Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:20 03/08/2008
ĐỔI GHẾ NGỒI
Coi truyền hình đã ba mươi năm rồi, chồng nói với vợ:
- “Tối nay chúng ta làm một chuyện rất vui vẻ nhé !”
Bà vợ lập tức nghĩ ngay đến tình cảnh một đêm nọ ở thị trấn, nói: “Rất tốt, chúng ta nên làm gì ?”
- “ Ái dà, chúng ta đổi ghế ngồi cho nhau.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Nguy hiểm ở trong cự ly an toàn...
Coi truyền hình đã ba mươi năm chưa hề thay đổi chỗ ngồi, đột nhiên thay đổi chỗ ngồi; ở với chồng hơn mấy mươi năm rồi mà cũng bất ngờ khi nghe đề nghị của chồng. Đúng là nguy hiểm trong cự ly an toàn.
Có những bà vợ cứ luôn tin tưởng chồng và cảm thấy an toàn vì chồng rất tốt với mình, nên hình như mọi sự đều không quan tâm đến, thế là nguy hiểm trong cự ly an toàn: chồng lăng nhăng với cô thư ký trẻ đẹp, khi vợ phát hiện ra thì đã muộn...
Có những ông chồng tính toán “khoa học” rằng: không để vợ đi làm việc, ở nhà lo con cái, lương tháng mình đem về đầy đủ, thế là an tâm không lo lắng chuyện vợ con phiền hà, thế là nguy hiểm trong cự ly an toàn: vợ mất tự do và cảm thấy tù túng, thế là phải lòng người thanh niên hàng xóm đẹp trai, chồng ra cửa trước thì rước người tình vào cửa sau...
Thói quen ba mươi năm đột nhiên thay đổi thì chắc chắn là có vấn đề bất lợi cho gia đình; giữ đạo mấy chục năm nay đột nhiên thay đổi, chắc chắn là có vấn đề nguy hại đến đức tin; dâng mình làm tôi tớ Chúa đến lễ bạc lễ vàng rồi mà đột nhiên thay đổi cách sống cho phù hợp với thời đại, thì chắc chắn là có vấn đề, nguy hiểm đang ở trong cự ly an toàn.
Nguy hiểm ở trong cự ly an toàn khi chúng ta không đề phòng, và ỷ y vào tài năng của mình...
N2T |
Coi truyền hình đã ba mươi năm rồi, chồng nói với vợ:
- “Tối nay chúng ta làm một chuyện rất vui vẻ nhé !”
Bà vợ lập tức nghĩ ngay đến tình cảnh một đêm nọ ở thị trấn, nói: “Rất tốt, chúng ta nên làm gì ?”
- “ Ái dà, chúng ta đổi ghế ngồi cho nhau.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Nguy hiểm ở trong cự ly an toàn...
Coi truyền hình đã ba mươi năm chưa hề thay đổi chỗ ngồi, đột nhiên thay đổi chỗ ngồi; ở với chồng hơn mấy mươi năm rồi mà cũng bất ngờ khi nghe đề nghị của chồng. Đúng là nguy hiểm trong cự ly an toàn.
Có những bà vợ cứ luôn tin tưởng chồng và cảm thấy an toàn vì chồng rất tốt với mình, nên hình như mọi sự đều không quan tâm đến, thế là nguy hiểm trong cự ly an toàn: chồng lăng nhăng với cô thư ký trẻ đẹp, khi vợ phát hiện ra thì đã muộn...
Có những ông chồng tính toán “khoa học” rằng: không để vợ đi làm việc, ở nhà lo con cái, lương tháng mình đem về đầy đủ, thế là an tâm không lo lắng chuyện vợ con phiền hà, thế là nguy hiểm trong cự ly an toàn: vợ mất tự do và cảm thấy tù túng, thế là phải lòng người thanh niên hàng xóm đẹp trai, chồng ra cửa trước thì rước người tình vào cửa sau...
Thói quen ba mươi năm đột nhiên thay đổi thì chắc chắn là có vấn đề bất lợi cho gia đình; giữ đạo mấy chục năm nay đột nhiên thay đổi, chắc chắn là có vấn đề nguy hại đến đức tin; dâng mình làm tôi tớ Chúa đến lễ bạc lễ vàng rồi mà đột nhiên thay đổi cách sống cho phù hợp với thời đại, thì chắc chắn là có vấn đề, nguy hiểm đang ở trong cự ly an toàn.
Nguy hiểm ở trong cự ly an toàn khi chúng ta không đề phòng, và ỷ y vào tài năng của mình...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:21 03/08/2008
N2T |
28. Mặc dù chiến tranh không chấm dứt, thì chúng ta cũng không nên ngừng nghỉ cầu cứu lòng nhân từ của Thiên Chúa.
(Thánh Bonaventura)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Trưởng Hồi Giáo tại Syria mời Đức Giáo Hoàng viếng thăm nhân Năm Thánh Phaolô
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:07 03/08/2008
Ước muốn Tòa Thánh Vatican có thể giúp đem lại hòa bình cho Trung Đông.
DAMASCUS- SYRIA (zenit.org).- Đại Giáo Trưởng Hồi Giáo nước Syria hy vọng được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thăm viếng trong năm Thánh Phaolô.
Trong một cuộc họp báo với các ký giải, Ahmad Badr El Din El Hassoun đã cho biết ông đã mời Đức Giáo Hoàng thăm viếng quốc gia của ông là Syria trong bối cảnh một cuộc gặp gở tại Damascus, trong chuyến tông du theo những bước chân Tông đồ đến với các Dân Ngoại.
“Điều tôi muốn nói với Đức Thánh Cha là hiện nay, Damascus là thủ đô văn hoá Arab và, đồng thời, là thủ đô Năm Thánh Phaolô,” Hassoun nói. “ Tôi sẽ hạnh phúc quá chừng nếu Đức Thánh Cha quyết định nhận lời mời của chúng tôi thăm viếng Syria trong năm này.”
Vị đại Giáo Trưởng đã bày tỏ hy vọng gặp riêng Đức Giáo Hoàng để tổ chức cuộc du hành. Ông nói ông cũng muốn lập lại với Đức Thánh Cha điều ông đã nói công khai tại Strasbourg vào hồi tháng Giêng vừa qua.
Trong dịp đó, Hassoun đã nói cần đến một sự đối thoại liên văn hoá hiệu quả hầu cổ võ sự chung sống hoà bình giữa các dân tộc, sự chung sống ăn rễ sâu trong những nguyên lý chung của các tôn giáo khác nhau, ông nói rằng “văn hoá tinh thần, dầu Kitô hữu hay Hồi Giáo, đem tới cho nhân loại chiều kích luân lý của nó.”
Đại Giáo Trưởng cũng đã bày tỏ niềm hy vọng “Vatican có thể đóng một vai trò trong việc trồng hoa hoà bình tại Trung Đông.”
Trong thực tế, giữa những trí thức tôn giáo, không có tranh chấp nhưng đối thoại và bàn luận,” nhà lãnh đạo Hồi Giáo khẳng định. “Và tôi hy vọng Đức Thánh Cha sẽ đóng một phần căn bản trong hoà bình thế giới.”
Đại Giáo Trưởng đã nhắc tới tiếng gọi khẩn cấp của Đức Gioan Phaolô II không nên xây tường nhưng bắt những cầu đối thoại, khi qui chiếu tới bức tường chia rẽ dựng lên giữa Israel và những vùng đất Palestine.
“Vatican đã đóng một vai trò căn bản trong sự sụp đổ Bức Tường BáLinh,” ông nói, “và tôi hy vọng Vatican cũng có khả năng đóng một vai trò tương tự phá hủy bức tường xây dựng trong phần đất hoà bình.”
DAMASCUS- SYRIA (zenit.org).- Đại Giáo Trưởng Hồi Giáo nước Syria hy vọng được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thăm viếng trong năm Thánh Phaolô.
Trong một cuộc họp báo với các ký giải, Ahmad Badr El Din El Hassoun đã cho biết ông đã mời Đức Giáo Hoàng thăm viếng quốc gia của ông là Syria trong bối cảnh một cuộc gặp gở tại Damascus, trong chuyến tông du theo những bước chân Tông đồ đến với các Dân Ngoại.
“Điều tôi muốn nói với Đức Thánh Cha là hiện nay, Damascus là thủ đô văn hoá Arab và, đồng thời, là thủ đô Năm Thánh Phaolô,” Hassoun nói. “ Tôi sẽ hạnh phúc quá chừng nếu Đức Thánh Cha quyết định nhận lời mời của chúng tôi thăm viếng Syria trong năm này.”
Vị đại Giáo Trưởng đã bày tỏ hy vọng gặp riêng Đức Giáo Hoàng để tổ chức cuộc du hành. Ông nói ông cũng muốn lập lại với Đức Thánh Cha điều ông đã nói công khai tại Strasbourg vào hồi tháng Giêng vừa qua.
Trong dịp đó, Hassoun đã nói cần đến một sự đối thoại liên văn hoá hiệu quả hầu cổ võ sự chung sống hoà bình giữa các dân tộc, sự chung sống ăn rễ sâu trong những nguyên lý chung của các tôn giáo khác nhau, ông nói rằng “văn hoá tinh thần, dầu Kitô hữu hay Hồi Giáo, đem tới cho nhân loại chiều kích luân lý của nó.”
Đại Giáo Trưởng cũng đã bày tỏ niềm hy vọng “Vatican có thể đóng một vai trò trong việc trồng hoa hoà bình tại Trung Đông.”
Trong thực tế, giữa những trí thức tôn giáo, không có tranh chấp nhưng đối thoại và bàn luận,” nhà lãnh đạo Hồi Giáo khẳng định. “Và tôi hy vọng Đức Thánh Cha sẽ đóng một phần căn bản trong hoà bình thế giới.”
Đại Giáo Trưởng đã nhắc tới tiếng gọi khẩn cấp của Đức Gioan Phaolô II không nên xây tường nhưng bắt những cầu đối thoại, khi qui chiếu tới bức tường chia rẽ dựng lên giữa Israel và những vùng đất Palestine.
“Vatican đã đóng một vai trò căn bản trong sự sụp đổ Bức Tường BáLinh,” ông nói, “và tôi hy vọng Vatican cũng có khả năng đóng một vai trò tương tự phá hủy bức tường xây dựng trong phần đất hoà bình.”
50,000 người đi bộ tới đền thánh Guadalupe
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:27 03/08/2008
“khuyến khích những người lãnh nhận Bí Tích Rửa tội thành những chứng nhân cho thế giới”.
MEXICO (Zenit.org).-Cuộc hành hương cổ xứa nhất tại Mexicô—và là cuộc hành hương lôi cuốn nhiều nguời hành hương nhất, với 50,000 người tham gia năm nay—đã kết thúc trong ngày Chúa Nhật dưới tượng đài Đức Mẹ Guadalupe.
Vì nhớ lại những cuộc hành hương thời Trung Cổ, nhóm đã đi bộ phía nam từ tiểu bang Queretano tới Thành Phố Mexico. Cuộc hành trình chỗ nào cũng phải tốn từ 7 tới 18 ngày để hoàn thành.
Giáo phận Queretano bảo trợ cuộc hành hương năm nay. Chuộc hành hương của những người nam có một lịch sử 118 năm. Cuộc hành hương những người nữ đã đánh dấu 50 năm kỷ niệm trong năm nay.
Giám mục Mario de Gasperin Gasperin of Queretano và Monsignor Diego Monroy, giám đốc vương cung, chào đón các người hành hương lúc họ tới.
Vị giám chức đã cám ơn những người hành hương vì họ đã tham gia: “Đối với chúng tôi đó là một thời điểm của ân sủng và phúc lành vì được nghe lời Chúa, làm chúng ta suy tư về những sự sống chúng ta.
Những phúc lành
”Những người đến ước muốn sự lành cho Mexico, quê hương chúng tôi và Giáo Hội chúng tôi,” giám mục nói thêm. “Tôi rất vui mừng hướng dẫn cuộc hành hương này; xin Đức Trinh Nữ, Đấng chúng tôi luôn luôn giữ cho hiện diện, chúc lành tất cả những người hành hương. Chúng tôi sẽ dâng Thánh lễ cho những anh em di cư của chúng tôi, vì nhiều người đã gắn những hy vọng của họ vào sự hành hương này, phó thác chính mình cho Chúa.”
Hilda Garcia, phó chủ tịch của Hiệp Hội 2008 các người Nữ Hành Hương tới Tepeyac, đã giải thích cho ZENIT rằng những người tham gia đã hát và vui mừng suối cuộc hành hương, mặc dầu họ gặp phải ba ngày liên tiếp có mưa nặng hột. “Một số người trong chúng tôi đã ra đi ngày 12/7 và đến đền thánh sau đó 18 ngày”.
Đức Ông Monroy đã nói trong một cuộc hợp báo rằng “ những cuộc hành hương này cho chúng tôi tất cả thông tin phản hồi ích lợi cho chúng tôi, bởi sự tận tụy và sự dấn thân của họ, 50 năm bởi những người nữ và 118 năm bởi những người nam –một động lực lớn. Tôi đã đồng hành với họ trên đường đi bộ và đã tiếp nhận họ tại đây, bởi vì đó là nhiệm vụ của người giám đốc đền thánh.”
Đức Ông Monroy đã khẳng định rằng “xứ chúng tôi phài tiếp tục đi bộ, măc cho những cực nhọc của nó, trên con đường hoà bình, công lý, tiến triển và chân lý, bởi vì Đức Trinh Nữ làm gương cho Chúa Giêsu Kitô, vì ngài đã nói với chúng ta ‘hãy làm điều gì Thầy bảo.”’
Người đã khuyên những kẻ đã lãnh bí Tích Rửa Tội phải làm chất men, “dầu chúng ta thấy chính mình bị đe doạ bởi nạn buôn ma túy, nạn rượu chè, nạn bất công, nạn tham nhũng, nạn đói, nạn nghèo và khốn khổ. Đó là những thách đố mà các người hành hương phải đối mặt vì họ đến để rao giảng Nước Chúa.”
MEXICO (Zenit.org).-Cuộc hành hương cổ xứa nhất tại Mexicô—và là cuộc hành hương lôi cuốn nhiều nguời hành hương nhất, với 50,000 người tham gia năm nay—đã kết thúc trong ngày Chúa Nhật dưới tượng đài Đức Mẹ Guadalupe.
Vì nhớ lại những cuộc hành hương thời Trung Cổ, nhóm đã đi bộ phía nam từ tiểu bang Queretano tới Thành Phố Mexico. Cuộc hành trình chỗ nào cũng phải tốn từ 7 tới 18 ngày để hoàn thành.
Giáo phận Queretano bảo trợ cuộc hành hương năm nay. Chuộc hành hương của những người nam có một lịch sử 118 năm. Cuộc hành hương những người nữ đã đánh dấu 50 năm kỷ niệm trong năm nay.
Giám mục Mario de Gasperin Gasperin of Queretano và Monsignor Diego Monroy, giám đốc vương cung, chào đón các người hành hương lúc họ tới.
Vị giám chức đã cám ơn những người hành hương vì họ đã tham gia: “Đối với chúng tôi đó là một thời điểm của ân sủng và phúc lành vì được nghe lời Chúa, làm chúng ta suy tư về những sự sống chúng ta.
Những phúc lành
”Những người đến ước muốn sự lành cho Mexico, quê hương chúng tôi và Giáo Hội chúng tôi,” giám mục nói thêm. “Tôi rất vui mừng hướng dẫn cuộc hành hương này; xin Đức Trinh Nữ, Đấng chúng tôi luôn luôn giữ cho hiện diện, chúc lành tất cả những người hành hương. Chúng tôi sẽ dâng Thánh lễ cho những anh em di cư của chúng tôi, vì nhiều người đã gắn những hy vọng của họ vào sự hành hương này, phó thác chính mình cho Chúa.”
Hilda Garcia, phó chủ tịch của Hiệp Hội 2008 các người Nữ Hành Hương tới Tepeyac, đã giải thích cho ZENIT rằng những người tham gia đã hát và vui mừng suối cuộc hành hương, mặc dầu họ gặp phải ba ngày liên tiếp có mưa nặng hột. “Một số người trong chúng tôi đã ra đi ngày 12/7 và đến đền thánh sau đó 18 ngày”.
Đức Ông Monroy đã nói trong một cuộc hợp báo rằng “ những cuộc hành hương này cho chúng tôi tất cả thông tin phản hồi ích lợi cho chúng tôi, bởi sự tận tụy và sự dấn thân của họ, 50 năm bởi những người nữ và 118 năm bởi những người nam –một động lực lớn. Tôi đã đồng hành với họ trên đường đi bộ và đã tiếp nhận họ tại đây, bởi vì đó là nhiệm vụ của người giám đốc đền thánh.”
Đức Ông Monroy đã khẳng định rằng “xứ chúng tôi phài tiếp tục đi bộ, măc cho những cực nhọc của nó, trên con đường hoà bình, công lý, tiến triển và chân lý, bởi vì Đức Trinh Nữ làm gương cho Chúa Giêsu Kitô, vì ngài đã nói với chúng ta ‘hãy làm điều gì Thầy bảo.”’
Người đã khuyên những kẻ đã lãnh bí Tích Rửa Tội phải làm chất men, “dầu chúng ta thấy chính mình bị đe doạ bởi nạn buôn ma túy, nạn rượu chè, nạn bất công, nạn tham nhũng, nạn đói, nạn nghèo và khốn khổ. Đó là những thách đố mà các người hành hương phải đối mặt vì họ đến để rao giảng Nước Chúa.”
Sứ Điệp Giáo Hoàng gởi ngày Chúa Nhật Truyền GiáoThế Giới.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:48 03/08/2008
“Các tôi tớ và các tông đồ của Chúa Giêsu Kitô”.
VATICAN (Zenit.org).-Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gởi ngày Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới thứ 82, sẽ được cử hành ngày 10/10/2008.
* * *
Các anh chị em thân mến,
Nhân dịp Ngày Truyền Giáo Thế Giới, tôi muốn mời anh chị em suy tư về sự khẩn cấp tiếp tục loan báo Tin Mừng cũng trong thời đại chúng ta. Mệnh lệnh truyền giáo tiếp tục là một ưu tiên tuyệt đối cho tất cả mọi người đã được rửa tội được kêu gọi nên “những tôi tớ và tông đồ của Chúa Giêsu Kitô” lúc bắt đầu ngàn năm thứ ba này. Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Phaolô VI Tôi Tớ Chúa, đã khẳng định trong Tông Huấn “Evangelii Nuntiandi”: “Việc rao giảng Tin Mừng trên thực tế là ân sủng và ơn gọi thích hợp cho Giáo Hội, là căn tính sâu sắc nhất của Giáo Hội” ( s.14).
Như một gương mẫu của sự dấn thân tông đồ này, tôi muốn chỉ rõ Thánh Phaolô cách đặc biệt, Tông Đồ các dân tộc, bởi vì năm này chúng ta đương cử hành một Năm Thánh riêng biệt dành cho ngài. Chính Năm Phaolô cống hiến chúng ta cơ hội trở nên quen thân với vị Tông Đồ danh tiếng này, người đã nhận lãnh ơn gọi công bố Tin Mưng cho dân ngoại, theo như điều Chúa đã loan báo cho ngài: “Hãy đi, vì Thầy sẽ sai con đến với các dân ngoại ở phương xa.”( Cv 22:21).
Làm sao chúng ta có thể không nắm lấy cơ hội Năm Thánh đặc biệt này cống hiến cho những Giáo Hội dịa phương, những cộng đồng Kitô hữu và từng người tín hữu, hầu phổ biến việc công bố Tin Mừng cho tới tận cùng thế giới, là quyền năng của Thiên Chúa vì phần rỗi của mọi người có lòng tin (x. Rm 1:16)?
Nhân loại cần sư giải thoát.
Nhân loại cần được giải thoát và cứu độ. Chính muôn loài Thụ Tạo—như Thánh Phaolô nói—những ngong ngóng chờ đợi ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái người (x. Rm 8:19-22). Những lời nói này cũng thật trong thế giới ngày nay. Muôn loài thụ tạo đang đau khổ. Muôn loài thụ tạo đang đau khổ và trông đợi sự tự do thật sự; đang chờ một thế giới khác, tốt hơn; đang chờ sự “cứu độ”. Và trong thực tế muôn loài thụ tạo biết rằng thế giới mới này đang được trông đợi đây giả thiết một con người mới; giả thiết “những con cái Thiên Chúa”.
Chúng ta hãy nhìn xem sát hơn tình huống của thế giới ngày nay. Đang khi, một mặt, toàn cảnh quốc tế giới thiệu những triễn vọng cho nền kinh tế đầy hứa hẹn và sự phát triển xã hội, mặt khác, nó bắt chúng ta chú ý quan tâm về chính tương lai của con người. Sự bạo lực, trong nhiều trường hợp, đánh dấu những tương quang giữa những con người và các dân tộc. Cảnh nghèo nàn áp bức hàng triệu cư dân. Sự kỳ thị và thỉnh thoảng cà sự bắt bớ vì những lý do sắc tộc, văn hóa và tôn giáo thúc đẩy nhiều người trốn thoát khỏi xứ sở mình để tìm kiếm sự tị nạn và sự bảo vệ bất cứ nơi nào khác.
Sự phát triển kỹ thuật, khi không nhắm tới phẩm giá và lợi ích con người hay là hướng tới sự phát triển dựa tình liên đới, mất tiềm năng của nó như là một yếu tố hy vọng và lâm nguy, ngược lại, gia tăng những mất quân bình và những bất công đã hiện hữu. Hơn nữa, luôn luôn có sự đe dọa liên quan tới tương quan con người-môi trường do sự sử dụng bừa bãi tài nguyên, với những ảnh hưởng tới sức khỏe thể lý và tinh thần của những con người. Tương lai nhân loại cũng bị lâm nguy bởi những cố gắng về sự sống của mình, với nhiều hình thức và phương tiện khác nhau.
Trước viễn tượng này, “bị lay động giữa hy vọng và lo âu… ho cảm thấy một nổi ưu tư” (“Gaudium et Spes”, s.4), chúng ta quan thâm tự hỏi mình: Nhân loại và muôn loài thụ tạo sẽ trở thành cái gì? Có hy vọng cho tương lai không, hay là đúng hơn, có một tương lai cho nhân loại không? Và tương lai này sẽ như cái gì?
Giải đáp cho những câu hỏi này đến với những người trong chúng ta là những kẻ tin từ Tin Mừng. Chúa Kitô là tương lai của chúng ta, và như tôi đã viết trong Thông Điệp “Spe Salvi”, Tin Mừng của Người là một sự truyền thông “thay đổi sự sống” ban hy vọng, mở toang ra cánh cửa u tối của thời gian và soi sáng tương lai nhân loại và cộng đồng (x. s,3)
Thánh Phaolô đã hiểu rõ rằng chỉ trong Chúa Kitô nhân loại có thể gặp được sự cứu rỗi và niềm hy vọng. Do đó, ngài nhận thức rằng sự truyền giáo là thúc bách và khẩn cấp để công bố “lời hứa ban sự sống trong Đức Kitô Giêsu “ (2Tm 1:1), “hy vọng của chúng ta” ( 1Tm 1:1), đến nổi mọi người có thể là cùng thừa kế gia nghiệp và cùng làm thành một thân thể trong lời hứa qua Tin Mừng (x. Eph 3:6). Ngài ý thức rằng không có Chúa Kitô thì nhân loại “không có hy vọng và không có Thiên Chúa trong thế giới” (Eph 2:12)- “không có hy vọng bởi vì họ không có Thiên chúa” (“Spe Salvi,” s.3). Trên thực tế, “ bất cứ ai không biết Chúa, cho dầu họ có thể ấp ủ mọi thứ hy vọng, cuối cùng không có hy vọng, không có hy vọng cả thể nâng đở toàn diện đời sống (x. Eph 2:12)” (ibid. n,27)
Sự Truyền giáo là một vấn đề tình yêu.
Do đó đây là một nhiệm vụ khẩn cấp cho mọi người là công bố Chúa Kitô và và sứ điệp cúu rỗi của Người. Thánh Phaolô đã nói, “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! (1 Cor 9:16). Trên đường đi Damascus ngài đã cảm nghiệm và đã hiểu rằng sự cứu độ và sự truyền giáo là công việc của Thiên chúa và tình yêu của Người. Tình yêu Chúa Kitô đã hương dẫn ngài đi trên những con đường Đế Quốc Roma như một sứ giả, một tông đồ, một kẻ giảng và một thầy dạy Tin Mừng, ngài đã tuyên bố ngài là một “sứ giả của Tin Mừng đang bị xiềng xích” (Eph 6:20).
Lòng yêu mến Thiên Chúa đã biến ngài “trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người” (1Cor 9:22). Bằng cách nhìn xem kinh nghiệm Thánh Phaolô, chúng ta hiểu rằng sinh hoạt truyền giáo là một đáp ứng cho tình yêu Chúa yêu chúng ta. Tình yêu của Chúa cứu chuộc chúng ta và thúc đẩy chúng ta tới sứ vụ truyền giáo cho các dân ngoại. Đó là nghị lực thiêng liêng có thể làm cho sự hài hoà, sự công chính và sự hiệp thông lớn mạnh giữa những con người, những sắc tộc và những dân tộc mà mọi người khao khát (x. Deus Caritas Est”, s.12).
Như vậy chính Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, Đấng hướng dẫn Giáo Hội tới các biên giới nhân loại và kêu gọi những nhà rao giảng Tin Mừng uốn nơi nguồn mạch nguyên thủy, tức là Đức Giêsu Kitô, từ cạnh sườn được khai mở của Người, tình yêu của Thiên Chúa luôn luôn trào ra (Deus Caritas Est”, s.7)
Chỉ từ nguồn mạch này có thể được rút ra sự săn sóc, sự nhân hậu, sự thương cảm, sự hiếu khách, sự sẵn sàng và sự quan tâm trong các vấn đề dân chúng, cũng như những nhân đức khác cần cho những sứ giả Tin Mừng hầu từ bỏ mọi sự và hiến mình hoàn toàn và vô điều kliện cho việc lan rộng mùi thơm của đức bác ái Chúa Kitô khắp thế giới.
Rao Giảng Tin Mừng mãi mãi
Tuy việc rao giảng đầu tiên Tin Mừng tiếp tục là cấn thiết và khẩn cấp trong nhiều vùng thế giới, ngày nay số ít giáo sĩ và sự thiếu các ơn gọi ảnh hưởng những Giáo Phận khác nhau và những cơ sở của đời sống thánh hiến. Điều quan trọng là tái khẳng định rằng dầu trước những khó khăn đang lên, mệnh lệnh Chúa Kitô về việc rao giảng Tin Mừng cho muôn dân tiếp tục là một ưu tiên.
Không có lý do gì biện minh cho sự giảm mức độ hay sự đình đốn của nó bởi vì “nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân là sứ vụ thiết yếu của Giáo Hội” (Phaolô VI, Tông Huấn “Evangelii Nuntiandi”, s.14). Đó là một sứ vụ “chỉ mới bắt đầu và chúng ta phải dấn thân hết tình cho việc phục vụ này” (Gioan Phaolô II, Thông Điệp “Redemptoris Missio”, s.1).
Làm sao chúng ta có thể không nghĩ ở đây tới người xứ Macedonia hiện ra với Phaolô trong một giấc mơ và kêu lên,”Ngài sẽ tới Macedonia để giúp chúng tôi chăng?”. Ngày nay có vô số người đang chờ đợi việc công bố Tin Mừng, họ là những kẻ khao khát hy vọng và tình yêu.
Có rất nhiều người đáp ứng cách sâu xa với sự xin giúp đỡ này, sự xin nẩy lên từ nhân loại, đó là những kẻ từ bỏ tất cả để đem niềm tin và tình yêu của Chúa Kito cho mọi người (x. “Spe Salvi”,s.8).
Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! (1Cr 9:16)
Anh chị em thân mến, “duc in altum” (hãy chèo ra chỗ nước sâu!) Chúng ta hãy giăng buồm trong biển mênh mông thế giới và theo lời mời của Chúa Giêsu, chúng ta hãy thả lưới mà không sợ, vì tin tưởng vào sự giúp đở kiên trì của Người. Thánh Phaolô nhắc chúng ta nhớ rằng rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào (x. 1Cor 9:16), nhưng đúng hơn đó là một nhiệm vụ và một niềm vui. Anh em Giám Mục thân mến, theo gương Phaolô, nhiều người trong mỗi người anh em cảm giác như mình là “một người tù của Đức Kitô vì dân ngoại” (Eph 3:1), vì biết rằng anh em có thể nương cậy sức mạnh đến với chúng ta từ Người trong những khó khăn và thử thách. Một Giám Mục được hiến thánh không những cho Giáo Phận của mình, mà còn cho sự cứu rỗi của toàn thế giới (x. Thông Điệp “Redemptoris Missio”, s.63).
Như Tông Đồ Phaolô, một Giám Mục được kêu gọi vươn tới những kẻ ở xa và chưa biềt Chúa Kitô hay là chưa cảm nghiệm tình yêu giải phóng của Người.
Sự dấn thân của một Giám Mục là làm cho toàn diện cộng đồng giáo phận nên truyền giáo bằng sự sẵn sàng đóng góp, theo những sự có thể, trong việc sai các linh mục và những giáo dân tới các Giáo Hội khác để phục vụ việc rao giảng Tin Mừng. Bằng cách này, việc truyền giáo cho dân ngoại trở nên một nguyên lý hiệp nhất và đồng qui của sinh hoạt hoàn toàn mục vụ và bác ái của nó.
Các linh mục thân yêu, Anh em là những cộng tác viên của Giám Mục, hãy nên những mục tử và những nhà rao giảng Tin Mừng hăng say! Nhiều người trong anh em trong những thập niên qua đã đi tới những vùng truyền giáo theo Thông Điệp “Fidei Donum” mà chúng ta mới cử hành kỷ niệm thứ 50, và với Thông điệp đó người Tiền Nhiệm đáng kính của tôi, Đức Piô XII Tôi Tớ Chúa, đã thúc đẩy sự cộng tác giữa các Giáo Hội. Tôi tin tưởng rằng tình trạng căng thẳng truyền giáo này trong những Giáo Hội địa phương sẽ không thiếu, cho dầu sự thiếu hàng giáo sĩ đang gây tác hại nhiều Giáo Hội địa phươngP
Và, hỡi những ngưới nam và nữ tu sĩ, ơn gọi của các anh chị em được đánh dấu bằng một hàm ý truyền giáo mãnh liệt, anh chị em đem sự công bố Tin Mừng đến với mọi người, cách riêng cho những kẻ ở xa, nhờ bằng chứng kiên trì cho Chúa Kitô và sự theo triệt để Tin Mừng của Người.
Hỡi anh chị em tín hữu thân yêu, là những kẻ hành động trong những lãnh vực khác nhau của xã hội, anh chị em được kêu gọi tham gia một cách ngày càng quan trọng trong việc rao giảng Tin Mừng. Một hội các nhà bác học phức tap và đa dạng như vậy mở ra trước anh chị em hầu nghe rao giảng Tin Mừng: tức là thế giới. Hãy minh chứng với những sự sống của anh chị em rằng các Kitô hữu “thuộc về một xã hội mới là mục tiêu sự hành hương chung của ho, và và trên bước lữ hành họ đang tiền dự vào xã hội này” (“Spe Salvi:, s.4)
Kết luận.
Anh chị em thân mến, mong sao sự cử hành Ngày Truyền Giáo Thế Giới khuyến khích mọi người có một ý thức đổi mới về sự cần thiết khẩn cấp phải công bố Tin Mừng. Tôi không thể quên chỉ rõ với sự đánh giá chân tình sự đóng góp của những Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng cho sinh hoạt truyền giáo của Giáo Hội. Tôi cám ơn họ vì sự ủng hộ họ cống hiến cho tất cả các Cộng đồng, cách riêng những cộng đồng trẻ. Họ là một khí cụ vững chắc để ban sinh khí cho và đào tạo Dân Chúa từ một quan điểm truyền giáo, và họ nuôi dưỡng sự hiệp thông về người và của giữa những phần khác nhau của Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô.
Mong sao sự quyên tiền thực thi trong tất cả các giáo xứ trong Ngày Truyền Giáo Thế Giới nên một dấu chỉ sự hiệp thông và sự quan tâm hỗ tương giữa các Giáo Hội. Sau hết, mong sao sự cầu nguyện được tăng cường càng hơn nữa trong dân Kitô hữu, những phương tiện thiêng liêng thiết yếu cho việc dang ra giữa muôn dân ánh sáng Chua Kitô, “ánh sáng hoàn hảo” soi sáng” sự tối tăm lịch sử” (“Spe Salvi” s.49).
Khi tôi phó thác cho Chúa công việc tông đồ của các nhà truyền giáo, các Giáo Hội trên khắp thế giới và các kitô hữu dấn thân trong những sinh hoạt truyền giáo khác nhau, và khi tôi cầu xin sự cầu bàu của Tông Đồ Phaolô và Đức Maria Chí thánh, Hòm Bia sống của Giao Ước’, Ngôi Sao của việc rao giảng Tin Mừng và của hy vọng, tôi ban Phép Lành Tông Toà của tôi cho mọi người.
Từ điện Vatican, 11 tháng Năm 2008
Giáo Hoàng Biển Đức XVI
VATICAN (Zenit.org).-Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gởi ngày Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới thứ 82, sẽ được cử hành ngày 10/10/2008.
* * *
Các anh chị em thân mến,
Nhân dịp Ngày Truyền Giáo Thế Giới, tôi muốn mời anh chị em suy tư về sự khẩn cấp tiếp tục loan báo Tin Mừng cũng trong thời đại chúng ta. Mệnh lệnh truyền giáo tiếp tục là một ưu tiên tuyệt đối cho tất cả mọi người đã được rửa tội được kêu gọi nên “những tôi tớ và tông đồ của Chúa Giêsu Kitô” lúc bắt đầu ngàn năm thứ ba này. Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Phaolô VI Tôi Tớ Chúa, đã khẳng định trong Tông Huấn “Evangelii Nuntiandi”: “Việc rao giảng Tin Mừng trên thực tế là ân sủng và ơn gọi thích hợp cho Giáo Hội, là căn tính sâu sắc nhất của Giáo Hội” ( s.14).
Như một gương mẫu của sự dấn thân tông đồ này, tôi muốn chỉ rõ Thánh Phaolô cách đặc biệt, Tông Đồ các dân tộc, bởi vì năm này chúng ta đương cử hành một Năm Thánh riêng biệt dành cho ngài. Chính Năm Phaolô cống hiến chúng ta cơ hội trở nên quen thân với vị Tông Đồ danh tiếng này, người đã nhận lãnh ơn gọi công bố Tin Mưng cho dân ngoại, theo như điều Chúa đã loan báo cho ngài: “Hãy đi, vì Thầy sẽ sai con đến với các dân ngoại ở phương xa.”( Cv 22:21).
Làm sao chúng ta có thể không nắm lấy cơ hội Năm Thánh đặc biệt này cống hiến cho những Giáo Hội dịa phương, những cộng đồng Kitô hữu và từng người tín hữu, hầu phổ biến việc công bố Tin Mừng cho tới tận cùng thế giới, là quyền năng của Thiên Chúa vì phần rỗi của mọi người có lòng tin (x. Rm 1:16)?
Nhân loại cần sư giải thoát.
Nhân loại cần được giải thoát và cứu độ. Chính muôn loài Thụ Tạo—như Thánh Phaolô nói—những ngong ngóng chờ đợi ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái người (x. Rm 8:19-22). Những lời nói này cũng thật trong thế giới ngày nay. Muôn loài thụ tạo đang đau khổ. Muôn loài thụ tạo đang đau khổ và trông đợi sự tự do thật sự; đang chờ một thế giới khác, tốt hơn; đang chờ sự “cứu độ”. Và trong thực tế muôn loài thụ tạo biết rằng thế giới mới này đang được trông đợi đây giả thiết một con người mới; giả thiết “những con cái Thiên Chúa”.
Chúng ta hãy nhìn xem sát hơn tình huống của thế giới ngày nay. Đang khi, một mặt, toàn cảnh quốc tế giới thiệu những triễn vọng cho nền kinh tế đầy hứa hẹn và sự phát triển xã hội, mặt khác, nó bắt chúng ta chú ý quan tâm về chính tương lai của con người. Sự bạo lực, trong nhiều trường hợp, đánh dấu những tương quang giữa những con người và các dân tộc. Cảnh nghèo nàn áp bức hàng triệu cư dân. Sự kỳ thị và thỉnh thoảng cà sự bắt bớ vì những lý do sắc tộc, văn hóa và tôn giáo thúc đẩy nhiều người trốn thoát khỏi xứ sở mình để tìm kiếm sự tị nạn và sự bảo vệ bất cứ nơi nào khác.
Sự phát triển kỹ thuật, khi không nhắm tới phẩm giá và lợi ích con người hay là hướng tới sự phát triển dựa tình liên đới, mất tiềm năng của nó như là một yếu tố hy vọng và lâm nguy, ngược lại, gia tăng những mất quân bình và những bất công đã hiện hữu. Hơn nữa, luôn luôn có sự đe dọa liên quan tới tương quan con người-môi trường do sự sử dụng bừa bãi tài nguyên, với những ảnh hưởng tới sức khỏe thể lý và tinh thần của những con người. Tương lai nhân loại cũng bị lâm nguy bởi những cố gắng về sự sống của mình, với nhiều hình thức và phương tiện khác nhau.
Trước viễn tượng này, “bị lay động giữa hy vọng và lo âu… ho cảm thấy một nổi ưu tư” (“Gaudium et Spes”, s.4), chúng ta quan thâm tự hỏi mình: Nhân loại và muôn loài thụ tạo sẽ trở thành cái gì? Có hy vọng cho tương lai không, hay là đúng hơn, có một tương lai cho nhân loại không? Và tương lai này sẽ như cái gì?
Giải đáp cho những câu hỏi này đến với những người trong chúng ta là những kẻ tin từ Tin Mừng. Chúa Kitô là tương lai của chúng ta, và như tôi đã viết trong Thông Điệp “Spe Salvi”, Tin Mừng của Người là một sự truyền thông “thay đổi sự sống” ban hy vọng, mở toang ra cánh cửa u tối của thời gian và soi sáng tương lai nhân loại và cộng đồng (x. s,3)
Thánh Phaolô đã hiểu rõ rằng chỉ trong Chúa Kitô nhân loại có thể gặp được sự cứu rỗi và niềm hy vọng. Do đó, ngài nhận thức rằng sự truyền giáo là thúc bách và khẩn cấp để công bố “lời hứa ban sự sống trong Đức Kitô Giêsu “ (2Tm 1:1), “hy vọng của chúng ta” ( 1Tm 1:1), đến nổi mọi người có thể là cùng thừa kế gia nghiệp và cùng làm thành một thân thể trong lời hứa qua Tin Mừng (x. Eph 3:6). Ngài ý thức rằng không có Chúa Kitô thì nhân loại “không có hy vọng và không có Thiên Chúa trong thế giới” (Eph 2:12)- “không có hy vọng bởi vì họ không có Thiên chúa” (“Spe Salvi,” s.3). Trên thực tế, “ bất cứ ai không biết Chúa, cho dầu họ có thể ấp ủ mọi thứ hy vọng, cuối cùng không có hy vọng, không có hy vọng cả thể nâng đở toàn diện đời sống (x. Eph 2:12)” (ibid. n,27)
Sự Truyền giáo là một vấn đề tình yêu.
Do đó đây là một nhiệm vụ khẩn cấp cho mọi người là công bố Chúa Kitô và và sứ điệp cúu rỗi của Người. Thánh Phaolô đã nói, “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! (1 Cor 9:16). Trên đường đi Damascus ngài đã cảm nghiệm và đã hiểu rằng sự cứu độ và sự truyền giáo là công việc của Thiên chúa và tình yêu của Người. Tình yêu Chúa Kitô đã hương dẫn ngài đi trên những con đường Đế Quốc Roma như một sứ giả, một tông đồ, một kẻ giảng và một thầy dạy Tin Mừng, ngài đã tuyên bố ngài là một “sứ giả của Tin Mừng đang bị xiềng xích” (Eph 6:20).
Lòng yêu mến Thiên Chúa đã biến ngài “trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người” (1Cor 9:22). Bằng cách nhìn xem kinh nghiệm Thánh Phaolô, chúng ta hiểu rằng sinh hoạt truyền giáo là một đáp ứng cho tình yêu Chúa yêu chúng ta. Tình yêu của Chúa cứu chuộc chúng ta và thúc đẩy chúng ta tới sứ vụ truyền giáo cho các dân ngoại. Đó là nghị lực thiêng liêng có thể làm cho sự hài hoà, sự công chính và sự hiệp thông lớn mạnh giữa những con người, những sắc tộc và những dân tộc mà mọi người khao khát (x. Deus Caritas Est”, s.12).
Như vậy chính Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, Đấng hướng dẫn Giáo Hội tới các biên giới nhân loại và kêu gọi những nhà rao giảng Tin Mừng uốn nơi nguồn mạch nguyên thủy, tức là Đức Giêsu Kitô, từ cạnh sườn được khai mở của Người, tình yêu của Thiên Chúa luôn luôn trào ra (Deus Caritas Est”, s.7)
Chỉ từ nguồn mạch này có thể được rút ra sự săn sóc, sự nhân hậu, sự thương cảm, sự hiếu khách, sự sẵn sàng và sự quan tâm trong các vấn đề dân chúng, cũng như những nhân đức khác cần cho những sứ giả Tin Mừng hầu từ bỏ mọi sự và hiến mình hoàn toàn và vô điều kliện cho việc lan rộng mùi thơm của đức bác ái Chúa Kitô khắp thế giới.
Rao Giảng Tin Mừng mãi mãi
Tuy việc rao giảng đầu tiên Tin Mừng tiếp tục là cấn thiết và khẩn cấp trong nhiều vùng thế giới, ngày nay số ít giáo sĩ và sự thiếu các ơn gọi ảnh hưởng những Giáo Phận khác nhau và những cơ sở của đời sống thánh hiến. Điều quan trọng là tái khẳng định rằng dầu trước những khó khăn đang lên, mệnh lệnh Chúa Kitô về việc rao giảng Tin Mừng cho muôn dân tiếp tục là một ưu tiên.
Không có lý do gì biện minh cho sự giảm mức độ hay sự đình đốn của nó bởi vì “nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân là sứ vụ thiết yếu của Giáo Hội” (Phaolô VI, Tông Huấn “Evangelii Nuntiandi”, s.14). Đó là một sứ vụ “chỉ mới bắt đầu và chúng ta phải dấn thân hết tình cho việc phục vụ này” (Gioan Phaolô II, Thông Điệp “Redemptoris Missio”, s.1).
Làm sao chúng ta có thể không nghĩ ở đây tới người xứ Macedonia hiện ra với Phaolô trong một giấc mơ và kêu lên,”Ngài sẽ tới Macedonia để giúp chúng tôi chăng?”. Ngày nay có vô số người đang chờ đợi việc công bố Tin Mừng, họ là những kẻ khao khát hy vọng và tình yêu.
Có rất nhiều người đáp ứng cách sâu xa với sự xin giúp đỡ này, sự xin nẩy lên từ nhân loại, đó là những kẻ từ bỏ tất cả để đem niềm tin và tình yêu của Chúa Kito cho mọi người (x. “Spe Salvi”,s.8).
Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! (1Cr 9:16)
Anh chị em thân mến, “duc in altum” (hãy chèo ra chỗ nước sâu!) Chúng ta hãy giăng buồm trong biển mênh mông thế giới và theo lời mời của Chúa Giêsu, chúng ta hãy thả lưới mà không sợ, vì tin tưởng vào sự giúp đở kiên trì của Người. Thánh Phaolô nhắc chúng ta nhớ rằng rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào (x. 1Cor 9:16), nhưng đúng hơn đó là một nhiệm vụ và một niềm vui. Anh em Giám Mục thân mến, theo gương Phaolô, nhiều người trong mỗi người anh em cảm giác như mình là “một người tù của Đức Kitô vì dân ngoại” (Eph 3:1), vì biết rằng anh em có thể nương cậy sức mạnh đến với chúng ta từ Người trong những khó khăn và thử thách. Một Giám Mục được hiến thánh không những cho Giáo Phận của mình, mà còn cho sự cứu rỗi của toàn thế giới (x. Thông Điệp “Redemptoris Missio”, s.63).
Như Tông Đồ Phaolô, một Giám Mục được kêu gọi vươn tới những kẻ ở xa và chưa biềt Chúa Kitô hay là chưa cảm nghiệm tình yêu giải phóng của Người.
Sự dấn thân của một Giám Mục là làm cho toàn diện cộng đồng giáo phận nên truyền giáo bằng sự sẵn sàng đóng góp, theo những sự có thể, trong việc sai các linh mục và những giáo dân tới các Giáo Hội khác để phục vụ việc rao giảng Tin Mừng. Bằng cách này, việc truyền giáo cho dân ngoại trở nên một nguyên lý hiệp nhất và đồng qui của sinh hoạt hoàn toàn mục vụ và bác ái của nó.
Các linh mục thân yêu, Anh em là những cộng tác viên của Giám Mục, hãy nên những mục tử và những nhà rao giảng Tin Mừng hăng say! Nhiều người trong anh em trong những thập niên qua đã đi tới những vùng truyền giáo theo Thông Điệp “Fidei Donum” mà chúng ta mới cử hành kỷ niệm thứ 50, và với Thông điệp đó người Tiền Nhiệm đáng kính của tôi, Đức Piô XII Tôi Tớ Chúa, đã thúc đẩy sự cộng tác giữa các Giáo Hội. Tôi tin tưởng rằng tình trạng căng thẳng truyền giáo này trong những Giáo Hội địa phương sẽ không thiếu, cho dầu sự thiếu hàng giáo sĩ đang gây tác hại nhiều Giáo Hội địa phươngP
Và, hỡi những ngưới nam và nữ tu sĩ, ơn gọi của các anh chị em được đánh dấu bằng một hàm ý truyền giáo mãnh liệt, anh chị em đem sự công bố Tin Mừng đến với mọi người, cách riêng cho những kẻ ở xa, nhờ bằng chứng kiên trì cho Chúa Kitô và sự theo triệt để Tin Mừng của Người.
Hỡi anh chị em tín hữu thân yêu, là những kẻ hành động trong những lãnh vực khác nhau của xã hội, anh chị em được kêu gọi tham gia một cách ngày càng quan trọng trong việc rao giảng Tin Mừng. Một hội các nhà bác học phức tap và đa dạng như vậy mở ra trước anh chị em hầu nghe rao giảng Tin Mừng: tức là thế giới. Hãy minh chứng với những sự sống của anh chị em rằng các Kitô hữu “thuộc về một xã hội mới là mục tiêu sự hành hương chung của ho, và và trên bước lữ hành họ đang tiền dự vào xã hội này” (“Spe Salvi:, s.4)
Kết luận.
Anh chị em thân mến, mong sao sự cử hành Ngày Truyền Giáo Thế Giới khuyến khích mọi người có một ý thức đổi mới về sự cần thiết khẩn cấp phải công bố Tin Mừng. Tôi không thể quên chỉ rõ với sự đánh giá chân tình sự đóng góp của những Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng cho sinh hoạt truyền giáo của Giáo Hội. Tôi cám ơn họ vì sự ủng hộ họ cống hiến cho tất cả các Cộng đồng, cách riêng những cộng đồng trẻ. Họ là một khí cụ vững chắc để ban sinh khí cho và đào tạo Dân Chúa từ một quan điểm truyền giáo, và họ nuôi dưỡng sự hiệp thông về người và của giữa những phần khác nhau của Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô.
Mong sao sự quyên tiền thực thi trong tất cả các giáo xứ trong Ngày Truyền Giáo Thế Giới nên một dấu chỉ sự hiệp thông và sự quan tâm hỗ tương giữa các Giáo Hội. Sau hết, mong sao sự cầu nguyện được tăng cường càng hơn nữa trong dân Kitô hữu, những phương tiện thiêng liêng thiết yếu cho việc dang ra giữa muôn dân ánh sáng Chua Kitô, “ánh sáng hoàn hảo” soi sáng” sự tối tăm lịch sử” (“Spe Salvi” s.49).
Khi tôi phó thác cho Chúa công việc tông đồ của các nhà truyền giáo, các Giáo Hội trên khắp thế giới và các kitô hữu dấn thân trong những sinh hoạt truyền giáo khác nhau, và khi tôi cầu xin sự cầu bàu của Tông Đồ Phaolô và Đức Maria Chí thánh, Hòm Bia sống của Giao Ước’, Ngôi Sao của việc rao giảng Tin Mừng và của hy vọng, tôi ban Phép Lành Tông Toà của tôi cho mọi người.
Từ điện Vatican, 11 tháng Năm 2008
Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Giám Mục Trung Quốc rước đuốc thế vận trên đường tới Bắc Kinh.
Ngọc Loan
06:23 03/08/2008
Tangshan: Một Giám Mục Công Giáo cho biết chính quyền sở tại đã đề nghị và mời ngài rước đuốc thế vận Olympic trên đường tới Bắc Kinh.
Đức Giám Mục phó với quyền kế vị Phêrô Fang Jianping tại Tangshan, 45 tuổi đã đại diện Giáo Hội Công Giáo tại Tangshing để rước đuốc thế vận vào ngày thứ Năm 31/7 tại Tangshan một thành phố cách Bắc Kinh khoảng 176 cây số.
Trả lời cho Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu vào ngày 1/8, Đức Cha cho biết chính quyền sở tại đã mời ngài rước đuốc thế vận bởi vì chính quyền đã có sự tiến bộ trong những năm vừa qua đối với các chính sách tôn giáo và tỏ ra quan tâm tới các vị lãnh đạo các tôn giáo.
Sự tham gia đắc lực trong các công việc xã hội của giáo hội Công Giáo địa phương cũng đã làm cho chính quyền nhận thức sâu sắc và cảm kích đến sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo. Đức Cha bày tỏ: “Vì sự đóng góp của Công Giáo cho xã hội mà tôi được chọn làm người rước đuốc”.
Đức Giám Mục Fang cũng ghi nhận rằng giáo phận Tangshan của ngài cũng đã quyên góp được 22,000 Mỹ Kim trợ giúp cho đồng bào bị động đất tại tỉnh Tứ Xuyên qua văn phòng tôn giáo địa phương và qua các cơ quan bác ái xã hội.
Những người mang đuốc được giữ đuốc làm kỷ niệm sau khi đã chạy rước đuốc, thế nhưng có một số người đã tặng hay bán đi lấy tiền. Phần Đức Cha, Ngài sẽ giữ cây đuốc làm kỷ niệm trong đời.
Nhiều người Công Giáo khi thấy Đức Cha chạy mang đuốc thế vận qua màn ảnh Tivi, họ đã quá đỗi vui mừng vì thấy Giám Mục của mình được mời tham gia trong biến cố này.
Đức Cha Fang là một người sinh trưởng tại tỉnh Hà Bắc, thụ phong Linh Mục vào năm 1989. Ngài được thụ phong Giám Mục tại Bắc Kinh vào ngày 6/1/2000 mà không có sự ưng thuận của Tòa Thánh Vatican. Thế nhưng năm 2002, Tòa Thánh đã chấp thuận chức Giám Mục của Ngài. Ngài đã làm việc với Giám Mục Gioan Liu Jinghe tại Tangshan, 89 tuối, và cũng từng là đại biểu trong Quốc Hội Nhân Dân từ tháng 3 vừa qua.
Ngoài ra, 2 vị lãnh đạo tôn giáo khác cũng được mời làm người rước đuốc thế vận tại Tangshan là ông Iman Han Shujun, chủ tịch Hiệp Hội Hồi Giáo là người thứ 42 trong nước mang đuốc thế vận. Mục Sư Jin Yunpeng, Chủ Tịch Ủy Ban Phong Trào 3 khối tự trị là người mang đuốc thứ 161. Cả hai đều là thành viên của Hội Đồng Tư Vấn Chính Trị trong tỉnh.
Vào cuối tháng Sáu vừa Qua, Cha Phaolô Meng Ninyou, Tổng Đại Diện Tổng Giáo Phận Thái Nguyên cũng đã được mời là người rước đuốc Thế Vận Hội tại Thành Phố Thái Nguyên, thủ đô của Tỉnh Sơn Tây.
Đức Giám Mục phó với quyền kế vị Phêrô Fang Jianping tại Tangshan, 45 tuổi đã đại diện Giáo Hội Công Giáo tại Tangshing để rước đuốc thế vận vào ngày thứ Năm 31/7 tại Tangshan một thành phố cách Bắc Kinh khoảng 176 cây số.
Trả lời cho Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu vào ngày 1/8, Đức Cha cho biết chính quyền sở tại đã mời ngài rước đuốc thế vận bởi vì chính quyền đã có sự tiến bộ trong những năm vừa qua đối với các chính sách tôn giáo và tỏ ra quan tâm tới các vị lãnh đạo các tôn giáo.
Sự tham gia đắc lực trong các công việc xã hội của giáo hội Công Giáo địa phương cũng đã làm cho chính quyền nhận thức sâu sắc và cảm kích đến sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo. Đức Cha bày tỏ: “Vì sự đóng góp của Công Giáo cho xã hội mà tôi được chọn làm người rước đuốc”.
Đức Giám Mục Fang cũng ghi nhận rằng giáo phận Tangshan của ngài cũng đã quyên góp được 22,000 Mỹ Kim trợ giúp cho đồng bào bị động đất tại tỉnh Tứ Xuyên qua văn phòng tôn giáo địa phương và qua các cơ quan bác ái xã hội.
Những người mang đuốc được giữ đuốc làm kỷ niệm sau khi đã chạy rước đuốc, thế nhưng có một số người đã tặng hay bán đi lấy tiền. Phần Đức Cha, Ngài sẽ giữ cây đuốc làm kỷ niệm trong đời.
Nhiều người Công Giáo khi thấy Đức Cha chạy mang đuốc thế vận qua màn ảnh Tivi, họ đã quá đỗi vui mừng vì thấy Giám Mục của mình được mời tham gia trong biến cố này.
Đức Cha Fang là một người sinh trưởng tại tỉnh Hà Bắc, thụ phong Linh Mục vào năm 1989. Ngài được thụ phong Giám Mục tại Bắc Kinh vào ngày 6/1/2000 mà không có sự ưng thuận của Tòa Thánh Vatican. Thế nhưng năm 2002, Tòa Thánh đã chấp thuận chức Giám Mục của Ngài. Ngài đã làm việc với Giám Mục Gioan Liu Jinghe tại Tangshan, 89 tuối, và cũng từng là đại biểu trong Quốc Hội Nhân Dân từ tháng 3 vừa qua.
Ngoài ra, 2 vị lãnh đạo tôn giáo khác cũng được mời làm người rước đuốc thế vận tại Tangshan là ông Iman Han Shujun, chủ tịch Hiệp Hội Hồi Giáo là người thứ 42 trong nước mang đuốc thế vận. Mục Sư Jin Yunpeng, Chủ Tịch Ủy Ban Phong Trào 3 khối tự trị là người mang đuốc thứ 161. Cả hai đều là thành viên của Hội Đồng Tư Vấn Chính Trị trong tỉnh.
Vào cuối tháng Sáu vừa Qua, Cha Phaolô Meng Ninyou, Tổng Đại Diện Tổng Giáo Phận Thái Nguyên cũng đã được mời là người rước đuốc Thế Vận Hội tại Thành Phố Thái Nguyên, thủ đô của Tỉnh Sơn Tây.
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2008 của ĐTC Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
07:56 03/08/2008
Sáng ngày 12-7-2008 ĐTC Bênêđictô XVI đã cho công bố sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo, ngày 19 tháng 10, với đề tài là ”được mời gọi làm đầy tớ và Tông Đồ của Đức Chúa Giêsu Kitô vào đầu thiên niên mới”, trong đó ĐTC tái xác định rằng truyền giáo là bổn phận cấp bách của mọi thành phần Dân Thiên Chúa. Dưới đây là bản dịch từ nguyên văn bằng Ý Ngữ trong website của Tòa Thánh.
Anh chị em thân mến,
Nhân dịp Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo, tôi mời anh chị em suy nghĩ về sự cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng ở thời đại chúng ta. Mệnh lệnh truyền giáo vẫn tiếp tục là một ưu tiên tuyệt đối cho tất cả những ai đã được rửa tội, được mời gọi để trở thành “những đầy tớ và tông đồ của Đức Chúa Giêsu Kitô” ở đầu thiên niên này. Vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi, Đấng Tôi Tớ Thiên Chúa Phaolô VI đã nói trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi rằng “truyền giáo là một ân sủng, ơn gọi riêng, và căn tính sâu xa nhất của Hội Thánh” (số 14). Như một mẫu gương của quyết tâm trong việc tông đồ này, tôi muốn đặc biệt nói đến Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại, bởi vì năm nay chúng ta dành một Năm Thánh đặc biệt để mừng kỷ niệm [sinh nhật] ngài. Đó là Năm Thánh Phaolô, ngõ hầu chúng ta có dịp làm quen với vị Tông Đồ xuất sắc này, là đấng được ơn gọi rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại, như Chúa đã công bố: “Hãy đi, vì Thầy sẽ sai con đi thật xa, đến với các Dân Ngoại” (Tđcv 22:21). Làm sao mà chúng ta không nắm lấy cơ hội mà Năm Thánh đặc biệt này cống hiến cho các Giáo Hội địa phương, các cộng đoàn Kitô hữu và từng cá nhân mỗi tín hữu, để phổ biến đến tận cùng trái đất việc rao giảng Tin Mừng, là quyền năng của Thiên Chúa để cứu độ tất cả những ai tin (Rom 1:6)?
1. Nhân loại cần được giải phóng
Nhân loại cần được giải phóng và cứu độ. Thánh Phaolô nói, chính các tạo vật đang đau khổ và hy vọng được tham gia vào sự tự do của con cái Thiên Chúa (x. Rom 8:19-22). Những lời này vẫn còn đúng ngay cả cho thế giới hôm nay. Các tạo vật đang đau khổ. Nhân loại đang quằn quại và mong chờ sự tự do thật, mong đợi một thế giới khác, một thế giới tốt đẹp hơn; mong chờ “ơn cứu độ”. Và người ta biết cách căn bản rằng thế giới mới được mong đợi chắc là một người mới, chắc là “những con cái Thiên Chúa”. Hãy nhìn kỹ hơn tình trạng thế giới hôm nay. Trên bình diện quốc tế, nếu một đằng có những triển vọng phát triển về kinh tế và xã hội, thì đằng khác lại có những ưu tư nặng trữu về chính tương lai. Trong nhiều trường hợp, bạo lực đánh dấu những liên hệ giữa các cá nhân và giữa các dân tộc; sự nghèo đói đang đè nặng trên hằng triệu người; sự kỳ thị và đôi khi cả ngược đãi vì lý do mầu da, văn hóa và tôn giáo, đang làm cho nhiều người phải bỏ quê hương để đi chỗ khác tìm nơi trú ẩn và che chở; những tiến bộ về kỹ thuật, khi không nhắm vào phẩm giá và sự tốt lành của con người, hoặc nhằm phát triển dựa trên tình đoàn kết, mất khả năng của nó như là một yếu tố hy vọng và ngược lại có thể làm cho những sự thiếu quân bình và bất công đang sẵn có thêm trầm trọng. Hơn nữa, còn có những đe dọa liên tục trong quan hệ giữa con người và môi sinh do việc sử dụng tài nguyên cách bừa bãi, với hậu quả ảnh hưởng không tốt đối với sự lành mạnh về thể chất cũng như tinh thần của con người. Như thế tương lai của nhân loại cũng bị lâm nguy bởi những mưu toan chống lại sự sống, dưới nhiều hình thái và phương thức khác nhau.
Trực diện với thảm cảnh “cảm thấy sức nặng của một nỗi ưu tư, bị giằng co giữa hy vọng và lo âu” (Gaudium et Spes, 4), chúng ta tự hỏi: nhân loại và tạo vật sẽ ra sao? Có một hy vọng nào cho tương lai, hay đúng hơn, có một tương lai nào cho nhân loại không? Và tương lai ấy sẽ như thế nào? Câu trả lời cho những thắc mắc này đến với chúng ta là những người tin từ Tin Mừng. Đức Kitô chính là tương lai của chúng ta, như tôi đã viết trong Thông Điệp Spe Salvi, Tin Mừng của Người là một sự truyền thông có thể “thay đổi cuộc đời”, đem lại hy vọng, mở cửa sự tăm tối của thời gian và soi sáng tương lai của nhân loại và vũ trụ (x. số 2).
Thánh Phaolô đã hiểu rõ rằng nhân loại chỉ có thể tìm thấy ơn cứu độ và hy vọng trong Đức Kitô. Vì thế mà ngài đã cảm thấy việc truyền giáo là việc cấp bách và khẩn thiết để công bố “lời hứa sự sống trong Đức Chúa Kitô Giêsu” (2 Tim 1:1), là “niềm hy vọng của chúng ta “ (1 Tim 1:1), ngõ hầu mọi người có thể đồng thừa tự và đồng tham gia vào lời hứa nhờ Tin Mừng (x. Eph 3:6). Ngài ý thức rằng không có Đức Kitô thì nhân loại “không còn hy vọng và không có Thiên Chúa trên thế gian” (Eph 2:12) – “không còn hy vọng vì không có Thiên Chúa” (Spe Salvi, 3). Thật vậy, “người nào không biết Thiên Chúa, dù họ có thể đặt hy vọng vào đủ thứ, nhưng rốt cục họ không có hy vọng, không có niềm hy vọng lớn lao có thể nâng đỡ toàn thể đời sống (Eph 2:21)” (Spe Salvi, 27).
2. Sứ vụ Truyền Giáo là một vấn đề bác ái
Cho nên việc rao giảng Đức Kitô và sứ điệp cứu độ của Người là nhiệm vụ khẩn cấp của tất cả mọi người. Thánh Phaolô đã nói, “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cor 9:16). Trên đường đi Đamascô, ngài đã cảm nghiệm và đã hiểu rằng ơn cứu độ và truyền giáo là công việc của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Lòng yêu mến Đức Kitô đã đưa ngài đi khắp các nẻo đường của Đế Quốc Rôma như người tiền hô, tông đồ, người rao giảng và vị thầy dạy Tin Mừng, là người nhận mình là “sứ giả mang xiềng xích” (1 Cor 6:20). Tình yêu Thiên Chúa biến ngài thành “mọi sự cho mọi người, để có thể cứu một số người bằng mọi cách” (1 Cor 9:22). Khi nhìn đến kinh nghiệm của Thánh Phaolô, chúng ta hiểu rằng hoạt động truyền giáo là một sự đáp lời Thiên Chúa, Đấng thương yêu chúng ta. Tình yêu của Ngài cứu độ chúng ta và đẩy chúng ta về phiá missio ad gentes (rao giảng cho muôn dân), là một năng lực tinh thần có khả năng làm lan rộng trong gia đình nhân loại sự hoà hợp, công lý và hiệp thông giữa con người, màu da và dân tộc, là điều mọi người đều mong muốn (x. Deus Caritas Est, 12). Cho nên, chính Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu, đã dẫn đưa Hội Thánh đến những biên cương của nhân loại và mời gọi các nhà truyền giáo đến uống “ở nguồn mạch nguyên thủy, là Đức Chúa Giêsu Kitô, mà từ trái tim bị đâm thâu của Người chảy ra tình yêu Thiên Chúa (Deus Caritas Est, 7). Chỉ từ nguồn mạch này mà các sứ giả của Tin Mừng có thể múc được sự chăm sóc, dịu dàng, trắc ẩn, chấp nhận, sẵn sàng và quan tâm đến những vấn đề của con người, và những nhân đức khác cần thiết để bỏ mọi sự và hoàn toàn hiến thân cách vô điều kiện để rải khắp thế giới hương thơm đức ái của Đức Kitô.
3. Luôn luôn Truyền Giáo
Trong khi việc truyền giáo lần đầu vẫn tiếp tục cần thiết và khẩn trương ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta ngày nay lại phải đương đầu với việc thiếu giáo sĩ và ơn gọi làm tổn thương đến các giáo phận và các dòng tu khác nhau. Cần phải nhắc lại rằng, mặc dù có những khó khăn chồng chất, mệnh lệnh truyền giáo cho muôn dân của Đức Kitô vẫn là một ưu tiên. Không có lý do gì có thể biện minh cho sự chểnh mảng hay đình trệ, bởi vì “mệnh lệnh truyền giáo cho muôn dân tạo thành đời sống và sứ vụ căn bàn của Hội Thánh” (ĐTC Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 14). Đó là một việc truyền giáo vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu và chúng ta phải đem hết tâm lực để phục vụ nó” (Gioan Phaolô II, Redemptoris Missio, 1). Làm sao ở đây chúng ta không nghĩ đến người Macêđônia, là người đã hiện ra trong giấc mơ của Thánh Phaolô và nói lớn tiếng: “Xin hãy qua Macêđônia mà giúp đỡ chúng tôi?” Ngày nay cũng có không biết bao người đang chờ chúng ta loan báo Tin Mừng, đó là những người đang khát khao niềm hy vọng và tình thương. Những ai là người để cho mình tự hỏi tận đáy lòng về yêu cầu giúp đỡ này, là yêu cầu phát sinh từ nhân loại, từ bỏ tất cả vì Đức Kitô để truyền lại cho người ta đức tin và tình yêu đối với Người! (x. Spe Salvi, 8).
4. Khốn cho tôi nếu tôi không truyền giáo (1 Cor 9:16)
Anh chị em thân mến, “duc in altum!” Hãy ra khơi của biển rộng thế gian và, theo lời mời gọi của Đức Kitô, hãy thả lưới mà không sợ hãi, vững tin vào sự trợ giúp luôn luôn của Người. Thánh Phaolô nhắc nhở cho chúng ta rằng việc rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào (x. 1 Cor 9:16), nhưng là một nhiệm vụ và một niềm vui. Các hiền huynh Giám Mục thân mến, theo gương Thánh Phaolô, mọi người đều cảm thấy giống như “một tù nhân của Đức Kitô cho Dân Ngoại” (Eph 3:1), biết rằng quý huynh có thể cậy trông vào sức mạnh đến với chúng ta từ Người trong những lúc khó khăn và thử thách. Một Giám Mục được thánh hiến không phải chỉ cho giáo phận của mình, nhưng cho phần rỗi của cả thế gian (x. Redemptoris Missio, 63). Như Thánh Tông Đồ Phaolô, một Giám Mục được mời gọi để vươn đến những người ở thật xa và chưa biết Đức Kitô hoặc chưa cảm nghiệm được tình yêu giải phóng của Người. Quyết tâm của một Giám Mục là làm cho toàn thể cộng đồng giáo phận thành truyền giáo bằng cách tình nguyện đóng góp, tùy theo khả năng, gửi các linh muc và giáo dân đến những Giáo Hội [địa phương] khác để phục vụ việc truyền giáo. Bằng cách này việc rao giảng cho muôn dân (missio ad gentes) trở thành nguyên tắc hợp nhất và hội tụ của toàn thể hoạt động mục vụ và bác ái.
Phần các con, các linh mục thân yêu, là những cộng tác viên hàng đầu của các Giám Mục, các con hãy trở nên những mục tử quảng đại và các nhà truyền giáo nhiệt thành! Nhiều người trong các con trong những thập niên qua đã đến những nơi truyền giáo theo Thông Điệp Fidei Donum mà gần đây chúng ta vừa mừng kỷ niệm 50 năm, và với Thông Điệp này vị Tiền Nhiệm đáng kính của Cha là Đấng Tôi Tớ Thiên Chúa Piô XII đã tạo ra một thúc đẩy trong việc cộng tác giữa các Giáo Hội địa phương. Cha tin chắc rằng sẽ không thiếu sự thôi thúc về truyền giáo này trong Giáo Hội địa phương, dù nhiều nơi đang bị thiếu các giáo sĩ.
Cả chúng con nữa, các tu sĩ nam nữ thân yêu, ơn gọi của chúng con được đánh dấu bằng một ý nghĩa truyền giáo mạnh mẽ, đem việc rao giảng Tin Mừng đến cho mọi người, nhất là những người ở thật xa, qua việc liên tục làm chứng cho Đức Kitô và sống theo Tin Mửng của Người tận gốc. Các tín hữu giáo dân thân thương, các con là những người hoạt động trong những lãnh vực khác nhau của xã hội, được mời gọi để tham gia một cách mỗi ngày một thêm quan trọng trong việc truyền bá Tin Mừng. Như thế một đồi areopagô (x. Tđcv 17:19-34) phức tạp và đa dạng được mở ra để các con truyền giáo: đó là thế giới. Hãy làm chứng bằng đời sống rằng các Kitô hữu “thuộc về một xã hội mới, một xã hội là cùng đích của cuộc hành hương chung của họ và được biết trước trên con đường hành hương ấy” (Spe Salvi, 4).
5. Kết Luận
Anh chị em thân mến, chớ gì việc mừng Ngày Thế Giới Truyền Giáo khuyến khích mọi người có một ý thức mới về nhu cầu cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng. Tôi không quên chân thành ghi ơn sự đóng góp của các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo vào hoạt động truyền giáo của Hội Thánh. Tôi xin cám ơn họ vì sự giúp đỡ họ dành cho tất cả các cộng đồng, nhất là những cộng đồng trẻ. Họ là những công cụ vững chắc để đem lại sinh khí và đào luyện Dân Thiên Chúa theo nhãn quan truyền giáo, và họ nuôi dưỡng sự hiệp thông về nhân lực cũng như tài lực giữa những chi thể khác nhau của Nhiệm Thể Đức Kitô. Nguyện xin cho những quyên góp trong tất cả các giáo xứ trong Ngày Thế Giới Truyền Giáo trở thành một dấu chỉ hiệp thông và lo lắng cho nhau giữa các Giáo Hội. Sau cùng, xin cho những lời cầu nguyện, là phương tiện tinh thần thiết yếu cho việc truyền bá giữa tất cả mọi người ánh sáng của Đức Kitô, “ánh sáng tuyệt vời” chiếu soi “tăm tối của lịch sử” (Spe Salvi, 49), được thêm sốt sắng hơn bao giờ hết trong dân chúng Kitô giáo. Trong khi phó thác cho Chúa việc tông đồ của các nhà truyền giáo, các Giáo Hội [địa phương] khắp nơi trên thế giới và các tín hữu tham gia và những hoạt động truyền giáo khác nhau cùng cầu xin Thánh Phaolô và Đức Thánh Maria, “Hòm Bia Giao Ước sống động”, ngôi Sao của truyền giáo và hy vọng, cầu bầu, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho mọi người.
Làm tại Vatican ngày 11 tháng 5, năm 2008.
+ ĐTC Bênêđictô XVI
“Các Đầy Tớ và Tông Đồ của Đức Chúa Giêsu Kitô”
Anh chị em thân mến,
Nhân dịp Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo, tôi mời anh chị em suy nghĩ về sự cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng ở thời đại chúng ta. Mệnh lệnh truyền giáo vẫn tiếp tục là một ưu tiên tuyệt đối cho tất cả những ai đã được rửa tội, được mời gọi để trở thành “những đầy tớ và tông đồ của Đức Chúa Giêsu Kitô” ở đầu thiên niên này. Vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi, Đấng Tôi Tớ Thiên Chúa Phaolô VI đã nói trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi rằng “truyền giáo là một ân sủng, ơn gọi riêng, và căn tính sâu xa nhất của Hội Thánh” (số 14). Như một mẫu gương của quyết tâm trong việc tông đồ này, tôi muốn đặc biệt nói đến Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại, bởi vì năm nay chúng ta dành một Năm Thánh đặc biệt để mừng kỷ niệm [sinh nhật] ngài. Đó là Năm Thánh Phaolô, ngõ hầu chúng ta có dịp làm quen với vị Tông Đồ xuất sắc này, là đấng được ơn gọi rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại, như Chúa đã công bố: “Hãy đi, vì Thầy sẽ sai con đi thật xa, đến với các Dân Ngoại” (Tđcv 22:21). Làm sao mà chúng ta không nắm lấy cơ hội mà Năm Thánh đặc biệt này cống hiến cho các Giáo Hội địa phương, các cộng đoàn Kitô hữu và từng cá nhân mỗi tín hữu, để phổ biến đến tận cùng trái đất việc rao giảng Tin Mừng, là quyền năng của Thiên Chúa để cứu độ tất cả những ai tin (Rom 1:6)?
1. Nhân loại cần được giải phóng
Nhân loại cần được giải phóng và cứu độ. Thánh Phaolô nói, chính các tạo vật đang đau khổ và hy vọng được tham gia vào sự tự do của con cái Thiên Chúa (x. Rom 8:19-22). Những lời này vẫn còn đúng ngay cả cho thế giới hôm nay. Các tạo vật đang đau khổ. Nhân loại đang quằn quại và mong chờ sự tự do thật, mong đợi một thế giới khác, một thế giới tốt đẹp hơn; mong chờ “ơn cứu độ”. Và người ta biết cách căn bản rằng thế giới mới được mong đợi chắc là một người mới, chắc là “những con cái Thiên Chúa”. Hãy nhìn kỹ hơn tình trạng thế giới hôm nay. Trên bình diện quốc tế, nếu một đằng có những triển vọng phát triển về kinh tế và xã hội, thì đằng khác lại có những ưu tư nặng trữu về chính tương lai. Trong nhiều trường hợp, bạo lực đánh dấu những liên hệ giữa các cá nhân và giữa các dân tộc; sự nghèo đói đang đè nặng trên hằng triệu người; sự kỳ thị và đôi khi cả ngược đãi vì lý do mầu da, văn hóa và tôn giáo, đang làm cho nhiều người phải bỏ quê hương để đi chỗ khác tìm nơi trú ẩn và che chở; những tiến bộ về kỹ thuật, khi không nhắm vào phẩm giá và sự tốt lành của con người, hoặc nhằm phát triển dựa trên tình đoàn kết, mất khả năng của nó như là một yếu tố hy vọng và ngược lại có thể làm cho những sự thiếu quân bình và bất công đang sẵn có thêm trầm trọng. Hơn nữa, còn có những đe dọa liên tục trong quan hệ giữa con người và môi sinh do việc sử dụng tài nguyên cách bừa bãi, với hậu quả ảnh hưởng không tốt đối với sự lành mạnh về thể chất cũng như tinh thần của con người. Như thế tương lai của nhân loại cũng bị lâm nguy bởi những mưu toan chống lại sự sống, dưới nhiều hình thái và phương thức khác nhau.
Trực diện với thảm cảnh “cảm thấy sức nặng của một nỗi ưu tư, bị giằng co giữa hy vọng và lo âu” (Gaudium et Spes, 4), chúng ta tự hỏi: nhân loại và tạo vật sẽ ra sao? Có một hy vọng nào cho tương lai, hay đúng hơn, có một tương lai nào cho nhân loại không? Và tương lai ấy sẽ như thế nào? Câu trả lời cho những thắc mắc này đến với chúng ta là những người tin từ Tin Mừng. Đức Kitô chính là tương lai của chúng ta, như tôi đã viết trong Thông Điệp Spe Salvi, Tin Mừng của Người là một sự truyền thông có thể “thay đổi cuộc đời”, đem lại hy vọng, mở cửa sự tăm tối của thời gian và soi sáng tương lai của nhân loại và vũ trụ (x. số 2).
Thánh Phaolô đã hiểu rõ rằng nhân loại chỉ có thể tìm thấy ơn cứu độ và hy vọng trong Đức Kitô. Vì thế mà ngài đã cảm thấy việc truyền giáo là việc cấp bách và khẩn thiết để công bố “lời hứa sự sống trong Đức Chúa Kitô Giêsu” (2 Tim 1:1), là “niềm hy vọng của chúng ta “ (1 Tim 1:1), ngõ hầu mọi người có thể đồng thừa tự và đồng tham gia vào lời hứa nhờ Tin Mừng (x. Eph 3:6). Ngài ý thức rằng không có Đức Kitô thì nhân loại “không còn hy vọng và không có Thiên Chúa trên thế gian” (Eph 2:12) – “không còn hy vọng vì không có Thiên Chúa” (Spe Salvi, 3). Thật vậy, “người nào không biết Thiên Chúa, dù họ có thể đặt hy vọng vào đủ thứ, nhưng rốt cục họ không có hy vọng, không có niềm hy vọng lớn lao có thể nâng đỡ toàn thể đời sống (Eph 2:21)” (Spe Salvi, 27).
2. Sứ vụ Truyền Giáo là một vấn đề bác ái
Cho nên việc rao giảng Đức Kitô và sứ điệp cứu độ của Người là nhiệm vụ khẩn cấp của tất cả mọi người. Thánh Phaolô đã nói, “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cor 9:16). Trên đường đi Đamascô, ngài đã cảm nghiệm và đã hiểu rằng ơn cứu độ và truyền giáo là công việc của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Lòng yêu mến Đức Kitô đã đưa ngài đi khắp các nẻo đường của Đế Quốc Rôma như người tiền hô, tông đồ, người rao giảng và vị thầy dạy Tin Mừng, là người nhận mình là “sứ giả mang xiềng xích” (1 Cor 6:20). Tình yêu Thiên Chúa biến ngài thành “mọi sự cho mọi người, để có thể cứu một số người bằng mọi cách” (1 Cor 9:22). Khi nhìn đến kinh nghiệm của Thánh Phaolô, chúng ta hiểu rằng hoạt động truyền giáo là một sự đáp lời Thiên Chúa, Đấng thương yêu chúng ta. Tình yêu của Ngài cứu độ chúng ta và đẩy chúng ta về phiá missio ad gentes (rao giảng cho muôn dân), là một năng lực tinh thần có khả năng làm lan rộng trong gia đình nhân loại sự hoà hợp, công lý và hiệp thông giữa con người, màu da và dân tộc, là điều mọi người đều mong muốn (x. Deus Caritas Est, 12). Cho nên, chính Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu, đã dẫn đưa Hội Thánh đến những biên cương của nhân loại và mời gọi các nhà truyền giáo đến uống “ở nguồn mạch nguyên thủy, là Đức Chúa Giêsu Kitô, mà từ trái tim bị đâm thâu của Người chảy ra tình yêu Thiên Chúa (Deus Caritas Est, 7). Chỉ từ nguồn mạch này mà các sứ giả của Tin Mừng có thể múc được sự chăm sóc, dịu dàng, trắc ẩn, chấp nhận, sẵn sàng và quan tâm đến những vấn đề của con người, và những nhân đức khác cần thiết để bỏ mọi sự và hoàn toàn hiến thân cách vô điều kiện để rải khắp thế giới hương thơm đức ái của Đức Kitô.
3. Luôn luôn Truyền Giáo
Trong khi việc truyền giáo lần đầu vẫn tiếp tục cần thiết và khẩn trương ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta ngày nay lại phải đương đầu với việc thiếu giáo sĩ và ơn gọi làm tổn thương đến các giáo phận và các dòng tu khác nhau. Cần phải nhắc lại rằng, mặc dù có những khó khăn chồng chất, mệnh lệnh truyền giáo cho muôn dân của Đức Kitô vẫn là một ưu tiên. Không có lý do gì có thể biện minh cho sự chểnh mảng hay đình trệ, bởi vì “mệnh lệnh truyền giáo cho muôn dân tạo thành đời sống và sứ vụ căn bàn của Hội Thánh” (ĐTC Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 14). Đó là một việc truyền giáo vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu và chúng ta phải đem hết tâm lực để phục vụ nó” (Gioan Phaolô II, Redemptoris Missio, 1). Làm sao ở đây chúng ta không nghĩ đến người Macêđônia, là người đã hiện ra trong giấc mơ của Thánh Phaolô và nói lớn tiếng: “Xin hãy qua Macêđônia mà giúp đỡ chúng tôi?” Ngày nay cũng có không biết bao người đang chờ chúng ta loan báo Tin Mừng, đó là những người đang khát khao niềm hy vọng và tình thương. Những ai là người để cho mình tự hỏi tận đáy lòng về yêu cầu giúp đỡ này, là yêu cầu phát sinh từ nhân loại, từ bỏ tất cả vì Đức Kitô để truyền lại cho người ta đức tin và tình yêu đối với Người! (x. Spe Salvi, 8).
4. Khốn cho tôi nếu tôi không truyền giáo (1 Cor 9:16)
Anh chị em thân mến, “duc in altum!” Hãy ra khơi của biển rộng thế gian và, theo lời mời gọi của Đức Kitô, hãy thả lưới mà không sợ hãi, vững tin vào sự trợ giúp luôn luôn của Người. Thánh Phaolô nhắc nhở cho chúng ta rằng việc rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào (x. 1 Cor 9:16), nhưng là một nhiệm vụ và một niềm vui. Các hiền huynh Giám Mục thân mến, theo gương Thánh Phaolô, mọi người đều cảm thấy giống như “một tù nhân của Đức Kitô cho Dân Ngoại” (Eph 3:1), biết rằng quý huynh có thể cậy trông vào sức mạnh đến với chúng ta từ Người trong những lúc khó khăn và thử thách. Một Giám Mục được thánh hiến không phải chỉ cho giáo phận của mình, nhưng cho phần rỗi của cả thế gian (x. Redemptoris Missio, 63). Như Thánh Tông Đồ Phaolô, một Giám Mục được mời gọi để vươn đến những người ở thật xa và chưa biết Đức Kitô hoặc chưa cảm nghiệm được tình yêu giải phóng của Người. Quyết tâm của một Giám Mục là làm cho toàn thể cộng đồng giáo phận thành truyền giáo bằng cách tình nguyện đóng góp, tùy theo khả năng, gửi các linh muc và giáo dân đến những Giáo Hội [địa phương] khác để phục vụ việc truyền giáo. Bằng cách này việc rao giảng cho muôn dân (missio ad gentes) trở thành nguyên tắc hợp nhất và hội tụ của toàn thể hoạt động mục vụ và bác ái.
Phần các con, các linh mục thân yêu, là những cộng tác viên hàng đầu của các Giám Mục, các con hãy trở nên những mục tử quảng đại và các nhà truyền giáo nhiệt thành! Nhiều người trong các con trong những thập niên qua đã đến những nơi truyền giáo theo Thông Điệp Fidei Donum mà gần đây chúng ta vừa mừng kỷ niệm 50 năm, và với Thông Điệp này vị Tiền Nhiệm đáng kính của Cha là Đấng Tôi Tớ Thiên Chúa Piô XII đã tạo ra một thúc đẩy trong việc cộng tác giữa các Giáo Hội địa phương. Cha tin chắc rằng sẽ không thiếu sự thôi thúc về truyền giáo này trong Giáo Hội địa phương, dù nhiều nơi đang bị thiếu các giáo sĩ.
Cả chúng con nữa, các tu sĩ nam nữ thân yêu, ơn gọi của chúng con được đánh dấu bằng một ý nghĩa truyền giáo mạnh mẽ, đem việc rao giảng Tin Mừng đến cho mọi người, nhất là những người ở thật xa, qua việc liên tục làm chứng cho Đức Kitô và sống theo Tin Mửng của Người tận gốc. Các tín hữu giáo dân thân thương, các con là những người hoạt động trong những lãnh vực khác nhau của xã hội, được mời gọi để tham gia một cách mỗi ngày một thêm quan trọng trong việc truyền bá Tin Mừng. Như thế một đồi areopagô (x. Tđcv 17:19-34) phức tạp và đa dạng được mở ra để các con truyền giáo: đó là thế giới. Hãy làm chứng bằng đời sống rằng các Kitô hữu “thuộc về một xã hội mới, một xã hội là cùng đích của cuộc hành hương chung của họ và được biết trước trên con đường hành hương ấy” (Spe Salvi, 4).
5. Kết Luận
Anh chị em thân mến, chớ gì việc mừng Ngày Thế Giới Truyền Giáo khuyến khích mọi người có một ý thức mới về nhu cầu cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng. Tôi không quên chân thành ghi ơn sự đóng góp của các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo vào hoạt động truyền giáo của Hội Thánh. Tôi xin cám ơn họ vì sự giúp đỡ họ dành cho tất cả các cộng đồng, nhất là những cộng đồng trẻ. Họ là những công cụ vững chắc để đem lại sinh khí và đào luyện Dân Thiên Chúa theo nhãn quan truyền giáo, và họ nuôi dưỡng sự hiệp thông về nhân lực cũng như tài lực giữa những chi thể khác nhau của Nhiệm Thể Đức Kitô. Nguyện xin cho những quyên góp trong tất cả các giáo xứ trong Ngày Thế Giới Truyền Giáo trở thành một dấu chỉ hiệp thông và lo lắng cho nhau giữa các Giáo Hội. Sau cùng, xin cho những lời cầu nguyện, là phương tiện tinh thần thiết yếu cho việc truyền bá giữa tất cả mọi người ánh sáng của Đức Kitô, “ánh sáng tuyệt vời” chiếu soi “tăm tối của lịch sử” (Spe Salvi, 49), được thêm sốt sắng hơn bao giờ hết trong dân chúng Kitô giáo. Trong khi phó thác cho Chúa việc tông đồ của các nhà truyền giáo, các Giáo Hội [địa phương] khắp nơi trên thế giới và các tín hữu tham gia và những hoạt động truyền giáo khác nhau cùng cầu xin Thánh Phaolô và Đức Thánh Maria, “Hòm Bia Giao Ước sống động”, ngôi Sao của truyền giáo và hy vọng, cầu bầu, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho mọi người.
Làm tại Vatican ngày 11 tháng 5, năm 2008.
+ ĐTC Bênêđictô XVI
''Đức Bà là Đấng tháo gỡ các nút dây Evà đã thắt lại''
Lm Nguyễn Hữu Thy
08:17 03/08/2008
«Đức Bà là Đấng tháo gỡ các nút dây Evà đã thắt lại»
Chúng ta đều biết rằng «Kinh Cầu Đức Bà là một kho tàng quý báu, bởi vì bản kinh là một tổng hợp tất cả các tước hiệu cao quý của Mẹ Thiên Chúa, mà đa số đã được nâng lên hàng tín điều, nghĩa là những sự thật khách quan và do đó bó buộc phải tin»(1). Nhưng một tước hiệu khác mang đầy ý nghĩa và nói lên vai trò trọng yếu của Đức Maria trong công cuộc cứu độ của Chúa Cứu Thế, tước hiệu «Đức Bà là Đấng tháo gỡ các nút dây Evà đã thắt lại», chưa được nêu danh lên trong đó.
Dẫn chứng của tước hiệu
Mỗi khi khách du lịch có dịp đến thành phố Augsburg thuộc tiểu bang Bayern, miền nam nước Đức, để tham quan ngoạn cảnh, sẽ ghi nhận ngay được điều này, là: giữa cảnh sinh hoạt giao thương trao đổi ồn ào náo nhiệt của phố xá, những tâm hồn có tinh thần cầu nguyện chắc chắn sẽ cảm thấy lòng mình lắng đọng, thanh thản và được giải thoát khi bước chân vào nhà thờ St. Peter am Perlach. Ngôi nhà thờ thuộc các cha Dòng Tên và không phải là một nơi hành hương thời danh, đầy sức lôi cuốn quyến rũ đúng nghĩa với một bảng thời biểu hay một chương trình chia các giờ kinh nguyện rõ ràng cho khách hành hương, nhưng là một «hòn đảo» hoàn toàn thanh bình yên tĩnh cho những ai muốn tìm lại cho lòng mình chút thanh thản sâu lắng giữa chốn đô thị đầy giao động và nhất là để hòa cuộn tâm trí mình vào bầu không khí linh thiêng thánh thiện của ngôi Nhà Chúa đặc biệt này.
Điểm thu hút chủ yếu của ngôi nhà thờ là bức tượng vẽ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, ở gian cung thánh phía nam. Ở đây Đức Maria được trình bày như «Đấng đang tháo gỡ các nút thắt mà Evà đã buộc lại». Điều đó muốn nói lên vai trò «Evà mới» của Mẹ. Công đồng chung Vatican II đã nhấn mạnh trong Hiến chế «Ánh Sáng Muôn Dân» - Lumen Gentium (số 56): «Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân phục của Evà, nay lại đã được tháo gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria. Điều mà trinh nữ Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, Đức Trinh Nữ Maria đã tháo ra nhờ lòng tin». Chính thánh Irênêô thành Lyon (+202) cũng đã từng phát biểu tương tự như thế: «Chính Đức Maria, nhờ vâng phục, đã trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho mình và cho toàn thể nhân loại»(2).
Bức tượng «Đức Mẹ tháo gỡ nút dây» (như chúng ta nhìn thấy trong hình kèm đây) là do Kinh Sĩ Patrizier Hieronymus Langenmantel, quê ở Augsburg, dâng cúng cho bàn thờ Beatae Mariae Virginis – Đức Trinh Nữ Maria, trong nhà thờ St. Peter, nơi ông hoạt động từ năm 1666 đến năm 1709. Bức tượng trình bày Đức Maria theo sự mặc khải trong Sách Khải Huyền của thánh Gioan Tông đồ: Đầu Đức Mẹ đội triều thiên mười hai ngôi sao, chân đạp đầu con rắn đang quấn lấy mặt trăng, đấu chỉ của một sự bất an. Đức Maria chiến thắng được tinh thần bất phục tùng và đang tháo gỡ một sợi dây băng bị thắt lại bằng những nút to nhỏ mà các Thiên Thần chuyển đến cho Mẹ.
Chiếc dây băng bị thắt rối rắm lại với những nút thắt to nhỏ mà Đức Maria đang cầm trong tay, do vị Thiên Thần đứng phía tay trái Đức Mẹ chuyển tới, là tượng trưng cho tội nguyên tổ và bao nỗi âu lo phiền muộn mà con cái loài người hằng ngày dâng lên Đức Mẹ qua những giờ phút cầu nguyện. Còn vị Thiên Thần ở phía tay phải Đức Mẹ cầm giơ lên và chỉ cho chúng ta thấy phần đoạn dây băng đã được tháo gỡ các nút thắt là để muốn nói lên những lời cầu xin của các con cái loài người đã được Đức Mẹ nhậm lời.
Trong thời gian gần đây sự tôn kính Đức Mẹ qua bức tranh đầy ý nghĩa trên đã đạt được một sự đột phá rất đáng ghi nhận. Trước đây vào khoảng 20 năm, một Linh Mục Dòng Tên đã mang sang Nam Mỹ một bản sao của bức tranh. Vì thế, từ đó cho tới nay sự sùng kính Đức Bà là «Đấng tháo gỡ các nút dây» ở Ba-Tây, ở Á-căn-đình, v.v… rất phổ thông. Chẳng những vậy, ở một số các nước Âu Châu như ở Pháp, các tín hữu cũng càng ngày sùng kính và càng kêu cầu Đức Mẹ dưới tước hiệu này: «Đức Bà là Đấng tháo gỡ các nút dây mà Evà đã thắt lại!»
______________
Chú thích:
1. Lm Nguyễn Hữu Thy: Đức Maria trong Kinh Nguyện Giáo Hội, Trier 2006, trang 145.
2. St. Iréné de Lyon: Adv. Haer. III.22.4: PG 7.959 A; Harvey, 2, 123.
Chúng ta đều biết rằng «Kinh Cầu Đức Bà là một kho tàng quý báu, bởi vì bản kinh là một tổng hợp tất cả các tước hiệu cao quý của Mẹ Thiên Chúa, mà đa số đã được nâng lên hàng tín điều, nghĩa là những sự thật khách quan và do đó bó buộc phải tin»(1). Nhưng một tước hiệu khác mang đầy ý nghĩa và nói lên vai trò trọng yếu của Đức Maria trong công cuộc cứu độ của Chúa Cứu Thế, tước hiệu «Đức Bà là Đấng tháo gỡ các nút dây Evà đã thắt lại», chưa được nêu danh lên trong đó.
Dẫn chứng của tước hiệu
Mỗi khi khách du lịch có dịp đến thành phố Augsburg thuộc tiểu bang Bayern, miền nam nước Đức, để tham quan ngoạn cảnh, sẽ ghi nhận ngay được điều này, là: giữa cảnh sinh hoạt giao thương trao đổi ồn ào náo nhiệt của phố xá, những tâm hồn có tinh thần cầu nguyện chắc chắn sẽ cảm thấy lòng mình lắng đọng, thanh thản và được giải thoát khi bước chân vào nhà thờ St. Peter am Perlach. Ngôi nhà thờ thuộc các cha Dòng Tên và không phải là một nơi hành hương thời danh, đầy sức lôi cuốn quyến rũ đúng nghĩa với một bảng thời biểu hay một chương trình chia các giờ kinh nguyện rõ ràng cho khách hành hương, nhưng là một «hòn đảo» hoàn toàn thanh bình yên tĩnh cho những ai muốn tìm lại cho lòng mình chút thanh thản sâu lắng giữa chốn đô thị đầy giao động và nhất là để hòa cuộn tâm trí mình vào bầu không khí linh thiêng thánh thiện của ngôi Nhà Chúa đặc biệt này.
Đức Maria đang tháo gỡ các nút dây do Evà thắt lại |
Bức tượng «Đức Mẹ tháo gỡ nút dây» (như chúng ta nhìn thấy trong hình kèm đây) là do Kinh Sĩ Patrizier Hieronymus Langenmantel, quê ở Augsburg, dâng cúng cho bàn thờ Beatae Mariae Virginis – Đức Trinh Nữ Maria, trong nhà thờ St. Peter, nơi ông hoạt động từ năm 1666 đến năm 1709. Bức tượng trình bày Đức Maria theo sự mặc khải trong Sách Khải Huyền của thánh Gioan Tông đồ: Đầu Đức Mẹ đội triều thiên mười hai ngôi sao, chân đạp đầu con rắn đang quấn lấy mặt trăng, đấu chỉ của một sự bất an. Đức Maria chiến thắng được tinh thần bất phục tùng và đang tháo gỡ một sợi dây băng bị thắt lại bằng những nút to nhỏ mà các Thiên Thần chuyển đến cho Mẹ.
Chiếc dây băng bị thắt rối rắm lại với những nút thắt to nhỏ mà Đức Maria đang cầm trong tay, do vị Thiên Thần đứng phía tay trái Đức Mẹ chuyển tới, là tượng trưng cho tội nguyên tổ và bao nỗi âu lo phiền muộn mà con cái loài người hằng ngày dâng lên Đức Mẹ qua những giờ phút cầu nguyện. Còn vị Thiên Thần ở phía tay phải Đức Mẹ cầm giơ lên và chỉ cho chúng ta thấy phần đoạn dây băng đã được tháo gỡ các nút thắt là để muốn nói lên những lời cầu xin của các con cái loài người đã được Đức Mẹ nhậm lời.
Trong thời gian gần đây sự tôn kính Đức Mẹ qua bức tranh đầy ý nghĩa trên đã đạt được một sự đột phá rất đáng ghi nhận. Trước đây vào khoảng 20 năm, một Linh Mục Dòng Tên đã mang sang Nam Mỹ một bản sao của bức tranh. Vì thế, từ đó cho tới nay sự sùng kính Đức Bà là «Đấng tháo gỡ các nút dây» ở Ba-Tây, ở Á-căn-đình, v.v… rất phổ thông. Chẳng những vậy, ở một số các nước Âu Châu như ở Pháp, các tín hữu cũng càng ngày sùng kính và càng kêu cầu Đức Mẹ dưới tước hiệu này: «Đức Bà là Đấng tháo gỡ các nút dây mà Evà đã thắt lại!»
______________
Chú thích:
1. Lm Nguyễn Hữu Thy: Đức Maria trong Kinh Nguyện Giáo Hội, Trier 2006, trang 145.
2. St. Iréné de Lyon: Adv. Haer. III.22.4: PG 7.959 A; Harvey, 2, 123.
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2008 của ĐTC Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
09:28 03/08/2008
Sáng ngày 12-7-2008 ĐTC Bênêđictô XVI đã cho công bố sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo, ngày 19 tháng 10, với đề tài là ”được mời gọi làm đầy tớ và Tông Đồ của Đức Chúa Giêsu Kitô vào đầu thiên niên mới”, trong đó ĐTC tái xác định rằng truyền giáo là bổn phận cấp bách của mọi thành phần Dân Thiên Chúa. Dưới đây là bản dịch từ nguyên văn bằng Ý Ngữ trong website của Tòa Thánh.
Anh chị em thân mến,
Nhân dịp Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo, tôi mời anh chị em suy nghĩ về sự cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng ở thời đại chúng ta. Mệnh lệnh truyền giáo vẫn tiếp tục là một ưu tiên tuyệt đối cho tất cả những ai đã được rửa tội, được mời gọi để trở thành “những đầy tớ và tông đồ của Đức Chúa Giêsu Kitô” ở đầu thiên niên này. Vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi, Đấng Tôi Tớ Thiên Chúa Phaolô VI đã nói trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi rằng “truyền giáo là một ân sủng, ơn gọi riêng, và căn tính sâu xa nhất của Hội Thánh” (số 14). Như một mẫu gương của quyết tâm trong việc tông đồ này, tôi muốn đặc biệt nói đến Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại, bởi vì năm nay chúng ta dành một Năm Thánh đặc biệt để mừng kỷ niệm [sinh nhật] ngài. Đó là Năm Thánh Phaolô, ngõ hầu chúng ta có dịp làm quen với vị Tông Đồ xuất sắc này, là đấng được ơn gọi rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại, như Chúa đã công bố: “Hãy đi, vì Thầy sẽ sai con đi thật xa, đến với các Dân Ngoại” (Tđcv 22:21). Làm sao mà chúng ta không nắm lấy cơ hội Năm Thánh đặc biệt này cung ứng cho các Giáo Hội địa phương, các cộng đoàn Kitô hữu và từng cá nhân mỗi tín hữu, để phổ biến đến tận cùng trái đất việc rao giảng Tin Mừng, là quyền năng của Thiên Chúa để cứu độ tất cả những ai tin (Rom 1:6)?
1. Nhân loại cần được giải phóng
Nhân loại cần được giải phóng và cứu độ. Thánh Phaolô nói, chính các tạo vật đang đau khổ và hy vọng được tham gia vào sự tự do của con cái Thiên Chúa (x. Rom 8:19-22). Những lời này vẫn còn đúng ngay cả cho thế giới hôm nay. Các tạo vật đang đau khổ. Nhân loại đang quằn quại và mong chờ sự tự do thật, mong đợi một thế giới khác, một thế giới tốt đẹp hơn; mong chờ “ơn cứu độ”. Và người ta biết cách căn bản rằng thế giới mới được mong đợi chắc chắn là một người mới, chắc chắn là “con cái Thiên Chúa”. Hãy nhìn kỹ hơn tình trạng thế giới hôm nay. Trên bình diện quốc tế, nếu một đằng có những triển vọng phát triển về kinh tế và xã hội, thì đằng khác lại có những lo lắng nặng nề về chính tương lai. Trong nhiều trường hợp, bạo lực đánh dấu những liên hệ giữa các cá nhân và giữa các dân tộc; sự nghèo đói đang đè nặng trên hằng triệu người; sự kỳ thị và đôi khi cả ngược đãi vì lý do mầu da, văn hóa và tôn giáo, đang làm cho nhiều người phải bỏ quê hương để đi chỗ khác tìm nơi trú ẩn và che chở; những tiến bộ về kỹ thuật, khi không nhắm vào phẩm giá và sự tốt lành của con người, hoặc nhằm phát triển dựa trên tình đoàn kết, mất khả năng của nó như là một yếu tố hy vọng và ngược lại có thể làm cho những sự thiếu quân bình và bất công đang sẵn có thêm trầm trọng. Hơn nữa, còn có những đe dọa liên tục trong quan hệ giữa con người và môi sinh do việc sử dụng tài nguyên cách bừa bãi, với hậu quả không tốt đối với sự lành mạnh về thể chất cũng như tinh thần của con người. Như thế tương lai của nhân loại cũng bị lâm nguy bởi những âm mưu xâm phạm đến sự sống của mình, dưới nhiều hình thái và phương thức khác nhau.
Trước cảnh “cảm thấy sức nặng của một nỗi ưu tư, bị giằng co giữa hy vọng và lo âu” (Gaudium et Spes, 4), chúng ta tự hỏi: nhân loại và tạo vật sẽ ra sao? Có một hy vọng nào cho tương lai, hay đúng hơn, có một tương lai nào cho nhân loại không? Và tương lai ấy sẽ như thế nào? Câu trả lời cho những thắc mắc này đến với chúng ta là những người tin từ Tin Mừng. Đức Kitô chính là tương lai của chúng ta, như tôi đã viết trong Thông Điệp Spe Salvi, Tin Mừng của Người là một sự truyền thông có thể “thay đổi cuộc đời”, đem lại hy vọng, mở cửa tối tăm của thời gian và soi sáng tương lai của nhân loại và vũ trụ (x. số 2).
Thánh Phaolô đã hiểu rõ rằng nhân loại chỉ có thể tìm thấy ơn cứu độ và hy vọng trong Đức Kitô. Vì thế mà ngài đã cảm thấy việc truyền giáo là việc cấp bách và khẩn thiết để công bố “lời hứa sự sống trong Đức Chúa Kitô Giêsu” (2 Tim 1:1), là “niềm hy vọng của chúng ta “ (1 Tim 1:1), ngõ hầu mọi người có thể đồng thừa tự và đồng tham gia vào lời hứa nhờ Tin Mừng (x. Eph 3:6). Ngài ý thức rằng không có Đức Kitô thì nhân loại “không còn hy vọng và không có Thiên Chúa trên thế gian” (Eph 2:12) – “không còn hy vọng vì không có Thiên Chúa” (Spe Salvi, 3). Thật vậy, “người nào không biết Thiên Chúa, dù họ có thể đặt hy vọng vào đủ thứ, nhưng rốt cục họ không có hy vọng, không có niềm hy vọng lớn lao có thể nâng đỡ toàn thể đời sống (Eph 2:21)” (Spe Salvi, 27).
2. Sứ vụ Truyền Giáo là một vấn đề bác ái
Cho nên việc rao giảng Đức Kitô và sứ điệp cứu độ của Người là nhiệm vụ khẩn cấp của tất cả mọi người. Thánh Phaolô đã nói, “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cor 9:16). Trên đường đi Đamascô, ngài đã cảm nghiệm và đã hiểu rằng ơn cứu độ và truyền giáo là công việc của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Lòng yêu mến Đức Kitô đã đưa ngài đi khắp các nẻo đường của Đế Quốc Rôma như người tiền hô, tông đồ, người rao giảng và vị thầy dạy Tin Mừng, là người nhận mình là “sứ giả mang xiềng xích” (1 Cor 6:20). Tình yêu Thiên Chúa biến ngài thành “mọi sự cho mọi người, để có thể cứu một số người bằng mọi cách” (1 Cor 9:22). Khi nhìn đến kinh nghiệm của Thánh Phaolô, chúng ta hiểu rằng hoạt động truyền giáo là một sự đáp lời Thiên Chúa, Đấng thương yêu chúng ta. Tình yêu của Ngài cứu độ chúng ta và đẩy chúng ta về phiá missio ad gentes (rao giảng cho muôn dân), là một năng lực tinh thần có khả năng làm lan rộng trong gia đình nhân loại sự hoà hợp, công lý và hiệp thông giữa con người, màu da và dân tộc, là điều mọi người đều mong muốn (x. Deus Caritas Est, 12). Cho nên, chính Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu, đã dẫn đưa Hội Thánh đến những biên cương của nhân loại và mời gọi các nhà truyền giáo đến uống “ở nguồn mạch nguyên thủy, là Đức Chúa Giêsu Kitô, mà từ trái tim bị đâm thâu của Người chảy ra tình yêu Thiên Chúa (Deus Caritas Est, 7). Chỉ từ nguồn mạch này mà các sứ giả của Tin Mừng có thể múc được sự chăm sóc, dịu dàng, trắc ẩn, chấp nhận, sẵn sàng và quan tâm đến những vấn đề của con người, và những nhân đức khác cần thiết để bỏ mọi sự và hoàn toàn hiến thân cách vô điều kiện để rải khắp thế giới hương thơm đức ái của Đức Kitô.
3. Luôn luôn Truyền Giáo
Trong khi việc truyền giáo lần đầu vẫn tiếp tục cần thiết và khẩn trương ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta ngày nay lại phải đương đầu với việc thiếu giáo sĩ và ơn gọi làm tổn thương một số giáo phận và các dòng tu. Cần phải nhắc lại rằng, mặc dù có những khó khăn chồng chất, mệnh lệnh truyền giáo cho muôn dân của Đức Kitô vẫn là một ưu tiên. Không có lý do nào có thể biện minh cho sự chểnh mảng hay đình trệ, bởi vì “mệnh lệnh truyền giáo cho muôn dân tạo thành đời sống và sứ vụ căn bàn của Hội Thánh” (ĐTC Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 14). Đó là một việc truyền giáo vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu và chúng ta phải đem hết tâm lực để phục vụ nó” (Gioan Phaolô II, Redemptoris Missio, 1). Làm sao ở đây chúng ta không nghĩ đến người Macêđônia, là người đã hiện ra trong giấc mơ của Thánh Phaolô và nói lớn tiếng: “Xin hãy qua Macêđônia mà giúp đỡ chúng tôi?” Ngày nay cũng có không biết bao người đang chờ chúng ta loan báo Tin Mừng, đó là những người đang khát khao niềm hy vọng và tình thương. Có bao nhiêu người tự vấn tận thâm tâm về yêu cầu giúp đỡ này, là nhu cầu phát sinh từ nhân loại, và từ bỏ tất cả vì Đức Kitô để truyền lại cho người ta đức tin và tình yêu đối với Người! (x. Spe Salvi, 8).
4. Khốn cho tôi nếu tôi không truyền giáo (1 Cor 9:16)
Anh chị em thân mến, “duc in altum!” Hãy ra khơi của biển cả rộng lớn của thế gian và, theo lời mời gọi của Đức Kitô, hãy thả lưới mà không sợ hãi, vững tin vào sự trợ giúp luôn luôn của Người. Thánh Phaolô nhắc nhở cho chúng ta rằng việc rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào (x. 1 Cor 9:16), nhưng là một nhiệm vụ và một niềm vui. Các hiền huynh Giám Mục thân mến, theo gương Thánh Phaolô, mọi người đều cảm thấy giống như “một tù nhân của Đức Kitô cho Dân Ngoại” (Eph 3:1), biết rằng quý huynh có thể cậy trông vào sức mạnh đến với chúng ta từ Người trong những lúc khó khăn và thử thách. Một Giám Mục được thánh hiến không phải chỉ cho giáo phận của mình, nhưng cho phần rỗi của cả thế gian (x. Redemptoris Missio, 63). Như Thánh Tông Đồ Phaolô, một Giám Mục được mời gọi để vươn đến những người ở thật xa và chưa biết Đức Kitô hoặc chưa cảm nghiệm được tình yêu giải phóng của Người. Quyết tâm của một Giám Mục là làm cho toàn thể cộng đồng giáo phận thành truyền giáo bằng cách tình nguyện đóng góp, tùy theo khả năng, gửi các linh muc và giáo dân đến những Giáo Hội [địa phương] khác để phục vụ việc truyền giáo. Bằng cách này việc rao giảng cho muôn dân (missio ad gentes) trở thành nguyên tắc hợp nhất và hội tụ của toàn thể hoạt động mục vụ và bác ái.
Phần các con, các linh mục thân yêu, là những cộng tác viên hàng đầu của các Giám Mục, các con hãy trở nên những mục tử quảng đại và các nhà truyền giáo nhiệt thành! Nhiều người trong các con trong những thập niên qua đã đến những nơi truyền giáo theo Thông Điệp Fidei Donum mà gần đây chúng ta vừa mừng kỷ niệm 50 năm, và với Thông Điệp này vị Tiền Nhiệm đáng kính của Cha là Đấng Tôi Tớ Thiên Chúa Piô XII đã tạo ra một thúc đẩy trong việc cộng tác giữa các Giáo Hội địa phương. Cha tin chắc rằng sẽ không thiếu sự thôi thúc về truyền giáo này trong Giáo Hội địa phương, dù nhiều nơi đang bị thiếu các giáo sĩ.
Cả chúng con nữa, các tu sĩ nam nữ thân yêu, ơn gọi của chúng con được đánh dấu bằng một ý nghĩa truyền giáo ma4nh liệt, đem việc rao giảng Tin Mừng đến cho mọi người, nhất là những người ở thật xa, qua việc liên tục làm chứng cho Đức Kitô và sống theo Tin Mửng của Người tận gốc. Các tín hữu giáo dân thân thương, các con là những người hoạt động trong những lãnh vực khác nhau của xã hội, được mời gọi để tham gia một cách mỗi ngày một thêm quan trọng trong việc truyền bá Tin Mừng. Như thế một đồi areopagô (x. Tđcv 17:19-34) phức tạp và đa dạng được mở ra để các con truyền giáo: đó là thế giới. Hãy làm chứng bằng đời sống rằng các Kitô hữu “thuộc về một xã hội mới, một xã hội là cùng đích của cuộc hành hương chung của họ và được biết trước trên con đường hành hương ấy” (Spe Salvi, 4).
5. Kết Luận
Anh chị em thân mến, chớ gì việc mừng Ngày Thế Giới Truyền Giáo khuyến khích mọi người có một ý thức mới về nhu cầu cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng. Tôi không quên chân thành ghi ơn sự đóng góp của các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo vào hoạt động truyền giáo của Hội Thánh. Tôi xin cám ơn họ vì sự giúp đỡ họ dành cho tất cả các cộng đồng, nhất là những cộng đồng trẻ. Họ là những công cụ vững chắc để đem lại sinh khí và đào luyện Dân Thiên Chúa theo nhãn quan truyền giáo, và họ nuôi dưỡng sự hiệp thông nhân lực và tài lực giữa những chi thể khác nhau của Nhiệm Thể Đức Kitô. Nguyện xin cho những quyên góp trong tất cả các giáo xứ trong Ngày Thế Giới Truyền Giáo trở thành một dấu chỉ hiệp thông và lo lắng cho nhau giữa các Giáo Hội. Sau cùng, xin cho những lời cầu nguyện, là phương tiện tinh thần thiết yếu cho việc truyền bá giữa tất cả mọi người ánh sáng của Đức Kitô, “ánh sáng tuyệt vời” chiếu soi “tăm tối của lịch sử” (Spe Salvi, 49), được thêm sốt sắng hơn bao giờ hết trong dân chúng Kitô giáo. Trong khi phó thác cho Chúa việc tông đồ của các nhà truyền giáo, các Giáo Hội [địa phương] khắp nơi trên thế giới và các tín hữu tham gia và những hoạt động truyền giáo khác nhau cùng cầu xin Thánh Phaolô và Đức Thánh Maria, “Hòm Bia Giao Ước sống động”, Ngôi Sao của truyền giáo và hy vọng, cầu bầu, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho mọi người.
Làm tại Vatican ngày 11 tháng 5, năm 2008.
+ ĐTC Bênêđictô XVI
“Các Đầy Tớ và Tông Đồ của Đức Chúa Giêsu Kitô”
Anh chị em thân mến,
Nhân dịp Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo, tôi mời anh chị em suy nghĩ về sự cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng ở thời đại chúng ta. Mệnh lệnh truyền giáo vẫn tiếp tục là một ưu tiên tuyệt đối cho tất cả những ai đã được rửa tội, được mời gọi để trở thành “những đầy tớ và tông đồ của Đức Chúa Giêsu Kitô” ở đầu thiên niên này. Vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi, Đấng Tôi Tớ Thiên Chúa Phaolô VI đã nói trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi rằng “truyền giáo là một ân sủng, ơn gọi riêng, và căn tính sâu xa nhất của Hội Thánh” (số 14). Như một mẫu gương của quyết tâm trong việc tông đồ này, tôi muốn đặc biệt nói đến Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại, bởi vì năm nay chúng ta dành một Năm Thánh đặc biệt để mừng kỷ niệm [sinh nhật] ngài. Đó là Năm Thánh Phaolô, ngõ hầu chúng ta có dịp làm quen với vị Tông Đồ xuất sắc này, là đấng được ơn gọi rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại, như Chúa đã công bố: “Hãy đi, vì Thầy sẽ sai con đi thật xa, đến với các Dân Ngoại” (Tđcv 22:21). Làm sao mà chúng ta không nắm lấy cơ hội Năm Thánh đặc biệt này cung ứng cho các Giáo Hội địa phương, các cộng đoàn Kitô hữu và từng cá nhân mỗi tín hữu, để phổ biến đến tận cùng trái đất việc rao giảng Tin Mừng, là quyền năng của Thiên Chúa để cứu độ tất cả những ai tin (Rom 1:6)?
1. Nhân loại cần được giải phóng
Nhân loại cần được giải phóng và cứu độ. Thánh Phaolô nói, chính các tạo vật đang đau khổ và hy vọng được tham gia vào sự tự do của con cái Thiên Chúa (x. Rom 8:19-22). Những lời này vẫn còn đúng ngay cả cho thế giới hôm nay. Các tạo vật đang đau khổ. Nhân loại đang quằn quại và mong chờ sự tự do thật, mong đợi một thế giới khác, một thế giới tốt đẹp hơn; mong chờ “ơn cứu độ”. Và người ta biết cách căn bản rằng thế giới mới được mong đợi chắc chắn là một người mới, chắc chắn là “con cái Thiên Chúa”. Hãy nhìn kỹ hơn tình trạng thế giới hôm nay. Trên bình diện quốc tế, nếu một đằng có những triển vọng phát triển về kinh tế và xã hội, thì đằng khác lại có những lo lắng nặng nề về chính tương lai. Trong nhiều trường hợp, bạo lực đánh dấu những liên hệ giữa các cá nhân và giữa các dân tộc; sự nghèo đói đang đè nặng trên hằng triệu người; sự kỳ thị và đôi khi cả ngược đãi vì lý do mầu da, văn hóa và tôn giáo, đang làm cho nhiều người phải bỏ quê hương để đi chỗ khác tìm nơi trú ẩn và che chở; những tiến bộ về kỹ thuật, khi không nhắm vào phẩm giá và sự tốt lành của con người, hoặc nhằm phát triển dựa trên tình đoàn kết, mất khả năng của nó như là một yếu tố hy vọng và ngược lại có thể làm cho những sự thiếu quân bình và bất công đang sẵn có thêm trầm trọng. Hơn nữa, còn có những đe dọa liên tục trong quan hệ giữa con người và môi sinh do việc sử dụng tài nguyên cách bừa bãi, với hậu quả không tốt đối với sự lành mạnh về thể chất cũng như tinh thần của con người. Như thế tương lai của nhân loại cũng bị lâm nguy bởi những âm mưu xâm phạm đến sự sống của mình, dưới nhiều hình thái và phương thức khác nhau.
Trước cảnh “cảm thấy sức nặng của một nỗi ưu tư, bị giằng co giữa hy vọng và lo âu” (Gaudium et Spes, 4), chúng ta tự hỏi: nhân loại và tạo vật sẽ ra sao? Có một hy vọng nào cho tương lai, hay đúng hơn, có một tương lai nào cho nhân loại không? Và tương lai ấy sẽ như thế nào? Câu trả lời cho những thắc mắc này đến với chúng ta là những người tin từ Tin Mừng. Đức Kitô chính là tương lai của chúng ta, như tôi đã viết trong Thông Điệp Spe Salvi, Tin Mừng của Người là một sự truyền thông có thể “thay đổi cuộc đời”, đem lại hy vọng, mở cửa tối tăm của thời gian và soi sáng tương lai của nhân loại và vũ trụ (x. số 2).
Thánh Phaolô đã hiểu rõ rằng nhân loại chỉ có thể tìm thấy ơn cứu độ và hy vọng trong Đức Kitô. Vì thế mà ngài đã cảm thấy việc truyền giáo là việc cấp bách và khẩn thiết để công bố “lời hứa sự sống trong Đức Chúa Kitô Giêsu” (2 Tim 1:1), là “niềm hy vọng của chúng ta “ (1 Tim 1:1), ngõ hầu mọi người có thể đồng thừa tự và đồng tham gia vào lời hứa nhờ Tin Mừng (x. Eph 3:6). Ngài ý thức rằng không có Đức Kitô thì nhân loại “không còn hy vọng và không có Thiên Chúa trên thế gian” (Eph 2:12) – “không còn hy vọng vì không có Thiên Chúa” (Spe Salvi, 3). Thật vậy, “người nào không biết Thiên Chúa, dù họ có thể đặt hy vọng vào đủ thứ, nhưng rốt cục họ không có hy vọng, không có niềm hy vọng lớn lao có thể nâng đỡ toàn thể đời sống (Eph 2:21)” (Spe Salvi, 27).
2. Sứ vụ Truyền Giáo là một vấn đề bác ái
Cho nên việc rao giảng Đức Kitô và sứ điệp cứu độ của Người là nhiệm vụ khẩn cấp của tất cả mọi người. Thánh Phaolô đã nói, “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cor 9:16). Trên đường đi Đamascô, ngài đã cảm nghiệm và đã hiểu rằng ơn cứu độ và truyền giáo là công việc của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Lòng yêu mến Đức Kitô đã đưa ngài đi khắp các nẻo đường của Đế Quốc Rôma như người tiền hô, tông đồ, người rao giảng và vị thầy dạy Tin Mừng, là người nhận mình là “sứ giả mang xiềng xích” (1 Cor 6:20). Tình yêu Thiên Chúa biến ngài thành “mọi sự cho mọi người, để có thể cứu một số người bằng mọi cách” (1 Cor 9:22). Khi nhìn đến kinh nghiệm của Thánh Phaolô, chúng ta hiểu rằng hoạt động truyền giáo là một sự đáp lời Thiên Chúa, Đấng thương yêu chúng ta. Tình yêu của Ngài cứu độ chúng ta và đẩy chúng ta về phiá missio ad gentes (rao giảng cho muôn dân), là một năng lực tinh thần có khả năng làm lan rộng trong gia đình nhân loại sự hoà hợp, công lý và hiệp thông giữa con người, màu da và dân tộc, là điều mọi người đều mong muốn (x. Deus Caritas Est, 12). Cho nên, chính Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu, đã dẫn đưa Hội Thánh đến những biên cương của nhân loại và mời gọi các nhà truyền giáo đến uống “ở nguồn mạch nguyên thủy, là Đức Chúa Giêsu Kitô, mà từ trái tim bị đâm thâu của Người chảy ra tình yêu Thiên Chúa (Deus Caritas Est, 7). Chỉ từ nguồn mạch này mà các sứ giả của Tin Mừng có thể múc được sự chăm sóc, dịu dàng, trắc ẩn, chấp nhận, sẵn sàng và quan tâm đến những vấn đề của con người, và những nhân đức khác cần thiết để bỏ mọi sự và hoàn toàn hiến thân cách vô điều kiện để rải khắp thế giới hương thơm đức ái của Đức Kitô.
3. Luôn luôn Truyền Giáo
Trong khi việc truyền giáo lần đầu vẫn tiếp tục cần thiết và khẩn trương ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta ngày nay lại phải đương đầu với việc thiếu giáo sĩ và ơn gọi làm tổn thương một số giáo phận và các dòng tu. Cần phải nhắc lại rằng, mặc dù có những khó khăn chồng chất, mệnh lệnh truyền giáo cho muôn dân của Đức Kitô vẫn là một ưu tiên. Không có lý do nào có thể biện minh cho sự chểnh mảng hay đình trệ, bởi vì “mệnh lệnh truyền giáo cho muôn dân tạo thành đời sống và sứ vụ căn bàn của Hội Thánh” (ĐTC Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 14). Đó là một việc truyền giáo vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu và chúng ta phải đem hết tâm lực để phục vụ nó” (Gioan Phaolô II, Redemptoris Missio, 1). Làm sao ở đây chúng ta không nghĩ đến người Macêđônia, là người đã hiện ra trong giấc mơ của Thánh Phaolô và nói lớn tiếng: “Xin hãy qua Macêđônia mà giúp đỡ chúng tôi?” Ngày nay cũng có không biết bao người đang chờ chúng ta loan báo Tin Mừng, đó là những người đang khát khao niềm hy vọng và tình thương. Có bao nhiêu người tự vấn tận thâm tâm về yêu cầu giúp đỡ này, là nhu cầu phát sinh từ nhân loại, và từ bỏ tất cả vì Đức Kitô để truyền lại cho người ta đức tin và tình yêu đối với Người! (x. Spe Salvi, 8).
4. Khốn cho tôi nếu tôi không truyền giáo (1 Cor 9:16)
Anh chị em thân mến, “duc in altum!” Hãy ra khơi của biển cả rộng lớn của thế gian và, theo lời mời gọi của Đức Kitô, hãy thả lưới mà không sợ hãi, vững tin vào sự trợ giúp luôn luôn của Người. Thánh Phaolô nhắc nhở cho chúng ta rằng việc rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào (x. 1 Cor 9:16), nhưng là một nhiệm vụ và một niềm vui. Các hiền huynh Giám Mục thân mến, theo gương Thánh Phaolô, mọi người đều cảm thấy giống như “một tù nhân của Đức Kitô cho Dân Ngoại” (Eph 3:1), biết rằng quý huynh có thể cậy trông vào sức mạnh đến với chúng ta từ Người trong những lúc khó khăn và thử thách. Một Giám Mục được thánh hiến không phải chỉ cho giáo phận của mình, nhưng cho phần rỗi của cả thế gian (x. Redemptoris Missio, 63). Như Thánh Tông Đồ Phaolô, một Giám Mục được mời gọi để vươn đến những người ở thật xa và chưa biết Đức Kitô hoặc chưa cảm nghiệm được tình yêu giải phóng của Người. Quyết tâm của một Giám Mục là làm cho toàn thể cộng đồng giáo phận thành truyền giáo bằng cách tình nguyện đóng góp, tùy theo khả năng, gửi các linh muc và giáo dân đến những Giáo Hội [địa phương] khác để phục vụ việc truyền giáo. Bằng cách này việc rao giảng cho muôn dân (missio ad gentes) trở thành nguyên tắc hợp nhất và hội tụ của toàn thể hoạt động mục vụ và bác ái.
Phần các con, các linh mục thân yêu, là những cộng tác viên hàng đầu của các Giám Mục, các con hãy trở nên những mục tử quảng đại và các nhà truyền giáo nhiệt thành! Nhiều người trong các con trong những thập niên qua đã đến những nơi truyền giáo theo Thông Điệp Fidei Donum mà gần đây chúng ta vừa mừng kỷ niệm 50 năm, và với Thông Điệp này vị Tiền Nhiệm đáng kính của Cha là Đấng Tôi Tớ Thiên Chúa Piô XII đã tạo ra một thúc đẩy trong việc cộng tác giữa các Giáo Hội địa phương. Cha tin chắc rằng sẽ không thiếu sự thôi thúc về truyền giáo này trong Giáo Hội địa phương, dù nhiều nơi đang bị thiếu các giáo sĩ.
Cả chúng con nữa, các tu sĩ nam nữ thân yêu, ơn gọi của chúng con được đánh dấu bằng một ý nghĩa truyền giáo ma4nh liệt, đem việc rao giảng Tin Mừng đến cho mọi người, nhất là những người ở thật xa, qua việc liên tục làm chứng cho Đức Kitô và sống theo Tin Mửng của Người tận gốc. Các tín hữu giáo dân thân thương, các con là những người hoạt động trong những lãnh vực khác nhau của xã hội, được mời gọi để tham gia một cách mỗi ngày một thêm quan trọng trong việc truyền bá Tin Mừng. Như thế một đồi areopagô (x. Tđcv 17:19-34) phức tạp và đa dạng được mở ra để các con truyền giáo: đó là thế giới. Hãy làm chứng bằng đời sống rằng các Kitô hữu “thuộc về một xã hội mới, một xã hội là cùng đích của cuộc hành hương chung của họ và được biết trước trên con đường hành hương ấy” (Spe Salvi, 4).
5. Kết Luận
Anh chị em thân mến, chớ gì việc mừng Ngày Thế Giới Truyền Giáo khuyến khích mọi người có một ý thức mới về nhu cầu cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng. Tôi không quên chân thành ghi ơn sự đóng góp của các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo vào hoạt động truyền giáo của Hội Thánh. Tôi xin cám ơn họ vì sự giúp đỡ họ dành cho tất cả các cộng đồng, nhất là những cộng đồng trẻ. Họ là những công cụ vững chắc để đem lại sinh khí và đào luyện Dân Thiên Chúa theo nhãn quan truyền giáo, và họ nuôi dưỡng sự hiệp thông nhân lực và tài lực giữa những chi thể khác nhau của Nhiệm Thể Đức Kitô. Nguyện xin cho những quyên góp trong tất cả các giáo xứ trong Ngày Thế Giới Truyền Giáo trở thành một dấu chỉ hiệp thông và lo lắng cho nhau giữa các Giáo Hội. Sau cùng, xin cho những lời cầu nguyện, là phương tiện tinh thần thiết yếu cho việc truyền bá giữa tất cả mọi người ánh sáng của Đức Kitô, “ánh sáng tuyệt vời” chiếu soi “tăm tối của lịch sử” (Spe Salvi, 49), được thêm sốt sắng hơn bao giờ hết trong dân chúng Kitô giáo. Trong khi phó thác cho Chúa việc tông đồ của các nhà truyền giáo, các Giáo Hội [địa phương] khắp nơi trên thế giới và các tín hữu tham gia và những hoạt động truyền giáo khác nhau cùng cầu xin Thánh Phaolô và Đức Thánh Maria, “Hòm Bia Giao Ước sống động”, Ngôi Sao của truyền giáo và hy vọng, cầu bầu, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho mọi người.
Làm tại Vatican ngày 11 tháng 5, năm 2008.
+ ĐTC Bênêđictô XVI
Ý chỉ của Đức Giáo Hoàng: Tôn trọng tạo vật
Bùi Hữu Thư
16:18 03/08/2008
Ý chỉ của Đức Giáo Hoàng: Tôn trọng tạo vật
VATICAN ngày 31, tráng 7, 2008 (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ cầu nguyện trong tháng Tám này để cho tất cả mọi người đều ý thức về ân sủng của các tạo vật.
Văn phòng Tông Đồ Cầu Nguyện tuyên bố ý chỉ chung được Đức Giáo Hoàng lựa chon cho tháng Tám là “Tất cả gia đình nhân loại có thể biết cách tôn trọng kế hoạch của Thiên Chúa dành cho thế gian và do đó có thể có ý thức càng ngày càng rõ rệt hơn về những qùa tặng qúy báu nhất Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta qua các tạo vật.”
Đức Giáo Hoàng cũng chọn một ý chỉ truyền giáo cho mỗi tháng. Trong tháng Tám, ngài sẽ cầu nguyện để, “sự đáp trả của toàn thể Dân Chúa cho ơn gọi chung để nên thánh và truyền giáo có thể được cổ võ và phát triển, với sự nhận định thật cẩn thận về các đặc sủng và một sự cam kết liên lỉ cho việc đào tạo về các nhân đức thiêng liêng và văn hóa.”
Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha tại Bressanone
Linh Tiến Khải
23:40 03/08/2008
BRESSANONE - Trưa Chúa Nhật 3-8-2008 Đức Thánh Cha đã có buổi đọc kinh Truyền Tin lần đầu tiên với du khách và tín hữu giáo phận Bressanone, bắc Italia, nơi ngài đang nghỉ hè. Ngài mời gọi mọi người cảm tạ Thiên Chúa về tất cả những ơn lành Chúa đã ban cho con người, trong đó có mọi yếu tố thiên nhiên và ơn sự sống. Ngoài ra cũng còn có các thực tại, mà không một chế độ độc tài và quyền lực trần gian nào có thể cướp mất, như sự kiện con người được Thiên Chúa yêu thương trong Đức Giêsu Kitô. Đức Thánh Cha cũng khuyến khích mọi người biết chia sẻ với nhau và cho nhau mọi thiện ích vật chất và tinh thần. Ngài cũng đề cao gương mặt và công đức của Đức Phaolo VI qua đời cách đây 30 năm, đối với Giáo Hội. Đức Thánh Cha cũng gửi lời chào đất nước và nhân dân Trung Quốc, ban tổ chức và các lực sĩ tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, và cầu mong tinh thần thể thao thế vận hội góp phần củng cố tình huynh đệ và hòa bình giữa các dân tộc.
Ngỏ lời chào mọi người bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha đã cám ơn Đức Cha Egger, Giám Mục sở tại, các giới chức đạo đời và tất cả những ai đã góp phần cộng tác tổ chức buổi đọc Kinh Truyền Tin, cũng như lo lắng để ngài có những ngày nghỉ ngơi trong vùng đất, nơi nghệ thuật văn hóa, lòng tốt và sự tiếp đón nồng hậu của người dân trộn lẫn với nhau. Đức Thánh Cha nói ngài nhớ tới tất cả mọi người trong lời cầu nguyện: đó là phương thế duy nhất để ngài cám ơn họ.
Rồi Đức Thánh Cha nhắc đến ba tư tưởng chính của các bài đọc phụng vụ và nói: Bài đọc thứ nhất nhắc nhở cho chúng ta biết các điều lớn lao nhất trong cuộc sống không được chiếm hữu hay mua bán, nhưng được ban cho chúng ta. Vì các điều quan trọng và sơ đẳng nhất của cuộc sống chỉ có thể được trao tặng cho chúng ta như mặt trời và ánh sáng của nó, và không khí mà chúng ta hít thở. Tất cả các thiện ích nòng cốt ấy chúng ta không thể mua, mà chúng được ban tặng cho chúng ta. Bài đọc thứ hai cho chúng ba biết thêm rằng có những điều mà không một ai có thể lấy mất đi, không một chế độ độc tài nào, không một cường lực tàn phá nào có thể cướp mất. Sự kiện được Thiên Chúa yêu thương, Thiên Chúa là Đấng hiểu biết và yêu thương từng người trong chúng ta: không ai có thể lấy mất đi điều đó, và cho tới khi nào chúng ta có được điều đó, thì tuy chúng ta nghèo, nhưng vẫn giầu. Thế rồi Phúc Âm thêm vào một tư tưởng thứ ba nữa: đó là nếu chúng ta nhận được từ Thiên Chúa các ơn cao trọng như vậy, thì đến lượt mình chúng ta cũng phải biết cho đi, trong lãnh vực tinh thần là trao ban lòng tốt, tình bạn và tình yêu thương, và cả trong lãnh vực vật chất nữa: Phúc Âm nói tới việc chia sẻ bánh ăn. Hôm nay hai điều ấy phải thấm nhập tâm trí chúng ta: chúng ta phải là những người cho đi, vì chúng ta là những người đã nhận lãnh. Chúng ta cũng phải cho tha nhân ơn lòng tốt, tình yêu thương và tình bạn, nhưng chúng ta cũng phải cho các ơn vật chất cho tất cả những ai cần đến chúng ta, và như thế là chúng ta tìm làm cho trái đất được nhân bản hơn, nghĩa là gần Thiên Chúa hơn.
Tiếp đến Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tưởng niệm vị tôi tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, qua đời chiều ngày lễ Chúa Hiển Dung ngày mùng 6 tháng 8 năm 1978 tức cách đây 30 năm. Mầu nhiệm ánh sáng của Chúa hiển dung đã luôn luôn quyến rũ tâm hồn vị chủ chăn cao qúy từng hướng dẫn dân Chúa chiêm ngưỡng gương mặt của Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ con người và là Chúa của lịch sử. Chính việc quy hướng lòng trí về Chúa Kitô đã là một trong các điểm chính yếu của Công Đồng Chung Vaticăng II. Thái độ này đã được Đức Gioan Phaolô II thừa hưởng và đẩy mạnh trong Năm Thánh 2000. Ở trung của tất cả luôn luôn và chỉ có Chúa Kitô: trung tâm điểm của Kinh Thánh và Truyền Thống, trọng tâm của Giáo Hội, của thế giới và của vũ trụ.
Đề cập tới công đức của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đối với Giáo Hội Đức Thánh Cha nói: Chúa Quan Phòng đã đã gọi Đức Gioan Baotixita Montini từ tòa Milano về tòa Roma trong giai đoạn tế nhị nhất của Công Đồng - khi trực giác của chân phước Gioan XXIII có nguy cơ không thành hình. Làm sao không cảm tạ Chúa vì hoạt động mục vụ phong phú và can đảm của người được? Khi cái nhìn về qúa khứ của chúng ta từ từ trải rộng ra và trở thành ý thức hơn, thì công nghiệp của Đức Phaolô VI lại càng lớn lao và siêu phàm hơn đối với việc chủ sự Công Đồng, dẫn đưa Công Đồng tới chỗ kết thúc tốt đẹp và cai quản thời điểm giao động hậu công đồng. Chúng ta có thể cùng nói với thánh Phaolô rằng ơn thánh Chúa nơi người ”đã không ra vô ích” (x. 1 Cr 15,10). Người đã biết sử dụng các ơn thông minh bén nhọn của mình, và tình yêu thương say mê đối với Giáo Hội và con người. Trong khi chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội vị Giáo Hoàng lớn lao này, chúng ta hãy dấn thân giữ gìn kho tàng giáo huấn của người.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nói: ”Thứ sáu mùng 8 tới đây là ngày khai mạc Thế Vận Hội lần thứ 29 tại Bắc Kinh. Tôi vui sướng gửi tới quốc gia đóp tiếp Thế Vận Hội, các người tổ chức và các tham dự viên lời chào thân ái, với lời cầu chúc mỗi người cho đi những gì tốt đẹp nhất của mình, trong tinh thần thế vận tinh tuyền. Tôi theo dõi biến cố thể thao lớn lao này với sự thiện cảm và nhiệt liệt cầu mong nó cống hiến cho cộng đồng quốc tế một thí dụ có giá trị về sự chung sống giữa các người thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau, trong sự tôn trọng phẩm giá chung. Ước chi một lần nữa thể thao là bảo chứng cho tình huynh đệ và hòa bình giữa các dân tộc!”
Sau cùng Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng: Pháp, Anh, Đức Tây Ban Nha, Ba Lan và Ladino là tiếng địa phương, và cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và mùa hè khỏe mạnh. Ngài cũng không quên cám ơn dân chúng vùng Bressanone dịp Giáng Sinh năm ngoái đã tặng Tòa Thánh cây thông cao lớn để trang hoàng hang đá tại quảng trường thánh Phêrô.
Ngỏ lời chào mọi người bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha đã cám ơn Đức Cha Egger, Giám Mục sở tại, các giới chức đạo đời và tất cả những ai đã góp phần cộng tác tổ chức buổi đọc Kinh Truyền Tin, cũng như lo lắng để ngài có những ngày nghỉ ngơi trong vùng đất, nơi nghệ thuật văn hóa, lòng tốt và sự tiếp đón nồng hậu của người dân trộn lẫn với nhau. Đức Thánh Cha nói ngài nhớ tới tất cả mọi người trong lời cầu nguyện: đó là phương thế duy nhất để ngài cám ơn họ.
Rồi Đức Thánh Cha nhắc đến ba tư tưởng chính của các bài đọc phụng vụ và nói: Bài đọc thứ nhất nhắc nhở cho chúng ta biết các điều lớn lao nhất trong cuộc sống không được chiếm hữu hay mua bán, nhưng được ban cho chúng ta. Vì các điều quan trọng và sơ đẳng nhất của cuộc sống chỉ có thể được trao tặng cho chúng ta như mặt trời và ánh sáng của nó, và không khí mà chúng ta hít thở. Tất cả các thiện ích nòng cốt ấy chúng ta không thể mua, mà chúng được ban tặng cho chúng ta. Bài đọc thứ hai cho chúng ba biết thêm rằng có những điều mà không một ai có thể lấy mất đi, không một chế độ độc tài nào, không một cường lực tàn phá nào có thể cướp mất. Sự kiện được Thiên Chúa yêu thương, Thiên Chúa là Đấng hiểu biết và yêu thương từng người trong chúng ta: không ai có thể lấy mất đi điều đó, và cho tới khi nào chúng ta có được điều đó, thì tuy chúng ta nghèo, nhưng vẫn giầu. Thế rồi Phúc Âm thêm vào một tư tưởng thứ ba nữa: đó là nếu chúng ta nhận được từ Thiên Chúa các ơn cao trọng như vậy, thì đến lượt mình chúng ta cũng phải biết cho đi, trong lãnh vực tinh thần là trao ban lòng tốt, tình bạn và tình yêu thương, và cả trong lãnh vực vật chất nữa: Phúc Âm nói tới việc chia sẻ bánh ăn. Hôm nay hai điều ấy phải thấm nhập tâm trí chúng ta: chúng ta phải là những người cho đi, vì chúng ta là những người đã nhận lãnh. Chúng ta cũng phải cho tha nhân ơn lòng tốt, tình yêu thương và tình bạn, nhưng chúng ta cũng phải cho các ơn vật chất cho tất cả những ai cần đến chúng ta, và như thế là chúng ta tìm làm cho trái đất được nhân bản hơn, nghĩa là gần Thiên Chúa hơn.
Tiếp đến Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tưởng niệm vị tôi tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, qua đời chiều ngày lễ Chúa Hiển Dung ngày mùng 6 tháng 8 năm 1978 tức cách đây 30 năm. Mầu nhiệm ánh sáng của Chúa hiển dung đã luôn luôn quyến rũ tâm hồn vị chủ chăn cao qúy từng hướng dẫn dân Chúa chiêm ngưỡng gương mặt của Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ con người và là Chúa của lịch sử. Chính việc quy hướng lòng trí về Chúa Kitô đã là một trong các điểm chính yếu của Công Đồng Chung Vaticăng II. Thái độ này đã được Đức Gioan Phaolô II thừa hưởng và đẩy mạnh trong Năm Thánh 2000. Ở trung của tất cả luôn luôn và chỉ có Chúa Kitô: trung tâm điểm của Kinh Thánh và Truyền Thống, trọng tâm của Giáo Hội, của thế giới và của vũ trụ.
Đề cập tới công đức của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đối với Giáo Hội Đức Thánh Cha nói: Chúa Quan Phòng đã đã gọi Đức Gioan Baotixita Montini từ tòa Milano về tòa Roma trong giai đoạn tế nhị nhất của Công Đồng - khi trực giác của chân phước Gioan XXIII có nguy cơ không thành hình. Làm sao không cảm tạ Chúa vì hoạt động mục vụ phong phú và can đảm của người được? Khi cái nhìn về qúa khứ của chúng ta từ từ trải rộng ra và trở thành ý thức hơn, thì công nghiệp của Đức Phaolô VI lại càng lớn lao và siêu phàm hơn đối với việc chủ sự Công Đồng, dẫn đưa Công Đồng tới chỗ kết thúc tốt đẹp và cai quản thời điểm giao động hậu công đồng. Chúng ta có thể cùng nói với thánh Phaolô rằng ơn thánh Chúa nơi người ”đã không ra vô ích” (x. 1 Cr 15,10). Người đã biết sử dụng các ơn thông minh bén nhọn của mình, và tình yêu thương say mê đối với Giáo Hội và con người. Trong khi chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội vị Giáo Hoàng lớn lao này, chúng ta hãy dấn thân giữ gìn kho tàng giáo huấn của người.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nói: ”Thứ sáu mùng 8 tới đây là ngày khai mạc Thế Vận Hội lần thứ 29 tại Bắc Kinh. Tôi vui sướng gửi tới quốc gia đóp tiếp Thế Vận Hội, các người tổ chức và các tham dự viên lời chào thân ái, với lời cầu chúc mỗi người cho đi những gì tốt đẹp nhất của mình, trong tinh thần thế vận tinh tuyền. Tôi theo dõi biến cố thể thao lớn lao này với sự thiện cảm và nhiệt liệt cầu mong nó cống hiến cho cộng đồng quốc tế một thí dụ có giá trị về sự chung sống giữa các người thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau, trong sự tôn trọng phẩm giá chung. Ước chi một lần nữa thể thao là bảo chứng cho tình huynh đệ và hòa bình giữa các dân tộc!”
Sau cùng Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng: Pháp, Anh, Đức Tây Ban Nha, Ba Lan và Ladino là tiếng địa phương, và cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và mùa hè khỏe mạnh. Ngài cũng không quên cám ơn dân chúng vùng Bressanone dịp Giáng Sinh năm ngoái đã tặng Tòa Thánh cây thông cao lớn để trang hoàng hang đá tại quảng trường thánh Phêrô.
ĐTC kêu gọi các tín hữu học hỏi giáo huấn của ĐTC Phaolô VI
Peter Nguyễn Minh Trung
23:42 03/08/2008
ROME (CNA) - Trước buổi đọc kinh truyền tin vào Chúa nhật, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã nói về vị tiền nhiệm của mình là Đức Phaolô VI. Ngài kể về vị Giáo hoàng đã kết thúc Công đồng Vatican II cho các tín hữu hành hương, ĐTC khuyến khích các tín hữu học hỏi giáo huấn của Đức Phaolô VI và gương chứng nhân của ngài.
ĐTC Benedict XVI cảm ơn những người đã đến tham dự buổi đọc kinh truyền tin với ngài tại quãng trường trước nhà thờ chánh tòa Bressanone. Ngài cũng cảm ơn Đức cha Wilhelm Egger, Giám mục giáo phận Bolzano-Bressanone và chính quyền thành phố đã đảm bảo cho ngài có được một nơi nghỉ hè "yên bình và an toàn trong thành phố". ĐTC ban phép lành đặc biệt cho các trẻ em, người bệnh tật và những ai đang gặp khó khăn.
Đức Thánh Cha kêu mời mọi người ở Bressanone tưởng niệm vị Tôi tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, nhân dịp kỷ niệm kéo dài ba ngày để tưởng nhớ 30 năm ngày ngài qua đời (06/08/1978). Đức Phaolô VI qua đời lúc chiều tối ngày Lễ Chúa Hiển Dung, ngài là người đã "dẫn dắt đoàn chiên Chúa chiêm ngắm dung mạo Chúa Kitô". ĐTC nói tiếp, Đức Kitô là "tâm điểm của Kinh thánh và Đức tin, là trọng tâm của Giáo hội, của thế giới và toàn vũ trụ."
ĐTC kể lại câu chuyện Đức Phaolô VI được bầu làm Giáo hoàng trong Công đồng Vatican II, chính Đức Phaolô VI "đã chủ trì Công đồng cho đến khi kết thúc". ĐTC nói tiếp: "Cảm tạ Chúa vì món quà của vị Giáo hoàng vĩ đại đã để lại, xin để chúng con biết gìn giữ và học hỏi giáo huấn của vị Giáo hoàng."
ĐTC kết thúc bằng việc nhắc nhớ các tín hữu rằng, vào lúc kết thúc phiên họp thứ ba của Công đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tuyên bố Đức Maria là "Mẹ Giáo Hội"
Sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các tín hữu hành hương nói tiếng Anh, nhắn nhủ họ và chúc lành cho họ cùng gia đình.
ĐTC Benedict XVI cảm ơn những người đã đến tham dự buổi đọc kinh truyền tin với ngài tại quãng trường trước nhà thờ chánh tòa Bressanone. Ngài cũng cảm ơn Đức cha Wilhelm Egger, Giám mục giáo phận Bolzano-Bressanone và chính quyền thành phố đã đảm bảo cho ngài có được một nơi nghỉ hè "yên bình và an toàn trong thành phố". ĐTC ban phép lành đặc biệt cho các trẻ em, người bệnh tật và những ai đang gặp khó khăn.
Đức Thánh Cha kêu mời mọi người ở Bressanone tưởng niệm vị Tôi tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, nhân dịp kỷ niệm kéo dài ba ngày để tưởng nhớ 30 năm ngày ngài qua đời (06/08/1978). Đức Phaolô VI qua đời lúc chiều tối ngày Lễ Chúa Hiển Dung, ngài là người đã "dẫn dắt đoàn chiên Chúa chiêm ngắm dung mạo Chúa Kitô". ĐTC nói tiếp, Đức Kitô là "tâm điểm của Kinh thánh và Đức tin, là trọng tâm của Giáo hội, của thế giới và toàn vũ trụ."
ĐTC kể lại câu chuyện Đức Phaolô VI được bầu làm Giáo hoàng trong Công đồng Vatican II, chính Đức Phaolô VI "đã chủ trì Công đồng cho đến khi kết thúc". ĐTC nói tiếp: "Cảm tạ Chúa vì món quà của vị Giáo hoàng vĩ đại đã để lại, xin để chúng con biết gìn giữ và học hỏi giáo huấn của vị Giáo hoàng."
ĐTC kết thúc bằng việc nhắc nhớ các tín hữu rằng, vào lúc kết thúc phiên họp thứ ba của Công đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tuyên bố Đức Maria là "Mẹ Giáo Hội"
Sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các tín hữu hành hương nói tiếng Anh, nhắn nhủ họ và chúc lành cho họ cùng gia đình.
Top Stories
Anglicans see blunt talk from Catholics as sign of friendship
Catholic News Service
12:14 03/08/2008
ROME (CNS) -- Behind the headlines about tough words from Roman Catholic observers at the Anglican Communion's Lambeth Conference there also was straight talk about the blunt words only real friends could say.
At a July 29 dinner for the 75 ecumenical observers attending the conference, Anglican Archbishop Rowan Williams of Canterbury said the guest speakers have praised the Anglican Communion on some points, but also have shared "truths that may be a little less palatable."
Introducing Cardinal Walter Kasper, president of the Vatican's Pontifical Council for Promoting Christian Unity, Archbishop Williams said, "One of the things that we have always looked for him to do for us is to ask some very awkward questions in a way that only a friend can ask with effect and pungency."
The next day, at one of 15 small sessions Anglican bishops could choose from, Cardinal Kasper offered a Roman Catholic assessment of the issues the Lambeth Conference was dealing with: the ordination of women priests and bishops; blessing same-sex unions and ordaining people who are openly gay; and trying to find a structure to strengthen and guarantee the unity of the Anglican Communion.
The Lambeth Conference is a gathering of Anglican bishops that meets once every 10 years; the official Catholic delegation to the conference had nine members, including three cardinals.
More than 100 people gathered July 30 for Cardinal Kasper's standing-room-only session. He told them, "It is a strength of Anglicanism that even in the midst of difficult circumstances you have sought the views and perspectives of your ecumenical partners, even when you have not always particularly rejoiced in what we have said."
The cardinal expressed the Catholic Church's hope that the Anglican Communion would find a way to maintain its unity, but also warned that accepting practices that go against Scripture and tradition, whether homosexual activity or the ordination of women, would be a huge setback to efforts to promote Christian unity.
Catholic News Service was given a copy of the cardinal's remarks in English, as well as texts of two of the three official Anglican responses to it.
Anglican Bishop Christopher Hill of Guildford, England, chairman of the Church of England Council for Christian Unity, said he had "huge admiration" for the cardinal's presentation and the "critical friendship" it demonstrated.
The cardinal, he said, made it clear that because of the ordination of women "the status of the dialogue (between Catholics and Anglicans) will almost certainly change; nevertheless I rejoice in the cardinal's opening paragraphs in which he speaks of his hope to remain in serious dialogue in search for full unity, so that the world may believe."
"In spite of our apparently contradictory behavior," Bishop Hill said, "Anglicans remain committed to the goal of full, visible unity."
While telling the Anglicans that the Roman Catholic Church believes the ordination of women and the acceptance of homosexuality go against Scripture and tradition, Cardinal Kasper acknowledged that the Anglicans have acted out of a sincere desire to affirm the dignity of all people and to promote the full involvement of women in the life of the church.
Bishop Hill suggested that future Anglican-Catholic dialogues look at "the nature of the tradition of the faith down the ages."
"I am sure the cardinal and I would agree that tradition must be in continuity with the apostolic faith in the deposit of the Scriptures, and also that tradition is nevertheless dynamic, led by the Spirit, and not mere historicism," he said.
It could be, he said, that tradition never "really engaged with this question (of the role of women in the church) until relatively recently."
Anglican Bishop David Beetge of Highveld, South Africa, co-chairman of the International Anglican-Roman Catholic Commission for Unity and Mission, acknowledged Cardinal Kasper's statement that Anglican-Catholic dialogue is bound to change.
But the dialogue will continue, he said, and should include further reflection on the structure of the church, the historical development of the office of bishop and the implications of the church as "koinonia" or communion.
"I also hope that this dialogue will continue to be strengthened by what we have already achieved in our journey together, by what we already share, and by what we do together, and can do together, for the sake of Christ's church and the world," Bishop Beetge said.
At the July 29 dinner for ecumenical observers at the Lambeth Conference, Cardinal Kasper said: "It is important that we not spend all our energy and resources worried only about church problems. Perhaps we can all have the tendency of looking too much at our navels; in German we have a good word for this -- 'nabelschau.'"
"We carry within us a message of hope, a hope which the world desperately needs, and which is in short supply," Cardinal Kasper said. "To bring this message to the world, in all its richness and strength, Christians and churches need to stand together and give common witness to the hope that is within us."
The Lambeth Conference, which started in mid-July, runs until Aug. 3.
At a July 29 dinner for the 75 ecumenical observers attending the conference, Anglican Archbishop Rowan Williams of Canterbury said the guest speakers have praised the Anglican Communion on some points, but also have shared "truths that may be a little less palatable."
Introducing Cardinal Walter Kasper, president of the Vatican's Pontifical Council for Promoting Christian Unity, Archbishop Williams said, "One of the things that we have always looked for him to do for us is to ask some very awkward questions in a way that only a friend can ask with effect and pungency."
The next day, at one of 15 small sessions Anglican bishops could choose from, Cardinal Kasper offered a Roman Catholic assessment of the issues the Lambeth Conference was dealing with: the ordination of women priests and bishops; blessing same-sex unions and ordaining people who are openly gay; and trying to find a structure to strengthen and guarantee the unity of the Anglican Communion.
The Lambeth Conference is a gathering of Anglican bishops that meets once every 10 years; the official Catholic delegation to the conference had nine members, including three cardinals.
More than 100 people gathered July 30 for Cardinal Kasper's standing-room-only session. He told them, "It is a strength of Anglicanism that even in the midst of difficult circumstances you have sought the views and perspectives of your ecumenical partners, even when you have not always particularly rejoiced in what we have said."
The cardinal expressed the Catholic Church's hope that the Anglican Communion would find a way to maintain its unity, but also warned that accepting practices that go against Scripture and tradition, whether homosexual activity or the ordination of women, would be a huge setback to efforts to promote Christian unity.
Catholic News Service was given a copy of the cardinal's remarks in English, as well as texts of two of the three official Anglican responses to it.
Anglican Bishop Christopher Hill of Guildford, England, chairman of the Church of England Council for Christian Unity, said he had "huge admiration" for the cardinal's presentation and the "critical friendship" it demonstrated.
The cardinal, he said, made it clear that because of the ordination of women "the status of the dialogue (between Catholics and Anglicans) will almost certainly change; nevertheless I rejoice in the cardinal's opening paragraphs in which he speaks of his hope to remain in serious dialogue in search for full unity, so that the world may believe."
"In spite of our apparently contradictory behavior," Bishop Hill said, "Anglicans remain committed to the goal of full, visible unity."
While telling the Anglicans that the Roman Catholic Church believes the ordination of women and the acceptance of homosexuality go against Scripture and tradition, Cardinal Kasper acknowledged that the Anglicans have acted out of a sincere desire to affirm the dignity of all people and to promote the full involvement of women in the life of the church.
Bishop Hill suggested that future Anglican-Catholic dialogues look at "the nature of the tradition of the faith down the ages."
"I am sure the cardinal and I would agree that tradition must be in continuity with the apostolic faith in the deposit of the Scriptures, and also that tradition is nevertheless dynamic, led by the Spirit, and not mere historicism," he said.
It could be, he said, that tradition never "really engaged with this question (of the role of women in the church) until relatively recently."
Anglican Bishop David Beetge of Highveld, South Africa, co-chairman of the International Anglican-Roman Catholic Commission for Unity and Mission, acknowledged Cardinal Kasper's statement that Anglican-Catholic dialogue is bound to change.
But the dialogue will continue, he said, and should include further reflection on the structure of the church, the historical development of the office of bishop and the implications of the church as "koinonia" or communion.
"I also hope that this dialogue will continue to be strengthened by what we have already achieved in our journey together, by what we already share, and by what we do together, and can do together, for the sake of Christ's church and the world," Bishop Beetge said.
At the July 29 dinner for ecumenical observers at the Lambeth Conference, Cardinal Kasper said: "It is important that we not spend all our energy and resources worried only about church problems. Perhaps we can all have the tendency of looking too much at our navels; in German we have a good word for this -- 'nabelschau.'"
"We carry within us a message of hope, a hope which the world desperately needs, and which is in short supply," Cardinal Kasper said. "To bring this message to the world, in all its richness and strength, Christians and churches need to stand together and give common witness to the hope that is within us."
The Lambeth Conference, which started in mid-July, runs until Aug. 3.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc Mừng Kính Thánh Tổ Phụ Đa Minh
Jos. Vĩnh
07:11 03/08/2008
Huynh Đoàn Dòng Ba Tôma Đệ Nam Úc, Mừng Kính Thánh Tổ Phụ Đa Minh
Saint Dominic |
Chủ tế thánh lễ Lm. GB. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm Cộng Đồng, cùng đồng tế có Đ/ô Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng, Lm. Phêrô Nguyễn Văn Toàn OP và 2 linh mục khách từ Việt Nam sang Úc tham dự WYD và đến Nam Úc thăm thân nhân.
Theo vị Huynh Đoàn Trưởng cho biết, thì hiện nay huynh đoàn Tôma Đệ có khoảng trên 80 hội viên, đa số là các vị cao niên.
Huynh đoàn sinh hoạt hàng tuần sau thánh lễ 9 giờ 30 mỗi sáng Chúa Nhật để đọc kinh thần vụ và báo cáo các công tác linh vụ trong tuần. Ngoài ra hàng tháng huynh đoàn tổ chức nguyệt hội vào tuần thứ 3 mỗi tháng để làm giờ sám hối và cầu nguyện cho linh hồn các hội viên đã qua đời.
Hàng năm huynh đoàn Tôma Đệ tổ chức 3 thánh lễ trọng thể để kính các vị thánh:
-Thánh tổ phụ Đa Minh đấng sáng lập Dòng
-Thánh nữ Catarina Bổn mạng ngành Dòng Ba Đa Minh
-Thánh Tôma Đệ Bổn mạng huynh đoàn Dòng Ba CĐCG Nam Úc
Dòng Đa Minh Úc Châu, Nam Úc hiện có 3 tu sĩ Việt Nam là:
- Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Toàn OP quản xứ Úc, vùng North Adelaide, kiêm linh hướng cho huynh đoàn
Dòng Ba Tôma Đệ CĐCG người Việt.
- Dì Cecilia Nguyễn Thị Mạnh Đễ OP phục vụ trong CĐCG người Việt, Nam Úc, trợ hướng HĐ Tôma Đệ và
Trợ Úy xứ đoàn Thiều Nhi Thánh Thể Têrêsa CĐCG người Việt.
- Dì Galgano Nguyễn Thị Bảy OP Trợ Úy xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể CĐCG người Việt.
Cờ Hiệu HĐ Tôma Đệ |
Đoàn Đồng Tế |
Huynh Đoàn Tôma Đệ |
Cặp Hội Viện Kỳ Cựu |
Lễ Khấn tại Dòng Đa Minh Rosa Lima Thủ Đức
Minh Nguyên
07:58 03/08/2008
Lễ Khấn Dòng và mừng Kim Khánh tại Dòng Đa Minh Rosa Lima Thủ Đức
THỦ ĐỨC - Sáng ngày 01 tháng 8 năm 2008, trong cái nắng nhè nhẹ, dìu dịu của mùa hè, tại trụ sở chính của Hội Dòng Đaminh Rosa Lima có 44 chị em tuyên khấn lần đầu và 17 soeur mừng 50 năm khấn dòng.
Từ sáng sớm tu viện đã rộn rã tiếng cười, rộn rã lời chào đón các chị em từ khắp nơi về tham dự thánh lễ tạ ơn của các chị em khấn sinh.
xem Photos lễ khấn dòng
Theo thông lệ của nhà Dòng, mỗi chị khấn lần đầu chỉ được mời hai người và mỗi chị em mừng kim khánh được mời 50 người. Đây là lần đầu tiên nhà Dòng số khấn sinh tuyên khấn lần đầu và quý Dì mừng Kim Khánh đông như thế này, niềm vui và âm vang hạnh phúc như ngân vang đọng trên môi trên mắt của từng chị em qua dịp đặc biệt này.
Đúng 8g 30 phút, Đoàn rước tiến vào nhà thờ trong tiếng nhạc rộn rã của ca đoàn nhà Dòng với lời của bài hát ca nhập lễ như mời gọi: hạnh phúc dâng trào nay con bước vào Thánh Điện, tim con lâng lâng dâng lời ca tri ân….
44 chị em tuyên khấn lần đầu tay cầm nến sáng cùng cha mẹ tiến vào nguyện đường cùng đoàn đồng tế dâng thánh lễ tạ ơn.
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh- GM giáo phận Kontum trong lời mời gọi đầu lễ kêu mời cộng đoàn cùng chung lời tạ ơn với Hội Dòng và nhắn nhủ các chị em tuyên khấn trong ngày hôm nay hãy can đảm làm dấu chứng Tình Yêu giữa lòng đời.
Trong bài giảng Đức Cha chia sẻ về con đường theo Chúa là con đường thơ ấu, con đường tám mối phúc, con đường từ bỏ, Ngài gọi đó là con đường đi tu. Đi theo Đức Giêsu, Đấng sinh ngoài đồng, sống ngoài đường, chết ngoài đồi đó là một chọn lựa phi thường. Ngài mời gọi người tu sĩ hãy suy nghĩ thật kỹ về Con Người này, đã có nhiều người theo Giêsu nhưng nhụt chí, nhưng bên cạnh đó Ngài cũng hấp dẫn loài người qua nhiều thời đại. Với các chị mừng Kim khánh hôm nay, đó là một hồng ân Chúa ban cho quý chị, các chị đã được thưởng nếm hạnh phúc với Chúa, xin hãy chia sẻ với các thế hệ tiếp nối. Với các chị em tuyên khấn, hình ảnh các chị sắp đặt tay vào lòng bàn tay của chị Bề trên Tổng quyền tuyên khấn đó là một hình ảnh đẹp, nhưng đòi hỏi phải dấn thân…
Sau lời giảng của Đức cha, 44 chị em tuyên khấn bước lên bàn thờ, trước mặt cộng đoàn và trong tay Bề trên Tổng quyền từng chị em tuyên khấn với một giọng dõng dạc, tràn đầy nhựa sống và sự dứt khoát, có giọng tuyên lời khấn thênh thang như trời mây, nhè nhẹ với lời nguyện ước kết giao. Lời khấn để dấn bước vào con đường theo Giêsu tuy phía trước không chỉ có hoa hồng, nhưng còn hứa hẹn những trắc trở khác trong cuộc sống, nhưng các thiếu nữ vẫn vững tin và tuyên khấn. Hiến pháp Dòng được Đức Giám Mục trao cho từng chị em như kim chỉ nam sẽ theo chị em suốt đời trong hành trình dâng hiến.
Với các Dì mừng Kim Khánh, tuy sức đã yếu, nhưng vẫn tuyên lại lời khấn Dòng một cách rõ ràng, dứt khoát và xác tín trên con đường mình đã chọn lựa 50 năm qua.
Hai thế hệ của Dòng, quý chị đi trước và các em theo sau. Cây cổ thụ tỏa bóng mát và những cây non đang được ươm trồng, cả hai đã làm thành một bài ca chúc tụng và tạ ơn trong ngày hồng phúc này. Quý chị đã đi bước trước, mở đường và chỉ lối cho các em tiếp tục dấn bước theo chân Thầy Giêsu Chí Thánh- Đấng mỗi ngày kêu mời chúng ta lên đường, đem niềm vui, hạnh phúc và bình an cho muôn người.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho Đời Sống Thánh Hiến của chúng con mỗi ngày một thăng hoa hơn trong Tình Yêu của Ngài.
THỦ ĐỨC - Sáng ngày 01 tháng 8 năm 2008, trong cái nắng nhè nhẹ, dìu dịu của mùa hè, tại trụ sở chính của Hội Dòng Đaminh Rosa Lima có 44 chị em tuyên khấn lần đầu và 17 soeur mừng 50 năm khấn dòng.
Từ sáng sớm tu viện đã rộn rã tiếng cười, rộn rã lời chào đón các chị em từ khắp nơi về tham dự thánh lễ tạ ơn của các chị em khấn sinh.
xem Photos lễ khấn dòng
Theo thông lệ của nhà Dòng, mỗi chị khấn lần đầu chỉ được mời hai người và mỗi chị em mừng kim khánh được mời 50 người. Đây là lần đầu tiên nhà Dòng số khấn sinh tuyên khấn lần đầu và quý Dì mừng Kim Khánh đông như thế này, niềm vui và âm vang hạnh phúc như ngân vang đọng trên môi trên mắt của từng chị em qua dịp đặc biệt này.
Đúng 8g 30 phút, Đoàn rước tiến vào nhà thờ trong tiếng nhạc rộn rã của ca đoàn nhà Dòng với lời của bài hát ca nhập lễ như mời gọi: hạnh phúc dâng trào nay con bước vào Thánh Điện, tim con lâng lâng dâng lời ca tri ân….
44 chị em tuyên khấn lần đầu tay cầm nến sáng cùng cha mẹ tiến vào nguyện đường cùng đoàn đồng tế dâng thánh lễ tạ ơn.
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh- GM giáo phận Kontum trong lời mời gọi đầu lễ kêu mời cộng đoàn cùng chung lời tạ ơn với Hội Dòng và nhắn nhủ các chị em tuyên khấn trong ngày hôm nay hãy can đảm làm dấu chứng Tình Yêu giữa lòng đời.
Trong bài giảng Đức Cha chia sẻ về con đường theo Chúa là con đường thơ ấu, con đường tám mối phúc, con đường từ bỏ, Ngài gọi đó là con đường đi tu. Đi theo Đức Giêsu, Đấng sinh ngoài đồng, sống ngoài đường, chết ngoài đồi đó là một chọn lựa phi thường. Ngài mời gọi người tu sĩ hãy suy nghĩ thật kỹ về Con Người này, đã có nhiều người theo Giêsu nhưng nhụt chí, nhưng bên cạnh đó Ngài cũng hấp dẫn loài người qua nhiều thời đại. Với các chị mừng Kim khánh hôm nay, đó là một hồng ân Chúa ban cho quý chị, các chị đã được thưởng nếm hạnh phúc với Chúa, xin hãy chia sẻ với các thế hệ tiếp nối. Với các chị em tuyên khấn, hình ảnh các chị sắp đặt tay vào lòng bàn tay của chị Bề trên Tổng quyền tuyên khấn đó là một hình ảnh đẹp, nhưng đòi hỏi phải dấn thân…
Sau lời giảng của Đức cha, 44 chị em tuyên khấn bước lên bàn thờ, trước mặt cộng đoàn và trong tay Bề trên Tổng quyền từng chị em tuyên khấn với một giọng dõng dạc, tràn đầy nhựa sống và sự dứt khoát, có giọng tuyên lời khấn thênh thang như trời mây, nhè nhẹ với lời nguyện ước kết giao. Lời khấn để dấn bước vào con đường theo Giêsu tuy phía trước không chỉ có hoa hồng, nhưng còn hứa hẹn những trắc trở khác trong cuộc sống, nhưng các thiếu nữ vẫn vững tin và tuyên khấn. Hiến pháp Dòng được Đức Giám Mục trao cho từng chị em như kim chỉ nam sẽ theo chị em suốt đời trong hành trình dâng hiến.
Với các Dì mừng Kim Khánh, tuy sức đã yếu, nhưng vẫn tuyên lại lời khấn Dòng một cách rõ ràng, dứt khoát và xác tín trên con đường mình đã chọn lựa 50 năm qua.
Hai thế hệ của Dòng, quý chị đi trước và các em theo sau. Cây cổ thụ tỏa bóng mát và những cây non đang được ươm trồng, cả hai đã làm thành một bài ca chúc tụng và tạ ơn trong ngày hồng phúc này. Quý chị đã đi bước trước, mở đường và chỉ lối cho các em tiếp tục dấn bước theo chân Thầy Giêsu Chí Thánh- Đấng mỗi ngày kêu mời chúng ta lên đường, đem niềm vui, hạnh phúc và bình an cho muôn người.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho Đời Sống Thánh Hiến của chúng con mỗi ngày một thăng hoa hơn trong Tình Yêu của Ngài.
Tổng thống Thụy Sĩ tham dự thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Hà Nội
Thái Hà
18:36 03/08/2008
HÀ NỘI - Chiều chủ nhật 03.08.2008 Tổng thống nước Cộng hoà Liên bang Thuỵ Sĩ Pascal Couchepin và bà Brigitte Couchepin, phu nhân của Tổng thống đã đến tham dự thánh lễ tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Cùng đi với Tổng thống còn ông bà Le Bet Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Thuỵ Sĩ tại Việt Nam, ngài Stéphane Trợ lý Tổng thống và một số các quan chức phụ trách ngoại giao của Thuỵ Sĩ.
Xem hình ảnh buổi lễ hôm nay
Ngài Đại sứ Le Bet cho viết Tổng thống Couchepin đang thực hiện chuyến viếng thăm hữu nghị chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Tổng thống mới đến Việt Nam sáng nay 03.08. Ngài sẽ ở lại Hà Nội đến thứ ba 05.08. Tiếp theo ngài sẽ thăm Sài Gòn ngày thứ tư 05.08 và thứ năm 06.08 ngài sẽ kết thúc chuyến viếng thăm Việt Nam.
Khoảng 17 h 45 Tổng thống cùng các thành viên trong Đoàn đến Nhà Thờ Chính Toà và được cha Antôn Trần Duy Lương Chính xứ Chính Toa và cha Giuse Trần Văn Được, Phó xứ Chính toà tiếp đón và dẫn vào Nhà thờ. Chúng tôi thấy ông bà ngồi dự lễ và hiệp lễ rất trang nghiêm sốt sắng. Khi kết thúc thánh lễ Đức Tổng Giám Mục Hà Nội có xuống chào ngài Tổng thống. Các cha trong đoàn đồng tế đã tiễn ngài ra cuối nhà thờ, cầu chúc cho ngài có một chuyến công du tốt đẹp ở Việt Nam.
Ông bà tổng thống Pascal Couchepin cũng cám ơn các cha và nói rằng họ đã tham dự một thánh lễ thật sốt sắng và ấn tượng. Ông bà cũng cám ơn vì những lời cầu chúc dành cho ông bà và các thành viên trong Đoàn ngoại giao.
Tổng thống Couchepin là người Công giáo, vì vậy chuyện đi lễ chủ nhật là tất nhiên và bình thường. Có điều ở Hà Nội đấy là sự kiện đáng để nhiều quan chức chính quyền cũng như nhiều người trong đạo ngoài đời suy gẫm. Phần chúng tôi, chúng tôi thấy hay hay vì thế mà không kể các nhân viên an ninh và bảo vệ mang thường phục, lần đầu tiên có các cảnh sát giao thông và cảnh sát trật tự cũng len vào lòng nhà thờ tham dự thánh lễ trong quân phục vàng xanh. /.
Xem hình ảnh buổi lễ hôm nay
Ngài Đại sứ Le Bet cho viết Tổng thống Couchepin đang thực hiện chuyến viếng thăm hữu nghị chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Tổng thống mới đến Việt Nam sáng nay 03.08. Ngài sẽ ở lại Hà Nội đến thứ ba 05.08. Tiếp theo ngài sẽ thăm Sài Gòn ngày thứ tư 05.08 và thứ năm 06.08 ngài sẽ kết thúc chuyến viếng thăm Việt Nam.
Khoảng 17 h 45 Tổng thống cùng các thành viên trong Đoàn đến Nhà Thờ Chính Toà và được cha Antôn Trần Duy Lương Chính xứ Chính Toa và cha Giuse Trần Văn Được, Phó xứ Chính toà tiếp đón và dẫn vào Nhà thờ. Chúng tôi thấy ông bà ngồi dự lễ và hiệp lễ rất trang nghiêm sốt sắng. Khi kết thúc thánh lễ Đức Tổng Giám Mục Hà Nội có xuống chào ngài Tổng thống. Các cha trong đoàn đồng tế đã tiễn ngài ra cuối nhà thờ, cầu chúc cho ngài có một chuyến công du tốt đẹp ở Việt Nam.
Ông bà tổng thống Pascal Couchepin cũng cám ơn các cha và nói rằng họ đã tham dự một thánh lễ thật sốt sắng và ấn tượng. Ông bà cũng cám ơn vì những lời cầu chúc dành cho ông bà và các thành viên trong Đoàn ngoại giao.
Tổng thống Couchepin là người Công giáo, vì vậy chuyện đi lễ chủ nhật là tất nhiên và bình thường. Có điều ở Hà Nội đấy là sự kiện đáng để nhiều quan chức chính quyền cũng như nhiều người trong đạo ngoài đời suy gẫm. Phần chúng tôi, chúng tôi thấy hay hay vì thế mà không kể các nhân viên an ninh và bảo vệ mang thường phục, lần đầu tiên có các cảnh sát giao thông và cảnh sát trật tự cũng len vào lòng nhà thờ tham dự thánh lễ trong quân phục vàng xanh. /.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức tin, Hôn nhân và Tình yêu (17)
Vũ Văn An
03:40 03/08/2008
Hôn nhân, Đức tin và Tình yêu
CHƯƠNG MƯỜI LĂM: NGĂN NGỪA HÔN NHÂN TAN VỠ
Quan điểm truyền thống vẫn cho rằng để có thể ngăn ngừa hôn nhân tan vỡ, cần phải có những luật lệ khắt khe chống ly dị, đi đôi với các giáo huấn luân lý và những giá trị xã hội có tác dụng lên án các cuộc tan vỡ hôn nhân, các cuộc ly dị và tái kết hôn. Trong những hoàn cảnh như thế, những hoàn cảnh từng đã có nhiều trong các xã hội Tây Phương mãi cho đến những năm gần đây, ly dị và tái kết hôn đều không được cả xã hội lẫn tôn giáo chấp nhận. Như thế, không dễ gì những người đàn ông và những người đàn bà có thể chia tay nhau khi phải đứng trước những sức chống đối phối hợp kia. Ðiều ấy không có nghĩa là cuộc hôn nhân nào cũng triển nở tốt đẹp hoặc tương hợp. Thực vậy, phe chỉ trích tính cách bất khả tiêu thường cho rằng nó đã giam hãm những cặp vợ chồng mà liên hệ đã chết từ lâu hoặc đã chia tay hoặc tuy còn sống dưới một mái nhà nhưng chẳng còn chút gắn bó về xúc cảm và tính dục. Cái khuynh hướng tiến tới ly dị dễ dàng hơn chính là một cố gắng để giải thoát những con người như thế khỏi xích xiềng của những hoàn cảnh tuyệt vọng. Việc giải phóng những người đàn ông và đàn bà giúp họ cơ hội thứ hai chính là động lực đứng đàng sau phong trào nới lỏng ly dị. Trong giai đoạn này, chủ yếu trong hai thập niên 1950 và 1960, ly dị được quan niệm như một cái gì tích cực và sáng tạo, và việc chống đối của Kitô giáo đối với nó được coi như giáo điều, có tính thù nghịch đối với cái chân thực nhân bản.
Dần dần, cùng với đà gia tăng của ly dị, người ta mới thấy rằng hậu quả của nó không hẳn là không có những hệ lụy sâu sắc và đôi khi kéo dài cũng như gây ra nhiều khó khăn. Như Chương trước đã chứng tỏ, ly dị có những hậu quả tai hại trong ngắn hạn và có thể cả dài hạn nữa; nó cũng gây nhiều thiệt hại cả tư riêng lẫn công cộng. Một bức tranh đang bắt đầu tỏ hiện cho ta thấy chính tính cách bất khả tiêu mới phản ánh chính xác nhất các hoài vọng và toàn vẹn tính của con người, còn ly dị chỉ là một biểu thức lệch lạc. Kitô giáo có trách vụ phải làm cho xã hội tin rằng việc chống đối ly dị của mình không phải là vấn đề giáo điều mà là một cần thiết nhân bản. Nhưng để làm được chuyện đó, Kitô giáo phải cho họ thấy rằng mình không giữ các cặp vợ chồng kẹt cứng lại với nhau chỉ vì những nhu cầu xã hội và kinh tế; trái lại, việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau, cùng nhau tăng trưởng cũng như những thoả mãn nhau về xúc cảm và tính dục là điều có thể tương hợp với sự bền vững trong hôn nhân. Muốn thế, cần phải có một lối quan niệm mới về hôn nhân cùng với việc huấn luyện, nâng đỡ và giáo dục cần thiết để người ta nắm được lối quan niệm mới này nhằm ngăn ngừa các tan vỡ hôn nhân.
VẤN ÐỀ Ý THỨC HỆ
Loại hôn nhân nào cần được duy trì? Câu trả lời của Kitô giáo là: cuộc hôn nhân nào cũng cần được duy trì. Nhưng câu hỏi kế tiếp mới quan yếu, tức là, khi nào một cuộc hôn nhân mới là một cuộc hôn nhân đúng nghĩa? Muốn trả lời câu hỏi này cách thỏa đáng, thì phải chấp nhận rằng điều tạo nên hôn nhân hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Vì một đàng, có những cuộc hôn nhân trong đó người ta coi trọng những điều ở bên ngoài như tính cách bền vững, con cái và lòng chung thủy, tức những điều tốt mà Thánh Augustinô đã khuôn định cho hôn nhân. Nhưng mặt khác, lại đang xuất hiện một kiểu hôn nhân trong đó thế giới bên trong của hai vợ chồng mới là điều quan trọng. Trong suốt cuốn sách này, chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng cái lý tưởng hiện nay là phải di chuyển từ thực tại bên ngoài vào thực tại bên trong, được biểu thị qua việc thực hiện các tiềm năng cảm giới, xúc cảm, và tính dục trong một liên hệ bình đẳng về giá trị. Mức độ thực hiện có khác nhau tùy theo từng cặp vợ chồng, nhưng chắc một điều việc chối bỏ các khát vọng này cuối cùng sẽ buộc người ta phải kết thúc cuộc hôn nhân của họ. Những khát vọng này có liên hệ mật thiết với việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng, thẩy đều là những giá trị Kitô giáo sâu xa. Như thế, cái khuôn mẫu hôn nhân đang xuất hiện kia không hề phản lại Kitô giáo chút nào, trái lại nó giúp hai vợ chồng cơ hội thực hiện được cái tầng sâu hơn của con người họ, cái tầng sâu hơn của tình yêu vốn phản ánh tình yêu Thiên Chúa.
Như thế cần phải bảo vệ cái sinh lực nội tại (internal dynamism) là cái sinh lực đầu cùng nắm vận mệnh của hôn nhân. Ðiều ấy không có nghĩa là các yếu tố xã hội không đóng một vai trò nào cả. Xin đơn cử một thí dụ: vợ chồng chỉ có thể chú tâm đến các đòi hỏi sâu xa hơn của con người mình khi họ được no đủ về kinh tế. Cũng như phải có sự bình đẳng về giá trị giữa các giới tính thì cái mẫu hôn nhân đang xuất hiện kia mới thành công được. Do đó, phải dẹp bỏ các xáo trộn kinh tế, xã hội và chính trị thì hôn nhân mới được ổn định đủ để thực hiện được các hoài mong mới của mình. Từ nay trở di, sẽ có sự tương hành tế vi giữa ổn định xã hội, no đủ kinh tế và mẫu hôn nhân mới này. Nói chung đấy là những điều kiện trong ba mươi năm qua, là thời kỳ có những thay đổi lớn trong ý thức hệ về gia đình.
Chính kiểu mẫu hôn nhân nhằm tới việc thực hiện cách sâu sắc hơn chính bản thân con người này mới là kiểu hôn nhân cần được bảo vệ, vì chỉ có nó mới nhấn mạnh đến mối tương quan yêu thương đầy tính bản vị. Nơi nào tình yêu có cơ hội chân thực để tăng trưởng, nơi đó Kitô giáo có quan tâm sâu sắc, vì Thiên Chúa là tình yêu ( 1Jn 4:8), và việc bảo tồn những cuộc hôn nhân này không phải là việc thông đồng với một huyền thoại trừu tượng nhưng là đi theo kế hoạch của Thiên Chúa, một kế hoạch không ngừng được tỏ hiện cho con người.
NHỮNG PHÁT HIỆN CỦA KHẢO CỨU
Các kết quả khảo cứu trong năm mươi năm qua đều hướng vào việc xác định ra các yếu tố tác hại đối với hình thức hôn nhân đồng hành, là hình thức hôn nhân đang xuất hiện. Nói cách khác, trong quá khứ, các yếu tố tác hại đối với hôn nhân cổ truyền là bất ổn kinh tế, thiếu lãnh đạo nơi người chồng, kém tề gia nội trợ nơi người vợ và bất trung nơi cả hai. Trái lại các nghiên cứu hiện nay cho rằng các yếu tố xã hội và tâm lý mới là các yếu tố làm què quặt sự tương hành của các sinh lực bên trong. Các yếu tố này đã được nhắc đến rồi, nhưng được lặp lại ở đây cùng với những phương thức ngăn ngừa.
YẾU TỐ XÃ HỘI
1.Tuổi: Các nghiên cứu trên đều nhất trí rằng các cuộc hôn nhân dưới 20 tuổi rất bất ổn. Ðối với các cuộc hôn nhân cổ truyền, lấy nhau lúc nào là điều chẳng quan trọng gì. Tuổi đâu có trở ngại chi đối với khả năng làm việc, sinh nở và phục vụ nhau về phương diện thể lý. Nhưng tuổi rất quan hệ đối với cuộc hội ngộ giữa các nhân cách, là những chủ thể đi tìm sự hiểu biết lẫn nhau trên bình diện xúc cảm. Vợ chồng càng trẻ thì càng mơ hồ về bản sắc, và với thời gian trôi qua họ sẽ trở nên những con người khác đòi hỏi được bổ khuyết bởi một con người khác hẳn.
Trên bình diện thực tiễn, có nhiều cách ngăn ngừa kiểu hôn nhân quá trẻ này. Giáo hội và xã hội nên nhấn mạnh đến những nguy hiểm của kiểu hôn nhân ấy và phải lo liệu để giáo dục họ bằng những sự kiện được thiết lập hẳn hòi. Một cách khác để ngăn ngừa kiểu hôn nhân này là tránh những vụ cưới gả chỉ vì trót mang bầu. Những cuộc hôn nhân ép uổng sau khi có bầu là những giải pháp nguy hiểm. Dần dần sự thực này đã được nhiều người nhận ra, nhưng khốn nỗi họ lại đưa ra giải pháp phá thai. Ðiều này lương tâm Kitô hữu không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hiện người ta chưa biết những hậu quả tự nhiên của việc phá thai đối với cuộc sống của người đàn bà trong tương lai là như thế nào. Mục tiêu nhân bản cũng như Kitô giáo là phải giúp cô gái sinh con mà không bị nhục mạ hoặc ruồng rẫy. Cô ta có thể giữ đứa bé hoặc cho đi làm con nuôi, nhờ thế có thể tránh được những sai lầm nghiêm trọng do việc ép duyên khi đôi trẻ chưa sẵn sàng kết hôn.
Nhiều người muốn thử xem đời sống hôn nhân có những nguy cơ nào nên đã chọn sống với nhau không cheo cưới. Một lần nữa đây cũng là điều không được Kitô giáo ủng hộ. Thảo luận về các lý do đả phá việc sống chung này cần đến cả một pho sách bàn về tính dục con người; ở đây chỉ xin bàn đến một điểm. Có người chủ trương rằng sống với nhau là một chuẩn bị tốt cho hôn nhân đồng thời là cách giải thoát sinh lý vào cái tuổi đời lúc thúc ép về sinh lý lên cao. Bề mặt, xem ra có vẻ là giải pháp lý tưởng. Nhưng bất luận việc sống chung đưa lại kinh nghiệm nào đi chăng nữa, nó cũng không giống hệt như hôn nhân được. Thực tế, trọn bộ kinh nghiệm ấy bị bao phủ bởi một nhận thức tối hậu này là họ có thể chia tay nhau mà không gây phiền phức gì nếu họ muốn. Chính cái tự do đó thay đổi toàn bộ thực tại của kinh nghiệm kia. Dĩ nhiên đối với một số cặp, việc sống chung ấy có làm dễ dàng cuộc kết hôn sau đó của họ thật, nhưng đối với nhiều cặp khác, câu chuyện không như thế, trái lại khi thực sự lấy nhau, các khó khăn về xúc cảm và tính dục mới bắt đầu. Có chấp nhận được chăng là khi các cặp bất an về tâm lý tạm sống chung để có thể trưởng thành hơn mà tiến tới hôn nhân, nhưng điều này vẫn có thể thực hiện được qua những hẹn hò thích đáng.
Một phương thức khác là nhà nước và Giáo hội nên nâng tuổi tối thiểu để kết hôn lên. Ðiều này có thể khiến một số cặp lại liều sống chung với nhau trước khi lấy nhau. Người ta cũng có thể cho đó là vi phạm đến tự do cá nhân. Sự thực là nếu nhà nước có quyền hạ tuổi hợp pháp để kết hôn, thì cũng có quyền nâng tuổi ấy lên. Cũng vậy, Giáo hội có thể đặt định các điều kiện riêng của mình đối với các cuộc kết hôn Kitô giáo.
Tuy nhiên trên thực tế, vì luật lệ và tập tục Kitô giáo hiện nay vẫn còn giá trị tại Anh và các nơi khác, nên nhiều cặp vợ chồng đã có thể lấy nhau lúc chưa đầy 20 tuổi. Một số các cuộc hôn nhân này thuộc các nhóm xã hội vốn coi việc kết hôn sớm như chuyện bình thường, không những thế còn mặc nhiên ủng hộ nữa. Nguy hiểm thực sự là khi những cuộc kết hôn quá trẻ kia xẩy ra trong các nhóm kinh tế xã hội vốn không ủng hộ chúng. Ðây là chỗ việc phòng ngừa cần phải được đưa ra bằng cách bảo đảm rằng Giáo hội và xã hội phải nâng đỡ các cuộc hôn nhân ấy. Tỷ dụ như tổ chức những khóa dự bị hôn nhân trong đó khéo léo nhắc cho họ thấy những nguy hiểm và nhu cầu phải đi tìm giúp đỡ sớm sủa.
2.Có Bầu Trước Khi Kết Hôn: Ðã có nhiều chứng cớ cho thấy việc có thai trước khi kết hôn cũng là một yếu tố gây hại khá nặng. Nhất là khi hai vợ chồng lại lấy nhau lúc còn quá trẻ. Có người vẫn nghĩ rằng việc có thai sớm sẽ giúp hoàn tất cuộc hôn nhân. Ngày nay, người ta mới hiểu ra hai vợ chồng cần có thời gian tìm hiểu nhau và hội nhập cuộc sống với nhau trước khi đứa bé ra đời. Muốn thực hiện điều đó, cần có các phương pháp hiệu nghiệm để điều hòa sinh sản và hai người cần được huấn luyện để biết cách sử dụng những thời kỳ không thụ thai khi sinh hoạt tính dục bắt đầu. Kitô giáo vốn nhấn mạnh rằng việc giao hợp chỉ được phép trong hôn nhân mà thôi, nhưng nếu tiên liệu không tránh được thì cần phải hết sức tránh có thai. Phá thai không phải là giải pháp được Kitô giáo chấp nhận, nhưng nếu xẩy ra việc có bầu trước khi kết hôn, thì cộng đoàn phải nâng đỡ để tránh cho bằng được việc ép duyên.
3. Các Nhóm Kinh Tế Xã Hội: Tại Mỹ và Anh, có bằng chứng là hôn nhân dễ tan vỡ trong các nhóm kinh tế xã hội thấp. Các nhóm này thường được liên kết với việc kết hôn sớm, có bầu trước hôn nhân, nhà ở và triển vọng kinh tế nghèo nàn, do đó chồng chất khá nhiều yếu tố bất lợi. Rõ ràng không phải hễ thuộc giai tầng xã hội thấp là ít là người hơn hoặc không đủ điều kiện để kết hôn. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là họ cần được nâng đỡ đặc biệt. Nếu ta coi hôn nhân là điều hệ trọng, thì xã hội cần phải nhận ra trách nhiệm của mình đối với những người kém may mắn, và thấy ra những người thuộc các giai cấp này có nguy cơ nhiều hơn trong hôn nhân. Xã hội cần có những sắp xếp về việc làm, nhà ở, giữ trẻ, còn Giáo hội thì lo nâng đỡ họ về phương diện bản thân.
4. Nhà Ở: Người ta cũng có bằng chứng là những người ly dị thường không có chỗ ở riêng khi khởi đầu cuộc sống hôn nhân của họ. Họ thường phải chia phòng hoặc phải chuyển nhà luôn luôn. Chắc chắn đối với những người mới cưới nhau thì nhà ở là ưu tiên hàng đầu mà các chính phủ cần phải xem sét.
5. Bối cảnh hỗn tạp: Cũng có chứng cớ là những cặp vợ chồng khác nhau về tôn giáo, chủng tộc, mầu da, giai cấp xã hội thường gặp nguy cơ tan vỡ hôn nhân nhiều hơn. Tuy nhiên ta thấy các khuôn mẫu tác phong này đang thay đổi và có thể trong tương lai, những cuộc hôn nhân hỗn tạp này sẽ ít bị nguy hiểm hơn. Dù thế, bất cứ khi nào bối cảnh của hai vợ chồng quá khác biệt nhau, thì cần phải bảo đảm là họ phải tương hợp nhau về xúc cảm, chỉ như thế họ mới vượt qua được bất cứ tranh chấp nào còn sót lại trong các tập tục xã hội.
6.Hẹn Hò Làm Quen: Thời gian hẹn hò là thước đo lối sống của hai vợ chồng trong cuộc đời hôn nhân sau này. Người ta đã chứng minh rằng thời gian hẹn hò ngắn ngủi có liên hệ đến việc tan vỡ hôn nhân và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì hai vợ chồng đâu có dịp biết nhau nhiều. Tuy nhiên đôi khi thời gian hẹn hò quá lâu, lâu một cách không cần thiết, cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm nếu một bên hoặc cả hai thực sự không dám cam kết bước vào hôn nhân hoặc không muốn có con và các lý lẽ họ đưa ra chỉ cốt ý biện bạch.
Thời gian hẹn hò, nếu bị giầy vò bởi bất đồng ý kiến, cứ hết cãi nhau rồi lại chia tay, cũng là điềm chẳng tốt chút nào cho cuộc hôn nhân sau này. Vì việc hủy bỏ đính hôn là dấu cho thấy có khó khăn trong nhân cách.
Trên hết, đừng nên lấy bất cứ ai mắc rượu chè, bài bạc hoặc ma túy, dù có hứa sẽ sửa đổi sau khi kết hôn. Nhiều người tin tình yêu của mình có thể thay đổi được người mình yêu. Ðiều ấy có thể xẩy ra mà cũng có thể không. Chắc chắn một điều nên sửa đổi người bạn đời tương lai trước khi hơn là sau khi cưới nhau.
Ðiều trên cũng đúng đối với sinh hoạt tính dục. Những người đàn ông hoặc đàn bà dâm đãng, hoặc những người có thúc bách tính dục cao và có nhiều liên hệ tính dục trước khi lấy nhau phần lớn khó thay đổi sau khi lấy nhau.
Cuối cùng cũng có bằng chứng cho thấy nhiều cuộc hôn nhân sau này gặp khó khăn là vì một trong hai người đã không thực sự muốn kết hôn. Quả có nhiều phúc trình cho thấy có người khi kết hôn vẫn còn do dự hoang mang và thực tế đã bị cưỡng bức phải kết hôn. Vì mọi sắp đặt đã đâu vào đấy cả rồi, nỡ nào thay đổi vào phút chót cho đành. Có trường hợp có người còn dọa hoặc toan bề tự vận hoặc chịu kết hôn chỉ vì đã thất bại ở cuộc tình đầu. Cách này hay cách khác, rõ ràng là không yêu nhau khi kết hôn với nhau. Các vị mục tử khi chuẩn bị hôn nhân cho các cặp trai gái đang hẹn hò nhau không nên bỏ qua những e dè trên, ngược lại nên hỏi họ xem họ có thực sự và tự do ưng thuận trong quyết định của họ hay không.
7. Chống đối của Cha mẹ: Khi một phía hoặc cả hai phía cha mẹ đều nhất mực chống đối, thì cuộc hôn nhân đã bắt đầu với một trở ngại nghiêm trọng, vì hai vợ chồng mới cưới thiếu mất sự nâng đỡ của mẹ cha. Không được coi thường những chống đối này, trái lại cần phải lượng định chúng một cách cẩn thận. Nhưng vì đôi trẻ nhiều khi không có vị thế làm được điều đó, nên các vị mục tử cần làm sao để những chống đối ấy đừng xẩy ra hoặc nếu xẩy ra thì phải giúp đôi trẻ khắc phục chúng.
Không ai chủ trương hễ biết được các yếu tố xã hội này là tự nhiên loại trừ được các tan vỡ của hôn nhân, nhưng nếu các khám phá trên đây được nhiều người biết đến, được đưa vào hệ thống giáo dục và trở thành một phần của các khóa dự bị hôn nhân, thì sẽ giúp ích rất nhiều trong diễn trình rút giảm con số tan vỡ. Ta cũng tìm thấy nhiều trợ giúp khác khi đề cập đến từng giai đoạn của chu kỳ hôn nhân.
GIAI ÐOẠN ÐẦU CỦA HÔN NHÂN
Giai đoạn này bao gồm năm năm đầu và như đã nói đây là những năm chủ yếu đối với sự sinh tồn của hôn nhân. Ðã có bằng chứng cho thấy có khoảng từ 30% đến 40% các vụ tan vỡ xẩy ra trong những năm này. Ðàng khác, các vấn đề khởi sự trong giai đoạn này sẽ có tác dụng quan trọng đối với thành quả của hôn nhân trong nhiều năm kế tiếp. Có lẽ một điểm quan trọng có thể đưa ra đối với những năm này là người vợ thường nhận thức những vấn đề này trước hết. Nếu thuyết phục được các ông chồng biết coi trọng các lời than phiền rất chính đáng ấy của các bà vợ, thì qua cái nét xã hội tâm lý này, một chiều kích ngăn ngừa khác sẽ khởi sự. Các bà vợ thường có tính nhậy cảm và trực giác nhờ xúc cảm mà phần đông các ông chồng không có và chính việc nhìn nhận điều này sẽ cứu được rất nhiều cuộc hôn nhân, dù các ông thấy khó chịu khi phải đối diện và thực thi sự nhìn nhận ấy.
Sau đó điều quan trọng là phải nhìn vào những chiều kích xã hội, xúc cảm, thể lý, tri thức và tâm linh của giai đoạn này.
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
1. Cha mẹ: Một vấn đề giai dẳng là khi một hoặc cả hai vợ chồng không thể tách mình ra khỏi ảnh hưởng của cha mẹ, khi các vị này đi quá đà không còn phải là nâng đỡ mà là chen vào nội bộ của vợ chồng. Vợ chồng như thế sẽ bị chết cứng giữa hai lòng chung thủy: một với người bạn đời và một với cha mẹ. Dù vậy họ nên biết ưu tiên phải ở chỗ nào; dĩ nhiên ở người bạn đời. Trên bình diện tâm lý, người phối ngẫu quá gắn bó sợ làm phật lòng cha mẹ. Nhưng nên để sự phật lòng này xẩy ra, dù cha mẹ có giận hờn, lên án và đe dọa đi chăng nữa. Trong những lúc như thế, người kia cần nâng đỡ bạn mình vì bạn mình thấy sự tách rời ấy khó khăn quá về phương diện xúc cảm, và do đó, có thể bị ân hận và mặc cảm tội lỗi dầy vò. Thực ra, đường lối cứng rắn bao giờ cũng thành công. Vì vào cái lúc xế chiều của cuộc đời, cha mẹ cần con cái hơn con cái cần cha mẹ. Khi trận chiến dành quyền đã hạ hồi phân giải, cha mẹ sẽ đành phải chấp nhận rằng bọn trẻ vẫn còn săn sóc và yêu thương mình nếu chúng còn điện thoại mỗi tuần một lần dù không hàng ngày, thỉnh thoảng đến thăm dù không định kỳ, và không còn mong chúng phải vì mình mà bỏ qua cuộc sống xã hội của chúng. Những điều này xem ra có vẻ tàn nhẫn, nhưng nhiều cuộc hôn nhân đã tan tành chỉ vì những điều ấy. Cho nên liên hệ đúng đắn với cha mẹ cần được ấn định rõ rệt ngay từ đầu khi mới lấy nhau.
2. Bạn bè: Ðối với bạn bè cũng vậy, tuy vấn đề không gay cấn bằng. Ở đây, ta thấy một trong hai người có thể tỏ ra ghen tương thái quá đối với người bạn đặc biệt nào đó của bạn mình. Trong những hoàn cảnh như thế, người bạn kia có thể bị hy sinh để mưu lấy an bình gia đạo, nhưng điều này vẫn không giải quyết đuợc vấn đề vì chẳng bao lâu người bạn khác sẽ trở thành đối tượng của ngờ vực. Người bạn này có thể bị tố cáo là nhồi nhét những tư tưởng bậy bạ vào đấu óc bạn mình khiến họ ra sai lạc. Cần phải đánh giá những chỉ trích ấy và nếu thấy thiếu sót, thì chủ yếu phải làm sáng tỏ vấn đề ấy ngay từ đầu. Nếu cứ bỏ qua một cơn ghen mà không đánh giá, thì những cơn ghen khác sẽ tiếp nối. Cho nên cần phải đối chất với các cảm quan ghen tức trên, nếu không, con số bạn bè sẽ giảm dần và chỉ còn lại những ai được người kia chấp thuận. Và như thế ta lại thấy một khởi đầu mới trong đó sự kiểm sóat của người này đốì với cuộc đời của người kia chẳng chóng thì chầy sẽ bị thù ghét, đặt nền cho nhiều vấn đề trầm trọng sau này, khi người bị vào khuôn kia sẽ vùng dậy đi tìm tự do, nổi loạn chống lại người bạn đời độc đoán của mình.
3.Tiền bạc: Tiền bạc rất thường xuất đầu lộ diện trong các vấn đề giữa vợ chồng và ta thấy có ba vấn đề sau đây. Thứ nhất, sự bần tiện của người chồng hoặc thiếu khả năng quản lý của người vợ hoặc của cả hai. Thứ hai, việc tiêu sài bừa bãi vào bài bạc, rượu chè hoặc may sắm a dua. Thứ ba, biến tiền bạc thành thuộc tính xúc cảm của tình yêu.
Nếu người chồng thực sự bần tiện, nghĩa là lúc nào cũng đưa cho vợ ít tiền hơn nhu cầu và bằng một thái nhục mạ, thì cần phải đối chất với thực tại này càng sớm càng tốt. Cũng như đối với cha mẹ và bạn bè, nếu thực tại này không được đối chất sớm, nó sẽ đặt nền cho những thù ghét và giận dữ sau này. Chẳng thà một chút cãi vã đắng cay lúc khởi đầu cuộc sống hôn nhân còn hơn phải thấy cơn giận cứ mỗi ngày một tích lũy thêm lên để cuối cùng đành mất niềm tin và lòng trọng kính lẫn nhau. Thành thử gặp trường hợp như thế, người vợ nên đòi cho được số tiền mà nàng thấy cần thiết, nếu không sẽ không chợ búa chi cả. Không thể có những biện pháp nửa vời đối với những vấn đề căn bản, mà tiền bạc là một. Cũng thế, nếu người vợ thiếu khả năng quản lý, nàng phải mau chóng tìm cách học hỏi để vượt qua, và trong vấn đề này, nàng có thể nhờ chồng chỉ vẽ.
Phí phạm tiền bạc trong bài bạc, rượu chè là những yếu tố phá hoại qủy quyệt, và một lần nữa phải thanh toán ngay từ lúc đầu mới lấy nhau, hoặc hay hơn nữa ngay từ lúc còn hẹn hò, như đã đề cập trên đây. Phần lớn là người chồng, chứ người vợ ít khi bài bạc hoặc rượu chè. Nếu yêu cầu nài nỉ mà không xong, thì người phối ngẫu nên bỏ nhà một thời gian cho đến khi người kia chịu bỏ bài bạc, rượu chè.
Trong hôn nhân, tiền bạc là biểu tượng quan trọng của tình yêu. Vợ chồng nên cho nhau biết tình thế tài chánh của mình. Thật không thể tin được có biết bao bà vợ không hề biết chồng mình kiếm được bao nhiêu. Các ông chồng thường bào chữa là vợ họ không hiểu các vấn đề tài chánh và nhiều bà vợ lại bằng lòng với lối giải thích ấy. Tuy nhiên, bom sẽ nổ khi bà khám phá ra chồng đang mắc rắc rối lớn về tài chánh hoặc đã sắp xếp tiền bạc theo những cách mà nếu biết trước bà sẽ không bao giờ chấp thuận. Buồn thay chỉ đến khi ra toà ly dị, chuyện tiền bạc mới được phanh phui chi tiết, lúc ấy chỉ còn đắng cay thất vọng làm cho vấn đề càng rối rắm thêm. Cho nên qui luật hữu ích cho cả hai vợ chồng là nên biết chính xác vị thế tài chính của mình.
4.Sắp xếp việc gia đình: Mặc dù các ông chồng càng ngày càng tham gia hơn vào công việc trong nhà, nhưng các bà vợ vẫn phải làm phần lớn công việc nội trợ, nhất là nấu nướng và giặt giũ.
Như thế dù đang có sự thay đổi theo hướng đó, người ta cũng cần phải đạt được sự chia sẻ thực sự các trách nhiệm trong nhà. Các bà vợ thường chịu đựng sự kỳ thị này với cái nhìn định mệnh. Tuy nhiên nhiều bà không chịu như thế và đòi chồng phải gánh vác nhiều hơn nữa công việc nội trợ trong nhà. Ðiều quan trọng là phải tuân giữ những điều đã được cả hai cùng thoả thuận. Vì nhiều khi ông chồng hứa nhưng chẳng giữ lới hứa chi cả và cái cảm thức bị coi thường như thế làm người vợ rất buồn bực. Vì thế điều quan trọng là người chồng đã hứa điều gì thì phải làm điều ấy, dù chỉ là việc cỏn con, và những lúc người vợ yếu đau hoặc khi cần kíp thì nên làm mọi sự theo hết khả năng của mình. Ðương nhiên người ta mong ông chồng làm nhiều hơn, khi các con ra đời. Thay tã, cho con ăn, thay phiên lúc đêm hôm đều là những việc chủ yếu cần chia sẻ, quan tâm.
5. Nghỉ ngơi giải trí: Nếu việc hẹn hò trước đây tỏ ra thoả đáng, thì hẳn hai vợ chồng mới cưới phải có nhiều điểm chung về các thú vui giải trí song song với các sở thích riêng. Ðiều quan hệ là người phối ngẫu này đừng nên loại bỏ dần các sinh hoạt giải trí của người kia và tự sắp đặt chúng theo cái qũy đạo sở thích riêng của mình mà thôi. Tệ hơn nữa, có người vì tự mình không có sở thích giải trí nào hết, nên đã không chấp nhận bất cứ sinh hoạt xã hội nào và do đó dần dần giam hãm người kia luẩn quẩn trong nhà chẳng còn có ai ngoài chính hai vợ chồng. Phải chống lại những xu hướng như thế, vì nếu không chúng sẽ tạo nên đắng cay thất vọng, và những đắng cay thất vọng này sẽ nổ bùng một ngày không xa.
Một số độc giả đề nghị phải cương quyết và mạnh mẽ chống lại người phối ngẫu không chịu chấp nhận nguyên tắc bất can thiệp hoặc cưỡng bức người kia thay đổi. Ðã đành rõ ràng là vợ chồng phải kính trọng nhân cách của nhau, vì nhân cách này thường làm phong phú lẫn nhau. Họ cũng phải chấp nhận một loạt những phong cách riêng, tuy làm mình khó chịu nhưng không có hại đến chính mối liên hệ vợ chồng. Tuy nhiên, bất cứ khi nào người phối ngẫu này thấy mình bị người kia đối xử một cách không thể nào chấp nhận được, mà cứ im lặng bỏ qua vì sợ sệt thì chỉ tổ chồng chất thêm giận hờn, một ngày kia sẽ nổ tung khi không còn sợ nữa. Chi bằng nên chặn cản những dị biệt quan yếu ngay từ buổi đầu mới lấy nhau hơn là để cho chúng sói mòn dần sự tương hợp của mối liên hệ.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
1. Lệ thuộc: Trên thực tế, hai vợ chồng lệ thuộc nhau về xúc cảm. Họ cần được an toàn, chăm sóc, âu yếm và yêu thương. Họ muốn được khẳng nhận và vững tâm. Họ cần hy vọng, ủi an, tha thứ và khích lệ. Những điều này đều phải hỗ tương. Hai vợ chồng bổ túc các nhu cầu của nhau. Sáng kiến và thay đổi làm thăng bằng thụ động và đều đặn; óc mạo hiểm được bổ khuyết bởi lòng cẩn trọng; óc lý luận bởi cảm quan; quá khích bởi chừng mực; quả quyết bởi dè dặt; tự tin bởi đa nghi; nhẫn nại bởi nóng nẩy. Hơn nữa, các vai trò trên có thể tạm thời đảo ngược hoặc lên xuống trồi sụt như những đức tính được chia sẻ chung trong các hoàn cảnh thích hợp.
Nhưng sự lệ thuộc có thể mang hình thức khác. Ðó là trường hợp người phối ngẫu này cứ tiếp tục coi người kia như đại biểu của uy quyền, của khôn ngoan, của sáng kiến và trổi vượt. Họ thích được bảo phải làm gì, phải chọn gì, phải đi đâu, phải đọc gì; họ dễ dàng nhận trách nhiệm đối với bất cứ điều gì không hay xẩy ra và nói chung họ hành xử như một đứa trẻ còn lệ thuộc. Cái hình thức lệ thuộc này vô cùng nguy hiểm. Vì chẳng chóng thì chầy, người như thế sẽ trưởng thành lên và lúc đó họ sẽ nổi lên chống lại người kia như họ đã chống đối cha mẹ họ, và điều này từng phá tan cả hàng triệu cuộc hôn nhân.
Khi một người phối ngẫu thấy mình hành xử kiểu này, họ cần lượng giá đầy đủ hoàn cảnh của họ. Ðây là hoàn cảnh cực kỳ khó khăn vì họ thích kiểu mẫu hôn nhân này. Họ thích được chăm sóc, vì họ đâu có trưởng thành trong các năm ấy. Nhưng vì là những người phát triển chậm, nên rồi ra họ cũng sẽ lớn lên về phương diện xúc cảm. Lúc ấy họ sẽ thấy những cái làm họ ưng ý trước đây nay thật đáng ruồng bỏ, mạnh mẽ ruồng bỏ đến chính họ cũng phải ngạc nhiên. Bởi vậy, càng sớm nhận ra sự lệ thuộc của mình, họ càng sớm thực hiện được những bước tự lập đầu tiên nhờ sự giúp đỡ của chính người phối ngẫu, nay được cảm nghiệm như người trợ lực chứ không còn là người áp chế nữa. Cũng thế, người phối ngẫu trổi vượt có thể cảm thấy vui khi được người kia trọng kính mình, nhưng nếu họ ý thức được hoàn cảnh, họ phải giúp người bạn đời mình đạt được tính tự lập càng nhanh càng tốt để họ khỏi cảm thấy âu lo không cần thiết.
2. Lòng tự hào: Một trong những đặc điểm của hôn nhân hiện đại là nhu cầu của hai vợ chồng muốn được người bạn đời trân qúi, cảm thấy mình quan trọng và nhờ thế duy trì được niềm tự hào riêng. Tuy nhiên, nhiều cuộc hôn nhân ngày nay đang phải sống trong cảnh thăng trầm về xúc cảm. Có khi niềm tự hào của người này xuống dốc vì bị chỉ trích, thì, nói một cách tương đối, người kia lại cảm thấy lên cao vì tạm thời đã lập được thế thượng phong. Ðiều này có thể chỉ xẩy ra rất ngắn vì chẳng bao lâu sau tình thế bị đảo ngược lại. Cho nên, điều cần là cả hai vợ chồng cùng phải thẳng thắn phê bình lẫn nhau và, quan trọng hơn nữa, là biết đánh gía nhau một cách thích hợp và thường xuyên. Nếu một người phối ngẫu không biết khẳng nhận, thì cần chấn chỉnh càng sớm càng tốt. Hôn nhân hiện đại đòi hỏi tình yêu, nhưng cách biểu lộ tình yêu mạnh nhất chính là biết đánh giá một cách tích cực.
Các cặp vợ chồng thường đến than phiền với các huấn đạo viên rằng họ thấy họ không còn được yêu thương nữa. Ngay từ buổi đầu mới lấy nhau, người phối ngẫu của họ chưa bao giờ cho họ dấu gì là họ đáng yêu cả. Trước đó, có thể họ đã từng có một cuộc tình trong đó họ thấy họ được cần đến và được đánh giá cao. Nhưng nay rất giận vì người bạn đời từ khước họ cái cảm quan ấy. Chấm dứt cuộc hôn nhân này há chẳng tốt hơn sao? Ðôi khi họ rất ngạc nhiên khi thấy người phối ngẫu thực sự yêu mình và sẵn sàng nói như thế trước sự hiện diện của huấn đạo viên. Tuy nhiên vợ chồng không thể sống mà cứ phải trả tiền cho mấy ông huấn đạo viên. Họ cần học cách biết nhìn nhận lẫn nhau một cách yêu thương, và những năm đầu tiên này là những năm chủ yếu để vượt qua các trở ngại trong phạm vi này. Vợ chồng cần nhấn mạnh đến những cách biểu lộ thích đáng tình âu yếm cho nhau, những lối biểu lộ mà người kia có thể nhìn và cảm nhận được. Nếu điều ấy không xẩy ra thì đừng nhượng bộ, vì nhượng bộ rất tai hại. Nếu cần có thể rời bỏ căn nhà vợ chồng để người phối ngẫu kia biết là mình muốn câu chuyện được giải quyết.
3. Tình thân mật: Trong thời gian hẹn hò tìm hiểu, chắc nhắn hai vợ chồng đã sống với nhau khá nhiều thời gian. 'Với nhau' phải là một trong những đặc điểm chính của giai đoạn hẹn hò vì bản chất của mối liên hệ trong giai đoạn này chính là vậy. Tuy nhiên, nấp sau tình thân mật ấy ta thấy có hai điều nguy hiểm. Ðiều thứ nhất, một trong hai không sống một mình được. Ðiều này sẽ lộ ra sau này trong cuộc sống hôn nhân là lúc cần có sự thăng bằng giữa gần gũi và phân cách. Nghĩa là mỗi người hôn phối, tuy sống với nhau phần lớn thời gian, vẫn cần có thời giờ riêng cho mình. Ấy thế nhưng người không sống một mình được lại cứ theo người kia hết phòng này qua phòng khác, lúc nào cũng muốn ở gần nhau bất kể trong hay ngoài nhà. Họ không chịu được khi không có người bạn đời bên cạnh và việc có nhau, vốn được hiểu như dấu hiệu của tình âu yếm thân mật, nay đã thành ra ngột ngạt khó chịu. Người không dễ ở một mình kia thường cũng lại hay ghen sợ người yêu bị cướp mất. Ðể khỏi lôi thôi, người kia có thể cứ để họ theo đuôi mình hoài, nhưng sự nhượng bộ như thế chỉ tổ gây thêm thù ghét. Cần phải khuyến khích họ tập tự lập, làm việc này việc nọ, đi đây đi đó một mình trong một thời gian ngắn cho đến khi họ có thể đương đầu với sự lẻ loi. Cần phải giúp họ chấp nhận cảm thức lo âu khi phải ở một mình và, nếu cần, nên nhờ những nhà chuyên môn giúp đỡ để vượt thắng nỗi lo âu kia.
Nguy hiểm thứ hai là thiếu sự thân mật. Sau ngày cưới, người chồng có thể trở lại gặp bạn bè tại các bóp bia hoặc các câu lạc bộ, ở lại làm trễ và nói chung khước từ sự gần gũi vốn có trong thời gian hẹn hò. Người chồng có thể nại cớ làm trễ vì lợi ích gia đình mặc dù vợ con ít được nhìn thấy ông. Nhưng nếu hỏi cho cặn kẽ, có thể ông ta sẽ cho hay rằng cuộc sống hôn nhân làm ông ta ngột ngạt khó thở về phương diện xúc cảm. Trong trường hợp này, người vợ phải đương đầu với chồng, kiên trì đòi ông phải dành số giờ tối thiểu cho gia đình. Ðồng thời tìm hiểu xem bầu không khí nào làm ông vui, bầu khí nào trái lại làm ông xa lánh không thích gần gũi vợ con. Nếu người chồng không chịu đáp ứng, thì cần phải làm mạnh cho ông ta thấy. Thà một màn trình diễn ngọan mục khi thiện chí còn đó hơn là sau này khi kiên nhẫn đã tàn lụi.
4. Cô lập và giao du: Liên hệ mật thiết đến việc có nhau trong thời gian hẹn hò ta phải nói đến sự giao du ngoài xã hội. Nếu hai người cứ dính cứng lấy nhau trong thời gian hẹn hò, nhất định không chịu hòa mình với người khác, thì ít khi họ thay đổi được sau khi đã kết hôn. Thời gian hẹn hò còn nói được là họ không muốn ai xâm nhập vào cái thiên đường nhỏ bé của họ. Nhưng nên thận trọng coi chừng thái độ tự cô lập ấy, nhất là khi một trong hai người muốn được hòa mình với người ngoài.
Sau khi lấy nhau, người phối ngẫu sống cô lập và xa lánh người đời trên chắc chắn sẽ hạn chế các giao du ngoài xã hội của người bạn đời và do đó thế giới của họ trở nên chật hẹp chỉ còn lại họ và những người thân thiết ruột thịt, trong đó người bạn đời của họ tức người muốn giao du ngoài xã hội sống như bị cầm tù. Nếu thấy mẫu tác phong này phát triển, ta không được thông đồng. Người muốn ra ngoài và có bạn tới nhà cần phải thi hành ý muốn chính đáng của mình. Và nên khích lệ người bạn hay lo sợ trên để họ có thể vượt qua đuợc nỗi sợ sệt về phương diện xã hội của họ. Nhiều khi những người đó chỉ dự cảm trước một biến cố giao dịch nhưng khi đã tham dự rồi thì họ lại vui vẻ hân hoan.
5. Chống chế: Ðể có thể đương đầu với những hạn chế trên đây, hai vợ chồng thường dựa vào những cơ chế tâm lý giúp họ duy trì cái hoàn cảnh méo mó ấy.
(a) Phóng chiếu: Trong các năm đầu mới lấy nhau, có một sự bóp méo đặc biệt dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (projection). Cơ chế phóng chiếu này làm thay đổi cảm nghiệm của họ về người phối ngẫu. Thay vì coi họ như con người thực sự của họ, người bạn đời lại tô vẽ họ theo hình ảnh của cha, của mẹ hay của một người mình tôn sùng. Như thế, họ không cảm nghiệm con người thực của người phối ngẫu nhưng theo hình ảnh họ muốn về người đó và họ liên hệ với người đó trên căn bản hoàn toàn tưởng tượng. Ðôi khi, có thể có người phối ngẫu thích cái bản sắc do họ vẽ về mình. Người chồng thích coi vợ như đứa con gái nhỏ, người vợ coi chồng như đứa con trai bé, người chồng coi vợ như em gái, và người vợ coi chồng như anh trai - người bạn đời lại thích làm theo như vậy. Cả hai chuyện ấy, chuyện lựa chọn và chuyện bên kia đáp ứng theo, đều thuộc bình diện thiếu trưởng thành về xúc cảm. Những liên hệ có tính thông đồng này có thể bao gồm các mẫu tác phong thống bạo (sado-masochistic) trong đó tính tự cao tự đại và hay gây hấn của người này gặp được tính tự ti mặc cảm và cảm quan muốn-bị-phạt của người kia. Ta thấy có sự nối dài tế vi giữa bổ xung tính và lối tưởng tượng thông đồng này. Ðương nhiên, tưởng tượng là tình trạng rất bất ổn, vì chẳng chóng thì chầy, thực tại của người phối ngẫu sẽ trồi lên và phá tan tưởng tượng. Nếu bị đối xử theo lối tưởng tượng, ta nên nhấn mạnh cho người phối ngẫu hiểu ta không phải là mẹ hoặc cha, mà là chồng hoặc vợ, và nên từ khước hành xử theo vai trò tưởng tượng do họ đòi hỏi. Ta nên luôn nhấn mạnh đến thực tại.
(b) Biện giải: Phóng chiếu là một cơ chế vô thức qua đó việc lựa chọn và đáp ứng chính là cái con người đã mất, đã được thần tượng hóa và do đó không bao giờ bắt được. Khi hai vợ chồng về sống chung với nhau, họ phải làm cho nhau trở nên có nghĩa, cả hiện tại lẫn quá khứ. Ðể làm việc đó, có khi họ dùng đến cơ chế biện giải (rationalization). Cơ chế này không chỉ được dùng trong các cuộc hôn nhân thông đồng mà là trong bất cứ cuộc hôn nhân nào trong đó người ta không chịu đương đầu trực diện với một vấn đề xúc cảm hoặc một mối âu lo nào đó. Thay vào đó họ xử lý chúng bằng cách rút gọn chúng lại trong một giải thích hoàn toàn thuần lý. Theo lối đó, một hoặc cả hai vợ chồng nhất định từ khước không chịu bàn đến mối tranh chấp xúc cảm mà họ đang gặp phải. Trong vấn đề này, người phối ngẫu nhìn ra thực tại phải đòi giải quyết các vấn đề trên bình diện thực tại. Phải cởi bỏ những điều không đúng của biện giải cũng như mối lo âu nằm bên dưới chúng, để trực diện công khai với nỗi sợ và mặc cảm tội lỗi.
(c) Chối: Nếu biện giải không thành công, người ta sẽ chạy tới cơ chế chối phắt (denial). Khi bị người bạn đời cáo buộc một hành động vi phạm nào đó (rất thường) hoặc được họ khen đã làm một điều tốt gì đó (ít thường hơn), ta thường nhào tới chống chế bằng cách chối phắt cái hại hoặc cái động lực đứng đàng sau. Chối không hẳn là nói dối. Vì nói dối là hành vi hữu thức và có suy nghĩ. Chối là một bác bỏ được thai nghén từ vô thức vốn không muốn nhận trách nhiệm về những chuyện không vui và đôi lúc không chịu được lời khen.
Ba cơ chế phóng chiếu, biện giải và chối phắt này góp phần bóp méo sự trao đổi qua lại của vợ chồng khiến họ mò mẫm trong bóng tối, trừ khi họ nhìn ra các động lực của chúng. Chính đây là chỗ sự giải thích xây dựng của một người thứ ba sẽ giúp ích rất nhiều.
CÁC VẤN ÐỀ TÍNH DỤC
Chương Tám đã trình bầy bằng chứng cho thấy sự thỏa mãn tính dục và hạnh phúc hôn nhân có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó điều quan trọng là phải tìm cách vượt qua các khó khăn về tính dục đang hiện diện hoặc đang xuất hiện trong giai đoạn đầu của hôn nhân.
1. Chuẩn bị giao hợp tính dục: Ngày nay, thật hiếm có cặp vợ chồng nào đến ngày cưới mà lại chưa từng giao hợp với nhau. Tuy vậy, chỉ trong cái cảm nghiệm liên tục của một cuộc hôn nhân đã được xây dựng đàng hoàng, người ta mới có được sự an toàn tuyệt đối và cơ hội dạy cho nhau biết thế nào là gợi hứng tính dục. Nếu nhận rằng việc giao hợp tính dục là một cử hành, thì các chi tiết chung quanh nó hẳn phải có tầm quan trọng rất lớn. Sự hiệp thông tính dục cần có chuẩn bị, một chuẩn bị cần hai vợ chồng phải thông đạt đầy đủ với nhau. Mỗi người phải nói cho bạn mình biết điều gì làm mình thích thú đang khi mơn trớn nhau (foreplay). Họ cần cho nhau biết các chi tiết về dáng dấp, rờ mó, vuốt ve, mơn trớn, hôn hít và thời gian cần để cả hai cùng có hứng. Ðàn ông thường hay vội vàng tiến tới giao hợp, quên rằng vợ chưa sẵn sàng nhập cuộc, còn người vợ thì quá thẹn thùng hoặc sợ sệt không dám cho chồng hay mình thích gì. Do đó thông đạt tốt là điều chủ yếu, không được làm gì khiến vợ chồng hãi sợ không dám bộc lộ các ý thích tính dục đích thực của mình sợ bị bài bác. Trái lại nên khích lệ lẫn nhau để nhận ra ý thích của nhau và ráng làm cho nhau thích thú càng nhiều càng tốt.
2. Giao hợp: Sự gợi hứng kết thúc bằng việc giao hợp tính dục. Ở đây ta thấy tư thế làm tình do hai vợ chồng chọn, thời gian kéo dài của việc giao hợp, việc đạt tới tuyệt đỉnh cũng như những giây phút tiếp sau đó tất cả đều có ý nghĩa. Việc người vợ giả vờ khóai ngất là một nghệ thuật được nhiều phụ nữ thực hành trong nhiều thời đại. Nhưng ở thời đại người ta chuộng những cái chân thực của bản thân này, đó không phải là giải pháp thỏa đáng. Nếu người vợ không vui thích việc giao hợp, nàng cần nói thẳng cho chồng biết và cả hai sẽ phải tìm ra nguyên do và sửa chữa các nguyên do ấy.
Việc giao hợp tính dục có thể không diễn tiến được. Một số ít các cặp vợ chồng không hoàn hợp được cuộc phối ngẫu của mình. Ngày nay gặp trường hợp như thế họ nên đi tìm sự giúp đỡ với rất nhiều hy vọng thành công.
Việc xuất tinh sớm và bất lực sơ khởi nơi người chồng, cũng như việc thiếu khoan khóai khi làm tình, khó khăn lắm mới đạt cực khóai hoặc chứng co đau âm đạo (vaginismus) nơi người vợ đều có thể nhận được giúp đỡ qua các phương pháp hiện hành trong khoa trị liệu tính dục.
CHIỀU KÍCH TRI THỨC VÀ TÂM LINH
Việc phòng ngừa chủ yếu đối với sự bất tương hợp về tri thức và tâm linh phải bắt đầu ngay lúc mới hẹn hò nhau. Ðấy là lúc hai bên phải làm sao để trình độ giáo dục cũng như hệ thống giá trị của mình tương xứng với nhau. Phải có mức thông cảm với nhau về trình độ tri thức để có thể hiểu nhau. Cũng thế, cần phải biết các quan điểm của nhau về chính trị, thẩm mỹ, văn hóa và v.v. Một nhà mà chia rẽ ngay bên trong thì khó mà sống còn được. Vợ chồng nào không thể hiểu nhau cũng như không thể hợp với các giá trị của nhau thì khó mà sinh hoạt được với nhau. Những vụ kết hôn vội vàng trong đó sự lôi cuốn về thể xác giữ phần chủ động hoặc do nhu cầu chạy trốn một hoàn cảnh không thể chịu đựng được thường là nguyên nhân cho những hoàn cảnh trong đó vợ chồng thấy họ có rất ít điểm chung với nhau.
CHƯƠNG MƯỜI LĂM: NGĂN NGỪA HÔN NHÂN TAN VỠ
Quan điểm truyền thống vẫn cho rằng để có thể ngăn ngừa hôn nhân tan vỡ, cần phải có những luật lệ khắt khe chống ly dị, đi đôi với các giáo huấn luân lý và những giá trị xã hội có tác dụng lên án các cuộc tan vỡ hôn nhân, các cuộc ly dị và tái kết hôn. Trong những hoàn cảnh như thế, những hoàn cảnh từng đã có nhiều trong các xã hội Tây Phương mãi cho đến những năm gần đây, ly dị và tái kết hôn đều không được cả xã hội lẫn tôn giáo chấp nhận. Như thế, không dễ gì những người đàn ông và những người đàn bà có thể chia tay nhau khi phải đứng trước những sức chống đối phối hợp kia. Ðiều ấy không có nghĩa là cuộc hôn nhân nào cũng triển nở tốt đẹp hoặc tương hợp. Thực vậy, phe chỉ trích tính cách bất khả tiêu thường cho rằng nó đã giam hãm những cặp vợ chồng mà liên hệ đã chết từ lâu hoặc đã chia tay hoặc tuy còn sống dưới một mái nhà nhưng chẳng còn chút gắn bó về xúc cảm và tính dục. Cái khuynh hướng tiến tới ly dị dễ dàng hơn chính là một cố gắng để giải thoát những con người như thế khỏi xích xiềng của những hoàn cảnh tuyệt vọng. Việc giải phóng những người đàn ông và đàn bà giúp họ cơ hội thứ hai chính là động lực đứng đàng sau phong trào nới lỏng ly dị. Trong giai đoạn này, chủ yếu trong hai thập niên 1950 và 1960, ly dị được quan niệm như một cái gì tích cực và sáng tạo, và việc chống đối của Kitô giáo đối với nó được coi như giáo điều, có tính thù nghịch đối với cái chân thực nhân bản.
Dần dần, cùng với đà gia tăng của ly dị, người ta mới thấy rằng hậu quả của nó không hẳn là không có những hệ lụy sâu sắc và đôi khi kéo dài cũng như gây ra nhiều khó khăn. Như Chương trước đã chứng tỏ, ly dị có những hậu quả tai hại trong ngắn hạn và có thể cả dài hạn nữa; nó cũng gây nhiều thiệt hại cả tư riêng lẫn công cộng. Một bức tranh đang bắt đầu tỏ hiện cho ta thấy chính tính cách bất khả tiêu mới phản ánh chính xác nhất các hoài vọng và toàn vẹn tính của con người, còn ly dị chỉ là một biểu thức lệch lạc. Kitô giáo có trách vụ phải làm cho xã hội tin rằng việc chống đối ly dị của mình không phải là vấn đề giáo điều mà là một cần thiết nhân bản. Nhưng để làm được chuyện đó, Kitô giáo phải cho họ thấy rằng mình không giữ các cặp vợ chồng kẹt cứng lại với nhau chỉ vì những nhu cầu xã hội và kinh tế; trái lại, việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau, cùng nhau tăng trưởng cũng như những thoả mãn nhau về xúc cảm và tính dục là điều có thể tương hợp với sự bền vững trong hôn nhân. Muốn thế, cần phải có một lối quan niệm mới về hôn nhân cùng với việc huấn luyện, nâng đỡ và giáo dục cần thiết để người ta nắm được lối quan niệm mới này nhằm ngăn ngừa các tan vỡ hôn nhân.
VẤN ÐỀ Ý THỨC HỆ
Loại hôn nhân nào cần được duy trì? Câu trả lời của Kitô giáo là: cuộc hôn nhân nào cũng cần được duy trì. Nhưng câu hỏi kế tiếp mới quan yếu, tức là, khi nào một cuộc hôn nhân mới là một cuộc hôn nhân đúng nghĩa? Muốn trả lời câu hỏi này cách thỏa đáng, thì phải chấp nhận rằng điều tạo nên hôn nhân hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Vì một đàng, có những cuộc hôn nhân trong đó người ta coi trọng những điều ở bên ngoài như tính cách bền vững, con cái và lòng chung thủy, tức những điều tốt mà Thánh Augustinô đã khuôn định cho hôn nhân. Nhưng mặt khác, lại đang xuất hiện một kiểu hôn nhân trong đó thế giới bên trong của hai vợ chồng mới là điều quan trọng. Trong suốt cuốn sách này, chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng cái lý tưởng hiện nay là phải di chuyển từ thực tại bên ngoài vào thực tại bên trong, được biểu thị qua việc thực hiện các tiềm năng cảm giới, xúc cảm, và tính dục trong một liên hệ bình đẳng về giá trị. Mức độ thực hiện có khác nhau tùy theo từng cặp vợ chồng, nhưng chắc một điều việc chối bỏ các khát vọng này cuối cùng sẽ buộc người ta phải kết thúc cuộc hôn nhân của họ. Những khát vọng này có liên hệ mật thiết với việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng, thẩy đều là những giá trị Kitô giáo sâu xa. Như thế, cái khuôn mẫu hôn nhân đang xuất hiện kia không hề phản lại Kitô giáo chút nào, trái lại nó giúp hai vợ chồng cơ hội thực hiện được cái tầng sâu hơn của con người họ, cái tầng sâu hơn của tình yêu vốn phản ánh tình yêu Thiên Chúa.
Như thế cần phải bảo vệ cái sinh lực nội tại (internal dynamism) là cái sinh lực đầu cùng nắm vận mệnh của hôn nhân. Ðiều ấy không có nghĩa là các yếu tố xã hội không đóng một vai trò nào cả. Xin đơn cử một thí dụ: vợ chồng chỉ có thể chú tâm đến các đòi hỏi sâu xa hơn của con người mình khi họ được no đủ về kinh tế. Cũng như phải có sự bình đẳng về giá trị giữa các giới tính thì cái mẫu hôn nhân đang xuất hiện kia mới thành công được. Do đó, phải dẹp bỏ các xáo trộn kinh tế, xã hội và chính trị thì hôn nhân mới được ổn định đủ để thực hiện được các hoài mong mới của mình. Từ nay trở di, sẽ có sự tương hành tế vi giữa ổn định xã hội, no đủ kinh tế và mẫu hôn nhân mới này. Nói chung đấy là những điều kiện trong ba mươi năm qua, là thời kỳ có những thay đổi lớn trong ý thức hệ về gia đình.
Chính kiểu mẫu hôn nhân nhằm tới việc thực hiện cách sâu sắc hơn chính bản thân con người này mới là kiểu hôn nhân cần được bảo vệ, vì chỉ có nó mới nhấn mạnh đến mối tương quan yêu thương đầy tính bản vị. Nơi nào tình yêu có cơ hội chân thực để tăng trưởng, nơi đó Kitô giáo có quan tâm sâu sắc, vì Thiên Chúa là tình yêu ( 1Jn 4:8), và việc bảo tồn những cuộc hôn nhân này không phải là việc thông đồng với một huyền thoại trừu tượng nhưng là đi theo kế hoạch của Thiên Chúa, một kế hoạch không ngừng được tỏ hiện cho con người.
NHỮNG PHÁT HIỆN CỦA KHẢO CỨU
Các kết quả khảo cứu trong năm mươi năm qua đều hướng vào việc xác định ra các yếu tố tác hại đối với hình thức hôn nhân đồng hành, là hình thức hôn nhân đang xuất hiện. Nói cách khác, trong quá khứ, các yếu tố tác hại đối với hôn nhân cổ truyền là bất ổn kinh tế, thiếu lãnh đạo nơi người chồng, kém tề gia nội trợ nơi người vợ và bất trung nơi cả hai. Trái lại các nghiên cứu hiện nay cho rằng các yếu tố xã hội và tâm lý mới là các yếu tố làm què quặt sự tương hành của các sinh lực bên trong. Các yếu tố này đã được nhắc đến rồi, nhưng được lặp lại ở đây cùng với những phương thức ngăn ngừa.
YẾU TỐ XÃ HỘI
1.Tuổi: Các nghiên cứu trên đều nhất trí rằng các cuộc hôn nhân dưới 20 tuổi rất bất ổn. Ðối với các cuộc hôn nhân cổ truyền, lấy nhau lúc nào là điều chẳng quan trọng gì. Tuổi đâu có trở ngại chi đối với khả năng làm việc, sinh nở và phục vụ nhau về phương diện thể lý. Nhưng tuổi rất quan hệ đối với cuộc hội ngộ giữa các nhân cách, là những chủ thể đi tìm sự hiểu biết lẫn nhau trên bình diện xúc cảm. Vợ chồng càng trẻ thì càng mơ hồ về bản sắc, và với thời gian trôi qua họ sẽ trở nên những con người khác đòi hỏi được bổ khuyết bởi một con người khác hẳn.
Trên bình diện thực tiễn, có nhiều cách ngăn ngừa kiểu hôn nhân quá trẻ này. Giáo hội và xã hội nên nhấn mạnh đến những nguy hiểm của kiểu hôn nhân ấy và phải lo liệu để giáo dục họ bằng những sự kiện được thiết lập hẳn hòi. Một cách khác để ngăn ngừa kiểu hôn nhân này là tránh những vụ cưới gả chỉ vì trót mang bầu. Những cuộc hôn nhân ép uổng sau khi có bầu là những giải pháp nguy hiểm. Dần dần sự thực này đã được nhiều người nhận ra, nhưng khốn nỗi họ lại đưa ra giải pháp phá thai. Ðiều này lương tâm Kitô hữu không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hiện người ta chưa biết những hậu quả tự nhiên của việc phá thai đối với cuộc sống của người đàn bà trong tương lai là như thế nào. Mục tiêu nhân bản cũng như Kitô giáo là phải giúp cô gái sinh con mà không bị nhục mạ hoặc ruồng rẫy. Cô ta có thể giữ đứa bé hoặc cho đi làm con nuôi, nhờ thế có thể tránh được những sai lầm nghiêm trọng do việc ép duyên khi đôi trẻ chưa sẵn sàng kết hôn.
Nhiều người muốn thử xem đời sống hôn nhân có những nguy cơ nào nên đã chọn sống với nhau không cheo cưới. Một lần nữa đây cũng là điều không được Kitô giáo ủng hộ. Thảo luận về các lý do đả phá việc sống chung này cần đến cả một pho sách bàn về tính dục con người; ở đây chỉ xin bàn đến một điểm. Có người chủ trương rằng sống với nhau là một chuẩn bị tốt cho hôn nhân đồng thời là cách giải thoát sinh lý vào cái tuổi đời lúc thúc ép về sinh lý lên cao. Bề mặt, xem ra có vẻ là giải pháp lý tưởng. Nhưng bất luận việc sống chung đưa lại kinh nghiệm nào đi chăng nữa, nó cũng không giống hệt như hôn nhân được. Thực tế, trọn bộ kinh nghiệm ấy bị bao phủ bởi một nhận thức tối hậu này là họ có thể chia tay nhau mà không gây phiền phức gì nếu họ muốn. Chính cái tự do đó thay đổi toàn bộ thực tại của kinh nghiệm kia. Dĩ nhiên đối với một số cặp, việc sống chung ấy có làm dễ dàng cuộc kết hôn sau đó của họ thật, nhưng đối với nhiều cặp khác, câu chuyện không như thế, trái lại khi thực sự lấy nhau, các khó khăn về xúc cảm và tính dục mới bắt đầu. Có chấp nhận được chăng là khi các cặp bất an về tâm lý tạm sống chung để có thể trưởng thành hơn mà tiến tới hôn nhân, nhưng điều này vẫn có thể thực hiện được qua những hẹn hò thích đáng.
Một phương thức khác là nhà nước và Giáo hội nên nâng tuổi tối thiểu để kết hôn lên. Ðiều này có thể khiến một số cặp lại liều sống chung với nhau trước khi lấy nhau. Người ta cũng có thể cho đó là vi phạm đến tự do cá nhân. Sự thực là nếu nhà nước có quyền hạ tuổi hợp pháp để kết hôn, thì cũng có quyền nâng tuổi ấy lên. Cũng vậy, Giáo hội có thể đặt định các điều kiện riêng của mình đối với các cuộc kết hôn Kitô giáo.
Tuy nhiên trên thực tế, vì luật lệ và tập tục Kitô giáo hiện nay vẫn còn giá trị tại Anh và các nơi khác, nên nhiều cặp vợ chồng đã có thể lấy nhau lúc chưa đầy 20 tuổi. Một số các cuộc hôn nhân này thuộc các nhóm xã hội vốn coi việc kết hôn sớm như chuyện bình thường, không những thế còn mặc nhiên ủng hộ nữa. Nguy hiểm thực sự là khi những cuộc kết hôn quá trẻ kia xẩy ra trong các nhóm kinh tế xã hội vốn không ủng hộ chúng. Ðây là chỗ việc phòng ngừa cần phải được đưa ra bằng cách bảo đảm rằng Giáo hội và xã hội phải nâng đỡ các cuộc hôn nhân ấy. Tỷ dụ như tổ chức những khóa dự bị hôn nhân trong đó khéo léo nhắc cho họ thấy những nguy hiểm và nhu cầu phải đi tìm giúp đỡ sớm sủa.
2.Có Bầu Trước Khi Kết Hôn: Ðã có nhiều chứng cớ cho thấy việc có thai trước khi kết hôn cũng là một yếu tố gây hại khá nặng. Nhất là khi hai vợ chồng lại lấy nhau lúc còn quá trẻ. Có người vẫn nghĩ rằng việc có thai sớm sẽ giúp hoàn tất cuộc hôn nhân. Ngày nay, người ta mới hiểu ra hai vợ chồng cần có thời gian tìm hiểu nhau và hội nhập cuộc sống với nhau trước khi đứa bé ra đời. Muốn thực hiện điều đó, cần có các phương pháp hiệu nghiệm để điều hòa sinh sản và hai người cần được huấn luyện để biết cách sử dụng những thời kỳ không thụ thai khi sinh hoạt tính dục bắt đầu. Kitô giáo vốn nhấn mạnh rằng việc giao hợp chỉ được phép trong hôn nhân mà thôi, nhưng nếu tiên liệu không tránh được thì cần phải hết sức tránh có thai. Phá thai không phải là giải pháp được Kitô giáo chấp nhận, nhưng nếu xẩy ra việc có bầu trước khi kết hôn, thì cộng đoàn phải nâng đỡ để tránh cho bằng được việc ép duyên.
3. Các Nhóm Kinh Tế Xã Hội: Tại Mỹ và Anh, có bằng chứng là hôn nhân dễ tan vỡ trong các nhóm kinh tế xã hội thấp. Các nhóm này thường được liên kết với việc kết hôn sớm, có bầu trước hôn nhân, nhà ở và triển vọng kinh tế nghèo nàn, do đó chồng chất khá nhiều yếu tố bất lợi. Rõ ràng không phải hễ thuộc giai tầng xã hội thấp là ít là người hơn hoặc không đủ điều kiện để kết hôn. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là họ cần được nâng đỡ đặc biệt. Nếu ta coi hôn nhân là điều hệ trọng, thì xã hội cần phải nhận ra trách nhiệm của mình đối với những người kém may mắn, và thấy ra những người thuộc các giai cấp này có nguy cơ nhiều hơn trong hôn nhân. Xã hội cần có những sắp xếp về việc làm, nhà ở, giữ trẻ, còn Giáo hội thì lo nâng đỡ họ về phương diện bản thân.
4. Nhà Ở: Người ta cũng có bằng chứng là những người ly dị thường không có chỗ ở riêng khi khởi đầu cuộc sống hôn nhân của họ. Họ thường phải chia phòng hoặc phải chuyển nhà luôn luôn. Chắc chắn đối với những người mới cưới nhau thì nhà ở là ưu tiên hàng đầu mà các chính phủ cần phải xem sét.
5. Bối cảnh hỗn tạp: Cũng có chứng cớ là những cặp vợ chồng khác nhau về tôn giáo, chủng tộc, mầu da, giai cấp xã hội thường gặp nguy cơ tan vỡ hôn nhân nhiều hơn. Tuy nhiên ta thấy các khuôn mẫu tác phong này đang thay đổi và có thể trong tương lai, những cuộc hôn nhân hỗn tạp này sẽ ít bị nguy hiểm hơn. Dù thế, bất cứ khi nào bối cảnh của hai vợ chồng quá khác biệt nhau, thì cần phải bảo đảm là họ phải tương hợp nhau về xúc cảm, chỉ như thế họ mới vượt qua được bất cứ tranh chấp nào còn sót lại trong các tập tục xã hội.
6.Hẹn Hò Làm Quen: Thời gian hẹn hò là thước đo lối sống của hai vợ chồng trong cuộc đời hôn nhân sau này. Người ta đã chứng minh rằng thời gian hẹn hò ngắn ngủi có liên hệ đến việc tan vỡ hôn nhân và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì hai vợ chồng đâu có dịp biết nhau nhiều. Tuy nhiên đôi khi thời gian hẹn hò quá lâu, lâu một cách không cần thiết, cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm nếu một bên hoặc cả hai thực sự không dám cam kết bước vào hôn nhân hoặc không muốn có con và các lý lẽ họ đưa ra chỉ cốt ý biện bạch.
Thời gian hẹn hò, nếu bị giầy vò bởi bất đồng ý kiến, cứ hết cãi nhau rồi lại chia tay, cũng là điềm chẳng tốt chút nào cho cuộc hôn nhân sau này. Vì việc hủy bỏ đính hôn là dấu cho thấy có khó khăn trong nhân cách.
Trên hết, đừng nên lấy bất cứ ai mắc rượu chè, bài bạc hoặc ma túy, dù có hứa sẽ sửa đổi sau khi kết hôn. Nhiều người tin tình yêu của mình có thể thay đổi được người mình yêu. Ðiều ấy có thể xẩy ra mà cũng có thể không. Chắc chắn một điều nên sửa đổi người bạn đời tương lai trước khi hơn là sau khi cưới nhau.
Ðiều trên cũng đúng đối với sinh hoạt tính dục. Những người đàn ông hoặc đàn bà dâm đãng, hoặc những người có thúc bách tính dục cao và có nhiều liên hệ tính dục trước khi lấy nhau phần lớn khó thay đổi sau khi lấy nhau.
Cuối cùng cũng có bằng chứng cho thấy nhiều cuộc hôn nhân sau này gặp khó khăn là vì một trong hai người đã không thực sự muốn kết hôn. Quả có nhiều phúc trình cho thấy có người khi kết hôn vẫn còn do dự hoang mang và thực tế đã bị cưỡng bức phải kết hôn. Vì mọi sắp đặt đã đâu vào đấy cả rồi, nỡ nào thay đổi vào phút chót cho đành. Có trường hợp có người còn dọa hoặc toan bề tự vận hoặc chịu kết hôn chỉ vì đã thất bại ở cuộc tình đầu. Cách này hay cách khác, rõ ràng là không yêu nhau khi kết hôn với nhau. Các vị mục tử khi chuẩn bị hôn nhân cho các cặp trai gái đang hẹn hò nhau không nên bỏ qua những e dè trên, ngược lại nên hỏi họ xem họ có thực sự và tự do ưng thuận trong quyết định của họ hay không.
7. Chống đối của Cha mẹ: Khi một phía hoặc cả hai phía cha mẹ đều nhất mực chống đối, thì cuộc hôn nhân đã bắt đầu với một trở ngại nghiêm trọng, vì hai vợ chồng mới cưới thiếu mất sự nâng đỡ của mẹ cha. Không được coi thường những chống đối này, trái lại cần phải lượng định chúng một cách cẩn thận. Nhưng vì đôi trẻ nhiều khi không có vị thế làm được điều đó, nên các vị mục tử cần làm sao để những chống đối ấy đừng xẩy ra hoặc nếu xẩy ra thì phải giúp đôi trẻ khắc phục chúng.
Không ai chủ trương hễ biết được các yếu tố xã hội này là tự nhiên loại trừ được các tan vỡ của hôn nhân, nhưng nếu các khám phá trên đây được nhiều người biết đến, được đưa vào hệ thống giáo dục và trở thành một phần của các khóa dự bị hôn nhân, thì sẽ giúp ích rất nhiều trong diễn trình rút giảm con số tan vỡ. Ta cũng tìm thấy nhiều trợ giúp khác khi đề cập đến từng giai đoạn của chu kỳ hôn nhân.
GIAI ÐOẠN ÐẦU CỦA HÔN NHÂN
Giai đoạn này bao gồm năm năm đầu và như đã nói đây là những năm chủ yếu đối với sự sinh tồn của hôn nhân. Ðã có bằng chứng cho thấy có khoảng từ 30% đến 40% các vụ tan vỡ xẩy ra trong những năm này. Ðàng khác, các vấn đề khởi sự trong giai đoạn này sẽ có tác dụng quan trọng đối với thành quả của hôn nhân trong nhiều năm kế tiếp. Có lẽ một điểm quan trọng có thể đưa ra đối với những năm này là người vợ thường nhận thức những vấn đề này trước hết. Nếu thuyết phục được các ông chồng biết coi trọng các lời than phiền rất chính đáng ấy của các bà vợ, thì qua cái nét xã hội tâm lý này, một chiều kích ngăn ngừa khác sẽ khởi sự. Các bà vợ thường có tính nhậy cảm và trực giác nhờ xúc cảm mà phần đông các ông chồng không có và chính việc nhìn nhận điều này sẽ cứu được rất nhiều cuộc hôn nhân, dù các ông thấy khó chịu khi phải đối diện và thực thi sự nhìn nhận ấy.
Sau đó điều quan trọng là phải nhìn vào những chiều kích xã hội, xúc cảm, thể lý, tri thức và tâm linh của giai đoạn này.
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
1. Cha mẹ: Một vấn đề giai dẳng là khi một hoặc cả hai vợ chồng không thể tách mình ra khỏi ảnh hưởng của cha mẹ, khi các vị này đi quá đà không còn phải là nâng đỡ mà là chen vào nội bộ của vợ chồng. Vợ chồng như thế sẽ bị chết cứng giữa hai lòng chung thủy: một với người bạn đời và một với cha mẹ. Dù vậy họ nên biết ưu tiên phải ở chỗ nào; dĩ nhiên ở người bạn đời. Trên bình diện tâm lý, người phối ngẫu quá gắn bó sợ làm phật lòng cha mẹ. Nhưng nên để sự phật lòng này xẩy ra, dù cha mẹ có giận hờn, lên án và đe dọa đi chăng nữa. Trong những lúc như thế, người kia cần nâng đỡ bạn mình vì bạn mình thấy sự tách rời ấy khó khăn quá về phương diện xúc cảm, và do đó, có thể bị ân hận và mặc cảm tội lỗi dầy vò. Thực ra, đường lối cứng rắn bao giờ cũng thành công. Vì vào cái lúc xế chiều của cuộc đời, cha mẹ cần con cái hơn con cái cần cha mẹ. Khi trận chiến dành quyền đã hạ hồi phân giải, cha mẹ sẽ đành phải chấp nhận rằng bọn trẻ vẫn còn săn sóc và yêu thương mình nếu chúng còn điện thoại mỗi tuần một lần dù không hàng ngày, thỉnh thoảng đến thăm dù không định kỳ, và không còn mong chúng phải vì mình mà bỏ qua cuộc sống xã hội của chúng. Những điều này xem ra có vẻ tàn nhẫn, nhưng nhiều cuộc hôn nhân đã tan tành chỉ vì những điều ấy. Cho nên liên hệ đúng đắn với cha mẹ cần được ấn định rõ rệt ngay từ đầu khi mới lấy nhau.
2. Bạn bè: Ðối với bạn bè cũng vậy, tuy vấn đề không gay cấn bằng. Ở đây, ta thấy một trong hai người có thể tỏ ra ghen tương thái quá đối với người bạn đặc biệt nào đó của bạn mình. Trong những hoàn cảnh như thế, người bạn kia có thể bị hy sinh để mưu lấy an bình gia đạo, nhưng điều này vẫn không giải quyết đuợc vấn đề vì chẳng bao lâu người bạn khác sẽ trở thành đối tượng của ngờ vực. Người bạn này có thể bị tố cáo là nhồi nhét những tư tưởng bậy bạ vào đấu óc bạn mình khiến họ ra sai lạc. Cần phải đánh giá những chỉ trích ấy và nếu thấy thiếu sót, thì chủ yếu phải làm sáng tỏ vấn đề ấy ngay từ đầu. Nếu cứ bỏ qua một cơn ghen mà không đánh giá, thì những cơn ghen khác sẽ tiếp nối. Cho nên cần phải đối chất với các cảm quan ghen tức trên, nếu không, con số bạn bè sẽ giảm dần và chỉ còn lại những ai được người kia chấp thuận. Và như thế ta lại thấy một khởi đầu mới trong đó sự kiểm sóat của người này đốì với cuộc đời của người kia chẳng chóng thì chầy sẽ bị thù ghét, đặt nền cho nhiều vấn đề trầm trọng sau này, khi người bị vào khuôn kia sẽ vùng dậy đi tìm tự do, nổi loạn chống lại người bạn đời độc đoán của mình.
3.Tiền bạc: Tiền bạc rất thường xuất đầu lộ diện trong các vấn đề giữa vợ chồng và ta thấy có ba vấn đề sau đây. Thứ nhất, sự bần tiện của người chồng hoặc thiếu khả năng quản lý của người vợ hoặc của cả hai. Thứ hai, việc tiêu sài bừa bãi vào bài bạc, rượu chè hoặc may sắm a dua. Thứ ba, biến tiền bạc thành thuộc tính xúc cảm của tình yêu.
Nếu người chồng thực sự bần tiện, nghĩa là lúc nào cũng đưa cho vợ ít tiền hơn nhu cầu và bằng một thái nhục mạ, thì cần phải đối chất với thực tại này càng sớm càng tốt. Cũng như đối với cha mẹ và bạn bè, nếu thực tại này không được đối chất sớm, nó sẽ đặt nền cho những thù ghét và giận dữ sau này. Chẳng thà một chút cãi vã đắng cay lúc khởi đầu cuộc sống hôn nhân còn hơn phải thấy cơn giận cứ mỗi ngày một tích lũy thêm lên để cuối cùng đành mất niềm tin và lòng trọng kính lẫn nhau. Thành thử gặp trường hợp như thế, người vợ nên đòi cho được số tiền mà nàng thấy cần thiết, nếu không sẽ không chợ búa chi cả. Không thể có những biện pháp nửa vời đối với những vấn đề căn bản, mà tiền bạc là một. Cũng thế, nếu người vợ thiếu khả năng quản lý, nàng phải mau chóng tìm cách học hỏi để vượt qua, và trong vấn đề này, nàng có thể nhờ chồng chỉ vẽ.
Phí phạm tiền bạc trong bài bạc, rượu chè là những yếu tố phá hoại qủy quyệt, và một lần nữa phải thanh toán ngay từ lúc đầu mới lấy nhau, hoặc hay hơn nữa ngay từ lúc còn hẹn hò, như đã đề cập trên đây. Phần lớn là người chồng, chứ người vợ ít khi bài bạc hoặc rượu chè. Nếu yêu cầu nài nỉ mà không xong, thì người phối ngẫu nên bỏ nhà một thời gian cho đến khi người kia chịu bỏ bài bạc, rượu chè.
Trong hôn nhân, tiền bạc là biểu tượng quan trọng của tình yêu. Vợ chồng nên cho nhau biết tình thế tài chánh của mình. Thật không thể tin được có biết bao bà vợ không hề biết chồng mình kiếm được bao nhiêu. Các ông chồng thường bào chữa là vợ họ không hiểu các vấn đề tài chánh và nhiều bà vợ lại bằng lòng với lối giải thích ấy. Tuy nhiên, bom sẽ nổ khi bà khám phá ra chồng đang mắc rắc rối lớn về tài chánh hoặc đã sắp xếp tiền bạc theo những cách mà nếu biết trước bà sẽ không bao giờ chấp thuận. Buồn thay chỉ đến khi ra toà ly dị, chuyện tiền bạc mới được phanh phui chi tiết, lúc ấy chỉ còn đắng cay thất vọng làm cho vấn đề càng rối rắm thêm. Cho nên qui luật hữu ích cho cả hai vợ chồng là nên biết chính xác vị thế tài chính của mình.
4.Sắp xếp việc gia đình: Mặc dù các ông chồng càng ngày càng tham gia hơn vào công việc trong nhà, nhưng các bà vợ vẫn phải làm phần lớn công việc nội trợ, nhất là nấu nướng và giặt giũ.
Như thế dù đang có sự thay đổi theo hướng đó, người ta cũng cần phải đạt được sự chia sẻ thực sự các trách nhiệm trong nhà. Các bà vợ thường chịu đựng sự kỳ thị này với cái nhìn định mệnh. Tuy nhiên nhiều bà không chịu như thế và đòi chồng phải gánh vác nhiều hơn nữa công việc nội trợ trong nhà. Ðiều quan trọng là phải tuân giữ những điều đã được cả hai cùng thoả thuận. Vì nhiều khi ông chồng hứa nhưng chẳng giữ lới hứa chi cả và cái cảm thức bị coi thường như thế làm người vợ rất buồn bực. Vì thế điều quan trọng là người chồng đã hứa điều gì thì phải làm điều ấy, dù chỉ là việc cỏn con, và những lúc người vợ yếu đau hoặc khi cần kíp thì nên làm mọi sự theo hết khả năng của mình. Ðương nhiên người ta mong ông chồng làm nhiều hơn, khi các con ra đời. Thay tã, cho con ăn, thay phiên lúc đêm hôm đều là những việc chủ yếu cần chia sẻ, quan tâm.
5. Nghỉ ngơi giải trí: Nếu việc hẹn hò trước đây tỏ ra thoả đáng, thì hẳn hai vợ chồng mới cưới phải có nhiều điểm chung về các thú vui giải trí song song với các sở thích riêng. Ðiều quan hệ là người phối ngẫu này đừng nên loại bỏ dần các sinh hoạt giải trí của người kia và tự sắp đặt chúng theo cái qũy đạo sở thích riêng của mình mà thôi. Tệ hơn nữa, có người vì tự mình không có sở thích giải trí nào hết, nên đã không chấp nhận bất cứ sinh hoạt xã hội nào và do đó dần dần giam hãm người kia luẩn quẩn trong nhà chẳng còn có ai ngoài chính hai vợ chồng. Phải chống lại những xu hướng như thế, vì nếu không chúng sẽ tạo nên đắng cay thất vọng, và những đắng cay thất vọng này sẽ nổ bùng một ngày không xa.
Một số độc giả đề nghị phải cương quyết và mạnh mẽ chống lại người phối ngẫu không chịu chấp nhận nguyên tắc bất can thiệp hoặc cưỡng bức người kia thay đổi. Ðã đành rõ ràng là vợ chồng phải kính trọng nhân cách của nhau, vì nhân cách này thường làm phong phú lẫn nhau. Họ cũng phải chấp nhận một loạt những phong cách riêng, tuy làm mình khó chịu nhưng không có hại đến chính mối liên hệ vợ chồng. Tuy nhiên, bất cứ khi nào người phối ngẫu này thấy mình bị người kia đối xử một cách không thể nào chấp nhận được, mà cứ im lặng bỏ qua vì sợ sệt thì chỉ tổ chồng chất thêm giận hờn, một ngày kia sẽ nổ tung khi không còn sợ nữa. Chi bằng nên chặn cản những dị biệt quan yếu ngay từ buổi đầu mới lấy nhau hơn là để cho chúng sói mòn dần sự tương hợp của mối liên hệ.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
1. Lệ thuộc: Trên thực tế, hai vợ chồng lệ thuộc nhau về xúc cảm. Họ cần được an toàn, chăm sóc, âu yếm và yêu thương. Họ muốn được khẳng nhận và vững tâm. Họ cần hy vọng, ủi an, tha thứ và khích lệ. Những điều này đều phải hỗ tương. Hai vợ chồng bổ túc các nhu cầu của nhau. Sáng kiến và thay đổi làm thăng bằng thụ động và đều đặn; óc mạo hiểm được bổ khuyết bởi lòng cẩn trọng; óc lý luận bởi cảm quan; quá khích bởi chừng mực; quả quyết bởi dè dặt; tự tin bởi đa nghi; nhẫn nại bởi nóng nẩy. Hơn nữa, các vai trò trên có thể tạm thời đảo ngược hoặc lên xuống trồi sụt như những đức tính được chia sẻ chung trong các hoàn cảnh thích hợp.
Nhưng sự lệ thuộc có thể mang hình thức khác. Ðó là trường hợp người phối ngẫu này cứ tiếp tục coi người kia như đại biểu của uy quyền, của khôn ngoan, của sáng kiến và trổi vượt. Họ thích được bảo phải làm gì, phải chọn gì, phải đi đâu, phải đọc gì; họ dễ dàng nhận trách nhiệm đối với bất cứ điều gì không hay xẩy ra và nói chung họ hành xử như một đứa trẻ còn lệ thuộc. Cái hình thức lệ thuộc này vô cùng nguy hiểm. Vì chẳng chóng thì chầy, người như thế sẽ trưởng thành lên và lúc đó họ sẽ nổi lên chống lại người kia như họ đã chống đối cha mẹ họ, và điều này từng phá tan cả hàng triệu cuộc hôn nhân.
Khi một người phối ngẫu thấy mình hành xử kiểu này, họ cần lượng giá đầy đủ hoàn cảnh của họ. Ðây là hoàn cảnh cực kỳ khó khăn vì họ thích kiểu mẫu hôn nhân này. Họ thích được chăm sóc, vì họ đâu có trưởng thành trong các năm ấy. Nhưng vì là những người phát triển chậm, nên rồi ra họ cũng sẽ lớn lên về phương diện xúc cảm. Lúc ấy họ sẽ thấy những cái làm họ ưng ý trước đây nay thật đáng ruồng bỏ, mạnh mẽ ruồng bỏ đến chính họ cũng phải ngạc nhiên. Bởi vậy, càng sớm nhận ra sự lệ thuộc của mình, họ càng sớm thực hiện được những bước tự lập đầu tiên nhờ sự giúp đỡ của chính người phối ngẫu, nay được cảm nghiệm như người trợ lực chứ không còn là người áp chế nữa. Cũng thế, người phối ngẫu trổi vượt có thể cảm thấy vui khi được người kia trọng kính mình, nhưng nếu họ ý thức được hoàn cảnh, họ phải giúp người bạn đời mình đạt được tính tự lập càng nhanh càng tốt để họ khỏi cảm thấy âu lo không cần thiết.
2. Lòng tự hào: Một trong những đặc điểm của hôn nhân hiện đại là nhu cầu của hai vợ chồng muốn được người bạn đời trân qúi, cảm thấy mình quan trọng và nhờ thế duy trì được niềm tự hào riêng. Tuy nhiên, nhiều cuộc hôn nhân ngày nay đang phải sống trong cảnh thăng trầm về xúc cảm. Có khi niềm tự hào của người này xuống dốc vì bị chỉ trích, thì, nói một cách tương đối, người kia lại cảm thấy lên cao vì tạm thời đã lập được thế thượng phong. Ðiều này có thể chỉ xẩy ra rất ngắn vì chẳng bao lâu sau tình thế bị đảo ngược lại. Cho nên, điều cần là cả hai vợ chồng cùng phải thẳng thắn phê bình lẫn nhau và, quan trọng hơn nữa, là biết đánh gía nhau một cách thích hợp và thường xuyên. Nếu một người phối ngẫu không biết khẳng nhận, thì cần chấn chỉnh càng sớm càng tốt. Hôn nhân hiện đại đòi hỏi tình yêu, nhưng cách biểu lộ tình yêu mạnh nhất chính là biết đánh giá một cách tích cực.
Các cặp vợ chồng thường đến than phiền với các huấn đạo viên rằng họ thấy họ không còn được yêu thương nữa. Ngay từ buổi đầu mới lấy nhau, người phối ngẫu của họ chưa bao giờ cho họ dấu gì là họ đáng yêu cả. Trước đó, có thể họ đã từng có một cuộc tình trong đó họ thấy họ được cần đến và được đánh giá cao. Nhưng nay rất giận vì người bạn đời từ khước họ cái cảm quan ấy. Chấm dứt cuộc hôn nhân này há chẳng tốt hơn sao? Ðôi khi họ rất ngạc nhiên khi thấy người phối ngẫu thực sự yêu mình và sẵn sàng nói như thế trước sự hiện diện của huấn đạo viên. Tuy nhiên vợ chồng không thể sống mà cứ phải trả tiền cho mấy ông huấn đạo viên. Họ cần học cách biết nhìn nhận lẫn nhau một cách yêu thương, và những năm đầu tiên này là những năm chủ yếu để vượt qua các trở ngại trong phạm vi này. Vợ chồng cần nhấn mạnh đến những cách biểu lộ thích đáng tình âu yếm cho nhau, những lối biểu lộ mà người kia có thể nhìn và cảm nhận được. Nếu điều ấy không xẩy ra thì đừng nhượng bộ, vì nhượng bộ rất tai hại. Nếu cần có thể rời bỏ căn nhà vợ chồng để người phối ngẫu kia biết là mình muốn câu chuyện được giải quyết.
3. Tình thân mật: Trong thời gian hẹn hò tìm hiểu, chắc nhắn hai vợ chồng đã sống với nhau khá nhiều thời gian. 'Với nhau' phải là một trong những đặc điểm chính của giai đoạn hẹn hò vì bản chất của mối liên hệ trong giai đoạn này chính là vậy. Tuy nhiên, nấp sau tình thân mật ấy ta thấy có hai điều nguy hiểm. Ðiều thứ nhất, một trong hai không sống một mình được. Ðiều này sẽ lộ ra sau này trong cuộc sống hôn nhân là lúc cần có sự thăng bằng giữa gần gũi và phân cách. Nghĩa là mỗi người hôn phối, tuy sống với nhau phần lớn thời gian, vẫn cần có thời giờ riêng cho mình. Ấy thế nhưng người không sống một mình được lại cứ theo người kia hết phòng này qua phòng khác, lúc nào cũng muốn ở gần nhau bất kể trong hay ngoài nhà. Họ không chịu được khi không có người bạn đời bên cạnh và việc có nhau, vốn được hiểu như dấu hiệu của tình âu yếm thân mật, nay đã thành ra ngột ngạt khó chịu. Người không dễ ở một mình kia thường cũng lại hay ghen sợ người yêu bị cướp mất. Ðể khỏi lôi thôi, người kia có thể cứ để họ theo đuôi mình hoài, nhưng sự nhượng bộ như thế chỉ tổ gây thêm thù ghét. Cần phải khuyến khích họ tập tự lập, làm việc này việc nọ, đi đây đi đó một mình trong một thời gian ngắn cho đến khi họ có thể đương đầu với sự lẻ loi. Cần phải giúp họ chấp nhận cảm thức lo âu khi phải ở một mình và, nếu cần, nên nhờ những nhà chuyên môn giúp đỡ để vượt thắng nỗi lo âu kia.
Nguy hiểm thứ hai là thiếu sự thân mật. Sau ngày cưới, người chồng có thể trở lại gặp bạn bè tại các bóp bia hoặc các câu lạc bộ, ở lại làm trễ và nói chung khước từ sự gần gũi vốn có trong thời gian hẹn hò. Người chồng có thể nại cớ làm trễ vì lợi ích gia đình mặc dù vợ con ít được nhìn thấy ông. Nhưng nếu hỏi cho cặn kẽ, có thể ông ta sẽ cho hay rằng cuộc sống hôn nhân làm ông ta ngột ngạt khó thở về phương diện xúc cảm. Trong trường hợp này, người vợ phải đương đầu với chồng, kiên trì đòi ông phải dành số giờ tối thiểu cho gia đình. Ðồng thời tìm hiểu xem bầu không khí nào làm ông vui, bầu khí nào trái lại làm ông xa lánh không thích gần gũi vợ con. Nếu người chồng không chịu đáp ứng, thì cần phải làm mạnh cho ông ta thấy. Thà một màn trình diễn ngọan mục khi thiện chí còn đó hơn là sau này khi kiên nhẫn đã tàn lụi.
4. Cô lập và giao du: Liên hệ mật thiết đến việc có nhau trong thời gian hẹn hò ta phải nói đến sự giao du ngoài xã hội. Nếu hai người cứ dính cứng lấy nhau trong thời gian hẹn hò, nhất định không chịu hòa mình với người khác, thì ít khi họ thay đổi được sau khi đã kết hôn. Thời gian hẹn hò còn nói được là họ không muốn ai xâm nhập vào cái thiên đường nhỏ bé của họ. Nhưng nên thận trọng coi chừng thái độ tự cô lập ấy, nhất là khi một trong hai người muốn được hòa mình với người ngoài.
Sau khi lấy nhau, người phối ngẫu sống cô lập và xa lánh người đời trên chắc chắn sẽ hạn chế các giao du ngoài xã hội của người bạn đời và do đó thế giới của họ trở nên chật hẹp chỉ còn lại họ và những người thân thiết ruột thịt, trong đó người bạn đời của họ tức người muốn giao du ngoài xã hội sống như bị cầm tù. Nếu thấy mẫu tác phong này phát triển, ta không được thông đồng. Người muốn ra ngoài và có bạn tới nhà cần phải thi hành ý muốn chính đáng của mình. Và nên khích lệ người bạn hay lo sợ trên để họ có thể vượt qua đuợc nỗi sợ sệt về phương diện xã hội của họ. Nhiều khi những người đó chỉ dự cảm trước một biến cố giao dịch nhưng khi đã tham dự rồi thì họ lại vui vẻ hân hoan.
5. Chống chế: Ðể có thể đương đầu với những hạn chế trên đây, hai vợ chồng thường dựa vào những cơ chế tâm lý giúp họ duy trì cái hoàn cảnh méo mó ấy.
(a) Phóng chiếu: Trong các năm đầu mới lấy nhau, có một sự bóp méo đặc biệt dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (projection). Cơ chế phóng chiếu này làm thay đổi cảm nghiệm của họ về người phối ngẫu. Thay vì coi họ như con người thực sự của họ, người bạn đời lại tô vẽ họ theo hình ảnh của cha, của mẹ hay của một người mình tôn sùng. Như thế, họ không cảm nghiệm con người thực của người phối ngẫu nhưng theo hình ảnh họ muốn về người đó và họ liên hệ với người đó trên căn bản hoàn toàn tưởng tượng. Ðôi khi, có thể có người phối ngẫu thích cái bản sắc do họ vẽ về mình. Người chồng thích coi vợ như đứa con gái nhỏ, người vợ coi chồng như đứa con trai bé, người chồng coi vợ như em gái, và người vợ coi chồng như anh trai - người bạn đời lại thích làm theo như vậy. Cả hai chuyện ấy, chuyện lựa chọn và chuyện bên kia đáp ứng theo, đều thuộc bình diện thiếu trưởng thành về xúc cảm. Những liên hệ có tính thông đồng này có thể bao gồm các mẫu tác phong thống bạo (sado-masochistic) trong đó tính tự cao tự đại và hay gây hấn của người này gặp được tính tự ti mặc cảm và cảm quan muốn-bị-phạt của người kia. Ta thấy có sự nối dài tế vi giữa bổ xung tính và lối tưởng tượng thông đồng này. Ðương nhiên, tưởng tượng là tình trạng rất bất ổn, vì chẳng chóng thì chầy, thực tại của người phối ngẫu sẽ trồi lên và phá tan tưởng tượng. Nếu bị đối xử theo lối tưởng tượng, ta nên nhấn mạnh cho người phối ngẫu hiểu ta không phải là mẹ hoặc cha, mà là chồng hoặc vợ, và nên từ khước hành xử theo vai trò tưởng tượng do họ đòi hỏi. Ta nên luôn nhấn mạnh đến thực tại.
(b) Biện giải: Phóng chiếu là một cơ chế vô thức qua đó việc lựa chọn và đáp ứng chính là cái con người đã mất, đã được thần tượng hóa và do đó không bao giờ bắt được. Khi hai vợ chồng về sống chung với nhau, họ phải làm cho nhau trở nên có nghĩa, cả hiện tại lẫn quá khứ. Ðể làm việc đó, có khi họ dùng đến cơ chế biện giải (rationalization). Cơ chế này không chỉ được dùng trong các cuộc hôn nhân thông đồng mà là trong bất cứ cuộc hôn nhân nào trong đó người ta không chịu đương đầu trực diện với một vấn đề xúc cảm hoặc một mối âu lo nào đó. Thay vào đó họ xử lý chúng bằng cách rút gọn chúng lại trong một giải thích hoàn toàn thuần lý. Theo lối đó, một hoặc cả hai vợ chồng nhất định từ khước không chịu bàn đến mối tranh chấp xúc cảm mà họ đang gặp phải. Trong vấn đề này, người phối ngẫu nhìn ra thực tại phải đòi giải quyết các vấn đề trên bình diện thực tại. Phải cởi bỏ những điều không đúng của biện giải cũng như mối lo âu nằm bên dưới chúng, để trực diện công khai với nỗi sợ và mặc cảm tội lỗi.
(c) Chối: Nếu biện giải không thành công, người ta sẽ chạy tới cơ chế chối phắt (denial). Khi bị người bạn đời cáo buộc một hành động vi phạm nào đó (rất thường) hoặc được họ khen đã làm một điều tốt gì đó (ít thường hơn), ta thường nhào tới chống chế bằng cách chối phắt cái hại hoặc cái động lực đứng đàng sau. Chối không hẳn là nói dối. Vì nói dối là hành vi hữu thức và có suy nghĩ. Chối là một bác bỏ được thai nghén từ vô thức vốn không muốn nhận trách nhiệm về những chuyện không vui và đôi lúc không chịu được lời khen.
Ba cơ chế phóng chiếu, biện giải và chối phắt này góp phần bóp méo sự trao đổi qua lại của vợ chồng khiến họ mò mẫm trong bóng tối, trừ khi họ nhìn ra các động lực của chúng. Chính đây là chỗ sự giải thích xây dựng của một người thứ ba sẽ giúp ích rất nhiều.
CÁC VẤN ÐỀ TÍNH DỤC
Chương Tám đã trình bầy bằng chứng cho thấy sự thỏa mãn tính dục và hạnh phúc hôn nhân có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó điều quan trọng là phải tìm cách vượt qua các khó khăn về tính dục đang hiện diện hoặc đang xuất hiện trong giai đoạn đầu của hôn nhân.
1. Chuẩn bị giao hợp tính dục: Ngày nay, thật hiếm có cặp vợ chồng nào đến ngày cưới mà lại chưa từng giao hợp với nhau. Tuy vậy, chỉ trong cái cảm nghiệm liên tục của một cuộc hôn nhân đã được xây dựng đàng hoàng, người ta mới có được sự an toàn tuyệt đối và cơ hội dạy cho nhau biết thế nào là gợi hứng tính dục. Nếu nhận rằng việc giao hợp tính dục là một cử hành, thì các chi tiết chung quanh nó hẳn phải có tầm quan trọng rất lớn. Sự hiệp thông tính dục cần có chuẩn bị, một chuẩn bị cần hai vợ chồng phải thông đạt đầy đủ với nhau. Mỗi người phải nói cho bạn mình biết điều gì làm mình thích thú đang khi mơn trớn nhau (foreplay). Họ cần cho nhau biết các chi tiết về dáng dấp, rờ mó, vuốt ve, mơn trớn, hôn hít và thời gian cần để cả hai cùng có hứng. Ðàn ông thường hay vội vàng tiến tới giao hợp, quên rằng vợ chưa sẵn sàng nhập cuộc, còn người vợ thì quá thẹn thùng hoặc sợ sệt không dám cho chồng hay mình thích gì. Do đó thông đạt tốt là điều chủ yếu, không được làm gì khiến vợ chồng hãi sợ không dám bộc lộ các ý thích tính dục đích thực của mình sợ bị bài bác. Trái lại nên khích lệ lẫn nhau để nhận ra ý thích của nhau và ráng làm cho nhau thích thú càng nhiều càng tốt.
2. Giao hợp: Sự gợi hứng kết thúc bằng việc giao hợp tính dục. Ở đây ta thấy tư thế làm tình do hai vợ chồng chọn, thời gian kéo dài của việc giao hợp, việc đạt tới tuyệt đỉnh cũng như những giây phút tiếp sau đó tất cả đều có ý nghĩa. Việc người vợ giả vờ khóai ngất là một nghệ thuật được nhiều phụ nữ thực hành trong nhiều thời đại. Nhưng ở thời đại người ta chuộng những cái chân thực của bản thân này, đó không phải là giải pháp thỏa đáng. Nếu người vợ không vui thích việc giao hợp, nàng cần nói thẳng cho chồng biết và cả hai sẽ phải tìm ra nguyên do và sửa chữa các nguyên do ấy.
Việc giao hợp tính dục có thể không diễn tiến được. Một số ít các cặp vợ chồng không hoàn hợp được cuộc phối ngẫu của mình. Ngày nay gặp trường hợp như thế họ nên đi tìm sự giúp đỡ với rất nhiều hy vọng thành công.
Việc xuất tinh sớm và bất lực sơ khởi nơi người chồng, cũng như việc thiếu khoan khóai khi làm tình, khó khăn lắm mới đạt cực khóai hoặc chứng co đau âm đạo (vaginismus) nơi người vợ đều có thể nhận được giúp đỡ qua các phương pháp hiện hành trong khoa trị liệu tính dục.
CHIỀU KÍCH TRI THỨC VÀ TÂM LINH
Việc phòng ngừa chủ yếu đối với sự bất tương hợp về tri thức và tâm linh phải bắt đầu ngay lúc mới hẹn hò nhau. Ðấy là lúc hai bên phải làm sao để trình độ giáo dục cũng như hệ thống giá trị của mình tương xứng với nhau. Phải có mức thông cảm với nhau về trình độ tri thức để có thể hiểu nhau. Cũng thế, cần phải biết các quan điểm của nhau về chính trị, thẩm mỹ, văn hóa và v.v. Một nhà mà chia rẽ ngay bên trong thì khó mà sống còn được. Vợ chồng nào không thể hiểu nhau cũng như không thể hợp với các giá trị của nhau thì khó mà sinh hoạt được với nhau. Những vụ kết hôn vội vàng trong đó sự lôi cuốn về thể xác giữ phần chủ động hoặc do nhu cầu chạy trốn một hoàn cảnh không thể chịu đựng được thường là nguyên nhân cho những hoàn cảnh trong đó vợ chồng thấy họ có rất ít điểm chung với nhau.
Tài Liệu: “Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Công Dân Chân Chính”
Hội Đồng GMHK
08:18 03/08/2008
Tài Liệu: “Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Công Dân Chân Chính”
Một Lời Kêu Gọi về Trách Nhiệm Chính Trị của HĐGM Hoa Kỳ
Nguyên bản tiếng Anh: http://www.usccb.org/faithfulcitizenship/FCStatement.pdf
Phaolô Phạm Xuân Khôi, Ủy Ban Giáo Lý Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ, phiên dịch.
Theo bản tin của National Catholic Reporter ngày 14 tháng 11 vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chấp thuận tài liệu “Làm Công Dân Chân Chính” với 97.8% phiếu thuận. Tài liệu này được soạn thảo nhằm mục đích hướng dẫn người Công Giáo Hoa Kỳ trong mùa bầu cử 2008 tới.
Đức Cha Nicholas DiMarzio của Brooklyn nói rằng: “Tài liệu này là kết quả của một tiến trình vô tiền khoáng hậu qua việc cẩn thận lắng nghe, tham khảo rộng rãi và làm việc tận lực để tạo nên một sự đồng tâm của trong giáo hội về điều gì là chân thật trong giáo huấn Công Giáo và có thể hợp nhất Hội Đồng Giám Mục chúng tôi.”
“Văn kiện này không thể được coi là thuộc loại thiên đảng phái, hữu khuynh, tả khuynh, Dân Chủ hay Cộng Hòa. Văn kiện này kêu gọi người Công Giáo dùng đức tin của mình mà uốn nắn đời sống chính trị của họ, chứ không phải ngược lại.”
Đức Cha Samuel Aquila của Fargo, North Dakota nói: “Nếu chúng tôi không cảnh giác dân chúng rằng việc chọn lựa những gì tự bản chất là xấu có ảnh hưởng đến phần rỗi của họ, thì chúng tôi không làm tròn phận sự của những vị thầy.”
“Làm Công Dân Chân Chính” đưa ra hai cám dỗ mà người Công Giáo phải tránh trong việc quyết định khi bỏ phiếu.
Cám dỗ thứ nhất là không cần phân biệt giữa những loại khác nhau của vấn đề liên quan đến sự sống và nhân phẩm. Tài liệu nhấn mạnh: “Sự cố tình và trực tiếp hủy hoại sự sống của những người vô tội luôn luôn là điều sai chứ không phải chỉ là một trong những vấn đề.”
Cám dỗ thứ hai là việc “lạm dụng những sự phân biệt cần thiết về luân lý này như là một cách để coi thường hay khước từ những đe dọa nghiêm trọng đến sự sống và nhân phẩm.”
Trong khi nhấn mạnh đến việc chống lại những sự dữ tuyệt đối như phá thai và kỳ thị chủng tộc, tài liệu này cũng nhận rằng trong vài trường hợp, người Công Giáo có thể bỏ phiếu cho những người ủng hộ phá thai nếu có những “lý do tương xứng” để làm như thế. Nhưng lại không nói “lý do tương xứng là gì”. [Có thể tùy Giám Mục địa phương quyết định. Trường hợp điển hình là khi chỉ có ứng viên ủng hộ phá thai thì phải bầu cho người nào ít hại nhất về các vấn đề luân lý khác].
Về vấn đề này, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput nhấn mạnh rằng cần phải đưa ra giới hạn. Ngài nói với National Catholic Reporter rằng:
“Tôi nghĩ rằng có những lý do chính đáng để bỏ phiếu cho những người không đồng ý với Hội Thánh về vấn đề phá thai, nhưng đó phải là một lý do mà bạn có thể tự tin mà giải thích với Chúa Giêsu và các nạn nhân bị phá thai khi bạn gặp Chúa và họ vào ngày Phán Xét. Đó là điều kiện duy nhất.”
Đây là lần đầu tiên mà tài liệu “Làm Công Dân Chân Chính” được soạn thảo bởi nhiều ủy ban khác nhau của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và được trình lên toàn thể Hội Đồng để bỏ phiếu. Tài liệu này là đề nghị chung của ủy ban Chính Sách Quốc Nội, Chính Sách Quốc Tế, Hoạt Động Phò Sự Sống, Truyền Thông, Tín Lý, Giáo Dục và Di Dân.
Sau đây chúng tôi xin lần lượt dịch từng phần của tài liệu này để các tín hữu Công Giáo Việt Nam có tài liệu tham khảo.
Nội Dung
PHẦN I - Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Công Dân Chân Chính: Suy Tư Của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Về Giáo Huấn Hội Thánh Và Đời Sống Chính Trị
Nhập Đề.
Tại sao Hội Thánh Dạy về Những Vấn Đề Liên Quan Đến Chính Sách Công Cộng?
Ai Trong Hội Thánh Nên Tham Gia vào Đời Sống Chính Trị?
Hội Thánh Làm Gì Đề Giúp Tín Hữu Công Giáo Nói về Những Vấn Đề Chính Trị và Xã Hội?
Một Lương Tâm Được Đào Luyện Kỹ Càng.
Đức Tính Khôn Ngoan.
Làm Lành Lánh Dữ.
Những Chọn Lựa Về Luân Lý.
Hội Thánh Nói Gì về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo ở Nơi Công Cộng? - Bảy Đề Tài Chính
Quyền Sống và Phẩm Giá của Con Người
Mời Gọi vào Gia Đình, Cộng Đồng, và Tham Gia.
Quyền Lợi và Nhiệm Vụ.
Thương Yêu Người Nghèo.
Giá Trị của Lao Động và Quyền Lợi của Công Nhân.
Đoàn Kết
Chăm Sóc cho Các Tạo Vật của Thiên Chúa.
Kết Luận.
PHẦN II: Áp D ụng Giáo Huấn Công Giáo Vào Các Vấn Đ ề Chính - Tóm Tắt Lập Trường Chính Sách Của Hồi Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Sự Sống Con Người
Đời Sống Gia Đình.
Công Bằng Xã Hội
Đoàn Kết Toàn Cầu.
PHẦN III. Mục Đích Của Đời Sống Chính Trị: Những Thách Đố Đối Với Các Ứng Cử Viên Và Nhân Viên Chính Phủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Các Văn Kiện Chính Của Công Giáo Về Đời Sống Công Cộng Và Các Vấn Đề Luân Lý.
Tài Liệu: “Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Công Dân Chân Chính”
Một Lời Kêu Gọi về Trách Nhiệm Chính Trị của HĐGM Hoa Kỳ
Nguyên bản tiếng Anh: http://www.usccb.org/faithfulcitizenship/FCStatement.pdf
PHẦN I
ĐÀO LUYỆN LƯƠNG TÂM ĐỂ THÀNH CÔNG DÂN CHÂN CHÍNH
SUY TƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC HOA KỲ
VỀ GIÁO HUẤN HỘI THÁNH VÀ ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ
Nhập Đề
1. Là một dân tộc, chúng ta cùng chia sẻ những phúc lành và sức mạnh, kể cả một truyền thống tự do tôn giáo và quyền tham gia chính trị. Tuy nhiên, như một dân tộc, chúng ta cũng phải đương đầu với những khó khăn trầm trọng là những khó khăn hiển nhiên về chính trị mà lại có những chiều kích luân lý sâu xa.
2. Chúng ta là một quốc gia được xây dựng trên nền tảng “sự sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc,” nhưng người ta đang không hoàn toàn bảo vệ chính quyền sống, nhất là của những thai nhi, là phần tử yếu đuối nhất của gia đình Hoa Kỳ. Chúng ta được mời gọi để làm những người xây dựng hòa bình trong một quốc gia đang có chiến tranh. Chúng ta là một quốc gia đã thề hứa theo đuổi “tự do và công lý cho mọi người,” nhưng thường lại bị chia cách quá nhiều bởi lằn ranh màu da, chủng tộc, và sự thiếu quân bình về kinh tế. Chúng ta là một quốc gia của những người di dân, đang cố gắng để diễn tả những khó khăn của những người di dân mới đang sống giữa chúng ta. Chúng ta là một xã hội được xây dựng trên sức mạnh của các gia đình, được mời gọi để bảo vệ hôn nhân và nâng đỡ đời sống luân lý và kinh tế của các gia đình. Chúng ta là một dân tộc hùng cường trong một thế giới bạo động, phải đương đầu với khủng bố và đang cố gắng xây dựng một thế giới an toàn, công bình và hòa bình hơn. Chúng ta là xã hội giàu sang mà trong đó còn có quá nhiều người đang sống trong nghèo khổ, thiếu những săn sóc về sức khỏe, và những nhu cầu thiết yếu cho đời sống. Chúng ta là thành phần của một cộng đồng thế giới đang phải đương đầu với những đe dọa khẩn cấp về môi sinh để tồn tại. Những thách đố này nằm ở trọng tâm của đời sống công cộng và ở trung điểm của việc theo đuổi công ích.
3. Trong nhiều năm qua, chúng tôi, các Giám Mục Hoa Kỳ đã tìm cách chia sẻ các giáo huấn Công Giáo về đời sống chính trị. Chúng tôi đã làm như thế qua hàng loạt những lời phát biểu được công bố mỗi bốn năm đặt trọng tâm vào “nhiệm vụ chính trị” và “nhiệm vụ công dân chân chính.” Trong tài liệu này chúng tôi tiếp tục thông lệ ấy để duy trì sự liên tục của những điều chúng tôi đã nói trong quá khứ dưới ánh sáng của những thách đố mới mà quốc gia và thế giới của chúng ta đang phải đương đầu. Đây không phải là những giáo huấn mới, mà là xác định lại những gì Hội Đồng Giám Mục và Hội Thánh hoàn vũ đã dạy. Là người Công Giáo, chúng ta là phần tử của một cộng đồng có một gia sản phong phú giúp chúng ta xét đoán những thách đố trong đời sống công cộng và góp phần vào việc đem lại công bằng và hòa bình hơn cho mọi người.
4. Một phần của gia tài phong phú về công dân chân chính là giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II trong Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo (Dignitatis Humanae). Tuyên ngôn này nói rằng: “chính xã hội sẽ được hưởng nhờ những lợi ích của công lý và hòa bình, phát sinh do lòng trung thành của con người đối với Thiên Chúa và Thánh Ý Ngài” (số 6). Hoạt động cho công lý đòi hỏi tinh thần và tâm hồn của người Công Giáo được giáo dục và đào luyện để biết và thực hành toàn thể đức tin.
5. Công bố này nhấn mạnh đến vai trò của Hội Thánh trong việc đào luyện lương tâm, và nhiệm vụ luân lý của mỗi người Công Giáo phải lắng nghe, đón nhận, và thực thi giáo huấn của Hội Thánh trong nhiệm vụ đào luyện lương tâm của mình suốt đời. Với nền tảng này, người Công Giáo có thể lượng giá các lập trường chính trị, các cương lĩnh của các đảng phái, và những lời hứa cũng như việc làm của các ứng cử viên theo ánh sáng Tin Mừng và giáo huấn của Hội Thánh về luân lý và xã hội để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
6. Chúng tôi cố gắng thực thi việc này bằng cách trả lời bốn câu hỏi: (1) Tại sao Hội Thánh lại dạy về những vấn đề liên quan đến những chính sách công cộng? (2) Những ai trong Hội Thánh nên tham gia vào đời sống chính trị? (3) Hội Thánh làm thế nào để giúp người Công Giáo nói về những vấn đề chính trị và xã hội? (4) Hội Thánh nói gì về học thuyết xã hội Công Giáo cho quần chúng?
7. Trong công bố này, chúng tôi, các Giám Mục không có ý bảo người Công Giáo phải bầu cho ai hay không được bầu cho ai. Mục đích của chúng tôi là giúp họ đào luyện lương tâm theo chân lý của Thiên Chúa. Chúng tôi công nhận rằng nhiệm vụ chọn lựa trong đời sống chính trị là nhiệm vụ của mỗi cá nhân theo một lương tâm được đào luyện chu đáo, và sự tham gia của họ vượt trên việc bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử.
8. Trong những năm bầu cử, có thể có nhiều bản tin và hướng dẫn bầu cử được xuất bản và phát hành. Chúng tôi khuyến khích người Công Giáo hãy tìm đọc những tài liệu do chính Giám Mục, Hội Đồng Giám Mục tiểu bang của họ, hay Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho phép. Công bố này có mục đích suy luận và bổ túc chứ không thay thế cho các giáo huấn của các Giám Mục của giáo phận hay tiểu bang của quý vị. Dựa theo những suy tư này và của các Giám Mục địa phương, chúng tôi khuyến khích người Công Giáo trên toàn nước Mỹ tích cực tham gia vào tiến trình chính trị, nhất là trong thời buổi thử thách này.
Tại sao Hội Thánh Dạy về Những Vấn Đề Liên Quan Đến Chính Sách Công Cộng?
9. Nhiệm vụ của Hội Thánh phải tham gia vào việc hình thành luân lý tính của xã hội là một đòi hỏi của đức tin. Đó là một phần căn bản của sứ vụ mà chúng tôi đã nhận được từ Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng ban cho chúng ta một cái nhìn về sự sống được mặc khải trong Thánh Kinh và Thánh Truyền. Để vang vọng lại giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II: “Ngôi Lời làm người, trong khi tỏ cho chúng ta thấy tình yêu của Chúa Cha, cũng cho chúng ta thấy làm người thật sự là gì” (xem Gaudium et Spes, số 22). Tình yêu mà Đức Kitô dành cho chúng ta giúp chúng ta thấy thật rõ nhân phẩm của chúng ta, và thôi thúc chúng ta yêu mến tha nhân như Người đã yêu thương chúng ta. Đức Kitô, Vị Thầy, chỉ cho chúng ta điều gì là chân thật và tốt lành, nghĩa là điều gì phù hợp với với bản tính con người của chúng ta như những thụ tạo tự do và thông minh, được tạo dựng theo và giống hình ảnh Thiên Chúa, và được Đấng Tạo Hóa ban cho nhân phẩm và nhân quyền.
10. Những gì mà đức tin dạy chúng ta về phẩm giá con người và về sự thánh thiêng của sự sống của mỗi người giúp chúng ta thấy rõ hơn, và cùng là những chân lý mà chúng ta nhận thức được qua hồng ân lý trí con người. Trọng tâm của những chân lý này là việc tôn trọng phẩm giá của mỗi người. Đây là điểm nòng cốt của giáo huấn về luân lý và xã hội Công Giáo. Bởi vì chúng ta là những người có cả đức tin lẫn lý trí, nên việc chúng ta đem những chân lý thiết yếu về sự sống con người và nhân phẩm ra chỗ công cộng là điều hợp tình và cần thiết. Chúng ta được mời gọi để thực thi mệnh lệnh của Đức Kitô là: ‘hãy yêu thương nhau” (Ga 13:34). Chúng ta cũng được mời gọi để đề cao hạnh phúc của tất cả mọi người, để chia sẻ phúc lành với những người thiếu thốn, để bảo vệ hôn nhân, và sự sống cùng nhân phẩm của mọi người, nhất là những người yếu đuối, cô thế, và không có tiếng nói. Trong Thông Điệp đầu tiên, Deus Caritas Est, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã giải thích rằng: “đức ái phải tác động toàn thể đời sống người tín hữu giáo dân, và như thế bao gồm cả các hoạt động chính trị của họ, sống như “bác ái xã hội” (số 29).
11. Có người đặt ra vấn đề là việc Hội Thánh đóng một vai trò trong đời sống chính trị có hợp lý không. Nhiệm vụ phải dạy về các giá trị luân lý hình thành đời sống chúng ta, kể cả đời sống công cộng, là trọng tâm của sứ vụ mà Đức Chúa Giêsu Kitô trao cho Hội Thánh. Hơn nữa, Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tham gia và lên tiếng của mỗi tín hữu và của các cơ quan tôn giáo mà chính quyền không được can thiệp, ủng hộ hay kỳ thị. Luật dân sự phải công nhận hoàn toàn và bảo vệ quyền lợi, nhiệm vụ và các dịp thuận lợi của Hội Thánh để tham gia vào xã hội mà không được bắt Hội Thánh phải từ bỏ hay coi nhẹ những xác tín quan trọng về luân lý của Hội Thánh. Truyền thống đa dạng của quốc gia chúng ta được gia tăng thay vì bị đe dọa khi mà những những nhóm tôn giáo và những người có tín ngưỡng đem những sự xác tín và quan tâm của họ vào đời sống công cộng. Thực ra, các giáo huấn của Hội Thánh cũng phù hợp với những giá trị căn bản đã thành hình lịch sử quốc gia chúng ta: “sự sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc.”
12. Cộng đồng Công Giáo đem vào cuộc đối thoại chính trị những tài nguyên quan trọng cho tương lai của dân tộc chúng ta. Chúng ta đem vào một cơ cấu luân lý kiên định – rút ra từ lý trí căn bản của con người được soi sáng bởi Thánh Kinh và giáo huấn Hội Thánh - để định giá các vấn đề, các cương lĩnh chính trị, và các cuộc tranh cử. Chúng ta cũng đem lại kinh nghiệm rộng rãi trong việc phục vụ những người thiếu thốn – giáo dục người trẻ, săn sóc bệnh nhân, cung cấp chỗ ở cho những người vô gia cư, giúp đỡ các phụ nữ gặp khó khăn khi thai nghén, cho người đói ăn, đón chào những người di cư và tản cư, mở rộng tay trong việc đoàn kết toàn cầu, và theo đuổi hòa bình.
Ai Trong Hội Thánh Nên Tham Gia vào Đời Sống Chính Trị?
13. Theo Truyền Thống Công Giáo, làm công dân có trách nhiệm là một nhân đức, và tham gia vào đời sống chính trị là một bổn phận luân lý. Bổn phận này bắt nguồn từ quyết tâm khi chúng ta chịu phép Thánh Tẩy là theo Đức Chúa Giêsu Kitô và làm nhân chứng cho Người trong mọi việc chúng ta làm. Như Sách Giáo Lý Công Giáo nhắc nhở chúng ta: “Tất cả mọi người phải tham gia, tùy theo địa vị và vai trò của mình, để mưu cầu công ích. Bổn phận này gắn liền với phẩm giá con người…. Các công dân phải tích cực tham gia càng nhiều càng tốt vào đời sống xã hội” (câu 1913-1915).
14. Tiếc là việc chính trị ở nước chúng ta thường là một cuộc thi đua của những thế lực tư lợi, những công kích theo đảng phái, những lời tuyên truyền, và những lời nói quá đáng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Hội Thánh kêu gọi một loại tham gia chính trị khác: một sự tham gia được thành hình bởi các xác tín về luân lý của những lương tâm được đào luyện kỹ càng, và chú tâm vào phẩm giá của từng con người, việc theo đuổi công ích, cùng bảo vệ những người yếu đuối và cô thế. Lời kêu gọi làm công dân chân chính xác nhận tầm mức quan trọng của việc tham gia chính trị và quả quyết rằng phục vụ quần chúng là một ơn gọi có giá trị. Là người Công Giáo chúng ta phải được hướng dẫn bởi xác tín về luân lý của chúng ta nhiều hơn là sự ràng buộc của chúng ta với một đảng phái chính trị hay một phe phái tư lợi. Khi cần thiết, sự tham gia của chúng ta phải giúp biến đổi đảng phái mà chúng ta đang tham gia; chúng ta không được để đảng phái biến đổi chúng ta đến nỗi chúng ta bỏ quên hay chối từ những chân lý căn bản về luân lý. Chúng ta được mời gọi để đem các nguyên tắc, những chọn lựa chính trị, những giá trị và lá phiếu của chúng ta lại với nhau, để góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
15. Các giáo sĩ và giáo dân có vai trò bổ túc cho nhau trong đời sống công cộng. Chúng tôi, các Giám Mục, có nhiệm vụ chính là trao lại giáo huấn về luân lý và xã hội của Hội Thánh. Cùng với các linh mục và các phó tế, được sự giúp đỡ của các tu sĩ và các giáo dân có vai trò lãnh đạo trong Hội Thánh, chúng tôi có nhiệm vụ dạy những nguyên tắc luân lý căn bản để giúp người Công Giáo đào luyện lương tâm của họ cho đúng, để hướng dẫn họ trong những quyết định công cộng theo chiều kích luân lý, và khuyến khích các tín hữu thi hành nhiệm vụ của họ trong đời sống chính trị. Để làm tròn những trọng trách này, các nhà lãnh đạo Hội Thánh phải tránh ủng hộ hay chống đối các ứng cử viên, hoặc bảo dân chúng phải bầu cử thế nào. Như Đức Thánh Cha Bêneđictô XVI đã nói trong Deus Caritas Est,
Hội Thánh muốn giúp đỡ để đào luyện lương tâm trong đời sống chính trị, và khuyến khích hiểu biết hơn về những đòi hỏi chân chính của công lý cũng như sẵn sàng hơn để hành động theo chúng, ngay cả khi hành động này trái ngược với những hoàn cảnh có lợi cho cá nhân…. Hội Thánh không thể và không được tự mình lăn vào cuộc chiến chính trị để đem lại một xã hội công bình nhất có thể được. Hội Thánh không thể và không được quyền thay thế quốc gia. Nhưng đồng thời Hội Thánh cũng không thể và không được đứng ngoài lề trong cuộc chiến cho công lý (số 28).
16. Như Đức Thánh Cha cũng dạy trong Deus Caritas Est, “nhiệm vụ trực tiếp để hoạt động cho một trật tự công bình của xã hội là nhiệm vụ của giáo dân” (số 29). Nhiệm vụ này khẩn thiết hơn bao giờ hết trong môi trường chính trị hiện nay, khi mà người Công Giáo có thể cảm thấy bị cô lập về chính trị, nhận thức rằng không có một đảng nào và quá ít ứng cử viên hoàn toàn chia sẻ quyết tâm của Hội Thánh trong việc tôn trọng sự sống và phẩm giá của mọi con người từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên. Nhưng đây không phải là lúc để chúng ta rút lui hay nản chí; mà là lúc để chúng ta nhập cuộc trở lại. Nhờ đào luyện lương tâm của mình theo giáo huấn Công Giáo, giáo dân Công Giáo nam cũng như nữ có thể nhập cuộc một cách tích cực: ứng cử vào các chức vụ; làm việc trong một đảng phái chính trị; truyền thông những quan tâm của mình và quan điểm của mình cho những viên chức được bầu ra; cùng tham gia sứ vụ xã hội của giáo phận hay những cơ quan hỗ trợ, những sáng kiến của các Hội Đồng [Giám Mục] Công Giáo tiểu bang, những tổ chứng cộng đồng, và những cố gắng khác nhằm áp dụng những giáo huấn luân lý chân chính ở nơi công cộng. Ngay cả những người không thể bầu cử cũng có quyền có tiếng nói về những vấn đề ảnh hưởng đấn đời sống của họ và công ích.
Hội Thánh Làm Gì Đề Giúp Tín Hữu Công Giáo Nói về Những Vấn Đề Chính Trị và Xã Hội?
Một Lương Tâm Được Đào Luyện Kỹ Càng
17. Hội Thánh trang bị cho các phần tử của mình bày tỏ về những vấn đề chính trị và xã hội bằng cách giúp họ phát huy một lương tâm được đào luyện kỹ càng. Người Công Giáo có nhiệm vụ thiết yếu là đào luyện lương tâm của mình suốt đời theo lý trý và giáo huấn Hội Thánh. Lương tâm không phải là cái gì cho phép chúng ta biện minh cho bất cứ việc gì chúng ta muốn làm, nó cũng không phải chỉ là “cảm giác” về những gì chúng ta phải làm hay không được làm. Trái lại, lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa vang vọng trong tâm hồn con người, bày tỏ chân lý cho chúng ta và kêu gọi chúng ta làm những điều tốt trong khi tránh những điều xấu xa. Lương tâm luôn đòi hỏi những cố gắng nghiêm chỉnh để có những phán đoán chắc chắn về luân lý dựa vào chân lý của đức tin chúng ta. Như Giáo Lý Công Giáo viết: “Lương tâm là một phán quyết của lý trí; nhờ đó con người nhận biết một hành vi cụ thể mình định làm, đang làm hay đã làm, là tốt hay xấu. Trong lời nói và hành động, con người phải trung thành tuân theo điều mình biết là chính đáng và ngay lành” (số 1778).
18. Việc đào luyện lương tâm bao gồm một số yếu tố. Trước hết phải có một ước muốn ôm ấp sự tốt lành và chân lý. Đối với người Công Giáo thì điều này bắt đầu từ sự mong muốn và sẵn sàng tìm kiếm chân lý và những gì chính đáng qua việc học hỏi Thánh Kinh và các giáo huấn của Hội Thánh trong Sách Giáo Lý Công Giáo. Một điều quan trọng khác là nghiên cứu các dữ kiện và những tài liệu đứng đằng sau những sự chọn lựa khác nhau. Sau cùng, suy nghĩ trong cầu nguyện là điều quan trọng để biết Thánh Ý Chúa. Người Công Giáo cũng cần biết rằng nếu họ không chịu đào luyện lương tâm thì họ có thể có những phán đoán sai lầm.
Đức Tính Khôn Ngoan
19. Hội Thánh nuôi dưỡng những lương tâm được đào luyện kỹ càng không phải chỉ qua việc dạy những chân lý về luân lý mà còn còn khuyến khích các phần tử của Hội Thánh phát triển nhân đức khôn ngoan. Đức khôn ngoan giúp chúng ta “trong mọi hoàn cảnh nhận ra điều thiện đích thực và chọn lựa những phương thế tốt để đạt tới” (GLCG 1806). Đức khôn ngoan uốn nắn và thông báo cho khả năng của chúng ta để cân nhắc giữa những chọn lựa khác nhau, để quyết định chọn lựa nào thích hợp nhất trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó, và để hành động dứt khoát. Việc thi hành nhân đức này thường đòi hỏi lòng can đảm để hành động trong việc bảo vệ những nguyên tắc luân lý trong khi quyết định về việc làm thế nào để xây dựng một xã hội công bằng và an bình.
20. Giáo huấn của Hội Thánh nói rõ rằng một mục đích tốt không thể biện minh cho những phương tiện vô luân. Trong khi tất cả chúng ta tìm cách gia tăng công ích – bằng cách bảo vệ sự thánh thiêng bất khả xâm phạm của sự sống từ giây phút thụ thai cho đến khi chết cách tự nhiên, bằng cách bảo vệ hôn nhân, bằng cách cho kẻ đói ăn và cho người không có nhà cư trú, bằng cách đón chào các người di cư và bảo vệ môi sinh - điều quan trọng mà chúng ta phải ý thức là không phải tất cả mọi cách thức hành động có thể có đều được phép về luân lý. Chúng ta có nhiệm vụ phân biệt những chính sách nào phù hợp với luân lý. Người Công Giáo có thể chọn lựa những cách khác nhau để giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách, nhưng chúng ta không có thể khác nhau về trách nhiệm luân lý của chúng ta trong việc góp phần xây dựng một thế giới công bằng và hòa bình hơn bằng những phương tiện hợp với luân lý, để che chở những người yếu đuối và cô thế, cùng bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm.
Làm Lành Lánh Dữ
21. Được sự giúp đỡ của đức khôn ngoan trong việc sử dụng lương tâm được đào luyện kỹ càng, người Công Giáo được mời gọi để phán đoán cách thực tế về những chọn lựa tốt và xấu nơi chính trường.
22. Có những việc chúng ta không bao giờ được phép làm, dù là cá nhân hay xã hội, bởi vì chúng luôn trái ngược với tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Những hành động như thế hoàn toàn sai lầm đến nỗi chúng luôn luôn chống lại sự tốt lành thật sự của con người. Những điều ấy gọi là những hành vi “ác tự bản chất.” Phải luôn luôn loại bỏ và chống lại chúng và không bao giờ được hỗ trợ hay chấp nhận chúng. Một thí dụ quan trọng là cố tình hủy hoại sự sống của những người vô tội, như phá thai hay giết chết êm dịu. Ở quốc gia chúng ta, “phá thai và giết chết êm dịu đã trở thành một đe dọa lớn lao nhất cho nhân phẩm vì chúng tấn công trực tiếp đến sự sống, là một điều căn bản nhất mà con người mong muốn và là điều kiện cho tất cả những điều khác” (Sống Tin Mừng Sự Sống, số 5). Coi việc phá hủy sự sống của người vô tội chỉ như là một sự chọn lựa cá nhân là một lỗi lầm có một hậu quả luân lý nghiêm trọng. Một hệ thống luật pháp dựa trên sự chọn lựa mà vi phạm đến quyền sống căn bản là một hệ thống hư hỏng tận gốc.
23. Tương tự, những đe doạ trực tiếp đến sự linh thiêng và phẩm giá cùng sự sống con người, như sao người và hủy hoại phôi thai để làm thí nghiệm, cũng là những việc ác tự bản chất. Chúng ta phải luôn luôn chống lại những việc này. Những vi phạm trực tiếp khác đến sự sống của những người vô tội như giết người, tra tấn, kỳ thị chủng tộc, và nhắm đến những người không chiến đấu trong các hành động khủng bố hay chiến tranh không bao giờ có thể biện minh được.
24. Việc chống lại những hành động tự bản chất là ác làm tổn thương đến phẩm giá con người cũng mở mắt chúng ta để nhìn thấy những điều tốt chúng ta phải làm, nghĩa là nhiệm vụ tích cực của chúng ta phải đóng góp vào công ích và hành động trong sự đoàn kết với những người thiếu thốn. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Sự thật là chỉ những giới răn tiêu cực luôn có tính bắt buộc và trong mọi hoàn cảnh, không có nghĩa là những cấm đoán trong đời sống luân lý quan trọng hơn nhiệm vụ phải làm điều lành được các giới răn tích cực ám chỉ” (Veritas Spendor, số 52). Cả hai việc chống lại sự dữ và làm điều lành đều là những nhiệm vụ thiết yếu.
25. Quyền sống bao hàm và liên hệ đến những nhân quyền khác - đến những điều tốt căn bản mà mọi người đều cần đến để sống và phát triển. Tất cả mọi vấn đề về sự sống đều liên hệ với nhau, vì giảm thiểu sự kính trọng sự sống của bất cứ cá nhân hay nhóm nào trong xã hội cũng sẽ làm giảm bớt sự kính trọng đối với tất cả sự sống. Tính cấp bách về luân lý để đáp lại những nhu cầu của tha nhân - những nhu cầu căn bản như thực phẩm, nhà ở, y tế, giáo dục, và việc làm có ý nghĩa – là sự bó buộc phổ quát trên lương tâm chúng ta và có thể được thỏa mãn cách hợp pháp bằng nhiều cách. Người Công Giáo phải tìm cách tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu này. Như Chân Phước Giáo Hoàng Giaon XXIII đã dạy: “[mỗi người chúng ta] có quyền sống, quyền vẹn toàn thân thể, và quyền có phương tiện thích hợp để phát triển đời sống đúng cách; những điều chính yếu ấy là thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi, y tế, và sau cùng là những phục vụ xã hội cần thiết” (Pacem in Terris, số 11).
26. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cắt nghĩa sự quan trọng của việc trung thành với các giáo huấn căn bản của Hội Thánh như sau:
Trước hết, lời kêu la thông thường, được phát ra một cách chính đáng vì nhân quyền – thí dụ, quyền về y tế, gia cư, làm việc, gia đình, và văn hóa - đều là sai lầm và ảo tưởng nếu quyền sống, là quyền căn bản và chủ yếu nhất và là điều kiện cho tất cả các quyền khác của cá nhân, không được bảo vệ với một quyết tâm tối đa (Christifideles Laici, số 38).
27. Hai cám dỗ trong đời sống công cộng có thể bóp méo việc bảo vệ sự sống và phẩm giá con người của Hội Thánh:
28. Điều đầu tiên là coi các vấn đề luân lý ngang hàng với nhau mà không phân biệt giữa những vấn đề liên quan đến đời sống và phẩm giá con người. Việc trực tiếp và cố tình hủy hoại sự sống của những người vô tội từ giây phút thụ thai đến khi chết tự nhiên luôn luôn là điều sai và không phải chỉ là một vấn đề trong nhiều vấn đề. Chúng ta phải luôn luôn chống lại nó.
29. Điều thứ hai là lạm dụng những sự phân biệt căn bản cần thiết này bằng cách làm giảm thiểu hay coi thường những đe dọa trầm trọng khác liên quan đến sự sống và phẩm giá con người. Kỳ thị chủng tộc và những kỳ thị bất công khác, việc sử dụng án tử hình, dựa vào chiến tranh bất chính, việc dùng tra tấn,[4] các tội ác chiến tranh, việc không chịu đáp ứng lại nhu cầu của những người đang chịu đói khổ, thiếu phương tiện y tế, hay chính sách di dân bất công, tất cả là những vấn đề luân lý quan trọng đang thách thức lương tâm chúng ta và đòi hỏi chúng ta phải hành động. Đây không phải là những bận tâm thứ yếu có thể bỏ qua. Chúng tôi yêu cầu người Công Giáo phải nghiêm chỉnh quan tâm đến các giáo huấn của Hội Thánh về những vấn đề này. Mặc dù việc chọn lựa những phương thế để đáp ứng cách thỏa đáng nhất những đe dọa thúc bách liên quan đến sự sống và phẩm giá con người là những vấn đề chính để thảo luận và quyết định, điều này không làm cho chúng trở thành những quan tâm thứ yếu hay cho phép người Công Giáo bỏ qua hay coi thường giáo huấn của Hội Thánh về những vấn đề quan trọng này. Rõ ràng là không phải tất cả mọi người Công Giáo đều liên hệ với từng quan tâm này, nhưng chúng ta phải nâng đỡ nhau như một cộng đồng đức tin để bảo vệ sự sống và phẩm giá con người ở bất cứ nơi nào mà chúng bị đe dọa. Chúng ta không phải là miếng rời rạc, nhưng là một gia đình đức tin đang làm tròn sứ mệnh của Đức Chúa Giêsu Kitô.
30. Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Toà Thánh Vatican đưa ra một điểm tương tự:
Cũng phải chú thích rằng một lương tâm Kitô được đào luyện kỹ càng không cho phép một người bỏ phiếu cho một chương trình chính trị hay một điều luật trái ngược với những nội dung căn bản của đức tin và luân lý. Đức tin Kitô là một đức tin thống nhất toàn diện, và như thế việc cô lập một vài phần tử của đức tin đến nỗi làm tổn thương toàn bộ giáo thuyết Công Giáo là thiếu mạch lạc. Một quyết tâm chính trị dựa vào một phương diện cô lập của học thuyết xã hội của Hội Thánh không làm cho một người cho toàn bộn phận của mình đối với công ích (Chú giải về Tín Lý liên quan đến một số vấn đề về việc người Công Giáo tham gia vào đời sống chính trị, số 4).
Những Chọn Lựa Về Luân Lý
31. Các quyết định về đời sống luân lý rất phức tạp và đòi hỏi việc sử dụng một lương tâm được đào luyện kỹ càng với sự giúp đỡ của đức khôn ngoan. Việc sử dụng lương tâm này bắt đầu cằng việc chống lại ngay những luật lệ và những chính sách khác vi phạm sự sống con người và làm yếu đi việc bảo vệ sự sống ấy. Những ai đã biết mà còn cố tình trực tiếp ủng hộ những chính sách hay những điều luật làm tổn thương đến những nguyên tắc luân lý căn bản là cộng tác với thần dữ.
32. Đôi khi chúng ta đã có những luật lệ trái luân lý đang được hiện hành. Trong trường hợp này, tiến trình đề ra những luật lệ để bảo vệ sự sống tùy thuộc vào phán đoán khôn ngoan và “nghệ thuật có thể có được.” Theo thời gian tiến trình này có thể phục hồi công lý từng phần hay từ từ. Thí dụ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã dạy khi một nhân viên chính quyền là người nhất định chống phá thai không thành công hoàn toàn trong việc phá bỏ luật phá thai, người ấy có thể hoạt động để gia tăng việc bảo vệ sự sống của con người chưa sinh ra, “bằng cách giới hạn sự thiệt hại gây ra bởi luật ấy” và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nó càng nhiều càng tốt (Evangelium Vitae, số 73). Những tiến bộ từng bước như thế trong luật pháp được chấp nhận như những bước dẫn đến việc phục hồi công lý hoàn toàn. Tuy nhiên, Người Công Giáo không bao giờ được từ bỏ đòi hỏi về luân lý là tìm cách bảo vệ hoàn toàn sự sống con người từ giây phút thụ thai đến khi chết tự nhiên.
33. Phán đoán khôn ngoan cũng cần thiết trong việc áp dụng những nguyên tắc luân lý vào những chọn lựa chính sách riêng biệt như chiến tranh Iraq, chính sách gia cư, ý tế, di dân, và những chính sách khác. Đây không có nghĩa rằng tất cả mọi chọn lựa đều có giá trị ngang nhau, hoặc hướng dẫn của chúng tôi và của các vị lãnh đạo khác của Hội Thánh cũng chỉ là những ý kiến khác về chính trị hay chính sách mà chúng tôi ưa thích trong số những chính sách khác nhau. Ngược lại, chúng tôi nài nỉ người Công Giáo hãy cẩn thận lắng nghe những thầy dạy của Hội Thánh khi chúng tôi áp dụng học thuyết xã hội Công Giáo vào những đề nghị và trường hợp dứt khoát. Những phán quyết hay đề nghị chúng tôi là những Giám Mục đưa ra về những vấn đề này hiển nhiên là không có thẩm quyền luân lý ngang hàng với những giáo huấn về luân lý của Hội Thánh hoàn vũ. Tuy vậy, những hướng dẫn của Hội Thánh về những vấn đề này là nguồn tài liệu cần thiết cho người Công Giáo khi họ thẩm định xem những phán đoán của riêng họ có phù hợp với Tin Mừng và với giáo huấn Công Giáo hay không.
34. Người Công Giáo thường phải đương đầu với những chọn lựa khó khăn về việc phải bỏ phiếu ra sao. Đó là lý do tại sao bỏ phiếu theo một lương tâm được đào luyện kỹ càng là điều cần thiết để nhận ra những tương quan chính đáng giữa những điều tốt về luân lý. Một người Công Giáo không được bỏ phiếu cho một người có lập trường ủng hộ một điểu tự nó là dữ, như phá thai hay kỳ thị chủng tộc, nếu một người có ý định ủng hộ lập trường này. Trong những trường hợp như thế, một người Công Giáo sẽ mắc tội chính thức hợp tác với sự dữ nghiêm trọng. Đồng thời, một người cũng không được dùng việc một ứng cử viên chống lại sự dữ này để biện minh cho sự lơ là hay không quan tâm của ứng cử viên ấy đến những vấn đề luân lý quan trọng khác liên quan đến sự sống và phẩm giá con người.
35. Đôi khi có thể một người Công Giáo không chấp nhận một lập trường của một ứng cử viên nhưng quyết định bỏ phiếu cho ứng cử viên ấy vì những lý do luân lý trầm trọng khác. Chỉ có thể được phép bỏ phiếu như thế vì những lý do thật sự trầm trọng về luân lý, chứ không phải vì thăng tiến quyền lợi hạn hẹp của đảng phái hay trung thành với đảng phái hoặc coi thường những sự dữ về luân lý căn bản.
36. Khi tất cả các ứng cử viên đều có một lập trường thiên về những gì mà tự bản chất là sự dữ, người dân có lương tâm rơi vào một tình trạng khó xử. Người ấy có thể có một cách là không bầu cho ai cả, hoặc sau khi phân tích kỹ lưỡng, có thể quyết định bầu cho một ứng cư viên xem ra sẽ không tích cực cổ võ lập trường phản luân lý này và sẽ tích cực theo đuổi những điều tốt lành khác thực sự có lợi cho nhân loại.
37. Điều thiết yếu là khi quyết định, người Công Giáo phải được hướng dẫn bởi một lương tâm được đào luyện kỹ càng, một lương tâm có thể nhận ra rằng không phải mọi vấn đề đều có cùng một giá trị luân lý như nhau, và nhiệm vụ chống lại những gì tự bản chất của chúng là ác phải là ưu tiên đặc biệt của lương tâm và hành động của chúng ta. Những quyết định này phải kể đến những quyết tâm, cá tính, sự liêm chính, và khả năng có thể ảnh hưởng đến vấn đề liên quan của ứng cử viên. Chung quy, đây là một quyết định mà mỗi người Công Giáo phải tự chọn lấy theo sự hướng dẫn của một lương tâm được đào luyện theo giáo huấn về luân lý của Hội Thánh.
38. Cần phải xác tín rằng các chọn lựa về chính trị của các công dân không phải chỉ có ảnh hưởng đến hòa bình và thịnh vượng chung mà còn ảnh hưởng cả đến phần rỗi của cá nhân. Tương tự, các loại luật lệ và chính sách mà những viên chức chính quyền ủng hộ ảnh hưởng đến tình trạng hạnh phúc về tinh thần của họ. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong suy niệm về Thánh Thể như là “bí tích tình yêu” gần đây đã thách đố tất cả chúng ta sống điều mà ngài gọi là “một cách sống Thánh Thể.” Điều đó có nghĩa là tình yêu cứu độ mà chúng ta gặp gỡ trong Bí Tích Thánh Thể phải hướng dẫn tư tưởng, lời nói, và các quyết định của chúng ta, kể cả những quyết định có liên quan đến trật tự xã hội. Đức Thánh Cha mời gọi tất cả phần tử của Hội Thánh phải tìm “sự kiên định Thánh Thể”:
Điều quan trọng là phải kể đến điều mà các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng diễn tả là kiên định Thánh Thể, một đặc tính mà đời sống của chúng ta được mời gọi một cách khách quan để biểu hiện. Việc thờ phượng làm đẹp lòng Thiên Chúa không phải chỉ là vấn đề thuần túy riêng tư, không ảnh hưởng gì đến liên hệ của chúng ta với tha nhân: nó đòi hỏi việc làm nhân chứng cho đức tin của chúng ta giữa quần chúng. Hiển nhiên là điều này đúng cho tất cả những ai đã nhận Bí Tích Thánh Tẩy, nhưng là trách nhiệm đặc biệt của những người mà vì địa vị xã hội và chính trị của họ, họ phải quyết định những gì liên quan đến những giá trị căn bản, như là tôn trọng sự sống con người, bảo vệ nó từ khi thụ thai đến lúc chết tự nhiên, bảo vệ gia đình được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, sự tự do trong việc giáo dục con cái và quảng bá công ích dưới mọi hình thức.... (Scaramentum Caritatis, số 83).
39. Đức Thánh Cha, đã kêu gọi cách đặc biệt các nhà chính trị và lập pháp Công Giáo hãy nhận ra nhiệm vụ tối quan trọng của họ trong xã hội là ủng hộ những luật lệ và chính sách được hình thành bởi những giá trị căn bản này, và thúc đẩy họ chống lại những luật lệ và chính sách vi phạm đến sự sống và phẩm giá con người ở bất cứ giai đoạn nào của đời sống từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên. Ngài xác quyết nhiệm vụ của các Giám Mục là phải dạy một cách kiên định những giá trị này cho dân chúng của các ngài.
Hội Thánh Nói Gì về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo ở Nơi Công Cộng? - Bảy Đề Tài Chính
40. Đạo lý kiên định về sự sống cung cấp một khuôn mẫu luân lý cho những cam kết chính của người Công Giáo trong đời sống chính trị, hiểu cho đúng, không bao giờ coi tất cả mọi vấn đề đều có giá trị luân lý như nhau hay rút gọn giáo huấn Công Giáo vào một hay hai vấn đề. Đạo lý này nối kết quyết tâm bảo vệ sự sống con người từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên của Công Giáo với nhiệm vụ luân lý căn bản là phải tôn trọng phẩm giá của mỗi người như là con cái Thiên Chúa. Đạo lý này liên kết chúng ta lại với nhau như “một dân của sự sống và cho sự sống” (Evangelium Vitae, số 6) cùng thề hứa sẽ xây dựng điều mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi là “nền văn hóa sự sống” (Evangelium Vitae, số 77). Nền văn hóa sự sống này bắt đầu bằng nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ sự sống của những người vô tội chống lại những xâm phạm trực tiếp và lan sang đến việc bảo vệ sự sống bất cứ khi nào nó bị đe dọa hay bị coi thường.
41. Các cử tri Công Giáo phải dùng khuôn mẫu của giáo huấn Công Giáo để nghiên cứu các lập trường của các ứng cử viên về những vấn đề có ảnh hưởng đến sự sống và phẩm giá con người, cũng như những vấn đề về công lý và hòa bình, và họ phải nghĩ đến nhân cách, triết lý và thành tích của các ứng cử viên. Điều quan trọng cho tất cả các công dân là “phải có cái nhìn vượt trên chính trị đảng phái, để phân tích những bài nói chuyện tranh cử cách kỹ lưỡng, và để chọn các nhà lãnh đạo chính trị của họ theo nguyên tắc, chứ không theo đảng phái hay chỉ vì tư lợi” (Sống Tin Mừng Sự Sống, số 33).
42. Là người Công Giáo, chúng ta không phải là những cử tri chỉ chú trọng đến một vấn đề duy nhất. Lập trường của một ứng cử viên về một vấn đề không đủ để đảm bảo sự ủng hộ của các cử tri. Nhưng lập trường của ứng cử viên về một vấn đề duy nhất liên quan đến sự dữ từ bản chất, như ủng hộ việc phá thai hay cổ võ kỳ thị chủng tộc, cũng có thể làm cho cử tri quyết định không ủng hộ ứng cử viên này là một điều chính đáng.
43. Như đã ghi nhận trước đây, phương pháp của Công Giáo để thành công dân chân chính dựa vào những nguyên tắc luân lý tìm thấy trong Thánh Kinh và trong giáo huấn của Hội Thánh về luân lý và xã hội cũng như ngay trong lòng những người thiện tâm. Bây giờ chúng tôi sẽ trình bày những đề tài chính và lâu đời của học thuyết xã hội Công Giáo, là những đề tài có thể cung cấp một khuôn mẫu luân lý cho các quyết định trong đời sống công cộng.
Quyền Sống và Phẩm Giá của Con Người
44. Sự sống con người là thánh thiêng. Phẩm giá của một người là nền tảng cho cái nhìn về luân lý đối với xã hội. Trực tiếp làm hại những người vô tội không bao giờ được chấp nhận theo luân lý, ở bất cứ giai đoạn hay hoàn cảnh nào. Trong xã hội của chúng ta, sự sống con người đặc biệt bị tấn công bởi việc phá thai. Những đe dọa khác đối với sự thánh thiêng của sự sống gồm có giết chết êm dịu, sao người, và hủy hoại phôi thai con người trong các việc nghiên cứu [khoa học].
45. Giáo huấn của Hội Thánh về phẩm giá con người kêu gọi chúng ta chống lại việc tra tấn,[7] chiến tranh bất chính, và việc sử dụng án tử hình; tránh giết người và tấn công những người không chiến đấu; chống kỳ thị chủng tộc; cùng khắc phục nạn nghèo đói và đau khổ. Các quốc gia được mời gọi để bảo vệ quyền sống bằng cách tìm kiếm những phương pháp hữu hiệu để chống lại sự dữ và khủng bố mà không cần dùng đến chiến tranh trừ khi đó là biện pháp cuối cùng, trước hết luôn luôn tìm cách giải quyết các xung đột bằng những phương thế hòa bình. Chúng tôi tôn trọng sự sống của các trẻ em còn trong bụng mẹ, của những người đang chết trong chiến tranh, và chết đói, và đương nhiên là mạng sống của mọi người như là con cái Thiên Chúa.
Mời Gọi vào Gia Đình, Cộng Đồng, và Tham Gia
46. Con người không những chỉ thánh thiêng mà còn có tính xã hội. Việc phát triển toàn bộ con người xảy ra trong sự liên hệ với người khác. Gia đình - đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ - là đơn vị đầu tiên và căn bản của xã hội, đồng thời cũng là tổ ấm cho việc tạo dựng và nuôi nấng con cái. Chúng ta phải bảo vệ và củng cố gia đình, chứ không được định nghĩa lại hay hạ giá nó bằng cách cho phép phối hợp đồng tính (same-sex union) hay những loại bóp méo gia đình khác. Việc tôn trọng gia đình phải được phản ảnh trong mọi chính sách và chương trình. Việc bảo trì quyền lợi và nhiệm vụ của cha mẹ trong việc chăm sóc con cái, kể cả việc chọn lựa cách giáo dục con cái phải là điều quan trọng.
47. Cách thức chúng ta tổ chức xã hội – về kinh tế và chính trị, về luật pháp và chính sách - ảnh hưởng trực tiếp đến công ích và khả năng của mỗi cá nhân để có thể phát triển toàn diện. Mỗi người và mỗi đoàn thể có quyền và bổn phận phải tham gia tích cực vào việc cải tiến xã hội và hạnh phúc của tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và cô thế.
48. Nguyên tắc hỗ trợ nhắc nhở chúng ta rằng những cơ quan lớn hơn trong xã hội không được áp đảo hay can thiệp vào những cơ quan nhỏ hơn hay địa phương, nhưng các cơ quan lớn hơn này có nhiệm vụ thiết yếu khi các cơ quan địa phương không đủ khả năng bảo vệ nhân phẩm, thỏa mãn nhu cầu con người, và phát huy công ích.
Quyền Lợi và Nhiệm Vụ
49. Nhân phẩm chỉ được tôn trọng và công ích chỉ được duy trì khi mà quyền làm người được bảo vệ và các nhiệm vụ căn bản được chu toàn. Mọi người đều có quyền sống, là quyền căn bản phát sinh ra các quyền khác, và quyền sở hữu những gì cần thiết để sống xứng đáng - thức ăn và chỗ ở, giáo dục, việc làm, y tế, nhà cửa, tự do tôn giáo và đời sống gia đình. Cần phải luôn bảo vệ quyền thực thi tôn giáo cách công cộng cũng như riêng tư của các cá nhân hay các cơ quan cùng với quyền tự do làm theo lương tâm. Theo nghĩa cơ bản, quyền tự do diễn tả niềm tin tôn giáo che chở tất cả các quyền khác. Liên quan đến các quyền này là nhiệm vụ và trách nhiệm - với nhau, với gia đình, và với xã hội rộng lớn hơn. Quyền phải được hiểu và sử dụng trong khuôn khổ luân lý được bắt nguồn từ phẩm giá con người.
Thương Yêu Người Nghèo
50. Trong lúc công ích bao gồm mọi người, nhưng những người yếu đuối, cô thế, và thiếu thốn cần được chú thâm nhất. Một thử nghiệm căn bản về luân lý cho xã hội chúng ta là chúng ta đối xử với những người yếu thế nhất ở giữa chúng ta thế nào. Trong một xã hội bị băng hoại bởi hố chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng sâu, Thánh Kinh kể cho chúng ta câu chuyện Phán Xét Chung (Xem Mt 25:31-46) và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta sẽ bị xét xử theo cách chúng ta đối xử với “những người thấp hèn nhất giữa chúng ta.” Sách Giáo Lý Công Giáo giải thích:
Ngay từ đầu, Hội Thánh đặc biệt ưu ái những người cùng khổ để nâng đỡ, bảo vệ và giải phóng họ, mặc dù vẫn có nhiều phần tử đã không làm như vậy. Hội Thánh đã thực hiện điều này qua vô số công cuộc từ thiện mà thời nào và ở đâu cũng không thể thiếu (số 2448).
51. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dạy rằng: “tình yêu đối với cô nhi, quả phụ, tù nhân, bệnh nhân và những người nghèo khổ đủ loại là điều cần thiết cho [Hội Thánh] như là thừa tác viên của các bí tích và rao giảng Tin Mừng” (Deus Caritas Est, số 22). Việc đặc biệt thương yêu người nghèo và người yếu thế này bao gồm cả những người sống ngoài lề xã hội ở trong và ngoài quốc gia chúng ta – các thai nhi, các người tàn tật, người già và đang đau bệnh tử vong, cùng tất cả các nạn nhân của bất công và đàn áp.
Giá Trị của Lao Động và Quyền Lợi của Công Nhân
52. Kinh tế phải phục vụ dân chúng chứ không phải ngược lại. Làm việc không phải chỉ có nghĩa là kiếm ăn; nó là một hình thức tiếp tục cộng tác vào việc tạo dựng của Thiên Chúa. Chủ nhân tham gia công ích qua những dịch vụ và sản phẩm mà họ cung cấp, và qua việc tạo ra các việc làm nâng cao phẩm giá và quyền lợi của công nhân - việc làm có hiệu suất, lương bổng tử tế và công bằng, đầy đủ trợ cấp và an toàn khi về già, quyền chọn lựa tổ chức và tham gia vào công đoàn, công nhân di dân có cơ hội làm ăn hợp pháp, có tư sản, và các sáng kiến kinh tế. Công nhân cũng có nhiệm vụ - làm việc cách công bằng trọn ngày xứng với đồng lương công bằng, đối xử với chủ nhân và đồng nghiệp cách kính trọng, thi hành công việc của mình cách nào để góp phần vào công ích. Công nhân, chủ nhân và công đoàn không được quyền chỉ tranh đấu cho ích lợi riêng tư của mình, nhưng cũng phải hợp tác với nhau để phát huy công bằng về kinh tế và hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Đoàn Kết
53. Chúng ta là một gia đình nhân loại, mặc dù có những khác biệt về dân tộc, màu da, chủng tộc, kinh tế, và lý tưởng. Chúng ta là những người “coi sóc anh chị em mình” dù họ ở bất cứ nơi nào. Thương yêu tha nhân có một diện toàn cầu và đòi hỏi chúng ta phải xóa tan nạn kỳ thị chủng tộc, và lên tiếng về sự nghèo đói cùng cực và bệnh tật đang lan tràn quá nhiều nơi trên thế giới. Đoàn kết cũng phải bao gồm lời mời gọi của Thánh Kinh để đón chào những người lạ giữa chúng ta - kể cả những người di dân đang tìm việc làm, nơi cư trú an toàn, giáo dục con em, và một đời sống tử tế cho gia đình họ. Theo lời mời gọi của Tin Mừng để làm những người kiến tạo hòa bình, quyết tâm đoàn kết với người lân cận chúng ta – trong cũng như ngoài nước – cũng đòi hỏi chúng ta phải cổ võ hòa bình và theo đuổi công lý trong một thế giới đang bị băng hoại vì bạo lực và xung đột khủng khiếp. Các quyết định về việc sử dụng vũ lực phải được hướng dẫn bởi những nguyên tắc luân lý truyền thống và chỉ sử dụng như là một giải pháp cuối cùng. Như Đức Thánh Cha Phaolô VI dạy: “Nếu muốn hòa bình, hãy làm việc cho công lý” (Thông điệp ngày Hòa Bình Thế Giới, Tháng 1, năm 1972).
Chăm Sóc cho Các Tạo Vật của Thiên Chúa
54. Chúng ta chứng tỏ lòng kính trọng đối với Tạo Hóa bằng cách chăm sóc cho các tạo vật của Ngài. Chăm sóc cho trái đất là nhiệm vụ của đức tin của chúng ta và là dấu chỉ sự quan tâm của chúng ta đối với mọi người. Chúng ta phải cố gắng sống làm sao để đơn thuần đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai khi đáp ứng nhu cầu của chính họ. Bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sống là nhiệm vụ luân lý của chúng ta - tức là phải tôn trọng các tạo vật của Thiên Chúa và đảm bảo một môi trường an toàn và hiếu khách cho nhân loại, đặc biệt là trẻ em ở giai đoạn phát triển yếu đuối nhất của chúng. Như những người quản lý được Thiên Chúa mời chia sẻ nhiệm vụ đối với tương lai của trái đất, chúng ta phải làm sao để có một thế giới mà trong đó người ta tôn trọng và bảo vệ tất cả mọi tạo vật cùng tìm cách sống đơn giản phù hợp với chúng vì thế hệ tương lai.
55. Những đề tài trên từ giáo huấn xã hội Công Giáo cung cấp cho chúng ta một khuôn khổ không dễ dàng phù hợp với những ý thức hệ “thiên hữu” hay “thiên tả”, “phóng túng” hay “bảo thủ”, hoặc cương lĩnh của bất cứ đảng phái nào. Các đề tài này không theo đảng phái hay phe nhóm, nhưng phản ảnh những nguyên tắc đạo đức cơ bản chung cho mọi người.
56. Như những người lãnh đạo Hội Thánh ở nước Hoa Kỳ, chúng tôi, các Giám Mục, có nhiệm vụ áp dụng những nguyên tắc luân lý này vào những quyết định chính về các chính sách chung mà quốc gia chúng ta đang gặp phải, để vạch ra các đường hướng về những vấn đề có những chiều kích luân lý và đạo đức quan trọng. Những chi tiết về các đường hướng về chính sách được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận có thể được tìm thấy trong Phần Thứ Hai của tài liệu này. Chúng tôi hy vọng rằng người Công Giáo và những người khác sẽ xem xét cách nghiêm chỉnh những áp dụng về chính sách này khi họ quyết định về đời sống công cộng.
Kết Luận
57. Việc xây dựng một thế giới tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, nơi mà hòa bình và công lý lan tràn, đòi hỏi chúng ta nhiều hơn là chỉ có quyết tâm về chính trị. Các cá nhân, các gia đình, các cơ sở thương mại, các tổ chức cộng đồng, và chính quyền, tất cả đều đóng vai trò quan trọng. Việc tham gia vào đời sống chính trị theo ánh sáng của những nguyên tắc luân lý cơ bản là nhiệm vụ thiết yếu của mọi người Công Giáo và tất cả mọi người thiện tâm.
58. Hội Thánh can thiệp vào tiến trình chính trị, nhưng không phải đảng phái. Hội Thánh không thể cổ võ cho một ứng cử viên hay một đảng phái nào. Mục tiêu của chúng tôi và bảo vệ sự sống và phẩm giá con người và che chở những người yếu đuối và cô thế.
59. Hội Thánh can thiệp vào tiến trình chính trị, nhưng không được để bị lạm dụng. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với các nhà lãnh đạo chính trị và các ứng cử viên; chúng tôi tìm cách tiếp xúc và thuyết phục các nhân viên chính phủ. Các buổi lễ hay “các cơ hội chụp hình (photo-ops)” không thể thay thế cho những đối thoại nghiêm chỉnh.
60. Hội Thánh theo nguyên tắc, nhưng không theo ý thức hệ. Chúng tôi không thể vi phạm những nguyên tắc căn bản hay giáo huấn về luân lý. Chúng tôi quyết tâm nói rõ ràng và hòa nhã về giáo huấn luân lý của chúng tôi. Trong đời sống công cộng, điều quan trọng là thực thi nhân đức công bằng và bác ái, là điều nòng cốt của Truyền Thống của chúng tôi. Chúng tôi phải cộng tác với những người khác bằng nhiều cách để cổ võ những nguyên tắc luân lý của chúng tôi.
61. Dựa theo những nguyên tắc này và những ơn lành mà chúng tôi chia sẻ như một phần tử của một quốc gia tự do và dân chủ, chúng tôi, các Giám Mục, mạnh mẽ nhắc lại lời kêu gọi của chúng tôi để có một loại chính trị đổi mới:
· Chú tâm vào những nguyên tắc luân lý hơn là vào những thăm dò dư luận quần chúng.
· Chú tâm vào nhu cầu của kẻ yếu hơn là quyền lợi của kẻ mạnh
· Chú tâm vào việc theo đuổi công ích hơn là đòi hỏi của những tư lợi hẹp hòi.
62. Loại tham gia vào chính trị này phản ảnh học thuyết xã hội của Hội Thánh chúng tôi và những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc chúng ta.
PHẦN II
ÁP DỤNG GIÁO HUẤN CÔNG GIÁO VÀO CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH
TÓM TẮT LẬP TRƯỜNG CHÍNH SÁCH CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC HOA KỲ
63. Chính trị liên quan đến giá trị và các vấn đề, mà cũng liên quan đến các ứng cử viên và những người giữ chức vụ trong chính phủ. Trong phần tóm tắt ngắn này, chúng tôi, các Giám Mục, kêu gọi mọi người chú tâm vào những vấn đề có chiều kích luân lý đáng kể mà chúng ta phải xem xét cẩn thận trong mỗi cuộc tranh cử và những quyết định được thực hiện trong những năm xắp đến. Như được trình bày sau đây là có những vấn đề liên quan đến các nguyên tắc mà chúng ta không bao giờ được phép vi phạm, như là quyền sống căn bản. Những việc khác phản ảnh những phán đoán của chúng tôi về những cách tốt nhất để áp dụng những nguyên tắc Công Giáo vào các vấn đề liên quan đến chính sách. Không một tóm tắt nào có thể phản ảnh đầy đủ chiều sâu và chi tiết của những lập trường được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) đưa ra trong khi làm việc. Mặc dù những người thiện tâm đôi khi có thể chọn những cách khác nhau để áp dụng và hành động dựa theo một số nguyên tắc của chúng ta, người Công Giáo không được làm như không biết gì đến những thách đố về luân lý không thể tránh được của mình hay coi thường những hướng dẫn, hoặc chỉ dẫn về chính sách Hội Thánh đề ra dựa theo những nguyên tắc này. Muốn biết đầy đủ hơn về những chỉ dẫn về chính sách và những nền tảng luân lý của những chính sách ấy, xin xem những văn kiện liệt kê ở cuối tài liệu này.
Sự Sống Con Người
64. Văn kiện Sống Tin Mừng Sự Sống (Living the Gospel of Life) của chúng tôi năm 1998 công bố rằng, “Phá thai và giết chết êm dịu đã trở thành mối đe dọa trầm trọng nhất đối với sự sống và phẩm giá con người bởi vì chúng tấn công trực tiếp chính sự sống, là một sự tốt lành căn bản nhất và là điều kiện cho tất cả những sự việc khác” (số 5). Phá thai, là việc cố tính giết một người trước khi sinh ra, theo luân lý thì chúng ta không bao giờ được chấp nhận, và luôn phải chống lại nó. Việc sao người và phá hủy phôi thai người để nghiên cứu hoặc ngay cả để tìm những cách có thể chữa bệnh luôn luôn là sai. Việc cố ý cất mạng sống con người bằng cách giết chết êm dịu không phải là một việc làm thương xót, mà là một việc xâm phạm đến sự sống con người không có gì có thể bào chữa được. Giết người, tra tấn, và gián tiếp nhắm đến những người không chiến đấu trong chiến tranh hoặc tấn công khủng bố cũng luôn luôn là điều sai.
65. Các luật lệ hợp thức hóa những điều trên đều là những luật hoàn toàn bất công và vô luân. Hội Đồng chúng tôi ủng hộ những luật lệ và chính sách nhằm bảo vệ sự sống con người đến mức tối đa có thể được, kể cả việc bảo vệ những thai nhi theo hiến pháp và các cố gắng của nghành lập pháp để chấm dứt nạn phá thai và giết chết êm dịu. Chúng tôi cũng cổ võ cho nền văn hóa sự sống bằng cách ủng hộ các điều luật hay chương trình khuyến khích sinh con và nhận con nuôi thay vì phá thai, đề cập đến nạn nghèo đói, cung cấp các phương tiện y tế, và trợ giúp các phụ nữ đang mang thai, các trẻ em và các gia đình.
66. HĐGMHK kêu gọi trợ cấp nhiều hơn cho những người đau ốm và lâm tử, qua chương trình săn sóc sức khỏe cho tất cả mọi người và săn sóc tạm thời làm dịu bớt đau đớn. Chúng tôi ý thức rằng muốn nói lên vấn đề phức tạp này cách hiệu quả cần những cố gắng chung giữa hai lãnh vực công và tư cùng vượt qua tất cả những lằn ranh đảng phái. Các chính sách và quyết định liên quan đến kỹ thuật sinh hóa (biotechnology) và làm thí nghiệm trên con người phải biết kính trọng sự sống và phẩm giá con người được di truyền từ nguyên thủy, bất kể hoàn cảnh và nguồn gốc của nó. Việc tôn trọng sự sống và phẩm giá con người cũng là nền tảng cho những cố gắng căn bản để giải quyết và khắc phục nạn đói, bệnh tật, nghèo khổ và bạo lực đang giết hại mạng sống của quá nhiều người vô tội.
67. Người Công Giáo phải hoạt động để tránh chiến tranh và cổ võ hòa bình. Các quốc gia phải bảo vệ phẩm giá của con người và quyền sống bằng cách tìm nhiều phương thế hữu hiệu để tránh xung đột, và giải quyết chúng bằng những phương thức hòa bình, cùng đẩy mạnh việc tái thiết và hòa giải sau những xung đột ấy. Các quốc gia có quyền bảo vệ sự sống con người và công ích chống lại khủng bố, và những đe dọa tương tự. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải có cách đối phó hữu hiệu với khủng bố, phải biết lượng giá và hạn chế theo luân lý về những phương tiện được sử dụng, tôn trọng việc dùng vũ lực cho phù hợp với đạo lý, chú trọng đến căn nguyên của khủng bố, và phân chia gánh nặng chống lại khủng bố cách công bằng. Hội Thánh đã đưa ra những quan tâm chính về luân lý đối với việc sử dụng vũ lực như biện pháp phòng ngừa.[8] Hội Thánh của chúng tôi tôn trọng quyết tâm và sự hy sinh của những người phục vụ trong quân đội của quốc gia chúng tôi, và cũng nhìn nhận quyền luân lý chống lại chiến tranh theo lương tâm cách tổng quát, một cuộc chiến nào đó, hay một thủ tục quân sự.
68. Ngay cả khi có lý do để chứng minh rằng việc dùng vũ lực là một giải pháp cuối cùng, thì cuộc chiến này cũng không được bừa bãi và thiếu cân xứng. Cố tình và trực tiếp tấn công vào những người không trực tiếp chiến đấu trong chiến tranh và những hành động khủng bố không bao giờ được chấp nhận về mặt luân lý. Việc dùng vũ khí có sức tàn phá tập thể hay những phương tiện chiến tranh khác không phân biệt giữa thường dân và quân đội là vô luân tận gốc. Nước Hoa Kỳ có nhiệm vụ làm việc để đảo ngược lại sự bành trướng của các vũ khí nguyên tử, hoá học, và vi trùng, và giảm thiểu sự lệ thuộc của chính mình vào những vũ khí có sức phá tập thể bằng cách theo đuổi những cuộc giải giới vũ khí nguyên tử cách lũy tiến. Hoa Kỳ cũng phải chấm dứt việc dùng mìn chống người và giảm bớt vai trò ưu thế của mình trong việc buôn bán vũ khí trên thế giới. Chiến tranh Iraq làm cho chúng ta phải đương đầu với những chọn lựa về luân lý khẩn trương. Chúng tôi ủng hộ việc “chuyển tiếp có trách nhiệm” để chấm dứt chiến tranh bằng cách nào mà vẫn ý thức được sự đe dọa tiếp tục của những phe quá khích cuồng tín và nạn khủng bố trên thế giới, giảm thiểu sự thiệt hại về nhân mạng, và đương đầu với khủng hoảng về nhân đạo ở Iraq, khủng hoảng về tỵ nạn trong vùng, và điều cần thiết phải bảo vệ nhân quyền, nhất là quyền tự do tôn giáo. Chuyển tiếp này phải chuyển tài nguyên từ chiến tranh sang những nhu cầu cấp bách của người nghèo.
69. Xã hội có nhiệm vụ bảo vệ sự sống chống lại bạo tàn và giúp đỡ những nạn nhân của tội ác. Nhưng chúng ta không thể biện minh được cho việc quốc gia chúng ta vẫn còn dùng án từ hình. Bởi vì chúng ta có những phương thế khác tốt hơn để bảo vệ xã hội mà vẫn tôn trọng sinh mạng con người, HĐGMHK ủng hộ những cố gắng để chấm dứt việc sử dụng án tử hình, đồng thời cũng giới hạn việc dùng nó bằng cách sử dụng rộng rãi những bằng chứng về DNA, việc dùng cố vấn khuyên bảo có hiệu lực, và những cố gắng nêu lên sự bất công và bất chính liên quan đến việc áp dụng án tử hình.
Đời Sống Gia Đình
70. Gia đình là tế bào căn bản của xã hội. Vai trò, các nhiệm vụ, và các nhu cầu của các gia đình phải là những ưu tiên trọng yếu của quốc gia. Hôn nhân phải được định nghĩa, công nhận, và bảo vệ như là một quyết tâm suốt đời giữa một người nam và một người nữ, và nguồn gốc cho thế hệ sau cùng là thiên đường an toàn cho trẻ em. Các chính sách về thuế khóa, lao động, ly dị, di dân, và trợ cấp an sinh phải giúp bảo toàn các gia đình, và phải khuyến khích việc [cha mẹ] nhận trách nhiệm và hy sinh cho con cái. Lương bổng phải giúp công nhân nuôi gia đình, và trợ cấp của chính phủ phải sẵn sàng để giúp các gia đình nghèo sống xứng đáng. Những trợ cấp như thế phải được cung cấp cách nào để giúp họ từ từ tiến đến tự lập.
71. Phải coi trọng, bảo vệ và nuôi nấng trẻ em. Là một Hội Thánh, chúng tôi xác nhận quyết tâm của chúng tôi trong việc bảo vệ trẻ em và hạnh phúc của của các em trong những cơ chế của chúng ta và tất cả mọi nơi trong xã hội. Chúng tôi chống lại việc bắt buộc sử dụng các phương tiện ngừa thai trong các chương trình chính phủ và các chương trình y tế, là việc làm phương hại đến quyền hành động theo lương tâm và xâm phạm đến quyền của phụ huynh trong việc hướng dẫn và đào luyện lương tâm của con cái họ.
72. Phụ huynh – là những nhà giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất – có quyền căn bản để chọn lựa việc giáo dục thích hợp nhất cho con cái họ, bao gồm cả việc chọn các trường công lập, tư thục, và tôn giáo. Chính phủ, qua những phương tiện như thưởng thuế (tax credit) và các học bổng được chính phủ tài trợ, phải giúp phụ huynh, đặc biệt là những người thiếu phương tiện, có tài nguyên để thực thi quyền căn bản này mà không bị kỳ thị. Học sinh ở bất cứ môi trường giáo dục nào cũng phải có dịp để được đào luyện về luân lý và tính khí.
73. Các phương tiện truyền thông trên báo chí, truyền thanh truyền hình hay điện tử hình thành nền văn hóa của chúng ta. Để bảo vệ trẻ em và gia đình cần có những điều luật có trách nhiệm mà trong đó quyền tự do ngôn luận được tôn trọng, nhưng cũng phải quan tâm đến những chính sách đã hạ thấp các tiêu chuẩn, cho phép những tài liệu tồi bại, và giảm bớt dịp cho những chương trình tôn giáo không có quảng cáo thương mại.
74. Các luật lệ phải giới hạn việc tập trung nắm quyền làm chủ các phương tiện truyền thông, chống lại các cách quản trị chỉ nhắm vào lợi tức, và khuyến khích những chương trình phát xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau, kể cả những chương trình tôn giáo. Hệ thống xắp hạng các chương trình truyền hình và những kỹ thuật thích hợp có thể giúp phụ huynh giám sát những gì mà con cái họ coi.
75. Internet đem đến cả những ích lợi lẫn nhiều vấn đề đáng kể. Tất cả mọi học sinh, không cần biết đến lợi nhuận, phải được hưởng ích lợi của nó. Nhưng vì càng ngày càng dễ vào những chương trình khiêu dâm và hung bạo, cần phải thi hành triệt để những luật chống đồi trụy và dùng trẻ em để khiêu dâm, cũng như phổ biến các kỹ thuật giúp phụ huynh, trường học, và thư viện ngăn chặn những tài liệu mà họ không muốn hay không ưa thích.
Công Bằng Xã Hội
76. Phải lượng giá các quyết định và các cơ quan kinh tế theo việc chúng có bảo vệ hoặc làm tổn thương đến nhân phẩm hay không. Các chính sách về xã hội phải nuôi dưỡng việc tạo ra công ăn việc làm cho những người có khả năng làm việc với điều kiện lao động hợp lý và đồng lương công bằng. Phải khắc phục những chướng ngại trong việc trả lương cách bình đẳng cho phụ nữ và những người đang phải đương đầu với nạn kỳ thị bất công. Giáo huấn về xã hội Công Giáo ủng hộ quyền của công nhân để chọn lựa tổ chức và gia nhập công đoàn, thương lượng tập thể, và quyền thực thi các quyền này mà không sợ bị trả thù. Giáo huấn này cũng xác quyết quyền tự do về kinh tế, sáng kiến, và tư hữu. Công nhân, chủ nhân, chủ hãng, và công đoàn phải cộng tác với nhau để tạo ra công ăn việc làm xứng đáng, xây dựng một nền kinh tế công bình hơn, cùng đề cao công ích.
77. Chính sách về an sinh xã hội phải giảm thiểu sự nghèo đói và lệ thuộc, củng cố đời sống gia đình, và giúp các gia đình từ bỏ cảnh nghèo qua việc làm, huấn nghệ, và giúp đỡ trong việc coi trẻ, ý tế, nhà cửa, và phương tiện di chuyển. Chính sách này cũng phải cung cấp một mạng lưới an toàn cho những người không thể làm việc được. Việc hoàn bị hoá thưởng thuế (tax credit) và thưởng vì có con (child tax credit) dưới hình thức trả lại tiền thuế cho những gia đình cần đến chúng nhất, sẽ giúp đưa những gia đình lương bổng thấp ra khỏi cảnh nghèo đói.
78. Các nhóm từ thiện tôn giáo phải được thừa nhận và hỗ trợ, không phải như những cơ quan thay thế cho chính phủ, nhưng là những cộng sự viên đắc lực, nhất là trong những cộng đoàn và quốc gia nghèo nhất. HĐGMHK tích cực ủng hộ “những điều khoản theo lương tâm” chống lại những cố gắng hạ giá khả năng của các nhóm từ thiện tôn giáo để bảo tồn căn tính và sự toàn vẹn của họ như những cơ quan hợp tác với chính phủ, cùng quyết tâm bảo vệ quyền công dân bình đẳng lâu dài và những bảo vệ khác cho cả các nhóm tôn giáo và dân chúng mà họ phục vụ. Cơ quan chính quyền không được đòi hỏi các cơ sở Công Giáo phải vi phạm những xác tín về luân lý của họ để tham gia vào các chương trình y tế hay phục vụ con người của chính phủ.
79. Chương Trình An Sinh Xã Hội phải cung cấp lương bổng đầy đủ, liên tục và vững chắc một cách bình đẳng cho các công nhân có lương thấp và lương trung bình cùng gia đình của họ khi những công nhân này về hưu hay bị tàn phế, và cho những người còn sống sót khi người đi làm mãn phần.
80. Chương trình săn sóc sức khỏe vừa khả năng là điều thiết yếu để bảo đảm sự sống con người và là một nhân quyền căn bản. Với khoảng 47 triệu người Hoa Kỳ không có bảo hiểm sức khỏe, điều này cũng là một ưu tiên cấp bách của quốc gia. Việc cải tổ hệ thống y tế của quốc gia cần bắt nguồn từ những giá trị tôn trọng nhân phẩm, bảo vệ sự sống con người, và đáp ứng nhu cầu của người nghèo và những người không có bảo hiểm, nhất là những trẻ em đã được sinh ra cũng như chưa sinh ra, các phụ nữ mang thai, các người di dân, và những người cô thế khác. Các nhóm tôn giáo phải được phép cung cấp nhu cầu y tế mà không phải vi phạm đến những xác tín về tôn giáo của họ. HĐGMHK ủng hộ những biện pháp nhằm củng cố chương trình Medicare và Medicaid. Hội đồng chúng tôi cổ võ một sự chăm sóc có hiệu quả và nhân từ phản ảnh các giá trị luân lý của Công Giáo đối với những người mắc bệnh HIV/AIDS và những người đang phải đương đầu với chứng nghiện ngập.
81. Việc thiếu những đơn vị gia cư an toàn và hợp khả năng đòi hỏi một quyết tâm mới trong việc gia tăng cung cấp đơn vị gia cư có phẩm chất cùng duy trì, bảo trì và tân trang những đơn vị gia cư đang có qua sự hợp tác cả công lẫn tư, đặc biệt là với những nhóm tôn giáo và các đoàn thể cộng đồng. HĐGMHK tiếp tục phản đối việc kỳ thị bất công trong vấn đề gia cư và ủng hộ những biện pháp nhằm giúp tài trợ những cộng đoàn có lương thấp và thiểu số.
82. Một ưu tiên đầu tiên cho chính sách canh nông phải là sự bảo đảm thực phẩm cho mọi người. Bởi vì không một ai lại phải nhịn đói trong một xứ sung túc, chương trình Phiếu Thực Phẩm (Food Stamps), Chương Trình Dinh Dưỡng Đặc Biệt cho Phụ Nữ, Nhi Đồng và Trẻ Em (Special Nutrition Program for Women, Infants and Children -WIC), và những chương trình dinh dưỡng khác cần phải được chắc chắn và hiệu quả. Các nông dân và những nhân công trồng trọt, gặt hái, và biến chế thực phẩm đáng được hưởng một sự số lợi tức tương xứng với lao công của họ, cùng với điều kiện làm việc công bằng, an toàn, và gia cư đầy đủ. Việc ủng hộ những cộng đồng nông thôn duy trì một cách sống có thể phong phú hóa quốc gia chúng ta. Chăm sóc cẩn thận trái đất và các tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi những chính sách ủng hộ nền canh nông có thể tồn tại được như những nguyên lý sống còn của chính sách canh nông.
83. Mệnh lệnh “đón chào khách lạ” của Tin Mừng đòi buộc người Công Giáo phải chăm lo cho và đứng về phía những người di dân, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, kể cả con em của những người di dân này. Việc cải tổ toàn diện là điều cấp bách để sửa chữa lại hệ thống di dân đã bị hư hại, và cần phải bao gồm chương trình làm việc tạm thời với việc bảo vệ nhân công và một đường lối đưa tới tình trạng di trú vĩnh viễn; các chính sách đoàn tụ gia đình; một chương trình hợp thức hóa quy mô và công bình; việc được che chở về luật pháp, kể cả quyền tố tụng và các chương trình chính phủ thiết yếu; cung cấp nơi tỵ nạn cho những người chạy trốn ngược đãi và lạm dụng; cùng chính sách nhắm vào nguyên nhân của việc di dân. Quyền hạn và nhiệm vụ kiểm soát biên giới và duy trì quy luật pháp định của các quốc gia phải được mọi người công nhận.
84. Tất cả mọi người đều có quyền nhận được một nền giáo dục có phẩm chất. Những người trẻ, gồm cả những người nghèo và những người tàn tật, cần được có cơ hội để phát triển về trí tuệ, luân lý, tâm linh và thể lý, để họ có thể trở thành những công dân tốt là những người có thể quyết định có trách nhiệm về xã hội và luân lý. Điều này đòi hỏi phụ huynh được quyền chọn lựa trong việc giáo dục. Nó cũng đòi hỏi các các cơ sở giáo dục phải có một môi trường trật tự, công bằng, kính trọng, và bất bạo động, là nơi có đầy đủ các nhà giáo chuyên nghiệp và các tài liệu. HĐGMHK nhiệt liệt ủng hộ việc tài trợ đầy đủ, kể cả học bổng, thưởng thuế, và những phương tiện khác, để giáo dục tất cả mọi người bất kể điều kiện cá nhân và họ theo học trường nào – công lập, tư thục, hay tôn giáo. Tất cả mọi giáo chức và nhân viên điều hành nhà trường đáng được hưởng lương bổng và quyền lợi phản ảnh những nguyên tắc công bằng về kinh tế, đồng thời cũng cần phải có thêm những phương tiện cần thiết để các thầy cô sửa soạn cho công tác quan trọng của họ. Theo lẽ công bình thì các học sinh và các thầy cô ở các trường tư thục và tôn giáo phải được quyền hưởng các dịch vụ nhằm cải tiến giáo dục - đặc biệt là cho những người thiếu may mắn nhất - hiện đang có sẵn cho các thầy cô và học sinh ở các trường công lập.
85. Việc cổ võ trách nhiệm luân lý và đáp ứng hữu hiệu với những tội ác hung bạo, kiềm chế bạo tàn trong truyền thông, ủng hộ những giới hạn hợp lý trong việc sở hữu các vũ khí tấn công và súng cầm tay, cùng chống lại việc sử dụng án tử hình là những điều rất quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của “nền văn hóa bạo lực.” Phải lấy một nền đạo đức dựa vào trách nhiệm, cải hóa, và phục hồi làm nền tảng cho việc sửa chữa lại hệ thống hình pháp đã bị hư hỏng. Cần phải đưa ra một phương pháp điều trị thay vì nghiêm phạt đối với các phạm nhân.
86. Việc tiếp tục chống kỳ thị dựa trên màu da, tôn giáo, phái tính, chủng tộc, điều kiện tàn tật, hay tuổi tác cũng là điều rất quan trọng trong xã hội chúng ta, vì những điều này là những bất công trầm trọng và sỉ nhục cho nhân phẩm. Ở đâu mà hậu quả của nạn kỳ thị trong quá khứ còn tồn tại, thì xã hội phải tích cực khắc phục những tàn tích của bất công, kể cả những việc táo bạo để tháo gỡ những rào cản về giáo dục và bình đẳng hoá về việc làm cho phụ nữ và người thiểu số.
87. Chăm sóc cho trái đất và cho môi sinh là một vấn đề luân lý. Bảo vệ đất, nước, và không khí mà chúng ta cùng chia sẻ là một nhiệm vụ quản lý thuộc về tôn giáo, và phản ảnh trách nhiệm của chúng ta đối với các trẻ em được sanh ra và chưa được sanh ra, là những người dễ bị tổn thương nhất đối với những tấn công của môi sinh. Cần phải có những sáng kiến có hiệu lực để bảo tồn năng lượng và để phát triển những nguồn năng lượng khác, có thể được phục hồi và không gây ô nhiễm. Hội Đồng [Giám Mục] chúng tôi đặc biệt kêu gọi hãy đương đầu cách nghiêm chỉnh với vấn đề thay đổi thời tiết toàn cầu, bằng cách chú tâm vào nhân đức khôn ngoan, theo đuổi công ích, và ảnh hưởng của nó trên những người nghèo, nhất là trên các nhân công và những quốc gia nghèo đói nhất. Nước Hoa Kỳ phải dẫn đầu trong việc đóng góp vào công tác phát triển trường kỳ của những quốc gia nghèo nhất và cổ võ sự công bằng hơn nữa trong việc chia sẻ gánh nặng sương mù [do ô nhiễm gây ra], bỏ bê, và phục hồi môi sinh.
Đoàn Kết Toàn Cầu
88. Một thế giới công bằng hơn chắc chắn sẽ là một thế giới hòa bình hơn, cùng khó bị tấn công hơn bởi nạn khủng bố và những bạo tàn khác. Nước Hoa Kỳ có nhiệm vụ dẫn đầu trong việc đương đầu với mối nhục nghèo đói và kém mở mang. Quốc gia chúng ta phải giúp vào việc toàn cầu hóa cách nhân đạo, bằng cách đương đầu với những hậu quả tiêu cực của nó, và phổ biến những ích lợi của nó, nhất là trong các nước nghèo đói trên thế giới. Hoa Kỳ cũng có một cơ hội đặc biệt để dùng khả năng của mình mà hợp tác với các quốc gia khác mà xây dựng một thế giới công bình và hòa bình hơn.
Nước Hoa Kỳ phải đóng vai trò lãnh đạo trong việc giúp làm giảm bớt nạn nghèo đói trên thế giới bằng cách gia tăng một cách đáng kể viện trợ phát triển cho các quốc gia nghèo nhất, bằng chính sách ngoại thương công bằng hơn, và tiếp tục những cố gắng để đập tan gánh nặng nợ nần và bệnh tật. Những cố gắng giảm thiểu nghèo đói của quốc gia chúng ta không được đi kèm với những chương trình kiểm soát dân số hạ cấp và đôi khi có tính cách bắt buộc; thay vào đó, những cố gắng này phải chú tâm vào việc làm việc với những người nghèo để giúp họ xây dựng một tương lai hứa hẹn và cơ hội cho họ và con cháu họ.
Chính sách của Hoa Kỳ phải cổ võ tự do tôn giáo và những quyền căn bản khác của con người. Phải loại bỏ việc tra tấn như một điều trên căn bản không phù với phẩm giá của con người và chung cuộc chỉ phương hại đến những cố gắng chống khủng bố.
Nước Hoa Kỳ phải ủng hộ về chính trị và tài chánh cho những chương trình và những cải tổ của Liên Hiệp Quốc, cùng những cơ quan quốc tế khác, và luật quốc tế, để các cơ quan này cùng nhau trở nên những tác nhân có trách nhiệm và có khả năng hơn trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Việc tạm trú phải dễ dàng hơn đối với những người tỵ nạn thực sự có lý do để lo sợ bị ngược đãi ở quê hương họ. Quốc gia chúng ta phải ủng hộ việc che chở những người chạy trốn bắt bớ qua những nơi an toàn ở các quốc gia khác, kể các nước Mỹ, đặc biệt là những trẻ em đi một mình, các phụ nữ, các nạn nhân của nạn buôn người, và những người thuộc các tôn giáo thiểu số.
Quốc gia chúng ta phải là một nước lãnh đạo – trong việc hợp tác với cộng đồng quốc tế - để đương đầu với những xung đột miền ở Trung Đông, Ban-kan, Công-gô, Su-đăng, Côlumbia và Tây Phi.
Việc lãnh đạo trong vụ tranh chấp giữa Israel và Palestine là điều cấp bách đặc biệt. Nước Hoa Kỳ phải tích cực theo đuổi những cuộc đàm phán toàn diện đưa đến một giải pháp công bình và hòa bình mà trong đó tôn trọng những đòi hỏi cùng những nguyện vọng chính đáng của cả dân Israel lẫn người Palestine, đảm bảo an ninh cho Israel, và một quốc gia vững chắc cho người Palestine, tôn trọng chủ quyền của nước Li-băng, và đem lại hòa bình cho toàn vùng.
Trong khi Tòa Thánh và Hội Đồng [Giám Mục] chúng tôi đã đưa ra những vấn đề luân lý nghiêm trọng về chiến tranh Iraq, với tư cách là các Giám Mục, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi quốc gia chúng ta làm việc với cộng đồng quốc tế để tìm một “sự chuyển tiếp có trách nhiệm” ở Iraq và đương đầu với những hậu quả liên quan đến con người của chiến tranh Iraq và A-phú-hãn.
Bảo vệ sự sống con người, xây dựng hòa bình, chống lại nghèo đói và tuyệt vọng, cùng bảo vệ tự do và nhân quyền không phải chỉ là những điều khẩn thiết về luân lý – chúng cũng là những ưu tiên của toàn thể dân tộc và sẽ làm cho quốc gia chúng ta và thế giới an toàn hơn.
PHẦN III
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ:
NHỮNG THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI CÁC ỨNG CỬ VIÊN VÀ NHÂN VIÊN CHÍNH PHỦ
89. Là những người Công Giáo, chúng ta được hướng dẫn để đặt ra một câu hỏi về chính trị khác hẳn với câu hỏi: “Bạn có khá giả hơn so với bốn năm trước đây không?” Mục tiêu của chúng ta không phải là tham gia đảng phái, ý thức hệ, kinh tế, hoặc ngay cả thi thố tài năng hay khả năng chu toàn bổn phận của mình, dù những vấn đề đó quan trọng thế nào đi nữa. Ngược lại, chúng ta đặt trọng tâm vào những gì bảo vệ và những gì đe dọa sự sống và phẩm giá con người.
90. Giáo huấn Công Giáo thách thức các cử tri và các ứng cử viên, công dân và những viên chức được dân bầu hãy nghĩ đến bình diện luân lý và đạo đức của những vấn đề thuộc chính sách quốc gia. Theo những nguyên tắc đạo lý, chúng tôi, các Giám Mục đề ra những mục đích về chính sách sau đây mà chúng tôi hy vọng rằng sẽ hướng dẫn người Công Giáo khi họ đào luyện lương tâm và suy nghĩ về những bình diện luân lý của những chọn lựa công cộng của họ. Không phải tất cả mọi vấn đề đều ngang hàng với nhau; mười mục tiêu này đề cập đến những vấn đề có những giá trị luân lý và sự khẩn thiết khác nhau. Có một số vấn đề liên quan đến những sự dữ tự bản chất mà chúng ta không bao giờ được phép ủng hộ. Những vấn đề khác liên quan đến những nhiệm vụ tích cực để tìm công ích. Những mục tiêu này và những mục tiêu tương tự có thể giúp các cử tri và ứng cử viên hành động dựa theo các nguyên tắc đạo lý thay vì tư lợi hoặc vì trung thành với đảng phái. Chúng tôi hy vọng rằng người Công Giáo sẽ chất vấn các ứng cử viên xem họ dự định giúp đỡ quốc gia chúng ta bằng cách theo đuổi những mục tiêu quan trọng này thế nào:
Giải quyết vấn đề quan trọng hàng đầu là bảo vệ những người yếu đuối nhất ở giữa chúng ta - những trẻ em vô tội chưa sinh ra - bằng cách giới hạn và đưa đến chấm dứt việc hủy diệt các trẻ em chưa sinh ra bằng nạn phá thai.
Gìn giữ nước chúng ta khỏi trở thành bạo tàn trong việc giải quyết những vấn đề căn bản - một triệu vụ phá thai mỗi năm để giải quyết vấn đề thụ thai ngoài ý muốn, giết chết êm dịu và trợ giúp tự vận để giải quyết gánh nặng bệnh tật và tật nguyền, phá hủy các phôi thai của con người nhân danh nghiên cứu khoa học, dùng án tử hình để chống lại tội ác, và thiếu khôn ngoan khi dùng chiến tranh để giải quyết những xung khắc quốc tế.
Định nghĩa cơ chế căn bản của hôn nhân là việc phối hợp giữa một người nam và một người nữ, và giúp đỡ nhiều hơn cho đời sống luân lý, xã hội và kinh tế của gia đình, để quốc gia có thể giúp phụ huynh nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái biết kính trọng sự sống, có những giá trị luân lý vững chắc, cùng một tinh thần đạo đức trong việc quản lý và tinh thần trách nhiệm.
Đạt được một cuộc cải tổ về di dân trong đó ranh giới được bảo đảm an toàn, đối xử công bằng với những công nhân di dân, đưa ra một đường lối để họ có thể xứng đáng được trở thành công dân, tôn trọng luật lệ, và giải quyết những căn nguyên thúc đẩy người ta từ bỏ quê hương họ.
Giúp đỡ các gia đình và trẻ em khắc phục nạn nghèo đói: bằng cách bảo đảm việc họ có thể chọn lựa trong giáo dục, cũng như có việc làm hợp lý với đồng lương công bằng và đủ sống, cùng có đầy đủ trợ giúp cho những người yếu thế trong quốc gia chúng ta, trong khi giúp đỡ khắc phục nạn đói và nạn cơ bần khắp nơi trên thế giới, nhất là những vùng cần viện trợ phát triển, miễn trả nợ, và thương giao quốc tế.
Cung cấp phương tiện y tế cho một số đông những người chưa có, trong khi tôn trọng sự sống, phẩm giá, và tự do tôn giáo của con người trong hệ thống y tế của chúng ta.
Tiếp tục chống lại những chính sách phản ảnh thành kiến, thù nghịch đối với dân di cư, thù ghét cách mù quáng về tôn giáo, và những hình thức kỳ thị khác.
Khuyến khích các gia đình, các nhóm trong cộng đoàn, các cơ sở kinh tế, và chính phủ cùng nhau làm việc để khắc phục nạn nghèo đói, theo đuổi công ích, và chăm sóc cho tạo vật, đồng thời hoàn toàn tôn trọng các nhóm tôn giáo và quyền nói lên những nhu cầu xã hội theo những xác quyết căn bản về luân lý của họ.
Thiết lập và tuân theo những giới hạn luân lý trong việc dùng vũ lực - bằng cách điều nghiên xem nó được dùng với mục đích gi, dưới quyền bính nào, giá phải trả về nhân mạng ra sao – và tìm một cách “chuyển tiếp có trách nhiệm” để chấm dứt chiến tranh Iraq.
Cộng tác với các quốc gia khác trên thế giới để theo đuổi hòa bình, bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo, đẩy mạnh sự công bình về kinh tế và chăm sóc cho tạo vật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Nguyên bằng Tiếng Anh)
Catechism of the Catholic Church (2nd ed.). Washington, DC: Libreria Editrice
Vaticana—United States Conference of Catholic Bishops (USCCB), 2000.
Pope Benedict XVI. Deus Caritas Est (God Is Love). Washington, DC: USCCB, 2006.
Pope Benedict XVI. Sacramentum Caritatis (The Sacrament of Charity). Washington, DC: USCCB, 2007.
Pope John XXIII. Pacem in Terris (Peace on Earth). Washington, DC: USCCB, 1963.
Pope John Paul II. Christifideles Laici (On the Vocation and the Mission of the Lay Faithful in the Church and in the World). Washington, DC: USCCB, 1989.
Pope John Paul II. Evangelium Vitae (The Gospel of Life). Washington, DC: USCCB, 1995.
Pope John Paul II. Veritatis Splendor (The Splendor of Truth). Washington, DC: USCCB, 1993.
Second Vatican Council. Dignitatis Humanae (Declaration on Religious Liberty). In Vatican
Council II: Volume 1: The Conciliar and Post Conciliar Documents. Edited by Austin
Flannery. Northport, NY: Costello Publishing, 1996.
Second Vatican Council. Gaudium et Spes (Pastoral Constitution on the Church in the Modern World). In Vatican Council II: Volume 1: The Conciliar and Post Conciliar Documents.
Edited by Austin Flannery. Northport, NY: Costello Publishing, 1996.
Congregation for the Doctrine of the Faith. Doctrinal Note on Some Questions Regarding the Participation of Catholics in Political Life. In Readings on Catholics in Political Life. Washington, DC: USCCB, 2006.
USCCB. Living the Gospel of Life: A Challenge to American Catholics. Washington, DC: USCCB, 1998.
CÁC VĂN KIỆN CHÍNH CỦA CÔNG GIÁO VỀ ĐỜI SỐNG CÔNG CỘNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LUÂN LÝ
Những tài liệu dưới đây của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) khai triển chi tiết những vấn đề liên quan đến chính sách công được thảo luận trong Forming Consciences forFaithful Citizenship. Dưới một số đề tài, các tài liệu được liệt kê theo đề tài, rồi theo năm.
Muốn biết thêm chi tiết về những tài liệu này xin thăm Web site của HĐGMHK: www.usccb.org. Các tài liệu được đánh dấu hoa thị (*) không có trên Internet.
Bảo Vệ Sự Sống Con Người
A Matter of the Heart: A Statement on the Thirtieth Anniversary of Roe v. Wade, 2002 (www.usccb.org/prolife/heart.shtml)
Pastoral Plan for Pro-Life Activities: A Campaign in Support of Life, 2001 (www.usccb.org/prolife/pastoralplan.shtml)
Living the Gospel of Life: A Challenge to American Catholics, 1998 (www.usccb.org/prolife/gospel.shtml)
Faithful for Life: A Moral Reflection, 1995 (www.usccb.org/prolife/tdocs/FaithfulForLife.pdf)
Resolution on Abortion, 1989 (www.usccb.org/prolife/tdocs/resabort89.shtml)
Documentation on the Right to Life and Abortion, 1974, 1976, 1981*
Statement on Iraq, 2002 (www.usccb.org/bishops/iraq.shtml)
A Pastoral Message: Living with Faith and Hope After September 11, 2001 (www.usccb.org/sdwp/sept11.shtml)
Sowing the Weapons of War, 1995 www.usccb.org/sdwp/international/weaponsofwar.shtml)
The Harvest of Justice Is Sown in Peace, 1993 (www.usccb.org/sdwp/harvest.shtml)
A Report on the Challenge of Peace and Policy Developments, 1983-1888, 1989*
The Challenge of Peace: God’s Promise and Our Response, 1983 (www.usccb.org/sdwp/international/TheChallengeofPeace.pdf)
Welcome and Justice for Persons with Disabilities, 1999 (www.usccb.org/doctrine/disabilities.htm)
Nutrition and Hydration: Moral and Pastoral Reflections, 1992 (www.usccb.org/prolife/issues/euthanas/nutindex.shtml)
Statement on Euthanasia, 1991 (www.usccb.org/prolife/issues/euthanas/euthnccb.shtml)
Pastoral Statement of U.S. Catholic Bishops on Persons with Disabilities, 1984 (www.ncpd.org/pastoral_statement_1978.htm)
A Culture of Life and the Penalty of Death, 2005 (www.usccb.org/sdwp/national/penaltyofdeath.pdf)
Confronting a Culture of Violence, 1995 (www.usccb.org/sdwp/national/criminal/ccv94.shtml)
Statement on Capital Punishment, 1980 (www.usccb.org/sdwp/national/criminal/death/uscc80.shtml)
Thăng Tiến Đời Sống Gia Đình
National Directory for Catechesis, 2005 (www.usccb.org/education/ndc/index.shtml)
Renewing Our Commitment to Catholic Elementary and Secondary Schools in the Third Millennium, 2005 (www.usccb.org/bishops/schools.pdf)
Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions, 1998 (www.usccb.org/sdwp/projects/socialteaching/socialteaching.shtml)
Principles for Educational Reform in the United States, 1995 (www.usccb.org/education/parentassn/reform.shtml)
To Teach as Jesus Did: A Pastoral Message on Catholic Education, 1972*
How I Call for Help: A Pastoral Response to Domestic Violence Against Women, 2002 (www.usccb.org/laity/help.shtml)
A Family Perspective in Church and Society, 1998 www.usccb.org/laity/marriage/family.shtml)
Always Our Children: A Pastoral Message to Parents of Homosexual Children and Suggestions for Pastoral Ministers, 1997 (www.usccb.org/laity/always.shtml)
Statement on Same-Sex Marriage, 1996 (www.usccb.org/laity/marriage/samesexstmt.shtml)
Between Man and Woman: Questions and Answers About Marriage and Same-Sex Unions, 2003 (www.usccb.org/laity/manandwoman.shtml)
Walk in the Light: A Pastoral Response to Child Sexual Abuse, 1995 (www.usccb.org/laity/walk.shtml)
Follow the Way of Love: A Pastoral Message to Families, 1993 (www.usccb.org/laity/follow.shtml)
Putting Children and Families First: A Challenge for Our Church, Nation and World, 1992*
Theo Đuổi Công Bình Xã Hội
“For I Was Hungry and You Gave Me Food”: Catholic Reflections on Food, Farmers and Farmworkers, 2003 (www.usccb.org/bishops/agricultural.shtml)
Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope, 2003 (www.usccb.org/mrs/stranger.shtml)
A Place at the Table: A Catholic Recommitment to Overcome Poverty and to Respect the Dignity of All God’s Children, 2002 (www.usccb.org/bishops/table.shtml)
Ethical and Religious Directives for Catholic Health Care Services (Fourth Edition), 2001 (www.usccb.org/bishops/directives.shtml)
Global Climate Change: A Plea for Dialogue, Prudence, and the Common Good, 2001 (www.usccb.org/sdwp/international/globalclimate.shtml)
Responsibility, Rehabilitation, Restoration: A Catholic Perspective on Crime and Criminal Justice, 2000 (www.usccb.org/sdwp/criminal.shtml)
A Commitment to All Generations: Social Security and the Common Good, 1999 (www.usccb.org/sdwp/national/commitment.shtml)
In All Things Charity: A Pastoral Challenge for the New Millennium, 1999 (www.usccb.org/cchd/charity.shtml)
One Family Under God, 1995*
Confronting a Culture of Violence: A Catholic Framework for Action, 1995 (www.usccb.org/sdwp/national/criminal/ccv94.shtml)
Moral Principles and Policy Priorities for Welfare Reform, 1995*
The Harvest of Justice Is Sown in Peace, 1993 (www.usccb.org/sdwp/harvest.shtml)
A Framework for Comprehensive Health Care Reform, 1993*
Renewing the Earth: An Invitation to Reflection and Action on the Environment in Light of Catholic Social Teaching, 1992 (www.usccb.org/sdwp/ejp/bishopsstatement.shtml)
Putting Children and Families First: A Challenge for Our Church, Nation and World, 1992*
New Slavery, New Freedom: A Pastoral Message on Substance Abuse, 1990*
Brothers and Sisters to Us: Pastoral Letter on Racism in Our Day, 1989 (www.usccb.org/saac/bishopspastoral.shtml)
Called to Compassion and Responsibility: A Response to the HIV/AIDS Crisis, 1989 (www.usccb.org/sdwp/international/ctoresp.shtml)
Homelessness and Housing: A Human Tragedy, A Moral Challenge, 1988*
Economic Justice for All, 1986 (www.usccb.org/sdwp/international/EconomicJusticeforAll.pdf)
Thực Thi Đoàn Kết Toàn Cầu
A Call to Solidarity with Africa, 2001 (www.usccb.org/sdwp/africa.shtml)
A Jubilee Call for Debt Forgiveness, 1999 (www.usccb.org/sdwp/international/adminstm.shtml)
Called to Global Solidarity: International Challenges for U.S. Parishes, 1998 (www.usccb.org/sdwp/international/globalsolidarity.shtml)
Sowing the Weapons of War, 1995 (www.usccb.org/sdwp/international/weaponsofwar.shtml)
One Family Under God, 1995*
The Harvest of Justice Is Sown in Peace, 1993 (www.usccb.org/sdwp/harvest.shtml)
The New Moment in Eastern and Central Europe, 1990*
Toward Peace in the Middle East, 1989 (www.usccb.org/sdwp/international/TowardPeaceintheMiddleEast.pdf)
Tài liệu Đào luyện Lương Tâm để Thành Công Dân Chân Chính: Một Lời Kêu Gọi về Trách Nhiệm Chính Trị từ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ được soạn thảo bởi các chủ tịch, cùng sự tham khảo với các thành viên, của các Ủy Ban về Chính Sách Quốc Nội, Chính Sách Quốc Tế, Các Hoạt Động Phò Sự Sống, Truyền Thông, Tín Lý Đức Tin, Giáo Dục, và Di Dân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK). Được toàn thể Hội Đồng Giám Mục chuẩn y trong Buổi Họp Định Kỳ vào Tháng 11, năm 2007, và đã được ủy quyền ấn hành bởi vị ký tên dưới đây.
Statement on Central America, 1987 (www.usccb.org/sdwp/international/cenamst.shtml)
Msgr. David J. Malloy, STD
Tổng Thư Ký, HĐGMHK
(Copyright © 2007, United States Conference of Catholic Bishops, Washington, D.C. All rights reserved. No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying, recording, or by any information storage and retrieval system, without permission in writing from the copyright holder.
To obtain a catalog of USCCB titles, visit www.usccbpublishing.org or call toll-free 800-235-8722. In the Washington metropolitan area or from outside the United States, call 202-722-8716)
Chú Thích:
[1] Công ích là “toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn.” (GLCG 1906).
[2] “Những lệch lạc trong phán đoán luân lý có thể xuất phát từ thiếu hiểu biết về Ðức Kitô và Tin Mừng; gương xấu của người khác; nô lệ các đam mê; nghĩ sai lạc về tự do lương tâm; khước từ quyền bính và giáo huấn của Hội Thánh; thiếu hoán cải và bác ái” (GLCG số 1792).
[3] “Khi hoạt động chính trị chống lại những nguyên tắc luân lý, là những nguyên tắc không thể có luật trử, thỏa hiệp, hay giảm thiểu, quyết tâm của người Công Giáo trở nên rõ ràng hơn và chồng chất trách nhiệm. Khi đối diện với những đòi hỏi luân lý căn bản và bất khả xâm phạm, người Kitô hữu phải nhận thức rằng điều đang bị đê dọa là chính bản chất của luật luân lý, là luật có liên quan đến sự tốt đẹp toàn diện của con người. Đó là những trường hợp phải đương đầu với các luật về phá thai và giết chết êm dịu.... Những luật như thế phải bảo vệ quyền sống căn bản của con người từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên.” (Chú giải về Tín Lý liên quan đến một số vấn đề về việc người Công Giáo tham gia vào đời sống chính trị, số 4).
[4] Xem Giáo Lý Công Giáo, số 2297.
[5] Về các công bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về người Công Giáo phục vụ đời sống công cộng và về việc Rước Lễ, xin xem Catholic in Political Life (2004) và Happy Are Those Whose Are Called to His Supper: On Preparing to Receive Christ Worthily in the Eucharist (2006).
[6] Các đề tài này được rút ra từ truyền thống phong phú của các nguyên tắc và tư tưởng được trình bày đầy đủ hơn trong sách Compendium of the Social Doctrine of the Church - Toát Yếu Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo do Ủy Ban Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình (Washington DC: Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, 2005).
[7] Xem Giáo Lý Công Giáo, câu 2297
[8] Xem Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh, số 501
Một Lời Kêu Gọi về Trách Nhiệm Chính Trị của HĐGM Hoa Kỳ
Nguyên bản tiếng Anh: http://www.usccb.org/faithfulcitizenship/FCStatement.pdf
Phaolô Phạm Xuân Khôi, Ủy Ban Giáo Lý Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ, phiên dịch.
Theo bản tin của National Catholic Reporter ngày 14 tháng 11 vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chấp thuận tài liệu “Làm Công Dân Chân Chính” với 97.8% phiếu thuận. Tài liệu này được soạn thảo nhằm mục đích hướng dẫn người Công Giáo Hoa Kỳ trong mùa bầu cử 2008 tới.
Đức Cha Nicholas DiMarzio của Brooklyn nói rằng: “Tài liệu này là kết quả của một tiến trình vô tiền khoáng hậu qua việc cẩn thận lắng nghe, tham khảo rộng rãi và làm việc tận lực để tạo nên một sự đồng tâm của trong giáo hội về điều gì là chân thật trong giáo huấn Công Giáo và có thể hợp nhất Hội Đồng Giám Mục chúng tôi.”
“Văn kiện này không thể được coi là thuộc loại thiên đảng phái, hữu khuynh, tả khuynh, Dân Chủ hay Cộng Hòa. Văn kiện này kêu gọi người Công Giáo dùng đức tin của mình mà uốn nắn đời sống chính trị của họ, chứ không phải ngược lại.”
Đức Cha Samuel Aquila của Fargo, North Dakota nói: “Nếu chúng tôi không cảnh giác dân chúng rằng việc chọn lựa những gì tự bản chất là xấu có ảnh hưởng đến phần rỗi của họ, thì chúng tôi không làm tròn phận sự của những vị thầy.”
“Làm Công Dân Chân Chính” đưa ra hai cám dỗ mà người Công Giáo phải tránh trong việc quyết định khi bỏ phiếu.
Cám dỗ thứ nhất là không cần phân biệt giữa những loại khác nhau của vấn đề liên quan đến sự sống và nhân phẩm. Tài liệu nhấn mạnh: “Sự cố tình và trực tiếp hủy hoại sự sống của những người vô tội luôn luôn là điều sai chứ không phải chỉ là một trong những vấn đề.”
Cám dỗ thứ hai là việc “lạm dụng những sự phân biệt cần thiết về luân lý này như là một cách để coi thường hay khước từ những đe dọa nghiêm trọng đến sự sống và nhân phẩm.”
Trong khi nhấn mạnh đến việc chống lại những sự dữ tuyệt đối như phá thai và kỳ thị chủng tộc, tài liệu này cũng nhận rằng trong vài trường hợp, người Công Giáo có thể bỏ phiếu cho những người ủng hộ phá thai nếu có những “lý do tương xứng” để làm như thế. Nhưng lại không nói “lý do tương xứng là gì”. [Có thể tùy Giám Mục địa phương quyết định. Trường hợp điển hình là khi chỉ có ứng viên ủng hộ phá thai thì phải bầu cho người nào ít hại nhất về các vấn đề luân lý khác].
Về vấn đề này, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput nhấn mạnh rằng cần phải đưa ra giới hạn. Ngài nói với National Catholic Reporter rằng:
“Tôi nghĩ rằng có những lý do chính đáng để bỏ phiếu cho những người không đồng ý với Hội Thánh về vấn đề phá thai, nhưng đó phải là một lý do mà bạn có thể tự tin mà giải thích với Chúa Giêsu và các nạn nhân bị phá thai khi bạn gặp Chúa và họ vào ngày Phán Xét. Đó là điều kiện duy nhất.”
Đây là lần đầu tiên mà tài liệu “Làm Công Dân Chân Chính” được soạn thảo bởi nhiều ủy ban khác nhau của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và được trình lên toàn thể Hội Đồng để bỏ phiếu. Tài liệu này là đề nghị chung của ủy ban Chính Sách Quốc Nội, Chính Sách Quốc Tế, Hoạt Động Phò Sự Sống, Truyền Thông, Tín Lý, Giáo Dục và Di Dân.
Sau đây chúng tôi xin lần lượt dịch từng phần của tài liệu này để các tín hữu Công Giáo Việt Nam có tài liệu tham khảo.
Nội Dung
PHẦN I - Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Công Dân Chân Chính: Suy Tư Của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Về Giáo Huấn Hội Thánh Và Đời Sống Chính Trị
Nhập Đề.
Tại sao Hội Thánh Dạy về Những Vấn Đề Liên Quan Đến Chính Sách Công Cộng?
Ai Trong Hội Thánh Nên Tham Gia vào Đời Sống Chính Trị?
Hội Thánh Làm Gì Đề Giúp Tín Hữu Công Giáo Nói về Những Vấn Đề Chính Trị và Xã Hội?
Một Lương Tâm Được Đào Luyện Kỹ Càng.
Đức Tính Khôn Ngoan.
Làm Lành Lánh Dữ.
Những Chọn Lựa Về Luân Lý.
Hội Thánh Nói Gì về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo ở Nơi Công Cộng? - Bảy Đề Tài Chính
Quyền Sống và Phẩm Giá của Con Người
Mời Gọi vào Gia Đình, Cộng Đồng, và Tham Gia.
Quyền Lợi và Nhiệm Vụ.
Thương Yêu Người Nghèo.
Giá Trị của Lao Động và Quyền Lợi của Công Nhân.
Đoàn Kết
Chăm Sóc cho Các Tạo Vật của Thiên Chúa.
Kết Luận.
PHẦN II: Áp D ụng Giáo Huấn Công Giáo Vào Các Vấn Đ ề Chính - Tóm Tắt Lập Trường Chính Sách Của Hồi Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Sự Sống Con Người
Đời Sống Gia Đình.
Công Bằng Xã Hội
Đoàn Kết Toàn Cầu.
PHẦN III. Mục Đích Của Đời Sống Chính Trị: Những Thách Đố Đối Với Các Ứng Cử Viên Và Nhân Viên Chính Phủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Các Văn Kiện Chính Của Công Giáo Về Đời Sống Công Cộng Và Các Vấn Đề Luân Lý.
Tài Liệu: “Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Công Dân Chân Chính”
Một Lời Kêu Gọi về Trách Nhiệm Chính Trị của HĐGM Hoa Kỳ
Nguyên bản tiếng Anh: http://www.usccb.org/faithfulcitizenship/FCStatement.pdf
PHẦN I
ĐÀO LUYỆN LƯƠNG TÂM ĐỂ THÀNH CÔNG DÂN CHÂN CHÍNH
SUY TƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC HOA KỲ
VỀ GIÁO HUẤN HỘI THÁNH VÀ ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ
Nhập Đề
1. Là một dân tộc, chúng ta cùng chia sẻ những phúc lành và sức mạnh, kể cả một truyền thống tự do tôn giáo và quyền tham gia chính trị. Tuy nhiên, như một dân tộc, chúng ta cũng phải đương đầu với những khó khăn trầm trọng là những khó khăn hiển nhiên về chính trị mà lại có những chiều kích luân lý sâu xa.
2. Chúng ta là một quốc gia được xây dựng trên nền tảng “sự sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc,” nhưng người ta đang không hoàn toàn bảo vệ chính quyền sống, nhất là của những thai nhi, là phần tử yếu đuối nhất của gia đình Hoa Kỳ. Chúng ta được mời gọi để làm những người xây dựng hòa bình trong một quốc gia đang có chiến tranh. Chúng ta là một quốc gia đã thề hứa theo đuổi “tự do và công lý cho mọi người,” nhưng thường lại bị chia cách quá nhiều bởi lằn ranh màu da, chủng tộc, và sự thiếu quân bình về kinh tế. Chúng ta là một quốc gia của những người di dân, đang cố gắng để diễn tả những khó khăn của những người di dân mới đang sống giữa chúng ta. Chúng ta là một xã hội được xây dựng trên sức mạnh của các gia đình, được mời gọi để bảo vệ hôn nhân và nâng đỡ đời sống luân lý và kinh tế của các gia đình. Chúng ta là một dân tộc hùng cường trong một thế giới bạo động, phải đương đầu với khủng bố và đang cố gắng xây dựng một thế giới an toàn, công bình và hòa bình hơn. Chúng ta là xã hội giàu sang mà trong đó còn có quá nhiều người đang sống trong nghèo khổ, thiếu những săn sóc về sức khỏe, và những nhu cầu thiết yếu cho đời sống. Chúng ta là thành phần của một cộng đồng thế giới đang phải đương đầu với những đe dọa khẩn cấp về môi sinh để tồn tại. Những thách đố này nằm ở trọng tâm của đời sống công cộng và ở trung điểm của việc theo đuổi công ích.
3. Trong nhiều năm qua, chúng tôi, các Giám Mục Hoa Kỳ đã tìm cách chia sẻ các giáo huấn Công Giáo về đời sống chính trị. Chúng tôi đã làm như thế qua hàng loạt những lời phát biểu được công bố mỗi bốn năm đặt trọng tâm vào “nhiệm vụ chính trị” và “nhiệm vụ công dân chân chính.” Trong tài liệu này chúng tôi tiếp tục thông lệ ấy để duy trì sự liên tục của những điều chúng tôi đã nói trong quá khứ dưới ánh sáng của những thách đố mới mà quốc gia và thế giới của chúng ta đang phải đương đầu. Đây không phải là những giáo huấn mới, mà là xác định lại những gì Hội Đồng Giám Mục và Hội Thánh hoàn vũ đã dạy. Là người Công Giáo, chúng ta là phần tử của một cộng đồng có một gia sản phong phú giúp chúng ta xét đoán những thách đố trong đời sống công cộng và góp phần vào việc đem lại công bằng và hòa bình hơn cho mọi người.
4. Một phần của gia tài phong phú về công dân chân chính là giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II trong Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo (Dignitatis Humanae). Tuyên ngôn này nói rằng: “chính xã hội sẽ được hưởng nhờ những lợi ích của công lý và hòa bình, phát sinh do lòng trung thành của con người đối với Thiên Chúa và Thánh Ý Ngài” (số 6). Hoạt động cho công lý đòi hỏi tinh thần và tâm hồn của người Công Giáo được giáo dục và đào luyện để biết và thực hành toàn thể đức tin.
5. Công bố này nhấn mạnh đến vai trò của Hội Thánh trong việc đào luyện lương tâm, và nhiệm vụ luân lý của mỗi người Công Giáo phải lắng nghe, đón nhận, và thực thi giáo huấn của Hội Thánh trong nhiệm vụ đào luyện lương tâm của mình suốt đời. Với nền tảng này, người Công Giáo có thể lượng giá các lập trường chính trị, các cương lĩnh của các đảng phái, và những lời hứa cũng như việc làm của các ứng cử viên theo ánh sáng Tin Mừng và giáo huấn của Hội Thánh về luân lý và xã hội để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
6. Chúng tôi cố gắng thực thi việc này bằng cách trả lời bốn câu hỏi: (1) Tại sao Hội Thánh lại dạy về những vấn đề liên quan đến những chính sách công cộng? (2) Những ai trong Hội Thánh nên tham gia vào đời sống chính trị? (3) Hội Thánh làm thế nào để giúp người Công Giáo nói về những vấn đề chính trị và xã hội? (4) Hội Thánh nói gì về học thuyết xã hội Công Giáo cho quần chúng?
7. Trong công bố này, chúng tôi, các Giám Mục không có ý bảo người Công Giáo phải bầu cho ai hay không được bầu cho ai. Mục đích của chúng tôi là giúp họ đào luyện lương tâm theo chân lý của Thiên Chúa. Chúng tôi công nhận rằng nhiệm vụ chọn lựa trong đời sống chính trị là nhiệm vụ của mỗi cá nhân theo một lương tâm được đào luyện chu đáo, và sự tham gia của họ vượt trên việc bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử.
8. Trong những năm bầu cử, có thể có nhiều bản tin và hướng dẫn bầu cử được xuất bản và phát hành. Chúng tôi khuyến khích người Công Giáo hãy tìm đọc những tài liệu do chính Giám Mục, Hội Đồng Giám Mục tiểu bang của họ, hay Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho phép. Công bố này có mục đích suy luận và bổ túc chứ không thay thế cho các giáo huấn của các Giám Mục của giáo phận hay tiểu bang của quý vị. Dựa theo những suy tư này và của các Giám Mục địa phương, chúng tôi khuyến khích người Công Giáo trên toàn nước Mỹ tích cực tham gia vào tiến trình chính trị, nhất là trong thời buổi thử thách này.
Tại sao Hội Thánh Dạy về Những Vấn Đề Liên Quan Đến Chính Sách Công Cộng?
9. Nhiệm vụ của Hội Thánh phải tham gia vào việc hình thành luân lý tính của xã hội là một đòi hỏi của đức tin. Đó là một phần căn bản của sứ vụ mà chúng tôi đã nhận được từ Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng ban cho chúng ta một cái nhìn về sự sống được mặc khải trong Thánh Kinh và Thánh Truyền. Để vang vọng lại giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II: “Ngôi Lời làm người, trong khi tỏ cho chúng ta thấy tình yêu của Chúa Cha, cũng cho chúng ta thấy làm người thật sự là gì” (xem Gaudium et Spes, số 22). Tình yêu mà Đức Kitô dành cho chúng ta giúp chúng ta thấy thật rõ nhân phẩm của chúng ta, và thôi thúc chúng ta yêu mến tha nhân như Người đã yêu thương chúng ta. Đức Kitô, Vị Thầy, chỉ cho chúng ta điều gì là chân thật và tốt lành, nghĩa là điều gì phù hợp với với bản tính con người của chúng ta như những thụ tạo tự do và thông minh, được tạo dựng theo và giống hình ảnh Thiên Chúa, và được Đấng Tạo Hóa ban cho nhân phẩm và nhân quyền.
10. Những gì mà đức tin dạy chúng ta về phẩm giá con người và về sự thánh thiêng của sự sống của mỗi người giúp chúng ta thấy rõ hơn, và cùng là những chân lý mà chúng ta nhận thức được qua hồng ân lý trí con người. Trọng tâm của những chân lý này là việc tôn trọng phẩm giá của mỗi người. Đây là điểm nòng cốt của giáo huấn về luân lý và xã hội Công Giáo. Bởi vì chúng ta là những người có cả đức tin lẫn lý trí, nên việc chúng ta đem những chân lý thiết yếu về sự sống con người và nhân phẩm ra chỗ công cộng là điều hợp tình và cần thiết. Chúng ta được mời gọi để thực thi mệnh lệnh của Đức Kitô là: ‘hãy yêu thương nhau” (Ga 13:34). Chúng ta cũng được mời gọi để đề cao hạnh phúc của tất cả mọi người, để chia sẻ phúc lành với những người thiếu thốn, để bảo vệ hôn nhân, và sự sống cùng nhân phẩm của mọi người, nhất là những người yếu đuối, cô thế, và không có tiếng nói. Trong Thông Điệp đầu tiên, Deus Caritas Est, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã giải thích rằng: “đức ái phải tác động toàn thể đời sống người tín hữu giáo dân, và như thế bao gồm cả các hoạt động chính trị của họ, sống như “bác ái xã hội” (số 29).
11. Có người đặt ra vấn đề là việc Hội Thánh đóng một vai trò trong đời sống chính trị có hợp lý không. Nhiệm vụ phải dạy về các giá trị luân lý hình thành đời sống chúng ta, kể cả đời sống công cộng, là trọng tâm của sứ vụ mà Đức Chúa Giêsu Kitô trao cho Hội Thánh. Hơn nữa, Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tham gia và lên tiếng của mỗi tín hữu và của các cơ quan tôn giáo mà chính quyền không được can thiệp, ủng hộ hay kỳ thị. Luật dân sự phải công nhận hoàn toàn và bảo vệ quyền lợi, nhiệm vụ và các dịp thuận lợi của Hội Thánh để tham gia vào xã hội mà không được bắt Hội Thánh phải từ bỏ hay coi nhẹ những xác tín quan trọng về luân lý của Hội Thánh. Truyền thống đa dạng của quốc gia chúng ta được gia tăng thay vì bị đe dọa khi mà những những nhóm tôn giáo và những người có tín ngưỡng đem những sự xác tín và quan tâm của họ vào đời sống công cộng. Thực ra, các giáo huấn của Hội Thánh cũng phù hợp với những giá trị căn bản đã thành hình lịch sử quốc gia chúng ta: “sự sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc.”
12. Cộng đồng Công Giáo đem vào cuộc đối thoại chính trị những tài nguyên quan trọng cho tương lai của dân tộc chúng ta. Chúng ta đem vào một cơ cấu luân lý kiên định – rút ra từ lý trí căn bản của con người được soi sáng bởi Thánh Kinh và giáo huấn Hội Thánh - để định giá các vấn đề, các cương lĩnh chính trị, và các cuộc tranh cử. Chúng ta cũng đem lại kinh nghiệm rộng rãi trong việc phục vụ những người thiếu thốn – giáo dục người trẻ, săn sóc bệnh nhân, cung cấp chỗ ở cho những người vô gia cư, giúp đỡ các phụ nữ gặp khó khăn khi thai nghén, cho người đói ăn, đón chào những người di cư và tản cư, mở rộng tay trong việc đoàn kết toàn cầu, và theo đuổi hòa bình.
Ai Trong Hội Thánh Nên Tham Gia vào Đời Sống Chính Trị?
13. Theo Truyền Thống Công Giáo, làm công dân có trách nhiệm là một nhân đức, và tham gia vào đời sống chính trị là một bổn phận luân lý. Bổn phận này bắt nguồn từ quyết tâm khi chúng ta chịu phép Thánh Tẩy là theo Đức Chúa Giêsu Kitô và làm nhân chứng cho Người trong mọi việc chúng ta làm. Như Sách Giáo Lý Công Giáo nhắc nhở chúng ta: “Tất cả mọi người phải tham gia, tùy theo địa vị và vai trò của mình, để mưu cầu công ích. Bổn phận này gắn liền với phẩm giá con người…. Các công dân phải tích cực tham gia càng nhiều càng tốt vào đời sống xã hội” (câu 1913-1915).
14. Tiếc là việc chính trị ở nước chúng ta thường là một cuộc thi đua của những thế lực tư lợi, những công kích theo đảng phái, những lời tuyên truyền, và những lời nói quá đáng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Hội Thánh kêu gọi một loại tham gia chính trị khác: một sự tham gia được thành hình bởi các xác tín về luân lý của những lương tâm được đào luyện kỹ càng, và chú tâm vào phẩm giá của từng con người, việc theo đuổi công ích, cùng bảo vệ những người yếu đuối và cô thế. Lời kêu gọi làm công dân chân chính xác nhận tầm mức quan trọng của việc tham gia chính trị và quả quyết rằng phục vụ quần chúng là một ơn gọi có giá trị. Là người Công Giáo chúng ta phải được hướng dẫn bởi xác tín về luân lý của chúng ta nhiều hơn là sự ràng buộc của chúng ta với một đảng phái chính trị hay một phe phái tư lợi. Khi cần thiết, sự tham gia của chúng ta phải giúp biến đổi đảng phái mà chúng ta đang tham gia; chúng ta không được để đảng phái biến đổi chúng ta đến nỗi chúng ta bỏ quên hay chối từ những chân lý căn bản về luân lý. Chúng ta được mời gọi để đem các nguyên tắc, những chọn lựa chính trị, những giá trị và lá phiếu của chúng ta lại với nhau, để góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
15. Các giáo sĩ và giáo dân có vai trò bổ túc cho nhau trong đời sống công cộng. Chúng tôi, các Giám Mục, có nhiệm vụ chính là trao lại giáo huấn về luân lý và xã hội của Hội Thánh. Cùng với các linh mục và các phó tế, được sự giúp đỡ của các tu sĩ và các giáo dân có vai trò lãnh đạo trong Hội Thánh, chúng tôi có nhiệm vụ dạy những nguyên tắc luân lý căn bản để giúp người Công Giáo đào luyện lương tâm của họ cho đúng, để hướng dẫn họ trong những quyết định công cộng theo chiều kích luân lý, và khuyến khích các tín hữu thi hành nhiệm vụ của họ trong đời sống chính trị. Để làm tròn những trọng trách này, các nhà lãnh đạo Hội Thánh phải tránh ủng hộ hay chống đối các ứng cử viên, hoặc bảo dân chúng phải bầu cử thế nào. Như Đức Thánh Cha Bêneđictô XVI đã nói trong Deus Caritas Est,
Hội Thánh muốn giúp đỡ để đào luyện lương tâm trong đời sống chính trị, và khuyến khích hiểu biết hơn về những đòi hỏi chân chính của công lý cũng như sẵn sàng hơn để hành động theo chúng, ngay cả khi hành động này trái ngược với những hoàn cảnh có lợi cho cá nhân…. Hội Thánh không thể và không được tự mình lăn vào cuộc chiến chính trị để đem lại một xã hội công bình nhất có thể được. Hội Thánh không thể và không được quyền thay thế quốc gia. Nhưng đồng thời Hội Thánh cũng không thể và không được đứng ngoài lề trong cuộc chiến cho công lý (số 28).
16. Như Đức Thánh Cha cũng dạy trong Deus Caritas Est, “nhiệm vụ trực tiếp để hoạt động cho một trật tự công bình của xã hội là nhiệm vụ của giáo dân” (số 29). Nhiệm vụ này khẩn thiết hơn bao giờ hết trong môi trường chính trị hiện nay, khi mà người Công Giáo có thể cảm thấy bị cô lập về chính trị, nhận thức rằng không có một đảng nào và quá ít ứng cử viên hoàn toàn chia sẻ quyết tâm của Hội Thánh trong việc tôn trọng sự sống và phẩm giá của mọi con người từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên. Nhưng đây không phải là lúc để chúng ta rút lui hay nản chí; mà là lúc để chúng ta nhập cuộc trở lại. Nhờ đào luyện lương tâm của mình theo giáo huấn Công Giáo, giáo dân Công Giáo nam cũng như nữ có thể nhập cuộc một cách tích cực: ứng cử vào các chức vụ; làm việc trong một đảng phái chính trị; truyền thông những quan tâm của mình và quan điểm của mình cho những viên chức được bầu ra; cùng tham gia sứ vụ xã hội của giáo phận hay những cơ quan hỗ trợ, những sáng kiến của các Hội Đồng [Giám Mục] Công Giáo tiểu bang, những tổ chứng cộng đồng, và những cố gắng khác nhằm áp dụng những giáo huấn luân lý chân chính ở nơi công cộng. Ngay cả những người không thể bầu cử cũng có quyền có tiếng nói về những vấn đề ảnh hưởng đấn đời sống của họ và công ích.
Hội Thánh Làm Gì Đề Giúp Tín Hữu Công Giáo Nói về Những Vấn Đề Chính Trị và Xã Hội?
Một Lương Tâm Được Đào Luyện Kỹ Càng
17. Hội Thánh trang bị cho các phần tử của mình bày tỏ về những vấn đề chính trị và xã hội bằng cách giúp họ phát huy một lương tâm được đào luyện kỹ càng. Người Công Giáo có nhiệm vụ thiết yếu là đào luyện lương tâm của mình suốt đời theo lý trý và giáo huấn Hội Thánh. Lương tâm không phải là cái gì cho phép chúng ta biện minh cho bất cứ việc gì chúng ta muốn làm, nó cũng không phải chỉ là “cảm giác” về những gì chúng ta phải làm hay không được làm. Trái lại, lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa vang vọng trong tâm hồn con người, bày tỏ chân lý cho chúng ta và kêu gọi chúng ta làm những điều tốt trong khi tránh những điều xấu xa. Lương tâm luôn đòi hỏi những cố gắng nghiêm chỉnh để có những phán đoán chắc chắn về luân lý dựa vào chân lý của đức tin chúng ta. Như Giáo Lý Công Giáo viết: “Lương tâm là một phán quyết của lý trí; nhờ đó con người nhận biết một hành vi cụ thể mình định làm, đang làm hay đã làm, là tốt hay xấu. Trong lời nói và hành động, con người phải trung thành tuân theo điều mình biết là chính đáng và ngay lành” (số 1778).
18. Việc đào luyện lương tâm bao gồm một số yếu tố. Trước hết phải có một ước muốn ôm ấp sự tốt lành và chân lý. Đối với người Công Giáo thì điều này bắt đầu từ sự mong muốn và sẵn sàng tìm kiếm chân lý và những gì chính đáng qua việc học hỏi Thánh Kinh và các giáo huấn của Hội Thánh trong Sách Giáo Lý Công Giáo. Một điều quan trọng khác là nghiên cứu các dữ kiện và những tài liệu đứng đằng sau những sự chọn lựa khác nhau. Sau cùng, suy nghĩ trong cầu nguyện là điều quan trọng để biết Thánh Ý Chúa. Người Công Giáo cũng cần biết rằng nếu họ không chịu đào luyện lương tâm thì họ có thể có những phán đoán sai lầm.
Đức Tính Khôn Ngoan
19. Hội Thánh nuôi dưỡng những lương tâm được đào luyện kỹ càng không phải chỉ qua việc dạy những chân lý về luân lý mà còn còn khuyến khích các phần tử của Hội Thánh phát triển nhân đức khôn ngoan. Đức khôn ngoan giúp chúng ta “trong mọi hoàn cảnh nhận ra điều thiện đích thực và chọn lựa những phương thế tốt để đạt tới” (GLCG 1806). Đức khôn ngoan uốn nắn và thông báo cho khả năng của chúng ta để cân nhắc giữa những chọn lựa khác nhau, để quyết định chọn lựa nào thích hợp nhất trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó, và để hành động dứt khoát. Việc thi hành nhân đức này thường đòi hỏi lòng can đảm để hành động trong việc bảo vệ những nguyên tắc luân lý trong khi quyết định về việc làm thế nào để xây dựng một xã hội công bằng và an bình.
20. Giáo huấn của Hội Thánh nói rõ rằng một mục đích tốt không thể biện minh cho những phương tiện vô luân. Trong khi tất cả chúng ta tìm cách gia tăng công ích – bằng cách bảo vệ sự thánh thiêng bất khả xâm phạm của sự sống từ giây phút thụ thai cho đến khi chết cách tự nhiên, bằng cách bảo vệ hôn nhân, bằng cách cho kẻ đói ăn và cho người không có nhà cư trú, bằng cách đón chào các người di cư và bảo vệ môi sinh - điều quan trọng mà chúng ta phải ý thức là không phải tất cả mọi cách thức hành động có thể có đều được phép về luân lý. Chúng ta có nhiệm vụ phân biệt những chính sách nào phù hợp với luân lý. Người Công Giáo có thể chọn lựa những cách khác nhau để giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách, nhưng chúng ta không có thể khác nhau về trách nhiệm luân lý của chúng ta trong việc góp phần xây dựng một thế giới công bằng và hòa bình hơn bằng những phương tiện hợp với luân lý, để che chở những người yếu đuối và cô thế, cùng bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm.
Làm Lành Lánh Dữ
21. Được sự giúp đỡ của đức khôn ngoan trong việc sử dụng lương tâm được đào luyện kỹ càng, người Công Giáo được mời gọi để phán đoán cách thực tế về những chọn lựa tốt và xấu nơi chính trường.
22. Có những việc chúng ta không bao giờ được phép làm, dù là cá nhân hay xã hội, bởi vì chúng luôn trái ngược với tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Những hành động như thế hoàn toàn sai lầm đến nỗi chúng luôn luôn chống lại sự tốt lành thật sự của con người. Những điều ấy gọi là những hành vi “ác tự bản chất.” Phải luôn luôn loại bỏ và chống lại chúng và không bao giờ được hỗ trợ hay chấp nhận chúng. Một thí dụ quan trọng là cố tình hủy hoại sự sống của những người vô tội, như phá thai hay giết chết êm dịu. Ở quốc gia chúng ta, “phá thai và giết chết êm dịu đã trở thành một đe dọa lớn lao nhất cho nhân phẩm vì chúng tấn công trực tiếp đến sự sống, là một điều căn bản nhất mà con người mong muốn và là điều kiện cho tất cả những điều khác” (Sống Tin Mừng Sự Sống, số 5). Coi việc phá hủy sự sống của người vô tội chỉ như là một sự chọn lựa cá nhân là một lỗi lầm có một hậu quả luân lý nghiêm trọng. Một hệ thống luật pháp dựa trên sự chọn lựa mà vi phạm đến quyền sống căn bản là một hệ thống hư hỏng tận gốc.
23. Tương tự, những đe doạ trực tiếp đến sự linh thiêng và phẩm giá cùng sự sống con người, như sao người và hủy hoại phôi thai để làm thí nghiệm, cũng là những việc ác tự bản chất. Chúng ta phải luôn luôn chống lại những việc này. Những vi phạm trực tiếp khác đến sự sống của những người vô tội như giết người, tra tấn, kỳ thị chủng tộc, và nhắm đến những người không chiến đấu trong các hành động khủng bố hay chiến tranh không bao giờ có thể biện minh được.
24. Việc chống lại những hành động tự bản chất là ác làm tổn thương đến phẩm giá con người cũng mở mắt chúng ta để nhìn thấy những điều tốt chúng ta phải làm, nghĩa là nhiệm vụ tích cực của chúng ta phải đóng góp vào công ích và hành động trong sự đoàn kết với những người thiếu thốn. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Sự thật là chỉ những giới răn tiêu cực luôn có tính bắt buộc và trong mọi hoàn cảnh, không có nghĩa là những cấm đoán trong đời sống luân lý quan trọng hơn nhiệm vụ phải làm điều lành được các giới răn tích cực ám chỉ” (Veritas Spendor, số 52). Cả hai việc chống lại sự dữ và làm điều lành đều là những nhiệm vụ thiết yếu.
25. Quyền sống bao hàm và liên hệ đến những nhân quyền khác - đến những điều tốt căn bản mà mọi người đều cần đến để sống và phát triển. Tất cả mọi vấn đề về sự sống đều liên hệ với nhau, vì giảm thiểu sự kính trọng sự sống của bất cứ cá nhân hay nhóm nào trong xã hội cũng sẽ làm giảm bớt sự kính trọng đối với tất cả sự sống. Tính cấp bách về luân lý để đáp lại những nhu cầu của tha nhân - những nhu cầu căn bản như thực phẩm, nhà ở, y tế, giáo dục, và việc làm có ý nghĩa – là sự bó buộc phổ quát trên lương tâm chúng ta và có thể được thỏa mãn cách hợp pháp bằng nhiều cách. Người Công Giáo phải tìm cách tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu này. Như Chân Phước Giáo Hoàng Giaon XXIII đã dạy: “[mỗi người chúng ta] có quyền sống, quyền vẹn toàn thân thể, và quyền có phương tiện thích hợp để phát triển đời sống đúng cách; những điều chính yếu ấy là thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi, y tế, và sau cùng là những phục vụ xã hội cần thiết” (Pacem in Terris, số 11).
26. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cắt nghĩa sự quan trọng của việc trung thành với các giáo huấn căn bản của Hội Thánh như sau:
Trước hết, lời kêu la thông thường, được phát ra một cách chính đáng vì nhân quyền – thí dụ, quyền về y tế, gia cư, làm việc, gia đình, và văn hóa - đều là sai lầm và ảo tưởng nếu quyền sống, là quyền căn bản và chủ yếu nhất và là điều kiện cho tất cả các quyền khác của cá nhân, không được bảo vệ với một quyết tâm tối đa (Christifideles Laici, số 38).
27. Hai cám dỗ trong đời sống công cộng có thể bóp méo việc bảo vệ sự sống và phẩm giá con người của Hội Thánh:
28. Điều đầu tiên là coi các vấn đề luân lý ngang hàng với nhau mà không phân biệt giữa những vấn đề liên quan đến đời sống và phẩm giá con người. Việc trực tiếp và cố tình hủy hoại sự sống của những người vô tội từ giây phút thụ thai đến khi chết tự nhiên luôn luôn là điều sai và không phải chỉ là một vấn đề trong nhiều vấn đề. Chúng ta phải luôn luôn chống lại nó.
29. Điều thứ hai là lạm dụng những sự phân biệt căn bản cần thiết này bằng cách làm giảm thiểu hay coi thường những đe dọa trầm trọng khác liên quan đến sự sống và phẩm giá con người. Kỳ thị chủng tộc và những kỳ thị bất công khác, việc sử dụng án tử hình, dựa vào chiến tranh bất chính, việc dùng tra tấn,[4] các tội ác chiến tranh, việc không chịu đáp ứng lại nhu cầu của những người đang chịu đói khổ, thiếu phương tiện y tế, hay chính sách di dân bất công, tất cả là những vấn đề luân lý quan trọng đang thách thức lương tâm chúng ta và đòi hỏi chúng ta phải hành động. Đây không phải là những bận tâm thứ yếu có thể bỏ qua. Chúng tôi yêu cầu người Công Giáo phải nghiêm chỉnh quan tâm đến các giáo huấn của Hội Thánh về những vấn đề này. Mặc dù việc chọn lựa những phương thế để đáp ứng cách thỏa đáng nhất những đe dọa thúc bách liên quan đến sự sống và phẩm giá con người là những vấn đề chính để thảo luận và quyết định, điều này không làm cho chúng trở thành những quan tâm thứ yếu hay cho phép người Công Giáo bỏ qua hay coi thường giáo huấn của Hội Thánh về những vấn đề quan trọng này. Rõ ràng là không phải tất cả mọi người Công Giáo đều liên hệ với từng quan tâm này, nhưng chúng ta phải nâng đỡ nhau như một cộng đồng đức tin để bảo vệ sự sống và phẩm giá con người ở bất cứ nơi nào mà chúng bị đe dọa. Chúng ta không phải là miếng rời rạc, nhưng là một gia đình đức tin đang làm tròn sứ mệnh của Đức Chúa Giêsu Kitô.
30. Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Toà Thánh Vatican đưa ra một điểm tương tự:
Cũng phải chú thích rằng một lương tâm Kitô được đào luyện kỹ càng không cho phép một người bỏ phiếu cho một chương trình chính trị hay một điều luật trái ngược với những nội dung căn bản của đức tin và luân lý. Đức tin Kitô là một đức tin thống nhất toàn diện, và như thế việc cô lập một vài phần tử của đức tin đến nỗi làm tổn thương toàn bộ giáo thuyết Công Giáo là thiếu mạch lạc. Một quyết tâm chính trị dựa vào một phương diện cô lập của học thuyết xã hội của Hội Thánh không làm cho một người cho toàn bộn phận của mình đối với công ích (Chú giải về Tín Lý liên quan đến một số vấn đề về việc người Công Giáo tham gia vào đời sống chính trị, số 4).
Những Chọn Lựa Về Luân Lý
31. Các quyết định về đời sống luân lý rất phức tạp và đòi hỏi việc sử dụng một lương tâm được đào luyện kỹ càng với sự giúp đỡ của đức khôn ngoan. Việc sử dụng lương tâm này bắt đầu cằng việc chống lại ngay những luật lệ và những chính sách khác vi phạm sự sống con người và làm yếu đi việc bảo vệ sự sống ấy. Những ai đã biết mà còn cố tình trực tiếp ủng hộ những chính sách hay những điều luật làm tổn thương đến những nguyên tắc luân lý căn bản là cộng tác với thần dữ.
32. Đôi khi chúng ta đã có những luật lệ trái luân lý đang được hiện hành. Trong trường hợp này, tiến trình đề ra những luật lệ để bảo vệ sự sống tùy thuộc vào phán đoán khôn ngoan và “nghệ thuật có thể có được.” Theo thời gian tiến trình này có thể phục hồi công lý từng phần hay từ từ. Thí dụ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã dạy khi một nhân viên chính quyền là người nhất định chống phá thai không thành công hoàn toàn trong việc phá bỏ luật phá thai, người ấy có thể hoạt động để gia tăng việc bảo vệ sự sống của con người chưa sinh ra, “bằng cách giới hạn sự thiệt hại gây ra bởi luật ấy” và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nó càng nhiều càng tốt (Evangelium Vitae, số 73). Những tiến bộ từng bước như thế trong luật pháp được chấp nhận như những bước dẫn đến việc phục hồi công lý hoàn toàn. Tuy nhiên, Người Công Giáo không bao giờ được từ bỏ đòi hỏi về luân lý là tìm cách bảo vệ hoàn toàn sự sống con người từ giây phút thụ thai đến khi chết tự nhiên.
33. Phán đoán khôn ngoan cũng cần thiết trong việc áp dụng những nguyên tắc luân lý vào những chọn lựa chính sách riêng biệt như chiến tranh Iraq, chính sách gia cư, ý tế, di dân, và những chính sách khác. Đây không có nghĩa rằng tất cả mọi chọn lựa đều có giá trị ngang nhau, hoặc hướng dẫn của chúng tôi và của các vị lãnh đạo khác của Hội Thánh cũng chỉ là những ý kiến khác về chính trị hay chính sách mà chúng tôi ưa thích trong số những chính sách khác nhau. Ngược lại, chúng tôi nài nỉ người Công Giáo hãy cẩn thận lắng nghe những thầy dạy của Hội Thánh khi chúng tôi áp dụng học thuyết xã hội Công Giáo vào những đề nghị và trường hợp dứt khoát. Những phán quyết hay đề nghị chúng tôi là những Giám Mục đưa ra về những vấn đề này hiển nhiên là không có thẩm quyền luân lý ngang hàng với những giáo huấn về luân lý của Hội Thánh hoàn vũ. Tuy vậy, những hướng dẫn của Hội Thánh về những vấn đề này là nguồn tài liệu cần thiết cho người Công Giáo khi họ thẩm định xem những phán đoán của riêng họ có phù hợp với Tin Mừng và với giáo huấn Công Giáo hay không.
34. Người Công Giáo thường phải đương đầu với những chọn lựa khó khăn về việc phải bỏ phiếu ra sao. Đó là lý do tại sao bỏ phiếu theo một lương tâm được đào luyện kỹ càng là điều cần thiết để nhận ra những tương quan chính đáng giữa những điều tốt về luân lý. Một người Công Giáo không được bỏ phiếu cho một người có lập trường ủng hộ một điểu tự nó là dữ, như phá thai hay kỳ thị chủng tộc, nếu một người có ý định ủng hộ lập trường này. Trong những trường hợp như thế, một người Công Giáo sẽ mắc tội chính thức hợp tác với sự dữ nghiêm trọng. Đồng thời, một người cũng không được dùng việc một ứng cử viên chống lại sự dữ này để biện minh cho sự lơ là hay không quan tâm của ứng cử viên ấy đến những vấn đề luân lý quan trọng khác liên quan đến sự sống và phẩm giá con người.
35. Đôi khi có thể một người Công Giáo không chấp nhận một lập trường của một ứng cử viên nhưng quyết định bỏ phiếu cho ứng cử viên ấy vì những lý do luân lý trầm trọng khác. Chỉ có thể được phép bỏ phiếu như thế vì những lý do thật sự trầm trọng về luân lý, chứ không phải vì thăng tiến quyền lợi hạn hẹp của đảng phái hay trung thành với đảng phái hoặc coi thường những sự dữ về luân lý căn bản.
36. Khi tất cả các ứng cử viên đều có một lập trường thiên về những gì mà tự bản chất là sự dữ, người dân có lương tâm rơi vào một tình trạng khó xử. Người ấy có thể có một cách là không bầu cho ai cả, hoặc sau khi phân tích kỹ lưỡng, có thể quyết định bầu cho một ứng cư viên xem ra sẽ không tích cực cổ võ lập trường phản luân lý này và sẽ tích cực theo đuổi những điều tốt lành khác thực sự có lợi cho nhân loại.
37. Điều thiết yếu là khi quyết định, người Công Giáo phải được hướng dẫn bởi một lương tâm được đào luyện kỹ càng, một lương tâm có thể nhận ra rằng không phải mọi vấn đề đều có cùng một giá trị luân lý như nhau, và nhiệm vụ chống lại những gì tự bản chất của chúng là ác phải là ưu tiên đặc biệt của lương tâm và hành động của chúng ta. Những quyết định này phải kể đến những quyết tâm, cá tính, sự liêm chính, và khả năng có thể ảnh hưởng đến vấn đề liên quan của ứng cử viên. Chung quy, đây là một quyết định mà mỗi người Công Giáo phải tự chọn lấy theo sự hướng dẫn của một lương tâm được đào luyện theo giáo huấn về luân lý của Hội Thánh.
38. Cần phải xác tín rằng các chọn lựa về chính trị của các công dân không phải chỉ có ảnh hưởng đến hòa bình và thịnh vượng chung mà còn ảnh hưởng cả đến phần rỗi của cá nhân. Tương tự, các loại luật lệ và chính sách mà những viên chức chính quyền ủng hộ ảnh hưởng đến tình trạng hạnh phúc về tinh thần của họ. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong suy niệm về Thánh Thể như là “bí tích tình yêu” gần đây đã thách đố tất cả chúng ta sống điều mà ngài gọi là “một cách sống Thánh Thể.” Điều đó có nghĩa là tình yêu cứu độ mà chúng ta gặp gỡ trong Bí Tích Thánh Thể phải hướng dẫn tư tưởng, lời nói, và các quyết định của chúng ta, kể cả những quyết định có liên quan đến trật tự xã hội. Đức Thánh Cha mời gọi tất cả phần tử của Hội Thánh phải tìm “sự kiên định Thánh Thể”:
Điều quan trọng là phải kể đến điều mà các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng diễn tả là kiên định Thánh Thể, một đặc tính mà đời sống của chúng ta được mời gọi một cách khách quan để biểu hiện. Việc thờ phượng làm đẹp lòng Thiên Chúa không phải chỉ là vấn đề thuần túy riêng tư, không ảnh hưởng gì đến liên hệ của chúng ta với tha nhân: nó đòi hỏi việc làm nhân chứng cho đức tin của chúng ta giữa quần chúng. Hiển nhiên là điều này đúng cho tất cả những ai đã nhận Bí Tích Thánh Tẩy, nhưng là trách nhiệm đặc biệt của những người mà vì địa vị xã hội và chính trị của họ, họ phải quyết định những gì liên quan đến những giá trị căn bản, như là tôn trọng sự sống con người, bảo vệ nó từ khi thụ thai đến lúc chết tự nhiên, bảo vệ gia đình được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, sự tự do trong việc giáo dục con cái và quảng bá công ích dưới mọi hình thức.... (Scaramentum Caritatis, số 83).
39. Đức Thánh Cha, đã kêu gọi cách đặc biệt các nhà chính trị và lập pháp Công Giáo hãy nhận ra nhiệm vụ tối quan trọng của họ trong xã hội là ủng hộ những luật lệ và chính sách được hình thành bởi những giá trị căn bản này, và thúc đẩy họ chống lại những luật lệ và chính sách vi phạm đến sự sống và phẩm giá con người ở bất cứ giai đoạn nào của đời sống từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên. Ngài xác quyết nhiệm vụ của các Giám Mục là phải dạy một cách kiên định những giá trị này cho dân chúng của các ngài.
Hội Thánh Nói Gì về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo ở Nơi Công Cộng? - Bảy Đề Tài Chính
40. Đạo lý kiên định về sự sống cung cấp một khuôn mẫu luân lý cho những cam kết chính của người Công Giáo trong đời sống chính trị, hiểu cho đúng, không bao giờ coi tất cả mọi vấn đề đều có giá trị luân lý như nhau hay rút gọn giáo huấn Công Giáo vào một hay hai vấn đề. Đạo lý này nối kết quyết tâm bảo vệ sự sống con người từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên của Công Giáo với nhiệm vụ luân lý căn bản là phải tôn trọng phẩm giá của mỗi người như là con cái Thiên Chúa. Đạo lý này liên kết chúng ta lại với nhau như “một dân của sự sống và cho sự sống” (Evangelium Vitae, số 6) cùng thề hứa sẽ xây dựng điều mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi là “nền văn hóa sự sống” (Evangelium Vitae, số 77). Nền văn hóa sự sống này bắt đầu bằng nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ sự sống của những người vô tội chống lại những xâm phạm trực tiếp và lan sang đến việc bảo vệ sự sống bất cứ khi nào nó bị đe dọa hay bị coi thường.
41. Các cử tri Công Giáo phải dùng khuôn mẫu của giáo huấn Công Giáo để nghiên cứu các lập trường của các ứng cử viên về những vấn đề có ảnh hưởng đến sự sống và phẩm giá con người, cũng như những vấn đề về công lý và hòa bình, và họ phải nghĩ đến nhân cách, triết lý và thành tích của các ứng cử viên. Điều quan trọng cho tất cả các công dân là “phải có cái nhìn vượt trên chính trị đảng phái, để phân tích những bài nói chuyện tranh cử cách kỹ lưỡng, và để chọn các nhà lãnh đạo chính trị của họ theo nguyên tắc, chứ không theo đảng phái hay chỉ vì tư lợi” (Sống Tin Mừng Sự Sống, số 33).
42. Là người Công Giáo, chúng ta không phải là những cử tri chỉ chú trọng đến một vấn đề duy nhất. Lập trường của một ứng cử viên về một vấn đề không đủ để đảm bảo sự ủng hộ của các cử tri. Nhưng lập trường của ứng cử viên về một vấn đề duy nhất liên quan đến sự dữ từ bản chất, như ủng hộ việc phá thai hay cổ võ kỳ thị chủng tộc, cũng có thể làm cho cử tri quyết định không ủng hộ ứng cử viên này là một điều chính đáng.
43. Như đã ghi nhận trước đây, phương pháp của Công Giáo để thành công dân chân chính dựa vào những nguyên tắc luân lý tìm thấy trong Thánh Kinh và trong giáo huấn của Hội Thánh về luân lý và xã hội cũng như ngay trong lòng những người thiện tâm. Bây giờ chúng tôi sẽ trình bày những đề tài chính và lâu đời của học thuyết xã hội Công Giáo, là những đề tài có thể cung cấp một khuôn mẫu luân lý cho các quyết định trong đời sống công cộng.
Quyền Sống và Phẩm Giá của Con Người
44. Sự sống con người là thánh thiêng. Phẩm giá của một người là nền tảng cho cái nhìn về luân lý đối với xã hội. Trực tiếp làm hại những người vô tội không bao giờ được chấp nhận theo luân lý, ở bất cứ giai đoạn hay hoàn cảnh nào. Trong xã hội của chúng ta, sự sống con người đặc biệt bị tấn công bởi việc phá thai. Những đe dọa khác đối với sự thánh thiêng của sự sống gồm có giết chết êm dịu, sao người, và hủy hoại phôi thai con người trong các việc nghiên cứu [khoa học].
45. Giáo huấn của Hội Thánh về phẩm giá con người kêu gọi chúng ta chống lại việc tra tấn,[7] chiến tranh bất chính, và việc sử dụng án tử hình; tránh giết người và tấn công những người không chiến đấu; chống kỳ thị chủng tộc; cùng khắc phục nạn nghèo đói và đau khổ. Các quốc gia được mời gọi để bảo vệ quyền sống bằng cách tìm kiếm những phương pháp hữu hiệu để chống lại sự dữ và khủng bố mà không cần dùng đến chiến tranh trừ khi đó là biện pháp cuối cùng, trước hết luôn luôn tìm cách giải quyết các xung đột bằng những phương thế hòa bình. Chúng tôi tôn trọng sự sống của các trẻ em còn trong bụng mẹ, của những người đang chết trong chiến tranh, và chết đói, và đương nhiên là mạng sống của mọi người như là con cái Thiên Chúa.
Mời Gọi vào Gia Đình, Cộng Đồng, và Tham Gia
46. Con người không những chỉ thánh thiêng mà còn có tính xã hội. Việc phát triển toàn bộ con người xảy ra trong sự liên hệ với người khác. Gia đình - đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ - là đơn vị đầu tiên và căn bản của xã hội, đồng thời cũng là tổ ấm cho việc tạo dựng và nuôi nấng con cái. Chúng ta phải bảo vệ và củng cố gia đình, chứ không được định nghĩa lại hay hạ giá nó bằng cách cho phép phối hợp đồng tính (same-sex union) hay những loại bóp méo gia đình khác. Việc tôn trọng gia đình phải được phản ảnh trong mọi chính sách và chương trình. Việc bảo trì quyền lợi và nhiệm vụ của cha mẹ trong việc chăm sóc con cái, kể cả việc chọn lựa cách giáo dục con cái phải là điều quan trọng.
47. Cách thức chúng ta tổ chức xã hội – về kinh tế và chính trị, về luật pháp và chính sách - ảnh hưởng trực tiếp đến công ích và khả năng của mỗi cá nhân để có thể phát triển toàn diện. Mỗi người và mỗi đoàn thể có quyền và bổn phận phải tham gia tích cực vào việc cải tiến xã hội và hạnh phúc của tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và cô thế.
48. Nguyên tắc hỗ trợ nhắc nhở chúng ta rằng những cơ quan lớn hơn trong xã hội không được áp đảo hay can thiệp vào những cơ quan nhỏ hơn hay địa phương, nhưng các cơ quan lớn hơn này có nhiệm vụ thiết yếu khi các cơ quan địa phương không đủ khả năng bảo vệ nhân phẩm, thỏa mãn nhu cầu con người, và phát huy công ích.
Quyền Lợi và Nhiệm Vụ
49. Nhân phẩm chỉ được tôn trọng và công ích chỉ được duy trì khi mà quyền làm người được bảo vệ và các nhiệm vụ căn bản được chu toàn. Mọi người đều có quyền sống, là quyền căn bản phát sinh ra các quyền khác, và quyền sở hữu những gì cần thiết để sống xứng đáng - thức ăn và chỗ ở, giáo dục, việc làm, y tế, nhà cửa, tự do tôn giáo và đời sống gia đình. Cần phải luôn bảo vệ quyền thực thi tôn giáo cách công cộng cũng như riêng tư của các cá nhân hay các cơ quan cùng với quyền tự do làm theo lương tâm. Theo nghĩa cơ bản, quyền tự do diễn tả niềm tin tôn giáo che chở tất cả các quyền khác. Liên quan đến các quyền này là nhiệm vụ và trách nhiệm - với nhau, với gia đình, và với xã hội rộng lớn hơn. Quyền phải được hiểu và sử dụng trong khuôn khổ luân lý được bắt nguồn từ phẩm giá con người.
Thương Yêu Người Nghèo
50. Trong lúc công ích bao gồm mọi người, nhưng những người yếu đuối, cô thế, và thiếu thốn cần được chú thâm nhất. Một thử nghiệm căn bản về luân lý cho xã hội chúng ta là chúng ta đối xử với những người yếu thế nhất ở giữa chúng ta thế nào. Trong một xã hội bị băng hoại bởi hố chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng sâu, Thánh Kinh kể cho chúng ta câu chuyện Phán Xét Chung (Xem Mt 25:31-46) và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta sẽ bị xét xử theo cách chúng ta đối xử với “những người thấp hèn nhất giữa chúng ta.” Sách Giáo Lý Công Giáo giải thích:
Ngay từ đầu, Hội Thánh đặc biệt ưu ái những người cùng khổ để nâng đỡ, bảo vệ và giải phóng họ, mặc dù vẫn có nhiều phần tử đã không làm như vậy. Hội Thánh đã thực hiện điều này qua vô số công cuộc từ thiện mà thời nào và ở đâu cũng không thể thiếu (số 2448).
51. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dạy rằng: “tình yêu đối với cô nhi, quả phụ, tù nhân, bệnh nhân và những người nghèo khổ đủ loại là điều cần thiết cho [Hội Thánh] như là thừa tác viên của các bí tích và rao giảng Tin Mừng” (Deus Caritas Est, số 22). Việc đặc biệt thương yêu người nghèo và người yếu thế này bao gồm cả những người sống ngoài lề xã hội ở trong và ngoài quốc gia chúng ta – các thai nhi, các người tàn tật, người già và đang đau bệnh tử vong, cùng tất cả các nạn nhân của bất công và đàn áp.
Giá Trị của Lao Động và Quyền Lợi của Công Nhân
52. Kinh tế phải phục vụ dân chúng chứ không phải ngược lại. Làm việc không phải chỉ có nghĩa là kiếm ăn; nó là một hình thức tiếp tục cộng tác vào việc tạo dựng của Thiên Chúa. Chủ nhân tham gia công ích qua những dịch vụ và sản phẩm mà họ cung cấp, và qua việc tạo ra các việc làm nâng cao phẩm giá và quyền lợi của công nhân - việc làm có hiệu suất, lương bổng tử tế và công bằng, đầy đủ trợ cấp và an toàn khi về già, quyền chọn lựa tổ chức và tham gia vào công đoàn, công nhân di dân có cơ hội làm ăn hợp pháp, có tư sản, và các sáng kiến kinh tế. Công nhân cũng có nhiệm vụ - làm việc cách công bằng trọn ngày xứng với đồng lương công bằng, đối xử với chủ nhân và đồng nghiệp cách kính trọng, thi hành công việc của mình cách nào để góp phần vào công ích. Công nhân, chủ nhân và công đoàn không được quyền chỉ tranh đấu cho ích lợi riêng tư của mình, nhưng cũng phải hợp tác với nhau để phát huy công bằng về kinh tế và hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Đoàn Kết
53. Chúng ta là một gia đình nhân loại, mặc dù có những khác biệt về dân tộc, màu da, chủng tộc, kinh tế, và lý tưởng. Chúng ta là những người “coi sóc anh chị em mình” dù họ ở bất cứ nơi nào. Thương yêu tha nhân có một diện toàn cầu và đòi hỏi chúng ta phải xóa tan nạn kỳ thị chủng tộc, và lên tiếng về sự nghèo đói cùng cực và bệnh tật đang lan tràn quá nhiều nơi trên thế giới. Đoàn kết cũng phải bao gồm lời mời gọi của Thánh Kinh để đón chào những người lạ giữa chúng ta - kể cả những người di dân đang tìm việc làm, nơi cư trú an toàn, giáo dục con em, và một đời sống tử tế cho gia đình họ. Theo lời mời gọi của Tin Mừng để làm những người kiến tạo hòa bình, quyết tâm đoàn kết với người lân cận chúng ta – trong cũng như ngoài nước – cũng đòi hỏi chúng ta phải cổ võ hòa bình và theo đuổi công lý trong một thế giới đang bị băng hoại vì bạo lực và xung đột khủng khiếp. Các quyết định về việc sử dụng vũ lực phải được hướng dẫn bởi những nguyên tắc luân lý truyền thống và chỉ sử dụng như là một giải pháp cuối cùng. Như Đức Thánh Cha Phaolô VI dạy: “Nếu muốn hòa bình, hãy làm việc cho công lý” (Thông điệp ngày Hòa Bình Thế Giới, Tháng 1, năm 1972).
Chăm Sóc cho Các Tạo Vật của Thiên Chúa
54. Chúng ta chứng tỏ lòng kính trọng đối với Tạo Hóa bằng cách chăm sóc cho các tạo vật của Ngài. Chăm sóc cho trái đất là nhiệm vụ của đức tin của chúng ta và là dấu chỉ sự quan tâm của chúng ta đối với mọi người. Chúng ta phải cố gắng sống làm sao để đơn thuần đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai khi đáp ứng nhu cầu của chính họ. Bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sống là nhiệm vụ luân lý của chúng ta - tức là phải tôn trọng các tạo vật của Thiên Chúa và đảm bảo một môi trường an toàn và hiếu khách cho nhân loại, đặc biệt là trẻ em ở giai đoạn phát triển yếu đuối nhất của chúng. Như những người quản lý được Thiên Chúa mời chia sẻ nhiệm vụ đối với tương lai của trái đất, chúng ta phải làm sao để có một thế giới mà trong đó người ta tôn trọng và bảo vệ tất cả mọi tạo vật cùng tìm cách sống đơn giản phù hợp với chúng vì thế hệ tương lai.
55. Những đề tài trên từ giáo huấn xã hội Công Giáo cung cấp cho chúng ta một khuôn khổ không dễ dàng phù hợp với những ý thức hệ “thiên hữu” hay “thiên tả”, “phóng túng” hay “bảo thủ”, hoặc cương lĩnh của bất cứ đảng phái nào. Các đề tài này không theo đảng phái hay phe nhóm, nhưng phản ảnh những nguyên tắc đạo đức cơ bản chung cho mọi người.
56. Như những người lãnh đạo Hội Thánh ở nước Hoa Kỳ, chúng tôi, các Giám Mục, có nhiệm vụ áp dụng những nguyên tắc luân lý này vào những quyết định chính về các chính sách chung mà quốc gia chúng ta đang gặp phải, để vạch ra các đường hướng về những vấn đề có những chiều kích luân lý và đạo đức quan trọng. Những chi tiết về các đường hướng về chính sách được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận có thể được tìm thấy trong Phần Thứ Hai của tài liệu này. Chúng tôi hy vọng rằng người Công Giáo và những người khác sẽ xem xét cách nghiêm chỉnh những áp dụng về chính sách này khi họ quyết định về đời sống công cộng.
Kết Luận
57. Việc xây dựng một thế giới tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, nơi mà hòa bình và công lý lan tràn, đòi hỏi chúng ta nhiều hơn là chỉ có quyết tâm về chính trị. Các cá nhân, các gia đình, các cơ sở thương mại, các tổ chức cộng đồng, và chính quyền, tất cả đều đóng vai trò quan trọng. Việc tham gia vào đời sống chính trị theo ánh sáng của những nguyên tắc luân lý cơ bản là nhiệm vụ thiết yếu của mọi người Công Giáo và tất cả mọi người thiện tâm.
58. Hội Thánh can thiệp vào tiến trình chính trị, nhưng không phải đảng phái. Hội Thánh không thể cổ võ cho một ứng cử viên hay một đảng phái nào. Mục tiêu của chúng tôi và bảo vệ sự sống và phẩm giá con người và che chở những người yếu đuối và cô thế.
59. Hội Thánh can thiệp vào tiến trình chính trị, nhưng không được để bị lạm dụng. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với các nhà lãnh đạo chính trị và các ứng cử viên; chúng tôi tìm cách tiếp xúc và thuyết phục các nhân viên chính phủ. Các buổi lễ hay “các cơ hội chụp hình (photo-ops)” không thể thay thế cho những đối thoại nghiêm chỉnh.
60. Hội Thánh theo nguyên tắc, nhưng không theo ý thức hệ. Chúng tôi không thể vi phạm những nguyên tắc căn bản hay giáo huấn về luân lý. Chúng tôi quyết tâm nói rõ ràng và hòa nhã về giáo huấn luân lý của chúng tôi. Trong đời sống công cộng, điều quan trọng là thực thi nhân đức công bằng và bác ái, là điều nòng cốt của Truyền Thống của chúng tôi. Chúng tôi phải cộng tác với những người khác bằng nhiều cách để cổ võ những nguyên tắc luân lý của chúng tôi.
61. Dựa theo những nguyên tắc này và những ơn lành mà chúng tôi chia sẻ như một phần tử của một quốc gia tự do và dân chủ, chúng tôi, các Giám Mục, mạnh mẽ nhắc lại lời kêu gọi của chúng tôi để có một loại chính trị đổi mới:
· Chú tâm vào những nguyên tắc luân lý hơn là vào những thăm dò dư luận quần chúng.
· Chú tâm vào nhu cầu của kẻ yếu hơn là quyền lợi của kẻ mạnh
· Chú tâm vào việc theo đuổi công ích hơn là đòi hỏi của những tư lợi hẹp hòi.
62. Loại tham gia vào chính trị này phản ảnh học thuyết xã hội của Hội Thánh chúng tôi và những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc chúng ta.
PHẦN II
ÁP DỤNG GIÁO HUẤN CÔNG GIÁO VÀO CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH
TÓM TẮT LẬP TRƯỜNG CHÍNH SÁCH CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC HOA KỲ
63. Chính trị liên quan đến giá trị và các vấn đề, mà cũng liên quan đến các ứng cử viên và những người giữ chức vụ trong chính phủ. Trong phần tóm tắt ngắn này, chúng tôi, các Giám Mục, kêu gọi mọi người chú tâm vào những vấn đề có chiều kích luân lý đáng kể mà chúng ta phải xem xét cẩn thận trong mỗi cuộc tranh cử và những quyết định được thực hiện trong những năm xắp đến. Như được trình bày sau đây là có những vấn đề liên quan đến các nguyên tắc mà chúng ta không bao giờ được phép vi phạm, như là quyền sống căn bản. Những việc khác phản ảnh những phán đoán của chúng tôi về những cách tốt nhất để áp dụng những nguyên tắc Công Giáo vào các vấn đề liên quan đến chính sách. Không một tóm tắt nào có thể phản ảnh đầy đủ chiều sâu và chi tiết của những lập trường được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) đưa ra trong khi làm việc. Mặc dù những người thiện tâm đôi khi có thể chọn những cách khác nhau để áp dụng và hành động dựa theo một số nguyên tắc của chúng ta, người Công Giáo không được làm như không biết gì đến những thách đố về luân lý không thể tránh được của mình hay coi thường những hướng dẫn, hoặc chỉ dẫn về chính sách Hội Thánh đề ra dựa theo những nguyên tắc này. Muốn biết đầy đủ hơn về những chỉ dẫn về chính sách và những nền tảng luân lý của những chính sách ấy, xin xem những văn kiện liệt kê ở cuối tài liệu này.
Sự Sống Con Người
64. Văn kiện Sống Tin Mừng Sự Sống (Living the Gospel of Life) của chúng tôi năm 1998 công bố rằng, “Phá thai và giết chết êm dịu đã trở thành mối đe dọa trầm trọng nhất đối với sự sống và phẩm giá con người bởi vì chúng tấn công trực tiếp chính sự sống, là một sự tốt lành căn bản nhất và là điều kiện cho tất cả những sự việc khác” (số 5). Phá thai, là việc cố tính giết một người trước khi sinh ra, theo luân lý thì chúng ta không bao giờ được chấp nhận, và luôn phải chống lại nó. Việc sao người và phá hủy phôi thai người để nghiên cứu hoặc ngay cả để tìm những cách có thể chữa bệnh luôn luôn là sai. Việc cố ý cất mạng sống con người bằng cách giết chết êm dịu không phải là một việc làm thương xót, mà là một việc xâm phạm đến sự sống con người không có gì có thể bào chữa được. Giết người, tra tấn, và gián tiếp nhắm đến những người không chiến đấu trong chiến tranh hoặc tấn công khủng bố cũng luôn luôn là điều sai.
65. Các luật lệ hợp thức hóa những điều trên đều là những luật hoàn toàn bất công và vô luân. Hội Đồng chúng tôi ủng hộ những luật lệ và chính sách nhằm bảo vệ sự sống con người đến mức tối đa có thể được, kể cả việc bảo vệ những thai nhi theo hiến pháp và các cố gắng của nghành lập pháp để chấm dứt nạn phá thai và giết chết êm dịu. Chúng tôi cũng cổ võ cho nền văn hóa sự sống bằng cách ủng hộ các điều luật hay chương trình khuyến khích sinh con và nhận con nuôi thay vì phá thai, đề cập đến nạn nghèo đói, cung cấp các phương tiện y tế, và trợ giúp các phụ nữ đang mang thai, các trẻ em và các gia đình.
66. HĐGMHK kêu gọi trợ cấp nhiều hơn cho những người đau ốm và lâm tử, qua chương trình săn sóc sức khỏe cho tất cả mọi người và săn sóc tạm thời làm dịu bớt đau đớn. Chúng tôi ý thức rằng muốn nói lên vấn đề phức tạp này cách hiệu quả cần những cố gắng chung giữa hai lãnh vực công và tư cùng vượt qua tất cả những lằn ranh đảng phái. Các chính sách và quyết định liên quan đến kỹ thuật sinh hóa (biotechnology) và làm thí nghiệm trên con người phải biết kính trọng sự sống và phẩm giá con người được di truyền từ nguyên thủy, bất kể hoàn cảnh và nguồn gốc của nó. Việc tôn trọng sự sống và phẩm giá con người cũng là nền tảng cho những cố gắng căn bản để giải quyết và khắc phục nạn đói, bệnh tật, nghèo khổ và bạo lực đang giết hại mạng sống của quá nhiều người vô tội.
67. Người Công Giáo phải hoạt động để tránh chiến tranh và cổ võ hòa bình. Các quốc gia phải bảo vệ phẩm giá của con người và quyền sống bằng cách tìm nhiều phương thế hữu hiệu để tránh xung đột, và giải quyết chúng bằng những phương thức hòa bình, cùng đẩy mạnh việc tái thiết và hòa giải sau những xung đột ấy. Các quốc gia có quyền bảo vệ sự sống con người và công ích chống lại khủng bố, và những đe dọa tương tự. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải có cách đối phó hữu hiệu với khủng bố, phải biết lượng giá và hạn chế theo luân lý về những phương tiện được sử dụng, tôn trọng việc dùng vũ lực cho phù hợp với đạo lý, chú trọng đến căn nguyên của khủng bố, và phân chia gánh nặng chống lại khủng bố cách công bằng. Hội Thánh đã đưa ra những quan tâm chính về luân lý đối với việc sử dụng vũ lực như biện pháp phòng ngừa.[8] Hội Thánh của chúng tôi tôn trọng quyết tâm và sự hy sinh của những người phục vụ trong quân đội của quốc gia chúng tôi, và cũng nhìn nhận quyền luân lý chống lại chiến tranh theo lương tâm cách tổng quát, một cuộc chiến nào đó, hay một thủ tục quân sự.
68. Ngay cả khi có lý do để chứng minh rằng việc dùng vũ lực là một giải pháp cuối cùng, thì cuộc chiến này cũng không được bừa bãi và thiếu cân xứng. Cố tình và trực tiếp tấn công vào những người không trực tiếp chiến đấu trong chiến tranh và những hành động khủng bố không bao giờ được chấp nhận về mặt luân lý. Việc dùng vũ khí có sức tàn phá tập thể hay những phương tiện chiến tranh khác không phân biệt giữa thường dân và quân đội là vô luân tận gốc. Nước Hoa Kỳ có nhiệm vụ làm việc để đảo ngược lại sự bành trướng của các vũ khí nguyên tử, hoá học, và vi trùng, và giảm thiểu sự lệ thuộc của chính mình vào những vũ khí có sức phá tập thể bằng cách theo đuổi những cuộc giải giới vũ khí nguyên tử cách lũy tiến. Hoa Kỳ cũng phải chấm dứt việc dùng mìn chống người và giảm bớt vai trò ưu thế của mình trong việc buôn bán vũ khí trên thế giới. Chiến tranh Iraq làm cho chúng ta phải đương đầu với những chọn lựa về luân lý khẩn trương. Chúng tôi ủng hộ việc “chuyển tiếp có trách nhiệm” để chấm dứt chiến tranh bằng cách nào mà vẫn ý thức được sự đe dọa tiếp tục của những phe quá khích cuồng tín và nạn khủng bố trên thế giới, giảm thiểu sự thiệt hại về nhân mạng, và đương đầu với khủng hoảng về nhân đạo ở Iraq, khủng hoảng về tỵ nạn trong vùng, và điều cần thiết phải bảo vệ nhân quyền, nhất là quyền tự do tôn giáo. Chuyển tiếp này phải chuyển tài nguyên từ chiến tranh sang những nhu cầu cấp bách của người nghèo.
69. Xã hội có nhiệm vụ bảo vệ sự sống chống lại bạo tàn và giúp đỡ những nạn nhân của tội ác. Nhưng chúng ta không thể biện minh được cho việc quốc gia chúng ta vẫn còn dùng án từ hình. Bởi vì chúng ta có những phương thế khác tốt hơn để bảo vệ xã hội mà vẫn tôn trọng sinh mạng con người, HĐGMHK ủng hộ những cố gắng để chấm dứt việc sử dụng án tử hình, đồng thời cũng giới hạn việc dùng nó bằng cách sử dụng rộng rãi những bằng chứng về DNA, việc dùng cố vấn khuyên bảo có hiệu lực, và những cố gắng nêu lên sự bất công và bất chính liên quan đến việc áp dụng án tử hình.
Đời Sống Gia Đình
70. Gia đình là tế bào căn bản của xã hội. Vai trò, các nhiệm vụ, và các nhu cầu của các gia đình phải là những ưu tiên trọng yếu của quốc gia. Hôn nhân phải được định nghĩa, công nhận, và bảo vệ như là một quyết tâm suốt đời giữa một người nam và một người nữ, và nguồn gốc cho thế hệ sau cùng là thiên đường an toàn cho trẻ em. Các chính sách về thuế khóa, lao động, ly dị, di dân, và trợ cấp an sinh phải giúp bảo toàn các gia đình, và phải khuyến khích việc [cha mẹ] nhận trách nhiệm và hy sinh cho con cái. Lương bổng phải giúp công nhân nuôi gia đình, và trợ cấp của chính phủ phải sẵn sàng để giúp các gia đình nghèo sống xứng đáng. Những trợ cấp như thế phải được cung cấp cách nào để giúp họ từ từ tiến đến tự lập.
71. Phải coi trọng, bảo vệ và nuôi nấng trẻ em. Là một Hội Thánh, chúng tôi xác nhận quyết tâm của chúng tôi trong việc bảo vệ trẻ em và hạnh phúc của của các em trong những cơ chế của chúng ta và tất cả mọi nơi trong xã hội. Chúng tôi chống lại việc bắt buộc sử dụng các phương tiện ngừa thai trong các chương trình chính phủ và các chương trình y tế, là việc làm phương hại đến quyền hành động theo lương tâm và xâm phạm đến quyền của phụ huynh trong việc hướng dẫn và đào luyện lương tâm của con cái họ.
72. Phụ huynh – là những nhà giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất – có quyền căn bản để chọn lựa việc giáo dục thích hợp nhất cho con cái họ, bao gồm cả việc chọn các trường công lập, tư thục, và tôn giáo. Chính phủ, qua những phương tiện như thưởng thuế (tax credit) và các học bổng được chính phủ tài trợ, phải giúp phụ huynh, đặc biệt là những người thiếu phương tiện, có tài nguyên để thực thi quyền căn bản này mà không bị kỳ thị. Học sinh ở bất cứ môi trường giáo dục nào cũng phải có dịp để được đào luyện về luân lý và tính khí.
73. Các phương tiện truyền thông trên báo chí, truyền thanh truyền hình hay điện tử hình thành nền văn hóa của chúng ta. Để bảo vệ trẻ em và gia đình cần có những điều luật có trách nhiệm mà trong đó quyền tự do ngôn luận được tôn trọng, nhưng cũng phải quan tâm đến những chính sách đã hạ thấp các tiêu chuẩn, cho phép những tài liệu tồi bại, và giảm bớt dịp cho những chương trình tôn giáo không có quảng cáo thương mại.
74. Các luật lệ phải giới hạn việc tập trung nắm quyền làm chủ các phương tiện truyền thông, chống lại các cách quản trị chỉ nhắm vào lợi tức, và khuyến khích những chương trình phát xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau, kể cả những chương trình tôn giáo. Hệ thống xắp hạng các chương trình truyền hình và những kỹ thuật thích hợp có thể giúp phụ huynh giám sát những gì mà con cái họ coi.
75. Internet đem đến cả những ích lợi lẫn nhiều vấn đề đáng kể. Tất cả mọi học sinh, không cần biết đến lợi nhuận, phải được hưởng ích lợi của nó. Nhưng vì càng ngày càng dễ vào những chương trình khiêu dâm và hung bạo, cần phải thi hành triệt để những luật chống đồi trụy và dùng trẻ em để khiêu dâm, cũng như phổ biến các kỹ thuật giúp phụ huynh, trường học, và thư viện ngăn chặn những tài liệu mà họ không muốn hay không ưa thích.
Công Bằng Xã Hội
76. Phải lượng giá các quyết định và các cơ quan kinh tế theo việc chúng có bảo vệ hoặc làm tổn thương đến nhân phẩm hay không. Các chính sách về xã hội phải nuôi dưỡng việc tạo ra công ăn việc làm cho những người có khả năng làm việc với điều kiện lao động hợp lý và đồng lương công bằng. Phải khắc phục những chướng ngại trong việc trả lương cách bình đẳng cho phụ nữ và những người đang phải đương đầu với nạn kỳ thị bất công. Giáo huấn về xã hội Công Giáo ủng hộ quyền của công nhân để chọn lựa tổ chức và gia nhập công đoàn, thương lượng tập thể, và quyền thực thi các quyền này mà không sợ bị trả thù. Giáo huấn này cũng xác quyết quyền tự do về kinh tế, sáng kiến, và tư hữu. Công nhân, chủ nhân, chủ hãng, và công đoàn phải cộng tác với nhau để tạo ra công ăn việc làm xứng đáng, xây dựng một nền kinh tế công bình hơn, cùng đề cao công ích.
77. Chính sách về an sinh xã hội phải giảm thiểu sự nghèo đói và lệ thuộc, củng cố đời sống gia đình, và giúp các gia đình từ bỏ cảnh nghèo qua việc làm, huấn nghệ, và giúp đỡ trong việc coi trẻ, ý tế, nhà cửa, và phương tiện di chuyển. Chính sách này cũng phải cung cấp một mạng lưới an toàn cho những người không thể làm việc được. Việc hoàn bị hoá thưởng thuế (tax credit) và thưởng vì có con (child tax credit) dưới hình thức trả lại tiền thuế cho những gia đình cần đến chúng nhất, sẽ giúp đưa những gia đình lương bổng thấp ra khỏi cảnh nghèo đói.
78. Các nhóm từ thiện tôn giáo phải được thừa nhận và hỗ trợ, không phải như những cơ quan thay thế cho chính phủ, nhưng là những cộng sự viên đắc lực, nhất là trong những cộng đoàn và quốc gia nghèo nhất. HĐGMHK tích cực ủng hộ “những điều khoản theo lương tâm” chống lại những cố gắng hạ giá khả năng của các nhóm từ thiện tôn giáo để bảo tồn căn tính và sự toàn vẹn của họ như những cơ quan hợp tác với chính phủ, cùng quyết tâm bảo vệ quyền công dân bình đẳng lâu dài và những bảo vệ khác cho cả các nhóm tôn giáo và dân chúng mà họ phục vụ. Cơ quan chính quyền không được đòi hỏi các cơ sở Công Giáo phải vi phạm những xác tín về luân lý của họ để tham gia vào các chương trình y tế hay phục vụ con người của chính phủ.
79. Chương Trình An Sinh Xã Hội phải cung cấp lương bổng đầy đủ, liên tục và vững chắc một cách bình đẳng cho các công nhân có lương thấp và lương trung bình cùng gia đình của họ khi những công nhân này về hưu hay bị tàn phế, và cho những người còn sống sót khi người đi làm mãn phần.
80. Chương trình săn sóc sức khỏe vừa khả năng là điều thiết yếu để bảo đảm sự sống con người và là một nhân quyền căn bản. Với khoảng 47 triệu người Hoa Kỳ không có bảo hiểm sức khỏe, điều này cũng là một ưu tiên cấp bách của quốc gia. Việc cải tổ hệ thống y tế của quốc gia cần bắt nguồn từ những giá trị tôn trọng nhân phẩm, bảo vệ sự sống con người, và đáp ứng nhu cầu của người nghèo và những người không có bảo hiểm, nhất là những trẻ em đã được sinh ra cũng như chưa sinh ra, các phụ nữ mang thai, các người di dân, và những người cô thế khác. Các nhóm tôn giáo phải được phép cung cấp nhu cầu y tế mà không phải vi phạm đến những xác tín về tôn giáo của họ. HĐGMHK ủng hộ những biện pháp nhằm củng cố chương trình Medicare và Medicaid. Hội đồng chúng tôi cổ võ một sự chăm sóc có hiệu quả và nhân từ phản ảnh các giá trị luân lý của Công Giáo đối với những người mắc bệnh HIV/AIDS và những người đang phải đương đầu với chứng nghiện ngập.
81. Việc thiếu những đơn vị gia cư an toàn và hợp khả năng đòi hỏi một quyết tâm mới trong việc gia tăng cung cấp đơn vị gia cư có phẩm chất cùng duy trì, bảo trì và tân trang những đơn vị gia cư đang có qua sự hợp tác cả công lẫn tư, đặc biệt là với những nhóm tôn giáo và các đoàn thể cộng đồng. HĐGMHK tiếp tục phản đối việc kỳ thị bất công trong vấn đề gia cư và ủng hộ những biện pháp nhằm giúp tài trợ những cộng đoàn có lương thấp và thiểu số.
82. Một ưu tiên đầu tiên cho chính sách canh nông phải là sự bảo đảm thực phẩm cho mọi người. Bởi vì không một ai lại phải nhịn đói trong một xứ sung túc, chương trình Phiếu Thực Phẩm (Food Stamps), Chương Trình Dinh Dưỡng Đặc Biệt cho Phụ Nữ, Nhi Đồng và Trẻ Em (Special Nutrition Program for Women, Infants and Children -WIC), và những chương trình dinh dưỡng khác cần phải được chắc chắn và hiệu quả. Các nông dân và những nhân công trồng trọt, gặt hái, và biến chế thực phẩm đáng được hưởng một sự số lợi tức tương xứng với lao công của họ, cùng với điều kiện làm việc công bằng, an toàn, và gia cư đầy đủ. Việc ủng hộ những cộng đồng nông thôn duy trì một cách sống có thể phong phú hóa quốc gia chúng ta. Chăm sóc cẩn thận trái đất và các tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi những chính sách ủng hộ nền canh nông có thể tồn tại được như những nguyên lý sống còn của chính sách canh nông.
83. Mệnh lệnh “đón chào khách lạ” của Tin Mừng đòi buộc người Công Giáo phải chăm lo cho và đứng về phía những người di dân, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, kể cả con em của những người di dân này. Việc cải tổ toàn diện là điều cấp bách để sửa chữa lại hệ thống di dân đã bị hư hại, và cần phải bao gồm chương trình làm việc tạm thời với việc bảo vệ nhân công và một đường lối đưa tới tình trạng di trú vĩnh viễn; các chính sách đoàn tụ gia đình; một chương trình hợp thức hóa quy mô và công bình; việc được che chở về luật pháp, kể cả quyền tố tụng và các chương trình chính phủ thiết yếu; cung cấp nơi tỵ nạn cho những người chạy trốn ngược đãi và lạm dụng; cùng chính sách nhắm vào nguyên nhân của việc di dân. Quyền hạn và nhiệm vụ kiểm soát biên giới và duy trì quy luật pháp định của các quốc gia phải được mọi người công nhận.
84. Tất cả mọi người đều có quyền nhận được một nền giáo dục có phẩm chất. Những người trẻ, gồm cả những người nghèo và những người tàn tật, cần được có cơ hội để phát triển về trí tuệ, luân lý, tâm linh và thể lý, để họ có thể trở thành những công dân tốt là những người có thể quyết định có trách nhiệm về xã hội và luân lý. Điều này đòi hỏi phụ huynh được quyền chọn lựa trong việc giáo dục. Nó cũng đòi hỏi các các cơ sở giáo dục phải có một môi trường trật tự, công bằng, kính trọng, và bất bạo động, là nơi có đầy đủ các nhà giáo chuyên nghiệp và các tài liệu. HĐGMHK nhiệt liệt ủng hộ việc tài trợ đầy đủ, kể cả học bổng, thưởng thuế, và những phương tiện khác, để giáo dục tất cả mọi người bất kể điều kiện cá nhân và họ theo học trường nào – công lập, tư thục, hay tôn giáo. Tất cả mọi giáo chức và nhân viên điều hành nhà trường đáng được hưởng lương bổng và quyền lợi phản ảnh những nguyên tắc công bằng về kinh tế, đồng thời cũng cần phải có thêm những phương tiện cần thiết để các thầy cô sửa soạn cho công tác quan trọng của họ. Theo lẽ công bình thì các học sinh và các thầy cô ở các trường tư thục và tôn giáo phải được quyền hưởng các dịch vụ nhằm cải tiến giáo dục - đặc biệt là cho những người thiếu may mắn nhất - hiện đang có sẵn cho các thầy cô và học sinh ở các trường công lập.
85. Việc cổ võ trách nhiệm luân lý và đáp ứng hữu hiệu với những tội ác hung bạo, kiềm chế bạo tàn trong truyền thông, ủng hộ những giới hạn hợp lý trong việc sở hữu các vũ khí tấn công và súng cầm tay, cùng chống lại việc sử dụng án tử hình là những điều rất quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của “nền văn hóa bạo lực.” Phải lấy một nền đạo đức dựa vào trách nhiệm, cải hóa, và phục hồi làm nền tảng cho việc sửa chữa lại hệ thống hình pháp đã bị hư hỏng. Cần phải đưa ra một phương pháp điều trị thay vì nghiêm phạt đối với các phạm nhân.
86. Việc tiếp tục chống kỳ thị dựa trên màu da, tôn giáo, phái tính, chủng tộc, điều kiện tàn tật, hay tuổi tác cũng là điều rất quan trọng trong xã hội chúng ta, vì những điều này là những bất công trầm trọng và sỉ nhục cho nhân phẩm. Ở đâu mà hậu quả của nạn kỳ thị trong quá khứ còn tồn tại, thì xã hội phải tích cực khắc phục những tàn tích của bất công, kể cả những việc táo bạo để tháo gỡ những rào cản về giáo dục và bình đẳng hoá về việc làm cho phụ nữ và người thiểu số.
87. Chăm sóc cho trái đất và cho môi sinh là một vấn đề luân lý. Bảo vệ đất, nước, và không khí mà chúng ta cùng chia sẻ là một nhiệm vụ quản lý thuộc về tôn giáo, và phản ảnh trách nhiệm của chúng ta đối với các trẻ em được sanh ra và chưa được sanh ra, là những người dễ bị tổn thương nhất đối với những tấn công của môi sinh. Cần phải có những sáng kiến có hiệu lực để bảo tồn năng lượng và để phát triển những nguồn năng lượng khác, có thể được phục hồi và không gây ô nhiễm. Hội Đồng [Giám Mục] chúng tôi đặc biệt kêu gọi hãy đương đầu cách nghiêm chỉnh với vấn đề thay đổi thời tiết toàn cầu, bằng cách chú tâm vào nhân đức khôn ngoan, theo đuổi công ích, và ảnh hưởng của nó trên những người nghèo, nhất là trên các nhân công và những quốc gia nghèo đói nhất. Nước Hoa Kỳ phải dẫn đầu trong việc đóng góp vào công tác phát triển trường kỳ của những quốc gia nghèo nhất và cổ võ sự công bằng hơn nữa trong việc chia sẻ gánh nặng sương mù [do ô nhiễm gây ra], bỏ bê, và phục hồi môi sinh.
Đoàn Kết Toàn Cầu
88. Một thế giới công bằng hơn chắc chắn sẽ là một thế giới hòa bình hơn, cùng khó bị tấn công hơn bởi nạn khủng bố và những bạo tàn khác. Nước Hoa Kỳ có nhiệm vụ dẫn đầu trong việc đương đầu với mối nhục nghèo đói và kém mở mang. Quốc gia chúng ta phải giúp vào việc toàn cầu hóa cách nhân đạo, bằng cách đương đầu với những hậu quả tiêu cực của nó, và phổ biến những ích lợi của nó, nhất là trong các nước nghèo đói trên thế giới. Hoa Kỳ cũng có một cơ hội đặc biệt để dùng khả năng của mình mà hợp tác với các quốc gia khác mà xây dựng một thế giới công bình và hòa bình hơn.
Nước Hoa Kỳ phải đóng vai trò lãnh đạo trong việc giúp làm giảm bớt nạn nghèo đói trên thế giới bằng cách gia tăng một cách đáng kể viện trợ phát triển cho các quốc gia nghèo nhất, bằng chính sách ngoại thương công bằng hơn, và tiếp tục những cố gắng để đập tan gánh nặng nợ nần và bệnh tật. Những cố gắng giảm thiểu nghèo đói của quốc gia chúng ta không được đi kèm với những chương trình kiểm soát dân số hạ cấp và đôi khi có tính cách bắt buộc; thay vào đó, những cố gắng này phải chú tâm vào việc làm việc với những người nghèo để giúp họ xây dựng một tương lai hứa hẹn và cơ hội cho họ và con cháu họ.
Chính sách của Hoa Kỳ phải cổ võ tự do tôn giáo và những quyền căn bản khác của con người. Phải loại bỏ việc tra tấn như một điều trên căn bản không phù với phẩm giá của con người và chung cuộc chỉ phương hại đến những cố gắng chống khủng bố.
Nước Hoa Kỳ phải ủng hộ về chính trị và tài chánh cho những chương trình và những cải tổ của Liên Hiệp Quốc, cùng những cơ quan quốc tế khác, và luật quốc tế, để các cơ quan này cùng nhau trở nên những tác nhân có trách nhiệm và có khả năng hơn trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Việc tạm trú phải dễ dàng hơn đối với những người tỵ nạn thực sự có lý do để lo sợ bị ngược đãi ở quê hương họ. Quốc gia chúng ta phải ủng hộ việc che chở những người chạy trốn bắt bớ qua những nơi an toàn ở các quốc gia khác, kể các nước Mỹ, đặc biệt là những trẻ em đi một mình, các phụ nữ, các nạn nhân của nạn buôn người, và những người thuộc các tôn giáo thiểu số.
Quốc gia chúng ta phải là một nước lãnh đạo – trong việc hợp tác với cộng đồng quốc tế - để đương đầu với những xung đột miền ở Trung Đông, Ban-kan, Công-gô, Su-đăng, Côlumbia và Tây Phi.
Việc lãnh đạo trong vụ tranh chấp giữa Israel và Palestine là điều cấp bách đặc biệt. Nước Hoa Kỳ phải tích cực theo đuổi những cuộc đàm phán toàn diện đưa đến một giải pháp công bình và hòa bình mà trong đó tôn trọng những đòi hỏi cùng những nguyện vọng chính đáng của cả dân Israel lẫn người Palestine, đảm bảo an ninh cho Israel, và một quốc gia vững chắc cho người Palestine, tôn trọng chủ quyền của nước Li-băng, và đem lại hòa bình cho toàn vùng.
Trong khi Tòa Thánh và Hội Đồng [Giám Mục] chúng tôi đã đưa ra những vấn đề luân lý nghiêm trọng về chiến tranh Iraq, với tư cách là các Giám Mục, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi quốc gia chúng ta làm việc với cộng đồng quốc tế để tìm một “sự chuyển tiếp có trách nhiệm” ở Iraq và đương đầu với những hậu quả liên quan đến con người của chiến tranh Iraq và A-phú-hãn.
Bảo vệ sự sống con người, xây dựng hòa bình, chống lại nghèo đói và tuyệt vọng, cùng bảo vệ tự do và nhân quyền không phải chỉ là những điều khẩn thiết về luân lý – chúng cũng là những ưu tiên của toàn thể dân tộc và sẽ làm cho quốc gia chúng ta và thế giới an toàn hơn.
PHẦN III
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ:
NHỮNG THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI CÁC ỨNG CỬ VIÊN VÀ NHÂN VIÊN CHÍNH PHỦ
89. Là những người Công Giáo, chúng ta được hướng dẫn để đặt ra một câu hỏi về chính trị khác hẳn với câu hỏi: “Bạn có khá giả hơn so với bốn năm trước đây không?” Mục tiêu của chúng ta không phải là tham gia đảng phái, ý thức hệ, kinh tế, hoặc ngay cả thi thố tài năng hay khả năng chu toàn bổn phận của mình, dù những vấn đề đó quan trọng thế nào đi nữa. Ngược lại, chúng ta đặt trọng tâm vào những gì bảo vệ và những gì đe dọa sự sống và phẩm giá con người.
90. Giáo huấn Công Giáo thách thức các cử tri và các ứng cử viên, công dân và những viên chức được dân bầu hãy nghĩ đến bình diện luân lý và đạo đức của những vấn đề thuộc chính sách quốc gia. Theo những nguyên tắc đạo lý, chúng tôi, các Giám Mục đề ra những mục đích về chính sách sau đây mà chúng tôi hy vọng rằng sẽ hướng dẫn người Công Giáo khi họ đào luyện lương tâm và suy nghĩ về những bình diện luân lý của những chọn lựa công cộng của họ. Không phải tất cả mọi vấn đề đều ngang hàng với nhau; mười mục tiêu này đề cập đến những vấn đề có những giá trị luân lý và sự khẩn thiết khác nhau. Có một số vấn đề liên quan đến những sự dữ tự bản chất mà chúng ta không bao giờ được phép ủng hộ. Những vấn đề khác liên quan đến những nhiệm vụ tích cực để tìm công ích. Những mục tiêu này và những mục tiêu tương tự có thể giúp các cử tri và ứng cử viên hành động dựa theo các nguyên tắc đạo lý thay vì tư lợi hoặc vì trung thành với đảng phái. Chúng tôi hy vọng rằng người Công Giáo sẽ chất vấn các ứng cử viên xem họ dự định giúp đỡ quốc gia chúng ta bằng cách theo đuổi những mục tiêu quan trọng này thế nào:
Giải quyết vấn đề quan trọng hàng đầu là bảo vệ những người yếu đuối nhất ở giữa chúng ta - những trẻ em vô tội chưa sinh ra - bằng cách giới hạn và đưa đến chấm dứt việc hủy diệt các trẻ em chưa sinh ra bằng nạn phá thai.
Gìn giữ nước chúng ta khỏi trở thành bạo tàn trong việc giải quyết những vấn đề căn bản - một triệu vụ phá thai mỗi năm để giải quyết vấn đề thụ thai ngoài ý muốn, giết chết êm dịu và trợ giúp tự vận để giải quyết gánh nặng bệnh tật và tật nguyền, phá hủy các phôi thai của con người nhân danh nghiên cứu khoa học, dùng án tử hình để chống lại tội ác, và thiếu khôn ngoan khi dùng chiến tranh để giải quyết những xung khắc quốc tế.
Định nghĩa cơ chế căn bản của hôn nhân là việc phối hợp giữa một người nam và một người nữ, và giúp đỡ nhiều hơn cho đời sống luân lý, xã hội và kinh tế của gia đình, để quốc gia có thể giúp phụ huynh nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái biết kính trọng sự sống, có những giá trị luân lý vững chắc, cùng một tinh thần đạo đức trong việc quản lý và tinh thần trách nhiệm.
Đạt được một cuộc cải tổ về di dân trong đó ranh giới được bảo đảm an toàn, đối xử công bằng với những công nhân di dân, đưa ra một đường lối để họ có thể xứng đáng được trở thành công dân, tôn trọng luật lệ, và giải quyết những căn nguyên thúc đẩy người ta từ bỏ quê hương họ.
Giúp đỡ các gia đình và trẻ em khắc phục nạn nghèo đói: bằng cách bảo đảm việc họ có thể chọn lựa trong giáo dục, cũng như có việc làm hợp lý với đồng lương công bằng và đủ sống, cùng có đầy đủ trợ giúp cho những người yếu thế trong quốc gia chúng ta, trong khi giúp đỡ khắc phục nạn đói và nạn cơ bần khắp nơi trên thế giới, nhất là những vùng cần viện trợ phát triển, miễn trả nợ, và thương giao quốc tế.
Cung cấp phương tiện y tế cho một số đông những người chưa có, trong khi tôn trọng sự sống, phẩm giá, và tự do tôn giáo của con người trong hệ thống y tế của chúng ta.
Tiếp tục chống lại những chính sách phản ảnh thành kiến, thù nghịch đối với dân di cư, thù ghét cách mù quáng về tôn giáo, và những hình thức kỳ thị khác.
Khuyến khích các gia đình, các nhóm trong cộng đoàn, các cơ sở kinh tế, và chính phủ cùng nhau làm việc để khắc phục nạn nghèo đói, theo đuổi công ích, và chăm sóc cho tạo vật, đồng thời hoàn toàn tôn trọng các nhóm tôn giáo và quyền nói lên những nhu cầu xã hội theo những xác quyết căn bản về luân lý của họ.
Thiết lập và tuân theo những giới hạn luân lý trong việc dùng vũ lực - bằng cách điều nghiên xem nó được dùng với mục đích gi, dưới quyền bính nào, giá phải trả về nhân mạng ra sao – và tìm một cách “chuyển tiếp có trách nhiệm” để chấm dứt chiến tranh Iraq.
Cộng tác với các quốc gia khác trên thế giới để theo đuổi hòa bình, bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo, đẩy mạnh sự công bình về kinh tế và chăm sóc cho tạo vật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Nguyên bằng Tiếng Anh)
Catechism of the Catholic Church (2nd ed.). Washington, DC: Libreria Editrice
Vaticana—United States Conference of Catholic Bishops (USCCB), 2000.
Pope Benedict XVI. Deus Caritas Est (God Is Love). Washington, DC: USCCB, 2006.
Pope Benedict XVI. Sacramentum Caritatis (The Sacrament of Charity). Washington, DC: USCCB, 2007.
Pope John XXIII. Pacem in Terris (Peace on Earth). Washington, DC: USCCB, 1963.
Pope John Paul II. Christifideles Laici (On the Vocation and the Mission of the Lay Faithful in the Church and in the World). Washington, DC: USCCB, 1989.
Pope John Paul II. Evangelium Vitae (The Gospel of Life). Washington, DC: USCCB, 1995.
Pope John Paul II. Veritatis Splendor (The Splendor of Truth). Washington, DC: USCCB, 1993.
Second Vatican Council. Dignitatis Humanae (Declaration on Religious Liberty). In Vatican
Council II: Volume 1: The Conciliar and Post Conciliar Documents. Edited by Austin
Flannery. Northport, NY: Costello Publishing, 1996.
Second Vatican Council. Gaudium et Spes (Pastoral Constitution on the Church in the Modern World). In Vatican Council II: Volume 1: The Conciliar and Post Conciliar Documents.
Edited by Austin Flannery. Northport, NY: Costello Publishing, 1996.
Congregation for the Doctrine of the Faith. Doctrinal Note on Some Questions Regarding the Participation of Catholics in Political Life. In Readings on Catholics in Political Life. Washington, DC: USCCB, 2006.
USCCB. Living the Gospel of Life: A Challenge to American Catholics. Washington, DC: USCCB, 1998.
CÁC VĂN KIỆN CHÍNH CỦA CÔNG GIÁO VỀ ĐỜI SỐNG CÔNG CỘNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LUÂN LÝ
Những tài liệu dưới đây của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) khai triển chi tiết những vấn đề liên quan đến chính sách công được thảo luận trong Forming Consciences forFaithful Citizenship. Dưới một số đề tài, các tài liệu được liệt kê theo đề tài, rồi theo năm.
Muốn biết thêm chi tiết về những tài liệu này xin thăm Web site của HĐGMHK: www.usccb.org. Các tài liệu được đánh dấu hoa thị (*) không có trên Internet.
Bảo Vệ Sự Sống Con Người
A Matter of the Heart: A Statement on the Thirtieth Anniversary of Roe v. Wade, 2002 (www.usccb.org/prolife/heart.shtml)
Pastoral Plan for Pro-Life Activities: A Campaign in Support of Life, 2001 (www.usccb.org/prolife/pastoralplan.shtml)
Living the Gospel of Life: A Challenge to American Catholics, 1998 (www.usccb.org/prolife/gospel.shtml)
Faithful for Life: A Moral Reflection, 1995 (www.usccb.org/prolife/tdocs/FaithfulForLife.pdf)
Resolution on Abortion, 1989 (www.usccb.org/prolife/tdocs/resabort89.shtml)
Documentation on the Right to Life and Abortion, 1974, 1976, 1981*
Statement on Iraq, 2002 (www.usccb.org/bishops/iraq.shtml)
A Pastoral Message: Living with Faith and Hope After September 11, 2001 (www.usccb.org/sdwp/sept11.shtml)
Sowing the Weapons of War, 1995 www.usccb.org/sdwp/international/weaponsofwar.shtml)
The Harvest of Justice Is Sown in Peace, 1993 (www.usccb.org/sdwp/harvest.shtml)
A Report on the Challenge of Peace and Policy Developments, 1983-1888, 1989*
The Challenge of Peace: God’s Promise and Our Response, 1983 (www.usccb.org/sdwp/international/TheChallengeofPeace.pdf)
Welcome and Justice for Persons with Disabilities, 1999 (www.usccb.org/doctrine/disabilities.htm)
Nutrition and Hydration: Moral and Pastoral Reflections, 1992 (www.usccb.org/prolife/issues/euthanas/nutindex.shtml)
Statement on Euthanasia, 1991 (www.usccb.org/prolife/issues/euthanas/euthnccb.shtml)
Pastoral Statement of U.S. Catholic Bishops on Persons with Disabilities, 1984 (www.ncpd.org/pastoral_statement_1978.htm)
A Culture of Life and the Penalty of Death, 2005 (www.usccb.org/sdwp/national/penaltyofdeath.pdf)
Confronting a Culture of Violence, 1995 (www.usccb.org/sdwp/national/criminal/ccv94.shtml)
Statement on Capital Punishment, 1980 (www.usccb.org/sdwp/national/criminal/death/uscc80.shtml)
Thăng Tiến Đời Sống Gia Đình
National Directory for Catechesis, 2005 (www.usccb.org/education/ndc/index.shtml)
Renewing Our Commitment to Catholic Elementary and Secondary Schools in the Third Millennium, 2005 (www.usccb.org/bishops/schools.pdf)
Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions, 1998 (www.usccb.org/sdwp/projects/socialteaching/socialteaching.shtml)
Principles for Educational Reform in the United States, 1995 (www.usccb.org/education/parentassn/reform.shtml)
To Teach as Jesus Did: A Pastoral Message on Catholic Education, 1972*
How I Call for Help: A Pastoral Response to Domestic Violence Against Women, 2002 (www.usccb.org/laity/help.shtml)
A Family Perspective in Church and Society, 1998 www.usccb.org/laity/marriage/family.shtml)
Always Our Children: A Pastoral Message to Parents of Homosexual Children and Suggestions for Pastoral Ministers, 1997 (www.usccb.org/laity/always.shtml)
Statement on Same-Sex Marriage, 1996 (www.usccb.org/laity/marriage/samesexstmt.shtml)
Between Man and Woman: Questions and Answers About Marriage and Same-Sex Unions, 2003 (www.usccb.org/laity/manandwoman.shtml)
Walk in the Light: A Pastoral Response to Child Sexual Abuse, 1995 (www.usccb.org/laity/walk.shtml)
Follow the Way of Love: A Pastoral Message to Families, 1993 (www.usccb.org/laity/follow.shtml)
Putting Children and Families First: A Challenge for Our Church, Nation and World, 1992*
Theo Đuổi Công Bình Xã Hội
“For I Was Hungry and You Gave Me Food”: Catholic Reflections on Food, Farmers and Farmworkers, 2003 (www.usccb.org/bishops/agricultural.shtml)
Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope, 2003 (www.usccb.org/mrs/stranger.shtml)
A Place at the Table: A Catholic Recommitment to Overcome Poverty and to Respect the Dignity of All God’s Children, 2002 (www.usccb.org/bishops/table.shtml)
Ethical and Religious Directives for Catholic Health Care Services (Fourth Edition), 2001 (www.usccb.org/bishops/directives.shtml)
Global Climate Change: A Plea for Dialogue, Prudence, and the Common Good, 2001 (www.usccb.org/sdwp/international/globalclimate.shtml)
Responsibility, Rehabilitation, Restoration: A Catholic Perspective on Crime and Criminal Justice, 2000 (www.usccb.org/sdwp/criminal.shtml)
A Commitment to All Generations: Social Security and the Common Good, 1999 (www.usccb.org/sdwp/national/commitment.shtml)
In All Things Charity: A Pastoral Challenge for the New Millennium, 1999 (www.usccb.org/cchd/charity.shtml)
One Family Under God, 1995*
Confronting a Culture of Violence: A Catholic Framework for Action, 1995 (www.usccb.org/sdwp/national/criminal/ccv94.shtml)
Moral Principles and Policy Priorities for Welfare Reform, 1995*
The Harvest of Justice Is Sown in Peace, 1993 (www.usccb.org/sdwp/harvest.shtml)
A Framework for Comprehensive Health Care Reform, 1993*
Renewing the Earth: An Invitation to Reflection and Action on the Environment in Light of Catholic Social Teaching, 1992 (www.usccb.org/sdwp/ejp/bishopsstatement.shtml)
Putting Children and Families First: A Challenge for Our Church, Nation and World, 1992*
New Slavery, New Freedom: A Pastoral Message on Substance Abuse, 1990*
Brothers and Sisters to Us: Pastoral Letter on Racism in Our Day, 1989 (www.usccb.org/saac/bishopspastoral.shtml)
Called to Compassion and Responsibility: A Response to the HIV/AIDS Crisis, 1989 (www.usccb.org/sdwp/international/ctoresp.shtml)
Homelessness and Housing: A Human Tragedy, A Moral Challenge, 1988*
Economic Justice for All, 1986 (www.usccb.org/sdwp/international/EconomicJusticeforAll.pdf)
Thực Thi Đoàn Kết Toàn Cầu
A Call to Solidarity with Africa, 2001 (www.usccb.org/sdwp/africa.shtml)
A Jubilee Call for Debt Forgiveness, 1999 (www.usccb.org/sdwp/international/adminstm.shtml)
Called to Global Solidarity: International Challenges for U.S. Parishes, 1998 (www.usccb.org/sdwp/international/globalsolidarity.shtml)
Sowing the Weapons of War, 1995 (www.usccb.org/sdwp/international/weaponsofwar.shtml)
One Family Under God, 1995*
The Harvest of Justice Is Sown in Peace, 1993 (www.usccb.org/sdwp/harvest.shtml)
The New Moment in Eastern and Central Europe, 1990*
Toward Peace in the Middle East, 1989 (www.usccb.org/sdwp/international/TowardPeaceintheMiddleEast.pdf)
Tài liệu Đào luyện Lương Tâm để Thành Công Dân Chân Chính: Một Lời Kêu Gọi về Trách Nhiệm Chính Trị từ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ được soạn thảo bởi các chủ tịch, cùng sự tham khảo với các thành viên, của các Ủy Ban về Chính Sách Quốc Nội, Chính Sách Quốc Tế, Các Hoạt Động Phò Sự Sống, Truyền Thông, Tín Lý Đức Tin, Giáo Dục, và Di Dân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK). Được toàn thể Hội Đồng Giám Mục chuẩn y trong Buổi Họp Định Kỳ vào Tháng 11, năm 2007, và đã được ủy quyền ấn hành bởi vị ký tên dưới đây.
Statement on Central America, 1987 (www.usccb.org/sdwp/international/cenamst.shtml)
Msgr. David J. Malloy, STD
Tổng Thư Ký, HĐGMHK
(Copyright © 2007, United States Conference of Catholic Bishops, Washington, D.C. All rights reserved. No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying, recording, or by any information storage and retrieval system, without permission in writing from the copyright holder.
To obtain a catalog of USCCB titles, visit www.usccbpublishing.org or call toll-free 800-235-8722. In the Washington metropolitan area or from outside the United States, call 202-722-8716)
Chú Thích:
[1] Công ích là “toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn.” (GLCG 1906).
[2] “Những lệch lạc trong phán đoán luân lý có thể xuất phát từ thiếu hiểu biết về Ðức Kitô và Tin Mừng; gương xấu của người khác; nô lệ các đam mê; nghĩ sai lạc về tự do lương tâm; khước từ quyền bính và giáo huấn của Hội Thánh; thiếu hoán cải và bác ái” (GLCG số 1792).
[3] “Khi hoạt động chính trị chống lại những nguyên tắc luân lý, là những nguyên tắc không thể có luật trử, thỏa hiệp, hay giảm thiểu, quyết tâm của người Công Giáo trở nên rõ ràng hơn và chồng chất trách nhiệm. Khi đối diện với những đòi hỏi luân lý căn bản và bất khả xâm phạm, người Kitô hữu phải nhận thức rằng điều đang bị đê dọa là chính bản chất của luật luân lý, là luật có liên quan đến sự tốt đẹp toàn diện của con người. Đó là những trường hợp phải đương đầu với các luật về phá thai và giết chết êm dịu.... Những luật như thế phải bảo vệ quyền sống căn bản của con người từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên.” (Chú giải về Tín Lý liên quan đến một số vấn đề về việc người Công Giáo tham gia vào đời sống chính trị, số 4).
[4] Xem Giáo Lý Công Giáo, số 2297.
[5] Về các công bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về người Công Giáo phục vụ đời sống công cộng và về việc Rước Lễ, xin xem Catholic in Political Life (2004) và Happy Are Those Whose Are Called to His Supper: On Preparing to Receive Christ Worthily in the Eucharist (2006).
[6] Các đề tài này được rút ra từ truyền thống phong phú của các nguyên tắc và tư tưởng được trình bày đầy đủ hơn trong sách Compendium of the Social Doctrine of the Church - Toát Yếu Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo do Ủy Ban Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình (Washington DC: Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, 2005).
[7] Xem Giáo Lý Công Giáo, câu 2297
[8] Xem Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh, số 501