Phụng Vụ - Mục Vụ
Tỉnh thức trước những thách đố mới
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
17:48 08/08/2019
Chúa Nhật XIX Thường Niên
Kn 18,3.6-9; Dt 11,1-2. 8-19; Lc 12,32-48
Một trong những chủ đề chính của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là Đức tin. Tôi muốn chúng ta tập trung suy nghĩ đề tài này.
Khi được Rửa tội, chúng ta mang một danh hiệu mới rất đẹp đó là “người Kitô hữu,” người tin vào Chúa Kitô, người theo và có Chúa Kitô. Chính vì thế khi bắt đầu nghi thức, linh mục đại diện Giáo Hội hỏi chúng ta: “Chúng con xin gì,” cha mẹ chúng ta thưa: “Xin ơn đức tin.”
Vậy thì tin có nghĩa là gì? Sách Giáo Lý Công Giáo có một định nghĩa rất vắn gọn: “Tin là lời con người đáp trả lại Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải và hiến mình cho con người, khi ban ánh sáng chứa chan cho con người đang đi tìm ý nghĩa tối hậu của cuộc đời mình” (s. 26).
Quả thế, tin không phải là tin vào một cái gì, vào một học thuyết, một ý thức hệ, một số lề luật, một số tín điều..., nhưng tin chính là gặp gỡ, là gắn bó với một Con Người, bước theo một Con Người, hiến mình cho một Con Người và để Con Người đó hướng dẫn ta, chỉ cho ta biết đâu là hạnh phúc đích thực, đâu là ý nghĩa tối hậu của cuộc đời. Con Người đó có tên là Đức Giêsu Nadarét. Như thế, tin là gặp gỡ, gắn bó với Đức Kitô và cùng với Người bước đi trong cuộc đời này.
1- Những trở ngại của đức tin
Nhưng sống niềm tin vào Đức Kitô trong bối cảnh của ngày hôm nay, chúng ta đang bị thử thách, đang gặp trở ngại.
Trong cuốn The New World of Faith, Đức Hồng Y Every Dulles, một nhà thần học gia nổi tiếng của nước Mỹ, nói tới ba trở ngại lớn:
1) chủ nghĩa duy lịch sử;
2) chủ nghĩa đa nguyên;
3) và tâm thức thị trường tự do.
Trước hết, chủ nghĩa duy lịch sử khiến cho con người không còn chấp nhận có chân lý nào là tuyệt đối, vì mọi sự đều thay đổi, kể cả những xác tín đã cắm rễ thật sâu, nay cũng bị đảo lộn, lật nhào. Chẳng hạn như vấn đề hôn nhân một vợ một chồng bất khả phân ly, vấn đề hôn nhân đồng giới, ly dị và phá thai...
Kế đến, các phương tiện truyền thông cho phép người ta tiếp cận vô vàn những tư tưởng khác nhau, từ đó họ nghĩ rằng đức tin Kitô giáo cũng chỉ là một trong rất nhiều lựa chọn, do đó không mang tính tuyệt đối. Chẳng hạn ngày xưa, cha ông chúng ta luôn xác tín rằng muốn được cứu độ, phải cho con cái vào trong Giáo Hội, được rửa tội, nhưng ngày nay, nhiều gia đình cha mẹ để cho con cái muốn theo đạo nào cũng được, bởi vì đạo nào cũng tốt, cũng như nhau.
Cuối cùng, thế giới hôm nay là thế giới của thị trường tự do. Về mặt tư tưởng cũng thế, tôn giáo và các hệ tư tưởng cũng bị biến thành món hàng trên thị trường cạnh tranh mua bán, và người ta cứ việc mua hay bán thứ tôn giáo nào hợp với sở thích của mình.
Sống trong một thế giới như thế, tất cả chúng ta cũng đang bị cuốn hút vào cơn lốc và dòng chảy đó của cuộc sống. Đức tin của chúng ta như con thuyền bé nhỏ bấp bênh, bị đong đưa, trôi dạt bởi những làn sóng đó. Và thực tế đã có nhiều người đánh mất đức tin, con thuyền đã chìm vì không có định hướng.
2- Một đức tin cá vị và tỉnh thức
Trước những thách đố mới đó, vậy đâu là sức mạnh để giúp chúng ta giữ vững đức tin? Đọc Tin Mừng hôm nay, tôi tìm thấy câu trả lời cho vấn nạn đó. Nghĩa là mỗi người chúng ta phải có một đức tin mang tính cá vị và tỉnh thức.
Trước hết, đức tin của chúng ta phải mang tính cá vị: có nghĩa là đức tin đó phải là một xác tín, là một chọn lựa riêng của mỗi người chúng ta. Như Ápbraham, được Chúa gọi ông lên đường, dù không biết mình sẽ đi về đâu, nhưng ông vẫn xác tín và tin vào lời hứa của Thiên Chúa. Cuộc sống ngày hôm nay có bao nhiêu lối rẽ, bao bóng mát cuộc đời, bao cám dỗ mời mọc hấp dẫn, nhưng tôi xin chọn “Chúa là gia nghiệp của riêng mình” (Tv 32, 12b). Và tôi xác tín rằng chỉ có Chúa mới mang lại ý nghĩa cuộc sống, ơn cứu độ, Nước Trời, sự sống đời đời cho tôi như Chúa đã hứa (bài đọc II và bài Tin Mừng). Với xác tín cá vị đó, dù môi trường, hoàn cảnh có thay đổi, dù thấy những mời mọc khác, nhưng tôi vẫn trung kiên theo Chúa cho đến cùng. Đức tin như thế là cuộc gặp gỡ mang tính cá vị với Đức Giêsu, và chỉ có đức tin đó mới giúp chúng ta vững vàng trước những thách đố mới của cuộc sống hôm nay.
Thứ đến, sống đức tin hôm nay, chúng ta cần phải tỉnh thức: “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn sáng trong tay... Các con hãy sẵn sàng vì giờ các con không ngờ thì Con Người sẽ đến.” Tỉnh thức có nghĩa là không có ngủ. Và nếu mắt có ngủ nhưng lòng vẫn thức. Theo một nghĩa tinh thần, tỉnh thức có nghĩa là nhạy bén nhận ra các giá trị và lời mời gọi của Tin Mừng, và nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của đức tin, nhận ra những điều nghịch với Tin Mừng.
Nhưng vì bản tính của Ađam trong chúng ta, nhiều lúc chúng ta thích ngủ hơn là thức. Hơn thế nữa, ngày hôm nay có những cám dỗ và lối sống rất ư ngọt ngào, êm ái như nệm mút vậy, chúng ta tự nhủ: “Thức làm gì cho mệt. Dại gì mà thức, mình hưởng tí rồi đi xưng tội có sao đâu!” Vâng, chúng ta vẫn cứ lý luận theo kiểu của những đầy tớ bất tín trong Tin Mừng... Bởi thế, Chúa mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức để biết mình, nhận ra mình đang ở đâu, nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của cuộc sống mà chúng ta đang đối diện. Nhờ sống tỉnh thức, chúng ta nhận ra những nguy cơ đang làm tổn hại tới đức tin và đời sống của mình.
Lạy Chúa, con thuyền đức tin của Chúng con đang bị sóng gió cuộc đời vùi dập, xin Chúa ban cho chúng con có một đức tin sống động, mang tính cá vị và biết tỉnh thức, để dù có phải trải qua những thử thách, chúng con vẫn trung kiên theo Chúa đến cùng. Xin cho ngọn đèn đức tin của chúng con luôn cháy sáng, luôn chờ đợi sự trở về của Chúa để cùng với Chúa vui hưởng hạnh phúc Nước Trời. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
Kn 18,3.6-9; Dt 11,1-2. 8-19; Lc 12,32-48
Một trong những chủ đề chính của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là Đức tin. Tôi muốn chúng ta tập trung suy nghĩ đề tài này.
Khi được Rửa tội, chúng ta mang một danh hiệu mới rất đẹp đó là “người Kitô hữu,” người tin vào Chúa Kitô, người theo và có Chúa Kitô. Chính vì thế khi bắt đầu nghi thức, linh mục đại diện Giáo Hội hỏi chúng ta: “Chúng con xin gì,” cha mẹ chúng ta thưa: “Xin ơn đức tin.”
Vậy thì tin có nghĩa là gì? Sách Giáo Lý Công Giáo có một định nghĩa rất vắn gọn: “Tin là lời con người đáp trả lại Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải và hiến mình cho con người, khi ban ánh sáng chứa chan cho con người đang đi tìm ý nghĩa tối hậu của cuộc đời mình” (s. 26).
Quả thế, tin không phải là tin vào một cái gì, vào một học thuyết, một ý thức hệ, một số lề luật, một số tín điều..., nhưng tin chính là gặp gỡ, là gắn bó với một Con Người, bước theo một Con Người, hiến mình cho một Con Người và để Con Người đó hướng dẫn ta, chỉ cho ta biết đâu là hạnh phúc đích thực, đâu là ý nghĩa tối hậu của cuộc đời. Con Người đó có tên là Đức Giêsu Nadarét. Như thế, tin là gặp gỡ, gắn bó với Đức Kitô và cùng với Người bước đi trong cuộc đời này.
1- Những trở ngại của đức tin
Nhưng sống niềm tin vào Đức Kitô trong bối cảnh của ngày hôm nay, chúng ta đang bị thử thách, đang gặp trở ngại.
Trong cuốn The New World of Faith, Đức Hồng Y Every Dulles, một nhà thần học gia nổi tiếng của nước Mỹ, nói tới ba trở ngại lớn:
1) chủ nghĩa duy lịch sử;
2) chủ nghĩa đa nguyên;
3) và tâm thức thị trường tự do.
Trước hết, chủ nghĩa duy lịch sử khiến cho con người không còn chấp nhận có chân lý nào là tuyệt đối, vì mọi sự đều thay đổi, kể cả những xác tín đã cắm rễ thật sâu, nay cũng bị đảo lộn, lật nhào. Chẳng hạn như vấn đề hôn nhân một vợ một chồng bất khả phân ly, vấn đề hôn nhân đồng giới, ly dị và phá thai...
Kế đến, các phương tiện truyền thông cho phép người ta tiếp cận vô vàn những tư tưởng khác nhau, từ đó họ nghĩ rằng đức tin Kitô giáo cũng chỉ là một trong rất nhiều lựa chọn, do đó không mang tính tuyệt đối. Chẳng hạn ngày xưa, cha ông chúng ta luôn xác tín rằng muốn được cứu độ, phải cho con cái vào trong Giáo Hội, được rửa tội, nhưng ngày nay, nhiều gia đình cha mẹ để cho con cái muốn theo đạo nào cũng được, bởi vì đạo nào cũng tốt, cũng như nhau.
Cuối cùng, thế giới hôm nay là thế giới của thị trường tự do. Về mặt tư tưởng cũng thế, tôn giáo và các hệ tư tưởng cũng bị biến thành món hàng trên thị trường cạnh tranh mua bán, và người ta cứ việc mua hay bán thứ tôn giáo nào hợp với sở thích của mình.
Sống trong một thế giới như thế, tất cả chúng ta cũng đang bị cuốn hút vào cơn lốc và dòng chảy đó của cuộc sống. Đức tin của chúng ta như con thuyền bé nhỏ bấp bênh, bị đong đưa, trôi dạt bởi những làn sóng đó. Và thực tế đã có nhiều người đánh mất đức tin, con thuyền đã chìm vì không có định hướng.
2- Một đức tin cá vị và tỉnh thức
Trước những thách đố mới đó, vậy đâu là sức mạnh để giúp chúng ta giữ vững đức tin? Đọc Tin Mừng hôm nay, tôi tìm thấy câu trả lời cho vấn nạn đó. Nghĩa là mỗi người chúng ta phải có một đức tin mang tính cá vị và tỉnh thức.
Trước hết, đức tin của chúng ta phải mang tính cá vị: có nghĩa là đức tin đó phải là một xác tín, là một chọn lựa riêng của mỗi người chúng ta. Như Ápbraham, được Chúa gọi ông lên đường, dù không biết mình sẽ đi về đâu, nhưng ông vẫn xác tín và tin vào lời hứa của Thiên Chúa. Cuộc sống ngày hôm nay có bao nhiêu lối rẽ, bao bóng mát cuộc đời, bao cám dỗ mời mọc hấp dẫn, nhưng tôi xin chọn “Chúa là gia nghiệp của riêng mình” (Tv 32, 12b). Và tôi xác tín rằng chỉ có Chúa mới mang lại ý nghĩa cuộc sống, ơn cứu độ, Nước Trời, sự sống đời đời cho tôi như Chúa đã hứa (bài đọc II và bài Tin Mừng). Với xác tín cá vị đó, dù môi trường, hoàn cảnh có thay đổi, dù thấy những mời mọc khác, nhưng tôi vẫn trung kiên theo Chúa cho đến cùng. Đức tin như thế là cuộc gặp gỡ mang tính cá vị với Đức Giêsu, và chỉ có đức tin đó mới giúp chúng ta vững vàng trước những thách đố mới của cuộc sống hôm nay.
Thứ đến, sống đức tin hôm nay, chúng ta cần phải tỉnh thức: “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn sáng trong tay... Các con hãy sẵn sàng vì giờ các con không ngờ thì Con Người sẽ đến.” Tỉnh thức có nghĩa là không có ngủ. Và nếu mắt có ngủ nhưng lòng vẫn thức. Theo một nghĩa tinh thần, tỉnh thức có nghĩa là nhạy bén nhận ra các giá trị và lời mời gọi của Tin Mừng, và nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của đức tin, nhận ra những điều nghịch với Tin Mừng.
Nhưng vì bản tính của Ađam trong chúng ta, nhiều lúc chúng ta thích ngủ hơn là thức. Hơn thế nữa, ngày hôm nay có những cám dỗ và lối sống rất ư ngọt ngào, êm ái như nệm mút vậy, chúng ta tự nhủ: “Thức làm gì cho mệt. Dại gì mà thức, mình hưởng tí rồi đi xưng tội có sao đâu!” Vâng, chúng ta vẫn cứ lý luận theo kiểu của những đầy tớ bất tín trong Tin Mừng... Bởi thế, Chúa mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức để biết mình, nhận ra mình đang ở đâu, nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của cuộc sống mà chúng ta đang đối diện. Nhờ sống tỉnh thức, chúng ta nhận ra những nguy cơ đang làm tổn hại tới đức tin và đời sống của mình.
Lạy Chúa, con thuyền đức tin của Chúng con đang bị sóng gió cuộc đời vùi dập, xin Chúa ban cho chúng con có một đức tin sống động, mang tính cá vị và biết tỉnh thức, để dù có phải trải qua những thử thách, chúng con vẫn trung kiên theo Chúa đến cùng. Xin cho ngọn đèn đức tin của chúng con luôn cháy sáng, luôn chờ đợi sự trở về của Chúa để cùng với Chúa vui hưởng hạnh phúc Nước Trời. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
Chúa Nhật XIX Thường Niên - C-
Lm. Jude Siciliano, OP
18:24 08/08/2019
Khôn Ngoan 18: 6-9; T.vịnh. 32; Do Thái 11: 1-2, 8-19; Luca 12: 38-40
Hôm nay tôi chọn bài Phúc âm ngắn, trong đó Chúa Giêsu nói đến "phúc" khác. Trước đó (Lc 6: 20-26) trong bài giảng trên Núi, khi Chúa Giêsu nói "phúc" cho những người nghèo, người đói, người bị nhục mạ, bị đói khát, bị sỉ nhục, bị ghét bỏ và bị tẩy chay vì "Con Người", Ngài cũng nói những ai nghe lời Chúa và thực hành lời Chúa là người có "phúc" (Lc11: 28). Hôm nay Chúa Giêsu tuyên bố "phúc" cho những người chờ đợi và chuẩn bị khi chủ đi ăn cưới trở về về.
Trong bài phúc âm có một điều bất ngờ: Chúng ta nghĩ rằng kẻ tôi tớ phải sẵn sàng chờ đợi đón chủ về và rồi anh ta sẽ bận rộn phục vụ chủ nhân. Nhưng, khi ông chủ trở về, ông ta sẽ thắt lưng áo khoát của mình đưa tôi tớ vào bàn ăn rồi đến từng người mà phục vụ họ. Thật ra, trong thế giới chúng ta những việc như thế không bao giờ có thể xảy ra xãy ra. Các tôi tớ phải làm công việc của họ, còn chủ nhân ngồi nghỉ ngơi chờ đợi tôi tớ phục vụ. Chúng ta không được lãnh thưởng vì không làm gì cả. Tuy vậy, trong Phúc âm hôm nay, việc gì đã xãy ra cho các tôi tớ chờ đợi chủ. Họ không làm gì quan trọng, không có lời cầu nguyện lâu dài, họ chỉ chờ đợi chủ.
Bài đọc thứ nhất trích trong sách Khôn Ngoan là phần mô tả sự trung tín của Thiên Chúa. Bài đó nhắc lại đêm cuối cùng của tai biến tại Ai Cập đã xảy đến Khi đó vị vua Pharaon phải đồng ý để dân Ísrael ra đi. Bài trích sách khôn ngoan vui mừng diễn tả quan cảnh đó, và cho thấy rằng dân Ísrael đã trung thành vời Thiên Chúa. Và vì sự trung tín của họ vào Thiên Chúa, nên Ngài đã tgiải cứu họ. và Ngài cho họ được tự do vì họ đáng được như vậy. Nhưng, thật ra họ vẫn không xứng được, nhưng Thiên Chúa vẫn cứu họ ra khỏi nơi lưu đày.
Đó có phải là điều chúng ta nghĩ hay không? Nếu chúng ta đã làm điều chúng ta phải làm thì Thiên Chúa thưởng chúng ta phải không? Chúng ta làm việc phải làm và đợi Thiên Chúa "trả công" cho chúng ta. Kết quả là: theo ý suy nghĩ này, chúng ta được điều tốt vì chúng ta đáng được. Có nhiều nhà thờ lớn ở Texas, nơi hằng ngàn giáo dân đến tham dự phụng vụ mỗi ngày Chúa Nhật. Các cha diện giảng nói về "lời Chúa hằng sống". Nếu chúng ta sống đời sống tín hữu tốt lành và tin tưởng vào Thiên Chúa thì Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho chúng ta với "phúc" là sức khỏe, nhiều của cải và gia đình hạnh phúc. Trái lại, những người không được những phúc đó là những người không sống đời sống tín hữu tốt lành nên Thiên Chúa không ban phúc cho họ.
Trở về Phúc âm. Những người tôi tớ đã làm gì, hay họ đã phải làm gì? Chỉ có một điều là họ sẵn sàng chào đón chủ khi ông ta trở về. Rồi sau đó, người chủ đối đãi với họ như thế nào? Ông chủ phục vụ họ một cách đặc biệt, mặc dù họ chưa xứng đáng để làm những điều gì đặc biệt để họ tận hưởng những điều đó.
Phúc âm thay đổi ngược xu thế hiện tại của thế giới của chúng ta. Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên, và Ngài làm điều bất ngờ. Và đó là điều được thể hiện trong Bí tích Thánh Thể hôm nay. Ông chủ đã đến và nói là ông ta sẽ phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Ông chủ đã trao ban thân xác của ông để trở nên của ăn và của uống cho chúng ta trong khi chúng ta vẫn tiếp tục chờ đợi Ngài. Mỗi khi chúng ta đến tham dự Phụng vụ và ngồi trong nhà thờ thì ông chủ ban cho chúng ta chính mình ông ta. Không phải vì chúng ta làm điều gì xứng đáng để nhận được ơn huệ đó. Nhưng vì Ngài thương yêu chúng ta với một tình thương yêu vô tận. Tình thương yêu đó đã làm cho Ngài hy sinh đời sống chính mình cho chúng ta.
Bài sách Khôn Ngoan mở đầu "Đêm đó". Lời đó nói về đêm của lễ Vượt Qua đầu tiên khi Thiên Chúa dẫn dân Ísrael bị lưu đày ra khỏi Ai Cập. Và kết quả là người Do thái tin tưởng là Đấng Mesia sẽ đến vào lễ Vượt Qua. Bài đọc nhắc chúng ta nhớ về việc Ngài cứu ra khỏi nơi lưu đày. Và vì thế các tín hữu tiên khởi tin rằng Chúa Kitô sẽ trở lại vào lễ Vượt Qua. Nhưng Ngài không đến. Với những người theo Ngài, Bí tích Thánh Thể là lế mừng cho sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa họ, và cũng là sự vắng mặt của Ngài. Cũng như ông chủ trong câu chuyện: Chúa Kitô đã đến, ngồi chung với chúng ta, phục vụ cho cộng đoàn nơi bàn tiệc, và cho chúng ta lương thực là chính Mình và Máu thánh Ngài để nuôi dưởng chúng ta trong lúc chúng ta chờ đợi.
Vì chúng ta tin là Ngài sẽ trở lại. Hy vọng đó giúp chúng ta luôn nghĩ dến thực tại của cuộc sống hiện hữu. Chúng ta không nên lãng phí thời gian trong lúc chờ đợi. Và chúng ta cũng không nên tìm một nơi khác để tạo cảm giác an toàn trong khi nói lên ý nghĩa sai lrái về sự an toàn hay nghĩ là "Đây là cách mọi sự đã xãy ra, và bây giờ và sau này cũng vậy". Việc ông chủ về thình lình sẽ phá tan ý nghĩ an toàn đó.
Các bài sách đọc hôm nay nhắc chúng ta nghĩ đến Mùa Vọng khi Kinh Thánh làm chúng ta nghĩ đến sự trở lại của Chúa Kitô. Nhưng, không phải là Mùa Vọng. Đây là giữa mùa Hè trên bán địa cầu phía bắc của chúng ta. Cách đây 2 tuần lễ nóng đến 108 độ F ở Paris. Các bài sách nhắc chúng ta nhớ đến những ngày "lười biếng, trong sương mù của mùa hè" Chúng ta không nên chán nản, và xem lúc này là thời buổi thường niên và không có gì đặc biệt. Các bài sách nhắc chúng ta nhớ như các tổ phụ Do thái là Thiên Chúa trông thấy nhu cầu của chúng ta và Ngài đang hoạt động đắt lực cho chúng ta. Trong phép Thánh Thể này tội lỗi chúng ta đã được tha thứ, và chúng ta được thêm năng lực trong lúc chờ đợi ra đi để làm dụng cụ của Triều Đại Thiên Chúa trong thế giới chúng ta. Lễ Vượt Qua của chúng ta luôn được tiếp tục mỗi khi chúng ta thực hiện bí tích Thánh Thể mổi ngày.
Chúng ta nói là sẽ không còn thời giờ để làm những việc chúng ta cần phải làm. Sáng sớm dậy chúng ta suy nghĩ dự định chương trình làm những việc trong ngày hôm đó, và ngay cả những việc chúng ta hy vọng sẽ làm xong trước khi đi ngủ. Nhưng, thường thì chúng ta không kết thúc tất cả những việc trong chương trình chúng ta dự định, và chúng ta không được hài lòng khi nghĩ đến những việc chưa làm “xong”. Có thể chúng ta quá ư lạc quan mỗi ngày. Hay vì những việc bên lề chúng ta cần phải làm ngày hôm đó đã lôi cuốn chúng ta ra khỏi chương trình dự định chúng ta đã làm trước. Vậy ngày đó có thiều thành quả hay không? Và chúng ta có chán nản vì chúng ta chỉ làm xong được một ít việc thôi phải không? Nhưng, phúc âm kêu gọi chúng ta hãy nghĩ đến những ơn huệ dồi dào mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta hằng ngày. Chúa Kitô đã bước vào trong đời sống của chúng ta và phục vụ chúng ta như thế nào thường trong những lúc bị trở ngại và gián đoạn trong ý định của chúng ta.
Trong việc Chúa Kitô thình lình đến trong đời sống thường ngày của chúng ta, tôi hỏi một nhóm giáo dân Đaminh: "Các bạn nghĩ Chúa Kitô thình lình đến trong đời sống hằng ngày của các bạn như thế nào?". Họ là những người có công việc làm và đây là những câu trả lời của họ:
Một sinh viên học giáo lý nói: "Tôn giáo chúng ta là một tôn giáo nhập thể, nên tôi nghĩ Thiên Chúa đến mỗi ngày trong những việc tầm thường. Tôi cũng hỏi các sinh viên lớp giáo lý lớn hơn: “Thiên Chúa đã dùng các bạn như thế nào hôm nay?” Thường họ cám ơn tôi đã thức tỉnh họ là làm sao Thiên Chúa dùng họ như trong sự Ngài dến thình lình trong đời sống kẽ khác"
Một doanh nhân cho biết là có ba người nói với anh ta rằng do kết quả của những buổi bàn luận vừa qua với anh ta đã làm cho họ trở lại với Giáo hội. Anh ta nói: "Những người này như đang chờ đợi, và Thiên Chúa hình như dùng tôi làm công cụ để đến trong đời sống họ".
Một phụ nữ nói "Khi tôi thinh lặng và lắng nghe một người khác, Thiên Chúa nói với tôi qua họ. Nếu tôi tin tưởng Thiên Chúa đến trong đời sống tôi và nói với tôi qua những người khác trong khi tôi lắng nghe, thì có thể đời sống của tôi thay đổi chừng nào".
Một người làm việc trong văn phòng thú tội "Tôi không thường chú ý, chờ đợi Chúa Kitô đến thăm. Nơi tôi làm việc bận rộn lắm, có nhiều việc phải làm và phải có kết quả. Một ngày kia có một người đến gõ cửa và hỏi “bạn ra sao?”. Tôi nghĩ là Chúa Kitô ở trong người khách đó và đang phục vụ tôi ".
Và sau buổi thảo luận, một trong những người có mặt nói "Trong lúc chúng ta đang chờ đợi Thiên Chúa, thì Ngài đã ở đây rồi "
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
19th SUNDAY -C-
Wisdom 18: 6-9; Ps 33; Hebrews 11: 1-2, 8-19; Luke 12: 38-40
I have chosen the short form for today’s gospel. In it Jesus introduces another beatitude. Remember earlier (6:20-26), in the Sermon on the Mount, when he declared "blessed" those who are poor, hungry, been hated, insulted and ostracized, "because of the Son of Man." He also said those who hear the word of God and do it are "blessed" (11:28). Today Jesus declares "blessed" those who are found vigilant and prepared when the master returns.
The gospel has a surprise in it. We expect servants to be ready to welcome the master when he returns and then get busy serving him. But when this master returns he ties up his tunic with his belt, invites the servants to sit down and then serves them! Surely things don’t work this way in our world; the servants do their work and the master reclines in leisure waiting to be served. We don’t get rewarded for doing nothing and yet that is what happens in today’s gospel to the waiting servants – no heroic acts, no long hours of prayer, just waiting.
The first reading from the Book of Wisdom is part of the speech describing God’s fidelity. It recalls the night of the last plague in Egypt, when Pharaoh finally agreed to let the people go. In an idealized version of the events, the speech suggests that the Israelites were faithful to God and because of their trust God rewarded and rescued them. It almost sounds like God set the people free because they deserved it. But they did not and still God delivered them from their oppressors.
Isn’t that how we think? If we do what we are supposed to then God will reward us. We do the required work and then expect our "payment" from God. As a result, this thinking goes, good things come our way because we have earned them. There are some very large churches here in Texas where thousands of people worship each Sunday. The preachers teach a "prosperity gospel": if we lead good Christian lives and have faith in God, God will reward us with "blessings" – good health, material prosperity and happy families. In contrast, those who lack these benefits must not be leading a good life, because God is not rewarding them.
Back to the gospel. What did the servants do, or what was asked of them? Only that they be ready to welcome the master when he returns. And then, how does the master treat his servants? He waits on them even though they haven’t done anything to merit his special treatment.
The gospel turns our world upside down. God surprises us and does the unexpected. Which is what is happening for us today at our Eucharist. The master has come, as he said he would, to serve and not to be served. He offers himself as food and drink for us as we continue to wait for him. Each time we come to worship and sit down at his table he gives himself to us. It is not because we have done anything to earn this favor. It is not because we are worthy, but because he has loved us with a love that will never end. This love moves him to give his life for us.
The Wisdom reading begins, "That night." It is a reference to the night of the first Passover when God led the Israelite slaves out of Egyptian bondage. As a result, the Jews believed the Messiah would come on the feast of Passover. The reading stirs up memory of the liberation from slavery and so early Christians believed Christ would return on Passover. But he did not. For his followers the Eucharist became the celebration of his presence with them, but also his absence. Like the master in the story, Christ has come, seats us, his waiting community at the table and serves us his body and blood, food to sustain us in our waiting.
Because we believe he is to return, that hope helps us focus on our present reality. We mustn’t get distracted or lackadaisical while we wait. Nor should we look elsewhere with a false sense of security and think, "This is the way things have been, are now and always will be." The Master’s unexpected arrival will burst that false bubble of security.
Today’s readings remind us of Advent when the Scriptures turn our thoughts to Christ’s return. But it is not Advent, it is mid-summer here in our hemisphere. Two weeks ago it was 108° in Paris! The readings remind us during these "lazy, hazy days of summer" not to be deceived and see this time as ordinary and uneventful. The readings remind us that, as with our Jewish ancestors, God sees us in our need and is actively working on our behalf. At this Eucharist our sins are forgiven and we are strengthened, as we wait, to go and be the instruments of the kingdom of God in our world. Our Passover continues with each Eucharistic celebration.
We speak about not having enough time to do the things we need to do. In the morning we make our plans for the day, even make a list of what we hope to get done before we go to bed. But we often don’t finish what we have listed, and don’t have the satisfaction of checking off each item on that list with a satisfying – "Done!" Maybe we are overly optimistic each day. Or, maybe the interactions and side trips we must make as the day progresses pull us away from that list we made earlier. Was the day less than fulfilling? Are we dissatisfied with how little we got done? But the gospel asks us to revisit what we all too easily miss – the master coming to the door. The gospel calls us to be alert to God’s abundant gifts in our daily routines; how Christ has entered our lives and served us, often in what appears to be just interruptions from our intended goals.
In the light of Christ’s unexpected entrance into our ordinary lives I asked a small group of Dominican laypeople, "How do you experience Christ’s surprising entrance into your daily life? They are professional people and here are some of the responses they made.
A student of religion said, "Ours is an incarnational religion, so I experience God every day in the most ordinary ways. I also ask my adult religion class, ‘How has God used you today?’ Often they thank me for alerting them to how God uses them as a surprising entrance into the lives of others."
A businessman said three distinct people told him that as a result of recent conversations with him they returned to the Church. He said, "These people seemed to be waiting and God somehow used me to enter their lives."
A woman said, "When I quiet myself and actually listen to another, God speaks to me through them. How different my life would be if I believed God enters my life and speaks to me through others when I listen."
An office worker confessed, "I am not always vigilant, expecting Christ to visit. Our workplace is stressful with high expectations placed on us. The other day someone came to visit, knocked on the door and asked, "How are you?" I realized that Christ was in that visitor, and was serving me."
The session ended with a final comment by one of the participants, "While we are waiting for him, he is already here."
Hôm nay tôi chọn bài Phúc âm ngắn, trong đó Chúa Giêsu nói đến "phúc" khác. Trước đó (Lc 6: 20-26) trong bài giảng trên Núi, khi Chúa Giêsu nói "phúc" cho những người nghèo, người đói, người bị nhục mạ, bị đói khát, bị sỉ nhục, bị ghét bỏ và bị tẩy chay vì "Con Người", Ngài cũng nói những ai nghe lời Chúa và thực hành lời Chúa là người có "phúc" (Lc11: 28). Hôm nay Chúa Giêsu tuyên bố "phúc" cho những người chờ đợi và chuẩn bị khi chủ đi ăn cưới trở về về.
Trong bài phúc âm có một điều bất ngờ: Chúng ta nghĩ rằng kẻ tôi tớ phải sẵn sàng chờ đợi đón chủ về và rồi anh ta sẽ bận rộn phục vụ chủ nhân. Nhưng, khi ông chủ trở về, ông ta sẽ thắt lưng áo khoát của mình đưa tôi tớ vào bàn ăn rồi đến từng người mà phục vụ họ. Thật ra, trong thế giới chúng ta những việc như thế không bao giờ có thể xảy ra xãy ra. Các tôi tớ phải làm công việc của họ, còn chủ nhân ngồi nghỉ ngơi chờ đợi tôi tớ phục vụ. Chúng ta không được lãnh thưởng vì không làm gì cả. Tuy vậy, trong Phúc âm hôm nay, việc gì đã xãy ra cho các tôi tớ chờ đợi chủ. Họ không làm gì quan trọng, không có lời cầu nguyện lâu dài, họ chỉ chờ đợi chủ.
Bài đọc thứ nhất trích trong sách Khôn Ngoan là phần mô tả sự trung tín của Thiên Chúa. Bài đó nhắc lại đêm cuối cùng của tai biến tại Ai Cập đã xảy đến Khi đó vị vua Pharaon phải đồng ý để dân Ísrael ra đi. Bài trích sách khôn ngoan vui mừng diễn tả quan cảnh đó, và cho thấy rằng dân Ísrael đã trung thành vời Thiên Chúa. Và vì sự trung tín của họ vào Thiên Chúa, nên Ngài đã tgiải cứu họ. và Ngài cho họ được tự do vì họ đáng được như vậy. Nhưng, thật ra họ vẫn không xứng được, nhưng Thiên Chúa vẫn cứu họ ra khỏi nơi lưu đày.
Đó có phải là điều chúng ta nghĩ hay không? Nếu chúng ta đã làm điều chúng ta phải làm thì Thiên Chúa thưởng chúng ta phải không? Chúng ta làm việc phải làm và đợi Thiên Chúa "trả công" cho chúng ta. Kết quả là: theo ý suy nghĩ này, chúng ta được điều tốt vì chúng ta đáng được. Có nhiều nhà thờ lớn ở Texas, nơi hằng ngàn giáo dân đến tham dự phụng vụ mỗi ngày Chúa Nhật. Các cha diện giảng nói về "lời Chúa hằng sống". Nếu chúng ta sống đời sống tín hữu tốt lành và tin tưởng vào Thiên Chúa thì Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho chúng ta với "phúc" là sức khỏe, nhiều của cải và gia đình hạnh phúc. Trái lại, những người không được những phúc đó là những người không sống đời sống tín hữu tốt lành nên Thiên Chúa không ban phúc cho họ.
Trở về Phúc âm. Những người tôi tớ đã làm gì, hay họ đã phải làm gì? Chỉ có một điều là họ sẵn sàng chào đón chủ khi ông ta trở về. Rồi sau đó, người chủ đối đãi với họ như thế nào? Ông chủ phục vụ họ một cách đặc biệt, mặc dù họ chưa xứng đáng để làm những điều gì đặc biệt để họ tận hưởng những điều đó.
Phúc âm thay đổi ngược xu thế hiện tại của thế giới của chúng ta. Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên, và Ngài làm điều bất ngờ. Và đó là điều được thể hiện trong Bí tích Thánh Thể hôm nay. Ông chủ đã đến và nói là ông ta sẽ phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Ông chủ đã trao ban thân xác của ông để trở nên của ăn và của uống cho chúng ta trong khi chúng ta vẫn tiếp tục chờ đợi Ngài. Mỗi khi chúng ta đến tham dự Phụng vụ và ngồi trong nhà thờ thì ông chủ ban cho chúng ta chính mình ông ta. Không phải vì chúng ta làm điều gì xứng đáng để nhận được ơn huệ đó. Nhưng vì Ngài thương yêu chúng ta với một tình thương yêu vô tận. Tình thương yêu đó đã làm cho Ngài hy sinh đời sống chính mình cho chúng ta.
Bài sách Khôn Ngoan mở đầu "Đêm đó". Lời đó nói về đêm của lễ Vượt Qua đầu tiên khi Thiên Chúa dẫn dân Ísrael bị lưu đày ra khỏi Ai Cập. Và kết quả là người Do thái tin tưởng là Đấng Mesia sẽ đến vào lễ Vượt Qua. Bài đọc nhắc chúng ta nhớ về việc Ngài cứu ra khỏi nơi lưu đày. Và vì thế các tín hữu tiên khởi tin rằng Chúa Kitô sẽ trở lại vào lễ Vượt Qua. Nhưng Ngài không đến. Với những người theo Ngài, Bí tích Thánh Thể là lế mừng cho sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa họ, và cũng là sự vắng mặt của Ngài. Cũng như ông chủ trong câu chuyện: Chúa Kitô đã đến, ngồi chung với chúng ta, phục vụ cho cộng đoàn nơi bàn tiệc, và cho chúng ta lương thực là chính Mình và Máu thánh Ngài để nuôi dưởng chúng ta trong lúc chúng ta chờ đợi.
Vì chúng ta tin là Ngài sẽ trở lại. Hy vọng đó giúp chúng ta luôn nghĩ dến thực tại của cuộc sống hiện hữu. Chúng ta không nên lãng phí thời gian trong lúc chờ đợi. Và chúng ta cũng không nên tìm một nơi khác để tạo cảm giác an toàn trong khi nói lên ý nghĩa sai lrái về sự an toàn hay nghĩ là "Đây là cách mọi sự đã xãy ra, và bây giờ và sau này cũng vậy". Việc ông chủ về thình lình sẽ phá tan ý nghĩ an toàn đó.
Các bài sách đọc hôm nay nhắc chúng ta nghĩ đến Mùa Vọng khi Kinh Thánh làm chúng ta nghĩ đến sự trở lại của Chúa Kitô. Nhưng, không phải là Mùa Vọng. Đây là giữa mùa Hè trên bán địa cầu phía bắc của chúng ta. Cách đây 2 tuần lễ nóng đến 108 độ F ở Paris. Các bài sách nhắc chúng ta nhớ đến những ngày "lười biếng, trong sương mù của mùa hè" Chúng ta không nên chán nản, và xem lúc này là thời buổi thường niên và không có gì đặc biệt. Các bài sách nhắc chúng ta nhớ như các tổ phụ Do thái là Thiên Chúa trông thấy nhu cầu của chúng ta và Ngài đang hoạt động đắt lực cho chúng ta. Trong phép Thánh Thể này tội lỗi chúng ta đã được tha thứ, và chúng ta được thêm năng lực trong lúc chờ đợi ra đi để làm dụng cụ của Triều Đại Thiên Chúa trong thế giới chúng ta. Lễ Vượt Qua của chúng ta luôn được tiếp tục mỗi khi chúng ta thực hiện bí tích Thánh Thể mổi ngày.
Chúng ta nói là sẽ không còn thời giờ để làm những việc chúng ta cần phải làm. Sáng sớm dậy chúng ta suy nghĩ dự định chương trình làm những việc trong ngày hôm đó, và ngay cả những việc chúng ta hy vọng sẽ làm xong trước khi đi ngủ. Nhưng, thường thì chúng ta không kết thúc tất cả những việc trong chương trình chúng ta dự định, và chúng ta không được hài lòng khi nghĩ đến những việc chưa làm “xong”. Có thể chúng ta quá ư lạc quan mỗi ngày. Hay vì những việc bên lề chúng ta cần phải làm ngày hôm đó đã lôi cuốn chúng ta ra khỏi chương trình dự định chúng ta đã làm trước. Vậy ngày đó có thiều thành quả hay không? Và chúng ta có chán nản vì chúng ta chỉ làm xong được một ít việc thôi phải không? Nhưng, phúc âm kêu gọi chúng ta hãy nghĩ đến những ơn huệ dồi dào mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta hằng ngày. Chúa Kitô đã bước vào trong đời sống của chúng ta và phục vụ chúng ta như thế nào thường trong những lúc bị trở ngại và gián đoạn trong ý định của chúng ta.
Trong việc Chúa Kitô thình lình đến trong đời sống thường ngày của chúng ta, tôi hỏi một nhóm giáo dân Đaminh: "Các bạn nghĩ Chúa Kitô thình lình đến trong đời sống hằng ngày của các bạn như thế nào?". Họ là những người có công việc làm và đây là những câu trả lời của họ:
Một sinh viên học giáo lý nói: "Tôn giáo chúng ta là một tôn giáo nhập thể, nên tôi nghĩ Thiên Chúa đến mỗi ngày trong những việc tầm thường. Tôi cũng hỏi các sinh viên lớp giáo lý lớn hơn: “Thiên Chúa đã dùng các bạn như thế nào hôm nay?” Thường họ cám ơn tôi đã thức tỉnh họ là làm sao Thiên Chúa dùng họ như trong sự Ngài dến thình lình trong đời sống kẽ khác"
Một doanh nhân cho biết là có ba người nói với anh ta rằng do kết quả của những buổi bàn luận vừa qua với anh ta đã làm cho họ trở lại với Giáo hội. Anh ta nói: "Những người này như đang chờ đợi, và Thiên Chúa hình như dùng tôi làm công cụ để đến trong đời sống họ".
Một phụ nữ nói "Khi tôi thinh lặng và lắng nghe một người khác, Thiên Chúa nói với tôi qua họ. Nếu tôi tin tưởng Thiên Chúa đến trong đời sống tôi và nói với tôi qua những người khác trong khi tôi lắng nghe, thì có thể đời sống của tôi thay đổi chừng nào".
Một người làm việc trong văn phòng thú tội "Tôi không thường chú ý, chờ đợi Chúa Kitô đến thăm. Nơi tôi làm việc bận rộn lắm, có nhiều việc phải làm và phải có kết quả. Một ngày kia có một người đến gõ cửa và hỏi “bạn ra sao?”. Tôi nghĩ là Chúa Kitô ở trong người khách đó và đang phục vụ tôi ".
Và sau buổi thảo luận, một trong những người có mặt nói "Trong lúc chúng ta đang chờ đợi Thiên Chúa, thì Ngài đã ở đây rồi "
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
19th SUNDAY -C-
Wisdom 18: 6-9; Ps 33; Hebrews 11: 1-2, 8-19; Luke 12: 38-40
I have chosen the short form for today’s gospel. In it Jesus introduces another beatitude. Remember earlier (6:20-26), in the Sermon on the Mount, when he declared "blessed" those who are poor, hungry, been hated, insulted and ostracized, "because of the Son of Man." He also said those who hear the word of God and do it are "blessed" (11:28). Today Jesus declares "blessed" those who are found vigilant and prepared when the master returns.
The gospel has a surprise in it. We expect servants to be ready to welcome the master when he returns and then get busy serving him. But when this master returns he ties up his tunic with his belt, invites the servants to sit down and then serves them! Surely things don’t work this way in our world; the servants do their work and the master reclines in leisure waiting to be served. We don’t get rewarded for doing nothing and yet that is what happens in today’s gospel to the waiting servants – no heroic acts, no long hours of prayer, just waiting.
The first reading from the Book of Wisdom is part of the speech describing God’s fidelity. It recalls the night of the last plague in Egypt, when Pharaoh finally agreed to let the people go. In an idealized version of the events, the speech suggests that the Israelites were faithful to God and because of their trust God rewarded and rescued them. It almost sounds like God set the people free because they deserved it. But they did not and still God delivered them from their oppressors.
Isn’t that how we think? If we do what we are supposed to then God will reward us. We do the required work and then expect our "payment" from God. As a result, this thinking goes, good things come our way because we have earned them. There are some very large churches here in Texas where thousands of people worship each Sunday. The preachers teach a "prosperity gospel": if we lead good Christian lives and have faith in God, God will reward us with "blessings" – good health, material prosperity and happy families. In contrast, those who lack these benefits must not be leading a good life, because God is not rewarding them.
Back to the gospel. What did the servants do, or what was asked of them? Only that they be ready to welcome the master when he returns. And then, how does the master treat his servants? He waits on them even though they haven’t done anything to merit his special treatment.
The gospel turns our world upside down. God surprises us and does the unexpected. Which is what is happening for us today at our Eucharist. The master has come, as he said he would, to serve and not to be served. He offers himself as food and drink for us as we continue to wait for him. Each time we come to worship and sit down at his table he gives himself to us. It is not because we have done anything to earn this favor. It is not because we are worthy, but because he has loved us with a love that will never end. This love moves him to give his life for us.
The Wisdom reading begins, "That night." It is a reference to the night of the first Passover when God led the Israelite slaves out of Egyptian bondage. As a result, the Jews believed the Messiah would come on the feast of Passover. The reading stirs up memory of the liberation from slavery and so early Christians believed Christ would return on Passover. But he did not. For his followers the Eucharist became the celebration of his presence with them, but also his absence. Like the master in the story, Christ has come, seats us, his waiting community at the table and serves us his body and blood, food to sustain us in our waiting.
Because we believe he is to return, that hope helps us focus on our present reality. We mustn’t get distracted or lackadaisical while we wait. Nor should we look elsewhere with a false sense of security and think, "This is the way things have been, are now and always will be." The Master’s unexpected arrival will burst that false bubble of security.
Today’s readings remind us of Advent when the Scriptures turn our thoughts to Christ’s return. But it is not Advent, it is mid-summer here in our hemisphere. Two weeks ago it was 108° in Paris! The readings remind us during these "lazy, hazy days of summer" not to be deceived and see this time as ordinary and uneventful. The readings remind us that, as with our Jewish ancestors, God sees us in our need and is actively working on our behalf. At this Eucharist our sins are forgiven and we are strengthened, as we wait, to go and be the instruments of the kingdom of God in our world. Our Passover continues with each Eucharistic celebration.
We speak about not having enough time to do the things we need to do. In the morning we make our plans for the day, even make a list of what we hope to get done before we go to bed. But we often don’t finish what we have listed, and don’t have the satisfaction of checking off each item on that list with a satisfying – "Done!" Maybe we are overly optimistic each day. Or, maybe the interactions and side trips we must make as the day progresses pull us away from that list we made earlier. Was the day less than fulfilling? Are we dissatisfied with how little we got done? But the gospel asks us to revisit what we all too easily miss – the master coming to the door. The gospel calls us to be alert to God’s abundant gifts in our daily routines; how Christ has entered our lives and served us, often in what appears to be just interruptions from our intended goals.
In the light of Christ’s unexpected entrance into our ordinary lives I asked a small group of Dominican laypeople, "How do you experience Christ’s surprising entrance into your daily life? They are professional people and here are some of the responses they made.
A student of religion said, "Ours is an incarnational religion, so I experience God every day in the most ordinary ways. I also ask my adult religion class, ‘How has God used you today?’ Often they thank me for alerting them to how God uses them as a surprising entrance into the lives of others."
A businessman said three distinct people told him that as a result of recent conversations with him they returned to the Church. He said, "These people seemed to be waiting and God somehow used me to enter their lives."
A woman said, "When I quiet myself and actually listen to another, God speaks to me through them. How different my life would be if I believed God enters my life and speaks to me through others when I listen."
An office worker confessed, "I am not always vigilant, expecting Christ to visit. Our workplace is stressful with high expectations placed on us. The other day someone came to visit, knocked on the door and asked, "How are you?" I realized that Christ was in that visitor, and was serving me."
The session ended with a final comment by one of the participants, "While we are waiting for him, he is already here."
Tỉnh Thức Và Sẵn Sàng
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:08 08/08/2019
Tỉnh Thức Và Sẵn Sàng
(Chúa Nhật XIX TN C)
“Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em”(Lc 12,32). Sự gì Thiên Chúa đã trao ban thì Người không bao giờ lấy lại. Nước Trời là vương quốc tình yêu, nơi tràn đầy hạnh phúc, hạnh phúc vĩnh cửu. Thiên Chúa đã trao ban Nước Trời. Có thể nói đây là điều kiện cần, là nguyên nhân tác thành hạnh phúc vĩnh cửu của con người. Thế nhưng còn cần sự đáp trả của phía con người, xét như là loài có ý thức và tự do. Và có thể gọi đây là điều kiện đủ để con người, từng người đạt đến hạnh phúc đích thực.
Chìa khóa của sự đáp trả phía con người đó là niềm tin. Khởi đầu nghi thức ban Bí tích Thánh Tẩy cho người trưởng thành, người xin lãnh nhận bí tích đã xin ơn đức tin và khẳng định rằng đức tin đem lại cho họ sự sống đời đời. Vậy thử hỏi tin là gì? Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái dùng hình ảnh tổ phụ Abraham để giảng giải hành vi đức tin đó là đón nhận và thực thi lời Thiên Chúa phán dạy, cho dù nhiều khi với lý trí tự nhiên khó có thể hiểu cặn kẻ nội dung những lời được truyền. Chính nhờ đức tin mà Abraham đã vâng theo lệnh Thiên Chúa, dẫu cho lệnh ấy làm ông phải quặn thắt ruột gan, chẳng hạn như lệnh truyền hiến tế chính người con trai duy nhất (x.Dt 11,8-19). Tin là chấp nhận những gì Chúa phán dạy đều là chân thật vì Thiên Chúa không hề lừa gạt ai (x.Dz 3008).
Bài trích Tin Mừng thánh Luca Chúa Nhật XIX, Giáo Hội cho chúng ta nghe những lời dạy của chính Con Thiên Chúa làm người, Giêsu Kitô. Để có được kho tàng ở trên trời là hạnh phúc vĩnh cửu, Chúa Kitô truyền dạy chúng ta hãy sống tỉnh thức và sẵn sàng.
Sống tỉnh thức: Thái độ tỉnh thức là không mê đắm, không bị trói buộc trong những sự tạm thời, chóng qua ở đời này. Dù cho những thiện hảo đời này có tốt, có đẹp bao nhiêu đi nữa thì chúng chỉ là nhất thời và qua đi. Chúa Kitô đã dùng hình ảnh bị mối mọt, bị ten sét, bị trộm cướp để minh hoạ sự thật này. Các bậc hiền giả xưa nay cũng chân nhận rằng sắc đẹp không qua khỏi làn da, của tiền không theo chúng ta vào nấm huyệt lạnh, công danh quyền chức chỉ là một thời.
Người sống tỉnh thức là người biết tự do với cả mạng sống mình ở đời này. Thân xác thì hơn áo mặc, mạng sống thì hơn của ăn và hạnh phúc vĩnh cửu thì hơn cả mạng sống đời này. Họ là những người không nao núng trước quyền lực chỉ có thể làm hại sự sống đời này của họ nhưng không thể làm hại đến sự sống đời đời.
Sống sẵn sàng: Suy xét đến cùng thì thái độ sống tỉnh thức chỉ dừng lại ở mặt tiêu cực. Kitô hữu sống tự do với các thực tại đời này không phải để cho bản thân thoát khỏi những hệ lụy tiêu cực của những sự chóng qua mà anh em Phật tử gọi là vòng khổ ải, nhưng là để sống yêu thương cho đến cùng. Đây là nội hàm của tinh thần sẵn sàng mà Chúa Kitô dạy.
Khi thánh Phêrô hỏi về dụ ngôn người đầy tớ tỉnh thức sẵn sàng đợi chủ đi ăn cưới về thì Chúa Giêsu đã giảng giải tinh thần sẵn sàng qua hình ảnh người quản gia trung tín, khôn ngoan phân phát thóc gạo đúng giờ cho kẻ ăn người ở. Sự sẵn sàng ở đây không hướng đến những người vai vế ở trên, nhưng là đối với những người ở phận dưới (x.Lc.12,41-48; Mt 25,45-50).
Những người ở phận dưới trước hết là những người mà chúng ta đang có trách nhiệm cách trực tiếp như đàn chiên Giáo Hội trao phó, con cái, học trò… Họ cũng là những người thấp cổ, bé phận trong xã hội, những người xấu số, kém may mắn trước mặt ngưòi đời, nói chung là tất cả những tâm hồn bé mọn mà Tin Mừng đề cập. Thánh sử Matthêu đã tường thuật cho chúng ta dụ ngôn Chúa Giêsu kể về ngày cánh chung nhắc nhớ chúng ta luôn sẵn sàng chu toàn bổn phận yêu thương với những tâm hồn ấy.
Mỗi khi dâng Thánh Lễ, Kitô hữu chúng ta đều đấm ngực ăn năn về nhiều tội đã phạm trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Vẫn có đó nhiều con cái Chúa chưa hình dung rõ ràng về những tội thiếu sót. Theo ngôn ngữ tiếng Việt thì người ta dễ lầm tưởng đó là những tội quên sót. Xin khẳng định rằng những tội mà chúng ta dễ quên hay dễ bỏ sót khi xét mình thì hình như không đáng gọi là tội. Nếu thực sự là tội theo đúng nghĩa thì một Kitô hữu trưởng thành, ngay chính không dễ gì quên hay bỏ sót. Tội thiếu sót là tội chúng ta đã bỏ qua những việc tốt, những việc phải làm trong khả năng và hoàn cảnh của chúng ta theo nghĩa vụ sống yêu thương. Bản dịch Anh ngữ thì hình như khá rõ về điều này: “I confess to almighty God, and to you, my brothers and sisters, that I have greatly sinned, in my thoughts and in my words, in what I have done and in what I have failed to do…”
Vì người ta lại bỏ qua những việc phải làm? Cũng có thể vì sự vô tâm. Tuy nhiên cần phải nói rằng số người sống vô tâm, bạc tình có lẽ không nhiều. Nhưng số người mắc phải tội “quên sót’ thì không ít. Vì dính bén chút của tiền hay danh vọng, vì quá quyến luyến sự sống đời này nên người ta đã bỏ qua những việc cần làm, những việc phải làm theo khả năng và hoàn cảnh của mình, nhất là theo đòi hỏi tình yêu Tin Mừng. Một thực tế khó bề chối cãi, đó là người ta dễ dàng sẵn sàng với người phận trên, với kẻ nhiều tiền hay quyền cao chức trọng, nhưng lại thờ ơ với những người thấp cổ bé phận. Xin chớ quên lời của Chúa Kitô: Hạnh phúc Nước Trời hệ tại ở chính những nghĩa cử chúng ta đã làm cho các anh em bé mọn chứ không phải cho những người phận cao.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Attachments area
(Chúa Nhật XIX TN C)
“Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em”(Lc 12,32). Sự gì Thiên Chúa đã trao ban thì Người không bao giờ lấy lại. Nước Trời là vương quốc tình yêu, nơi tràn đầy hạnh phúc, hạnh phúc vĩnh cửu. Thiên Chúa đã trao ban Nước Trời. Có thể nói đây là điều kiện cần, là nguyên nhân tác thành hạnh phúc vĩnh cửu của con người. Thế nhưng còn cần sự đáp trả của phía con người, xét như là loài có ý thức và tự do. Và có thể gọi đây là điều kiện đủ để con người, từng người đạt đến hạnh phúc đích thực.
Chìa khóa của sự đáp trả phía con người đó là niềm tin. Khởi đầu nghi thức ban Bí tích Thánh Tẩy cho người trưởng thành, người xin lãnh nhận bí tích đã xin ơn đức tin và khẳng định rằng đức tin đem lại cho họ sự sống đời đời. Vậy thử hỏi tin là gì? Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái dùng hình ảnh tổ phụ Abraham để giảng giải hành vi đức tin đó là đón nhận và thực thi lời Thiên Chúa phán dạy, cho dù nhiều khi với lý trí tự nhiên khó có thể hiểu cặn kẻ nội dung những lời được truyền. Chính nhờ đức tin mà Abraham đã vâng theo lệnh Thiên Chúa, dẫu cho lệnh ấy làm ông phải quặn thắt ruột gan, chẳng hạn như lệnh truyền hiến tế chính người con trai duy nhất (x.Dt 11,8-19). Tin là chấp nhận những gì Chúa phán dạy đều là chân thật vì Thiên Chúa không hề lừa gạt ai (x.Dz 3008).
Bài trích Tin Mừng thánh Luca Chúa Nhật XIX, Giáo Hội cho chúng ta nghe những lời dạy của chính Con Thiên Chúa làm người, Giêsu Kitô. Để có được kho tàng ở trên trời là hạnh phúc vĩnh cửu, Chúa Kitô truyền dạy chúng ta hãy sống tỉnh thức và sẵn sàng.
Sống tỉnh thức: Thái độ tỉnh thức là không mê đắm, không bị trói buộc trong những sự tạm thời, chóng qua ở đời này. Dù cho những thiện hảo đời này có tốt, có đẹp bao nhiêu đi nữa thì chúng chỉ là nhất thời và qua đi. Chúa Kitô đã dùng hình ảnh bị mối mọt, bị ten sét, bị trộm cướp để minh hoạ sự thật này. Các bậc hiền giả xưa nay cũng chân nhận rằng sắc đẹp không qua khỏi làn da, của tiền không theo chúng ta vào nấm huyệt lạnh, công danh quyền chức chỉ là một thời.
Người sống tỉnh thức là người biết tự do với cả mạng sống mình ở đời này. Thân xác thì hơn áo mặc, mạng sống thì hơn của ăn và hạnh phúc vĩnh cửu thì hơn cả mạng sống đời này. Họ là những người không nao núng trước quyền lực chỉ có thể làm hại sự sống đời này của họ nhưng không thể làm hại đến sự sống đời đời.
Sống sẵn sàng: Suy xét đến cùng thì thái độ sống tỉnh thức chỉ dừng lại ở mặt tiêu cực. Kitô hữu sống tự do với các thực tại đời này không phải để cho bản thân thoát khỏi những hệ lụy tiêu cực của những sự chóng qua mà anh em Phật tử gọi là vòng khổ ải, nhưng là để sống yêu thương cho đến cùng. Đây là nội hàm của tinh thần sẵn sàng mà Chúa Kitô dạy.
Khi thánh Phêrô hỏi về dụ ngôn người đầy tớ tỉnh thức sẵn sàng đợi chủ đi ăn cưới về thì Chúa Giêsu đã giảng giải tinh thần sẵn sàng qua hình ảnh người quản gia trung tín, khôn ngoan phân phát thóc gạo đúng giờ cho kẻ ăn người ở. Sự sẵn sàng ở đây không hướng đến những người vai vế ở trên, nhưng là đối với những người ở phận dưới (x.Lc.12,41-48; Mt 25,45-50).
Những người ở phận dưới trước hết là những người mà chúng ta đang có trách nhiệm cách trực tiếp như đàn chiên Giáo Hội trao phó, con cái, học trò… Họ cũng là những người thấp cổ, bé phận trong xã hội, những người xấu số, kém may mắn trước mặt ngưòi đời, nói chung là tất cả những tâm hồn bé mọn mà Tin Mừng đề cập. Thánh sử Matthêu đã tường thuật cho chúng ta dụ ngôn Chúa Giêsu kể về ngày cánh chung nhắc nhớ chúng ta luôn sẵn sàng chu toàn bổn phận yêu thương với những tâm hồn ấy.
Mỗi khi dâng Thánh Lễ, Kitô hữu chúng ta đều đấm ngực ăn năn về nhiều tội đã phạm trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Vẫn có đó nhiều con cái Chúa chưa hình dung rõ ràng về những tội thiếu sót. Theo ngôn ngữ tiếng Việt thì người ta dễ lầm tưởng đó là những tội quên sót. Xin khẳng định rằng những tội mà chúng ta dễ quên hay dễ bỏ sót khi xét mình thì hình như không đáng gọi là tội. Nếu thực sự là tội theo đúng nghĩa thì một Kitô hữu trưởng thành, ngay chính không dễ gì quên hay bỏ sót. Tội thiếu sót là tội chúng ta đã bỏ qua những việc tốt, những việc phải làm trong khả năng và hoàn cảnh của chúng ta theo nghĩa vụ sống yêu thương. Bản dịch Anh ngữ thì hình như khá rõ về điều này: “I confess to almighty God, and to you, my brothers and sisters, that I have greatly sinned, in my thoughts and in my words, in what I have done and in what I have failed to do…”
Vì người ta lại bỏ qua những việc phải làm? Cũng có thể vì sự vô tâm. Tuy nhiên cần phải nói rằng số người sống vô tâm, bạc tình có lẽ không nhiều. Nhưng số người mắc phải tội “quên sót’ thì không ít. Vì dính bén chút của tiền hay danh vọng, vì quá quyến luyến sự sống đời này nên người ta đã bỏ qua những việc cần làm, những việc phải làm theo khả năng và hoàn cảnh của mình, nhất là theo đòi hỏi tình yêu Tin Mừng. Một thực tế khó bề chối cãi, đó là người ta dễ dàng sẵn sàng với người phận trên, với kẻ nhiều tiền hay quyền cao chức trọng, nhưng lại thờ ơ với những người thấp cổ bé phận. Xin chớ quên lời của Chúa Kitô: Hạnh phúc Nước Trời hệ tại ở chính những nghĩa cử chúng ta đã làm cho các anh em bé mọn chứ không phải cho những người phận cao.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Attachments area
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chính phủ Ai Cập hợp pháp hóa thêm 88 nhà thờ được xây dựng mà không có giấy phép. Tổng số tăng lên 1109.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
15:12 08/08/2019
Đến nay, 1109 nhà thờ và tòa nhà được sáp nhập với nhà thờ đã được Ủy ban sàng lọc và chuẩn hóa. Quá trình xác minh và chuẩn hóa bắt đầu với sự chấp thuận của luật mới về xây dựng và quản lý nơi thờ phượng, được Quốc hội Ai Cập phê chuẩn gần ba năm trước, vào ngày 30 tháng 8 năm 2016.
Các nhà thờ chịu sự giám sát của Ủy ban chính phủ là tất cả những nhà thờ được xây dựng trước khi luật mới về xây dựng các tòa nhà thờ phượng Kitô giáo có hiệu lực. Ủy ban chịu trách nhiệm xác minh, xem hàng ngàn nhà thờ Kitô giáo và nơi cầu nguyện được xây dựng trong quá khứ mà không có sự cho phép cần thiết, có đáp ứng các tiêu chuẩn được thiết lập bởi luật mới hay không. Việc xác minh thường được giải quyết trong việc chuẩn hóa những nơi thờ phượng.
Trong những thập kỷ gần đây, nhiều nhà thờ và nhà nguyện đã được xây dựng một cách tự phát, không có tất cả các ủy quyền cần thiết.
Thậm chí ngày nay, các tòa nhà này, được xây dựng bởi các cộng đồng Kitô giáo địa phương mà không có giấy phép hợp pháp, thỉnh thoảng vẫn được sử dụng như một cái cớ của các nhóm Hồi giáo để tạo nên bạo lực giáo phái chống lại Kitô hữu.
Luật về nơi thờ phượng vào tháng 8 năm 2016 đã thể hiện một bước tiến khách quan đối với các cộng đồng Kitô giáo Ai Cập liên quan đến cái gọi là "10 quy tắc" được bổ sung vào năm 1934 đối với luật pháp Ottoman của Bộ Nội vụ, trong đó cấm, trong số những điều khác, việc xây dựng các nhà thờ mới gần trường học, kênh đào, tòa nhà chính phủ, đường sắt và khu dân cư. Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng nghiêm ngặt các quy tắc đó đã ngăn cản việc xây dựng nhà thờ ở các thành phố và thị trấn có người Kitô hữu sinh sống, đặc biệt là ở các vùng nông thôn của Thượng Ai Cập.
Source: Agenzia Fides
Đức Tổng Giám Mục Chaput: Cần nhìn sâu xa hơn các triệu chứng để giải quyết tình trạng giết người hàng loạt
Đặng Tự Do
21:11 08/08/2019
Chỉ riêng luật kiểm soát súng mà thôi thì không đủ để ngăn chặn một cách hiệu quả các vụ xả súng giết người hàng loạt, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia, cho biết như trên trong một bài xã luận trước các vụ xả súng giết người hàng loạt gần đây ở Gilroy, California; El Paso, Texas; và Dayton, Ohio.
Ngài tin rằng cần phải có sự thay đổi sâu rộng não trạng xã hội để chuyển hoá nền “văn hóa bạo lực” hiện nay.
Trong bài xã luận trên tờ Catholic Philly ngày 05 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Chaput nói rằng ngài hoàn toàn ủng hộ việc kiểm tra lý lịch và các hạn chế khác trong việc xem xét ai là người được quyền mua vũ khí. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục của Philadelphia nhấn mạnh rằng “chỉ có kẻ ngốc mới có thể tin rằng các luật 'kiểm soát súng ống' có thể giải quyết được vấn đề bạo lực xả súng giết người hàng loạt.
“Người dân sử dụng súng trong những vụ bi thảm này là các tác nhân luân lý với một tâm hồn bị biến dạng. Sự biến thái này được thực hiện bởi một thứ văn hóa thác loạn về tình dục, đề cao cá nhân, thù hằn chính trị, không trung thực về trí tuệ và thứ tự do đồi trụy mà chúng ta đã tạo ra một cách có hệ thống trong nửa thế kỷ qua.”
Đức Tổng Giám Mục đã quả quyết như trên từ kinh nghiệm của ngài khi còn là Tổng Giám mục Denver, những lúc ngài an ủi cộng đồng sau vụ nổ súng tại trường trung học Columbine, khi ngài lo việc chôn cất một số nạn nhân, và gặp gỡ gia đình của họ.
Trong buổi tường trình của ngài trước Thượng viện Mỹ một thời gian ngắn sau vụ nổ súng tại trường trung học Columbine, Đức Cha Chaput đã nói về “một nền văn hóa buôn bán bạo lực dưới hàng chục cách thế khác nhau”, là điều đã trở thành “ một phần của cơ cấu xã hội chúng ta.”
“Khi chúng ta xây dựng các chiến dịch quảng cáo đề cao sự ích kỷ và tham lam của người tiêu dùng, và khi tiền bạc trở thành thước đo phổ biến của các giá trị, thì chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy ý thức của chúng ta về cộng đồng bị xói mòn. Khi chúng ta tôn vinh và nhân lên gấp bội số lượng súng ống trong xã hội, thì đừng ngạc nhiên khi thấy trẻ em sử dụng súng.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput cũng đề cập đến việc sử dụng án tử hình và việc hợp pháp phá thai như “một số loại giết người được chúng ta coi là nhân quyền và được pháp luật bảo vệ.” Những điều ấy tạo ra những mâu thuẫn xã hội có khả năng hạ giảm ý thức tôn trọng mạng sống con người.
Năm 1999, Đức Cha Chaput đề nghị Hoa Kỳ nên đón nhận một “cam kết không ngừng trong việc tôn trọng sự thánh thiêng của mỗi đời sống con người, từ khi còn trong bụng mẹ đến cái chết tự nhiên,” nếu không vụ nổ súng tại trường trung học Columbine sẽ không phải là vụ xả súng giết người hàng loạt cuối cùng.
“Khi xem xét cách thức và lý do tại sao nền văn hóa của chúng ta đang rao bán bạo lực, tôi yêu cầu các bạn đừng dừng lại với các triệu chứng. Hãy nhìn sâu xa hơn.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput lặp đi lặp lại lời kêu gọi này trong bài xã luận, và nói rằng, “điều trị các triệu chứng trong một nền văn hóa bạo lực không có kết quả đâu. Chúng ta cần nhìn sâu xa hơn. Cho đến khi chúng ta sẵn sàng làm điều đó, về cơ bản, sẽ không có gì thay đổi.”
Tập trung vào tâm hồn của những kẻ thực hiện các vụ xả súng giết người hàng loạt, những kẻ mà tâm lý đã bị biến thái bởi nền văn hóa bạo lực được tạo ra trong 50 năm qua, tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Chaput khác biệt rõ rệt so với những tuyên bố của các giám mục Công Giáo khác sau các vụ thảm sát hồi cuối tuần qua.
Source:Catholic News AgencyArchbishop Chaput: Look deeper than symptoms to solve mass violence
Ngài tin rằng cần phải có sự thay đổi sâu rộng não trạng xã hội để chuyển hoá nền “văn hóa bạo lực” hiện nay.
Trong bài xã luận trên tờ Catholic Philly ngày 05 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Chaput nói rằng ngài hoàn toàn ủng hộ việc kiểm tra lý lịch và các hạn chế khác trong việc xem xét ai là người được quyền mua vũ khí. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục của Philadelphia nhấn mạnh rằng “chỉ có kẻ ngốc mới có thể tin rằng các luật 'kiểm soát súng ống' có thể giải quyết được vấn đề bạo lực xả súng giết người hàng loạt.
“Người dân sử dụng súng trong những vụ bi thảm này là các tác nhân luân lý với một tâm hồn bị biến dạng. Sự biến thái này được thực hiện bởi một thứ văn hóa thác loạn về tình dục, đề cao cá nhân, thù hằn chính trị, không trung thực về trí tuệ và thứ tự do đồi trụy mà chúng ta đã tạo ra một cách có hệ thống trong nửa thế kỷ qua.”
Đức Tổng Giám Mục đã quả quyết như trên từ kinh nghiệm của ngài khi còn là Tổng Giám mục Denver, những lúc ngài an ủi cộng đồng sau vụ nổ súng tại trường trung học Columbine, khi ngài lo việc chôn cất một số nạn nhân, và gặp gỡ gia đình của họ.
Trong buổi tường trình của ngài trước Thượng viện Mỹ một thời gian ngắn sau vụ nổ súng tại trường trung học Columbine, Đức Cha Chaput đã nói về “một nền văn hóa buôn bán bạo lực dưới hàng chục cách thế khác nhau”, là điều đã trở thành “ một phần của cơ cấu xã hội chúng ta.”
“Khi chúng ta xây dựng các chiến dịch quảng cáo đề cao sự ích kỷ và tham lam của người tiêu dùng, và khi tiền bạc trở thành thước đo phổ biến của các giá trị, thì chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy ý thức của chúng ta về cộng đồng bị xói mòn. Khi chúng ta tôn vinh và nhân lên gấp bội số lượng súng ống trong xã hội, thì đừng ngạc nhiên khi thấy trẻ em sử dụng súng.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput cũng đề cập đến việc sử dụng án tử hình và việc hợp pháp phá thai như “một số loại giết người được chúng ta coi là nhân quyền và được pháp luật bảo vệ.” Những điều ấy tạo ra những mâu thuẫn xã hội có khả năng hạ giảm ý thức tôn trọng mạng sống con người.
Năm 1999, Đức Cha Chaput đề nghị Hoa Kỳ nên đón nhận một “cam kết không ngừng trong việc tôn trọng sự thánh thiêng của mỗi đời sống con người, từ khi còn trong bụng mẹ đến cái chết tự nhiên,” nếu không vụ nổ súng tại trường trung học Columbine sẽ không phải là vụ xả súng giết người hàng loạt cuối cùng.
“Khi xem xét cách thức và lý do tại sao nền văn hóa của chúng ta đang rao bán bạo lực, tôi yêu cầu các bạn đừng dừng lại với các triệu chứng. Hãy nhìn sâu xa hơn.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput lặp đi lặp lại lời kêu gọi này trong bài xã luận, và nói rằng, “điều trị các triệu chứng trong một nền văn hóa bạo lực không có kết quả đâu. Chúng ta cần nhìn sâu xa hơn. Cho đến khi chúng ta sẵn sàng làm điều đó, về cơ bản, sẽ không có gì thay đổi.”
Tập trung vào tâm hồn của những kẻ thực hiện các vụ xả súng giết người hàng loạt, những kẻ mà tâm lý đã bị biến thái bởi nền văn hóa bạo lực được tạo ra trong 50 năm qua, tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Chaput khác biệt rõ rệt so với những tuyên bố của các giám mục Công Giáo khác sau các vụ thảm sát hồi cuối tuần qua.
Source:Catholic News Agency
Phản ứng của các Giám Mục Hoa Kỳ về các vụ thảm sát gần đây
Đặng Tự Do
22:57 08/08/2019
Phản ứng của các Giám Mục Hoa Kỳ về các vụ thảm sát gần đây rất đa dạng bao gồm việc kêu gọi phải có những luật lệ hiệu quả nhằm kiểm soát việc sử dụng sống trong dân chúng; và thay đổi tận căn thứ văn hóa bạo lực, thác loạn về tình dục, đề cao cá nhân, thù hằn chính trị. Cũng có các vị, như Đức Tổng Giám Mục Gustavo Garcia-Siller của San Antonio, chỉ trích mạnh mẽ chính sách sắc tộc của tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, hầu hết, các Giám Mục đều lên tiếng khuyên bảo anh chị em cầu nguyện nhiều cho đất nước.
Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Đức Cha Frank J. Dewane, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Phát triển Nhân văn viết:
“Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi phải có những luật lệ hiệu quả giải quyết đến nơi đến chốn lý do tại sao những vụ bạo lực súng giết người không thể tưởng tượng như thế này cứ lặp đi lặp lại, và tiếp tục diễn ra trong cộng đồng của chúng ta. Là những người có đức tin, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân và xin ơn chữa lành cho tất cả các cộng đồng bị ảnh hưởng. Nhưng phải có các hành động cũng là điều cần thiết để chấm dứt những hành động ghê tởm này.”
Đức Cha David Zubik của giáo phận Pittsburgh.
Lúc 1:05 phút sáng Chúa Nhật 4 tháng 8, Connor Betts, 24 tuổi trang bị một khẩu tiểu liên bắn nhanh đã nổ súng thảm sát bừa bãi trong khu vực các hàng quán bán khuya của thành phố Dayton, tiểu bang Ohio.
Chỉ trong vòng 30 giây sau khi y nổ súng, một cảnh sát viên đang có mặt tại hiện trường đã bắn chết y; nhưng khẩu tiểu liên của y bắn với tốc độ quá nhanh đến mức chỉ trong vòng 30 giây ngắn ngủi ấy, y đã có thể bắn chết 9 người, trong đó có em gái mình Megan Betts, 22 tuổi; và làm bị thương 27 người khác. Chính y đã cùng đi đến địa điểm này với em gái mình trước khi bắn chết cô ta. Diễn biến này gây âu lo cho Đức Cha David Zubik của giáo phận Pittsburgh.
Trong tuyên bố hôm 5 tháng Tám, Đức Cha Zubik đã nhắc lại biến cố này và kêu gọi phải có nhiều biện pháp kiểm soát súng ống nhằm “hạn chế quyền truy cập người dân đến các thứ vũ khí bắn nhanh với nhiều băng đạn.”
Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến nhu cầu phải đóng cửa và truy tố các trang web khuyến khích các hành vi bạo lực, cũng như để cải thiện việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân và nỗ lực vượt qua não trạng kỳ thị chủng tộc.
Theo các tiết lộ sơ khởi của FBI, một cuộc khám xét nhà tên Connor Betts đã tìm thấy những bài viết cho thấy y hứng thú với việc giết người. Khi còn là học sinh Trung Học tại trường Bellbrook High School, tên sát thủ này đã lập danh sách các nam sinh trong trường mà y muốn giết chết và các nữ sinh y muốn hãm hiếp.
Đức Giám Mục Mark Seitz của giáo phận El Paso, Texas
Dân chúng Mỹ hiện đang nắm giữ trong tay số vũ khí cá nhân bằng một nửa kho vũ khí cá nhân của toàn thế giới. Chính vì thế, Đức Cha Mark Seitz của El Paso, nơi xảy ra vụ thảm sát sáng thứ Bẩy 3 tháng 8, cho biết ngài không trông đợi nhiều vào việc gia tăng các biện pháp kiểm soát súng. Thay vào đó, Đức Cha kêu gọi người dân El Paso “tái cam kết yêu thương và theo đuổi các hành vi chính đáng để giúp xã hội Hoa Kỳ vượt qua các chia rẽ và xây dựng một xã hội yêu thương nhiều hơn”.
Đức Tổng Giám Mục Dennis Schnurr của tổng giáo phận Cincinnati
Trong bài giảng Chúa Nhật 04 tháng Tám, Đức Tổng Giám Mục Dennis Schnurr của tổng giáo phận Cincinnati cho biết “với một tâm trạng nặng nề chúng ta hãy hướng về Chúa trong lời cầu nguyện vào ngày Chúa Nhật này. Khi những vụ xả súng bi thảm và dữ dội vẫn tiếp diễn ở đất nước chúng ta, tôi cầu xin mọi người có đức tin hãy tham gia trong lời cầu nguyện cho các nạn nhân và người thân của họ. Xin cho chúng ta, những người Công Giáo của Tổng giáo phận Cincinnati này, biết hiệp nhất cầu xin cùng Đức Mẹ thay cho các gia đình và lối xóm của chúng ta cho ơn bình an và chữa lành của Chúa Giêsu, Con của Mẹ tuôn đổ xuống trên đất nước chúng ta.”
Source:Catholic News AgencyArchbishop Chaput: Look deeper than symptoms to solve mass violence
Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Đức Cha Frank J. Dewane, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Phát triển Nhân văn viết:
“Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi phải có những luật lệ hiệu quả giải quyết đến nơi đến chốn lý do tại sao những vụ bạo lực súng giết người không thể tưởng tượng như thế này cứ lặp đi lặp lại, và tiếp tục diễn ra trong cộng đồng của chúng ta. Là những người có đức tin, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân và xin ơn chữa lành cho tất cả các cộng đồng bị ảnh hưởng. Nhưng phải có các hành động cũng là điều cần thiết để chấm dứt những hành động ghê tởm này.”
Đức Cha David Zubik của giáo phận Pittsburgh.
Lúc 1:05 phút sáng Chúa Nhật 4 tháng 8, Connor Betts, 24 tuổi trang bị một khẩu tiểu liên bắn nhanh đã nổ súng thảm sát bừa bãi trong khu vực các hàng quán bán khuya của thành phố Dayton, tiểu bang Ohio.
Chỉ trong vòng 30 giây sau khi y nổ súng, một cảnh sát viên đang có mặt tại hiện trường đã bắn chết y; nhưng khẩu tiểu liên của y bắn với tốc độ quá nhanh đến mức chỉ trong vòng 30 giây ngắn ngủi ấy, y đã có thể bắn chết 9 người, trong đó có em gái mình Megan Betts, 22 tuổi; và làm bị thương 27 người khác. Chính y đã cùng đi đến địa điểm này với em gái mình trước khi bắn chết cô ta. Diễn biến này gây âu lo cho Đức Cha David Zubik của giáo phận Pittsburgh.
Trong tuyên bố hôm 5 tháng Tám, Đức Cha Zubik đã nhắc lại biến cố này và kêu gọi phải có nhiều biện pháp kiểm soát súng ống nhằm “hạn chế quyền truy cập người dân đến các thứ vũ khí bắn nhanh với nhiều băng đạn.”
Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến nhu cầu phải đóng cửa và truy tố các trang web khuyến khích các hành vi bạo lực, cũng như để cải thiện việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân và nỗ lực vượt qua não trạng kỳ thị chủng tộc.
Theo các tiết lộ sơ khởi của FBI, một cuộc khám xét nhà tên Connor Betts đã tìm thấy những bài viết cho thấy y hứng thú với việc giết người. Khi còn là học sinh Trung Học tại trường Bellbrook High School, tên sát thủ này đã lập danh sách các nam sinh trong trường mà y muốn giết chết và các nữ sinh y muốn hãm hiếp.
Đức Giám Mục Mark Seitz của giáo phận El Paso, Texas
Dân chúng Mỹ hiện đang nắm giữ trong tay số vũ khí cá nhân bằng một nửa kho vũ khí cá nhân của toàn thế giới. Chính vì thế, Đức Cha Mark Seitz của El Paso, nơi xảy ra vụ thảm sát sáng thứ Bẩy 3 tháng 8, cho biết ngài không trông đợi nhiều vào việc gia tăng các biện pháp kiểm soát súng. Thay vào đó, Đức Cha kêu gọi người dân El Paso “tái cam kết yêu thương và theo đuổi các hành vi chính đáng để giúp xã hội Hoa Kỳ vượt qua các chia rẽ và xây dựng một xã hội yêu thương nhiều hơn”.
Đức Tổng Giám Mục Dennis Schnurr của tổng giáo phận Cincinnati
Trong bài giảng Chúa Nhật 04 tháng Tám, Đức Tổng Giám Mục Dennis Schnurr của tổng giáo phận Cincinnati cho biết “với một tâm trạng nặng nề chúng ta hãy hướng về Chúa trong lời cầu nguyện vào ngày Chúa Nhật này. Khi những vụ xả súng bi thảm và dữ dội vẫn tiếp diễn ở đất nước chúng ta, tôi cầu xin mọi người có đức tin hãy tham gia trong lời cầu nguyện cho các nạn nhân và người thân của họ. Xin cho chúng ta, những người Công Giáo của Tổng giáo phận Cincinnati này, biết hiệp nhất cầu xin cùng Đức Mẹ thay cho các gia đình và lối xóm của chúng ta cho ơn bình an và chữa lành của Chúa Giêsu, Con của Mẹ tuôn đổ xuống trên đất nước chúng ta.”
Source:Catholic News Agency