúa và trở về với Chúa.

Cũng có những người Công Giáo luôn có thái độ chống đối huấn quyền Giáo Hội, từ chối những người đại diện của Chúa sai đến để phục vụ họ trong giáo phận, trong giáo xứ hay công đoàn mình như các giám mục, các linh mục và những người hữu trách. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những người này luôn biết lắng nghe tiếng Chúa qua những người Chúa chọn và sai đến phục vụ họ. Đồng thời chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho tất cả những ai đang nhiệt tâm thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng, nhưng phải đau khổ vì sự chống đối và bách hại. Xin Chúa cho họ sức mạnh, sự can đảm và bền chí trong sứ vụ đã được giao phó.

Như thế, để nhận ra Chúa Giêsu là ai chúng ta cần phải có đức tin và ơn Chúa soi sáng, tác động. Trong thánh lễ này, chúng ta cầu xin Chúa gia tăng đức tin và mở mắt đức tin cho chúng ta để mỗi người có thể nhận ra Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ, Người hiện diện giữa chúng ta qua những biến cố, sự kiện và con người bình thường. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 02/07/2021

22. Bất kể cám dỗ lớn nhỏ như thế nào, nếu chúng ta biết dùng vũ khí cầu nguyện thì cuối cùng tất phải chiến thắng, bởi vì cầu nguyện thì mạnh hơn tất cả mọi lực lượng của ma quỷ.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:33 02/07/2021
89. BIẾN HÓA ĐA ĐOAN

Có một quân nhân mặc áo thường phục đến dạo chơi trong chùa, hòa thượng nghĩ rằng ông ta không phải là người dân bình thường, nên dùng lễ tiếp đãi.

Anh quân nhân đột nhiên nói với hòa thượng:

- “Tôi thấy trong chùa của ngài thật không khởi sắc, nếu sửa chữa gì mà thiếu tiền, đem sổ hóa duyên lại đây, tôi sẽ viết số tiền bố thí vào.”

Hòa thượng rất vui sướng, lập tức dâng trà nước lên, thái độ cực kỳ cung kính, đợi đến khi người quân nhân viết trên sổ bốn chữ “tổng quản bộ viện” (1) , thì hòa thượng nghĩ rằng ông ta là một quan lớn đang cải trang đi tìm hiểu dân tình, bèn càng kinh hãi hơn nên lật đật quỳ xuống; người ấy lại viết bên kia sáu chữ “tiêu hạ tả doanh quan binh” (2), thì hòa thượng cho rằng ông ta bất quá chỉ là một binh sĩ, sắc mặt phẫn nộ, lập tức đứng dậy.

Bổng thấy người quân nhân viết “vui vẻ dâng cúng ba mươi” thì hòa thượng nghĩ là ba mươi lượng bạc, trên mặt lộ nét hân hoan, lại quỳ xuống.

Đợi khi người quân nhân viết xong hai chữ “xu tiền”, thì hòa thượng bổng nhiên đứng dậy quay thân bỏ đi, sắc mặt cũng biến đổi, càng phẩn nộ thêm.

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư:

Ở đời đều như thế cả, hể cái lầm không đáng kể thì xí xóa cười xòa, nhưng nếu cái lầm mà bày tỏ sự tham lam của mình thì sắc mặt biến đổi, giận dữ và căm thù trong lòng.

Kêu gọi lòng hảo tâm của thiện nam tín nữ là việc của hòa thượng, lòng hảo tâm chính là tùy hỉ, dâng cúng bao nhiêu cũng được đó là chuyện của tín đồ, đây là chuyện bình thường và xưa như trái đất của con người xưa và nay. Có lẽ vì nó…xưa nên hòa thượng không để ý: khi kêu gọi lòng hảo tâm của người khác, thì trong lòng mình đừng…ra giá tiền cho họ, đừng nghĩ rằng lòng hảo tâm của người giàu có sẽ cúng trăm lượng vàng, và cũng đừng nghĩ rằng lòng hảo tâm của người nghèo chỉ vài trăm đồng bạc, bởi vì khi nghĩ như thế thì tâm hồn mình nó không được yên ổn, không được bằng an, không được thanh thản…

Tại sao vậy? Thưa là vì chúng ta cứ chú trọng đến đồng tiền của lòng hảo tâm của người này người nọ, mà không chú trọng đến lòng hảo tâm của Thiên Chúa, mà không chú trọng đến lòng hảo tâm của Thiên Chúa thì dĩ nhiên là buồn phiền, là sắc mặt biến đổi, là giận dữ, là nói xiên nói xỏ.v.v…khi người này dâng cúng ít, người kia dâng cúng nhiều và có người lại không dâng cúng gì cả...

Thật tội nghiệp cho hòa thượng và cả cho chúng ta nữa. Ha ha ha…

(1) Nơi cao cấp nhất của quan quân triều đình.

(2) Biên chế quân đội đời nhà Thanh.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 14 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:34 02/07/2021
CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN

Tin Mừng: Mc 6, 1-16.

“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình.”


Bạn thân mến,

Tôi tin rằng, đã có ít là một lần bạn coi thường những người trong làng xóm hoặc trong giáo xứ của bạn, vì trước đây họ không phải là những người nổi bật, gia đình họ nghèo, cha mẹ họ làm thuê làm mướn, nhưng bây giờ họ đã trở thành những người trí thức, có địa vị trong xã hội làm linh mục, làm dì phước hoặc làm bác sĩ, kỹ sư.v.v...bạn coi thường họ vì trước đây họ thua kém bạn rất xa về mọi mặt, nhưng bây giờ thì mọi sự đã đổi thay...

Đức Chúa Giê-su cũng đã bị những người đồng hương khinh dễ vì Ngài là con của bác thợ mộc, tức là thuộc hạng người nghèo khó, mặc dù họ đã chứng kiến những việc làm của Ngài là cho người chết sống lại, người câm nói được, người què biết đi và chữa lành nhiều bệnh tật cho mọi người.

Con người ta thường lấy cái hôm qua làm tiêu chuẩn để đánh giá ngày hôm nay, cái hôm qua là quá khứ có là hào quang thành đạt, có khi lạc hậu, nghèo khó, nhưng cái hôm nay là của văn minh khoa học và phồn vinh; cái hôm qua là tội lỗi, khuyết điểm, bất toàn, nhưng hôm nay là thánh thiện, là tốt và là mẫu mực; cho nên sẽ trở thành lạc hậu và đáng chê trách, khi chúng ta vẫn cứ coi thường anh chị em như những ngày hôm qua hôm kia, đó chính là thành kiến làm chết tương lai và linh hồn của tha nhân, của anh chị em mình.

Với con người thì không có thể, nhưng với Thiên Chúa thì không có việc gì mà không thể làm được, chuyện người anh em chị em ngày hôm qua là người xấu, nhưng nhờ ơn Chúa hôm nay họ đã trở thành người tốt; chuyện gia đình của anh em chị em ngày hôm qua thì nghèo khó, nhưng nhờ ơn Chúa và nhờ sự làm ăn cần cù hôm nay họ khá giả, đó là những điều mà chúng ta nên vui mừng và cảm tạ Thiên Chúa với họ.

Bạn thân mến,

Đức Chúa Giê-su chỉ là con bác thợ mộc và mẹ của Ngài cũng chỉ là những phụ nữ tầm thường mà thôi, nhưng chính bản thân Ngài thì không tầm thường chút nào cả khi Ngài thi ân giáng phúc cho mọi người, và làm những dấu lạ phi thường mà ai cũng công nhận, chỉ có các đồng hương của Ngài vì thành kiến, vì kiêu ngạo mới chê bai mà thôi.

Kiêu ngạo làm cho con người ta có thành kiến, dù việc làm của người anh chị em là tốt lành ai cũng biết, phải chăng đó là “tội phạm đến Chúa Thánh Thần”, bởi vì tội phạm đến Chúa Thánh Thần chính là chối bỏ sự thật vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Trải nghiệm bão tố
Lm. Minh Anh
23:04 02/07/2021
TRẢI NGHIỆM BÃO TỐ
“Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian!”.

Trong cuốn “Homemade”, tạm dịch, “Tự Tay Tôi”, Malcolm Muggeridge thú nhận, “Trái ngược với những gì có thể mong đợi, tôi nhìn lại với niềm biết ơn và sự hài lòng sâu sắc nơi những trải nghiệm mà vào những thời điểm xem ra chỉ có hoang tàn và đau đớn. Thật vậy, tôi có thể nói một cách trung thực rằng, tất cả những gì tôi học được trong 75 năm qua, tất cả những gì đã thực sự nâng cao và soi sáng kinh nghiệm cho tôi, đều trải qua khổ đau chứ không phải hạnh phúc!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Như trải nghiệm của Malcolm Muggeridge, phụng vụ Lời Chúa kính thánh Tôma tông đồ hôm nay cũng nói đến những trải nghiệm đức tin, ‘trải nghiệm bão tố’ mà người môn đệ của Chúa Giêsu phải trải qua trong hành trình rao giảng Tin Mừng như lệnh truyền của Ngài trước khi Ngài về trời, “Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian!”; đó cũng là Thánh Vịnh đáp ca của ngày lễ.

Trong bài đọc thứ nhất, thánh Phaolô xác nhận nền tảng đức tin của chúng ta, “Anh em đã được xây dựng trên nền tảng các tông đồ”. Oái ăm thay! Để có thể trở nên nền tảng, các tông đồ đã phải trải qua những sóng gió của mình. Rõ ràng, một số trong những khuôn mặt then chốt của Hội Thánh sơ khai đã phải khởi đầu một hành trình đức tin với không ít ‘trải nghiệm bão tố’. Phaolô, một người bắt bớ Hội Thánh, bị xô ngã trên đường Đamas, đã trở nên một tông đồ vĩ đại, đem Tin Mừng đến với thế giới dân ngoại; Phêrô, người công khai chối Thầy, ê chề trước một tớ gái, trở thành người giữ chìa khoá tháo cởi dưới đất và cả trên trời; Tôma, vị tông đồ nghi nan, cũng đã vượt qua một hành trình tương tự, mặc dù trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Vậy mà chính Tôma, một con người đã khởi đi từ sự cứng cỏi, lại đạt đến một tuyên tín tuyệt vời nhất của Tin Mừng, “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”. Đây là nền tảng của việc rao giảng Tin Mừng.

Cho đến hôm nay, Tôma vẫn là biểu tượng của sự nghi ngờ hơn là biểu tượng của một người tin; người ta nhớ đến Tôma ở chỗ bắt đầu, ‘nghi ngờ’; hơn là ở chỗ kết thúc, ‘tuyên tín’. Qua đó, Tôma muốn nói rằng, hành trình đức tin luôn luôn có những khoảnh khắc khác nhau, không phải lúc nào cũng yên ả; trái lại, ít nhiều ‘trải nghiệm bão tố’ là điều không thể tránh khỏi. Trải nghiệm của Tôma giúp chúng ta ý thức rằng, mỗi người có thể vượt qua nghi ngờ để đến với một đức tin sâu sắc hơn. Tôma không thể tuyên xưng cách tuyệt vời, trừ khi lần đầu, vượt qua thập giá của nghi ngờ.

Trong thư gửi tín hữu Côrintô, Phaolô nói, “Giờ đây, chúng ta thấy lờ mờ như trong gương”. Những câu hỏi và nghi ngờ là một phần tất yếu của việc nhìn thấy một cách lờ mờ; nhưng đó không phải là kẻ thù của đức tin. Thay vào đó, những ngờ vực lại có thể dẫn đến việc đào sâu đức tin. Trong thông điệp “Đức tin và Lý trí”, thánh Gioan Phaolô II đã tuyên bố, “Giáo Hội vẫn tin chắc một cách sâu sắc rằng, đức tin và lý trí hỗ trợ lẫn nhau; chúng đưa ra cho nhau một sự phê bình thuần khiết và một sự kích thích lành mạnh để theo đuổi việc tìm kiếm một sự hiểu biết sâu sắc hơn”. Tất cả chúng ta đều có thể học cách tìm kiếm Thiên Chúa bằng sự khiêm nhường, chân thành và trung thực như Tôma. Nếu trung thực với việc tìm kiếm thiêng liêng của mình, Thiên Chúa vẫn có cách để gặp gỡ từng người chúng ta như cách Ngài đã làm với Tôma; và rồi, Ngài cũng sẽ mời chúng ta như đã mời Tôma, “Hỡi con, chớ cứng lòng, nhưng hãy tin!”.

Anh Chị em,

An ủi thay, Tin Mừng hôm nay cho biết, cả khi Tôma nghi ngờ, Chúa Giêsu vẫn chấp nhận ông; Ngài đã chịu khó trở lại một lần nữa, và thuận thảo với yêu sách của Tôma đến nỗi người môn đệ ‘đáng yêu nhiều hơn đáng ghét’ này có thể chạm vào vết thương của Thầy. Chúa Giêsu không đợi đến lúc Tôma hết ngờ vực; nhưng Ngài đến với Tôma ngay trong sự nghi nan của ông. Cũng thế, Chúa Giêsu luôn đến với chúng ta như những gì chúng ta đang có, đang trải nghiệm, kể cả những ‘trải nghiệm bão tố’. Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đang đợi để nghe chúng ta; Ngài đang chờ chúng ta đến ‘nói khó’ với Ngài như Tôma, như Gióp, như Môisen. Nghi ngờ là chiếc cày mở ra những rãnh để hạt giống đức tin có thể rơi xuống và nảy mầm. Từ đó, cuối cùng, chúng ta cũng sẽ như Tôma, có thể tuyên tín, “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” và có thể xác tín, hầu kiên định ra đi làm chứng cho Tin Mừng của Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, xin giúp tất cả những ai đang choáng ngợp bởi những ‘trải nghiệm bão tố’, phiền nhiễu và nghi ngờ; đó cũng có thể là chính con, xin cho con biết bám chặt vào Chúa, Đấng có thể gây nghi ngờ, nhưng cũng là Đấng có cách để củng cố niềm tin của con, hầu con cũng có thể mạnh dạn ra đi loan báo Tin Mừng”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Chúa Nhật thứ 14 Mùa Quanh Năm 4/7/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:27 02/07/2021

BÀI ĐỌC I: Ed 2, 2-5

“Đây là nhà phản loạn, và họ sẽ biết rằng giữa họ vẫn có một tiên tri”.

Bài trích sách Tiên tri Êdêkiel.

Trong những ngày ấy, sau khi nói với tôi, Thần Linh nhập vào tôi, và đỡ tôi đứng dậy. Tôi nghe Người nói với tôi rằng: “Hỡi con người, Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân nổi loạn phản nghịch Ta, chúng và cha ông chúng vi phạm giao ước của Ta cho đến ngày nay. Ta sai ngươi đến để nói với những con cái dầy mặt cứng lòng rằng: ‘Chúa là Thiên Chúa phán như vậy’. Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, vì đây là bọn phản loạn, và chúng sẽ biết rằng giữa chúng có một tiên tri”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 122, 1-2a. 2bcd. 3-4

Đáp: Mắt chúng con nhìn vào Chúa, cho tới khi Người thương xót chúng con (c. 2cd).

1) Con ngước mắt nhìn lên Chúa, Ngài ngự trị ở cõi cao xanh. Kìa, như mắt những người nam tôi tớ, nhìn vào tay các vị chủ ông. (2) Như mắt của những người tỳ nữ, nhìn vào tay các vị chủ bà, mắt chúng tôi cũng nhìn vào Chúa, là Thiên Chúa của chúng tôi như thế, cho tới khi Người thương xót chúng tôi. (3) Nguyện xót thương, lạy Chúa, nguyện xót thương, vì chúng con đã bị khinh dể ê chề quá đỗi! Linh hồn chúng con thật là no ngấy lời chê cười của tụi giàu sang, nỗi miệt thị của lũ kiêu căng.

BÀI ĐỌC II: 2 Cr 12, 7-10

“Tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi”.

Bài trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, để những mạc khải cao siêu không làm cho tôi tự cao tự đại, thì một cái dằm đâm vào thịt tôi, một thần sứ của Satan vả mặt tôi. Vì thế đã ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán với tôi rằng: “Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối”. Vậy tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Đức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.

Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: 1 Pr 1, 25

All. All. – Lời Chúa tồn tại muôn đời, đó là lời Tin Mừng đã rao giảng cho anh em. – All.

PHÚC ÂM: Mc 6, 1-6

“Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: “Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?” Và họ vấp phạm vì Người. Chúa Giêsu liền bảo họ: “Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình”. Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.

Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồi chuông báo tử cho tự do báo chí Hương Cảng
Benedict Rogers
00:54 02/07/2021


Nhân ngày đảng cộng sản Trung quốc kỷ niệm 100 năm thành lập và trùng vào ngày ký kết Hiệp định Mở rộng ranh giới Hương Cảng vào ngày 01 tháng 7, 1998, kỷ niệm 24 năm bàn giao Hương Cảng cho Trung Quốc, Benedict Rogers là người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Hong Kong Watch, đã viết một bài đăng trên trang mạng UCAN News để gióng lên Hồi chuông báo tử cho tự do báo chí Hương Cảng.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Hiền Hòa.

Tuần trước, Hương Cảng đã phải chứng kiến không chỉ việc đóng cửa một tờ báo mà còn là cái chết của tự do báo chí. Tờ báo nổi tiếng nhất của thành phố, và là ấn phẩm hàng ngày ủng hộ dân chủ bằng tiếng Hoa duy nhất còn lại, tờ Apple Daily, đã xuất bản ấn bản cuối cùng vào ngày 24 tháng 6. Tòa soạn đã cho in một triệu bản, và chỉ trong vòng vài giờ đã bán sạch.

Cái chết của Apple Daily không phải vì tờ báo này cạn tiền hoặc thị trường tiêu thụ. Ngược lại, tờ báo hiện có 600,000 độc giả đăng ký dài hạn và hơn 50 triệu đô la Mỹ trong ngân hàng - đủ để trang trải thêm 18 tháng nữa. Apple Daily đóng cửa vì nhà cầm quyền Hương Cảng đóng băng tài khoản ngân hàng của tòa báo, khiến tòa soạn không thể trả lương và hóa đơn, sau khi chúng đã bắt giam tổng biên tập Ryan Law và bốn giám đốc điều hành cấp cao khác.

Người sáng lập và chủ nhân Công Giáo của tờ báo, ông Jimmy Lai, đã bị tống giam với nhiều cáo buộc chụp mũ là có động cơ chính trị và đang phải đối mặt với một bản án chung thân nặng nề theo luật an ninh quốc gia hà khắc của thành phố. Mark Simon, cựu giám đốc điều hành tại Next Digital, công ty mẹ của Apple Daily, đã viết một bài xã luận trên tờ Washington Post vào ngày 26 tháng 6, xác quyết rằng tờ báo “không chỉ chết. Nó đã bị giết chết.” Nó bị sát hại bởi chế độ Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát trực tiếp Hương Cảng và đang bóp nghẹt tự do.

Apple Daily vẫn là biểu tượng cho sự tự do của Hương Cảng. Vì can đảm và liên tục đăng tải những câu chuyện và ý kiến chỉ trích chế độ ở Bắc Kinh và không ngừng tranh đấu bảo vệ những đặc quyền ở Hương Cảng, tờ báo không sợ hãi trong việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Kết cục bi thảm là, nhà cầm quyền thù ghét nó và, trong suốt năm qua, đã quyết tâm giết chết nó.

Tháng Tám năm ngoái, hơn 100 công an đã đột kích tòa soạn và bắt giữ ông Lai. Sau đó, vào ngày 17 tháng 6, khoảng 500 sĩ quan công an một lần nữa đột kích tờ báo, thu giữ máy tính và sổ ghi chép và bắt giữ năm nhân viên cấp cao, buộc tội họ vi phạm luật an ninh quốc gia. Một tuần sau, người Hương Cảng phải nói lời tạm biệt với Apple Daily, 26 năm sau khi tờ báo được thành lập.

Nhiều người lo sợ ngày đau buồn này sẽ đến nhưng ít người có thể ngờ rằng nó xẩy đến sớm như thế. Có lẽ lý do cho thời gian dứt điểm nà là các ngày kỷ niệm trùng hợp quan trọng đang đến gần. Ngày 1 tháng 7 đánh dấu kỷ niệm 24 năm bàn giao Hương Cảng cho Trung Quốc, kỷ niệm đầu tiên của việc áp đặt luật an ninh quốc gia và kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đối với bất kỳ người dân chủ và yêu tự do nào, ngày 1 tháng 7 sẽ là một ngày đại tang, chứ không phải lễ kỷ niệm; và Bắc Kinh không muốn Apple Daily lại nhắc nhở mọi người về điều đó.

Một số ít các cơ quan truyền thông trực tuyến độc lập nhỏ và ủng hộ dân chủ còn lại phải lo lắng, biết rằng ngày tận số của họ chắc chắn đã được đánh số.

Cái chết của Apple Daily chắc chắn là nhát búa tiêu biểu đang đóng một chiếc đinh khác vào quan tài của các quyền tự do, tự chủ và pháp quyền của Hương Cảng. Trong nhiều năm, các quyền tự do của lãnh thổ đã liên tục bị xói mòn và phá hoại, nhưng trong 12 tháng qua, chúng đã bị tháo dỡ hoàn toàn với tốc độ đáng báo động.

Chế độ ở Bắc Kinh hiện đang vi phạm hoàn toàn, liên tục và lặp đi lặp lại hiệp ước quốc tế mà họ đã ký với Vương quốc Anh – thường được gọi là Tuyên bố chung Trung-Anh - trong đó họ hứa sẽ duy trì “một quốc gia, hai hệ thống” và “mức độ tự trị cao” cho Hương Cảng trong ít nhất 50 năm kể từ khi bàn giao, cho đến năm 2047. Chưa đầy nửa chặng đường, Bắc Kinh đã xé bỏ những lời hứa đó!

Khi Hương Cảng chuyển sang trở thành một thành phố khác của Trung Quốc đại lục dưới quyền cai trị độc đoán trực tiếp và toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, quỹ đạo cho tự do báo chí quả là quá rõ ràng. Một số ít các cơ quan truyền thông trực tuyến độc lập nhỏ và ủng hộ dân chủ còn lại chắc chắn phải lo lắng, biết rằng ngày tận số của họ đã được đánh số.

Ngay cả các phóng viên nước ngoài, những người cho đến gần đây đã hoạt động ở Hương Cảng với sự tự do và bình thường mà các đồng nghiệp của họ ở đại lục chưa bao giờ được hưởng, cũng có lý do để lo ngại. Một số người, như biên tập viên tin tức Á châu của tờ Financial Times Victor Mallet, đã bị trục xuất. Những ký giả khác đang cảm thấy khó khăn hơn để có được thị thực, và những biên tập viên nào còn được phép tiếp tục có thể phải đối mặt với nhiều hạn chế và đe dọa theo kiểu cách Bắc Kinh hơn trong tương lai.

Nhưng không chỉ là tự do báo chí đã bị ảnh hưởng. Chính là Pháp quyền - mà Hương Cảng được nhiều đặc quyền rộng rãi – đã bị hủy hoại. Đừng bao giờ quên rằng các tài khoản ngân hàng của Apple Daily đã bị đóng băng bởi Bộ trưởng An ninh John Lee mà không cần lệnh của tòa án hoặc bất kỳ quy trình tư pháp nào. Những người bị bắt bị buộc tội thông đồng với các lực lượng nước ngoài để phá hoại an ninh quốc gia, trên cơ sở các báo cáo do họ viết. Vẫn chưa rõ liệu đó có phải là những bài báo được xuất bản trước luật an ninh quốc gia hay không - nhưng nếu vậy, thì việc áp dụng luật hồi tố là một nguyên nhân còn đáng báo động hơn nữa.

Thật lạnh lùng khi một ngày sau khi tờ báo đóng cửa, Lee được thăng chức bí thư trưởng, trở thành nhân vật số hai trong chính quyền Hương Cảng và chỉ huy công an Hương Cảng tiếp quản chức vụ bộ trưởng an ninh của ông Lee. Chỉ huy công an Hương Cảng đã là tay điều động chiến dịch bạo lực của cảnh sát chống lại người biểu tình vào năm 2019 mà không bị trừng phạt. Hương Cảng bây giờ thực sự là một nhà nước công an trị.

Khi tự do nói chung bị phá hủy, chắc chắn tự do tôn giáo, như một thành phần của tự do và quyền cơ bản của con người, cũng sẽ bị vạ lây. Bạn không thể tách rời tự do tôn giáo khỏi các quyền con người khác. Chúng tôi đã thấy các dấu hiệu cảnh báo sớm đối với việc đóng cửa Nhà thờ Good Neighbor North District và đóng băng tài sản của giáo xứ, tiếp theo những lời cảnh báo từ Đức Hồng Y Gioan Thang Hán gửi đến các giáo sĩ là phải “giữ mồm, giữ miệng” trong các bài giảng.

Chúng ta cũng đừng quên rằng Jimmy Lai là một người Công Giáo sùng đạo và là một nhà vô địch đấu tranh không biết mệt mỏi về tự do tôn giáo. Tôi biết từ kinh nghiệm của chính mình với tư cách là người đóng góp hàng tuần cho Apple Daily rằng tờ báo đã cho tôi tự do viết về đức tin và tôn giáo theo cách mà không có ấn phẩm thế tục, hàng ngày, trong thị trường đại chúng nào khác ở bất cứ đâu trên thế giới đã làm. Vào Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tôi đã viết rõ ràng về các chủ đề tôn giáo trong bối cảnh bình luận về các vấn đề rộng lớn hơn.

Tôi không nói rằng việc đóng cửa Apple Daily hoặc bỏ tù Jimmy Lai là những vấn đề mấu chốt của tự do tôn giáo - đó sẽ là một sự đơn giản hóa quá mức - nhưng tôi đang khẳng định rằng việc giết chết tờ báo này, việc giam giữ Lai và cái chết của tự do truyền thông có gốc rễ từ tự do tôn giáo. Khi bạn phải câm nín không còn được tự do ngôn luận, chắc chắn rằng bạn cũng làm suy yếu tự do tôn giáo.

Hai tuần qua đã thực sự đau lòng khi phải tận mắt chứng kiến biến cố tang thương này. Là một ký giả chuyên mục hàng tuần cho ấn phẩm trực tuyến tiếng Anh của Apple Daily, tôi không chỉ mất một nền tảng mà còn quan trọng hơn nhiều, tôi lo sợ cho an nguy của những người mà tôi từng tiếp xúc hàng tuần. Tôi lo lắng liệu một cái gì đó tôi đã viết có khiến mọi người gặp rắc rối hay không, mặc dù tôi biết rất nhiều người đóng góp và phóng viên khác cũng đang viết một cách nguy hiểm. Nhiều lần trong năm qua, tôi tự hỏi liệu họ có thể yêu cầu tôi dừng lại không, nhưng họ đã thể hiện sự can đảm, quyết tâm và kiên trì đáng chú ý.

Nếu chế độ cho rằng họ không phải gánh chịu gì vì tội ác của mình gây ra, họ sẽ tiếp tục gây tội ác

Khi tòa soạn bị công an đột kích lần đầu tiên vào tháng 8 năm ngoái, tôi đã hỏi liệu họ có muốn tôi dừng lại không. “Tất nhiên là không,” một trong những biên tập viên trả lời vào ngày diễn ra cuộc đột kích ấy. “Và công việc vẫn diễn tiến như bình thường.”

Ngay cả khi 500 cảnh sát đến tòa soạn và bắt giữ biên tập viên và giám đốc điều hành trong tháng này, trưởng phòng liên lạc của tôi nói với tôi: “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để duy trì hoạt động kinh doanh như bình thường.” Chỉ ngày hôm sau, thứ Sáu tuần trước, khi bài viết của tôi trong tuần đó không xuất hiện, rõ ràng là những nỗ lực can đảm của họ đã thất bại. Thòng lọng của luật an ninh quốc gia đang thắt chặt quanh cổ tờ báo.

Viết cho tờ báo can đảm này quả là một trong những vinh dự đặc quyền lớn nhất trong cuộc đời tôi. Như tôi đã nói trong một tờ báo phản đối nhà cầm quyền Hương Cảng được xuất bản độc lập với Apple Daily vào ngày 26 tháng 6, để tưởng nhớ các nhân viên của họ: “Tôi viết cho nhiều ấn phẩm trên khắp thế giới. Chủ yếu là tôi phải trình ý tưởng cho một biên tập viên và họ nói Yes hay No, hoặc họ ủy thác cho tôi viết về một chủ đề cụ thể, với số lượng từ nghiêm ngặt. Với Apple Daily, thật khác xa. Họ cho tôi hoàn toàn tự do để chọn chủ đề và những gì để phát biểu. Tiêu chí duy nhất của nó là bài báo nên liên quan đến Hương Cảng, Trung Quốc hoặc khu vực Á châu rộng lớn hơn. Chưa bao giờ các biên tập viên thay đổi bài viết của tôi, chưa bao giờ họ kiểm duyệt tôi, chưa bao giờ họ giới hạn số lượng từ của tôi và chưa bao giờ họ nói với tôi phải viết về đề tài gì. Đó là tinh thần của Apple Daily - tinh thần tự do. Và trong khi tờ báo đã chết, linh hồn của tờ báo vẫn còn sống trong trái tim của nhiều người.

Cộng đồng quốc tế không thể nhắm mắt làm ngơ trước tên sát nhân Trung Quốc này mà không ra tay cản trở. Bây giờ là lúc để vượt ra ngoài những tuyên bố mạnh mẽ và phải có hành động cụ thể. Điều đó có nghĩa là phải có các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, có mục tiêu và phối hợp với nhau chống lại những người chịu trách nhiệm, ở Bắc Kinh và Hương Cảng, đang ra tay phá hủy các quyền tự do của Hương Cảng. Thất bại trong hành động sẽ không chỉ có nghĩa là bảo họ cứ đàn áp thêm nữa đi ở Hương Cảng, không bị trừng phạt gì đâu - nó cũng sẽ khuyến khích Bắc Kinh xâm lược ngoài biên giới. Nếu chế độ nghĩ rằng họ không phải gánh chịu hậu quả cho tội ác của mình, họ sẽ tiếp tục thực hiện chúng. Với Đài Loan trong tầm ngắm của mình, thế giới tự do không được cho phép Bắc Kinh thoát khỏi những gì chúng đã làm với Hương Cảng.
Source:UCA News
 
Chỉ trong mấy ngày, bốn nhà thờ Công Giáo bị thiêu rụi trên vùng đất của người da đỏ
Đặng Tự Do
05:32 02/07/2021


Đức Tổng Giám Mục Michael Miller của tổng giáo phận Vancouver, Canada, đã bày tỏ nỗi buồn của ngài sau khi 4 nhà thờ Công Giáo bị thiêu rụi trên vùng đất của người da đỏ, chỉ trong mấy ngày.

Thêm hai nhà thờ Công Giáo trên đất của người da đỏ ở British Columbia bị thiêu rụi vào sáng sớm ngày thứ Bảy 26 tháng Sáu.

Một ngôi nhà thờ nằm trong khu bảo tồn sinh thái ở thung lũng Similkameen, đã bị đốt chỉ vài ngày sau khi hai nhà thờ Công Giáo bị thiêu rụi trên vùng đất của người bản địa ở miền nam Okanagan.

Cảnh sát đã được báo cáo về trận hỏa hoạn tại nhà thờ Thánh Anna vào lúc 4g sáng ngày thứ Bẩy. Khi họ đến nơi, ngôi thánh đường đã bị ngọn lửa san thành bình địa.

45 phút sau đó, nhà thờ Chopaka cũng nằm trong khu bảo tồn sinh thái ở thung lũng Similkameen đã bị đốt cháy. Nhôi nhà thờ nhỏ này được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Ngọn lửa có nguy cơ lan sang các nhà kế bên nhưng đã được lính cứu hỏa chặn đứng. Tiếc rằng họ không cứu được ngôi thánh đường rất đẹp này.

Cảnh sát yêu cầu bất kỳ ai có thể đã chứng kiến bất kỳ người nào đó hoặc phương tiện giao thông nào đó trong khu vực của một trong hai nhà thờ trong những giờ đầu của ngày thứ Bảy liên hệ với biệt đội cảnh sát điều tra tội phạm vì hận thù theo số 250-492-4300.

Hai nhà thờ Công Giáo khác trên đất người da đỏ là Nhà thờ Thánh Tâm và Nhà thờ Thánh Grêgôriô - ở miền nam Okanagan đã bị hỏa hoạn thiêu rụi vào đầu ngày thứ Hai.
Source:Vancouver Sun
 
10 gia đình Công Giáo mất tích sau vụ sập chung cư Miami, 109 giáo xứ Florida cầu nguyện cho các nạn nhân
Đặng Tự Do
05:33 02/07/2021


Thật là đau lòng!

Ít nhất 10 gia đình Công Giáo được báo cáo là đã mất tích sau khi một chung cư 12 tầng bị sập một phần vào lúc 1:30 sáng thứ Năm, 24 tháng 6, theo giờ địa phương Miami.

Các gia đình này là thành viên của giáo xứ Thánh Giuse, là ngôi thánh đường gần nhất với tòa nhà. 109 giáo xứ trên toàn Tổng giáo phận Miami đã tham gia cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ sập nhà.

Tính đến thời điểm này, 11 người đã chết và 151 người mất tích trong vụ sập nhà này. Các nỗ lực tìm kiếm và cấp cứu vẫn đang được tiếp tục.

Cha Sở nhà thờ Thánh Giuse là Cha Juan Sosa đã đọc tên một số giáo dân mất tích trong bài giảng Thánh lễ Chúa nhật thứ 13 Mùa Quanh Năm. Ngài đã để một cuốn sổ tưởng niệm cho mọi người viết tên các nạn nhân để giáo dân cầu nguyện cho họ.

Trong số các nạn nhân mất tích có một bé gái 11 tuổi vừa được rước lễ lần đầu tại nhà thờ. Cha, mẹ và em gái bốn tuổi của cháu bé cũng mất tích.

“Tôi đã đến thăm chung cư này nhiều lần và tôi đã đi ăn tối với một số thành viên bị mất tích”, Cha Sosa nói với Tổng giáo phận Miami.

Có hai gia đình Công Giáo trong chung cư sống sót sau vụ sập nhà, trong đó có cậu bé giúp lễ Michael Lopez.

Lopez nói: “Chúng tôi nghe thấy tiếng ầm ầm. Chúng tôi nghĩ rằng đó là sấm chớp và vì điều đó thường xảy ra ở đây nên chúng tôi không nghĩ ngợi nhiều”, Lopez nói với đài Local 10 News của Florida.

“Nhưng sau đó một tiếng sét và tiếng sét thứ hai đã di chuyển toàn bộ căn hộ, và sau đó chúng tôi nhận ra, vâng, đây không phải là một cơn bão. Đây là một cái gì đó nghiêm trọng hơn”.
Source:Church POP
 
Du đảng nổ súng làm gián đoạn thánh lễ đang phát trực tiếp ở Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
05:34 02/07/2021


Một vụ nổ súng đã xảy ra bên ngoài một nhà thờ ở Mễ Tây Cơ vào tuần trước, làm gián đoạn Thánh lễ. Video đã lan truyền nhanh chóng, vì những tiếng súng có thể nghe được

Vụ việc xảy ra vào ngày 23 tháng 6 tại giáo xứ San Juan Bautista, Guerrero, Mễ Tây Cơ.

Đoạn video cho thấy vị linh mục đang giảng trong thánh lễ thì giáo dân nhốn nháo khi nghe thấy tiếng súng. Cha xứ tỏ ra bất động và ngạc nhiên trước sự việc, trong khi một số giáo dân tìm chỗ núp và những người khác đang cố gắng đóng cửa nhà thờ.

Truyền thông địa phương cho biết một nhóm du đảng đang hành quyết một cựu cảnh sát viên thành phố 45 tuổi. Chúng phát hiện anh ta trong khu vực, và đã truy đuổi anh ta.

Vụ việc này làm tăng thêm làn sóng bạo lực đang rung chuyển thành phố Guerrero trong bối cảnh giao tranh giữa các băng đảng ma túy ở Mexico.

Centro Católico Multimedial, tức là Trung Tâm Công Giáo Đa Phương Tiện ở Mễ Tây Cơ vừa để tang cho cái chết bi thảm ngày 12 tháng 6 của một linh mục dòng Phanxicô là Cha Juan Antonio Orozco Alvarado sau khi ngài “bị kẹt trong cuộc giao tranh giữa các băng đối thủ”.

Cha Patricio Hileman, người sáng lập Dòng Thừa sai Đức Mẹ Thánh Thể đã thành lập các nhà nguyện tôn thờ Thánh Thể liên tục ở thành phố Juárez, bang Chihuahua, Mễ Tây Cơ trong khi bạo lực bùng phát ở thành phố trước năm 2017.

Cha Patricio Hileman nói với Đài María Á Căn Đình trong một cuộc phỏng vấn năm 2017 rằng sáng kiến này đã giúp mang lại hòa bình cho thành phố.

Cha Hileman nói rằng sau khi nhà nguyện tôn thờ Thánh Thể liên tục này bắt đầu hoạt động, không có một trường hợp tử vong nào xảy ra ở Juárez.

Sáng kiến tiếp tục và ngài thành lập thêm 10 nhà nguyện.

“Vị giám mục đã gọi cho chúng tôi và yêu cầu chúng tôi ở lại và sống ở đó. Chúng tôi đã làm 10 nhà nguyện nhỏ”, Cha Hileman nói. “Lúc đó, chủng viện sắp đóng cửa vì chỉ có 8 chủng sinh, còn bây giờ là 88 chủng sinh. Đức cha nói với tôi rằng tất cả các tân chủng sinh đó đều là những người đã tham gia các Giờ Thánh”.
Source:Church POP
 
Đức Thánh Cha đưa ra những mô thức mới cho Đại Hội Gia đình Thế giới vào năm 2022
Thanh Quảng sdb
17:22 02/07/2021
Đức Thánh Cha đưa ra những mô thức mới cho Đại Hội Gia đình Thế giới vào năm 2022

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một thông điệp video, đề nghị những mô thức đặc biệt cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2022, và kêu gọi các giáo phận hãy có những sáng kiến, kế hoạch đề ra những sáng kiến mới như một phần của sự kiện.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Trong khi chuẩn bị cho Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF) diễn ra vào ngày 22-26 tháng 6 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tín hữu trên toàn cầu hãy tham gia vào Đại Hội thứ 10 này.

Trong thông điệp video được công bố vào thứ Sáu (2/7/2021), Đức Thánh Cha cho biết một mô thức mới đang được lên kế hoạch cho Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF), được tổ chức tại Rome nhưng cũng được tổ chức mọi nơi trên toàn thế giới.

Đức Thánh Cha nói: “Sau khi bị hoãn lại một năm do đại dịch, mong muốn được gặp lại là một khát vọng lớn.

Từ địa phương đến toàn thế giới

ĐTC nêu ra rằng các Đại hội trước đây là những sự kiện nhỏ, mà nhiều gia đình coi là một “cái gì đó xa vời, chỉ được theo dõi trên truyền hình và phần đa các gia đình không hay biết gì cả!”

Trước tình hình đó, Đức Thánh Cha cho biết Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF) 2022 sẽ có một mô thức mới.

Sau hơn một năm làm việc và học hỏi, với việc nâng cao nhận thức về các công cụ trực tuyến, Đại hội sẽ được cập nhật để cho phép nhiều người tham gia hơn, bất chấp về khoảng cách không gian.

Đức Thánh Cha nói: “Đây sẽ là một cơ hội mà Thiên Chúa quan phòng làm thành một sự kiện toàn cầu để có thể thu hút sự tham gia của tất cả các gia đình cảm thấy mình cũng là một phần của cộng đồng Giáo hội.

Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF) lần thứ 10 sẽ có một “hình thức nhắm vào nhiều trung tâm và phổ biến rộng rãi, sẽ khuyến khích sự tham gia của các cộng đồng giáo phận trên toàn thế giới.”

“Rôma sẽ là địa điểm chính,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “sẽ có một số đại biểu chăm sóc mục vụ gia đình tham gia Đại hội Gia đình, Đại hội Mục vụ và Thánh lễ.”

Đưa Rome về địa phương


ĐTC nói: Khi sự kiện được tổ chức tại Rome, mỗi giáo phận có thể trở thành “tâm điểm cho cuộc họp địa phương cho các gia đình và cộng đồng của mình, bằng cách này, tất cả mọi người có thể tham gia, ngay cả những người không thể về Rome."

Sau đó, Đức Thánh Cha kêu gọi những người trông coi các giáo phận trên toàn thế giới hãy bắt đầu chuẩn bị cho Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF) 2022.

“Bất cứ nơi nào có thể, tôi muốn mời các cộng đồng trong giáo phận lên kế hoạch cho các sáng kiến này dựa trên chủ đề của cuộc họp, và sử dụng các biểu tượng mà Trung tâm Rôma cung cấp cho.”

Mục vụ gia đình năng động, sáng tạo

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các Giáo phận hãy nên các kế hoạch cho giáo phận một cách “năng động, tích cực và sáng tạo trong việc tổ chức về gia đình một cách hài hòa như những gì sẽ diễn ra ở Rôma.”

ĐTC gọi đây là một cơ hội tuyệt vời để người Công Giáo làm mới lại những cam kết của họ trong lãnh vực mục vụ gia đình.

ĐTC nói: “Hãy can đảm lên, hỡi các Giám mục và các gia đình thân yêu, hãy can đảm giúp đỡ nhau tổ chức các cuộc họp trong các giáo phận và giáo xứ trên mọi lục địa.

Và Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho ngài.

“Chúc các bạn một hành trình tốt đẹp trong các cuộc họp mặt Gia đình Thế giới sắp tới!”
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh cái dằm đâm vào thịt.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
07:59 02/07/2021
Hình ảnh cái dằm đâm vào thịt.( 2 cor 12, 7)

Con người xưa nay ai cũng hằng cầu xin mong muốn có được mạnh khoẻ hồn xác. Nhưng trong đời sống lại có nhiều nghịch cảnh xảy đến khiến thân xác cũng như tinh thần trở nên yếu nhược đau bệnh. Và có khi đưa đến hậu qủa không tốt đẹp, khiến đời sống bị giới hạn. Vì gân cốt chân tay hay cơ quan trong người bị bệnh tật biến chứng kinh niên, hay tùy theo thời gian tuổi tác đời sống…

Có người khi bị vướng mắc vào nghịch cảnh xảy ra như thế, có tầm nhìn suy nghĩ cho đó là một thử thách cho đời sống, nhất là về lòng tin, về ý chí. Và từ đó suy tìm một con đường sống cho thích hợp như một lối thoát tự cứu chữa mình, để mong có niềm vui đời sống.

Nhưng cũng có người chỉ biết kêu than trách móc cho đó là số phận đời sống hẩm hiu, rồi sinh ra mệt mỏi chán chường muốn bỏ cuộc buông xuôi.

Thánh Phaolô diễn tả tình trạng nghịch cảnh đó là „ cái dằm đâm vào thịt“.

Không biết „cái dằm gì đâm vào thân thể“ đời Thánh Phaolô là cái gì. Nhưng Ông chân nhận đã than vãn hao tổn sức lực tranh luận cầu xin với Thiên Chúa:„ Đã ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. „

Và như thế chính Phaolo cũng đã thắc mắc tự hỏi : Tại sao tôi lại bị thử thách nặng nề như thế?

Tâm tư thắc mắc kêu than của Ông đã được lắng nghe. Và câu trả lời cho số phận đời ông thắm đượm sự an ủi phấn chấn:

„ Nhưng Người phán với tôi rằng: "Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối“
Câu trả lời của Thiên Chúa vang lên cho Phaolô: con đừng lo, dù con có gặp nghịch cảnh trong đời sống, Ta luôn có mặt bên cạnh con. Ta sẽ ban cho con đủ sức mạnh, cho con có ân sủng đặc biệt trong cung cách sống, và lời con rao giảng có sức thuyết phục người khác.

Và Thánh Phaolô đã rút ra bài học hữu ích cho đời sống mình từ những yếu đuối nghịch cảnh:
„ Vậy tôi vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Ðức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Ðức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.“

Trong nghi nan thắc mắc vì phải chịu đựng nghịch cảnh như bị tê liệt, nhưng Thánh Phaolo cho đó là sự thử thách. Ông xác tín rằng sức mạnh do từ Thiên Chúa ban cho. Thiên Chúa là bến bờ sự an ủi, sự vững chắc giúp tinh thần vượt qua cơn khốn khó khủng hoảng.

Nhưng làm sao Thánh Phaolô lại có thể qủa quyết mạnh mẽ „ Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh“? Hai thái cực qúa đối nghịch nhau!

Sự yếu đuối có thể là một cơ may, khi không cần thiết phải có bề mặt bên ngoài. Nên „ cái dằm đâm vào thân thể“ cũng có thể là một trạng sư bào chữa chống lại tất cả những hào nhoáng bề mặt bên ngoài để biểu hiệu sức mạnh và sự hoàn hảo, chống lại ý tưởng phô diễn làm ra vẻ hoàn mỹ cao sang, và sự khao khát về sự hoàn thiện tuyệt đối.

Trong đời sống con người xưa nay luôn vướng vấp vào nghịch cảnh „ cái dằm“ đâm vào đời sống. Nhưng quan trọng là cung cách sống tiếp cận với nó. Có thái độ cung cách tìm ra con đường, bài học tích cực, để đi ra khỏi vướng trở đó giúp cho có ý chí sức mạnh vươn lên.
Hay thái độ chỉ dừng lại nơi điểm đó, và sau cùng buông xuôi bỏ rơi mặc kệ cho đời sống trôi đi ra sao. Đây là cung cách tiêu cực dậm chân tại chỗ và đi giật lùi.

Từ hơn một năm rưỡi nay thế giới lâm vào hoàn cảnh khủng hoảng „cái dằm đâm vào thân thể“ vì đại dịch vi trùng Corona truyền nhiễm lây lan đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Cơn khủng hoàng đó kéo dài làm tê liệt ngưng trệ các sinh hoạt kinh tế, văn hóa, tôn giáo xã hội con người.

Nhận chân ra hình ảnh cơn khủng hoàng nguy hiểm đen tối đó, con người không dậm chân tại chỗ than trách, hay tìm cách coi nhẹ phớt lờ bỏ qua.

Không tiêu cực như thế. Trái lại con người luôn hằng báo động cảnh giác, và tìm ra những biện pháp phòng ngừa bảo vệ, cũng như tìm chế biến phương thuốc chữa trị.
Như thế là đã nhận chân ra sự yếu đuối bấp bênh nỗ lực đi tìm con đường phương cách vừa sống chung với „cái dằm“ đại dịch gây ra khủng hoảng, cùng vừa tìm phương thuốc tốt chữa trị ngăn ngừa vi trùng bệnh dịch, để sống vượt qua.

Cái dằm gây ra khủng hoảng khốn khó đè bẹp làm cho suy yếu đi. Nhưng lại có lực thúc đẩy tâm trí nẩy sinh sự sáng tạo mới, như Thánh Phaolô nói lên kinh nghiệm tâm linh qúy báu: khi tôi yếu là lúc tôi mạnh!

Người có lòng tin tưởng luôn hằng hướng tâm hồn lên trời cao xin ơn trợ giúp che chở của Thiên Chúa ban sức mạnh bằng an cho hồn xác.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Thông Báo
Video Tỉnh dòng Ngôi lời tuyển sinh
Tỉnh dòng Ngôi Lời VN
08:14 02/07/2021
 
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục XV
Vũ Văn An
19:42 02/07/2021

MỤC XV: Người ta chỉ biết Thiên Chúa một cách hữu ích qua Chúa Giêsu Kitô.

I. Hầu hết những người dấn thân vào việc chứng minh thần tính cho những kẻ vô đạo thường bắt đầu bằng các công trình của thiên nhiên, và hiếm khi họ thành công. Tôi không công kích sự vững chắc của các bằng chứng này từng được Sách Thánh thánh hiến: chúng phù hợp với lý trí; nhưng thường chúng không phù hợp đủ và không tỷ lệ thuận đủ với thiên hướng tinh thần của những người chúng được hướng tới.

Vì cần lưu ý điều này: người ta không ngỏ lời phát biểu này cho những người có đức tin sống động trong lòng, và là những người thấy ngay lập tức rằng tất cả những gì hiện hữu đều không là gì ngoài là công trình của Thiên Chúa được họ tôn thờ. Đối với họ, toàn bộ thiên nhiên đều nói lên tác giả của nó, và các tầng trời đều công bố vinh quang Thiên Chúa. Nhưng đối với những người mà ánh sáng này đã bị giập tắt và nơi họ, người ta dự định hồi sinh nó, những người thiếu đức tin và lòng bác ái, những người chỉ thấy bóng tối và tối tăm trong toàn bộ thiên nhiên, xem ra không phải là cách để dẫn họ đến đó nếu chỉ cung cấp cho họ, để làm bằng chứng cho chủ đề lớn lao và quan trọng này, đường đi của mặt trăng hoặc các hành tinh, hoặc các lý luận thông thường và họ liên tục cứng lòng chống lại chúng. Sự chai cứng tinh thần của họ đã khiến họ điếc đối với tiếng nói ấy của thiên nhiên, luôn vang lên bên tai họ; và kinh nghiệm cho thấy rằng dù người ta không thắng được họ bằng phương thế này, nhưng, trái lại, không có gì có khả năng làm họ chán nản và lấy mất niềm hy vọng tìm thấy sự thật, hơn là có tham vọng thuyết phục họ chỉ bằng những kiểu lý luận như thế, và nói với họ rằng họ phải nhìn thấy ở đấy sự thật một cách tỏ tường.



Đây không phải là cách Kinh thánh, kinh biết hay hơn chúng ta những điều thuộc về Thiên Chúa, nói về điều đó. Nó quả có nói với chúng ta rằng vẻ đẹp của các tạo vật làm chúng ta biết tác giả của chúng; nhưng nó không nói với chúng ta rằng chúng tạo hiệu quả ấy nơi tất cả mọi người. Ngược lại, nó cảnh báo chúng ta rằng khi chúng tạo hiệu quả ấy, thì không phải do chúng mà do ánh sáng được Thiên Chúa, cùng một lúc, chiếu rọi trong tâm trí những kẻ được Người tự tỏ mình bằng phương thế đó: Quod notum est Dei, manifestum est in illis; Deus enim illis manifestavit [Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ] (Rm 1:19.) Nó thường nói với bạn rằng Thiên Chúa là một Thiên Chúa giấu ẩn: Verè tu es Deus absconditus [Ngài quả thật là Thiên Chúa giấu ẩn] (Is. 45:15); và kể từ lúc thiên nhiên ra tha hóa, Người đã để con người trong cảnh mù lòa mà họ chỉ có thể thoát ra nhờ Chúa Giêsu Kitô, mà ngoài Người ra, mọi thông đạt với Thiên Chúa đều bị tước mất khỏi chúng ta: Nemo novit patrem nisi filius, et cui voluerit filius revelare [không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho] (Mt 11: 27).

Một lần nữa, đây là điều Kinh thánh đánh dấu cho chúng ta, khi nói cho chúng ta biết ở rất nhiều chỗ rằng những ai tìm kiếm Thiên Chúa sẽ tìm thấy Người; vì người ta không nói như thế về một ánh sáng rõ ràng và hiển nhiên: người ta không tìm kiếm nó; nó tự biểu lộ và tự cho người ta thấy nó.

II. Những bằng chứng siêu hình về Thiên Chúa thật xa vời lý luận của con người và quá bao hàm (impliquées) đến nỗi chúng ít đánh động được ai; và dù điều này có thể hữu ích cho một số người, thì cũng chỉ chốc lát lúc họ mới thấy kiểu chứng minh này; nhưng, một giờ sau, họ đã sợ bị lừa rồi. Quod curiositate cognoverint superbia amiserunt [điều họ biết do tò mò, họ sẽ đánh mất ý nghĩa cao siêu?] (1).

Vả lại, những loại chứng cớ này chỉ có thể dẫn chúng ta tới một nhận thức có tính suy lý về Thiên Chúa mà thôi; và nếu chỉ biết Người theo cách này, thì không phải là biết Người.

Đối với các Kitô hữu, Thiên tính không hệ ở một Thiên Chúa chỉ là tác giả các sự thật hình học và trật tự các yếu tố; đó là cái hiểu của người ngoại giáo.

Nó không chỉ hệ ở một Thiên Chúa, Đấng thực hiện sự quan phòng của Người trên cuộc sống và trên các phước lành của con người, để ban các năm tháng hạnh phúc cho những người tôn thờ Người; đó là niềm hy vọng của người Do Thái. Nhưng Thiên Chúa của Ápraham và Giacóp, Thiên Chúa của các Kitô hữu, là một Thiên Chúa của tình yêu và an ủi: đó là một Thiên Chúa, Đấng tràn đầy linh hồn và trái tim mà Người sở hữu: đó là một Thiên Chúa khiến họ cảm thấy trong nội tâm sự khốn cùng của họ và lòng thương xót vô hạn của Người; Đấng kết hợp với họ trong nội thẳm linh hồn họ; Đấng đổ đầy linh hồn họ đức khiêm tốn, lòng vui vẻ, tự tin, tình yêu; Đấng làm cho họ không có khả năng có bất cứ cùng đích nào ngoài Người ra.

Thiên Chúa của Kitô hữu là một Thiên Chúa làm cho linh hồn cảm thấy rằng Người là sự thiện duy nhất của nó; mọi nghỉ ngơi của nó là ở trong Người, và nó sẽ chỉ có niềm vui là yêu Người; và đồng thời, Người làm cho họ ghê tởm những trở ngại giữ chân họ, và ngăn chặn họ không yêu Người hết sức của họ. Tự ái và tư dục, những thứ giam hãm họ, Người không thể chịu đựng được. Vị Thiên Chúa này làm cho họ cảm thấy rằng tận đáy linh hồn họ là tự ái, và chỉ có Người mới có thể chữa trị được.

Đối với Kitô hữu, biết Thiên Chúa là như thế. Tuy nhiên, để biết Người cách này, cần phải đồng thời biết sự khốn cùng của họ, sự không xứng đáng của họ, và nhu cầu phải có một người trung gian để đến gần Thiên Chúa và hợp nhất với Người. Không được tách biệt các nhận thức này, vì khi bị tách biệt, không những chúng vô dụng, mà còn có hại nữa. Sự hiểu biết về Thiên Chúa mà không có sự hiểu biết về sự khốn cùng của chúng ta tạo ra kiêu ngạo. Sự hiểu biết về sự khốn cùng của chúng ta mà không có sự hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô tạo ra sự tuyệt vọng. Nhưng sự hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô làm chúng ta thóat khỏi cả sự kiêu ngạo lẫn sự tuyệt vọng, vì ở đó chúng ta thấy Thiên Chúa, sự khốn cùng của chúng ta, và cách duy nhất để sửa chữa nó.

Chúng ta có thể biết Thiên Chúa mà không biết các khốn cùng của chúng ta, hoặc các khốn cùng của chúng ta mà không biết Thiên Chúa; hoặc thậm chí biết Thiên Chúa và các khốn cùng của chúng ta, mà không biết cách để giải thoát chúng ta khỏi các khốn cùng vốn đè bẹp chúng ta. Nhưng chúng ta không thể biết Chúa Giêsu Kitô mà lại không biết mọi sự và Thiên Chúa, và các khốn cùng của chúng ta, và phương thuốc chữa các khốn cùng của chúng ta; vì Chúa Giêsu Kitô không chỉ là Thiên Chúa, mà Người là một vị Thiên Chúa sửa chữa các khốn cùng của chúng ta.

Vì vậy, tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa mà không tìm Chúa Giêsu Kitô sẽ không tìm thấy ánh sáng nào có thể thỏa mãn họ, hoặc thực sự hữu ích cho họ. Vì hoặc họ không tiến đến chỗ nhận biết có một vị Thiên Chúa, hoặc, nếu họ có tiến tới chỗ đó đi nữa, thì cũng vô ích cho họ, vì họ tự tạo một phương thế thông đạt mà không có người trung gian với vị Thiên Chúa mà họ biết nhưng không có người trung gian: đến nỗi họ rơi hoặc vào thuyết vô thần hoặc vào thuyết duy thần (deism), hai điều bị Kitô giáo ghê tởm hầu như như nhau.

Do đó, cần phải cố gắng chỉ để biết Chúa Giêsu Kitô, vì chỉ nhờ một mình Người mà chúng ta mới có thể cho rằng mình biết Thiên Chúa một cách hữu ích cho chúng ta.

Chính Người là Thiên Chúa thật của loài người, nghĩa là những con người khốn cùng và tội lỗi. Người là trung tâm của mọi sự và là đối tượng của mọi sự: và ai không biết Người thì không biết gì cả trong trật tự thế giới, cũng như trong chính bản thân họ. Vì không những chúng ta chỉ biết Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô, nhưng chúng ta cũng chỉ biết chính mình nhờ Chúa Giêsu Kitô mà thôi.

Không có Chúa Giêsu Kitô, con người phải ở trong thói hư và khốn cùng; với Chúa Giêsu Kitô, con người thoát khỏi thói hư và khốn cùng. Nơi Người là tất cả hạnh phúc của chúng ta, nhân đức của chúng ta, sự sống của chúng ta, ánh sáng của chúng ta, hy vọng của chúng ta; và bên ngoài Người chỉ có thói hư, sự khốn cùng, bóng tối, tuyệt vọng, và chúng ta chỉ thấy tối tăm và bối rối trong bản tính Thiên Chúa và trong bản tính của chính chúng ta.

Kỳ tới: Mục XVI. Các suy nghĩ về phép lạ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mừng Ngày Độc Lập Hoa Kỳ
Nguyễn Đức Cung
15:57 02/07/2021
MỪNG NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Mừng Ngày Độc Lập Hoa Kỳ
Miền đất của tự do
và quê hương của lòng dũng cảm

Happy 4th of July
The land of the free
and the home of the brave.
 
VietCatholic TV
Phóng sự đặc biệt: Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong giờ cầu nguyện đại kết cho Li Băng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:47 02/07/2021

Theo sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngày 1 tháng Bẩy đã là ngày cầu nguyện cho Li Băng. Cùng tham dự Ngày cầu nguyện với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai, Thượng phụ thành Antiôkia của Công Giáo nghi lễ Maronite; Đức Thượng phụ Youhanna 10 của Chính thống giáo Đông phương; Đức Thượng phụ Ignatius Aphrem Đệ Nhị của Chính thống Syria thành Antiôkia; Đức Thượng phụ Aram Đệ Nhất của Giáo hội Armenia ở Cicilia; Đức Thượng phụ Ignatius Youssef Đệ Tam của Công Giáo Syro thành Antiôkia; Đức Thượng phụ Youssef Absi của Công Giáo Hy lạp nghi lễ Melkite; Mục sư Joseph Kassab, chủ tịch Hội đồng tối cao các cộng đồng truyền giáo ở Syria và Li Băng; và Đức Cha Michel Kassarji, giám mục Beirut của Giáo Hội Công Giáo Chanđê.

Về phía Tòa Thánh, còn có Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương; Đức Tổng Giám Mục Joseph Spiteri, Sứ thần Tòa thánh tại Li Băng; và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh.

Các hoạt động vào sáng thứ Năm 1 tháng 7

Lúc 8:30 sáng thứ Năm 1 tháng 7, tại nhà trọ thánh Mátta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào các vị đứng đầu các Giáo hội ở Li Băng và các thành viên khác trong các phái đoàn. Sau đó các vị rời nhà trọ thánh Mátta đi bộ đến đền thờ thánh Phêrô.

Đến trước bàn thờ Tuyên xưng Đức tin, Đức Thánh Cha cùng các tham dự viên đọc kinh Lạy Cha và sau đó các ngài thinh lặng cầu nguyện trong giây lát. Tiếp đến các ngài xuống trước mộ thánh Phêrô, mỗi vị đốt một ngọn nến nhỏ và thinh lặng cầu nguyện trong ít phút.


Sau khi cầu nguyện Đức Thánh Cha và các Thượng phụ đến Hội trường Clêmentina để bắt đầu phần hội nghị riêng.


Các hoạt động vào chiều thứ Năm 1 tháng 7

Lúc 6 giờ chiều, tại đền thờ thánh Phêrô, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo các Giáo hội ở Li Băng đã cử hành giờ cầu nguyện đại kết.

Giờ cầu nguyện bắt đầu với cuộc rước sách Phúc Âm. Tiếp đến là lời khẩn cầu và ngợi khen Chúa Ba Ngôi và sau đó là lời cầu nguyện cầu xin hoà bình.


Phần thứ hai của giờ cầu nguyện là phần phụng vụ Lời Chúa với 3 bài đọc: bài thứ nhất trích từ sách ngôn sứ Giêrêmia (29:11-14), với những lời sau của Thiên Chúa: “Ta biết những kế hoạch mà Ta đã dành cho các ngươi – những kế hoạch hoà bình chứ không phải phá huỷ, để ban cho các ngươi một tương lai tràn đầy hy vọng”.

Bài đọc thứ hai trích từ thư thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma (12:9-21): “Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa”.

Bài Phúc âm trích từ Tin mừng thánh Luca (6,17-36), với những lời kết thúc: “Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác”.

Tiếp đến, các ý nguyện được dâng lên cầu nguyện cho tinh thần liên đới và hoà giải, kiến tạo hoà bình và hoà hợp cho vùng Trung Đông, các quốc gia và cộng đoàn vốn đang là nạn nhân của bạo lực và xung đột; cầu cho Kitô hữu Li Băng xây dựng cộng đoàn sống động và đóng góp cho xã hội. Lời nguyện cũng được dâng lên cầu cho toàn thể nhân loại và các nhu cầu: cho người nghèo, người bệnh, người trẻ và người cao niên, người di dân và tị nạn, người bị bách hại vì tư tưởng và tôn giáo.

Sau lời khẩn cầu Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người đọc kinh Lạy Cha. Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo thinh lặng cầu xin ơn hoà bình và sau đó các bạn trẻ trao cho mỗi vị một ngọn đèn được thắp sáng như dấu chỉ mong muốn trở thành người mang ánh sáng hoà bình cho thế giới.

Trong diễn từ của mình trước khi kết thúc, Đức Thánh Cha nói:

Chư huynh thân mến,

Hôm nay chúng ta tụ họp để cầu nguyện và suy tư, xuất phát bởi mối quan tâm đối với Li Băng, một mối quan tâm mạnh mẽ, khi nhìn thấy đất nước mà tôi mang trong lòng và tôi muốn đến thăm, rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Tôi biết ơn tất cả những người tham gia đã sẵn sàng chấp nhận lời mời và chia sẻ huynh đệ. Chúng ta là những Mục tử, được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện của Dân Thánh Thiên Chúa, trong hoàn cảnh tăm tối này, chúng ta đã cùng nhau cố gắng định hướng chính mình trong ánh sáng của Thiên Chúa. Và dưới ánh sáng của Người, trước hết chúng ta thấy rõ những lỗi lầm của mình: những sai lầm đã mắc phải khi chúng ta không làm chứng cho Tin Mừng một cách nhất quán và sau cùng, những cơ hội đã mất trên con đường huynh đệ, hòa giải và hiệp nhất trọn vẹn. Về điều này, chúng ta phải cầu xin sự tha thứ và với tấm lòng sám hối, chúng ta nói: “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con!” (Mt 15:22).

Đây là tiếng kêu của một người phụ nữ đã gặp Chúa Giêsu chính tại Tirê và Sidon, và trong cơn đau khổ, đã khẩn thiết van nài Ngài: “Lạy Chúa, xin hãy cứu con!” (câu 25). Ngày nay, tiếng kêu này đã trở thành tiếng kêu của cả một dân tộc, những người dân Li Băng thất vọng và kiệt quệ, cần những điều chắc chắn, hy vọng, và hòa bình. Với lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta muốn đồng hành với tiếng kêu này. Chúng ta đừng bỏ cuộc, chúng ta đừng mệt mỏi cầu xin từ Thiên đàng cho nền hòa bình mà loài người đã vất vả xây dựng trên mảnh đất này. Chúng ta hãy khẩn thiết van nài cho Trung Đông và Li Băng. Đất nước thân yêu này, một kho tàng văn minh và tâm linh, nơi đã tỏa sáng trí tuệ và văn hóa qua nhiều thế kỷ, nơi làm chứng cho một trải nghiệm độc nhất về chung sống hòa bình, không thể bị phó mặc cho số phận hay cho những ai theo đuổi tư lợi ích của họ. Li Băng là một quốc gia nhỏ nhưng lớn, và còn hơn thế nữa: Li Băng là một thông điệp phổ quát về hòa bình và tình anh em đến từ Trung Đông.

Một cụm từ Chúa phán trong Kinh thánh đã vang lên giữa chúng ta ngày nay, hầu như đáp lại tiếng kêu cầu nguyện của chúng ta. Đây là một vài lời mà Thiên Chúa đã phán, đó là Ngài có “kế hoạch cho hòa bình chứ không phải cho sự phá hủy” (Giê 29:11). Có các dự án cho hòa bình chứ không phải cho bất hạnh. Trong những thời điểm bất hạnh này, chúng ta muốn khẳng định với tất cả sức mạnh của mình rằng Li Băng, phải là, và vẫn là một dự án hòa bình. Ơn gọi của nó là trở thành một vùng đất khoan dung và đa nguyên, một ốc đảo của tình huynh đệ, nơi các tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau gặp gỡ, nơi các cộng đồng khác nhau cùng tồn tại, đặt thiện ích chung lên trên những lợi thế riêng. Do đó, tôi muốn nhắc lại rằng điều cần thiết là những người nắm quyền phải tối hậu và dứt khoát đặt mình vào mục tiêu phục vụ hòa bình thực sự chứ không phải các lợi ích của chính họ. Đã quá đủ rồi cái cảnh tạo ra lợi thế của một số ít người trên da thịt của nhiều người! Đã quá đủ rồi cái cảnh sự thật bị bóp méo chiếm ưu thế hơn hy vọng của mọi người! “ (Diễn từ cuối cuộc đối thoại, Bari, ngày 7 tháng 7 năm 2018). Hãy ngừng sử dụng Li Băng và Trung Đông cho các lợi ích và lợi nhuận nước ngoài! Người Li Băng phải được trao cơ hội trở thành nhân vật chính của một tương lai tốt đẹp hơn, trên đất nước của họ và không bị các can thiệp quá mức từ bên ngoài.

Các dự án hòa bình chứ không phải là cho sự phá hủy. Những người Li Băng thân mến, các bạn đã làm nổi bật mình qua nhiều thế kỷ, ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, vì sự tháo vát và cần cù của mình. Những cây hương nam cao vút của các bạn, biểu tượng của đất nước, gợi lên sự giàu có hưng thịnh của một lịch sử độc đáo. Và chúng cũng nhắc nhớ rằng những cành lớn chỉ có thể mọc ra từ rễ sâu. Cầu mong sao cho những tấm gương của những người đã có thể xây dựng các nền móng chia sẻ sẽ truyền cảm hứng cho các bạn, để nhìn thấy sự đa dạng không phải là trở ngại nhưng là khả năng. Hãy đắm mình trong giấc mơ hòa bình của những bậc tiền bối. Chưa bao giờ, như trong những tháng gần đây, chúng ta hiểu rằng một mình chúng ta không thể tự cứu mình và những vấn đề của một số lại không liên quan đến những vấn đề của người khác. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi tất cả các bạn. Với các công dân: chúng tôi kêu gọi anh chị em đừng nản lòng, đừng mất niềm tin, nhưng hãy tìm trong cội nguồn lịch sử của mình niềm hy vọng sẽ nảy mầm trở lại. Với các nhà lãnh đạo chính trị: chúng tôi cầu mong rằng theo trách nhiệm của mình, các bạn có thể tìm ra các giải pháp cấp bách và ổn định cho cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị hiện nay, và hãy nhớ rằng không có hòa bình nếu không có công lý. Với các cộng đồng người Li Băng hải ngoại thân yêu: chúng tôi mong anh chị em có thể sử dụng các tài nguyên và những nguồn lực tốt nhất để phục vụ quê hương. Với cộng đồng quốc tế: hãy tạo ra các nỗ lực chung, và các điều kiện để đất nước này không sụp đổ nhưng khởi hành trên con đường phục hồi. Điều đó sẽ tốt cho tất cả mọi người.

Các dự án hòa bình chứ không phải là cho sự phá hủy. Là các tín hữu Kitô, hôm nay chúng ta muốn đổi mới cam kết xây dựng tương lai cùng nhau, bởi vì tương lai sẽ hòa bình chỉ khi nó là của chung. Mối quan hệ giữa con người không thể dựa trên việc theo đuổi lợi ích, đặc quyền và tư lợi phe phái. Không, tầm nhìn của Kitô Hữu về xã hội đến từ các Mối phúc, bắt nguồn từ sự hiền lành và lòng thương xót, phải dẫn đến việc bắt chước hành động của Thiên Chúa, Đấng là Cha và muốn hòa hợp các con cái của Ngài trong thế giới này. Người Kitô hữu chúng ta được mời gọi trở thành những người gieo hòa bình và là những nghệ nhân của tình huynh đệ, không sống trên những oán hận và thù hằn trong quá khứ, không trốn tránh những trách nhiệm của hiện tại, nhưng nuôi dưỡng cái nhìn hy vọng về tương lai. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa chỉ ra một con đường duy nhất cho lộ trình của chúng ta: đó là con đường hòa bình. Do đó, chúng ta hãy bảo đảm với các anh chị em Hồi giáo của chúng ta và những người thuộc các tôn giáo khác sự cởi mở luôn luôn và sự sẵn sàng cộng tác để xây dựng tình huynh đệ và thúc đẩy hòa bình. Nó “không yêu cầu phải có kẻ thắng hay người thua, mà đòi hỏi chúng ta là những anh chị em, những người, bất chấp những hiểu lầm và vết thương của quá khứ, đi từ xung đột đến thống nhất” (Diễn văn trong cuộc họp liên tôn ở vùng đồng bằng Ur, ngày 6 tháng 3 năm 2021). Với ý nghĩa này, tôi hy vọng rằng ngày này sẽ được tiếp nối bằng các sáng kiến cụ thể nhân danh đối thoại, dấn thân giáo dục và đoàn kết.

Các dự án hòa bình chứ không phải là cho sự phá hủy. Hôm nay chúng ta đã lấy lại những lời đầy hy vọng của nhà thơ Gibran: “Xa hơn bức màn đen của đêm tối, có một bình minh đang chờ đợi chúng ta”. Một số bạn trẻ vừa đưa cho chúng ta một số đèn thắp sáng. Họ, những người trẻ tuổi, là những ngọn đèn cháy sáng trong giờ phút đen tối này. Niềm hy vọng về tương lai sáng bừng trên khuôn mặt họ. Họ phải nhận được sự lắng nghe và chú ý, bởi vì sự tái sinh của đất nước phải thông qua họ. Và tất cả chúng ta, trước khi đưa ra những quyết định quan trọng, hãy hướng đến những hy vọng và ước mơ của những người trẻ. Và chúng ta hãy nhìn những người trẻ: đôi mắt của họ sáng lên, nhưng đọng quá nhiều nước mắt, lay động lương tâm và những lựa chọn trực tiếp. Những ánh sáng khác tỏa sáng ở chân trời Li Băng: họ là những phụ nữ. Tượng đài Mẹ Của Tất Cả xuất hiện trong tâm trí chúng ta, Mẹ, từ ngọn đồi Harissa, ôm lấy những người đến với đất nước này từ Địa Trung Hải bằng ánh mắt từ mẫu của mình. Đôi tay rộng mở của Mẹ hướng về biển cả và hướng về thủ đô Beirut, để chào đón những hy vọng của mọi người. Phụ nữ là những người tạo ra sự sống, là những người tạo ra hy vọng cho tất cả mọi người; họ phải là những người được tôn trọng, được đánh giá cao và tham gia vào quá trình ra quyết định của Li Băng. Và cả những người già, những người là cội nguồn, những người già của chúng ta: hãy nhìn họ, hãy lắng nghe họ. Cầu mong họ bảo ban cho chúng ta sự huyền bí của lịch sử, cho chúng ta những nền tảng của đất nước để tiếp tục. Họ muốn quay lại với những giấc mơ: chúng ta hãy lắng nghe họ, để trong chúng ta những giấc mơ đó được chuyển thành lời tiên tri.

Diễn giải lại câu thơ này một lần nữa, chúng ta nhận ra rằng không có con đường nào khác để đến với bình minh khác hơn là trải qua đêm đen. Và trong đêm đen khủng hoảng, chúng ta cần phải đoàn kết. Cùng nhau, thông qua sự trung thực của đối thoại và sự chân thành của ý định, chúng ta có thể mang lại ánh sáng cho những vùng tối. Chúng ta hãy giao phó mọi nỗ lực và cam kết cho Chúa Kitô, Hoàng tử Hòa bình, bởi vì, như chúng ta đã cầu nguyện, “khi những tia sáng rạng ngời của lòng Chúa thương xót bừng lên, bóng tối vụt tắt, chạng vạng kết thúc, bóng tối lùi dần và màn đêm tan biến”. (x. Thánh Grêgôriô thành Narek, Sách Ai Ca, 41). Hỡi anh chị em, hãy để màn đêm xung đột biến mất và bình minh hy vọng sống lại. Hãy để những thù hận chấm dứt, những bất đồng tan biến, và Li Băng sẽ trở lại tỏa sáng hòa bình.
Source:Libreria Editrice Vaticana

 
Canada: Chỉ mấy ngày 4 nhà thờ bị đốt. Mexico: Du đảng nổ súng náo loạn một thánh lễ phát trực tiếp
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:31 02/07/2021


1. Chỉ trong mấy ngày, bốn nhà thờ Công Giáo bị thiêu rụi trên vùng đất của người da đỏ

Đức Tổng Giám Mục Michael Miller của tổng giáo phận Vancouver, Canada, đã bày tỏ nỗi buồn của ngài sau khi 4 nhà thờ Công Giáo bị thiêu rụi trên vùng đất của người da đỏ, chỉ trong mấy ngày.

Thêm hai nhà thờ Công Giáo trên đất của người da đỏ ở British Columbia bị thiêu rụi vào sáng sớm ngày thứ Bảy 26 tháng Sáu.

Một ngôi nhà thờ nằm trong khu bảo tồn sinh thái ở thung lũng Similkameen, đã bị đốt chỉ vài ngày sau khi hai nhà thờ Công Giáo bị thiêu rụi trên vùng đất của người bản địa ở miền nam Okanagan.

Cảnh sát đã được báo cáo về trận hỏa hoạn tại nhà thờ Thánh Anna vào lúc 4g sáng ngày thứ Bẩy. Khi họ đến nơi, ngôi thánh đường đã bị ngọn lửa san thành bình địa.

45 phút sau đó, nhà thờ Chopaka cũng nằm trong khu bảo tồn sinh thái ở thung lũng Similkameen đã bị đốt cháy. Nhôi nhà thờ nhỏ này được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Ngọn lửa có nguy cơ lan sang các nhà kế bên nhưng đã được lính cứu hỏa chặn đứng. Tiếc rằng họ không cứu được ngôi thánh đường rất đẹp này.

Cảnh sát yêu cầu bất kỳ ai có thể đã chứng kiến bất kỳ người nào đó hoặc phương tiện giao thông nào đó trong khu vực của một trong hai nhà thờ trong những giờ đầu của ngày thứ Bảy liên hệ với biệt đội cảnh sát điều tra tội phạm vì hận thù theo số 250-492-4300.

Hai nhà thờ Công Giáo khác trên đất người da đỏ là Nhà thờ Thánh Tâm và Nhà thờ Thánh Grêgôriô - ở miền nam Okanagan đã bị hỏa hoạn thiêu rụi vào đầu ngày thứ Hai.
Source:Vancouver Sun

2. 10 gia đình Công Giáo mất tích sau vụ sập chung cư Miami, 109 giáo xứ Florida cầu nguyện cho các nạn nhân

Thật là đau lòng!

Ít nhất 10 gia đình Công Giáo được báo cáo là đã mất tích sau khi một chung cư 12 tầng bị sập một phần vào lúc 1:30 sáng thứ Năm, 24 tháng 6, theo giờ địa phương Miami.

Các gia đình này là thành viên của giáo xứ Thánh Giuse, là ngôi thánh đường gần nhất với tòa nhà. 109 giáo xứ trên toàn Tổng giáo phận Miami đã tham gia cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ sập nhà.

Tính đến thời điểm này, 11 người đã chết và 151 người mất tích trong vụ sập nhà này. Các nỗ lực tìm kiếm và cấp cứu vẫn đang được tiếp tục.

Cha Sở nhà thờ Thánh Giuse là Cha Juan Sosa đã đọc tên một số giáo dân mất tích trong bài giảng Thánh lễ Chúa nhật thứ 13 Mùa Quanh Năm. Ngài đã để một cuốn sổ tưởng niệm cho mọi người viết tên các nạn nhân để giáo dân cầu nguyện cho họ.

Trong số các nạn nhân mất tích có một bé gái 11 tuổi vừa được rước lễ lần đầu tại nhà thờ. Cha, mẹ và em gái bốn tuổi của cháu bé cũng mất tích.

“Tôi đã đến thăm chung cư này nhiều lần và tôi đã đi ăn tối với một số thành viên bị mất tích”, Cha Sosa nói với Tổng giáo phận Miami.

Có hai gia đình Công Giáo trong chung cư sống sót sau vụ sập nhà, trong đó có cậu bé giúp lễ Michael Lopez.

Lopez nói: “Chúng tôi nghe thấy tiếng ầm ầm. Chúng tôi nghĩ rằng đó là sấm chớp và vì điều đó thường xảy ra ở đây nên chúng tôi không nghĩ ngợi nhiều”, Lopez nói với đài Local 10 News của Florida.

“Nhưng sau đó một tiếng sét và tiếng sét thứ hai đã di chuyển toàn bộ căn hộ, và sau đó chúng tôi nhận ra, vâng, đây không phải là một cơn bão. Đây là một cái gì đó nghiêm trọng hơn”.
Source:Church POP

3. Du đảng bắn nhau làm gián đoạn thánh lễ đang phát trực tiếp ở Mễ Tây Cơ

Một vụ nổ súng đã xảy ra bên ngoài một nhà thờ ở Mễ Tây Cơ vào tuần trước, làm gián đoạn Thánh lễ. Video đã lan truyền nhanh chóng, vì những tiếng súng có thể nghe được

Vụ việc xảy ra vào ngày 23 tháng 6 tại giáo xứ San Juan Bautista, Guerrero, Mễ Tây Cơ.

Đoạn video cho thấy vị linh mục đang giảng trong thánh lễ thì giáo dân nhốn nháo khi nghe thấy tiếng súng. Cha xứ tỏ ra bất động và ngạc nhiên trước sự việc, trong khi một số giáo dân tìm chỗ núp và những người khác đang cố gắng đóng cửa nhà thờ.

Truyền thông địa phương cho biết một nhóm du đảng đang hành quyết một cựu cảnh sát viên thành phố 45 tuổi. Chúng phát hiện anh ta trong khu vực, và đã truy đuổi anh ta.

Vụ việc này làm tăng thêm làn sóng bạo lực đang rung chuyển thành phố Guerrero trong bối cảnh giao tranh giữa các băng đảng ma túy ở Mexico.

Centro Católico Multimedial, tức là Trung Tâm Công Giáo Đa Phương Tiện ở Mễ Tây Cơ vừa để tang cho cái chết bi thảm ngày 12 tháng 6 của một linh mục dòng Phanxicô là Cha Juan Antonio Orozco Alvarado sau khi ngài “bị kẹt trong cuộc giao tranh giữa các băng đối thủ”.

Cha Patricio Hileman, người sáng lập Dòng Thừa sai Đức Mẹ Thánh Thể đã thành lập các nhà nguyện tôn thờ Thánh Thể liên tục ở thành phố Juárez, bang Chihuahua, Mễ Tây Cơ trong khi bạo lực bùng phát ở thành phố trước năm 2017.

Cha Patricio Hileman nói với Đài María Á Căn Đình trong một cuộc phỏng vấn năm 2017 rằng sáng kiến này đã giúp mang lại hòa bình cho thành phố.

Cha Hileman nói rằng sau khi nhà nguyện tôn thờ Thánh Thể liên tục này bắt đầu hoạt động, không có một trường hợp tử vong nào xảy ra ở Juárez.

Sáng kiến tiếp tục và ngài thành lập thêm 10 nhà nguyện.

“Vị giám mục đã gọi cho chúng tôi và yêu cầu chúng tôi ở lại và sống ở đó. Chúng tôi đã làm 10 nhà nguyện nhỏ”, Cha Hileman nói. “Lúc đó, chủng viện sắp đóng cửa vì chỉ có 8 chủng sinh, còn bây giờ là 88 chủng sinh. Đức cha nói với tôi rằng tất cả các tân chủng sinh đó đều là những người đã tham gia các Giờ Thánh”.
Source:Church POP
 
Giáo Hội Canada trong thử thách: Bắt 5 tên dàn cảnh cướp bóc nhà thờ ở Scarborough, Toronto
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:17 02/07/2021


1. Năm tên tổ chức cướp nhà thờ ở Scarborough, Toronto bị bắt

Giáo Hội tại Canada đang gặp nhiều khó khăn vì những cáo buộc liên quan đến hệ thống trường nội trú của Canada hoạt động từ những năm 1870 cho đến khi trường học cuối cùng đóng cửa vào năm 1996. Trẻ em da đỏ, cụ thể là của các bộ lạc Inuit và Métis bị tách khỏi gia đình và gửi đến các trường học do chính phủ liên bang thành lập và giao cho các tổ chức Công Giáo và Tin lành phụ trách. Mục đích của chính sách này là đồng hóa và tước bỏ mối quan hệ gia đình và văn hóa của các em.

Trong bối cảnh đó ít nhất 2 nhà thờ đã bị đốt cháy, nhiều nhà thờ bị vẽ bậy. Mới đây nhất là vụ cướp bóc một ngôi thánh đường vào chiều tối ngày thứ Tư 23 tháng Sáu ở Toronto.

Các viên chức cảnh sát đã được gọi đến nhà thờ St Theresa's Parish - Shrine of the Little Flower ở Đường Kingston. Cảnh sát cho biết họ nhận được báo cáo về một vụ đột nhập đang diễn ra. Đồng thời, họ cũng nhận được các cuộc gọi báo cáo có khói bốc ra từ tòa nhà.

Sở cứu hỏa Toronto cho biết nhiều bình chữa cháy đã được dùng để tạo ra hiện trường giả giống như những người đột nhập trái phép vào nhà thờ đang chữa cháy. Thực ra, chúng đang mưu toan cướp bóc ngôi thánh đường.

Khi cảnh sát đến nơi, các nghi phạm đã đi bộ bỏ trốn khỏi hiện trường.

Sau cuộc truy đuổi của cảnh sát, 5 nghi phạm đã bị bắt.

Không có thương tích nào được báo cáo.


Source:CP24

2. Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân lễ thánh hiến Trung Đông cho Thánh Gia

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mỗi tín hữu và cộng đoàn Kitô tại Trung Đông sống ơn gọi và sứ mạng gìn giữ và là chứng nhân về nguồn gốc tông đồ của các Giáo hội địa phương.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây, trong thư gửi các vị Thượng phụ Công Giáo ở Trung Đông, nhân lễ thánh hiến Trung Đông cho sự bảo trợ của Thánh Gia Thất, tại Vương cung Thánh đường Truyền Tin ở Nazareth, nhân dịp Năm thánh Giuse, cử hành hôm Chúa nhật 27/6/2021 vừa qua. Đây cũng là ngày hòa bình cho Trung Đông.

Trong thư, Đức Thánh Cha cho biết ngài hiệp ý với các vị Thượng phụ và các tín hữu trong ngày đặc biệt này, với ý nguyện vừa nói. Đặc biệt Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Lễ thánh hiến cho Thánh Gia mời gọi mỗi người trong anh chị em hãy tái khám phá, trong tư cách cá nhân và cộng đoàn, ơn gọi làm Kitô hữu tại Trung Đông, không những chỉ yêu cầu được nhìn nhận đúng đắn các quyền của anh chị em trong tư cách là các công dân nguyên thủy tại các lãnh thổ yêu quí ấy, nhưng còn sống sứ mạng của anh chị em là những người gìn giữ và là chứng nhân về các nguồn gốc tông đồ nguyên thủy”.

Trong thư, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến các cuộc tông du của ngài ở Trung Đông và lời mời gọi toàn thể Giáo hội cầu nguyện cho các quốc gia, như Syria và Liban, đồng thời ngài khẳng định rằng tại nơi mà “các nền văn minh và những sự thống trị đã nảy sinh, triển nở rồi tàn lụi, Lời Chúa tiếp tục là ngọn đèn đã và đang soi sáng cho bước chân của chúng ta”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu và cộng đoàn Giáo hội hãy trở thành “muối đất” tại quê hương, theo các nguyên tắc trong đạo lý xã hội của Hội thánh, và sống lời ngôn sứ về tình huynh đệ nhân loại trong cuộc gặp gỡ tại Abu Dhabi ở Emirati và tại Najaf bên Iraq, cũng như theo tinh thần Thông điệp “Fratelli tutti”.
Source:Vaticn News

3. Lễ thánh hiến Trung Đông cho Thánh Gia

Nghi thức thánh hiến đã được cử hành trong thánh lễ do tất cả các vị Bản quyền Công Giáo tại Thánh địa chủ sự, nhân dịp “Ngày Hòa bình đầu tiên cho Trung Đông”, do Hội đồng các vị Thượng phụ Công Giáo thiết lập.

Trong kinh thánh hiến có đoạn nói rằng “Lạy Thánh Gia, xin cầu cùng Thiên Chúa cho miền Trung Đông được ơn ra khỏi tình trạng khó khăn và cho hòa bình và ổn định trở lại, để người dân tại miền này có thể sống với các quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng, cũng như được hưởng một đời sống tự do và xứng đáng, bất luận họ thuộc tôn giáo hay quốc tịch nào”.

“Chúng con chạy đến nương nhờ sự phù hộ của Gia Đình Thánh với Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, giữa những cơn khủng hoảng chính trị và kinh tế đang đổ ập xuống trên chúng con tại Đông phương này. Chúng con cầu xin sự bảo vệ của Thánh Gia, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, giữa những hậu quả của đại dịch Covid-19, đã tạo nên tình trạng bấp bênh, sợ hãi và lo âu”.

Kinh nguyện cũng phó thác cho Thánh Gia các dân nước, các bạn trẻ và các gia đình Trung Đông, đồng thời cầu xin cho mọi người được ơn hòa bình và hòa giải.

Trong thánh lễ ngày 27/6 vừa qua, do Đức Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa của Công Giáo Latinh Jerusalem chủ sự tại Vương cung Thánh đường Truyền Tin ở Nazareth, trước sự hiện diện của các vị Bản quyền Công Giáo ở Thánh địa.

Đức Thượng phụ nói: “Hôm nay, không những tất cả các nhà thờ tại Thánh địa, nhưng cả các nhà thờ trên thế giới và Đức Thánh Cha cũng hiệp ý với chúng ta trong kinh nguyện, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gia, và để cầu xin ơn hòa bình cho Trung Đông và cho tất cả các gia đình các Giáo hội Đông phương”.

Sau thánh lễ, có nghi thức làm phép Ảnh Thánh Gia có gắn thánh tích của chính Vương cung Thánh đường Truyền Tin. Ảnh được treo bên trên bàn thờ trong nhà thờ Thánh Giuse ở Nazareth, nơi theo truyền thống có nhà của thánh Giuse Thợ Mộc. Sau đó, ảnh sẽ được rước đi trong các cuộc thánh du tại Liban, các nước Trung Đông, và sau cùng sẽ được đưa tới Roma vào cuối Năm thánh Giuse, 8/12 tới đây, rồi liền sau đó được đưa trở lại Nazareth.
Source:Irish Catholic