Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:58 02/08/2019
3. Khiêm tốn dù sâu thẳm cũng không sợ quá độ, kiêu ngạo dù nhỏ nhưng thật là đáng sợ; nếu cửa hẹp phải cúi đầu khom lưng mà vào thì không sợ bị thương tích; nhưng nếu vươn người ngẩng đầu mà vào, thì tất nhiên không tránh khỏi bị thương tích.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:02 02/08/2019
82. ĐŨA CHẤM RƯỢU
Có hai cha con nọ tính rất hà tiện bủn xỉn đang vội vả đi trên đoạn đường dài, mỗi ngày chỉ uống có một xu rượu, chỉ sợ rằng rượu uống mau hết nên hai cha con quyết định dùng đũa chấm rượu mà uống, đứa con nhịn không nổi nên dùng đũa chấm liên tiếp hai lần, người cha trách mắng:
- “Mày uống như thế thì mau hết rượu, không sợ uống say lỡ đi không kịp sao !?”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 82:
Đũa thì dùng để gắp cá và cơm chứ không phải dùng để múc canh, nếu lấy đũa nhúng vào trong bình rượu thì phải gọi là mút rượu chứ không phải là uống rượu, mút và uống thì khác nhau xa, chấm mút thì ít hao nhưng uống thì hao nhiều...
Những người keo kiệt thì cũng như thế, họ bố thí cho người nghèo một đồng (mút) thì tiếc rẻ và cảm thấy ruột đau như cắt, nhưng ăn nhậu (uống) một đêm vài triệu đồng, đánh bạc cả ngày thua cả bạc tỉ mà vẫn cảm thấy...sung sướng hơn bố thí nhiều.
Của cải Thiên Chúa ban cho để chúng ta dùng và để chúng ta làm việc bác ái giúp người nghèo khó, chứ không phải để bài bạc cả ngày và ăn nhậu mỗi đêm, cho nên hãy rộng lòng với tha nhân và chật lòng với bản thân mình, như thế là chúng ta đã sống đúng đạo làm người rồi vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có hai cha con nọ tính rất hà tiện bủn xỉn đang vội vả đi trên đoạn đường dài, mỗi ngày chỉ uống có một xu rượu, chỉ sợ rằng rượu uống mau hết nên hai cha con quyết định dùng đũa chấm rượu mà uống, đứa con nhịn không nổi nên dùng đũa chấm liên tiếp hai lần, người cha trách mắng:
- “Mày uống như thế thì mau hết rượu, không sợ uống say lỡ đi không kịp sao !?”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 82:
Đũa thì dùng để gắp cá và cơm chứ không phải dùng để múc canh, nếu lấy đũa nhúng vào trong bình rượu thì phải gọi là mút rượu chứ không phải là uống rượu, mút và uống thì khác nhau xa, chấm mút thì ít hao nhưng uống thì hao nhiều...
Những người keo kiệt thì cũng như thế, họ bố thí cho người nghèo một đồng (mút) thì tiếc rẻ và cảm thấy ruột đau như cắt, nhưng ăn nhậu (uống) một đêm vài triệu đồng, đánh bạc cả ngày thua cả bạc tỉ mà vẫn cảm thấy...sung sướng hơn bố thí nhiều.
Của cải Thiên Chúa ban cho để chúng ta dùng và để chúng ta làm việc bác ái giúp người nghèo khó, chứ không phải để bài bạc cả ngày và ăn nhậu mỗi đêm, cho nên hãy rộng lòng với tha nhân và chật lòng với bản thân mình, như thế là chúng ta đã sống đúng đạo làm người rồi vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hãy Chọn Cái Bền Vững Và Bỏ Cái Tạm Thời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:48 02/08/2019
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVIII Năm – C
(Lc 12, 13-21)
"Hư không trên các sự hư không". Đây là lời của ông Côhelét con vua Đa-vít trong sách Giảng Viên, (Bài đọc I). Côhélet là một vị vua khôn ngoan, ông nhìn thế giới với cái nhìn hướng thượng và truyền lại cho các môn sinh. Một trong các môn sinh lấy lại lời dạy của Thầy và đào sâu hơn: "Hư không trên các sự hư không, và mọi sự đều hư không" (Gv 1,2). Sự khôn ngoan này đã trở thành cách ngôn dân gian để con người nhìn thế giới mình đang sống với sự tỉnh táo, không ảo tưởng, với hy vọng những cố gắng của con người sẽ không bị tiêu tan vô ích trong một thế giới thấp hèn!
Xem video và nghe bài giảng
Nhưng đây là dịp để chất vấn chúng ta về vị trí của mình trên trái đất và cách thức chúng ta quản lý thế giới. Chính trong bối cảnh này mà Đức Giêsu ngang qua dòng người, ở giữa đám đông vây quanh Người, với tất cả khổ đau và kêu cứu. Một người trong nhóm họ lên tiếng thưa : "Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi" (Lc 12, 13). Đức Giêsu bỗng dưng bị đặt làm trọng tài giữa hai người trong tương quan nhân loại. Có người hỏi : vì lý do gì mà người kia lại thưa với Đức Giêsu một điều như thế, Người đâu phải là một quan tòa chuyên xử các vụ chia cắt gia tài của các gia đình ? Chúng ta không vội kết án người này. Anh ta có hai lần đúng khi chạy đến nhờ Đức Giêsu. Trước hết đối với Đức Giêsu không có gì vô nghĩa, thứ đến Đức Giêsu với tư cách là Thầy, Người hoàn toàn có quyền làm trọng tại để giải quyết cho anh vấn đề anh nêu ở trên, nên chạy đến Người cầu cứu!
Tuy nhiên Đức Giêsu nhanh chóng gạt đi và dứt khoát từ chối can thiệp vào những chuyện như thế : "Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi? " (Lc 12,14). Đức Giêsu không can thiệp, nhưng Người lại chỉ cho cách cần phải giải quyết những vấn đề đó với tinh thần nào : "Các ngươi phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu" (Lc 12,15).
Trở lại bài đọc I ta thấy : "Kẻ này làm việc vất vả trong sự khôn ngoan, hiểu biết và lo lắng, rồi phải để sự nghiệp lại cho người ở nhưng không, thì thật là hư không và tai hại lớn lao" (Gv 1,3). Ở đây "kẻ làm việc vất vả trong sự khôn ngoan" phải kể đến là cha mẹ hai anh, nên hai anh có lý để tranh dành của cải họ được kế thừa.
Câu "Hư không trên các sự hư không" không thể hiện điều cam chịu nhưng mở ra con đường ân sủng cứu độ. Thật khôn ngoan khi biết rằng thế giới mà chúng ta đang sống không mang lại ý nghĩa tối hậu chúng ta tìm kiếm trong cuộc đời. Nhưng cũng thật sai lầm khi để mình bị giam hãm trong sự phi lí của thế gian này. Thánh Phaolô trong bài đọc II mời gọi chúng ta tìm kiếm những sự cao siêu trên trời (x. Cl 3, 1).
Câu hỏi được đặt ra : chúng ta đang bám víu vào ai và cái gì ? Dụ ngôn Đức Giêsu kể trên dành cho chúng ta là những người, đang tiêu tan cho những dự án và lo lắng mà không biết rằng thế giời này là hư không (ý nghĩa văn chương hư không có nghĩa là hơi nước đọng lại, phù du), chúng ta hy vọng sẽ thỏa mãn và ổn định lâu dài. Một ngày kia, người giầu tỉnh giấc, đau buồn vì của cải thế gian này không còn là của ông nữa.
Người nhà giầu bị trách, không phải vì ông thu góp của cải, những của cải, vật chất đời này không phải là xấu, nhưng tự bản chất, chúng không có giá trị bền vững. Xấu là ở chỗ lòng ông bám víu trọn vẹn vào chúng, ông đã quên đi cái được cái mất và ý nghĩa cuộc đời. Ông muốn "nghỉ ngơi", ông muốn bình an "trong nhiều năm" (x. Lc 12,19). Liệu có phải là mục đích cuộc đời của ông không? Và tại sao? Ông có chắc rằng ông có thể tự cho mình nghỉ ngơi vui chơi không ? Những thứ mà ông đang sở hữu có mang lại bình an và niềm vui không? " Đó chính là lý do Đức Giêsu gọi ông là "kẻ ngu dại" (Lc 12,20). Vì hạnh phúc bền lâu không đến từ thế gian này mà đến từ Thiên Chúa. Ông đã nhầm khi chọn cái tạm bợ (đời này) làm chỗ dựa bền vững.
Mỗi lần "kẻ ngu dại" trong Tin Mừng xuất hiện là một lần Thánh Phaolô hỏi chúng ta về vấn đề này : trong cuộc đời, chúng ta có "bê tha, nhơ bẩn, dục vọng, ước muốn xấu và thèm khát hưởng thụ không ?" Chúng ta có chắc rằng "Hư không trên hết các sự hư không?" Trong đời ta có còn những thần tượng tạm bợ ở đời này không ? Đây là lúc chúng ta gạt bỏ "những thủ đoạn của người xưa", vì ngu dại chọn lựa sự hư không khi Đức Kitô trao ban cho chúng ta những phương tiện để xây dựng trên sự bền vững.
Phải chăng lời của ông Côhelét trong sách Giảng Viên : "Hư không trên hết các sự hư không" không phải là một tiếng kêu đầy thất vọng và chán chường sao? Tác giả của Sách Giảng Viên đã bày tỏ nỗi buồn và thất vọng của mình về sự đời, về những việc làm thuần túy nhân loại, vì chúng không mang lại lợi ích bền và không hề có giá trị tồn tại vĩnh cửu.
Đức Giêsu và tác giả Sách Giảng Viên nhắn nhủ chúng ta hay rằng, tất cả là hư không, là lầm lẫn khi con người chỉ lo tìm địa vị, quyền hành và đặt hết tin tưởng của mình vào những sự vật chóng qua, mà lại sao nhãng việc tích trữ các của cải thiêng liêng, thực thi các việc lành phúc đức bác ái, thì chỉ là những kẻ dại dột và thua thiệt. Vì một ngày kia, khi chết, chúng ta sẽ làm được gì với những thứ của cải vật chất chúng ta từng ký cóp cả đời? Chúng ta đã trang bị, sửa soạn cho mình được những gì khi phải ra trước tòa Thiên Chúa? Mọi vất vả khó nhọc của những kẻ sống như thế sẽ hoàn toàn hư không!
Đây là một lời dạy khôn ngoan luôn mang tính cách thời sự. Vì trong thời đại chúng ta, nhiều người đang bỏ quên đi các giá trị tinh thần vĩnh cửu và cố chạy theo tìm kiếm cái tạm thời mau qua và chóng hết.
Thánh Gioan Maria Vianey nói: "Không có gì vững bền cả. Đời sống sẽ qua đi... danh giá cũng sụp đổ, của cải rồi sẽ tiêu tan, sức khỏe cũng bị tấn công, chúng ta ra đi như làn gió. "
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết tìm kiếm và tích lũy những thực tại của Nước Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tham thì thâm
Lm Nguyễn Xuân Trường
22:14 02/08/2019
Phúc Âm tuần này có 2 điều lạ: thứ nhất là việc ông phú hộ gọi hồn, thứ hai là chuyện Chúa mắng ông phú hộ là đồ ngốc.
1.Gọi hồn. Người Việt Nam dù lương hay giáo đều tin có hồn. Người ta chỉ gọi hồn hoặc cầu nguyện cho các linh hồn khi người đã chết. Vậy mà ông phú hộ còn sống sờ sờ ra đấy mà đã gọi hồn. Điều đó cho thấy ông còn sống mà như đã chết. Nhà kho của ông như 1 nấm mồ khổng lồ chôn sống ông. Tình nghĩa ông đã chết. Không thấy ông gọi vợ con, anh em, hay bạn bè vui hưởng của cải. Chỉ có một mình ông cô đơn, nên ông đành gọi hồn mình. Xác ông sống mà tim yêu ông đã chết vì ích kỉ. Ông không ôm vợ con, mà ông chỉ ôm giữ của cải vô hồn.
2.Đồ ngốc. Thời buổi hôm nay giàu như ông là đại gia rồi. Lẽ ra phải phải trầm trồ thán phục, phải khen ngợi, đằng này Chúa lại mắng ông là đồ ngốc. Tại sao? Chắc chắn ông không ngốc vì có lắm tiền nhiều của. Phải tinh khôn mới kiếm được nhiều tiền chứ. Tuy nhiên, ông ngốc vì đã coi tiền của trên hết. Nên ông giữ chặt, tích trữ tất cả của cải chứ không mở lòng quảng đại cho đi. Ông tham tiền. Lòng tham tiền đã hủy diệt tất cả những tương quan tình nghĩa của đời ông. Ông ngốc ở thái độ coi tiền là trên hết. Tiền chi phối toàn bộ suy nghĩ và hành động của ông. Ông ngỡ tưởng có tiền là có tất cả. Nào ngờ, đúng lúc nhiều tiền thì ông lại mất tất cả: Ông mất sự sống của mình. Tiền nhiều để làm gì vì chết nào có đem được đi. Ông chết trắng tay.
Thế nên, đừng để lòng tham tiền làm nghèo nàn những giá trị tốt đẹp của đời sống. Chúa kêu gọi chúng ta hãy “lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa.” Đó là giàu lòng tin cậy mến, giàu lòng nhân ái, giàu các nhân đức, giàu những việc xây dựng kho tàng đức tin. Những việc làm giàu này sẽ làm giàu đời sống tinh thần và dẫn chúng ta tới sự sống đời đời. Amen.
Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ Phúc Âm tuần này: https://www.youtube.com/watch?v=F9LhbbUSuiQ&t=285s
1.Gọi hồn. Người Việt Nam dù lương hay giáo đều tin có hồn. Người ta chỉ gọi hồn hoặc cầu nguyện cho các linh hồn khi người đã chết. Vậy mà ông phú hộ còn sống sờ sờ ra đấy mà đã gọi hồn. Điều đó cho thấy ông còn sống mà như đã chết. Nhà kho của ông như 1 nấm mồ khổng lồ chôn sống ông. Tình nghĩa ông đã chết. Không thấy ông gọi vợ con, anh em, hay bạn bè vui hưởng của cải. Chỉ có một mình ông cô đơn, nên ông đành gọi hồn mình. Xác ông sống mà tim yêu ông đã chết vì ích kỉ. Ông không ôm vợ con, mà ông chỉ ôm giữ của cải vô hồn.
2.Đồ ngốc. Thời buổi hôm nay giàu như ông là đại gia rồi. Lẽ ra phải phải trầm trồ thán phục, phải khen ngợi, đằng này Chúa lại mắng ông là đồ ngốc. Tại sao? Chắc chắn ông không ngốc vì có lắm tiền nhiều của. Phải tinh khôn mới kiếm được nhiều tiền chứ. Tuy nhiên, ông ngốc vì đã coi tiền của trên hết. Nên ông giữ chặt, tích trữ tất cả của cải chứ không mở lòng quảng đại cho đi. Ông tham tiền. Lòng tham tiền đã hủy diệt tất cả những tương quan tình nghĩa của đời ông. Ông ngốc ở thái độ coi tiền là trên hết. Tiền chi phối toàn bộ suy nghĩ và hành động của ông. Ông ngỡ tưởng có tiền là có tất cả. Nào ngờ, đúng lúc nhiều tiền thì ông lại mất tất cả: Ông mất sự sống của mình. Tiền nhiều để làm gì vì chết nào có đem được đi. Ông chết trắng tay.
Thế nên, đừng để lòng tham tiền làm nghèo nàn những giá trị tốt đẹp của đời sống. Chúa kêu gọi chúng ta hãy “lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa.” Đó là giàu lòng tin cậy mến, giàu lòng nhân ái, giàu các nhân đức, giàu những việc xây dựng kho tàng đức tin. Những việc làm giàu này sẽ làm giàu đời sống tinh thần và dẫn chúng ta tới sự sống đời đời. Amen.
Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ Phúc Âm tuần này: https://www.youtube.com/watch?v=F9LhbbUSuiQ&t=285s
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phái đoàn các Hồng Y thăm người tị nạn Rohingya ở Bangladesh
Đặng Tự Do
00:23 02/08/2019
Hai vị Hồng Y từ Phi Luật Tân và Miến Điện đã đến thăm một trại tị nạn người Rohingya ở Bangladesh trong tuần này để gặp gỡ các gia đình tị nạn cũng như nhân viên các cơ quan cứu trợ và các quan chức chính phủ.
Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle của Manila và Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon đã đi đến các trại tị nạn ở miền đông nam Bangladesh vào ngày 29 tháng 7, ucanews cho biết như trên.
Đức Hồng Y Tagle là chủ tịch của Caritas Internationalis, một liên đoàn toàn cầu các cơ quan cứu trợ và phát triển Công Giáo, đã giúp đỡ hơn nửa triệu người tị nạn Rohingya bằng cách cung cấp nơi ở, nước uống, các phương tiện vệ sinh, y tế và các nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày.
Đức Hồng Y Bo là chủ tịch của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC).
Các vị Hồng Y đã nói chuyện với các gia đình tị nạn trong các trại và gặp gỡ các tình nguyện viên và nhân viên của Caritas, những người đang giúp cung cấp nhu yếu phẩm cho người tị nạn.
Các ngài cũng đã gặp Muhammad Abul Kalam, người đứng đầu Ủy ban Cứu trợ và Hồi hương người Tị nạn của chính phủ Bangladesh, đang giám sát 30 trại tị nạn, nơi cư trú của gần 1 triệu người tị nạn ở nước này.
Abul Kalam nói với ucanews rằng ông cảm ơn các vị Hồng Y vì những nỗ lực của Giáo Hội trng việc giúp đỡ người tị nạn, và giải thích cho các ngài về những trở ngại nghiêm trọng mà những người trong các trại đang phải đối mặt.
“Tôi tin rằng các vị Hồng Y đã được mắt thấy tai nghe về những thách thức khác nhau mà người tị nạn đang phải trải qua, đặc biệt là những rủi ro trong mùa gió mùa cũng như các vấn đề về sức khỏe và môi trường,” ông nói.
Cùng tháp tùng với hai vị Hồng Y trong chuyến viếng thăm của các ngài có Đức Hồng Y Patrick D’Rozario of Dhaka của thủ đô Dhaka, Bangladesh; Đức Tổng Giám Mục Moses Costa của tổng giáo phận Chittagong; và Đức cha Gervas Rozario của giáo phận Rajshahi.
Năm 2017, Rohingya, một nhóm thiểu số Hồi giáo, đã phải đối mặt với sự gia tăng bạo lực đàn áp ở Miến Điện.
Chính phủ Miến Điện từ chối sử dụng thuật ngữ Rohingya và coi họ là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Họ đã bị từ chối quyền công dân và nhiều quyền khác kể từ khi một đạo luật gây tranh cãi được ban hành vào năm 1982.
Bạo lực lên đến mức khiến Liên Hợp Quốc tuyên bố cuộc khủng hoảng là một ví dụ trong sách giáo khoa về việc thanh lọc sắc tộc.
Hơn 1 triệu người Rohingya đã chạy trốn qua biên giới tới Bangladesh và đang sống trong các trại tị nạn, nhiều trại trong số đó nằm trong một vùng đầm lầy dọc theo biên giới giữa hai nước.
Bangladesh và Miến Điện đã đồng ý một chương trình hồi hương vào cuối năm ngoái, nhưng rất ít người Rohingya đã trở về quê hương.
Chuyến đi này là Đức Hồng Y Tagle từ chuyến thăm thứ hai đến một trại tị nạn Rohingya. Ngài đã thực hiện một chuyến thăm tương tự vào tháng 12 năm ngoái, mô tả trại này là một tiếng kêu với toàn thế giới cho một nền chính trị tốt hơn dựa trên lòng trắc ẩn và tình liên đới.
“Khi nào chúng ta mới có thể học được bài học của mình và có thể ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng quy mô thế này xảy ra lần nữa? Làm sao với tư cách là một cộng đồng quốc tế và một gia đình nhân loại, chúng ta có thể quay trở lại những điều cơ bản về phẩm giá, sự quan tâm và lòng trắc ẩn?” Đức Hồng Y Tagle nói.
Source:Catholic News AgencyCardinals visit Rohingya refugee camp in Bangladesh
Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle của Manila và Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon đã đi đến các trại tị nạn ở miền đông nam Bangladesh vào ngày 29 tháng 7, ucanews cho biết như trên.
Đức Hồng Y Tagle là chủ tịch của Caritas Internationalis, một liên đoàn toàn cầu các cơ quan cứu trợ và phát triển Công Giáo, đã giúp đỡ hơn nửa triệu người tị nạn Rohingya bằng cách cung cấp nơi ở, nước uống, các phương tiện vệ sinh, y tế và các nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày.
Đức Hồng Y Bo là chủ tịch của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC).
Các vị Hồng Y đã nói chuyện với các gia đình tị nạn trong các trại và gặp gỡ các tình nguyện viên và nhân viên của Caritas, những người đang giúp cung cấp nhu yếu phẩm cho người tị nạn.
Các ngài cũng đã gặp Muhammad Abul Kalam, người đứng đầu Ủy ban Cứu trợ và Hồi hương người Tị nạn của chính phủ Bangladesh, đang giám sát 30 trại tị nạn, nơi cư trú của gần 1 triệu người tị nạn ở nước này.
Abul Kalam nói với ucanews rằng ông cảm ơn các vị Hồng Y vì những nỗ lực của Giáo Hội trng việc giúp đỡ người tị nạn, và giải thích cho các ngài về những trở ngại nghiêm trọng mà những người trong các trại đang phải đối mặt.
“Tôi tin rằng các vị Hồng Y đã được mắt thấy tai nghe về những thách thức khác nhau mà người tị nạn đang phải trải qua, đặc biệt là những rủi ro trong mùa gió mùa cũng như các vấn đề về sức khỏe và môi trường,” ông nói.
Cùng tháp tùng với hai vị Hồng Y trong chuyến viếng thăm của các ngài có Đức Hồng Y Patrick D’Rozario of Dhaka của thủ đô Dhaka, Bangladesh; Đức Tổng Giám Mục Moses Costa của tổng giáo phận Chittagong; và Đức cha Gervas Rozario của giáo phận Rajshahi.
Năm 2017, Rohingya, một nhóm thiểu số Hồi giáo, đã phải đối mặt với sự gia tăng bạo lực đàn áp ở Miến Điện.
Chính phủ Miến Điện từ chối sử dụng thuật ngữ Rohingya và coi họ là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Họ đã bị từ chối quyền công dân và nhiều quyền khác kể từ khi một đạo luật gây tranh cãi được ban hành vào năm 1982.
Bạo lực lên đến mức khiến Liên Hợp Quốc tuyên bố cuộc khủng hoảng là một ví dụ trong sách giáo khoa về việc thanh lọc sắc tộc.
Hơn 1 triệu người Rohingya đã chạy trốn qua biên giới tới Bangladesh và đang sống trong các trại tị nạn, nhiều trại trong số đó nằm trong một vùng đầm lầy dọc theo biên giới giữa hai nước.
Bangladesh và Miến Điện đã đồng ý một chương trình hồi hương vào cuối năm ngoái, nhưng rất ít người Rohingya đã trở về quê hương.
Chuyến đi này là Đức Hồng Y Tagle từ chuyến thăm thứ hai đến một trại tị nạn Rohingya. Ngài đã thực hiện một chuyến thăm tương tự vào tháng 12 năm ngoái, mô tả trại này là một tiếng kêu với toàn thế giới cho một nền chính trị tốt hơn dựa trên lòng trắc ẩn và tình liên đới.
“Khi nào chúng ta mới có thể học được bài học của mình và có thể ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng quy mô thế này xảy ra lần nữa? Làm sao với tư cách là một cộng đồng quốc tế và một gia đình nhân loại, chúng ta có thể quay trở lại những điều cơ bản về phẩm giá, sự quan tâm và lòng trắc ẩn?” Đức Hồng Y Tagle nói.
Source:Catholic News Agency
Không đọc kinh tối chung, hãy chuẩn bị đón nhận những rủi ro và bất hạnh trong đời sống hôn nhân và gia đình
Đặng Tự Do
16:55 02/08/2019
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng 8 là các gia đình có thể là những trường học phát triển con người thực sự.
Trong cuốn “Video của Đức Giáo Hoàng” vừa được công bố nhằm trình bày ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho tháng 8, Đức Phanxicô yêu cầu chúng ta định hướng ý định cầu nguyện của mình sao cho các gia đình trở thành nơi phát triển thực sự của con người. Theo Đức Thánh Cha, các gia đình là di sản tốt nhất mà chúng ta có thể để lại cho thế giới và tương lai.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các gia đình phải là nơi cầu nguyện. Cầu nguyện chung với nhau phải dành được một vị trí đặc biệt trong các gia đình. Chúng ta phải dành những nỗ lực xứng đáng để có thể “cầu nguyện riêng và cầu nguyện chung với nhau”.
Đức Thánh Cha nói:
“Trong gia đình, chúng ta học được những điều sẽ ở lại với chúng ta trong suốt cuộc đời mình. Gia đình là nơi mà các giá trị của chúng ta được hình thành, và trên hết, đó là nơi đầu tiên chúng ta khám phá tình yêu thông qua cha mẹ và anh chị em của chúng ta, như một sự phản ánh của tình yêu Thiên Chúa. Yêu thương và được yêu thương khiến chúng ta trở nên nhân bản hơn và giúp chúng ta nhận ra tình yêu của Chúa. Chúa Giêsu đã mạc khải con đường này cho chúng ta. Chúng ta hãy sống tình yêu này trong gia đình của chúng ta, hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện.
Loại thế giới nào chúng ta muốn để lại cho tương lai?
Chúng ta hãy để lại cho hậu thế một thế giới với các gia đình.
Chúng ta hãy chăm sóc cho gia đình chúng ta, bởi vì gia đình là những trường học thực sự cho tương lai, là những không gian của tự do và những trung tâm của nhân loại.
Và chúng ta hãy dành một vị trí đặc biệt trong gia đình để cầu nguyện riêng và cầu nguyện chung với nhau.
Chúng ta hãy cầu nguyện xin cho các gia đình, qua cuộc sống cầu nguyện và yêu thương, sẽ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết là ‘những trường học cho sự phát triển nhân bản đích thực’.
Cha Frédéric Fornos, linh mục Dòng Tên, giám đốc quốc tế của Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu theo ý Đức Giáo Hoàng (bao gồm Phong trào Giới trẻ Thánh Thể) nhấn mạnh rằng, chính là trong bối cảnh gia đình của chúng ta, qua những vui buồn, qua những chiến thắng và thất vọng, chúng ta lần đầu tiên học cách yêu thương và để cho mình được yêu thương. Gia đình là nơi chúng ta khám phá tình yêu và sự phục vụ, chia sẻ, đối thoại, tha thứ và hòa giải, thông qua cha mẹ và anh chị em, cũng như các thành viên khác trong gia đình. Yêu thương và được yêu thương khiến chúng ta trở nên nhân bản hơn và giúp chúng ta nhận ra tình yêu của Chúa trong cuộc sống của chúng ta.
Mỗi gia đình đều khác nhau và phải vượt qua những thử thách rất lớn để phát triển và mang lại sức sống cho thế giới ngày nay.
Với ý cầu nguyện này, Đức Phanxicô nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc các gia đình sống một cuộc sống cầu nguyện và yêu thương nhằm ủng hộ sự phát triển nhân bản và siêu nhiên.
Trong nhiều lần và nhiều dịp khác nhau như trong các thánh lễ tại Santa Marta, Đức Thánh Cha kêu gọi các gia đình chú tâm vào những cuộc đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm với nhau và học cách chấp nhận và tha thứ cho nhau.
Đồng thời, Đức Thánh Cha cũng cảnh báo chống lại mối nguy hiểm từ chủ nghĩa cá nhân cực đoan, làm suy yếu mối quan hệ gia đình và cuối cùng coi mỗi thành viên trong gia đình là một đơn vị biệt lập, điều đó tạo ra nguy cơ không khoan dung và thù địch ngay trong gia đình. Nếu không có cuộc sống cầu nguyện chung với nhau, bao nhiêu rủi ro và bất hạnh đang chờ đón chúng ta trong cuộc sống hôn nhân và gia đình.
Source:AleteiaPope Francis calls families to “community prayer”: His August prayer intention
Trong cuốn “Video của Đức Giáo Hoàng” vừa được công bố nhằm trình bày ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho tháng 8, Đức Phanxicô yêu cầu chúng ta định hướng ý định cầu nguyện của mình sao cho các gia đình trở thành nơi phát triển thực sự của con người. Theo Đức Thánh Cha, các gia đình là di sản tốt nhất mà chúng ta có thể để lại cho thế giới và tương lai.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các gia đình phải là nơi cầu nguyện. Cầu nguyện chung với nhau phải dành được một vị trí đặc biệt trong các gia đình. Chúng ta phải dành những nỗ lực xứng đáng để có thể “cầu nguyện riêng và cầu nguyện chung với nhau”.
Đức Thánh Cha nói:
“Trong gia đình, chúng ta học được những điều sẽ ở lại với chúng ta trong suốt cuộc đời mình. Gia đình là nơi mà các giá trị của chúng ta được hình thành, và trên hết, đó là nơi đầu tiên chúng ta khám phá tình yêu thông qua cha mẹ và anh chị em của chúng ta, như một sự phản ánh của tình yêu Thiên Chúa. Yêu thương và được yêu thương khiến chúng ta trở nên nhân bản hơn và giúp chúng ta nhận ra tình yêu của Chúa. Chúa Giêsu đã mạc khải con đường này cho chúng ta. Chúng ta hãy sống tình yêu này trong gia đình của chúng ta, hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện.
Loại thế giới nào chúng ta muốn để lại cho tương lai?
Chúng ta hãy để lại cho hậu thế một thế giới với các gia đình.
Chúng ta hãy chăm sóc cho gia đình chúng ta, bởi vì gia đình là những trường học thực sự cho tương lai, là những không gian của tự do và những trung tâm của nhân loại.
Và chúng ta hãy dành một vị trí đặc biệt trong gia đình để cầu nguyện riêng và cầu nguyện chung với nhau.
Chúng ta hãy cầu nguyện xin cho các gia đình, qua cuộc sống cầu nguyện và yêu thương, sẽ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết là ‘những trường học cho sự phát triển nhân bản đích thực’.
Cha Frédéric Fornos, linh mục Dòng Tên, giám đốc quốc tế của Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu theo ý Đức Giáo Hoàng (bao gồm Phong trào Giới trẻ Thánh Thể) nhấn mạnh rằng, chính là trong bối cảnh gia đình của chúng ta, qua những vui buồn, qua những chiến thắng và thất vọng, chúng ta lần đầu tiên học cách yêu thương và để cho mình được yêu thương. Gia đình là nơi chúng ta khám phá tình yêu và sự phục vụ, chia sẻ, đối thoại, tha thứ và hòa giải, thông qua cha mẹ và anh chị em, cũng như các thành viên khác trong gia đình. Yêu thương và được yêu thương khiến chúng ta trở nên nhân bản hơn và giúp chúng ta nhận ra tình yêu của Chúa trong cuộc sống của chúng ta.
Mỗi gia đình đều khác nhau và phải vượt qua những thử thách rất lớn để phát triển và mang lại sức sống cho thế giới ngày nay.
Với ý cầu nguyện này, Đức Phanxicô nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc các gia đình sống một cuộc sống cầu nguyện và yêu thương nhằm ủng hộ sự phát triển nhân bản và siêu nhiên.
Trong nhiều lần và nhiều dịp khác nhau như trong các thánh lễ tại Santa Marta, Đức Thánh Cha kêu gọi các gia đình chú tâm vào những cuộc đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm với nhau và học cách chấp nhận và tha thứ cho nhau.
Đồng thời, Đức Thánh Cha cũng cảnh báo chống lại mối nguy hiểm từ chủ nghĩa cá nhân cực đoan, làm suy yếu mối quan hệ gia đình và cuối cùng coi mỗi thành viên trong gia đình là một đơn vị biệt lập, điều đó tạo ra nguy cơ không khoan dung và thù địch ngay trong gia đình. Nếu không có cuộc sống cầu nguyện chung với nhau, bao nhiêu rủi ro và bất hạnh đang chờ đón chúng ta trong cuộc sống hôn nhân và gia đình.
Source:Aleteia
Kinh cầu tuần cửu nhật 3-11 tháng Tám về dự luật SB 24
Giuse Thẩm Nguyễn
18:47 02/08/2019
Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Guadalupe,
là Mẹ Hài Nhi Giêsu, và Quan Thầy các trẻ em chưa chào đời,
Chúng con nài xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa
cho nỗ lực bảo vệ mạng sống mọi người,
và cho việc ngăn chặn Dự luật phá thai SB Hai-mươi-tư của tiểu bang Cali.
Xin cho các viên chức thấy được việc phá thai là một thảm hoạ và một bất công,
và biết bảo vệ tất cả mạng sống con người qua những luật lệ công bình.
Xin thúc đẩy chúng con lấy niềm tin phục vụ lợi ích chung,
lên tiếng thay cho những ai thấp cổ bé miệng.
Chúng con cầu xin nhân danh Con của Mẹ,
Chúa Giêsu, là chính Tình thương và Lòng xót thương.
Amen.
Đoạn đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh.
LM. Đinh Đức Hảo- GP San Jose.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh tập huấn cho các tham dự viên trong toàn giáo phận
Trung Nghĩa
08:39 02/08/2019
Để truyền tải những kiến thức Giáo huấn Xã hội Công Giáo về quyền tư hữu và những điều căn bản về Luật đất đai liên quan trực tiếp với người dân, trong 4 ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8 vừa qua, Ban Công lý và Hòa bình (CL&HB) Giáo phận Vinh đã tổ chức tập huấn cho các tiểu ban của các giáo xứ trong toàn giáo phận.
Chương trình tập huấn được bắt đầu từ ngày 29/7/2019 tại giáo xứ Thuận Nghĩa, với trên 600 tham dự viên đến từ 4 giáo hạt: Thuận Nghĩa, Vàng Mai, Phủ Quỳ và Đông Tháp. Ngày 30/7/2019, tập huấn tại giáo xứ Rú Đất, với trên 500 tham dự viên đến từ 3 giáo hạt: Bảo Nham, Quy Hậu và Kẻ Dừa. Ngày 31/7/2019, tập huấn tại giáo xứ Mỹ Yên, với gần 300 tham dự viên đến từ 3 giáo hạt: Xã Đoài, Nhân Hòa và Bột Đà. Ngày 01/8/2019, tập huấn tại giáo xứ Cầu Rầm, với trên 300 tham dự viên đến từ 3 giáo hạt: Cầu Rầm, Cửa Lò và Vạn Lộc.
Xem Hình
Ban giảng huấn là quý cha trong Ban CL&HB Giáo phận Vinh, cùng với cha Giuse Lê Quốc Thăng, chánh xứ Phú Trung, TGP. Sài Gòn, Tổng Thư ký của Ủy ban CL&HB trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Trong bài khai mạc chương trình tập huấn tại các cụm, linh mục Antôn Nguyễn Văn Đính, Trưởng Ban CL&HB Giáo phận Vinh đã cho biết mục đích và nội dung của chương trình tập huấn, đồng thời cám ơn sự hưởng ứng tích cực của các tham dự viên, sự đồng hành của các cha quản hạt, quản xứ. Ngài cho biết: “Để các hoạt động của Ban CL&HB tại các địa phương có kết quả, cần có sự đoàn kết của các thành viên trong giáo xứ, giáo hạt, nhất là có sự hướng dẫn và đồng hành của các cha quản xứ.”
Nội dung tập huấn trong đợt này, Ban đã giúp các tham dự viên hiểu đúng Giáo huấn của Giáo Hội về quyền tư hữu. Quyền tư hữu là một vấn đề gai góc của những vấn đề xã hội, nguồn gốc của sự phân chia thế giới thành hai khối ý thức hệ tư bản và cộng sản. Vấn đề quyền tư hữu liên quan tới rất nhiều vấn đề khác như lao động, thị trường, xí nghiệp. Ban chỉ trình bày đại cương sự tiến triển của Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội Công Giáo về tư hữu và một vài hệ luận luân lý: Quyền tư hữu từ trong Kinh Thánh; quyền tư hữu theo quan điểm của Giáo Hội từ thời sơ khai cho tới hôm nay; Sự tiến triển của học thuyết xã hội Công Giáo về quyền tư hữu; Những chiều kích và những khía cạnh của quyền tư hữu; tư hữu đất đai.
Từ giáo huấn xã hội về quyền tư hữu, Ban giúp các tham dự viên có cái nhìn tổng quát về Luật đất đai hiện hành của nhà nước Việt Nam. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Các loại đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các thành phần được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đất; tiến trình việc xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các loại giấy từ cần phải có khi đi xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các loại thuế phí phải đóng khi xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về vấn đề tách bìa đất; thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; điều kiện thuế chấp quyền sử dụng đất năm 2019.
Vấn đề thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng và các bước phải thực hiện khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất; các loại đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng và các bước phải thực hiện khi chuyển đổi mục đích sử dụng; vấn đề chuyển nhượng và hiến tặng đất.
Với những kiến thức cơ bản trên đây, Ban mong muốn các tham dự viên và mọi người dân hiểu biết thấu đáo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, không bị lạm dụng để đóng góp những khoản tiền vô lý hay bị cướp đi một cách bất công những mảnh đất quý báu của cha ông để lại.
Tuy Luật đất đai của nhà nước Việt Nam đã được sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Cụ thể, luật đất đai của nhà nước Việt Nam quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Điều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng, là nguyên nhân của khoảng 80% các khiếu kiện trong nước. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại hơn. Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thẳng thắn góp ý: “Nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: ‘Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán’ (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân.” (Quan điểm của HĐGMVN về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, 27-9-2008).
Hy vọng rằng, trong tương lai gần, hiến pháp sẽ công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.
Kết thúc chương trình tập huấn, các tham dự viên đã hòa chung tâm tình trong lời “Kinh Hòa Bình” của Thánh Phanxicô Assidi: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù. Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục. Ðem an hòa vào nơi tranh chấp. Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm…”
Trung Nghĩa
Chương trình tập huấn được bắt đầu từ ngày 29/7/2019 tại giáo xứ Thuận Nghĩa, với trên 600 tham dự viên đến từ 4 giáo hạt: Thuận Nghĩa, Vàng Mai, Phủ Quỳ và Đông Tháp. Ngày 30/7/2019, tập huấn tại giáo xứ Rú Đất, với trên 500 tham dự viên đến từ 3 giáo hạt: Bảo Nham, Quy Hậu và Kẻ Dừa. Ngày 31/7/2019, tập huấn tại giáo xứ Mỹ Yên, với gần 300 tham dự viên đến từ 3 giáo hạt: Xã Đoài, Nhân Hòa và Bột Đà. Ngày 01/8/2019, tập huấn tại giáo xứ Cầu Rầm, với trên 300 tham dự viên đến từ 3 giáo hạt: Cầu Rầm, Cửa Lò và Vạn Lộc.
Xem Hình
Ban giảng huấn là quý cha trong Ban CL&HB Giáo phận Vinh, cùng với cha Giuse Lê Quốc Thăng, chánh xứ Phú Trung, TGP. Sài Gòn, Tổng Thư ký của Ủy ban CL&HB trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Trong bài khai mạc chương trình tập huấn tại các cụm, linh mục Antôn Nguyễn Văn Đính, Trưởng Ban CL&HB Giáo phận Vinh đã cho biết mục đích và nội dung của chương trình tập huấn, đồng thời cám ơn sự hưởng ứng tích cực của các tham dự viên, sự đồng hành của các cha quản hạt, quản xứ. Ngài cho biết: “Để các hoạt động của Ban CL&HB tại các địa phương có kết quả, cần có sự đoàn kết của các thành viên trong giáo xứ, giáo hạt, nhất là có sự hướng dẫn và đồng hành của các cha quản xứ.”
Từ giáo huấn xã hội về quyền tư hữu, Ban giúp các tham dự viên có cái nhìn tổng quát về Luật đất đai hiện hành của nhà nước Việt Nam. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Các loại đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các thành phần được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đất; tiến trình việc xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các loại giấy từ cần phải có khi đi xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các loại thuế phí phải đóng khi xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về vấn đề tách bìa đất; thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; điều kiện thuế chấp quyền sử dụng đất năm 2019.
Vấn đề thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng và các bước phải thực hiện khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất; các loại đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng và các bước phải thực hiện khi chuyển đổi mục đích sử dụng; vấn đề chuyển nhượng và hiến tặng đất.
Với những kiến thức cơ bản trên đây, Ban mong muốn các tham dự viên và mọi người dân hiểu biết thấu đáo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, không bị lạm dụng để đóng góp những khoản tiền vô lý hay bị cướp đi một cách bất công những mảnh đất quý báu của cha ông để lại.
Tuy Luật đất đai của nhà nước Việt Nam đã được sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Cụ thể, luật đất đai của nhà nước Việt Nam quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Điều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng, là nguyên nhân của khoảng 80% các khiếu kiện trong nước. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại hơn. Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thẳng thắn góp ý: “Nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: ‘Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán’ (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân.” (Quan điểm của HĐGMVN về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, 27-9-2008).
Hy vọng rằng, trong tương lai gần, hiến pháp sẽ công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.
Kết thúc chương trình tập huấn, các tham dự viên đã hòa chung tâm tình trong lời “Kinh Hòa Bình” của Thánh Phanxicô Assidi: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù. Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục. Ðem an hòa vào nơi tranh chấp. Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm…”
Trung Nghĩa
Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến tại Sydney
Diệp Hải Dung
21:07 02/08/2019
Tối thứ Sáu 02/08/2019 khoảng 740 người và qúy quan khách trong Cộng Đồng đã đến Auditorium Catholic Club vùng Liverpool Sydney tham dự đêm Đại Hội Hồng Ân Cảm Mến kỷ niệm 70 năm tuổi đời và 50 năm sáng tác Thánh ca và 44 năm Hồng Ân Linh mục của Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi Tuyên úy Cộng Động Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney do Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney và Phong Trào Cursillo tổ chức.
Xem Hình
Khai mạc Đại Hội, 2 Mc Minh Châu và Trường Giang giới thiệu các anh chị em Liên Ca Đoàn cùng đồng ca nhạc phẩm Gần Nhau Trao Cho Nhau của Lm. Nhac sĩ Paul Văn Chi, đồng thời long trọng rước 3 lĐại Kỳ. Cờ Đức Mẹ, cờ Úc Đại Lợi và cờ Việt Nam Cộng Hòa lên sân khấu với nghi thức trang nghiêm chào cờ Úc Việt, để tri ân đất nước Úc Đại Lợi và tưởng nhớ đến Quê Hương Việt Nam.
Sau khi kết thúc nghi thức chào cờ, Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh hợp xướng nhạc phẩm Cảm Mến Hồng Ân do Cha Văn Chi sáng tác và cũng do chính Cha Văn Chi điều khiển phần hợp xướng rất ngoạn mục. Sau đó Cha Văn Chi ngỏ lời cảm tạ Qúy Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Qúy Quan Khách và tật cả mọi người đã qúy mến Cha đến tham dự buổi Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến. đồng thời Cha giới thiệu 5 tác phẩm mới nhất của Cha sáng tác suốt 50 năm qua như tác phẩm Hãy Tạ Ơn Chúa, Vực Sâu Tăm Tối, Album Hồng Ân Cảm Mến. Album Vực Sâu Tăm Tối, Album Trường Ca Hãy Tạ Ơn Chúa và đã phát hành ở Úc và Hoa Kỳ.
Cha Bùi Sơn Lâm Tuyên Úy Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney thay mặt Ban Tuyên Úy ngỏ lời chúc mừng Cha Paul Văn Chi với 70 năm hồng ân cuộc đời, 44 năm Linh mục và 50 năm sáng tác âm nhạc. Anh Hoàng Minh Hùng Liên Ca Đoàn Trưởng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh ngỏ lời chào mừng Qúy Cha, Quý Tu sĩ Nam Nữ, Quý Quan Khách, và mọi người đã hy sinh thời gian quý báu đến tham dự chúc mừng và chia vui cùng với Linh Mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi đêm Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến.
Phần văn nghệ được tiếp nối do anh chị em Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn với những tiết mục đơn ca, song ca, hợp ca, vũ điệu, và hoạt cảnh. Đặc biệt là những hoạt cảnh Hồng Ân Cảm Mến với nhạc phẩm Con Có Một Quốc, lời của Cố Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Cha Văn Chi phổ nhạc. Hoạt cảnh Hồng Ân Cảm Mến diễn tả lịch sử Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam từ thời Vua Hùng Vương dựng nước, trải qua các thời đại tiếp nối với các Anh Hùng cũng như Hai Bà Trưng, những cuộc chiến bảo vệ Quê Hương và Dân Tộc, chiến tranh Việt Nam 1954 và cuộc Di Cư vĩ Đại 1954, cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ 2, và thảm cảnh 30/4/1075 cùng với hình ảnh từng đoàn người Việt Nam vượt biên ra đi tìm Tự Do…Những tiếng bom, tiếng súng, những ánh sáng hỏa châu, ánh sáng lóe lên của chiến trường tàn khốc của Quê Hương Việt Nam kinh hoàng, những hình ảnh các trại Tỵ Nạn Pulau Bidong, Galang, Hongkong, Philippines, Thái Lan….tràn ngập vây kín cả Auditorium…Hoạt cảnh Hồng Ân Cảm Mến do Đạo Diễn Bích Ngọc, Việt Hùng, với diễn viên của Cursillo, Thiếu Nhi, Thanh Niên, Liên Ca Đòan và chính Cha Văn Chi phụ diễn, làm sáng lên cả Auditorium rất sinh động với nghệ thuật âm thanh ánh sáng tân kỳ….Tiếp nối với các ca sĩ trình bày 12 bài Thánh Ca mới nhất trong giai đoạn Tạ Ơn của Linh Mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi…Đặc biệt hoạt cảnh Bài Ca Trông Cậy diễn tả lại lúc Cha Văn Chi bị nhà cầm quyền CSVN bắt đi học tập cải tạo, đã gây cảm xúc cho mọi người.
Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng chúc mừng đêm Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến. Anh Paul Huy Nguyễn Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW cũng ngỏ lời chúc mừng Cha Văn Chi. Sau cùng chị Nguyễn Thị Tuyết thay mặt Ban Chấp Hành Liên Ca Đoàn ngỏ lời cám ơn Qúy Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Qúy Quan Khách, Quý Ân Nhân, và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến chúc mừng Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi 70 năm hồng ân cuộc đời, 44 năm Linh mục và 50 năm sáng tác Thánh ca.
Kết thúc Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến, Ban Tổ Chức và Liên Ca Đoàn cùng hợp ca nhạc phẩm Con Xin Dâng Mẹ với hàng hàng lớp lớp ánh sáng hân hoan Tạ Ơn thay cho lời cảm tạ Thiên Chúa, cám ơn Mẹ Maria đã chúc lành cho Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến được thành công mỹ mãn, đồng thời, cảm tạ Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam cũng như cám ơn toàn thể Quý Vị Quan Khách và mọi người tham dự Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến, để mãi mãi sống trong hồng ân yêu thương và cảm tạ.
Diệp Hải Dung
Xem Hình
Khai mạc Đại Hội, 2 Mc Minh Châu và Trường Giang giới thiệu các anh chị em Liên Ca Đoàn cùng đồng ca nhạc phẩm Gần Nhau Trao Cho Nhau của Lm. Nhac sĩ Paul Văn Chi, đồng thời long trọng rước 3 lĐại Kỳ. Cờ Đức Mẹ, cờ Úc Đại Lợi và cờ Việt Nam Cộng Hòa lên sân khấu với nghi thức trang nghiêm chào cờ Úc Việt, để tri ân đất nước Úc Đại Lợi và tưởng nhớ đến Quê Hương Việt Nam.
Cha Bùi Sơn Lâm Tuyên Úy Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney thay mặt Ban Tuyên Úy ngỏ lời chúc mừng Cha Paul Văn Chi với 70 năm hồng ân cuộc đời, 44 năm Linh mục và 50 năm sáng tác âm nhạc. Anh Hoàng Minh Hùng Liên Ca Đoàn Trưởng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh ngỏ lời chào mừng Qúy Cha, Quý Tu sĩ Nam Nữ, Quý Quan Khách, và mọi người đã hy sinh thời gian quý báu đến tham dự chúc mừng và chia vui cùng với Linh Mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi đêm Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến.
Phần văn nghệ được tiếp nối do anh chị em Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn với những tiết mục đơn ca, song ca, hợp ca, vũ điệu, và hoạt cảnh. Đặc biệt là những hoạt cảnh Hồng Ân Cảm Mến với nhạc phẩm Con Có Một Quốc, lời của Cố Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Cha Văn Chi phổ nhạc. Hoạt cảnh Hồng Ân Cảm Mến diễn tả lịch sử Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam từ thời Vua Hùng Vương dựng nước, trải qua các thời đại tiếp nối với các Anh Hùng cũng như Hai Bà Trưng, những cuộc chiến bảo vệ Quê Hương và Dân Tộc, chiến tranh Việt Nam 1954 và cuộc Di Cư vĩ Đại 1954, cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ 2, và thảm cảnh 30/4/1075 cùng với hình ảnh từng đoàn người Việt Nam vượt biên ra đi tìm Tự Do…Những tiếng bom, tiếng súng, những ánh sáng hỏa châu, ánh sáng lóe lên của chiến trường tàn khốc của Quê Hương Việt Nam kinh hoàng, những hình ảnh các trại Tỵ Nạn Pulau Bidong, Galang, Hongkong, Philippines, Thái Lan….tràn ngập vây kín cả Auditorium…Hoạt cảnh Hồng Ân Cảm Mến do Đạo Diễn Bích Ngọc, Việt Hùng, với diễn viên của Cursillo, Thiếu Nhi, Thanh Niên, Liên Ca Đòan và chính Cha Văn Chi phụ diễn, làm sáng lên cả Auditorium rất sinh động với nghệ thuật âm thanh ánh sáng tân kỳ….Tiếp nối với các ca sĩ trình bày 12 bài Thánh Ca mới nhất trong giai đoạn Tạ Ơn của Linh Mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi…Đặc biệt hoạt cảnh Bài Ca Trông Cậy diễn tả lại lúc Cha Văn Chi bị nhà cầm quyền CSVN bắt đi học tập cải tạo, đã gây cảm xúc cho mọi người.
Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng chúc mừng đêm Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến. Anh Paul Huy Nguyễn Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW cũng ngỏ lời chúc mừng Cha Văn Chi. Sau cùng chị Nguyễn Thị Tuyết thay mặt Ban Chấp Hành Liên Ca Đoàn ngỏ lời cám ơn Qúy Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Qúy Quan Khách, Quý Ân Nhân, và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến chúc mừng Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi 70 năm hồng ân cuộc đời, 44 năm Linh mục và 50 năm sáng tác Thánh ca.
Kết thúc Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến, Ban Tổ Chức và Liên Ca Đoàn cùng hợp ca nhạc phẩm Con Xin Dâng Mẹ với hàng hàng lớp lớp ánh sáng hân hoan Tạ Ơn thay cho lời cảm tạ Thiên Chúa, cám ơn Mẹ Maria đã chúc lành cho Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến được thành công mỹ mãn, đồng thời, cảm tạ Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam cũng như cám ơn toàn thể Quý Vị Quan Khách và mọi người tham dự Dạ Hội Hồng Ân Cảm Mến, để mãi mãi sống trong hồng ân yêu thương và cảm tạ.
Diệp Hải Dung
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bông hoa trong thiên nhiên
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:51 02/08/2019
Bông hoa trong thiên nhiên
Trong thiên nhiên khắp nơi có những cây bông hoa hoặc tự mọc lên nơi đồng ruộng, bên lề đường đi, nơi thung lũng sườn đồi núi, hay được ương gieo trồng nơi khu vườn.
Những bông hoa nở bung khoe hương thơm mầu sắc tô điểm cho khung cảnh thiên nhiên sống động. Và cùng là nguồn thực phẩm cho loài ong bướm bay đến hút mật, và tầng tàn cành cây lá trở thành chỗ ở cho các loài chim chóc côn trùng đến đan bện tổ làm nhà.
Cây Bông hoa không phát ra âm thanh tiếng nói. Nhưng cây bông hoa có tiếng nói riêng của mình.
Bông hoa khi bung nở ra khỏi thân cây, nụ chồi, chỉ vươn mình ra kheo hương sắc rực rỡ của mình, nhưng lại gửi đi sứ điệp: Tôi là! Hình ảnh một đời sống chân thành trung thực.
Cây Bông hoa đến thời kỳ năm tháng do thiên nhiên đã phú bẩm định đoạt là bung nở vươn bộ y phục mầu sắc rực rỡ ra ngoài không gian, cho dù được ngắm nhìn hay không được ngắm nhìn, dù mưa hay nắng, và dù không gian rộng lớn hay chật hẹp. Hình ảnh đời sống âm thầm chịu đựng đứng vững trước thử thách.
Cây Bông hoa tập trung vào chính mình, nó không nhìn sang bên phải hay bên trái, xem những bên cạnh đó có bông hoa nào khác to lớn hơn, đẹp hơn hay tỏa hương thơm hơn không. Hình ảnh một nếp sống khiêm nhường biết nhận chân địa vị chỗ đứng của mình .
Khi có ánh sáng chiếu dọi tới, cây Bông hoa phản ứng ngay tức thì vươn mình hướng về vùng có ánh sáng và sức nóng. Và từ đó thẩm hút thức ăn nuôi dưỡng phát triển vươn lên lớn mạnh. Hình ảnh một đời sống biết nhận ra gía trị nguồn gốc đời sống.
Cây bông hoa khi càng phát triển vươn lên cao, rễ của nó càng ăn sâu xuống cùng lan rộng ra dưới đất, có khi bò bám trườn ngang vượt qua vùng đất cát đá khô cứng bên dưới hay xuyên thấu khe núi đá chắn ngang đường đi. Hình ảnh nếp sống kiên trì can đảm.
Cây Bông hoa chịu đựng mưa gío, nóng lạnh. Nó không bung nở lạnh lùng vô cảm, nhưng mang niềm vui làm tươi mát lòng con người. Hình ảnh nếp sống xây dựng mang đến niềm vui hòa bình.
Cây bông hoa sau cùng để cho hạt giống của mình bay trong không trung gío trời rơi rụng khắp nơi xuống mặt đất và không giữ lại gì. Và như thế sức sống giống loài của nó được nối tiếp sang cho thế hệ sau phát triển nở thành cây. Vì trước đó đã có cây bông hoa nào đó tàn lụi chết đi cho nó . Hình ảnh đời sống quên mình dấn thân vị tha cùng có tầm nhìn xa trông rộng.
Cây bông hoa gửi đi sứ điệp: Tôi là như tôi là. Tôi bằng lòng với sự sống của tôi.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Trong thiên nhiên khắp nơi có những cây bông hoa hoặc tự mọc lên nơi đồng ruộng, bên lề đường đi, nơi thung lũng sườn đồi núi, hay được ương gieo trồng nơi khu vườn.
Những bông hoa nở bung khoe hương thơm mầu sắc tô điểm cho khung cảnh thiên nhiên sống động. Và cùng là nguồn thực phẩm cho loài ong bướm bay đến hút mật, và tầng tàn cành cây lá trở thành chỗ ở cho các loài chim chóc côn trùng đến đan bện tổ làm nhà.
Cây Bông hoa không phát ra âm thanh tiếng nói. Nhưng cây bông hoa có tiếng nói riêng của mình.
Bông hoa khi bung nở ra khỏi thân cây, nụ chồi, chỉ vươn mình ra kheo hương sắc rực rỡ của mình, nhưng lại gửi đi sứ điệp: Tôi là! Hình ảnh một đời sống chân thành trung thực.
Cây Bông hoa đến thời kỳ năm tháng do thiên nhiên đã phú bẩm định đoạt là bung nở vươn bộ y phục mầu sắc rực rỡ ra ngoài không gian, cho dù được ngắm nhìn hay không được ngắm nhìn, dù mưa hay nắng, và dù không gian rộng lớn hay chật hẹp. Hình ảnh đời sống âm thầm chịu đựng đứng vững trước thử thách.
Cây Bông hoa tập trung vào chính mình, nó không nhìn sang bên phải hay bên trái, xem những bên cạnh đó có bông hoa nào khác to lớn hơn, đẹp hơn hay tỏa hương thơm hơn không. Hình ảnh một nếp sống khiêm nhường biết nhận chân địa vị chỗ đứng của mình .
Khi có ánh sáng chiếu dọi tới, cây Bông hoa phản ứng ngay tức thì vươn mình hướng về vùng có ánh sáng và sức nóng. Và từ đó thẩm hút thức ăn nuôi dưỡng phát triển vươn lên lớn mạnh. Hình ảnh một đời sống biết nhận ra gía trị nguồn gốc đời sống.
Cây bông hoa khi càng phát triển vươn lên cao, rễ của nó càng ăn sâu xuống cùng lan rộng ra dưới đất, có khi bò bám trườn ngang vượt qua vùng đất cát đá khô cứng bên dưới hay xuyên thấu khe núi đá chắn ngang đường đi. Hình ảnh nếp sống kiên trì can đảm.
Cây Bông hoa chịu đựng mưa gío, nóng lạnh. Nó không bung nở lạnh lùng vô cảm, nhưng mang niềm vui làm tươi mát lòng con người. Hình ảnh nếp sống xây dựng mang đến niềm vui hòa bình.
Cây bông hoa sau cùng để cho hạt giống của mình bay trong không trung gío trời rơi rụng khắp nơi xuống mặt đất và không giữ lại gì. Và như thế sức sống giống loài của nó được nối tiếp sang cho thế hệ sau phát triển nở thành cây. Vì trước đó đã có cây bông hoa nào đó tàn lụi chết đi cho nó . Hình ảnh đời sống quên mình dấn thân vị tha cùng có tầm nhìn xa trông rộng.
Cây bông hoa gửi đi sứ điệp: Tôi là như tôi là. Tôi bằng lòng với sự sống của tôi.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Văn Hóa
Tâm lý con người thời nay
Vũ Văn An
18:46 02/08/2019
Nền văn hóa kỹ thuật số đang mang tới những thay đổi lớn lao, ảnh hưởng tới tâm lý con người thời nay. Các nhà tâm lý, vì thế, đã dành nhiều thì giờ nghiên cứu các đặc điểm nổi bật trong tác phong của con người hiện thời.
Cơn giận thả nổi tự do
Một trong các đặc điểm nổi bật ấy được tiến sĩ Joseph Burgo nghiên cứu (https://www.psychologytoday.com/au/blog/shame/201903/free-floating-rage) và được ông gọi là cơn giận thả nổi tự do (free-floating rage).
Theo ông, trong thập niên 1970, nhà sử học Christopher Lasch đã đưa ra thuật ngữ lừng danh “nền văn hóa tự yêu mình thái quá” ("culture of narcissism") và gợi ý rằng xã hội Mỹ hiện thời đang mắc một loại xáo trộn nhân cách tập thể mà bản chất là tự yêu mình thái quá. Khi trình bầy các điển hình chuyên biệt để minh họa các đặc điểm nhân cách được ông coi là bàng bạc, ông dùng chúng để xác định các xu hướng xã hội bao quát chứ không hẳn chẩn đoán từng cá nhân; ông tập chú nhiều hơn vào các trục trặc tâm lý ở bình diện vĩ mô.
Tiến sĩ Burgo tin rằng thời kỳ chúng ta hiện nay mắc một chứng xáo trộn nhân cách khác, một chứng có một số đặc điểm chung với xáo trộn nhân cách quá tự yêu mình (NDP) và cũng thuộc Cụm B (các loại nhân cách bi thảm và thất thường). Đặc tính quy mô của xáo trộn nhân cách quá tự yêu mình cũng xuất hiện trong xáo trộn nhân cách bên lề (BDP=Borderline Personality Disorder) (1), tuy trong các hình thức bất ổn và dao động. Do đặc điểm quá mê mải với chính mình, người mắc hai loại xáo trộn này thiếu tương cảm (empathy) đối với người khác và khó duy trì được các mối liên hệ lâu dài. Cả hai loại xáo trộn đều được sử dụng do nhu cầu xây dựng và nâng đỡ cảm thức cho mình là đáng giá.
Những người đàn ông và đàn bà mắc xáo trộn nhân cách bên lề cũng gặp khó khăn trong việc điều hòa các xúc cảm của họ. Họ có những cơn thay đổi tính khí đầy bạo động và nhanh chóng chuyển dịch từ việc thần tượng hóa qua khinh ghét người khác trong cuộc đời của họ.
Khi “bị nổ cò” (khích động), họ thường nổi giận và tấn công cả người bàng quan. Họ phản ứng một cách bốc đồng không xem xét gì tới các hậu quả của tác phong họ hay hệ quả đối với người khác. Họ lợi dụng bạn bè và người yêu để chống đỡ cảm thức mong manh về cái tôi của họ, và khi họ cảm thấy bị bỏ rơi hay thương tích, họ dễ dàng quay sang người khác để trả thù.
Các đặc điểm trên mô tả phần lớn tác phong khắp các phương tiện truyền thông xã hội, quảng trường hiện đại của chúng ta nơi người thuộc mọi tầng lớp xã hội gặp nhau và tương tác với nhau mà thực sự không hề biết nhau. Bất cứ ai viết lách ngày nay cho một trang mạng bận rộn, hay sử dụng Facebook hoặc Instagram để bình luận văn hóa hay chính trị, hoặc trình bầy ý kiến trên Twitter cho thế giới nói chung có nguy cơ gặp những phản ứng điên dại, những cuộc tấn công hạ phẩm giá, thiếu hẳn bất cứ cảm thức tương cảm hoặc tôn trọng nào, và cái kinh nghiệm hết sức bất ổn chuyển dịch như bay từ bệ thờ xuống bãi rác. Khi bị khích động, độc giả từng ca ngợi bài viết hoặc “tweet” mới nhất của bạn có thể bỗng nhiên chửi các bài viết của bạn như chửi chó.
Tiến sĩ Burgo không hẳn là người đầu tiên nhận thấy các bất bình, khinh thị chính đáng, nhưng trên hết là cơn giận không kiềm chế thống trị trên Liên Mạng. Đôi khi, lời bình luận công khai đầy giận dữ bề ngoài xem ra có căn bản hợp pháp, dù cường độ của nó không thích đáng. Đôi khi phản ứng xem ra chỉ có tính sát sát bên ngoài (tangential). Và trong khá nhiều dịp, độc giả tiếp nhận các ý kiến của tác giả một cách như nhắm vào bản thân mình không vì những lý do hiển nhiên, như thể họ cảm thấy bị nhục mạ hay tổn thương sâu xa. Bất cứ khi nào họ cảm thấy như thế, thì hiển nhiên họ sẽ giơ nanh vuốt ra; tác giả thì thấy mình bị moi ruột.
Loại phản ứng ấy thông thường đến nỗi bạn dám kết luận rằng phần lớn người ta ở ngoài kia thực sự đang tìm một điều gì đó để nổi giận, chỉ chờ một cái cớ là nổi khí đùng đùng trút cơn tức giận họ sẵn mang theo trong người. Các nhà trị liệu từng làm việc với những người mắc xáo trộn nhân cách bên lề biết rõ họ đang đối diện với một trái bom nổ chậm ra sao, tức một khách hàng theo dõi từng lòi bạn nói để tìm sơ hở, chỉ chờ bạn mắc một “sai lầm” là họ nổ bùng. Chính vì thế, tiến sĩ Burgo gọi nền văn hóa hiện nay là Nền Văn Hóa Bên Lề (Borderline Culture). Hàng triệu người lục lọi các tuyên bố trên các phương tiện truyền thông xã hội để tìm một điều gì đó có thể biện minh cho trận núi lửa giận dữ phun lên, lúc đó vốn đang được tích tụ trong lòng họ.
Có nhà trị liệu gọi đó là “cơn giận đang đi tìm lý do”. Tiến sĩ Burgo thì gọi nó là cơn giận thả nổi tự do (free-floating rage) vì nó gợi ta nhớ đến ý niệm xao xuyến thả nổi tự do (free-floating anxiety). Thuở đầu ngành phân tâm học, Freud vốn mô tả các khách hàng bị làm khổ vì các cảm quan xao xuyến liên tục, nhưng khó xác định mà đôi khi được gắn chặt với một ý tưởng hay đồ vật chuyên biệt, như thể những người đàn ông và đàn bà này đang đi tìm một điều gí đó để giải thích sự kinh hãi bàng bạc của họ. Tương tự như thế, hàng triệu người trong Nền Văn Hóa Bên Lề, bị áp lực bởi cơn giận họ luôn mang theo, đi tìm một điều gì đó để giải thích, làm cho các tâm tư của họ trở thành có nghĩa, rồi tìm nhẹ nhõm giải thoát bằng cách cho nó nổ tung trong một không gian tương đối an toàn (hay nặc danh).
Các thí dụ thông thường đến nỗi phần lớn độc giả hiểu ngay tiến sĩ Burgo muốn nói gì. Những chuyện bất lịch thiệp phổ biến và quá trớn của nền văn hóa nhục mạ (call-out culture) đã dẫn nhiều nhà quan sát kết luận rằng Hoa Kỳ có vấn nạn giận dữ. Theo một cuộc nghiên cứu (https://www.washingtonpost.com/news/wonk/wp/2015/04/08/nearly-1-in-10-americans-have-severe-anger-issues-and-access-to-guns/?noredirect=on&utm_term=.0abab35d3de4), gần 1 trong 10 người Mỹ vừa có vấn đề bừng giận lẫn sử dụng súng, nhưng phần đông chúng ta sử dụng Twitter, Facebook, và Instagram. Nếu lời nói có thể giết người, thì các phương tiện truyền thông xã hội quả đầy xác chết. Vì những cơn giận không kiềm chế này, một số người viết tránh đọc các nhận xét đối với các bài họ viết. Quả đau lòng khi bị tấn kích, chế giễu, và hạ nhục bởi những người xa lạ.
Tiến sĩ Burgo không có ý nói tất cả những ai phản ứng kiểu trên đều mắc chứng xáo trộn nhân cách bên lề, dù một số chắc chắn mắc. Ông chỉ nói đến hiện tượng này trên bình diện vĩ mô, nơi diễn từ công cộng trong nền văn hóa của chúng ta trình bầy một cách vũ bão nhiều đặc điểm và phong thái truyền thông cho thấy sự xáo trộn nhân cách. Giống Lasch, ông tin rằng nền văn hóa Mỹ hiện thời đang hiện thân cho một chứng bệnh tâm lý bàng bạc, với những đặc điểm xuất hiện khắp các môi trường xã hội và chính trị. Cơn giận đùng đùng và tính khí cuồng bạo diễn ra hàng ngày. Các nhận định thù ghét được mặc tình phun ra và công bố mà không hề nghĩ tới các hậu quả. Hàng triệu người cộng tác nằng nặc đòi thế thượng phong cho các quan điểm của riêng họ, tô bóng mình mà gây hại cho những người không biết mặt mũi bị họ ghét bỏ. Lòng tương cảm quả không thấy đâu.
Vì nỗi nhục (shame) sâu xa nằm ở tâm điểm xáo trộn nhân cách bên lề , tiến sĩ Burgo tin rằng tủi nhục đóng một vai trò lớn trong Nền Văn Hóa Bên Lề. Người ta nói tới nỗi tủi nhục phổ biến phát xuất từ việc mất kết nối, cảm thấy bất lực và bị xã hội đánh giá thấp. Nỗi tủi nhục cảm thấy bị bỏ lại phía sau khi sự giầu có được tích lũy ở thượng tầng. Nỗi tủi nhục mất việc, ghiền ma túy, và gia đình tan vỡ. Nỗi tủi nhục cảm thấy bị la mắng bởi những người đứng bên kia đường phân ranh chính trị. Nỗi tủi nhục tế vi gợi hứng bởi các mô tả của các phương tiện truyền thông về các cuộc đời bề ngoài hạnh phúc hơn, tích cực về xã hội hơn và nhiều tưởng thưởng hơn chúng ta. Nỗi tủi nhục cảm thấy “kém hơn” và cô đơn.
Các hữu thể nhân bản có nhu cầu bẩm sinh cần thuộc về, được mã hóa trong các gien (genes) của chúng ta, và chúng ta cảm thấy tủi nhục mỗi khi thấy mình bị loại trừ hoặc ở bên ngoài một nhóm quan trọng đối với chúng ta. Vì dịch bệnh cô đơn đang ảnh hưởng đến đất nước chúng ta, nơi hàng triệu người sống đời họ trong sự cô lập, ít có hoặc không có tình bạn ở bất cứ chiều sâu nào và không có mối liên kết có ý nghĩa với người khác, sự tủi nhục lan rộng và sâu sắc dường như là điều không thể tránh khỏi. Những người bị thiệt thòi ở khắp mọi nơi đang phải lao đao với giá trị bản thân thấp kém và cảm giác trống rỗng mãn tính về chính mình - chính là cách những người đang lao đao với xáo trộn nhân cách bên lề cảm thấy tận cốt lõi của họ.
Cơn thịnh nộ và phóng chiếu cung cấp một giải thoát nào đó. Như đã thảo luận trong một bài trước, sự phẫn nộ chính đáng thường khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn về chính bản thân mình. Sự tức giận hỗ trợ một cảm giác thượng phong và tạo điều kiện cho việc phóng chiếu (projection) sự tủi nhục không được nhìn nhận lên những người khác thấp kém hơn. Sự khinh miệt giúp quá trình diễn tiến, khiến lòng tương cảm biến mất. Tiến sĩ Burgo thú thực rằng trong phòng tư vấn của ông, ông thấy mình bị tấn công một cách độc ác nhất bởi những khách hàng đang lao đao với Xáo trộn Nhân cách Bên lề và điều này được cảm nhận không khác gì nhiều bình luận ông đã nhận được mỗi lần ông viết về những vấn đề nhạy cảm. Ông đã bị đối xử khinh miệt, bị gọi bằng đủ thứ tên tồi tệ và bị hoài nghi về lòng chính trực... Ông bị người ta cho hay là người xấu chỉ vì có những ý kiến sai; người la mắng ông, tất nhiên, là người giác ngộ và trổi vượt hơn ông.
Ông không đòi địa vị nạn nhân đặc biệt nào ở đây và ông không yêu cầu được thiện cảm. Những cách đối xử như vậy hiện nay cực kỳ thông thường, số phận của bất cứ ai làm nhiều hơn là chỉ “đưa ngón tay cái lên” đối với một bài đăng an ủi nào đó hoặc gửi ảnh thú vật cưng yêu lên Instagram. Những điều qua tiếng lại đầy ghen ghét, phẫn nộ và khinh miệt hiện rất phổ biến trong vũ trụ các phương tiện truyền thông xã hội bất cứ khi nào ai đó gióng lên một ý kiến dù chỉ có tính tranh cãi nhẹ nhàng thôi. Mỗi ngày trong Nền Văn hóa Bên lề, cơn thịnh nộ thả nổi tự do đều tìm được nhiều lý do để tự giải thích.
Đâu là biện pháp khắc phục? Các nhà lãnh đạo tư tưởng như David Brooks khuyên nên rèn giũa một cảm thức tham gia cộng đồng và bản thân mạnh mẽ hơn trên bình diện địa phương. Marla Estes và cộng tác viên của cô, Rob Schlapfer, đã xây dựng nhiều cây cầu giữa các chia rẽ chính trị để giảm bớt các hiểu lầm và các miêu tả giễu cợt về người khác, nhằm đưa mọi người đến với nhau để hiểu biết nhau. Và người ta đã bắt đầu một cuộc đàm luận quốc gia về sự cô lập phát xuất từ sự quá gắn kết với điện thoại thông minh và nỗi bất hạnh nó đã gây ra. Tất cả những xu hướng này sẽ giúp nhưng sẽ cần nhiều năm mới mang lại được sự thay đổi.
Như bất cứ ai từng làm việc với các khách hàng đang vật lộn với xáo trộn nhân cách bên lề sẽ nói với bạn, đây là một điều kiện khó khăn, khó chữa. Vì ở tận cốt lõi lòng họ, họ cảm thấy sự tủi nhục không thể nào chịu đựng nổi theo nghĩa đen, nên những người mắc chứng xáo trộn nhân cách bên lề lại quay trở đi trở lại với những thao tác thoát hiểm bốc đồng tương tự: bừng bừng nổi cơn thịnh nộ, với bạn bè và các đối tác quan hệ, xé nát các sợi chỉ kết lên cuộc sống của họ để tìm kiếm một giải thoát tạm thời. Vì sự cô đơn phổ biến và sự thiếu tiêu chuẩn luân lý (anomy) của nền văn hóa hiện đại, đâu có gì lạ khi hàng triệu người tìm được sự giải thoát trên Internet theo cách tương tự?
Tiến sĩ Burgo tin rằng Nền Văn hóa Bên lề sẽ ở với chúng ta trong nhiều năm tới.
Ông nói nhiều đến nền văn hóa Hoa Kỳ và phản ứng của độc giả đối với các bài viết của những người chuyên nghiệp như ông. Nhưng thực ra, những điều ông viết về cơn giận thả nổi tự do hay gặp đâu đánh đó là của chung con người hiên đại khắp mọi nơi trên hành tinh này, kể cả ở Việt Nam, ít nhất từ thời có các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thông kỹ thuật số, truyền thông xã hội. Chỉ cần có một blog, một account trên facebook, hay một địa chỉ e-mail (một điều còn dễ hơn ăn cơm) là có quyền muốn chửi, muốn la mắng ai cũng được, dù người ấy mình không hề quen biết.
Kinh nghiệm của bản thân chúng tôi chứng minh điều tiến sĩ nói về cơn giận thả nổi tự do: Nhân dịp chúng tôi góp ý với Cha Đinh Minh Tiên, Dòng Đa Minh, về chuyện Chúa Giêsu khi lên trời từ bỏ nhân tính để chỉ còn duy trì thiên tính, một anh bạn phổ biến bài góp ý này đến một số bạn bè cùng trường ngày xưa thuộc Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt trên group e-mail. Chúng tôi thấy thế xin mọi người góp ý. Liền được một linh mục, cựu học viên cùng trường, nổi đoá giáng cho một e-mail: “Tội lỗi! Tội lỗi! mấy kẻ có ăn, có mặc, có hưỡn, có dư tiền và thời gian, sao hỏng 'thảnh thơi thơ túi rượu bầu’ hỏng biết làm gì, bàn chuyện trên trời. Vui thiệt! Ngứa họng quá à”.
Bản thân chúng tôi không hề biết linh mục này là ai. Hỏi ra mới biết ngài coi một xứ đạo đất thì rộng mà người thì thưa, trình độ hiểu biết của giáo dân không có mấy, nên rất vất vả hướng dẫn họ! Đúng là cái giận nó đã tích tụ trong lòng từ lâu, nay được dịp phun ra nhằm vào một người chưa hề biết mặt bao giờ tuy cùng học một trường nhưng cách nhau đến những 9 khóa! Cơn giận thả nổi tự do.
Cơn giận này rất thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chỉ cần mở lại các e-mail cũ thôi, hẳn độc giả sẽ được đọc lại những cơn giận thả nổi tự do đó, do bè bạn “forward” cho mình nhân những cuộc khủng hoảng như vụ thay người lãnh đạo của tổng giáo phận Hà Nội. Có những người tỏ bày thế thượng phong yêu nước yêu quê hương yêu Giáo Hội của mình bằng cách thóa mạ không tiếc lời những người vì vâng phục thẩm quyền Giáo Hội nên đã gánh vác nhiệm vụ khó khăn dìu dắt một tòa trống ngôi! Làm như chỉ có họ mới yêu nước thương nòi, mới yêu Giáo Hội đúng nghĩa. Họ hơn hẳn những người bị họ coi là giòi bọ!
Tâm thái ấy ngày nay vẫn còn nhan nhản. Viết để phục vụ sự thật thì ít, viết để chứng tỏ mình hiểu biết, khôn ngoan, đạo đức, chính thống hơn người thì nhiều. Âu cũng là hậu quả của một nền văn hóa ai muốn nói gì thì nói ai muốn viết gì thì viết do sự dư thừa các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại tạo ra.
______________________________________________________________________________________________________________
(1) Bên lề tạm dịch chữ “Borderline”. Như đã biết, các bệnh tâm thần có hai loại ‘psychoses’ (rối loạn tâm thần) hay ‘neuroses’ (rối loạn thần kinh). Xáo trộn Nhân Cách Bên lề không thuộc hai loại này, nên các nhà phân tâm học dùng chữ Borderline, một đường ranh tưởng tượng giữa hai nhóm bệnh này.
Kỳ tới: Các niềm vui của bất bình
Cơn giận thả nổi tự do
Một trong các đặc điểm nổi bật ấy được tiến sĩ Joseph Burgo nghiên cứu (https://www.psychologytoday.com/au/blog/shame/201903/free-floating-rage) và được ông gọi là cơn giận thả nổi tự do (free-floating rage).
Theo ông, trong thập niên 1970, nhà sử học Christopher Lasch đã đưa ra thuật ngữ lừng danh “nền văn hóa tự yêu mình thái quá” ("culture of narcissism") và gợi ý rằng xã hội Mỹ hiện thời đang mắc một loại xáo trộn nhân cách tập thể mà bản chất là tự yêu mình thái quá. Khi trình bầy các điển hình chuyên biệt để minh họa các đặc điểm nhân cách được ông coi là bàng bạc, ông dùng chúng để xác định các xu hướng xã hội bao quát chứ không hẳn chẩn đoán từng cá nhân; ông tập chú nhiều hơn vào các trục trặc tâm lý ở bình diện vĩ mô.
Tiến sĩ Burgo tin rằng thời kỳ chúng ta hiện nay mắc một chứng xáo trộn nhân cách khác, một chứng có một số đặc điểm chung với xáo trộn nhân cách quá tự yêu mình (NDP) và cũng thuộc Cụm B (các loại nhân cách bi thảm và thất thường). Đặc tính quy mô của xáo trộn nhân cách quá tự yêu mình cũng xuất hiện trong xáo trộn nhân cách bên lề (BDP=Borderline Personality Disorder) (1), tuy trong các hình thức bất ổn và dao động. Do đặc điểm quá mê mải với chính mình, người mắc hai loại xáo trộn này thiếu tương cảm (empathy) đối với người khác và khó duy trì được các mối liên hệ lâu dài. Cả hai loại xáo trộn đều được sử dụng do nhu cầu xây dựng và nâng đỡ cảm thức cho mình là đáng giá.
Những người đàn ông và đàn bà mắc xáo trộn nhân cách bên lề cũng gặp khó khăn trong việc điều hòa các xúc cảm của họ. Họ có những cơn thay đổi tính khí đầy bạo động và nhanh chóng chuyển dịch từ việc thần tượng hóa qua khinh ghét người khác trong cuộc đời của họ.
Khi “bị nổ cò” (khích động), họ thường nổi giận và tấn công cả người bàng quan. Họ phản ứng một cách bốc đồng không xem xét gì tới các hậu quả của tác phong họ hay hệ quả đối với người khác. Họ lợi dụng bạn bè và người yêu để chống đỡ cảm thức mong manh về cái tôi của họ, và khi họ cảm thấy bị bỏ rơi hay thương tích, họ dễ dàng quay sang người khác để trả thù.
Các đặc điểm trên mô tả phần lớn tác phong khắp các phương tiện truyền thông xã hội, quảng trường hiện đại của chúng ta nơi người thuộc mọi tầng lớp xã hội gặp nhau và tương tác với nhau mà thực sự không hề biết nhau. Bất cứ ai viết lách ngày nay cho một trang mạng bận rộn, hay sử dụng Facebook hoặc Instagram để bình luận văn hóa hay chính trị, hoặc trình bầy ý kiến trên Twitter cho thế giới nói chung có nguy cơ gặp những phản ứng điên dại, những cuộc tấn công hạ phẩm giá, thiếu hẳn bất cứ cảm thức tương cảm hoặc tôn trọng nào, và cái kinh nghiệm hết sức bất ổn chuyển dịch như bay từ bệ thờ xuống bãi rác. Khi bị khích động, độc giả từng ca ngợi bài viết hoặc “tweet” mới nhất của bạn có thể bỗng nhiên chửi các bài viết của bạn như chửi chó.
Tiến sĩ Burgo không hẳn là người đầu tiên nhận thấy các bất bình, khinh thị chính đáng, nhưng trên hết là cơn giận không kiềm chế thống trị trên Liên Mạng. Đôi khi, lời bình luận công khai đầy giận dữ bề ngoài xem ra có căn bản hợp pháp, dù cường độ của nó không thích đáng. Đôi khi phản ứng xem ra chỉ có tính sát sát bên ngoài (tangential). Và trong khá nhiều dịp, độc giả tiếp nhận các ý kiến của tác giả một cách như nhắm vào bản thân mình không vì những lý do hiển nhiên, như thể họ cảm thấy bị nhục mạ hay tổn thương sâu xa. Bất cứ khi nào họ cảm thấy như thế, thì hiển nhiên họ sẽ giơ nanh vuốt ra; tác giả thì thấy mình bị moi ruột.
Loại phản ứng ấy thông thường đến nỗi bạn dám kết luận rằng phần lớn người ta ở ngoài kia thực sự đang tìm một điều gì đó để nổi giận, chỉ chờ một cái cớ là nổi khí đùng đùng trút cơn tức giận họ sẵn mang theo trong người. Các nhà trị liệu từng làm việc với những người mắc xáo trộn nhân cách bên lề biết rõ họ đang đối diện với một trái bom nổ chậm ra sao, tức một khách hàng theo dõi từng lòi bạn nói để tìm sơ hở, chỉ chờ bạn mắc một “sai lầm” là họ nổ bùng. Chính vì thế, tiến sĩ Burgo gọi nền văn hóa hiện nay là Nền Văn Hóa Bên Lề (Borderline Culture). Hàng triệu người lục lọi các tuyên bố trên các phương tiện truyền thông xã hội để tìm một điều gì đó có thể biện minh cho trận núi lửa giận dữ phun lên, lúc đó vốn đang được tích tụ trong lòng họ.
Có nhà trị liệu gọi đó là “cơn giận đang đi tìm lý do”. Tiến sĩ Burgo thì gọi nó là cơn giận thả nổi tự do (free-floating rage) vì nó gợi ta nhớ đến ý niệm xao xuyến thả nổi tự do (free-floating anxiety). Thuở đầu ngành phân tâm học, Freud vốn mô tả các khách hàng bị làm khổ vì các cảm quan xao xuyến liên tục, nhưng khó xác định mà đôi khi được gắn chặt với một ý tưởng hay đồ vật chuyên biệt, như thể những người đàn ông và đàn bà này đang đi tìm một điều gí đó để giải thích sự kinh hãi bàng bạc của họ. Tương tự như thế, hàng triệu người trong Nền Văn Hóa Bên Lề, bị áp lực bởi cơn giận họ luôn mang theo, đi tìm một điều gì đó để giải thích, làm cho các tâm tư của họ trở thành có nghĩa, rồi tìm nhẹ nhõm giải thoát bằng cách cho nó nổ tung trong một không gian tương đối an toàn (hay nặc danh).
Các thí dụ thông thường đến nỗi phần lớn độc giả hiểu ngay tiến sĩ Burgo muốn nói gì. Những chuyện bất lịch thiệp phổ biến và quá trớn của nền văn hóa nhục mạ (call-out culture) đã dẫn nhiều nhà quan sát kết luận rằng Hoa Kỳ có vấn nạn giận dữ. Theo một cuộc nghiên cứu (https://www.washingtonpost.com/news/wonk/wp/2015/04/08/nearly-1-in-10-americans-have-severe-anger-issues-and-access-to-guns/?noredirect=on&utm_term=.0abab35d3de4), gần 1 trong 10 người Mỹ vừa có vấn đề bừng giận lẫn sử dụng súng, nhưng phần đông chúng ta sử dụng Twitter, Facebook, và Instagram. Nếu lời nói có thể giết người, thì các phương tiện truyền thông xã hội quả đầy xác chết. Vì những cơn giận không kiềm chế này, một số người viết tránh đọc các nhận xét đối với các bài họ viết. Quả đau lòng khi bị tấn kích, chế giễu, và hạ nhục bởi những người xa lạ.
Tiến sĩ Burgo không có ý nói tất cả những ai phản ứng kiểu trên đều mắc chứng xáo trộn nhân cách bên lề, dù một số chắc chắn mắc. Ông chỉ nói đến hiện tượng này trên bình diện vĩ mô, nơi diễn từ công cộng trong nền văn hóa của chúng ta trình bầy một cách vũ bão nhiều đặc điểm và phong thái truyền thông cho thấy sự xáo trộn nhân cách. Giống Lasch, ông tin rằng nền văn hóa Mỹ hiện thời đang hiện thân cho một chứng bệnh tâm lý bàng bạc, với những đặc điểm xuất hiện khắp các môi trường xã hội và chính trị. Cơn giận đùng đùng và tính khí cuồng bạo diễn ra hàng ngày. Các nhận định thù ghét được mặc tình phun ra và công bố mà không hề nghĩ tới các hậu quả. Hàng triệu người cộng tác nằng nặc đòi thế thượng phong cho các quan điểm của riêng họ, tô bóng mình mà gây hại cho những người không biết mặt mũi bị họ ghét bỏ. Lòng tương cảm quả không thấy đâu.
Vì nỗi nhục (shame) sâu xa nằm ở tâm điểm xáo trộn nhân cách bên lề , tiến sĩ Burgo tin rằng tủi nhục đóng một vai trò lớn trong Nền Văn Hóa Bên Lề. Người ta nói tới nỗi tủi nhục phổ biến phát xuất từ việc mất kết nối, cảm thấy bất lực và bị xã hội đánh giá thấp. Nỗi tủi nhục cảm thấy bị bỏ lại phía sau khi sự giầu có được tích lũy ở thượng tầng. Nỗi tủi nhục mất việc, ghiền ma túy, và gia đình tan vỡ. Nỗi tủi nhục cảm thấy bị la mắng bởi những người đứng bên kia đường phân ranh chính trị. Nỗi tủi nhục tế vi gợi hứng bởi các mô tả của các phương tiện truyền thông về các cuộc đời bề ngoài hạnh phúc hơn, tích cực về xã hội hơn và nhiều tưởng thưởng hơn chúng ta. Nỗi tủi nhục cảm thấy “kém hơn” và cô đơn.
Các hữu thể nhân bản có nhu cầu bẩm sinh cần thuộc về, được mã hóa trong các gien (genes) của chúng ta, và chúng ta cảm thấy tủi nhục mỗi khi thấy mình bị loại trừ hoặc ở bên ngoài một nhóm quan trọng đối với chúng ta. Vì dịch bệnh cô đơn đang ảnh hưởng đến đất nước chúng ta, nơi hàng triệu người sống đời họ trong sự cô lập, ít có hoặc không có tình bạn ở bất cứ chiều sâu nào và không có mối liên kết có ý nghĩa với người khác, sự tủi nhục lan rộng và sâu sắc dường như là điều không thể tránh khỏi. Những người bị thiệt thòi ở khắp mọi nơi đang phải lao đao với giá trị bản thân thấp kém và cảm giác trống rỗng mãn tính về chính mình - chính là cách những người đang lao đao với xáo trộn nhân cách bên lề cảm thấy tận cốt lõi của họ.
Cơn thịnh nộ và phóng chiếu cung cấp một giải thoát nào đó. Như đã thảo luận trong một bài trước, sự phẫn nộ chính đáng thường khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn về chính bản thân mình. Sự tức giận hỗ trợ một cảm giác thượng phong và tạo điều kiện cho việc phóng chiếu (projection) sự tủi nhục không được nhìn nhận lên những người khác thấp kém hơn. Sự khinh miệt giúp quá trình diễn tiến, khiến lòng tương cảm biến mất. Tiến sĩ Burgo thú thực rằng trong phòng tư vấn của ông, ông thấy mình bị tấn công một cách độc ác nhất bởi những khách hàng đang lao đao với Xáo trộn Nhân cách Bên lề và điều này được cảm nhận không khác gì nhiều bình luận ông đã nhận được mỗi lần ông viết về những vấn đề nhạy cảm. Ông đã bị đối xử khinh miệt, bị gọi bằng đủ thứ tên tồi tệ và bị hoài nghi về lòng chính trực... Ông bị người ta cho hay là người xấu chỉ vì có những ý kiến sai; người la mắng ông, tất nhiên, là người giác ngộ và trổi vượt hơn ông.
Ông không đòi địa vị nạn nhân đặc biệt nào ở đây và ông không yêu cầu được thiện cảm. Những cách đối xử như vậy hiện nay cực kỳ thông thường, số phận của bất cứ ai làm nhiều hơn là chỉ “đưa ngón tay cái lên” đối với một bài đăng an ủi nào đó hoặc gửi ảnh thú vật cưng yêu lên Instagram. Những điều qua tiếng lại đầy ghen ghét, phẫn nộ và khinh miệt hiện rất phổ biến trong vũ trụ các phương tiện truyền thông xã hội bất cứ khi nào ai đó gióng lên một ý kiến dù chỉ có tính tranh cãi nhẹ nhàng thôi. Mỗi ngày trong Nền Văn hóa Bên lề, cơn thịnh nộ thả nổi tự do đều tìm được nhiều lý do để tự giải thích.
Đâu là biện pháp khắc phục? Các nhà lãnh đạo tư tưởng như David Brooks khuyên nên rèn giũa một cảm thức tham gia cộng đồng và bản thân mạnh mẽ hơn trên bình diện địa phương. Marla Estes và cộng tác viên của cô, Rob Schlapfer, đã xây dựng nhiều cây cầu giữa các chia rẽ chính trị để giảm bớt các hiểu lầm và các miêu tả giễu cợt về người khác, nhằm đưa mọi người đến với nhau để hiểu biết nhau. Và người ta đã bắt đầu một cuộc đàm luận quốc gia về sự cô lập phát xuất từ sự quá gắn kết với điện thoại thông minh và nỗi bất hạnh nó đã gây ra. Tất cả những xu hướng này sẽ giúp nhưng sẽ cần nhiều năm mới mang lại được sự thay đổi.
Như bất cứ ai từng làm việc với các khách hàng đang vật lộn với xáo trộn nhân cách bên lề sẽ nói với bạn, đây là một điều kiện khó khăn, khó chữa. Vì ở tận cốt lõi lòng họ, họ cảm thấy sự tủi nhục không thể nào chịu đựng nổi theo nghĩa đen, nên những người mắc chứng xáo trộn nhân cách bên lề lại quay trở đi trở lại với những thao tác thoát hiểm bốc đồng tương tự: bừng bừng nổi cơn thịnh nộ, với bạn bè và các đối tác quan hệ, xé nát các sợi chỉ kết lên cuộc sống của họ để tìm kiếm một giải thoát tạm thời. Vì sự cô đơn phổ biến và sự thiếu tiêu chuẩn luân lý (anomy) của nền văn hóa hiện đại, đâu có gì lạ khi hàng triệu người tìm được sự giải thoát trên Internet theo cách tương tự?
Tiến sĩ Burgo tin rằng Nền Văn hóa Bên lề sẽ ở với chúng ta trong nhiều năm tới.
Ông nói nhiều đến nền văn hóa Hoa Kỳ và phản ứng của độc giả đối với các bài viết của những người chuyên nghiệp như ông. Nhưng thực ra, những điều ông viết về cơn giận thả nổi tự do hay gặp đâu đánh đó là của chung con người hiên đại khắp mọi nơi trên hành tinh này, kể cả ở Việt Nam, ít nhất từ thời có các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thông kỹ thuật số, truyền thông xã hội. Chỉ cần có một blog, một account trên facebook, hay một địa chỉ e-mail (một điều còn dễ hơn ăn cơm) là có quyền muốn chửi, muốn la mắng ai cũng được, dù người ấy mình không hề quen biết.
Kinh nghiệm của bản thân chúng tôi chứng minh điều tiến sĩ nói về cơn giận thả nổi tự do: Nhân dịp chúng tôi góp ý với Cha Đinh Minh Tiên, Dòng Đa Minh, về chuyện Chúa Giêsu khi lên trời từ bỏ nhân tính để chỉ còn duy trì thiên tính, một anh bạn phổ biến bài góp ý này đến một số bạn bè cùng trường ngày xưa thuộc Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt trên group e-mail. Chúng tôi thấy thế xin mọi người góp ý. Liền được một linh mục, cựu học viên cùng trường, nổi đoá giáng cho một e-mail: “Tội lỗi! Tội lỗi! mấy kẻ có ăn, có mặc, có hưỡn, có dư tiền và thời gian, sao hỏng 'thảnh thơi thơ túi rượu bầu’ hỏng biết làm gì, bàn chuyện trên trời. Vui thiệt! Ngứa họng quá à”.
Bản thân chúng tôi không hề biết linh mục này là ai. Hỏi ra mới biết ngài coi một xứ đạo đất thì rộng mà người thì thưa, trình độ hiểu biết của giáo dân không có mấy, nên rất vất vả hướng dẫn họ! Đúng là cái giận nó đã tích tụ trong lòng từ lâu, nay được dịp phun ra nhằm vào một người chưa hề biết mặt bao giờ tuy cùng học một trường nhưng cách nhau đến những 9 khóa! Cơn giận thả nổi tự do.
Cơn giận này rất thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chỉ cần mở lại các e-mail cũ thôi, hẳn độc giả sẽ được đọc lại những cơn giận thả nổi tự do đó, do bè bạn “forward” cho mình nhân những cuộc khủng hoảng như vụ thay người lãnh đạo của tổng giáo phận Hà Nội. Có những người tỏ bày thế thượng phong yêu nước yêu quê hương yêu Giáo Hội của mình bằng cách thóa mạ không tiếc lời những người vì vâng phục thẩm quyền Giáo Hội nên đã gánh vác nhiệm vụ khó khăn dìu dắt một tòa trống ngôi! Làm như chỉ có họ mới yêu nước thương nòi, mới yêu Giáo Hội đúng nghĩa. Họ hơn hẳn những người bị họ coi là giòi bọ!
Tâm thái ấy ngày nay vẫn còn nhan nhản. Viết để phục vụ sự thật thì ít, viết để chứng tỏ mình hiểu biết, khôn ngoan, đạo đức, chính thống hơn người thì nhiều. Âu cũng là hậu quả của một nền văn hóa ai muốn nói gì thì nói ai muốn viết gì thì viết do sự dư thừa các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại tạo ra.
______________________________________________________________________________________________________________
(1) Bên lề tạm dịch chữ “Borderline”. Như đã biết, các bệnh tâm thần có hai loại ‘psychoses’ (rối loạn tâm thần) hay ‘neuroses’ (rối loạn thần kinh). Xáo trộn Nhân Cách Bên lề không thuộc hai loại này, nên các nhà phân tâm học dùng chữ Borderline, một đường ranh tưởng tượng giữa hai nhóm bệnh này.
Kỳ tới: Các niềm vui của bất bình
VietCatholic TV
Ba Lan - Đánh đập tàn nhẫn một linh mục để cướp áo lễ làm đám cưới đồng tính
Giáo Hội Năm Châu
16:15 02/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ba tên tấn công, trong độ tuổi từ 27 đến 53 tuổi, nói họ muốn trả thù cho vụ đụng dộ diễn ra chiều ngày 20 tháng Bẩy tại thành phố Białystok khi những người diễn hành đồng tính đánh nhau với những người chống đồng tính tại nhà thờ chính tòa thành phố.
Trong suốt mấy tuần qua, nhiều cuộc diễn hành đồng tính đã nổ ra ở nhiều thành phố lôi cuốn có nơi hàng chục ngàn người.
Đụng độ đã diễn ra tại Białystok sau khi những người đồng tính tụ tập quanh nhà thờ chính tòa với những màn hôn hít nhau và những cử chỉ cợt nhã. Đám đông những người chống đối nói họ muốn bảo vệ nhà thờ chính tòa nên đã ẩu đả với những người đồng tính trước các cử chỉ họ thấy chướng tai gai mắt. Ít nhất 20 người chống đồng tính đã bị bắt.
Nhận định về các cuộc diễn hành rầm rộ ở nhiều thành phố Ba Lan trong tuần qua, Ông Jaroslaw Kaczynski, Chủ tịch Đảng Pháp luật và Công lý là đảng cầm quyền tại Ba Lan, nói rằng sau trào lưu cộng sản, trào lưu đồng tính là thách đố lớn nhất của Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan hiện nay. “Nhiều người trẻ đã rời bỏ Giáo Hội vì sức quyến rũ của các thông điệp đồng tính. Điều này đặt tương lai của xã hội chúng ta vào một tình thế rất nguy hiểm,” ông nói.
Tưởng cũng nên nhắc lại là vụ tấn công Cha Aleksander Ziejewski, 68 tuổi, là cha sở của nhà thờ Thánh Gioan Tiền Hô tại Szczecin, đã xảy ra chỉ vài phút trước thánh lễ 6 giờ chiều hôm Chúa Nhật 28 tháng Bẩy.
Trong đoạn video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, Cha Ziejewski nói với EWTN Ba Lan rằng cha đang chuẩn bị bàn thờ cho thánh lễ chiều Chúa Nhật thì nghe tiếng hô cầu cứu của ông từ phát ra từ phòng thánh.
Khi ngài đến nơi thì thấy có 3 người lạ mặt đang trong phòng thánh cãi vã với ông từ. Họ đòi lấy các áo lễ trong tủ áo và các vật dụng khác để “đi làm lễ”.
Khi cha Ziejewski yêu cầu họ ra khỏi phòng thánh, họ xúm lại đánh ngài và tuôn ra những lời lẽ báng bổ xúc phạm đến Chúa và Giáo Hội. Một tên dùng một cỗ tràng hạt lấy từ phòng thánh làm vũ khí đấm vào mặt ngài khiến máu me chảy ra đầy mặt.
Ông từ và một người bảo vệ cho nhà thờ cũng bị đánh đấm túi bụi trước khi chúng ung dung bỏ đi.