Phụng Vụ - Mục Vụ
Lương thực nuôi sống muôn đời
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:58 01/08/2009
CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN, năm B
Ga 6, 41-51
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta đi từ những ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, những bất ngờ này tới bất ngờ khác,và như thế, con người luôn cảm phục một Thiên Chúa vô cùng cao cả, nhưng lại là một Thiên Chúa vô cùng gần gũi với con người.Thiên Chúa ấy đã sai con của Ngài là Đức Giêsu sống với, sống cho con người và sống vì con người.Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ, đã làm cho người chết sống lại, đã xua trừ ma quỷ, đã chữa mọi thứ bệnh hoạn tật nguyền.Điều quan trọng nhất, Ngài đã từng bước hướng dẫn những người theo Chúa đi từ thứ bánh, đi từ lương thực hằng ngày, của ăn nuôi sống thể xác đến thứ bánh quí giá,thứ bánh nuôi sống linh hồn, thứ bánh mang lại sự sống trường sinh.Đức Giêsu đã đưa những người nghe Ngài về cái đói thể xác, cái đói về tâm linh, về tinh thần, cái ước vọng vô biên về sự sống đời đời. Để rồi, ai cũng vậy, nhất nhất những người đang nghe Ngài rao giảng đều nài nỉ Ngài: ” Xin cho chúng tôi của ăn đó “ và Ngài tuyên bố:” Ta là bánh hằng sống “.
“Tôi là Bánh trường sinh “( Ga 6,48 ).”Tôi là Bánh từ trời xuống”( Ga 6,51): Dân chúng theo Chúa, nghe Chúa giảng dạy.Họ quên đi tất cả,quên thời gian, quên khó nhọc và quên cả cái đói, cái khát đang đè nặng trên họ.Tuy nhiên, Chúa luôn quan tâm tới dân chúng. Chúa luôn để ý tới đoàn lũ đông đảo đang cần tới lương thực, đang cần đến của ăn để lấp đầy cái đói, cái khát đang hoành hành họ. Ngài đã gợi ý cho các môn đệ, Ngài cần một Anrê giới thiệu một em bé, Ngài cần em bé dâng hay nói đúng hơn bán cho Anrê hai con cá và năm chiếc bánh. Ngài cần sự cộng tác của các môn đệ để chính các môn đệ ổn định dân chúng và rồi phép lạ đã xẩy ra. Nhưng điều quan trọng nhất qua phép lạ này, Ngài hướng dân chúng về một của ăn không bao giờ mất, một thứ lương thực trường sinh, ban cho dân chúng sự sống vĩnh cửu. Lương thực đó chính là Đức Giêsu,Con Thiên Chúa ( Ga 6, 32 – 33 ) mà Chúa Cha ban cho nhân loại, ban cho con người.
Dân Do Thái xưa chỉ dừng lại ở thứ bánh mau qua là Manna từ trời Thiên Chúa cho mưa xuống nuôi dân đi trong sa mạc. Nay,Chúa muốn cho dân thấy Chúa chính là Bánh trường sinh.Ước mơ được sống bất tử của con người luôn là vấn nạn ngàn đời của mỗi người. Cái chết là nỗi giày vò con người muôn thuở.Do đó, được Chúa hứa ban sự sống trường sinh, bất tử, dân chúng hồ hởi tuôn đến với Chúa để xin cho được thứ Bánh đó và thứ nước uống vào không khát nữa. Sự sống và cơn khát sẽ hết là chính Đức Giêsu, Ngài đang hiện diện giữa con người, giữa loài người, giữa chúng ta. Chúa hiện diện như lời Ngài nói: ” Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Ta, Ta sẽ ở đó với họ”( Mt 18, 20 ). Chúa hiện diện với nhân loại, với chúng ta trong Kinh Thánh qua Lời của Người. Lời của Người đã nói cách đây hơn 2.000 năm cũng là Lời Người đang nói với con người, với nhân loại, với chúng ta trong Tin Mừng. Chúa hiện diện với thế giới, với con người qua các giáo huấn của Giáo Hội, qua các lời giảng giải và qua các Bí Tích mà các Linh mục trao ban. Chúa hiện diện với nhân loại, với chúng ta qua Bí Tich Thánh Thể: ” Ta là Bánh hằng sống…Ai ăn Bánh này sẽ được sống đời đời “ ( Ga 6, 52 ).
Của ăn nuôi sống thân xác không phải là không cần thiết. Bởi vì, chính Chúa Giêsu cũng đã bị ma quỷ, satan cám dỗ trong hoang địa khi Ngài ăn chay, cầu nguyện bốn mươi đêm ngày. Satan đã đánh ngay vào cái đói của Chúa để mong cám dỗ Chúa, cám dỗ ấy chúng ta vẫn thường gặp hằng ngày.
Cơm, bánh: của ăn thân xác sẽ bị hư nát và khi con người nhắm mắt xuôi tay sẽ không mang theo được bắt cứ cái gì, kể cả tiền bạc, vàng, đá quí vv…Như vậy, sự sống đời đời không phải là một lý thuyết viển vông, xa vời, nhưng là một thực tại đang ở trước mắt và đang triển nở thực sự trong đời sống của mỗi Kitô hữu.Mình Máu của Chúa Kitô, Lời của Chúa chính là lương thực nuôi người Kitô hữu.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn tin vào Chúa, tin vào sự hiện diện của Chúa trong Bí Tích Thánh Thể và để mỗi lần chúng con tham dự thánh lễ, mỗi lần chúng con rước Chúa vào lòng là chúng con nhận lãnh sự sống trường sinh. Amen.
Ga 6, 41-51
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta đi từ những ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, những bất ngờ này tới bất ngờ khác,và như thế, con người luôn cảm phục một Thiên Chúa vô cùng cao cả, nhưng lại là một Thiên Chúa vô cùng gần gũi với con người.Thiên Chúa ấy đã sai con của Ngài là Đức Giêsu sống với, sống cho con người và sống vì con người.Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ, đã làm cho người chết sống lại, đã xua trừ ma quỷ, đã chữa mọi thứ bệnh hoạn tật nguyền.Điều quan trọng nhất, Ngài đã từng bước hướng dẫn những người theo Chúa đi từ thứ bánh, đi từ lương thực hằng ngày, của ăn nuôi sống thể xác đến thứ bánh quí giá,thứ bánh nuôi sống linh hồn, thứ bánh mang lại sự sống trường sinh.Đức Giêsu đã đưa những người nghe Ngài về cái đói thể xác, cái đói về tâm linh, về tinh thần, cái ước vọng vô biên về sự sống đời đời. Để rồi, ai cũng vậy, nhất nhất những người đang nghe Ngài rao giảng đều nài nỉ Ngài: ” Xin cho chúng tôi của ăn đó “ và Ngài tuyên bố:” Ta là bánh hằng sống “.
“Tôi là Bánh trường sinh “( Ga 6,48 ).”Tôi là Bánh từ trời xuống”( Ga 6,51): Dân chúng theo Chúa, nghe Chúa giảng dạy.Họ quên đi tất cả,quên thời gian, quên khó nhọc và quên cả cái đói, cái khát đang đè nặng trên họ.Tuy nhiên, Chúa luôn quan tâm tới dân chúng. Chúa luôn để ý tới đoàn lũ đông đảo đang cần tới lương thực, đang cần đến của ăn để lấp đầy cái đói, cái khát đang hoành hành họ. Ngài đã gợi ý cho các môn đệ, Ngài cần một Anrê giới thiệu một em bé, Ngài cần em bé dâng hay nói đúng hơn bán cho Anrê hai con cá và năm chiếc bánh. Ngài cần sự cộng tác của các môn đệ để chính các môn đệ ổn định dân chúng và rồi phép lạ đã xẩy ra. Nhưng điều quan trọng nhất qua phép lạ này, Ngài hướng dân chúng về một của ăn không bao giờ mất, một thứ lương thực trường sinh, ban cho dân chúng sự sống vĩnh cửu. Lương thực đó chính là Đức Giêsu,Con Thiên Chúa ( Ga 6, 32 – 33 ) mà Chúa Cha ban cho nhân loại, ban cho con người.
Dân Do Thái xưa chỉ dừng lại ở thứ bánh mau qua là Manna từ trời Thiên Chúa cho mưa xuống nuôi dân đi trong sa mạc. Nay,Chúa muốn cho dân thấy Chúa chính là Bánh trường sinh.Ước mơ được sống bất tử của con người luôn là vấn nạn ngàn đời của mỗi người. Cái chết là nỗi giày vò con người muôn thuở.Do đó, được Chúa hứa ban sự sống trường sinh, bất tử, dân chúng hồ hởi tuôn đến với Chúa để xin cho được thứ Bánh đó và thứ nước uống vào không khát nữa. Sự sống và cơn khát sẽ hết là chính Đức Giêsu, Ngài đang hiện diện giữa con người, giữa loài người, giữa chúng ta. Chúa hiện diện như lời Ngài nói: ” Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Ta, Ta sẽ ở đó với họ”( Mt 18, 20 ). Chúa hiện diện với nhân loại, với chúng ta trong Kinh Thánh qua Lời của Người. Lời của Người đã nói cách đây hơn 2.000 năm cũng là Lời Người đang nói với con người, với nhân loại, với chúng ta trong Tin Mừng. Chúa hiện diện với thế giới, với con người qua các giáo huấn của Giáo Hội, qua các lời giảng giải và qua các Bí Tích mà các Linh mục trao ban. Chúa hiện diện với nhân loại, với chúng ta qua Bí Tich Thánh Thể: ” Ta là Bánh hằng sống…Ai ăn Bánh này sẽ được sống đời đời “ ( Ga 6, 52 ).
Của ăn nuôi sống thân xác không phải là không cần thiết. Bởi vì, chính Chúa Giêsu cũng đã bị ma quỷ, satan cám dỗ trong hoang địa khi Ngài ăn chay, cầu nguyện bốn mươi đêm ngày. Satan đã đánh ngay vào cái đói của Chúa để mong cám dỗ Chúa, cám dỗ ấy chúng ta vẫn thường gặp hằng ngày.
Cơm, bánh: của ăn thân xác sẽ bị hư nát và khi con người nhắm mắt xuôi tay sẽ không mang theo được bắt cứ cái gì, kể cả tiền bạc, vàng, đá quí vv…Như vậy, sự sống đời đời không phải là một lý thuyết viển vông, xa vời, nhưng là một thực tại đang ở trước mắt và đang triển nở thực sự trong đời sống của mỗi Kitô hữu.Mình Máu của Chúa Kitô, Lời của Chúa chính là lương thực nuôi người Kitô hữu.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn tin vào Chúa, tin vào sự hiện diện của Chúa trong Bí Tích Thánh Thể và để mỗi lần chúng con tham dự thánh lễ, mỗi lần chúng con rước Chúa vào lòng là chúng con nhận lãnh sự sống trường sinh. Amen.
Thánh Gioan Vianey - “Con Lừa” của Thiên Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
07:07 01/08/2009
“Thiên Chúa đã chọn những người không ra gì để làm vinh danh Ngài.” Câu nói này rất đúng với trường hợp của thánh Gioan Vianey. Nếu so sánh với thánh Augustinô, thánh Toma Aquinô, thánh Bonaventura, thánh Phanxicô Xaviê,…. thì trí thông minh của thánh Gioan Vianey cách biệt một trời một vực.
Người ta nói rằng chưa có vị thánh nào chậm hiểu và học hành kém cỏi như Gioan Vianey, đặc biệt là môn Latinh và Thần học, vốn là hai môn quan trọng cho chức vụ linh mục. Kém đến nỗi Ban Giám Đốc Chủng Viện khuyên ngài nên hồi tục. Mười bảy tuổi mới học xong tiểu học. Tú tài phải thi đến 12 lần mới đậu. Dưới mắt các vị giáo sư và các cha giáo khó tính, thì ngài thuộc diện “dốt lâu nát bền khó đào tạo”. Chẳng phải thế mà đã có lần một giáo sư thừa lệnh Đức Giám Mục đến khảo hạch xem ngài có đủ khả năng học vấn tối thiểu để làm linh mục hay không. Vị giáo sư hỏi câu nào ngài cũng không trả lời được. Nổi nóng, vị giáo sư đập bàn nói: “Gioan Vianey, anh dốt đặc như một con lừa, thì giúp được gì cho Giáo hội”. Ngài khiêm tốn trả lời: “Thưa thầy, xưa Samson chỉ dùng một cái hàm của con lừa mà đánh bại 3000 quân Philitinh. Vậy với cả một con lừa này, lẽ nào Thiên Chúa không dùng được việc gì sao?”
Lời của ngài nói quả là không sai. Thiên Chúa đã dùng con lừa đó, dùng con người kém cỏi đó và biến ngài thành vị thánh lừng danh, một vị thánh có thể nói được là đã ghi nhiều “kỷ lục Giuness” đặc biệt nhất trong lịch sử Giáo hội.
- Kỷ lục thứ nhất: vị thánh có tài ngồi toà nhất. Người ta nói không ngoa rằng trong lịch sử Giáo hội chưa từng có một vị linh mục nào có tài ngồi toà lâu giờ, giải tội cho nhiều người và làm ích cho linh hồn người ta nhiều như cha Gioan Vianey. Ngài ngồi toà không biết mệt mỏi, ngồi toà không bất kể giờ nào, sáng sớm, giữa trưa, cả lúc nửa đêm về. Ngoài những giờ dâng lễ, cầu nguyện, đọc sách thiêng liêng và tiếp khách, người ta chỉ thấy ngài nơi toà giải tội. Ngài say mê ngồi toà đến độ quên ăn, quên ngủ. Cũng nhờ đó mà trong suốt thời gian ngài làm cha sở họ Ars, đã có đến hàng trăm ngàn linh hồn tội luỵ được ngài cứu giúp.
- Kỷ lục thứ hai: vị thánh giảng dạy có sức lôi cuốn nhất. Thành phần đến nghe Ngài giảng dạy thuộc đủ mọi hạng người, mọi địa phận, mọi quốc gia; các linh mục, giám mục và cả hồng y,… cũng bị thu hút đến thọ giáo với ngài. Đến nỗi nhà nước phải mở một tuyến đường xe lửa đến giáo xứ của ngài và lập thêm một nhà ga riêng để phục vụ khách hành hương đến với Ngài. Một linh mục dốt thần học, một cha xứ dở triết học, lại quê mùa, vậy mà lại dạy tu đức mục vụ cho những người trí thức và những bậc vị vọng trong Giáo hội. Chỉ có Thiên Chúa mới làm được chuyện phi thường này!
- Kỷ lục thứ ba: vị thánh làm cho ma quỷ lo sợ nhất. Ma quỷ lo sợ phải thất nghiệp. Đã có lần ma quỷ nói với nhau rằng trên thế gian này nếu có ba người như cha Gioan Vianey thì chúng thất nghiệp dài dài. Chính vì vậy mà ma quỷ đã tìm đủ mọi cách để quấy phá ngài và những việc ngài làm. Đêm đêm chúng làm ồn ào không cho ngài ngủ, có ngày ngài đang ở nhà thờ thì chúng đốt giường của ngài. Ma quỷ còn lấy cả bùn đất bôi đen thánh giá trên toà giải tội của ngài. Ma quỷ lo vì nhiều người đã “bỏ mặc” chúng đơn côi mà theo ngài. Ma quỷ sợ vì ngài đã đem về với Chúa quá nhiều linh hồn tội lỗi mà lẽ ra đã thuộc về chúng.
Dĩ nhiên, có được những kỷ lục có một không hai như thế là nhờ đâu ? Trước hết là nhờ ơn Chúa. Sau nữa là nhờ ngài có một ý chí hy sinh hãm mình nghiêm nhặt, một tinh thần cầu nguyện liên lỉ, và một lòng kính mến phép Thánh Thể và Mẹ Maria phi thường. Đó là bí quyết thành công của Ngài.
Trong Năm Linh Mục, một lần nữa, chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa một cách đặc biệt vì Ngài đã ban cho Giáo hội một vị thánh, một cha sở trên cả tuyệt vời. Đồng thời chúng ta hãy xin Chúa qua lời cầu bầu của thánh Gioan Vianey ban cho các linh mục, nếu không được hoàn toàn giống như ngài thì cũng được một phần như Ngài, đó là luôn nhiệt thành với sứ vụ và sẵn sàng hao mòn vì Chúa và vì các linh hồn. Amen.
Người ta nói rằng chưa có vị thánh nào chậm hiểu và học hành kém cỏi như Gioan Vianey, đặc biệt là môn Latinh và Thần học, vốn là hai môn quan trọng cho chức vụ linh mục. Kém đến nỗi Ban Giám Đốc Chủng Viện khuyên ngài nên hồi tục. Mười bảy tuổi mới học xong tiểu học. Tú tài phải thi đến 12 lần mới đậu. Dưới mắt các vị giáo sư và các cha giáo khó tính, thì ngài thuộc diện “dốt lâu nát bền khó đào tạo”. Chẳng phải thế mà đã có lần một giáo sư thừa lệnh Đức Giám Mục đến khảo hạch xem ngài có đủ khả năng học vấn tối thiểu để làm linh mục hay không. Vị giáo sư hỏi câu nào ngài cũng không trả lời được. Nổi nóng, vị giáo sư đập bàn nói: “Gioan Vianey, anh dốt đặc như một con lừa, thì giúp được gì cho Giáo hội”. Ngài khiêm tốn trả lời: “Thưa thầy, xưa Samson chỉ dùng một cái hàm của con lừa mà đánh bại 3000 quân Philitinh. Vậy với cả một con lừa này, lẽ nào Thiên Chúa không dùng được việc gì sao?”
Lời của ngài nói quả là không sai. Thiên Chúa đã dùng con lừa đó, dùng con người kém cỏi đó và biến ngài thành vị thánh lừng danh, một vị thánh có thể nói được là đã ghi nhiều “kỷ lục Giuness” đặc biệt nhất trong lịch sử Giáo hội.
- Kỷ lục thứ nhất: vị thánh có tài ngồi toà nhất. Người ta nói không ngoa rằng trong lịch sử Giáo hội chưa từng có một vị linh mục nào có tài ngồi toà lâu giờ, giải tội cho nhiều người và làm ích cho linh hồn người ta nhiều như cha Gioan Vianey. Ngài ngồi toà không biết mệt mỏi, ngồi toà không bất kể giờ nào, sáng sớm, giữa trưa, cả lúc nửa đêm về. Ngoài những giờ dâng lễ, cầu nguyện, đọc sách thiêng liêng và tiếp khách, người ta chỉ thấy ngài nơi toà giải tội. Ngài say mê ngồi toà đến độ quên ăn, quên ngủ. Cũng nhờ đó mà trong suốt thời gian ngài làm cha sở họ Ars, đã có đến hàng trăm ngàn linh hồn tội luỵ được ngài cứu giúp.
- Kỷ lục thứ hai: vị thánh giảng dạy có sức lôi cuốn nhất. Thành phần đến nghe Ngài giảng dạy thuộc đủ mọi hạng người, mọi địa phận, mọi quốc gia; các linh mục, giám mục và cả hồng y,… cũng bị thu hút đến thọ giáo với ngài. Đến nỗi nhà nước phải mở một tuyến đường xe lửa đến giáo xứ của ngài và lập thêm một nhà ga riêng để phục vụ khách hành hương đến với Ngài. Một linh mục dốt thần học, một cha xứ dở triết học, lại quê mùa, vậy mà lại dạy tu đức mục vụ cho những người trí thức và những bậc vị vọng trong Giáo hội. Chỉ có Thiên Chúa mới làm được chuyện phi thường này!
- Kỷ lục thứ ba: vị thánh làm cho ma quỷ lo sợ nhất. Ma quỷ lo sợ phải thất nghiệp. Đã có lần ma quỷ nói với nhau rằng trên thế gian này nếu có ba người như cha Gioan Vianey thì chúng thất nghiệp dài dài. Chính vì vậy mà ma quỷ đã tìm đủ mọi cách để quấy phá ngài và những việc ngài làm. Đêm đêm chúng làm ồn ào không cho ngài ngủ, có ngày ngài đang ở nhà thờ thì chúng đốt giường của ngài. Ma quỷ còn lấy cả bùn đất bôi đen thánh giá trên toà giải tội của ngài. Ma quỷ lo vì nhiều người đã “bỏ mặc” chúng đơn côi mà theo ngài. Ma quỷ sợ vì ngài đã đem về với Chúa quá nhiều linh hồn tội lỗi mà lẽ ra đã thuộc về chúng.
Dĩ nhiên, có được những kỷ lục có một không hai như thế là nhờ đâu ? Trước hết là nhờ ơn Chúa. Sau nữa là nhờ ngài có một ý chí hy sinh hãm mình nghiêm nhặt, một tinh thần cầu nguyện liên lỉ, và một lòng kính mến phép Thánh Thể và Mẹ Maria phi thường. Đó là bí quyết thành công của Ngài.
Trong Năm Linh Mục, một lần nữa, chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa một cách đặc biệt vì Ngài đã ban cho Giáo hội một vị thánh, một cha sở trên cả tuyệt vời. Đồng thời chúng ta hãy xin Chúa qua lời cầu bầu của thánh Gioan Vianey ban cho các linh mục, nếu không được hoàn toàn giống như ngài thì cũng được một phần như Ngài, đó là luôn nhiệt thành với sứ vụ và sẵn sàng hao mòn vì Chúa và vì các linh hồn. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ ngày 1 đến 15.8.2009
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
15:36 01/08/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ ngày 01 đến 15-08-2009
Ngày 01-8-09: Họ sửng sốt, thán phục và nói: “Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? (Cv 2, 7)
Những người sùng đạo hay tự mãn, nên khinh rẻ người Ga-li-lê. Tôi luôn khiêm tốn, không cậy học rộng biết nhiều, khinh rẻ người khác.
Ngày 02-8-09: Nào là người Do Thái, hay người Ả rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa. (Cv 2, 11)
Tin Mừng dành cho mọi dân tộc, chứ không một ai được độc quyền chiếm hữu. Tôi tôn trọng mọi người nhân danh Chúa nói Lời Chúa.
Ngày 03-8-09: Không, những người này không say rượu như anh em nghĩ, vì bây giờ mới là giờ thứ ba. (Cv 2 15)
Ông Phêrô mạnh dạn nói Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và sống lại. Con can đảm nói và sống Lời Chúa trước mọi người gặp hàng ngày.
Ngày 04-8-09: Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục vọng, mà làm những điều ô uế, khiến thân thể họ ra hư hèn. (Rom 1, 24)
Người ta đã kiêu ngạo, buông theo tiền tài xác thịt, mê tín dị đoan. Con quyết ăn ở khiêm nhường, không dựa vào tiền của vật chất.
Ngày 05-8-09: Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên, Đàn ông cũng vậy… đàn ông bậy bạ với đàn ông… (Rom 1,26-27)
Ý nói dân ngoại đã quên Chúa để lấy hình tượng người phàm phải chết, cũng như nam nữ ngày nay đã không giữ đúng đắn theo luân lý.
Xin giúp con đừng chuốc vào thân những hình phạt vì sự lầm lạc.
Ngày 06-8-09: Lòng họ đầy bất chính, xấu xa, tham lam, độc ác đủ thứ: ganh tị, giết người, cãi cọ, mưu mô, thâm hiểm… (Rom 1, 29)
Phaolô muốn nói cả tới những người nhiều bất chính ở thời đại này. Bạn và tôi quyết mắc phải các tật xấu trên như bệnh cúm heo H1NI.
Ngày 07-8-09: Anh em thử nghĩ lại xem: Khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời…(ICor 1, 26) - Phaolô muốn bạn đừng đi theo thế gian, xác thịt là người đời. Tôi cần khôn ngoan sống khiêm tốn, để biết ơn Chúa.
Ngày 08-8-09: …Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh. (I Cor 1, 27)
Thiên Chúa luôn làm ngược lại những mưu mô sai lầm của thế gian. Xin Thần Khí Khôn Ngoan của Chúa dẫn con biết chọn điều lành.
Ngày 09-8-09: Chính nhờ Thiên Chúa mà anh được hiện hữu trong Đức Kitô Giêsu, Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta. Sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa.. . (I Cor 1, 30)
Tôi kể như không mà Chúa đã chọn để hiện hữu trong Đức Kiô, cho nên tôi đành mất hết để được Người, là đời sống mới của tôi.
Ngày 10-8-09: Đấng ban cho tôi khả năng phục vụ Giao Ước, không phải Giao Ước căn cứ trên chữ viết; nhưng dựa vào Thần Khí. Vì chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống. (2 Cor 3, 6)
Nó giết chết vì chỉ lên án chứ không ban ân sủng để làm theo ý Chúa. Tôi luôn lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Linh hướng dẫn.
Ngày 11-8-09: Nếu phục vụ thứ Lề Luật chỉ đưa đến sự chết mà được khắc ghi từng chữ trên bia đá mà được vinh quang…thì việc phục vụ Thần Khí lại không được vinh quang hơn sao? (2Cor 3, 7)
Vinh quang có tính cách lỗi thời cũ xưa của Cựu Ước. Hôm nay thật hạnh phúc cho tôi, được phục vụ Chúa trong Thần Khí và sự thật.
Ngày 12-8-09: Nhưng khi ông Kê-pha đến An-ti-ô-khi-a, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách. (Gl 2, 11)
Antiôkhia được thành lập sau khi phó tế Têphanô tử đạo, là trung tâm truyền giáo cho dân ngoại. Tôi can đảm đi rao giảng Lời Chúa.
Ngày 13-8-09: Con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy; nhưng nhờ lòng tin vào Đức Kitô. (Gl 2,16)
Người Do thái cũng như người ngoại được nên công chính là nhờ tin vào Đức Kitô, chứ không phải nhờ Luật Môsê. Luật không thể giải thoát họ khỏi tội lỗi, chính Ngài giải thoát và biến đổi thân phận con người. Xin giúp con tin và sống theo Tin Mừng hơn là Luật lệ.
Ngày 14-8-09: Quả thế, tại vì Lề Luật mà tôi đã chết đối với Lề Luật để sống cho Thiên Chúa. (Gl 2, 19)
Luật dạy người ta sống lương thiện; nhưng không thể biến đổi con người thành thụ tạo mới, chỉ có Đức Kitô, Đấng đã chết cho tội mới giải thoát con người. Tôi quyết bỏ tội lỗi để có một đời sống mới.
Ngày 15-8-09: Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào Thập giá.
(Gl 2, 19). - Đóng đinh vào thập giá là chôn vùi, từ bỏ hẳn, dứt khoát 180 độ con người nhiều tham-sân si, ích kỷ, cửa quyền. Như vậy bạn cùng đau khổ và chết với Đức Kitô, để cùng sống lại với Người.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định-Huyền Đồng * johndvn@yahoo.com
Từ ngày 01 đến 15-08-2009
Ngày 01-8-09: Họ sửng sốt, thán phục và nói: “Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? (Cv 2, 7)
Những người sùng đạo hay tự mãn, nên khinh rẻ người Ga-li-lê. Tôi luôn khiêm tốn, không cậy học rộng biết nhiều, khinh rẻ người khác.
Ngày 02-8-09: Nào là người Do Thái, hay người Ả rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa. (Cv 2, 11)
Tin Mừng dành cho mọi dân tộc, chứ không một ai được độc quyền chiếm hữu. Tôi tôn trọng mọi người nhân danh Chúa nói Lời Chúa.
Ngày 03-8-09: Không, những người này không say rượu như anh em nghĩ, vì bây giờ mới là giờ thứ ba. (Cv 2 15)
Ông Phêrô mạnh dạn nói Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và sống lại. Con can đảm nói và sống Lời Chúa trước mọi người gặp hàng ngày.
Ngày 04-8-09: Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục vọng, mà làm những điều ô uế, khiến thân thể họ ra hư hèn. (Rom 1, 24)
Người ta đã kiêu ngạo, buông theo tiền tài xác thịt, mê tín dị đoan. Con quyết ăn ở khiêm nhường, không dựa vào tiền của vật chất.
Ngày 05-8-09: Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên, Đàn ông cũng vậy… đàn ông bậy bạ với đàn ông… (Rom 1,26-27)
Ý nói dân ngoại đã quên Chúa để lấy hình tượng người phàm phải chết, cũng như nam nữ ngày nay đã không giữ đúng đắn theo luân lý.
Xin giúp con đừng chuốc vào thân những hình phạt vì sự lầm lạc.
Ngày 06-8-09: Lòng họ đầy bất chính, xấu xa, tham lam, độc ác đủ thứ: ganh tị, giết người, cãi cọ, mưu mô, thâm hiểm… (Rom 1, 29)
Phaolô muốn nói cả tới những người nhiều bất chính ở thời đại này. Bạn và tôi quyết mắc phải các tật xấu trên như bệnh cúm heo H1NI.
Ngày 07-8-09: Anh em thử nghĩ lại xem: Khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời…(ICor 1, 26) - Phaolô muốn bạn đừng đi theo thế gian, xác thịt là người đời. Tôi cần khôn ngoan sống khiêm tốn, để biết ơn Chúa.
Ngày 08-8-09: …Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh. (I Cor 1, 27)
Thiên Chúa luôn làm ngược lại những mưu mô sai lầm của thế gian. Xin Thần Khí Khôn Ngoan của Chúa dẫn con biết chọn điều lành.
Ngày 09-8-09: Chính nhờ Thiên Chúa mà anh được hiện hữu trong Đức Kitô Giêsu, Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta. Sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa.. . (I Cor 1, 30)
Tôi kể như không mà Chúa đã chọn để hiện hữu trong Đức Kiô, cho nên tôi đành mất hết để được Người, là đời sống mới của tôi.
Ngày 10-8-09: Đấng ban cho tôi khả năng phục vụ Giao Ước, không phải Giao Ước căn cứ trên chữ viết; nhưng dựa vào Thần Khí. Vì chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống. (2 Cor 3, 6)
Nó giết chết vì chỉ lên án chứ không ban ân sủng để làm theo ý Chúa. Tôi luôn lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Linh hướng dẫn.
Ngày 11-8-09: Nếu phục vụ thứ Lề Luật chỉ đưa đến sự chết mà được khắc ghi từng chữ trên bia đá mà được vinh quang…thì việc phục vụ Thần Khí lại không được vinh quang hơn sao? (2Cor 3, 7)
Vinh quang có tính cách lỗi thời cũ xưa của Cựu Ước. Hôm nay thật hạnh phúc cho tôi, được phục vụ Chúa trong Thần Khí và sự thật.
Ngày 12-8-09: Nhưng khi ông Kê-pha đến An-ti-ô-khi-a, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách. (Gl 2, 11)
Antiôkhia được thành lập sau khi phó tế Têphanô tử đạo, là trung tâm truyền giáo cho dân ngoại. Tôi can đảm đi rao giảng Lời Chúa.
Ngày 13-8-09: Con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy; nhưng nhờ lòng tin vào Đức Kitô. (Gl 2,16)
Người Do thái cũng như người ngoại được nên công chính là nhờ tin vào Đức Kitô, chứ không phải nhờ Luật Môsê. Luật không thể giải thoát họ khỏi tội lỗi, chính Ngài giải thoát và biến đổi thân phận con người. Xin giúp con tin và sống theo Tin Mừng hơn là Luật lệ.
Ngày 14-8-09: Quả thế, tại vì Lề Luật mà tôi đã chết đối với Lề Luật để sống cho Thiên Chúa. (Gl 2, 19)
Luật dạy người ta sống lương thiện; nhưng không thể biến đổi con người thành thụ tạo mới, chỉ có Đức Kitô, Đấng đã chết cho tội mới giải thoát con người. Tôi quyết bỏ tội lỗi để có một đời sống mới.
Ngày 15-8-09: Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào Thập giá.
(Gl 2, 19). - Đóng đinh vào thập giá là chôn vùi, từ bỏ hẳn, dứt khoát 180 độ con người nhiều tham-sân si, ích kỷ, cửa quyền. Như vậy bạn cùng đau khổ và chết với Đức Kitô, để cùng sống lại với Người.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định-Huyền Đồng * johndvn@yahoo.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 01/08/2009
NGỖNG TRỜI KIÊU NGẠO
Ngỗng trời từ lúc du học trở về nước, càng ngày càng cảm thấy cha mẹ là đạo đức giả khó mà thông cảm, những lời nhạt nhẽo của bạn bè, của xã hội là lỗi thời. Quả thật, nó không thể chịu đựng nổi và không ngừng chỉ trích trách móc:
- “Trời ạ, thế giới này sao lại trở thành ngu đần, vô tri như thế chứ ?”
- “Bé con, sửa đổi lại không phải là thế giới này, mà chính là nhà ngươi đó”. Đấng tạo hóa nhẹ lời nói tiếp: “Nếu tri thức để cho người kiêu ngạo, thì tri thức sẽ làm cho người ấy té nhào. Nếu học vị để cho người ham hư vinh, thì học vị giống như một bức tường vậy, đem người ta đóng kín ở bên trong…”
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Có người được may mắn đi học nước ngoài, vinh vang tự đắc coi bạn bè không ra gì.
Có người ra nước ngoài học được vài chữ, thì khoe khoang khắp cùng bờ cõi trái đất: “Tôi học ở một ngôi trường nổi tiếng, ở đây giáo sư dạy giỏi…”, nhưng thực chất họ học hành chẳng ra cái giống gì cả.
Các bạn trẻ thường có tính sính ngoại, đồng ý là các nước ấy văn minh, tiến bộ, nhưng ta nên học những cái hay của họ để áp dụng cho mình, cho cộng đoàn và cho tổ quốc.
Có người mới học được vài chữ, nói nôm na bình dân theo kiểu Việt Nam mình là “chữ nghĩa không đầy lá mít”, mà đã chê bai sách nầy viết chẳng ra gì, sách kia viết chẳng ra hồn, chê luôn cả những tác phẩm giá trị về văn học, tôn giáo và khoa học.
Tôi nghiệm thấy rằng, họ chê vì họ không đủ trình độ để hiểu, đọc mà chẳng hiểu gì, đọc như trẻ em tiểu học đọc sách đại học, đọc được mặt chữ, còn ý nghĩa thì như người mù sờ voi.
Lúc nào đọc mà không hiểu gì cả, thì nên khiêm tốn nói: tôi không hiểu gì cả, có lẽ phải học thêm, thì đã tiến bộ rồi vậy.
- Khiêm tốn mà học hỏi thì như than hồng âm ĩ cháy mãi không thôi.
- Học hỏi trong khiêm tốn, thì như mặt trời từ từ ló dạng ở phương đông, cho đến lúc toả sáng, đem lại ánh quang cho mọi người.
Chúa Giê-su đã nói Nước Trời không mạc khải cho những kẻ thông thái khôn ngoan đó sao ?
Đố các bạn biết tại sao?
Đơn giản là: tâm hồn của họ đã chứa đầy mọi thứ thông thái khôn ngoan của thế gian rồi, còn chỗ đâu nữa để chứa những sự vĩ đại của Nước Trời chứ!
N2T |
Ngỗng trời từ lúc du học trở về nước, càng ngày càng cảm thấy cha mẹ là đạo đức giả khó mà thông cảm, những lời nhạt nhẽo của bạn bè, của xã hội là lỗi thời. Quả thật, nó không thể chịu đựng nổi và không ngừng chỉ trích trách móc:
- “Trời ạ, thế giới này sao lại trở thành ngu đần, vô tri như thế chứ ?”
- “Bé con, sửa đổi lại không phải là thế giới này, mà chính là nhà ngươi đó”. Đấng tạo hóa nhẹ lời nói tiếp: “Nếu tri thức để cho người kiêu ngạo, thì tri thức sẽ làm cho người ấy té nhào. Nếu học vị để cho người ham hư vinh, thì học vị giống như một bức tường vậy, đem người ta đóng kín ở bên trong…”
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Có người được may mắn đi học nước ngoài, vinh vang tự đắc coi bạn bè không ra gì.
Có người ra nước ngoài học được vài chữ, thì khoe khoang khắp cùng bờ cõi trái đất: “Tôi học ở một ngôi trường nổi tiếng, ở đây giáo sư dạy giỏi…”, nhưng thực chất họ học hành chẳng ra cái giống gì cả.
Các bạn trẻ thường có tính sính ngoại, đồng ý là các nước ấy văn minh, tiến bộ, nhưng ta nên học những cái hay của họ để áp dụng cho mình, cho cộng đoàn và cho tổ quốc.
Có người mới học được vài chữ, nói nôm na bình dân theo kiểu Việt Nam mình là “chữ nghĩa không đầy lá mít”, mà đã chê bai sách nầy viết chẳng ra gì, sách kia viết chẳng ra hồn, chê luôn cả những tác phẩm giá trị về văn học, tôn giáo và khoa học.
Tôi nghiệm thấy rằng, họ chê vì họ không đủ trình độ để hiểu, đọc mà chẳng hiểu gì, đọc như trẻ em tiểu học đọc sách đại học, đọc được mặt chữ, còn ý nghĩa thì như người mù sờ voi.
Lúc nào đọc mà không hiểu gì cả, thì nên khiêm tốn nói: tôi không hiểu gì cả, có lẽ phải học thêm, thì đã tiến bộ rồi vậy.
- Khiêm tốn mà học hỏi thì như than hồng âm ĩ cháy mãi không thôi.
- Học hỏi trong khiêm tốn, thì như mặt trời từ từ ló dạng ở phương đông, cho đến lúc toả sáng, đem lại ánh quang cho mọi người.
Chúa Giê-su đã nói Nước Trời không mạc khải cho những kẻ thông thái khôn ngoan đó sao ?
Đố các bạn biết tại sao?
Đơn giản là: tâm hồn của họ đã chứa đầy mọi thứ thông thái khôn ngoan của thế gian rồi, còn chỗ đâu nữa để chứa những sự vĩ đại của Nước Trời chứ!
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:05 01/08/2009
N2T |
14. Khi Chúa Giê-su còn ở thế gian, thì suốt đời thực hành sự thật, để lại cho người thế một gương tốt, nhưng Ngài càng muốn người thế lưu tâm bắt chước Ngài, điều thứ nhất là học sự khiêm tốn của Ngài.
(Thánh Augustine)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 01/08/2009
N2T |
186. Không nên giấu trong lòng cách suy nghĩ chân chính, mà nên đem tâm tình chân thật của mình bày tỏ ra bên ngoài.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ủy ban Hạ Viện chấp thuận, rồi hủy bỏ việc chống phá thai trong đạo luật cải tiến bảo hiểm sức khỏe
Bùi Hữu Thư
21:25 01/08/2009
Hoa Thịnh Đốn (CNS) - Mặc dầu có sự yểm trợ của một Hồng Y Hoa Kỳ và đã có sự chấp thuận sơ khởi, Ủy Ban Năng Lượng và Thương Mại của Hạ Viện đã hủy bỏ một tu chính của Dự Luật cải tiến sức khoẻ của Hạ Viện, nếu không thì đã cấm đoán mọi tài trợ cho bất cứ việc phá thai bắt buộc nào, ngoại trừ các trường hợp bị hiếp dâm, loạn luân, hay nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.
Đức Hồng Y Justin Rigali ở Philadelphia, chủ tịch Ủy Ban Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã khuyến cáo ủy ban chấp thuận một tu chính cho Đạo Luật Lựa Chọn Bảo Hiểm Sức Khỏe có thể tài trợ do các Dân Biểu Joseph R. Pitts, Cộng Hòa Pennsylvania, Bart Stupak, Dân Chủ Michigan, và Roy Blunt, Cộng Hòa Missouri đề xướng.
Tu chính này nói, "Không có dự liệu nào trong đạo luật này... sẽ bắt buộc hay hiểu là bắt buộc phải tài trợ cho các vụ phá thai, hay đưa đến việc phá thai, hay cho phép hoặc chấp thuận đề nghị, hay bắt buộc phải làm việc này," ngoại trừ trong một số các trường hợp giới hạn."
Tu chính này đã được bỏ phiếu thuận bởi ủy ban với số phiếu 31 thuận và 27 chống. Sau lần bỏ phiếu đầu tiên với kết quả là 35 phiếu thuận và 24 phiếu nghịch. Cuối cùng, một dân biểu Dân Chủ thay đổi ý kiến và một vị khác chưa bỏ phiếu, lần này lại bỏ phiếu chống. Do đó tu chính bị thất bại với 29 phiếu thuận và 30 phiếu nghịch.
Sau đó uỷ ban xem xét một tu chính 7 trang do Dân Biểu Lois Capps, Dân chủ California đề nghị là không tài trợ cho việc phá thai trong phần nhuận lợi tối thiểu do Liên Bang đòi hỏi, nhưng cũng đòi phải có ít nhất một chương trình bảo hiểm để tài trợ cho việc phá thai.
Ủy Ban Quyền Sống Quốc Gia gọi tu chính của ông Capps là một 'sự dung hòa giả tạo' sẽ dẫn đưa đến 'việc phá thai có lựa chọn' được tài trợ trong 'chương trình công cộng của chính phủ' do đạo luật tạo nên, và sẽ cho phép có việc trợ cấp thêm của chính phủ Liên Bang cho các chương trình bảo hiểm tư nhân có tài trợ phá thai.
Bà Deirdre A. McQuade, phụ tá giám đốc về chính sách và truyền thông tại Văn Phòng Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói văn phòng của bà rất bất bình về sự thất bại của tu chính Pitts-Stupak-Blunt và về sự thông qua của tu chính mệnh danh là 'dung hòa giả tạo' của ông Capps.
Nhưng bà cho hay các tu chính khác liên quan đến việc phá thai sẽ được đề nghị trong khi các dự luật cải tiến bảo hiểm sức khỏe được đem ra thảo luận tại Hạ Viện.
Bà tiếp, "Chúng ta hãy còn phải trải qua nhiều giai đoạn khác trước khi có thể nói là chúng ta yểm trợ hay chống dự luật này hay dự luật khác."
Trong một lá thư ngày 29 tháng 7 gửi cho uỷ ban, Hồng Y Rigali viết, "một điều kiện căn bản" cho đạo luật cải tiến sức khỏe" là phải "tôn trọng đời sống con người và quyền lương tâm."
Đức Hồng Y nói, "Các cải tiến cần thiết không được trở nên một công cụ để hỗ trợ cho một chương trình "bảo vệ quyền phá thai", hay đảo ngược các chính sách đã hiện hành từ lâu để chống việc chính phủ Liên Bang bó buộc và tài trợ cho các vụ phá thai. Trên phương diện này chúng tôi thỉnh cầu quý vị hãy làm cho đạo luật này 'trung dung về việc phá thai' bằng cách duy trì các chính sách Liên Bang đã có từ lâu để ngăn cấm việc chính phủ cổ võ cho việc phá thai và tôn trọng quyền lương tâm."
Ngài tiếp, "Là những người đã từng yểm trợ từ lâu việc cải tiến bảo hiểm sức khỏe, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đang hoạt động để bảo đảm rằng việc cải tiến bảo hiểm sức khỏe rất cần thiết này sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc huỷ bỏ các chính sách hiện hữu và đã được yểm trợ từ lâu là chống tài trợ cho việc phá thai và bắt buộc để theo quyền lương tâm.
Đức Hồng Y Justin Rigali ở Philadelphia, chủ tịch Ủy Ban Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã khuyến cáo ủy ban chấp thuận một tu chính cho Đạo Luật Lựa Chọn Bảo Hiểm Sức Khỏe có thể tài trợ do các Dân Biểu Joseph R. Pitts, Cộng Hòa Pennsylvania, Bart Stupak, Dân Chủ Michigan, và Roy Blunt, Cộng Hòa Missouri đề xướng.
Tu chính này nói, "Không có dự liệu nào trong đạo luật này... sẽ bắt buộc hay hiểu là bắt buộc phải tài trợ cho các vụ phá thai, hay đưa đến việc phá thai, hay cho phép hoặc chấp thuận đề nghị, hay bắt buộc phải làm việc này," ngoại trừ trong một số các trường hợp giới hạn."
Tu chính này đã được bỏ phiếu thuận bởi ủy ban với số phiếu 31 thuận và 27 chống. Sau lần bỏ phiếu đầu tiên với kết quả là 35 phiếu thuận và 24 phiếu nghịch. Cuối cùng, một dân biểu Dân Chủ thay đổi ý kiến và một vị khác chưa bỏ phiếu, lần này lại bỏ phiếu chống. Do đó tu chính bị thất bại với 29 phiếu thuận và 30 phiếu nghịch.
Sau đó uỷ ban xem xét một tu chính 7 trang do Dân Biểu Lois Capps, Dân chủ California đề nghị là không tài trợ cho việc phá thai trong phần nhuận lợi tối thiểu do Liên Bang đòi hỏi, nhưng cũng đòi phải có ít nhất một chương trình bảo hiểm để tài trợ cho việc phá thai.
Ủy Ban Quyền Sống Quốc Gia gọi tu chính của ông Capps là một 'sự dung hòa giả tạo' sẽ dẫn đưa đến 'việc phá thai có lựa chọn' được tài trợ trong 'chương trình công cộng của chính phủ' do đạo luật tạo nên, và sẽ cho phép có việc trợ cấp thêm của chính phủ Liên Bang cho các chương trình bảo hiểm tư nhân có tài trợ phá thai.
Bà Deirdre A. McQuade, phụ tá giám đốc về chính sách và truyền thông tại Văn Phòng Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói văn phòng của bà rất bất bình về sự thất bại của tu chính Pitts-Stupak-Blunt và về sự thông qua của tu chính mệnh danh là 'dung hòa giả tạo' của ông Capps.
Nhưng bà cho hay các tu chính khác liên quan đến việc phá thai sẽ được đề nghị trong khi các dự luật cải tiến bảo hiểm sức khỏe được đem ra thảo luận tại Hạ Viện.
Bà tiếp, "Chúng ta hãy còn phải trải qua nhiều giai đoạn khác trước khi có thể nói là chúng ta yểm trợ hay chống dự luật này hay dự luật khác."
Trong một lá thư ngày 29 tháng 7 gửi cho uỷ ban, Hồng Y Rigali viết, "một điều kiện căn bản" cho đạo luật cải tiến sức khỏe" là phải "tôn trọng đời sống con người và quyền lương tâm."
Đức Hồng Y nói, "Các cải tiến cần thiết không được trở nên một công cụ để hỗ trợ cho một chương trình "bảo vệ quyền phá thai", hay đảo ngược các chính sách đã hiện hành từ lâu để chống việc chính phủ Liên Bang bó buộc và tài trợ cho các vụ phá thai. Trên phương diện này chúng tôi thỉnh cầu quý vị hãy làm cho đạo luật này 'trung dung về việc phá thai' bằng cách duy trì các chính sách Liên Bang đã có từ lâu để ngăn cấm việc chính phủ cổ võ cho việc phá thai và tôn trọng quyền lương tâm."
Ngài tiếp, "Là những người đã từng yểm trợ từ lâu việc cải tiến bảo hiểm sức khỏe, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đang hoạt động để bảo đảm rằng việc cải tiến bảo hiểm sức khỏe rất cần thiết này sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc huỷ bỏ các chính sách hiện hữu và đã được yểm trợ từ lâu là chống tài trợ cho việc phá thai và bắt buộc để theo quyền lương tâm.
Tòa Thánh nói đến trách nhiệm các quốc gia và cộng đồng thế giới phải bảo vệ dân chúng
Chu Văn
08:35 01/08/2009
New York [Zenit 29/07/2009] - Tòa Thánh nói đến trách nhiệm các quốc gia và cộng đồng thế giới phải bảo vệ dân chúng.
Hôm thứ Tư 29 tháng 7 năm 2009, phát biểu trong phiên họp thứ 97 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với chủ đề "khuyến khích trách nhiệm bảo vệ", Ðức cha Celestino Migliore, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ khẳng định rằng việc bảo vệ dân chúng là một nghĩa vụ hàng đầu đối với các quốc gia; cộng đồng thế giới cũng phải can thiệp nếu một quốc gia không tôn trọng nghĩa vụ này.
Ðức cha Migliore nhắc lại: cách đây 4 năm, các nguyên thủ quốc gia đã gặp nhau tại LHQ để nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống có thể đáp ứng với những nhu cầu của thế giới không ngừng thay đổi này. Nhân dịp này, các nước đã thông qua một Tài liệu nhấn mạnh đến trách nhiệm phải bảo vệ dân chúng. Trước tiên là trách nhiệm của mỗi quốc gia cần phải bảo vệ dân chúng khỏi nạn diệt chủng, các tội ác chiến tranh, các cuộc thanh lọc chủng tộc và các tội chống lại nhân loại. Kế đó là trách nhiệm của cộng đồng thế giới phải giúp các quốc gia thực thi trách nhiệm của mình. Cuối cùng, cộng đồng thế giới có trách nhiệm phải can thiệp nếu một quốc gia không thực thi đúng đắn trách nhiệm của mình.
Theo Ðức cha Migliore, "khi các chính phủ và chính quyền địa phương không can thiệp để bảo vệ dân chúng hoặc tiếp tay vào hành động tội ác, họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình".
Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ kêu gọi đề ra những chính sách nhằm bảo vệ dân chúng khỏi những vi phạm nhân quyền trầm trọng trên thế giới.
Ðức cha Migliore đặc biệt nhấn mạnh đến sự can thiệp của cộng đồng thế giới khi các chính phủ không thực thi trách nhiệm của họ một cách đúng đắn. Nhưng vị đại diện của Tòa Thánh ghi nhận: việc can thiệp này lại quá chú trọng đến việc sử dụng bạo lực hơn là những phương thế ôn hòa. Theo ngài, cần phải can thiệp bằng sự trung gian và đối thoại. Phương thế này hữu hiệu hơn hành động quân sự.
Ngoài trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo vệ dân chúng, Ðức cha Migliore còn nói đến vai trò của các tôn giáo. Ngài ghi nhận rằng tại nhiều vùng trên thế giới, sự bất khoan nhượng về chủng tộc và tôn giáo đã làm phát sinh ra bạo động và chết chóc.
Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh khẳng định: tôn giáo phải được xem như một yếu tố để liên kết hơn là chia rẽ, bởi vì chính xuyên qua tôn giáo mà các cộng đồng và cá nhân có thể tìm thấy sức mạnh để tha thứ và xây dựng hòa bình.
(Nguồn: Chu Văn, RVA)
Đức TGM Celestino Migliore |
Ðức cha Migliore nhắc lại: cách đây 4 năm, các nguyên thủ quốc gia đã gặp nhau tại LHQ để nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống có thể đáp ứng với những nhu cầu của thế giới không ngừng thay đổi này. Nhân dịp này, các nước đã thông qua một Tài liệu nhấn mạnh đến trách nhiệm phải bảo vệ dân chúng. Trước tiên là trách nhiệm của mỗi quốc gia cần phải bảo vệ dân chúng khỏi nạn diệt chủng, các tội ác chiến tranh, các cuộc thanh lọc chủng tộc và các tội chống lại nhân loại. Kế đó là trách nhiệm của cộng đồng thế giới phải giúp các quốc gia thực thi trách nhiệm của mình. Cuối cùng, cộng đồng thế giới có trách nhiệm phải can thiệp nếu một quốc gia không thực thi đúng đắn trách nhiệm của mình.
Theo Ðức cha Migliore, "khi các chính phủ và chính quyền địa phương không can thiệp để bảo vệ dân chúng hoặc tiếp tay vào hành động tội ác, họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình".
Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ kêu gọi đề ra những chính sách nhằm bảo vệ dân chúng khỏi những vi phạm nhân quyền trầm trọng trên thế giới.
Ðức cha Migliore đặc biệt nhấn mạnh đến sự can thiệp của cộng đồng thế giới khi các chính phủ không thực thi trách nhiệm của họ một cách đúng đắn. Nhưng vị đại diện của Tòa Thánh ghi nhận: việc can thiệp này lại quá chú trọng đến việc sử dụng bạo lực hơn là những phương thế ôn hòa. Theo ngài, cần phải can thiệp bằng sự trung gian và đối thoại. Phương thế này hữu hiệu hơn hành động quân sự.
Ngoài trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo vệ dân chúng, Ðức cha Migliore còn nói đến vai trò của các tôn giáo. Ngài ghi nhận rằng tại nhiều vùng trên thế giới, sự bất khoan nhượng về chủng tộc và tôn giáo đã làm phát sinh ra bạo động và chết chóc.
Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh khẳng định: tôn giáo phải được xem như một yếu tố để liên kết hơn là chia rẽ, bởi vì chính xuyên qua tôn giáo mà các cộng đồng và cá nhân có thể tìm thấy sức mạnh để tha thứ và xây dựng hòa bình.
(Nguồn: Chu Văn, RVA)
Từ chính sách man rợ: hàng năm có khoảng 13 triệu ca phá thai ở Trung Quốc
Nguyễn Hoàng Thương
16:06 01/08/2009
Bắc Kinh (AsiaNews/Agencies) - Theo dữ liệu từ các bệnh viện, hằng năm trung bình có khoảng 13 triệu ca phá thai đã được thực hiện ở Trung Quốc lục địa, phát sinh từ chính sách một con.
Wu Shangchun, một viên chức chính phủ của Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình được trích lời cho hay rằng gần phân nửa phụ nữ tìm đến phá thai mà không dùng đến bất ký biện pháp tránh thai nào. Nhưng theo China Daily, con số vụ phá thai có thể cao hơn nhiều vì nhiều phụ nữ đã phá thai trong các phòng khám bất hợp pháp.
Mặc dù 62 phần trăm phụ nữ phải trải qua các vụ phá thai là người độc thân và trong đổ tuổi từ 20 đến 29, nhưng năm này qua năm khác không có con số thống kê khả dĩ vì thế không có phương hướng để mà nhận thức.
Các chuyên gia cho rằng những phụ nữ này cần phải có nhiều thông tin hơn nữa về tránh thai, nhất là các hoạt động tình dục tiền hôn nhân hoặc ngoài hôn nhân ngày càng gia tăng như là hậu quả của những thái độ ngày càng phóng khoáng hơn về tính dục.
China Daily không đưa ra bất kỳ thông tin nào về bắt buộc phá thai, một hành động hung bạo mà nhà nước dùng để kểm soát dân số. Kể từ cuối thập niên 1970, nhà cầm quyền đã cho thi hành phá thai cưỡng bách để đưa vào thực thi chính sách một con của Trung Quốc. Nay thì đang có sự thay đổi trong suy nghĩ như là hệ quả của những tác động tiêu cực của chính sách này (dân số già đi, thiếu lao động, các vấn đề nảy sinh từ gia đình một con), những ảnh hưởng này đã được tiên báo trướng nhưng giờ mới thấy trở nên rõ ràng.
Gần đây, những phát biểu của Giám Đốc Kế Hoạch Hóa Gia Đình Thượng Hải Xie Lingli được ông bố trên trang nhất của China Daily dường như để đề nghị nới lỏng chính sách một con. Điều này đã được nhiều người chào đón, trở thành vấn đề được bàn luận trên phương tiện truyền thông. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu không có một định hướng mới thì Trung Quốc phải đối mặt với một thách đố to lớn về nhân khẩu học.
Wu Shangchun, một viên chức chính phủ của Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình được trích lời cho hay rằng gần phân nửa phụ nữ tìm đến phá thai mà không dùng đến bất ký biện pháp tránh thai nào. Nhưng theo China Daily, con số vụ phá thai có thể cao hơn nhiều vì nhiều phụ nữ đã phá thai trong các phòng khám bất hợp pháp.
Mặc dù 62 phần trăm phụ nữ phải trải qua các vụ phá thai là người độc thân và trong đổ tuổi từ 20 đến 29, nhưng năm này qua năm khác không có con số thống kê khả dĩ vì thế không có phương hướng để mà nhận thức.
Các chuyên gia cho rằng những phụ nữ này cần phải có nhiều thông tin hơn nữa về tránh thai, nhất là các hoạt động tình dục tiền hôn nhân hoặc ngoài hôn nhân ngày càng gia tăng như là hậu quả của những thái độ ngày càng phóng khoáng hơn về tính dục.
China Daily không đưa ra bất kỳ thông tin nào về bắt buộc phá thai, một hành động hung bạo mà nhà nước dùng để kểm soát dân số. Kể từ cuối thập niên 1970, nhà cầm quyền đã cho thi hành phá thai cưỡng bách để đưa vào thực thi chính sách một con của Trung Quốc. Nay thì đang có sự thay đổi trong suy nghĩ như là hệ quả của những tác động tiêu cực của chính sách này (dân số già đi, thiếu lao động, các vấn đề nảy sinh từ gia đình một con), những ảnh hưởng này đã được tiên báo trướng nhưng giờ mới thấy trở nên rõ ràng.
Gần đây, những phát biểu của Giám Đốc Kế Hoạch Hóa Gia Đình Thượng Hải Xie Lingli được ông bố trên trang nhất của China Daily dường như để đề nghị nới lỏng chính sách một con. Điều này đã được nhiều người chào đón, trở thành vấn đề được bàn luận trên phương tiện truyền thông. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu không có một định hướng mới thì Trung Quốc phải đối mặt với một thách đố to lớn về nhân khẩu học.
Các giám mục Hoa Kỳ cảnh báo chống lại ‘quyền phá thai’ trong dự luật cải cách chăm sóc y tế
Nguyễn Hoàng Thương
16:09 01/08/2009
Washington D.C. (CNA) – Chủ tịch Ủy Ban Phò Sự Sống Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Hồng y Justin Rigali đang kêu gọi các thành viên của Ủy Ban Thương Mại và Năng Lượng Hạ Viện Hoa Kỳ sửa lại dự luật cải cách chăm sóc y tế để nó không che chở cho việc phá thai và bảo vệ lương tâm của nhân viên y tế. Đức Hồng Y Rigali đã đưa ra những ưu tư của các giám mục gởi tới các thành viên Ủy Ban Thương Mại và Năng Lượng trong một lá thư hôm 29 tháng Bảy.
Với việc hai ủy ban Hạ Viện đã hoàn tất dự luật cải cách chăm sóc y tế trình Hạ Viện, bức thư của Đức Hồng y trình bày nỗ lực cuối cùng để những ưu tư của người Công Giáo được lắng nghe ở Hạ Viện. Sau khi được ba ủy ban của Hạ Viện đưa ra xem xét, Thượng Viện cũng sẽ phê chuẩn luật, để nhất trí với những đạo luật của Hạ Viện.
Trong khi các giám mục Hoa Kỳ ủng hộ việc cải cách chăm sóc y tế, Đức Hồng Y Rigali nhấn mạnh rằng nó phải "xác thực", ngài cho hay có nghĩa là nó phải giữ nguyên "những chính sách đã được ủng hộ lâu đời và rộng rãi chống lại dùng ngân quỹ và ủy thác phá thai, và ủng hộ việc bảo vệ lương tâm". "Nhiều cải cách cần thiết đừng nên trở thành một phương tiện cổ võ cho một nghị trình 'các quyền phá thai' hay đảo chiều những chính sách lâu đời hiện hành chống lại những ủy thác và ngân quỹ tài trợ liên bang về phá thai".
Về vấn đề phá thai, Đức Hồng y của Philadelphia liệt kê một số vấn đề. Một trong những vấn đề chính mà Đức Hồng y quan ngại là luật "giao phó cho Bộ Y Tế cái quyền biến phá thai thành phúc lợi căn bản hay thiết yếu trong tất cả các chương trình y tế, hoặc trong 'kế hoạch chung' được luật đưa ra". Ngài cho rằng: "Đây sẽ là một thay đổi căn bản" và chỉ ra rằng "luật Liên bang từ lâu ngăn chặn hầu hết các vụ phá thai từ những kế hoạch phúc lợi y tế của nhân viên liên bang và không đặt luật lệ cho các kế hoạch tư nhân, hầu hết trong số đó cũng từ chối che chở cho các vụ phá thai không cấp thiết".
Ngoài ra, dự luật cũng cho phép ngân quỹ liên bang không thông qua luật phân bổ lao động/y tế, làm cho ngân quỹ có khả năng phá vỡ tu chánh án Hyde và các quy định khác nhằm "ngăn chặn tài trợ liên bang trực tiếp cho phá thai hơn ba thập kỷ qua". Đức Hồng y đề nghị giải pháp là đưa thêm một điều khoản mới chống tài trợ phá thai trong dự luật để "đảm bảo sự đồng bộ với các chính sách trong tất cả các chương trình y tế liên bang khác".
Cuối cùng, Đức Hồng y Rigali cho rằng các điều khoản đó đòi hỏi thời gian tiếp cận để tất cả các phúc lợi được bảo bọc bởi các chương trình sức khỏe đủ điều kiện, "toà án có thể được sử dụng để loại bỏ hoặc làm mất hiệu lực các luật quy định về phá thai, chẳng hạn như luật bảo đảm sự an toàn của phụ nữ và thông báo sự ưng thuận và việc tiến hành đến bật cha mẹ liên quan".
Về vấn đề bảo vệ lương tâm của người Mỹ, Đức Hồng Y nhắc rằng một số luật của liên bang "lâu nay đã bảo vệ các quyền về lương tâm của những người chăm sóc y tế". Cần chú ý là mới đây Tổng Thống Obama tuyên bố rằng ông chấp nhận các văn bản pháp luật hiện hành này và sẽ không làm gì để cho chúng mất hiệu lực, Đức Hồng y kêu gọi cơ quan lập pháp "thực hiện cùng một cam kết, bằng cách đảm bảo rằng dự luật này sẽ duy trì việc bảo vệ quyền về lương tâm".
Đức Hồng y Rigali kết thúc bức thư bằng cách thúc giục Ủy Ban Thương Mại và Năng Lượng Hạ Viện tán thành các chính sách liên bang hiện thời về phá thai và bảo vệ lương tâm bằng cách ủng hộ các tu chính án Reps. Bart Stupak (D-MI) và Joseph Pitts (R-PA).
Với việc hai ủy ban Hạ Viện đã hoàn tất dự luật cải cách chăm sóc y tế trình Hạ Viện, bức thư của Đức Hồng y trình bày nỗ lực cuối cùng để những ưu tư của người Công Giáo được lắng nghe ở Hạ Viện. Sau khi được ba ủy ban của Hạ Viện đưa ra xem xét, Thượng Viện cũng sẽ phê chuẩn luật, để nhất trí với những đạo luật của Hạ Viện.
Trong khi các giám mục Hoa Kỳ ủng hộ việc cải cách chăm sóc y tế, Đức Hồng Y Rigali nhấn mạnh rằng nó phải "xác thực", ngài cho hay có nghĩa là nó phải giữ nguyên "những chính sách đã được ủng hộ lâu đời và rộng rãi chống lại dùng ngân quỹ và ủy thác phá thai, và ủng hộ việc bảo vệ lương tâm". "Nhiều cải cách cần thiết đừng nên trở thành một phương tiện cổ võ cho một nghị trình 'các quyền phá thai' hay đảo chiều những chính sách lâu đời hiện hành chống lại những ủy thác và ngân quỹ tài trợ liên bang về phá thai".
Về vấn đề phá thai, Đức Hồng y của Philadelphia liệt kê một số vấn đề. Một trong những vấn đề chính mà Đức Hồng y quan ngại là luật "giao phó cho Bộ Y Tế cái quyền biến phá thai thành phúc lợi căn bản hay thiết yếu trong tất cả các chương trình y tế, hoặc trong 'kế hoạch chung' được luật đưa ra". Ngài cho rằng: "Đây sẽ là một thay đổi căn bản" và chỉ ra rằng "luật Liên bang từ lâu ngăn chặn hầu hết các vụ phá thai từ những kế hoạch phúc lợi y tế của nhân viên liên bang và không đặt luật lệ cho các kế hoạch tư nhân, hầu hết trong số đó cũng từ chối che chở cho các vụ phá thai không cấp thiết".
Ngoài ra, dự luật cũng cho phép ngân quỹ liên bang không thông qua luật phân bổ lao động/y tế, làm cho ngân quỹ có khả năng phá vỡ tu chánh án Hyde và các quy định khác nhằm "ngăn chặn tài trợ liên bang trực tiếp cho phá thai hơn ba thập kỷ qua". Đức Hồng y đề nghị giải pháp là đưa thêm một điều khoản mới chống tài trợ phá thai trong dự luật để "đảm bảo sự đồng bộ với các chính sách trong tất cả các chương trình y tế liên bang khác".
Cuối cùng, Đức Hồng y Rigali cho rằng các điều khoản đó đòi hỏi thời gian tiếp cận để tất cả các phúc lợi được bảo bọc bởi các chương trình sức khỏe đủ điều kiện, "toà án có thể được sử dụng để loại bỏ hoặc làm mất hiệu lực các luật quy định về phá thai, chẳng hạn như luật bảo đảm sự an toàn của phụ nữ và thông báo sự ưng thuận và việc tiến hành đến bật cha mẹ liên quan".
Về vấn đề bảo vệ lương tâm của người Mỹ, Đức Hồng Y nhắc rằng một số luật của liên bang "lâu nay đã bảo vệ các quyền về lương tâm của những người chăm sóc y tế". Cần chú ý là mới đây Tổng Thống Obama tuyên bố rằng ông chấp nhận các văn bản pháp luật hiện hành này và sẽ không làm gì để cho chúng mất hiệu lực, Đức Hồng y kêu gọi cơ quan lập pháp "thực hiện cùng một cam kết, bằng cách đảm bảo rằng dự luật này sẽ duy trì việc bảo vệ quyền về lương tâm".
Đức Hồng y Rigali kết thúc bức thư bằng cách thúc giục Ủy Ban Thương Mại và Năng Lượng Hạ Viện tán thành các chính sách liên bang hiện thời về phá thai và bảo vệ lương tâm bằng cách ủng hộ các tu chính án Reps. Bart Stupak (D-MI) và Joseph Pitts (R-PA).
Cựu tổng thống Aquino qua đời
BBC
19:08 01/08/2009
Nguồn tin gia đình cho hay cựu tổng thống Philippines Corazon Aquino vừa qua đời thọ 76 tuổi.
Bà Aquino bị ung thư ruột già hơn một năm qua. Gần đây bà từ chối dùng thuốc.
Gia đình bà cho hay bà muốn để Thượng đế quyết định số phận, và có nhiều buổi lễ nhà thờ cầu nguyện cho sức khỏe của bà.
Bà Aquino trở thành tổng thống năm 1986, dẫn đầu cuộc nổi dậy được gọi là "quyền lực của nhân dân" lật đổ cựu độc tài Ferdinand Marcos.
Con trai của bà Aquino, thượng nghị sĩ Benigno Aquino Jr, cho giới truyền thông hay: "Mẹ của chúng tôi đã qua đời một cách bình thản lúc 03h18 [1918 GMT Thứ Sáu] khi tim và phổi ngưng làm việc,”
"Bà muốn cám ơn mọi người đã cầu nguyện hàng ngày, và mong mọi người tiếp tục tình thương yêu và sự hậu thuẫn,
"Mong ước của bà là chúng ta cầu nguyện cho nhau và cho đất nước Philippines.”
Một tháng trước bà Aquino, được biết đến dưới tên Tita (dì) Cory, được đưa vào bệnh viện với triệu chứng không muốn ăn, do bệnh ung thư ruột già.
Trong một tuyên bố khi ấy, gia đình bà nói “họ hoàn toàn tin vào khả năng chữa lành vô biên của thượng đế.”
Tuyên bố nói: "Bà luôn là người phụ nữ có đức tin, người tranh đấu, là nguồn hy vọng và động viên cho tất cả mọi người.”
Nhiều buổi lễ nhà thờ đã được tổ chức để cầu nguyện cho sức khỏe của bà Aquino. Hai đối thủ chính trị của bà, cựu tổng thống Joseph "Erap" Estrada và cựu đệ nhất phu nhân Imelda Marcos đã tham dự.
Ý đồ đảo chính
Bà Aquino ‘bị’ đẩy vào chính trường sau khi chồng bà, Benigno "Ninoy" Aquino, một thượng nghị sĩ có tên tuổi, bị ám sát trong lúc ông chuẩn bị ra tranh cử tổng thống.
Sau khi tổng thống Marcos ban bố tình trạng an ninh khẩn cấp, ông bị bỏ tù bảy năm. Trong nhiều năm trời, bà Aquino là đầu mối thông tin duy nhất của ông với thế giới bên ngoài.
Bà Aquino nói về cái chết của chồng bà khi ấy: "Điều quan trọng là cái chết của ông không hề uổng phí. Sự hy sinh của ông đã thức tỉnh người dân Philippines ra khỏi tình trạng thờ ơ và thiếu nhiệt huyết.”
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1986, bà cai trị Philippines trong cảnh chia rẽ trầm trọng sau nhiều năm ở trong tình trạng thiết quân luật và phong trào nổi dậy của du kích quân cộng sản.
Bà thoát được một số âm mưu đảo chính nhằm lật đổ chính quyền. Bà có hành động bảo vệ nền dân chủ khi còn manh nha và phóng thích tù nhân chính trị.
Bà được đề cử giải Nobel hòa bình năm 1986 và được trao tặng một số giải thưởng do thành tích thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/08/090801_aquino_dies.shtml)
Bà Aquino là người khởi xướng cuộc cách mạng nhân dân năm 1986 |
Gia đình bà cho hay bà muốn để Thượng đế quyết định số phận, và có nhiều buổi lễ nhà thờ cầu nguyện cho sức khỏe của bà.
Bà Aquino trở thành tổng thống năm 1986, dẫn đầu cuộc nổi dậy được gọi là "quyền lực của nhân dân" lật đổ cựu độc tài Ferdinand Marcos.
Con trai của bà Aquino, thượng nghị sĩ Benigno Aquino Jr, cho giới truyền thông hay: "Mẹ của chúng tôi đã qua đời một cách bình thản lúc 03h18 [1918 GMT Thứ Sáu] khi tim và phổi ngưng làm việc,”
"Bà muốn cám ơn mọi người đã cầu nguyện hàng ngày, và mong mọi người tiếp tục tình thương yêu và sự hậu thuẫn,
"Mong ước của bà là chúng ta cầu nguyện cho nhau và cho đất nước Philippines.”
Một tháng trước bà Aquino, được biết đến dưới tên Tita (dì) Cory, được đưa vào bệnh viện với triệu chứng không muốn ăn, do bệnh ung thư ruột già.
Trong một tuyên bố khi ấy, gia đình bà nói “họ hoàn toàn tin vào khả năng chữa lành vô biên của thượng đế.”
Tuyên bố nói: "Bà luôn là người phụ nữ có đức tin, người tranh đấu, là nguồn hy vọng và động viên cho tất cả mọi người.”
Nhiều buổi lễ nhà thờ đã được tổ chức để cầu nguyện cho sức khỏe của bà Aquino. Hai đối thủ chính trị của bà, cựu tổng thống Joseph "Erap" Estrada và cựu đệ nhất phu nhân Imelda Marcos đã tham dự.
Ý đồ đảo chính
Bà Aquino ‘bị’ đẩy vào chính trường sau khi chồng bà, Benigno "Ninoy" Aquino, một thượng nghị sĩ có tên tuổi, bị ám sát trong lúc ông chuẩn bị ra tranh cử tổng thống.
Sau khi tổng thống Marcos ban bố tình trạng an ninh khẩn cấp, ông bị bỏ tù bảy năm. Trong nhiều năm trời, bà Aquino là đầu mối thông tin duy nhất của ông với thế giới bên ngoài.
Bà Aquino nói về cái chết của chồng bà khi ấy: "Điều quan trọng là cái chết của ông không hề uổng phí. Sự hy sinh của ông đã thức tỉnh người dân Philippines ra khỏi tình trạng thờ ơ và thiếu nhiệt huyết.”
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1986, bà cai trị Philippines trong cảnh chia rẽ trầm trọng sau nhiều năm ở trong tình trạng thiết quân luật và phong trào nổi dậy của du kích quân cộng sản.
Bà thoát được một số âm mưu đảo chính nhằm lật đổ chính quyền. Bà có hành động bảo vệ nền dân chủ khi còn manh nha và phóng thích tù nhân chính trị.
Bà được đề cử giải Nobel hòa bình năm 1986 và được trao tặng một số giải thưởng do thành tích thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/08/090801_aquino_dies.shtml)
Vatican công bố lại những sự kiện nổi bật của Tòa Thánh từ đầu năm đến nay
Peter Nguyễn Minh Trung
19:41 01/08/2009
VATICAN (CNA) - Như định kỳ, Vatican cho xuất bản một tập sách gồm những sự kiện nổi bật và các tóm tắt của Tòa Thánh trong nửa đầu năm bên cạnh những sự kiện đáng chú ý như Đại hội Quốc tế các Gia đình, sự khuyến khích của Đức Giáo Hoàng trong các công cụ mạng xã hội, cất bỏ vạ tuyệt thông cho Huynh Đoàn Piô X và những Giám mục liên hệ, chuyến tông du Giáo hoàng tới Phi Châu, chuyến hành hương của Đức Thánh Cha tới miền Thánh Địa, phong thánh cho 5 vị chân phước, khai mạc Năm Linh Mục và cuộc tiểu phẫu do Đức Thánh Cha bị gãy xương cổ tay.
Sau đây là một loạt những sự kiện đáng chú ý của Tòa Thánh trong những tháng đầu năm:
THÁNG MỘT
THÁNG HAI
THÁNG BA
THÁNG TƯ
Ngày 07: Đức Thánh Cha tiếp kiến tổng thống nước Cộng hòa El Salvador Elias Antonio Saca Gonzalez.
Ngày 08-15: Đức Thánh Cha tông du và hành hương Thánh Địa.
Ngày 18: Đức Thánh Cha tiếp kiến HĐGM Peru khi các Giám mục nước này vừa kết thúc chuyến "ad limina".
Ngày 19: Đức Benedict XVI tiếp kiến tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski.
Ngày 22: Đức Benedict XVI tiếp kiến tổng thống nước Cộng hòa Bulgary Georgi Parvanov, tiếp kiến cựu tổng thống nước Cộng hòa Macedonia Gjeorge Ivanov nhân lễ kính hai Thánh Cyril và Methodius.
Ngày 24: Lễ Chúa Thăng Thiên: Đức Giáo Hoàng viếng thăm mục vụ vùng Montecassino, Italia.
Ngày 24: Website chính thức của Tòa Thánh công bố thủ bản của Lá thư Đức Giáo Hoàng Benedict XVI gửi Giáo hội Trung Quốc. Thư gốc của Đức Thánh Cha gửi các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân của Giáo hội Công giáo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa đề ngày 27-05-2007.
Ngày 29: Đức Thánh Cha nhận Quốc thư của 8 vị tân Đại sứ tại Tòa Thánh là: Đại sứ Danzannorov Boldbaatar của Mongolia; Đại sứ Chitra Narayanan của Ấn Độ; Đại sứ Charles Borromee Todjinou của Benin; Đại sứ Robert Carey Morre-Jones của New Zealand; Đại sứ George Johannes của Nam Phi; Đại sứ Beyon Luc Adolphe Tiao của Burkina Faso; Đại sứ Neville Melvin Gertze của Namibia và Đại sứ Rolf Trolle Andersen của Na Uy.
Ngày 30: Đức Benedict XVI tiếp kiến tổng thống nước Cộng hòa Séc Vaclav Klaus. Tổng thống Klaus mời Đức Thánh Cha tông du Cộng hòa Séc.
THÁNG SÁU
THÁNG BẢY
Sau đây là một loạt những sự kiện đáng chú ý của Tòa Thánh trong những tháng đầu năm:
THÁNG MỘT
- Ngày 01: Tại Vương Cung Thánh Đường St. Peter, Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ minh niên Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, kỷ niệm 42 năm ngày Hòa Bình Thế Giới và công bố chủ đề của Ngày Thế Giới Hòa Bình năm nay là "Chiến đấu chống nghèo đói để xây dựng Hòa bình."
- Ngày 03: Công bố ủy nhiệm thư của Đức Thánh Cha, viết bằng La ngữ đề ngày 28-12-2008, chỉ định Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, SDB, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh làm Đặc sứ Giáo hoàng tại Đại hội Quốc tế các Gia đình lần thứ 6, được tổ chức ở Mexico City từ 13-18 tháng 01.
- Ngày 11: Đức Hồng Y Pio Laghi, nhà ngoại giao kỳ cựu của Vatican, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo dục Công giáo và là người bảo trợ cho Hội Đạo binh Malta, qua đời ở tuổi 86.
- Ngày 14-18: Đại hội Quốc tế các Gia đình lần thứ 6 tổ chức tại Mexico City với chủ đề: "Gia đình, nơi huấn giáo các giá trị nhân bản và Kitô giáo". Đức Giáo Hoàng ban ơn Đại xá với những điều kiện thông thường: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng cho tất cả các tham dự viên của biến cố.
- Ngày 16: Đức Benedict XVI tiếp kiến Hội đồng Giám mục (HĐGM) Iran khi các Giám mục nước này kết thúc chuyến "ad limina". HĐGM Iran gồm các vị từ Giáo hội Armenian Tông truyền, Chaldean và Latinh.
- Ngày 18-25: Tuần Cầu nguyện cho Sự hiệp nhất Kitô hữu, chủ đề được lấy từ sách Tiên tri Ezekiel: "Chúng sẽ được nên một trong tay ngươi."
- Ngày 18: Đức Thánh Cha Benedict XVI loan báo thành phố Milan của Italia sẽ là chủ nhà cử hành Đại hội Quốc tế các Gia đình vào mùa xuân năm 2012 với chủ đề: "Gia đình, công việc làm và ngày lễ."
- Ngày 20: Đức Hồng Y Stephanos II Ghattas, C.M., thượng phụ giáo chủ Giáo hội Alexandria của Copts, Ai Cập, qua đời ở tuổi 89.
- Ngày 23: Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến tổng thống nước Cộng hòa Macedonia, Branko Crvenkovski.
- Ngày 23: Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến các Giám mục Syri, dẫn đầu là Đức Thượng Phụ Ignace Youssif III Younan, được bầu làm thượng phụ giáo chủ của Giáo hội Antioch Syri qua Công nghị Giám mục của Giáo hội Công giáo Syri họp tại Rome từ 18-20 tháng 01-2009.
- Ngày 23: Xuất bản Thông điệp của Đức Thánh Cha về Ngày Quốc tế Truyền Thông Xã Hội lần thứ 43, được tổ chức ngày 24-05 với chủ đề: "Kỹ thuật mới, mối quan hệ mới: Khích lệ một nền văn hóa của đối thoại, tôn trọng và tình bằng hữu."
- Ngày 24: Đức Thánh Cha tiếp kiến các Giám mục của Giáo hội Chaldean sau khi kết thúc chuyến "ad limina". Trong buổi tiếp kiến, các Giám mục đã trao cho Đức Giáo Hoàng chiếc áo choàng từng được Đức cố TGM Faraj Rahho của Mosul sử dụng, và dây stola của cha Ragheed Aziz Ganni, cả 2 đều bị giết tại Iraq vài tháng trước.
- Ngày 26: Đức Benedict XVI nhận Quốc thư của tân Đại sứ Pháp tại Tòa Thánh, ông Stanislas Lefebvre de Laboulaye.
- Ngày 29: Đức Thánh Cha tiếp kiến HĐGM Nga khi các Giám mục nước này kết thúc chuyến "ad limina".
THÁNG HAI
- Ngày 02: Đức Thánh Cha nhận Quốc thư của tân Đại sứ Hungary tại Tòa Thánh, ông Janos Balassa.
- Ngày 02: Đức Giáo Hoàng tiếp kiến HĐGM Thổ Nhĩ Kỳ khi các Giám mục nước này kết thúc chuyến "ad limina".
- Ngày 03: Công bố Sứ điệp Mùa Chay 2009 của Đức Thánh Cha với chủ đề: "Chúa Giêsu, sau khi ăn chay 40 đêm ngày, Người cảm thấy đói."
- Ngày 07: Xuất bản Sứ điệp Ngày Quốc tế Bệnh nhân lần thứ 17 của Đức Thánh Cha. Ngày này được cử hành mỗi dịp Lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11-02 hằng năm.
- Ngày 09: Đức Giáo Hoàng nhận Quốc thư của tân Đại sứ Brazil tại Tòa Thánh, ông Luiz Felipe de Seixas Correa.
- Ngày 12: Đức Benedict XVI nhận Quốc thư của tân Đại sứ Australia tại Tòa Thánh, ông Timothy Anthony Fischer.
- Ngày 12: Đức Benedict XVI tham dự buổi hòa nhạc kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Nhà nước Vatican. Hội Ca đoàn Đức Mẹ và Dàn hợp xướng RTE đến từ Dublin, Ireland chơi vở "Messiah" của Georg Friedrich Handel.
- Ngày 14: Đức Benedict XVI tiếp kiến HĐGM Nigeria khi các Giám mục nước này kết thúc chuyến "ad limina".
- Ngày 16: Đức Hồng Y Stephen Kim Sou-hwan, nguyên Tổng Giám Mục Seoul (Hàn Quốc), qua đời ở tuổi 86.
- Ngày 19: Đức Benedict XVI tiếp kiến thủ tướng Vương Quốc Anh Gordon Brown.
- Ngày 22: Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội (Việt Nam), qua đời ở tuổi 90.
- Ngày 27: Đức Thánh Cha tiếp kiến tổng thống vùng tự trị người Kurd ở Iraq Masud Barazani.
THÁNG BA
- Ngày 01: Tòa Thánh trao Nhà thờ Thánh Nicholas, nơi đón tiếp các khách hành hương Chính thống giáo của Giáo hội Công giáo ở thành phố Bari (Bắc Italia) lại cho Tòa Thượng Phụ Moscow quản lý như dấu chỉ đại kết. Trong buổi lễ, Đức Hồng Y Salvatore De Giorgi, nguyên TGM Palermo (Italia) đọc thông điệp của Đức Thánh Cha và trao chìa khóa nhà thờ lại cho tổng thống Nga Dmitry Medvedev để chuyển giao tới Đức Thượng Phụ Kirill ở Moscow.
- Ngày 03-07: Hội nghị Quốc tế với chủ đề: "Tiến hóa sinh học: Sự kiện và Lý thuyết. Phê bình định giá quyển "Nguồn gốc Muôn loài" 150 năm sau ngày xuất bản" được tổ chức tại Đại học Giáo hoàng Gregorian.
- Ngày 09: Đức Benedict XVI thăm Hội trường Thành phố Rome tọa lạc trên đồi Capitoline. Tiếp đón ngài là ông thị trưởng thành phố Gianni Alemanno và một số quan chức lãnh đạo dân sự khác.
- Ngày 12: Công bố Thư của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI gửi cho toàn thể các Giám mục trên thế giới về việc tha vạ tuyệt thông cho 4 vị Giám mục của Huynh Đoàn Piô X được tấn phong trái phép bởi Tổng Giám Mục Lefebvre.
- Ngày 14: Đức Benedict XVI tiếp kiến nhóm 1 của HĐGM Argentina khi nhóm 1 của các Giám mục nước này kết thúc chuyến "ad limina".
- Ngày 14: Đức Benedict XVI tiếp kiến tổng thống nước Cộng hòa Malta Edward Fenech Adami.
- Ngày 16: Công bố "Năm Linh Mục" sẽ được cử hành từ ngày 19-06-2009 cho tới ngày 11-06-2010 với chủ đề: "Lòng trung thành của Đức Kitô, lòng trung thành của Linh mục". Năm Thánh này được mở cách đặc biệt để kỷ niệm 150 năm Thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, về nhà Cha.
- Ngày 17-23: Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tông du Phi Châu, đến Cameroon và Angola.
- Ngày 19: Nhân dịp lễ Trọng kính Thánh Giuse, bạn trăm năm của Đức Maria và là bổn mạng của Giáo hội Hoàn vũ, website chính thức của Tòa Thánh www.vatican.va công bố sử dụng thêm ấn bản mới bằng tiếng Trung Quốc.
- Ngày 27: Đức Bendict XVI tiếp kiến tổng thống nước Cộng hòa Síp Demetris Christofias.
- Ngày 29: Chúa nhật thứ năm Mùa Chay, Đức Giáo Hoàng thăm giáo xứ Thánh Dung Chúa Giêsu, tọa lạc gần vùng Magliana ở phía Tây của Rome.
- Ngày 31: Công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha Benedict XVI nhân Ngày Thế giới cầu cho Ơn Thiên Triệu lần thứ 46, được tổ chức vào ngày 03-05 với chủ đề: "Lòng tin tưởng vào sáng kiến của Thiên Chúa và lời đáp trả của con người."
THÁNG TƯ
- Ngày 01: Đức Hồng Y Umberto Betti, OFM, nguyên hiệu trưởng Đại học Giáo hoàng Lateran, qua đời ở tuổi 87.
- Ngày 02: Đức Benedict XVI tiếp kiến nhóm 2 của HĐGM Argentina khi nhóm 2 của các Giám mục nước này kết thúc chuyến "ad limina".
- Ngày 02: Đức Benedict XVI cử hành trọng thể Thánh lễ tưởng niệm 4 năm ngày vị tiền nhiệm là Đức Gioan Phaolô II băng hà tại Vương Cung Thánh Đường St. Peter.
- Ngày 03: Đức Benedict XVI nhận Quốc thư của tân Đại sứ nước Cộng hòa Dominican tại Tòa Thánh, ông Victor Manuel Grimaldi Cespedes.
- Ngày 05: Tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 24 được tổ chức ở cấp giáo phận với chủ đề: "Chúng ta hãy đặt niềm hy vọng nơi Thiên Chúa Hằng Sống."
- Ngày 16: Đức Thánh Cha mừng sinh nhật lần thứ 82 của mình tại Dinh thự Giáo hoàng Castelgandolfo và nghỉ ngơi ít ngày sau một loạt nghi lễ của Tuần Thánh.
- Ngày 25: Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng thư ký Liên đoàn các quốc gia Ả Rập Amr Moussa.
- Ngày 25: Đức Thánh Cha tiếp kiến thủ tướng Ralph Everard Gonsalves nước Saint Vincent và the Grenadines, một quốc đảo vùng Caribê.
- Ngày 26: Lễ Phong Thánh cho bốn vị Chân phước người Italia là Arcangelo Tadini (1846-1912), Bernardo Tolomei (1272-1348), Gertrude Comensoli (1847-1903) và Caterina Volpicelli (1839-1894), một Chân phước người Bồ Đào Nha là Nuno de Santa Maria Alvares Pereira (1360-1431).
- Ngày 27: Đức Benedict XVI tiếp kiến tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
- Ngày 27: Đức Benedict XVI tiếp kiến Hoàng tử xứ Wales và Công nương Cornwall.
- Ngày 28: Đức Thánh Cha đến vùng Abruzzo thuộc Italia thăm những nạn nhân bị động đất hôm 06 tháng 04.
- Ngày 30: Đức Thánh Cha tiếp kiến tổng thống nước Cộng hòa Colombia Alvaro Uribe Velez.
- Ngày 30: Đức Benedict XVI tiếp kiến nhóm 3 của HĐGM Argentina khi nhóm 3 của các Giám mục nước này kết thúc chuyến "ad limina".
- Ngày 30: Đức Giáo Hoàng tham dự buổi hòa nhạc do tổng thống Italia Giorgio Napolitano, bạn thân của Đức Giáo Hoàng, chiêu đãi để kỷ niệm 4 năm triều đại Benedict XVI.
Ngày 07: Đức Thánh Cha tiếp kiến tổng thống nước Cộng hòa El Salvador Elias Antonio Saca Gonzalez.
Ngày 08-15: Đức Thánh Cha tông du và hành hương Thánh Địa.
Ngày 18: Đức Thánh Cha tiếp kiến HĐGM Peru khi các Giám mục nước này vừa kết thúc chuyến "ad limina".
Ngày 19: Đức Benedict XVI tiếp kiến tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski.
Ngày 22: Đức Benedict XVI tiếp kiến tổng thống nước Cộng hòa Bulgary Georgi Parvanov, tiếp kiến cựu tổng thống nước Cộng hòa Macedonia Gjeorge Ivanov nhân lễ kính hai Thánh Cyril và Methodius.
Ngày 24: Lễ Chúa Thăng Thiên: Đức Giáo Hoàng viếng thăm mục vụ vùng Montecassino, Italia.
Ngày 24: Website chính thức của Tòa Thánh công bố thủ bản của Lá thư Đức Giáo Hoàng Benedict XVI gửi Giáo hội Trung Quốc. Thư gốc của Đức Thánh Cha gửi các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân của Giáo hội Công giáo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa đề ngày 27-05-2007.
Ngày 29: Đức Thánh Cha nhận Quốc thư của 8 vị tân Đại sứ tại Tòa Thánh là: Đại sứ Danzannorov Boldbaatar của Mongolia; Đại sứ Chitra Narayanan của Ấn Độ; Đại sứ Charles Borromee Todjinou của Benin; Đại sứ Robert Carey Morre-Jones của New Zealand; Đại sứ George Johannes của Nam Phi; Đại sứ Beyon Luc Adolphe Tiao của Burkina Faso; Đại sứ Neville Melvin Gertze của Namibia và Đại sứ Rolf Trolle Andersen của Na Uy.
Ngày 30: Đức Benedict XVI tiếp kiến tổng thống nước Cộng hòa Séc Vaclav Klaus. Tổng thống Klaus mời Đức Thánh Cha tông du Cộng hòa Séc.
THÁNG SÁU
- Ngày 01: Đức Benedict XVI tiếp kiến tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko.
- Ngày 08: Đức Thánh Cha tiếp kiến HĐGM Venezuela khi các Giám mục nước này kết thúc chuyến "ad limina".
- Ngày 18: Đức Benedict XVI tiếp kiến tổng thống nước Cộng hòa Malta George Abela.
- Ngày 19: Lễ Trọng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng khai mạc Năm Linh Mục, kỷ niệm 150 năm ngày mất của Thánh Gioan Maria Vianney.
- Ngày 19: Đức Benedict XVI tiếp kiến Đức tân Thượng phụ Giáo chủ Giáo hội Công giáo Antioch của Syri là Ignace Youssif III Younan.
- Ngày 21: Đức Thánh Cha viếng thăm mục vụ San Giovanni Rotondo, Italia.
- Ngày 27: Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến HĐGM Việt Nam nhân dịp các Giám mục nước này "ad limina" Tòa Thánh.
- Ngày 28: Đức Thánh Cha chủ sự buổi cầu kinh chiều trọng thể tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành, trước thềm đại lễ trọng kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ vào ngày hôm sau, chính thức bế mạc Năm Thánh Phaolô.
THÁNG BẢY
- Ngày 04: Đức Thánh Cha chủ sự buổi đọc kinh chiều ở Đền thờ Thánh Phaolô tại Dinh Tông Tòa để kỷ niệm nơi này được mở cửa trở lại sau 7 năm trùng tu.
- Ngày 04: Đức Benedict XVI gửi thư cho thủ tướng Italia Silvio Berlusconi và Hội nghị Thượng đỉnh G-8 mở rộng diễn ra tại thành phố bị động đất L'Aquila (Italia) từ ngày 08 đến ngày 10 tháng bảy.
- Ngày 06: Đức Thánh Cha nhận Quốc thư của tân Đại diện toàn quyền kiêm Đại sứ ngoại thường của Haiti tại Tòa Thánh, ông Carl-Henri Guiteau.
- Ngày 07: Họp báo tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh để công bố thông điệp mới của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI: "Caritas in Veritate" (Bác Ái Trong Sự Thật).
- Ngày 07: Đức Thánh Cha tiếp kiến thủ tướng Nhật Bản Taro Aso.
- Ngày 08: Công bố Tông thư "Dữ kiện Motu Propio" của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, "Ecclesiae Unitatem". Tài liệu liên quan đến việc sát nhập Ủy ban Giáo hoàng "Ecclesia Dei" vào Thánh bộ Giáo lý Đức tin và dưới quyền tài phán của bộ này sau một loạt những vụ việc về Huynh đoàn Thánh Piô X.
- Ngày 09: Đức Thánh Cha tiếp kiến thủ tướng Australia Kevin Rudd.
- Ngày 09: Đức Thánh cha tiếp kiến tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Tổng thống Myung-bak mời ngài tông du Hàn Quốc.
- Ngày 10: Đức Benedict XVI tiếp kiến tổng thống Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ, Barack H. Obama.
- Ngày 10: Đức Thánh Cha nhận Quốc thư của tân Đại sứ Mexico tại Tòa Thánh, ông Hector Federico Ling Altamirano.
- Ngày 11: Đức Benedict XVI tiếp kiến thủ tướng Canada Stephen Harper.
- Ngày 13-29: Đức Thánh Cha đi nghỉ hè tại Les Combes, ở Introd, vùng núi Valle d'Aosta (Bắc Italia).
- Ngày 17: Đức Thánh Cha trải qua cuộc tiểu phẫu thành công tại bệnh viện Umberto Parini ở Aosta để nối lại các xương bị gãy nơi cổ tay phải, sau khi ngài bị té ở ngôi nhà tại Les Combes.
Top Stories
Bishopric of Vinh Diocese: Government must end persecutions now.
J.B. An Dang
14:21 01/08/2009
The diocese of Vinh has demanded that Vietnam government to restore law and order in the city of Dong Hoi and stop persecuting against Catholics who were allegedly to have reacted outrageously at the news of the battered priests.
In the statement released on July 31, Catholics in Vinh Diocese denounced “the ongoing distortion of truth, the defamation of religion, and the promotion of hatred between Catholics and non-Catholics by means of state media to spread negative image of Catholic victims, accusing them of “reacting outrageously by the news of assaults against their priests.". It's only one of the tactics the state media has been successfully applying to discredit and to smear the good image of Vinh faithful.
“Fr. Peter Nguyen The Binh, who had escaped death after being beaten savagely by a group of pro-government thugs, told visitors from parishes [of the diocese of Vinh] how he had been brutally attacked by the gang under indifferent eyes of police officers in uniform. Outrage has spread quickly among Catholics throughout the diocese,” the statement said.
To avoid further tensions and the risk that the situation may spin out of control, the diocese of Vinh urges the local government of Dong Hoi city to be self-constraint and behave within the boundary of the laws. Also, the diocese of Vinh demands the return of the properties of the Church and individual Catholics. “It helps to ease the tensions,” the statement suggested.
Also, Fr. Anthony Pham Dinh Phung, the chief secretary of Vinh Diocese accused police in Dong Hoi of the confiscation of money of those (Catholics) in custody without any inventory reports. “Their money and other properties must be returned to them,” he added.
On Friday, the Nhan Dan newspaper - the mouthpiece of the communist Party - published statements in which it stated that arrested Catholics "have confessed their sins and begged to be pardoned”.
However, having been released some of them quickly fled the city accusing police of Dong Hoi of beating them cruelly during the incident at Tam Toa on July 20, and on the way to a police station where they were coerced to sign statements against their will.
Fr. Anthony Pham Dinh Phung, speaking on behalf of the diocese, demanded the immediate release of other Catholics who are still behind bars. “The Church had tried its best to calm down its faithful,” he said. "However, the government must take responsibility should the persecution keep going,” he warned.
Catholic sources in Dong Hoi have revealed that local government has instigated the hatred against Catholics among non-Catholics who are living nearby the church of Tam Toa by lying to them that the Church has demanded not only the ground of the Church but also all land lots of land around, including those on which they built their houses. Such negative rumors surely created a bad image for those Catholics who have suffered enough at the hands of those government officials whom they should turn to for help and protection, not to be careful of and to be fearful of.
In the statement released on July 31, Catholics in Vinh Diocese denounced “the ongoing distortion of truth, the defamation of religion, and the promotion of hatred between Catholics and non-Catholics by means of state media to spread negative image of Catholic victims, accusing them of “reacting outrageously by the news of assaults against their priests.". It's only one of the tactics the state media has been successfully applying to discredit and to smear the good image of Vinh faithful.
“Fr. Peter Nguyen The Binh, who had escaped death after being beaten savagely by a group of pro-government thugs, told visitors from parishes [of the diocese of Vinh] how he had been brutally attacked by the gang under indifferent eyes of police officers in uniform. Outrage has spread quickly among Catholics throughout the diocese,” the statement said.
To avoid further tensions and the risk that the situation may spin out of control, the diocese of Vinh urges the local government of Dong Hoi city to be self-constraint and behave within the boundary of the laws. Also, the diocese of Vinh demands the return of the properties of the Church and individual Catholics. “It helps to ease the tensions,” the statement suggested.
Also, Fr. Anthony Pham Dinh Phung, the chief secretary of Vinh Diocese accused police in Dong Hoi of the confiscation of money of those (Catholics) in custody without any inventory reports. “Their money and other properties must be returned to them,” he added.
On Friday, the Nhan Dan newspaper - the mouthpiece of the communist Party - published statements in which it stated that arrested Catholics "have confessed their sins and begged to be pardoned”.
However, having been released some of them quickly fled the city accusing police of Dong Hoi of beating them cruelly during the incident at Tam Toa on July 20, and on the way to a police station where they were coerced to sign statements against their will.
Fr. Anthony Pham Dinh Phung, speaking on behalf of the diocese, demanded the immediate release of other Catholics who are still behind bars. “The Church had tried its best to calm down its faithful,” he said. "However, the government must take responsibility should the persecution keep going,” he warned.
Catholic sources in Dong Hoi have revealed that local government has instigated the hatred against Catholics among non-Catholics who are living nearby the church of Tam Toa by lying to them that the Church has demanded not only the ground of the Church but also all land lots of land around, including those on which they built their houses. Such negative rumors surely created a bad image for those Catholics who have suffered enough at the hands of those government officials whom they should turn to for help and protection, not to be careful of and to be fearful of.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nỗi niềm Biển Đông
Nguyên Ngọc
01:53 01/08/2009
Mở đầu cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.” Thật ngắn gọn, thật súc tich, vị học giả cao kiến đã đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác hai chặng đường lớn mấy thiên niên kỷ của dân tộc; và chỉ bằng mấy chữ cô đọng, chỉ ra không thể rõ hơn nữa đặc điểm cơ bản của mỗi chặng, có ý nghĩa không chỉ để nhìn nhận quá khứ, mà còn để suy nghĩ về hôm nay và ngày mai – những suy nghĩ, lạ thay, dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn.
Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, "thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật" – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả …
Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.
Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính các, "gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai".
Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam.
Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.
Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một "bước tiến thủ" mới "mở rộng hy vọng cho tương lai", như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở.
Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình.
Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là "nổi niềm Biển Đông". Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa của chúng ta, như các vị phát biểu trước tôi từ nhiều góc độ khác nhau đã khẳng định một cách thật thuyết phục.
Đi về nam, chúng ta có một may mắn lịch sử rất lớn: tiếp nhận không gian Champa, chúng ta đã tiếp nhận được rất nhiều của truyền thống và văn hóa Chàm, và cả trước đó nữa, truyền thống và văn hóa Sa Huỳnh. Thậm chí cũng có thể nói, tiếp nhận Champa – sau này cả vùng sông nước Cưu Long rộng giàu – người Việt, quốc gia Việt, đã tự nhân đôi được mình lên, không chỉ về lãnh thổ, mà cả về tính cách, về bản lĩnh, về sức sống và sức phát triển. Champa là một quốc gia biển. Thế giới của chúng ta đã được tạo hóa "thu xếp" một cách tuyệt vời: Biển ngăn cách, nhưng biển cũng là nối liền, và chủ yếu là nối liền. Từ rất xa xưa, qua biển lớn, những đoàn thuyền buôn lChampa đã từng giong buồm đến những vùng rất xa xôi, không chỉ ở Đông Nam Á, Nam Á, mà cả Trung Đông, Địa Trung Hải, tới cả thế giới A Rập; và cũng đã tiếp nhận thuyền bè đến từ khắp thế giới rộng mở ấy. Hẳn Champa đã tiếp nối và phát triển một truyền thống xa hơn của cư dân văn hóa Sa Hùynh. Và người Việt đi vào nam đã nối tiếp truyền thống này. Nếu ở miền bắc, người đi ra biển trước đây chỉ biết biết dùng những chiếc mảng thô sơ ghép bằng nhiều cây tre, thì đi vào nam người Việt đã rất nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật đóng và sử dụng ghe bầu lớn của người Chàm để đi biển xa (thậm chí, như chúng ta biết, trong trận đánh Thăng Long năm 1789, Nguyễn Huệ đã sử dụng tượng binh gồm voi Bình Định và Gia Lai được chở ra bằng ghe bầu lớn). Nếu ở phía bắc, ẩm thực nước chấm chủ yếu dùng tương, thì đi vào nam người Việt đã học được văn hóa nước mắm của người Chàm, là cách chế biến cá hay nhất, hiệu quả nhất …
Chính trên cơ sở tư duy mới rộng mở ấy, đặc biệt trong thời các chúa Nguyễn, tầm nhìn ra biển đã đưa đến một chuyển biến vô cùng quan trọng, thậm chí có thể coi là một bước ngoặc có tính quyết định trong lịch sử Việt Nam: biết nhìn ra biển lớn, tức cũng là biết nhìn ra toàn thế giới - điều mà ngày nay ta gọi là một "tư duy về toàn cầu hóa" – Thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tức miền nam đất nước, đã tạo ra được một thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh tế, chuyển từ kinh tế thuần nông truyền thống sang cơ cầu kinh tế lấy thương nghiệp làm chính, trong đó ngoại thương giữ vai trò trọng yếu. Nhà nghiên cứu lịch sử Cao Tự Thanh đã có nhận định chính xác và sắc sảo: chính cơ cấu kinh tế mới này đã tạo nên điều mà ông gọi là một "động lực lịch sử" kỳ lạ và kỳ diệu, khiến nếu từ Đèo Ngang đến đèo Ải Vân cha ông ta đã phải đi mất 600 năm, thì từ đèo Ải Vân đến Hà Tiên ta chỉ phải mất có 200 năm, mà lại chỉ đi bằng lưỡi phạng chứ không phải lưỡi kiếm …
Vậy quả thật nổi niềm biển là nổi niềm lớn của dân tộc, của mỗi người Việt, nó liên mật thiết đến số phận dân tộc, sự tồn vong và phát triển của dân tộc.
Cũng không thể không nói rằng, khi thời các chúa Nguyễn suy tàn, đến thời các vua Nguyễn, thì chính sự phai nhạt tư duy mạnh mẽ về biển, chính sách đóng cửa, là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến mất nước.
Bài học: không có tư duy biển, không có tư duy rõ ràng, mạnh mẽ về Biển Đông trực tiếp của ta, phai nhạt nổi niềm ấy là nguy cơ dân tộc.
***
Như chúng ta biết, năm 1949 Ấn Độ thoát khỏi ách thuộc địa của đế quốc Anh. Có độc lập rồi, chọn con đường phát triển nào đây? Mâhâtma Gandhi, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Ấn, cũng là bậc hiền triết lớn của nhân loại, lúc bấy giờ có đặt ra một câu hỏi, hóa ra sẽ là câu hỏi lớn và lâu dài của thế giới và của từng dân tộc. Ông nói: Nước Anh chỉ là một đảo quốc nhỏ, dân số ít, vì sao đã trở thành một đế quốc giàu có, lớn mạnh đến vậy? Ấy là vì nước Anh đã tiêu xài hết một nửa tài nguyên của trái đất. Vậy bây giờ nếu Ấn Độ với quy mô và dân số khổng lồ như thế này, cũng chọn con đường phát triển như nước Anh, thì liệu phải có bao nhiêu trái đất mới đủ? …
Đúng 60 năm qua từ câu hỏi hiền minh mà cháy bỏng của thánh Gandhi. Ngày nay các khoa học đã có thể tính toán và trả lời chính xác: Ấn Độ sẽ cần có 5 trái đất chỉ để riêng cho mình nếu đi theo con đường phát triển mà nước Anh đã đi.
Chúng ta chỉ có một trái đất. Tiêu xài tài nguyên của tạo hóa ban cho trên trái đất duy nhất này như thế nào đây là vấn đề sông còn của nhân loại.
Chắc chắn mỗi chúng ta đều biết có một đất nước còn khổng lồ hơn cả Ấn Độ đang lao vào cuộc chạy đua ghê gớm để tiến lên đoạt vị trí hàng đầu thế giới. Và đang đi theo con đường của Anh, ráo riết làm chủ tài nguyên khắp thế giới cho tham vọng của mình, thậm chí, như chúng ta có thể thấy, đang và sẽ tiêu xài tặng vật của tạo hóa một cách dữ dội, hoang dã hơn nhiều so với các đế quốc trước. Tôi nghĩ cần nói rõ rằng quả thật có một hiểm họa toàn cầu đang hình thành.
Nói về nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đôn, tất không thể không suy nghĩ về điều đó. Biển là tài nguyên, biển cũng là giao thông huyết mạch để vận chuyển tài nguyên. Biền Đông, trong đó có phần chủ quyền thiêng liêng của chúng ta, được truyền lại từ bao nghìn năm "thảm đạm kinh dinh" và "gian nan tiến thủ" của cha ông, đang đứng trước thách thức về cả mặt tài nguyên lẫn đường giao thương tài nguyên ấy. Nổi niềm Biển Đông của chúng ta, mổi chúng ta, trước hết là nhận thức cho rõ ràng, thống thiết, quyết liệt về thách thức đó. Và từ đó, hành động.
Kinh nghiệm lịch sử xa và gần cho thấy trong cuộc đấu tranh này cũng vẫn phải là huy động và phát huy cho được hai lực lượng đồng bộ: sức mạnh của nhân dân – như hàng ngàn ngư dân Quảng Ngãi vẫn đang kiên cường ra khơi bất chấp hành động cướp biển của ai kia, và hàng vạn ngư dân nam nam bắc cứ hiên ngang ra khơi. Không ai đánh bại được hàng vạn người ra khơi hòa bình trên biển ngàn đời của mình. Cả nước phải cùng đứng sau lưng những ngư dân anh hùng ấy. Họ đang ở tuyến đầu hôm nay.
Mặt khác nhất quyết đa phương về Biển Đông. Chúng ta đã thắng trong chiến tranh vừa qua vì biết đa phương, biết huy động sức mạnh của nhân dân toàn thế giới bằng chính nghĩa của chúng ta. Cuộc đấu tranh mới này cũng vậy. Không thể thắng một mình.
Nổi niềm Biển Đông là tâm huyết, và cả sự thông minh nữa, đều vì sự sống còn và phát triển của dân tộc.
Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, "thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật" – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả …
Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.
Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính các, "gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai".
Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam.
Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.
Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một "bước tiến thủ" mới "mở rộng hy vọng cho tương lai", như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở.
Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình.
Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là "nổi niềm Biển Đông". Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa của chúng ta, như các vị phát biểu trước tôi từ nhiều góc độ khác nhau đã khẳng định một cách thật thuyết phục.
Đi về nam, chúng ta có một may mắn lịch sử rất lớn: tiếp nhận không gian Champa, chúng ta đã tiếp nhận được rất nhiều của truyền thống và văn hóa Chàm, và cả trước đó nữa, truyền thống và văn hóa Sa Huỳnh. Thậm chí cũng có thể nói, tiếp nhận Champa – sau này cả vùng sông nước Cưu Long rộng giàu – người Việt, quốc gia Việt, đã tự nhân đôi được mình lên, không chỉ về lãnh thổ, mà cả về tính cách, về bản lĩnh, về sức sống và sức phát triển. Champa là một quốc gia biển. Thế giới của chúng ta đã được tạo hóa "thu xếp" một cách tuyệt vời: Biển ngăn cách, nhưng biển cũng là nối liền, và chủ yếu là nối liền. Từ rất xa xưa, qua biển lớn, những đoàn thuyền buôn lChampa đã từng giong buồm đến những vùng rất xa xôi, không chỉ ở Đông Nam Á, Nam Á, mà cả Trung Đông, Địa Trung Hải, tới cả thế giới A Rập; và cũng đã tiếp nhận thuyền bè đến từ khắp thế giới rộng mở ấy. Hẳn Champa đã tiếp nối và phát triển một truyền thống xa hơn của cư dân văn hóa Sa Hùynh. Và người Việt đi vào nam đã nối tiếp truyền thống này. Nếu ở miền bắc, người đi ra biển trước đây chỉ biết biết dùng những chiếc mảng thô sơ ghép bằng nhiều cây tre, thì đi vào nam người Việt đã rất nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật đóng và sử dụng ghe bầu lớn của người Chàm để đi biển xa (thậm chí, như chúng ta biết, trong trận đánh Thăng Long năm 1789, Nguyễn Huệ đã sử dụng tượng binh gồm voi Bình Định và Gia Lai được chở ra bằng ghe bầu lớn). Nếu ở phía bắc, ẩm thực nước chấm chủ yếu dùng tương, thì đi vào nam người Việt đã học được văn hóa nước mắm của người Chàm, là cách chế biến cá hay nhất, hiệu quả nhất …
Chính trên cơ sở tư duy mới rộng mở ấy, đặc biệt trong thời các chúa Nguyễn, tầm nhìn ra biển đã đưa đến một chuyển biến vô cùng quan trọng, thậm chí có thể coi là một bước ngoặc có tính quyết định trong lịch sử Việt Nam: biết nhìn ra biển lớn, tức cũng là biết nhìn ra toàn thế giới - điều mà ngày nay ta gọi là một "tư duy về toàn cầu hóa" – Thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tức miền nam đất nước, đã tạo ra được một thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh tế, chuyển từ kinh tế thuần nông truyền thống sang cơ cầu kinh tế lấy thương nghiệp làm chính, trong đó ngoại thương giữ vai trò trọng yếu. Nhà nghiên cứu lịch sử Cao Tự Thanh đã có nhận định chính xác và sắc sảo: chính cơ cấu kinh tế mới này đã tạo nên điều mà ông gọi là một "động lực lịch sử" kỳ lạ và kỳ diệu, khiến nếu từ Đèo Ngang đến đèo Ải Vân cha ông ta đã phải đi mất 600 năm, thì từ đèo Ải Vân đến Hà Tiên ta chỉ phải mất có 200 năm, mà lại chỉ đi bằng lưỡi phạng chứ không phải lưỡi kiếm …
Vậy quả thật nổi niềm biển là nổi niềm lớn của dân tộc, của mỗi người Việt, nó liên mật thiết đến số phận dân tộc, sự tồn vong và phát triển của dân tộc.
Cũng không thể không nói rằng, khi thời các chúa Nguyễn suy tàn, đến thời các vua Nguyễn, thì chính sự phai nhạt tư duy mạnh mẽ về biển, chính sách đóng cửa, là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến mất nước.
Bài học: không có tư duy biển, không có tư duy rõ ràng, mạnh mẽ về Biển Đông trực tiếp của ta, phai nhạt nổi niềm ấy là nguy cơ dân tộc.
***
Như chúng ta biết, năm 1949 Ấn Độ thoát khỏi ách thuộc địa của đế quốc Anh. Có độc lập rồi, chọn con đường phát triển nào đây? Mâhâtma Gandhi, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Ấn, cũng là bậc hiền triết lớn của nhân loại, lúc bấy giờ có đặt ra một câu hỏi, hóa ra sẽ là câu hỏi lớn và lâu dài của thế giới và của từng dân tộc. Ông nói: Nước Anh chỉ là một đảo quốc nhỏ, dân số ít, vì sao đã trở thành một đế quốc giàu có, lớn mạnh đến vậy? Ấy là vì nước Anh đã tiêu xài hết một nửa tài nguyên của trái đất. Vậy bây giờ nếu Ấn Độ với quy mô và dân số khổng lồ như thế này, cũng chọn con đường phát triển như nước Anh, thì liệu phải có bao nhiêu trái đất mới đủ? …
Đúng 60 năm qua từ câu hỏi hiền minh mà cháy bỏng của thánh Gandhi. Ngày nay các khoa học đã có thể tính toán và trả lời chính xác: Ấn Độ sẽ cần có 5 trái đất chỉ để riêng cho mình nếu đi theo con đường phát triển mà nước Anh đã đi.
Chúng ta chỉ có một trái đất. Tiêu xài tài nguyên của tạo hóa ban cho trên trái đất duy nhất này như thế nào đây là vấn đề sông còn của nhân loại.
Chắc chắn mỗi chúng ta đều biết có một đất nước còn khổng lồ hơn cả Ấn Độ đang lao vào cuộc chạy đua ghê gớm để tiến lên đoạt vị trí hàng đầu thế giới. Và đang đi theo con đường của Anh, ráo riết làm chủ tài nguyên khắp thế giới cho tham vọng của mình, thậm chí, như chúng ta có thể thấy, đang và sẽ tiêu xài tặng vật của tạo hóa một cách dữ dội, hoang dã hơn nhiều so với các đế quốc trước. Tôi nghĩ cần nói rõ rằng quả thật có một hiểm họa toàn cầu đang hình thành.
Nói về nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đôn, tất không thể không suy nghĩ về điều đó. Biển là tài nguyên, biển cũng là giao thông huyết mạch để vận chuyển tài nguyên. Biền Đông, trong đó có phần chủ quyền thiêng liêng của chúng ta, được truyền lại từ bao nghìn năm "thảm đạm kinh dinh" và "gian nan tiến thủ" của cha ông, đang đứng trước thách thức về cả mặt tài nguyên lẫn đường giao thương tài nguyên ấy. Nổi niềm Biển Đông của chúng ta, mổi chúng ta, trước hết là nhận thức cho rõ ràng, thống thiết, quyết liệt về thách thức đó. Và từ đó, hành động.
Kinh nghiệm lịch sử xa và gần cho thấy trong cuộc đấu tranh này cũng vẫn phải là huy động và phát huy cho được hai lực lượng đồng bộ: sức mạnh của nhân dân – như hàng ngàn ngư dân Quảng Ngãi vẫn đang kiên cường ra khơi bất chấp hành động cướp biển của ai kia, và hàng vạn ngư dân nam nam bắc cứ hiên ngang ra khơi. Không ai đánh bại được hàng vạn người ra khơi hòa bình trên biển ngàn đời của mình. Cả nước phải cùng đứng sau lưng những ngư dân anh hùng ấy. Họ đang ở tuyến đầu hôm nay.
Mặt khác nhất quyết đa phương về Biển Đông. Chúng ta đã thắng trong chiến tranh vừa qua vì biết đa phương, biết huy động sức mạnh của nhân dân toàn thế giới bằng chính nghĩa của chúng ta. Cuộc đấu tranh mới này cũng vậy. Không thể thắng một mình.
Nổi niềm Biển Đông là tâm huyết, và cả sự thông minh nữa, đều vì sự sống còn và phát triển của dân tộc.
Giáo xứ Ba làng khai mạc tuần chầu lượt
Jos Hiệu
05:43 01/08/2009
THANH HÓA - Chiều 30 tháng 7 năm 2009, Đức Cha Giuse, giám mục giáo phận đã chủ sự Thánh lễ khai mạc tuần chầu lượt thay mặt giáo phận tại giáo xứ Ba Làng. Cùng đồng tế trong thánh lễ có sự hiện diện của Cha Giuse Vũ Thanh Long, Chủ tịch UB ơn gọi giáo phận, thường vụ Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh; Cha Giuse Nguyễn Văn Bình, quản lý Toà Giám mục; Quý Cha trong giáo hạt Ba Làng; đông đảo bà có giáo dân trong và ngoài giáo xứ và trên 300 em vừa được xưng tội rước lễ lần đầu. Đây là món quà rất ý nghĩa của giáo xứ quà dâng lên Chúa Giêsu Thánh Thể trong tuần chầu lượt. Sự hiện diện của các em trong thánh lễ hôm nay cũng nói lên tình yêu mến đối với Bí tích Thánh Thể và nhịp sống đạo của con người nơi đây đã có truyền thống từ xa xưa, đầy sức sống và luôn vui tươi.
Xem hình ảnh
Tuần chầu lượt không chỉ là cơ hội thuận tiện để người giáo dân kín múc những ơn thánh cho đời sống thiêng liêng nơi Bí tích Thánh Thể, nhưng còn thể hiện một truyền thống đạo đức lâu đời tỏ hiện ra bề ngoài bằng các việc cử hành phụng tự.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã làm sáng tỏ ý nghĩa việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể là ý muốn của Thiên Chúa, Ngài muốn hiện diện giữa con người, ở với con người để làm trung gian, hầu muốn con người được cứu độ. Do đó, Thiên Chúa trở thành trung tâm đích điểm của lịch sử, mọi sự mọi loài muốn được giải phóng khỏi thân phận yếu hèn tội lỗi thì phải quy hướng về Ngài, là căn nguyên và là cùng đích sau cùng. Cuộc đời chúng ta thực sự cần đến Chúa Giêsu Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là nơi quy tụ nhưng cũng là để sai phái chúng ta vào giữa lòng đời. Đó là nơi mà chúng ta phải xin và mong cho Thánh Thể trở thành lẽ sống, trở thành động lực của mọi giáo dân trong đại gia đình giáo phận thanh hoá của chúng ta.
Ngài cũng kêu gọi giáo dân cầu nguyện đặc biệt cho các chủ chăn trong Năm linh Mục, đặc biệt cầu nguyện cho 9 thầy Phó tế trong giáo phận sẽ lãnh chức linh mục vào ngày 04-08 tới đây: “chúng ta hãy cầu nguyện cho các thầy phó tế được trung thành với tinh thần của Bí tích Thánh Thể để giáo phận chúng ta mỗi lúc được có thêm những người tư tế thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể nhân danh cộng đoàn và làm cho lời tán tụng của chúng ta đối với tình yêu Thiên Chúa qua Thánh Thể mỗi lúc một nồng nàn hơn”.
Với các em vừa xưng tội rước lễ lần đầu, Đức Cha tâm tình: “hãy tin Chúa Giêsu luôn luôn ngự trong tâm hồn và luôn chỉ đạo mọi hành vi của chúng con”. Và ngài nhắn nhủ “rước lễ là rước lấy Mình và Máu Thánh của Chúa Giêsu nên trong cuộc sống chúng con phải kính trọng đúng lúc đối với sự hiện diện của Ngài trong cuộc đời và trong tâm hồn của chúng con. Ngài ở đó để gìn giữ chúng con nên mỗi lần nghĩ tới Ngài, chúng con không dám làm những điều sai quấy, nhưng luôn luôn giữ bổn phận kitô hữu của mình mà ca tụng thờ lạy và thi hành mệnh lệnh của Ngài là dấn thân trong cuộc đời. Rước lễ lần đầu là kỷ niệm thật thiêng thánh, bởi thế chúng con hãy luôn trân trọng Bí tích Thánh Thể và giữ mãi kỷ niệm đẹp về ngày hôm nay.
Chúng con muốn giữ cho bản thân, cho gia đình mình được bằng yên hay không là nhờ trung thành với Chúa Giêsu Thánh Thể, và cũng nhờ đó chúng ta chu toàn được bổn phận của mình đối với cộng đồng giáo xứ, với giáo phận và đối với xã hội”.
Trước khi kết thúc thánh lễ, Đức Cha Giuse nói lên thao thức và ưu tư của ngài đối với Giáo xứ Ba Làng: Nơi đây đánh dấu mốc lịch sử rất là quan trọng qua biến cố giáo sĩ Đắc Lộ đổ bộ vào Cửa Bạng để thực hiện công cuộc truyền giáo ở Đàng Ngoài vào ngày 19.03.1627. Do đó, Cửa Bạng không chỉ là trung tâm hành hương cho giáo hội Miền Bắc mà còn là trung tâm hành hương cho cả Giáo hội Việt Nam. Nhưng muốn được như vậy, ngoài những dấu tích lịch sử để lại, còn phải xây dựng thêm các cơ sở vật chất khác nữa.
Ngài dự tính sẽ xây mới nhà thờ Ba Làng và trung tâm hành hương Cửa Bạng để đón du khách khắp nơi về viếng thăm. Nhưng để đạt được dự tính cần có một thời gian, vì hiện tại còn gặp rất nhiều khó khăn cả về không gian và nguồn kinh phí nên chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện để một ngày gần nhất ước mơ và dự tính có thể được thực hiện. Xin Chúa chúc lành và thương giúp chúng con.
Xem hình ảnh
Tuần chầu lượt không chỉ là cơ hội thuận tiện để người giáo dân kín múc những ơn thánh cho đời sống thiêng liêng nơi Bí tích Thánh Thể, nhưng còn thể hiện một truyền thống đạo đức lâu đời tỏ hiện ra bề ngoài bằng các việc cử hành phụng tự.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã làm sáng tỏ ý nghĩa việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể là ý muốn của Thiên Chúa, Ngài muốn hiện diện giữa con người, ở với con người để làm trung gian, hầu muốn con người được cứu độ. Do đó, Thiên Chúa trở thành trung tâm đích điểm của lịch sử, mọi sự mọi loài muốn được giải phóng khỏi thân phận yếu hèn tội lỗi thì phải quy hướng về Ngài, là căn nguyên và là cùng đích sau cùng. Cuộc đời chúng ta thực sự cần đến Chúa Giêsu Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là nơi quy tụ nhưng cũng là để sai phái chúng ta vào giữa lòng đời. Đó là nơi mà chúng ta phải xin và mong cho Thánh Thể trở thành lẽ sống, trở thành động lực của mọi giáo dân trong đại gia đình giáo phận thanh hoá của chúng ta.
Ngài cũng kêu gọi giáo dân cầu nguyện đặc biệt cho các chủ chăn trong Năm linh Mục, đặc biệt cầu nguyện cho 9 thầy Phó tế trong giáo phận sẽ lãnh chức linh mục vào ngày 04-08 tới đây: “chúng ta hãy cầu nguyện cho các thầy phó tế được trung thành với tinh thần của Bí tích Thánh Thể để giáo phận chúng ta mỗi lúc được có thêm những người tư tế thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể nhân danh cộng đoàn và làm cho lời tán tụng của chúng ta đối với tình yêu Thiên Chúa qua Thánh Thể mỗi lúc một nồng nàn hơn”.
Với các em vừa xưng tội rước lễ lần đầu, Đức Cha tâm tình: “hãy tin Chúa Giêsu luôn luôn ngự trong tâm hồn và luôn chỉ đạo mọi hành vi của chúng con”. Và ngài nhắn nhủ “rước lễ là rước lấy Mình và Máu Thánh của Chúa Giêsu nên trong cuộc sống chúng con phải kính trọng đúng lúc đối với sự hiện diện của Ngài trong cuộc đời và trong tâm hồn của chúng con. Ngài ở đó để gìn giữ chúng con nên mỗi lần nghĩ tới Ngài, chúng con không dám làm những điều sai quấy, nhưng luôn luôn giữ bổn phận kitô hữu của mình mà ca tụng thờ lạy và thi hành mệnh lệnh của Ngài là dấn thân trong cuộc đời. Rước lễ lần đầu là kỷ niệm thật thiêng thánh, bởi thế chúng con hãy luôn trân trọng Bí tích Thánh Thể và giữ mãi kỷ niệm đẹp về ngày hôm nay.
Chúng con muốn giữ cho bản thân, cho gia đình mình được bằng yên hay không là nhờ trung thành với Chúa Giêsu Thánh Thể, và cũng nhờ đó chúng ta chu toàn được bổn phận của mình đối với cộng đồng giáo xứ, với giáo phận và đối với xã hội”.
Trước khi kết thúc thánh lễ, Đức Cha Giuse nói lên thao thức và ưu tư của ngài đối với Giáo xứ Ba Làng: Nơi đây đánh dấu mốc lịch sử rất là quan trọng qua biến cố giáo sĩ Đắc Lộ đổ bộ vào Cửa Bạng để thực hiện công cuộc truyền giáo ở Đàng Ngoài vào ngày 19.03.1627. Do đó, Cửa Bạng không chỉ là trung tâm hành hương cho giáo hội Miền Bắc mà còn là trung tâm hành hương cho cả Giáo hội Việt Nam. Nhưng muốn được như vậy, ngoài những dấu tích lịch sử để lại, còn phải xây dựng thêm các cơ sở vật chất khác nữa.
Ngài dự tính sẽ xây mới nhà thờ Ba Làng và trung tâm hành hương Cửa Bạng để đón du khách khắp nơi về viếng thăm. Nhưng để đạt được dự tính cần có một thời gian, vì hiện tại còn gặp rất nhiều khó khăn cả về không gian và nguồn kinh phí nên chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện để một ngày gần nhất ước mơ và dự tính có thể được thực hiện. Xin Chúa chúc lành và thương giúp chúng con.
Thủy quân nhà Nguyễn bắt đầu năm năm 1816 đi cắm mốc, dựng bia dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa & Trường Sa theo phương cách phương Tây
Tiến sĩ Nguyên Nguyễn Nhã
05:59 01/08/2009
Thủy quân nhà Nguyễn bắt đầu năm 1816 đi cắm cột mốc,
dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa & Trường Sa theo phương cách Phương Tây
(Bài trình bầy của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học)
Từ thời các chúa Nguyễn, đầu thế kỷ XVII, khai thác Biển Đông, kinh tế biển cũng như sự bảo vệ Biển Đông đã được các chính quyền thời ấy rất quan tâm.
Ở Đàng Trong có nhiều cảng biển nhô ra xa Biển Đông, gần con đường hàng hải quốc tế qua lại, rất thuận lợi cho các tầu thuyền quốc tế thời bấy giờ cập bến, đồng thời tiếp thu được truyền thống người Chăm vốn giỏi đi biển. Khi có biến động Phong trào Tây Sơn, hệ thống đồn, các chức quan trông coi các cửa biển, các quan thủ ngự kiểm soát an ninh ngoài biển do các chúa Nguyễn lập ra có nhiều biến động, nhiều nhóm cướp biển hoành hành, việc khai thác biển, đánh bắt xa bờ đôi khi bị đình đốn như đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải, sau người dân phải tự xin chính quyền mới: Tây Sơn cho phép hoạt động trở lại.
Từ năm 1773, Tây Sơn chiếm được cảng Qui Nhơn rồi tiến lên phía Quảng Nam, kiểm soát đến Bình Sơn (Bến Ván), Quảng Ngãi, nơi có cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré (Đảo Lý Sơn), cái nôi của đội Hoàng Sa từ đầu thế kỷ XVII đã bắt đầu khai thác Biển Đông, đánh bắt xa bờ.
Chỉ trong vài năm bị đình đốn, ngày 15 tháng giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) cai hợp Hà Liễu ở phường Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) thuộc xã An Vĩnh (đất liền), huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã làm đơn xin với chính quyền Tây Sơn xin lập lại hai đội Hoàng Sa và Quế Hương, sẵn sàng vượt thuyền ra các cù lao ngòai biển tìm nhặt nạp các vật hạng đồng, thiếc, hải ba, đồi mồi và sẵng sáng ứng chiến chống kẻ xâm phạm.
Như thế chỉ hai năm sau quân Tây Sơn kiểm soát Qui Nhơn, Quảng Ngãi, dân phường An Vĩnh (đảo Lý Sơn), cai hợp Hà Liễu đã đứng tên xin tái lập đội Hoàng Sa và đội Quế Hương như cũ. Thời gian này chính quyền Tây Sơn mới thành lập, không rõ đã có quyết định ngay cấp lương thực 6 tháng như lệ cũ cho dân binh Hoàng Sa hay chưa. Chỉ biết chắc chắn một điều rằng vào năm sau, năm 1776, Lê Quí Đôn vào Phú Xuân viết Phủ Biên Tạp Lục đã quan tâm đến đội Hoàng Sa ở Quảng Ngãi. Mãi đến năm 1778, Nguyễn Nhạc mới tự xưng hoàng đế và từ đó mới có chính quyền Tây Sơn hoàn chỉnh. Hiện nay người ta chỉ mới phát hiện vào năm Thái Đức thứ 9 (1786), ngày 14 tháng 2ÂL chính quyền Tây Sơn ra quyết định sai phái Hội đức hầu, cai đội Hoàng Sa cưỡi bốn chiếc thuyền câu vượt biển ra thẳng Hoàng Sa cùng các xứ cù lao ngoài biển.
Qua các văn bản trên ta thấy rất rõ chính quyền Tây Sơn mà người phụ trách dân binh với chức Thái phó, một chức quan lớn trong triều đã quan tâm đến việc khai thác các sản vật quí như vàng bạc, đá quí và vũ khí đại bác, tiểu bác (tất cả chỉ có ở các tầu bị đắm ở quần đảo Hoàng Sa) trong khi trong đơn của dân ở Cù Lao Ré chỉ đề cập đến đồng, thiếc là cùng và các hải sản hải ba, đồi mồi. Chính quyền Tây Sơn còn yêu cầu các thuyền (4 thuyền câu theo thông lệ) đội Hoàng Sa phải mang biển hiệu thủy quân, song lại nhắc nhở không được lấy danh nghĩa thủy quân mà làm càn, bắt nạt dân làm muối, đánh cá. Ngoài đội Hoàng Sa là đội dân binh làm kinh tế biển xa bờ, người ta còn thấy thời Tây Sơn còn rất nhiều đội khác khai thác kinh tế biển Đông, như ở Cù Lao Ré làm theo thời trước đã lập như đội Quế Hương, đội Đại Mạo Hải Ba và đội Quế Hương Hàm với số đinh 30 người..
Các đội khai thác Biển Đông như đội Hoàng Sa, đội Quế Hương, đội Đại Mạo Hải Ba, đội Quế Hương Hàm không những có nhiệm vụ kinh tế mà còn như lời hứa của dân Phường Cù Lao Ré, do Cai hợp Hà Liễu đứng tên, sẵn sàng ứng chiến với kẻ xâm phạm mỗi khi có truyền báo xảy ra chinh chiến. Điều này chắc chính quyền Tây Sơn phải tán thưởng, vì dân binh sẵn sàng nhập cuộc trong cuộc chiến. Các người phục vụ các đội đều gọi là quân nhân.
Riêng đội Hoàng Sa đứng đầu là cai đội hay đội trưởng lại thường là kiêm cai thủ cửa biển Sa Kì cũng như kiêm quản cai cơ thủ ngự. Chức quan cai cơ thủ ngự phụ trách thu thuế, an ninh trên biển, chống hải tặc, cướp biển. Như thế việc khai thác kinh tế biển luôn kết hợp với nghĩa vụ quân sự, chống cướp biển, bảo vệ Biển Đông. Sự kết hợp này do các chúa Nguyễn chủ trương từ lâu khi ở đất liền xây dựng loại lính đồn điền, khẩn hoang, tay cầm gươm, tay cầm cuốc đi mở cõi và cũng từ lâu các chính quyền Đại Việt có chính sách “ngụ binh ư nông”.
I. VUA GIA LONG TIẾP TỤC CHO DÂN BINH KHAI THÁC BIỂN ĐÔNG
Đến khi Nguyễn Ánh đánh bại được Tây Sơn, thống nhất đất nước, tuy bận lo việc nội trị, song vẫn tiếp tục quan tâm đến việc khai thác biển cũng như an ninh trên biển.Chỉ một năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, tháng 7 năm Quý hợi (1803), vua Gia Long đã cho lập lại đội Hoàng Sa. Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhất kỷ, q. 12 viết: “Lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.
Sau chiến tranh kết thúc vài năm, việc chính vua Gia Long cử cai cơ Võ văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, tái lập đội Hoàng Sa mà lại chỉ lấy dân ngoại tịch là việc đáng cho ta chú ý. Tại sao vậy? Võ Văn Phú chính là Phú Nhuận hầu trong tờ kê trình của Phú Nhuận hầu ngày 1 tháng 10 năm Gia Long thứ hai (1803) (hiện cất giữ ở nhà thờ họ Võ ở Cù Lao Ré -. đảo Lý Sơn). Trong tờ kê trình trên đã ghi rõ là Khâm sai cai thủ cửa biển Sa kỳ kiêm Cai cơ thủ ngự quản Hoàng Sa. Chỉ lấy dân ngoại tịch bởi thời Tây Sơn lấy dân nội tịch là chủ yếu, còn dân ngoại tịch chỉ lấy thêm.Nên nếu chỉ lấy dân ngọai tịch sẽ dễ có người chưa đi lính Hoàng Sa thời Tây Sơn hơn.
Rõ ràng ở Cù Lao Ré có rất nhiều chức quan đương quyền ghi niên hiệu Cảnh Thịnh tất phải là những chức quan Đại đô đốc, đô đốc đã đựợc chính quyền Tây Sơn phong vì đã làm nhiệm vụ ở đội dân binh Hoàng Sa. Như chúng ta đã biết ngay cả giặc biển Tề Ngôi cũng đã được Tây Sơn phong Thống tướng để sử dụng lực lượng đánh nhau với quân Nguyễn Ánh.
Chính vì thế, khi Tây Sơn sụp đổ, quê hương cái nôi của đội Hoàng Sa trong buổi giao thời hai triều đại đã gặp khủng hoảng về chính quyền quản lý phường hay làng, đến nỗi chức cai đình không còn ai thiết lo và phường không còn bộ máy cắt cử, phải nhờ đến cai thủ cửa biển Sa Kỳ cắt cử cai đình như đã trình bày ở trên. Người giữ chức cai đình lại là người trong tộc họ quan cai thủ, nên nể mà nhận lời. Khi nhận chức cai đình cũng là lo việc sai dịch công tư trong làng. Trong thời buổi mới này lại rất cần những loại người như Ông Võ Văn Khiết vừa thẳng thắn, thanh liêm, cần mẫn…
Cũng nhờ Ông Khiết, mẫu người rất cần thiết cho giai đoạn mới của xứ sở, cái nôi của đội Hoàng Sa đã sớm ổn định tình hình. Tháng giêng năm Ất hợi (1815), vua Gia Long đã quyết định «sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình”.(ĐNTLCB, đệ nhất kỷ, q.50, tờ 6a).
Thời Tây Sơn, Nhà Thanh bên Trung Quốc tìm mọi cách dẹp yên bọn hải tặc mà chưa có cách nào hiệu quả, có gửi hịch cho Tây Sơn tìm bắt, song Tây Sơn cứ lờ đi. Trong khi Nguyễn Ánh thì ngược lại, lúc bắt được nhiều thuyền của hải tặc Tề Ngôi, quần thần lại tâu với Nguyễn Vương nên sai Ngô Nhân Tịnh đi sứ và đưa thuyền hải tặc bắt được giao cho Nhà Thanh làm quà hữu hảo.
Đến khi Gia Long lên ngôi, đã hợp tác chặt chẽ với Nhà Thanh trừ hải tặc,
Năm 1807, khi bọn hải tặc Thái Khiên, Chu Phần bị truy nã, quan Tổng Đốc Lưỡng Quảng đã gửi thư qua quan Tổng trấn Bắc Thành (Thăng Long) nói thuyền hải tặc đều mũi xanh cột buồm đỏ, chạy qua đó thì bắt cho. Nguyễn văn Thành tâu lên, vua Gia Long hạ lệnh cho quan địa phương duyên hải từ Quảng Đức (Huế) trở ra Bắc đều phái binh thuyền đi tuần xét.
Trong khi ấy bọn hải tặc người Việt chạy sang Quảng Đông bị quan quân Nhà Thanh bắt trao cho Việt Nam, Như tháng 12 năm canh Ngọ ((1810), bọn cựu thần nhà Lê Lê Du, An Ôn Bích tụ họp với bọn hải tặc Trương Bảo Tử, Trịnh Nhất Tảo bị quan quân nhà Thanh bắt được đã bị Tổng đốc Lưỡng Quảng lúc bấy giờ sai đưa trả về cho Việt Nam. Nhưng bọn Lê Du thác cớ xin ở lại, lại được cho ở kho Đại Hữu trong thành tỉnh Quảng đông. Bọn lái buôn người Thanh là Trương Tiến Thắng cho Tống trấn Bắc Thành biết rõ. Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn văn Thành đã gửi thư cho Tổng Đốc Lưỡng Quảng yêu cầu: một là trao trả cho Việt Nam, hai là quản thúc nghiêm nhặt, chớ để sinh việc chống lại triều đình nhà Nguyễn,,. Quan Tổng Đốc tỉnh Quảng Đông đã cho gông cổ rồi đưa bọn Lê Du hơn 30 người về Bắc Thành trị tội.
Các quan thủ ngự các cửa biển như cửa biển Sa Kỳ kết hợp với đội Hoàng Sa vẫn giữ nhiệm vụ chống hải tặc như truớc.
II. Năm 1816,Gia Long lần đầu tiên cho thủy quân cùng với đội Hoàng Sa cùng đi xem xét và đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa. (ĐNTLCB, đệ nhất kỷ, q.52).
Cho tới cuối thời Tây Sơn, đầu thời Nguyễn, dân xã An Vĩnh ở đất liền hay ờ Cù Lao Ré vẫn là quê hương đi đầu làm kinh tế biển. Rất tiếc truyền thống kinh tế biển, khai thác Biển Đông không được phát huy đúng mức. Từ năm 1816, Nhà Nguyễn dùng thủy quân khai thác, quản lý biển Đông. Tuy bắt đầu theo cách thức của người Phương Tây thời đó lo cắm cột mốc, dựng bia xác định chủ quyền ở Hoàng Sa & Trường Sa, song không tiếp tục khai thác biển, phát triển kinh tế biển như đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải… Những cảng biển cũng dần dần bị bỏ phế trong đó có Hội An. Nền kinh tế Việt Nam lại trở về “nền kinh tế đường sông”, ngoại thương không còn phát triển như thời Chúa Nguyễn xưa. Đó cũng là điều thiệt thòi, bất lợi đối với Việt Nam cho đến tận ngày nay.
Trước khi lên ngôi hoàng đế 1802, Nguyễn Anh cũng đã được anh em Dayot giúp đo đạc hải trình ở Biển Đông trong đó có vùng quần đảo Trường Sa hay Hòang Sa nói chung.
Lúc đầu đội Hoàng Sa có trách nhiệm xem xét đo đạc thủy trình như thời Gia Long, tháng giêng, năm Ất Hợi (1815), Phạm Quang Anh, thuộc đội Hoàng Sa được lệnh ra đảo Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình. Phạm Quang Ảnh hiện được thờ tại từ đường tộc họ Phạm (Quang) tại thôn Đông, xã Lý Vĩnh, xưa là phường hay hộ An Vĩnh tại huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré).
Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhất kỷ, quyển 52, từ năm 1816 vua Gia Long đã bắt đầu cho thủy binh đi công tác Hoàng Sa cùng với đội dân binh Hoàng Sa ở Quảng Ngãi đi ra Hoàng Sa xem xét và đo đạc thủy trình.
Dân phu cùng đi chính là những dân phu giỏi hải trình đi Hoàng Sa. Sở dĩ vua Gia Long bắt đầu cho thuỷ binh đi Hoàng Sa vì có các sĩ quan người Phương Tây trong thời chiến tranh với Tây Sơn rất quan tâm đến vấn đề quản lý Biển Đông
Những người Pháp cộng tác với vua Gia Long, Minh Mạng như Chaigneau, giám mục Taberd đã viết rất rõ về những hành động của vua Gia Long như Chaigneau đã viết trong hồi ký “Le mémoire sur la Cochichine" “Chỉ đến năm 1816, đương kim hoàng đế đã chiếm hữu quần đảo ấy” hay giám mục Taberd viết: “Chính là vào năm 1816 mà Ngài (vua Gia long) đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong. Gutzlaff năm 1849 đã cho biết chính quyền Việt Nam thời Gia Long đã thiết lập một trại quân nhỏ để thu thuế và bảo trợ người đánh cá Việt Nam ". Những người Phương Tây trên không phải là những nhà nghiên cứu nên chỉ ghi nhận sự kiện trước mắt, đương xảy ra, chứ không biết quá khứ từ lâu việc thực thi chủ quyền của Việt Nam như thế nào ở Hoàng Sa. Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhất kỷ, quyển 50 đã ghi chép hoạt động của đội Hoàng Sa để xem xét, đo đạc thủy trình do Phạm Quang Anh làm đội trưởng vào năm 1815. Đến năm 1816, vua Gia Long lần đầu tiên ban lệnh cho thủy quân với sự hướng dẫn của dân binh đội Hoàng Sa đi xem xét, đo đạc thủy trình ở quần đảo Hoàng Sa (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 52).
Chính hoạt động lần đầu tiên của thủy quân này đã đánh dấu mốc thời gian rất quan trọng về việc tái xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, nên đã khiến cho những người Phương Tây như Chaigneau hay sau này là Taberd khẳng định vua Gia Long đã chính thức xác lập chủ quyền của mình như đã nói trên. Thực ra sự kiện năm 1816 chỉ đánh mốc là Hoàng Đế Gia Long sử dụng thủy quân thay vì chỉ có đội Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy trình, khai thác hải vật như trước.
Sang thời Nhà Nguyễn, nhất là từ thời Minh Mạng, thủy quân hàng năm liên tục đã thành lệ đều đặn ra Hoàng Sa, Trường Sa đi vãng thám, đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, và các hoạt động khác trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. …
III. CÁC HỌAT ĐỘNG CỦA THỦY QUÂN TRIỀU ĐÌNH VIỆT NAM THỰC THI LIÊN TỤC VÀ HÒA BÌNH Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA
3.1 Các hoạt động đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ về Trường Sa
Sang đến đời Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân có trách nhiệm và thuê thuyền của dân va` nguo`i la´i thuy`n o? Qua?ng Nga~i hướng dẫn hải trình.
Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165: “Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thủy quân biền binh và giám thành đáp một chiếc thuyền ô nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, giao cho 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa”.
Đo đạc thủy trình hay hải trình là đo đạc đường đi ngoài biển. Đây là một trong những nhiệm vụ chỉ đạo của Bộ Công cốt để đảm bảo an toàn cho các thuyền bè đi trên biển trong đó có vùng biển Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng. Việc đo đạc thủy trình và sau đó vẽ bản đồ ở Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng do Bộ Công chỉ đạo cùng với thủy quân phối hợp với giám thành,với địa phương Quảng Ngãi và đội Hoàng Sa.
Mỗi lần đi đo đạc phải chọn được thợ lái có năng lực, biết được các nơi đường biển nông sâu, khó dễ, cát ngầm, đá mỏm mà tránh, còn phải biết lấy núi nào làm chuẩn, biết chiều trời, tiết gió để chuyển phương hướng, nên tiến hay dừng. Theo sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, quyển 220 của triều Nguyễn thì Bộ Công tâu rằng người nào mười phần am hiểu thông thạo thì cho vào hạng ưu, thạo tám chín phần là hạng bình, thạo năm sáu phần là hạng thứ, châm chước bàn đinh, ai đáng đề bạt bổ nhiệm làm chánh đội trưởng, ngoại ủy đội trưởng, ai đáng cấp tiền gạo gấp đôi... thì kê sách tâu rõ đợi chỉ gia ân. Những lời dụ và bàn được chuẩn y như sau: "Thơ lại thủy sư thì cửa biển hiểm hay dễ, xem gió, trông khí trời, nghiên núi, dò nước, nhìn kiếm tìm hướng, nhớ rõ địa cầu, ai được mười phần am hiểu thông thuộc là hạng ưu, ai được tám chín phần là hạng bình, ai được có năm sáu phần là hạng thứ. Các tên dư hạng ưu mà nguyên là chánh đội trưởng thì đề bạt bổ nhiệm làm cai đội, nguyên là đội trưởng thì đề bạt bổ nhiệm làm chánh đội trưởng suất đội, ai là ngoại ủy đội trưởng thì đề bạt bổ nhiệm làm đội trưởng, gặp khi có khuyết thì ưu tiên bổ nhiệm ngay".
Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, quyển 220 cũng chép: “Như trong một năm, sai phái đường bể nhiều lần, được xong xuôi ổn thoả cả, hoặc trong một lần mà đi ngoại quốc, cũng là không phái ra ngoại quốc mà hằng gặp sóng gió khác thường, thuyền rất nguy khốn, mà tự mình chủ trì tiến ngừng phải tốt, rốt cuộc được xong xuôi yên ổn thì đều là hạng ưu. Phàm trong năm ấy sai phái đường bể hai lần, không cứ xa gần, được xong xuôi yên ổn cả thì là hạng bình. Sai phái đường bể một lần xong xuôi yên ổn là hạng thứ. Phái đi không được xong xuôi yên ổn là hạng liệt” .
Trên đây là quy định chung cho thuỷ quân đi biển và thủy quân đi đến Trường Sa nói riêng, Hoàng Sa nói chung vừa là dịp để khảo hạch và cũng là dịp luyện tập thủy quân, căn cứ vào đó mà thưởng phạt. Có thể đối với việc đo đạc ở Hoàng Sa, thưởng phạt đặc biệt hơn. Vì thế từ thời vua Minh Mạng năm thư 17, việc phái thủy quân ra Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng hàng năm rất đều đặn. Cũng có khi vì gió bão phải đình lại, sau lại tiếp tục. Tỷ như năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có dụ chỉ của vua Thiệu Trị đình hoãn, đến năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) cũng cho đình hoãn do Bộ Công tâu xin hoãn. Sau đó đến thời Tự Đức không còn ghi chép trong sử sách nữa bởi theo phàm lệ sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên thời Tự Đức những việc đã thành lệ rồi không còn chép nữa.
Thời gian đi vãng thám đo đạc ở Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng thì bắt đầu triều Nguyễn theo lệ khởi đi vào mùa Xuân, (kể từ kinh thành Huế đến Quảng Ngãi), song cũng tùy năm sớm trễ khác nhau. Từ kinh thành Huế, thuỷ quân tới Quảng Ngãi nghỉ ngơi và chuẩn bị cũng mất một thời gian đáng kể. Như năm Minh Mạng 19 (1838) lúc đầu ấn định khởi hành hạ tuần tháng 3, nhưng vì gió Đông nổi lên liên tục kèm theo mưa lớn, tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành được. Lúc đầu kế hoạch tính đo đạc giáp vòng Hoàng Sa từ hạ tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 6 là hoàn tất công việc. Sau dù có đi trễ, thời gian hoàn tất tháng 6 vẫn không thay đổi.
Nếu chậm trễ mà có lý do chính đáng thì không sao, song nếu tùy tiện thì bị phạt, hay làm không chu tất cũng bị phạt. Nếu hoàn tất tốt đều được thưởng. Trong khi năm Minh Mạng thứ 16 (1835), cai đội Phạm Văn Nguyên trên đường công tác đi Hoàng Sa về chậm trễ, đã có chỉ giao Bộ Công trị tội và bị phạt 80 trượng, song cho phục chức cai đội. Tộc họ Phạm Văn hiện có nhà thờ họ và lăng mộ tộc họ ở thôn Đông xã Lý Vĩnh (trước đây là phường An Vĩnh). Hiện có hàng trăm hậu duệ đang sống tại huyện đảo Lý Sơn. Các viên giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng vẽ hoạ đồ Hoàng Sa chưa chu tất cũng bị phạt mỗi người 80 trượng. Song cùng đi chuyến này những người trong đội Hoàng Sa như Võ Văn Hùng (tộc họ Võ hiện còn từ đường ở thôn Tây, xã Lý Vĩnh, xưa là phường An Vĩnh, thuộc huyện đảo Lý Sơn), Phạm Văn Sanh (hiện họ Phạm Văn còn từ đường và khu "lăng" mộ ở thôn Đông, xã Lý Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) hướng dẫn, đo hải trình vất vả, được thưởng mỗi người 1 quan tiền Phi Long ngân tiền và bình thệ, dân phu 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định đi theo cũng được thưởng mỗi người 1 quan tiền. Cũng thế vào năm Minh Mạng 18 (1837), do khởi hành chậm trễ, những người được kinh phái như thủy sư suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phái hướng dẫn Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh (lần trước được thưởng) đều bị phạt. Trong khi các dân binh hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định đi theo vẫn được thưởng 2 quan tiền. Những chi tiết trên đã minh hoạ rất hùng hồn việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trong việc đo đạc thủy trình và vẽ bản đồ.
Nhiệm vụ đo đạc ở Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng được qui định cũng rất rõ ràng có ghi trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhị kỷ quyển 165 cũng như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, quyển 221 như sau:
“Không cứ đảo nào, cửa bể nào thuyền chạy đến, sẽ đo nơi ấy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi bao nhiêu, rà bên bờ nước bể nông hay sâu. Có cát ngầm, đá mỏm hay không, ở tình thế hiểm trở hay bình thường, xem đo tỏ tường vẽ thành đồ bản, chiếu khi khởi hành, do cửa bể nào ra bể, trông phương hướng nào mà lái đến nơi ấy, cứ theo đường thủy đã đi khấu tính ước được bao nhiêu dặm đường? lại ở chốn ấy trông vào bờ bể đối thẳng là tỉnh hạt nào? và phương hướng nào? Ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường? Ghi nói minh bạch trong hoạ đồ để về trình lên. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm”.
Như thế việc đo đạc phải kết hợp với việc vẽ hoạ đồ mà chuyên viên vẽ hoạ đồ lại là các viên giám thành.
Việc đo đạc để vẽ bản đồ về Hoàng Sa nói chung, Truờng Sa nói riêng dưới triều Nguyễn đã được bắt đầu từ thời Gia Long 14 (1815), song đến đời Minh Mạng mới được thúc đẩy mạnh. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) các viên giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Hoàng vẽ hoạ đồ Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng, chưa chu tất đã bị phạt mỗi người 80 trượng như đã nêu trên. Tấu của Bộ Công vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836) cũng chỉ vẽ được một nơi và cũng chưa biết rõ nên làm thế nào.
Theo dụ vua Minh Mạng ngày 13 tháng 7 năm thứ 18 (1837), thủy quân đi Hoàng Sa vẽ thành đồ bản 11 nơi, tuy nhiên chưa được chu đáo lắm. Theo Tấu Bộ Công ngày 21 tháng 6 Minh Mạng thứ 19 (1838), thủy quân đệ trình sau khi đo đạc 3 nơi với 12 hòn đảo đã vẽ được 4 bức đồ bản, 3 bức vẽ riêng và 1 bức vẽ chung, song cũng chưa vẽ rõ ràng lắm, Bộ Công phải yêu cầu vẽ lại tinh vi hơn.
Kỹ thuật đo đạc và vẽ bản đồ Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng của Việt Nam vào thời kỳ nhà Nguyễn tuy có kỹ, chu đáo hơn trước, song vẫn còn lạc hậu so với kỹ thuật tân tiến của Phương Tây lúc bấy giờ, nhất là chưa xác định được toạ độ theo kinh độ và vĩ độ trên toàn địa cầu. Vì thế, các hải đồ tuy có nhiều chi tiết, song không phải chỉ có hải đồ là có thể đi biển chính xác mà lúc nào cũng cần đến những người từng trải đã từng lái thuyền đến các vùng biển đã đi qua. Các hải đồ về Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng vốn được các giám thành vẽ hoặc được lưu ở vệ giám thành, hoặc ở thủy quân và Bộ Công. Rất tiếc qua cuộc binh biến ngày 4 - 7 - 1885 và cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp vào năm 1946, kinh thành bị đốt phá, đã không còn giữ lại những tập bản đồ qúi giá về Hoàng Sa nói chung, Trường sa nói riêng đã được vẽ rất kỹ lưỡng. Chúng ta chỉ biết chắc từ năm 1838 thủy quân triều Minh Mạng đã v? được một bản đồ chung.
3.2 Các hoạt động cắm cột mốc, bia chủ quyền để xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu thế kỷ XIX.
Sang thế kỷ XIX, sau khi lên ngôi hoàng đế, thiết lập triều Nguyễn, lấy niên hiệu Gia Long vào năm 1802, Nguyễn Anh đã bắt đầu tiếp tục tái lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các hoạt động của đội Hoàng Sa, đội Bắc hải trong thời gian đầu và của thủy quân.
Lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ xác lập và thực thi chủ quyền này là một “lực lượng đặc nhiệm” gồm kinh phái, tỉnh phái và dân binh địa phương trong có dân binh đội Hoàng Sa. Kinh phái đứng đầu là thủy quân cai đội hay thủy quân chánh đội trưởng chỉ huy cùng với lực lượng thủy quân lấy trong vệ thủy quân đóng ở kinh thành hay ở cửa Thuận An. Ngoài thủy quân kinh phái còn các viên giám thành trong vệ giám thành, là những chuyên viên vẽ bản đồ như đã trình bày ở trên. Tỉnh phái là các viên chức ở tỉnh Quảng ngãi có nhiệm vụ phối hợp với kinh phái trong công tác hướng dẫn, cung cấp dân công, lo xây dựng, đồng thời còn điều động binh dân ở tỉnh Quảng Ngãi, Có khi gồm cả dân binh tỉnh Bình Định như trong chuyến công tác năm 1835 và 1837 đã dẫn trên đây.
Nhiệm vụ của “ lực lượng đặc nhiệm” luôn được hoàng đế Việt Nam theo sát và ra ch? dụ cụ thể nhất là dưới triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, cho ta thấy nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm này quan trọng đến chừng nào.
Cũng chính vua Minh Mạng ra chỉ dụ nói rõ việc làm cụ thể của từng chuyến đi. Tỷ như năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tâu trình lên vua về chuyến vãng thám Hoàng Sa của thủy quân, chính đội trưởng Phạm Hữu Nhật, vua Minh Mạng phê sửa (châu cải): “Báo gấp cho Quảng Ngãi thực thụ ngay, giao cho tên ấy (Phạm Hữu Nhật) nhận biên" và rồi vua Minh Mạng lại phê (châu phê): “Thuyền nào đi đến đâu, cắm mốc tới đó để lưu dấu”.
Cũng chính vua Minh Mạng theo dõi các chuyến đi công tác Hoàng Sa và đã nhiều lần ra chỉ dụ thưởng phạt. Thường dân binh đội Hoàng Sa Quảng Ngãi, Bình Định luôn được thưởng 1 hay 2 quan tiền và miễn thuế về sự cực khổ vất vả theo đoàn. Còn các viên chỉ huy như cai đội, chánh suất đội, các viên chức tỉnh phái mà chậm trễ đều bị tội.
Các chuyến đi công tác ở Hoàng Sa cũng được tổ chức chuẩn bị kỹ lưỡng. Chỉ đạo ở trên có Hoàng đế và Bộ Công, thi hành có vệ thủy quân là chính phối hợp với vệ giám thành, và tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định.
Thời gian chuẩn bị, từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836) Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 154 có ghi rõ: “Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thủy quân biền binh và giám thành đáp 1 chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, giao cho 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa” . Như thời gian hàng năm chuẩn bị từ hạ tuần tháng giêng (tháng 2 dương lịch) đến thượng tuần tháng hai (tháng 3 dương lịch) thì có mặt ở Quảng Ngãi, để sang tháng 3 âm lịch (tháng 4 dương lịch) là lúc biển yên nhất thì khởi hành đi Hoàng Sa.
Thuyền ô là thuyền sơn đen từ mũi đến lái dài 4 trượng thước, rộng 8 thước 4 tấc, 3 thước 2 tấc, 30 cọc chèo. Từ thời Minh Mạng thứ 15 (1834), có chỉ dụ các tỉnh có vùng biển như tỉnh Quảng Ngãi nên đóng hai ba chiếc thuyền nhanh, cứ mộ dân ven biển sung làm thợ lái, thủy thủ, mỗi thuyền cần đủ trên dưới 20 người, làm thủy binh thuộc tỉnh khi gặp việc khẩn cấp để tuần tiễu, thông báo, vận tải cho nhanh. Thuyền nhanh này cũng theo qui thức hình dáng thuyền Điếu hải dài 4 trượng thước 5 tấc, rộng 1 trượng 5 thước 5 phân, sâu 5 thước 1 tấc.
Từ Quảng Ngãi, phải thuê 4 chiếc thuyền của dân. Đó là loại thuyền câu, song nhẹ và nhanh hơn, nhỏ hơn thuyền Điếu hải thuộc thủy quân ở các tỉnh trong đó có tỉnh Quảng Ngãi. Sở dĩ phải thuê vì thuyền của dân binh đội Hoàng Sa vốn nhanh nhẹ, dễ dàng cặp đổ bộ vào đất liền, dễ dàng tránh né các bãi ngầm, các thủy thủ lại quá quen thuộc, chưa kể thuyền ít người mang lương thực cung cấp cho sáu tháng dễ dàng hơn, và việc bắt chim, đánh cá để tự cung ứng cấp dưỡng cũng không còn là vấn đề lớn, để có thời giờ làm việc, đi thu lượm hải vật qúi, lấy hàng hoá, súng ống từ tàu đắm. Tài liệu không cho biết rõ thuyền ô có đi theo ra Hoàng Sa hay không. Song ít nhất lực lượng thủy quân trên có 4 chiếc thuyền câu. Cũng có năm đi 5 thuyền thì có thể cả thuyền ô khi lực lượng thủy quân đặc nhiệm này đã kết hợp với công tác của đội Hoàng Sa. Và như vậy sau này người ta không thấy sử sách nói nhiều về đội Hoàng Sa nữa, vì lực lượng thủy quân đặc nhiệm này trở thành chủ yếu và thường xuyên của nhà nước Việt Nam, và đội Hoàng Sa mang tính dân sự càng ngày càng đậm nét hơn, chủ yếu hoạt động về lợi lộc tư nhân, về kinh tế mà thôi.
Đến đời vua Minh Mạng, thuỷ quân mới được tổ chức thật qui củ có nhiệm vụ ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ còn có cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển 6 đã ghi chép rằng trước năm Minh Mạng thứ 16, nhà vua sai quân lính ra dựng bia đá làm dấu đã thấy có nơi phía Tây Nam đảo có ngôi cổ miếu, không biết kiến thiết vào thời đại nào và có bia khắc bốn chữ “Vạn Lý Ba Bình”. Như thế trước thời Minh Mạng đã có việc khắc bia, dựng miếu chùa rồi.
Đến năm Minh Mạng thứ 14 (1833), vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công sang năm Minh Mạng thứ 15 (1834) phái người ra dựng bia chủ quyền. Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhị kỷ, quyển 165 cũng đã chép rất rõ từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ công tâu vua cứ hằng năm cử người ra Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và còn cắm cột mốc, dựng bia.
Tập tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng 17 (1836) với lời châu phê của vua Minh Mạng cũng đã nêu rất rõ: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc". Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, đệ nhị kỷ, quyển 6 còn ghi rõ: “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc. Mội bài gỗ dài 5 thước rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ:
“Minh Mạng Thập Thất Niên Bính Thân thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phâm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương đồ chí thử, hữu chí đẳng tư (tờ 25b)” .
(Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ).
Mỗi năm cột mốc đều khắc rõ niên hiệu, năm, chức vụ, họ tên viên chỉ huy “lực lượng thủy quân đặc nhiệm”, được phụng mệnh ra Hoàng Sa và ghi dấu để nhớ. Nếu chỉ tính sử sách có ghi rõ tên những người chỉ huy đội thủy quân đặc nhiệm của các năm cụ thể thời Minh Mạng như cai đội thuyền Phạm Văn Nguyên năm Minh Mạng thứ 16 (1835), chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật năm Minh Mạng thứ 17 (1836), thủy sư suất đội Phạm Văn Biện năm Minh Mạng thứ 18 (1837), thì số đảo được đánh mốc cũng rất đáng kể. Mỗi thuyền 10 bài gỗ. Mỗi năm 4,5 thuyền có thể cắm mốc tối đa 40, 50 cột mốc tại các đảo, song rất khó tổng kết tổng cộng trên thực tế cắm cột mốc được bao nhiêu đảo.
3.3 Xây dựng chùa miếu và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các vị vua chúa Việt Nam, nhất là thời vua Minh Mạng rất quan tâm đến việc dựng chùa miếu và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công cho tỉnh Quảng Ngãi cất miếu Hoàng Sa một gian theo thể chế nhà đá. Việc dựng miếu này theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhị kỷ, quyển 154, đã cho biết rõ năm Minh Mạng thứ 15 (1834) đã không thực hiện việc xây dựng miếu như dự kiến mà đến mãi đầu tháng 6 mùa hạ, năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua Minh Mạng đã cử cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu cách toà miếu cổ 7 trượng. Bên trái miếu, phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong việc chớ không như các đoàn khác có nhiệm vụ lâu dài hơn.
Thường ba mặt miếu Hoàng Sa bên trái, bên phải và đằng sau đều trồng các loại cây. Theo Việt Sử Cương Giám Khảo Lược của Nguyễn Thông, thì các quân nhân đến đảo thường đem những hạt quả thủy nam mà rải ở trong và ngoài miếu, mong cho mọc cây để tìm dấu mà nhận. Như thế cây trồng ở Hoàng Sa chủ yếu trồng bằng cách gieo hạt, quả chứ không trồng theo kiểu trồng loại cây con. Đó cũng hợp lý vì mang cây con ra biển đi trên thuyền nhỏ như thế cũng khó khăn, khó bảo dưỡng được cây sống để mà trồng. Thời gian hoạt động hàng năm của thủy quân vào cuối mùa khô, kéo dài sang mùa mưa nhiều tháng trời, rất thuận lợi cho việc gieo hạt trồng cây. Ý của vua Minh Mạng sai trồng cây cũng cho rằng gần đây thuyền buôn thường bị hại, nên trồng cây cũng cốt làm dấu dễ nhận ra đảo mà tránh thuyền bị tai nạn đâm vào đảo.
Song theo Dụ ngày 18 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 16(1835), Vua Minh Mạng giao Bộ Công phạt cai đội Hoàng Sa Phạm Văn Nguyên và thưởng dân binh Võ văn Hùng, Phạm văn Sanh. Như thế có nghĩa có thể năm 1835 hay chính năm 1834 thủy binh đi Hoàng Sa có dân binh và cai đội Hoàng Sa đi cùng. Và như thế từ năm 1816 đến năm 1835 vẫn còn sự kết hợp giữa thủy binh và dân binh đội Hoàng Sa phối hợp hoạt động.
IV. Sự khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của vua chúa, triều đình Việt Nam và quản lý hành chánh của Việt Nam.
4.1. Sự khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của vua chúa, triều đình Việt Nam
Trong khi tại Trung Quốc chưa có tài liệu nào nói rõ vua, triều đình Trung Quốc khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, thì tài liệu chính sử của Việt Nam cho thấy vua và triều đình Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh hải Việt Nam. Các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam, của triều đình Việt Nam như Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Châu Bản Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi nhận rất rõ ràng rằng hoàng đế Việt Nam, triều đình Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng thuộc về cương vực mặt biển Việt Nam.
Tỷ như năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) (năm Đạo Quang thứ 16 đời Nhà Thanh) Bộ Công tâu lên vua: “Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta rất là hiểm yếu (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165). Ngày 20 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) phúc tấu của Bộ Công cũng đã khẳng định: “Hàng năm, vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà...” (tập Châu Bản Thiệu Trị tập 51, trang 235). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng đã chép một cách rõ ràng: “Phía Đông (tỉnh Quảng Ngãi) chạy ngang đến đảo cát:đảo Hoàng Sa, liền với biển xanh...”
4..2 Việc quản lý hành chánh của các chính quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong suốt thời chúa Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một, luôn được quản lý hành chánh bởi Thừa Tuyên Quảng Nam dưới danh nghĩa Nhà Lê hay Quảng Nghĩa hay Ngãi lúc là phủ, khi là trấn trong thực tế tự trị của Xứ Đàng Trong, tùy theo thời kỳ lịch sử. Bởi từ khi Nguyễn Hoàng trở lại trấn thủ Thuận Quảng (năm 1600) cho tới khi chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xưng vương năm 1744, trên danh nghĩa chúa Nguyễn vẫn là quan trấn thủ Thừa tuyên Quảng Nam của Đại Việt, do vua Lê trị vì.
Như thế mọi hành động xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn vẫn dưới danh nghĩa nước Đại Việt. Như thế, trên thực tế tự trị trên, Phủ Quảng Nghĩa có huyện Bình Sơn (trước đó là huyện Bình Dương) quản lý xã An Vĩnh. Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ đã ghi "Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) trong phủ Quảng Nghĩa". Phủ Biên Tạp Lục <.i>của Lê Qúi Đôn chép "Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh" Địa Dư Chí của Phan Huy Chú chép "Hoàng Sa ở trấn Quảng Nghĩa". Sang thời Tây Sơn từ 1773, phủ Quảng Nghĩa được đặt tên thành phủ Hoà Nghĩa.
Sang thời Nhà Nguyễn, năm 1801, Hoà Nghĩa đã được gọi lại với tên Quảng Nghĩa, (cùng nghĩa với Ngãi đọc chệch). Tại phủ Quảng Nghĩa ngoài viên tuần phủ, khánh lý còn có một viên chính hộ lý, một viên đề lãnh, một viên ký lục, một viên cai phủ và một viên thư ký.
Sau Quảng Nghĩa trở thành trấn, rồi tỉnh. Năm 1829, tiếp tục quản lý xã An Vĩnh. Dần dần xã An Hải phía Bắc cửa biển Sa Kỳ cũng cung cấp lính Hoàng Sa. Dân hai làng hay xã An Vĩnh, An Hải di dân ra Cù Lao Ré lập 2 phường An Vĩnh và An Hải mà Nguyễn Thông gọi là hai hộ An Vĩnh, An Hải. Đến đầu triều Nguyễn, khi dân hai phường Cù Lao Ré phát triển, xin tách khỏi hai làng cũ ở đất liền trở thành nơi cung cấp chính dân binh cho đội Hoàng Sa. Chính Phạm Quang Anh được cử làm đội trưởng đội Hoàng Sa năm 1815 là người thôn An Vĩnh ở đảo Cù Lao Ré, nay thuộc thôn Đông, xã Lý Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn. Nhiều tài liệu như Việt Sử Cương Giám Khảo Lược của Nguyễn Thông và Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn đã xác nhận đảo Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Hoàng Sa là nơi hiểm yếu và rộng lớn, nên phủ rồi trấn rồi tỉnh Quảng Nghĩa là đơn vị hành chánh luôn trực tiếp can thiệp vào những hoạt động có định kỳ hàng năm của đội dân binh Hoàng Sa để có phương tiện tốt và đảm bảo những yêu cầu của chính quyền trung ương ở Phú Xuân gọi là chính dinh, thủ phủ của xứ Đàng Trong hay kinh đô của Triều Nguyễn sau này.
Hiện nay chưa có bằng chứng nào quyền quản hạt hành chánh của Trường Sa được giao về cho Bình Thuận hoặc Gia Định - Đồng Nai, mặc dù Bình Thuận có nhiệm vụ cung cấp nhân sự cho Đội Bắc Hải, cũng giống như các nơi khác như Bình Định vẫn cung ứng nhân sự cho Đội Hòang Sa. Vùng bờ biển Quảng Ngãi nhô ra Biển Đông xa nhất lại có dân Cù Lao Ré rất giỏi đi biển; cửa biển Sa kỳ ở Quảng Ngãi luôn được bố trí chức quan lớn như chức “Khâm sai cai thủ” kiêm kiêm chức thủ ngự và kiêm quản đội Hoàng Sa. Đó cũng cách quản lý Biển Đông hiệu quả cuả thời bấy giờ của Chúa Nguyễn cũng như của Nhà Nguyễn.
Kết luận:
1. Như thế suốt hơn hai thế kỷ, từ đầu thế kỷ XVII thời các chúa Nguyễn đến nửa đầu thế kỷ XIX thời Nhà Nguyễn, đội dân binh Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải đã làm nhiệm vụ khai thác biển, quản lý biển đảo Biển Đông.
2. Từ năm 1816 thuỷ quân được giao nhiệm vụ xác lập và thực thi chủ quyền theo phương cách Phương Tây, đúng theo pháp lý quốc tế thời đó.
3. Thời nào cũng vậy Việt Nam luôn tuân thủ pháp lý quốc tế về xác lập và thực thi chủ quyền về biển đảo và có đầy đủ chứng cứ lịch sử từ chính sử chép cụ thể đến các văn bản nhà nước như Châu bản của Triều đình nhà Nguyễn cũng như các văn bản chính quyền địa phương như tờ lệnh, tờ tư, tờ bằng cấp như mới phát hiện ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Điều này không hề có ở các nước khác trước năm 1909 khi chính quyền Quảng Đông (Trung Quốc) bắt đầu tranh chấp khi ấy Việt nam bi mất chủ quyền, bị Pháp cai trị và khi đó Chính quyền Quảng Đông cho Hoàng Sa là đất vô chủ. Mọi bằng chứng sau này đưa ra đều vô căn cứ, hoặc suy diễn hoặc bày đặt không có thực.
Quan điểm chủ yếu của những nhà nghiên cứu Việt Nam về vấn đề chủ quyền tại Hoàng Sa & Trường Sa là Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hoà bình và liên tục. Chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo ấy là không có gì để tranh cãi.
dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa & Trường Sa theo phương cách Phương Tây
(Bài trình bầy của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học)
Từ thời các chúa Nguyễn, đầu thế kỷ XVII, khai thác Biển Đông, kinh tế biển cũng như sự bảo vệ Biển Đông đã được các chính quyền thời ấy rất quan tâm.
Ở Đàng Trong có nhiều cảng biển nhô ra xa Biển Đông, gần con đường hàng hải quốc tế qua lại, rất thuận lợi cho các tầu thuyền quốc tế thời bấy giờ cập bến, đồng thời tiếp thu được truyền thống người Chăm vốn giỏi đi biển. Khi có biến động Phong trào Tây Sơn, hệ thống đồn, các chức quan trông coi các cửa biển, các quan thủ ngự kiểm soát an ninh ngoài biển do các chúa Nguyễn lập ra có nhiều biến động, nhiều nhóm cướp biển hoành hành, việc khai thác biển, đánh bắt xa bờ đôi khi bị đình đốn như đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải, sau người dân phải tự xin chính quyền mới: Tây Sơn cho phép hoạt động trở lại.
Từ năm 1773, Tây Sơn chiếm được cảng Qui Nhơn rồi tiến lên phía Quảng Nam, kiểm soát đến Bình Sơn (Bến Ván), Quảng Ngãi, nơi có cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré (Đảo Lý Sơn), cái nôi của đội Hoàng Sa từ đầu thế kỷ XVII đã bắt đầu khai thác Biển Đông, đánh bắt xa bờ.
Chỉ trong vài năm bị đình đốn, ngày 15 tháng giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) cai hợp Hà Liễu ở phường Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) thuộc xã An Vĩnh (đất liền), huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã làm đơn xin với chính quyền Tây Sơn xin lập lại hai đội Hoàng Sa và Quế Hương, sẵn sàng vượt thuyền ra các cù lao ngòai biển tìm nhặt nạp các vật hạng đồng, thiếc, hải ba, đồi mồi và sẵng sáng ứng chiến chống kẻ xâm phạm.
Như thế chỉ hai năm sau quân Tây Sơn kiểm soát Qui Nhơn, Quảng Ngãi, dân phường An Vĩnh (đảo Lý Sơn), cai hợp Hà Liễu đã đứng tên xin tái lập đội Hoàng Sa và đội Quế Hương như cũ. Thời gian này chính quyền Tây Sơn mới thành lập, không rõ đã có quyết định ngay cấp lương thực 6 tháng như lệ cũ cho dân binh Hoàng Sa hay chưa. Chỉ biết chắc chắn một điều rằng vào năm sau, năm 1776, Lê Quí Đôn vào Phú Xuân viết Phủ Biên Tạp Lục đã quan tâm đến đội Hoàng Sa ở Quảng Ngãi. Mãi đến năm 1778, Nguyễn Nhạc mới tự xưng hoàng đế và từ đó mới có chính quyền Tây Sơn hoàn chỉnh. Hiện nay người ta chỉ mới phát hiện vào năm Thái Đức thứ 9 (1786), ngày 14 tháng 2ÂL chính quyền Tây Sơn ra quyết định sai phái Hội đức hầu, cai đội Hoàng Sa cưỡi bốn chiếc thuyền câu vượt biển ra thẳng Hoàng Sa cùng các xứ cù lao ngoài biển.
Qua các văn bản trên ta thấy rất rõ chính quyền Tây Sơn mà người phụ trách dân binh với chức Thái phó, một chức quan lớn trong triều đã quan tâm đến việc khai thác các sản vật quí như vàng bạc, đá quí và vũ khí đại bác, tiểu bác (tất cả chỉ có ở các tầu bị đắm ở quần đảo Hoàng Sa) trong khi trong đơn của dân ở Cù Lao Ré chỉ đề cập đến đồng, thiếc là cùng và các hải sản hải ba, đồi mồi. Chính quyền Tây Sơn còn yêu cầu các thuyền (4 thuyền câu theo thông lệ) đội Hoàng Sa phải mang biển hiệu thủy quân, song lại nhắc nhở không được lấy danh nghĩa thủy quân mà làm càn, bắt nạt dân làm muối, đánh cá. Ngoài đội Hoàng Sa là đội dân binh làm kinh tế biển xa bờ, người ta còn thấy thời Tây Sơn còn rất nhiều đội khác khai thác kinh tế biển Đông, như ở Cù Lao Ré làm theo thời trước đã lập như đội Quế Hương, đội Đại Mạo Hải Ba và đội Quế Hương Hàm với số đinh 30 người..
Các đội khai thác Biển Đông như đội Hoàng Sa, đội Quế Hương, đội Đại Mạo Hải Ba, đội Quế Hương Hàm không những có nhiệm vụ kinh tế mà còn như lời hứa của dân Phường Cù Lao Ré, do Cai hợp Hà Liễu đứng tên, sẵn sàng ứng chiến với kẻ xâm phạm mỗi khi có truyền báo xảy ra chinh chiến. Điều này chắc chính quyền Tây Sơn phải tán thưởng, vì dân binh sẵn sàng nhập cuộc trong cuộc chiến. Các người phục vụ các đội đều gọi là quân nhân.
Riêng đội Hoàng Sa đứng đầu là cai đội hay đội trưởng lại thường là kiêm cai thủ cửa biển Sa Kì cũng như kiêm quản cai cơ thủ ngự. Chức quan cai cơ thủ ngự phụ trách thu thuế, an ninh trên biển, chống hải tặc, cướp biển. Như thế việc khai thác kinh tế biển luôn kết hợp với nghĩa vụ quân sự, chống cướp biển, bảo vệ Biển Đông. Sự kết hợp này do các chúa Nguyễn chủ trương từ lâu khi ở đất liền xây dựng loại lính đồn điền, khẩn hoang, tay cầm gươm, tay cầm cuốc đi mở cõi và cũng từ lâu các chính quyền Đại Việt có chính sách “ngụ binh ư nông”.
I. VUA GIA LONG TIẾP TỤC CHO DÂN BINH KHAI THÁC BIỂN ĐÔNG
Đến khi Nguyễn Ánh đánh bại được Tây Sơn, thống nhất đất nước, tuy bận lo việc nội trị, song vẫn tiếp tục quan tâm đến việc khai thác biển cũng như an ninh trên biển.Chỉ một năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, tháng 7 năm Quý hợi (1803), vua Gia Long đã cho lập lại đội Hoàng Sa. Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhất kỷ, q. 12 viết: “Lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.
Sau chiến tranh kết thúc vài năm, việc chính vua Gia Long cử cai cơ Võ văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, tái lập đội Hoàng Sa mà lại chỉ lấy dân ngoại tịch là việc đáng cho ta chú ý. Tại sao vậy? Võ Văn Phú chính là Phú Nhuận hầu trong tờ kê trình của Phú Nhuận hầu ngày 1 tháng 10 năm Gia Long thứ hai (1803) (hiện cất giữ ở nhà thờ họ Võ ở Cù Lao Ré -. đảo Lý Sơn). Trong tờ kê trình trên đã ghi rõ là Khâm sai cai thủ cửa biển Sa kỳ kiêm Cai cơ thủ ngự quản Hoàng Sa. Chỉ lấy dân ngoại tịch bởi thời Tây Sơn lấy dân nội tịch là chủ yếu, còn dân ngoại tịch chỉ lấy thêm.Nên nếu chỉ lấy dân ngọai tịch sẽ dễ có người chưa đi lính Hoàng Sa thời Tây Sơn hơn.
Rõ ràng ở Cù Lao Ré có rất nhiều chức quan đương quyền ghi niên hiệu Cảnh Thịnh tất phải là những chức quan Đại đô đốc, đô đốc đã đựợc chính quyền Tây Sơn phong vì đã làm nhiệm vụ ở đội dân binh Hoàng Sa. Như chúng ta đã biết ngay cả giặc biển Tề Ngôi cũng đã được Tây Sơn phong Thống tướng để sử dụng lực lượng đánh nhau với quân Nguyễn Ánh.
Chính vì thế, khi Tây Sơn sụp đổ, quê hương cái nôi của đội Hoàng Sa trong buổi giao thời hai triều đại đã gặp khủng hoảng về chính quyền quản lý phường hay làng, đến nỗi chức cai đình không còn ai thiết lo và phường không còn bộ máy cắt cử, phải nhờ đến cai thủ cửa biển Sa Kỳ cắt cử cai đình như đã trình bày ở trên. Người giữ chức cai đình lại là người trong tộc họ quan cai thủ, nên nể mà nhận lời. Khi nhận chức cai đình cũng là lo việc sai dịch công tư trong làng. Trong thời buổi mới này lại rất cần những loại người như Ông Võ Văn Khiết vừa thẳng thắn, thanh liêm, cần mẫn…
Cũng nhờ Ông Khiết, mẫu người rất cần thiết cho giai đoạn mới của xứ sở, cái nôi của đội Hoàng Sa đã sớm ổn định tình hình. Tháng giêng năm Ất hợi (1815), vua Gia Long đã quyết định «sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình”.(ĐNTLCB, đệ nhất kỷ, q.50, tờ 6a).
Thời Tây Sơn, Nhà Thanh bên Trung Quốc tìm mọi cách dẹp yên bọn hải tặc mà chưa có cách nào hiệu quả, có gửi hịch cho Tây Sơn tìm bắt, song Tây Sơn cứ lờ đi. Trong khi Nguyễn Ánh thì ngược lại, lúc bắt được nhiều thuyền của hải tặc Tề Ngôi, quần thần lại tâu với Nguyễn Vương nên sai Ngô Nhân Tịnh đi sứ và đưa thuyền hải tặc bắt được giao cho Nhà Thanh làm quà hữu hảo.
Đến khi Gia Long lên ngôi, đã hợp tác chặt chẽ với Nhà Thanh trừ hải tặc,
Năm 1807, khi bọn hải tặc Thái Khiên, Chu Phần bị truy nã, quan Tổng Đốc Lưỡng Quảng đã gửi thư qua quan Tổng trấn Bắc Thành (Thăng Long) nói thuyền hải tặc đều mũi xanh cột buồm đỏ, chạy qua đó thì bắt cho. Nguyễn văn Thành tâu lên, vua Gia Long hạ lệnh cho quan địa phương duyên hải từ Quảng Đức (Huế) trở ra Bắc đều phái binh thuyền đi tuần xét.
Trong khi ấy bọn hải tặc người Việt chạy sang Quảng Đông bị quan quân Nhà Thanh bắt trao cho Việt Nam, Như tháng 12 năm canh Ngọ ((1810), bọn cựu thần nhà Lê Lê Du, An Ôn Bích tụ họp với bọn hải tặc Trương Bảo Tử, Trịnh Nhất Tảo bị quan quân nhà Thanh bắt được đã bị Tổng đốc Lưỡng Quảng lúc bấy giờ sai đưa trả về cho Việt Nam. Nhưng bọn Lê Du thác cớ xin ở lại, lại được cho ở kho Đại Hữu trong thành tỉnh Quảng đông. Bọn lái buôn người Thanh là Trương Tiến Thắng cho Tống trấn Bắc Thành biết rõ. Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn văn Thành đã gửi thư cho Tổng Đốc Lưỡng Quảng yêu cầu: một là trao trả cho Việt Nam, hai là quản thúc nghiêm nhặt, chớ để sinh việc chống lại triều đình nhà Nguyễn,,. Quan Tổng Đốc tỉnh Quảng Đông đã cho gông cổ rồi đưa bọn Lê Du hơn 30 người về Bắc Thành trị tội.
Các quan thủ ngự các cửa biển như cửa biển Sa Kỳ kết hợp với đội Hoàng Sa vẫn giữ nhiệm vụ chống hải tặc như truớc.
II. Năm 1816,Gia Long lần đầu tiên cho thủy quân cùng với đội Hoàng Sa cùng đi xem xét và đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa. (ĐNTLCB, đệ nhất kỷ, q.52).
Cho tới cuối thời Tây Sơn, đầu thời Nguyễn, dân xã An Vĩnh ở đất liền hay ờ Cù Lao Ré vẫn là quê hương đi đầu làm kinh tế biển. Rất tiếc truyền thống kinh tế biển, khai thác Biển Đông không được phát huy đúng mức. Từ năm 1816, Nhà Nguyễn dùng thủy quân khai thác, quản lý biển Đông. Tuy bắt đầu theo cách thức của người Phương Tây thời đó lo cắm cột mốc, dựng bia xác định chủ quyền ở Hoàng Sa & Trường Sa, song không tiếp tục khai thác biển, phát triển kinh tế biển như đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải… Những cảng biển cũng dần dần bị bỏ phế trong đó có Hội An. Nền kinh tế Việt Nam lại trở về “nền kinh tế đường sông”, ngoại thương không còn phát triển như thời Chúa Nguyễn xưa. Đó cũng là điều thiệt thòi, bất lợi đối với Việt Nam cho đến tận ngày nay.
Trước khi lên ngôi hoàng đế 1802, Nguyễn Anh cũng đã được anh em Dayot giúp đo đạc hải trình ở Biển Đông trong đó có vùng quần đảo Trường Sa hay Hòang Sa nói chung.
Lúc đầu đội Hoàng Sa có trách nhiệm xem xét đo đạc thủy trình như thời Gia Long, tháng giêng, năm Ất Hợi (1815), Phạm Quang Anh, thuộc đội Hoàng Sa được lệnh ra đảo Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình. Phạm Quang Ảnh hiện được thờ tại từ đường tộc họ Phạm (Quang) tại thôn Đông, xã Lý Vĩnh, xưa là phường hay hộ An Vĩnh tại huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré).
Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhất kỷ, quyển 52, từ năm 1816 vua Gia Long đã bắt đầu cho thủy binh đi công tác Hoàng Sa cùng với đội dân binh Hoàng Sa ở Quảng Ngãi đi ra Hoàng Sa xem xét và đo đạc thủy trình.
Dân phu cùng đi chính là những dân phu giỏi hải trình đi Hoàng Sa. Sở dĩ vua Gia Long bắt đầu cho thuỷ binh đi Hoàng Sa vì có các sĩ quan người Phương Tây trong thời chiến tranh với Tây Sơn rất quan tâm đến vấn đề quản lý Biển Đông
Những người Pháp cộng tác với vua Gia Long, Minh Mạng như Chaigneau, giám mục Taberd đã viết rất rõ về những hành động của vua Gia Long như Chaigneau đã viết trong hồi ký “Le mémoire sur la Cochichine" “Chỉ đến năm 1816, đương kim hoàng đế đã chiếm hữu quần đảo ấy” hay giám mục Taberd viết: “Chính là vào năm 1816 mà Ngài (vua Gia long) đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong. Gutzlaff năm 1849 đã cho biết chính quyền Việt Nam thời Gia Long đã thiết lập một trại quân nhỏ để thu thuế và bảo trợ người đánh cá Việt Nam ". Những người Phương Tây trên không phải là những nhà nghiên cứu nên chỉ ghi nhận sự kiện trước mắt, đương xảy ra, chứ không biết quá khứ từ lâu việc thực thi chủ quyền của Việt Nam như thế nào ở Hoàng Sa. Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhất kỷ, quyển 50 đã ghi chép hoạt động của đội Hoàng Sa để xem xét, đo đạc thủy trình do Phạm Quang Anh làm đội trưởng vào năm 1815. Đến năm 1816, vua Gia Long lần đầu tiên ban lệnh cho thủy quân với sự hướng dẫn của dân binh đội Hoàng Sa đi xem xét, đo đạc thủy trình ở quần đảo Hoàng Sa (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 52).
Chính hoạt động lần đầu tiên của thủy quân này đã đánh dấu mốc thời gian rất quan trọng về việc tái xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, nên đã khiến cho những người Phương Tây như Chaigneau hay sau này là Taberd khẳng định vua Gia Long đã chính thức xác lập chủ quyền của mình như đã nói trên. Thực ra sự kiện năm 1816 chỉ đánh mốc là Hoàng Đế Gia Long sử dụng thủy quân thay vì chỉ có đội Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy trình, khai thác hải vật như trước.
Sang thời Nhà Nguyễn, nhất là từ thời Minh Mạng, thủy quân hàng năm liên tục đã thành lệ đều đặn ra Hoàng Sa, Trường Sa đi vãng thám, đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, và các hoạt động khác trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. …
III. CÁC HỌAT ĐỘNG CỦA THỦY QUÂN TRIỀU ĐÌNH VIỆT NAM THỰC THI LIÊN TỤC VÀ HÒA BÌNH Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA
3.1 Các hoạt động đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ về Trường Sa
Sang đến đời Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân có trách nhiệm và thuê thuyền của dân va` nguo`i la´i thuy`n o? Qua?ng Nga~i hướng dẫn hải trình.
Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165: “Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thủy quân biền binh và giám thành đáp một chiếc thuyền ô nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, giao cho 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa”.
Đo đạc thủy trình hay hải trình là đo đạc đường đi ngoài biển. Đây là một trong những nhiệm vụ chỉ đạo của Bộ Công cốt để đảm bảo an toàn cho các thuyền bè đi trên biển trong đó có vùng biển Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng. Việc đo đạc thủy trình và sau đó vẽ bản đồ ở Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng do Bộ Công chỉ đạo cùng với thủy quân phối hợp với giám thành,với địa phương Quảng Ngãi và đội Hoàng Sa.
Mỗi lần đi đo đạc phải chọn được thợ lái có năng lực, biết được các nơi đường biển nông sâu, khó dễ, cát ngầm, đá mỏm mà tránh, còn phải biết lấy núi nào làm chuẩn, biết chiều trời, tiết gió để chuyển phương hướng, nên tiến hay dừng. Theo sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, quyển 220 của triều Nguyễn thì Bộ Công tâu rằng người nào mười phần am hiểu thông thạo thì cho vào hạng ưu, thạo tám chín phần là hạng bình, thạo năm sáu phần là hạng thứ, châm chước bàn đinh, ai đáng đề bạt bổ nhiệm làm chánh đội trưởng, ngoại ủy đội trưởng, ai đáng cấp tiền gạo gấp đôi... thì kê sách tâu rõ đợi chỉ gia ân. Những lời dụ và bàn được chuẩn y như sau: "Thơ lại thủy sư thì cửa biển hiểm hay dễ, xem gió, trông khí trời, nghiên núi, dò nước, nhìn kiếm tìm hướng, nhớ rõ địa cầu, ai được mười phần am hiểu thông thuộc là hạng ưu, ai được tám chín phần là hạng bình, ai được có năm sáu phần là hạng thứ. Các tên dư hạng ưu mà nguyên là chánh đội trưởng thì đề bạt bổ nhiệm làm cai đội, nguyên là đội trưởng thì đề bạt bổ nhiệm làm chánh đội trưởng suất đội, ai là ngoại ủy đội trưởng thì đề bạt bổ nhiệm làm đội trưởng, gặp khi có khuyết thì ưu tiên bổ nhiệm ngay".
Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, quyển 220 cũng chép: “Như trong một năm, sai phái đường bể nhiều lần, được xong xuôi ổn thoả cả, hoặc trong một lần mà đi ngoại quốc, cũng là không phái ra ngoại quốc mà hằng gặp sóng gió khác thường, thuyền rất nguy khốn, mà tự mình chủ trì tiến ngừng phải tốt, rốt cuộc được xong xuôi yên ổn thì đều là hạng ưu. Phàm trong năm ấy sai phái đường bể hai lần, không cứ xa gần, được xong xuôi yên ổn cả thì là hạng bình. Sai phái đường bể một lần xong xuôi yên ổn là hạng thứ. Phái đi không được xong xuôi yên ổn là hạng liệt” .
Trên đây là quy định chung cho thuỷ quân đi biển và thủy quân đi đến Trường Sa nói riêng, Hoàng Sa nói chung vừa là dịp để khảo hạch và cũng là dịp luyện tập thủy quân, căn cứ vào đó mà thưởng phạt. Có thể đối với việc đo đạc ở Hoàng Sa, thưởng phạt đặc biệt hơn. Vì thế từ thời vua Minh Mạng năm thư 17, việc phái thủy quân ra Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng hàng năm rất đều đặn. Cũng có khi vì gió bão phải đình lại, sau lại tiếp tục. Tỷ như năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có dụ chỉ của vua Thiệu Trị đình hoãn, đến năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) cũng cho đình hoãn do Bộ Công tâu xin hoãn. Sau đó đến thời Tự Đức không còn ghi chép trong sử sách nữa bởi theo phàm lệ sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên thời Tự Đức những việc đã thành lệ rồi không còn chép nữa.
Thời gian đi vãng thám đo đạc ở Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng thì bắt đầu triều Nguyễn theo lệ khởi đi vào mùa Xuân, (kể từ kinh thành Huế đến Quảng Ngãi), song cũng tùy năm sớm trễ khác nhau. Từ kinh thành Huế, thuỷ quân tới Quảng Ngãi nghỉ ngơi và chuẩn bị cũng mất một thời gian đáng kể. Như năm Minh Mạng 19 (1838) lúc đầu ấn định khởi hành hạ tuần tháng 3, nhưng vì gió Đông nổi lên liên tục kèm theo mưa lớn, tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành được. Lúc đầu kế hoạch tính đo đạc giáp vòng Hoàng Sa từ hạ tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 6 là hoàn tất công việc. Sau dù có đi trễ, thời gian hoàn tất tháng 6 vẫn không thay đổi.
Nếu chậm trễ mà có lý do chính đáng thì không sao, song nếu tùy tiện thì bị phạt, hay làm không chu tất cũng bị phạt. Nếu hoàn tất tốt đều được thưởng. Trong khi năm Minh Mạng thứ 16 (1835), cai đội Phạm Văn Nguyên trên đường công tác đi Hoàng Sa về chậm trễ, đã có chỉ giao Bộ Công trị tội và bị phạt 80 trượng, song cho phục chức cai đội. Tộc họ Phạm Văn hiện có nhà thờ họ và lăng mộ tộc họ ở thôn Đông xã Lý Vĩnh (trước đây là phường An Vĩnh). Hiện có hàng trăm hậu duệ đang sống tại huyện đảo Lý Sơn. Các viên giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng vẽ hoạ đồ Hoàng Sa chưa chu tất cũng bị phạt mỗi người 80 trượng. Song cùng đi chuyến này những người trong đội Hoàng Sa như Võ Văn Hùng (tộc họ Võ hiện còn từ đường ở thôn Tây, xã Lý Vĩnh, xưa là phường An Vĩnh, thuộc huyện đảo Lý Sơn), Phạm Văn Sanh (hiện họ Phạm Văn còn từ đường và khu "lăng" mộ ở thôn Đông, xã Lý Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) hướng dẫn, đo hải trình vất vả, được thưởng mỗi người 1 quan tiền Phi Long ngân tiền và bình thệ, dân phu 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định đi theo cũng được thưởng mỗi người 1 quan tiền. Cũng thế vào năm Minh Mạng 18 (1837), do khởi hành chậm trễ, những người được kinh phái như thủy sư suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phái hướng dẫn Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh (lần trước được thưởng) đều bị phạt. Trong khi các dân binh hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định đi theo vẫn được thưởng 2 quan tiền. Những chi tiết trên đã minh hoạ rất hùng hồn việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trong việc đo đạc thủy trình và vẽ bản đồ.
Nhiệm vụ đo đạc ở Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng được qui định cũng rất rõ ràng có ghi trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhị kỷ quyển 165 cũng như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, quyển 221 như sau:
“Không cứ đảo nào, cửa bể nào thuyền chạy đến, sẽ đo nơi ấy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi bao nhiêu, rà bên bờ nước bể nông hay sâu. Có cát ngầm, đá mỏm hay không, ở tình thế hiểm trở hay bình thường, xem đo tỏ tường vẽ thành đồ bản, chiếu khi khởi hành, do cửa bể nào ra bể, trông phương hướng nào mà lái đến nơi ấy, cứ theo đường thủy đã đi khấu tính ước được bao nhiêu dặm đường? lại ở chốn ấy trông vào bờ bể đối thẳng là tỉnh hạt nào? và phương hướng nào? Ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường? Ghi nói minh bạch trong hoạ đồ để về trình lên. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm”.
Như thế việc đo đạc phải kết hợp với việc vẽ hoạ đồ mà chuyên viên vẽ hoạ đồ lại là các viên giám thành.
Việc đo đạc để vẽ bản đồ về Hoàng Sa nói chung, Truờng Sa nói riêng dưới triều Nguyễn đã được bắt đầu từ thời Gia Long 14 (1815), song đến đời Minh Mạng mới được thúc đẩy mạnh. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) các viên giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Hoàng vẽ hoạ đồ Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng, chưa chu tất đã bị phạt mỗi người 80 trượng như đã nêu trên. Tấu của Bộ Công vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836) cũng chỉ vẽ được một nơi và cũng chưa biết rõ nên làm thế nào.
Theo dụ vua Minh Mạng ngày 13 tháng 7 năm thứ 18 (1837), thủy quân đi Hoàng Sa vẽ thành đồ bản 11 nơi, tuy nhiên chưa được chu đáo lắm. Theo Tấu Bộ Công ngày 21 tháng 6 Minh Mạng thứ 19 (1838), thủy quân đệ trình sau khi đo đạc 3 nơi với 12 hòn đảo đã vẽ được 4 bức đồ bản, 3 bức vẽ riêng và 1 bức vẽ chung, song cũng chưa vẽ rõ ràng lắm, Bộ Công phải yêu cầu vẽ lại tinh vi hơn.
Kỹ thuật đo đạc và vẽ bản đồ Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng của Việt Nam vào thời kỳ nhà Nguyễn tuy có kỹ, chu đáo hơn trước, song vẫn còn lạc hậu so với kỹ thuật tân tiến của Phương Tây lúc bấy giờ, nhất là chưa xác định được toạ độ theo kinh độ và vĩ độ trên toàn địa cầu. Vì thế, các hải đồ tuy có nhiều chi tiết, song không phải chỉ có hải đồ là có thể đi biển chính xác mà lúc nào cũng cần đến những người từng trải đã từng lái thuyền đến các vùng biển đã đi qua. Các hải đồ về Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng vốn được các giám thành vẽ hoặc được lưu ở vệ giám thành, hoặc ở thủy quân và Bộ Công. Rất tiếc qua cuộc binh biến ngày 4 - 7 - 1885 và cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp vào năm 1946, kinh thành bị đốt phá, đã không còn giữ lại những tập bản đồ qúi giá về Hoàng Sa nói chung, Trường sa nói riêng đã được vẽ rất kỹ lưỡng. Chúng ta chỉ biết chắc từ năm 1838 thủy quân triều Minh Mạng đã v? được một bản đồ chung.
3.2 Các hoạt động cắm cột mốc, bia chủ quyền để xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu thế kỷ XIX.
Sang thế kỷ XIX, sau khi lên ngôi hoàng đế, thiết lập triều Nguyễn, lấy niên hiệu Gia Long vào năm 1802, Nguyễn Anh đã bắt đầu tiếp tục tái lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các hoạt động của đội Hoàng Sa, đội Bắc hải trong thời gian đầu và của thủy quân.
Lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ xác lập và thực thi chủ quyền này là một “lực lượng đặc nhiệm” gồm kinh phái, tỉnh phái và dân binh địa phương trong có dân binh đội Hoàng Sa. Kinh phái đứng đầu là thủy quân cai đội hay thủy quân chánh đội trưởng chỉ huy cùng với lực lượng thủy quân lấy trong vệ thủy quân đóng ở kinh thành hay ở cửa Thuận An. Ngoài thủy quân kinh phái còn các viên giám thành trong vệ giám thành, là những chuyên viên vẽ bản đồ như đã trình bày ở trên. Tỉnh phái là các viên chức ở tỉnh Quảng ngãi có nhiệm vụ phối hợp với kinh phái trong công tác hướng dẫn, cung cấp dân công, lo xây dựng, đồng thời còn điều động binh dân ở tỉnh Quảng Ngãi, Có khi gồm cả dân binh tỉnh Bình Định như trong chuyến công tác năm 1835 và 1837 đã dẫn trên đây.
Nhiệm vụ của “ lực lượng đặc nhiệm” luôn được hoàng đế Việt Nam theo sát và ra ch? dụ cụ thể nhất là dưới triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, cho ta thấy nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm này quan trọng đến chừng nào.
Cũng chính vua Minh Mạng ra chỉ dụ nói rõ việc làm cụ thể của từng chuyến đi. Tỷ như năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tâu trình lên vua về chuyến vãng thám Hoàng Sa của thủy quân, chính đội trưởng Phạm Hữu Nhật, vua Minh Mạng phê sửa (châu cải): “Báo gấp cho Quảng Ngãi thực thụ ngay, giao cho tên ấy (Phạm Hữu Nhật) nhận biên" và rồi vua Minh Mạng lại phê (châu phê): “Thuyền nào đi đến đâu, cắm mốc tới đó để lưu dấu”.
Cũng chính vua Minh Mạng theo dõi các chuyến đi công tác Hoàng Sa và đã nhiều lần ra chỉ dụ thưởng phạt. Thường dân binh đội Hoàng Sa Quảng Ngãi, Bình Định luôn được thưởng 1 hay 2 quan tiền và miễn thuế về sự cực khổ vất vả theo đoàn. Còn các viên chỉ huy như cai đội, chánh suất đội, các viên chức tỉnh phái mà chậm trễ đều bị tội.
Các chuyến đi công tác ở Hoàng Sa cũng được tổ chức chuẩn bị kỹ lưỡng. Chỉ đạo ở trên có Hoàng đế và Bộ Công, thi hành có vệ thủy quân là chính phối hợp với vệ giám thành, và tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định.
Thời gian chuẩn bị, từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836) Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 154 có ghi rõ: “Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thủy quân biền binh và giám thành đáp 1 chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, giao cho 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa” . Như thời gian hàng năm chuẩn bị từ hạ tuần tháng giêng (tháng 2 dương lịch) đến thượng tuần tháng hai (tháng 3 dương lịch) thì có mặt ở Quảng Ngãi, để sang tháng 3 âm lịch (tháng 4 dương lịch) là lúc biển yên nhất thì khởi hành đi Hoàng Sa.
Thuyền ô là thuyền sơn đen từ mũi đến lái dài 4 trượng thước, rộng 8 thước 4 tấc, 3 thước 2 tấc, 30 cọc chèo. Từ thời Minh Mạng thứ 15 (1834), có chỉ dụ các tỉnh có vùng biển như tỉnh Quảng Ngãi nên đóng hai ba chiếc thuyền nhanh, cứ mộ dân ven biển sung làm thợ lái, thủy thủ, mỗi thuyền cần đủ trên dưới 20 người, làm thủy binh thuộc tỉnh khi gặp việc khẩn cấp để tuần tiễu, thông báo, vận tải cho nhanh. Thuyền nhanh này cũng theo qui thức hình dáng thuyền Điếu hải dài 4 trượng thước 5 tấc, rộng 1 trượng 5 thước 5 phân, sâu 5 thước 1 tấc.
Từ Quảng Ngãi, phải thuê 4 chiếc thuyền của dân. Đó là loại thuyền câu, song nhẹ và nhanh hơn, nhỏ hơn thuyền Điếu hải thuộc thủy quân ở các tỉnh trong đó có tỉnh Quảng Ngãi. Sở dĩ phải thuê vì thuyền của dân binh đội Hoàng Sa vốn nhanh nhẹ, dễ dàng cặp đổ bộ vào đất liền, dễ dàng tránh né các bãi ngầm, các thủy thủ lại quá quen thuộc, chưa kể thuyền ít người mang lương thực cung cấp cho sáu tháng dễ dàng hơn, và việc bắt chim, đánh cá để tự cung ứng cấp dưỡng cũng không còn là vấn đề lớn, để có thời giờ làm việc, đi thu lượm hải vật qúi, lấy hàng hoá, súng ống từ tàu đắm. Tài liệu không cho biết rõ thuyền ô có đi theo ra Hoàng Sa hay không. Song ít nhất lực lượng thủy quân trên có 4 chiếc thuyền câu. Cũng có năm đi 5 thuyền thì có thể cả thuyền ô khi lực lượng thủy quân đặc nhiệm này đã kết hợp với công tác của đội Hoàng Sa. Và như vậy sau này người ta không thấy sử sách nói nhiều về đội Hoàng Sa nữa, vì lực lượng thủy quân đặc nhiệm này trở thành chủ yếu và thường xuyên của nhà nước Việt Nam, và đội Hoàng Sa mang tính dân sự càng ngày càng đậm nét hơn, chủ yếu hoạt động về lợi lộc tư nhân, về kinh tế mà thôi.
Đến đời vua Minh Mạng, thuỷ quân mới được tổ chức thật qui củ có nhiệm vụ ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ còn có cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển 6 đã ghi chép rằng trước năm Minh Mạng thứ 16, nhà vua sai quân lính ra dựng bia đá làm dấu đã thấy có nơi phía Tây Nam đảo có ngôi cổ miếu, không biết kiến thiết vào thời đại nào và có bia khắc bốn chữ “Vạn Lý Ba Bình”. Như thế trước thời Minh Mạng đã có việc khắc bia, dựng miếu chùa rồi.
Đến năm Minh Mạng thứ 14 (1833), vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công sang năm Minh Mạng thứ 15 (1834) phái người ra dựng bia chủ quyền. Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhị kỷ, quyển 165 cũng đã chép rất rõ từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ công tâu vua cứ hằng năm cử người ra Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và còn cắm cột mốc, dựng bia.
Tập tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng 17 (1836) với lời châu phê của vua Minh Mạng cũng đã nêu rất rõ: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc". Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, đệ nhị kỷ, quyển 6 còn ghi rõ: “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc. Mội bài gỗ dài 5 thước rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ:
“Minh Mạng Thập Thất Niên Bính Thân thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phâm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương đồ chí thử, hữu chí đẳng tư (tờ 25b)” .
(Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ).
Mỗi năm cột mốc đều khắc rõ niên hiệu, năm, chức vụ, họ tên viên chỉ huy “lực lượng thủy quân đặc nhiệm”, được phụng mệnh ra Hoàng Sa và ghi dấu để nhớ. Nếu chỉ tính sử sách có ghi rõ tên những người chỉ huy đội thủy quân đặc nhiệm của các năm cụ thể thời Minh Mạng như cai đội thuyền Phạm Văn Nguyên năm Minh Mạng thứ 16 (1835), chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật năm Minh Mạng thứ 17 (1836), thủy sư suất đội Phạm Văn Biện năm Minh Mạng thứ 18 (1837), thì số đảo được đánh mốc cũng rất đáng kể. Mỗi thuyền 10 bài gỗ. Mỗi năm 4,5 thuyền có thể cắm mốc tối đa 40, 50 cột mốc tại các đảo, song rất khó tổng kết tổng cộng trên thực tế cắm cột mốc được bao nhiêu đảo.
3.3 Xây dựng chùa miếu và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các vị vua chúa Việt Nam, nhất là thời vua Minh Mạng rất quan tâm đến việc dựng chùa miếu và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công cho tỉnh Quảng Ngãi cất miếu Hoàng Sa một gian theo thể chế nhà đá. Việc dựng miếu này theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhị kỷ, quyển 154, đã cho biết rõ năm Minh Mạng thứ 15 (1834) đã không thực hiện việc xây dựng miếu như dự kiến mà đến mãi đầu tháng 6 mùa hạ, năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua Minh Mạng đã cử cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu cách toà miếu cổ 7 trượng. Bên trái miếu, phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong việc chớ không như các đoàn khác có nhiệm vụ lâu dài hơn.
Thường ba mặt miếu Hoàng Sa bên trái, bên phải và đằng sau đều trồng các loại cây. Theo Việt Sử Cương Giám Khảo Lược của Nguyễn Thông, thì các quân nhân đến đảo thường đem những hạt quả thủy nam mà rải ở trong và ngoài miếu, mong cho mọc cây để tìm dấu mà nhận. Như thế cây trồng ở Hoàng Sa chủ yếu trồng bằng cách gieo hạt, quả chứ không trồng theo kiểu trồng loại cây con. Đó cũng hợp lý vì mang cây con ra biển đi trên thuyền nhỏ như thế cũng khó khăn, khó bảo dưỡng được cây sống để mà trồng. Thời gian hoạt động hàng năm của thủy quân vào cuối mùa khô, kéo dài sang mùa mưa nhiều tháng trời, rất thuận lợi cho việc gieo hạt trồng cây. Ý của vua Minh Mạng sai trồng cây cũng cho rằng gần đây thuyền buôn thường bị hại, nên trồng cây cũng cốt làm dấu dễ nhận ra đảo mà tránh thuyền bị tai nạn đâm vào đảo.
Song theo Dụ ngày 18 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 16(1835), Vua Minh Mạng giao Bộ Công phạt cai đội Hoàng Sa Phạm Văn Nguyên và thưởng dân binh Võ văn Hùng, Phạm văn Sanh. Như thế có nghĩa có thể năm 1835 hay chính năm 1834 thủy binh đi Hoàng Sa có dân binh và cai đội Hoàng Sa đi cùng. Và như thế từ năm 1816 đến năm 1835 vẫn còn sự kết hợp giữa thủy binh và dân binh đội Hoàng Sa phối hợp hoạt động.
IV. Sự khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của vua chúa, triều đình Việt Nam và quản lý hành chánh của Việt Nam.
4.1. Sự khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của vua chúa, triều đình Việt Nam
Trong khi tại Trung Quốc chưa có tài liệu nào nói rõ vua, triều đình Trung Quốc khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, thì tài liệu chính sử của Việt Nam cho thấy vua và triều đình Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh hải Việt Nam. Các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam, của triều đình Việt Nam như Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Châu Bản Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi nhận rất rõ ràng rằng hoàng đế Việt Nam, triều đình Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng thuộc về cương vực mặt biển Việt Nam.
Tỷ như năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) (năm Đạo Quang thứ 16 đời Nhà Thanh) Bộ Công tâu lên vua: “Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta rất là hiểm yếu (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165). Ngày 20 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) phúc tấu của Bộ Công cũng đã khẳng định: “Hàng năm, vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà...” (tập Châu Bản Thiệu Trị tập 51, trang 235). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng đã chép một cách rõ ràng: “Phía Đông (tỉnh Quảng Ngãi) chạy ngang đến đảo cát:đảo Hoàng Sa, liền với biển xanh...”
4..2 Việc quản lý hành chánh của các chính quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong suốt thời chúa Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một, luôn được quản lý hành chánh bởi Thừa Tuyên Quảng Nam dưới danh nghĩa Nhà Lê hay Quảng Nghĩa hay Ngãi lúc là phủ, khi là trấn trong thực tế tự trị của Xứ Đàng Trong, tùy theo thời kỳ lịch sử. Bởi từ khi Nguyễn Hoàng trở lại trấn thủ Thuận Quảng (năm 1600) cho tới khi chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xưng vương năm 1744, trên danh nghĩa chúa Nguyễn vẫn là quan trấn thủ Thừa tuyên Quảng Nam của Đại Việt, do vua Lê trị vì.
Như thế mọi hành động xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn vẫn dưới danh nghĩa nước Đại Việt. Như thế, trên thực tế tự trị trên, Phủ Quảng Nghĩa có huyện Bình Sơn (trước đó là huyện Bình Dương) quản lý xã An Vĩnh. Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ đã ghi "Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) trong phủ Quảng Nghĩa". Phủ Biên Tạp Lục <.i>của Lê Qúi Đôn chép "Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh" Địa Dư Chí của Phan Huy Chú chép "Hoàng Sa ở trấn Quảng Nghĩa". Sang thời Tây Sơn từ 1773, phủ Quảng Nghĩa được đặt tên thành phủ Hoà Nghĩa.
Sang thời Nhà Nguyễn, năm 1801, Hoà Nghĩa đã được gọi lại với tên Quảng Nghĩa, (cùng nghĩa với Ngãi đọc chệch). Tại phủ Quảng Nghĩa ngoài viên tuần phủ, khánh lý còn có một viên chính hộ lý, một viên đề lãnh, một viên ký lục, một viên cai phủ và một viên thư ký.
Sau Quảng Nghĩa trở thành trấn, rồi tỉnh. Năm 1829, tiếp tục quản lý xã An Vĩnh. Dần dần xã An Hải phía Bắc cửa biển Sa Kỳ cũng cung cấp lính Hoàng Sa. Dân hai làng hay xã An Vĩnh, An Hải di dân ra Cù Lao Ré lập 2 phường An Vĩnh và An Hải mà Nguyễn Thông gọi là hai hộ An Vĩnh, An Hải. Đến đầu triều Nguyễn, khi dân hai phường Cù Lao Ré phát triển, xin tách khỏi hai làng cũ ở đất liền trở thành nơi cung cấp chính dân binh cho đội Hoàng Sa. Chính Phạm Quang Anh được cử làm đội trưởng đội Hoàng Sa năm 1815 là người thôn An Vĩnh ở đảo Cù Lao Ré, nay thuộc thôn Đông, xã Lý Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn. Nhiều tài liệu như Việt Sử Cương Giám Khảo Lược của Nguyễn Thông và Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn đã xác nhận đảo Hoàng Sa nói chung, Trường Sa nói riêng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Hoàng Sa là nơi hiểm yếu và rộng lớn, nên phủ rồi trấn rồi tỉnh Quảng Nghĩa là đơn vị hành chánh luôn trực tiếp can thiệp vào những hoạt động có định kỳ hàng năm của đội dân binh Hoàng Sa để có phương tiện tốt và đảm bảo những yêu cầu của chính quyền trung ương ở Phú Xuân gọi là chính dinh, thủ phủ của xứ Đàng Trong hay kinh đô của Triều Nguyễn sau này.
Hiện nay chưa có bằng chứng nào quyền quản hạt hành chánh của Trường Sa được giao về cho Bình Thuận hoặc Gia Định - Đồng Nai, mặc dù Bình Thuận có nhiệm vụ cung cấp nhân sự cho Đội Bắc Hải, cũng giống như các nơi khác như Bình Định vẫn cung ứng nhân sự cho Đội Hòang Sa. Vùng bờ biển Quảng Ngãi nhô ra Biển Đông xa nhất lại có dân Cù Lao Ré rất giỏi đi biển; cửa biển Sa kỳ ở Quảng Ngãi luôn được bố trí chức quan lớn như chức “Khâm sai cai thủ” kiêm kiêm chức thủ ngự và kiêm quản đội Hoàng Sa. Đó cũng cách quản lý Biển Đông hiệu quả cuả thời bấy giờ của Chúa Nguyễn cũng như của Nhà Nguyễn.
Kết luận:
1. Như thế suốt hơn hai thế kỷ, từ đầu thế kỷ XVII thời các chúa Nguyễn đến nửa đầu thế kỷ XIX thời Nhà Nguyễn, đội dân binh Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải đã làm nhiệm vụ khai thác biển, quản lý biển đảo Biển Đông.
2. Từ năm 1816 thuỷ quân được giao nhiệm vụ xác lập và thực thi chủ quyền theo phương cách Phương Tây, đúng theo pháp lý quốc tế thời đó.
3. Thời nào cũng vậy Việt Nam luôn tuân thủ pháp lý quốc tế về xác lập và thực thi chủ quyền về biển đảo và có đầy đủ chứng cứ lịch sử từ chính sử chép cụ thể đến các văn bản nhà nước như Châu bản của Triều đình nhà Nguyễn cũng như các văn bản chính quyền địa phương như tờ lệnh, tờ tư, tờ bằng cấp như mới phát hiện ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Điều này không hề có ở các nước khác trước năm 1909 khi chính quyền Quảng Đông (Trung Quốc) bắt đầu tranh chấp khi ấy Việt nam bi mất chủ quyền, bị Pháp cai trị và khi đó Chính quyền Quảng Đông cho Hoàng Sa là đất vô chủ. Mọi bằng chứng sau này đưa ra đều vô căn cứ, hoặc suy diễn hoặc bày đặt không có thực.
Quan điểm chủ yếu của những nhà nghiên cứu Việt Nam về vấn đề chủ quyền tại Hoàng Sa & Trường Sa là Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hoà bình và liên tục. Chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo ấy là không có gì để tranh cãi.
Bộ Trưởng Nội Vụ Illinois trao bằng tưởng thưởng Phục Vụ Nhân Đạo cho môt người Việt gương mẫu
Việt Phương
07:05 01/08/2009
CHICAGO - Vào ngày 27-07-2009 vừa qua, Ông Jesse White, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ TB Illinois [1] đã mời Huynh Trưởng Nghĩa Sinh [2] đến văn phòng của Ông tại Điện Thống Đốc (100 W. Randoph Street, Chicago, IL 60602) để cùng trao tặng bằng tưởng thưởng “Phục Vụ Nhân Đạo 2009” (2009 Humanitarian Service Award) cho Ông Trần Tấn Nhứt, một đại diện cộng đồng Á kiều gương mẫu tại Chicago trong 20 năm qua. Cùng tham gia phái đoàn còn có Ông Trần Văn Quả, Chủ Tịch Hội Cao Niên Chicago và Bs. Nguyễn Xuân Ngọc Mai, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Thiện Nghĩa Chicago.
Ông Trần Tấn Nhứt đã được Nghĩa Sinh đề cử lãnh giải thưởng cao quý nầy vì Ông đã có một đời sống gương mẫu cho cộng đồng về tinh thần làm việc, tinh thần phục vụ, tinh thần đạo đức và đời sống gia đình tốt đẹp trong suốt 20 năm qua tại Chicago.
1. Tinh thần làm việc: Mới đặt chân đến nước Mỹ là ông đã bắt tay làm việc để tự sống và nuôi gia đình. Ông chấp nhận bất cứ việc gì – lau nhà, rửa xe, nấu ăn – để tạm sống qua ngày và cùng với vợ, hai người đã đi học thêm Anh văn ngoài giờ làm việc.
2. Tinh thần đạo đức: Là một người đã tin Chúa và theo Chúa từ lâu, ông không bao giờ quên việc thờ phượng Chúa vào ngày Chủ nhật. Ông còn hướng dẫn nhiều người khác học hỏi và thực hành lời Chúa để thể hiện lòng bác ái và nếp sống vị tha. Ông đã tham gia Ban Chấp Sự HT, đã tình nguyện đi tu học thêm tại Trường Thần Học và được bổ nhiệm làm Phó Tế trong Giáo Hội.
3. Tinh thần phục vụ: Khi nhận được tin ai vừa mới đến định cư, ông tìm cách thăm viếng, hướng dẫn, giúp đỡ những việc căn bản lúc ban đầu. Ông tham gia Ban Chấp Hành Hội Cao Niên, từ đó ông đã có dịp giúp đỡ rất nhiều gia đình trong công ăn việc làm, đặc biệt là thể hiện tình đồng hương tượng trợ trong quan, hôn, tương, tế.
4. Đời sống gia đình: Trong gia đình, ông đã chu toàn nhiệm vụ làm chồng và làm cha. Ông yêu thương và trung thành với hôn nhân và hết lòng lo cho ba người con của ông – hai gái, một trai – học hành thành công. Các con của ông đều có công ăn việc làm bền vững vì khả năng và uy tín đã làm cho chủ nhân tín nhiệm để trao phó công việc.
5. Kim khánh hôn nhân: Ngày mai, 1-8-2009, ông bà Trần Tấn Nhứt sẽ dự Lễ Tạ Ơn để cảm tạ ơn Chúa giúp ông bà chung thủy trong hôn nhân được 50 năm. Sau Lễ Tạ Ơn, gia đình ông sẽ mời những người thân quen đến dùng tiệc mừng Kim Khánh Hôn Nhân tại nhà hàng Ngân Seafood Restaurant (4829 N. Broadway Avenue, Chicago, IL 60640).
Ông Trần Tấn Nhứt là tấm gương sáng cho nhiều người chúng ta cùng noi theo. Trên 20 năm qua, ông đã sống và thực thi lời Chúa dạy về lòng Bác Ái và nếp sống Bao Dung với mọi người. Chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa và cám ơn ông Trần Tấn Nhứt đã làm gương cho chúng ta trong đời sống đạo hạnh và tinh thần phục vụ tha nhân. Chúng ta hãnh diện vì đã có một người Việt như thế.
(1) Secretary of State Jesse White is the keeper of the official records, laws, and Great Seal of Illinois. These duties have remained unchanged since Illinois became a U.S. state in 1818. In addition, the Secretary of State performs other duties prescribed by law. By statute, the Illinois Secretary of State is tasked with the duty of issuing licenses to Illinois-registered motor vehicles and their drivers, effectively making the Secretary of State's office the department of motor vehicles, though that phrase is not used in Illinois. Enforcement of these duties has made the Secretary of State's office a key bureau in the enforcement of laws against driving under the influence. In addition, the Secretary of State is the Illinois State Librarian and custodian of the Illinois State Capitol. The Secretary of State also is the registrar of corporations, lobbyists, and notaries public.
(2) Dr. Joseph Hieu is a Founding Director of the Asian American Coalition of Chicago (1981-2009) and a Board Director of the National Board for Professional Teaching Standards in Washington, DC (1988-1994).
Từ trái: Bs Hiếu, Ông Nhứt, Bộ trưởng White, Bs Mai, Ông Quả |
1. Tinh thần làm việc: Mới đặt chân đến nước Mỹ là ông đã bắt tay làm việc để tự sống và nuôi gia đình. Ông chấp nhận bất cứ việc gì – lau nhà, rửa xe, nấu ăn – để tạm sống qua ngày và cùng với vợ, hai người đã đi học thêm Anh văn ngoài giờ làm việc.
2. Tinh thần đạo đức: Là một người đã tin Chúa và theo Chúa từ lâu, ông không bao giờ quên việc thờ phượng Chúa vào ngày Chủ nhật. Ông còn hướng dẫn nhiều người khác học hỏi và thực hành lời Chúa để thể hiện lòng bác ái và nếp sống vị tha. Ông đã tham gia Ban Chấp Sự HT, đã tình nguyện đi tu học thêm tại Trường Thần Học và được bổ nhiệm làm Phó Tế trong Giáo Hội.
3. Tinh thần phục vụ: Khi nhận được tin ai vừa mới đến định cư, ông tìm cách thăm viếng, hướng dẫn, giúp đỡ những việc căn bản lúc ban đầu. Ông tham gia Ban Chấp Hành Hội Cao Niên, từ đó ông đã có dịp giúp đỡ rất nhiều gia đình trong công ăn việc làm, đặc biệt là thể hiện tình đồng hương tượng trợ trong quan, hôn, tương, tế.
4. Đời sống gia đình: Trong gia đình, ông đã chu toàn nhiệm vụ làm chồng và làm cha. Ông yêu thương và trung thành với hôn nhân và hết lòng lo cho ba người con của ông – hai gái, một trai – học hành thành công. Các con của ông đều có công ăn việc làm bền vững vì khả năng và uy tín đã làm cho chủ nhân tín nhiệm để trao phó công việc.
5. Kim khánh hôn nhân: Ngày mai, 1-8-2009, ông bà Trần Tấn Nhứt sẽ dự Lễ Tạ Ơn để cảm tạ ơn Chúa giúp ông bà chung thủy trong hôn nhân được 50 năm. Sau Lễ Tạ Ơn, gia đình ông sẽ mời những người thân quen đến dùng tiệc mừng Kim Khánh Hôn Nhân tại nhà hàng Ngân Seafood Restaurant (4829 N. Broadway Avenue, Chicago, IL 60640).
Ông Trần Tấn Nhứt là tấm gương sáng cho nhiều người chúng ta cùng noi theo. Trên 20 năm qua, ông đã sống và thực thi lời Chúa dạy về lòng Bác Ái và nếp sống Bao Dung với mọi người. Chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa và cám ơn ông Trần Tấn Nhứt đã làm gương cho chúng ta trong đời sống đạo hạnh và tinh thần phục vụ tha nhân. Chúng ta hãnh diện vì đã có một người Việt như thế.
(1) Secretary of State Jesse White is the keeper of the official records, laws, and Great Seal of Illinois. These duties have remained unchanged since Illinois became a U.S. state in 1818. In addition, the Secretary of State performs other duties prescribed by law. By statute, the Illinois Secretary of State is tasked with the duty of issuing licenses to Illinois-registered motor vehicles and their drivers, effectively making the Secretary of State's office the department of motor vehicles, though that phrase is not used in Illinois. Enforcement of these duties has made the Secretary of State's office a key bureau in the enforcement of laws against driving under the influence. In addition, the Secretary of State is the Illinois State Librarian and custodian of the Illinois State Capitol. The Secretary of State also is the registrar of corporations, lobbyists, and notaries public.
(2) Dr. Joseph Hieu is a Founding Director of the Asian American Coalition of Chicago (1981-2009) and a Board Director of the National Board for Professional Teaching Standards in Washington, DC (1988-1994).
ĐHY GB Phạm Minh Mẫn nhận Huân chương và Chứng thư của Hội Đồng Toà Thánh về Công Lý và Hoà Bình
TGP Saigòn
14:45 01/08/2009
WGPSG (29-7-2009) -- Hội Đồng Toà Thánh về Công Lý và Hoà Bình vừa gửi tới ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn một Huân chương và một Chứng thư: để ghi nhận sự đóng góp tích cực của ĐHY trong Hội nghị của các Giáo hội Á châu thảo luận về “Tóm Luợc Giáo lý về Xã hội của Hội Thánh”. Nguyên văn Chứng thư như sau:
Hội Đồng Toà Thánh
về Công Lý và Hoà Bình
Kính gửi
ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn
Tổng Giám Mục TP. Hồ Chí Minh
Toà Giám Mục, 180 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3
TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Prot. N. 0481/2009
“Ngày 2-7-2009
“Trọng kính Đức Hồng Y,
“Xin kính gửi lời chào trong Chúa Kitô. Huân chương và Chứng thư đính kèm để ghi nhận sự đóng góp của Ngài trong Hội nghị Á châu bàn về “Tóm Luợc Giáo lý Xã hội của Hội Thánh”, tổ chức từ 25 đến 27-1-2007, đã gửi đến Ngài quá chậm. Xin vui lòng đón nhận lời xin lỗi chân tình của tôi vì sự chậm trễ này.
“Tuy nhiên, xin hiểu rằng chúng tôi rất biết ơn về sự đóng góp của cá nhân ngài cho sự thành công của Hội nghị quan trọng này. Tôi tiếp tục hy vọng rằng bản Tóm Luợc Giáo lý Xã hội của Hội Thánh sẽ là nguồn bổ ích cho các giám mục, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong việc cổ võ công lý và hoà bình ở Á châu.
“Xin được giữ mãi lòng biết ơn sâu sắc và lòng tương kính huynh đệ luôn tươi mới của tôi.
“Chân thành trong Chúa,
Hồng Y Renato Raffaele Martino
Chủ tịch.
Đính kèm: Huy chương và Chứng thư.
Hội nghị Á châu bàn về “Tóm Luợc Giáo lý Xã hội của Hội Thánh” đã được tổ chức tại Trung Tâm Samphran, Bankok, Thái Lan, từ ngày 25 đến 27-1-2007, với sự tham dự của 155 người gồm các Hồng y, Giám mục, Linh mục và các nhà hoạt động mục vụ đến từ 17 nước Á châu, dưới sự hướng dẫn mục vụ của ĐHY Martinô. Hội nghị lục địa châu Á này được tài trợ bởi Hội Đồng Toà Thánh về Công Lý và Hoà Bình, với sự hợp tác của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đặc biệt là Thái Lan.
Hội nghị được mở ra trong bối cảnh của một châu Á đang đối mặt với những thách đố khủng khiếp của nghèo đói và kỳ thị, của bệnh tật và chậm phát triển, của xung đột sắc tộc...
Hội nghị đã nhận được những phân tích sâu sắc về những khủng hoảng, những cơ may và những việc cần làm ngay, từ những chia sẻ của các đại biểu tham dự.
Trong hội nghị, ĐHY Martinô đặc biệt lưu ý về nhu cầu nuôi duỡng linh đạo giáo dân để giúp giáo dân trở thành chứng nhân của Công Lý và Hoà Bình. Ngài nhấn mạnh: Giáo lý về Xã hội của Hội Thánh cần được dậy trong các lớp Giáo lý, trong Chủng viện và trong các Đại học Công giáo.
(Nguồn: http://tgp-tphcm.org/node/1547)
Hội Đồng Toà Thánh
về Công Lý và Hoà Bình
Kính gửi
ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn
Tổng Giám Mục TP. Hồ Chí Minh
Toà Giám Mục, 180 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3
TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Prot. N. 0481/2009
“Ngày 2-7-2009
“Trọng kính Đức Hồng Y,
“Xin kính gửi lời chào trong Chúa Kitô. Huân chương và Chứng thư đính kèm để ghi nhận sự đóng góp của Ngài trong Hội nghị Á châu bàn về “Tóm Luợc Giáo lý Xã hội của Hội Thánh”, tổ chức từ 25 đến 27-1-2007, đã gửi đến Ngài quá chậm. Xin vui lòng đón nhận lời xin lỗi chân tình của tôi vì sự chậm trễ này.
“Tuy nhiên, xin hiểu rằng chúng tôi rất biết ơn về sự đóng góp của cá nhân ngài cho sự thành công của Hội nghị quan trọng này. Tôi tiếp tục hy vọng rằng bản Tóm Luợc Giáo lý Xã hội của Hội Thánh sẽ là nguồn bổ ích cho các giám mục, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong việc cổ võ công lý và hoà bình ở Á châu.
“Xin được giữ mãi lòng biết ơn sâu sắc và lòng tương kính huynh đệ luôn tươi mới của tôi.
“Chân thành trong Chúa,
Hồng Y Renato Raffaele Martino
Chủ tịch.
Đính kèm: Huy chương và Chứng thư.
Hội nghị Á châu bàn về “Tóm Luợc Giáo lý Xã hội của Hội Thánh” đã được tổ chức tại Trung Tâm Samphran, Bankok, Thái Lan, từ ngày 25 đến 27-1-2007, với sự tham dự của 155 người gồm các Hồng y, Giám mục, Linh mục và các nhà hoạt động mục vụ đến từ 17 nước Á châu, dưới sự hướng dẫn mục vụ của ĐHY Martinô. Hội nghị lục địa châu Á này được tài trợ bởi Hội Đồng Toà Thánh về Công Lý và Hoà Bình, với sự hợp tác của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đặc biệt là Thái Lan.
Hội nghị được mở ra trong bối cảnh của một châu Á đang đối mặt với những thách đố khủng khiếp của nghèo đói và kỳ thị, của bệnh tật và chậm phát triển, của xung đột sắc tộc...
Hội nghị đã nhận được những phân tích sâu sắc về những khủng hoảng, những cơ may và những việc cần làm ngay, từ những chia sẻ của các đại biểu tham dự.
Trong hội nghị, ĐHY Martinô đặc biệt lưu ý về nhu cầu nuôi duỡng linh đạo giáo dân để giúp giáo dân trở thành chứng nhân của Công Lý và Hoà Bình. Ngài nhấn mạnh: Giáo lý về Xã hội của Hội Thánh cần được dậy trong các lớp Giáo lý, trong Chủng viện và trong các Đại học Công giáo.
(Nguồn: http://tgp-tphcm.org/node/1547)
Thánh lễ khánh thành và cung hiến thánh đường giáo xứ Nam Hải, hạt Bình An, Saigòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
15:03 01/08/2009
SAIGÒN - Ngay từ 7 giờ sáng ngày 1.8.2009, các đòan thể cùng các em thiếu nhi giáo xứ Nam Hải tập trung trong sân Nhà Thờ đón tiếp Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Quý Cha, Quý Tu Sĩ và Quý Khách tới tham dự thánh lễ khánh thành và cung hiến thánh đường giáo xứ Nam Hải, hạt Bình An, thuộc Tổng giáo phận Saigòn.
Xem hình ảnh
Thánh lễ trọng thể do ĐHY Saigòn chủ tế và rất đông các linh mục đồng tế. Bài dẫn lễ hôm nay nói lên nỗi vui mừng và lòng tạ ơn Thiên Chúa của toàn thể giáo xứ Nam Hải như sau:
" Hôm nay là một ngày vui mừng, ngày hồng ân cho giáo xứ Nam Hải, ngày cùng chung lời tạ ơn Chúa vì biết bao ơn lành Chúa đã thương ban cho Giáo xứ, cho công trình chung của Giáo xứ, đó là hòan tất ngôi Thánh Đường mới, để từ đây chúng ta có nơi xứng đang để ca tụng và thờ phượng Chúa.
Để có được ngôi Thánh Đường mới này Cha xứ cùng những vị hữu trách và bà con giáo dân đã phải vất vả nhiều. Xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót ban phúc lành xuống trên những ai đã góp công, góp của, góp sức, góp lời cầu nguyện, góp tình cảm và mọi sự giúp đỡ khác để hòan thành ngôi Thánh Đường khang trang này, xứng đáng là nơi để ca tụng, ngợi ca tôn vinh Chúa sớm chiều."
Trong Thánh Lễ Đức Hồng Y Gioan Baotixita làm phép nước rẩy trên dân để tỏ lòng sám hối và nhớ lại bí tích rửa tội, cũng như để thanh tẩy Thánh Đường và Bàn Thờ mới.
Ngay từ những thế kỷ đầu trong nghi thức cung hiến Thánh Đường Giáo Hội đã có nghi thức đặt hài cốt các Thánh Tử Đạo với ý nghĩa nói lên sự hiệp thông trọn vẹn của các thánh với hy lễ của Chúa Giêsu. Nghi thức này mời gọi chúng ta hiệp thông với hy lễ bàn thờ bằng chính hy lễ cuộc đời của mình, và bằng đời sống chứng nhân cho Chúa giữa đời thường. Hài cốt các Thánh được niêm ấn hôm nay là hài cốt của 6 Thánh Tử Đạo Việt Nam đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong lên bậc Hiển Thánh ngày 19.06.1988
• Thánh Mathêu Lê Văn Gẫm
• Thánh Philiphê Phan Văn Minh
• Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu
• Thánh Phaolô Lê Văn Lộc
• Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông
• Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu
Cha Luca Trần Quang Tung chánh xứ đón nhận hài cốt Thánh Tử Đạo và Đức Hồng Y đặt hài cốt các Thánh Tử Đạo vào mặt trước chân bàn thờ.
Lời nguyện cung hiến: Đây là nghi thức quan trọng nhất của Thánh Lễ, vì qua lời nguyện cung hiến này, Thánh Đường và Bàn Thờ sẽ được dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa cách vĩnh viễn, để từ đây, dân Chúa sẽ thờ phượng Ngài cách sốt sắng, được lắng nghe Lời Chúa dạy bảo và được nuôi dưỡng bằng các Bí Tích.
Xức Dầu Bàn Thờ và các tường Thánh Đường: Đức Hồng Y đổ dầu Chrisma xuống giữa bàn thờ và bốn góc trên bàn thờ. ĐHY và hai linh mục Cha Hạt trưởng, Cha Phó Hạt trưởng Hạt Tân Sơn Nhì, Cha Giuse Trần Quang Thiện – Dòng Đaminh dùng bông gòn thoa đều dầu và lau sạch bàn thờ.
Cha Tổng đại diện, Cha Giuse Vũ Minh Nghiệp, Đặc trách linh mục được ĐHY ủy quyền xức dầu 12 Thánh Giá ở các cột Thánh Đường.
Xông hương bàn thờ và Thánh Đường: ĐHY tiến đến bỏ hương vào lò lửa, làm phép đọc lời nguyện…
Sau đó là phần Phụng Vụ Thánh Thể và Thánh lễ được tiếp tục.
Xem hình ảnh
Thánh lễ trọng thể do ĐHY Saigòn chủ tế và rất đông các linh mục đồng tế. Bài dẫn lễ hôm nay nói lên nỗi vui mừng và lòng tạ ơn Thiên Chúa của toàn thể giáo xứ Nam Hải như sau:
" Hôm nay là một ngày vui mừng, ngày hồng ân cho giáo xứ Nam Hải, ngày cùng chung lời tạ ơn Chúa vì biết bao ơn lành Chúa đã thương ban cho Giáo xứ, cho công trình chung của Giáo xứ, đó là hòan tất ngôi Thánh Đường mới, để từ đây chúng ta có nơi xứng đang để ca tụng và thờ phượng Chúa.
Để có được ngôi Thánh Đường mới này Cha xứ cùng những vị hữu trách và bà con giáo dân đã phải vất vả nhiều. Xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót ban phúc lành xuống trên những ai đã góp công, góp của, góp sức, góp lời cầu nguyện, góp tình cảm và mọi sự giúp đỡ khác để hòan thành ngôi Thánh Đường khang trang này, xứng đáng là nơi để ca tụng, ngợi ca tôn vinh Chúa sớm chiều."
Trong Thánh Lễ Đức Hồng Y Gioan Baotixita làm phép nước rẩy trên dân để tỏ lòng sám hối và nhớ lại bí tích rửa tội, cũng như để thanh tẩy Thánh Đường và Bàn Thờ mới.
Ngay từ những thế kỷ đầu trong nghi thức cung hiến Thánh Đường Giáo Hội đã có nghi thức đặt hài cốt các Thánh Tử Đạo với ý nghĩa nói lên sự hiệp thông trọn vẹn của các thánh với hy lễ của Chúa Giêsu. Nghi thức này mời gọi chúng ta hiệp thông với hy lễ bàn thờ bằng chính hy lễ cuộc đời của mình, và bằng đời sống chứng nhân cho Chúa giữa đời thường. Hài cốt các Thánh được niêm ấn hôm nay là hài cốt của 6 Thánh Tử Đạo Việt Nam đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong lên bậc Hiển Thánh ngày 19.06.1988
• Thánh Mathêu Lê Văn Gẫm
• Thánh Philiphê Phan Văn Minh
• Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu
• Thánh Phaolô Lê Văn Lộc
• Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông
• Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu
Cha Luca Trần Quang Tung chánh xứ đón nhận hài cốt Thánh Tử Đạo và Đức Hồng Y đặt hài cốt các Thánh Tử Đạo vào mặt trước chân bàn thờ.
Lời nguyện cung hiến: Đây là nghi thức quan trọng nhất của Thánh Lễ, vì qua lời nguyện cung hiến này, Thánh Đường và Bàn Thờ sẽ được dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa cách vĩnh viễn, để từ đây, dân Chúa sẽ thờ phượng Ngài cách sốt sắng, được lắng nghe Lời Chúa dạy bảo và được nuôi dưỡng bằng các Bí Tích.
Xức Dầu Bàn Thờ và các tường Thánh Đường: Đức Hồng Y đổ dầu Chrisma xuống giữa bàn thờ và bốn góc trên bàn thờ. ĐHY và hai linh mục Cha Hạt trưởng, Cha Phó Hạt trưởng Hạt Tân Sơn Nhì, Cha Giuse Trần Quang Thiện – Dòng Đaminh dùng bông gòn thoa đều dầu và lau sạch bàn thờ.
Cha Tổng đại diện, Cha Giuse Vũ Minh Nghiệp, Đặc trách linh mục được ĐHY ủy quyền xức dầu 12 Thánh Giá ở các cột Thánh Đường.
Xông hương bàn thờ và Thánh Đường: ĐHY tiến đến bỏ hương vào lò lửa, làm phép đọc lời nguyện…
Sau đó là phần Phụng Vụ Thánh Thể và Thánh lễ được tiếp tục.
Thánh lễ Thêm Sức tại Giáo xứ Lạc Sơn tỉnh Hà Tĩnh
Anthony Hoàng
18:02 01/08/2009
VINH - Câu nói của một em chịu phép Thêm Sức trong bài cám ơn: “Giáo xứ Lạc Sơn chúng con, có nghĩa là niềm vui trên núi” đã diễn tả được bầu không khí của ngày Thánh lễ Thêm Sức và cuộc sống của người tín hữu Lạc Sơn kể từ ngày thành lập xứ tới nay.
http://catholicvideo.org/Albums/90801LacSon01082009/">Xem hình ảnh
http://catholicvideo.org/Albums/90801LacSon01082009/">Xem hình ảnh
Giáo xứ Thái Hà - Hà Nội - mừng kính trọng thể lễ thánh Alphôngsô
Paulus Lê Sơn
18:12 01/08/2009
TÁI HÀ - thứ 7 ngày 01/8/09, Mừng kính Thánh Anphongsô - người sáng lập dòng Chúa Cứu Thế. Với Đấng Thánh tiên khởi của DCCT. Thánh Anphongsô Maria Ligôri (1696 - 1787) vị thừa sai của những con người bị bỏ rơi, nổi tiếng là Đấng Thánh của những con người nghèo hèn, cơ cùng, rách nát. Cũng là bổn mạng của Giáo xứ Thái Hà. Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và
Giáo xứ Thái Hà mừng kính trọng thể
Vào 9h sáng, thánh lễ đồng tế do Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến cùng hơn hai mươi cha thuộc dòng Chúa Cứu Thế và một số cha trong giáo hạt Hà Nội. Hàng trăm chủng sinh thuộc học viện Dòng Chúa Cứu Thế, rất đông các Sr đến từ dòng Mến Thánh Giá, Phao lồ. .. Trong thánh lễ có sự hiện diện của hội kèn Giáo xứ Cam Châu thuộc Giáo Phận Thái bình phục vụ. Hơn một nghìn trong giáo dân tham dự thánh lễ sốt sáng, ơn ích.
Thánh lễ là sự mời gọi tất cả các tâm hồn tín hữu Chúa nhìn nhận lại những việc làm, hành động trong cuộc sống thường nhật, noi gương Thánh Anphongsô, cuộc sống của một con người trong xã hội bấy giờ được gọi là ở một đẳng cấp khác, nhưng Đấng Thánh đã thấm nhuần tấm gương Chúa Kitô mà từ bỏ thân phận sung sướng, để đến với muôn người khổ đau, những con người đau khổ, đói rách, những con người thấp cổ bé họng, bị xã hội chà đạp.
Cũng chính là Đấng Thánh sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, và cũng là tư tưởng xuyên suốt của Ngài, nên giờ đây là con cái của Ngài, các thừa sai DCCT lĩnh hội và thăng tiến trong công cuộc của Thánh Anphongsô là đến với người Nghèo, khổ đau, đến với những con người đang bị chà đạp, đang bị bất công, dẫn đưa họ vượt lên mọi thế lực tội ác thế gian, cho họ được thăng tiến hoàn toàn trong tinh thần, thể xác, cho họ được hưởng quyền làm người mà Thiên Chúa đã trao tặng cho mỗi một con người cách tự nhiên.
Trong tâm tình đó, với những người anh em tại giáo xứ Tam Tòa đang bị cộng sản Quảng Bình, chà đạp lên nhân phẩm, bị đàn áp,bắt bớ, đánh đập, giam cầm. Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho anh chị em Giáo xứ Tam tòa, cho Giáo phận Vinh, cho những con người đau khổ, những con người đang bị thế lực cầm quyền dẫm đạp, chà sát lên nhân phẩm con người.
Cuối Thánh lễ là những lời tri ân chân thành của linh mục đoàn DCCT cám ơn Đức Cha, Quí linh mục tu sĩ cùng tất cả những ân nhân, những anh chị em xa gần, cám ơn Giáo xứ Thái Hà đã luôn theo bước và động viên, nâng đỡ các Ngài trong con đường các Ngài đã chọn, các Ngài cũng luôn khắc ghi,bổn phận, sứ vụ mà Chúa đã trao phó là ở bên cạnh những anh chị em đau khổ, đói rách, bị chà đạp quyền làm người, giúp cho họ thăng tiến trong đời sống con người cũng như trong tâm hồn.
Đại diện cho cộng đoàn Giáo dân Giáo xứ Thái Hà, ông trưởng hội Giuse chân thành Cám ơn quí Đức Cha, các cha, nam nữ tu sĩ với tất cả lòng tri ân của con cái Chúa. Câu nói của ông hiệp thông với anh chị em Giáo xứ Tam Tòa "MÁU CỦA ANH CHỊ EM GIÁO XỨ TAM TÒA ĐÃ ĐỔ RA CŨNG GIỐNG NHƯ MÁU CỦA GIÁO DÂN GIÁO XỨ THÁI HÀ ĐỔ RA, CHÚNG CON HIỆP THÔNG, VÀ LIÊN KẾT HIỆP NHẤT NÊN MỘT TRONG DANH THÁNH CHÚA GIÊSU "
Ngày lễ kính Thánh Anphongsô
Giáo xứ Thái Hà mừng kính trọng thể
Vào 9h sáng, thánh lễ đồng tế do Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến cùng hơn hai mươi cha thuộc dòng Chúa Cứu Thế và một số cha trong giáo hạt Hà Nội. Hàng trăm chủng sinh thuộc học viện Dòng Chúa Cứu Thế, rất đông các Sr đến từ dòng Mến Thánh Giá, Phao lồ. .. Trong thánh lễ có sự hiện diện của hội kèn Giáo xứ Cam Châu thuộc Giáo Phận Thái bình phục vụ. Hơn một nghìn trong giáo dân tham dự thánh lễ sốt sáng, ơn ích.
Thánh lễ là sự mời gọi tất cả các tâm hồn tín hữu Chúa nhìn nhận lại những việc làm, hành động trong cuộc sống thường nhật, noi gương Thánh Anphongsô, cuộc sống của một con người trong xã hội bấy giờ được gọi là ở một đẳng cấp khác, nhưng Đấng Thánh đã thấm nhuần tấm gương Chúa Kitô mà từ bỏ thân phận sung sướng, để đến với muôn người khổ đau, những con người đau khổ, đói rách, những con người thấp cổ bé họng, bị xã hội chà đạp.
Cũng chính là Đấng Thánh sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, và cũng là tư tưởng xuyên suốt của Ngài, nên giờ đây là con cái của Ngài, các thừa sai DCCT lĩnh hội và thăng tiến trong công cuộc của Thánh Anphongsô là đến với người Nghèo, khổ đau, đến với những con người đang bị chà đạp, đang bị bất công, dẫn đưa họ vượt lên mọi thế lực tội ác thế gian, cho họ được thăng tiến hoàn toàn trong tinh thần, thể xác, cho họ được hưởng quyền làm người mà Thiên Chúa đã trao tặng cho mỗi một con người cách tự nhiên.
Trong tâm tình đó, với những người anh em tại giáo xứ Tam Tòa đang bị cộng sản Quảng Bình, chà đạp lên nhân phẩm, bị đàn áp,bắt bớ, đánh đập, giam cầm. Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho anh chị em Giáo xứ Tam tòa, cho Giáo phận Vinh, cho những con người đau khổ, những con người đang bị thế lực cầm quyền dẫm đạp, chà sát lên nhân phẩm con người.
Cuối Thánh lễ là những lời tri ân chân thành của linh mục đoàn DCCT cám ơn Đức Cha, Quí linh mục tu sĩ cùng tất cả những ân nhân, những anh chị em xa gần, cám ơn Giáo xứ Thái Hà đã luôn theo bước và động viên, nâng đỡ các Ngài trong con đường các Ngài đã chọn, các Ngài cũng luôn khắc ghi,bổn phận, sứ vụ mà Chúa đã trao phó là ở bên cạnh những anh chị em đau khổ, đói rách, bị chà đạp quyền làm người, giúp cho họ thăng tiến trong đời sống con người cũng như trong tâm hồn.
Đại diện cho cộng đoàn Giáo dân Giáo xứ Thái Hà, ông trưởng hội Giuse chân thành Cám ơn quí Đức Cha, các cha, nam nữ tu sĩ với tất cả lòng tri ân của con cái Chúa. Câu nói của ông hiệp thông với anh chị em Giáo xứ Tam Tòa "MÁU CỦA ANH CHỊ EM GIÁO XỨ TAM TÒA ĐÃ ĐỔ RA CŨNG GIỐNG NHƯ MÁU CỦA GIÁO DÂN GIÁO XỨ THÁI HÀ ĐỔ RA, CHÚNG CON HIỆP THÔNG, VÀ LIÊN KẾT HIỆP NHẤT NÊN MỘT TRONG DANH THÁNH CHÚA GIÊSU "
Ngày lễ kính Thánh Anphongsô
Đại Diện Giáo Phận Phan Thiết gặp Vị Chủ Chăn mới
TGM Saigòn
19:23 01/08/2009
WGPSG (29-7-2009) – Sáng nay, một phái đoàn đại diện Giáo phận Phan Thiết đã đến Toà Tổng Giám mục TP.HCM kính thăm Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn, và xin phép ngài để gặp vị chủ chăn mới của mình là Đức Tân Giám mục Chánh toà Phan Thiết Giuse Vũ Duy Thống.
Phái đoàn đã nhận được sự đón tiếp niềm nở ân cần. Đức Hồng Y đã vui vẻ chia sẻ những kinh nghiệm đời mục tử của Ngài. Sau đó phái đoàn Phan Thiết cùng Đức cha Giuse thân ái bàn luận ngày về giáo phận của vị Tân Chánh toà.
Cuộc gặp gỡ kết thúc bằng bữa ăn thân mật tại nhà cơm Toà Giám Mục.
Vị Tân Giám Mục Chánh Toà Giáo phận Phan Thiết sinh năm 1952tại Thái Bình, được thụ phong chức Linh mục năm 1985. Ngày 4.7.2001, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận Saigòn và lễ tấn phong giám mục được cử hành ngày 17.8.2001.
Tuần vừa qua vào ngày 25.7.2009, ĐTC Benêđictô XVI bổ nhiệm ngài làm Giám Mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết, Việt Nam.
Phái đoàn đã nhận được sự đón tiếp niềm nở ân cần. Đức Hồng Y đã vui vẻ chia sẻ những kinh nghiệm đời mục tử của Ngài. Sau đó phái đoàn Phan Thiết cùng Đức cha Giuse thân ái bàn luận ngày về giáo phận của vị Tân Chánh toà.
Cuộc gặp gỡ kết thúc bằng bữa ăn thân mật tại nhà cơm Toà Giám Mục.
Vị Tân Giám Mục Chánh Toà Giáo phận Phan Thiết sinh năm 1952tại Thái Bình, được thụ phong chức Linh mục năm 1985. Ngày 4.7.2001, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận Saigòn và lễ tấn phong giám mục được cử hành ngày 17.8.2001.
Tuần vừa qua vào ngày 25.7.2009, ĐTC Benêđictô XVI bổ nhiệm ngài làm Giám Mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết, Việt Nam.
Lễ Phong chức Phó Tế và Linh Mục tại Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam
Fx Đức Thịnh, SDB
19:35 01/08/2009
SAIGÒN, hủ Đức: Lúc 8giờ sáng hôm qua Thứ Sáu ngày 31/07/2009, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân Giám Mục Chánh Toà Giáo Phận Lạng Sơn đã chủ sự Thánh Lễ phong chức Phó Tế và Linh mục cho 6 Tu sỹ Dòng Salêdiêng Don Bosco, 2 Tu Sỹ Đan Viện Biển Đức Thiên Phước và 1 Tu Sỹ Dòng Đaminh tại Nhà Thờ Xuân Hiệp - Thủ Đức là trụ sở của Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam. Cùng đồng tế với Đức Cha Giuse có Đan Viện Phụ Đan Viện Biển Đức Thiên An Huế, Cha Giuse Trần Hoà Hưng Tân Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Việt Nam, Cha Đan Trưởng Đan Viện Biển Đức Thiên Phước - Thủ Đức, Cha Giám Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam, Quý Cha Bề Trên và Quý Cha Giáo của các Dòng Tu có các Tân chức, Quý Cha Khách mời cùng Quý Tu Sỹ Nam Nữ và thân nhân, ân nhân và bạn bè của các Tân chức.
Xem hình ảnh
Mở đầu Thánh Le, Đức Cha Giuse đã ngỏ lời chúc mừng các Hội Dòng có các Tu Sỹ hôm nay được phong chức Phó Tế và Linh mục, đồng thời ngài mời gọi Cộng đoàn phụng vụ cùng hiệp lời cầu nguyện cho các Tu Sỹ của các Hội Dòng hôm nay được tiến chức, để các Tân chức luôn sống xứng đáng với thiên chức mình sẽ lãnh nhận, Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh câu châm ngôn của Thánh Gioan Bosco: “Xin cho tôi các Linh hồn, còn mọi sự khác xin cứ lấy đi” ngài nói đây cũng chính là mục đích của các Linh mục, Phó Tế và các Tu Sỹ Nam Nữ trong đời sống Thánh Hiến phục vụ để mưu cầu phần rỗi cho các linh hồn.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse đã quảng diễn ý nghĩa của Lời Chúa trong Thánh Lễ, ngài đã đưa ra 3 điểm chính:
- Hãy đến với Chúa để tin Ngài
- Hãy đến với Giáo Hội để yêu mến
- Hãy đến với tha nhân để phục vụ.
Đây cũng chính là ý nghĩa và thái độ sống của các Vị Mục Tử, đặc biệt là các Tân chức Phó Tế và Linh Mục, hãy biết sống và làm cho mình nên giống Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành biết trung thành với Giáo Hội, dấn thân phục vụ tha nhân và cứu rỗi các Linh hồn.
Sau bài giảng là nghi thức phong chức Phó Tế cho 5 Thầy Dòng Salêdiêng Don Bosco và một Thầy Dòng Đaminh. Sau đó là nghi thức Phong chức Linh Mục cho 2 Thầy Phó Tế Dòng Salêdiêng và 2 Thầy Phó Tế Dòng Biển Đức. Thánh lễ và nghi thức phong chức thật sốt sáng, trang nghiêm và long trọng. Sau Thánh Lễ, Cha Giuse Trần Hoà Hưng Tân Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam đã đại diện Quý Bề Trên của các Dòng Biền Đức và Đaminh, cùng Quý Ông Bà Cố và Gia Đình của các Tân Phó Tế và Linh mục cám ơn Đức Cha Giuse Giáo Phận Lạng Sơn đã ưu ái và thương mến nhận lời đến chủ sự Lễ Phong chức cho 10 Tu Sỹ của 3 Dòng Don Bosco, Biển Đức và Đaminh. Trong phần đáp từ, Đức Cha Giuse cũng chúc mừng các Nhà Dòng và đặc biệt nhắn nhủ các Tân Phó Tế và Linh Mục luôn biết sống xứng đáng là người Mục Tử Nhân Lành như Chúa Giêsu để dấn thân phục vụ mọi người.
Sau Thánh Lễ, mọi người cùng hiệp thông và chúc mừng các Tân Phó Tế và Linh mục tại khuôn viên hành lang của Học Viện Thần Học Rianldi - Xuân Hiệp Thủ Đức.
Xem hình ảnh
Mở đầu Thánh Le, Đức Cha Giuse đã ngỏ lời chúc mừng các Hội Dòng có các Tu Sỹ hôm nay được phong chức Phó Tế và Linh mục, đồng thời ngài mời gọi Cộng đoàn phụng vụ cùng hiệp lời cầu nguyện cho các Tu Sỹ của các Hội Dòng hôm nay được tiến chức, để các Tân chức luôn sống xứng đáng với thiên chức mình sẽ lãnh nhận, Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh câu châm ngôn của Thánh Gioan Bosco: “Xin cho tôi các Linh hồn, còn mọi sự khác xin cứ lấy đi” ngài nói đây cũng chính là mục đích của các Linh mục, Phó Tế và các Tu Sỹ Nam Nữ trong đời sống Thánh Hiến phục vụ để mưu cầu phần rỗi cho các linh hồn.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse đã quảng diễn ý nghĩa của Lời Chúa trong Thánh Lễ, ngài đã đưa ra 3 điểm chính:
- Hãy đến với Chúa để tin Ngài
- Hãy đến với Giáo Hội để yêu mến
- Hãy đến với tha nhân để phục vụ.
Đây cũng chính là ý nghĩa và thái độ sống của các Vị Mục Tử, đặc biệt là các Tân chức Phó Tế và Linh Mục, hãy biết sống và làm cho mình nên giống Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành biết trung thành với Giáo Hội, dấn thân phục vụ tha nhân và cứu rỗi các Linh hồn.
Sau bài giảng là nghi thức phong chức Phó Tế cho 5 Thầy Dòng Salêdiêng Don Bosco và một Thầy Dòng Đaminh. Sau đó là nghi thức Phong chức Linh Mục cho 2 Thầy Phó Tế Dòng Salêdiêng và 2 Thầy Phó Tế Dòng Biển Đức. Thánh lễ và nghi thức phong chức thật sốt sáng, trang nghiêm và long trọng. Sau Thánh Lễ, Cha Giuse Trần Hoà Hưng Tân Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam đã đại diện Quý Bề Trên của các Dòng Biền Đức và Đaminh, cùng Quý Ông Bà Cố và Gia Đình của các Tân Phó Tế và Linh mục cám ơn Đức Cha Giuse Giáo Phận Lạng Sơn đã ưu ái và thương mến nhận lời đến chủ sự Lễ Phong chức cho 10 Tu Sỹ của 3 Dòng Don Bosco, Biển Đức và Đaminh. Trong phần đáp từ, Đức Cha Giuse cũng chúc mừng các Nhà Dòng và đặc biệt nhắn nhủ các Tân Phó Tế và Linh Mục luôn biết sống xứng đáng là người Mục Tử Nhân Lành như Chúa Giêsu để dấn thân phục vụ mọi người.
Sau Thánh Lễ, mọi người cùng hiệp thông và chúc mừng các Tân Phó Tế và Linh mục tại khuôn viên hành lang của Học Viện Thần Học Rianldi - Xuân Hiệp Thủ Đức.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tam Tòa? Chuyện nhỏ!
LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, ofm
04:52 01/08/2009
TAM TOÀ? CHUYỆN NHỎ !
Người người hiệp thông
Sau khi gửi thư đề ngày 21-07-2009 cấp báo về việc trên 20 giáo dân thuộc giáo xứ Tam Toà, Quảng Bình đã bị Công an Quảng Bình đánh đập tàn nhẫn và đang bị giam giữ, Toà Giám mục Giáo phận Vinh đã nhận được rất nhiều thư hiệp thông đến từ khắp nơi trong nước và cả từ nước ngoài. Người đầu tiên gửi thư hiệp thông là cha Phạm Văn Phương, giáo xứ Ngọc Xá, giáo phận Bắc Ninh, kế đến là cha Phạm Trung Thành, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế. Tiếp theo sau là nhiều linh mục cũng như giáo dân. Đặc biệt có luật sự Lê Trần Luật, luật sư của anh chị em Thái Hà hiện đang gặp nhiều khó khăn, cũng biên thư hiệp thông và tuyên bố sẵn sàng giúp nếu anh chị em tín hữu Tam Toà cần sự “hỗ trợ pháp lý” (23-07-2009). Còn trong giới sinh viên, ngay sau khi hay tin anh Giu-se Nguyễn Văn Thông, Trưởng ban Đại diện Sinh viên Công Giáo địa phận Vinh tại Hà Nội bị bắt ngày 26-07-2009 thì ngày 27-07-2009 Hội Sinh viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội đã ra thông báo khẩn kêu gọi các bạn sinh viên hiệp thông cầu nguyện và ra tuyên cáo yêu cầu chính quyền trả tự do cho anh Thông. Còn ở hải ngoại, hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hiệp Truyền Thông Công Giáo ngày 25-07-2009 thì cùng ngày, cha Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã có thư hiệp thông gửi đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM/VN nhân vụ Tam Toà. Và thư hiệp thông mới nhất là của đức cha Osca Solis thuộc Uỷ Ban Á châu Thái Bình Dương của Giáo phận Los Angeles, Hoa Kỳ gửi cha Nguyễn Thanh Liêm.
Lãnh đạo giáo phận Vinh
May cho Tam Toà là từ năm 2006 Tam Toà thuộc giáo phận Vinh (nếu còn thuộc giáo phận Huế, chẳng biết Tam Toà có được số phận may mắn hơn đan viện Thiên An hay không). Người đứng đầu giáo phận Vinh là đức cha Phao-lô Ma-ri-a Cao Đình Thuyên, vị cao tuổi nhất trong các giám mục đương chức đã nổi tiếng từ vụ Thái Hà với lời tuyên bố đanh thép: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Vinh”. Tuy đang ở nước ngoài, nhưng qua lá thư đề ngày 22-07-2009 viết tại Hoa Kỳ “gửi cha Tổng Đại Diện, quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh và toàn thể anh chị em, cách riêng giáo dân Tam Toà, nhất là những anh chị em bị đánh đập và bắt giữ”, ngài tỏ ra an tâm, vì như lời ngài nói: “Tôi tin tưởng vào sự khôn ngoan và nhiệt thành của quý cha với gần 500 ngàn giáo dân giáo phận Vinh” . Khi cùng một số linh mục Vinh đến thăm Thái Hà, những lời tuyên bố cũng như cách làm của đức cha Thuyên cho thấy ngài đã có một chọn lựa dứt khoát: Đoàn kết mới đem lại sức mạnh, và tình đoàn kết phải được thể hiện qua việc làm, đúng như lời thánh Gia-cô-bê: đức tin không đi đôi với việc làm là đức tin chết. Nay nổ ra vụ Tam Toà, một địa điểm trong giáo phận của đức cha Thuyên, ngài viết: “Tôi an tâm hơn khi biết quý cha cùng tất cả anh chị em đang cùng ‘một lòng một ý’ làm nên sức mạnh của những người tin Chúa, và đang hết mình vì giáo phận trong tình hiệp thông và liên đới.” Và cứ nhìn những gì đã diễn ra trong giáo phận Vinh trong vụ Tam Toà cũng thấy đức giám mục Vinh có lý để an tâm: 7 giờ sáng Chúa nhật 26-07 vừa qua, tất cả các tín hữu Công Giáo đều tập trung về một trong 18 nhà thờ giáo hạt để cầu nguyện với con số tổng cộng trên 200.000. Các linh mục một lòng đoàn kết, cho thấy các ngài là những mục tử cương quyết cùng nhau bảo vệ đoàn chiên.
Sự im lặng đáng sợ
Trong khi ở trong nước cũng như từ nước ngoài, các tín hữu bày tỏ tình hiệp thông với Tam Toà như vừa nói ở trên, thì ở trong nước các giám mục hoàn toàn im hơi lặng tiếng, khiến nhiều người ngạc nhiên. Thật ra thì nếu nhìn lại các sự việc đã diễn ra trong những năm gần đây, ta sẽ không ngạc nhiên trước sự im lặng của các ngài, khi xảy ra vụ cha Nguyễn Văn Lý chẳng hạn. Chắc hẳn sự im lặng của các giám mục đã khiến Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nghĩ mình có lý do để tuyên bố với hãng CNN Hoa Kỳ: “HĐGM/VN và Toà Thánh Va-ti-can cũng đồng tình và ủng hộ việc xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý” (Tuổi Trẻ ngày 07-07-2007). Ngay ngày hôm sau, 08-07-2007 đức cha Nguyễn Văn Hoà, Chủ Tịch HĐGM/VN đã phản ứng ngay. Ngài viết: “Câu trả lời của cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết ‘HĐGM/VN và Toà Thánh Va-ti-can cũng đồng tình với chúng tôi’ là không đúng sự thật.” Giả sử Chủ tịch Nước nói như thế này: “Ông linh mục Nguyễn Văn Lý vi phạm luật pháp Việt Nam thì bị xử lý theo luật pháp Việt Nam, và bản án 8 năm tù giam là thoả đáng, bằng cớ là trong số các vị giám mục là lãnh đạo của ông linh mục Lý, không có vị nào lên tiếng phản đối hết”. Trong giả thuyết đó, chẳng biết đức cha Chủ tịch HĐGM/VN sẽ phản ứng như thế nào.
Trở lại vụ Thái Hà
Vụ Thái Hà nổ ra ngay trước Hội nghị các giám mục tại Xuân Lộc. HĐGM/VN đã nhận được thư ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND/Tp Hà Nội tố cáo “Toà Tổng giám mục Hà Nội mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt và Nhà thờ Thái Hà, mà đứng đầu là linh mục Vũ Khởi Phụng cùng các giáo sỹ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong… đã kích động, lôi kéo giáo sỹ, giáo dân hoạt động tôn giáo trái pháp luật và có những hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố” , văn thư đề ngày 23-07-2008. Trong văn thư trả lời đề ngày 25-09-2008, đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM/VN trả lời rằng các vị nói trên “Không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo Hội Công Giáo.” Lời thanh minh chỉ có bấy nhiêu. Hoá ra Đức Cha Chủ tịch HĐGM/VN không biết hay không nhớ tài liệu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chỉ cách Đại hội tại Xuân lộc có 6 năm, đó là lá thư ngỏ gửi lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà Nước Việt Nam nhân Hội nghị thường niên của HĐGM tại Hà Nội từ ngày 7 đến ngày 12-10-2002 trong đó các giám mục phản bác cơ chế xin-cho của chế độ. Và tội tầy đình của đức cha Ngô Quang Kiệt Tổng Giám mục Hà Nội là đã công khái phản bác cơ chế xin-cho đó trong cuộc họp với UBND Tp Hà Nội ngày 20-09-2008.
Một chút tưởng tượng
Nếu sau lời tuyên bố đức cha Ngô Quang Kiệt không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo Hội Công Giáo, mà đức cha Chủ tịch HĐGM/VN nói thêm: “Khi phản bác cơ chế xin-cho, đức cha Ngô Quang Kiệt đã lấy lại lập trường của HĐGM/VN sau Hội nghị 2002 trong thư chung đã gửi các cơ quan luật pháp vào thời điểm nói trên.” Nếu có được một lời khẳng định như thế, mọi sự sẽ hoàn toàn khác so với những gì chúng ta chứng kiến thời gian vừa qua.
Thư ngỏ của HĐGM/VN năm 2002 vừa nói hoàn toàn đi theo nguyên tắc đồng hành với Dân Tộc của thư chung năm 1980. Nhưng nay nhìn lại, ta có cảm tưởng HĐGM/VN chỉ muốn đưa ra những nguyên tắc trừu tượng mà thôi chứ không đi vào thực tế, vì khi nổ ra những vấn đề xã hội như tham nhũng, dân oan, và gần đây nhất là vụ bauxite Tây Nguyên thì không thấy động tĩnh gì từ phía HĐGM, trong khi người người đều mạnh mẽ lên tiếng trước hiểm hoạ khôn lường đe doạ đến sự tồn vong của Dân Tộc.
Những vấn đề lớn
Có vẻ như khi nổ ra vấn đề bauxite, các giám mục Việt Nam đang bận tâm lo chuẩn bị cho chuyến đi “ad limina” nên phải tránh mọi động thái khiến Nhà Nước kiếm cớ gây khó dễ. Nay đi về bình an rồi thì lại phải lo nhiều chuyện lớn khác: nào là chuẩn bị mừng Năm Thánh 2010 kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, nào là ứng xử ra sao cho hợp với hoàn cảnh, vì cuối năm nay Chủ tịch Nước thăm Toà Thánh Va-ti-can, đưa quan hệ Việt Nam – Va-ti-can lên một tầm cao mới, biết đâu là thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường, và biết đâu Giáo Hội Việt Nam sẽ được vui mừng tiếp đón Đức Thánh Cha nhân chuyến tông du của ngài sang Nam Triều Tiên vào năm 2011? Bên cạnh những chuyện đại sự như thế, nhà thờ và nhà dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đâu có là gì, Tam Toà cũng thế, chỉ là chuyện nhỏ… Chẳng biết có phải đây là lý do khiến các giám mục Việt Nam giữ miệng làm thinh như ta đang chứng kiến.
Vài suy nghĩ
Hồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Va-ti-can, có người bảo: sắp có bang giao giữa Toà Thánh và Việt Nam rồi. Tôi nói với mấy người bạn: Cứ chờ đi: Hồi Hội nghị Pa-ri, phải mất 6 tháng mới thoả thuận được về hình thù của cái bàn hôi nghị, thì nay các phái đoàn của Toà Thánh cứ việc đi đi về về mòn cả dép, chưa chắc gì đã có bang giao. Điều này xem ra đúng. Mà giả như nay mai có một vị sứ thần Toà Thánh ở Hà Nội, thì ta cũng chớ vội mừng: thử hỏi tại thủ đô Hà Nội, ông đại sứ của cường quốc số 1 là Hoa Kỳ, đã làm được gì để chính quyền cộng sản Việt Nam bớt độc tài, thối nát? Còn chuyện đức giáo hoàng sang Việt Nam, thì trong hoàn cảnh bình thường, có người tín hữu nào lại không mong điều đó. Nhưng trong hoàn cảnh thực tế, có lẽ mơ điều đó chỉ là mơ chuyện hão huyền. Và giả như để có được một cuộc viếng thăm như thế, cái giá phải trả là ngậm miệng làm thinh mặc cho các nhà đấu tranh cho dân chủ cứ nối tiếp nhau vào tù, mặc cho chuyện khai thác Tây Nguyên cứ việc tiếp tục, dù chẳng lợi lộc gì về kinh tế, môi trường bị huỷ hoại, an ninh quốc phòng bị xâm phạm, nguy cơ tiếp nối “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” là không tránh khỏi, mặc cho ngư dân ở nhà thì chết đói, mà ra biển thì bị tàu Trung Quốc tấn công, v.v… Cái giá phải trả thật là quá cao so với niềm vui được đón tiếp đức giáo hoàng. Điều ta còn phải lo âu là nếu lãnh đạo tôn giáo vì muốn yên thân lo việc đạo mà nhắm mắt làm ngơ cho bạo quyền mặc sức lộng hành, phỉ báng sự thật, bóp chết tự do, chà đạp công lý, thì liệu đạo Chúa Ki-tô trên đất nước này có còn là men trong bột, là muối cho đời nữa chăng?
Kết luận
Là công dân Việt Nam, tôi thấm thía nỗi đau của người nông dân bị cướp đất, của ngư dân phải ở nhà nhịn đói, không dám đi ra biển, của những trí thúc muốn xây dựng đất nước, nhưng chỉ vì dám nghĩ khác đảng cộng sản mà phải vào tù. Là tín hữu Chúa Ki-tô, tôi xót xa khi thấy anh chị em đồng đạo ở Thái Hà, ở Tam Toà bị bách hại. Nhất là tôi thất vọng trước vẻ thờ ơ lạnh lùng của những bậc cha mẹ của tôi trong đời sống đức tin. Nhưng tôi an tâm vững chí khi nhớ lại lời ông Moóc-đo-khai nói với hoàng hậu Ét-te: “Đến lúc này mà con vẫn cứ ngậm miệng làm thinh thì người tín hữu sẽ nhận được sự trợ giúp và giải cứu từ một nơi khác” (Et 4,14).
Sài-gòn, ngày 31 tháng 07 năm 2009
pascaltinh@gmail.com
Người người hiệp thông
Sau khi gửi thư đề ngày 21-07-2009 cấp báo về việc trên 20 giáo dân thuộc giáo xứ Tam Toà, Quảng Bình đã bị Công an Quảng Bình đánh đập tàn nhẫn và đang bị giam giữ, Toà Giám mục Giáo phận Vinh đã nhận được rất nhiều thư hiệp thông đến từ khắp nơi trong nước và cả từ nước ngoài. Người đầu tiên gửi thư hiệp thông là cha Phạm Văn Phương, giáo xứ Ngọc Xá, giáo phận Bắc Ninh, kế đến là cha Phạm Trung Thành, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế. Tiếp theo sau là nhiều linh mục cũng như giáo dân. Đặc biệt có luật sự Lê Trần Luật, luật sư của anh chị em Thái Hà hiện đang gặp nhiều khó khăn, cũng biên thư hiệp thông và tuyên bố sẵn sàng giúp nếu anh chị em tín hữu Tam Toà cần sự “hỗ trợ pháp lý” (23-07-2009). Còn trong giới sinh viên, ngay sau khi hay tin anh Giu-se Nguyễn Văn Thông, Trưởng ban Đại diện Sinh viên Công Giáo địa phận Vinh tại Hà Nội bị bắt ngày 26-07-2009 thì ngày 27-07-2009 Hội Sinh viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội đã ra thông báo khẩn kêu gọi các bạn sinh viên hiệp thông cầu nguyện và ra tuyên cáo yêu cầu chính quyền trả tự do cho anh Thông. Còn ở hải ngoại, hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hiệp Truyền Thông Công Giáo ngày 25-07-2009 thì cùng ngày, cha Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã có thư hiệp thông gửi đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM/VN nhân vụ Tam Toà. Và thư hiệp thông mới nhất là của đức cha Osca Solis thuộc Uỷ Ban Á châu Thái Bình Dương của Giáo phận Los Angeles, Hoa Kỳ gửi cha Nguyễn Thanh Liêm.
Lãnh đạo giáo phận Vinh
May cho Tam Toà là từ năm 2006 Tam Toà thuộc giáo phận Vinh (nếu còn thuộc giáo phận Huế, chẳng biết Tam Toà có được số phận may mắn hơn đan viện Thiên An hay không). Người đứng đầu giáo phận Vinh là đức cha Phao-lô Ma-ri-a Cao Đình Thuyên, vị cao tuổi nhất trong các giám mục đương chức đã nổi tiếng từ vụ Thái Hà với lời tuyên bố đanh thép: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Vinh”. Tuy đang ở nước ngoài, nhưng qua lá thư đề ngày 22-07-2009 viết tại Hoa Kỳ “gửi cha Tổng Đại Diện, quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh và toàn thể anh chị em, cách riêng giáo dân Tam Toà, nhất là những anh chị em bị đánh đập và bắt giữ”, ngài tỏ ra an tâm, vì như lời ngài nói: “Tôi tin tưởng vào sự khôn ngoan và nhiệt thành của quý cha với gần 500 ngàn giáo dân giáo phận Vinh” . Khi cùng một số linh mục Vinh đến thăm Thái Hà, những lời tuyên bố cũng như cách làm của đức cha Thuyên cho thấy ngài đã có một chọn lựa dứt khoát: Đoàn kết mới đem lại sức mạnh, và tình đoàn kết phải được thể hiện qua việc làm, đúng như lời thánh Gia-cô-bê: đức tin không đi đôi với việc làm là đức tin chết. Nay nổ ra vụ Tam Toà, một địa điểm trong giáo phận của đức cha Thuyên, ngài viết: “Tôi an tâm hơn khi biết quý cha cùng tất cả anh chị em đang cùng ‘một lòng một ý’ làm nên sức mạnh của những người tin Chúa, và đang hết mình vì giáo phận trong tình hiệp thông và liên đới.” Và cứ nhìn những gì đã diễn ra trong giáo phận Vinh trong vụ Tam Toà cũng thấy đức giám mục Vinh có lý để an tâm: 7 giờ sáng Chúa nhật 26-07 vừa qua, tất cả các tín hữu Công Giáo đều tập trung về một trong 18 nhà thờ giáo hạt để cầu nguyện với con số tổng cộng trên 200.000. Các linh mục một lòng đoàn kết, cho thấy các ngài là những mục tử cương quyết cùng nhau bảo vệ đoàn chiên.
Sự im lặng đáng sợ
Trong khi ở trong nước cũng như từ nước ngoài, các tín hữu bày tỏ tình hiệp thông với Tam Toà như vừa nói ở trên, thì ở trong nước các giám mục hoàn toàn im hơi lặng tiếng, khiến nhiều người ngạc nhiên. Thật ra thì nếu nhìn lại các sự việc đã diễn ra trong những năm gần đây, ta sẽ không ngạc nhiên trước sự im lặng của các ngài, khi xảy ra vụ cha Nguyễn Văn Lý chẳng hạn. Chắc hẳn sự im lặng của các giám mục đã khiến Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nghĩ mình có lý do để tuyên bố với hãng CNN Hoa Kỳ: “HĐGM/VN và Toà Thánh Va-ti-can cũng đồng tình và ủng hộ việc xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý” (Tuổi Trẻ ngày 07-07-2007). Ngay ngày hôm sau, 08-07-2007 đức cha Nguyễn Văn Hoà, Chủ Tịch HĐGM/VN đã phản ứng ngay. Ngài viết: “Câu trả lời của cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết ‘HĐGM/VN và Toà Thánh Va-ti-can cũng đồng tình với chúng tôi’ là không đúng sự thật.” Giả sử Chủ tịch Nước nói như thế này: “Ông linh mục Nguyễn Văn Lý vi phạm luật pháp Việt Nam thì bị xử lý theo luật pháp Việt Nam, và bản án 8 năm tù giam là thoả đáng, bằng cớ là trong số các vị giám mục là lãnh đạo của ông linh mục Lý, không có vị nào lên tiếng phản đối hết”. Trong giả thuyết đó, chẳng biết đức cha Chủ tịch HĐGM/VN sẽ phản ứng như thế nào.
Trở lại vụ Thái Hà
Vụ Thái Hà nổ ra ngay trước Hội nghị các giám mục tại Xuân Lộc. HĐGM/VN đã nhận được thư ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND/Tp Hà Nội tố cáo “Toà Tổng giám mục Hà Nội mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt và Nhà thờ Thái Hà, mà đứng đầu là linh mục Vũ Khởi Phụng cùng các giáo sỹ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong… đã kích động, lôi kéo giáo sỹ, giáo dân hoạt động tôn giáo trái pháp luật và có những hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố” , văn thư đề ngày 23-07-2008. Trong văn thư trả lời đề ngày 25-09-2008, đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM/VN trả lời rằng các vị nói trên “Không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo Hội Công Giáo.” Lời thanh minh chỉ có bấy nhiêu. Hoá ra Đức Cha Chủ tịch HĐGM/VN không biết hay không nhớ tài liệu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chỉ cách Đại hội tại Xuân lộc có 6 năm, đó là lá thư ngỏ gửi lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà Nước Việt Nam nhân Hội nghị thường niên của HĐGM tại Hà Nội từ ngày 7 đến ngày 12-10-2002 trong đó các giám mục phản bác cơ chế xin-cho của chế độ. Và tội tầy đình của đức cha Ngô Quang Kiệt Tổng Giám mục Hà Nội là đã công khái phản bác cơ chế xin-cho đó trong cuộc họp với UBND Tp Hà Nội ngày 20-09-2008.
Một chút tưởng tượng
Nếu sau lời tuyên bố đức cha Ngô Quang Kiệt không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo Hội Công Giáo, mà đức cha Chủ tịch HĐGM/VN nói thêm: “Khi phản bác cơ chế xin-cho, đức cha Ngô Quang Kiệt đã lấy lại lập trường của HĐGM/VN sau Hội nghị 2002 trong thư chung đã gửi các cơ quan luật pháp vào thời điểm nói trên.” Nếu có được một lời khẳng định như thế, mọi sự sẽ hoàn toàn khác so với những gì chúng ta chứng kiến thời gian vừa qua.
Thư ngỏ của HĐGM/VN năm 2002 vừa nói hoàn toàn đi theo nguyên tắc đồng hành với Dân Tộc của thư chung năm 1980. Nhưng nay nhìn lại, ta có cảm tưởng HĐGM/VN chỉ muốn đưa ra những nguyên tắc trừu tượng mà thôi chứ không đi vào thực tế, vì khi nổ ra những vấn đề xã hội như tham nhũng, dân oan, và gần đây nhất là vụ bauxite Tây Nguyên thì không thấy động tĩnh gì từ phía HĐGM, trong khi người người đều mạnh mẽ lên tiếng trước hiểm hoạ khôn lường đe doạ đến sự tồn vong của Dân Tộc.
Những vấn đề lớn
Có vẻ như khi nổ ra vấn đề bauxite, các giám mục Việt Nam đang bận tâm lo chuẩn bị cho chuyến đi “ad limina” nên phải tránh mọi động thái khiến Nhà Nước kiếm cớ gây khó dễ. Nay đi về bình an rồi thì lại phải lo nhiều chuyện lớn khác: nào là chuẩn bị mừng Năm Thánh 2010 kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, nào là ứng xử ra sao cho hợp với hoàn cảnh, vì cuối năm nay Chủ tịch Nước thăm Toà Thánh Va-ti-can, đưa quan hệ Việt Nam – Va-ti-can lên một tầm cao mới, biết đâu là thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường, và biết đâu Giáo Hội Việt Nam sẽ được vui mừng tiếp đón Đức Thánh Cha nhân chuyến tông du của ngài sang Nam Triều Tiên vào năm 2011? Bên cạnh những chuyện đại sự như thế, nhà thờ và nhà dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đâu có là gì, Tam Toà cũng thế, chỉ là chuyện nhỏ… Chẳng biết có phải đây là lý do khiến các giám mục Việt Nam giữ miệng làm thinh như ta đang chứng kiến.
Vài suy nghĩ
Hồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Va-ti-can, có người bảo: sắp có bang giao giữa Toà Thánh và Việt Nam rồi. Tôi nói với mấy người bạn: Cứ chờ đi: Hồi Hội nghị Pa-ri, phải mất 6 tháng mới thoả thuận được về hình thù của cái bàn hôi nghị, thì nay các phái đoàn của Toà Thánh cứ việc đi đi về về mòn cả dép, chưa chắc gì đã có bang giao. Điều này xem ra đúng. Mà giả như nay mai có một vị sứ thần Toà Thánh ở Hà Nội, thì ta cũng chớ vội mừng: thử hỏi tại thủ đô Hà Nội, ông đại sứ của cường quốc số 1 là Hoa Kỳ, đã làm được gì để chính quyền cộng sản Việt Nam bớt độc tài, thối nát? Còn chuyện đức giáo hoàng sang Việt Nam, thì trong hoàn cảnh bình thường, có người tín hữu nào lại không mong điều đó. Nhưng trong hoàn cảnh thực tế, có lẽ mơ điều đó chỉ là mơ chuyện hão huyền. Và giả như để có được một cuộc viếng thăm như thế, cái giá phải trả là ngậm miệng làm thinh mặc cho các nhà đấu tranh cho dân chủ cứ nối tiếp nhau vào tù, mặc cho chuyện khai thác Tây Nguyên cứ việc tiếp tục, dù chẳng lợi lộc gì về kinh tế, môi trường bị huỷ hoại, an ninh quốc phòng bị xâm phạm, nguy cơ tiếp nối “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” là không tránh khỏi, mặc cho ngư dân ở nhà thì chết đói, mà ra biển thì bị tàu Trung Quốc tấn công, v.v… Cái giá phải trả thật là quá cao so với niềm vui được đón tiếp đức giáo hoàng. Điều ta còn phải lo âu là nếu lãnh đạo tôn giáo vì muốn yên thân lo việc đạo mà nhắm mắt làm ngơ cho bạo quyền mặc sức lộng hành, phỉ báng sự thật, bóp chết tự do, chà đạp công lý, thì liệu đạo Chúa Ki-tô trên đất nước này có còn là men trong bột, là muối cho đời nữa chăng?
Kết luận
Là công dân Việt Nam, tôi thấm thía nỗi đau của người nông dân bị cướp đất, của ngư dân phải ở nhà nhịn đói, không dám đi ra biển, của những trí thúc muốn xây dựng đất nước, nhưng chỉ vì dám nghĩ khác đảng cộng sản mà phải vào tù. Là tín hữu Chúa Ki-tô, tôi xót xa khi thấy anh chị em đồng đạo ở Thái Hà, ở Tam Toà bị bách hại. Nhất là tôi thất vọng trước vẻ thờ ơ lạnh lùng của những bậc cha mẹ của tôi trong đời sống đức tin. Nhưng tôi an tâm vững chí khi nhớ lại lời ông Moóc-đo-khai nói với hoàng hậu Ét-te: “Đến lúc này mà con vẫn cứ ngậm miệng làm thinh thì người tín hữu sẽ nhận được sự trợ giúp và giải cứu từ một nơi khác” (Et 4,14).
Sài-gòn, ngày 31 tháng 07 năm 2009
pascaltinh@gmail.com
Tam Toà: Nối tiếp gương các Thánh Tử Đạo
Lữ Giang
09:03 01/08/2009
Tam Toà là nơi các giáo dân thuộc các giáo xứ ở phía nam Quảng Bình bị bắt đạo dưới thời Tự Đức và Văn Thân, đã chạy tán loạn, được Linh mục Claude Bonin (thường gọi là Cố Ninh) tập trung lại và lập thành một giáo xứ mới ở phía bắc thành Đồng Hới, trên bờ sông Nhật Lệ, lấy tên là giáo xứ Tam Tòa. Số người bị bách hại và chết vì đạo rất nhiều, trong đó có hai vị đã được phong thánh là Linh Mục Gioan Đoạn Trinh Hoan và ông Mathêô Nguyễn Văn Phượng. Trước năm 1954, đi vào nhà thờ Tam Toà, chúng ta thấy tượng của hai vị này đứng hai bên trước cung thánh. Ngoài ra, trong làng còn có một ngôi đền kính Chân Phưóc Mathêô Phượng (lúc đó chưa được phong thánh). Theo truyền thống của cha ông, tinh thần sống và chết vì đạo của các tính hữu Tam Toà nói riêng và Quảng Bình nói chung là rất cao.
QUẢNG BÌNH DƯỚI THỜI CẤM ĐẠO
Dưới thời vua Tự Đức (1847 – 1883), lệnh cấm đạo rất ác liệt. Sắc dụ 1855 ra hạn “các quan ở tỉnh 3 tháng để xuất giáo, dân chúng và binh sĩ được 6 tháng để bỏ đạo. Phải đốt tất cả các nhà thờ, nhà xứ; cấm giáo hữu không được tập trung”. Sắc dụ 1857 truyền “khắc vào má hai chữ Tả Đạo và tên làng” cho giáo hữu; những ông quan chễnh mảng phải mất chức”. Sắc dụ 1859 ra lệnh “bắt các chức việc họ, Thầy Giảng”. Sắc dụ 1860 truyền cấm không cho đàn bà, con nít ra khỏi làng “vì chúng dùng những đàn bà xấu nết mà chúng gọi là trinh nữ, là bà phước để giấu diếm các đồ thờ, để đưa thư từ và tin tức”. Cuối cùng Vua Tự Đức hạ Sắc dụ 1861 về “Phân Sáp”, tức phân tán người Công Giáo đi khắp nơi trong nước cho sống giữa các lương dân để họ không còn có thể sống đạo được.
Dưới thời vua Tự Đức cấm đạo, Đức Giáo Mục Francois Marie Pellerin (1850 – 1862) đang cai quản Giáo Phận Bắc Đàng Trong và Giám Mục Joseph Hyacinthe Sohier (1862-1876) làm Giám Mục Phụ Tá. Trước những biện pháp cấm đạo gắt gao nói trên, Đức Cha Sohier phải dời chủng viện ở Di Loan, Cửa Tùng, Quảng Trị, ra Kẻ Sen, phía tây thành phố Đồng Hới ngày nay và ngài đến cư trú ở đó để lo cho chủng sinh. Kẻ Sen là một giáo xứ ở sát rừng núi nên dễ lẩn tránh mỗi khi quan quân mở cuộc lùng bắt. Trong 10 năm, quan quân đã lùng bắt Đức Cha nhiều lần nhưng không bắt được, nên báo cáo với Vua Tự Đức rằng Đức Cha Sohier đã chết. Ngày 13.9.1862, Đức Cha Pellerin qua đời, Đức Cha Sohier lại được Tòa Thánh cử cai quản Giáo phận Bắc Đàng Trong.
Tháng 6 năm 1876, Đức Cha Sohier đi kinh lược tỉnh Quảng Bình, khi tới Kẻ Sen, ngài bị kiết lị và qua đời ngày 3.9.1876, an táng tại Kẻ Sen, hưởng thọ 58 tuổi, với 34 năm làm Linh Mục và 23 năm làm Giám Mục. Vì thế, ngày nay Pháp đã giúp Kẻ Sen phục hồi lại giáo xứ.
Đức Giám Mục Sohier qua đời để lại cho Giáo Phận Huế 113 giáo xứ (Quảng Bình 25, Quảng Trị 63 và Thừa Thiên 25), 2 chủng viện, 7 tu viện Mến Thánh Giá, 3 viện dục anh và 22.000 giáo dân
Vùng Sen Bàng trước 1954 gồm 4 giáo xứ sau đây: Kẻ Sen, Kẻ Bàng, Xóm Kéc và Đá Mài. Hầu hết giáo dân thuộc các giáo xứ này đã di cư vào Đà Nẵng năm 1954. Ngày ngay, các giáo xứ này kết hợp lại thành giáo xứ Sen Bàng, hiện do Linh mục Lê Thanh Hồng làm chánh xứ kiêm chánh xứ Tam Toà.
HAI ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Trong thời gian cấm đạo dưới thời Tự Đức, tại Quảng Bình có 41 giáo dân bị giết, nhiều người bị tù tội. Riêng giáo xứ Sáo Bùn có một linh mục và một thầy giảng bị án trảm quyết, đó là Linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan và Thầy giảng Mathêô Nguyễn Văn Phượng.
1.- Linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan: Sinh năm 1798 tại họ Kim Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, được phong linh mục năm 1836. Trước tiên, cha Hoan được cử coi sóc họ Kẻ Sen ở Quảng Bình, rồi họ Bãi Trời ở Quảng Trị. Khi tình hình ở Huế gặp nhiều khó khăn, Đức Cha đã gọi ngài về coi giáo dân ở Thừa Thiên. Đầu tháng Giêng năm 1861, Cha Hoan đến Sáo Bùn để giúp giáo dân chuẩn bị dự lễ Ba Vua thì có người ngoại đạo biết được và đi tố giác với quan. Ngài đã bị bắt và bị đưa ra xét xử ngày 4.1.1861 cùng với 9 giáo dân.
Cuối tháng ba, cha bị kết án tử hình và tịch thu tài sản. Các giáo dân khác bị xử lưu đày gồm có: ông Biện, Thầy Huệ, ông Quế và bà Ban. Bốn người khác can vào vụ này còn trốn thoát sẽ bị kết án khi bắt được.
Ngày 25.6.1861, cai đội đã đến nhà tù gọi ngài ra và đọc án như sau: "Tự Đức năm thứ 14, ngày 17 tháng 4, tên Hoan là linh mục, day đạo và lừa dối nhiều người, luận phải xử chém lập tức". Sau đó ông ra lệnh đặt gông lên cổ cha và cho bốn tên lính cầm giáo áp tải cha đi ra cửa thành và đưa ra pháp trường là một cánh đồng trống ở ngoài thành Động Hải, gần làng Phú Ninh. Tại đây, giáo dân đã trải chiếu sẵn để cha quì lên trên.
Sau khi hướng mắt lên trời cầu nguyện một hổi lâu, ngài nói với lý hình: “Tôi đã sẵn sàng”. Lý hình nhảy múa chờ trống lệnh để chém xuống. Nhát đao thứ nhất chém trúng vai khiến Cha Hoan té ngửa, tên lính túm tóc cha ngồi lên và chém nhát thứ hai vào má và chém tiếp theo hai nhát nữa. Lát sau cùng đã trúng cổ khiến đầu cha văng ra xa khoảng năm bước.
Giáo dân được phép vào thấm máu và tẩm liệm, đem xác cha an táng trọng thể tại nghĩa địa của các nữ tu ở Mỹ Hương. Khi lập hồ sơ phong Á Thánh, xác ngài được đưa về chủng viện Phú Xuân
2.- Thầy giảng Nguyễn Văn Phượng: sinh năm 1801 tại Kẻ Lậy, cũng gọi là Lý Nhơn, thuộc tỉnh Quảng Bình. Ngài có ba tên: tên Kế là tên chính thức, tên Đắc là tên cha mẹ đặt cho và tên Phượng là tên người con gái đầu lòng.
Mồ côi cha mẹ lúc 12 tuổi, cậu Đắc đi học thuốc với một người ngoại đạo tên là Nhu, nhưng ba năm sau cậu gặp Cha Điểm, được ngài nhận nuôi và dạy dỗ cho thành Thầy Giảng. Sau đó ngài giúp ông lập gia đình với bà Agnes, con của ông đội Khiêm ở Sáo Bùn. Lập gia đình rồi ông về ở Sáo Bùn luôn và được cử làm Thầy Giảng ở đó. Hai ông bà sinh được 8 người con. Ban đầu làm nghề thuốc nhưng không được khá giả nên đổi sang nghề buôn bán và được dư giả.
Đầu năm 1861 Cha Hoan đến tổ chức tuần đại phúc cho họ Sáo Bùn, ông Phượng lo chỗ ăn ở cho ngài. Khi cha Hoan bị truy lùng vì có người tố cáo, ông đã bị bắt vì tội chứa chấp Cha Hoan. Năm đó ông đã 60 tuổi.
Ông bị giải về Đồng Hới và bị ép chối đạo bốn lần, nhưng ông từ chối. Khi quan bắt ông nhận là đã chứa chấp Cha Hoan, ông cũng không nhận vì không biết Cha Hoan đã khai như thế nào. Quan dọa sẽ bắt các con của ông đánh đòn. Vì thế khi có sự hiện diện của Cha Hoan và các giáo dân khác, với sự đồng ý của Cha Hoan, ông đã khai có tiếp đón và nuôi Cha Hoan.
Ông cũng bị tuyên án như Cha Hoan và cũng bị đưa đi hành quyết một lần với Cha Hoan. Bản án của ông được viết trên gỗ, ghi như sau: "Năm Tự Đức thứ 14, ngày 17-4. Tên Nguyễn Văn Đắc, tự Phượng, là người theo đạo Kitô và chứa chấp đạo trưởng Hoan, tội đáng chém".
Tại pháp trường, lý hình chỉ chém một phát là đầu rơi xuống ngay. Xác ngài được bọc lại và chôn ở Mỹ Hương như Cha Hoan. Khi lập hồ sơ phong Á Thánh, xác ngài cũng được đưa về chủng viện Phú Xuân như xác Cha Hoan.
Cả hai vị đã được phong Á Thánh năm 1909 và được phong Thánh ngày 19.6.1988.
Những gì các nhà truyền giáo và cha ông chúng ta đã dùng xương máu để làm ở nên Tam Tòa, các thế hệ đi sau nhất định sẽ nối tiếp.
QUẢNG BÌNH DƯỚI THỜI CẤM ĐẠO
Dưới thời vua Tự Đức (1847 – 1883), lệnh cấm đạo rất ác liệt. Sắc dụ 1855 ra hạn “các quan ở tỉnh 3 tháng để xuất giáo, dân chúng và binh sĩ được 6 tháng để bỏ đạo. Phải đốt tất cả các nhà thờ, nhà xứ; cấm giáo hữu không được tập trung”. Sắc dụ 1857 truyền “khắc vào má hai chữ Tả Đạo và tên làng” cho giáo hữu; những ông quan chễnh mảng phải mất chức”. Sắc dụ 1859 ra lệnh “bắt các chức việc họ, Thầy Giảng”. Sắc dụ 1860 truyền cấm không cho đàn bà, con nít ra khỏi làng “vì chúng dùng những đàn bà xấu nết mà chúng gọi là trinh nữ, là bà phước để giấu diếm các đồ thờ, để đưa thư từ và tin tức”. Cuối cùng Vua Tự Đức hạ Sắc dụ 1861 về “Phân Sáp”, tức phân tán người Công Giáo đi khắp nơi trong nước cho sống giữa các lương dân để họ không còn có thể sống đạo được.
Dưới thời vua Tự Đức cấm đạo, Đức Giáo Mục Francois Marie Pellerin (1850 – 1862) đang cai quản Giáo Phận Bắc Đàng Trong và Giám Mục Joseph Hyacinthe Sohier (1862-1876) làm Giám Mục Phụ Tá. Trước những biện pháp cấm đạo gắt gao nói trên, Đức Cha Sohier phải dời chủng viện ở Di Loan, Cửa Tùng, Quảng Trị, ra Kẻ Sen, phía tây thành phố Đồng Hới ngày nay và ngài đến cư trú ở đó để lo cho chủng sinh. Kẻ Sen là một giáo xứ ở sát rừng núi nên dễ lẩn tránh mỗi khi quan quân mở cuộc lùng bắt. Trong 10 năm, quan quân đã lùng bắt Đức Cha nhiều lần nhưng không bắt được, nên báo cáo với Vua Tự Đức rằng Đức Cha Sohier đã chết. Ngày 13.9.1862, Đức Cha Pellerin qua đời, Đức Cha Sohier lại được Tòa Thánh cử cai quản Giáo phận Bắc Đàng Trong.
Tháng 6 năm 1876, Đức Cha Sohier đi kinh lược tỉnh Quảng Bình, khi tới Kẻ Sen, ngài bị kiết lị và qua đời ngày 3.9.1876, an táng tại Kẻ Sen, hưởng thọ 58 tuổi, với 34 năm làm Linh Mục và 23 năm làm Giám Mục. Vì thế, ngày nay Pháp đã giúp Kẻ Sen phục hồi lại giáo xứ.
Đức Giám Mục Sohier qua đời để lại cho Giáo Phận Huế 113 giáo xứ (Quảng Bình 25, Quảng Trị 63 và Thừa Thiên 25), 2 chủng viện, 7 tu viện Mến Thánh Giá, 3 viện dục anh và 22.000 giáo dân
Vùng Sen Bàng trước 1954 gồm 4 giáo xứ sau đây: Kẻ Sen, Kẻ Bàng, Xóm Kéc và Đá Mài. Hầu hết giáo dân thuộc các giáo xứ này đã di cư vào Đà Nẵng năm 1954. Ngày ngay, các giáo xứ này kết hợp lại thành giáo xứ Sen Bàng, hiện do Linh mục Lê Thanh Hồng làm chánh xứ kiêm chánh xứ Tam Toà.
HAI ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Trong thời gian cấm đạo dưới thời Tự Đức, tại Quảng Bình có 41 giáo dân bị giết, nhiều người bị tù tội. Riêng giáo xứ Sáo Bùn có một linh mục và một thầy giảng bị án trảm quyết, đó là Linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan và Thầy giảng Mathêô Nguyễn Văn Phượng.
1.- Linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan: Sinh năm 1798 tại họ Kim Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, được phong linh mục năm 1836. Trước tiên, cha Hoan được cử coi sóc họ Kẻ Sen ở Quảng Bình, rồi họ Bãi Trời ở Quảng Trị. Khi tình hình ở Huế gặp nhiều khó khăn, Đức Cha đã gọi ngài về coi giáo dân ở Thừa Thiên. Đầu tháng Giêng năm 1861, Cha Hoan đến Sáo Bùn để giúp giáo dân chuẩn bị dự lễ Ba Vua thì có người ngoại đạo biết được và đi tố giác với quan. Ngài đã bị bắt và bị đưa ra xét xử ngày 4.1.1861 cùng với 9 giáo dân.
Cuối tháng ba, cha bị kết án tử hình và tịch thu tài sản. Các giáo dân khác bị xử lưu đày gồm có: ông Biện, Thầy Huệ, ông Quế và bà Ban. Bốn người khác can vào vụ này còn trốn thoát sẽ bị kết án khi bắt được.
Ngày 25.6.1861, cai đội đã đến nhà tù gọi ngài ra và đọc án như sau: "Tự Đức năm thứ 14, ngày 17 tháng 4, tên Hoan là linh mục, day đạo và lừa dối nhiều người, luận phải xử chém lập tức". Sau đó ông ra lệnh đặt gông lên cổ cha và cho bốn tên lính cầm giáo áp tải cha đi ra cửa thành và đưa ra pháp trường là một cánh đồng trống ở ngoài thành Động Hải, gần làng Phú Ninh. Tại đây, giáo dân đã trải chiếu sẵn để cha quì lên trên.
Sau khi hướng mắt lên trời cầu nguyện một hổi lâu, ngài nói với lý hình: “Tôi đã sẵn sàng”. Lý hình nhảy múa chờ trống lệnh để chém xuống. Nhát đao thứ nhất chém trúng vai khiến Cha Hoan té ngửa, tên lính túm tóc cha ngồi lên và chém nhát thứ hai vào má và chém tiếp theo hai nhát nữa. Lát sau cùng đã trúng cổ khiến đầu cha văng ra xa khoảng năm bước.
Giáo dân được phép vào thấm máu và tẩm liệm, đem xác cha an táng trọng thể tại nghĩa địa của các nữ tu ở Mỹ Hương. Khi lập hồ sơ phong Á Thánh, xác ngài được đưa về chủng viện Phú Xuân
2.- Thầy giảng Nguyễn Văn Phượng: sinh năm 1801 tại Kẻ Lậy, cũng gọi là Lý Nhơn, thuộc tỉnh Quảng Bình. Ngài có ba tên: tên Kế là tên chính thức, tên Đắc là tên cha mẹ đặt cho và tên Phượng là tên người con gái đầu lòng.
Mồ côi cha mẹ lúc 12 tuổi, cậu Đắc đi học thuốc với một người ngoại đạo tên là Nhu, nhưng ba năm sau cậu gặp Cha Điểm, được ngài nhận nuôi và dạy dỗ cho thành Thầy Giảng. Sau đó ngài giúp ông lập gia đình với bà Agnes, con của ông đội Khiêm ở Sáo Bùn. Lập gia đình rồi ông về ở Sáo Bùn luôn và được cử làm Thầy Giảng ở đó. Hai ông bà sinh được 8 người con. Ban đầu làm nghề thuốc nhưng không được khá giả nên đổi sang nghề buôn bán và được dư giả.
Đầu năm 1861 Cha Hoan đến tổ chức tuần đại phúc cho họ Sáo Bùn, ông Phượng lo chỗ ăn ở cho ngài. Khi cha Hoan bị truy lùng vì có người tố cáo, ông đã bị bắt vì tội chứa chấp Cha Hoan. Năm đó ông đã 60 tuổi.
Ông bị giải về Đồng Hới và bị ép chối đạo bốn lần, nhưng ông từ chối. Khi quan bắt ông nhận là đã chứa chấp Cha Hoan, ông cũng không nhận vì không biết Cha Hoan đã khai như thế nào. Quan dọa sẽ bắt các con của ông đánh đòn. Vì thế khi có sự hiện diện của Cha Hoan và các giáo dân khác, với sự đồng ý của Cha Hoan, ông đã khai có tiếp đón và nuôi Cha Hoan.
Ông cũng bị tuyên án như Cha Hoan và cũng bị đưa đi hành quyết một lần với Cha Hoan. Bản án của ông được viết trên gỗ, ghi như sau: "Năm Tự Đức thứ 14, ngày 17-4. Tên Nguyễn Văn Đắc, tự Phượng, là người theo đạo Kitô và chứa chấp đạo trưởng Hoan, tội đáng chém".
Tại pháp trường, lý hình chỉ chém một phát là đầu rơi xuống ngay. Xác ngài được bọc lại và chôn ở Mỹ Hương như Cha Hoan. Khi lập hồ sơ phong Á Thánh, xác ngài cũng được đưa về chủng viện Phú Xuân như xác Cha Hoan.
Cả hai vị đã được phong Á Thánh năm 1909 và được phong Thánh ngày 19.6.1988.
Những gì các nhà truyền giáo và cha ông chúng ta đã dùng xương máu để làm ở nên Tam Tòa, các thế hệ đi sau nhất định sẽ nối tiếp.
Phỏng vấn nhà báo Bùi Tín về vụ Tam Tòa
Việt Long, RFA
15:08 01/08/2009
Cuộc xung đột tại giáo xứ Tam Tòa Đồng Hới và phản ứng của giáo hội địa phương trở thành mối quan tâm của giáo dân trong và ngoài nước, và không những của người dân mà còn là mối quan tâm của Đảng và nhà nước Cộng sản cầm quyền.
Trong chiều hướng tìm hiểu mọi khía cạnh của sự kiện để tìm đến giải pháp, chúng tôi phỏng vấn nhà báo Bùi Tín, cựu đại tá quân đội nhân dân từng có mặt tại Đồng Hới trong thập niên 1960 chứng kiến ngôi nhà thờ bị bom đánh sạt một góc. Ông cũng từng là phó tổng biên tập báo nhân dân, tổng biên tập báo Quân đội nhân dân chủ nhật. Hiện ông sống và làm việc tại Pháp. Cuộc phỏng vấn do Việt Long thực hiện.
Nhà thờ Tam Tòa chưa chính thức là di tích chiến tranh
RFA: Xin kính chào ông Bùi Tín, thưa ông, chắc ông theo dõi tình hình Việt Nam thì cũng rõ rằng tại giáo xứ Tam tòa đang xảy ra một vụ xung đột, mà trong vụ này thì những giáo dân và các linh mục bị đánh đập rất tàn nhẫn, nhà nước bảo rằng cái khu nhà thờ Tam Tòa đó là di tích chiến tranh mà nhà nước muốn bảo tồn, trong khi giáo dân và giáo xứ thì họ muốn xây lại nhà thờ.
Di tích chiến tranh là như thế nào, ông có chứng kiến những chiến sự ở vùng đó trong thời gian ông còn phục vụ cho quân đội nhân dân không?
ÔNG BÙI TÍN:“ Dạ vâng, về chuyện nhà thờ Tam Tòa là bị bom Mỹ sạt lên một phần là diễn ra từ năm 1966, thế mà theo như tôi biết, theo pháp luật Việt Nam thì những di tích lịch sử, di tích văn hóa, cũng như di tích tội ác chiến tranh của Mỹ, đều phải do nghị quyết của chính phủ và của Bộ văn hóa của trung ương thì mới có giá trị.
Còn thật ra, việc nhà thờ Tam Tòa được coi như là một di tích tội ác chiến tranh của Mỹ để bảo tồn, thì đây chỉ là chủ trương của địa phương, của tỉnh Quảng Bình mà thôi.
Thế thì tôi thấy cái này chỉ là một cái cớ người ta nêu ra, bởi vì khi tôi còn đi qua đấy thì tôi đã biết rằng có những xung đột ở thị trấn Đồng Hới, lúc bấy giờ chưa gọi là thành phố đâu, gọi là thị trấn Đồng Hới ấy, thì giữa lương và giáo trong chiến tranh chống Pháp cơ, thế thì do đó mà khi chiến tranh kết thúc thì có một cái chủ trương tức là giãn dân công giáo ở thị xã Đồng Hới ra các vùng xung quanh, vùng nông thôn lân cận xung quanh, không để họ trở về tụ tập đấy nữa.
Do đó mà có chủ trương là giữ nhà thờ Tam Tòa lại thành cái di tích chiến tranh mà không cho giới công giáo, không cho tòa giám mục Vinh mà cai quản cái địa phận Đồng Hới đó, xây dựng lại tại chỗ mà phải đi tìm một cái nơi khác ở xa, để mà có thể xây dựng lại cái nhà thờ đó, chứ còn cái nhà thờ thì họ coi như là cái di tích chiến tranh để không ai được động tới.”
Quảng Bình đi ngược lại chủ trương của trung ương?
RFA: Vâng thưa ông, chủ trương của Quảng Bình như vậy có đi ngược lại với chủ trương của trung ương không ạ ?
ÔNG BÙI TÍN:“ Vâng, rõ ràng là như thế bởi vì Mỹ và Việt Nam đã có một cái cam kết rồi, cam kết tức là để những quá khứ là lùi lại lịch sử không nhắc đến nữa, và những cái di tích chiến tranh cũng hạn chế thôi, do đó mà như ở Hà Nội chẳng hạn, thì cả một cái cầu Long Biên là bị bom Mỹ đánh gẫy đó, thế rồi lại cả một cái bệnh viện Bạch Mai bị đánh ngay từ chỗ giữa và hai cánh hai bên, rồi cả cái phố Khâm Thiên ở giữa thành phố đó, thì bây giờ họ chủ trương là khôi phục hoàn toàn lại hết, không để một cái di tích gì gọi là đổ nát nữa, chỉ có một cái bia nhỏ để nhắc lại là nơi đó đã chứng kiến một hành động tàn phá trong chiến tranh, thế thôi.
Thế thì tại sao mà ở Hà Nội họ không giữ lại để thành di tích lịch sử chiến tranh, tội ác chiến tranh của Mỹ, mà lại ở giữa thủ đô mà lại lớn hơn là ở Tam Tòa nhiều, mà ở một cái thị trấn cũ Đồng Hới, bây giờ là thành phố Đồng Hới đó, thì họ lại cái chủ trương đó, rõ ràng là cái chủ trương đó là một cái ngụy biện, một cái dựng đứng lên, một cái cớ để mà chống lại một cái việc hồi phục lại để cho Công giáo có thể là trở lại hoạt động như cũ và cho đồng bào Công giáo có thể sinh hoạt làm ăn và làm cái việc lễ lạc tín ngưỡng như là xưa thôi.”
RFA: Thưa ông, nếu mà nói rằng chủ trương của địa phương mà đi khác với chính sách của trung ương như vậy thì Hà Nội có thể làm điều gì để sửa sai chính sách của Quảng Bình hay không, và thực tâm Hà Nội có muốn sửa sai hay không.?
ÔNG BÙI TÍN:“ Tôi thấy là rất là khó bởi vì là, theo tin cuối cùng được biết, là Hà nội đã cử ông phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, tức là quê ở chỗ cùng với ông Hồ Chí Minh đó, là quê ở Kim Liên, vào để mà giải quyết nhưng mà vào bí mật thôi để mà xoa dịu nhưng mà tôi nghĩ là nếu mà xoa dịu tận gốc là phải để lại cái thánh địa Tam Tòa để mà sửa chữa và xây dựng lại mặt bằng, để thành ra một cái nhà thờ mới, thì tôi nghĩ chắc là cái này có thể liên quan đến cả việc mà sắp đến, ông Nguyễn Minh Triết có thể cuối năm nay sang thăm tòa thánhVatican, và có thể là giới Công giáo họ sẽ đặt vấn đề như thế bởi vì ngoài cái vấn đề Tam Tòa thì còn xảy ra nhiều chuyện khác ở giữa Hà Nội, ở cái tòa nhà giám mục vừa rồi chẳng hạn, thì tất cả những cái đó tôi nghĩ là có thể họ đưa ra bàn bạc trong cái kỳ cuối năm gặp gỡ sắp đến.”
RFA: Trước cái viễn ảnh mà ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sắp sang thăm tòa thánh La Mã thì liệu chuyến đi này của ông phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có giải quyết theo hướng là để cho giáo dân xây lại nhà thờ tại mảnh đất trên nhà thờ Tam Tòa đó không ?
ÔNG BÙI TÍN: Tôi thấy là cái này rất khó bởi vì mâu thuẫn đã xảy ra rồi, nếu mà Trung ương can thiệp một cách thẳng thắn thì tất nhiên là không để cho địa phương làm bậy như thế gây nên cái xung đột công giáo với lại lương giáo rất là không nên, thế nhưng mà sự việc đã xảy ra rồi thì Hà Nội luôn luôn muốn giữ cái uy tín, tôi gọi là uy tín hão của mình đó, cho nên họ rất khó lùi bởi vì lùi một bước sẽ có thể lùi hai, ba bước”
Xung đột cộng sản và tôn giáo chứ không phải lương và giáo
RFA: Dạ thưa ông Bùi Tín, ông có nói đến tình hình có sự xung đột lương giáo từ những năm 1966 và trước đó là trong thời kỳ chống Pháp nữa, như vậy thì sự kiện vừa rồi xảy ra nó có thể là một sự xung đột lương giáo hay không hay đó là một sự xung đột do nhà nước dàn cảnh để cho người giáo dân không thể trở về đó để mà xây dựng nhà thờ được ?
ÔNG BÙI TÍN :Tôi nghĩ là không có sự xung đột lương giáo đâu, chỉ có xung đột là thế này: Xung đột giữa chính quyền còn mang màu sắc Cộng sản với lại các tôn giáo. Bởi vì Đảng Cộng sản vẫn theo một chính sách bí mật là kỳ thị tôn giáo, vẫn coi tôn giáo là một ý thức hệ là thuốc độc, là thuốc phiện, và vẫn coi tất cả các tôn giáo là nhảm nhí cho nên không phải chỉ là Công giáo đâu, bởi vì chắc anh cũng biết trong khi đàn áp ở Tam Tòa như thế thì ở trong Lâm đồng, việc đàn áp ở chùa Bát Nhã đó, là một chuyện rất là nghiêm trọng, cũng là công an huy động xã hội đen, cũng là hành hung đối với giới tu ở đấy, là công an cùng với xã hội đen phối hợp với nhau hành hung và đánh chảy máu, vỡ đầu, cũng bị thương rồi cũng những người bị bắt và bị bắt vì những cớ rất là không đâu.”
RFA: Thưa, như vậy có nghĩa là những vụ xung đột này là do chủ trương của trung ương chứ đâu phải của Lâm Đồng hay là của Quảng Bình, phải không ông?
ÔNG BÙI TÍN:“Vâng, chính nó bắt nguồn từ bản chất của chế độ, nó bắt nguồn từ bộ chính trị hiện nay là bộ chính trị Cộng sản vẫn còn có một cái kỳ thị cơ bản về tôn giáo, do đó việc mà bình thường hóa giữa chính quyền Cộng sản ở Hà Nội với tòa thánh Vatican còn khó khăn lắm bởi vì liên quan đến vần đề ruộng đất, mà ruộng đất không lui sở hữu cho nhân dân về quyền sử dụng đất cũng như các tôn giáo có quyền sử dụng đất, vẫn còn tịch thu mãi tất cả những tài sản, nhà cửa, ruộng đất của họ thì những vấn đề đó là không thể được giải quyết"
RFA: Dạ vâng, xin cám ơn ông Bùi Tín về cuộc phỏng vấn vừa rồi, và như thường lệ, chúng tôi xin xác nhận cùng quý thính giả rằng, ý kiến của người được phỏng vấn vừa rồi không nhất thiết phản ảnh quan điểm và lập trường của Đài Á Châu Tự Do. Việt Long xin kính chào quý thính giả.
Trong chiều hướng tìm hiểu mọi khía cạnh của sự kiện để tìm đến giải pháp, chúng tôi phỏng vấn nhà báo Bùi Tín, cựu đại tá quân đội nhân dân từng có mặt tại Đồng Hới trong thập niên 1960 chứng kiến ngôi nhà thờ bị bom đánh sạt một góc. Ông cũng từng là phó tổng biên tập báo nhân dân, tổng biên tập báo Quân đội nhân dân chủ nhật. Hiện ông sống và làm việc tại Pháp. Cuộc phỏng vấn do Việt Long thực hiện.
Nhà thờ Tam Tòa chưa chính thức là di tích chiến tranh
RFA: Xin kính chào ông Bùi Tín, thưa ông, chắc ông theo dõi tình hình Việt Nam thì cũng rõ rằng tại giáo xứ Tam tòa đang xảy ra một vụ xung đột, mà trong vụ này thì những giáo dân và các linh mục bị đánh đập rất tàn nhẫn, nhà nước bảo rằng cái khu nhà thờ Tam Tòa đó là di tích chiến tranh mà nhà nước muốn bảo tồn, trong khi giáo dân và giáo xứ thì họ muốn xây lại nhà thờ.
Di tích chiến tranh là như thế nào, ông có chứng kiến những chiến sự ở vùng đó trong thời gian ông còn phục vụ cho quân đội nhân dân không?
ÔNG BÙI TÍN:“ Dạ vâng, về chuyện nhà thờ Tam Tòa là bị bom Mỹ sạt lên một phần là diễn ra từ năm 1966, thế mà theo như tôi biết, theo pháp luật Việt Nam thì những di tích lịch sử, di tích văn hóa, cũng như di tích tội ác chiến tranh của Mỹ, đều phải do nghị quyết của chính phủ và của Bộ văn hóa của trung ương thì mới có giá trị.
Còn thật ra, việc nhà thờ Tam Tòa được coi như là một di tích tội ác chiến tranh của Mỹ để bảo tồn, thì đây chỉ là chủ trương của địa phương, của tỉnh Quảng Bình mà thôi.
Thế thì tôi thấy cái này chỉ là một cái cớ người ta nêu ra, bởi vì khi tôi còn đi qua đấy thì tôi đã biết rằng có những xung đột ở thị trấn Đồng Hới, lúc bấy giờ chưa gọi là thành phố đâu, gọi là thị trấn Đồng Hới ấy, thì giữa lương và giáo trong chiến tranh chống Pháp cơ, thế thì do đó mà khi chiến tranh kết thúc thì có một cái chủ trương tức là giãn dân công giáo ở thị xã Đồng Hới ra các vùng xung quanh, vùng nông thôn lân cận xung quanh, không để họ trở về tụ tập đấy nữa.
Do đó mà có chủ trương là giữ nhà thờ Tam Tòa lại thành cái di tích chiến tranh mà không cho giới công giáo, không cho tòa giám mục Vinh mà cai quản cái địa phận Đồng Hới đó, xây dựng lại tại chỗ mà phải đi tìm một cái nơi khác ở xa, để mà có thể xây dựng lại cái nhà thờ đó, chứ còn cái nhà thờ thì họ coi như là cái di tích chiến tranh để không ai được động tới.”
Quảng Bình đi ngược lại chủ trương của trung ương?
RFA: Vâng thưa ông, chủ trương của Quảng Bình như vậy có đi ngược lại với chủ trương của trung ương không ạ ?
ÔNG BÙI TÍN:“ Vâng, rõ ràng là như thế bởi vì Mỹ và Việt Nam đã có một cái cam kết rồi, cam kết tức là để những quá khứ là lùi lại lịch sử không nhắc đến nữa, và những cái di tích chiến tranh cũng hạn chế thôi, do đó mà như ở Hà Nội chẳng hạn, thì cả một cái cầu Long Biên là bị bom Mỹ đánh gẫy đó, thế rồi lại cả một cái bệnh viện Bạch Mai bị đánh ngay từ chỗ giữa và hai cánh hai bên, rồi cả cái phố Khâm Thiên ở giữa thành phố đó, thì bây giờ họ chủ trương là khôi phục hoàn toàn lại hết, không để một cái di tích gì gọi là đổ nát nữa, chỉ có một cái bia nhỏ để nhắc lại là nơi đó đã chứng kiến một hành động tàn phá trong chiến tranh, thế thôi.
Thế thì tại sao mà ở Hà Nội họ không giữ lại để thành di tích lịch sử chiến tranh, tội ác chiến tranh của Mỹ, mà lại ở giữa thủ đô mà lại lớn hơn là ở Tam Tòa nhiều, mà ở một cái thị trấn cũ Đồng Hới, bây giờ là thành phố Đồng Hới đó, thì họ lại cái chủ trương đó, rõ ràng là cái chủ trương đó là một cái ngụy biện, một cái dựng đứng lên, một cái cớ để mà chống lại một cái việc hồi phục lại để cho Công giáo có thể là trở lại hoạt động như cũ và cho đồng bào Công giáo có thể sinh hoạt làm ăn và làm cái việc lễ lạc tín ngưỡng như là xưa thôi.”
RFA: Thưa ông, nếu mà nói rằng chủ trương của địa phương mà đi khác với chính sách của trung ương như vậy thì Hà Nội có thể làm điều gì để sửa sai chính sách của Quảng Bình hay không, và thực tâm Hà Nội có muốn sửa sai hay không.?
ÔNG BÙI TÍN:“ Tôi thấy là rất là khó bởi vì là, theo tin cuối cùng được biết, là Hà nội đã cử ông phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, tức là quê ở chỗ cùng với ông Hồ Chí Minh đó, là quê ở Kim Liên, vào để mà giải quyết nhưng mà vào bí mật thôi để mà xoa dịu nhưng mà tôi nghĩ là nếu mà xoa dịu tận gốc là phải để lại cái thánh địa Tam Tòa để mà sửa chữa và xây dựng lại mặt bằng, để thành ra một cái nhà thờ mới, thì tôi nghĩ chắc là cái này có thể liên quan đến cả việc mà sắp đến, ông Nguyễn Minh Triết có thể cuối năm nay sang thăm tòa thánhVatican, và có thể là giới Công giáo họ sẽ đặt vấn đề như thế bởi vì ngoài cái vấn đề Tam Tòa thì còn xảy ra nhiều chuyện khác ở giữa Hà Nội, ở cái tòa nhà giám mục vừa rồi chẳng hạn, thì tất cả những cái đó tôi nghĩ là có thể họ đưa ra bàn bạc trong cái kỳ cuối năm gặp gỡ sắp đến.”
RFA: Trước cái viễn ảnh mà ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sắp sang thăm tòa thánh La Mã thì liệu chuyến đi này của ông phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có giải quyết theo hướng là để cho giáo dân xây lại nhà thờ tại mảnh đất trên nhà thờ Tam Tòa đó không ?
ÔNG BÙI TÍN: Tôi thấy là cái này rất khó bởi vì mâu thuẫn đã xảy ra rồi, nếu mà Trung ương can thiệp một cách thẳng thắn thì tất nhiên là không để cho địa phương làm bậy như thế gây nên cái xung đột công giáo với lại lương giáo rất là không nên, thế nhưng mà sự việc đã xảy ra rồi thì Hà Nội luôn luôn muốn giữ cái uy tín, tôi gọi là uy tín hão của mình đó, cho nên họ rất khó lùi bởi vì lùi một bước sẽ có thể lùi hai, ba bước”
Xung đột cộng sản và tôn giáo chứ không phải lương và giáo
RFA: Dạ thưa ông Bùi Tín, ông có nói đến tình hình có sự xung đột lương giáo từ những năm 1966 và trước đó là trong thời kỳ chống Pháp nữa, như vậy thì sự kiện vừa rồi xảy ra nó có thể là một sự xung đột lương giáo hay không hay đó là một sự xung đột do nhà nước dàn cảnh để cho người giáo dân không thể trở về đó để mà xây dựng nhà thờ được ?
ÔNG BÙI TÍN :Tôi nghĩ là không có sự xung đột lương giáo đâu, chỉ có xung đột là thế này: Xung đột giữa chính quyền còn mang màu sắc Cộng sản với lại các tôn giáo. Bởi vì Đảng Cộng sản vẫn theo một chính sách bí mật là kỳ thị tôn giáo, vẫn coi tôn giáo là một ý thức hệ là thuốc độc, là thuốc phiện, và vẫn coi tất cả các tôn giáo là nhảm nhí cho nên không phải chỉ là Công giáo đâu, bởi vì chắc anh cũng biết trong khi đàn áp ở Tam Tòa như thế thì ở trong Lâm đồng, việc đàn áp ở chùa Bát Nhã đó, là một chuyện rất là nghiêm trọng, cũng là công an huy động xã hội đen, cũng là hành hung đối với giới tu ở đấy, là công an cùng với xã hội đen phối hợp với nhau hành hung và đánh chảy máu, vỡ đầu, cũng bị thương rồi cũng những người bị bắt và bị bắt vì những cớ rất là không đâu.”
RFA: Thưa, như vậy có nghĩa là những vụ xung đột này là do chủ trương của trung ương chứ đâu phải của Lâm Đồng hay là của Quảng Bình, phải không ông?
ÔNG BÙI TÍN:“Vâng, chính nó bắt nguồn từ bản chất của chế độ, nó bắt nguồn từ bộ chính trị hiện nay là bộ chính trị Cộng sản vẫn còn có một cái kỳ thị cơ bản về tôn giáo, do đó việc mà bình thường hóa giữa chính quyền Cộng sản ở Hà Nội với tòa thánh Vatican còn khó khăn lắm bởi vì liên quan đến vần đề ruộng đất, mà ruộng đất không lui sở hữu cho nhân dân về quyền sử dụng đất cũng như các tôn giáo có quyền sử dụng đất, vẫn còn tịch thu mãi tất cả những tài sản, nhà cửa, ruộng đất của họ thì những vấn đề đó là không thể được giải quyết"
RFA: Dạ vâng, xin cám ơn ông Bùi Tín về cuộc phỏng vấn vừa rồi, và như thường lệ, chúng tôi xin xác nhận cùng quý thính giả rằng, ý kiến của người được phỏng vấn vừa rồi không nhất thiết phản ảnh quan điểm và lập trường của Đài Á Châu Tự Do. Việt Long xin kính chào quý thính giả.
Nhắn em, nhắn anh,
lykhách
18:20 01/08/2009
nhắn em,
Có lẽ em nên chặt bớt đi hàng cau
Thời nay cưới hỏi chẳng còn mấy kẻ nhai trầu
Ngay cả bên này người ta cũng nhập khẩu
Cau, trầu hàng nhựa giả để…xanh lâu!
Nhưng nhớ chừa lại cây sát cạnh hàng rào
Mà phía bên kia là mé ao
Cây ấy đấy, chính mẹ bảo ba trồng đấy
Bảo rằng khi cây này ra trái, chắc vừa kịp hái để…bắt rể tìm dâu!
Anh đứng gần đấy nghe, cười hì hì...
Mẹ mắng anh: “thằng khỉ, mi đứng đấy cười chi?”
Ai có ngờ đâu giờ lọt qua Tây, qua Mỹ
Nghĩ lại chuyện xưa ngẫm nghĩ lại…khì khì!
Giàn bí em nên trồng chung với giàn bầu
Lấy tre bắt sang ngang qua giàn đậu
Cho chúng mọc nhảy thả giàn…châu chấu
Để chị em nhìn đấy mà biết đùm bọc nhau!
Anh nghe nói nghĩa trang phải giải tỏa?
Khi nào hở em? chỗ ba mẹ có di dời?
Ở nước mình chết đi rồi còn chưa yên nữa
Bởi chính quyền toàn những đứa hỡi ơi!
Rồi khi nao em mới định lấy chồng?
Cau ba mẹ trồng đã mấy lứa trổ bông
Nếu không đi tu, thì đò nên cặp sông em ạ
Đừng cứ bồng bềnh chèo vất vả long đong!
Ừ, thì khi nao em có chồng anh sẽ ráng về
Dẫn vợ con đi cho biết thôn xóm làng quê
Thăm mồ mả cả hai bên nội ngoại
Thăm cô, dì, cậu, mợ chào cả hàng họ đùm đề!
Em nhớ đừng tiếc gì hàng cau
Chặt luôn quấn quít mấy giây trầu
Kẻ đi xa thì quê hương dần dần mất dấu
Người ở nhà thì lại mãi tơ tưởng trời Âu!
Ấy thế, dân mình thế em ạ
Hết Pháp, rồi Nga, rồi Mỹ, rồi Tầu
Cứ lòng vòng chính quyền ngu dốt quá
Mãi theo đuôi người, người rút ván chặt cầu!
Anh cũng tiếc mấy hàng cau em ạ
Biết bao là khó nhọc của mẹ cha
Giờ chặt đi chắc trầu leo cũng đổ cả
Nghĩ mà thương cho đất nước ông bà!
Hết đen rồi đỏ, đỏ đen đen đỏ
Đen thì tối tăm, mà đỏ quá bạo tàn
Nay vừa đen đỏ, nghĩa là vừa ngu vừa ác
Thêm chút hèn vừa lại máu gian tham!
Thôi chặt đi, bên này người ta cũng không cần nữa
Mà trầu cau nhựa anh ghét lắm chẳng ưa
Mai mốt chẳng thà mua táo, mua nho cho con đi hỏi vợ
Hơn là cau trầu xanh bằng nhựa giả dối đẩy đưa!
Thôi thế nhé vài hàng thăm hỏi em
Nhắc trầu cau cho có chuyện nói thêm
Ở bên này dù anh đi cày mù trời mịt đất
Nhưng anh vẫn giữ nguyên tình nước, tình nhà trong đó có em!
nhắn anh,
Ờ, thì bây giờ anh đã già
Gia đình đã mất cả mẹ lẫn cha
Thiệt côi cút những ngày giỗ cả
Khó mà đoàn tụ khi đứa thì ở Mỹ, đứa Canada!
Thôi nghỉ đi anh, cày bấy nhiêu đã đủ
Gần sáu mươi rồi nên…hưởng thú điền viên
Anh có muốn đi thì em bảo lãnh
Qua đây chơi dăm tháng cho bình yên?
Nghĩ cũng tội anh, thời thanh xuân đi lính
Chả ra sao rồi lại dính tội tù!
Biết vậy hồi đó làm binh nhì cho dễ tính
Mang lá mang lon thêm khổ chẳng được chi!
Tù về, rồi lại đi lấy vợ
Sinh con liền liền như chúng phục sẵn nằm chờ!
Nuôi chúng lớn thiệt là phải nín thở
Giữa thế thời nước thay chủ xác xơ!
Nghe cháu bảo anh siêng đi nhà thờ
Sinh hoạt ca đoàn…già, hát lễ sớm tinh mơ
Già thì ít ngủ, mà cũng nên ngủ ít
Còn bao lăm đâu mà ngủ phí thời giờ!
Em đùa đấy, cố mà ăn ngon ngủ yên
Ở cái xứ sở luôn lắm chuyện đảo điên
Có giận cá thì cũng đừng chém thớt
Nói lung tung, lại đi tù nữa thì phiền!
Mà ở nhà nhiều cũng như ở nhà tù
Anh nên thỉnh thoảng lên xe lửa chu du
Thăm non nước đẹp nhưng khốn khổ
Đất nước thế này, mà làm tan nát, rõ ngu!
Cũng nhắn anh đừng có xài đồ Tàu
Từ thức ăn, đồ mặc hay bất cứ thứ nào
Chúng pha bậy bạ đủ thứ đồ ma giáo
Bán qua bên này tụi Mỹ nó bảo “NO! thank you.”
Thế nên chúng bán qua mấy nước nghèo
Mà Việt Nam là chỗ chúng đổ nhiều
Chính phủ thì tham nhũng, con buôn thì lợi ham trước mắt
Tội dân mình nghèo phải nhắm mắt xài liều!
Em chẳng biết khi nào về nữa
Thăm mộ ông bà, ba mẹ thắp nén nhang
Thôi trăm sự nhờ anh củi lửa
Chăm sóc thay giùm mấy đứa em bỏ xóm xa làng!
Em còn nhiều điều muốn nói lắm
Nhưng sợ cái “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” nước nhà!
Em viết bậy sợ anh gặp thêm rối rắm
Với lũ công an hay trù dập người ta!
Có những điều khó nói ra nhưng chúng ta “đồng cảm”
“Bức xúc” càng nhiều càng “phản cảm” bấy nhiêu
Còn nhiều tâm sự, nhưng phải xếp thành “dự án”
Kẻo “sai phép nhà nước” ta đem “xử lý” thì tiêu!
Thôi bây giờ thì anh đã già
Anh em mình mất cả mẹ lẫn cha
Cũng còn may mắn hơn bao người đang mất cả:
Lương tri, tình nghĩa, dòng máu tổ tiên, truyền thống ông bà!
Thôi, nhắn đôi dòng gởi thăm anh bậy bạ
Nói chi nhiều kẻo sinh tội thêm ra!
Chuyện quê mình như truyện phim ngàn tập
Hết tuồng này sang tuồng khác, ôi chuyện nước nhà!
Tìm hiểu Luật Đất Đai tại Việt Nam
Đỗ Thuý Hường
18:26 01/08/2009
Trước các sự kiện như Đan viện Thiên An – Huế, Thái Hà, Tòa Khâm sứ và nay lại đến Tam Tòa cũng như nhiều nơi khác… như Thủ Thiêm, Dòng Thánh Phaolo Hà Nội hiện tại…) nhà cầm quyền Cộng sản đã cướp trắng đất đai cảu nhân dân bằng những bộ luật”rừng rú, phản khoa học, phản động”.
Để tìm hiểu thêm những suy nghĩ của mọi giới về vấn đề này, chúng tôi đăng bài viết “Tôi tìm hiểu luật đất đai” của sinh viên Đỗ Thúy Hường, 22 tuổi, Sinh viên Đại học Quốc Gia.
Đây là một trong số ít ỏi những tiếng nói của những con người can đảm, dám nói ra sự thật trước bạo lực của đảng cộng sản VN.
Tôi tìm hiểu Luật Đất Đai
(Bài của Sinh viên Đỗ Thuý Hường)
Tôi xin chia sẻ những gì tự tìm hiểu về cái bộ luật mất lòng dân này. Ngoài việc đọc lại Luật (té ra có tới 4-5 cái, và nhiều nghị định, pháp lệnh đi kèm), tôi còn hỏi han những người cao tuổi, nhất là các nạn nhân. Riêng tôi, có thuận lợi hơn các bạn trong nhóm – vì tôi học luật, lại có ông nội từng ở ban soạn thảo luật 1993.
Chúng ta quan tâm chuyện đồng bào khiếu kiện triền miên do đất đai bị “thu hồi” nhưng được bồi thường quá rẻ mạt. Nhiều bạn nghĩ do tổ chức đảng ở địa phương lộng hành. Nghĩ vậy không sai, nhưng chưa đủ. Cái gốc là do LĐĐ đã truất quyền sở hữu đất của dân, từ đó cán bộ mới có thể hà hiếp dân. LĐĐ ở Việt Nam đã gây đau khổ, oan khiên cho hàng chục triệu người, nhất là nông dân, kể từ khi nó ra đời (1987). Chính nó giúp tham nhũng tăng lên gấp 4 lần và mỗi năm rót 10% GDP vào túi bọn tham nhũng, hoặc lãng phí. Hoàn toàn có cơ sở để đạo luật này bị gọi là “sản phẩm của tư duy phản động”.
LĐĐ: sản phẩm của tư duy phản động:
- http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=print&sid=2130
- http://www.thtndc.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=934
- http://www.doi-thoai.com/baimoi0907_374.html
- vân vân…
Suốt 20 năm vận hành, nó bị cuộc sống chống lại quyết liệt đến mức đảng CSVN phải sửa đổi, bổ sung, thay thế… tới 4 lần; và nay (2008) lại sắp phải thay luật lần thứ 5. Vậy mà Luật 2008 vẫn chỉ là tạm thời, còn theo thông báo chính thức thì tới năm 2011 mới hy vọng có luật “hoàn chỉnh”. Nhưng ngay hôm nay tôi có thể nói: Không bao giờ có LĐĐ hoàn chỉnh, nếu không sửa tận gốc. Vậy cái “gốc” đó là gì?
Cái gốc “phản động” của LĐĐ
Không nước nào dám coi tài nguyên đất đai là không quan trọng bậc nhất. Ở Việt Nam lại càng như vậy khi bình quân diện tích đất trên đầu người (vốn đã thấp) cứ ngày càng thu hẹp do dân số tăng nhanh. Đảng CSVN ý thức đầy đủ rằng độc quyền kiểm soát đất đai ở một nước mà nông dân chiếm trên 70% dân số sẽ tạo ra quyền lực tối thượng về kinh tế, qua đó là quyền lực độc tôn về xã hội và chính trị. Do vậy, hiến pháp 1980 được một quốc hội gồm 90% đảng viên thông qua có ghi một ý mà ngay khi đó người dân chưa thể nhận ra sự nguy hiểm cho mình, thậm chí còn hả hê vì thấy “toàn dân” (chung chung) được đảng đề cao: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ… mà pháp luật qui định là của Nhà nước đều thuộc sở hưũ tòan dân”. Ông nội tôi bảo: Luật gia lõi đời như bà Ngô Bá Thành khi giơ tay thông qua luật còn tưởng rằng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” nghĩa là… đảng sẽ cho mỗi người dân sở hữu một mảnh đất (!).
Dựa vào hiến pháp, LĐĐ 1987 (và các năm sau) khằng định: Đất đai là “tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở khác nhau và trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất như ngày nay”. Khi đó, mọi người chưa thể nhận ra đây là lời mào đầu để ngay sau này đảng CSVN có lý do biến sở hữu đất đai của người dân (dù đó là tự mua một cách chính đáng, tự khai hoang, hoặc do tổ tiên để lại…) trong nháy mắt thành sở hữu của đảng. Kinh chưa? Chỉ bằng mấy tờ giấy mà đảng làm điên đảo cả xã hội!
Đảng ta giải thích sự tước bỏ quyền sở hữu đất đai của dân bằng lý sự như sau: “Đất đai là kết quả của một quá trình chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc chứ không của riêng ai. Tách khỏi những điều kiện của nhà nước, của cộng đồng, thì không một cá nhân nào có thể khai phá và giữ gìn bất cứ mảnh đất nào để rồi sau đó nói nó hoàn toàn là của mình. Có chăng, ở đây họ chỉ có công khai phá và sử dụng nó”.
Ai có công chống ngoại xâm? Đương nhiên, chúng ta phải học Lịch Sử Đảng để hiểu rằng đảng ta có công chống Pháp và Mỹ. Nhưng đảng cấm chúng ta nghĩ rằng sự nghiệp chống ngoại xâm là của toàn dân và có từ thời Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng đạo, Quang Trung… và sau khi đuổi được giặc thì người dân thời xưa vẫn có quyền sở hữu đất. Quyền này vẫn được thừa nhận trong 80 năm thực dân Pháp chiếm nước ta. Ấy vậy mà sau khi đuổi được thực dân Pháp thì đảng ta lại lý sự rằng không cá nhân nào có quyền sở hữu đất đai. Đang là chủ sở hữu, người dân trong nháy mắt chỉ còn có “quyền sử dụng”; trong khi đó, đảng vô sản vốn chẳng có tý đất nào ban phát cho dân bỗng nhiên trở thành người có quyền ra lệnh “thu hồi” (!). Dùng từ “thu hồi” trong LĐĐ chẳng lẽ không nói lên điều gì về não trạng của đảng ta?
Thực hiện luật = làm xáo trộn và gây đau khổ
Luật 1987 mới thi hành được 5 năm rưỡi đã bị cuộc sống chống lại quyết liệt. Sự xáo trộn xã hội và bức xúc trong dân tới mức đe doạ, khiến đảng ta phải thay thế nó bằng Luật 1993. Luật này vẫn không thể “đi vào cuộc sống”, nên đến 1998 phải bổ sung nhiều điều. Vẫn không ổn, tới 2003 lại phải có luật mới. Nhưng chính cái Luật 2003 này đã tạo ra nhiều triệu dân oan, hàng chục ngàn cuộc khiếu kiện đông người và dài ngày, kể cả biến thành biểu tình… đến mức công an phải lộ diện đàn áp. Luật 2003 có công đầu đưa tham nhũng lên thành quốc nạn. Chính nó có vai trò hàng đầu khiến cho đảng phải ban hành và thực thi các quy định pháp luật về “cưỡng chế”, về tội “chống người thi hành công vụ”, “cấm tụ tập khiếu kiện quá 5 người”… Nay, lại sắp có luật 2008.
Biện bạch cách gì thì sự thay đổi luật soành soạch như vậy cũng cho thấy “lòng dân” không chấp nhận “ý đảng”. Điều này, đảng ta biết rõ hơn chúng ta.
Ví dụ, sự thi hành luật 1987.
Đối tượng thi hành luật chỉ có 2: dân (ông chủ, theo học thuyết “làm chủ tập thể” của cụ Lê Duẩn) và nhà nước (đầy tớ, có nhiệm vụ… quản lý ông chủ). Luật 1987 khá đơn giản, vì nội dung chủ yếu của nó chỉ là quy định quan hệ đất đai giữa chủ và đầy tớ. Ông chủ tuy mất hẳn quyền sở hữu đất đai, nhưng vẫn được đầy tớ cho phép sử dụng nó, khi cần thì “thu hồi”. Không có đối tượng thứ ba nào khác.
Chính khi LĐĐ 1987 có hiệu lực, mọi người nhận ra một điều: Ý đồ tiêu diệt tôn giáo, tiêu diệt sở hữu và tiêu diệt thị trường là ngu xuẩn, là việc chống Trời.
Tuy về pháp lý, không ai có quyền mua bán đất, nhưng thị trường đất đai vẫn tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, thông qua luồn lách, hối lộ. Dân vẫn có quyền sở hữu nhà, do vậy khi đã có nhà hợp pháp thì đương nhiên chủ nhà được “quyền sử dụng vĩnh viễn” (tức sở hữu) miếng đất nằm dưới cái nhà đó. Do vậy, chuyện ngược đời những năm đó là mảnh đất (cố định, tĩnh tại) lại phụ thuộc vào cái nhà (dễ biến động, có thể mua bán, đổi chác). Thế là, muốn bán (hay mua) đất chỉ cần làm cái nhà tạm bợ trên mảnh đất đó, rồi bán (hay mua) cái nhà đó là… xong. Cũng bằng cách đó, đất công bị chiếm dụng vô tội vạ. Người có quyền “cho phép làm nhà” tha hồ tham nhũng.
Luật 1993.
Thấy rõ, không thể xoá được thị trường nói chung và thị trường đất đai nói riêng, đảng ta cho phép luật này có những bổ khuyết quan trọng.
Luật cho người dân được sử dụng đất lâu dài hơn (tới 20 và 50 năm) đồng thời có 5 quyền (sử dụng, chuyển quyền sử dụng, thừa kế, thế chấp và cho thuê đất: nghĩa là gần như có quyền sở hữu). Mặc dù về pháp lý, dân không có đất và nhà nước chưa thừa nhận thị trường đất đai, nhưng nhờ kẽ hở cố ý của luật, người ta vẫn mua bán đất; chỉ cần trong giao kèo ghi là… “giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Cũng lúc này, đảng cảm thấy nguy cơ “chệch hướng” ngày càng lớn, nên dẫu buộc phải công nhận cơ chế thị trường, nhưng gắn cho nó cái đuôi “theo định hướng XHCN”. Tới nay, trải 20 năm, nhiều người cho rằng cái đuôi này sắp rụng hẳn, kể cả trong thị trường đất đai.
Ông nội tôi nói lại: Những người tiến bộ trong nhóm soạn thảo luật 1993 phải rất khéo léo để không chạm tới nguyên lý “thép” (đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thông nhất quản lý) mà vẫn đưa được 5 quyền cho dân. Kỳ công nhất, là đưa được ý “bồi thường theo giá thị trường” vào văn bản. Ý này giúp dân có cơ sở đấu tranh và tố cáo kiểu bồi thường (cướp) đất hiện nay là bất hợp pháp.
Luật 1993 lạc hậu rất nhanh vì không chỉ có hai đối tượng liên quan tới đất đai (như quy định ở luật 1987) mà còn phát sinh các đối tượng khác: cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, nông trường, đất của quân đội… Và thiếu những qui định về quỹ đất tạo cơ sở hạ tầng, chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác và thiếu cả qui định chế độ sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức… Chính vì vậy, chỉ sau 1 năm, đã có tới hai pháp lệnh được bổ sung để cấp cứu.
Với luật 1993, thị trường đất được ngấm ngầm phục hồi, sự mua bán công bằng và tấp nập hơn, giá cả phản ánh đúng giá trị của đất.
Luật này chứa đựng mầm tham nhũng và rối loạn. Ví dụ quyền “giao đất” ngang với quyền sinh sát, rất dễ quy đổi ra tiền. Nhưng bất công và đau khổ xảy ra ngay lập tức mỗi khi bọn đầy tớ “thu hồi” đất mà mà chúng tạm giao cho ông chủ. Tuy trên văn bản có ghi rõ: đất bị thu hồi được bồi thường theo giá thị trường, nhưng “giá thị trường” ở đây lại “theo định hướng XHCN”, nghĩa là do “đầy tớ” quy định. Đây chính là nguyên nhân khiến người dân thấy rõ mình bị ăn cướp. Khiếu kiện triền miên cũng từ đó mà ra. Cho tới năm nay, 2008, đảng thừa nhận rằng giá đất do nhà nước quy định để “đền bù” chỉ bằng 60% giá thực tế trên thị trường. Vậy, “thu hồi” là cướp trắng trợn 40% tài sản.
Các luật về cưỡng chế, trừng trị “kẻ” chống người thi hành công vụ đã hỗ trợ đắc lực LĐĐ mỗi khi đảng “thu hồi” một diện tích lớn. Chưa đủ, về sau còn có nghị định “cấm tụ tập trên 5 người để khiếu kiện”. Từ đó, trên báo chí, chủ đề liên quan đất đai chiếm tỷ lệ vào loại cao nhất.
Luật 1998 quy định việc (đầy tớ) giao đất cho các loại chủ (cá nhân và tổ chức), có thu tiền và không thu tiền sử dụng (thuê đất). Việc mua bán đất chưa được thừa nhận chính thức, do vậy vẫn được nguỵ trang dưới dạng “chuyền nhượng quyền sử dụng” và phải có sự cho phép của cấp có thẩm quyền. Nhiều người giàu lên bất thường vì có quyền “cho phép”.
Luật 2003: dự kiến tám nội dung phải sửa
Trong cuộc họp báo này 7-3-2008 về sửa LĐĐ 2003, ông bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường nói có 8 nội dung phải sửa và “phải sửa ngay”: 1) vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 2) giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 3) tài chính về đất đai, giá đất; 4) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; 5) thời hạn sử dụng đất; 6) quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa, lên sàn giao dịch chứng khoán; 7) thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất; quản lý và phát triển thị trường bất động sản. Qua đó, ta thấy nhiều điều đã phát sinh mà luật 2003 không lường trước, đồng thời nhiều vấn đề do sự ngoan cố về quan điểm và lập trường.
Ví dụ nội dung 4 cho thấy dân vẫn mất quyền sở hữu đất, nhưng nội dung 3 (giá đất) và 8 (thị trường bất động sản) lại cho thấy sức mạnh vô địch của cơ chế thị trường đối với mọi phản động lực dám chống lại nó. Hy vọng sẽ tới lúc thắng bại phân minh.
Trong hội nghị có người khen ngợi tính hiệu dụng và tiện lợi rất cao của bằng khoán điền thổ (giấy công nhận sở hữu đất thực hiện từ năm 1927 và đề nghị đảng ta nên học theo cách đó (của thực dân, phong kiến). Chuyện cấp riêng rẽ “sổ hồng” (công nhận sở hữu nhà, do Bộ Xây Dựng cấp giấy) và “sổ đỏ” (chỉ công nhận “quyền sử dụng đất”, do bộ TN-MT cấp) đang bị phản đối dữ, dư luận đang đòi hỏi gộp lại… (xem vấn đề 4 ở trên). Cái nguyên lý thép về “sở hữu toàn dân” đang núng thế.
Nhưng vấn đề nổi cộm nhất vẫn là giá đất “thế nào là theo giá thị trường” (không kèm định hướng XHCN). Đây là điều mà tất cả các tờ báo đều nêu rõ sau cuộc họp báo. Mời các bạn đọc bài trên các báo khác nhau phản ánh nội dung cuộc họp báo nói trên và ý kiến, quan điểm của các tờ báo.
Những gì còn rơi rớt lại của mô hình XHCN “cũ”:
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước (của đảng, do đảng, vì đảng) thống nhất quản lý. Hậu quả: a) đất công bị chiếm dụng vô tội vạ; b) tham nhũng tràn lan; c) khi trưng dụng đất tư nhân cho việc công ích lẽ ra cần coi người mất đất là những người có công, hy sinh, phải bồi thường cao hơn giá thị trường thì lại làm ngược lại.
2. Quốc doanh là chủ đạo (mặc dù quốc doanh chiếm dụng 70% vốn nhà nước nhưng chỉ dưa lại 30% lãi, nhưng nếu không thế thì… mất CNXH)
3. Cái đuôi “định hướng XHCN” gắn vào cơ chế thị trường khiến thị trường không phát huy hết tác dụng tích cực, mà còn ngược lại
4. Tất cả những gì ở trên chỉ để tạo cớ cho đảng ta cai trị dân vĩnh viễn.
(Nguồn: thtndc)
Để tìm hiểu thêm những suy nghĩ của mọi giới về vấn đề này, chúng tôi đăng bài viết “Tôi tìm hiểu luật đất đai” của sinh viên Đỗ Thúy Hường, 22 tuổi, Sinh viên Đại học Quốc Gia.
Đây là một trong số ít ỏi những tiếng nói của những con người can đảm, dám nói ra sự thật trước bạo lực của đảng cộng sản VN.
Tôi tìm hiểu Luật Đất Đai
(Bài của Sinh viên Đỗ Thuý Hường)
Tôi xin chia sẻ những gì tự tìm hiểu về cái bộ luật mất lòng dân này. Ngoài việc đọc lại Luật (té ra có tới 4-5 cái, và nhiều nghị định, pháp lệnh đi kèm), tôi còn hỏi han những người cao tuổi, nhất là các nạn nhân. Riêng tôi, có thuận lợi hơn các bạn trong nhóm – vì tôi học luật, lại có ông nội từng ở ban soạn thảo luật 1993.
Chúng ta quan tâm chuyện đồng bào khiếu kiện triền miên do đất đai bị “thu hồi” nhưng được bồi thường quá rẻ mạt. Nhiều bạn nghĩ do tổ chức đảng ở địa phương lộng hành. Nghĩ vậy không sai, nhưng chưa đủ. Cái gốc là do LĐĐ đã truất quyền sở hữu đất của dân, từ đó cán bộ mới có thể hà hiếp dân. LĐĐ ở Việt Nam đã gây đau khổ, oan khiên cho hàng chục triệu người, nhất là nông dân, kể từ khi nó ra đời (1987). Chính nó giúp tham nhũng tăng lên gấp 4 lần và mỗi năm rót 10% GDP vào túi bọn tham nhũng, hoặc lãng phí. Hoàn toàn có cơ sở để đạo luật này bị gọi là “sản phẩm của tư duy phản động”.
LĐĐ: sản phẩm của tư duy phản động:
- http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=print&sid=2130
- http://www.thtndc.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=934
- http://www.doi-thoai.com/baimoi0907_374.html
- vân vân…
Suốt 20 năm vận hành, nó bị cuộc sống chống lại quyết liệt đến mức đảng CSVN phải sửa đổi, bổ sung, thay thế… tới 4 lần; và nay (2008) lại sắp phải thay luật lần thứ 5. Vậy mà Luật 2008 vẫn chỉ là tạm thời, còn theo thông báo chính thức thì tới năm 2011 mới hy vọng có luật “hoàn chỉnh”. Nhưng ngay hôm nay tôi có thể nói: Không bao giờ có LĐĐ hoàn chỉnh, nếu không sửa tận gốc. Vậy cái “gốc” đó là gì?
Cái gốc “phản động” của LĐĐ
Không nước nào dám coi tài nguyên đất đai là không quan trọng bậc nhất. Ở Việt Nam lại càng như vậy khi bình quân diện tích đất trên đầu người (vốn đã thấp) cứ ngày càng thu hẹp do dân số tăng nhanh. Đảng CSVN ý thức đầy đủ rằng độc quyền kiểm soát đất đai ở một nước mà nông dân chiếm trên 70% dân số sẽ tạo ra quyền lực tối thượng về kinh tế, qua đó là quyền lực độc tôn về xã hội và chính trị. Do vậy, hiến pháp 1980 được một quốc hội gồm 90% đảng viên thông qua có ghi một ý mà ngay khi đó người dân chưa thể nhận ra sự nguy hiểm cho mình, thậm chí còn hả hê vì thấy “toàn dân” (chung chung) được đảng đề cao: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ… mà pháp luật qui định là của Nhà nước đều thuộc sở hưũ tòan dân”. Ông nội tôi bảo: Luật gia lõi đời như bà Ngô Bá Thành khi giơ tay thông qua luật còn tưởng rằng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” nghĩa là… đảng sẽ cho mỗi người dân sở hữu một mảnh đất (!).
Dựa vào hiến pháp, LĐĐ 1987 (và các năm sau) khằng định: Đất đai là “tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở khác nhau và trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất như ngày nay”. Khi đó, mọi người chưa thể nhận ra đây là lời mào đầu để ngay sau này đảng CSVN có lý do biến sở hữu đất đai của người dân (dù đó là tự mua một cách chính đáng, tự khai hoang, hoặc do tổ tiên để lại…) trong nháy mắt thành sở hữu của đảng. Kinh chưa? Chỉ bằng mấy tờ giấy mà đảng làm điên đảo cả xã hội!
Đảng ta giải thích sự tước bỏ quyền sở hữu đất đai của dân bằng lý sự như sau: “Đất đai là kết quả của một quá trình chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc chứ không của riêng ai. Tách khỏi những điều kiện của nhà nước, của cộng đồng, thì không một cá nhân nào có thể khai phá và giữ gìn bất cứ mảnh đất nào để rồi sau đó nói nó hoàn toàn là của mình. Có chăng, ở đây họ chỉ có công khai phá và sử dụng nó”.
Ai có công chống ngoại xâm? Đương nhiên, chúng ta phải học Lịch Sử Đảng để hiểu rằng đảng ta có công chống Pháp và Mỹ. Nhưng đảng cấm chúng ta nghĩ rằng sự nghiệp chống ngoại xâm là của toàn dân và có từ thời Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng đạo, Quang Trung… và sau khi đuổi được giặc thì người dân thời xưa vẫn có quyền sở hữu đất. Quyền này vẫn được thừa nhận trong 80 năm thực dân Pháp chiếm nước ta. Ấy vậy mà sau khi đuổi được thực dân Pháp thì đảng ta lại lý sự rằng không cá nhân nào có quyền sở hữu đất đai. Đang là chủ sở hữu, người dân trong nháy mắt chỉ còn có “quyền sử dụng”; trong khi đó, đảng vô sản vốn chẳng có tý đất nào ban phát cho dân bỗng nhiên trở thành người có quyền ra lệnh “thu hồi” (!). Dùng từ “thu hồi” trong LĐĐ chẳng lẽ không nói lên điều gì về não trạng của đảng ta?
Thực hiện luật = làm xáo trộn và gây đau khổ
Luật 1987 mới thi hành được 5 năm rưỡi đã bị cuộc sống chống lại quyết liệt. Sự xáo trộn xã hội và bức xúc trong dân tới mức đe doạ, khiến đảng ta phải thay thế nó bằng Luật 1993. Luật này vẫn không thể “đi vào cuộc sống”, nên đến 1998 phải bổ sung nhiều điều. Vẫn không ổn, tới 2003 lại phải có luật mới. Nhưng chính cái Luật 2003 này đã tạo ra nhiều triệu dân oan, hàng chục ngàn cuộc khiếu kiện đông người và dài ngày, kể cả biến thành biểu tình… đến mức công an phải lộ diện đàn áp. Luật 2003 có công đầu đưa tham nhũng lên thành quốc nạn. Chính nó có vai trò hàng đầu khiến cho đảng phải ban hành và thực thi các quy định pháp luật về “cưỡng chế”, về tội “chống người thi hành công vụ”, “cấm tụ tập khiếu kiện quá 5 người”… Nay, lại sắp có luật 2008.
Biện bạch cách gì thì sự thay đổi luật soành soạch như vậy cũng cho thấy “lòng dân” không chấp nhận “ý đảng”. Điều này, đảng ta biết rõ hơn chúng ta.
Ví dụ, sự thi hành luật 1987.
Đối tượng thi hành luật chỉ có 2: dân (ông chủ, theo học thuyết “làm chủ tập thể” của cụ Lê Duẩn) và nhà nước (đầy tớ, có nhiệm vụ… quản lý ông chủ). Luật 1987 khá đơn giản, vì nội dung chủ yếu của nó chỉ là quy định quan hệ đất đai giữa chủ và đầy tớ. Ông chủ tuy mất hẳn quyền sở hữu đất đai, nhưng vẫn được đầy tớ cho phép sử dụng nó, khi cần thì “thu hồi”. Không có đối tượng thứ ba nào khác.
Chính khi LĐĐ 1987 có hiệu lực, mọi người nhận ra một điều: Ý đồ tiêu diệt tôn giáo, tiêu diệt sở hữu và tiêu diệt thị trường là ngu xuẩn, là việc chống Trời.
Tuy về pháp lý, không ai có quyền mua bán đất, nhưng thị trường đất đai vẫn tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, thông qua luồn lách, hối lộ. Dân vẫn có quyền sở hữu nhà, do vậy khi đã có nhà hợp pháp thì đương nhiên chủ nhà được “quyền sử dụng vĩnh viễn” (tức sở hữu) miếng đất nằm dưới cái nhà đó. Do vậy, chuyện ngược đời những năm đó là mảnh đất (cố định, tĩnh tại) lại phụ thuộc vào cái nhà (dễ biến động, có thể mua bán, đổi chác). Thế là, muốn bán (hay mua) đất chỉ cần làm cái nhà tạm bợ trên mảnh đất đó, rồi bán (hay mua) cái nhà đó là… xong. Cũng bằng cách đó, đất công bị chiếm dụng vô tội vạ. Người có quyền “cho phép làm nhà” tha hồ tham nhũng.
Luật 1993.
Thấy rõ, không thể xoá được thị trường nói chung và thị trường đất đai nói riêng, đảng ta cho phép luật này có những bổ khuyết quan trọng.
Luật cho người dân được sử dụng đất lâu dài hơn (tới 20 và 50 năm) đồng thời có 5 quyền (sử dụng, chuyển quyền sử dụng, thừa kế, thế chấp và cho thuê đất: nghĩa là gần như có quyền sở hữu). Mặc dù về pháp lý, dân không có đất và nhà nước chưa thừa nhận thị trường đất đai, nhưng nhờ kẽ hở cố ý của luật, người ta vẫn mua bán đất; chỉ cần trong giao kèo ghi là… “giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Cũng lúc này, đảng cảm thấy nguy cơ “chệch hướng” ngày càng lớn, nên dẫu buộc phải công nhận cơ chế thị trường, nhưng gắn cho nó cái đuôi “theo định hướng XHCN”. Tới nay, trải 20 năm, nhiều người cho rằng cái đuôi này sắp rụng hẳn, kể cả trong thị trường đất đai.
Ông nội tôi nói lại: Những người tiến bộ trong nhóm soạn thảo luật 1993 phải rất khéo léo để không chạm tới nguyên lý “thép” (đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thông nhất quản lý) mà vẫn đưa được 5 quyền cho dân. Kỳ công nhất, là đưa được ý “bồi thường theo giá thị trường” vào văn bản. Ý này giúp dân có cơ sở đấu tranh và tố cáo kiểu bồi thường (cướp) đất hiện nay là bất hợp pháp.
Luật 1993 lạc hậu rất nhanh vì không chỉ có hai đối tượng liên quan tới đất đai (như quy định ở luật 1987) mà còn phát sinh các đối tượng khác: cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, nông trường, đất của quân đội… Và thiếu những qui định về quỹ đất tạo cơ sở hạ tầng, chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác và thiếu cả qui định chế độ sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức… Chính vì vậy, chỉ sau 1 năm, đã có tới hai pháp lệnh được bổ sung để cấp cứu.
Với luật 1993, thị trường đất được ngấm ngầm phục hồi, sự mua bán công bằng và tấp nập hơn, giá cả phản ánh đúng giá trị của đất.
Luật này chứa đựng mầm tham nhũng và rối loạn. Ví dụ quyền “giao đất” ngang với quyền sinh sát, rất dễ quy đổi ra tiền. Nhưng bất công và đau khổ xảy ra ngay lập tức mỗi khi bọn đầy tớ “thu hồi” đất mà mà chúng tạm giao cho ông chủ. Tuy trên văn bản có ghi rõ: đất bị thu hồi được bồi thường theo giá thị trường, nhưng “giá thị trường” ở đây lại “theo định hướng XHCN”, nghĩa là do “đầy tớ” quy định. Đây chính là nguyên nhân khiến người dân thấy rõ mình bị ăn cướp. Khiếu kiện triền miên cũng từ đó mà ra. Cho tới năm nay, 2008, đảng thừa nhận rằng giá đất do nhà nước quy định để “đền bù” chỉ bằng 60% giá thực tế trên thị trường. Vậy, “thu hồi” là cướp trắng trợn 40% tài sản.
Các luật về cưỡng chế, trừng trị “kẻ” chống người thi hành công vụ đã hỗ trợ đắc lực LĐĐ mỗi khi đảng “thu hồi” một diện tích lớn. Chưa đủ, về sau còn có nghị định “cấm tụ tập trên 5 người để khiếu kiện”. Từ đó, trên báo chí, chủ đề liên quan đất đai chiếm tỷ lệ vào loại cao nhất.
Luật 1998 quy định việc (đầy tớ) giao đất cho các loại chủ (cá nhân và tổ chức), có thu tiền và không thu tiền sử dụng (thuê đất). Việc mua bán đất chưa được thừa nhận chính thức, do vậy vẫn được nguỵ trang dưới dạng “chuyền nhượng quyền sử dụng” và phải có sự cho phép của cấp có thẩm quyền. Nhiều người giàu lên bất thường vì có quyền “cho phép”.
Luật 2003: dự kiến tám nội dung phải sửa
Trong cuộc họp báo này 7-3-2008 về sửa LĐĐ 2003, ông bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường nói có 8 nội dung phải sửa và “phải sửa ngay”: 1) vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 2) giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 3) tài chính về đất đai, giá đất; 4) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; 5) thời hạn sử dụng đất; 6) quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa, lên sàn giao dịch chứng khoán; 7) thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất; quản lý và phát triển thị trường bất động sản. Qua đó, ta thấy nhiều điều đã phát sinh mà luật 2003 không lường trước, đồng thời nhiều vấn đề do sự ngoan cố về quan điểm và lập trường.
Ví dụ nội dung 4 cho thấy dân vẫn mất quyền sở hữu đất, nhưng nội dung 3 (giá đất) và 8 (thị trường bất động sản) lại cho thấy sức mạnh vô địch của cơ chế thị trường đối với mọi phản động lực dám chống lại nó. Hy vọng sẽ tới lúc thắng bại phân minh.
Trong hội nghị có người khen ngợi tính hiệu dụng và tiện lợi rất cao của bằng khoán điền thổ (giấy công nhận sở hữu đất thực hiện từ năm 1927 và đề nghị đảng ta nên học theo cách đó (của thực dân, phong kiến). Chuyện cấp riêng rẽ “sổ hồng” (công nhận sở hữu nhà, do Bộ Xây Dựng cấp giấy) và “sổ đỏ” (chỉ công nhận “quyền sử dụng đất”, do bộ TN-MT cấp) đang bị phản đối dữ, dư luận đang đòi hỏi gộp lại… (xem vấn đề 4 ở trên). Cái nguyên lý thép về “sở hữu toàn dân” đang núng thế.
Nhưng vấn đề nổi cộm nhất vẫn là giá đất “thế nào là theo giá thị trường” (không kèm định hướng XHCN). Đây là điều mà tất cả các tờ báo đều nêu rõ sau cuộc họp báo. Mời các bạn đọc bài trên các báo khác nhau phản ánh nội dung cuộc họp báo nói trên và ý kiến, quan điểm của các tờ báo.
Những gì còn rơi rớt lại của mô hình XHCN “cũ”:
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước (của đảng, do đảng, vì đảng) thống nhất quản lý. Hậu quả: a) đất công bị chiếm dụng vô tội vạ; b) tham nhũng tràn lan; c) khi trưng dụng đất tư nhân cho việc công ích lẽ ra cần coi người mất đất là những người có công, hy sinh, phải bồi thường cao hơn giá thị trường thì lại làm ngược lại.
2. Quốc doanh là chủ đạo (mặc dù quốc doanh chiếm dụng 70% vốn nhà nước nhưng chỉ dưa lại 30% lãi, nhưng nếu không thế thì… mất CNXH)
3. Cái đuôi “định hướng XHCN” gắn vào cơ chế thị trường khiến thị trường không phát huy hết tác dụng tích cực, mà còn ngược lại
4. Tất cả những gì ở trên chỉ để tạo cớ cho đảng ta cai trị dân vĩnh viễn.
(Nguồn: thtndc)
Dân Biểu Trần Thái Văn gửi chủ tịch Nước CHXHVN đòi chấm dứt đàn áp giáo dân Tam Tòa
Dân biểu Trần Thái Văn
19:56 01/08/2009
Westminster (CA) Văn Phòng Dân Biểu Trần Thái Văn đã gửi kháng thư cho Ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Cộng Sản Việt Nam.
Lá thư phản kháng này đã được chuyển qua tòa đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn vào sáng ngày 30 tháng 7 năm 2007.
Song song, Luật sư Văn cũng gửi điện thư cùng một nội dung yêu cầu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Michalak can thiệp nhà cầm quyền Hà Nội phải phóng thích Mục sư nguyễn Công Chính ngay lập tức, và chấm dứt bạo hành, đàn áp giáo dân của Nhà Thờ Tam Tòa tại Đồng Hới và Giáo sứ Thái Hà tại Hà Nội.
Nội dung lá thư của Dân Biểu Văn như sau:
Ngày 30 tháng 7 năm 2009
Ông Nguyễn Minh Triết
Chủ Tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Việt Nam
Qua: Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn
1233 20th St., N.W., Suite 400
Washington, D.C. 20036
Thưa Ông:
Cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại và chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải phóng thích Mục Sư Nguyễn Công Chính của đạo Mennonite ở Pleiku. Mục Sư Chính hiện đang bị giam cầm vì đã hành sử quyền công dân căn bản để hành đạo.
Trước khi Mục Sư Chính bị bắt giam, nhà cầm quyền địa phương tỉnh Pleiku luôn luôn bao vây, sách nhiễu nhà Mục Sư Chính và đã nhiều lần ngược đãi ông và gia đình ông rất trầm trọng ngay trong nhà. Gia đình Mục Sư Chính còn khẳng định rằng cơ quan công an nhân dân địa phương từng đe dọa mạng sống ba người con nhỏ của ông.
Đồng thời, nhà chức trách địa phương tỉnh Đồng Hới đã ức hiếp, đàn áp giáo dân thuộc Giáo sứ Nhà Thờ Tam Tòa, để cho những thuộc hạ của sở công an đánh trọng thương Linh mục Ngô Thế Bính và bắt giam nhiều giáo dân chỉ vì vấn đề tín ngưỡng. Hình ảnh và tin tức những việc đàn áp này đã được phổ biến khắp nơi ngoài Việt Nam. Đây là một bằng chứng hùng hồn cho thế giới tự do nhận biết Việt Nam thật sự không có tự do tôn giáo và chính quyền Việt Nam đang bị công luận quốc tế lên án.
Trước thời gian xin gia nhập Tổ chức Thương Maị Quốc Tế (WTO), Việt Nam đã từng cam kết sẽ cải thiện vấn đề tự do tôn giáo nhằm nhận được những quan tâm đặc biệt từ các quốc gia trên thế giới hiện đang ủng hộ tự do tôn giáo và tín ngưỡng như Mục Sư Chính đang hành đạo tại Việt Nam. Nhưng sau khi được gia nhập WTO, việc đàn áp tôn giáo ngày một gia tăng tại Việt Nam.
Chúng tôi phản đối chính sách đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Cộng Sản Việt Nam phải tỏ ra là một nước có văn minh, biết tôn trọng tự do tín ngưỡng và tiếp tục cải thiện mối quan hệ với những quốc gia tân tiến trên thế giới. Chúng tôi đòi hỏi Việt Nam cần phải phóng thích ngay Mục Sư Chính và ngưng bạo hành, đàn áp giáo dân của Giáo sứ Nhà Thờ Tam Tòa và Giáo sứ Thái Hà.
Kính thư,
(Ký t ên)
Luật sư Trần Thái Văn
Phó Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp
Hạ Viện Tiểu Bang California
Dân biểu Trần Thái Văn |
Song song, Luật sư Văn cũng gửi điện thư cùng một nội dung yêu cầu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Michalak can thiệp nhà cầm quyền Hà Nội phải phóng thích Mục sư nguyễn Công Chính ngay lập tức, và chấm dứt bạo hành, đàn áp giáo dân của Nhà Thờ Tam Tòa tại Đồng Hới và Giáo sứ Thái Hà tại Hà Nội.
Nội dung lá thư của Dân Biểu Văn như sau:
Ngày 30 tháng 7 năm 2009
Ông Nguyễn Minh Triết
Chủ Tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Việt Nam
Qua: Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn
1233 20th St., N.W., Suite 400
Washington, D.C. 20036
Thưa Ông:
Cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại và chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải phóng thích Mục Sư Nguyễn Công Chính của đạo Mennonite ở Pleiku. Mục Sư Chính hiện đang bị giam cầm vì đã hành sử quyền công dân căn bản để hành đạo.
Trước khi Mục Sư Chính bị bắt giam, nhà cầm quyền địa phương tỉnh Pleiku luôn luôn bao vây, sách nhiễu nhà Mục Sư Chính và đã nhiều lần ngược đãi ông và gia đình ông rất trầm trọng ngay trong nhà. Gia đình Mục Sư Chính còn khẳng định rằng cơ quan công an nhân dân địa phương từng đe dọa mạng sống ba người con nhỏ của ông.
Đồng thời, nhà chức trách địa phương tỉnh Đồng Hới đã ức hiếp, đàn áp giáo dân thuộc Giáo sứ Nhà Thờ Tam Tòa, để cho những thuộc hạ của sở công an đánh trọng thương Linh mục Ngô Thế Bính và bắt giam nhiều giáo dân chỉ vì vấn đề tín ngưỡng. Hình ảnh và tin tức những việc đàn áp này đã được phổ biến khắp nơi ngoài Việt Nam. Đây là một bằng chứng hùng hồn cho thế giới tự do nhận biết Việt Nam thật sự không có tự do tôn giáo và chính quyền Việt Nam đang bị công luận quốc tế lên án.
Trước thời gian xin gia nhập Tổ chức Thương Maị Quốc Tế (WTO), Việt Nam đã từng cam kết sẽ cải thiện vấn đề tự do tôn giáo nhằm nhận được những quan tâm đặc biệt từ các quốc gia trên thế giới hiện đang ủng hộ tự do tôn giáo và tín ngưỡng như Mục Sư Chính đang hành đạo tại Việt Nam. Nhưng sau khi được gia nhập WTO, việc đàn áp tôn giáo ngày một gia tăng tại Việt Nam.
Chúng tôi phản đối chính sách đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Cộng Sản Việt Nam phải tỏ ra là một nước có văn minh, biết tôn trọng tự do tín ngưỡng và tiếp tục cải thiện mối quan hệ với những quốc gia tân tiến trên thế giới. Chúng tôi đòi hỏi Việt Nam cần phải phóng thích ngay Mục Sư Chính và ngưng bạo hành, đàn áp giáo dân của Giáo sứ Nhà Thờ Tam Tòa và Giáo sứ Thái Hà.
Kính thư,
(Ký t ên)
Luật sư Trần Thái Văn
Phó Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp
Hạ Viện Tiểu Bang California
Hãy chấm dứt cuộc chiến mới tại Việt Nam: Họ đang tấn công các linh mục Công Giáo!
Xã luận của Catholic Online
20:52 01/08/2009
Stop the New Vietnam War: They're Attacking Catholic Priests!
By Deacon Keith Fournier
7/31/2009
Một “Cuộc chiến Việt Nam” mới đang diễn ra. Những kẻ thù của sự sống, tự do và sự giải phóng thật sự đang tấn công các linh mục Công Giáo tại Việt Nam.
Hanoi ( Catholic Online) -Tin tức từ Việt Nam lọt ra cho thấy một thực tại là sự hiện hữu của ma quỷ mà ngày nay ít người nhận thấy, khi chúng ta tưởng lầm là chúng ta đã quá "sáng mắt ra". Một việc đòi hỏi phải có những biện pháp đối phó trên toàn cầu. Đó là có một "Cuộc Chiến Việt Nam" mới hiện đang được tiến hành. Những kẻ thù của sự sống, của tự do, và sự giải phóng thật sự đang tấn công các linh mục Công Giáo tại Việt Nam!
Những tàn tích còn sót lại của cái chủ nghĩa Mao phi nhân hết thời đang chuyển cơn thịnh nộ của chúng sang phía kẻ thù vĩ đại nhất của nó là chủ nghĩa nhân đạo đích thật Kitô giáo. Sự viên mãn của niềm tin Kitô, với một hệ thống thực thi sự phát triển mạch lạc về mặt xã hội mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa nhân đạo mới và chân thật có thể soi sáng một phong trào xã hội mới chính là Công Giáo. Đó là lý do tại sao những kẻ tin vào sự chết cũng như những kẻ mãi bám víu vào chủ thuyết Mác hết thời đã quyết tâm phải đánh phá giáo hội Công Giáo bằng cách đánh đập những vị chủ chăn, đồng thời làm tan tác cả bầy chiên. (Zech 13:7)
Những kẻ theo chủ nghĩa Mác xa xưa chưa hề chết. Chúng chỉ chỉ tái phối kết lại mà thôi. Với lời tuyên bố -như kẻ chủ xướng của nó đã từng làm - rằng con người mới có thể được hình thành thông qua sự lèo lái trật tự kinh tế và chính trị tập quyền trong tay nhà nước, họ không ngừng lừa đảo nhân loại dưới những hình thức mới, trong khi tiếp tục nhồi nhét những những lý luận gian giối cũ rích. Trong thời đại mà Đức Giáo Hoàng Benneđíctô đã gọi là "sự độc tài của chủ thuyết tương đối", chối bỏ tất cả những tuyên bố về sự thật, những kẻ theo chủ nghĩa Mác ấy lại một lần nữa tìm thấy sức lôi kéo của chúng.
Thế nhưng ở tại Việt Nam, chẳng có thay đổi gì nhiều trong thông điệp cũng như trong phương tiện. Chủ thuyết Mác và bản sao ma quỷ của nó, cái thứ chủ thuyết chống lại sự sống, chống lại tự do và chống lại nhân bản trong cuộc cách mạng văn hóa do tên bạo chúa-chủ tịch Mao Trạch Đông tạo ra, vẫn tiếp tục công việc của mình qua những hình thức bạo động do nhà nước bảo trợ. Kẻ thù vĩ đại nhất của họ vẫn chỉ là người vô địch về tự do thật sự, đó là giáo hội Công Giáo và thông điệp mà Giáo Hội đã tuyên xưng về sự giải thoát nhân loại thật sự trong Chúa Giêsu Kitô.
Hiện có một "cuộc chiến Việt Nam mới" đang xảy ra. Vậy mà cả thế giới chẳng ngó ngàng hay chỉ chú ý sơ sài. Những tên công an hung bạo của chủ thuyết Mao phi nhân đang bách hại các linh mục Công Giáo. Như quý vị đã thấy, bất cứ tôn giáo nào dám tuyên xưng rằng con đường duy nhất dẫn đến một nhân loại mới là qua sự sống, cái chết, sự phục sinh và lên trời vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô, Một Con Người Mới, Đấng đã mạc khải nơi chính nhân tính Thánh Thiêng của mình một nhân loại mới và qua cái chết cứu độ của Ngài ban cho mọi người nam nữ ơn có thể lãnh nhận và sống tính nhân bản mới ấy bằng cách vượt thắng sự ngăn cách gây ra bởi tội lỗi, đều trở thành mối đe dọa lớn lao nhất cho cho những gian dối của chủ thuyết giả tạo, vô thần Mác xít, và bản sao ma quỷ của nó là chủ thuyết Mao.
Mới đây, chế độ bạo quyền đang cai trị Việt Nam vừa tuyên bố rằng 7 người Công Giáo bị bắt một cách oan ức sau khi chống lại hành động bắt bớ bất hợp pháp của công an với người Công Giáo tại Tam Tòa sẽ bị truy tố trước một phiên tòa Kangaroo sắp diễn ra. Hiện họ đang bị giam giữ không được tại ngọai hầu tra bởi sự vi phạm hiển nhiên chẳng những chiếu theo luật tự nhiên mà còn cả theo những quy định của luật quốc tế. Tờ Asia News tường thuật ngay bên dưới rằng một trong số các linh mục đã bị tấn công một cách thô bạo trong lúc tìm cách giúp đỡ những giáo dân đang cầu nguyện cho những người bị bắt oan ức, may mắn thay, vẫn sống sót sau trận tấn công tàn bạo đó.
Sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế ở đâu ? Sự phẫn nộ của nước Mỹ ở đâu ? Chúng tôi xin tất cả độc giả trên khắp thế giới hãy đảo ngược làn sóng này. Xin cầu nguyện cho những tín hữu của chúng ta đang bị bách hại ở Việt Nam. Rồi sau đó, theo sát với giáo huấn minh bạch của giáo hội mà đoàn kết một lòng với họ, đòi trả lại toàn vẹn nhân quyền cho họ theo đúng với luật Tự Nhiên và luật quốc tế.
Các linh mục của chúng ta đang bị tấn công! Thành thật mà nói, điều này đã trở thành một thực tại thường xuyên. Đúng thế, trong ngôn từ của sử gia giáo hội vĩ đại Tertullian vào thời tiên khởi, "Máu tử đạo là hạt giống của giáo hội!". Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải làm hết sức mình để ngăn chận sự tấn công ma quỷ nhắm vào họ, vào sự thật duy nhất có năng lực giải thoát mọi người nam nữ, là thông điệp Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.
Trong những năm vừa qua chúng ta đã chứng kiến cảnh thù nghịch người theo Kitô Giáo gia tăng đến mức nguy hiểm trên toàn cầu. Trang Catholic Online quan tâm sâu xa về sự bất khoan dung đối với giáo dân Kitô Giáo, đặc biệt sự bách hại trên những người Công Giáo đã và sẽ không chịu nhượng bộ trọng tâm niềm tin Kitô của mình trước mọi cuộc tấn công bất kể là của chủ thuyết Mác xít hay của Mao, hay chủ nghĩa nhân bản thế tục và nền văn hóa sự chết tìm thấy càng lúc càng nhiều trong chiều hướng suy thoái của Tây Phương.
"Nỗi sợ hãi người Kitô hữu" là ngôn từ Tòa Thánh đã dùng để giải thích về những ý tưởng đối nghịch ngày càng lớn dần đối với các tín hữu Kitô trong thời đại chúng ta. Điều này hiện đang lan rộng trong cộng đồng Âu Châu, Mỹ Châu và trên khắp thế giới. Giờ lại đến lượt chúng phô diễn chiều hướng bạo lực đó ở Việt Nam. Là một nguồn thông tin quốc tế chúng tôi có trách nhiệm tường thuật hệ quả của chúng một cách thường xuyên.
Sự biểu hiện rõ nét và nguy hiểm nhất của chúng được tìm thấy ngay trong việc trực tiếp tấn kích người Công Giáo và các linh mục của họ ở Việt Nam. Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được để chấm dứt hành động này. Chúng ta phải chận đứng cuộc chiến mới tại Việt Nam!
Trong vòng mấy năm qua chúng ta đã chứng kiến tội ác gây ra cho các tín hữu Kitô tại Iraq, sự đối nghịch dành cho người Kitô hữu đang lan rộng khắp nơi trong vùng Trung Đông, những cuộc tấn công chống lại các tín hữu Kitô ở Á Châu, cụ thể là cuộc bạo động chết người ở Ấn Độ. Chúng ta đã thấy cái "nỗi sợ hãi các tín hữu Kitô" ma quỷ này đang lan dần sang vô số những nơi tuy ít lộ liễu hơn nhưng vẫn mang tính quỷ quyệt. Tư tưởng đối nghịch với các tín hữu Kitô đã tiếp sức cho những chủ thuyết đối nghịch với sự sống, với gia đình, với chủ thuyểt tự do đang trên đà suy thoái tại Tây Phương.
Buồn thay, chúng ta đã không vùng lên như chúng ta có thể làm hay nên làm khi những anh chị em đồng đạo của chúng ta bị tấn công tại Iraq. Mà chúng ta cũng chẳng hành động gì khi họ giết hại anh chị em chúng ta ở Ấn Độ! Chúng ta đã làm quá ít để phô bày những hiểm nguy mà các tín hữu Kitô đã phải chịu ngay trên vùng đất Chúa Giêsu đã đi qua. Nói tóm lại, chúng ta đã thất bại trong công tác canh phòng của mình.
Chúng ta bây giờ đang có một cơ hội nữa. Mỉa mai thay, nó lại xảy ra trên một đất nước, là đất nước Việt Nam, nơi mà nhiều người trong chúng ta, cách riêng những người Mỹ vẫn nhớ đến với cảm giác hối tiếc, không cần biết là "phe" nào trong cuộc chiến thất bại tại Việt Nam mà chúng ta ủng hộ. Đó là chuyện xưa và bây giờ là chuyện của hiện tại. Hiện đang có một cuộc chiến Việt Nam mới đang được tiến hành. Họ đang tấn công các linh mục Công Giáo và đang tìm cách để ngăn chận tiếng nói của cuộc giải phóng thật sự, của giáo hội Công Giáo. Chúng ta không được quyền thất bại lần này.
Hãy đứng lên và tranh đấu cho người anh em chúng ta ở Việt Nam. Hãy chận đứng Cuộc Chiến Mới ở Việt Nam !
Phó tế Deacon Keith Foumier
(www.catholic.org)
Nguồn: http://www.catholic.org/international/international_story.php?id=34174
By Deacon Keith Fournier
7/31/2009
Một “Cuộc chiến Việt Nam” mới đang diễn ra. Những kẻ thù của sự sống, tự do và sự giải phóng thật sự đang tấn công các linh mục Công Giáo tại Việt Nam.
Hanoi ( Catholic Online) -Tin tức từ Việt Nam lọt ra cho thấy một thực tại là sự hiện hữu của ma quỷ mà ngày nay ít người nhận thấy, khi chúng ta tưởng lầm là chúng ta đã quá "sáng mắt ra". Một việc đòi hỏi phải có những biện pháp đối phó trên toàn cầu. Đó là có một "Cuộc Chiến Việt Nam" mới hiện đang được tiến hành. Những kẻ thù của sự sống, của tự do, và sự giải phóng thật sự đang tấn công các linh mục Công Giáo tại Việt Nam!
Những tàn tích còn sót lại của cái chủ nghĩa Mao phi nhân hết thời đang chuyển cơn thịnh nộ của chúng sang phía kẻ thù vĩ đại nhất của nó là chủ nghĩa nhân đạo đích thật Kitô giáo. Sự viên mãn của niềm tin Kitô, với một hệ thống thực thi sự phát triển mạch lạc về mặt xã hội mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa nhân đạo mới và chân thật có thể soi sáng một phong trào xã hội mới chính là Công Giáo. Đó là lý do tại sao những kẻ tin vào sự chết cũng như những kẻ mãi bám víu vào chủ thuyết Mác hết thời đã quyết tâm phải đánh phá giáo hội Công Giáo bằng cách đánh đập những vị chủ chăn, đồng thời làm tan tác cả bầy chiên. (Zech 13:7)
Những kẻ theo chủ nghĩa Mác xa xưa chưa hề chết. Chúng chỉ chỉ tái phối kết lại mà thôi. Với lời tuyên bố -như kẻ chủ xướng của nó đã từng làm - rằng con người mới có thể được hình thành thông qua sự lèo lái trật tự kinh tế và chính trị tập quyền trong tay nhà nước, họ không ngừng lừa đảo nhân loại dưới những hình thức mới, trong khi tiếp tục nhồi nhét những những lý luận gian giối cũ rích. Trong thời đại mà Đức Giáo Hoàng Benneđíctô đã gọi là "sự độc tài của chủ thuyết tương đối", chối bỏ tất cả những tuyên bố về sự thật, những kẻ theo chủ nghĩa Mác ấy lại một lần nữa tìm thấy sức lôi kéo của chúng.
Thế nhưng ở tại Việt Nam, chẳng có thay đổi gì nhiều trong thông điệp cũng như trong phương tiện. Chủ thuyết Mác và bản sao ma quỷ của nó, cái thứ chủ thuyết chống lại sự sống, chống lại tự do và chống lại nhân bản trong cuộc cách mạng văn hóa do tên bạo chúa-chủ tịch Mao Trạch Đông tạo ra, vẫn tiếp tục công việc của mình qua những hình thức bạo động do nhà nước bảo trợ. Kẻ thù vĩ đại nhất của họ vẫn chỉ là người vô địch về tự do thật sự, đó là giáo hội Công Giáo và thông điệp mà Giáo Hội đã tuyên xưng về sự giải thoát nhân loại thật sự trong Chúa Giêsu Kitô.
Hiện có một "cuộc chiến Việt Nam mới" đang xảy ra. Vậy mà cả thế giới chẳng ngó ngàng hay chỉ chú ý sơ sài. Những tên công an hung bạo của chủ thuyết Mao phi nhân đang bách hại các linh mục Công Giáo. Như quý vị đã thấy, bất cứ tôn giáo nào dám tuyên xưng rằng con đường duy nhất dẫn đến một nhân loại mới là qua sự sống, cái chết, sự phục sinh và lên trời vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô, Một Con Người Mới, Đấng đã mạc khải nơi chính nhân tính Thánh Thiêng của mình một nhân loại mới và qua cái chết cứu độ của Ngài ban cho mọi người nam nữ ơn có thể lãnh nhận và sống tính nhân bản mới ấy bằng cách vượt thắng sự ngăn cách gây ra bởi tội lỗi, đều trở thành mối đe dọa lớn lao nhất cho cho những gian dối của chủ thuyết giả tạo, vô thần Mác xít, và bản sao ma quỷ của nó là chủ thuyết Mao.
Mới đây, chế độ bạo quyền đang cai trị Việt Nam vừa tuyên bố rằng 7 người Công Giáo bị bắt một cách oan ức sau khi chống lại hành động bắt bớ bất hợp pháp của công an với người Công Giáo tại Tam Tòa sẽ bị truy tố trước một phiên tòa Kangaroo sắp diễn ra. Hiện họ đang bị giam giữ không được tại ngọai hầu tra bởi sự vi phạm hiển nhiên chẳng những chiếu theo luật tự nhiên mà còn cả theo những quy định của luật quốc tế. Tờ Asia News tường thuật ngay bên dưới rằng một trong số các linh mục đã bị tấn công một cách thô bạo trong lúc tìm cách giúp đỡ những giáo dân đang cầu nguyện cho những người bị bắt oan ức, may mắn thay, vẫn sống sót sau trận tấn công tàn bạo đó.
Sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế ở đâu ? Sự phẫn nộ của nước Mỹ ở đâu ? Chúng tôi xin tất cả độc giả trên khắp thế giới hãy đảo ngược làn sóng này. Xin cầu nguyện cho những tín hữu của chúng ta đang bị bách hại ở Việt Nam. Rồi sau đó, theo sát với giáo huấn minh bạch của giáo hội mà đoàn kết một lòng với họ, đòi trả lại toàn vẹn nhân quyền cho họ theo đúng với luật Tự Nhiên và luật quốc tế.
Các linh mục của chúng ta đang bị tấn công! Thành thật mà nói, điều này đã trở thành một thực tại thường xuyên. Đúng thế, trong ngôn từ của sử gia giáo hội vĩ đại Tertullian vào thời tiên khởi, "Máu tử đạo là hạt giống của giáo hội!". Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải làm hết sức mình để ngăn chận sự tấn công ma quỷ nhắm vào họ, vào sự thật duy nhất có năng lực giải thoát mọi người nam nữ, là thông điệp Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.
Trong những năm vừa qua chúng ta đã chứng kiến cảnh thù nghịch người theo Kitô Giáo gia tăng đến mức nguy hiểm trên toàn cầu. Trang Catholic Online quan tâm sâu xa về sự bất khoan dung đối với giáo dân Kitô Giáo, đặc biệt sự bách hại trên những người Công Giáo đã và sẽ không chịu nhượng bộ trọng tâm niềm tin Kitô của mình trước mọi cuộc tấn công bất kể là của chủ thuyết Mác xít hay của Mao, hay chủ nghĩa nhân bản thế tục và nền văn hóa sự chết tìm thấy càng lúc càng nhiều trong chiều hướng suy thoái của Tây Phương.
"Nỗi sợ hãi người Kitô hữu" là ngôn từ Tòa Thánh đã dùng để giải thích về những ý tưởng đối nghịch ngày càng lớn dần đối với các tín hữu Kitô trong thời đại chúng ta. Điều này hiện đang lan rộng trong cộng đồng Âu Châu, Mỹ Châu và trên khắp thế giới. Giờ lại đến lượt chúng phô diễn chiều hướng bạo lực đó ở Việt Nam. Là một nguồn thông tin quốc tế chúng tôi có trách nhiệm tường thuật hệ quả của chúng một cách thường xuyên.
Sự biểu hiện rõ nét và nguy hiểm nhất của chúng được tìm thấy ngay trong việc trực tiếp tấn kích người Công Giáo và các linh mục của họ ở Việt Nam. Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được để chấm dứt hành động này. Chúng ta phải chận đứng cuộc chiến mới tại Việt Nam!
Trong vòng mấy năm qua chúng ta đã chứng kiến tội ác gây ra cho các tín hữu Kitô tại Iraq, sự đối nghịch dành cho người Kitô hữu đang lan rộng khắp nơi trong vùng Trung Đông, những cuộc tấn công chống lại các tín hữu Kitô ở Á Châu, cụ thể là cuộc bạo động chết người ở Ấn Độ. Chúng ta đã thấy cái "nỗi sợ hãi các tín hữu Kitô" ma quỷ này đang lan dần sang vô số những nơi tuy ít lộ liễu hơn nhưng vẫn mang tính quỷ quyệt. Tư tưởng đối nghịch với các tín hữu Kitô đã tiếp sức cho những chủ thuyết đối nghịch với sự sống, với gia đình, với chủ thuyểt tự do đang trên đà suy thoái tại Tây Phương.
Buồn thay, chúng ta đã không vùng lên như chúng ta có thể làm hay nên làm khi những anh chị em đồng đạo của chúng ta bị tấn công tại Iraq. Mà chúng ta cũng chẳng hành động gì khi họ giết hại anh chị em chúng ta ở Ấn Độ! Chúng ta đã làm quá ít để phô bày những hiểm nguy mà các tín hữu Kitô đã phải chịu ngay trên vùng đất Chúa Giêsu đã đi qua. Nói tóm lại, chúng ta đã thất bại trong công tác canh phòng của mình.
Chúng ta bây giờ đang có một cơ hội nữa. Mỉa mai thay, nó lại xảy ra trên một đất nước, là đất nước Việt Nam, nơi mà nhiều người trong chúng ta, cách riêng những người Mỹ vẫn nhớ đến với cảm giác hối tiếc, không cần biết là "phe" nào trong cuộc chiến thất bại tại Việt Nam mà chúng ta ủng hộ. Đó là chuyện xưa và bây giờ là chuyện của hiện tại. Hiện đang có một cuộc chiến Việt Nam mới đang được tiến hành. Họ đang tấn công các linh mục Công Giáo và đang tìm cách để ngăn chận tiếng nói của cuộc giải phóng thật sự, của giáo hội Công Giáo. Chúng ta không được quyền thất bại lần này.
Hãy đứng lên và tranh đấu cho người anh em chúng ta ở Việt Nam. Hãy chận đứng Cuộc Chiến Mới ở Việt Nam !
Phó tế Deacon Keith Foumier
(www.catholic.org)
Nguồn: http://www.catholic.org/international/international_story.php?id=34174
Chúa Nhật ngày mai 2/8: Tất cả 178 giáo xứ trong Giáo phận Vinh cùng nhau hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân Tam Tòa
VietCatholic
20:55 01/08/2009
TGM XÃ ĐOÀI - Chúng tôi vừa được tin từ Tòa Giám Mục Xã Đoài chính thức xác nhận là tất cả 178 giáo xứ trong Giáo Phận Vinh vào ngày mai Chúa Nhật 2.8.2009 sẽ tập trung tham dự thánh lễ tại các nhà thờ giáo xứ sở tại của mình và cùng nhau hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân trong vụ bị công an bắt bớ, bị đánh đập, bị vu oan và cáo gian liên quan tới giáo xứ Tam Toà trong mấy tuần vừa qua.
Buổi hiệp thông cầu nguyện vào Chúa Nhật ngày mai không những cho các nạn nhân là anh chị em giáo dân mà có cả hai linh mục bị bọn côn đồ đánh dưới sự bảo kê của công an.
Giáo phận Vinh cũng cho biết thêm rằng: Khi nào những yêu cầu chính đáng của Giáo Phận vẫn chưa được đáp ứng, trái lại còn bị xuyên tạc, còn bị bóp méo thì vẫn còn có những buổi hiệp thông dưới nhiều hình thức khác nhau, và cầu nguyện là một trong những hình thức biểu lộ sự đồng tâm nhất trí trong việc đòi công lý và sự thật cho những giáo dân bị oan ức cách này hay cách khác.
Một nhân viên tại Tòa Giám Mục Vinh cũng cho biết thêm: "Sắp tới Giáo Phận Vinh sẽ còn cần những buổi cầu nguyện và những cách biểu dương ý chí qui mô hơn".
Kể từ khi có cuộc tập hợp cầu nguyện tại 19 sở hạt trong toàn Giáo phận Vinh ngày Chúa nhật 26/7/2009 thì Giáo phận vẫn kêu gọi mọi thành phần trong giáo phận và những ai -- dù bất kỳ ở đâu, thuộc thành phần nào, không phân biệt tín ngưỡng, mầu da, sắc tộc hãy cùng quan tâm tới đòi hỏi công lý của giáo dân Tam Tòa, giáo phận Vinh, xin tiếp tục hiệp thông và cầu nguyện.
Buổi cầu nguyện Chúa nhật 2.8. 2009 này khác với Chúa Nhật trước, tức là sẽ không tập trung về Giáo hạt nữa mà sẽ tổ chức thánh lễ cầu nguyện tại từng giáo xứ trong toàn Giáo phận (Giáo phận Vinh hiện có 178 giáo xứ).
VietCatholic xin lưu ý các giáo xứ thuộc giáo phận Vinh: Các giáo xứ sau khi tổ chức buổi hiệp thông cầu nguyện, xin hãy mau chóng gửi hình ảnh và bản tường trình về cho conggiao@gmail.com để chúng ta chỉa sẻ cho nhau và cho toàn thế giới về niềm tin và sức mạnh nối kết giữa người Công giáo Việt Nam của chúng ta.
Buổi hiệp thông cầu nguyện vào Chúa Nhật ngày mai không những cho các nạn nhân là anh chị em giáo dân mà có cả hai linh mục bị bọn côn đồ đánh dưới sự bảo kê của công an.
Giáo phận Vinh cũng cho biết thêm rằng: Khi nào những yêu cầu chính đáng của Giáo Phận vẫn chưa được đáp ứng, trái lại còn bị xuyên tạc, còn bị bóp méo thì vẫn còn có những buổi hiệp thông dưới nhiều hình thức khác nhau, và cầu nguyện là một trong những hình thức biểu lộ sự đồng tâm nhất trí trong việc đòi công lý và sự thật cho những giáo dân bị oan ức cách này hay cách khác.
Một nhân viên tại Tòa Giám Mục Vinh cũng cho biết thêm: "Sắp tới Giáo Phận Vinh sẽ còn cần những buổi cầu nguyện và những cách biểu dương ý chí qui mô hơn".
Kể từ khi có cuộc tập hợp cầu nguyện tại 19 sở hạt trong toàn Giáo phận Vinh ngày Chúa nhật 26/7/2009 thì Giáo phận vẫn kêu gọi mọi thành phần trong giáo phận và những ai -- dù bất kỳ ở đâu, thuộc thành phần nào, không phân biệt tín ngưỡng, mầu da, sắc tộc hãy cùng quan tâm tới đòi hỏi công lý của giáo dân Tam Tòa, giáo phận Vinh, xin tiếp tục hiệp thông và cầu nguyện.
Buổi cầu nguyện Chúa nhật 2.8. 2009 này khác với Chúa Nhật trước, tức là sẽ không tập trung về Giáo hạt nữa mà sẽ tổ chức thánh lễ cầu nguyện tại từng giáo xứ trong toàn Giáo phận (Giáo phận Vinh hiện có 178 giáo xứ).
VietCatholic xin lưu ý các giáo xứ thuộc giáo phận Vinh: Các giáo xứ sau khi tổ chức buổi hiệp thông cầu nguyện, xin hãy mau chóng gửi hình ảnh và bản tường trình về cho conggiao@gmail.com để chúng ta chỉa sẻ cho nhau và cho toàn thế giới về niềm tin và sức mạnh nối kết giữa người Công giáo Việt Nam của chúng ta.
Đức Cha Mai Thanh Lương kêu gọi hiệp thông cầu nguyện ''để người Việt Nam được tự do thờ phượng''
+ GM Đaminh Mai Thanh Lương
21:10 01/08/2009
Chúng ta là những Người Hữu Thần
Hải ngoại ngày 28.7.2009
Mến gởi các Cha và Giáo dân
Giáo xứ Tam Tòa, Giáo Phận Vinh,
Tôi là Đức Cha Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, California, xin cùng hiệp thông với Giáo Phận Vinh, đặc biệt tất cả người Công Giáo trong toàn quốc Việt Nam, cùng hiệp thông với các tôn giáo bạn, để hiệp thông với lời cầu nguyện của quý vị.
Chúng tôi nguyện xin Thiên Chúa là Vua Bình An đến với tất cả mỗi người chúng ta, trong lúc chúng ta đang phải đương đầu với một cái sự khó khăn mà hầu như chúng ta không thể nào vượt qua được do sức con người. Nên, là người Công Giáo, chúng ta chỉ biết chạy đến với Chúa, kêu cầu Ngài, để xin Ngài giúp đỡ, mở lòng, không những cho chúng ta được mọi sự can đảm bình an, mà cho chính quyền cũng được biết rằng đây là quyền lợi tối hậu của người công dân Việt Nam là được tự do thờ phượng Đấng Thượng Đế mà đối với người Công Giáo là Thiên Chúa. Cho nên, đây là một truyền thống có từ thời xa xưa, trong văn hóa của Việt Nam.
Chúng ta hãnh diện chúng ta là những người HỮU THẦN. Người Việt Nam của chúng ta khi định nghĩa "làm người", chúng ta vẫn cho ĐẠO là một điều rất quan trọng, để làm cho con người của chúng ta trở nên trọn vẹn hơn. Cho nên vì vậy mà qua bao thiên kỷ, mỗi thiên kỷ là hàng ngàn năm, người Việt của chúng ta vẫn có truyền thống đi Chùa, đi Nhà Thờ, tế thần vào những ngày đặc biệt, để cho Dân được bình an và Đất Nước được thịnh vượng. Thì đây cũng là niềm mơ ước của tất cả các Tôn Giáo, và đặc biệt của người Công Giáo Tam Tòa trong lúc này.
Tôi xin cùng hiệp thông với tất cả, nhất là với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và các Đức Cha -- nhất là Đức Cha Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục. Và chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện để người công dân Việt Nam của chúng ta cũng là những người yêu nước, những người mến Chúa yêu người. Là một người Công Giáo tốt, chúng ta cũng cố gắng không những phục vụ Giáo Hội mà chúng ta cũng có bổn phận đối với Quê Hương và Đất Nước của chúng ta.
Xin kính chào tất cả quý vị.
+ GM Đa-Minh Mai Thanh Lương
Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange
Hải ngoại ngày 28.7.2009
Mến gởi các Cha và Giáo dân
Giáo xứ Tam Tòa, Giáo Phận Vinh,
Tôi là Đức Cha Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, California, xin cùng hiệp thông với Giáo Phận Vinh, đặc biệt tất cả người Công Giáo trong toàn quốc Việt Nam, cùng hiệp thông với các tôn giáo bạn, để hiệp thông với lời cầu nguyện của quý vị.
Chúng tôi nguyện xin Thiên Chúa là Vua Bình An đến với tất cả mỗi người chúng ta, trong lúc chúng ta đang phải đương đầu với một cái sự khó khăn mà hầu như chúng ta không thể nào vượt qua được do sức con người. Nên, là người Công Giáo, chúng ta chỉ biết chạy đến với Chúa, kêu cầu Ngài, để xin Ngài giúp đỡ, mở lòng, không những cho chúng ta được mọi sự can đảm bình an, mà cho chính quyền cũng được biết rằng đây là quyền lợi tối hậu của người công dân Việt Nam là được tự do thờ phượng Đấng Thượng Đế mà đối với người Công Giáo là Thiên Chúa. Cho nên, đây là một truyền thống có từ thời xa xưa, trong văn hóa của Việt Nam.
Chúng ta hãnh diện chúng ta là những người HỮU THẦN. Người Việt Nam của chúng ta khi định nghĩa "làm người", chúng ta vẫn cho ĐẠO là một điều rất quan trọng, để làm cho con người của chúng ta trở nên trọn vẹn hơn. Cho nên vì vậy mà qua bao thiên kỷ, mỗi thiên kỷ là hàng ngàn năm, người Việt của chúng ta vẫn có truyền thống đi Chùa, đi Nhà Thờ, tế thần vào những ngày đặc biệt, để cho Dân được bình an và Đất Nước được thịnh vượng. Thì đây cũng là niềm mơ ước của tất cả các Tôn Giáo, và đặc biệt của người Công Giáo Tam Tòa trong lúc này.
Tôi xin cùng hiệp thông với tất cả, nhất là với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và các Đức Cha -- nhất là Đức Cha Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục. Và chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện để người công dân Việt Nam của chúng ta cũng là những người yêu nước, những người mến Chúa yêu người. Là một người Công Giáo tốt, chúng ta cũng cố gắng không những phục vụ Giáo Hội mà chúng ta cũng có bổn phận đối với Quê Hương và Đất Nước của chúng ta.
Xin kính chào tất cả quý vị.
+ GM Đa-Minh Mai Thanh Lương
Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange
Một xã hội không bình thường cần một sự thay đổi
Nhật Hà
22:00 01/08/2009
Buổi "Tọa đàm về Biển Đông và Hải đảo Việt Nam", được tổ chức bởi CLB trí thức Công giáo Phaolô Nguyễn Văn Bình (P.NVB) và NXB Tri Thức phối hợp thực hiện chắc chắn khiến rất nhiều thế hệ, tầng lớp người Việt Nam quan tâm.
Đương nhiên, bởi nó diễn ra trong thời điểm mà các sự kiện đe dọa đến an ninh biển và hải đảo của tổ quốc liên tục xảy đến với tần suất ngày càng lớn và ngày càng trắng trợn đối với ngư dân miền Trung, những người đứng đầu ngọn sóng!
Buổi tọa đàm này diễn ra chỉ sau vụ Tam Tòa mấy ngày, (vụ Tam Tòa xảy ra ngày 20/7, tọa đàm về Biển Đông diễn ra ngày 24/7). Tự nhiên lại có sự liên tưởng hai sự kiện với nhau, (từ đây sẽ gọi vụ Tam Tòa là "sự kiện thứ nhất", buổi tọa đàm là "sự kiện thứ hai"), chắc bởi lẽ cả hai sự kiện cùng gợi cho người ta nhiều nỗi niềm day dứt, ám ảnh và hoài nghi giống nhau về một thể chế xã hội?
Sự kiện thứ nhất thực ra hoàn toàn không đáng xảy ra, nó chỉ là sự chưa đồng thuận về một vấn đề giữa người dân và chính quyền địa phương mà nếu những người của chính quyền có một cái đầu bình thường thì đã có nhiều cách giải quyết khác hơn là dẫn đến đổ máu, nồi da xáo thịt, xung đột lương giáo... bởi chính sự kích động mù quáng của chính quyền như vậy! Nhưng nó đã xảy ra, chỉ vì một ý thức hệ mù quáng và ngu xuẩn là kích động hằn thù tôn giáo, lấy bạo lực làm phương thế giải quyết mọi vấn đề.
Sự kiện thứ hai, thật may mắn vì nó cũng được diễn ra trót lọt trong sự hồi hộp, nín thở, lo lắng của Ban tổ chức (sợ bị dẹp bất kỳ lúc nào)! Trong khi đó, chính sự kiện này lại rất cần đến mọi tầng lớp nhân dân kể cả "quần chúng nhân dân bức xúc" có mặt, hiện diện để bày tỏ thái độ của cá nhân, cộng đồng và dân tộc về chủ quyền Quốc gia.
Cũng rất mới đây thôi, giữa đường phố Thủ đô Hà Nội, hai kẻ ngoại bang Made in China trong một cơn khát máu đã cầm chân, giộng đầu một người Việt Nam đến chết !
Bức xúc chứ, tại sao không? Nhưng còn phải đợi cho phép mới được thể hiện! Yêu nước còn chưa được phép kia mà?
Tổ quốc là gì nếu không là một nắm đất biên cương, một cành san hô nơi trùng dương sóng vỗ, là đồng bào mình đang đối mặt với hiểm nguy nơi đầu sóng ngọn gió?
Không thể tin được người Việt Nam ngày nay đã trở nên tàn bạo với chính đồng bào mình mà lại hèn hạ khiếp nhược với kẻ thù như vậy?
Từ bao giờ người Việt đã tôn thờ chủ nghĩa vật chất để đến độ "một trăm nghìn đồng" có thể sai khiến được lương tâm, chôn vùi nhân cách, chà đạp đạo lý... nhưng lại dửng dưng trước thế hệ tương lai, thờ ơ với vận nước, sợ hãi trước bóng ma cường quyền bạo ngược?
Tại sao chính quyền không phải là phương tiện để xóa bỏ kỳ thị tôn giáo nếu thực sự có cái gọi là "kỳ thị tôn giáo", mà lại chính là thủ phạm xúi giục, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xúc xiểm, biến người dân thành công cụ cho mục đích xấu xa và phục vụ cho quan thầy của nó?
Tại sao chính quyền và các cơ quan chức năng "của dân, do dân, vì dân" không lên tiếng bảo vệ mấy thanh niên ở buổi tọa đàm khi các em bị kẻ phản động bắt cởi "chiếc áo yêu nước" (có in hình Tổ quốc với hai quần đảo Hoàng- Trường Sa) thì mới cho vào hội trường dự buổi tọa đàm? Tại sao kẻ phản động đó không bị vạch mặt chỉ tên? Hay hắn đã được bảo kê bởi chính một thế lực phản động lớn hơn? (Đã có ý kiến cần kết tội phản quốc đối với kẻ đã ra lệnh tịch thu 3 "chiếc áo yêu nước" này).
Từ bao giờ người ta đã quen với trò đánh lận con đen, với thủ đoạn đánh tráo khái niệm? Những giáo dân hiền lành cầu nguyện, thực hành nghi thức tôn giáo của mình trong không gian chủ quyền của mình thì bị vu khống là "gây rối trật tự công cộng".
Những kẻ giả danh thường dân, tấn công các cơ sở tôn giáo với đầy đủ vũ khí, công cụ chuyên dùng (vụ Thái Hà, tòa Khâm sứ của người Công giáo, tu viện Bát Nhã của Phật giáo... và bây giờ là nhà thờ Tam Tòa) thì được gọi là "quần chúng bức xúc tự phát".
Những người yêu nước biểu tình ôn hòa vì Hoàng Sa, Trường Sa thì bị bắt, bị xua đuổi và bị "cấm tụ tập đông người" (bloger Điếu Cày, đạo diễn Song Chi, cùng rất nhiều thanh niên và sinh viên. ..).
Những hạt giống đã và đang hé mở một tiền đồ tươi sáng cho dân tộc, lẽ ra phải được tạo một môi trường thuận lợi giúp nhân rộng niềm hy vọng này thì lại bị dập vùi không thương tiếc (Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn..., Luật sư Lê Trần Luật, Lê Công Định và bây giờ là Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung...).
Những ngư dân miền Trung lam lũ bị hải tặc tấn công, sát hại, tống tiền... thì chính quyền lớn nhỏ không dám có một động thái khả dĩ xứng đáng để có thể bảo vệ dân mình?
"Quần chúng bức xúc tự phát" có thể xông vào đánh đập, cướp phá những biểu tượng thiêng liêng của người anh em mình nhưng lại không có một mảy may rung động trước mối nguy mất nước, mất dân tộc!
Chiến sĩ Biên phòng ở đâu? Hải quân nhân dân ở đâu mà từ hồi nào tới giờ không thấy lên tiếng, không thấy thực thi nhiệm vụ của mình? Hàng năm trong các dịp lễ kỷ niệm gì gì đó luôn thấy đưa tin phong cho đơn vị này đơn vị kia danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", phong hàm thăng cấp cho nhân vật này nhân vật khác. Với các anh, Tổ quốc và Dân tộc có phải là lý tưởng không, hay các anh đã bị khủng bố, mua chuộc, áp đặt cho một lý tưởng xa lạ và ảo tưởng nào đó? Nguyễn Tiến Trung, người trí thức yêu nước dù rất trẻ đã sớm nhận ra sự "lập lờ đánh lận con đen" này và anh không bị mắc lừa!
Chắc chắn, mỗi một người lính các anh đều thuộc một bài hát có lời rất hay "...Đoàn Vệ quốc chúng ta từ nhân dân mà ra, được dân mến được dân tin muôn phần...", nay không biết các anh có đủ tự tin để hát tự đáy lòng mình lời ca ấy?
Tất cả những hiện tượng ấy xảy ra trong lòng đất nước hôm nay phải gọi là gì nếu không phải là phản ý thức khiến dẫn đến phản động?
Tất cả những hiện tượng ấy xảy ra trong lòng đất nước hôm nay là hệ quả của một thứ thuyết giáo man rợ, sắt máu, bạo quyền được nhập khẩu bởi một thời mông muội, mù quáng. .. Những hiện tượng ấy cũng đem đến một dự cảm là sự giãy chết của một thể chế lạc loài giữa thời đại văn minh rực rỡ của loài người!
Đã quá lâu rồi, người Việt Nam phải sống lắt lay trong bầu khí dối trá, bị bạo quyền bịt miệng và sai khiến.
Một bài văn của một học sinh lớp 8 dễ dàng bị điểm dưới trung bình mặc dù đó là một bài viết rất hay, đầy cảm xúc về tình bạn giữa em và chú mèo, chỉ bởi vì nó đã viết không đúng ý người ta (đáp án). Bảo làm sao khái niệm về những vấn đề "nhạy cảm" đã xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng khiến người ta nực cười về sự lố bịch của nó.
Có một thời, nhà thơ Sóng Hồng và cũng là lãnh tụ cộng sản (Trường Chinh) từng mơ có thể "dùng cán bút làm đòn xoay chế độ, lấy ý thơ bom đạn phá cường quyền" (đúng khí phách cộng sản), nhưng nay các nhà văn, nhà thơ, nhà báo Việt Nam chỉ cần phản ánh những thực trạng xã hội, bày tỏ niềm tri ân các liệt sĩ trong ngày lịch sử giữ nước cũng đã là động chạm đến "vấn đề nhạy cảm" rồi, cẩn thận sẽ bị treo bút cũng có nghĩa là bắt đầu một sự đối đầu bất đắc dĩ. Vậy nên các nhà báo chọn cách khôn ngoan hơn cả là đã tự kiểm duyệt mình, không chỉ trong một vài bài báo mà cả ý thức hệ để luôn đi đúng lề phải cho an toàn.
Buổi tọa đàm về Biển Đông diễn ra một cách âm thầm, dù đã được chính quyền cho phép, tại một địa điểm tôn giáo: Trung tâm Phaolô Nguyễn Văn Bình (số 43 Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM), nhưng theo Bauxit Việt Nam kiểm chứng chỉ thấy duy nhất một tờ Bình Dương (cơ quan ngôn luận của ĐCS Việt Nam tỉnh Bình Dương) đưa tin, dù sao cũng có một kẻ dám cả gan đặt một chân sang lề trái.
Trong khi đó, báo chí truyền thông các loại đã không tiếc lời vu khống giáo dân, tu sĩ Công giáo trong vụ Tam Tòa như đã từng làm với Thái Hà, Tòa Khâm sứ...
Trong một xã hội bình thường thì không bao giờ lại có những chuyện bất bình thường như thế được, nó chỉ có thể tồn tại trong một thể chế xã hội man rợ, bất chấp luật pháp hay không thèm đếm xỉa đến luật pháp mà thôi!
Người Việt Nam từng tự hào có nền văn hiến ngàn năm, có lịch sử giữ nước bốn ngàn năm nay không lẽ chấp nhận, cam chịu một thể chế xã hội man rợ lạc loài như thế?
Xã hội đã không bình thường, nhu cầu thay đổi là tất yếu. Cần lắm những trai tim và khối óc biết nghĩ đến non sông đất nước.
Hà Nội, ngày 01/08/2009
Đương nhiên, bởi nó diễn ra trong thời điểm mà các sự kiện đe dọa đến an ninh biển và hải đảo của tổ quốc liên tục xảy đến với tần suất ngày càng lớn và ngày càng trắng trợn đối với ngư dân miền Trung, những người đứng đầu ngọn sóng!
Buổi tọa đàm này diễn ra chỉ sau vụ Tam Tòa mấy ngày, (vụ Tam Tòa xảy ra ngày 20/7, tọa đàm về Biển Đông diễn ra ngày 24/7). Tự nhiên lại có sự liên tưởng hai sự kiện với nhau, (từ đây sẽ gọi vụ Tam Tòa là "sự kiện thứ nhất", buổi tọa đàm là "sự kiện thứ hai"), chắc bởi lẽ cả hai sự kiện cùng gợi cho người ta nhiều nỗi niềm day dứt, ám ảnh và hoài nghi giống nhau về một thể chế xã hội?
Sự kiện thứ nhất thực ra hoàn toàn không đáng xảy ra, nó chỉ là sự chưa đồng thuận về một vấn đề giữa người dân và chính quyền địa phương mà nếu những người của chính quyền có một cái đầu bình thường thì đã có nhiều cách giải quyết khác hơn là dẫn đến đổ máu, nồi da xáo thịt, xung đột lương giáo... bởi chính sự kích động mù quáng của chính quyền như vậy! Nhưng nó đã xảy ra, chỉ vì một ý thức hệ mù quáng và ngu xuẩn là kích động hằn thù tôn giáo, lấy bạo lực làm phương thế giải quyết mọi vấn đề.
Sự kiện thứ hai, thật may mắn vì nó cũng được diễn ra trót lọt trong sự hồi hộp, nín thở, lo lắng của Ban tổ chức (sợ bị dẹp bất kỳ lúc nào)! Trong khi đó, chính sự kiện này lại rất cần đến mọi tầng lớp nhân dân kể cả "quần chúng nhân dân bức xúc" có mặt, hiện diện để bày tỏ thái độ của cá nhân, cộng đồng và dân tộc về chủ quyền Quốc gia.
Cũng rất mới đây thôi, giữa đường phố Thủ đô Hà Nội, hai kẻ ngoại bang Made in China trong một cơn khát máu đã cầm chân, giộng đầu một người Việt Nam đến chết !
Bức xúc chứ, tại sao không? Nhưng còn phải đợi cho phép mới được thể hiện! Yêu nước còn chưa được phép kia mà?
Tổ quốc là gì nếu không là một nắm đất biên cương, một cành san hô nơi trùng dương sóng vỗ, là đồng bào mình đang đối mặt với hiểm nguy nơi đầu sóng ngọn gió?
Không thể tin được người Việt Nam ngày nay đã trở nên tàn bạo với chính đồng bào mình mà lại hèn hạ khiếp nhược với kẻ thù như vậy?
Từ bao giờ người Việt đã tôn thờ chủ nghĩa vật chất để đến độ "một trăm nghìn đồng" có thể sai khiến được lương tâm, chôn vùi nhân cách, chà đạp đạo lý... nhưng lại dửng dưng trước thế hệ tương lai, thờ ơ với vận nước, sợ hãi trước bóng ma cường quyền bạo ngược?
Tại sao chính quyền không phải là phương tiện để xóa bỏ kỳ thị tôn giáo nếu thực sự có cái gọi là "kỳ thị tôn giáo", mà lại chính là thủ phạm xúi giục, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xúc xiểm, biến người dân thành công cụ cho mục đích xấu xa và phục vụ cho quan thầy của nó?
Tại sao chính quyền và các cơ quan chức năng "của dân, do dân, vì dân" không lên tiếng bảo vệ mấy thanh niên ở buổi tọa đàm khi các em bị kẻ phản động bắt cởi "chiếc áo yêu nước" (có in hình Tổ quốc với hai quần đảo Hoàng- Trường Sa) thì mới cho vào hội trường dự buổi tọa đàm? Tại sao kẻ phản động đó không bị vạch mặt chỉ tên? Hay hắn đã được bảo kê bởi chính một thế lực phản động lớn hơn? (Đã có ý kiến cần kết tội phản quốc đối với kẻ đã ra lệnh tịch thu 3 "chiếc áo yêu nước" này).
Từ bao giờ người ta đã quen với trò đánh lận con đen, với thủ đoạn đánh tráo khái niệm? Những giáo dân hiền lành cầu nguyện, thực hành nghi thức tôn giáo của mình trong không gian chủ quyền của mình thì bị vu khống là "gây rối trật tự công cộng".
Những kẻ giả danh thường dân, tấn công các cơ sở tôn giáo với đầy đủ vũ khí, công cụ chuyên dùng (vụ Thái Hà, tòa Khâm sứ của người Công giáo, tu viện Bát Nhã của Phật giáo... và bây giờ là nhà thờ Tam Tòa) thì được gọi là "quần chúng bức xúc tự phát".
Những người yêu nước biểu tình ôn hòa vì Hoàng Sa, Trường Sa thì bị bắt, bị xua đuổi và bị "cấm tụ tập đông người" (bloger Điếu Cày, đạo diễn Song Chi, cùng rất nhiều thanh niên và sinh viên. ..).
Những hạt giống đã và đang hé mở một tiền đồ tươi sáng cho dân tộc, lẽ ra phải được tạo một môi trường thuận lợi giúp nhân rộng niềm hy vọng này thì lại bị dập vùi không thương tiếc (Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn..., Luật sư Lê Trần Luật, Lê Công Định và bây giờ là Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung...).
Những ngư dân miền Trung lam lũ bị hải tặc tấn công, sát hại, tống tiền... thì chính quyền lớn nhỏ không dám có một động thái khả dĩ xứng đáng để có thể bảo vệ dân mình?
"Quần chúng bức xúc tự phát" có thể xông vào đánh đập, cướp phá những biểu tượng thiêng liêng của người anh em mình nhưng lại không có một mảy may rung động trước mối nguy mất nước, mất dân tộc!
Chiến sĩ Biên phòng ở đâu? Hải quân nhân dân ở đâu mà từ hồi nào tới giờ không thấy lên tiếng, không thấy thực thi nhiệm vụ của mình? Hàng năm trong các dịp lễ kỷ niệm gì gì đó luôn thấy đưa tin phong cho đơn vị này đơn vị kia danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", phong hàm thăng cấp cho nhân vật này nhân vật khác. Với các anh, Tổ quốc và Dân tộc có phải là lý tưởng không, hay các anh đã bị khủng bố, mua chuộc, áp đặt cho một lý tưởng xa lạ và ảo tưởng nào đó? Nguyễn Tiến Trung, người trí thức yêu nước dù rất trẻ đã sớm nhận ra sự "lập lờ đánh lận con đen" này và anh không bị mắc lừa!
Chắc chắn, mỗi một người lính các anh đều thuộc một bài hát có lời rất hay "...Đoàn Vệ quốc chúng ta từ nhân dân mà ra, được dân mến được dân tin muôn phần...", nay không biết các anh có đủ tự tin để hát tự đáy lòng mình lời ca ấy?
Tất cả những hiện tượng ấy xảy ra trong lòng đất nước hôm nay phải gọi là gì nếu không phải là phản ý thức khiến dẫn đến phản động?
Tất cả những hiện tượng ấy xảy ra trong lòng đất nước hôm nay là hệ quả của một thứ thuyết giáo man rợ, sắt máu, bạo quyền được nhập khẩu bởi một thời mông muội, mù quáng. .. Những hiện tượng ấy cũng đem đến một dự cảm là sự giãy chết của một thể chế lạc loài giữa thời đại văn minh rực rỡ của loài người!
Đã quá lâu rồi, người Việt Nam phải sống lắt lay trong bầu khí dối trá, bị bạo quyền bịt miệng và sai khiến.
Một bài văn của một học sinh lớp 8 dễ dàng bị điểm dưới trung bình mặc dù đó là một bài viết rất hay, đầy cảm xúc về tình bạn giữa em và chú mèo, chỉ bởi vì nó đã viết không đúng ý người ta (đáp án). Bảo làm sao khái niệm về những vấn đề "nhạy cảm" đã xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng khiến người ta nực cười về sự lố bịch của nó.
Có một thời, nhà thơ Sóng Hồng và cũng là lãnh tụ cộng sản (Trường Chinh) từng mơ có thể "dùng cán bút làm đòn xoay chế độ, lấy ý thơ bom đạn phá cường quyền" (đúng khí phách cộng sản), nhưng nay các nhà văn, nhà thơ, nhà báo Việt Nam chỉ cần phản ánh những thực trạng xã hội, bày tỏ niềm tri ân các liệt sĩ trong ngày lịch sử giữ nước cũng đã là động chạm đến "vấn đề nhạy cảm" rồi, cẩn thận sẽ bị treo bút cũng có nghĩa là bắt đầu một sự đối đầu bất đắc dĩ. Vậy nên các nhà báo chọn cách khôn ngoan hơn cả là đã tự kiểm duyệt mình, không chỉ trong một vài bài báo mà cả ý thức hệ để luôn đi đúng lề phải cho an toàn.
Buổi tọa đàm về Biển Đông diễn ra một cách âm thầm, dù đã được chính quyền cho phép, tại một địa điểm tôn giáo: Trung tâm Phaolô Nguyễn Văn Bình (số 43 Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM), nhưng theo Bauxit Việt Nam kiểm chứng chỉ thấy duy nhất một tờ Bình Dương (cơ quan ngôn luận của ĐCS Việt Nam tỉnh Bình Dương) đưa tin, dù sao cũng có một kẻ dám cả gan đặt một chân sang lề trái.
Trong khi đó, báo chí truyền thông các loại đã không tiếc lời vu khống giáo dân, tu sĩ Công giáo trong vụ Tam Tòa như đã từng làm với Thái Hà, Tòa Khâm sứ...
Trong một xã hội bình thường thì không bao giờ lại có những chuyện bất bình thường như thế được, nó chỉ có thể tồn tại trong một thể chế xã hội man rợ, bất chấp luật pháp hay không thèm đếm xỉa đến luật pháp mà thôi!
Người Việt Nam từng tự hào có nền văn hiến ngàn năm, có lịch sử giữ nước bốn ngàn năm nay không lẽ chấp nhận, cam chịu một thể chế xã hội man rợ lạc loài như thế?
Xã hội đã không bình thường, nhu cầu thay đổi là tất yếu. Cần lắm những trai tim và khối óc biết nghĩ đến non sông đất nước.
Hà Nội, ngày 01/08/2009
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Xin Cho Chúng Con Hãy Nên Một
LM. Giuse Minh Tân
00:17 01/08/2009
Suy tư đề tài: Hành Trình Emmau 3 “Xin Cho Chúng Con Hãy Nên Một” Jn. 12:21
Trong ngưỡng cửa hi vọng bước vào thềm thế kỷ 21, chủ đề Đại Hội Emmau 3 kỳ này là “Xin cho chúng con hãy nên một” do BanTổ Chức Miền Tây Hoa Kỳ đã tham khảo ý kiến với một số linh mục để chọn đề tài này thật là hấp dẫn và tràn đầy hi vọng. Chủ đề “Xin cho chúng con nên một” không phải là chỉ do Ban Tổ Chức Miền Tây Hoa Kỳ mời gọi, nhưng lời mời gọi đó chính là của Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa kia của Ngài 2000 năm về trước nhưng vẫn còn hiện hữu cho đến ngày hôm nay. “Nên một” đây không có nghĩa là tất cả mọi người tu sĩ chúng ta cùng giống nhau y hệt như một: “Unity does not mean uniformity.” Nhưng “nên một” đây có ý nghĩa là chúng ta tập sống giống như hình ảnh “một” Thiên Chúa. Vì tất cả mọi người chúng ta sinh ra và tạo dựng giống như hình ảnh của Ngài. Với trong tâm tình cao đẹp đó tôi xin được suy tư mục đích của Đại Hội Emmaus 3 là: “gặp gỡ, chia sẻ, cầu nguyện và khuyến khích nâng đỡ nhau tiếp tục hành trình phục vụ linh mục sau cuộc gặp gỡ.”
Gặp Gỡ:
Bất cứ cuộc gặp gỡ nào cũng có xảy ra những sự ngỡ ngàng, ngại ngùng hay lo âu. Đó là bản tính tự nhiên của con người, dù chúng ta chưa biết hay mới biết thì cũng không chạy khỏi mối ngại ngùng đó, chúng ta không biết sẽ bắt đầu làm quen từ đâu? Với môi trường mới? Hay những người mới chúng ta sẽ gặp? Mối lo ngại chung đó là của con người không chỉ dành riêng cho các tu sĩ, chúng ta không biết phải nói gì, làm gì hay suy tư những vấn đề gì để thích hợp, hòa đồng với tất cả mọi người. Một cách căn bản nhất và đồng thời cũng là hữu hiệu nhất đó là chúng ta tập lắng nghe. Lắng nghe đây không phải là lắng nghe từ bên ngoài nhưng là lắng nghe từ bên trong tâm hồn ưu tư của mỗi tu sĩ. Gặp gỡ để lắng nghe như thế này giúp chúng ta biến đổi tâm hồn như bài thánh ca chúng ta thường hát trong thánh lễ “Gặp gỡ Đức Giêsu Biến Đổi Cả Cuộc Đời” của mình. Tại sao thế các anh em? Xin thưa, như đã trình bài trên đoạn văn một: “Vì tất cả mọi người chúng ta sinh ra và tạo dựng giống như hình ảnh của Ngài.” Nếu chúng ta không thấy hình ảnh Thiên Chúa trong mỗi người anh em chúng ta thì làm sao chúng ta có thể thấy hình ảnh vô hình của Thiên Chúa. Cuộc gặp gỡ này giúp chúng ta cùng ngồi lại chung với nhau để cầu nguyện, chia sẻ và nâng đỡ tinh thần như các môn đệ xưa kia đã gặp gỡ Chúa Giêsu. Cuộc gặp gỡ này không phải tại Giêrusalem nhưng cuộc gặp gỡ trong thế kỷ 21 Emmaus 3 này là tại Vùng Bay thuộc thành phố Santa Clara gồm có các thành phần linh mục cao niên, trung niên và thanh niên của các giới tu sĩ Việt Nam bên hải ngoại.
Nói tóm lại, cuộc gặp gỡ Emmaus 3 này có mang nhiều kết quả tốt đẹp hay thành công là nhờ vào phần đóng góp của mỗi người tu sĩ hợp tác với ban tổ chức Tu Sĩ Miền Tây Vùng Bay. Chúa ban cho mỗi người chúng ta có những món quà khác nhau để đóng góp và chia sẻ. Nếu tất cả những món quà đó được đóng góp và sự dụng đúng mức thì chúng ta chắc chắn tin tưởng rằng cuộc gặp gỡ Emmaus 3 kỳ này sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp và hi vọng cho mỗi tu sĩ nối kết nhịp cầu để chúng ta cùng nhau hợp tác và phục vụ đắc lực hơn cho cánh đồng truyền giáo tại Hoa Kỳ. “Were our hearts burning within us” Lk. 24:32.
Ước gì cuộc gặp gỡ Emmaus 3 kỳ này như những lời tiên đoán của các nhà thần học và xã hội học gia họ đã nghiên cứu và dám khẳng định rằng: “Giáo Hội tương lai trong thế kỷ 21 là thuộc về dân tộc Á Châu.” Chúng ta là các tu sĩ thuôc dân tộc Á Châu gốc Việt Nam, đang sống bên hải ngoại, cuộc gặp gỡ này hi vọng giúp chúng ta nối kết tình huynh đệ, để cùng nhau hợp tác phát minh những sáng kiến mới, kế hoạch mới, hầu đáp lại nhu cầu mới, cần thiết phục vụ cho Giáo Hội địa phương cũng như Giáo Hội hoàn vũ và chúng ta cố gắng tập sống giống như hình ảnh của Chúa Giêsu vẫn còn in mãi trong mỗi tâm hồn chúng ta là: “Xin cho chúng con nên một như Cha Thầy.”
Trong ngưỡng cửa hi vọng bước vào thềm thế kỷ 21, chủ đề Đại Hội Emmau 3 kỳ này là “Xin cho chúng con hãy nên một” do BanTổ Chức Miền Tây Hoa Kỳ đã tham khảo ý kiến với một số linh mục để chọn đề tài này thật là hấp dẫn và tràn đầy hi vọng. Chủ đề “Xin cho chúng con nên một” không phải là chỉ do Ban Tổ Chức Miền Tây Hoa Kỳ mời gọi, nhưng lời mời gọi đó chính là của Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa kia của Ngài 2000 năm về trước nhưng vẫn còn hiện hữu cho đến ngày hôm nay. “Nên một” đây không có nghĩa là tất cả mọi người tu sĩ chúng ta cùng giống nhau y hệt như một: “Unity does not mean uniformity.” Nhưng “nên một” đây có ý nghĩa là chúng ta tập sống giống như hình ảnh “một” Thiên Chúa. Vì tất cả mọi người chúng ta sinh ra và tạo dựng giống như hình ảnh của Ngài. Với trong tâm tình cao đẹp đó tôi xin được suy tư mục đích của Đại Hội Emmaus 3 là: “gặp gỡ, chia sẻ, cầu nguyện và khuyến khích nâng đỡ nhau tiếp tục hành trình phục vụ linh mục sau cuộc gặp gỡ.”
Gặp Gỡ:
Bất cứ cuộc gặp gỡ nào cũng có xảy ra những sự ngỡ ngàng, ngại ngùng hay lo âu. Đó là bản tính tự nhiên của con người, dù chúng ta chưa biết hay mới biết thì cũng không chạy khỏi mối ngại ngùng đó, chúng ta không biết sẽ bắt đầu làm quen từ đâu? Với môi trường mới? Hay những người mới chúng ta sẽ gặp? Mối lo ngại chung đó là của con người không chỉ dành riêng cho các tu sĩ, chúng ta không biết phải nói gì, làm gì hay suy tư những vấn đề gì để thích hợp, hòa đồng với tất cả mọi người. Một cách căn bản nhất và đồng thời cũng là hữu hiệu nhất đó là chúng ta tập lắng nghe. Lắng nghe đây không phải là lắng nghe từ bên ngoài nhưng là lắng nghe từ bên trong tâm hồn ưu tư của mỗi tu sĩ. Gặp gỡ để lắng nghe như thế này giúp chúng ta biến đổi tâm hồn như bài thánh ca chúng ta thường hát trong thánh lễ “Gặp gỡ Đức Giêsu Biến Đổi Cả Cuộc Đời” của mình. Tại sao thế các anh em? Xin thưa, như đã trình bài trên đoạn văn một: “Vì tất cả mọi người chúng ta sinh ra và tạo dựng giống như hình ảnh của Ngài.” Nếu chúng ta không thấy hình ảnh Thiên Chúa trong mỗi người anh em chúng ta thì làm sao chúng ta có thể thấy hình ảnh vô hình của Thiên Chúa. Cuộc gặp gỡ này giúp chúng ta cùng ngồi lại chung với nhau để cầu nguyện, chia sẻ và nâng đỡ tinh thần như các môn đệ xưa kia đã gặp gỡ Chúa Giêsu. Cuộc gặp gỡ này không phải tại Giêrusalem nhưng cuộc gặp gỡ trong thế kỷ 21 Emmaus 3 này là tại Vùng Bay thuộc thành phố Santa Clara gồm có các thành phần linh mục cao niên, trung niên và thanh niên của các giới tu sĩ Việt Nam bên hải ngoại.
Nói tóm lại, cuộc gặp gỡ Emmaus 3 này có mang nhiều kết quả tốt đẹp hay thành công là nhờ vào phần đóng góp của mỗi người tu sĩ hợp tác với ban tổ chức Tu Sĩ Miền Tây Vùng Bay. Chúa ban cho mỗi người chúng ta có những món quà khác nhau để đóng góp và chia sẻ. Nếu tất cả những món quà đó được đóng góp và sự dụng đúng mức thì chúng ta chắc chắn tin tưởng rằng cuộc gặp gỡ Emmaus 3 kỳ này sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp và hi vọng cho mỗi tu sĩ nối kết nhịp cầu để chúng ta cùng nhau hợp tác và phục vụ đắc lực hơn cho cánh đồng truyền giáo tại Hoa Kỳ. “Were our hearts burning within us” Lk. 24:32.
Ước gì cuộc gặp gỡ Emmaus 3 kỳ này như những lời tiên đoán của các nhà thần học và xã hội học gia họ đã nghiên cứu và dám khẳng định rằng: “Giáo Hội tương lai trong thế kỷ 21 là thuộc về dân tộc Á Châu.” Chúng ta là các tu sĩ thuôc dân tộc Á Châu gốc Việt Nam, đang sống bên hải ngoại, cuộc gặp gỡ này hi vọng giúp chúng ta nối kết tình huynh đệ, để cùng nhau hợp tác phát minh những sáng kiến mới, kế hoạch mới, hầu đáp lại nhu cầu mới, cần thiết phục vụ cho Giáo Hội địa phương cũng như Giáo Hội hoàn vũ và chúng ta cố gắng tập sống giống như hình ảnh của Chúa Giêsu vẫn còn in mãi trong mỗi tâm hồn chúng ta là: “Xin cho chúng con nên một như Cha Thầy.”
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư liệu Thánh Kinh (30): Đền thờ
Vũ Văn An
00:54 01/08/2009
Tư liệu Thánh Kinh (30): Đền thờ
Đền thờ của Sa-lô-môn: Khi dân Ít-ra-en chinh phục được Ca-na-an, họ không còn di chuyển nhà tạm nữa. Mà đặt tại Si-lô đã lâu. Hòm Giao Ước đã được đem vào trận chiến và bị quân Phi-li-tinh chiếm giữ. Nhưng vì nó đem lại cho bọn họ nhiều phiền phức nên họ đã đem trả lại. Sau cùng, Vua Đa-vít đem nó về Giê-ru-sa-lem. Ngài cho mua một miếng đất ngay phía bắc thành phố, và dự tính xây một đền thờ thường trực kính Thiên Chúa ở đấy. Nhưng dù rất tha thiết đối việc ấy, ngài không được dịp thực hiện nó. Như chính ngài đã giải thích cho dân, thì điều đó là ‘vì ta là một chiến binh, từng đổ biết bao nhiêu là máu’.Bởi thế, ngài đành nhận phận gom góp vật liệu để đó mà thôi. Sa-lô-môn, con trai ngài, mới là người xây dựng đền thờ đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem.
Đền thờ này không lớn so với tiêu chuẩn ngày nay, nhưng hẳn nó phải là tòa nhà lớn nhất, cho đến lúc đó, người Do Thái chưa bao giờ từng xây. Kích thước của nó chừng 9 x 27 mét và cao 13.5 mét. Không đền thờ nào khác có kích thước như thế đã được tìm ra, dù một đền thờ Ca-na-an mới đào thấy ở Kha-xo, và một đền thờ thuộc thế kỷ thứ 9 trước CN mới tìm thấy ở Xi-ri, cũng có kiểu cách ba phòng như vậy. Đền thờ rất tương tự về sắp xếp như kiểu mẫu của nhà tạm.
Các thầy cả qua một cổng chính rộng để vào đền thờ. Rồi tới phòng chính, tức nơi thánh. Trong đó, có bàn thờ dâng hương, bàn bánh tiến, và năm cặp trụ đèn.
Phòng bên trong cũng giống như nhà tạm là nơi cực thánh. Có lẽ nhờ các bậc thang từ nơi thánh để vào nơi này. Nó chứa hai kê-ru-bim bằng gỗ ô-liu và mạ vàng. Đó là biểu hiệu sự che chở của Thiên Chúa đối với đồ vật quan trọng nhất của nơi cực thánh, tức Hòm Giao Ước (xem Tabernacle).
Tường của các phòng đều được ghép bằng ván tuyết tùng, được chạm trổ hình hoa, cây chà là và kê-ru-bim, và cẩn vàng. Từ bên trong tòa nhà, người ta không thấy gạch đá. Nơi cực thánh được đốt sáng mờ mờ nhờ ánh sáng cửa sổ và các trụ đèn. Nhưng nơi cực thánh, nghĩa là nơi Thiên Chúa ngự trị, thì không có cửa sổ, nên hoàn toàn tối đen. Hương được đốt trong chính đền thờ, nhưng các hy lễ thì diễn ra ở sân bên ngoài. Chỉ có các thầy cả và các thầy Lê-vi mới được phép vào trong đền thờ.
Trình thuật đầy đủ về việc đền thờ đã được xây cất và trang trí ra sao đã được kể lại trong sách 1 Các Vua các chương 5-7. Mọi kỹ năng và tài nguyên Vua Sa-lô-môn có thể huy động được đều đã dành cho việc xây cất và trang trí đền thờ. Vì đó là đền thờ Thiên Chúa. Ngay những viên đá cũng đã được đẽo gọt tại hầm đá ‘để không một tiếng động nào do búa, rìu hay bất cứ dụng cụ bằng sắt nào được phát ra trong lúc đền thờ đang được xây cất’. Khi hoàn tất, Sa-lô-môn tổ chức một lễ thánh hiến trang trọng. Tầng mây hiện diện của Thiên Chúa tràn đầy đền thờ và chính Sa-lô-môn hướng dẫn buổi lễ: ‘Lạy Chúa, Chúa đã đặt mặt trời vào bầu trời, nhưng Chúa lại đã chọn sống trong mây và bóng tối. Giờ đây, con xây tòa nhà uy nghi này cho Chúa, một nơi để Chúa sống mãi mãi’. Từ lúc này trở đi, trung tâm thờ phượng là đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, dù sau này mười chi tộc tách ra, để thành lập vương quốc Ít-ra-en phía bắc, đã lập ra các đền thờ khác tại nhiều nơi khác nhau. Đền thờ của Vua Sa-lô-môn cuối cùng đã bị Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo của Ba-by-lon phá hủy khi ông ta chiếm được Giê-ru-sa-lem năm 587 trước CN. Các vật dụng còn lại bằng đồng, vàng và bạc được đem về Ba-by-lon. (2Sm 6; 7; 24:18-25; 1Sb 28:2-3; 1V 5-8; 12; 2V 16:5-9; 24:10-13; 25:8-17).
Đền thờ của Dơ-rúp-ba-ven (Đền thờ thứ hai): Khi Ky-rô cho phép người Do Thái hồi hương từ Ba-by-lon về Giê-ru-sa-lem năm 538 trước CN, ông ta truyền cho họ phải xây lại đền thờ. Ông cũng trao lại cho họ mọi vàng bạc châu báu Na-bu-cô-đô-nô-xo đã cướp khỏi đền thờ của Sa-lô-môn. Họ khởi công tái thiết tức khắc, nhưng chẳng bao lâu đã nản chí. Chỉ sau khi được hai tiên tri Khác-gai và Da-ca-ria thúc đẩy, họ mới hoàn tất được vào năm 515 trước CN.
Dù nó đứng vững 500 năm, nhưng ta biết rất ít về ngôi đền thờ này. Chắc chắn nó cũng theo mẫu thiết kế của đền thờ Sa-lô-môn, nhưng chắc thua xa vẻ tráng lệ của nó. Khi nhà cai trị Xi-ri là An-ti-ô-khô IV cấm các hy lễ tại đền thờ vào năm 168 trước CN và làm ô uế bằng cách dâng hy lễ cho thần ngoại giáo tại đấy, một cuộc nổi dậy đã xẩy ra (cuộc nổi dậy của anh em Ma-ca-bê). Sau đó 3 năm, đền thờ đã được tái thánh hiến, một biến cố ngày nay vẫn được tưởng niệm bằng lễ Hanukkah (Xem Feasts and Festivals). Đền thờ này đã bị tướng Pompey của La Mã hủy diệt năm 63 trước CN. (2Sb 36:22-23; Er 1; 3-6).
Đền thờ của Hê-rô-đê: Năm 19 trước CN, Hê-rô-đê Đại Đế bắt đầu công trình xây một đền thờ mới tại Giê-ru-sa-lem. Ông ta muốn lấy lòng thần dân và gây ấn tượng với thế giới Rô-ma về toà nhà vĩ đại của mình. Khoảng năm 9 trước CN, thì toà nhà chính hoàn tất, nhưng công trình vẫn tiếp diễn nhiều năm sau. Xây với cùng một họa đồ như đền thờ Sa-lô-môn, nhưng đền thờ này hoành tráng hơn nhiều. Nó cao hơn đến hai lần và phủ nhiều vàng đến độ chói lọi dưới ánh mặt trời.
Nét đáng nể nhất là chiếc nền cao vĩ đại (platform) của đền thờ, ngày nay vẫn còn, trên đó khách hành hương tụ họp và các hy lễ được dâng lên. Các tường của nền cao này vươn tới tận đỉnh đồi, bao trùm một diện tích 35 mẫu Anh. Ở tận cùng phía nam, nó cao hơn mặt đất từ 30 đến 45 mét. Một trong các góc phía nam của nền cao ấy có lẽ là cái ‘đỉnh cao’ mà ma qủy bảo Chúa Giê-su gieo mình xuống.
Một dẫy nhà có mái (nơi hai thánh Phao-lô và Gio-an giảng dạy dân chúng) chạy quanh khuôn viên bên ngoài. Cổng ra vào chính ở phía nam và dẫn vào Sân Dân Ngoại. Bất cứ ai cũng được vào phần này của đền thờ. Nhưng các yết thị bằng tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh ngăn cấm những ai không phải là Do Thái không được vào sân trong của đền thờ. Vi phạm qui luật này kết quả chắc chắn phải chết. Sách Tông Đồ Công Vụ chương 21, khi mô tả việc Thánh Phao-lô bị bắt, cho ta một ý niệm về những cảm quan nóng bỏng gây ra do gợi ý cho rằng người không phải là Do Thái ‘đã làm ô uế nơi thánh’. Sân kế tiếp là Sân Phụ Nữ. Đây là chỗ sâu nhất phụ nữ được phép vào đền thờ. Đàn ông được phép vào sâu hơn, đến tận Sân Ít-ra-en, và họ còn có thể vào cả Sân Thầy Cả nữa để diễn hành quanh bàn thờ vào ngày Lễ Lều.
Người Rô-ma phá hủy đền thờ này trong cuộc nổi dậy của người Do Thái năm 70 CN, và các châu báu của nó bị đem hết về Rô-ma. (Mt 4:5-6; Mc 13:1; Cv 3:11).
Việc thờ phượng của người Do Thái trong đền thờ: Thời Tân Ước, đền thờ vẫn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của Ít-ra-en. Từng đoàn hành hương đổ về đấy trong những ngày lễ hội. Nó cũng là trung tâm giảng dạy về tôn giáo. Và, cũng như thời Cựu Ước, các thầy cả phục vụ tại đền thờ thi hành các nghi lễ và hy lễ theo luật.
Mỗi ngày đều bắt đầu với việc đọc các đoạn Thánh Kinh và các lời cầu nguyện. Các nghi thức chính là hy lễ sáng và chiều. Rồi các thầy cả ngỏ lời với người thờ phượng bằng lời chúc lành cổ xưa: ‘Xin Chúa chúc phúc cho anh em và chăm sóc anh em; Xin Chúa nhân từ và đầy ân nghĩa đối với anh em; Xin Chúa đoái thương anh em và ban cho anh em sự bằng an’.
Các ca khúc được ca đoàn của các thầy Lê-vi tại đền thờ hát lên, nhưng đôi khi dân chúng cũng cùng chung tiếng, nhất là trong buổi diễn hành dưới ánh đuốc vào ngày Lễ Lều.
Phúc âm Lu-ca mô tả cuộc viếng thăm đền lần đầu tiên của Chúa Giê-su lúc còn thơ dại, để dự Lễ Vượt Qua. Phúc âm Gio-an thì ghi lại rằng khi lớn lên, Chúa Giê-su thường tới Giê-ru-sa-lem dự các ngày lễ, và phần lớn lời giáo huấn trong phúc âm ấy diễn ra tại Giê-ru-sa-lem, trong khuôn viên đền thờ. Sau khi Chúa Giê-su lên trời, các kẻ theo Người cũng đã gặp nhau và giảng dạy tại đó. (Lc 2:41-49; Ga 2:13-25; 5:7-8; 10:22-38; 12:12 và tiếp theo; Cv 2:46; 3; Mc 14:58).
Đền thờ của Sa-lô-môn: Khi dân Ít-ra-en chinh phục được Ca-na-an, họ không còn di chuyển nhà tạm nữa. Mà đặt tại Si-lô đã lâu. Hòm Giao Ước đã được đem vào trận chiến và bị quân Phi-li-tinh chiếm giữ. Nhưng vì nó đem lại cho bọn họ nhiều phiền phức nên họ đã đem trả lại. Sau cùng, Vua Đa-vít đem nó về Giê-ru-sa-lem. Ngài cho mua một miếng đất ngay phía bắc thành phố, và dự tính xây một đền thờ thường trực kính Thiên Chúa ở đấy. Nhưng dù rất tha thiết đối việc ấy, ngài không được dịp thực hiện nó. Như chính ngài đã giải thích cho dân, thì điều đó là ‘vì ta là một chiến binh, từng đổ biết bao nhiêu là máu’.Bởi thế, ngài đành nhận phận gom góp vật liệu để đó mà thôi. Sa-lô-môn, con trai ngài, mới là người xây dựng đền thờ đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem.
Đền thờ này không lớn so với tiêu chuẩn ngày nay, nhưng hẳn nó phải là tòa nhà lớn nhất, cho đến lúc đó, người Do Thái chưa bao giờ từng xây. Kích thước của nó chừng 9 x 27 mét và cao 13.5 mét. Không đền thờ nào khác có kích thước như thế đã được tìm ra, dù một đền thờ Ca-na-an mới đào thấy ở Kha-xo, và một đền thờ thuộc thế kỷ thứ 9 trước CN mới tìm thấy ở Xi-ri, cũng có kiểu cách ba phòng như vậy. Đền thờ rất tương tự về sắp xếp như kiểu mẫu của nhà tạm.
Các thầy cả qua một cổng chính rộng để vào đền thờ. Rồi tới phòng chính, tức nơi thánh. Trong đó, có bàn thờ dâng hương, bàn bánh tiến, và năm cặp trụ đèn.
Phòng bên trong cũng giống như nhà tạm là nơi cực thánh. Có lẽ nhờ các bậc thang từ nơi thánh để vào nơi này. Nó chứa hai kê-ru-bim bằng gỗ ô-liu và mạ vàng. Đó là biểu hiệu sự che chở của Thiên Chúa đối với đồ vật quan trọng nhất của nơi cực thánh, tức Hòm Giao Ước (xem Tabernacle).
Tường của các phòng đều được ghép bằng ván tuyết tùng, được chạm trổ hình hoa, cây chà là và kê-ru-bim, và cẩn vàng. Từ bên trong tòa nhà, người ta không thấy gạch đá. Nơi cực thánh được đốt sáng mờ mờ nhờ ánh sáng cửa sổ và các trụ đèn. Nhưng nơi cực thánh, nghĩa là nơi Thiên Chúa ngự trị, thì không có cửa sổ, nên hoàn toàn tối đen. Hương được đốt trong chính đền thờ, nhưng các hy lễ thì diễn ra ở sân bên ngoài. Chỉ có các thầy cả và các thầy Lê-vi mới được phép vào trong đền thờ.
Trình thuật đầy đủ về việc đền thờ đã được xây cất và trang trí ra sao đã được kể lại trong sách 1 Các Vua các chương 5-7. Mọi kỹ năng và tài nguyên Vua Sa-lô-môn có thể huy động được đều đã dành cho việc xây cất và trang trí đền thờ. Vì đó là đền thờ Thiên Chúa. Ngay những viên đá cũng đã được đẽo gọt tại hầm đá ‘để không một tiếng động nào do búa, rìu hay bất cứ dụng cụ bằng sắt nào được phát ra trong lúc đền thờ đang được xây cất’. Khi hoàn tất, Sa-lô-môn tổ chức một lễ thánh hiến trang trọng. Tầng mây hiện diện của Thiên Chúa tràn đầy đền thờ và chính Sa-lô-môn hướng dẫn buổi lễ: ‘Lạy Chúa, Chúa đã đặt mặt trời vào bầu trời, nhưng Chúa lại đã chọn sống trong mây và bóng tối. Giờ đây, con xây tòa nhà uy nghi này cho Chúa, một nơi để Chúa sống mãi mãi’. Từ lúc này trở đi, trung tâm thờ phượng là đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, dù sau này mười chi tộc tách ra, để thành lập vương quốc Ít-ra-en phía bắc, đã lập ra các đền thờ khác tại nhiều nơi khác nhau. Đền thờ của Vua Sa-lô-môn cuối cùng đã bị Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo của Ba-by-lon phá hủy khi ông ta chiếm được Giê-ru-sa-lem năm 587 trước CN. Các vật dụng còn lại bằng đồng, vàng và bạc được đem về Ba-by-lon. (2Sm 6; 7; 24:18-25; 1Sb 28:2-3; 1V 5-8; 12; 2V 16:5-9; 24:10-13; 25:8-17).
Đền thờ của Dơ-rúp-ba-ven (Đền thờ thứ hai): Khi Ky-rô cho phép người Do Thái hồi hương từ Ba-by-lon về Giê-ru-sa-lem năm 538 trước CN, ông ta truyền cho họ phải xây lại đền thờ. Ông cũng trao lại cho họ mọi vàng bạc châu báu Na-bu-cô-đô-nô-xo đã cướp khỏi đền thờ của Sa-lô-môn. Họ khởi công tái thiết tức khắc, nhưng chẳng bao lâu đã nản chí. Chỉ sau khi được hai tiên tri Khác-gai và Da-ca-ria thúc đẩy, họ mới hoàn tất được vào năm 515 trước CN.
Dù nó đứng vững 500 năm, nhưng ta biết rất ít về ngôi đền thờ này. Chắc chắn nó cũng theo mẫu thiết kế của đền thờ Sa-lô-môn, nhưng chắc thua xa vẻ tráng lệ của nó. Khi nhà cai trị Xi-ri là An-ti-ô-khô IV cấm các hy lễ tại đền thờ vào năm 168 trước CN và làm ô uế bằng cách dâng hy lễ cho thần ngoại giáo tại đấy, một cuộc nổi dậy đã xẩy ra (cuộc nổi dậy của anh em Ma-ca-bê). Sau đó 3 năm, đền thờ đã được tái thánh hiến, một biến cố ngày nay vẫn được tưởng niệm bằng lễ Hanukkah (Xem Feasts and Festivals). Đền thờ này đã bị tướng Pompey của La Mã hủy diệt năm 63 trước CN. (2Sb 36:22-23; Er 1; 3-6).
Đền thờ của Hê-rô-đê: Năm 19 trước CN, Hê-rô-đê Đại Đế bắt đầu công trình xây một đền thờ mới tại Giê-ru-sa-lem. Ông ta muốn lấy lòng thần dân và gây ấn tượng với thế giới Rô-ma về toà nhà vĩ đại của mình. Khoảng năm 9 trước CN, thì toà nhà chính hoàn tất, nhưng công trình vẫn tiếp diễn nhiều năm sau. Xây với cùng một họa đồ như đền thờ Sa-lô-môn, nhưng đền thờ này hoành tráng hơn nhiều. Nó cao hơn đến hai lần và phủ nhiều vàng đến độ chói lọi dưới ánh mặt trời.
Nét đáng nể nhất là chiếc nền cao vĩ đại (platform) của đền thờ, ngày nay vẫn còn, trên đó khách hành hương tụ họp và các hy lễ được dâng lên. Các tường của nền cao này vươn tới tận đỉnh đồi, bao trùm một diện tích 35 mẫu Anh. Ở tận cùng phía nam, nó cao hơn mặt đất từ 30 đến 45 mét. Một trong các góc phía nam của nền cao ấy có lẽ là cái ‘đỉnh cao’ mà ma qủy bảo Chúa Giê-su gieo mình xuống.
Một dẫy nhà có mái (nơi hai thánh Phao-lô và Gio-an giảng dạy dân chúng) chạy quanh khuôn viên bên ngoài. Cổng ra vào chính ở phía nam và dẫn vào Sân Dân Ngoại. Bất cứ ai cũng được vào phần này của đền thờ. Nhưng các yết thị bằng tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh ngăn cấm những ai không phải là Do Thái không được vào sân trong của đền thờ. Vi phạm qui luật này kết quả chắc chắn phải chết. Sách Tông Đồ Công Vụ chương 21, khi mô tả việc Thánh Phao-lô bị bắt, cho ta một ý niệm về những cảm quan nóng bỏng gây ra do gợi ý cho rằng người không phải là Do Thái ‘đã làm ô uế nơi thánh’. Sân kế tiếp là Sân Phụ Nữ. Đây là chỗ sâu nhất phụ nữ được phép vào đền thờ. Đàn ông được phép vào sâu hơn, đến tận Sân Ít-ra-en, và họ còn có thể vào cả Sân Thầy Cả nữa để diễn hành quanh bàn thờ vào ngày Lễ Lều.
Người Rô-ma phá hủy đền thờ này trong cuộc nổi dậy của người Do Thái năm 70 CN, và các châu báu của nó bị đem hết về Rô-ma. (Mt 4:5-6; Mc 13:1; Cv 3:11).
Việc thờ phượng của người Do Thái trong đền thờ: Thời Tân Ước, đền thờ vẫn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của Ít-ra-en. Từng đoàn hành hương đổ về đấy trong những ngày lễ hội. Nó cũng là trung tâm giảng dạy về tôn giáo. Và, cũng như thời Cựu Ước, các thầy cả phục vụ tại đền thờ thi hành các nghi lễ và hy lễ theo luật.
Mỗi ngày đều bắt đầu với việc đọc các đoạn Thánh Kinh và các lời cầu nguyện. Các nghi thức chính là hy lễ sáng và chiều. Rồi các thầy cả ngỏ lời với người thờ phượng bằng lời chúc lành cổ xưa: ‘Xin Chúa chúc phúc cho anh em và chăm sóc anh em; Xin Chúa nhân từ và đầy ân nghĩa đối với anh em; Xin Chúa đoái thương anh em và ban cho anh em sự bằng an’.
Các ca khúc được ca đoàn của các thầy Lê-vi tại đền thờ hát lên, nhưng đôi khi dân chúng cũng cùng chung tiếng, nhất là trong buổi diễn hành dưới ánh đuốc vào ngày Lễ Lều.
Phúc âm Lu-ca mô tả cuộc viếng thăm đền lần đầu tiên của Chúa Giê-su lúc còn thơ dại, để dự Lễ Vượt Qua. Phúc âm Gio-an thì ghi lại rằng khi lớn lên, Chúa Giê-su thường tới Giê-ru-sa-lem dự các ngày lễ, và phần lớn lời giáo huấn trong phúc âm ấy diễn ra tại Giê-ru-sa-lem, trong khuôn viên đền thờ. Sau khi Chúa Giê-su lên trời, các kẻ theo Người cũng đã gặp nhau và giảng dạy tại đó. (Lc 2:41-49; Ga 2:13-25; 5:7-8; 10:22-38; 12:12 và tiếp theo; Cv 2:46; 3; Mc 14:58).
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giữa Bãi Hoang
Nguyễn Ngọc Danh
05:48 01/08/2009
GIỮA BÃI HOANG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Đem thả hồn mình giữa bãi hoang
Bay đi –Bay mãi với hôn hoàng.
Ngoài kia là cõi trời vô tận
Hồn ngất lịm dần giữa thời gian.
Người hỡi ! chiều nay mây trắng bay
Không gian im lặng qúa nơi này !
Đã về ngồi đây hàng thế kỷ
Ngắm mãi bên trời áo em bay.
(Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Hồng Cài Áo
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
14:39 01/08/2009
HOA HỒNG CÀI ÁO
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch. CMC, Carthage, MO.
Đóa hoa ấy đẹp tươi biết mấy
Em rụt rè mang tới cho tôi
Tôi thảng thốt con tim non dại
Đã tưởng đâu sứ giả của mộng đời…
(Trích thơ của XMĐ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nhà Nghèo
Sen K.
14:43 01/08/2009
NHÀ NGHÈO
Ảnh của Sen K. – Philippines
Nghèo đến nỗi có giường không chiếu
Lo nồi cơm sớm, lại thiếu nồi cơm chiều.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền