Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa nhật XVIII thường niên – năm A
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
17:36 01/08/2017
Tình Liên Đới Đồng Loại
Báo cáo của tổ chức vận động chống đói nghèo quốc tế Oxfam có tiêu đề "Nền kinh tế của 99%", được đưa ra trước thời điểm khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) từ 17-20/1, theo đó, tổng tài sản của 3,6 tỷ người nghèo nhất thế giới chỉ tương đương với tổng giá trị tài sản ròng của 8 người gồm 6 công dân Mỹ, một doanh nhân Tây Ban Nha và một doanh nhân đến từ Mexico. Trong số này có những tỷ phú như Bill Gates - nhà sáng lập Tập đoàn công nghệ danh tiếng Microsoft, Mark Zuckerberg - ông chủ trang mạng xã hội "đình đám" Facebook và Jeff Bezos, nhà sáng lập trang bán hàng trực tuyến Amazon. Ước tính, giá trị tài sản của nhóm người giàu nhất này tăng trung bình 11% mỗi năm kể từ 2009.
Cũng theo cách tính toán mới, con số của năm là 43 người giàu nhất và 3,6 tỷ người (50% dân số thế giới).
Câu hỏi được đặt ra : Tại sao lại có sự bất bình đẳng và chênh lệch giầu nghèo quá lớn như vậy? Có phải vì con người ích kỷ, hẹp hòi không biết chia sẻ cho nhau không, hay thay vì chế tạo ra bột mỳ, lương thực, thuốc men giúp con người đỡ khổ, thì lại tích luỹ làm giầu, chế tạo súng ống chạy đua vũ trang ?
Thật nguy hiểm, khi con người ngày càng giầu về vật chất, nhưng lại nghèo về tinh thần như : đạo lý, công bằng, tình thương, sự thật, tình liên đới và trách nhiệm, kéo theo sự đói nghèo tổng thể. Phải khẳng định rằng, Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh và như họa ảnh của mình (x. St 1,26). Người cũng là Thiên Chúa tình thương (x. 1Ga 4,8), nên con người tự bản chất là tình thương. Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Con người không thể sống mà không có tình yêu. Con người sẽ là kẻ không thể hiểu được đối với chính bản thân mình, cuộc sống con người mất nghĩa nếu không nhận lấy mạc khải về tình yêu, nếu không gặp tình yêu, nếu không kinh nghiệm tình yêu và không nhận lấy kinh nghiệm đó làm của mình và dự phần vào đó cách mãnh liệt” (Thông điệp Đấng Cứu Chuộc số 10). Không có tình thương, thế giới không còn là thế giới của con người nữa.
“Anh em hãy cho họ ăn”, lệnh Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ phải làm ngay lập tức. Nhìn thấy đám đông, Đức Giêsu chạnh lòng thương. Đây là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không người chăn dắt. Đám đông tội nghiệp đi tìm Đức Giêsu không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được ủi an, dạy dỗ và bảo ban.
Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Các ngài muốn thoái thác, phủi tay: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thày giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. Đó là một giải pháp hợp lý. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng, ai lo phần nấy, thật dễ dàng. Nhưng, đó là giải pháp không được Chúa chấp nhận. Tại sao vậy ? Vì thiếu tình liên đới.
Triệu chứng thờ ơ xuất hiện, gặp người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn mà không thấy xót xa, không ra tay giúp đỡ dù có điều kiện; đứng trước sự bất công mà không thấy phẫn nộ ; thấy điều tốt đẹp, cao thượng mà không ngưỡng mộ, cảm phục. Dù là thờ ơ, dửng dưng, hay mặc kệ, bất cần đều là vô cảm.
Chúa muốn loại bỏ sự vô cảm nơi các môn đệ, Người phán: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy lo cho họ ăn. Họ đói, các con phải lo cho họ ăn”. Một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các môn đệ, nhưng đã đồng cảm thì phải có trách nhiệm. Trái tim cảm thương thật sự phải truyền tới bàn tay.
Đồng cảm là góp phần mình. Chúa không cần những phép tính vĩ mô, năm ngàn người thì cần bao nhiêu bánh? Những tính toán như thế, không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá”. Thật là ít ỏi, nghèo nàn, Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn ấy: “Hãy mang lại đây cho Thày”. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt tay vào. Đồng cảm không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta góp phần của mình vào việc chung.
Đồng cảm là chia sẻ. Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho mọi người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao cho nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ nhân lên theo nhịp đập đồng cảm của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.
Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.
Quả thật, có lòng thương cảm người khác là một điều tốt, nhưng chưa đủ, cần phải có hành động thực sự nữa. Chúa Giêsu đã làm và dạy chúng ta như thế. Thử nghĩ, trước nỗi đau và túng cực của tha nhân, ta có thái độ thế nào? Ngoảnh mặt làm ngơ hay bưng tai giả vờ làm điếc, không thể chấp nhận được. Chúa không đòi chúng ta làm những việc to lớn, nhưng đòi chúng ta biết chia sẻ những gì trong tầm tay của chúng ta, phần còn lại Chúa sẽ thực hiện. Ngạn ngữ phương tây có nói: Giúp người thì trời giúp cho. Việt Nam ta cũng thường nói: ở xởi nởi thì trời cởi cho, ở xẻn xo thì trời co tay lại.
Hôm nay, Đức Giêsu dạy chúng ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt của tình liên đới, đừng dửng dưng, vô cảm. Những người già bị bỏ rơi cô đơn, người này đói vì tôi vô tâm hay đã ăn quá nhiều, người kia rách vì tôi đã mê mải chạy theo mốt. Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Thế giới này chưa công bằng trong đó có phần lỗi của chúng ta. Ý thức về sứ mạng này, chúng ta hãy phấn đấu để trở nên những tông đồ, những sứ giả, những người cổ vũ và kiến tạo nền văn minh tình thương.
Lạy Đức Maria, Đấng chỉ bảo đàng lành, xin cầu cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Báo cáo của tổ chức vận động chống đói nghèo quốc tế Oxfam có tiêu đề "Nền kinh tế của 99%", được đưa ra trước thời điểm khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) từ 17-20/1, theo đó, tổng tài sản của 3,6 tỷ người nghèo nhất thế giới chỉ tương đương với tổng giá trị tài sản ròng của 8 người gồm 6 công dân Mỹ, một doanh nhân Tây Ban Nha và một doanh nhân đến từ Mexico. Trong số này có những tỷ phú như Bill Gates - nhà sáng lập Tập đoàn công nghệ danh tiếng Microsoft, Mark Zuckerberg - ông chủ trang mạng xã hội "đình đám" Facebook và Jeff Bezos, nhà sáng lập trang bán hàng trực tuyến Amazon. Ước tính, giá trị tài sản của nhóm người giàu nhất này tăng trung bình 11% mỗi năm kể từ 2009.
Cũng theo cách tính toán mới, con số của năm là 43 người giàu nhất và 3,6 tỷ người (50% dân số thế giới).
Câu hỏi được đặt ra : Tại sao lại có sự bất bình đẳng và chênh lệch giầu nghèo quá lớn như vậy? Có phải vì con người ích kỷ, hẹp hòi không biết chia sẻ cho nhau không, hay thay vì chế tạo ra bột mỳ, lương thực, thuốc men giúp con người đỡ khổ, thì lại tích luỹ làm giầu, chế tạo súng ống chạy đua vũ trang ?
Thật nguy hiểm, khi con người ngày càng giầu về vật chất, nhưng lại nghèo về tinh thần như : đạo lý, công bằng, tình thương, sự thật, tình liên đới và trách nhiệm, kéo theo sự đói nghèo tổng thể. Phải khẳng định rằng, Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh và như họa ảnh của mình (x. St 1,26). Người cũng là Thiên Chúa tình thương (x. 1Ga 4,8), nên con người tự bản chất là tình thương. Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Con người không thể sống mà không có tình yêu. Con người sẽ là kẻ không thể hiểu được đối với chính bản thân mình, cuộc sống con người mất nghĩa nếu không nhận lấy mạc khải về tình yêu, nếu không gặp tình yêu, nếu không kinh nghiệm tình yêu và không nhận lấy kinh nghiệm đó làm của mình và dự phần vào đó cách mãnh liệt” (Thông điệp Đấng Cứu Chuộc số 10). Không có tình thương, thế giới không còn là thế giới của con người nữa.
“Anh em hãy cho họ ăn”, lệnh Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ phải làm ngay lập tức. Nhìn thấy đám đông, Đức Giêsu chạnh lòng thương. Đây là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không người chăn dắt. Đám đông tội nghiệp đi tìm Đức Giêsu không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được ủi an, dạy dỗ và bảo ban.
Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Các ngài muốn thoái thác, phủi tay: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thày giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. Đó là một giải pháp hợp lý. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng, ai lo phần nấy, thật dễ dàng. Nhưng, đó là giải pháp không được Chúa chấp nhận. Tại sao vậy ? Vì thiếu tình liên đới.
Triệu chứng thờ ơ xuất hiện, gặp người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn mà không thấy xót xa, không ra tay giúp đỡ dù có điều kiện; đứng trước sự bất công mà không thấy phẫn nộ ; thấy điều tốt đẹp, cao thượng mà không ngưỡng mộ, cảm phục. Dù là thờ ơ, dửng dưng, hay mặc kệ, bất cần đều là vô cảm.
Chúa muốn loại bỏ sự vô cảm nơi các môn đệ, Người phán: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy lo cho họ ăn. Họ đói, các con phải lo cho họ ăn”. Một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các môn đệ, nhưng đã đồng cảm thì phải có trách nhiệm. Trái tim cảm thương thật sự phải truyền tới bàn tay.
Đồng cảm là góp phần mình. Chúa không cần những phép tính vĩ mô, năm ngàn người thì cần bao nhiêu bánh? Những tính toán như thế, không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá”. Thật là ít ỏi, nghèo nàn, Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn ấy: “Hãy mang lại đây cho Thày”. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt tay vào. Đồng cảm không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta góp phần của mình vào việc chung.
Đồng cảm là chia sẻ. Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho mọi người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao cho nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ nhân lên theo nhịp đập đồng cảm của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.
Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.
Quả thật, có lòng thương cảm người khác là một điều tốt, nhưng chưa đủ, cần phải có hành động thực sự nữa. Chúa Giêsu đã làm và dạy chúng ta như thế. Thử nghĩ, trước nỗi đau và túng cực của tha nhân, ta có thái độ thế nào? Ngoảnh mặt làm ngơ hay bưng tai giả vờ làm điếc, không thể chấp nhận được. Chúa không đòi chúng ta làm những việc to lớn, nhưng đòi chúng ta biết chia sẻ những gì trong tầm tay của chúng ta, phần còn lại Chúa sẽ thực hiện. Ngạn ngữ phương tây có nói: Giúp người thì trời giúp cho. Việt Nam ta cũng thường nói: ở xởi nởi thì trời cởi cho, ở xẻn xo thì trời co tay lại.
Hôm nay, Đức Giêsu dạy chúng ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt của tình liên đới, đừng dửng dưng, vô cảm. Những người già bị bỏ rơi cô đơn, người này đói vì tôi vô tâm hay đã ăn quá nhiều, người kia rách vì tôi đã mê mải chạy theo mốt. Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Thế giới này chưa công bằng trong đó có phần lỗi của chúng ta. Ý thức về sứ mạng này, chúng ta hãy phấn đấu để trở nên những tông đồ, những sứ giả, những người cổ vũ và kiến tạo nền văn minh tình thương.
Lạy Đức Maria, Đấng chỉ bảo đàng lành, xin cầu cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Chúa biến hình
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
17:38 01/08/2017
Xin Ơn Biến Đổi
(Mt 17, 1-9)
Ngày 06 tháng 8 hàng năm, Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm một mầu nhiệm vĩ đại đó là biến cố Biến Hình của Chúa Giêsu. Lịch sử cho thấy Ba Tông Đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê là những tấm gương trong việc lắng nghe lời Đức Giêsu và để Chúa biến đổi. Theo thánh sử Matthêu, sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin (x. Mt 16, 13-20), Chúa Giêsu bắt đầu mạc khải cho các ông biết, Con Người sẽ bị kết án tử hình, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại. Chúng ta cần phải nhìn sự kiện Chúa Giêsu biến hình trong bối cảnh này. Thánh Athanasiô viết: “Chúa Giêsu đã nhập thể làm người và khoác lên mình tấm áo da nhân loại nghèo hèn của chúng ta, hôm nay Người mặc áo thần linh sáng láng của chính Người”. Sứ điệp mà Chúa Giêsu gửi đến mỗi người chúng ta là những lời đầy tình phục tử của Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người” (Mt 17,5). Nghe ở đây là làm theo thánh ý Chúa, bắt chước Chúa, thực hành lời Chúa truyền dạy và vác thập giá mình mà theo Chúa.
Để tránh hiểu lầm và giải thích sai về biến cố Chúa biến hình, Chúa Giêsu cấm họ : “Các con không được nói với ai về việc đã thấy, cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại” (Mt 17,9). Ba Tông đồ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu biến hình, dấu chỉ thần linh của Chúa, nhưng Đấng Cứu Thế không muốn họ tiết lộ điều ấy với ai cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại, chính vì vậy mà người ta có thể hiều được tầm quan trọng của biến cố này. Trong Tin Mừng, Chúa Kitô nói với chúng ta rằng khi cầu nguyện, nhất là sau khi chịu lễ, chúng ta có thể thân thưa với Chúa như Phêrô : “Lạy Thầy, nếu được ở đây thì tốt lắm” (Mt 17).
Kinh Tiền Tụng Thánh lễ hôm nay là bản tóm lượt tuyệt vời về cuộc biến hình : “Con Một Chúa biểu lộ dung nhan hiển vinh người, Chúa đã dùng hai chứng nhân Cựu Ước là ông Môsê và ông Êlia để củng cố niềm tin của các tông đồ vào mầu nhiệm cứu độ và báo trước hồng ân lạ lùng Chúa sẽ ban là nhận chúng con làm nghĩa tử. Xin cho chúng con nghe lời Con Một Chúa để mai sau được chung hưởng gia nghiệp với người”. Đây là bài học mà các Kitô hữu chúng ta đừng bao giờ quên.
Đức Giêsu biến hình để cho chúng ta chiêm ngưỡng vinh quang Ba Ngôi, đồng thời dạy chúng ta biết lắng nghe lời Đức Giêsu và biến đổi chúng ta theo thánh ý Chúa.
Vinh quang Ba Ngôi
Vinh quang của Thiên Chúa Ba Ngôi được biểu lộ với sự hiển hiện của Chúa Cha qua lời xác nhận : “Ðây là Con Ta yêu dấu!” (Mt 17, 5). Trong ánh sáng vinh quang của Chúa, chúng ta nhìn thấy ánh sáng; và được Chúa Thánh Thần nâng lên, chúng ta chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi qua mọi muôn thế hệ.
Lắng nghe lời Đức Giêsu
Trong biến cố Chúa Biến Hình, chúng ta không những chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa mỗi ngày một sâu xa hơn, vừa đi từ ánh sáng này sang ánh sáng khác, chúng ta còn được mời gọi hãy lắng nghe Lời Chúa. Ngoài Lời Lề Luật nơi Ông Môisen và Lời Tiên Tri nơi Ngôn Sứ Êlia, Lời Chúa Cha con vọng tới chúng ta và hướng chúng ta đến cùng Con Thiên Chúa. Khi chỉ cho chúng ta biết “Con yêu dấu của Ngài”, Thiên Chúa Cha mời gọi chúng ta hãy lắng nghe Con Ngài “các người hãy nghe lời Người” (Mt 17, 5).
Xin ơn biến đổi
Nhìn xem và lắng nghe, chiêm ngắm và vâng phục, là những con đường dẫn dắt chúng ta lên Núi Thánh, nơi Ba Ngôi Thiên Chúa được mạc khải trong vinh quang của Chúa Con. Trong Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, Thánh Gioan Phaolô II Giáo hoàng mời gọi chúng ta xin Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta. Mượn lời thánh Gioan Damasceno chúng ta thưa : “Lạy Chúa Kitô, Chúa đã thu hút con bằng cách làm cho con ao ước Chúa, và Chúa đã biến đổi con bằng tình yêu của Chúa. Xin hãy dùng lửa linh thánh thiêu đốt hết mọi tội lỗi con, và xin thương ban cho con được tràn đầy sự dịu dàng của Chúa, ngõ hầu được đầy tràn niềm vui, con cất lời chúc tụng những thể hiện vinh quang Chúa”. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 17, 1-9)
Ngày 06 tháng 8 hàng năm, Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm một mầu nhiệm vĩ đại đó là biến cố Biến Hình của Chúa Giêsu. Lịch sử cho thấy Ba Tông Đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê là những tấm gương trong việc lắng nghe lời Đức Giêsu và để Chúa biến đổi. Theo thánh sử Matthêu, sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin (x. Mt 16, 13-20), Chúa Giêsu bắt đầu mạc khải cho các ông biết, Con Người sẽ bị kết án tử hình, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại. Chúng ta cần phải nhìn sự kiện Chúa Giêsu biến hình trong bối cảnh này. Thánh Athanasiô viết: “Chúa Giêsu đã nhập thể làm người và khoác lên mình tấm áo da nhân loại nghèo hèn của chúng ta, hôm nay Người mặc áo thần linh sáng láng của chính Người”. Sứ điệp mà Chúa Giêsu gửi đến mỗi người chúng ta là những lời đầy tình phục tử của Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người” (Mt 17,5). Nghe ở đây là làm theo thánh ý Chúa, bắt chước Chúa, thực hành lời Chúa truyền dạy và vác thập giá mình mà theo Chúa.
Để tránh hiểu lầm và giải thích sai về biến cố Chúa biến hình, Chúa Giêsu cấm họ : “Các con không được nói với ai về việc đã thấy, cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại” (Mt 17,9). Ba Tông đồ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu biến hình, dấu chỉ thần linh của Chúa, nhưng Đấng Cứu Thế không muốn họ tiết lộ điều ấy với ai cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại, chính vì vậy mà người ta có thể hiều được tầm quan trọng của biến cố này. Trong Tin Mừng, Chúa Kitô nói với chúng ta rằng khi cầu nguyện, nhất là sau khi chịu lễ, chúng ta có thể thân thưa với Chúa như Phêrô : “Lạy Thầy, nếu được ở đây thì tốt lắm” (Mt 17).
Kinh Tiền Tụng Thánh lễ hôm nay là bản tóm lượt tuyệt vời về cuộc biến hình : “Con Một Chúa biểu lộ dung nhan hiển vinh người, Chúa đã dùng hai chứng nhân Cựu Ước là ông Môsê và ông Êlia để củng cố niềm tin của các tông đồ vào mầu nhiệm cứu độ và báo trước hồng ân lạ lùng Chúa sẽ ban là nhận chúng con làm nghĩa tử. Xin cho chúng con nghe lời Con Một Chúa để mai sau được chung hưởng gia nghiệp với người”. Đây là bài học mà các Kitô hữu chúng ta đừng bao giờ quên.
Đức Giêsu biến hình để cho chúng ta chiêm ngưỡng vinh quang Ba Ngôi, đồng thời dạy chúng ta biết lắng nghe lời Đức Giêsu và biến đổi chúng ta theo thánh ý Chúa.
Vinh quang Ba Ngôi
Vinh quang của Thiên Chúa Ba Ngôi được biểu lộ với sự hiển hiện của Chúa Cha qua lời xác nhận : “Ðây là Con Ta yêu dấu!” (Mt 17, 5). Trong ánh sáng vinh quang của Chúa, chúng ta nhìn thấy ánh sáng; và được Chúa Thánh Thần nâng lên, chúng ta chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi qua mọi muôn thế hệ.
Lắng nghe lời Đức Giêsu
Trong biến cố Chúa Biến Hình, chúng ta không những chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa mỗi ngày một sâu xa hơn, vừa đi từ ánh sáng này sang ánh sáng khác, chúng ta còn được mời gọi hãy lắng nghe Lời Chúa. Ngoài Lời Lề Luật nơi Ông Môisen và Lời Tiên Tri nơi Ngôn Sứ Êlia, Lời Chúa Cha con vọng tới chúng ta và hướng chúng ta đến cùng Con Thiên Chúa. Khi chỉ cho chúng ta biết “Con yêu dấu của Ngài”, Thiên Chúa Cha mời gọi chúng ta hãy lắng nghe Con Ngài “các người hãy nghe lời Người” (Mt 17, 5).
Xin ơn biến đổi
Nhìn xem và lắng nghe, chiêm ngắm và vâng phục, là những con đường dẫn dắt chúng ta lên Núi Thánh, nơi Ba Ngôi Thiên Chúa được mạc khải trong vinh quang của Chúa Con. Trong Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, Thánh Gioan Phaolô II Giáo hoàng mời gọi chúng ta xin Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta. Mượn lời thánh Gioan Damasceno chúng ta thưa : “Lạy Chúa Kitô, Chúa đã thu hút con bằng cách làm cho con ao ước Chúa, và Chúa đã biến đổi con bằng tình yêu của Chúa. Xin hãy dùng lửa linh thánh thiêu đốt hết mọi tội lỗi con, và xin thương ban cho con được tràn đầy sự dịu dàng của Chúa, ngõ hầu được đầy tràn niềm vui, con cất lời chúc tụng những thể hiện vinh quang Chúa”. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sri Lanka: Những góa phụ vì chiến tranh là người bị thiệt hại nhất sau cuộc chiến kéo dài trên 30 năm.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:45 01/08/2017
(Fides.org) Tin từ Colombo: Theo một bản tường trình của Tổ Chức Giúp Khủng Hoảng Quốc Tế gởi cho Agenzia Fides (Cơ Quan Truyền Thông Vatican) thì phụ nữ người Tamil là những người phải chịu nhiều đau thương nhất do hậu quả của cuộc nội chiến kéo dài ở Sri Lanka suốt gần 30 năm.
Cuộc xung đột võ trang ở Sri Lanka đã chấm dứt được tám năm rồi, thế mà những phụ nữ nói tiếng Tamil ở các đảo phía bắc và phía đông vẫn còn đang đòi hỏi công lý và sự thật vì những vi phạm trong thời chiến.
Bản tường trình đưa ra văn kiện nhắc lại những lời hứa chắc nịnh của chính quyền đối với Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2015, bao gồm một ủy ban về sự thật, một tòa án đặc biệt và những cơ quan điều tra những người mất tích và bồi thường. Không một lời hứa nào được thực hiện mà ngay cả những nhu cầu khẩn thiết về kinh tế và tâm lý xã hội của những người bị thiệt hại do xung đột cũng không được đáp ứng.
Ngoài ra còn có những vi phạm tấn công tình dục trong các trại tỵ nạn (vào năm cuối của cuộc xung đột 2008-2009, khoảng 300,000 người dân sống ở các tỉnh phía Đông Bắc đã bắt buộc phải di tản), bi kịch lớn nhất cho phụ nữ là bị góa chồng trong một xã hội mà nam giới là trụ cột, là người chủ và có quyền trên phụ nữ. Cũng theo bản tường trình thì có vào khoảng 40,000 phụ nữ đã bị góa chồng trong chiến tranh ở các tỉnh phía Bắc và 50,000 ở phía Đông. Những con số này không kể những bà vợ của những người mất tích hay thất lạc. Theo một bản ước đoán, có đến 58,000 gia đình ở phía bắc chiếm một phần tư dân số, đàn bà là chủ gia đình.
Những góa phụ không những phải đối phó với những khó khăn về kinh tế, lép vế nơi xã hội và sự xụp đổ của cấu trúc truyền thống trong một xã hội tan nát, họ còn phải mang những vết thương tâm lý xã hội và hoảng loạn của chiến tranh.
Bản tường trình kêu gọi chính quyền và Liên Hiệp Quốc hãy thực hiện những cam kết vào năm 2015 và thiết lập cơ cấu hỗ trợ kinh tế, giáo dục và tâm lý xã hội ở những vùng đông bắc cho những gia đình phụ nữ không có chồng.
Giuse Thẩm Nguyễn
Cuộc xung đột võ trang ở Sri Lanka đã chấm dứt được tám năm rồi, thế mà những phụ nữ nói tiếng Tamil ở các đảo phía bắc và phía đông vẫn còn đang đòi hỏi công lý và sự thật vì những vi phạm trong thời chiến.
Bản tường trình đưa ra văn kiện nhắc lại những lời hứa chắc nịnh của chính quyền đối với Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2015, bao gồm một ủy ban về sự thật, một tòa án đặc biệt và những cơ quan điều tra những người mất tích và bồi thường. Không một lời hứa nào được thực hiện mà ngay cả những nhu cầu khẩn thiết về kinh tế và tâm lý xã hội của những người bị thiệt hại do xung đột cũng không được đáp ứng.
Ngoài ra còn có những vi phạm tấn công tình dục trong các trại tỵ nạn (vào năm cuối của cuộc xung đột 2008-2009, khoảng 300,000 người dân sống ở các tỉnh phía Đông Bắc đã bắt buộc phải di tản), bi kịch lớn nhất cho phụ nữ là bị góa chồng trong một xã hội mà nam giới là trụ cột, là người chủ và có quyền trên phụ nữ. Cũng theo bản tường trình thì có vào khoảng 40,000 phụ nữ đã bị góa chồng trong chiến tranh ở các tỉnh phía Bắc và 50,000 ở phía Đông. Những con số này không kể những bà vợ của những người mất tích hay thất lạc. Theo một bản ước đoán, có đến 58,000 gia đình ở phía bắc chiếm một phần tư dân số, đàn bà là chủ gia đình.
Những góa phụ không những phải đối phó với những khó khăn về kinh tế, lép vế nơi xã hội và sự xụp đổ của cấu trúc truyền thống trong một xã hội tan nát, họ còn phải mang những vết thương tâm lý xã hội và hoảng loạn của chiến tranh.
Bản tường trình kêu gọi chính quyền và Liên Hiệp Quốc hãy thực hiện những cam kết vào năm 2015 và thiết lập cơ cấu hỗ trợ kinh tế, giáo dục và tâm lý xã hội ở những vùng đông bắc cho những gia đình phụ nữ không có chồng.
Giuse Thẩm Nguyễn
Đức Thánh Cha Phanxicô dùng bữa trưa tại nhà của bề trên tổng quyền Dòng Tên tại Rôma.
Bùi Hữu Thư
17:27 01/08/2017
Vatican ngày 31/7/2017: Nhân dịp Lễ Thánh Inhatiô thành Loyola (1491-1556), sáng lập viên Dòng Tên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng bữa trưa tại nhà của bề trên tổng quyền Dòng Tên tại Rôma. Đây là điều được bà Paloma G. Ovejero, Phó Giám Đốc Văn Phòng Truyền Thông Toà Thánh cho hay trên chương mục Twitter của bà, và đã đăng một tấm hình của cuộc thăm viếng này vào buổi chiều cùng ngày.
Đức Thánh Cha, một tu sĩ Dòng Tên, đã đánh dấu ngày lễ Thánh Inhatiô hàng năm một cách đặc biệt: ngay khi được bầu làm giáo hoàng năm 2013, ngài đã cử hành Thánh Lễ với 250 tu sĩ Dòng Tên, tại nhà thờ Dòng Tên “Giêsu” tại Rôma. Hai ngày trước đó, trên phi cơ đưa ngài về từ Rio de Janeiro (Brésil), ngày 29 tháng 7, 2017, ngài đã thú nhận: “Tôi cảm nhận tôi là người Dòng Tên trong tu đức; trong tu đức của các Bài Tập Linh Thao, và trong tu đức tôi ôm ấp trong tim tôi.”
Năm ngoái cũng ngày 30 tháng 7, 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ cộng đồng Dòng Tên người Ba Lan đến từ Kracovia (Ba Lan). Một tuần trước đó, trước khi khởi hành tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Lan, ngài cũng đã dùng bữa trưa tại nhà bề trên tổng quyền.
Hôm nay là lần thứ sáu ngài đã viếng thăm trụ sở này không cách Rôma bao xa. Lần cuối cùng trước đó là ngày 12 tháng 2, nhân dịp cựu bề trên tổng quyền Dòng Tên là Adolfo Nicolas mãn nhiệm.
Thánh Inhatiô thành Loyola sanh trưởng tại Azpetia, trong vùng Basque nước Tây Ban Nha, năm 1491. Ngài đã thành lập Dòng Tên ngày 15 tháng 8, 1534 tại Paris (Pháp) – Dòng Tên được Đức Thánh Cha Phaolô II chấp thuận năm 1540. Thánh nhân qua đời tại Rôma ngày 31 tháng 7, 1556. Ngài được mai táng trong nhà thờ “Giêsu” – nhà thờ Dòng tên đầu tiên trên thế giới.
Bùi Hữu Thư (www.zenit.orf/fr)
Đức Thánh Cha, một tu sĩ Dòng Tên, đã đánh dấu ngày lễ Thánh Inhatiô hàng năm một cách đặc biệt: ngay khi được bầu làm giáo hoàng năm 2013, ngài đã cử hành Thánh Lễ với 250 tu sĩ Dòng Tên, tại nhà thờ Dòng Tên “Giêsu” tại Rôma. Hai ngày trước đó, trên phi cơ đưa ngài về từ Rio de Janeiro (Brésil), ngày 29 tháng 7, 2017, ngài đã thú nhận: “Tôi cảm nhận tôi là người Dòng Tên trong tu đức; trong tu đức của các Bài Tập Linh Thao, và trong tu đức tôi ôm ấp trong tim tôi.”
Năm ngoái cũng ngày 30 tháng 7, 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ cộng đồng Dòng Tên người Ba Lan đến từ Kracovia (Ba Lan). Một tuần trước đó, trước khi khởi hành tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Lan, ngài cũng đã dùng bữa trưa tại nhà bề trên tổng quyền.
Hôm nay là lần thứ sáu ngài đã viếng thăm trụ sở này không cách Rôma bao xa. Lần cuối cùng trước đó là ngày 12 tháng 2, nhân dịp cựu bề trên tổng quyền Dòng Tên là Adolfo Nicolas mãn nhiệm.
Thánh Inhatiô thành Loyola sanh trưởng tại Azpetia, trong vùng Basque nước Tây Ban Nha, năm 1491. Ngài đã thành lập Dòng Tên ngày 15 tháng 8, 1534 tại Paris (Pháp) – Dòng Tên được Đức Thánh Cha Phaolô II chấp thuận năm 1540. Thánh nhân qua đời tại Rôma ngày 31 tháng 7, 1556. Ngài được mai táng trong nhà thờ “Giêsu” – nhà thờ Dòng tên đầu tiên trên thế giới.
Bùi Hữu Thư (www.zenit.orf/fr)
Sự quan tâm của Toà Thánh đối với Đông Âu và Đông Phương
Linh Tiến Khải
18:35 01/08/2017
Nội dung bài phỏng vấn ĐHY Pietrro Parolin, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, về sự quan tâm của Toà Thánh đối với Đông Âu và Đông Phương
Sau hai chuyến viếng thăm Bielorussia năm 2015 và Ucraina năm 2016, vào cuối tháng 8 tới đây ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh sẽ viếng thăm Nga. Qua các chuyến viếng thăm này Toà Thánh khẳng định sự chú ý của mình đối với Đông Âu và các thế quân bình mới nảy sinh sau khi đế quốc Liên Xô sụp đổ và đặc biệt là nước Nga. Đó là điều chúng ta đã nhận ra trong các sứ điệp mà ĐTC Phanxicô đã gửi cho tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiều dịp khác nhau, và trên một bình diện khác không kém ảnh hưởng, là bình diện đối thoại đại kết kể từ cuộc gặp gỡ giữa Giám Mục Roma với Đức Thượng Phụ Mátscơva Kirill I tại thủ đô La Habana của Cuba hồi năm ngoái 2016.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh đã dành cho nhật báo “Mặt trời 24 giờ” về vấn đề này.
Hỏi: Thưa ĐHY chuyến viếng thăm của ĐHY được tháp vào lộ trình này như thế nào?
Đáp: Sự chú ý của Toà Thánh đối với Đông Âu không phải mới có ngày nay, nhưng đã có từ lâu đời rồi và đã không thuyên giảm, kể cả trong những năm đen tối nhất. Toà Thánh đã luôn luôn coi là quan trọng các tương quan với Đông Âu và với nước Nga trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử. Có hai biến cố ý nghĩa thật đáng nhớ nhưng ít người biết tới. Trong chuyến viếng thăm Roma hồi năm 1845 Nga hoàng Nicola I đã hội kiến với ĐGH Gregorio XVI hai lần.
Hai năm sau Nga hoàng đã ký một thỏa hiệp với Đức Pio XI. Các Giáo Hội địa phương đã sát cánh với các dân tộc của mình cả trong những lúc thê thảm nhất của các cuộc bách hại. Không phải chỉ có sự kiện nó gần biên giới Âu châu khiến cho Đông Phương quan trọng, mà cả địa vị lịch sử của nó trong bối cảnh của nền văn minh , của nền văn hoá và niềm tin kitô của nó nữa. Có người nhận xét rẳng khi thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tưởng tượng một Âu châu trải dài từ Đại Tây Dương tới vùng Ural, ngài đã không nghĩ tới một “chủ trương bành trướng tây âu, nhưng nghĩ tới một sự gần gũi hiệp nhất hơn của toàn đại lục.
Hỏi: Sau các năm khó khăn tiếp nối sự sụp đổ của Liên Xô, ngày nay chúng ta đang chứng kiến việc Matscơva trở lại chính trường quốc tế. Đây là một việc trở lại hiếu chiến. Chỉ cần nghĩ tới Ucraina và Siria thì đủ biết. ĐHY nghĩ thế nào?
Đáp: Đương nhiên là đã có một giai đoạn không chắc chắn liên quan tới lập trường của nước Nga đối với nhiều vấn đề khác nhau, nhưng tôi không nghĩ rằng có thể nói là quốc gia này cả trong những lúc khó khăn nhất, đã ra khỏi sân khấu quốc tế. Ngày nay người ta thường nhấn mạnh trên các khác biệt giữa các nước tây âu và Nga, làm như thể chúng là hai thế giới khác biệt, mỗi bên với các giá trị riêng, lợi lộc, sự kiêu hãnh quốc gia hay liên quốc gia của mình, và cả đến một quan niệm về quyền quốc tế chống lại các nước khác nữa. Trong một bối cảnh như thế thách đố là việc góp phần hiểu biết nhau hơn giữa các nước có nguy cơ trình diện mình như hai cực đối kháng nhau.
Cố gắng tìm hiểu nhau không có nghĩa là bên này nhượng bộ lập trường của bên kia, nhưng có nghĩa là một cuộc đối thoại kiên nhẫn, xây dựng và tôn trọng. Cuộc đối thoại này càng quan trọng hơn liên quan tới nguồn gốc của các cuộc xung đột thường xuyên xảy ra và liên quan tới các vấn đề có nguy cơ gây ra việc gia tăng căng thẳng. Trong nghĩa đó vấn đề hoà bình và tìm kiếm giải pháp cho các cuộc khủng hoảng khác nhau đang xảy ra phải được đặt lên trên bất cứ lợi lộc quốc gia hay thiên vị nào. Ở đây không thể có các kẻ thắng người thua. Nhân nhượng trên các lợi lộc riêng rẽ là một trong các đặc tính trong thời trở lại của các khuynh hướng quốc gia này khiến cho người ta không nhìn thấy khả thể của một tai ương có thể xảy ra. Tôi xác tín rằng nhấn mạnh trên điểm này thuộc sứ mệnh của Toà Thánh.
Hỏi: Liên quan tới các xung đột đang xảy ra ĐTC Phanxicô đã mạnh mẽ nhắc tới việc sử dụng đồi bại tôn giáo, khi Ngài phát biểu trước Quốc Hội Hoa Kỳ, có đúng thế không thưa ĐHY?
Đáp: Vâng, đúng thế. ĐTC đã nói rằng thế giới chúng ta luôn ngày càng là một nơi của các xung khắc bạo lực, thù hận và bạo lực tàn ác, bị vi phạm nhân danh cả Thiên Chúa và tôn giáo nữa và ngài nói tiếp: Chúng ta biết rằng không có tôn giáo nào được miễn khỏi các hình thức lừa dối cá nhân hay quá khích ý thức hệ. Điều này có nghĩa là chúng ta phải đặc biệt chú ý tới mọi hình thức cuồng tín tôn giáo cũng như mọi thứ khác. Cần có một thế quân bình tế nhị để chống lại bạo lực nhân danh một tôn giáo, một ý thức hệ, hay một hệ thống kinh tế, trong khi đồng thời phải cứu vãn tự do tôn giáo, tự do trí thức và các quyền tự do cá nhân. Nó là một sự quân bình khó khăn trong đó cũng có việc bảo vệ các cộng đoàn kitô và mọi cộng đoàn có nguy cơ bị thù hận đảo lộn.
Hỏi: Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ĐTC Phanxicô và các lời ngài phát biểu trước Quốc Hội giờ đây được đọc lại, với chính quyền mới, ĐHY có thấy rằng xem ra chúng xa vời không?
Đáp: Cần có thời gian để phán đoán. Không thể vội vã được. Một chính quyền mới, khác và đặc biệt như vậy, và không phải chỉ vì các lý do chính trị, các biến cố xảy ra lần đầu tiên, sẽ cần thời gian để tìm ra thế quân bình của nó. Mọi phán đoán vội vã, cả khi có thể gây kinh ngạc việc phơi bầy của sự không chắc chắn. Chúng tôi cầu mong Hoa Kỳ và các tác nhân khác của sân khấu quốc tế không xa rời trách nhiệm quốc tế của họ liên quan tới các đề tài khác nhau mà họ đã thực thi cho tới nay trong lịch sử. Chúng tôi đặc biệt nghĩ tới các thách đố mới của khí hậu: giảm việc hâm nóng trái đất có nghĩa là cứu vãn căn nhà chung trong đó chúng ta sống, và giảm thiểu ngay lập tức các bất bình đẳng và cảnh nghèo túng mà việc hâm nóng trái đất tiếp tục gây ra. Chúng tôi cũng nghĩ tới các cuộc xung đột đang xảy ra nữa.
Hỏi: ĐHY không sợ rằng sự lo lắng của Giáo Hội đối với nền hoà bình duới con mắt và trong lỗ tai của nhiều người trở thành giảm thiểu hay cả hùng biện trước vấn đề sự hữu hiệu của nó hay sao?
Đáp: Ngoại giao của Giáo Hội Công Giáo là một ngoại giao của hoà bình. Nó không có các lợi lộc quyền bính: chính trị, kinh tế hay ý thức hệ. Chính vì vậy nên nó có thể trình bầy với sự tự do lớn hơn cho các người này biết các lý do của các người khác, và tố cáo cho từng bên biết các nguy hiểm mà một quan niệm tự quy chiếu có thể có đối với tất cả mọi người.
Chuyến viếng thăm Bielorussia đã được làm vào thời các nước tây âu cấm vận, và chuyến viếng thăm Ucraina đã được thực hiện khi đang có chiến tranh. Chuyến viếng thăm này đã là dịp để đem tình liên đới của Giáo Hội và của ĐTC đến cho toàn dân Ucraina bị lôi cuốn vào cuộc xung đột. Và để cho mọi người đều thấy, chúng tôi đã tới gần vùng Donbass, có đầy người tỵ nạn, bằng cách sử dụng tình liên đới với các nạn nhân của bạo lực mà không hỏi căn tính địa lý hay chính trị của họ.
ĐTC Phanxicô đã mở ra con đường với việc thăng tiến một cuộc thu nhận các trợ giúp của các Giáo Hội Âu châu và với phần đóng góp nhiều của riêng ngài. Nếu người ta bênh vực nhân phẩm của tất cả mọi người, chứ không phải chống lại ai đó, thì khi ấy một con đường khác là điều có thể.
Toà Thánh không tìm kiếm gì cho chính mình cả. Toà Thánh không hiện diện khi nơi này khi nơi khác để không mất đi phần nào hết. Cố gắng của Toà Thánh là một cố gắng khó khăn nói một cách nhân loại, nhưng lại không thể khước từ trên bình diện tin mừng, để cho các thế giới gần nhau trở lại, đối thoại với nhau và ngừng xâu xé nhau vì thù hận trước khi xâu xé nhau vì bom đạn.
Hỏi: Thưa ĐHY Quốc Vụ Khanh, trong điều này ĐTC Phanxicô tiếp tục một truyền thống đã nổi lên trong thế kỷ XX và được củng cố từ thời ĐTC Gioan XXIII: sự ngoại giao của các cử chỉ, các dấu hiệu gần gũi chú ý trước hết tới phẩm giá của người đối thoại, có phải vậy không?
Đáp: Chúng tôi không chỉ là các lời nói, nhưng cũng là các cử chỉ nữa. Các hành động của chúng tôi cụ thể, nhất là khi các lời nói xem ra không có hiệu quả, bởi vì chúng đã bị soi mòn hay không thể nghe được nữa. Có một ngôn ngữ đại đồng bao gồm trong các cử chỉ: Giáo Hội học nó mỗi ngày từ việc loan báo Tin Mừng có thể trợ giúp ngừng lại, và thay đổi một hướng đi sai lầm, trong những lúc khó khăn. Viễn tượng của chúng tôi chỉ có thể là viễn tượng đã được ngôn sứ Isaia nhắc tới và được Phúc Âm lấy lại: “Trong việc trả tự do cho người bị áp bức”, và “bẻ gẫy mọi gông cùm”, “chia sẻ bánh ăn với người đói, rước vào nhà những người bần cùng không nhà cửa.. không lơ là với những người cùng nhà” (Is 58,6-7). Điều quan trọng là việc chữa lành, giải thoát, luôn luôn tái xây dựng con người từ các tình trạng cụ thể của họ. Vì thế chúng ta phải có các cử chỉ cụ thể, các dấu chỉ rằng chúng ở ngọn nguồn của khả thể chung sống cùng nhau. Có các cử chỉ và xin các cử chỉ.
Hỏi: Nếu chúng ta nhìn vào các biểu tượng, thì khi đó cả từ một quan điểm chính trị, cũng nổi lên vài biểu tượng có ý nghĩa tới độ rộng mở cho niềm hy vọng, tới độ bắt đầu từ các biến cố buồn thương. Chẳng hạn ĐHY không thấy rằng đám táng của ông Kohl có thể được coi như các đám táng âu châu đầu tiên của một vị lãnh đạo âu châu hay sao?
Đáp: Ông Kohl đã có công lịch sử tin vào lý tưởng âu châu như lý tưởng chính trị cụ thể. Biến cố bức tường Berlini sụp đổ và việc tái hiệp nhất nước Đức đối với ông đã không chỉ là một vấn đề nội bộ của nước Đức và lịch sử thảm khốc của nó, nhưng là dấu chỉ của sự phát triển của Âu châu trong đó một nước lớn như nước Đức đã có thể hoạt động một cách hợp pháp và phong phú. Không phải là một Âu châu bị đức hoá, nhưng là một nước Đức được âu châu hoá. Ông Kohl đã hiểu rằng cả việc sát nhập âu châu trong một mức độ nào đó cũng đã là con đẻ của nền chính trị hai khối Đông Tây. Và khi hai khối được vượt thắng Âu châu phải hiện hữu như là chủ thể chính trị chứ không phải chỉ như chủ thể kinh tế mà thôi. Ngày nay người ta thường có cảm tưởng rằng ý tưởng Âu châu xem ra trở lại sau một thời gian dài của phản ứng chống âu châu trong dư luận công cộng và chiến thắng của ý tưởng này của các vị lãnh đạo trong các quốc gia khác nhau đã ngưng khá sớm. Nó đã có một sự hăng hái ngắn, như dụng cụ hơn là lý tưởng.
Nguy cơ đó là ngưòi ta dừng lại nơi việc sử dụng Âu châu trong chià khoá quốc gia. Như thể là nhiều người nói rằng sau thí dụ Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu thì tốt hơn là nên ở trong căn nhà chung âu châu, mỗi người tuỳ theo ý của mình. Khuynh hướng duy quốc gia, kể cả việc trở lại như việc khởi đầu có các gốc rễ riêng trong cuộc khủng hoảng văn hoá và tôn giáo của Âu châu và rốt cuộc nó khiến cho Âu châu trống rỗng các giá trị và các lý lẽ của mình. Âu châu có một trách nhiệm không thể thay thế được. Và khi nó tỏ ra thờ ơ, như trong trường hợp đối với hiện tượng di cư, thì nó khước từ thiện ích có thể có.
Hỏi: Chúng ta hãy hướng sang Đông Phương: từ Việt Nam cho tới Trung Quốc. Viễn Đông có một con đường đối thoại của nó với Giáo Hội hay không?
Đáp: Viễn Đông là một vùng của thế giới khá rộng, phức tạp và khác nhau. Từ bao thế kỷ qua phần đất rộng rãi đó của nhân loại đã tiếp xúc với Kitô giáo và hậu quả với Giáo Hội Công Giáo, nhờ các con đường và các hình thức riêng biệt khác nhau từ nước này sang nước khác. Các tiếp xúc văn hoá và tôn giáo cổ xưa với thế giới á châu ngày nay cũng cống hiến nhiều điểm quan trọng cho cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hoá. Chỉ cần nghĩ tới các tiếp xúc đã xảy ra bên Ấn Độ nơi các kitô hữu đầu tiên, hay với đế quốc trung gian qua con đường tơ lụa hay các tiếp xúc với các khám phá địa lý của các thế kỷ XV và XVI cho tới các tiếp xúc với Nhật Bản và Philippines. Chắc chắn so sánh với quá khứ ngày nay có các thách đố mới đang chờ các câu trả lời chưa từng có và sáng tạo, nhưng nói cho cùng mục đích của Giáo Hội vẫn luôn luôn như thế và nó thuộc bản chất mục vụ: đem Thiên Chúa đến cho con người và đem con người đến với Thiên Chúa. Trong cụ thể Giáo Hội Công Giáo xin được bảo đảm quyền tự do tuyên xưng đức tin lợi ích cho tất cả mọi người và cho sự hoà hợp của xã hội. Các tín hữu Công Giáo ước mong sống đức tin trong thanh bình tại các quốc gia của họ như là các công dân tốt, dấn thân cho việc phát triển tích cực cộng đoàn quốc gia.
Trong khung cảnh đó tôi nghĩ cần tiếp nhận con đường đối thoại đã bắt đầu từ lâu với các chính quyền của các nước trong vùng, trong đó có Cộng hoà nhân dân Trung Quốc. Cuộc đối thoại tự nó đã là một sự kiện tích cực rồi, mở ra cho cuộc gặp gỡ và làm cho sự tin tưởng lớn lên. Chúng tôi đương đầu với nó với tinh thần của một khuynh hướng thực tiễn lành mạnh, vì biết rằng các số phận của nhân loại truớc hết nằm trong tay Thiên Chúa.
Sau hai chuyến viếng thăm Bielorussia năm 2015 và Ucraina năm 2016, vào cuối tháng 8 tới đây ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh sẽ viếng thăm Nga. Qua các chuyến viếng thăm này Toà Thánh khẳng định sự chú ý của mình đối với Đông Âu và các thế quân bình mới nảy sinh sau khi đế quốc Liên Xô sụp đổ và đặc biệt là nước Nga. Đó là điều chúng ta đã nhận ra trong các sứ điệp mà ĐTC Phanxicô đã gửi cho tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiều dịp khác nhau, và trên một bình diện khác không kém ảnh hưởng, là bình diện đối thoại đại kết kể từ cuộc gặp gỡ giữa Giám Mục Roma với Đức Thượng Phụ Mátscơva Kirill I tại thủ đô La Habana của Cuba hồi năm ngoái 2016.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh đã dành cho nhật báo “Mặt trời 24 giờ” về vấn đề này.
Hỏi: Thưa ĐHY chuyến viếng thăm của ĐHY được tháp vào lộ trình này như thế nào?
Đáp: Sự chú ý của Toà Thánh đối với Đông Âu không phải mới có ngày nay, nhưng đã có từ lâu đời rồi và đã không thuyên giảm, kể cả trong những năm đen tối nhất. Toà Thánh đã luôn luôn coi là quan trọng các tương quan với Đông Âu và với nước Nga trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử. Có hai biến cố ý nghĩa thật đáng nhớ nhưng ít người biết tới. Trong chuyến viếng thăm Roma hồi năm 1845 Nga hoàng Nicola I đã hội kiến với ĐGH Gregorio XVI hai lần.
Hai năm sau Nga hoàng đã ký một thỏa hiệp với Đức Pio XI. Các Giáo Hội địa phương đã sát cánh với các dân tộc của mình cả trong những lúc thê thảm nhất của các cuộc bách hại. Không phải chỉ có sự kiện nó gần biên giới Âu châu khiến cho Đông Phương quan trọng, mà cả địa vị lịch sử của nó trong bối cảnh của nền văn minh , của nền văn hoá và niềm tin kitô của nó nữa. Có người nhận xét rẳng khi thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tưởng tượng một Âu châu trải dài từ Đại Tây Dương tới vùng Ural, ngài đã không nghĩ tới một “chủ trương bành trướng tây âu, nhưng nghĩ tới một sự gần gũi hiệp nhất hơn của toàn đại lục.
Hỏi: Sau các năm khó khăn tiếp nối sự sụp đổ của Liên Xô, ngày nay chúng ta đang chứng kiến việc Matscơva trở lại chính trường quốc tế. Đây là một việc trở lại hiếu chiến. Chỉ cần nghĩ tới Ucraina và Siria thì đủ biết. ĐHY nghĩ thế nào?
Đáp: Đương nhiên là đã có một giai đoạn không chắc chắn liên quan tới lập trường của nước Nga đối với nhiều vấn đề khác nhau, nhưng tôi không nghĩ rằng có thể nói là quốc gia này cả trong những lúc khó khăn nhất, đã ra khỏi sân khấu quốc tế. Ngày nay người ta thường nhấn mạnh trên các khác biệt giữa các nước tây âu và Nga, làm như thể chúng là hai thế giới khác biệt, mỗi bên với các giá trị riêng, lợi lộc, sự kiêu hãnh quốc gia hay liên quốc gia của mình, và cả đến một quan niệm về quyền quốc tế chống lại các nước khác nữa. Trong một bối cảnh như thế thách đố là việc góp phần hiểu biết nhau hơn giữa các nước có nguy cơ trình diện mình như hai cực đối kháng nhau.
Cố gắng tìm hiểu nhau không có nghĩa là bên này nhượng bộ lập trường của bên kia, nhưng có nghĩa là một cuộc đối thoại kiên nhẫn, xây dựng và tôn trọng. Cuộc đối thoại này càng quan trọng hơn liên quan tới nguồn gốc của các cuộc xung đột thường xuyên xảy ra và liên quan tới các vấn đề có nguy cơ gây ra việc gia tăng căng thẳng. Trong nghĩa đó vấn đề hoà bình và tìm kiếm giải pháp cho các cuộc khủng hoảng khác nhau đang xảy ra phải được đặt lên trên bất cứ lợi lộc quốc gia hay thiên vị nào. Ở đây không thể có các kẻ thắng người thua. Nhân nhượng trên các lợi lộc riêng rẽ là một trong các đặc tính trong thời trở lại của các khuynh hướng quốc gia này khiến cho người ta không nhìn thấy khả thể của một tai ương có thể xảy ra. Tôi xác tín rằng nhấn mạnh trên điểm này thuộc sứ mệnh của Toà Thánh.
Hỏi: Liên quan tới các xung đột đang xảy ra ĐTC Phanxicô đã mạnh mẽ nhắc tới việc sử dụng đồi bại tôn giáo, khi Ngài phát biểu trước Quốc Hội Hoa Kỳ, có đúng thế không thưa ĐHY?
Đáp: Vâng, đúng thế. ĐTC đã nói rằng thế giới chúng ta luôn ngày càng là một nơi của các xung khắc bạo lực, thù hận và bạo lực tàn ác, bị vi phạm nhân danh cả Thiên Chúa và tôn giáo nữa và ngài nói tiếp: Chúng ta biết rằng không có tôn giáo nào được miễn khỏi các hình thức lừa dối cá nhân hay quá khích ý thức hệ. Điều này có nghĩa là chúng ta phải đặc biệt chú ý tới mọi hình thức cuồng tín tôn giáo cũng như mọi thứ khác. Cần có một thế quân bình tế nhị để chống lại bạo lực nhân danh một tôn giáo, một ý thức hệ, hay một hệ thống kinh tế, trong khi đồng thời phải cứu vãn tự do tôn giáo, tự do trí thức và các quyền tự do cá nhân. Nó là một sự quân bình khó khăn trong đó cũng có việc bảo vệ các cộng đoàn kitô và mọi cộng đoàn có nguy cơ bị thù hận đảo lộn.
Hỏi: Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ĐTC Phanxicô và các lời ngài phát biểu trước Quốc Hội giờ đây được đọc lại, với chính quyền mới, ĐHY có thấy rằng xem ra chúng xa vời không?
Đáp: Cần có thời gian để phán đoán. Không thể vội vã được. Một chính quyền mới, khác và đặc biệt như vậy, và không phải chỉ vì các lý do chính trị, các biến cố xảy ra lần đầu tiên, sẽ cần thời gian để tìm ra thế quân bình của nó. Mọi phán đoán vội vã, cả khi có thể gây kinh ngạc việc phơi bầy của sự không chắc chắn. Chúng tôi cầu mong Hoa Kỳ và các tác nhân khác của sân khấu quốc tế không xa rời trách nhiệm quốc tế của họ liên quan tới các đề tài khác nhau mà họ đã thực thi cho tới nay trong lịch sử. Chúng tôi đặc biệt nghĩ tới các thách đố mới của khí hậu: giảm việc hâm nóng trái đất có nghĩa là cứu vãn căn nhà chung trong đó chúng ta sống, và giảm thiểu ngay lập tức các bất bình đẳng và cảnh nghèo túng mà việc hâm nóng trái đất tiếp tục gây ra. Chúng tôi cũng nghĩ tới các cuộc xung đột đang xảy ra nữa.
Hỏi: ĐHY không sợ rằng sự lo lắng của Giáo Hội đối với nền hoà bình duới con mắt và trong lỗ tai của nhiều người trở thành giảm thiểu hay cả hùng biện trước vấn đề sự hữu hiệu của nó hay sao?
Đáp: Ngoại giao của Giáo Hội Công Giáo là một ngoại giao của hoà bình. Nó không có các lợi lộc quyền bính: chính trị, kinh tế hay ý thức hệ. Chính vì vậy nên nó có thể trình bầy với sự tự do lớn hơn cho các người này biết các lý do của các người khác, và tố cáo cho từng bên biết các nguy hiểm mà một quan niệm tự quy chiếu có thể có đối với tất cả mọi người.
Chuyến viếng thăm Bielorussia đã được làm vào thời các nước tây âu cấm vận, và chuyến viếng thăm Ucraina đã được thực hiện khi đang có chiến tranh. Chuyến viếng thăm này đã là dịp để đem tình liên đới của Giáo Hội và của ĐTC đến cho toàn dân Ucraina bị lôi cuốn vào cuộc xung đột. Và để cho mọi người đều thấy, chúng tôi đã tới gần vùng Donbass, có đầy người tỵ nạn, bằng cách sử dụng tình liên đới với các nạn nhân của bạo lực mà không hỏi căn tính địa lý hay chính trị của họ.
ĐTC Phanxicô đã mở ra con đường với việc thăng tiến một cuộc thu nhận các trợ giúp của các Giáo Hội Âu châu và với phần đóng góp nhiều của riêng ngài. Nếu người ta bênh vực nhân phẩm của tất cả mọi người, chứ không phải chống lại ai đó, thì khi ấy một con đường khác là điều có thể.
Toà Thánh không tìm kiếm gì cho chính mình cả. Toà Thánh không hiện diện khi nơi này khi nơi khác để không mất đi phần nào hết. Cố gắng của Toà Thánh là một cố gắng khó khăn nói một cách nhân loại, nhưng lại không thể khước từ trên bình diện tin mừng, để cho các thế giới gần nhau trở lại, đối thoại với nhau và ngừng xâu xé nhau vì thù hận trước khi xâu xé nhau vì bom đạn.
Hỏi: Thưa ĐHY Quốc Vụ Khanh, trong điều này ĐTC Phanxicô tiếp tục một truyền thống đã nổi lên trong thế kỷ XX và được củng cố từ thời ĐTC Gioan XXIII: sự ngoại giao của các cử chỉ, các dấu hiệu gần gũi chú ý trước hết tới phẩm giá của người đối thoại, có phải vậy không?
Đáp: Chúng tôi không chỉ là các lời nói, nhưng cũng là các cử chỉ nữa. Các hành động của chúng tôi cụ thể, nhất là khi các lời nói xem ra không có hiệu quả, bởi vì chúng đã bị soi mòn hay không thể nghe được nữa. Có một ngôn ngữ đại đồng bao gồm trong các cử chỉ: Giáo Hội học nó mỗi ngày từ việc loan báo Tin Mừng có thể trợ giúp ngừng lại, và thay đổi một hướng đi sai lầm, trong những lúc khó khăn. Viễn tượng của chúng tôi chỉ có thể là viễn tượng đã được ngôn sứ Isaia nhắc tới và được Phúc Âm lấy lại: “Trong việc trả tự do cho người bị áp bức”, và “bẻ gẫy mọi gông cùm”, “chia sẻ bánh ăn với người đói, rước vào nhà những người bần cùng không nhà cửa.. không lơ là với những người cùng nhà” (Is 58,6-7). Điều quan trọng là việc chữa lành, giải thoát, luôn luôn tái xây dựng con người từ các tình trạng cụ thể của họ. Vì thế chúng ta phải có các cử chỉ cụ thể, các dấu chỉ rằng chúng ở ngọn nguồn của khả thể chung sống cùng nhau. Có các cử chỉ và xin các cử chỉ.
Hỏi: Nếu chúng ta nhìn vào các biểu tượng, thì khi đó cả từ một quan điểm chính trị, cũng nổi lên vài biểu tượng có ý nghĩa tới độ rộng mở cho niềm hy vọng, tới độ bắt đầu từ các biến cố buồn thương. Chẳng hạn ĐHY không thấy rằng đám táng của ông Kohl có thể được coi như các đám táng âu châu đầu tiên của một vị lãnh đạo âu châu hay sao?
Đáp: Ông Kohl đã có công lịch sử tin vào lý tưởng âu châu như lý tưởng chính trị cụ thể. Biến cố bức tường Berlini sụp đổ và việc tái hiệp nhất nước Đức đối với ông đã không chỉ là một vấn đề nội bộ của nước Đức và lịch sử thảm khốc của nó, nhưng là dấu chỉ của sự phát triển của Âu châu trong đó một nước lớn như nước Đức đã có thể hoạt động một cách hợp pháp và phong phú. Không phải là một Âu châu bị đức hoá, nhưng là một nước Đức được âu châu hoá. Ông Kohl đã hiểu rằng cả việc sát nhập âu châu trong một mức độ nào đó cũng đã là con đẻ của nền chính trị hai khối Đông Tây. Và khi hai khối được vượt thắng Âu châu phải hiện hữu như là chủ thể chính trị chứ không phải chỉ như chủ thể kinh tế mà thôi. Ngày nay người ta thường có cảm tưởng rằng ý tưởng Âu châu xem ra trở lại sau một thời gian dài của phản ứng chống âu châu trong dư luận công cộng và chiến thắng của ý tưởng này của các vị lãnh đạo trong các quốc gia khác nhau đã ngưng khá sớm. Nó đã có một sự hăng hái ngắn, như dụng cụ hơn là lý tưởng.
Nguy cơ đó là ngưòi ta dừng lại nơi việc sử dụng Âu châu trong chià khoá quốc gia. Như thể là nhiều người nói rằng sau thí dụ Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu thì tốt hơn là nên ở trong căn nhà chung âu châu, mỗi người tuỳ theo ý của mình. Khuynh hướng duy quốc gia, kể cả việc trở lại như việc khởi đầu có các gốc rễ riêng trong cuộc khủng hoảng văn hoá và tôn giáo của Âu châu và rốt cuộc nó khiến cho Âu châu trống rỗng các giá trị và các lý lẽ của mình. Âu châu có một trách nhiệm không thể thay thế được. Và khi nó tỏ ra thờ ơ, như trong trường hợp đối với hiện tượng di cư, thì nó khước từ thiện ích có thể có.
Hỏi: Chúng ta hãy hướng sang Đông Phương: từ Việt Nam cho tới Trung Quốc. Viễn Đông có một con đường đối thoại của nó với Giáo Hội hay không?
Đáp: Viễn Đông là một vùng của thế giới khá rộng, phức tạp và khác nhau. Từ bao thế kỷ qua phần đất rộng rãi đó của nhân loại đã tiếp xúc với Kitô giáo và hậu quả với Giáo Hội Công Giáo, nhờ các con đường và các hình thức riêng biệt khác nhau từ nước này sang nước khác. Các tiếp xúc văn hoá và tôn giáo cổ xưa với thế giới á châu ngày nay cũng cống hiến nhiều điểm quan trọng cho cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hoá. Chỉ cần nghĩ tới các tiếp xúc đã xảy ra bên Ấn Độ nơi các kitô hữu đầu tiên, hay với đế quốc trung gian qua con đường tơ lụa hay các tiếp xúc với các khám phá địa lý của các thế kỷ XV và XVI cho tới các tiếp xúc với Nhật Bản và Philippines. Chắc chắn so sánh với quá khứ ngày nay có các thách đố mới đang chờ các câu trả lời chưa từng có và sáng tạo, nhưng nói cho cùng mục đích của Giáo Hội vẫn luôn luôn như thế và nó thuộc bản chất mục vụ: đem Thiên Chúa đến cho con người và đem con người đến với Thiên Chúa. Trong cụ thể Giáo Hội Công Giáo xin được bảo đảm quyền tự do tuyên xưng đức tin lợi ích cho tất cả mọi người và cho sự hoà hợp của xã hội. Các tín hữu Công Giáo ước mong sống đức tin trong thanh bình tại các quốc gia của họ như là các công dân tốt, dấn thân cho việc phát triển tích cực cộng đoàn quốc gia.
Trong khung cảnh đó tôi nghĩ cần tiếp nhận con đường đối thoại đã bắt đầu từ lâu với các chính quyền của các nước trong vùng, trong đó có Cộng hoà nhân dân Trung Quốc. Cuộc đối thoại tự nó đã là một sự kiện tích cực rồi, mở ra cho cuộc gặp gỡ và làm cho sự tin tưởng lớn lên. Chúng tôi đương đầu với nó với tinh thần của một khuynh hướng thực tiễn lành mạnh, vì biết rằng các số phận của nhân loại truớc hết nằm trong tay Thiên Chúa.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Rửa tội Tân Tòng tại giáo xứ Tây Ninh giáo phận Phú Cường
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:05 01/08/2017
Lúc 16 giờ 45 ngày 30 tháng 07năm 2017, tại nhà thờ Tây Ninh Cha Gioan Võ Hoàn Sinh – Chánh xứ, đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật XVII thường niên, đặc biệt trong thánh lễ nầy giáo xứ vui mừng hiệp thông với 11 anh chị em Dự Tòng được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội gia nhập vào Giáo Hội của Chúa Kitô.
Xem Hình
Mở đầu thánh lễ, 11 anh chị em Dự tòng cùng những người đỡ đầu đã được cha Gioan thẩm vấn về lý do chị đến đây, và đến để xin gì. Với lời trả lời dứt khoát: thưa xin ơn đức tin của anh chị em dự tòng và lời khẳng định các anh chị em dự tòng đều xứng đáng của người đỡ đầu, cha Gioan Võ Hoàn Sinh đã mời gọi các anh chọ em dự tòng hãy hân hoan bước vào nhà thờ như bước vào cung lòng của Giáo hội, cùng tiến vào nhà thờ với 11 anh chị em có người đỡ đầu và đông đảo thân nhân, bằng hữu cùng hân hoàn đồng hành với các anh chị em trong giờ phút tràn niềm vui và trọng đại của cuộc đời của mỗi anh chị em dự tòng.
Trong bài giảng lễ, Cha Gioan Võ Hoàn Sinh chia sẽ với Cộng đoàn: Sự khôn ngoan luôn mời gọi chúng ta chọn lấy điều tốt nhất như người kia gặp thấy kho báu trong ruộng và người thương gia tìm được viên ngọc quý, họ bán tất cả tài sản của họ để mua thửa ruộng và viên ngọc quý ấy. Chúng ta, những người Kitô hữu cũng được mời gọi hãy chọn lấy điều tốt nhất cho minh để đạt được kho báu Nước Trời. Vì kho báu Nước Trời ấy, chúng ta phải dấn thân hoàn toàn và triệt để, sẵn sàng hy sinh đánh đổi tất cả để chiếm được kho báu ấy. Và nhất là với các Anh chị em dự tòng là: Cha cam kết với các anh chị em dự tòng, nếu các anh chị em dùng sự khôn ngoan của Mình để chọn Chúa và hết lòng sống vì Danh Chúa, thì các anh chị em cũng sẽ được Thửa ruộng có chôn Kho báu và có được những viên ngọc quý trong vụ ngôn mà chúng ta vừa nghe. Dù rằng, các anh chị ngày hôm nay đến Nhà thờ để lãnh nhận Bí tích Rửa tội là nhằm để cưới được vợ; lấy được chồng.
Lạy Chúa, xin Chúa ban ơn cho các Anh chọ em dự tòng ngày hôm nay luôn quyết hết lòng Chọn Chúa và theo Chúa đến cùng, chứ đừng chọn Chúa vì để được cưới vợ; lấy chồng như dân gian chúng con thường hay nói là: “Lạy Đức Chúa trời Ba ngôi, con cưới được vợ con xa nhà thờ”
Sau bài giảng, cha Gioan đã xức dầu, ban Bí Tích Rửa Tội, Bí Tích Thêm Sức cho 11 anh chị em dự tòng, kể từ giờ phút nầy 11 anh chị em đã trở thành người con của Giáo Hội, của giáo xứ Tây Ninh, các anh chị em có thêm tên thánh để vị thánh đó hằng ngày bảo trợ cho mình, trong sổ sách của giáo xứ, của Giáo phận.
Phần phụng vụ Thánh Thể, lần đầu tiên các anh chị em Tân Tòng được rước Mình Thánh Chúa, khuôn mặt các anh chị em lộ rõ vẻ mặt hân hoan, trang nghiêm và sốt sắng.
Được biết: Tại giáo xứ Tây Ninh, mỗi năm có 2 khóa giáo lý dự tòng (mỗi khóa trên 4 tháng), giúp cho những anh chị em dự tòng tìm hiểu giáo lý, để họ biết về Thiên Chúa, rồi họ tin và làm đơn tình nguyện xin gia nhập vào Giáo Hội để được lãnh nhận bí tích Rửa Tội như ngày hôm nay.
Thánh lễ kết thúc với phép lành cuối lễ. Cha chánh xứ vui vẻ cầu chúc các anh chị em ngày càng lớn lên trong tình yêu Thiên Chúa, luôn sống trong niềm vui Tin Mừng và chụp hình lưu niệm với các anh chị em Tân tòng. Đó là niềm vui trong nội tâm được diễn tả qua đời sống luôn chu toàn bổn phận hằng ngày của mình, yêu thương và phục vụ tha nhân.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Xem Hình
Mở đầu thánh lễ, 11 anh chị em Dự tòng cùng những người đỡ đầu đã được cha Gioan thẩm vấn về lý do chị đến đây, và đến để xin gì. Với lời trả lời dứt khoát: thưa xin ơn đức tin của anh chị em dự tòng và lời khẳng định các anh chị em dự tòng đều xứng đáng của người đỡ đầu, cha Gioan Võ Hoàn Sinh đã mời gọi các anh chọ em dự tòng hãy hân hoan bước vào nhà thờ như bước vào cung lòng của Giáo hội, cùng tiến vào nhà thờ với 11 anh chị em có người đỡ đầu và đông đảo thân nhân, bằng hữu cùng hân hoàn đồng hành với các anh chị em trong giờ phút tràn niềm vui và trọng đại của cuộc đời của mỗi anh chị em dự tòng.
Trong bài giảng lễ, Cha Gioan Võ Hoàn Sinh chia sẽ với Cộng đoàn: Sự khôn ngoan luôn mời gọi chúng ta chọn lấy điều tốt nhất như người kia gặp thấy kho báu trong ruộng và người thương gia tìm được viên ngọc quý, họ bán tất cả tài sản của họ để mua thửa ruộng và viên ngọc quý ấy. Chúng ta, những người Kitô hữu cũng được mời gọi hãy chọn lấy điều tốt nhất cho minh để đạt được kho báu Nước Trời. Vì kho báu Nước Trời ấy, chúng ta phải dấn thân hoàn toàn và triệt để, sẵn sàng hy sinh đánh đổi tất cả để chiếm được kho báu ấy. Và nhất là với các Anh chị em dự tòng là: Cha cam kết với các anh chị em dự tòng, nếu các anh chị em dùng sự khôn ngoan của Mình để chọn Chúa và hết lòng sống vì Danh Chúa, thì các anh chị em cũng sẽ được Thửa ruộng có chôn Kho báu và có được những viên ngọc quý trong vụ ngôn mà chúng ta vừa nghe. Dù rằng, các anh chị ngày hôm nay đến Nhà thờ để lãnh nhận Bí tích Rửa tội là nhằm để cưới được vợ; lấy được chồng.
Lạy Chúa, xin Chúa ban ơn cho các Anh chọ em dự tòng ngày hôm nay luôn quyết hết lòng Chọn Chúa và theo Chúa đến cùng, chứ đừng chọn Chúa vì để được cưới vợ; lấy chồng như dân gian chúng con thường hay nói là: “Lạy Đức Chúa trời Ba ngôi, con cưới được vợ con xa nhà thờ”
Sau bài giảng, cha Gioan đã xức dầu, ban Bí Tích Rửa Tội, Bí Tích Thêm Sức cho 11 anh chị em dự tòng, kể từ giờ phút nầy 11 anh chị em đã trở thành người con của Giáo Hội, của giáo xứ Tây Ninh, các anh chị em có thêm tên thánh để vị thánh đó hằng ngày bảo trợ cho mình, trong sổ sách của giáo xứ, của Giáo phận.
Phần phụng vụ Thánh Thể, lần đầu tiên các anh chị em Tân Tòng được rước Mình Thánh Chúa, khuôn mặt các anh chị em lộ rõ vẻ mặt hân hoan, trang nghiêm và sốt sắng.
Được biết: Tại giáo xứ Tây Ninh, mỗi năm có 2 khóa giáo lý dự tòng (mỗi khóa trên 4 tháng), giúp cho những anh chị em dự tòng tìm hiểu giáo lý, để họ biết về Thiên Chúa, rồi họ tin và làm đơn tình nguyện xin gia nhập vào Giáo Hội để được lãnh nhận bí tích Rửa Tội như ngày hôm nay.
Thánh lễ kết thúc với phép lành cuối lễ. Cha chánh xứ vui vẻ cầu chúc các anh chị em ngày càng lớn lên trong tình yêu Thiên Chúa, luôn sống trong niềm vui Tin Mừng và chụp hình lưu niệm với các anh chị em Tân tòng. Đó là niềm vui trong nội tâm được diễn tả qua đời sống luôn chu toàn bổn phận hằng ngày của mình, yêu thương và phục vụ tha nhân.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Dòng Chúa Cứu Thế : Mừng Thánh Tổ Phụ Anphongsô Maria Ligôri
Người Giồng Trôm
08:22 01/08/2017
Hôm nay, 1 tháng 8 năm 2017, ngày hết sức đặc biệt với Dòng Chúa Cứu Thế trên toàn thế giới, đơn giản vì hôm nay là ngày cả Hội Dòng mừng Vị tổ phụ - đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế. Bằng nhiều hình thức, nhiều kiểu cách khác nhau như tổ chức hội thảo, hành hương, chia sẻ về đời sống của Cha Thánh Anphongsô, con cái của Ngài đã diễn tả tấm lòng tôn kính người Cha chung của Hội Dòng.
Xem Hình
Với Ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng thân thương của nhiều người gắn kết với Dòng Chúa Cứu Thế, nhiều người đã tuy tụ về đây để cùng nhau tham dự các ngày hành hương như dọn lòng để ngày hôm nay – ngày chính Lễ mừng kính Thánh Tổ được sốt sắng hơn. Trong những ngày qua, nhân đức, đời sống của Cha Thánh Anphongsô đã được gợi lại, được nung nấu thêm lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng cho người tất bạt cho cả tu sĩ trong cũng như “tu sĩ sống ngoài nhà dòng” (“tu sĩ sống ngoài dòng” là cách gọi hết sức thân thương dành cho những người có mối liên hệ nào đó như “tu xong”, như ân nhân, thân nhân của Tỉnh Dòng)
17 g 30 chiều hôm nay, cộng đoàn cùng nhau sốt sắng tham dự giờ hành hương kính Thánh Tổ qua sự hướng dẫn của Anphongsô Trần Ngọc Hướng.
Trong giờ này, Cha Anphongsô mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Thánh Anphongsô quan tâm cách đặc biệt cho người nghèo.
Qua tâm tình sốt sắng, Cha Anphongsô mời gọi cộng đoàn hướng đến với người nghèo và chia sẻ cho người nghèo ...
18 g 00, Thánh Lễ đồng tế tạ ơn được cử hành. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích – Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Cùng đồng tế với Cha Giám Tỉnh có nhiều Cha trong và ngoài cộng đoàn Tỉnh, cộng đoàn Sài Gòn nữa.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Giám Tỉnh mời gọi cộng đoàn nhìn lên cuộc đời Thánh Anphongsô đặc biệt lo phần rỗi các linh hồn, đặc biệt là những người nghèo khó bị bỏ rơi hơn cả ... ngày hôm nay chúng ta học nơi Ngài đời sống thánh thiện, hiến dâng cuộc đời cho Chúa ...
Trong bài chia sẻ Cha Vinhsơn Phạm Cao Quý chia sẻ với cộng đoàn rằng đặc biệt Thánh Anphongsô là chứng nhân của Đức Kitô nhờ lòng thương xót của Đức Mẹ. Lòng thương xót đó phát xuất từ Chúa Giêsu qua bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe.
Thánh Anphongsô trong Thần Học Luân Lý của Ngài làm sao cho người đơn sơ nhất chạm lòng thương xót Chúa nơi tòa giải tội, nơi Bí Tích Giao Hòa, điều mà Thánh Matthêu nói với chúng ta : Chúa sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ.
Loan Báo Tin Mừng cứu độ như phương thế chữa lành toàn diện. Đây là điều căn bản của Thánh Anphong sô cũng như của mỗi tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Điều này Thánh Ma thêu nói với chúng ta :Chúa trao quyền cho 12 môn đệ. Chúng ta mừng Lễ Thánh An phong sô, nhìn rất gần với chúng ta.
Tổng Công Hội các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế trong sứ vụ của thế giới bị tổn thương. Thư của Cha Tổng Quyền gửi cho Anh em trong dòng cũng như anh chị em giáo dân, sứ điệp của Ngài nhắn gửi anh chị em là chứng nhân của thế giới bị tổn thương.
Tất cả tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế cũng như anh chị em được mời gọi liên đới trong việc phục vụ Hội Thánh. Dựa vào đâu ? Chắc chắn là Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu Kitô là tâm điểm.
Hiến pháp 25 : Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế chọn Đức Kitô làm trung tâm bản vị ... sự liên hệ thi hành sứ vụ đặt trên nền tảng của Đức Kitô. Nếu không đặt vào Đức Kitô thì chúng ta sẽ chia bè chia phái thôi. Hết thời nhóm mình thì không còn gắn kết. Nếu không đặt trong bản vị Đức Kitô thì chúng ta sẽ bị chia rẽ như vậy. Kinh nghiệm sự gắn kết của Thánh Anphongsô nơi những người nghèo. Không phải đến khi làm linh mục, giám mục Thánh Anphongsô mới thăm người nghèo mà khi còn làm luật sư. Thôi thúc lo cho người nghèo làm cho Anphongsô khi làm linh mục hoàn toàn dấn thân cho người nghèo. Ngài thành lập những nguyện đường về đêm. Những nơi đó quy tụ những con người không đủ khả năng học hỏi về Thiên Chúa, qua đó, thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa. Qua những nguyện đường về đêm, Ngài chọn sứ mạng của mình để làm đặc sủng của Dòng Chúa Cứu Thế ...
Chúng ta suy niệm qua sứ vụ của Thánh Anphongsô. Nếu Đức Kitô trong Hội Đường đã công bố việc lo cho người nghèo thì trong nguyện đường về đêm, Thánh Anphongsô đã cảm nghiệm được sứ vụ : Thần Khí Ngài đã xức dầu cho tôi, Ngài sai tôi đi loan báo công bố ơn giải thoát cho người bị giam cầm, trả lại ánh sáng cho người mù lòa, người bị áp bức ... Trong Hội Đường, Đức Kitô công bố và rồi sứ mạng của Đức Kitô là sứ mạng của Dòng Chúa Cứu Thế.
Trong lời Tin Mừng theo Thánh Luca, Đức Giêsu trong Tin Mừng những người nghèo đó cụ thể nơi 3 hạng người : mùa lòa, giam vầm và áp bức. Người mù là ở giữa 3 hạng người đó. Mù là giả thiết không sáng, ở trong bóng tối, bóng tối là lãnh vực của sự dữ. Bây giờ sứ vụ Đức Giêsu đến là giải thoát con người ta một cách trọn vẹn để người ta khỏi bị giam cầm khỏi thế lực sự dữ để tự do sống tư cách con cái Thiên Chúa. Kiềm chế của sự dữ xảy ra ngay từ đầu. Lãnh tụ của bóng tối là tên lừa bịp trong sách Sáng Thế chương 3. Chúa đâu cấm hết, Chúa cấm chỉ 1 cây. Bà Eva nói Chúa cấm 1 cây. Rắn là hiện thân của Satan : Không chết chóc gì ! Khi các người ăn các người được sáng. Khi hai người ăn, mắt mở ra nhưng nhìn thấy sự trần trụi của mình.
Từ thuở đó, thế giới ở trong thế giới bị tổn thương. Từ thuở tạo dựng, Thiên Chúa đặt con người vào trong vinh quang của Ngài. Tên lừa bịp đưa con người vào trong bóng tối. Từ đó, nhân loại ở trong sự chém giết. Sự tổn thương có từ lúc đó nhưng tình thương Thiên Chúa có đó, Ngài hứa cứu độ chúng ta. Có lẽ Thánh Anphongsô kinh nghiệm trong một cuộc tranh luận cho thân chủ của mình. Ngài thấy thế giới bị tổn thương lủng đoạn bởi sự gian dối, quyền lực của sự dữ. Nơi đó, toàn là sự gian dối và người ta dùng của cải để thao túng thế giới và nơi đó sự thật không còn thể hiện. Thánh Anphongsô thấy sức lực của mình không làm được gì của một thế giới bị tổn thương. Thánh Anphongso nói : Thế gian ơi ta biết ngươi rồi !
Sứ mạng Thánh Anphongso bắt nguồn từ Đức Kitô là cá vị tương quan của mình. Chúa giải thoát chúng ta một cách toàn diện và Thánh Anphongso cho ta thấy một thế giới bị lủng đoạn bởi sự dữ. Bây giờ trong một chế độ mà người ta chủ trương vô thần, hỗn độn trong bóng tối. Một thế giới bị tổn thương.
Hai bà bán tăm ở Sóc Sơn bị nghi là bắt cóc và người ta hùa vào đánh đến nhừ tử. Trong thế giới mà sự dữ che con mắt sự sáng ... người ta không còn khả năng phân biệt đâu là sự thật, sự dữ. Người ta không còn lắng nghe nhau.
Cách đây 3 ngày, có 3 người ở Vũng Tàu, đang ngồi chơi thì bị chết vì ô văng căn nhà tình thương để nó rơi xuống. Một sự tắc trách, một sự thiếu sự sáng trong đời ta.
Ở Trà Vinh, có 3 người phụ nữ rủ nhau đi thắt cổ vì người ta phát hiện 1 trong 3 người đó đi lừa. 1 thanh niên nói có người bị yểm bùa và giải thoát. Khi phát hiện ra lừa thì đi thưa. Thưa xong sợ bị ra tòa và rủ nhau đi thắt cổ, 2 người chết và 1 người được cứu sống.
Một thế giới bị lủng đoạn bởi sự dữ, sự ác, không biết Thiên Chúa. Đấy là ơn gọi của Thánh Anphongso và các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Chúng ta mừng chúng ta vì chúng ta được mang sứ vụ của Đức Kitô. Chúng ta được giải thoát toàn diện khỏi kiềm chế của sự dữ để chúng ta đón nhận ánh sáng của Thiên Chúa. Qua lời chuyển cầu của Thánh Anphongsô chúng ta trở nên ánh sáng trong môi trường sống cụ thể của chúng ta.
Trước khi Thánh Lễ khép lại, ông Phó Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ ngỏ chút tâm tình chúc mừng Dòng Chúa Cứu Thế.
Đáp lại tấm lòng của vị đại diện, Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích cảm ơn vị đại diện cũng như cộng đoàn. Cha Giám Tỉnh nhắc lại niềm vui trong những ngày qua khi lên Tây Nguyên, Cha Giám Tỉnh thấy được con số rất phấn khởi có khoảng 30% anh chị em dân tộc thiểu số có đạo ... Cha xin cám ơn tất cả anh chị em, cám ơn tất cả những người sống sứ vụ nhà dòng. Cha xin Thánh Anphongsô ban ơn cho anh chị em không phải là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế nhưng sống tinh thần của Cha Thánh Anphong ... xin Chúa chúc lành và ban ơn cho anh chị em.
Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Cha Thánh Anphongsô xin cho Dòng Chúa Cứu Thế ngày một phát triển như lòng Chúa mong muốn và nhất là loan báo Tin Mừng cho những người nghèo khó tất bạt.
Tưởng nghĩ cũng nên nhắc lại một chút về cuộc đời của Thánh Anphongsô : Thánh Anphongsô Maria Ligôri sinh năm 1696 tại một nơi gần thành Napôli, nước Ý. Thánh nhân đạt được học vị cao trong ngành luật khi mới 16 tuổi; và đã trở thành một luật sư danh tiếng. Thế nhưng, một sai phạm trong một phiên tòa nọ đã khiến Anphongsô mất một nhiệm vụ quan trọng; và thế là Anphongsô Ligôri quyết định bỏ nghề để theo đuổi tiếng gọi đích thực là làm linh mục.
Thánh Anphongsô Maria Ligôri sinh năm 1696 tại một nơi gần thành Napôli, nước Ý. Thánh nhân đạt được học vị cao trong ngành luật khi mới 16 tuổi; và đã trở thành một luật sư danh tiếng. Thế nhưng, một sai phạm trong một phiên tòa nọ đã khiến Anphongsô mất một nhiệm vụ quan trọng; và thế là Anphongsô Ligôri quyết định bỏ nghề để theo đuổi tiếng gọi đích thực là làm linh mục.
Thân phụ Anphongsô đặt rất nhiều kỳ vọng nơi con trai mình đã cố gắng khuyên Alphongsô đừng bỏ nghề. Tuy nhiên, Alphongsô Ligôri đã quyết định. Ngài gia nhập hội dòng Diễn Giảng (do thánh Philipphê Nêri thành lập vào năm 1564); và sau đó, Thánh Anphongsô Maria Ligôri được thụ phong linh mục năm 1726. Cuộc sống của Anphongsô Ligôri rất ư bận rộn! Thánh nhân giảng dạy và viết sách. Sau đó, thánh Thánh Anphongsô Maria Ligôri thiết lập một dòng tu mới gọi là dòng Chúa Cứu Thế. Thánh nhân có những chỉ dẫn về đường thiêng liêng rất khôn ngoan; và ngài mang bình an đến cho tha nhân qua bí tích Hòa giải. Thánh Anphongsô cũng sáng tác thánh ca, chơi đàn và vẽ tranh nữa!
Thánh Anphongsô Maria Ligôri viết tất cả sáu mươi cuốn sách. Điều này thật khó tin vì ngài phải chu toàn rất nhiều trách vụ. Vả lại, Thánh Anphongsô Maria Ligôri thường hay đau bệnh. Ngài thường xuyên mắc chứng đau đầu; và để có thể làm việc liên tục, thánh Anphongsô Ligôri phải quấn một chiếc khăn lạnh trên trán.
Mặc dù bản tính tự nhiên rất nóng nảy, song Thánh Anphongsô Maria Ligôri đã cố gắng làm chủ tính khí của mình. Anphongsô Maria Ligôri khiêm nhường đến nỗi khi Đức Thánh Cha muốn đặt ngài làm giám mục vào năm 1762, ngài đã dịu dàng từ chối. Khi các sứ giả của Đức Thánh Cha đến gặp riêng Alphongsô để nói cho ngài biết ý định của Đức Thánh Cha, và họ gọi ngài bằng tước hiệu “thông thái,” Anphongsô Maria Ligôri đã trả lời: “Xin làm ơn đừng gọi tôi bằng danh xưng đó. Nó sẽ giết chết tôi mất!” Đức Thánh Cha biết rằng Anphongsô sẽ giúp ích được nhiều cho Giáo Hội nên ngài đã chỉ định Anphongsô Ligôri làm giám mục giáo phận Agatha của người Goth. Thánh Anphongsô Ligôri đã cử nhiều nhà giảng thuyết đến làm việc trong giáo phận của ngài. Họ giúp chia sẻ về tình yêu Thiên Chúa và tầm quan trọng của niềm tin Công Giáo. Anphongsô Ligôri xin các linh mục hãy giảng các bài thật đơn sơ để dân chúng dễ nắm bắt và dễ đem ra thực hành, ngài nói: “Tôi chưa khi nào giảng một bài mà người bình dân nhất trong nhà thờ không thể hiểu được!”
Khi về già, thánh Anphongsô Maria Ligôri phải chịu nhiều bệnh tật. Ngài bị què quặt vì chứng thấp khớp, bị điếc và gần như mù lòa. Ngài cũng có nhiều nỗi thất vọng và mắc bệnh trầm cảm. Nhưng thánh Anphongsô Ligôri có một lòng sùng kính thật đặc biệt đối với Đức Mẹ Maria, như chúng ta biết cuốn sách nổi tiếng của ngài có nhan đề Vinh quang Đức Mẹ Maria. Sau các thử thách là niềm vui lớn lao, bình an sâu thẳm và cái chết thánh thiện.
Thánh Anphongsô Maria Ligôri qua đời năm 1787, hưởng thọ 91 tuổi. Đến năm 1839, Đức Thánh Cha Grêgôriô XVI tôn phong Anphongsô Ligôri lên bậc hiển thánh. Còn Đức Thánh Cha Piô IX thì tôn tặng ngài tước hiệu Tiến sĩ Hội Thánh năm 1871.
18 Attachments
Xem Hình
Với Ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng thân thương của nhiều người gắn kết với Dòng Chúa Cứu Thế, nhiều người đã tuy tụ về đây để cùng nhau tham dự các ngày hành hương như dọn lòng để ngày hôm nay – ngày chính Lễ mừng kính Thánh Tổ được sốt sắng hơn. Trong những ngày qua, nhân đức, đời sống của Cha Thánh Anphongsô đã được gợi lại, được nung nấu thêm lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng cho người tất bạt cho cả tu sĩ trong cũng như “tu sĩ sống ngoài nhà dòng” (“tu sĩ sống ngoài dòng” là cách gọi hết sức thân thương dành cho những người có mối liên hệ nào đó như “tu xong”, như ân nhân, thân nhân của Tỉnh Dòng)
17 g 30 chiều hôm nay, cộng đoàn cùng nhau sốt sắng tham dự giờ hành hương kính Thánh Tổ qua sự hướng dẫn của Anphongsô Trần Ngọc Hướng.
Trong giờ này, Cha Anphongsô mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Thánh Anphongsô quan tâm cách đặc biệt cho người nghèo.
Qua tâm tình sốt sắng, Cha Anphongsô mời gọi cộng đoàn hướng đến với người nghèo và chia sẻ cho người nghèo ...
18 g 00, Thánh Lễ đồng tế tạ ơn được cử hành. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích – Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Cùng đồng tế với Cha Giám Tỉnh có nhiều Cha trong và ngoài cộng đoàn Tỉnh, cộng đoàn Sài Gòn nữa.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Giám Tỉnh mời gọi cộng đoàn nhìn lên cuộc đời Thánh Anphongsô đặc biệt lo phần rỗi các linh hồn, đặc biệt là những người nghèo khó bị bỏ rơi hơn cả ... ngày hôm nay chúng ta học nơi Ngài đời sống thánh thiện, hiến dâng cuộc đời cho Chúa ...
Trong bài chia sẻ Cha Vinhsơn Phạm Cao Quý chia sẻ với cộng đoàn rằng đặc biệt Thánh Anphongsô là chứng nhân của Đức Kitô nhờ lòng thương xót của Đức Mẹ. Lòng thương xót đó phát xuất từ Chúa Giêsu qua bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe.
Thánh Anphongsô trong Thần Học Luân Lý của Ngài làm sao cho người đơn sơ nhất chạm lòng thương xót Chúa nơi tòa giải tội, nơi Bí Tích Giao Hòa, điều mà Thánh Matthêu nói với chúng ta : Chúa sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ.
Loan Báo Tin Mừng cứu độ như phương thế chữa lành toàn diện. Đây là điều căn bản của Thánh Anphong sô cũng như của mỗi tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Điều này Thánh Ma thêu nói với chúng ta :Chúa trao quyền cho 12 môn đệ. Chúng ta mừng Lễ Thánh An phong sô, nhìn rất gần với chúng ta.
Tổng Công Hội các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế trong sứ vụ của thế giới bị tổn thương. Thư của Cha Tổng Quyền gửi cho Anh em trong dòng cũng như anh chị em giáo dân, sứ điệp của Ngài nhắn gửi anh chị em là chứng nhân của thế giới bị tổn thương.
Tất cả tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế cũng như anh chị em được mời gọi liên đới trong việc phục vụ Hội Thánh. Dựa vào đâu ? Chắc chắn là Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu Kitô là tâm điểm.
Hiến pháp 25 : Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế chọn Đức Kitô làm trung tâm bản vị ... sự liên hệ thi hành sứ vụ đặt trên nền tảng của Đức Kitô. Nếu không đặt vào Đức Kitô thì chúng ta sẽ chia bè chia phái thôi. Hết thời nhóm mình thì không còn gắn kết. Nếu không đặt trong bản vị Đức Kitô thì chúng ta sẽ bị chia rẽ như vậy. Kinh nghiệm sự gắn kết của Thánh Anphongsô nơi những người nghèo. Không phải đến khi làm linh mục, giám mục Thánh Anphongsô mới thăm người nghèo mà khi còn làm luật sư. Thôi thúc lo cho người nghèo làm cho Anphongsô khi làm linh mục hoàn toàn dấn thân cho người nghèo. Ngài thành lập những nguyện đường về đêm. Những nơi đó quy tụ những con người không đủ khả năng học hỏi về Thiên Chúa, qua đó, thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa. Qua những nguyện đường về đêm, Ngài chọn sứ mạng của mình để làm đặc sủng của Dòng Chúa Cứu Thế ...
Chúng ta suy niệm qua sứ vụ của Thánh Anphongsô. Nếu Đức Kitô trong Hội Đường đã công bố việc lo cho người nghèo thì trong nguyện đường về đêm, Thánh Anphongsô đã cảm nghiệm được sứ vụ : Thần Khí Ngài đã xức dầu cho tôi, Ngài sai tôi đi loan báo công bố ơn giải thoát cho người bị giam cầm, trả lại ánh sáng cho người mù lòa, người bị áp bức ... Trong Hội Đường, Đức Kitô công bố và rồi sứ mạng của Đức Kitô là sứ mạng của Dòng Chúa Cứu Thế.
Trong lời Tin Mừng theo Thánh Luca, Đức Giêsu trong Tin Mừng những người nghèo đó cụ thể nơi 3 hạng người : mùa lòa, giam vầm và áp bức. Người mù là ở giữa 3 hạng người đó. Mù là giả thiết không sáng, ở trong bóng tối, bóng tối là lãnh vực của sự dữ. Bây giờ sứ vụ Đức Giêsu đến là giải thoát con người ta một cách trọn vẹn để người ta khỏi bị giam cầm khỏi thế lực sự dữ để tự do sống tư cách con cái Thiên Chúa. Kiềm chế của sự dữ xảy ra ngay từ đầu. Lãnh tụ của bóng tối là tên lừa bịp trong sách Sáng Thế chương 3. Chúa đâu cấm hết, Chúa cấm chỉ 1 cây. Bà Eva nói Chúa cấm 1 cây. Rắn là hiện thân của Satan : Không chết chóc gì ! Khi các người ăn các người được sáng. Khi hai người ăn, mắt mở ra nhưng nhìn thấy sự trần trụi của mình.
Từ thuở đó, thế giới ở trong thế giới bị tổn thương. Từ thuở tạo dựng, Thiên Chúa đặt con người vào trong vinh quang của Ngài. Tên lừa bịp đưa con người vào trong bóng tối. Từ đó, nhân loại ở trong sự chém giết. Sự tổn thương có từ lúc đó nhưng tình thương Thiên Chúa có đó, Ngài hứa cứu độ chúng ta. Có lẽ Thánh Anphongsô kinh nghiệm trong một cuộc tranh luận cho thân chủ của mình. Ngài thấy thế giới bị tổn thương lủng đoạn bởi sự gian dối, quyền lực của sự dữ. Nơi đó, toàn là sự gian dối và người ta dùng của cải để thao túng thế giới và nơi đó sự thật không còn thể hiện. Thánh Anphongsô thấy sức lực của mình không làm được gì của một thế giới bị tổn thương. Thánh Anphongso nói : Thế gian ơi ta biết ngươi rồi !
Sứ mạng Thánh Anphongso bắt nguồn từ Đức Kitô là cá vị tương quan của mình. Chúa giải thoát chúng ta một cách toàn diện và Thánh Anphongso cho ta thấy một thế giới bị lủng đoạn bởi sự dữ. Bây giờ trong một chế độ mà người ta chủ trương vô thần, hỗn độn trong bóng tối. Một thế giới bị tổn thương.
Hai bà bán tăm ở Sóc Sơn bị nghi là bắt cóc và người ta hùa vào đánh đến nhừ tử. Trong thế giới mà sự dữ che con mắt sự sáng ... người ta không còn khả năng phân biệt đâu là sự thật, sự dữ. Người ta không còn lắng nghe nhau.
Cách đây 3 ngày, có 3 người ở Vũng Tàu, đang ngồi chơi thì bị chết vì ô văng căn nhà tình thương để nó rơi xuống. Một sự tắc trách, một sự thiếu sự sáng trong đời ta.
Ở Trà Vinh, có 3 người phụ nữ rủ nhau đi thắt cổ vì người ta phát hiện 1 trong 3 người đó đi lừa. 1 thanh niên nói có người bị yểm bùa và giải thoát. Khi phát hiện ra lừa thì đi thưa. Thưa xong sợ bị ra tòa và rủ nhau đi thắt cổ, 2 người chết và 1 người được cứu sống.
Một thế giới bị lủng đoạn bởi sự dữ, sự ác, không biết Thiên Chúa. Đấy là ơn gọi của Thánh Anphongso và các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Chúng ta mừng chúng ta vì chúng ta được mang sứ vụ của Đức Kitô. Chúng ta được giải thoát toàn diện khỏi kiềm chế của sự dữ để chúng ta đón nhận ánh sáng của Thiên Chúa. Qua lời chuyển cầu của Thánh Anphongsô chúng ta trở nên ánh sáng trong môi trường sống cụ thể của chúng ta.
Trước khi Thánh Lễ khép lại, ông Phó Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ ngỏ chút tâm tình chúc mừng Dòng Chúa Cứu Thế.
Đáp lại tấm lòng của vị đại diện, Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích cảm ơn vị đại diện cũng như cộng đoàn. Cha Giám Tỉnh nhắc lại niềm vui trong những ngày qua khi lên Tây Nguyên, Cha Giám Tỉnh thấy được con số rất phấn khởi có khoảng 30% anh chị em dân tộc thiểu số có đạo ... Cha xin cám ơn tất cả anh chị em, cám ơn tất cả những người sống sứ vụ nhà dòng. Cha xin Thánh Anphongsô ban ơn cho anh chị em không phải là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế nhưng sống tinh thần của Cha Thánh Anphong ... xin Chúa chúc lành và ban ơn cho anh chị em.
Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Cha Thánh Anphongsô xin cho Dòng Chúa Cứu Thế ngày một phát triển như lòng Chúa mong muốn và nhất là loan báo Tin Mừng cho những người nghèo khó tất bạt.
Tưởng nghĩ cũng nên nhắc lại một chút về cuộc đời của Thánh Anphongsô : Thánh Anphongsô Maria Ligôri sinh năm 1696 tại một nơi gần thành Napôli, nước Ý. Thánh nhân đạt được học vị cao trong ngành luật khi mới 16 tuổi; và đã trở thành một luật sư danh tiếng. Thế nhưng, một sai phạm trong một phiên tòa nọ đã khiến Anphongsô mất một nhiệm vụ quan trọng; và thế là Anphongsô Ligôri quyết định bỏ nghề để theo đuổi tiếng gọi đích thực là làm linh mục.
Thánh Anphongsô Maria Ligôri sinh năm 1696 tại một nơi gần thành Napôli, nước Ý. Thánh nhân đạt được học vị cao trong ngành luật khi mới 16 tuổi; và đã trở thành một luật sư danh tiếng. Thế nhưng, một sai phạm trong một phiên tòa nọ đã khiến Anphongsô mất một nhiệm vụ quan trọng; và thế là Anphongsô Ligôri quyết định bỏ nghề để theo đuổi tiếng gọi đích thực là làm linh mục.
Thân phụ Anphongsô đặt rất nhiều kỳ vọng nơi con trai mình đã cố gắng khuyên Alphongsô đừng bỏ nghề. Tuy nhiên, Alphongsô Ligôri đã quyết định. Ngài gia nhập hội dòng Diễn Giảng (do thánh Philipphê Nêri thành lập vào năm 1564); và sau đó, Thánh Anphongsô Maria Ligôri được thụ phong linh mục năm 1726. Cuộc sống của Anphongsô Ligôri rất ư bận rộn! Thánh nhân giảng dạy và viết sách. Sau đó, thánh Thánh Anphongsô Maria Ligôri thiết lập một dòng tu mới gọi là dòng Chúa Cứu Thế. Thánh nhân có những chỉ dẫn về đường thiêng liêng rất khôn ngoan; và ngài mang bình an đến cho tha nhân qua bí tích Hòa giải. Thánh Anphongsô cũng sáng tác thánh ca, chơi đàn và vẽ tranh nữa!
Thánh Anphongsô Maria Ligôri viết tất cả sáu mươi cuốn sách. Điều này thật khó tin vì ngài phải chu toàn rất nhiều trách vụ. Vả lại, Thánh Anphongsô Maria Ligôri thường hay đau bệnh. Ngài thường xuyên mắc chứng đau đầu; và để có thể làm việc liên tục, thánh Anphongsô Ligôri phải quấn một chiếc khăn lạnh trên trán.
Mặc dù bản tính tự nhiên rất nóng nảy, song Thánh Anphongsô Maria Ligôri đã cố gắng làm chủ tính khí của mình. Anphongsô Maria Ligôri khiêm nhường đến nỗi khi Đức Thánh Cha muốn đặt ngài làm giám mục vào năm 1762, ngài đã dịu dàng từ chối. Khi các sứ giả của Đức Thánh Cha đến gặp riêng Alphongsô để nói cho ngài biết ý định của Đức Thánh Cha, và họ gọi ngài bằng tước hiệu “thông thái,” Anphongsô Maria Ligôri đã trả lời: “Xin làm ơn đừng gọi tôi bằng danh xưng đó. Nó sẽ giết chết tôi mất!” Đức Thánh Cha biết rằng Anphongsô sẽ giúp ích được nhiều cho Giáo Hội nên ngài đã chỉ định Anphongsô Ligôri làm giám mục giáo phận Agatha của người Goth. Thánh Anphongsô Ligôri đã cử nhiều nhà giảng thuyết đến làm việc trong giáo phận của ngài. Họ giúp chia sẻ về tình yêu Thiên Chúa và tầm quan trọng của niềm tin Công Giáo. Anphongsô Ligôri xin các linh mục hãy giảng các bài thật đơn sơ để dân chúng dễ nắm bắt và dễ đem ra thực hành, ngài nói: “Tôi chưa khi nào giảng một bài mà người bình dân nhất trong nhà thờ không thể hiểu được!”
Khi về già, thánh Anphongsô Maria Ligôri phải chịu nhiều bệnh tật. Ngài bị què quặt vì chứng thấp khớp, bị điếc và gần như mù lòa. Ngài cũng có nhiều nỗi thất vọng và mắc bệnh trầm cảm. Nhưng thánh Anphongsô Ligôri có một lòng sùng kính thật đặc biệt đối với Đức Mẹ Maria, như chúng ta biết cuốn sách nổi tiếng của ngài có nhan đề Vinh quang Đức Mẹ Maria. Sau các thử thách là niềm vui lớn lao, bình an sâu thẳm và cái chết thánh thiện.
Thánh Anphongsô Maria Ligôri qua đời năm 1787, hưởng thọ 91 tuổi. Đến năm 1839, Đức Thánh Cha Grêgôriô XVI tôn phong Anphongsô Ligôri lên bậc hiển thánh. Còn Đức Thánh Cha Piô IX thì tôn tặng ngài tước hiệu Tiến sĩ Hội Thánh năm 1871.
18 Attachments
Đền Thánh Tử Đạo Hải Dương, Hố Nai : Mừng Lễ Thánh Phêrô Juliano Eymand Tổ Phụ Và Lễ Khấn Lần Đầu
Người Giồng Trôm
14:52 01/08/2017
Nhân dịp mừng Thánh Thánh Phêrô Juliano Eymand tổ phụ - Đấng sáng lập Dòng Thánh Thể. Đền Thánh Tử Đạo Giáo xứ Hải Dương - Giáo Hạt Hố Nai - Giáo Phận Xuân Lộc đã long trọng dâng Lễ mừng kính Ngài.
Trong Thánh Lễ hết sức đặc biệt này, có 9 Thầy được tuyên khấn lần đầu trong Dòng Thánh Thể.
Xem Hình
Một chút cuộc đời của Cha Thánh Phêrô Juliano Eymand.
Thánh Juliano Eymand Linh mục, sinh năm 1811 tại một ngôi làng nhỏ thuộc Giáo Phận Grenop nước Pháp, và Thụ phong Linh mục năm 1834.
Cha Eymand có một tình yêu nồng cháy đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, Ngài bị lôi cuốn vào sự hiện diện của Chúa trong Bí Tích Cực Trọng này. Thánh Nhân nài xin Lòng Thương Xót và Tình Yêu của Chúa Giêsu chạm tới mọi người, như Ngài đã được Thánh Thể Chúa đụng chạm tới.
Năm 1856, với sự chấp thuận của Bề Trên, Cha đã thiết lập một hội dòng cho các linh mục chuyên tôn thờ Thánh Thể, các Ngài được biết đến với tước hiệu (những linh mục của Bí Tích Thánh Thể).
Năm 18 58, Cha Eymand có lập thêm một dòng nữ gọi là Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể.
Bằng gương hy sinh và đời sống chứng nhân của tình yêu, Cha Eymand đã giúp cho nhiều người tìm thấy ơn gọi của họ.
Ngài về nhà Cha ngày 01.08.1868
Ngày 09.12.1962, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã Tôn Phong Ngài lên bậc Hiển Thánh.
Nhân dịp Mừng Lễ cũng như Thánh lễ tuyên khấn, ta cùng nhau xin Cha Thánh Eymand phù hộ cho các Tân Khấn Sinh được trung thành giữ những lời đã tuyên khấn, và noi theo gương của Thánh Nhân, hy sinh để Lòng Thương Xót của Chúa đụng chạm đến các Linh hồn cần đến Lòng Thương Xót của Chúa.
Trong Thánh Lễ hết sức đặc biệt này, có 9 Thầy được tuyên khấn lần đầu trong Dòng Thánh Thể.
Xem Hình
Một chút cuộc đời của Cha Thánh Phêrô Juliano Eymand.
Thánh Juliano Eymand Linh mục, sinh năm 1811 tại một ngôi làng nhỏ thuộc Giáo Phận Grenop nước Pháp, và Thụ phong Linh mục năm 1834.
Cha Eymand có một tình yêu nồng cháy đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, Ngài bị lôi cuốn vào sự hiện diện của Chúa trong Bí Tích Cực Trọng này. Thánh Nhân nài xin Lòng Thương Xót và Tình Yêu của Chúa Giêsu chạm tới mọi người, như Ngài đã được Thánh Thể Chúa đụng chạm tới.
Năm 1856, với sự chấp thuận của Bề Trên, Cha đã thiết lập một hội dòng cho các linh mục chuyên tôn thờ Thánh Thể, các Ngài được biết đến với tước hiệu (những linh mục của Bí Tích Thánh Thể).
Năm 18 58, Cha Eymand có lập thêm một dòng nữ gọi là Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể.
Bằng gương hy sinh và đời sống chứng nhân của tình yêu, Cha Eymand đã giúp cho nhiều người tìm thấy ơn gọi của họ.
Ngài về nhà Cha ngày 01.08.1868
Ngày 09.12.1962, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã Tôn Phong Ngài lên bậc Hiển Thánh.
Nhân dịp Mừng Lễ cũng như Thánh lễ tuyên khấn, ta cùng nhau xin Cha Thánh Eymand phù hộ cho các Tân Khấn Sinh được trung thành giữ những lời đã tuyên khấn, và noi theo gương của Thánh Nhân, hy sinh để Lòng Thương Xót của Chúa đụng chạm đến các Linh hồn cần đến Lòng Thương Xót của Chúa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Có thể mang áo các phép không phải màu trắng không?
Nguyễn Trọng Đa
08:37 01/08/2017
Nói thêm về Bánh Thánh được lưu giữ.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Con được biết rằng một số linh mục trong giáo phận đã ra lệnh cho các người giúp lễ mang áo các phép (surplice) màu xanh hoặc màu đỏ. Con tin rằng điều đó là không đúng với biểu tượng và sự phát triển lịch sử của áo các phép. Vậy xin cha cung cấp cho chúng con một lời giải thích rõ ràng về lý do tại sao áo các phép phải luôn là màu trắng. - J. D., thành phố Caloocan, Philippines.
Đáp: Theo Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma:
"336. Phẩm phục cho mọi thừa tác viên có chức thánh hay có thừa tác vụ thuộc bất cứ cấp bậc nào là áo trắng dài (alba) có dây thắt lưng, ngoại trừ áo được may dính liền với thân thể nên không cần dây. Trước khi mặc áo alba, nếu nó không che kín áo thường xung quanh cổ, thì dùng khăn vai. Không được thay thế áo alba bằng áo các phép, cũng không được mặc một áo dài tới gót thay cho áo alba, khi phải mặc áo lễ hay áo phó tế, hoặc, theo luật, chỉ mang có dây stola mà không có áo lễ hay áo phó tế.
"339. Thầy giúp lễ, đọc sách, và các người giúp giáo dân khác có thể mặc áo alba hay áo nào khác được Hội Ðồng Giám Mục chấp thuận hợp pháp cho từng miền (xem số 390)” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Đây là quy tắc chung cho giáo sĩ và thừa tác viên có chức thánh.
Mặc dù các sách phụng vụ xác định khi nào một áo trắng dài hoặc áo lễ phải được sử dụng, nhưng sách không thực sự định nghĩa hoặc thậm chí mô tả áo như thế nào. Có vẻ như luật giả định rằng mọi người biết áo trắng dài là gì và áo các phép là gì, hình thức nào của chúng là truyền thống và hình thức nào là không truyền thống.
Đối với giáo sĩ và các thừa tác viên có chức thánh, áo trắng dài là luôn màu trắng, như được nêu ra bởi tên của nó từ tiếng Latinh là màu trắng: albus, alba, album (trắng).
Áo các phép có lẽ có nguồn gốc thời Trung cổ ở Pháp, tại đó trong mùa đông khắc nghiệt, các ca viên ca đoàn thường chống rét bằng mang thêm da động vật. Bởi vì điều này là ít thanh lịch, nên một chiếc áo rộng đã được phát triển, mang choàng trên da (từ Pháp cổ sourpelis, từ tiếng Latinh Trung cổ superpellicium, từ chữ super ‘trên’ và pellicia ‘áo da thú’). Theo thời gian, chiếc áo rộng này, mặc ngoài áo dòng, được phép thay thế cho áo trắng dài, trong các buổi lễ không đòi hỏi phải mặc áo lễ hoặc áo phó tế. Vì vậy, nó đã trở nên khá phổ biến trong các dịp Rửa tội hoặc chầu Thánh Thể. Vì nó thay thế cho áo trắng dài, nên áo các phép luôn là màu trắng.
Đã có nhiều thay đổi về kiểu cách qua các thế kỷ, và trong khi vẫn là trắng hoặc trắng nhạt, cả áo trắng dài và áo các phép đều được trang trí với các hình ren và thêu thùa khác nhau.
Đối với các người giúp lễ, đặc biệt là trẻ em, các tập tục về áo các phép hoặc áo dòng (cassock) của ngưởi giúp lễ đã phần nào là linh hoạt hơn, và cho phép một số màu sắc và hình thức khác nhau. Thí dụ, ở Ý, một số nơi sử dụng "áo Tarcissian". Đây là một loại áo trắng dài nhạt, với hai sọc đỏ chạy từ trên vai xuống sát đất, do đó gợi lên chiếc áo khoác thời Rôma cổ đại. Áo này không đi kèm với áo các phép.
Ngoài ra, ở một số quốc gia Bắc Âu, như Ba Lan và các nước vùng Baltic, áo các phép màu trắng được mang bên ngoài y phục thông thường, không có áo dòng, thường được xem như một lễ phục thích hợp cho các người giúp lễ.
Ở các nơi khác, ít nhất là trong các dịp lễ trọng, một tấm vải màu choàng vai cũng được dùng trên chiếc áo dòng, có thêm hoặc không có áo các phép màu trắng.
Các qui định chính thức, ở nơi nào chúng tồn tại, có xu hướng đưa ra các nguyên tắc chung, và không đưa ra chi tiết quá mức.
Do đó, Ủy ban Phụng vụ của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã ban hành các qui định như sau:
"1. Mặc dù việc thiết định thừa tác viên Giúp lễ được dành riêng cho phái nam, Giám mục giáo phận có thể cho phép các chức năng phụng vụ của thừa tác viên Giúp lễ được thực hiện bởi các người giúp lễ, đàn ông hay đàn bà, thiếu niên nam hay thiếu nữ. Những người như vậy có thể thực hiện tất cả các chức năng được liệt kê ở số 100 (trừ việc cho Rước Lễ), các số 187-190, và số 193 của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma.
"Việc xác định rằng phụ nữ và thiếu nữ có thể hoạt động như người giúp lễ trong phụng vụ nên được thực hiện bởi Giám mục ở cấp giáo phận, để có thể có một chính sách giáo phận đồng nhất.
"2. Không có sự phân biệt giữa các chức năng được thực hiện trong khu vực cung thánh bởi đàn ông và thiếu niên nam, và các chức năng bởi phụ nữ và thiếu nữ. Thuật ngữ "người giúp lễ" nên được sử dụng cho các người thực hiện chức năng của thừa tác viên Giúp lễ.
"3. Các người giúp lễ nên đủ chín chắn để hiểu được trách nhiệm của mình, và thực hiện chúng thật tốt và với sự kính trọng hợp lý. Họ cần là người đã rước lễ lần đầu, và thường Rước lễ mỗi khi họ tham dự phụng vụ.
"6. Các thừa tác viên Giúp lễ, người giúp lễ, người đọc sách, và các thừa tác viên giáo dân khác có thể mang áo trắng dài, hoặc lễ phục phù hợp, hoặc y phục thích đáng hoặc trang nghiêm khác. (Qui chế tổng quát Sách Lễ Rôma, số 339). Tất cả các ngưởi giúp lễ mang lễ phục phụng vụ tương tự".
Các điều này đã được phản ánh trong các hướng dẫn của một số Giám mục địa phương. Chúng tôi xin cung cấp bốn thí dụ từ các khu vực khác nhau của Hoa Kỳ:
- "Y phục: Trong các hoàn cảnh bình thường, các người giúp lễ nên mang y phục. Điều này là nằm trong truyền thống của Giáo Hội, và ngăn ngừa các khó khăn liên quan đến lễ phục phù hợp cho các thừa tác viên này. Lễ phục thích hợp cho các người giúp lễ là áo trắng dài, tốt nhất là màu trắng. (Trong các giáo xứ nào mà người giúp lễ mang áo dòng và áo các phép, các hướng dẫn này không ngụ ý rằng giáo xứ ấy phải ngay lập tức thay thế áo dòng và áo các phép bằng áo trắng dài. Tuy nhiên, khi nào trang phục hiện tại cần được thay thế, lễ phục thích hợp là vải màu trắng)".
- "Lễ phục - Tại các giáo xứ sử dụng lễ phục, một áo trắng dài đơn giản phản ánh gốc rễ rửa tội của mọi thừa tác. Nó nên được sạch sẽ, vừa khít, với vớ phù hợp và giày nên được mang. Áo dòng vả áo các phép, gợi nhớ bậc giáo sĩ, không nên được mang bởi các thừa tác viên giáo dân. Tất cả các ngưởi giúp lễ nên mang lễ phục giống nhau".
- "Các giáo xứ có thể xem xét một số kiểu áo trắng dài nhạt để sử dụng cho các người giúp lễ, hoặc họ có thể mang áo dòng và áo các phép. Phong cách doanh nhân của y phục có thể được coi là thích hợp cho các người lớn giúp lễ, nhưng tất cả mọi người nên xem là cần thiết để ăn mặc nghiêm chỉnh xứng đáng, vốn là phù hợp với cử hành Thánh Thể. Tại tất cả các buổi lễ, các người giúp lễ phải là gọn gàng, sạch sẽ, và ăn mặc đơn giản để không thu hút sự chú ý vào họ".
- "Các người lớn giúp lễ nên có trang phục phù hợp với việc cử hành Thánh lễ. Một phong cách ăn mặc chuyên nghiệp là thích hợp, hoặc có thể mang một áo trắng dài. Nếu cả người lớn và thiếu niên cùng giúp lễ, tất cả đều nên có trang phục giống nhau, phù hợp với thừa tác này. Thiếu niên Giúp lễ nên mặc áo trắng dài hoặc áo dòng, và áo các phép. Cho dù lựa chọn là như thế nào, cần phải có nhiều kích cở của áo, để mọi người giúp lễ có y phục phù hợp với mình cho bất cứ buổi phụng vụ nào. Tại tất cả các buổi lễ, các người giúp lễ phải là gọn gàng, sạch sẽ và ăn mặc đơn giản".
Một giáo phận lớn của Mêxicô có qui định sau đây.
"Về người giúp lễ, y phục của họ nên là khác biệt với lễ phục phụng vụ. Đúng là phải có áo dài tới chân và có màu khác với áo dòng đen của giáo sĩ, phù hợp với truyền thống, vốn đề xuất việc sử dụng áo dòng màu đỏ, với áo các phép cho các người giúp lễ trẻ tuổi. Đối với người trưởng thành giúp lễ, họ chỉ cần ăn mặc một cách trang nghiêm, sao cho phù hợp với sự tham gia của họ trong việc cử hành phụng vụ. Điều này cũng áp dụng cho các ca viên, người xướng Thánh vịnh và các thừa tác viên giáo dân".
Tôi đã không có điều kiện để tìm thấy các qui chế đặc biệt ở Philippines.
Từ những gì chúng ta đã thấy, có một số nguyên tắc tổng thể vốn cung cấp sự linh hoạt rộng rãi. Tuy nhiên, chúng tôi không thể nêu ra bất kỳ qui định chính thức nào, vốn có thể nói rằng áo các phép màu sắc là bị cấm.
Chúng ta có thể khẳng định với sự tự tin rằng màu trắng hoặc trắng nhạt là màu thích hợp, vì áo các phép thay thế áo trắng dài.
Tương tự như vậy, chúng ta có thể nói rằng về mặt lịch sử, cho dù người giúp lễ mang áo dòng màu sắc nào cũng được, nhưng áo các phép luôn là màu trắng.
Do đó, việc giới thiệu áo các phép màu sắc là một sự đổi mới, nhưng trong khi không có luật phổ quát nào cấm dùng nó, việc này không có nền tảng trong truyền thống phụng vụ Công Giáo, và phải được coi là một thứ mốt nhất thời, hay sự mới lạ.
Hỏi 2: Sau khi tôi trả lời về việc lưu giữ Bánh Thánh, trong bài ngày 5-7-2017, một độc giả từ Birmingham, Anh Quốc, viết: "Câu trả lời của cha khiến cho con đặt câu hỏi khác. Con nhận thấy rằng nhiều linh mục, để làm điều này, các ngài lưu giữ Bánh Thánh được truyền phép trong Thánh lễ hôm nay, vả cho giáo dân Rước Mình Thánh được truyền phép trong Thánh lễ ngày trước đó. Thưa cha, có luật nào nói về việc này không, bởi vì con cảm thấy rằng mọi người nên rước Mình Thánh được truyền phép trong Thánh lễ mà họ đang tham dự? Vấn đề là rằng một số Bánh Thánh, thường là nhiều, có thể được lưu giữ trong nhà tạm lâu hơn hai tuần, mà cha đã đề cập đến.
Đáp: Tôi sẽ nói ngay rằng có lẽ không có giải pháp nào là hoàn hảo cả. Ngay cả ở những nơi như các tu viện, nơi mà số người Rước Lễ được biết khá chính xác, sẽ luôn cần ít nhất một số Bánh Thánh để dành cho của ăn đàng, hoặc Bánh Thánh lớn để chầu Thánh Thể.
Cách thức thích hợp nhất để đổi mới Bánh Thánh là cho tín hữu Rước Bánh Thánh đã được lưu giữ.
Do đó, mặc dù lý tưởng là Rước Bánh Thánh được truyền phép trong cùng một Thánh Lễ, sẽ luôn có một số dịp mà các tín hữu sẽ Rước Bánh Thánh được truyền phép trong Thánh lễ trước. Mặc dù là kém hoàn hảo về quan điểm của dấu hiệu, không có sự khác biệt nào trong sự hiện diện của Chúa Kitô, và mỗi sự Rước lễ lả sự tham dự vào hy tế của Chúa Kitô.
Trong hoàn cảnh giáo xứ, một nỗ lực cần làm là khuyến khích thành thói quen cho càng nhiều người Rước lễ trong cùng một Thánh lễ, tính toán lượng Bánh lễ cao hơn thực tế một chút là tốt nhất.
Số lượng Bánh Thánh được lưu giữ cần phải tương ứng với nhu cầu của người bệnh, nhưng không nhiều quá mức. Bằng cách này, có thể đổi mới Bánh Thánh thường xuyên, bằng cách cho tín hữu Rước Bánh Thánh từ nhà tạm vào một số ngày nào đó, không đều đặn mỗi ngày, và không cho mọi tín hữu trong một ngày. (Zenit.org 1-8-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Con được biết rằng một số linh mục trong giáo phận đã ra lệnh cho các người giúp lễ mang áo các phép (surplice) màu xanh hoặc màu đỏ. Con tin rằng điều đó là không đúng với biểu tượng và sự phát triển lịch sử của áo các phép. Vậy xin cha cung cấp cho chúng con một lời giải thích rõ ràng về lý do tại sao áo các phép phải luôn là màu trắng. - J. D., thành phố Caloocan, Philippines.
Đáp: Theo Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma:
"336. Phẩm phục cho mọi thừa tác viên có chức thánh hay có thừa tác vụ thuộc bất cứ cấp bậc nào là áo trắng dài (alba) có dây thắt lưng, ngoại trừ áo được may dính liền với thân thể nên không cần dây. Trước khi mặc áo alba, nếu nó không che kín áo thường xung quanh cổ, thì dùng khăn vai. Không được thay thế áo alba bằng áo các phép, cũng không được mặc một áo dài tới gót thay cho áo alba, khi phải mặc áo lễ hay áo phó tế, hoặc, theo luật, chỉ mang có dây stola mà không có áo lễ hay áo phó tế.
"339. Thầy giúp lễ, đọc sách, và các người giúp giáo dân khác có thể mặc áo alba hay áo nào khác được Hội Ðồng Giám Mục chấp thuận hợp pháp cho từng miền (xem số 390)” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Đây là quy tắc chung cho giáo sĩ và thừa tác viên có chức thánh.
Mặc dù các sách phụng vụ xác định khi nào một áo trắng dài hoặc áo lễ phải được sử dụng, nhưng sách không thực sự định nghĩa hoặc thậm chí mô tả áo như thế nào. Có vẻ như luật giả định rằng mọi người biết áo trắng dài là gì và áo các phép là gì, hình thức nào của chúng là truyền thống và hình thức nào là không truyền thống.
Đối với giáo sĩ và các thừa tác viên có chức thánh, áo trắng dài là luôn màu trắng, như được nêu ra bởi tên của nó từ tiếng Latinh là màu trắng: albus, alba, album (trắng).
Áo các phép có lẽ có nguồn gốc thời Trung cổ ở Pháp, tại đó trong mùa đông khắc nghiệt, các ca viên ca đoàn thường chống rét bằng mang thêm da động vật. Bởi vì điều này là ít thanh lịch, nên một chiếc áo rộng đã được phát triển, mang choàng trên da (từ Pháp cổ sourpelis, từ tiếng Latinh Trung cổ superpellicium, từ chữ super ‘trên’ và pellicia ‘áo da thú’). Theo thời gian, chiếc áo rộng này, mặc ngoài áo dòng, được phép thay thế cho áo trắng dài, trong các buổi lễ không đòi hỏi phải mặc áo lễ hoặc áo phó tế. Vì vậy, nó đã trở nên khá phổ biến trong các dịp Rửa tội hoặc chầu Thánh Thể. Vì nó thay thế cho áo trắng dài, nên áo các phép luôn là màu trắng.
Đã có nhiều thay đổi về kiểu cách qua các thế kỷ, và trong khi vẫn là trắng hoặc trắng nhạt, cả áo trắng dài và áo các phép đều được trang trí với các hình ren và thêu thùa khác nhau.
Đối với các người giúp lễ, đặc biệt là trẻ em, các tập tục về áo các phép hoặc áo dòng (cassock) của ngưởi giúp lễ đã phần nào là linh hoạt hơn, và cho phép một số màu sắc và hình thức khác nhau. Thí dụ, ở Ý, một số nơi sử dụng "áo Tarcissian". Đây là một loại áo trắng dài nhạt, với hai sọc đỏ chạy từ trên vai xuống sát đất, do đó gợi lên chiếc áo khoác thời Rôma cổ đại. Áo này không đi kèm với áo các phép.
Ngoài ra, ở một số quốc gia Bắc Âu, như Ba Lan và các nước vùng Baltic, áo các phép màu trắng được mang bên ngoài y phục thông thường, không có áo dòng, thường được xem như một lễ phục thích hợp cho các người giúp lễ.
Ở các nơi khác, ít nhất là trong các dịp lễ trọng, một tấm vải màu choàng vai cũng được dùng trên chiếc áo dòng, có thêm hoặc không có áo các phép màu trắng.
Các qui định chính thức, ở nơi nào chúng tồn tại, có xu hướng đưa ra các nguyên tắc chung, và không đưa ra chi tiết quá mức.
Do đó, Ủy ban Phụng vụ của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã ban hành các qui định như sau:
"1. Mặc dù việc thiết định thừa tác viên Giúp lễ được dành riêng cho phái nam, Giám mục giáo phận có thể cho phép các chức năng phụng vụ của thừa tác viên Giúp lễ được thực hiện bởi các người giúp lễ, đàn ông hay đàn bà, thiếu niên nam hay thiếu nữ. Những người như vậy có thể thực hiện tất cả các chức năng được liệt kê ở số 100 (trừ việc cho Rước Lễ), các số 187-190, và số 193 của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma.
"Việc xác định rằng phụ nữ và thiếu nữ có thể hoạt động như người giúp lễ trong phụng vụ nên được thực hiện bởi Giám mục ở cấp giáo phận, để có thể có một chính sách giáo phận đồng nhất.
"2. Không có sự phân biệt giữa các chức năng được thực hiện trong khu vực cung thánh bởi đàn ông và thiếu niên nam, và các chức năng bởi phụ nữ và thiếu nữ. Thuật ngữ "người giúp lễ" nên được sử dụng cho các người thực hiện chức năng của thừa tác viên Giúp lễ.
"3. Các người giúp lễ nên đủ chín chắn để hiểu được trách nhiệm của mình, và thực hiện chúng thật tốt và với sự kính trọng hợp lý. Họ cần là người đã rước lễ lần đầu, và thường Rước lễ mỗi khi họ tham dự phụng vụ.
"6. Các thừa tác viên Giúp lễ, người giúp lễ, người đọc sách, và các thừa tác viên giáo dân khác có thể mang áo trắng dài, hoặc lễ phục phù hợp, hoặc y phục thích đáng hoặc trang nghiêm khác. (Qui chế tổng quát Sách Lễ Rôma, số 339). Tất cả các ngưởi giúp lễ mang lễ phục phụng vụ tương tự".
Các điều này đã được phản ánh trong các hướng dẫn của một số Giám mục địa phương. Chúng tôi xin cung cấp bốn thí dụ từ các khu vực khác nhau của Hoa Kỳ:
- "Y phục: Trong các hoàn cảnh bình thường, các người giúp lễ nên mang y phục. Điều này là nằm trong truyền thống của Giáo Hội, và ngăn ngừa các khó khăn liên quan đến lễ phục phù hợp cho các thừa tác viên này. Lễ phục thích hợp cho các người giúp lễ là áo trắng dài, tốt nhất là màu trắng. (Trong các giáo xứ nào mà người giúp lễ mang áo dòng và áo các phép, các hướng dẫn này không ngụ ý rằng giáo xứ ấy phải ngay lập tức thay thế áo dòng và áo các phép bằng áo trắng dài. Tuy nhiên, khi nào trang phục hiện tại cần được thay thế, lễ phục thích hợp là vải màu trắng)".
- "Lễ phục - Tại các giáo xứ sử dụng lễ phục, một áo trắng dài đơn giản phản ánh gốc rễ rửa tội của mọi thừa tác. Nó nên được sạch sẽ, vừa khít, với vớ phù hợp và giày nên được mang. Áo dòng vả áo các phép, gợi nhớ bậc giáo sĩ, không nên được mang bởi các thừa tác viên giáo dân. Tất cả các ngưởi giúp lễ nên mang lễ phục giống nhau".
- "Các giáo xứ có thể xem xét một số kiểu áo trắng dài nhạt để sử dụng cho các người giúp lễ, hoặc họ có thể mang áo dòng và áo các phép. Phong cách doanh nhân của y phục có thể được coi là thích hợp cho các người lớn giúp lễ, nhưng tất cả mọi người nên xem là cần thiết để ăn mặc nghiêm chỉnh xứng đáng, vốn là phù hợp với cử hành Thánh Thể. Tại tất cả các buổi lễ, các người giúp lễ phải là gọn gàng, sạch sẽ, và ăn mặc đơn giản để không thu hút sự chú ý vào họ".
- "Các người lớn giúp lễ nên có trang phục phù hợp với việc cử hành Thánh lễ. Một phong cách ăn mặc chuyên nghiệp là thích hợp, hoặc có thể mang một áo trắng dài. Nếu cả người lớn và thiếu niên cùng giúp lễ, tất cả đều nên có trang phục giống nhau, phù hợp với thừa tác này. Thiếu niên Giúp lễ nên mặc áo trắng dài hoặc áo dòng, và áo các phép. Cho dù lựa chọn là như thế nào, cần phải có nhiều kích cở của áo, để mọi người giúp lễ có y phục phù hợp với mình cho bất cứ buổi phụng vụ nào. Tại tất cả các buổi lễ, các người giúp lễ phải là gọn gàng, sạch sẽ và ăn mặc đơn giản".
Một giáo phận lớn của Mêxicô có qui định sau đây.
"Về người giúp lễ, y phục của họ nên là khác biệt với lễ phục phụng vụ. Đúng là phải có áo dài tới chân và có màu khác với áo dòng đen của giáo sĩ, phù hợp với truyền thống, vốn đề xuất việc sử dụng áo dòng màu đỏ, với áo các phép cho các người giúp lễ trẻ tuổi. Đối với người trưởng thành giúp lễ, họ chỉ cần ăn mặc một cách trang nghiêm, sao cho phù hợp với sự tham gia của họ trong việc cử hành phụng vụ. Điều này cũng áp dụng cho các ca viên, người xướng Thánh vịnh và các thừa tác viên giáo dân".
Tôi đã không có điều kiện để tìm thấy các qui chế đặc biệt ở Philippines.
Từ những gì chúng ta đã thấy, có một số nguyên tắc tổng thể vốn cung cấp sự linh hoạt rộng rãi. Tuy nhiên, chúng tôi không thể nêu ra bất kỳ qui định chính thức nào, vốn có thể nói rằng áo các phép màu sắc là bị cấm.
Chúng ta có thể khẳng định với sự tự tin rằng màu trắng hoặc trắng nhạt là màu thích hợp, vì áo các phép thay thế áo trắng dài.
Tương tự như vậy, chúng ta có thể nói rằng về mặt lịch sử, cho dù người giúp lễ mang áo dòng màu sắc nào cũng được, nhưng áo các phép luôn là màu trắng.
Do đó, việc giới thiệu áo các phép màu sắc là một sự đổi mới, nhưng trong khi không có luật phổ quát nào cấm dùng nó, việc này không có nền tảng trong truyền thống phụng vụ Công Giáo, và phải được coi là một thứ mốt nhất thời, hay sự mới lạ.
Hỏi 2: Sau khi tôi trả lời về việc lưu giữ Bánh Thánh, trong bài ngày 5-7-2017, một độc giả từ Birmingham, Anh Quốc, viết: "Câu trả lời của cha khiến cho con đặt câu hỏi khác. Con nhận thấy rằng nhiều linh mục, để làm điều này, các ngài lưu giữ Bánh Thánh được truyền phép trong Thánh lễ hôm nay, vả cho giáo dân Rước Mình Thánh được truyền phép trong Thánh lễ ngày trước đó. Thưa cha, có luật nào nói về việc này không, bởi vì con cảm thấy rằng mọi người nên rước Mình Thánh được truyền phép trong Thánh lễ mà họ đang tham dự? Vấn đề là rằng một số Bánh Thánh, thường là nhiều, có thể được lưu giữ trong nhà tạm lâu hơn hai tuần, mà cha đã đề cập đến.
Đáp: Tôi sẽ nói ngay rằng có lẽ không có giải pháp nào là hoàn hảo cả. Ngay cả ở những nơi như các tu viện, nơi mà số người Rước Lễ được biết khá chính xác, sẽ luôn cần ít nhất một số Bánh Thánh để dành cho của ăn đàng, hoặc Bánh Thánh lớn để chầu Thánh Thể.
Cách thức thích hợp nhất để đổi mới Bánh Thánh là cho tín hữu Rước Bánh Thánh đã được lưu giữ.
Do đó, mặc dù lý tưởng là Rước Bánh Thánh được truyền phép trong cùng một Thánh Lễ, sẽ luôn có một số dịp mà các tín hữu sẽ Rước Bánh Thánh được truyền phép trong Thánh lễ trước. Mặc dù là kém hoàn hảo về quan điểm của dấu hiệu, không có sự khác biệt nào trong sự hiện diện của Chúa Kitô, và mỗi sự Rước lễ lả sự tham dự vào hy tế của Chúa Kitô.
Trong hoàn cảnh giáo xứ, một nỗ lực cần làm là khuyến khích thành thói quen cho càng nhiều người Rước lễ trong cùng một Thánh lễ, tính toán lượng Bánh lễ cao hơn thực tế một chút là tốt nhất.
Số lượng Bánh Thánh được lưu giữ cần phải tương ứng với nhu cầu của người bệnh, nhưng không nhiều quá mức. Bằng cách này, có thể đổi mới Bánh Thánh thường xuyên, bằng cách cho tín hữu Rước Bánh Thánh từ nhà tạm vào một số ngày nào đó, không đều đặn mỗi ngày, và không cho mọi tín hữu trong một ngày. (Zenit.org 1-8-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Đời
Nguyễn Trung Tây, Lm (SVD)
18:39 01/08/2017
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Có những con đường
dài sâu hun hút!
Lữ khách rùng mình
ngại bước chân!
Giây phút đó,
ngẩng đầu gọi tên Chúa!
(NTT)
VietCatholic TV
Video Kinh Thánh: Đức Giêsu tẩy uế Đền Thờ .
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:11 01/08/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
18 Người Do-thái hỏi Đức Giê-su: "Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế? "19 Đức Giê-su đáp: "Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại."20 Người Do-thái nói: "Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao? "21 Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người.22 Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói.
23 Trong lúc Đức Giê-su ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua, có nhiều kẻ tin vào danh Người bởi đã chứng kiến các dấu lạ Người làm.24 Nhưng chính Đức Giê-su không tin họ, vì Người biết họ hết thảy,25 và không cần ai làm chứng về con người. Quả thật, chính Người biết có gì trong lòng con người.
Video Kinh Thánh: Đức Giêsu hoá bánh ra nhiều
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:27 01/08/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
5 Ngước mắt lên, Đức Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây? “6 Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi.7 Ông Phi-líp-phê đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.”8 Một trong các môn đệ, là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, thưa với Người:9 “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu! “10 Đức Giê-su nói: “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn.11 Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý.12 Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.”13 Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng.14 Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian! “15 Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.