Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:31 09/08/2014
TỪ KHI CON NHÍM CÓ GAI
Trước đây rất xưa, con nhím không có gai.
Thân nó nhỏ, lương thiện ôn hoà thích thân cận với mọi người, nhưng cũng chính vì nó yếu đuối nhát gan mà trở thành đối tượng cho người khác bắt nạt, đây không phải là đùa giỡn với nó, mà chính là công kích nó, thậm chí, có lúc ngay cả mạng sống của nó cũng bị uy hiếp.
Nó kể khổ với Đấng tạo hóa :
- “Ngài coi, con, ngoài da không có sừng như tê giác hùng hậu, lại không có răng nhọn như sư tử và hổ, đã không linh mẫn như tai thỏ lại càng không có tứ chi nhảy vọt như linh dương. Ở một nơi cường địch ngày ngày theo dõi như thế này mà một chút năng lực đề kháng cũng không có, Ngài bảo con sinh tồn thế nào được chứ ?”
Đấng tạo hóa nói:
- “Được rồi, để Ta nghĩ cách xem sao?”
Thế là Đấng tạo hóa làm cho con nhím toàn thân đầy gai nhọn.
Sau đó, mỗi lần có kẻ địch đến gần, cơ thể nhím giương lên, gai của nhím dựng đứng lên. Gai của nó nhọn hoắc sắc như dao, không cần phải nói, các động vật, thậm chí ngay cả hổ và sư tử, hoặc là cá sấu, trăn, là những động vật dữ tợn như thế, cũng đều sợ nó ba phần. Nhím thật là vạn phần đắc ý, không ngờ nó nhỏ con như thế, mà cũng có một ngày người ta phải sợ nó…
Dần dần kẻ địch không có, nhưng bạn bè cũng chẳng có luôn, rất nhiều con vật vừa thấy nó đều chết khiếp chạy trốn. Nhím cô đơn khó chịu, chịu không nổi bèn kể lể với Đấng tạo hóa:
- “Mọi việc đều do Ngài cả, vì Ngài đã tạo cho con những cái gai kỳ quái này, báo hại con, một thằng bạn cũng không có”.
Đấng tạo hóa phì cười nói:
- “Bé con, Ta tạo cho con cái gai nhọn là để cho con đề phòng kẻ địch, chứ có nói con phải dựng đứng cái gai nhọn [của con] từ sáng đến tối đâu”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Tài năng Thiên Chúa ban cho mỗi người không phải để huênh hoang khoác lác, kiêu ngạo với anh chị em, bởi vì mỗi người đều có một khả năng riêng, một cái hay riêng.
Những người có võ công cao siêu, nhìn họ chẳng có chi là con nhà võ cả, họ rất hiền, rất điềm đạm, họ chẳng bao giờ đánh ai, vì họ biết rằng học võ là để giữ gìn sức khoẻ, là tự vệ, chứ không phải là để đánh người ta và đem đi khoe khoang. Trái lại, những người mới học vỏ vẽ đôi cú đấm đá, thì đi đâu cũng vung tay múa chân, cũng vỗ ngực ta đây đã từng học võ này võ nọ, không coi ai ra gì cả. Thật tội nghiệp cho họ.
Có người trời ban cho cái tài lợi khẩu, nhưng không dùng tài ấy để bênh vực người bị áp bức, chèn ép, mà lại dùng nó để nói móc họng anh em chị em, để chửi xéo anh chị em những lời bóng bẩy văn hoa, nghe mà muốn độn thổ.
Con người là một động vật nhưng là động vật có trí khôn, nếu trí khôn mất đi thì trở thành con vật, mà nhìn còn tệ hơn cả con vật nữa. Trí khôn là một báu vật vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người, để con người tiếp tục công trình sáng tạo của Ngài, tức là làm đẹp vũ trụ này.
Có trí khôn, có tài năng mà lạm dụng chúng nó làm những việc trái với lương tâm gây đau khổ cho người khác, tự tư tự lợi cho mình, mưu mô làm hại người khác thì như con thú dữ, như con nhím ngày ngày giương ra những cái lông nhọn khiến ai cũng muốn tránh xa nó, ngay cả bạn bè của nó.
Nên dùng tài năng và trí khôn Thiên Chúa ban cho để thăng tiến mình, và mưu ích lợi cho tha nhân, đó chính là điều mà Thiên Chúa mong muốn khi ban tài năng cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Trước đây rất xưa, con nhím không có gai.
Thân nó nhỏ, lương thiện ôn hoà thích thân cận với mọi người, nhưng cũng chính vì nó yếu đuối nhát gan mà trở thành đối tượng cho người khác bắt nạt, đây không phải là đùa giỡn với nó, mà chính là công kích nó, thậm chí, có lúc ngay cả mạng sống của nó cũng bị uy hiếp.
Nó kể khổ với Đấng tạo hóa :
- “Ngài coi, con, ngoài da không có sừng như tê giác hùng hậu, lại không có răng nhọn như sư tử và hổ, đã không linh mẫn như tai thỏ lại càng không có tứ chi nhảy vọt như linh dương. Ở một nơi cường địch ngày ngày theo dõi như thế này mà một chút năng lực đề kháng cũng không có, Ngài bảo con sinh tồn thế nào được chứ ?”
Đấng tạo hóa nói:
- “Được rồi, để Ta nghĩ cách xem sao?”
Thế là Đấng tạo hóa làm cho con nhím toàn thân đầy gai nhọn.
Sau đó, mỗi lần có kẻ địch đến gần, cơ thể nhím giương lên, gai của nhím dựng đứng lên. Gai của nó nhọn hoắc sắc như dao, không cần phải nói, các động vật, thậm chí ngay cả hổ và sư tử, hoặc là cá sấu, trăn, là những động vật dữ tợn như thế, cũng đều sợ nó ba phần. Nhím thật là vạn phần đắc ý, không ngờ nó nhỏ con như thế, mà cũng có một ngày người ta phải sợ nó…
Dần dần kẻ địch không có, nhưng bạn bè cũng chẳng có luôn, rất nhiều con vật vừa thấy nó đều chết khiếp chạy trốn. Nhím cô đơn khó chịu, chịu không nổi bèn kể lể với Đấng tạo hóa:
- “Mọi việc đều do Ngài cả, vì Ngài đã tạo cho con những cái gai kỳ quái này, báo hại con, một thằng bạn cũng không có”.
Đấng tạo hóa phì cười nói:
- “Bé con, Ta tạo cho con cái gai nhọn là để cho con đề phòng kẻ địch, chứ có nói con phải dựng đứng cái gai nhọn [của con] từ sáng đến tối đâu”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Tài năng Thiên Chúa ban cho mỗi người không phải để huênh hoang khoác lác, kiêu ngạo với anh chị em, bởi vì mỗi người đều có một khả năng riêng, một cái hay riêng.
Những người có võ công cao siêu, nhìn họ chẳng có chi là con nhà võ cả, họ rất hiền, rất điềm đạm, họ chẳng bao giờ đánh ai, vì họ biết rằng học võ là để giữ gìn sức khoẻ, là tự vệ, chứ không phải là để đánh người ta và đem đi khoe khoang. Trái lại, những người mới học vỏ vẽ đôi cú đấm đá, thì đi đâu cũng vung tay múa chân, cũng vỗ ngực ta đây đã từng học võ này võ nọ, không coi ai ra gì cả. Thật tội nghiệp cho họ.
Có người trời ban cho cái tài lợi khẩu, nhưng không dùng tài ấy để bênh vực người bị áp bức, chèn ép, mà lại dùng nó để nói móc họng anh em chị em, để chửi xéo anh chị em những lời bóng bẩy văn hoa, nghe mà muốn độn thổ.
Con người là một động vật nhưng là động vật có trí khôn, nếu trí khôn mất đi thì trở thành con vật, mà nhìn còn tệ hơn cả con vật nữa. Trí khôn là một báu vật vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người, để con người tiếp tục công trình sáng tạo của Ngài, tức là làm đẹp vũ trụ này.
Có trí khôn, có tài năng mà lạm dụng chúng nó làm những việc trái với lương tâm gây đau khổ cho người khác, tự tư tự lợi cho mình, mưu mô làm hại người khác thì như con thú dữ, như con nhím ngày ngày giương ra những cái lông nhọn khiến ai cũng muốn tránh xa nó, ngay cả bạn bè của nó.
Nên dùng tài năng và trí khôn Thiên Chúa ban cho để thăng tiến mình, và mưu ích lợi cho tha nhân, đó chính là điều mà Thiên Chúa mong muốn khi ban tài năng cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:35 09/08/2014
Chúa Nhật 19 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 14, 22-33.
“Xin Ngài truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”.
Anh chị em thân mến,
Đức tin của người Ki-tô hữu được thử thách từng giây từng phút trong cuộc sống, cũng như thánh Phê-rô, được ở với Đức Chúa Giê-su mà đức tin cũng bị lay chuyển khi đối diện với sự chết; cũng như các môn đệ khác khi thấy sóng to gió mạnh, nguy hiểm đến tính mạng thì vội vàng hoảng sợ dù có Đức Chúa Giê-su ở cạnh mình.
Thế gian là bể khổ khi tâm hồn con người vắng bóng Thiên Chúa, bởi vì nơi đâu có hoài nghi thì ở đó có sự bất an, nơi đâu có bất an thì ở đó có ghen ghét phát sinh, ghen ghét sinh ra thù hận, thù hận sinh ra bạo lực, bạo lực phát sinh chết chóc và gây tang thương cho mọi người, đó là hậu quả của sự vắng bóng Thiên Chúa vậy.
Người Ki-tô hữu sống giữa đời như đi trong bể khổ nếu tâm hồn chúng ta cứ nghĩ đến những lợi lộc do tiền tài mang lại, dù cho chúng ta mỗi Chúa Nhật đều có đi tham dự thánh lễ, bởi vì như thánh Phê-rô vẫn cứ sợ khi thấy gió thổi mạnh, và các môn đệ khác sợ hãi khi thấy sóng to gió lớn khi mà Đấng tạo dựng nên gió và sóng biển –Đức Chúa Giê-su- vẫn đang ở trong thuyền với các ông.
Có những người đời sống vật chất không thiếu gì nhưng họ vẫn cứ kết liễu đời mình bằng viên độc dược vô tri vô giác, bởi vì tâm hồn họ thiếu vắng bình an của Thiên Chúa, bởi vì tiền bạc không mua được sự bình an của Thiên Chúa, nên dù cho có tất cả mọi sự trên thế gian thì cũng vô ích mà thôi...
Thế gian là nơi biển cả mát mẻ cho người đợi chờ Thiên Chúa đến nếu trong tâm hồn chúng ta có Thiên Chúa, có bình an của Ngài, tức là chúng ta biết trông cậy vào ơn của Thiên Chúa ban cho khi gặp thử thách; có rất nhiều người dù thiếu thốn vật chất nhưng họ vẫn cứ sống an vui mà không than trách Thiên Chúa, không tìm cách để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của mình, bởi vì họ biết giá trị của hy sinh, của thử thách là cao quý hơn tất cả mọi thứ ở trần gian này.
“Thưa Ngài, xin cứu con với” là lời cầu cứu khẩn thiết của thánh Phê-rô khi gặp cơn hoạn nạn, đây cũng là lời cầu cứu rất có giá trị trước mặt Thiên Chúa, vì nó bày tỏ một tâm hồn khiêm tốn, yếu đuối và tin tưởng, chính Thiên Chúa sẽ giơ tay cứu vớt và nâng đỡ những ai ngày đêm cầu Ngài cứu giúp, và như thế họ đang ngụp lặn trong biển đời thấm mát tình yêu của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến,
Một tâm hồn vắng bóng Thiên Chúa thì cuộc sống của họ như thuyền không lái, lênh đênh trôi giạt trên biển đời rộng đầy những cạm bẩy của quỷ ma. Chỉ có người kiêu ngạo mới tự hào cho mình sống mà không cần đến Thiên Chúa, mà những người kiêu ngạo thì tâm hồn của họ đã thật sự vắng bóng Thiên Chúa rồi.
Mỗi ngày chúng ta đều tham dự thánh lễ và kết hợp với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể khi rước lễ, nhưng đừng tưởng đó là an toàn mà coi thường ma quỷ, bởi vì cũng như các tông đồ xưa kia, ở bên Đức Chúa Giê-su và cùng đồng bàn với Ngài, nhưng vẫn cứ sa chước cám dỗ, vẫn cứ yếu đức tin, vẫn cứ nghe theo cái tôi của mình hơn là mạnh dạn khước từ cám dỗ...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Tin mừng : Mt 14, 22-33.
“Xin Ngài truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”.
Anh chị em thân mến,
Đức tin của người Ki-tô hữu được thử thách từng giây từng phút trong cuộc sống, cũng như thánh Phê-rô, được ở với Đức Chúa Giê-su mà đức tin cũng bị lay chuyển khi đối diện với sự chết; cũng như các môn đệ khác khi thấy sóng to gió mạnh, nguy hiểm đến tính mạng thì vội vàng hoảng sợ dù có Đức Chúa Giê-su ở cạnh mình.
Thế gian là bể khổ khi tâm hồn con người vắng bóng Thiên Chúa, bởi vì nơi đâu có hoài nghi thì ở đó có sự bất an, nơi đâu có bất an thì ở đó có ghen ghét phát sinh, ghen ghét sinh ra thù hận, thù hận sinh ra bạo lực, bạo lực phát sinh chết chóc và gây tang thương cho mọi người, đó là hậu quả của sự vắng bóng Thiên Chúa vậy.
Người Ki-tô hữu sống giữa đời như đi trong bể khổ nếu tâm hồn chúng ta cứ nghĩ đến những lợi lộc do tiền tài mang lại, dù cho chúng ta mỗi Chúa Nhật đều có đi tham dự thánh lễ, bởi vì như thánh Phê-rô vẫn cứ sợ khi thấy gió thổi mạnh, và các môn đệ khác sợ hãi khi thấy sóng to gió lớn khi mà Đấng tạo dựng nên gió và sóng biển –Đức Chúa Giê-su- vẫn đang ở trong thuyền với các ông.
Có những người đời sống vật chất không thiếu gì nhưng họ vẫn cứ kết liễu đời mình bằng viên độc dược vô tri vô giác, bởi vì tâm hồn họ thiếu vắng bình an của Thiên Chúa, bởi vì tiền bạc không mua được sự bình an của Thiên Chúa, nên dù cho có tất cả mọi sự trên thế gian thì cũng vô ích mà thôi...
Thế gian là nơi biển cả mát mẻ cho người đợi chờ Thiên Chúa đến nếu trong tâm hồn chúng ta có Thiên Chúa, có bình an của Ngài, tức là chúng ta biết trông cậy vào ơn của Thiên Chúa ban cho khi gặp thử thách; có rất nhiều người dù thiếu thốn vật chất nhưng họ vẫn cứ sống an vui mà không than trách Thiên Chúa, không tìm cách để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của mình, bởi vì họ biết giá trị của hy sinh, của thử thách là cao quý hơn tất cả mọi thứ ở trần gian này.
“Thưa Ngài, xin cứu con với” là lời cầu cứu khẩn thiết của thánh Phê-rô khi gặp cơn hoạn nạn, đây cũng là lời cầu cứu rất có giá trị trước mặt Thiên Chúa, vì nó bày tỏ một tâm hồn khiêm tốn, yếu đuối và tin tưởng, chính Thiên Chúa sẽ giơ tay cứu vớt và nâng đỡ những ai ngày đêm cầu Ngài cứu giúp, và như thế họ đang ngụp lặn trong biển đời thấm mát tình yêu của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến,
Một tâm hồn vắng bóng Thiên Chúa thì cuộc sống của họ như thuyền không lái, lênh đênh trôi giạt trên biển đời rộng đầy những cạm bẩy của quỷ ma. Chỉ có người kiêu ngạo mới tự hào cho mình sống mà không cần đến Thiên Chúa, mà những người kiêu ngạo thì tâm hồn của họ đã thật sự vắng bóng Thiên Chúa rồi.
Mỗi ngày chúng ta đều tham dự thánh lễ và kết hợp với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể khi rước lễ, nhưng đừng tưởng đó là an toàn mà coi thường ma quỷ, bởi vì cũng như các tông đồ xưa kia, ở bên Đức Chúa Giê-su và cùng đồng bàn với Ngài, nhưng vẫn cứ sa chước cám dỗ, vẫn cứ yếu đức tin, vẫn cứ nghe theo cái tôi của mình hơn là mạnh dạn khước từ cám dỗ...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:41 09/08/2014
N2T |
41. Chúa Giê-su tự nguyện dùng tình yêu và hy sinh của chúng ta để cứu linh hồn con người, cho nên chúng ta đem tất cả đau khổ dâng hiến cho Ngài, và vì cuộc sống của nhân linh nên hết mình vì bổn phận tông đồ.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:44 09/08/2014
LỬA HỎA NGỤC NÓNG HƠN
Người đọc sách phàn nàn với cha sở:
- “Thưa cha, mùa này mặc áo dài trắng lại còn thắt dây lưng để lên đọc sách thì nóng quá, tụi con chịu không nổi...”
Cha sở cũng đang mặc áo lễ chuẩn bị dâng lễ, nói:
- “Trong hỏa ngục và luyện ngục còn nóng hơn gấp triệu triệu lần...”
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Người đọc sách phàn nàn với cha sở:
- “Thưa cha, mùa này mặc áo dài trắng lại còn thắt dây lưng để lên đọc sách thì nóng quá, tụi con chịu không nổi...”
Cha sở cũng đang mặc áo lễ chuẩn bị dâng lễ, nói:
- “Trong hỏa ngục và luyện ngục còn nóng hơn gấp triệu triệu lần...”
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hoa Kỳ thả bom chặn đường tiến công của quân khủng bố Hồi Giáo ISIS
Đặng Tự Do
17:27 09/08/2014
Quân Kurd bên ngoài thành Abril theo dõi cuộc không kích |
Ba máy bay vận tải của Mỹ, được bảo vệ bởi các máy bay chiến đấu FA-18, cũng đã thả 8000 khẩu phần ăn quân sự - và khoảng 20,000 lít nước xuống cho những người Yazidis đang trốn tránh quân khủng bố Hồi Giáo trên các sườn núi và đang bị bao vây. Các báo cáo trước đó cho biết 40 phụ nữ và trẻ em đã chết vì đói khát, với nhiệt độ lên đến hơn 45 độ vào ban ngày.
Trong những ngày tới, quân chính phủ Iraq và các chiến binh người Kurd hy vọng sẽ mở được một hành lang an toàn để sơ tán thường dân. Anh quốc và Úc Đại Lợi cũng đã hứa thả các phẩm vật cứu trợ cho những người tị nạn.
Trước đó, quân Kurd trú đóng bên ngoài thành phố Abril đã rút chạy về thành phố tạo ra cảnh hoang mang với hàng dài người xếp hàng tại phi trường Abril để tháo chạy khỏi thành phố. Cuộc không kích của Hoa Kỳ dường như đã trấn an được dân chúng mặc dù cuộc không kích này theo tổng thống Hoa Kỳ Obama chỉ giới hạn vào việc bảo vệ lực lượng Mỹ và các hỗ trợ nỗ lực nhân đạo để cung cấp thực phẩm và nước cho hàng ngàn người Yazidi tị nạn đang đói khát trên các sườn núi.
Gia đình nan nhân chìm phà Sewol sẽ biểu tình nếu chính phủ ngăn cản không cho họ gặp Đức Thánh Cha.
Dũng Huy
11:19 09/08/2014
Gia Đình Nan Nhân chìm phà Sewol sẽ biểu tình nếu chính Phủ ngăn cản không cho họ gặp Đức Thánh Cha.
Agence France-Presse (5/8/2014 - AFP) - Gia đình các nạn nhân trong vụ chìm Phà ở Hàn Quốc sẽ biểu tình nếu có một sự can thiệp nào đó không cho họ gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico trong chuyến thăm Hàn Quốc vào tuần tới.
Một số thành viên gia đình và những người ủng hộ của họ đã cắm trại trong ba tuần tại Gwanghwamun Square, nơi mà một triệu người Công Giáo Hàn Quốc dự kiến sẽ hội tụ vào ngày 16 để gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico viếng thăm.
Park Yong-Woo một thành viên gia đình nạn nhân nói với các phóng viên "Chúng tôi sẽ không bao giờ loại bỏ lều của chúng tôi ở đây cho đến khi yêu cầu của chúng tôi được đáp ứng"
Nếu cảnh sát cố gắng đuổi họ, họ sẽ biểu tình vì trong các cuộc thảo luận đã được thông qua tổ chức Giáo Hội Công Giáo cho phép sự hiện diện của họ trong quảng trường.
Tình hình rất nhạy cảm đối với các nhà chức trách Hàn Quốc.
Chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng trong 25 năm là một sự kiện lớn, nhưng chính phủ vô cùng cảnh giác trong việc xử lý các gia đình nạn nhân .
Các thân nhân và những người ủng hộ họ đang đòi hỏi pháp luật quốc hội phải cam kết đầy đủ, điều tra lại vụ chìm Phà vào ngày 16 tháng tư, thảm họa đã cướp đi tính mạng của 300 người .
Park là một thành viên trong gia đình nạn nhân cho biết họ đã gửi một lá thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxico, kêu gọi sự quan tâm của Ngài đến thảm kịch này
"Đức Thánh Cha, xin vui lòng khóc với chúng tôi đang ở đây... Xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi và bảo vệ chúng tôi không bị đưa ra khỏi trung tâm đang chuẩn bị để chào đón bạn," bức thư viết.
Khoảng 30.000 cảnh sát dự kiến sẽ được triển khai cho các sự kiện Bốn Ngày tại trung tâm tôn giáo nơi Đức Thánh Cha ghé thăm
Chiếc phà Sewol nặng 6,825 tấn, được ước tính chở 476 hành khách, đã bị lật úp và chìm ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Hàn Quốc 16 tháng 4, khiến hơn 300 người chết và mất tích. Hầu hết các nạn nhân đều là học sinh trung học trong một chuyến đi thực tế đến các khu du lịch đảo phía nam Jeju.
Mười lăm thành viên Phà Sewol trong phiên tòa xét xử Ngày 20/6, bao gồm cả đội trưởng và ba sĩ quan cao cấp đã bị buộc tội "giết người có chủ ý vì sự cẩu thả"
Chính phủ của bà Park Geun-hye đã bị dư luận chỉ trích là vụng về trong chiến dịch cứu hộ cứu nạn sau khi phà Sewol bị đắm, và hậu quả là Thủ tướng Chung Hong-won phải từ chức.
http://www.rawstory.com/rs/2014/08/05/angry-south-korea-ferry-families-refuse-to-budge-for-pope-francis/
Một số thành viên gia đình và những người ủng hộ của họ đã cắm trại trong ba tuần tại Gwanghwamun Square, nơi mà một triệu người Công Giáo Hàn Quốc dự kiến sẽ hội tụ vào ngày 16 để gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico viếng thăm.
Park Yong-Woo một thành viên gia đình nạn nhân nói với các phóng viên "Chúng tôi sẽ không bao giờ loại bỏ lều của chúng tôi ở đây cho đến khi yêu cầu của chúng tôi được đáp ứng"
Nếu cảnh sát cố gắng đuổi họ, họ sẽ biểu tình vì trong các cuộc thảo luận đã được thông qua tổ chức Giáo Hội Công Giáo cho phép sự hiện diện của họ trong quảng trường.
Tình hình rất nhạy cảm đối với các nhà chức trách Hàn Quốc.
Chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng trong 25 năm là một sự kiện lớn, nhưng chính phủ vô cùng cảnh giác trong việc xử lý các gia đình nạn nhân .
Các thân nhân và những người ủng hộ họ đang đòi hỏi pháp luật quốc hội phải cam kết đầy đủ, điều tra lại vụ chìm Phà vào ngày 16 tháng tư, thảm họa đã cướp đi tính mạng của 300 người .
Park là một thành viên trong gia đình nạn nhân cho biết họ đã gửi một lá thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxico, kêu gọi sự quan tâm của Ngài đến thảm kịch này
"Đức Thánh Cha, xin vui lòng khóc với chúng tôi đang ở đây... Xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi và bảo vệ chúng tôi không bị đưa ra khỏi trung tâm đang chuẩn bị để chào đón bạn," bức thư viết.
Khoảng 30.000 cảnh sát dự kiến sẽ được triển khai cho các sự kiện Bốn Ngày tại trung tâm tôn giáo nơi Đức Thánh Cha ghé thăm
Chiếc phà Sewol nặng 6,825 tấn, được ước tính chở 476 hành khách, đã bị lật úp và chìm ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Hàn Quốc 16 tháng 4, khiến hơn 300 người chết và mất tích. Hầu hết các nạn nhân đều là học sinh trung học trong một chuyến đi thực tế đến các khu du lịch đảo phía nam Jeju.
Mười lăm thành viên Phà Sewol trong phiên tòa xét xử Ngày 20/6, bao gồm cả đội trưởng và ba sĩ quan cao cấp đã bị buộc tội "giết người có chủ ý vì sự cẩu thả"
Chính phủ của bà Park Geun-hye đã bị dư luận chỉ trích là vụng về trong chiến dịch cứu hộ cứu nạn sau khi phà Sewol bị đắm, và hậu quả là Thủ tướng Chung Hong-won phải từ chức.
http://www.rawstory.com/rs/2014/08/05/angry-south-korea-ferry-families-refuse-to-budge-for-pope-francis/
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu cứu cho các Kitô hữu Iraq
Bùi Hữu Thư
12:45 09/08/2014
Ngày 8/8/2014 (Vatican Radio) Giám đốc Văn Phòng Truyền Thông của Tòa Thánh, linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên đã ra một thông cáo để bầy tỏ sự ưu tư của Đức Thánh Cha về những bạo lực đang xẩy ra tại Iraq, và đặc biệt là cho các Kitô hữu đang chịu ảnh hưởng của bạo tàn.
Sau đây là thông cáo của linh mục Federico Lombardi:
Đức Thánh Cha đang theo dõi và lo âu hết sức về các tin tức bi thảm đến từ Bắc Iraq, liên quan đến các dân cư không thể tự bảo vệ. Các cộng đồng Kitô đang bị ảnh hưởng cách đặc biệt: đây là các cư dân phải bỏ trốn ra khỏi làng mạc của họ vì bạo lực lan tràn trong những ngày qua, gây thảm khốc trên toàn vùng này.
Trong kinh Truyền Tin ngày 20 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đau đớn kêu than: “Các người anh chị em của chúng ta đang bị đàn áp, bị xua đuổi, phải bỏ nhà cửa, làng mạc, mà không có cơ hội để mang theo bất cứ sản vật gì. Tôi muốn bầy tỏ với những gia đình này và dân cư này tình thân ái của tôi và lời kinh nguyện liên lỉ của tôi cho họ. Các anh chị em rất thân mến, tôi biết các bạn đã phải chịu đau khổ biết bao nhiêu, tôi biết các bạn đã bị tước đoạt hết tất cả. Tôi xin kết hiệp với các bạn trong đức tin của các bạn nơi Chúa Kitô, Đấng đã chiến thắng thần dữ!”
Qua những biến cố khủng khiếp đang xẩy ra này, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa lại bầy tỏ tình liên đới thiêng liêng của ngài với tất cả những ai đang chịu đau khổ qua những thử thách đau đớn này, và ngài cũng kêu gọi tất cả các Đức Giám Mục địa phương cùng liên kết với những cộng đồng đang bị áp bức đau đớn, để cho tất cả Giáo Hội và tất cả các tín hữu cùng nhau hợp một lời nguyện xin liên lỉ khẩn cầu Chúa Thánh Thần ban xuống ân sủng của sự bình an.
Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cấp kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy bảo vệ tất cả những người bị ảnh hưởng hay bị đe dọa bởi bạo tàn, và đảm bảo cung cấp cho họ những trợ giúp cần thiết – nhất là những yểm trợ khẩn cấp nhất – cho muôn vàn người đã bị xua đuổi ra khỏi nhà cửa, và số mạng của họ tùy thuộc hoàn toàn vào tình liên đới của mọi người khác.
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi lương tâm của tất cả mọi người, ngài nhắc nhủ mỗi tín hữu: “Xin Thiên Chúa của hòa bình tạo dựng cho mọi người một ước vọng chân thành về việc đối thoại và hòa giải. Bạo lực không thể dập tắt bằng bạo lực! Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng, để xin cho có hòa bình, tất cả mọi người hãy cầu nguyện trong thinh lặng… Lạy Nữ Vương Hòa Bình, xin cầu cho chúng con!
Sau đây là thông cáo của linh mục Federico Lombardi:
Đức Thánh Cha đang theo dõi và lo âu hết sức về các tin tức bi thảm đến từ Bắc Iraq, liên quan đến các dân cư không thể tự bảo vệ. Các cộng đồng Kitô đang bị ảnh hưởng cách đặc biệt: đây là các cư dân phải bỏ trốn ra khỏi làng mạc của họ vì bạo lực lan tràn trong những ngày qua, gây thảm khốc trên toàn vùng này.
Trong kinh Truyền Tin ngày 20 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đau đớn kêu than: “Các người anh chị em của chúng ta đang bị đàn áp, bị xua đuổi, phải bỏ nhà cửa, làng mạc, mà không có cơ hội để mang theo bất cứ sản vật gì. Tôi muốn bầy tỏ với những gia đình này và dân cư này tình thân ái của tôi và lời kinh nguyện liên lỉ của tôi cho họ. Các anh chị em rất thân mến, tôi biết các bạn đã phải chịu đau khổ biết bao nhiêu, tôi biết các bạn đã bị tước đoạt hết tất cả. Tôi xin kết hiệp với các bạn trong đức tin của các bạn nơi Chúa Kitô, Đấng đã chiến thắng thần dữ!”
Qua những biến cố khủng khiếp đang xẩy ra này, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa lại bầy tỏ tình liên đới thiêng liêng của ngài với tất cả những ai đang chịu đau khổ qua những thử thách đau đớn này, và ngài cũng kêu gọi tất cả các Đức Giám Mục địa phương cùng liên kết với những cộng đồng đang bị áp bức đau đớn, để cho tất cả Giáo Hội và tất cả các tín hữu cùng nhau hợp một lời nguyện xin liên lỉ khẩn cầu Chúa Thánh Thần ban xuống ân sủng của sự bình an.
Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cấp kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy bảo vệ tất cả những người bị ảnh hưởng hay bị đe dọa bởi bạo tàn, và đảm bảo cung cấp cho họ những trợ giúp cần thiết – nhất là những yểm trợ khẩn cấp nhất – cho muôn vàn người đã bị xua đuổi ra khỏi nhà cửa, và số mạng của họ tùy thuộc hoàn toàn vào tình liên đới của mọi người khác.
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi lương tâm của tất cả mọi người, ngài nhắc nhủ mỗi tín hữu: “Xin Thiên Chúa của hòa bình tạo dựng cho mọi người một ước vọng chân thành về việc đối thoại và hòa giải. Bạo lực không thể dập tắt bằng bạo lực! Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng, để xin cho có hòa bình, tất cả mọi người hãy cầu nguyện trong thinh lặng… Lạy Nữ Vương Hòa Bình, xin cầu cho chúng con!
WHO cảnh cáo Ebola có thể là nạn dịch tệ hại nhất trong lịch sử loài người
Đặng Tự Do
17:14 09/08/2014
Tổ chức Y tế Thế giới – WHO - đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh Ebola đang lan rộng ở một số quốc gia ở Tây Phi và có nguy cơ lan rộng khắp thế giới. WHO cảnh cáo rằng đây có thể là nạn dịch tệ hại nhất trong lịch sử loài người.
Các ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào tháng Mười Hai, và đã nhanh chóng lan dần. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 6 tháng Tư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện cho các nạn nhân chết vì nhiễm trùng, cho đến lúc đó đã cướp đi sinh mạng của gần 1,000 người.
Đức Thánh Cha nói:
"Chúng ta cũng cầu nguyện cho các nạn nhân của virus Ebola đã lan rộng ra khắp Guinea và các nước láng giềng. Xin Chúa ban thêm sức mạnh cho những nỗ lực nhằm chống lại sự bộc phát của dịch bệnh này và bảo đảm việc chăm sóc và hỗ trợ cho những người cần."
Guinea, Liberia và Sierra Leone là nước bị tàn phá nhiều nhất bởi dịch bệnh.
Hơn 1,700 người đã bị nhiễm virus ở Nigeria, nơi mà trường hợp đầu tiên chỉ được ghi nhận cách đây có vài ngày.
Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng đại dịch đã lây nhanh như vậy do sự thiếu chăm sóc sức khỏe, do thiếu kinh nghiệm trong điều trị các vi khuẩn và dòng chảy của những người thường xuyên qua di chuyển từ nước này sang nước khác.
Một bác sĩ và một y tá Mỹ đã được di chuyển khỏi Liberia sau khi nhiễm virus. Một nhà truyền giáo Tây Ban Nha cũng đã được đưa trở lại đất nước của mình sau khi bị nhiễm.
Hiện vẫn chưa có thuốc chủng ngừa cho căn bệnh quái ác này. Những triệu chứng thông thường của bệnh này là sốt cao, suy nhược nhanh chóng và xuất huyết. Tỷ lệ tử vong cho bệnh này là gần 90 phần trăm. Nghĩa là cứ 100 trường hợp nhiễm bệnh thì có đến 90 trường hợp tử vong.
Các ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào tháng Mười Hai, và đã nhanh chóng lan dần. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 6 tháng Tư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện cho các nạn nhân chết vì nhiễm trùng, cho đến lúc đó đã cướp đi sinh mạng của gần 1,000 người.
Đức Thánh Cha nói:
"Chúng ta cũng cầu nguyện cho các nạn nhân của virus Ebola đã lan rộng ra khắp Guinea và các nước láng giềng. Xin Chúa ban thêm sức mạnh cho những nỗ lực nhằm chống lại sự bộc phát của dịch bệnh này và bảo đảm việc chăm sóc và hỗ trợ cho những người cần."
Guinea, Liberia và Sierra Leone là nước bị tàn phá nhiều nhất bởi dịch bệnh.
Hơn 1,700 người đã bị nhiễm virus ở Nigeria, nơi mà trường hợp đầu tiên chỉ được ghi nhận cách đây có vài ngày.
Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng đại dịch đã lây nhanh như vậy do sự thiếu chăm sóc sức khỏe, do thiếu kinh nghiệm trong điều trị các vi khuẩn và dòng chảy của những người thường xuyên qua di chuyển từ nước này sang nước khác.
Một bác sĩ và một y tá Mỹ đã được di chuyển khỏi Liberia sau khi nhiễm virus. Một nhà truyền giáo Tây Ban Nha cũng đã được đưa trở lại đất nước của mình sau khi bị nhiễm.
Hiện vẫn chưa có thuốc chủng ngừa cho căn bệnh quái ác này. Những triệu chứng thông thường của bệnh này là sốt cao, suy nhược nhanh chóng và xuất huyết. Tỷ lệ tử vong cho bệnh này là gần 90 phần trăm. Nghĩa là cứ 100 trường hợp nhiễm bệnh thì có đến 90 trường hợp tử vong.
Họp báo về chuyến tông du Hàn quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô
Nguyễn Việt Nam
21:07 09/08/2014
Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 8 tháng 8, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Giáo Hoàng sẽ lên máy bay sang Hàn Quốc vào ngày thứ Tư 13 tháng 8. Sau chuyến bay kéo dài 11 giờ, ngài sẽ đến nơi vào ngày hôm sau, thứ Năm 14 tháng 8. Trong ngày đầu tiên tại Hàn quốc, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ với tổng thống và chính quyền địa phương ở Hán Thành.
Vào ngày thứ Sáu 15 tháng 8, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời , ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại sân vận động World Cup Daejeon. Sau đó, ngài sẽ gặp gỡ hàng ngàn thanh niên tham dự Đại Hội Giới Trẻ Á Châu tại Đền Solmoe.
Cha Federico Lombardi cho biết:
"Một nhóm đông đảo thanh niên dự kiến sẽ tham dự Ngày Giới Trẻ Á Châu. Khoảng 6,000 thanh thiếu niên. Tuy không giống như Ngày Giới trẻ Thế giới, nơi có thể có hơn 2 triệu người, biến cố này vẫn có ý nghĩa và quan trọng."
Thứ Bẩy 16 tháng 8, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm một trung tâm giúp người tàn tật. Để nhấn mạnh rằng cuộc sống có giá trị, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ một người đàn ông dù khuyết tật trầm trọng, vẫn là một nhân vật rất nổi danh tại Hàn quốc.
Cha Federico Lombardi nói:
"Ông ấy là một nhà truyền giáo, một người thực sự là rất nổi tiếng tại Hàn Quốc. Ông không có tay chân, tức là người có khuyết tật nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông là một tông đồ và ông khuyến khích những người khác vui sống bất chấp những khuyết tật của mình."
Đức Giáo Hoàng cũng chủ sự lễ phong chân phước cho 124 vị tử đạo người Hàn Quốc. Trước đây, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã phong thánh cho 103 vị tử đạo trong triều đại giáo hoàng của mình. Các vị đã được phong thánh này là những vị thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba sau khi Kitô Giáo được du nhập vào quốc gia này.
Cha Federico Lombardi giải thích về sự khác biệt như sau:
"Trong khi thế hệ đầu tiên của các vị tử đạo đã được người Hàn quốc kính nhớ, đã có những khó khăn trong tiến trình điều tra cuộc sống và trường hợp tử đạo của các vị. Vì vậy, cho đến bây giờ án phong thánh của họ mới kết thúc"
Vào ngày Chúa Nhật 17 tháng 8, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ với các bạn trẻ trước khi trở lại Hán Thành.
Ngày hôm sau, thứ Hai 18 tháng 8, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải giữa hai miền Bắc và Nam Triều Tiên, chỉ vài giờ trước khi quay trở lại Rôma.
Giống như hầu hết các nước châu Á, người Công Giáo là một thiểu số ở Hàn Quốc. Nhưng có được một sự gia tăng ổn định trong thập kỷ qua. Họ chiếm khoảng 10 phần trăm dân số và khoảng 100,000 người được rửa tội có mỗi năm.
Vào ngày thứ Sáu 15 tháng 8, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời , ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại sân vận động World Cup Daejeon. Sau đó, ngài sẽ gặp gỡ hàng ngàn thanh niên tham dự Đại Hội Giới Trẻ Á Châu tại Đền Solmoe.
Cha Federico Lombardi cho biết:
"Một nhóm đông đảo thanh niên dự kiến sẽ tham dự Ngày Giới Trẻ Á Châu. Khoảng 6,000 thanh thiếu niên. Tuy không giống như Ngày Giới trẻ Thế giới, nơi có thể có hơn 2 triệu người, biến cố này vẫn có ý nghĩa và quan trọng."
Thứ Bẩy 16 tháng 8, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm một trung tâm giúp người tàn tật. Để nhấn mạnh rằng cuộc sống có giá trị, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ một người đàn ông dù khuyết tật trầm trọng, vẫn là một nhân vật rất nổi danh tại Hàn quốc.
Cha Federico Lombardi nói:
"Ông ấy là một nhà truyền giáo, một người thực sự là rất nổi tiếng tại Hàn Quốc. Ông không có tay chân, tức là người có khuyết tật nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông là một tông đồ và ông khuyến khích những người khác vui sống bất chấp những khuyết tật của mình."
Đức Giáo Hoàng cũng chủ sự lễ phong chân phước cho 124 vị tử đạo người Hàn Quốc. Trước đây, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã phong thánh cho 103 vị tử đạo trong triều đại giáo hoàng của mình. Các vị đã được phong thánh này là những vị thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba sau khi Kitô Giáo được du nhập vào quốc gia này.
Cha Federico Lombardi giải thích về sự khác biệt như sau:
"Trong khi thế hệ đầu tiên của các vị tử đạo đã được người Hàn quốc kính nhớ, đã có những khó khăn trong tiến trình điều tra cuộc sống và trường hợp tử đạo của các vị. Vì vậy, cho đến bây giờ án phong thánh của họ mới kết thúc"
Vào ngày Chúa Nhật 17 tháng 8, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ với các bạn trẻ trước khi trở lại Hán Thành.
Ngày hôm sau, thứ Hai 18 tháng 8, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải giữa hai miền Bắc và Nam Triều Tiên, chỉ vài giờ trước khi quay trở lại Rôma.
Giống như hầu hết các nước châu Á, người Công Giáo là một thiểu số ở Hàn Quốc. Nhưng có được một sự gia tăng ổn định trong thập kỷ qua. Họ chiếm khoảng 10 phần trăm dân số và khoảng 100,000 người được rửa tội có mỗi năm.
Giao tranh tái tục tại Gaza
Nguyễn Việt Nam
21:22 09/08/2014
Tòa Thánh đã lên tiếng kêu gọi Do Thái và và Hamas ngưng các hoạt động thù địch ở Dải Gaza. Tuy nhiên, bạo lực đã bùng lên trở lại hôm thứ Sáu sau khi một thỏa thuận ngừng bắn 72 giờ trôi qua mà không đạt được thỏa thuận nào cụ thể.
Các chiến binh Hamas đã bắn hỏa tiễn vào các lãnh thổ Do Thái và quân Do Thái đã phản ứng lại bằng các cuộc không kích, sau khi các cuộc đàm phán ngừng bắn qua trung gian Ai Cập tại Cairo đi đến chỗ bế tắc. Năm người Palestine đã thiệt mạng và hai người Israel bị thương bởi các cuộc tấn công. Một đền thờ Hồi Giáo tại Gaza được ghi nhận là bị phá hủy hoàn toàn trong trận không kích đầu tiên của Do Thái hôm thứ Sáu.
Dân chúng tại khu vực Đông Gaza đã tản cư trước viễn ảnh chiến tranh lan rộng.
Hamas đã nói trước đó là sẽ không gia hạn thỏa thuận ngừng bắn tạm thời kéo dài trong 72 giờ trừ khi hai bên đạt được thỏa thuận theo đó người Palestine phải được ra khơi đánh cá và biên giới với Ai Cập được khai thông.
Hamas cũng đòi hỏi việc trả tự do cho các tù nhân bị bắt bởi Israel trong một cuộc bố ráp ở Tây Ngạn hồi tháng Sáu sau vụ bắt cóc và giết chết ba thanh thiếu niên Israel.
Các chiến binh Hamas đã bắn hỏa tiễn vào các lãnh thổ Do Thái và quân Do Thái đã phản ứng lại bằng các cuộc không kích, sau khi các cuộc đàm phán ngừng bắn qua trung gian Ai Cập tại Cairo đi đến chỗ bế tắc. Năm người Palestine đã thiệt mạng và hai người Israel bị thương bởi các cuộc tấn công. Một đền thờ Hồi Giáo tại Gaza được ghi nhận là bị phá hủy hoàn toàn trong trận không kích đầu tiên của Do Thái hôm thứ Sáu.
Dân chúng tại khu vực Đông Gaza đã tản cư trước viễn ảnh chiến tranh lan rộng.
Hamas đã nói trước đó là sẽ không gia hạn thỏa thuận ngừng bắn tạm thời kéo dài trong 72 giờ trừ khi hai bên đạt được thỏa thuận theo đó người Palestine phải được ra khơi đánh cá và biên giới với Ai Cập được khai thông.
Hamas cũng đòi hỏi việc trả tự do cho các tù nhân bị bắt bởi Israel trong một cuộc bố ráp ở Tây Ngạn hồi tháng Sáu sau vụ bắt cóc và giết chết ba thanh thiếu niên Israel.
Đức Thánh Cha kêu gọi hội Hiệp Sĩ Kha Luân Bố dấn thân cho tự do tôn giáo
Nguyễn Việt Nam
21:35 09/08/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố đang họp Hội Nghị quốc tế lần thứ 132 tại Orlando, Florida.
Thông điệp của Đức Thánh Cha đã được gửi đến các Hiệp sĩ trong một lá thư do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ấn ký .
Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với sứ vụ của họ trong việc đóng góp "cho việc truyền giáo của Giáo Hội ở mọi cấp độ" đặc biệt là trong các hoạt động từ thiện. Các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố đã đạt một kỷ lục đóng góp trong năm qua khi quyên góp hơn 170 triệu Mỹ Kim cho các tổ chức bác ái Công Giáo.
Dịp này, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố dấn thân mạnh hơn để bảo vệ tự do tôn giáo và làm cho tôn giáo có "một vị trí xứng hợp trong đời sống xã hội công cộng và khuyến khích các tín hữu giáo dân trong sứ mệnh hình thành một xã hội phản ánh sự thật về Chúa Kitô."
Lá thư đã được đọc cho hơn 2,000 thành viên đang tham dự hội nghị.
Thông điệp của Đức Thánh Cha đã được gửi đến các Hiệp sĩ trong một lá thư do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ấn ký .
Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với sứ vụ của họ trong việc đóng góp "cho việc truyền giáo của Giáo Hội ở mọi cấp độ" đặc biệt là trong các hoạt động từ thiện. Các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố đã đạt một kỷ lục đóng góp trong năm qua khi quyên góp hơn 170 triệu Mỹ Kim cho các tổ chức bác ái Công Giáo.
Dịp này, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố dấn thân mạnh hơn để bảo vệ tự do tôn giáo và làm cho tôn giáo có "một vị trí xứng hợp trong đời sống xã hội công cộng và khuyến khích các tín hữu giáo dân trong sứ mệnh hình thành một xã hội phản ánh sự thật về Chúa Kitô."
Lá thư đã được đọc cho hơn 2,000 thành viên đang tham dự hội nghị.
Hội Đồng Giám Mục Phi công bố trang Web dành cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô
Nguyễn Việt Nam
21:55 09/08/2014
Hội Đồng Giám Mục Phi vừa công bố trang web chính thức dành cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nước này từ 15 đến 19 tháng Giêng, năm 2015.
Trang web hiển thị một đồng hồ đếm ngược từng ngày cho đến khi Đức Thánh Cha xuất hiện. Bên cạnh đó là logo và chủ đề chính thức của chuyến thăm, đó là "Lòng thương xót và từ bi", cùng với một bức tranh của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Bên dưới logo là hình ảnh sáu em bé từ các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi cơn bão Hải Yến đang chào đón Đức Giáo Hoàng với những bức tranh do các em tự vẽ. Trong chuyến thăm của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm các khu vực bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão kinh hoàng này.
Trang web cũng đã công bố bài hát chính thức cho chuyến thăm mang tên "Chúng ta tất cả đều là con cái Chúa" cùng với lời cầu nguyện chính thức, sẽ được đọc trong mỗi Thánh Lễ được cử hành trong cả nước từ ngày 01 Tháng Tám năm 2014 cho đến ngày 14 tháng 1, năm 2015.
Cuối cùng, trang web này cũng nhắc lại chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Gioan Phaolô II vào năm 1995 tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Manila. Đó là Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lớn nhất trong lịch sử các ngày Giới Trẻ Thế Giới, với hơn 5 triệu người tham dự.
Trang web hiển thị một đồng hồ đếm ngược từng ngày cho đến khi Đức Thánh Cha xuất hiện. Bên cạnh đó là logo và chủ đề chính thức của chuyến thăm, đó là "Lòng thương xót và từ bi", cùng với một bức tranh của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Bên dưới logo là hình ảnh sáu em bé từ các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi cơn bão Hải Yến đang chào đón Đức Giáo Hoàng với những bức tranh do các em tự vẽ. Trong chuyến thăm của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm các khu vực bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão kinh hoàng này.
Trang web cũng đã công bố bài hát chính thức cho chuyến thăm mang tên "Chúng ta tất cả đều là con cái Chúa" cùng với lời cầu nguyện chính thức, sẽ được đọc trong mỗi Thánh Lễ được cử hành trong cả nước từ ngày 01 Tháng Tám năm 2014 cho đến ngày 14 tháng 1, năm 2015.
Cuối cùng, trang web này cũng nhắc lại chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Gioan Phaolô II vào năm 1995 tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Manila. Đó là Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lớn nhất trong lịch sử các ngày Giới Trẻ Thế Giới, với hơn 5 triệu người tham dự.
Đức Thánh Cha cử Đức Hồng Y Filoni sang Iraq bày tỏ tình liên đới với các Kitô Hữu
Linh Tiến Khải
22:47 09/08/2014
Hôm thứ Sáu mùng 8 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo sang Iraq viếng thăm và bầy tỏ sự gần gũi và tình liên đới của toàn thể Giáo Hội với các Kitô hữu bị quân khủng bố Hồi Giáo ISIS bách hại.
Trả lời cuộc phỏng vấn của chương trình Ý ngữ đài Vatican, Đức Hồng Y hy vọng có thể đến thăm các Kitô hữu Iraq và ở lại bên cạnh họ một thời gian để khích lệ họ trong hoàn cảnh đau khổ khó khăn này: phải bỏ nhà cửa ruộng vườn ra đi với hai bàn tay trắng, và đang lang thang tìm một nơi trú ẩn khác. Đức Hồng Y sẽ gặp Đức Thượng Phụ Louis Sako để lượng định tình hình và xem có thể làm gì để trợ giúp họ. Liên quan tới nhận định của Đức Thượng Phụ về nguy cơ diệt chủng, Đức Hồng Y cho biết kể từ khi độc lập khỏi đế quốc Ottoman cách đây 90 năm, các tín hữu Kitô Iraq đã phải nhiều lần gánh chịu các bách hại và ngược đãi vì đức tin.
Cũng trong ngày mùng 8 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phóng lên mạng Tweeter lời kêu gọi mọi người thiện chí hiệp ý với ngài cầu nguyện cho các tín hữu Kitô Iraq và tất cả mọi cộng đoàn bị bách hại.
Trong khi đó, các Giám Mục Pháp cũng kêu gọi tín hữu toàn nước này lắng nghe tiếng khóc của nhân dân Iraq và mau chóng trợ giúp họ.
Trong thông cáo phổ biến ngày mùng 7 tháng 8, Đức Cha Georges Pontier, Tổng Giám Mục Marseille, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, khẳng định tình hình của các tín hữu Kitô Iraq rất thê thảm, và mỗi giờ mỗi bi đát hơn. Chủ trương khủng bố mù quáng, không được chúng ta chú ý nữa trong mùa hè này, đã gia tăng các tấn kích của nó. Đức Cha kêu gọi các giới chức chính quyền Pháp và Liên Hiệp Quốc có các hành động cụ thể và cứng rắn trước khi quá trễ. Tín hữu Công Giáo Pháp được huy động gia tăng cầu nguyện và hành động thế nào để các anh chị em Kitô Iraq cảm nghiệm được sự gần gũi và tình liên đới. Cộng đoàn quốc tế sẽ bất xứng với tên goi này, nếu không che chở được các nhóm thiểu số trên địa cầu.
Tại Rôma, cộng đồng thánh Edigio cũng bầy tỏ lo âu cho thảm trạng của Kitô hữu Iraq và Syria và tái kêu gọi trợ giúp các nạn nhân. Cuộc bao vây thành phố Aleppo khiến cho các Kitô hữu ngày càng là nạn nhân của cuộc giao tranh giữa các lực lượng nổi loạn và quân đội chính phủ. Hai nhân viên thiện nguyện Italia là chị Greta Ramelli và chị Vanessa Marzullo đã bị bắt cóc, khi đem thuốc men và thực phẩm tới cho dân chúng. Cộng đồng thánh Egidio thỉnh cầu cộng đồng quốc tế can thiệp để giải vây thành phố Aleppo, và mở ra một hành lang nhân đạo để tiếp tế phẩm vật cho dân chúng.
Quân khủng bố Hồi Giáo ISIS đã đánh chiếm Qaraqosh khiến cho hàng trăm ngàn Kitô hữu phải chạy trốn. Quân Hồi đã bắt làm tù binh hàng trăm phụ nữ trẻ của nhóm thiểu số Yazidi. Hơn 40,000 người đã phải bỏ chạy lên các đồi núi Sinjar. Ít nhất 40 người phần lớn là phụ nữ và trẻ em đã chết vì đói khát dưới cái nóng 45 độ của mùa hè khắc nghiệt ở miền Bắc Iraq.
Trả lời cuộc phỏng vấn của chương trình Ý ngữ đài Vatican, Đức Hồng Y hy vọng có thể đến thăm các Kitô hữu Iraq và ở lại bên cạnh họ một thời gian để khích lệ họ trong hoàn cảnh đau khổ khó khăn này: phải bỏ nhà cửa ruộng vườn ra đi với hai bàn tay trắng, và đang lang thang tìm một nơi trú ẩn khác. Đức Hồng Y sẽ gặp Đức Thượng Phụ Louis Sako để lượng định tình hình và xem có thể làm gì để trợ giúp họ. Liên quan tới nhận định của Đức Thượng Phụ về nguy cơ diệt chủng, Đức Hồng Y cho biết kể từ khi độc lập khỏi đế quốc Ottoman cách đây 90 năm, các tín hữu Kitô Iraq đã phải nhiều lần gánh chịu các bách hại và ngược đãi vì đức tin.
Cũng trong ngày mùng 8 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phóng lên mạng Tweeter lời kêu gọi mọi người thiện chí hiệp ý với ngài cầu nguyện cho các tín hữu Kitô Iraq và tất cả mọi cộng đoàn bị bách hại.
Trong khi đó, các Giám Mục Pháp cũng kêu gọi tín hữu toàn nước này lắng nghe tiếng khóc của nhân dân Iraq và mau chóng trợ giúp họ.
Trong thông cáo phổ biến ngày mùng 7 tháng 8, Đức Cha Georges Pontier, Tổng Giám Mục Marseille, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, khẳng định tình hình của các tín hữu Kitô Iraq rất thê thảm, và mỗi giờ mỗi bi đát hơn. Chủ trương khủng bố mù quáng, không được chúng ta chú ý nữa trong mùa hè này, đã gia tăng các tấn kích của nó. Đức Cha kêu gọi các giới chức chính quyền Pháp và Liên Hiệp Quốc có các hành động cụ thể và cứng rắn trước khi quá trễ. Tín hữu Công Giáo Pháp được huy động gia tăng cầu nguyện và hành động thế nào để các anh chị em Kitô Iraq cảm nghiệm được sự gần gũi và tình liên đới. Cộng đoàn quốc tế sẽ bất xứng với tên goi này, nếu không che chở được các nhóm thiểu số trên địa cầu.
Tại Rôma, cộng đồng thánh Edigio cũng bầy tỏ lo âu cho thảm trạng của Kitô hữu Iraq và Syria và tái kêu gọi trợ giúp các nạn nhân. Cuộc bao vây thành phố Aleppo khiến cho các Kitô hữu ngày càng là nạn nhân của cuộc giao tranh giữa các lực lượng nổi loạn và quân đội chính phủ. Hai nhân viên thiện nguyện Italia là chị Greta Ramelli và chị Vanessa Marzullo đã bị bắt cóc, khi đem thuốc men và thực phẩm tới cho dân chúng. Cộng đồng thánh Egidio thỉnh cầu cộng đồng quốc tế can thiệp để giải vây thành phố Aleppo, và mở ra một hành lang nhân đạo để tiếp tế phẩm vật cho dân chúng.
Quân khủng bố Hồi Giáo ISIS đã đánh chiếm Qaraqosh khiến cho hàng trăm ngàn Kitô hữu phải chạy trốn. Quân Hồi đã bắt làm tù binh hàng trăm phụ nữ trẻ của nhóm thiểu số Yazidi. Hơn 40,000 người đã phải bỏ chạy lên các đồi núi Sinjar. Ít nhất 40 người phần lớn là phụ nữ và trẻ em đã chết vì đói khát dưới cái nóng 45 độ của mùa hè khắc nghiệt ở miền Bắc Iraq.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm đan viện Xitô Thánh Tâm Mỹ Ca
Thới Hoa
08:04 09/08/2014
TGM LEOPOLDO GIRELLI, ĐẠI DIỆN TÒA THÁNH
THĂM VÀ DÂNG LỄ TẠI ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA
Hôm nay, ngày 08 tháng 08 năm 2014, Cộng đoàn Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca, Giáo phận Nha Trang, đã được hân hoan đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện của Đức Thánh Cha và của Tòa Thánh tại Việt Nam, trong dịp ngài viếng thăm mục vụ tại Giáo Phận Nha Trang lần thứ hai. Phái đoàn tháp tùng ngài gồm có Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, giám mục giáo phận Nha Trang, cha Vũ Đình Tiến, giám đốc Đại Chủng Viện Nha Trang kiêm Chưởng Ấn Tòa Giám Mục, Cha. .. Dũng, thư ký của Đức Tổng Giám Mục.
Xem Hình
Vào lúc 09g30 Các Đan Sĩ hân hoan đón tiếp Phái đoàn đến đan viện, sau những lời thăm hỏi thân tình, tất cả đã vào Thánh Đường dâng lễ kính thánh Đa Minh.
Ngỏ lời chào mừng Đức Tổng Giám Mục và phái đoàn trước khi cử hành thánh lễ, Viện phụ Bảo Tịnh Trần Văn Bảo nhân danh cộng đoàn cám ơn Đức Cha Giuse đã ưu ái xếp chương trình dành cho đan viện được hân hạnh đón tiếp Đức Tổng Giám Mục trong cử hành Thánh Lễ và bữa ăn "Agape" sau đó. Viện phụ ngỏ lời với vị Đại Diện của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh về ơn gọi đan tu luôn qui hướng về Chúa Kitô:
“Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Đại Diện,
Nói lên tâm tình biết ơn của chúng con đối với vị chủ chăn của giáo phận nhà trong biến cố trọng đại này cũng có nghĩa là chúng con muốn tỏ bày với Đức Tổng Giám Mục niềm hân hoan tràn trề của chúng con khi được vinh dự đón tiếp vị Đại Diện của Người Cha Chung, Đức Thánh Cha Phanxicô, và của Tòa Thánh mà chúng con vô vàn kính yêu và luôn hướng về trong lời cầu nguyện, đặc biệt mỗi khi chúng con vào cử hành thánh lễ hoặc Kinh Nguyện Phụng Vụ trong Thánh Đường này.
Bàn thờ đó, ở vị trí trung tâm, không phải chỉ ở trung tâm một ngôi nhà bằng đá, nhưng vị trí này luôn hướng lòng chúng con về Đức Kitô, dù chúng con có ở xó cạnh nào. Qui Kitô, đó là linh đạo của đời sống đan tu của chúng con. Chúng con đi theo sát Chúa Kitô, luôn qui hướng về Chúa Kitô, cố gắng sống không lấy gì làm hơn Chúa Kitô, như lời thánh tổ Biển Đức của chúng con căn dặn trong tu luật của ngài (chương 72, câu 11). Và sự hiện diện của Chúa Kitô trong cuộc sống chúng con hôm nay được thể hiện bằng sự hiện diện của Vị Đại Diện của Người là Đức Giáo Hoàng Phanxicô mà Đức Tổng Giám Mục hôm nay lại là đại diện bằng xương bằng thịt đang ở giữa chúng con. Qui hướng về bàn thờ ở trung tâm nhà nguyện, chúng con qui hướng về Thân Mình Mầu Nhiệm của Người là Giáo Hội. Chúng con cầu nguyện cho Mẹ Giáo Hội, chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, chúng con cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục...”
Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục cũng đề cập đến ơn gọi đan tu chiêm niệm..:
Trong bài giảng lễ Đức Tổng Giám Mục nói: ”tôi rất vui mừng được hiện diện với anh hôm nay để cùng cử hành Thánh Lễ với anh em. Tôi xin chào Đức Viện Phụ và tất cả anh em. Tôi chân thành cám ơn anh chị đã tiếp đón tôi thật chu đáo và nồng nhiệt.
Cốt lõi đời sống tâm linh của anh em là lòng khao khát mạnh mẽ để sống kết hợp với Thiên Chúa, từ bỏ tất cả mọi thứ khác, những thứ cản trở ta sống kết hợp với Thiên Chúa. Mỗi đan viện là một ốc đảo trong đó đời sống thiêng liêng được chú tâm đào sâu bằng đời sống cầu nguyện và chiêm niệm. Trong Giáo Phận Nha Trang, đan viện của anh em là một ốc đảo đặc biệt trong đó sự thinh lặng được lưu tâm cách đặc biệt.
Anh em là những người đang kiếm tìm Thiên Chúa, những người khao khát đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi về sự hiện hữu của chúng ta như là: Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Tại sao tôi sống? Tôi sống cho ai? Anh em đã đi tìm chân lý và hạnh phúc, tìm kiếm Thiên Chúa và quyết định tách mình khỏi thế giới để sống tách biệt trong đan viện này.
Do đó, sự thinh lặng trở thành yếu tố đặc trưng cho cuộc sống hàng ngày của anh em. Và đó chính là bầu khí thinh lặng bên ngoài, nhưng trên tất cả là sự thinh lặng nội tâm, sự thinh lặng mà có thể giúp anh em nghe được tiếng nói của Thiên Chúa, tiếng nói này sẽ hướng dẫn đời sống của anh em.
Ở đây, yếu tố thứ nhất rất quan trọng đối với chúng ta: chúng ta sống trong một xã hội mà dường như mọi nơi, mọi lúc phải được lấp đầy với các sáng kiến, các hoạt động, âm thanh; thậm chí chúng ta không có thời gian để lắng nghe và đối thoại.
Nhưng chúng ta không nên sợ sự thinh lặng, nhờ bầu khí thinh lặng bên ngoài và sự thinh lặng nội tâm, chúng ta không chỉ có thể nghe được tiếng nói của Thiên Chúa mà còn nghe được tiếng nói của người bên cạnh chúng ta, và tiếng nói của những người khác.
Nhưng cũng rất quan trọng để hiểu yếu tố thứ hai. Đó là việc tìm thấy Thiên Chúa không chỉ là kết quả bởi sự nỗ lực của anh em nhưng đó là nhờ bởi ân sủng của Thiên Chúa xuống trên anh em.
Thật vậy, những gì là cần thiết trong cuộc sống của chúng ta được ban cho chúng ta mà không cần sự can thiệp của chúng ta.
Thật là cần thiết để cho ân sủng của Thiên Chúa hành động và để cho Thiên Chúa thời gian để hành động với Thần Khí của Ngài trong chúng ta.
Trong cái nhìn của thế gian, dường như con người không thể dành trọn cuộc sống của mình trong đan viện, nhưng trong thực tế con người có thể dành trọn cuộc sống của mình để sống kết hợp với Thiên Chúa, sống hiệp thông mật thiết với Chúa Giêsu Kitô và với Giáo Hội của Ngài.
Cuối cùng, yếu tố thứ ba: mặc dù anh em sống trong đan viện, anh em không phải sống khép kín nhưng anh em được mời gọi mang Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Và bí quyết của hoa trái mục vụ là ở lại trong Chúa, trong đời sống cầu nguyện....
Anh em đan sĩ thân mến,
Vị trí của anh em không phải là không quan trọng. Thật vậy, tuy anh em đang sống trong sự cô lập tự nguyện, nhưng anh em đang ở trong lòng Giáo Hội và qua lời cầu nguyện của anh em, anh em đang tiêm máu tinh khiết của tình yêu Thiên Chúa vào mạch máu của cơ thể là Giáo Hội.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe nói rằng nếu ai muốn theo Chúa Kitô, anh ta phải từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo Ngài.
Thánh giá nên là trung tâm của đời sống chúng ta. Nó cho chúng ta sức mạnh để đối mặt với những khó khăn, và để chúng ta nhận ra rằng thập giá mang ơn cứu độ đến cho chúng ta. Amen!”
Sau Thánh lễ, cộng đoàn đan viện chụp hình lưu niệm với Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Giuse và chia sẻ bữa cơm thân mật trong cộng đoàn.
Thới Hoa
THĂM VÀ DÂNG LỄ TẠI ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA
Hôm nay, ngày 08 tháng 08 năm 2014, Cộng đoàn Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca, Giáo phận Nha Trang, đã được hân hoan đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện của Đức Thánh Cha và của Tòa Thánh tại Việt Nam, trong dịp ngài viếng thăm mục vụ tại Giáo Phận Nha Trang lần thứ hai. Phái đoàn tháp tùng ngài gồm có Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, giám mục giáo phận Nha Trang, cha Vũ Đình Tiến, giám đốc Đại Chủng Viện Nha Trang kiêm Chưởng Ấn Tòa Giám Mục, Cha. .. Dũng, thư ký của Đức Tổng Giám Mục.
Xem Hình
Vào lúc 09g30 Các Đan Sĩ hân hoan đón tiếp Phái đoàn đến đan viện, sau những lời thăm hỏi thân tình, tất cả đã vào Thánh Đường dâng lễ kính thánh Đa Minh.
Ngỏ lời chào mừng Đức Tổng Giám Mục và phái đoàn trước khi cử hành thánh lễ, Viện phụ Bảo Tịnh Trần Văn Bảo nhân danh cộng đoàn cám ơn Đức Cha Giuse đã ưu ái xếp chương trình dành cho đan viện được hân hạnh đón tiếp Đức Tổng Giám Mục trong cử hành Thánh Lễ và bữa ăn "Agape" sau đó. Viện phụ ngỏ lời với vị Đại Diện của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh về ơn gọi đan tu luôn qui hướng về Chúa Kitô:
“Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Đại Diện,
Nói lên tâm tình biết ơn của chúng con đối với vị chủ chăn của giáo phận nhà trong biến cố trọng đại này cũng có nghĩa là chúng con muốn tỏ bày với Đức Tổng Giám Mục niềm hân hoan tràn trề của chúng con khi được vinh dự đón tiếp vị Đại Diện của Người Cha Chung, Đức Thánh Cha Phanxicô, và của Tòa Thánh mà chúng con vô vàn kính yêu và luôn hướng về trong lời cầu nguyện, đặc biệt mỗi khi chúng con vào cử hành thánh lễ hoặc Kinh Nguyện Phụng Vụ trong Thánh Đường này.
Bàn thờ đó, ở vị trí trung tâm, không phải chỉ ở trung tâm một ngôi nhà bằng đá, nhưng vị trí này luôn hướng lòng chúng con về Đức Kitô, dù chúng con có ở xó cạnh nào. Qui Kitô, đó là linh đạo của đời sống đan tu của chúng con. Chúng con đi theo sát Chúa Kitô, luôn qui hướng về Chúa Kitô, cố gắng sống không lấy gì làm hơn Chúa Kitô, như lời thánh tổ Biển Đức của chúng con căn dặn trong tu luật của ngài (chương 72, câu 11). Và sự hiện diện của Chúa Kitô trong cuộc sống chúng con hôm nay được thể hiện bằng sự hiện diện của Vị Đại Diện của Người là Đức Giáo Hoàng Phanxicô mà Đức Tổng Giám Mục hôm nay lại là đại diện bằng xương bằng thịt đang ở giữa chúng con. Qui hướng về bàn thờ ở trung tâm nhà nguyện, chúng con qui hướng về Thân Mình Mầu Nhiệm của Người là Giáo Hội. Chúng con cầu nguyện cho Mẹ Giáo Hội, chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, chúng con cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục...”
Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục cũng đề cập đến ơn gọi đan tu chiêm niệm..:
Trong bài giảng lễ Đức Tổng Giám Mục nói: ”tôi rất vui mừng được hiện diện với anh hôm nay để cùng cử hành Thánh Lễ với anh em. Tôi xin chào Đức Viện Phụ và tất cả anh em. Tôi chân thành cám ơn anh chị đã tiếp đón tôi thật chu đáo và nồng nhiệt.
Cốt lõi đời sống tâm linh của anh em là lòng khao khát mạnh mẽ để sống kết hợp với Thiên Chúa, từ bỏ tất cả mọi thứ khác, những thứ cản trở ta sống kết hợp với Thiên Chúa. Mỗi đan viện là một ốc đảo trong đó đời sống thiêng liêng được chú tâm đào sâu bằng đời sống cầu nguyện và chiêm niệm. Trong Giáo Phận Nha Trang, đan viện của anh em là một ốc đảo đặc biệt trong đó sự thinh lặng được lưu tâm cách đặc biệt.
Anh em là những người đang kiếm tìm Thiên Chúa, những người khao khát đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi về sự hiện hữu của chúng ta như là: Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Tại sao tôi sống? Tôi sống cho ai? Anh em đã đi tìm chân lý và hạnh phúc, tìm kiếm Thiên Chúa và quyết định tách mình khỏi thế giới để sống tách biệt trong đan viện này.
Do đó, sự thinh lặng trở thành yếu tố đặc trưng cho cuộc sống hàng ngày của anh em. Và đó chính là bầu khí thinh lặng bên ngoài, nhưng trên tất cả là sự thinh lặng nội tâm, sự thinh lặng mà có thể giúp anh em nghe được tiếng nói của Thiên Chúa, tiếng nói này sẽ hướng dẫn đời sống của anh em.
Ở đây, yếu tố thứ nhất rất quan trọng đối với chúng ta: chúng ta sống trong một xã hội mà dường như mọi nơi, mọi lúc phải được lấp đầy với các sáng kiến, các hoạt động, âm thanh; thậm chí chúng ta không có thời gian để lắng nghe và đối thoại.
Nhưng chúng ta không nên sợ sự thinh lặng, nhờ bầu khí thinh lặng bên ngoài và sự thinh lặng nội tâm, chúng ta không chỉ có thể nghe được tiếng nói của Thiên Chúa mà còn nghe được tiếng nói của người bên cạnh chúng ta, và tiếng nói của những người khác.
Nhưng cũng rất quan trọng để hiểu yếu tố thứ hai. Đó là việc tìm thấy Thiên Chúa không chỉ là kết quả bởi sự nỗ lực của anh em nhưng đó là nhờ bởi ân sủng của Thiên Chúa xuống trên anh em.
Thật vậy, những gì là cần thiết trong cuộc sống của chúng ta được ban cho chúng ta mà không cần sự can thiệp của chúng ta.
Thật là cần thiết để cho ân sủng của Thiên Chúa hành động và để cho Thiên Chúa thời gian để hành động với Thần Khí của Ngài trong chúng ta.
Trong cái nhìn của thế gian, dường như con người không thể dành trọn cuộc sống của mình trong đan viện, nhưng trong thực tế con người có thể dành trọn cuộc sống của mình để sống kết hợp với Thiên Chúa, sống hiệp thông mật thiết với Chúa Giêsu Kitô và với Giáo Hội của Ngài.
Cuối cùng, yếu tố thứ ba: mặc dù anh em sống trong đan viện, anh em không phải sống khép kín nhưng anh em được mời gọi mang Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Và bí quyết của hoa trái mục vụ là ở lại trong Chúa, trong đời sống cầu nguyện....
Anh em đan sĩ thân mến,
Vị trí của anh em không phải là không quan trọng. Thật vậy, tuy anh em đang sống trong sự cô lập tự nguyện, nhưng anh em đang ở trong lòng Giáo Hội và qua lời cầu nguyện của anh em, anh em đang tiêm máu tinh khiết của tình yêu Thiên Chúa vào mạch máu của cơ thể là Giáo Hội.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe nói rằng nếu ai muốn theo Chúa Kitô, anh ta phải từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo Ngài.
Thánh giá nên là trung tâm của đời sống chúng ta. Nó cho chúng ta sức mạnh để đối mặt với những khó khăn, và để chúng ta nhận ra rằng thập giá mang ơn cứu độ đến cho chúng ta. Amen!”
Sau Thánh lễ, cộng đoàn đan viện chụp hình lưu niệm với Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Giuse và chia sẻ bữa cơm thân mật trong cộng đoàn.
Thới Hoa
Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang Huế trước ngày đại hội lần thứ 30
Trương Trí
09:09 09/08/2014
TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG TRƯỚC NGÀY ĐẠI HỘI LẦN THỨ 30
Chỉ còn 3 ngày nữa là đến kỳ Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30, phóng viên Vietcatholic đã đi thực tế tại Thánh địa để ghi nhận về công tác chuẩn bị cho Đại hội.
Xem Hình
Đập vào mắt chúng tôi là Lễ đài với những sắc màu trang trí thật nổi bật, những panô chủ đề “Phúc âm hoá đời sống Gia đình”, được hoàn thiện trước Tháp Cổ là trung tâm của kỳ Đại hội này.
Tại hai quảng trường hai bên Trung tâm Hành hương là những dãy lều bạt được bố trí dày đặc. Dọc theo quảng trường Mân Côi từ cổng chính vào là hai dãy nhà tiền chế rộng rãi. Đặc biệt tầng hầm của Vương cung Thánh đường đang xây dựng, được dọn dẹp sạch sẽ. Tất cả sẽ làm nơi trú ngụ cho khách hành hương trong những ngày Đại hội có thể tránh được nắng mưa.
Khu vực đặt toà giải tội ở vườn cây trước Nhà Trung tâm rất thoáng mát và rộng rãi, từ ngoài đi vào mọi người đều có thể nhìn thấy, hầu nhắc nhỡ họ lãnh nhận Bí tích Hoà giải.
Trước Nhà khách Hành hương được bố trí khu vực dâng cúng và xin ơn dành cho khách hành hương ghi sổ vàng xây dựng Vương cung Thánh đường và ý nguyện riêng.
Công ty Việt Thương đang tất bật lắp đặt các hệ thống âm thanh và ánh sáng.
Chạy đua với thời gian, các linh mục trẻ thuộc hạt Quảng Trị cùng các thầy Đại Chủng sinh theo sát từng công việc của công nhân đang làm việc, góp phần cho công tác tổ chức sớm hoàn thành.
Dự kiến sẽ có hàng trăm ngàn khách hành hương sẽ đến viếng Mẹ trong kỳ Đại hội này, ban Tổ chức đang hết sức bố trí và sắp xếp chổ ở cho cộng đoàn trong những ngày Đại hội được tốt đẹp.
Chương trình Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30:
Phúc âm hoá Đời sống Gia đình
Ngày 13/8/2014:
17 giờ: Khai mạc: - Giới thiệu và chào mừng
- Trống Khai hội
- Thánh lễ Khai mạc
20 giờ: Kiệu Thánh Thể
- Cầu nguyện Lòng Chúa Thương xót
- Lãnh nhận Bí tích Hoà giải
Ngày 14/8/2014:
6 giờ: Thánh lễ kính Đức Mẹ
8 giờ 30: Thuyết trình và chia sẻ: “Phúc âm hoá đời sống gia đình”
Lãnh nhận Bí tich Hoà giải
14 giờ: Thuyết trình và chia sẻ: “Chứng nhân Đức tin đời sống gia đình”
17 giờ: Thánh lễ Vọng kính Đức Mẹ Hồn xác lên trời.
20 giờ: Canh thức bên Mẹ tại Linh đài
Ngày 15/8/2014:
6 giờ: - Rước Kiệu Đức Mẹ La Vang
- Thánh lễ Đại triều: Kính Trọng thể Đức Mẹ hồn xác lên trời
- Bế mạc
Trương Trí
Chỉ còn 3 ngày nữa là đến kỳ Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30, phóng viên Vietcatholic đã đi thực tế tại Thánh địa để ghi nhận về công tác chuẩn bị cho Đại hội.
Xem Hình
Đập vào mắt chúng tôi là Lễ đài với những sắc màu trang trí thật nổi bật, những panô chủ đề “Phúc âm hoá đời sống Gia đình”, được hoàn thiện trước Tháp Cổ là trung tâm của kỳ Đại hội này.
Tại hai quảng trường hai bên Trung tâm Hành hương là những dãy lều bạt được bố trí dày đặc. Dọc theo quảng trường Mân Côi từ cổng chính vào là hai dãy nhà tiền chế rộng rãi. Đặc biệt tầng hầm của Vương cung Thánh đường đang xây dựng, được dọn dẹp sạch sẽ. Tất cả sẽ làm nơi trú ngụ cho khách hành hương trong những ngày Đại hội có thể tránh được nắng mưa.
Khu vực đặt toà giải tội ở vườn cây trước Nhà Trung tâm rất thoáng mát và rộng rãi, từ ngoài đi vào mọi người đều có thể nhìn thấy, hầu nhắc nhỡ họ lãnh nhận Bí tích Hoà giải.
Trước Nhà khách Hành hương được bố trí khu vực dâng cúng và xin ơn dành cho khách hành hương ghi sổ vàng xây dựng Vương cung Thánh đường và ý nguyện riêng.
Công ty Việt Thương đang tất bật lắp đặt các hệ thống âm thanh và ánh sáng.
Chạy đua với thời gian, các linh mục trẻ thuộc hạt Quảng Trị cùng các thầy Đại Chủng sinh theo sát từng công việc của công nhân đang làm việc, góp phần cho công tác tổ chức sớm hoàn thành.
Dự kiến sẽ có hàng trăm ngàn khách hành hương sẽ đến viếng Mẹ trong kỳ Đại hội này, ban Tổ chức đang hết sức bố trí và sắp xếp chổ ở cho cộng đoàn trong những ngày Đại hội được tốt đẹp.
Chương trình Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30:
Phúc âm hoá Đời sống Gia đình
Ngày 13/8/2014:
17 giờ: Khai mạc: - Giới thiệu và chào mừng
- Trống Khai hội
- Thánh lễ Khai mạc
20 giờ: Kiệu Thánh Thể
- Cầu nguyện Lòng Chúa Thương xót
- Lãnh nhận Bí tích Hoà giải
Ngày 14/8/2014:
6 giờ: Thánh lễ kính Đức Mẹ
8 giờ 30: Thuyết trình và chia sẻ: “Phúc âm hoá đời sống gia đình”
Lãnh nhận Bí tich Hoà giải
14 giờ: Thuyết trình và chia sẻ: “Chứng nhân Đức tin đời sống gia đình”
17 giờ: Thánh lễ Vọng kính Đức Mẹ Hồn xác lên trời.
20 giờ: Canh thức bên Mẹ tại Linh đài
Ngày 15/8/2014:
6 giờ: - Rước Kiệu Đức Mẹ La Vang
- Thánh lễ Đại triều: Kính Trọng thể Đức Mẹ hồn xác lên trời
- Bế mạc
Trương Trí
Đại hội Giới trẻ giáo hạt Thuận Nghĩa lần thứ I: Điểm hẹn của lòng bác ái và nhiệt huyết
Đức Tình
18:47 09/08/2014
Đại hội Giới trẻ giáo hạt Thuận Nghĩa lần thứ I: Điểm hẹn của lòng bác ái và nhiệt huyết
Lần đầu tiên, gần 300 bạn trẻ đến từ tất cả các giáo xứ trong giáo hạt Thuận Nghĩa cùng với Giới trẻ Giáo xứ chủ nhà đã tụ họp nhau tại đại hội lớn nhất năm được tổ chức thường niên luân phiên ở các giáo xứ. Trong suốt ngày 7/8/2014, các bạn trẻ vừa được cảm nghiệm và sống tình yêu Đức Kitô ngang qua tình anh em trong chủ đề “Gặp gỡ trong yêu thương”; vừa hòa mình trong không khí tưng bừng, năng động của lễ hội nơi mảnh đất Yên Hòa hiếu khách.
Xem Hình
Nơi ươm mầm tinh thần bác ái Kitô giáo
Thực thi bác ái Kitô giáo không chỉ là bổn phận chính yếu mà còn là vinh dự lớn lao của những người bước theo Chúa Kitô. Sống bác ái là sống mầu nhiệm tình yêu của Chúa Ba Ngôi và sự thông hiệp với Giáo Hội: Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau (Ga 13,35).
Thực hiện lời dạy của Chúa Kitô, đại hội giới trẻ giáo hạt lần đầu tiên đã chọn chủ đề xuyên suốt mọi hoạt động là“Gặp gỡ trong yêu thương”. Và để cụ thể hóa, các bạn trẻ đã khởi đi từ hai bài học tưởng chừng như căn bản và xưa cũ, nhưng lại hết sức thiết yếu: đó là học làm người và sống tử tế với mọi người.
Bài học làm người được cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chia sẻ cách chân tình: “Nếu các bạn không biết rèn luyện các đức tính nhân bản của một người trưởng thành, các bạn sẽ không thể thành nhân trong tương lai”. Trong khi đó, việc sống tử tế với hết mọi người phải được thực hiện theo lời dạy của thánh Phaolô: “Anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa” (Pl 2:4).
Những bài học đầu tiên về đạo làm người là khởi đầu căn bản cho việc thực thi bác ái. Những bài học tiếp theo được cha Antôn gửi đến các bạn trẻ trong bài thuyết trình buổi sáng với đề tài: “Giới trẻ và bác ái Kitô giáo”. Cha đã vẽ ra một bức tranh tổng quát về bác ái Kitô giáo với những điểm nhấn cụ thể. Đặc biệt, những lời dặn dò của vị mục tử tâm huyết với các bạn trẻ: bác ái là cho đi; lãnh nhận thì cần phải trao ban; cho thì quý hơn nhận; bác ái thể hiện qua lời nói cử chỉ, hành động; bác ái là đón nhận anh em được các bạn trẻ đón nhận cách nhiệt tình và thấm thía.
Buổi chiều, cha Fx. Phan Văn Quyền đã trình bày đề tài: “Mối tương quan giữa giới trẻ và quê hương”. Tình yêu và trách nhiệm với quê hương là cách thể hiện tinh thần bác ái Kitô giáo cụ thể và thiết thực nhất đối với các bạn trẻ. Các bạn đã lãnh nhận nơi quê hương hồng ân đức tin, truyền thống tương trợ và hiếu học, môi trường hoạt động tông đồ hăng say của đoàn con giáo phận Vinh. Và đáp lại tiếng gọi tha thiết của quê hương bằng cách chu toàn bổn phận trong bậc sống là cách tốt nhất để các bạn thực hiện lời dạy của Đức Kitô.
Các buổi thảo luận được diễn ra sôi nổi và hào hứng. Các bạn trẻ đã đặt ra những câu hỏi thú vị, sâu sắc về bác ái đã làm cho đại hội trở nên cởi mở và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Những hoạt động thường ngày, những khúc mắc tâm linh, những bối rối trong hoạt động giới trẻ được các bạn trẻ lồng ghép thông minh vào những lời chia sẻ, trao đổi với các vị chủ chăn. Đích thực, đại hội đã trở thành vườn ươm cho hạt giống bác ái Kitô giáo nơi các bạn.
Nơi trổ sinh lòng nhiệt huyết người trẻ
Không chỉ có những bài học, chia sẻ, những giờ Chầu, giờ lễ, đại hội còn chứng kiến lòng nhiệt huyết và hăng say của tuổi trẻ Thuận Nghĩa qua những hoạt động mang đậm sức sống của những chủ nhân Giáo Hội và xã hội tương lai.
Chương trình văn nghệ diễn ra vào đêm 6/8 làm nên một đêm của sự bùng nổ và cháy hết mình của những cây văn nghệ trẻ. …
Vào ngày đại hội chính thức, mọi bước chân từ khắp nơi đổ về sân vận động giáo xứ Yên Hòa trong bầu khí của những ngày cuối hè. Sức nóng từ niềm vui và tinh thần bạn bè đang rừng rực cháy, dường như khiến người ta nghĩ rằng mình đang sống vào những ngày đổ lửa đầu hè.
Sau lời phát biểu khai mạc ngắn gọn của cha quản hạt, cha đặc trách, đại hội tưng bừng với những vũ điệu tập thể của các bạn trẻ đến từ giáo xứ chủ nhà và Thuận Nghĩa. Cha cùng nhảy, cùng múa với con; bạn trẻ giáo xứ này nắm tay bạn trẻ giáo xứ kia, những em bé ngơ ngác đi theo anh chị cũng ngúc ngoắc theo… tất cả đều đang sống trong những giờ khắc đẹp nhất.
Cuộc thi Rung chuông vàng gay cấn cũng là một điểm nhấn của đại hội đầu tiên này. Bỏ qua những trục trặc kỹ thuật ban đầu, cả thí sinh lẫn khán giả đều hồi hộp chinh phục những câu hỏi thú vị của chương trình. Đừng làn sóng cổ vũ khởi đi từ các nhóm cổ động viên cứ liên tiếp vỗ vào sàn đấu. Tiếng hoan hô tán thưởng, sự ngậm ngùi tiếc nuối làm nên những hương vị rất riêng của cuộc đấu. Đại hội dường như tiếp tục nổ tung khi quý cha vào sàn đấu cứu thí sinh. Sự nhiệt tình, trẻ trung của các vị mục tử làm cho đại hội thích thú thỏa mãn.
Giờ cơm trưa diễn ra tương đối muộn bởi sự kéo dài của trận đấu kiến thức căng thẳng. Vượt qua sự mệt mỏi, nóng nực vì đã tung toàn bộ sức lực cổ vũ, những nụ cười tươi rói trên khuôn miệng các bạn trẻ, những câu chuyện rôm rả của từng nhóm ngồi ăn chung đã thực sự làm nên một bữa tiệc huynh đệ.
Cái nắng nôi buổi chiều dường như bị xua tan ngay tức khắc bởi trò chơi lớn giữa các giáo xứ. Đây là cơ hội hoàn hảo nhất để các bạn thể hiện sự năng động của tuổi trẻ, sự đoàn kết tập thể cũng như sự nhanh nhẹn trong ứng biến.
Đại hội kết thúc trong hân hoan và tâm tình tạ ơn trong thánh lễ. Chúa đã quy tụ các bạn đến mảnh đất này, Chúa đã tiếp thêm men say cho lòng nhiệt huyết của các bạn và chính Ngài cũng ban bình an, sức mạnh cho các bạn tiếp tục tiến bước.
Có thể nói, các hoạt động bề nổi đã diễn ra trong tình thần bác ái thấm nhuần mà các bạn đã được thụ hưởng và suy ngẫm trong suốt đại hội. Lòng nhiệt huyết nơi sự hy sinh phục vụ, sự nhường nhịn và đón nhận nhau nơi các bạn là bằng chứng hùng hồn nhất cho những bài học về bác ái Kitô giáo.
Để làm nên một kỳ đại hội thành công, chắc chắn không thể không nhắc đến tấm gương bác ái hy sinh tuyệt vời của giáo xứ chủ nhà. Cha quản xứ Fx. Đinh Văn Minh chia sẻ: “Công việc chuẩn bị của chúng tôi rất vất vả, bởi giáo xứ nhỏ phải đáp ứng một lượng công việc lớn, từ sân khấu, chương trình, địa điểm đến bữa ăn, nơi sinh hoạt cho các bạn. Nhưng tinh thần hăng say và sự ủng hộ của mọi người đã giúp chúng tôi có thể tổ chức đại hội cách tốt nhất”.
Ra về trong an bình, giới trẻ giáo hạt cùng tạ ơn Chúa, cảm ơn sự hiếu khách của mảnh đất Yên Hòa thân thương, và cùng nắm tay nhau tiếp tục tiến bước. Mỗi bạn trẻ hãy là một Phaolô: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5,14).
Đức Tình
Lần đầu tiên, gần 300 bạn trẻ đến từ tất cả các giáo xứ trong giáo hạt Thuận Nghĩa cùng với Giới trẻ Giáo xứ chủ nhà đã tụ họp nhau tại đại hội lớn nhất năm được tổ chức thường niên luân phiên ở các giáo xứ. Trong suốt ngày 7/8/2014, các bạn trẻ vừa được cảm nghiệm và sống tình yêu Đức Kitô ngang qua tình anh em trong chủ đề “Gặp gỡ trong yêu thương”; vừa hòa mình trong không khí tưng bừng, năng động của lễ hội nơi mảnh đất Yên Hòa hiếu khách.
Xem Hình
Nơi ươm mầm tinh thần bác ái Kitô giáo
Thực thi bác ái Kitô giáo không chỉ là bổn phận chính yếu mà còn là vinh dự lớn lao của những người bước theo Chúa Kitô. Sống bác ái là sống mầu nhiệm tình yêu của Chúa Ba Ngôi và sự thông hiệp với Giáo Hội: Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau (Ga 13,35).
Thực hiện lời dạy của Chúa Kitô, đại hội giới trẻ giáo hạt lần đầu tiên đã chọn chủ đề xuyên suốt mọi hoạt động là“Gặp gỡ trong yêu thương”. Và để cụ thể hóa, các bạn trẻ đã khởi đi từ hai bài học tưởng chừng như căn bản và xưa cũ, nhưng lại hết sức thiết yếu: đó là học làm người và sống tử tế với mọi người.
Bài học làm người được cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chia sẻ cách chân tình: “Nếu các bạn không biết rèn luyện các đức tính nhân bản của một người trưởng thành, các bạn sẽ không thể thành nhân trong tương lai”. Trong khi đó, việc sống tử tế với hết mọi người phải được thực hiện theo lời dạy của thánh Phaolô: “Anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa” (Pl 2:4).
Những bài học đầu tiên về đạo làm người là khởi đầu căn bản cho việc thực thi bác ái. Những bài học tiếp theo được cha Antôn gửi đến các bạn trẻ trong bài thuyết trình buổi sáng với đề tài: “Giới trẻ và bác ái Kitô giáo”. Cha đã vẽ ra một bức tranh tổng quát về bác ái Kitô giáo với những điểm nhấn cụ thể. Đặc biệt, những lời dặn dò của vị mục tử tâm huyết với các bạn trẻ: bác ái là cho đi; lãnh nhận thì cần phải trao ban; cho thì quý hơn nhận; bác ái thể hiện qua lời nói cử chỉ, hành động; bác ái là đón nhận anh em được các bạn trẻ đón nhận cách nhiệt tình và thấm thía.
Buổi chiều, cha Fx. Phan Văn Quyền đã trình bày đề tài: “Mối tương quan giữa giới trẻ và quê hương”. Tình yêu và trách nhiệm với quê hương là cách thể hiện tinh thần bác ái Kitô giáo cụ thể và thiết thực nhất đối với các bạn trẻ. Các bạn đã lãnh nhận nơi quê hương hồng ân đức tin, truyền thống tương trợ và hiếu học, môi trường hoạt động tông đồ hăng say của đoàn con giáo phận Vinh. Và đáp lại tiếng gọi tha thiết của quê hương bằng cách chu toàn bổn phận trong bậc sống là cách tốt nhất để các bạn thực hiện lời dạy của Đức Kitô.
Các buổi thảo luận được diễn ra sôi nổi và hào hứng. Các bạn trẻ đã đặt ra những câu hỏi thú vị, sâu sắc về bác ái đã làm cho đại hội trở nên cởi mở và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Những hoạt động thường ngày, những khúc mắc tâm linh, những bối rối trong hoạt động giới trẻ được các bạn trẻ lồng ghép thông minh vào những lời chia sẻ, trao đổi với các vị chủ chăn. Đích thực, đại hội đã trở thành vườn ươm cho hạt giống bác ái Kitô giáo nơi các bạn.
Nơi trổ sinh lòng nhiệt huyết người trẻ
Không chỉ có những bài học, chia sẻ, những giờ Chầu, giờ lễ, đại hội còn chứng kiến lòng nhiệt huyết và hăng say của tuổi trẻ Thuận Nghĩa qua những hoạt động mang đậm sức sống của những chủ nhân Giáo Hội và xã hội tương lai.
Chương trình văn nghệ diễn ra vào đêm 6/8 làm nên một đêm của sự bùng nổ và cháy hết mình của những cây văn nghệ trẻ. …
Vào ngày đại hội chính thức, mọi bước chân từ khắp nơi đổ về sân vận động giáo xứ Yên Hòa trong bầu khí của những ngày cuối hè. Sức nóng từ niềm vui và tinh thần bạn bè đang rừng rực cháy, dường như khiến người ta nghĩ rằng mình đang sống vào những ngày đổ lửa đầu hè.
Sau lời phát biểu khai mạc ngắn gọn của cha quản hạt, cha đặc trách, đại hội tưng bừng với những vũ điệu tập thể của các bạn trẻ đến từ giáo xứ chủ nhà và Thuận Nghĩa. Cha cùng nhảy, cùng múa với con; bạn trẻ giáo xứ này nắm tay bạn trẻ giáo xứ kia, những em bé ngơ ngác đi theo anh chị cũng ngúc ngoắc theo… tất cả đều đang sống trong những giờ khắc đẹp nhất.
Cuộc thi Rung chuông vàng gay cấn cũng là một điểm nhấn của đại hội đầu tiên này. Bỏ qua những trục trặc kỹ thuật ban đầu, cả thí sinh lẫn khán giả đều hồi hộp chinh phục những câu hỏi thú vị của chương trình. Đừng làn sóng cổ vũ khởi đi từ các nhóm cổ động viên cứ liên tiếp vỗ vào sàn đấu. Tiếng hoan hô tán thưởng, sự ngậm ngùi tiếc nuối làm nên những hương vị rất riêng của cuộc đấu. Đại hội dường như tiếp tục nổ tung khi quý cha vào sàn đấu cứu thí sinh. Sự nhiệt tình, trẻ trung của các vị mục tử làm cho đại hội thích thú thỏa mãn.
Giờ cơm trưa diễn ra tương đối muộn bởi sự kéo dài của trận đấu kiến thức căng thẳng. Vượt qua sự mệt mỏi, nóng nực vì đã tung toàn bộ sức lực cổ vũ, những nụ cười tươi rói trên khuôn miệng các bạn trẻ, những câu chuyện rôm rả của từng nhóm ngồi ăn chung đã thực sự làm nên một bữa tiệc huynh đệ.
Cái nắng nôi buổi chiều dường như bị xua tan ngay tức khắc bởi trò chơi lớn giữa các giáo xứ. Đây là cơ hội hoàn hảo nhất để các bạn thể hiện sự năng động của tuổi trẻ, sự đoàn kết tập thể cũng như sự nhanh nhẹn trong ứng biến.
Đại hội kết thúc trong hân hoan và tâm tình tạ ơn trong thánh lễ. Chúa đã quy tụ các bạn đến mảnh đất này, Chúa đã tiếp thêm men say cho lòng nhiệt huyết của các bạn và chính Ngài cũng ban bình an, sức mạnh cho các bạn tiếp tục tiến bước.
Có thể nói, các hoạt động bề nổi đã diễn ra trong tình thần bác ái thấm nhuần mà các bạn đã được thụ hưởng và suy ngẫm trong suốt đại hội. Lòng nhiệt huyết nơi sự hy sinh phục vụ, sự nhường nhịn và đón nhận nhau nơi các bạn là bằng chứng hùng hồn nhất cho những bài học về bác ái Kitô giáo.
Để làm nên một kỳ đại hội thành công, chắc chắn không thể không nhắc đến tấm gương bác ái hy sinh tuyệt vời của giáo xứ chủ nhà. Cha quản xứ Fx. Đinh Văn Minh chia sẻ: “Công việc chuẩn bị của chúng tôi rất vất vả, bởi giáo xứ nhỏ phải đáp ứng một lượng công việc lớn, từ sân khấu, chương trình, địa điểm đến bữa ăn, nơi sinh hoạt cho các bạn. Nhưng tinh thần hăng say và sự ủng hộ của mọi người đã giúp chúng tôi có thể tổ chức đại hội cách tốt nhất”.
Ra về trong an bình, giới trẻ giáo hạt cùng tạ ơn Chúa, cảm ơn sự hiếu khách của mảnh đất Yên Hòa thân thương, và cùng nắm tay nhau tiếp tục tiến bước. Mỗi bạn trẻ hãy là một Phaolô: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5,14).
Đức Tình