Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:37 06/08/2024
CẦU NGUYỆN (2)
1. Cầu nguyện là cửa để các ân sủng tiến vào linh hồn của con người.
(Thánh Teresa of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:40 06/08/2024
26. PHẠM TỘI VÌ NHẶT DÂY THỪNG
Có một người vì trộm trâu nên bị bêu trước đám đông, người quen biết hỏi:
- “Anh phạm tội gì?”
Anh ta đáp:
- “Thật là rủi ro ! Hôm qua tôi đi trên chợ nhìn thấy bên đường có sợi dây thừng, cảm thấy bỏ đi thì uổng bèn nhặt lên, ai mà biết được, thế là phạm tội”.
Người quen lại hỏi:
- “Lẽ nào sợi dây thừng không buộc một thêm cái gì sao?”
Ông ta mới lúng túng trả lời:
- “Ai biết được sợi dây thừng ấy mắc trên đầu con bò, nó lại còn dắt thêm con bò nghé nữa chứ !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 26:
Rất ít người phạm tội mà mau mắn nhận mình có tội, bởi vì chính nguyên tổ A-dong cũng đã không nhận tội của mình, mà đã đổ lỗi cho vợ mình là bà E-va...
Dây thừng buộc vào cổ con bò chứ không phải con ruồi mà nói không thấy, con bò còn kéo thêm con nghé nữa thì chỉ có người mù mới không thấy, vậy mà anh chàng ăn trộm vẫn cứ không nhận tội của mình, mà chỉ than trách tại sao sợi dây lại buộc vào con bò. Cũng vậy, nguyên nhân đưa đến tội chính là cái cứ ngỡ: cứ ngỡ là không phạm tội nhưng lại phạm; cứ ngỡ là mình đứng vững lại té nhào; cứ ngỡ sợi dây không, ai dè sợi dây lại buộc vào con bò...
Có những người Ki-tô hữu vào tòa xưng tội nhưng vẫn cứ đổ tội cho người này người nọ, họ dám nhận rằng mình là tội nhân nhưng không can đảm nhận mình là nguyên nhân gây ra những đổ vỡ trong gia đình; họ dám thú tội mình ra nhưng không có can đảm thừa nhận mình cũng là người có lỗi khi phạm tội. Không dám nhận tội mình là vì con người thấy cái danh dự, tự ái của mình lớn hơn sự thật; vì con người coi chức vụ danh vọng của mình cao hơn chân lý và quan trọng hơn họ không có sự khiêm tốn khi đi xưng tội...
Không một ai nhặt sợi dây bên đường mà bị buộc tội cả, họ chỉ bị buộc tội khi sợi dây ấy có buộc thêm một con bò hay bất cứ vật gì có giá trị...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người vì trộm trâu nên bị bêu trước đám đông, người quen biết hỏi:
- “Anh phạm tội gì?”
Anh ta đáp:
- “Thật là rủi ro ! Hôm qua tôi đi trên chợ nhìn thấy bên đường có sợi dây thừng, cảm thấy bỏ đi thì uổng bèn nhặt lên, ai mà biết được, thế là phạm tội”.
Người quen lại hỏi:
- “Lẽ nào sợi dây thừng không buộc một thêm cái gì sao?”
Ông ta mới lúng túng trả lời:
- “Ai biết được sợi dây thừng ấy mắc trên đầu con bò, nó lại còn dắt thêm con bò nghé nữa chứ !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 26:
Rất ít người phạm tội mà mau mắn nhận mình có tội, bởi vì chính nguyên tổ A-dong cũng đã không nhận tội của mình, mà đã đổ lỗi cho vợ mình là bà E-va...
Dây thừng buộc vào cổ con bò chứ không phải con ruồi mà nói không thấy, con bò còn kéo thêm con nghé nữa thì chỉ có người mù mới không thấy, vậy mà anh chàng ăn trộm vẫn cứ không nhận tội của mình, mà chỉ than trách tại sao sợi dây lại buộc vào con bò. Cũng vậy, nguyên nhân đưa đến tội chính là cái cứ ngỡ: cứ ngỡ là không phạm tội nhưng lại phạm; cứ ngỡ là mình đứng vững lại té nhào; cứ ngỡ sợi dây không, ai dè sợi dây lại buộc vào con bò...
Có những người Ki-tô hữu vào tòa xưng tội nhưng vẫn cứ đổ tội cho người này người nọ, họ dám nhận rằng mình là tội nhân nhưng không can đảm nhận mình là nguyên nhân gây ra những đổ vỡ trong gia đình; họ dám thú tội mình ra nhưng không có can đảm thừa nhận mình cũng là người có lỗi khi phạm tội. Không dám nhận tội mình là vì con người thấy cái danh dự, tự ái của mình lớn hơn sự thật; vì con người coi chức vụ danh vọng của mình cao hơn chân lý và quan trọng hơn họ không có sự khiêm tốn khi đi xưng tội...
Không một ai nhặt sợi dây bên đường mà bị buộc tội cả, họ chỉ bị buộc tội khi sợi dây ấy có buộc thêm một con bò hay bất cứ vật gì có giá trị...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 07/08: Hiếu Tử chữa lành Từ Mẫu – Lm. Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
01:39 06/08/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su lui về miền Tia và Xi-đôn, thì này có một người đàn bà Ca-na-an, ở vùng ấy đi ra, kêu lên rằng: “Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!” Nhưng Người không đáp lại một lời.
Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi!” Người đáp: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi.” Nhưng bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!” Người đáp: “Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.” Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.” Bấy giờ Đức Giê-su đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật! Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy.” Từ giờ đó, con gái bà được khỏi bệnh.
Đó là lời Chúa
Hãy tin vào Thầy
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
01:56 06/08/2024
CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN NĂM B : GA 6,41-51
41 Khi ấy, người Do-thái xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói : “Tôi là bánh từ trời xuống”. 42 Họ nói : “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói : ‘Tôi từ trời xuống’?”
43 Đức Giê-su bảo họ : “Các ông đừng có xầm xì với nhau ! 44 Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. 45 Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ : Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. 46 Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. 47 Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. 48 Tôi là bánh trường sinh. 49 Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. 50 Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. 51 Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
HÃY TIN VÀO THẦY !
Vào thế kỷ 8, trong nhà thờ thánh Legonzianô miền Lancianô nước Ý, có một linh mục dòng thánh Basiliô, khi truyền phép Thánh Thể, bỗng nghi ngờ sự hiện diện thật của Mình Máu Chúa trong bánh rượu. Tức thì sự lạ xảy ra ngay trong tay vị linh mục : bánh trở nên thịt sống và rượu trở nên máu tươi rồi đông đặc lại thành 5 cục to nhỏ — Ngày nay ta còn thấy rõ bánh đã biến thành thịt này có màu hơi nâu, nhìn dưới ánh sáng thấy máu hồng. Năm cục máu màu vàng nghệ. Các di tích thánh này được đặt trong một mặt nhật quý giá (thịt) và trong một chén thánh thủy tinh (máu) ở nhà thờ Lancianô cho giáo dân tự do kính viếng — Trong 12 thế kỷ qua, giáo quyền đã cho làm nhiều cuộc giám nghiệm vào năm 1574, 1637, 1770, 1886. Mới đây, theo yêu cầu của nhiều người, giáo quyền lại cho phép khảo sát thánh tích bằng những thiết bị khoa học tối tân. Công việc được giao cho ông Odoardo Linoli, giáo sư giải phẫu nhân hình kiêm mô học bệnh lý, hóa học và hiển vi học, cộng tác với giáo sư Ruggero Bertelli thuộc đại học Siena (Ý). Kết quả được công bố ngày 4-3-1971 tại nhà thờ thánh Phanxicô ở Lancianô trước giáo quyền, chính quyền, các giới khoa học và có trình bày một loạt phim ảnh trên truyền hình. Nhiều tạp chí khoa học trên thế giới cũng đăng tin về sự kiện — Kết luận như sau : 1- Thịt này thật là thịt, máu này đúng là máu. 2- Thịt máu này đúng là thịt máu của một con người. 3- Thịt máu này thuộc cùng một người có nhóm máu AB. 4- Đồ hình của máu ấy giống với đồ hình của máu được lấy ra từ cơ thể của một người trong cùng một ngày. 5- Thịt lấy ra từ mô cơ tim (myocarde) (phải chăng đó là biểu tượng Tình Yêu?). 6- Thịt máu này hoàn toàn giống với thịt máu của một con người còn sống (chứ không phải lấy từ một cơ thể đã chết). 7- Trong thịt máu không có vết tích của chất nào được dùng để ướp xác cả. 8- Miếng thịt lấy ra từ phần thịt của một trái tim cách khéo léo tuyệt vời như do một nhà phẫu thuật tài giỏi. 9- Các chất protein chứa trong máu được phân phối đều đặn theo một tỷ lệ y hệt như trong đồ hình huyết thanh của máu tươi hiện có. 10- Trong máu có chất clorure, phosphore, magnesium, potassium, sodium và calcium. 11- Việc các thánh tích này được lưu giữ bao nhiêu thế kỷ cách tự nhiên, lại chịu ảnh hưởng của những xúc tác vật lý, sinh hóa mà vẫn giữ nguyên tình trạng như thế là một hiện tượng kỳ lạ, khoa học không sao giải thích được. — Một miếng thịt bình thường để ra ngoài không khí sẽ bị ươn, thối hay khô đét lại rồi biến chất. Nhưng miếng thịt này và các cục máu này trải qua 1200 năm rồi mà vẫn giữ nguyên trạng như thế. Ngoài ra, trọng lượng của 5 cục máu không rõ ràng : mỗi viên đều có trọng lượng bằng nhau và trọng lượng mỗi viên cũng bằng cả năm viên cộng lại ! Đó là những điều khiến khoa học đành nhường bước cho ơn siêu nhiên và lời giải thích đến từ Thiên Chúa. Như thế, ngoài sự lạ xảy ra vào thế kỷ 8, còn có sự lạ về việc thịt và máu được bảo trì thường xuyên suốt hơn 12 thế kỷ. Nó chẳng có mục đích củng cố niềm tin của ta vào những lời tuyên bố (bị phản bác) của Đức Giê-su về Thánh Thể hôm nay sao?
Trong hoang địa Xi-nai, suốt cuộc Xuất hành, dân Hip-ri đã bày tỏ mối nghi ngờ của họ đối với Mô-sê qua nhiều lời kêu ca than vãn, đã từ chối tin vào sứ mệnh thần linh của ông và việc ông có khả năng bảo đảm cho họ bánh cùng nước trong hoang địa (x. Xh 16,2-3; 17,3). Như tổ tiên mình, người Do-thái hôm nay, qua những tiếng “xì xầm phản đối”, cũng bày tỏ một sự bất tín như thế đối với nguồn gốc, bản chất và sứ mệnh thần linh của Đức Giê-su
Họ không chấp nhận việc con người này, mà họ quá biết rõ lai lịch, tự cho mình có một vai trò và một nguồn gốc thần linh (x. 7,27). Thật vậy, theo một niềm tin bình dân, Đấng Ki-tô sẽ xuất hiện thình lình, và thiên hạ không biết Người từ đâu đến. Dĩ nhiên, qua lời ngôn sứ Cựu Ước, họ vẫn rõ Người thuộc dòng dõi Đa-vít và sinh tại Bê-lem, nhưng sau một cuộc sống tuyệt đối mai ẩn, Người sẽ xuất hiện đột ngột.
1. Thầy là lời Thiên Chúa
Thấy thính giả bị sốc vì lời mình tuyên bố (c. 41), Đức Giê-su liền khẳng định : “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha không lôi kéo người ấy”, vì “hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”. Sau khi trích câu nói cổ xưa này của I-sai-a (54,13), Đức Giê-su lập tức sửa sai một lối giải thích có thể có, lối giải thích cho rằng chúng ta được Thiên Chúa trực tiếp dạy dỗ. “Không, Đức Giê-su xác định, Chúa Cha dạy dỗ anh em qua tôi, nhưng đó đúng là lời Người, vì tôi là lời của Người. Người đã phái tôi tới với anh em, tôi từ Người mà đến, từ trời mà đến; Người lôi kéo anh em tới tôi để anh em mong ước tin vào tôi; phần tôi, tôi lôi kéo anh em tới Người bằng cách tỏ cho biết Người là ai thật sự”.
Ta phải đi vào chính trong chuyển động mạc khải thần linh ấy để nhận được nhiều khẳng định gây chưng hửng khác, như có vô số dọc theo Tin Mừng. Thay vì bực dọc trước câu “Tôi là bánh từ trời xuống” vừa nói (cũng như nhiều câu trong đoạn tiếp : Ga 6,51-58), ta hãy nhìn người nói. Đây là ví dụ độc nhất vô nhị về tầm quan trọng chủ yếu của cái mà ta gọi là “lý chứng thẩm quyền” (hay “luận cứ quyền uy”) vốn thường được xếp sau cùng trong bảng giá trị các luận cứ. Ở đây, quyền uy của Đức Giê-su lớn lao đến độ chúng ta chấp nhận điều Người nói trước hết là vì chính Người đã nói điều ấy, sau đó ta sẽ cố gắng tìm hiểu, nhưng cũng là tìm hiểu bên trong thái độ gắn bó ban đầu và trọn vẹn của chúng ta với lời Người, vì đó là lời Thiên Chúa. Khi Đức Giê-su nói, là chúng ta được Thiên Chúa dạy dỗ. Xin lặp lại lần nữa, một lời trên môi miệng con người mà có sức mạnh và quyền uy như thế là chuyện hoàn toàn độc nhất vô nhị. Nếu đôi khi chúng ta xầm xì như người Do-thái, thì trước hết chớ vật lộn với các khẳng định quá cứng cỏi của Người, song hãy đánh thức đức tin của mình cách nhanh chóng nhất và tối đa nhất : lạy Đức Giê-su, lời Ngài là lời Thiên Chúa.
Nhưng nói thế chẳng có nghĩa là chúng ta phải gắn bó hoàn toàn vào quyền uy Đức Giê-su cách mù quáng, cuồng tín, tối dạ như kiểu : “Ngài có thể phán với con bất cứ điều gì, bởi lẽ chính Ngài là Đấng con đã thuận theo”. Nói thế là xúc phạm đến Đức Giê-su và đến chính chúng ta. Các khẳng định gây hoang mang nhất của Người, các đòi hỏi khắt khe nhất của Người, đến độ khiến ta nổi loạn, chỉ có thể là thông minh rất mực và đòi hỏi sự thông minh của ta. Việc được Thiên Chúa dạy dỗ chẳng bao giờ kéo theo sự bó buộc, bất xứng với một con người và với một con Chúa, là phải từ bỏ mọi ý thức tìm hiểu phê bình và thậm chí mọi hăng hái phê bình tìm hiểu. Đức tin của một hữu thể thông minh thì phải là thông minh. Quá ít Ki-tô hữu tìm cách làm cho đức tin của mình ngày càng thông minh, thật đáng tiếc ! Họ quên lời dạy của thánh Anselmô : “Đức tin đi tìm hiểu biết” (Fides quaerens intellectum). Điều này đòi hỏi suy tư, nghiên cứu, và có thể làm nảy sinh lắm xầm xì, lắm ngờ vực, nhưng đó là một cuộc chiến của con người, một can đảm xứng con người, và Thiên Chúa không chê ghét các trận đấu kiểu Gia-cóp như vậy (x. St 32,23-31). Xin Thiên Chúa cho chúng ta thông minh và dũng mạnh để giật lấy từ Người tất cả ánh sáng mà sống, vì Người rất muốn làm thầy dạy sống cho chúng ta.
2. Thầy là Bánh từ trời
Tiếp đến, Đức Giê-su lặp lại câu khẳng định ban đầu : “Tôi là bánh trường sinh… bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết… nhưng sẽ được sống muôn đời” (cc. 48-51)
Khẳng định này trước hết gây kinh ngạc qua kiểu nói “Tôi là…”. Trong Tin Mừng Gio-an, các nhà chú giải đã đếm được 7 câu xác quyết “Tôi là…” như thế (7 là con số chỉ sự trọn vẹn): Tôi là bánh sự sống (6,35tt), ánh sáng thế gian (8,12; 9,5); cửa đàn chiên (10,7-8), mục tử tốt lành (10,11.14), sự sống lại và là sự sống (11,25), con đường, sự thật và sự sống (14,6), cây nho đích thực (15,1-5). Cách nói “Tôi là / Ta là” với thuộc ngữ (attribut) là một giá trị sự sống như vậy gợi lên trong óc của thính giả Đức Giê-su một ý niệm về tuyệt đối. Duy Thiên Chúa mới có quyền bảo “Ta là…”. Con người chỉ có thể nói : tôi là kẻ này, người nọ, tôi có cái này, vật nọ… nhưng không được bảo (và ai dám bảo?) : Ta là bánh, là ánh sáng, là sự sống, là sự thật… Thế mà Đức Giê-su đã làm vậy. Một xác quyết kiểu đó sẽ gây nên công phẫn hay niềm tin như đã nói.
Thứ đến, từ “bánh hằng sống/ bánh trường sinh” tự nó quả là kỳ dị, vì bánh không bao giờ sống, ngoại trừ khi ám chỉ cách tỷ dụ một con người sống, như trong trường hợp đây. Đức Giê-su là bánh hằng sống, bởi vì Người là Thiên Chúa hằng sống, là Đấng Phục sinh, luôn sống mãi. Bởi thế, tín hữu được lôi kéo đến cùng Người, để ngay từ giờ thông phần vào mầu nhiệm của Người và cuối cùng được dẫn tới phục sinh vinh quang.
Đức Giê-su là bánh hằng sống, vì Người giữ cho sống những ai ăn lấy Người. Ta ăn lấy Đức Giê-su bằng đức tin mà ta tuyên xưng và giữ mãi đối với bản thân và sứ mệnh Người (cc. 35-36.40.47); ta cũng ăn Người qua Thánh Thể. Nhưng đức tin là một hồng ân của Chúa Cha, Đấng giao kẻ tin cho Đức Giê-su để Người cứu vớt và phục sinh trong ngày cùng tận (cc. 37-40.47). Thật ra, ai ăn lấy Đức Giê-su thì không hề chết (cc. 50-51), vì việc đi từ cái mà chúng ta gọi là ân sủng sang vinh quang không tạo nên một đứt đoạn, nhưng là một nối tiếp. Đối với thánh Gio-an, tất cả những cái này (ân sủng và vinh quang) được gọi là sự sống đời đời, sự sống vĩnh cửu.
Sự sống ấy được gọi là sự sống đời đời, vĩnh cửu, trước hết vì là của Đấng Đời Đời, Đấng Vĩnh Cửu. Đó là sự sống tràn đầy và trọn vẹn của toàn thể con người, một sự sống không tàn lụi và được kéo dài, trong trường hợp chết thể xác, bằng niềm hy vọng sống lại. Đó là sự sống thần linh, vì sự sống luôn là một đặc điểm của thần tính; và không những là sống thiêng liêng mà còn là sống thể xác nữa. Sự sống vĩnh cửu là sự sống đáng sống, sự sống hạnh phúc. Thánh I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-ki-a đã hiểu điều đó khi viết về Thánh Thể : “Bánh này là linh dược ban bất tử tính, một thuốc giải độc để khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời trong Đức Giê-su Ki-tô”.
41 Khi ấy, người Do-thái xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói : “Tôi là bánh từ trời xuống”. 42 Họ nói : “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói : ‘Tôi từ trời xuống’?”
43 Đức Giê-su bảo họ : “Các ông đừng có xầm xì với nhau ! 44 Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. 45 Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ : Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. 46 Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. 47 Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. 48 Tôi là bánh trường sinh. 49 Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. 50 Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. 51 Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
HÃY TIN VÀO THẦY !
Vào thế kỷ 8, trong nhà thờ thánh Legonzianô miền Lancianô nước Ý, có một linh mục dòng thánh Basiliô, khi truyền phép Thánh Thể, bỗng nghi ngờ sự hiện diện thật của Mình Máu Chúa trong bánh rượu. Tức thì sự lạ xảy ra ngay trong tay vị linh mục : bánh trở nên thịt sống và rượu trở nên máu tươi rồi đông đặc lại thành 5 cục to nhỏ — Ngày nay ta còn thấy rõ bánh đã biến thành thịt này có màu hơi nâu, nhìn dưới ánh sáng thấy máu hồng. Năm cục máu màu vàng nghệ. Các di tích thánh này được đặt trong một mặt nhật quý giá (thịt) và trong một chén thánh thủy tinh (máu) ở nhà thờ Lancianô cho giáo dân tự do kính viếng — Trong 12 thế kỷ qua, giáo quyền đã cho làm nhiều cuộc giám nghiệm vào năm 1574, 1637, 1770, 1886. Mới đây, theo yêu cầu của nhiều người, giáo quyền lại cho phép khảo sát thánh tích bằng những thiết bị khoa học tối tân. Công việc được giao cho ông Odoardo Linoli, giáo sư giải phẫu nhân hình kiêm mô học bệnh lý, hóa học và hiển vi học, cộng tác với giáo sư Ruggero Bertelli thuộc đại học Siena (Ý). Kết quả được công bố ngày 4-3-1971 tại nhà thờ thánh Phanxicô ở Lancianô trước giáo quyền, chính quyền, các giới khoa học và có trình bày một loạt phim ảnh trên truyền hình. Nhiều tạp chí khoa học trên thế giới cũng đăng tin về sự kiện — Kết luận như sau : 1- Thịt này thật là thịt, máu này đúng là máu. 2- Thịt máu này đúng là thịt máu của một con người. 3- Thịt máu này thuộc cùng một người có nhóm máu AB. 4- Đồ hình của máu ấy giống với đồ hình của máu được lấy ra từ cơ thể của một người trong cùng một ngày. 5- Thịt lấy ra từ mô cơ tim (myocarde) (phải chăng đó là biểu tượng Tình Yêu?). 6- Thịt máu này hoàn toàn giống với thịt máu của một con người còn sống (chứ không phải lấy từ một cơ thể đã chết). 7- Trong thịt máu không có vết tích của chất nào được dùng để ướp xác cả. 8- Miếng thịt lấy ra từ phần thịt của một trái tim cách khéo léo tuyệt vời như do một nhà phẫu thuật tài giỏi. 9- Các chất protein chứa trong máu được phân phối đều đặn theo một tỷ lệ y hệt như trong đồ hình huyết thanh của máu tươi hiện có. 10- Trong máu có chất clorure, phosphore, magnesium, potassium, sodium và calcium. 11- Việc các thánh tích này được lưu giữ bao nhiêu thế kỷ cách tự nhiên, lại chịu ảnh hưởng của những xúc tác vật lý, sinh hóa mà vẫn giữ nguyên tình trạng như thế là một hiện tượng kỳ lạ, khoa học không sao giải thích được. — Một miếng thịt bình thường để ra ngoài không khí sẽ bị ươn, thối hay khô đét lại rồi biến chất. Nhưng miếng thịt này và các cục máu này trải qua 1200 năm rồi mà vẫn giữ nguyên trạng như thế. Ngoài ra, trọng lượng của 5 cục máu không rõ ràng : mỗi viên đều có trọng lượng bằng nhau và trọng lượng mỗi viên cũng bằng cả năm viên cộng lại ! Đó là những điều khiến khoa học đành nhường bước cho ơn siêu nhiên và lời giải thích đến từ Thiên Chúa. Như thế, ngoài sự lạ xảy ra vào thế kỷ 8, còn có sự lạ về việc thịt và máu được bảo trì thường xuyên suốt hơn 12 thế kỷ. Nó chẳng có mục đích củng cố niềm tin của ta vào những lời tuyên bố (bị phản bác) của Đức Giê-su về Thánh Thể hôm nay sao?
Trong hoang địa Xi-nai, suốt cuộc Xuất hành, dân Hip-ri đã bày tỏ mối nghi ngờ của họ đối với Mô-sê qua nhiều lời kêu ca than vãn, đã từ chối tin vào sứ mệnh thần linh của ông và việc ông có khả năng bảo đảm cho họ bánh cùng nước trong hoang địa (x. Xh 16,2-3; 17,3). Như tổ tiên mình, người Do-thái hôm nay, qua những tiếng “xì xầm phản đối”, cũng bày tỏ một sự bất tín như thế đối với nguồn gốc, bản chất và sứ mệnh thần linh của Đức Giê-su
Họ không chấp nhận việc con người này, mà họ quá biết rõ lai lịch, tự cho mình có một vai trò và một nguồn gốc thần linh (x. 7,27). Thật vậy, theo một niềm tin bình dân, Đấng Ki-tô sẽ xuất hiện thình lình, và thiên hạ không biết Người từ đâu đến. Dĩ nhiên, qua lời ngôn sứ Cựu Ước, họ vẫn rõ Người thuộc dòng dõi Đa-vít và sinh tại Bê-lem, nhưng sau một cuộc sống tuyệt đối mai ẩn, Người sẽ xuất hiện đột ngột.
1. Thầy là lời Thiên Chúa
Thấy thính giả bị sốc vì lời mình tuyên bố (c. 41), Đức Giê-su liền khẳng định : “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha không lôi kéo người ấy”, vì “hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”. Sau khi trích câu nói cổ xưa này của I-sai-a (54,13), Đức Giê-su lập tức sửa sai một lối giải thích có thể có, lối giải thích cho rằng chúng ta được Thiên Chúa trực tiếp dạy dỗ. “Không, Đức Giê-su xác định, Chúa Cha dạy dỗ anh em qua tôi, nhưng đó đúng là lời Người, vì tôi là lời của Người. Người đã phái tôi tới với anh em, tôi từ Người mà đến, từ trời mà đến; Người lôi kéo anh em tới tôi để anh em mong ước tin vào tôi; phần tôi, tôi lôi kéo anh em tới Người bằng cách tỏ cho biết Người là ai thật sự”.
Ta phải đi vào chính trong chuyển động mạc khải thần linh ấy để nhận được nhiều khẳng định gây chưng hửng khác, như có vô số dọc theo Tin Mừng. Thay vì bực dọc trước câu “Tôi là bánh từ trời xuống” vừa nói (cũng như nhiều câu trong đoạn tiếp : Ga 6,51-58), ta hãy nhìn người nói. Đây là ví dụ độc nhất vô nhị về tầm quan trọng chủ yếu của cái mà ta gọi là “lý chứng thẩm quyền” (hay “luận cứ quyền uy”) vốn thường được xếp sau cùng trong bảng giá trị các luận cứ. Ở đây, quyền uy của Đức Giê-su lớn lao đến độ chúng ta chấp nhận điều Người nói trước hết là vì chính Người đã nói điều ấy, sau đó ta sẽ cố gắng tìm hiểu, nhưng cũng là tìm hiểu bên trong thái độ gắn bó ban đầu và trọn vẹn của chúng ta với lời Người, vì đó là lời Thiên Chúa. Khi Đức Giê-su nói, là chúng ta được Thiên Chúa dạy dỗ. Xin lặp lại lần nữa, một lời trên môi miệng con người mà có sức mạnh và quyền uy như thế là chuyện hoàn toàn độc nhất vô nhị. Nếu đôi khi chúng ta xầm xì như người Do-thái, thì trước hết chớ vật lộn với các khẳng định quá cứng cỏi của Người, song hãy đánh thức đức tin của mình cách nhanh chóng nhất và tối đa nhất : lạy Đức Giê-su, lời Ngài là lời Thiên Chúa.
Nhưng nói thế chẳng có nghĩa là chúng ta phải gắn bó hoàn toàn vào quyền uy Đức Giê-su cách mù quáng, cuồng tín, tối dạ như kiểu : “Ngài có thể phán với con bất cứ điều gì, bởi lẽ chính Ngài là Đấng con đã thuận theo”. Nói thế là xúc phạm đến Đức Giê-su và đến chính chúng ta. Các khẳng định gây hoang mang nhất của Người, các đòi hỏi khắt khe nhất của Người, đến độ khiến ta nổi loạn, chỉ có thể là thông minh rất mực và đòi hỏi sự thông minh của ta. Việc được Thiên Chúa dạy dỗ chẳng bao giờ kéo theo sự bó buộc, bất xứng với một con người và với một con Chúa, là phải từ bỏ mọi ý thức tìm hiểu phê bình và thậm chí mọi hăng hái phê bình tìm hiểu. Đức tin của một hữu thể thông minh thì phải là thông minh. Quá ít Ki-tô hữu tìm cách làm cho đức tin của mình ngày càng thông minh, thật đáng tiếc ! Họ quên lời dạy của thánh Anselmô : “Đức tin đi tìm hiểu biết” (Fides quaerens intellectum). Điều này đòi hỏi suy tư, nghiên cứu, và có thể làm nảy sinh lắm xầm xì, lắm ngờ vực, nhưng đó là một cuộc chiến của con người, một can đảm xứng con người, và Thiên Chúa không chê ghét các trận đấu kiểu Gia-cóp như vậy (x. St 32,23-31). Xin Thiên Chúa cho chúng ta thông minh và dũng mạnh để giật lấy từ Người tất cả ánh sáng mà sống, vì Người rất muốn làm thầy dạy sống cho chúng ta.
2. Thầy là Bánh từ trời
Tiếp đến, Đức Giê-su lặp lại câu khẳng định ban đầu : “Tôi là bánh trường sinh… bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết… nhưng sẽ được sống muôn đời” (cc. 48-51)
Khẳng định này trước hết gây kinh ngạc qua kiểu nói “Tôi là…”. Trong Tin Mừng Gio-an, các nhà chú giải đã đếm được 7 câu xác quyết “Tôi là…” như thế (7 là con số chỉ sự trọn vẹn): Tôi là bánh sự sống (6,35tt), ánh sáng thế gian (8,12; 9,5); cửa đàn chiên (10,7-8), mục tử tốt lành (10,11.14), sự sống lại và là sự sống (11,25), con đường, sự thật và sự sống (14,6), cây nho đích thực (15,1-5). Cách nói “Tôi là / Ta là” với thuộc ngữ (attribut) là một giá trị sự sống như vậy gợi lên trong óc của thính giả Đức Giê-su một ý niệm về tuyệt đối. Duy Thiên Chúa mới có quyền bảo “Ta là…”. Con người chỉ có thể nói : tôi là kẻ này, người nọ, tôi có cái này, vật nọ… nhưng không được bảo (và ai dám bảo?) : Ta là bánh, là ánh sáng, là sự sống, là sự thật… Thế mà Đức Giê-su đã làm vậy. Một xác quyết kiểu đó sẽ gây nên công phẫn hay niềm tin như đã nói.
Thứ đến, từ “bánh hằng sống/ bánh trường sinh” tự nó quả là kỳ dị, vì bánh không bao giờ sống, ngoại trừ khi ám chỉ cách tỷ dụ một con người sống, như trong trường hợp đây. Đức Giê-su là bánh hằng sống, bởi vì Người là Thiên Chúa hằng sống, là Đấng Phục sinh, luôn sống mãi. Bởi thế, tín hữu được lôi kéo đến cùng Người, để ngay từ giờ thông phần vào mầu nhiệm của Người và cuối cùng được dẫn tới phục sinh vinh quang.
Đức Giê-su là bánh hằng sống, vì Người giữ cho sống những ai ăn lấy Người. Ta ăn lấy Đức Giê-su bằng đức tin mà ta tuyên xưng và giữ mãi đối với bản thân và sứ mệnh Người (cc. 35-36.40.47); ta cũng ăn Người qua Thánh Thể. Nhưng đức tin là một hồng ân của Chúa Cha, Đấng giao kẻ tin cho Đức Giê-su để Người cứu vớt và phục sinh trong ngày cùng tận (cc. 37-40.47). Thật ra, ai ăn lấy Đức Giê-su thì không hề chết (cc. 50-51), vì việc đi từ cái mà chúng ta gọi là ân sủng sang vinh quang không tạo nên một đứt đoạn, nhưng là một nối tiếp. Đối với thánh Gio-an, tất cả những cái này (ân sủng và vinh quang) được gọi là sự sống đời đời, sự sống vĩnh cửu.
Sự sống ấy được gọi là sự sống đời đời, vĩnh cửu, trước hết vì là của Đấng Đời Đời, Đấng Vĩnh Cửu. Đó là sự sống tràn đầy và trọn vẹn của toàn thể con người, một sự sống không tàn lụi và được kéo dài, trong trường hợp chết thể xác, bằng niềm hy vọng sống lại. Đó là sự sống thần linh, vì sự sống luôn là một đặc điểm của thần tính; và không những là sống thiêng liêng mà còn là sống thể xác nữa. Sự sống vĩnh cửu là sự sống đáng sống, sự sống hạnh phúc. Thánh I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-ki-a đã hiểu điều đó khi viết về Thánh Thể : “Bánh này là linh dược ban bất tử tính, một thuốc giải độc để khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời trong Đức Giê-su Ki-tô”.
Thánh Thể, Mầu nhiệm vô cùng cao quý
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:17 06/08/2024
CHÚA NHẬT XIX MÙA THƯỜNG NIÊN
1 V 19,4-8; Ep 4,30-5,2; Ga 6,41-51
THÁNH THỂ, NHIỆM TÍCH VÔ CÙNG CAO QUÝ
Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh và là nguồn mạch của đời sống Kitô hữu. Vì tầm quan trọng của bí tích này, phụng vụ Lời Chúa tuần này tiếp tục mời gọi chúng ta suy niệm về diễn từ “Bánh hằng sống” trong chương 6 của Tin Mừng Gioan. Dưới ánh sáng của trích đoạn này, hôm nay, chúng ta tìm hiểu về ba điều quan trọng nhất nơi bí tích Thánh Thể bằng việc trả lời ba câu hỏi này:
1) Làm sao bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa?
2) Chúa Giêsu hiện diện thực sự nơi Thánh Thể không?
3) Chúng ta phải chuẩn bị thế nào để rước lễ?
1. Bánh rượu trở thành Mình - Máu Chúa
Trước hết, chúng ta phải nói rằng bí tích Thánh Thể là sự mới mẻ nhất do Chúa Giêsu mang lại, nhưng đồng thời cũng là mạc khải khó tin nhất đối với con người mọi thời. Quả thế, khi Chúa Giêsu nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51). Người Do Thái đã sốc khi nghe những lời này. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (Ga 6,52).
Đối với chúng ta hôm nay, khi dự thánh lễ, câu hỏi đầu tiên mà chúng ta thường được đặt ra là làm sao bánh và rượu trở thành Mình và Máu thánh Chúa?
Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong Giáo Lý Công Giáo, theo đó, khi linh mục truyền phép, chính Chúa Thánh Thần là Đấng ngự xuống trên các lễ vật, nhờ quyền năng thần linh mình, Người biến đổi bánh thành Mình Chúa Kitô và rượu thành Máu Chúa Kitô. Theo ngôn ngữ thần học, đây là sự biến thể (transsubstantiatio), nghĩa là một sự biến đổi từ bên trong, bản thể của bánh rượu không còn là bánh rượu nữa, nhưng trở thành bản thể của Chúa Kitô, thành Thịt và Máu Người. Thánh Cyrillô thành Giêrusalem (313-387) giải thích về sự biến thể này như sau:
“Bánh này không còn là bánh, dù bằng chứng của vị giác thế nào đi nữa, nhưng là thân mình Chúa Kitô. Rượu này không còn là rượu dù giác quan có nói thế nào đi nữa, nhưng chính đây là máu Chúa Kitô” (Giáo Lý Nhiệm Huấn IV, 9)
Bởi vậy, khi chủ tế đọc lời khẩn cầu (epiclesis) chính là lúc Chúa Thánh Thần thực hiện sự biến đổi kỳ lạ này:
“Chúng con nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hoá những của lễ này, để trở nên cho chúng con, Mình và Máu Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể II).
Sau đó, chủ tế mới đọc: “Này là Mình Thầy… Này là chén Máu Thầy… sẽ đổ ra cho các con…”
Như thế, qua linh mục, Chúa Thánh Thần dùng quyền năng thần linh của Người biến đổi bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô.
2. Sự hiện diện đích thực
Câu hỏi thứ hai mà chúng ta thường thắc mắc là Chúa Giêsu có hiện diện thực sự trong bí tích Thánh Thể không? Đây cũng là “hòn đá vấp chân cho nhiều người.” Đối với những người Tin Lành và Anh Giáo, họ chỉ tin và cử thành thánh lễ như là sự tưởng nhớ; bánh và rượu chỉ là biểu tượng về sự hiện diện thiêng liêng của Chúa; họ không tin rằng Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Thánh Thể.
Đối người Công Giáo, di sản quý báu nhất mà Giáo Hội có được chính là niềm tin vào bí tích Thánh Thể. Theo đó, chúng ta xác tín và tuyên xưng rằng:
“Trong bí tích Thánh Thể cực trọng, sự hiện diện Mình và Máu, cùng với linh hồn và thần tính, của Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và vì vậy, Đức Kitô được ẩn chứa cách đúng đắn, chân thật và bản thể” (Giáo Lý, số 1374).
Thế nên, Chúa Giêsu thực sự hiện diện dưới hình bánh rượu, dầu giác quan con người không thấy. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng hiện tại hóa hy tế thập giá xưa của Chúa Giêsu trong mỗi thánh lễ được cử hành. Nên mỗi thánh lễ là một phép lạ đang diễn ra trước mắt chúng ta. Thánh Thể quả là “mầu nhiệm Đức Tin”; Thánh Thể là nhiệm tích vô cùng cao quý!
Bởi thế, để đến với Thánh Thể, chúng ta cần có đức tin. Nhờ cặp mắt đức tin, chúng ta tin nhận rằng Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Thánh Thể, Người ban Thịt và Máu Mình làm của ăn nuôi sống linh hồn chúng ta.
Về điều này, trong lịch sử Giáo Hội, có nhiều phép lạ Thánh Thể xảy ra để củng cố niềm tin cho chúng ta. Ở Lanciano, nước Italia, vào thế kỷ thứ VIII, có một linh mục, thuộc Dòng thánh Basiliô, rất giỏi về khoa học, nhưng lại yếu đức tin, ngài thường nghi ngờ sự hiện diện của Chúa Giêsu trong thánh lễ. Một ngày nọ ngài đi hành hương ở Rôma. Trên đường về, ngài dâng lễ tại một nhà Dòng, sau khi truyền phép, một phép lạ xảy ra ngay tại bàn thờ, bánh trở thành thịt và rượu trở thành máu thật Chúa Giêsu. Ngày nay, người ta còn lưu giữ dấu tích cục máu đông tại Lanciano, được các nhà khoa học kiểm chứng thuộc nhóm máu AB như là bảo chứng của niềm tin vào Thánh Thể.
3. Chuẩn bị xứng đáng để rước lễ
Chúa Giêsu không chỉ mời gọi chúng ta đến nhà thờ để tham dự thánh lễ nhưng Người còn mời gọi chúng ta chuẩn bị xứng đáng để rước lễ.
Liên quan đến vấn đề này, trong văn kiện Bữa Tiệc Thánh, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói đến ba hạng người lên rước lễ:
1) Hạng người thứ nhất lên rước lễ chỉ vì phong trào, họ sợ người ta nghĩ mình không đạo đức hay thấy người khác lên, mình cũng lên, nhưng họ không có lòng yêu mến Thánh Thể. Họ rước lễ cách bất xứng.
2) Hạng người thứ hai là những người đang mắc tội trọng, nhưng đã đánh mất cảm thức về tội, không xưng tội, nhưng vẫn lên rước Mình Thánh Chúa. Họ rước lễ cách bất xứng và thêm tội phạm thánh. Giáo Hội dạy phải xưng tội trọng trước khi lên rước lễ.
3) Hạng người thứ ba lên rước lễ với tâm hồn sạch tội và yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể. Họ đón nhận được muôn vàn phúc lành đến từ Thánh Thể.
Chúng ta thuộc hạng người nào trong ba hạng người trên? Tôi không có quyền xét đoán và xếp loại ai, nhưng tôi để cho mỗi người xét mình và tự trả lời.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin ban cho chúng con lòng yêu mến Chúa và siêng năng tham dự thánh lễ, rước Mình Máu Chúa cách xứng đáng; đồng thời, xin giúp chúng con luôn ý thức rằng bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh” của đời sống Giáo Hội và mỗi người chúng con. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
1 V 19,4-8; Ep 4,30-5,2; Ga 6,41-51
THÁNH THỂ, NHIỆM TÍCH VÔ CÙNG CAO QUÝ
Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh và là nguồn mạch của đời sống Kitô hữu. Vì tầm quan trọng của bí tích này, phụng vụ Lời Chúa tuần này tiếp tục mời gọi chúng ta suy niệm về diễn từ “Bánh hằng sống” trong chương 6 của Tin Mừng Gioan. Dưới ánh sáng của trích đoạn này, hôm nay, chúng ta tìm hiểu về ba điều quan trọng nhất nơi bí tích Thánh Thể bằng việc trả lời ba câu hỏi này:
1) Làm sao bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa?
2) Chúa Giêsu hiện diện thực sự nơi Thánh Thể không?
3) Chúng ta phải chuẩn bị thế nào để rước lễ?
1. Bánh rượu trở thành Mình - Máu Chúa
Trước hết, chúng ta phải nói rằng bí tích Thánh Thể là sự mới mẻ nhất do Chúa Giêsu mang lại, nhưng đồng thời cũng là mạc khải khó tin nhất đối với con người mọi thời. Quả thế, khi Chúa Giêsu nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51). Người Do Thái đã sốc khi nghe những lời này. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (Ga 6,52).
Đối với chúng ta hôm nay, khi dự thánh lễ, câu hỏi đầu tiên mà chúng ta thường được đặt ra là làm sao bánh và rượu trở thành Mình và Máu thánh Chúa?
Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong Giáo Lý Công Giáo, theo đó, khi linh mục truyền phép, chính Chúa Thánh Thần là Đấng ngự xuống trên các lễ vật, nhờ quyền năng thần linh mình, Người biến đổi bánh thành Mình Chúa Kitô và rượu thành Máu Chúa Kitô. Theo ngôn ngữ thần học, đây là sự biến thể (transsubstantiatio), nghĩa là một sự biến đổi từ bên trong, bản thể của bánh rượu không còn là bánh rượu nữa, nhưng trở thành bản thể của Chúa Kitô, thành Thịt và Máu Người. Thánh Cyrillô thành Giêrusalem (313-387) giải thích về sự biến thể này như sau:
“Bánh này không còn là bánh, dù bằng chứng của vị giác thế nào đi nữa, nhưng là thân mình Chúa Kitô. Rượu này không còn là rượu dù giác quan có nói thế nào đi nữa, nhưng chính đây là máu Chúa Kitô” (Giáo Lý Nhiệm Huấn IV, 9)
Bởi vậy, khi chủ tế đọc lời khẩn cầu (epiclesis) chính là lúc Chúa Thánh Thần thực hiện sự biến đổi kỳ lạ này:
“Chúng con nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hoá những của lễ này, để trở nên cho chúng con, Mình và Máu Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể II).
Sau đó, chủ tế mới đọc: “Này là Mình Thầy… Này là chén Máu Thầy… sẽ đổ ra cho các con…”
Như thế, qua linh mục, Chúa Thánh Thần dùng quyền năng thần linh của Người biến đổi bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô.
2. Sự hiện diện đích thực
Câu hỏi thứ hai mà chúng ta thường thắc mắc là Chúa Giêsu có hiện diện thực sự trong bí tích Thánh Thể không? Đây cũng là “hòn đá vấp chân cho nhiều người.” Đối với những người Tin Lành và Anh Giáo, họ chỉ tin và cử thành thánh lễ như là sự tưởng nhớ; bánh và rượu chỉ là biểu tượng về sự hiện diện thiêng liêng của Chúa; họ không tin rằng Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Thánh Thể.
Đối người Công Giáo, di sản quý báu nhất mà Giáo Hội có được chính là niềm tin vào bí tích Thánh Thể. Theo đó, chúng ta xác tín và tuyên xưng rằng:
“Trong bí tích Thánh Thể cực trọng, sự hiện diện Mình và Máu, cùng với linh hồn và thần tính, của Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và vì vậy, Đức Kitô được ẩn chứa cách đúng đắn, chân thật và bản thể” (Giáo Lý, số 1374).
Thế nên, Chúa Giêsu thực sự hiện diện dưới hình bánh rượu, dầu giác quan con người không thấy. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng hiện tại hóa hy tế thập giá xưa của Chúa Giêsu trong mỗi thánh lễ được cử hành. Nên mỗi thánh lễ là một phép lạ đang diễn ra trước mắt chúng ta. Thánh Thể quả là “mầu nhiệm Đức Tin”; Thánh Thể là nhiệm tích vô cùng cao quý!
Bởi thế, để đến với Thánh Thể, chúng ta cần có đức tin. Nhờ cặp mắt đức tin, chúng ta tin nhận rằng Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Thánh Thể, Người ban Thịt và Máu Mình làm của ăn nuôi sống linh hồn chúng ta.
Về điều này, trong lịch sử Giáo Hội, có nhiều phép lạ Thánh Thể xảy ra để củng cố niềm tin cho chúng ta. Ở Lanciano, nước Italia, vào thế kỷ thứ VIII, có một linh mục, thuộc Dòng thánh Basiliô, rất giỏi về khoa học, nhưng lại yếu đức tin, ngài thường nghi ngờ sự hiện diện của Chúa Giêsu trong thánh lễ. Một ngày nọ ngài đi hành hương ở Rôma. Trên đường về, ngài dâng lễ tại một nhà Dòng, sau khi truyền phép, một phép lạ xảy ra ngay tại bàn thờ, bánh trở thành thịt và rượu trở thành máu thật Chúa Giêsu. Ngày nay, người ta còn lưu giữ dấu tích cục máu đông tại Lanciano, được các nhà khoa học kiểm chứng thuộc nhóm máu AB như là bảo chứng của niềm tin vào Thánh Thể.
3. Chuẩn bị xứng đáng để rước lễ
Chúa Giêsu không chỉ mời gọi chúng ta đến nhà thờ để tham dự thánh lễ nhưng Người còn mời gọi chúng ta chuẩn bị xứng đáng để rước lễ.
Liên quan đến vấn đề này, trong văn kiện Bữa Tiệc Thánh, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói đến ba hạng người lên rước lễ:
1) Hạng người thứ nhất lên rước lễ chỉ vì phong trào, họ sợ người ta nghĩ mình không đạo đức hay thấy người khác lên, mình cũng lên, nhưng họ không có lòng yêu mến Thánh Thể. Họ rước lễ cách bất xứng.
2) Hạng người thứ hai là những người đang mắc tội trọng, nhưng đã đánh mất cảm thức về tội, không xưng tội, nhưng vẫn lên rước Mình Thánh Chúa. Họ rước lễ cách bất xứng và thêm tội phạm thánh. Giáo Hội dạy phải xưng tội trọng trước khi lên rước lễ.
3) Hạng người thứ ba lên rước lễ với tâm hồn sạch tội và yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể. Họ đón nhận được muôn vàn phúc lành đến từ Thánh Thể.
Chúng ta thuộc hạng người nào trong ba hạng người trên? Tôi không có quyền xét đoán và xếp loại ai, nhưng tôi để cho mỗi người xét mình và tự trả lời.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin ban cho chúng con lòng yêu mến Chúa và siêng năng tham dự thánh lễ, rước Mình Máu Chúa cách xứng đáng; đồng thời, xin giúp chúng con luôn ý thức rằng bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh” của đời sống Giáo Hội và mỗi người chúng con. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Thánh Thể, Nguồn sức mạnh cho chúng ta
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:21 06/08/2024
CHÚA NHẬT XIX MÙA THƯỜNG NIÊN
1 V 19,4-8; Ep 4,30-5,2; Ga 6,41-51
THÁNH THỂ, NGUỒN SỨC MẠNH CHO CHÚNG TA
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần trải qua kinh nghiệm về mỏi mệt, thất vọng và chán đời vì một lý do nào đó xảy ra trong cuộc sống mình, như thất nghiệp, thất tình, thất bại trong làm ăn, hay vì xung khắc với ai đó. Những lúc như thế, chúng ta muốn bỏ cuộc, đầu hàng và đôi khi không còn muốn sống nữa. Kinh nghiệm đó được Lời Chúa hôm nay đề cập đến, đồng thời giúp chúng ta tìm thấy sức mạnh, động lực mới đề tiếp tục sống qua nhân vật Êlia và Chúa Giêsu hôm nay.
1. Nỗi thất vọng của Êlia
Tiên tri Êlia, trong bài đọc I, cũng đã rơi vào tình cảnh thất vọng, chán đời. Ông được Chúa sai đi làm tiên tri, ông mạnh mẽ lên án tội thờ ngẫu tượng của hoàng hậu Ideven. Ông đã mạnh tay giết chết các sư sãi, nên ông bị truy nã gắt gao. Ông phải chạy trốn vào sa mạc đầy khó khăn và bất trắc, ông chán nãn và kêu trách Thiên Chúa: “Lạy Chúa, đủ rồi, xin Chúa hãy lấy mạng con đi.” Ông cảm thấy quá mệt nên thiếp đi và Thiên Chúa sai một thiên thần đến đụng vào ông và nói: “Dậy mà ăn.” Ông tỉnh dậy, thấy một chiếc bánh và một hũ nước. Sau khi ăn xong, ông thấy vẫn còn mệt, ông lại thiếp đi, thiên sứ đụng vào ông lần nữa và nói: “Dậy mà ăn vì ngươi còn phải đi đường xa” (1 V 19,4-8). Ăn xong ông được bổ sức và ông đi 40 đêm ngày tới núi Khôrép, Núi Thánh của Thiên Chúa.
Quả thế, hình ảnh tiên tri Êlia là hình ảnh thân phận làm người của chúng ta. Hành trình của Êlia cũng là hành trình của mỗi người Kitô hữu trên trần thế. Cuộc đời này có bao nhiêu nước mắt, đau khổ, khó khăn, thử thách, nhiều lúc làm cho chúng ta phải chán nản, thất vọng và muốn bỏ cuộc.
Tuy nhiên, Thiên Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm và đừng buông xuôi bỏ cuộc! Bởi vì, Thiên Chúa vẫn luôn ở bên chúng ta. Những ai tin vào Người thì không bao giờ cô đơn trong giây phút khó khăn thử thách (x. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI). Thiên Chúa không để chúng ta phải chịu khốn khó một mình trong những lúc gian truân thử thách.
2. Quà tặng và sức mạnh Thánh Thể
Nếu Êlia là hình ảnh cuộc đời của mỗi người chúng ta, thì “bánh và nước” mà thiên sứ mang đến cho ông là hình ảnh về bí tích Thánh Thể. Trong bài Tin Mừng Chúa Giêsu nói rằng:
“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51).
Khi Chúa Giêsu nói rằng: “Tôi là Bánh từ trời xuống,” rồi Người thêm: “Bánh Ta sẽ ban chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống.” Mạc khải này đã tạo nên một cú sốc mạnh đối với người Do Thái. Bởi vì, họ biết rõ Chúa Giêsu là ai, là con ông Giuse và bà Maria. Và đối với họ, ăn thịt và uống máu là điều ô uế. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không ngần ngại mạc khải điều đó. Thánh Gioan đã tinh tế ghi lại mạc khải này để nói về căn tính của Chúa Giêsu, Người không chỉ là một người bình thường mà chính là Con Thiên Chúa. Người được Chúa Cha sai Người xuống trần gian làm Đấng Cứu Độ của nhân loại. Chỉ mình Người mới có thể mạc khải cho chúng ta biết về Thiên Chúa là Cha. Và ai tin vào Người thì có sự sống đời đời.
Như thế, Chúa Giêsu tự giới thiệu mình là Bánh bởi trời, là món quà quý giá nhất mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta. Thần học gia người Đức, Karl Rahner, trong cuốn sách của ông (Corso fondamentale sulla fede), nói rằng: “Nơi Thiên Chúa, Người tặng và Quà tặng thì giống nhau. Thiên Chúa không ban một cái gì, một vật gì, mà ban chính mình cho chúng ta. Chính nhờ quà tặng là chính Thiên Chúa, chúng ta mới có thể đón nhận sự sống của Thiên Chúa trong chúng ta.”
Quả thế, nơi bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa thông ban chính mình và sự sống của Ba Ngôi cho chúng ta. Bởi lẽ, nơi Thánh Thể không chỉ có sự hiện diện của Chúa Kitô, nhưng còn có sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa. Ba Ngôi hiện diện ở đó, bởi vì Ba Ngôi kết hiệp mật thiết và khăng khít với nhau luôn mãi. Sự hiệp nhất bản thể đó làm cho Ba Ngôi trở nên một với nhau. Nếu chúng ta đón nhận Thánh Thể, chúng ta sẽ được kết hợp với đời sống của Ba Ngôi. Chính vì thế, Chúa Giêsu nói: “Ai ăn bánh này thì được sống đời đời,” sự sống Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm đức tin, mầu nhiệm đưa chúng ta vào trong sự vĩnh cửu và vô biên của Thiên Chúa.
3. Cùng dâng lễ
Trong ý nghĩa đó, Giáo Hội đã ý thức rằng Thánh Thể là trung tâm điểm và là nguồn sống của đời sống Kitô hữu (Công Đồng Vaticanô II). Bởi thế, ngày Chúa Nhật là phải ngày cao điểm trong tuần sống của người Kitô hữu. Chúng ta được mời gọi đến nhà thờ, tham dự thánh lễ và hiệp lễ. Vì bí tích Thánh Thể là quà tặng vô giá mà Chúa ban cho chúng ta trên hành trình dương thế này. Mỗi ngày, nhất là mỗi Chúa Nhật, chúng ta hãy đến với Thánh Thể, là nguồn mạch sức mạnh cho chúng ta. Khi đến nhà thờ, chúng ta hãy mang tất cả những cố gắng, khó nhọc, niềm vui, nỗi buồn trong một tuần sống và dâng lên cho Chúa, cùng với bánh rượu tượng trưng cho lao công con người, để trở thành nguồn ơn cứu độ cho thế giới và cho mỗi chúng ta.
Nếu đến với Chúa với ý thức và tinh thần đó, chúng ta sẽ đón nhận được nhiều phúc lành và sự nâng đỡ lớn lao từ bí tích Thánh Thể như Chúa đã hứa với chúng ta. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
1 V 19,4-8; Ep 4,30-5,2; Ga 6,41-51
THÁNH THỂ, NGUỒN SỨC MẠNH CHO CHÚNG TA
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần trải qua kinh nghiệm về mỏi mệt, thất vọng và chán đời vì một lý do nào đó xảy ra trong cuộc sống mình, như thất nghiệp, thất tình, thất bại trong làm ăn, hay vì xung khắc với ai đó. Những lúc như thế, chúng ta muốn bỏ cuộc, đầu hàng và đôi khi không còn muốn sống nữa. Kinh nghiệm đó được Lời Chúa hôm nay đề cập đến, đồng thời giúp chúng ta tìm thấy sức mạnh, động lực mới đề tiếp tục sống qua nhân vật Êlia và Chúa Giêsu hôm nay.
1. Nỗi thất vọng của Êlia
Tiên tri Êlia, trong bài đọc I, cũng đã rơi vào tình cảnh thất vọng, chán đời. Ông được Chúa sai đi làm tiên tri, ông mạnh mẽ lên án tội thờ ngẫu tượng của hoàng hậu Ideven. Ông đã mạnh tay giết chết các sư sãi, nên ông bị truy nã gắt gao. Ông phải chạy trốn vào sa mạc đầy khó khăn và bất trắc, ông chán nãn và kêu trách Thiên Chúa: “Lạy Chúa, đủ rồi, xin Chúa hãy lấy mạng con đi.” Ông cảm thấy quá mệt nên thiếp đi và Thiên Chúa sai một thiên thần đến đụng vào ông và nói: “Dậy mà ăn.” Ông tỉnh dậy, thấy một chiếc bánh và một hũ nước. Sau khi ăn xong, ông thấy vẫn còn mệt, ông lại thiếp đi, thiên sứ đụng vào ông lần nữa và nói: “Dậy mà ăn vì ngươi còn phải đi đường xa” (1 V 19,4-8). Ăn xong ông được bổ sức và ông đi 40 đêm ngày tới núi Khôrép, Núi Thánh của Thiên Chúa.
Quả thế, hình ảnh tiên tri Êlia là hình ảnh thân phận làm người của chúng ta. Hành trình của Êlia cũng là hành trình của mỗi người Kitô hữu trên trần thế. Cuộc đời này có bao nhiêu nước mắt, đau khổ, khó khăn, thử thách, nhiều lúc làm cho chúng ta phải chán nản, thất vọng và muốn bỏ cuộc.
Tuy nhiên, Thiên Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm và đừng buông xuôi bỏ cuộc! Bởi vì, Thiên Chúa vẫn luôn ở bên chúng ta. Những ai tin vào Người thì không bao giờ cô đơn trong giây phút khó khăn thử thách (x. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI). Thiên Chúa không để chúng ta phải chịu khốn khó một mình trong những lúc gian truân thử thách.
2. Quà tặng và sức mạnh Thánh Thể
Nếu Êlia là hình ảnh cuộc đời của mỗi người chúng ta, thì “bánh và nước” mà thiên sứ mang đến cho ông là hình ảnh về bí tích Thánh Thể. Trong bài Tin Mừng Chúa Giêsu nói rằng:
“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51).
Khi Chúa Giêsu nói rằng: “Tôi là Bánh từ trời xuống,” rồi Người thêm: “Bánh Ta sẽ ban chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống.” Mạc khải này đã tạo nên một cú sốc mạnh đối với người Do Thái. Bởi vì, họ biết rõ Chúa Giêsu là ai, là con ông Giuse và bà Maria. Và đối với họ, ăn thịt và uống máu là điều ô uế. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không ngần ngại mạc khải điều đó. Thánh Gioan đã tinh tế ghi lại mạc khải này để nói về căn tính của Chúa Giêsu, Người không chỉ là một người bình thường mà chính là Con Thiên Chúa. Người được Chúa Cha sai Người xuống trần gian làm Đấng Cứu Độ của nhân loại. Chỉ mình Người mới có thể mạc khải cho chúng ta biết về Thiên Chúa là Cha. Và ai tin vào Người thì có sự sống đời đời.
Như thế, Chúa Giêsu tự giới thiệu mình là Bánh bởi trời, là món quà quý giá nhất mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta. Thần học gia người Đức, Karl Rahner, trong cuốn sách của ông (Corso fondamentale sulla fede), nói rằng: “Nơi Thiên Chúa, Người tặng và Quà tặng thì giống nhau. Thiên Chúa không ban một cái gì, một vật gì, mà ban chính mình cho chúng ta. Chính nhờ quà tặng là chính Thiên Chúa, chúng ta mới có thể đón nhận sự sống của Thiên Chúa trong chúng ta.”
Quả thế, nơi bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa thông ban chính mình và sự sống của Ba Ngôi cho chúng ta. Bởi lẽ, nơi Thánh Thể không chỉ có sự hiện diện của Chúa Kitô, nhưng còn có sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa. Ba Ngôi hiện diện ở đó, bởi vì Ba Ngôi kết hiệp mật thiết và khăng khít với nhau luôn mãi. Sự hiệp nhất bản thể đó làm cho Ba Ngôi trở nên một với nhau. Nếu chúng ta đón nhận Thánh Thể, chúng ta sẽ được kết hợp với đời sống của Ba Ngôi. Chính vì thế, Chúa Giêsu nói: “Ai ăn bánh này thì được sống đời đời,” sự sống Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm đức tin, mầu nhiệm đưa chúng ta vào trong sự vĩnh cửu và vô biên của Thiên Chúa.
3. Cùng dâng lễ
Trong ý nghĩa đó, Giáo Hội đã ý thức rằng Thánh Thể là trung tâm điểm và là nguồn sống của đời sống Kitô hữu (Công Đồng Vaticanô II). Bởi thế, ngày Chúa Nhật là phải ngày cao điểm trong tuần sống của người Kitô hữu. Chúng ta được mời gọi đến nhà thờ, tham dự thánh lễ và hiệp lễ. Vì bí tích Thánh Thể là quà tặng vô giá mà Chúa ban cho chúng ta trên hành trình dương thế này. Mỗi ngày, nhất là mỗi Chúa Nhật, chúng ta hãy đến với Thánh Thể, là nguồn mạch sức mạnh cho chúng ta. Khi đến nhà thờ, chúng ta hãy mang tất cả những cố gắng, khó nhọc, niềm vui, nỗi buồn trong một tuần sống và dâng lên cho Chúa, cùng với bánh rượu tượng trưng cho lao công con người, để trở thành nguồn ơn cứu độ cho thế giới và cho mỗi chúng ta.
Nếu đến với Chúa với ý thức và tinh thần đó, chúng ta sẽ đón nhận được nhiều phúc lành và sự nâng đỡ lớn lao từ bí tích Thánh Thể như Chúa đã hứa với chúng ta. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kéo xuống lòng thương xót
Lm. Minh Anh
14:29 06/08/2024
KÉO XUỐNG LÒNG THƯƠNG XÓT
“Này bà, lòng tin của bà mạnh thật!”.
“Khiêm nhượng là tĩnh lặng hoàn hảo của con tim; là ngôi nhà phước huệ, nơi tôi có thể đi vào, đóng cửa và quỳ lạy Cha tôi. Linh hồn tôi bình an như biển sâu êm đềm khi bên trên là bão tố; ở đó, khiêm nhượng sẽ kéo xuống lòng thương xót!” - Andrew Murray.
Kính thưa Anh Chị em,
Nơi “ngôi nhà phước huệ Giêsu”, người mẹ khốn khổ của Tin Mừng hôm nay “đã đi vào, đóng cửa và quỳ lạy”. Phép lạ đã xảy ra! Tâm hồn cô “như biển sâu êm đềm khi bên trên là bão tố”. Vì lẽ, lòng khiêm nhượng và niềm tin của cô đã ‘kéo xuống lòng thương xót!’.
“Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con!”. Có thực Chúa Giêsu ngụ ý việc cứu giúp người mẹ này tựa hồ việc ném thức ăn cho những con vật? Nhìn bên ngoài, có thể ‘có’; nhưng tận thâm tâm, Chúa Giêsu không nghĩ như thế. Chẳng có gì xúc phạm ở đây! Điều Ngài nói là sự thật và không thô lậu dưới bất cứ hình thức nào. Về căn bản, Ngài muốn nói, cô không xứng đáng với ân huệ này. Dẫu đây là một cách nói gây sốc, nhưng bằng cách này - lần đầu tiên - Chúa Giêsu cho biết một sự thật về tình trạng tội lỗi và bất xứng của bất cứ ai trước bất cứ ân huệ nào của Thiên Chúa. Và người phụ nữ này, đại diện cho cả nhân loại, xác nhận sự thật về sự bất xứng này!
Thứ hai, câu trả lời ‘muối mặt’ của Chúa Giêsu cho phép người phụ nữ này phản ứng với sự khiêm tốn và niềm tin đến mức tột đỉnh. Nó thể hiện ở chỗ, cô không phủ nhận việc mình ‘được’ sánh với một con vật dưới gầm bàn; thay vào đó, cô khiêm tốn chỉ ra rằng, cả những cún con cũng được phép nhặt những đồ thừa. Ôi khiêm nhường! Và Chúa Giêsu hẳn đã biết sự khiêm nhượng của cô lớn như thế nào, nó sẽ toả sáng làm sao cùng với niềm tin cô bày tỏ. Cô không bị xúc phạm bởi sự thật về sự bất xứng của mình nhưng cô đón nhận nó và tìm kiếm lòng thương xót Chúa bất chấp mọi sự.
Khiêm nhường có khả năng giải phóng đức tin, đức tin có khả năng giải phóng lòng thương xót và - hơn thế nữa - mở ra quyền năng của Thiên Chúa. Bài đọc Giêrêmia cho thấy điều tương tự. Chính đức tin và lòng khiêm nhượng của dân Chúa đã khiến họ nhìn nhận sự bất trung của mình; họ kêu cầu Ngài, và Ngài xót thương, “Ta vẫn dành cho ngươi lòng thương xót!”. Họ đã cảm nhận lòng nhân ái của Ngài, “Chúa canh giữ chúng ta như mục tử canh giữ đàn chiên!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Này bà, lòng tin của bà mạnh thật!”. Mỗi người chúng ta đều có câu chuyện của riêng mình và không phải lúc nào cũng là một câu chuyện “có thể xuất bản”, không phải lúc nào cũng là một câu chuyện trong sạch… Nhiều lần đó là một câu chuyện khó khăn với nhiều khổ đau, nhiều bất hạnh và nhiều tội lỗi. Tôi phải làm gì với câu chuyện của mình? Giấu nó? Không! Tôi phải mang nó đến trước Chúa Giêsu, “Lạy Chúa, xin dủ lòng thương con!”. Đây là điều mà người mẹ tuyệt vời này dạy chúng ta! Hãy can đảm mang câu chuyện đau thương của riêng mình đến trước Chúa Giêsu - dẫu luôn luôn có những điều xấu xí trong đó - chạm đến sự dịu dàng của Ngài. Hãy khiêm nhượng và tin tưởng, bạn và tôi cũng sẽ ‘kéo xuống lòng thương xót’ Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con can đảm đi vào ngôi nhà phước huệ Giêsu mỗi ngày, đóng cửa và quỳ lạy, để tâm hồn con rồi sẽ bình an như biển sâu êm đềm khi bên trên là bão tố!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Này bà, lòng tin của bà mạnh thật!”.
“Khiêm nhượng là tĩnh lặng hoàn hảo của con tim; là ngôi nhà phước huệ, nơi tôi có thể đi vào, đóng cửa và quỳ lạy Cha tôi. Linh hồn tôi bình an như biển sâu êm đềm khi bên trên là bão tố; ở đó, khiêm nhượng sẽ kéo xuống lòng thương xót!” - Andrew Murray.
Kính thưa Anh Chị em,
Nơi “ngôi nhà phước huệ Giêsu”, người mẹ khốn khổ của Tin Mừng hôm nay “đã đi vào, đóng cửa và quỳ lạy”. Phép lạ đã xảy ra! Tâm hồn cô “như biển sâu êm đềm khi bên trên là bão tố”. Vì lẽ, lòng khiêm nhượng và niềm tin của cô đã ‘kéo xuống lòng thương xót!’.
“Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con!”. Có thực Chúa Giêsu ngụ ý việc cứu giúp người mẹ này tựa hồ việc ném thức ăn cho những con vật? Nhìn bên ngoài, có thể ‘có’; nhưng tận thâm tâm, Chúa Giêsu không nghĩ như thế. Chẳng có gì xúc phạm ở đây! Điều Ngài nói là sự thật và không thô lậu dưới bất cứ hình thức nào. Về căn bản, Ngài muốn nói, cô không xứng đáng với ân huệ này. Dẫu đây là một cách nói gây sốc, nhưng bằng cách này - lần đầu tiên - Chúa Giêsu cho biết một sự thật về tình trạng tội lỗi và bất xứng của bất cứ ai trước bất cứ ân huệ nào của Thiên Chúa. Và người phụ nữ này, đại diện cho cả nhân loại, xác nhận sự thật về sự bất xứng này!
Thứ hai, câu trả lời ‘muối mặt’ của Chúa Giêsu cho phép người phụ nữ này phản ứng với sự khiêm tốn và niềm tin đến mức tột đỉnh. Nó thể hiện ở chỗ, cô không phủ nhận việc mình ‘được’ sánh với một con vật dưới gầm bàn; thay vào đó, cô khiêm tốn chỉ ra rằng, cả những cún con cũng được phép nhặt những đồ thừa. Ôi khiêm nhường! Và Chúa Giêsu hẳn đã biết sự khiêm nhượng của cô lớn như thế nào, nó sẽ toả sáng làm sao cùng với niềm tin cô bày tỏ. Cô không bị xúc phạm bởi sự thật về sự bất xứng của mình nhưng cô đón nhận nó và tìm kiếm lòng thương xót Chúa bất chấp mọi sự.
Khiêm nhường có khả năng giải phóng đức tin, đức tin có khả năng giải phóng lòng thương xót và - hơn thế nữa - mở ra quyền năng của Thiên Chúa. Bài đọc Giêrêmia cho thấy điều tương tự. Chính đức tin và lòng khiêm nhượng của dân Chúa đã khiến họ nhìn nhận sự bất trung của mình; họ kêu cầu Ngài, và Ngài xót thương, “Ta vẫn dành cho ngươi lòng thương xót!”. Họ đã cảm nhận lòng nhân ái của Ngài, “Chúa canh giữ chúng ta như mục tử canh giữ đàn chiên!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Này bà, lòng tin của bà mạnh thật!”. Mỗi người chúng ta đều có câu chuyện của riêng mình và không phải lúc nào cũng là một câu chuyện “có thể xuất bản”, không phải lúc nào cũng là một câu chuyện trong sạch… Nhiều lần đó là một câu chuyện khó khăn với nhiều khổ đau, nhiều bất hạnh và nhiều tội lỗi. Tôi phải làm gì với câu chuyện của mình? Giấu nó? Không! Tôi phải mang nó đến trước Chúa Giêsu, “Lạy Chúa, xin dủ lòng thương con!”. Đây là điều mà người mẹ tuyệt vời này dạy chúng ta! Hãy can đảm mang câu chuyện đau thương của riêng mình đến trước Chúa Giêsu - dẫu luôn luôn có những điều xấu xí trong đó - chạm đến sự dịu dàng của Ngài. Hãy khiêm nhượng và tin tưởng, bạn và tôi cũng sẽ ‘kéo xuống lòng thương xót’ Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con can đảm đi vào ngôi nhà phước huệ Giêsu mỗi ngày, đóng cửa và quỳ lạy, để tâm hồn con rồi sẽ bình an như biển sâu êm đềm khi bên trên là bão tố!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Bị Ngài Gọi... Chó
Nguyễn Trung Tây
16:31 06/08/2024
Lm Nguyễn Trung Tây
Bị Ngài Gọi... Chó (Matt 15:21-28)
Đức Giêsu nói một lời, một lời chắc chắn gây sốc cho độc giả Kinh Thánh của muôn thế hệ, "Không ai lấy thức ăn của trẻ em và ném cho chó..."
Gọi thiên hạ là chó trong nền văn hóa Trung Đông là một sỉ nhục lớn.
Tâm hồn người phụ nữ xứ Canaan bị tổn thương, Người phụ nữ có thể đã nói với chính mình: "Đủ rồi! Quá đủ để tôi cam tâm nhẫn nhục. Tôi BỎ. "
Tại sao không! Đó là một trong những cách trần gian thông thường phản ứng khi bị tổn thương...
Nhưng, thật là ngạc nhiên, người phụ nữ không BỎ, nhưng tiếp tục bước tới, lần này cô “đi sát với chủ đề." Cô phản ứng thật bất ngờ, "Vâng, thưa ngài. Ngài nói rất đúng, nhưng ngay cả những con chó cũng có thể ăn những vụn bánh rơi từ bàn ăn của ông chủ chứ. "
Tuyệt vời! Tuyệt!
Ngay lúc đó, Đức Giêsu đổi ý. Ngài cất tiếng ca ngợi người phụ nữ ngay nơi công cộng, "Này chị! Chị có một đức tin thật là tuyệt vời..."
Ơi, người phụ nữ dân ngoại, người đàn bà đã đổi thay tất cả.
Lời Nguyện
Lạy Ngài! Xin cho con thấy!
Bị Ngài Gọi... Chó (Matt 15:21-28)
Đức Giêsu nói một lời, một lời chắc chắn gây sốc cho độc giả Kinh Thánh của muôn thế hệ, "Không ai lấy thức ăn của trẻ em và ném cho chó..."
Gọi thiên hạ là chó trong nền văn hóa Trung Đông là một sỉ nhục lớn.
Tâm hồn người phụ nữ xứ Canaan bị tổn thương, Người phụ nữ có thể đã nói với chính mình: "Đủ rồi! Quá đủ để tôi cam tâm nhẫn nhục. Tôi BỎ. "
Tại sao không! Đó là một trong những cách trần gian thông thường phản ứng khi bị tổn thương...
Nhưng, thật là ngạc nhiên, người phụ nữ không BỎ, nhưng tiếp tục bước tới, lần này cô “đi sát với chủ đề." Cô phản ứng thật bất ngờ, "Vâng, thưa ngài. Ngài nói rất đúng, nhưng ngay cả những con chó cũng có thể ăn những vụn bánh rơi từ bàn ăn của ông chủ chứ. "
Tuyệt vời! Tuyệt!
Ngay lúc đó, Đức Giêsu đổi ý. Ngài cất tiếng ca ngợi người phụ nữ ngay nơi công cộng, "Này chị! Chị có một đức tin thật là tuyệt vời..."
Ơi, người phụ nữ dân ngoại, người đàn bà đã đổi thay tất cả.
Lời Nguyện
Lạy Ngài! Xin cho con thấy!
Ngày 08/08: Một chữ HÃY đánh bay bốn chữ ĐỪNG nơi Tin Mừng – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
23:46 06/08/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
“Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những nghị phụ Vatican II còn sống sót cuối cùng là ai?
Vũ Văn An
18:54 06/08/2024
Luke Coppen của tạp chí mạng The Pillar, ngày 1 tháng 8 năm 2024, cho hay: Giám mục Daniel Verstraete, người đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình vào thứ Tư, là thành viên của một trong những nhóm độc quyền nhất thế giới.
Ngài là một trong bốn "nghị phụ công đồng" còn sống sót đã tham gia vào công đồng chung được tổ chức tại Rome từ năm 1962 đến năm 1965.
Những thành viên của nhóm tứ trụ này là ai — nhóm cuối cùng trong số gần 2,450 nghị phụ đã tham gia vào biến cố Công Giáo mang tính quyết định của thế kỷ 20?
Đức Hồng Y Francis Arinze (91)
Đức Hồng Y Arinze của Nigeria chắc chắn là người nổi tiếng nhất trong nhóm. Ở tuổi 91, ngài cũng là vị trẻ nhất.
Ngài sinh năm 1932, cha mẹ theo đạo truyền thống châu Phi và đặt tên ngài là Anizoba. Họ gửi ngài đến một trường của một khu truyền giáo và khi lên chín tuổi, ngài đã được rửa tội, lấy tên là Francis. Ngài được thụ phong linh mục tại Rome vào năm 1958.
Khi Công đồng Vatican II sắp kết thúc vào năm 1965, ngài được bổ nhiệm làm giám mục phó của giáo phận quê hương Onitsha. Ở tuổi 32, ngài là giám mục Công Giáo trẻ nhất thế giới. Ngài đã tham dự phiên họp cuối cùng của Công đồng Vatican II, kết thúc vào ngày 8 tháng 12 năm 1965.
Hai năm sau, ngài kế nhiệm làm Tổng giám mục Onitsha. Năm 1984, ngài được gọi đến Rome để phục vụ tại Văn phòng dành cho những người không phải Ki-tô hữu (ngày nay là Bộ Đối thoại Liên tôn) và sau đó là Tổng trưởng Bộ Phụng tự.
Tổng giám mục Victorinus Youn Kong-hi (99)
Victorinus Youn Kong-hi sinh ra trong một gia đình Công Giáo ở Nampo, thuộc Bắc Triều Tiên ngày nay, vào năm 1924. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1950 và được bổ nhiệm một năm sau đó làm tuyên úy cho một trại tị nạn Chiến tranh Triều Tiên tại thành phố cảng Busan.
Sau khi học tập tại Rome vào cuối những năm 1950, ngài được bổ nhiệm làm giám mục đầu tiên của Giáo phận Suwon, ở phía tây bắc Hàn Quốc, vào năm 1963. Ngài đã tham dự phiên họp thứ hai của Công đồng Vatican II, được tổ chức vào năm đó, cũng như phiên họp thứ ba và thứ tư vào năm 1964 và 1965.
Năm 1973, ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Gwangju, ở phía tây nam Hàn Quốc, giữ chức chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hàn Quốc từ năm 1975 đến năm 1981. Ngài nghỉ hưu vào năm 2000.
Trong một cuốn sách xuất bản năm 2022, ngài cho biết ngài tin rằng Giáo Hội Công Giáo đang phát triển ở Bắc Triều Tiên, bất chấp sự đàn áp không ngừng của chính quyền.
Giám mục José de Jesús Sahagún de la Parra (102)
Giám mục José de Jesús Sahagún de la Parra là nghị phụ công đồng duy nhất còn sống sót đến từ Châu Mỹ.
Ngài sinh ra tại Cotija, một thành phố thuộc tiểu bang Michoacán của Mexico, vào năm 1922. Ngài được thụ phong linh mục tại Giáo phận Zamora vào năm 1946.
Năm 1961, Ngài được bổ nhiệm làm giám mục đầu tiên của Giáo phận Tula, ở miền trung Mexico. Với tư cách này, Ngài đã tham dự phiên họp đầu tiên, thứ hai và thứ tư của Công đồng Vatican II.
Năm 1985, Ngài được bổ nhiệm làm giám mục đầu tiên của Giáo phận Ciudad Lázaro Cárdenas, ở phía nam tiểu bang Michoacán.
Vị linh mục lớn tuổi nhất trong số các nghị phụ còn sống đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình vào năm 2022.
Giám mục Daniel Verstraete (100)
Daniel Alphonse Omer Verstraete sinh ra tại Oostrozebeke, Bỉ, vào năm 1924. Ngài gia nhập Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm và được thụ phong linh mục vào năm 1950.
Ngài rời Bỉ ở tuổi 27, ban đầu phục vụ tại thị trấn Soweto của Nam Phi, sau đó đấu tranh dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid.
Năm 1965, Ngài được bổ nhiệm làm giám đốc của Phủ doãn Tông tòa Tây Transvaal của Nam Phi, mới được thành lập từ Giáo phận Johannesburg. Điều này giúp Ngài có thể tham dự phiên họp cuối cùng của Công đồng Vatican II, được tổ chức vào năm đó.
Năm 1978, phủ doãn tông tòa trở thành Giáo phận Klerksdorp. Verstraete nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn rằng động thái này đã khiến những người Thệ Phản địa phương lo ngại. Ngài cho biết Ngài đã kết bạn với một mục sư, người ban đầu bày tỏ nỗi sợ hãi về “mối nguy hiểm của người La Mã”.
“Tôi đã đến nói chuyện với ông ấy và chúng tôi đã trở thành bạn bè”, Ngài nói. “Với tôi, vấn đề không bao giờ là số lượng linh hồn hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Với tôi, vấn đề là đưa mọi người đến với Chúa Kitô”.
Nhiệm kỳ 20 năm của Đức Hồng Y Sean OMalley với tư cách là Tổng Giám mục Boston kết thúc
Đặng Tự Do
20:26 06/08/2024
Vatican thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Sean O'Malley, một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của Công Giáo ở Hoa Kỳ.
Diễn biến này chấm dứt hai thập niên Đức Hồng Y O'Malley giữ chức vụ Tổng Giám mục Boston, trong đó bao gồm việc ngài phải giải quyết hậu quả của vụ tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục ảnh hưởng đến Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ và đặc biệt là ở Boston. Nhiệm kỳ của ngài cũng bao gồm các cuộc tấn công khủng bố trong vụ đánh bom cuộc thi Marathon ở Boston năm 2013, khi hai thiết bị nổ giết chết ba người và làm bị thương hàng trăm người khác trong cuộc chạy marathon ở Boston.
Đức Cha Richard Henning, Giám Mục của Providence đã được chỉ định là người kế vị Đức Hồng Y O'Malley. Henning trở thành tổng giám mục giáo tỉnh, có thẩm quyền trực tiếp đối với Boston và vai trò giám sát gián tiếp đối với sáu giáo phận khác ở Massachusetts, Vermont, New Hampshire và Maine.
Tuyên bố của Vatican đã đưa ra sự xác nhận sau những tin đồn đầu tiên được đưa ra bởi Rocco Palmo, một nhà văn Công Giáo kỳ cựu, cho biết rằng Đức Hồng Y O'Malley, người đã 80 tuổi vào đầu mùa hè này và không còn có thể bỏ phiếu trong mật nghị viện tiếp theo, sắp nghỉ hưu và được thay thế bởi Đức Cha Henning.
Là một tu sĩ dòng Capuchin Franciscan, Đức Hồng Y O'Malley đã từng là Tổng Giám mục của Boston từ năm 2003. Trước Boston, ngài từng là giám mục của Saint Thomas ở Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, sau đó là giám mục của Fall River, Massachusetts, và sau đó là giám mục của Palm Beach, Florida.
Nói thông thạo tiếng Tây Ban Nha, Đức Hồng Y O'Malley từ lâu đã nổi tiếng với công việc vận động thay mặt cho người di cư và người nghèo, đồng thời phục vụ nhiều cộng đồng người nhập cư khác nhau.
Ngài cũng nổi tiếng với những nỗ lực thúc đẩy việc bảo vệ trẻ em. Ngài tiếp quản Boston từ Đức Hồng Y Bernard Law, người đã phải từ chức vào năm 2002 trong bối cảnh xảy ra các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, bao gồm cả các cáo buộc che đậy, đã bùng nổ ở Hoa Kỳ sau khi tờ Boston Globe tung ra một cuộc điều tra, dẫn đến việc Giáo hội Hoa Kỳ áp dụng cải cách sâu rộng trên toàn quốc về các chính sách bảo vệ.
Vào năm 2013, Đức Hồng Y O'Malley được chọn làm thành viên ban đầu của Hội đồng Hồng Y mới thành lập của Đức Giáo Hoàng, vừa đại diện cho Bắc Mỹ vừa cố vấn cho Giáo hoàng về các vấn đề quản trị và cải cách Giáo Hội. Đức Hồng Y O'Malley là một trong số ít thành viên ban đầu còn ở lại nhóm.
Phần lớn nhờ những nỗ lực cải cách thành công trong việc bảo vệ trẻ em, năm 2014, Đức Hồng Y O'Malley đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên. Trong vai trò đó, ngài phải giải quyết một số vụ án cao cấp, bao gồm các vụ tai tiếng vào năm 2018 xung quanh cựu Hồng Y và cựu linh mục người Mỹ Theodore McCarrick, và vụ án đang diễn ra của Cha Marko Rupnik người Slovenia.
Đức Hồng Y O'Malley gần đây đã gây xôn xao dư luận khi viết một lá thư cho các vị đứng đầu các bộ của Vatican liên quan đến việc trưng bày, bao gồm cả trực tuyến, các tác phẩm nghệ thuật do Rupnik, một nghệ sĩ linh mục nổi tiếng sản xuất, yêu cầu rằng “sự thận trọng mục vụ sẽ ngăn cản việc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật theo cách có thể gây phản cảm ngụ ý miễn tội hoặc bào chữa một cách tinh vi” đối với những kẻ bị cáo buộc lạm dụng “hoặc thể hiện sự thờ ơ trước nỗi đau và sự đau khổ của rất nhiều nạn nhân bị lạm dụng”.
Lá thư của ngài được đưa ra ngay sau khi giáo dân người Ý Paolo Ruffini, bộ trưởng Bộ Truyền thông Vatican, đã gây ra phản ứng dữ dội vì bảo vệ các bộ phận của ông tiếp tục sử dụng tác phẩm nghệ thuật của Rupnik trên trang web của họ và ám chỉ rằng việc lạm dụng không nghiêm trọng vì nó không liên quan đến trẻ vị thành niên.
Mặc dù đã từ chức tổng giám mục Boston, O'Malley dự kiến sẽ tiếp tục ở lại ủy ban vào thời điểm hiện tại, theo yêu cầu cá nhân của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Source:Catholic HeraldCardinal Sean O’Malley’s 20-year tenure as Archbishop of Boston ends
Diễn biến này chấm dứt hai thập niên Đức Hồng Y O'Malley giữ chức vụ Tổng Giám mục Boston, trong đó bao gồm việc ngài phải giải quyết hậu quả của vụ tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục ảnh hưởng đến Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ và đặc biệt là ở Boston. Nhiệm kỳ của ngài cũng bao gồm các cuộc tấn công khủng bố trong vụ đánh bom cuộc thi Marathon ở Boston năm 2013, khi hai thiết bị nổ giết chết ba người và làm bị thương hàng trăm người khác trong cuộc chạy marathon ở Boston.
Đức Cha Richard Henning, Giám Mục của Providence đã được chỉ định là người kế vị Đức Hồng Y O'Malley. Henning trở thành tổng giám mục giáo tỉnh, có thẩm quyền trực tiếp đối với Boston và vai trò giám sát gián tiếp đối với sáu giáo phận khác ở Massachusetts, Vermont, New Hampshire và Maine.
Tuyên bố của Vatican đã đưa ra sự xác nhận sau những tin đồn đầu tiên được đưa ra bởi Rocco Palmo, một nhà văn Công Giáo kỳ cựu, cho biết rằng Đức Hồng Y O'Malley, người đã 80 tuổi vào đầu mùa hè này và không còn có thể bỏ phiếu trong mật nghị viện tiếp theo, sắp nghỉ hưu và được thay thế bởi Đức Cha Henning.
Là một tu sĩ dòng Capuchin Franciscan, Đức Hồng Y O'Malley đã từng là Tổng Giám mục của Boston từ năm 2003. Trước Boston, ngài từng là giám mục của Saint Thomas ở Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, sau đó là giám mục của Fall River, Massachusetts, và sau đó là giám mục của Palm Beach, Florida.
Nói thông thạo tiếng Tây Ban Nha, Đức Hồng Y O'Malley từ lâu đã nổi tiếng với công việc vận động thay mặt cho người di cư và người nghèo, đồng thời phục vụ nhiều cộng đồng người nhập cư khác nhau.
Ngài cũng nổi tiếng với những nỗ lực thúc đẩy việc bảo vệ trẻ em. Ngài tiếp quản Boston từ Đức Hồng Y Bernard Law, người đã phải từ chức vào năm 2002 trong bối cảnh xảy ra các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, bao gồm cả các cáo buộc che đậy, đã bùng nổ ở Hoa Kỳ sau khi tờ Boston Globe tung ra một cuộc điều tra, dẫn đến việc Giáo hội Hoa Kỳ áp dụng cải cách sâu rộng trên toàn quốc về các chính sách bảo vệ.
Vào năm 2013, Đức Hồng Y O'Malley được chọn làm thành viên ban đầu của Hội đồng Hồng Y mới thành lập của Đức Giáo Hoàng, vừa đại diện cho Bắc Mỹ vừa cố vấn cho Giáo hoàng về các vấn đề quản trị và cải cách Giáo Hội. Đức Hồng Y O'Malley là một trong số ít thành viên ban đầu còn ở lại nhóm.
Phần lớn nhờ những nỗ lực cải cách thành công trong việc bảo vệ trẻ em, năm 2014, Đức Hồng Y O'Malley đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên. Trong vai trò đó, ngài phải giải quyết một số vụ án cao cấp, bao gồm các vụ tai tiếng vào năm 2018 xung quanh cựu Hồng Y và cựu linh mục người Mỹ Theodore McCarrick, và vụ án đang diễn ra của Cha Marko Rupnik người Slovenia.
Đức Hồng Y O'Malley gần đây đã gây xôn xao dư luận khi viết một lá thư cho các vị đứng đầu các bộ của Vatican liên quan đến việc trưng bày, bao gồm cả trực tuyến, các tác phẩm nghệ thuật do Rupnik, một nghệ sĩ linh mục nổi tiếng sản xuất, yêu cầu rằng “sự thận trọng mục vụ sẽ ngăn cản việc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật theo cách có thể gây phản cảm ngụ ý miễn tội hoặc bào chữa một cách tinh vi” đối với những kẻ bị cáo buộc lạm dụng “hoặc thể hiện sự thờ ơ trước nỗi đau và sự đau khổ của rất nhiều nạn nhân bị lạm dụng”.
Lá thư của ngài được đưa ra ngay sau khi giáo dân người Ý Paolo Ruffini, bộ trưởng Bộ Truyền thông Vatican, đã gây ra phản ứng dữ dội vì bảo vệ các bộ phận của ông tiếp tục sử dụng tác phẩm nghệ thuật của Rupnik trên trang web của họ và ám chỉ rằng việc lạm dụng không nghiêm trọng vì nó không liên quan đến trẻ vị thành niên.
Mặc dù đã từ chức tổng giám mục Boston, O'Malley dự kiến sẽ tiếp tục ở lại ủy ban vào thời điểm hiện tại, theo yêu cầu cá nhân của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Source:Catholic Herald
Đám đông tràn vào trường Công Giáo Ấn Độ lật nhào tượng các vị thánh thay bằng các vị thần Ấn Giáo
Đặng Tự Do
20:36 06/08/2024
Một nhóm khoảng 50 người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo cực đoan đã xông vào một trường Công Giáo ở Ấn Độ và yêu cầu dỡ bỏ các bức tượng Công Giáo.
Nhóm này có liên kết với Akhil Bharatiya Vidyarthi Parisha,, gọi tắt là ABVP, tức là Hội đồng sinh viên toàn Ấn Độ, một tổ chức sinh viên của Đảng Bharatiya Janata, gọi tắt là BJP, đảng cầm quyền ở Ấn Độ hiện nay.
Họ tiến vào trường trung học Thánh Phêrô ở Jaora, thuộc giáo phận Jhabua, nằm ở bang Madhya Pradesh.
Họ yêu cầu trường Công Giáo dỡ bỏ các bức tượng của Thánh Phêrô và Đức Trinh Nữ Maria, đồng thời lắp đặt các bức chân dung của nữ thần Saraswati, người được coi là người bảo trợ tri thức của Ấn Độ giáo, và Bharat Mata trong khuôn viên trường.
Một tháng trước, một nhóm khác cũng thuộc ABVP đã yêu cầu Trường Trung học Thánh Tôma ở quận Mansuar bắt buộc học sinh tham dự một sự kiện do nhóm theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu tổ chức.
Vì hiệu trưởng phản đối yêu cầu này nên họ đã ném đá và phá hoại tài sản của trường.
Vào ngày 22 tháng 7, một đám đông khoảng 50 nhà hoạt động theo đạo Hindu đã xông vào Trường Tu viện Vandana ở Guna, Madhya Pradesh, buộc hiệu trưởng của trường phải “xin lỗi” vì đã “làm tổn thương tình cảm tôn giáo” vì chỉ thị thông thường của cô hàng ngày được “nói bằng tiếng Anh”.
Kể từ khi BJP nắm quyền ở Ấn Độ vào năm 2014, các vụ quấy rối đối với Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác đã gia tăng trên khắp đất nước.
BJP cũng điều hành chính quyền bang ở Madhya Pradesh. Có rất ít Kitô hữu trong bang: Ít hơn 0,3%, trái ngược với mức trung bình toàn quốc là 2,3%.
“Đây là một vấn đề đáng quan ngại”, Đức Giám Mục Peter Rumal Kharadi của Jhabua nói với UCA News vào ngày 29 tháng 7, khi nói về vụ tấn công mới nhất nhằm vào Giáo Hội Công Giáo.
Đức Giám Mục cho biết ngài đã lên án “các cuộc tấn công có chủ đích vào một trường học Kitô giáo vốn đã truyền đạt giáo dục” trong hơn một phần tư thế kỷ.
Cha Rocky Shah, phát ngôn viên của Giáo phận Jhabua, nói với Crux rằng vụ việc mới nhất tương tự như các vụ tấn công trước đây vào các trường Công Giáo ở Madhya Pradesh.
“Đúng một tháng sau, sự việc tương tự đã xảy ra tại trường trung học Thánh Tôma Mandsour, được lặp lại tại Trường Thánh Phêrô ở Jaora. Khoảng 50 thanh niên, dưới sự lãnh đạo của lãnh đạo ABVP địa phương, đã bắt đầu biểu tình phản đối trường học, ngay tại cổng chính”, ngài nói.
“Họ tiến tới cổng chính của trường, cưỡng bức và đe dọa người bảo vệ vào trong khuôn viên trường. Sau nửa giờ, họ đã vào được bên trong khuôn viên trường với những khẩu hiệu lớn chống lại trường học”
“Bên trong lớp học, các kỳ thi đang diễn ra. Họ lao về phía khu hành chính chính và bắt đầu la hét. Họ yêu cầu ban quản lý dỡ bỏ các bức tượng và tranh ảnh khỏi khuôn viên trường. Họ bước vào một số phòng học và giật lấy bài thi của các em”
“Sau gần hai giờ giằng co, họ cưỡng bức trưng bày hình ảnh các nữ thần Hindu. Nhờ sự đoàn kết của các nhân viên của chúng tôi, họ không thể phá hủy hay phá vỡ bất cứ thứ gì như họ đã làm ở Mandsour”, vị linh mục nói thêm.
Có những lo ngại rằng Thủ tướng Narendra Modi sẽ chiếm đa số trong cuộc bầu cử năm 2024 và củng cố các chính sách theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu ở Ấn Độ. Tuy nhiên, đảng này đã mất đa số, mặc dù đảng này vẫn cai trị với sự hỗ trợ từ các đảng khác.
Source:Catholic HeraldMob invades Indian Catholic school to switch statues of saints for Hindu deities
Nhóm này có liên kết với Akhil Bharatiya Vidyarthi Parisha,, gọi tắt là ABVP, tức là Hội đồng sinh viên toàn Ấn Độ, một tổ chức sinh viên của Đảng Bharatiya Janata, gọi tắt là BJP, đảng cầm quyền ở Ấn Độ hiện nay.
Họ tiến vào trường trung học Thánh Phêrô ở Jaora, thuộc giáo phận Jhabua, nằm ở bang Madhya Pradesh.
Họ yêu cầu trường Công Giáo dỡ bỏ các bức tượng của Thánh Phêrô và Đức Trinh Nữ Maria, đồng thời lắp đặt các bức chân dung của nữ thần Saraswati, người được coi là người bảo trợ tri thức của Ấn Độ giáo, và Bharat Mata trong khuôn viên trường.
Một tháng trước, một nhóm khác cũng thuộc ABVP đã yêu cầu Trường Trung học Thánh Tôma ở quận Mansuar bắt buộc học sinh tham dự một sự kiện do nhóm theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu tổ chức.
Vì hiệu trưởng phản đối yêu cầu này nên họ đã ném đá và phá hoại tài sản của trường.
Vào ngày 22 tháng 7, một đám đông khoảng 50 nhà hoạt động theo đạo Hindu đã xông vào Trường Tu viện Vandana ở Guna, Madhya Pradesh, buộc hiệu trưởng của trường phải “xin lỗi” vì đã “làm tổn thương tình cảm tôn giáo” vì chỉ thị thông thường của cô hàng ngày được “nói bằng tiếng Anh”.
Kể từ khi BJP nắm quyền ở Ấn Độ vào năm 2014, các vụ quấy rối đối với Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác đã gia tăng trên khắp đất nước.
BJP cũng điều hành chính quyền bang ở Madhya Pradesh. Có rất ít Kitô hữu trong bang: Ít hơn 0,3%, trái ngược với mức trung bình toàn quốc là 2,3%.
“Đây là một vấn đề đáng quan ngại”, Đức Giám Mục Peter Rumal Kharadi của Jhabua nói với UCA News vào ngày 29 tháng 7, khi nói về vụ tấn công mới nhất nhằm vào Giáo Hội Công Giáo.
Đức Giám Mục cho biết ngài đã lên án “các cuộc tấn công có chủ đích vào một trường học Kitô giáo vốn đã truyền đạt giáo dục” trong hơn một phần tư thế kỷ.
Cha Rocky Shah, phát ngôn viên của Giáo phận Jhabua, nói với Crux rằng vụ việc mới nhất tương tự như các vụ tấn công trước đây vào các trường Công Giáo ở Madhya Pradesh.
“Đúng một tháng sau, sự việc tương tự đã xảy ra tại trường trung học Thánh Tôma Mandsour, được lặp lại tại Trường Thánh Phêrô ở Jaora. Khoảng 50 thanh niên, dưới sự lãnh đạo của lãnh đạo ABVP địa phương, đã bắt đầu biểu tình phản đối trường học, ngay tại cổng chính”, ngài nói.
“Họ tiến tới cổng chính của trường, cưỡng bức và đe dọa người bảo vệ vào trong khuôn viên trường. Sau nửa giờ, họ đã vào được bên trong khuôn viên trường với những khẩu hiệu lớn chống lại trường học”
“Bên trong lớp học, các kỳ thi đang diễn ra. Họ lao về phía khu hành chính chính và bắt đầu la hét. Họ yêu cầu ban quản lý dỡ bỏ các bức tượng và tranh ảnh khỏi khuôn viên trường. Họ bước vào một số phòng học và giật lấy bài thi của các em”
“Sau gần hai giờ giằng co, họ cưỡng bức trưng bày hình ảnh các nữ thần Hindu. Nhờ sự đoàn kết của các nhân viên của chúng tôi, họ không thể phá hủy hay phá vỡ bất cứ thứ gì như họ đã làm ở Mandsour”, vị linh mục nói thêm.
Có những lo ngại rằng Thủ tướng Narendra Modi sẽ chiếm đa số trong cuộc bầu cử năm 2024 và củng cố các chính sách theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu ở Ấn Độ. Tuy nhiên, đảng này đã mất đa số, mặc dù đảng này vẫn cai trị với sự hỗ trợ từ các đảng khác.
Source:Catholic Herald
Tại sao một người Hồi giáo lại phải thuyết phục Đức Giáo Hoàng tố cáo việc chế giễu một cách kinh tởm Bữa Tiệc Ly?
J.B. Đặng Minh An dịch
21:06 06/08/2024
John Allen là một ký giả Công Giáo kỳ cựu, thường trú tại Rôma, chuyên về Vatican và hiện là chủ bút của tờ Crux. Ông vừa có bài viết nhan đề “Why did it take a Muslim to persuade the Pope to denounce a disgusting parody of the Last Supper?”, nghĩa là “Tại sao một người Hồi giáo lại phải thuyết phục Đức Giáo Hoàng tố cáo việc chế giễu một cách kinh tởm Bữa Tiệc Ly?”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Dù người ta đưa ra mục tiêu hay chiến thuật nào đi nữa thì chắc chắn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan là một nhà điều hành chính trị đáng gờm.
Hơn 20 năm nắm quyền, ông đã đi tiên phong trong chiến lược kinh tế dân túy được gọi là Erdonomics, khai thác Hồi giáo ôn hòa như một lực lượng chính trị hùng mạnh và định vị Thổ Nhĩ Kỳ là một cường quốc khu vực và toàn cầu, đồng thời giữ vững cơ sở ủng hộ mạnh mẽ trong nước.
Hôm thứ Bảy, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã thêm một thành tựu khác vào bản lý lịch của mình, được cho là một thành tựu không kém phần ấn tượng: đó là khiến Đức Thánh Cha Phanxicô làm một điều mà rõ ràng là ngài không muốn làm, đó là lên tiếng về cuộc tranh cãi về lễ khai mạc Thế vận hội Paris tám ngày trước đó.
Xét đến mức độ cứng đầu nổi tiếng của vị giáo hoàng người Á Căn Đình khi ngài cảm thấy bị dồn vào chân tường, việc Erdoğan thành công trong khi những người khác đã thất bại, bao gồm cả các thành viên trong giáo triều của chính Đức Giáo Hoàng, người ta phải nhận rằng thành công của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gây ấn tượng mạnh.
Tối Thứ Bảy ở Rôma, Văn phòng Báo chí Vatican cuối cùng đã đưa ra một tuyên bố bằng tiếng Pháp nói rằng Tòa thánh đã “rất buồn” trước buổi lễ ngày 26 tháng 7, và cho biết họ mong muốn được cùng “lên tiếng trong những ngày gần đây để lên án hành vi xúc phạm đã gây ra cho nhiều Kitô hữu và tín hữu của các tôn giáo khác”.
Tất nhiên, vấn đề đang được đề cập đến là sự chế giễu Bữa Tiệc Ly, gây ra sự phẫn nộ trên toàn cầu.
Tuyên bố của Vatican nói thêm rằng một sự kiện nhằm thúc đẩy sự đoàn kết toàn cầu không nên chế giễu niềm tin tôn giáo, và nói rằng mặc dù quyền tự do ngôn luận không bị nghi ngờ nhưng nó phải được cân bằng với sự tôn trọng người khác.
Ở trường báo chí, các phóng viên đầy tham vọng được dạy rằng trong sáu yếu tố cơ bản của một người dẫn tin - ai, cái gì, ở đâu, tại sao, như thế nào và khi nào - thì “khi nào” thường là ít quan trọng nhất. Tuy nhiên, đây là trường hợp ngoại lệ chứng minh quy luật này là sai vì trong trường hợp này “khi nào” thực sự là trọng tâm của vấn đề.
Tuyên bố của Vatican được đưa ra lúc 7 giờ 47 phút tối thứ Bảy, đây là một giờ bất thường đối với một thông cáo về bất kỳ vấn đề nào khác ngoài trường hợp khẩn cấp. Điều này rõ ràng không phải, vì buổi lễ được đề cập đã diễn ra đủ tám ngày trước đó. Vatican đã có rất nhiều cơ hội để bình luận theo cách điển hình hơn, bao gồm cả bài huấn dụ trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật của Đức Thánh Cha vào tuần trước.
Cuối cùng, dường như Erdoğan là người đã phá vỡ thế bế tắc.
Thứ Ba tuần trước, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói với các thành viên trong Đảng AK cầm quyền của ông rằng ông sẽ gọi điện cho Đức Thánh Cha Phanxicô “ngay khi có cơ hội đầu tiên” để thúc giục Giáo hoàng lên tiếng phản đối cảnh tượng “kinh tởm” tại Thế vận hội. Hôm thứ Năm, văn phòng của ông đã đưa ra một tuyên bố trên mạng xã hội cho biết cuộc gọi đã diễn ra, đồng thời cho biết Đức Phanxicô đã cảm ơn Erdoğan vì “sự nhạy cảm chống lại việc xúc phạm các giá trị tôn giáo”.
Điều đó khiến Vatican có hai lựa chọn: hoặc không nói gì, và do đó bỏ mặc nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc nói điều gì đó, dù miễn cưỡng đến đâu. Cuối cùng, họ đã chọn cái sau.
Trước ngày thứ Bảy, sự im lặng của Đức Giáo Hoàng đối với cuộc tranh cãi về Bữa Tiệc Ly gần như khiến ngài có vẻ như đang muốn giành huy chương Olympic về môn giữ mồm giữ miệng. Sự kín đáo của ngài đặc biệt đáng chú ý khi có biết bao giám mục Công Giáo đã lên tiếng, khiến Đức Giáo Hoàng bị chú ý vì sự vắng mặt của ngài trong việc bảo vệ một điều được xem là thiêng liêng nhất của Kitô Giáo, là bí tích Thánh Thể.
Về lý do tại sao, có một số yếu tố tự gợi ý.
Đầu tiên, đây không phải là trường hợp duy nhất mà các nhà phê bình phàn nàn về sự im lặng được cho là của Đức Giáo Hoàng. Trong nhiều năm, một tiếng trống bất mãn đã lan truyền xung quanh việc Đức Giáo Hoàng không sẵn lòng lên án công khai thành tích của Trung Quốc về nhân quyền và tự do tôn giáo. Gần đây hơn, cũng có những lời phàn nàn về sự kiềm chế của Giáo hoàng khi lên án Nga và Vladimir Putin về cuộc xâm lược ở Ukraine.
Trong cả hai trường hợp, những người ủng hộ lập luận rằng Đức Phanxicô đang để mắt tới một giải thưởng lớn hơn: với Trung Quốc đó là quan hệ ngoại giao đầy đủ cũng như bảo vệ cộng đồng Công Giáo thiểu số nhỏ bé của đất nước, trong khi với Nga, đó là khả năng đóng vai trò là trọng tài trung lập trong nỗ lực đàm phán hòa bình.
Một số nhà quan sát đã phát hiện ra một phép tính tương tự ở đây.
Họ lập luận rằng Đức Phanxicô có thể không muốn tiến hành một cuộc đấu tranh ngoại giao với Pháp ngay bây giờ, một phần vì quyết định vào tháng 3 năm ngoái nhằm đưa quyền được cho là phá thai vào hiến pháp nước này. Đặc biệt khi một liên minh cánh tả có thể sắp lên nắm quyền, một liên minh có thể sẽ không có khuynh hướng thân thiện với Giáo Hội, có lẽ Đức Giáo Hoàng tin rằng đây là thời điểm tốt để đi trên xa lộ.
Về cơ bản hơn, những người ủng hộ Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài không muốn làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn hiện tại, và dù sao đi nữa, ngài cũng có một con cá lớn hơn để chiên. Chẳng hạn, đó là ý chính của một bài phân tích của trang tin tức Ý Il Sussidiario nói chung thân thiện với Giáo hoàng về cuộc gọi của Erdoğan với Đức Phanxicô.
“ Việc 'hạ nhiệt' của Đức Thánh Cha Phanxicô có nghĩa là không đổ thêm dầu vào lửa, trong một cuộc xung đột mà tôn giáo không còn là chủ đề thực sự quan trọng nữa.
Magnani viết: “Lễ khai mạc Thế vận hội khá nhàm chán nói về những hành động khiêu khích, bản thân chúng là mục đích cuối cùng, nền văn hóa thức tỉnh, v.v.
“Tự do của Kitô giáo và sự phân biệt giữa đức tin và chính trị là rất rõ ràng, và đây là những chủ đề sâu sắc và thú vị hơn một chút so với cuộc đấu tranh trên phương tiện truyền thông về việc bạn ủng hộ hay chống lại những người nam giả gái trong màn bôi bác Bữa Tiệc Ly.”
Cũng không thể đánh giá thấp khả năng là Đức Phanxicô không muốn có quan hệ với một số nhân vật đang dẫn đầu cuộc điều tra.
Thật vậy, bất kỳ cơ hội nào mà Giáo hoàng có thể nói ra theo ý muốn của mình có lẽ đã bị dập tắt vào ngày 28 tháng 7, khi Đức Tổng Giám Mục người Ý mới bị rút phép thông công Carlo Maria Viganò, người thường xuyên chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô, đã đưa ra tuyên bố dài hai trang của riêng mình nhấn mạnh rằng “không thể có lòng khoan dung đối với sự tàn phá có hệ thống các xã hội Kitô giáo.”
Vào thời điểm đó, có thể cho rằng Đức Phanxicô có thể kinh hoàng hơn trước viễn cảnh phải công khai đồng ý với Đức Tổng Giám Mục Viganò hơn là cho phép một sự chế giễu những vấn đề thánh thiêng của Kitô giáo mà không lên án.
Có lẽ chúng ta cũng nên lưu ý rằng về mặt lý thuyết, Đức Phanxicô đang đi nghỉ vào tháng 7, với các buổi tiếp kiến chung và hầu hết các hoạt động khác của Đức Giáo Hoàng đều bị đình chỉ.
Ngoài ra, có một thực tế là nhiều người mong đợi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có điều gì đó để nói, và ngay từ đầu đây đã là một vị Giáo hoàng thích thú trong việc vượt qua những kỳ vọng.
Với tất cả những điều đó, làm thế nào Erdoğan có thể buộc Đức Giáo Hoàng phải phá vỡ sự im lặng của mình - ngay cả khi gián tiếp, thông qua một tuyên bố không dấu, và một tuyên bố được đưa ra vào một giờ dường như được thiết kế để giảm thiểu mức độ chú ý mà nó sẽ nhận được, tương đương với “Bãi rác thứ Sáu” nổi tiếng của Tòa Bạch Ốc?
Trước hết, Erdoğan đã khéo léo kết hợp lời kêu gọi của mình về Thế vận hội bằng cuộc thảo luận về cuộc chiến ở Gaza trong cuộc gọi với Đức Giáo Hoàng, trong số những điều khác gợi ý rằng Đức Phanxicô sẽ hội đàm với các nước ủng hộ Israel như một phần của nỗ lực ngoại giao nhằm tránh leo thang.
Môi giới hòa bình ở Thánh địa là một vai trò mà Đức Giáo Hoàng và nhóm Vatican của ngài rất muốn thực hiện, và nếu cái giá phải trả để có được sự ủng hộ của một trong những nhà lãnh đạo Hồi giáo có ảnh hưởng nhất thế giới trong nỗ lực đó là ném cho ông ta một cục xương tranh cãi về Olympic, họ có thể cảm thấy đó là cái giá phải trả.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha Phanxicô đang cố gắng định hướng lại Vatican từ hình ảnh lịch sử của một tổ chức phương Tây để hướng tới một vai trò toàn cầu thực sự hơn, không liên kết, và một phần quan trọng trong chương trình nghị sự đó là tiếp cận với thế giới Hồi giáo. Chứng kiến làn sóng phẫn nộ ngày càng tăng của người Hồi giáo đối với quang cảnh Olympic, Đức Phanxicô có thể đã cảm thấy việc thể hiện tình đoàn kết quan trọng hơn là chiều theo sở thích riêng của mình.
Dù thế nào đi nữa, thực tế vẫn là trong suốt một tuần, những người Công Giáo thuộc nhiều tầng lớp khác nhau – bao gồm cả một số giám mục, những người cảm thấy sự im lặng của Đức Giáo Hoàng đang làm giảm đi sự phản đối của chính họ, và những người đã bày tỏ sự thất vọng của họ với Rôma – đã không thể khơi dậy một phản ứng nào của Vatican, trong khi ông Hồi Giáo Erdoğan đã thực hiện được kỳ tích đó.
Trong nền chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, việc đặt biệt danh cho các nhà lãnh đạo là một phần lâu đời của trò chơi. Trong những năm qua, Erdoğan được mệnh danh là Reis, có nghĩa là “thủ lĩnh”; Beyefendi, có nghĩa là “quý ông” hoặc “bạn thân”, tùy thuộc vào việc bạn có ý định khen ngợi hay miệt thị; và tất nhiên là Caliph.
Bây giờ vẫn còn phải xem liệu một biệt danh khác có thể được thêm vào danh sách ngày càng tăng đó hay không: Erdoğan với tư cách là “Người thì thầm với Đức Giáo Hoàng”.
Source:Catholic HeraldWhy did it take a Muslim to persuade the Pope to denounce a disgusting parody of the Last Supper?
Dù người ta đưa ra mục tiêu hay chiến thuật nào đi nữa thì chắc chắn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan là một nhà điều hành chính trị đáng gờm.
Hơn 20 năm nắm quyền, ông đã đi tiên phong trong chiến lược kinh tế dân túy được gọi là Erdonomics, khai thác Hồi giáo ôn hòa như một lực lượng chính trị hùng mạnh và định vị Thổ Nhĩ Kỳ là một cường quốc khu vực và toàn cầu, đồng thời giữ vững cơ sở ủng hộ mạnh mẽ trong nước.
Hôm thứ Bảy, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã thêm một thành tựu khác vào bản lý lịch của mình, được cho là một thành tựu không kém phần ấn tượng: đó là khiến Đức Thánh Cha Phanxicô làm một điều mà rõ ràng là ngài không muốn làm, đó là lên tiếng về cuộc tranh cãi về lễ khai mạc Thế vận hội Paris tám ngày trước đó.
Xét đến mức độ cứng đầu nổi tiếng của vị giáo hoàng người Á Căn Đình khi ngài cảm thấy bị dồn vào chân tường, việc Erdoğan thành công trong khi những người khác đã thất bại, bao gồm cả các thành viên trong giáo triều của chính Đức Giáo Hoàng, người ta phải nhận rằng thành công của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gây ấn tượng mạnh.
Tối Thứ Bảy ở Rôma, Văn phòng Báo chí Vatican cuối cùng đã đưa ra một tuyên bố bằng tiếng Pháp nói rằng Tòa thánh đã “rất buồn” trước buổi lễ ngày 26 tháng 7, và cho biết họ mong muốn được cùng “lên tiếng trong những ngày gần đây để lên án hành vi xúc phạm đã gây ra cho nhiều Kitô hữu và tín hữu của các tôn giáo khác”.
Tất nhiên, vấn đề đang được đề cập đến là sự chế giễu Bữa Tiệc Ly, gây ra sự phẫn nộ trên toàn cầu.
Tuyên bố của Vatican nói thêm rằng một sự kiện nhằm thúc đẩy sự đoàn kết toàn cầu không nên chế giễu niềm tin tôn giáo, và nói rằng mặc dù quyền tự do ngôn luận không bị nghi ngờ nhưng nó phải được cân bằng với sự tôn trọng người khác.
Ở trường báo chí, các phóng viên đầy tham vọng được dạy rằng trong sáu yếu tố cơ bản của một người dẫn tin - ai, cái gì, ở đâu, tại sao, như thế nào và khi nào - thì “khi nào” thường là ít quan trọng nhất. Tuy nhiên, đây là trường hợp ngoại lệ chứng minh quy luật này là sai vì trong trường hợp này “khi nào” thực sự là trọng tâm của vấn đề.
Tuyên bố của Vatican được đưa ra lúc 7 giờ 47 phút tối thứ Bảy, đây là một giờ bất thường đối với một thông cáo về bất kỳ vấn đề nào khác ngoài trường hợp khẩn cấp. Điều này rõ ràng không phải, vì buổi lễ được đề cập đã diễn ra đủ tám ngày trước đó. Vatican đã có rất nhiều cơ hội để bình luận theo cách điển hình hơn, bao gồm cả bài huấn dụ trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật của Đức Thánh Cha vào tuần trước.
Cuối cùng, dường như Erdoğan là người đã phá vỡ thế bế tắc.
Thứ Ba tuần trước, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói với các thành viên trong Đảng AK cầm quyền của ông rằng ông sẽ gọi điện cho Đức Thánh Cha Phanxicô “ngay khi có cơ hội đầu tiên” để thúc giục Giáo hoàng lên tiếng phản đối cảnh tượng “kinh tởm” tại Thế vận hội. Hôm thứ Năm, văn phòng của ông đã đưa ra một tuyên bố trên mạng xã hội cho biết cuộc gọi đã diễn ra, đồng thời cho biết Đức Phanxicô đã cảm ơn Erdoğan vì “sự nhạy cảm chống lại việc xúc phạm các giá trị tôn giáo”.
Điều đó khiến Vatican có hai lựa chọn: hoặc không nói gì, và do đó bỏ mặc nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc nói điều gì đó, dù miễn cưỡng đến đâu. Cuối cùng, họ đã chọn cái sau.
Trước ngày thứ Bảy, sự im lặng của Đức Giáo Hoàng đối với cuộc tranh cãi về Bữa Tiệc Ly gần như khiến ngài có vẻ như đang muốn giành huy chương Olympic về môn giữ mồm giữ miệng. Sự kín đáo của ngài đặc biệt đáng chú ý khi có biết bao giám mục Công Giáo đã lên tiếng, khiến Đức Giáo Hoàng bị chú ý vì sự vắng mặt của ngài trong việc bảo vệ một điều được xem là thiêng liêng nhất của Kitô Giáo, là bí tích Thánh Thể.
Về lý do tại sao, có một số yếu tố tự gợi ý.
Đầu tiên, đây không phải là trường hợp duy nhất mà các nhà phê bình phàn nàn về sự im lặng được cho là của Đức Giáo Hoàng. Trong nhiều năm, một tiếng trống bất mãn đã lan truyền xung quanh việc Đức Giáo Hoàng không sẵn lòng lên án công khai thành tích của Trung Quốc về nhân quyền và tự do tôn giáo. Gần đây hơn, cũng có những lời phàn nàn về sự kiềm chế của Giáo hoàng khi lên án Nga và Vladimir Putin về cuộc xâm lược ở Ukraine.
Trong cả hai trường hợp, những người ủng hộ lập luận rằng Đức Phanxicô đang để mắt tới một giải thưởng lớn hơn: với Trung Quốc đó là quan hệ ngoại giao đầy đủ cũng như bảo vệ cộng đồng Công Giáo thiểu số nhỏ bé của đất nước, trong khi với Nga, đó là khả năng đóng vai trò là trọng tài trung lập trong nỗ lực đàm phán hòa bình.
Một số nhà quan sát đã phát hiện ra một phép tính tương tự ở đây.
Họ lập luận rằng Đức Phanxicô có thể không muốn tiến hành một cuộc đấu tranh ngoại giao với Pháp ngay bây giờ, một phần vì quyết định vào tháng 3 năm ngoái nhằm đưa quyền được cho là phá thai vào hiến pháp nước này. Đặc biệt khi một liên minh cánh tả có thể sắp lên nắm quyền, một liên minh có thể sẽ không có khuynh hướng thân thiện với Giáo Hội, có lẽ Đức Giáo Hoàng tin rằng đây là thời điểm tốt để đi trên xa lộ.
Về cơ bản hơn, những người ủng hộ Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài không muốn làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn hiện tại, và dù sao đi nữa, ngài cũng có một con cá lớn hơn để chiên. Chẳng hạn, đó là ý chính của một bài phân tích của trang tin tức Ý Il Sussidiario nói chung thân thiện với Giáo hoàng về cuộc gọi của Erdoğan với Đức Phanxicô.
“ Việc 'hạ nhiệt' của Đức Thánh Cha Phanxicô có nghĩa là không đổ thêm dầu vào lửa, trong một cuộc xung đột mà tôn giáo không còn là chủ đề thực sự quan trọng nữa.
Magnani viết: “Lễ khai mạc Thế vận hội khá nhàm chán nói về những hành động khiêu khích, bản thân chúng là mục đích cuối cùng, nền văn hóa thức tỉnh, v.v.
“Tự do của Kitô giáo và sự phân biệt giữa đức tin và chính trị là rất rõ ràng, và đây là những chủ đề sâu sắc và thú vị hơn một chút so với cuộc đấu tranh trên phương tiện truyền thông về việc bạn ủng hộ hay chống lại những người nam giả gái trong màn bôi bác Bữa Tiệc Ly.”
Cũng không thể đánh giá thấp khả năng là Đức Phanxicô không muốn có quan hệ với một số nhân vật đang dẫn đầu cuộc điều tra.
Thật vậy, bất kỳ cơ hội nào mà Giáo hoàng có thể nói ra theo ý muốn của mình có lẽ đã bị dập tắt vào ngày 28 tháng 7, khi Đức Tổng Giám Mục người Ý mới bị rút phép thông công Carlo Maria Viganò, người thường xuyên chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô, đã đưa ra tuyên bố dài hai trang của riêng mình nhấn mạnh rằng “không thể có lòng khoan dung đối với sự tàn phá có hệ thống các xã hội Kitô giáo.”
Vào thời điểm đó, có thể cho rằng Đức Phanxicô có thể kinh hoàng hơn trước viễn cảnh phải công khai đồng ý với Đức Tổng Giám Mục Viganò hơn là cho phép một sự chế giễu những vấn đề thánh thiêng của Kitô giáo mà không lên án.
Có lẽ chúng ta cũng nên lưu ý rằng về mặt lý thuyết, Đức Phanxicô đang đi nghỉ vào tháng 7, với các buổi tiếp kiến chung và hầu hết các hoạt động khác của Đức Giáo Hoàng đều bị đình chỉ.
Ngoài ra, có một thực tế là nhiều người mong đợi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có điều gì đó để nói, và ngay từ đầu đây đã là một vị Giáo hoàng thích thú trong việc vượt qua những kỳ vọng.
Với tất cả những điều đó, làm thế nào Erdoğan có thể buộc Đức Giáo Hoàng phải phá vỡ sự im lặng của mình - ngay cả khi gián tiếp, thông qua một tuyên bố không dấu, và một tuyên bố được đưa ra vào một giờ dường như được thiết kế để giảm thiểu mức độ chú ý mà nó sẽ nhận được, tương đương với “Bãi rác thứ Sáu” nổi tiếng của Tòa Bạch Ốc?
Trước hết, Erdoğan đã khéo léo kết hợp lời kêu gọi của mình về Thế vận hội bằng cuộc thảo luận về cuộc chiến ở Gaza trong cuộc gọi với Đức Giáo Hoàng, trong số những điều khác gợi ý rằng Đức Phanxicô sẽ hội đàm với các nước ủng hộ Israel như một phần của nỗ lực ngoại giao nhằm tránh leo thang.
Môi giới hòa bình ở Thánh địa là một vai trò mà Đức Giáo Hoàng và nhóm Vatican của ngài rất muốn thực hiện, và nếu cái giá phải trả để có được sự ủng hộ của một trong những nhà lãnh đạo Hồi giáo có ảnh hưởng nhất thế giới trong nỗ lực đó là ném cho ông ta một cục xương tranh cãi về Olympic, họ có thể cảm thấy đó là cái giá phải trả.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha Phanxicô đang cố gắng định hướng lại Vatican từ hình ảnh lịch sử của một tổ chức phương Tây để hướng tới một vai trò toàn cầu thực sự hơn, không liên kết, và một phần quan trọng trong chương trình nghị sự đó là tiếp cận với thế giới Hồi giáo. Chứng kiến làn sóng phẫn nộ ngày càng tăng của người Hồi giáo đối với quang cảnh Olympic, Đức Phanxicô có thể đã cảm thấy việc thể hiện tình đoàn kết quan trọng hơn là chiều theo sở thích riêng của mình.
Dù thế nào đi nữa, thực tế vẫn là trong suốt một tuần, những người Công Giáo thuộc nhiều tầng lớp khác nhau – bao gồm cả một số giám mục, những người cảm thấy sự im lặng của Đức Giáo Hoàng đang làm giảm đi sự phản đối của chính họ, và những người đã bày tỏ sự thất vọng của họ với Rôma – đã không thể khơi dậy một phản ứng nào của Vatican, trong khi ông Hồi Giáo Erdoğan đã thực hiện được kỳ tích đó.
Trong nền chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, việc đặt biệt danh cho các nhà lãnh đạo là một phần lâu đời của trò chơi. Trong những năm qua, Erdoğan được mệnh danh là Reis, có nghĩa là “thủ lĩnh”; Beyefendi, có nghĩa là “quý ông” hoặc “bạn thân”, tùy thuộc vào việc bạn có ý định khen ngợi hay miệt thị; và tất nhiên là Caliph.
Bây giờ vẫn còn phải xem liệu một biệt danh khác có thể được thêm vào danh sách ngày càng tăng đó hay không: Erdoğan với tư cách là “Người thì thầm với Đức Giáo Hoàng”.
Source:Catholic Herald
Đức Thánh Cha cử hành Kinh Chiều đặc biệt tại Vương cung thánh đường Rôma yêu thích của ngài
Đặng Tự Do
21:22 06/08/2024
Lần đầu tiên trong triều đại giáo hoàng 11 năm của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh dấu lễ cung hiến vương cung thánh đường Rôma yêu thích của ngài bằng cách cử hành Kinh Chiều ở đó, bao gồm cả việc cầu nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria chuyển cầu để đạt được hồng ân hòa bình cho thế giới.
Phát biểu trong buổi chiều đặc biệt ngày 5 tháng 8 đánh dấu Lễ Cung hiến Đền Thờ Đức Bà Cả, một trong bốn vương cung thánh đường của Đức Giáo Hoàng ở Rôma, Đức Thánh Cha đã xin Đức Maria cầu bầu để có được “hòa bình, hòa bình đó là sự thật và chỉ tồn tại khi nó xuất phát từ tấm lòng ăn năn và được tha thứ; sự bình an đến từ Thánh Giá Chúa Kitô và từ Máu Người mà Người đã lấy từ Đức Maria và đổ ra để tha tội”.
Đền Thờ Đức Bà Cả là vương cung thánh đường yêu thích của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Rôma, nơi ngài đến thăm trước và sau mỗi chuyến đi quốc tế để cầu nguyện trước biểu tượng Maria Salus Populi Romani hay Đức Bà là Phần Rỗi dân Thành Rôma nổi tiếng được đặt trong một nhà nguyện bên cạnh bàn thờ chính.
Theo truyền thống, vương cung thánh đường được xây dựng là kết quả của một phép lạ liên quan đến trận tuyết rơi bất thường vào giữa mùa hè.
Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Đức Giáo Hoàng Liberiô cai quản Giáo Hội từ năm 352 đến 366 trong giấc mơ yêu cầu xây dựng một nhà thờ để vinh danh ngài tại địa điểm có trận tuyết rơi vào đêm từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 8. Ở Rôma, tháng 8 là một tháng nóng không thể chịu nổi đến nỗi hầu hết người dân Rôma đều đóng cửa công việc kinh doanh của họ và bắt buộc phải nghỉ hai tuần; và khả năng có tuyết ở Rôma vào mùa lạnh nhất cũng là cực kỳ hiếm, xảy ra nhiều nhất mỗi thập niên một lần, nếu không muốn nói là ít hơn.
Truyền thống cho rằng khi tuyết rơi, Giáo hoàng Liberiô đã vẽ đường viền của nhà thờ trên lớp màu trắng phủ trên mặt đất, sau đó việc xây dựng bắt đầu. Vương cung thánh đường được hoàn thành một thế kỷ sau bởi Giáo hoàng Sixtô III cai quản Giáo Hội từ năm 432 đến 440, sau Công đồng Ephêsô năm 431, công bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Sau đó, một bữa tiệc đặc biệt đã được tổ chức cho “Lễ cung hiến Đền Thờ Đức Bà Cả”, được đánh dấu hàng năm bằng lễ kỷ niệm kéo dài ba ngày, đỉnh cao là Thánh lễ cuối cùng, trong đó một trận mưa cánh hoa trắng sẽ rơi từ trần nhà thờ xuống kỷ niệm trận tuyết rơi kỳ diệu năm 358.
Trong bài giảng Kinh chiều, Đức Phanxicô tập trung vào những hình ảnh tuyết rơi mà ngài nói gợi lên “sự kỳ diệu và kinh ngạc” nơi nhân loại, cũng như vào bức tượng Đức Bà là Phần Rỗi dân Thành Rôma được đặt trong vương cung thánh đường.
Đức Thánh Cha nói, trận tuyết rơi kỳ diệu có thể được giải thích như “một biểu tượng của ân sủng, nghĩa là của một thực tế kết hợp vẻ đẹp và sự nhưng không”.
“Ân sủng mà chúng ta không thể xứng đáng chứ đừng nói đến việc mua được, nó chỉ có thể được nhận như một món quà. Vì vậy, nó hoàn toàn không thể đoán trước được, giống như trận tuyết rơi giữa mùa hè ở Rôma. Thật vậy, ân sủng khơi dậy sự ngạc nhiên và kinh ngạc”, ngài nói.
Sau đó, ngài quay sang biểu tượng, một biểu tượng cổ của người Byzantine về Đức Mẹ Maria và Chúa Hài Đồng. Theo truyền thống, nó được cho là do Thánh Luca vẽ và được cho là đã đến Rôma vào thế kỷ thứ 6.
Một hình ảnh mang tính lịch sử được các tu sĩ Dòng Tên yêu thích, biểu tượng hay “Salus”, như người ta thường gọi thông tục, là một trong những hình ảnh được yêu thích và tôn vinh nhất ở khắp Rôma. Qua nhiều thế kỷ, nó đã được ghi nhận với những chiến công kỳ diệu như chấm dứt Bệnh dịch hạch đen và dịch tả cũng như bảo đảm chiến thắng trong Trận chiến Lepanto.
Lần đầu tiên được đăng quang theo giáo luật vào năm 1838 bởi Giáo hoàng Grêgôriô XVI và lần thứ hai vào năm 1954 bởi Giáo hoàng Piô XII, “Salus” hiện được đặt trong Nhà nguyện Thánh Phaolô của Đền Thờ Đức Bà Cả, còn được gọi là nhà nguyện “Borghese”.
Mối liên hệ của Đức Phanxicô với biểu tượng bắt nguồn từ thời điểm bắt đầu triều đại giáo hoàng của ngài khi vào ngày 14 tháng 3 năm 2014, một ngày sau khi được bầu làm giáo hoàng, ngài đã đến thăm vương cung thánh đường để cầu nguyện và dâng triều đại giáo hoàng của mình cho sự chuyển cầu của Đức Maria. Kể từ đó, ngài thường đến viếng tượng trước và sau mỗi chuyến đi quốc tế để cầu nguyện cho chuyến đi và hoa trái của nó.
Nói về vương cung thánh đường, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết đây là “viên ngọc quý” của vương cung thánh đường và chính từ hình ảnh Đức Maria và Người Con thiêng liêng của Mẹ mà “ân sủng hoàn toàn có được hình thức Kitô giáo”.
Ngài nói: “Ân sủng xuất hiện trong tính chất cụ thể của nó, lột bỏ mọi lớp áo thần thoại, ma thuật và tâm linh luôn ẩn nấp trong lĩnh vực tôn giáo”.
Ngài nói, Đức Maria ám chỉ đến tín điều Công Giáo về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, “đầy ân sủng, được thụ thai không tội lỗi, vô nhiễm như tuyết mới rơi”.
Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng trong hình ảnh biểu tượng, Chúa Giêsu cầm một cuốn sách thánh trong tay trái trong khi ban phép lành bằng tay phải, “và người đầu tiên được chúc lành là mẹ của Người, người được chúc phúc trong số tất cả những người phụ nữ”.
“Đây là lý do tại sao các tín hữu đến để xin Mẹ Thiên Chúa ban phép lành, vì Mẹ là trung gian của ân sủng luôn tuôn chảy qua Chúa Giêsu Kitô, bởi tác động của Chúa Thánh Thần,” Đức Thánh Cha nói, đồng thời lưu ý rằng vô số người hành hương dự kiến sẽ đến thăm vương cung thánh đường và biểu tượng này trong Năm Thánh Hy vọng sắp tới vào năm 2025.
“Hôm nay, chúng ta tập trung ở đây như một đội tiên phong, cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ cho thành phố Rôma và cho toàn thế giới, đặc biệt cho hòa bình, nền hòa bình chân thực và lâu dài chỉ khi nó xuất phát từ những trái tim sám hối và được tha thứ,” Đức Phanxicô nói.
Ngài cầu nguyện cho “sự bình an đến từ Thập giá Chúa Kitô và từ Máu của Người mà Ngài đã lấy từ Đức Maria và đổ ra để được tha tội,” và kết thúc bài giảng xin Đức Maria chuyển cầu cho tất cả những người hiện diện.
Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mexico Valentina Alazraki vào tháng 12 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ rằng, ngoài việc không có ý định từ chức, ngài đã lên kế hoạch để được an táng tại Đền Thờ Đức Bà Cả sau khi qua đời.
Source:Catholic HeraldPope celebrates special Vespers at his favourite Rome basilica
Phát biểu trong buổi chiều đặc biệt ngày 5 tháng 8 đánh dấu Lễ Cung hiến Đền Thờ Đức Bà Cả, một trong bốn vương cung thánh đường của Đức Giáo Hoàng ở Rôma, Đức Thánh Cha đã xin Đức Maria cầu bầu để có được “hòa bình, hòa bình đó là sự thật và chỉ tồn tại khi nó xuất phát từ tấm lòng ăn năn và được tha thứ; sự bình an đến từ Thánh Giá Chúa Kitô và từ Máu Người mà Người đã lấy từ Đức Maria và đổ ra để tha tội”.
Đền Thờ Đức Bà Cả là vương cung thánh đường yêu thích của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Rôma, nơi ngài đến thăm trước và sau mỗi chuyến đi quốc tế để cầu nguyện trước biểu tượng Maria Salus Populi Romani hay Đức Bà là Phần Rỗi dân Thành Rôma nổi tiếng được đặt trong một nhà nguyện bên cạnh bàn thờ chính.
Theo truyền thống, vương cung thánh đường được xây dựng là kết quả của một phép lạ liên quan đến trận tuyết rơi bất thường vào giữa mùa hè.
Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Đức Giáo Hoàng Liberiô cai quản Giáo Hội từ năm 352 đến 366 trong giấc mơ yêu cầu xây dựng một nhà thờ để vinh danh ngài tại địa điểm có trận tuyết rơi vào đêm từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 8. Ở Rôma, tháng 8 là một tháng nóng không thể chịu nổi đến nỗi hầu hết người dân Rôma đều đóng cửa công việc kinh doanh của họ và bắt buộc phải nghỉ hai tuần; và khả năng có tuyết ở Rôma vào mùa lạnh nhất cũng là cực kỳ hiếm, xảy ra nhiều nhất mỗi thập niên một lần, nếu không muốn nói là ít hơn.
Truyền thống cho rằng khi tuyết rơi, Giáo hoàng Liberiô đã vẽ đường viền của nhà thờ trên lớp màu trắng phủ trên mặt đất, sau đó việc xây dựng bắt đầu. Vương cung thánh đường được hoàn thành một thế kỷ sau bởi Giáo hoàng Sixtô III cai quản Giáo Hội từ năm 432 đến 440, sau Công đồng Ephêsô năm 431, công bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Sau đó, một bữa tiệc đặc biệt đã được tổ chức cho “Lễ cung hiến Đền Thờ Đức Bà Cả”, được đánh dấu hàng năm bằng lễ kỷ niệm kéo dài ba ngày, đỉnh cao là Thánh lễ cuối cùng, trong đó một trận mưa cánh hoa trắng sẽ rơi từ trần nhà thờ xuống kỷ niệm trận tuyết rơi kỳ diệu năm 358.
Trong bài giảng Kinh chiều, Đức Phanxicô tập trung vào những hình ảnh tuyết rơi mà ngài nói gợi lên “sự kỳ diệu và kinh ngạc” nơi nhân loại, cũng như vào bức tượng Đức Bà là Phần Rỗi dân Thành Rôma được đặt trong vương cung thánh đường.
Đức Thánh Cha nói, trận tuyết rơi kỳ diệu có thể được giải thích như “một biểu tượng của ân sủng, nghĩa là của một thực tế kết hợp vẻ đẹp và sự nhưng không”.
“Ân sủng mà chúng ta không thể xứng đáng chứ đừng nói đến việc mua được, nó chỉ có thể được nhận như một món quà. Vì vậy, nó hoàn toàn không thể đoán trước được, giống như trận tuyết rơi giữa mùa hè ở Rôma. Thật vậy, ân sủng khơi dậy sự ngạc nhiên và kinh ngạc”, ngài nói.
Sau đó, ngài quay sang biểu tượng, một biểu tượng cổ của người Byzantine về Đức Mẹ Maria và Chúa Hài Đồng. Theo truyền thống, nó được cho là do Thánh Luca vẽ và được cho là đã đến Rôma vào thế kỷ thứ 6.
Một hình ảnh mang tính lịch sử được các tu sĩ Dòng Tên yêu thích, biểu tượng hay “Salus”, như người ta thường gọi thông tục, là một trong những hình ảnh được yêu thích và tôn vinh nhất ở khắp Rôma. Qua nhiều thế kỷ, nó đã được ghi nhận với những chiến công kỳ diệu như chấm dứt Bệnh dịch hạch đen và dịch tả cũng như bảo đảm chiến thắng trong Trận chiến Lepanto.
Lần đầu tiên được đăng quang theo giáo luật vào năm 1838 bởi Giáo hoàng Grêgôriô XVI và lần thứ hai vào năm 1954 bởi Giáo hoàng Piô XII, “Salus” hiện được đặt trong Nhà nguyện Thánh Phaolô của Đền Thờ Đức Bà Cả, còn được gọi là nhà nguyện “Borghese”.
Mối liên hệ của Đức Phanxicô với biểu tượng bắt nguồn từ thời điểm bắt đầu triều đại giáo hoàng của ngài khi vào ngày 14 tháng 3 năm 2014, một ngày sau khi được bầu làm giáo hoàng, ngài đã đến thăm vương cung thánh đường để cầu nguyện và dâng triều đại giáo hoàng của mình cho sự chuyển cầu của Đức Maria. Kể từ đó, ngài thường đến viếng tượng trước và sau mỗi chuyến đi quốc tế để cầu nguyện cho chuyến đi và hoa trái của nó.
Nói về vương cung thánh đường, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết đây là “viên ngọc quý” của vương cung thánh đường và chính từ hình ảnh Đức Maria và Người Con thiêng liêng của Mẹ mà “ân sủng hoàn toàn có được hình thức Kitô giáo”.
Ngài nói: “Ân sủng xuất hiện trong tính chất cụ thể của nó, lột bỏ mọi lớp áo thần thoại, ma thuật và tâm linh luôn ẩn nấp trong lĩnh vực tôn giáo”.
Ngài nói, Đức Maria ám chỉ đến tín điều Công Giáo về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, “đầy ân sủng, được thụ thai không tội lỗi, vô nhiễm như tuyết mới rơi”.
Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng trong hình ảnh biểu tượng, Chúa Giêsu cầm một cuốn sách thánh trong tay trái trong khi ban phép lành bằng tay phải, “và người đầu tiên được chúc lành là mẹ của Người, người được chúc phúc trong số tất cả những người phụ nữ”.
“Đây là lý do tại sao các tín hữu đến để xin Mẹ Thiên Chúa ban phép lành, vì Mẹ là trung gian của ân sủng luôn tuôn chảy qua Chúa Giêsu Kitô, bởi tác động của Chúa Thánh Thần,” Đức Thánh Cha nói, đồng thời lưu ý rằng vô số người hành hương dự kiến sẽ đến thăm vương cung thánh đường và biểu tượng này trong Năm Thánh Hy vọng sắp tới vào năm 2025.
“Hôm nay, chúng ta tập trung ở đây như một đội tiên phong, cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ cho thành phố Rôma và cho toàn thế giới, đặc biệt cho hòa bình, nền hòa bình chân thực và lâu dài chỉ khi nó xuất phát từ những trái tim sám hối và được tha thứ,” Đức Phanxicô nói.
Ngài cầu nguyện cho “sự bình an đến từ Thập giá Chúa Kitô và từ Máu của Người mà Ngài đã lấy từ Đức Maria và đổ ra để được tha tội,” và kết thúc bài giảng xin Đức Maria chuyển cầu cho tất cả những người hiện diện.
Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mexico Valentina Alazraki vào tháng 12 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ rằng, ngoài việc không có ý định từ chức, ngài đã lên kế hoạch để được an táng tại Đền Thờ Đức Bà Cả sau khi qua đời.
Source:Catholic Herald
Thị trưởng Paris trút cơn thịnh nộ với một tràng những tiếng chửi thề vào những người chỉ trích lễ khai mạc
Đặng Tự Do
21:38 06/08/2024
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Paris mayor drops f-bomb-filled rant toward opening ceremony critics”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Anne Hidalgo không hề lùi bước.
Khi các nhân vật tôn giáo và chính trị lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ trước lễ khai mạc Thế vận hội Paris 2024, Ủy ban Olympic quốc tế đã chọn biện pháp ngoại giao, xin lỗi bất kỳ ai có thể cảm thấy bị xúc phạm.
Trái lại, Hidalgo nói, “Chết tiệt những kẻ phản động, chết tiệt những kẻ cánh hữu, chết tiệt tất cả những kẻ muốn nhốt chúng tôi vào một cuộc chiến tranh chống lại tất cả,” trong một cuộc phỏng vấn với Le Monde được công bố hôm Thứ Ba, 06 Tháng Tám, sử dụng từ ngữ tục tĩu bằng tiếng Anh gốc.
Phần lớn sự tức giận xung quanh buổi lễ kéo dài gần bốn giờ đồng hồ đều nhắm vào một phân đoạn nghệ thuật có tên “Lễ hội”, trong đó có một nhóm vũ công và những người đàn ông giả gái trong một cảnh mà nhiều người cho là nhằm chế giễu bức tranh Bữa Tiệc Ly của Leonardo Da Vinci.
Các nhóm Kitô giáo và các nhà lãnh đạo bảo thủ trên toàn thế giới - bao gồm cả Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - đã chỉ trích lễ khai mạc là vô vị và báng bổ.
Phần lớn lời chỉ trích nhắm vào giám đốc nghệ thuật của buổi lễ, Thomas Jolly, và một DJ tham gia biểu diễn. Cả hai đều cho rằng mình đã nhận được những lời đe dọa tử vong và bị bắt nạt trực tuyến. DJ là chữ viết tắt của Disc Jockey, tức là một người ngồi điều khiển các máy phát nhạc thu sẵn. Đó không phải là một nhạc công, nhưng chỉ là người làm công việc khá đơn giản là bật tắt các máy phát thanh vào những thời điểm nhất định của buổi biểu diễn.
Hidalgo cho biết bà tự hào về cách lễ khai mạc giới thiệu Paris với thế giới.
Bà ta nói: “Paris là thành phố của mọi quyền tự do, thành phố này là nơi ẩn náu của những người LGBTQI+, thành phố nơi mọi người cùng chung sống.
Hidalgo mô tả lễ khai mạc và Thế vận hội là một thành công đáng kinh ngạc cho đến nay, mang lại hy vọng trước làn sóng cực hữu ở Pháp và Âu Châu.
Bà ta khoe rằng: “Thông điệp của phe cực hữu đã bị nghiền nát bởi Thế vận hội này và lễ khai mạc”. “Một điều gì đó vô cùng tích cực đang diễn ra.”
Người dân Paris đã đón nhận Thế vận hội với bầu không khí vui tươi lan tỏa khắp thành phố.
Nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa, người đã lãnh đạo thủ đô nước Pháp từ năm 2014, cũng sử dụng cuộc phỏng vấn để đáp trả những lời chỉ trích bà và tình cảm chống Paris của một bộ phận người dân Pháp.
Bà nói: “Có cả sự ngưỡng mộ đối với thành phố đáng kinh ngạc này, là điều mà không nhiều người hiểu được, bên cạnh những dàn dựng cho sự căm ghét Paris.
Các nhà phê bình đã tấn công vào nỗ lực thúc đẩy các sáng kiến chống xe hơi và chính sách đô thị xanh hơn ở thủ đô nước Pháp của Hidalgo. Ngoài ra, kế hoạch của thành phố nhằm làm sạch sông Seine kịp thời cho các môn thể thao dưới nước Olympic đã vấp phải sự chế giễu và chế nhạo.
Việc dọn dẹp sông Seine mang lại nhiều kết quả khác nhau, trong đó mưa lớn ảnh hưởng đến phẩm chất nước. Nó được mô tả là “có thể chấp nhận được” tại sự kiện gần đây nhất trong số ba sự kiện Olympic ba môn phối hợp được tổ chức ở dòng sông Paris nổi tiếng.
Hoạt động bơi lội công cộng ở sông Seine – bị cấm trong một thế kỷ – dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa hè tới.
Source:PoliticoParis mayor drops f-bomb-filled rant toward opening ceremony critics
Anne Hidalgo không hề lùi bước.
Khi các nhân vật tôn giáo và chính trị lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ trước lễ khai mạc Thế vận hội Paris 2024, Ủy ban Olympic quốc tế đã chọn biện pháp ngoại giao, xin lỗi bất kỳ ai có thể cảm thấy bị xúc phạm.
Trái lại, Hidalgo nói, “Chết tiệt những kẻ phản động, chết tiệt những kẻ cánh hữu, chết tiệt tất cả những kẻ muốn nhốt chúng tôi vào một cuộc chiến tranh chống lại tất cả,” trong một cuộc phỏng vấn với Le Monde được công bố hôm Thứ Ba, 06 Tháng Tám, sử dụng từ ngữ tục tĩu bằng tiếng Anh gốc.
Phần lớn sự tức giận xung quanh buổi lễ kéo dài gần bốn giờ đồng hồ đều nhắm vào một phân đoạn nghệ thuật có tên “Lễ hội”, trong đó có một nhóm vũ công và những người đàn ông giả gái trong một cảnh mà nhiều người cho là nhằm chế giễu bức tranh Bữa Tiệc Ly của Leonardo Da Vinci.
Các nhóm Kitô giáo và các nhà lãnh đạo bảo thủ trên toàn thế giới - bao gồm cả Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - đã chỉ trích lễ khai mạc là vô vị và báng bổ.
Phần lớn lời chỉ trích nhắm vào giám đốc nghệ thuật của buổi lễ, Thomas Jolly, và một DJ tham gia biểu diễn. Cả hai đều cho rằng mình đã nhận được những lời đe dọa tử vong và bị bắt nạt trực tuyến. DJ là chữ viết tắt của Disc Jockey, tức là một người ngồi điều khiển các máy phát nhạc thu sẵn. Đó không phải là một nhạc công, nhưng chỉ là người làm công việc khá đơn giản là bật tắt các máy phát thanh vào những thời điểm nhất định của buổi biểu diễn.
Hidalgo cho biết bà tự hào về cách lễ khai mạc giới thiệu Paris với thế giới.
Bà ta nói: “Paris là thành phố của mọi quyền tự do, thành phố này là nơi ẩn náu của những người LGBTQI+, thành phố nơi mọi người cùng chung sống.
Hidalgo mô tả lễ khai mạc và Thế vận hội là một thành công đáng kinh ngạc cho đến nay, mang lại hy vọng trước làn sóng cực hữu ở Pháp và Âu Châu.
Bà ta khoe rằng: “Thông điệp của phe cực hữu đã bị nghiền nát bởi Thế vận hội này và lễ khai mạc”. “Một điều gì đó vô cùng tích cực đang diễn ra.”
Người dân Paris đã đón nhận Thế vận hội với bầu không khí vui tươi lan tỏa khắp thành phố.
Nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa, người đã lãnh đạo thủ đô nước Pháp từ năm 2014, cũng sử dụng cuộc phỏng vấn để đáp trả những lời chỉ trích bà và tình cảm chống Paris của một bộ phận người dân Pháp.
Bà nói: “Có cả sự ngưỡng mộ đối với thành phố đáng kinh ngạc này, là điều mà không nhiều người hiểu được, bên cạnh những dàn dựng cho sự căm ghét Paris.
Các nhà phê bình đã tấn công vào nỗ lực thúc đẩy các sáng kiến chống xe hơi và chính sách đô thị xanh hơn ở thủ đô nước Pháp của Hidalgo. Ngoài ra, kế hoạch của thành phố nhằm làm sạch sông Seine kịp thời cho các môn thể thao dưới nước Olympic đã vấp phải sự chế giễu và chế nhạo.
Việc dọn dẹp sông Seine mang lại nhiều kết quả khác nhau, trong đó mưa lớn ảnh hưởng đến phẩm chất nước. Nó được mô tả là “có thể chấp nhận được” tại sự kiện gần đây nhất trong số ba sự kiện Olympic ba môn phối hợp được tổ chức ở dòng sông Paris nổi tiếng.
Hoạt động bơi lội công cộng ở sông Seine – bị cấm trong một thế kỷ – dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa hè tới.
Source:Politico
5 điều cần biết về ứng cử viên phó tổng thống Tim Walz của Harris
Vũ Văn An
21:39 06/08/2024
Elizabeth Troutman Mitchell, trên tạp chí mạng Daily Signal, ngày 05 tháng 08 năm 2024, cho hay Ứng cử viên tổng thống được cho là của đảng Dân chủ Kamala Harris dự kiến sẽ công bố lựa chọn phó tổng thống của mình vào thứ Ba và Thống đốc Minnesota Tim Walz có thể là lựa chọn có nhiều khả năng thứ hai của bà. Và việc này đã trở thành sự kiện vào hôm nay, 7 tháng 8.
Các công ty đánh cuộc chuyên nghiệp BetOnline, Oddschecker, Polymarket và PredictIt đều cho thấy Walz đứng sau Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro là lựa chọn có nhiều khả năng nhất của Harris, The Center Square đưa tin.
Do có nguồn gốc nông thôn ở vùng Trung Tây và xuất thân quân ngũ, Walz, 60 tuổi, được coi là lựa chọn an toàn cho chức phó tổng thống của Harris, 59 tuổi, mặc dù ông có lập trường cực tả về các thủ thuật chuyển giới đối với trẻ em và phá thai theo yêu cầu.
Walz được cho là đã gặp Harris vào Chúa Nhật để phỏng vấn, cùng với Shapiro và Thượng nghị sĩ Mark Kelly của Arizona.
Sau đây là năm điều cần biết về ông.
1. Một giáo viên trở thành nghị sĩ
Sinh ra ở Nebraska, Walz đã nhập ngũ vào Lực lượng Vệ binh Quốc gia Lục quân sau khi tốt nghiệp trung học. Ông tốt nghiệp Cao đẳng Chadron State của Nebraska với bằng khoa học xã hội vào năm 1989.
Walz đã dành một năm giảng dạy ở nước ngoài trước khi trở về quê hương để phục vụ trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia Lục quân. Sau đó, ông đảm nhận vị trí giảng dạy và huấn luyện viên trung học.
Sau khi gặp người vợ tương lai của mình, Gwen, Walz chuyển đến Mankato, Minnesota, nơi cả hai đều giảng dạy tại một trường trung học. Walz đã tư vấn cho câu lạc bộ liên minh đồng tính – dị tính đầu tiên của Trường trung học Mankato West.
Gia đình Walz có hai người con, Hope và Gus.
Một năm sau khi nghỉ hưu khỏi Lực lượng Vệ binh Quốc gia vào năm 2005, Walz đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Hạ viện Hoa Kỳ. Ông đã được bầu lại năm lần.
Được bầu làm thống đốc Minnesota vào năm 2018, ông đã tái đắc cử vào năm 2022.
2. Được các đảng viên Dân chủ cực tả tại Hạ viện ưa chuộng
Cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi có thể đang ủng hộ Walz sau hậu trường. Pelosi cho biết bà “luôn đặc biệt quý mến các đồng nghiệp cũ tại Hạ viện” khi được hỏi về lựa chọn của Harris cho chức phó tổng thống, một nguồn tin thân cận với vấn đề này nói với The Hill.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, I-Vt., nói với Đài phát thanh công cộng Minnesota rằng ông ủng hộ Walz làm phó tổng thống, nói rằng thống đốc Minnesota sẽ “lên tiếng” cho tầng lớp lao động.
“Tôi đã có cơ hội nói chuyện với thống đốc của các bạn cách đây vài ngày và tôi rất ấn tượng về ông ấy”, Sanders nói trong cuộc phỏng vấn tại Minnesota đó. “Tôi nghĩ các bạn có một thống đốc tuyệt vời, người hiểu được nhu cầu của các gia đình lao động”.
Dân biểu Pramila Jayapal, D-Wash., người đã bị chỉ trích vào giữa tháng 7 vì gọi Israel là “một quốc gia phân biệt chủng tộc”, đã chỉ ra rằng thành tích ủng hộ các công đoàn lao động và gia đình lao động của Walz là lý do chính khiến bà ủng hộ.
“Tôi muốn một người thực sự ủng hộ mạnh mẽ cho người lao động và hiểu rõ về người lao động, vì đây là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của tầng lớp lao động và đảm bảo rằng chúng ta giành được phiếu bầu của tầng lớp lao động”, Jayapal cho biết.
“Tôi thích những điều mà anh ấy đã có thể làm”, bà nói thêm. “Tôi thích anh ấy đến từ một thị trấn nông thôn; Tôi thích anh ấy xuất thân từ quân đội.
3. Quan điểm phá thai cấp tiến của ông
Vào tháng 1 năm 2023, Walz đã ký thành luật luật của Minnesota không bao gồm bất cứ giới hạn nào về thời điểm một người phụ nữ có thể chấm dứt cuộc sống của đứa con chưa chào đời của mình.
“Đối với người dân Minnesota, hãy biết rằng quyền tiếp cận sức khỏe sinh sản và quyền tự đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe của bạn được bảo vệ và tôn trọng”, Walz khi đó đã nói về cái gọi là Đạo luật Bảo vệ các lựa chọn sinh sản. “Và vì luật này, điều đó sẽ không thay đổi theo những luồng gió chính trị và thành phần của Tòa án Tối cao”.
Luật này có nội dung: “Mọi cá nhân đều có quyền cơ bản để đưa ra quyết định tự chủ về sức khỏe sinh sản của chính mình, bao gồm quyền cơ bản được sử dụng hoặc từ chối chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
“Chăm sóc sức khỏe sinh sản” là một cách nói bóng bẩy để chỉ phá thai.
4. Ủng hộ ‘Chăm sóc khẳng định giới tính’ cho trẻ em
Walz đã ban hành một sắc lệnh hành pháp đảm bảo rằng trẻ em Minnesota có thể được phẫu thuật chuyển giới không thể đảo ngược và điều trị bằng hormone triệt sản, mà những người ủng hộ gọi là “chăm sóc khẳng định phái tính”. Những người ủng hộ cho biết các biện pháp này đã biến Minnesota thành “nơi trú ẩn của người chuyển giới”.
Khi ký sắc lệnh hành pháp của mình, Walz đã nắm tay một cậu bé 12 tuổi, người tự nhận mình là một bé gái chuyển giới.
Lệnh hành pháp của Walz ngăn cản các tiểu bang khác thực hiện hành động “bảo vệ trẻ em” đối với những bậc cha mẹ giúp con mình “chuyển đổi” thành con trai hoặc con gái. Theo sắc lệnh, cha mẹ ở một tiểu bang khác không được thực hiện hành động giành quyền nuôi con đối với cha mẹ ở Minnesota đang chuyển đổi giới tính cho con.
Walz cho biết “Chúng tôi muốn mọi người dân Minnesota lớn lên trong cảm giác an toàn, được coi trọng, được bảo vệ, được tôn vinh và được tự do hiện hữu như phiên bản đích thực của chính họ”. “Bảo vệ và hỗ trợ quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe khẳng định giới tính là điều cần thiết để trở thành một tiểu bang chào đón và hỗ trợ”.
5. Không phản ứng với cuộc bạo loạn George Floyd năm 2020
Khi những kẻ bạo loạn đốt phá và cướp bóc thành phố Minnesota của Minneapolis và St. Paul sau cái chết của George Floyd, Walz đã đợi nhiều ngày để hành động.
Floyd qua đời vào ngày 25 tháng 5 và các cuộc bạo loạn bắt đầu vào ngày 26 tháng 5, gây ra thiệt hại hơn 500 triệu đô la cho Twin Cities, theo Star Tribune. Bất chấp yêu cầu của Thị trưởng Minneapolis Jacob Frey, Walz đã đợi đến ngày 28 tháng 5 để triển khai Vệ binh Quốc gia.
Walz đã nhận một phần trách nhiệm về tình trạng bạo lực và hỗn loạn.
"Tôi, nếu vấn đề là tiểu bang nên hành động nhanh hơn, vâng, đó là lỗi của tôi", Walz nói tại một cuộc họp báo.
Walz bày tỏ sự thông cảm với những kẻ bạo loạn chống cảnh sát trong một cuộc họp báo ngày 29 tháng 5.
"Những công cụ mà chúng ta cần sử dụng để kiểm soát, để đảm bảo rằng các tòa nhà không bị đốt cháy và luật pháp sụp đổ, chính là những công cụ mang tính thể chế đã dẫn đến nỗi đau và đau buồn đó", thống đốc cho biết.
Chủ tịch Tòa án Vatican bị điều tra vì cáo buộc đồng lõa với Mafia Sicilia
Đặng Tự Do
21:41 06/08/2024
Chủ tịch Tòa án Vatican, Giuseppe Pignatone, đang bị cơ quan tư pháp Ý điều tra vì cáo buộc cộng tác với Mafia vào đầu những năm 1990.
Pignatone, 75 tuổi, được biết đến với sự nghiệp sâu rộng trong hệ thống tư pháp. Ông cũng từng là phó công tố viên của Palermo, Sicily, và công tố viên của Rôma. Kể từ tháng 10 năm 2019, ông là chủ tịch Tòa án Vatican.
Vào ngày 31 tháng 7, Pignatone được triệu tập để làm chứng trước tòa ở Caltanissetta, Sicily, vì bị cáo buộc đồng lõa và che đậy cho tổ chức Mafia Ý La Cosa Nostra.
Các sự kiện bắt đầu từ năm 1992, khi Mafia Sicilia giết chết các thẩm phán Paolo Borsellino và Giovanni Falcone.
Vào ngày 23 tháng 5 năm đó, cả hai thẩm phán chống Mafia, cùng với vợ của họ và một số thành viên hộ tống của họ, đều thiệt mạng khi một quả bom do những kẻ sát nhân của tổ chức tội phạm đặt vào xe của họ phát nổ.
Những thẩm phán này đang lãnh đạo cuộc chiến chống lại La Cosa Nostra, kẻ chịu trách nhiệm về các vụ tấn công, tống tiền, buôn bán ma túy và rửa tiền trong những năm 1990 ở Ý.
Vào thời điểm đó, Pignatone là phó công tố viên ở Palermo và bị cáo buộc đã can thiệp để buộc kết thúc cuộc điều tra chống lại tổ chức này.
Theo báo chí Ý, trong tuyên bố ngày 31 Tháng Bẩy, ông khẳng định mình vô tội trước mọi cáo buộc và hứa sẽ hợp tác với hệ thống tư pháp.
Vào ngày 15 tháng 9 năm 1993, đám đông người Sicilia cũng đã lấy mạng Chân phước Giuseppe “Don Pino” Puglisi, một linh mục người Sicilia, bất chấp những lời đe dọa, đã thực hiện một cuộc chiến thầm lặng chống lại tội phạm có tổ chức bằng cách giáo dục những người trẻ tuổi ở khu vực nghèo khó của Palermo, nơi ông thực hiện công việc mục vụ của mình.
Puglisi cũng rao giảng chống lại Mafia, cấm họ dẫn đầu các đám rước tôn giáo, và thậm chí còn đưa ra những manh mối ẩn giấu cho chính quyền về các hoạt động mới nhất của họ trong các bài giảng của ông. Sau khi ông qua đời, người ta tiết lộ rằng mạng sống của ông đã nhiều lần bị đe dọa.
Vào ngày 15 tháng 9 năm 1993, anh ta bị chặn lại trên đường và bị bắn vào cổ ở cự ly gần bởi những sát thủ do các trùm Mafia địa phương Filippo và Giuseppe Graviano cử đến. Anh ta chết vì vết thương của mình. Puglisi được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tuyên bố là vị tử đạo vào năm 2012 và được phong chân phước vào năm 2013.
Source:Catholic News AgencyVatican Court president under investigation for alleged complicity with Sicilian Mafia
Pignatone, 75 tuổi, được biết đến với sự nghiệp sâu rộng trong hệ thống tư pháp. Ông cũng từng là phó công tố viên của Palermo, Sicily, và công tố viên của Rôma. Kể từ tháng 10 năm 2019, ông là chủ tịch Tòa án Vatican.
Vào ngày 31 tháng 7, Pignatone được triệu tập để làm chứng trước tòa ở Caltanissetta, Sicily, vì bị cáo buộc đồng lõa và che đậy cho tổ chức Mafia Ý La Cosa Nostra.
Các sự kiện bắt đầu từ năm 1992, khi Mafia Sicilia giết chết các thẩm phán Paolo Borsellino và Giovanni Falcone.
Vào ngày 23 tháng 5 năm đó, cả hai thẩm phán chống Mafia, cùng với vợ của họ và một số thành viên hộ tống của họ, đều thiệt mạng khi một quả bom do những kẻ sát nhân của tổ chức tội phạm đặt vào xe của họ phát nổ.
Những thẩm phán này đang lãnh đạo cuộc chiến chống lại La Cosa Nostra, kẻ chịu trách nhiệm về các vụ tấn công, tống tiền, buôn bán ma túy và rửa tiền trong những năm 1990 ở Ý.
Vào thời điểm đó, Pignatone là phó công tố viên ở Palermo và bị cáo buộc đã can thiệp để buộc kết thúc cuộc điều tra chống lại tổ chức này.
Theo báo chí Ý, trong tuyên bố ngày 31 Tháng Bẩy, ông khẳng định mình vô tội trước mọi cáo buộc và hứa sẽ hợp tác với hệ thống tư pháp.
Vào ngày 15 tháng 9 năm 1993, đám đông người Sicilia cũng đã lấy mạng Chân phước Giuseppe “Don Pino” Puglisi, một linh mục người Sicilia, bất chấp những lời đe dọa, đã thực hiện một cuộc chiến thầm lặng chống lại tội phạm có tổ chức bằng cách giáo dục những người trẻ tuổi ở khu vực nghèo khó của Palermo, nơi ông thực hiện công việc mục vụ của mình.
Puglisi cũng rao giảng chống lại Mafia, cấm họ dẫn đầu các đám rước tôn giáo, và thậm chí còn đưa ra những manh mối ẩn giấu cho chính quyền về các hoạt động mới nhất của họ trong các bài giảng của ông. Sau khi ông qua đời, người ta tiết lộ rằng mạng sống của ông đã nhiều lần bị đe dọa.
Vào ngày 15 tháng 9 năm 1993, anh ta bị chặn lại trên đường và bị bắn vào cổ ở cự ly gần bởi những sát thủ do các trùm Mafia địa phương Filippo và Giuseppe Graviano cử đến. Anh ta chết vì vết thương của mình. Puglisi được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tuyên bố là vị tử đạo vào năm 2012 và được phong chân phước vào năm 2013.
Source:Catholic News Agency
Trong lá thư bị rò rỉ, các Hồng Y Venezuela kêu gọi phản kháng dân sự chống lại Maduro
J.B. Đặng Minh An dịch
22:12 06/08/2024
Tờ Catholic Pillar cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “In leaked letter, Venezuelan cardinals call for ‘civic resistance’ against Maduro”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong một lá thư gửi các giám mục Venezuela bị rò rỉ cuối tuần qua, hai vị Hồng Y người Venezuela đã kêu gọi “bất tuân dân sự và phản kháng” chống lại chế độ của nhà độc tài Nicolás Maduro.
“Các nguyên tắc không thể bị tương nhượng,” Đức Hồng Y Baltazar Porras, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Caracas, và Đức Hồng Y Diego Padrón, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Cumaná khẳng định.
Các ngài nói rằng Giáo hội có “nghĩa vụ đạo đức là hỗ trợ và duy trì các sáng kiến công bằng chống lại các hành vi lạm dụng bằng sự bất tuân và phản kháng của công dân”.
Bức thư ngày 31 tháng 7, được truyền thông địa phương Venezuela đăng tải vào tối Chúa Nhật, đã tố cáo điều mà các Hồng Y mô tả là “sự gian lận rõ ràng” của Maduro trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 28 tháng 7.
Chiến thắng của Maduro trong cuộc bầu cử đã bị quốc tế lên án là một kết quả bị thao túng. Phe đối lập tuyên bố rằng ứng cử viên của họ, Edmundo González, đã thắng cử với 68% số phiếu bầu - và đã công bố hơn 80% bảng kiểm phiếu của các đơn vị bầu cử của Venezuela trên một trang web để ủng hộ tuyên bố của mình. Chế độ của Maduro, cho đến nay, không công bố kết quả của các đơn vị bầu cử.
Cuộc bầu cử đầy tranh cãi đã gây ra các cuộc biểu tình lan rộng khắp Venezuela. Chính phủ đã đáp trả các cuộc biểu tình bằng các cuộc đàn áp nghiêm trọng. Khoảng 20 người đã thiệt mạng và hơn 1.000 người bị bỏ tù trong tuần qua.
Thư của các Hồng Y lên án phản ứng của chính phủ trước các cuộc biểu tình, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng Giáo hội có thể sớm phải đối mặt với cuộc đàn áp nghiêm trọng nếu các nhà lãnh đạo tiếp tục lên tiếng.
Bức thư cảnh báo về khả năng có một “chính phủ kiểu Nicaragua” trong tương lai. Tuy nhiên, các Hồng Y cho biết, Giáo hội không thể im lặng trước sự bất công.
“Chúng ta không và không nên giữ thái độ trung lập,” chúng nói, khi nói về nghĩa vụ “tố cáo một cách tiên tri, ngay cả khi đó là một rủi ro, những bất công, đồng thời công bố các nguyên tắc và giá trị của chúng ta, đồng hành cùng mọi người với tinh thần liên đới về mặt mục vụ”.
Các vị Hồng Y nói tiếp: “Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng nó cần thiết”.
Các ngài bác bỏ khả năng Giáo hội trở thành thành viên của một nỗ lực đối thoại hoặc hòa giải với chính phủ, “với tiền đề là thừa nhận việc công bố kết quả cuộc bầu cử của chế độ”. Giáo hội trước đây đã đóng vai trò hòa giải trong các cuộc biểu tình lớn khác trong quá khứ.
Hai vị Hồng Y nói: “Đối với chúng tôi, điều này là không thể chấp nhận được vì nó có nghĩa là bỏ qua sự gian lận rõ ràng, sự chiếm đoạt rõ ràng và phủ nhận ý chí toàn dân được thể hiện một cách rõ ràng”.
Mặc dù bức thư ban đầu được dự định gửi bí mật cho các giám mục Venezuela, nhưng nó đã bị rò rỉ cho báo chí địa phương vài ngày sau khi được gởi cho các Giám Mục.
Trong một tuyên bố gửi cho các linh mục và giáo dân địa phương và được The Pillar truy cập, Đức Hồng Y Porras thừa nhận rằng ngài và Đức Hồng Y Padrón đã viết bức thư, nhưng nhấn mạnh rằng “bức thư là bí mật và không thể được công bố”.
“Thật không may, ai đó đã rò rỉ nó và bây giờ nó đã được công khai,” ngài nói và nói thêm rằng “tôi không nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn rộng hơn và như một cái nhìn sâu sắc cho một tuyên bố cuối cùng hoặc việc xác định quan điểm.”
“Bây giờ, nó phải là một công cụ để phân tích, làm rõ và mở ra những con đường hòa bình. Những tình huống khó hiểu này đòi hỏi sự sáng suốt và bình tĩnh trước những gì chúng ta đang sống”, Đức Hồng Y Porras, người từ lâu đã nổi tiếng chỉ trích Maduro, kết luận.
“Bức thư là một tài liệu rất rõ ràng, mà tôi nghĩ nó thể hiện tình cảm của nhiều người ở Venezuela, và đặc biệt là của giới giáo sĩ. Nó nói rất rõ ràng về sự gian lận và thực tế là có một tổng thống mới đắc cử không được công nhận”, một linh mục người Venezuela nói với The Pillar.
Một nguồn tin của Vatican nói với The Pillar rằng các Hồng Y đã tự mình viết bức thư này. Họ đã không tham khảo ý kiến của Đức Thánh Cha hay bất kỳ ai khác ở Vatican để viết bức thư.
Tuy nhiên, cả hai vị Hồng Y Padrón và Porras đều được biết là thân thiết với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và Đức Phanxicô đã nhiều lần tuyên bố rằng ngài ủng hộ các giám mục Venezuela trong bối cảnh khủng hoảng.
Đức Giáo Hoàng nói về cuộc khủng hoảng ở Venezuela trong Kinh Truyền Tin Chúa Nhật, kêu gọi “tất cả các bên tìm kiếm sự thật, kiềm chế, tránh bất kỳ loại bạo lực nào, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, đặt lợi ích đích thực của người dân và không phải lợi ích đảng phái.”
Chủ tịch Hội đồng Giám mục, Đức Cha Jesús González de Zárate, nói với The Pillar rằng ngài không có bình luận gì về bức thư. Ngài cho biết “các giám mục đang theo dõi chặt chẽ tình hình và sẽ đưa ra một tuyên bố khác vào thời điểm thích hợp”.
Trong khi đó, tên độc tài Maduro thề sẽ tru diệt tàn bạo những ai dám thắc mắc kết quả của cuộc bầu cử.
Nicolás Maduro, người được bầu sau cái chết của Hugo Chávez năm 2013, đã thúc giục các chỉ huy quân đội ra lệnh “triển khai toàn diện” quân đội của họ để đáp trả thách thức của phe đối lập. Trước đó, tổng thống Venzeuela đã nói với quân đội được trang bị súng trường và khiên chống bạo động: “Các bạn có thể chắc chắn rằng chúng tôi sẽ truy đuổi tất cả bọn tội phạm và tất cả bọn phát xít vì chủ nghĩa phát xít sẽ không nắm được quyền lực ở Venezuela. Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì và tôi tin tưởng vào các bạn sẽ bảo đảm việc thực thi trật tự, luật pháp và hiến pháp.”
Source:Pillar CatholicIn leaked letter, Venezuelan cardinals call for ‘civic resistance’ against Maduro
Trong một lá thư gửi các giám mục Venezuela bị rò rỉ cuối tuần qua, hai vị Hồng Y người Venezuela đã kêu gọi “bất tuân dân sự và phản kháng” chống lại chế độ của nhà độc tài Nicolás Maduro.
“Các nguyên tắc không thể bị tương nhượng,” Đức Hồng Y Baltazar Porras, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Caracas, và Đức Hồng Y Diego Padrón, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Cumaná khẳng định.
Các ngài nói rằng Giáo hội có “nghĩa vụ đạo đức là hỗ trợ và duy trì các sáng kiến công bằng chống lại các hành vi lạm dụng bằng sự bất tuân và phản kháng của công dân”.
Bức thư ngày 31 tháng 7, được truyền thông địa phương Venezuela đăng tải vào tối Chúa Nhật, đã tố cáo điều mà các Hồng Y mô tả là “sự gian lận rõ ràng” của Maduro trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 28 tháng 7.
Chiến thắng của Maduro trong cuộc bầu cử đã bị quốc tế lên án là một kết quả bị thao túng. Phe đối lập tuyên bố rằng ứng cử viên của họ, Edmundo González, đã thắng cử với 68% số phiếu bầu - và đã công bố hơn 80% bảng kiểm phiếu của các đơn vị bầu cử của Venezuela trên một trang web để ủng hộ tuyên bố của mình. Chế độ của Maduro, cho đến nay, không công bố kết quả của các đơn vị bầu cử.
Cuộc bầu cử đầy tranh cãi đã gây ra các cuộc biểu tình lan rộng khắp Venezuela. Chính phủ đã đáp trả các cuộc biểu tình bằng các cuộc đàn áp nghiêm trọng. Khoảng 20 người đã thiệt mạng và hơn 1.000 người bị bỏ tù trong tuần qua.
Thư của các Hồng Y lên án phản ứng của chính phủ trước các cuộc biểu tình, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng Giáo hội có thể sớm phải đối mặt với cuộc đàn áp nghiêm trọng nếu các nhà lãnh đạo tiếp tục lên tiếng.
Bức thư cảnh báo về khả năng có một “chính phủ kiểu Nicaragua” trong tương lai. Tuy nhiên, các Hồng Y cho biết, Giáo hội không thể im lặng trước sự bất công.
“Chúng ta không và không nên giữ thái độ trung lập,” chúng nói, khi nói về nghĩa vụ “tố cáo một cách tiên tri, ngay cả khi đó là một rủi ro, những bất công, đồng thời công bố các nguyên tắc và giá trị của chúng ta, đồng hành cùng mọi người với tinh thần liên đới về mặt mục vụ”.
Các vị Hồng Y nói tiếp: “Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng nó cần thiết”.
Các ngài bác bỏ khả năng Giáo hội trở thành thành viên của một nỗ lực đối thoại hoặc hòa giải với chính phủ, “với tiền đề là thừa nhận việc công bố kết quả cuộc bầu cử của chế độ”. Giáo hội trước đây đã đóng vai trò hòa giải trong các cuộc biểu tình lớn khác trong quá khứ.
Hai vị Hồng Y nói: “Đối với chúng tôi, điều này là không thể chấp nhận được vì nó có nghĩa là bỏ qua sự gian lận rõ ràng, sự chiếm đoạt rõ ràng và phủ nhận ý chí toàn dân được thể hiện một cách rõ ràng”.
Mặc dù bức thư ban đầu được dự định gửi bí mật cho các giám mục Venezuela, nhưng nó đã bị rò rỉ cho báo chí địa phương vài ngày sau khi được gởi cho các Giám Mục.
Trong một tuyên bố gửi cho các linh mục và giáo dân địa phương và được The Pillar truy cập, Đức Hồng Y Porras thừa nhận rằng ngài và Đức Hồng Y Padrón đã viết bức thư, nhưng nhấn mạnh rằng “bức thư là bí mật và không thể được công bố”.
“Thật không may, ai đó đã rò rỉ nó và bây giờ nó đã được công khai,” ngài nói và nói thêm rằng “tôi không nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn rộng hơn và như một cái nhìn sâu sắc cho một tuyên bố cuối cùng hoặc việc xác định quan điểm.”
“Bây giờ, nó phải là một công cụ để phân tích, làm rõ và mở ra những con đường hòa bình. Những tình huống khó hiểu này đòi hỏi sự sáng suốt và bình tĩnh trước những gì chúng ta đang sống”, Đức Hồng Y Porras, người từ lâu đã nổi tiếng chỉ trích Maduro, kết luận.
“Bức thư là một tài liệu rất rõ ràng, mà tôi nghĩ nó thể hiện tình cảm của nhiều người ở Venezuela, và đặc biệt là của giới giáo sĩ. Nó nói rất rõ ràng về sự gian lận và thực tế là có một tổng thống mới đắc cử không được công nhận”, một linh mục người Venezuela nói với The Pillar.
Một nguồn tin của Vatican nói với The Pillar rằng các Hồng Y đã tự mình viết bức thư này. Họ đã không tham khảo ý kiến của Đức Thánh Cha hay bất kỳ ai khác ở Vatican để viết bức thư.
Tuy nhiên, cả hai vị Hồng Y Padrón và Porras đều được biết là thân thiết với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và Đức Phanxicô đã nhiều lần tuyên bố rằng ngài ủng hộ các giám mục Venezuela trong bối cảnh khủng hoảng.
Đức Giáo Hoàng nói về cuộc khủng hoảng ở Venezuela trong Kinh Truyền Tin Chúa Nhật, kêu gọi “tất cả các bên tìm kiếm sự thật, kiềm chế, tránh bất kỳ loại bạo lực nào, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, đặt lợi ích đích thực của người dân và không phải lợi ích đảng phái.”
Chủ tịch Hội đồng Giám mục, Đức Cha Jesús González de Zárate, nói với The Pillar rằng ngài không có bình luận gì về bức thư. Ngài cho biết “các giám mục đang theo dõi chặt chẽ tình hình và sẽ đưa ra một tuyên bố khác vào thời điểm thích hợp”.
Trong khi đó, tên độc tài Maduro thề sẽ tru diệt tàn bạo những ai dám thắc mắc kết quả của cuộc bầu cử.
Nicolás Maduro, người được bầu sau cái chết của Hugo Chávez năm 2013, đã thúc giục các chỉ huy quân đội ra lệnh “triển khai toàn diện” quân đội của họ để đáp trả thách thức của phe đối lập. Trước đó, tổng thống Venzeuela đã nói với quân đội được trang bị súng trường và khiên chống bạo động: “Các bạn có thể chắc chắn rằng chúng tôi sẽ truy đuổi tất cả bọn tội phạm và tất cả bọn phát xít vì chủ nghĩa phát xít sẽ không nắm được quyền lực ở Venezuela. Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì và tôi tin tưởng vào các bạn sẽ bảo đảm việc thực thi trật tự, luật pháp và hiến pháp.”
Source:Pillar Catholic
Tin Giáo Hội Việt Nam
Canh tân đời sống đức tin _ Gx Tụy Hiền - Hà Nội
BTTGx. Tụy Hiền
00:18 06/08/2024
47 BAN VÀ HỘI ĐOÀN VẠN THẮNG - TUỴ HIỀN TGP. HÀ NỘI CANH TÂN ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN
Xem Hình
Với chủ đề năm 2024 của Tổng giáo phận Hà Nội là: “Canh tân đời sống đức tin các hội đoàn”. Cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ đã mời Cha Giuse Đặng Đình Thà Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà về từ 01/7 đến ngày 16/7/2024, giúp các hội đoàn và các ban học hỏi về bổn phận, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi thành viên thuộc hội, ban trong Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là giáo xứ.
Cao điểm là Chúa nhật, ngày 04/8/2024. Đại diện của 47 hội, ban thuộc 2 xứ Vạn Thắng và Tuỵ Hiền qui tụ về nhà thờ Tuỵ Hiền chia sẻ đời sống đức tin của các hội đoàn và ban, hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn vì hồng ân Đức tin và xin ơn canh tân đức tin, cung nghinh Thánh Thể Chúa.
Đúng 16h30, Cha xứ làm Dấu, xướng Kinh Chúa Thánh Thần. Thầy MC nói lên ý nghĩa của cuộc tập họp hôm nay. Tiếp đến, thầy MC giới thiệu đại diện các Ban-Hội đoàn nam và nữ tường trình về hoạt động của các Hội đoàn. Trong phần tường trình, đại diện của các Hội đoàn đã trình bày về những điều mà Hội đoàn đã làm được, cũng như nêu lên những khó khăn, thử thách về đời sống đức tin của Hội đoàn mình, đồng thời đưa ra những định hướng trong thời gian sắp tới.
Ông Giuse Hoàng Văn Bắc đại diện các hội đoàn nam Tuỵ Hiền tường trình:
Kính thưa quý Cha Xứ
Kính thưa quý thầy, quý sơ
Kính thưa các Ông- Bà trong Hội đoàn nhà xứ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa
Năm 2024 là năm Canh tân đời sống đức tin hội đoàn. Thay mặt cho các hội đoàn nam của Giáo Xứ tôi xin báo cáo như sau:
• Những việc mà Hội Nam đã làm được:
+ Hội đã duy trì số lượng nam vào hội đạt 97%, duy trì được đóng góp quỹ xây dựng hội đầy đủ- Ngày Lễ Quan Thầy của hội các ông và anh em về dự lễ đầy đủ.
+ Thực hiện sự đoàn kết thống nhất trong hội.
+ Duy trì tình nghĩa trong hội ốm đau hội sẽ đi thăm hỏi và khi có người qua đời hội sẽ đi viếng, đọc kinh.
• Những việc Chưa làm được
+ Trong đời sống đức tin của một ít các ông và anh em còn yếu chưa duy trì việc đi Lễ thường xuyên và tỷ lệ đi Lễ còn ít người bao gồm cả lễ Chúa Nhật.
• Phương hướng trong thời gian tới
+ Hội tiếp tục duy trì quân số và chuyển lên các hội khác để có thể phát triển quân số đông hơn.
+ Duy trì đóng góp quỹ hội đầy đủ, tiếp tục các hoạt động sinh hoạt Hội thực hiện sự đoàn kết thống nhất cao trong hội.
+ Thể hiện tình cảm ốm thăm, chết viếng và đọc kinh cầu nguyện cho nhau.
+ Xin đề nghị với anh em và các ông trong hội. Phải củng cố được đức tin trong đời sống bằng việc đến nhà thừ đi Lễ thường xuyên đặc biệt các ngày Lễ trọng, Lễ buộc, Lễ Chúa Nhật.
Thông qua báo cáo này Kính xin Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ, Quý cộng đoàn năng cầu nguyện cho hội đoàn nam để qua đó hội đoàn nam trực thuộc giáo xứ Tụy Hiền có một đức tin kiên trung, bền vững qua đó có thể mang Chúa đến cho mọi người. Một lần nữa thay mặt cho hội đoàn nam xin cảm ơn Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ, Quý cộng đoàn về dự lễ và lắng nghe báo cáo của hội đoàn.
Bà Maria Hoàng Thị Tuyến đại diện các hội đoàn nữ Tuỵ Hiền tường trình:
Kính thưa quý Cha Xứ
Kính thưa quý thầy, quý sơ
Kính thưa các Ông- Bà trong Hội đoàn nhà xứ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa
Hôm nay con thay mặt cho hội đoàn nữ trong giáo xứ trình bày về báo cáo của hội đoàn trong năm canh tân đời sống đức tin các ban – hội đoàn.
• Những việc mà hội đoàn nữ đã làm được
+ Nhiều người trong hội đã tham gia thậm chí 2 hội, Legio, cả ca đoàn để sinh hoạt và phục vụ Thánh lễ, tham gia vào công việc dọn dẹp nhà xứ giữ gìn vệ sinh chung.
+ Tham gia các chương trình hoan ca văn nghệ mừng Chúa giáng sinh, tham gia các việc đạo đức bình dân như rước kiệu Đức Mẹ, vận động các chị em tham gia dâng hoa trong tháng hoa mân côi.
+ Đọc kinh cho những người mới qua đời, thăm hỏi những người đau ốm.
• Những việc mà hội đoàn nữ chưa làm được
+ Không tham dự kỳ thi giáo lý
+ Nhiều chị em không tham gia dâng hoa kính Đức Mẹ
+ Chị em còn lười trong công việc chung
• Phương hướng trong thời gian tới
+ Canh tân lại đời sống đức tin của các hội viên
+ Giữ vững đức tin bằng việc đi nhà thờ, tham dự thánh lễ, làm việc đạo đức bình dân
Hội đoàn chúng con vẫn còn yếu kém kính xin Cha cùng quý thầy, quý sơ cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa thay lời cầu nguyện cho chúng con. Chúng con xin chân thành cảm ơn.
Ông Giuse Nguyễn Văn Thiện đại diện hội đoàn năm Vạn Thắng trình bày:
Kính thưa Quý Cha Xứ
Kính thưa quý thầy, quý sơ
Kính thưa các Ông- Bà trong Hội đoàn nhà xứ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa
Hôm nay con thay mặt cho hội đoàn nam trong giáo xứ trình bày về báo cáo của hội đoàn trong năm canh tân đời sống đức tin các ban – hội đoàn
Giáo xứ chúng con có ba hội đoàn nam bao gồm:
1, Hội ông Thánh Giuse
2, Hội ông Thánh Antôn
3, Hội ông Thánh Phaolô
4, Ban Hát
5, Giới trẻ
6, Thiếu nhi
Trước kia mới thành lập hội, đời sống đức tin của chúng con còn tồn tại rất nhiều khó khăn, vẫn còn khô khan, thường hay bỏ đọc kinh tối sáng ngày thường. Bỏ lễ Chúa Nhật, bỏ làm tuần nhưng kể từ khi có Cha xứ, Cha phó về chia sẻ lời Chúa cho chúng con mỗi ngày chúng con được thăng tiến hơn. Chúng con đã chịu khó siêng năng đi nhà thờ mỗi ngày trong năm canh tân đổi mới các hội đoàn được sốt sắng hơn. Đức tin trong chúng con được canh tân đổi mới, mỗi ngày, được một thăng tiến hơn, chũng con cũng hay động viên nhau học hỏi lời Chúa mỗi ngày. Chúng con nguyện cố gắng xây dựng giáo xứ và các hội đoàn, mỗi ngày một thăng tiến hơn.
Cuối cùng con thay mặt đội đoàn nam xin cảm tạ Cha xứ và Cha phó, Quý Thầy, Quý Sơ được vạn sự bình an trong Chúa Kitô. Con xin chân thành cảm ơn.
Bà Maria Phạm Thị Sen đại diện các hội đoàn nữ Vạn Thắng trình bày:
Kính thưa Quý Cha Xứ
Kính thưa quý thầy, quý sơ
Kính thưa các Ông- Bà trong Hội đoàn nhà xứ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa
Hôm nay con thay mặt cho hội đoàn nữ trong giáo xứ trình bày về báo cáo của hội đoàn trong năm canh tân đời sống đức tin các ban – hội đoàn
Giáo xứ chúng con có sáu hội đoàn nữ là:
1, Hội bà Thánh Anna 2, Hội mân côi
3, Hội vô nhiễm 4, Hiệp Hội Dòng mến Thánh Giá Tại Thế
5, Hội La Vang 6, Hội Nữ Vương 7, Legio Mariae
Trước Kia mới thành lập hội, đời sống đức tin của chúng con còn non yếu, khô khan, thường hay bỏ đọc kinh tối sáng ngày thường, bỏ các ngày lễ Chúa Nhật, bỏ làm tuần. Nhưng kể từ khi có Cha xứ, Cha phó về chia sẻ lời Chúa cho chúng con mỗi ngày chúng con được thăng tiến hơn, chịu khó đi lễ đi nhà thờ mỗi ngày để học hỏi Lời Chúa. Chúng con nguyện cố gắng xây dựng giáo xứ và các hội đoàn mỗi ngày được thăng tiến hơn.
Cuối cùng con thay mặt đội đoàn nữ xin cảm tạ Cha xứ và Cha phó, Quý Thầy, Quý Sơ được vạn sự bình an trong Chúa Kitô. Con xin chân thành cảm ơn.
Bà Anna Trần Thị Ngoan thay mặt các hội đoàn nữ Đông Mỹ tường trình:
Kính thưa Quý Cha Xứ
Kính thưa quý thầy, quý sơ
Kính thưa các Ông- Bà trong Hội đoàn nhà xứ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa
Hôm nay con thay mặt cho hội đoàn nữ trong giáo họ trình bày về báo cáo của hội đoàn trong năm canh tân đời sống đức tin các ban – hội đoàn
Con xin được đại diện cho sáu hội đoàn của giáo họ Đông Mỹ trình bày:
• Những việc mà hội đoàn nữ đã làm được
+ Đi lễ, đọc kinh, cầu nguyện và làm việc tông đồ
+ Động viên các con em đi nhà thờ, tham dự thánh lễ
+ Thăm hỏi người già yếu, ốm đau, bệnh tật, đọc kinh cho người qua đời
• Những việc mà hội đoàn nữ chưa làm được
+ Một số chị em bỏ lễ, không tham gia những công việc chung, và còn nhút nhát khi làm việc tông đồ
• Phương hướng trong thời gian tới
+ Quyết tâm đến với Chúa nhiều hơn
+ Giúp các hội viên cải thiện đồng thời thăng tiến về đời sống đức tin
Hội đoàn chúng con vẫn còn yếu kém kính xin Cha cùng quý thầy, quý sơ cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa thay lời cầu nguyện cho chúng con. Chúng con xin chân thành cảm ơn.
Ông Gioan Hoàng Văn Đức tổng kết:
Trọng kính Cha xứ,
Con xin phép được thay mặt cho các thành viên của 47 hội đoàn và ban trong hai xứ Vạn Thắng và Tuỵ Hiền cám ơn Cha.
Năm năm gần đây, hai giáo xứ chúng con có thêm xứ đoàn Piô 10, giới trẻ Đam Minh, giới trẻ Gioan Phaolô II, 5 gia đình Legio Mariae, hai Hiệp Hội Mền Thánh Giá tại thế Đông Mỹ và Vạn Thắng, 1 ban kèn Micae, nâng tổng số hội vốn có lên 47 hội đoàn và ban.
Sinh hoạt hội từ trước tời giờ vẫn gói gọn đến ngày lễ quan thầy chúng con xưng tội, mừng lễ, liên hoan. Mấy năm nay, Cha xứ An-tôn vạch ra cho chúng con, không thuần tuý như thế mà hội đoàn Hội Thánh Công Giáo phải giúp nhau nên thánh. Cha đề ra cho chúng con giờ kinh liên đới trong hội, làm tuần hội, phục vũ Thánh lễ theo phiên, làm việc bác ái và nhắm tới truyền giáo.
Thực tế chúng con chưa làm được là bao. Hội đoàn chúng con vẫn chưa chuyên chăm học giáo lý, tham gia làm việc tông đồ truyền giáo rất khiêm tốn, góp phần mình xây dựng giáo họ và giáo xứ còn rất hạn chế. Nếu nói đến số hội thì 2 giáo xứ có đến 47 hội, ban thì phải mạnh lắm. Nhưng thực tế lại không được như mong muốn. Nhiều hội viên, cứ xưng tội xong lại bỏ lễ Chúa nhật. Đó là hiện tình hội đoàn 2 giáo xứ chúng con, con xin kính trình Cha.
17 giờ 00: Cuộc Rước Cung Nghinh Các Thánh Các Hội Đoàn Và Ban, sau cùng có kiệu Đức Mẹ Fatima. Ý muốn Mẹ là Ngôi Sao Sáng và là Nữ Vương Các Thánh Nam cùng Các Thánh Nữ ráo bước với niêm hân hoan tiến vào Thánh đường.
Trong bài giảng, cha Antôn chia sẻ về tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể trong đời sống đức tin của người tín hữu. Trong đời sống, chúng ta bận tâm vào quá nhiều thứ, nhưng Chúa mới là bận tâm đích thực và cần thiết cho đời sống của chúng ta. Kết thúc bài chia sẻ, cha xứ Antôn nhắn nhủ: Ước mong với ơn Chúa, mỗi người trong giáo xứ biết sống đạo, giữ đạo để đời sống đức tin của cộng đoàn giáo miền Tuỵ Hiền – Vạn Thắng mỗi ngày thêm thăng tiến và trổ sinh nhiều hoa trái.
Cung nghinh Thánh Thể Chúa: Sau Thánh lễ cộng đoàn dân Chúa long trọng cung nghinh Thánh Thể xung quanh khuôn viên nhà thờ. Điểm dừng tại Đền Thánh Hưởng, suy niệm, cầu nguyện, kính múc lấy ơn Chúa. Nhà thờ là chặng đầu và cũng là cuối để dân chúng hát Bài Tạ Ơn.
Ước mong, ngày đại hội giúp mỗi thành viên trong các Ban-Hội đoàn luôn thăng tiến trong đời sống đức tin, sống liên đới, hiệp nhất và nên thánh, để từ đó, cùng nhau làm chứng cho Chúa Kitô và loan báo Tin Mừng.
Xem Hình
Với chủ đề năm 2024 của Tổng giáo phận Hà Nội là: “Canh tân đời sống đức tin các hội đoàn”. Cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ đã mời Cha Giuse Đặng Đình Thà Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà về từ 01/7 đến ngày 16/7/2024, giúp các hội đoàn và các ban học hỏi về bổn phận, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi thành viên thuộc hội, ban trong Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là giáo xứ.
Cao điểm là Chúa nhật, ngày 04/8/2024. Đại diện của 47 hội, ban thuộc 2 xứ Vạn Thắng và Tuỵ Hiền qui tụ về nhà thờ Tuỵ Hiền chia sẻ đời sống đức tin của các hội đoàn và ban, hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn vì hồng ân Đức tin và xin ơn canh tân đức tin, cung nghinh Thánh Thể Chúa.
Đúng 16h30, Cha xứ làm Dấu, xướng Kinh Chúa Thánh Thần. Thầy MC nói lên ý nghĩa của cuộc tập họp hôm nay. Tiếp đến, thầy MC giới thiệu đại diện các Ban-Hội đoàn nam và nữ tường trình về hoạt động của các Hội đoàn. Trong phần tường trình, đại diện của các Hội đoàn đã trình bày về những điều mà Hội đoàn đã làm được, cũng như nêu lên những khó khăn, thử thách về đời sống đức tin của Hội đoàn mình, đồng thời đưa ra những định hướng trong thời gian sắp tới.
Ông Giuse Hoàng Văn Bắc đại diện các hội đoàn nam Tuỵ Hiền tường trình:
Kính thưa quý Cha Xứ
Kính thưa quý thầy, quý sơ
Kính thưa các Ông- Bà trong Hội đoàn nhà xứ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa
Năm 2024 là năm Canh tân đời sống đức tin hội đoàn. Thay mặt cho các hội đoàn nam của Giáo Xứ tôi xin báo cáo như sau:
• Những việc mà Hội Nam đã làm được:
+ Hội đã duy trì số lượng nam vào hội đạt 97%, duy trì được đóng góp quỹ xây dựng hội đầy đủ- Ngày Lễ Quan Thầy của hội các ông và anh em về dự lễ đầy đủ.
+ Thực hiện sự đoàn kết thống nhất trong hội.
+ Duy trì tình nghĩa trong hội ốm đau hội sẽ đi thăm hỏi và khi có người qua đời hội sẽ đi viếng, đọc kinh.
• Những việc Chưa làm được
+ Trong đời sống đức tin của một ít các ông và anh em còn yếu chưa duy trì việc đi Lễ thường xuyên và tỷ lệ đi Lễ còn ít người bao gồm cả lễ Chúa Nhật.
• Phương hướng trong thời gian tới
+ Hội tiếp tục duy trì quân số và chuyển lên các hội khác để có thể phát triển quân số đông hơn.
+ Duy trì đóng góp quỹ hội đầy đủ, tiếp tục các hoạt động sinh hoạt Hội thực hiện sự đoàn kết thống nhất cao trong hội.
+ Thể hiện tình cảm ốm thăm, chết viếng và đọc kinh cầu nguyện cho nhau.
+ Xin đề nghị với anh em và các ông trong hội. Phải củng cố được đức tin trong đời sống bằng việc đến nhà thừ đi Lễ thường xuyên đặc biệt các ngày Lễ trọng, Lễ buộc, Lễ Chúa Nhật.
Thông qua báo cáo này Kính xin Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ, Quý cộng đoàn năng cầu nguyện cho hội đoàn nam để qua đó hội đoàn nam trực thuộc giáo xứ Tụy Hiền có một đức tin kiên trung, bền vững qua đó có thể mang Chúa đến cho mọi người. Một lần nữa thay mặt cho hội đoàn nam xin cảm ơn Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ, Quý cộng đoàn về dự lễ và lắng nghe báo cáo của hội đoàn.
Bà Maria Hoàng Thị Tuyến đại diện các hội đoàn nữ Tuỵ Hiền tường trình:
Kính thưa quý Cha Xứ
Kính thưa quý thầy, quý sơ
Kính thưa các Ông- Bà trong Hội đoàn nhà xứ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa
Hôm nay con thay mặt cho hội đoàn nữ trong giáo xứ trình bày về báo cáo của hội đoàn trong năm canh tân đời sống đức tin các ban – hội đoàn.
• Những việc mà hội đoàn nữ đã làm được
+ Nhiều người trong hội đã tham gia thậm chí 2 hội, Legio, cả ca đoàn để sinh hoạt và phục vụ Thánh lễ, tham gia vào công việc dọn dẹp nhà xứ giữ gìn vệ sinh chung.
+ Tham gia các chương trình hoan ca văn nghệ mừng Chúa giáng sinh, tham gia các việc đạo đức bình dân như rước kiệu Đức Mẹ, vận động các chị em tham gia dâng hoa trong tháng hoa mân côi.
+ Đọc kinh cho những người mới qua đời, thăm hỏi những người đau ốm.
• Những việc mà hội đoàn nữ chưa làm được
+ Không tham dự kỳ thi giáo lý
+ Nhiều chị em không tham gia dâng hoa kính Đức Mẹ
+ Chị em còn lười trong công việc chung
• Phương hướng trong thời gian tới
+ Canh tân lại đời sống đức tin của các hội viên
+ Giữ vững đức tin bằng việc đi nhà thờ, tham dự thánh lễ, làm việc đạo đức bình dân
Hội đoàn chúng con vẫn còn yếu kém kính xin Cha cùng quý thầy, quý sơ cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa thay lời cầu nguyện cho chúng con. Chúng con xin chân thành cảm ơn.
Ông Giuse Nguyễn Văn Thiện đại diện hội đoàn năm Vạn Thắng trình bày:
Kính thưa Quý Cha Xứ
Kính thưa quý thầy, quý sơ
Kính thưa các Ông- Bà trong Hội đoàn nhà xứ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa
Hôm nay con thay mặt cho hội đoàn nam trong giáo xứ trình bày về báo cáo của hội đoàn trong năm canh tân đời sống đức tin các ban – hội đoàn
Giáo xứ chúng con có ba hội đoàn nam bao gồm:
1, Hội ông Thánh Giuse
2, Hội ông Thánh Antôn
3, Hội ông Thánh Phaolô
4, Ban Hát
5, Giới trẻ
6, Thiếu nhi
Trước kia mới thành lập hội, đời sống đức tin của chúng con còn tồn tại rất nhiều khó khăn, vẫn còn khô khan, thường hay bỏ đọc kinh tối sáng ngày thường. Bỏ lễ Chúa Nhật, bỏ làm tuần nhưng kể từ khi có Cha xứ, Cha phó về chia sẻ lời Chúa cho chúng con mỗi ngày chúng con được thăng tiến hơn. Chúng con đã chịu khó siêng năng đi nhà thờ mỗi ngày trong năm canh tân đổi mới các hội đoàn được sốt sắng hơn. Đức tin trong chúng con được canh tân đổi mới, mỗi ngày, được một thăng tiến hơn, chũng con cũng hay động viên nhau học hỏi lời Chúa mỗi ngày. Chúng con nguyện cố gắng xây dựng giáo xứ và các hội đoàn, mỗi ngày một thăng tiến hơn.
Cuối cùng con thay mặt đội đoàn nam xin cảm tạ Cha xứ và Cha phó, Quý Thầy, Quý Sơ được vạn sự bình an trong Chúa Kitô. Con xin chân thành cảm ơn.
Bà Maria Phạm Thị Sen đại diện các hội đoàn nữ Vạn Thắng trình bày:
Kính thưa Quý Cha Xứ
Kính thưa quý thầy, quý sơ
Kính thưa các Ông- Bà trong Hội đoàn nhà xứ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa
Hôm nay con thay mặt cho hội đoàn nữ trong giáo xứ trình bày về báo cáo của hội đoàn trong năm canh tân đời sống đức tin các ban – hội đoàn
Giáo xứ chúng con có sáu hội đoàn nữ là:
1, Hội bà Thánh Anna 2, Hội mân côi
3, Hội vô nhiễm 4, Hiệp Hội Dòng mến Thánh Giá Tại Thế
5, Hội La Vang 6, Hội Nữ Vương 7, Legio Mariae
Trước Kia mới thành lập hội, đời sống đức tin của chúng con còn non yếu, khô khan, thường hay bỏ đọc kinh tối sáng ngày thường, bỏ các ngày lễ Chúa Nhật, bỏ làm tuần. Nhưng kể từ khi có Cha xứ, Cha phó về chia sẻ lời Chúa cho chúng con mỗi ngày chúng con được thăng tiến hơn, chịu khó đi lễ đi nhà thờ mỗi ngày để học hỏi Lời Chúa. Chúng con nguyện cố gắng xây dựng giáo xứ và các hội đoàn mỗi ngày được thăng tiến hơn.
Cuối cùng con thay mặt đội đoàn nữ xin cảm tạ Cha xứ và Cha phó, Quý Thầy, Quý Sơ được vạn sự bình an trong Chúa Kitô. Con xin chân thành cảm ơn.
Bà Anna Trần Thị Ngoan thay mặt các hội đoàn nữ Đông Mỹ tường trình:
Kính thưa Quý Cha Xứ
Kính thưa quý thầy, quý sơ
Kính thưa các Ông- Bà trong Hội đoàn nhà xứ
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa
Hôm nay con thay mặt cho hội đoàn nữ trong giáo họ trình bày về báo cáo của hội đoàn trong năm canh tân đời sống đức tin các ban – hội đoàn
Con xin được đại diện cho sáu hội đoàn của giáo họ Đông Mỹ trình bày:
• Những việc mà hội đoàn nữ đã làm được
+ Đi lễ, đọc kinh, cầu nguyện và làm việc tông đồ
+ Động viên các con em đi nhà thờ, tham dự thánh lễ
+ Thăm hỏi người già yếu, ốm đau, bệnh tật, đọc kinh cho người qua đời
• Những việc mà hội đoàn nữ chưa làm được
+ Một số chị em bỏ lễ, không tham gia những công việc chung, và còn nhút nhát khi làm việc tông đồ
• Phương hướng trong thời gian tới
+ Quyết tâm đến với Chúa nhiều hơn
+ Giúp các hội viên cải thiện đồng thời thăng tiến về đời sống đức tin
Hội đoàn chúng con vẫn còn yếu kém kính xin Cha cùng quý thầy, quý sơ cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa thay lời cầu nguyện cho chúng con. Chúng con xin chân thành cảm ơn.
Ông Gioan Hoàng Văn Đức tổng kết:
Trọng kính Cha xứ,
Con xin phép được thay mặt cho các thành viên của 47 hội đoàn và ban trong hai xứ Vạn Thắng và Tuỵ Hiền cám ơn Cha.
Năm năm gần đây, hai giáo xứ chúng con có thêm xứ đoàn Piô 10, giới trẻ Đam Minh, giới trẻ Gioan Phaolô II, 5 gia đình Legio Mariae, hai Hiệp Hội Mền Thánh Giá tại thế Đông Mỹ và Vạn Thắng, 1 ban kèn Micae, nâng tổng số hội vốn có lên 47 hội đoàn và ban.
Sinh hoạt hội từ trước tời giờ vẫn gói gọn đến ngày lễ quan thầy chúng con xưng tội, mừng lễ, liên hoan. Mấy năm nay, Cha xứ An-tôn vạch ra cho chúng con, không thuần tuý như thế mà hội đoàn Hội Thánh Công Giáo phải giúp nhau nên thánh. Cha đề ra cho chúng con giờ kinh liên đới trong hội, làm tuần hội, phục vũ Thánh lễ theo phiên, làm việc bác ái và nhắm tới truyền giáo.
Thực tế chúng con chưa làm được là bao. Hội đoàn chúng con vẫn chưa chuyên chăm học giáo lý, tham gia làm việc tông đồ truyền giáo rất khiêm tốn, góp phần mình xây dựng giáo họ và giáo xứ còn rất hạn chế. Nếu nói đến số hội thì 2 giáo xứ có đến 47 hội, ban thì phải mạnh lắm. Nhưng thực tế lại không được như mong muốn. Nhiều hội viên, cứ xưng tội xong lại bỏ lễ Chúa nhật. Đó là hiện tình hội đoàn 2 giáo xứ chúng con, con xin kính trình Cha.
17 giờ 00: Cuộc Rước Cung Nghinh Các Thánh Các Hội Đoàn Và Ban, sau cùng có kiệu Đức Mẹ Fatima. Ý muốn Mẹ là Ngôi Sao Sáng và là Nữ Vương Các Thánh Nam cùng Các Thánh Nữ ráo bước với niêm hân hoan tiến vào Thánh đường.
Trong bài giảng, cha Antôn chia sẻ về tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể trong đời sống đức tin của người tín hữu. Trong đời sống, chúng ta bận tâm vào quá nhiều thứ, nhưng Chúa mới là bận tâm đích thực và cần thiết cho đời sống của chúng ta. Kết thúc bài chia sẻ, cha xứ Antôn nhắn nhủ: Ước mong với ơn Chúa, mỗi người trong giáo xứ biết sống đạo, giữ đạo để đời sống đức tin của cộng đoàn giáo miền Tuỵ Hiền – Vạn Thắng mỗi ngày thêm thăng tiến và trổ sinh nhiều hoa trái.
Cung nghinh Thánh Thể Chúa: Sau Thánh lễ cộng đoàn dân Chúa long trọng cung nghinh Thánh Thể xung quanh khuôn viên nhà thờ. Điểm dừng tại Đền Thánh Hưởng, suy niệm, cầu nguyện, kính múc lấy ơn Chúa. Nhà thờ là chặng đầu và cũng là cuối để dân chúng hát Bài Tạ Ơn.
Ước mong, ngày đại hội giúp mỗi thành viên trong các Ban-Hội đoàn luôn thăng tiến trong đời sống đức tin, sống liên đới, hiệp nhất và nên thánh, để từ đó, cùng nhau làm chứng cho Chúa Kitô và loan báo Tin Mừng.
VietCatholic TV
Kyiv thắng lớn: Cú tấn công phi trường thành công nhất đến nay. Iran sôi sục: Căn cứ Mỹ bị tấn công
VietCatholic Media
03:13 06/08/2024
1. Ukraine đang vượt qua 'ranh giới đỏ' khác của Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Is Crossing Another Russian 'Red Line'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các blogger quân sự Nga đang hạ thấp mối đe dọa mà các máy bay F-16 được giao cho Ukraine gây ra cho lực lượng Mạc Tư Khoa, trái ngược với những lo ngại trước đó của những tiếng nói ủng hộ cuộc xâm lược rằng, đối với Điện Cẩm Linh, “ranh giới đỏ” sẽ bị vượt qua nếu F-16 được giao cho Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm Chúa Nhật cho biết những chiếc F-16 được chờ đợi từ lâu đã được nhận, đồng thời ông cảm ơn Đan Mạch, Hòa Lan và Mỹ.
Theo The Economist, Kyiv cho đến nay đã nhận được 10 trong số 79 máy bay phản lực, lưu ý rằng các phi công Ukraine có thể bay nhiều gấp đôi số lượng đó vào cuối năm nay.
Tháng 7, năm ngoái 2023, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa sẽ coi việc cung cấp F-16 cho Ukraine là “mối đe dọa từ phương Tây trong lĩnh vực hạt nhân” vì khả năng mang vũ khí hạt nhân của máy bay phản lực này. Ông nhắc lại cảnh báo rằng khi cung cấp vũ khí cho Ukraine, các đồng minh NATO có nguy cơ bước vào “tình huống đối đầu vũ trang trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân”.
Vladimir Solovyov, tuyên truyền viên trên TV của Điện Cẩm Linh, làm rõ hơn lời đe dọa của Sergey Lavrov: “Ngày F-16 đáp xuống Ukraine, thế chiến thứ ba nổ ra ngay lập tức và phản ứng hạt nhân là không thể tránh khỏi.”
Bây giờ thì sao? F-16 đã đáp xuống Ukraine, và Tổng thống Zelenskiy đã trao nhiệm vụ cho phi đội F-16 tân lập.
Putin ra lệnh di tản các chiến đấu cơ khỏi bán đảo Crimea trong khi các blogger Nga đã đua nhau đánh giá thấp tác động của máy bay phản lực Lockhead Martin, vốn có thể mang bom, rocket và hỏa tiễn, trên chiến trường.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết lập trường này của những người ủng hộ chiến tranh ủng hộ Điện Cẩm Linh, những người đóng vai trò quan trọng trong cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa, cho thấy Nga tiếp tục lùi dần các “ranh giới đỏ” hay trên thực tế chả có cái “ranh giới đỏ”.
Trong bản cập nhật hôm Chúa Nhật, tổ chức nghiên cứu Washington DC than phiền rằng các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ thường dễ dàng bị thao túng khi các nhà bình luận và quan chức Nga liên tục cảnh báo rằng việc cung cấp vũ khí của phương Tây cho Ukraine sẽ vi phạm ranh giới đỏ, có thể buộc Nga phải đáp trả leo thang.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin, các đồng minh của Ukraine, dẫn đầu là Mỹ, đã điều chỉnh hỗ trợ quân sự của họ để tránh leo thang xung đột.
Tờ Kyiv Post đưa tin, năm ngoái, Nga đã đưa ra 15 tuyên bố chính thức về “ranh giới đỏ”, so với 24 tuyên bố mà nước này đưa ra trong năm đầu tiên xâm lược. Putin đã nói rằng mối đe dọa hành động hạt nhân có thể xảy ra nếu ranh giới đỏ của mối đe dọa sống còn đối với nhà nước bị vượt qua, mặc dù điều này chưa được xác định rõ ràng.
Vũ khí của Mỹ tại Kyiv đã chuyển đổi từ hỏa tiễn Javelin và Stinger đến hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, và pháo phản lực M777. Cảnh báo của Mạc Tư Khoa vào tháng 9 năm 2023 về việc Mỹ cung cấp hỏa tiễn ATACMS tầm xa đã bị Mạc Tư Khoa phớt lờ vào tháng sau đó.
Tháng 11 năm 2022, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo về ngày tận thế nếu phương Tây cung cấp hệ thống hỏa tiễn Patriot, nhưng Patriot đã đến Ukraine. Có gì xảy ra không? Không.
Mạc Tư Khoa cũng cảnh báo không có hỏa tiễn nào do phương Tây sản xuất có thể bắn vào Nga. Nhưng các cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vào tháng 12/2023 đã giết chết ít nhất 21 người ở vùng Belgorod của Nga.
Những trường hợp này nằm trong số những trường hợp mà ISW cho biết hôm Chúa Nhật cho thấy Mạc Tư Khoa đã “liên tục chứng minh” rằng việc đề cập đến các ranh giới đỏ “là một kỹ thuật kiểm soát phản xạ nhằm buộc phương Tây phải tự răn đe không cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine”.
ISW cho biết Kyiv và các đồng minh của họ đã vượt qua các ranh giới đỏ do Nga tự xác định mà không có phản ứng đáng kể nào từ phía Nga.
Hôm Chúa Nhật 17 Tháng Mười Hai, 2023, tại Diễn Đàn An Ninh Thế giới, Tướng Ben Hodges đã đưa ra nhận định sau:
“Khi chúng ta viện trợ cho Ukraine, Nga thường xuyên đề cập đến những lằn ranh đỏ kích hoạt vũ khí hạt nhân. Nhưng trong thực tế, chẳng có điều gì sẽ xảy ra, vì họ lo ngại chúng ta.”
“Chúng ta tiếp tục tự hù dọa chính mình. Nga biết rằng tất cả những gì họ phải làm là đề cập đến hạt nhân mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn, và điều đó khiến chúng ta dừng lại. Chúng ta đang bị tống tiền. Và tôi nghĩ đây là một tiền lệ khủng khiếp cho tương lai.”
2. Kyiv cho biết máy bay Su-34 của Nga bị phá hủy trong cuộc tấn công của Ukraine vào phi trường Morozovsk
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 05 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết quân đội Ukraine đã phá hủy một chiến đấu cơ ném bom Su-34 của Nga và một chứa bom lượn tại phi trường Morozovsk ở tỉnh Rostov của Nga vào ngày 3 Tháng Tám. Đại Úy Yusov cho biết như trên trích dẫn các hình ảnh vệ tinh làm bằng chứng.
Trước đó, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine xác nhận vụ tấn công vào phi trường Nga, và nói rằng một kho đạn chứa bom lượn đã bị tấn công.
Ông cho biết hai máy bay Su-34 khác của Nga có thể đã bị hư hại do các mảnh vỡ.
Đại Úy Yusov nhấn mạnh rằng cuộc tấn công đã phá hủy hoàn toàn một kho vũ khí hàng không của Nga. Các bức ảnh vệ tinh được công bố cho thấy các miệng hố do vụ nổ gây ra trên lãnh thổ của phi trường, nằm cách tiền tuyến 265 km.
Đại Úy Yusov cho biết thêm 4 tòa nhà kỹ thuật và 2 nhà chứa máy bay cũng bị hư hại.
Căn cứ không quân Morozovsk trước đây từng là mục tiêu của Ukraine. Một nguồn tin tình báo nói với tờ Kyiv Independent hồi tháng 4 rằng 6 chiến đấu cơ đồn trú tại phi trường đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công của Ukraine.
Quân đội Ukraine cho biết, cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine hôm 2 Tháng Tám đã đánh chìm tàu ngầm lớp Kilo của Hạm đội Hắc Hải của Nga và làm hư hỏng hệ thống phòng không S-400 ở Crimea.
3. Lính Mỹ bị thương trong cuộc tấn công ở Iraq khi căng thẳng trong khu vực gia tăng
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US troops injured in attack in Iraq as tensions in region increase”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết một số binh sĩ Mỹ đã bị thương trong một vụ tấn công hôm Thứ Hai, 05 Tháng Tám. Vụ tấn công bị nghi ngờ bằng hỏa tiễn đã nhằm vào căn cứ không quân Al-Asad ở Iraq, nơi có quân đội Mỹ và liên quân đồn trú.
Cuộc tấn công xảy ra trong bối cảnh Israel và Mỹ đang chuyển lực lượng trong khu vực trong khi chờ đợi một cuộc tấn công dự kiến của Iran nhằm vào Israel, mà các quan chức Mỹ cho rằng cũng có thể nhắm vào các căn cứ và tài sản của Mỹ trong khu vực.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder, cho biết: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng hôm nay đã xảy ra một vụ tấn công bằng hỏa tiễn nhằm vào lực lượng Mỹ và liên minh tại căn cứ không quân Al-Asad, Iraq”. “Dấu hiệu ban đầu cho thấy một số binh sĩ Mỹ đã bị thương.” Việc đánh giá thiệt hại đang được tiến hành.
Al-Asad đã bị tấn công nhiều lần từ lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn trong năm qua. Từ tháng 10 đến tháng Giêng, quân đội Mỹ và liên quân đã hứng chịu hơn 150 cuộc tấn công, đỉnh điểm là cuộc tấn công hồi Tháng Giêng vào một tiền đồn của Mỹ ở Jordan khiến 3 lính Mỹ thiệt mạng.
Đáp lại, Mỹ đã tiến hành một cuộc phản công lớn nhằm vào 85 mục tiêu trên khắp Iraq và Syria.
Khu vực này đã rơi vào tình trạng căng thẳng trong tuần qua sau vụ ám sát các thủ lĩnh hàng đầu của Hezbollah và Hamas ở Beirut và Tehran. Israel đã tuyên bố ghi công cho cái trước nhưng chưa bình luận công khai về cái sau.
Để chuẩn bị cho phản ứng dự kiến của Iran trước các vụ ám sát, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã ra lệnh cho Hàng Không Mẫu Hạm USS Abraham Lincoln, hiện đang hoạt động ở Thái Bình Dương, và các tàu khu trục hộ tống tới khu vực, cùng với một phi đội chiến đấu cơ bổ sung. Hàng Không Mẫu Hạm Lincoln sẽ thay thế Hàng Không Mẫu Hạm Roosevelt đã có mặt trong khu vực.
Một lực lượng không quân mới của Mỹ và nhiều lực lượng phòng không khác cũng đã được điều động tới khu vực.
Những tài sản này sẽ tham gia vào sứ mệnh kéo dài hàng tháng ở Biển Đỏ, nơi một số tàu khu trục của Mỹ đã đóng quân kể từ tháng 12, nhằm bắn hạ máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn do nhóm phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen phóng đi.
Điều lo ngại là các lực lượng ủy nhiệm của Iran như Hezbollah ở Li Băng, Houthis ở Yemen và các nhóm chiến binh ở Iraq và Syria có thể tấn công đồng thời các lực lượng Israel và Mỹ từ nhiều hướng, làm căng các hệ thống phòng thủ và có khả năng đẩy khu vực vào một cuộc xung đột rộng hơn.
4. Lính Anh cảnh báo Nga có thể do thám việc huấn luyện quân đội Ukraine
Các binh sĩ Anh đã được cảnh báo rằng Nga có thể đang sử dụng gián điệp và máy bay điều khiển từ xa để lấy thông tin về các quân nhân Ukraine được đào tạo ở Anh, The Times đưa tin hôm Thứ Hai, 05 Tháng Tám, trích dẫn một cuốn sổ tay quân sự được lưu hành trong quân đội.
Điều này phản ánh những cảnh báo tương tự ở những nơi khác ở Âu Châu về việc Mạc Tư Khoa do thám những nỗ lực của phương Tây nhằm huấn luyện binh lính Ukraine.
Theo sổ tay quân sự của Anh, tình báo Nga đặc biệt quan tâm đến Chiến dịch Interflex, chương trình do Anh dẫn đầu nhằm đào tạo khoảng 34.000 tân binh Ukraine.
Các phương pháp gián điệp có thể bao gồm việc cho máy bay điều khiển từ xa bay qua các căn cứ quân sự và các điệp viên Nga tiếp cận trực tiếp hoặc trực tuyến các huấn luyện viên Anh.
Cuốn sổ tay viết: “Các địa điểm dễ bị tổn thương bao gồm các khu vực huấn luyện, phi trường, hải cảng cũng như các địa điểm lưu trú và hậu cần quan trọng”.
Các nguồn tin quốc phòng giấu tên nói với The Times rằng có “rất ít bằng chứng” Nga thực sự đã sử dụng máy bay điều khiển từ xa để do thám các cơ sở quân sự của Anh. Cuốn sổ tay này nhiều khả năng nhằm mục đích cảnh báo các nhân viên Anh về những rủi ro có thể xảy ra, trong bối cảnh gần đây có những trường hợp nghi ngờ máy bay điều khiển từ xa do thám đang theo dõi quá trình huấn luyện lính nghĩa vụ Ukraine ở Đức.
Hồi tháng Giêng, chính quyền Đức thừa nhận rằng các máy bay điều khiển từ xa không xác định được phát hiện trên khu vực huấn luyện quân sự là một vấn đề tái diễn và cho đến nay, chưa có chiếc nào trong số chúng bị đánh chặn thành công.
Một liên minh gồm 34 quốc gia giúp huấn luyện quân đội Ukraine ở nước ngoài như một cách hỗ trợ Kyiv chống lại sự xâm lược của Nga. Chiến dịch đa quốc gia do Anh lãnh đạo là một trong những dự án hàng đầu, chủ yếu được thiết kế để cung cấp huấn luyện quân sự cơ bản cho những tân binh tại các cơ sở huấn luyện khác nhau.
Ngoài ra, sứ mệnh EUMAM của Liên Hiệp Âu Châu nhằm mục đích huấn luyện 60.000 quân Ukraine vào cuối mùa hè.
5. ATACMS và drone của Ukraine nhắm vào các trung tâm dầu mỏ quan trọng phía Nam Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's ATACMS, Drone Strikes Target Russia's Key Southern Oil Hubs”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 05 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết các lực lượng Ukraine đã sử dụng máy bay điều khiển từ xa để tấn công vào một trung tâm dầu mỏ quan trọng ở khu vực phía nam Rostov của Nga và sử dụng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ sản xuất và hỏa tiễn Storm Shadow để tấn công một trung tâm nhiên liệu ở Luhansk bị tạm chiếm.
Theo kênh Astra Telegram do các nhà báo độc lập của Nga điều hành, một đám cháy lớn đã bùng phát tại thành phố Azov ở Rostov hôm Chúa Nhật sau khi máy bay điều khiển từ xa đâm vào một kho dầu. Kênh này đã chia sẻ đoạn video và hình ảnh về vụ cháy, cho thấy một cột khói đen khổng lồ bốc lên trời.
Vasily Golubev, Thống đốc khu vực Rostov của Nga, xác nhận vụ tấn công đã xảy ra nhưng nói rằng không có thương vong nào được báo cáo. Như thường lệ, ông cũng không đề cập đến tổn thất về cơ sở vật chất.
Tại khu vực phía đông Luhansk bị tạm chiếm của Ukraine, chính quyền do Điện Cẩm Linh cài đặt tuyên bố rằng lực lượng Ukraine đã sử dụng 12 hỏa tiễn do phương Tây cung cấp để nhắm vào khu vực này. Cuộc tấn công được cho là đã tấn công các kho lưu trữ nhiên liệu.
Nhà lãnh đạo khu vực tự xưng do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, Leonid Pasechnik, cho biết các hệ thống phòng không đã bắn hạ 4 hỏa tiễn.
“Lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn 12 hỏa tiễn do phương Tây sản xuất vào Luhansk. Có lẽ là 8 hỏa tiễn ATACMS và 4 hỏa tiễn Storm Shadow”, Pasechnik cho biết. “Bốn hỏa tiễn đã bị lực lượng phòng không bắn hạ khi họ tiếp cận thành phố. Các cuộc tấn công đã tấn công các nhà kho nơi đặt thùng nhiên liệu và khu vực tư nhân.”
Thống đốc khu vực Luhansk, Artem Lysohor, cho biết đám cháy đã bùng phát tại một nhà máy dùng để lưu trữ và sửa chữa thiết bị quân sự của Nga do “hệ thống phòng không của Nga hoạt động kém”.
Đại Úy Yusov nói với các phóng viên báo chí rằng 15 máy bay điều khiển từ xa kamikaze đã được sử dụng để tấn công kho nhiên liệu Rostov của Nga.
Cuộc tấn công dường như là một phần trong chiến dịch đang diễn ra của Ukraine, bắt đầu vào tháng Giêng, nhằm vào các trung tâm dầu mỏ của Nga. Tờ Moscow Times đưa tin vào cuối tháng 6 rằng ít nhất 40 kho dầu và nhà máy lọc dầu của Nga đã bị máy bay điều khiển từ xa tấn công kể từ đầu năm, trong đó có một số kho lớn nhất nước.
Các cuộc tấn công thường được thực hiện bởi Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, và Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine, gọi tắt là GUR.
Vào tháng 3, Olha Stefanishyna, phó thủ tướng Ukraine cho biết các nhà máy lọc dầu của Nga là mục tiêu quân sự hợp pháp trong cuộc chiến vì chúng hỗ trợ nền kinh tế chiến tranh của nhà độc tài Vladimir Putin.
Các báo cáo cho thấy các quan chức Mỹ đã yêu cầu Ukraine hạn chế tấn công vào các trung tâm dầu mỏ để ngăn chặn sự gián đoạn có thể xảy ra đối với thị trường nhiên liệu toàn cầu. Vào tháng 5, cơ quan tình báo Ngũ Giác Đài ước tính rằng ít nhất 14% công suất lọc dầu của Nga đã bị gián đoạn do các cuộc tấn công gần đây.
6. Nga tấn công vào Thủ đô Kyiv để trả thù cho căn cứ không quân Morozovsk
Hôm Thứ Ba, 06 Tháng Tám, Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết ít nhất 4 vụ nổ đã được nghe thấy ở Kyiv ngay sau khi cảnh báo trên không vang lên vào khoảng 23h giờ địa phương, hôm thứ Hai.
Vụ nổ đầu tiên được nghe thấy trong thành phố chỉ vài phút sau khi cảnh báo trên không lần đầu tiên vang lên.
Nhiều vụ nổ khác đã được nghe thấy ngay sau khi Không quân Ukraine cảnh báo rằng hỏa tiễn tốc độ cao đang hướng tới tỉnh Kyiv.
Tướng Popko cho biết, theo thông tin sơ bộ, Nga đã sử dụng hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M hoặc KN-23 của Bắc Hàn.
Ông cho biết: “Tính đến thời điểm này, không có sự tàn phá nào được ghi nhận ở Kyiv và không có thông tin nào về các nạn nhân”.
Tướng Popko nhận định rằng, vụ tấn công này là nhằm trả đũa cho vụ tấn công của Ukraine vào căn cứ không quân Morozovsk của Nga, gây thiệt hại cho một kho đạn chứa bom lượn.
Một chiến đấu cơ ném bom Su-34 của Nga bị phá hủy hoàn toàn và 2 chiếc Su-34 bị hư hại nặng. Bốn tòa nhà kỹ thuật và hai nhà chứa máy bay cũng bị hư hại.
Căn cứ không quân Morozovsk, nằm cách tiền tuyến 265 km, trước đây đã từng là mục tiêu của Ukraine. Một nguồn tin tình báo nói với tờ Kyiv Independent vào tháng 4 rằng sáu chiến đấu cơ đồn trú tại phi trường đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công của Ukraine.
7. Người Ai Cập được Nga tuyển mộ chiến đấu ở tỉnh Kharkiv
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 05 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết Nga đã triển khai các tình nguyện viên nước ngoài, cụ thể là cư dân Ai Cập, để chiến đấu trong cuộc chiến chống lại Ukraine ở tỉnh Kharkiv.
Ông cho biết: “Tại Vovchansk, đối phương đã tăng cường trinh sát trên không bằng máy bay điều khiển từ xa và đang di chuyển nhân sự”.
“Đối phương đang tuyển mộ những tình nguyện viên nước ngoài, đặc biệt là công dân Ai Cập, để tiến hành chiến sự.”
Nga được biết là đã tấn công vào những người đàn ông từ các quốc gia bao gồm Cuba, Kazakhstan, Somalia và Nepal để chiến đấu trong quân đội của mình.
Trụ sở điều phối đối xử với tù nhân chiến tranh của Ukraine trước đó báo cáo rằng Nga đang ngày càng thu hút lính đánh thuê nước ngoài từ các quốc gia có “tình hình kinh tế khó khăn” trong cuộc chiến ở Ukraine.
Vào cuối tháng 6, một tù binh người Nepal bị bắt đã nói với chính quyền Ukraine trên đoạn video do Kyiv Independent độc quyền thu được rằng hơn 3.000 người Nepal có thể đã gia nhập quân đội Nga.
Người đàn ông nói rằng người Nepal được hứa hẹn một công việc ở xa tiền tuyến và được ký một hợp đồng quy định thời gian đào tạo 105 ngày nhưng anh ta đã không nhận được. POW cho biết thêm Nga đang “tuyển mộ tất cả các quốc tịch”.
Cũng trong tháng 6, đài Kyrgyzstan của Radio Free Europe/Radio Liberty đưa tin rằng một công dân Kyrgyzstan đã bị kết án 5 năm tù vì chiến đấu cho Nga ở Ukraine, vì luật pháp nước này cấm tham gia các cuộc xung đột trên lãnh thổ nước ngoài.
Các tài liệu bị rò rỉ cũng tiết lộ rằng Nga đã ép buộc công dân Cuba gia nhập Lực lượng Vũ trang Nga với mức lương khoảng 2.000 Mỹ Kim mỗi tháng, bên cạnh việc cung cấp hộ chiếu Nga trong vòng vài tháng sau khi ghi danh, một cuộc điều tra của BBC tiết lộ vào ngày 4 tháng 5.
8. Liên Hiệp Âu Châu áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Belarus vì đàn áp nội bộ
Liên Hiệp Âu Châu ngày 5 Tháng Tám đã công bố các lệnh trừng phạt mới đối với Belarus, nhắm vào 28 cá nhân vì đàn áp nội bộ và vi phạm nhân quyền.
Thông báo này được đưa ra vài ngày trước lễ kỷ niệm 4 năm cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 khi nhà độc tài Alexander Lukashenko củng cố quyền lực của mình thông qua gian lận bầu cử và đàn áp hàng loạt.
Những bổ sung mới vào danh sách trừng phạt bao gồm hai Phó Cục trưởng Cục Chống tội phạm có tổ chức và tham nhũng, gọi tắt là HUBAZiK, tại Bộ Tư pháp Belarus.
“HUBAZiK là một trong những cơ quan chính chịu trách nhiệm đàn áp chính trị ở Belarus, bao gồm các vụ bắt giữ và ngược đãi tùy tiện và trái pháp luật, bao gồm cả tra tấn, đối với các nhà hoạt động và thành viên của xã hội dân sự,” thông cáo báo chí của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu cho biết.
Các hạn chế cũng nhằm vào các thành viên khác nhau của cơ quan tư pháp, những người đã đưa ra các bản án có động cơ chính trị chống lại những người phản đối cuộc bầu cử tổng thống gian lận.
Danh sách này còn bao gồm những nhà lãnh đạo các nhà tù và trung tâm giam giữ khác nhau và các đồng minh thân cận của Lukashenko, chẳng hạn như giám đốc hãng thông tấn nhà nước Belta, Iryna Akulovich, nhà lãnh đạo hãng thông tấn trước đây và cựu thư ký báo chí của Lukashenko, Dmitry Zhuk, và người chủ trì việc phát hình các cuộc họp ở Thượng viện, Nikita Rachilovskiy.
Tính đến thời điểm hiện tại, 261 cá nhân và 37 tổ chức đã bị xử phạt như một phần trong các biện pháp hạn chế của Liên Hiệp Âu Châu đối với Belarus.
Lukashenko tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020 đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn trên khắp đất nước và bị quốc tế lên án. Lãnh đạo phe đối lập Sviatlana Tsikhanouskaya cho biết bà giành được 60% phiếu bầu.
Theo nhóm nhân quyền Viasna của Belarus, hơn 50.000 công dân đã bị giam giữ vì lý do chính trị kể từ cuộc bầu cử năm 2020.
Đại diện của nhóm, Leanid Sudalenka, cho biết trong bình luận được Radio Free Europe/Radio Liberty đưa tin rằng ít nhất 5.472 người đã bị kết án vì các cáo buộc có động cơ chính trị.
Mặc dù Belarus có liên quan đến một cuộc trao đổi tù nhân lớn gần đây giữa phương Tây và Nga nhưng Minsk chỉ trả tự do cho công dân Đức Rico Krieger, người bị kết án tử hình vì tội “khủng bố” và “hoạt động đánh thuê”. Không có tù nhân chính trị Belarus nào được trả tự do.
Lukashenko, dưới sự lãnh đạo của Belarus, đã trở thành đồng minh thân cận của Nga trong cuộc chiến toàn diện chống Ukraine, cho biết ông sẽ tái tranh cử tổng thống vào năm 2025. Nhà độc tài này đã giữ chức tổng thống từ năm 1994.
9. Nga tuyên bố đã phá hủy hai hệ thống Patriot ở Odesa của Ukraine
Các lực lượng Nga đã phá hủy hai hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất của Ukraine ở khu vực Odesa, miền nam Ukraine, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin hôm thứ Sáu.
“Lực lượng kháng chiến ở Odesa báo cáo về việc hai hệ thống phòng không Patriot bị phá hủy. Vào khoảng giờ ăn trưa, người dân nghe thấy một loạt vụ nổ và các vụ nổ thứ cấp”, Sergei Lebedev, cộng tác viên của Điện Cẩm Linh, người điều phối các nhóm thân Nga ở Ukraine nói với RIA Novosti.
Lebedev cho biết các vụ nổ đã được báo cáo tại làng Kotovsky, nơi đóng quân của một đơn vị quân đội Ukraine, đồng thời chia sẻ một bức ảnh với cơ quan truyền thông cho thấy một đám khói lớn.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 04 Tháng Tám, khi được hỏi về tin tức này phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết đó là tin nhảm nhí. Ông chỉ ra rằng một chiến thắng oanh liệt của Nga như thế chắc chắn sẽ được phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, loan báo chứ không đến lượt một tên Lebedev nào đó, vô danh tiểu tốt, thậm chí có thể không tồn tại.
Cho đến nay Bộ Quốc Phòng Nga vẫn im lặng.
10. Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản đến Ukraine
Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Ryuji Koizumi đã đến Ukraine vào hôm Thứ Hai, 05 Tháng Tám, để thảo luận về khả năng hợp tác trong cải cách tư pháp và cuộc chiến chống tham nhũng.
Khi đến nơi, Koizumi đã gặp Tổng công tố viên Ukraine Andrii Kostin và đến thăm đài tưởng niệm nạn nhân Bucha. Ông cũng đã đến thăm một trung tâm điều phối dành cho các nạn nhân và nhân chứng của vụ thảm sát do lực lượng chiếm đóng của Nga thực hiện tại thị trấn vào đầu năm 2022.
Bucha, một vùng ngoại ô phía tây bắc Kyiv, đã bị quân đội Nga chiếm đóng ngay sau khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Sau khi thị trấn được giải phóng vào cuối tháng 3 năm 2022, người ta đã phát hiện ra những ngôi mộ tập thể có thường dân và hàng nghìn tội ác chiến tranh đã được ghi nhận, khiến Bucha trở thành biểu tượng cho tội ác của Nga tại Ukraine.
Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ nhân đạo, kinh tế và các hoạt động hỗ trợ khác trị giá hơn 12 tỷ đô la cho Ukraine kể từ tháng 3 năm 2022. Theo một thỏa thuận an ninh được ký kết vào tháng 6, Tokyo đã cam kết cung cấp thêm 4,5 tỷ đô la cho Ukraine vào năm 2024 và tiếp tục hỗ trợ quốc gia này trong suốt 10 năm tới.
Chuyến thăm của Koizumi diễn ra chỉ một tuần sau khi người đồng nghiệp của ông, Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học Masahito Moriyama, đến Kyiv để thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
11. Video Nga cho thấy nhiều vụ nổ sau các cuộc tấn công của Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Videos Show Explosions After Multiple Ukraine Strikes”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Video đã được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội với nội dung cho thấy các cuộc tấn công qua đêm của Ukraine vào một căn cứ không quân của Nga tại Morozovsk, ở Rostov, nằm cách lãnh thổ gần nhất do Kyiv kiểm soát khoảng 290 dặm hay 467 km.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 04 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết các kho chứa đạn dược, bao gồm cả bom lượn cực mạnh, đã bị tấn công và “thông tin liên quan đến việc phá hủy các thiết bị phòng không và máy bay địch đang được làm rõ”.
Ông cho biết, cuộc tấn công là một hoạt động chung có sự tham gia của Cơ quan An ninh Ukraine, Lực lượng Vũ trang Ukraine và Tổng cục Tình báo Chính của Bộ Quốc phòng Ukraine.
Quân đội Nga đang tiếp tục tấn công quân đội Ukraine trên ít nhất hai mặt trận ở khu vực phía đông Donbass và xa hơn về phía bắc xung quanh Kharkiv, trong nỗ lực tìm kiếm bước đột phá sau gần hai năm rưỡi giao tranh căng thẳng. Lực lượng Mạc Tư Khoa đã đạt được một số tiến bộ, chiếm được một số làng ở tỉnh Donetsk và tiến về Chasiv Yar, nhưng phải trả giá bằng thương vong cao.
Anton Gerashchenko, cố vấn cho bộ trưởng nội vụ Ukraine, đã đăng video trên X mà ông tuyên bố cho thấy hậu quả của một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào phi trường Morozovsk cũng như các hoạt động quân sự khác.
Video cũng được chia sẻ trên X bởi tài khoản giám sát xung đột Tendar, có hơn 360.000 người theo dõi, có mục đích chiếu cảnh các vụ nổ thứ cấp tại Morozovsk sau cuộc tấn công của Ukraine cho thấy các bãi chứa đạn dược đã bị tấn công.
Tài khoản viết: “Các vụ nổ thứ cấp xuất phát từ phi trường Morozovsk và được thấy trên một số video là rất đáng kể. Đây là vụ nổ nặng nề. Sẽ rất thú vị khi nghiên cứu các bức ảnh vệ tinh.”
Giáo sư Phillips P. O'Brien, người dạy nghiên cứu chiến lược tại Đại học St Andrews ở Anh, cho biết căn cứ không quân Morozovsk “được thắp sáng như một cây thông Noel” với “nhiều vụ nổ thứ cấp” sau cuộc tấn công qua đêm trong một bài đăng trên blog Substack của ông.
O'Brien nói thêm rằng dựa trên những thông tin có sẵn “chúng tôi có thể cho rằng kho đạn dược đã tan tành và khả năng máy bay Nga bị hư hại là rất cao.
“Hơn nữa, với những đám cháy lan rộng như vậy, khả năng các cơ sở bảo trì và sửa chữa bị phá hủy là rất cao.”
Đại Úy Yusov cũng tuyên bố lực lượng Ukraine đã tấn công “một số kho chứa dầu và cơ sở lưu trữ nhiên liệu và chất bôi trơn” trong đêm tại các khu vực Belgorod, Kursk và Rostov của Nga.
Tướng Budanov: Ý đồ của Putin khi phái Shoigu sang Iran. F-16 Ukraine có hệ phòng thủ hiện đại
VietCatholic Media
16:32 06/08/2024
1. Ukraine có cơ hội cho nổ tung chiến đấu cơ tốt nhất của Nga trên phi đạo Tòa Bạch Ốc nói không—và bây giờ đã quá muộn.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Had A Chance To Blow Up Russia’s Best Warplanes On The Tarmac. The White House Said No—And Now It’s Too Late.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong nhiều tháng, các quan chức Ukraine đã cầu xin các đồng minh nước ngoài của họ cho phép sử dụng vũ khí tốt nhất được tài trợ, đặc biệt là hỏa tiễn đạn đạo mạnh mẽ, để tấn công các chiến đấu cơ của Nga đang đậu ngoài trời tại các phi trường bên trong Nga trong khoảng cách không xa các thành phố của Ukraine lắm.
Trong nhiều tháng, những đồng minh này đã từ chối, viện dẫn nguy cơ leo thang khi cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine bước sang tháng thứ 29.
Rõ ràng ngày càng thiếu kiên nhẫn, lực lượng Ukraine đã tăng cường tấn công vào các phi trường dễ bị tổn thương nhất của Nga - triển khai nghiêm ngặt các loại vũ khí do Ukraine sản xuất. Hôm Thứ Bẩy, 3 Tháng Tám, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công vào căn cứ không quân Morozovsk ở miền nam nước Nga, cách tiền tuyến ở miền đông Ukraine 322 km.
Theo cơ quan tình báo Ukraine, cuộc đột kích bằng máy bay điều khiển từ xa đã phá hủy một máy bay ném bom chiến đấu Sukhoi Su-34 của không quân Nga, làm hư hại thêm hai chiếc Su-34 và đốt cháy một kho đạn dược.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 05 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, đã công bố hình ảnh vệ tinh về căn cứ mô tả cái mà họ mô tả là “những khu vực rộng lớn của đất bị thiêu đốt” do đạn bị đốt cháy sau cuộc tấn công.
Đây không phải là cuộc tấn công đầu tiên vào Morozovsk nhưng là một trong những cuộc tấn công có sức tàn phá lớn nhất. Tuy nhiên, đó là một chiến thắng buồn vui lẫn lộn cho người Ukraine. Các cuộc tấn công tương tự ngày càng khó thực hiện hơn khi người Nga tái triển khai chiến đấu cơ của họ đến các căn cứ khó bị tổn thương hơn.
Điều rõ ràng mà ban giám đốc tình báo Ukraine đang cố gắng đạt được là bằng cách tấn công vào Morozovsk và các phi trường khác gần biên giới Nga-Ukraine, họ hy vọng sẽ tiêu diệt được những yếu tố chính thúc đẩy chiến dịch ném bom lượn của Nga: đó là các chiến đấu cơ mang bom cũng như chính bom.
Kể từ khi thả những quả bom lượn thô sơ đầu tiên xuống Ukraine vào năm ngoái, lực lượng không quân Nga đã thực sự ưa chuộng các loại vũ khí dẫn đường bằng vệ tinh. Nhờ có cánh bật ra, bom lượn “KAB” được chế tạo vội vàng có tầm bắn vừa đủ - 40 km hoặc hơn, tùy thuộc vào kiểu máy - để cho phép chiến đấu cơ ném bom Su-34 tấn công quân đội và dân thường Ukraine từ ngoài phạm vi lực lượng phòng không tốt nhất của Ukraine.
Mỗi ngày, người Nga thả tới 100 quả KAB, một số nặng hơn 3 tấn. Nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine đưa tin: “Thật không may, trong môi trường đô thị, việc sử dụng rộng rãi và thường xuyên chúng lại mang lại hiệu quả cao”.
Frontellect Insight tiếp tục: “Mặc dù chúng thường không chính xác nhưng trọng tải tuyệt đối đủ để phá hủy hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tòa nhà, ngay cả khi KAB không bắn trúng mục tiêu trực tiếp”. “Khi các tòa nhà sụp đổ, các tầng hầm dưới lòng đất sẽ nhốt người bên trong, khiến hoạt động cấp cứu không thể thực hiện được, đặc biệt là khi quân Nga tiến hành các cuộc tấn công hai lần và ba lần vào cùng một địa điểm.”
Là vũ khí hủy diệt đô thị, KAB gần như là nhân tố quyết định trong mọi chiến thắng gần đây của Nga dọc theo chiến tuyến dài 1130 km. Frontellect Insight giải thích: “Trước đây, giống như trong trận Bakhmut năm ngoái, đôi khi pháo binh Nga phải mất nhiều ngày để phá hủy các tòa nhà đủ để buộc quân phòng thủ phải rút lui “. “Giờ đây, toàn bộ tòa nhà có thể sụp đổ chỉ trong vài giây, khiến chúng trở nên vô dụng cho mục đích phòng thủ.”
Ưu tiên hàng đầu của chính phủ Kyiv là ngăn chặn chiến dịch ném bom lượn bằng cách tiêu diệt các máy bay ném bom, và bom—hoặc cả hai.
Có một cơ hội hiếm có để giáng một đòn mạnh vào cơ sở hạ tầng của KAB vào đầu mùa hè này, khi Trung đoàn máy bay ném bom cận vệ số 47 của lực lượng không quân Nga đậu hàng chục chiếc Su-34—trong số khoảng 100 chiếc đang phục vụ—tại căn cứ không quân Voronezh Malshevo ở miền nam nước Nga 160 km từ biên giới với Ukraine.
Voronezh Malshevo là một căn cứ được phòng thủ khá tốt, vì vậy người Ukraine đã xin phép bắn vào căn cứ này những hỏa tiễn từ hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS. Đó là những hỏa tiễn tốt nhất do Mỹ sản xuất. ATACM gần như không thể bị đánh chặn.
Nhưng chính quyền của Tổng thống Joe Biden nói không. “Chính sách của chúng tôi không thay đổi,” Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden, nói với các phóng viên vào tháng trước. Như trước đây, Ukraine sẽ chỉ được phép bắn ATACMS vào các mục tiêu ở Ukraine bị Nga tạm chiếm.
Người Nga đã quan sát hoạt động ngoại giao sôi nổi liên quan đến ATACMS — và đưa ra quyết định chủ động hiếm hoi là rút Su-34 khỏi Voronezh Malshevo và các phi trường biên giới khác.
Frontellect Insight lưu ý: “Từ nửa cuối tháng 6 đến giữa tháng 7, các lực lượng Nga đã di dời một lượng lớn tài sản quân sự có giá trị ra khỏi khu vực biên giới với Ukraine”. Việc các máy bay Su-34 rời Voronezh Malshevo là một trong những “động thái đáng chú ý nhất”.
Ngày nay nhiều chiếc Su-34 đang ở các căn cứ cách biên giới hàng trăm dặm. Chúng không phải là bất khả xâm phạm trước các máy bay điều khiển từ xa của Ukraine—những mẫu bay xa nhất có tầm hoạt động hơn 1.000 dặm.
Nhưng chúng an toàn trước hầu hết các máy bay điều khiển từ xa của Ukraine cũng như ATACMS, loại mạnh nhất có tầm bắn chỉ 467 km. Nếu Tòa Bạch Ốc cấp phép cho ATACMS tấn công các căn cứ của Nga thì có thể đã quá muộn. Các mục tiêu có giá trị nhất có thể ở quá xa.
Rõ ràng, một số ít Su-34 - cũng như một số kho bom KAB - vẫn còn ở các phi trường biên giới như Morozovsk: Ukraine vừa bắn trúng ba chiếc máy bay cùng với đạn của chúng.
Nhưng để kết thúc chiến dịch ném bom lượn, Ukraine cần phải tiêu diệt rất nhiều máy bay Su-34 chứ không phải một hay nhiều chiếc. Và việc triển khai thông minh hơn của Nga đang khiến điều đó khó đạt được hơn.
2. Tờ New York Times đưa tin Iran yêu cầu Nga cung cấp phòng không để chuẩn bị cho cuộc chiến tiềm tàng với Israel
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Iran asks Russia for air defenses to prepare for potential war with Israel, NYT reports”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Hôm Thứ Ba, 06 Tháng Tám, Tờ New York Times, dẫn lời các quan chức Iran giấu tên cho biết Iran đã yêu cầu Nga cung cấp các hệ thống phòng không hiện đại khi nước này chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra với Israel. Việc giao hàng đã được tiến hành.
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã đến thăm Tehran vào ngày 5 tháng 8 khi nước này được cho là đang chuẩn bị trả đũa Israel vì vụ ám sát lãnh đạo chính trị Hamas Ismail Haniyeh trên đất Iran vào ngày 31 tháng 7.
Shoigu đã gặp tổng thống mới của Iran, Masoud Pezeshkian, chỉ huy Lực lượng vũ trang Iran, Chuẩn tướng Mohammad Bagheri, là người đang chỉ đạo kế hoạch tấn công quân sự chống lại Israel và thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran.
Hai quan chức Iran quen thuộc với kế hoạch chiến tranh, một trong số họ là thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, xác nhận với Tờ New York Times rằng Iran đã yêu cầu Nga cung cấp thiết bị phòng không.
Theo các quan chức Iran giấu tên, Sergei Shoigu đồng ý ngay lập tức, và Nga đã bắt đầu cung cấp các radar và thiết bị phòng không hiện đại.
Truyền hình nhà nước Iran chiếu cảnh Shoigu và Bagheri chào nhau, gặp mặt trực tiếp và sau đó tham gia một cuộc họp lớn hơn tại bàn đàm phán với các thành viên phái đoàn Nga và các quan chức quân sự Iran.
Shoigu cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác toàn diện với Iran về các vấn đề khu vực”.
Bagheri cũng nói với Shoigu rằng mối quan hệ giữa các quốc gia của họ là “sâu sắc, lâu dài và chiến lược” và sẽ chỉ mở rộng dưới thời chính phủ mới của Iran, theo truyền thông nhà nước Iran.
Iran là một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga trên trường quốc tế. Hai nước đã tăng cường hợp tác quân sự và chính trị kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Đáng chú ý, Iran đã cung cấp cho Nga hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa cảm tử Shahed kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tổng lực. Vào tháng 2, Reuters cũng đưa tin rằng Tehran đã gửi “một số lượng lớn hỏa tiễn đạn đạo đất đối đất mạnh mẽ” để hỗ trợ cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa.
Nga cũng có quan hệ kinh tế và văn hóa với Israel vì có một số lượng lớn người Do Thái Nga sinh sống ở đó. Nhưng Mạc Tư Khoa không thể từ chối giúp đỡ Tehran vì nước này phụ thuộc rất nhiều vào máy bay điều khiển từ xa của Iran ở Ukraine, Tờ New York Times cho biết.
Trung Tướng Kyrylo Budavov, Giám đốc tình báo quân đội Ukraine, cho rằng Nga mong muốn Iran mở một mặt trận mới để phân chia các nguồn lực hỗ trợ cho Ukraine và khiến thế giới phân tâm khỏi cuộc xâm lược của Nga đang diễn ra ở Ukraine.
3. Ukraine nhận viện trợ 3,9 tỷ Mỹ Kim từ Mỹ
Ukraine đã nhận được 3,9 tỷ Mỹ Kim từ Mỹ thông qua chương trình của Ngân hàng Thế giới, Thủ tướng Denys Shmyhal cho biết hôm Thứ Hai, 05 Tháng Tám.
Đây là đợt đầu tiên vào năm 2024 theo thỏa thuận tài chính mới giữa Ukraine và Ngân hàng Thế giới được công bố trước đó vài ngày.
Shmyhal cho biết: “Những khoản tiền này sẽ được sử dụng để tài trợ cho các chi tiêu ngân sách ưu tiên như lương cho giáo viên, bác sĩ và nhân viên cấp cứu, lương hưu và phúc lợi xã hội”.
Thủ tướng cho biết thêm, năm nay, Kyiv sẽ nhận được 7,8 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ ngân sách trực tiếp từ Mỹ, điều này “sẽ cho phép Ukraine tự tin vượt qua giai đoạn tài chính này”.
4. Tướng Budanov nói Ukraine, Nga không thể phá hủy hoàn toàn mạng lưới năng lượng của nhau
Ukraine và Nga sẽ không thể phá hủy hoàn toàn hệ thống năng lượng của nhau, một phần do những biện pháp bảo vệ nhất định từ thời Liên Xô, Giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov nói trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm Thứ Ba, 06 Tháng Tám.
Nga đã thực hiện một chiến dịch tấn công trên không quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong mùa xuân, tương tự như chiến dịch được phát động vào mùa thu và mùa đông năm 2022-2023.
Thiệt hại đã gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng và buộc phải cắt điện luân phiên trên khắp đất nước.
“Tất cả các hệ thống năng lượng này được bảo vệ rất mạnh mẽ. Giống như chúng tôi đang cố gắng bảo vệ họ, các biện pháp tương tự cũng đang được thực hiện ở Nga”, Budanov nói trong cuộc phỏng vấn.
Nhằm vào một trong những nguồn tài chính chính của Nga để tài trợ cho cuộc chiến của mình, Ukraine đã nỗ lực phối hợp đánh vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga bằng các cuộc tấn công tầm xa bằng máy bay điều khiển từ xa. Bloomberg đưa tin vào tháng 3 rằng các cuộc tấn công đã làm gián đoạn từ 12 đến 14% công suất lọc dầu của Nga.
Theo Tướng Budanov, Nga là nhà sản xuất hệ thống phòng không lớn nhất thế giới, đang tăng cường hiện diện với khả năng “lớn hơn nhiều”.
Budanov nói thêm rằng các cuộc tấn công vào hệ thống năng lượng của Nga có thể “gây khó khăn cho cuộc sống” nhưng “gần như không thể phá hủy được nó”.
Ukraine có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện ở mức tối thiểu trong ba tháng tới nếu Nga không thực hiện các cuộc tấn công mới vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Do đợt nắng nóng vào giữa tháng 7, mức tiêu thụ năng lượng ở Ukraine đạt mức tối đa, dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng đáng kể trong hệ thống và gây ra tình trạng mất điện theo lịch trình cần thiết, có khi kéo dài tới 20 giờ.
5. Thống đốc cho biết nhà máy sản xuất máy móc bốc cháy sau cuộc tấn công vào Luhansk bị Nga tạm chiếm
Hôm Thứ Ba, 06 Tháng Tám, Thống đốc Artem Lysohor cho biết, một cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào Luhansk bị tạm chiếm vào ngày 4 tháng 8 đã dẫn đến hỏa hoạn tại một nhà máy dùng để sửa chữa và lưu trữ thiết bị quân sự của Nga.
Lysohor cho biết, Nhà máy 100 bị hư hại do “hoạt động kém cỏi của lực lượng phòng không Nga”, đồng thời công bố những bức ảnh khói bốc lên khắp cơ sở.
Luhansk, thành phố bị Nga xâm lược từ năm 2014, đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công của Ukraine trong cuộc chiến toàn diện.
Chính quyền xâm lược Nga tuyên bố rằng 12 hỏa tiễn phương Tây - có lẽ là 8 hỏa tiễn ATACMS do Mỹ sản xuất và 4 hỏa tiễn Storm Shadow của Anh - đã được sử dụng trong cuộc tấn công.
Leonid Pasechnik, nhà lãnh đạo ủy nhiệm do Nga bổ nhiệm tại tỉnh, cho biết trên Telegram: “Bốn hỏa tiễn đã bị lực lượng phòng không bắn hạ khi tiếp cận thành phố”.
Pasechnik cho biết các nhà kho có thùng nhiên liệu và khu dân cư bị ảnh hưởng trong vụ tấn công. Hậu quả đầy đủ của cuộc tấn công được báo cáo đang được xác định.
6. Nga tấn công cơ sở y tế ở Kharkiv, người dân có thể bị mắc kẹt dưới đống đổ nát
Chính quyền địa phương đưa tin lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn nhằm vào Kharkiv vào hôm Thứ Ba, 06 Tháng Tám.
Thống Đốc khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, cho biết quân đội Nga đã tấn công một khu dân cư ở trung tâm thành phố, gây hỏa hoạn và làm hư hại một phòng khám.
Ông bày tỏ lo ngại rằng nhiều người có thể đang bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Theo dữ liệu sơ bộ, lực lượng Nga đã tấn công thành phố bằng hỏa tiễn đạn đạo Iskander, Syniehubov cho biết.
Lực lượng cấp cứu đang làm việc tại hiện trường. Thiệt hại và thương vong có thể xảy ra đang được xác định.
Các cuộc tấn công vào các trung tâm dân cư ở Kharkiv ngày càng gia tăng sau khi lực lượng Nga phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới mới ở phía bắc khu vực vào tháng 5.
7. Máy bay F-16 của Ukraine đã đến với một số hệ thống phòng thủ mới nhất chống lại hỏa tiễn Nga
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine’s F-16s Have Arrived—With Some Of The Latest Defenses Against Russian Missiles”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một năm sau khi Đan Mạch và Hòa Lan – sau này có thêm Na Uy và Bỉ – cam kết cung cấp thêm chiến đấu cơ Lockheed Martin F-16 cho Ukraine, những chiếc máy bay phản lực đầu tiên cuối cùng đã được đưa vào phục vụ tuyến đầu ở Ukraine.
Chúng là những mẫu F-16AM/BM cũ của Đan Mạch với tất cả những cải tiến mà bạn mong đợi từ biến thể hiện đại hóa của chiếc F-16 siêu thanh cơ bản này—cộng với một số thiết bị bổ sung có thể tỏ ra rất hữu ích cho lực lượng không quân Ukraine đang bị tàn phá khi Nga mở rộng hơn. Cuộc chiến ở Ukraine bước sang tháng thứ 29
Những bức ảnh và video chính thức đầu tiên về những chiếc F-16 trong màu sơn Ukraine, do văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy công bố hôm Chúa Nhật, mô tả một chiếc F-16 được trang bị hỏa tiễn không chiến dẫn đường bằng tia hồng ngoại AIM-9 và AIM-120 dẫn đường bằng radar, nhấn mạnh vai trò phòng không có thể có của F-16 trong lực lượng không quân Ukraine.
Nhìn kỹ hơn vào những bức ảnh tương tự. Hãy chú ý đến giá treo của hỏa tiễn. Các giá treo giữa cánh bao gồm các hệ thống tự vệ tích hợp – hệ thống quan trọng dành cho chiến đấu cơ hoạt động trong vùng trời nguy hiểm. Và cần phải nói rõ, không có không phận nào trên thế giới nguy hiểm hơn không phận Ukraine hiện nay.
Những hệ thống phòng thủ này bao gồm Hệ thống phân phối tích hợp Pylon và Hệ thống tháp tích hợp chiến đấu điện tử: PIDS và ECIPS. Cả hai đều được đồng sản xuất bởi công ty Elbit của Israel và đối tác Terma ở Đan Mạch. Các nhà khai thác F-16 Âu Châu đã bắt đầu lắp đặt các giá treo nâng cấp cách đây vài năm.
PIDS phóng ra vỏ kim loại và pháo sáng đang cháy để đánh lừa hỏa tiễn phòng không dẫn đường bằng radar và hồng ngoại đang bay tới. ECIPS có các hệ thống phòng thủ thụ động để bổ sung cho pháo sáng và gây nhiễu chủ động, bao gồm thiết bị gây nhiễu AN/ALQ-162 để đánh bại các radar trên mặt đất, cũng như hệ thống cảnh báo hỏa tiễn AN/AAR-60 để kích hoạt hệ thống phòng thủ thụ động.
Cùng với nhau, PIDS và ECIPS cung cấp khả năng bảo vệ toàn diện cho F-16 trước nhiều loại hỏa tiễn của đối phương. Đối với lực lượng không quân Ukraine, vốn đã mất hơn 90 trong số khoảng 125 chiến đấu cơ trước chiến tranh, những thiết bị tự vệ này đáp ứng nhu cầu cấp thiết.
Người Ukraine đã khắc phục những thiệt hại về máy bay của mình bằng cách khôi phục các máy bay phản lực cũ mà họ đã rút khỏi kho lưu trữ lâu dài và cũng mua thêm các máy bay phản lực từ các đồng minh của họ. Nhưng họ chắc chắn muốn bảo tồn 85 chiếc F-16 mà họ nhận được từ các đồng minh Âu Châu, vì không còn nhiều chiếc F-16 dư thừa trong kho của các đồng minh này.
Đối với Ukraine, tốt hơn hết là bảo vệ những chiếc F-16 mà họ có thay vì tìm kiếm những chiếc F-16 thay thế mà họ có thể bị mất. Điều không thể tránh khỏi là cuối cùng người Nga sẽ bắn hạ một số, có lẽ là nhiều chiếc F-16. Nhưng PIDS và ECIPS có thể trì hoãn những tổn thất này và cứu sống các phi công.
Hiệu quả của PIDS và ECIPS phần lớn phụ thuộc vào cách Ukraine triển khai F-16 của họ. Nếu các chiến đấu cơ chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ phòng không sâu bên trong lãnh thổ Ukraine, chúng có thể chỉ phải đối đầu với các hỏa tiễn tầm xa nhất của Nga. Nhưng nếu những chiếc F-16 thực hiện nhiều nhiệm vụ tấn công mặt đất trực tiếp trên mặt trận, chúng sẽ phải đối mặt với hỏa lực mạnh hơn nhiều của đối phương.
Nhưng ngay cả ở thời điểm dễ bị tổn thương nhất, F-16 sẽ được bảo vệ tốt hơn so với các máy bay phản lực cũ của Liên Xô cũ của Ukraine, hầu hết đều không có thiết bị gây nhiễu.
8. Nổ tại nhà máy quân sự ở Nga, 3 người thiệt mạng
Hôm Thứ Ba, 06 Tháng Tám, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết họ đã mở một cuộc điều tra về một vụ nổ được báo cáo tại nhà máy Avangard ở Bashkortostan, Nga, đã khiến 3 người thiệt mạng vào hôm Thứ Hai, 05 Tháng Tám. Nhà máy này thuộc sở hữu của Rostec, nhà sản xuất vũ khí thuộc sở hữu nhà nước của Nga.
Theo báo cáo, vụ nổ xảy ra sau khi một đội sửa chữa tháo dỡ đường ống tại một trong các xưởng. Cả ba thành viên trong đội đều thiệt mạng.
Ủy ban Điều tra Nga cho biết các công nhân có thể đã vi phạm các nguyên tắc an toàn khi cắt đường ống. Tuy nhiên, vụ việc vẫn phải được điều tra.
Nhà máy này được cho là sản xuất các bộ phận cho hệ thống phóng hỏa tiễn đa nòng. Rostec hiện đang chịu lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu.
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến quyết định của Duma quốc gia nhằm buộc các công dân mới nhập tịch chiến đấu tại Ukraine.
Vào ngày 31 tháng 7 năm 2024, Duma Quốc gia Nga đã thông qua dự luật tước quyền công dân của những công dân nhập tịch nếu họ không ghi danh nghĩa vụ quân sự. Dự luật được đồng tài trợ bởi Chủ tịch Duma Vyacheslav Volodin, cho thấy sự chấp thuận của Điện Cẩm Linh.
Khi được ký thành luật, những hậu quả thực tế đối với việc tuyển dụng quân sự của Nga có thể bị hạn chế, mặc dù các phương tiện truyền thông độc lập của Nga tiếp tục đưa tin rằng cơ quan thực thi pháp luật quấy rối các cộng đồng người di cư, bao gồm cả việc buộc nhập ngũ và luật này đưa ra một hình thức ép buộc pháp lý khác về vấn đề này.
Luật này cũng nên được xem xét trong bối cảnh một số thành viên chính phủ Nga đang gia tăng quan điểm chống người nhập cư, đặc biệt là chống lại những người gốc Trung Á. Tình cảm và những luận điệu này đã gia tăng đáng kể kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, có lẽ là một phần trong nỗ lực thiết lập các nguồn bổ sung cho tính hợp pháp của chính phủ trước tình trạng thương vong cao và mức sống giảm sút.
10. Tướng Pháp muốn cắt bỏ quan liêu 'không thể tin được' để đưa quân nhanh hơn khắp Âu Châu
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “French general wants to slash ‘unbelievable’ red tape to move troops faster across Europe”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Một vị tướng hàng đầu của Pháp nói với POLITICO rằng nếu Âu Châu muốn ngăn chặn khả năng gây hấn của Nga, họ phải làm tốt hơn nhiều trong việc di chuyển nhanh xe tăng, quân đội và đạn dược trên khắp lục địa.
Trong Chiến tranh Lạnh, các quốc gia đã quen với việc di chuyển thiết bị quân sự khắp nơi, một nhiệm vụ lúc đó “rất đơn giản” nhưng “dần dần trở nên cực kỳ phức tạp”, Tướng Bertrand Toujouse, người phụ trách bộ chỉ huy trên bộ mới thành lập của quân đội Pháp ở Âu Châu, cho biết..
Ông nói thêm: “Việc đưa khả năng di chuyển quân sự trở lại trong suy nghĩ của người Âu Châu là điều hết sức cần thiết và để làm được điều này, chúng ta cần phải luyện tập,” ông nói thêm khi phát biểu từ văn phòng của mình ở Lille.
Nếu Nga tấn công một quốc gia NATO, binh lính Âu Châu và Mỹ sẽ cần phải tiếp cận sườn phía đông của liên minh càng nhanh càng tốt.
Nhưng những trở ngại hiện tại đối với sự di chuyển nhanh chóng bao gồm các thủ tục hành chính kéo dài và rời rạc để vận chuyển trang thiết bị chiến tranh qua biên giới; cơ sở hạ tầng không đầy đủ – bao gồm cầu và đường hầm – để di chuyển xe thiết giáp; và thiếu năng lực vận tải như hỏa xa.
Vào tháng 5, các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu đã kêu gọi các thủ đô thực hiện cam kết di chuyển quân sự của khối, bao gồm các cam kết đầu tư vào cơ sở hạ tầng và bảo đảm ưu tiên tiếp cận đường bộ, hỏa xa và các phương thức vận tải khác cho các lực lượng vũ trang.
Vào tháng 6, Pháp tuyên bố sẽ tham gia một thỏa thuận đã được Ba Lan, Đức và Hòa Lan ký kết để tạo ra một hành lang quá cảnh quân sự. Vào tháng 7, Đông Phương, Bulgaria và Rumani đã ký một ý định thư về hợp tác di chuyển quân sự xuyên biên giới.
Quân đội Pháp đau đớn nhận ra việc vượt Âu Châu khó khăn như thế nào vào mùa xuân năm 2022, khi nước này triển khai một tiểu đoàn tới Rumani để đáp trả việc Nga xâm lược Ukraine.
“Chúng tôi đã phát hiện ra mức độ quan liêu hành chính. Đang có chiến tranh ở Ukraine, nhưng các quan chức hải quan giải thích rằng bạn không có đủ trọng tải cho mỗi trục và xe tăng của bạn không được phép đi qua Đức,” Toujouse nhớ lại. “Thật không thể tin được.”
Ngoài gánh nặng hành chính, binh lính còn thiếu những kỹ năng quan trọng.
Tướng Pháp cho biết, quân đội Pháp - vốn đã trải qua nhiều thập niên chiến đấu ở Afghanistan và khu vực Sahel Tây Phi - đã không đưa thiết bị quân sự lên tàu hỏa trong khoảng 20 năm.
Các nhà quản lý ga xe lửa tại SNCF, công ty hỏa xa quốc gia Pháp, cũng chìm trong bóng tối.
Toujouse nói: “Chúng tôi đang quay trở lại với một việc mà chúng tôi biết cách làm nhưng đã hoàn toàn quên mất.
Pháp đã triển khai quân tới Rumani như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của NATO nhằm tăng cường phòng thủ phía đông và hy vọng sẽ sử dụng việc luân chuyển quân và thiết bị thường xuyên để học lại nghệ thuật vận tải quân sự.
Toujouse thừa nhận rằng việc cải thiện khả năng di chuyển của quân đội sẽ không dễ dàng vì các quy định về vận tải và hải quan phần lớn là đặc quyền quốc gia.
Ông nói: “Bạn đang thẳng thắn tấn công chủ quyền quốc gia” khi giải quyết các vấn đề “khá nhạy cảm” như ai có thể quá cảnh qua một quốc gia, thuế hải quan và loại vũ khí nào có thể mang theo trên tàu.
Ông muốn các nhà hoạch định chính sách tập trung vào vận tải hỏa xa trước tiên. Ông giải thích: “Cho đến nay, hỏa xa vẫn là cách thiết thực nhất” để di chuyển xe tăng đi khắp nơi. “Đây là nơi chúng ta cần tập trung.”
Một ý tưởng là cắt giảm phí truy cập. Toujouse cho biết hiện tại, quân đội Pháp phải trả 30 triệu euro mỗi năm để bảo đảm quyền tiếp cận các chuyến tàu xuyên lục địa suốt ngày đêm. Ông nói: “Chúng tôi hy vọng rằng… chúng tôi có thể bảo đảm có được một chuyến tàu mà không bị buộc phải trả tiền”.
Pháp cũng phải tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông.
Toujouse nói: “Khi một lữ đoàn Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha muốn quá cảnh tới Slovakia, khả năng cao là lữ đoàn đó sẽ đi qua Pháp”. Quân đội Mỹ cũng thường xuyên diễn tập di chuyển binh lính và phương tiện khắp Âu Châu, đồng thời thường xuyên dùng các cảng của Pháp.
Trung tướng Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges - cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở Âu Châu - nói với POLITICO rằng việc Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 là “lời cảnh tỉnh” về nhu cầu cải thiện khả năng cơ động quân sự.
Ông nói thêm kể từ đó, “đã có sự cải thiện, nhưng chủ yếu ở dạng nhận thức rằng có vấn đề”.
Cuối cùng, Vatican lên tiếng về vụ Olympic Paris 2024 chế giễu Bữa Tiệc Ly. Erdogan gọi cho ĐGH
VietCatholic Media
17:12 06/08/2024
1. Cuối cùng, Vatican lên tiếng về vụ Olympic Paris 2024 chế giễu Bữa Tiệc Ly
Trước phản ứng quyết liệt của các giới Công Giáo hoàn cầu đối với thái độ sấc sược của Ủy Ban Thế Vận Hội 2024 khi cho trình diễn màn chế giễu một trong những mầu nhiệm đỉnh cao của Kitô giáo, là việc Thiết lập Bí tích Thánh Thể trong biến cố gọi là Bữa Tiệc Ly, Vatican đã phải lên tiếng cùng với họ.
Trong một tuyên bố ngắn bằng tiếng Pháp vào ngày 3 tháng 8, Tòa thánh cho biết như sau:
Tòa thánh rất buồn trước một số cảnh tượng tại lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris và không thể không tham gia vào những tiếng nói đã được nêu ra trong những ngày gần đây để lên án sự xúc phạm đối với nhiều Kitô hữu và tín hữu của các tôn giáo khác.
Trong một sự kiện uy tín, nơi toàn thế giới tụ họp xung quanh các giá trị chung, không nên có những ám chỉ chế giễu niềm tin tôn giáo của nhiều người.
Quyền tự do ngôn luận, tất nhiên là không bị nghi ngờ, tìm thấy giới hạn của nó trong sự tôn trọng đối với người khác.
Một số nhận định:
Câu cuối cùng này, nói riêng, phù hợp với những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong những dịp khác về tự do và sự tôn trọng.
Ngay từ năm 2015, ngài đã nói, “Tất cả những người coi thường các tôn giáo, chế giễu chúng, 'chơi đùa' với tôn giáo của người khác, họ đang gây hấn với người khác.”
Nhiều nhà lãnh đạo Giáo hội tiếp tục thúc giục Ủy ban Olympic đưa ra phản hồi toàn diện hơn.
Hãng thông tấn AP không giấu được sự ngạc nhiên trước phản ứng muộn màng của Tòa Thánh trước việc chế giễu bí tích Thánh Thể.
Hãng tin này viết: “Trong phản hồi muộn, Vatican 'lên án hành vi xúc phạm' trong bức tranh lễ khai mạc Thế vận hội Paris”
Theo AP, Vatican cho biết hôm thứ Bảy rằng họ “lên án hành vi xúc phạm” mà lễ khai mạc Thế vận hội Olympic gây ra cho Kitô hữu, một cảnh trong đó nhằm nhại lại một cách giễu cợt “Bữa Tiệc Ly” của Leonardo da Vinci và có sự góp mặt của những người đàn ông ăn mặc giả gái.
Một tuần sau cơn bão chỉ trích nổ ra xung quanh sự kiện này, Tòa thánh đã ra tuyên bố bằng tiếng Pháp rằng họ “buồn vì một số cảnh trong lễ khai mạc” và đồng tình với những người bị xúc phạm.
“Tại một sự kiện uy tín, nơi cả thế giới cùng nhau chia sẻ các giá trị chung, không nên có những ám chỉ lố bịch về tôn giáo”, tuyên bố cho biết.
Đối với những người chỉ trích, cảnh trong buổi lễ ngày 26 tháng 7 gợi lên hình ảnh Chúa Giêsu và các tông đồ của Người trong bức tranh nổi tiếng của Da Vinci. Cảnh quay có sự góp mặt của người chơi nhạc thu sẵn Barbara Butch, thường được coi là một nhà hoạt động LGBTQ+. Cô ta đội một chiếc mũ đội đầu bằng bạc trông giống như một vầng hào quang trong khi được các nghệ sĩ đồng tính và vũ công vây quanh. Các giám mục Công Giáo của Pháp cho biết màn này chế giễu nặng nề Kitô giáo.
Barbara Butch là một DJ, đó là chữ viết tắt của Disc Jockey, tức là một người ngồi điều khiển các máy phát nhạc thu sẵn. Đó không phải là một nhạc công, nhưng chỉ là người làm công việc khá đơn giản là bật tắt các máy phát thanh vào những thời điểm nhất định của buổi biểu diễn.
Các nghệ sĩ đồng tính và vũ công vây quanh bà ta gọi là drag queen. Xin đừng dịch là nữ hoàng kéo vì nó vô nghĩa. Ở chữ drag ở đây không có nghĩa là kéo. Nó xuất phát từ chữ drag clothing có từ thế kỷ thứ 19 trong kịch nghệ của người Anh. Drag clothing là quần áo của đàn bà do những người đàn ông mặc để giả phụ nữ. Drag queen dịch sang tiếng Việt là người đàn ông ăn mặc giả gái.
Giám đốc nghệ thuật của buổi lễ Thomas Jolly đã nhiều lần phủ nhận việc chế giễu “Bữa Tiệc Ly”, nói rằng cảnh quay này nhằm tôn vinh sự đa dạng và tôn vinh các bữa tiệc và ẩm thực Pháp. Ban tổ chức Thế vận hội Paris đã xin lỗi bất cứ ai cảm thấy bị xúc phạm bởi màn trình diễn này.
Phát ngôn nhân của Vatican không trả lời ngay khi được hỏi tại sao Tòa thánh chỉ phản hồi vào lúc này, một tuần sau sự kiện và sau khi các nhà lãnh đạo Công Giáo trên khắp thế giới bày tỏ sự phẫn nộ trước cảnh tượng này.
2. Erdogan thảo luận về lễ khai mạc Olympic và xung đột ở Trung Đông với Đức Thánh Cha Phanxicô
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với Đức Thánh Cha Phanxicô để bày tỏ quan điểm của mình về lễ khai mạc Thế vận hội Olympic ở Paris. Ông chỉ trích sự kiện này, nói rằng dưới chiêu bài tự do ngôn luận và khoan dung, các giá trị tôn giáo và đạo đức đã bị chế nhạo, xúc phạm cả người theo Kitô giáo và người theo đạo Hồi.
Tổng thống Erdogan cũng đề cập đến cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông trong cuộc thảo luận với Đức Thánh Cha. Ông nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công của Israel vào Gaza đã leo thang thành tội ác diệt chủng, được tạo điều kiện thuận lợi bởi sự khoan dung của một số quốc gia.
Theo một tuyên bố từ Ban Giám đốc Truyền thông của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: “Trong cuộc trò chuyện, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh rằng những sự kiện vô đạo đức trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic ở Paris đã gây ra sự phẫn nộ và phản ứng trên quy mô lớn. Ông tuyên bố rằng với lý do tự do ngôn luận và khoan dung, phẩm giá con người đã bị chà đạp, các giá trị tôn giáo và đạo đức bị chế nhạo, xúc phạm cả người Hồi giáo và thế giới Kitô giáo. Tổng thống Erdogan nhấn mạnh sự cần thiết phải có một phản ứng thống nhất cho những vấn đề này. Ông cũng bày tỏ lo ngại rằng Thế vận hội Olympic, nhằm mục đích đoàn kết mọi người, thay vào đó lại đặt câu hỏi về các giá trị tôn giáo và tuyên truyền những thông điệp xuyên tạc, cho thấy sự suy đồi về mặt luân lý”.
Liên quan đến tình hình ở Gaza và vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran, ông Erdogan đã nói Đức Thánh Cha Phanxicô rằng “các cuộc tấn công của Israel vào Gaza đã trở thành tội ác diệt chủng, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng và rằng Israel đang tiến hành các vụ thảm sát nhờ vào những hỗ trợ ngoại giao, kinh tế và quân sự của một số quốc gia.” Ông nói thêm rằng vụ ám sát Ismail Haniyeh và cuộc tấn công vào Li Băng chứng tỏ rằng Israel gây ra mối đe dọa cho toàn bộ khu vực, thế giới và nhân loại. Erdogan kêu gọi hành động toàn cầu ngay lập tức để bảo đảm hòa bình cho người Hồi giáo và Kitô giáo ở Palestine.
Tuyên bố cũng lưu ý rằng “Tổng thống Erdogan tin rằng uy tín của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với các quốc gia hỗ trợ Israel có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công và bảo đảm hòa bình lâu dài, ngăn ngừa thiệt hại vĩnh viễn đối với các cấu trúc chính trị, an ninh và xã hội của khu vực và thế giới”.
Trong bài phát biểu gần đây trước các quan chức đảng, Tổng thống Erdogan bày tỏ sự chỉ trích mạnh mẽ cộng đồng LGBTQI liên quan đến lễ khai mạc Thế vận hội Olympic ở Paris. Ông đề cập rằng ông đã từ chối lời mời từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới tham dự buổi lễ sau khi cháu gái 13 tuổi của ông cảnh báo ông về sự kiện LGBTQI trong chương trình. Erdogan lên án buổi lễ, nói rằng, “Những gì đang được tìm kiếm ở Paris là một kế hoạch hạ thấp con người xuống dưới mức động vật” và tuyên bố rằng “nhóm vận động hành lang LGBTQI đang bắt giữ con tin phương Tây.” Ông cũng nhận xét rằng “cảnh tượng khét tiếng ở Paris đã xúc phạm không chỉ thế giới Công Giáo và Kitô Giáo nói chung, mà còn cả người Hồi Giáo chúng ta”.
Source:Orthodox Times
3. Tuyên bố của Lutheran-Orthodox kêu gọi đọc Kinh Tin Kính mà không có công thức Filioque
Trong Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicê-Constantinôpôli, đoạn nói về Chúa Thánh Thần, chúng ta đọc:
“Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra” trong đoạn, “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống; Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con; Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.”
Lời tuyên xưng “và Đức Chúa Con” được gọi là công thức Filioque. Chữ Filioque là tiếng Latinh, nghĩa là “và bởi Đức Chúa Con”.
Ủy ban Quốc tế Hỗn hợp về Đối thoại Thần học giữa Liên đoàn Thế giới Lutheran và Giáo hội Chính thống đã công bố một tuyên bố chung về phần Filioque.
Trong tuyên bố chung ký ngày 27 tháng 5 và được công bố hôm 30 tháng 7 vừa qua, ủy ban cho biết: “Chúng tôi biết rằng Filioque đã được Giáo hội Latinh đưa vào Kinh Tin kính Nicê-Constantinôpôli để đáp lại tà giáo Arianô. “Đánh giá văn bản Kitô giáo cổ xưa và đáng kính nhất này, chúng tôi đề nghị sử dụng bản dịch từ nguyên bản tiếng Hy Lạp, nghĩa là không có phần Filioque với hy vọng rằng điều này sẽ góp phần hàn gắn những chia rẽ lâu đời giữa các cộng đồng của chúng ta.”
Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, cho biết như sau:
Điều 246: Công thức theo truyền thống Latinh tuyên xưng rằng Chúa Thánh Thần “bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra.” Công đồng Florentina, năm 1439, giải thích: “Chúa Thánh Thần… có bản tính và hữu thể của Ngài bởi Chúa Cha và một trật bởi Chúa Con, và từ đời đời Ngài xuất phát bởi Hai Ngôi như bởi một nguyên lý duy nhất và bởi một hơi thở duy nhất… Và bởi vì mọi sự, vốn là của Chúa Cha, chính Chúa Cha đã ban cho Con Một khi sinh ra Con Một, trừ cương vị làm Cha, nên việc Thần Khí xuất phát bởi Chúa Con, thì từ đời đời Chúa Con có việc xuất phát đó là bởi Chúa Cha, Đấng cũng sinh ra Chúa Con từ đời đời.”
Điều 247: Lời khẳng định “và bởi Đức Chúa Con” (Filioque) không có trong Kinh Tin Kính công bố năm 381 tại Constantinôpôli. Nhưng thánh Giáo Hoàng Lêô, dựa theo truyền thống cổ xưa của Latinh và Alexandria, đã công bố điều này như một tín điều vào năm 447,57 trước khi Rôma, tại Công đồng Chalcêđônia năm 451, biết đến và tiếp nhận Kinh Tin Kính của năm 381. Việc sử dụng công thức này trong Kinh Tin Kính được dần dần đưa vào phụng vụ Latinh (từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 11). Tuy nhiên, việc phụng vụ Latinh đưa công thức Filioque vào trong Kinh Tin Kính Nicê – Constantinôpôli, đã tạo nên sự bất đồng, mãi cho đến nay, với các Giáo Hội Chính Thống.
Điều 248: Truyền thống Đông phương trước hết diễn tả rằng Chúa Cha là cội nguồn thứ nhất của Chúa Thánh Thần. Khi tuyên xưng Chúa Thánh Thần “xuất phát từ Chúa Cha” (Ga 15:26), truyền thống đó xác quyết Chúa Thánh Thần xuất phát từ Chúa Cha qua Chúa Con (a Patre per Filium procedere). Còn truyền thống Tây phương trước hết xác quyết sự hiệp thông đồng bản thể giữa Chúa Cha và Chúa Con, khi nói rằng Chúa Thánh Thần xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con (ex Patre Filioque procedere). Truyền thống này nói như vậy là “hợp pháp và hợp lý”, bởi vì theo trật tự vĩnh cửu giữa các Ngôi Vị Thiên Chúa trong sự hiệp thông đồng bản thể, Chúa Cha, với tư cách là “nguyên lý không có khởi đầu”, là cội nguồn thứ nhất của Chúa Thánh Thần, nhưng còn với tư cách là Cha của Con duy nhất, thì Chúa Cha là nguyên lý duy nhất cùng với Con của Ngài, từ đó, Chúa Thánh Thần xuất phát “như từ một nguyên lý duy nhất.” Sự bổ túc hợp pháp này, nếu không bị thổi phồng, thì không tác động gì đến sự đồng nhất của đức tin vào thực tại của cùng một mầu nhiệm được tuyên xưng.