Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tình yêu, hạnh phúc và tính dục theo Dietrich von Hildebrand
Vũ Văn An
01:47 01/08/2010
Trong lãnh vực thể lý, sự sâu sắc độc đáo của tính dục đã được chứng minh đầy đủ qua sự kiện duy nhất này là thái độ của con người đối với nó có một ý nghĩa tinh thần hết sức lớn lao, lớn lao hơn thái độ của họ đối với mọi thèm khát thể xác khác rất nhiều.
Ở đây, trước nhất, chúng tôi muốn đề cập tới sự nối kết giữa tình yêu và yếu tố tạo hạnh phúc mà người ta gọi rất đúng là niềm vui. Đã đành, muốn trọn vẹn hay hoàn hảo, hạnh phúc cần nhiều yếu tố khác, nhưng niềm vui phải là trung tâm. Không có niềm vui, không có cái hân hoan nhún nhẩy của tinh thần, thì hạnh phúc hỏi có nghĩa gì?
Điều rõ ràng là các niềm vui của cuộc đời, bất kể nhỏ nhoi hay lớn lao, phần lớn đều phát sinh từ các mối tương quan yêu thương của ta với người khác. Có thể là từ tình yêu của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu của con cái dành cho cha mẹ, và trên hết, từ tình yêu “phu phụ” hay tình yêu “lãng mạn” giữa hai con người khác phái tính.
Dù mối tương quan đầy yêu thương của ta với Thiên Chúa là mối tương quan quan trọng nhất, nhưng ở đây, chúng ta chỉ bàn tới các mối tương quan của chúng ta với những con người nhân bản. Việc đầu tiên cần làm là xác định các phạm trù chính xác liên quan đến sự việc thuộc cảm nghiệm trước khi đưa ra một phân tích cho các thực tại siêu hình.
Trong cuộc sống có tính đặc trưng nhân bản, tình yêu bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng pha trộn với nhiều điều khác như: xao xuyến, âu lo, buồn phiền, hy sinh. Nhưng tình yêu nào cũng đem lại hân hoan, tươi vui. Chỉ cần biết người mình yêu đang hiện hữu, mình đang hiện diện trước mặt nàng, được cùng nhau nói những lời âu yếm, được cùng làm việc với nhau, vui hưởng điều này điều nọ với người ta yêu, cũng đủ đem ta tới chân trời hạnh phúc, đem ánh mặt trời và niềm vui tới cho chuỗi ngày thường là mầu xám, nhiều ảm đạm của ta.
Nếu đời tôi không có người tôi yêu, không bạn hữu chí thiết, không con cái, cha mẹ hay người bạn đời, thỉ thử hỏi điều gì có thể làm tôi vui được? Dĩ nhiên, tôi thiếu chi những nguồn phiến diện, hời hợt. Như những bữa ăn thịnh soạn và cơ hội nổi tiếng. Có tiền cũng đâu có tệ, miễn là đừng quá vất vả mới đạt được và duy trì được. Cũng có những nguồn vui không đến nỗi hời hợt đến thế. Như thưởng ngoạn cái đẹp trong thiên nhiên và nghệ thuật. Tất cả những điều đó làm ta phấn chấn, sưởi ấm lòng ta, làm ta sảng khoái, đem ta vào tận sâu trong tâm hồn. Nhưng chúng vẫn để lại trong ta một cõi đơn côi, thấy mình không người yêu dấu để có thể cùng nhau chia sẻ các cảm nghiệm này.
Cả các theo đuổi nghề nghiệp cũng thế, rất có thể chúng đem lại cho ta một thứ thỏa mãn và hạnh phúc đặc biệt. Nhưng cả chúng nữa, từ yếu tính, vẫn là đơn côi. Một số người theo đuổi “cuộc sống trí thức” tìm cách tự thuyết phục để tin rằng họ đang vui hưởng “một hạnh phúc cao hơn” người khác chỉ vì trí óc họ hoàn toàn linh hoạt. Họ có thể nghe thấy giọng cười hân hoan hay giọng hát ấm lòng của những người yêu nhau và coi đó như một thứ “hạnh phúc cảm quan”, tương phản với thứ “hạnh phúc trí thức” cực kỳ cao thượng của mình. Nhưng họ chỉ tự đánh lừa mình. Giữ cho đầu óc linh hoạt, tự nó, quả có mang lại sảng khoái riêng; nhưng sảng khoái ấy chẳng làm sao so sánh được với thứ âm nhạc và thứ ánh mặt trời hằng bao bọc các trái tim đang yêu nhau.
Von Hildebrand hết sức nghiêm chỉnh tiếp nhận sự phân biệt chủ yếu của thầy mình tại Đại Học Goettingen, là Edmund Husserl, giữa một bên là các cảm nghiệm “có ý hướng” và bên kia là các cảm nghiệm “không có ý hướng”, trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh tới các cảm nghiệm gọi là “xúc cảm”. Nếu có ai đó đụng tới làn da tôi hay nếu một chất hóa học nào đó tác động trên thân thể tôi, tôi sẽ có một “cảm xúc”, có thể dễ chịu hay không, có thể được chào đón hay không. Ông gọi đó là các cảm xúc được tạo ra, các cảm xúc không có ý hướng (non-intentional feelings). Nhưng nếu tôi đáp ứng bằng hân hoan trước sự hiện diện của người tôi yêu, bằng đau buồn khi nghe tin người tôi yêu qua đời, hay bằng lòng biết ơn trước sự hảo tâm của một ái đó đối với mình, thì các “cảm xúc” này không hề có tính “xác thân”, như thể phát sinh từ một tác tố nào đó đụng tới các đầu thần kinh trong cơ thể mình. Trái lại, các cảm xúc này thuộc một thế giới mới, thế giới linh thiêng của ý hướng tính (intentionality), trong đó, con người có những tiếp xúc ‘thuận lý’ đầy sáng suốt với hữu thể. Như thế, việc tôi biết hay hiểu điều gì đó là một cảm nghiệm có ý hướng; nghĩa là tôi thực hiện được một hành vi ước muốn từ bên trong. Điều ấy cũng có nghĩa: các “cảm xúc” này không thể nào hiện hữu nếu tôi chưa trước hết nắm được đối tượng. Đặc biệt trong tác phẩm “The Heart” (Trái Tim) và trong nhiều trước tác khác, von Hildebrand đã lấy lại được công đạo cho bản chất của “các cảm xúc linh thiêng”. Triết học truyền thống thường gán “phần linh thiêng” cho ý chí, còn cảm xúc thì họ cho thuộc thân xác. Dưới các phạm trù này, hẳn phải kết luận: các bản vị hoàn toàn không có xác thân, như thiên thần chẳng hạn, sẽ không có cảm xúc. Niềm vui của họ, hay tình yêu hoặc lời ca tụng cảm ơn của họ cùng lắm chỉ là những “ước muốn” (volition) có tính tri thức, hoàn toàn khác với bất cứ “xúc động” (emotions) nào, vì xúc động là “chuyển động” (motion) từ thân xác mà ra.
Một trong các đóng góp vĩ đại nhất của von Hildebrand cho nền triết lý bản vị là phân tích của ông về “đáp ứng gía trị” (value response). Tình yêu chính là một đáp ứng loại này. Để tình yêu hiện hữu, tôi phải nắm được người tôi yêu như là đáng yêu, rực rỡ với sự qúy giá mà chỉ một mình nàng có được, hoàn toàn độc lập với bất cứ thèm thuồng ước muốn nào của tôi. Tôi phải nắm được điều này: người tôi yêu là một “giá trị”, một điều tự nó tốt. Tôi khám phá ra giá trị đó, đáp ứng nó, biết ơn được gặp nó.
Không bao giờ tôi “trân trân nhìn” người tôi yêu như thể muốn lục tìm xem nàng có thể thỏa mãn các thẻm thuồng ước muốn của tôi hay không. Điều ấy chỉ có thể xẩy ra trong mọi cuộc gặp gỡ khác đi ngược lại lối “đáp ứng giá trị”. Lấy mình làm trung tâm, họ coi thế giới như chứa đựng những hữu thể có thể trở thành “phương tiện” để họ hưởng lạc và tiện nghi, một thứ “hạnh phúc” theo nghĩa vị kỷ.
Ở đây, cũng cần phân biệt hai loại điều tốt khác nhau: điều tốt “giá trị” và điều được von Hildebrand gọi là điều tốt “thỏa mãn chủ quan”. Điều tốt sau bao gồm những phẩm tính loè loẹt óng ánh phát ra từ một hữu thể chỉ vì hữu thể này có khả năng thăng tiến khoái cảm hay tiện nghi của tôi hay ve vuốt sự kiêu hãnh và tư dục của tôi.
Bởi thế, von Hildebrand không lưu ý bao nhiêu tới nguyên lý từng được phát biểu từ thời Aristốt, rằng “con người luôn muốn điều tốt và luôn ước ao điều tốt”. Von Hildebrand đặt câu hỏi “điều tốt nào? Điều tốt có giá trị hay điều tốt chỉ thoả mãn chủ quan? ”. Ông cũng không nhất trí cho rằng sự phân biệt trên tương đương với việc phân biệt giữa “điều tốt thực sự” và “điều tốt bề ngoài” như thể mọi chọn lựa của ta đối với điều tốt sau là do thiếu sót của trí óc, một thứ lầm lẫn.
Niềm vui do mối tương quan yêu thương với một người khác phát sinh từ đáp ứng giá trị của ta với người đó. Chỉ duy sự kiện nàng qúy gía và đáng yêu đã đủ gợi lên trong ta một tình yêu, một lòng biết ơn và sảng khoái khôn lường. Ấy thế nhưng không một đáp ứng nào loại này là do ý chí cả (willed). Tôi không yêu người kia như “phương tiện” đạt một mục đích mong muốn, tức hạnh phúc của tôi. Đúng hơn, tôi tiếp cận nàng vì chính nàng; tôi bị lôi cuốn vào nàng vì sự đáng yêu của nàng. Tôi quên cả chính tôi, lẫn mọi nhu cầu và thèm muốn của mình. Và, hỡi nghịch lý đầy diễm phúc của cuộc đời và Phúc Âm!, tôi “ngạc nhiên vì vui”. Tôi đã “phó thác” thân tôi cho người qúy giá, yêu nàng vì nàng đáng yêu. Tôi quên cả chính bản ngã mình cùng mọi nhu cầu của tôi. Tôi không bắt đầu yêu “để được hạnh phúc”. Đúng hơn, tình yêu của tôi là một đáp ứng đối với con người đáng yêu đã đến với đời tôi. Niềm vui, đầy tiếng cười và ánh mặt trời, là “hoa trái” của đáp ứng giá trị, chứ không bao giờ là “cùng đích được đặt định”.
Năm 1923, lúc 34 tuổi, Dietrich von Hildebrand đọc bài diễn thuyết của ông về hôn nhân tại Ulm, Đức, trong một hội nghị của Hiệp Hội Học Thuật Công Giáo. Hai năm sau, tại Innsbruck, Áo, ông liên tiếp trình bày một loạt bài ở Liên Hiệp Nghiệp Đoàn Sinh Viên Công Giáo, về chủ đề “Sự Trong Sạch và Đức Đồng Trinh”. Loạt bài này sau đó đã được xuất bản bằng tiếng Đức. Bài diễn văn tại Ulm cũng được in thành một cuốn sách nhỏ. Cuốn sách đó rất được sự tán thưởng của Đức Hồng Y Eugenio Pacelli, lúc ấy là sứ thần Tòa Thánh tại Munich và sau này lên ngôi Giáo Hoàng lấy tước hiệu là Piô XII. Trong Thế Chiến II, nó được dịch ra tiếng Anh, được nhiều người đọc và liên tiếp được tái bản trong suốt 14 năm. Bẵng đi gần 30 năm, nó lại vừa được nhà Sophia Institute Press tái bản.
Bài diễn văn tại Innsbruck được xuất bản bằng tiếng Anh năm 1930, nhưng dưới tựa đề nghe hơi có vẻ hộ giáo một chút “Để Bênh Vực Đức Trong Sạch” (In Defense of Purity). Đây là tác phẩm phổ thông nhất của Hildebrand, được dịch ra nhiều ngôn ngữ Âu Châu. Nói một cách đơn giản, cuốn sách là một kiệt tác, một nghiên cứu độc đáo và sâu sắc về huyền nhiệm của tính dục con người và mối tương quan xác thực của nó với đức trong sạch, với tình yêu, với hôn nhân, và trên hết, với đức đồng trinh của người tận hiến.
Ở đây, để phù hợp với mục đích của bài này, chúng tôi chỉ xin trình bày phần đầu của cuốn sách, nói về tính dục như khác với mọi “hệ thống” khác của thân xác. Hildebrand cho rằng: tương phản với mọi cảm nghiệm khác của thân xác, chỉ một mình tính dục là có tính sâu sắc từ trong yếu tính. “Vì mọi biểu hiện của tính dục đều tạo ra một hiệu quả vượt quá lãnh vực thể lý và, theo một cách thế hoàn toàn không giống bất cứ thèm muốn thể xác nào khác, nó liên hệ đến linh hồn một cách sâu xa trong chính niềm đam mê của nó… Các giá trị tích cực và tiêu cực gắn liền với tính dục thuộc một bình diện sâu sắc hơn các giá trị gắn liền với các thèm muốn khác của thân xác rất xa... Trong lãnh vực thể lý, sự sâu sắc độc đáo của tính dục đã được chứng minh đầy đủ qua sự kiện duy nhất này là thái độ của con người đối với nó có một ý nghĩa tinh thần hết sức lớn lao, lớn lao hơn thái độ của họ đối với mọi thèm khát thể xác khác rất nhiều. Trao thân cho thèm muốn tính dục chỉ vì thèm muốn sẽ hạ thấp nhân phẩm con người hơn bất cứ thói mê ăn uống nào. Nó đả thương anh ta trong chính cốt lõi hữu thể, và anh ta trở thành tội lệ một cách hoàn toàn khác biệt và mới lạ… Tính dục có thể giữ im lặng, nhưng khi đã lên tiếng, thì lời nó nói không phải chỉ là những lời bâng quơ (obiter dictum), nhưng là giọng nói từ sâu thẳm, nói lên một điều gì có ý nghĩa trung tâm, cực kỳ quan trọng. Trong tính dục và với tính dục, theo một nghĩa đặc biệt, con người tự cho mình đi” (1)
Rải rác khắp các trước tác của Hildebrand, rất nhiều tham chiếu đã nhắc tới các lầm lỗi lớn lao của con người. Một trong các lầm lỗi đó đã được nói đến một cách vắn tắt trên đây, tức việc coi mọi đáp ứng của con người, và do đó coi tình yêu, chỉ như “phương tiện” để phục vụ thoả mãn bản thân. Rồi có những lầm lỗi hiện đại hơn, đặc biệt tệ hại từ ngày có Freud. Lối suy nghĩ này cho rằng mọi thứ tình yêu đều bắt rễ từ thúc đẩy tính dục, có khi minh nhiên có khi tiềm tàng. Họ bảo rằng ít nhất thì lối giải thích này cũng đúng đối với tình yêu “phu phụ”. Vì tình yêu này diễn ra giữa hai giới tính, nên chắc chắn có liên hệ mật thiết với giao hợp tính dục.
Hildebrand không đồng ý với lối giải thích này về tình yêu phu phụ. Theo ông, tình yêu này mang nặng chiều kích tâm linh hay ý hướng (intentional). Ông nhấn mạnh rằng tình yêu phu phụ liên hệ đến trạng thái si tình (falling in love) rồi trạng thái yêu thương (being in love). Nó bao gồm sự “phấn chấn” (enchantment) mà người được yêu tác động trên người yêu mình. Không hề là sự điên dại của tuổi trẻ, tình yêu phu phụ đích thực thúc đẩy ta đi vào chiều sâu của chính mình. Trái tim ta khẩn thiết yêu cầu được đáp trả. Các “ý hướng” kết hợp và làm điều thiện, vốn hiện diện trong mọi tình yêu chân thực, tìm thấy ở đây tiếng nói dứt khoát nhất của chúng.
Những vở kịch vĩ đại của Shakespeare, nền âm nhạc và nhạc kịch của Mozart đều nói đến thứ tình yêu này, ca ngợi nó, và mừng vui cử hành nó bằng hàng trăm hình thức tươi đẹp. Tình yêu này nói ngôn ngữ của lòng biết ơn khiêm hạ, của hoài mong, của âu yếm quan tâm đối với người được yêu. Nó khẩn khoản xin được miên viễn, kết hợp đời đời. Nó tắm gội mọi điều tốt đẹp lên người được yêu và cố gắng khử trừ mọi điều bất hạnh dù là nhỏ nhoi nhất. Nó khai sinh ra âm nhạc và niềm vui khi chiêm ngắm người mình yêu, khi đọc tên nàng.
Thử hỏi: tình yêu phu phụ và tính dục con người có liên hệ với nhau ra sao? Nếu cuộc biến hóa theo chủ thuyết vô thần là đúng, thì chả có liên hệ chi giữa hai thực tại này. Vì mọi sự chỉ là hậu qủa của may rủi, của tình cờ đến với nhau, sau hàng tỷ tỷ các “thử nghiệm”, giữa các nguyên tử và yếu tố của vật chất bất động cho đến khi vào phút chót, do một tình cờ may mắn, sự sống xuất hiện; từ đó có sự sống loài vật, rồi sự sống con người. Chẳng có điều gì có tính nhân bản là cao trọng hay đáng kính cả, vì cũng chỉ biến hóa từ những tổng hợp may rủi và phi lý của các yếu tố vật chất mà thôi. Tình yêu đâu có gì đặc biệt; cả cái đẹp hay đức khiêm nhu cũng thế. Việc con người hiện hữu dưới hai giới tính khác nhau cũng chả có nghĩa gì; nó chỉ là hậu quả tình cờ của một bước ngoặt biến hóa nào đó khi các nguyên tử của vật chất chập choạng tiến vào tương lai. Với quan điểm này, tính dục có khi còn là một điều lố bịch và phi lý.
Tình thế sẽ khác hẳn nếu Đấng Hóa Công bản vị, nếu Thiên Chúa, là cội nguồn của mọi hữu thể và cảm nghiệm. Lúc ấy, không có gì còn là hậu quả của tình cờ, may rủi nữa, nhất là đặc tính bổ túc cho nhau, cả về phương diện sinh học lẫn phương diện tâm linh, của hai giới tính nhân bản. Hildebrand dạy ta rằng chính Thiên Chúa muốn tính dục con người có ý nghĩa của cả biểu thức xác thân lẫn sự hoàn tất của tình yêu phu phụ. Tình yêu khao khát sự kết hợp nên một ở mọi bình diện. Tình yêu tìm cách tự mặc khải mình ra và tự dâng hiến mình cho người mình yêu. Tình yêu là từ trái tim. Giờ đây, lúc hai con người tự do ước muốn chia sẻ cuộc đời với nhau, một sợi dây liên kết được thành hình: đó chính là hôn nhân. Điều này đặt cuộc đời tương lai của đôi bạn, một cách đầy ý thức, lên trên bất cứ tính tùy hứng hay ý thích thất thường nào.
Chỉ ở trong khu vườn của tình yêu phu phụ này, các bức màn canh giữ bí mật tính dục mới được mở toang, để tiếp nhận người mình yêu. Thay vì là một điều gì ở ngoại biên hay bề mặt, tính dục của mỗi người chúng ta thuộc về nội cung (sanctum) sâu thẳm của ta. Chiều sâu vĩ đại có tính bản thân của nó chính là lý do giải thích đích tới cao cả của hôn nhân.
Do đó, tính dục tách biệt khỏi tình yêu phu phụ là cốt lõi của nhơ nhuốc (impurity). Hildebrand phân biệt 3 yếu tố gây ra tội nhơ nhuốc. Ông viết: “Trước nhất, tôi liệng bỏ tôi khi trao sự bí mật có tính bản thân này cho một người mà không có ý định hiến thân thực sự và chung cuộc cho người ấy… Bên cạnh sự liệng bỏ bản ngã ấy, một sự liệng bỏ mà ta có thể mô tả như việc hạ giá (degradation) chính tôi và người chung phần kia, việc lạm dụng tính dục luôn luôn bao gồm nhân tố thứ hai, đó là sự phạm thánh (desecration). Thực hiện hành vi vốn có ý nghĩa một sự kết hợp thánh thiêng giữa hai hữu thể nhân bản thành một thân xác, và phải là một biểu thức nói lên và hoàn tất sợi dây kết hợp yêu thương bền vững và không thể hủy tiêu, với một người dự phần nhưng không được kết hợp với ta bằng sợi dây thánh thiêng của hôn phối tất nhiên là một sự phạm thánh kinh khủng nhất… Mọi lạm dụng tính dục còn làm ta ra ô uế (defilement)… Mọi khía cạnh được tính dục phơi bày khi bị cô lập và không được “tạo hình” từ bên trong bởi tình yêu phu phụ và ý thức về sự chế tài của Thiên Chúa, nghĩa là tiếng hát mỹ nhân ngư của lôi cuốn nhục dục với vẻ dịu ngọt đầy nọc độc của nó, và cái tội mê dâm dục quỉ quái, chỉ còn là sức mạnh khủng khiếp hủ hóa và làm linh hồn ra ô uế. Lúc một người nào đó, trong khi sử dụng tính dục, “ước muốn” một trong hai khía cạnh trên và lao mình vào đó, anh ta quả đã sa vào một sự ô uế bí ẩn và lập tức tách mình ra khỏi Thiên Chúa một cách hết sức độc đáo” (2).
Tất cả các điều trên đụng đến mầu nhiệm tính dục con người ở chiều kích “kết hợp” (unitive). Mầu nhiệm này còn sâu sắc hơn và tươi đẹp hơn khi thêm chiều kích phụ tạo (procreative). Điều này tự nó cũng là một chủ đề, một chủ đề có liên hệ tới vấn đề luân lý lớn hiện nay, đó là cái tội ngừa thai nhân tạo. Trong phạm vi hạn hẹp ở đây, chỉ xin được trích dẫn lời của Hildebrand nhằm nối kết hai chiều kích vừa nói: “Không phải tình cờ mà Thiên Chúa ban cho hành vi tính dục ý nghĩa sáng tạo của nó. Vì tình yêu Thiên Chúa là nguyên lý sáng tạo ra vũ trụ, nên tình yêu ở mọi bình diện đều là sáng tạo. Có một ý nghĩa sâu sắc trong sự nối kết này, vừa như một biểu tượng vừa như một thực tại, nhờ đó qua hành vi sáng tạo trong đó hai con người trở nên một thân xác vì yêu và trong yêu thương, một hữu thể nhân bản mới đã được sản sinh” (3)
Ghi Chú
(1) In Defense of Purity (New York: Sheed & Ward, 1935), tr. 14. Cuốn này đã được in lại nhiều lần bằng tiếng Anh. Năm 1989, Đại Học Phanxicô tại Steubenville ra ấn bản mới.
(2) Sách đã dẫn, tr. 35-37
(3) Sách đã dẫn, tr. 26
Viết theo William A. Marra, giáo sư triết tại ĐH Fordham, “Von Hildebrand on Love, Happiness, and Sex” đăng trong The Catholic Writer.
Ở đây, trước nhất, chúng tôi muốn đề cập tới sự nối kết giữa tình yêu và yếu tố tạo hạnh phúc mà người ta gọi rất đúng là niềm vui. Đã đành, muốn trọn vẹn hay hoàn hảo, hạnh phúc cần nhiều yếu tố khác, nhưng niềm vui phải là trung tâm. Không có niềm vui, không có cái hân hoan nhún nhẩy của tinh thần, thì hạnh phúc hỏi có nghĩa gì?
Điều rõ ràng là các niềm vui của cuộc đời, bất kể nhỏ nhoi hay lớn lao, phần lớn đều phát sinh từ các mối tương quan yêu thương của ta với người khác. Có thể là từ tình yêu của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu của con cái dành cho cha mẹ, và trên hết, từ tình yêu “phu phụ” hay tình yêu “lãng mạn” giữa hai con người khác phái tính.
Dù mối tương quan đầy yêu thương của ta với Thiên Chúa là mối tương quan quan trọng nhất, nhưng ở đây, chúng ta chỉ bàn tới các mối tương quan của chúng ta với những con người nhân bản. Việc đầu tiên cần làm là xác định các phạm trù chính xác liên quan đến sự việc thuộc cảm nghiệm trước khi đưa ra một phân tích cho các thực tại siêu hình.
Trong cuộc sống có tính đặc trưng nhân bản, tình yêu bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng pha trộn với nhiều điều khác như: xao xuyến, âu lo, buồn phiền, hy sinh. Nhưng tình yêu nào cũng đem lại hân hoan, tươi vui. Chỉ cần biết người mình yêu đang hiện hữu, mình đang hiện diện trước mặt nàng, được cùng nhau nói những lời âu yếm, được cùng làm việc với nhau, vui hưởng điều này điều nọ với người ta yêu, cũng đủ đem ta tới chân trời hạnh phúc, đem ánh mặt trời và niềm vui tới cho chuỗi ngày thường là mầu xám, nhiều ảm đạm của ta.
Nếu đời tôi không có người tôi yêu, không bạn hữu chí thiết, không con cái, cha mẹ hay người bạn đời, thỉ thử hỏi điều gì có thể làm tôi vui được? Dĩ nhiên, tôi thiếu chi những nguồn phiến diện, hời hợt. Như những bữa ăn thịnh soạn và cơ hội nổi tiếng. Có tiền cũng đâu có tệ, miễn là đừng quá vất vả mới đạt được và duy trì được. Cũng có những nguồn vui không đến nỗi hời hợt đến thế. Như thưởng ngoạn cái đẹp trong thiên nhiên và nghệ thuật. Tất cả những điều đó làm ta phấn chấn, sưởi ấm lòng ta, làm ta sảng khoái, đem ta vào tận sâu trong tâm hồn. Nhưng chúng vẫn để lại trong ta một cõi đơn côi, thấy mình không người yêu dấu để có thể cùng nhau chia sẻ các cảm nghiệm này.
Cả các theo đuổi nghề nghiệp cũng thế, rất có thể chúng đem lại cho ta một thứ thỏa mãn và hạnh phúc đặc biệt. Nhưng cả chúng nữa, từ yếu tính, vẫn là đơn côi. Một số người theo đuổi “cuộc sống trí thức” tìm cách tự thuyết phục để tin rằng họ đang vui hưởng “một hạnh phúc cao hơn” người khác chỉ vì trí óc họ hoàn toàn linh hoạt. Họ có thể nghe thấy giọng cười hân hoan hay giọng hát ấm lòng của những người yêu nhau và coi đó như một thứ “hạnh phúc cảm quan”, tương phản với thứ “hạnh phúc trí thức” cực kỳ cao thượng của mình. Nhưng họ chỉ tự đánh lừa mình. Giữ cho đầu óc linh hoạt, tự nó, quả có mang lại sảng khoái riêng; nhưng sảng khoái ấy chẳng làm sao so sánh được với thứ âm nhạc và thứ ánh mặt trời hằng bao bọc các trái tim đang yêu nhau.
Von Hildebrand hết sức nghiêm chỉnh tiếp nhận sự phân biệt chủ yếu của thầy mình tại Đại Học Goettingen, là Edmund Husserl, giữa một bên là các cảm nghiệm “có ý hướng” và bên kia là các cảm nghiệm “không có ý hướng”, trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh tới các cảm nghiệm gọi là “xúc cảm”. Nếu có ai đó đụng tới làn da tôi hay nếu một chất hóa học nào đó tác động trên thân thể tôi, tôi sẽ có một “cảm xúc”, có thể dễ chịu hay không, có thể được chào đón hay không. Ông gọi đó là các cảm xúc được tạo ra, các cảm xúc không có ý hướng (non-intentional feelings). Nhưng nếu tôi đáp ứng bằng hân hoan trước sự hiện diện của người tôi yêu, bằng đau buồn khi nghe tin người tôi yêu qua đời, hay bằng lòng biết ơn trước sự hảo tâm của một ái đó đối với mình, thì các “cảm xúc” này không hề có tính “xác thân”, như thể phát sinh từ một tác tố nào đó đụng tới các đầu thần kinh trong cơ thể mình. Trái lại, các cảm xúc này thuộc một thế giới mới, thế giới linh thiêng của ý hướng tính (intentionality), trong đó, con người có những tiếp xúc ‘thuận lý’ đầy sáng suốt với hữu thể. Như thế, việc tôi biết hay hiểu điều gì đó là một cảm nghiệm có ý hướng; nghĩa là tôi thực hiện được một hành vi ước muốn từ bên trong. Điều ấy cũng có nghĩa: các “cảm xúc” này không thể nào hiện hữu nếu tôi chưa trước hết nắm được đối tượng. Đặc biệt trong tác phẩm “The Heart” (Trái Tim) và trong nhiều trước tác khác, von Hildebrand đã lấy lại được công đạo cho bản chất của “các cảm xúc linh thiêng”. Triết học truyền thống thường gán “phần linh thiêng” cho ý chí, còn cảm xúc thì họ cho thuộc thân xác. Dưới các phạm trù này, hẳn phải kết luận: các bản vị hoàn toàn không có xác thân, như thiên thần chẳng hạn, sẽ không có cảm xúc. Niềm vui của họ, hay tình yêu hoặc lời ca tụng cảm ơn của họ cùng lắm chỉ là những “ước muốn” (volition) có tính tri thức, hoàn toàn khác với bất cứ “xúc động” (emotions) nào, vì xúc động là “chuyển động” (motion) từ thân xác mà ra.
Một trong các đóng góp vĩ đại nhất của von Hildebrand cho nền triết lý bản vị là phân tích của ông về “đáp ứng gía trị” (value response). Tình yêu chính là một đáp ứng loại này. Để tình yêu hiện hữu, tôi phải nắm được người tôi yêu như là đáng yêu, rực rỡ với sự qúy giá mà chỉ một mình nàng có được, hoàn toàn độc lập với bất cứ thèm thuồng ước muốn nào của tôi. Tôi phải nắm được điều này: người tôi yêu là một “giá trị”, một điều tự nó tốt. Tôi khám phá ra giá trị đó, đáp ứng nó, biết ơn được gặp nó.
Không bao giờ tôi “trân trân nhìn” người tôi yêu như thể muốn lục tìm xem nàng có thể thỏa mãn các thẻm thuồng ước muốn của tôi hay không. Điều ấy chỉ có thể xẩy ra trong mọi cuộc gặp gỡ khác đi ngược lại lối “đáp ứng giá trị”. Lấy mình làm trung tâm, họ coi thế giới như chứa đựng những hữu thể có thể trở thành “phương tiện” để họ hưởng lạc và tiện nghi, một thứ “hạnh phúc” theo nghĩa vị kỷ.
Ở đây, cũng cần phân biệt hai loại điều tốt khác nhau: điều tốt “giá trị” và điều được von Hildebrand gọi là điều tốt “thỏa mãn chủ quan”. Điều tốt sau bao gồm những phẩm tính loè loẹt óng ánh phát ra từ một hữu thể chỉ vì hữu thể này có khả năng thăng tiến khoái cảm hay tiện nghi của tôi hay ve vuốt sự kiêu hãnh và tư dục của tôi.
Bởi thế, von Hildebrand không lưu ý bao nhiêu tới nguyên lý từng được phát biểu từ thời Aristốt, rằng “con người luôn muốn điều tốt và luôn ước ao điều tốt”. Von Hildebrand đặt câu hỏi “điều tốt nào? Điều tốt có giá trị hay điều tốt chỉ thoả mãn chủ quan? ”. Ông cũng không nhất trí cho rằng sự phân biệt trên tương đương với việc phân biệt giữa “điều tốt thực sự” và “điều tốt bề ngoài” như thể mọi chọn lựa của ta đối với điều tốt sau là do thiếu sót của trí óc, một thứ lầm lẫn.
Niềm vui do mối tương quan yêu thương với một người khác phát sinh từ đáp ứng giá trị của ta với người đó. Chỉ duy sự kiện nàng qúy gía và đáng yêu đã đủ gợi lên trong ta một tình yêu, một lòng biết ơn và sảng khoái khôn lường. Ấy thế nhưng không một đáp ứng nào loại này là do ý chí cả (willed). Tôi không yêu người kia như “phương tiện” đạt một mục đích mong muốn, tức hạnh phúc của tôi. Đúng hơn, tôi tiếp cận nàng vì chính nàng; tôi bị lôi cuốn vào nàng vì sự đáng yêu của nàng. Tôi quên cả chính tôi, lẫn mọi nhu cầu và thèm muốn của mình. Và, hỡi nghịch lý đầy diễm phúc của cuộc đời và Phúc Âm!, tôi “ngạc nhiên vì vui”. Tôi đã “phó thác” thân tôi cho người qúy giá, yêu nàng vì nàng đáng yêu. Tôi quên cả chính bản ngã mình cùng mọi nhu cầu của tôi. Tôi không bắt đầu yêu “để được hạnh phúc”. Đúng hơn, tình yêu của tôi là một đáp ứng đối với con người đáng yêu đã đến với đời tôi. Niềm vui, đầy tiếng cười và ánh mặt trời, là “hoa trái” của đáp ứng giá trị, chứ không bao giờ là “cùng đích được đặt định”.
Năm 1923, lúc 34 tuổi, Dietrich von Hildebrand đọc bài diễn thuyết của ông về hôn nhân tại Ulm, Đức, trong một hội nghị của Hiệp Hội Học Thuật Công Giáo. Hai năm sau, tại Innsbruck, Áo, ông liên tiếp trình bày một loạt bài ở Liên Hiệp Nghiệp Đoàn Sinh Viên Công Giáo, về chủ đề “Sự Trong Sạch và Đức Đồng Trinh”. Loạt bài này sau đó đã được xuất bản bằng tiếng Đức. Bài diễn văn tại Ulm cũng được in thành một cuốn sách nhỏ. Cuốn sách đó rất được sự tán thưởng của Đức Hồng Y Eugenio Pacelli, lúc ấy là sứ thần Tòa Thánh tại Munich và sau này lên ngôi Giáo Hoàng lấy tước hiệu là Piô XII. Trong Thế Chiến II, nó được dịch ra tiếng Anh, được nhiều người đọc và liên tiếp được tái bản trong suốt 14 năm. Bẵng đi gần 30 năm, nó lại vừa được nhà Sophia Institute Press tái bản.
Bài diễn văn tại Innsbruck được xuất bản bằng tiếng Anh năm 1930, nhưng dưới tựa đề nghe hơi có vẻ hộ giáo một chút “Để Bênh Vực Đức Trong Sạch” (In Defense of Purity). Đây là tác phẩm phổ thông nhất của Hildebrand, được dịch ra nhiều ngôn ngữ Âu Châu. Nói một cách đơn giản, cuốn sách là một kiệt tác, một nghiên cứu độc đáo và sâu sắc về huyền nhiệm của tính dục con người và mối tương quan xác thực của nó với đức trong sạch, với tình yêu, với hôn nhân, và trên hết, với đức đồng trinh của người tận hiến.
Ở đây, để phù hợp với mục đích của bài này, chúng tôi chỉ xin trình bày phần đầu của cuốn sách, nói về tính dục như khác với mọi “hệ thống” khác của thân xác. Hildebrand cho rằng: tương phản với mọi cảm nghiệm khác của thân xác, chỉ một mình tính dục là có tính sâu sắc từ trong yếu tính. “Vì mọi biểu hiện của tính dục đều tạo ra một hiệu quả vượt quá lãnh vực thể lý và, theo một cách thế hoàn toàn không giống bất cứ thèm muốn thể xác nào khác, nó liên hệ đến linh hồn một cách sâu xa trong chính niềm đam mê của nó… Các giá trị tích cực và tiêu cực gắn liền với tính dục thuộc một bình diện sâu sắc hơn các giá trị gắn liền với các thèm muốn khác của thân xác rất xa... Trong lãnh vực thể lý, sự sâu sắc độc đáo của tính dục đã được chứng minh đầy đủ qua sự kiện duy nhất này là thái độ của con người đối với nó có một ý nghĩa tinh thần hết sức lớn lao, lớn lao hơn thái độ của họ đối với mọi thèm khát thể xác khác rất nhiều. Trao thân cho thèm muốn tính dục chỉ vì thèm muốn sẽ hạ thấp nhân phẩm con người hơn bất cứ thói mê ăn uống nào. Nó đả thương anh ta trong chính cốt lõi hữu thể, và anh ta trở thành tội lệ một cách hoàn toàn khác biệt và mới lạ… Tính dục có thể giữ im lặng, nhưng khi đã lên tiếng, thì lời nó nói không phải chỉ là những lời bâng quơ (obiter dictum), nhưng là giọng nói từ sâu thẳm, nói lên một điều gì có ý nghĩa trung tâm, cực kỳ quan trọng. Trong tính dục và với tính dục, theo một nghĩa đặc biệt, con người tự cho mình đi” (1)
Rải rác khắp các trước tác của Hildebrand, rất nhiều tham chiếu đã nhắc tới các lầm lỗi lớn lao của con người. Một trong các lầm lỗi đó đã được nói đến một cách vắn tắt trên đây, tức việc coi mọi đáp ứng của con người, và do đó coi tình yêu, chỉ như “phương tiện” để phục vụ thoả mãn bản thân. Rồi có những lầm lỗi hiện đại hơn, đặc biệt tệ hại từ ngày có Freud. Lối suy nghĩ này cho rằng mọi thứ tình yêu đều bắt rễ từ thúc đẩy tính dục, có khi minh nhiên có khi tiềm tàng. Họ bảo rằng ít nhất thì lối giải thích này cũng đúng đối với tình yêu “phu phụ”. Vì tình yêu này diễn ra giữa hai giới tính, nên chắc chắn có liên hệ mật thiết với giao hợp tính dục.
Hildebrand không đồng ý với lối giải thích này về tình yêu phu phụ. Theo ông, tình yêu này mang nặng chiều kích tâm linh hay ý hướng (intentional). Ông nhấn mạnh rằng tình yêu phu phụ liên hệ đến trạng thái si tình (falling in love) rồi trạng thái yêu thương (being in love). Nó bao gồm sự “phấn chấn” (enchantment) mà người được yêu tác động trên người yêu mình. Không hề là sự điên dại của tuổi trẻ, tình yêu phu phụ đích thực thúc đẩy ta đi vào chiều sâu của chính mình. Trái tim ta khẩn thiết yêu cầu được đáp trả. Các “ý hướng” kết hợp và làm điều thiện, vốn hiện diện trong mọi tình yêu chân thực, tìm thấy ở đây tiếng nói dứt khoát nhất của chúng.
Những vở kịch vĩ đại của Shakespeare, nền âm nhạc và nhạc kịch của Mozart đều nói đến thứ tình yêu này, ca ngợi nó, và mừng vui cử hành nó bằng hàng trăm hình thức tươi đẹp. Tình yêu này nói ngôn ngữ của lòng biết ơn khiêm hạ, của hoài mong, của âu yếm quan tâm đối với người được yêu. Nó khẩn khoản xin được miên viễn, kết hợp đời đời. Nó tắm gội mọi điều tốt đẹp lên người được yêu và cố gắng khử trừ mọi điều bất hạnh dù là nhỏ nhoi nhất. Nó khai sinh ra âm nhạc và niềm vui khi chiêm ngắm người mình yêu, khi đọc tên nàng.
Thử hỏi: tình yêu phu phụ và tính dục con người có liên hệ với nhau ra sao? Nếu cuộc biến hóa theo chủ thuyết vô thần là đúng, thì chả có liên hệ chi giữa hai thực tại này. Vì mọi sự chỉ là hậu qủa của may rủi, của tình cờ đến với nhau, sau hàng tỷ tỷ các “thử nghiệm”, giữa các nguyên tử và yếu tố của vật chất bất động cho đến khi vào phút chót, do một tình cờ may mắn, sự sống xuất hiện; từ đó có sự sống loài vật, rồi sự sống con người. Chẳng có điều gì có tính nhân bản là cao trọng hay đáng kính cả, vì cũng chỉ biến hóa từ những tổng hợp may rủi và phi lý của các yếu tố vật chất mà thôi. Tình yêu đâu có gì đặc biệt; cả cái đẹp hay đức khiêm nhu cũng thế. Việc con người hiện hữu dưới hai giới tính khác nhau cũng chả có nghĩa gì; nó chỉ là hậu quả tình cờ của một bước ngoặt biến hóa nào đó khi các nguyên tử của vật chất chập choạng tiến vào tương lai. Với quan điểm này, tính dục có khi còn là một điều lố bịch và phi lý.
Tình thế sẽ khác hẳn nếu Đấng Hóa Công bản vị, nếu Thiên Chúa, là cội nguồn của mọi hữu thể và cảm nghiệm. Lúc ấy, không có gì còn là hậu quả của tình cờ, may rủi nữa, nhất là đặc tính bổ túc cho nhau, cả về phương diện sinh học lẫn phương diện tâm linh, của hai giới tính nhân bản. Hildebrand dạy ta rằng chính Thiên Chúa muốn tính dục con người có ý nghĩa của cả biểu thức xác thân lẫn sự hoàn tất của tình yêu phu phụ. Tình yêu khao khát sự kết hợp nên một ở mọi bình diện. Tình yêu tìm cách tự mặc khải mình ra và tự dâng hiến mình cho người mình yêu. Tình yêu là từ trái tim. Giờ đây, lúc hai con người tự do ước muốn chia sẻ cuộc đời với nhau, một sợi dây liên kết được thành hình: đó chính là hôn nhân. Điều này đặt cuộc đời tương lai của đôi bạn, một cách đầy ý thức, lên trên bất cứ tính tùy hứng hay ý thích thất thường nào.
Chỉ ở trong khu vườn của tình yêu phu phụ này, các bức màn canh giữ bí mật tính dục mới được mở toang, để tiếp nhận người mình yêu. Thay vì là một điều gì ở ngoại biên hay bề mặt, tính dục của mỗi người chúng ta thuộc về nội cung (sanctum) sâu thẳm của ta. Chiều sâu vĩ đại có tính bản thân của nó chính là lý do giải thích đích tới cao cả của hôn nhân.
Do đó, tính dục tách biệt khỏi tình yêu phu phụ là cốt lõi của nhơ nhuốc (impurity). Hildebrand phân biệt 3 yếu tố gây ra tội nhơ nhuốc. Ông viết: “Trước nhất, tôi liệng bỏ tôi khi trao sự bí mật có tính bản thân này cho một người mà không có ý định hiến thân thực sự và chung cuộc cho người ấy… Bên cạnh sự liệng bỏ bản ngã ấy, một sự liệng bỏ mà ta có thể mô tả như việc hạ giá (degradation) chính tôi và người chung phần kia, việc lạm dụng tính dục luôn luôn bao gồm nhân tố thứ hai, đó là sự phạm thánh (desecration). Thực hiện hành vi vốn có ý nghĩa một sự kết hợp thánh thiêng giữa hai hữu thể nhân bản thành một thân xác, và phải là một biểu thức nói lên và hoàn tất sợi dây kết hợp yêu thương bền vững và không thể hủy tiêu, với một người dự phần nhưng không được kết hợp với ta bằng sợi dây thánh thiêng của hôn phối tất nhiên là một sự phạm thánh kinh khủng nhất… Mọi lạm dụng tính dục còn làm ta ra ô uế (defilement)… Mọi khía cạnh được tính dục phơi bày khi bị cô lập và không được “tạo hình” từ bên trong bởi tình yêu phu phụ và ý thức về sự chế tài của Thiên Chúa, nghĩa là tiếng hát mỹ nhân ngư của lôi cuốn nhục dục với vẻ dịu ngọt đầy nọc độc của nó, và cái tội mê dâm dục quỉ quái, chỉ còn là sức mạnh khủng khiếp hủ hóa và làm linh hồn ra ô uế. Lúc một người nào đó, trong khi sử dụng tính dục, “ước muốn” một trong hai khía cạnh trên và lao mình vào đó, anh ta quả đã sa vào một sự ô uế bí ẩn và lập tức tách mình ra khỏi Thiên Chúa một cách hết sức độc đáo” (2).
Tất cả các điều trên đụng đến mầu nhiệm tính dục con người ở chiều kích “kết hợp” (unitive). Mầu nhiệm này còn sâu sắc hơn và tươi đẹp hơn khi thêm chiều kích phụ tạo (procreative). Điều này tự nó cũng là một chủ đề, một chủ đề có liên hệ tới vấn đề luân lý lớn hiện nay, đó là cái tội ngừa thai nhân tạo. Trong phạm vi hạn hẹp ở đây, chỉ xin được trích dẫn lời của Hildebrand nhằm nối kết hai chiều kích vừa nói: “Không phải tình cờ mà Thiên Chúa ban cho hành vi tính dục ý nghĩa sáng tạo của nó. Vì tình yêu Thiên Chúa là nguyên lý sáng tạo ra vũ trụ, nên tình yêu ở mọi bình diện đều là sáng tạo. Có một ý nghĩa sâu sắc trong sự nối kết này, vừa như một biểu tượng vừa như một thực tại, nhờ đó qua hành vi sáng tạo trong đó hai con người trở nên một thân xác vì yêu và trong yêu thương, một hữu thể nhân bản mới đã được sản sinh” (3)
Ghi Chú
(1) In Defense of Purity (New York: Sheed & Ward, 1935), tr. 14. Cuốn này đã được in lại nhiều lần bằng tiếng Anh. Năm 1989, Đại Học Phanxicô tại Steubenville ra ấn bản mới.
(2) Sách đã dẫn, tr. 35-37
(3) Sách đã dẫn, tr. 26
Viết theo William A. Marra, giáo sư triết tại ĐH Fordham, “Von Hildebrand on Love, Happiness, and Sex” đăng trong The Catholic Writer.
Những nẻo đường thiên nhiên
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
07:40 01/08/2010
Những nẻo đường thiên nhiên
Mùa Hè nóng bức, nhiều người sau những ngày tháng học hành làm việc mệt nhọc đi tìm nơi chốn nghỉ ngơi cho thân thể và tâm trí được thư giãn bình an.
Đó là nếp sống văn hóa bên các nước xã hội Âu Mỹ xưa nay.
Nơi chốn nghỉ hè cũng đóng góp phần quan trọng cho việc nghỉ hè. Thông thường người ta hoặc đi nghỉ hè ở vùng biển sông nước hay vùng đồi núi rừng rậm.
Ở vùng biển sông nước khí hậu mát mẻ, nhiều cơ hội tắm biển hoặc đi dạo dọc theo bờ biển.
Ở vùng rừng núi cao khí hậu thông thoáng mát mẻ. Nhưng với nhiều người có cái gì thoát ra vẻ huyền bí hay cảm thấy như bị đe dọa, nhất là khi leo núi đá cao cheo leo, hay đi vào chốn hoang vu…
Nhưng dẫu vậy, leo núi tuy mệt nhọc tốn nhiều sức lực thời giờ, mà vẫn cảm hứng nhận được niềm vui cùng điều gì mang lại lợi ích cho tâm trí. Vì trước cảnh núi đồi thiên nhiên cao sâu hùng vĩ, con mắt tâm trí cảm thấy như đang đứng trứớc một nhà hát Opera vĩ đại với cảnh thiên nhiên diễn ra sống động hàng trăm hoa lá cây cỏ đủ mọi mầu sắc, bầy chim chóc bay lượn ca hót,vầng mây che phủ bay lơ lửng ngang ngọn núi, cảnh tia ánh sáng mặt trời chiếu lúc bình minh, lúc trời trong sáng ban trưa, hay lúc chiều tà mặt trời lặn sau những rặng núi cao, rồi những cơn gió lộng thổi lướt gây ra tiếng động rung rinh cây cối trên sườn núi, và thung lũng dưới chân núi…
Cảm nhận trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, một người có thú leo núi mùa Hè đã có tâm tình: „Có nhiều đường thiên nhiên dẫn về tới Thiên Chúa. Nhưng có một nẻo đường đi qua những dẫy núi.“
Có lẽ khi nói lên cảm nhận này người leo núi đó nghĩ rằng núi đá hùng vĩ tuy câm lặng, nhưng như đụng chạm vươn tới trời cao!
Phải, núi đá cao chót vót vươn lên cao sừng sững không ai, cùng không có dây thước gì có thể ôm choàng lấy đo được. Núi từ bao thuở bấy lâu nay đâu có nói gì, luôn luôn đứng đó câm lặng, nhưng toát ra vẻ hùng vĩ uy nghiêm cùng linh thiêng.
Những rặng núi đá chạy liên tiếp nối dài như vô tận chắn lối cản đường đi, nhưng lại là nơi chốn nhà ở cho thú vật thiên nhiên sống trong đó. Người leo núi nói lên cảm nhận đó muốn gói ghém tình yêu mến cùng lòng kính sợ với núi đồi. Và qua đó họ muốn dần dần học hỏi cùng khám phá những bí ẩn chứa đựng trong cảnh núi đồi của thiên nhiên.
Về tuổi thọ của núi đồi đâu có ai biết được, và cũng chẳng thể lấy mốc điểm thời gian năm hay thế kỷ mà đo tính được. Với con người chúng ta đó thời gian vĩnh cửu.
Từ khung cảnh hùng vĩ uy nghiêm núi đồi, con người còn cảm nhận ra sự thanh thản an bình lan tỏa ra sang cho tâm hồn mình.
Những ngọn núi lớn còn giúp con người hướng tầm nhìn vượt qua đường ngang chân trời, như Vua Davít trong Thánh Vịnh 148, 9 đã nói lên tâm tình: „Nào ca tụng Chúa đi, hỡi núi đồi trùng điệp“; hay: „ Lạy Thiên Chúa, Ngài dùng quyền năng tạo dựng núi đồi vững chãi.“ ( Tv 65,7).
Và Chúa Giêsu trên bước đường rao giảng nước Thiên Chúa đã một mình leo lên núi cầu nguyện với Thiên Chúa trong tĩnh lặng.
Không chỉ Kinh thánh đạo Công Giáo dùng núi là nơi loan báo, là nơi Thiên Chúa và con người gặp gỡ nhau, nhưng trong các Tôn giáo khác cũng có những „ngọn núi thánh“.
Trên ngọn núi Olympia người Hy lạp kính thờ thần thánh thế giới.
Ngọn núi Ararat ở giữa vùng Armenien và Thổ nhĩ Kỳ quanh năm có tuyết bao phủ, có tên là núi cứu độ, vì chiếc tầu của gia đình Ông Noe sau trận lụt đại hồng thủy đã cập bến ở đó.
Bên Ai Cập có ngọn núi Sinai, như Kinh thánh diễn tả là nơi Thiên Chúa hiện ra với thánh Tiên tri Mose và ban cho 10 Điều Răn.
Trên ngọn núi Tabor 3 Tông đồ được thấy Chúa Giêsu biến hình trắng như tuyết phủ.
Bên vùng Tibet, hằng năm thiện nam tín nữ hàng ngàn người đến hành hương kính viếng ngọn núi Kailasch để được tha thứ mọi tội lỗi.
Bên Nhật Bản ngọn núi Fujiyama là ngọn núi thánh của người dân Nhật Bản.
Bên Phi châu nước Tanzania ngọn núi Ol Doinyo Lengai là ngọn của Thiên Chúa mầu đen nơi trời cao.
Nơi tất cả những ngọn núi đều toả ra vẻ huyền bí hấp dẫn, nhưng con người chúng ta không sao có thể nắm bắt thấu hiểu hết được.
Ai người nào đó cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ cao vời cùng sự bình an thanh thản của núi đồi thiên nhiên, người đó đã kín múc cho tâm trí mình niềm vui cùng sức mạnh, mà không khí huyền bí của núi đồi thoát tỏa lan ra.
Điều này chỉ có thể hứng múc được trong yên lặng đang khi lắng nghe ngắm nhìn thiên nhiên núi đồi.
Mùa Hè 2010
Mùa Hè nóng bức, nhiều người sau những ngày tháng học hành làm việc mệt nhọc đi tìm nơi chốn nghỉ ngơi cho thân thể và tâm trí được thư giãn bình an.
Đó là nếp sống văn hóa bên các nước xã hội Âu Mỹ xưa nay.
Nơi chốn nghỉ hè cũng đóng góp phần quan trọng cho việc nghỉ hè. Thông thường người ta hoặc đi nghỉ hè ở vùng biển sông nước hay vùng đồi núi rừng rậm.
Ở vùng biển sông nước khí hậu mát mẻ, nhiều cơ hội tắm biển hoặc đi dạo dọc theo bờ biển.
Ở vùng rừng núi cao khí hậu thông thoáng mát mẻ. Nhưng với nhiều người có cái gì thoát ra vẻ huyền bí hay cảm thấy như bị đe dọa, nhất là khi leo núi đá cao cheo leo, hay đi vào chốn hoang vu…
Nhưng dẫu vậy, leo núi tuy mệt nhọc tốn nhiều sức lực thời giờ, mà vẫn cảm hứng nhận được niềm vui cùng điều gì mang lại lợi ích cho tâm trí. Vì trước cảnh núi đồi thiên nhiên cao sâu hùng vĩ, con mắt tâm trí cảm thấy như đang đứng trứớc một nhà hát Opera vĩ đại với cảnh thiên nhiên diễn ra sống động hàng trăm hoa lá cây cỏ đủ mọi mầu sắc, bầy chim chóc bay lượn ca hót,vầng mây che phủ bay lơ lửng ngang ngọn núi, cảnh tia ánh sáng mặt trời chiếu lúc bình minh, lúc trời trong sáng ban trưa, hay lúc chiều tà mặt trời lặn sau những rặng núi cao, rồi những cơn gió lộng thổi lướt gây ra tiếng động rung rinh cây cối trên sườn núi, và thung lũng dưới chân núi…
Cảm nhận trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, một người có thú leo núi mùa Hè đã có tâm tình: „Có nhiều đường thiên nhiên dẫn về tới Thiên Chúa. Nhưng có một nẻo đường đi qua những dẫy núi.“
Có lẽ khi nói lên cảm nhận này người leo núi đó nghĩ rằng núi đá hùng vĩ tuy câm lặng, nhưng như đụng chạm vươn tới trời cao!
Phải, núi đá cao chót vót vươn lên cao sừng sững không ai, cùng không có dây thước gì có thể ôm choàng lấy đo được. Núi từ bao thuở bấy lâu nay đâu có nói gì, luôn luôn đứng đó câm lặng, nhưng toát ra vẻ hùng vĩ uy nghiêm cùng linh thiêng.
Những rặng núi đá chạy liên tiếp nối dài như vô tận chắn lối cản đường đi, nhưng lại là nơi chốn nhà ở cho thú vật thiên nhiên sống trong đó. Người leo núi nói lên cảm nhận đó muốn gói ghém tình yêu mến cùng lòng kính sợ với núi đồi. Và qua đó họ muốn dần dần học hỏi cùng khám phá những bí ẩn chứa đựng trong cảnh núi đồi của thiên nhiên.
Về tuổi thọ của núi đồi đâu có ai biết được, và cũng chẳng thể lấy mốc điểm thời gian năm hay thế kỷ mà đo tính được. Với con người chúng ta đó thời gian vĩnh cửu.
Từ khung cảnh hùng vĩ uy nghiêm núi đồi, con người còn cảm nhận ra sự thanh thản an bình lan tỏa ra sang cho tâm hồn mình.
Những ngọn núi lớn còn giúp con người hướng tầm nhìn vượt qua đường ngang chân trời, như Vua Davít trong Thánh Vịnh 148, 9 đã nói lên tâm tình: „Nào ca tụng Chúa đi, hỡi núi đồi trùng điệp“; hay: „ Lạy Thiên Chúa, Ngài dùng quyền năng tạo dựng núi đồi vững chãi.“ ( Tv 65,7).
Và Chúa Giêsu trên bước đường rao giảng nước Thiên Chúa đã một mình leo lên núi cầu nguyện với Thiên Chúa trong tĩnh lặng.
Không chỉ Kinh thánh đạo Công Giáo dùng núi là nơi loan báo, là nơi Thiên Chúa và con người gặp gỡ nhau, nhưng trong các Tôn giáo khác cũng có những „ngọn núi thánh“.
Trên ngọn núi Olympia người Hy lạp kính thờ thần thánh thế giới.
Ngọn núi Ararat ở giữa vùng Armenien và Thổ nhĩ Kỳ quanh năm có tuyết bao phủ, có tên là núi cứu độ, vì chiếc tầu của gia đình Ông Noe sau trận lụt đại hồng thủy đã cập bến ở đó.
Bên Ai Cập có ngọn núi Sinai, như Kinh thánh diễn tả là nơi Thiên Chúa hiện ra với thánh Tiên tri Mose và ban cho 10 Điều Răn.
Trên ngọn núi Tabor 3 Tông đồ được thấy Chúa Giêsu biến hình trắng như tuyết phủ.
Bên vùng Tibet, hằng năm thiện nam tín nữ hàng ngàn người đến hành hương kính viếng ngọn núi Kailasch để được tha thứ mọi tội lỗi.
Bên Nhật Bản ngọn núi Fujiyama là ngọn núi thánh của người dân Nhật Bản.
Bên Phi châu nước Tanzania ngọn núi Ol Doinyo Lengai là ngọn của Thiên Chúa mầu đen nơi trời cao.
Nơi tất cả những ngọn núi đều toả ra vẻ huyền bí hấp dẫn, nhưng con người chúng ta không sao có thể nắm bắt thấu hiểu hết được.
Ai người nào đó cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ cao vời cùng sự bình an thanh thản của núi đồi thiên nhiên, người đó đã kín múc cho tâm trí mình niềm vui cùng sức mạnh, mà không khí huyền bí của núi đồi thoát tỏa lan ra.
Điều này chỉ có thể hứng múc được trong yên lặng đang khi lắng nghe ngắm nhìn thiên nhiên núi đồi.
Mùa Hè 2010
Những hạt trân châu
Jos. Tú Nạc, NMS
07:48 01/08/2010
NHỮNG HẠT TRÂN CHÂU
Vào một buổi chiều Chúa Nhật ở Jinja, Uganda, Đông Phi châu. Một chiếc xe buýt dừng lại trước một trường học. Đó là thời gian nghỉ nhưng bảy mươi đứa trẻ đã bước xuống xe và đi vào ngôi trường. Chúng âm thầm, lặng lẽ. Một số trong chúng có vẻ như sợ sệt – nhưng những người lớn tiếp xúc với chúng với cử chỉ ân cần và niềm nở. Họ biết rằng chẳng mấy chốc những đứa trẻ này sẽ trở lại nhà được hạnh phúc và cười vui.
Những em này sẽ lưu lại ngôi trường một tuần. Nhưng chúng không phải làm những công việc tạp dịch thông thường của nhà trường. Chúng sẽ được đưa vào những lớp đặc biệt. Đây là bước đầu của chương trinh Ang Tulay.
Ang Tulay có nghĩa là “Nhịp Cầu” trong ngôn ngữ của người Phi Luật Tân. Đó là một loạt những nghiên cứu có thể giúp đỡ để thay đổi cuộc sống con người. Y như là họ đang đang bước qua một nhịp cầu từ khổ đau sang bến bờ hạnh phúc. Chương trình Ang Tulay được phát triển ở Phi Luật Tân. Đó là công việc của một tổ chức được gọi là Precious Jewels Ministry (Bảo Tồn Trân Châu) – được viết tắt PJM. Precious Jewels Ministry tin rằng mỗi đứa trẻ giống như một viên ngoc vô cùng quí giá – một “hạt trân châu”. Tổ chức này tin rằng trẻ em phát triển và trưởng thành tốt nhất trong một môi trường gia đình yêu thương. Nhưng nhiều đứa trẻ không được sống trong điều kiện như vậy, vì nhiều lý do khác nhau. Có thể cha mẹ chúng đã chết về bệnh hoạn hay tàn tật không chăm sóc được cho chúng. Có thể chúng đã sống sót sau một cuộc chiến và những thành viên trong gia đình đã bị giết. Hoặc đó là một đứa trẻ đang đối diện cái chết với căn bệnh hiểm nghèo.
Precious Jewels Ministry nỗ lực giúp đỡ trẻ em và những gia đình vướng mắc những hoàn cảnh như vậy. Ang Tulay là một trong những phương pháp được dùng. Ang Tulay nghiên cứu để giúp đỡ những người đối phó với những cảm xúc bị tổn thương như cáu giận dữ, sợ hãi, buồn chán, và tự ti. Những cảm xúc như vậy thường theo sau những trải nghiệm đau buồn. Chúng có thể dằn vặt tâm hồn và tâm trí con người hàng nhiều năm. Chúng có thể kiềm chế sự sống một ai đó một đời hạnh phúc. Thậm chí sau khi những từng trải đau buồn đã kết thúc.
Ang Tulay đã gặt hái kết quả mỹ mãn ở Phi Luật Tân. Nhưng PJM tin tưởng rằng nó cũng có thể được vận dụng ở những đất nước khác. Nên năm 2006, một toán Ang Tulay đã bắt đầu phát triển công việc này ở Uganda.
Ở đó nhiều người cần hình thức giúp đỡ này, đặc biệt là trẻ em. Vì hai mươi năm lực lượng Lord’s Registance Army chiến đấu chống lai chính phủ Uganda. Đám quân nổi dậy này đã dùng bạo lực ép buộc trẻ em trở thành những người lính. Một số trong chúng bị cưỡng ép giết cha mẹ mình. Những bé gái con bị buộc lấy những người linh của quân nổi dậy. Những em này đã trải qua những sự kiện kinh hoàng. Chiến tranh đã kết thúc nhưng ký ức vẫn hằn sâu.Những đứa trẻ này sống trong hờn sợ hãi, đau thương và hờn oán bởi những gì chúng đã phải trải qua. Một số em đã bị gia đình cự tuyệt khi chúng cố gắng tìm cách trở về nhà. Những đứa trẻ khác cần sự giúp đỡ để xua tan nỗi buồn thống thiết bởi cha mẹ chúng đã bị thảm sát trong chiến tranh hoặc hậu quả của bệnh AIDS.
Một toán PJM đã đến Uganda. Họ gặp những người dân địa phương tại nhà để tim hiểu về văn hóa Uganda. Họ đã thay đổi chất liệu giảng dạy để tạo sự phù hợp với nhu cầu địa phương. Sau đó, họ đào tạo giáo viên người Uganda. Giáo viên phải được đào tạo kỹ càng bởi công việc của rất khó khăn. Họ cần có một tình yêu quảng đại dành cho trẻ và hiểu hoàn cảnh những đứa trẻ đã trải qua. Những giáo viên này phải nói rằng đức tin Ki-tô giáo đóng một phần rất quan trọng trong cách họ tiếp xúc với những đứa trẻ này.
Chương trình Ang Tulay bắt đầu việc giảng dạy cho những trẻ em này biết rằng Thiên Chúa đã tạo dựng các em và Người yêu thương các em. Sau đó, vào ngày đầu tiên, các em học để nhận thức và hiểu biết của sự tổn thương, giận dữ hay bị ruồng bỏ mà chúng cảm nhận.
Ngày thứ hai, chúng nhìn vào những vào những vấn đề bi thương, buồn thảm. Nhiều em đã mất hết cha mẹ và người thân trong gia đình. Những em này chia sẻ những trải nghiệm đặc biệt có lien quan đến gia đình. Sau ngày đó, chúng biết cách để đối phó với những cảm xúc buồn đau. Chúng biết cách làm thế nào để giải tỏa những giận dữ, những xúc phạm mà không tự tác hại cho bản thân hay người khác.
Những giáo viên Ang Tulay đã dùng nhữn bài hát, tranh ảnh và những câu chuyện kể để giúp các em hiểu những ý tưởng này. Tất cả những chất liệu họ dùng dựa trên nền tảng về việc giảng dạy Thánh Kinh Ki-tô giáo.
Ngày thứ ba của chương trình là ngày đặc biệt quan trọng. Đây là ngày mà các em có thể bước qua nhịp cầu từ đau buồn sang hạnh phúc. Thoạt đầu chúng nhìn vào những sợ hãi làm thế nào mà nó có thể giết chết mọi hy vọng vào tương lai. Có lẽ chúng sợ tương lai bởi chúng không thấy nó.. nhưng chúng cứ sống mãi trong sợ hãi, âu lo chúng sẽ không bao giờ có thể hướng tới cuộc sống lành mạnh, những cuộc sống hạnh phuc.
Giờ đây chúng có cơ hội để đổi thay. Các em đã biết những gì đã hủy hoại mình. Chúng hiểu về quá khứ và chúng có thể nhìn thấy ở đó là hy vọng cho một cuộc sống tốt hơn. Chúng phải quyết định những gì mình phải làm. Chúng sẽ mãi ôm ấp quá khứ và những cảm xúc thê lương hay bước vào tương lai?
Đến lúc này, tất cả các em theo chương trình Ang Tulay đã can đảm bước về phía trước. Đó là một quá trình đau thương đầy nước mắt vì các em đã dằn vặt suy tư và ký ức của mình. Những giáo viên này rất băn khoăn khi họ nghe những vấn đề phức tạp sâu lắng trong tâm hồn và tâm trí của những đứa trẻ. Nhưng chẳng bao lâu, khi mỗi em tiến về phía trước “bước qua nhịp cầu”, những tiếng cười lại đến với các em.
Sau khi học được yêu thương và tha thứ, có một nghi thức đặc biệt. Một cây thập giá được làm bằng những cành cây đặt trên mặt đất, mỗi em nhặt hai cúc đá. Các em kiểm nghiệm những cục đá này cứng như thế nào. Đoạn đặt những cục đá này trên cây thập giá. Một tượng trưng cho những người gây thương đau cho đứa trẻ. Và một tượng trưng cho những người mà đứa trẻ gây tổn thương.
Đối với nhựng Ki-tô hữu, cây thập giá gỗ ấy là biểu tượng của hy vọng. Chúa Giê-su Ki-tô đã bị tử hình trên cây thập giá và những Ki-tô hữu tin rằng mãnh lực của tội lỗi, đau thương và xúc phạm trên thế gian sẽ bị đập tan vì hình ảnh đó. Nên các em này đã tin rằng việc đặt những viên đá của chúng trên thập giá là một dấu hiệu giải thoát tất cả những điều tồi tệ đã xảy ra trong đời chúng.
Ngày cuối cùng là một nghi lễ long trọng. Các em chấp nhận rằng quá khứ đã xảy đến. Chúng không thể thay đổi được điều đó. Các em đã để nó ra đi. Rồi các em ăn uống và múa hát. Chương trình đã hoàn tất. Các em chuẩn bị trở vế nhà. Những đau thương tâm hồn được hàn gắn và các em sẵn sàng để sống cuộc sống tràn đầy.
Vào một buổi chiều Chúa Nhật ở Jinja, Uganda, Đông Phi châu. Một chiếc xe buýt dừng lại trước một trường học. Đó là thời gian nghỉ nhưng bảy mươi đứa trẻ đã bước xuống xe và đi vào ngôi trường. Chúng âm thầm, lặng lẽ. Một số trong chúng có vẻ như sợ sệt – nhưng những người lớn tiếp xúc với chúng với cử chỉ ân cần và niềm nở. Họ biết rằng chẳng mấy chốc những đứa trẻ này sẽ trở lại nhà được hạnh phúc và cười vui.
Những em này sẽ lưu lại ngôi trường một tuần. Nhưng chúng không phải làm những công việc tạp dịch thông thường của nhà trường. Chúng sẽ được đưa vào những lớp đặc biệt. Đây là bước đầu của chương trinh Ang Tulay.
Ang Tulay có nghĩa là “Nhịp Cầu” trong ngôn ngữ của người Phi Luật Tân. Đó là một loạt những nghiên cứu có thể giúp đỡ để thay đổi cuộc sống con người. Y như là họ đang đang bước qua một nhịp cầu từ khổ đau sang bến bờ hạnh phúc. Chương trình Ang Tulay được phát triển ở Phi Luật Tân. Đó là công việc của một tổ chức được gọi là Precious Jewels Ministry (Bảo Tồn Trân Châu) – được viết tắt PJM. Precious Jewels Ministry tin rằng mỗi đứa trẻ giống như một viên ngoc vô cùng quí giá – một “hạt trân châu”. Tổ chức này tin rằng trẻ em phát triển và trưởng thành tốt nhất trong một môi trường gia đình yêu thương. Nhưng nhiều đứa trẻ không được sống trong điều kiện như vậy, vì nhiều lý do khác nhau. Có thể cha mẹ chúng đã chết về bệnh hoạn hay tàn tật không chăm sóc được cho chúng. Có thể chúng đã sống sót sau một cuộc chiến và những thành viên trong gia đình đã bị giết. Hoặc đó là một đứa trẻ đang đối diện cái chết với căn bệnh hiểm nghèo.
Precious Jewels Ministry nỗ lực giúp đỡ trẻ em và những gia đình vướng mắc những hoàn cảnh như vậy. Ang Tulay là một trong những phương pháp được dùng. Ang Tulay nghiên cứu để giúp đỡ những người đối phó với những cảm xúc bị tổn thương như cáu giận dữ, sợ hãi, buồn chán, và tự ti. Những cảm xúc như vậy thường theo sau những trải nghiệm đau buồn. Chúng có thể dằn vặt tâm hồn và tâm trí con người hàng nhiều năm. Chúng có thể kiềm chế sự sống một ai đó một đời hạnh phúc. Thậm chí sau khi những từng trải đau buồn đã kết thúc.
Ang Tulay đã gặt hái kết quả mỹ mãn ở Phi Luật Tân. Nhưng PJM tin tưởng rằng nó cũng có thể được vận dụng ở những đất nước khác. Nên năm 2006, một toán Ang Tulay đã bắt đầu phát triển công việc này ở Uganda.
Ở đó nhiều người cần hình thức giúp đỡ này, đặc biệt là trẻ em. Vì hai mươi năm lực lượng Lord’s Registance Army chiến đấu chống lai chính phủ Uganda. Đám quân nổi dậy này đã dùng bạo lực ép buộc trẻ em trở thành những người lính. Một số trong chúng bị cưỡng ép giết cha mẹ mình. Những bé gái con bị buộc lấy những người linh của quân nổi dậy. Những em này đã trải qua những sự kiện kinh hoàng. Chiến tranh đã kết thúc nhưng ký ức vẫn hằn sâu.Những đứa trẻ này sống trong hờn sợ hãi, đau thương và hờn oán bởi những gì chúng đã phải trải qua. Một số em đã bị gia đình cự tuyệt khi chúng cố gắng tìm cách trở về nhà. Những đứa trẻ khác cần sự giúp đỡ để xua tan nỗi buồn thống thiết bởi cha mẹ chúng đã bị thảm sát trong chiến tranh hoặc hậu quả của bệnh AIDS.
Một toán PJM đã đến Uganda. Họ gặp những người dân địa phương tại nhà để tim hiểu về văn hóa Uganda. Họ đã thay đổi chất liệu giảng dạy để tạo sự phù hợp với nhu cầu địa phương. Sau đó, họ đào tạo giáo viên người Uganda. Giáo viên phải được đào tạo kỹ càng bởi công việc của rất khó khăn. Họ cần có một tình yêu quảng đại dành cho trẻ và hiểu hoàn cảnh những đứa trẻ đã trải qua. Những giáo viên này phải nói rằng đức tin Ki-tô giáo đóng một phần rất quan trọng trong cách họ tiếp xúc với những đứa trẻ này.
Chương trình Ang Tulay bắt đầu việc giảng dạy cho những trẻ em này biết rằng Thiên Chúa đã tạo dựng các em và Người yêu thương các em. Sau đó, vào ngày đầu tiên, các em học để nhận thức và hiểu biết của sự tổn thương, giận dữ hay bị ruồng bỏ mà chúng cảm nhận.
Ngày thứ hai, chúng nhìn vào những vào những vấn đề bi thương, buồn thảm. Nhiều em đã mất hết cha mẹ và người thân trong gia đình. Những em này chia sẻ những trải nghiệm đặc biệt có lien quan đến gia đình. Sau ngày đó, chúng biết cách để đối phó với những cảm xúc buồn đau. Chúng biết cách làm thế nào để giải tỏa những giận dữ, những xúc phạm mà không tự tác hại cho bản thân hay người khác.
Những giáo viên Ang Tulay đã dùng nhữn bài hát, tranh ảnh và những câu chuyện kể để giúp các em hiểu những ý tưởng này. Tất cả những chất liệu họ dùng dựa trên nền tảng về việc giảng dạy Thánh Kinh Ki-tô giáo.
Ngày thứ ba của chương trình là ngày đặc biệt quan trọng. Đây là ngày mà các em có thể bước qua nhịp cầu từ đau buồn sang hạnh phúc. Thoạt đầu chúng nhìn vào những sợ hãi làm thế nào mà nó có thể giết chết mọi hy vọng vào tương lai. Có lẽ chúng sợ tương lai bởi chúng không thấy nó.. nhưng chúng cứ sống mãi trong sợ hãi, âu lo chúng sẽ không bao giờ có thể hướng tới cuộc sống lành mạnh, những cuộc sống hạnh phuc.
Giờ đây chúng có cơ hội để đổi thay. Các em đã biết những gì đã hủy hoại mình. Chúng hiểu về quá khứ và chúng có thể nhìn thấy ở đó là hy vọng cho một cuộc sống tốt hơn. Chúng phải quyết định những gì mình phải làm. Chúng sẽ mãi ôm ấp quá khứ và những cảm xúc thê lương hay bước vào tương lai?
Đến lúc này, tất cả các em theo chương trình Ang Tulay đã can đảm bước về phía trước. Đó là một quá trình đau thương đầy nước mắt vì các em đã dằn vặt suy tư và ký ức của mình. Những giáo viên này rất băn khoăn khi họ nghe những vấn đề phức tạp sâu lắng trong tâm hồn và tâm trí của những đứa trẻ. Nhưng chẳng bao lâu, khi mỗi em tiến về phía trước “bước qua nhịp cầu”, những tiếng cười lại đến với các em.
Sau khi học được yêu thương và tha thứ, có một nghi thức đặc biệt. Một cây thập giá được làm bằng những cành cây đặt trên mặt đất, mỗi em nhặt hai cúc đá. Các em kiểm nghiệm những cục đá này cứng như thế nào. Đoạn đặt những cục đá này trên cây thập giá. Một tượng trưng cho những người gây thương đau cho đứa trẻ. Và một tượng trưng cho những người mà đứa trẻ gây tổn thương.
Đối với nhựng Ki-tô hữu, cây thập giá gỗ ấy là biểu tượng của hy vọng. Chúa Giê-su Ki-tô đã bị tử hình trên cây thập giá và những Ki-tô hữu tin rằng mãnh lực của tội lỗi, đau thương và xúc phạm trên thế gian sẽ bị đập tan vì hình ảnh đó. Nên các em này đã tin rằng việc đặt những viên đá của chúng trên thập giá là một dấu hiệu giải thoát tất cả những điều tồi tệ đã xảy ra trong đời chúng.
Ngày cuối cùng là một nghi lễ long trọng. Các em chấp nhận rằng quá khứ đã xảy đến. Chúng không thể thay đổi được điều đó. Các em đã để nó ra đi. Rồi các em ăn uống và múa hát. Chương trình đã hoàn tất. Các em chuẩn bị trở vế nhà. Những đau thương tâm hồn được hàn gắn và các em sẵn sàng để sống cuộc sống tràn đầy.
ĐTC: Đừng để cho đời mình tùy thuộc những thực tại mau qua đời này
Linh Tiến Khải
11:47 01/08/2010
Hãy biết sống khôn ngoan, đừng cột buộc đời mình vào các thực tại mau qua đời này, vì mọi sự đều qua đi: tuổi trẻ, sức khỏe thể lý, quyền bính, giầu sang và những thú vui mau qua.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời mời gọi như trên trước 2.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin trong sân nhà nghỉ mát Castel Goandolfo trưa Chúa Nhật 1-8-2010.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh nhắc tới vài vị thánh được Giáo Hội kính nhớ trong các ngày này như thánh Ignazio thành Loyola, vị sáng lập Dòng Tên hồi thế kỷ thứ XVI. Thánh nhân đã được ơn hoán cải nhờ đọc cuộc đời Chúa Giêsu trong thời gian dưỡng bệnh, saa khi bị thương ở chiến trường. Tiếp đến là thánh Alfonso de Liguori, đấng sáng lập dòng Chúa Cứu Thế hồi thế kỷ XVIII và đã được Vị Đáng Kính Pio XII tuyên bố là Bổn Mạng các cha giải tội. Thánh nhân ý thức rằng Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nên thánh, dĩ nhiên tùy theo tình trạng sống của từng người. Trong tuần này phụng vụ còn đề nghị với chúng ta thánh Eusebio Giám Muc Piemonte, người đã hăng say bênh vực thiên tính của Chúa Kitô, và sau cùng là thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, Đấng đã hướng dẫn Năm Linh Mục vừa kế thúc, với gương sống của người. Dấn thân chung của các thánh nói trên là cứu rỗi các linh hồn và phục vụ Giáo Hội với các đặc sủng riêng, bằng cách góp phần canh tân Giáo Hội và làm cho nó được phong phú.
Đức Thánh Cha nêu bật gương sống của các vị như sau: Các vị đã chiếm được ”một con tim khôn ngoan” (Tv 89,12), bằng cách thu tích những gì không không hư nát, và loại bỏ những gì thay đổi một cách không thể sửa chữa được trong thời gian như: quyền bính, giầu sang, và các thú vui mau qua. Khi lựa chọn Thiên Chúa, các vị đã có được mọi sự cần thiết, bằng cách nếm hưởng trước sự vĩnh cửu ngay từ đời này (x. Gv 1-5).
Giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nói về sự khôn ngoan đích thật ấy. Trả lời cho một người xin Chúa can thiệp với người anh chia gia tài cho họ, Chúa Giêsu kể cho họ nghe dụ ngôn ông nhà giầu ngu ngốc, và Ngài cảnh cáo mọi người đề phòng lòng ham hố của cải trần gian. Sau khi đã tích trữ mùa màng dư dật, ông nhà giầu muốn nghỉ ngơi để ăn chơi hưởng thụ và tưởng rằng mình có thể tránh xa cái chết. Nhưng Thiên Chúa nói với ông ta: ”Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm đó sẽ về tay ai?” (Lc 12,20). Và Đức Thánh Cha định nghĩa người ngốc như sau: Theo Kinh Thánh, người ngốc là người không muốn ý thức, từ kinh nghiệm các sự vật hữu hình, rằng không có gì tồn tại vĩnh viễn, mà tất cả đều qua đi: tuổi trẻ cũng như sức mạnh vật lý, các tiện nghi dễ dãi cũng như các vai trò quyền thế. Khiến cho đời mình tùy thuộc các thực tại mau qua như thế là ngu ngốc. Người tin tưởng nơi Chúa, trái lại, không sợ các nghịch cảnh của cuộc đời, kể cả cái chết không tránh được: đó là người đã chiến hữu được ”một trái tim khôn ngoan”, như các Thánh vậy.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nhắc tới các biến cố ý nghĩa: chẳng hạn như ơn toàn xá Porziuncola hay ”Ơn tha tội Assisi” ngày mùng 2 tháng 8, mà thánh Phanxicô đã xin được với Đức giáo Hoàng Onorio III hồi năm 1216. Ngày mùng 5-8 kỷ niệm lễ thánh hiến Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, kính nhờ biến cố Đức Mẹ được tung hô với tước hiệu là Me. Thiên Chúa trong Công Đồng Chung Ephexô triệu tập năm 431, và mùng 6-8 tưởng niệm biến cố Đức Giáo Hoàng Paolo VI qua đời vào đúng ngày lễ Chúa Hiển Dung. Lễ Hiển Dung đã được thành lập bên Đông Phương vào thế kỷ thứ V, và một ngàn năm sau đó được Đức Giáo Hoàng Callisto III truyền mừng kính trong toàn Giáo Hội. Mùng 6-8 cũng được coi như tột đỉnh của mùa hè, và được chọn để diễn tả ánh quang của Nhan thánhChúa Kitô chiếu soi toàn thế giới.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha đã bầy tỏ sự ủng hộ của Tòa Thánh đối với Thỏa hiệp chống bom chùm, đã được hơn 100 quốc gia ký nhận và bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm qua (1-8). Ngài nghĩ tới biết bao nhiêu nạn nhân đã chết hay bị thương tích trên thân xác cũng như trong tâm hồn vì thứ vũ khí tàn hại này, và Đức Thánh Cha cầu mong hàng lãnh đạo thế giới biết khôn ngoan, nhìn xa thấy rộng và có khả năng theo đuổi việc giải trừ võ khí, bảo vệ phẩm giá và mạng sống con người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời mời gọi như trên trước 2.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin trong sân nhà nghỉ mát Castel Goandolfo trưa Chúa Nhật 1-8-2010.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh nhắc tới vài vị thánh được Giáo Hội kính nhớ trong các ngày này như thánh Ignazio thành Loyola, vị sáng lập Dòng Tên hồi thế kỷ thứ XVI. Thánh nhân đã được ơn hoán cải nhờ đọc cuộc đời Chúa Giêsu trong thời gian dưỡng bệnh, saa khi bị thương ở chiến trường. Tiếp đến là thánh Alfonso de Liguori, đấng sáng lập dòng Chúa Cứu Thế hồi thế kỷ XVIII và đã được Vị Đáng Kính Pio XII tuyên bố là Bổn Mạng các cha giải tội. Thánh nhân ý thức rằng Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nên thánh, dĩ nhiên tùy theo tình trạng sống của từng người. Trong tuần này phụng vụ còn đề nghị với chúng ta thánh Eusebio Giám Muc Piemonte, người đã hăng say bênh vực thiên tính của Chúa Kitô, và sau cùng là thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, Đấng đã hướng dẫn Năm Linh Mục vừa kế thúc, với gương sống của người. Dấn thân chung của các thánh nói trên là cứu rỗi các linh hồn và phục vụ Giáo Hội với các đặc sủng riêng, bằng cách góp phần canh tân Giáo Hội và làm cho nó được phong phú.
Đức Thánh Cha nêu bật gương sống của các vị như sau: Các vị đã chiếm được ”một con tim khôn ngoan” (Tv 89,12), bằng cách thu tích những gì không không hư nát, và loại bỏ những gì thay đổi một cách không thể sửa chữa được trong thời gian như: quyền bính, giầu sang, và các thú vui mau qua. Khi lựa chọn Thiên Chúa, các vị đã có được mọi sự cần thiết, bằng cách nếm hưởng trước sự vĩnh cửu ngay từ đời này (x. Gv 1-5).
Giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nói về sự khôn ngoan đích thật ấy. Trả lời cho một người xin Chúa can thiệp với người anh chia gia tài cho họ, Chúa Giêsu kể cho họ nghe dụ ngôn ông nhà giầu ngu ngốc, và Ngài cảnh cáo mọi người đề phòng lòng ham hố của cải trần gian. Sau khi đã tích trữ mùa màng dư dật, ông nhà giầu muốn nghỉ ngơi để ăn chơi hưởng thụ và tưởng rằng mình có thể tránh xa cái chết. Nhưng Thiên Chúa nói với ông ta: ”Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm đó sẽ về tay ai?” (Lc 12,20). Và Đức Thánh Cha định nghĩa người ngốc như sau: Theo Kinh Thánh, người ngốc là người không muốn ý thức, từ kinh nghiệm các sự vật hữu hình, rằng không có gì tồn tại vĩnh viễn, mà tất cả đều qua đi: tuổi trẻ cũng như sức mạnh vật lý, các tiện nghi dễ dãi cũng như các vai trò quyền thế. Khiến cho đời mình tùy thuộc các thực tại mau qua như thế là ngu ngốc. Người tin tưởng nơi Chúa, trái lại, không sợ các nghịch cảnh của cuộc đời, kể cả cái chết không tránh được: đó là người đã chiến hữu được ”một trái tim khôn ngoan”, như các Thánh vậy.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nhắc tới các biến cố ý nghĩa: chẳng hạn như ơn toàn xá Porziuncola hay ”Ơn tha tội Assisi” ngày mùng 2 tháng 8, mà thánh Phanxicô đã xin được với Đức giáo Hoàng Onorio III hồi năm 1216. Ngày mùng 5-8 kỷ niệm lễ thánh hiến Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, kính nhờ biến cố Đức Mẹ được tung hô với tước hiệu là Me. Thiên Chúa trong Công Đồng Chung Ephexô triệu tập năm 431, và mùng 6-8 tưởng niệm biến cố Đức Giáo Hoàng Paolo VI qua đời vào đúng ngày lễ Chúa Hiển Dung. Lễ Hiển Dung đã được thành lập bên Đông Phương vào thế kỷ thứ V, và một ngàn năm sau đó được Đức Giáo Hoàng Callisto III truyền mừng kính trong toàn Giáo Hội. Mùng 6-8 cũng được coi như tột đỉnh của mùa hè, và được chọn để diễn tả ánh quang của Nhan thánhChúa Kitô chiếu soi toàn thế giới.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha đã bầy tỏ sự ủng hộ của Tòa Thánh đối với Thỏa hiệp chống bom chùm, đã được hơn 100 quốc gia ký nhận và bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm qua (1-8). Ngài nghĩ tới biết bao nhiêu nạn nhân đã chết hay bị thương tích trên thân xác cũng như trong tâm hồn vì thứ vũ khí tàn hại này, và Đức Thánh Cha cầu mong hàng lãnh đạo thế giới biết khôn ngoan, nhìn xa thấy rộng và có khả năng theo đuổi việc giải trừ võ khí, bảo vệ phẩm giá và mạng sống con người.
Thống kê về linh mục, phó tế và tu sĩ tại Pháp
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:49 01/08/2010
Thống kê về linh mục, phó tế và tu sĩ tại Pháp
Ban Mục Vụ Ơn Gọi Quốc Gia trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Pháp đã làm một bảng thống kê liên quan đến con số các linh mục, phó tế vĩnh viễn, tu sĩ nam nữ sống đời tông đồ hay chiêm niệm, số chủng sinh và tu sĩ đang trong giai đoạn đào tạo. Dưới đây là những số liệu cụ thể:
1. Số linh mục
Vào năm 2008, Giáo Hội Pháp có:
+ 15.008 linh mục triều.
+ 4.632 linh mục dòng.
Trong vòng ba năm liên tục, con số chịu chức linh mục giảm từ từ:
+ 101 tân linh mục triều và 32 tân linh mục dòng trong năm 2007.
+ 98 tân chức trong năm 2008.
+ 89 tiến chức trong năm 2009.
2. Số phó tế vĩnh viễn
Tính vào thời điểm năm 2008, toàn nước Pháp có 2.250 phó tế vĩnh viễn đang trong độ tuổi phục vụ tại các giáo phận.
+ 101 phó tế vĩnh viễn được truyền chức trong năm 2006.
+ 121 người được truyền chức phó tế vĩnh viễn năm 2007.
+ 94 người được lãnh chức phó tế vĩnh viễn trong năm 2008.
3. Số nữ tu thuộc hội dòng hoạt động tông đồ
Tính đến thời điểm tháng Giêng năm 2009, trong toàn nước Pháp có:
+ 31.121 nữ tu hoạt động tông đồ.
+ 28.782 trong số đó là người Pháp đang phục vụ trong nước.
+ 1.731 nữ tu người Pháp đang hoạt động ở nước ngoài.
+ 315 hội dòng hoạt động tông đồ.
+ 187 tập sinh trong đó có 69 tập sinh là người Pháp.
4. Số nữ tu chiêm niệm
Vào thời điểm năm 2009, Giáo Hội Pháp có 3.689 nữ tu chiêm niệm đã khấn trọn và sống trong các tu viện khác nhau của 14 dòng tu khác nhau:
+ 1.088 nữ tu dòng Cát Minh.
+ 308 nữ tu dòng Đức Mẹ Thăm Viếng.
+ 875 nữ tu Bénédictines.
+ 223 nữ tu chiêm niệm dòng Đa Minh.
+ 527 nữ tu dòng kín Clara.
+ 324 nữ tu dòng Xitô.
+ 344 nữ tu chiêm niệm thuộc các hội dòng khác nhau.
5. Số tu sĩ nam
Cũng vào thời điểm năm 2009, toàn nước Pháp có:
+ 7.500 tu sĩ nam đang sống trong nước, trong có 7.033 là người Pháp.
+ 1.185 nam đan sĩ, trong đó 77 đan sĩ là người nước ngoài.
6. Tu hội đời
Theo thống kê năm 2006, có 35 tu hội đời tại Pháp với khoảng 2.360 thành viên.
7. Hiệp hội trinh nữ thánh hiến
Vào thời điểm năm 2006, có khoảng 550 đến 600 trinh nữ thánh hiến tại Pháp.
8. Con số trong giai đoạn đào tạo linh mục và tu sĩ
Đào tạo để trở thành linh mục triều (2009-2010): + 125 chủng sinh bước vào năm thứ nhất.
+ 756 chủng sinh tại các chủng viện (không kể năm dự tu).
Đào tạo trong các dòng nam (2008-2009)
+ 79 nam tập sinh, trong đó có 35 đan sĩ.
Đào tạo trong các dòng nữ hoạt động tông đồ (2008-2009)
+ 69 nữ tập sinh là người Pháp và 118 là người nước ngoài.
Đào tạo trong các nữ đan viện chiêm niệm (2009-2010)
+ 169 khấn tạm; 61 nữ tập sinh tại Pháp; và 73 đệ tử.
Nguồn: Service national des vocations
Ban Mục Vụ Ơn Gọi Quốc Gia trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Pháp đã làm một bảng thống kê liên quan đến con số các linh mục, phó tế vĩnh viễn, tu sĩ nam nữ sống đời tông đồ hay chiêm niệm, số chủng sinh và tu sĩ đang trong giai đoạn đào tạo. Dưới đây là những số liệu cụ thể:
1. Số linh mục
Vào năm 2008, Giáo Hội Pháp có:
+ 15.008 linh mục triều.
+ 4.632 linh mục dòng.
Trong vòng ba năm liên tục, con số chịu chức linh mục giảm từ từ:
+ 101 tân linh mục triều và 32 tân linh mục dòng trong năm 2007.
+ 98 tân chức trong năm 2008.
+ 89 tiến chức trong năm 2009.
2. Số phó tế vĩnh viễn
Tính vào thời điểm năm 2008, toàn nước Pháp có 2.250 phó tế vĩnh viễn đang trong độ tuổi phục vụ tại các giáo phận.
+ 101 phó tế vĩnh viễn được truyền chức trong năm 2006.
+ 121 người được truyền chức phó tế vĩnh viễn năm 2007.
+ 94 người được lãnh chức phó tế vĩnh viễn trong năm 2008.
3. Số nữ tu thuộc hội dòng hoạt động tông đồ
Tính đến thời điểm tháng Giêng năm 2009, trong toàn nước Pháp có:
+ 31.121 nữ tu hoạt động tông đồ.
+ 28.782 trong số đó là người Pháp đang phục vụ trong nước.
+ 1.731 nữ tu người Pháp đang hoạt động ở nước ngoài.
+ 315 hội dòng hoạt động tông đồ.
+ 187 tập sinh trong đó có 69 tập sinh là người Pháp.
4. Số nữ tu chiêm niệm
Vào thời điểm năm 2009, Giáo Hội Pháp có 3.689 nữ tu chiêm niệm đã khấn trọn và sống trong các tu viện khác nhau của 14 dòng tu khác nhau:
+ 1.088 nữ tu dòng Cát Minh.
+ 308 nữ tu dòng Đức Mẹ Thăm Viếng.
+ 875 nữ tu Bénédictines.
+ 223 nữ tu chiêm niệm dòng Đa Minh.
+ 527 nữ tu dòng kín Clara.
+ 324 nữ tu dòng Xitô.
+ 344 nữ tu chiêm niệm thuộc các hội dòng khác nhau.
5. Số tu sĩ nam
Cũng vào thời điểm năm 2009, toàn nước Pháp có:
+ 7.500 tu sĩ nam đang sống trong nước, trong có 7.033 là người Pháp.
+ 1.185 nam đan sĩ, trong đó 77 đan sĩ là người nước ngoài.
6. Tu hội đời
Theo thống kê năm 2006, có 35 tu hội đời tại Pháp với khoảng 2.360 thành viên.
7. Hiệp hội trinh nữ thánh hiến
Vào thời điểm năm 2006, có khoảng 550 đến 600 trinh nữ thánh hiến tại Pháp.
8. Con số trong giai đoạn đào tạo linh mục và tu sĩ
Đào tạo để trở thành linh mục triều (2009-2010): + 125 chủng sinh bước vào năm thứ nhất.
+ 756 chủng sinh tại các chủng viện (không kể năm dự tu).
Đào tạo trong các dòng nam (2008-2009)
+ 79 nam tập sinh, trong đó có 35 đan sĩ.
Đào tạo trong các dòng nữ hoạt động tông đồ (2008-2009)
+ 69 nữ tập sinh là người Pháp và 118 là người nước ngoài.
Đào tạo trong các nữ đan viện chiêm niệm (2009-2010)
+ 169 khấn tạm; 61 nữ tập sinh tại Pháp; và 73 đệ tử.
Nguồn: Service national des vocations
Giáo hội Công Giáo và chính sách quốc tế của Tòa Thánh
Sandro Magister / BTGH
21:47 01/08/2010
Trong thời gian qua, rất nhiểu đồn đoán về những kết quả và quyết định của những vòng đàm phán giữa Toà Thánh và nước CHXHCN Việt-Nam, cho rằng Toà Thánh đã “hy sinh” một số ‘giá trị” thuộc Giáo Hội Việt-Nam để có được bang giao với Việt-Nam. Ngành ngoại giao Vatican là một trong những ngành lâu đời nhất thế giới (từ những thế kỷ đầu của Giáo Hội) và được kính nể nhất do ‘trình độ đào tạo chuyên nghiệp”. Nó khác với ngoại giao thuần túy của các quốc gia khác, vì vừa có tính chất thế quyền lẫn thần quyền.
Hiện tại, ngoài liên hệ ngoại giao với Liên Minh Châu Âu, với Tổ chức giải phóng Palestine, có đại diện ở Liên Hiệp Quốc (quy chế quan sát viên thường trực) và ở các văn phòng và cơ quan LHQ,...Vatican có bang giao đầy đủ với 179 quốc gia (Nga là nước gần đấy nhất). Việt Nam do vậy cũng nằm trong “tầm ngắm” của Toà Thánh, như lời Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI: "Việt Nam là một xứ sở gần gũi với trái tim tôi, nơi Giáo hội đang mừng kính sự hiện diện hàng mấy thế kỷ qua bằng một Năm Thánh” (trong phần đầu bài nói chuyện với ngoại giao đoàn năm nay, Người cũng nhắc đến cuộc gặp gỡ với chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn-Minh-Triết và mô tả cuộc gặp ấy là ‘có ý nghĩa’).
Giáo Hội quan tâm tới con người, chứ không quan tâm tới các chính phủ. Đức hồng y Sodano cho biết: "Nếu con người đau khổ, Toà Thánh sẽ thương lượng với bất cứ người nào có quyền làm vơi các đau khổ cho những người ấy, dù bị hiểu lầm”. Nền ngoại giao của Toà Thánh cương quyết trở thành “tiếng nói của những người không có tiếng nói”, một lực lượng mới (và mới mẻ) trong hệ thống chính trị quốc tế cổ truyền, một cường quốc có tính biểu tượng chống lại các cường quốc thật sự (chính vì thế mà các quốc gia nghèo ở Châu Phi xin Tòa Thánh bổ nhiệm sứ thấn Toà Thánh ở nước họ). Những chuyến tông du vì thế mang nặng tính chất ‘mục vụ”.
Nhằm cùng nhau có cái nhìn tương đối chính xác hơn về ngành ngoại giao Toà Thánh, BTGH xin đưa vài thông tin cũng như một vài sự kiện vừa (đang) xảy ra hầu tìm hiểu chính xác về "Ngành ngoại giao Vatican", dựa trên các sự kiện mới xẩy ra gồm bài viết: 1/ Từ những tiết lộ mới của Đồng Nhân đăng trên VietCatholic về "Phiên họp vòng 2 giữa Phái đoàn Việt Nam và Tòa Thánh"; 2/ Bài viết của Sandro Magister đăng trên báo tiếng Ý Chiesa.org ngày 22.05.2009, tường trình về những kết quả của những Khóa nghiên cứu về chủ đề: “Giáo hội Công Giáo và chính sách quốc tế của Tòa Thánh", đặc biệt tác giả đăng nguyên bài phát biểu của ngài đại sứ Nhật Bản ông Kagefumi Ueno giải thích với các nhà ngoại giao của 16 quốc gia Châu Á họp nhau tại Vatican năm 2009 để nghiên cứu chính sách quốc tế của Toà Thánh với tựa đề "Mọi còn đường đều dẫn về Roma - kể cả những nẻo đường từ Châu Á".
Điểm qua về những thông tin liên quan tới Phiên họp vòng hai giữa Phái đoàn Việt Nam và Tòa Thánh
I. TỪ SỰ KIỆN PHIÊN HỌP HỖN HỢP VATICAN – VIỆTNAM
Từ những nguồn tin đáng tin cậy cho biết về phiên họp hỗn hợp giữa Vatican và Việt Nam đã kết thúc hơn 1 tháng nay và một số những chi tiết "nhậy cảm", Vietcatholic ngày 30.07.2010 đưa tin:
Khác hẳn với phiên họp vòng 1 tại Hà Nội, Tòa Thánh đã chấp nhận một số những đề nghị từ phía Việt Nam liên quan tới Giáo hội Việt Nam thì trong phiên họp lần 2 Tòa Thánh chẳng những có thái độ không khoan nhượng với những lập luận phê bình Giáo hội từ phía Việt Nam, nhưng còn thẳng thắn bác bỏ hầu hết các đòi hỏi do đoàn Việt Nam đưa ra ở phiên họp vòng 2 tại Vatican.
1. Đoàn Việt Nam đã đề nghị Toà thánh cấm không cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt về nước kể cả dịp đại hội các GMVN vào tháng 10-2010 và không bổ nhiệm vào bất cứ chức vụ nào ở Toà thánh.
Vatican cho rằng, Đức TGM Ngô Quang Kiệt chưa bị tước quyền công dân Việt Nam nên Toà thánh không thể làm cái việc vi phạm nhân quyền và cả pháp luật Việt Nam nữa. Còn việc bổ nhiệm nhân sự ở Vatican, đó là công việc nội bộ mà Việt Nam không nên can thiệp vào giống như Vatican không thể đề nghị ông A làm Thủ tướng hay bà B không được làm Bộ trưởng ở Việt Nam
2. Việt Nam cũng đề nghị Toà thánh cấm không cho Dòng Chúa Cứu Thế hoạt động tại Việt Nam hay ít nhất không cho hoạt động tại Hà Nội giống như trước đây trong lịch sử Toà thánh đã rút dòng Tên khỏi Việt Nam, không cho hoạt động mục vụ ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII.
Vatican trả lời các dòng tu hoạt động theo tôn chỉ của Dòng và luật pháp ở từng quốc gia. Nếu họ sai pháp luật, xin các ngài hãy xử theo luật pháp, chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở họ khi họ làm sai với tôn chỉ đã được Toà thánh phê chuẩn
3. Về đề nghị của Việt Nam là Toà Thánh ra thông báo cấm các cuộc tập trung cầu nguyện đòi đất đai, tài sản như thời gian vừa qua và can thiệp kịp thời như vụ cầu nguyện ở Toà Khâm sứ.
Vatican trả lời rằng: đất đai, tài sản của Giáo hội sở hữu một cách hợp pháp, Toà thánh kiên quyết bảo vệ và vẫn dứt khoát nêu lại đòi hỏi của các Giám mục Việt Nam là đòi lại quyền sử dụng hợp pháp Toà Khâm sứ ở Hà Nội và Giáo hoàng học viện Đà Lạt.
Lập trường của Toà thánh là luôn ủng hộ việc đòi hỏi chính đáng: việc đòi lại tài sản hợp pháp của Giáo hội Việt Nam trong tình thần ôn hoà, bất bạo động.
4. Việt Nam cũng đề nghị Toà thánh dừng tiến trình phong thánh cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận vì “không có lợi cho đại đoàn kết dân tộc”
Vatican đã bác bỏ thẳng thừng và cho đó là vi phạm các thoả thuận giữa Vatican và Việt Nam ở vòng 1 vì chỉ có phong giám mục ở Việt Nam mới cần có sự đồng thuận của Nhà nước Việt Nam mà thô2 i.
Và sau đây là bài viết của ký giả Sandro Magister
II. MỌI CON ĐƯỜNG ĐỀU DẪN VỀ RÔMA - KỂ CẢ NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TỪ CHÂU Á
Đó là điều ông đại sứ Nhật Bản đã giải thích với các nhà ngoại giao của 16 quốc gia Châu Á họp nhau tại Vatican để nghiên cứu chính sách quốc tế của Toà Thánh.
Khoá nghiên cứu kết thúc vào ngày 23.05 với việc trao chứng chỉ cho 17 nhà ngoại giao thuộc 16 quốc gia Châu Á. Khoá học bắt đầu từ ngày 11.05 tại Đại học Giáo Hoàng Grêgôriana và tiếp theo là các kỳ họp trong dinh Vatican, với các diễn giả là những đại diện xuất sắc nhất cho nền chính trị của Toà Thánh. Chủ đề được nghiên cứu là: “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO và CHÍNH SÁCH QUỐC TẾ CỦA TOÁ THÁNH”. Trong khoá học năm 2007, khoá đầu tiên thuộc loạt nầy, các học viên đến từ 19 quốc gia Hồi giáo vùng Địa Trung Hải và Trung Đông. Năm ngoái, học viên đến từ 22 quốc gia Châu Phi. Năm nay, đến lượt Châu Á với các nhà ngoai giao đến từ Afghanistan, Úc, Bangldesh, Cambodge, Đông Timor, Indonesia, Nhật Bản, Hàn quốc, Lào, Malaysia, Miến Điện, Phi Luật Tân, Sri Lanca, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. Những quốc gia khổng lồ không hưởng ứng lời mời: Ấn Độ và Trung Quốc. Pakistan cũng không có mặt. Nhưng các nhà tổ chức – ở hàng đầu là Cha Dòng tên Franco Imoda, nguyên viện trưởng Đại học Grêgôriana – cũng thấy hài lòng. Trong các học viên có đại diện các quốc gia không sáng chói về tôn trọng tự do tôn giáo và cả không có quan hệ ngoại giao với Vatican, nhưng đều thấy cần thiết nghiên cứu đề tài nầy ngay tại nguồn, ở tổng hành dinh Đạo Công giáo thế giới.
Khoá học do Hội Grêgoire và Viện Quốc Tế Jacqué Maritain tổ chức, với sự hậu thuẫn của bốn đại học: ĐH Giáo Hoàng Grêgôriana ở Roma; ĐH Georgetown ở Washington; ĐH Tự Do Đức Mẹ Mông Triệu ở Roma và ĐH Sophia ở Tokyo. Tất cả dưới sự bảo trợ của Toà Thánh.
Phần nhập môn khoá học diễn ra ở Roma và phần kết thúc ở Turin, thành phố ngành công nghiệp xe hơi, nơi sinh sống của những vị đại thánh “xã hội” như Thánh Gioan Bosco. Các học viên có thể viếng thăm ở đó những việc Giáo Hội Công giáo thức hiện trong các lãnh vực hết sức đa dạng, như Cottlengo để trợ giúp những người khuyết tật và Xưởng Vũ Khí Hoà Bình. Ngày cuối cùng, họ đi dã ngoại tại tu viện Bóe và gặp Đức Viện Phụ Enzo Bianchi.
Châu Á là lục địa ít thâm nhập nhất với Kitô giáo, vốn chỉ hiện diện số đông trong những chỗ rất bị hạn giới, trong khi ở những nơi chốn khác, Kitô giáo bị chống đối mạnh mẽ.
Chương trình rất dày đặc, gồm một thảo luận của đại sứ Nhật Bản bên cạnh Toà Thánh, ngài Kagefumi Ueno, một nhà tư tưởng theo Phật giáo và Thần giáo, nhận nhiệm sở từ 11.2006. Bài thuyết trình của ông diễn ra ở ĐH Giáo Hoàng Grêgôriana ngày 15.05 được tường thuật gần như đầy đủ dưới đây. Bài thuyết trình rất thú vị vì phản ảnh cái nhìn về Toà Thánh và của quốc gia giáo hoàng, của đại diện một đất nước mà nền văn hoá cũng như các truyền thống khác xa cách Kitô giáo.
CHÂU Á và TOÀ THÁNH
(Đại sứ Nhật Bản Kagefumi Ueno)
Ở Á Châu, nơi các tôn giáo như Phật giáo, Ấn giáo, Đạo Lão, Thần giáo và Hồi giáo lấn át, thì Kitô giáo thường được nhìn như “ngoại quốc” và các Kitô hữu là những người thiểu số, trừ các ngoại lệ. Ở Nhật, chẳng hạn, con số tín hữu Công giáo ít hơn 0, 5% dân số và rất có thể con số nầy sẽ tăng trong một tương lai gần.
Trong những điều kiện nầy, các quốc gia Á Châu không dành ưư tiên về quan hệ ngoại giao với Toà Thánh (hoặc với Vatican, từ ngữ mà tôi sẽ dùng trong bài nói). Rất nhiều các nước trong đó chỉ mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican trong các thập niên gần đây. Nhật Bản là một trong các quốc gia đầu tiên, vào năm 1942. Vatican đã có một đại diện ở Nhật 23 năm trước đó, vào năm 1919, song chỉ là về các vấn đề tôn giáo, như trường hợp ngày nay với Malaysia, Miến Điện, Brunei và Lào. Hơn nữa, nhiều quốc gia Châu Á duy trì quan hệ ngoại giao với Vatican lại không có đại diện ở Vatican. Họ giao việc liên hệ với Vatican cho các đại sứ của họ trong các nước gần kề như là Thuỵ Sĩ hoặc Đức. Một số qưốc gia Châu Á chưa hề thiết lập quan hệ ngoại giao, như Malaysia, Miến Điện, Việt Nam, Lào. Và trong các quốc gia có một đại diện ở Roma, thì vị trí nhiệm sở đại sứ bên cạnh Toà Thánh thuộc loại ít được mong muốn nhất.
Để hiểu các quan hệ giữa Châu Á và Vatican, không thể tránh né việc phân tích những dị biệt tôn giáo và văn hoá. Cố Hồng Y Hamao, một người Nhật, đã nhấn mạnh cách nay ít năm, rằng giữa Châu Á và Toà Thánh có một khoảng cách lớn không chỉ về vật lý mà còn về mặt tinh thần. Khoảng cách nầy có thể vượt qua được chăng? Tôi cho rằng ít có khả năng cảm nhận về khoảng cách nầy có thể giảm đi một cách về căn bản trong tương lai gần, bởi vì cả hai bên đều đại diện cho những nền văn minh rất cổ xưa và không thấy động cơ thay đổi chúng một cách cấp thiết. Như vậy vấn đề là cần xem có chính đáng với dân Á Châu để làm cho các quan hệ ngoại giao của họ với Vatican được thêm ưu tiên hơn chăng, biềt rằng cảm giác xa cách về tôn giáo giữa hai bên xem ra khó lòng lấp đầy chỉ trong một thời gian ngắn.
Câu trả lời của tôi là: “Có. Và chính đáng”. Tôi sẽ xin nói tại sao.
VÌ SAO TÔI ĐÃ ĐẾN VATICAN
Trước khi vào vấn đề, tôi xin nói một chút về tôi. Vào thời kỳ 10 hoặc 15 năm gần đây nhất, tôi đã viết khá nhiều bài báo và luận văn đăng các nhật báo và tạp chí, thường là để so sánh các nền văn hoá và văn minh, và tôi đã tham gia các hội nghị và hội thào ở Nhật và ở nước ngoài. Cách chung các bài thuyết trình của tôi đặt nền tảng trên triết lý Phật giáo và Thần giáo của tôi.
Tôi nghiên cứu các nền văn hoá bởi vì tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta không biết các dị biệt về văn hoá và nhất là các tôn giáo vốn có một ảnh hưởng thực chất trên các quan hệ quốc tế, thì chúng ta, các nhà ngoại giao, sẽ không có khả năng hiểu những đất nước mà chúng ta đang làm việc trong đó.
Cách nay ba năm, tôi đã phát hành một cuốn sách nghiên cứu so sánh về những “nền văn minh đa thần” và “những nền văn minh độc thần’, trong đó tôi giữ ý kiến cách chung, rằng cái nhìn tôn giáo có một ảnh hưởng không thể lơ là được trên chính trị và ngoại giao.
Bằng một triển khai tự nhiên cuốn sách của tôi, tôi đã mong thảo luận về các đề tài về văn minh với hàng giáo sĩ Giáo Hội Công giáo, tốt nhất là ở Vatican. Vì vậy mà tại sao, cách đây ba năm, tôi đã xin chính phủ Nhật gửi tôi đến Roma. “Ông chắc chứ?”, vị thứ trưởng mà tôi yêu cầu, đã ngạc nhiên hỏi lại tôi. Tôi đã trả lời: “Hoàn toàn chắc chắn”. Một tháng sau đó, tôi được bổ nhiệm.
Khi đã nhận nhiệm sở, cứ mỗi lần gặp một người phụ trách ở Vatican, tôi nói với vị ấy về ước ao của tôi được đối thoại về các vấn đề văn minh với những người của Giáo Hội. Một ngày nọ, một vị hồng y đã nói với tôi: ” Ngài đại sứ thân mến, ngài ở đúng nơi rồi, vì chính chúng tôi là những người đã tạo nên văn minh phương Tây”. Trong bốn mươi năm làm ngoại giao, đây là lần đầu tiên tôi gặp một người nói ra với sự thẳng thắn như thế.
Hai năm rưỡi tiếp theo, tôi đã có những cuộc thảo luận về các đề tài văn minh với các nhân vật của Giáo Hội, ở Roma. Tôi đã trả lời các cuộc phỏng vấn, viết những khảo luận, dạy những khoá về tôn giáo và văn hoá. Tôi hài lòng về những việc nầy. Nhưng có một vấn nạn, tôi không có đủ giờ để viết và nghiên cứu, tại sao?
NGẠC NHIÊN: VATICAN KHIẾN NGƯỜI TA BẬN TÂM HƠN CHÚNG TA NGHĨ.
Lý do là Vatican đưa ra và thực hiện hàng loạt hoạt động mà Tokyo cần được thông tin, đến nỗi tôi bận rộn ngoài những gì tôi lường trước. Tôi không nói về các hoạt động tôn giáo, mà là các hoạt động ngoài tôn giáo. Hơn nữa với tư cách là đại sứ một quốc gia không phải Kitô giáo, tôi không thấy cần thiết phải theo dõi các vấn đề tôn giáo, mà chỉ là các vấn đề ngoài tôn giáo mà thôi. Dù vậy, tôi luôn phải bận rộn vì Đức giáo hoàng thường xuyên tiếp kiến các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ, những người cầm đầu các cơ quan quốc tế. Rất nhiều trong số họ đến từ các nước không phải là Kitô giáo. Do vậy tôi phải làm bản tường trình. Trong ba năm gấn đây nhất, chẳng hạn, tất cả các nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước G8 đã được Đức giáo hoàng triều yết, ngoại trừ thủ tướng Nhật. Những cuộc gặp gỡ của họ với Đức giáo hoàng là đối tượng khai thác tối đa của các phương tiện truyền thông quốc tế, chưa kể đến các phương tiện truyền thông quốc gia, quảng cáo vốn đến lượt nó cổ vũ các nguyên thủ khác đi đến gặp Đức giáo hoàng. Về quan điểm nầy, Vatican có một hấp lực mạnh mẽ, là trung tâm hành động quốc tế và là trung tâm ngoại giao. Vài tháng sau khi nhận nhiệm sở, tôi xác tín rằng Vatican là một nhân tố hành động quan trọng trong cộng đồng quốc tế, ngay cả khi bỏ sang một bên những khía cạnh tôn giáo.
BỐN LÝ DO ĐỀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHỮNG NHÀ NGOẠI GIAO Ở VATICAN
Theo kinh nghiệm của tôi, có ít nhất 4 lý do để nghĩ rằng vai trỏ quốc tế của Vatican được nâng cao và rất có ý nghĩa, điều đó cho thấy vì sao các quốc gia không Kitô giáo lại có các nhà ngoại giao có nhiệm sở ở đây, tại Rôma. Tôi xin trình bày thứ tự các lý do nầy.
NHÂN TỐ 1: QUYỂN LỰC TINH THẦN
Đầu tháng giêng 2007, mấy tháng sau khi tôi đến đây, tất cả các nhà ngoại giao, trong đó có tôi và vợ tôi, đã được Đức giáo hoàng mời nghe diễn văn đầu năm của Người về tình hình quốc tế, trong đại sảnh dinh giáo hoàng, nơi mà ba đại diện trẻ người Nhật đã gặp Đức giáo hoàng Grêgôriô năm 1595, chưa đầy 10 năm trước khi Nhật Bản cấm Đạo Kitô. Trong Đại Sảnh nầy, theo thông lệ hằng năm, Đức giáo hoàng đọc diễn từ bằng tiếng Pháp với các nhà ngoại giao, kéo dài khoảng 45 phút. Gần như mọi vấn đề quan trọng đều được đề cập đến, từ những đề tài toàn cầu như nghèo đói, giải trừ vũ khí, hành động vì hoà bình, dàn xếp các xung đột, quyền con người, các dân tộc thiểu số, di cư, thay đổi khí hậu, cho đến những vấn đề các vùng miền ở Châu Phi, Trung Đông, Nam Á, vân vân. Đức giáo hoàng đã đề cập đến khoảng 45 đề tài quan trọng. Ngày hôm sau, thông điệp của Người được truyền đi khắp thế giới, với một ảnh hưởng đối với xã hội quốc tế, trong khi các ban ngành của tôi thảo một báo cáo chi tiết cho Tokyo.
Qua thông điệp của Người, tôi đã nhìn thấy ý chí của Người muốn đóng một vai trò “bảo vệ xã hội quốc tế". Nếu người ta nghe bài diễn văn của Người mà không biết người đọc, thì người ta có thể nghĩ rằng tác gỉa là tổng thư ký LHQ. Đúng vậy, hai nhân vật có một vai trò giống nhau, theo nghĩa Đức giáo hoàng và tổng thư ký LHQ đều giữ một vai trò quan trọng “bảo vệ tinh thần quốc tế”.
Dĩ nhiên, các diễn văn của Đức giáo hoàng làm cả thế giới chú ý, bởi vì Người đại diện cho hơn 1.1 tỷ tín hữu Công giáo. Nhưng căn bản hơn, người ta cho rằng quyền lực tinh thần của Người và thẩm quyền đạo đức của Người được tăng cường củng cố kể từ lúc, vào năm 1870, Vatican đã mất gần như toàn bộ đất đai lãnh thổ. Cho tới thời kỳ ấy, các phần đất Toà Thánh sở hữu trải rộng một nửa nước Ý và cùng với điều ấy, nó là một quyền lực trần thế như Tây Ban Nha và nước Pháp. Với tư cách ấy, Toà Thánh có những quan tâm và lợi ích tài chính mà nó phải bảo vệ. Toà Thánh [lúc ấy] có bổn phận bảo vệ công dân và lãnh thổ. Nó có những quyền lợi quốc gia phải coi sóc.Nhưng việc mất đất đai đã giải phóng Toà Thánh khỏi các lợi ích quốc gia. Khi người ta nghe Tổng thống Hoa Kỷ hoặc tổng thống Ấn Độ nói, người ta hiểu diễn văn của họ đương nhiên là có liên quan đến các lợi ích quốc gia.Nhưng khi Đức giáo hoàng phát biểu về các vấn đề quốc tế, người ta không còn hiểu các diễn văn nầy như là che dấu những lợi ích quốc gia của Vatican nữa. Điều đó cho phép Toà Thánh nói về các vấn đề quốc tế theo một quan điểm nhân bản, đạo đức, luân lý, tinh thần. Một cách nghịch lý, khi bị mất quyền lực trần tục, Vatican đã gia tăng quyền lực tinh thần của mình
Nếu tính đến sự việc bài diễn văn của Đức giáo hoàng được các phương tiện truyền thông phổ biến ở quy mô thế giới, thì người ta cũng có thể nói Đức giáo hoàng là một trong những “người hướng dẫn dư luận” quan trọng và hiệu qủa nhất.
Các thông điệp của Đức giáo hoàng có gây sự chú ý của các cường quốc và của những nhân tố quốc tế giữ vai trò quan trọng khác chăng? Tiếng nói của Người có một ảnh hưởng nào với họ chăng? Câu trả lời của tôi là cả có và không. Là “không” ở ngắn hạn và “có” trong một viễn cảnh dài hơn. Người ta biết rằng Đức Gioan-Phaolô II đã quyết liệt bày tỏ phản đối tổng thống Bush trước khi ông nầy quyết định tấn công Iraq vào năm 2003. Ngay lúc ấy, lời kêu gọi của Đức giáo hoàng không được Hoa Kỳ lấy làm điều quan trọng, nhưng điều đó không làm giảm giá trị của những lời nói và hành động của Đức giáo hoàng. Thực tế, sự việc Đức giáo hoàng đã đưa ra một ý kiến mà Hoa Kỳ lại không muốn nghe theo, cho thấy vai trò quan trọng của Toà Thánh. Tôi xác tín rằng cộng đồng quốc tế cần có một người bảo vệ tinh thần như Đức Giáo Hoàng hoặc như tổng thư ký LHQ. Không một ai khác có thể thay thế Người trong vai trò nầy. Trong chiều hướng nầy, Đức giáo hoàng phải được coi như một nguồn tài nguyên, một tài sản chung quốc tế, không phải vì Người là thủ lãnh Gíao Hội Công giáo, mà bởi vì Người có khả năng loan đi khắp nơi những thông điệp nhân đạo, tinh thần.
Tháng 03.2009, chính phủ Nhật đã mời ĐGM Mamberti, thuộc bộ ngoại giao Vatican [đúng ra Ngài phụ trách quan hệ các quốc gia] tới nước Nhật. Ngài đã trao đổi hai giờ rưỡi với bộ trưởng ngoại giao Nhật, ngài H. Nakasone, người đã đề cập đến hầu hết tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng. Sau cuộc trao đổi, Nakasone nói với tôi rằng ông đã đánh giá rất cao và yêu thích đối thoại với Vatican, mà ông đã thấy bộc trực thẳng thắn và hơi khác với những đối thoại với các quốc gia thế tục. Đặc biệt, ông bị đánh động vì nhãn quan của Vatican về khủng hoảng kinh tế thế giới, theo đó cuộc khủng hoảng nầy bị gây nên và bị làm cho thêm trầm trọng vì các môi trường tài chính đã chỉ lo quyền lợi của mình, mà bỏ sang một bên mọi quan tâm suy xét đạo đức. Cuộc thăm viếng của ĐGM Mamberti càng thêm quan trọng vì đó là cuộc thăm viếng chính thức đầu tiên của một người thuộc bộ trưởng ngoại giao Vatican đến nước Nhật kể từ khi hai nước thiết lập bang giao cách nay 67 năm.
NHÂN TỐ 2: QUYỀN LỰC CHO LƯU HÀNH CÁC THÔNG ĐIỆP
Vào tháng 11.2006, tôi trình quốc thư của hoàng đến Nhật lên Đức giáo hoàng. Trong khoảng một phần tư tiếng đông hồ tôi có cuộc trao đổi hết sức dễ chịu thoải mái với Người trong thư viện riêng của Đức giáo hoàng. Cuộc trao đổi của chúng tôi về việc phi nguyên tử hoá bán đảo Triều Tiên. Cũng ngày hôm ấy và ngày hôm sau, một phần lớn các phương tiện truyền thông trên thế giới, quốc gia và quốc tế, lớn hoặc nhỏ, đều nói về cuộc trao đổi của chúng tôi, tất nhiên là coi trọng các đề xuất của Đức giáo hoàng hơn. Ở Hàn quốc, đó là đề tài mở của các báo hình buổi chiều, với vợ chồng tôi trong y phụ kimono. Các bản tin của truyền hình Hàn quốc được truyền hình Nhật phát lại.
Tin tức nầy đã được phổ biến không chỉ bởi các phương tiện truyền thông lớn, mà còn bởi rất nhiều phương tiện truyền thông Công giáo thuộc các nước trên toàn thế giới, ở Châu Á, ở Bắc và nam Mỹ, ở Châu Âu, v..v..
Tiếp sau đó, tôi đã trả lời phỏng vấn của tờ nhật báo Toà Thánh, ”Osservatore Romano” và cho các nguồn như Zenit, ”Bên Trong Vatican” (Inside The Vatican) và EWTN. Lần nữa, tôi nhận xét rằng các cuộc phỏng vấn tôi đồng ý thực hiện ở Roma được gợi lại và phổ biến ở rất nhiều nơi thuộc mỗi lục địa do các phương tiện truyền thông Công Giáo mỗi nước mỗi vùng. Chẳng hạn, mạng lưới truyền hình EWTN được kết nối với hàng trăm kênh ở Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Vì vậy, một tuyên bố trên EWTN sẽ bay tới nhiều nơi ở các Bắc và Nam Mỹ.
Từ quan điểm nầy, tôi đã khám phá ra rằng Vatican có những lý do tốt để các nhà ngoại giao Châu Á “lưu ý”.
NHÂN TỐ 3: QUYỀN LỰC TRÍ THỨC
Một khía cạnh gây ngạc nhiên nữa là tần số lần tổ chức các cuộc hội nghị và hội thảo chuyên đề do các cơ quan và tổ chức khác nhau của Vatican, với sự tham dự của các bộ não toàn thế giới.
Chẳng hạn, viện hàn lâm giáo hoàng về khoa học tổ chức hội nghị các nhà nghiên cứu của họ hai năm một lần. Vào tháng 11 vừa qua, Viện đã tổ chức một khoá họp khoáng đại về “tiến hoá vũ trụ và con người”, trong đó những nhà bác học lỗi lạc từ nhiều quốc gia đã thảo luận về đề tài nầy trong bốn ngày theo những quan điểm khoa học khác nhau. Được tham dự vào một vài buổi họp, tôi thật sự bị ấn tượng. Sau lễ khai mạc, Đức giáo hoàng đã trao một huy chương cho khoảng 12 thành viên mới, trong đó có một nhà nghiên cứu người Nhật và ba hoặc bốn người đã đoạt giải Nobel.
Hai năm gần đây nhất, những hội thảo đã làm tôi quan tâm liên quan đến Hồi giáo, quyền con người, thuyết Darwin, chăm sóc trẻ em, thuyết ưu sinh, vv…
Tóm lại, Vatican có được một hệ thống giúp cho Đức giáo hoàng tiếp cận với ý kiến của những bộ não tài năng và tốt nhất thế giới, là những điều làm cho các thông điệp của Người thêm phong phú và tăng cường các quyền lực tinh thần của Người.
Trong ý hướng nầy, Vatican không chỉ là một quốc gia. Đó còn là một tổng thể “những nhóm chuyên gia cố vấn”, chính họ tạo thành mạng lưới với nhiều “nhóm chuyên gia cố vấn” lỗi lạc khác trên toàn thế giới. Toà Thánh vận hành như một ngã tư gặp gỡ của các nhà trí thức, cho những người nầy cơ hội thảo luận và trao đổi các quan điểm. Trong bối cảnh nầy nữa, Vatican tạo nên những công ích.
Ở vấn đề nầy, có một khó khăn phải được giải quyết, nhất là trong những gì liên quan đến các nhà ngoại giao Châu Á: nhiều cuộc hội thảo chỉ bằng tiếng Ý, hiếm khi băng tiếng Anh. Điều ấy làm nản lòng một số nhà ngoại giao Châu Á khi tham dự. Nếu có thay đổi trong hệ thống nầy, thì nhiều người trong số họ sẽ tới dự.
NHÂN TỐ 4. QUYỀN LỰC THÔNG TIN
Bởi vì Giáo Hội Công giáo hiện diện gần như khắp thế giới với tư cách là Gíao Hội hoàn vũ (Công giáo) và có linh mục, nữ tu gần như khắp nơi, Giáo Hội Công giáo nói chung và Vatican như ‘cái trục trung tâm’ – nhận được thông tin về những gì xảy ra quan trọng trên thế giới.
Nhiều vị đại sứ nhận nhiệm sở ở đây cho rằng đây là một ‘trạm nghe’. Chẳng hạn, Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Toà Thánh chính thức năm 1984. Nhưng hiểu một cách nào đó thì không phải là 1984! Bất luận thế nào, ngay giữa thế kỷ 19 người ta tranh luận sôi nổi ở Washington để biết liệu có nên có hoặc không những quan hệ chính thức với Vatican. Những người ủng hộ khẳng định rằng ở Vatican, nếu người ta dự các bửa ăn tối và tiếp tân mọi buổi tối, thì người ta có thể có thông tin về tình hình Châu Âu. Đa số người Tin Lành phản đối. Phải mất thêm 130 năm trước khi các quan hệ chính thức được thiết lập.
Cũng tương tự ở Nhật Bản. Vì Vatican đã có một đại diện ở Tokyo phụ trách các vấn đề tôn giáo vào năm 1919, người ta đã bắt đầu thảo luận để biết có nên hoặc không nên thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Những người ủng hộ đoan chắc là đúng lúc và thuận lợi, vì Vatican được cho là một nguồn tin tức dồi dào. Nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo Phật giáo và Thần giáo chống lại. Phải chờ thêm 23 năm để cuối cùng cũng đã thiết lập bang giao.
Nhưng ngay cả nếu Vatican có những “đôi tai khổng lồ”, điều đó không bảo đảm rằng mọi người có thể tiếp cận được các thông tin của nó. Các nhà ngoại giao Vatican giống với mô tả mà nhiều vị đại sứ nói về họ: trầm tĩnh, kín đáo, thận trọng, nhưng nhất là rất cảnh giác. Phải khéo léo lắm mới có thể làm cho họ nói ra một điều gì đó quan trọng.
KẾT LUẬN
Thưa các đồng nghiệp, một vị đại sứ người phương Tây đã nói với tôi: ”Về kích cở thì Vatican nhỏ bé như tiểu quốc Monaco, nhưng ảnh hưởng của nó lại to lớn như Trung Quốc”. Một vị đại sứ khác đã mô tả Vatican như “cường quốc nhỏ nhất trong các cường quốc”. Nếu tính đến những điều ấy, thì các nước Châu Á chưa có quan hệ ngoại giao với Toà Thánh hoặc những quốc gia không có đại sứ ở Roma được mời nghiên cứu những lợi thế cư ngụ ở đây, bên ngoài khoảng cách tôn giáo và văn hoá chia tách họ.
Người ta có thể phản đối tôi rằng bỏ qua các yếu tố tôn giáo của Vatican là quá giả tạo. Nhưng tôi tin chắc rằng cách nhìn của tôi có thể cho thấy là có tính thuyết phục, theo nghĩa nó cho phép chứng minh rằng sẽ thuận lợi nếu Vatican có quan hệ với các quốc gia Châu Á, không phải với tư cách là tổng hành dinh của Đạo Công giáo, mà là với tư cách người hoạt động ngoại giao quan trọng.
Tóm lại, tầm vóc quốc tế cao lớn của Vatican là một “thực tế của hiện tại”. Cho tới nay, nhiều nước Châu Á dường như đã lơ là hoặc đánh giá thấp nó. Họ nên để mắt đến thực tại nầy một cách mang tính chiến lược hơn và có bước tiến rõ rệt vế phía trước.
Người ta hoàn toàn có thể nói như vậy về Vatican. Vai trò quốc tế ngày càng tăng của nhiều quốc gia Châu Á cũng là một “thực tế của hiện tại”, rằng Vatican dường như vẫn còn hơi lơ là cho tới nay. Có thể là vì Vatican hơi quá lấy Châu Âu làm trung tâm, mặc dù vẫn nói mình là hoàn vũ. Sự hiện diện yếu ớt và tính chất đại diện mờ nhạt của các nhà ngoại giao Châu Á có nhiệm sở ở đây có một phần nguyên do ở sự chú ý hạn chế (tôi muốn nói là sự chú tâm về ngoại giao) mà Vatican dành cho lục địa nầy tới nay. Một ví dụ tượng trưng là sự kiện ở khoá học dành cho các nhà ngoại giao Châu Á nầy, không có mặt đại sứ của New Delhi hoặc của Bắc Kinh. Trong nhiều diễn đàn quốc tế khác, những người Châu Á hiện diện đông hơn.
Về việc nầy, mong rằng Vatican sẽ đưa ra những sáng kiến để mời các nhà ngoại giao Châu Á nối tình thân hữu với nhau. Sẽ tốt đẹp nếu Vatican hành động nhiều hơn để làm tăng và kích thích sự quan tâm của người Châu Á về Vatican trong những năm tới đây. Nhưng làm thế nào?
Có hai lãnh vực trong đó, theo ý tôi, Vatican có thể mạnh dạn tăng cường bước tiếp cận và nhờ đó, làm tăng sự quan tâm mà nó gây cảm hứng cho người Á Châu
Yếu tố chìa khoá đầu tiên, ấy là phải hiểu ngày càng sâu sắc hơn các não trạng người Châu Á, bằng việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá của họ, như A.Valignano, một tu sĩ thừa sai Dòng Tên người Ý gốc ở Chieti, đã làm ở Nhật Bản cách nay hơn bốn thế kỷ.
Yếu tố thứ hai là một điều kiện tối thiểu, ít là nên đưa vào trong môi trường ngoại giao: chuyển từ tiếng Ý sang tiếng Anh như là ngôn ngữ lảm việc ưu tiên nơi đây, ở Roma. Sử dụng tiếng Ý mà thôi có thể làm nản lòng các nhà ngoại giao Châu Á khi tìm kiếm tiếp xúc với Vatican, trong khi sử dụng tiếng Anh sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Tóm lại, nếu Toà Thánh không có những mối tương quan mạnh mẽ hơn với Châu Á, thì không thể thực sự là ‘công giáo” (hoàn vũ = ‘universal’)
Sau khi nói ra điều nầy, tôi không cho rằng nỗ lực để tăng cường và củng cố các quan hệ chỉ nói một chiều về Vatican mà thôi. Những sáng kiến hành động của Châu Á cũng không thể thiếu được. Phải có một sự đối xứng các sáng kiến. Rút cuộc, các quan hệ chỉ có thể thêm sâu sắc, thêm rộng lớn và thầm gần gũi khi cả hau bên, Dân Châu Á và Vatican, – chứ không phải chỉ có một bên – cố gắng nhiều hơn để tăng cường và cải thiện các quan hệ của họ.
Một lưu ý cuối cùng trước khi kết thúc. Nếu tôi đã không tham chiếu những cuộc đối thoại liên tôn do Vatican và các cơ quan Công giáo khác thực hiện – những cuộc đối thoại tự chúng đã là hết sức giá trị – đó là vì, để phác thảo một kiểu mẫu đơn giản và dễ hiểu nằm ngoài Vatican, tôi đã cho rằng sẽ hợp lý hơn nếu loại bỏ đi những nhân tố tôn giáo và tập trung duy nhất vào những khía cạnh ngoài tôn giáo.
(Chiesa.org 22.05.2009, bài viết của Sandro Magister được BTGH chuyển ngữ)
Hiện tại, ngoài liên hệ ngoại giao với Liên Minh Châu Âu, với Tổ chức giải phóng Palestine, có đại diện ở Liên Hiệp Quốc (quy chế quan sát viên thường trực) và ở các văn phòng và cơ quan LHQ,...Vatican có bang giao đầy đủ với 179 quốc gia (Nga là nước gần đấy nhất). Việt Nam do vậy cũng nằm trong “tầm ngắm” của Toà Thánh, như lời Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI: "Việt Nam là một xứ sở gần gũi với trái tim tôi, nơi Giáo hội đang mừng kính sự hiện diện hàng mấy thế kỷ qua bằng một Năm Thánh” (trong phần đầu bài nói chuyện với ngoại giao đoàn năm nay, Người cũng nhắc đến cuộc gặp gỡ với chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn-Minh-Triết và mô tả cuộc gặp ấy là ‘có ý nghĩa’).
Giáo Hội quan tâm tới con người, chứ không quan tâm tới các chính phủ. Đức hồng y Sodano cho biết: "Nếu con người đau khổ, Toà Thánh sẽ thương lượng với bất cứ người nào có quyền làm vơi các đau khổ cho những người ấy, dù bị hiểu lầm”. Nền ngoại giao của Toà Thánh cương quyết trở thành “tiếng nói của những người không có tiếng nói”, một lực lượng mới (và mới mẻ) trong hệ thống chính trị quốc tế cổ truyền, một cường quốc có tính biểu tượng chống lại các cường quốc thật sự (chính vì thế mà các quốc gia nghèo ở Châu Phi xin Tòa Thánh bổ nhiệm sứ thấn Toà Thánh ở nước họ). Những chuyến tông du vì thế mang nặng tính chất ‘mục vụ”.
Nhằm cùng nhau có cái nhìn tương đối chính xác hơn về ngành ngoại giao Toà Thánh, BTGH xin đưa vài thông tin cũng như một vài sự kiện vừa (đang) xảy ra hầu tìm hiểu chính xác về "Ngành ngoại giao Vatican", dựa trên các sự kiện mới xẩy ra gồm bài viết: 1/ Từ những tiết lộ mới của Đồng Nhân đăng trên VietCatholic về "Phiên họp vòng 2 giữa Phái đoàn Việt Nam và Tòa Thánh"; 2/ Bài viết của Sandro Magister đăng trên báo tiếng Ý Chiesa.org ngày 22.05.2009, tường trình về những kết quả của những Khóa nghiên cứu về chủ đề: “Giáo hội Công Giáo và chính sách quốc tế của Tòa Thánh", đặc biệt tác giả đăng nguyên bài phát biểu của ngài đại sứ Nhật Bản ông Kagefumi Ueno giải thích với các nhà ngoại giao của 16 quốc gia Châu Á họp nhau tại Vatican năm 2009 để nghiên cứu chính sách quốc tế của Toà Thánh với tựa đề "Mọi còn đường đều dẫn về Roma - kể cả những nẻo đường từ Châu Á".
Điểm qua về những thông tin liên quan tới Phiên họp vòng hai giữa Phái đoàn Việt Nam và Tòa Thánh
I. TỪ SỰ KIỆN PHIÊN HỌP HỖN HỢP VATICAN – VIỆTNAM
Từ những nguồn tin đáng tin cậy cho biết về phiên họp hỗn hợp giữa Vatican và Việt Nam đã kết thúc hơn 1 tháng nay và một số những chi tiết "nhậy cảm", Vietcatholic ngày 30.07.2010 đưa tin:
Khác hẳn với phiên họp vòng 1 tại Hà Nội, Tòa Thánh đã chấp nhận một số những đề nghị từ phía Việt Nam liên quan tới Giáo hội Việt Nam thì trong phiên họp lần 2 Tòa Thánh chẳng những có thái độ không khoan nhượng với những lập luận phê bình Giáo hội từ phía Việt Nam, nhưng còn thẳng thắn bác bỏ hầu hết các đòi hỏi do đoàn Việt Nam đưa ra ở phiên họp vòng 2 tại Vatican.
1. Đoàn Việt Nam đã đề nghị Toà thánh cấm không cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt về nước kể cả dịp đại hội các GMVN vào tháng 10-2010 và không bổ nhiệm vào bất cứ chức vụ nào ở Toà thánh.
Vatican cho rằng, Đức TGM Ngô Quang Kiệt chưa bị tước quyền công dân Việt Nam nên Toà thánh không thể làm cái việc vi phạm nhân quyền và cả pháp luật Việt Nam nữa. Còn việc bổ nhiệm nhân sự ở Vatican, đó là công việc nội bộ mà Việt Nam không nên can thiệp vào giống như Vatican không thể đề nghị ông A làm Thủ tướng hay bà B không được làm Bộ trưởng ở Việt Nam
2. Việt Nam cũng đề nghị Toà thánh cấm không cho Dòng Chúa Cứu Thế hoạt động tại Việt Nam hay ít nhất không cho hoạt động tại Hà Nội giống như trước đây trong lịch sử Toà thánh đã rút dòng Tên khỏi Việt Nam, không cho hoạt động mục vụ ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII.
Vatican trả lời các dòng tu hoạt động theo tôn chỉ của Dòng và luật pháp ở từng quốc gia. Nếu họ sai pháp luật, xin các ngài hãy xử theo luật pháp, chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở họ khi họ làm sai với tôn chỉ đã được Toà thánh phê chuẩn
3. Về đề nghị của Việt Nam là Toà Thánh ra thông báo cấm các cuộc tập trung cầu nguyện đòi đất đai, tài sản như thời gian vừa qua và can thiệp kịp thời như vụ cầu nguyện ở Toà Khâm sứ.
Vatican trả lời rằng: đất đai, tài sản của Giáo hội sở hữu một cách hợp pháp, Toà thánh kiên quyết bảo vệ và vẫn dứt khoát nêu lại đòi hỏi của các Giám mục Việt Nam là đòi lại quyền sử dụng hợp pháp Toà Khâm sứ ở Hà Nội và Giáo hoàng học viện Đà Lạt.
Lập trường của Toà thánh là luôn ủng hộ việc đòi hỏi chính đáng: việc đòi lại tài sản hợp pháp của Giáo hội Việt Nam trong tình thần ôn hoà, bất bạo động.
4. Việt Nam cũng đề nghị Toà thánh dừng tiến trình phong thánh cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận vì “không có lợi cho đại đoàn kết dân tộc”
Vatican đã bác bỏ thẳng thừng và cho đó là vi phạm các thoả thuận giữa Vatican và Việt Nam ở vòng 1 vì chỉ có phong giám mục ở Việt Nam mới cần có sự đồng thuận của Nhà nước Việt Nam mà thô2 i.
Và sau đây là bài viết của ký giả Sandro Magister
II. MỌI CON ĐƯỜNG ĐỀU DẪN VỀ RÔMA - KỂ CẢ NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TỪ CHÂU Á
Đó là điều ông đại sứ Nhật Bản đã giải thích với các nhà ngoại giao của 16 quốc gia Châu Á họp nhau tại Vatican để nghiên cứu chính sách quốc tế của Toà Thánh.
Khoá nghiên cứu kết thúc vào ngày 23.05 với việc trao chứng chỉ cho 17 nhà ngoại giao thuộc 16 quốc gia Châu Á. Khoá học bắt đầu từ ngày 11.05 tại Đại học Giáo Hoàng Grêgôriana và tiếp theo là các kỳ họp trong dinh Vatican, với các diễn giả là những đại diện xuất sắc nhất cho nền chính trị của Toà Thánh. Chủ đề được nghiên cứu là: “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO và CHÍNH SÁCH QUỐC TẾ CỦA TOÁ THÁNH”. Trong khoá học năm 2007, khoá đầu tiên thuộc loạt nầy, các học viên đến từ 19 quốc gia Hồi giáo vùng Địa Trung Hải và Trung Đông. Năm ngoái, học viên đến từ 22 quốc gia Châu Phi. Năm nay, đến lượt Châu Á với các nhà ngoai giao đến từ Afghanistan, Úc, Bangldesh, Cambodge, Đông Timor, Indonesia, Nhật Bản, Hàn quốc, Lào, Malaysia, Miến Điện, Phi Luật Tân, Sri Lanca, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. Những quốc gia khổng lồ không hưởng ứng lời mời: Ấn Độ và Trung Quốc. Pakistan cũng không có mặt. Nhưng các nhà tổ chức – ở hàng đầu là Cha Dòng tên Franco Imoda, nguyên viện trưởng Đại học Grêgôriana – cũng thấy hài lòng. Trong các học viên có đại diện các quốc gia không sáng chói về tôn trọng tự do tôn giáo và cả không có quan hệ ngoại giao với Vatican, nhưng đều thấy cần thiết nghiên cứu đề tài nầy ngay tại nguồn, ở tổng hành dinh Đạo Công giáo thế giới.
Khoá học do Hội Grêgoire và Viện Quốc Tế Jacqué Maritain tổ chức, với sự hậu thuẫn của bốn đại học: ĐH Giáo Hoàng Grêgôriana ở Roma; ĐH Georgetown ở Washington; ĐH Tự Do Đức Mẹ Mông Triệu ở Roma và ĐH Sophia ở Tokyo. Tất cả dưới sự bảo trợ của Toà Thánh.
Phần nhập môn khoá học diễn ra ở Roma và phần kết thúc ở Turin, thành phố ngành công nghiệp xe hơi, nơi sinh sống của những vị đại thánh “xã hội” như Thánh Gioan Bosco. Các học viên có thể viếng thăm ở đó những việc Giáo Hội Công giáo thức hiện trong các lãnh vực hết sức đa dạng, như Cottlengo để trợ giúp những người khuyết tật và Xưởng Vũ Khí Hoà Bình. Ngày cuối cùng, họ đi dã ngoại tại tu viện Bóe và gặp Đức Viện Phụ Enzo Bianchi.
Châu Á là lục địa ít thâm nhập nhất với Kitô giáo, vốn chỉ hiện diện số đông trong những chỗ rất bị hạn giới, trong khi ở những nơi chốn khác, Kitô giáo bị chống đối mạnh mẽ.
Chương trình rất dày đặc, gồm một thảo luận của đại sứ Nhật Bản bên cạnh Toà Thánh, ngài Kagefumi Ueno, một nhà tư tưởng theo Phật giáo và Thần giáo, nhận nhiệm sở từ 11.2006. Bài thuyết trình của ông diễn ra ở ĐH Giáo Hoàng Grêgôriana ngày 15.05 được tường thuật gần như đầy đủ dưới đây. Bài thuyết trình rất thú vị vì phản ảnh cái nhìn về Toà Thánh và của quốc gia giáo hoàng, của đại diện một đất nước mà nền văn hoá cũng như các truyền thống khác xa cách Kitô giáo.
CHÂU Á và TOÀ THÁNH
(Đại sứ Nhật Bản Kagefumi Ueno)
Ở Á Châu, nơi các tôn giáo như Phật giáo, Ấn giáo, Đạo Lão, Thần giáo và Hồi giáo lấn át, thì Kitô giáo thường được nhìn như “ngoại quốc” và các Kitô hữu là những người thiểu số, trừ các ngoại lệ. Ở Nhật, chẳng hạn, con số tín hữu Công giáo ít hơn 0, 5% dân số và rất có thể con số nầy sẽ tăng trong một tương lai gần.
Trong những điều kiện nầy, các quốc gia Á Châu không dành ưư tiên về quan hệ ngoại giao với Toà Thánh (hoặc với Vatican, từ ngữ mà tôi sẽ dùng trong bài nói). Rất nhiều các nước trong đó chỉ mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican trong các thập niên gần đây. Nhật Bản là một trong các quốc gia đầu tiên, vào năm 1942. Vatican đã có một đại diện ở Nhật 23 năm trước đó, vào năm 1919, song chỉ là về các vấn đề tôn giáo, như trường hợp ngày nay với Malaysia, Miến Điện, Brunei và Lào. Hơn nữa, nhiều quốc gia Châu Á duy trì quan hệ ngoại giao với Vatican lại không có đại diện ở Vatican. Họ giao việc liên hệ với Vatican cho các đại sứ của họ trong các nước gần kề như là Thuỵ Sĩ hoặc Đức. Một số qưốc gia Châu Á chưa hề thiết lập quan hệ ngoại giao, như Malaysia, Miến Điện, Việt Nam, Lào. Và trong các quốc gia có một đại diện ở Roma, thì vị trí nhiệm sở đại sứ bên cạnh Toà Thánh thuộc loại ít được mong muốn nhất.
Để hiểu các quan hệ giữa Châu Á và Vatican, không thể tránh né việc phân tích những dị biệt tôn giáo và văn hoá. Cố Hồng Y Hamao, một người Nhật, đã nhấn mạnh cách nay ít năm, rằng giữa Châu Á và Toà Thánh có một khoảng cách lớn không chỉ về vật lý mà còn về mặt tinh thần. Khoảng cách nầy có thể vượt qua được chăng? Tôi cho rằng ít có khả năng cảm nhận về khoảng cách nầy có thể giảm đi một cách về căn bản trong tương lai gần, bởi vì cả hai bên đều đại diện cho những nền văn minh rất cổ xưa và không thấy động cơ thay đổi chúng một cách cấp thiết. Như vậy vấn đề là cần xem có chính đáng với dân Á Châu để làm cho các quan hệ ngoại giao của họ với Vatican được thêm ưu tiên hơn chăng, biềt rằng cảm giác xa cách về tôn giáo giữa hai bên xem ra khó lòng lấp đầy chỉ trong một thời gian ngắn.
Câu trả lời của tôi là: “Có. Và chính đáng”. Tôi sẽ xin nói tại sao.
VÌ SAO TÔI ĐÃ ĐẾN VATICAN
Trước khi vào vấn đề, tôi xin nói một chút về tôi. Vào thời kỳ 10 hoặc 15 năm gần đây nhất, tôi đã viết khá nhiều bài báo và luận văn đăng các nhật báo và tạp chí, thường là để so sánh các nền văn hoá và văn minh, và tôi đã tham gia các hội nghị và hội thào ở Nhật và ở nước ngoài. Cách chung các bài thuyết trình của tôi đặt nền tảng trên triết lý Phật giáo và Thần giáo của tôi.
Tôi nghiên cứu các nền văn hoá bởi vì tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta không biết các dị biệt về văn hoá và nhất là các tôn giáo vốn có một ảnh hưởng thực chất trên các quan hệ quốc tế, thì chúng ta, các nhà ngoại giao, sẽ không có khả năng hiểu những đất nước mà chúng ta đang làm việc trong đó.
Cách nay ba năm, tôi đã phát hành một cuốn sách nghiên cứu so sánh về những “nền văn minh đa thần” và “những nền văn minh độc thần’, trong đó tôi giữ ý kiến cách chung, rằng cái nhìn tôn giáo có một ảnh hưởng không thể lơ là được trên chính trị và ngoại giao.
Bằng một triển khai tự nhiên cuốn sách của tôi, tôi đã mong thảo luận về các đề tài về văn minh với hàng giáo sĩ Giáo Hội Công giáo, tốt nhất là ở Vatican. Vì vậy mà tại sao, cách đây ba năm, tôi đã xin chính phủ Nhật gửi tôi đến Roma. “Ông chắc chứ?”, vị thứ trưởng mà tôi yêu cầu, đã ngạc nhiên hỏi lại tôi. Tôi đã trả lời: “Hoàn toàn chắc chắn”. Một tháng sau đó, tôi được bổ nhiệm.
Khi đã nhận nhiệm sở, cứ mỗi lần gặp một người phụ trách ở Vatican, tôi nói với vị ấy về ước ao của tôi được đối thoại về các vấn đề văn minh với những người của Giáo Hội. Một ngày nọ, một vị hồng y đã nói với tôi: ” Ngài đại sứ thân mến, ngài ở đúng nơi rồi, vì chính chúng tôi là những người đã tạo nên văn minh phương Tây”. Trong bốn mươi năm làm ngoại giao, đây là lần đầu tiên tôi gặp một người nói ra với sự thẳng thắn như thế.
Hai năm rưỡi tiếp theo, tôi đã có những cuộc thảo luận về các đề tài văn minh với các nhân vật của Giáo Hội, ở Roma. Tôi đã trả lời các cuộc phỏng vấn, viết những khảo luận, dạy những khoá về tôn giáo và văn hoá. Tôi hài lòng về những việc nầy. Nhưng có một vấn nạn, tôi không có đủ giờ để viết và nghiên cứu, tại sao?
NGẠC NHIÊN: VATICAN KHIẾN NGƯỜI TA BẬN TÂM HƠN CHÚNG TA NGHĨ.
Lý do là Vatican đưa ra và thực hiện hàng loạt hoạt động mà Tokyo cần được thông tin, đến nỗi tôi bận rộn ngoài những gì tôi lường trước. Tôi không nói về các hoạt động tôn giáo, mà là các hoạt động ngoài tôn giáo. Hơn nữa với tư cách là đại sứ một quốc gia không phải Kitô giáo, tôi không thấy cần thiết phải theo dõi các vấn đề tôn giáo, mà chỉ là các vấn đề ngoài tôn giáo mà thôi. Dù vậy, tôi luôn phải bận rộn vì Đức giáo hoàng thường xuyên tiếp kiến các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ, những người cầm đầu các cơ quan quốc tế. Rất nhiều trong số họ đến từ các nước không phải là Kitô giáo. Do vậy tôi phải làm bản tường trình. Trong ba năm gấn đây nhất, chẳng hạn, tất cả các nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước G8 đã được Đức giáo hoàng triều yết, ngoại trừ thủ tướng Nhật. Những cuộc gặp gỡ của họ với Đức giáo hoàng là đối tượng khai thác tối đa của các phương tiện truyền thông quốc tế, chưa kể đến các phương tiện truyền thông quốc gia, quảng cáo vốn đến lượt nó cổ vũ các nguyên thủ khác đi đến gặp Đức giáo hoàng. Về quan điểm nầy, Vatican có một hấp lực mạnh mẽ, là trung tâm hành động quốc tế và là trung tâm ngoại giao. Vài tháng sau khi nhận nhiệm sở, tôi xác tín rằng Vatican là một nhân tố hành động quan trọng trong cộng đồng quốc tế, ngay cả khi bỏ sang một bên những khía cạnh tôn giáo.
BỐN LÝ DO ĐỀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHỮNG NHÀ NGOẠI GIAO Ở VATICAN
Theo kinh nghiệm của tôi, có ít nhất 4 lý do để nghĩ rằng vai trỏ quốc tế của Vatican được nâng cao và rất có ý nghĩa, điều đó cho thấy vì sao các quốc gia không Kitô giáo lại có các nhà ngoại giao có nhiệm sở ở đây, tại Rôma. Tôi xin trình bày thứ tự các lý do nầy.
NHÂN TỐ 1: QUYỂN LỰC TINH THẦN
Đầu tháng giêng 2007, mấy tháng sau khi tôi đến đây, tất cả các nhà ngoại giao, trong đó có tôi và vợ tôi, đã được Đức giáo hoàng mời nghe diễn văn đầu năm của Người về tình hình quốc tế, trong đại sảnh dinh giáo hoàng, nơi mà ba đại diện trẻ người Nhật đã gặp Đức giáo hoàng Grêgôriô năm 1595, chưa đầy 10 năm trước khi Nhật Bản cấm Đạo Kitô. Trong Đại Sảnh nầy, theo thông lệ hằng năm, Đức giáo hoàng đọc diễn từ bằng tiếng Pháp với các nhà ngoại giao, kéo dài khoảng 45 phút. Gần như mọi vấn đề quan trọng đều được đề cập đến, từ những đề tài toàn cầu như nghèo đói, giải trừ vũ khí, hành động vì hoà bình, dàn xếp các xung đột, quyền con người, các dân tộc thiểu số, di cư, thay đổi khí hậu, cho đến những vấn đề các vùng miền ở Châu Phi, Trung Đông, Nam Á, vân vân. Đức giáo hoàng đã đề cập đến khoảng 45 đề tài quan trọng. Ngày hôm sau, thông điệp của Người được truyền đi khắp thế giới, với một ảnh hưởng đối với xã hội quốc tế, trong khi các ban ngành của tôi thảo một báo cáo chi tiết cho Tokyo.
Qua thông điệp của Người, tôi đã nhìn thấy ý chí của Người muốn đóng một vai trò “bảo vệ xã hội quốc tế". Nếu người ta nghe bài diễn văn của Người mà không biết người đọc, thì người ta có thể nghĩ rằng tác gỉa là tổng thư ký LHQ. Đúng vậy, hai nhân vật có một vai trò giống nhau, theo nghĩa Đức giáo hoàng và tổng thư ký LHQ đều giữ một vai trò quan trọng “bảo vệ tinh thần quốc tế”.
Dĩ nhiên, các diễn văn của Đức giáo hoàng làm cả thế giới chú ý, bởi vì Người đại diện cho hơn 1.1 tỷ tín hữu Công giáo. Nhưng căn bản hơn, người ta cho rằng quyền lực tinh thần của Người và thẩm quyền đạo đức của Người được tăng cường củng cố kể từ lúc, vào năm 1870, Vatican đã mất gần như toàn bộ đất đai lãnh thổ. Cho tới thời kỳ ấy, các phần đất Toà Thánh sở hữu trải rộng một nửa nước Ý và cùng với điều ấy, nó là một quyền lực trần thế như Tây Ban Nha và nước Pháp. Với tư cách ấy, Toà Thánh có những quan tâm và lợi ích tài chính mà nó phải bảo vệ. Toà Thánh [lúc ấy] có bổn phận bảo vệ công dân và lãnh thổ. Nó có những quyền lợi quốc gia phải coi sóc.Nhưng việc mất đất đai đã giải phóng Toà Thánh khỏi các lợi ích quốc gia. Khi người ta nghe Tổng thống Hoa Kỷ hoặc tổng thống Ấn Độ nói, người ta hiểu diễn văn của họ đương nhiên là có liên quan đến các lợi ích quốc gia.Nhưng khi Đức giáo hoàng phát biểu về các vấn đề quốc tế, người ta không còn hiểu các diễn văn nầy như là che dấu những lợi ích quốc gia của Vatican nữa. Điều đó cho phép Toà Thánh nói về các vấn đề quốc tế theo một quan điểm nhân bản, đạo đức, luân lý, tinh thần. Một cách nghịch lý, khi bị mất quyền lực trần tục, Vatican đã gia tăng quyền lực tinh thần của mình
Nếu tính đến sự việc bài diễn văn của Đức giáo hoàng được các phương tiện truyền thông phổ biến ở quy mô thế giới, thì người ta cũng có thể nói Đức giáo hoàng là một trong những “người hướng dẫn dư luận” quan trọng và hiệu qủa nhất.
Các thông điệp của Đức giáo hoàng có gây sự chú ý của các cường quốc và của những nhân tố quốc tế giữ vai trò quan trọng khác chăng? Tiếng nói của Người có một ảnh hưởng nào với họ chăng? Câu trả lời của tôi là cả có và không. Là “không” ở ngắn hạn và “có” trong một viễn cảnh dài hơn. Người ta biết rằng Đức Gioan-Phaolô II đã quyết liệt bày tỏ phản đối tổng thống Bush trước khi ông nầy quyết định tấn công Iraq vào năm 2003. Ngay lúc ấy, lời kêu gọi của Đức giáo hoàng không được Hoa Kỳ lấy làm điều quan trọng, nhưng điều đó không làm giảm giá trị của những lời nói và hành động của Đức giáo hoàng. Thực tế, sự việc Đức giáo hoàng đã đưa ra một ý kiến mà Hoa Kỳ lại không muốn nghe theo, cho thấy vai trò quan trọng của Toà Thánh. Tôi xác tín rằng cộng đồng quốc tế cần có một người bảo vệ tinh thần như Đức Giáo Hoàng hoặc như tổng thư ký LHQ. Không một ai khác có thể thay thế Người trong vai trò nầy. Trong chiều hướng nầy, Đức giáo hoàng phải được coi như một nguồn tài nguyên, một tài sản chung quốc tế, không phải vì Người là thủ lãnh Gíao Hội Công giáo, mà bởi vì Người có khả năng loan đi khắp nơi những thông điệp nhân đạo, tinh thần.
Tháng 03.2009, chính phủ Nhật đã mời ĐGM Mamberti, thuộc bộ ngoại giao Vatican [đúng ra Ngài phụ trách quan hệ các quốc gia] tới nước Nhật. Ngài đã trao đổi hai giờ rưỡi với bộ trưởng ngoại giao Nhật, ngài H. Nakasone, người đã đề cập đến hầu hết tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng. Sau cuộc trao đổi, Nakasone nói với tôi rằng ông đã đánh giá rất cao và yêu thích đối thoại với Vatican, mà ông đã thấy bộc trực thẳng thắn và hơi khác với những đối thoại với các quốc gia thế tục. Đặc biệt, ông bị đánh động vì nhãn quan của Vatican về khủng hoảng kinh tế thế giới, theo đó cuộc khủng hoảng nầy bị gây nên và bị làm cho thêm trầm trọng vì các môi trường tài chính đã chỉ lo quyền lợi của mình, mà bỏ sang một bên mọi quan tâm suy xét đạo đức. Cuộc thăm viếng của ĐGM Mamberti càng thêm quan trọng vì đó là cuộc thăm viếng chính thức đầu tiên của một người thuộc bộ trưởng ngoại giao Vatican đến nước Nhật kể từ khi hai nước thiết lập bang giao cách nay 67 năm.
NHÂN TỐ 2: QUYỀN LỰC CHO LƯU HÀNH CÁC THÔNG ĐIỆP
Vào tháng 11.2006, tôi trình quốc thư của hoàng đến Nhật lên Đức giáo hoàng. Trong khoảng một phần tư tiếng đông hồ tôi có cuộc trao đổi hết sức dễ chịu thoải mái với Người trong thư viện riêng của Đức giáo hoàng. Cuộc trao đổi của chúng tôi về việc phi nguyên tử hoá bán đảo Triều Tiên. Cũng ngày hôm ấy và ngày hôm sau, một phần lớn các phương tiện truyền thông trên thế giới, quốc gia và quốc tế, lớn hoặc nhỏ, đều nói về cuộc trao đổi của chúng tôi, tất nhiên là coi trọng các đề xuất của Đức giáo hoàng hơn. Ở Hàn quốc, đó là đề tài mở của các báo hình buổi chiều, với vợ chồng tôi trong y phụ kimono. Các bản tin của truyền hình Hàn quốc được truyền hình Nhật phát lại.
Tin tức nầy đã được phổ biến không chỉ bởi các phương tiện truyền thông lớn, mà còn bởi rất nhiều phương tiện truyền thông Công giáo thuộc các nước trên toàn thế giới, ở Châu Á, ở Bắc và nam Mỹ, ở Châu Âu, v..v..
Tiếp sau đó, tôi đã trả lời phỏng vấn của tờ nhật báo Toà Thánh, ”Osservatore Romano” và cho các nguồn như Zenit, ”Bên Trong Vatican” (Inside The Vatican) và EWTN. Lần nữa, tôi nhận xét rằng các cuộc phỏng vấn tôi đồng ý thực hiện ở Roma được gợi lại và phổ biến ở rất nhiều nơi thuộc mỗi lục địa do các phương tiện truyền thông Công Giáo mỗi nước mỗi vùng. Chẳng hạn, mạng lưới truyền hình EWTN được kết nối với hàng trăm kênh ở Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Vì vậy, một tuyên bố trên EWTN sẽ bay tới nhiều nơi ở các Bắc và Nam Mỹ.
Từ quan điểm nầy, tôi đã khám phá ra rằng Vatican có những lý do tốt để các nhà ngoại giao Châu Á “lưu ý”.
NHÂN TỐ 3: QUYỀN LỰC TRÍ THỨC
Một khía cạnh gây ngạc nhiên nữa là tần số lần tổ chức các cuộc hội nghị và hội thảo chuyên đề do các cơ quan và tổ chức khác nhau của Vatican, với sự tham dự của các bộ não toàn thế giới.
Chẳng hạn, viện hàn lâm giáo hoàng về khoa học tổ chức hội nghị các nhà nghiên cứu của họ hai năm một lần. Vào tháng 11 vừa qua, Viện đã tổ chức một khoá họp khoáng đại về “tiến hoá vũ trụ và con người”, trong đó những nhà bác học lỗi lạc từ nhiều quốc gia đã thảo luận về đề tài nầy trong bốn ngày theo những quan điểm khoa học khác nhau. Được tham dự vào một vài buổi họp, tôi thật sự bị ấn tượng. Sau lễ khai mạc, Đức giáo hoàng đã trao một huy chương cho khoảng 12 thành viên mới, trong đó có một nhà nghiên cứu người Nhật và ba hoặc bốn người đã đoạt giải Nobel.
Hai năm gần đây nhất, những hội thảo đã làm tôi quan tâm liên quan đến Hồi giáo, quyền con người, thuyết Darwin, chăm sóc trẻ em, thuyết ưu sinh, vv…
Tóm lại, Vatican có được một hệ thống giúp cho Đức giáo hoàng tiếp cận với ý kiến của những bộ não tài năng và tốt nhất thế giới, là những điều làm cho các thông điệp của Người thêm phong phú và tăng cường các quyền lực tinh thần của Người.
Trong ý hướng nầy, Vatican không chỉ là một quốc gia. Đó còn là một tổng thể “những nhóm chuyên gia cố vấn”, chính họ tạo thành mạng lưới với nhiều “nhóm chuyên gia cố vấn” lỗi lạc khác trên toàn thế giới. Toà Thánh vận hành như một ngã tư gặp gỡ của các nhà trí thức, cho những người nầy cơ hội thảo luận và trao đổi các quan điểm. Trong bối cảnh nầy nữa, Vatican tạo nên những công ích.
Ở vấn đề nầy, có một khó khăn phải được giải quyết, nhất là trong những gì liên quan đến các nhà ngoại giao Châu Á: nhiều cuộc hội thảo chỉ bằng tiếng Ý, hiếm khi băng tiếng Anh. Điều ấy làm nản lòng một số nhà ngoại giao Châu Á khi tham dự. Nếu có thay đổi trong hệ thống nầy, thì nhiều người trong số họ sẽ tới dự.
NHÂN TỐ 4. QUYỀN LỰC THÔNG TIN
Bởi vì Giáo Hội Công giáo hiện diện gần như khắp thế giới với tư cách là Gíao Hội hoàn vũ (Công giáo) và có linh mục, nữ tu gần như khắp nơi, Giáo Hội Công giáo nói chung và Vatican như ‘cái trục trung tâm’ – nhận được thông tin về những gì xảy ra quan trọng trên thế giới.
Nhiều vị đại sứ nhận nhiệm sở ở đây cho rằng đây là một ‘trạm nghe’. Chẳng hạn, Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Toà Thánh chính thức năm 1984. Nhưng hiểu một cách nào đó thì không phải là 1984! Bất luận thế nào, ngay giữa thế kỷ 19 người ta tranh luận sôi nổi ở Washington để biết liệu có nên có hoặc không những quan hệ chính thức với Vatican. Những người ủng hộ khẳng định rằng ở Vatican, nếu người ta dự các bửa ăn tối và tiếp tân mọi buổi tối, thì người ta có thể có thông tin về tình hình Châu Âu. Đa số người Tin Lành phản đối. Phải mất thêm 130 năm trước khi các quan hệ chính thức được thiết lập.
Cũng tương tự ở Nhật Bản. Vì Vatican đã có một đại diện ở Tokyo phụ trách các vấn đề tôn giáo vào năm 1919, người ta đã bắt đầu thảo luận để biết có nên hoặc không nên thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Những người ủng hộ đoan chắc là đúng lúc và thuận lợi, vì Vatican được cho là một nguồn tin tức dồi dào. Nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo Phật giáo và Thần giáo chống lại. Phải chờ thêm 23 năm để cuối cùng cũng đã thiết lập bang giao.
Nhưng ngay cả nếu Vatican có những “đôi tai khổng lồ”, điều đó không bảo đảm rằng mọi người có thể tiếp cận được các thông tin của nó. Các nhà ngoại giao Vatican giống với mô tả mà nhiều vị đại sứ nói về họ: trầm tĩnh, kín đáo, thận trọng, nhưng nhất là rất cảnh giác. Phải khéo léo lắm mới có thể làm cho họ nói ra một điều gì đó quan trọng.
KẾT LUẬN
Thưa các đồng nghiệp, một vị đại sứ người phương Tây đã nói với tôi: ”Về kích cở thì Vatican nhỏ bé như tiểu quốc Monaco, nhưng ảnh hưởng của nó lại to lớn như Trung Quốc”. Một vị đại sứ khác đã mô tả Vatican như “cường quốc nhỏ nhất trong các cường quốc”. Nếu tính đến những điều ấy, thì các nước Châu Á chưa có quan hệ ngoại giao với Toà Thánh hoặc những quốc gia không có đại sứ ở Roma được mời nghiên cứu những lợi thế cư ngụ ở đây, bên ngoài khoảng cách tôn giáo và văn hoá chia tách họ.
Người ta có thể phản đối tôi rằng bỏ qua các yếu tố tôn giáo của Vatican là quá giả tạo. Nhưng tôi tin chắc rằng cách nhìn của tôi có thể cho thấy là có tính thuyết phục, theo nghĩa nó cho phép chứng minh rằng sẽ thuận lợi nếu Vatican có quan hệ với các quốc gia Châu Á, không phải với tư cách là tổng hành dinh của Đạo Công giáo, mà là với tư cách người hoạt động ngoại giao quan trọng.
Tóm lại, tầm vóc quốc tế cao lớn của Vatican là một “thực tế của hiện tại”. Cho tới nay, nhiều nước Châu Á dường như đã lơ là hoặc đánh giá thấp nó. Họ nên để mắt đến thực tại nầy một cách mang tính chiến lược hơn và có bước tiến rõ rệt vế phía trước.
Người ta hoàn toàn có thể nói như vậy về Vatican. Vai trò quốc tế ngày càng tăng của nhiều quốc gia Châu Á cũng là một “thực tế của hiện tại”, rằng Vatican dường như vẫn còn hơi lơ là cho tới nay. Có thể là vì Vatican hơi quá lấy Châu Âu làm trung tâm, mặc dù vẫn nói mình là hoàn vũ. Sự hiện diện yếu ớt và tính chất đại diện mờ nhạt của các nhà ngoại giao Châu Á có nhiệm sở ở đây có một phần nguyên do ở sự chú ý hạn chế (tôi muốn nói là sự chú tâm về ngoại giao) mà Vatican dành cho lục địa nầy tới nay. Một ví dụ tượng trưng là sự kiện ở khoá học dành cho các nhà ngoại giao Châu Á nầy, không có mặt đại sứ của New Delhi hoặc của Bắc Kinh. Trong nhiều diễn đàn quốc tế khác, những người Châu Á hiện diện đông hơn.
Về việc nầy, mong rằng Vatican sẽ đưa ra những sáng kiến để mời các nhà ngoại giao Châu Á nối tình thân hữu với nhau. Sẽ tốt đẹp nếu Vatican hành động nhiều hơn để làm tăng và kích thích sự quan tâm của người Châu Á về Vatican trong những năm tới đây. Nhưng làm thế nào?
Có hai lãnh vực trong đó, theo ý tôi, Vatican có thể mạnh dạn tăng cường bước tiếp cận và nhờ đó, làm tăng sự quan tâm mà nó gây cảm hứng cho người Á Châu
Yếu tố chìa khoá đầu tiên, ấy là phải hiểu ngày càng sâu sắc hơn các não trạng người Châu Á, bằng việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá của họ, như A.Valignano, một tu sĩ thừa sai Dòng Tên người Ý gốc ở Chieti, đã làm ở Nhật Bản cách nay hơn bốn thế kỷ.
Yếu tố thứ hai là một điều kiện tối thiểu, ít là nên đưa vào trong môi trường ngoại giao: chuyển từ tiếng Ý sang tiếng Anh như là ngôn ngữ lảm việc ưu tiên nơi đây, ở Roma. Sử dụng tiếng Ý mà thôi có thể làm nản lòng các nhà ngoại giao Châu Á khi tìm kiếm tiếp xúc với Vatican, trong khi sử dụng tiếng Anh sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Tóm lại, nếu Toà Thánh không có những mối tương quan mạnh mẽ hơn với Châu Á, thì không thể thực sự là ‘công giáo” (hoàn vũ = ‘universal’)
Sau khi nói ra điều nầy, tôi không cho rằng nỗ lực để tăng cường và củng cố các quan hệ chỉ nói một chiều về Vatican mà thôi. Những sáng kiến hành động của Châu Á cũng không thể thiếu được. Phải có một sự đối xứng các sáng kiến. Rút cuộc, các quan hệ chỉ có thể thêm sâu sắc, thêm rộng lớn và thầm gần gũi khi cả hau bên, Dân Châu Á và Vatican, – chứ không phải chỉ có một bên – cố gắng nhiều hơn để tăng cường và cải thiện các quan hệ của họ.
Một lưu ý cuối cùng trước khi kết thúc. Nếu tôi đã không tham chiếu những cuộc đối thoại liên tôn do Vatican và các cơ quan Công giáo khác thực hiện – những cuộc đối thoại tự chúng đã là hết sức giá trị – đó là vì, để phác thảo một kiểu mẫu đơn giản và dễ hiểu nằm ngoài Vatican, tôi đã cho rằng sẽ hợp lý hơn nếu loại bỏ đi những nhân tố tôn giáo và tập trung duy nhất vào những khía cạnh ngoài tôn giáo.
(Chiesa.org 22.05.2009, bài viết của Sandro Magister được BTGH chuyển ngữ)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ phát thưởng cho các em học sinh tại giáo xứ Kim Ngọc
Hồng Hương
10:52 01/08/2010
PHAN THIẾT - Chiều Chúa Nhật 1.8.2010, Giáo xứ Kim Ngọc, Gp Phan Thiết, trong niềm vui đã dâng Thánh lễ Tạ ơn về thành quả của các em học sinh trong năm học vừa qua và xin ơn thánh hoá cho năm học mới với sự hiện diện của đông đảo học sinh và quý phụ huynh. Giáo xứ cũng tổ chức phát thưởng cho 226 em học sinh đạt thành tích khá giỏi trong học tập.
Hình ảnh lễ phát thưởng
Vị đại diện Hội khuyến học của giáo xứ Kim Ngọc đã trình bày tình hình học tập của các em với linh mục quản xứ và cộng đoàn. Trong năm học 2009-2010, giáo xứ có 471 học sinh, trong đó khối tiểu học là 217, khối THCS là 158 và khối THPT là 96. Với sự quan tâm chăm lo cho sự phát triển giáo dục cho thế hệ trẻ của giáo xứ, cha quản xứ Giuse Nguyễn Hữu An đã vận động và liên hệ với các ân nhân để cùng hội khuyến học giáo xứ hỗ trợ học phí và trao học bổng cho một số học sinh nghèo hiếu học trong giáo xứ. Và hôm nay, để tạo một nét đẹp trong sinh hoạt của giáo xứ và tạo khí thế cho các em trong học tập, giáo xứ tổ chức trao thưởng cho 226 em đạt được thành tích khá giỏi trong học tập.
Nhìn chung, trong năm học 2009-2010, các em đều cố gắng rèn luyện và thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của người học sinh theo cấp học của mình. Song song việc học, được sự nhắc nhở của cha quản xứ, quý thầy, quý soeurs, quý anh chị GLV, Huynh trưởng và gia đình, phần đông các em biết ý thức về hành vi cư xử giữa đời và đạo trong tư cách người học sinh Công giáo. Đồng thời duy trì chuẩn mực đạo đức trong sinh hoạt của giáo xứ với sinh hoạt đời thường. Đây là một điểm đáng khích lệ của các em trong giáo xứ, vì theo những báo cáo mới đây trên các phương tiện truyền thông thì tình trạng thanh thiếu niên bỏ học và vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng gia tăng do thiếu sự quan tâm giáo dục về giá trị đạo đức, nhất là sự khủng hoảng về tình cảm gia đình. Với những em con chưa có thái độ tốt trong học tập và hành vi ứng xử cũng như ít tích cực tham gia sinh hoạt với giáo xứ thì gia đình và những người có trách nhiệm cần quan tâm nhiều hơn.
Đại diện học sinh đã bày tỏ tâm tình tri ân sự quan tâm của cha quản xứ, quý thầy, quý soeurs, các anh chị GLV-Huynh trưởng, quý ân nhân và cộng đoàn với thế hệ trẻ của giáo xứ và hứa sẽ cố gắng đạt nhiều thành tích tốt cả về đạo đức và học tập trong năm học mới.
Hình ảnh lễ phát thưởng
Vị đại diện Hội khuyến học của giáo xứ Kim Ngọc đã trình bày tình hình học tập của các em với linh mục quản xứ và cộng đoàn. Trong năm học 2009-2010, giáo xứ có 471 học sinh, trong đó khối tiểu học là 217, khối THCS là 158 và khối THPT là 96. Với sự quan tâm chăm lo cho sự phát triển giáo dục cho thế hệ trẻ của giáo xứ, cha quản xứ Giuse Nguyễn Hữu An đã vận động và liên hệ với các ân nhân để cùng hội khuyến học giáo xứ hỗ trợ học phí và trao học bổng cho một số học sinh nghèo hiếu học trong giáo xứ. Và hôm nay, để tạo một nét đẹp trong sinh hoạt của giáo xứ và tạo khí thế cho các em trong học tập, giáo xứ tổ chức trao thưởng cho 226 em đạt được thành tích khá giỏi trong học tập.
Nhìn chung, trong năm học 2009-2010, các em đều cố gắng rèn luyện và thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của người học sinh theo cấp học của mình. Song song việc học, được sự nhắc nhở của cha quản xứ, quý thầy, quý soeurs, quý anh chị GLV, Huynh trưởng và gia đình, phần đông các em biết ý thức về hành vi cư xử giữa đời và đạo trong tư cách người học sinh Công giáo. Đồng thời duy trì chuẩn mực đạo đức trong sinh hoạt của giáo xứ với sinh hoạt đời thường. Đây là một điểm đáng khích lệ của các em trong giáo xứ, vì theo những báo cáo mới đây trên các phương tiện truyền thông thì tình trạng thanh thiếu niên bỏ học và vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng gia tăng do thiếu sự quan tâm giáo dục về giá trị đạo đức, nhất là sự khủng hoảng về tình cảm gia đình. Với những em con chưa có thái độ tốt trong học tập và hành vi ứng xử cũng như ít tích cực tham gia sinh hoạt với giáo xứ thì gia đình và những người có trách nhiệm cần quan tâm nhiều hơn.
Đại diện học sinh đã bày tỏ tâm tình tri ân sự quan tâm của cha quản xứ, quý thầy, quý soeurs, các anh chị GLV-Huynh trưởng, quý ân nhân và cộng đoàn với thế hệ trẻ của giáo xứ và hứa sẽ cố gắng đạt nhiều thành tích tốt cả về đạo đức và học tập trong năm học mới.
Giới trẻ giáo xứ Thanh Đức thăm và tặng quà cho giáo xứ ở Tutra Đà Lạt
Paul Maria
10:56 01/08/2010
Theo như Chương trình 03 năm một lần " Xuất Du Từ Thiện " đến các Giáo xứ vùng sâu vùng xa... của Giới Trẻ Giáo xứ Thanh Đức Gp Đà Nẵng, đây là lần thứ hai từ ngày 27 đến 31/7/2010, được sự ủy quyền của Cha Quản xứ và Ban Thường Vụ HĐGX, Giới Trẻ Thanh Đức, qua các bạn Sinh Viên và Đội Hạt Cải do anh Giuse Trần Văn Hải Đăc trách các Đoàn Thể dẫn đầu, đã vào tận Giáo xứ Tutra Hạt Đơn Dương Giáo phận Đà Lạt, để thăm hỏi, sinh hoạt giao lưu với các em Thiếu nhi và chia sẻ những gói quà quà tình nghĩa với anh chị em có hoàn cảnh khó khăn.
Hình ảnh giới trẻ
Mục đích của những chuyến thăm nhằm giúp các Bạn Trẻ có cái nhìn thực tế hơn về cuộc sống của những người nghèo ở nơi vùng sâu vùng xa, những người bị xã hội bỏ rơi, bất hạnh cơ nhỡ... là những đối tượng của Tin Mừng, để hun đúc tinh thần tông đồ, bác ái yêu thương, đồng thời là dịp để các Bạn Trẻ giao lưu sinh hoạt và mở rộng tầm nhìn hướng lòng về các cộng đoàn Dân Chúa khắp Giáo Hội Việt Nam.
Ban đầu, Đoàn dự tính vào lại Giáo xứ Ka Đơn, do Cha Giuse Nguyễn Đức Ngọc làm Quản xứ, nơi mà các Bạn Trẻ Thanh Đức đã đến thăm lần đầu tiên vào năm 2007, một chuyến đi đã lưu lại nhiều dấu ấn thật đẹp cả về con người và cảnh vật tại đó.
Tuy nhiên, Cha Giuse lại muốn Đoàn đến một Giáo xứ lân cận để chia sẻ niềm vui. Đoàn đã nhờ Cha giới thiệu và liên hệ trước: Đó là Giáo xứ Tutra thuộc Hạt Đơn Dương Gp Đà Lạt đang được Cha Nguyễn Văn Gioan chăm sóc.
Giáo xứ nguyên là một Họ lẻ của Ka Đơn, tách xứ vào tháng 4/2009, với hơn 3000 Giáo dân là anh em Dân tộc Churu và chừng 600 tín hữu người Kinh cùng sinh sống yêu thương chan hòa.
Giáo dân ở đây đa phần làm nghề nương rẫy, một nắng hai sương miệt mài lao tác mà nào đủ ăn đủ mặc. Khoai và cà chua là những nông sản chủ yếu được trồng và bán như là nguồn thu nhập chính của mọi gia đình.
Đến thăm Tutra lần này, Đoàn được Giáo xứ trích từ Quỹ Bác Ái Xã Hội ( mà chủ yếu từ những đồng tiền do các bạn Đội Hạt Cải góp nhặt qua việc thu gom ve chai hằng tuần ) để chuẩn bị 240 phần quà gồm nhu yếu phẩm, vở học sinh và quần áo cũ chia sẻ với bà con.
Mỗi Bạn Trẻ tham gia đóng góp 350.000 đồng dùng vào việc ăn uống, ngủ nghỉ. Tiền thuê xe loại 45 CN do một Bạn Trẻ trong Giáo xứ ủng hộ. Cám tạ ơn Chúa muôn vàn vì Người đã gởi đến những cơ hội qua tay bao tấm lòng quảng đại sốt sắng công việc từ thiện trong Giáo xứ để Giới Trẻ Thanh Đức có được chuyến " Xuất Du Từ Thiện " hôm nay.
Đoàn chúng tôi đến Tutra với sự đón tiếp nồng hậu của Cha Gioan và chừng 200 các em Thiếu nhi và các Bạn trẻ.
Những màn đồng diễn chung cùng nhau được mọi người thực hiện trong tiếng hát hồn nhiên vui thú. " Con một Cha, anh em một nhà ", thật chẳng còn gì hạnh phúc và ấn tượng hơn.
Trên " sân khấu " lộ thiên, các em Thiếu nhi Tutra đã diễn tả niềm vui và lòng hiếu khách bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc mang đậm nét văn hóa Tây Nguyên rất sinh động hào hứng. Có cả ban nhạc với đầy đủ ghita điện, ghita bass và nguyên dàn Jazz mới kít... Một " chương trình văn nghệ bỏ túi " rất hấp dẫn, lạ mắt ! Rất nhiều tràng pháo tay vỗ vang tán thưởng.
Một Bạn trẻ Thanh Đức phải thốt lên: " Tuyệt quá ! Em muốn xây ở Tutra 3 căn nhà: Một cho Cha xứ (?), một cho các em Dân Tộc và một cho... em ".
Rồi những giây phút giao lưu, tâm tình với các em Thiếu nhi. Bao khuôn mặt ngây thơ, chất phát rạng rỡ những nụ cười thật tươi cứ như thu hút hồn người đôí diện. Nhai kẹo, ăn bánh mà miệng vẫn cười được. Ấn tượng đến thế là cùng.
Đáp lễ, các Bạn trẻ Thanh Đức cũng đóng góp một số tiết mục múa hát. Hồ hỡi nhất là các bạn trong Đội sinh viên, hát không hay nhưng giọng ca lại vang khắp núi đồi.
Tình yêu thương làm cho những cuộc gặp gỡ thêm thú vị và đằm thắm tình Chúa tình người.
Số phần quà được trao tượng trưng cho một số anh chị em có mặt lúc này. Tất cả sẽ được Cha và Giáo xứ Tutra trao cho các gia đình vào Chúa nhật đến.
Chia tay Tutra sao bịn rịn quá !
Cha Gioan đã nói với Đoàn chúng tôi: " Thay mặt cho Giáo dân Giáo xứ Tutra, Cha xin cám ơn Giáo xứ Thanh Đức qua các bạn Sinh viên và Đội Hạt Cải từ tận Miền Trung xa xôi đã vào ghé thăm và chia sẻ những món quà tuy nhỏ bé về mặt vật chất nhưng lại thật lớn trong Tinh thần hiệp thông của Giáo Hội... Ước chi đây không phải là một lần, nhưng sẽ còn những lần khác chúng ta lại gặp nhau...".
Thưa Cha Gioan, các Bạn Trẻ Thanh Đức cũng ước ao như Cha đã ước, tin vào tình thương của Chúa, Người sẽ ban cho chúng ta được hội ngộ nhiều lần hơn trong tương lai.
Chuyến đi đã diễn ra tốt đẹp, mang lại nhiều điều bổ ích cho mỗi Bạn Trẻ Giáo xứ, cách riêng cho mỗi bạn Học sinh Sinh viên đang còn ngồi trên ghế Nhà trường. Các bạn sẽ thấu hiểu hơn về thực tế cuộc sống, biết cảm thông, biết chia sẻ và mở rộng tấm lòng nhân ái đối với mọi người, nhất là những cảnh đời thiếu may mắn chung quanh mình.
Và có cả niềm tin yêu thương mến. an ủi sẻ chia đối với các Vị Mục tử ở những nơi xa xôi nghèo khó đang ngày đêm âm thầm gieo hạt Đức Tin để cứu rỗi nhiều linh hồn như lòng Chúa ước mong.
Hình ảnh giới trẻ
Mục đích của những chuyến thăm nhằm giúp các Bạn Trẻ có cái nhìn thực tế hơn về cuộc sống của những người nghèo ở nơi vùng sâu vùng xa, những người bị xã hội bỏ rơi, bất hạnh cơ nhỡ... là những đối tượng của Tin Mừng, để hun đúc tinh thần tông đồ, bác ái yêu thương, đồng thời là dịp để các Bạn Trẻ giao lưu sinh hoạt và mở rộng tầm nhìn hướng lòng về các cộng đoàn Dân Chúa khắp Giáo Hội Việt Nam.
Ban đầu, Đoàn dự tính vào lại Giáo xứ Ka Đơn, do Cha Giuse Nguyễn Đức Ngọc làm Quản xứ, nơi mà các Bạn Trẻ Thanh Đức đã đến thăm lần đầu tiên vào năm 2007, một chuyến đi đã lưu lại nhiều dấu ấn thật đẹp cả về con người và cảnh vật tại đó.
Tuy nhiên, Cha Giuse lại muốn Đoàn đến một Giáo xứ lân cận để chia sẻ niềm vui. Đoàn đã nhờ Cha giới thiệu và liên hệ trước: Đó là Giáo xứ Tutra thuộc Hạt Đơn Dương Gp Đà Lạt đang được Cha Nguyễn Văn Gioan chăm sóc.
Giáo xứ nguyên là một Họ lẻ của Ka Đơn, tách xứ vào tháng 4/2009, với hơn 3000 Giáo dân là anh em Dân tộc Churu và chừng 600 tín hữu người Kinh cùng sinh sống yêu thương chan hòa.
Giáo dân ở đây đa phần làm nghề nương rẫy, một nắng hai sương miệt mài lao tác mà nào đủ ăn đủ mặc. Khoai và cà chua là những nông sản chủ yếu được trồng và bán như là nguồn thu nhập chính của mọi gia đình.
Đến thăm Tutra lần này, Đoàn được Giáo xứ trích từ Quỹ Bác Ái Xã Hội ( mà chủ yếu từ những đồng tiền do các bạn Đội Hạt Cải góp nhặt qua việc thu gom ve chai hằng tuần ) để chuẩn bị 240 phần quà gồm nhu yếu phẩm, vở học sinh và quần áo cũ chia sẻ với bà con.
Mỗi Bạn Trẻ tham gia đóng góp 350.000 đồng dùng vào việc ăn uống, ngủ nghỉ. Tiền thuê xe loại 45 CN do một Bạn Trẻ trong Giáo xứ ủng hộ. Cám tạ ơn Chúa muôn vàn vì Người đã gởi đến những cơ hội qua tay bao tấm lòng quảng đại sốt sắng công việc từ thiện trong Giáo xứ để Giới Trẻ Thanh Đức có được chuyến " Xuất Du Từ Thiện " hôm nay.
Đoàn chúng tôi đến Tutra với sự đón tiếp nồng hậu của Cha Gioan và chừng 200 các em Thiếu nhi và các Bạn trẻ.
Những màn đồng diễn chung cùng nhau được mọi người thực hiện trong tiếng hát hồn nhiên vui thú. " Con một Cha, anh em một nhà ", thật chẳng còn gì hạnh phúc và ấn tượng hơn.
Trên " sân khấu " lộ thiên, các em Thiếu nhi Tutra đã diễn tả niềm vui và lòng hiếu khách bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc mang đậm nét văn hóa Tây Nguyên rất sinh động hào hứng. Có cả ban nhạc với đầy đủ ghita điện, ghita bass và nguyên dàn Jazz mới kít... Một " chương trình văn nghệ bỏ túi " rất hấp dẫn, lạ mắt ! Rất nhiều tràng pháo tay vỗ vang tán thưởng.
Một Bạn trẻ Thanh Đức phải thốt lên: " Tuyệt quá ! Em muốn xây ở Tutra 3 căn nhà: Một cho Cha xứ (?), một cho các em Dân Tộc và một cho... em ".
Rồi những giây phút giao lưu, tâm tình với các em Thiếu nhi. Bao khuôn mặt ngây thơ, chất phát rạng rỡ những nụ cười thật tươi cứ như thu hút hồn người đôí diện. Nhai kẹo, ăn bánh mà miệng vẫn cười được. Ấn tượng đến thế là cùng.
Đáp lễ, các Bạn trẻ Thanh Đức cũng đóng góp một số tiết mục múa hát. Hồ hỡi nhất là các bạn trong Đội sinh viên, hát không hay nhưng giọng ca lại vang khắp núi đồi.
Tình yêu thương làm cho những cuộc gặp gỡ thêm thú vị và đằm thắm tình Chúa tình người.
Số phần quà được trao tượng trưng cho một số anh chị em có mặt lúc này. Tất cả sẽ được Cha và Giáo xứ Tutra trao cho các gia đình vào Chúa nhật đến.
Chia tay Tutra sao bịn rịn quá !
Cha Gioan đã nói với Đoàn chúng tôi: " Thay mặt cho Giáo dân Giáo xứ Tutra, Cha xin cám ơn Giáo xứ Thanh Đức qua các bạn Sinh viên và Đội Hạt Cải từ tận Miền Trung xa xôi đã vào ghé thăm và chia sẻ những món quà tuy nhỏ bé về mặt vật chất nhưng lại thật lớn trong Tinh thần hiệp thông của Giáo Hội... Ước chi đây không phải là một lần, nhưng sẽ còn những lần khác chúng ta lại gặp nhau...".
Thưa Cha Gioan, các Bạn Trẻ Thanh Đức cũng ước ao như Cha đã ước, tin vào tình thương của Chúa, Người sẽ ban cho chúng ta được hội ngộ nhiều lần hơn trong tương lai.
Chuyến đi đã diễn ra tốt đẹp, mang lại nhiều điều bổ ích cho mỗi Bạn Trẻ Giáo xứ, cách riêng cho mỗi bạn Học sinh Sinh viên đang còn ngồi trên ghế Nhà trường. Các bạn sẽ thấu hiểu hơn về thực tế cuộc sống, biết cảm thông, biết chia sẻ và mở rộng tấm lòng nhân ái đối với mọi người, nhất là những cảnh đời thiếu may mắn chung quanh mình.
Và có cả niềm tin yêu thương mến. an ủi sẻ chia đối với các Vị Mục tử ở những nơi xa xôi nghèo khó đang ngày đêm âm thầm gieo hạt Đức Tin để cứu rỗi nhiều linh hồn như lòng Chúa ước mong.
Lễ bế giảng niên khóa Giáo Lý 2009-2010 tại giáo xứ Tuy Hòa.
GX. Tuy Hòa
11:31 01/08/2010
Lễ bế giảng niên khóa Giáo Lý 2009-2010 tại giáo xứ Tuy Hòa.
Sáng nay, tại nhà thờ Tuy Hòa đã diễn ra sự kiện mục vụ quan trọng đó là LỄ BẾ GIẢNG NIÊN KHÓA GIÁO LÝ 2009-2010. Dưới sự chủ tọa của cha chánh xứ Giuse Trương đình Hiền cùng sự tham dự của Ban Thường trực HĐMV giáo xứ, quý nữ tu hai hội dòng Mến Thánh giá Qui Nhơn và dòng Phaolô thành Chartres.
Thay mặt cho Ban điều hành mục vụ huấn giáo, anh Bùi phương Hạc đã đọc bản tổng kết. Niên khóa nầy, đầu năm có khoảng 415 em đăng ký tham gia học hỏi; và cuối năm chỉ còn khoảng 370 em.
Năm nay, cũng là Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, nên chương trình giáo lý đã chọn câu Tin Mừng Mác-cô đoạn 16,15 làm chủ đề trọng tâm cho toàn niên khóa. Sau chương trình phát thưởng cho các em xuất sắc trong chương trình huấn giáo của giáo xứ là phần thưởng khuyến học được hội Nhà Giáo tài trợ. Được biết, năm nay có khoảng trên 100 em đạt danh hiệu giỏi thuộc các trường phổ thông từ tiểu đến trung học.
Lễ Bế giảng niên khóa giáo lý kết thúc với lời huấn dụ của cha chính xứ về tầm quan trọng của sinh hoạt giáo lý trong đời sống đức tin. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn, đặc biệt các phụ huynh cần quan tâm hơn nữa trong việc lo lắng cho con em được học giáo lý và hỗ trợ cho công cuộc mục vụ huấn giáo
GX Tuy Hòa
Sáng nay, tại nhà thờ Tuy Hòa đã diễn ra sự kiện mục vụ quan trọng đó là LỄ BẾ GIẢNG NIÊN KHÓA GIÁO LÝ 2009-2010. Dưới sự chủ tọa của cha chánh xứ Giuse Trương đình Hiền cùng sự tham dự của Ban Thường trực HĐMV giáo xứ, quý nữ tu hai hội dòng Mến Thánh giá Qui Nhơn và dòng Phaolô thành Chartres.
Thay mặt cho Ban điều hành mục vụ huấn giáo, anh Bùi phương Hạc đã đọc bản tổng kết. Niên khóa nầy, đầu năm có khoảng 415 em đăng ký tham gia học hỏi; và cuối năm chỉ còn khoảng 370 em.
Năm nay, cũng là Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, nên chương trình giáo lý đã chọn câu Tin Mừng Mác-cô đoạn 16,15 làm chủ đề trọng tâm cho toàn niên khóa. Sau chương trình phát thưởng cho các em xuất sắc trong chương trình huấn giáo của giáo xứ là phần thưởng khuyến học được hội Nhà Giáo tài trợ. Được biết, năm nay có khoảng trên 100 em đạt danh hiệu giỏi thuộc các trường phổ thông từ tiểu đến trung học.
Lễ Bế giảng niên khóa giáo lý kết thúc với lời huấn dụ của cha chính xứ về tầm quan trọng của sinh hoạt giáo lý trong đời sống đức tin. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn, đặc biệt các phụ huynh cần quan tâm hơn nữa trong việc lo lắng cho con em được học giáo lý và hỗ trợ cho công cuộc mục vụ huấn giáo
GX Tuy Hòa
Sa mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng cấp II tại Giáo Xứ Thánh Cẩm
Nguyễn Xuân
11:45 01/08/2010
Sa mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng cấp II Lên Đường IX đợt I tại Giáo Xứ Thánh Cẩm từ 7giờ ngày 31/07/2010 đến 17 giờ ngày 01/08/2010
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 31/07/2010, trước sự hiện diện của:
- Lm Gioakim Nguyễn Văn San, Chánh xứ Thánh Cẩm, Tuyên úy sa mạc
- Các Huấn luyện viên Liên đoàn,
Xem hình ảnh sa mạc lên đường
Lm Sa mạc Trưởng Phêrô Phan Khắc Triển chính thức khai mạc sa mạc Lên Đường IX.
Với Chủ đề “Lắng nghe Lời Chúa”, hơn 70 sa mạc sinh nhanh nhẹn bước vào Hành trình Sa mạc trong tinh thần tín thác, sẳn sàng học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm mà các huấn luyện viên cũng như các huynh trưởng bạn chia sẻ.
Ngay bài khóa đầu tiên, các bạn đã thể hiện tinh thần học hỏi khi hăng say thảo luận và phát biểu những hiểu biết cá nhân. Cùng nhau các bạn tìm những phương thế mới, thích họp, giúp cho giờ giáo lý không gây nhàm chán cho các em. Làm cách nào để thu hút các em đến lớp giáo lý khi mà những trò chơi trên mạng luôn hấp dẫn.
Qua hai ngày sa mạc, tạm xa những bận rộn thường ngày, được sinh hoạt và sống với những người cùng chung chí hướng, qua những giây phút cầu nguyện và sưởi ấm bên Chúa Giêsu Thánh Thể, sa mạc sinh cảm nghiệm sâu xa hơn về sứ mạng của mình: Cộng tác với Chúa Thánh Thần xây dựng cho các em một đời sống thiêng liêng và huấn luyện các nhân đức cho các em. Chính vì thế, huynh trưởng phải luôn kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể, để được Chúa soi dẫn trong công tác “ Dạy giáo lý “ là dạy những gì Chúa đã dạy và theo những phương pháp mà Chúa đã dùng để dạy dân chúng.
Cầu chúc cho các huynh trưởng luôn trung thành với sứ mệnh đã lãnh nhận, tổ chức lớp giáo lý sao cho sinh động hấp dẫn và vui tươi, để các em yêu thích và tự nguyện đến với lớp giáo lý, chứ không vì bị ép buộc “ học cho xong để được lãnh nhận các bí tích”
Nguyện xin Chúa Giêsu là Huynh trưởng tối cao của phong trào luôn chúc phúc và đồng hành với các bạn.
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 31/07/2010, trước sự hiện diện của:
- Lm Gioakim Nguyễn Văn San, Chánh xứ Thánh Cẩm, Tuyên úy sa mạc
- Các Huấn luyện viên Liên đoàn,
Xem hình ảnh sa mạc lên đường
Lm Sa mạc Trưởng Phêrô Phan Khắc Triển chính thức khai mạc sa mạc Lên Đường IX.
Với Chủ đề “Lắng nghe Lời Chúa”, hơn 70 sa mạc sinh nhanh nhẹn bước vào Hành trình Sa mạc trong tinh thần tín thác, sẳn sàng học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm mà các huấn luyện viên cũng như các huynh trưởng bạn chia sẻ.
Ngay bài khóa đầu tiên, các bạn đã thể hiện tinh thần học hỏi khi hăng say thảo luận và phát biểu những hiểu biết cá nhân. Cùng nhau các bạn tìm những phương thế mới, thích họp, giúp cho giờ giáo lý không gây nhàm chán cho các em. Làm cách nào để thu hút các em đến lớp giáo lý khi mà những trò chơi trên mạng luôn hấp dẫn.
Qua hai ngày sa mạc, tạm xa những bận rộn thường ngày, được sinh hoạt và sống với những người cùng chung chí hướng, qua những giây phút cầu nguyện và sưởi ấm bên Chúa Giêsu Thánh Thể, sa mạc sinh cảm nghiệm sâu xa hơn về sứ mạng của mình: Cộng tác với Chúa Thánh Thần xây dựng cho các em một đời sống thiêng liêng và huấn luyện các nhân đức cho các em. Chính vì thế, huynh trưởng phải luôn kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể, để được Chúa soi dẫn trong công tác “ Dạy giáo lý “ là dạy những gì Chúa đã dạy và theo những phương pháp mà Chúa đã dùng để dạy dân chúng.
Cầu chúc cho các huynh trưởng luôn trung thành với sứ mệnh đã lãnh nhận, tổ chức lớp giáo lý sao cho sinh động hấp dẫn và vui tươi, để các em yêu thích và tự nguyện đến với lớp giáo lý, chứ không vì bị ép buộc “ học cho xong để được lãnh nhận các bí tích”
Nguyện xin Chúa Giêsu là Huynh trưởng tối cao của phong trào luôn chúc phúc và đồng hành với các bạn.
Đức Giám Mục Thái Bình Đến Thăm Đoàn Chiên Phú Giáo Trong Ngày Chầu Lượt
Trường Giang
11:56 01/08/2010
Đức Giám Mục Thái Bình Đến Thăm Đoàn Chiên Phú Giáo Trong Ngày Chầu Lượt
Sáng nay, 01/08/2010, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình đến thăm và dâng thánh lễ chính tiệc trong ngày chầu lượt của giáo xứ Phú Giáo. Cùng dâng lễ với Đức cha có sự hiện diện của các cha trong giáo phận, nhiều tu sỹ, chủng sinh và giáo dân sở tại cũng như các xứ lân cận.
Phú Giáo là một xứ mới được thành lập, tách ra từ xứ mẹ Mỹ Đình ngày 02/12/2006. Phú Giáo tọa lạc tại xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Hiện nay giáo xứ có khoảng 2000 giáo dân, với một họ nhà xứ và 2 họ lẻ là họ Bùi và họ Văn Quan.
Từ khi được lên hàng giáo xứ, nay là lần thứ hai Đức cha giáo phận đến thăm và làm mục vụ tại giáo xứ này. Tuy là một giáo xứ mới thành lập, nhưng các phong trào và các hội đoàn trong giáo xứ hoạt động rất sôi nổi, phục vụ rất nhiệt tình và sốt sáng. Hôm nay trong ngày chầu Thánh Thể và đón Đức giám mục về thăm, giáo xứ đã tổ chức cách chu đáo, từ khâu tổ chức đến trang trí, nhiều băng rôn và cờ với nhiều sắc màu lộng lẫy phất phới bay từ đầu làng vào quanh khuôn viên thánh đường.
Ra đón vị chủ chăn giáo phận, có cha Đaminh Phạm Quang Trung (quản nhiệm), ban hội đồng giáo xứ, 4 hội kèn, một hội trống trắc, các em thiếu nhi Thánh Thể, ca đoàn, hội gia trưởng, hội hiền mẫu và huynh đoàn Đaminh. Trong bài giảng của thánh lễ, Đức cha mời gọi mỗi người hãy tìm và sống ý nghĩa cho cuộc đời mình, ngay bây giờ và ngay hôm nay. Hãy sống với tinh thần của thánh I-nha-xi-ô: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn mình thì nào có ích gì?" (Mt 16,25).
Trước khi nhận phép lành cuối thánh lễ, một vị đại diện giáo xứ có lời cám ơn Đức cha và quý cha, cũng như quý cộng đoàn đã dành cho giáo xứ Phú Giáo một sự ưu ái đặc biệt trong ngày chầu lượt này. Thánh lễ kết thúc mọi người ra về trong hân hoan và bình an của Chúa Giêsu Thánh Thể.
Phú Giáo là một xứ mới được thành lập, tách ra từ xứ mẹ Mỹ Đình ngày 02/12/2006. Phú Giáo tọa lạc tại xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Hiện nay giáo xứ có khoảng 2000 giáo dân, với một họ nhà xứ và 2 họ lẻ là họ Bùi và họ Văn Quan.
Ra đón vị chủ chăn giáo phận, có cha Đaminh Phạm Quang Trung (quản nhiệm), ban hội đồng giáo xứ, 4 hội kèn, một hội trống trắc, các em thiếu nhi Thánh Thể, ca đoàn, hội gia trưởng, hội hiền mẫu và huynh đoàn Đaminh. Trong bài giảng của thánh lễ, Đức cha mời gọi mỗi người hãy tìm và sống ý nghĩa cho cuộc đời mình, ngay bây giờ và ngay hôm nay. Hãy sống với tinh thần của thánh I-nha-xi-ô: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn mình thì nào có ích gì?" (Mt 16,25).
Đại Hội Thánh Mẫu Kỳ XXXIII tại Carthage, Missouri
Tuyết Mai
18:10 01/08/2010
Đại Hội Thánh Mẫu Kỳ XXXIII
Lậy Thánh Mẫu Maria Đồng Công Cứu Chuộc!
Hằng năm cứ độ hè về khoảng đầu tháng 8, chúng con tất cả xa gần đều hớn hở, hân hoan, vui mừng, và rạng rỡ, vì có dịp được trở lại Tỉnh Dòng Đồng Công, sống bên Mẹ suốt 3 ngày tuy ngắn ngủi, nhưng với ngập tràn hạnh phúc và niềm vui hoan lạc.
Chỉ còn một tuần nữa thôi là Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ khai mở Ngày Thánh Mẫu (NTM) lần thứ 33, tại Carthage, Missouri. Ngày 12 tháng 7 bắt đầu cho giai đoạn sửa soạn NTM tất cả quí cha - thầy được huy động mang tất cả mọi sự trong kho để phân phát cho từng ban ngành, nào là ban điện, ban âm thanh ánh sáng, ban khán đài, ban trật tự, ban xe hoa, ban kiệu mẹ, ban phát thanh, vân vân. ... sau 11 tháng được cất giữ trong kho đã được mang ra ngoài để sửa chữa hoặc sơn phết lại cho đẹp hơn.
Những tháng vừa qua, tỉnh dòng đã cố gắng tạo mãi thêm một chỗ để xe bên cạnh nhà 3 lầu. Mùa đông để xe tránh tuyết, ngày Thánh mẫu là nơi bàn giấy của Đền Thánh KTM. Một nhà để xe lộ thiên nơi sân banh sau nhà dòng được cất lên để trưng dụng cho NTM là nơi các lều ơn kêu gọi, gian hàng kỷ vật, vân vân. ... Đang kiến thiết gần xong là nhà tắm của nam - nữ bên cạnh nhà gym của tu viện. Và một công trình mới nhất là làm lại mái nhà nguyện đền thánh KTM hy vọng kịp cho NTM.
Một trong những mới lạ dưới chân tượng đài Đức Mẹ thuyền nhân là những chiếc chum bằng sành mầu nâu và trắng thật tuyệt vời. Những chiếc chum này chảy nước suốt 24 giờ để tượng trưng những chiếc chum tại tiệc cưới Cana chăng? Hoặc tượng trưng cho những giòng suối nước Đức Mẹ Lộ Đức. Hoặc tượng trưng cho những giòng nước "hồng ân" mà những người tị nạn Việt nam được lãnh nhận suốt 35 năm qua?.
Chung quanh tượng đài Đức mẹ tị nạn là những hàng tấm bia khắc những người xin cầu nguyện cho thân nhân còn sống cũng như đã qua đời. Điểm vào những khoảng trống là những bông hoa đủ mầu sắc rực rỡ làm tươi mát cho những khách thập phương vãng lai cảnh tu viện. Các bảng đồng khắc tên được tô bóng sửa sang lại cho bớt những rỉ sét của thời gian. Các bàn tay của quí tu sĩ đang trau tria lại từng ngọn cỏ đến những góc cạnh của công trường. Còn 1 tuần nữa đất của Đức Mẹ sẽ được chào đón quý khách trong một tuần lễ cắm lều tạm chung quanh khuôn viên của tu viện.
Khu đất phía bên kia của tu viện là ngọn đồi Canvê. Có một đồi đá với tượng Mẹ Pieta lớn, Cây Thánh Giá mầu trắng cao ngất trời, dưới chân đồi là nhiều dòng thác đổ xuống hồ. ... Dưới hồ thì được chia thành ba đợt, có những bụi hoa súng, hoa sen, cây bèo thật nên thơ thật thiên nhiên cho chúng ta cái cảm tưởng rất linh thánh. Trong hồ có khoảng gần 500 con cá Koy lớn nhỏ đủ cỡ. Chung quanh khu vườn có 14 Chặng Đàng Thánh Giá bằng đá cẩm thạch đem từ Việt Nam sang. Năm nay mới có thêm chặng 15 là mồ Chúa Giêsu sống lại. Và từ cửa vườn là chỗ 3 môn đệ ngủ vùi, vào thêm mấy bước nữa có một tảng đá lớn là tượng Chúa Giêsu cầu nguyện ngước mắt lên trời như nói chuyện với Cha dấu ái của mình. Một cha trông coi về vườn Canvê cho biết năm nay đã cho trồng thêm khoảng gần 100 cây nữa để có nhiều bóng mát cho giáo dân tha hồ mà cắm lều.
Mẹ Maria ơi! Mẹ có thấy nôn nóng như chúng con hay không khi Mẹ thấy được tất cả con cái Mẹ, mỗi người mỗi việc, chộn rộn người ra kẻ vào, nhưng rất là vui. Các Cha các Thầy người thì đục người thì đẽo, người thì vun trồng những bụi hoa, tỉa những cành cây, xúc đất, tưới cây, dưới ánh nắng chang chang, đổ cả mồ hôi nhưng trông quý ngài vui ra mặt. Vài tu sĩ được giao cho trách nhiệm là vác thang leo lên mái nhà để thay mái mới, chẳng biết có ai bị té hay chưa, vì tay chân của các vị có phải nhà nghề đâu, nhưng gặp việc thì cũng phải làm thôi! Vâng, các ngài bảo tuy là mệt nhưng rất vui vì không khí đang tĩnh mịch sẽ khơi dậy một luồng khí mới!?. Luồng khí của sinh động. Luồng khí của sự vui tươi trẻ trung và rất nhộn nhịp. Luồng khí của sự sống. Mà tất cả đều quy về một niềm vui chung là được cùng sống bên Mẹ trong ngày Đại Hội sắp tới này!.
Vì Mẹ mà tất cả chúng con đã chuẩn bị sẵn sàng và cùng nôn nao chờ đợi để hướng về Ngày Đại Hội Thánh Mẫu của năm nay. Đi đâu ai ai cũng hỏi nhau sao đã chuẩn bị ngày đi chưa? Đi bao nhiêu người? Ngủ lều hay ngủ khách sạn? Đi bằng gì, xe nhà, xe buýt, hay máy bay? Đó là những mẩu đối thoại mà chúng con thường gặp nhau nhiều nhất là ở cuối sân nhà thờ. Vui lắm Mẹ ạ! Nhà dòng thì hiện giờ có cái vui của nhà dòng, còn con cái Mẹ khắp nơi cũng đang sửa soạn cho một chuyến đi chơi xa thật là thú vị. Thú vị lắm chứ Mẹ vì cùng rủ nhau đi, cùng tất cả chất nhau lên một chiếc xe van nhà, chất đầy những dụng cụ để cắm lều nè! Cùng những gối, chăn, sleeping bags, ghế xếp, bàn xếp, và xe chơi của trẻ con cũng được chất hết lên chiếc xe van, mà tưởng như không còn một chỗ trống để đựng được thêm cái gì nữa. Đây cũng là dịp cho rất nhiều người làm một chuyến đi thăm bà con ở gần đấy, được ghé thăm người này, tạt qua người kia, rủ nhau cùng đi đến Đại Hội Thánh Mẫu thật là vui, thật là tạo thêm tình thân trong gia tộc. Đêm nay được mời đến nhà này ngủ, đêm mai lại xách túi đến nhà kia ngủ, mang tiếng là đến ngủ chứ tình thật là thức suốt đêm để trò chuyện để tạo thêm sự gắn bó. Người lớn thì có cái vui của người lớn, con nít thì chúng có cái vui của chúng, và người già cũng có cái vui của người già. Chung quanh chỉ nghe toàn những tiếng cười nói vui rộn rã không ngưng ngớt.
Ôi vui quá đi Mẹ ạ! Nhà dòng thì năm nào vào thời điểm này cũng mệt ghê lắm! Quý Cha Thầy đều muốn cho tất cả mọi sự được thành hình cho kịp với thời gian, để mọi việc trong ngày Thánh Mẫu được trở nên tốt đẹp, và được thoải mái, cung cấp tối đa cho mọi thành phần, đến với ngày Đại Hội được hưởng trọn niềm vui, để không khí được trở nên rất gần và rất thân mật. Muốn tạo cho mọi người một không khí thoải mái và tiện nghi gần như ở nhà của mình vậy! Nhưng cũng rất gần với thiên nhiên, cho chúng ta có cảm giác được gần với trời và đất. Ai đến sớm trước đó mấy ngày để cắm lều thì sẽ được cơ hội trông thấy những con ve sầu chúng bay đầy đàn và tạo thành những âm thanh nghe buồn lắm của chúng. Hay đấy là những âm thanh đặc biệt mà chúng đang cố gắng tạo nên những giai âm điệu xướng lên từng hồi để chúng dâng lên Đức Mẹ. Nhưng rồi càng có người đến đông thêm thì tuyệt nhiên chúng cũng biến đi đâu mất vào không gian mà không còn thấy còn nghe được tiếng chúng đâu nữa cả!?.
Hình như Ngày Đại Hội Thánh Mẫu cũng là nơi mà tất cả các anh chị em nghệ sĩ, nghề nghiệp hay tài tử, có đạo hay không có đạo, cũng hằng năm tìm dịp đến với Đại Hội, trước để giúp vui, sau là để cùng được hưởng cái không khí lành mạnh, tươi mát, hồn nhiên, và rất tự nhiên giữa tình cảm con người dành cho con người, chứ không riêng gì cho những anh chị em Công Giáo của chúng ta. Sao không vui cho được chứ khi mà tất cả các anh chị em cùng tìm đến nhau để sống rất thật. Người có đạo thì như được lên núi sống gần với Thiên Chúa và với Mẹ của Chúa. Còn người ngoại đạo thì họ được hưởng niềm vui thật thẳm sâu trong tâm hồn của họ với bạn bè bằng hữu và người thân. Họ cảm thấy an bình trong tâm hồn. Họ cũng cảm thấy thật gần với thiên nhiên, và họ cảm thấy cái tình của đồng loại được lấp đầy trong trái tim của họ. Ai đến đây cũng đều được tiếp đãi lịch sự và vui vẻ như nhau. Không phân biệt, không ranh giới, không bị kỳ thị vì bất cứ lý do gì!?. Có phải vì Mẹ yêu tất cả con cái của Mẹ. Mẹ không phân biệt mầu gia, chủng tộc, nghèo giầu, hay dở, hay xuất xứ từ đâu?. Mẹ yêu tất cả con cái của Mẹ, và có phải là những ngày Mẹ thật hạnh phúc?. Mẹ yêu chúng con đến đỗi có lúc thì Mẹ khóc nhiều làm chúng con phải che dù và mặc áo mưa khi rước kiệu Mẹ. Lúc thì Mẹ vui làm ánh nắng chiếu chói chang, chúng con cũng lại phải cần che dù. Nhưng rồi thì Mẹ cũng vui với tất cả chúng con phải không thưa Mẹ!?.
Năm nay xin Mẹ cũng cho nắng ráo và tí gió để chúng con thoải mái mà đứng ngoài trời cùng Mẹ dâng Thánh Lễ cho Thiên Chúa Mẹ nhé!. Chúng con sẽ cùng với Mẹ tận hưởng tất cả những nỗi niềm thật ngọt ngào và linh thánh của những buổi tĩnh tâm, cầu nguyện, đọc kinh, xem Thánh Lễ, văn nghệ, và thời gian đi vòng quanh tìm người thân và chia sẻ trong tâm tình hướng về với Mẹ trong Ngày Đại Hội Thánh Mẫu Kỳ Thứ XXXIII, tháng 8 năm 2010, Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ tại Carthage, Missouri.
Lậy Mẹ Maria! Tất cả chúng con quy tụ về đây để được sống với Mẹ và với tất cả anh chị em của chúng con. Lạ hay quen, càng đông thì lại càng đem cho chúng con niềm vui khó tả! Tất cả đều xem nhau như một đại gia đình. Nhộn nhịp với những tiếng cười đâu đó. Nhìn nơi đâu cũng thấy từng nhóm người đứng tụ lại trò chuyện vui cười trong sự thoải mái và thật hiền hòa. Nhìn thấy họ thì tự trong trái tim của chúng con cũng rạo rực lên những niềm vui không muốn bị chấm dứt. Nhờ Mẹ mà chúng con được tận hưởng một niềm vui thật thoải mái và hạnh phúc ngập tràn. Được đến đây với Mẹ như chúng con được gội rửa tất cả những căng thẳng và phiền muộn của cuộc sống ngày lại ngày của chúng con. Nơi đây Mẹ ban cho chúng con sống thật với lòng mình, bỏ ngoài những bon chen, tranh giành, ghen ghét, hận thù, và những gì đem cho chúng con phiền muộn. Chúng con tất cả xin được cảm tạ Mẹ vì cho chúng con có được cơ hội và là dịp để hưởng một mùa hè trong thánh đức và trong an bình. Trong tình yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa và cùng tất cả anh chị em của chúng con. Amen.
Lậy Thánh Mẫu Maria Đồng Công Cứu Chuộc!
Hằng năm cứ độ hè về khoảng đầu tháng 8, chúng con tất cả xa gần đều hớn hở, hân hoan, vui mừng, và rạng rỡ, vì có dịp được trở lại Tỉnh Dòng Đồng Công, sống bên Mẹ suốt 3 ngày tuy ngắn ngủi, nhưng với ngập tràn hạnh phúc và niềm vui hoan lạc.
Chỉ còn một tuần nữa thôi là Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ khai mở Ngày Thánh Mẫu (NTM) lần thứ 33, tại Carthage, Missouri. Ngày 12 tháng 7 bắt đầu cho giai đoạn sửa soạn NTM tất cả quí cha - thầy được huy động mang tất cả mọi sự trong kho để phân phát cho từng ban ngành, nào là ban điện, ban âm thanh ánh sáng, ban khán đài, ban trật tự, ban xe hoa, ban kiệu mẹ, ban phát thanh, vân vân. ... sau 11 tháng được cất giữ trong kho đã được mang ra ngoài để sửa chữa hoặc sơn phết lại cho đẹp hơn.
Những tháng vừa qua, tỉnh dòng đã cố gắng tạo mãi thêm một chỗ để xe bên cạnh nhà 3 lầu. Mùa đông để xe tránh tuyết, ngày Thánh mẫu là nơi bàn giấy của Đền Thánh KTM. Một nhà để xe lộ thiên nơi sân banh sau nhà dòng được cất lên để trưng dụng cho NTM là nơi các lều ơn kêu gọi, gian hàng kỷ vật, vân vân. ... Đang kiến thiết gần xong là nhà tắm của nam - nữ bên cạnh nhà gym của tu viện. Và một công trình mới nhất là làm lại mái nhà nguyện đền thánh KTM hy vọng kịp cho NTM.
Một trong những mới lạ dưới chân tượng đài Đức Mẹ thuyền nhân là những chiếc chum bằng sành mầu nâu và trắng thật tuyệt vời. Những chiếc chum này chảy nước suốt 24 giờ để tượng trưng những chiếc chum tại tiệc cưới Cana chăng? Hoặc tượng trưng cho những giòng suối nước Đức Mẹ Lộ Đức. Hoặc tượng trưng cho những giòng nước "hồng ân" mà những người tị nạn Việt nam được lãnh nhận suốt 35 năm qua?.
Chung quanh tượng đài Đức mẹ tị nạn là những hàng tấm bia khắc những người xin cầu nguyện cho thân nhân còn sống cũng như đã qua đời. Điểm vào những khoảng trống là những bông hoa đủ mầu sắc rực rỡ làm tươi mát cho những khách thập phương vãng lai cảnh tu viện. Các bảng đồng khắc tên được tô bóng sửa sang lại cho bớt những rỉ sét của thời gian. Các bàn tay của quí tu sĩ đang trau tria lại từng ngọn cỏ đến những góc cạnh của công trường. Còn 1 tuần nữa đất của Đức Mẹ sẽ được chào đón quý khách trong một tuần lễ cắm lều tạm chung quanh khuôn viên của tu viện.
Khu đất phía bên kia của tu viện là ngọn đồi Canvê. Có một đồi đá với tượng Mẹ Pieta lớn, Cây Thánh Giá mầu trắng cao ngất trời, dưới chân đồi là nhiều dòng thác đổ xuống hồ. ... Dưới hồ thì được chia thành ba đợt, có những bụi hoa súng, hoa sen, cây bèo thật nên thơ thật thiên nhiên cho chúng ta cái cảm tưởng rất linh thánh. Trong hồ có khoảng gần 500 con cá Koy lớn nhỏ đủ cỡ. Chung quanh khu vườn có 14 Chặng Đàng Thánh Giá bằng đá cẩm thạch đem từ Việt Nam sang. Năm nay mới có thêm chặng 15 là mồ Chúa Giêsu sống lại. Và từ cửa vườn là chỗ 3 môn đệ ngủ vùi, vào thêm mấy bước nữa có một tảng đá lớn là tượng Chúa Giêsu cầu nguyện ngước mắt lên trời như nói chuyện với Cha dấu ái của mình. Một cha trông coi về vườn Canvê cho biết năm nay đã cho trồng thêm khoảng gần 100 cây nữa để có nhiều bóng mát cho giáo dân tha hồ mà cắm lều.
Mẹ Maria ơi! Mẹ có thấy nôn nóng như chúng con hay không khi Mẹ thấy được tất cả con cái Mẹ, mỗi người mỗi việc, chộn rộn người ra kẻ vào, nhưng rất là vui. Các Cha các Thầy người thì đục người thì đẽo, người thì vun trồng những bụi hoa, tỉa những cành cây, xúc đất, tưới cây, dưới ánh nắng chang chang, đổ cả mồ hôi nhưng trông quý ngài vui ra mặt. Vài tu sĩ được giao cho trách nhiệm là vác thang leo lên mái nhà để thay mái mới, chẳng biết có ai bị té hay chưa, vì tay chân của các vị có phải nhà nghề đâu, nhưng gặp việc thì cũng phải làm thôi! Vâng, các ngài bảo tuy là mệt nhưng rất vui vì không khí đang tĩnh mịch sẽ khơi dậy một luồng khí mới!?. Luồng khí của sinh động. Luồng khí của sự vui tươi trẻ trung và rất nhộn nhịp. Luồng khí của sự sống. Mà tất cả đều quy về một niềm vui chung là được cùng sống bên Mẹ trong ngày Đại Hội sắp tới này!.
Vì Mẹ mà tất cả chúng con đã chuẩn bị sẵn sàng và cùng nôn nao chờ đợi để hướng về Ngày Đại Hội Thánh Mẫu của năm nay. Đi đâu ai ai cũng hỏi nhau sao đã chuẩn bị ngày đi chưa? Đi bao nhiêu người? Ngủ lều hay ngủ khách sạn? Đi bằng gì, xe nhà, xe buýt, hay máy bay? Đó là những mẩu đối thoại mà chúng con thường gặp nhau nhiều nhất là ở cuối sân nhà thờ. Vui lắm Mẹ ạ! Nhà dòng thì hiện giờ có cái vui của nhà dòng, còn con cái Mẹ khắp nơi cũng đang sửa soạn cho một chuyến đi chơi xa thật là thú vị. Thú vị lắm chứ Mẹ vì cùng rủ nhau đi, cùng tất cả chất nhau lên một chiếc xe van nhà, chất đầy những dụng cụ để cắm lều nè! Cùng những gối, chăn, sleeping bags, ghế xếp, bàn xếp, và xe chơi của trẻ con cũng được chất hết lên chiếc xe van, mà tưởng như không còn một chỗ trống để đựng được thêm cái gì nữa. Đây cũng là dịp cho rất nhiều người làm một chuyến đi thăm bà con ở gần đấy, được ghé thăm người này, tạt qua người kia, rủ nhau cùng đi đến Đại Hội Thánh Mẫu thật là vui, thật là tạo thêm tình thân trong gia tộc. Đêm nay được mời đến nhà này ngủ, đêm mai lại xách túi đến nhà kia ngủ, mang tiếng là đến ngủ chứ tình thật là thức suốt đêm để trò chuyện để tạo thêm sự gắn bó. Người lớn thì có cái vui của người lớn, con nít thì chúng có cái vui của chúng, và người già cũng có cái vui của người già. Chung quanh chỉ nghe toàn những tiếng cười nói vui rộn rã không ngưng ngớt.
Ôi vui quá đi Mẹ ạ! Nhà dòng thì năm nào vào thời điểm này cũng mệt ghê lắm! Quý Cha Thầy đều muốn cho tất cả mọi sự được thành hình cho kịp với thời gian, để mọi việc trong ngày Thánh Mẫu được trở nên tốt đẹp, và được thoải mái, cung cấp tối đa cho mọi thành phần, đến với ngày Đại Hội được hưởng trọn niềm vui, để không khí được trở nên rất gần và rất thân mật. Muốn tạo cho mọi người một không khí thoải mái và tiện nghi gần như ở nhà của mình vậy! Nhưng cũng rất gần với thiên nhiên, cho chúng ta có cảm giác được gần với trời và đất. Ai đến sớm trước đó mấy ngày để cắm lều thì sẽ được cơ hội trông thấy những con ve sầu chúng bay đầy đàn và tạo thành những âm thanh nghe buồn lắm của chúng. Hay đấy là những âm thanh đặc biệt mà chúng đang cố gắng tạo nên những giai âm điệu xướng lên từng hồi để chúng dâng lên Đức Mẹ. Nhưng rồi càng có người đến đông thêm thì tuyệt nhiên chúng cũng biến đi đâu mất vào không gian mà không còn thấy còn nghe được tiếng chúng đâu nữa cả!?.
Hình như Ngày Đại Hội Thánh Mẫu cũng là nơi mà tất cả các anh chị em nghệ sĩ, nghề nghiệp hay tài tử, có đạo hay không có đạo, cũng hằng năm tìm dịp đến với Đại Hội, trước để giúp vui, sau là để cùng được hưởng cái không khí lành mạnh, tươi mát, hồn nhiên, và rất tự nhiên giữa tình cảm con người dành cho con người, chứ không riêng gì cho những anh chị em Công Giáo của chúng ta. Sao không vui cho được chứ khi mà tất cả các anh chị em cùng tìm đến nhau để sống rất thật. Người có đạo thì như được lên núi sống gần với Thiên Chúa và với Mẹ của Chúa. Còn người ngoại đạo thì họ được hưởng niềm vui thật thẳm sâu trong tâm hồn của họ với bạn bè bằng hữu và người thân. Họ cảm thấy an bình trong tâm hồn. Họ cũng cảm thấy thật gần với thiên nhiên, và họ cảm thấy cái tình của đồng loại được lấp đầy trong trái tim của họ. Ai đến đây cũng đều được tiếp đãi lịch sự và vui vẻ như nhau. Không phân biệt, không ranh giới, không bị kỳ thị vì bất cứ lý do gì!?. Có phải vì Mẹ yêu tất cả con cái của Mẹ. Mẹ không phân biệt mầu gia, chủng tộc, nghèo giầu, hay dở, hay xuất xứ từ đâu?. Mẹ yêu tất cả con cái của Mẹ, và có phải là những ngày Mẹ thật hạnh phúc?. Mẹ yêu chúng con đến đỗi có lúc thì Mẹ khóc nhiều làm chúng con phải che dù và mặc áo mưa khi rước kiệu Mẹ. Lúc thì Mẹ vui làm ánh nắng chiếu chói chang, chúng con cũng lại phải cần che dù. Nhưng rồi thì Mẹ cũng vui với tất cả chúng con phải không thưa Mẹ!?.
Năm nay xin Mẹ cũng cho nắng ráo và tí gió để chúng con thoải mái mà đứng ngoài trời cùng Mẹ dâng Thánh Lễ cho Thiên Chúa Mẹ nhé!. Chúng con sẽ cùng với Mẹ tận hưởng tất cả những nỗi niềm thật ngọt ngào và linh thánh của những buổi tĩnh tâm, cầu nguyện, đọc kinh, xem Thánh Lễ, văn nghệ, và thời gian đi vòng quanh tìm người thân và chia sẻ trong tâm tình hướng về với Mẹ trong Ngày Đại Hội Thánh Mẫu Kỳ Thứ XXXIII, tháng 8 năm 2010, Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ tại Carthage, Missouri.
Lậy Mẹ Maria! Tất cả chúng con quy tụ về đây để được sống với Mẹ và với tất cả anh chị em của chúng con. Lạ hay quen, càng đông thì lại càng đem cho chúng con niềm vui khó tả! Tất cả đều xem nhau như một đại gia đình. Nhộn nhịp với những tiếng cười đâu đó. Nhìn nơi đâu cũng thấy từng nhóm người đứng tụ lại trò chuyện vui cười trong sự thoải mái và thật hiền hòa. Nhìn thấy họ thì tự trong trái tim của chúng con cũng rạo rực lên những niềm vui không muốn bị chấm dứt. Nhờ Mẹ mà chúng con được tận hưởng một niềm vui thật thoải mái và hạnh phúc ngập tràn. Được đến đây với Mẹ như chúng con được gội rửa tất cả những căng thẳng và phiền muộn của cuộc sống ngày lại ngày của chúng con. Nơi đây Mẹ ban cho chúng con sống thật với lòng mình, bỏ ngoài những bon chen, tranh giành, ghen ghét, hận thù, và những gì đem cho chúng con phiền muộn. Chúng con tất cả xin được cảm tạ Mẹ vì cho chúng con có được cơ hội và là dịp để hưởng một mùa hè trong thánh đức và trong an bình. Trong tình yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa và cùng tất cả anh chị em của chúng con. Amen.