Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 12/8: Hãy tha thứ từ trong trái tim chúng ta. Suy Niệm: Linh mục Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
01:53 11/08/2021
PHÚC ÂM: Mt 18, 21 – 19, 1
“Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy.
“Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: ‘Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, và tôi sẽ trả lại cho ngài tất cả’. Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.
“Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc: Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: ‘Hãy trả nợ cho ta’. Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: ‘Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh’. Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong. Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến và bảo rằng: ‘Tên đầy tớ ác độc kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?’ Chủ nổi giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ.
“Vậy, Cha Thầy trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.
Khi Chúa Giêsu nói những lời đó xong, thì Người bỏ xứ Galilêa mà đến Giuđêa, bên kia sông Giođan.
Đó là lời Chúa.
“Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy.
“Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: ‘Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, và tôi sẽ trả lại cho ngài tất cả’. Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.
“Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc: Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: ‘Hãy trả nợ cho ta’. Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: ‘Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh’. Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong. Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến và bảo rằng: ‘Tên đầy tớ ác độc kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?’ Chủ nổi giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ.
“Vậy, Cha Thầy trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.
Khi Chúa Giêsu nói những lời đó xong, thì Người bỏ xứ Galilêa mà đến Giuđêa, bên kia sông Giođan.
Đó là lời Chúa.
Sự lên trời của Đức Mẹ Maria và hướng về trời của chúng ta
Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương
08:20 11/08/2021
(Suy niệm lễ Đức Maria hồn xác lên Trời)
Hôm nay cùng với toàn thể Giáo hội long trọng mừng kính lễ Đức Maria hồn xác lên trời. Đây là một trong 4 đặc ân mà Đức Maria đã được diễm phúc đón nhận. (Đặc ân Mẹ Thiên Chúa, đặc ân đồng trinh trọn đời, đặc ân vô nhiễm nguyên tội). Chúng ta cùng nhau suy niệm với nhau qua các chủ để sau đây để hiểu được việc lên trời của Đức Maria và rút ra được ý nghĩa sống cho cuộc đời ki-tô hữu.
1/ Tại sao Đức Mẹ lại được đón nhận ân huệ đặc biệt này?
Một người nữ như bao thôn nữ, nhưng Đức Maria đã được Thiên Chúa đoái thương chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Dầu đã đính hôn với Thánh Giuse, dầu chưa qua việc vợ chồng với Thánh Cả Giuse, nhưng tại sao Đức Maria vẫn có thể mang thai? Thưa vì cái thai của Đức Maria là bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Từ việc đáp lời xin vâng, nghĩa là hoàn toàn tín thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa, Đức Maria đã chính thức trở thành Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ của Ngôi Lời Thiên Chúa, Mẹ của Đức Giê-su Ki-tô.
Một con người cực kỳ khiêm tốn, Đức Maria đã không chiều theo ý riêng của mình, nhưng hoàn toàn vâng theo Thánh Ý của Thiên Chúa và sẵn sàng cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi. “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền” (Lc 1, 38).
Một tinh thần biết lắng nghe, Đức Maria đã không chối từ nhưng vui vẻ đón nhận tiếng mời gọi của Thiên Chúa khi Thiên sứ truyền tin dẫu chưa biết tương lai sẽ như thế nào.
Một con người biết chọn hy sinh - phục vụ, Đức Maria đã vội vã lên đường đi thăm viếng bà Elisabeth một phần để mang Chúa đến cho gia đình, phần khác là để phục vụ Bà chị họ lúc mãn nguyệt khai hoa. (x.Lc 1,39)
Một con người biết chia sẻ niềm vui khi có Chúa, Đức Maria đã không giữ riêng cho chính mình nhưng biết sẻ chia và trao ban khi mang Chúa trong mình. Bởi Mẹ nghĩ Mẹ được cho nhưng không thì cũng trao ban nhưng không. Bởi Mẹ nghĩ rằng niềm vui chia sẻ niềm vui nhân. Bởi Mẹ nghĩ cho thì có phúc hơn là lãnh nhận,…
Vừa là người mẹ, vừa là người bạn đồng hành với Con Mẹ là Chúa Giê-su, Đức Maria không chỉ là một người Mẹ đơn thuần như bao người mẹ khác, nhưng Mẹ đã luôn ở bên cạnh Con Mẹ để đồng lao cộng khổ, lúc vui cũng như lúc Đức Giê-su sinh thì trên Thánh giá. Mẹ đã có mặt hầu như trong mọi chặng đường của Con Mẹ là Đức Giê-su. Một sự “đồng hình đồng dạng”, một sự gắn kết “hai trong một” trong mọi ý nghĩ và chương trình hoạt động của Đức Giê-su và Mẹ Maria. Quả thật, mặc dù Công đồng Vatican II không minh nhiên nói về Đức Mẹ Đồng Công, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng Công Đồng vẫn dạy sự thật về Đức Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Độ. Trong buổi tiếp kiến chung ngày 2-4-1997, ngài nói về 70 giáo lý về Đức Mẹ trong hiến chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), trong đó có giáo huấn của Công đồng về Đức Mẹ Đồng công: “...Đức Mẹ chịu đựng cùng Con Yêu Dấu trong nỗi đau cực độ của Con, lòng Mẹ cũng chia sẻ sự hy sinh của Con, và bằng lòng hiến tế chính Con Yêu Dấu của Mẹ. Với những từ ngữ này, Công đồng nhắc chúng ta về “lòng trắc ẩn của Đức Mẹ”; lòng Mẹ phản ánh mọi nỗi đau thân xác và tâm hồn, nhắn mạnh sự sẵn sàng chia sẻ sự hy sinh cứu độ của Con và kết hiệp nỗi đau lòng Mẹ với việc hiến tế của Con....Hiến chế Lumen Gentium liên kết Đức Mẹ với Đức Kitô, Đầng giữ vai trò chính trong ơn cứu độ, làm rõ việc Mẹ tự kết hợp với sự hy sinh của Con, còn Mẹ vẫn phụ thuộc Con Thiên Chúa”. (x. http://conggiao.info/duc-me-dong-cong-d-10418).
Hơn nữa, Đức Giê-su, Con Mẹ sau khi hoàn tất chương trình công cuộc loan báo Tin mừng ở trần gian, Ngài đã chịu chết và đã lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Chẳng lẽ Con Mẹ đã lên Trời lại không để ý đến người mẹ của mình đang ở trần gian? Chẳng lẽ Đức Giê-su lên Trời lại để mẹ mình ở lại dưới thế? Chẳng lẽ Mẹ Maria lại không xứng đáng để được lên Trời với Đức Giê-su? Như vậy, nhờ các nhân đức của Đức Maria, nhất là nhờ sự lên Trời của Đức Giê-su, Con Mẹ, Đức Maria xứng đáng để để được lên Trời cả hồn lẫn xác. Vậy thì,
2/ Việc Đức Maria lên trời mang lại ý nghĩa gì cho mỗi chúng ta?
Niềm hy vọng cho mỗi chúng ta đã được mở ra vì Đức Maria đã lên trời, nơi quê hương đích thực, (x.Pl 3,20) nơi chúng ta đang hằng ước mong nay đã được hiện thực hoá. Đức Maria lên trời đã ứng nghiệm lời mà Thánh Phaolô quả quyết: “Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Ki-tô, rồi khi Đức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người. (1Cr 15, 22-23).
Như vậy, Đức Giê-su đã mở đường lên Trời thì Đức Maria cũng đã được lên và cả chúng ta nữa. Niềm vui và niềm tin chắc chắn về Thiên đàng không còn nghi ngờ gì đối với chúng ta nữa. Vì ngoại trừ Đức Giê-su vừa là Thiên Chúa vừa là con người lên Trời không làm cho mỗi người ngạc nhiên, nhưng với Đức Maria là con người như chúng ta, Mẹ đã được lên Trời cả hồn lẫn xác báo hiệu một niềm hy vọng vững chắc về quê hương Nước Trời cho mỗi chúng ta. Như thế,
3/ Chúng ta phải làm gì để được lên trời như Đức Maria?
Việc Đức Mẹ lên Trời cả hồn lần xác, nhắc nhở mỗi người ki-tô hữu luôn biết hướng về “Trời”, hướng về “thượng giới” trong khi mình đang sống ở lữ thứ trần gian. Hướng về Trời để sống tốt, sống tử tế với nhau nơi hiện tại ngang qua cung cách sống, lời ăn tiếng nói cũng như khi hành xử với nhau. Hướng về Trời để dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, chúng ta hãy biết nghĩ về tối hậu, nghĩ về “tương lai”. Hướng về Trời để chúng ta xác tín rằng Thiên Đàng là có thật, nơi dành cho những ai sống và thực hành liên lỉ “8 Mối Phúc Thật và các Giới răn của Thiên Chúa”.
Quả thật, khi chúng ta suy gẫm nơi thứ 4 trong Năm Sự Mừng, “Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời, Ta hãy xin cho được ơn chết lành trong tay Đức Mẹ” – Nhờ Mẹ, qua Mẹ và vì Mẹ, chúng ta cũng được mời gọi hãy sống thánh thiện mỗi ngày, vâng theo thánh ý Thiên Chúa, phó thác hoàn toàn cho sự quan phòng của Ngài và nhất là biết thực hành giới răn của Chúa dạy trong đời sống thường ngày.
Xin Đức Maria, là người đang được ân lộc của Thiên Chúa ở trên Thiên đàng, chuyển cầu cùng Chúa ban sức mạnh niềm tin, lửa mến và lòng trông cậy cho mỗi chúng con để chúng con luôn biết “hướng về Trời” dẫu đang còn đối diện với những nghịch cảnh trần gian. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Hôm nay cùng với toàn thể Giáo hội long trọng mừng kính lễ Đức Maria hồn xác lên trời. Đây là một trong 4 đặc ân mà Đức Maria đã được diễm phúc đón nhận. (Đặc ân Mẹ Thiên Chúa, đặc ân đồng trinh trọn đời, đặc ân vô nhiễm nguyên tội). Chúng ta cùng nhau suy niệm với nhau qua các chủ để sau đây để hiểu được việc lên trời của Đức Maria và rút ra được ý nghĩa sống cho cuộc đời ki-tô hữu.
1/ Tại sao Đức Mẹ lại được đón nhận ân huệ đặc biệt này?
Một người nữ như bao thôn nữ, nhưng Đức Maria đã được Thiên Chúa đoái thương chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Dầu đã đính hôn với Thánh Giuse, dầu chưa qua việc vợ chồng với Thánh Cả Giuse, nhưng tại sao Đức Maria vẫn có thể mang thai? Thưa vì cái thai của Đức Maria là bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Từ việc đáp lời xin vâng, nghĩa là hoàn toàn tín thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa, Đức Maria đã chính thức trở thành Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ của Ngôi Lời Thiên Chúa, Mẹ của Đức Giê-su Ki-tô.
Một con người cực kỳ khiêm tốn, Đức Maria đã không chiều theo ý riêng của mình, nhưng hoàn toàn vâng theo Thánh Ý của Thiên Chúa và sẵn sàng cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi. “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền” (Lc 1, 38).
Một tinh thần biết lắng nghe, Đức Maria đã không chối từ nhưng vui vẻ đón nhận tiếng mời gọi của Thiên Chúa khi Thiên sứ truyền tin dẫu chưa biết tương lai sẽ như thế nào.
Một con người biết chọn hy sinh - phục vụ, Đức Maria đã vội vã lên đường đi thăm viếng bà Elisabeth một phần để mang Chúa đến cho gia đình, phần khác là để phục vụ Bà chị họ lúc mãn nguyệt khai hoa. (x.Lc 1,39)
Một con người biết chia sẻ niềm vui khi có Chúa, Đức Maria đã không giữ riêng cho chính mình nhưng biết sẻ chia và trao ban khi mang Chúa trong mình. Bởi Mẹ nghĩ Mẹ được cho nhưng không thì cũng trao ban nhưng không. Bởi Mẹ nghĩ rằng niềm vui chia sẻ niềm vui nhân. Bởi Mẹ nghĩ cho thì có phúc hơn là lãnh nhận,…
Vừa là người mẹ, vừa là người bạn đồng hành với Con Mẹ là Chúa Giê-su, Đức Maria không chỉ là một người Mẹ đơn thuần như bao người mẹ khác, nhưng Mẹ đã luôn ở bên cạnh Con Mẹ để đồng lao cộng khổ, lúc vui cũng như lúc Đức Giê-su sinh thì trên Thánh giá. Mẹ đã có mặt hầu như trong mọi chặng đường của Con Mẹ là Đức Giê-su. Một sự “đồng hình đồng dạng”, một sự gắn kết “hai trong một” trong mọi ý nghĩ và chương trình hoạt động của Đức Giê-su và Mẹ Maria. Quả thật, mặc dù Công đồng Vatican II không minh nhiên nói về Đức Mẹ Đồng Công, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng Công Đồng vẫn dạy sự thật về Đức Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Độ. Trong buổi tiếp kiến chung ngày 2-4-1997, ngài nói về 70 giáo lý về Đức Mẹ trong hiến chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), trong đó có giáo huấn của Công đồng về Đức Mẹ Đồng công: “...Đức Mẹ chịu đựng cùng Con Yêu Dấu trong nỗi đau cực độ của Con, lòng Mẹ cũng chia sẻ sự hy sinh của Con, và bằng lòng hiến tế chính Con Yêu Dấu của Mẹ. Với những từ ngữ này, Công đồng nhắc chúng ta về “lòng trắc ẩn của Đức Mẹ”; lòng Mẹ phản ánh mọi nỗi đau thân xác và tâm hồn, nhắn mạnh sự sẵn sàng chia sẻ sự hy sinh cứu độ của Con và kết hiệp nỗi đau lòng Mẹ với việc hiến tế của Con....Hiến chế Lumen Gentium liên kết Đức Mẹ với Đức Kitô, Đầng giữ vai trò chính trong ơn cứu độ, làm rõ việc Mẹ tự kết hợp với sự hy sinh của Con, còn Mẹ vẫn phụ thuộc Con Thiên Chúa”. (x. http://conggiao.info/duc-me-dong-cong-d-10418).
Hơn nữa, Đức Giê-su, Con Mẹ sau khi hoàn tất chương trình công cuộc loan báo Tin mừng ở trần gian, Ngài đã chịu chết và đã lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Chẳng lẽ Con Mẹ đã lên Trời lại không để ý đến người mẹ của mình đang ở trần gian? Chẳng lẽ Đức Giê-su lên Trời lại để mẹ mình ở lại dưới thế? Chẳng lẽ Mẹ Maria lại không xứng đáng để được lên Trời với Đức Giê-su? Như vậy, nhờ các nhân đức của Đức Maria, nhất là nhờ sự lên Trời của Đức Giê-su, Con Mẹ, Đức Maria xứng đáng để để được lên Trời cả hồn lẫn xác. Vậy thì,
2/ Việc Đức Maria lên trời mang lại ý nghĩa gì cho mỗi chúng ta?
Niềm hy vọng cho mỗi chúng ta đã được mở ra vì Đức Maria đã lên trời, nơi quê hương đích thực, (x.Pl 3,20) nơi chúng ta đang hằng ước mong nay đã được hiện thực hoá. Đức Maria lên trời đã ứng nghiệm lời mà Thánh Phaolô quả quyết: “Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Ki-tô, rồi khi Đức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người. (1Cr 15, 22-23).
Như vậy, Đức Giê-su đã mở đường lên Trời thì Đức Maria cũng đã được lên và cả chúng ta nữa. Niềm vui và niềm tin chắc chắn về Thiên đàng không còn nghi ngờ gì đối với chúng ta nữa. Vì ngoại trừ Đức Giê-su vừa là Thiên Chúa vừa là con người lên Trời không làm cho mỗi người ngạc nhiên, nhưng với Đức Maria là con người như chúng ta, Mẹ đã được lên Trời cả hồn lẫn xác báo hiệu một niềm hy vọng vững chắc về quê hương Nước Trời cho mỗi chúng ta. Như thế,
3/ Chúng ta phải làm gì để được lên trời như Đức Maria?
Việc Đức Mẹ lên Trời cả hồn lần xác, nhắc nhở mỗi người ki-tô hữu luôn biết hướng về “Trời”, hướng về “thượng giới” trong khi mình đang sống ở lữ thứ trần gian. Hướng về Trời để sống tốt, sống tử tế với nhau nơi hiện tại ngang qua cung cách sống, lời ăn tiếng nói cũng như khi hành xử với nhau. Hướng về Trời để dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, chúng ta hãy biết nghĩ về tối hậu, nghĩ về “tương lai”. Hướng về Trời để chúng ta xác tín rằng Thiên Đàng là có thật, nơi dành cho những ai sống và thực hành liên lỉ “8 Mối Phúc Thật và các Giới răn của Thiên Chúa”.
Quả thật, khi chúng ta suy gẫm nơi thứ 4 trong Năm Sự Mừng, “Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời, Ta hãy xin cho được ơn chết lành trong tay Đức Mẹ” – Nhờ Mẹ, qua Mẹ và vì Mẹ, chúng ta cũng được mời gọi hãy sống thánh thiện mỗi ngày, vâng theo thánh ý Thiên Chúa, phó thác hoàn toàn cho sự quan phòng của Ngài và nhất là biết thực hành giới răn của Chúa dạy trong đời sống thường ngày.
Xin Đức Maria, là người đang được ân lộc của Thiên Chúa ở trên Thiên đàng, chuyển cầu cùng Chúa ban sức mạnh niềm tin, lửa mến và lòng trông cậy cho mỗi chúng con để chúng con luôn biết “hướng về Trời” dẫu đang còn đối diện với những nghịch cảnh trần gian. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Suy Niệm Lễ Đức Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
10:40 11/08/2021
Niềm Vui và Hy Vọng Của Thế Giới
Suy Niệm Lễ Đức Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời
(Lc 1, 39-56)
Mừng lễ Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời hôm nay, chúng ta cùng với Mẹ lặp lại lời Kinh Ngợi Khen mà Mẹ đã từng cất lên : “Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa và thần khí tôi hoan hỉ trong Chúa Ðấng cứu độ tôi” (Lc 1, 46-47).
Quả thật, lễ Mẹ lên Trời là lễ của niềm vui hoan hỉ trọn cả xác hồn. Mẹ được ân thưởng về Trời cả hồn lẫn xác mang đến cho chúng ta niềm phấn khởi tươi vui và một bầu trời hy vọng. Mẹ giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa đã cho Mẹ hồn xác về Trời, Ngài cũng sẽ làm như thế cho chúng ta.
Vui vì sự chết bị tiêu diệt
Sách Khải Huyền trình bày cho chúng ta về Người Nữ, “đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1). “Bà sinh một con trai” (Kh 12,5). “Con trai” của Người Nữ ám chỉ Đấng Mêssia, “Đấng sẽ dùng roi sắt mà cai trị muôn dân” (Kh 12,5).
Mặt đối mặt giữa Người Nữ đang chuẩn bị sinh con đại diện cho sự cứu rỗi nhân loại được bảo đảm bởi chiến thắng của Thiên Chúa, và bên kia là con Rồng, được mô tả như là mầm mống của sự chết chóc, biểu tượng của Satan và ác thần đứng “ rình người nữ sắp sinh con để nuối lấy đứa trẻ” (Kh 12, 4) ám chỉ việc vua Hêrôđê đã cố gắng giết Hài Nhi Giêsu (x. Mt 2,16).
Lời loan báo : “Nay sự cứu độ, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta, và uy quyền của Đức Kitô của Người đã được thực hiện” (Kh 12,10) mạc khải rõ niềm hy vọng và sức mạnh tương lai, báo trước sự chiến thắng của đức tin trước các thế lực sự dữ. Đứa trẻ “Con Bà được mang về cùng Thiên Chúa, đến tận ngai của Người” (Kh 12, 5) thể hiện sự hiển trị của Thiên Chúa, và khẳng định rằng tương lai nhân loại không bị thống trị bởi cái ác, nhưng là Thiên Chúa. Do bởi đặc ân khôn tả mà “Người Nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12, 1) được hiểu là Đức Maria. Mẹ lên Trời, một chân trời hy vọng và cuộc sống hạnh phúc trong tương lai đã mở ra.
Chiến thắng của Đức Kitô trên sự chết giúp chúng ta đối mặt với thử thách cuối cùng, vì “kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là sự chết” (1 Cr 15,6). Chúa Kitô đã tiêu diệt sự chết “bởi Người đã bắt mọi sự quy phục dưới chân Người” (1 Cr 15,6). Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết, chúng ta thật hỉ hoan vui mừng.
Mừng vì Mẹ được đưa lên Trời cả hồn xác
Mừng lễ Đức Maria hồn xác về Trời hôn nay, chúng ta hay gia tăng lòng sùng kính và biết ơn Mẹ. Nếu ngày truyền tin con Thiên Chúa nhập thể, Mẹ đã vui lòng đón nhận Chúa Giêsu đến cho trần gian, đem niềm vui cho nhân thế, đây là ơn cao trọng nhất. Thì ngày lễ Đức Mẹ lên Trời cả hồn lẫn xác mang đến cho chúng ta một bầu trời hân hoan hy vọng. Mẹ giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa muốn cứu độ tất cả mọi người trọn vẹn cả hồn lẫn xác.
Chúa Giêsu Con Mẹ, Đấng là trưởng tử mọi loài thọ sinh đã sống lại với thân xác đã nhận lãnh từ mẹ mình là Đức Maria. Thân xác đã được Chúa Giêsu mặc lấy, sống, chết và sống lại, rồi đưa về Trời với Chúa Cha, cùng với nhân tính được biến đổi của Người. Như thế, Đức Maria không thể tự lên trời một mình được. Chính Thiên Chúa đã chọn “đảm nhận” Mẹ, cả thể xác lẫn linh hồn, bằng cách đoàn tụ Mẹ với Chúa Giêsu Con Mẹ mà không cần đợi đến sự sống lại trong ngày sau hết. Mẹ biết rằng, thế nào Thiên Chúa cũng hợp nhất thể xác và linh hồn của Mẹ với con Mẹ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
Việc Ðức Maria, một thụ tạo ưu tuyển đầu tiên được ân thưởng về Trời cả xác hồn, giúp chúng ta ngay từ cõi đời này sống tin tưởng và hy vọng, vì số phận của Đức Maria thế nào thì số phận chúng ta của chúng ta cũng thế ấy.
Sống niềm tin và hy vọng
Hôm nay, chúng ta cảm tạ Chúa cùng với Mẹ Maria ! Vì nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô Con Mẹ, Đấng là trưởng tử những người đầu tiên sinh ra từ kẻ chết. Mẹ là người đầu tiên trong số những người được cứu, nay được rước lên Trời cả hồn lẫn xác để lãnh nhận triều thiên chiến thắng. Ngôi mộ không thể cầm giữ được Mẹ, nhà tạm đầu tiên của Chúa Giêsu, Đấng hằng sống. Nơi Mẹ, toàn thể con cái Mẹ được hưởng nếm trước niềm vui phục sinh.
Lời tiên tri trong sách Khải Huyền thật rõ: chiến thắng của Người Nữ trước con Rồng liên quan đến Giáo hội mà Đức Maria là hình ảnh, là biểu tượng và là hiện thân của Giáo Hội.
Trong đoạn Sách Khải Huyền 11,19a; 12,1-6, các hình ảnh chen lấn và ăn khớp với nhau. Tất nhiên, đứa trẻ được sinh ra là Chúa Giêsu Kitô, nhưng tất cả chúng đều là con cái của Giáo hội. Người Nữ là Đức Maria, nhưng cũng chính là Giáo hội đang sống trong mình nỗi đau đớn khi sinh nở. Nơi chúng ta, Mẹ vẫn còn phải đau đớn vì tội lỗi, đang phải chiến đấu chống lại cái ác và sự chết. Mẹ giúp chúng ta giành chiến thắng trước cái ác. Mẹ lên Trời, niềm vui tỏa bay trong Giáo hội, báo trước sự khải hoàn chung cuộc Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Trong ngày lễ trọng này, toàn thể Giáo hội cám ơn Mẹ vì tất cả những gì Mẹ đã làm trên trái đất này, từ lúc đón nhận lời Thiên Sứ Truyền Tin cho tới khi hoàn tất cuộc đời dương thế : Mẹ là người môn đệ gương mẫu hoàn hảo trong việc lắng nghe lời Con Mẹ và thực hành thánh ý Chúa Cha. Mẹ chỉ cho chúng ta thấy rằng con đường dẫn đến vinh quang là con đường theo ý Chúa. Những điều ấy nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta hoàn thiện bản thân không phải bằng cách làm những gì đẹp lòng chúng ta, nhưng là làm những gì đẹp thánh ý Chúa. Cùng với Mẹ chúng ta thưa : Xin Chúa hãy thực hiện nơi con những gì Chúa muốn!
Nữ Vương linh hồn và xác lên Trời. Cầu cho chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Đức Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời
(Lc 1, 39-56)
Mừng lễ Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời hôm nay, chúng ta cùng với Mẹ lặp lại lời Kinh Ngợi Khen mà Mẹ đã từng cất lên : “Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa và thần khí tôi hoan hỉ trong Chúa Ðấng cứu độ tôi” (Lc 1, 46-47).
Quả thật, lễ Mẹ lên Trời là lễ của niềm vui hoan hỉ trọn cả xác hồn. Mẹ được ân thưởng về Trời cả hồn lẫn xác mang đến cho chúng ta niềm phấn khởi tươi vui và một bầu trời hy vọng. Mẹ giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa đã cho Mẹ hồn xác về Trời, Ngài cũng sẽ làm như thế cho chúng ta.
Vui vì sự chết bị tiêu diệt
Sách Khải Huyền trình bày cho chúng ta về Người Nữ, “đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1). “Bà sinh một con trai” (Kh 12,5). “Con trai” của Người Nữ ám chỉ Đấng Mêssia, “Đấng sẽ dùng roi sắt mà cai trị muôn dân” (Kh 12,5).
Mặt đối mặt giữa Người Nữ đang chuẩn bị sinh con đại diện cho sự cứu rỗi nhân loại được bảo đảm bởi chiến thắng của Thiên Chúa, và bên kia là con Rồng, được mô tả như là mầm mống của sự chết chóc, biểu tượng của Satan và ác thần đứng “ rình người nữ sắp sinh con để nuối lấy đứa trẻ” (Kh 12, 4) ám chỉ việc vua Hêrôđê đã cố gắng giết Hài Nhi Giêsu (x. Mt 2,16).
Lời loan báo : “Nay sự cứu độ, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta, và uy quyền của Đức Kitô của Người đã được thực hiện” (Kh 12,10) mạc khải rõ niềm hy vọng và sức mạnh tương lai, báo trước sự chiến thắng của đức tin trước các thế lực sự dữ. Đứa trẻ “Con Bà được mang về cùng Thiên Chúa, đến tận ngai của Người” (Kh 12, 5) thể hiện sự hiển trị của Thiên Chúa, và khẳng định rằng tương lai nhân loại không bị thống trị bởi cái ác, nhưng là Thiên Chúa. Do bởi đặc ân khôn tả mà “Người Nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12, 1) được hiểu là Đức Maria. Mẹ lên Trời, một chân trời hy vọng và cuộc sống hạnh phúc trong tương lai đã mở ra.
Chiến thắng của Đức Kitô trên sự chết giúp chúng ta đối mặt với thử thách cuối cùng, vì “kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là sự chết” (1 Cr 15,6). Chúa Kitô đã tiêu diệt sự chết “bởi Người đã bắt mọi sự quy phục dưới chân Người” (1 Cr 15,6). Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết, chúng ta thật hỉ hoan vui mừng.
Mừng vì Mẹ được đưa lên Trời cả hồn xác
Mừng lễ Đức Maria hồn xác về Trời hôn nay, chúng ta hay gia tăng lòng sùng kính và biết ơn Mẹ. Nếu ngày truyền tin con Thiên Chúa nhập thể, Mẹ đã vui lòng đón nhận Chúa Giêsu đến cho trần gian, đem niềm vui cho nhân thế, đây là ơn cao trọng nhất. Thì ngày lễ Đức Mẹ lên Trời cả hồn lẫn xác mang đến cho chúng ta một bầu trời hân hoan hy vọng. Mẹ giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa muốn cứu độ tất cả mọi người trọn vẹn cả hồn lẫn xác.
Chúa Giêsu Con Mẹ, Đấng là trưởng tử mọi loài thọ sinh đã sống lại với thân xác đã nhận lãnh từ mẹ mình là Đức Maria. Thân xác đã được Chúa Giêsu mặc lấy, sống, chết và sống lại, rồi đưa về Trời với Chúa Cha, cùng với nhân tính được biến đổi của Người. Như thế, Đức Maria không thể tự lên trời một mình được. Chính Thiên Chúa đã chọn “đảm nhận” Mẹ, cả thể xác lẫn linh hồn, bằng cách đoàn tụ Mẹ với Chúa Giêsu Con Mẹ mà không cần đợi đến sự sống lại trong ngày sau hết. Mẹ biết rằng, thế nào Thiên Chúa cũng hợp nhất thể xác và linh hồn của Mẹ với con Mẹ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
Việc Ðức Maria, một thụ tạo ưu tuyển đầu tiên được ân thưởng về Trời cả xác hồn, giúp chúng ta ngay từ cõi đời này sống tin tưởng và hy vọng, vì số phận của Đức Maria thế nào thì số phận chúng ta của chúng ta cũng thế ấy.
Sống niềm tin và hy vọng
Hôm nay, chúng ta cảm tạ Chúa cùng với Mẹ Maria ! Vì nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô Con Mẹ, Đấng là trưởng tử những người đầu tiên sinh ra từ kẻ chết. Mẹ là người đầu tiên trong số những người được cứu, nay được rước lên Trời cả hồn lẫn xác để lãnh nhận triều thiên chiến thắng. Ngôi mộ không thể cầm giữ được Mẹ, nhà tạm đầu tiên của Chúa Giêsu, Đấng hằng sống. Nơi Mẹ, toàn thể con cái Mẹ được hưởng nếm trước niềm vui phục sinh.
Lời tiên tri trong sách Khải Huyền thật rõ: chiến thắng của Người Nữ trước con Rồng liên quan đến Giáo hội mà Đức Maria là hình ảnh, là biểu tượng và là hiện thân của Giáo Hội.
Trong đoạn Sách Khải Huyền 11,19a; 12,1-6, các hình ảnh chen lấn và ăn khớp với nhau. Tất nhiên, đứa trẻ được sinh ra là Chúa Giêsu Kitô, nhưng tất cả chúng đều là con cái của Giáo hội. Người Nữ là Đức Maria, nhưng cũng chính là Giáo hội đang sống trong mình nỗi đau đớn khi sinh nở. Nơi chúng ta, Mẹ vẫn còn phải đau đớn vì tội lỗi, đang phải chiến đấu chống lại cái ác và sự chết. Mẹ giúp chúng ta giành chiến thắng trước cái ác. Mẹ lên Trời, niềm vui tỏa bay trong Giáo hội, báo trước sự khải hoàn chung cuộc Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Trong ngày lễ trọng này, toàn thể Giáo hội cám ơn Mẹ vì tất cả những gì Mẹ đã làm trên trái đất này, từ lúc đón nhận lời Thiên Sứ Truyền Tin cho tới khi hoàn tất cuộc đời dương thế : Mẹ là người môn đệ gương mẫu hoàn hảo trong việc lắng nghe lời Con Mẹ và thực hành thánh ý Chúa Cha. Mẹ chỉ cho chúng ta thấy rằng con đường dẫn đến vinh quang là con đường theo ý Chúa. Những điều ấy nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta hoàn thiện bản thân không phải bằng cách làm những gì đẹp lòng chúng ta, nhưng là làm những gì đẹp thánh ý Chúa. Cùng với Mẹ chúng ta thưa : Xin Chúa hãy thực hiện nơi con những gì Chúa muốn!
Nữ Vương linh hồn và xác lên Trời. Cầu cho chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:16 11/08/2021
Chương 42:
THỰC THI
“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa, lạy Chúa !” là được vào Nước Trời”cả đâu !Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”. (Mt 7, 21)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
THỰC THI
THÁNH Ý CHÚA
“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa, lạy Chúa !” là được vào Nước Trời”cả đâu !Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”. (Mt 7, 21)
1. Sự khôn ngoan chân chính chính là từng bước từng bước đi tìm thánh ý của Thiên Chúa.
(Thánh Vincent de Paul)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 11/08/2021
25. BIỆN THUYẾT ĐÀN BÀ GHEN
Có người vì đàn bà tính tình rất chua ngoa nên biện giải rằng:
- “Đàng ông phóng túng về tình dục, thì phải có một bà vợ rất dữ dằn bắt buộc chồng, cũng gọi là “động tâm nhẫn tâm”. Cho nên ngạn ngữ nói rất hay rằng: “Khi về già mới biết công (công đức, công lão) của người phụ nữ ghen”.
Mọi người đều cho rằng câu nói ấy rất đúng, nhưng có một người không phục, cười bác bỏ ông ta:
- “Ông có biết con người làm thế nào mà yêu mến súc sinh không? Ban ngày cho nó ăn, ban đêm nhốt nó trong hàng rào để bảo vệ nó kẻo sài lang hổ báo đến ăn thịt nó, đó phải chăng là yêu mạng sống của chúng nó sao? Chẳng qua đó là vì nhu cầu mình sẽ giết chúng nó để hưởng thụ mà thôi, đàn bà ghen không phải là như thế hay sao?”
Mọi người đều cười ha ha.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 25:
Yêu mới ghen, đó là một luật tương đối trong tình yêu chứ không phải là tuyệt đối, cho nên ghen mà tạt ác-xít là thành thù hận; ghen mà kiểm soát từng hành vi cử chỉ của người yêu là giam người yêu trong ngục tù; ghen mà không cho người yêu giao tiếp với người khác là mình trở thành người gác cổng, chẳng vui thú gì cả…
Có những người ghen, nhưng ghen yêu thì ít mà ghen ích kỷ thì nhiều, bởi vì trong cuộc sống hằng ngày họ chỉ thấy “của mình” chứ không thấy “của người yêu”.
Người Ki-tô hữu cũng là những con người nên họ cũng ghen, nhưng cái ghen của họ là sự tha thứ và yêu thương, là phục vụ và cảm thông…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người vì đàn bà tính tình rất chua ngoa nên biện giải rằng:
- “Đàng ông phóng túng về tình dục, thì phải có một bà vợ rất dữ dằn bắt buộc chồng, cũng gọi là “động tâm nhẫn tâm”. Cho nên ngạn ngữ nói rất hay rằng: “Khi về già mới biết công (công đức, công lão) của người phụ nữ ghen”.
Mọi người đều cho rằng câu nói ấy rất đúng, nhưng có một người không phục, cười bác bỏ ông ta:
- “Ông có biết con người làm thế nào mà yêu mến súc sinh không? Ban ngày cho nó ăn, ban đêm nhốt nó trong hàng rào để bảo vệ nó kẻo sài lang hổ báo đến ăn thịt nó, đó phải chăng là yêu mạng sống của chúng nó sao? Chẳng qua đó là vì nhu cầu mình sẽ giết chúng nó để hưởng thụ mà thôi, đàn bà ghen không phải là như thế hay sao?”
Mọi người đều cười ha ha.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 25:
Yêu mới ghen, đó là một luật tương đối trong tình yêu chứ không phải là tuyệt đối, cho nên ghen mà tạt ác-xít là thành thù hận; ghen mà kiểm soát từng hành vi cử chỉ của người yêu là giam người yêu trong ngục tù; ghen mà không cho người yêu giao tiếp với người khác là mình trở thành người gác cổng, chẳng vui thú gì cả…
Có những người ghen, nhưng ghen yêu thì ít mà ghen ích kỷ thì nhiều, bởi vì trong cuộc sống hằng ngày họ chỉ thấy “của mình” chứ không thấy “của người yêu”.
Người Ki-tô hữu cũng là những con người nên họ cũng ghen, nhưng cái ghen của họ là sự tha thứ và yêu thương, là phục vụ và cảm thông…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ơn Hiểu Biết
Lm Vũđình Tường
18:40 11/08/2021
Con người học hỏi về thế giới thiên nhiên qua sách vở, qua kinh nghiệm của người khác hoặc do chính mình tự quan sát. Dường như chuyên gia trong ngành nghề nào cũng có sở thích riêng về ngành đó, nhờ đó mà họ thích thú học về ngành họ ưa thích. Càng học càng thú và càng thu thập được nhiều kinh nghiệm.
Khi tạo dựng con người Thiên Chúa đặt vào trái tim mỗi người mầm mống tình yêu. Tình yêu nguyên thủy này giúp con người phát triển, lớn lên, và tồn tại. Trong thời gian học hỏi, tìm tòi, tham vọng cá nhân, chủ thuyết chính trị, và hoàn cảnh xã hội, ít nhiều ảnh hưởng đến nhận xét, phán đoán của cá nhân đó. Từ đó dẫn đến í kiến khác biệt về thế giới quan của cá nhân đó.
Có người tin vào Thiên Chúa, kẻ khác lại cho là không có Thiên Chúa. Dù tin hay không tin Chúa, không ai có thể chối bỏ sự hiện hữu của mình. Cũng không ai có thể chối bỏ tình yêu mình yêu mình, và yêu tha nhân. Đối với Kitô hữu, Đức Kitô dậy hai điều răn quan trọng. Hai điều răn này là căn bản của tất cả các điều răn khác, đó là: Mến Chúa và yêu tha nhân như Đức Kitô dậy. Người không tin vào Chúa thực hành phần hai của điều răn yêu thương. Họ khôn gyêu Chúa, nhưng yêu chính họ và yêu tha nhân. Có sự khác biệt trong cách yêu thương này. Tin vào Đức Kitô dậy, ta yêu tha nhân như chính Ngài yêu ta, yêu người như yêu ta. Người không tin vào Chúa thì yêu tha nhân theo í riêng họ, từ đó sinh ra biết bao đau thương, bởi khác biệt về hiểu biết, từ đó dẫn đến thực hành khác biệt giới luật yêu thương.
Yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân là giới răn chung cho các Kitô hữu. Đây là sứ mạng chung của các Kitô hữu. Ngoài sứ mạng chung này ra, một số còn được mặc khải cho ơn gọi đặc biệt. Ơn gọi đặc biệt này Thiên Chúa toàn quyền định đoạt, và điều này ngoài sự hiểu biết, lí giải của con người. Chính Đức Kitô xác nhận mặc khải đặc biệt này khi Phêrô thưa với Đức Kitô: Ngài là Con Thiên Chúa hằng sống. Đức Kitô nói với ông: Này anh Phêrô, con ông Giona, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân, mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời' Mat 16:17
Hiểu, biết về Thiên Chúa và tin Thiên Chúa hiện hữu là hai thực thể hoàn toàn khác biệt. Người ta tự học để có kiến thức về Thiên Chúa, nhưng không ai có thể tự học yêu mến, tin theo Ngài. Đức tin có được là do Chúa ban, và ai đón nhận cách chân thành sẽ nhận biết, yêu mến và tin theo Thiên Chúa. Chúa ban ơn đặc biệt cho ai người đó lãnh nhận, và Ngài có toàn quyền, tự do mặc khải về tình yêu Ngài cho kẻ Ngài tuyển chọn. Chúa chọn Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa; Chúa chọn bà Elizabeth là mẹ thánh Gioan Tẩy giả; Chúa chọn thánh Gioan Tẩy Giả là người tiên phong, mở đường cho Đấng Cứu Thế.
Bà Elizabeth không phải là học giả Kinh thánh, kiến thức về lòng Chúa xót thương như mọi người; nhờ ơn Chúa ban, khi nghe lời người bà con, bà Maria chào, tâm hồn bà Elizabeth rực rỡ, bừng lên niềm vui. Bà nhận ra đây là Mẹ Thiên Chúa. Qúi tử chưa sinh, cậu trai vừa sáu tháng, đang trong lòng mẹ, nghe lời bà Maria cũng nhảy mừng, hớn hở.
Người không yêu mến Thiên Chúa nghe điều này, đi đến kết luận, đây là chuyện giả tưởng, hoang đường bởi nó không hợp lí, cũng chẳng hợp lẽ vào đâu. Người yêu mến Thiên Chúa nhìn với con mắt đức tin lại tin, Thiên Chúa làm được mọi sự, kể cả điều xem ra vô lí, phản khoa học, bởi quyền phép Chúa vượt lên trên các tầng trời.
Chúa rất ít khi can thiệp vào luật thiên nhiên, nhưng khi Ngài phán bảo, thiên nhiên luôn vâng phục bởi Ngài là Chúa của thiên nhiên. Bà Elizbeth chỉ biết khiêm nhường, cúi đầu tạ ơn Thiên Chúa. Bà lớn tiếng ca tụng Chúa, tử hỏi: 'Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này' Lc 1,45.
Vì tai tôi vừa nghe lời chào, hài nhi trong lòng nhảy lên vui sướng, chào mừng. Bà Elizabeth và con bà vui mừng không phải do hiểu lời Chào, mà do nghe lời chào. Lời chào bình dân kia thường nghe trên môi miệng mọi người, nhưng cảm thấy vui mừng, rộn rực, nhận ra là tiếng nói Mẹ Thiên Chúa thì chỉ có hai mẹ con bà Elizabeth. Điểm cần nhấn mạnh ở đây không phải là hiểu, hay hợp lí, mà chính là nghe và nhận biết. Trung tâm điểm của mầu nhiệm, mặc khải Chúa xuống thế làm người, và ngụ giữa chúng ta, là Chúa yêu thương nhân loại. Tình yêu chân thành không kể gì đến vô lí, hay hợp lí,bởi tình yêu đó có tính toán, lí luận. Tình cảm con người dành cho nhau vượt trên mọi lí luận hợp lí. Khi nghe lời chào, tim bà Elizabeth, và con bà tràn ngập niềm vui, an bình và hy vọng. Hai mẹ con đều không hiểu về việc viếng thăm, nhưng tâm hồn hai mẹ con tràn ngập niềm vui, hoan lạc và họ nhận biết đây chính là ơn Chúa ban. Gioan chưa sinh ra nhưng tim ông cảm nghiệm niềm vui. Điều này cho biết ơn Chúa ban không phải để hiểu, nhưng để nhận biết, mừng vui đón nhận và dâng lời cảm tạ.
Chúng ta chưa bao giờ được nhìn thấy Chúa, nhưng trong nhiều trường hợp chúng ta cảm thấy Chúa rất gần kề, Chúa che chở, ban sức mạnh nội tâm, ban ơn bình an trên đường lữ hành. Đây cũng là kinh nghiệm các thánh của Chúa khi sống ở trần gian cảm nghiệm.
Chúng ta xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta.
TiengChuong.org
Knowledge
We are able to gain knowledge of the natural world from reading books, by learning from each other, and from observing the natural world ourselves. An expert in any particular field of studies often has personal interest on that field. The more one pays attention to a particular organism or species the more s/he gains knowledge of it.
Each one of us is endowed with an innate gift, that is essential for us to grow, to learn, and to survive. In the process of learning, personal ambition, ideology and environment, somehow influence the mind of a person, and that shapes one's personal outlook of the world.
Whether one believes or denies God's existence; one can't deny his/her very own existence. One can deny God's love, but no one can deny the duty of care for others. For Christians, the common call for us all is to embrace the two inseparable virtues, and that is to love God, and our neighbours. They are Jesus' commandments of love for us. Apart from that common call, some are called for a specific mission. This special call goes beyond any human explanation, as once Jesus told Peter when he made the confession that,
'You are the Christ, the Son of the living God'. Jesus told Peter. 'You are a happy man! because it was not flesh and blood that revealed this to you, but my Father in heaven' Mat 16,17.
A person can gain knowledge of the world through years of hard studies, but no one is able to please God by hard labour. Upon whom God shows favour is decided by God's free will. Human beings humbly learn to welcome God's will. God chose Mary to be Mother of God; God chose Elizabeth to be mother of John the Baptist, and God chose John to be God's forerunner.
Elizabeth was not a biblical scholar, and yet hearing Mary's greeting, Elizabeth knew Mary, her cousin, was the Mother of God. She was extremely happy receiving Mary into her home. In a humble spirit, Elizabeth was praising God, saying it was God's favour upon her. She wouldn't deserve it, and wouldn't be able to understand why God had chosen her. The same kind of knowledge was given to her unborn child, John the Baptist, who recognized Mary when she came to visit his mother, Elizabeth. The unborn child jumped for joy in his mother's womb.
For those who see the account of the Incarnation with the eyes of reason, it is a fairy tale. To those who see the Incarnation with the eyes of faith, it is real and true. Both Elizabeth and John knew Mary was the Mother of God not through reasoning, but listening. The focal point was not about reasoning, but rather about listening.
The natural world always obeys God, because God is the Lord of nature. The heart of the Incarnation was about God's outpouring love for us. Love has no logic, because it listens to the voice of a heart. There is no logic in human relationships. For both Elizabeth and John, their hearts, were filled with joy and peace when they heard Mary's greetings. They didn't understand the calls, but they loved God above all things.
We have never seen God, but sometimes we feel God is near, and that was the experience all holy men and women enjoyed.
We pray to have more faith in God.
Khi tạo dựng con người Thiên Chúa đặt vào trái tim mỗi người mầm mống tình yêu. Tình yêu nguyên thủy này giúp con người phát triển, lớn lên, và tồn tại. Trong thời gian học hỏi, tìm tòi, tham vọng cá nhân, chủ thuyết chính trị, và hoàn cảnh xã hội, ít nhiều ảnh hưởng đến nhận xét, phán đoán của cá nhân đó. Từ đó dẫn đến í kiến khác biệt về thế giới quan của cá nhân đó.
Có người tin vào Thiên Chúa, kẻ khác lại cho là không có Thiên Chúa. Dù tin hay không tin Chúa, không ai có thể chối bỏ sự hiện hữu của mình. Cũng không ai có thể chối bỏ tình yêu mình yêu mình, và yêu tha nhân. Đối với Kitô hữu, Đức Kitô dậy hai điều răn quan trọng. Hai điều răn này là căn bản của tất cả các điều răn khác, đó là: Mến Chúa và yêu tha nhân như Đức Kitô dậy. Người không tin vào Chúa thực hành phần hai của điều răn yêu thương. Họ khôn gyêu Chúa, nhưng yêu chính họ và yêu tha nhân. Có sự khác biệt trong cách yêu thương này. Tin vào Đức Kitô dậy, ta yêu tha nhân như chính Ngài yêu ta, yêu người như yêu ta. Người không tin vào Chúa thì yêu tha nhân theo í riêng họ, từ đó sinh ra biết bao đau thương, bởi khác biệt về hiểu biết, từ đó dẫn đến thực hành khác biệt giới luật yêu thương.
Yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân là giới răn chung cho các Kitô hữu. Đây là sứ mạng chung của các Kitô hữu. Ngoài sứ mạng chung này ra, một số còn được mặc khải cho ơn gọi đặc biệt. Ơn gọi đặc biệt này Thiên Chúa toàn quyền định đoạt, và điều này ngoài sự hiểu biết, lí giải của con người. Chính Đức Kitô xác nhận mặc khải đặc biệt này khi Phêrô thưa với Đức Kitô: Ngài là Con Thiên Chúa hằng sống. Đức Kitô nói với ông: Này anh Phêrô, con ông Giona, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân, mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời' Mat 16:17
Hiểu, biết về Thiên Chúa và tin Thiên Chúa hiện hữu là hai thực thể hoàn toàn khác biệt. Người ta tự học để có kiến thức về Thiên Chúa, nhưng không ai có thể tự học yêu mến, tin theo Ngài. Đức tin có được là do Chúa ban, và ai đón nhận cách chân thành sẽ nhận biết, yêu mến và tin theo Thiên Chúa. Chúa ban ơn đặc biệt cho ai người đó lãnh nhận, và Ngài có toàn quyền, tự do mặc khải về tình yêu Ngài cho kẻ Ngài tuyển chọn. Chúa chọn Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa; Chúa chọn bà Elizabeth là mẹ thánh Gioan Tẩy giả; Chúa chọn thánh Gioan Tẩy Giả là người tiên phong, mở đường cho Đấng Cứu Thế.
Bà Elizabeth không phải là học giả Kinh thánh, kiến thức về lòng Chúa xót thương như mọi người; nhờ ơn Chúa ban, khi nghe lời người bà con, bà Maria chào, tâm hồn bà Elizabeth rực rỡ, bừng lên niềm vui. Bà nhận ra đây là Mẹ Thiên Chúa. Qúi tử chưa sinh, cậu trai vừa sáu tháng, đang trong lòng mẹ, nghe lời bà Maria cũng nhảy mừng, hớn hở.
Người không yêu mến Thiên Chúa nghe điều này, đi đến kết luận, đây là chuyện giả tưởng, hoang đường bởi nó không hợp lí, cũng chẳng hợp lẽ vào đâu. Người yêu mến Thiên Chúa nhìn với con mắt đức tin lại tin, Thiên Chúa làm được mọi sự, kể cả điều xem ra vô lí, phản khoa học, bởi quyền phép Chúa vượt lên trên các tầng trời.
Chúa rất ít khi can thiệp vào luật thiên nhiên, nhưng khi Ngài phán bảo, thiên nhiên luôn vâng phục bởi Ngài là Chúa của thiên nhiên. Bà Elizbeth chỉ biết khiêm nhường, cúi đầu tạ ơn Thiên Chúa. Bà lớn tiếng ca tụng Chúa, tử hỏi: 'Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này' Lc 1,45.
Vì tai tôi vừa nghe lời chào, hài nhi trong lòng nhảy lên vui sướng, chào mừng. Bà Elizabeth và con bà vui mừng không phải do hiểu lời Chào, mà do nghe lời chào. Lời chào bình dân kia thường nghe trên môi miệng mọi người, nhưng cảm thấy vui mừng, rộn rực, nhận ra là tiếng nói Mẹ Thiên Chúa thì chỉ có hai mẹ con bà Elizabeth. Điểm cần nhấn mạnh ở đây không phải là hiểu, hay hợp lí, mà chính là nghe và nhận biết. Trung tâm điểm của mầu nhiệm, mặc khải Chúa xuống thế làm người, và ngụ giữa chúng ta, là Chúa yêu thương nhân loại. Tình yêu chân thành không kể gì đến vô lí, hay hợp lí,bởi tình yêu đó có tính toán, lí luận. Tình cảm con người dành cho nhau vượt trên mọi lí luận hợp lí. Khi nghe lời chào, tim bà Elizabeth, và con bà tràn ngập niềm vui, an bình và hy vọng. Hai mẹ con đều không hiểu về việc viếng thăm, nhưng tâm hồn hai mẹ con tràn ngập niềm vui, hoan lạc và họ nhận biết đây chính là ơn Chúa ban. Gioan chưa sinh ra nhưng tim ông cảm nghiệm niềm vui. Điều này cho biết ơn Chúa ban không phải để hiểu, nhưng để nhận biết, mừng vui đón nhận và dâng lời cảm tạ.
Chúng ta chưa bao giờ được nhìn thấy Chúa, nhưng trong nhiều trường hợp chúng ta cảm thấy Chúa rất gần kề, Chúa che chở, ban sức mạnh nội tâm, ban ơn bình an trên đường lữ hành. Đây cũng là kinh nghiệm các thánh của Chúa khi sống ở trần gian cảm nghiệm.
Chúng ta xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta.
TiengChuong.org
Knowledge
We are able to gain knowledge of the natural world from reading books, by learning from each other, and from observing the natural world ourselves. An expert in any particular field of studies often has personal interest on that field. The more one pays attention to a particular organism or species the more s/he gains knowledge of it.
Each one of us is endowed with an innate gift, that is essential for us to grow, to learn, and to survive. In the process of learning, personal ambition, ideology and environment, somehow influence the mind of a person, and that shapes one's personal outlook of the world.
Whether one believes or denies God's existence; one can't deny his/her very own existence. One can deny God's love, but no one can deny the duty of care for others. For Christians, the common call for us all is to embrace the two inseparable virtues, and that is to love God, and our neighbours. They are Jesus' commandments of love for us. Apart from that common call, some are called for a specific mission. This special call goes beyond any human explanation, as once Jesus told Peter when he made the confession that,
'You are the Christ, the Son of the living God'. Jesus told Peter. 'You are a happy man! because it was not flesh and blood that revealed this to you, but my Father in heaven' Mat 16,17.
A person can gain knowledge of the world through years of hard studies, but no one is able to please God by hard labour. Upon whom God shows favour is decided by God's free will. Human beings humbly learn to welcome God's will. God chose Mary to be Mother of God; God chose Elizabeth to be mother of John the Baptist, and God chose John to be God's forerunner.
Elizabeth was not a biblical scholar, and yet hearing Mary's greeting, Elizabeth knew Mary, her cousin, was the Mother of God. She was extremely happy receiving Mary into her home. In a humble spirit, Elizabeth was praising God, saying it was God's favour upon her. She wouldn't deserve it, and wouldn't be able to understand why God had chosen her. The same kind of knowledge was given to her unborn child, John the Baptist, who recognized Mary when she came to visit his mother, Elizabeth. The unborn child jumped for joy in his mother's womb.
For those who see the account of the Incarnation with the eyes of reason, it is a fairy tale. To those who see the Incarnation with the eyes of faith, it is real and true. Both Elizabeth and John knew Mary was the Mother of God not through reasoning, but listening. The focal point was not about reasoning, but rather about listening.
The natural world always obeys God, because God is the Lord of nature. The heart of the Incarnation was about God's outpouring love for us. Love has no logic, because it listens to the voice of a heart. There is no logic in human relationships. For both Elizabeth and John, their hearts, were filled with joy and peace when they heard Mary's greetings. They didn't understand the calls, but they loved God above all things.
We have never seen God, but sometimes we feel God is near, and that was the experience all holy men and women enjoyed.
We pray to have more faith in God.
Một thực tế rất thực
Lm. Minh Anh
21:33 11/08/2021
MỘT THỰC TẾ RẤT THỰC
“Tên đầy tớ ác độc kia! Ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay là ‘một thực tế rất thực’ đáng cho chúng ta suy nghĩ. Hẳn không ai trong chúng ta muốn nghe Chúa Giêsu nói với mình, “Tên đầy tớ ác độc kia!”, và Ngài sẽ xử nghiệt ngã với chúng ta như ông chủ trong dụ ngôn hành xử. Thật khủng khiếp khi nghe như thế; vì sau đó, chúng ta bị giao cho những kẻ tra tấn cho đến khi trả hết nợ nần vì tội lỗi của mình.
Ôi! Tin tốt lành là, Chúa Giêsu vô cùng khao khát tránh một cuộc đối đầu kinh khủng như vậy. Ngài không muốn bất kỳ ai phải chịu trách nhiệm về sự xấu xa của tội lỗi mình. Khát khao cháy bỏng của Ngài là tha thứ, tuôn đổ lòng thương xót và xoá sạch nợ nần cho chúng ta. Được có mặt trong trần gian, chúng ta đã mắc nợ Thiên Chúa, món nợ hiện hữu; từ khi lãnh nhận phép Rửa, Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi một món nợ không trả nổi, đó là tội nguyên tổ. Nhưng đó là lần đầu tiên! Về sau, với lòng thương xót vô bờ, Ngài tiếp tục tha thứ cho tất cả lỗi lầm của chúng ta ngay khi chúng ta thể hiện một chút dấu hiệu của ăn năn, dù là nhỏ nhất. Và rồi, mỗi ngày chúng ta nợ Thiên Chúa bao điều; sự sống, của ăn, không khí hít thở… những món nợ không thể trả bằng giá cả. Thiên Chúa là thế đó; Ngài thương xót và nhân từ!
Thế nhưng, hiểm nghèo ở chỗ, có ít nhất một điều, khiến chúng ta không hưởng được hành động xót thương này; đó là sự cố chấp, nếu mỗi người không tha thứ cho những ai đã xử tệ với mình. Đây là một đòi buộc nghiêm túc của Thiên Chúa mà chúng ta không nên xem nhẹ. Chúa Giêsu kể dụ ngôn này chỉ vì một lý do, và lý do đó là điều Ngài đã nói đến hôm nay. Chúng ta thường nghĩ Chúa Giêsu như một người rất thụ động, hiền lành, luôn mỉm cười và quay nhìn hướng khác khi chúng ta phạm tội. Không đâu, đừng quên dụ ngôn này! Đừng quên ‘một thực tế rất thực’, là Ngài rất nghiêm khắc về việc chúng ta cố chấp từ chối thương xót và tha thứ cho người khác!
Vậy tại sao Chúa Giêsu quyết liệt đối với đòi buộc này đến thế? Bởi lẽ, chúng ta không thể nhận được những gì chúng ta không sẵn sàng cho đi. Có thể ban đầu, điều đó không có ý nghĩa, nhưng đó là ‘một thực tế rất thực’ của đời sống thiêng liêng! Nếu muốn hưởng lòng thương xót, chúng ta phải cho đi lòng thương xót; muốn được tha thứ, chúng ta phải cho đi tha thứ. Nhưng nếu không sợ phán xét và lên án nghiêm khắc, chúng ta cứ tiếp tục đưa ra những phán xét và kết án khắt khe với anh em! Chúa Giêsu sẽ đáp lại những hành vi đó một cách ‘sòng phẳng’ và nghiêm túc.
Trong cuộc sống, nhiều lúc tha thứ cho người khác là điều không thể, không thể như dân Chúa vượt sông Giorđan mà bài đọc Giosuê hôm nay nói đến. Ấy thế, với sức mạnh của Thiên Chúa và sự uy nghi của hòm bia Giao Ước Ngài, mọi sự đều có thể. Khám Giao Ước tượng trưng cho Chúa Giêsu; với Ngài, chúng ta sẽ đủ sức mạnh để tha thứ cho anh chị em mình. Như dân Chúa đã vượt sông Giorđan mà vẫn ráo chân để tiến vào Giêricô, chúng ta cũng có thể vượt qua chính mình để tha thứ cho người khác và cũng có thể hát lên khải hoàn ca “Halleluia!” như họ mà Thánh Vịnh đáp ca hân hoan bày tỏ. “Halleluia!”, tiếng reo mừng chiến thắng thần chết của đêm Vọng Phục Sinh; “Halleluia!” còn là tiếng reo mừng của một tâm hồn vượt qua chính mình để tha thứ!
Anh Chị em,
Vậy nếu Thiên Chúa ra lệnh cho chúng ta phải tha thứ vô hạn thì làm sao Ngài thoát khỏi việc chính Ngài phải tha vô hạn? “Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ!”. Vậy, một khi cảm nghiệm được lòng thương xót và tha thứ vô hạn của Ngài, chúng ta phải hết lòng xót thương và tha thứ cho anh chị em mình. Đó là ‘một thực tế rất thực’ Kitô hữu phải sống. Nếu đó là một cuộc đấu tranh thực sự, chúng ta hãy ăn năn ngay hôm nay và để Chúa Giêsu trút bỏ nó giúp chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin duông thứ cho con, lấp đầy trái tim con với lòng thương xót Chúa; để từ đó, con có thể xót thương và tha thứ cho anh chị em con bằng chính trái tim của Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tên đầy tớ ác độc kia! Ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?”.
Robert Short, một tác giả nổi tiếng của loạt sách dạy Giáo lý; trong đó, ông dùng nhiều tranh hoạt hình để minh hoạ. Một cách thú vị, Robert Short đặt vấn đề về sự tha thứ của Thiên Chúa! Khi Phêrô hỏi, phải tha cho anh em mấy lần; Chúa Giêsu bảo, “Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy!”. Đó là một cách nói phải tha “vô hạn”. “Vậy nếu Thiên Chúa ra lệnh cho chúng ta như thế, thì làm sao Ngài ‘thoát khỏi’ việc chính Ngài phải tha vô hạn?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay là ‘một thực tế rất thực’ đáng cho chúng ta suy nghĩ. Hẳn không ai trong chúng ta muốn nghe Chúa Giêsu nói với mình, “Tên đầy tớ ác độc kia!”, và Ngài sẽ xử nghiệt ngã với chúng ta như ông chủ trong dụ ngôn hành xử. Thật khủng khiếp khi nghe như thế; vì sau đó, chúng ta bị giao cho những kẻ tra tấn cho đến khi trả hết nợ nần vì tội lỗi của mình.
Ôi! Tin tốt lành là, Chúa Giêsu vô cùng khao khát tránh một cuộc đối đầu kinh khủng như vậy. Ngài không muốn bất kỳ ai phải chịu trách nhiệm về sự xấu xa của tội lỗi mình. Khát khao cháy bỏng của Ngài là tha thứ, tuôn đổ lòng thương xót và xoá sạch nợ nần cho chúng ta. Được có mặt trong trần gian, chúng ta đã mắc nợ Thiên Chúa, món nợ hiện hữu; từ khi lãnh nhận phép Rửa, Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi một món nợ không trả nổi, đó là tội nguyên tổ. Nhưng đó là lần đầu tiên! Về sau, với lòng thương xót vô bờ, Ngài tiếp tục tha thứ cho tất cả lỗi lầm của chúng ta ngay khi chúng ta thể hiện một chút dấu hiệu của ăn năn, dù là nhỏ nhất. Và rồi, mỗi ngày chúng ta nợ Thiên Chúa bao điều; sự sống, của ăn, không khí hít thở… những món nợ không thể trả bằng giá cả. Thiên Chúa là thế đó; Ngài thương xót và nhân từ!
Thế nhưng, hiểm nghèo ở chỗ, có ít nhất một điều, khiến chúng ta không hưởng được hành động xót thương này; đó là sự cố chấp, nếu mỗi người không tha thứ cho những ai đã xử tệ với mình. Đây là một đòi buộc nghiêm túc của Thiên Chúa mà chúng ta không nên xem nhẹ. Chúa Giêsu kể dụ ngôn này chỉ vì một lý do, và lý do đó là điều Ngài đã nói đến hôm nay. Chúng ta thường nghĩ Chúa Giêsu như một người rất thụ động, hiền lành, luôn mỉm cười và quay nhìn hướng khác khi chúng ta phạm tội. Không đâu, đừng quên dụ ngôn này! Đừng quên ‘một thực tế rất thực’, là Ngài rất nghiêm khắc về việc chúng ta cố chấp từ chối thương xót và tha thứ cho người khác!
Vậy tại sao Chúa Giêsu quyết liệt đối với đòi buộc này đến thế? Bởi lẽ, chúng ta không thể nhận được những gì chúng ta không sẵn sàng cho đi. Có thể ban đầu, điều đó không có ý nghĩa, nhưng đó là ‘một thực tế rất thực’ của đời sống thiêng liêng! Nếu muốn hưởng lòng thương xót, chúng ta phải cho đi lòng thương xót; muốn được tha thứ, chúng ta phải cho đi tha thứ. Nhưng nếu không sợ phán xét và lên án nghiêm khắc, chúng ta cứ tiếp tục đưa ra những phán xét và kết án khắt khe với anh em! Chúa Giêsu sẽ đáp lại những hành vi đó một cách ‘sòng phẳng’ và nghiêm túc.
Trong cuộc sống, nhiều lúc tha thứ cho người khác là điều không thể, không thể như dân Chúa vượt sông Giorđan mà bài đọc Giosuê hôm nay nói đến. Ấy thế, với sức mạnh của Thiên Chúa và sự uy nghi của hòm bia Giao Ước Ngài, mọi sự đều có thể. Khám Giao Ước tượng trưng cho Chúa Giêsu; với Ngài, chúng ta sẽ đủ sức mạnh để tha thứ cho anh chị em mình. Như dân Chúa đã vượt sông Giorđan mà vẫn ráo chân để tiến vào Giêricô, chúng ta cũng có thể vượt qua chính mình để tha thứ cho người khác và cũng có thể hát lên khải hoàn ca “Halleluia!” như họ mà Thánh Vịnh đáp ca hân hoan bày tỏ. “Halleluia!”, tiếng reo mừng chiến thắng thần chết của đêm Vọng Phục Sinh; “Halleluia!” còn là tiếng reo mừng của một tâm hồn vượt qua chính mình để tha thứ!
Anh Chị em,
Vậy nếu Thiên Chúa ra lệnh cho chúng ta phải tha thứ vô hạn thì làm sao Ngài thoát khỏi việc chính Ngài phải tha vô hạn? “Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ!”. Vậy, một khi cảm nghiệm được lòng thương xót và tha thứ vô hạn của Ngài, chúng ta phải hết lòng xót thương và tha thứ cho anh chị em mình. Đó là ‘một thực tế rất thực’ Kitô hữu phải sống. Nếu đó là một cuộc đấu tranh thực sự, chúng ta hãy ăn năn ngay hôm nay và để Chúa Giêsu trút bỏ nó giúp chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin duông thứ cho con, lấp đầy trái tim con với lòng thương xót Chúa; để từ đó, con có thể xót thương và tha thứ cho anh chị em con bằng chính trái tim của Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Những người thuộc về Chúa Kitô
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
21:40 11/08/2021
LỄ Đức Mẹ HỒN XÁC LÊN TRỜI
NHỮNG NGƯỜI THUỘC VỀ CHÚA KITÔ
Gọi là lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Nhưng sau khi nghe ba bài Kinh Thánh, ta chẳng hề thấy có nội dung nào là Đức Mẹ về trời. Vậy những bài đọc Kinh Thánh muốn nói gì?
Bài đọc I trích sách Khải huyền kết thúc: "Nay sự cứu độ, quyền năng, uy quyền của Đức Kitô đã được thực hiện". Còn bài đọc II, thánh Phaolô gọi Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa, sau đó mới đến những người thuộc về Chúa Kitô. Bài Tin Mừng lại càng rõ nét hơn. Chính Đức Maria ca ngợi Chúa rằng: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, lòng tôi hoan hỷ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi".
Lễ Đức Mẹ được triệu hồi về trời, Hội Thánh lại mời gọi ta hướng về Chúa Kitô. Bởi dù là Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ vẫn chỉ nhờ đến ơn cứu độ do một mình Chúa Kitô thực hiện. Hôm nay, dù Đức Mẹ có được đưa lên trời hồn xác, thì tác nhân chính của ân huệ cao cả này là Chúa Giêsu.
Chính lời nguyện đầu lễ xác nhận: "Chúa đã đưa lên trời cả hồn xác Đức Maria". Còn kinh Tiền tụng trong lễ này cũng không đi ngoài nội dung ấy: "Mẹ được Thiên Chúa đưa về trời".
Những kiểu nói: "Chúa đã đưa", "được đưa" nghĩa là gì, nếu không phải là chính ơn Thiên Chúa ban, là chính nhờ cuộc khổ nạn, phục sinh, lên trời của Chúa Kitô, Đức Mẹ mới được đưa về trời cả hồn lẫn xác.
Cùng là người như chúng ta, Đức Mẹ không thể tự mình về trời hồn xác. Bởi đó, trong thánh lễ này, Hội Thánh hướng về Thiên Chúa mà tuyên xưng những hành động kỳ diệu Chúa đã thực hiện nơi Đức Mẹ.
Chính Đức Mẹ chứ không phải ai khác, là người đầu tiên tuyên xưng hành động cứu độ của Thiên Chúa: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, Đấng Cứu độ tôi". Đức Mẹ quy hướng ơn cứu độ về Thiên Chúa và ngợi khen Đấng Cứu độ mình. Chỉ nhờ Đấng Cứu độ, chỉ trong Đấng Cứu độ, Đức Mẹ mới được đưa lên trời hồn xác, vì Đấng ấy đã cứu độ Đức Mẹ.
Lời ca ngợi quy về Thiên Chúa của Đức Mẹ, còn được hỗ trợ bởi nhiều lời Kinh Thánh khác. Chẳng hạn thánh Phaolô trong bài đọc II: “Hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, rồi mới đến những người thuộc về Đức Kitô”.
Có ai thuộc về Chúa Kitô bằng Đức Maria. Bởi vậy, nếu Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa, đã về trời cả hồn xác, thì Đức Mẹ, người thuộc về hoa quả ấy cách trọn vẹn, cũng được đưa về trời hồn xác, không là điều khó hiểu.
Vì thế, khi khẳng định Đức Mẹ không thể tự mình về trời nếu không có Chúa, không hạ thấp vai trò của Đức Mẹ. Trái lại, ta tuyên xưng đúng vị trí mà Đức Mẹ được Chúa thưởng ban.
Trong chính ngày lễ Đức Mẹ hồn xác về trời, bằng các bài Kinh Thánh, bằng các lời nguyện, bằng kinh tiền tụng, Hội Thánh hướng chúng ta về Thiên Chúa, để cùng Đức Mẹ mà ca ngợi Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi”.
Tuy nhiên, để có được ơn vinh quang về trời, Đức Mẹ đã sống đức tin trọn vẹn. Ngay cả khi đứng bên thập giá, nhìn con chết tức tưởi, nhục nhã, Đức Mẹ vẫn tin, vẫn ngợi khen Thiên Chúa, Đấng Cứu độ của mình.
Còn chúng ta, sống giữa biển đời, biết bao nhiêu lần va chạm thử thách, bao nhiêu bi thương ập đến, có khi như muốn vùi lấp cuộc đời mình, những lúc như vậy, ta có còn tin Chúa? Có đủ trông cậy để cất lời ca ngợi: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi” như Mẹ của mình?
Câu hỏi này xin gởi đến bạn và cũng là nói với chính bản thân tôi, để tất cả chúng ta tự tra vấn đức tin của mình đối với Thiên Chúa.
Nếu Đức Mẹ đã ca ngợi Chúa bằng cả cuộc đời thế nào, thì suốt cuộc đời của bạn và tôi, cũng phải là lời ca ngợi Thiên Chúa liên lỷ như vậy.
Dù trong hoàn cảnh nào, dù cuộc đời có thương đau như một người mang thai “kêu la chuyển bụng, và đau đớn sinh con”, hay nỗi bất hạnh, lao đao, hoặc ngay cả tai họa ập đến dữ dội như con rồng khổng lồ đang đe dọa hãi hùng mà sách Khải huyền diễn tả, chúng ta vẫn một lòng tin tưởng tín thác đời mình cho Chúa như Đức Mẹ.
Thánh Phaolô nói, Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa, rồi mới đến những người thuộc về Chúa Kitô. Đức Mẹ đã thuộc về Chúa Kitô, và chúng ta cũng thuộc về Chúa Kitô.
Nếu biết sống đức tin mạnh mẽ như Đức Mẹ, chúng ta cũng được hồn xác về trời như Đức Mẹ. Những gì Chúa đã thực hiện nơi Đức Mẹ, Chúa cũng sẽ thực hiện nơi từng người.
Mãi mãi xác tín, Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa, rồi sẽ đến lược chúng ta, những kẻ thuộc về Chúa Kitô. Một khi niềm xác tín của ta đạt đến mức độ cao như Đức Mẹ, chắc chắn cả cuộc đời ta cũng sẽ là cuộc đời ca khen Thiên Chúa cùng Đức Mẹ, hiệp thông với Đức Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi”.
NHỮNG NGƯỜI THUỘC VỀ CHÚA KITÔ
Gọi là lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Nhưng sau khi nghe ba bài Kinh Thánh, ta chẳng hề thấy có nội dung nào là Đức Mẹ về trời. Vậy những bài đọc Kinh Thánh muốn nói gì?
Bài đọc I trích sách Khải huyền kết thúc: "Nay sự cứu độ, quyền năng, uy quyền của Đức Kitô đã được thực hiện". Còn bài đọc II, thánh Phaolô gọi Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa, sau đó mới đến những người thuộc về Chúa Kitô. Bài Tin Mừng lại càng rõ nét hơn. Chính Đức Maria ca ngợi Chúa rằng: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, lòng tôi hoan hỷ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi".
Lễ Đức Mẹ được triệu hồi về trời, Hội Thánh lại mời gọi ta hướng về Chúa Kitô. Bởi dù là Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ vẫn chỉ nhờ đến ơn cứu độ do một mình Chúa Kitô thực hiện. Hôm nay, dù Đức Mẹ có được đưa lên trời hồn xác, thì tác nhân chính của ân huệ cao cả này là Chúa Giêsu.
Chính lời nguyện đầu lễ xác nhận: "Chúa đã đưa lên trời cả hồn xác Đức Maria". Còn kinh Tiền tụng trong lễ này cũng không đi ngoài nội dung ấy: "Mẹ được Thiên Chúa đưa về trời".
Những kiểu nói: "Chúa đã đưa", "được đưa" nghĩa là gì, nếu không phải là chính ơn Thiên Chúa ban, là chính nhờ cuộc khổ nạn, phục sinh, lên trời của Chúa Kitô, Đức Mẹ mới được đưa về trời cả hồn lẫn xác.
Cùng là người như chúng ta, Đức Mẹ không thể tự mình về trời hồn xác. Bởi đó, trong thánh lễ này, Hội Thánh hướng về Thiên Chúa mà tuyên xưng những hành động kỳ diệu Chúa đã thực hiện nơi Đức Mẹ.
Chính Đức Mẹ chứ không phải ai khác, là người đầu tiên tuyên xưng hành động cứu độ của Thiên Chúa: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, Đấng Cứu độ tôi". Đức Mẹ quy hướng ơn cứu độ về Thiên Chúa và ngợi khen Đấng Cứu độ mình. Chỉ nhờ Đấng Cứu độ, chỉ trong Đấng Cứu độ, Đức Mẹ mới được đưa lên trời hồn xác, vì Đấng ấy đã cứu độ Đức Mẹ.
Lời ca ngợi quy về Thiên Chúa của Đức Mẹ, còn được hỗ trợ bởi nhiều lời Kinh Thánh khác. Chẳng hạn thánh Phaolô trong bài đọc II: “Hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, rồi mới đến những người thuộc về Đức Kitô”.
Có ai thuộc về Chúa Kitô bằng Đức Maria. Bởi vậy, nếu Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa, đã về trời cả hồn xác, thì Đức Mẹ, người thuộc về hoa quả ấy cách trọn vẹn, cũng được đưa về trời hồn xác, không là điều khó hiểu.
Vì thế, khi khẳng định Đức Mẹ không thể tự mình về trời nếu không có Chúa, không hạ thấp vai trò của Đức Mẹ. Trái lại, ta tuyên xưng đúng vị trí mà Đức Mẹ được Chúa thưởng ban.
Trong chính ngày lễ Đức Mẹ hồn xác về trời, bằng các bài Kinh Thánh, bằng các lời nguyện, bằng kinh tiền tụng, Hội Thánh hướng chúng ta về Thiên Chúa, để cùng Đức Mẹ mà ca ngợi Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi”.
Tuy nhiên, để có được ơn vinh quang về trời, Đức Mẹ đã sống đức tin trọn vẹn. Ngay cả khi đứng bên thập giá, nhìn con chết tức tưởi, nhục nhã, Đức Mẹ vẫn tin, vẫn ngợi khen Thiên Chúa, Đấng Cứu độ của mình.
Còn chúng ta, sống giữa biển đời, biết bao nhiêu lần va chạm thử thách, bao nhiêu bi thương ập đến, có khi như muốn vùi lấp cuộc đời mình, những lúc như vậy, ta có còn tin Chúa? Có đủ trông cậy để cất lời ca ngợi: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi” như Mẹ của mình?
Câu hỏi này xin gởi đến bạn và cũng là nói với chính bản thân tôi, để tất cả chúng ta tự tra vấn đức tin của mình đối với Thiên Chúa.
Nếu Đức Mẹ đã ca ngợi Chúa bằng cả cuộc đời thế nào, thì suốt cuộc đời của bạn và tôi, cũng phải là lời ca ngợi Thiên Chúa liên lỷ như vậy.
Dù trong hoàn cảnh nào, dù cuộc đời có thương đau như một người mang thai “kêu la chuyển bụng, và đau đớn sinh con”, hay nỗi bất hạnh, lao đao, hoặc ngay cả tai họa ập đến dữ dội như con rồng khổng lồ đang đe dọa hãi hùng mà sách Khải huyền diễn tả, chúng ta vẫn một lòng tin tưởng tín thác đời mình cho Chúa như Đức Mẹ.
Thánh Phaolô nói, Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa, rồi mới đến những người thuộc về Chúa Kitô. Đức Mẹ đã thuộc về Chúa Kitô, và chúng ta cũng thuộc về Chúa Kitô.
Nếu biết sống đức tin mạnh mẽ như Đức Mẹ, chúng ta cũng được hồn xác về trời như Đức Mẹ. Những gì Chúa đã thực hiện nơi Đức Mẹ, Chúa cũng sẽ thực hiện nơi từng người.
Mãi mãi xác tín, Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa, rồi sẽ đến lược chúng ta, những kẻ thuộc về Chúa Kitô. Một khi niềm xác tín của ta đạt đến mức độ cao như Đức Mẹ, chắc chắn cả cuộc đời ta cũng sẽ là cuộc đời ca khen Thiên Chúa cùng Đức Mẹ, hiệp thông với Đức Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi”.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một số giám mục Hoa Kỳ yêu cầu anh chị em giáo dân đeo khẩu trang y tế trở lại
Đặng Tự Do
05:23 11/08/2021
Với biến thể Delta gây ra sự leo thang kéo dài trong suốt một tháng qua đối với các trường hợp Covid-19 trên toàn quốc — đặc biệt là ở các tiểu bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp — các quan chức thành phố và tiểu bang cũng như các doanh nghiệp quốc gia như Home Depot và McDonald's đã khôi phục các quy định về khẩu trang y tế đã bị bãi bỏ trong thời gian có các tín hiệu lạc quan hơn trong tháng Năm và tháng Sáu.
Biến thể Delta hiện chiếm tỷ lệ cao nhất trên toàn quốc, với hơn 93% tổng số ca nhiễm Covid-19 đã được xác nhận và Hoa Kỳ một lần nữa dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm Covid-19 với số trường hợp nhiễm bệnh trung bình hàng ngày là hơn 96,000 trường hợp.
Delta đã chứng tỏ là cực độc so với các chủng coronavirus trước đó. Những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong làn sóng gần đây nhất là những người trẻ và chưa được tiêm chủng.
Hầu hết các giáo phận Hoa Kỳ sẽ tiếp tục dựa vào phán quyết của các quan chức y tế địa phương hoặc tiểu bang về việc đeo khẩu trang và các quy trình an toàn khác của Covid-19. Tuy vậy, ít nhất một giám mục cảm thấy buộc phải làm nhiều hơn một chút trong nỗ lực bảo vệ anh chị em giáo dân khỏi biến thể Delta.
Ở Kentucky, biến thể Delta đã làm số trường hợp nhiễm Covid-19 ngày càng tăng trong suốt hơn một tháng qua. Hôm 4 tháng 8, các quan chức tiểu bang báo cáo tỷ lệ dương tính với Covid-19 tăng hơn 10 phần trăm, so với tháng Giêng – nghĩa là trước khi có vắc xin.
Mặc dù các quan chức nhà nước cho đến nay đã từ chối áp dụng lại các quy định về đeo khẩu trang, Đức Cha John Stowe, Giám Mục Giáo phận Lexington, đã yêu cầu anh chị em giáo dân đeo khẩu trang y tế tại tất cả các buổi lễ và tất cả các cuộc họp khác diễn ra trên địa bàn giáo xứ, và nói thêm rằng “việc hát trong các thánh lễ nên được giảm bớt hoặc loại bỏ đáng kể cho đến khi có thông báo mới”.
Source:American Magazine
Đức Hồng Y José Tolentino Mendonça chủ tọa hội thảo hướng đến một khởi đầu mới sau đại dịch
Đặng Tự Do
05:23 11/08/2021
Thông tấn xã ECCLESIA sẽ thúc đẩy một loạt các cuộc hội thảo với Đức Hồng Y José Tolentino Mendonça về “hướng đến một khởi đầu mới”, sẽ được phát sóng trực tuyến từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 9, vào lúc 9:30 tối.
“Kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng: một thách thức để được tái sinh” là chủ đề của cuộc hội thảo này. Vị Hồng Y nguyên là thủ thư của Tòa Thánh đề xuất cuộc hội thảo nói trên vào đầu tháng 9 khi các hoạt động tại các trường Đại Học, trung học, và tiểu học được nối lại, và các nhà thờ được mở cửa trở lại.
Các cuộc trao đổi với Đức Hồng Y José Tolentino Mendonça được mô tả là những ngày “tĩnh tâm mở” cho tất cả mọi người.
Cuộc hội thảo cũng nhằm hướng đến việc chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Lisbon.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo rằng Lisbon sẽ tổ chức cuộc họp mặt của giới trẻ Công Giáo toàn cầu tại Thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới quốc tế cuối cùng tại Thành phố Panama vào tháng Giêng năm 2019.
Thành phố 505,000 dân nằm cách Fatima, một trong những địa điểm hành hương kính Đức Mẹ phổ biến nhất thế giới, 120km.
Vào tháng 10 năm ngoái, các nhà tổ chức đã ra mắt trang web Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lisbon 2023 và logo chính thức. Biểu trưng có hình Đức Trinh Nữ Maria đứng trước cây thánh giá, với màu cờ của Bồ Đào Nha, đã được chọn trong một cuộc thi quốc tế.
Vào tháng Giêng, các nhà tổ chức đã công bố bài hát chủ đề chính thức của sự kiện. Bài hát có tựa đề “Có một luồng gió trong không khí”.
Source:Eccelesia
Đại dịch kinh hoàng vẫn không ngăn được làn sóng sùng bái Satan
Đặng Tự Do
16:42 11/08/2021
Nhà trừ tà cảnh báo rằng những đôi giày thể thao mới chứng tỏ đại dịch kinh hoàng không ngăn được làn sóng sùng bái Satan, người ta vẫn bị mê hoặc bởi cái ác.
Sau khi các đôi giày với một thiết kế “Satanic” được bán hết chỉ trong vài phút, mặc dù chi phí hơn 1,000 Mỹ Kim, rõ ràng là có quá nhiều cám dỗ để các nhà sản xuất đưa ra một cái gì đó tương tự.
Cha Vincent Lampert, một nhà trừ tà, cảnh báo rằng một đôi giày Converse với thiết kế ngôi sao năm cánh có thể khiến bạn say mê những điều huyền bí.
Thật vậy, đôi giày đã bán hết sạch ngay sau khi ra mắt vào ngày 27 tháng 7. Được đặt tên là TURBODRK Chuck 70, đây là tác phẩm của nhà thiết kế thời trang Rick Owens hợp tác với Converse. Thiết kế có hình ngôi sao năm cánh lộn ngược ở cả đế và gót giày - một biểu tượng của Satan.
Tài khoản Instagram của Converse đã đăng một bài viết, trong đó Owens được trích dẫn rằng anh ta đã sử dụng ngôi sao năm cánh trong ngành thời trang “suốt một thời gian dài vì rõ ràng, nó có những liên tưởng huyền bí dành cho tuổi mới lớn”. Anh ta nói rằng nó chỉ là việc “theo đuổi cảm giác” và “theo đuổi niềm vui”.
Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Agency, Cha Lampert cảnh báo rằng việc sử dụng biểu tượng Satan trong thiết kế thời trang có thể thúc đẩy việc giới thiệu những điều huyền bí có hại.
“Thoạt nhìn, người ta có thể nghĩ rằng một ngôi sao năm cánh trên một đôi giày thể thao có vẻ như không có gì khác ngoài niềm vui vô hại”, Fr. Lampert nói. “Chúng ta có thể coi nó không chỉ là một hình thức giải trí nhưng ma quỷ có thể sử dụng sở thích này đối với những thứ gắn liền với điều huyền bí như một cửa ngõ để bước vào cuộc sống của một người”.
Cha Lampert nói với CNA rằng việc nhìn thấy ngôi sao năm cánh trên giày thể thao có thể dẫn đến sự tò mò lớn hơn về thế giới ma quỷ, dẫn đến một vòng xoáy đi xuống trong cuộc sống của người đó.
“Sự say mê với cái ác” không phải là điều nên được nuôi dưỡng. Thay vào đó, xã hội nên khuyến khích rằng con người được tạo ra theo hình ảnh Chúa và giống với Chúa và có mong muốn bẩm sinh gần gũi với Chúa.
Loạt giày mới khiến người ta nhớ lại cuộc tranh cãi hồi đầu năm nay, khi đôi giầy Nike Air Max kiểu 1997 được sửa đổi với dòng chữ “Luke 10:18” khâu trên chúng. Đó là một tham chiếu đến câu 18 đoạn 10 trong Phúc Âm Thánh Lu Ca trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời sa xuống”. Đôi giày được trang trí với một ngôi sao năm cánh và một giọt máu của con người. Chúng được gọi là “giày Satan”. Với giá $1,018, chúng đã được bán hết trong vòng chưa đầy một phút.
Source:Aleteia
Đức Tổng Giám Mục Cordileone đau buồn trước những tấn công vào cá nhân Đức Giáo Hoàng sau Tự Sắc Traditionis Custodes
Đặng Tự Do
16:43 11/08/2021
Đức Tổng Giám Mục San Francisco hôm thứ Năm cho biết ngài “đau buồn” vì “những phản ứng thiếu tôn trọng” đối với Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến Tự Sắc Traditionis Custodes.
Trong một tuyên bố ngày 5 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone nhấn mạnh rằng Đức Giáo Hoàng đã đưa ra các biện pháp mới trong Tự Sắc Traditionis Custodes vì mối quan tâm đến sự hiệp nhất.
“Kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Tự Sắc Traditionis Custodes, tôi đã rất đau buồn vì một số phản ứng thiếu tôn trọng nhất định; một số thậm chí đã bao gồm các cuộc tấn công vu khống Đức Giáo Hoàng”, Đức Tổng Giám Mục nói.
“Tôi ủng hộ Đức Thánh Cha Phanxicô, và sự quan tâm của ngài là những người thích các hình thức thờ phượng Công Giáo truyền thống hơn cũng phải khẳng định tính hợp lệ của hình thức Thánh lễ sau Công Đồng và cố nhiên chính Công đồng Vatican II”.
“Là người đứng đầu hữu hình của Giáo hội, Đức Giáo Hoàng có tầm nhìn toàn cầu về đời sống Giáo hội và có thể nhận thức những điều mà chúng ta không thể có từ quan điểm địa phương hơn của mình”.
Tự Sắc Traditionis Custodes, có hiệu lực vào ngày 16, là ngày được công bố, nhấn mạnh rằng một giám mục có “thẩm quyền duy nhất” trong việc cho phép thánh lễ Latinh truyền thống trong giáo phận của ngài.
Tuy nhiên Tự Sắc cũng đặt ra trách nhiệm đối với các Giám Mục mà trong giáo phận của ngài đã có một hoặc nhiều nhóm dâng Thánh lễ dưới hình thức ngoại thường, buộc các Giám Mục phải bảo đảm rằng các nhóm này không phủ nhận hiệu lực của Công đồng Vatican II và Huấn quyền.
Các Giám Mục được hướng dẫn chỉ định một hoặc nhiều địa điểm nơi các tín hữu gắn bó với Thánh lễ Latinh Truyền thống có thể tụ họp để cử hành thánh thể. Tuy nhiên, không phải ở các nhà thờ giáo xứ và không được xây dựng thêm các giáo xứ tòng nhân mới.
Tự Sắc Traditionis Custodes đã gây ra một cuộc tranh luận rất lớn trong Giáo Hội.
Khi các Giám Mục giáo phận xem xét cách thực hiện Tông Thư dưới dạng Tự Sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc sử dụng Thánh lễ Latinh Truyền thống, Đức Tổng Giám Mục San Franciso cho biết Thánh lễ Latinh Truyền thống sẽ được tiếp tục trong tổng giáo phận của ngài.
Source:Catholic News Agency
Trước nguy cơ suy giảm dân số vì đại dịch, giáo phận Công Giáo Ấn Độ thưởng nhiều ưu đãi cho các vợ chồng sinh thêm con
Đặng Tự Do
16:44 11/08/2021
Một giáo phận Công Giáo ở Ấn Độ đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp các ưu đãi bằng tiền mặt cho các gia đình đã kết hôn từ năm 2000 trở về sau và có từ năm con trở lên.
Giáo phận Syro-Malabar theo nghi lễ Đông phương ở bang Kerala cho biết họ sẽ trả 1,500 rupee, tức là khoảng 21 Mỹ Kim hàng tháng cho các gia đình và sẽ cung cấp giáo dục miễn phí cho những đứa trẻ thứ tư và những đứa trẻ tiếp theo.
Phụ nữ có ba con cũng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc trước và sau khi sinh miễn phí tại các bệnh viện do Giáo hội điều hành.
Chương trình này là một phần trong “Năm Gia đình” của Giáo Hội Syro-Malabar.
Cha Joseph Kuttianikal, giám đốc ủy ban tông đồ gia đình của giáo phận cho biết:
“Chương trình này không phải là mới. Chúng tôi cổ vũ trở lại một lần nữa trong bối cảnh đại dịch và trong năm gia đình.”
Cha Thomas Thayil, giám đốc giới trẻ của giáo phận, cho biết kế hoạch này nhằm mục đích “củng cố các gia đình Công Giáo của chúng ta,” và nói thêm rằng dân số Kitô Giáo trong tiểu bang đã “giảm đều đặn”.
“Chúng tôi muốn các cặp vợ chồng sinh thêm con”, ngài nói.
Theo điều tra dân số năm 2011 của Ấn Độ, bang Kerala có dân số khoảng 33 triệu người với người theo Ấn Giáo chiếm 54.73 phần trăm, người theo đạo Hồi 26.56 phần trăm và người theo Kitô Giáo là 18.38 phần trăm.
Trong một lá thư mục vụ năm 2019, Đức Tổng Giám Mục Joseph Perumthottam của Changanassery lưu ý rằng dân số Kitô Giáo của Kerala đã giảm dần trong những năm qua, tạo ra một “tình trạng đáng báo động”.
“Trong quá trình hình thành Kerala, các tín hữu Kitô là cộng đồng lớn thứ hai trong tiểu bang, giờ đây bị xuống hàng thứ ba” vị giám mục nói.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Kerala bác bỏ những cáo buộc rằng sáng kiến của Giáo phận Palai là một phần của nỗ lực có chủ ý nhằm gia tăng dân số Kitô Giáo và gây bất ổn cho đất nước.
Source:Catholic News Agency
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phaolô: Thư gửi tín hữu Galát, Lề luật Môsê
Vũ Văn An
19:04 11/08/2021
Theo VaticanNews, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý hàng tuần của ngài về thư gửi tín hữu Galat tại buổi yết kiến chung ngày thứ Tư, 11 tháng 8. Trong bài giáo lý hôm nay diễn ra tại Đại sảnh Phaolô VI, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến Lề luật Môsê. Sau đây là trọn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chúc anh em chị em một buổi sáng tốt đẹp!
"Tại sao có lề luật?" (Gl 3:19). Đây là câu hỏi mà chúng ta muốn đào sâu hôm nay, tiếp tục với Thánh Phao-lô, để nhận ra sự mới mẻ của đời sống Kitô hữu được Chúa Thánh Thần làm sinh động. Nhưng nếu Chúa Thánh Thần hiện hữu, nếu Chúa Giêsu Đấng cứu chuộc chúng ta hiện hữu, tại sao còn có lề luật? Và đây là điều hôm nay chúng ta cần phải suy gẫm về. Thánh Tông đồ viết: “Nếu anh em được Thần Khí dẫn dắt, thì anh em không ở dưới lề luật” (Gl 5:18). Thay vào đó, những người gièm pha Thánh Phao-lô cho rằng dân Galát phải tuân theo Lề luật để được cứu rỗi. Họ đã đi thụt lùi. Họ hoài nhớ thời đã qua, thời trước Chúa Giêsu Kitô. Thánh Tông Đồ không đồng ý chút nào. Đây không phải là những điều khoản mà ngài đã đồng ý với các Tông đồ khác ở Giê-ru-sa-lem. Ngài nhớ rất rõ những lời của Thánh Phêrô khi vị này nói: “Tại sao ông lại thử thách Thiên Chúa bằng cách đeo một cái ách vào cổ các môn đệ mà cả cha ông chúng ta và chúng ta đều không thể chịu được?” (Cv 15:10). Các sắp xếp xuất hiện trong ‘công đồng đầu tiên’ đó - công đồng chung đầu tiên là công đồng diễn ra tại Giê-ru-sa-lem - và các sắp xếp phát xuất rất rõ ràng. Chúng nói: “Thánh Thần và chúng tôi [các tông đồ] đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu thần [tức, thờ ngẫu thần], kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm” (Cv 15: 28-29). Một số điều liên quan đến việc thờ phượng Thiên Chúa, và việc thờ ngẫu thần, và một số điều liên quan đến cách hiểu cuộc sống vào thời đó.
Khi Thánh Phao-lô nói về Lề luật, ngài thường có ý nói đến Luật Môsê, luật được trao cho Môsê, tức Mười Giới Răn. Nó liên quan đến, nó đang trên đường, nó là một sự chuẩn bị, nó liên quan đến Giao ước mà Thiên Chúa đã thiết lập với dân của Người. Theo nhiều bản văn Cựu ước khác nhau, Torah - nghĩa là, thuật ngữ tiếng Do Thái dùng để chỉ Lề luật - là sưu tập mọi quy định và chuẩn mực mà dân Israel phải tuân theo căn cứ vào Giao ước với Thiên Chúa. Có thể tìm thấy một bản tổng hợp hữu hiệu về kinh Torah trong bản văn sau đây của Đệ nhị luật, có nội dung như sau: “Đức Chúa sẽ lấy làm vui vì hạnh phúc của anh (em), cũng như Người đã lấy làm vui vì hạnh phúc của cha ông anh (em), miễn là anh (em) nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), mà giữ những mệnh lệnh và thánh chỉ Người, ghi trong sách Luật này, miễn là anh (em) trở về với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ” (30: 9-10). Vì vậy, việc tuân giữ Lề luật bảo đảm cho dân chúng những lợi ích của Giao ước và bảo đảm một mối liên kết đặc thù với Thiên Chúa. Dân tộc này, dân số này, người này, họ được liên kết với Thiên Chúa và họ làm cho nó, tức sự kết hợp này với Thiên Chúa được nhìn thấy trong việc chu toàn, trong việc tuân giữ Lề luật. Khi lập Giao ước với Israel, Thiên Chúa đã ban cho họ Kinh Torah, tức Lề luật, để họ hiểu được ý muốn của Người và sống trong công lý. Chúng ta phải nghĩ rằng vào thời đó, một Lề luật như thế là điều cần thiết, đó là một hồng ân vô cùng to lớn mà Thiên Chúa đã ban tặng cho dân của Người. Tại sao? Vì thời đó ngoại giáo tràn ngập khắp nơi, ở đâu cũng có thờ ngẫu thần và tác phong của con người là kết quả của việc thờ ngẫu thần. Vì thế, hồng ân tuyệt vời mà Thiên Chúa ban tặng cho dân của Người là Lề luật, để họ có thể kiên trì. Nhiều lần, nhất là trong các sách tiên tri, người ta lưu ý rằng việc không tuân theo các giới răn của Lề luật đã cấu thành một sự phản bội thực sự đối với Giao ước, do đó gây ra cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Mối liên kết giữa Giao ước và Lề luật chặt chẽ đến nỗi hai thực tại không thể tách rời nhau. Lề luật là cách một người, một dân tộc phát biểu rằng họ đang sống trong giao ước với Thiên Chúa.
Vì vậy, dựa trên tất cả những điều này, người ta dễ hiểu những người truyền giáo từng xâm nhập vào nơi người Galát đã tìm ra trò chơi hay như thế nào khi chủ trương rằng việc tuân thủ Giao ước cũng bao gồm việc tuân theo Lề luật Môsê như nó vốn được thi hành vào thời đó. Tuy nhiên, liên quan đến chính điểm này, chúng ta có thể khám phá trí thông minh thiêng liêng của Thánh Phao-lô và những hiểu biết sâu sắc mà ngài đã bày tỏ, được nâng đỡ nhờ ân sủng ngài nhận được cho sứ mệnh truyền bá tin mừng của ngài.
Thánh Tông đồ giải thích cho người Galát rằng, trên thực tế, Giao ước và Lề luật không được liên kết một cách không thể tách rời - Giao ước với Thiên Chúa và Luật Môsê. Yếu tố đầu tiên mà ngài dựa vào là Giao ước do Thiên Chúa thiết lập với Áp-ra-ham dựa trên đức tin vào việc nên trọn lời hứa chứ không phải dựa trên việc tuân thủ Lề luật chưa hiện hữu. Áp-ra-ham bắt đầu cuộc hành trình của mình nhiều thế kỷ trước Lề luật. Thánh Tông đồ viết: “Ý tôi là thế này: lề luật, ra đời bốn trăm ba mươi năm sau [với Môsê ], không hủy bỏ giao ước đã được Thiên Chúa phê chuẩn trước đó [với Áp-ra-ham khi Người gọi ông], để làm cho lời hứa ra vô hiệu”. Lời lẽ này rất quan trọng. Kitô hữu chúng ta, Dân của Thiên Chúa, chúng ta hành trình qua suốt cuộc đời để hướng tới một lời hứa, lời hứa là điều lôi cuốn chúng ta, nó lôi cuốn chúng ta tiến tới cuộc gặp gỡ với Chúa. “Vì nếu cơ nghiệp là bởi lề luật, thì nó không còn bởi lời hứa [đã đến trước Lề luật, lời hứa với Áp-ra-ham]; nhưng Thiên Chúa đã ban điều đó cho Áp-ra-ham bởi một lời hứa ”(Gl 3, 17-18), rồi Lề luật ra đời sau bốn trăm ba mươi năm. Với lối lý luận này, Thánh Phao-lô đạt được mục tiêu đầu tiên của ngài: Lề luật không phải là nền tảng của Giao ước vì nó ra đời sau, nó cần thiết và công chính, nhưng trước đó đã có lời hứa, tức Giao ước.
Lập luận như vậy loại bỏ tất cả những người chủ trương rằng Luật Môsê là một phần cấu thành Giao ước. Không, Giao ước có trước, và lời kêu gọi đã đến với Áp-ra-ham. Trên thực tế, Kinh Torah, Lề luật, không có trong lời hứa với Áp-ra-ham. Tuy nhiên, nói điều này rồi, người ta không nên nghĩ rằng Thánh Phao-lô chống lại Luật Môsê. Không, ngài vốn tuân giữ nó. Một vài lần trong các Thư của ngài, ngài bảo vệ nguồn gốc thần thiêng của nó và nói rằng nó có một vai trò được xác định rõ ràng trong lịch sử cứu độ. Tuy nhiên, Lề luật không ban sự sống, không cung hiến việc nên trọn của lời hứa bởi vì nó không có khả năng làm nó nên trọn. Lề luật là một cuộc hành trình, một cuộc hành trình dẫn đến một cuộc gặp gỡ. Thánh Phao-lô dùng một chữ, tôi không biết nó có trong bản văn hay không, một chữ rất quan trọng: lề luật là “nhà sư phạm” dẫn tới Chúa Kitô, nhà sư phạm dẫn tới đức tin vào Chúa Kitô, tức là một người thầy dắt tay anh chị em hướng tới cuộc gặp gỡ (x. Gl 3:24). Những ai tìm kiếm sự sống cần phải nhìn vào lời hứa và sự nên trọn của lời hứa trong Chúa Kitô.
Anh chị em thân mến, bài trình bày đầu tiên này của Thánh Tông đồ với người Galát cho ta thấy sự mới mẻ triệt để của đời sống Kitô hữu: tất cả những ai có đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô đều được kêu gọi sống trong Chúa Thánh Thần, Đấng giải thoát khỏi Lề luật và đồng thời, đưa Lề luật đến sự nên trọn theo giới răn yêu thương. Điều này rất quan trọng. Lề luật dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Nhưng một người trong anh chị em có thể nói với tôi: "Nhưng, thưa Cha, con chỉ xin hỏi một điều: điều này có phải có nghĩa nếu con đọc Kinh Tin Kính, thì con không cần phải tuân giữ các giới răn?" Không, các giới răn có giá trị theo nghĩa chúng là “nhà sư phạm” [thầy cô giáo] dẫn anh chị em đến cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Nhưng nếu anh chị em bỏ qua cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và muốn quay lại với việc coi trọng các điều răn hơn, thì đây chính là vấn đề của những nhà truyền giáo cực đoan từng xâm nhập vào nơi người Galát để làm họ bối rối.
Xin Chúa giúp chúng ta đi trên con đường các giới răn nhưng luôn hướng về tình yêu của Chúa Kitô, về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, vì biết rằng cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu quan trọng hơn mọi giới răn.
Diễn biến bất thường trong buổi tiếp kiến: ĐTC nhận cú điện thoại bất ngờ, liền ra khỏi hội trường
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:29 11/08/2021
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết trong một trường hợp rất bất thường, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một cú điện thoại trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần của ngài vào hôm thứ Tư 11 tháng 8. Ngài ra khỏi Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục một lúc rồi trở lại.
Trong video ghi lại buổi tiếp kiến chung vào ngày 11 tháng 8 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican, sau bài huấn đức, như thường lệ, Đức Thánh Cha đã ban phép lành. Sau khi ban phép lành, theo dự kiến, Đức Thánh Cha sẽ tiếp những người được gặp riêng ngài.
Tuy nhiên, ngay sau khi Đức Thánh Cha ban phép lành, một trong những phụ tá của ngài tiến lại gần. Hai người nói chuyện với nhau một lát trước khi Đức Thánh Cha được trao một chiếc điện thoại di động và ngài trả lời điện thoại.
Theo những người có mặt trong Đại Thính Đường, Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện điện thoại trong khoảng hai phút, sau đó ra hiệu với đám đông rằng ngài sẽ sớm quay trở lại và rời khỏi phòng. Đức Thánh Cha đã quay lại sau đó để chào đón những người đang tụ tập để gặp ngài.
Hiện chưa có thông tin nào khác về cuộc điện thoại bí ẩn này.
Khoảnh khắc diễn ra vào cuối buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư của Đức Thánh Cha Phanxicô, sau khi Kinh Lạy Cha được đọc bằng tiếng Latinh và Đức Thánh Cha ban phép lành.
Các buổi tiếp kiến của Đức Giáo Hoàng đã bị tạm dừng trong tháng Bảy để nghỉ hè, nhưng đã tiếp tục trở lại trong tháng này.
Chiều tối thứ Hai 9 tháng Tám, tức là rạng sáng thứ Ba theo giờ Việt Nam, Cảnh sát Ý đã thông báo rằng họ đã thu giữ một bức thư có tính chất hăm dọa Đức Thánh Cha Phanxicô, trong đó có chứa ba viên đạn. Họ cũng cho biết đã xác định được danh tính của người gửi.
Cảnh sát chưa tiết lộ tên của người này, nhưng hôm 9/8 cho biết đây là một công dân Pháp “đã được an ninh Vatican biết đến, người mà Carabinieri của Milan hiện sẽ phối hợp để đánh giá ý nghĩa của cử chỉ và sự nguy hiểm có thể xảy ra của nó”.
Hiện tại, theo hãng tin ANSA của Ý, “thông tin mà hầu hết các nhà điều tra quan tâm là biết rằng anh ta đang ở đâu, bởi vì nó sẽ nâng cao một mức độ báo động khác để biết anh ta đang ở Pháp hay ở quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma”.
Ban đầu, cảnh sát Ý tiết lộ rằng phong bì chứa ba viên đạn 9 mm, loại được sử dụng trong một khẩu súng Flobert, và một thông điệp đề cập đến hoạt động tài chính ở Vatican. Tuyên bố mới tiết lộ rằng phong bì cũng chứa một bản sao của khoản tiền gửi 10 Euro, nhưng người ta không biết nó sẽ được thực hiện với mục đích gì và trong hoàn cảnh nào.
Bức thư không có địa chỉ gửi lại nhưng mang một con tem của Pháp, được gửi tới “Đức Giáo Hoàng, Thành phố Vatican, Quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma”.
Giám đốc một chi nhánh bưu điện Ý ở thị trấn Peschiera Borromeo, cách Milan khoảng bảy dặm về phía đông nam, đã báo cho nhà chức trách khi tìm thấy bao thư khả nghi trong quá trình phân loại vào đêm 8/8.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đan Viện Xitô Bắc California ra đời sau 3 năm ‘sống thử’ của các đan sĩ khổ tu
Đoan Trang/Người Việt
08:52 11/08/2021
Đan Viện Xitô Bắc California ra đời sau 3 năm ‘sống thử’ của các đan sĩ khổ tu
APTOS, California (NV) – Tin mừng đến với cộng đồng Công Giáo tại Hoa Kỳ giữa lúc dịch bệnh COVID-19 vẫn còn đang hoành hành khắp nơi: Đan Viện Xitô Thánh Mẫu vừa được khánh thành tại cơ sở thuộc Giáo Phận Monterey, Bắc California.
Vào ngày 1 Tháng Tám, Giám Mục Daniel Garcia, giám mục Giáo Phận Monterey chính thức trao giấy chủ quyền đan viện cho Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên, người vừa được bổ nhiệm là bề trên của Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước tại thành phố Aptos.
Xem Hình
Đan viện nằm trên ngọn đồi thuộc thành phố Aptos, miền Bắc California, cách San Jose gần một tiếng lái xe.
Sinh nhật đầu tiên
Hơn 400 giáo dân gốc Việt và khoảng 30 giáo dân người bản xứ đến tham dự Thánh Lễ khánh thành đan viện do Giám Mục Daniel Garcia làm chủ tế. Gần 20 linh mục từ các nơi đến tham gia đồng tế.
Trong bài giảng, Giám Mục Daniel Garcia nói: “Cho dù ở tuổi nào, dù sống ở nơi đâu, ai cũng đều trải qua những kinh nghiệm đau thương và mất mát mà cuộc đời luôn có nhiều thách đố.”
“Đại dịch COVID-19 là thí dụ mà chúng ta đang đối mặt. Tôi không thể không nhắc tới nhưng đan sĩ Xitô Việt Nam và cộng đoàn Xitô ở đây, đến từ Việt Nam, từ Missouri, hoặc khu vực khác trên nước Mỹ hay ở các nơi trên thế giới. Chúa đã mang các thầy đến thành phố Aptos, Giáo Phận Monterey này, để ‘cắm rễ’ nơi đây.”
Linh Mục Phùng Bá Lượng, thuộc Dòng Biển Đức Thiên Tâm ở Dallas, Texas, chia sẻ niềm vui: “Biết anh em Dòng Xitô được thành lập đan viện ở Bắc California, tôi rất vui và hạnh phúc, vì Chúa đã ban cho cộng đồng người Việt có một đan viện khang trang này.”
“Bà con về rất đông, thể hiện tình đoàn kết của người Việt yêu thương, giúp đỡ nhau. Cầu mong đan viện ngày càng phát triển trong cuộc sống còn nhiều thử thách.”
Bà Joell Mower, cư dân thành phố Aptos, không giấu được niềm xúc động, nói với chúng tôi: “Bạn biết không, khi được mời tham dự ngày lễ khánh thành này, tôi đã bật khóc vì sung sướng, vui mừng. Tôi sống ở đây hơn 20 năm nên biết các nữ tu tại nhà dòng này trước đây. Tôi biết cả Linh Mục Vũ Tiến Đạt. Chúng tôi từng có những ngày lễ Thanksgiving thật tuyệt vời bên nhau. Đến nơi đây, các bạn sẽ cảm thấy yên lành như đang được ở gần với Chúa vậy.”
Chiều ngày hôm trước khánh thành đan viện, rất nhiều thiện nguyện viên từ các nơi đã tề tựu để chuẩn bị, từ trong nhà bếp ra đến ngoài khu vực tổ chức Thánh Lễ.
Các anh Hải Nguyễn, Michael Lê, Tuấn Nguyễn đều là cư dân San Jose cho biết nhà dòng không xa lạ gì, vì từ hơn hai năm qua, các anh thường lái xe đến giúp làm sạch mái ngói, sửa sang phòng ốc cho nhà dòng.
Anh Michael Lê nói: “Có nhiều nhóm trẻ từ San Jose lên giúp các linh mục nhiều công việc khác nhau. Nghe tin nhà dòng sẽ trở thành đan viện, chúng tôi rất vui, rất thích khung cảnh nơi này.”
Nhận trách nhiệm lo về tiếp tân và ẩm thực trong ngày khánh thành đan viện, chị Lê Minh Tuyết, cư dân San Jose, cho biết nhóm có 40 người, được giao chuẩn bị thực phẩm cho 400 quan khách. Số người tham dự đông như thế, khiến nhiều chị phải lo có mặt từ sáng sớm, thậm chí từ ngày hôm trước, để chuẩn bị cho chu toàn.
Được biết chi phí cho phần ẩm thực là do nhiều “bàn tay” chung sức. Trong đó phải kể đến phần đóng góp của bà Hồng Anh, chủ nhà hàng Asian Express, bà Mai Lê, bà Mai Trang, bà Cố Ngọc… Từ Nam California, công ty Quốc Việt Foods cũng gửi đến hàng trăm ly cà phê sữa thơm ngon và nước trái cây mát lạnh cho mọi người “giải nhiệt” vào giữa trưa Hè nắng nóng. Và còn nhiều mạnh thường quân khác nữa góp phần làm cho bữa tiệc thêm phong phú.
Ngay cả ca đoàn hát trong Thánh Lễ cũng từ San Jose lên. Chị Mai Thảo, thuộc Ca Đoàn Nữ Vương Hòa Bình ở nhà thờ Christ The King ở San Jose, cho biết: “Chúng tôi hay lên đây tĩnh tâm và giúp đỡ các thầy và các cha. Cứ tưởng lần này chỉ hát trong phòng cầu nguyện nhỏ như mọi thường, nhưng… ‘wow,’ khi biết được phục vụ cho một Thánh Lễ lớn thế này, chúng tôi vô cùng hoan hỉ, rất lấy làm vinh hạnh.”
Sau Thánh Lễ là chương trình văn nghệ do nhóm Music Ministry trình diễn không kém gì chuyên nghiệp, tạo nên bầu không khí vui tươi, náo nhiệt.
Theo Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên, thời điểm “cực thịnh” đan viện có khoảng 26 nữ tu. Năm tháng trôi đi, vì lớn tuổi, 19 nữ tu lần lượt qua đời, và được chôn cất ngay phía sau của nhà dòng.
Cách đây ba năm chỉ còn bốn nữ tu đều ở tuổi “bát thập đắc hi hỉ.” Tuổi cao sức yếu không thể sống đơn độc nơi hoang vắng, nên các nữ tu được đưa về Dòng Mẹ ở cách cơ sở này không xa.
Gặp phóng viên nhật báo Người Việt hôm đan viện được khánh thành, nữ tu Gloria I. Loya, chủ tịch Hiệp Hội Các Dòng Nữ của Giáo Phận Monterey, kể lại “cuộc hành trình” các tu sĩ Xitô đến được với nơi mà trước đây chỉ dành riêng cho các nữ tu: “Chúng tôi họp với nhau, nhận thấy chỉ có các tu sĩ Xitô mới có thể quản lý cơ ngơi rộng tới gần 50 mẫu đất này, nên khi nhận được lá thư của Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước tại Việt Nam ngỏ ý muốn trông coi, chúng tôi đồng ý.”
Nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế.
Điều kiện đặt ra là tu sĩ Xitô phải trải qua ba năm thử nghiệm để xem có chịu đựng cảnh khó nghèo hay không, vì bao quanh cơ sở được xây cất khang trang này, chỉ toàn là những bãi đất chết.
Vào Tháng Bảy, 2018, Linh Mục Phê-rô Vũ Tiến Đạt được cử về nhận lãnh trách nhiệm chính “cuộc sống thử nghiệm” cùng các tu sĩ khác.
Giáo Hội Công Giáo có rất nhiều dòng tu, trong số đó có Đan Viện Thiên Phước là một trong những dòng “khổ tu” nên cuộc sống khó khăn đối với các tu sĩ dòng Xitô không là vấn đề lớn.
Khi các tu sĩ dần thích nghi với môi trường mới và tu sở đang dần phát triển, thì Linh Mục Phê-rô Vũ Tiến Đạt bị nhiễm COVID-19 giữa cơn đại dịch và ra đi trong sự bàng hoàng, thương tiếc của mọi người quen biết ngài.
Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên từ Đan Viện Assumption, Missouri, được bổ nhiệm làm bề trên, thay thế Linh Mục Phê-rô Vũ Tiến Đạt.
Nữ tu Gloria I. Loya cho biết: “Khi hết hạn ba năm, nhận thấy tu sĩ Xitô có thể ‘tự lực cánh sinh,’ sống đời đan tu nơi này, nên chúng tôi đã trình lên giám mục giáo phận để chuyển giao khối tài sản này cho Đan Viện Xitô Thiên Phước ở Việt Nam, và do tu sĩ Xitô nơi đây cai quản.”
Tháng Ba, 2021, Giám Mục Daniel Garcia chính thức cho phép Đan Viện Xitô Thiên Phước Việt Nam thành lập một đan viện Xitô tại nơi này, và các tu sĩ Dòng Thánh Clara Khó Nghèo đã chuyển giao giấy chủ quyền cho Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên.
“Tự lực cánh sinh” với bước đi khó khăn ban đầu
Trong ba năm thử thách, bên cạnh những khó khăn đã vượt qua được, các linh mục đan tu cũng gặp nhiều thuận lợi.
Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên cho biết một trong những thuận lợi đó là khí hậu ôn hòa, không quá khắc nghiệt.
“Ở tất cả những nơi nào chúng tôi sinh sống, đan sĩ Xitô đều sống linh đạo và tinh thần của đời sống Xitô: Cầu Nguyện và Lao Động trong chiêm niệm, khó nghèo, đơn sơ và phó thác,” Linh Mục Thaddeus Nguyên cho biết. “Và nơi đây, chúng tôi may mắn nhận được vô vàn sự giúp đỡ của bà con về vật chất và tinh thần.”
Theo Linh Mục Thaddeus Nguyên, đan viện nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng người Việt ở khắp nơi, trong đó có Nam California, cộng đồng người Việt ở San Jose và cộng đồng người Mỹ địa phương – láng giềng của đan viện.
Tuy cơ sở được các nữ tu giao lại trong tình trạng tốt, nhưng vẫn cần tu bổ thêm. Và điều chính yếu là đan viện phải tạo được nguồn thu nhập ổn định. Tự lực cánh sinh là một trong những trăn trở lớn nhất của các đan sĩ.
Hiện nay, các linh mục ở đây đang thử nghiệm trồng rau, nuôi một số gia súc, gia cầm để làm thực phẩm hằng ngày.
Giáo dân khắp nơi, nhiều người từ miền Nam California đến tham dự Thánh Lễ
Bao quanh khuôn viên 49 mẫu của đan viện thuộc thành phố Aptos là những cánh đồng nho, mận, dâu tây, và các loại rau…
Các linh mục ở đan viện đang hướng tới canh tác nông nghiệp, là nghề nghiệp tương lai, cũng là công việc phù hợp với cuộc sống của các tu sĩ dòng chiêm niệm Xitô.
Kinh nghiệm ngàn đời của nghề nông là nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Nơi đây hệ thống nước của chính phủ chỉ đủ sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày. Vì khan hiếm nguồn nước, các tu sĩ đang đang tìm cách khoan giếng.
Linh Mục Thaddeus Nguyên cho biết: “Hiện nay chúng tôi đang tham khảo những người giàu kinh nghiệm về nông nghiệp ở khu vực này để xin họ tư vấn. Khi có nguồn nước, chúng tôi mới thử nghiệm trồng những loại cây thích hợp với thổ nhưỡng. Hy vọng khi có được nguồn nước, những bãi cỏ khô cháy ngoài kia sẽ được thay màu.”
Các linh mục đã chủ động khảo giá và cho biết riêng chi phí cho đường ống nước, trạm bơm, tốn khoảng $25,000. Nếu làm giếng bơm, hệ thống pin mặt trời để lấy năng lượng chạy máy, mức đầu tư có thể lên đến $100,000.
Khi chúng tôi hỏi, liệu các linh mục có phải đi vận động nguồn tài chính từ các giáo xứ?
Nhã nhặn và khiêm nhường, Linh Mục Thaddeus Nguyên tâm tình: “Chúng tôi không được phép chính thức kêu gọi trong các giáo xứ đâu, mà chỉ dám ‘gõ cửa’ thân hữu mà thôi. Đó cũng là một hình thức vận động không chính thức, vì các thân hữu của đan viện cũng là giáo dân của các giáo xứ – những giáo dân quảng đại, luôn chu toàn các nhiệm vụ xây dựng giáo xứ nhà và cũng sẵn lòng giúp đỡ đan viện thực hiện dự án thiết yếu này.”
Những vị đan sĩ không đơn độc
Theo Linh Mục Thaddeus Nguyên, đan sĩ Xitô tận hiến đời sống cho Chúa trong đời sống cầu nguyện, chiêm niệm và thinh lặng. Hình thức hoạt động tông đồ của họ là cầu nguyện cho thế giới, cho tha nhân, cho những ai chưa nhận biết Chúa, và lao động để nuôi sống bản thân và giúp đỡ mọi người.
Tuy không đến được với giáo dân, nhưng tu sĩ Xitô luôn niềm nở đón chào những người muốn đến thăm đan viện hoặc muốn tìm kiếm giây phút tĩnh lặng, để phục hồi năng lượng đã mất trong cuộc sống thường nhật, bằng hình thức tĩnh tâm.
Chúng tôi nhắc tới hiện tượng tự tử trong giới trẻ gần đây có chiều hướng gia tăng. Một chút suy tư, Linh Mục Thaddeus Nguyên chậm rãi nói: “Phải tìm đến cái chết là do các em mất định hướng, mất hy vọng trong cuộc sống. Có những cơn khủng hoảng, sang chấn tâm lý trầm trọng, nếu cần đến phương dược thiêng liêng, thì đan viện là nơi lý tưởng để giúp họ tạm dừng các mối phụ thuộc vào đời sống vật chất, các phương tiện truyền thông mà đôi khi rất có thể đó là nguồn cơn gây căng thẳng, dằn vặt, tiếc nuối.”
“Cầu nguyện trong thinh lặng để tìm ra ý Chúa trong các biến cố cuộc đời. Cùng với sự cố gắng của bản thân để được Ơn Chúa, lời cầu nguyện giúp họ tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Qua đó, họ có thể lấy lại được sự cân bằng của cuộc sống và tìm lại được sự bình yên,” linh mục nói.
“Đại dịch COVID-19 vừa qua, chúng tôi đã mất một người anh em. Số đan sĩ đã ít, lại càng ít hơn,” Linh Mục Thaddeus Nguyên nói tiếp. “Hy vọng tương lại ở dòng Mẹ bên Việt Nam sẽ bổ sung thêm các đan sĩ, để chúng tôi trở thành cộng đoàn vững mạnh, đủ số lượng tu sĩ mà giáo luật và hiến pháp quy định. Qua đó các sinh hoạt đan tu từng bước được chu toàn.”
Tuy vẫn còn ít, nhưng các đan sĩ không hề đơn độc. Hiện nay đan viện chỉ mới có hai linh mục, ba thầy và một số hiến sinh. Tất cả đều là người Việt. Cũng cần kể thêm ba hiến sinh vừa gia nhập đan viện là những người đã lập gia đình, nhưng vì nhiều lý do, quyết dứt bỏ bụi trần để sống đời cầu nguyện, chiêm niệm, khó nghèo, đơn sơ và phó thác như các đan sĩ.
“Come and See”
Đường lên đan viện không mấy khó khăn, đi qua xa lộ 17 với quang cảnh thơ mộng, không khí mát mẻ, trong lành rất dễ chịu. Nơi đây quả là một “dưỡng đường” lý tưởng cho đời sống tâm linh.
Đan viện hiện có ba nhà nguyện lớn nhỏ, một thư viện xinh xắn. Ngoài nhà ăn có sức chứa cả trăm người, còn có xưởng làm bánh, và hơn 50 chỗ cho khách đến tĩnh tâm cần nghỉ lại.
Đan viện cũng luôn mở rộng cửa đón chào những người đến để tìm hiểu về đan tu.
“Giống như chương trình ‘Come and See,’ cứ đến với chúng tôi, một tuần, hai tuần để biết đời sống đan tu thế nào. Nếu có ơn gọi, các em có thể sống lâu hơn và gia nhập vào dòng chúng tôi,” Linh Mục Thaddeus Nguyên kêu gọi.
Liên lạc với Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên, qua số điện thoại: (714) 747-5835.
Địa chỉ của Đan Viện Xitô Thiên Phước tại Bắc California: 1671 Pleasant Valley Rd., Aptos, CA 95003. [qd]
APTOS, California (NV) – Tin mừng đến với cộng đồng Công Giáo tại Hoa Kỳ giữa lúc dịch bệnh COVID-19 vẫn còn đang hoành hành khắp nơi: Đan Viện Xitô Thánh Mẫu vừa được khánh thành tại cơ sở thuộc Giáo Phận Monterey, Bắc California.
Vào ngày 1 Tháng Tám, Giám Mục Daniel Garcia, giám mục Giáo Phận Monterey chính thức trao giấy chủ quyền đan viện cho Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên, người vừa được bổ nhiệm là bề trên của Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước tại thành phố Aptos.
Xem Hình
Đan viện nằm trên ngọn đồi thuộc thành phố Aptos, miền Bắc California, cách San Jose gần một tiếng lái xe.
Cơ sở hiện tại từng là đan viện của các nữ tu Dòng Thánh Clara Khó Nghèo, địa phận Monterey, từ mấy chục năm qua.
Sinh nhật đầu tiên
Hơn 400 giáo dân gốc Việt và khoảng 30 giáo dân người bản xứ đến tham dự Thánh Lễ khánh thành đan viện do Giám Mục Daniel Garcia làm chủ tế. Gần 20 linh mục từ các nơi đến tham gia đồng tế.
Trong bài giảng, Giám Mục Daniel Garcia nói: “Cho dù ở tuổi nào, dù sống ở nơi đâu, ai cũng đều trải qua những kinh nghiệm đau thương và mất mát mà cuộc đời luôn có nhiều thách đố.”
“Đại dịch COVID-19 là thí dụ mà chúng ta đang đối mặt. Tôi không thể không nhắc tới nhưng đan sĩ Xitô Việt Nam và cộng đoàn Xitô ở đây, đến từ Việt Nam, từ Missouri, hoặc khu vực khác trên nước Mỹ hay ở các nơi trên thế giới. Chúa đã mang các thầy đến thành phố Aptos, Giáo Phận Monterey này, để ‘cắm rễ’ nơi đây.”
Linh Mục Phùng Bá Lượng, thuộc Dòng Biển Đức Thiên Tâm ở Dallas, Texas, chia sẻ niềm vui: “Biết anh em Dòng Xitô được thành lập đan viện ở Bắc California, tôi rất vui và hạnh phúc, vì Chúa đã ban cho cộng đồng người Việt có một đan viện khang trang này.”
“Bà con về rất đông, thể hiện tình đoàn kết của người Việt yêu thương, giúp đỡ nhau. Cầu mong đan viện ngày càng phát triển trong cuộc sống còn nhiều thử thách.”
Chúng tôi gặp chị Lan Nguyễn, nhà ở Alameda, cách Aptos gần hai tiếng lái xe, chị kể: “Tháng trước, tôi cùng gia đình, bạn bè gồm 12 người đến viếng thăm nơi đây. Các linh mục, các thầy hết sức tận tình và vui vẻ. Đan viện rộng rãi, khang trang, sạch sẽ, phong cảnh lại rất giống Việt Nam, tôi thích quá. Dù không có những Thánh Lễ lớn thế này, chúng tôi cũng sẽ đến đây thường xuyên.”
Bà Joell Mower, cư dân thành phố Aptos, không giấu được niềm xúc động, nói với chúng tôi: “Bạn biết không, khi được mời tham dự ngày lễ khánh thành này, tôi đã bật khóc vì sung sướng, vui mừng. Tôi sống ở đây hơn 20 năm nên biết các nữ tu tại nhà dòng này trước đây. Tôi biết cả Linh Mục Vũ Tiến Đạt. Chúng tôi từng có những ngày lễ Thanksgiving thật tuyệt vời bên nhau. Đến nơi đây, các bạn sẽ cảm thấy yên lành như đang được ở gần với Chúa vậy.”
Chiều ngày hôm trước khánh thành đan viện, rất nhiều thiện nguyện viên từ các nơi đã tề tựu để chuẩn bị, từ trong nhà bếp ra đến ngoài khu vực tổ chức Thánh Lễ.
Các anh Hải Nguyễn, Michael Lê, Tuấn Nguyễn đều là cư dân San Jose cho biết nhà dòng không xa lạ gì, vì từ hơn hai năm qua, các anh thường lái xe đến giúp làm sạch mái ngói, sửa sang phòng ốc cho nhà dòng.
Anh Michael Lê nói: “Có nhiều nhóm trẻ từ San Jose lên giúp các linh mục nhiều công việc khác nhau. Nghe tin nhà dòng sẽ trở thành đan viện, chúng tôi rất vui, rất thích khung cảnh nơi này.”
Nhận trách nhiệm lo về tiếp tân và ẩm thực trong ngày khánh thành đan viện, chị Lê Minh Tuyết, cư dân San Jose, cho biết nhóm có 40 người, được giao chuẩn bị thực phẩm cho 400 quan khách. Số người tham dự đông như thế, khiến nhiều chị phải lo có mặt từ sáng sớm, thậm chí từ ngày hôm trước, để chuẩn bị cho chu toàn.
Được biết chi phí cho phần ẩm thực là do nhiều “bàn tay” chung sức. Trong đó phải kể đến phần đóng góp của bà Hồng Anh, chủ nhà hàng Asian Express, bà Mai Lê, bà Mai Trang, bà Cố Ngọc… Từ Nam California, công ty Quốc Việt Foods cũng gửi đến hàng trăm ly cà phê sữa thơm ngon và nước trái cây mát lạnh cho mọi người “giải nhiệt” vào giữa trưa Hè nắng nóng. Và còn nhiều mạnh thường quân khác nữa góp phần làm cho bữa tiệc thêm phong phú.
Ngay cả ca đoàn hát trong Thánh Lễ cũng từ San Jose lên. Chị Mai Thảo, thuộc Ca Đoàn Nữ Vương Hòa Bình ở nhà thờ Christ The King ở San Jose, cho biết: “Chúng tôi hay lên đây tĩnh tâm và giúp đỡ các thầy và các cha. Cứ tưởng lần này chỉ hát trong phòng cầu nguyện nhỏ như mọi thường, nhưng… ‘wow,’ khi biết được phục vụ cho một Thánh Lễ lớn thế này, chúng tôi vô cùng hoan hỉ, rất lấy làm vinh hạnh.”
Sau Thánh Lễ là chương trình văn nghệ do nhóm Music Ministry trình diễn không kém gì chuyên nghiệp, tạo nên bầu không khí vui tươi, náo nhiệt.
Thánh Lễ ngày 1 Tháng Tám được xem như sinh nhật đầu tiên của cộng đoàn Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước Bắc California, khi chính thức trở Đan Viện Xitô trong Giáo Phận Monterey.
Theo Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên, thời điểm “cực thịnh” đan viện có khoảng 26 nữ tu. Năm tháng trôi đi, vì lớn tuổi, 19 nữ tu lần lượt qua đời, và được chôn cất ngay phía sau của nhà dòng.
Cách đây ba năm chỉ còn bốn nữ tu đều ở tuổi “bát thập đắc hi hỉ.” Tuổi cao sức yếu không thể sống đơn độc nơi hoang vắng, nên các nữ tu được đưa về Dòng Mẹ ở cách cơ sở này không xa.
Gặp phóng viên nhật báo Người Việt hôm đan viện được khánh thành, nữ tu Gloria I. Loya, chủ tịch Hiệp Hội Các Dòng Nữ của Giáo Phận Monterey, kể lại “cuộc hành trình” các tu sĩ Xitô đến được với nơi mà trước đây chỉ dành riêng cho các nữ tu: “Chúng tôi họp với nhau, nhận thấy chỉ có các tu sĩ Xitô mới có thể quản lý cơ ngơi rộng tới gần 50 mẫu đất này, nên khi nhận được lá thư của Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước tại Việt Nam ngỏ ý muốn trông coi, chúng tôi đồng ý.”
Nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế.
Điều kiện đặt ra là tu sĩ Xitô phải trải qua ba năm thử nghiệm để xem có chịu đựng cảnh khó nghèo hay không, vì bao quanh cơ sở được xây cất khang trang này, chỉ toàn là những bãi đất chết.
Vào Tháng Bảy, 2018, Linh Mục Phê-rô Vũ Tiến Đạt được cử về nhận lãnh trách nhiệm chính “cuộc sống thử nghiệm” cùng các tu sĩ khác.
Giáo Hội Công Giáo có rất nhiều dòng tu, trong số đó có Đan Viện Thiên Phước là một trong những dòng “khổ tu” nên cuộc sống khó khăn đối với các tu sĩ dòng Xitô không là vấn đề lớn.
Khi các tu sĩ dần thích nghi với môi trường mới và tu sở đang dần phát triển, thì Linh Mục Phê-rô Vũ Tiến Đạt bị nhiễm COVID-19 giữa cơn đại dịch và ra đi trong sự bàng hoàng, thương tiếc của mọi người quen biết ngài.
Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên từ Đan Viện Assumption, Missouri, được bổ nhiệm làm bề trên, thay thế Linh Mục Phê-rô Vũ Tiến Đạt.
Nữ tu Gloria I. Loya cho biết: “Khi hết hạn ba năm, nhận thấy tu sĩ Xitô có thể ‘tự lực cánh sinh,’ sống đời đan tu nơi này, nên chúng tôi đã trình lên giám mục giáo phận để chuyển giao khối tài sản này cho Đan Viện Xitô Thiên Phước ở Việt Nam, và do tu sĩ Xitô nơi đây cai quản.”
Tháng Ba, 2021, Giám Mục Daniel Garcia chính thức cho phép Đan Viện Xitô Thiên Phước Việt Nam thành lập một đan viện Xitô tại nơi này, và các tu sĩ Dòng Thánh Clara Khó Nghèo đã chuyển giao giấy chủ quyền cho Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên.
“Tự lực cánh sinh” với bước đi khó khăn ban đầu
Trong ba năm thử thách, bên cạnh những khó khăn đã vượt qua được, các linh mục đan tu cũng gặp nhiều thuận lợi.
Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên cho biết một trong những thuận lợi đó là khí hậu ôn hòa, không quá khắc nghiệt.
“Ở tất cả những nơi nào chúng tôi sinh sống, đan sĩ Xitô đều sống linh đạo và tinh thần của đời sống Xitô: Cầu Nguyện và Lao Động trong chiêm niệm, khó nghèo, đơn sơ và phó thác,” Linh Mục Thaddeus Nguyên cho biết. “Và nơi đây, chúng tôi may mắn nhận được vô vàn sự giúp đỡ của bà con về vật chất và tinh thần.”
Theo Linh Mục Thaddeus Nguyên, đan viện nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng người Việt ở khắp nơi, trong đó có Nam California, cộng đồng người Việt ở San Jose và cộng đồng người Mỹ địa phương – láng giềng của đan viện.
Tuy cơ sở được các nữ tu giao lại trong tình trạng tốt, nhưng vẫn cần tu bổ thêm. Và điều chính yếu là đan viện phải tạo được nguồn thu nhập ổn định. Tự lực cánh sinh là một trong những trăn trở lớn nhất của các đan sĩ.
Hiện nay, các linh mục ở đây đang thử nghiệm trồng rau, nuôi một số gia súc, gia cầm để làm thực phẩm hằng ngày.
Giáo dân khắp nơi, nhiều người từ miền Nam California đến tham dự Thánh Lễ
Bao quanh khuôn viên 49 mẫu của đan viện thuộc thành phố Aptos là những cánh đồng nho, mận, dâu tây, và các loại rau…
Các linh mục ở đan viện đang hướng tới canh tác nông nghiệp, là nghề nghiệp tương lai, cũng là công việc phù hợp với cuộc sống của các tu sĩ dòng chiêm niệm Xitô.
Kinh nghiệm ngàn đời của nghề nông là nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Nơi đây hệ thống nước của chính phủ chỉ đủ sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày. Vì khan hiếm nguồn nước, các tu sĩ đang đang tìm cách khoan giếng.
Linh Mục Thaddeus Nguyên cho biết: “Hiện nay chúng tôi đang tham khảo những người giàu kinh nghiệm về nông nghiệp ở khu vực này để xin họ tư vấn. Khi có nguồn nước, chúng tôi mới thử nghiệm trồng những loại cây thích hợp với thổ nhưỡng. Hy vọng khi có được nguồn nước, những bãi cỏ khô cháy ngoài kia sẽ được thay màu.”
Các linh mục đã chủ động khảo giá và cho biết riêng chi phí cho đường ống nước, trạm bơm, tốn khoảng $25,000. Nếu làm giếng bơm, hệ thống pin mặt trời để lấy năng lượng chạy máy, mức đầu tư có thể lên đến $100,000.
Khi chúng tôi hỏi, liệu các linh mục có phải đi vận động nguồn tài chính từ các giáo xứ?
Nhã nhặn và khiêm nhường, Linh Mục Thaddeus Nguyên tâm tình: “Chúng tôi không được phép chính thức kêu gọi trong các giáo xứ đâu, mà chỉ dám ‘gõ cửa’ thân hữu mà thôi. Đó cũng là một hình thức vận động không chính thức, vì các thân hữu của đan viện cũng là giáo dân của các giáo xứ – những giáo dân quảng đại, luôn chu toàn các nhiệm vụ xây dựng giáo xứ nhà và cũng sẵn lòng giúp đỡ đan viện thực hiện dự án thiết yếu này.”
Những vị đan sĩ không đơn độc
Theo Linh Mục Thaddeus Nguyên, đan sĩ Xitô tận hiến đời sống cho Chúa trong đời sống cầu nguyện, chiêm niệm và thinh lặng. Hình thức hoạt động tông đồ của họ là cầu nguyện cho thế giới, cho tha nhân, cho những ai chưa nhận biết Chúa, và lao động để nuôi sống bản thân và giúp đỡ mọi người.
Tuy không đến được với giáo dân, nhưng tu sĩ Xitô luôn niềm nở đón chào những người muốn đến thăm đan viện hoặc muốn tìm kiếm giây phút tĩnh lặng, để phục hồi năng lượng đã mất trong cuộc sống thường nhật, bằng hình thức tĩnh tâm.
Chúng tôi nhắc tới hiện tượng tự tử trong giới trẻ gần đây có chiều hướng gia tăng. Một chút suy tư, Linh Mục Thaddeus Nguyên chậm rãi nói: “Phải tìm đến cái chết là do các em mất định hướng, mất hy vọng trong cuộc sống. Có những cơn khủng hoảng, sang chấn tâm lý trầm trọng, nếu cần đến phương dược thiêng liêng, thì đan viện là nơi lý tưởng để giúp họ tạm dừng các mối phụ thuộc vào đời sống vật chất, các phương tiện truyền thông mà đôi khi rất có thể đó là nguồn cơn gây căng thẳng, dằn vặt, tiếc nuối.”
“Cầu nguyện trong thinh lặng để tìm ra ý Chúa trong các biến cố cuộc đời. Cùng với sự cố gắng của bản thân để được Ơn Chúa, lời cầu nguyện giúp họ tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Qua đó, họ có thể lấy lại được sự cân bằng của cuộc sống và tìm lại được sự bình yên,” linh mục nói.
“Đại dịch COVID-19 vừa qua, chúng tôi đã mất một người anh em. Số đan sĩ đã ít, lại càng ít hơn,” Linh Mục Thaddeus Nguyên nói tiếp. “Hy vọng tương lại ở dòng Mẹ bên Việt Nam sẽ bổ sung thêm các đan sĩ, để chúng tôi trở thành cộng đoàn vững mạnh, đủ số lượng tu sĩ mà giáo luật và hiến pháp quy định. Qua đó các sinh hoạt đan tu từng bước được chu toàn.”
Tuy vẫn còn ít, nhưng các đan sĩ không hề đơn độc. Hiện nay đan viện chỉ mới có hai linh mục, ba thầy và một số hiến sinh. Tất cả đều là người Việt. Cũng cần kể thêm ba hiến sinh vừa gia nhập đan viện là những người đã lập gia đình, nhưng vì nhiều lý do, quyết dứt bỏ bụi trần để sống đời cầu nguyện, chiêm niệm, khó nghèo, đơn sơ và phó thác như các đan sĩ.
“Come and See”
Đường lên đan viện không mấy khó khăn, đi qua xa lộ 17 với quang cảnh thơ mộng, không khí mát mẻ, trong lành rất dễ chịu. Nơi đây quả là một “dưỡng đường” lý tưởng cho đời sống tâm linh.
Đan viện hiện có ba nhà nguyện lớn nhỏ, một thư viện xinh xắn. Ngoài nhà ăn có sức chứa cả trăm người, còn có xưởng làm bánh, và hơn 50 chỗ cho khách đến tĩnh tâm cần nghỉ lại.
Đan viện cũng luôn mở rộng cửa đón chào những người đến để tìm hiểu về đan tu.
“Giống như chương trình ‘Come and See,’ cứ đến với chúng tôi, một tuần, hai tuần để biết đời sống đan tu thế nào. Nếu có ơn gọi, các em có thể sống lâu hơn và gia nhập vào dòng chúng tôi,” Linh Mục Thaddeus Nguyên kêu gọi.
Liên lạc với Linh Mục Thaddeus Nguyễn Đình Nguyên, qua số điện thoại: (714) 747-5835.
Địa chỉ của Đan Viện Xitô Thiên Phước tại Bắc California: 1671 Pleasant Valley Rd., Aptos, CA 95003. [qd]
Tài Liệu - Sưu Khảo
Làm Bố Làm Mẹ
Nguyễn Trung Tây
10:35 11/08/2021
□ Nguyễn Trung Tây
Làm Bố Làm Mẹ
Trong một lần hướng dẫn Giáo lý hôn nhân cho một đôi tình nhân đang chuẩn bị bước vào nhà thờ trao đổi lời thề ước, tới phần chia sẻ về vai trò và nhiệm vụ của bố mẹ trong ngày hôm nay, cả anh cả chị tự nhiên không hẹn mà gặp đều cất tiếng ngắt dòng tư tưởng của tôi qua cùng một câu hỏi,
— Làm bố làm mẹ có nghĩa là gì?
Một câu hỏi thật là hay.
Nhìn anh nhìn chị, tôi nghĩ ngợi trong đầu...
I. Tôn trọng, thương yêu
Thì đấy, cứ theo dòng đời tự nhiên, vợ cHồng Yêu nhau thì sẽ sinh ra con cái.
Con 1 tháng rồi con 1 tuổi, rồi con lớn hơn hóa ra 10.
Tuổi 16 tới, cô con gái bỡ ngỡ với những đường nét dịu huyền của Thượng Đế ban tặng. Cũng tuổi 16, cậu con trai tự nhiên khám phá ra âm giọng trầm trầm vỡ bể nơi cổ họng. Có người thấy qua một đêm, mình vươn cao hơn bố mẹ một cái đầu.
Ngoài vươn vai trưởng thành về thể xác, tâm hồn non nớt của người tuổi trẻ cũng chập chững vươn lên. Và bởi cái ngây thơ, chưa có kinh nghiệm của tuổi đời, tuổi trẻ giống như một trái trứng, nếu không biết trân trọng bởi phụ huynh và ngay cả với bản thân của người tuổi trẻ, trái trứng rớt xuống, bể tan, lòng trắng lòng vàng bên trong rớt ra ngoài lẫn lộn đất cát. Có cố gắng vớt lại thì cũng không còn được như xưa.
Bởi thế, tuổi trẻ ở nhiều nước được chính quyền và luật pháp bảo vệ, giữ gìn, và tôn trọng. Rất đơn giản, bởi họ không muốn tâm hồn người trẻ bị hằn sâu những vết thương, khó chữa lành. Mà điều đó đúng. Bởi một cây non, nếu bị người trồng cây hành hạ, vừa về tâm hồn và thể xác, cây non chắc chắn sẽ èo uột ngóc lên hoặc héo úa tàn tạ. Ngược lại, tuổi trẻ nếu được hướng dẫn cẩn thận trong tình thương, đặc biệt tình thương của bố mẹ, tuổi trẻ đó lớn lên, vươn cao mạnh mẽ như cây tùng cây bách. Dù sóng gió đẩy tới, cây không bấp bênh chao đảo hoặc gãy đổ ngã đau.
Theo những nhà tâm lý học, một trong những điều mà con người vẫn còn khao khát từ bao nhiêu năm nay là đói khát tình thương (Hunger for love/Am I significant in your eyes?). Bởi thế, tuổi trẻ nếu không cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, như một lẽ thường tình, họ sẽ đi tìm tình thương từ bên ngoài. Nếu gặp người tốt, tuổi trẻ tiếp tục vươn lên. Nhưng thường là không, sau một lần gặp phải bóng đêm, tự nhiên tuổi trẻ ôm trên vai những vết thương mà Duyên Anh đã từng một thời gọi “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, một hình ảnh so sánh khá chính xác. Dr. Drew Pinsky đề nghị rằng những tổn thương của thời thơ ấu, thiếu niên có thể dẫn đến những hành động lạ kỳ của người trong tuổi trưởng thành. Đặc biệt, tuổi thơ bị bỏ rơi (childhood neglect) có thể dẫn đến những tổn thương về mặt tâm thần nơi người trưởng thành (People.com/Thursday, June 12, 2008).
Nhưng ngược lại, tuổi trẻ của Thánh Gióng ở làng Phù Đổng là một tuổi trẻ được bố mẹ và hàng xóm thương yêu, giữ gìn, và tôn trọng. Khi Thánh Gióng còn trẻ, không nói được, bố mẹ không coi thường, la mắng, đòi hỏi con mình phải đi phải đứng phải ăn nói như những trẻ em khác trong thôn. Không! Phụ mẫu của cậu bé đã không làm như vậy, bởi biết Gióng là Gióng, Gióng không phải là em Thìn hoặc em Sửu của hàng xóm kế bên.
Khi trẻ nhỏ Phù Đổng bật tiếng nói, đòi bố mẹ cho mình gặp mặt sứ giả, bố mẹ tôn trọng và tin tưởng con mình, đích thân ra gặp người sứ giả trình bày điều con mong ước.
Khi Phù Đổng đói bụng, bố mẹ và người trong thôn thổi lửa nấu từng nồi cơm mang tới.
Và khi cậu bé Gióng đòi cưỡi ngựa sắt, bố mẹ và người trong thôn đốt lò rèn, gom sắt lại đúc ngựa sắt và roi sắt trao cho cậu bé.
Bởi được tôn trọng, giữ gìn, và chăm sóc như thế, làm gì mà tuổi trẻ Phù Đổng không sừng sững lớn lên. Bởi được thương yêu như vậy, hỏi sao tuổi trẻ của thời Hùng Vương thứ Sáu không vươn cao, phóng ngựa sắt ra biên cương chặn đứng lại những vó ngựa phương Bắc.
II. Gương sáng
Tuổi trẻ hùng anh còn có Thánh Nguyễn Văn Thiện của 18 tuổi, chủng sinh của Chủng Viện Di Loan, Quảng Trị hiên ngang bước lên pháp trường vào ngày 21 tháng 9 năm 1832. Bố mất sớm khi cậu được mười tuổi, nhưng cậu bé Thiện đã được Dì Nghi, Mẹ Bề Trên nhà dòng, và cha Chính của giáo xứ chăm sóc giữ gìn. “Gần đèn thì sáng,” bởi lớn lên với những tấm lòng tu hành như thế, làm chi thiếu niên Thiện không ướt đẫm hương thơm tu hành. Để rồi, vào năm 18 tuổi, cái tuổi tràn đầy sinh lực và tương lai rực sáng, Thầy Nguyễn Văn Thiện đã hiên ngang và can đảm đưa đầu ra để quan quân của triều đình Minh Mạng tròng dây vào, thắt cổ, lấy đi mất một mạng người tuổi trẻ kiên trung.
Ngồi lật lại những trang sách Tân Ước, tôi lại càng tin tưởng vào triết lý “Ở bầu thì tròn”, “Cha sao con vậy”, và “Cây ngọt sinh trái tốt” của người Việt Nam. Có lẽ nhiều người tín hữu vẫn quên đi Đức Giêsu chính là một bản sao của dưỡng phụ Giuse về tấm lòng tử tế với tha nhân, bởi cũng đã từng có lần Giuse thà là mất danh dự của chính mình còn hơn tố cáo rồi mang Maria ra đầu làng ném đá (Mt 1:18-25).
Câu chuyện Đức Giêsu cứu một mạng người con gái trên sân đền thờ (John 8:3-11) nhắc nhở tấm lòng tử tế, bác ái, và khoan dung của thánh Giuse thuả xưa. Mà còn ai khác ngoài thánh Giuse là người đã từng dạy dỗ Đức Giêsu của thời thơ ấu trở thành thanh niên trưởng thành khôn lớn. Một người thanh niên như Đức Giêsu, thấy kẻ yếu không coi thường, kẻ sang không phu nịnh. Xin được hỏi, Ngài đã học hỏi những đức tính này nơi ai? Xin thưa, còn ai khác ngoài Đức Mẹ và Thánh Giuse...
Dừng lại, nhìn vào anh và chị đang học hỏi về đời sống hôn nhân, tôi xin phép tạm kết luận,
— Tôi tin rằng làm bố làm mẹ có nghĩa là thương yêu và tôn trọng con cái. Làm bố làm mẹ cũng có nghĩa là chính mình phải trở nên một tấm gương sáng, là một đích điểm để con mình nhìn vào và soi gương.
□ Nguyễn Trung Tây
Làm Bố Làm Mẹ
Trong một lần hướng dẫn Giáo lý hôn nhân cho một đôi tình nhân đang chuẩn bị bước vào nhà thờ trao đổi lời thề ước, tới phần chia sẻ về vai trò và nhiệm vụ của bố mẹ trong ngày hôm nay, cả anh cả chị tự nhiên không hẹn mà gặp đều cất tiếng ngắt dòng tư tưởng của tôi qua cùng một câu hỏi,
— Làm bố làm mẹ có nghĩa là gì?
Một câu hỏi thật là hay.
Nhìn anh nhìn chị, tôi nghĩ ngợi trong đầu...
I. Tôn trọng, thương yêu
Thì đấy, cứ theo dòng đời tự nhiên, vợ cHồng Yêu nhau thì sẽ sinh ra con cái.
Con 1 tháng rồi con 1 tuổi, rồi con lớn hơn hóa ra 10.
Tuổi 16 tới, cô con gái bỡ ngỡ với những đường nét dịu huyền của Thượng Đế ban tặng. Cũng tuổi 16, cậu con trai tự nhiên khám phá ra âm giọng trầm trầm vỡ bể nơi cổ họng. Có người thấy qua một đêm, mình vươn cao hơn bố mẹ một cái đầu.
Ngoài vươn vai trưởng thành về thể xác, tâm hồn non nớt của người tuổi trẻ cũng chập chững vươn lên. Và bởi cái ngây thơ, chưa có kinh nghiệm của tuổi đời, tuổi trẻ giống như một trái trứng, nếu không biết trân trọng bởi phụ huynh và ngay cả với bản thân của người tuổi trẻ, trái trứng rớt xuống, bể tan, lòng trắng lòng vàng bên trong rớt ra ngoài lẫn lộn đất cát. Có cố gắng vớt lại thì cũng không còn được như xưa.
Bởi thế, tuổi trẻ ở nhiều nước được chính quyền và luật pháp bảo vệ, giữ gìn, và tôn trọng. Rất đơn giản, bởi họ không muốn tâm hồn người trẻ bị hằn sâu những vết thương, khó chữa lành. Mà điều đó đúng. Bởi một cây non, nếu bị người trồng cây hành hạ, vừa về tâm hồn và thể xác, cây non chắc chắn sẽ èo uột ngóc lên hoặc héo úa tàn tạ. Ngược lại, tuổi trẻ nếu được hướng dẫn cẩn thận trong tình thương, đặc biệt tình thương của bố mẹ, tuổi trẻ đó lớn lên, vươn cao mạnh mẽ như cây tùng cây bách. Dù sóng gió đẩy tới, cây không bấp bênh chao đảo hoặc gãy đổ ngã đau.
Theo những nhà tâm lý học, một trong những điều mà con người vẫn còn khao khát từ bao nhiêu năm nay là đói khát tình thương (Hunger for love/Am I significant in your eyes?). Bởi thế, tuổi trẻ nếu không cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, như một lẽ thường tình, họ sẽ đi tìm tình thương từ bên ngoài. Nếu gặp người tốt, tuổi trẻ tiếp tục vươn lên. Nhưng thường là không, sau một lần gặp phải bóng đêm, tự nhiên tuổi trẻ ôm trên vai những vết thương mà Duyên Anh đã từng một thời gọi “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, một hình ảnh so sánh khá chính xác. Dr. Drew Pinsky đề nghị rằng những tổn thương của thời thơ ấu, thiếu niên có thể dẫn đến những hành động lạ kỳ của người trong tuổi trưởng thành. Đặc biệt, tuổi thơ bị bỏ rơi (childhood neglect) có thể dẫn đến những tổn thương về mặt tâm thần nơi người trưởng thành (People.com/Thursday, June 12, 2008).
Nhưng ngược lại, tuổi trẻ của Thánh Gióng ở làng Phù Đổng là một tuổi trẻ được bố mẹ và hàng xóm thương yêu, giữ gìn, và tôn trọng. Khi Thánh Gióng còn trẻ, không nói được, bố mẹ không coi thường, la mắng, đòi hỏi con mình phải đi phải đứng phải ăn nói như những trẻ em khác trong thôn. Không! Phụ mẫu của cậu bé đã không làm như vậy, bởi biết Gióng là Gióng, Gióng không phải là em Thìn hoặc em Sửu của hàng xóm kế bên.
Khi trẻ nhỏ Phù Đổng bật tiếng nói, đòi bố mẹ cho mình gặp mặt sứ giả, bố mẹ tôn trọng và tin tưởng con mình, đích thân ra gặp người sứ giả trình bày điều con mong ước.
Khi Phù Đổng đói bụng, bố mẹ và người trong thôn thổi lửa nấu từng nồi cơm mang tới.
Và khi cậu bé Gióng đòi cưỡi ngựa sắt, bố mẹ và người trong thôn đốt lò rèn, gom sắt lại đúc ngựa sắt và roi sắt trao cho cậu bé.
Bởi được tôn trọng, giữ gìn, và chăm sóc như thế, làm gì mà tuổi trẻ Phù Đổng không sừng sững lớn lên. Bởi được thương yêu như vậy, hỏi sao tuổi trẻ của thời Hùng Vương thứ Sáu không vươn cao, phóng ngựa sắt ra biên cương chặn đứng lại những vó ngựa phương Bắc.
II. Gương sáng
Tuổi trẻ hùng anh còn có Thánh Nguyễn Văn Thiện của 18 tuổi, chủng sinh của Chủng Viện Di Loan, Quảng Trị hiên ngang bước lên pháp trường vào ngày 21 tháng 9 năm 1832. Bố mất sớm khi cậu được mười tuổi, nhưng cậu bé Thiện đã được Dì Nghi, Mẹ Bề Trên nhà dòng, và cha Chính của giáo xứ chăm sóc giữ gìn. “Gần đèn thì sáng,” bởi lớn lên với những tấm lòng tu hành như thế, làm chi thiếu niên Thiện không ướt đẫm hương thơm tu hành. Để rồi, vào năm 18 tuổi, cái tuổi tràn đầy sinh lực và tương lai rực sáng, Thầy Nguyễn Văn Thiện đã hiên ngang và can đảm đưa đầu ra để quan quân của triều đình Minh Mạng tròng dây vào, thắt cổ, lấy đi mất một mạng người tuổi trẻ kiên trung.
Ngồi lật lại những trang sách Tân Ước, tôi lại càng tin tưởng vào triết lý “Ở bầu thì tròn”, “Cha sao con vậy”, và “Cây ngọt sinh trái tốt” của người Việt Nam. Có lẽ nhiều người tín hữu vẫn quên đi Đức Giêsu chính là một bản sao của dưỡng phụ Giuse về tấm lòng tử tế với tha nhân, bởi cũng đã từng có lần Giuse thà là mất danh dự của chính mình còn hơn tố cáo rồi mang Maria ra đầu làng ném đá (Mt 1:18-25).
Câu chuyện Đức Giêsu cứu một mạng người con gái trên sân đền thờ (John 8:3-11) nhắc nhở tấm lòng tử tế, bác ái, và khoan dung của thánh Giuse thuả xưa. Mà còn ai khác ngoài thánh Giuse là người đã từng dạy dỗ Đức Giêsu của thời thơ ấu trở thành thanh niên trưởng thành khôn lớn. Một người thanh niên như Đức Giêsu, thấy kẻ yếu không coi thường, kẻ sang không phu nịnh. Xin được hỏi, Ngài đã học hỏi những đức tính này nơi ai? Xin thưa, còn ai khác ngoài Đức Mẹ và Thánh Giuse...
Dừng lại, nhìn vào anh và chị đang học hỏi về đời sống hôn nhân, tôi xin phép tạm kết luận,
— Tôi tin rằng làm bố làm mẹ có nghĩa là thương yêu và tôn trọng con cái. Làm bố làm mẹ cũng có nghĩa là chính mình phải trở nên một tấm gương sáng, là một đích điểm để con mình nhìn vào và soi gương.
□ Nguyễn Trung Tây
Một lối nhìn về gia đình loan báo Tin mừng
Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương
11:03 11/08/2021
Một lối nhìn về gia đình loan báo Tin mừng
Chiều thứ Sáu, cuối tháng, lãnh lương, bố được bạn bè rủ ra ngoài quán làm vài chén.... Tối mịt bố đờ đẫn vào nhà, mẹ chạy ra đỡ bố và ôn tồn nói:
- Anh có mệt không, anh ngồi nghỉ, em pha chanh nóng cho anh uống nhé.
Tôi hỏi mẹ:
- Bố nhậu say bí tỉ như thế, bỏ công việc nhà, bỏ mẹ con mình, sao mẹ không cáu giận bố, lại còn nói nhẹ nhàng vậy?
Mẹ tôi bảo:
- Bố con, lâu lâu vui vẻ với bạn bè tí mà, việc gì phải ầm ĩ lên? Nói lời yêu thương, nhẹ nhàng hay hơn lời cáu gắt con à.
Hôm nay, mẹ tôi nấu nồi canh chua mặn chát, thế mà bố tôi vẫn chan cơm thêm tí nước sôi vào và ăn ngon lành.
Tôi hỏi bố, sao mẹ nấu cơm canh như thế mà bố ăn được cũng tài nhỉ, con thì con chịu đấy?
Bố tôi bảo:
- Mẹ mệt cả ngày rồi, làm được mâm cơm cho bố con mình ăn, còn hơn ăn cơm hộp, mẹ lỡ tay cho nhiều nước mắm thôi mà, hãy ăn thoải mái để gia đinh yên ắng hơn là chê bai trách móc, con nhé.
Đã xem nhau như một gia đình, nên khoan dung để người thân có cơ hội sửa đổi, thay vì làm quan tòa phán xét tội đồ, vẫn hay hơn.
Đúng không các bạn?
Kính thưa quý ông bà và anh chị em, đặc biệt đôi hôn nhân rất thân mến,
Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng êm ả/ bằng phẳng như chúng ta tưởng, mà nó còn kèm theo những va chạm từ cái nhỏ/ cái vặt vãnh sinh ra cái lớn lao giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, dù hạnh phúc lẫn bất hòa bất thuận diễn ra, chúng ta cũng được mời gọi hãy sống bổ túc cho nhau, yêu thương nhau như Đức Ki-tô đã yêu Giáo hội của Ngài.
Thật là hạnh phúc và ý nghĩa cho tất cả các anh chị tổ chức thánh lễ thành hôn hôm nay. Vì chúng ta đang ở trong bầu khí cả Giáo hội Việt Nam đang hướng về Gia đình qua chủ đề “Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống gia đình”. Năm mà Giáo hội mời gọi tất cả các gia đình sống đời sống cầu nguyện; sống đời sống yêu thương; sống bảo vệ sự sống và sống loan báo Tin Mừng. Phải chăng đây là những cách thức giúp Gia đình trở nên gia đình loan báo Tin mừng?
Trước tiên, gia đình cầu nguyện là gia đình loan báo Tin mừng.
Quả thật, như Đức Giê-su đã nói “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6:33)
Vì thế, mỗi chúng ta dù ai đi chăng nữa, một khi đã được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, được tháp nhập vào Hội Thánh, được kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô, chúng ta không thể sống mà không có Ngài. Sức mạnh của chúng ta là ở nơi Chúa. Không có Chúa chúng ta không làm được gì. Để tìm hiểu nhau, chúng ta không thể không cầu nguyện. Để chuẩn bị yêu nhau, chuẩn bị cưới nhau cũng vậy, nếu không có sự hiện diện của Chúa, chúng ta sẽ gặp nhiều điều bất trắc, nhiều khó khăn và thiếu vắng tình yêu chung thủy. Chính vì thế, người Nga có câu: “Trước khi ra trận, hãy cầu nguyện một lần; trước khi xuống tàu, hãy cầu nguyện hai lần; trước khi kết hôn, hãy cầu nguyện ba lần”. Nơi bài đọc I (Tb 8, 5-10), hai vợ chồng Tobia và Sara đã nhớ đến Chúa trước và sau khi đến với nhau. Hai ông bà đã nhận thức được rằng Chúa mới là chủ mọi sự, con người chỉ là người quản lý, là người cộng tác trong việc sinh con và giáo dục chúng nên người theo Lời Chúa dạy.
Thứ đến, gia đình yêu thương là gia đình loan báo Tin mừng.
Kính thưa quý cộng đoàn, tình yêu là nền tảng của hạnh phúc vợ chồng. Nếu không có tình yêu giữa hai người, không có tình yêu trong gia đình, thì cuộc sống sẽ khô héo, sẽ mau chóng tan vỡ. Nếu không có tình yêu giữa hai người nam và nữ thì cuộc hôn nhân chỉ là để thỏa mãn nhu cầu xác thịt. Thích thì đến với nhau, không thích thì bỏ nhau. Tình yêu vợ chồng không phải như món hàng ngoài chợ, thích thì mua, mua dùng xong, chán thì vứt bỏ. Nhưng tình yêu vợ chồng/ tình yêu gia đình xuất phát từ tình yêu của Đức Ki-tô đối với Hội Thánh. Người chồng là hình ảnh Đức Ki-tô yêu người vợ, hình ảnh Hội thánh, hiền thê của Người. Nơi bài đọc II ( 1Ga 3, 18-24), thánh Gioan Tông đồ mời gọi mọi người: chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật. Và ngài nhấn mạnh “chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giê-su Ki-tô, và phải thương yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng ta.” Hơn nữa, chính Thiên Chúa đã thiết lập bí tích hôn nhân của đôi bạn. Chính Đức Giê-su đã minh định:“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”(Mc 10, 9).
Quả thật, khi các anh chị cầm tay nhau nói lên lời cam kết lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan, lúc mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, hứa yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt đời nhau. Đây là lời hứa hết sức quan trọng của anh chị trước mặt Chúa, trước mặt Hội Thánh cũng như trước mặt mọi người. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những va chạm, có thể có những lúc cơm chẳng ngon, canh chẳng ngọt; chuyện nhỏ xé ra chuyện to,…nhưng hãy nhớ lại lời hứa, hãy lấy tình yêu xuất phát từ Đức Ki-tô để yêu thương, tha thứ và sẵn sàng bỏ qua cho nhau để đời sống gia đình luôn luôn tràn ngập tình thương và tiếng cười.
Thứ 3, gia đình bảo vệ sự sống là gia đình loan báo Tin mừng.
Vì vợ chồng được mời gọi cộng tác với Ơn của Chúa để sinh con đẻ cái và giáo dục chúng nên người theo ý Chúa, nên vợ chồng có trách nhiệm sinh sản con cái và bảo vệ sự sống. Quả thật, Thiên Chúa là chủ của sự sống, chúng ta chỉ là người quản lý sự sống. Chính vì thế, chúng ta không bao giờ được phép dùng biện pháp này, biện pháp kia để loại trừ sự sống. Điều răn thứ 5 đã dạy chúng ta rõ ràng rằng chớ giết người, tức là không được phá thai trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Chúng ta được mời gọi hãy bảo vệ sự sống không chỉ riêng chúng ta mà ngay cả sự sống người khác.
Thứ bốn, gia đình trở thành cuốn sách Tin mừng bằng cuộc sống.
Trong Tông huấn niềm vui Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxico đã nhấn mạnh rằng dù ai đi chăng nữa, một khi đã được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta phải trở nên người loan báo Tin Mừng. Anh chị được mời gọi bước vào đời sống gia đình, anh chị cũng được mời gọi hãy trở nên gia đình loan báo Tin Mừng. Thế nhưng, chúng ta phải loan báo Tin Mừng như thế nào? Cách loan báo Tin Mừng rõ ràng nhất đó là vợ cHồng Yêu thương nhau, siêng năng kinh hạt lễ lạy, sống đúng bổn phận làm chồng, làm cha, làm mẹ, làm vợ. Nghĩa là người chồng cần biết loại trừ các tệ nạn: rượu chè bê tha, cờ bạc, gương mù gương xấu, trộm cắp, ngoại tình,…đừng bao giờ uống rượu say để rồi đi nhầm ngõ nhà khác;… người vợ cần loại trừ các tệ nạn: ngồi lê đôi mách, chửi chồng, chửi con, nói xấu, phàm phu như sư tử hà đông,…đừng bao giờ có hiện tượng: đêm qua mở cửa đón chồng, đêm nay mở cửa đón anh xóm làng. Để tránh các tệ nạn đó, vợ chồng cần đến với Chúa nhiều hơn qua đời sống cầu nguyện, vì tự sức chúng ta không thể làm được, nhưng cần có ơn Chúa/ cần có sức mạnh của Chúa. Vì “không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Quả thật, khi từng cá nhân sống tốt, khi các thành viên trong gia đình biết sống cho nhau, quan tâm đến nhau, thì gia đình dễ dàng trở nên cuốn sách Tin mừng cho người lương dân đọc.
Kính thưa quý cộng đoàn phụng vụ,
Ngày lễ thành hôn của đôi bạn hôm nay, chúng ta hãy dâng lên Chúa, là Cha tình yêu, ban cho các đôi hôn nhân luôn sống chung thủy với nhau, yêu thương và tha thứ cho nhau trong mọi hoàn cảnh để gia đình họ luôn luôn là men, là muối ướp thêm mặn nồng tình làng nghĩa xóm để gia đình, để làng xóm, để giáo họ, để giáo xứ luôn luôn tràn ngập tình yêu, tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Như thế, chúng ta dễ dàng tỏa sáng niềm tin, tỏa sáng tình yêu của Chúa đến cho những ai chưa nhận biết Chúa ngõ hầu tất cả cũng được chung sự bình an, niềm hạnh phúc đích thực không chỉ ở thiên đàng mai sau, nhưng đón nhận thiên đàng ở ngay tại thế này. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Chiều thứ Sáu, cuối tháng, lãnh lương, bố được bạn bè rủ ra ngoài quán làm vài chén.... Tối mịt bố đờ đẫn vào nhà, mẹ chạy ra đỡ bố và ôn tồn nói:
- Anh có mệt không, anh ngồi nghỉ, em pha chanh nóng cho anh uống nhé.
Tôi hỏi mẹ:
- Bố nhậu say bí tỉ như thế, bỏ công việc nhà, bỏ mẹ con mình, sao mẹ không cáu giận bố, lại còn nói nhẹ nhàng vậy?
Mẹ tôi bảo:
- Bố con, lâu lâu vui vẻ với bạn bè tí mà, việc gì phải ầm ĩ lên? Nói lời yêu thương, nhẹ nhàng hay hơn lời cáu gắt con à.
Hôm nay, mẹ tôi nấu nồi canh chua mặn chát, thế mà bố tôi vẫn chan cơm thêm tí nước sôi vào và ăn ngon lành.
Tôi hỏi bố, sao mẹ nấu cơm canh như thế mà bố ăn được cũng tài nhỉ, con thì con chịu đấy?
Bố tôi bảo:
- Mẹ mệt cả ngày rồi, làm được mâm cơm cho bố con mình ăn, còn hơn ăn cơm hộp, mẹ lỡ tay cho nhiều nước mắm thôi mà, hãy ăn thoải mái để gia đinh yên ắng hơn là chê bai trách móc, con nhé.
Đã xem nhau như một gia đình, nên khoan dung để người thân có cơ hội sửa đổi, thay vì làm quan tòa phán xét tội đồ, vẫn hay hơn.
Đúng không các bạn?
Kính thưa quý ông bà và anh chị em, đặc biệt đôi hôn nhân rất thân mến,
Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng êm ả/ bằng phẳng như chúng ta tưởng, mà nó còn kèm theo những va chạm từ cái nhỏ/ cái vặt vãnh sinh ra cái lớn lao giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, dù hạnh phúc lẫn bất hòa bất thuận diễn ra, chúng ta cũng được mời gọi hãy sống bổ túc cho nhau, yêu thương nhau như Đức Ki-tô đã yêu Giáo hội của Ngài.
Thật là hạnh phúc và ý nghĩa cho tất cả các anh chị tổ chức thánh lễ thành hôn hôm nay. Vì chúng ta đang ở trong bầu khí cả Giáo hội Việt Nam đang hướng về Gia đình qua chủ đề “Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống gia đình”. Năm mà Giáo hội mời gọi tất cả các gia đình sống đời sống cầu nguyện; sống đời sống yêu thương; sống bảo vệ sự sống và sống loan báo Tin Mừng. Phải chăng đây là những cách thức giúp Gia đình trở nên gia đình loan báo Tin mừng?
Trước tiên, gia đình cầu nguyện là gia đình loan báo Tin mừng.
Quả thật, như Đức Giê-su đã nói “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6:33)
Vì thế, mỗi chúng ta dù ai đi chăng nữa, một khi đã được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, được tháp nhập vào Hội Thánh, được kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô, chúng ta không thể sống mà không có Ngài. Sức mạnh của chúng ta là ở nơi Chúa. Không có Chúa chúng ta không làm được gì. Để tìm hiểu nhau, chúng ta không thể không cầu nguyện. Để chuẩn bị yêu nhau, chuẩn bị cưới nhau cũng vậy, nếu không có sự hiện diện của Chúa, chúng ta sẽ gặp nhiều điều bất trắc, nhiều khó khăn và thiếu vắng tình yêu chung thủy. Chính vì thế, người Nga có câu: “Trước khi ra trận, hãy cầu nguyện một lần; trước khi xuống tàu, hãy cầu nguyện hai lần; trước khi kết hôn, hãy cầu nguyện ba lần”. Nơi bài đọc I (Tb 8, 5-10), hai vợ chồng Tobia và Sara đã nhớ đến Chúa trước và sau khi đến với nhau. Hai ông bà đã nhận thức được rằng Chúa mới là chủ mọi sự, con người chỉ là người quản lý, là người cộng tác trong việc sinh con và giáo dục chúng nên người theo Lời Chúa dạy.
Thứ đến, gia đình yêu thương là gia đình loan báo Tin mừng.
Kính thưa quý cộng đoàn, tình yêu là nền tảng của hạnh phúc vợ chồng. Nếu không có tình yêu giữa hai người, không có tình yêu trong gia đình, thì cuộc sống sẽ khô héo, sẽ mau chóng tan vỡ. Nếu không có tình yêu giữa hai người nam và nữ thì cuộc hôn nhân chỉ là để thỏa mãn nhu cầu xác thịt. Thích thì đến với nhau, không thích thì bỏ nhau. Tình yêu vợ chồng không phải như món hàng ngoài chợ, thích thì mua, mua dùng xong, chán thì vứt bỏ. Nhưng tình yêu vợ chồng/ tình yêu gia đình xuất phát từ tình yêu của Đức Ki-tô đối với Hội Thánh. Người chồng là hình ảnh Đức Ki-tô yêu người vợ, hình ảnh Hội thánh, hiền thê của Người. Nơi bài đọc II ( 1Ga 3, 18-24), thánh Gioan Tông đồ mời gọi mọi người: chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật. Và ngài nhấn mạnh “chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giê-su Ki-tô, và phải thương yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng ta.” Hơn nữa, chính Thiên Chúa đã thiết lập bí tích hôn nhân của đôi bạn. Chính Đức Giê-su đã minh định:“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”(Mc 10, 9).
Quả thật, khi các anh chị cầm tay nhau nói lên lời cam kết lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan, lúc mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, hứa yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt đời nhau. Đây là lời hứa hết sức quan trọng của anh chị trước mặt Chúa, trước mặt Hội Thánh cũng như trước mặt mọi người. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những va chạm, có thể có những lúc cơm chẳng ngon, canh chẳng ngọt; chuyện nhỏ xé ra chuyện to,…nhưng hãy nhớ lại lời hứa, hãy lấy tình yêu xuất phát từ Đức Ki-tô để yêu thương, tha thứ và sẵn sàng bỏ qua cho nhau để đời sống gia đình luôn luôn tràn ngập tình thương và tiếng cười.
Thứ 3, gia đình bảo vệ sự sống là gia đình loan báo Tin mừng.
Vì vợ chồng được mời gọi cộng tác với Ơn của Chúa để sinh con đẻ cái và giáo dục chúng nên người theo ý Chúa, nên vợ chồng có trách nhiệm sinh sản con cái và bảo vệ sự sống. Quả thật, Thiên Chúa là chủ của sự sống, chúng ta chỉ là người quản lý sự sống. Chính vì thế, chúng ta không bao giờ được phép dùng biện pháp này, biện pháp kia để loại trừ sự sống. Điều răn thứ 5 đã dạy chúng ta rõ ràng rằng chớ giết người, tức là không được phá thai trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Chúng ta được mời gọi hãy bảo vệ sự sống không chỉ riêng chúng ta mà ngay cả sự sống người khác.
Thứ bốn, gia đình trở thành cuốn sách Tin mừng bằng cuộc sống.
Trong Tông huấn niềm vui Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxico đã nhấn mạnh rằng dù ai đi chăng nữa, một khi đã được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta phải trở nên người loan báo Tin Mừng. Anh chị được mời gọi bước vào đời sống gia đình, anh chị cũng được mời gọi hãy trở nên gia đình loan báo Tin Mừng. Thế nhưng, chúng ta phải loan báo Tin Mừng như thế nào? Cách loan báo Tin Mừng rõ ràng nhất đó là vợ cHồng Yêu thương nhau, siêng năng kinh hạt lễ lạy, sống đúng bổn phận làm chồng, làm cha, làm mẹ, làm vợ. Nghĩa là người chồng cần biết loại trừ các tệ nạn: rượu chè bê tha, cờ bạc, gương mù gương xấu, trộm cắp, ngoại tình,…đừng bao giờ uống rượu say để rồi đi nhầm ngõ nhà khác;… người vợ cần loại trừ các tệ nạn: ngồi lê đôi mách, chửi chồng, chửi con, nói xấu, phàm phu như sư tử hà đông,…đừng bao giờ có hiện tượng: đêm qua mở cửa đón chồng, đêm nay mở cửa đón anh xóm làng. Để tránh các tệ nạn đó, vợ chồng cần đến với Chúa nhiều hơn qua đời sống cầu nguyện, vì tự sức chúng ta không thể làm được, nhưng cần có ơn Chúa/ cần có sức mạnh của Chúa. Vì “không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Quả thật, khi từng cá nhân sống tốt, khi các thành viên trong gia đình biết sống cho nhau, quan tâm đến nhau, thì gia đình dễ dàng trở nên cuốn sách Tin mừng cho người lương dân đọc.
Kính thưa quý cộng đoàn phụng vụ,
Ngày lễ thành hôn của đôi bạn hôm nay, chúng ta hãy dâng lên Chúa, là Cha tình yêu, ban cho các đôi hôn nhân luôn sống chung thủy với nhau, yêu thương và tha thứ cho nhau trong mọi hoàn cảnh để gia đình họ luôn luôn là men, là muối ướp thêm mặn nồng tình làng nghĩa xóm để gia đình, để làng xóm, để giáo họ, để giáo xứ luôn luôn tràn ngập tình yêu, tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Như thế, chúng ta dễ dàng tỏa sáng niềm tin, tỏa sáng tình yêu của Chúa đến cho những ai chưa nhận biết Chúa ngõ hầu tất cả cũng được chung sự bình an, niềm hạnh phúc đích thực không chỉ ở thiên đàng mai sau, nhưng đón nhận thiên đàng ở ngay tại thế này. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Hình ảnh bó bông hoa cỏ lễ Đức Mẹ về trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
16:14 11/08/2021
Trong năm phụng vụ của Gíao hội có hai ngày lễ mừng về trời: Lễ Chúa Giesu lên trời và lễ Đức Mẹ Maria về trời.
Hai ngày lễ có nội dung, hay nôm na gọi là có phẩm chất khác nhau.
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, sau khi sống lại từ cõi chết tự mình có sức lực quyền phép thần thánh lên trời.
Còn Đức Mẹ Maria thì không thế. Mẹ Maria được Thiên Chúa tạo dựng nên trong công trình thiên nhiên. Nhưng sau khi qua đời, được Thiên Chúa, Chúa Giêsu, thưởng công cất nhắc cho lên trời. Vì Đức Mẹ Maria không thể tự sức lực mình, như Chúa Giêsu về trời được.
Đức Mẹ Maria được đưa về trời khi nào?
Không có sử sách nào ghi chép thuật lại biến cố Đức Mẹ Maria qua đời và được đưa về trời làm sao cùng khi nào. Nhưng có truyền thống đạo đức xưa nay trong đời sống của người tín hữu Chúa Kitô mừng kính biến cố đó.
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria về trời được mừng hằng năm đã có trong nếp sống Giáo Hội bên Đông Phương từ thế kỷ thứ 5. sau Chúa giáng sinh. Giáo hội Đông phương gọi lễ này là lễ Đức Mẹ ngủ.
Bên Giáo hội Tây phương mừng kính lễ Đức Mẹ Maria lên trời từ thế kỷ 07. vào ngày 15. Tháng Tám hằng năm. Và năm 1950 Đức Giáo Hoàng Pio XII. đã xác định thành tín điều : Đức Mẹ Maria được đưa về trời cả hồn lẫn thân xác.
Tín điều này được Giáo hội ấn định loan truyền đi sứ điệp niềm hy vọng và sự vui mừng cho đời sống, trong bối cảnh nhân loại sống trong khủng hoảng hoang mang lo sợ vì biến cố vô nhân đạo tiêu diệt con người, vì cảnh tàn phá kinh hoàng đời sống văn hóa, luân lý, kinh tế do thế chiến thứ hai đã gây ra cho nhân loại.
Phúc âm không thuật lại biến cố Đức Mẹ Maria đã qua đời. Nhưng có truyền thuyết đạo đức phổ biến trong dân gian của những người có lòng thành kính yêu mến Đức Mẹ:
Sau khi Chúa Giesu, con Đức Mẹ Maria, trở về trời, Đức Mẹ Maria sống bên cạnh các thánh Tông đồ còn trên trần gian cho đến khi qua đời. Các Tông đồ đã an táng Đức Mẹ Maria trong một huyệt mộ đục nơi đồi núi Sion bên Jerusalem, như ngày xưa họ đã an táng Chúa Giêsu Kitô ở khu đồi Golgotha. Và họ đã đặt trên mộ bia một cành lá dừa vạn tuế như dấu chỉ nói lên tất cả mọi người xin kính chúc Đức Mẹ có được đời sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa.
Nhưng ban đêm đó, có lẽ, Chúa Giêsu từ trời xuống và đưa Maria mẹ mình cùng với các Thiên Thần lên trời cả xác lẫn linh hồn. Trên trời mẹ Maria sống bên Thiên Chúa với cả thân xác cùng linh hồn tiếp tục, và là người bầu cử phù hộ cho con người trên trần gian.
Sáng ngày hôm sau có mùi hương lạ lùng bay lan tỏa từ nấm mồ. Các Tông đồ, những người đạo đức vừa tò mò vừa muốn biết mùi hương lạ lùng đó phát xuất từ đâu. Họ liền mở tấm bia đá chắn cửa mộ huyêt ra khỏi, và khám phá thấy thân xác Đức Mẹ Maria, ngày hôm qua đã chôn cất an táng nơi đây không còn nữa. Thay vì thân xác Đức Mẹ trong qúa trình sắp tan rã, bây giờ xuất hiện như một biển dầy đặc những bông hoa đẹp tươi thắm, những cành lá bông cỏ thiên nhiên chất nằm trong đó, và phát toả mùi hương thơm bay ra khắp không gian chung quanh ngôi mộ.
Và tin rằng những bông hoa cây cỏ đó không chỉ phát tỏa mùi hương thơm, mà chúng còn được dùng là vị thuốc chữa lành bệnh nạn xua đuổi ngăn cản sự đau khổ cùng cái chết.
Vì thế, nhiều nơi trong Giáo hội có tập tục ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Maria về trời 15. Tháng Tám, mang những bó cành bông hoa mầu sắc khác nhau, những bó cành lá bông cỏ đến thánh đường để được làm phép, rồi mang về treo trong nhà. Vì tin rằng bó bông hoa đã làm phép ngày lễ Đức Mẹ lên trời gìn giữ che chở ban bằng an cho gia đình nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ bên ngai Thiên Chúa trên trời.
Những bó cành lá cỏ hoa tươi thắm tỏa hương thơm mà con người mang đến thánh đường ngày lễ mừng Đức Mẹ hồn xác về trời chất chứa hình ảnh nói lên mọi người cùng mừng kính lễ mừng vui niềm hy vọng của sự sống. Và như thế có thể nói đó là một “lễ phục sinh nhỏ “ vào giữa mùa hè.
Đức Mẹ Maria được Chúa Giêsu Kitô, Đấng phục sinh, cứu độ, cho tham dự vào sự sống lại và được đưa về trời sau khi qua đời.
Trong sự chết con người thụ tạo chúng ta cũng gặp Chúa Giêsu Kitô phục sinh, Ngài sẽ gọi chúng ta cùng sống lại với. Ngài cùng chia sẻ với chúng ta ngôi nhà sự sống trên trời, nơi Ngài đang sống, như Ngài trao tặng đã ban cho Đức Mẹ Maria được về cùng sống trên trời.
Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác về trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hai ngày lễ có nội dung, hay nôm na gọi là có phẩm chất khác nhau.
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, sau khi sống lại từ cõi chết tự mình có sức lực quyền phép thần thánh lên trời.
Còn Đức Mẹ Maria thì không thế. Mẹ Maria được Thiên Chúa tạo dựng nên trong công trình thiên nhiên. Nhưng sau khi qua đời, được Thiên Chúa, Chúa Giêsu, thưởng công cất nhắc cho lên trời. Vì Đức Mẹ Maria không thể tự sức lực mình, như Chúa Giêsu về trời được.
Đức Mẹ Maria được đưa về trời khi nào?
Không có sử sách nào ghi chép thuật lại biến cố Đức Mẹ Maria qua đời và được đưa về trời làm sao cùng khi nào. Nhưng có truyền thống đạo đức xưa nay trong đời sống của người tín hữu Chúa Kitô mừng kính biến cố đó.
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria về trời được mừng hằng năm đã có trong nếp sống Giáo Hội bên Đông Phương từ thế kỷ thứ 5. sau Chúa giáng sinh. Giáo hội Đông phương gọi lễ này là lễ Đức Mẹ ngủ.
Bên Giáo hội Tây phương mừng kính lễ Đức Mẹ Maria lên trời từ thế kỷ 07. vào ngày 15. Tháng Tám hằng năm. Và năm 1950 Đức Giáo Hoàng Pio XII. đã xác định thành tín điều : Đức Mẹ Maria được đưa về trời cả hồn lẫn thân xác.
Tín điều này được Giáo hội ấn định loan truyền đi sứ điệp niềm hy vọng và sự vui mừng cho đời sống, trong bối cảnh nhân loại sống trong khủng hoảng hoang mang lo sợ vì biến cố vô nhân đạo tiêu diệt con người, vì cảnh tàn phá kinh hoàng đời sống văn hóa, luân lý, kinh tế do thế chiến thứ hai đã gây ra cho nhân loại.
Phúc âm không thuật lại biến cố Đức Mẹ Maria đã qua đời. Nhưng có truyền thuyết đạo đức phổ biến trong dân gian của những người có lòng thành kính yêu mến Đức Mẹ:
Sau khi Chúa Giesu, con Đức Mẹ Maria, trở về trời, Đức Mẹ Maria sống bên cạnh các thánh Tông đồ còn trên trần gian cho đến khi qua đời. Các Tông đồ đã an táng Đức Mẹ Maria trong một huyệt mộ đục nơi đồi núi Sion bên Jerusalem, như ngày xưa họ đã an táng Chúa Giêsu Kitô ở khu đồi Golgotha. Và họ đã đặt trên mộ bia một cành lá dừa vạn tuế như dấu chỉ nói lên tất cả mọi người xin kính chúc Đức Mẹ có được đời sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa.
Nhưng ban đêm đó, có lẽ, Chúa Giêsu từ trời xuống và đưa Maria mẹ mình cùng với các Thiên Thần lên trời cả xác lẫn linh hồn. Trên trời mẹ Maria sống bên Thiên Chúa với cả thân xác cùng linh hồn tiếp tục, và là người bầu cử phù hộ cho con người trên trần gian.
Sáng ngày hôm sau có mùi hương lạ lùng bay lan tỏa từ nấm mồ. Các Tông đồ, những người đạo đức vừa tò mò vừa muốn biết mùi hương lạ lùng đó phát xuất từ đâu. Họ liền mở tấm bia đá chắn cửa mộ huyêt ra khỏi, và khám phá thấy thân xác Đức Mẹ Maria, ngày hôm qua đã chôn cất an táng nơi đây không còn nữa. Thay vì thân xác Đức Mẹ trong qúa trình sắp tan rã, bây giờ xuất hiện như một biển dầy đặc những bông hoa đẹp tươi thắm, những cành lá bông cỏ thiên nhiên chất nằm trong đó, và phát toả mùi hương thơm bay ra khắp không gian chung quanh ngôi mộ.
Và tin rằng những bông hoa cây cỏ đó không chỉ phát tỏa mùi hương thơm, mà chúng còn được dùng là vị thuốc chữa lành bệnh nạn xua đuổi ngăn cản sự đau khổ cùng cái chết.
Vì thế, nhiều nơi trong Giáo hội có tập tục ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Maria về trời 15. Tháng Tám, mang những bó cành bông hoa mầu sắc khác nhau, những bó cành lá bông cỏ đến thánh đường để được làm phép, rồi mang về treo trong nhà. Vì tin rằng bó bông hoa đã làm phép ngày lễ Đức Mẹ lên trời gìn giữ che chở ban bằng an cho gia đình nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ bên ngai Thiên Chúa trên trời.
Những bó cành lá cỏ hoa tươi thắm tỏa hương thơm mà con người mang đến thánh đường ngày lễ mừng Đức Mẹ hồn xác về trời chất chứa hình ảnh nói lên mọi người cùng mừng kính lễ mừng vui niềm hy vọng của sự sống. Và như thế có thể nói đó là một “lễ phục sinh nhỏ “ vào giữa mùa hè.
Đức Mẹ Maria được Chúa Giêsu Kitô, Đấng phục sinh, cứu độ, cho tham dự vào sự sống lại và được đưa về trời sau khi qua đời.
Trong sự chết con người thụ tạo chúng ta cũng gặp Chúa Giêsu Kitô phục sinh, Ngài sẽ gọi chúng ta cùng sống lại với. Ngài cùng chia sẻ với chúng ta ngôi nhà sự sống trên trời, nơi Ngài đang sống, như Ngài trao tặng đã ban cho Đức Mẹ Maria được về cùng sống trên trời.
Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác về trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Hoc được Bình An từ Trại Phong Bến Sắn
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:22 11/08/2021
HỌC ĐƯỢC BÌNH AN
TỪ TRẠI PHONG BẾN SẮN
Trại phong Bến Sắn được thành lập từ năm 1959. Kể từ ngày đầu thành lập, trại phong Bến Sắn đã được trao cho các nữ tu tu hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn coi sóc và phục vụ. Từ sau năm 1975, các nữ tu chỉ còn là người phục vụ như nhiều cán bộ công nhân viên khác của trại.
Hơn nửa thế kỷ, gần cả một đời người, nơi đây đã lưu dấu bao nhiêu bước chân con người đi qua. Có thể họ là những người phục vụ với tư cách là y bác sĩ; có thể họ là những người mang lý tưởng tình yêu Chúa Kitô như các nữ tu và nhiều thành viên thiện nguyện khác; có thể họ là những ân nhân một lần đến thăm rồi từ đó gắn bó với trại phong; cũng có thể đó là những người tình cờ hay tò mò muốn biết bệnh nhân phong là thế nào, rồi khi chứng kiến, đã ghi dấu ấn hình ảnh những con người bất hạnh tận tâm khảm đời mình; và trên hết, thành phần chủ yếu của trại phong là tất cả bệnh nhân phong. Chính vì họ mà trại phong Bến Sắn có lý do tồn tại và hiện diện trong nhiều chục năm qua.
Cách đây nhiều năm, như một tuyên úy cho trại phong Bến Sắn, hằng ngày đến dâng thánh lễ, nhiều lần rửa tội, giải tội, xức dầu, cử hành các nghi thức tẩm liệm, an táng… cho những anh chị em bệnh nhân ở đây, chúng tôi cảm nhận họ thực là tấm gương của ơn bình an, ơn biết tín thác vào bàn tay Thiên Chúa.
Nay đang trong thời cách ly nghiêm ngặt, phải tự giam mình nhiều tháng trời, nhớ lại cảnh anh chị em bệnh nhân phong phải tật nguyền, có người suốt đời ngồi xe lăn, có người suốt đời gắn mình trên giường bệnh, có người chân tay, mắt mũi, hình hài không còn nguyên vẹn..., không đi đâu và cũng không thể tự mình đi bất cứ nơi đâu, đúng hơn, họ chấp nhận sự tự giam mình trong bốn bức tường của khu vực điều trị một các vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc, chúng tôi càng tự xấu hổ, càng thương họ vô cùng...
Bản thân, từ nhỏ đã đầy đủ mọi bộ phận trên cơ thể, muốn đi là đi, muốn về là về. hạnh phúc đến độ, ở cạnh người bất hạnh hơn mình bao nhiêu thời gian mà vẫn chưa một lần nhận ra, chưa một lần tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ.
Đến nay, chỉ mới một thời gian không thể bước chân khỏi nhà, đã cảm thấy bực bội, cảm thấy muốn nổi loạn. Bây giờ, nhìn anh chị em của mình, cảm nghiệm sự bình an chấp nhận nếp sống phẳng lặng trôi đi từng ngày của họ mà tôi rút ra nhiều bài học quý báu cho đức tin, cho lòng yêu mến Chúa, cho đời sống phục vụ của mình trong thời gian "trói chân" này.
Chúng tôi đã thấm thía lời Chúa Giêsu trong nhà tiệc ly trước khi chia tay các môn đệ của Người: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14, 27). Lời ban bình an này được thực hiện ngay giữa cơn thử thách đang đè nặng trên tông đồ đoàn, vì Chúa sắp bước vào thụ nạn.
Vì ơn bình an mà bản thân cảm nghiệm từ ngôi trại thân thương này, chúng tôi thấy mình được mà không hề mất, ngược lại chúng tôi đã nhận nơi họ quá nhiều. Đúng hơn, anh chị em trong trại phong là món quà, không thể có món quà nào quý hơn, Chúa trao tặng chúng tôi.
Làm sao mà những con người, tưởng chừng xấu số ấy, vẫn có thể nở nụ cười trên môi, dẫu nhiều khi vì bệnh tật, nụ cười đã dị dạng.
Làm sao mà những con người, tưởng chừng không còn niềm tin, lại có thể tin vào Chúa là tình yêu, khi mà cả một đời gắn chặt trên giường bệnh, hay trên những chiếc xe lăn oan nghiệt.
Làm sao mà những con người tưởng chừng bị mất hy vọng dường ấy lại có thể nhìn nhận Thiên Chúa là Cha từ ái, và suốt đời ôm ấp lòng mến yêu, sự cậy trông tha thiết đối với Thiên Chúa đến vậy.
Làm sao mà những con người đáng thương ấy lại có thể cất lên tiếng “cha” niềm nỡ với các linh mục, hay tiếng “dì”, tiếng “thầy” thân thương với các tu sĩ.
Làm sao mà những con người bạc phận ấy lại có thể can đảm níu kéo cuộc sống của mình từng ngày trong căn bệnh quái ác đã từng gây đau nhức đến nỗi chỉ muốn chết, chỉ có thể chết mà thôi.
Làm sao những con người đáng thương ấy lại có thể chấp nhận bản thân mình, trong khi bị chính những người thân nhất đời mình như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cháu… chối bỏ, thậm chí bị khước từ, bị khinh bỉ như một kẻ dơ bẩn, xấu xa, hèn mạc.
Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bi đát, lại có thể chìa đôi tay không còn nguyên vẹn của mình để làm cho đứng dậy những ai muốn gục ngã trong đời.
Làm sao mà những con người khó đứng vững trên đôi chân mình, lại có thể làm điểm tựa vững chắc cho những ai đang sầu thương trên đường đời. Bởi nhiều khi vấp phải những khủng hoảng trong đời sống, chúng tôi đã chiêm ngưỡng những anh chị em tưởng chừng bi thương ấy, để lấy lại thăng bằng cho đời hiến dâng của mình.
Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bất hạnh ấy, lại giàu nghị lực, giàu lòng can đảm chịu đựng bệnh tật, chịu đựng hoàn cảnh thiếu tình thương của người thân, thiếu sự ấm áp của một mái gia đình đúng nghĩa, lại có thể chấp nhận một gia đình mà trong đó, toàn là người xa lạ, đến từ nhiều nơi, với nhiều cách nghĩ, cách sống lắm lúc quá chênh lệch, quá khác nhau…
Làm sao mà những con người tưởng như chỉ còn màn đen phủ trọn kiếp sống, lại có thể quả cảm đến mức lạ thường, khi phải chấp nhận hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những người cùng chung sống, hoàn cảnh của những người phục vụ mình, hoàn cảnh của tất cả những ai có trách nhiệm, có liên can, mà nhiều khi vì hoàn cảnh riêng ấy, đã không mang lại nụ cười, hay đã không thể mang lại nụ cười, nhưng chỉ là nước mắt, là khổ đau cho mình…
Làm sao mà những con người như thế, lại có thể vỹ đại đến vậy. Đáng yêu quá! Đáng quý quá! Đáng trân trọng quá!...
Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đã nhảy múa trong đầu chúng tôi, trong tim chúng tôi, trong những ngày tháng chúng tôi được chứng kiến. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” nghẹn ứ trong cổ họng, đã không thể bật thành lời, mà thành những dòng cảm động rót đầy vào hồn chúng tôi. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đổ dồn trong cõi riêng tư, khiến chúng tôi càng yêu quá đỗi, càng trân quý quá đỗi những ân huệ lớn lao của Thiên Chúa ban tặng trong cuộc đời mình.
Không thể trả lời cho xiết những tiếng “làm sao…”. Bởi nếu đi tìm câu trả lời bằng suy nghĩ của phàm nhân, sẽ thất bại.
Chỉ có lời Thiên Chúa mới mong lý giải đến tận cùng những tiếng “làm sao…” ấy. Càng nhìn thấy những hoàn cảnh, những xác thân bệnh đau, tật nguyền của anh chị em, nhưng vẫn muốn sống, vẫn tiếp tục sống và tha thiết với sự sống, chúng tôi càng thấm thía lời ban bình an của Chúa chúng ta, lời đã được thốt lên ngay trước giờ thụ nạn, giờ đau khổ nhất trong cuộc đời dương thế của Người: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14, 27).
Hóa ra LÒNG NGƯỜI ĐÃ TRỔ SINH BÌNH AN CỦA THẦY.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, đó là bình an giữa những vây bũa bởi những thách thức, những rúng động (chứ không phải thứ bình an êm ái nhưng giả tạo của thế gian, hay của bất cứ ai khác), mới có thể làm tăng sức, làm mạnh mẽ, làm cao cả, làm mãnh lực, làm cứng cáp… những gì yếu đuối nhất, mềm mại nhất, đơn côi nhất, thiếu thốn nhất…
Chính vì được “Thầy để lại”, được “Thầy ban” cho mình “BÌNH AN CỦA THẦY” mà những con người đầy khiếm khuyết trên thân xác, lại có thể sống tích cực, sống dồi dào đức tin, lòng mền, niềm cậy trông, sống dồi dào tình yêu cho nhau, và cho đời đến vậy.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, bình an trong sự vâng phục Thánh Ý đến tận cùng mà Chúa Giêsu rót vào hồn những kẻ đang bước đi cùng Người trên con đường thánh giá, mới làm cho họ vững vàng, chấp nhận, chịu đựng, và biết hiến dâng đến vậy.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY” đã làm cho mọi bệnh nhân nơi đây, dẫu còn đó những khó khăn, những thiếu thốn, vẫn yêu và ra sức xây dựng nơi mình sống, xây dựng môi trường bệnh viện thành ngôi nhà chung cho tất cả những ai đồng cảnh ngộ, cho tất cả những ai muốn tìm về để có chốn nương thân.
“BÌNH AN CỦA THẦY” một khi được trao ban cho con người, cứ y như dấu lạ mà chính Thầy đã từng thực hiện trong Tin Mừng, nay lại tiếp tục để chữa lành, để xoa dịu, để ủi an, để tăng nghị lực, để lấp đầy những trống vắng, để tha thứ, để đón nhận… mọi con người.
Hay nói cách khác, giờ đây Thầy đang hiện diện bằng chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, để những gì mà ngày xưa Thầy đã từng thực hiện nơi những trang Tin Mừng, vẫn tiếp tục thực hiện bằng chính những dấu lạ hôm nay, ngay trên chốn này. Chính Thầy đã làm cho lòng người hôm nay trổ sinh bình an của Thầy.
Cảm nghiệm “BÌNH AN CỦA THẦY” trổ sinh trong lòng người như chạm tới được, chúng tôi bàng hoàng. Đã có lúc chúng tôi sợ hãi, vì nhận ra, đôi lần mình còn sống hình thức, chưa dám dấn thân, chưa dám hòa mình trọn vẹn với anh chị em. Chúng tôi nguyện xin Chúa Giêsu, người Thầy của ơn bình an, tha thứ cho những dại khờ, những lơ đễnh, những hời hợt của chúng tôi. Xin Chúa tha thứ cho những lần chúng tôi chưa đặt hết tâm của mình trong việc phục vụ. Xin Chúa tha thứ cho chúng tôi vì chúng tôi đã không làm đầy thêm, không vun bồi thêm khuôn mặt từ ái yêu thương của Chúa nơi tất cả những anh chị em đang đau khổ, vì sự xa tránh, sự thiếu chân thật, thiếu tấm lòng, thiếu sự cảm thông… của chúng tôi.
Nguyện xin Chúa Giêsu tác giả của ơn bình an, ban cho chúng tôi, ban cho mọi người có nhiệm vụ phục vụ, và ban cho mọi bệnh nhân bình an của Chúa, để nhờ ơn bình an ấy, cuộc sống nơi đây ngày càng đẹp hơn, thắm thiết hơn, trào tràn yêu thương hơn.
Xin lỗi Chúa bao nhiêu, chúng tôi càng phải mang ơn anh chị em trại phong này bấy nhiêu. Anh chị em là ngọn lửa thắp lên niềm an ủi, thắp lên sức mạnh tình thần, sức mạnh của nghị lực khi chúng tôi vấp phải những chán chường, bạc nhược mà đôi lần vì bản thân, vì giới hạn của con người, vì những hoàn cảnh khác nhau có thể gây ra. Chính anh chị em làm cho chúng tôi vui hơn, tươi hơn, đáng sống hơn, dám đương đầu hơn…
Chính trong nỗi bất hạnh của mình, anh chị em là nét đẹp của cuộc đời, là ánh nắng pha trong u tối, là cơn mưa nhẹ xua đi những oi nồng trong lòng chúng tôi, mỗi khi chúng tôi gặp phải những cản trở nào đó trên đường phục vụ và mục vụ. Từ nay, cứ nhìn anh chị em, chúng tôi không còn dám than thân trách phận, không còn dám nghĩ suy ích kỹ cho riêng mình, không còn dám bỏ qua những tiện ích, những khả năng mà Chúa ban cho mình, không còn dám “đem chôn dấu nén bạc” của Chúa, mà không tìm ích lợi hồn xác cho mình, cho đời.
Ngàn vạn lần cám ơn anh chị em. Chúng tôi đã nhận từ anh chị em quá nhiều. Chúng tôi kính phục anh chị em. Anh chị em đã cho chúng tôi không phải vật chất, mà là cho tất cả con người, cho cả đời sống, cho cả những khiếm khuyết trên thân thể của anh chị em, để chúng tôi càng nhận ra hồng ân sự sống cao quý biết chừng nào.
Anh chị em là quà tặng của sự sống chúng tôi. Anh chị em muốn sống, muốn vươn cao hơn nữa trong đời sống, dù vẫn còn đó trên thân thể bệnh tật của mình, thì chúng tôi càng phải sống, và sống cho có ý nghĩa, sống cho tích cực, sống vì lợi ích thiêng liêng của mình, vì lợi ích thiêng liêng của chính anh em và của muôn người mà chúng tôi có nhiệm vụ phục vụ.
Xin cúi mình kính chào anh chị em. Xin được hôn lên mọi đau khổ của anh chị em.
Xin Chúa tuôn đổ bình an của Chúa trên tất cả chúng ta.
TỪ TRẠI PHONG BẾN SẮN
Trại phong Bến Sắn được thành lập từ năm 1959. Kể từ ngày đầu thành lập, trại phong Bến Sắn đã được trao cho các nữ tu tu hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn coi sóc và phục vụ. Từ sau năm 1975, các nữ tu chỉ còn là người phục vụ như nhiều cán bộ công nhân viên khác của trại.
Hơn nửa thế kỷ, gần cả một đời người, nơi đây đã lưu dấu bao nhiêu bước chân con người đi qua. Có thể họ là những người phục vụ với tư cách là y bác sĩ; có thể họ là những người mang lý tưởng tình yêu Chúa Kitô như các nữ tu và nhiều thành viên thiện nguyện khác; có thể họ là những ân nhân một lần đến thăm rồi từ đó gắn bó với trại phong; cũng có thể đó là những người tình cờ hay tò mò muốn biết bệnh nhân phong là thế nào, rồi khi chứng kiến, đã ghi dấu ấn hình ảnh những con người bất hạnh tận tâm khảm đời mình; và trên hết, thành phần chủ yếu của trại phong là tất cả bệnh nhân phong. Chính vì họ mà trại phong Bến Sắn có lý do tồn tại và hiện diện trong nhiều chục năm qua.
Cách đây nhiều năm, như một tuyên úy cho trại phong Bến Sắn, hằng ngày đến dâng thánh lễ, nhiều lần rửa tội, giải tội, xức dầu, cử hành các nghi thức tẩm liệm, an táng… cho những anh chị em bệnh nhân ở đây, chúng tôi cảm nhận họ thực là tấm gương của ơn bình an, ơn biết tín thác vào bàn tay Thiên Chúa.
Nay đang trong thời cách ly nghiêm ngặt, phải tự giam mình nhiều tháng trời, nhớ lại cảnh anh chị em bệnh nhân phong phải tật nguyền, có người suốt đời ngồi xe lăn, có người suốt đời gắn mình trên giường bệnh, có người chân tay, mắt mũi, hình hài không còn nguyên vẹn..., không đi đâu và cũng không thể tự mình đi bất cứ nơi đâu, đúng hơn, họ chấp nhận sự tự giam mình trong bốn bức tường của khu vực điều trị một các vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc, chúng tôi càng tự xấu hổ, càng thương họ vô cùng...
Bản thân, từ nhỏ đã đầy đủ mọi bộ phận trên cơ thể, muốn đi là đi, muốn về là về. hạnh phúc đến độ, ở cạnh người bất hạnh hơn mình bao nhiêu thời gian mà vẫn chưa một lần nhận ra, chưa một lần tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ.
Đến nay, chỉ mới một thời gian không thể bước chân khỏi nhà, đã cảm thấy bực bội, cảm thấy muốn nổi loạn. Bây giờ, nhìn anh chị em của mình, cảm nghiệm sự bình an chấp nhận nếp sống phẳng lặng trôi đi từng ngày của họ mà tôi rút ra nhiều bài học quý báu cho đức tin, cho lòng yêu mến Chúa, cho đời sống phục vụ của mình trong thời gian "trói chân" này.
Chúng tôi đã thấm thía lời Chúa Giêsu trong nhà tiệc ly trước khi chia tay các môn đệ của Người: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14, 27). Lời ban bình an này được thực hiện ngay giữa cơn thử thách đang đè nặng trên tông đồ đoàn, vì Chúa sắp bước vào thụ nạn.
Vì ơn bình an mà bản thân cảm nghiệm từ ngôi trại thân thương này, chúng tôi thấy mình được mà không hề mất, ngược lại chúng tôi đã nhận nơi họ quá nhiều. Đúng hơn, anh chị em trong trại phong là món quà, không thể có món quà nào quý hơn, Chúa trao tặng chúng tôi.
Làm sao mà những con người, tưởng chừng xấu số ấy, vẫn có thể nở nụ cười trên môi, dẫu nhiều khi vì bệnh tật, nụ cười đã dị dạng.
Làm sao mà những con người, tưởng chừng không còn niềm tin, lại có thể tin vào Chúa là tình yêu, khi mà cả một đời gắn chặt trên giường bệnh, hay trên những chiếc xe lăn oan nghiệt.
Làm sao mà những con người tưởng chừng bị mất hy vọng dường ấy lại có thể nhìn nhận Thiên Chúa là Cha từ ái, và suốt đời ôm ấp lòng mến yêu, sự cậy trông tha thiết đối với Thiên Chúa đến vậy.
Làm sao mà những con người đáng thương ấy lại có thể cất lên tiếng “cha” niềm nỡ với các linh mục, hay tiếng “dì”, tiếng “thầy” thân thương với các tu sĩ.
Làm sao mà những con người bạc phận ấy lại có thể can đảm níu kéo cuộc sống của mình từng ngày trong căn bệnh quái ác đã từng gây đau nhức đến nỗi chỉ muốn chết, chỉ có thể chết mà thôi.
Làm sao những con người đáng thương ấy lại có thể chấp nhận bản thân mình, trong khi bị chính những người thân nhất đời mình như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cháu… chối bỏ, thậm chí bị khước từ, bị khinh bỉ như một kẻ dơ bẩn, xấu xa, hèn mạc.
Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bi đát, lại có thể chìa đôi tay không còn nguyên vẹn của mình để làm cho đứng dậy những ai muốn gục ngã trong đời.
Làm sao mà những con người khó đứng vững trên đôi chân mình, lại có thể làm điểm tựa vững chắc cho những ai đang sầu thương trên đường đời. Bởi nhiều khi vấp phải những khủng hoảng trong đời sống, chúng tôi đã chiêm ngưỡng những anh chị em tưởng chừng bi thương ấy, để lấy lại thăng bằng cho đời hiến dâng của mình.
Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bất hạnh ấy, lại giàu nghị lực, giàu lòng can đảm chịu đựng bệnh tật, chịu đựng hoàn cảnh thiếu tình thương của người thân, thiếu sự ấm áp của một mái gia đình đúng nghĩa, lại có thể chấp nhận một gia đình mà trong đó, toàn là người xa lạ, đến từ nhiều nơi, với nhiều cách nghĩ, cách sống lắm lúc quá chênh lệch, quá khác nhau…
Làm sao mà những con người tưởng như chỉ còn màn đen phủ trọn kiếp sống, lại có thể quả cảm đến mức lạ thường, khi phải chấp nhận hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những người cùng chung sống, hoàn cảnh của những người phục vụ mình, hoàn cảnh của tất cả những ai có trách nhiệm, có liên can, mà nhiều khi vì hoàn cảnh riêng ấy, đã không mang lại nụ cười, hay đã không thể mang lại nụ cười, nhưng chỉ là nước mắt, là khổ đau cho mình…
Làm sao mà những con người như thế, lại có thể vỹ đại đến vậy. Đáng yêu quá! Đáng quý quá! Đáng trân trọng quá!...
Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đã nhảy múa trong đầu chúng tôi, trong tim chúng tôi, trong những ngày tháng chúng tôi được chứng kiến. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” nghẹn ứ trong cổ họng, đã không thể bật thành lời, mà thành những dòng cảm động rót đầy vào hồn chúng tôi. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đổ dồn trong cõi riêng tư, khiến chúng tôi càng yêu quá đỗi, càng trân quý quá đỗi những ân huệ lớn lao của Thiên Chúa ban tặng trong cuộc đời mình.
Không thể trả lời cho xiết những tiếng “làm sao…”. Bởi nếu đi tìm câu trả lời bằng suy nghĩ của phàm nhân, sẽ thất bại.
Chỉ có lời Thiên Chúa mới mong lý giải đến tận cùng những tiếng “làm sao…” ấy. Càng nhìn thấy những hoàn cảnh, những xác thân bệnh đau, tật nguyền của anh chị em, nhưng vẫn muốn sống, vẫn tiếp tục sống và tha thiết với sự sống, chúng tôi càng thấm thía lời ban bình an của Chúa chúng ta, lời đã được thốt lên ngay trước giờ thụ nạn, giờ đau khổ nhất trong cuộc đời dương thế của Người: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14, 27).
Hóa ra LÒNG NGƯỜI ĐÃ TRỔ SINH BÌNH AN CỦA THẦY.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, đó là bình an giữa những vây bũa bởi những thách thức, những rúng động (chứ không phải thứ bình an êm ái nhưng giả tạo của thế gian, hay của bất cứ ai khác), mới có thể làm tăng sức, làm mạnh mẽ, làm cao cả, làm mãnh lực, làm cứng cáp… những gì yếu đuối nhất, mềm mại nhất, đơn côi nhất, thiếu thốn nhất…
Chính vì được “Thầy để lại”, được “Thầy ban” cho mình “BÌNH AN CỦA THẦY” mà những con người đầy khiếm khuyết trên thân xác, lại có thể sống tích cực, sống dồi dào đức tin, lòng mền, niềm cậy trông, sống dồi dào tình yêu cho nhau, và cho đời đến vậy.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, bình an trong sự vâng phục Thánh Ý đến tận cùng mà Chúa Giêsu rót vào hồn những kẻ đang bước đi cùng Người trên con đường thánh giá, mới làm cho họ vững vàng, chấp nhận, chịu đựng, và biết hiến dâng đến vậy.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY” đã làm cho mọi bệnh nhân nơi đây, dẫu còn đó những khó khăn, những thiếu thốn, vẫn yêu và ra sức xây dựng nơi mình sống, xây dựng môi trường bệnh viện thành ngôi nhà chung cho tất cả những ai đồng cảnh ngộ, cho tất cả những ai muốn tìm về để có chốn nương thân.
“BÌNH AN CỦA THẦY” một khi được trao ban cho con người, cứ y như dấu lạ mà chính Thầy đã từng thực hiện trong Tin Mừng, nay lại tiếp tục để chữa lành, để xoa dịu, để ủi an, để tăng nghị lực, để lấp đầy những trống vắng, để tha thứ, để đón nhận… mọi con người.
Hay nói cách khác, giờ đây Thầy đang hiện diện bằng chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, để những gì mà ngày xưa Thầy đã từng thực hiện nơi những trang Tin Mừng, vẫn tiếp tục thực hiện bằng chính những dấu lạ hôm nay, ngay trên chốn này. Chính Thầy đã làm cho lòng người hôm nay trổ sinh bình an của Thầy.
Cảm nghiệm “BÌNH AN CỦA THẦY” trổ sinh trong lòng người như chạm tới được, chúng tôi bàng hoàng. Đã có lúc chúng tôi sợ hãi, vì nhận ra, đôi lần mình còn sống hình thức, chưa dám dấn thân, chưa dám hòa mình trọn vẹn với anh chị em. Chúng tôi nguyện xin Chúa Giêsu, người Thầy của ơn bình an, tha thứ cho những dại khờ, những lơ đễnh, những hời hợt của chúng tôi. Xin Chúa tha thứ cho những lần chúng tôi chưa đặt hết tâm của mình trong việc phục vụ. Xin Chúa tha thứ cho chúng tôi vì chúng tôi đã không làm đầy thêm, không vun bồi thêm khuôn mặt từ ái yêu thương của Chúa nơi tất cả những anh chị em đang đau khổ, vì sự xa tránh, sự thiếu chân thật, thiếu tấm lòng, thiếu sự cảm thông… của chúng tôi.
Nguyện xin Chúa Giêsu tác giả của ơn bình an, ban cho chúng tôi, ban cho mọi người có nhiệm vụ phục vụ, và ban cho mọi bệnh nhân bình an của Chúa, để nhờ ơn bình an ấy, cuộc sống nơi đây ngày càng đẹp hơn, thắm thiết hơn, trào tràn yêu thương hơn.
Xin lỗi Chúa bao nhiêu, chúng tôi càng phải mang ơn anh chị em trại phong này bấy nhiêu. Anh chị em là ngọn lửa thắp lên niềm an ủi, thắp lên sức mạnh tình thần, sức mạnh của nghị lực khi chúng tôi vấp phải những chán chường, bạc nhược mà đôi lần vì bản thân, vì giới hạn của con người, vì những hoàn cảnh khác nhau có thể gây ra. Chính anh chị em làm cho chúng tôi vui hơn, tươi hơn, đáng sống hơn, dám đương đầu hơn…
Chính trong nỗi bất hạnh của mình, anh chị em là nét đẹp của cuộc đời, là ánh nắng pha trong u tối, là cơn mưa nhẹ xua đi những oi nồng trong lòng chúng tôi, mỗi khi chúng tôi gặp phải những cản trở nào đó trên đường phục vụ và mục vụ. Từ nay, cứ nhìn anh chị em, chúng tôi không còn dám than thân trách phận, không còn dám nghĩ suy ích kỹ cho riêng mình, không còn dám bỏ qua những tiện ích, những khả năng mà Chúa ban cho mình, không còn dám “đem chôn dấu nén bạc” của Chúa, mà không tìm ích lợi hồn xác cho mình, cho đời.
Ngàn vạn lần cám ơn anh chị em. Chúng tôi đã nhận từ anh chị em quá nhiều. Chúng tôi kính phục anh chị em. Anh chị em đã cho chúng tôi không phải vật chất, mà là cho tất cả con người, cho cả đời sống, cho cả những khiếm khuyết trên thân thể của anh chị em, để chúng tôi càng nhận ra hồng ân sự sống cao quý biết chừng nào.
Anh chị em là quà tặng của sự sống chúng tôi. Anh chị em muốn sống, muốn vươn cao hơn nữa trong đời sống, dù vẫn còn đó trên thân thể bệnh tật của mình, thì chúng tôi càng phải sống, và sống cho có ý nghĩa, sống cho tích cực, sống vì lợi ích thiêng liêng của mình, vì lợi ích thiêng liêng của chính anh em và của muôn người mà chúng tôi có nhiệm vụ phục vụ.
Xin cúi mình kính chào anh chị em. Xin được hôn lên mọi đau khổ của anh chị em.
Xin Chúa tuôn đổ bình an của Chúa trên tất cả chúng ta.
VietCatholic TV
Hiệp thông với Đền Thánh Đức Mẹ Quốc Tế Knock cầu nguyện cho Sài Gòn và quê hương Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:56 11/08/2021
Những bí ẩn chung quanh việc danh ca Britney Spears nói từ hôm nay tôi là người Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:21 11/08/2021
1. Những bí ẩn chung quanh việc danh ca Britney Spears nói từ hôm nay tôi là người Công Giáo
Ngôi sao nhạc pop người Mỹ Britney Spears thông báo trong một bài đăng trên Instagram vào hôm 5 tháng 8 rằng cô theo đạo Công Giáo và đang tham dự Thánh lễ.
Trong một bài viết được thực hiện tối thứ Năm, Spears, 39 tuổi, chia sẻ hai video. Trong video thứ nhất, cô mặc một chiếc quần short jean và áo len. Trong video thứ hai, cô mặc một chiếc áo đầm màu xanh với hoa.
Trong chú thích của mình, Spears nói: “Chú ý như trong video tiếp theo... Tôi vừa trở về sau khi dự thánh lễ... Từ nay tôi là người Công Giáo... chúng ta hãy cầu nguyện 🙏🏼 !!!”
Tuy nhiên, vào chiều thứ Sáu, bài đăng trên Instagram của Spears đã bị xóa. Các bài đăng khác không liên quan đến đức tin cũng bị xóa khỏi tài khoản Instagram của cô ấy, chẳng hạn như việc cô ấy nói về việc sở hữu chiếc iPad đầu tiên của mình.
Spears, một người sinh ra ở McComb, Mississippi, lớn lên trong một gia đình Tin Lành Baptist. Cô nổi tiếng lần đầu khi còn nhỏ trong chương trình truyền hình Star Search, trước khi được chọn vào The All-New Mickey Mouse Club ở tuổi 11. Cô phát hành album đầu tay, “... Baby One More Time” vào tháng Giêng 1999 khi lên 17 tuổi.
Trong khi một số người truy cập vào Instagram có thể ngạc nhiên trước thông báo đột ngột của Spears về việc chuyển đổi tôn giáo của cô ấy, Spears đã bày tỏ niềm yêu thích đức tin trong các bài đăng trên Instagram trước đây. Spears đã nhiều lần đăng những lời cầu nguyện, bao gồm cả Kinh Kính Mừng, và thường xuyên nói về đời sống cầu nguyện của mình. Tiểu sử trên Instagram của cô ấy nhắc nhở mọi người “ Hãy cầu nguyện mỗi ngày 🙏🏼✝”
Vẫn chưa biết chính cô ta hay ai đó đã xoá bài đăng trên Instagram của Spears nói về việc trở thành người Công Giáo.
Source:Catholic News Agency
2. Một số giám mục Hoa Kỳ yêu cầu anh chị em giáo dân đeo khẩu trang y tế trở lại
Với biến thể Delta gây ra sự leo thang kéo dài trong suốt một tháng qua đối với các trường hợp Covid-19 trên toàn quốc — đặc biệt là ở các tiểu bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp — các quan chức thành phố và tiểu bang cũng như các doanh nghiệp quốc gia như Home Depot và McDonald's đã khôi phục các quy định về khẩu trang y tế đã bị bãi bỏ trong thời gian có các tín hiệu lạc quan hơn trong tháng Năm và tháng Sáu.
Biến thể Delta hiện chiếm tỷ lệ cao nhất trên toàn quốc, với hơn 93% tổng số ca nhiễm Covid-19 đã được xác nhận và Hoa Kỳ một lần nữa dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm Covid-19 với số trường hợp nhiễm bệnh trung bình hàng ngày là hơn 96,000 trường hợp.
Delta đã chứng tỏ là cực độc so với các chủng coronavirus trước đó. Những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong làn sóng gần đây nhất là những người trẻ và chưa được tiêm chủng.
Hầu hết các giáo phận Hoa Kỳ sẽ tiếp tục dựa vào phán quyết của các quan chức y tế địa phương hoặc tiểu bang về việc đeo khẩu trang và các quy trình an toàn khác của Covid-19. Tuy vậy, ít nhất một giám mục cảm thấy buộc phải làm nhiều hơn một chút trong nỗ lực bảo vệ anh chị em giáo dân khỏi biến thể Delta.
Ở Kentucky, biến thể Delta đã làm số trường hợp nhiễm Covid-19 ngày càng tăng trong suốt hơn một tháng qua. Hôm 4 tháng 8, các quan chức tiểu bang báo cáo tỷ lệ dương tính với Covid-19 tăng hơn 10 phần trăm, so với tháng Giêng – nghĩa là trước khi có vắc xin.
Mặc dù các quan chức nhà nước cho đến nay đã từ chối áp dụng lại các quy định về đeo khẩu trang, Đức Cha John Stowe, Giám Mục Giáo phận Lexington, đã yêu cầu anh chị em giáo dân đeo khẩu trang y tế tại tất cả các buổi lễ và tất cả các cuộc họp khác diễn ra trên địa bàn giáo xứ, và nói thêm rằng “việc hát trong các thánh lễ nên được giảm bớt hoặc loại bỏ đáng kể cho đến khi có thông báo mới”.
Source:American Magazine
3. Đức Hồng Y José Tolentino Mendonça chủ tọa hội thảo hướng đến một khởi đầu mới sau đại dịch
Thông tấn xã ECCLESIA sẽ thúc đẩy một loạt các cuộc hội thảo với Đức Hồng Y José Tolentino Mendonça về “hướng đến một khởi đầu mới”, sẽ được phát sóng trực tuyến từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 9, vào lúc 9:30 tối.
“Kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng: một thách thức để được tái sinh” là chủ đề của cuộc hội thảo này. Vị Hồng Y nguyên là thủ thư của Tòa Thánh đề xuất cuộc hội thảo nói trên vào đầu tháng 9 khi các hoạt động tại các trường Đại Học, trung học, và tiểu học được nối lại, và các nhà thờ được mở cửa trở lại.
Các cuộc trao đổi với Đức Hồng Y José Tolentino Mendonça được mô tả là những ngày “tĩnh tâm mở” cho tất cả mọi người.
Cuộc hội thảo cũng nhằm hướng đến việc chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Lisbon.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo rằng Lisbon sẽ tổ chức cuộc họp mặt của giới trẻ Công Giáo toàn cầu tại Thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới quốc tế cuối cùng tại Thành phố Panama vào tháng Giêng năm 2019.
Thành phố 505,000 dân nằm cách Fatima, một trong những địa điểm hành hương kính Đức Mẹ phổ biến nhất thế giới, 120km.
Vào tháng 10 năm ngoái, các nhà tổ chức đã ra mắt trang web Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lisbon 2023 và logo chính thức. Biểu trưng có hình Đức Trinh Nữ Maria đứng trước cây thánh giá, với màu cờ của Bồ Đào Nha, đã được chọn trong một cuộc thi quốc tế.
Vào tháng Giêng, các nhà tổ chức đã công bố bài hát chủ đề chính thức của sự kiện. Bài hát có tựa đề “Có một luồng gió trong không khí”.
Source:Eccelesia
Tin dữ: Hồng Y sáng giá cho ngôi Giáo Hoàng tương lai vừa nhiễm phải vi rút độc địa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:48 11/08/2021
1. Đức Hồng Y Burke xét nghiệm dương tính với vi rút độc địa
Tối Thứ Ba, 10 Tháng Tám, theo giờ Đông Bộ Hoa Kỳ, tức là sáng thứ Tư 11 tháng 8 theo giờ Việt Nam, Đức Hồng Y Raymond Leo Burke đã xác nhận rằng ngài đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Tuy nhiên, Đức Hồng Y cho biết thêm sức khoẻ của ngài đang tiến triển tốt.
Trong một dòng tweet, Đức Hồng Y Burke đã viết: “Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô! Tôi muốn thông báo với anh chị em rằng gần đây tôi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút COVID-19. Tạ ơn Chúa, tôi đang nghỉ ngơi thoải mái và được chăm sóc y tế tuyệt vời. Xin hãy cầu nguyện cho tôi khi tôi bắt đầu hồi phục. Chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa Quan Phòng. Xin Chúa phù hộ anh chị em.”
Dòng tweet của Đức Hồng Y đã dập tắt những suy đoán lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội về sức khỏe của ngài.
Sáng sớm ngày thứ Ba, Đức ông Roger J. Scheckel, một linh mục của giáo phận La Crosse, đã đăng một thông điệp trên mạng xã hội phủ nhận Đức Hồng Y bị nhiễm COVID-19. Ngài trích dẫn Mary Burke, em gái của Đức Hồng Y.
Theo Đức Ông, “Đức Hồng Y Burke đã quá mệt mỏi vì lịch trình của ngài tại Đền thờ Đức Mẹ Guadalupe và Lễ Thêm sức ở Wisconsin”. Đức Ông cũng nói thêm rằng Đức Hồng Y “cũng bị nhiễm trùng xoang nặng” và ngài “CHƯA được chẩn đoán mắc phải Covid. Không phải là bệnh chết người đâu”.
“Mary yêu cầu chúng ta nên làm bất cứ điều gì có thể để chấm dứt những tin đồn”.
Vài giờ sau tweet của Đức Ông, Đức Hồng Y đã công khai tình trạng của mình.
Đức Hồng Y Raymond Leo Burke sinh ngày 30 tháng 6 năm 1948, năm nay 73 tuổi, là một giám mục Mỹ. Hiện nay ngài là vị lãnh đạo tinh thần của Dòng Malta. Ngài đã lãnh đạo Tổng giáo phận St. Louis từ năm 2004 đến năm 2008 và Giáo phận La Crosse từ năm 1995 đến năm 2004. Từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 11 năm 2014, ngài là Chánh Tòa Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh.
Là một luật sư giáo luật, Đức Hồng Y Burke thường được coi là tiếng nói truyền thống trong số các Giám Mục Công Giáo. Ngài đã tạo dựng được danh tiếng là một nhà lãnh đạo bảo thủ khi phục vụ ở La Crosse và St. Louis. Đức Hồng Y Burke là người cổ vũ chính cho Thánh lễ Latinh Truyền thống. Ngài thường xuyên dâng lễ và phong chức cho các linh mục theo các nghi lễ truyền thống.
Trong cuốn The Next Pope, nghĩa là Vị Giáo Hoàng Tiếp Theo, Edward Pentin, ký giả kỳ cựu về Vatican của National Catholic Register của đài truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ EWTN nhận định rằng Đức Hồng Y Burke là một papabili, tức là một ứng viên sáng giá cho ngôi Giáo Hoàng trong Cơ Mật Viện tiếp theo.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Burke cảnh cáo về các hậu quả tai hại của đại dịch coronavirus
Trong bài giảng Lễ Đức Mẹ Guadalupe ngày 12 tháng 12, năm ngoái 2020, Đức Hồng Y Burke cho biết nhiều quốc gia đang ở trong cơn khủng hoảng nghiêm trọng, trong đó chủ nghĩa duy vật Mácxít hiện nay dường như đang thống trị toàn cầu, đại dịch coronavirus đang được dùng để “thao túng các công dân và các quốc gia thông qua sự thiếu hiểu biết và sợ hãi”. Trong bối cảnh đó, con người bị dẫn dụ tới suy nghĩ rằng họ phải tìm kiếm nơi một căn bệnh và cách phòng ngừa của nó để hiểu và định hướng cuộc sống của họ, chứ không phải là tìm kiếm nơi Thiên Chúa và kế hoạch của Ngài cho ơn cứu rỗi nhân loại.
Mở đầu bài giảng, Đức Hồng Y nói:Ngợi Khen Chúa Giêsu Kitô!
Chúng ta đến với Đức Mẹ Guadalupe trong ngày lễ của Mẹ với tâm hồn phiền muộn và nặng trĩu. Quốc gia của chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng đe dọa tương lai tự do và dân chủ của chính nó. Sự truyền bá chủ nghĩa duy vật Mácxít trên toàn thế giới, vốn đã mang đến những hủy diệt và chết chóc cho cuộc sống của rất nhiều người, và đã đe dọa nền tảng của quốc gia chúng ta trong nhiều thập kỷ qua, giờ đây dường như đang nắm quyền thống trị đối với quốc gia của chúng ta. Để đạt được lợi ích kinh tế, với tư cách là một quốc gia, chúng ta đã tự cho phép mình trở nên phụ thuộc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, một ý thức hệ hoàn toàn trái ngược với nền tảng Kitô mà trên đó các gia đình và quốc gia của chúng ta vẫn còn được an toàn và thịnh vượng. Tôi đề cập đến Hoa Kỳ, nhưng rõ ràng là nhiều quốc gia khác cũng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tương tự rất đáng báo động.
Sau đó, lại có một thứ virus Vũ Hán bí ẩn về bản chất và cách phòng chống mà các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày đang ra rả cung cấp cho chúng ta những thông tin trái ngược nhau. Tuy nhiên, điều rõ ràng là nó đã được sử dụng bởi một số lực lượng nhất định, thù nghịch với định chế gia đình và tự do của các quốc gia, để thúc đẩy chương trình nghị sự xấu xa của họ. Những lực lượng này nói với chúng ta rằng chúng ta hiện là đối tượng của cái gọi là “Đại Tái Lập”, hay “Tiêu Chuẩn Mới”, trong đó thống trị thế giới bằng sự thao túng các công dân và các quốc gia thông qua sự thiếu hiểu biết và sợ hãi. Bây giờ, chúng ta được cho là phải tìm kiếm nơi một căn bệnh và cách phòng ngừa của nó để hiểu và định hướng cuộc sống của chúng ta, chứ không phải là tìm kiếm nơi Thiên Chúa và kế hoạch của Ngài cho ơn cứu rỗi của chúng ta. Phản ứng của nhiều Giám mục và linh mục, và của nhiều tín hữu đã cho thấy sự thiếu hiểu biết một cách tồi tệ về giáo lý đúng đắn. Rất nhiều người trong Hội Thánh dường như không hiểu về cách Chúa Giêsu tiếp tục công việc cứu rỗi của Ngài trong thời kỳ dịch bệnh và các thảm họa khác.
Hơn nữa, Giáo hội Mẹ thánh thiện của chúng ta, Hiền Thê không tì vết của Chúa Kitô, qua đó Chúa Kitô luôn tác động để ban ơn cứu rỗi đời đời cho chúng ta, đang bị bao vây bởi các báo cáo về sự băng hoại đạo đức, dường như đang tăng lên mỗi ngày, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến Điều răn thứ sáu và thứ bảy. Tại quốc gia của chúng ta, các báo cáo về Theodore McCarrick thật sự đã cám dỗ nhiều người Công Giáo mộ đạo quay sang chất vấn các mục tử của họ, là những người, theo kế hoạch của Chúa Kitô dành cho Giáo hội, là những người hướng dẫn an toàn cho họ bằng cách dạy bảo họ các chân lý đức tin, hướng dẫn họ thế nào là thờ phượng Đức Chúa Trời cho xứng hợp và cầu nguyện với Ngài, và bằng cách hướng dẫn họ tuân theo các kỷ luật truyền thống của Hội Thánh.
Quá thường, các tín hữu chẳng nhận được hồi đáp hoặc chỉ nhận được một phản hồi không dựa trên những chân lý bất biến về đức tin và luân lý. Họ nhận được phản hồi dường như không phải từ những mục tử, nhưng từ những người quản lý thế tục. Sự bối rối liên quan đến những gì Giáo Hội thực sự dạy bảo và đòi hỏi nơi chúng ta, phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội, tạo ra sự chia rẽ lớn hơn bao giờ hết trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Tất cả những điều này làm tê liệt Giáo hội trong sứ mệnh làm chứng cho chân lý thánh thiện và tình yêu của Thiên Chúa vào thời điểm mà thế giới cần Giáo hội như một ngọn hải đăng hơn bao giờ. Khi tiếp xúc với thế giới, Giáo hội muốn hòa mình vào thế giới một cách sai lầm, thay vì kêu gọi thế giới hoán cải để tuân theo luật Thiên Chúa được viết trên trái tim mỗi con người và được bày tỏ trọn vẹn trong Sự Nhập Thể Cứu Chuộc của Con Thiên Chúa.
Dĩ nhiên, những rắc rối đau buồn này là một thách đố chông gai đối với đời sống Kitô hữu thường nhật của chúng ta. Tác động của cuộc khủng hoảng trên thế giới và trong Giáo hội rất sâu sắc đối với tất cả chúng ta. Nhiều người đang phải chịu đựng những đau khổ đau đớn nhất, về thể chất, tình cảm và tinh thần, mà hoàn cảnh đó chắc chắn gây ra. Vào thời điểm mà chúng ta cần gần gũi nhau nhất trong tình yêu Kitô, các thế lực thế gian lại muốn cô lập chúng ta và khiến chúng ta tin rằng chúng ta cô đơn và phụ thuộc vào các thế lực thế tục; điều đó sẽ khiến chúng ta trở thành nô lệ cho các chương trình nghị sự giết người và vô thần của chúng.
Nhưng chúng ta không đơn độc. Với đức cậy, chúng ta mang trái tim nặng trĩu của mình đến với Mẹ Đồng trinh của Thiên Chúa, Mẹ của chúng ta trong Giáo hội. Mẹ lôi kéo chúng ta đến với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, và chúng ta hành hương đến với Mẹ trong ngày Lễ Trọng Đức Mẹ Guadalupe. Mẹ nói với chúng ta như khi Mẹ nói với Thánh Juan Diego, lúc thánh nhân dường như cũng đang bị đánh bại bởi căn bệnh hiểm nghèo của người chú Juan Bernardino của mình, là người mà thánh nhân đang sống chung và là người mà thánh nhân đang chăm sóc. Thánh nhân cũng đang bị đánh bại trước thử thách quá lớn khi phải gánh vác công việc lớn lao mà Đức Mẹ muốn giao phó cho ngài. Trước những biểu hiện bất lực và bất khả thi của thánh nhân, Đức Mẹ đã đáp lại:
Ta không có ở đây sao? Ta là người có vinh dự được làm mẹ của con. Con không ở trong bóng che của Mẹ và dưới sự bảo vệ của Mẹ sao? Mẹ không phải là nguồn vui của con sao? Con không ở trong áo choàng của Mẹ, không ở trong vòng tay của Mẹ sao? [1]
Đức Mẹ cũng nói những lời này với chúng ta ngày hôm nay.
Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là người phụ nữ mặc áo mặt trời với hài nhi được tiền định để giải cứu thế giới khỏi sức mạnh của ma quỷ. Mẹ bày tỏ cho chúng ta biết chân lý, mà Sách Khải Huyền đã làm chứng rằng, khi vừa hạ sinh Con Thiên Chúa, “Con bà được đưa ngay lên Thiên Chúa, lên tận ngai của Người”. [2] Mẹ bảo đảm với chúng ta rằng qua sự Nhập thể Cứu chuộc của Con Thiên Chúa, Chúa Cha thực sự đã hoàn thành lời hứa về ơn cứu rỗi đời đời của Ngài, lời hứa được lặp lại qua những lời của Tiên tri Dacaria: “Này đây, Ta sẽ đến ở giữa các ngươi, Chúa phán”. [3]
Chúng ta hợp nhất trái tim nặng trĩu của chúng ta với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của chúng ta, Đấng mà Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel đã thật chính đáng khi gọi là đấng “đầy ân sủng”. [4] Giữa chập chùng bao nhiêu những sự dữ, Đức Mẹ Đồng Trinh của Thiên Chúa đón nhận tâm hồn chúng ta và đưa tâm hồn chúng ta đến với nguồn chữa lành và sức mạnh, là Thánh Tâm Chúa Giêsu, là Thiên Chúa và là con người, là Chúa Con và là Con Mẹ. Mẹ hướng dẫn chúng ta nâng tâm hồn lên cùng Trái Tim vinh quang bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu, Đấng duy nhất có thể ban ơn cứu rỗi cho chúng ta.
Chính vì những lúc gian truân như thế này mà Đức Mẹ đã mong muốn ngôi nhà của Mẹ được xây dựng ở đây, là nơi Mẹ đã thu hút vô số linh hồn đến với Con Mẹ, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, với những lời như: “Hãy làm bất cứ điều gì Ngài bảo các anh”. Nơi tôn nghiêm này của Mẹ là một ngọn hải đăng thu hút chúng ta đến ơn cứu rỗi đời đời. Chính chúng ta, và Giáo Hội Hoàn Vũ cũng được mời gọi trở nên hình ảnh của một ngọn hải đăng phản chiếu rực rỡ ánh sáng của chân lý và tình yêu Thiên Chúa trong thế giới này, và phản chiếu thực tại của Chúa Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha trong vinh quang, và đồng thời đang ở giữa chúng ta.
Đúng là tâm hồn chúng ta đang nặng trĩu đấy, nhưng Chúa Kitô, qua sự chuyển cầu của Mẹ Đồng trinh của Ngài, đang nâng tâm hồn chúng ta lên với Ngài, đổi mới lòng tin cậy của chúng ta nơi Ngài, Đấng đã hứa ban cho chúng ta ơn cứu rỗi đời đời trong Giáo hội. Ngài sẽ luôn trung tín với những lời hứa của Ngài. Ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chúng ta đừng để bị lôi cuốn bởi các thế lực của thế gian và bởi các tiên tri giả. Chúng ta đừng từ bỏ Chúa Kitô và tìm kiếm ơn cứu rỗi của chúng ta ở những nơi mà ơn cứu rỗi sẽ không bao giờ được tìm thấy. Chúng ta đừng bao giờ quên những lời mà Đức Mẹ đã tự nhận mình trong lần hiện ra đầu tiên với Thánh Juan Diego:
Hãy biết, và biết chắc chắn rằng con thân yêu nhất và là con trai út của mẹ, rằng Ta thực sự là Đức Trinh Nữ Maria muôn đời hoàn hảo, là người có vinh dự làm Mẹ của một Thiên Chúa thật duy nhất, Đấng mà nhờ Người tất cả chúng ta được sống, Đấng Tạo dựng loài người, Chúa của muôn loài xung quanh chúng ta và Chúa của những gì gần gũi với chúng ta, Chúa của Trời, Chúa của Đất.
Mẹ rất muốn người ta xây ngôi nhà nhỏ thánh thiêng của Mẹ ở đây, nơi đó Mẹ sẽ chỉ cho người ta thấy Ngài, Mẹ sẽ tôn vinh Ngài khi xin Ngài ra tay, Mẹ sẽ ban Ngài cho tất cả mọi người với tất cả tình yêu của Mẹ, Ngài là ánh mắt từ bi của Mẹ, Ngài là ơn phù trợ của Mẹ, Ngài là ơn cứu rỗi của Mẹ. [6]
Cầu mong cho Đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở đây luôn là một khí cụ xứng đáng để Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria thu hút trái tim của chúng ta đến với Mẹ và đưa họ đến Trái Tim đã vinh quang bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu, là nguồn mạch duy nhất để chữa lành và là sức mạnh trong cuộc sống này và cho đến cuộc sống đời đời.
Dưới lớp áo yêu thương của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ Guadalupe, giờ đây chúng ta hãy nâng trái tim nặng trĩu lên với Trái Tim Chúa Giêsu vinh quang bị đâm thâu qua. Với lòng tin tưởng rằng lời hứa cứu rỗi của Chúa dành cho chúng ta sẽ được hoàn thành, chúng ta hãy hoàn toàn dâng trái tim mình cho Ngài trong Hội Thánh của Ngài. Chúng ta hãy tin tưởng rằng trong Trái Tim Ngài, chúng ta sẽ tìm thấy ơn khôn ngoan và sức mạnh để sống trong những thời điểm khó khăn hiện nay với đôi mắt của chúng ta hướng về Ngài, và hướng đến ơn cứu rỗi mà qua đặc ơn làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Trinh Nữ Maria, Ngài đã mang đến cho chúng ta trong thế giới.
Trái tim của Chúa Giêsu, ơn cứu rỗi của những người tin cậy nơi Ngài, xin thương xót chúng con.
Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ của Hoa Kỳ và là Ngôi sao của Tân Phúc âm hóa, xin cầu cho chúng con.
Thánh Giuse, Quan thầy của Hội Thánh, xin cầu cho chúng con.
Thánh Juan Diego, xin cầu cho chúng con.
Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.
Source:Edward Pentin
Linh mục trừ tà cảnh giác: Đại dịch làm tăng làn sóng thờ ma quỷ. Biến động dân số Kitô hữu tại Ấn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:42 11/08/2021
1. Đại dịch kinh hoàng vẫn không ngăn được làn sóng sùng bái Satan
Nhà trừ tà cảnh báo rằng những đôi giày thể thao mới chứng tỏ đại dịch kinh hoàng không ngăn được làn sóng sùng bái Satan, người ta vẫn bị mê hoặc bởi cái ác.
Sau khi các đôi giày với một thiết kế “Satanic” được bán hết chỉ trong vài phút, mặc dù chi phí hơn 1,000 Mỹ Kim, rõ ràng là có quá nhiều cám dỗ để các nhà sản xuất đưa ra một cái gì đó tương tự.
Cha Vincent Lampert, một nhà trừ tà, cảnh báo rằng một đôi giày Converse với thiết kế ngôi sao năm cánh có thể khiến bạn say mê những điều huyền bí.
Thật vậy, đôi giày đã bán hết sạch ngay sau khi ra mắt vào ngày 27 tháng 7. Được đặt tên là TURBODRK Chuck 70, đây là tác phẩm của nhà thiết kế thời trang Rick Owens hợp tác với Converse. Thiết kế có hình ngôi sao năm cánh lộn ngược ở cả đế và gót giày - một biểu tượng của Satan.
Tài khoản Instagram của Converse đã đăng một bài viết, trong đó Owens được trích dẫn rằng anh ta đã sử dụng ngôi sao năm cánh trong ngành thời trang “suốt một thời gian dài vì rõ ràng, nó có những liên tưởng huyền bí dành cho tuổi mới lớn”. Anh ta nói rằng nó chỉ là việc “theo đuổi cảm giác” và “theo đuổi niềm vui”.
Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Agency, Cha Lampert cảnh báo rằng việc sử dụng biểu tượng Satan trong thiết kế thời trang có thể thúc đẩy việc giới thiệu những điều huyền bí có hại.
“Thoạt nhìn, người ta có thể nghĩ rằng một ngôi sao năm cánh trên một đôi giày thể thao có vẻ như không có gì khác ngoài niềm vui vô hại”, Fr. Lampert nói. “Chúng ta có thể coi nó không chỉ là một hình thức giải trí nhưng ma quỷ có thể sử dụng sở thích này đối với những thứ gắn liền với điều huyền bí như một cửa ngõ để bước vào cuộc sống của một người”.
Cha Lampert nói với CNA rằng việc nhìn thấy ngôi sao năm cánh trên giày thể thao có thể dẫn đến sự tò mò lớn hơn về thế giới ma quỷ, dẫn đến một vòng xoáy đi xuống trong cuộc sống của người đó.
“Sự say mê với cái ác” không phải là điều nên được nuôi dưỡng. Thay vào đó, xã hội nên khuyến khích rằng con người được tạo ra theo hình ảnh Chúa và giống với Chúa và có mong muốn bẩm sinh gần gũi với Chúa.
Loạt giày mới khiến người ta nhớ lại cuộc tranh cãi hồi đầu năm nay, khi đôi giầy Nike Air Max kiểu 1997 được sửa đổi với dòng chữ “Luke 10:18” khâu trên chúng. Đó là một tham chiếu đến câu 18 đoạn 10 trong Phúc Âm Thánh Lu Ca trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời sa xuống”. Đôi giày được trang trí với một ngôi sao năm cánh và một giọt máu của con người. Chúng được gọi là “giày Satan”. Với giá $1,018, chúng đã được bán hết trong vòng chưa đầy một phút.
Source:Aleteia
2. Đức Tổng Giám Mục Cordileone 'đau buồn' trước những tấn công vào cá nhân Đức Giáo Hoàng sau Tự Sắc Traditionis Custodes
Đức Tổng Giám Mục San Francisco hôm thứ Năm cho biết ngài “đau buồn” vì “những phản ứng thiếu tôn trọng” đối với Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến Tự Sắc Traditionis Custodes.
Trong một tuyên bố ngày 5 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone nhấn mạnh rằng Đức Giáo Hoàng đã đưa ra các biện pháp mới trong Tự Sắc Traditionis Custodes vì mối quan tâm đến sự hiệp nhất.
“Kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Tự Sắc Traditionis Custodes, tôi đã rất đau buồn vì một số phản ứng thiếu tôn trọng nhất định; một số thậm chí đã bao gồm các cuộc tấn công vu khống Đức Giáo Hoàng”, Đức Tổng Giám Mục nói.
“Tôi ủng hộ Đức Thánh Cha Phanxicô, và sự quan tâm của ngài là những người thích các hình thức thờ phượng Công Giáo truyền thống hơn cũng phải khẳng định tính hợp lệ của hình thức Thánh lễ sau Công Đồng và cố nhiên chính Công đồng Vatican II”.
“Là người đứng đầu hữu hình của Giáo hội, Đức Giáo Hoàng có tầm nhìn toàn cầu về đời sống Giáo hội và có thể nhận thức những điều mà chúng ta không thể có từ quan điểm địa phương hơn của mình”.
Tự Sắc Traditionis Custodes, có hiệu lực vào ngày 16, là ngày được công bố, nhấn mạnh rằng một giám mục có “thẩm quyền duy nhất” trong việc cho phép thánh lễ Latinh truyền thống trong giáo phận của ngài.
Tuy nhiên Tự Sắc cũng đặt ra trách nhiệm đối với các Giám Mục mà trong giáo phận của ngài đã có một hoặc nhiều nhóm dâng Thánh lễ dưới hình thức ngoại thường, buộc các Giám Mục phải bảo đảm rằng các nhóm này không phủ nhận hiệu lực của Công đồng Vatican II và Huấn quyền.
Các Giám Mục được hướng dẫn chỉ định một hoặc nhiều địa điểm nơi các tín hữu gắn bó với Thánh lễ Latinh Truyền thống có thể tụ họp để cử hành thánh thể. Tuy nhiên, không phải ở các nhà thờ giáo xứ và không được xây dựng thêm các giáo xứ tòng nhân mới.
Tự Sắc Traditionis Custodes đã gây ra một cuộc tranh luận rất lớn trong Giáo Hội.
Khi các Giám Mục giáo phận xem xét cách thực hiện Tông Thư dưới dạng Tự Sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc sử dụng Thánh lễ Latinh Truyền thống, Đức Tổng Giám Mục San Franciso cho biết Thánh lễ Latinh Truyền thống sẽ được tiếp tục trong tổng giáo phận của ngài.
Source:Catholic News Agency
3. Trước nguy cơ suy giảm dân số vì đại dịch, giáo phận Công Giáo Ấn Độ thưởng nhiều ưu đãi cho các vợ chồng sinh thêm con
Một giáo phận Công Giáo ở Ấn Độ đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp các ưu đãi bằng tiền mặt cho các gia đình đã kết hôn từ năm 2000 trở về sau và có từ năm con trở lên.
Giáo phận Syro-Malabar theo nghi lễ Đông phương ở bang Kerala cho biết họ sẽ trả 1,500 rupee, tức là khoảng 21 Mỹ Kim hàng tháng cho các gia đình và sẽ cung cấp giáo dục miễn phí cho những đứa trẻ thứ tư và những đứa trẻ tiếp theo.
Phụ nữ có ba con cũng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc trước và sau khi sinh miễn phí tại các bệnh viện do Giáo hội điều hành.
Chương trình này là một phần trong “Năm Gia đình” của Giáo Hội Syro-Malabar.
Cha Joseph Kuttianikal, giám đốc ủy ban tông đồ gia đình của giáo phận cho biết:
“Chương trình này không phải là mới. Chúng tôi cổ vũ trở lại một lần nữa trong bối cảnh đại dịch và trong năm gia đình.”
Cha Thomas Thayil, giám đốc giới trẻ của giáo phận, cho biết kế hoạch này nhằm mục đích “củng cố các gia đình Công Giáo của chúng ta,” và nói thêm rằng dân số Kitô Giáo trong tiểu bang đã “giảm đều đặn”.
“Chúng tôi muốn các cặp vợ chồng sinh thêm con”, ngài nói.
Theo điều tra dân số năm 2011 của Ấn Độ, bang Kerala có dân số khoảng 33 triệu người với người theo Ấn Giáo chiếm 54.73 phần trăm, người theo đạo Hồi 26.56 phần trăm và người theo Kitô Giáo là 18.38 phần trăm.
Trong một lá thư mục vụ năm 2019, Đức Tổng Giám Mục Joseph Perumthottam của Changanassery lưu ý rằng dân số Kitô Giáo của Kerala đã giảm dần trong những năm qua, tạo ra một “tình trạng đáng báo động”.
“Trong quá trình hình thành Kerala, các tín hữu Kitô là cộng đồng lớn thứ hai trong tiểu bang, giờ đây bị xuống hàng thứ ba” vị giám mục nói.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Kerala bác bỏ những cáo buộc rằng sáng kiến của Giáo phận Palai là một phần của nỗ lực có chủ ý nhằm gia tăng dân số Kitô Giáo và gây bất ổn cho đất nước.
Source:Catholic News Agency