Phụng Vụ - Mục Vụ
Chính anh em hãy cho họ ăn
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
16:45 01/08/2008
Chúa Nhật XVIII Thường Niên A
CHÍNH ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN
“ Thưa Thầy, nơi đây hoang vắng, và đã quá chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua lấy thức ăn”( Mt 14,15 ). Biện pháp thật đơn giản. Giải tán – Khỏe. Luận lý có vẻ khoa học và hợp lý: Đừng có bao cấp. Hãy thực thi tiến trình xã hội hóa. Việc ai nấy lo. Thân ai nấy giữ. Mỗi người một tay thì việc gì cũng chạy thông suốt. Tuy nhiên, đằng sau cái lý luận mang tính thực tiển ấy thì có ẩn giấu sự chút gì vị kỷ không thể chối cãi.
Tưởng rằng sáng kiến hữu lý của mình sẽ được chấp nhận. Thế nhưng các tông đồ đã phải chưng hửng trước mệnh lệnh của Thầy chí thánh: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy liệu cho họ ăn.”( Mt 14,16 ). Lo liệu cho đám đông gần cả vạn người này ăn ư ? Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá. Mười hai thanh niên trai tráng chúng con, cộng với Thầy thì chắc gì đủ lót dạ qua đêm. Vẫn biết Thầy thường dạy chúng con sống yêu thương. Nhưng nhiều lúc đành phải chấp nhận cảnh tình “lực bất tòng tâm”.
Lực bất tòng tâm. Một chiêu thức, đúng hơn, đó là một kiểu cách biện luận để thoái thác trách nhiệm sống yêu thương. Chúa ơi, lòng con cũng muốn sống quảng đại, nhưng điều kiện vật chất còn quá hạn chế. Chúng con rất muốn nhiệt thành dấn thân phục vụ, nhưng hoàn cảnh kinh tế lại đầy khó khăn. Xin Chúa thông cảm. Những luận điệu không khác gì các tông đồ xưa vẫn có đó giữa chúng ta đó là những luận điệu của những con tim cằn khô, không vắt được một giọt ân tình nhân ái, xót thương.
May mắn thay, dù cho đầy sự hẹp hòi và vị kỷ, thì lòng các môn đệ năm xưa vẫn còn chút nể vì, vâng phục Thầy chí thánh. Khi được lệnh mang bánh, cá đến, các ngài đã vâng lệnh. Chúng ta bỡ ngỡ, và hôm ấy các tông đồ cũng không ngờ một dấu lạ vĩ đại đã xảy ra. Với cử chỉ chiếu lệ, nể vì cho qua chuyện khi đem bánh, cá đến cho Thầy thì Thầy đã hết tình đón nhận, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông đem phân phát cho dân chúng. Quyền năng từ trái tim đầy tràn tình yêu đã hiển hiện. Tình yêu quyền năng của Thiên Chúa đã biến đổi hành vi bình thường, nhỏ bé của con người nên điều diệu kỳ. Với Thiên Chúa, không có sự gì là không thể. Tất cả đều ăn no và còn dư những mười hai thúng đầy bánh vụn.
Thiên Chúa là thế. Người chẳng hề câu nệ chuyện lớn bé. Miễn là có cơ hội là Người chộp lấy để rộng tay ban phát ân tình, một sự thi ân không hề tính toán. “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn sàng. Dù không có tiền bạc,cứ đến mà mua mà dùng, đến mua rượu và sữa, không phải trả đồng nào… Hãy chăm chú nghe Ta, rồi các ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị. Hãy lắng tai, và đến với Ta thì các ngươi sẽ được sống”( Is 55,1-3). Những lời Tiên tri Isaia nói thay Giavê thật đáng phấn khởi và tràn trề hy vọng cho chúng ta.
Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Người rộng tay ban phát ân huệ cho muôn người thỏa thuê. Một chân lý xem ra khá dễ tin nhận. Tuy nhiên, bên cạnh hồng ân luôn kèm theo sứ mệnh. “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Mệnh lệnh này ban ra cho hàng giáo sĩ hay cho hàng tín hữu giáo dân ? Chắc hẳn là cho tất cả những ai đã đón nhận hồng ân. “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không” ( Mt 10,8 ). Thế nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta cần cho tha nhân ăn những gì ?
Có thể có người viện cớ là tôi chỉ lo mặt tinh thần nên chỉ có bổn phận lo cho người ta ăn Lời Chúa. Lại có người chủ trương là cần phải lo cho tha nhân đủ đầy lương thực đời này trước đã vì “có thực mới vực được đạo”. Đã có chút lương tri và niềm tin, hẳn không một ai cạn tình, vô tâm, hành xử kiểu “giải tán – khỏe”. Tuy nhiên vẫn có đó sự né tránh hoặc thoái thác trách nhiệm khi ta chưa chu toàn mệnh lệnh của Thầy năm xưa. “ Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra” ( Mt 4,11 ). Và ta cũng có thể nói ngược lại rằng người ta sống không nguyên bởi các món ăn tinh thần mà còn cần đến cả cơm bánh.
Cần phải biết chuyên biệt hóa, cần có sự phân công, phân nhiệm. Kẻ lo tinh thần, người lo vật chất. Một kiểu lý luận rất khoa học, nhưng dường như vẫn thiếu tình người cách nào đó. Khi sai các tông đồ, các môn đệ đi thực tập truyền giáo, Chúa Giêsu thường chỉ dạy các ngài thực hiện các công việc là rao giảng tin mừng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỷ ( x.Mt 10,1; Mc 6,13; Lc 10,1-11. )
Hết lý do bào chữa thì ta cũng có thể nại đến sự hạn chế của khả năng. Nếu lo cho người ta ăn cả lương thực tinh thần lẫn vật chất thì làm sao lo cho xuể. Và vấn đề lại trở về với tâm trạng các tông đồ năm xưa. Vấn đề ấy không hệ tại ở khả năng nhưng là ở tấm lòng của ta. Lòng ta có băn khoăn, có thao thức trước cảnh tình đói khổ, nghèo túng, bị áp bức, bị lầm lạc hay đang đói khát chân lý không ? Con tim của ta có cùng nhịp đập với các Nghị Phụ Công đồng Vatican II chăng? Đó là: “ Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. ( MV số 1 ). Hơn nữa, lòng chúng ta có được chút niềm tin nào vào quyền năng của Đấng đầy lòng thương xót ?
CHÍNH ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN
“ Thưa Thầy, nơi đây hoang vắng, và đã quá chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua lấy thức ăn”( Mt 14,15 ). Biện pháp thật đơn giản. Giải tán – Khỏe. Luận lý có vẻ khoa học và hợp lý: Đừng có bao cấp. Hãy thực thi tiến trình xã hội hóa. Việc ai nấy lo. Thân ai nấy giữ. Mỗi người một tay thì việc gì cũng chạy thông suốt. Tuy nhiên, đằng sau cái lý luận mang tính thực tiển ấy thì có ẩn giấu sự chút gì vị kỷ không thể chối cãi.
Tưởng rằng sáng kiến hữu lý của mình sẽ được chấp nhận. Thế nhưng các tông đồ đã phải chưng hửng trước mệnh lệnh của Thầy chí thánh: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy liệu cho họ ăn.”( Mt 14,16 ). Lo liệu cho đám đông gần cả vạn người này ăn ư ? Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá. Mười hai thanh niên trai tráng chúng con, cộng với Thầy thì chắc gì đủ lót dạ qua đêm. Vẫn biết Thầy thường dạy chúng con sống yêu thương. Nhưng nhiều lúc đành phải chấp nhận cảnh tình “lực bất tòng tâm”.
Lực bất tòng tâm. Một chiêu thức, đúng hơn, đó là một kiểu cách biện luận để thoái thác trách nhiệm sống yêu thương. Chúa ơi, lòng con cũng muốn sống quảng đại, nhưng điều kiện vật chất còn quá hạn chế. Chúng con rất muốn nhiệt thành dấn thân phục vụ, nhưng hoàn cảnh kinh tế lại đầy khó khăn. Xin Chúa thông cảm. Những luận điệu không khác gì các tông đồ xưa vẫn có đó giữa chúng ta đó là những luận điệu của những con tim cằn khô, không vắt được một giọt ân tình nhân ái, xót thương.
May mắn thay, dù cho đầy sự hẹp hòi và vị kỷ, thì lòng các môn đệ năm xưa vẫn còn chút nể vì, vâng phục Thầy chí thánh. Khi được lệnh mang bánh, cá đến, các ngài đã vâng lệnh. Chúng ta bỡ ngỡ, và hôm ấy các tông đồ cũng không ngờ một dấu lạ vĩ đại đã xảy ra. Với cử chỉ chiếu lệ, nể vì cho qua chuyện khi đem bánh, cá đến cho Thầy thì Thầy đã hết tình đón nhận, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông đem phân phát cho dân chúng. Quyền năng từ trái tim đầy tràn tình yêu đã hiển hiện. Tình yêu quyền năng của Thiên Chúa đã biến đổi hành vi bình thường, nhỏ bé của con người nên điều diệu kỳ. Với Thiên Chúa, không có sự gì là không thể. Tất cả đều ăn no và còn dư những mười hai thúng đầy bánh vụn.
Thiên Chúa là thế. Người chẳng hề câu nệ chuyện lớn bé. Miễn là có cơ hội là Người chộp lấy để rộng tay ban phát ân tình, một sự thi ân không hề tính toán. “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn sàng. Dù không có tiền bạc,cứ đến mà mua mà dùng, đến mua rượu và sữa, không phải trả đồng nào… Hãy chăm chú nghe Ta, rồi các ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị. Hãy lắng tai, và đến với Ta thì các ngươi sẽ được sống”( Is 55,1-3). Những lời Tiên tri Isaia nói thay Giavê thật đáng phấn khởi và tràn trề hy vọng cho chúng ta.
Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Người rộng tay ban phát ân huệ cho muôn người thỏa thuê. Một chân lý xem ra khá dễ tin nhận. Tuy nhiên, bên cạnh hồng ân luôn kèm theo sứ mệnh. “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Mệnh lệnh này ban ra cho hàng giáo sĩ hay cho hàng tín hữu giáo dân ? Chắc hẳn là cho tất cả những ai đã đón nhận hồng ân. “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không” ( Mt 10,8 ). Thế nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta cần cho tha nhân ăn những gì ?
Có thể có người viện cớ là tôi chỉ lo mặt tinh thần nên chỉ có bổn phận lo cho người ta ăn Lời Chúa. Lại có người chủ trương là cần phải lo cho tha nhân đủ đầy lương thực đời này trước đã vì “có thực mới vực được đạo”. Đã có chút lương tri và niềm tin, hẳn không một ai cạn tình, vô tâm, hành xử kiểu “giải tán – khỏe”. Tuy nhiên vẫn có đó sự né tránh hoặc thoái thác trách nhiệm khi ta chưa chu toàn mệnh lệnh của Thầy năm xưa. “ Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra” ( Mt 4,11 ). Và ta cũng có thể nói ngược lại rằng người ta sống không nguyên bởi các món ăn tinh thần mà còn cần đến cả cơm bánh.
Cần phải biết chuyên biệt hóa, cần có sự phân công, phân nhiệm. Kẻ lo tinh thần, người lo vật chất. Một kiểu lý luận rất khoa học, nhưng dường như vẫn thiếu tình người cách nào đó. Khi sai các tông đồ, các môn đệ đi thực tập truyền giáo, Chúa Giêsu thường chỉ dạy các ngài thực hiện các công việc là rao giảng tin mừng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỷ ( x.Mt 10,1; Mc 6,13; Lc 10,1-11. )
Hết lý do bào chữa thì ta cũng có thể nại đến sự hạn chế của khả năng. Nếu lo cho người ta ăn cả lương thực tinh thần lẫn vật chất thì làm sao lo cho xuể. Và vấn đề lại trở về với tâm trạng các tông đồ năm xưa. Vấn đề ấy không hệ tại ở khả năng nhưng là ở tấm lòng của ta. Lòng ta có băn khoăn, có thao thức trước cảnh tình đói khổ, nghèo túng, bị áp bức, bị lầm lạc hay đang đói khát chân lý không ? Con tim của ta có cùng nhịp đập với các Nghị Phụ Công đồng Vatican II chăng? Đó là: “ Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. ( MV số 1 ). Hơn nữa, lòng chúng ta có được chút niềm tin nào vào quyền năng của Đấng đầy lòng thương xót ?
Danh Giêsu bất diệt
Lê Dân Việt
17:03 01/08/2008
DANH GIÊSU BẤT DIỆT
Sao con người lòng dạ mãi chai đá
Hãy trở về với Chúa trong hoan ca
Hãy xa lánh những tội lỗi xấu xa
Về bên Chúa trong thống hối, đa tạ
Ngẫm Ngôi Lời, trong tình yêu sáng tỏa
Yêu nhân loại, thế giới khắp đó đây
Tình yêu Ngài, sao quá đỗi ngất ngây
Đi trong Chúa, tội lỗi thấy vơi nhẹ
Vì Chúa Trời, Ngài đấy ắp quyền thế
Hãy yêu Chúa, thành thật không điêu ngoa
Có Chúa rồi, yêu nhân loại chan hòa
Và xa lánh, hẳn con đường tội lỗi
Đừng bắt bẻ người đời mà thêm tội
Hãy có lòng thương mến đầy vị tha
Hãy tha thứ, tội lỗi sống an hòa
Nhân vô thập toàn, có ai mà không lỗi?
Đến với Chúa, với tâm hồn thống hối
Ngài thương ban, đạo đức ta thăng hoa
Tên Giêsu mãi mãi sẽ chói lòa
Và danh Ngài, sẽ đời đời bất diệt.
Sao con người lòng dạ mãi chai đá
Hãy trở về với Chúa trong hoan ca
Hãy xa lánh những tội lỗi xấu xa
Về bên Chúa trong thống hối, đa tạ
Ngẫm Ngôi Lời, trong tình yêu sáng tỏa
Yêu nhân loại, thế giới khắp đó đây
Tình yêu Ngài, sao quá đỗi ngất ngây
Đi trong Chúa, tội lỗi thấy vơi nhẹ
Vì Chúa Trời, Ngài đấy ắp quyền thế
Hãy yêu Chúa, thành thật không điêu ngoa
Có Chúa rồi, yêu nhân loại chan hòa
Và xa lánh, hẳn con đường tội lỗi
Đừng bắt bẻ người đời mà thêm tội
Hãy có lòng thương mến đầy vị tha
Hãy tha thứ, tội lỗi sống an hòa
Nhân vô thập toàn, có ai mà không lỗi?
Đến với Chúa, với tâm hồn thống hối
Ngài thương ban, đạo đức ta thăng hoa
Tên Giêsu mãi mãi sẽ chói lòa
Và danh Ngài, sẽ đời đời bất diệt.
Năm chiếc bánh và hai con cá
Lm. Phêrô Nguyễn Hương
17:09 01/08/2008
Chúa Nhật 18 A (Mt 14,13-21)
Năm chiếc bánh và hai con cá
Anh Chị Em có tin là chỉ “năm chiếc bánh và hai con cá” mà nuôi được 500 người ăn không? Năm chiếc bánh và hai con cá so với năm ngàn người, không kể đàn bà trẻ con, (nếu tính cả chắc phải lên đến 15 ngàn người), một con số người ăn thật quá lớn so với sự ít ỏi của thực phẩm. Các tông đồ cũng đã lo lắng và lúng túng mà nói với Chúa: «Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi: Xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn».
Phép lạ là gì?
Để hiểu đúng ý nghĩa của đoạn Tin Mừng này, chúng ta phải định nghĩa lại phép lạ là gì?
Theo nghĩa rộng, phép lạ là những gì được xảy ra từ cái không thể (impossible) trở thành cái có thể (possible) với sự cố gắng của con người, ví dụ như Người Do Thái vận dụng khoa học kỷ thuật đã trồng cam ngọt trên sa mạc vùng Giêricô. Hay Las Vegas là một sa mạc lại trở thành một thành phố xinh đẹp và hấp dẫn… Người ta có thể coi đó là những phép lạ.
Theo nghĩa hẹp, nghĩa chính xác, phép lạ những gì xảy ra cách lạ thường và khác với quy luật tự nhiên. Ví dụ: trong vật lý học, một vật có trọng lượng thì bị sức hút của trái đất. Đó là quy luật tự nhiên. Nhưng một em bé nhảy lầu giữa chừng em ngừng lại và cứ lơ lững vậy. Đây là điều ngoài quy luật tự nhiên.
Còn có một cách hiểu cao hơn theo Thánh Gioan, thì phép là những dấu chỉ (segni) để diễn tả những sự kỳ diệu của đức tin mà Thiên Chúa thực hiện qua những dấu chỉ đó.
Theo những nghĩa trên thì sự kiện chỉ 5 chiếc bánh và hai con cá hóa nhiều nuôi 5 ngàn người mà còn dư 12 thúng, là một phép lạ, điều không thể trở thành điều có thể, điều xảy ra cách lạ thường và ngoài quy luật tự nhiên.
Ý nghĩa phép lạ hóa bánh nhiều
Ngày nay có hai quan điểm giải thích phép lạ này: quan điểm thứ I là một số học giả Thánh Kinh không tin đây là một phép lạ và nghĩ rằng Chúa Giêsu không làm cho bánh hóa ra nhiều, mà Người chỉ là một nhà hùng biện có tài thuyết phục mọi người bỏ bánh mà họ mang theo trong mình ra để chia sẻ với nhau thôi, theo kiểu “góp gạo thổi nồi cơm chung” nên ai cũng có ăn dư dã. Cách hiểu này chắc chắn không được Giáo Hội công nhận. Nhưng nó nói lên được ý nghĩa của sự kiện là dạy người ta biết chia sẽ với nhau, và khi ta biết chia sẽ với người khác thì mọi sự trở nên dư dã và phong phú.
Cách hiểu thứ hai đó là đa số các nhà chú giải kinh thánh cho rằng phép lạ hóa bánh ra nhiều là hình ảnh, là dấu chỉ của bữa tiệc Thánh Thể và ơn cứu độ mà Đức Kitô sẽ ban cho nhân loại qua cái chết và phục sinh của Người. Học giả kinh Thánh David Garland giải thích: «Việc cung cấp lương thực cho 5 ngàn người ăn mà còn thừa 12 thúng cho thấy rằng sự cung cấp dồi dào cho toàn thể Israel. Như thế Bí tích Thánh Thể sẽ ban lương thực dồi dào cho toàn thể nhân loại». Đây là cách hiểu truyền thống mà Giáo hội chấp nhận. Quả thế, “bữa tiệc bánh hóa nhiều” là hình ảnh về bữa tiệc mà Đức Kitô sẽ thực hiện trong Thánh Thể trong đó nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần bánh và rượu, tượng trưng cho lao công và đóng góp của con người, trở thành thực sự Mình và Máu Đức Giêsu, mà thần học gọi là “transubstantiation”: biến-thể. Đức Giêsu trở thành Bánh Sự Sống được bẽ ra cho mọi người qua mọi thế kỷ để tất cả được no thỏa và được sống dồi dào (Ga 10,10). Nếu hiểu như thế, mỗi Thánh lễ là một bữa tiệc, một phép lạ mà Thiên Chúa thực hiện cho chúng ta.
Bài học áp dụng
Một chi tiết rất đáng lưu ý trong tường thuật này là: “Chính anh em hãy cho họ ăn” và các môn đệ thưa: “Ở đây chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá”. Điều này muốn nói rằng Đức Giêsu không muốn làm gì một mình. Thiên Chúa muốn sự cộng tác của con người, hay nói như Cha Nguyễn Tầm Thường: “Chúa thích làm phép lạ dang dở. Phép lạ dang dở để tôi được tham dự, cái dang dở của Chúa là chổ trống để cho tôi bước vào”. (NTT, Viết trong tâm hồn, tr. 7). Nhiều lúc trước những vấn đề lớn nhưng khả năng của chúng ta rất nhỏ nhoi, ít ỏi, nhưng Chúa lại cần đến chúng, Chúa cần đến chút tâm tình “chạnh lòng thương” của chúng ta, để Người thực hiện những điều kỳ diệu trong cuộc đời. Nếu không có chút tình thương của cô Tim, thì làm sao có ngôi làng tình thương cho biết bao nhiều người tàn tật ở Việt nam vv…
Mỗi lần chúng ta dự tiệc Thánh Thể, Chúa cũng mời gọi chúng ta biết chia sẽ và góp phần nhỏ bé và âm thầm của mình vào xây dựng cuộc đời này đẹp hơn, nhân bản hơn và hạnh phúc hơn. Và như thế, “phép lạ hóa bánh ra nhiều” lại tiếp tục diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Amen!
Năm chiếc bánh và hai con cá
Anh Chị Em có tin là chỉ “năm chiếc bánh và hai con cá” mà nuôi được 500 người ăn không? Năm chiếc bánh và hai con cá so với năm ngàn người, không kể đàn bà trẻ con, (nếu tính cả chắc phải lên đến 15 ngàn người), một con số người ăn thật quá lớn so với sự ít ỏi của thực phẩm. Các tông đồ cũng đã lo lắng và lúng túng mà nói với Chúa: «Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi: Xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn».
Phép lạ là gì?
Để hiểu đúng ý nghĩa của đoạn Tin Mừng này, chúng ta phải định nghĩa lại phép lạ là gì?
Theo nghĩa rộng, phép lạ là những gì được xảy ra từ cái không thể (impossible) trở thành cái có thể (possible) với sự cố gắng của con người, ví dụ như Người Do Thái vận dụng khoa học kỷ thuật đã trồng cam ngọt trên sa mạc vùng Giêricô. Hay Las Vegas là một sa mạc lại trở thành một thành phố xinh đẹp và hấp dẫn… Người ta có thể coi đó là những phép lạ.
Theo nghĩa hẹp, nghĩa chính xác, phép lạ những gì xảy ra cách lạ thường và khác với quy luật tự nhiên. Ví dụ: trong vật lý học, một vật có trọng lượng thì bị sức hút của trái đất. Đó là quy luật tự nhiên. Nhưng một em bé nhảy lầu giữa chừng em ngừng lại và cứ lơ lững vậy. Đây là điều ngoài quy luật tự nhiên.
Còn có một cách hiểu cao hơn theo Thánh Gioan, thì phép là những dấu chỉ (segni) để diễn tả những sự kỳ diệu của đức tin mà Thiên Chúa thực hiện qua những dấu chỉ đó.
Theo những nghĩa trên thì sự kiện chỉ 5 chiếc bánh và hai con cá hóa nhiều nuôi 5 ngàn người mà còn dư 12 thúng, là một phép lạ, điều không thể trở thành điều có thể, điều xảy ra cách lạ thường và ngoài quy luật tự nhiên.
Ý nghĩa phép lạ hóa bánh nhiều
Ngày nay có hai quan điểm giải thích phép lạ này: quan điểm thứ I là một số học giả Thánh Kinh không tin đây là một phép lạ và nghĩ rằng Chúa Giêsu không làm cho bánh hóa ra nhiều, mà Người chỉ là một nhà hùng biện có tài thuyết phục mọi người bỏ bánh mà họ mang theo trong mình ra để chia sẻ với nhau thôi, theo kiểu “góp gạo thổi nồi cơm chung” nên ai cũng có ăn dư dã. Cách hiểu này chắc chắn không được Giáo Hội công nhận. Nhưng nó nói lên được ý nghĩa của sự kiện là dạy người ta biết chia sẽ với nhau, và khi ta biết chia sẽ với người khác thì mọi sự trở nên dư dã và phong phú.
Cách hiểu thứ hai đó là đa số các nhà chú giải kinh thánh cho rằng phép lạ hóa bánh ra nhiều là hình ảnh, là dấu chỉ của bữa tiệc Thánh Thể và ơn cứu độ mà Đức Kitô sẽ ban cho nhân loại qua cái chết và phục sinh của Người. Học giả kinh Thánh David Garland giải thích: «Việc cung cấp lương thực cho 5 ngàn người ăn mà còn thừa 12 thúng cho thấy rằng sự cung cấp dồi dào cho toàn thể Israel. Như thế Bí tích Thánh Thể sẽ ban lương thực dồi dào cho toàn thể nhân loại». Đây là cách hiểu truyền thống mà Giáo hội chấp nhận. Quả thế, “bữa tiệc bánh hóa nhiều” là hình ảnh về bữa tiệc mà Đức Kitô sẽ thực hiện trong Thánh Thể trong đó nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần bánh và rượu, tượng trưng cho lao công và đóng góp của con người, trở thành thực sự Mình và Máu Đức Giêsu, mà thần học gọi là “transubstantiation”: biến-thể. Đức Giêsu trở thành Bánh Sự Sống được bẽ ra cho mọi người qua mọi thế kỷ để tất cả được no thỏa và được sống dồi dào (Ga 10,10). Nếu hiểu như thế, mỗi Thánh lễ là một bữa tiệc, một phép lạ mà Thiên Chúa thực hiện cho chúng ta.
Bài học áp dụng
Một chi tiết rất đáng lưu ý trong tường thuật này là: “Chính anh em hãy cho họ ăn” và các môn đệ thưa: “Ở đây chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá”. Điều này muốn nói rằng Đức Giêsu không muốn làm gì một mình. Thiên Chúa muốn sự cộng tác của con người, hay nói như Cha Nguyễn Tầm Thường: “Chúa thích làm phép lạ dang dở. Phép lạ dang dở để tôi được tham dự, cái dang dở của Chúa là chổ trống để cho tôi bước vào”. (NTT, Viết trong tâm hồn, tr. 7). Nhiều lúc trước những vấn đề lớn nhưng khả năng của chúng ta rất nhỏ nhoi, ít ỏi, nhưng Chúa lại cần đến chúng, Chúa cần đến chút tâm tình “chạnh lòng thương” của chúng ta, để Người thực hiện những điều kỳ diệu trong cuộc đời. Nếu không có chút tình thương của cô Tim, thì làm sao có ngôi làng tình thương cho biết bao nhiều người tàn tật ở Việt nam vv…
Mỗi lần chúng ta dự tiệc Thánh Thể, Chúa cũng mời gọi chúng ta biết chia sẽ và góp phần nhỏ bé và âm thầm của mình vào xây dựng cuộc đời này đẹp hơn, nhân bản hơn và hạnh phúc hơn. Và như thế, “phép lạ hóa bánh ra nhiều” lại tiếp tục diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Amen!
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 01/08/2008
MÔN ĐỆ KHÔNG NHIỀU
Quốc vương thăm hỏi thiền sư Lâm Tế của tu viện, thì rất kinh ngạc phát hiện có trên một vạn nhà sư ở trong đó. Quốc vương muốn làm cho rõ ràng là có bao nhiêu người xuất gia, bèn hỏi:
- “Ngài có bao nhiêu đồ đệ ?”
Sư phụ Lâm Tế trả lời:
- Nhiều nhất cũng không quá bốn, năm người.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Người chân chính đi tìm chân lý thì rất ít...
Có nhiều người dâng mình làm tôi tớ Chúa trong thiên chức linh mục, nhưng hỏi có bao nhiêu linh mục nên thánh; có rất nhiều người dâng mình làm tôi tớ Chúa trong ơn gọi tu sĩ, nhưng hỏi có bao nhiêu tu sĩ nam nữ giữ đúng luật dòng để nên thánh; có rất nhiều người được rửa tội để làm con Chúa, nhưng hỏi có bao nhiêu người thành tâm thiện chí trở thành con Chúa...
Nhà vua kinh ngạc vì thấy có hơn mười ngàn nhà sư ở trong chùa, nhưng vị sư phụ trả lời là chỉ có bốn hoặc năm người làm nhà sư chân chính mà thôi !
Ai thích suy tư thì hiểu câu chuyện này...
N2T |
Quốc vương thăm hỏi thiền sư Lâm Tế của tu viện, thì rất kinh ngạc phát hiện có trên một vạn nhà sư ở trong đó. Quốc vương muốn làm cho rõ ràng là có bao nhiêu người xuất gia, bèn hỏi:
- “Ngài có bao nhiêu đồ đệ ?”
Sư phụ Lâm Tế trả lời:
- Nhiều nhất cũng không quá bốn, năm người.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Người chân chính đi tìm chân lý thì rất ít...
Có nhiều người dâng mình làm tôi tớ Chúa trong thiên chức linh mục, nhưng hỏi có bao nhiêu linh mục nên thánh; có rất nhiều người dâng mình làm tôi tớ Chúa trong ơn gọi tu sĩ, nhưng hỏi có bao nhiêu tu sĩ nam nữ giữ đúng luật dòng để nên thánh; có rất nhiều người được rửa tội để làm con Chúa, nhưng hỏi có bao nhiêu người thành tâm thiện chí trở thành con Chúa...
Nhà vua kinh ngạc vì thấy có hơn mười ngàn nhà sư ở trong chùa, nhưng vị sư phụ trả lời là chỉ có bốn hoặc năm người làm nhà sư chân chính mà thôi !
Ai thích suy tư thì hiểu câu chuyện này...
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 01/08/2008
CHỦ NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 14, 13-21.
“Ai nấy đều ăn và được no nê.”
Bạn thân mến,
Niềm vui của người cho và người nhận thì bằng nhau, nếu như cả hai bên đều lấy tấm lòng thành thật đơn sơ để cho và để nhận. Phép lạ bánh hóa ra nhiều để nuôi hơn năm ngàn người ăn no nê của Chúa Giê-su trong bài Phúc Âm hôm nay, là một điển hình của niềm vui cho đi và đón nhận: cho đi trong yêu thương và đón nhận cũng trong yêu thương.
Từ phép lạ to lớn này, Chúa Giê-su hướng dẫn bạn và tôi và mọi kẻ tin vào Ngài đến một phép lạ khác vĩ đại hơn, mầu nhiệm hơn và thánh thiêng hơn, đó là phép lạ của bí tích Thánh Thể, nơi bí tích này, Ngài trao ban thân mình làm của ăn nuôi sống linh hồn của những kẻ tin vào Ngài, đó là bạn và tôi, và những ai đã được sát nhập vào thân thể mầu nhiệm của Ngài là Giáo Hội Công Giáo. Bí tích Thánh Thể là một phép lạ liên tục được thực hiện mỗi giây mỗi phút trên khắp thế gian, không những để chứng tỏ Chúa Giê-su vẫn còn đang hiện diện trong Giáo Hội tại trần gian, mà còn cho nhân loại thấy được và cảm nghiệm được tình yêu cho đi của Thiên Chúa, để nhân loại –trong đó có bạn và tôi- cũng được đón nhận bằng tất cả yêu thương của mình đối với Chúa Giê-su Thánh Thể.
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su đã trao ban thân mình cho chúng ta, đó chính là tình yêu đích thực, tình yêu dâng hiến trọn vẹn. Có lúc nào bạn nghĩ mình phải dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa không ? Chúa Giê-su đã thực sự trở nên bánh trường sinh nuôi sống linh hồn của bạn và tôi, có lúc nào bạn nghĩ rằng mình sẽ là tấm bánh cho anh em và tha nhân ăn no nê không ?
Mỗi ngày Chúa Giê-su đều trờ nên phép lạ trên các bàn thờ khắp thế giới để trao ban thân mình cho những kẻ tin vào Ngài. Bạn và tôi –hằng ngày- cũng sẽ trở nên tấm bánh cho anh em ăn, tấm bánh của chúng ta không cấu tạo bằng lúa mì, nhưng bằng lòng nhân ái, hy sinh, nhẫn nại và khiêm tốn, để khi mọi người tiếp xúc với chúng ta, họ đều cảm nghiệm được mùi vị ngọt ngào thôm tho của tấm bánh là Chúa Giê-su trong tâm hồn của bạn và tôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mt 14, 13-21.
“Ai nấy đều ăn và được no nê.”
Bạn thân mến,
Niềm vui của người cho và người nhận thì bằng nhau, nếu như cả hai bên đều lấy tấm lòng thành thật đơn sơ để cho và để nhận. Phép lạ bánh hóa ra nhiều để nuôi hơn năm ngàn người ăn no nê của Chúa Giê-su trong bài Phúc Âm hôm nay, là một điển hình của niềm vui cho đi và đón nhận: cho đi trong yêu thương và đón nhận cũng trong yêu thương.
Từ phép lạ to lớn này, Chúa Giê-su hướng dẫn bạn và tôi và mọi kẻ tin vào Ngài đến một phép lạ khác vĩ đại hơn, mầu nhiệm hơn và thánh thiêng hơn, đó là phép lạ của bí tích Thánh Thể, nơi bí tích này, Ngài trao ban thân mình làm của ăn nuôi sống linh hồn của những kẻ tin vào Ngài, đó là bạn và tôi, và những ai đã được sát nhập vào thân thể mầu nhiệm của Ngài là Giáo Hội Công Giáo. Bí tích Thánh Thể là một phép lạ liên tục được thực hiện mỗi giây mỗi phút trên khắp thế gian, không những để chứng tỏ Chúa Giê-su vẫn còn đang hiện diện trong Giáo Hội tại trần gian, mà còn cho nhân loại thấy được và cảm nghiệm được tình yêu cho đi của Thiên Chúa, để nhân loại –trong đó có bạn và tôi- cũng được đón nhận bằng tất cả yêu thương của mình đối với Chúa Giê-su Thánh Thể.
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su đã trao ban thân mình cho chúng ta, đó chính là tình yêu đích thực, tình yêu dâng hiến trọn vẹn. Có lúc nào bạn nghĩ mình phải dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa không ? Chúa Giê-su đã thực sự trở nên bánh trường sinh nuôi sống linh hồn của bạn và tôi, có lúc nào bạn nghĩ rằng mình sẽ là tấm bánh cho anh em và tha nhân ăn no nê không ?
Mỗi ngày Chúa Giê-su đều trờ nên phép lạ trên các bàn thờ khắp thế giới để trao ban thân mình cho những kẻ tin vào Ngài. Bạn và tôi –hằng ngày- cũng sẽ trở nên tấm bánh cho anh em ăn, tấm bánh của chúng ta không cấu tạo bằng lúa mì, nhưng bằng lòng nhân ái, hy sinh, nhẫn nại và khiêm tốn, để khi mọi người tiếp xúc với chúng ta, họ đều cảm nghiệm được mùi vị ngọt ngào thôm tho của tấm bánh là Chúa Giê-su trong tâm hồn của bạn và tôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thánh Anphongsô, Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế - Lễ kính ngày 1 tháng 8
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
03:02 01/08/2008
MỘT VỊ THÁNH TUYỆT VỜI
Mt 9, 5-10,1
Có rất nhiều cách để nên thánh, tuy nhiên mỗi vị thánh lại nên thánh bằng những phương pháp riêng của mình, hay nói một cách nôm na, mỗi vị thánh đều sống hoàn hảo trong bậc sống của mình giữa biển đời mênh mông của thế gian, giữa trăm ngàn khó nguy thử thách của cuộc hành trình đi về quê trời. Mỗi vị thánh có một cách sống. Nhưng chung qui tất cả những vị thánh đều có một mẫu số chung: đó là tình yêu. Thánh Anphongsô, Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế cũng không đi ra ngoài mẫu số đó. Thánh Phaolô trong bài ca đức ái đã viết thật rõ ràng, thật dễ thương:” Dù tôi có thể nói được các tiếng lạ lùng, dù tôi có thể làm phép lạ dời núi chuyển non, dù tôi có thể làm được không biết bao nhiêu công việc…nếu tôi không có đức bác ái tôi chỉ là tiếng thanh la chũm chọe, hay não bạt chập cheng “.
SỰ MONG CHỜ CỦA CON NGƯỜI HOÀN TOÀN TRÁI NGƯỢC VỚI Ý ĐỊNH CỦA THIÊN CHÚA:
Con người của thánh Anphongsô quả thực có một cái gì đó kỳ diệu và lạ lùng. Cái mà thế gian cho là tuyệt vời, trước mặt Thiên Chúa lại là không. Thực vậy, Thánh Anphongsô là một con người rất tài giỏi: Ngài đã đậu hai bằng tiến sĩ về luật đạo và đời khi tuổi còn rất trẻ, Ngài mới gần 16 tuổi đời. Nếu nói đến sự thành công, phải công nhận Thánh Anphongsô đã thành công ngoài ý muốn. Với tuổi trẻ tài cao, sinh ra trong gia đình quí tộc, Thánh Anphongsô có thể thẳng tiến trên đà danh vọng, có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội thời đó.
Tuy nhiên, con người có dự tính của con người, Thiên Chúa có lối suy nghĩ và con đường của Ngài. Thánh Anphongsô ngay từ lúc còn nhỏ đã lòng tôn kính Đức Mẹ, đã luôn biết cầu nguyện. Với trí khôn thông minh, trong sáng, Thánh Anphongsô đã trổi vượt các bạn trẻ cùng trang lứa. Đọc lại tiểu sử của Ngài, chúng ta bắt gặp mẫu chuyện nhỏ sau nhưng qua câu truyện này, ta nhìn ra con người của Thánh Anphongsô. Chuyện viết rằng lúc 12 tuổi, Anphongsô đã có đời sống nguyện ngắm, đã sống thân tình mật thiết với Chúa. Một hôm không hiểu chơi trò gì, Anphongsô đã thắng chúng bạn và vớ được nhiều tiền, khiến có bạn nổi khùng la lối và đưa ra những câu khó nghe. Thánh Anphongsô khóc và ném tiền trả lại bạn bè, lẩn trốn vào vườn cây. Chiều đến, các bạn sửa sọan trở về nhà, không thấy Anphongsô đâu, liền bủa đi tìm kiếm Anphongsô. Các bạn chẳng thấy Ngài đâu, nên họ kêu la ầm ĩ, tìm kiếm khắp nơi. Cuối cùng, các bạn của Anphongsô đã thấy Ngài đang quì dưới chân Đức Mê cầu nguyện và xuất thần đến nỗi không nghe thấy tiếng các bạn la lối, tìm kiếm Ngài.Một lần khác, khi Ngài đã lớn, cha Ngài là ông Giuse đang nổi trận lôi đình với tên đầy tớ, Ngài chạy lại can gián cha mình, thế là Ngài nhận được ngay một cái bạt tai của người Cha. Ngài lặng lẽ về phòng, đến bữa tối, mẹ Ngài không thấy con đâu, chạy đi tìm thì bắt gặp Ngài đang quì khóc dưới chân Thánh Giá. Những câu chuyện nhỏ trên đây cho thấy sự thánh thiện, lòng đạo đức của Ngài đã thắng lòng tự ái và tính tự kiêu. Nhưng, những việc trên đây chưa thấm vào đâu với biến cố năm 1723 về một vụ thua kiện của Ngài. Thiên Chúa quả có con đường của Người vì thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Roma:” Sự giầu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào ! Quyết định của Người ai dò cho thấu ! Đường lối của Người, ai theo dõi được “ ( Rm 11, 33 ). Vụ thua kiện năm 1723 đúng là cái chết con người tự nhiên Anphongsô, nhưng cũng là bước vượt rào, đột phá của ơn thánh, mở ra một con đường mới dài lâu và không ai có thể lường trước được. Đường lối của Thiên Chúa là thế và cuộc đời của Anphongsô đã đi vào một ngõ quanh mới của con đường cứu độ.
CHÚA DẪN ANPHONGSÔ TRÊN CON ĐƯỜNG MỚI :
Cha mẹ của Anphongsô, đặc biệt là ông Giuse luôn muốn con mình trở lại tòa án. Cuộc xung đột giữa Anphongsô và ông cụ thân sinh càng lúc càng trở nên gay gắt. Ông cụ khóc lóc muốn con trở lại làm việc nơi pháp đình vì chính lúc đó gia đình của Anphongsô cũng đang có chuyện kiện tụng quan trọng. Nhưng như có một linh tính thần thiêng nào đó, Anphongsô đi về phía bệnh viện của các bệnh nhân bất trị. Đang thăm hỏi bệnh nhân, Anphongsô bỗng thấy có một luồng sáng lạ lùng bao quanh mình, bệnh viện như thể quay cuồng, đảo lộn trong cơn động đất, rồi trong thân tâm Anphongsô như nghe có tiếng nói rõ ràng, chậm rãi từng tiếng một: ” Hãy bỏ thế gian đó, mà hiến mình cho Ta “.Anphongsô bàng hoàng, bối rối nhưng Ngài vẫn trấn tĩnh lo cho bệnh nhân. Thánh nhân ra về, nhưng khi đi xuống cầu thang, Ngài vẫn bị chao đảo, vẫn nghe thấy tiếng nói lúc nãy:” Hãy bỏ thế gian đó, và hiến mình cho Ta “. Anphongsô vừa đi vừa suy nghĩ, Ngài quyết định không trở về nhà ngay mà đi thẳng đến nhà thờ Đức Mẹ Chuộc Kẻ Làm Tôi, quỳ phục dưới chân Đức Mẹ xin ơn soi sáng. Ngay lúc ấy, lần thứ ba, ánh sáng lại lóe lên, cuốn hút Anphongsô vào cõi linh thiêng, siêu phàm. Trong cõi thâm sâu của tâm hồn và dưới sự tác động mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần, Thánh Anphongsô hiến thân phục vụ Thiên Chúa và cam kết trở thành linh mục của Chúa. Thánh Anphongsô đã cởi thanh kiếm quí tộc đeo bên mình, đặt lên bàn thờ làm tin và quyết tâm từ bỏ tất cả để hiến mình cho Đức Kitô. Từ ngày hôm nay, suốt đời của Thánh Anphongsô, Ngài sẽ không bao giờ quên được ngày hôm ấy và nhà thờ ấy. Sau này, mỗi lần có dịp trở lại Napôli, Ngài không bao giờ quên ghé nhà thờ và tạ ơn Đức Mẹ Chuộc Kẻ Làm Tôi.
Thánh Anphongsô đã đổi đời từ ngày đặt thanh bao kiếm tượng trưng cho hàng quí tộc trong nhà thờ dâng kính Đức Mẹ Chuộc Kẻ Làm Tôi. Năm 1726, Thánh Anphongsô chịu chức phó tế và được giảng trong mọi nhà thờ ở Napôli và Ngài rất nổi danh. Sau cơn bệnh thập tử nhất sinh, Thánh Anphongsô đã lãnh nhận sứ vụ linh mục đúng vào ngày thứ bảy 21/12/1726.Từ nay lãnh vực họat động của Thánh Anphongsô trở nên rộng lớn hơn và cảm nghiệm về những người vô học, những trẻ lang thang bụi đời, những kẻ chăn dê chăn cừu, những kẻ bơ vơ tất bạt luôn là nỗi ưu tư canh cánh của thánh Anphongsô. Ông Giuse, thân phụ của Thánh Anphongsô tuy không còn gay gắt như xưa, nhưng trong lòng vẫn tiếc nuối và mang một mối hận không phai nhòa được. Một hôm vào năm 1729, tình cờ, ông đi ngang nhà thờ Chúa Thánh Thần, nghe tiếng con ông đang giảng. Ông Giuse tò mò bước vào nhà thờ. Nghe xong bài giảng của Thánh Anphongsô, ông đã được biến đổi hoàn toàn. Khi Thánh Anphongsô có dịp ghé về thăm nhà, ông Giuse chạy ra ôm choàng lấy Anphongsô và nói: ” Con ơi ! Cha biết ơn con vô cùng ! con đã dậy cho Cha biết Thiên Chúa, chúc tụng con ngàn lần vì con đã sống đẹp lòng Chúa như vậy !”.
Năm, 1730, Thánh Anphongsô đã kiệt sức vì làm việc quá hăng say và nhiệt tâm, do đó, Ngài phải kiếm nơi tĩnh mịch để nghỉ ngơi, và ý Chúa nhiệm mầu đã định cho Ngài lập ra một Dòng mới chuyên lo cho những người nghèo, giàng đại phúc và cầu nguyện…
Năm 1732, Dòng Chúa Cứu thế được khai sinh trên nền tảng của Thánh Anphongsô, một con người đạo đức, thánh thiện, đầy nhân bản và tài hoa.
THÁNH ANPHONGSÔ ĐÃ ĐỂ CHO ÁNH SÁNG CỦA CHÚA CHIẾU SUỐT CON NGƯỜI CỦA MÌNH:
“Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì “. Thánh Anphongsô đã bỏ tất cả mọi sự để theo Chúa, Ngài bỏ danh vọng, của cải, chức trưởng nam, từ bỏ tất cả thế gian để chiếm cho bằng được các linh hồn và chiếm được Chúa. Lời mời gọi của Chúa trong thâm tâm sâu kín ba lần: ” Hãy bỏ thế gian đó, mà tận hiến đời mình cho Ta “. Thánh Anphongsô đã nhanh nhẹn theo lời gọi của Chúa. Ngài đã để ánh sáng của Chúa chiếu dọi mọi ngõ ngách cuộc đời của Ngài. Và Ngài đã sống có thể nói được là trần trụi trước mặt Thiên Chúa, Ngài chỉ là người vô dụng trước mặt Chúa và để Chúa hướng dẫn đời Ngài. Ngài đã để lại gương sáng chói cho Giáo Hội, cho các sĩ tử Dòng Ngài về: Đức khiêm nhượng, sự vâng phục, đức khó nghèo tuyệt đối, sự trinh khiết tuyệt vời của Ngài và sự cầu nguyện không ngừng của Ngài. Thánh Anphongsô cũng đã dậy các sĩ tử của Ngài về lòng ham mê lao động trí óc. Ngài đã để lại cho Nhà Dòng, cho Giáo Hội biết bao pho sách có giá trị về luân lý, về đạo đức, về sự thánh thiện. Ngài là vị thánh hết sức tuyệt vời của Chúa. Ngài ra đi về nhà cha ngày 01/8/1789. Năm 1871, Đức Thánh Cha Piô IX đã đặt cho Ngài tước hiệu tiến sĩ Hội Thánh và Đức Giáo Hoàng Piô XII đặt Ngài làm quan thầy các Cha giải tội và các nhà luân lý.
Lạy Cha, trong mọi thời đại, Cha ban cho Hội Thánh những gương mẫu đời sống toàn vẹn. Xin cho chúng con hằng noi gương Thánh Giám Mục Anphongsô Maria mà nhiệt thành hoạt động cho lợi ích thiêng liêng của mọi người, để mai sau đáng được Cha ân thưởng cùng với Thánh Nhân (Lời nguyện)
Mt 9, 5-10,1
Có rất nhiều cách để nên thánh, tuy nhiên mỗi vị thánh lại nên thánh bằng những phương pháp riêng của mình, hay nói một cách nôm na, mỗi vị thánh đều sống hoàn hảo trong bậc sống của mình giữa biển đời mênh mông của thế gian, giữa trăm ngàn khó nguy thử thách của cuộc hành trình đi về quê trời. Mỗi vị thánh có một cách sống. Nhưng chung qui tất cả những vị thánh đều có một mẫu số chung: đó là tình yêu. Thánh Anphongsô, Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế cũng không đi ra ngoài mẫu số đó. Thánh Phaolô trong bài ca đức ái đã viết thật rõ ràng, thật dễ thương:” Dù tôi có thể nói được các tiếng lạ lùng, dù tôi có thể làm phép lạ dời núi chuyển non, dù tôi có thể làm được không biết bao nhiêu công việc…nếu tôi không có đức bác ái tôi chỉ là tiếng thanh la chũm chọe, hay não bạt chập cheng “.
SỰ MONG CHỜ CỦA CON NGƯỜI HOÀN TOÀN TRÁI NGƯỢC VỚI Ý ĐỊNH CỦA THIÊN CHÚA:
Con người của thánh Anphongsô quả thực có một cái gì đó kỳ diệu và lạ lùng. Cái mà thế gian cho là tuyệt vời, trước mặt Thiên Chúa lại là không. Thực vậy, Thánh Anphongsô là một con người rất tài giỏi: Ngài đã đậu hai bằng tiến sĩ về luật đạo và đời khi tuổi còn rất trẻ, Ngài mới gần 16 tuổi đời. Nếu nói đến sự thành công, phải công nhận Thánh Anphongsô đã thành công ngoài ý muốn. Với tuổi trẻ tài cao, sinh ra trong gia đình quí tộc, Thánh Anphongsô có thể thẳng tiến trên đà danh vọng, có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội thời đó.
Tuy nhiên, con người có dự tính của con người, Thiên Chúa có lối suy nghĩ và con đường của Ngài. Thánh Anphongsô ngay từ lúc còn nhỏ đã lòng tôn kính Đức Mẹ, đã luôn biết cầu nguyện. Với trí khôn thông minh, trong sáng, Thánh Anphongsô đã trổi vượt các bạn trẻ cùng trang lứa. Đọc lại tiểu sử của Ngài, chúng ta bắt gặp mẫu chuyện nhỏ sau nhưng qua câu truyện này, ta nhìn ra con người của Thánh Anphongsô. Chuyện viết rằng lúc 12 tuổi, Anphongsô đã có đời sống nguyện ngắm, đã sống thân tình mật thiết với Chúa. Một hôm không hiểu chơi trò gì, Anphongsô đã thắng chúng bạn và vớ được nhiều tiền, khiến có bạn nổi khùng la lối và đưa ra những câu khó nghe. Thánh Anphongsô khóc và ném tiền trả lại bạn bè, lẩn trốn vào vườn cây. Chiều đến, các bạn sửa sọan trở về nhà, không thấy Anphongsô đâu, liền bủa đi tìm kiếm Anphongsô. Các bạn chẳng thấy Ngài đâu, nên họ kêu la ầm ĩ, tìm kiếm khắp nơi. Cuối cùng, các bạn của Anphongsô đã thấy Ngài đang quì dưới chân Đức Mê cầu nguyện và xuất thần đến nỗi không nghe thấy tiếng các bạn la lối, tìm kiếm Ngài.Một lần khác, khi Ngài đã lớn, cha Ngài là ông Giuse đang nổi trận lôi đình với tên đầy tớ, Ngài chạy lại can gián cha mình, thế là Ngài nhận được ngay một cái bạt tai của người Cha. Ngài lặng lẽ về phòng, đến bữa tối, mẹ Ngài không thấy con đâu, chạy đi tìm thì bắt gặp Ngài đang quì khóc dưới chân Thánh Giá. Những câu chuyện nhỏ trên đây cho thấy sự thánh thiện, lòng đạo đức của Ngài đã thắng lòng tự ái và tính tự kiêu. Nhưng, những việc trên đây chưa thấm vào đâu với biến cố năm 1723 về một vụ thua kiện của Ngài. Thiên Chúa quả có con đường của Người vì thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Roma:” Sự giầu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào ! Quyết định của Người ai dò cho thấu ! Đường lối của Người, ai theo dõi được “ ( Rm 11, 33 ). Vụ thua kiện năm 1723 đúng là cái chết con người tự nhiên Anphongsô, nhưng cũng là bước vượt rào, đột phá của ơn thánh, mở ra một con đường mới dài lâu và không ai có thể lường trước được. Đường lối của Thiên Chúa là thế và cuộc đời của Anphongsô đã đi vào một ngõ quanh mới của con đường cứu độ.
CHÚA DẪN ANPHONGSÔ TRÊN CON ĐƯỜNG MỚI :
Cha mẹ của Anphongsô, đặc biệt là ông Giuse luôn muốn con mình trở lại tòa án. Cuộc xung đột giữa Anphongsô và ông cụ thân sinh càng lúc càng trở nên gay gắt. Ông cụ khóc lóc muốn con trở lại làm việc nơi pháp đình vì chính lúc đó gia đình của Anphongsô cũng đang có chuyện kiện tụng quan trọng. Nhưng như có một linh tính thần thiêng nào đó, Anphongsô đi về phía bệnh viện của các bệnh nhân bất trị. Đang thăm hỏi bệnh nhân, Anphongsô bỗng thấy có một luồng sáng lạ lùng bao quanh mình, bệnh viện như thể quay cuồng, đảo lộn trong cơn động đất, rồi trong thân tâm Anphongsô như nghe có tiếng nói rõ ràng, chậm rãi từng tiếng một: ” Hãy bỏ thế gian đó, mà hiến mình cho Ta “.Anphongsô bàng hoàng, bối rối nhưng Ngài vẫn trấn tĩnh lo cho bệnh nhân. Thánh nhân ra về, nhưng khi đi xuống cầu thang, Ngài vẫn bị chao đảo, vẫn nghe thấy tiếng nói lúc nãy:” Hãy bỏ thế gian đó, và hiến mình cho Ta “. Anphongsô vừa đi vừa suy nghĩ, Ngài quyết định không trở về nhà ngay mà đi thẳng đến nhà thờ Đức Mẹ Chuộc Kẻ Làm Tôi, quỳ phục dưới chân Đức Mẹ xin ơn soi sáng. Ngay lúc ấy, lần thứ ba, ánh sáng lại lóe lên, cuốn hút Anphongsô vào cõi linh thiêng, siêu phàm. Trong cõi thâm sâu của tâm hồn và dưới sự tác động mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần, Thánh Anphongsô hiến thân phục vụ Thiên Chúa và cam kết trở thành linh mục của Chúa. Thánh Anphongsô đã cởi thanh kiếm quí tộc đeo bên mình, đặt lên bàn thờ làm tin và quyết tâm từ bỏ tất cả để hiến mình cho Đức Kitô. Từ ngày hôm nay, suốt đời của Thánh Anphongsô, Ngài sẽ không bao giờ quên được ngày hôm ấy và nhà thờ ấy. Sau này, mỗi lần có dịp trở lại Napôli, Ngài không bao giờ quên ghé nhà thờ và tạ ơn Đức Mẹ Chuộc Kẻ Làm Tôi.
Thánh Anphongsô đã đổi đời từ ngày đặt thanh bao kiếm tượng trưng cho hàng quí tộc trong nhà thờ dâng kính Đức Mẹ Chuộc Kẻ Làm Tôi. Năm 1726, Thánh Anphongsô chịu chức phó tế và được giảng trong mọi nhà thờ ở Napôli và Ngài rất nổi danh. Sau cơn bệnh thập tử nhất sinh, Thánh Anphongsô đã lãnh nhận sứ vụ linh mục đúng vào ngày thứ bảy 21/12/1726.Từ nay lãnh vực họat động của Thánh Anphongsô trở nên rộng lớn hơn và cảm nghiệm về những người vô học, những trẻ lang thang bụi đời, những kẻ chăn dê chăn cừu, những kẻ bơ vơ tất bạt luôn là nỗi ưu tư canh cánh của thánh Anphongsô. Ông Giuse, thân phụ của Thánh Anphongsô tuy không còn gay gắt như xưa, nhưng trong lòng vẫn tiếc nuối và mang một mối hận không phai nhòa được. Một hôm vào năm 1729, tình cờ, ông đi ngang nhà thờ Chúa Thánh Thần, nghe tiếng con ông đang giảng. Ông Giuse tò mò bước vào nhà thờ. Nghe xong bài giảng của Thánh Anphongsô, ông đã được biến đổi hoàn toàn. Khi Thánh Anphongsô có dịp ghé về thăm nhà, ông Giuse chạy ra ôm choàng lấy Anphongsô và nói: ” Con ơi ! Cha biết ơn con vô cùng ! con đã dậy cho Cha biết Thiên Chúa, chúc tụng con ngàn lần vì con đã sống đẹp lòng Chúa như vậy !”.
Năm, 1730, Thánh Anphongsô đã kiệt sức vì làm việc quá hăng say và nhiệt tâm, do đó, Ngài phải kiếm nơi tĩnh mịch để nghỉ ngơi, và ý Chúa nhiệm mầu đã định cho Ngài lập ra một Dòng mới chuyên lo cho những người nghèo, giàng đại phúc và cầu nguyện…
Năm 1732, Dòng Chúa Cứu thế được khai sinh trên nền tảng của Thánh Anphongsô, một con người đạo đức, thánh thiện, đầy nhân bản và tài hoa.
THÁNH ANPHONGSÔ ĐÃ ĐỂ CHO ÁNH SÁNG CỦA CHÚA CHIẾU SUỐT CON NGƯỜI CỦA MÌNH:
“Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì “. Thánh Anphongsô đã bỏ tất cả mọi sự để theo Chúa, Ngài bỏ danh vọng, của cải, chức trưởng nam, từ bỏ tất cả thế gian để chiếm cho bằng được các linh hồn và chiếm được Chúa. Lời mời gọi của Chúa trong thâm tâm sâu kín ba lần: ” Hãy bỏ thế gian đó, mà tận hiến đời mình cho Ta “. Thánh Anphongsô đã nhanh nhẹn theo lời gọi của Chúa. Ngài đã để ánh sáng của Chúa chiếu dọi mọi ngõ ngách cuộc đời của Ngài. Và Ngài đã sống có thể nói được là trần trụi trước mặt Thiên Chúa, Ngài chỉ là người vô dụng trước mặt Chúa và để Chúa hướng dẫn đời Ngài. Ngài đã để lại gương sáng chói cho Giáo Hội, cho các sĩ tử Dòng Ngài về: Đức khiêm nhượng, sự vâng phục, đức khó nghèo tuyệt đối, sự trinh khiết tuyệt vời của Ngài và sự cầu nguyện không ngừng của Ngài. Thánh Anphongsô cũng đã dậy các sĩ tử của Ngài về lòng ham mê lao động trí óc. Ngài đã để lại cho Nhà Dòng, cho Giáo Hội biết bao pho sách có giá trị về luân lý, về đạo đức, về sự thánh thiện. Ngài là vị thánh hết sức tuyệt vời của Chúa. Ngài ra đi về nhà cha ngày 01/8/1789. Năm 1871, Đức Thánh Cha Piô IX đã đặt cho Ngài tước hiệu tiến sĩ Hội Thánh và Đức Giáo Hoàng Piô XII đặt Ngài làm quan thầy các Cha giải tội và các nhà luân lý.
Lạy Cha, trong mọi thời đại, Cha ban cho Hội Thánh những gương mẫu đời sống toàn vẹn. Xin cho chúng con hằng noi gương Thánh Giám Mục Anphongsô Maria mà nhiệt thành hoạt động cho lợi ích thiêng liêng của mọi người, để mai sau đáng được Cha ân thưởng cùng với Thánh Nhân (Lời nguyện)
Tất cả mọi người đều ăn và được no nê
Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap.
09:13 01/08/2008
Bài Chúa Giải Tin Mừng Chúa Nhật XVIII Thường Niên của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap
Roma, ngày 31/7/2008 (Zenith.org). - Một hôm Chúa Giêsu trên đường đến một nơi thanh vắng dọc theo bờ hồ Galilêa.
Tin Mừng Thánh Matthêu kể lại: “Nhưng khi ra khỏi thuyền Người thấy một đoàn người đông đảo, thì Người động lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.
“Khi chiều đến, các môn đệ đến thưa Người, ‘Ðây là nơi hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua thức ăn cho họ.’
“Chúa Giêsu bảo các ông, ‘Họ không cần phải đi đâu hết, các con hãy cho họ ăn.’ Nhưng các ông thưa Người, ‘Chúng con chỉ có năm cái bánh và hai con cá!’
“Rồi Người bảo, ‘Ðem chúng lại đây cho Thầy!’ và Người truyền cho đám đông ngồi xuống trên cỏ. Cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, Người ngước mắt lên trời, và dâng lời chúc tụng, bẻ bánh ra, trao cho các môn đệ. Và các môn đệ trao cho đám đông.
“Tất cả mọi người đều ăn và được no nê. Họ thu lại được -- mười hai giỏ đầy những miếng bánh còn dư. Số người ăn khoảng chừng năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ em.”
Thật là một buổi họp mặt ngoài trời kỳ thú trong lịch sử thế giới!
Bài Tin Mừng này nói gì với chúng ta? Trước hết, Chúa Giêsu lo ngại và “động lòng thương” cho toàn thể con người, cả hồn lẫn xác. Ngài cung cấp Lời cho linh hồn, và chữa lành cùng ban thực phẩm cho thân xác. Bạn sẽ nói: Vậy tại sao ngày nay Người không còn làm điều ấy? Tại sao Người không làm cho bánh hóa ra nhiều cho hằng triệu người đang chết đói trên thế giới?
Có một chi tiết trong bài Tin Mừng này có thể giúp chúng ta tìm được giải đáp cho những câu hỏi trên. Chúa Giêsu không búng ngón tay làm cho bánh và cá hiện ra lúc nào Người muốn. Người hỏi các môn đệ xem các ông có gì; Người mời gọi các ông chia sẽ những gì các ông có: năm chiếc bánh và hai con cá.
Ngày nay Chúa Giêsu cũng làm như thế. Người mời gọi chúng ta chia sẻ tài nguyên trên trái đất. Ít là khi nói về thực phẩm, ai cũng biết rằng thế giới của chúng ta có thể cung ứng cho trên một tỷ người nhiều hơn số dân chúng thế giới hiện nay.
Vậy tại sao chúng ta lại kết án Thiên Chúa là không ban đủ bánh cho mọi người trong khi mỗi năm chúng ta tiêu hủy hằng triệu tấn thực phẩm – là số mà chúng ta nói rằng “quá thặng dư” – có phải để cho thực phẩm khỏi xuống giá không? Vậy đâu là giải pháp? Phân phát cách tốt hơn, đoàn kết chặt chẽ hơn và chia sẻ nhiều hơn.
Tôi biết rằng điều đó không dễ. Có vụ ham tranh đua vũ trang, có những nhà lãnh đạo chính quyền vô trách nhiệm làm cho nhều người bị đói. Nhưng một phần trách nhiệm được đặt trên vai những quốc gia giàu mạnh. Chúng ta là người vô danh đó [trong Tin Mừng] -- một em bé, theo một trong các Thánh Sử -- là người có năm chiếc bánh và hai con cá; chỉ vì chúng ta khư khư giữ lấy chúng và cẩn thận giấu chúng để khỏi phải chia sẻ với mọi người.
Vì cách mà câu chuyện được diễn tả --“Cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời cảm tạ, bẻ bánh ra, và trao cho các môn đệ” -- việc làm cho bánh và cá hóa ra nhiều luôn làm cho chúng ta liên tưởng đến việc làm cho một bánh khác hóa nhiều, đó là mình Đức Kitô.
Vì lý do đó mà cách diễn tả cổ xưa nhất của Thánh Thể là một giỏ đựng bánh, và ở bên trong là hai con cá, như hình khảm mà ngưởi ta đã tìm thấy tại Tabga, ở Palestine, trong nhà thờ được xây trên nơi mà Chúa làm cho bánh hóa nhiều, hoặc trên những bức họa trong các hang toại đạo ở Priscilla.
Tóm lại, ngay việc chúng ta đang làm bây giờ với bài chú giải này là một việc làm cho bánh hóa nhiều -- những tấm bánh Lời Chúa. Tôi đã bẻ bánh Lời Chúa và mạng Internet làm cho lời tôi được hóa nhiều – nhưng ngay cả lúc này, có nhiều người hơn 5000 người đàn ông đã ăn và được no nê.
Còn một việc là: “nhặt các miếng còn dư lại,” và cũng đem chúng đến cho những người đã không dự tiệc. Chúng ta phải là những người “lập lại” và làm chứng nhân cho sứ điệp này.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Roma, ngày 31/7/2008 (Zenith.org). - Một hôm Chúa Giêsu trên đường đến một nơi thanh vắng dọc theo bờ hồ Galilêa.
Tin Mừng Thánh Matthêu kể lại: “Nhưng khi ra khỏi thuyền Người thấy một đoàn người đông đảo, thì Người động lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.
“Khi chiều đến, các môn đệ đến thưa Người, ‘Ðây là nơi hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua thức ăn cho họ.’
“Chúa Giêsu bảo các ông, ‘Họ không cần phải đi đâu hết, các con hãy cho họ ăn.’ Nhưng các ông thưa Người, ‘Chúng con chỉ có năm cái bánh và hai con cá!’
“Rồi Người bảo, ‘Ðem chúng lại đây cho Thầy!’ và Người truyền cho đám đông ngồi xuống trên cỏ. Cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, Người ngước mắt lên trời, và dâng lời chúc tụng, bẻ bánh ra, trao cho các môn đệ. Và các môn đệ trao cho đám đông.
“Tất cả mọi người đều ăn và được no nê. Họ thu lại được -- mười hai giỏ đầy những miếng bánh còn dư. Số người ăn khoảng chừng năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ em.”
Thật là một buổi họp mặt ngoài trời kỳ thú trong lịch sử thế giới!
Bài Tin Mừng này nói gì với chúng ta? Trước hết, Chúa Giêsu lo ngại và “động lòng thương” cho toàn thể con người, cả hồn lẫn xác. Ngài cung cấp Lời cho linh hồn, và chữa lành cùng ban thực phẩm cho thân xác. Bạn sẽ nói: Vậy tại sao ngày nay Người không còn làm điều ấy? Tại sao Người không làm cho bánh hóa ra nhiều cho hằng triệu người đang chết đói trên thế giới?
Có một chi tiết trong bài Tin Mừng này có thể giúp chúng ta tìm được giải đáp cho những câu hỏi trên. Chúa Giêsu không búng ngón tay làm cho bánh và cá hiện ra lúc nào Người muốn. Người hỏi các môn đệ xem các ông có gì; Người mời gọi các ông chia sẽ những gì các ông có: năm chiếc bánh và hai con cá.
Ngày nay Chúa Giêsu cũng làm như thế. Người mời gọi chúng ta chia sẻ tài nguyên trên trái đất. Ít là khi nói về thực phẩm, ai cũng biết rằng thế giới của chúng ta có thể cung ứng cho trên một tỷ người nhiều hơn số dân chúng thế giới hiện nay.
Vậy tại sao chúng ta lại kết án Thiên Chúa là không ban đủ bánh cho mọi người trong khi mỗi năm chúng ta tiêu hủy hằng triệu tấn thực phẩm – là số mà chúng ta nói rằng “quá thặng dư” – có phải để cho thực phẩm khỏi xuống giá không? Vậy đâu là giải pháp? Phân phát cách tốt hơn, đoàn kết chặt chẽ hơn và chia sẻ nhiều hơn.
Tôi biết rằng điều đó không dễ. Có vụ ham tranh đua vũ trang, có những nhà lãnh đạo chính quyền vô trách nhiệm làm cho nhều người bị đói. Nhưng một phần trách nhiệm được đặt trên vai những quốc gia giàu mạnh. Chúng ta là người vô danh đó [trong Tin Mừng] -- một em bé, theo một trong các Thánh Sử -- là người có năm chiếc bánh và hai con cá; chỉ vì chúng ta khư khư giữ lấy chúng và cẩn thận giấu chúng để khỏi phải chia sẻ với mọi người.
Vì cách mà câu chuyện được diễn tả --“Cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời cảm tạ, bẻ bánh ra, và trao cho các môn đệ” -- việc làm cho bánh và cá hóa ra nhiều luôn làm cho chúng ta liên tưởng đến việc làm cho một bánh khác hóa nhiều, đó là mình Đức Kitô.
Vì lý do đó mà cách diễn tả cổ xưa nhất của Thánh Thể là một giỏ đựng bánh, và ở bên trong là hai con cá, như hình khảm mà ngưởi ta đã tìm thấy tại Tabga, ở Palestine, trong nhà thờ được xây trên nơi mà Chúa làm cho bánh hóa nhiều, hoặc trên những bức họa trong các hang toại đạo ở Priscilla.
Tóm lại, ngay việc chúng ta đang làm bây giờ với bài chú giải này là một việc làm cho bánh hóa nhiều -- những tấm bánh Lời Chúa. Tôi đã bẻ bánh Lời Chúa và mạng Internet làm cho lời tôi được hóa nhiều – nhưng ngay cả lúc này, có nhiều người hơn 5000 người đàn ông đã ăn và được no nê.
Còn một việc là: “nhặt các miếng còn dư lại,” và cũng đem chúng đến cho những người đã không dự tiệc. Chúng ta phải là những người “lập lại” và làm chứng nhân cho sứ điệp này.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Khu vườn đất mẹ.
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:51 01/08/2008
Khu vườn đất mẹ.
Trong mùa nghỉ hè, dù leo núi, xuốn biển tắm, đi dạo ngoài đồng ruộng, trồng cây thu dọn vườn…đâu đâu ta cũng đặt chân trên nền đất, tay đụng chạm với đất, và con người chúng ta luôn luôn cần đất trong đời sống mình.
Đất được hiểu là người mẹ của con người. Vì thế chúng ta vẫn thường nói: Đất Mẹ. Trong Kinh Thánh và trong các truyện thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới cũng hiểu như vậy.
Thánh Phanxicô thánh Assisi đã ca ngợi gọi đất là „Mẹ“. Vì từ đất nảy sinh bông hoa tươi đẹp, cây cỏ xanh tốt, trái chín thơm ngon.
Vào thời Thượng cổ, người ta cho rằng đất là một trong bốn yếu tố căn bản làm nên trụ vũ thế giới. Chúng ta vẫn thường nói: Từ trong lòng đất! Điều này muốn nói sự sống nảy sinh từ đó mà ra, và đồng thời cũng còn muốn diễn tả dấu chỉ hình ảnh của đất trong mơ ước. Đất là hình ảnh nói về sự phong phú mầu mỡ, về tình mẹ, về sự sinh sản, về phát triển lớn lên và nuôi sống.
„Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm“ ( St 1,1-2)
Kinh Thánh mở đầu bằng những lời như thế trong tường thuật về sự sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa: Vùng khô ráo là đất nổi lên ( St 1,10) và từ đó nẩy sinh sự sống ( St 1,24). Đất là khu vườn cho sự sống, hành tinh của con người, nguyên liệu cho sự sống.
Đất không chỉ là nôi mầm nguyên liệu cho con người, nhưng đất còn là nhịp cầu gạch nối với trời nữa. Con người thuộc về cả hai đầu mối cực đó. Thánh Phaolô đã có suy tư: „Con người đầu tiên là A-đam được dựng nên thành một sinh vật, còn A-đam cuối cùng là thần khí ban sự sống. Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.“ ( 1cor 15,45-49.)
Con người được tạo thành từ đất ( St 2,7) như Kinh Thánh qủa quyết. Như vậy con người là thành phần thuộc về đất. Ngày sau cùng của đời sống trên trần gian, trong lễ nghi an táng, Giáo Hội nói lời tiễn biệt: Từ bụi đất con đã được tạo thành và bây giờ con trở về với bụi đất!
Nhưng không phải chỉ con người gắn liền với đất, mà đất cũng gắn liền với con người cùng lệ thuộc con người. Những tin tức cùng hình ảnh về sự phá hủy thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường đất sinh sống càng ngày nhiều, càng rõ về điều này. Đang có những nỗ lực sửa chữa những vùng đất bị phá hủy ô nhiễm cho có sức sinh sống cho trở lại mầu mỡ phì nhiêu, cùng những cung cách việc sử dụng đất sao cho không bị phá hủy tính chất thiên nhiên của đất.
Tội nguyên tổ của Ông Bà Adong Evà không chỉ gây ra sự rối loạn mối quan hệ tình cha con với Thiên Chúa, là Đấng dựng nên con người. Nhưng còn mang đến hậu qủa làm cho khu vườn sự sống là đất đai thiên nhiên cũng bị trở nên rối loạn cho cuộc sống.“ Với con người, Chúa phán: "Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó";,nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. „ ( St 3,17)
Truyện thần thoại xứ Hylạp thuật kể lại sử tích của người không lồ Antaios, là con trai của người mẹ đất Gaia. Antaios là một người chiến đấu có sức khoẻ cường tráng, hùng dũng như một con gấu. Mỗi khi anh ta mệt nhọc mất nhiều sức, anh ta chỉ cần nằm ngủ trên nền đất, là có lại sức khoẻ mới như trước ngay.
Nếu con người chúng ta nhận biết mình là người con sinh ra từ đất, và cần đất cho sự sống, chúng ta có bổn phận trách nhiệm trong tương quan liên đới với người mẹ nền đất của mình: gìn giữ chất mầu mỡ sự sống của khu vườn đất sự sống trời cao tạo dựng.
Năm 1855 thổ dân da đỏ bên Mỹ châu đã gửi cho Tổng Thống Hoa Kỳ bức thư nói về mối ưu tư lo lắng của họ trước tình trạng đất đai của họ ngày càng bị lấn chiếm phá hủy. Trong đó có đoạn: „Đất là người mẹ của chúng tôi. Những gì đụng chạm tới người mẹ Đất, cũng đụng chạm tới nhữn g người con của Đất mẹ…. Đất không thuộc về con người, nhưng con người thuộc về đất… Đất không còn là anh em của con người, nhưng là địch thù, khi con người xâm chiếm đất, họ sẽ tiếp tục bước qua lằn ranh đi tới nữa. Sự đói khát của con người sẽ thắt buộc đất nhỏ hẹp lại, và sau cùng sẽ để lại những gì không khác hơn là sa mạc hoang vu.“
Con người là con Thiên Chúa được tạo dựng từ đất. Họ là con của Đất mẹ. Họ sống cần có đất mẹ. Đất mang lại cho họ hoa trái sự sinh sống cùng niềm vui hạnh phúc. Vì thế, trách nhiệm bổn phận của con người là đóng góp xây dựng gìn giữ môi trường khu vườn đất sự sống cho hôm nay và ngày mai.
Chúc mùa Hè nghỉ ngơi lấy nhiều sức khoẻ và niềm vui từ khu vườn đất mẹ!
Tấm bánh liên đới
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
10:55 01/08/2008
Chúa nhật 18 Thường Niên A
TẤM BÁNH LIÊN ĐỚI
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Mt 14, 13-21)
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Bài Tin Mừng hôm nay chứa đựng rất nhiều bài học. Như về Nước Trời, về Dân Thiên chúa, về bí tích Thánh Thể. Nhưng có lẽ bài học thiết thực nhất cho chúng ta hôm nay là bài học liên đới. Đó cũng chính là bài học Chúa muốn dạy cho các môn đệ của Người.
Liên đới là biết cảm thương. Nhìn thấy đám đông, Chúa Giê su chạnh lòng thương. Đó là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không người chăn dắt. Đám đông tội nghiệp đi tìm Chúa không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được an ủi, được dạy dỗ, được chỉ bảo. Khi chạnh lòng thương, Chúa Giê su dạy ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt liên đới. Những người này đói vì tôi đã ăn quá nhiều. Những người kia rách vì tôi đã mê mải đuổi theo “mốt”. Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của tôi. Thế giới này chưa công bằng trong đó có phần lỗi của tôi.
Liên đới là nhận lấy trách nhiệm. Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Các ngài muốn thoái thác, phủi tay: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thày giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. Đó là một giải pháp hợp lý. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng. Ai lo phần nấy. Thật dễ dàng. Nhưng đó là giải pháp không được Chúa chấp nhận, vì thiếu tình liên đới. Chúa muốn các môn đệ Chúa nhận lấy trách nhiệm: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy lo cho họ ăn”. Họ đói, các con phải lo cho họ ăn. Một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các môn đệ. Nhưng đã cảm thương thì phải có trách nhiệm. Trái tim cảm thương thật sự phải hướng dẫn bàn tay làm việc.
Liên đới là đóng góp phần của mình. Chúa không cần những phép tính vĩ mô. Năm ngàn người thì cần bao nhiêu bánh ? Những tính toán lớn lao là không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: “Ơ đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá”. Thật là ít ỏi, nghèo nàn. Nhưng Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn đó: “Đem lại đây cho Thày”. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt đầu, là phải góp phần của mình. Liên đới không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta thật sự có trách nhiệm, góp phần của mình vào việc chung.
Liên đới là chia sẻ. Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như cho ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho mọi người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao cho nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ. Chúng nhân lên theo nhịp của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.
Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Cũng như ta vẫn thường lo lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.
Lạy Chúa xin mở trái tim con để con biết cảm thương và chia sẻ. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
TẤM BÁNH LIÊN ĐỚI
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Mt 14, 13-21)
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Bài Tin Mừng hôm nay chứa đựng rất nhiều bài học. Như về Nước Trời, về Dân Thiên chúa, về bí tích Thánh Thể. Nhưng có lẽ bài học thiết thực nhất cho chúng ta hôm nay là bài học liên đới. Đó cũng chính là bài học Chúa muốn dạy cho các môn đệ của Người.
Liên đới là biết cảm thương. Nhìn thấy đám đông, Chúa Giê su chạnh lòng thương. Đó là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không người chăn dắt. Đám đông tội nghiệp đi tìm Chúa không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được an ủi, được dạy dỗ, được chỉ bảo. Khi chạnh lòng thương, Chúa Giê su dạy ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt liên đới. Những người này đói vì tôi đã ăn quá nhiều. Những người kia rách vì tôi đã mê mải đuổi theo “mốt”. Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của tôi. Thế giới này chưa công bằng trong đó có phần lỗi của tôi.
Liên đới là nhận lấy trách nhiệm. Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Các ngài muốn thoái thác, phủi tay: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thày giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. Đó là một giải pháp hợp lý. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng. Ai lo phần nấy. Thật dễ dàng. Nhưng đó là giải pháp không được Chúa chấp nhận, vì thiếu tình liên đới. Chúa muốn các môn đệ Chúa nhận lấy trách nhiệm: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy lo cho họ ăn”. Họ đói, các con phải lo cho họ ăn. Một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các môn đệ. Nhưng đã cảm thương thì phải có trách nhiệm. Trái tim cảm thương thật sự phải hướng dẫn bàn tay làm việc.
Liên đới là đóng góp phần của mình. Chúa không cần những phép tính vĩ mô. Năm ngàn người thì cần bao nhiêu bánh ? Những tính toán lớn lao là không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: “Ơ đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá”. Thật là ít ỏi, nghèo nàn. Nhưng Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn đó: “Đem lại đây cho Thày”. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt đầu, là phải góp phần của mình. Liên đới không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta thật sự có trách nhiệm, góp phần của mình vào việc chung.
Liên đới là chia sẻ. Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như cho ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho mọi người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao cho nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ. Chúng nhân lên theo nhịp của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.
Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Cũng như ta vẫn thường lo lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.
Lạy Chúa xin mở trái tim con để con biết cảm thương và chia sẻ. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
- 1- Tục ngữ Việt nam có câu: Nhiều no ít đủ. Bạn nghĩ gì về nét văn hoá Việt nam trong câu này. Có gần với bài Tin mừng hôm nay không ?
- 2- Càng cho đi càng phong phú. Bạn cảm nghiệm điều này bao giờ chưa ?
- 3- Ta có trách nhiệm với những người chung quanh. Những người nghèo chất vấn cách tiêu dùng của ta. Bạn có nghĩ thế không ?
Giá trị của thể xác trước mặt Thiên Chúa
Lm Nguyễn Hữu Thy
11:33 01/08/2008
Chúa Nhật XVIII Mùa Thường Niên/A
Giá trị của thể xác trước mặt Thiên Chúa
(Mt 14,13-21)
Ðâu là ý nghĩa cụ thể của phép lạ «Bánh hóa nhiều»?
Thánh sử Mát-thêu viết: «Ðức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương» (Mt 14,14). Vâng, tình thương và lòng nhân từ của Chúa Cứu Thế đối với loài người thật vô cùng. Người đã đến trong thế gian để cứu vớt tất cả mọi người và để làm hòa họ lại với Chúa Cha. Và tình yêu của Ðức Giêsu đối với chúng ta rất thực tiễn và cụ thể. Người không chỉ là vị giảng thuyết luân lý bằng lời nói suông, nhưng với những hành động cụ thể. Người đã đến trong thế gian và đã thực sự chia sẻ nỗi đau khổ, sự bần cùng của con người. Người đã hoàn toàn dấn thân để kiến tạo một thế giới nhân bản hơn. Mục đích của sứ mệnh mà Chúa Cha đã giao phó cho Người là con người toàn diện và cụ thể, tức con người bằng xương bằng thịt như bạn và tôi, con người với linh hồn và thể xác. Vâng, không chỉ linh hồn mà thôi, nhưng cả linh hồn và thể xác. Ðức Giêsu không phải là đồ đệ của học thuyết Duy lý thuần túy Platon hay của phái Nhị nguyên Manichäus, nhưng là Lời Hằng Sống của Thiên Chúa, là Ðấng Cứu Thế trần gian. Qua Người, Thiên Chúa Cha đã dựng nên chúng ta gồm có xác và hồn (x. Ga 1,3). Vì thế, thánh Phaolô đã có lý khi viết cho giáo dân ở Cô-rin-thô: «Thân thể anh chị em là thành phần của Ðức Kitô, là đền thờ của Chúa Thánh Thần» (1Cr 6,15-19).
Chỉ loài người chúng ta là những tạo vật duy nhất gồm hai phần, vừa có hồn và vừa có xác. Cả hai đều quan trọng trước mặt Thiên Chúa, mặc dù mỗi phần mang một giá trị riêng, chứ không ngang bằng nhau. Qua bài Tin Mừng hôm nay chúng ta nhận ra được một cách rõ ràng thái độ và cách cư xử của Ðức Giêsu: Sau khi đã loan báo cho dân chúng về Nước Trời và niềm hy vọng vào sự cứu rỗi, Người đã chữa lành các bệnh nhân và làm phép lạ cho bánh hóa nhiều để đám đông dân chúng ăn no nê trước khi Người giải tán họ và cho họ ra về. Chắc hẳn thái độ đầy nhân bản đó là nền tảng cơ bản và mục đích cho những hoạt động xã hội và bác ái của Giáo Hội. Nhưng điều đó cũng muốn nói rằng thân thể hay thể xác chúng ta mang một giá trị đặc biệt trước mặt Thiên Chúa. Thân thể chúng ta là một ân huệ quý báu Thiên Chúa ban và là đền thờ của Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 6,15.19). Vì thế, mỗi người phải thực sự tôn trọng thân thể mình cũng như thân thể của kẻ khác như đền thờ của Thiên Chúa vậy. Nếu không, chúng ta sẽ phải đối mặt với lời cảnh cáo nghiêm trọng của tác giả lá thư gửi Cô-rin-thô: «Ai phá hủy đền thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ phá hủy kẻ ấy. Vì đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và đền thờ ấy chính là anh em!»( 1Cr 3,17).
Một điểm quan trọng khác chúng ta cũng phải ghi nhận ở đây là Ðức Giêsu đã không làm phép lạ cho bánh hóa nhiều từ không khí, nhưng từ năm tấm bánh và hai con cá đã có sẵn. Vâng, Thiên Chúa đã dựng nên trời đất và muôn loài không cần sự cộng tác của con người, nhưng khi Người muốn cho con người có cơm ăn áo mặc, Người lại cần đến sự cộng tác của con người. Thiên Chúa luôn luôn mở rộng vòng tay để ban cho chúng ta mọi ơn phúc, nhưng Người không ban cho chúng ta điều gì mà lại không cần đến sự cộng tác của chúng ta. Ðúng vậy, ngoài lời cầu nguyện của mình, chúng ta còn phải thành tâm cộng tác với Chúa theo khả năng cho phép, hầu Người có thể làm thỏa mãn được những lời khẩn cầu chính đáng của chúng ta và để giải thoát chúng ta khỏi sự khốn cùng của mình. Ðó cũng là ý nghĩa lời thánh Augustinô: «Ðể dựng nên con, Chúa không cần có con, nhưng để thánh hóa con, Chúa cần có con.» Vậy, sự cộng tác của chúng ta là điều kiện tất yếu cho lời cầu nguyện của chúng ta, nhưng sự cộng tác của chúng ta trong lời cầu nguyện không phải là điều kiện tất yếu để Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta. Vì Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta là do tình thương và lòng nhân hậu bô biên của Người, chứ không do bất cứ sự ràng buộc hay điều kiện nào về phía nhân loại.
Nói tóm lại, chúng ta hãy đầy lòng tin tưởng chạy đến cùng Thiên Chúa với tất cả những gì chúng ta có, với toàn diện con người thật của mình, với mọi ưu khuyết điểm của nó! Chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Linh tự do hành động trong chúng ta, hầu mỗi người thực sự xứng đáng trở thành ngôi đền thờ cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị.
Giá trị của thể xác trước mặt Thiên Chúa
(Mt 14,13-21)
Ðâu là ý nghĩa cụ thể của phép lạ «Bánh hóa nhiều»?
Thánh sử Mát-thêu viết: «Ðức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương» (Mt 14,14). Vâng, tình thương và lòng nhân từ của Chúa Cứu Thế đối với loài người thật vô cùng. Người đã đến trong thế gian để cứu vớt tất cả mọi người và để làm hòa họ lại với Chúa Cha. Và tình yêu của Ðức Giêsu đối với chúng ta rất thực tiễn và cụ thể. Người không chỉ là vị giảng thuyết luân lý bằng lời nói suông, nhưng với những hành động cụ thể. Người đã đến trong thế gian và đã thực sự chia sẻ nỗi đau khổ, sự bần cùng của con người. Người đã hoàn toàn dấn thân để kiến tạo một thế giới nhân bản hơn. Mục đích của sứ mệnh mà Chúa Cha đã giao phó cho Người là con người toàn diện và cụ thể, tức con người bằng xương bằng thịt như bạn và tôi, con người với linh hồn và thể xác. Vâng, không chỉ linh hồn mà thôi, nhưng cả linh hồn và thể xác. Ðức Giêsu không phải là đồ đệ của học thuyết Duy lý thuần túy Platon hay của phái Nhị nguyên Manichäus, nhưng là Lời Hằng Sống của Thiên Chúa, là Ðấng Cứu Thế trần gian. Qua Người, Thiên Chúa Cha đã dựng nên chúng ta gồm có xác và hồn (x. Ga 1,3). Vì thế, thánh Phaolô đã có lý khi viết cho giáo dân ở Cô-rin-thô: «Thân thể anh chị em là thành phần của Ðức Kitô, là đền thờ của Chúa Thánh Thần» (1Cr 6,15-19).
Chỉ loài người chúng ta là những tạo vật duy nhất gồm hai phần, vừa có hồn và vừa có xác. Cả hai đều quan trọng trước mặt Thiên Chúa, mặc dù mỗi phần mang một giá trị riêng, chứ không ngang bằng nhau. Qua bài Tin Mừng hôm nay chúng ta nhận ra được một cách rõ ràng thái độ và cách cư xử của Ðức Giêsu: Sau khi đã loan báo cho dân chúng về Nước Trời và niềm hy vọng vào sự cứu rỗi, Người đã chữa lành các bệnh nhân và làm phép lạ cho bánh hóa nhiều để đám đông dân chúng ăn no nê trước khi Người giải tán họ và cho họ ra về. Chắc hẳn thái độ đầy nhân bản đó là nền tảng cơ bản và mục đích cho những hoạt động xã hội và bác ái của Giáo Hội. Nhưng điều đó cũng muốn nói rằng thân thể hay thể xác chúng ta mang một giá trị đặc biệt trước mặt Thiên Chúa. Thân thể chúng ta là một ân huệ quý báu Thiên Chúa ban và là đền thờ của Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 6,15.19). Vì thế, mỗi người phải thực sự tôn trọng thân thể mình cũng như thân thể của kẻ khác như đền thờ của Thiên Chúa vậy. Nếu không, chúng ta sẽ phải đối mặt với lời cảnh cáo nghiêm trọng của tác giả lá thư gửi Cô-rin-thô: «Ai phá hủy đền thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ phá hủy kẻ ấy. Vì đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và đền thờ ấy chính là anh em!»( 1Cr 3,17).
Một điểm quan trọng khác chúng ta cũng phải ghi nhận ở đây là Ðức Giêsu đã không làm phép lạ cho bánh hóa nhiều từ không khí, nhưng từ năm tấm bánh và hai con cá đã có sẵn. Vâng, Thiên Chúa đã dựng nên trời đất và muôn loài không cần sự cộng tác của con người, nhưng khi Người muốn cho con người có cơm ăn áo mặc, Người lại cần đến sự cộng tác của con người. Thiên Chúa luôn luôn mở rộng vòng tay để ban cho chúng ta mọi ơn phúc, nhưng Người không ban cho chúng ta điều gì mà lại không cần đến sự cộng tác của chúng ta. Ðúng vậy, ngoài lời cầu nguyện của mình, chúng ta còn phải thành tâm cộng tác với Chúa theo khả năng cho phép, hầu Người có thể làm thỏa mãn được những lời khẩn cầu chính đáng của chúng ta và để giải thoát chúng ta khỏi sự khốn cùng của mình. Ðó cũng là ý nghĩa lời thánh Augustinô: «Ðể dựng nên con, Chúa không cần có con, nhưng để thánh hóa con, Chúa cần có con.» Vậy, sự cộng tác của chúng ta là điều kiện tất yếu cho lời cầu nguyện của chúng ta, nhưng sự cộng tác của chúng ta trong lời cầu nguyện không phải là điều kiện tất yếu để Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta. Vì Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta là do tình thương và lòng nhân hậu bô biên của Người, chứ không do bất cứ sự ràng buộc hay điều kiện nào về phía nhân loại.
Nói tóm lại, chúng ta hãy đầy lòng tin tưởng chạy đến cùng Thiên Chúa với tất cả những gì chúng ta có, với toàn diện con người thật của mình, với mọi ưu khuyết điểm của nó! Chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Linh tự do hành động trong chúng ta, hầu mỗi người thực sự xứng đáng trở thành ngôi đền thờ cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:12 01/08/2008
N2T |
26. Liên quan đến việc cầu nguyện, không thể vịn cớ ủy thác, bởi vì người không cầu nguyện thì biểu thị họ không muốn khắc chế để chiến thắng kẻ thù của họ.
(Thánh Gioan Kim Khẩu)Đi tìm ngọc quý
LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, ofm
19:48 01/08/2008
Nước Trời giống như…
Trong bài Tin Mừng Chúa nhật cách đây ba tuần lễ, chúng ta nghe Đức Giê-su tạ ơn Thiên Chúa Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Và người thực hiện công việc này chính là Đức Giê-su. Rồi trong các bài Tin Mừng hai Chúa nhật tiếp theo, để nói cho dân chúng về mầu nhiệm Nước Trời, Đức Giê-su đã dùng những hình ảnh quen thuộc đối với thính giả của Ngài như hình ảnh người nông phu đi gieo hạt giống, hình ảnh cỏ lùng mọc chung với lúa tốt trong ruộng. Trong đoạn Tin Mừng ngắn hôm nay, ta vừa thấy Đức Giê-su sử dụng hai hình ảnh: người gặp được kho báu, và người đi tìm ngọc đẹp. Họ giống nhau ở một điểm, đó là sau khi khám phá ra kho báu hay ngọc đẹp, thì cả hai đều đi bán tất cả những gì mình có để tậu cho được kho báu hay viên ngọc. Riêng người thương gia muốn sở hữu viên ngọc quý, thì trước đó đã phải ra công gắng sức đi tìm. Như vậy, điều Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta, đó là muốn vào Nước Trời, muốn được hưởng hạnh phúc Nước Trời, phải chấp nhận trả giá, phải dày công kiếm tìm, phải đành lòng bán hết. Các dụ ngôn chỉ là những ví dụ cụ thể để minh hoạ nguyên tắc đã được Đức Giê-su khẳng định trong bài giảng trên núi. Người nói: "Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ khác, Người sẽ cho thêm” (Mt 6,33).
Tìm kiếm là khuynh hướng tự nhiên của con người
Hôm nay tôi xin mời anh chị em chúng ta cùng nhau dừng lại ở cụm từ đi tìm ngọc đẹp của bài dụ ngôn. Ngọc đẹp hay kho báu tượng trưng cho một cái gì cao quý mà tự nhiên con người hướng tới kiếm tìm. Tìm một căn hộ vừa túi tiền, tìm một chỗ học cho con, tìm một công việc hợp với khả năng, có thu nhập khá… Chỉ cách đây mấy hôm báo chí kể chuyện các thầy cô chen nhau đến có người ngất xỉu chỉ vì muốn ở trong số người được nộp hồ sơ thi tuyển giáo viên theo chủ trương mới của Sở Giáo Dục Thành phố. Tìm cách vươn lên là chuyện bình thường, thế nhưng có biết bao người mày mò suốt cả cuộc đời để cuối cùng vỡ mộng. Tôi xin ghi lại đây một ví dụ có tính thời sự, đó là kinh nghiệm đi tìm của Nguyễn Khải.
Đi tìm rồi vỡ mộng
Nguyễn Khải là một nhà văn nổi tiếng chết cách đây không lâu. Ông tin vào chủ nghĩa cộng sản và qua nhiều tác phẩm của ông, ta dễ dàng nhận ra lập trường chống tôn giáo khá rõ. Ông là một trong những nhà văn được chế độ ưu ái, bằng cớ là cách đây 8 năm, ở vào tuổi 70, thì ông đã được giải thưởng văn học cao nhất: giải thưởng Hồ Chí Minh. Là một con người, ông đi tìm cái chân thiện mỹ; là một nhà văn, ông ghi lại cho quần chúng kinh nghiệm tìm kiếm của mình. Thế thì trong thời gian gần đây, ta có thể đọc trên mạng điện toán toàn cầu tập tuỳ bút mang tựa đề “Đi tìm cái tôi đã mất.” Tôi xin đọc mấy đoạn trích: “... dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy (của đảng CS), về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham, chẳng có một chút giá trị gì !”
“... cách tổ chức xã hội của giai cấp tư sản dẫu có xấu xa đến tận đâu cũng vẫn tạo được môi trường tự do và dân chủ hơn, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển tài năng của mọi cá nhân và của cả cộng đồng.”
“... tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất, cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả còn ai nhớ đến mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết; tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân.”
“… sau Điện biên Phủ, một nửa nước được độc lập nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu của họ đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành những người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ, được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn dẫm vào vết chân của nhóm Nhân văn Giai phẩm”.
“... một dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, đi đứng lom rom như một kẻ bại trận. Quả dân tộc Việt nam đã thắng lớn trong chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy !”
“... các cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy... Nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết; nói để mà nói... ”
Những lời tự bạch của Nguyễn Khải trên đây có thể được xem như một lời tâm sự, hay một lời thú nhận: con đường ông đã đi, chủ nghĩa ông đã theo, chỉ dần đến ngõ cụt. Những tưởng đã tìm được viên ngọc quý, ai ngờ đó chỉ là hàng mã. Một cuộc tìm kiếm kết thúc bằng thất bại. Nhưng Nguyễn Khải đã có công không nhỏ khi ghi lại kinh nghiệm của mình, cảm nghiệm của mình bằng giấy trắng mực đen.
Tìm cái đã mất hay cái chưa được
Bây giờ tôi xin đưa ra một ví dụ nữa về những người đi tìm, vẫn là qua một câu chuyện thời sự. Đây là câu chuyện liên quan đến các bạn trẻ Việt nam tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008: Ít nhiều trong anh chị em đã có thể theo dõi một biến cố lớn trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo vừa diễn ra vào trung tuần tháng 7 này tại Úc Châu còn gọi là Châu Đại Dương. Trong tổng số trên 300.000 người tham dự thì non 1/10 là người Việt, và trong số trên dưới 3.000 người Việt thì quãng 600 đến từ Việt Nam, số còn lại đến từ Mỹ Châu và Âu Châu, và dĩ nhiên đông nhất là người Việt định cư tại Úc. Khi theo dõi tin tức qua Thông tấn xã Công Giáo Việt Nam trên mạng lưới điện toán, trong đêm giao lưu văn nghệ giữa các bạn trẻ Việt Nam, điều đập vào mắt tôi là một rừng cờ vàng ba sọc đỏ. Họ đã dựng lại cảnh vượt biên, cảnh gia đình làm việc quần quật để giới trẻ được ăn học. Và khi họ tung lá cờ vàng, ta hiểu ra rằng các bạn trẻ Việt Nam ở nước ngoài đã được cha mẹ nói cho nghe về quê hương, về đất nước, nơi đó, giữa muôn vàn khó khăn của thời chiến, đã có tự do và dân chủ, công bình và nhân ái. Và hôm nay khi tung lá cờ vàng, hẳn là các bạn trẻ Việt Nam muốn tìm lại một quê hương đã mất, và cũng muốn tìm đến một tương lai cho dân tộc, hướng đến một xã hội tự do và dân chủ, công bằng và nhân ái. Tóm lại lá cờ vàng ba sọc đỏ mà các bạn trẻ Việt Nam đã hãnh diện tung lên trong lòng Đại Hội là một biểu tượng của những con người Việt Nam đang tìm kiếm một tương lai cho quê hương mình, cho dân tộc mình.
Trả giá để tìm cho được ngọc quý
Ví dụ cuối cùng tôi nêu lên hôm nay là sự kiện ngày 22-07 vừa qua, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watchs thông báo là giải thưởng nhân quyền Hellmann / Hammett 2008 đã được trao cho 8 nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam trong đó có những tên đã trở thành quen thuộc như cha Nguyễn Văn Lý, nhà khoa học Nguyễn Xuân Tụ tức Hà Sỹ Phu, bác sĩ trẻ Phạm Hồng Sơn. Đặc biệt trong số này là người trẻ nhất, luật sư Lê Thị Công Nhân, một tín hữu Tin Lành mới ngoài 30 tuổi. Thay vì chấp nhận được trả tự do với điều kiện phải sang Mỹ tỵ nạn, thì cô đã quyết định ở lại Việt Nam, tiếp tục ngồi tù để tranh đấu cho tự do, dân chủ.
Kết luận
Tôi vừa đưa ra mấy ví dụ của những người đi tìm ngọc quý. Có người đã thất bại và ghi lại kinh nghiệm cho hậu thế. Có người tiếp tục đi tìm, và can đảm trả giá. Đến lượt chúng ta, liệu chúng ta có quá dễ dàng an phận với những gì đang có hay chăng ? Liệu chúng ta có hướng về một xã hội thực sự tự do, dân chủ, công bình và nhân ái không ? Liệu chúng ta đã làm gì để thể hiện khát vọng tìm ngọc quý ? Nếu xây dựng xã hội trần thế hôm nay là điều kiện để được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu mai sau thì chắc chắn mỗi người trong chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều. Xin Thiên Chúa nâng đỡ sức yếu hèn của chúng ta.
Nhà thờ Phan-xi-cô Đa-kao,
Chúa nhật 27-07-2008
Trong bài Tin Mừng Chúa nhật cách đây ba tuần lễ, chúng ta nghe Đức Giê-su tạ ơn Thiên Chúa Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Và người thực hiện công việc này chính là Đức Giê-su. Rồi trong các bài Tin Mừng hai Chúa nhật tiếp theo, để nói cho dân chúng về mầu nhiệm Nước Trời, Đức Giê-su đã dùng những hình ảnh quen thuộc đối với thính giả của Ngài như hình ảnh người nông phu đi gieo hạt giống, hình ảnh cỏ lùng mọc chung với lúa tốt trong ruộng. Trong đoạn Tin Mừng ngắn hôm nay, ta vừa thấy Đức Giê-su sử dụng hai hình ảnh: người gặp được kho báu, và người đi tìm ngọc đẹp. Họ giống nhau ở một điểm, đó là sau khi khám phá ra kho báu hay ngọc đẹp, thì cả hai đều đi bán tất cả những gì mình có để tậu cho được kho báu hay viên ngọc. Riêng người thương gia muốn sở hữu viên ngọc quý, thì trước đó đã phải ra công gắng sức đi tìm. Như vậy, điều Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta, đó là muốn vào Nước Trời, muốn được hưởng hạnh phúc Nước Trời, phải chấp nhận trả giá, phải dày công kiếm tìm, phải đành lòng bán hết. Các dụ ngôn chỉ là những ví dụ cụ thể để minh hoạ nguyên tắc đã được Đức Giê-su khẳng định trong bài giảng trên núi. Người nói: "Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ khác, Người sẽ cho thêm” (Mt 6,33).
Tìm kiếm là khuynh hướng tự nhiên của con người
Hôm nay tôi xin mời anh chị em chúng ta cùng nhau dừng lại ở cụm từ đi tìm ngọc đẹp của bài dụ ngôn. Ngọc đẹp hay kho báu tượng trưng cho một cái gì cao quý mà tự nhiên con người hướng tới kiếm tìm. Tìm một căn hộ vừa túi tiền, tìm một chỗ học cho con, tìm một công việc hợp với khả năng, có thu nhập khá… Chỉ cách đây mấy hôm báo chí kể chuyện các thầy cô chen nhau đến có người ngất xỉu chỉ vì muốn ở trong số người được nộp hồ sơ thi tuyển giáo viên theo chủ trương mới của Sở Giáo Dục Thành phố. Tìm cách vươn lên là chuyện bình thường, thế nhưng có biết bao người mày mò suốt cả cuộc đời để cuối cùng vỡ mộng. Tôi xin ghi lại đây một ví dụ có tính thời sự, đó là kinh nghiệm đi tìm của Nguyễn Khải.
Đi tìm rồi vỡ mộng
Nguyễn Khải là một nhà văn nổi tiếng chết cách đây không lâu. Ông tin vào chủ nghĩa cộng sản và qua nhiều tác phẩm của ông, ta dễ dàng nhận ra lập trường chống tôn giáo khá rõ. Ông là một trong những nhà văn được chế độ ưu ái, bằng cớ là cách đây 8 năm, ở vào tuổi 70, thì ông đã được giải thưởng văn học cao nhất: giải thưởng Hồ Chí Minh. Là một con người, ông đi tìm cái chân thiện mỹ; là một nhà văn, ông ghi lại cho quần chúng kinh nghiệm tìm kiếm của mình. Thế thì trong thời gian gần đây, ta có thể đọc trên mạng điện toán toàn cầu tập tuỳ bút mang tựa đề “Đi tìm cái tôi đã mất.” Tôi xin đọc mấy đoạn trích: “... dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy (của đảng CS), về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham, chẳng có một chút giá trị gì !”
“... cách tổ chức xã hội của giai cấp tư sản dẫu có xấu xa đến tận đâu cũng vẫn tạo được môi trường tự do và dân chủ hơn, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển tài năng của mọi cá nhân và của cả cộng đồng.”
“... tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất, cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả còn ai nhớ đến mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết; tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân.”
“… sau Điện biên Phủ, một nửa nước được độc lập nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu của họ đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành những người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ, được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn dẫm vào vết chân của nhóm Nhân văn Giai phẩm”.
“... một dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, đi đứng lom rom như một kẻ bại trận. Quả dân tộc Việt nam đã thắng lớn trong chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy !”
“... các cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy... Nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết; nói để mà nói... ”
Những lời tự bạch của Nguyễn Khải trên đây có thể được xem như một lời tâm sự, hay một lời thú nhận: con đường ông đã đi, chủ nghĩa ông đã theo, chỉ dần đến ngõ cụt. Những tưởng đã tìm được viên ngọc quý, ai ngờ đó chỉ là hàng mã. Một cuộc tìm kiếm kết thúc bằng thất bại. Nhưng Nguyễn Khải đã có công không nhỏ khi ghi lại kinh nghiệm của mình, cảm nghiệm của mình bằng giấy trắng mực đen.
Tìm cái đã mất hay cái chưa được
Bây giờ tôi xin đưa ra một ví dụ nữa về những người đi tìm, vẫn là qua một câu chuyện thời sự. Đây là câu chuyện liên quan đến các bạn trẻ Việt nam tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008: Ít nhiều trong anh chị em đã có thể theo dõi một biến cố lớn trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo vừa diễn ra vào trung tuần tháng 7 này tại Úc Châu còn gọi là Châu Đại Dương. Trong tổng số trên 300.000 người tham dự thì non 1/10 là người Việt, và trong số trên dưới 3.000 người Việt thì quãng 600 đến từ Việt Nam, số còn lại đến từ Mỹ Châu và Âu Châu, và dĩ nhiên đông nhất là người Việt định cư tại Úc. Khi theo dõi tin tức qua Thông tấn xã Công Giáo Việt Nam trên mạng lưới điện toán, trong đêm giao lưu văn nghệ giữa các bạn trẻ Việt Nam, điều đập vào mắt tôi là một rừng cờ vàng ba sọc đỏ. Họ đã dựng lại cảnh vượt biên, cảnh gia đình làm việc quần quật để giới trẻ được ăn học. Và khi họ tung lá cờ vàng, ta hiểu ra rằng các bạn trẻ Việt Nam ở nước ngoài đã được cha mẹ nói cho nghe về quê hương, về đất nước, nơi đó, giữa muôn vàn khó khăn của thời chiến, đã có tự do và dân chủ, công bình và nhân ái. Và hôm nay khi tung lá cờ vàng, hẳn là các bạn trẻ Việt Nam muốn tìm lại một quê hương đã mất, và cũng muốn tìm đến một tương lai cho dân tộc, hướng đến một xã hội tự do và dân chủ, công bằng và nhân ái. Tóm lại lá cờ vàng ba sọc đỏ mà các bạn trẻ Việt Nam đã hãnh diện tung lên trong lòng Đại Hội là một biểu tượng của những con người Việt Nam đang tìm kiếm một tương lai cho quê hương mình, cho dân tộc mình.
Trả giá để tìm cho được ngọc quý
Ví dụ cuối cùng tôi nêu lên hôm nay là sự kiện ngày 22-07 vừa qua, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watchs thông báo là giải thưởng nhân quyền Hellmann / Hammett 2008 đã được trao cho 8 nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam trong đó có những tên đã trở thành quen thuộc như cha Nguyễn Văn Lý, nhà khoa học Nguyễn Xuân Tụ tức Hà Sỹ Phu, bác sĩ trẻ Phạm Hồng Sơn. Đặc biệt trong số này là người trẻ nhất, luật sư Lê Thị Công Nhân, một tín hữu Tin Lành mới ngoài 30 tuổi. Thay vì chấp nhận được trả tự do với điều kiện phải sang Mỹ tỵ nạn, thì cô đã quyết định ở lại Việt Nam, tiếp tục ngồi tù để tranh đấu cho tự do, dân chủ.
Kết luận
Tôi vừa đưa ra mấy ví dụ của những người đi tìm ngọc quý. Có người đã thất bại và ghi lại kinh nghiệm cho hậu thế. Có người tiếp tục đi tìm, và can đảm trả giá. Đến lượt chúng ta, liệu chúng ta có quá dễ dàng an phận với những gì đang có hay chăng ? Liệu chúng ta có hướng về một xã hội thực sự tự do, dân chủ, công bình và nhân ái không ? Liệu chúng ta đã làm gì để thể hiện khát vọng tìm ngọc quý ? Nếu xây dựng xã hội trần thế hôm nay là điều kiện để được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu mai sau thì chắc chắn mỗi người trong chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều. Xin Thiên Chúa nâng đỡ sức yếu hèn của chúng ta.
Nhà thờ Phan-xi-cô Đa-kao,
Chúa nhật 27-07-2008
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH sẽ tham dự Lễ hội với Giới trẻ nước Pháp
Phụng Nghi
09:38 01/08/2008
Paris (CNA) – Hội đồng Giám mục Pháp loan báo: Trong dịp Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI viếng thăm nước này từ ngày 12 đến 15 tháng 9 sắp tới, một “Lễ hội Giới trẻ” sẽ được tổ chức với sự tham dự của Đức Thánh Cha, để kỷ niệm 150 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Lộ đức.
Lễ hội Giới trẻ còn gồm ba buổi canh thức tại Lộ đức với sự hiện diện của Đức Thánh Cha. Ngày thứ Sáu, 12 tháng 9, lúc 9g tối sẽ có buổi canh thức/trình diễn âm nhạc do Phong trào Emmanuel tổ chức.
Ngày kế tiếp, lúc 11 giờ tối, đêm canh thức cầu nguyện của giới trẻ sẽ khai mạc, với diễn từ đặc biệt của Hồng y Philippe Barbarin giáo phận Lyon nước Pháp.
Ngày Chủ nhật 12 tháng 9, lúc 9 giờ tối, một buổi canh thức có trình tấu âm nhạc khác sẽ được Cộng đồng Thánh Gioan tổ chức.
Hội đồng Giám mục ước tính có khoảng 250 ngàn người, đa số là giới trẻ, sẽ tham dự Thánh lễ bế mạc do Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI cử hành cùng với hàng trăm giám mục và linh mục.
Lễ hội Giới trẻ còn gồm ba buổi canh thức tại Lộ đức với sự hiện diện của Đức Thánh Cha. Ngày thứ Sáu, 12 tháng 9, lúc 9g tối sẽ có buổi canh thức/trình diễn âm nhạc do Phong trào Emmanuel tổ chức.
Ngày kế tiếp, lúc 11 giờ tối, đêm canh thức cầu nguyện của giới trẻ sẽ khai mạc, với diễn từ đặc biệt của Hồng y Philippe Barbarin giáo phận Lyon nước Pháp.
Ngày Chủ nhật 12 tháng 9, lúc 9 giờ tối, một buổi canh thức có trình tấu âm nhạc khác sẽ được Cộng đồng Thánh Gioan tổ chức.
Hội đồng Giám mục ước tính có khoảng 250 ngàn người, đa số là giới trẻ, sẽ tham dự Thánh lễ bế mạc do Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI cử hành cùng với hàng trăm giám mục và linh mục.
Những cuốn DVD nói về ''Những Bước Phát Triển của Trẻ'' (BabySteps) được tung ra khắp thế giới
Paul Anh
10:43 01/08/2008
Những cuốn DVD nói về "Những Bước Phát Triển của Trẻ" (BabySteps) được tung ra khắp thế giới
Qua đó tiết lộ ra những hoạt động có trong bụng mẹ của các trẻ sơ sinh chưa được chào đời
WASHINGTON, D.C (Zenit.org).- Liên Đoàn Sự Sống Hoa Kỳ (American Life League hay ALL) đã cho phân phát rộng rãi ra các cuốn bằng DVD "BabySteps" bằng 8 thứ tiếng khác nhau.
Các cuốn DVD này có những hình ảnh siêu âm vốn trình bày ra những hình ảnh hết sức cụ thể về sự phát triển từng bước của các trẻ em chưa được chào đời ra, vốn có từ 8 đến 34 tuần tuổi, khi các em quay lộn, ngáp, nháy mắt, cười, và nút móng tay của các em. Những hình ảnh này được lấy ra từ một Bệnh Viện Sản Khoa của Bác Sĩ Stuart Campell ở Luân Đôn, Anh Quốc.
Bác sĩ Campell là người đi tiên phong về kỷ thuật siêu âm với hình ảnh không gian 3 chiều hay còn được gọi là 3D (tức 3-Dimension - NV), qua đó cho thấy các hình ảnh một cách rõ nét và nhiều chi tiết hơn là phương pháp siêu âm thông thường, cũng như những bước phát triển ngay tức thời của bé ngay từ trong bụng mẹ.
Ngoài phiên bản Anh Ngữ, việc tường thuật về những hình ảnh này trong cuốn DVD "BabySteps" cũng còn được thực hiện bằng: tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Đức, Quan Thoại và Quảng Đông.
Cuốn DVD này được chính thức cho tung ra vào năm 2006 và được phân phát đến cho hơn 2,000 trung tâm cung cấp thông tin về việc mang thai trên khắp cả nước Hoa Kỳ. Các tổ chức phò sinh như: Tổ Chức Mạng Sống Con Người Quốc Tế (Human Life International) và Hội Các Linh Mục Bảo Vệ Sự Sống tại Canada, cùng các nhóm phò sinh, cũng đều nhận được cuốn DVD và dùng nó để làm tài liệu hòng cổ võ và đẩy mạnh các phong trào phò sinh trên khắp thế giới.
Cô Leslie Tignore, Giám Đốc của ALL và cũng là Giám Đốc Dự Án "BabySteps" cho biết:
"Mặc dầu các hình ảnh về siêu âm trong cuốn DVD này mới thật sự là trọng tâm và điểm cần chú ý đến, thế nhưng việc có những lời tường thuật được dịch ra 7 thứ tiếng khác nhau là nhằm cho phép các chuyên gia cố vấn về phò sinh tìm cách hổ trợ một cách tích cực và hữu hiệu hơn cho những ai vốn Anh Ngữ không phải là ngôn ngữ chính thức của họ.
Và với cuốn DVD này, chúng tôi cương quyết là làm sao nó phải đến được tay của bất kỳ người phụ nữ nào đang có dự định để phá bỏ đi bào thai."
T.B. Quý Vị nào có ưu tư và muốn trợ giúp các phụ nữ đang suy tính đến con đường phá thai, thì hãy mua cuốn DVD này để giúp những người phụ nữ đó biết suy nghĩ lại, để đừng phải giết đứa trẻ một cách tàn bạo và nhẫn tâm, tại địa chỉ: http://babystepsdvd.com/index.html.
Giá bán của cuốn DVD này là $9.95 - là khoản tiền mà Hội ALL cần có để đẩy mạnh các hoạt động phò sinh của Hội tại Hoa Kỳ lẫn trên khắp thế giới!
Qua đó tiết lộ ra những hoạt động có trong bụng mẹ của các trẻ sơ sinh chưa được chào đời
Các cuốn DVD này có những hình ảnh siêu âm vốn trình bày ra những hình ảnh hết sức cụ thể về sự phát triển từng bước của các trẻ em chưa được chào đời ra, vốn có từ 8 đến 34 tuần tuổi, khi các em quay lộn, ngáp, nháy mắt, cười, và nút móng tay của các em. Những hình ảnh này được lấy ra từ một Bệnh Viện Sản Khoa của Bác Sĩ Stuart Campell ở Luân Đôn, Anh Quốc.
Bác sĩ Campell là người đi tiên phong về kỷ thuật siêu âm với hình ảnh không gian 3 chiều hay còn được gọi là 3D (tức 3-Dimension - NV), qua đó cho thấy các hình ảnh một cách rõ nét và nhiều chi tiết hơn là phương pháp siêu âm thông thường, cũng như những bước phát triển ngay tức thời của bé ngay từ trong bụng mẹ.
Ngoài phiên bản Anh Ngữ, việc tường thuật về những hình ảnh này trong cuốn DVD "BabySteps" cũng còn được thực hiện bằng: tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Đức, Quan Thoại và Quảng Đông.
Cuốn DVD này được chính thức cho tung ra vào năm 2006 và được phân phát đến cho hơn 2,000 trung tâm cung cấp thông tin về việc mang thai trên khắp cả nước Hoa Kỳ. Các tổ chức phò sinh như: Tổ Chức Mạng Sống Con Người Quốc Tế (Human Life International) và Hội Các Linh Mục Bảo Vệ Sự Sống tại Canada, cùng các nhóm phò sinh, cũng đều nhận được cuốn DVD và dùng nó để làm tài liệu hòng cổ võ và đẩy mạnh các phong trào phò sinh trên khắp thế giới.
Cô Leslie Tignore, Giám Đốc của ALL và cũng là Giám Đốc Dự Án "BabySteps" cho biết:
"Mặc dầu các hình ảnh về siêu âm trong cuốn DVD này mới thật sự là trọng tâm và điểm cần chú ý đến, thế nhưng việc có những lời tường thuật được dịch ra 7 thứ tiếng khác nhau là nhằm cho phép các chuyên gia cố vấn về phò sinh tìm cách hổ trợ một cách tích cực và hữu hiệu hơn cho những ai vốn Anh Ngữ không phải là ngôn ngữ chính thức của họ.
Và với cuốn DVD này, chúng tôi cương quyết là làm sao nó phải đến được tay của bất kỳ người phụ nữ nào đang có dự định để phá bỏ đi bào thai."
T.B. Quý Vị nào có ưu tư và muốn trợ giúp các phụ nữ đang suy tính đến con đường phá thai, thì hãy mua cuốn DVD này để giúp những người phụ nữ đó biết suy nghĩ lại, để đừng phải giết đứa trẻ một cách tàn bạo và nhẫn tâm, tại địa chỉ: http://babystepsdvd.com/index.html.
Giá bán của cuốn DVD này là $9.95 - là khoản tiền mà Hội ALL cần có để đẩy mạnh các hoạt động phò sinh của Hội tại Hoa Kỳ lẫn trên khắp thế giới!
Kitô giáo và Hồi giáo bày tỏ tình liên đới với các nạn nhân vụ thảm sát ở Kikuk, Iraq
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:54 01/08/2008
Kirkuk, Iraq (AsiaNews) – Các vị lãnh đạo tôn giáo và nhà chức trách chính trị đã đến thăm hỏi những người bị thương, sống sót sau vụ đánh bom tự sát vốn sát hại nhiều người khác. Đức Tổng Giám Mục Louis Sako của Kirkuk cùng với các nhà lãnh đạo Hồi giáo Sunni và Shia, các vị lãnh đạo người Ảrập, người Kurd và người Turkmen đã đến bệnh viện thành phố Kirkuk thăm hỏi, an ủi những người bị thương.
Cử chỉ này hết sức ý nghĩa vì người ta thấy các vị lãnh đạo thành phố và các vị lãnh đạo tôn giáo biểu lộ “tình liên đới đối với các nạn nhân của vụ thảm sát” không kể tín ngưỡng, sắc tộc và tái khẳng định “sự lên án bất kỳ hình thức bạo lực nào”. Hôm thứ hai vừa qua, một kẻ đánh bom tự sát đã nổ bom ngay giữa đám đông biểu tình phản đối luật bầu cử mới do quốc hội đưa ra. Đám đông tụ tập gần các văn phòng chính phủ địa phương, sát bên Nhà thờ Chính Tòa Thánh Tâm. Đoàn biểu tình chỉ vừa mới bắt đầu cuộc diễu hành thì kẻ đánh bom tự sát nổ bom gây nên cuộc thảm sát làm 28 người thiệt mạng và hàng tá người bị thương. Sau chuyến viếng thăm bệnh viện, đoàn đã gặp các vị lãnh đạo của các đảng quan trọng của người Kurd, Đảng Liên minh Ái quốc người Kurd (PUK), Đảng Dân Chủ người Kurd (KDP), cũng như các đảng tương tự của người Turkmen, nhằm thúc giục họ ngồi lại với nhau để mang lại thanh bình cho khu vực.
Đức Cha Sako kêu gọi: “Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị hãy nghĩ về lợi ích chung của người dân và chống lại luận lý sai lạc của bạo lực”. Đức Giám Mục cũng hy vọng rằng tất cả các đảng phái chính trị “sẽ ngồi lại với nhau trên bàn đàm phán và thảo luận” bỏ qua một bên các mối đe doạ và chủ nghĩa cực đoan vì “bằng bạo lực không thể đạt được điều gì”, trong khi bằng “sự tha thứ” lẫn nhau thì có thể tái xây dựng sự đoàn kết và chung sống hoà bình cho tất tả mọi người.
Sáng kiến được Giáo Hội Công Giáo hết sức ủng hộ này được cả các vị lãnh đạo Hồi giáo và lãnh đạo chính trị nhất trí hoan nghênh và tất cả phương tiện truyền thông địa phương yểm trợ. Trong chuyến viếng thăm, Đức Tổng Giám Mục đã phát thuốc cho ngươi bị thương, chúc họ mau bình phục, mời họ đến dùng “một bữa cơm huynh đệ”
Cử chỉ này hết sức ý nghĩa vì người ta thấy các vị lãnh đạo thành phố và các vị lãnh đạo tôn giáo biểu lộ “tình liên đới đối với các nạn nhân của vụ thảm sát” không kể tín ngưỡng, sắc tộc và tái khẳng định “sự lên án bất kỳ hình thức bạo lực nào”. Hôm thứ hai vừa qua, một kẻ đánh bom tự sát đã nổ bom ngay giữa đám đông biểu tình phản đối luật bầu cử mới do quốc hội đưa ra. Đám đông tụ tập gần các văn phòng chính phủ địa phương, sát bên Nhà thờ Chính Tòa Thánh Tâm. Đoàn biểu tình chỉ vừa mới bắt đầu cuộc diễu hành thì kẻ đánh bom tự sát nổ bom gây nên cuộc thảm sát làm 28 người thiệt mạng và hàng tá người bị thương. Sau chuyến viếng thăm bệnh viện, đoàn đã gặp các vị lãnh đạo của các đảng quan trọng của người Kurd, Đảng Liên minh Ái quốc người Kurd (PUK), Đảng Dân Chủ người Kurd (KDP), cũng như các đảng tương tự của người Turkmen, nhằm thúc giục họ ngồi lại với nhau để mang lại thanh bình cho khu vực.
Đức Cha Sako kêu gọi: “Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị hãy nghĩ về lợi ích chung của người dân và chống lại luận lý sai lạc của bạo lực”. Đức Giám Mục cũng hy vọng rằng tất cả các đảng phái chính trị “sẽ ngồi lại với nhau trên bàn đàm phán và thảo luận” bỏ qua một bên các mối đe doạ và chủ nghĩa cực đoan vì “bằng bạo lực không thể đạt được điều gì”, trong khi bằng “sự tha thứ” lẫn nhau thì có thể tái xây dựng sự đoàn kết và chung sống hoà bình cho tất tả mọi người.
Sáng kiến được Giáo Hội Công Giáo hết sức ủng hộ này được cả các vị lãnh đạo Hồi giáo và lãnh đạo chính trị nhất trí hoan nghênh và tất cả phương tiện truyền thông địa phương yểm trợ. Trong chuyến viếng thăm, Đức Tổng Giám Mục đã phát thuốc cho ngươi bị thương, chúc họ mau bình phục, mời họ đến dùng “một bữa cơm huynh đệ”
Bắc Hàn khủng hoảng lương thực, hàng triệu người đói
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:55 01/08/2008
Pyongyang (AsiaNews/Agencies) - Bắc Hàn đang trải qua một cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ, chỉ có thể so sánh với nạn đói tấn công đất nước nay vào cuối những năm 1990. Jean-Pierre de Margerie, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho hay thất thu trong vụ mùa những năm gần đây và trận lụt năm 2007 đã làm cho hàng triệu người Bắc Hàn không đủ lượng lương thực tối thiểu để sinh sống.
Qũy Liên Hiệp Quốc khẳng định răng ít nhất 6,4 triệu người (trong tổng số 23 triệu người) hiện cần lương thực khẩn cấp, ba trong bốn gia đình phải hết sức chiết giảm việc dùng lương thực – gồm ngũ cốc và protêin – và ngày càng gia tăng số người dùng cây cỏ và quả dại để sống sót. Trong vài năm qua, Bắc Hàn đã nhận viện trợ từ cộng đồng quốc tế, nhưng thảm hoạ môi trường và vụ mùa thất thu đã lam tăng thêm tình trạng khẩn cấp. Theo những dự báo sơ khởi, nước này cần ngay 20 triệu Mỹ kim để đương đầu với những nhu cầu trước mắt, trước mắt là vụ mùa sa sút. Cuối cùng, Chương trình Lương thực Thế giới hy vọng sẽ tạo ra một kế hoạch trợ giúp dài hạn trong đó kêu gọo đầu tư 500 triệu Mỹ kim vào năm 2009.
Qũy Liên Hiệp Quốc khẳng định răng ít nhất 6,4 triệu người (trong tổng số 23 triệu người) hiện cần lương thực khẩn cấp, ba trong bốn gia đình phải hết sức chiết giảm việc dùng lương thực – gồm ngũ cốc và protêin – và ngày càng gia tăng số người dùng cây cỏ và quả dại để sống sót. Trong vài năm qua, Bắc Hàn đã nhận viện trợ từ cộng đồng quốc tế, nhưng thảm hoạ môi trường và vụ mùa thất thu đã lam tăng thêm tình trạng khẩn cấp. Theo những dự báo sơ khởi, nước này cần ngay 20 triệu Mỹ kim để đương đầu với những nhu cầu trước mắt, trước mắt là vụ mùa sa sút. Cuối cùng, Chương trình Lương thực Thế giới hy vọng sẽ tạo ra một kế hoạch trợ giúp dài hạn trong đó kêu gọo đầu tư 500 triệu Mỹ kim vào năm 2009.
Đức Hồng y Kasper lên án hôn nhân đồng tính trong hội nghị của Anh Giáo
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:56 01/08/2008
Canterbury (Guardian.co.uk) - “Đồng tính luyến ái là hành vi bừa bãi phải bị lên án”. Đức Hồng y Walter Kasper đã đưa ra bình luận trong bài diễn văn ở hội nghị Lambeth, Hội nghị các Giám Mục Anh giáo thế giới họp 10 năm một lần ở Canterbury.
Đức Hồng y Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ Hiệp nhất Kitô giáo đã nhắc cho các đại biểu hội nghị về giáo lý của Hội Thánh Công Giáo về đồng tính luyến ái: “Giáo huấn này được dựa trên Cựu Ước và Tân Ước, trung thành với Kinh Thánh và truyền thống Tông Đồ là tuyệt đối”. Trích dẫn từ một văn bản chủ chốt trong quan hệ giữa Công Giáo và Anh Giáo, ngài nói: “Đồng tính luyến ái là hành vi bừa bãi phải bị lên án; cách tiếp cận truyền thống về đồng tính luyến ái là toàn diện... Liên Hiệp Anh Giáo cần đưa ra một tuyên bố rõ ràng về chủ đề này”.
Một tuyên bố như vậy sẽ đưa đến “khả năng rất vững chắc” để hai giáo hội đưa ra lời chứng chung liên quan đến vấn đề tính dục con người, điều “rất cần thiết trong thế giới hôm nay”. Đức Hồng y Kasper đau buồn vì đối thoại giữa Liên Hiệp Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo La Mã đã bị làm tổn thương trầm trọng qua vấn đề phong chức linh mục nữ giới và đồng tính luyến ái. Ngài cũng nhận xét rằng những diễn biến này cũng gây cho Liên Hiệp bước vào một giai đoạn tranh cãi.
“Nhiều người trong anh em lo lắng, hết sức ưu phiền về nguy cơ tan vỡ. Trong viễn cảnh như thế, ai sẽ là đối tác trong cuộc đối thoại của chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể dấn thân một cách thích đáng và trung thực trong cuộc đàm luận với những người chia sẻ những khía cạnh của Công Giáo về những điểm hiện còn đang tranh cãi, và ai không đồng ý với những diễn biến này trong Liên Hiệp Anh Giáo hay nhất là trong những địa phận?”. Ngài nói rằng quyết định cho phép truyền chức cho nữ giới trong 28 địa phận Anh Giáo đã ngụ ý rút khỏi lập trường chung của tất cả giáo hội của ngàn năm thứ nhất. Khía cạnh Công Giáo trong Liên Hiệp Anh Giáo vốn đã đang dời đến “gần hơn khoảng cách to lớn” đối với các giáo Hội Tin Lành vào thế kỷ 16.
Bình luận của Đức Hồng y Kasper là một trong hàng loạt phát biểu thận trọng diễn tả sự mất tinh thần đã được bộc lộ trong hội nghị.
Bài diễn văn của Đức Hồng y hôm 30/07 đã được sự chú ý của hơn 150 giám mục trong một gian phòng có sức chứa 50 người.
Đức Hồng y Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ Hiệp nhất Kitô giáo đã nhắc cho các đại biểu hội nghị về giáo lý của Hội Thánh Công Giáo về đồng tính luyến ái: “Giáo huấn này được dựa trên Cựu Ước và Tân Ước, trung thành với Kinh Thánh và truyền thống Tông Đồ là tuyệt đối”. Trích dẫn từ một văn bản chủ chốt trong quan hệ giữa Công Giáo và Anh Giáo, ngài nói: “Đồng tính luyến ái là hành vi bừa bãi phải bị lên án; cách tiếp cận truyền thống về đồng tính luyến ái là toàn diện... Liên Hiệp Anh Giáo cần đưa ra một tuyên bố rõ ràng về chủ đề này”.
Một tuyên bố như vậy sẽ đưa đến “khả năng rất vững chắc” để hai giáo hội đưa ra lời chứng chung liên quan đến vấn đề tính dục con người, điều “rất cần thiết trong thế giới hôm nay”. Đức Hồng y Kasper đau buồn vì đối thoại giữa Liên Hiệp Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo La Mã đã bị làm tổn thương trầm trọng qua vấn đề phong chức linh mục nữ giới và đồng tính luyến ái. Ngài cũng nhận xét rằng những diễn biến này cũng gây cho Liên Hiệp bước vào một giai đoạn tranh cãi.
“Nhiều người trong anh em lo lắng, hết sức ưu phiền về nguy cơ tan vỡ. Trong viễn cảnh như thế, ai sẽ là đối tác trong cuộc đối thoại của chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể dấn thân một cách thích đáng và trung thực trong cuộc đàm luận với những người chia sẻ những khía cạnh của Công Giáo về những điểm hiện còn đang tranh cãi, và ai không đồng ý với những diễn biến này trong Liên Hiệp Anh Giáo hay nhất là trong những địa phận?”. Ngài nói rằng quyết định cho phép truyền chức cho nữ giới trong 28 địa phận Anh Giáo đã ngụ ý rút khỏi lập trường chung của tất cả giáo hội của ngàn năm thứ nhất. Khía cạnh Công Giáo trong Liên Hiệp Anh Giáo vốn đã đang dời đến “gần hơn khoảng cách to lớn” đối với các giáo Hội Tin Lành vào thế kỷ 16.
Bình luận của Đức Hồng y Kasper là một trong hàng loạt phát biểu thận trọng diễn tả sự mất tinh thần đã được bộc lộ trong hội nghị.
Bài diễn văn của Đức Hồng y hôm 30/07 đã được sự chú ý của hơn 150 giám mục trong một gian phòng có sức chứa 50 người.
Sự hiện diện của ĐTC Benedictô XVI đánh thức lòng nhiệt thành của người Công giáo vùng Bắc Italia
Peter Nguyễn Minh Trung
17:07 01/08/2008
ROME (CNA) - Vùng Alto Adige nước Italia nơi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đang nghỉ hè có nhiều cộng đồng Công giáo nói tiếng Đức định cư, nơi đây tuy nhỏ nhưng những cư dân của nó đang trải nghiệm sự khôi phục đức tin qua sự hiện diện của Đức Thánh Cha trong khu vực này.
Đức cha Wilhelm Egger, Giám mục giáo phận Bolzano-Bressanone cho các phóng viên biết sự nhiệt tình và hăng hái của những cư dân địa phương, bất kể là người nói tiếng Đức hay tiếng Italia, đều biểu lộ bằng sự chào đón Đức Thánh Cha thật nồng nhiệt và đông đảo hôm thứ hai vừa qua khi ngài đến Bressanone.
Đức cha Egger nói thêm, hàng ngàn người dân trong vùng đã yêu cầu cho họ được phép tham dự buổi đọc kinh truyền tin với Đức Thánh Cha vào hai ngày 03 và 10 tháng 08 tới. Đây là một trong số ít những hoạt động với cộng đồng mà Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự trong suốt kỳ nghỉ.
Các giới chức cho hay các màn hình TV khổng lồ sẽ được dựng lên gần Nhà thờ chánh tòa Bressanone để đám đông lớn có thể xem thấy diễn biến.
Huy hiệu Giáo hoàng đã được treo bên trên cổng chính vào nhà thờ chánh tòa để nhắc nhớ "nhiều lần Giáo sư và Hồng Y Ratzinger đã cầu nguyện trong chính nhà thờ này, cử hành thánh lễ và công bố Lời Chúa."
Hội đồng thành phố Bressanone đã vừa thông qua việc Đức Thánh Cha sẽ trở thành một công dân danh dự của thành phố. Một nghi lễ nhỏ và riêng tư sẽ diễn ra vào ngày 09 tháng 08 tại Chủng Viện Bressanone để trao tặng quyền công dân danh dự cho Đức Thánh Cha.
Đức cha Wilhelm Egger, Giám mục giáo phận Bolzano-Bressanone cho các phóng viên biết sự nhiệt tình và hăng hái của những cư dân địa phương, bất kể là người nói tiếng Đức hay tiếng Italia, đều biểu lộ bằng sự chào đón Đức Thánh Cha thật nồng nhiệt và đông đảo hôm thứ hai vừa qua khi ngài đến Bressanone.
Đức cha Egger nói thêm, hàng ngàn người dân trong vùng đã yêu cầu cho họ được phép tham dự buổi đọc kinh truyền tin với Đức Thánh Cha vào hai ngày 03 và 10 tháng 08 tới. Đây là một trong số ít những hoạt động với cộng đồng mà Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự trong suốt kỳ nghỉ.
Các giới chức cho hay các màn hình TV khổng lồ sẽ được dựng lên gần Nhà thờ chánh tòa Bressanone để đám đông lớn có thể xem thấy diễn biến.
Huy hiệu Giáo hoàng đã được treo bên trên cổng chính vào nhà thờ chánh tòa để nhắc nhớ "nhiều lần Giáo sư và Hồng Y Ratzinger đã cầu nguyện trong chính nhà thờ này, cử hành thánh lễ và công bố Lời Chúa."
Hội đồng thành phố Bressanone đã vừa thông qua việc Đức Thánh Cha sẽ trở thành một công dân danh dự của thành phố. Một nghi lễ nhỏ và riêng tư sẽ diễn ra vào ngày 09 tháng 08 tại Chủng Viện Bressanone để trao tặng quyền công dân danh dự cho Đức Thánh Cha.
Quan ngại về việc Obama có thể chọn người Công giáo ủng hộ phá thai tranh cử chức phó tổng thống
Phụng Nghi
12:15 01/08/2008
Chicago (Fidelis) – Cử tri Công giáo, đã quen tai với những tin đồn đoán về các ứng cử viên chức vụ phó tổng thống, hiện bày tỏ mối quan tâm về những tin tức cho hay Thượng nghị sĩ Barack Obama đang nghiêm chỉnh cứu xét việc chọn một người Công giáo ủng hộ phá thai ra đứng chung liên danh tranh cử. Theo bình luận của Fidelis, một nhóm biện hộ Công giáo toàn quốc, thì một sự chọn lựa như thế sẽ là một xỉ nhục lớn cho những cử tri Công giáo còn đang định giá công việc ứng cử của ông.
Brian Burch, chủ tịch của Fidelis phát biểu: “Chọn một người Công giáo ủng hộ phá thai ra tranh cử chức vụ phó tổng thống sẽ bị coi là một cú đấm mạnh vào mọi nỗ lực bộ máy tranh cử của Obama đang nhắm tới cử tri Công giáo. Cả các Giám mục lẫn giáo dân vẫn tiếp tục vật lộn với tai tiếng gây ra do các chính trị gia Công giáo nổi tiếng có lập trường ủng hộ phá thai, và việc chọn lựa một người Công giáo ủng hô phá thai đứng chung liên danh sẽ có hậu quả là gãi vào vết thương sâu đang mưng mủ trong Giáo hội Công giáo Hoa kỳ.”
Gần đây nhất, người ta thảo luận đến việc coi Thống đốc bang Virgina Tim Kaine như người thích hợp đứng chung liên danh với Obama, căn cứ vào đức tin Công giáo và quan điểm có vẻ như “phò sinh” của ông ta.
Lời ông Burch: “Tim Kaine đáng được một số tán thưởng vì đã ủng hộ việc cấm phá thai ở giai đoạn thai nhi đã lớn, nhưng cũng rõ rệt cho biết ông hoàn toàn ủng hộ quyền giết trẻ em trong bào thai, trái ngược với giáo huấn của Giáo hội mình.”
“Chống đối lại hành vi dã man giết hại trẻ em, như thế là tốt hơn Barack Obama đấy, nhưng còn khó mà được coi là người phò sinh. Vậy mà thật đáng buồn vì Kaine tỏ ra là một chính trị gia miệng thì tuyên bố “chống đối với tư cách cá nhân” nhưng vẫn từ chối không ủng hộ bất cứ nỗ lực nào có ý nghĩa nhằm ngăn chận nạn phá thai tại Mỹ.”
Thống đốc bang Kansas là Kathleen Sebelius cũng được nhiều người chú ý, coi như có thể đứng chung liên danh với Obama. Nhưng chính vị Giám mục giáo phận của bà đã yêu cầu bà đừng lên rước lễ, vì bà đã chống đối gắt gao mọi nỗ lực nhằm ngăn chận phụ nữ và trẻ em khỏi thảm nạn phá thai. Vị thống đốc Công giáo này cũng đã mới đây ngang nhiên tiếp đón, tại dinh thống đốc, ông bác sĩ George Tiller nổi tiếng phá thai vào giai đoạn chót của thai nhi.
Các Thượng nghị sĩ Joe Biden và Chris Dodd cũng được đề cập tới như những người có thể được lựa ra tranh cử chức phó tổng thống. Cả hai ông đều nổi tiếng là những người ủng hộ phá thai, liên tục bỏ phiếu ủng hộ tệ nạn này. Dodd mới đây cũng đã xỉ nhục hàng triệu người Công giáo với hành động lên nhận Mình thánh Chúa trong một thánh lễ do ĐGH Bênêđictô XVI cử hành.
“Căn cứ trên lập trường về phá thai của ông, mọi người đều nghĩ là Thượng nghị sĩ Obama sẽ lựa một ứng cử viên ủng hộ phá thai ra tranh chức vụ phó tổng thống. Nhưng chọn một người Công giáo công khai chối bỏ giáo huấn của đạo mình về vấn đề “căn cội” này, có thể là một tai họa. Cứ hỏi John Kerry hay Rudy Giuliani thì biết.”
Nguồn: Fidelis)
Brian Burch, chủ tịch của Fidelis phát biểu: “Chọn một người Công giáo ủng hộ phá thai ra tranh cử chức vụ phó tổng thống sẽ bị coi là một cú đấm mạnh vào mọi nỗ lực bộ máy tranh cử của Obama đang nhắm tới cử tri Công giáo. Cả các Giám mục lẫn giáo dân vẫn tiếp tục vật lộn với tai tiếng gây ra do các chính trị gia Công giáo nổi tiếng có lập trường ủng hộ phá thai, và việc chọn lựa một người Công giáo ủng hô phá thai đứng chung liên danh sẽ có hậu quả là gãi vào vết thương sâu đang mưng mủ trong Giáo hội Công giáo Hoa kỳ.”
Gần đây nhất, người ta thảo luận đến việc coi Thống đốc bang Virgina Tim Kaine như người thích hợp đứng chung liên danh với Obama, căn cứ vào đức tin Công giáo và quan điểm có vẻ như “phò sinh” của ông ta.
Lời ông Burch: “Tim Kaine đáng được một số tán thưởng vì đã ủng hộ việc cấm phá thai ở giai đoạn thai nhi đã lớn, nhưng cũng rõ rệt cho biết ông hoàn toàn ủng hộ quyền giết trẻ em trong bào thai, trái ngược với giáo huấn của Giáo hội mình.”
“Chống đối lại hành vi dã man giết hại trẻ em, như thế là tốt hơn Barack Obama đấy, nhưng còn khó mà được coi là người phò sinh. Vậy mà thật đáng buồn vì Kaine tỏ ra là một chính trị gia miệng thì tuyên bố “chống đối với tư cách cá nhân” nhưng vẫn từ chối không ủng hộ bất cứ nỗ lực nào có ý nghĩa nhằm ngăn chận nạn phá thai tại Mỹ.”
Thống đốc bang Kansas là Kathleen Sebelius cũng được nhiều người chú ý, coi như có thể đứng chung liên danh với Obama. Nhưng chính vị Giám mục giáo phận của bà đã yêu cầu bà đừng lên rước lễ, vì bà đã chống đối gắt gao mọi nỗ lực nhằm ngăn chận phụ nữ và trẻ em khỏi thảm nạn phá thai. Vị thống đốc Công giáo này cũng đã mới đây ngang nhiên tiếp đón, tại dinh thống đốc, ông bác sĩ George Tiller nổi tiếng phá thai vào giai đoạn chót của thai nhi.
Các Thượng nghị sĩ Joe Biden và Chris Dodd cũng được đề cập tới như những người có thể được lựa ra tranh cử chức phó tổng thống. Cả hai ông đều nổi tiếng là những người ủng hộ phá thai, liên tục bỏ phiếu ủng hộ tệ nạn này. Dodd mới đây cũng đã xỉ nhục hàng triệu người Công giáo với hành động lên nhận Mình thánh Chúa trong một thánh lễ do ĐGH Bênêđictô XVI cử hành.
“Căn cứ trên lập trường về phá thai của ông, mọi người đều nghĩ là Thượng nghị sĩ Obama sẽ lựa một ứng cử viên ủng hộ phá thai ra tranh chức vụ phó tổng thống. Nhưng chọn một người Công giáo công khai chối bỏ giáo huấn của đạo mình về vấn đề “căn cội” này, có thể là một tai họa. Cứ hỏi John Kerry hay Rudy Giuliani thì biết.”
Nguồn: Fidelis)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kết thúc đợt Tập Huấn ứng phó đại dịch HIV ở Saigòn
Joseph Thiện
17:01 01/08/2008
SAIGÒN - Đứng trước đại dịch HIV/AIDS đang ngày một lây lan tăng cao trong cộng đồng xã hội, tại Việt Nam cứ 15 phút lại có thêm 1 người nhiễm HIV, để góp phần tích cực với nhiều hoạt động chăm sóc, chữa trị, tuyên truyền phòng chống, giảm kì thị và chống phân biệt kì đối xử của giới Công giáo Việt Nam. Tại Trung tâm Phao-lô Nguyễn Văn Bình số 43 Nguyễn Thông, Q.3, Tp.HCM, trong ba ngày 28, 29 và 30/07/2008, Ủy Ban Bác Ái Xã Hội HĐGMVN phối hợp cùng CLB Phao-lô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức khóa tập huấn “Nâng Cao Năng Lực Ứng Phó Đại Dịch HIV và Trau Dồi Kiến Thức Tính Dục Học Ứng Dụng” cho khoảng 160 tu sĩ nam nữ thuộc gần 40 hội dòng đến từ nhiều tỉnh thành đã đang và sẽ phục vụ những người có H đã kết thúc. Tham gia ban giảng huấn lần này ngoài các linh mục ra số bác sĩ, chuyên viên hầu hết thuộc giới Công giáo và tất cả đều có nhiều năm hoạt động trong lãnh vực phục vụ người có HIV/AIDS.
Trong đợt tập huấn lần này các tham dự viên đã được Lm Nguyễn Ngọc Sơn, phó chủ tịch UB. Bác Ái Xã Hội – Lm Phao-lô Nguyễn Thái Hợp (O.P), Chủ nhiệm CLB Phao-lô Nguyễn Văn Bình – Linh mục GB. Phương Đình Toại, Trưởng ban Phòng chống AIDS thuộc Tòa Giám mục Gp. Tp.HCM chia sẻ những kinh nghiệm, những vấn đề về luân lý và mục vụ liên quan tới những vấn đề HIV và giới tính. Bên cạnh đó những kiến thức về HIV, cách điều trị và chăm sóc, giảm kỳ thị và chống phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS cũng đã được Thạc sĩ Tâm Đan; Bs. Bùi Duy Luật, Ô. Đinh Viết Dự trình bày. Điểm nổi bật trong phần trình bày của Bs. Nguyễn Đăng Phấn với đề tài “Điều trị và chăm sóc người có HIV/AIDS”, ngoài những kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn thuộc lãnh vực Y khoa, ông còn nhấn mạnh đến yếu tố tâm linh khi chữa trị và chăm sóc người có H, đặc biệt đối với người Công giáo việc chăm sóc đời sống tâm linh phải trở thành đặc thù với quan điểm “để giúp lành bệnh cần có ba yếu tố kết hợp: Kỹ thuật, thuốc men và tâm linh”. Một số những kiến thức về giới tính và Tính dục học Ứng dụng để phòng chống HIV/AIDS đã được Bs. Nguyễn Hoàng Tâm, Bs. Lan Hải trình bày.
Sau mỗi buổi học các tham dự viên đều có thảo luận, nêu thắc mắc và đã được các thuyết trình viên trả lời cặn kẽ, tham gia trả lời các thắc mắc của tham dự viên thuộc lãnh vực chuyên môn ngoài các thuyết trình viên, còn có sự tham dự của Bs. Nguyễn Phúc Quang Điền, Bs. Nguyễn Thị Mỹ Xuân, Bs. Ngọc, chị Nguyễn Thị Ngân chuyên viên tư vấn cho người có HIV. Bầu khí trong hội trường dường như nóng lên với những vấn nạn thuộc về luân lý và giáo lý Công giáo cho phép và không cho phép như: những phương pháp ngừa thai, thụ thai không tự nhiên, vấn đề có con và biện pháp sử dụng bao cao su đối với những người có H đã được các linh mục có mặt tại hội trường giải đáp dựa trên thần học và giáo lý Công giáo một cách thuyết phục.
Trong suất đợt tập huấn này, Ban tổ chức cũng đã trang bị những phương tiện nghe nhìn hiện đại, các công cụ kỹ thuật số. Tất cả các nội dung chuyển tải đã trở nên sinh động và hấp dẫn do được thực hiện trên phần mềm ứng dụng Power Point giúp cho tham dự viên dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới lạ. Tham dự viên cũng nhận được tài liệu khá đầy đủ và rất cần thiết về HIV/AIDS của Đức ông Robert J. Vitillo, Cố vấn đặc biệt về HIV/AIDS cho Caritas Internationalis kiêm Chủ tịch Catholic HIV and AIDS NetWork (CHAN); tài liệu về Pháp luật phòng chống HIV/AIDS; Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam; toàn bộ nội dung thuyết trình của các thuyết trình viên bằng bản in và phần mềm vi tính trên đĩa CD ngõ hầu tham dự viên có thể sử dụng sau này cho công việc truyền thông phòng chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử; chăm sóc, chữa trị cho người có H. Ban tổ chức cũng còn thực hiện bữa ăn trưa, và chỗ nghỉ cho những tham dự viên đến từ xa có nhu cầu.
Về phía học viên với tinh thần tích cực học tập và mạnh dạn nêu những thắc mắc đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, như chị Thủy đến từ Hải Phòng cho biết, chị cũng đã từng tham dự một số đợt tập huấn do UB. Phòng chống AIDS tại địa phương tổ chức, nhưng trong đợt này chị nhận thấy có nhiều điều mới lạ trong kiến thức, và đặc biệt có phần kết hợp yếu tố chuyên môn và yếu tố tâm linh trong việc chăm sóc và chữa trị cho người có H, chị nói sẽ mang những kiến thức thu thập được trong đợt tập huấn này về phổ biến tại địa phương.
Linh mục Phao-lô Nguyễn Thái Hợp trong phần đúc kết đã kêu gọi mọi tìn hữu Ki-tô giáo cần noi gương người Samaria nhân hâu khi thấy người gặp nạn bên đường đã không bỏ đi và còn ra tay cứu giúp mà không đặt vấn đề người gặp nạn là ai, Lm. Hợp cũng còn động viên và kêu gọi các tu sĩ cần dấn thân nhiều hơn trong hoạt động mục vụ giúp đỡ người có HIV/AIDS, tuyên truyền giáo dục giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người có H, những giáo dân có năng lực và đức tin, có chuyên môn và tâm linh cũng nên thiện nguyện thể hiện sứ vụ người Ki-tô hữu trong công việc chăm sóc, chữa trị những anh chị em đang mắc phải căn bệnh thế kỷ và hạn chế lây lan trong cộng đồng để góp phần ngăn chặn đại dịch này trong xã hội.
Về phía Ban tổ chức cũng cho biết, sẽ cố gắng có nhiều hơn nữa những đợt tập huấn với nội dung đi từ cơ bản đến nâng cao, và nếu được tại nhiều nơi khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều thành phần, nhiều giới cần trang bị thêm những kiến thức về HIV/AIDS, những kỹ năng chăm sóc và chữa trị cho người có H, để giới Công giáo ngày càng tham dự tích cực và mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu trong việc ngăn chặn đại dịch này, ngày càng giảm thiểu những người mang trong mình căn bệnh thế kỷ khi nền văn minh nhân loại chưa tìm ra phương cách ngăn ngừa và chữa trị căn bệnh này hữu hiệu.
Cuối khóa tập huấn, các tham dự viên cũng đã được giao lưu với người có H đến từ các mái ấm của người Công giáo như: mái ấm Mai Tâm của Ban mục vụ Phòng chống AIDS thuộc TGM Gp. Tp.HCM, nhà mở Mai Anh của Nhóm Đức Tin & Văn Hóa, Nhà Cỏ, Nhà Cầu Dừa, v.v.. Những người có H trong buổi giao lưu này cũng nói nên nguyện vọng mong và dường như cũng là nguyện vọng của nhiều người có H đang sống rải rác khắp nơi mong muốn ngày càng có nhiều nhà mở, điểm chữa trị từ thiện của người Công giáo như Phòng khám Mai Khôi, Phòng khám Phú Trung, …vì nơi đây họ được tiếp đón là một con người, với nhân vị được tôn trọng và được chăm sóc tận tình chu đáo.
Cuối đợt tập huấn các tham dự viên cũng đã được cấp giấy chứng nhận. Và đợt tập huấn đã kết thúc bằng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa. Thiết nghĩ những đợt tập huấn như trên là hành động thiết thực sống Phúc âm giữa lòng dân tộc của giới Công giáo và đồng hành cùng dân tộc, góp phần xây dựng xã hội, với tinh thần “sống tốt đời đẹp đạo” như lời mời gọi trong thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Trong đợt tập huấn lần này các tham dự viên đã được Lm Nguyễn Ngọc Sơn, phó chủ tịch UB. Bác Ái Xã Hội – Lm Phao-lô Nguyễn Thái Hợp (O.P), Chủ nhiệm CLB Phao-lô Nguyễn Văn Bình – Linh mục GB. Phương Đình Toại, Trưởng ban Phòng chống AIDS thuộc Tòa Giám mục Gp. Tp.HCM chia sẻ những kinh nghiệm, những vấn đề về luân lý và mục vụ liên quan tới những vấn đề HIV và giới tính. Bên cạnh đó những kiến thức về HIV, cách điều trị và chăm sóc, giảm kỳ thị và chống phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS cũng đã được Thạc sĩ Tâm Đan; Bs. Bùi Duy Luật, Ô. Đinh Viết Dự trình bày. Điểm nổi bật trong phần trình bày của Bs. Nguyễn Đăng Phấn với đề tài “Điều trị và chăm sóc người có HIV/AIDS”, ngoài những kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn thuộc lãnh vực Y khoa, ông còn nhấn mạnh đến yếu tố tâm linh khi chữa trị và chăm sóc người có H, đặc biệt đối với người Công giáo việc chăm sóc đời sống tâm linh phải trở thành đặc thù với quan điểm “để giúp lành bệnh cần có ba yếu tố kết hợp: Kỹ thuật, thuốc men và tâm linh”. Một số những kiến thức về giới tính và Tính dục học Ứng dụng để phòng chống HIV/AIDS đã được Bs. Nguyễn Hoàng Tâm, Bs. Lan Hải trình bày.
Sau mỗi buổi học các tham dự viên đều có thảo luận, nêu thắc mắc và đã được các thuyết trình viên trả lời cặn kẽ, tham gia trả lời các thắc mắc của tham dự viên thuộc lãnh vực chuyên môn ngoài các thuyết trình viên, còn có sự tham dự của Bs. Nguyễn Phúc Quang Điền, Bs. Nguyễn Thị Mỹ Xuân, Bs. Ngọc, chị Nguyễn Thị Ngân chuyên viên tư vấn cho người có HIV. Bầu khí trong hội trường dường như nóng lên với những vấn nạn thuộc về luân lý và giáo lý Công giáo cho phép và không cho phép như: những phương pháp ngừa thai, thụ thai không tự nhiên, vấn đề có con và biện pháp sử dụng bao cao su đối với những người có H đã được các linh mục có mặt tại hội trường giải đáp dựa trên thần học và giáo lý Công giáo một cách thuyết phục.
Trong suất đợt tập huấn này, Ban tổ chức cũng đã trang bị những phương tiện nghe nhìn hiện đại, các công cụ kỹ thuật số. Tất cả các nội dung chuyển tải đã trở nên sinh động và hấp dẫn do được thực hiện trên phần mềm ứng dụng Power Point giúp cho tham dự viên dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới lạ. Tham dự viên cũng nhận được tài liệu khá đầy đủ và rất cần thiết về HIV/AIDS của Đức ông Robert J. Vitillo, Cố vấn đặc biệt về HIV/AIDS cho Caritas Internationalis kiêm Chủ tịch Catholic HIV and AIDS NetWork (CHAN); tài liệu về Pháp luật phòng chống HIV/AIDS; Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam; toàn bộ nội dung thuyết trình của các thuyết trình viên bằng bản in và phần mềm vi tính trên đĩa CD ngõ hầu tham dự viên có thể sử dụng sau này cho công việc truyền thông phòng chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử; chăm sóc, chữa trị cho người có H. Ban tổ chức cũng còn thực hiện bữa ăn trưa, và chỗ nghỉ cho những tham dự viên đến từ xa có nhu cầu.
Về phía học viên với tinh thần tích cực học tập và mạnh dạn nêu những thắc mắc đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, như chị Thủy đến từ Hải Phòng cho biết, chị cũng đã từng tham dự một số đợt tập huấn do UB. Phòng chống AIDS tại địa phương tổ chức, nhưng trong đợt này chị nhận thấy có nhiều điều mới lạ trong kiến thức, và đặc biệt có phần kết hợp yếu tố chuyên môn và yếu tố tâm linh trong việc chăm sóc và chữa trị cho người có H, chị nói sẽ mang những kiến thức thu thập được trong đợt tập huấn này về phổ biến tại địa phương.
Linh mục Phao-lô Nguyễn Thái Hợp trong phần đúc kết đã kêu gọi mọi tìn hữu Ki-tô giáo cần noi gương người Samaria nhân hâu khi thấy người gặp nạn bên đường đã không bỏ đi và còn ra tay cứu giúp mà không đặt vấn đề người gặp nạn là ai, Lm. Hợp cũng còn động viên và kêu gọi các tu sĩ cần dấn thân nhiều hơn trong hoạt động mục vụ giúp đỡ người có HIV/AIDS, tuyên truyền giáo dục giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người có H, những giáo dân có năng lực và đức tin, có chuyên môn và tâm linh cũng nên thiện nguyện thể hiện sứ vụ người Ki-tô hữu trong công việc chăm sóc, chữa trị những anh chị em đang mắc phải căn bệnh thế kỷ và hạn chế lây lan trong cộng đồng để góp phần ngăn chặn đại dịch này trong xã hội.
Về phía Ban tổ chức cũng cho biết, sẽ cố gắng có nhiều hơn nữa những đợt tập huấn với nội dung đi từ cơ bản đến nâng cao, và nếu được tại nhiều nơi khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều thành phần, nhiều giới cần trang bị thêm những kiến thức về HIV/AIDS, những kỹ năng chăm sóc và chữa trị cho người có H, để giới Công giáo ngày càng tham dự tích cực và mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu trong việc ngăn chặn đại dịch này, ngày càng giảm thiểu những người mang trong mình căn bệnh thế kỷ khi nền văn minh nhân loại chưa tìm ra phương cách ngăn ngừa và chữa trị căn bệnh này hữu hiệu.
Cuối khóa tập huấn, các tham dự viên cũng đã được giao lưu với người có H đến từ các mái ấm của người Công giáo như: mái ấm Mai Tâm của Ban mục vụ Phòng chống AIDS thuộc TGM Gp. Tp.HCM, nhà mở Mai Anh của Nhóm Đức Tin & Văn Hóa, Nhà Cỏ, Nhà Cầu Dừa, v.v.. Những người có H trong buổi giao lưu này cũng nói nên nguyện vọng mong và dường như cũng là nguyện vọng của nhiều người có H đang sống rải rác khắp nơi mong muốn ngày càng có nhiều nhà mở, điểm chữa trị từ thiện của người Công giáo như Phòng khám Mai Khôi, Phòng khám Phú Trung, …vì nơi đây họ được tiếp đón là một con người, với nhân vị được tôn trọng và được chăm sóc tận tình chu đáo.
Cuối đợt tập huấn các tham dự viên cũng đã được cấp giấy chứng nhận. Và đợt tập huấn đã kết thúc bằng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa. Thiết nghĩ những đợt tập huấn như trên là hành động thiết thực sống Phúc âm giữa lòng dân tộc của giới Công giáo và đồng hành cùng dân tộc, góp phần xây dựng xã hội, với tinh thần “sống tốt đời đẹp đạo” như lời mời gọi trong thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam có thêm 8 Tân Linh Mục và 4 Phó Tế
Francesco Đức Thịnh
17:28 01/08/2008
Nhóm giới trẻ Pháp xây cầu vùng dân tộc Mường, giáo xứ Mường Riệc, TGP Hà Nội
TGP Hà Nội
08:55 01/08/2008
HÒA BÌNH - Sau những ngày Đại hội Giới trẻ Thế giới 2008 tại Sydney, một đoàn giới trẻ Pháp của giáo phận Créteil đã đến Hà nội vừa để viếng thăm một miền đất vốn đã in đậm dấu ấn trong ký ức của người Pháp, vừa để tìm hiểu về giáo hội Việt nam mà các nước Âu Tây vẫn coi là một giáo hội năng động, tràn đầy sức sống dù phải trải qua nhiều hoàn cảnh khó khăn, vừa để góp phần tham gia xây dựng một quê hương còn rất nghèo nàn thiếu thốn.
Photos: Nhóm giới trẻ Pháp cùng các bạn Việt Nam xây cầu vùng dân tộc Mường
Đoàn đã được cha Giuse Lê danh Tường và thày Phêrô Tạ văn Thướng dẫn vào thăm vùng Mường Riệc. Tại đây đã có sẵn nhóm sinh viên Hải Hà, hằng năm tình nguyện vào chung sống và giúp bồi dưỡng văn hóa cho các trẻ em dân tộc Mường tại vùng đất bán sơn địa nghèo khổ này. Hai đoàn gặp gỡ nhau thật vui tươi. Sau khi đã thăm hỏi nhau với thứ ngôn ngữ pha tạp vừa Pháp vừa Anh vừa Việt vừa Mường rất vui tươi và chắc chắn rất dễ hiểu với những cử chỉ vừa bằng tay, vừa bằng đầu, vừa bằng mắt, cả hai đoàn bắt tay vào xây dựng một cây cầu cho dân làng Mường Riệc.
Có lẽ chẳng còn cảnh tượng nào vui tươi và thắm đượm tình nghĩa hơn. Các bạn sinh viên Pháp bên cạnh các bạn sinh viên Việt nam lao động cật lực dưới ánh nắng gay gắt của tháng 7 miền Bắc. Thanh niên thiếu nữ trong làng cũng không chịu thua sự hăng say của các bạn sinh viên, lăn xả vào trộn hồ, đào móng. Các trẻ em không tò mò đứng nhìn, nhưng chủ động tiếp nước mời khoai trong những phút giải lao thư giãn.
Buổi chiều, sau những giờ lao động vất vả, mọi người quây quần bên nhau vui chơi ca hát. Đẹp biết bao các bạn Pháp nắm tay các bạn Mường và Việt múa hát tưng bừng. Đống lửa bập bùng vừa tạo nét vui tươi cho vùng rừng núi hoang sơ vừa dùng để nướng khoai sắn điểm tô cho buổi sinh họat thêm hương vị đậm đà.
Sau 3 ngày công tác, đoàn giới trẻ Pháp trở về Hà nội chào thăm Đức Tổng Giám mục. Trong buổi chia sẻ, nhiều bạn không cầm được giọt lệ vì những cảm xúc còn đầy ứ trong tâm tư nay mới được phát lộ. Các bạn đã tường trình với Đức Tổng về những cảm nghiệm trong mấy ngày qua. Anne nói rằng đây là lần đầu tiên họ được sống đức tin một cách cụ thể và sống động như thế. Antoine rất ngưỡng mộ tinh thần cộng đoàn, nếp sống tập thể mà hiện nay không còn tìm thấy bên Pháp. Marie nói rằng cảm thấy thật hạnh phúc vì có thể làm được một điều gì dù bé nhỏ nhưng ích lợi. Christophe nói nếu không đến nơi thì không thể mường tượng ra cảnh sống thiếu thốn của bà con vùng rẻo cao này. Và nhận thấy một cây cầu tuy bé nhỏ nhưng ích lợi biết bao. Tất cả đều quả quyết rằng đây là một kỷ niệm khó quên trong đời, sẽ ghi đậm dấu ấn trong cuộc sống, sẽ biến đổi lối nhìn về con người và cuộc đời và nhất là sẽ củng cố đức tin của các bạn.
Đáp lời, Đức Tổng Giuse cám ơn sự hiện diện của các bạn trẻ. Sự hiện diện này nói lên tình hiệp thông trong Hội Thánh, tình liên đới giữa hai Giáo hội Pháp và Việt nam vốn có từ lâu, nay được tiếp nối, được nhân rộng và lan cả đến những miền hẻo lánh xa xôi với sự hiện diện của đoàn giới trẻ của giáo phận Créteil. Sự hiện diện tích cực của các bạn cũng củng cố đức tin của các bạn trẻ và cả dân tộc Mường vốn bị cô lập và gặp rất nhiều khó khăn trong việc hành đạo. Sự hiện diện này cũng khuyến khích các bạn Mường hãy sống đức tin một cách cụ thể bằng những việc làm hữu ích cho tha nhân.
Buổi chia sẻ sẽ vô tận với những cảm xúc dâng trào. Nhưng các bạn trẻ Créteil còn phải đi phố Hà nội trước khi ra phi trường về nước. Nên Đức Tổng đã chủ động kết thúc bằng trao quà lưu niệm cho các bạn trẻ. Các bạn nói sẽ mang những chiếc nón lá Việt nam về như một kỷ niệm quý giá, nhưng sẽ mang cả vùng Mường Riệc về trong trái tim và hứa sẽ quay trở lại khi có dịp.
Photos: Nhóm giới trẻ Pháp cùng các bạn Việt Nam xây cầu vùng dân tộc Mường
Cùng góp những bàn tay |
Có lẽ chẳng còn cảnh tượng nào vui tươi và thắm đượm tình nghĩa hơn. Các bạn sinh viên Pháp bên cạnh các bạn sinh viên Việt nam lao động cật lực dưới ánh nắng gay gắt của tháng 7 miền Bắc. Thanh niên thiếu nữ trong làng cũng không chịu thua sự hăng say của các bạn sinh viên, lăn xả vào trộn hồ, đào móng. Các trẻ em không tò mò đứng nhìn, nhưng chủ động tiếp nước mời khoai trong những phút giải lao thư giãn.
Đức TGM Hà Nội gặp gỡ anh chị em đoàn Pháp |
Sau 3 ngày công tác, đoàn giới trẻ Pháp trở về Hà nội chào thăm Đức Tổng Giám mục. Trong buổi chia sẻ, nhiều bạn không cầm được giọt lệ vì những cảm xúc còn đầy ứ trong tâm tư nay mới được phát lộ. Các bạn đã tường trình với Đức Tổng về những cảm nghiệm trong mấy ngày qua. Anne nói rằng đây là lần đầu tiên họ được sống đức tin một cách cụ thể và sống động như thế. Antoine rất ngưỡng mộ tinh thần cộng đoàn, nếp sống tập thể mà hiện nay không còn tìm thấy bên Pháp. Marie nói rằng cảm thấy thật hạnh phúc vì có thể làm được một điều gì dù bé nhỏ nhưng ích lợi. Christophe nói nếu không đến nơi thì không thể mường tượng ra cảnh sống thiếu thốn của bà con vùng rẻo cao này. Và nhận thấy một cây cầu tuy bé nhỏ nhưng ích lợi biết bao. Tất cả đều quả quyết rằng đây là một kỷ niệm khó quên trong đời, sẽ ghi đậm dấu ấn trong cuộc sống, sẽ biến đổi lối nhìn về con người và cuộc đời và nhất là sẽ củng cố đức tin của các bạn.
Cùng cầu nguyện cám tạ hồng ân Thiên Chúa |
Buổi chia sẻ sẽ vô tận với những cảm xúc dâng trào. Nhưng các bạn trẻ Créteil còn phải đi phố Hà nội trước khi ra phi trường về nước. Nên Đức Tổng đã chủ động kết thúc bằng trao quà lưu niệm cho các bạn trẻ. Các bạn nói sẽ mang những chiếc nón lá Việt nam về như một kỷ niệm quý giá, nhưng sẽ mang cả vùng Mường Riệc về trong trái tim và hứa sẽ quay trở lại khi có dịp.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn CGVN/HK xin các Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ giúp cập nhật địa chỉ
LM Joseph Nguyễn Thanh Liêm
10:36 01/08/2008
Nhắn Tin: Xin các Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ giúp cập nhật địa chỉ
Kính thưa qúy Đức ông và qúy Cha,
Vào mùa Hè hằng năm, thường có một số Linh mục được bài sai phục vụ tại một địa điểm mới. Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ & Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ kính xin qúy Cha vui lòng thông báo cho chúng con biết địa chỉ mới, số điện thoại và e-mail mỗi khi di chuyển, để danh sách anh em Linh mục chúng ta được cập nhật.
Chúng con đặc biệt xin chúc mừng qúy tân Linh mục trong thời gian gần đây, và xin qúy Cha giúp gửi cho chúng con được biết nhiệm sở phục vụ mới để chúng ta có dịp liên lạc với nhau.
Qua lời nhắn tin vào đầu tháng 7 vừa rồi, chúng con đã nhận được 67 thư hồi báo cho biết sự thay đổi liên hệ. Sau mùa phong chức năm 2008, nay có hơn 850 Linh mục Việt Nam hiện diện phục vụ tại Hoa Kỳ. Một lần nữa, kính xin qúy Đức ông vá qúy Cha tiếp tục giúp cập nhật địa chỉ mới mỗi khi có sự thay đổi.
Nếu sử dụng e-mail, xin gửi thông tin về Thư ký Văn phòng bantinliendoan@gmail.com
hoặc gửi qua đường Bưu Điện:
Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ
Rev. Joseph Nguyễn Thanh Liêm
231 Rothell Rd. Extension
Toccoa, GA 30577
Chân thành cám ơn qúy Đức ông và qúy Cha.
Văn phòng CĐGSTS & LĐCGVNHK, www.liendoanconggiao.org
Tin Đáng Chú Ý
Người dân Thái Bình tiếp tục khiếu kiện
BBC
11:08 01/08/2008
THÁI BÌNH - 10 ngày sau khi ông Phạm Trung Phồn, cựu chiến binh, 75 tuổi, sinh sống tại phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, bị chính quyền và công an tỉnh bắt giữ, người dân tiếp tục lên phường đòi quyền lợi.
Một nữ nông dân ở Phường Tiền Phong cho BBC Việt ngữ biết:
"Họ vẫn cứ ra đấy, vì đã xong công việc đâu mà về. Phải đòi hỏi quyền lợi, đã giải quyết hết đâu".
Vẫn theo người dân địa phương, trong số hơn 10 người bị bắt giữ trong cuộc bạo động hôm 23/4, ngày ông Phồn bị bắt, một người đàn ông ngoài 80 tuổi, ông Chớ và một phụ nữ khác có con tật nguyền ở nhà, đã được trả tự do.
Trong số những người bị cảnh sát chống bạo động bắt giữ, hai nhân vật được nhắc tên nhiều nhất sau ông Phồn, là bà Hiền và ông Hành, vẫn chưa được thả.
Báo 'Thái Bình' của Đảng Bộ Tỉnh này đã có một số bài ngắn với thời lượng hạn chế về vụ việc.
Gây rối trật tự?
Ông Hà Công Toàn, Phó Tổng Biên tập tờ 'Thái Bình' cho BBC biết quan điểm về vụ phản kháng bùng phát cách đây 10 hôm và về việc ông Phạm Trung Phồn bị bắt giữ. Ông Toàn nói:
"Chúng tôi nêu lại tình hình xảy ra ở phường đó với đánh giá tình hình chung chứ không đi sâu."
"Ông Phồn bị tội gây rối trật tự, vì đã có sự gây rối. Bên công an người ta đã có quyết định khởi tố, và đã đưa ra các tội danh. Công an và kiểm sát đã thống nhất về việc này."
Trong khi đó, một cán bộ hưu trí ở Phường Tiền Phong cho BBC biết bà con đều đánh giá cao ông Phồn.
Chính ông Phồn là người đề nghị quần chúng không gây mất trật tự hay bạo động. Vị cán bộ này nói:
"Ông Phồn tuyệt đối không gây rối. Ông ấy còn can ngăn bà con. Các cháu thanh niên ra đó, ông còn dặn dò các cháu ra đó đừng có động chạm sờ mó cái gì làm hỏng hóc các thứ ở đó."
"Đại khái là ông ấy không có chửi bới gì, chỉ có can ngăn thôi, nhưng bà con thì có chửi bới."
Vẫn người cán bộ hưu trí này cho hay người dân đã trở nên phẫn nộ khi cảnh sát ập tới hiện trường và thu giữ nồi cháo mà người dân nấu để ăn uống trong thời gian biểu tình ngồi.
Đồng thời, lực lượng an ninh được tăng cường từ tỉnh đã tịch thu một 'hòm công đức' mà người dân quyên góp được.
Nhiều người dân Tiền Phong hiện đang tiếp tục chờ đợi xem việc chính quyền sẽ xử lý ra sao trường hợp của ông Phồn.
Trong khi đó, dân yêu cầu chính quyền tiếp tục giải quyết quyền lợi bằng việc thực hiện các khoản tiền bồi hoàn đúng với giá cả thị trường cho phần đất đai nông nghiệp và đất 5% mà họ đã bị trưng thu hoặc có quyền lợi được hưởng.
Vụ việc ở Tiền Phong xảy ra sau hơn 10 năm nổ ra cuộc biểu tình của nông dân toàn tỉnh Thái Bình năm 1997 cũng với các lý phản đối bất công và tham nhũng ở chính quyền cơ sở.
(Nguồn: BBC July 31-07-2008)
Một nữ nông dân ở Phường Tiền Phong cho BBC Việt ngữ biết:
Nông dân Thái Bình khiếu kiện |
Vẫn theo người dân địa phương, trong số hơn 10 người bị bắt giữ trong cuộc bạo động hôm 23/4, ngày ông Phồn bị bắt, một người đàn ông ngoài 80 tuổi, ông Chớ và một phụ nữ khác có con tật nguyền ở nhà, đã được trả tự do.
Trong số những người bị cảnh sát chống bạo động bắt giữ, hai nhân vật được nhắc tên nhiều nhất sau ông Phồn, là bà Hiền và ông Hành, vẫn chưa được thả.
Báo 'Thái Bình' của Đảng Bộ Tỉnh này đã có một số bài ngắn với thời lượng hạn chế về vụ việc.
Gây rối trật tự?
Ông Hà Công Toàn, Phó Tổng Biên tập tờ 'Thái Bình' cho BBC biết quan điểm về vụ phản kháng bùng phát cách đây 10 hôm và về việc ông Phạm Trung Phồn bị bắt giữ. Ông Toàn nói:
"Chúng tôi nêu lại tình hình xảy ra ở phường đó với đánh giá tình hình chung chứ không đi sâu."
"Ông Phồn bị tội gây rối trật tự, vì đã có sự gây rối. Bên công an người ta đã có quyết định khởi tố, và đã đưa ra các tội danh. Công an và kiểm sát đã thống nhất về việc này."
Trong khi đó, một cán bộ hưu trí ở Phường Tiền Phong cho BBC biết bà con đều đánh giá cao ông Phồn.
Chính ông Phồn là người đề nghị quần chúng không gây mất trật tự hay bạo động. Vị cán bộ này nói:
"Ông Phồn tuyệt đối không gây rối. Ông ấy còn can ngăn bà con. Các cháu thanh niên ra đó, ông còn dặn dò các cháu ra đó đừng có động chạm sờ mó cái gì làm hỏng hóc các thứ ở đó."
"Đại khái là ông ấy không có chửi bới gì, chỉ có can ngăn thôi, nhưng bà con thì có chửi bới."
Vẫn người cán bộ hưu trí này cho hay người dân đã trở nên phẫn nộ khi cảnh sát ập tới hiện trường và thu giữ nồi cháo mà người dân nấu để ăn uống trong thời gian biểu tình ngồi.
Đồng thời, lực lượng an ninh được tăng cường từ tỉnh đã tịch thu một 'hòm công đức' mà người dân quyên góp được.
Nhiều người dân Tiền Phong hiện đang tiếp tục chờ đợi xem việc chính quyền sẽ xử lý ra sao trường hợp của ông Phồn.
Trong khi đó, dân yêu cầu chính quyền tiếp tục giải quyết quyền lợi bằng việc thực hiện các khoản tiền bồi hoàn đúng với giá cả thị trường cho phần đất đai nông nghiệp và đất 5% mà họ đã bị trưng thu hoặc có quyền lợi được hưởng.
Vụ việc ở Tiền Phong xảy ra sau hơn 10 năm nổ ra cuộc biểu tình của nông dân toàn tỉnh Thái Bình năm 1997 cũng với các lý phản đối bất công và tham nhũng ở chính quyền cơ sở.
(Nguồn: BBC July 31-07-2008)
Văn Hóa
Tâm sự của chiếc áo cũ sơn rách
Tuyết Mai
10:51 01/08/2008
Tâm Sự Của Chiếc Áo Cũ Sờn Rách
Chiều tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng: "Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn". Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá". Người bảo các ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy".
Khi Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các ông này phân phát cho dân chúng. Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số người ăn là năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ (Mt 14, 13-21).
Nhân bài Phúc Âm của tuần này Chúa nói cùng các môn đệ của Ngài là: "Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Nên tôi là chiếc áo sờn rách, mạo muội, muốn cùng được chia sẻ và cho mọi người được biết lý do vì sao nhiều người lại yêu chuộng chiếc áo cũ, sờn, và rách rưới của tôi!? Chẳng phải vì tôi có được một tên hiệu mắc tiền mà người nhà giầu hay mặc vậy đâu! Hoặc tại tôi là chiếc áo mới mới mà dân nhà giầu họ làm tôi trở thành cũ và bạc thếch như kiểu choai choai tuổi trẻ thời nay họ hay mặc như vậy để theo mode theo thời. Không, tôi không phải chiếc áo mắc tiền được chưng trong những cửa hiệu mắc tiền và sang trọng đâu! Tôi lại càng không phải là cái giẻ mà người ta dùng trong việc lau chùi cho xe của họ hay đồ đạc trong nhà. Không, không, tôi là một chiếc áo rất là nghèo nàn, không tên hiệu, được bán tại những nơi có giá sỉ, như tiệm tạp hóa, chợ trời, và được bán trong các tiệm bán đồ dùng cũ.
Xin cho tôi được phép nói thẳng vào vấn đề và không nói nhiều về tôi nữa nhé! Sở dĩ tôi phải lên tiếng vì hình như chưa ai lên tiếng dùm cho những người nào đã mặc chiếc áo cũ sờn rách như của tôi. Họ là ai, mà được tôi hân hạnh và rất vui mừng được giới thiệu và nhắc đến. Họ là ai, mà thương những chiếc áo sờn rách của chúng tôi đến như vậy!? Họ là ai??? Thưa, họ là những con người đã chọn cho mình một cuộc sống đi theo bước chân của Chúa Giêsu. Họ là những người mặc chiếc áo dòng. Họ cũng là những con người không được mặc chiếc áo dòng. Họ đây là tất cả những con người biết thương cảm anh chị em khổ nghèo, khuyết tật, và bất hạnh của mình, và họ là những con người có tấm lòng yêu thương giống như Chúa Giêsu. Vâng, họ là tất cả những môn đệ trung thành của Chúa. Luôn biết chia sẻ. Luôn có tấm lòng đại lượng và bao dung. Luôn biết nhìn anh chị em của mình qua ánh mắt thương yêu của Chúa Giêsu.
Họ là những Thánh sống khó nghèo nhưng có trái tim rất giầu có như các Thánh ở những thời đại trước cũng như nay mà ta được biết trong các chuyện các Thánh mà ta thường được đọc thấy. Họ cũng là tất cả những anh chị em đang xả thân và hiến thân đặc biệt bỏ thời giờ, công sức, tiền bạc, và tất cả tấm lòng, cho những anh chị em có nhu cầu.
Những anh chị em này đã làm cho tôi cảm thấy rất sung sướng khi được phục vụ họ cho đến cuộc đời tàn của tôi. Tôi cảm thấy rất hữu dụng là ít nhất được gần gũi những con người thật đặc biệt này! Anh chị em có biết họ bắt chước Chúa sống khó nghèo. Họ bắt chước Chúa đem Tin Mừng Chúa đến khắp mọi nơi. Họ bắt chước Chúa sống một giá trị thật mà không được đánh giá qua của cải của trần gian. Họ bắt chước Chúa đi sát bên cạnh cuộc đời của những anh chị em cần được giúp đỡ, ủi an, thông cảm, lắng nghe, chia sẻ, và được coi trọng.
Những anh chị em (môn đệ của Chúa) này tôi rất thán phục và yêu họ vô cùng vì sao anh chị em có biết không? Vì họ giữ tôi mà anh chị em bất hạnh có được những chiếc áo mới. Vì họ giữ tôi mà anh chị em bất hạnh mới có được miếng cơm lót dạ. Vì họ giữ tôi mà anh chị em mới có chỗ che mưa che nắng. Vì họ giữ tôi mà anh chị em bất hạnh mới có được một ít thuốc men, một ít đồ dùng cá nhân, một ít quà bánh, những khi hội họp nhau lại để tìm hiểu và học hỏi Lời Chúa.
Tôi là một chiếc áo cũ sờn rách, hôm nay mới có dịp để chia sẻ cùng anh chị em và nêu cao tinh thần cho đi của họ. Hy vọng những chia sẻ của tôi thay đổi được một ai đó hay ít nhất thay đổi cách nhìn anh chị em sống chung quanh của mình, được thấy cuộc đời bằng lăng kính yêu thương và cởi lòng, để thấy cuộc sống thêm tốt đẹp, có ý nghĩa, và có giá trị tinh thần nhiều hơn. Vì có phải cho đi bao giờ cũng hạnh phúc hơn là được nhận. Như Chúa dậy là các con hãy cho họ ăn, dù Chúa biết rằng môn đệ của Ngài chẳng có chi ngoài 2 con cá và 5 ổ bánh mì?
Phải chăng nếu không có Chúa thì chúng con chẳng làm được gì cho nên? Nhưng có phải Chúa cũng phải cần đến chúng con để Ngài mới làm nên được bao điều Kỳ Diệu và để chứng minh rằng con người là vô dụng nếu không có Chúa. Con người sẽ chết đói chết khát nếu ta không tiếp nhận tình yêu thương trực tiếp của Ngài là Lương Thực Hằng Ngày qua "Lời Hằng Sống" của Ngài và Mình Máu Thánh của Ngài.
Lậy Chúa! Con là thân phận chiếc áo cũ sờn rách mà chính Chúa cũng tác tạo nên con thành chiếc áo qua tay những người thợ dệt và thợ may. Nay con rất vui mừng vì đã lên tiếng thay cho những người con được Chúa tuyển chọn? Con cảm thấy rất ấm áp và rất hữu dụng vì con cũng góp một phần vào chương trình của Chúa. Cảm tạ Chúa cho con có cơ hội để mở lời và mở rộng trái tim đã khép kín của nhiều anh chị em con Chúa. Amen.
Chiều tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng: "Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn". Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá". Người bảo các ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy".
Khi Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các ông này phân phát cho dân chúng. Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số người ăn là năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ (Mt 14, 13-21).
Nhân bài Phúc Âm của tuần này Chúa nói cùng các môn đệ của Ngài là: "Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Nên tôi là chiếc áo sờn rách, mạo muội, muốn cùng được chia sẻ và cho mọi người được biết lý do vì sao nhiều người lại yêu chuộng chiếc áo cũ, sờn, và rách rưới của tôi!? Chẳng phải vì tôi có được một tên hiệu mắc tiền mà người nhà giầu hay mặc vậy đâu! Hoặc tại tôi là chiếc áo mới mới mà dân nhà giầu họ làm tôi trở thành cũ và bạc thếch như kiểu choai choai tuổi trẻ thời nay họ hay mặc như vậy để theo mode theo thời. Không, tôi không phải chiếc áo mắc tiền được chưng trong những cửa hiệu mắc tiền và sang trọng đâu! Tôi lại càng không phải là cái giẻ mà người ta dùng trong việc lau chùi cho xe của họ hay đồ đạc trong nhà. Không, không, tôi là một chiếc áo rất là nghèo nàn, không tên hiệu, được bán tại những nơi có giá sỉ, như tiệm tạp hóa, chợ trời, và được bán trong các tiệm bán đồ dùng cũ.
Xin cho tôi được phép nói thẳng vào vấn đề và không nói nhiều về tôi nữa nhé! Sở dĩ tôi phải lên tiếng vì hình như chưa ai lên tiếng dùm cho những người nào đã mặc chiếc áo cũ sờn rách như của tôi. Họ là ai, mà được tôi hân hạnh và rất vui mừng được giới thiệu và nhắc đến. Họ là ai, mà thương những chiếc áo sờn rách của chúng tôi đến như vậy!? Họ là ai??? Thưa, họ là những con người đã chọn cho mình một cuộc sống đi theo bước chân của Chúa Giêsu. Họ là những người mặc chiếc áo dòng. Họ cũng là những con người không được mặc chiếc áo dòng. Họ đây là tất cả những con người biết thương cảm anh chị em khổ nghèo, khuyết tật, và bất hạnh của mình, và họ là những con người có tấm lòng yêu thương giống như Chúa Giêsu. Vâng, họ là tất cả những môn đệ trung thành của Chúa. Luôn biết chia sẻ. Luôn có tấm lòng đại lượng và bao dung. Luôn biết nhìn anh chị em của mình qua ánh mắt thương yêu của Chúa Giêsu.
Họ là những Thánh sống khó nghèo nhưng có trái tim rất giầu có như các Thánh ở những thời đại trước cũng như nay mà ta được biết trong các chuyện các Thánh mà ta thường được đọc thấy. Họ cũng là tất cả những anh chị em đang xả thân và hiến thân đặc biệt bỏ thời giờ, công sức, tiền bạc, và tất cả tấm lòng, cho những anh chị em có nhu cầu.
Những anh chị em này đã làm cho tôi cảm thấy rất sung sướng khi được phục vụ họ cho đến cuộc đời tàn của tôi. Tôi cảm thấy rất hữu dụng là ít nhất được gần gũi những con người thật đặc biệt này! Anh chị em có biết họ bắt chước Chúa sống khó nghèo. Họ bắt chước Chúa đem Tin Mừng Chúa đến khắp mọi nơi. Họ bắt chước Chúa sống một giá trị thật mà không được đánh giá qua của cải của trần gian. Họ bắt chước Chúa đi sát bên cạnh cuộc đời của những anh chị em cần được giúp đỡ, ủi an, thông cảm, lắng nghe, chia sẻ, và được coi trọng.
Những anh chị em (môn đệ của Chúa) này tôi rất thán phục và yêu họ vô cùng vì sao anh chị em có biết không? Vì họ giữ tôi mà anh chị em bất hạnh có được những chiếc áo mới. Vì họ giữ tôi mà anh chị em bất hạnh mới có được miếng cơm lót dạ. Vì họ giữ tôi mà anh chị em mới có chỗ che mưa che nắng. Vì họ giữ tôi mà anh chị em bất hạnh mới có được một ít thuốc men, một ít đồ dùng cá nhân, một ít quà bánh, những khi hội họp nhau lại để tìm hiểu và học hỏi Lời Chúa.
Tôi là một chiếc áo cũ sờn rách, hôm nay mới có dịp để chia sẻ cùng anh chị em và nêu cao tinh thần cho đi của họ. Hy vọng những chia sẻ của tôi thay đổi được một ai đó hay ít nhất thay đổi cách nhìn anh chị em sống chung quanh của mình, được thấy cuộc đời bằng lăng kính yêu thương và cởi lòng, để thấy cuộc sống thêm tốt đẹp, có ý nghĩa, và có giá trị tinh thần nhiều hơn. Vì có phải cho đi bao giờ cũng hạnh phúc hơn là được nhận. Như Chúa dậy là các con hãy cho họ ăn, dù Chúa biết rằng môn đệ của Ngài chẳng có chi ngoài 2 con cá và 5 ổ bánh mì?
Phải chăng nếu không có Chúa thì chúng con chẳng làm được gì cho nên? Nhưng có phải Chúa cũng phải cần đến chúng con để Ngài mới làm nên được bao điều Kỳ Diệu và để chứng minh rằng con người là vô dụng nếu không có Chúa. Con người sẽ chết đói chết khát nếu ta không tiếp nhận tình yêu thương trực tiếp của Ngài là Lương Thực Hằng Ngày qua "Lời Hằng Sống" của Ngài và Mình Máu Thánh của Ngài.
Lậy Chúa! Con là thân phận chiếc áo cũ sờn rách mà chính Chúa cũng tác tạo nên con thành chiếc áo qua tay những người thợ dệt và thợ may. Nay con rất vui mừng vì đã lên tiếng thay cho những người con được Chúa tuyển chọn? Con cảm thấy rất ấm áp và rất hữu dụng vì con cũng góp một phần vào chương trình của Chúa. Cảm tạ Chúa cho con có cơ hội để mở lời và mở rộng trái tim đã khép kín của nhiều anh chị em con Chúa. Amen.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Đỉnh Cheo Leo
Lê Trị
00:22 01/08/2008
TRÊN ĐỈNH CHEO LEO
Ảnh của Lê Trị
Âm u hoa cỏ sương cài khói vây
Chim rừng lẩn kín tàng cây
Chỉ nghe tiếng hót vang đầy ngọn cao.
(Trích thơ của Cao Tiêu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền