Phụng Vụ - Mục Vụ
Mẹ Maria luôn hiện diện với chúng ta
Tuyết Mai
08:35 11/08/2008
Mẹ Maria Luôn Hiện Diện Với Chúng Ta
Có phải tình yêu thương của Mẹ đối với toàn thể con cái Mẹ thì vô bờ vô bến. Không ranh giới. Không thiên vị, mầu da, chủng tộc, và ngôn ngữ. Không thiên vị giầu và nghèo. Không thiên vị con trai hay con gái. Mẹ yêu thương, chăm lo, bảo bọc, gìn giữ, an ủi con cái Mẹ không sót một đứa con nào, dù là đứa con ấy có tội lỗi và ngang tàng cỡ nào đi chăng nữa! Có nhiều đứa con của Mẹ đã lỡ bán linh hồn cho ma quỷ, nhưng Mẹ cũng có cách để đem nó trở về, phải không thưa Mẹ?
Đối với tôi tình mẫu tử thời còn niên thiếu, tôi không định nghĩa được và khó cho tôi có thể định nghĩa được cho chính xác là tình mẹ con phải được như thế nào! Vì tôi và mẹ ruột của tôi không bao giờ hay nếu có cũng rất ít được có thời giờ mà gần bên nhau vì kinh tế gia đình, nên mẹ tôi thường vắng nhà luôn. Mẹ tôi thường đi buôn xa nên rất ít có mặt ở nhà. Tôi sống nhiều với người dưng hơn là với mẹ của mình. Sau này khi tôi lớn lên, lập gia đình, và có gia đình riêng của mình, cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho gia đình tôi được ba cháu rất ngoan ngoãn, thì tôi mới thực sự hiểu rõ được sâu sa tình mẫu tử như thế nào, vì có phải người mẹ nào sanh ra con cái của mình mà không thương yêu, không xót xa, và không vàng võ khi con của mình bệnh tật hay khi chúng hư hỏng.
Có phải tình mẫu tử thì gắn bó vô cùng, dù con của mình nay cũng đã con đàn cháu đống, nhưng dưới mắt của mẹ hiền thì con mình vẫn luôn luôn còn nhỏ và vẫn luôn còn thơ dại dưới con mắt tình thương của người mẹ. Có phải khi ta làm con thì dù còn lẫm chẫm tập đi cho đến khi về già xế chiều rồi, cũng vẫn luôn tìm đến mẹ để nhận được nơi mẹ sự vỗ về, an ủi, và yêu thương? Chứ chúng ta đâu có cần chạy đến mẹ để xin tiền như hồi còn thơ trẻ. À mà tôi cũng vẫn còn thấy đó! Tuy già cái đầu rồi mà biết mẹ của mình có tiền thì cũng không ngần ngại mà chạy đến mẹ để vay, phải không thưa anh chị em!? Mà thường khi các con hỏi vay mượn mẹ thì tôi thiết nghĩ chắc chẳng có đứa con nào mà nghĩ rằng có ngày mình mang số tiền hoàn lại cho mẹ mình cả! Vì hình như đó là cái luật yêu thương muôn đời của mẹ đối với con cái của mình, là luôn cho đi chứ không bao giờ nghĩ mình phải đòi lại tiền của con mình cả! Cho nên hễ có thì cho con vay và kể như là mất luôn, còn hễ mẹ không có thì thôi!
Đấy, tình mẹ nơi dương thế đối với con cái của mình đã luôn là như thế, thì hà huống chi chúng ta có Mẹ Maria là Nữ Vương Thiên Đàng, Nữ Hoàng của muôn Tạo Vật, là Mẹ của Toàn Thể Giáo Hội, là Mẹ của toàn thể Nhân Loại, là Ái Nữ của Thiên Chúa Cha, là Mẹ của Chúa Con Giêsu, là Hiền Thê của các Thiên Thần. Mẹ của chúng ta không oai phong lẫm liệt và đẹp tuyệt trần hay sao!? Mẹ của chúng ta không vì Chức Tước, Uy Quyền, và cuộc sống sang trọng trên Trời mà nỡ bỏ con cái của Mẹ nơi trần gian bơ vơ không nơi nương tựa, ủi an, và nâng đỡ. Ngược lại Mẹ luôn luôn ở với con cái Mẹ. Luôn nghe lời chúng con nguyện xin, cầu khẩn, và than thở nỉ non. Mẹ luôn muôn đời hằng hữu và luôn cứu giúp. Bởi Mẹ là hằng cứu giúp, chúng con luôn chạy đến Mẹ. Ưu sầu Mẹ lau nước mắt. Muộn phiền Mẹ ban cho con cái Mẹ sự bình an.
Có phải Mẹ yêu thương tất cả con Mẹ nơi dương trần quá đỗi! Và nhất là sợ cho những đứa con đang đi trên con đường hư hỏng và sống xa cách Thiên Chúa. Có phải Mẹ đang cố gắng lắm để nhắn nhủ đàn con khắp nơi trên thế giới, là phải ăn năn đền tội vì sợ cơn thịnh nộ từ bàn tay của Thiên Chúa Cha giáng phạt xuống cho những đứa con tội lỗi của Mẹ, nên Mẹ đã xót xa và đã bao nhiêu lần tìm cách báo cho chúng con biết để làm thuyên dảm sự trừng phạt của Thiên Chúa Cha hay không? Nên Mẹ đã hiện diện khắp mọi nơi Mẹ có thể!? Như Mẹ đã hiện ra ở Fatima, Medigori, Guadalupe, Vietnam, và nhiều nơi nữa trên toàn khắp thế giới. Mẹ đã bao lần khuyên nhủ đàn con của Mẹ phải lần chuỗi Mân Côi, để Thiên Chúa Cha vì yêu thương Ái Nữ của Ngài đến nỗi không thể không nghe theo lời năn nỉ của Mẹ.
Có phải trong nhiều người chúng ta còn hỏi nhau khi gặp nhau là tại sao Đức Mẹ Maria lại khóc nơi các tượng của Mẹ? Khi thì Mẹ khóc ra nước mắt. Khi thì Mẹ khóc ra dầu thơm. Khi thì Mẹ khóc ra những giòng máu trông thật sợ hãi, mà có nhiều người không dám nhìn? Đây là những dấu hiệu gì nơi Mẹ mà Mẹ muốn cho con cái Mẹ trên toàn thế giới được biết? Có phải sắp tận thế rồi không hở Mẹ? Có phải Thiên Chúa Cha đang sắp sửa phạt con cái tội lỗi, hư hỏng, và tồi tệ của Chúa trên khắp hoàn cầu hay không hở Mẹ? Như thời cựu ước nếu chúng ta còn nhớ Chúa sửa phạt các thành sống trong tội lỗi và trong sa đọa?
Vâng, tôi thiết nghĩ rằng tình Mẹ yêu thương con cái của Mẹ bao la như biển Thái Bình. Tình Mẹ yêu thương con cái của Mẹ không bờ không bến. Tình Mẹ yêu thương con cái tội lỗi của Mẹ mà Mẹ suốt bao thế kỷ đã mệt mỏi, buồn phiền, chán ngán, nhưng không nản lòng mà vẫn thuyết phục năn nỉ xin với Thiên Chúa Cha là khất cho Mẹ. Mẹ xin với Thiên Chúa Cha là hãy chậm giận và cho Mẹ hẹn cái sửa phạt của Chúa Cha trong một thời gian nữa, để Mẹ sẽ khuyên nhủ, nhắn gởi, và cho nhiều dấu hiệu cho con cái Mẹ trên khắp hoàn cầu, phải hiểu rằng nếu các con của Mẹ vẫn sống mê mải, trong đam mê, và trong tội lỗi của sa đọa thì đừng trách rằng Mẹ không báo cho các con Mẹ biết trước.
Mẹ Maria ơi! Có phải Mẹ đã, đang, và sẽ cố gắng hết sức để răn dậy con cái Mẹ nhưng tất cả vẫn còn dính bén thật nhiều với những của cải trần gian và không muốn đánh mất danh lợi thú trần và tất cả con Mẹ trên toàn thế giới vẫn còn như ngủ mê? Tất cả sự kiện và tất cả mọi hình thức qua những dấu hiệu của Mẹ thật tỏ tường như thế. Thật rành rành như thế, không thể từ chối được, nhưng những sự kiện đó của Mẹ đã được bao nhiêu người thức tỉnh? Có được bao nhiêu người biết ăn năn thống hối? Có được bao nhiêu người biết để trở lại con đường chân chính mà từ bỏ mọi tánh hư tật xấu của mình là tham lam, ích kỷ, thù hận, là không tha thứ và yêu thương nhau.
Ôi, Lậy Mẹ Maria! Chúng con sẽ còn ngủ mê đến bao giờ ???
Mẹ sẽ còn khổ với con cái của Mẹ đến bao giờ ???
Có phải tình yêu thương của Mẹ đối với toàn thể con cái Mẹ thì vô bờ vô bến. Không ranh giới. Không thiên vị, mầu da, chủng tộc, và ngôn ngữ. Không thiên vị giầu và nghèo. Không thiên vị con trai hay con gái. Mẹ yêu thương, chăm lo, bảo bọc, gìn giữ, an ủi con cái Mẹ không sót một đứa con nào, dù là đứa con ấy có tội lỗi và ngang tàng cỡ nào đi chăng nữa! Có nhiều đứa con của Mẹ đã lỡ bán linh hồn cho ma quỷ, nhưng Mẹ cũng có cách để đem nó trở về, phải không thưa Mẹ?
Đối với tôi tình mẫu tử thời còn niên thiếu, tôi không định nghĩa được và khó cho tôi có thể định nghĩa được cho chính xác là tình mẹ con phải được như thế nào! Vì tôi và mẹ ruột của tôi không bao giờ hay nếu có cũng rất ít được có thời giờ mà gần bên nhau vì kinh tế gia đình, nên mẹ tôi thường vắng nhà luôn. Mẹ tôi thường đi buôn xa nên rất ít có mặt ở nhà. Tôi sống nhiều với người dưng hơn là với mẹ của mình. Sau này khi tôi lớn lên, lập gia đình, và có gia đình riêng của mình, cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho gia đình tôi được ba cháu rất ngoan ngoãn, thì tôi mới thực sự hiểu rõ được sâu sa tình mẫu tử như thế nào, vì có phải người mẹ nào sanh ra con cái của mình mà không thương yêu, không xót xa, và không vàng võ khi con của mình bệnh tật hay khi chúng hư hỏng.
Có phải tình mẫu tử thì gắn bó vô cùng, dù con của mình nay cũng đã con đàn cháu đống, nhưng dưới mắt của mẹ hiền thì con mình vẫn luôn luôn còn nhỏ và vẫn luôn còn thơ dại dưới con mắt tình thương của người mẹ. Có phải khi ta làm con thì dù còn lẫm chẫm tập đi cho đến khi về già xế chiều rồi, cũng vẫn luôn tìm đến mẹ để nhận được nơi mẹ sự vỗ về, an ủi, và yêu thương? Chứ chúng ta đâu có cần chạy đến mẹ để xin tiền như hồi còn thơ trẻ. À mà tôi cũng vẫn còn thấy đó! Tuy già cái đầu rồi mà biết mẹ của mình có tiền thì cũng không ngần ngại mà chạy đến mẹ để vay, phải không thưa anh chị em!? Mà thường khi các con hỏi vay mượn mẹ thì tôi thiết nghĩ chắc chẳng có đứa con nào mà nghĩ rằng có ngày mình mang số tiền hoàn lại cho mẹ mình cả! Vì hình như đó là cái luật yêu thương muôn đời của mẹ đối với con cái của mình, là luôn cho đi chứ không bao giờ nghĩ mình phải đòi lại tiền của con mình cả! Cho nên hễ có thì cho con vay và kể như là mất luôn, còn hễ mẹ không có thì thôi!
Đấy, tình mẹ nơi dương thế đối với con cái của mình đã luôn là như thế, thì hà huống chi chúng ta có Mẹ Maria là Nữ Vương Thiên Đàng, Nữ Hoàng của muôn Tạo Vật, là Mẹ của Toàn Thể Giáo Hội, là Mẹ của toàn thể Nhân Loại, là Ái Nữ của Thiên Chúa Cha, là Mẹ của Chúa Con Giêsu, là Hiền Thê của các Thiên Thần. Mẹ của chúng ta không oai phong lẫm liệt và đẹp tuyệt trần hay sao!? Mẹ của chúng ta không vì Chức Tước, Uy Quyền, và cuộc sống sang trọng trên Trời mà nỡ bỏ con cái của Mẹ nơi trần gian bơ vơ không nơi nương tựa, ủi an, và nâng đỡ. Ngược lại Mẹ luôn luôn ở với con cái Mẹ. Luôn nghe lời chúng con nguyện xin, cầu khẩn, và than thở nỉ non. Mẹ luôn muôn đời hằng hữu và luôn cứu giúp. Bởi Mẹ là hằng cứu giúp, chúng con luôn chạy đến Mẹ. Ưu sầu Mẹ lau nước mắt. Muộn phiền Mẹ ban cho con cái Mẹ sự bình an.
Có phải Mẹ yêu thương tất cả con Mẹ nơi dương trần quá đỗi! Và nhất là sợ cho những đứa con đang đi trên con đường hư hỏng và sống xa cách Thiên Chúa. Có phải Mẹ đang cố gắng lắm để nhắn nhủ đàn con khắp nơi trên thế giới, là phải ăn năn đền tội vì sợ cơn thịnh nộ từ bàn tay của Thiên Chúa Cha giáng phạt xuống cho những đứa con tội lỗi của Mẹ, nên Mẹ đã xót xa và đã bao nhiêu lần tìm cách báo cho chúng con biết để làm thuyên dảm sự trừng phạt của Thiên Chúa Cha hay không? Nên Mẹ đã hiện diện khắp mọi nơi Mẹ có thể!? Như Mẹ đã hiện ra ở Fatima, Medigori, Guadalupe, Vietnam, và nhiều nơi nữa trên toàn khắp thế giới. Mẹ đã bao lần khuyên nhủ đàn con của Mẹ phải lần chuỗi Mân Côi, để Thiên Chúa Cha vì yêu thương Ái Nữ của Ngài đến nỗi không thể không nghe theo lời năn nỉ của Mẹ.
Có phải trong nhiều người chúng ta còn hỏi nhau khi gặp nhau là tại sao Đức Mẹ Maria lại khóc nơi các tượng của Mẹ? Khi thì Mẹ khóc ra nước mắt. Khi thì Mẹ khóc ra dầu thơm. Khi thì Mẹ khóc ra những giòng máu trông thật sợ hãi, mà có nhiều người không dám nhìn? Đây là những dấu hiệu gì nơi Mẹ mà Mẹ muốn cho con cái Mẹ trên toàn thế giới được biết? Có phải sắp tận thế rồi không hở Mẹ? Có phải Thiên Chúa Cha đang sắp sửa phạt con cái tội lỗi, hư hỏng, và tồi tệ của Chúa trên khắp hoàn cầu hay không hở Mẹ? Như thời cựu ước nếu chúng ta còn nhớ Chúa sửa phạt các thành sống trong tội lỗi và trong sa đọa?
Vâng, tôi thiết nghĩ rằng tình Mẹ yêu thương con cái của Mẹ bao la như biển Thái Bình. Tình Mẹ yêu thương con cái của Mẹ không bờ không bến. Tình Mẹ yêu thương con cái tội lỗi của Mẹ mà Mẹ suốt bao thế kỷ đã mệt mỏi, buồn phiền, chán ngán, nhưng không nản lòng mà vẫn thuyết phục năn nỉ xin với Thiên Chúa Cha là khất cho Mẹ. Mẹ xin với Thiên Chúa Cha là hãy chậm giận và cho Mẹ hẹn cái sửa phạt của Chúa Cha trong một thời gian nữa, để Mẹ sẽ khuyên nhủ, nhắn gởi, và cho nhiều dấu hiệu cho con cái Mẹ trên khắp hoàn cầu, phải hiểu rằng nếu các con của Mẹ vẫn sống mê mải, trong đam mê, và trong tội lỗi của sa đọa thì đừng trách rằng Mẹ không báo cho các con Mẹ biết trước.
Mẹ Maria ơi! Có phải Mẹ đã, đang, và sẽ cố gắng hết sức để răn dậy con cái Mẹ nhưng tất cả vẫn còn dính bén thật nhiều với những của cải trần gian và không muốn đánh mất danh lợi thú trần và tất cả con Mẹ trên toàn thế giới vẫn còn như ngủ mê? Tất cả sự kiện và tất cả mọi hình thức qua những dấu hiệu của Mẹ thật tỏ tường như thế. Thật rành rành như thế, không thể từ chối được, nhưng những sự kiện đó của Mẹ đã được bao nhiêu người thức tỉnh? Có được bao nhiêu người biết ăn năn thống hối? Có được bao nhiêu người biết để trở lại con đường chân chính mà từ bỏ mọi tánh hư tật xấu của mình là tham lam, ích kỷ, thù hận, là không tha thứ và yêu thương nhau.
Ôi, Lậy Mẹ Maria! Chúng con sẽ còn ngủ mê đến bao giờ ???
Mẹ sẽ còn khổ với con cái của Mẹ đến bao giờ ???
Mẹ về Trời
Gioan Lê Quang Vinh
08:38 11/08/2008
MẸ VỀ TRỜI
Năm đó chúng tôi không còn được tiếp tục học, nên phải chọn nghề đi làm về góp tiền để sống chung với nhau. Tôi chọn nghề đi làm chìa sửa khoá ở lề đường. Buổi trưa, mấy anh bạn làm nghề đạp xích lô, đẩy xe ba gác và tôi vào sân nhà thờ chính toà Đà nẵng ngồi ăn trưa và nghỉ ngơi mấy phút. Hôm đó có mấy người khác cũng vào sân nhà thờ, và họ tò mò đứng đọc bảng thông báo, giờ lễ ở cửa nhà thờ. Bỗng một ông trung niên, không có đạo, chỉ cho bạn mình lịch Lễ trong tuần: 15 tháng 8 Lễ trọng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Ông nói: linh hồn lên Trời thì hiểu được, sao xác lại có thể lên Trời? Rồi cả hai im lặng ra chiều suy nghĩ. Sau này tôi không gặp lại những người đó bao giờ nữa, nhưng câu hỏi ấy tôi vẫn nhớ, và tôi tin rằng Mẹ sẽ có cách dạy bảo cho những người con thiện chí về những mầu nhiệm thiên linh.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Đừng nói đến người ngoại giáo, ngay cả anh em Tin Lành cũng không chấp nhận chân lý này được. Thỉnh thoảng tôi đọc các trang web của anh em Tin Lành, thấy họ có vẻ rất bực bội trước những hồng ân Chúa ban cho Mẹ của Người. Vài năm trước, cha Nguyễn Thanh Sơn ở Đà nẵng gọi điện thoại vào nhờ tôi dạy giáo lý cho Oliver Chapman, một giáo viên người Anh đang sinh sống tại Sài gòn. Oliver theo Anh giáo, và lúc đó muốn trở lại Công giáo. Giáo lý Anh giáo và Công giáo không khác nhau nhiều, nên anh chấp nhận mọi vấn đề một cách dễ dàng. Nhưng khi chúng tôi thảo luận về Đức Maria thì anh có vẻ rất thắc mắc. Anh hỏi, như tất cả tín đồ các tôn giáo khác tin Chúa Giêsu: “Sao chúng ta phải tôn kính Bà Mary? Bà chỉ là mẹ sinh ra Chúa Giêsu ở trần gian”. Tôi giải thích cho anh, và đúng lúc đó anh nhận được thư và hình ảnh của mẹ anh từ quê nhà gửi sang. Anh khoe với tôi hình mẹ anh, và anh có vẻ nhớ nhà nhiều lắm. Tôi nói nhỏ: “Oliver này, tôi mến anh, như vậy tôi cũng mến mẹ anh nữa”. Oliver nhìn tôi, gật gù: “Đúng rồi, mình mến ai thì cũng mến người đã sinh ra người ấy”. Tin Mẹ Hồn Xác Lên Trời để yêu mến Đấng Cứu Thế hơn.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu của tôi là những buổi tối cùng với mọi người trong xứ đạo họp nhau lần lượt ở từng nhà để đọc kinh kính Mẹ vào tháng Hoa hay tháng Mân côi. Tiếng hát “Mẹ ơi, bao người lạc bước lưu đày…” trong những giờ kinh ấy đến tận bây giờ vẫn còn vang lên dịu dàng trong tâm hồn tôi. Phận người lưu đày còn gì diễm phúc hơn khi biết mình có một người Mẹ vẫn chờ đợi ở quê nhà. Thánh Phaolô nói: “Quê hương chúng ta ở trên Trời” (Phil. 3,20). Quê hương chúng ta có một người Cha nhân hậu vẫn chờ đợi chúng ta từng giây phút, và ngày Ngài đến phán xét, chúng ta sẽ run sợ biết bao trước sự công minh vô cùng của Ngài. Nhưng may mắn, chúng ta còn có một người Mẹ vẫn ở quê nhà chờ đón. Giáo Hội không dạy, nhưng tôi vẫn tin rằng trong ngày phán xét chí thánh ấy, Mẹ hiền của chúng ta sẽ đến ngự bên Con của Mẹ, vị Thẩm Phán rất mực công minh và đầy yêu thương. Tin Mẹ Hồn Xác Lên Trời để vững tâm chờ ngày hồng phúc.
Biến cố 1975 dạy chúng ta nhiều bài học. Những bài học về việc tin tưởng để rồi bị lừa lọc. Những bài học về việc chạy theo một ảo ảnh và thấy mình cũng biến tan. Nhưng một bài học khác, cũng tuyệt vời, ấy là sự đợi chờ một viễn cảnh tuy xa mà rất gần gũi. Những người có thân nhân ở hải ngoại chờ được bảo lãnh. Những người ở phương Bắc có người thân vào Nam làm ăn, chuẩn bị nhà cửa để đón họ vào. Trong những người bảo lãnh ta ấy, nếu có mẹ ta thì mọi chuyện sẽ vô cùng nhanh chóng, vì mẹ muôn đời là mẹ. Chúa Giêsu về Trời, chắc chắn với uy quyền và lòng hiếu thảo, Người bảo lãnh Mẹ Người nhanh chóng. Và bây giờ đến lượt Mẹ, Mẹ đang bảo lãnh cho đoàn con. Và nếu hiểu một cách đơn sơ như thế, chúng ta sẽ cảm nhận được mầu nhiệm Mẹ Hồn Xác Lên Trời mà không cần phải tìm bằng chứng sâu xa như các nhà thần học, và cũng không thắc mắc như những người chưa tin vào mầu nhiệm này.
Nhưng Mẹ không ở một nơi trên Trời để chỉ nghe con cái mà thôi. Mẹ hiện diện giữa đoàn con và Mẹ trực tiếp đưa tay nâng đỡ trong mọi tình huống. Giáo Hội dạy chúng ta về lòng sùng kính Mẹ "Các tín hữu hãy nhớ rằng, lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta" (GH. Số 67). Khi đọc lời răn dạy này, người ta thường né tránh những việc làm mang tính tình cảm, việc cầu nguyện với Mẹ lâu giờ, và nhất là người ta thường né tránh những hiện tượng lạ được một số người cho là Mẹ thực hiện ở trần gian. Nhưng Giáo Hội không cấm chúng ta sống tình cảm với Mẹ, Giáo Hội chỉ nhấn mạnh việc noi gương Mẹ để sống xứng phận làm con Chúa. Nếu tình cảm chúng ta chân thật và dẫn đến việc sống lời Mẹ dạy, thì quả là điều tốt đẹp. Tình cảm mẹ con vẫn là tình cảm thiêng liêng nhất, và người ngoài cuộc không thể hiểu được bí mật giữa mẹ - con. Và nếu Mẹ làm phép lạ giữa đời sống thường nhật của con cái Mẹ, và nhờ những phép lạ này mà con cái Mẹ hoán cải cuộc sống, thì cũng là việc của tình mẹ con.
Khi nghe sự lạ “Đức Mẹ khóc” xảy ra nơi tượng Mẹ Hòa Bình trước nhà thờ Đức Bà Sài-gòn, người ta phản ứng theo những cách thức trái ngược nhau. Nhiều người tin chắc chắn đó là phép lạ, không cần kiểm chứng. Một số người thì bán tin bán nghi, nhưng cũng nhất định chạy đến coi “sự thể ra làm sao”. Nhiều người khác thì không quan tâm chút nào đến những sự kiện lạ thường. Và đặc biệt là có một số người la toáng lên, mỉa mai niềm tin của những người Công giáo mà họ cho là ngây thơ, và lợi dụng dịp này để công kích Giáo Hội, công kích cả đến Giáo Hội bên trời Tây, nơi mà có lẽ người ta chưa kịp nghe về hiện tượng này. Cả người trí thức cũng nhận định hiện tượng này một cách võ đoán. Lạ nữa là có hai ông linh mục leo lên TV tuyên bố y như hai ông là giáo hoàng của Giáo hội Việt nam kiêm luôn chức công an khu vực, kêu thiên hạ đừng tin. Có người trách hai ông linh mục ấy nặng lời, nhưng tôi chẳng trách mất công. Dễ gì được leo lên TV, đúng không nào? Bây giờ may ra người ta chỉ nhớ hai bản mặt già nua được quay cận cảnh, vậy là oai rồi, chứ đố ai nhớ hai ông nói gì. Mà cũng chả chắc hai ông có muốn nhớ không. Sau đó mấy ngày, có một giảng viên đứng tuổi ở Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Sư phạm Sài-gòn nói với các giảng viên khác “làm sao một bức tượng bằng xi-măng có thể chảy nước mắt được?”. Nghe câu đó, tôi chỉ nói “có nhiều cách phê phán một sự kiện, nhưng nếu phê phán thì các thầy nên chọn cách nói sao cho người nghe có cảm tưởng là mình hiểu biết nhiều khía cạnh của vấn đề”.
Bây giờ người ta đang nói đến việc Mẹ hiển linh ở Bạch Lâm, người thì tin tuyệt đối, người thì hững hờ hoặc trách móc dư luận. Nhưng tôi thì nghĩ đơn giản: ấy là việc của tình mẹ con. Hình ảnh hay cảnh phim cũng không chứng minh được gì. Có ai dùng hình ảnh chứng minh cho tình Mẹ bao giờ? Kinh Thánh với giá trị tuyệt đối mà vẫn chưa chứng minh được cho toàn thế giới về tình yêu của Đấng Tạo Hoá, huống chi chỉ là những mẩu vật chứng nho nhỏ. Tình yêu không hệ tại ở việc Mẹ hiển linh hay không, cũng chẳng liên quan gì đến phim ảnh. Nhưng (phải có chữ nhưng ở đây), phim ảnh cũng là điều để người ta nhìn và ngẫm nghĩ.?
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Chúng ta nghĩ Mẹ là Nữ Hoàng Thiên Quốc, chúng ta quỳ ở xa xa chiêm ngắm và ca ngợi Mẹ. Tuyệt vời. Chúng ta biết Mẹ là Nữ Vương Hoà bình. Chúng ta đến với Mẹ và cảm được sự bình an. Tuyệt vời. Chúng ta biết Mẹ Hồn Xác Lên Trời, và Mẹ vẫn đi đi về về giữa Thiên Quốc, trần gian để che chở đoàn con, như Mẹ đã thực hiện qua muôn thế hệ, vì Mẹ là Mẹ Hằng Cứu Giúp. Và chúng ta thỏ thẻ với Mẹ mình. Không tuyệt vời sao?
Mẹ ơi, năm tháng qua đi, kế hoạch cứu rỗi nhiệm mầu của Thiên Chúa vẫn chưa hoàn tất ở trần gian nhiều trắc trở này. Nhưng có một điểm trong kế hoạch ấy đã hoàn tất mỹ mãn, ấy là việc Chúa ban cho nhân loại chúng con một người Mẹ. Dưới chân Thập giá, Chúa Giêsu trối Mẹ cho Thánh Gioan, và cũng là trối Mẹ làm Mẹ loài người chúng con. Nhưng chúng con nghĩ thêm một chút. Trong Thánh Ý mầu nhiệm của Thiên Chúa, Mẹ đã là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ nhân loại từ muôn đời. Chúa Giêsu không trối lại, mà Người công bố mầu nhiệm ấy. Chúng con hạnh phúc quá, Mẹ ơi. Xin cho chúng con yêu mến Mẹ và nhất là bắt chước nhân đức của Mẹ hoài, để yêu mến Chúa thật sự như Mẹ mong muốn.
Năm đó chúng tôi không còn được tiếp tục học, nên phải chọn nghề đi làm về góp tiền để sống chung với nhau. Tôi chọn nghề đi làm chìa sửa khoá ở lề đường. Buổi trưa, mấy anh bạn làm nghề đạp xích lô, đẩy xe ba gác và tôi vào sân nhà thờ chính toà Đà nẵng ngồi ăn trưa và nghỉ ngơi mấy phút. Hôm đó có mấy người khác cũng vào sân nhà thờ, và họ tò mò đứng đọc bảng thông báo, giờ lễ ở cửa nhà thờ. Bỗng một ông trung niên, không có đạo, chỉ cho bạn mình lịch Lễ trong tuần: 15 tháng 8 Lễ trọng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Ông nói: linh hồn lên Trời thì hiểu được, sao xác lại có thể lên Trời? Rồi cả hai im lặng ra chiều suy nghĩ. Sau này tôi không gặp lại những người đó bao giờ nữa, nhưng câu hỏi ấy tôi vẫn nhớ, và tôi tin rằng Mẹ sẽ có cách dạy bảo cho những người con thiện chí về những mầu nhiệm thiên linh.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Đừng nói đến người ngoại giáo, ngay cả anh em Tin Lành cũng không chấp nhận chân lý này được. Thỉnh thoảng tôi đọc các trang web của anh em Tin Lành, thấy họ có vẻ rất bực bội trước những hồng ân Chúa ban cho Mẹ của Người. Vài năm trước, cha Nguyễn Thanh Sơn ở Đà nẵng gọi điện thoại vào nhờ tôi dạy giáo lý cho Oliver Chapman, một giáo viên người Anh đang sinh sống tại Sài gòn. Oliver theo Anh giáo, và lúc đó muốn trở lại Công giáo. Giáo lý Anh giáo và Công giáo không khác nhau nhiều, nên anh chấp nhận mọi vấn đề một cách dễ dàng. Nhưng khi chúng tôi thảo luận về Đức Maria thì anh có vẻ rất thắc mắc. Anh hỏi, như tất cả tín đồ các tôn giáo khác tin Chúa Giêsu: “Sao chúng ta phải tôn kính Bà Mary? Bà chỉ là mẹ sinh ra Chúa Giêsu ở trần gian”. Tôi giải thích cho anh, và đúng lúc đó anh nhận được thư và hình ảnh của mẹ anh từ quê nhà gửi sang. Anh khoe với tôi hình mẹ anh, và anh có vẻ nhớ nhà nhiều lắm. Tôi nói nhỏ: “Oliver này, tôi mến anh, như vậy tôi cũng mến mẹ anh nữa”. Oliver nhìn tôi, gật gù: “Đúng rồi, mình mến ai thì cũng mến người đã sinh ra người ấy”. Tin Mẹ Hồn Xác Lên Trời để yêu mến Đấng Cứu Thế hơn.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu của tôi là những buổi tối cùng với mọi người trong xứ đạo họp nhau lần lượt ở từng nhà để đọc kinh kính Mẹ vào tháng Hoa hay tháng Mân côi. Tiếng hát “Mẹ ơi, bao người lạc bước lưu đày…” trong những giờ kinh ấy đến tận bây giờ vẫn còn vang lên dịu dàng trong tâm hồn tôi. Phận người lưu đày còn gì diễm phúc hơn khi biết mình có một người Mẹ vẫn chờ đợi ở quê nhà. Thánh Phaolô nói: “Quê hương chúng ta ở trên Trời” (Phil. 3,20). Quê hương chúng ta có một người Cha nhân hậu vẫn chờ đợi chúng ta từng giây phút, và ngày Ngài đến phán xét, chúng ta sẽ run sợ biết bao trước sự công minh vô cùng của Ngài. Nhưng may mắn, chúng ta còn có một người Mẹ vẫn ở quê nhà chờ đón. Giáo Hội không dạy, nhưng tôi vẫn tin rằng trong ngày phán xét chí thánh ấy, Mẹ hiền của chúng ta sẽ đến ngự bên Con của Mẹ, vị Thẩm Phán rất mực công minh và đầy yêu thương. Tin Mẹ Hồn Xác Lên Trời để vững tâm chờ ngày hồng phúc.
Biến cố 1975 dạy chúng ta nhiều bài học. Những bài học về việc tin tưởng để rồi bị lừa lọc. Những bài học về việc chạy theo một ảo ảnh và thấy mình cũng biến tan. Nhưng một bài học khác, cũng tuyệt vời, ấy là sự đợi chờ một viễn cảnh tuy xa mà rất gần gũi. Những người có thân nhân ở hải ngoại chờ được bảo lãnh. Những người ở phương Bắc có người thân vào Nam làm ăn, chuẩn bị nhà cửa để đón họ vào. Trong những người bảo lãnh ta ấy, nếu có mẹ ta thì mọi chuyện sẽ vô cùng nhanh chóng, vì mẹ muôn đời là mẹ. Chúa Giêsu về Trời, chắc chắn với uy quyền và lòng hiếu thảo, Người bảo lãnh Mẹ Người nhanh chóng. Và bây giờ đến lượt Mẹ, Mẹ đang bảo lãnh cho đoàn con. Và nếu hiểu một cách đơn sơ như thế, chúng ta sẽ cảm nhận được mầu nhiệm Mẹ Hồn Xác Lên Trời mà không cần phải tìm bằng chứng sâu xa như các nhà thần học, và cũng không thắc mắc như những người chưa tin vào mầu nhiệm này.
Nhưng Mẹ không ở một nơi trên Trời để chỉ nghe con cái mà thôi. Mẹ hiện diện giữa đoàn con và Mẹ trực tiếp đưa tay nâng đỡ trong mọi tình huống. Giáo Hội dạy chúng ta về lòng sùng kính Mẹ "Các tín hữu hãy nhớ rằng, lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta" (GH. Số 67). Khi đọc lời răn dạy này, người ta thường né tránh những việc làm mang tính tình cảm, việc cầu nguyện với Mẹ lâu giờ, và nhất là người ta thường né tránh những hiện tượng lạ được một số người cho là Mẹ thực hiện ở trần gian. Nhưng Giáo Hội không cấm chúng ta sống tình cảm với Mẹ, Giáo Hội chỉ nhấn mạnh việc noi gương Mẹ để sống xứng phận làm con Chúa. Nếu tình cảm chúng ta chân thật và dẫn đến việc sống lời Mẹ dạy, thì quả là điều tốt đẹp. Tình cảm mẹ con vẫn là tình cảm thiêng liêng nhất, và người ngoài cuộc không thể hiểu được bí mật giữa mẹ - con. Và nếu Mẹ làm phép lạ giữa đời sống thường nhật của con cái Mẹ, và nhờ những phép lạ này mà con cái Mẹ hoán cải cuộc sống, thì cũng là việc của tình mẹ con.
Khi nghe sự lạ “Đức Mẹ khóc” xảy ra nơi tượng Mẹ Hòa Bình trước nhà thờ Đức Bà Sài-gòn, người ta phản ứng theo những cách thức trái ngược nhau. Nhiều người tin chắc chắn đó là phép lạ, không cần kiểm chứng. Một số người thì bán tin bán nghi, nhưng cũng nhất định chạy đến coi “sự thể ra làm sao”. Nhiều người khác thì không quan tâm chút nào đến những sự kiện lạ thường. Và đặc biệt là có một số người la toáng lên, mỉa mai niềm tin của những người Công giáo mà họ cho là ngây thơ, và lợi dụng dịp này để công kích Giáo Hội, công kích cả đến Giáo Hội bên trời Tây, nơi mà có lẽ người ta chưa kịp nghe về hiện tượng này. Cả người trí thức cũng nhận định hiện tượng này một cách võ đoán. Lạ nữa là có hai ông linh mục leo lên TV tuyên bố y như hai ông là giáo hoàng của Giáo hội Việt nam kiêm luôn chức công an khu vực, kêu thiên hạ đừng tin. Có người trách hai ông linh mục ấy nặng lời, nhưng tôi chẳng trách mất công. Dễ gì được leo lên TV, đúng không nào? Bây giờ may ra người ta chỉ nhớ hai bản mặt già nua được quay cận cảnh, vậy là oai rồi, chứ đố ai nhớ hai ông nói gì. Mà cũng chả chắc hai ông có muốn nhớ không. Sau đó mấy ngày, có một giảng viên đứng tuổi ở Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Sư phạm Sài-gòn nói với các giảng viên khác “làm sao một bức tượng bằng xi-măng có thể chảy nước mắt được?”. Nghe câu đó, tôi chỉ nói “có nhiều cách phê phán một sự kiện, nhưng nếu phê phán thì các thầy nên chọn cách nói sao cho người nghe có cảm tưởng là mình hiểu biết nhiều khía cạnh của vấn đề”.
Bây giờ người ta đang nói đến việc Mẹ hiển linh ở Bạch Lâm, người thì tin tuyệt đối, người thì hững hờ hoặc trách móc dư luận. Nhưng tôi thì nghĩ đơn giản: ấy là việc của tình mẹ con. Hình ảnh hay cảnh phim cũng không chứng minh được gì. Có ai dùng hình ảnh chứng minh cho tình Mẹ bao giờ? Kinh Thánh với giá trị tuyệt đối mà vẫn chưa chứng minh được cho toàn thế giới về tình yêu của Đấng Tạo Hoá, huống chi chỉ là những mẩu vật chứng nho nhỏ. Tình yêu không hệ tại ở việc Mẹ hiển linh hay không, cũng chẳng liên quan gì đến phim ảnh. Nhưng (phải có chữ nhưng ở đây), phim ảnh cũng là điều để người ta nhìn và ngẫm nghĩ.?
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Chúng ta nghĩ Mẹ là Nữ Hoàng Thiên Quốc, chúng ta quỳ ở xa xa chiêm ngắm và ca ngợi Mẹ. Tuyệt vời. Chúng ta biết Mẹ là Nữ Vương Hoà bình. Chúng ta đến với Mẹ và cảm được sự bình an. Tuyệt vời. Chúng ta biết Mẹ Hồn Xác Lên Trời, và Mẹ vẫn đi đi về về giữa Thiên Quốc, trần gian để che chở đoàn con, như Mẹ đã thực hiện qua muôn thế hệ, vì Mẹ là Mẹ Hằng Cứu Giúp. Và chúng ta thỏ thẻ với Mẹ mình. Không tuyệt vời sao?
Mẹ ơi, năm tháng qua đi, kế hoạch cứu rỗi nhiệm mầu của Thiên Chúa vẫn chưa hoàn tất ở trần gian nhiều trắc trở này. Nhưng có một điểm trong kế hoạch ấy đã hoàn tất mỹ mãn, ấy là việc Chúa ban cho nhân loại chúng con một người Mẹ. Dưới chân Thập giá, Chúa Giêsu trối Mẹ cho Thánh Gioan, và cũng là trối Mẹ làm Mẹ loài người chúng con. Nhưng chúng con nghĩ thêm một chút. Trong Thánh Ý mầu nhiệm của Thiên Chúa, Mẹ đã là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ nhân loại từ muôn đời. Chúa Giêsu không trối lại, mà Người công bố mầu nhiệm ấy. Chúng con hạnh phúc quá, Mẹ ơi. Xin cho chúng con yêu mến Mẹ và nhất là bắt chước nhân đức của Mẹ hoài, để yêu mến Chúa thật sự như Mẹ mong muốn.
Nguyên nhân Đức Mẹ hồn xác về Trời
LM Fx Nguyễn Hùng Oánh
11:10 11/08/2008
NGUYÊN NHÂN ĐỨC MẸ HỒN XÁC VỀ TRỜI?
Một dây liên kết bằng tình mẫu tử do huyết nhục với dây liên kết tình mẫu tử do lòng tin của Đức Mẹ dành trọn cho Chúa Kitô, một tình yêu mẫu tử giữa Đức Maria và Chúa Kitô theo tình Mẹ. Con ở trần gian cũng đã bền chặt rồi, nơi Đức Mẹ và Chúa Kitô tình mẹ, con mang tính cao cả và thiêng liêng, một tình mẫu tử tuyệt vời.
Có thể nói tình yêu mẫu tử đó là chặt chẽ cùng với công nghiệp của Chúa Kitô là mô thể để Đức Mẹ được những đặc ân: Mẹ Thiên Chúa, đồng trinh trọn đời, vô nhiễm nguyên tội v.v…
Không có thể xác không thể hiện hữu trên mặt đất này, không có thể xác không thể nói đến mầu nhiệm nhập thể. Vậy, thể xác của Đức Maria làm cho có sự hiện hữu của Đức Maria và mới có nhập thể của Ngôi Hai trong cung lòng Đức Maria. Thể xác của Đức Maria đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc Ngôi Hai làm người, vì thế Thiên Chúa đã dành cho Đức Maria đặc ân trọn đời đồng trinh. Và chính thể xác Đức Maria là nơi thực hiện tình yêu mẫu tử cao cả và thiêng liêng giữa Đức Maria và con của Ngài là Đức Kitô.
Căn cứ vào những đặc ân Thiên Chúa dành cho Đức Maria nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, con Đức Maria và tình yêu mẫu tử cao cả và thiêng liêng nói trên, ta đặt vấn đề: thân xác Đức Maria có nên để cho tan nát trong mồ đến ngày tận thế sẽ sống lại như mọi người không ?
Theo Thánh Phaolô, bởi tội Adam, tội và sự chết đã nhập vào thế gian, chết là báo ứng của tội (Rm 5,13, 6,23; 1Cr 15,26). Cuộc chiến thắng của Chúa Kitô sẽ hoàn toàn chỉ khi nào sự chết bị tiêu diệt (1Cr 15,26; 15,53-56) vì lúc đó “đồ mục nát này sẽ mặc lấy, cái thây chết này sẽ mặc lấy trường sinh bất tử” (1Cr 15,53). Đối với loài người, sự chiến thắng này của Chúa Kitô chỉ xảy ra trong ngày tận thế, nhưng đối với Chúa Kitô, nhân tính của Ngài đã đạt chiến thắng hoàn toàn đó trong ngày phục sinh.
Vậy, có nên quan niệm rằng Đức Mẹ với tư cách Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh trọn đời, không mắc tội nguyên tổ và không phạm một tội riêng nào phải chịu cảnh chiến thắng bất toàn tức là thân xác Mẹ bị tiêu tan trong lòng đất để chờ ngày tận thế xác Mẹ mới được hưởng sự chiến thắng hoàn toàn của Con mình không ?
Ngoài ra, những đặc ân miễn trừ khỏi tội nguyên tổ, khỏi tội riêng cũng phải đưa tới kết quả là được miễn trừ khỏi hư nát trong mồ (vì thân xác hư nát trong mồ là hình phạt của tội) nên Thiên Chúa đưa hồn xác Đức Mẹ về trời là điều hợp lý.
Một dây liên kết bằng tình mẫu tử do huyết nhục với dây liên kết tình mẫu tử do lòng tin của Đức Mẹ dành trọn cho Chúa Kitô, một tình yêu mẫu tử giữa Đức Maria và Chúa Kitô theo tình Mẹ. Con ở trần gian cũng đã bền chặt rồi, nơi Đức Mẹ và Chúa Kitô tình mẹ, con mang tính cao cả và thiêng liêng, một tình mẫu tử tuyệt vời.
Có thể nói tình yêu mẫu tử đó là chặt chẽ cùng với công nghiệp của Chúa Kitô là mô thể để Đức Mẹ được những đặc ân: Mẹ Thiên Chúa, đồng trinh trọn đời, vô nhiễm nguyên tội v.v…
Không có thể xác không thể hiện hữu trên mặt đất này, không có thể xác không thể nói đến mầu nhiệm nhập thể. Vậy, thể xác của Đức Maria làm cho có sự hiện hữu của Đức Maria và mới có nhập thể của Ngôi Hai trong cung lòng Đức Maria. Thể xác của Đức Maria đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc Ngôi Hai làm người, vì thế Thiên Chúa đã dành cho Đức Maria đặc ân trọn đời đồng trinh. Và chính thể xác Đức Maria là nơi thực hiện tình yêu mẫu tử cao cả và thiêng liêng giữa Đức Maria và con của Ngài là Đức Kitô.
Căn cứ vào những đặc ân Thiên Chúa dành cho Đức Maria nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, con Đức Maria và tình yêu mẫu tử cao cả và thiêng liêng nói trên, ta đặt vấn đề: thân xác Đức Maria có nên để cho tan nát trong mồ đến ngày tận thế sẽ sống lại như mọi người không ?
Theo Thánh Phaolô, bởi tội Adam, tội và sự chết đã nhập vào thế gian, chết là báo ứng của tội (Rm 5,13, 6,23; 1Cr 15,26). Cuộc chiến thắng của Chúa Kitô sẽ hoàn toàn chỉ khi nào sự chết bị tiêu diệt (1Cr 15,26; 15,53-56) vì lúc đó “đồ mục nát này sẽ mặc lấy, cái thây chết này sẽ mặc lấy trường sinh bất tử” (1Cr 15,53). Đối với loài người, sự chiến thắng này của Chúa Kitô chỉ xảy ra trong ngày tận thế, nhưng đối với Chúa Kitô, nhân tính của Ngài đã đạt chiến thắng hoàn toàn đó trong ngày phục sinh.
Vậy, có nên quan niệm rằng Đức Mẹ với tư cách Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh trọn đời, không mắc tội nguyên tổ và không phạm một tội riêng nào phải chịu cảnh chiến thắng bất toàn tức là thân xác Mẹ bị tiêu tan trong lòng đất để chờ ngày tận thế xác Mẹ mới được hưởng sự chiến thắng hoàn toàn của Con mình không ?
Ngoài ra, những đặc ân miễn trừ khỏi tội nguyên tổ, khỏi tội riêng cũng phải đưa tới kết quả là được miễn trừ khỏi hư nát trong mồ (vì thân xác hư nát trong mồ là hình phạt của tội) nên Thiên Chúa đưa hồn xác Đức Mẹ về trời là điều hợp lý.
Thánh ca: Một Điềm Lạ
Sơn Ca Linh
17:52 11/08/2008
Thánh ca: Xin Mẹ Nhận Con
Sơn Ca Linh
17:54 11/08/2008
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 11/08/2008
KHÁCH SẠN CỦA THƯƠNG NHÂN
Một tín đồ Hồi giáo thuộc phái Ba Tư làm như không thấy nên đi đến bên ngoài cổng cung đình. Khi ông ta đứng thẳng người chào kiệu của nhà vua đi qua, không một ai dám cản trở ông ta. Nhà vua nói: “Ngươi muốn gì ?”
- “Tôi muốn tìm một nơi để ngủ trong khác sạn thương nhân.”
- “Ở đây không có khách sạn của thương nhân, đây là cung đình của ta.”
- “Xin hỏi bệ hạ, trước ngài thì ai ở chỗ này ?”
- “Tiên vương.”
- Trước tiên vương thì ai ở chỗ này ?”
- “Tổ phụ, đương nhiên là ông ta cũng đã chết rồi.”
- “Cho nên, chỗ này là nơi người ta dừng chân chút xíu rồi sau đó đi về phía trước. Bệ hạ, ngài vừa mới nói đây không phải là khách sạn của đoàn người đi buôn sao ?”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Mọi người đều biết thế gian này chỉ là đời tạm, hay nói văn hoa hơn chỉ là một khách sạn để dừng chân nghỉ ngơi, là trạm dừng chân để đi tiếp đến nơi quê hương thật và vĩnh viễn của mình, đó là thiên đàng và hỏa ngục.
Quê hương thật ở thiên đàng chỉ dành cho những người biết dùng cuộc sống ở đời tạm này cách thiết thực hợp với tinh thần Phúc Âm, tức là sống kính yêu Thiên Chúa và yêu mến người lân cận như chính mình; và quê hương hỏa ngục –cũng là vĩnh viễn- chỉ dành cho những ai dùng đời tạm này để sống hưởng thụ cách bất chính, để vu oan giá họa cho người khác, để ăn gian nói dối, để làm hại tha nhân, và nhất là không nhìn nhận ra Thiên Chúa là Cha rất yêu thương của mình, và Chúa Giê-su là Đấng cứu chuộc mình...
Mọi người đều đi dạo quanh quẩn trước khi ly biệt...
Có người đi dạo “quanh quẩn” giữa đời chỉ có mấy năm nhưng tích lũy cho mình nhiều nhân đức; có người đi dạo giữa cuộc đời đến bảy mươi năm, tám mươi năm, thậm chí một trăm năm, nhưng trong hành trang và trên mình không có một “tấm vé yêu thương bác ái” để qua trạm mà đi đến quê hương thật của mình trên thiên đàng.
Không có vé “yêu thương bác ái” để lên thiên đàng thì đi đâu nhỉ ? Đáng buồn thật...
N2T |
Một tín đồ Hồi giáo thuộc phái Ba Tư làm như không thấy nên đi đến bên ngoài cổng cung đình. Khi ông ta đứng thẳng người chào kiệu của nhà vua đi qua, không một ai dám cản trở ông ta. Nhà vua nói: “Ngươi muốn gì ?”
- “Tôi muốn tìm một nơi để ngủ trong khác sạn thương nhân.”
- “Ở đây không có khách sạn của thương nhân, đây là cung đình của ta.”
- “Xin hỏi bệ hạ, trước ngài thì ai ở chỗ này ?”
- “Tiên vương.”
- Trước tiên vương thì ai ở chỗ này ?”
- “Tổ phụ, đương nhiên là ông ta cũng đã chết rồi.”
- “Cho nên, chỗ này là nơi người ta dừng chân chút xíu rồi sau đó đi về phía trước. Bệ hạ, ngài vừa mới nói đây không phải là khách sạn của đoàn người đi buôn sao ?”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Mọi người đều biết thế gian này chỉ là đời tạm, hay nói văn hoa hơn chỉ là một khách sạn để dừng chân nghỉ ngơi, là trạm dừng chân để đi tiếp đến nơi quê hương thật và vĩnh viễn của mình, đó là thiên đàng và hỏa ngục.
Quê hương thật ở thiên đàng chỉ dành cho những người biết dùng cuộc sống ở đời tạm này cách thiết thực hợp với tinh thần Phúc Âm, tức là sống kính yêu Thiên Chúa và yêu mến người lân cận như chính mình; và quê hương hỏa ngục –cũng là vĩnh viễn- chỉ dành cho những ai dùng đời tạm này để sống hưởng thụ cách bất chính, để vu oan giá họa cho người khác, để ăn gian nói dối, để làm hại tha nhân, và nhất là không nhìn nhận ra Thiên Chúa là Cha rất yêu thương của mình, và Chúa Giê-su là Đấng cứu chuộc mình...
Mọi người đều đi dạo quanh quẩn trước khi ly biệt...
Có người đi dạo “quanh quẩn” giữa đời chỉ có mấy năm nhưng tích lũy cho mình nhiều nhân đức; có người đi dạo giữa cuộc đời đến bảy mươi năm, tám mươi năm, thậm chí một trăm năm, nhưng trong hành trang và trên mình không có một “tấm vé yêu thương bác ái” để qua trạm mà đi đến quê hương thật của mình trên thiên đàng.
Không có vé “yêu thương bác ái” để lên thiên đàng thì đi đâu nhỉ ? Đáng buồn thật...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:15 11/08/2008
N2T |
36. Trong ba loại phương pháp là giảng đạo, khen ngợi, cầu nguyện, thì việc cầu nguyện là cao siêu nhất.
(Thánh Bernard)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tâm tư nhà truyền giáo hiện đại
Vũ Văn An
03:08 11/08/2008
Tâm tư nhà truyền giáo hiện đại
Với mười dollars, tôi được đọc một năm tạp chí The Far East (Viễn Đông) của các cha dòng Thánh Columban Úc Châu. Hết một năm, các cha không gửi giấy tái tục mua báo, nhưng gửi giấy quyên tiền. Tôi tăng phần đóng góp của mình từ 10 dollars lên 20 dollars. Các cha cứ thế tiếp tục gửi báo cho tôi.
Thú thực, tôi ít thì giờ rảnh để có thể đọc tạp chí ấy. Vả lại, chẳng cần phải bỏ ra 10 dollars hay 20 dollars, tôi vẫn có thể đọc ‘chùa’ báo của các cha trên internet. Nhưng số báo tháng Tám năm nay làm tôi chú ý. Bởi có nhiều bài chia sẻ về tâm tư truyền giáo của một hội dòng được lập ra chủ yếu để truyền giáo.
Mầu nhiệm Chúa Giêsu
Cha Patrick McInerney, hiện là Giám đốc ơn gọi tại Úc và Tân Tây Lan, chẳng hạn cho hay mầu nhiệm Chúa Giêsu là lý do khiến ngài trở thành linh mục và sau đó trở thành nhà truyền giáo. “ Mầu nhiệm ấy sâu sắc và phong phú, có bề dầy và bề cao đến độ vẫn còn liên hệ đến con người mọi thời mọi nơi, và mọi vấn đề đang đặt ra cho chúng ta: vấn đề đi tìm ý nghĩa, vấn đề mong muốn tự do, vấn đề thèm khát công lý, vấn đề nghèo khó của hai phần ba nhân loại, vấn đề đói khát hòa giải giữa các dân tộc và tôn giáo, vấn đề khủng hoảng môi sinh. Rời bỏ cảnh yên ổn của cái quen thuộc, vươn tới người khác tại các quốc gia xa lạ, đứng chung liên đới với họ, nhận ra mầu nhiệm Chúa Kitô chịu đóng đinh trong nỗi đớn đau của họ, và cùng với họ khám phá ra các nẻo đường dẫn tới cuộc sống mới cho thế giới chúng ta”.
Cha viết thêm: “Bất kể đi sâu bao xa vào mầu nhiệm Chúa Giêsu, ta vẫn luôn thấy còn nhiều điều phải khám phá, phải học hỏi, phải thưởng ngoạn. Vì Người chủ yếu đối với tôi và đối với thế giới đến độ không một thành tựu nào múc cạn được mầu nhiệm của Người và không một con người nào và chắc chắn không một sự vật nào lại quan yếu đến thế. Cho nên tôi sẵn sàng hiến trọn bản thân tôi và trọn cuộc sống tôi để tiếp tục ‘đục đào’ (plumb) cái sâu thẳm trong mầu nhiệm khôn sánh của Người. Tôi không thể lập gia đình vì tôi đã trọn vẹn dâng hiến cho Người, Đấng đã trọn vẹn dâng hiến cho tôi trước, và trong Người và cùng với Người, tôi đã hiến mình phục vụ người khác”.
Hoài bão tuổi thơ
Angela Keane lại có một hậu cảnh hơi khác. Ngay lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, cô đã có mộng ước ra ngoại quốc truyền giáo. Cô cho rằng điều ấy rất có thể vì cô học trường các Nữ Tu Dòng Dâng Con Vào Đền Thờ (Presentation Sisters) và chịu ảnh hưởng từ nhiều nữ tu đi truyền giáo trở về.
Do đó, cô đã gia nhập tổ chức Viatores Christi (Những Người Lên Đường Của Chúa Giêsu), một tổ chức được thành lập năm 1960 chuyên tuyển dụng, huấn luyện và gửi các nhà truyền giáo giáo dân đi làm việc tại nhiều nơi ở ngoại quốc. Năm 2001, sau khi hoàn tất một khóa huấn luyện, cô được cử qua Peru trong tư cách một nữ y tá về khuyết tật tri thức.
Khía cạnh cho đi này không được cô nhấn mạnh bao nhiêu bằng khía cạnh cô nhận được từ kinh nghiệm truyền giáo bằng tay nghề này. Cô tâm sự: “Thời gian ở Peru đã làm tôi bớt duy vật hơn nhiều và ý thức được rằng cuộc sống tại Ái Nhĩ Lan của mình quả là may mắn. Tôi biết ngưỡng mộ và yêu qúy người khác bất kể cảnh nghèo của họ. Tôi nhận được nhiều ơn phúc nhờ kinh nghiệm trên: liên hệ giữa tôi và Chúa trở nên mạnh mẽ hơn, đức kiên nhẫn của tôi gia tăng, nhu cầu vật chất của tôi giảm đi, và tôi có nhiều thì giờ hơn để suy niệm. Trong thẳm sâu tâm hồn, tôi quyết tâm không để cho kinh nghiệm ấy mất đi, kinh nghiệm mà tôi đã nhận được và chia sẻ cùng người dân Pêru”.
Nuôi heo nái
Nữ tu Mary Dillon thì vì xúc động trước nạn dịch AIDS mà đi truyền giáo tại Miến Điện. Bà không nhấn mạnh nhiều đến những nguyên động lực khiến bà lên đường, ngầm cho hiểu ơn gọi nữ tu của bà đủ giải thích mọi sự. Bà cũng không kể nhiều đến hoạt động của bà tại mảnh đất của bộ ba tướng lãnh đang làm cả thế giới điên đầu. Mà chỉ kể lại một kinh nghiệm vui mà hữu ích: kinh nghiệm nuôi heo nái!
Nhìn con heo nái ốm nhách do một người đàn ông Miến Điện đèo trên xe đạp đem tới, bà lo lắng hỏi: “Trông nó già quá ông ạ, liệu có đẻ đái gì nữa không đây?”. Bà cần nó ‘đẻ đái’ vì nếu không, không thể giải quyết được trách vụ ‘truyền giáo’ của bà. Trách vụ ấy đưa bà đến đây giữa những nạn nhân bệnh AIDS, những con người mà chỉ cần nghe truyện cũng đủ “tan nát cõi lòng”. Họ cần có chỗ ăn, chỗ ở vì nhiều người bị chính gia đình họ bỏ rơi. Họ cần thuốc men. Muốn thế phải có tiền. Bà bèn nghĩ đến cách nuôi heo nái để kiếm ra số tiền qúy giá mà hiếm hoi kia. Bà cho hay: “con heo nái ấy trở thành dấu chỉ hy vọng, một cuộc mạo hiểm đi vào cõi vô minh”. Không có nó, nhiều nạn nhân AIDS sẽ chết. Chết vì không có ăn, không có ở, không thuốc men đã đành, mà còn chết vì thất vọng bị bỏ rơi, vì không còn ai dòm ngó đến mình.
Chỉ cần con heo nái ấy cho một hai ‘mẻ’ heo con, vỗ béo cho chúng rồi bán chúng đi là có tiền, là niềm hy vọng sẽ trở lại với các nạn nhân ấy. Từ lúc mẹ con heo nái sống khoẻ, làm việc khỏe, nữ tu Dillon đã không những tạo được nhà, cung cấp được thức ăn bổ dưỡng, thuốc chống vi khuẩn bệnh AIDS và nhất là động viên được gia đình bệnh nhân và cộng đoàn địa phương giúp một tay săn sóc các nạn nhân, “làm cho họ cảm thấy mình được trân qúy, cứu họ khỏi tình huống tệ hại nhất: không còn ai ở trên đời cần đến bạn nữa”.
Bà kết luận: “Chúng tôi biết và tin rằng Chúa có mặt trong mọi sự ấy. Chính Người ban cho chúng tôi sự khích lệ và năng lực để giúp đỡ ‘các người anh em bé nhỏ nhất này’”.
Ta không cứu thế gian
Cha Noel Connoly, giám đốc tập san, thì loan báo tin mừng cho anh em cùng Dòng rằng: các bạn không phải cứu thế gian nữa. Đã có Chúa.
Thực vậy, theo Công Đồng Vatican II, chính Chúa Ba Ngôi là tác nhân chính của truyền giáo. Theo cha, trước Công Đồng, chính Giáo Hội chịu trách nhiệm về truyền giáo và cứu vớt các linh hồn. Điều ấy đè nặng lên đôi vai quá nhỏ yếu của ta. Nhưng không phải thế, Công Đồng tin rằng Chúa, Đấng yêu thương thế gian, đã có sẵn kế sách cứu thoát vũ trụ rồi. Ba Ngôi Thiên Chúa nhận trách nhiệm cứu vớt thế gian. Các Vị ấy thích việc đó hơn chúng ta vô cùng. Các Vị không ngừng sáng tạo, hàn gắn, hòa giải, biến đổi và hiệp nhất thế giới.
Cha viết rằng: “Đó là một tin mừng cho các nhà truyền giáo xưa nay hay có khuynh hướng coi mình như những đấng thiên sai và thích đảm nhiệm quá nhiều trách nhiệm đối với thế giới”. Ngài cho rằng dù khó mà rũ bỏ được cái thói ‘hư’ thích nhận trách nhiệm ấy, ta vẫn phải cố mà rũ bỏ, nếu muốn làm nhà truyền giáo chân chính. “Ta cần phải tin rằng Chúa Ba Ngôi đang cứu thế gian dù bề ngoài xem ra không phải. Vai trò của ta là phải chơi phần chơi của mình bên cạnh mọi người đàn ông và đàn bà có thiện chí. Nhận quá nhiều trách nhiệm không xác tín được ai mà còn cho thấy sự thiếu đức tin nữa”.
Cha nói thêm: Công đồng Vatican II còn có một cái nhìn thông sáng khác cho rằng ta là “những người đồng hành” với mọi người thiện chí. Ta can dự vào thế gian, chứ không chạy song song với thế gian. Ta chia sẻ niềm hy vọng, niềm vui và mọi đấu tranh của họ. Chúng ta là một Giáo Hội “đang ở trên đường”, cùng với người khác đi tìm giải pháp cho các vấn đề của thế giới”.
Nhìn, yêu, phương hướng
Tác giả S.R.T. thì coi Thomas Merton, qua đời cách nay 40 năm, là nhà truyền giáo của nhà truyền giáo. Ông đã vươn tới con người thời ông bằng một trái tim thông thái và đầy cảm thông. Và trước tác của vị linh mục chiêm niệm kiêm thi sĩ và tác giả này vẫn còn linh hứng cho chúng ta thời nay. Nó dạy ta không rút lui khỏi cái đau và cái khốn của thế gian, nhưng gặp gỡ người thuộc các nền văn hóa và tín ngưỡng khác nhau để cùng nhau làm việc không biết mệt mỏi cho công lý và hoà bình trên khắp thế giới.
Merton chỉ cho ta ba khía cạnh căn bản của lối sống hàng ngày mà nếu chăm chỉ theo đuổi, sẽ thay đổi ta và dẫn ta tới lối sống chân thực ở đời. Ba khía cạnh ấy chính là nhìn, yêu, và phương hướng.
Nhìn gì? Nhìn ra Ladarô ngay ở cổng nhà mình. Loại bỏ thiên kiến nhìn ra người di dân tị nạn, người tàn tật, người sống tại khu phố bên cạnh, nhìn ra Chúa Giêsu nơi những người ta thấy hàng ngày.
Yêu ai? Có phải chỉ quanh quẩn loay hoay với chính bản thân, với các giấc mơ, kế hoạch, êm ấm riêng. Không còn ai ngoài mình, hay ngoài mình, chỉ là những người mình chấp nhận được, coi được, cái thứ tình yêu có điều kiện, đòi được đền đáp, chứ không phải là thứ tình yêu của người khăn lau chậu nước, sẵn sàng cúi xuống rửa chân cho bất cứ ai khác.
Phương hướng nào? Theo đuôi đám đông mà không suy nghĩ xem mình đang đi đến đâu chăng? Hay “Lời Ngài là đèn soi chân con, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119)?
Bốn chủ đề Thánh Kinh
Đối với Cha Chris Saenz, một linh mục Mỹ đi truyền giáo ở Chile, bốn đoạn Thánh Kinh sau đây là kim chỉ nam cho công tác truyền giáo của ngài.
1. Chúa Giêsu bảo: “Ta chỉ được sai đến với các con chiên lạc nhà Israel thôi”. Nhưng người đàn bà Canaan thưa lại: “tuy thế, chó cũng có thể ăn vụn bánh chủ để rơi xuống đất” (Mt 15:21-28). Cha Saenz cho hay: cuộc đối thoại đa văn hóa này đã “thay đổi” khuynh hướng thiên vị về văn hóa trần thế nơi Chúa Giêsu và “thay đổi” quan điểm truyền giáo của Người. Chưa thấy bao giờ Chúa Giêsu lại “chịu thua” một người đàn bà ngoại giáo như vậy. Nhà truyền giáo cần khiêm tốn như chính Người.
2. “Nhưng Ta còn nhiều chiên khác không thuộc đoàn chiên này; ta cũng cần phải hướng dẫn chúng và chúng sẽ lắng nghe tiếng nói của Ta. Rồi ra sẽ chỉ có một đoàn chiên và một chúa chiên” (Ga 10:16). Khi dọn từ nhà xứ Puerto Saavedra tới Wapi, một khu vực của người Mapuche, cha quyết định ở lại đây toàn thời gian. Đây là chuyện mới xẩy ra lần đầu trong cả một trăm năm truyền giáo của Dòng Thánh Columban, khiến một nhà lãnh đạo người Mapuche cảm động quá, nói với bà con: “Hôm nay là ngày vui mừng vì linh mục của chúng ta quyết định sống với giáo dân của mình”. Họ đã tiếp nhận ngài như người của họ, như mục tử của họ.
3. “Mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ ở lại đâu, con ở lại đó. Dân của mẹ là dân của con, Chúa của mẹ là Chúa của con” (Rút 1:16). Khi cha từ giã Wapi để về Mỹ, các bà già khóc nức nở. Một ông trưởng giáo xứ tâm sự “Cha Chris ra đi, nhưng tôi không muốn nói đến chuyện đó vì nó làm tôi chỉ muốn khóc”. Nghe thấy thế, chính cha Chris cũng cảm thấy một nỗi buồn và và một niềm thương yêu lớn đối với họ.
4. “Quả thật, tôi nói cho các ông hay không tiên tri nào được nhìn nhận tại chính quê hương mình” (Lc 4:24). Cha Chris khôi hài nhận thấy kinh nghiệm truyền giáo đã thay đổi chính cha. Sau nhiều năm nói tiếng Tây Ban Nha và giao tiếp với các nền văn hóa khác, phong cách và hành vi của ngài đã ra khác. Ngay như tiếng Anh của ngài cũng có giọng khác. Trở lại Mỹ, nhiều người chưa biết ngài bao giờ tưởng ngài là người ngoại quốc vì cái thứ tiếng Anh ‘hơi lạ’ kia.
Với mười dollars, tôi được đọc một năm tạp chí The Far East (Viễn Đông) của các cha dòng Thánh Columban Úc Châu. Hết một năm, các cha không gửi giấy tái tục mua báo, nhưng gửi giấy quyên tiền. Tôi tăng phần đóng góp của mình từ 10 dollars lên 20 dollars. Các cha cứ thế tiếp tục gửi báo cho tôi.
Thú thực, tôi ít thì giờ rảnh để có thể đọc tạp chí ấy. Vả lại, chẳng cần phải bỏ ra 10 dollars hay 20 dollars, tôi vẫn có thể đọc ‘chùa’ báo của các cha trên internet. Nhưng số báo tháng Tám năm nay làm tôi chú ý. Bởi có nhiều bài chia sẻ về tâm tư truyền giáo của một hội dòng được lập ra chủ yếu để truyền giáo.
Mầu nhiệm Chúa Giêsu
Cha Patrick McInerney, hiện là Giám đốc ơn gọi tại Úc và Tân Tây Lan, chẳng hạn cho hay mầu nhiệm Chúa Giêsu là lý do khiến ngài trở thành linh mục và sau đó trở thành nhà truyền giáo. “ Mầu nhiệm ấy sâu sắc và phong phú, có bề dầy và bề cao đến độ vẫn còn liên hệ đến con người mọi thời mọi nơi, và mọi vấn đề đang đặt ra cho chúng ta: vấn đề đi tìm ý nghĩa, vấn đề mong muốn tự do, vấn đề thèm khát công lý, vấn đề nghèo khó của hai phần ba nhân loại, vấn đề đói khát hòa giải giữa các dân tộc và tôn giáo, vấn đề khủng hoảng môi sinh. Rời bỏ cảnh yên ổn của cái quen thuộc, vươn tới người khác tại các quốc gia xa lạ, đứng chung liên đới với họ, nhận ra mầu nhiệm Chúa Kitô chịu đóng đinh trong nỗi đớn đau của họ, và cùng với họ khám phá ra các nẻo đường dẫn tới cuộc sống mới cho thế giới chúng ta”.
Cha viết thêm: “Bất kể đi sâu bao xa vào mầu nhiệm Chúa Giêsu, ta vẫn luôn thấy còn nhiều điều phải khám phá, phải học hỏi, phải thưởng ngoạn. Vì Người chủ yếu đối với tôi và đối với thế giới đến độ không một thành tựu nào múc cạn được mầu nhiệm của Người và không một con người nào và chắc chắn không một sự vật nào lại quan yếu đến thế. Cho nên tôi sẵn sàng hiến trọn bản thân tôi và trọn cuộc sống tôi để tiếp tục ‘đục đào’ (plumb) cái sâu thẳm trong mầu nhiệm khôn sánh của Người. Tôi không thể lập gia đình vì tôi đã trọn vẹn dâng hiến cho Người, Đấng đã trọn vẹn dâng hiến cho tôi trước, và trong Người và cùng với Người, tôi đã hiến mình phục vụ người khác”.
Hoài bão tuổi thơ
Angela Keane lại có một hậu cảnh hơi khác. Ngay lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, cô đã có mộng ước ra ngoại quốc truyền giáo. Cô cho rằng điều ấy rất có thể vì cô học trường các Nữ Tu Dòng Dâng Con Vào Đền Thờ (Presentation Sisters) và chịu ảnh hưởng từ nhiều nữ tu đi truyền giáo trở về.
Do đó, cô đã gia nhập tổ chức Viatores Christi (Những Người Lên Đường Của Chúa Giêsu), một tổ chức được thành lập năm 1960 chuyên tuyển dụng, huấn luyện và gửi các nhà truyền giáo giáo dân đi làm việc tại nhiều nơi ở ngoại quốc. Năm 2001, sau khi hoàn tất một khóa huấn luyện, cô được cử qua Peru trong tư cách một nữ y tá về khuyết tật tri thức.
Khía cạnh cho đi này không được cô nhấn mạnh bao nhiêu bằng khía cạnh cô nhận được từ kinh nghiệm truyền giáo bằng tay nghề này. Cô tâm sự: “Thời gian ở Peru đã làm tôi bớt duy vật hơn nhiều và ý thức được rằng cuộc sống tại Ái Nhĩ Lan của mình quả là may mắn. Tôi biết ngưỡng mộ và yêu qúy người khác bất kể cảnh nghèo của họ. Tôi nhận được nhiều ơn phúc nhờ kinh nghiệm trên: liên hệ giữa tôi và Chúa trở nên mạnh mẽ hơn, đức kiên nhẫn của tôi gia tăng, nhu cầu vật chất của tôi giảm đi, và tôi có nhiều thì giờ hơn để suy niệm. Trong thẳm sâu tâm hồn, tôi quyết tâm không để cho kinh nghiệm ấy mất đi, kinh nghiệm mà tôi đã nhận được và chia sẻ cùng người dân Pêru”.
Nuôi heo nái
Nạn nhân AIDS Miến Điện |
Nhìn con heo nái ốm nhách do một người đàn ông Miến Điện đèo trên xe đạp đem tới, bà lo lắng hỏi: “Trông nó già quá ông ạ, liệu có đẻ đái gì nữa không đây?”. Bà cần nó ‘đẻ đái’ vì nếu không, không thể giải quyết được trách vụ ‘truyền giáo’ của bà. Trách vụ ấy đưa bà đến đây giữa những nạn nhân bệnh AIDS, những con người mà chỉ cần nghe truyện cũng đủ “tan nát cõi lòng”. Họ cần có chỗ ăn, chỗ ở vì nhiều người bị chính gia đình họ bỏ rơi. Họ cần thuốc men. Muốn thế phải có tiền. Bà bèn nghĩ đến cách nuôi heo nái để kiếm ra số tiền qúy giá mà hiếm hoi kia. Bà cho hay: “con heo nái ấy trở thành dấu chỉ hy vọng, một cuộc mạo hiểm đi vào cõi vô minh”. Không có nó, nhiều nạn nhân AIDS sẽ chết. Chết vì không có ăn, không có ở, không thuốc men đã đành, mà còn chết vì thất vọng bị bỏ rơi, vì không còn ai dòm ngó đến mình.
Chỉ cần con heo nái ấy cho một hai ‘mẻ’ heo con, vỗ béo cho chúng rồi bán chúng đi là có tiền, là niềm hy vọng sẽ trở lại với các nạn nhân ấy. Từ lúc mẹ con heo nái sống khoẻ, làm việc khỏe, nữ tu Dillon đã không những tạo được nhà, cung cấp được thức ăn bổ dưỡng, thuốc chống vi khuẩn bệnh AIDS và nhất là động viên được gia đình bệnh nhân và cộng đoàn địa phương giúp một tay săn sóc các nạn nhân, “làm cho họ cảm thấy mình được trân qúy, cứu họ khỏi tình huống tệ hại nhất: không còn ai ở trên đời cần đến bạn nữa”.
Bà kết luận: “Chúng tôi biết và tin rằng Chúa có mặt trong mọi sự ấy. Chính Người ban cho chúng tôi sự khích lệ và năng lực để giúp đỡ ‘các người anh em bé nhỏ nhất này’”.
Ta không cứu thế gian
Cha Noel Connoly, giám đốc tập san, thì loan báo tin mừng cho anh em cùng Dòng rằng: các bạn không phải cứu thế gian nữa. Đã có Chúa.
Thực vậy, theo Công Đồng Vatican II, chính Chúa Ba Ngôi là tác nhân chính của truyền giáo. Theo cha, trước Công Đồng, chính Giáo Hội chịu trách nhiệm về truyền giáo và cứu vớt các linh hồn. Điều ấy đè nặng lên đôi vai quá nhỏ yếu của ta. Nhưng không phải thế, Công Đồng tin rằng Chúa, Đấng yêu thương thế gian, đã có sẵn kế sách cứu thoát vũ trụ rồi. Ba Ngôi Thiên Chúa nhận trách nhiệm cứu vớt thế gian. Các Vị ấy thích việc đó hơn chúng ta vô cùng. Các Vị không ngừng sáng tạo, hàn gắn, hòa giải, biến đổi và hiệp nhất thế giới.
Cha viết rằng: “Đó là một tin mừng cho các nhà truyền giáo xưa nay hay có khuynh hướng coi mình như những đấng thiên sai và thích đảm nhiệm quá nhiều trách nhiệm đối với thế giới”. Ngài cho rằng dù khó mà rũ bỏ được cái thói ‘hư’ thích nhận trách nhiệm ấy, ta vẫn phải cố mà rũ bỏ, nếu muốn làm nhà truyền giáo chân chính. “Ta cần phải tin rằng Chúa Ba Ngôi đang cứu thế gian dù bề ngoài xem ra không phải. Vai trò của ta là phải chơi phần chơi của mình bên cạnh mọi người đàn ông và đàn bà có thiện chí. Nhận quá nhiều trách nhiệm không xác tín được ai mà còn cho thấy sự thiếu đức tin nữa”.
Cha nói thêm: Công đồng Vatican II còn có một cái nhìn thông sáng khác cho rằng ta là “những người đồng hành” với mọi người thiện chí. Ta can dự vào thế gian, chứ không chạy song song với thế gian. Ta chia sẻ niềm hy vọng, niềm vui và mọi đấu tranh của họ. Chúng ta là một Giáo Hội “đang ở trên đường”, cùng với người khác đi tìm giải pháp cho các vấn đề của thế giới”.
Nhìn, yêu, phương hướng
Định Hướng |
Merton chỉ cho ta ba khía cạnh căn bản của lối sống hàng ngày mà nếu chăm chỉ theo đuổi, sẽ thay đổi ta và dẫn ta tới lối sống chân thực ở đời. Ba khía cạnh ấy chính là nhìn, yêu, và phương hướng.
Nhìn gì? Nhìn ra Ladarô ngay ở cổng nhà mình. Loại bỏ thiên kiến nhìn ra người di dân tị nạn, người tàn tật, người sống tại khu phố bên cạnh, nhìn ra Chúa Giêsu nơi những người ta thấy hàng ngày.
Yêu ai? Có phải chỉ quanh quẩn loay hoay với chính bản thân, với các giấc mơ, kế hoạch, êm ấm riêng. Không còn ai ngoài mình, hay ngoài mình, chỉ là những người mình chấp nhận được, coi được, cái thứ tình yêu có điều kiện, đòi được đền đáp, chứ không phải là thứ tình yêu của người khăn lau chậu nước, sẵn sàng cúi xuống rửa chân cho bất cứ ai khác.
Phương hướng nào? Theo đuôi đám đông mà không suy nghĩ xem mình đang đi đến đâu chăng? Hay “Lời Ngài là đèn soi chân con, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119)?
Bốn chủ đề Thánh Kinh
Đối với Cha Chris Saenz, một linh mục Mỹ đi truyền giáo ở Chile, bốn đoạn Thánh Kinh sau đây là kim chỉ nam cho công tác truyền giáo của ngài.
1. Chúa Giêsu bảo: “Ta chỉ được sai đến với các con chiên lạc nhà Israel thôi”. Nhưng người đàn bà Canaan thưa lại: “tuy thế, chó cũng có thể ăn vụn bánh chủ để rơi xuống đất” (Mt 15:21-28). Cha Saenz cho hay: cuộc đối thoại đa văn hóa này đã “thay đổi” khuynh hướng thiên vị về văn hóa trần thế nơi Chúa Giêsu và “thay đổi” quan điểm truyền giáo của Người. Chưa thấy bao giờ Chúa Giêsu lại “chịu thua” một người đàn bà ngoại giáo như vậy. Nhà truyền giáo cần khiêm tốn như chính Người.
2. “Nhưng Ta còn nhiều chiên khác không thuộc đoàn chiên này; ta cũng cần phải hướng dẫn chúng và chúng sẽ lắng nghe tiếng nói của Ta. Rồi ra sẽ chỉ có một đoàn chiên và một chúa chiên” (Ga 10:16). Khi dọn từ nhà xứ Puerto Saavedra tới Wapi, một khu vực của người Mapuche, cha quyết định ở lại đây toàn thời gian. Đây là chuyện mới xẩy ra lần đầu trong cả một trăm năm truyền giáo của Dòng Thánh Columban, khiến một nhà lãnh đạo người Mapuche cảm động quá, nói với bà con: “Hôm nay là ngày vui mừng vì linh mục của chúng ta quyết định sống với giáo dân của mình”. Họ đã tiếp nhận ngài như người của họ, như mục tử của họ.
3. “Mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ ở lại đâu, con ở lại đó. Dân của mẹ là dân của con, Chúa của mẹ là Chúa của con” (Rút 1:16). Khi cha từ giã Wapi để về Mỹ, các bà già khóc nức nở. Một ông trưởng giáo xứ tâm sự “Cha Chris ra đi, nhưng tôi không muốn nói đến chuyện đó vì nó làm tôi chỉ muốn khóc”. Nghe thấy thế, chính cha Chris cũng cảm thấy một nỗi buồn và và một niềm thương yêu lớn đối với họ.
4. “Quả thật, tôi nói cho các ông hay không tiên tri nào được nhìn nhận tại chính quê hương mình” (Lc 4:24). Cha Chris khôi hài nhận thấy kinh nghiệm truyền giáo đã thay đổi chính cha. Sau nhiều năm nói tiếng Tây Ban Nha và giao tiếp với các nền văn hóa khác, phong cách và hành vi của ngài đã ra khác. Ngay như tiếng Anh của ngài cũng có giọng khác. Trở lại Mỹ, nhiều người chưa biết ngài bao giờ tưởng ngài là người ngoại quốc vì cái thứ tiếng Anh ‘hơi lạ’ kia.
ĐTC khuyến khích việc thánh hóa ngày Chúa Nhật: cầu nguyện và làm sao để nó là ngày nghỉ ngơi tươi vui
Linh Tiến Khải
08:04 11/08/2008
BRESSANONE - Cũng như tuần trước, trưa Chúa Nhật hôm qua (10-8-2008) đã có hơn 8000 tín hữu và du khách nghỉ hè tới đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha trước nhà thờ chính tòa giáo phận Bressanone bắc Italia, nơi Đức Thánh Cha đang nghỉ hè.
Trong bài huấn dụ Kinh Truyền tin ngày Chúa Nhật hôm qua, Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người luôn tìm thấy đôi tay trợ giúp của Chúa trong đời để cũng biết giang tay giúp đỡ tha nhân. Ngài khích lệ mọi người biết dùng kỳ hè để tái sinh trong tương quan với Thiên Chúa, biết lắng nghe tiếng Chúa trong thinh lặng, cầu nguyện và thánh hóa ngày Chúa Nhật, làm sao để nó là ngày nghỉ ngơi tươi vui, là thời gian gặp gỡ Thiên Chúa trong bí tích Thánh Thể và gặp gỡ nhau. Sau cùng ngài kêu gọi hòa bình cho vùng Ossezia bên cộng hòa Giorgia, và xin cộng đồng quốc tế can thiệp để chấm dứt tức khắc chiến cuộc vừa bùng nổ tại đây.
Nói buông bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha nhắc tới Phúc Âm Chúa Nhật kể lại biến cố Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện sau khi giảng dậy và làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng, trong khi trên con thuyền nhỏ các mên đệ phải vất vả chèo chống với gió ngược. Con thuyền bé nhỏ đó là hình ảnh Giáo Hội thời ấy đang ngược gió lịch sử và xem ra bị Chúa lãng quên. Nó cũng là hình ảnh của Giáo Hội ngày nay tại nhiều vùng đất trên thế giới, đang vất vả tiến lên mặc dù ngược gió, và xem ra Chúa cũng ở xa. Nhưng không phải vậy, Chúa Giêsu ở gần Thiên Chúa Cha, vì ai ở gần Thiên Chúa thì không xa cách mà gần gũi tha nhân. Thật ra Chúa trông thấy họ và tới gặp gỡ họ đúng lúc. Khi thánh Pherô đi đến gặp Chúa và bị chìm Chúa giơ tay năm lấy ông và cứu ông lên thuyền. Đức Thánh Cha nói tiếp: Chúa cũng liên tục giang tay ra cho chúng ta: Ngài làm điều đó trong vẻ đẹp của ngày Chúa Nhật, Ngài làm điều đó với lễ nghi phụng vụ trang trọng, Ngài làm điều đó trong lời cầu nguyện mà chúng ta hướng tới Ngài, Ngài làm điều đó trong cuộc gặp gỡ với Lời Chúa... Ngài làm điều đó trong nhiều tình trạng của cuộc sống thường ngày: Ngài giơ tay cho chúng ta. Và chỉ khi nào chúng ta cầm lấy tay Chúa, để cho Chúa hướng dẫn, thì con đường của chúng ta mới là một con đường ngay thẳng và tốt lành. Vì thế chúng ta muốn cầu xin Ngài cho chúng ta luôn tìm ra tay Ngài, đồng thời trong lời cầu này cũng có lời mời gọi để nhân Danh Ngài, chúng ta giang tay ra cho tha nhân, cho những người cần được trợ giúp, để dẫn họ trên làn nước của lịch sử.
Bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha nói: trong các ngày nghỉ này ngài cũng nghĩ tới kinh nghiệm đã sống tại Sydney với các bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong thành phố lớn của quốc gia Australia trẻ trung, họ đã là dấu chỉ của niềm vui đích thật, đôi khi ồn ào nhưng luôn an bình và tích cực. Mặc dù họ đông như thế nhưng đã không gây ra mất trật tự hay thiệt hại nào. Để tươi vui họ đã không cần đến các kiểu phá phách bạo lực, rượu mạnh và các chất ma túy. Nơi họ có niềm vui của sự gặp gỡ và cùng nhau khám phá ra thế giới mới. Làm sao không so sánh họ với các bạn trẻ đồng trang lứa kiếm tìm các giải trí sai lầm, có các kinh nghiệm hạ cấp thường dẫn đưa tới các thảm cảnh buồn thương? Đó là sản phẩm của ”xã hội sung túc” ngày nay. Để lấp đầy sự trống rỗng nội tậm và cái nhàm chán đi kèm, nó đưa con người tới chỗ thử các kinh nghiệm mới, xúc động hơn và cực đoan hơn. Cả kỳ hè cũng có nguy cơ phân tán con người trong việc theo đuổi các ảo ảnh của khoái lạc. Nhưng khi làm như thế, trí tuệ không nghỉ ngơi, con tim không cảm thấy niềm vui và không tìm ra an bình, rốt cuộc lại càng mệt mỏi và buồn chán hơn trước. Tôi muốn ám chỉ người trẻ là những người khát khao sự sống và các kinh nghiệm mới hơn, vì thế cũng dễ gặp nguy hiểm hơn. Nhưng suy tư này có gía trị đối với tất cả mọi người: con người chỉ tái sinh thực sự trong tương quan với Thiên Chúa, và chúng ta gặp Thiên Chúa, khi tập lắng nghe tiếng Ngài trong tĩnh mịch nội tâm và trong thinh lặng (x 1 V 19,12) Chúng ta hãy cầu nguyện để trong một xã hội, trong đó con người luôn vội vã chạy, kỳ hè cũng là những ngày nghỉ ngơi thực sự, qua đó chúng ta biết dành thời giờ cho việc cầm trí và cầu nguyện, là điều không thể thiếu giúp tìm lại chính mình và tha nhân một cách sâu xa. Chúng ta xin điều đó qua lời bầu cử của Đức Maria Rất Thánh, Trinh Nữ của thinh lặng và lắng nghe. Rồi Đức Thánh Cha đọc kinh tryyền tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình cho vùng nam Ossezia trong cộng hòa Giorgia, đang lâm cảnh chiến tranh khiến cho hàng ngàn người vô tội phải chết và hàng chục ngàn người phải bỏ gia cư đi lánh nạn. Quân đội Nga đang tiến đáng các lực lượng vùng này đòi tự trị. Đức Thánh Cha nói: ”Tôi tha thiết cầu mong các hành động quân sự chấm dứt ngay lập tức, và nhân danh gia tài kitô chung xin ngưng các xung đột và trả thù bạo lực, có thể biến thành một cuộc xung đột có tầm mức rộng lớn hơn. Trái lại, hãy trở về với con đường thương thuyết và đối thoại tôn trọng và xây dựng để tránh gây thêm xâu xé và khổ đau cho các dân tộc vùng này. Tôi cũng mời gọi cộng đồng quốc tế và các nước có ảnh hưởng đối với tình hình này làm mọi sự có thể để yểm trợ và thăng tiến các sáng kiến nhằm đạt tới một giải pháp hòa bình lâu bền cho sự chung sống cởi mở và tôn trọng nhau. Cùng với các anh em chính thống chúng ta hãy tha thiết cầu nguyện và tin tưởng phó thác cho sư bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh, Mẹ Chúa Giêsu và mẹ của mọi kitô hữu”.
Đức Thánh Cha đã không quên cám ơn Đức Cha Egger, giám mục sở tại và mọi cộng sự viên của Đức Cha đã thu xếp cho ngài có hai tuần nghỉ hè tuyệt diệu để nghĩ tới Thiên Chúa, nghĩ tởi con người và tái chiếm sức lực mới. Đức Thánh Cha xin Chúa trả công và chúc lành cho mọi người và từng người một.
Trong bài huấn dụ Kinh Truyền tin ngày Chúa Nhật hôm qua, Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người luôn tìm thấy đôi tay trợ giúp của Chúa trong đời để cũng biết giang tay giúp đỡ tha nhân. Ngài khích lệ mọi người biết dùng kỳ hè để tái sinh trong tương quan với Thiên Chúa, biết lắng nghe tiếng Chúa trong thinh lặng, cầu nguyện và thánh hóa ngày Chúa Nhật, làm sao để nó là ngày nghỉ ngơi tươi vui, là thời gian gặp gỡ Thiên Chúa trong bí tích Thánh Thể và gặp gỡ nhau. Sau cùng ngài kêu gọi hòa bình cho vùng Ossezia bên cộng hòa Giorgia, và xin cộng đồng quốc tế can thiệp để chấm dứt tức khắc chiến cuộc vừa bùng nổ tại đây.
Nói buông bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha nhắc tới Phúc Âm Chúa Nhật kể lại biến cố Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện sau khi giảng dậy và làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng, trong khi trên con thuyền nhỏ các mên đệ phải vất vả chèo chống với gió ngược. Con thuyền bé nhỏ đó là hình ảnh Giáo Hội thời ấy đang ngược gió lịch sử và xem ra bị Chúa lãng quên. Nó cũng là hình ảnh của Giáo Hội ngày nay tại nhiều vùng đất trên thế giới, đang vất vả tiến lên mặc dù ngược gió, và xem ra Chúa cũng ở xa. Nhưng không phải vậy, Chúa Giêsu ở gần Thiên Chúa Cha, vì ai ở gần Thiên Chúa thì không xa cách mà gần gũi tha nhân. Thật ra Chúa trông thấy họ và tới gặp gỡ họ đúng lúc. Khi thánh Pherô đi đến gặp Chúa và bị chìm Chúa giơ tay năm lấy ông và cứu ông lên thuyền. Đức Thánh Cha nói tiếp: Chúa cũng liên tục giang tay ra cho chúng ta: Ngài làm điều đó trong vẻ đẹp của ngày Chúa Nhật, Ngài làm điều đó với lễ nghi phụng vụ trang trọng, Ngài làm điều đó trong lời cầu nguyện mà chúng ta hướng tới Ngài, Ngài làm điều đó trong cuộc gặp gỡ với Lời Chúa... Ngài làm điều đó trong nhiều tình trạng của cuộc sống thường ngày: Ngài giơ tay cho chúng ta. Và chỉ khi nào chúng ta cầm lấy tay Chúa, để cho Chúa hướng dẫn, thì con đường của chúng ta mới là một con đường ngay thẳng và tốt lành. Vì thế chúng ta muốn cầu xin Ngài cho chúng ta luôn tìm ra tay Ngài, đồng thời trong lời cầu này cũng có lời mời gọi để nhân Danh Ngài, chúng ta giang tay ra cho tha nhân, cho những người cần được trợ giúp, để dẫn họ trên làn nước của lịch sử.
Bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha nói: trong các ngày nghỉ này ngài cũng nghĩ tới kinh nghiệm đã sống tại Sydney với các bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong thành phố lớn của quốc gia Australia trẻ trung, họ đã là dấu chỉ của niềm vui đích thật, đôi khi ồn ào nhưng luôn an bình và tích cực. Mặc dù họ đông như thế nhưng đã không gây ra mất trật tự hay thiệt hại nào. Để tươi vui họ đã không cần đến các kiểu phá phách bạo lực, rượu mạnh và các chất ma túy. Nơi họ có niềm vui của sự gặp gỡ và cùng nhau khám phá ra thế giới mới. Làm sao không so sánh họ với các bạn trẻ đồng trang lứa kiếm tìm các giải trí sai lầm, có các kinh nghiệm hạ cấp thường dẫn đưa tới các thảm cảnh buồn thương? Đó là sản phẩm của ”xã hội sung túc” ngày nay. Để lấp đầy sự trống rỗng nội tậm và cái nhàm chán đi kèm, nó đưa con người tới chỗ thử các kinh nghiệm mới, xúc động hơn và cực đoan hơn. Cả kỳ hè cũng có nguy cơ phân tán con người trong việc theo đuổi các ảo ảnh của khoái lạc. Nhưng khi làm như thế, trí tuệ không nghỉ ngơi, con tim không cảm thấy niềm vui và không tìm ra an bình, rốt cuộc lại càng mệt mỏi và buồn chán hơn trước. Tôi muốn ám chỉ người trẻ là những người khát khao sự sống và các kinh nghiệm mới hơn, vì thế cũng dễ gặp nguy hiểm hơn. Nhưng suy tư này có gía trị đối với tất cả mọi người: con người chỉ tái sinh thực sự trong tương quan với Thiên Chúa, và chúng ta gặp Thiên Chúa, khi tập lắng nghe tiếng Ngài trong tĩnh mịch nội tâm và trong thinh lặng (x 1 V 19,12) Chúng ta hãy cầu nguyện để trong một xã hội, trong đó con người luôn vội vã chạy, kỳ hè cũng là những ngày nghỉ ngơi thực sự, qua đó chúng ta biết dành thời giờ cho việc cầm trí và cầu nguyện, là điều không thể thiếu giúp tìm lại chính mình và tha nhân một cách sâu xa. Chúng ta xin điều đó qua lời bầu cử của Đức Maria Rất Thánh, Trinh Nữ của thinh lặng và lắng nghe. Rồi Đức Thánh Cha đọc kinh tryyền tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình cho vùng nam Ossezia trong cộng hòa Giorgia, đang lâm cảnh chiến tranh khiến cho hàng ngàn người vô tội phải chết và hàng chục ngàn người phải bỏ gia cư đi lánh nạn. Quân đội Nga đang tiến đáng các lực lượng vùng này đòi tự trị. Đức Thánh Cha nói: ”Tôi tha thiết cầu mong các hành động quân sự chấm dứt ngay lập tức, và nhân danh gia tài kitô chung xin ngưng các xung đột và trả thù bạo lực, có thể biến thành một cuộc xung đột có tầm mức rộng lớn hơn. Trái lại, hãy trở về với con đường thương thuyết và đối thoại tôn trọng và xây dựng để tránh gây thêm xâu xé và khổ đau cho các dân tộc vùng này. Tôi cũng mời gọi cộng đồng quốc tế và các nước có ảnh hưởng đối với tình hình này làm mọi sự có thể để yểm trợ và thăng tiến các sáng kiến nhằm đạt tới một giải pháp hòa bình lâu bền cho sự chung sống cởi mở và tôn trọng nhau. Cùng với các anh em chính thống chúng ta hãy tha thiết cầu nguyện và tin tưởng phó thác cho sư bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh, Mẹ Chúa Giêsu và mẹ của mọi kitô hữu”.
Đức Thánh Cha đã không quên cám ơn Đức Cha Egger, giám mục sở tại và mọi cộng sự viên của Đức Cha đã thu xếp cho ngài có hai tuần nghỉ hè tuyệt diệu để nghĩ tới Thiên Chúa, nghĩ tởi con người và tái chiếm sức lực mới. Đức Thánh Cha xin Chúa trả công và chúc lành cho mọi người và từng người một.
Đức Thánh Cha đã là người khắc khe hơn nhưng giờ thì độ lượng hơn
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
17:47 11/08/2008
Bressanone - Hôm 07/08/2008, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ nói chuyện vớn hơn 400 linh mục của Giáo phận Bolzano-Bressanone, miền Bắc nước Ý, nơi ngài hiện đang trải qua kỳ nghỉ hè hai tuần lễ. Đức Thánh Cha nói rằng ngài đã là người “khắc khe hơn” trong việc ban phép rửa tội và thêm sức cho những người thiếu chuẩn bị hay lãnh đạm, nhưng giờ thì ngài có ý thiên về lòng độ lượng, thậm chí đối với người “chỉ thoáng qua cảm giác khao khát hiệp thông trong đức tin”.
Đức Thánh Cha cũng thừa nhận rằng qua nhiều thế kỷ, sự dấn thân của Kitô giáo đối với việc bảo vệ môi trường không phải luôn được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, ngài biện luận rằng đức tin vào Thiên Chúa là cần thiết để lên tiếng về sinh thái, vì triết học duy vật đã làm cho con người khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.
Buổi gặp gỡ các linh mục sau những cánh cửa đóng kín, vốn trở thành thông lệ hàng năm đối với Đức Thánh Cha, diễn ra ở Nhà thờ Chánh toà Mông Triệu Bressanone trong gần 90 phút. Đức Thánh Cha đã lấy 6 câu hỏi và ứng khẩu trả lời.
Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Toà Thánh Vatican đã tóm tắt những điểm nổi bật trong buổi gặp gỡ, nguyên văn phiên họp sẽ được sớm công bố. Theo cha, 6 câu hỏi được liệt kê như sau:
1. Cha Willy Fusaro, một linh mục 42 tuổi được chuẩn đoán là bị xơ cứng tế bào vào năm 1991, năm mà ngài được phong chức linh mục và bị giam mình trên xe lăn đã hỏi Đức Thánh Cha về Kitô hữu theo nghĩa chịu đau khổ trong ánh sáng của mẫu gương Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II;
2. Chủng sinh Michael Horrer, người mới trở về từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney, Úc hỏi ĐTC về mục vụ hướng đến giới trẻ;
3. Cha Willibald Hopfgartner, linh mục Dòng Phanxicô, đặt câu hỏi về mối liên quan giữa lý trí và đức tin;
4. Cha Karl Golser, giáo sư thần học luân lý và là cựu nhân viên của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, người làm việc một thời gian ngắn dưới quyền của Đức Giáo Hoàng lúc đó là Hồng y Joseph Ratzinger, hỏi về Kitô giáo và môi trường.
5. Cha Franz Pixner yêu cầu Đức Thánh Cha bình luận về đời sống linh mục.
6. Cha Paolo Ruzzi yêu cầu Đức Bênêđictô XVI cho lời khuyên về lòng độ lượng của một linh mục phải nên thế nào trong việc ban phép rửa tội và thêm sức.
Trả lời câu hỏi của cha Fusaro về sự đau khổ, cha Lombardi nói rằng Đức Thánh Cha chia triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, khi còn khoẻ mạnh, Đức Gioan Phaolô II đứng trước thế giới như là một “người khổng lồ của đức tin”, trong khi giai đoạn thứ hai đến với ngài bằng suy sụp dần về thể lý và ngày càng đau yếu. Đức Bênêđictô XVI nói rằng những năm này “không phải là ít quan trọng hơn”. “Với bằng chứng này về cuộc khổ nạn của chính bản thân ngài, ngài đã vác Thánh giá của Đấng Kitô bằng sự khiêm hạ. Bẳng sự khiêm hạ sâu sắc, ngài đã chấp nhận cơ thể bị tàn phá và vì thế cho chúng ta thấy một cách rõ ràng về cuộc khổ nạn của Đấng Kitô một cách đích thực”.
Khi Cha Golser hỏi về môi trường, Cha Lombardi nói Đức Thánh Cha tươi cười trả lời: “Con có thể trả lời điều đó tốt hơn cha” (Cha Golser phục vụ trên cương vị giám đốc Học viện về Công lý, Hoà bình và Tính toàn vẹn của Sáng tạo ở Bressanone và ngài đã công bố rộng rãi về đạo đức môi trường). Theo Cha Lombardi, Đức Thánh Cha nói rằng trong quá khứ, mối liên kết giữa giáo huấn của Giáo Hội về cứu độ và về gìn giữ công trình sáng tạo không được nói đến một cách đủ mạnh. Tuy nhiên, ngày nay, Đức Thánh Cha nói rằng các Kitô hữu được kêu gọi quan tâm đến môi trường và nhất là phải là mẫu gương của “cách sống” tôn trọng môi trường. Đức Thánh Cha đưa ra lời biện luận rằng nếu Thiên Chúa bị từ chối và thế giới chỉ thấy “vật chất”, thì rất dễ đi đến chỗ con người biện minh tùy tiện và khai khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ vì lợi ích bản thân.
Cuối cùng Phát ngôn viên Toà Thánh nói đến câu trả lời của Đức Thánh Cha về kỷ luật bí tích “rất thú vị”. Cha trích lời Đức Thánh Cha trả lời về vấn đề Bí tích Rửa tội và Thêm sức: “Khi cha còn trẻ hơn, cha đã khắt khe hơn”; “Theo thời gian, cha hiểu ra tầm quan trọng để đi theo đường hướng của lòng khoan dung, noi gương Chúa, Ngài thậm chí chào đón cả người chỉ thoáng có cảm giác khao khát hiệp thông trong đức tin”. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói thêm điều đó không có nghĩa là các bí tích được ban cho người không có đức tin.
Đức Thánh Cha cũng thừa nhận rằng qua nhiều thế kỷ, sự dấn thân của Kitô giáo đối với việc bảo vệ môi trường không phải luôn được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, ngài biện luận rằng đức tin vào Thiên Chúa là cần thiết để lên tiếng về sinh thái, vì triết học duy vật đã làm cho con người khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.
Buổi gặp gỡ các linh mục sau những cánh cửa đóng kín, vốn trở thành thông lệ hàng năm đối với Đức Thánh Cha, diễn ra ở Nhà thờ Chánh toà Mông Triệu Bressanone trong gần 90 phút. Đức Thánh Cha đã lấy 6 câu hỏi và ứng khẩu trả lời.
Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Toà Thánh Vatican đã tóm tắt những điểm nổi bật trong buổi gặp gỡ, nguyên văn phiên họp sẽ được sớm công bố. Theo cha, 6 câu hỏi được liệt kê như sau:
1. Cha Willy Fusaro, một linh mục 42 tuổi được chuẩn đoán là bị xơ cứng tế bào vào năm 1991, năm mà ngài được phong chức linh mục và bị giam mình trên xe lăn đã hỏi Đức Thánh Cha về Kitô hữu theo nghĩa chịu đau khổ trong ánh sáng của mẫu gương Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II;
2. Chủng sinh Michael Horrer, người mới trở về từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney, Úc hỏi ĐTC về mục vụ hướng đến giới trẻ;
3. Cha Willibald Hopfgartner, linh mục Dòng Phanxicô, đặt câu hỏi về mối liên quan giữa lý trí và đức tin;
4. Cha Karl Golser, giáo sư thần học luân lý và là cựu nhân viên của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, người làm việc một thời gian ngắn dưới quyền của Đức Giáo Hoàng lúc đó là Hồng y Joseph Ratzinger, hỏi về Kitô giáo và môi trường.
5. Cha Franz Pixner yêu cầu Đức Thánh Cha bình luận về đời sống linh mục.
6. Cha Paolo Ruzzi yêu cầu Đức Bênêđictô XVI cho lời khuyên về lòng độ lượng của một linh mục phải nên thế nào trong việc ban phép rửa tội và thêm sức.
Trả lời câu hỏi của cha Fusaro về sự đau khổ, cha Lombardi nói rằng Đức Thánh Cha chia triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, khi còn khoẻ mạnh, Đức Gioan Phaolô II đứng trước thế giới như là một “người khổng lồ của đức tin”, trong khi giai đoạn thứ hai đến với ngài bằng suy sụp dần về thể lý và ngày càng đau yếu. Đức Bênêđictô XVI nói rằng những năm này “không phải là ít quan trọng hơn”. “Với bằng chứng này về cuộc khổ nạn của chính bản thân ngài, ngài đã vác Thánh giá của Đấng Kitô bằng sự khiêm hạ. Bẳng sự khiêm hạ sâu sắc, ngài đã chấp nhận cơ thể bị tàn phá và vì thế cho chúng ta thấy một cách rõ ràng về cuộc khổ nạn của Đấng Kitô một cách đích thực”.
Khi Cha Golser hỏi về môi trường, Cha Lombardi nói Đức Thánh Cha tươi cười trả lời: “Con có thể trả lời điều đó tốt hơn cha” (Cha Golser phục vụ trên cương vị giám đốc Học viện về Công lý, Hoà bình và Tính toàn vẹn của Sáng tạo ở Bressanone và ngài đã công bố rộng rãi về đạo đức môi trường). Theo Cha Lombardi, Đức Thánh Cha nói rằng trong quá khứ, mối liên kết giữa giáo huấn của Giáo Hội về cứu độ và về gìn giữ công trình sáng tạo không được nói đến một cách đủ mạnh. Tuy nhiên, ngày nay, Đức Thánh Cha nói rằng các Kitô hữu được kêu gọi quan tâm đến môi trường và nhất là phải là mẫu gương của “cách sống” tôn trọng môi trường. Đức Thánh Cha đưa ra lời biện luận rằng nếu Thiên Chúa bị từ chối và thế giới chỉ thấy “vật chất”, thì rất dễ đi đến chỗ con người biện minh tùy tiện và khai khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ vì lợi ích bản thân.
Cuối cùng Phát ngôn viên Toà Thánh nói đến câu trả lời của Đức Thánh Cha về kỷ luật bí tích “rất thú vị”. Cha trích lời Đức Thánh Cha trả lời về vấn đề Bí tích Rửa tội và Thêm sức: “Khi cha còn trẻ hơn, cha đã khắt khe hơn”; “Theo thời gian, cha hiểu ra tầm quan trọng để đi theo đường hướng của lòng khoan dung, noi gương Chúa, Ngài thậm chí chào đón cả người chỉ thoáng có cảm giác khao khát hiệp thông trong đức tin”. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói thêm điều đó không có nghĩa là các bí tích được ban cho người không có đức tin.
Các Tín Hữu Công Giáo khắp nơi hân hoan chuẩn bị mừng Lễ Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời
Đặng Thế Dũng
21:27 11/08/2008
Thứ sáu tới, 15 tháng 8, trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo là ngày lễ trọng kính Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời. Tín hữu công giáo khắp nơi đang chuẩn bị mừng lễ Mẹ cho thật xứng đáng và long trọng bao nhiêu có thể!
Tại Pháp, mỗi giáo phận đều có ít ra là một Trung Tâm hành hương kính Đức Mẹ. Trong thời gian trước hoặc liền sau ngày 15 tháng 8, Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, đều có những cuộc hành hương, những cuộc họp nhau cầu nguyện và suy niệm, những cuộc rước kiệu, tất cả đều quy về việc thể hiện lòng tôn kính con thảo đối với Mẹ Maria.
Nằm giữa mùa nghỉ Hè, Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15 tháng 8, mời gọi các tín hữu hãy thoát ra khỏi cảnh sống thường ngày, hãy đặt đời sống và ơn gọi của mình trong viễn tượng đúng và phù hợp với niềm tin Kitô, hãy nâng tâm hồn mình lên cùng Thiên Chúa, hãy nghĩ đến những việc đạo đức thiêng liêng.
Việc mừng Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, -mà anh chị em chính thống chúng ta gọi là “Lễ Đức Mẹ Ngủ”, đã bắt đầu từ thời xa xưa, từ thế kỷ thứ VI. Theo bước chân của thánh Grêgôriô thành Tours (sống vào thế kỷ thứ VI), thánh Albertô Cả, thánh Tômasô Aquinô và thánh Bonaventura (thế kỷ XIII)- tất cả đều đã suy niệm về những năm tháng cuối cùng của cuộc đời Mẹ Maria trên trần gian này.
Đến triều giáo hoàng của Đức Piô XII, sau khi đã tham khảo ý kiến của tất cả các giám mục, ngài đã long trọng định tín Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, vào ngày mùng 1 tháng 11 năm 1950, như sau: “Đức Maria trọn đời đồng trinh, Mẹ vô nhiễm của Thiên Chúa, sau khi đã hoàn tất cuộc sống trên trần gian, đã được nâng lên cả hồn lẫn xác vào hưởng vinh quang thiên quốc.”
Tại BaLan, hằng năm vào dịp hành hương tháng 8 này, một phần ba trong tổng số 10.000 giáo xứ Công Giáo, đều có tổ chức hành hương về Jasna Gora, có nghĩa là “Núi Ánh Sáng”, tại thành phố Czestochowa, để mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, vào ngày 15 tháng 8, và tiếp đó mừng lễ Đức Mẹ Đen Czestochowa, vào ngày 26 tháng 8.
Trung Tâm Thánh Mẫu Jasna Gora, là trung tâm Thánh Mẫu nổi tiếng toàn quốc BaLan, với lượng người hành hương tuôn về đó hầu như suốt năm, nhưng với cao điểm là vào tháng 8 hằng năm.
Theo thống kê đáng tin, do các Tu Sĩ dòng thánh Phaolô thực hiện, thì trong năm 2007 vừa qua tổng cộng có 4.5 triệu khách hành hương đến Jasna Gora, từ 81 quốc gia trên thế giới. Từ thế kỷ thứ XIV đến nay, Đền Thánh Mẫu Jasna Gora, được giao cho các Cha dòng Thánh Phaolô chăm sóc.
Với lượng khách hành hương đông như thế, các tu sĩ phụ trách nơi hành hương này phải luôn cảnh tỉnh đề phòng những trường hợp tiêu cực có thể xảy ra. Đó là những kẻ xấu lợi dụng khách hành hương ở xa mới đến, để gạt bán hàng lưu niệm giả mạo, bán vé giả để vào cửa tham dự những sinh hoạt đặc biệt, hoặc để vào viếng các nơi thánh. Các tu sĩ đặc trách nơi địa điểm hành hương phải đặt những tấm bảng cảnh báo: coi chừng kẻ cắp, coi chừng bị gạt, coi chừng hàng lưu niệm giả…v.v… Cha Sebastian Matecki, tu viện trưởng tại Jasna Gora, tâm sự như sau: “Đây là việc đáng tiếc, chúng tôi nhận thấy có vài người lạm dụng kiếm tiền bằng những phương pháp không chính đáng tại những nơi thánh như vậy…Những kẻ lạm dụng này thường nhân danh tu viện chúng tôi để bán những món hàng lưu niệm với giá mắc, nại lý do lấy tiền để giúp cho tu viện chúng tôi; nhưng thật sự, họ đâu có liên hệ gì với chúng tôi, và cũng không làm điều gì tốt cho nơi hành hương Jasna Gora này.” Và không phải chỉ có những “con buôn” mới lợi dụng khách hành hương. Đôi khi cũng xảy ra trường hợp khách hành hương “ăn mặc” hoặc hành xử không phù hợp với nơi thánh. Họ xem ra không phải đi hành hương mà đi nghỉ hè!
Chúng ta hãy hiệp thông với tất cả mọi tín hữu trên thế giới chuẩn bị mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời một cách xứng đáng nhất có thể!
Tại Pháp, mỗi giáo phận đều có ít ra là một Trung Tâm hành hương kính Đức Mẹ. Trong thời gian trước hoặc liền sau ngày 15 tháng 8, Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, đều có những cuộc hành hương, những cuộc họp nhau cầu nguyện và suy niệm, những cuộc rước kiệu, tất cả đều quy về việc thể hiện lòng tôn kính con thảo đối với Mẹ Maria.
Nằm giữa mùa nghỉ Hè, Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15 tháng 8, mời gọi các tín hữu hãy thoát ra khỏi cảnh sống thường ngày, hãy đặt đời sống và ơn gọi của mình trong viễn tượng đúng và phù hợp với niềm tin Kitô, hãy nâng tâm hồn mình lên cùng Thiên Chúa, hãy nghĩ đến những việc đạo đức thiêng liêng.
Việc mừng Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, -mà anh chị em chính thống chúng ta gọi là “Lễ Đức Mẹ Ngủ”, đã bắt đầu từ thời xa xưa, từ thế kỷ thứ VI. Theo bước chân của thánh Grêgôriô thành Tours (sống vào thế kỷ thứ VI), thánh Albertô Cả, thánh Tômasô Aquinô và thánh Bonaventura (thế kỷ XIII)- tất cả đều đã suy niệm về những năm tháng cuối cùng của cuộc đời Mẹ Maria trên trần gian này.
Đến triều giáo hoàng của Đức Piô XII, sau khi đã tham khảo ý kiến của tất cả các giám mục, ngài đã long trọng định tín Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, vào ngày mùng 1 tháng 11 năm 1950, như sau: “Đức Maria trọn đời đồng trinh, Mẹ vô nhiễm của Thiên Chúa, sau khi đã hoàn tất cuộc sống trên trần gian, đã được nâng lên cả hồn lẫn xác vào hưởng vinh quang thiên quốc.”
Tại BaLan, hằng năm vào dịp hành hương tháng 8 này, một phần ba trong tổng số 10.000 giáo xứ Công Giáo, đều có tổ chức hành hương về Jasna Gora, có nghĩa là “Núi Ánh Sáng”, tại thành phố Czestochowa, để mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, vào ngày 15 tháng 8, và tiếp đó mừng lễ Đức Mẹ Đen Czestochowa, vào ngày 26 tháng 8.
Trung Tâm Thánh Mẫu Jasna Gira |
Theo thống kê đáng tin, do các Tu Sĩ dòng thánh Phaolô thực hiện, thì trong năm 2007 vừa qua tổng cộng có 4.5 triệu khách hành hương đến Jasna Gora, từ 81 quốc gia trên thế giới. Từ thế kỷ thứ XIV đến nay, Đền Thánh Mẫu Jasna Gora, được giao cho các Cha dòng Thánh Phaolô chăm sóc.
Với lượng khách hành hương đông như thế, các tu sĩ phụ trách nơi hành hương này phải luôn cảnh tỉnh đề phòng những trường hợp tiêu cực có thể xảy ra. Đó là những kẻ xấu lợi dụng khách hành hương ở xa mới đến, để gạt bán hàng lưu niệm giả mạo, bán vé giả để vào cửa tham dự những sinh hoạt đặc biệt, hoặc để vào viếng các nơi thánh. Các tu sĩ đặc trách nơi địa điểm hành hương phải đặt những tấm bảng cảnh báo: coi chừng kẻ cắp, coi chừng bị gạt, coi chừng hàng lưu niệm giả…v.v… Cha Sebastian Matecki, tu viện trưởng tại Jasna Gora, tâm sự như sau: “Đây là việc đáng tiếc, chúng tôi nhận thấy có vài người lạm dụng kiếm tiền bằng những phương pháp không chính đáng tại những nơi thánh như vậy…Những kẻ lạm dụng này thường nhân danh tu viện chúng tôi để bán những món hàng lưu niệm với giá mắc, nại lý do lấy tiền để giúp cho tu viện chúng tôi; nhưng thật sự, họ đâu có liên hệ gì với chúng tôi, và cũng không làm điều gì tốt cho nơi hành hương Jasna Gora này.” Và không phải chỉ có những “con buôn” mới lợi dụng khách hành hương. Đôi khi cũng xảy ra trường hợp khách hành hương “ăn mặc” hoặc hành xử không phù hợp với nơi thánh. Họ xem ra không phải đi hành hương mà đi nghỉ hè!
Chúng ta hãy hiệp thông với tất cả mọi tín hữu trên thế giới chuẩn bị mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời một cách xứng đáng nhất có thể!
Top Stories
Shadow hangs over annual Vietnamese Catholic festival
Leslie Casimir
08:20 11/08/2008
CARTHAGE, MO. — The call came in about 5 a.m. for the Rev. Louis Nhien, the organizer of one of the largest U.S. gatherings of Vietnamese Catholics.
He was summoned to the local police station, where officials told him that 15 people on their way to the annual Marian Days festival had plunged to their deaths in a fiery bus crash north of Dallas.
"I was shocked," said Nhien of the Congregation of the Mother Coredemptrix.
He announced the tragic deaths over a public announcement system during the 7:30 a.m. Mass, his voice faltering in sobs. Soon churchgoers began to cry, as well, a looming statue of the Virgin Mary towering over them.
"I couldn't concentrate throughout the Mass," said Cam Thi Le, 58, of Lafayette, La. "There was a like a shadow over all of us."
The men, women and children who died Friday in a horrific crash in Sherman were supposed to take part in one of the most revered summer traditions observed by many Roman Catholic families.
Tens of thousands of Vietnamese-Americans and Canadians travel to Carthage, where a group of Vietnamese priests established a lone parish about 31 years ago. It is a four-day spiritual feast that helps them to remember their homeland and to strengthen their faith by attending prayer meetings, concerts and musical concerts.
The participants sleep outdoors, creating a huge tent city sprawled over about 30 acres of the parish's grounds.
Instead of sleeping in tents with their loved ones, eating special rice dishes and catching up on news of old friends, victims killed in the crash are being prepared for funerals.
"Everybody should be here," said Nguyen Nguyen, 46, of Denver, who was kneeling before the Virgin Mary statue to offer a prayer for the accident victims. "We all look forward to these days."
Philip Doan, 47, of Southwest Houston wanted to return home Friday — his best friend's father is one of the dead.
"He was going to go in a van with the son, but he wanted to go with his friends on the bus," said Doan.
"This is just awful."
Nhien said each Mass throughout the weekend will pray for the victims and their families.
"We will pray for those who died to go to heaven and for those who survived to let them have courage and consolation from God," he said.
(Copyright 2008 Houston Chronicle)
He was summoned to the local police station, where officials told him that 15 people on their way to the annual Marian Days festival had plunged to their deaths in a fiery bus crash north of Dallas.
"I was shocked," said Nhien of the Congregation of the Mother Coredemptrix.
He announced the tragic deaths over a public announcement system during the 7:30 a.m. Mass, his voice faltering in sobs. Soon churchgoers began to cry, as well, a looming statue of the Virgin Mary towering over them.
"I couldn't concentrate throughout the Mass," said Cam Thi Le, 58, of Lafayette, La. "There was a like a shadow over all of us."
The men, women and children who died Friday in a horrific crash in Sherman were supposed to take part in one of the most revered summer traditions observed by many Roman Catholic families.
Tens of thousands of Vietnamese-Americans and Canadians travel to Carthage, where a group of Vietnamese priests established a lone parish about 31 years ago. It is a four-day spiritual feast that helps them to remember their homeland and to strengthen their faith by attending prayer meetings, concerts and musical concerts.
The participants sleep outdoors, creating a huge tent city sprawled over about 30 acres of the parish's grounds.
Instead of sleeping in tents with their loved ones, eating special rice dishes and catching up on news of old friends, victims killed in the crash are being prepared for funerals.
"Everybody should be here," said Nguyen Nguyen, 46, of Denver, who was kneeling before the Virgin Mary statue to offer a prayer for the accident victims. "We all look forward to these days."
Philip Doan, 47, of Southwest Houston wanted to return home Friday — his best friend's father is one of the dead.
"He was going to go in a van with the son, but he wanted to go with his friends on the bus," said Doan.
"This is just awful."
Nhien said each Mass throughout the weekend will pray for the victims and their families.
"We will pray for those who died to go to heaven and for those who survived to let them have courage and consolation from God," he said.
(Copyright 2008 Houston Chronicle)
China restricts unregistered Catholic clergy at Olympics
Catholic News Service
08:23 11/08/2008
BEIJING (CNS) -- Catholic clergy who work near Beijing and have not registered with the Chinese government faced restrictions on their work as the 2008 Olympic Games approached.
The government has forbidden unregistered bishops and priests to administer sacraments or do pastoral work since late July, and some bishops have been put under house arrest, church sources told the Asian church news agency UCA News.
In Beijing, a layman from an unregistered church community told UCA News in early August that most priests who had been working semiclandestinely in the capital have returned to their hometowns until the Olympics end.
While these priests are out of town, he said, they agreed to have their parishioners attend Masses led by registered priests in Beijing, since Bishop Joseph Li Shan of Beijing has papal approval.
The layman said that as the Olympics neared, the government started imposing strict controls on people from other provinces entering Beijing. Officials tightened security checks in residential areas as well as at subway stations and other public transportation centers.
The Olympics and the Paralympic Games are scheduled for Aug. 8-24 and Sept. 6-17, respectively.
The Chinese government requires the registration of bishops and church communities. Some Catholics view registration as a tool for control and prefer to exercise the faith in a semiclandestine manner. Pope Benedict XVI has urged the two Catholic communities to unite.
In Tianjin municipality and Hebei province, which surround Beijing, church sources told UCA News unregistered bishops have been put under house arrest and strict surveillance and are forbidden to contact their priests.
They also said that government officials in those areas said clergy without permits from the Catholic Patriotic Association, which functions as a liaison between the registered churches and the State Administration for Religious Affairs, are forbidden to celebrate Mass or administer any sacraments, including the anointing of the sick.
Some priests said they were warned not to leave their hometowns, while Catholic villagers said they were warned not to receive unregistered priests who usually stay at the laypeople's homes. Anyone violating the orders would be fined heavily, they added.
In Wuqiu village in Hebei, where Bishop Julius Jia Zhiguo of Zhengding resides, a small house was built in April in front of the cathedral for public security officers to guard the unregistered bishop around-the-clock, church sources told UCA News in early August. Previously, these officers had rented a residential house nearby to monitor the prelate.
Sources reported officers now take eight-hour shifts and enter the bishop's residence in the cathedral compound every two hours to check on 73-year-old Bishop Jia, who is on medication. Although laypeople living outside Wuqiu have been warned not to visit the cathedral, the prelate still insists on celebrating Mass there every day, the sources said.
They noted that, with the Aug. 15 feast of the Assumption of the Blessed Virgin Mary falling during the Olympics, unregistered Catholic communities are monitoring the security situation and will decide whether or not to gather to celebrate the feast.
In eastern China, unregistered priests in Anhui and Shandong provinces face similar restrictions, UCA News learned.
In northeastern China, Bishop Joseph Wei Jingyi of Qiqihar told UCA News Aug. 5 that government officials recently phoned him and asked if he would be traveling or holding any religious gatherings during the coming days.
"I know they don't want us to organize any activities during the Olympics," the 50-year-old prelate said. He said he told the officials he "won't go anywhere, but will support the Olympics at home, in front of the television." His diocese in Heilongjiang province has not held any special Masses for the Olympics, but Catholics will pray for the success of the event at Sunday Masses, he said.
He added that he learned some unregistered priests who serve Catholics in Beijing and its surrounding areas have returned home or decided to vacation in northeastern China, where the weather is cooler, to avoid problems and inconveniences. Laypeople will be safe as long as they pray at home and do not join religious gatherings, he added.
In Inner Mongolia, an underground priest told UCA News Aug. 2 that local priests have canceled catechism classes for young people and pilgrimages this summer to avoid trouble. Priests now spend their time visiting laypeople living in remote villages and playing sports to keep fit and deepen their fraternity, he said.
In southeastern China, church sources told UCA News that local officials have not imposed restrictions or given warnings to the unregistered communities in Fujian and Zhejiang provinces, but priests there are conscious of not organizing large-scale activities during the Olympics.
The government has forbidden unregistered bishops and priests to administer sacraments or do pastoral work since late July, and some bishops have been put under house arrest, church sources told the Asian church news agency UCA News.
In Beijing, a layman from an unregistered church community told UCA News in early August that most priests who had been working semiclandestinely in the capital have returned to their hometowns until the Olympics end.
While these priests are out of town, he said, they agreed to have their parishioners attend Masses led by registered priests in Beijing, since Bishop Joseph Li Shan of Beijing has papal approval.
The layman said that as the Olympics neared, the government started imposing strict controls on people from other provinces entering Beijing. Officials tightened security checks in residential areas as well as at subway stations and other public transportation centers.
The Olympics and the Paralympic Games are scheduled for Aug. 8-24 and Sept. 6-17, respectively.
The Chinese government requires the registration of bishops and church communities. Some Catholics view registration as a tool for control and prefer to exercise the faith in a semiclandestine manner. Pope Benedict XVI has urged the two Catholic communities to unite.
In Tianjin municipality and Hebei province, which surround Beijing, church sources told UCA News unregistered bishops have been put under house arrest and strict surveillance and are forbidden to contact their priests.
They also said that government officials in those areas said clergy without permits from the Catholic Patriotic Association, which functions as a liaison between the registered churches and the State Administration for Religious Affairs, are forbidden to celebrate Mass or administer any sacraments, including the anointing of the sick.
Some priests said they were warned not to leave their hometowns, while Catholic villagers said they were warned not to receive unregistered priests who usually stay at the laypeople's homes. Anyone violating the orders would be fined heavily, they added.
In Wuqiu village in Hebei, where Bishop Julius Jia Zhiguo of Zhengding resides, a small house was built in April in front of the cathedral for public security officers to guard the unregistered bishop around-the-clock, church sources told UCA News in early August. Previously, these officers had rented a residential house nearby to monitor the prelate.
Sources reported officers now take eight-hour shifts and enter the bishop's residence in the cathedral compound every two hours to check on 73-year-old Bishop Jia, who is on medication. Although laypeople living outside Wuqiu have been warned not to visit the cathedral, the prelate still insists on celebrating Mass there every day, the sources said.
They noted that, with the Aug. 15 feast of the Assumption of the Blessed Virgin Mary falling during the Olympics, unregistered Catholic communities are monitoring the security situation and will decide whether or not to gather to celebrate the feast.
In eastern China, unregistered priests in Anhui and Shandong provinces face similar restrictions, UCA News learned.
In northeastern China, Bishop Joseph Wei Jingyi of Qiqihar told UCA News Aug. 5 that government officials recently phoned him and asked if he would be traveling or holding any religious gatherings during the coming days.
"I know they don't want us to organize any activities during the Olympics," the 50-year-old prelate said. He said he told the officials he "won't go anywhere, but will support the Olympics at home, in front of the television." His diocese in Heilongjiang province has not held any special Masses for the Olympics, but Catholics will pray for the success of the event at Sunday Masses, he said.
He added that he learned some unregistered priests who serve Catholics in Beijing and its surrounding areas have returned home or decided to vacation in northeastern China, where the weather is cooler, to avoid problems and inconveniences. Laypeople will be safe as long as they pray at home and do not join religious gatherings, he added.
In Inner Mongolia, an underground priest told UCA News Aug. 2 that local priests have canceled catechism classes for young people and pilgrimages this summer to avoid trouble. Priests now spend their time visiting laypeople living in remote villages and playing sports to keep fit and deepen their fraternity, he said.
In southeastern China, church sources told UCA News that local officials have not imposed restrictions or given warnings to the unregistered communities in Fujian and Zhejiang provinces, but priests there are conscious of not organizing large-scale activities during the Olympics.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Lễ Thánh Bổn Mạng tại Giáo Đoàn Mt. Pritchard - Tổng Giáo Phận Sydney
Diệp Hải Dung
07:41 11/08/2008
SYDNEY - Chiều Chúa Nhật 10/8/2008 Giáo đoàn Mount Pritchard Sydney đã hân hoan long trọng mừng kính Lễ Bổn Mạng Thánh Tử Đạo Việt Nam Nguyễn Huy Mỹ tại nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt. Pritchard.
Xem hình ảnh đại lễ
Tất cả đông đủ Giáo Dân và các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Phong Trào, quý Quan Khách Úc-Việt tập trung tại khuôn viên nhà thờ và sau ba hồi chiêng trống truyền thống dân tộc Việt Nam, Cha Anthony Chính Xứ Mt Pritchard xông hương tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ và kiệu cung nghinh tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ trong khuôn viên nhà thờ. Cuộc rước kiệu rất long trọng và trang nghiêm, đặc biệt cuộc rước kiệu năm nay có cả Hội Đoàn người Ý tham dự. Sau khi tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ đã tiến vào nhà thờ và an vị trên cung thánh. Anh Vũ Nhuận thay mặt Giáo đoàn đọc tiểu sử về Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ, Ngài đã chịu mọi sự cực hình tra tấn dã man với 500 roi đòn rướm máu nhưng vẫn kiên cường chịu đựng để Vinh Danh Chúa và cuối cùng Ngài vui vẻ chấp nhận cái chết để nêu gương cho hậu thế và làm chứng nhân cho Thiên Chúa, trong khi đó trên màn ảnh Projector cũng chiếu bản tiểu sử của Thánh Mỹ bằng Anh Ngữ để cho quan khách Úc được biết đến vị Thánh anh hùng Việt Nam mà Giáo đoàn đã chọn làm Bổn Mạng và nhà thờ Giáo xứ Our Lady of Mt. Carmel Mount Pritchard đã hân hạnh được đón nhận tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ đặt để trong nhà thờ để mọi người tôn kính và cầu nguyện.
Sau khi chấm dứt phần tiểu sử, Cha Paul Văn Chi Tuyên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn và giới thiệu quý Cha gồm có Cha Chính xứ Anthony, Cha Thomas, Cha Luciano, Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Trần Quang Vinh từ VN, Thầy Ðặng Ðình Nên, quý Sơ Dòng Trinh Vương và quý Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney, sau đó quý Cha cùng đồng tế dâng Thánh lễ tạ ơn. Trong bài giảng, Cha Văn Chi đã nhắc về long kiên dũng của Thánh Nguyễn Huy Mỹ đã theo lời mời gọi của Chúa KiTô “Chúng con đừng sợ” để can trường sống chứng nhân và lòng bác ái.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Antony Chính xứ Mt. Pritchard lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn và Ngài cầu chúc cho Giáo đoàn luôn vững mạnh trong Giáo xứ. Kế tiếp ông Đỗ Ngọc Việt Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney đại diện Cộng Đồng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn và Huynh Đoàn Dòng Ba Đa Minh. Ông ngỏ lời khen ngợi Giáo đoàn tuy thành lập muộn màng nhưng đã phát triển lớn mạnh và tích cực đóng góp rất nhiều cho Cộng Đồng trong những thời gian qua. Sau cùng ông Nguyễn Thiên Thiện Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Mt. Pritchard lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Quan Khách Úc-Việt, quý ân nhân, và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo Đoàn và sau cùng ông cám ơn Ca Đoàn Ngôi Ba của Giáo Đoàn đã hát rất hay trong Thánh lễ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại cùng tham dự buổi tiệc nho nhỏ của Giáo đoàn và thường lãm văn nghệ bên hội trường của nhà thờ. Phần văn nghệ do Ca đoàn Mt. Pritchard phối hợp với Ban Nhạc Trẻ Cộng Đồng trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, đặc biệt Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cũng lên giúp vui phần văn nghệ rất đặc sắc và lồng trong phần văn nghệ có thêm phần xổ số may mắn lấy hên. Sau đó kết thúc và bế mạc vào lúc 3.30pm.
Xem hình ảnh đại lễ
Tất cả đông đủ Giáo Dân và các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Phong Trào, quý Quan Khách Úc-Việt tập trung tại khuôn viên nhà thờ và sau ba hồi chiêng trống truyền thống dân tộc Việt Nam, Cha Anthony Chính Xứ Mt Pritchard xông hương tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ và kiệu cung nghinh tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ trong khuôn viên nhà thờ. Cuộc rước kiệu rất long trọng và trang nghiêm, đặc biệt cuộc rước kiệu năm nay có cả Hội Đoàn người Ý tham dự. Sau khi tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ đã tiến vào nhà thờ và an vị trên cung thánh. Anh Vũ Nhuận thay mặt Giáo đoàn đọc tiểu sử về Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ, Ngài đã chịu mọi sự cực hình tra tấn dã man với 500 roi đòn rướm máu nhưng vẫn kiên cường chịu đựng để Vinh Danh Chúa và cuối cùng Ngài vui vẻ chấp nhận cái chết để nêu gương cho hậu thế và làm chứng nhân cho Thiên Chúa, trong khi đó trên màn ảnh Projector cũng chiếu bản tiểu sử của Thánh Mỹ bằng Anh Ngữ để cho quan khách Úc được biết đến vị Thánh anh hùng Việt Nam mà Giáo đoàn đã chọn làm Bổn Mạng và nhà thờ Giáo xứ Our Lady of Mt. Carmel Mount Pritchard đã hân hạnh được đón nhận tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ đặt để trong nhà thờ để mọi người tôn kính và cầu nguyện.
Sau khi chấm dứt phần tiểu sử, Cha Paul Văn Chi Tuyên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn và giới thiệu quý Cha gồm có Cha Chính xứ Anthony, Cha Thomas, Cha Luciano, Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Trần Quang Vinh từ VN, Thầy Ðặng Ðình Nên, quý Sơ Dòng Trinh Vương và quý Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney, sau đó quý Cha cùng đồng tế dâng Thánh lễ tạ ơn. Trong bài giảng, Cha Văn Chi đã nhắc về long kiên dũng của Thánh Nguyễn Huy Mỹ đã theo lời mời gọi của Chúa KiTô “Chúng con đừng sợ” để can trường sống chứng nhân và lòng bác ái.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Antony Chính xứ Mt. Pritchard lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn và Ngài cầu chúc cho Giáo đoàn luôn vững mạnh trong Giáo xứ. Kế tiếp ông Đỗ Ngọc Việt Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney đại diện Cộng Đồng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn và Huynh Đoàn Dòng Ba Đa Minh. Ông ngỏ lời khen ngợi Giáo đoàn tuy thành lập muộn màng nhưng đã phát triển lớn mạnh và tích cực đóng góp rất nhiều cho Cộng Đồng trong những thời gian qua. Sau cùng ông Nguyễn Thiên Thiện Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Mt. Pritchard lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Quan Khách Úc-Việt, quý ân nhân, và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo Đoàn và sau cùng ông cám ơn Ca Đoàn Ngôi Ba của Giáo Đoàn đã hát rất hay trong Thánh lễ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại cùng tham dự buổi tiệc nho nhỏ của Giáo đoàn và thường lãm văn nghệ bên hội trường của nhà thờ. Phần văn nghệ do Ca đoàn Mt. Pritchard phối hợp với Ban Nhạc Trẻ Cộng Đồng trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, đặc biệt Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cũng lên giúp vui phần văn nghệ rất đặc sắc và lồng trong phần văn nghệ có thêm phần xổ số may mắn lấy hên. Sau đó kết thúc và bế mạc vào lúc 3.30pm.
Hai tân linh mục «Cộng Đoàn Thiên Phúc» dâng lễ mở tay tại Giáo Xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
07:46 11/08/2008
PARIS - Hai tân linh mục Phaolô Dominicô Đoàn Đức Hạnh và Phrêrô Giuse Trần Tấn Nam, thụ phong linh mục ngày thứ bảy 09.08.2008 tại Lisieux, đã đến dâng lễ mở tay tại Giáo Xứ Việt Nam, sáng chủ nhật 10.08.2008. Cùng với sự tham dự đông đảo của các tín hữu Giáo Xứ Việt Nam Paris, còn có sự hiện diện của các ông bà cố vừa đến từ Việt Nam và của các linh mục, tu sĩ và giáo dân thuộc Cộng Đoàn Thiên Phúc (Communauté des Béatitudes) ở Pháp.
Cộng Đoàn Thiên Phúc là một cộng đoàn mới, phát sinh trong Giáo Hội sau Công Đồng Chung Vatican II. Được thành lập từ năm 1973, do sáng kiến của hai cặp gia đình ở vùng Drôme nước Pháp, Cộng đoàn Thiên Phúc, hiện nay có mặt trong 65 địa phận công giáo trên khắp năm châu, kết nạp các giáo hữu thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa: có gia đình, độc thân và tu sĩ, giáo sỹ. Tất cả cùng tham gia một chí hướng là chia sẻ đời sống huynh đệ, kết hiệp cuộc sồng chiêm niệm với những hoạt động tông đồ và truyền giáo.
Vào Việt Nam từ năm 1992, Cộng Đoàn Thiên Phúc hôm nay dâng Chúa hai tân linh mục việt nam đầu tiên.
Cha Phaolô Đominicô ĐOÀN ĐỨC HẠNH sinh ngày 04.06.1975 tại Long Xuyên trong một gia đình có 4 anh em, hai trai hai gái. Nhập Cộng Đoàn Thiên Phúc năm 1994, thày Hạnh đã được gởi tu học tại Học Viện Công Giáo Toulouse từ 1998. Thụ Phong linh mục ngày 09.08.2008 tại Lisieux, trước sự hiện diện đông đủ của cả hai ông bà cồ vừa đến từ Việt Nam, cha Hạnh sẽ làm tuyên úy cho một cộng đoàn Pháp và sẽ tiếp tục theo học thần học tại Angers.
Cha Phêrô Giuse TRẦN TẤN NAM sinh ngày 21.06.1971 tại Tây Ninh, con thứ ba trong một gia đình ba trai hai gái. Nhập Cộng Đoàn Thiên Phúc năm 1994, thầy NAM được gởi sang Pháp từ năm 1997 và tu học tại Đại Học Công Giáo Toulouse. Được thụ phong linh mục cùng ngày với cha Hạnh tại Lisieux, cha NAM đã vui mừng được bà cố đến từ Việt Nam chứng kiến lễ tận hiến của mình. (Ông cố đã mất vào năm 1987). Cha Nam sẽ trở về Việt Nam phục vụ trong Cộng Đoàn Thủ Đức.
Xin chia sẻ niềm vui với hai cha Phaolô và Phêrô và hai gia đình ĐOÀN, TRẦN, cũng như với tất cả năm tân chức linh mục và phó tế việt nam khác, đã lãnh chức vào mùa hè 2008 này tại Pháp.
Nguyện xin Chúa Thánh Linh là sức mạnh và nguồn suối Tình Yêu đổ đầy ơn lành trên hai cha, để hai cha luôn trung thành với ơn gọi của Chúa, nêu gương bác ái huynh đệ và làm tròn sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
Xin Ðức Mẹ Lavang và các Thánh Tử Ðạo Việt Nam bầu cử, để hai Cha luôn xứng đáng làm tông đồ Chúa chọn và, bất cứ nơi nào, hai cha cũng làm vẻ vang cho Giáo Hội Việt Nam, trong chí hướng « Cộng Đoàn Thiên Phúc ».
Paris, ngày 11 tháng 08 năm 2008
Cộng Đoàn Thiên Phúc là một cộng đoàn mới, phát sinh trong Giáo Hội sau Công Đồng Chung Vatican II. Được thành lập từ năm 1973, do sáng kiến của hai cặp gia đình ở vùng Drôme nước Pháp, Cộng đoàn Thiên Phúc, hiện nay có mặt trong 65 địa phận công giáo trên khắp năm châu, kết nạp các giáo hữu thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa: có gia đình, độc thân và tu sĩ, giáo sỹ. Tất cả cùng tham gia một chí hướng là chia sẻ đời sống huynh đệ, kết hiệp cuộc sồng chiêm niệm với những hoạt động tông đồ và truyền giáo.
Vào Việt Nam từ năm 1992, Cộng Đoàn Thiên Phúc hôm nay dâng Chúa hai tân linh mục việt nam đầu tiên.
Cha Phaolô Đominicô ĐOÀN ĐỨC HẠNH sinh ngày 04.06.1975 tại Long Xuyên trong một gia đình có 4 anh em, hai trai hai gái. Nhập Cộng Đoàn Thiên Phúc năm 1994, thày Hạnh đã được gởi tu học tại Học Viện Công Giáo Toulouse từ 1998. Thụ Phong linh mục ngày 09.08.2008 tại Lisieux, trước sự hiện diện đông đủ của cả hai ông bà cồ vừa đến từ Việt Nam, cha Hạnh sẽ làm tuyên úy cho một cộng đoàn Pháp và sẽ tiếp tục theo học thần học tại Angers.
Cha Phêrô Giuse TRẦN TẤN NAM sinh ngày 21.06.1971 tại Tây Ninh, con thứ ba trong một gia đình ba trai hai gái. Nhập Cộng Đoàn Thiên Phúc năm 1994, thầy NAM được gởi sang Pháp từ năm 1997 và tu học tại Đại Học Công Giáo Toulouse. Được thụ phong linh mục cùng ngày với cha Hạnh tại Lisieux, cha NAM đã vui mừng được bà cố đến từ Việt Nam chứng kiến lễ tận hiến của mình. (Ông cố đã mất vào năm 1987). Cha Nam sẽ trở về Việt Nam phục vụ trong Cộng Đoàn Thủ Đức.
Xin chia sẻ niềm vui với hai cha Phaolô và Phêrô và hai gia đình ĐOÀN, TRẦN, cũng như với tất cả năm tân chức linh mục và phó tế việt nam khác, đã lãnh chức vào mùa hè 2008 này tại Pháp.
Nguyện xin Chúa Thánh Linh là sức mạnh và nguồn suối Tình Yêu đổ đầy ơn lành trên hai cha, để hai cha luôn trung thành với ơn gọi của Chúa, nêu gương bác ái huynh đệ và làm tròn sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
Xin Ðức Mẹ Lavang và các Thánh Tử Ðạo Việt Nam bầu cử, để hai Cha luôn xứng đáng làm tông đồ Chúa chọn và, bất cứ nơi nào, hai cha cũng làm vẻ vang cho Giáo Hội Việt Nam, trong chí hướng « Cộng Đoàn Thiên Phúc ».
Paris, ngày 11 tháng 08 năm 2008
Thưa với Mẹ về tai nạn Sherman 8/8/08
Xuân Ly Băng
08:27 11/08/2008
Thưa với Mẹ về tai nạn Sherman 8/8/08
Thưa Mẹ,
Con chưa một lần đi Mỹ,
Chỉ biết đất nước ấy
qua bản đồ thế giới
qua ảnh hình báo chí và mạng lưới thông tin.
Nhưng, lạy Mẹ,
hôm nay một phần đất Mỹ
đã đánh động trái tim con.
Sherman, ngày thứ sáu…
Con cái Mẹ đã “ra đi” trong một tai nạn thảm khốc đến kinh hoàng
Họ đi đâu?
Họ tìm đến với Mẹ Missouri
Con biết nói gì với Chúa?
Con biết thưa gì cùng Mẹ?
Khi chiếc xe định mệnh đã nuốt chững đoàn con.
Thân xác nát tan, hết còn là thi thể
Bao nhiêu người chết?
Bao nhiêu kẻ trọng thương?
Dập gãy và máu me lênh láng
Họ là ai?
Là con cái Mẹ
Trong một hành trình lịch sử
Họ đang tìm về với Mẹ, Mẹ ơi!
Con hỏi Mẹ:
Mẹ ở đâu?
Trong phút giờ vô cùng đau đớn
Của đoàn con Mẹ, Mẹ ơi!
Tôi chợt nhớ bài thơ trước đây, tôi viết để thương nhớ ông Giuse Trần Thanh Phong,
đã ra đi trên đường về với Mẹ Tàpao, ngày 13 tháng 8 năm 2006,
ngày đặt viên đá đầu tiên cho Thánh Tượng Đức Mẹ Tàpao.
Tôi xin chép lại – sữa một vài từ - để tưởng niệm
đoàn con Mẹ đã ra đi hôm nay trong sự cố Sherman:
“Chúa thấy các con tốt lành quá
Mẹ thương các con vô cùng
Các con ơi! có biết
Đã đến giờ cánh chung
Thôi các con khỏi viếng Mẹ Missouri
Mẹ đang đến gặp các con đây
Qua chiếc xe định mệnh
Mẹ đem các con về với Mẹ giờ này”
Với những nạn nhân đang được điều trị trong các bệnh viện,con xin Mẹ ban Allocutio, vì họ là Legionarii của Mẹ:
“Các con ơi!”
Thường ngày các con suy ngẫm sự thương khó của Mẹ
Giờ đây Mẹ đến trao Thánh Giá thực tế cho các con.
Mẹ xin các con lấy ra những viên ngọc quý lấp lánh trong cây thánh giá dù súc sỉu và nặng nề…
Có những sự cố, không lý giải được bằng trí tuệ,
nhưng bằng trái tim, bằng máu hồng Thập Giá và ánh sáng Phục Sinh của Chúa. Hỡi các con của Mẹ!
Phan thiết,ngày 8 tháng 8 năm 2008
Thưa Mẹ,
Con chưa một lần đi Mỹ,
Chỉ biết đất nước ấy
qua bản đồ thế giới
qua ảnh hình báo chí và mạng lưới thông tin.
Nhưng, lạy Mẹ,
hôm nay một phần đất Mỹ
đã đánh động trái tim con.
Sherman, ngày thứ sáu…
Con cái Mẹ đã “ra đi” trong một tai nạn thảm khốc đến kinh hoàng
Họ đi đâu?
Họ tìm đến với Mẹ Missouri
Con biết nói gì với Chúa?
Con biết thưa gì cùng Mẹ?
Khi chiếc xe định mệnh đã nuốt chững đoàn con.
Thân xác nát tan, hết còn là thi thể
Bao nhiêu người chết?
Bao nhiêu kẻ trọng thương?
Dập gãy và máu me lênh láng
Họ là ai?
Là con cái Mẹ
Trong một hành trình lịch sử
Họ đang tìm về với Mẹ, Mẹ ơi!
Con hỏi Mẹ:
Mẹ ở đâu?
Trong phút giờ vô cùng đau đớn
Của đoàn con Mẹ, Mẹ ơi!
Tôi chợt nhớ bài thơ trước đây, tôi viết để thương nhớ ông Giuse Trần Thanh Phong,
đã ra đi trên đường về với Mẹ Tàpao, ngày 13 tháng 8 năm 2006,
ngày đặt viên đá đầu tiên cho Thánh Tượng Đức Mẹ Tàpao.
Tôi xin chép lại – sữa một vài từ - để tưởng niệm
đoàn con Mẹ đã ra đi hôm nay trong sự cố Sherman:
“Chúa thấy các con tốt lành quá
Mẹ thương các con vô cùng
Các con ơi! có biết
Đã đến giờ cánh chung
Thôi các con khỏi viếng Mẹ Missouri
Mẹ đang đến gặp các con đây
Qua chiếc xe định mệnh
Mẹ đem các con về với Mẹ giờ này”
Với những nạn nhân đang được điều trị trong các bệnh viện,con xin Mẹ ban Allocutio, vì họ là Legionarii của Mẹ:
“Các con ơi!”
Thường ngày các con suy ngẫm sự thương khó của Mẹ
Giờ đây Mẹ đến trao Thánh Giá thực tế cho các con.
Mẹ xin các con lấy ra những viên ngọc quý lấp lánh trong cây thánh giá dù súc sỉu và nặng nề…
Có những sự cố, không lý giải được bằng trí tuệ,
nhưng bằng trái tim, bằng máu hồng Thập Giá và ánh sáng Phục Sinh của Chúa. Hỡi các con của Mẹ!
Phan thiết,ngày 8 tháng 8 năm 2008
Thánh lễ kỉ niệm 60 năm thành lập Legio Mariae Việt Nam
Trần Ngọc Huấn
11:07 11/08/2008
HÀ NỘI - Chiều ngày hôm nay, 11 tháng 8 năm 2008, tại nhà thờ giáo xứ Hàm Long, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn nhân dịp mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Đạo Binh Đức Mẹ - Legio Marie Việt Nam. Cùng đồng tế với Đức Tổng có Cha Linh Giám, quý Cha đại diện Legio Marie Việt Nam tại 26 giáo phận trong cả nước. Tham dự thánh lễ này có khoảng trên 2000 hội viên của Legio, đặc biệt còn có sự tham dự của các nhóm Legio đến từ Campuchia, Lào mới được thành lập.
Xem hình ảnh thánh lễ kỉ niệm
Không khí tại nhà thờ Hàm Long hôm nay trở nên náo nức và tràn đầy niềm hân hoan. Cách đây đúng 60 năm, ngày 12 tháng 8 năm 1948, Legio Marie Việt nam đã được khai sinh với bốn hội viên đầu tiên. Đức hồng y Trịnh Như Khuê, khi đó đang là Cha chính xứ Hàm long đã trở thành thành viên đầu tiên người Việt nam của Đạo binh Đức Mẹ. Ngài đã dành nhiều sự quan tâm và dìu dắt để Legio mỗi ngày thêm phát triển và vững mạnh. Giáo xứ Hàm long từ lâu đã được coi như cái nôi khai sinh của Legio Marie, vì vậy, Thánh lễ kỷ niệm 60 năm thành lập hôm nay được cử hành tại nhà thờ này cũng mang nhiều ý nghĩa.
Linh đạo quan trọng nhất của Legio là “Đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria”. Thông qua các hoạt động tông đồ như thăm viếng người bệnh, người nghèo khổ, và nhất là các giờ cầu nguyện, Đạo binh Đức Mẹ tại Việt nam đã và đang trở thành một hội đi đầu trong phong trào giáo dân, đóng góp những thành quả to lớn cho công cuộc truyền giáo trên đất nước này. Đặc biệt, với ngày kỷ niệm 60 năm thành lập hôm nay, Legio Marie Việt nam cũng chào mừng các anh chị em hội viên đến từ hai nước láng giềng Lào và Campuchia, ở đó cũng đã hình thành những nhóm Legio dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của Legio Việt nam.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã mời gọi mọi người noi theo tấm gương của Đức Mẹ, sống xứng đáng là những Kitô hữu nhiệt thành để đem Chúa đến cho mọi người. Ngài cũng chia sẻ tấm gương truyền giáo của giáo hội tại Hàn quốc với con số giáo dân tăng lên không ngừng, nhờ công sức đóng góp rất quan trọng của Legio Marie. Đặc biệt, Đức Tổng Giuse cho biết, Ngài cũng đã trở thành thành viên của Legio Marie từ khi còn là chủng sinh ở Đại Chủng Viện Long Xuyên, vì thế, Ngài cũng luôn dõi theo và cầu nguyện, hiệp thông cùng với Legio.
Trong bối cảnh bức thiết của việc truyền giáo hiện nay, Legio Marie có một vị trí và vai trò khá quan trọng bởi đây là một hội đoàn giáo dân năng động và đầy tinh thần đoàn kết yêu thương. Sự hăng say cầu nguyện cùng với những việc bác ái, từ thiện, thăm viếng đã trở nên những khí cụ để Legio Marie có thể đem Chúa đến cho mọi người. Nhờ Mẹ Maria và cùng với Mẹ, các hội viên của Legio Marie sẽ trở nên những chứng nhân tình yêu cho Tin Mừng được loan báo tới muôn dân.
Xem hình ảnh thánh lễ kỉ niệm
Không khí tại nhà thờ Hàm Long hôm nay trở nên náo nức và tràn đầy niềm hân hoan. Cách đây đúng 60 năm, ngày 12 tháng 8 năm 1948, Legio Marie Việt nam đã được khai sinh với bốn hội viên đầu tiên. Đức hồng y Trịnh Như Khuê, khi đó đang là Cha chính xứ Hàm long đã trở thành thành viên đầu tiên người Việt nam của Đạo binh Đức Mẹ. Ngài đã dành nhiều sự quan tâm và dìu dắt để Legio mỗi ngày thêm phát triển và vững mạnh. Giáo xứ Hàm long từ lâu đã được coi như cái nôi khai sinh của Legio Marie, vì vậy, Thánh lễ kỷ niệm 60 năm thành lập hôm nay được cử hành tại nhà thờ này cũng mang nhiều ý nghĩa.
Linh đạo quan trọng nhất của Legio là “Đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria”. Thông qua các hoạt động tông đồ như thăm viếng người bệnh, người nghèo khổ, và nhất là các giờ cầu nguyện, Đạo binh Đức Mẹ tại Việt nam đã và đang trở thành một hội đi đầu trong phong trào giáo dân, đóng góp những thành quả to lớn cho công cuộc truyền giáo trên đất nước này. Đặc biệt, với ngày kỷ niệm 60 năm thành lập hôm nay, Legio Marie Việt nam cũng chào mừng các anh chị em hội viên đến từ hai nước láng giềng Lào và Campuchia, ở đó cũng đã hình thành những nhóm Legio dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của Legio Việt nam.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã mời gọi mọi người noi theo tấm gương của Đức Mẹ, sống xứng đáng là những Kitô hữu nhiệt thành để đem Chúa đến cho mọi người. Ngài cũng chia sẻ tấm gương truyền giáo của giáo hội tại Hàn quốc với con số giáo dân tăng lên không ngừng, nhờ công sức đóng góp rất quan trọng của Legio Marie. Đặc biệt, Đức Tổng Giuse cho biết, Ngài cũng đã trở thành thành viên của Legio Marie từ khi còn là chủng sinh ở Đại Chủng Viện Long Xuyên, vì thế, Ngài cũng luôn dõi theo và cầu nguyện, hiệp thông cùng với Legio.
Trong bối cảnh bức thiết của việc truyền giáo hiện nay, Legio Marie có một vị trí và vai trò khá quan trọng bởi đây là một hội đoàn giáo dân năng động và đầy tinh thần đoàn kết yêu thương. Sự hăng say cầu nguyện cùng với những việc bác ái, từ thiện, thăm viếng đã trở nên những khí cụ để Legio Marie có thể đem Chúa đến cho mọi người. Nhờ Mẹ Maria và cùng với Mẹ, các hội viên của Legio Marie sẽ trở nên những chứng nhân tình yêu cho Tin Mừng được loan báo tới muôn dân.
Đại Hội Thánh Mẫu La Vang 2008 chưa khai mạc, nhưng giáo dân đã tấp nập về thánh địa
Linh Đông
12:17 11/08/2008
LA VANG - Vì muốn biết và cảm nghiêm được tâm tình của khách hành hương và lòng kính mến Đức Mẹ La Vang như thế nào nên năm nay tôi quyết định đến La Vang thật sớm để quan sát công tác sửa soạn và việc sắp xếp ra sao. Do vậy tôi đã tới kinh đô Huế từ ngày 7/08 hầu có giờ viếng thăm cố đô Huế và nhân tiện thăm vài viện mồ côi và nhà hưu dưỡng như mấy đứa em của tôi đã nhờ trước khi tôi lên đường.
Thế rồi sang ngày Chúa Nhật tôi tới thánh địa La Vang, tới nơi thì được các Cha ở đó tiếp đón ân cần. Tại trung tâm đã thấy có nhiều đoàn hành hương đã tới nơi rồi.
Hình ảnh sống động tại La Vang trước Đại Hội
Còn mấy ngày nữa mới tới ngày khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu thế mà các đoàn xe từ xa đã từ các nơi đưa khách hành hương đổ về, từ Bắc, từ Nam, cả những vùng xa xôi hẻo lánh, con cái Mẹ cũng đang tấp nập về với Mẹ La Vang.
Phải đến đây mới thấy được không khí sôi động và phấn khởi, từng đoàn người mang chăn chiếu, màn gối, và nhiều thứ lỉnh kỉnh khác... Chỗ này đang dựng lều, chỗ kia đang quét dọn, chỗ khác đang ăn uống… và tại nhà nguyện cũng như trước tượng đài Đức Mẹ hầu như lúc nào cũng có người đang cầu nguyện sốt sắng và thành khẩn.
Ngay từ sáng sớm lúc 4:30 đã có thánh lễ cho dân chúng tham dự, ban chiều lúc 5 giờ lại có thánh lễ, đấy là chưa kể các đoàn hành hương lẻ tẻ có các vị linh mục cùng đi với giáo dân của mình khi đến đây cũng có những thánh lễ riêng cho đoàn của mình.
Những khi không có thánh lễ thì lại có các đoàn thể đọc kinh, hát xướng và cầu nguyện trong bầu khi nghiêm trang và thánh thiện.
Điều đáng nói them là hôm nay dù trời mưa cả ngày, nhưng lúc nào cũng có khách hành hương đang tấp nập về La Vang, dù thời tiết mưa gió và gian lao, nhưng khi được tới đây nét mặt ai cũng tỏ vẻ hân hoan và sung sướng vì sẽ được sống bên Mẹ mấy ngày.
Đi rảo qua các khu lều của các nhóm hành hương, tôi thấy một bà cụ đã có tuổi, tôi làm quen và biết bà tên là Hiền, tôi hỏi:
Thưa Bà, bà đến đâu lâu chưa?
- Tôi đến từ ngày mùng 4, cô ạ.
Sao bà đến sớm vậy?
- Phải đến sớm vậy, chứ nếu không thì không còn chỗ.
Vậy bà đến đây lần đầu à?
- Cô à, tôi đến đây nhiều lần rồi, nhưng còn muốn đến mãi.
Bà ở đâu tới vậy?
- Tôi ở xa lắm, mãi tận miền Bắc đến đây.
Trông Bà còn khoẻ mạnh lắm, năm nay Bà bao nhiêu tuổi rồi?
- Tôi 80 tuổi, cô ạ.
Có rất nhiều người đến với La Vang để cầu xin ơn của Mẹ, họ đến đề cầu nguyện, để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, và mong ước được sống những giây phút trầm lắng trong bầu khí linh thiêng và sốt sắng trong Mùa Đại Hội. Hành hương la Vang thì năm nào cũng có, nhưng Đại Hội La Vang thì 3 năm mới có một lần.
Thế rồi sang ngày Chúa Nhật tôi tới thánh địa La Vang, tới nơi thì được các Cha ở đó tiếp đón ân cần. Tại trung tâm đã thấy có nhiều đoàn hành hương đã tới nơi rồi.
Hình ảnh sống động tại La Vang trước Đại Hội
Còn mấy ngày nữa mới tới ngày khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu thế mà các đoàn xe từ xa đã từ các nơi đưa khách hành hương đổ về, từ Bắc, từ Nam, cả những vùng xa xôi hẻo lánh, con cái Mẹ cũng đang tấp nập về với Mẹ La Vang.
Phải đến đây mới thấy được không khí sôi động và phấn khởi, từng đoàn người mang chăn chiếu, màn gối, và nhiều thứ lỉnh kỉnh khác... Chỗ này đang dựng lều, chỗ kia đang quét dọn, chỗ khác đang ăn uống… và tại nhà nguyện cũng như trước tượng đài Đức Mẹ hầu như lúc nào cũng có người đang cầu nguyện sốt sắng và thành khẩn.
Ngay từ sáng sớm lúc 4:30 đã có thánh lễ cho dân chúng tham dự, ban chiều lúc 5 giờ lại có thánh lễ, đấy là chưa kể các đoàn hành hương lẻ tẻ có các vị linh mục cùng đi với giáo dân của mình khi đến đây cũng có những thánh lễ riêng cho đoàn của mình.
Những khi không có thánh lễ thì lại có các đoàn thể đọc kinh, hát xướng và cầu nguyện trong bầu khi nghiêm trang và thánh thiện.
Điều đáng nói them là hôm nay dù trời mưa cả ngày, nhưng lúc nào cũng có khách hành hương đang tấp nập về La Vang, dù thời tiết mưa gió và gian lao, nhưng khi được tới đây nét mặt ai cũng tỏ vẻ hân hoan và sung sướng vì sẽ được sống bên Mẹ mấy ngày.
Đi rảo qua các khu lều của các nhóm hành hương, tôi thấy một bà cụ đã có tuổi, tôi làm quen và biết bà tên là Hiền, tôi hỏi:
Thưa Bà, bà đến đâu lâu chưa?
- Tôi đến từ ngày mùng 4, cô ạ.
Sao bà đến sớm vậy?
- Phải đến sớm vậy, chứ nếu không thì không còn chỗ.
Vậy bà đến đây lần đầu à?
- Cô à, tôi đến đây nhiều lần rồi, nhưng còn muốn đến mãi.
Bà ở đâu tới vậy?
- Tôi ở xa lắm, mãi tận miền Bắc đến đây.
Trông Bà còn khoẻ mạnh lắm, năm nay Bà bao nhiêu tuổi rồi?
- Tôi 80 tuổi, cô ạ.
Có rất nhiều người đến với La Vang để cầu xin ơn của Mẹ, họ đến đề cầu nguyện, để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, và mong ước được sống những giây phút trầm lắng trong bầu khí linh thiêng và sốt sắng trong Mùa Đại Hội. Hành hương la Vang thì năm nào cũng có, nhưng Đại Hội La Vang thì 3 năm mới có một lần.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo xứ Tân Phú giáo phận Saigòn đòi chính quyền trao trả đất chiếm dụng bỏ hoang 5000m2 đất bỏ hoang
LM Lê Đình Quế
17:22 11/08/2008
Tài Liệu - Sưu Khảo
Dân số và sự sống con người: những hệ lụy
Fx. Trần Kim Ngọc, OP
11:26 11/08/2008
DÂN SỐ VÀ SỰ SỐNG CON NGƯỜI
Nội dung
Dẫn nhập
Con người ngày nay đang đối diện với nhiều vấn đề nan giải, một trong những vấn đề đó là dân số. Vấn đề tăng giảm dân số của thế giới đang đặt con người trước những lo lắng. Họ đang cố gắng tìm những biện pháp mạnh để hạn chế sinh sản ngõ hầu giúp nhân loại phát triển cũng như có đủ những nhu cầu cần thiết cho một cuộc sống sung túc hơn. Những thay đổi về cơ cấu dân số tự nhiện trong những thập niên vừa qua cho chúng ta thấy rõ những mặt yếu kém do những chính sách kế hoạch hóa gia đình không phù hợp với luân lý và trật tự tự nhiên. Điều này sẽ ảnh hưởng lên nhiều lãnh vực của cuộc sống con người. Rồi đây, con người sẽ khó lường hết những tác động xấu do những chính sách dân số không phù hợp đó gây ra. Thực tế cho chúng ta biết dân số không phải là nguyên nhân chính gây ra đói nghèo hay thiếu thốn lương thực cho nhân loại mà là những vấn đề khác.
Con người là một thụ tạo thượng đẳng được Thiên Chúa dựng nên vì chính mình. Tuy nhiên, do những quan niệm lệch lạc, cái hình ảnh Thiên Chúa đang bị tổn thương nghiêm trọng. Trong thời hiện đại, với những tiến bộ của khoa học, đời sống con người đã được cải thiện về nhiều mặt; nhưng bên cạnh đó, con người cũng phải chịu những tác hại do chính ý thức và lòng ích kỷ của con người gây nên. Con người đang cố gắng đi tìm những phương thức thay đổi cuộc sống, nhưng lắm lúc con người lại sử dụng những phương thức đó để chống lại sự sống và phẩm giá của mình. Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt phân tích đề tài “Dân số và sự sống con người” qua các mục: Dân số và những hệ lụy (1), sự sống con người (2), những nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống con người (3), và Giáo Hội Công Giáo với vấn đề dân số và sự sống của con người (4). Các mục này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng về dân số và những nguy cơ của việc áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình không phù hợp làm ảnh hưởng lên nhân vị sự sống; đồng thời, chúng ta cũng nắm bắt được một số quan điểm của Giáo hội về vấn đề dân số và phẩm giá của sự sống nơi con người.
1. Dân số và những hệ lụy
1.1. Dân số tăng
Dân số thế giới đã và đang không ngừng gia tăng. Việc gia tăng dân số đặt ra cho các tổ chức, các nhà hữu trách và các quốc gia nhiều vấn đề xã hội nan giải, không dễ gì giải quyết một cách nhanh chóng và ổn thỏa trong một sớm một chiều. Người ta cho rằng yếu tố dân số ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh và tồn vong của một nền kinh tế. Điều này thì ai ai cũng có thể nhận ra. Dân số gia tăng đã từng là nỗi ám ảnh của rất nhiều quốc gia trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Từ thập niên năm mươi cho đến thập niên chín mươi của thế kỷ XX, người ta lo tìm mọi cách để hạn chế sinh sản, hầu giúp con người thoát khỏi cái cảnh nghèo nàn và lạc hậu. Tỷ suất sinh sản của một đất nước có ảnh hưởng đến mức sống của người dân nước đó. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc thì với đà tăng như hiện nay thì đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt tới 9,1 tỷ người, tăng lên 40% so với số dân hiện tại là 6,5 tỷ người. Dân số tại các nước đang phát triển sẽ tiếp tục bùng nổ, còn tại các nước đã phát triển sẽ giữ mức 1,2 tỷ người.[2] Với tốc độ gia tăng như hiện nay thì đến năm 2030, Ấn Độ sẽ vượt lên trên Trung Quốc để trở thành nước có số dân đông nhất thế giới. Trong vòng năm mươi năm qua, thế giới đã nỗ lực để kìm hãm sự gia tăng dân số, nhưng dân số vẫn không ngừng tăng lên.[3] Việc gia tăng dân số sẽ kéo theo một số hậu quả có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người.
1.1.1. Tình trạng đói nghèo
Một thực tế mà ai cũng thấy được là nước nào có tỷ lệ tăng dân số nhanh thì nước đó không tránh khỏi cái đói nghèo. Cái đói nghèo hình như là tỷ lệ thuận với việc tăng dân số, nước nào càng nghèo thì dân số tăng càng nhanh và mạnh; và nước nào càng có tỷ lệ tăng dân số cao thì lại càng thêm đói nghèo. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2050, dân số của năm mươi nước nghèo nhất thế giới sẽ tăng lên gấp đôi, trong đó Afganistan, Chad và Đông Timor sẽ tăng lên gấp ba.[4] Cho đến đầu thế kỷ XXI, Châu Phi vẫn là châu lục có tỷ lệ tăng dân số cao nhất và cũng là nơi đói nghèo nhất, tuổi thọ của người dân giảm xuống rất nhanh từ 62 tuổi vào năm 1995 xuống thấp còn 48 tuổi trong giai đoạn 2000-2005;[5] là châu lục có số người bị nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới với đà lây lan rất nhanh.[6]
Theo báo cáo của FAO, tình trạng nghèo đói trên thế giới đang có khuynh hướng gia tăng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 842 triệu người bị đói, trong đó chủ yếu là tại các nước đang phát triển và nhất là ở Trung và Tây Phi.[7] Cũng theo tổ chức này, tình trạng thiếu lương thực sẽ ngày càng trầm trọng hơn. [8]
1.1.2. Tình trạng bất công
Cái đói nghèo thường kéo theo nhiều vấn đề xã hội khác, nhất là vấn đề bất công. Đúng là “bần cùng” thường “sinh đạo tặc”. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì chúng ta thấy được rất rõ rằng nơi nào đói nghèo thì nơi đó thường có nhiều bất công, nước nào càng nghèo thì nước đó càng có nhiều tham nhũng, bạo lực và trộm cướp.[9] Những nước nghèo thì chính quyền không đáp ứng những nhu cầu bức thiết và công cộng của người dân. Các quyền căn bản của con người khó được đảm bảo: học hành, đi lại, tiền công, y tế… do đó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bất ổn trong xã hội.
1.1.3. Mù chữ
Hậu quả của đói nghèo thường là nạn mù chữ. Đã nghèo thì lấy tiền đâu ra mà học hành. Và không biết chữ thì khó mà thoát khỏi cái cảnh đói nghèo. Do đó, cái nghèo với nạn mù chữ sẽ làm cho đời sống con người ngày càng bi thảm, không có lối thoát. Mặc dù trong những năm gần đây, người ta đã cố gắng hết sức để phổ cập giáo dục, nhưng con số người mù chữ đang ở mức rất cao với 600 triệu phụ nữ và 320 triệu đàn ông. [10] Những người không biết chữ nghĩa và nghèo đói thường là những người thiệt thòi nhất, họ không được tiếp xúc với những thành quả của khoa học kỹ thuật, không được hưởng dùng những tiện nghi của thời đại, không được tiếp xúc với tri thức và văn minh của nhân loại; từ đó, họ bị gạt ra bên lề xã hội.
1.2. Dân số giảm
Châu Á và Châu Phi có tỷ lệ tăng dân số nhanh, thì ngược lại dân số các nước Châu Âu lại giảm xuống đáng báo động. Cái điều mà các nước Tây Âu lo lắng không phải là sự gia tăng dân số, sự nghèo đói và nạn mù chữ, nhưng là vấn đề giảm dân số. Việc tăng dân số là nguyên nhân của nhiều vấn đề, ngược lại, việc giảm dân số cũng là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội khác. Với cái đà giảm dân số như hiện nay tại các nước Châu Âu, thì không biết 20, 30 năm nữa lục địa này sẽ như thế nào. Đây đang là bài toán nan giải đối với các nước Châu Âu và các nước phát triển khác.
Việc dân số giảm chắc chắn có liên quan đến tình trạng lão hóa, lao động và các vấn đề an sinh khác: "Những thay đổi về mức tăng trưởng dân số đã đặt ra nhiều câu hỏi trong giới các chuyên gia. Ví dụ, làm cách nào các nước công nghiệp hóa có thể đáp ứng nhu cầu của các thành phần dân số đang già nua tại các nước này, đặc biệt trong điều kiện số người trong độ tuổi làm việc lại giảm bớt?”[11] Ở đời, thường vẫn có những nghịch lý mà chúng ta khó lý giải được.
“Điều ngạc nhiên là các nước ít phát triển hơn cũng đi theo xu hướng này. Với tỷ lệ sinh là 1,3 đứa trẻ mỗi phụ nữ, Nhật Bản sẽ mất 1/4 trong số 127 triệu dân trong 4 thập kỷ tới. Và khi tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đã giảm từ 5,8 năm 1970 xuống còn 1,8 hiện nay, một thế hệ dân số Trung Quốc sẽ già đi. Dự kiến đến năm 2015, dân số Trung Quốc sẽ già hơn nước Mỹ (tính từ tuổi 44). Vào năm 2019 hoặc sau đó, dân số Trung Quốc sẽ lên đến đỉnh là 1,5 tỷ và sau đó sẽ giảm mạnh. Đến giữa thế kỷ này, Trung Quốc có thể mất 20-30% dân số mỗi thế hệ.”[12]
Điều đáng nói là càng nghèo thì người ta đẻ càng nhiều, nhưng ngược lại, càng giàu thì người ta lại ngại sinh đẻ và có đẻ nữa thì cũng rất ít.[13]
1.2.1. Tuổi già
Trong vài thập niên gần đây, ở các nước Châu Âu, người ta chỉ thấy có nhiều người tuổi cao bóng cả và nhiều người về hưu. Những người già này về hưu thì trách nhiệm xã hội cũng không phải là nhỏ: phải lo nơi ăn chốn ở, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác cho họ. Và có lẽ cái đáng sợ nhất đối với thế hệ tuổi già ở các nước Châu Âu là thiếu những người trẻ nối nghiệp, thiếu con cháu chăm sóc.[14] Từ chỗ đó, rất nhiều người già cảm thấy cô đơn khủng khiếp. Cái cô đơn đó đã làm cho đất nước già nua và trì trệ. Chán nản, có người tìm đến với rượu bia hay quậy phá, thậm chí đi lang thang ngoài đường ngoài phố. Hậu quả là mấy mùa hè gần đây, như ở Pháp có rất nhiều người già chết cô đơn trong cảnh bị bỏ quên ngoài đường phố. Tình trạng lão hóa dân số không chỉ xảy ra ở Châu Âu, rồi đây, Châu Á cũng sẽ phải đối diện với thực tế mà Châu Âu đang phải đối phó.[16]
Theo tiến sĩ Lucy Boyd, Viện Nghiên cứu Ung thư của Anh, việc dân số ngày càng già nua sẽ làm nảy sinh ra nhiều căn bệnh như ung thư phổi, vú, dạ dày, gan, ruột, tiền liệt tuyến, cổ tử cung và thực quản. Trong vòng 30 năm gần đây tỷ lệ người mắc ung thư vú và phổi đã tăng gấp đôi. Sự thay đổi dân số thế giới là nguyên nhân chính khiến nhiều người mắc những căn bệnh vừa nêu.[17]
1.2.2. Thiếu lao động
Ở những đất nước có tỷ lệ sinh đẻ thấp thì người già ngày càng nhiều, trong khi đó người trẻ lại thiếu vắng. Khi những người làm về hưu mà không có người trẻ để nối nghiệp thì công ty xí nghiệp dần dần phải đóng cửa vì thiếu nhân công, hoặc là phải thuê lao động đắt tiền. Các nước Châu Âu và các nước công nghiệp phát triển đang đối diện với một thực tế mà họ không muốn, đó là nạn thiếu nhân công lao động.[18] Việc thiếu lao động trong nước đang làm cho đất nước chậm phát. Hầu như không có quốc gia nào hài lòng về một nền kinh tế chậm phát triển. Vì thế, các nước Châu Âu phải nhập khẩu lao động từ nước ngoài để duy trì phát triển kinh tế ít ra là ở mức ổn định.[19] Để giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến việc giảm dân số, các nước Châu Âu đã ý thức được việc phải khẩn trương thực hiện chính sách dân số cho phù hợp.[20]
“Nền dân chủ xã hội sẽ không bền vững được nếu không có những người lao động là nguồn kinh phí cho nó. Lý do sâu xa của cái nhìn bi quan về Âu Châu là ở đây. Sinh suất giảm sút có nghĩa là tỉ suất người lao động trên người hưu trí (người trên 60 tuổi) sẽ còn tệ hơn con số 5:1 hiện nay để tụt xuống dưới 2:1 vào năm 2050. Nói như Mark Leonard của Open Society Initiative for Europe: ‘Viễn tượng kinh sợ nhất là một nền kinh tế Châu Âu ngày càng rỗng tuếch với một con số khổng lồ người hưu trí sống bám vào một lực lượng lao động ngày càng ít đi’.”[21]
Lực lượng lao động trên thế giới được phân bổ không đồng đều: nơi thì thừa nơi lại thiếu. Các nước Á Phi thì thừa, trong khi đó, các nước phát triển như Mỹ và Tây Âu lại phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, lao động già nua.[22]
Khi lực lượng lao động thiếu thì người ta buộc phải tăng tuổi nghỉ hưu lên, đó là điều đối nghịch với sự tiến bộ của thời đại. Trả lời phỏng vấn, giáo sư Gary Becker, người đã từng được giải Nobel, nói: “Một điều không thể chối cãi là sự giảm sút về dân số là một gánh nặng đối với hệ thống xã hội. Vì thế người ta buộc phải tăng tuổi nghỉ hưu. Nhật bản đã thực hiện điều đó, ở Nhật tuổi nghỉ hưu bình quân ở đàn ông là 68.”[23]
1.2.3. Nguy cơ tuyệt chủng
Mối bận tâm lớn nhất đối với người dân Châu Âu là vấn đề dân số. Người ta đang lo sợ rằng những người da trắng có nguy cơ sẽ trở thành thiểu số tại lục địa này khi ngày càng có nhiều người da màu, nhất là từ Châu Phi nhập cư vào vùng đất khan khiếm lực lượng lao động. Những người nhập cư là cơ hội cho các nước Tây Âu giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, nhưng lại làm cho người da trắng lo sợ. Số người da trắng đang dần dần già nua, ít sinh con và thậm chí không muốn sinh con nữa thì nguy cơ giống nòi da trắng sẽ trở thành là nhóm thiểu số tại lục địa này. Giáo sư Gary Becker đã phát biểu khi trả lời phỏng vấn rằng: “Nếu tỷ lệ sinh đẻ giữ nguyên như hiện nay thì một dân tộc như dân tộc Italia sau năm đến sáu thế hệ sẽ bị tiêu biến.”[24] Nỗi lo tuyệt chủng đang thôi thúc các chính phủ tại các nước giàu có này khuyến khích dân chúng sinh con, ai sinh nhiều con sẽ được chính phủ đài thọ mọi mặt. Dù chính phủ khuyến khích và dành nhiều ưu đãi cho những người sinh con và có nhiều con nhưng người ta vẫn không muốn có con. Trong khi đó, ở các nước Châu Âu, người dân có dòng máu từ Á và Phi đang sinh con ngày càng nhiều. Những năm gần đây, tại Pháp và một số nước Tây Âu đang có khuynh hướng trục xuất người nhập cư, một mặt là sợ người da màu rồi đây sẽ đứng lên thống trị người da trắng; mặt khác là sợ những người da màu rồi đây sẽ trở nên đông đúc và nắm trong tay mọi nguồn lực kinh tế.[25]
(còn tiếp...)
Chú thích:
[1] Kinh Luân, Năm 2050: Dân số thế giới sẽ tăng 40%, truy cập ngày 22/11/2007; http://quanlymt.blogspot.com/2005/03/nm-2050-dn-s-th-gii-s-tng-40.html.
[2] Ibidem.
[3] Ibidem.
[4] Ibidem.
[5] Ibidem.
[6] Ngày dân số thế giới, truy cập ngày 20/11/2007; http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-07/2006-07-11-voa33.cfm.
[7] H. Diệu, FAO: Nạn nghèo đói vẫn đang trầm trọng, truy cập ngày 22/11/2007; http://vietnamnet.vn/kinhte/thegioi/2003/11/38453/.
[8] Ibidem.
[9] Xc. Ngân hàng Thế giới, Bước vào Thế kỷ 21, Báo cáo về tình hình phát triển 1999/2000 (Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 1999); xin coi thêm: Liên Châu, Dân số thế giới đã lên đến 6,5 tỷ người, truy cập ngày 23/11/2007; http://thanhnien.com.vn.
[10] Liên Châu, Dân số thế giới đã lên đến 6,5 tỷ người, truy cập ngày 23/11/2007; http://thanhnien.com.vn.
[11] Các vấn đề liên quan đến người nhập cư và dân số gia tăng, truy cập ngày 14/11/2007; http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-04/2006-04-21-voa27.cfm.
[12] La Giang, Sinh con ở Châu Âu, những ưu đãi, truy cập ngày 21/11/2007; http://nhipsong.timnhanh.com/tinh_yeu/gia_dinh/20071010/35A59188/.
[13] Ibidem.
[14] Các vấn đề liên quan đến người nhập cư và dân số gia tăng, truy cập ngày 14/11/2007; http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-04/2006-04-21-voa27.cfm.
[15] Ibidem.
[16] T. Huyền, Châu Á với quả bom nổ chậm – Tuổi già, truy cập ngày 12/11/2207; http://mobi.vietbao.vn/The-gioi/Chau-A-voi-qua-bom-no-cham-tuoi-gia/10804394/168/
[17] Mỹ Linh, Dân số già, bệnh ung thư gia tăng, truy cập ngày 18/11/2007; http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/04/3B9DDB8D/.
[18] Các vấn đề liên quan đến người nhập cư và dân số gia tăng, truy cập ngày 14/11/2007; http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-04/2006-04-21-voa27.cfm.
[19] Global Issues, 5/2004, Tình trạng di cư gia tăng – một xu hướng tất yếu trong tiến trình toàn cầu hóa, truy cập ngày 24/11/2007; http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004-04-22.2018/2004/2004_00038/MItem.2004-10-06.2002/MArticle.2004-10-06.2010/marticle_view.
[20] Nguyễn Thu Phương, Công việc và trách nhiệm trong chính sách gia đình ở Châu Âu, truy cập ngày 02/11/2007; http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=6&news_ID=51134382.
[21] Andrew Moravcsik, Châu Âu tuổi 50: Chúc mừng sinh nhật, truy cập ngày 20/11/2007; http://www.diendan.org/the-gioi/sinh-nhat-chau-au/.
[22] Nhật Vy, Hình dung về việc làm trong tương lai, truy cập ngày 16/11/2007; http://vietnamnet.vn/kinhte/vieclam/2006/01/537466/.
[23] Lợi thế dân số, truy cập ngày 11/11/2007; http://www.tiasang.com.vn/news?id=1709.
[24] Ibidem.
[25] Các vấn đề liên quan đến người nhập cư và dân số gia tăng, truy cập ngày 14/11/2007; http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-04/2006-04-21-voa27.cfm.
Nội dung
- Dẫn nhập
- 1. Dân số và những hệ lụy
- 1.1. Dân số tăng
- 1.2. Dân số giảm
- 1.3. Chính sách dân số
- 1.4. Những nguy cơ của chính sách dân số khắc nghiệt
- 2. Sự sống con người
- 2.1. Thiên Chúa là chủ sự sống
- 2.2. Con người là cộng tác viên của sự sống
- 2.3. Quà tặng sự sống
- 2.4. Khởi đầu sự sống
- 3. Những nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống
- 3.1. Cơ chế
- 3.2. Ý thức
- 3.3. Khoa học kỹ thuật
- 4. Giáo Hội với vấn đề dân số và sự sống con người
- 4.1. Cổ võ phát triển
- 4.2. Kêu gọi xây dựng nền văn minh tình thương
- 4.3. Bênh vực sự sống
- 4.4. Lên án những bất công
- Kết luận
- Thư mục
Dẫn nhập
Con người ngày nay đang đối diện với nhiều vấn đề nan giải, một trong những vấn đề đó là dân số. Vấn đề tăng giảm dân số của thế giới đang đặt con người trước những lo lắng. Họ đang cố gắng tìm những biện pháp mạnh để hạn chế sinh sản ngõ hầu giúp nhân loại phát triển cũng như có đủ những nhu cầu cần thiết cho một cuộc sống sung túc hơn. Những thay đổi về cơ cấu dân số tự nhiện trong những thập niên vừa qua cho chúng ta thấy rõ những mặt yếu kém do những chính sách kế hoạch hóa gia đình không phù hợp với luân lý và trật tự tự nhiên. Điều này sẽ ảnh hưởng lên nhiều lãnh vực của cuộc sống con người. Rồi đây, con người sẽ khó lường hết những tác động xấu do những chính sách dân số không phù hợp đó gây ra. Thực tế cho chúng ta biết dân số không phải là nguyên nhân chính gây ra đói nghèo hay thiếu thốn lương thực cho nhân loại mà là những vấn đề khác.
Con người là một thụ tạo thượng đẳng được Thiên Chúa dựng nên vì chính mình. Tuy nhiên, do những quan niệm lệch lạc, cái hình ảnh Thiên Chúa đang bị tổn thương nghiêm trọng. Trong thời hiện đại, với những tiến bộ của khoa học, đời sống con người đã được cải thiện về nhiều mặt; nhưng bên cạnh đó, con người cũng phải chịu những tác hại do chính ý thức và lòng ích kỷ của con người gây nên. Con người đang cố gắng đi tìm những phương thức thay đổi cuộc sống, nhưng lắm lúc con người lại sử dụng những phương thức đó để chống lại sự sống và phẩm giá của mình. Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt phân tích đề tài “Dân số và sự sống con người” qua các mục: Dân số và những hệ lụy (1), sự sống con người (2), những nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống con người (3), và Giáo Hội Công Giáo với vấn đề dân số và sự sống của con người (4). Các mục này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng về dân số và những nguy cơ của việc áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình không phù hợp làm ảnh hưởng lên nhân vị sự sống; đồng thời, chúng ta cũng nắm bắt được một số quan điểm của Giáo hội về vấn đề dân số và phẩm giá của sự sống nơi con người.
1. Dân số và những hệ lụy
1.1. Dân số tăng
Dân số thế giới đã và đang không ngừng gia tăng. Việc gia tăng dân số đặt ra cho các tổ chức, các nhà hữu trách và các quốc gia nhiều vấn đề xã hội nan giải, không dễ gì giải quyết một cách nhanh chóng và ổn thỏa trong một sớm một chiều. Người ta cho rằng yếu tố dân số ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh và tồn vong của một nền kinh tế. Điều này thì ai ai cũng có thể nhận ra. Dân số gia tăng đã từng là nỗi ám ảnh của rất nhiều quốc gia trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Từ thập niên năm mươi cho đến thập niên chín mươi của thế kỷ XX, người ta lo tìm mọi cách để hạn chế sinh sản, hầu giúp con người thoát khỏi cái cảnh nghèo nàn và lạc hậu. Tỷ suất sinh sản của một đất nước có ảnh hưởng đến mức sống của người dân nước đó. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc thì với đà tăng như hiện nay thì đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt tới 9,1 tỷ người, tăng lên 40% so với số dân hiện tại là 6,5 tỷ người. Dân số tại các nước đang phát triển sẽ tiếp tục bùng nổ, còn tại các nước đã phát triển sẽ giữ mức 1,2 tỷ người.[2] Với tốc độ gia tăng như hiện nay thì đến năm 2030, Ấn Độ sẽ vượt lên trên Trung Quốc để trở thành nước có số dân đông nhất thế giới. Trong vòng năm mươi năm qua, thế giới đã nỗ lực để kìm hãm sự gia tăng dân số, nhưng dân số vẫn không ngừng tăng lên.[3] Việc gia tăng dân số sẽ kéo theo một số hậu quả có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người.
1.1.1. Tình trạng đói nghèo
Một thực tế mà ai cũng thấy được là nước nào có tỷ lệ tăng dân số nhanh thì nước đó không tránh khỏi cái đói nghèo. Cái đói nghèo hình như là tỷ lệ thuận với việc tăng dân số, nước nào càng nghèo thì dân số tăng càng nhanh và mạnh; và nước nào càng có tỷ lệ tăng dân số cao thì lại càng thêm đói nghèo. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2050, dân số của năm mươi nước nghèo nhất thế giới sẽ tăng lên gấp đôi, trong đó Afganistan, Chad và Đông Timor sẽ tăng lên gấp ba.[4] Cho đến đầu thế kỷ XXI, Châu Phi vẫn là châu lục có tỷ lệ tăng dân số cao nhất và cũng là nơi đói nghèo nhất, tuổi thọ của người dân giảm xuống rất nhanh từ 62 tuổi vào năm 1995 xuống thấp còn 48 tuổi trong giai đoạn 2000-2005;[5] là châu lục có số người bị nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới với đà lây lan rất nhanh.[6]
Theo báo cáo của FAO, tình trạng nghèo đói trên thế giới đang có khuynh hướng gia tăng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 842 triệu người bị đói, trong đó chủ yếu là tại các nước đang phát triển và nhất là ở Trung và Tây Phi.[7] Cũng theo tổ chức này, tình trạng thiếu lương thực sẽ ngày càng trầm trọng hơn. [8]
1.1.2. Tình trạng bất công
Cái đói nghèo thường kéo theo nhiều vấn đề xã hội khác, nhất là vấn đề bất công. Đúng là “bần cùng” thường “sinh đạo tặc”. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì chúng ta thấy được rất rõ rằng nơi nào đói nghèo thì nơi đó thường có nhiều bất công, nước nào càng nghèo thì nước đó càng có nhiều tham nhũng, bạo lực và trộm cướp.[9] Những nước nghèo thì chính quyền không đáp ứng những nhu cầu bức thiết và công cộng của người dân. Các quyền căn bản của con người khó được đảm bảo: học hành, đi lại, tiền công, y tế… do đó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bất ổn trong xã hội.
1.1.3. Mù chữ
Hậu quả của đói nghèo thường là nạn mù chữ. Đã nghèo thì lấy tiền đâu ra mà học hành. Và không biết chữ thì khó mà thoát khỏi cái cảnh đói nghèo. Do đó, cái nghèo với nạn mù chữ sẽ làm cho đời sống con người ngày càng bi thảm, không có lối thoát. Mặc dù trong những năm gần đây, người ta đã cố gắng hết sức để phổ cập giáo dục, nhưng con số người mù chữ đang ở mức rất cao với 600 triệu phụ nữ và 320 triệu đàn ông. [10] Những người không biết chữ nghĩa và nghèo đói thường là những người thiệt thòi nhất, họ không được tiếp xúc với những thành quả của khoa học kỹ thuật, không được hưởng dùng những tiện nghi của thời đại, không được tiếp xúc với tri thức và văn minh của nhân loại; từ đó, họ bị gạt ra bên lề xã hội.
1.2. Dân số giảm
Châu Á và Châu Phi có tỷ lệ tăng dân số nhanh, thì ngược lại dân số các nước Châu Âu lại giảm xuống đáng báo động. Cái điều mà các nước Tây Âu lo lắng không phải là sự gia tăng dân số, sự nghèo đói và nạn mù chữ, nhưng là vấn đề giảm dân số. Việc tăng dân số là nguyên nhân của nhiều vấn đề, ngược lại, việc giảm dân số cũng là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội khác. Với cái đà giảm dân số như hiện nay tại các nước Châu Âu, thì không biết 20, 30 năm nữa lục địa này sẽ như thế nào. Đây đang là bài toán nan giải đối với các nước Châu Âu và các nước phát triển khác.
Việc dân số giảm chắc chắn có liên quan đến tình trạng lão hóa, lao động và các vấn đề an sinh khác: "Những thay đổi về mức tăng trưởng dân số đã đặt ra nhiều câu hỏi trong giới các chuyên gia. Ví dụ, làm cách nào các nước công nghiệp hóa có thể đáp ứng nhu cầu của các thành phần dân số đang già nua tại các nước này, đặc biệt trong điều kiện số người trong độ tuổi làm việc lại giảm bớt?”[11] Ở đời, thường vẫn có những nghịch lý mà chúng ta khó lý giải được.
“Điều ngạc nhiên là các nước ít phát triển hơn cũng đi theo xu hướng này. Với tỷ lệ sinh là 1,3 đứa trẻ mỗi phụ nữ, Nhật Bản sẽ mất 1/4 trong số 127 triệu dân trong 4 thập kỷ tới. Và khi tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đã giảm từ 5,8 năm 1970 xuống còn 1,8 hiện nay, một thế hệ dân số Trung Quốc sẽ già đi. Dự kiến đến năm 2015, dân số Trung Quốc sẽ già hơn nước Mỹ (tính từ tuổi 44). Vào năm 2019 hoặc sau đó, dân số Trung Quốc sẽ lên đến đỉnh là 1,5 tỷ và sau đó sẽ giảm mạnh. Đến giữa thế kỷ này, Trung Quốc có thể mất 20-30% dân số mỗi thế hệ.”[12]
Điều đáng nói là càng nghèo thì người ta đẻ càng nhiều, nhưng ngược lại, càng giàu thì người ta lại ngại sinh đẻ và có đẻ nữa thì cũng rất ít.[13]
1.2.1. Tuổi già
Trong vài thập niên gần đây, ở các nước Châu Âu, người ta chỉ thấy có nhiều người tuổi cao bóng cả và nhiều người về hưu. Những người già này về hưu thì trách nhiệm xã hội cũng không phải là nhỏ: phải lo nơi ăn chốn ở, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác cho họ. Và có lẽ cái đáng sợ nhất đối với thế hệ tuổi già ở các nước Châu Âu là thiếu những người trẻ nối nghiệp, thiếu con cháu chăm sóc.[14] Từ chỗ đó, rất nhiều người già cảm thấy cô đơn khủng khiếp. Cái cô đơn đó đã làm cho đất nước già nua và trì trệ. Chán nản, có người tìm đến với rượu bia hay quậy phá, thậm chí đi lang thang ngoài đường ngoài phố. Hậu quả là mấy mùa hè gần đây, như ở Pháp có rất nhiều người già chết cô đơn trong cảnh bị bỏ quên ngoài đường phố. Tình trạng lão hóa dân số không chỉ xảy ra ở Châu Âu, rồi đây, Châu Á cũng sẽ phải đối diện với thực tế mà Châu Âu đang phải đối phó.[16]
Theo tiến sĩ Lucy Boyd, Viện Nghiên cứu Ung thư của Anh, việc dân số ngày càng già nua sẽ làm nảy sinh ra nhiều căn bệnh như ung thư phổi, vú, dạ dày, gan, ruột, tiền liệt tuyến, cổ tử cung và thực quản. Trong vòng 30 năm gần đây tỷ lệ người mắc ung thư vú và phổi đã tăng gấp đôi. Sự thay đổi dân số thế giới là nguyên nhân chính khiến nhiều người mắc những căn bệnh vừa nêu.[17]
1.2.2. Thiếu lao động
Ở những đất nước có tỷ lệ sinh đẻ thấp thì người già ngày càng nhiều, trong khi đó người trẻ lại thiếu vắng. Khi những người làm về hưu mà không có người trẻ để nối nghiệp thì công ty xí nghiệp dần dần phải đóng cửa vì thiếu nhân công, hoặc là phải thuê lao động đắt tiền. Các nước Châu Âu và các nước công nghiệp phát triển đang đối diện với một thực tế mà họ không muốn, đó là nạn thiếu nhân công lao động.[18] Việc thiếu lao động trong nước đang làm cho đất nước chậm phát. Hầu như không có quốc gia nào hài lòng về một nền kinh tế chậm phát triển. Vì thế, các nước Châu Âu phải nhập khẩu lao động từ nước ngoài để duy trì phát triển kinh tế ít ra là ở mức ổn định.[19] Để giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến việc giảm dân số, các nước Châu Âu đã ý thức được việc phải khẩn trương thực hiện chính sách dân số cho phù hợp.[20]
“Nền dân chủ xã hội sẽ không bền vững được nếu không có những người lao động là nguồn kinh phí cho nó. Lý do sâu xa của cái nhìn bi quan về Âu Châu là ở đây. Sinh suất giảm sút có nghĩa là tỉ suất người lao động trên người hưu trí (người trên 60 tuổi) sẽ còn tệ hơn con số 5:1 hiện nay để tụt xuống dưới 2:1 vào năm 2050. Nói như Mark Leonard của Open Society Initiative for Europe: ‘Viễn tượng kinh sợ nhất là một nền kinh tế Châu Âu ngày càng rỗng tuếch với một con số khổng lồ người hưu trí sống bám vào một lực lượng lao động ngày càng ít đi’.”[21]
Lực lượng lao động trên thế giới được phân bổ không đồng đều: nơi thì thừa nơi lại thiếu. Các nước Á Phi thì thừa, trong khi đó, các nước phát triển như Mỹ và Tây Âu lại phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, lao động già nua.[22]
Khi lực lượng lao động thiếu thì người ta buộc phải tăng tuổi nghỉ hưu lên, đó là điều đối nghịch với sự tiến bộ của thời đại. Trả lời phỏng vấn, giáo sư Gary Becker, người đã từng được giải Nobel, nói: “Một điều không thể chối cãi là sự giảm sút về dân số là một gánh nặng đối với hệ thống xã hội. Vì thế người ta buộc phải tăng tuổi nghỉ hưu. Nhật bản đã thực hiện điều đó, ở Nhật tuổi nghỉ hưu bình quân ở đàn ông là 68.”[23]
1.2.3. Nguy cơ tuyệt chủng
Mối bận tâm lớn nhất đối với người dân Châu Âu là vấn đề dân số. Người ta đang lo sợ rằng những người da trắng có nguy cơ sẽ trở thành thiểu số tại lục địa này khi ngày càng có nhiều người da màu, nhất là từ Châu Phi nhập cư vào vùng đất khan khiếm lực lượng lao động. Những người nhập cư là cơ hội cho các nước Tây Âu giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, nhưng lại làm cho người da trắng lo sợ. Số người da trắng đang dần dần già nua, ít sinh con và thậm chí không muốn sinh con nữa thì nguy cơ giống nòi da trắng sẽ trở thành là nhóm thiểu số tại lục địa này. Giáo sư Gary Becker đã phát biểu khi trả lời phỏng vấn rằng: “Nếu tỷ lệ sinh đẻ giữ nguyên như hiện nay thì một dân tộc như dân tộc Italia sau năm đến sáu thế hệ sẽ bị tiêu biến.”[24] Nỗi lo tuyệt chủng đang thôi thúc các chính phủ tại các nước giàu có này khuyến khích dân chúng sinh con, ai sinh nhiều con sẽ được chính phủ đài thọ mọi mặt. Dù chính phủ khuyến khích và dành nhiều ưu đãi cho những người sinh con và có nhiều con nhưng người ta vẫn không muốn có con. Trong khi đó, ở các nước Châu Âu, người dân có dòng máu từ Á và Phi đang sinh con ngày càng nhiều. Những năm gần đây, tại Pháp và một số nước Tây Âu đang có khuynh hướng trục xuất người nhập cư, một mặt là sợ người da màu rồi đây sẽ đứng lên thống trị người da trắng; mặt khác là sợ những người da màu rồi đây sẽ trở nên đông đúc và nắm trong tay mọi nguồn lực kinh tế.[25]
(còn tiếp...)
Chú thích:
[1] Kinh Luân, Năm 2050: Dân số thế giới sẽ tăng 40%, truy cập ngày 22/11/2007; http://quanlymt.blogspot.com/2005/03/nm-2050-dn-s-th-gii-s-tng-40.html.
[2] Ibidem.
[3] Ibidem.
[4] Ibidem.
[5] Ibidem.
[6] Ngày dân số thế giới, truy cập ngày 20/11/2007; http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-07/2006-07-11-voa33.cfm.
[7] H. Diệu, FAO: Nạn nghèo đói vẫn đang trầm trọng, truy cập ngày 22/11/2007; http://vietnamnet.vn/kinhte/thegioi/2003/11/38453/.
[8] Ibidem.
[9] Xc. Ngân hàng Thế giới, Bước vào Thế kỷ 21, Báo cáo về tình hình phát triển 1999/2000 (Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 1999); xin coi thêm: Liên Châu, Dân số thế giới đã lên đến 6,5 tỷ người, truy cập ngày 23/11/2007; http://thanhnien.com.vn.
[10] Liên Châu, Dân số thế giới đã lên đến 6,5 tỷ người, truy cập ngày 23/11/2007; http://thanhnien.com.vn.
[11] Các vấn đề liên quan đến người nhập cư và dân số gia tăng, truy cập ngày 14/11/2007; http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-04/2006-04-21-voa27.cfm.
[12] La Giang, Sinh con ở Châu Âu, những ưu đãi, truy cập ngày 21/11/2007; http://nhipsong.timnhanh.com/tinh_yeu/gia_dinh/20071010/35A59188/.
[13] Ibidem.
[14] Các vấn đề liên quan đến người nhập cư và dân số gia tăng, truy cập ngày 14/11/2007; http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-04/2006-04-21-voa27.cfm.
[15] Ibidem.
[16] T. Huyền, Châu Á với quả bom nổ chậm – Tuổi già, truy cập ngày 12/11/2207; http://mobi.vietbao.vn/The-gioi/Chau-A-voi-qua-bom-no-cham-tuoi-gia/10804394/168/
[17] Mỹ Linh, Dân số già, bệnh ung thư gia tăng, truy cập ngày 18/11/2007; http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/04/3B9DDB8D/.
[18] Các vấn đề liên quan đến người nhập cư và dân số gia tăng, truy cập ngày 14/11/2007; http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-04/2006-04-21-voa27.cfm.
[19] Global Issues, 5/2004, Tình trạng di cư gia tăng – một xu hướng tất yếu trong tiến trình toàn cầu hóa, truy cập ngày 24/11/2007; http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004-04-22.2018/2004/2004_00038/MItem.2004-10-06.2002/MArticle.2004-10-06.2010/marticle_view.
[20] Nguyễn Thu Phương, Công việc và trách nhiệm trong chính sách gia đình ở Châu Âu, truy cập ngày 02/11/2007; http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=6&news_ID=51134382.
[21] Andrew Moravcsik, Châu Âu tuổi 50: Chúc mừng sinh nhật, truy cập ngày 20/11/2007; http://www.diendan.org/the-gioi/sinh-nhat-chau-au/.
[22] Nhật Vy, Hình dung về việc làm trong tương lai, truy cập ngày 16/11/2007; http://vietnamnet.vn/kinhte/vieclam/2006/01/537466/.
[23] Lợi thế dân số, truy cập ngày 11/11/2007; http://www.tiasang.com.vn/news?id=1709.
[24] Ibidem.
[25] Các vấn đề liên quan đến người nhập cư và dân số gia tăng, truy cập ngày 14/11/2007; http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-04/2006-04-21-voa27.cfm.
Văn Hóa
Hạt Giống Tâm Hồn: 90 tuổi kéo xe nuôi vợ
Đăng Khoa
12:42 11/08/2008
HUẾ - Trong ngôi nhà dột nát trên đường Hồ Đắc Di – thành phố Huế, có một ông già đã bước qua tuổi 90, hằng ngày vẫn phải đi kéo xe chở hàng thuê, nuôi người vợ bệnh nặng ở tuổi 83.
Nuôi cả gia đình bằng chiếc xe tải kéo
Ngày đó, khi vừa mới lập gia đình, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ Lựu - Đào chồng chất những khó khăn. Cưới nhau về sống trong một ngôi nhà phên đất, nghề nghiệp không có, nhiều đêm suy nghĩ, ông bàn với vợ cóp nhặt toàn bộ số tiền làm quà cưới của họ hàng sắm một chiếc xe tải kéo để kiếm kế mưu sinh qua ngày khó. Cuộc đời ông Phan Thế Lựu gắn với chiếc xe tải kéo từ tuổi 20.
Cuộc sống của hai vợ chồng nhờ chiếc xe tải kéo mà dần ổn định hơn. Ngày chồng kéo xe, vợ đi theo phụ giúp. Người thuê kéo hàng thương cảnh đời của hai người đã ưu tiên để giành hàng thuê vợ chồng ông kéo.
Dần dần cuộc sống ổn định hơn, hai vợ chồng cũng đã dành dụm một số tiền đủ để dựng lấy một ngôi nhà mái tôn để làm nơi sinh sống. Vừa dựng được nhà thì cũng là lúc bà Đào sinh nở đứa con đầu lòng, rồi 8 đứa con lại cứ thế lần lượt chào đời trong cảnh gia đình ngày càng túng khó. Việc kéo xe thuê lo cái ăn cho 11 người đổ dồn vào một mình ông.
Khó khăn cứ mỗi ngày đè nặng gánh lên vai ông, vì mưu sinh đôi chân ông đi không biết mỏi. Đôi dép sờn cũ rách nát làm toé máu chân vì phải di chuyển mỗi ngày trên 30 cây số. Ông chỉ trở về khi đã kiếm đủ tiền đong gạo cho cả nhà vào ngày hôm sau.
Nhìn bọn trẻ lớn từng ngày khó khăn ông không ngại: “9 đứa con ngày một lớn, vợ chồng tui vui lắm, vì con thì chút sức đó đáng chi mô” - Ông tâm sự.
Những tưởng khi các con lớn khôn sẽ đỡ đần để vợ chồng ông được thảnh thơi tuổi già. Thế nhưng, khi trưởng thành, cả 9 người con lần lượt cưới vợ, lấy chồng ra dựng nhà ở riêng để lại 2 vợ chồng già sống trong ngôi nhà rách nát theo thời gian. “Tui cũng mong có đứa ở cùng để lúc ốm đau có người chăm sóc, nhưng mà tất cả đều lắc đầu từ chối” - Vợ ông Lựu kể.
Ông bà có đến 9 người con, thế mà chẳng có một người chịu ở với ông. Tất cả họ, thi thoảng mới ghé thăm. Họ sống chỉ biết lo cho gia đình mình mà không quan tâm đến những đến đấng sinh thành đang sống trong cô quạnh, thiếu thốn.
Cách đây 4 năm, vợ ông lăn ra ốm, ông phải chạy vạy ngược xuôi kiếm tiền chữa bệnh cho vợ. Bệnh tình của bà Đào không hề thuyên giảm mà ngày một nặng thêm, bác sĩ lắc đầu không dám hứa với ông là bà Đào sẽ vượt qua cơn bạo bệnh. “Ngày vợ ăn được cháo, được cơm tui mừng vô kể. Đến bây giờ, không ngờ bà ấy vẫn ở bên tui” - Ông Lựu rơm rớm nước mắt. Cũng kể từ đó, bệnh bại liệt khiến bà không đi đứng được nữa mà nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều do một tay ông cáng đáng.
"Không kéo thì lấy chi ăn"!
Vừa chăm vợ ốm, hằng ngày ông Lựu ngược xuôi cùng chiếc xe tải kéo đi kéo thuê hàng để kiếm tiền đi chợ, thuốc thang cho vợ. Mỗi sáng, ông phải thức dậy từ tờ mờ sáng để dọn dẹp nhà cửa, lo bữa ăn sáng cho hai vợ chồng. Xong việc nhà là ông Lựu bắt đầu một ngày kéo xe chở hàng thuê.
Đã bước sang tuổi 90, bản thân ông đang bị bệnh thấp khớp hành hạ. Mỗi khi trở trời ông phải lê đôi chân đau buốt để kéo hàng. Những lúc đó, chiếc xe như nặng hơn mọi ngày, những đoạn dốc dường như bất lực, con đường bằng phẳng như khấp khểnh hơn. Nhưng không vì thế mà ông bỏ bất cứ một chuyến hàng nào, bởi trong ông luôn thường trực cảnh người vợ ốm đang đợi ông về với một ít tiền công.
Bất kể thứ hàng hoá gì, bất cứ chở đi đâu ông cũng đều vui vẻ nhận lời. Những hôm may mắn ông kiếm được vài chục ngàn tiền công. Ông dành một ít tiền đi chợ mua cho vợ ít thức ăn ngon, mua một vài viên thuốc giảm đau để sẵn trong nhà, khi vợ trở cơn đau còn có để uống. Lại cũng có khi cả ngày ông lang thang với chiếc xe kéo mà không một người thuê.
Cách đây 2 năm, bà con An Cựu có hỗ trợ cho vợ chồng ông số tiền 65 ngàn mỗi người một tháng. Số tiền này, ông dành mua gạo cho cả 2 vợ chồng, chi tiêu lặt vặt trong nhà. Bây giờ, sức ông không còn dẻo dai như trước, do vậy mà công việc nặng nhọc người ta cũng ít thuê đi. Những người thuê ông cũng không còn dám giao những món hàng nặng, họ sợ trong khi kéo hàng nhỡ ông gặp chuyện gì bất trắc thì lại mang hoạ vào thân.
Có những món hàng ông lường được sức mình còn đủ để kéo, người thuê vẫn cứ lắc đầu. Ông Lựu đã phải cam kết với khách: “Có chuyện chi tui chịu hoàn toàn trách nhiệm” người ta mới thuê ông.
Công việc nặng nhọc quá sức với một ông già ở tuổi 90, nhưng mỗi khi trở về nhà ông lại tất bật lo chuyện bếp núc, chăm bón cho vợ từng miếng cơm, ngụm nước… kể cả thói quen têm trầu cho vợ ăn. “Cái tình nghĩa vợ chồng phải sống sao cho trọn chú à, vợ ốm liệt gường rứa thì càng không được bỏ bê” - Ông nói.
Kể đến đây, bà Đào, vợ ông đang nằm trên giường trở mình rên la vì bệnh tình hành hạ, ông lại tất bật chạy lại dỗ dành, mang thuốc, nước cho bà uống. Xong đâu đấy, ông Lựu ông khoác bộ áo quần sờn cũ chắp vá nhiều mảnh để bắt đầu một buổi làm việc mới.
Với ông bây giờ, còn sức vẫn phải kéo hàng thuê. Phải lo miếng cơm cho hai vợ chồng chạy chữa thuốc thang cho vợ. “Còn sức là vẫn còn làm việc, chỉ cầu răng cho vợ tui đỡ bệnh để sớm hôm vợ chồng già còn có tiếng cười”. Ông Lựu tâm sự.
Nuôi cả gia đình bằng chiếc xe tải kéo
Ngày đó, khi vừa mới lập gia đình, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ Lựu - Đào chồng chất những khó khăn. Cưới nhau về sống trong một ngôi nhà phên đất, nghề nghiệp không có, nhiều đêm suy nghĩ, ông bàn với vợ cóp nhặt toàn bộ số tiền làm quà cưới của họ hàng sắm một chiếc xe tải kéo để kiếm kế mưu sinh qua ngày khó. Cuộc đời ông Phan Thế Lựu gắn với chiếc xe tải kéo từ tuổi 20.
Cuộc sống của hai vợ chồng nhờ chiếc xe tải kéo mà dần ổn định hơn. Ngày chồng kéo xe, vợ đi theo phụ giúp. Người thuê kéo hàng thương cảnh đời của hai người đã ưu tiên để giành hàng thuê vợ chồng ông kéo.
Dần dần cuộc sống ổn định hơn, hai vợ chồng cũng đã dành dụm một số tiền đủ để dựng lấy một ngôi nhà mái tôn để làm nơi sinh sống. Vừa dựng được nhà thì cũng là lúc bà Đào sinh nở đứa con đầu lòng, rồi 8 đứa con lại cứ thế lần lượt chào đời trong cảnh gia đình ngày càng túng khó. Việc kéo xe thuê lo cái ăn cho 11 người đổ dồn vào một mình ông.
Khó khăn cứ mỗi ngày đè nặng gánh lên vai ông, vì mưu sinh đôi chân ông đi không biết mỏi. Đôi dép sờn cũ rách nát làm toé máu chân vì phải di chuyển mỗi ngày trên 30 cây số. Ông chỉ trở về khi đã kiếm đủ tiền đong gạo cho cả nhà vào ngày hôm sau.
Nhìn bọn trẻ lớn từng ngày khó khăn ông không ngại: “9 đứa con ngày một lớn, vợ chồng tui vui lắm, vì con thì chút sức đó đáng chi mô” - Ông tâm sự.
Những tưởng khi các con lớn khôn sẽ đỡ đần để vợ chồng ông được thảnh thơi tuổi già. Thế nhưng, khi trưởng thành, cả 9 người con lần lượt cưới vợ, lấy chồng ra dựng nhà ở riêng để lại 2 vợ chồng già sống trong ngôi nhà rách nát theo thời gian. “Tui cũng mong có đứa ở cùng để lúc ốm đau có người chăm sóc, nhưng mà tất cả đều lắc đầu từ chối” - Vợ ông Lựu kể.
Ông bà có đến 9 người con, thế mà chẳng có một người chịu ở với ông. Tất cả họ, thi thoảng mới ghé thăm. Họ sống chỉ biết lo cho gia đình mình mà không quan tâm đến những đến đấng sinh thành đang sống trong cô quạnh, thiếu thốn.
Cách đây 4 năm, vợ ông lăn ra ốm, ông phải chạy vạy ngược xuôi kiếm tiền chữa bệnh cho vợ. Bệnh tình của bà Đào không hề thuyên giảm mà ngày một nặng thêm, bác sĩ lắc đầu không dám hứa với ông là bà Đào sẽ vượt qua cơn bạo bệnh. “Ngày vợ ăn được cháo, được cơm tui mừng vô kể. Đến bây giờ, không ngờ bà ấy vẫn ở bên tui” - Ông Lựu rơm rớm nước mắt. Cũng kể từ đó, bệnh bại liệt khiến bà không đi đứng được nữa mà nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều do một tay ông cáng đáng.
"Không kéo thì lấy chi ăn"!
Vừa chăm vợ ốm, hằng ngày ông Lựu ngược xuôi cùng chiếc xe tải kéo đi kéo thuê hàng để kiếm tiền đi chợ, thuốc thang cho vợ. Mỗi sáng, ông phải thức dậy từ tờ mờ sáng để dọn dẹp nhà cửa, lo bữa ăn sáng cho hai vợ chồng. Xong việc nhà là ông Lựu bắt đầu một ngày kéo xe chở hàng thuê.
Đã bước sang tuổi 90, bản thân ông đang bị bệnh thấp khớp hành hạ. Mỗi khi trở trời ông phải lê đôi chân đau buốt để kéo hàng. Những lúc đó, chiếc xe như nặng hơn mọi ngày, những đoạn dốc dường như bất lực, con đường bằng phẳng như khấp khểnh hơn. Nhưng không vì thế mà ông bỏ bất cứ một chuyến hàng nào, bởi trong ông luôn thường trực cảnh người vợ ốm đang đợi ông về với một ít tiền công.
Bất kể thứ hàng hoá gì, bất cứ chở đi đâu ông cũng đều vui vẻ nhận lời. Những hôm may mắn ông kiếm được vài chục ngàn tiền công. Ông dành một ít tiền đi chợ mua cho vợ ít thức ăn ngon, mua một vài viên thuốc giảm đau để sẵn trong nhà, khi vợ trở cơn đau còn có để uống. Lại cũng có khi cả ngày ông lang thang với chiếc xe kéo mà không một người thuê.
Cách đây 2 năm, bà con An Cựu có hỗ trợ cho vợ chồng ông số tiền 65 ngàn mỗi người một tháng. Số tiền này, ông dành mua gạo cho cả 2 vợ chồng, chi tiêu lặt vặt trong nhà. Bây giờ, sức ông không còn dẻo dai như trước, do vậy mà công việc nặng nhọc người ta cũng ít thuê đi. Những người thuê ông cũng không còn dám giao những món hàng nặng, họ sợ trong khi kéo hàng nhỡ ông gặp chuyện gì bất trắc thì lại mang hoạ vào thân.
Có những món hàng ông lường được sức mình còn đủ để kéo, người thuê vẫn cứ lắc đầu. Ông Lựu đã phải cam kết với khách: “Có chuyện chi tui chịu hoàn toàn trách nhiệm” người ta mới thuê ông.
Công việc nặng nhọc quá sức với một ông già ở tuổi 90, nhưng mỗi khi trở về nhà ông lại tất bật lo chuyện bếp núc, chăm bón cho vợ từng miếng cơm, ngụm nước… kể cả thói quen têm trầu cho vợ ăn. “Cái tình nghĩa vợ chồng phải sống sao cho trọn chú à, vợ ốm liệt gường rứa thì càng không được bỏ bê” - Ông nói.
Kể đến đây, bà Đào, vợ ông đang nằm trên giường trở mình rên la vì bệnh tình hành hạ, ông lại tất bật chạy lại dỗ dành, mang thuốc, nước cho bà uống. Xong đâu đấy, ông Lựu ông khoác bộ áo quần sờn cũ chắp vá nhiều mảnh để bắt đầu một buổi làm việc mới.
Với ông bây giờ, còn sức vẫn phải kéo hàng thuê. Phải lo miếng cơm cho hai vợ chồng chạy chữa thuốc thang cho vợ. “Còn sức là vẫn còn làm việc, chỉ cầu răng cho vợ tui đỡ bệnh để sớm hôm vợ chồng già còn có tiếng cười”. Ông Lựu tâm sự.
Nhân mùa Vu Lan, đọc lại một số tư liệu về chữ Hiếu...
Nguyễn Đức Cung
17:46 11/08/2008
NHÂN MÙA VU-LAN, ĐỌC LẠI MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ CHỮ HIẾU
TRONG TRUYỀN THỐNG TÔN GIÁO & VĂN HÓA VIỆT NAM
Dân tộc Việt Nam tuy vốn là một quốc gia thấm nhuần giáo lý Khổng Mạnh và tư tưởng các tôn giáo khác từ thời kỳ lập quốc cho tới ngày nay, nhưng chúng ta có một bản sắc riêng, bản sắc Việt Nam. Nền văn minh nông nghiệp và hệ tư tưởng, triết lý đến từ phương bắc là Trung quốc đã cố kết và nhào nặn dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước mà trong đó gia đình là một cơ cấu căn bản rất cần thiết cho sự sống còn của dân tộc qua trường kỳ lịch sử. Các mối liên hệ tương quan giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam đã được biểu thị qua hệ thống tam cương, ngũ thường mà sách vở kinh điển của Nho gia như Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học, Trung dung hay các kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân thu tuy vốn là những « sách thánh » của Trung quốc tự ngàn xưa nhưng vẫn còn hay nhắc đến, trong đó chữ hiếu có ảnh hưởng rất đậm nét trong phong cách hành xử của người Việt Nam. Những tiếp nhận về văn hóa và triết lý tuy mang nặng tính chất Trung Hoa đó khi đến Việt Nam đã được tiền nhân chúng ta điều chỉnh lại phần nào để phù hợp với tâm thức của người Việt. Tinh thần hiếu đễ đã hun đúc nên tâm tính hiền hòa, nhẫn nhục của người Việt Nam chính là yếu tố cốt cán giúp cho xã hội bền vững và gia đình phát triển qua nhiều thế hệ. Bởi thế, tìm hiểu ý nghĩa của chữ hiếu qua truyền thống tôn giáo và văn hóa Việt Nam cũng là thiết thực đóng góp chút ít suy tư với độc giả nhất là tầng lớp thanh niên Việt Nam đang ngày càng đạt được nhiều thành công trong việc ổn định cuộc sống tại hải ngoại.
I.- TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN CHỮ HIẾU.
Từ nguyên (étymologie) là nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của một từ hay một chữ trong thời gian về trước và hiện tại, chính là yếu tố giúp cho người đọc hiểu rõ ràng ý nghĩa của nó. Căn cứ theo lục thư (sáu cách viết chữ Hán của người Trung hoa gồm có chỉ sự, tượng hình, hài thanh hay hình thanh, hội ý, giả tá, chuyển chú) chữ hiếu được cấu tạo theo lối hội ý nghĩa là kết hợp nhiều ý nghĩa của nhiều chữ.
Theo linh mục L. Wieger, ý nghĩa và kết cấu hình thành của chữ hiếu (Hsiao, Filial piety) đã được biện giải « là điều mà các con em mắc nợ đối với bậc trưởng thượng nói chung và đối với bậc cha mẹ nói riêng, là kẻ phụng sự cha mẹ rất chí tình, viết một phần gồm chữ lão (già cả) bỏ bớt nét và gồm với chữ tử ( con) » [1].
Linh mục L. Wieger thuộc Dòng Tên là một nhà Trung hoa học nổi tiếng trên thế giới trong nhiều thập niên trước đây với rất nhiều công trình biên tập giới thiệu cùng độc giả Tây phương các tác phẩm kinh điển của nền văn hóa cổ Trung hoa. Sách vở biên tập của ông đã được nhiều thế hệ sử dụng trong đó có rất nhiều tầng lớp độc giả, trí thức và giáo sư Đại học Việt nam. Ý nghĩa nhà bác học này muốn nhấn mạnh tới qua chữ hiếu đó là mối liên hệ mật thiết giữa lớp người trưởng thượng và con cháu của họ, một mối quan hệ hỗ tương rất chặt chẽ trong ý nghĩa của chính ngôn từ và trong đời sống thực tế ngoài xã hội.
Một kiến giải khác được hình thành trong một cuốn sách viết về nền văn hóa tâm linh xuất bản mới đây đã có trình bày rằng « theo hình tượng chữ hiếu trên phần đầu chữ khảo là cha, dưới chữ tử là người con, giữa có cái gậy vắt ngang, hiếu là con mũ gậy cha mẹ. » [2] Ý kiến giải thích như vậy cũng có tính cách khả tín. Tuy vậy xem lại hai cách giải nghĩa chữ hiếu thì trong đó các tác giả có phần nào gượng ép.
Theo Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích (1891-1979), Giáo sư Hán văn của Trường Đại Học Văn Khoa Huế, Sài Gòn và Viện Hán học Huế (mà tôi là một môn sinh của ngài) trước năm 1975, một bậc túc nho cuối cùng của nền Hán học cổ truyền Việt Nam, thì chữ hiếu được kết hợp bởi chữ thổ là đất, nét sổ xiên từ phải sang trái có hình tượng như một cây roi và chữ tử là con, nghĩa chung là « đứa con chịu nằm xuống đất và để cây roi trên mình cho cha mẹ đánh thì đó là đứa con có hiếu. » Lối giải thích từ nguyên của vị giáo sư thâm nho này cũng có những nét đặc sắc và gần gũi với nền giáo dục trẻ con của Việt Nam ngày trước (Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi), một lối giáo dục nặng hình thức thương yêu mà trấn áp, răn đe.
Theo học giả Thiều Chửu, chữ hiếu có hai nghĩa:
1.- Thảo, con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu.
2.- Tục gọi đồ tang phục là hiếu. Như xuyên hiếu - mặc đồ tang (để tang). Thoát hiếu - chút đồ tang (đoạn tang) v.v. Sách Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh cũng có những giải thích tương tự. [3]
II.- MỘT SỐ Ý NIỆM VỀ CHỮ HIẾU TRONG CÁC TÔN GIÁO PHỔ CẬP Ở VIỆT-NAM.
Đất nước Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều tôn giáo như Nho, Phật, Lão (tam giáo đồng quy) và về sau với sự góp mặt của Thiên Chúa Giáo cùng với một số tôn giáo có tính cách địa phương như Cao đài, Hòa hảo nên có thể nói được rằng ảnh hưởng của các tôn giáo đã đặt những dấu ấn rõ rệt trong nền văn hóa của dân tộc mà điển hình là một số ý niệm của các tôn giáo về vấn đề chữ hiếu nói chung. Có thể nói hầu hết mọi tôn giáo và triết thuyết Á đông đều khuyến khích con cái sống hiếu thảo đối với cha mẹ, các bậc trưởng thượng và tinh thần hiếu đễ có khi được coi là một tập tục sâu sắc, một tín ngưỡng (hiếu đạo).
2.1. Thiên chúa giáo và vấn đề chữ hiếu:
Giáo lý của Thiên chúa giáo có điều răn thứ bốn dạy là « thảo kính cha mẹ ». Trong sách Huấn Ca của Cựu Ước người ta đã đọc thấy những lời dạy như sau:
"Hỡi các con, hãy nghe cha đây,
Và làm thế nào để các con được cứu độ
Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái
Cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con.
Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm
Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu
Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái
Khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe.
Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ,
Ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng". [4]
Trong sách Tin Mừng Thánh Mát-thêu (15, 1- 6) có một đoạn liên hệ tới đạo hiếu, nói về thái độ của Đức Kitô đã cảnh cáo lớp người giả đạo đức thời đại của Ngài: « Bấy giờ có mấy người Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Đức Giê-su và nói rằng: « Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa ? » Người trả lời: «Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa ? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: « Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa ». Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa... » [5]
Ý nghĩa hiếu thảo và thương yêu giữa cha mẹ với con cái cũng được Thánh Phao-lồ nhắc đến trong Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê: «... Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng » [6].
Căn cứ theo các tài liệu lịch sử hiện nay thì Thiên Chúa giáo xuất hiện ở đất nước Việt Nam vào quảng đầu thế kỷ XVI. «Theo sách Dã lục thì tháng 3 năm Nguyên-hòa thứ nhất (1533) đời Lê-Trang-Tôn, có người Tây-Dương tên là I-nê-Xu lén lút đến xã Ninh-Cường, xã Quần Anh, huyện Nam-Châu, và xã Trà-Lũ huyện Giao-thủy, ngấm ngầm truyền bá tả đạo Gia-Tô.Thế là, ít ra, từ đó, đạo Công-giáo đã được biết ở Nam-Định.» [7]
Đạo Công Giáo khi được truyền bá vào Việt Nam cũng đề cao tinh thần chữ hiếu trong bất cứ mọi trường hợp của cuộc sống, ngay cả đến khi cận kề cái chết, nên hoàn toàn có khả năng để thích ứng với cá tính đạo đức của dân Việt Nam và tình huống xã hội của đất nước chúng ta.
Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Thế Kỷ 21 số 161 tháng Chín 2002, tác giả Ngô Nhân Dụng đã đề cập tới quyển sách của nhà truyền giáo De La Bissachère xuất bản hồi đầu thế kỷ 19 (sách in ở Paris năm 1812, tuy nhiên đã được in ở Luân Đôn từ năm trước) nhan đề État Actuel du Tunkin, de la Cochinchine, et des Royaumes de Cambogde, Laos, et Lac Tho (Tình trạng đương thời ở xứ Đàng ngoài, Đàng trong, và các vương quốc Cam Bốt, Lào, Lạc Thổ). Giáo sĩ De La Bissachère đã sống ở các xứ trên trong 18 năm dưới thời vua Gia Long. Bài báo của tác giả Ngô Nhân Dụng có đoạn viết:
«Một nền tảng của nền đạo lý dân tộc ở Việt Nam là đạo hiếu, thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên. De La Bissachère ghi nhận người Việt Nam thờ cúng tổ tiên và « coi họ như những người ở trên trời, những thần linh bậc nhì còn săn sóc và bảo vệ gia đình họ », và tin rằng « tổ tiên lúc sống càng thánh thiện bao nhiêu thì lúc chết càng có sức mạnh linh thiêng bấy nhiêu ». Có lẽ đây là một cách diễn tả niềm tin về « phúc đức ông bà » của người Việt. De La Bissachère viết, « Người già cả được tôn kính với thái độ giống như trong tôn giáo. » Ông nhận xét rằng ngoài chính sách cấm đạo cũa vua chúa thì đây là một trở ngại cho việc truyền đạo Thiên chúa ở Việt Nam, « tục thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng có vẻ ngoài như một tín ngưỡng. Các vị thừa sai thuộc dòng Tên đã chấp nhận phong tục này, mà họ thấy không thể cắt lìa phong tục đó khỏi các dân tộc này được; ... mà trong các bổn phận đối với tổ tiên đó, tất cả chỉ là để tỏ tình thương và lòng tôn kính, nhưng Rome không thể chấp nhận ý tưởng khoan dung đó. » [8]. Lập trường của Giáo hội Roma về sau cũng tỏ ra rất uyển chuyển không còn cứng ngắc như trước đây, nhất là sau thời Công Đồng Vatican II, đối với một số các phong tục Á đông như việc thờ cúng tổ tiên, vấn đề hôn phối với người khác tín ngưỡng v.v...
Trước đây trong thời kỳ đạo Công giáo bị các chế độ phong kiến bách hại, người ta đưa ra lý luận rằng theo Công giáo là bỏ ông bà, bỏ bàn thờ gia tiên, bỏ đạo hiếu. Lý luận đó đã bị thực tế chứng minh trái ngược lại. Linh mục Nguyễn Văn Thích đã bày tỏ quan niệm về trung và hiếu của ngài trong bài viết ngắn và bài thơ sau đây:
Trung và Hiếu
« Có kẻ không hiểu nói rằng theo đạo Chúa, bỏ cha mẹ, nên làm lời giải hoặc.
Trung hiếu bổn vô nhị tri – Trung ư quân, tức hiếu ư thân ». Trung hiếu không phải hai đàng nghịch nhau. Trung với Chúa ấy là hiếu với cha mẹ. Đây chưa nói chữ hiếu theo nghĩa Evang (Phúc âm) »
«Hết trung thờ Chúa đạo làm trai,
Chữ hiếu làm con dễ dám sai.
Vẫn hiếu với trung là vốn một,
Mà trung cùng hiếu chẳng toàn hai.
Thà rằng mất hiếu trung cùng Chúa,
Hễ đã không trung, hiếu với ai?
Chữ hiếu ấy tình, trung ấy nghĩa,
Bên trung bên hiếu nặng hai vai". (An Ninh chủng viện 1917, Lm Nguyễn văn Thích, Trích trong «Sảng Đình Thi Tập», tr.9) [9]
Ngày 19-6-1988, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã hân hoan mầng 117 vị chân phúc của Việt Nam đã được phong bậc hiển thánh (canonization) trong đó có rất nhiều tấm gương hiếu đễ trung tín đã được chứng minh trong cuộc đời của các Ngài kể cả những lúc trước giờ bị rơi đầu vì đức tin. Người Công Giáo cũng có truyền thống tưởng nhớ đến cha mẹ và thân nhân đã khuất bằng cách dành tháng 11 (Novembre) để cầu nguyện, xin lễ, viếng mộ cách đặc biệt cho người chết gọi là Tháng Các Đẳng Linh Hồn, và ngày 2 tháng 11 là Ngày Lễ Các Đẳng (Fête Des Défunts), tất cả những việc đó đều có ý nghĩa khuyến khích tinh thần hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Theo quan niệm của một số người Công Giáo Việt Nam, chết vào ngày 2 tháng 11 cũng là một ân sủng, trong một khía cạnh ý nghĩa đặc thù nào đó.
Trong Thư Mục Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đưa ra tại Hà Nội ngày 11-10-2002, phần mở đầu đã có đề cập đến chữ hiếu trong gia đình người Công Giáo Việt Nam: «Nói đến gia đình Việt Nam, người ta nghĩ ngay tới một nề nếp gia phong rất gần gũi với giáo lý đức tin. Gia đình ấy coi chữ Hiếu làm đầu nên rất sẵn sàng đón nhận ánh sáng Phúc Âm, trong đó điều răn phải thảo kính cha mẹ được xếp ngay sau ba điều răn quy định việc thờ phượng Thiên Chúa. »
2.2. Phật giáo và chữ hiếu:
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn tại Việt Nam mà ảnh hưởng đã thấy rõ trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, tư tưởng, xã hội trong suốt quá trình lịch sử của đất nước. Có nhiều ý kiến khác nhau nói về thời điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam.
Theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu, «Phật giáo du nhập vào nước ta do hai cách: a) Nhờ các vị sư Tàu sang tránh nạn ở Bắc kỳ, sau khi vua Hán Linh-Đế mất (189), trong khi nước Tàu có nội loạn (cuối thế kỷ thứ II và đầu thế kỷ thứ III); b) Nhờ các vị sư người Thiên-trúc Inde), Khang-cư (Sogdiane), Nguyệt-thị (Indoscythe) sang ở nước ta, hoặc đi qua nước ta để sang Tàu trong thế kỷ thứ III. » [10]
Giáo sư Nguyễn Đăng Thục cho rằng: « Bước đầu lịch sử Phật học ở An nam chỉ bắt đầu từ thế kỷ III sau Công nguyên nhất là nếu chúng ta không kể sách Mâu Tử như là một tác phẩm chân thật của thời kỳ 190-200 ».[11]
Trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tác giả Nguyễn Lang (tức Thiền Sư Nhất Hạnh) cho rằng « đạo Phật đầu tiên do các thương gia Ấn Độ đem đến. Những người này không phải là những nhà truyền giáo; họ chỉ sống đời sống tín ngưỡng của họ trong lúc lưu lại Giao Châu, và chính vì vậy mà người Giao Châu biết đến đạo Phật. » [12] Qua những ghi nhận tổng quát này, Thích Nhất Hạnh, tiếc thay, không cho biết rõ ràng hơn về thời điểm có mặt của Phật Giáo trên đất nước ta.
Nhưng, có lẽ công trình nghiên cứu thấu đáo về Phật Giáo hơn cả phải kể đến bộ sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát trong đó tác giả này cho biết Phật Giáo có thể đã xuất hiện khoảng thế kỷ thứ II-III trước dương lịch. Tác giả viết: «. .. Vùng miền nam nước ta từ phía nam cửa Sót trở vào đã mang nặng những vết tích của nền văn hóa Ấn Độ. Chiếc bia Võ Cảnh tìm thấy ở làng Võ Cảnh ở Nha Trang, thường được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế kỷ thứ II sdl, viết bằng Phạn văn. Để cho Phạn văn trở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào thế kỷ ấy, nền văn minh Ấn Độ vào thời điểm đó chủ đạo là Phật giáo, phải truyền bá tại vùng đất này qua một thời gian tương đối dài, tối thiểu cũng phải mất một vài trăm năm. Nói thẳng ra, văn minh Ấn Độ phải tồn tại ở phía nam nước ta vào những thế kỷ trước và sau dương lịch. Cho nên vị Hùng Vương của thời Chử Đồng Tử ta cũng có thể xác định vào những thế kỷ tdl, có khả năng là Hùng Nghị vương thứ nhất hoặc thứ hai, tức khoảng thế kỷ II-III tdl. » [13]
Luận cứ của Lê Mạnh Thát cũng không có gì vững chắc nếu tác giả này nhớ rằng nền văn minh của Ấn Độ hay nền văn minh Angkor của Campuchia là nền văn minh của đá[14] nghĩa là tất cả các hình thái nghệ thuật của họ đều thể hiện bằng chất liệu đá thì cần gì phải đợi đến mấy trăm năm về sau nghệ nhân xứ đó mới sử dụng đá để làm tấm bia Võ Cảnh ? Họ có thể sử dụng đá ngay khi mới đến định cư tại vùng đất phía nam cổ Việt khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước Tây Lịch nếu kiến giải của Stephen Oppenheimer trong Eden in the East là đúng.[15]
Trải qua quá trình lịch sử, Phật Giáo đã có những giai đoạn thăng trầm nhưng tinh thần từ bi hỉ xã của Phật Giáo vẫn là những nét trỗi bật trong nỗ lực hòa đồng với các tôn giáo khác và nhất là thể hiện truyền thống đạo hiếu trong các lễ nghi và bản sắc văn hóa của mình. Mùa Vu lan của Phật giáo là mùa báo hiếu và trong thời kỳ quân chủ trước đây có khi công cuộc tổ chức các lễ lạc được tiến hành từ trong chốn triều đình ra ngoài dân gian. « Mùa hạ năm 1434 vua Lê Thái Tông sai các quan rước Phật từ chùa Pháp Vân về kinh đô để làm lễ cầu mưa. Lại cho phóng thích một số tù nhân, và dựng trai đàn chẩn tế ngay ở điện Cần Chánh để tu tạo công đức, cầu cho có mưa. Rằm tháng bảy năm ấy, vua lại cho tổ chức đại hội Vu Lan, mời chư tăng đến cầu nguyện, rồi cúng dường chư tăng và phóng thích thêm năm mươi tù nhân nữa. » [16]
Với Phật giáo, Vu-Lan-Bồn là một phương pháp báo hiếu có hiệu quả nhất. Theo Hòa thượng Thích Thiện Hoa, « Vu-Lan-Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn. Người Trung Hoa dịch là: « giải đảo huyền », nghĩa đen là cổi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược... Ngài Đại-hiếu Mục-Kiền-Liên, sau khi tu hành chứng được 6 phép thần-thông, ngậm ngùi nhớ đến công ơn cha mẹ, Ngài bèn tìm cách báo đáp. Dùng đạo-nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ-quỷ, thân thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn, đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài liền đem bát cơm đang ăn để dâng mẹ. Ngài vận thần-thông, bưng bát cơm đi đến chỗ mẹ ở. Bà mẹ vì quá khao-khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giựt, lấy tay trái che giấu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên cơm mới đưa vào miệng, thì hóa thành ra lửa, bà chẳng ăn được.
Ngài Mục-Kiền-Liên thấy thế, hết sức đau buồn kêu khóc thảm thiết. Ngài liền trở về bạch Phật, thuật lại như trên và cầu Phật chỉ dạy cho phương pháp cứu độ thân mẫu... Ngài Mục-Kiền-Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng 7 làm lễ Vu-Lan, sắm đủ các vật liệu, rước chư Tăng trong mười phương thành tâm kính lễ trai-Tăng cúng-dường, nên vong mẫu của Ngài thoát khỏi kiếp ngạ-quỷ, sanh về cảnh giới lành. » [17]
Cũng theo Hòa thượng Thích Thiện Hoa việc báo hiếu có nhiều cách nhưng không ngoài hai phương diện: vật chất và tinh thần tức là lo cho cha mẹ miếng ăn thức uống, áo quần, chỗ ở và làm cho tinh thần cha mẹ được nhẹ nhàng cao thượng và đi dần đến chỗ giải thoát.
Trong cuốn Lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, Hòa thượng Thích Thanh Kiểm cho biết về nguồn gốc của một số lễ nghi của Phật giáo như sau: "Về lễ nghi của Phật giáo thông thường gọi là "Pháp hội". Pháp hội có từ đời Đông Tấn, nhưng tới đời Nam Bắc Triều thì rất được thịnh hành. Trước hết có Pháp hội về Đản sinh Đức Phật, ngày 8 tháng tư, gọi là "Quán Phật hội", hay "Lễ Tắm Phật", phổ cập khắp các chùa, và hội rước Phật để mọi người được dâng hương tán hoa, rồi đến hội "Vu Lan Bồn" ngày 15 tháng 7, hội Phật Thành đạo vào ngày 8 tháng 12, hội Phật Niết bàn vào ngày 15 tháng 2. Ngoài ra, còn có các hội như "Bát quan trai", "Vô Giá Đại hội" và "Diên Thọ hội", kết hạ an cư v.v..." 18 Như vậy lễ Vu Lan cũng có gốc tích từ những lễ nghi Phật Giáo ở Trung Quốc.
Câu chuyện Quan Âm Thị Kính nói việc Thị Kính bị mang tiếng oan có âm mưu giết chồng (Thiện Sĩ), chịu sỉ nhục tàn tệ phải cải dạng nam nhi mà đi tu, lại bị Thị Mầu quyến rũ không được, phải nhận nuôi con rơi của Thị Mầu, rồi sau đó chết vì sức khỏe mõi mòn, cuối cùng nàng được Phật tổ truyền cho thành Phật Quan Âm và được sư cụ chùa Vân (nơi nàng đi tu) bày tỏ công đức:
« Nay bà Thị Kính hóa duyên
Nam mô Phật, độ vô biên hằng hà
hóa thân được cả mẹ cha,
kìa là bạn cũ, nọ là con thơ
thế gian trông thấy sờ sờ »
« Ý của sư cụ là khi Thị Kính chứng quả, nàng có thể độ luôn được cả mẹ cha, Thiện Sĩ, đứa con thơ và vô biên hằng hà sa số người khác. Như vậy nghĩa là tu theo đạo Phật cũng có thể đền đáp công ơn cha mẹ và giúp đời cứu người, chữ hiếu, chữ nhân trọn vẹn, và đạo Phật không trái chống với nguyên tắc của Nho giáo. » [19]
Theo tác giả Nguyễn Lang, sự tích Quan Âm Nam Hải đã được Việt hóa một cách hoàn toàn. Đức Quan Âm này, tuy là công chúa thứ ba con vua Diệu Trang ở nước Hưng Lâm (?) nhưng đã đi tu tại núi Hươ ng Tích ở Việt Nam và thành Phật tại đây. Truyện do một vị tăng đời Nguyên sáng tác. Công chúa thứ ba tên Diệu Thiện không muốn lấy chồng mà quyết chí đi tu. Nàng bị vua cha tìm mọi cách cản trở, hành hạ, ra lịnh xử chém, nhưng được một mãnh hổ cứu thoát. Nàng có dịp xuống địa ngục chứng kiến mọi cảnh khổ, vâng lời Phật dạy về tu tại núi Hương Tích, dùng một tay và một mắt của mình trị bệnh nan y cho vua cha, thuyết phục được cha mẹ bỏ ác làm lành rồi cả nhà cùng tu hành tại chùa Hương Tích. Hai nàng công chúa (chị của nàng) Diệu Thanh và Diệu Âm trở thành Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.
Chân như đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân
Hiếu là độ được đấng thân
Nhân là cứu vớt trầm luân mọi loài.
Cũng như truyện Quan Âm Thị Kính, truyện Nam Hải Quan Âm chủ trương rằng tu theo đạo Phật vẫn có thể làm tròn chữ hiếu và thực hiện chữ nhân. [20]
Ngoài ra, một tôn giáo khác ở Việt Nam, Phật Giáo Tứ Ân cũng gọi là Bửu Sơn Kỳ Hương hay đạo Lành do Đoàn Minh Huyên (1807-1856) cũng gọi là Phật thầy Tây-An, thành lập tại xã Long Kiến, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang, chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, đơn giản hóa các lễ nghi Phật Giáo cho phù hợp với dân tình và khung cảnh đất đai Nam Bộ, nhất là chủ trương đáp đền bốn ơn lớn gọi là « tứ đại trọng ân » đó là ơn tổ tiên cha mẹ (hiếu), ơn đất nước (trung), ơn tam bảo (phật, pháp, tăng), ơn đồng bào và nhân loại (con người). Phật Giáo Tứ Ân do Đức Phật Thầy Tây An thành lập truyền được ảnh hưởng lớn với các chi phái về sau như Phật Trùm, Đức Bổn Sư Ngô Văn Lợi, Sư Vải Bán Khoai, Nguyễn Đa v.v... về sau có được 12 vị đại đệ tử như các ông Trần Văn Thành, Nguyễn Văn Thới, và sau này là Phật Giáo Hòa Hảo của Đức Huỳnh Phú Sổ (1920-1947). Chữ hiếu cũng luôn được chú trọng đề cao trong các tôn giáo trên đây.
2.3. Khổng Giáo bàn về chữ hiếu.
Lịch sử văn hóa Trung Quốc đã để lại những trang phong phú nói về đạo hiếu tự ngàn xưa trong đó có Kinh Thi được coi như ca dao, tục ngữ của Việt Nam, là một bộ môn văn chương bình dân tối cổ, có những câu nói về công ơn cha mẹ rất cảm động:
« Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã,
Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao,
Dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực ».
Nghĩa là: cha sinh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ôi, cha mẹ sinh ta cực nhọc. Muốn đền đáp âm đức của cha mẹ, như vói lên trời cao chẳng cùng.
Khổng tử quan niệm chữ hiếu ở một mức độ rất cao. Trong sách Trung dung, Khổng tử có nói rằng: « Kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí giã » (nghĩa là: kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như lúc hãy còn, ấy là hiếu đến rất mực vậy). Là một bậc thầy uyên bác, Khổng tử có nhiều lối trả lời khác nhau khi được hỏi về chữ hiếu với các đệ tử. Mạnh Ý-tử ( quan đại phu nước Lỗ, họ Trọng tôn, tên là Hà-Kỵ) hỏi thờ đấng thân thế nào gọi là hiếu. Đức Khổng nói rằng: « Thờ đấng thân mà không ngang trái là hiếu. » Thày Phàn trì ngự xe cho đức Khổng, đức Khổng bảo cho rằng: « Họ Mạnh-tôn hỏi ta điều hiếu, ta thưa rằng: « Không ngang trái ». Thày Phàn trì hỏi rằng: « Lời ấy là ý bảo thế nào ? » Đức Khổng nói rằng: « Ta nói không ngang trái là không ngang trái với lẽ phải. Người con thờ đấng thân, khi đấng thân còn thì phụng dưỡng cho phải lễ; khi đấng thân mất thì tống táng cho phải lễ; khi tế đấng thân thì tế cho phải lễ »
Mạnh Vũ-Bá (con Mạnh Ý-tử, tên là Trệ) hỏi điều hiếu. Đức Khổng nói rằng: « Cha mẹ chỉ chăm lo về tật bệnh người con ».
Thầy Tử-Du (học trò Đức Khổng, họ Ngôn, tên Yển) hỏi điều hiếu. Đức Khổng nói rằng: « Đời nay chỉ bảo rằng nuôi được cha mẹ là hiếu. Nhưng suy đến loài hèn như khuyển mã, cũng còn nuôi nó cả. Nếu nuôi cha mẹ mà chẳng kính, thì có khác gì đâu !. »
Tử-Hạ (học trò của đức Khổng, họ là Bốc, tên là Thương) hỏi điều hiếu. Đức Khổng nói rằng: « Khi thờ cha mẹ, khó nhất là nét mặt hòa vui. Nếu kẻ đệ tử chỉ biết phục dịch làm thay việc khó nhọc cho phụ huynh, và có rượu cơm mời ngài xơi, những điều ấy có kể là hiếu đâu » [21].
Trong lần khác, Khổng tử nói quan hệ của con cái đối với cha mẹ cũng thể hiện trong cuộc sống, cách sống. Khi cha mẹ còn, không bao giờ làm điều gì đề cho cha mẹ lo buồn, bởi vậy không nên đi đâu xa, có đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi để cha mẹ khỏi lo, và nhỡ có việc gì, có thể tìm gọi được: “Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương” (Luận ngữ: Lý nhân, IV). Những điều mà cụ Trần Trọng Kim vừa diễn đạt đó cũng còn có ít nhiều giá trị cho đến bây giờ. Trong Nho giáo, học giả họ Trần nói thêm: “ Lấy lễ mà thờ cha mẹ không phải là cha mẹ làm điều gì trái đạo cũng theo. Khổng-tử nói: “Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán. (thờ cha mẹ thì khi cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm-đềm dịu-dàng mà can-ngăn, thấy cha mẹ không nghe, thì lại kính mà không trái lễ, dẫu có phải điều đau đớn khó nhọc cũng không oán giận”. (Luận ngữ, Lý nhân, IV). [22]
Ảnh hưởng của việc làm, tâm tính của bậc cha mẹ cũng tác động nhiều trên con cái. Khổng tử có dạy: “Phụ tại quan kỳ chí, phụ một quan kỳ hành, tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hỹ”: cha còn thì phải xem cái chí của cha, cha mất rồi phải xem việc làm của cha, ba năm không đổi cái đạo của cha, khả gọi là hiếu vậy. (Luận ngữ, Học nhi, I) [23].
Nhưng đối với Đức Khổng, tinh thần trung dung luôn luôn được sử dụng như là một thái độ cần thiết trong cuộc sống con người. Một hôm Diệp-công bảo Khổng tử rằng: “Ngô đảng hữu trực cung giả, kỳ phụ nhương dương, nhi tử chứng chi” (xóm chúng tôi có người cứ lấy cái thẳng mà khiến mình: cha đi ăn trộm dê, mà con đi làm chứng). Ngài nói rằng: “Ngô đảng chi trực giả dị ư thị, phụ vi tử ẩn, tử vi phụ ẩn, trực tại kỳ trung hỹ” (người thẳng xóm chúng tôi thì khác thế: cha che chở cho con, con che chở cho cha, cái trực ở trong đó vậy.- Luận ngữ, Tử Lộ, XIII) [24]
Đức Khổng rất đề cao chữ hiếu vì đó là căn bản ứng xử của con người, từ đó mà việc thảo kính của con cái đối với cha mẹ đã được xem như là một đạo hiếu (hiếu đạo) và những tư duy về nguyên tắc căn bản trong sự đối đãi giữa con cái đối với cha mẹ có thể tìm thấy trong Hiếu kinh của họ Khổng. Mạnh tử cũng có nói: “Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại.” nghĩa là trong ba điều bất hiếu thì việc không có con nối dõi là điều bất hiếu to nhất.
Thầy Tử Lộ là một tấm gương chí hiếu đối với cha mẹ. Thuở mẹ ông còn sinh tiền, ông phải đi đội gạo thuê đàng xa để lấy tiền nuôi mẹ. Đến khi ông thành công ở đời, xe ngựa rập rình, áo mũ xênh xang làm quan cao chức trọng thì cha mẹ ông đã qua đời hết. Ông buồn bã than rằng: “Mộc dục tịnh nhi phong bất đình! Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”. Nghĩa là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng ! Con muốn nuôi báo hiếu mà cha mẹ chẳng còn sống. Thương thay nỗi lòng của thầy Tử Lộ cũng là nỗi đau khổ chung của những người con có hiếu!
Trong tác phẩm Trung Quốc Triết Học Sử, Bác sĩ Hồ Thích cho rằng Khổng tử nói về hiếu đạo chưa đầy đủ bằng Tăng tử. Tăng tử nói: “Hiếu hữu tam: đại hiếu tôn thân, kỳ thứ phất nhục, kỳ thứ năng dưỡng”, nghĩa là: Hiếu có ba điều: đại hiếu phải tôn thân, sau nữa không làm điếm nhục, sau nữa mới nuôi dưõng. Theo Hồ Thích, tôn thân là tôn cao cái nhân cách của mình, tôn cao cái nhân cách của cha mẹ mình, không hủy hoại thân thể mình; không làm điếm nhục đến cái nhân cách mà cha mẹ đã truyền cho ta và sau hết là nuôi dưỡng cha mẹ". [25]
Nói chung học thuyết Khổng Mạnh chú trọng đến chữ hiếu, đề cao chữ hiếu cho nên những lời Khổng tử nói với Tăng tử về chữ hiếu gồm thành một quyển sách gọi là Hiếu kinh, các nguyên tắc ứng dụng cho tròn chữ hiếu, các nghi thức thực hành hiếu đễ gọi là hiếu đạo đã ảnh hưởng rất sâu xa trong một số xã hội Á đông trong đó có Việt Nam từ xưa cho đến nay.
III.- CHỮ HIẾU TRONG NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM.
Trong gia đình cũng như ngoài xã hội Việt Nam, qua giao tiếp giữa người này với kẻ khác, vấn đề trung, tín, hiếu, đễ luôn luôn là chuẩn mực để đánh giá tư cách con người, bởi thế mà tục ngữ Việt Nam có câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Dĩ nhiên tiếng ở đây gồm hai lãnh vực tốt và xấu trong đó vấn đề chữ hiếu.
3.1. Các chứng liệu chữ hiếu trong văn chương bình dân và bác học.
Dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc hiếu đễ, tôn trọng luân thường đạo lý, kính trọng tổ tiên, ông bà, cha mẹ nên trong các hình thức văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ những vấn đề đạo đức, luân lý cũng được nói đến với tất cả sự đề cao, trân trọng:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
hoặc: Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
hay là so sánh: Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,
Con nuôi mẹ con kể từng ngày.
Công ơn cha mẹ thể hiện từ khi sinh ra, thời gian đi học cho đến tuổi trưởng thành: Con học, thóc vay.- Gia cảnh dù túng thiếu, cha mẹ vẫn chạy vạy chỗ này chỗ nọ để có phương tiện nuôi cho con đi học. Con đóng khố, bố cởi truồng.- Sự hy sinh về vật chất để cho con cái đầy đủ. Con lên ba cả nhà học nói.- Niềm vui và sự cộng tác của mọi người để dạy con. Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.- Kinh nghiệm khôn ngoan học hỏi ở cha mẹ để tránh được thất bại mà đạt đến thành công. Cơm cha áo mẹ ăn chơi, Cất lấy cơm người đổ bát mồ hôi.- Thừa hưởng công sức của cha mẹ một cách vô tình trong khi gặp cảnh khó khăn, cô đơn lẻ loi thì phải làm cật lực mới có cái ăn. Còn cha ăn cơm với cá, còn mẹ liếm lá ngoài cửa.- Nói về khả năng nuôi con cái của cha hay mẹ. Con có cha như nhà có nóc.- Nói về sự vững vàng khi con còn có cha. Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.- Sự hy sinh chẳng quản đến thân mình của người mẹ.
Con ơi mẹ bảo đây này
Học buôn học bán cho tày người ta,
Con đừng học thói chua ngoa
Bạn bè khinh dễ, người ta chê cười.
Ca dao khuyên răn:
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Kho tàng tục ngữ ca dao của dân tộc còn có rất nhiều câu nói phản ảnh tinh thần hiếu đạo và mối liên hệ giáo huấn của cha mẹ đối với con cái. Những câu nồng nàn lòng yêu thương và niềm cảm mến nuối tiếc của con cái đối với bậc cha mẹ khi những người thân này đã khuất bóng:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chìu
Cốt lõi của hiếu đạo là:
Thờ cha mẹ ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.
Chữ đễ nghĩa là nhường,
Nhường anh, nhường chị lại nhường người trên.
Ghi lòng tạc dạ chớ quên,
Con em phải giữ lấy nền con em.
Đối với các bậc trí thức khoa bảng Việt Nam trước đây, việc trứ thuật các tác phẩm nhắm mục đích giáo dục tinh thần hiếu đễ cho con em được xem như là một trong những chủ đích của mình. Các tác phẩm văn học nổi tiếng như Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu cũng được xây dựng trên chủ đề chữ hiếu. Sau đây là điển hình một số tác giả có tác phẩm viết về vấn đề chữ hiếu, đạo hiếu.
Nguyễn Trãi là một bậc khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. Ông sinh năm 1380, quán làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, con trai Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 21 tuổi,ra giúp Lê Lợi khoảng năm 1421, giữ các việc tham mưu và viết các thư từ trọng đại cho lê Lợi trong việc xử trí với quân Minh. Khi Lê Lợi lên ngôi, ông được phong tước Quan Phục hầu, làm Nhập Nội Hành Khiển dưới thời Lê Thái Tông. Sau ông bị gặp phải vụ án Nguyễn Thị Lộ mà bị tru di tam tộc năm 1442. Tác phẩm ông để lại có rất nhiều loại viết bằng chữ Hán gồm Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Ức trai thi tập; Văn loại trong số đó có tập “Gia huấn ca (bài hát dạy người nhà) vẫn truyền là của ông soạn ra, nhưng không được chắc lắm.
a) Tập này có sáu bài ca: 1. Dạy vợ con; 2. Dạy con ở cho có đức; 3. Dạy con gái; Vợ khuyên chồng; 5. Dạy học trò ở cho có đạo; 6. Khuyên học trò phải chăm họ.
b) Các bài ca viết theo thể lục bát, nhiều khi đặt xen những câu bảy chữ.
c) Chủ ý tác giả là đem các điều cốt yếu, trong luân thường diễn ra lời nôm cho đàn bà trẻ con đọc.
d) Lời văn bình-thường, giản-dị, lưu-loát êm-ái. Nếu tập ấy thật của Nguyễn-Trãi soạn ra, thì văn nôm của ta về đầu thế-kỷ thứ XV cũng không khác nay mấy, chỉ thỉnh-thoảng có một vài chữ nay ít dùng.” [26]
Đặt ra ngoài tính cách nghi ngờ về tác giả sách Gia huấn ca, chúng ta cũng nhận chân được ý thức về giá trị của tinh thần hiếu đạo mà người xưa thường quan niệm.
Một danh sĩ thời Nguyễn, Lý Văn Phức (1785-1849) người làng Hồ khẩu, huyện Vĩnh thuận, tỉnh Hà đông, làm quan trải ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, nhiều lần đi sứ các nước lân cận, đã sáng tác nhiều sách vở bằng Hán văn như Việt hành ngâm, Việt hành tục ngâm, trong số đó có tập Nhị thập tứ hiếu nói về 24 người con có hiếu ở bên Tàu. “Lý Văn Phức là một nhà luân lý muốn đem các điều luân thường đạo lý để khuyên răn người đời. Tác phẩm “Nhị thập tứ hiếu” (416 câu thơ song thất lục bát) đã thành một cuốn gia-huấn ca được phổ cập rộng rãi trong dân chúng.” [27]
Trong thế kỷ trước, tác phẩm Nhân Thế Tu Tri do Cao Xuân Dục (1842-1923), Phó tổng tài Quốc sử quán triều Thành Thái biên soạn bằng Hán văn theo lời đề nghị của Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân năm 1899 và in năm Thành Thái thứ 14 (1902), bản dịch do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2001 với nhan đề Người Đời Nên Biết có ghi “Chủ đề của tác phẩm là làm sáng tỏ luân thường nhân sinh, việc học làm người, phép lập thân xử thế. Sách tập trung vào những điều thiết yếu có quan hệ đến nhật dụng nhân sinh thông qua các lời đã chép, việc đã làm rút trong Kinh, Sử, Tử, Tập...” Những lời châm ngôn, những tấm gương hiếu đễ, những lời khuyến thiện trừng ác của Trung Hoa, của Việt Nam, những việc làm tốt đẹp của các danh nhân liệt nữ đều được biên tập lại trong sách này có thể coi đây là một hệ thống quy phạm đạo đức chính thống triều Nguyễn [28].
Ngoài ra, một vị linh mục Công giáo mà công trình kiến trúc nhà thờ Phát Diệm của ông đã nêu phương danh lại cho hậu thế đó là Linh mục Trần Lục hay còn gọi là Cha Sáu hoặc Père Six vốn là Khâm sai đại thần dưới triều vua Tự Đức cũng đã để lại một công trình trứ tác văn chương nổi tiếng về vấn đề giáo dục chữ hiếu. Linh mục Trần Lục nguyên quán làng Mỹ Quan, tổng Cao Vĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sinh năm 1825, đi tu năm 1845 tại chủng viện Vĩnh Trị, năm 1860 thụ phong linh mục, từng làm Gia lễ bộ Tham tri, Khâm sai Tuyên phủ sứ của vua Đồng Khánh, Lễ bộ Thượng thư của vua Thành Thái. Ngài mất năm 1899. Tác phẩm của linh mục Trần Lục Sách thuật lại ít nhiều ca vè gồm có ba tác phẩm có tên Hiếu tự ca (1088 câu), Nữ tắc thường lễ (1016 câu), Nịch ái vong ân (440 câu).
“Hiếu tự ca nói về chữ hiếu của người Việt Nam, đối với cha mẹ và tổ tiên. Tất cả là người đã sinh ra đều mang nợ với tổ tiên và cần báo đền.
Mấy lời hiếu tự nói qua,
Để cho ai nấy trẻ già nhớ ơn.
Làm người sống ở thế gian,
Ai không đội đức cao san nặng dày.” [29]
“Nữ tắc thường lễ là bài chỉ dẫn những nguyên tắc, những điều thông thường cho thanh thiếu nữ cần biết trở thành người lương thiện và giáo dân đạo hạnh. Cụ Sáu đưa ra tám điều trong sinh hoạt hằng ngày của người con gái để sống: thảo kính cha mẹ, lo liệu công việc nhà, giao tiếp xã hội bên ngoài, dáng điệu đi đứng, cử chỉ khi ngồi, lời ăn tiếng nói, cách thức trang phục và trau dồi nghề nghiệp. Tất cả dựa theo đạo tam tòng: phụ phu tử và tứ đức: công dung ngôn hạnh.
Sinh mà không dạy khác gì,
Như loài mục súc ngu si quê mùa.
Dạy con thì dạy đầu sơ,
Đang khi còn bé dạy thì dễ in.
Lòng như giấy trắng nguyên tuyền,
Ta mà muốn vẽ đỏ đen khó gì.
Nữ nhi bay cũng phải suy,
Cá không ăn muối ắt thì cá ươn.” [30]
“Nịch ái vong ân là bài học dành cho thanh niên. Đến tuổi trưởng thành lập nghiệp có gia đình, người thanh niên nên biết khéo sống với vợ, và khôn với cha mẹ hai bên. Muốn có người vợ ăn kiếp ở đời với mình phải lựa chọn, đắn đo, bàn tính trước sau, không vội vàng bừa bãi mà ân hận suốt đời.
Dạy con từ thuở lên ba.
Dạy vợ khi mới về nhà làm dâu. (17-18)
Cả vợ chồng việc làm đầu tiên là thảo kính tứ thân phụ mẫu tùy khả năng.
Tứ thân cha mẹ bình an,
Đi thăm về viếng hỉ hoan tươi cười.
Canh riêu miếng lạt miếng tươi,
Liệu chừng thay đổi cho người bổ lao.
Lúc người yếu đuối liệt lào,
Trông nom chớ để giờ nào qua không.” [31]
Tóm lại, tác phẩm chủ yếu vẫn là Hiếu Tự Ca là tập thơ “diễn tả những tâm tình, những sự kiện liên quan đến lòng hiếu thảo xảy ra hằng ngày trước mắt đại chúng. Chữ Hiếu trong Khổng học, chữ Hiếu trong Thiên chúa giáo, và chữ Hiếu trong niềm tin phổ thông nơi đại chúng, trước ba lựa chọn ấy, Cha Sáu và dân con vùng Phát Diệm, qua Hiếu Tự, đã chấp nhận lựa chọn thứ ba, chỉ vì lựa chọn ấy sẽ cung ứng nhiều phương án hợp cảnh, hợp tình hơn.” [32]
3.2. Một vài mẫu chuyện liên quan tới chữ hiếu:
Trong kho tàng lịch sử và văn học Việt Nam, chúng ta có thể kiếm ra rất nhiều tấm gương hiếu thảo đức hạnh của biết bao anh hùng, danh nhân, liệt nữ chói lọi nghìn thu. Có những mẩu chuyện được truyền lưu trong dân gian ít được sử sách ghi lại. Sau đây chúng tôi xin lược ghi một số chuyển biểu trưng cho những tấm lòng hiếu hạnh đó.
Vua Lê Thánh Tôn hiếu với mẹ.
Vua Lê Thánh Tôn là một vị minh quân trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ 1460 đến 1497. Dưới thời của ngài, đất nước phát triển về kinh tế, văn học, cương thổ, quân sự. Ngài cũng là người con rất có hiếu. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại rằng: “ Trước đây, hồi tháng 2, Hoàng thái hậu đi lễ lăng về, không may bị bệnh nặng, đến giờ Hợi, ngày 26 tháng nhuận, băng ở chính tẩm điện Thừa Hoa, thọ 76 tuổi. Khi Hoàng thái hậu chưa băng, mùa đông, vua cùng Hoàng thái tử ngày đêm chăm sóc, không lúc nào rời bên cạnh. Khi dâng thuốc thang hay đồ ăn uống, vua nhất định tự mình nếm trước; trong thì kêu với tổ tiên, ngoài thì dốc lòng cầu khẩn, không thần nào là không khấn. Đến khi hấp hối cũng tự kêu gào, Thái hậu còn nhếch mép một chút, muốn nói để từ giã. Mọi việc mặc áo, khâm liệm, bỏ gạo vào miệng người chết, vua đều tự làm lấy cả để tỏ lòng đau xót.”[33]
Trịnh Kiểm với chuyện ăn cắp gà.
Cho đến nay, cuộc đời của nhũng danh nhân lịch sử thường được tô điểm bằng những câu chuyện gọi là giai thoại Trịnh Kiểm là người làng Sóc sơn, huyện Vĩnh lại tỉnh Thanh hóa, có công trong việc trung hưng nhà Lê vào những năm giữa thế kỷ 16. Tương truyền thuở nhỏ Kiểm đã có lần ăn cắp con gà mái của hàng xóm làm thịt cho mẹ ông ăn vì ông vốn rất có hiếu với mẹ nhưng nhà lại quá nghèo. Hàng xóm biết được bắt mẹ ông thả xuống giếng cho chết. Câu chuyện thực hư như thế nào không biết nhưng cũng là yếu tố góp công xây dựng một chút huyền sử cho vị thái sư họ Trịnh này.
Chuyện người giết cọp xứ Quảng.
Nguyễn Văn Danh, người Bình Sơn, Quảng Ngãi, lúc đầu thi đỗ tú tái. Cha đi thăm nương bị hổ vồ mang đi. Danh đem người nhà đi tìm thây cha, thấy vết hổ có một dấu chân nhỏ, bèn đo và ghi lại. Sau đó đặt bẫy, ngày đêm chỉ lo việc bắt hổ. Sau bắt được một con hổ chân sau hơi nhỏ, so với kích thước đo thì khớp, lập tức giết hổ lấy tim gan tế trước mộ cha, ăn sống đến hết. Nhân đó mắc bệnh, mỗi khi nói chuyện với người, tiếng rống như hổ. Thiệu Trị năm thứ sáu, được biểu dương. [34]
Lòng hiếu thảo của vua Tự Đức.
Vua Tự Đức (1847-1883) vốn là người rất có hiếu với mẹ. Mẹ ngài là bà Phạm Thị Hằng tức Đức bà Từ Dũ, con của ông Phạm Đăng Hưng là một vị khai quốc công thần thời Gia Long. Vua Tự Đức thường dành những ngày không thiết triều để viếng thăm mẹ và những điều mẹ ngài dạy ngài đều ghi vào một cuốn sổ gọi là Từ Huấn Lục. Sau đây là một câu chuyện nói về lòng hiếu thảo của nhà vua.
Một hôm vua Tự Đức đi săn ở rừng Thuận trực ở phía thượng nguồn sông Lợi Nông, cách kinh thành Huế khoảng 15 cây số. Gặp lúc trời mưa lụt nên nhà vua không về được mà chỉ còn hai ngày nữa là ngày kỵ của vua cha là Thiệu Trị. Bà Từ Dũ bèn sai Nguyễn Tri Phương đi tìm đón rước về. Dọc đường hai bên gặp nhau nhưng vì nước sông chảy mạnh quá nên thuyền không thể đi nhanh được mà tối đến mới về tới kinh thành. Vua Tự Đức vội vã bất chấp trời mưa đến trình diện mẹ mình xin chịu tội. Bà Từ Dũ ngồi quay mặt vào trong, im lặng không nói gì. Vua Tự Đức bèn lấy một cây roi mây dâng lên mẹ và đặt nơi trường kỷ rồi lặng lẽ nằm xuống khẩn khoản xin chịu tội. Bà mẹ bấy giờ mới quay lại lấy tay hất cây roi mây rồi nói: “Thôi tha cho, đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta.” [35]
Câu chuyện hoàng tử Lý Long Tường.
Câu chuyện sau đây có tính cách thời sự và đặc biệt nối kết con người hiện tại với quá khứ cách đây hơn tám trăm năm.
Năm 1225, do âm mưu sắp đặt của Trần Thủ Độ, ngai vàng họ Lý bị chuyển sang tay họ Trần do việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Trần Thủ Độ tiến hành việc tận diệt dòng dõi nhà Lý, giết vua Lý Chiêu Tông, cùng sát hại toàn bộ tôn thất nhà Lý. Hoàng tử thứ hai là Lý Long Tường, con vua Lý Anh tông (1136-1175) và là em của Lý Long Trát (tức Lý Cao Tông 1175-1210) biết rõ nếu chần chừ trước sau cũng bị hại về tay Trần Thủ Độ. “Lý Long Tường đau xót trước sự sụp đổ của vương triều Lý và lo lắng tông miếu bị hủy bỏ, không ai thờ cúng tổ tiên. Năm 1226, ông đem theo đồ thờ của tổ tông, chạy về phía đông dùng thuyền vượt biển ra nước ngoài...thuyền của ông cuối cùng đã vượt qua biển cả mênh mông, đến sông Phú Lương huyện Bồn Tân phía tây nước Cao Ly và ông đã cư trú tại Trấn Sơn phía nam phủ thành.” 36. Vua phát hiện ra hoàng tử An nam bèn cấp đất lập cho thái ấp tên Hoa Sơn. Tại đây hoàng tử Lý Long Tường đã góp sức đánh bại quân Nguyên bằng sức mạnh và mưu trí trong rất nhiều trận chiến khiến cho vua Cao ly rất cảm phục. Dù xa quê nhưng Lý Long Tường vẫn luôn nhớ về quê cũ nên được vua Cao ly xây cho Vọng quốc đàn trên đỉnh Hoa Sơn để ngày ngày ông lên đó hướng về phía nam mà lắng lòng trầm tư. Vua Cao Ly ban quan tước, cấp thêm 30 dăm vuông đất và nhân khẩu 20 hộ cho ông làm thái ấp để thờ cúng tổ tiên.
Sau chiến tranh, Hoàng tử Lý Long Tường mở trường dạy học, dựng đài bình văn, lập đền thờ các bậc thánh hiền, học trò có nhiều người đỗ đạt. Con cháu ông dần dà sinh sôi nảy nở trên đất CHDCND Triều Tiên và ở Hàn Quốc, riêng ở đây có khoảng 200 hộ với trên 600 người. Gia phả của dòng họ gọi là Hoa Sơn Lý thị tộc phổ ghi chép được 32 đời kể từ đời vua Lý Thái tổ (Lý Công Uẩn). Các di tích của dòng họ Lý tại Hàn Quốc cho đến nay vẫn được gìn giữ cẩn thận chẳng hạn như ngôi mộ của Lý Long Tường dưới chân núi Di Ất phía tây phủ thành Bồn Tân 10 dặm, di tích Thụ hàng môn và tấm bia Thụ hàng môn kỷ tích bi, di tích thành lũy và dinh quán cũa Hoa Sơn Quân. Năm 1994, một người cháu đời thứ 26 của hoàng tử Lý Long Tường là Lý Xương Căn đã từ Hàn Quốc tìm về cố hương là làng Đình Bảng thăm viếng và hội ngộ lại với tổ tiên, dòng tộc theo lời căn dặn của tiền nhân. [36]
Trong tác phẩm Đường Hy Vọng biên soạn trong một hoàn cảnh rất đổi khó khăn của tác giả, Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) có viết: “Gia đình là một “trung tâm ánh sáng”, đem ngọn lửa hồng đốt sáng nóng kẻ khác. Ngày nào mỗi gia đình là “một trung tâm ánh sáng”, thế giới này sẽ là một đại gia đình, đầy ánh sáng, đầy hy vọng”. [37]
Nhân mùa Vu Lan, thử suy tư về một vài quan điểm tôn giáo bàn về chữ hiếu với ước mong hiếu đạo là căn bản vững chắc của mọi sinh hoạt gia đình Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước qua mọi thời đại và mọi người đều có bổn phận giữ cho cái căn bản đó (trung tâm ánh sáng) tồn tại mãi mãi và soi sáng đến muôn đời !
New Jersey August, 10, 2008
CHÚ THÍCH:
1.- Dr. L. Wieger, S.J, Chinese Characters, Paragon Book Reprint Corp., New York Dover Publications, Inc., New York, trang 88.
2.- Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh, Nhà xuất bản Hà Nội, 1998, tr. 167.
3.- Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, Nhà xuất bản Đại Nam, trang 137. Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, Nhà xuất bản Tràng Thi, Sài Gòn, 1957, trang 361.
4.- Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Kinh Thánh Cựu Ứơc và Tân Ước, Huấn Ca, Tòa Tổng Giám Mục Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, trang 1282.
5.- Nhóm Phiên Dịch, Sách đã dẫn, tr. 1871.
6.- Nhóm Phiên Dịch, Sđd, tr. 2196.
7.- Nguyễn Phương, Cha Đắc-Lộ với sự thành lập Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Tạp chí Đại Học, năm thứ tư, 1961, số 1 kỷ niệm giáo sĩ Đắc Lộ, tr. 71. Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, tập I, Cứu Thế xuất bản, Sài Gòn 1965, bản in lần thứ hai, tr. 35.
8.- Ngô Nhân Dụng, bài Thực vi văn hiến chi bang, Thế kỷ 21, số 161, September, 2002, tr. 10-11.
9.- Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Giáo Phận Huế, Tập I, 2000, tr. 347.
10.- Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, in lần 10, 1968, tr. 58.
11.- Nguyễn Đăng Thục, Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập II, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, tr. 117.
12.- Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập I, Lá Bối xuất bản, 1973, tr. 39.
13.- Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật Giao Việt Nam, Nxb. Thành Phố HCM, tập I, tr. 31
14.- Chu Văn Sơn, Angkor – những đối cực của cái đẹp, Talawas, ngày 5.1.2007.
15.- Stephen Oppenheimer, Eden in the East, The Drơned Continent of Southeast Asia, Phoenix, 2001, tr. 91.
16.- Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập II, Lá Bối xuất bản, 1973, tr. 64.
17.- Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, quyển I, Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành, 1992, tr. 231.
18.- Thích Thanh Kiểm, Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, Nhà xb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2001, tr. 139.
19.- Nguyễn Lang, Sđd, tập II, tr. 79. Nguyễn Đăng Thục, Quan Âm Thị Kính, Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập I, Nhà xuất bảnThành Phố Hố Chí Minh, 1998, trang 374-391.
20.- Nguyễn Lang, Sđd, tập II, tr. 83. Nguyễn Đăng Thục, Sự Tích Phật Bà Chùa Hương Tích, Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập I, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, trang 357-373.
21.- Nguyễn Hữu-Tiến và Nguyễn Đôn-Phục dịch Luận Ngữ (Thiên Vi chính, Chương V-VIII, trích trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm, Bô Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, bản in lần 10, 1968, tr. 42.
22.- Trần Trọng Kim, Nho Giáo, quyển thượng, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, 1971, tr. 106.
23.- Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 107.
24.- Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 107.
25.- Hồ Thích, Trung Quốc Triết Học Sử, bản dịch Huỳnh Minh Đức, Khai Trí xuất bản, 1970, tr. 261-262.
25.- Dương Quảng Hàm, Sđd, tr. 270.
27.- Nguyễn Huyền Anh, Việt Nam Danh Nhân Từ Điển, Cơ sở xuất bản Zieleks, tr. 176.
28.- Tuyển Tập Cao Xuân Dục, Tập 1, Người Đời Nên Biết (Nhân Thế Tu Tri), Trần Lê Sáng, Phạm Kỳ Nam dịch, Nhà xuất bản Văn Học, 2001, tr. 7-8. Muốn hiểu thêm về tác phẩm Người Đời Nên Biết tức Nhân Thế Tu Tri của Cao Xuân Dục xin đọc thêm Nguyễn Đức Cung, Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân, Nhà xuất bản Nhật Lệ, Philadelphia, Hoa Kỳ 2002, tr. 394-408.
29.- Phạm Bá Nha, Đọc tác phẩm “ Sách thuật lại ít nhiều ca vè”, bài trích trong Trần Lục do một Ban Biên Tập ấn hành tại Canada, 1996, tr. 143.
30.- Phạm Bá Nha, Bài đã dẫn, tr. 146.
31.- Phạm Bá Nha, Bài đã dẫn, tr. 151.
32.- Phạm Xuân Thu, Tìm hiểu “Hiếu Tự Ca” của Cha Sáu Trần Lục (1825-1899), bài trích trong Trần Lục do một Ban Biên Tập ấn hành tại Canada, 1996, tr. 179.
33.- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ thực lục, quyển XIII, kỷ nhà Lê, Viện Khoa Học Xã Hội, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998, tr. 514.
34.- Tuyển Tập Cao Xuân Dục, Sách đã dẫn, tr. 245.
35.- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, bản in lần VI, Tân Việt, Sài Gòn, tr. 471.
36.- Phan Huy Lê, Họ Lý Hoa Sơn, một họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc, bài trích trong Tìm Về Cội Nguồn, Tập II, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 1999, trang 432-440. Một số báo xuân trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên trước đây cũng có vài bài tường thuật về sự kiện lịch sử này.
37.- Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, Kinh Đô ấn quán, Houston, (không đề năm in), tr.116.
TRONG TRUYỀN THỐNG TÔN GIÁO & VĂN HÓA VIỆT NAM
Dân tộc Việt Nam tuy vốn là một quốc gia thấm nhuần giáo lý Khổng Mạnh và tư tưởng các tôn giáo khác từ thời kỳ lập quốc cho tới ngày nay, nhưng chúng ta có một bản sắc riêng, bản sắc Việt Nam. Nền văn minh nông nghiệp và hệ tư tưởng, triết lý đến từ phương bắc là Trung quốc đã cố kết và nhào nặn dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước mà trong đó gia đình là một cơ cấu căn bản rất cần thiết cho sự sống còn của dân tộc qua trường kỳ lịch sử. Các mối liên hệ tương quan giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam đã được biểu thị qua hệ thống tam cương, ngũ thường mà sách vở kinh điển của Nho gia như Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học, Trung dung hay các kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân thu tuy vốn là những « sách thánh » của Trung quốc tự ngàn xưa nhưng vẫn còn hay nhắc đến, trong đó chữ hiếu có ảnh hưởng rất đậm nét trong phong cách hành xử của người Việt Nam. Những tiếp nhận về văn hóa và triết lý tuy mang nặng tính chất Trung Hoa đó khi đến Việt Nam đã được tiền nhân chúng ta điều chỉnh lại phần nào để phù hợp với tâm thức của người Việt. Tinh thần hiếu đễ đã hun đúc nên tâm tính hiền hòa, nhẫn nhục của người Việt Nam chính là yếu tố cốt cán giúp cho xã hội bền vững và gia đình phát triển qua nhiều thế hệ. Bởi thế, tìm hiểu ý nghĩa của chữ hiếu qua truyền thống tôn giáo và văn hóa Việt Nam cũng là thiết thực đóng góp chút ít suy tư với độc giả nhất là tầng lớp thanh niên Việt Nam đang ngày càng đạt được nhiều thành công trong việc ổn định cuộc sống tại hải ngoại.
I.- TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN CHỮ HIẾU.
Từ nguyên (étymologie) là nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của một từ hay một chữ trong thời gian về trước và hiện tại, chính là yếu tố giúp cho người đọc hiểu rõ ràng ý nghĩa của nó. Căn cứ theo lục thư (sáu cách viết chữ Hán của người Trung hoa gồm có chỉ sự, tượng hình, hài thanh hay hình thanh, hội ý, giả tá, chuyển chú) chữ hiếu được cấu tạo theo lối hội ý nghĩa là kết hợp nhiều ý nghĩa của nhiều chữ.
Theo linh mục L. Wieger, ý nghĩa và kết cấu hình thành của chữ hiếu (Hsiao, Filial piety) đã được biện giải « là điều mà các con em mắc nợ đối với bậc trưởng thượng nói chung và đối với bậc cha mẹ nói riêng, là kẻ phụng sự cha mẹ rất chí tình, viết một phần gồm chữ lão (già cả) bỏ bớt nét và gồm với chữ tử ( con) » [1].
Linh mục L. Wieger thuộc Dòng Tên là một nhà Trung hoa học nổi tiếng trên thế giới trong nhiều thập niên trước đây với rất nhiều công trình biên tập giới thiệu cùng độc giả Tây phương các tác phẩm kinh điển của nền văn hóa cổ Trung hoa. Sách vở biên tập của ông đã được nhiều thế hệ sử dụng trong đó có rất nhiều tầng lớp độc giả, trí thức và giáo sư Đại học Việt nam. Ý nghĩa nhà bác học này muốn nhấn mạnh tới qua chữ hiếu đó là mối liên hệ mật thiết giữa lớp người trưởng thượng và con cháu của họ, một mối quan hệ hỗ tương rất chặt chẽ trong ý nghĩa của chính ngôn từ và trong đời sống thực tế ngoài xã hội.
Một kiến giải khác được hình thành trong một cuốn sách viết về nền văn hóa tâm linh xuất bản mới đây đã có trình bày rằng « theo hình tượng chữ hiếu trên phần đầu chữ khảo là cha, dưới chữ tử là người con, giữa có cái gậy vắt ngang, hiếu là con mũ gậy cha mẹ. » [2] Ý kiến giải thích như vậy cũng có tính cách khả tín. Tuy vậy xem lại hai cách giải nghĩa chữ hiếu thì trong đó các tác giả có phần nào gượng ép.
Theo Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích (1891-1979), Giáo sư Hán văn của Trường Đại Học Văn Khoa Huế, Sài Gòn và Viện Hán học Huế (mà tôi là một môn sinh của ngài) trước năm 1975, một bậc túc nho cuối cùng của nền Hán học cổ truyền Việt Nam, thì chữ hiếu được kết hợp bởi chữ thổ là đất, nét sổ xiên từ phải sang trái có hình tượng như một cây roi và chữ tử là con, nghĩa chung là « đứa con chịu nằm xuống đất và để cây roi trên mình cho cha mẹ đánh thì đó là đứa con có hiếu. » Lối giải thích từ nguyên của vị giáo sư thâm nho này cũng có những nét đặc sắc và gần gũi với nền giáo dục trẻ con của Việt Nam ngày trước (Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi), một lối giáo dục nặng hình thức thương yêu mà trấn áp, răn đe.
Theo học giả Thiều Chửu, chữ hiếu có hai nghĩa:
1.- Thảo, con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu.
2.- Tục gọi đồ tang phục là hiếu. Như xuyên hiếu - mặc đồ tang (để tang). Thoát hiếu - chút đồ tang (đoạn tang) v.v. Sách Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh cũng có những giải thích tương tự. [3]
II.- MỘT SỐ Ý NIỆM VỀ CHỮ HIẾU TRONG CÁC TÔN GIÁO PHỔ CẬP Ở VIỆT-NAM.
Đất nước Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều tôn giáo như Nho, Phật, Lão (tam giáo đồng quy) và về sau với sự góp mặt của Thiên Chúa Giáo cùng với một số tôn giáo có tính cách địa phương như Cao đài, Hòa hảo nên có thể nói được rằng ảnh hưởng của các tôn giáo đã đặt những dấu ấn rõ rệt trong nền văn hóa của dân tộc mà điển hình là một số ý niệm của các tôn giáo về vấn đề chữ hiếu nói chung. Có thể nói hầu hết mọi tôn giáo và triết thuyết Á đông đều khuyến khích con cái sống hiếu thảo đối với cha mẹ, các bậc trưởng thượng và tinh thần hiếu đễ có khi được coi là một tập tục sâu sắc, một tín ngưỡng (hiếu đạo).
2.1. Thiên chúa giáo và vấn đề chữ hiếu:
Giáo lý của Thiên chúa giáo có điều răn thứ bốn dạy là « thảo kính cha mẹ ». Trong sách Huấn Ca của Cựu Ước người ta đã đọc thấy những lời dạy như sau:
"Hỡi các con, hãy nghe cha đây,
Và làm thế nào để các con được cứu độ
Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái
Cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con.
Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm
Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu
Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái
Khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe.
Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ,
Ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng". [4]
Trong sách Tin Mừng Thánh Mát-thêu (15, 1- 6) có một đoạn liên hệ tới đạo hiếu, nói về thái độ của Đức Kitô đã cảnh cáo lớp người giả đạo đức thời đại của Ngài: « Bấy giờ có mấy người Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Đức Giê-su và nói rằng: « Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa ? » Người trả lời: «Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa ? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: « Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa ». Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa... » [5]
Ý nghĩa hiếu thảo và thương yêu giữa cha mẹ với con cái cũng được Thánh Phao-lồ nhắc đến trong Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê: «... Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng » [6].
Căn cứ theo các tài liệu lịch sử hiện nay thì Thiên Chúa giáo xuất hiện ở đất nước Việt Nam vào quảng đầu thế kỷ XVI. «Theo sách Dã lục thì tháng 3 năm Nguyên-hòa thứ nhất (1533) đời Lê-Trang-Tôn, có người Tây-Dương tên là I-nê-Xu lén lút đến xã Ninh-Cường, xã Quần Anh, huyện Nam-Châu, và xã Trà-Lũ huyện Giao-thủy, ngấm ngầm truyền bá tả đạo Gia-Tô.Thế là, ít ra, từ đó, đạo Công-giáo đã được biết ở Nam-Định.» [7]
Đạo Công Giáo khi được truyền bá vào Việt Nam cũng đề cao tinh thần chữ hiếu trong bất cứ mọi trường hợp của cuộc sống, ngay cả đến khi cận kề cái chết, nên hoàn toàn có khả năng để thích ứng với cá tính đạo đức của dân Việt Nam và tình huống xã hội của đất nước chúng ta.
Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Thế Kỷ 21 số 161 tháng Chín 2002, tác giả Ngô Nhân Dụng đã đề cập tới quyển sách của nhà truyền giáo De La Bissachère xuất bản hồi đầu thế kỷ 19 (sách in ở Paris năm 1812, tuy nhiên đã được in ở Luân Đôn từ năm trước) nhan đề État Actuel du Tunkin, de la Cochinchine, et des Royaumes de Cambogde, Laos, et Lac Tho (Tình trạng đương thời ở xứ Đàng ngoài, Đàng trong, và các vương quốc Cam Bốt, Lào, Lạc Thổ). Giáo sĩ De La Bissachère đã sống ở các xứ trên trong 18 năm dưới thời vua Gia Long. Bài báo của tác giả Ngô Nhân Dụng có đoạn viết:
«Một nền tảng của nền đạo lý dân tộc ở Việt Nam là đạo hiếu, thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên. De La Bissachère ghi nhận người Việt Nam thờ cúng tổ tiên và « coi họ như những người ở trên trời, những thần linh bậc nhì còn săn sóc và bảo vệ gia đình họ », và tin rằng « tổ tiên lúc sống càng thánh thiện bao nhiêu thì lúc chết càng có sức mạnh linh thiêng bấy nhiêu ». Có lẽ đây là một cách diễn tả niềm tin về « phúc đức ông bà » của người Việt. De La Bissachère viết, « Người già cả được tôn kính với thái độ giống như trong tôn giáo. » Ông nhận xét rằng ngoài chính sách cấm đạo cũa vua chúa thì đây là một trở ngại cho việc truyền đạo Thiên chúa ở Việt Nam, « tục thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng có vẻ ngoài như một tín ngưỡng. Các vị thừa sai thuộc dòng Tên đã chấp nhận phong tục này, mà họ thấy không thể cắt lìa phong tục đó khỏi các dân tộc này được; ... mà trong các bổn phận đối với tổ tiên đó, tất cả chỉ là để tỏ tình thương và lòng tôn kính, nhưng Rome không thể chấp nhận ý tưởng khoan dung đó. » [8]. Lập trường của Giáo hội Roma về sau cũng tỏ ra rất uyển chuyển không còn cứng ngắc như trước đây, nhất là sau thời Công Đồng Vatican II, đối với một số các phong tục Á đông như việc thờ cúng tổ tiên, vấn đề hôn phối với người khác tín ngưỡng v.v...
Trước đây trong thời kỳ đạo Công giáo bị các chế độ phong kiến bách hại, người ta đưa ra lý luận rằng theo Công giáo là bỏ ông bà, bỏ bàn thờ gia tiên, bỏ đạo hiếu. Lý luận đó đã bị thực tế chứng minh trái ngược lại. Linh mục Nguyễn Văn Thích đã bày tỏ quan niệm về trung và hiếu của ngài trong bài viết ngắn và bài thơ sau đây:
Trung và Hiếu
« Có kẻ không hiểu nói rằng theo đạo Chúa, bỏ cha mẹ, nên làm lời giải hoặc.
Trung hiếu bổn vô nhị tri – Trung ư quân, tức hiếu ư thân ». Trung hiếu không phải hai đàng nghịch nhau. Trung với Chúa ấy là hiếu với cha mẹ. Đây chưa nói chữ hiếu theo nghĩa Evang (Phúc âm) »
«Hết trung thờ Chúa đạo làm trai,
Chữ hiếu làm con dễ dám sai.
Vẫn hiếu với trung là vốn một,
Mà trung cùng hiếu chẳng toàn hai.
Thà rằng mất hiếu trung cùng Chúa,
Hễ đã không trung, hiếu với ai?
Chữ hiếu ấy tình, trung ấy nghĩa,
Bên trung bên hiếu nặng hai vai". (An Ninh chủng viện 1917, Lm Nguyễn văn Thích, Trích trong «Sảng Đình Thi Tập», tr.9) [9]
Ngày 19-6-1988, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã hân hoan mầng 117 vị chân phúc của Việt Nam đã được phong bậc hiển thánh (canonization) trong đó có rất nhiều tấm gương hiếu đễ trung tín đã được chứng minh trong cuộc đời của các Ngài kể cả những lúc trước giờ bị rơi đầu vì đức tin. Người Công Giáo cũng có truyền thống tưởng nhớ đến cha mẹ và thân nhân đã khuất bằng cách dành tháng 11 (Novembre) để cầu nguyện, xin lễ, viếng mộ cách đặc biệt cho người chết gọi là Tháng Các Đẳng Linh Hồn, và ngày 2 tháng 11 là Ngày Lễ Các Đẳng (Fête Des Défunts), tất cả những việc đó đều có ý nghĩa khuyến khích tinh thần hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Theo quan niệm của một số người Công Giáo Việt Nam, chết vào ngày 2 tháng 11 cũng là một ân sủng, trong một khía cạnh ý nghĩa đặc thù nào đó.
Trong Thư Mục Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đưa ra tại Hà Nội ngày 11-10-2002, phần mở đầu đã có đề cập đến chữ hiếu trong gia đình người Công Giáo Việt Nam: «Nói đến gia đình Việt Nam, người ta nghĩ ngay tới một nề nếp gia phong rất gần gũi với giáo lý đức tin. Gia đình ấy coi chữ Hiếu làm đầu nên rất sẵn sàng đón nhận ánh sáng Phúc Âm, trong đó điều răn phải thảo kính cha mẹ được xếp ngay sau ba điều răn quy định việc thờ phượng Thiên Chúa. »
2.2. Phật giáo và chữ hiếu:
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn tại Việt Nam mà ảnh hưởng đã thấy rõ trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, tư tưởng, xã hội trong suốt quá trình lịch sử của đất nước. Có nhiều ý kiến khác nhau nói về thời điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam.
Theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu, «Phật giáo du nhập vào nước ta do hai cách: a) Nhờ các vị sư Tàu sang tránh nạn ở Bắc kỳ, sau khi vua Hán Linh-Đế mất (189), trong khi nước Tàu có nội loạn (cuối thế kỷ thứ II và đầu thế kỷ thứ III); b) Nhờ các vị sư người Thiên-trúc Inde), Khang-cư (Sogdiane), Nguyệt-thị (Indoscythe) sang ở nước ta, hoặc đi qua nước ta để sang Tàu trong thế kỷ thứ III. » [10]
Giáo sư Nguyễn Đăng Thục cho rằng: « Bước đầu lịch sử Phật học ở An nam chỉ bắt đầu từ thế kỷ III sau Công nguyên nhất là nếu chúng ta không kể sách Mâu Tử như là một tác phẩm chân thật của thời kỳ 190-200 ».[11]
Trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tác giả Nguyễn Lang (tức Thiền Sư Nhất Hạnh) cho rằng « đạo Phật đầu tiên do các thương gia Ấn Độ đem đến. Những người này không phải là những nhà truyền giáo; họ chỉ sống đời sống tín ngưỡng của họ trong lúc lưu lại Giao Châu, và chính vì vậy mà người Giao Châu biết đến đạo Phật. » [12] Qua những ghi nhận tổng quát này, Thích Nhất Hạnh, tiếc thay, không cho biết rõ ràng hơn về thời điểm có mặt của Phật Giáo trên đất nước ta.
Nhưng, có lẽ công trình nghiên cứu thấu đáo về Phật Giáo hơn cả phải kể đến bộ sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát trong đó tác giả này cho biết Phật Giáo có thể đã xuất hiện khoảng thế kỷ thứ II-III trước dương lịch. Tác giả viết: «. .. Vùng miền nam nước ta từ phía nam cửa Sót trở vào đã mang nặng những vết tích của nền văn hóa Ấn Độ. Chiếc bia Võ Cảnh tìm thấy ở làng Võ Cảnh ở Nha Trang, thường được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế kỷ thứ II sdl, viết bằng Phạn văn. Để cho Phạn văn trở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào thế kỷ ấy, nền văn minh Ấn Độ vào thời điểm đó chủ đạo là Phật giáo, phải truyền bá tại vùng đất này qua một thời gian tương đối dài, tối thiểu cũng phải mất một vài trăm năm. Nói thẳng ra, văn minh Ấn Độ phải tồn tại ở phía nam nước ta vào những thế kỷ trước và sau dương lịch. Cho nên vị Hùng Vương của thời Chử Đồng Tử ta cũng có thể xác định vào những thế kỷ tdl, có khả năng là Hùng Nghị vương thứ nhất hoặc thứ hai, tức khoảng thế kỷ II-III tdl. » [13]
Luận cứ của Lê Mạnh Thát cũng không có gì vững chắc nếu tác giả này nhớ rằng nền văn minh của Ấn Độ hay nền văn minh Angkor của Campuchia là nền văn minh của đá[14] nghĩa là tất cả các hình thái nghệ thuật của họ đều thể hiện bằng chất liệu đá thì cần gì phải đợi đến mấy trăm năm về sau nghệ nhân xứ đó mới sử dụng đá để làm tấm bia Võ Cảnh ? Họ có thể sử dụng đá ngay khi mới đến định cư tại vùng đất phía nam cổ Việt khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước Tây Lịch nếu kiến giải của Stephen Oppenheimer trong Eden in the East là đúng.[15]
Trải qua quá trình lịch sử, Phật Giáo đã có những giai đoạn thăng trầm nhưng tinh thần từ bi hỉ xã của Phật Giáo vẫn là những nét trỗi bật trong nỗ lực hòa đồng với các tôn giáo khác và nhất là thể hiện truyền thống đạo hiếu trong các lễ nghi và bản sắc văn hóa của mình. Mùa Vu lan của Phật giáo là mùa báo hiếu và trong thời kỳ quân chủ trước đây có khi công cuộc tổ chức các lễ lạc được tiến hành từ trong chốn triều đình ra ngoài dân gian. « Mùa hạ năm 1434 vua Lê Thái Tông sai các quan rước Phật từ chùa Pháp Vân về kinh đô để làm lễ cầu mưa. Lại cho phóng thích một số tù nhân, và dựng trai đàn chẩn tế ngay ở điện Cần Chánh để tu tạo công đức, cầu cho có mưa. Rằm tháng bảy năm ấy, vua lại cho tổ chức đại hội Vu Lan, mời chư tăng đến cầu nguyện, rồi cúng dường chư tăng và phóng thích thêm năm mươi tù nhân nữa. » [16]
Với Phật giáo, Vu-Lan-Bồn là một phương pháp báo hiếu có hiệu quả nhất. Theo Hòa thượng Thích Thiện Hoa, « Vu-Lan-Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn. Người Trung Hoa dịch là: « giải đảo huyền », nghĩa đen là cổi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược... Ngài Đại-hiếu Mục-Kiền-Liên, sau khi tu hành chứng được 6 phép thần-thông, ngậm ngùi nhớ đến công ơn cha mẹ, Ngài bèn tìm cách báo đáp. Dùng đạo-nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ-quỷ, thân thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn, đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài liền đem bát cơm đang ăn để dâng mẹ. Ngài vận thần-thông, bưng bát cơm đi đến chỗ mẹ ở. Bà mẹ vì quá khao-khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giựt, lấy tay trái che giấu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên cơm mới đưa vào miệng, thì hóa thành ra lửa, bà chẳng ăn được.
Ngài Mục-Kiền-Liên thấy thế, hết sức đau buồn kêu khóc thảm thiết. Ngài liền trở về bạch Phật, thuật lại như trên và cầu Phật chỉ dạy cho phương pháp cứu độ thân mẫu... Ngài Mục-Kiền-Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng 7 làm lễ Vu-Lan, sắm đủ các vật liệu, rước chư Tăng trong mười phương thành tâm kính lễ trai-Tăng cúng-dường, nên vong mẫu của Ngài thoát khỏi kiếp ngạ-quỷ, sanh về cảnh giới lành. » [17]
Cũng theo Hòa thượng Thích Thiện Hoa việc báo hiếu có nhiều cách nhưng không ngoài hai phương diện: vật chất và tinh thần tức là lo cho cha mẹ miếng ăn thức uống, áo quần, chỗ ở và làm cho tinh thần cha mẹ được nhẹ nhàng cao thượng và đi dần đến chỗ giải thoát.
Trong cuốn Lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, Hòa thượng Thích Thanh Kiểm cho biết về nguồn gốc của một số lễ nghi của Phật giáo như sau: "Về lễ nghi của Phật giáo thông thường gọi là "Pháp hội". Pháp hội có từ đời Đông Tấn, nhưng tới đời Nam Bắc Triều thì rất được thịnh hành. Trước hết có Pháp hội về Đản sinh Đức Phật, ngày 8 tháng tư, gọi là "Quán Phật hội", hay "Lễ Tắm Phật", phổ cập khắp các chùa, và hội rước Phật để mọi người được dâng hương tán hoa, rồi đến hội "Vu Lan Bồn" ngày 15 tháng 7, hội Phật Thành đạo vào ngày 8 tháng 12, hội Phật Niết bàn vào ngày 15 tháng 2. Ngoài ra, còn có các hội như "Bát quan trai", "Vô Giá Đại hội" và "Diên Thọ hội", kết hạ an cư v.v..." 18 Như vậy lễ Vu Lan cũng có gốc tích từ những lễ nghi Phật Giáo ở Trung Quốc.
Câu chuyện Quan Âm Thị Kính nói việc Thị Kính bị mang tiếng oan có âm mưu giết chồng (Thiện Sĩ), chịu sỉ nhục tàn tệ phải cải dạng nam nhi mà đi tu, lại bị Thị Mầu quyến rũ không được, phải nhận nuôi con rơi của Thị Mầu, rồi sau đó chết vì sức khỏe mõi mòn, cuối cùng nàng được Phật tổ truyền cho thành Phật Quan Âm và được sư cụ chùa Vân (nơi nàng đi tu) bày tỏ công đức:
« Nay bà Thị Kính hóa duyên
Nam mô Phật, độ vô biên hằng hà
hóa thân được cả mẹ cha,
kìa là bạn cũ, nọ là con thơ
thế gian trông thấy sờ sờ »
« Ý của sư cụ là khi Thị Kính chứng quả, nàng có thể độ luôn được cả mẹ cha, Thiện Sĩ, đứa con thơ và vô biên hằng hà sa số người khác. Như vậy nghĩa là tu theo đạo Phật cũng có thể đền đáp công ơn cha mẹ và giúp đời cứu người, chữ hiếu, chữ nhân trọn vẹn, và đạo Phật không trái chống với nguyên tắc của Nho giáo. » [19]
Theo tác giả Nguyễn Lang, sự tích Quan Âm Nam Hải đã được Việt hóa một cách hoàn toàn. Đức Quan Âm này, tuy là công chúa thứ ba con vua Diệu Trang ở nước Hưng Lâm (?) nhưng đã đi tu tại núi Hươ ng Tích ở Việt Nam và thành Phật tại đây. Truyện do một vị tăng đời Nguyên sáng tác. Công chúa thứ ba tên Diệu Thiện không muốn lấy chồng mà quyết chí đi tu. Nàng bị vua cha tìm mọi cách cản trở, hành hạ, ra lịnh xử chém, nhưng được một mãnh hổ cứu thoát. Nàng có dịp xuống địa ngục chứng kiến mọi cảnh khổ, vâng lời Phật dạy về tu tại núi Hương Tích, dùng một tay và một mắt của mình trị bệnh nan y cho vua cha, thuyết phục được cha mẹ bỏ ác làm lành rồi cả nhà cùng tu hành tại chùa Hương Tích. Hai nàng công chúa (chị của nàng) Diệu Thanh và Diệu Âm trở thành Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.
Chân như đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân
Hiếu là độ được đấng thân
Nhân là cứu vớt trầm luân mọi loài.
Cũng như truyện Quan Âm Thị Kính, truyện Nam Hải Quan Âm chủ trương rằng tu theo đạo Phật vẫn có thể làm tròn chữ hiếu và thực hiện chữ nhân. [20]
Ngoài ra, một tôn giáo khác ở Việt Nam, Phật Giáo Tứ Ân cũng gọi là Bửu Sơn Kỳ Hương hay đạo Lành do Đoàn Minh Huyên (1807-1856) cũng gọi là Phật thầy Tây-An, thành lập tại xã Long Kiến, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang, chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, đơn giản hóa các lễ nghi Phật Giáo cho phù hợp với dân tình và khung cảnh đất đai Nam Bộ, nhất là chủ trương đáp đền bốn ơn lớn gọi là « tứ đại trọng ân » đó là ơn tổ tiên cha mẹ (hiếu), ơn đất nước (trung), ơn tam bảo (phật, pháp, tăng), ơn đồng bào và nhân loại (con người). Phật Giáo Tứ Ân do Đức Phật Thầy Tây An thành lập truyền được ảnh hưởng lớn với các chi phái về sau như Phật Trùm, Đức Bổn Sư Ngô Văn Lợi, Sư Vải Bán Khoai, Nguyễn Đa v.v... về sau có được 12 vị đại đệ tử như các ông Trần Văn Thành, Nguyễn Văn Thới, và sau này là Phật Giáo Hòa Hảo của Đức Huỳnh Phú Sổ (1920-1947). Chữ hiếu cũng luôn được chú trọng đề cao trong các tôn giáo trên đây.
2.3. Khổng Giáo bàn về chữ hiếu.
Lịch sử văn hóa Trung Quốc đã để lại những trang phong phú nói về đạo hiếu tự ngàn xưa trong đó có Kinh Thi được coi như ca dao, tục ngữ của Việt Nam, là một bộ môn văn chương bình dân tối cổ, có những câu nói về công ơn cha mẹ rất cảm động:
« Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã,
Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao,
Dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực ».
Nghĩa là: cha sinh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ôi, cha mẹ sinh ta cực nhọc. Muốn đền đáp âm đức của cha mẹ, như vói lên trời cao chẳng cùng.
Khổng tử quan niệm chữ hiếu ở một mức độ rất cao. Trong sách Trung dung, Khổng tử có nói rằng: « Kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí giã » (nghĩa là: kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như lúc hãy còn, ấy là hiếu đến rất mực vậy). Là một bậc thầy uyên bác, Khổng tử có nhiều lối trả lời khác nhau khi được hỏi về chữ hiếu với các đệ tử. Mạnh Ý-tử ( quan đại phu nước Lỗ, họ Trọng tôn, tên là Hà-Kỵ) hỏi thờ đấng thân thế nào gọi là hiếu. Đức Khổng nói rằng: « Thờ đấng thân mà không ngang trái là hiếu. » Thày Phàn trì ngự xe cho đức Khổng, đức Khổng bảo cho rằng: « Họ Mạnh-tôn hỏi ta điều hiếu, ta thưa rằng: « Không ngang trái ». Thày Phàn trì hỏi rằng: « Lời ấy là ý bảo thế nào ? » Đức Khổng nói rằng: « Ta nói không ngang trái là không ngang trái với lẽ phải. Người con thờ đấng thân, khi đấng thân còn thì phụng dưỡng cho phải lễ; khi đấng thân mất thì tống táng cho phải lễ; khi tế đấng thân thì tế cho phải lễ »
Mạnh Vũ-Bá (con Mạnh Ý-tử, tên là Trệ) hỏi điều hiếu. Đức Khổng nói rằng: « Cha mẹ chỉ chăm lo về tật bệnh người con ».
Thầy Tử-Du (học trò Đức Khổng, họ Ngôn, tên Yển) hỏi điều hiếu. Đức Khổng nói rằng: « Đời nay chỉ bảo rằng nuôi được cha mẹ là hiếu. Nhưng suy đến loài hèn như khuyển mã, cũng còn nuôi nó cả. Nếu nuôi cha mẹ mà chẳng kính, thì có khác gì đâu !. »
Tử-Hạ (học trò của đức Khổng, họ là Bốc, tên là Thương) hỏi điều hiếu. Đức Khổng nói rằng: « Khi thờ cha mẹ, khó nhất là nét mặt hòa vui. Nếu kẻ đệ tử chỉ biết phục dịch làm thay việc khó nhọc cho phụ huynh, và có rượu cơm mời ngài xơi, những điều ấy có kể là hiếu đâu » [21].
Trong lần khác, Khổng tử nói quan hệ của con cái đối với cha mẹ cũng thể hiện trong cuộc sống, cách sống. Khi cha mẹ còn, không bao giờ làm điều gì đề cho cha mẹ lo buồn, bởi vậy không nên đi đâu xa, có đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi để cha mẹ khỏi lo, và nhỡ có việc gì, có thể tìm gọi được: “Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương” (Luận ngữ: Lý nhân, IV). Những điều mà cụ Trần Trọng Kim vừa diễn đạt đó cũng còn có ít nhiều giá trị cho đến bây giờ. Trong Nho giáo, học giả họ Trần nói thêm: “ Lấy lễ mà thờ cha mẹ không phải là cha mẹ làm điều gì trái đạo cũng theo. Khổng-tử nói: “Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán. (thờ cha mẹ thì khi cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm-đềm dịu-dàng mà can-ngăn, thấy cha mẹ không nghe, thì lại kính mà không trái lễ, dẫu có phải điều đau đớn khó nhọc cũng không oán giận”. (Luận ngữ, Lý nhân, IV). [22]
Ảnh hưởng của việc làm, tâm tính của bậc cha mẹ cũng tác động nhiều trên con cái. Khổng tử có dạy: “Phụ tại quan kỳ chí, phụ một quan kỳ hành, tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hỹ”: cha còn thì phải xem cái chí của cha, cha mất rồi phải xem việc làm của cha, ba năm không đổi cái đạo của cha, khả gọi là hiếu vậy. (Luận ngữ, Học nhi, I) [23].
Nhưng đối với Đức Khổng, tinh thần trung dung luôn luôn được sử dụng như là một thái độ cần thiết trong cuộc sống con người. Một hôm Diệp-công bảo Khổng tử rằng: “Ngô đảng hữu trực cung giả, kỳ phụ nhương dương, nhi tử chứng chi” (xóm chúng tôi có người cứ lấy cái thẳng mà khiến mình: cha đi ăn trộm dê, mà con đi làm chứng). Ngài nói rằng: “Ngô đảng chi trực giả dị ư thị, phụ vi tử ẩn, tử vi phụ ẩn, trực tại kỳ trung hỹ” (người thẳng xóm chúng tôi thì khác thế: cha che chở cho con, con che chở cho cha, cái trực ở trong đó vậy.- Luận ngữ, Tử Lộ, XIII) [24]
Đức Khổng rất đề cao chữ hiếu vì đó là căn bản ứng xử của con người, từ đó mà việc thảo kính của con cái đối với cha mẹ đã được xem như là một đạo hiếu (hiếu đạo) và những tư duy về nguyên tắc căn bản trong sự đối đãi giữa con cái đối với cha mẹ có thể tìm thấy trong Hiếu kinh của họ Khổng. Mạnh tử cũng có nói: “Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại.” nghĩa là trong ba điều bất hiếu thì việc không có con nối dõi là điều bất hiếu to nhất.
Thầy Tử Lộ là một tấm gương chí hiếu đối với cha mẹ. Thuở mẹ ông còn sinh tiền, ông phải đi đội gạo thuê đàng xa để lấy tiền nuôi mẹ. Đến khi ông thành công ở đời, xe ngựa rập rình, áo mũ xênh xang làm quan cao chức trọng thì cha mẹ ông đã qua đời hết. Ông buồn bã than rằng: “Mộc dục tịnh nhi phong bất đình! Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”. Nghĩa là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng ! Con muốn nuôi báo hiếu mà cha mẹ chẳng còn sống. Thương thay nỗi lòng của thầy Tử Lộ cũng là nỗi đau khổ chung của những người con có hiếu!
Trong tác phẩm Trung Quốc Triết Học Sử, Bác sĩ Hồ Thích cho rằng Khổng tử nói về hiếu đạo chưa đầy đủ bằng Tăng tử. Tăng tử nói: “Hiếu hữu tam: đại hiếu tôn thân, kỳ thứ phất nhục, kỳ thứ năng dưỡng”, nghĩa là: Hiếu có ba điều: đại hiếu phải tôn thân, sau nữa không làm điếm nhục, sau nữa mới nuôi dưõng. Theo Hồ Thích, tôn thân là tôn cao cái nhân cách của mình, tôn cao cái nhân cách của cha mẹ mình, không hủy hoại thân thể mình; không làm điếm nhục đến cái nhân cách mà cha mẹ đã truyền cho ta và sau hết là nuôi dưỡng cha mẹ". [25]
Nói chung học thuyết Khổng Mạnh chú trọng đến chữ hiếu, đề cao chữ hiếu cho nên những lời Khổng tử nói với Tăng tử về chữ hiếu gồm thành một quyển sách gọi là Hiếu kinh, các nguyên tắc ứng dụng cho tròn chữ hiếu, các nghi thức thực hành hiếu đễ gọi là hiếu đạo đã ảnh hưởng rất sâu xa trong một số xã hội Á đông trong đó có Việt Nam từ xưa cho đến nay.
III.- CHỮ HIẾU TRONG NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM.
Trong gia đình cũng như ngoài xã hội Việt Nam, qua giao tiếp giữa người này với kẻ khác, vấn đề trung, tín, hiếu, đễ luôn luôn là chuẩn mực để đánh giá tư cách con người, bởi thế mà tục ngữ Việt Nam có câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Dĩ nhiên tiếng ở đây gồm hai lãnh vực tốt và xấu trong đó vấn đề chữ hiếu.
3.1. Các chứng liệu chữ hiếu trong văn chương bình dân và bác học.
Dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc hiếu đễ, tôn trọng luân thường đạo lý, kính trọng tổ tiên, ông bà, cha mẹ nên trong các hình thức văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ những vấn đề đạo đức, luân lý cũng được nói đến với tất cả sự đề cao, trân trọng:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
hoặc: Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
hay là so sánh: Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,
Con nuôi mẹ con kể từng ngày.
Công ơn cha mẹ thể hiện từ khi sinh ra, thời gian đi học cho đến tuổi trưởng thành: Con học, thóc vay.- Gia cảnh dù túng thiếu, cha mẹ vẫn chạy vạy chỗ này chỗ nọ để có phương tiện nuôi cho con đi học. Con đóng khố, bố cởi truồng.- Sự hy sinh về vật chất để cho con cái đầy đủ. Con lên ba cả nhà học nói.- Niềm vui và sự cộng tác của mọi người để dạy con. Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.- Kinh nghiệm khôn ngoan học hỏi ở cha mẹ để tránh được thất bại mà đạt đến thành công. Cơm cha áo mẹ ăn chơi, Cất lấy cơm người đổ bát mồ hôi.- Thừa hưởng công sức của cha mẹ một cách vô tình trong khi gặp cảnh khó khăn, cô đơn lẻ loi thì phải làm cật lực mới có cái ăn. Còn cha ăn cơm với cá, còn mẹ liếm lá ngoài cửa.- Nói về khả năng nuôi con cái của cha hay mẹ. Con có cha như nhà có nóc.- Nói về sự vững vàng khi con còn có cha. Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.- Sự hy sinh chẳng quản đến thân mình của người mẹ.
Con ơi mẹ bảo đây này
Học buôn học bán cho tày người ta,
Con đừng học thói chua ngoa
Bạn bè khinh dễ, người ta chê cười.
Ca dao khuyên răn:
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Kho tàng tục ngữ ca dao của dân tộc còn có rất nhiều câu nói phản ảnh tinh thần hiếu đạo và mối liên hệ giáo huấn của cha mẹ đối với con cái. Những câu nồng nàn lòng yêu thương và niềm cảm mến nuối tiếc của con cái đối với bậc cha mẹ khi những người thân này đã khuất bóng:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chìu
Cốt lõi của hiếu đạo là:
Thờ cha mẹ ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.
Chữ đễ nghĩa là nhường,
Nhường anh, nhường chị lại nhường người trên.
Ghi lòng tạc dạ chớ quên,
Con em phải giữ lấy nền con em.
Đối với các bậc trí thức khoa bảng Việt Nam trước đây, việc trứ thuật các tác phẩm nhắm mục đích giáo dục tinh thần hiếu đễ cho con em được xem như là một trong những chủ đích của mình. Các tác phẩm văn học nổi tiếng như Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu cũng được xây dựng trên chủ đề chữ hiếu. Sau đây là điển hình một số tác giả có tác phẩm viết về vấn đề chữ hiếu, đạo hiếu.
Nguyễn Trãi là một bậc khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. Ông sinh năm 1380, quán làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, con trai Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 21 tuổi,ra giúp Lê Lợi khoảng năm 1421, giữ các việc tham mưu và viết các thư từ trọng đại cho lê Lợi trong việc xử trí với quân Minh. Khi Lê Lợi lên ngôi, ông được phong tước Quan Phục hầu, làm Nhập Nội Hành Khiển dưới thời Lê Thái Tông. Sau ông bị gặp phải vụ án Nguyễn Thị Lộ mà bị tru di tam tộc năm 1442. Tác phẩm ông để lại có rất nhiều loại viết bằng chữ Hán gồm Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Ức trai thi tập; Văn loại trong số đó có tập “Gia huấn ca (bài hát dạy người nhà) vẫn truyền là của ông soạn ra, nhưng không được chắc lắm.
a) Tập này có sáu bài ca: 1. Dạy vợ con; 2. Dạy con ở cho có đức; 3. Dạy con gái; Vợ khuyên chồng; 5. Dạy học trò ở cho có đạo; 6. Khuyên học trò phải chăm họ.
b) Các bài ca viết theo thể lục bát, nhiều khi đặt xen những câu bảy chữ.
c) Chủ ý tác giả là đem các điều cốt yếu, trong luân thường diễn ra lời nôm cho đàn bà trẻ con đọc.
d) Lời văn bình-thường, giản-dị, lưu-loát êm-ái. Nếu tập ấy thật của Nguyễn-Trãi soạn ra, thì văn nôm của ta về đầu thế-kỷ thứ XV cũng không khác nay mấy, chỉ thỉnh-thoảng có một vài chữ nay ít dùng.” [26]
Đặt ra ngoài tính cách nghi ngờ về tác giả sách Gia huấn ca, chúng ta cũng nhận chân được ý thức về giá trị của tinh thần hiếu đạo mà người xưa thường quan niệm.
Một danh sĩ thời Nguyễn, Lý Văn Phức (1785-1849) người làng Hồ khẩu, huyện Vĩnh thuận, tỉnh Hà đông, làm quan trải ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, nhiều lần đi sứ các nước lân cận, đã sáng tác nhiều sách vở bằng Hán văn như Việt hành ngâm, Việt hành tục ngâm, trong số đó có tập Nhị thập tứ hiếu nói về 24 người con có hiếu ở bên Tàu. “Lý Văn Phức là một nhà luân lý muốn đem các điều luân thường đạo lý để khuyên răn người đời. Tác phẩm “Nhị thập tứ hiếu” (416 câu thơ song thất lục bát) đã thành một cuốn gia-huấn ca được phổ cập rộng rãi trong dân chúng.” [27]
Trong thế kỷ trước, tác phẩm Nhân Thế Tu Tri do Cao Xuân Dục (1842-1923), Phó tổng tài Quốc sử quán triều Thành Thái biên soạn bằng Hán văn theo lời đề nghị của Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân năm 1899 và in năm Thành Thái thứ 14 (1902), bản dịch do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2001 với nhan đề Người Đời Nên Biết có ghi “Chủ đề của tác phẩm là làm sáng tỏ luân thường nhân sinh, việc học làm người, phép lập thân xử thế. Sách tập trung vào những điều thiết yếu có quan hệ đến nhật dụng nhân sinh thông qua các lời đã chép, việc đã làm rút trong Kinh, Sử, Tử, Tập...” Những lời châm ngôn, những tấm gương hiếu đễ, những lời khuyến thiện trừng ác của Trung Hoa, của Việt Nam, những việc làm tốt đẹp của các danh nhân liệt nữ đều được biên tập lại trong sách này có thể coi đây là một hệ thống quy phạm đạo đức chính thống triều Nguyễn [28].
Ngoài ra, một vị linh mục Công giáo mà công trình kiến trúc nhà thờ Phát Diệm của ông đã nêu phương danh lại cho hậu thế đó là Linh mục Trần Lục hay còn gọi là Cha Sáu hoặc Père Six vốn là Khâm sai đại thần dưới triều vua Tự Đức cũng đã để lại một công trình trứ tác văn chương nổi tiếng về vấn đề giáo dục chữ hiếu. Linh mục Trần Lục nguyên quán làng Mỹ Quan, tổng Cao Vĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sinh năm 1825, đi tu năm 1845 tại chủng viện Vĩnh Trị, năm 1860 thụ phong linh mục, từng làm Gia lễ bộ Tham tri, Khâm sai Tuyên phủ sứ của vua Đồng Khánh, Lễ bộ Thượng thư của vua Thành Thái. Ngài mất năm 1899. Tác phẩm của linh mục Trần Lục Sách thuật lại ít nhiều ca vè gồm có ba tác phẩm có tên Hiếu tự ca (1088 câu), Nữ tắc thường lễ (1016 câu), Nịch ái vong ân (440 câu).
“Hiếu tự ca nói về chữ hiếu của người Việt Nam, đối với cha mẹ và tổ tiên. Tất cả là người đã sinh ra đều mang nợ với tổ tiên và cần báo đền.
Mấy lời hiếu tự nói qua,
Để cho ai nấy trẻ già nhớ ơn.
Làm người sống ở thế gian,
Ai không đội đức cao san nặng dày.” [29]
“Nữ tắc thường lễ là bài chỉ dẫn những nguyên tắc, những điều thông thường cho thanh thiếu nữ cần biết trở thành người lương thiện và giáo dân đạo hạnh. Cụ Sáu đưa ra tám điều trong sinh hoạt hằng ngày của người con gái để sống: thảo kính cha mẹ, lo liệu công việc nhà, giao tiếp xã hội bên ngoài, dáng điệu đi đứng, cử chỉ khi ngồi, lời ăn tiếng nói, cách thức trang phục và trau dồi nghề nghiệp. Tất cả dựa theo đạo tam tòng: phụ phu tử và tứ đức: công dung ngôn hạnh.
Sinh mà không dạy khác gì,
Như loài mục súc ngu si quê mùa.
Dạy con thì dạy đầu sơ,
Đang khi còn bé dạy thì dễ in.
Lòng như giấy trắng nguyên tuyền,
Ta mà muốn vẽ đỏ đen khó gì.
Nữ nhi bay cũng phải suy,
Cá không ăn muối ắt thì cá ươn.” [30]
“Nịch ái vong ân là bài học dành cho thanh niên. Đến tuổi trưởng thành lập nghiệp có gia đình, người thanh niên nên biết khéo sống với vợ, và khôn với cha mẹ hai bên. Muốn có người vợ ăn kiếp ở đời với mình phải lựa chọn, đắn đo, bàn tính trước sau, không vội vàng bừa bãi mà ân hận suốt đời.
Dạy con từ thuở lên ba.
Dạy vợ khi mới về nhà làm dâu. (17-18)
Cả vợ chồng việc làm đầu tiên là thảo kính tứ thân phụ mẫu tùy khả năng.
Tứ thân cha mẹ bình an,
Đi thăm về viếng hỉ hoan tươi cười.
Canh riêu miếng lạt miếng tươi,
Liệu chừng thay đổi cho người bổ lao.
Lúc người yếu đuối liệt lào,
Trông nom chớ để giờ nào qua không.” [31]
Tóm lại, tác phẩm chủ yếu vẫn là Hiếu Tự Ca là tập thơ “diễn tả những tâm tình, những sự kiện liên quan đến lòng hiếu thảo xảy ra hằng ngày trước mắt đại chúng. Chữ Hiếu trong Khổng học, chữ Hiếu trong Thiên chúa giáo, và chữ Hiếu trong niềm tin phổ thông nơi đại chúng, trước ba lựa chọn ấy, Cha Sáu và dân con vùng Phát Diệm, qua Hiếu Tự, đã chấp nhận lựa chọn thứ ba, chỉ vì lựa chọn ấy sẽ cung ứng nhiều phương án hợp cảnh, hợp tình hơn.” [32]
3.2. Một vài mẫu chuyện liên quan tới chữ hiếu:
Trong kho tàng lịch sử và văn học Việt Nam, chúng ta có thể kiếm ra rất nhiều tấm gương hiếu thảo đức hạnh của biết bao anh hùng, danh nhân, liệt nữ chói lọi nghìn thu. Có những mẩu chuyện được truyền lưu trong dân gian ít được sử sách ghi lại. Sau đây chúng tôi xin lược ghi một số chuyển biểu trưng cho những tấm lòng hiếu hạnh đó.
Vua Lê Thánh Tôn hiếu với mẹ.
Vua Lê Thánh Tôn là một vị minh quân trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ 1460 đến 1497. Dưới thời của ngài, đất nước phát triển về kinh tế, văn học, cương thổ, quân sự. Ngài cũng là người con rất có hiếu. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại rằng: “ Trước đây, hồi tháng 2, Hoàng thái hậu đi lễ lăng về, không may bị bệnh nặng, đến giờ Hợi, ngày 26 tháng nhuận, băng ở chính tẩm điện Thừa Hoa, thọ 76 tuổi. Khi Hoàng thái hậu chưa băng, mùa đông, vua cùng Hoàng thái tử ngày đêm chăm sóc, không lúc nào rời bên cạnh. Khi dâng thuốc thang hay đồ ăn uống, vua nhất định tự mình nếm trước; trong thì kêu với tổ tiên, ngoài thì dốc lòng cầu khẩn, không thần nào là không khấn. Đến khi hấp hối cũng tự kêu gào, Thái hậu còn nhếch mép một chút, muốn nói để từ giã. Mọi việc mặc áo, khâm liệm, bỏ gạo vào miệng người chết, vua đều tự làm lấy cả để tỏ lòng đau xót.”[33]
Trịnh Kiểm với chuyện ăn cắp gà.
Cho đến nay, cuộc đời của nhũng danh nhân lịch sử thường được tô điểm bằng những câu chuyện gọi là giai thoại Trịnh Kiểm là người làng Sóc sơn, huyện Vĩnh lại tỉnh Thanh hóa, có công trong việc trung hưng nhà Lê vào những năm giữa thế kỷ 16. Tương truyền thuở nhỏ Kiểm đã có lần ăn cắp con gà mái của hàng xóm làm thịt cho mẹ ông ăn vì ông vốn rất có hiếu với mẹ nhưng nhà lại quá nghèo. Hàng xóm biết được bắt mẹ ông thả xuống giếng cho chết. Câu chuyện thực hư như thế nào không biết nhưng cũng là yếu tố góp công xây dựng một chút huyền sử cho vị thái sư họ Trịnh này.
Chuyện người giết cọp xứ Quảng.
Nguyễn Văn Danh, người Bình Sơn, Quảng Ngãi, lúc đầu thi đỗ tú tái. Cha đi thăm nương bị hổ vồ mang đi. Danh đem người nhà đi tìm thây cha, thấy vết hổ có một dấu chân nhỏ, bèn đo và ghi lại. Sau đó đặt bẫy, ngày đêm chỉ lo việc bắt hổ. Sau bắt được một con hổ chân sau hơi nhỏ, so với kích thước đo thì khớp, lập tức giết hổ lấy tim gan tế trước mộ cha, ăn sống đến hết. Nhân đó mắc bệnh, mỗi khi nói chuyện với người, tiếng rống như hổ. Thiệu Trị năm thứ sáu, được biểu dương. [34]
Lòng hiếu thảo của vua Tự Đức.
Vua Tự Đức (1847-1883) vốn là người rất có hiếu với mẹ. Mẹ ngài là bà Phạm Thị Hằng tức Đức bà Từ Dũ, con của ông Phạm Đăng Hưng là một vị khai quốc công thần thời Gia Long. Vua Tự Đức thường dành những ngày không thiết triều để viếng thăm mẹ và những điều mẹ ngài dạy ngài đều ghi vào một cuốn sổ gọi là Từ Huấn Lục. Sau đây là một câu chuyện nói về lòng hiếu thảo của nhà vua.
Một hôm vua Tự Đức đi săn ở rừng Thuận trực ở phía thượng nguồn sông Lợi Nông, cách kinh thành Huế khoảng 15 cây số. Gặp lúc trời mưa lụt nên nhà vua không về được mà chỉ còn hai ngày nữa là ngày kỵ của vua cha là Thiệu Trị. Bà Từ Dũ bèn sai Nguyễn Tri Phương đi tìm đón rước về. Dọc đường hai bên gặp nhau nhưng vì nước sông chảy mạnh quá nên thuyền không thể đi nhanh được mà tối đến mới về tới kinh thành. Vua Tự Đức vội vã bất chấp trời mưa đến trình diện mẹ mình xin chịu tội. Bà Từ Dũ ngồi quay mặt vào trong, im lặng không nói gì. Vua Tự Đức bèn lấy một cây roi mây dâng lên mẹ và đặt nơi trường kỷ rồi lặng lẽ nằm xuống khẩn khoản xin chịu tội. Bà mẹ bấy giờ mới quay lại lấy tay hất cây roi mây rồi nói: “Thôi tha cho, đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta.” [35]
Câu chuyện hoàng tử Lý Long Tường.
Câu chuyện sau đây có tính cách thời sự và đặc biệt nối kết con người hiện tại với quá khứ cách đây hơn tám trăm năm.
Năm 1225, do âm mưu sắp đặt của Trần Thủ Độ, ngai vàng họ Lý bị chuyển sang tay họ Trần do việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Trần Thủ Độ tiến hành việc tận diệt dòng dõi nhà Lý, giết vua Lý Chiêu Tông, cùng sát hại toàn bộ tôn thất nhà Lý. Hoàng tử thứ hai là Lý Long Tường, con vua Lý Anh tông (1136-1175) và là em của Lý Long Trát (tức Lý Cao Tông 1175-1210) biết rõ nếu chần chừ trước sau cũng bị hại về tay Trần Thủ Độ. “Lý Long Tường đau xót trước sự sụp đổ của vương triều Lý và lo lắng tông miếu bị hủy bỏ, không ai thờ cúng tổ tiên. Năm 1226, ông đem theo đồ thờ của tổ tông, chạy về phía đông dùng thuyền vượt biển ra nước ngoài...thuyền của ông cuối cùng đã vượt qua biển cả mênh mông, đến sông Phú Lương huyện Bồn Tân phía tây nước Cao Ly và ông đã cư trú tại Trấn Sơn phía nam phủ thành.” 36. Vua phát hiện ra hoàng tử An nam bèn cấp đất lập cho thái ấp tên Hoa Sơn. Tại đây hoàng tử Lý Long Tường đã góp sức đánh bại quân Nguyên bằng sức mạnh và mưu trí trong rất nhiều trận chiến khiến cho vua Cao ly rất cảm phục. Dù xa quê nhưng Lý Long Tường vẫn luôn nhớ về quê cũ nên được vua Cao ly xây cho Vọng quốc đàn trên đỉnh Hoa Sơn để ngày ngày ông lên đó hướng về phía nam mà lắng lòng trầm tư. Vua Cao Ly ban quan tước, cấp thêm 30 dăm vuông đất và nhân khẩu 20 hộ cho ông làm thái ấp để thờ cúng tổ tiên.
Sau chiến tranh, Hoàng tử Lý Long Tường mở trường dạy học, dựng đài bình văn, lập đền thờ các bậc thánh hiền, học trò có nhiều người đỗ đạt. Con cháu ông dần dà sinh sôi nảy nở trên đất CHDCND Triều Tiên và ở Hàn Quốc, riêng ở đây có khoảng 200 hộ với trên 600 người. Gia phả của dòng họ gọi là Hoa Sơn Lý thị tộc phổ ghi chép được 32 đời kể từ đời vua Lý Thái tổ (Lý Công Uẩn). Các di tích của dòng họ Lý tại Hàn Quốc cho đến nay vẫn được gìn giữ cẩn thận chẳng hạn như ngôi mộ của Lý Long Tường dưới chân núi Di Ất phía tây phủ thành Bồn Tân 10 dặm, di tích Thụ hàng môn và tấm bia Thụ hàng môn kỷ tích bi, di tích thành lũy và dinh quán cũa Hoa Sơn Quân. Năm 1994, một người cháu đời thứ 26 của hoàng tử Lý Long Tường là Lý Xương Căn đã từ Hàn Quốc tìm về cố hương là làng Đình Bảng thăm viếng và hội ngộ lại với tổ tiên, dòng tộc theo lời căn dặn của tiền nhân. [36]
Trong tác phẩm Đường Hy Vọng biên soạn trong một hoàn cảnh rất đổi khó khăn của tác giả, Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) có viết: “Gia đình là một “trung tâm ánh sáng”, đem ngọn lửa hồng đốt sáng nóng kẻ khác. Ngày nào mỗi gia đình là “một trung tâm ánh sáng”, thế giới này sẽ là một đại gia đình, đầy ánh sáng, đầy hy vọng”. [37]
Nhân mùa Vu Lan, thử suy tư về một vài quan điểm tôn giáo bàn về chữ hiếu với ước mong hiếu đạo là căn bản vững chắc của mọi sinh hoạt gia đình Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước qua mọi thời đại và mọi người đều có bổn phận giữ cho cái căn bản đó (trung tâm ánh sáng) tồn tại mãi mãi và soi sáng đến muôn đời !
New Jersey August, 10, 2008
CHÚ THÍCH:
1.- Dr. L. Wieger, S.J, Chinese Characters, Paragon Book Reprint Corp., New York Dover Publications, Inc., New York, trang 88.
2.- Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh, Nhà xuất bản Hà Nội, 1998, tr. 167.
3.- Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, Nhà xuất bản Đại Nam, trang 137. Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, Nhà xuất bản Tràng Thi, Sài Gòn, 1957, trang 361.
4.- Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Kinh Thánh Cựu Ứơc và Tân Ước, Huấn Ca, Tòa Tổng Giám Mục Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, trang 1282.
5.- Nhóm Phiên Dịch, Sách đã dẫn, tr. 1871.
6.- Nhóm Phiên Dịch, Sđd, tr. 2196.
7.- Nguyễn Phương, Cha Đắc-Lộ với sự thành lập Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Tạp chí Đại Học, năm thứ tư, 1961, số 1 kỷ niệm giáo sĩ Đắc Lộ, tr. 71. Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, tập I, Cứu Thế xuất bản, Sài Gòn 1965, bản in lần thứ hai, tr. 35.
8.- Ngô Nhân Dụng, bài Thực vi văn hiến chi bang, Thế kỷ 21, số 161, September, 2002, tr. 10-11.
9.- Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Giáo Phận Huế, Tập I, 2000, tr. 347.
10.- Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, in lần 10, 1968, tr. 58.
11.- Nguyễn Đăng Thục, Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập II, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, tr. 117.
12.- Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập I, Lá Bối xuất bản, 1973, tr. 39.
13.- Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật Giao Việt Nam, Nxb. Thành Phố HCM, tập I, tr. 31
14.- Chu Văn Sơn, Angkor – những đối cực của cái đẹp, Talawas, ngày 5.1.2007.
15.- Stephen Oppenheimer, Eden in the East, The Drơned Continent of Southeast Asia, Phoenix, 2001, tr. 91.
16.- Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập II, Lá Bối xuất bản, 1973, tr. 64.
17.- Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, quyển I, Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành, 1992, tr. 231.
18.- Thích Thanh Kiểm, Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, Nhà xb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2001, tr. 139.
19.- Nguyễn Lang, Sđd, tập II, tr. 79. Nguyễn Đăng Thục, Quan Âm Thị Kính, Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập I, Nhà xuất bảnThành Phố Hố Chí Minh, 1998, trang 374-391.
20.- Nguyễn Lang, Sđd, tập II, tr. 83. Nguyễn Đăng Thục, Sự Tích Phật Bà Chùa Hương Tích, Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập I, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, trang 357-373.
21.- Nguyễn Hữu-Tiến và Nguyễn Đôn-Phục dịch Luận Ngữ (Thiên Vi chính, Chương V-VIII, trích trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm, Bô Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, bản in lần 10, 1968, tr. 42.
22.- Trần Trọng Kim, Nho Giáo, quyển thượng, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, 1971, tr. 106.
23.- Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 107.
24.- Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 107.
25.- Hồ Thích, Trung Quốc Triết Học Sử, bản dịch Huỳnh Minh Đức, Khai Trí xuất bản, 1970, tr. 261-262.
25.- Dương Quảng Hàm, Sđd, tr. 270.
27.- Nguyễn Huyền Anh, Việt Nam Danh Nhân Từ Điển, Cơ sở xuất bản Zieleks, tr. 176.
28.- Tuyển Tập Cao Xuân Dục, Tập 1, Người Đời Nên Biết (Nhân Thế Tu Tri), Trần Lê Sáng, Phạm Kỳ Nam dịch, Nhà xuất bản Văn Học, 2001, tr. 7-8. Muốn hiểu thêm về tác phẩm Người Đời Nên Biết tức Nhân Thế Tu Tri của Cao Xuân Dục xin đọc thêm Nguyễn Đức Cung, Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân, Nhà xuất bản Nhật Lệ, Philadelphia, Hoa Kỳ 2002, tr. 394-408.
29.- Phạm Bá Nha, Đọc tác phẩm “ Sách thuật lại ít nhiều ca vè”, bài trích trong Trần Lục do một Ban Biên Tập ấn hành tại Canada, 1996, tr. 143.
30.- Phạm Bá Nha, Bài đã dẫn, tr. 146.
31.- Phạm Bá Nha, Bài đã dẫn, tr. 151.
32.- Phạm Xuân Thu, Tìm hiểu “Hiếu Tự Ca” của Cha Sáu Trần Lục (1825-1899), bài trích trong Trần Lục do một Ban Biên Tập ấn hành tại Canada, 1996, tr. 179.
33.- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ thực lục, quyển XIII, kỷ nhà Lê, Viện Khoa Học Xã Hội, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998, tr. 514.
34.- Tuyển Tập Cao Xuân Dục, Sách đã dẫn, tr. 245.
35.- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, bản in lần VI, Tân Việt, Sài Gòn, tr. 471.
36.- Phan Huy Lê, Họ Lý Hoa Sơn, một họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc, bài trích trong Tìm Về Cội Nguồn, Tập II, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 1999, trang 432-440. Một số báo xuân trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên trước đây cũng có vài bài tường thuật về sự kiện lịch sử này.
37.- Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, Kinh Đô ấn quán, Houston, (không đề năm in), tr.116.
Aleksander Solzhenitsyn, người tố cáo chế độ cộng sản nổi tiếng nhất thế kỷ XX
Linh Tiến Khải
18:05 11/08/2008
Aleksander Solzhenitsyn, người tố cáo chế độ cộng sản nổi tiếng nhất thế kỷ XX
Một số nhận định của hai văn sĩ Vladimir Fédorovski và Vittorio Strada, về gương mặt của văn hào Aleksander Isaevich Solzhenitsyn
Hôm Chúa Nhật mùng 3-8-2008 văn hào Aleksander Isaevich Solzhenitsyn đã qua đời vì bị đứng tim tại tư gia trong thủ đô Matscơva, thọ 90 tuổi.
Solzhenitsyn sinh năm 1918 là văn sĩ, tư tưởng gia và là gương mặt khổng lồ nổi tiếng nhất trong số hàng ngàn người bất đồng ý kiến với chế độ cộng sản Liên Xô. Các sách và tiểu thuyết của ông tố cáo các tội ác kinh hoàng của chế độ cộng sản Liên Xô, và là các suy tư về sự dữ thống trị thế giới này.
Bà Natalia vợ ông và Stepan người con trai ông, đã hiện diện bên ông cho tới phút cuối cùng. Bà Natalia nói: ”Ông nhà tôi đã muốn qua đời trong mùa hè và tại nhà. Ông đã được toại nguyện. Ông đã có cuộc sống khó khăn nhưng hạnh phúc. Chúng tôi đã rất hạnh phúc với nhau”. Stepan kể lại: ”Từ lâu nay cha tôi rất bệnh, nhưng người đã không đi khám bác sĩ, viện cớ là có nhiều việc phải làm”. Cả trong ngày cuối cùng cha tôi cũng làm việc, người đang duyệt lại toàn bộ các tác phẩm sẽ xuất bản vào năm 2010. Và vào ban chiều ngày mùng 3 tháng 8 người đã chết đột ngột. Tôi rất là đau đớn. Tôi xin cám ơn tất cả những ai nhớ tới cha tôi”.
Nhiều giới chức đạo đời đã bầy tỏ thương tiếc sự qua đi của văn hào Solzhenitsyn, trong đó có tổng thống George Bush của Hoa Kỳ, tổng thống Nikolas Sarkozy của Pháp và thủ tướng Angela Merkel của Đức. Trong điện tín phân ưu gửi tới gia đình văn hào hôm mùng 4 tháng 8 vừa qua, tổng thống Dimitrij Medvedev viết: ”Cái chết của vĩ nhân này, là một trong những văn sĩ, tư tưởng gia và nhà nhân bản lớn nhất của thế kỷ XX, là một sự mất mát không bù đắp được cho nước Nga và toàn thế giới”. Theo nguyên chủ tịch Mikhail Gorbaciov văn hào Solzhenitsyn đã ”chiến đấu cho nước Nga cho tới ngày cuối đời. Ông đã chiến đấu để cho nước Nga thực sự trở thành một quốc gia tự do và dân chủ. Như hàng triệu người đồng hương tác gỉa ”Quần đảo Gulag” đã sống các thời gian khắc nghiệt. Ông đã là người đầu tiên nói tới chế độ vô nhân của Staline và của những người đã chịu đựng chế độ đó mà không qụy ngã”.
Trong điện tín phân ưu gửi tới gia đình văn hào, Đức Thượng Phụ Alexis II Giáo Chủ Chính Thống Matscơva nhớ tới gương mặt của một người đã trải qua những thử thách rất cam go, nhưng đã luôn luôn chấp nhận với phẩm cách Kitô và sự dịu hiền. ”Ông đã tích cực tham gia vào cuộc sống chính trị của đất nước trên lập trường dân sự, và góp phần vào việc phát triển tinh thần, văn hóa và xã hội của nước Nga mới. Văn hào Solzhenitsyn đã là tín hữu chính thống sùng đạo và chú ý rất nhiều tới việc bảo vệ các truyền thống đích thật của dân nga”
Aleksander Solzhenitsyn sinh năm 1918 tại Kislovodsk vùng bắc Caucase. Năm 1941 sau khi đậu tiến sĩ toán và vật lý ông nhập ngũ tham gia thế chiến thứ II và bị bắt năm 1945 và bị kết án tù 8 năm trong trại tập trung, vì các thư viết cho một người bạn học trong các năm 1944-1945 trong đó ông phê bình Staline. Năm 1962 nhờ bầu khí ”tan giá băng” dưới thời chủ tịch Nikita Krushchev, Solzhenitsyn có thể in cuốn ”Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denisovich” và nhiều tiểu thuyết khác như ”Căn nhà của Matrjona”, ”Một trường hợp xảy ra tại nhà ga Krecetovka”, rất được độc giả Nga hâm mộ.
Nhưng dưới thời chủ tịch Leonid Brezhnev, tình hình trở nên tồi tệ hơn. Năm 1967 Solzhenitsyn bắt đầu bị bắt bớ vì dám gửi thư ngỏ cho đại hội các nhà văn Liên Xô yêu cầu bỏ luật kiểm duyệt sách báo.
Các cuốn tiểu thuyết ”Trong vòng tròn thứ nhất” và ”Khu vực ung thư” của Solzhenitsyn đưa cho nhà in Novyj Mir đã không được in nhưng được chuyền tay lén lút qua các bản đánh máy gọi là ”samizdat” và cuối cùng lọt ra ngoài và được in bên Tây Âu và rất được ưa chuộng. Năm 1970 Solzhenitsyn được giải thưởng Nobel văn chương, nhưng đã chỉ lãnh giải 4 năm sau đó sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô.
Năm 1973 Solzhenitsyn cho xuất bản cuốn ”Quần đảo Gulag” bên Tây Âu tố cáo các tội ác kinh hoàng và sự tàn bạo của chế độ cộng sản thời Staline dựa trên kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm của 200 người tù khác. Cuốn sách đã gây chấn động trên thế giới và bắt buộc nhiều nước dân chủ phải xét lại thái độ nhân nhượng của họ đối với chế độ cộng sản sắt máu. Cuốn sách đã được đem lén trở lại Liên Xô và người dân Nga đã say sưa đọc. Nhưng cũng chính cuốn ”Quần đảo Gulag” đã khiến cho nhà nước Matscơva trục xuất ông sang Đức vì tội ”phản bội quốc gia”. Sau đó vợ và 3 con cũng được đoàn tụ với ông. Sau 3 năm sống bên Thụy Sĩ, văn hào Solzhenitsyn và gia đình sang định cư tại Hoa Kỳ. Tai đây ông viết bộ sách lịch sử tựa đề ”Bánh xe đỏ” kể lại các biến cố từ thế chiến thứ I cho tới cách mạng tháng 10.
Sau khi chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ, văn hào Solzhenitsyn và gia đình đã hồi hương và sống trong thủ đô Matscơva, sau 20 năm lưu đầy. Ông hy vọng có thể nắm giữ vai trò nào đó trong cuộc sống chính trị, nhưng thất vọng trước các thay đổi không phù hợp với các tư tưởng quân chủ và ái quốc của ông.
Ông đã mạnh mẽ phê bình khuynh hướng tự do của tổng thống Boris Eltsin và từ chối nhận huy chương danh dự thánh Anrê. Trái lại quan điểm ái quốc đã khiến ông đã xích lại gần tổng thống Putin, và năm ngoái ông đã nhận giải thưởng của chính quyền Nga.
Các thất vọng của ông lộ hiện trong các tác phẩm như ”Nước Nga trong đất lở” và ”Hạt lúa giữa hai tảng đá cối xay”, cũng như cuốn ”Hai trăm năm với nhau” kể lại tương quan giữa người Nga và người do thái, trong đó hơi có giọng bài do thái.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của hai văn sĩ Vladimir Fédorovski và Vittorio Strada, về gương mặt của văn hào Aleksander Isaevich Solzhenitsyn, người đã can đảm tố cáo các tội ác của chế độ cộng sản vô thần Liên Xô.
Trước hết là các nhận định của văn sĩ Vladimir Fédorovski. Văn sĩ hiện là một trong số các nhà viết khảo luận và tiểu thuyết nổi tiếng nhất tại Pháp. Trước đây ông đã từng làm việc trong lãnh vực ngoại giao trong tư cách là cố vấn của tổng thống Mikhail Gorbaciov và phát ngôn viên của tổng thống Boris Eltsin.
Hỏi: Thưa ông Fédorovski, văn hào Solzhenitsyn đã để lại ấn tượng nào sâu đậm nào nơi ông?
Đáp: Tôi đã luôn luôn bị lôi cuốn bởi cái nhìn dịu hiền của văn hào Solzhenitsyn, cái nhìn của một ngôn sứ thời đại chúng ta. Tư tưởng đạo đức của ông đã khiến tôi luôn nghĩ tới một Tolstoij, đặc biệt một Tolstoj sau khi được ơn hoán cải. Nhưng có lẽ văn hào giống nhân vật Zosima, cụ già khôn ngoan bắt chước Chúa Kitô trong cuốn tiểu thuyết ”Anh em nhà Karamazov” của văn hào Dostoevskij.
Hỏi: Là người đã quen biết văn hào Solzhenitsyn, ông định nghĩa văn hào như thế nào?
Đáp: Văn hào Solzhenitsyn đã là một gương mặt khổng lồ, ngoài sự kiện ông cũng là một nhân vật chính trị biểu tượng của một thời đại. Trước hết ông là một người khổng lồ của nền văn chương, đã thừa hưởng gia tài của các văn sĩ lớn thuộc thế kỷ XVIII, một người con tinh thần của văn hào Tolstoj. Ông đã vén mở cho thế giới thấy quần đảo Gulag và chiều kích rộng rãi các tội phạm không phải chỉ của một chế độ, mà của toàn vũ trụ Liên Xô, từ Lenin cho tới Staline. Chính văn hào Solzhenitsyn đã nhắc tới con số 80 triệu nạn nhân của chế độ cộng sản Liên Xô, mà ngày nay không ai nghi ngờ. Ông cũng đã là một tư tưởng gia địa lý chính trị, mạnh mẽ phê bình các chế độ độc tài đồng thời cũng không dịu dàng với thế giới Tây Âu. Ông đã lên án khuynh hướng hưởng lạc tháo thứ và cuộc khủng hoảng tinh thần của thế giới Tây âu, có lẽ cũng bởi vì ông là người thừa hưởng gia tài tinh thần slave, nhậy cảm đối với tư tưởng một nước Nga có nhiệm vụ bảo vệ các giá trị tinh thần và các giá trị kitô.
Hỏi: Trong các năm cuối cùng văn hào Solzhenitsyn có thay đổi gì không?
Đáp: Có đúng thật là trong một nghĩa nào đó Solzhenitsyn đã xích lại gần quyền bính của tổng thống Putin, nhưng tư tưởng của một thay đổi ái quốc không tương xứng với sự thật. Trái lại, khuynh hướng ái quốc của ông khiến cho mật vụ Nga dùng nó như là cớ để nói xấu ông, đặc biệt trong thời hậu Andropov. Người ta cho ông là tiếc nuối chế độ Nga hoàng. Thật ra văn hào Solzhenitsyn đã không bao giờ muốn khước từ truyền thống của một nền văn hóa Nga vĩ đại.
Hỏi: Có điểm nào nơi văn hào Solzhenitsyn đánh động ông nhất?
Đáp: Đó là sự gắn bó của văn hào đối với sự thật lịch sử. Là người thừa kế văn hào Tolstoj, nhưng ông ít chủ quan hơn và đưa ra nhiều tài liệu lịch sử hơn. Sự sít sao vĩ đại đó diễn tả một trong các sức mạnh lớn lao của ông như là văn sĩ và là người bất đồng chính kiến với chế độ cộng sản liên xô.
Hỏi: Thủ Tướng Angela Merkel và các chính trị gia khác đã coi văn hào Solzhenitsyn là một ”nhà luân lý”. Ông nghĩ sao?
Đáp: Tôi đồng ý với nhận xét đó, trong nghĩa văn hào Solzhenitsyn hoàn toàn thuộc một truyền thống văn chương kiếm tìm các giá trị luân lý. Chỉ cần nghĩ đến hai văn hào Tolstoj và Dostoevskij là đủ.
Hỏi: Trong nghĩa nào các tác phẩm của văn hào Solzhenitsyn đã tạo ra trận động đất văn hóa bên Tây Âu thưa ông?
Đáp: Sức mạnh chứng tá của ông thành công trong việc xé rách sự nhồi sọ của nhiều giai tầng trí thức Tây Âu, từ lâu nay sẵn sàng nhắm mắt và giấu diếm các tội ác của chế độ cộng sản. Một vài nhà trí thức Tây Âu từng nói xấu văn hào Solzhenitsyn có trách nhiệm rất trầm trọng. Ngày nay chúng ta biết rằng tất cả các lèo lái đó là do mật vụ KGB của Liên Xô giật dây nhằm phá hủy danh tiếng của văn hào Solzhenitsyn. Và nhiều nhà trí thức Tây Âu lập lại y nguyên những gì mật vụ KGB mớm cho.
Tiếp theo đây là vài nhận định của văn sĩ Vittorio Strada, chuyên viên nổi tiếng về thế giới Slave, liên quan tới văn hào Solzhenitsyn. Ông mới cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Luân lý của sự Kinh Hoàng. Từ Fiodor Dotoesvkij tới Thomas Mann”.
Hỏi: Thưa ông Strada, tại sao tác phẩm ”Quần Đảo Gulag” của văn hào Solzhenitsyn đã gây chấn động tại Pháp, mà lại không có hiệu qủa tại Italia?
Đáp: Tại Paris tác phẩm này đã làm nổi dậy một phong trào sôi động nơi giới văn hóa ưu tú cũng như trong quần chúng, và trong thập niên 1960 của thế kỷ XX nó đã giải phóng nhiều người còn đang bị ý thức hệ cộng sản mê hoặc và cầm tù. Nhưng tại Italia, quyền bá chủ của đảng cộng sản đã rất là tinh tế và sâu đậm, đến độ cả những người đã tách rời khỏi đảng cộng sản như nhóm ”Tuyên ngôn” cũng đánh giá thấp hay khước từ sự tố cáo đó của văn hào Solzhenitsyn. Khuynh hướng phò chế độ Marx Lenine thắng thế. Vì thế có nhiều người tố cáo văn hào Solzhenitsyn là nhớ nhung chế độ của Nga hoàng, theo phát xít, phản cách mạng và bài do thái. Do đó nhiều giới văn hóa Italia cần phải tự phê bình kiểm thảo về sự cố ý không đề cập đến những gì văn hào Solzhenitsyn vén mở cho thấy xảy ra tại quần đảo Gulag dưới chế độ cộng sản liên xô.
Hỏi: Thưa ông, sự kiện văn hào Solzhenitsyn xích lại gần tổng thống Putin có thể khiến cho người ta nghĩ tới các cảm tính ái quốc và độc đoán hay không?
Đáp: Cần phải phân biệt. Ngày nay tại Nga khuynh hướng ái quốc là tâm tình thống trị trong xã hội cũng như trong các cơ quan chính quyền. Có một hình thức ái quốc chủng tộc cho rằng nước Nga thuộc người Nga và một hình thức tân đế quốc tiếc nuối quyền bính thời Staline. Văn hào Solzhenitsyn cũng không thoát khỏi hai ảnh hưởng này. Trái lại Điệm Cẩm Linh đã tạo ra huyền thoại cho rằng ông hoàn toàn ủng hộ nguyên tổng thống Putin. Nhưng văn hào Solzhenitsyn lo lắng cho căn tính quốc gia và đặt vấn đề liên quan tới việc xác định nó và tái thiết nó. Chúng ta không được quên rằng trong thế kỷ XX nước Nga đã sống sự sụp đổ của hai đế quốc: đế quốc Nga hoàng và đế cuốc cộng sản. Các tương quan với các chủng tộc khác, việc mất đi Ucraine - đối với tổng thống Putin là một thất bại chính trị, đối với văn hào Solzhenitsyn là một thất bại luân lý - là các đề tài suy tư quan trọng cũng như sự chung sống với các người Nga theo Hồi giáo.
Hỏi: Giáo Hội Chính Thống đã có vai trò nào trong cuộc sống của văn hào Solzhenitsyn?
Đáp: Văn hào Solzhenitsyn đã là một con người của lòng tin sâu xa đích thực, một tín hữu coi Kitô giáo như phần toàn vẹn của nền văn minh Nga, như một nhân tố nền tảng mà chủ nghĩa cộng sản đã tìm nhổ tận gốc rễ. Văn hào Solzhenitsyn đã nghĩ rằng phải đi từ Giáo HỘi Chính Thống để tái xây dựng xã hội Nga bị chế độ cộng sản vô thần tàn phá trong 70 năm trời. Và ông xác tín rằng sự tái sinh đó chỉ có thể bắt đầu với việc tái sinh luân lý, trước cảnh các người giầu sụ không lo lắng gì tới đại đa số dân phải sống trong bần cùng nghèo túng, hay cảnh gian tham hối lộ và tội phạm nhan nhản khắp nơi trong xã hội Nga.
(Avvenire 5-8-2008)
Một số nhận định của hai văn sĩ Vladimir Fédorovski và Vittorio Strada, về gương mặt của văn hào Aleksander Isaevich Solzhenitsyn
Hôm Chúa Nhật mùng 3-8-2008 văn hào Aleksander Isaevich Solzhenitsyn đã qua đời vì bị đứng tim tại tư gia trong thủ đô Matscơva, thọ 90 tuổi.
Solzhenitsyn sinh năm 1918 là văn sĩ, tư tưởng gia và là gương mặt khổng lồ nổi tiếng nhất trong số hàng ngàn người bất đồng ý kiến với chế độ cộng sản Liên Xô. Các sách và tiểu thuyết của ông tố cáo các tội ác kinh hoàng của chế độ cộng sản Liên Xô, và là các suy tư về sự dữ thống trị thế giới này.
Bà Natalia vợ ông và Stepan người con trai ông, đã hiện diện bên ông cho tới phút cuối cùng. Bà Natalia nói: ”Ông nhà tôi đã muốn qua đời trong mùa hè và tại nhà. Ông đã được toại nguyện. Ông đã có cuộc sống khó khăn nhưng hạnh phúc. Chúng tôi đã rất hạnh phúc với nhau”. Stepan kể lại: ”Từ lâu nay cha tôi rất bệnh, nhưng người đã không đi khám bác sĩ, viện cớ là có nhiều việc phải làm”. Cả trong ngày cuối cùng cha tôi cũng làm việc, người đang duyệt lại toàn bộ các tác phẩm sẽ xuất bản vào năm 2010. Và vào ban chiều ngày mùng 3 tháng 8 người đã chết đột ngột. Tôi rất là đau đớn. Tôi xin cám ơn tất cả những ai nhớ tới cha tôi”.
Nhiều giới chức đạo đời đã bầy tỏ thương tiếc sự qua đi của văn hào Solzhenitsyn, trong đó có tổng thống George Bush của Hoa Kỳ, tổng thống Nikolas Sarkozy của Pháp và thủ tướng Angela Merkel của Đức. Trong điện tín phân ưu gửi tới gia đình văn hào hôm mùng 4 tháng 8 vừa qua, tổng thống Dimitrij Medvedev viết: ”Cái chết của vĩ nhân này, là một trong những văn sĩ, tư tưởng gia và nhà nhân bản lớn nhất của thế kỷ XX, là một sự mất mát không bù đắp được cho nước Nga và toàn thế giới”. Theo nguyên chủ tịch Mikhail Gorbaciov văn hào Solzhenitsyn đã ”chiến đấu cho nước Nga cho tới ngày cuối đời. Ông đã chiến đấu để cho nước Nga thực sự trở thành một quốc gia tự do và dân chủ. Như hàng triệu người đồng hương tác gỉa ”Quần đảo Gulag” đã sống các thời gian khắc nghiệt. Ông đã là người đầu tiên nói tới chế độ vô nhân của Staline và của những người đã chịu đựng chế độ đó mà không qụy ngã”.
Trong điện tín phân ưu gửi tới gia đình văn hào, Đức Thượng Phụ Alexis II Giáo Chủ Chính Thống Matscơva nhớ tới gương mặt của một người đã trải qua những thử thách rất cam go, nhưng đã luôn luôn chấp nhận với phẩm cách Kitô và sự dịu hiền. ”Ông đã tích cực tham gia vào cuộc sống chính trị của đất nước trên lập trường dân sự, và góp phần vào việc phát triển tinh thần, văn hóa và xã hội của nước Nga mới. Văn hào Solzhenitsyn đã là tín hữu chính thống sùng đạo và chú ý rất nhiều tới việc bảo vệ các truyền thống đích thật của dân nga”
Aleksander Solzhenitsyn sinh năm 1918 tại Kislovodsk vùng bắc Caucase. Năm 1941 sau khi đậu tiến sĩ toán và vật lý ông nhập ngũ tham gia thế chiến thứ II và bị bắt năm 1945 và bị kết án tù 8 năm trong trại tập trung, vì các thư viết cho một người bạn học trong các năm 1944-1945 trong đó ông phê bình Staline. Năm 1962 nhờ bầu khí ”tan giá băng” dưới thời chủ tịch Nikita Krushchev, Solzhenitsyn có thể in cuốn ”Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denisovich” và nhiều tiểu thuyết khác như ”Căn nhà của Matrjona”, ”Một trường hợp xảy ra tại nhà ga Krecetovka”, rất được độc giả Nga hâm mộ.
Nhưng dưới thời chủ tịch Leonid Brezhnev, tình hình trở nên tồi tệ hơn. Năm 1967 Solzhenitsyn bắt đầu bị bắt bớ vì dám gửi thư ngỏ cho đại hội các nhà văn Liên Xô yêu cầu bỏ luật kiểm duyệt sách báo.
Các cuốn tiểu thuyết ”Trong vòng tròn thứ nhất” và ”Khu vực ung thư” của Solzhenitsyn đưa cho nhà in Novyj Mir đã không được in nhưng được chuyền tay lén lút qua các bản đánh máy gọi là ”samizdat” và cuối cùng lọt ra ngoài và được in bên Tây Âu và rất được ưa chuộng. Năm 1970 Solzhenitsyn được giải thưởng Nobel văn chương, nhưng đã chỉ lãnh giải 4 năm sau đó sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô.
Năm 1973 Solzhenitsyn cho xuất bản cuốn ”Quần đảo Gulag” bên Tây Âu tố cáo các tội ác kinh hoàng và sự tàn bạo của chế độ cộng sản thời Staline dựa trên kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm của 200 người tù khác. Cuốn sách đã gây chấn động trên thế giới và bắt buộc nhiều nước dân chủ phải xét lại thái độ nhân nhượng của họ đối với chế độ cộng sản sắt máu. Cuốn sách đã được đem lén trở lại Liên Xô và người dân Nga đã say sưa đọc. Nhưng cũng chính cuốn ”Quần đảo Gulag” đã khiến cho nhà nước Matscơva trục xuất ông sang Đức vì tội ”phản bội quốc gia”. Sau đó vợ và 3 con cũng được đoàn tụ với ông. Sau 3 năm sống bên Thụy Sĩ, văn hào Solzhenitsyn và gia đình sang định cư tại Hoa Kỳ. Tai đây ông viết bộ sách lịch sử tựa đề ”Bánh xe đỏ” kể lại các biến cố từ thế chiến thứ I cho tới cách mạng tháng 10.
Sau khi chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ, văn hào Solzhenitsyn và gia đình đã hồi hương và sống trong thủ đô Matscơva, sau 20 năm lưu đầy. Ông hy vọng có thể nắm giữ vai trò nào đó trong cuộc sống chính trị, nhưng thất vọng trước các thay đổi không phù hợp với các tư tưởng quân chủ và ái quốc của ông.
Ông đã mạnh mẽ phê bình khuynh hướng tự do của tổng thống Boris Eltsin và từ chối nhận huy chương danh dự thánh Anrê. Trái lại quan điểm ái quốc đã khiến ông đã xích lại gần tổng thống Putin, và năm ngoái ông đã nhận giải thưởng của chính quyền Nga.
Các thất vọng của ông lộ hiện trong các tác phẩm như ”Nước Nga trong đất lở” và ”Hạt lúa giữa hai tảng đá cối xay”, cũng như cuốn ”Hai trăm năm với nhau” kể lại tương quan giữa người Nga và người do thái, trong đó hơi có giọng bài do thái.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của hai văn sĩ Vladimir Fédorovski và Vittorio Strada, về gương mặt của văn hào Aleksander Isaevich Solzhenitsyn, người đã can đảm tố cáo các tội ác của chế độ cộng sản vô thần Liên Xô.
Trước hết là các nhận định của văn sĩ Vladimir Fédorovski. Văn sĩ hiện là một trong số các nhà viết khảo luận và tiểu thuyết nổi tiếng nhất tại Pháp. Trước đây ông đã từng làm việc trong lãnh vực ngoại giao trong tư cách là cố vấn của tổng thống Mikhail Gorbaciov và phát ngôn viên của tổng thống Boris Eltsin.
Hỏi: Thưa ông Fédorovski, văn hào Solzhenitsyn đã để lại ấn tượng nào sâu đậm nào nơi ông?
Đáp: Tôi đã luôn luôn bị lôi cuốn bởi cái nhìn dịu hiền của văn hào Solzhenitsyn, cái nhìn của một ngôn sứ thời đại chúng ta. Tư tưởng đạo đức của ông đã khiến tôi luôn nghĩ tới một Tolstoij, đặc biệt một Tolstoj sau khi được ơn hoán cải. Nhưng có lẽ văn hào giống nhân vật Zosima, cụ già khôn ngoan bắt chước Chúa Kitô trong cuốn tiểu thuyết ”Anh em nhà Karamazov” của văn hào Dostoevskij.
Hỏi: Là người đã quen biết văn hào Solzhenitsyn, ông định nghĩa văn hào như thế nào?
Đáp: Văn hào Solzhenitsyn đã là một gương mặt khổng lồ, ngoài sự kiện ông cũng là một nhân vật chính trị biểu tượng của một thời đại. Trước hết ông là một người khổng lồ của nền văn chương, đã thừa hưởng gia tài của các văn sĩ lớn thuộc thế kỷ XVIII, một người con tinh thần của văn hào Tolstoj. Ông đã vén mở cho thế giới thấy quần đảo Gulag và chiều kích rộng rãi các tội phạm không phải chỉ của một chế độ, mà của toàn vũ trụ Liên Xô, từ Lenin cho tới Staline. Chính văn hào Solzhenitsyn đã nhắc tới con số 80 triệu nạn nhân của chế độ cộng sản Liên Xô, mà ngày nay không ai nghi ngờ. Ông cũng đã là một tư tưởng gia địa lý chính trị, mạnh mẽ phê bình các chế độ độc tài đồng thời cũng không dịu dàng với thế giới Tây Âu. Ông đã lên án khuynh hướng hưởng lạc tháo thứ và cuộc khủng hoảng tinh thần của thế giới Tây âu, có lẽ cũng bởi vì ông là người thừa hưởng gia tài tinh thần slave, nhậy cảm đối với tư tưởng một nước Nga có nhiệm vụ bảo vệ các giá trị tinh thần và các giá trị kitô.
Hỏi: Trong các năm cuối cùng văn hào Solzhenitsyn có thay đổi gì không?
Đáp: Có đúng thật là trong một nghĩa nào đó Solzhenitsyn đã xích lại gần quyền bính của tổng thống Putin, nhưng tư tưởng của một thay đổi ái quốc không tương xứng với sự thật. Trái lại, khuynh hướng ái quốc của ông khiến cho mật vụ Nga dùng nó như là cớ để nói xấu ông, đặc biệt trong thời hậu Andropov. Người ta cho ông là tiếc nuối chế độ Nga hoàng. Thật ra văn hào Solzhenitsyn đã không bao giờ muốn khước từ truyền thống của một nền văn hóa Nga vĩ đại.
Hỏi: Có điểm nào nơi văn hào Solzhenitsyn đánh động ông nhất?
Đáp: Đó là sự gắn bó của văn hào đối với sự thật lịch sử. Là người thừa kế văn hào Tolstoj, nhưng ông ít chủ quan hơn và đưa ra nhiều tài liệu lịch sử hơn. Sự sít sao vĩ đại đó diễn tả một trong các sức mạnh lớn lao của ông như là văn sĩ và là người bất đồng chính kiến với chế độ cộng sản liên xô.
Hỏi: Thủ Tướng Angela Merkel và các chính trị gia khác đã coi văn hào Solzhenitsyn là một ”nhà luân lý”. Ông nghĩ sao?
Đáp: Tôi đồng ý với nhận xét đó, trong nghĩa văn hào Solzhenitsyn hoàn toàn thuộc một truyền thống văn chương kiếm tìm các giá trị luân lý. Chỉ cần nghĩ đến hai văn hào Tolstoj và Dostoevskij là đủ.
Hỏi: Trong nghĩa nào các tác phẩm của văn hào Solzhenitsyn đã tạo ra trận động đất văn hóa bên Tây Âu thưa ông?
Đáp: Sức mạnh chứng tá của ông thành công trong việc xé rách sự nhồi sọ của nhiều giai tầng trí thức Tây Âu, từ lâu nay sẵn sàng nhắm mắt và giấu diếm các tội ác của chế độ cộng sản. Một vài nhà trí thức Tây Âu từng nói xấu văn hào Solzhenitsyn có trách nhiệm rất trầm trọng. Ngày nay chúng ta biết rằng tất cả các lèo lái đó là do mật vụ KGB của Liên Xô giật dây nhằm phá hủy danh tiếng của văn hào Solzhenitsyn. Và nhiều nhà trí thức Tây Âu lập lại y nguyên những gì mật vụ KGB mớm cho.
Tiếp theo đây là vài nhận định của văn sĩ Vittorio Strada, chuyên viên nổi tiếng về thế giới Slave, liên quan tới văn hào Solzhenitsyn. Ông mới cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Luân lý của sự Kinh Hoàng. Từ Fiodor Dotoesvkij tới Thomas Mann”.
Hỏi: Thưa ông Strada, tại sao tác phẩm ”Quần Đảo Gulag” của văn hào Solzhenitsyn đã gây chấn động tại Pháp, mà lại không có hiệu qủa tại Italia?
Đáp: Tại Paris tác phẩm này đã làm nổi dậy một phong trào sôi động nơi giới văn hóa ưu tú cũng như trong quần chúng, và trong thập niên 1960 của thế kỷ XX nó đã giải phóng nhiều người còn đang bị ý thức hệ cộng sản mê hoặc và cầm tù. Nhưng tại Italia, quyền bá chủ của đảng cộng sản đã rất là tinh tế và sâu đậm, đến độ cả những người đã tách rời khỏi đảng cộng sản như nhóm ”Tuyên ngôn” cũng đánh giá thấp hay khước từ sự tố cáo đó của văn hào Solzhenitsyn. Khuynh hướng phò chế độ Marx Lenine thắng thế. Vì thế có nhiều người tố cáo văn hào Solzhenitsyn là nhớ nhung chế độ của Nga hoàng, theo phát xít, phản cách mạng và bài do thái. Do đó nhiều giới văn hóa Italia cần phải tự phê bình kiểm thảo về sự cố ý không đề cập đến những gì văn hào Solzhenitsyn vén mở cho thấy xảy ra tại quần đảo Gulag dưới chế độ cộng sản liên xô.
Hỏi: Thưa ông, sự kiện văn hào Solzhenitsyn xích lại gần tổng thống Putin có thể khiến cho người ta nghĩ tới các cảm tính ái quốc và độc đoán hay không?
Đáp: Cần phải phân biệt. Ngày nay tại Nga khuynh hướng ái quốc là tâm tình thống trị trong xã hội cũng như trong các cơ quan chính quyền. Có một hình thức ái quốc chủng tộc cho rằng nước Nga thuộc người Nga và một hình thức tân đế quốc tiếc nuối quyền bính thời Staline. Văn hào Solzhenitsyn cũng không thoát khỏi hai ảnh hưởng này. Trái lại Điệm Cẩm Linh đã tạo ra huyền thoại cho rằng ông hoàn toàn ủng hộ nguyên tổng thống Putin. Nhưng văn hào Solzhenitsyn lo lắng cho căn tính quốc gia và đặt vấn đề liên quan tới việc xác định nó và tái thiết nó. Chúng ta không được quên rằng trong thế kỷ XX nước Nga đã sống sự sụp đổ của hai đế quốc: đế quốc Nga hoàng và đế cuốc cộng sản. Các tương quan với các chủng tộc khác, việc mất đi Ucraine - đối với tổng thống Putin là một thất bại chính trị, đối với văn hào Solzhenitsyn là một thất bại luân lý - là các đề tài suy tư quan trọng cũng như sự chung sống với các người Nga theo Hồi giáo.
Hỏi: Giáo Hội Chính Thống đã có vai trò nào trong cuộc sống của văn hào Solzhenitsyn?
Đáp: Văn hào Solzhenitsyn đã là một con người của lòng tin sâu xa đích thực, một tín hữu coi Kitô giáo như phần toàn vẹn của nền văn minh Nga, như một nhân tố nền tảng mà chủ nghĩa cộng sản đã tìm nhổ tận gốc rễ. Văn hào Solzhenitsyn đã nghĩ rằng phải đi từ Giáo HỘi Chính Thống để tái xây dựng xã hội Nga bị chế độ cộng sản vô thần tàn phá trong 70 năm trời. Và ông xác tín rằng sự tái sinh đó chỉ có thể bắt đầu với việc tái sinh luân lý, trước cảnh các người giầu sụ không lo lắng gì tới đại đa số dân phải sống trong bần cùng nghèo túng, hay cảnh gian tham hối lộ và tội phạm nhan nhản khắp nơi trong xã hội Nga.
(Avvenire 5-8-2008)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mẻ Lưới Đầu Ngày
Josephhoa Phạm
00:24 11/08/2008
MẺ LƯỚI ĐẦU NGÀY
Ảnh của Josephhoa Phạm.
Cá liêu bạc má để dành cho em.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền