Ngày 12-08-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Siêng năng kết hợp với Chúa Kitô trong Bí tích Thánh thể
Lm Jude Siciliano OP
23:28 12/08/2015
Chúa Nhật XX THƯỜNG NIÊN (B)
Châm Ngôn 9: 1-16; T.vịnh 33; Êphêsô 5: 15-20; Gioan 6: 51-58


SIÊNG NĂNG KẾT HỢP VỚI CHÚA KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ


Bạn nghĩ gì khi nghe đến "khôn ngoan"? Theo bạn phủỏng Đông nghỉ sao? Bạn có nghỉ đến một nhà sủ hay một ni cô toạ thiền trên đỉnh núi, có ngủỏ̀i leo lên núi tìm đến họ hay không? Các ngủỏ̀i ngủỏ̃ng mộ họ ngồi xung quanh chỏ̀ đọ̉i sủ thầy hay ni cô nói điều gì thâm sâu và mới lạ... Chỉ có nhủ̃ng ngủỏ̀i đã đủọ̉c dạy dỗ hiểu thôi. Số ít nhủ̃ng ngủỏ̀i này đã học sụ̉ hiểu biết của thiền sủ họ. Rồi có nhủ̃ng ngủỏ̀i còn lại tầm thường như chúng ta làm lụng vất vả suốt ngày, bỏ chút thì giờ; bỏ công ăn việc làm để đi tìm sự khôn ngoan. Với quan niệm đó chỉ có một số ít người mới tìm được sự khôn ngoan thôi.

Nhưng, với người Do thái không phải như thế. Họ sẽ thuộc về số ít người trong chúng ta, tầm thường làm việc cực nhọc, ít thì giờ nghĩ đến những bí quyết thâm sâu. Họ phải trồng trọt, chăn nuôi dê cừu và cắt tỉa cành nho. Với họ các nhà khôn ngoan cho họ hiểu biết thực tế của đời sống hằng ngày áp dụng cho từng người một và cho tất cả. Họ và Kinh Thánh hiểu sự khôn ngoan như thế.

Sách Cách Ngôn nói về Khôn Ngoan là hình ảnh của phụ nữ rất hoạt động. Khôn Ngoan đã xây nhà cho mình, đã lập bàn, mời khách đến ăn bánh: "hãy đến, hãy ăn bánh của ta và uống rượu ta đã hãm". Những thức ăn đặc biệt đó đã được dọn sẵn. Khôn Ngoan dọn đường hiểu biết thực tế cho khách, chỉ cho họ làm sao biết món ăn ngon. Khôn Ngoan chỉ họ đường nẻo sống ngay thật.

Bữa tiệc của Khôn Ngoan và quà tặng không chỉ để dành cho một số người ưu tú, và cũng không để cho hàng giáo phẫm của cộng đoàn. Tất cả đều được mời (Đoạn văn nhấn mạnh về phái nữ. Không có phái nam ra lệnh cho "người nội trợ") Các nữ tì được phái đi mời khách. Khôn Ngoan mời những người "tầm thường" đến dự bữa tiệc, những ai muốn hiểu biết thêm. Thức ăn Khôn Ngoan dọn ra giúp thấy đường ngay nẻo thẳng của sự hiểu biết. Khôn Ngoan xem chúng ta là "bạn của Thiên Chúa và các ngôn sứ" (Cn7: 27)

Chúa Nhật vừa qua chúng ta nghe phúc âm thánh Gioan (Ga 6: 51) chú trọng đến Diễn Từ về Bánh Hằng Sống. Trong bài phúc âm đó Chúa Giêsu là bánh từ trời xuống. Ngài nói với những người chống đối Ngài là ai được Thiên Chúa lôi kéo sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ và sẽ đến với Ngài. Chúa Giêsu so sánh bánh manna người Do thái ăn trong sa mạc với chính Ngài, là bánh ban sự sống. Bài Diễn Từ đó kết thúc với phép Thánh Thể mà Chúa Giêsu cho chính Thân Thể Ngài là bánh từ trời xuống. Hôm nay bài Diễn Từ tiếp tục với ý nghĩa phép Thánh Thể rõ ràng hơn. Chúa Giêsu nói Ngài là bánh từ trời xuống và "bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi đây để cho thế gian được sống".

Chúa Giêsu nói thịt Ngài là của ăn, và máu Ngài là của uống cho chúng ta. Trong lỏ̀i nói của Ngài "thịt và máu" tủọ̉ng trủng thân thể con ngủỏ̀i. Tủ̀ ngủ̉ đó của Chúa Giêsu có nhiều ý nghĩa: có thể nói về Chúa Giêsu nhập thể làm ngủỏ̀i; có thể nói đến hình ảnh con vật hiến tế và đủọ̉c ăn trong Đền Thỏ̀. Nhủ thế Chúa Giêsu là cả hy vật và là của ăn uống cho chúng ta.

Trủỏ́c đó, nói đến bánh tủ̀ trỏ̀i xuống là tin vào Chúa Giêsu, Đấng đã đủọ̉c Thiên Chúa gỏ̉i đến. Vậy, trong bài Diễn Từ hôm nay, sự sống trường sinh đến với chúng ta qua sự ăn uống thịt và máu Chúa Giêsu "ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời với tôi". Ăn uống chính Chúa Giêsu đã cho chúng ta chia phần sự sống muôn đời, và lời hứa sống viên mãn khi chúng ta sống lại ngày sau hết. Chúa Giêsu chia sự sống muôn đời với Chúa Cha, và chúng ta cũng chia phần sự sống đó vì chúng ta ăn uống thịt máu Chúa Giêsu là bánh sự sống.

Trong ba phúc âm Nhất Lãm chúng ta đọc Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể. Nhưng trong phúc âm thánh Gioan ảnh hưởng phép Thánh Thể được giải thích cho chúng ta qua hai phần của Diễn Từ Bánh Hằng Sống. Chúng ta có thể nói là Chúa Kitô hiện diện trong phép Thánh Thể và ban chính Ngài cho chúng ta qua hai hình thức: Lời Chúa mà chúng ta nghe trong phụng vụ và Mình Thánh Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, đó chính là điều cơ yếu của Thánh Lễ.

Lãnh nhận máu và thịt Chúa Kitô không phải là một phép thần. Diễn Từ chỉ cho chúng ta nhìn thấy sự sống Chúa Giêsu ban cho chúng ta qua hình thức "tin" và "ăn uống", nghĩa là tin rước Mình Thánh Chúa Chúa Giêsu ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Ngài. Bánh và rượu không tồn tại mãi mãi, nhưng sự sống chúng ta lãnh nhận trong bữa ăn tồn tại muôn đời.

Trong lời mở đầu của Diễn Từ về "Bánh Hằng Sống" thánh Gioan nói với chúng ta về Lễ Vượt Qua. Lời nói này nhắc chúng ta nghĩ đến diễn từ về sự chết của Chúa Giêsu trong lễ Vượt Qua. Chúa Giêsu là tiệc Vượt Qua của chúng ta, và khi chúng ta ăn và uống nơi bàn tiệc thánh của Chúa Giêsu chúng ta ở trong sự sống và sự chết của Ngài. Chúng ta không đòi hỏi "dấu chỉ" như những kẻ chống đối Chúa Giêsu đòi hỏi. Chúng ta có đủ dấu chỉ bởi đức tin chúng ta trong việc bẻ bành ra và rượu rót ra cho chúng ta.

Như chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất, Khôn Ngoan đã dọn bàn với thức ăn và thức uống chọn lựa sẵn. Khôn Ngoan mời khách "phàm nhân" đến dự bữa tiệc. Nơi phép Thánh Thể chúng ta đã lãnh nhận lời mời. Chúng ta đến tìm sự khôn ngoan mà chúng ta không có, dù chúng ta cần trong đời sống hằng ngày, đó là thức ăn sẽ cho chúng ta sự sống và "đưa chúng ta thẳng tiến trong đường hiểu biết".

Phép Thánh Thể không phải là bữa ăn cho một số ít người, và cũng không là bữa ăn cứu độ chúng ta. Bữa ăn đó cho tín hữu năng lực để ra đi trong thế gian với đời sống Chúa Kitô mà chúng ta đã lãnh nhận. Điều hôm nay chúng ta mừng ở bàn tiệc thánh chúng ta hãy đem ra thi hành. Chúng ta xin ơn khôn ngoan để hiểu biết là phải làm cách nào cư xử trong từng trường hợp đặc biệt. Phép Thánh Thể kết hợp chúng ta với Chúa Kitô, và qua Ngài kết hợp với Khôn Ngoan Ngài ban cho chúng ta. Chúng ta sẽ tìm cách nuôi dưỡng người khao khát Thiên Chúa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



20th SUNDAY IN ORDINATY TIME -B-
Proverbs 9: 1-6; Psalm 34; Ephesians 5: 15-20; John 6: 51-58


What do you think of when you hear the word "wisdom?" Does it evoke images of the East? Do you imagine a robed monk or nun sitting cross legged on a mountaintop with seekers climbing the steep paths to them? The devotees sit around their guru anxiously waiting for him/her to utter something profound and esoteric, understood only by the initiated. These few have learned secret knowledge from their teacher. Then there are the rest of us ordinary, everyday, hard-working folk with little time or resources to drop everything and go on a wisdom quest. From that perspective the achievement of wisdom seems reserved for the few.

Well, not for the Israelites. They would fit in the category named "the rest of us" – ordinary hard-pressed people with little time to ponder profound secrets. There are fields to be planted, sheep to lead to water and grapes to prune. For them, their sages gave practical knowledge about daily living applicable to each and all. That was how they and the Bible understood wisdom.

Proverbs depicts wisdom as a very active female figure. She has built her house, set her table and invites her guests to a special banquet. "Come, eat of my food and drink the wine I have mixed!" Like specially prepared food, Wisdom serves practical knowledge to her guests, teaching them to discern what is good. She guides them in right living.

Wisdom’s banquet and gifts are not reserved for a few elite; nor are they just for the community’s hierarchy. All are invited. (This classic passage gives prominence to women, no man is in the scene giving orders to the "housekeeper.") Servants have been sent out to the guests. She invites those who are "simple" to come to her feast; those eager to learn. The food she offers provides understanding for right living, she makes us "friends of God and prophets" (Wisdom 7: 27).

Last Sunday, our gospel passage (Jn 6: 41-51) focused on the first part of the Bread of Life Discourse. There Jesus is presented as the bread from heaven. He told his opponents that those drawn by God would be taught by God and then will come to Jesus. He compared the manna the Jews ate in the desert with himself, the living, life-giving bread. That part of the discourse ended with a Eucharistic theme as Jesus identified the bread from heaven as his flesh. Today the discourse continues with a more Eucharistic interpretation. Jesus says he is the bread from heaven and, "The bread that I will give is my flesh for the life of the world."

Jesus declares that his flesh is food and his blood drink for us. In his language "flesh and blood" represents the human being. Applied to Jesus the term has several meanings. It refers to his taking on flesh and blood in the Incarnation. It also stirs up images of the sacrificial animals slaughtered and eaten in the Temple. Thus, he is both a victim and our food and drink.

Previously the reference to the bread from heaven had to do with believing in Jesus, the one sent by God. Now, in today’s section from the discourse, eternal life comes to us by our feeding on Jesus. Those who "feed on me will have life because of me." Feeding on Jesus already gives us a share in eternal life and a promise of fullness of life when we will be raised from the dead on the last day. Jesus shares eternal life with his Father and we get to share in that life because we feed on the him, the bread of life.

In the Synoptic Gospels we read about the institution of the Eucharist. But in John the Eucharist and its effects are explained for us. From the two parts of the Bread of Life Discourse we can say that Christ is present and gives himself to us in a twofold way: in the Word we hear at our celebration and in his presence in the sacrament of the Eucharist. Our church continues this twofold structure of Word and Sacrament in our worship. It is the basic structure of our Mass.

Receiving the flesh and blood of Christ is not a magical rite. The discourse directs us to see the life Jesus gives us by both "believing" and "eating," i.e. a believing reception of the sacrament. For the Christian who receives the Eucharist Jesus remains in us and we remain in him. The bread and wine don’t last forever, but the life we receive in the meal is eternal.

In the beginning of the Bread Discourse (v.4) John told us that it was Passover. This stirs up memory as we connect the discourse with Jesus’ death, his Passover. He is our Passover meal and when we eat and drink at the table of the Lord we abide in the life and death of the Lord. We don’t demand "signs" as his opponents did. We have a sign enough for our faith in the broken bread and cup poured out for us.

As we heard in our first reading, Wisdom has spread a table of choice food and drink. She has invited the "simple" to dine. At Eucharist we have accepted the invitation. We come seeking a wisdom we don’t have for ourselves, but need for our daily living – a food that will give us life and "advance [us] in the way of understanding."

Eucharist is not a meal for a few and it is not just about our salvation. It is meant to empower all Christians to go into the world with the life of Christ we have received. What we celebrate here at table we are to put into practice. We ask for the gift of wisdom to know how to do that in our specific circumstances. The Eucharist unites us to Christ and, with him and the wisdom he gives us, we will find ways to feed the hungers of God’s people.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Các Ngày Lễ trong Gia Đình
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:57 12/08/2015
“Thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là nghỉ ngơi ngày Chúa Nhật, được dành riêng cho chúng ta để chúng ta có thể tận hưởng điều không thể sản xuất và không thể tiêu thụ và không thể mua bán được... Ngày lễ là một món quà quý giá của Thiên Chúa; một món quà quý giá mà Thiên Chúa tạo thành cho gia đình nhân loại: Chúng ta đừng làm hỏng nó!”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô được ban hành ngày 12 tháng 8 năm 2015 trong buổi Triều Yết Chung tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về Gia Đình. Ngài giải thích về các ngày lễ trong gia đình.

* * *


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta mở ra một con đường suy niệm nho nhỏ về ba chiều kích, có thể nói là đánh dấu nhịp độ cuộc sống gia đình là: ngày lễ, làm việc và cầu nguyện.

Hãy bắt đầu với ngày lễ. Hôm nay chúng ta sẽ nói về ngày lễ. Và chúng ta nói ngay rằng ngày lễ là một phát minh của Thiên Chúa. Chúng ta nhớ lại kết luận của tường thuật tạo dựng trong Sách Sáng Thế Ký mà chúng ta đã nghe: “Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Ngài làm. Khi làm xong mọi công việc, ngày thứ bảy, Ngài nghỉ ngơi. Thiên Chúa chúc phúc cho ngày thứ bảy và thánh hoá nó, vì trong ngày ấy Ngài đã nghỉ không còn làm mọi công việc tạo dựng của Ngài. “(2:2-3). Thiên Chúa dạy chúng ta về tầm quan trọng của việc dành thì giờ để chiêm ngưỡng và tận hưởng điều đã được thực hiện cách tốt đẹp bởi công việc. Đương nhiên là tôi nói về công việc, không những chỉ theo nghĩa thủ công và nghề nghiệp, nhưng theo nghĩa rộng: mọi hành động mà với nó chúng ta, những người nam hay nữ, có thể hợp tác vào công việc tạo dựng của Thiên Chúa.

Vì vậy, lễ nghỉ không phải là dịp lười biếng ngồi trên ghế bành, hay say sưa với những trò tiêu khiển vớ vẩn; không, ngày lễ trước hết và trên hết là một cái nhìn yêu thương và biết ơn về công việc được thực hiện tốt đẹp; chúng ta mừng một công việc. Ngay cả anh chị em, những cặp vợ chồng mới cưới, mừng những việc làm của một thời gian đính hôn tốt đẹp: và điều đó tuyệt đẹp! Đó là thời gian để nhìn vào con cái, cháu chắt, đang lớn lên, và nghĩ rằng: thật đẹp! Đó là thời gian để nhìn vào nhà của mình, những bạn bè mà mình đã tiếp đãi, cộng đồng chung quanh mình, và nghĩ rằng: thật tốt! Thiên Chúa đã làm như thế khi Ngài tạo dựng thế giới. Ngài liên tục làm như vậy bởi vì Thiên Chúa mãi mãi tạo dựng, ngay cả bây giờ!

Một ngày lễ có thể xảy ra trong những hoàn cảnh khó khăn và đau thương, và được mừng ngay cả “với một cái bướu trong cổ họng.” Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp ấy, chúng ta xin Chúa ban sức mạnh để không hoàn toàn biến nó thành vô ích. Quý anh chị em là cha mẹ biết điều này: biết bao nhiêu lần, vì lợi ích của con cái, anh chị em có thể nuốt nỗi buồn để cho chúng sống một ngày lễ tốt đẹp, để chúng có thể thưởng thức ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống! Có biết bao yêu thương trong việc này!

Ngay cả trong môi trường làm việc, đôi khi – không sao lãng các bổn phận! - chúng ta biết để cho một vài tia sáng của việc mừng lễ “xâm nhập” vào đó: mừng sinh nhật, đám cưới, một em bé mới sanh, cũng như một người nghỉ việc hoặc mới vào... là những điều quan trọng. Điều quan trọng là ăn mừng. Đó là những giây phút làm quen trong bộ máy sản xuất: đó là điều tốt!

Nhưng thời gian thực sự của ngày lễ làm ngừng công việc chuyên môn, và là thời gian thánh thiêng, bởi vì nó nhắc lại cho những người nam nữ rằng họ đã được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng không phải là nô lệ của việc làm, nhưng là Chúa, và do đó chúng ta không bao giờ là nô lệ của công việc, nhưng là “chủ”. Có một giới răn cho điều này, một giới răn được áp dụng cho tất cả mọi người, chẳng trừ ai! Nhưng chúng ta biết rằng có hàng triệu người nam nữ và cả trẻ em đang làm nô lệ lao động! Trong thời gian này, chúng ta là nô lệ, bị bóc lột, nô lệ lao động, và điều này là chống lại Thiên Chúa cùng ngược lại với nhân phẩm!

Việc quá bận tâm với lợi nhuận kinh tế và hiệu quả của kỹ thuật đe doạ những nhịp điệu nhân bản của cuộc sống, bởi vì cuộc sống của con người có những nhịp điệu của nó. Thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là nghỉ ngơi ngày Chúa Nhật, được dành riêng cho chúng ta để chúng ta có thể tận hưởng điều không thể sản xuất và không thể tiêu thụ và không thể mua bán được. Nhưng chúng ta thấy rằng ý thức hệ về lợi nhuận và tiêu thụ muốn ăn tươi nuốt sống ngày lễ: đôi khi nó cũng bị thu hẹp thành một “dịp buôn bán”, một cách để kiếm tiền và tiêu tiền. Nhưng đó có phải là lý do để chúng ta làm việc không? Việc tham lam tiêu thụ, đưa đến việc phung phí, là một loại vi khuẩn kinh tởm trong số những vi khuẩn khác, cuối cùng làm cho chúng ta thấy mệt mỏi hơn trước. Nó làm tổn hại đến công việc thật và làm hao mòn cuộc sống. Những nhịp điệu vô trật tự của ngày lễ tạo ra những nạn nhân, thường là những người trẻ.

Sau cùng, thời gian của ngày lễ là thời gian thánh thiêng bởi vì Thiên Chúa ngự ở đó một cách đặc biệt. Thánh Lễ Chúa Nhật mang đến cho ngày lễ ân sủng của Đức Chúa Giêsu Kitô: sự hiện diện của Người, tình yêu của Người, hy tế của Người, việc biến chúng ta thành một cộng đồng, việc Người ở với chúng ta... Và như vậy, mọi thực tại nhận được ý nghĩa trọn vẹn của nó: việc làm, gia đình, những niềm vui và khó khăn của mỗi ngày, ngay cả đau khổ và cái chết; tất cả mọi sự đều được biến đổi bởi ân sủng của Đức Kitô.

Gia đình được cung cấp một khả năng chuyên môn ngoại thường để hiểu biết, hướng dẫn và nâng đỡ giá trị thực sự của thời gian ngày lễ. Nhưng điều tốt đẹp là mừng lễ trong gia đình, thật là đẹp! Và đặc biệt là vào ngày Chúa Nhật. Chắc chắn không phải là ngẫu nhiên mà những ngày lễ, trong đó có chỗ cho cả gia đình, là những ngày lễ thành công nhất!

Cùng một cuộc sống gia đình, được nhìn dưới cặp mắt đức tin, tỏ ra tốt đẹp hơn những cực nhọc mà chúng ta phải trả. Nó hiện ra như một kiệt tác của sự đơn giản, đẹp vì không giả tạo, không giả dối, nhưng có khả năng kết hợp với tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống thật. Nó xuất hiện như có một điều gì “rất tốt”, như Thiên Chúa đã phán sau khi tạo dựng người nam và người nữ (x St 1:31). Vì vậy, ngày lễ là một món quà quý giá của Thiên Chúa; một món quà quý giá mà Thiên Chúa tạo thành cho gia đình nhân loại: Chúng ta đừng làm hỏng nó!

http://giaoly.org/vn/

Nguyên bản: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2015/documents/papa-francesco_20150812_udienza-generale.html
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn mừng Ngày Truyền Thống Legio Mariæ hiện diện 67 năm tại Việt Nam
Antôn Lê Tân
08:13 12/08/2015
Thánh lễ tạ ơn mừng Ngày Truyền Thống Legio Mariæ hiện diện 67 năm tại Việt Nam (1948 – 2015)

“Chủ đích của Legio Mariæ là thánh hóa hội viên bằng việc cầu nguyện, và dưới sự lãnh đạo của giáo quyền, tích cực cộng tác vào hành động của Đức Mẹ Maria và của Hội Thánh, là đạp đầu con rắn và mở rộng nước Chúa Kitô” (TB 2,5).

Sáng thứ Sáu ngày 7/8/2015 vừa qua, tại nhà thờ giáo xứ Tân Phú - giáo hạt Tân Sơn Nhì - TGP. Sài Gòn, hơn 3.000 hội viên Legio Mariæ thuộc TGP. Sài Gòn đã tham dự thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và mừng ngày truyền thống lần thứ 67 Legio Mariæ hiện diện tại Việt Nam. Đức Giám Mục Phêrô Trần Đình Tứ, Chủ tịch Ủy ban Phụng tự HĐGMVN chủ tế và 13 cha đồng tế.

Xem Hình

Trước thánh lễ là phần Diễn nguyện do các em Junior thuộc Hội đồng Comitium Sài Gòn III trình diễn (Curiæ Junior: Bình Tân, Tân Sơn Nhì, Gò Vấp, Bình Chánh, Hóc Môn; Gx. Tân Phú và Martinô..). Cha Linh giám Hội đồng Curia Tân Sơn Nhì - Giuse Nguyễn Văn Lãnh đã huấn từ mời gọi cộng đoàn lắng đọng tâm hồn để cùng với các em Junior chúc tụng Thiên Chúa và tôn vinh Đức Mẹ Maria. “… Người hội viên Legio Mariæ trong mọi hoàn cảnh đều kiên trung bất khuất…”, cha nói.

Sau phần Diễn nguyện, các anh chị ủy viên Legio Mariæ đã xếp hàng ngay ngắn để rước đoàn đồng tế từ sân nhà xứ vào Thánh đường dâng lễ.

Chia sẻ trong bài giảng, Đức Giám Mục Phêrô đã nói về tín điều Đức Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, một tín điều được nhiều người Việt Nam mến yêu quý trọng. Ngài cho biết: Giáo Hội Đông Phương gọi ngày lễ này là Lễ Đức Mẹ ngủ, Đức Mẹ ngủ rồi được đưa về trời… Tuy không có bản văn Tân ước nào nói về Đức Mẹ lên trời, nhưng theo văn mạch trong Sách Bài đọc I thì “con của người đàn bà” để chỉ Chúa Giê-su và “Những người con khác”, để chỉ các tín hữu… Đức Mẹ là hình ảnh tuyệt vời của dân Israel và Giáo Hội… Hòm Bia ngày xưa ở nhà Aharon 3 tháng đã đem lại biết bao ơn ích thì “Hòm Bia” Đức Mẹ mang trong lòng đã khiến thánh Gioan Baotixita phải nhảy mừng vì được khỏi tội nguyên tổ; khiến bà Êlisabét phải cất lời chào mừng. Vua Đavít xưa kia cùng triều thần nhảy múa trước Hòm Bia Thiên Chúa, thì ngày nay ca đoàn thiên thần cũng hát mừng dẫn đưa Đức Mẹ về trời.

Bài đọc II và Bài Tin mừng nói chúng ta được liên đới với Chúa Giêsu và nhờ công nghiệp Chúa Giêsu mà chúng ta được trả lại sự sống. Qua Đức Mẹ, Thiên Chúa xuống thế làm người chuộc tội cho chúng ta vì vậy Đức Mẹ là người “đầy ơn phúc”, Đức Mẹ có diễm phúc không những ở trần thế này mà còn cả trên triều thần Thiên quốc. Chúng ta phải ghi nhớ hai điều quan trọng là Đức Mẹ luôn tinh khiết không vướng bợn nhơ và Đức Mẹ luôn cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, nếu chúng ta năng chạy đến khẩn cầu nơi Mẹ. Người hội viên Legio Mariæ hãy nhân danh Mẹ mà hoạt động tông đồ, hãy hân hoan ra đi loan báo Tin mừng cứu độ. Mẹ sẽ giúp chúng ta chiến thắng sự dữ và Mẹ sẽ chia sẻ vinh quang cho chúng ta…

Trong phần cảm ơn, anh Phanxicô Xaviê Phạm Văn Điểm - Trưởng Hội đồng Comitium Sài Gòn III - đơn vị được giao tổ chức thánh lễ đã cảm ơn Đức Cha Phêrô vì lòng yêu mến Legio Mariæ đã đến dâng lễ cầu nguyện cho mọi người, đông thời cũng cảm ơn quý cha Quản hạt Tân Sơn Nhì và Xóm Mới và quý cha Linh giám các cấp Hội đồng. Anh cũng không quên cảm ơn quý chức HĐMVGX Tân Phú, các em Junior và tất cả mọi người hiện diện. Nhân ngày lễ long trọng này, anh đã giới thiệu đôi nét về sự hình thành và phát triền Legio Mariæ ở Việt Nam và ở TGP Sài Gòn.

Đơn vị Legio Mariæ đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào ngày 12/8/1948 là Præsidium Đức Mẹ Lên Trời, Gx. Hàm Long, TGP. Hà Nội, từ đó đến nay Legio Mariæ luôn được các Đấng Bản quyền đón nhận và yêu thương nên phát triển một cách thuận lợi. Hiện nay Legio Mariæ đã hiện diện ở cả 26 giáo phận trong cả nước.

Riêng tại TGP. Sài Gòn, ngày 27/6/1954 Præsidium Đức Mẹ Thông Ơn Thiên Chúa được thành lập tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn; ngày 4/10/1954 Hội đồng Curia Sài Gòn được thành lập với 8 Præsidia; ngày 4/10/1957 Hội đồng Curia Sài Gòn được nâng cấp thành Hội đồng Comitium Sài Gòn, và ngày 1/5/1960 Hội đồng Comitium Sài Gòn chính thức trở thành Hội đồng Senatus Việt Nam (Hội đồng cấp quốc gia).

Theo báo cáo trong năm 2014, anh chị hội viên Legio Mariæ đã dẫn đưa được 1.103 người lớn Rửa tội, 525 trẻ em Rửa tội, giải hòa cho 287 gia đình bất thuận, gỡ rối hợp thức hóa Hôn phối cho 265 đôi hôn nhân…

Trong phần đáp từ, Đức Cha Phêrô cho biết khi còn ở chủng viện ngài đã tham gia Legio Mariæ và bày tỏ niềm vui mừng vì anh chị Legio Mariæ đã ý thức được sứ vụ loan báo Tin mừng của mình để cộng tác với Giáo quyền và đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, Đức Cha lưu ý mọi người là hiện nay còn rất nhiều người chưa biết Chúa vì chưa có ai nói với họ nghe về Chúa, họ không theo Chúa vì họ thấy nhiều người Công Giáo không có đời sống chứng nhân thuyết phục..

Sau khi ban Phép lành trọng thể, Đức Cha Phêrô và quý cha đã chụp hình lưu niệm với Hội đồng các cấp và cùng tham dự buổi tiệc liên hoan thân mật tại hoa viên giáo xứ Tân Phú.
 
Thánh lễ truyền chức và mừng 40 năm thành lập Đan Viện Thánh Mẫu Thiên Phước
Mai Thi
08:36 12/08/2015
Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước: Thánh lễ truyền chức Linh mục và Phó tế và mừng 40 năm thành lập Đan Viện

Trong niềm tri ân tạ ơn Thiên Chúa ghi dấu 40 năm khai sinh Đan Viện (1975-2015), Viện Phụ Giuse Khang và cộng đoàn Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước hân hoan chào đón Đức Giám Mục giáo phận Bà Rịa - Tôma Nguyễn Văn Trâm, đến chủ sự thánh lễ Tạ ơn và trao thừa tác vụ Linh mục và Phó tế cho các thành viên của Đan Viện.

Xem Hình

Ba thầy tân phó tế:

1. Phêrô Bình Nguyễn Hồng An

2. Gioan Tân Phan Văn Toàn

3. Titô Nguyễn Văn Xuân

Và tân linh mục:

Augustinô Huy Nguyễn Huy Nghiêm

Thánh lễ trọng thể được cử hành lúc 9 giờ sáng, ngày 12 tháng 8 năm 2015 tại nhà nguyện của Đan Viện Xitô Thiên Phước. Cùng đồng tế với Đức Cha Tôma, có Viện Phụ Đan viện Thiên Phước - Giuse Khang Nguyễn Long Tiên, Viện Phụ Bảo Tịnh - Đan viện Xitô Mỹ Ca, qúi linh mục thuộc Đan viện Thiên Phước, quí linh mục thuộc các cộng đoàn Hội dòng Xitô Thánh Gia, Dòng Biển Đức và khoảng gần 50 linh mục khác đến từ các giáo hạt thuộc Giáo phận Bà Rịa, và quí Linh mục khách gần xa, là thân nhân, bạn hữu của các tiến chức.

Ngoài ra, về tham dự thánh lễ truyền chức còn có sự hiện diện đông đảo của các Đan sĩ thuộc Hội Dòng Xitô Thánh Gia, các tu sĩ nam nữ của nhiều Hội Dòng và rất đông các vị ân nhân, thân nhân và bạn hữu của nhà dòng và của các tiến chức.

Thánh lễ tạ ơn và nghi thức phong chức diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, nhịp nhàng và thánh thiện đan xen giữa các bài Thánh ca chan chứa tâm tình tạ ơn, niềm vui và hạnh phúc của đời thánh hiến do ca đoàn các thầy phục vụ. Rất nhiều quí khách gần xa tới dự thánh lễ đã chia sẻ tâm tình, rằng họ rất vui và được khích lệ rất nhiều khi được tham dự thánh lễ và các cử hành phụng vụ khác của Đan viện.

Ngỏ lời với cộng đoàn phụng vụ trong phần đầu lễ, Đức Cha Tôma mời gọi mọi người cùng với Đan viện dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì 40 năm hồng ân hình thành và phát triển; đồng thời từ hạt giống bé nhỏ thuở ấy, hoa trái của đời sống dâng hiến càng ngày càng được nhân lên và cụ thể hóa trong ngày hôm nay với lễ truyền chức linh mục và phó tế cho các thành viên của Đan viện.

Dựa vào ý tưởng các bài đọc Kinh thánh trong thánh lễ, bài giảng của Đức Giám Mục chủ tế đã làm nổi bật tình yêu thương nhưng không và đến cùng của Thiên Chúa tình yêu khi từng bước can thiệp và dẫn dắt lịch sử cứu độ đến chỗ hoàn thành nơi mầu nhiệm vượt qua của Đức Giêsu Kitô. Việc thiết lập các phẩm trật mà ngày nay Giáo Hội tiếp tục duy trì cũng là để phục vụ dân Thiên Chúa, nhằm ban phát ơn cứu độ của Thiên Chúa cho muôn dân.

Riêng đối với các tiến chức, Đức Giám Mục khuyến khích, trong sứ vụ mới họ sắp lãnh nhận, cần nhiệt thành hơn nữa đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm đời sống thánh hiến, bằng cách sống niềm vui tin mừng và đem niềm vui đó chia sẻ cho mọi người. Ngang qua ơn gọi đan tu, các tân linh mục và phó tế nỗ lực thi hành sứ mạng của mình nhờ kín múc sức sống thiêng liêng nơi mầu nhiệm vượt qua của Đức Giêsu Kitô.

Với thánh lễ tạ ơn mừng 40 năm thành lập Đan viện cùng với niềm vui ngày các thầy đón nhận thừa tác vụ Linh mục và Phó tế, Đan Viện Xitô Thiên Phước ghi dấu một giai đoạn quan trọng trong hành trình hiện diện, dấn thân và phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội cũng như anh chị em đồng loại theo đặc sủng và sứ mạng của đời đan tu chiêm niệm. Thánh lễ tạ ơn và nghi thức phong chức năm nay càng thêm ý nghĩa vì diễn ra trong năm thánh của đời sống thánh hiến, nó không những là lời tri ân cảm tạ đối với quá khứ, nhưng còn là mời gọi say mê sống hiện tại và khai mở một chặng đường mới với chân trời hy vọng của những ngày sắp tới. Tâm tình ấy không phải riêng đối với các tân chức mà còn cho từng thành viên trong cộng đoàn Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước, để chu toàn tốt hơn nữa sứ mạng người Đan sĩ giữa lòng nhân loại và thế giới hôm nay.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, Viện Phụ Giuse Khang đại diện cho các tân chức và cộng đoàn Đan viện ngỏ lời cảm ơn Đức Cha Giáo Phận, qúi bề trên của các Hội dòng nam nữ, quý cha đồng tế, quý tu sĩ, thân nhân ân nhân bằng lời cám ơn chân thành vì đã hy sinh giúp đỡ cách này hay cách khác cho cộng đoàn suốt 40 năm qua và hôm nay còn đang tiếp tục để Đan viện cũng như các tân chức có được những điều kiện thuận lợi hầu tiếp tục phục vụ Thiên Chúa, Giáo Hội và dân Chúa trong ơn gọi Đan tu Xitô.

Sau lời cám ơn của cha nghĩa phụ, đại diện gia đình các tân phó tế và tân linh mục, Đức Cha Tôma ngỏ lời chúc mừng tới Đan Viện, các tân chức và gia đình của các tân chức.

Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ 20. Sau bài ca tạ ơn kết thúc thánh lễ, Đức Cha, quý Viện Phụ và quí cha đồng tế cùng gia đình và các thân nhân bạn hữu chụp hình lưu niệm với các tân chức tại gian cung thánh của nhà nguyện. Sau đó, mọi người cùng chia sẻ bữa tiệc huynh đệ trong tâm tình tạ ơn và chung niềm vui với Đan viện và các tân chức tại sảnh trước Đan viện, một không gian rất thơ mộng của phong cảnh sơn thủy hữu tình, chan chứa tình đệ huynh. Đang khi ăn tiệc, mọi người còn được thưởng thức văn nghệ "cây nhà lá vườn" do nhóm các thầy trẻ trong Đan viện đảm trách.

Mai Thi
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Mới tham dự Đại Hội Gia Đình Thế Giới ờ Philadelphia với Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Lm Peter Võ Sơn
07:57 12/08/2015
LIÊN ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
THE FEDERATION OF VIETNAMESE CATHOLICS IN THE USA
___________________________________________________________________


Pinole, California ngày 10 tháng 8 năm 2015

Kính gửi: Quý Đức Cha, Quý Đức Ông và quý Cha
Quý Thầy Sáu, Tu Sĩ Nam Nữ và Cộng Đồng Dân Chúa tại Hoa Kỳ

Đại Hội Gia Đình Thế Giới (ĐHGĐTG)/World Meeting of Families tại Philadelphia, Pennsylvania đến nay trên 12,000 ngàn người ghi danh tham dự (150 quốc gia); riêng người Việt Nam có hơn 1400 người. Chúng con kính mời quý Đức Cha, quý Đức Ông và quý Cha, qúy Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ và Anh Chị Em chưa ghi danh, xin mời vào website để biết về Tổ Chức Đại Hội Gia Đình Thế Giới: Hội Ðồng Giáo Hoàng về Gia Ðình và Tổng Giáo Phận Philadelphia.

Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng với Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Philadelphia giúp cho Cộng Đồng Việt Nam tham dự Đại Hội. Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, cùng với Ban Tổ Chức đã và đang có nhiều buổi họp chuẩn bị Đại Hội chu đáo. Thông dịch tiếng Việt cho ĐHGĐTG: Lm Matthew Nguyễn Khắc Hy và Lm Joachim Lê Quang Hiền.

Ðại Hội Gia Đình Thế Giới: từ ngày thứ Ba đến thứ Sáu (22 – 25/9/2015).

Có 2 bài thuyết trình tiếng Việt:

Ðức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Ðọc, Tổng Giám Mục Sài Gòn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Bác sĩ Dung Nguyễn và Bác sĩ Linh Nguyễn: cặp vợ chồng trẻ kết hôn 11 năm và có 1 bé trai 5 tuổi, Giáo Phận Orange, California. Dr. Dung Nguyễn có 7 chị em:4 gái và 3 trai, tất cả đều là bác sĩ. Em gái út chưa lập gia đình, 6 chị em đã lập gia đình với 6 người bác sĩ, trong đó có Dr. Linh Nguyễn. Gia đình Dr Linh Nguyễn có 2 anh em, và cả 2 đều là bác sĩ.

Thứ Bảy ngày 26/9/2015:
- 10:00 am -Thánh Lễ Việt Nam tại Giáo Xứ Thánh Helena. Chủ Tế: Đức Tổng Giám Mục Paul Bùi Văn Đọc; hiện diện: His Eminence Đức Hồng Y Peter Nguyễn Văn Nhơn. Đồng tế: Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí quý Đức Giám Mục, Linh mục và Phó Tế Việt Nam ở Hoa kỳ, Hải Ngoại và Việt Nam.

Qúy Đức Cha có Áo Lễ riêng; qúy Cha có Stole dùng trong Thánh Lễ này và sẽ dùng trong Thánh Lễ với Đức Thánh Cha vào ngày Chúa Nhật. Sau Thánh Lễ, Tiệc tại Hội Trường Giáo Xứ (tất cả mọi người tham dự).
- Family Festival với Đức Giáo Hoàng Phanxicô lúc 7:00 pm (tự do, ngoài trời).

Chúa Nhật ngày 27/9/2015: 4:00 pm – Thánh Lễ của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô

Ttất cả mọi người được mời tham dự: Linh Mục và Phó Tế đồng tế và phụ giúp trong Thánh Lễ với Đức Thánh Cha, buộc phải có giấy chứng nhận của Đức Giám Mục (Celebret) và upload lên website worldmeeting2015.org/clergy-participation/clergy-participation-in-the-papal-mass/ hạn chót ngày 15/8/2015.

Liên Đoàn phục vụ điểm tâm và cơm tối cho quý Ðức Cha, quý Cha và quý Thầy Phó Tế, qúy Soeur và qúy Thầy tại Hội Trường Giáo Xứ Thánh Helena. Nếu quý Ðức Cha, quý Cha và quý Thầy Phó Tế, tu sĩ nam nữ cần đưa đón, xin cho chúng con biết giờ và ngày chuyến bay đến phi trường Philadelphia International Airport (PHL); nếu cần chổ ở xin cho chúng con biết trước ngày 22/8, 2015, qua email ldcgvnhk@yahoo.com.

Xin cầu nguyện và cổ võ cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới tổ chức tốt đẹp.

Trân trọng,

Lm Peter Võ Sơn
Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục đồng tế nhiều Thánh lễ được không?
Nguyễn Trọng Đa
08:22 12/08/2015
Giải đáp phụng vụ: Linh mục đồng tế nhiều Thánh lễ được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi 1: Các linh mục được phép dâng hai Thánh lễ hay ba Thánh lễ theo nhu cầu mục vụ. Điều gì sẽ xảy ra nếu một linh mục phải giảng trong nhiều Thánh lễ vào ngày Chúa Nhật, có lẽ liên quan đến một lời kêu gọi? Khi linh mục đã dâng một Thánh lễ, và một linh mục khác là chủ tế, liệu ngài nên đồng tế chăng? - S. P., Stourport-on-Severn, Anh.


Đáp: Tôi có thể nói rằng qui định liên quan nhất về chủ đề này được tìm thấy trong huấn thị "Redemptionis Sacramentum," số 64:

"64. Bài giảng, được ban bố trong cử hành Thánh Lễ và là thành phần của chính phụng vụ, “thường do chính linh mục chủ tế hay một linh mục đồng tế mà ngài nhờ đảm trách, hay đôi khi, nếu là hợp thời, cũng do một phó tế, nhưng không bao giờ do một giáo dân. Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, bài giảng cũng có thể do một Giám mục hay một linh mục tham dự cử hành, dù các ngài không thể đồng tế" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

Câu cuối cùng trong số này nói về trường hợp của người hỏi trên đây. Một lời kêu gọi, chẳng hạn khi một linh mục truyền giáo giảng lễ trong Chúa Nhật Truyền Giáo, hay khi cha xứ đưa ra lời kêu gọi hàng năm của giáo phận, sẽ tạo thành một nguyên nhân chính đáng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là vị linh mục nên cố gắng để đưa các chủ đề của lời kêu gọi vào bài giảng như là liên quan đến các bài đọc và đời sống Kitô hữu. Nếu không, lời kêu gọi nên để lại sau lời nguyện sau Hiệp lễ và trước khi ban phép lành.

Vị linh mục, giảng trong các trường hợp này, nên mang áo chùng trắng (alba), hoặc áo Dòng và áo các phép (surplice), và dây các phép (stola) của màu phụng vụ tương ứng.

Qui định tiên liệu trường hợp của một linh mục "không thể đồng tế". Luật chung là rằng một linh mục cử hành hoặc đồng tế không nhiều hơn một Thánh lễ mỗi ngày (Điểu 905 của Bộ Giáo Luật). Việc cho phép cử hành hai hay ba Thánh lễ là một nhượng bộ mục vụ vì lợi ích của các tín hữu, và chỉ vì một nguyên nhân chính đáng. Bởi vì thường là không cần thiết để đồng tế tại một Thánh lễ thứ hai, thì sẽ không thực hiện cách tổng quát đòi hỏi của một nhu cầu mục vụ chính đáng.

Vì vậy, trong trường hợp ở trên, vị linh mục đã cử hành một Thánh Lễ là đủ, hoặc dự trù cử hành một Thánh lễ sau đó nữa, để biện minh việc có thể giảng cả hai Thánh lễ và không đồng tế.

Linh mục Dòng có một ngoại lệ quen thuộc cho luật một Thánh lễ, vì họ có thể luôn đồng tế trong cộng đoàn, mặc dầu họ có một Thánh Lễ theo lịch trình cho các tín hữu nữa. Tất cả các linh mục có thể đồng tế như vậy tại một Thánh lễ thứ hai trong bất kỳ tình huống nào có thể biện minh được, chẳng hạn tang lễ của Đức Giám Mục, ngày kỷ niệm lễ truyền chức linh mục, và các trường hợp tương tự.

Hỏi 2: Quid agerem? – Tôi làm sao đây? Tôi trông coi một giáo xứ lớn ở Honduras và tôi cử hành ba Thánh lễ ngày Chúa Nhật cho giáo xứ, và tôi đến một Aldea [làng] xa để cử hành Thánh lễ thứ tư nữa. Vào ngày thường, tôi cử hành một Thánh Lễ, và đôi khi cử hành Thánh lễ An táng, và đi thăm một Aldea, và do đó tôi cử hành ba Thánh lễ. Tôi có vi phạm không? Vào một ngày nọ, tôi đi đến nhà thờ chính tòa để đồng tế lễ kỷ niệm thụ phong Giám mục, cộng với Thánh Lễ sáng tại giáo xứ, cộng thêm lễ bổn mạng của một Aldea là lễ Cristo de Esquipulas, cộng thêm việc rửa tội và cho các em Rước lễ vỡ lòng nữa. Tôi sợ rằng nếu có ai qua đời, tôi sẽ phải cử hành Thánh lễ An táng nữa. Ở Honduras, chỉ có những người giàu có mới có khả năng ướp xác, và do đó người chết thường được chôn cất trong vòng 24 giờ. Xin cha vui lòng cho tôi lời khuyên, để linh hồn tôi không phải lâm nguy! – Một linh mục ở Honduras.

Đáp: Linh mục này quả là một linh mục nhiệt tâm với sứ vụ, và đồng thời cố gắng cử hành phụng vụ theo các qui định của Giáo Hội.

Đây là một phẩm chất quan trọng, vì không phải tất cả các linh mục cảm nhận rõ ràng rằng chúng ta là các quản trị viên, chứ không phải là chủ sở hữu của các hồng ân thánh thiêng, mà chúng ta lãnh nhận trong ngày truyền chức. Nói cách khác, chúng ta có thể không xử lý chúng theo ý muốn của chúng ta, hoặc theo các tiêu chuẩn của cái gọi là “thích hợp với mục vụ”, nhưng phải thực hiện việc phục vụ theo ý định của Giáo Hội.

Trong việc giới hạn số lượng các Thánh Lễ mà một linh mục có thể cử hành, Giáo Hội không muốn hạn chế khả năng của ân sủng. Thay vào đó, Giáo Hội mở rộng sự xem xét vượt ra ngoài mối quan tâm mục vụ, để chú trọng đến các giá trị sâu sắc, chẳng hạn tính chất thiêng liêng của Thánh Lễ - vốn có thể dễ dàng bị che khuất bởi một linh mục kiệt sức do phải di chuyển sáu lần trong một ngày.

Trong ý nghĩa này, các hạn chế của Giáo Hội là có tính mục vụ, khi Giáo Hội quan tâm đến sức khỏe tốt của tinh thần và thể xác của vị mục tử, cũng như bảo vệ quyền của các tín hữu đối với một việc cử hành tôn kính các mầu nhiệm thánh.

Cha xứ này nên làm gì đây? Trước hết, cha nên tham khảo ý kiến của Giám mục liên quan đến các qui định giáo luật có thể áp dụng trong giáo phận ngài. Không ít quốc gia và giáo phận, với các tình hình mục vụ nghiêm trọng như những gì cha đã mô tả, đã ban phép vượt quá các hạn chế giáo luật, và cho phép linh mục cử hành bốn Thánh lễ ngày Chúa Nhật và ba Thánh lễ ngày thường.

Thứ đến, mặc dầu Thánh Lễ là đỉnh cao của sự thờ phượng Công Giáo, Giáo Hội có các khả năng phụng vụ khác ngoài Thánh Lễ. Tôi có nhiều bạn bè linh mục ở các giáo phận châu Mỹ Latinh và ý thức nhu cầu mục vụ lớn lao. (Thí dụ, tôi có một người bạn Brazil trông coi một giáo xứ với 90.000 linh hồn, và một bạn ở Mexico có 25 thị trấn nhỏ dưới sự chăm sóc của mình). Các linh mục này cố gắng xoay vòng cách tốt nhất có thể số lượng Thánh Lễ được cho phép, và rồi sử dụng các khả năng khác, chẳng hạn việc Cử hành phụng vụ Lời Chúa và cho Rước lễ.

Trong trường hợp lễ tang, vốn do bản chất không thể được lập trình, Giáo Hội có nghi thức phụng vụ an táng mà không có Thánh Lễ. Vì vậy, nếu người ta đã cử hành mọi Thánh lễ được phép, và đến phiên lễ an táng, người ta có thể cử hành nghi thức tang lễ và an táng, trong khi cử hành một Thánh lễ cho gia đình vào ngày gần nhất có thể được.

Chúa không phụ thuộc vào lịch trình của chúng ta để phân phát lòng thương xót của Ngài, vì thời gian là ở trong tay Ngài. Điều là chắc chắn cần thiết là giáo dục các tín hữu về việc này, và giải thích rằng linh mục cũng cần tuân theo luật lệ, và sự khan hiếm giáo sĩ cản trở sự làm thỏa mãn mọi mong muốn có thể được. (Zenit.org 13-1-2009)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vui Dưới Nắng Hè
Thérésa Nguyễn
21:07 12/08/2015
VUI DƯỚI NẮNG HÈ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tạ ơn Thượng đế ban cho sóng
Để bé vui đùa dưới nắng trong..
(tn)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 06 – 12/08/2015: 70 năm biến cố Hiroshima và Nagasaki
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:25 12/08/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha kêu gọi quốc tế đừng im lặng trước các Kitô hữu bị bách hại

Đức Thánh Cha tái kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng im lặng trước thảm cảnh các tín hữu Kitô và các nhóm tôn giáo thiểu số bị bách hại.

Ngài bày tỏ lập trường trên trong thư gửi đến Đức Cha Maroun Lahham, Giám Mục Phụ tá của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem, đặc trách miền Giordani. Thư được Đức Cha Nunzio Galantino, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Italia, đích thân mang đến cho Đức Cha Lahham, nhân dịp đến viếng thăm Giordani từ ngày mùng 6 đến 9-8 này, trùng vào dịp kỷ niệm 1 năm những người tị nạn Iraq chạy đến Giordani, ngày 8-8 năm 2014.

Trong thư Đức Thánh Cha viết: “Nhiều lần tôi đã lên tiếng tố giác những cuộc bách hại tàn khốc, vô nhân đạo và không thể giải thích được mà nhiều người trên thế giới, nhất là các tín hữu Kitô phải chịu. Họ là nạn nhân của sự cuồng tín và bất bao dung, nhiều khi trước mắt và trong sự im lặng của mọi người. Họ là những người tử đạo ngày nay, bị hạ nhục và kỳ thị vì lòng trung thành với Tin Mừng. Sự nhắc nhớ của tôi, cũng là một lời kêu gọi liên đới, và muốn là dấu chỉ một Giáo Hội không quên, không bỏ rơi con cái mình đang bị lưu lạc vì đức tin: họ hãy biết rằng hằng ngày tôi cầu nguyện cho họ đồng thời biết ơn vì chứng tá của họ dành cho chúng ta”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến các cộng đoàn đón tiếp và giúp đỡ những anh chị em tị nạn và nhắn nhủ rằng “Anh chị em đang loan báo sự phục sinh của Chúa Kitô bằng cách chia sẻ đau khổ và trợ giúp liên đới dành cho hàng trăm ngàn người tị nạn, bằng cách cúi mình trên những đau khổ của họ, những đau khổ có nguy cơ làm cho niềm hy vọng của họ bị bóp nghẹt; anh chị em phục vụ trong tình huynh đệ, chiếu sáng cả trong những lúc rất tối tăm của cuộc sống”.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng “Ước gì dư luận thế giới ngày càng quan tâm hơn, nhạy cảm và chia sẻ, đứng trước các cuộc bách hại chống lại các tín hữu Kitô, và nói chung là chống các nhóm tôn giáo thiểu số. Tôi tái cầu mong cộng đồng quốc tế không im lặng đứng nhìn bất động, trước tội ác không thể chấp nhận được như thế, một tội ác rời xa các quyền căn bản thiết yếu nhất của con người và ngăn cản sự phong phú của cuộc sống chung giữa các dân tộc, các nền văn hóa và tín ngưỡng”.

2. Tuyên bố của Đức Hồng Y Mueller, tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin

Đức Hồng Y Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, tuyên bố rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới vào tháng 10 tới đây cần tìm những con đường mục vụ giúp những người ở trong tình cảnh gia đình khó khăn.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Đức và được báo chí Italia truyền đi ngày 3-8 vừa qua, Đức Hồng Y Mueller nói: “Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới sắp tới về gia đình cần tìm được những con đường mục vụ để hội nhập mạnh mẽ hơn vào cộng đồng Giáo Hội những người ở trong tình cảnh gia đình khó khăn, mà không hề coi nhẹ lời Chúa Giêsu và giáo huấn của Hội Thánh rút ra từ đó”. Đức Hồng Y đặc biệt ám chỉ đến những người ly dị tái hôn dân sự, và những người sống chung không kết hôn.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, cũng nhắc đến cuộc viếng thăm hồi tháng 7 vừa qua tại Mỹ châu la tinh và nhận xét rằng cuộc viếng thăm này chứng tỏ “Giáo Hội phải dấn thân cho một nền thần học giải phóng chân chính, một nền thần học không chiều theo ý thức hệ nào, nhưng tìm kiếm thiện ích của con người và xã hội”.

Về cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và những người Công Giáo thủ cựu thuộc Huynh đoàn thánh Piô 10, Đức Hồng Y cho biết không có gì mới mẻ. Đức Thánh Cha mong muốn rằng vấn đề này được xử lý một cách kiên trì và kiên nhẫn, để kiến tạo một “tiền đề đạo lý” mà Huynh đoàn thánh Piô 10 cần chấp nhận để có thể hòa giải thực sự với Giáo Hội Công Giáo. Trong những tháng gần đây đã có những cuộc gặp gỡ giữa hai bên, giúp củng cố sự tín nhiệm lẫn nhau.

Cho đến nay, Tòa Thánh vẫn yêu cầu Huynh đoàn thánh Piô 10 chấp nhận đạo lý của Công đồng chung Vatican 2 như điều kiện để có thể được hòa giải với Giáo Hội Công Giáo mà họ ly khai từ cuối tháng 6 năm 1988, sau khi Đức Cố Tổng Giám Mục Lefebvre truyền chức 4 Giám Mục mà không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng.

Mặt khác về công việc của Ủy ban Tòa Thánh điều tra về những vụ gọi là Đức Mẹ hiện ra từ 3 thập niên ở Medjugorje thuộc Cộng hòa Bosnia Herzegovina, Đức Hồng Y Mueller nói rằng kết quả điều tra của Ủy ban đặc nhiệm do Đức Hồng Y Camillo Ruini làm chủ tịch, sẽ được Bộ giáo lý đức tin cứu xét trong khóa họp thường lệ vào mùa thu tới đây.

Ủy ban này gồm các Hồng Y và thần học gia do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thành lập và đã làm việc từ tháng 3 năm 2010 đến đầu năm 2014. Sau khi cứu xét, Bộ giáo lý đức tin sẽ đệ trình lên Đức Thánh Cha các nhận xét và đề nghị để ngài quyết định.

3. Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên Giới Trẻ Thánh Thể

“Chúng ta đang ở giữa một thế giới chiến tranh,” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với một nhóm đông đảo những người trẻ hôm 07 tháng Tám. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm “Nhưng cũng có những dấu chỉ của hy vọng và niềm vui.”

Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với 1,500 thành viên của Phong trào Giới Trẻ Thánh Thể , nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày thành lập tổ chức này. Theo Đức Thánh Cha, phong trào này là một trong số những dấu chỉ hy vọng cho Giáo Hội và cho tương lai. Đức Thánh Cha cũng khuyến khích anh chị em: “Hãy can đảm, và tiến về phía trước.”

Đức Thánh Cha đã trả lời một số câu hỏi được đặt ra bởi các bạn trẻ. Đáp lại một câu hỏi về những mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình, ngài nói rằng “một tình huống không có xung đột chỉ được tìm thấy nơi nghĩa trang”. Ngài khích lệ những người trẻ “đừng sợ xung đột”, mặc dù, ngài đặc biệt cảnh báo về tâm lý thích gây ra xung đột để mưu lợi ích riêng cho mình.

Trả lời một câu hỏi về chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, Đức Giáo Hoàng nói rằng cùng tồn tại là chìa khóa để tiếp tục đối thoại và tôn trọng lẫn nhau. Đức Thánh Cha đã trích dẫn trường hợp của những người Rohingya, là những người đã bị xua đuổi khỏi Bangladesh và Myanmar và bị từ chối không cho nhập cảnh vào các nước khác trên Thái Bình Dương. Đức Thánh Cha phàn nàn rằng “Họ bị đuổi khỏi một quốc gia và lang thang từ nước này sang nước khác”, trong khi chỉ trích sự miễn cưỡng tiếp nhận các thuyền nhân.

Khi được hỏi về cách thức phân định đâu là ý Chúa muốn, đâu là ý thế gian và mưu chước của ma quỷ, Đức Thánh Cha nói rằng điều đó luôn luôn là một thách đố. Ngài nhận xét rằng ma quỷ thường đưa ra những khả năng hấp dẫn, nhưng “luôn luôn có một cái bẫy trong đó ... ma quỷ là đứa dối trá.” Sống cầu nguyện, kết hiệp với Chúa là cách hữu hiệu giúp ta nhận ra tiếng nói của Ngài trong thẳm sâu tâm hồn chúng ta.

4. Một tổ chức liên tôn Do Thái gây quỹ tái thiết nhà thờ Hoá Bánh và Cá ra nhiều

Hôm 18 tháng 6, nhà thờ Hoá Bánh và Cá ra nhiều trên bờ biển Galilê đã bị đốt phá gây hư hại nghiêm trọng. Các kẻ đốt nhà thờ còn viết nguệch ngoạc những khẩu hiệu trên tường cho rằng người Công Giáo thờ cúng ngẫu tượng.

Hai thanh niên Yinon Reuveni và Yehud Asraf, đã bị truy tố về các tội ác này. Các công tố viên nhận xét rằng động lực đằng sau các cuộc tấn công này là niềm tin của họ theo đó các Kitô hữu là những người tôn thờ ngẫu tượng.

Ngay sau phiên tòa xử hai thanh niên này, một tổ chức liên tôn Israel đã gây quỹ để giúp phục hồi lại nhà thờ Công Giáo này.

“Lên án thôi thì chưa đủ; cứ lên án suông như thế sau một thời gian người Do Thái chúng ta sẽ mất uy tín của mình” Rabbi Alon Goshen-Gottstein, giám đốc Viện liên tôn Ê-li nói. Ông nhận xét rằng: “Khi người Do Thái móc bóp của họ để hỗ trợ một chuyện gì, thì người ta biết họ nghiêm chỉnh về chuyện ấy.”

Dự án đã được sự ủng hộ của phát ngôn viên Thượng Hội Đồng Do Thái Knesset và 17 giáo sĩ Do Thái Giáo Chính thống, là những người đã mô tả vụ phá hoại này “là vụ phá hoại nhãn tiền nhất cho đến nay trong một loạt các cuộc tấn công vào các địa điểm tôn giáo của các tôn giáo khác.”

Theo báo cáo của tờ Times of Israel, Rabbi Alon nói thêm: “Các chữ viết bậy bạ trên tường dựa theo văn bản từ cuốn sách cầu nguyện của người Do Thái, cho thấy đây là một cuộc tấn công mà động lực được dựa một cách rõ ràng trên niềm tin tôn giáo”.

Vụ phá hoại tại nhà thờ Tabgha là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công vào các nơi thờ phượng Công Giáo ở Israel, trong đó có các mục tiêu quan trọng như nhà thờ Truyền tin tại Nazareth và một nhà thờ gần Nhà Tiệc Ly ở Giêrusalem.

5. Các Giám Mục Hoa Kỳ tranh đấu cho mức lương tối thiểu của công nhân

Trong những ngày vừa qua các Giám Mục Hoa Kỳ đã gửi thư cho Quốc Hội yêu cầu bảo đảm đồng lương tối thiểu cho các công nhân viên trong nước.

Thư mang chữ ký của Đức Cha Thomas Wenski, chủ tịch Ủy ban Công Lý và phát triển nhân bản của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và nữ tu Donna Markham, chủ tịch các tổ chức bác ái Công Giáo Mỹ. Các Giám Mục khẳng định rằng cần bảo đảm một đồng lương tối thiểu, công bằng và đúng đắn cho tất cả mọi công nhân trong cả nước, bằng cách cải tiến an ninh tài chánh, thăng tiến việc đào tạo và ổn định công ăn việc làm cho họ. Các Giám Mục nhấn mạnh rằng một nền kinh tế chỉ thực sự thịnh vượng, khi tập trung nơi phẩm giá và hạnh phúc của các công nhân và gia đình họ. Như là chủ chăn, chúng tôi trông thấy mỗi ngày các hậu quả sự thất bại của một xã hội không chú ý tới ưu tiên này. Thật ra, trong một năm một công nhân với đồng lương tối thiểu không thể kéo con cái mình ra khỏi cảnh nghèo túng. Lý do là vì đồng lương liên bang tối thiểu không thay đổi, nên mỗi năm đối với một công nhân cuộc sống càng khó khăn hơn.

Tình trạng này dẫn đưa tới chỗ gia tăng việc xin các cơ quan bác ái trợ giúp. Các thống kê mới đây cho biết 75% những người nhận sự trợ giúp công cộng thuộc các gia đình chỉ có một người đi làm việc. Vì thế, lấy lại tư tưởng của thánh Gioan Phaolô II trong Thông điệp “Năm Thứ Một Trăm”chúng tôi khẳng định: “Xã hội và Nhà nưóc phải bảo đảm các mức lương tối thiểu thích đáng cho cuộc sống của công nhân và gia đình họ, bao gồm cả một khả năng tiết kiệm nào đó. Điều này đòi hỏi các cố gắng để cung cấp cho các công nhân các hiểu biết và thái độ ngày càng tốt đẹp hơn, thế nào để khiến cho công việc của họ có phẩm chất sản xuất cao hơn; nhưng nó cũng đòi hỏi việc kiểm soát kiên trì hơn và các biện pháp luật lệ thích hợp để bẻ gẫy các hiện tượng khai thác đáng xấu hổ, gây thiệt hại cho các công nhân yếu đuối, và cho những người di cư hay bị gạt ngoài lề” (s. 15).

Thật ra, việc bảo vệ các công nhân có một đồng lương tối thiểu và thăng tiến khả năng của họ thành lập và nuôi sống một gia đình là một trách nhiệm đuợc chia sẻ và nền tảng cho việc xây dựng một xã hội công bằng hơn. Và một trong các kiểu mà Quốc hội có thể đóng góp cho việc thăng tiến công ích là bảo đảm cho các công nhân toàn nước có đồng lương tối thiểu giúp thăng tiến việc thành lập gia đình và sự ổn định của nó.

6. Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập Ngày Thế Giới cầu nguyện cho việc bảo vệ thiên nhiên

Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định chọn ngày 1-9 hằng năm là Ngày Thế Giới cầu nguyện cho việc bảo vệ thiên nhiên như công trình tạo dựng của Thiên Chúa.

Ngài thông báo quyết định trên đây trong thư đề ngày ngày 6-8-2015 gửi đến Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, cùng với Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô. Lá thư này được công bố hôm 10-8-2015 tại Vatican.

Đức Thánh Cha cho biết ngài chia sẻ mối quan tâm của Đức Thượng Phụ đại kết Chính Thống giáo Bathôlômêô đối với tương lai của công trình tạo dựng, đồng thời đón nhận đề nghị của vị Đại diện Đức Thượng Phụ là Đức Tổng Giám Mục Ioannis của giáo phận Pergamo, đưa ra trong buổi giới thiệu thông điệp “Laudato sí” về việc chăm sóc căn nhà chung.

Đức Thánh Cha quyết định thiết lập trong Giáo Hội Công Giáo Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên, kể từ năm nay và được cử hành lần đầu tiên vào ngày 1-9 sắp tới, giống như từ lâu trong Giáo Hội Chính Thống.

7. Tổ chức Y tế Thế giới ráo riết đào tạo nhân viên y tế phá thai

Đào tạo cấp tốc thêm nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới để tham gia vào việc phá thai là ưu tiên cấp thời của Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO. Điều này được đề cập đến trong một báo cáo mới của tổ chức này dài 81 trang được đưa ra vào cuối tháng 7 vừa qua.

Báo cáo này nhận định rằng: “Trong số những rào cản hạn chế việc tiếp cận với khả năng phá thai an toàn, việc thiếu cán bộ được đào tạo chính quy là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Người ta ước tính rằng với nhu cầu phá thai ngày càng gia tăng như hiện nay, sự thiếu hụt toàn cầu của các chuyên gia y tế có kỹ năng phá thai sẽ lên tới con số 12.9 triệu vào năm 2035.”

“Chính sách và rào cản pháp lý, sự kỳ thị hoặc không sẵn lòng của một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể hạn chế thêm khả năng phụ nữ tiếp cận với phá thai và những dịch vụ chăm sóc sau phá thai trong nhiều bối cảnh đa dạng”, báo cáo cho biết thêm.

WHO cũng không ngần ngại thúc giục các nước cấp viện phương Tây gây sức ép với các nước nghèo tiến hành một chính sách khắt khe về dân số qua việc mở rộng các dịch vụ phá thai và hạn chế sinh sản.

8. Thông điệp Laudato Sí được phát sóng tại Ý


Đài phát thanh Vatican đã công bố kế hoạch phát sóng thông điệp Laudato Sí, là thông điệp xã hội mới nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong một chương trình gồm 14 phần.

Thông điệp của Đức Giáo Hoàng sẽ được đọc trong một phiên bản được chuyển thể, với những hiệu ứng âm thanh được sản xuất bởi các nhân viên Đài phát thanh Vatican. Loạt phát sóng, thiết kế đặc biệt để mang thông điệp của Đức Thánh Cha đến với người mù, sẽ được phát sóng trong Ý mỗi buổi tối từ ngày 10 đến ngày 23 Tháng Tám.

Tưởng cũng nên nhắc lại là sáng thứ Năm 18 tháng Sáu vừa qua, trong phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, Đức Hồng Y Peter Turkson, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã giới thiệu Thông điệp “Laudato Sí” của Đức Thánh Cha Phanxicô “về chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta”.

Thông điệp được đặt tên từ một lời cầu của thánh Phanxicô. 'Laudato sí, mí Signore” (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa), trong bài ca của các thụ tạo có nhắc nhớ rằng trái đất là căn nhà chung của chúng ta, “cũng như người chị chúng ta, chúng ta chia sẻ cuộc sống với chị ấy, và như người mẹ tươi đẹp đón nhận chúng ta trong vòng tay của mẹ”. Chính “chúng ta là đất” (Xc St 2,7). Chính thân thể chúng ta được cấu thành nhờ những yếu tố của trái đất, không khí là yếu tố mang lại cho chúng ta hơi thở và nước của trái đất làm cho chúng ta được sống và được bổ dưỡng”.

9. Các Giám Mục Iraq và Syria tố cáo: Hoa Kỳ ưu tiên cho người di dân Hồi Giáo và ra mặt kỳ thị người Công Giáo

Một vị Tổng Giám Mục Công Giáo Iraq và một vị Tổng Giám Mục Syria đã lên tiếng cáo buộc các quan chức di trú Hoa Kỳ đang phân biệt đối xử những người tị nạn Kitô Giáo từ Trung Đông.

Phát biểu tại Philadelphia trong hội nghị toàn quốc các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố, Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của Erbil, Iraq, và Đức Tổng Giám Mục Jean-Clément Jeanbart của Aleppo cáo buộc rằng chỉ có một số lượng rất nhỏ những người tị nạn Kitô Giáo được cấp thị thực đến Hoa Kỳ trong khi những người tị nạn Hồi giáo được phê duyệt với một tốc độ nhanh hơn và với với con số cao hơn một cách đáng kể.

Đức Tổng Giám mục Warda nói:

“Những người tị nạn tại Erbil đặt câu hỏi: Tại sao chúng tôi nộp đơn xin thị thực vào Mỹ và bị từ chối mà không có những lý do chính đáng”

Hai vị tổng giám mục đều đồng ý rằng họ thích người dân của mình ở lại Syria và Iraq hơn, nếu có thể. Nhưng khi hoàn cảnh bức bách cần xin trợ giúp để sống ở nước ngoài, người Mỹ nên đối xử với các tín hữu Kitô một cách công bằng. Đức Tổng Giám mục Warda nói thêm với các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố: “Xin hãy nhớ điều này: đây là một phần di sản của anh chị em, đây là một phần của việc là một người Mỹ: đó là hãy nói thay cho những người bị đàn áp trên toàn thế giới, đặc biệt là cho các Kitô hữu ngày nay.”

Cả hai vị Tổng Giám Mục đã cảm ơn các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố về sự hỗ trợ tài chính mà tổ chức này đã trao cho các Kitô hữu tại Trung Đông. Trong hội nghị Philadelphia, Carl Anderson, nhà lãnh đạo trên toàn thế giới của các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố, đã công bố việc mở một cổng thông tin trong trang web của các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố để quyên góp cho các Kitô hữu tại Trung Đông. Các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố sẽ trang trải các chi phí hành chính để tất cả số tiền quyên góp được trao toàn bộ cho các Kitô hữu có nhu cầu.

10. Cảnh sát Israel có những động thái tích cực nhằm ngăn chặn việc đốt phá các nhà thờ Kitô Giáo

Cảnh sát Israel đã thực hiện một bước hiếm hoi khi bắt giam một thanh niên cực đoan Do Thái theo luật “bắt giữ để phòng ngừa” vì sự tham gia của thanh niên này trong các cuộc tấn công vào các nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Giêrusalem.

Mordechai Ben Gedaliah, một cư dân trong một khu định cư Do Thái ở Bờ Tây, đã bị bắt giam hôm 4 tháng 8. Việc bắt giữ thanh niên này là một phần trong chiến dịch truy quét các nhóm cực đoan đã được khởi sự sau khi một bé gái sơ sinh người Palestine bị thiệt mạng khi nhà của gia đình em bị đốt cháy.

Gedaliah đã tham gia vào một loạt các vụ tấn công bao gồm cả vụ đốt nhà thờ Hoá Bánh và Cá ra nhiều trên bờ biển Galilê.

Luật “bắt giữ để phòng ngừa” đã được đưa ra cách đây 10 năm và chủ yếu dùng để bắt những người Palestine tình nghi dính líu vào các hoạt động khủng bố. Đây là lần đầu tiên luật này được viện dẫn để bắt một người Do Thái.

11. Ta là bánh hằng sống ban xuống bởi trời


Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9 tháng 8, Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm Chúa Nhật 19 thường niên. Ngài nói: Trong Chúa Nhật này, chúng ta tiếp tục bài đọc chương 6 Phúc Âm thánh Gioan, trong đó Chúa Giêsu, sau khi đã làm phép lạ cả thể hóa bánh ra nhiều, đã giải thích cho dân chúng ý nghĩa của “dấu chỉ” ấy.

Như Ngài đã làm trước đó với người đàn bà xứ Samaria, khởi hành từ kinh nghiệm khát và từ dấu chỉ của nước, ở đây Chúa Giêsu bắt đầu từ kinh nghiệm đói và dấu chỉ của bánh, để vén mở cho thấy những sự thật về chính Ngài và mời gọi tin nơi Ngài.

Dân chúng tìm Chúa và lắng nghe Ngài, bởi vì họ hứng khởi vì phép lạ. Họ muốn tôn Ngài làm vua. Nhưng khi Chúa Giêsu khẳng định rằng bánh thật mà Thiên Chúa ban cho là chính Ngài, nhiều người coi đó là gương mù gương xấu và bắt đầu lẩm bẩm với nhau: “Cha mẹ ông chúng ta lại không biết hay sao? Vậy làm sao ông ấy lại có thể nói: “Tôi là bánh từ trời xuống được?” (Ga 6,42). Khi đó Chúa Giêsu trả lời: “Không ai có thể đến với tôi, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy”, và Ngài thêm: “Ai tin thì có sự sống đời đời”. Đức Thánh Cha giải thích thêm trong bài huấn dụ như sau:

Lời này của Chúa khiến cho chúng ta kinh ngạc, và làm cho chúng ta suy nghĩ. “Không ai có thể đến với tôi, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy”. Nó khiến cho chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Lời này dẫn đưa chúng ta vào trong cái năng động của đức tin. Đức tin thật ra là một tương quan: tương quan giữa bản vị con người chúng ta và Con Người của Chúa Giêsu, nơi Ngài Thiên Chúa Cha có một vai trò định đoạt, và dĩ nhiên cả Chúa Thánh Thần nữa. Gặp gỡ Chúa Giêsu để tin nơi Ngài không đủ; đọc Thánh Kinh, đọc Tin Mừng không đủ, điều này quan trọng nhưng không đủ; cả việc chứng kiến một phép lạ, như phép lạ hóa bánh ra nhiều cũng không đủ… Có biết bao nhiêu người đã tiếp xúc chặt chẽ với Chúa Giêsu và đã không tin nơi Ngài, trái lại, họ đã khinh rẻ và lên án Chúa. Và tôi tự hỏi: tại sao vậy? Họ không được Thiên Chúa Cha lôi kéo hay sao? Không: điều này xảy ra, bởi vì trái tim của họ đã khép kín với hoạt động của Thần Khí của Thiên Chúa. Và nếu bạn có con tim khép kín, thì niềm tin không vào được. Thiên Chúa Cha luôn luôn lôi kéo chúng ta về với Chúa Giêsu: chính chúng ta mở hay đóng kín con tim mình. Trái lại, đức tin giống như một hạt giống gieo sâu trong con tim, nẩy nở, khi chúng ta để cho Thiên Chúa Cha lôi kéo đến với Chúa Giêsu và đi tới với Ngài với tâm hồn rộng mở, với con tim rộng mở, không thành kiến: Khi đó chúng ta nhận ra nơi gương mặt của Ngài Gương Mặt của Thiên Chúa và trong các lời nói của Ngài Lời của Thiên Chúa, bởi vì Chúa Thánh Thần đã làm cho chúng ta bước vào trong tương quan tình yêu và sự sống hiện hữu giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa Cha. Và ở đó chúng ta nhận được ơn, món quà của đức tin.

Khi đó với thái độ này của đức tin, chúng ta cũng có thể hiểu ý nghĩa “Bánh sự sống” mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, và Ngài diễn tả như thế này: “Tôi là bánh hằng sống, từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời và bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi để cho thế gian được sống” (Ga 6,51). Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Nơi Chúa Giêsu, trong “thịt” của Ngài – nghĩa là trong bản tính nhân loại cụ thể của Ngài – hiện diện tất cả tình yêu của Thiên Chúa, là Chúa Thánh Thần. Ai để cho mình bị lôi cuốn bởi tình yêu này, thì đi đến với Chúa Giêsu với đức tin và nhận đuợc từ Ngài sự sống, sự sống đời đời.

Đấng đã sống kinh nghiệm này một cách gương mẫu là Đức Maria, Trinh Nữ thành Nagiarét là người đầu tiên đã tin nơi Thiên Chúa, bằng cách tiếp nhận thịt xác của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy học nơi Người, là Mẹ chúng ta, niềm vui và lòng biết ơn đối với ơn đức tin. Một món qùa không phải là “của riêng”, nhưng là một món quà cần chia sẻ: nó là món qùa “cho sự sống của thế giới”!

12. Đức Thánh Cha Phanxicô lên án việc ném bom Hiroshima và Nagasaki

Nhân kỷ niệm 70 năm biến cố Hoa Kỳ ném bom xuống hai thành phố của Nhật Bản thảm sát 129,000 thường dân vô tội, Đức Thánh Cha đã thúc giục toàn thế giới cầu nguyện và dấn thân cho hòa bình, phổ biến trên thế giới một nền luân lý của tình huynh đệ và một bầu khí chung sống thanh thản giữa các dân tộc.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu trưa Chúa Nhật 9 tháng 8. Ngài nói:

Cách đây 70 năm ngày mùng 6 và mùng 9 tháng 8 năm 1945 đã xảy ra các vụ bỏ bom nguyên tử kinh khủng trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Sau bao nhiêu năm, biến cố thê thảm này vẫn còn dấy lên sự kinh hoàng và kinh tởm. Nó đã trở thành biểu tượng của quyền lực tàn phá vô độ của con người, khi con người sử dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật một cách sai lạc, và nó là một lời cảnh cáo trường kỳ cho nhân loại, để nhân loại luôn luôn khước từ và bài trừ các vũ khí nguyên tử và mọi vũ khí tàn phá hàng loạt. Dịp kỷ niệm buồn thương này mời gọi chúng ta cầu nguyện và dấn thân cho hòa bình, để phổ biến trên thế giới một nền luân lý của tình huynh đệ và một bầu khí của sự sống chung thanh thản giữa các dân tộc. Ước chi từ mọi miền đều dấy lên một tiếng nói duy nhất: “Không” với chiến tranh và bạo lực và “có” với đối thoại, và “có” với hòa bình.

Với chiến tranh người ta luôn luôn mất mát. Cách duy nhất để chiến thắng một cuộc chiến là đừng gây chiến tranh.

Đức Thánh Cha cũng đã bầy tỏ lo âu trước các tin đến từ El Salvador nơi trong thời gian qua dân chúng đã phải chịu nhiều khó khăn vì đói kém, khủng hoảng kinh tế và các xung khắc xã hội và bạo lực gia tăng, Ngài khích lệ người dân El Salvador kiên trì hiệp nhất trong hy vọng và khuyên nhủ mọi người cầu nguyện để công lý và hòa bình nở hoa trên quê hương của chân phước Oscar Romero.

13. Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu cầu nguyện cho các gia đình trên thế giới

Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 5 tháng 8, Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu cũng như từ các nước Nam Phi, Trung Quốc, và cầu mong chuyến viếng thăm Roma củng cố họ trong tình yêu đối với Chúa Kitô, đồng thời là các chứng nhân của Ngài đặc biệt cho các gia đình cảm thấy xa Giáo Hội.

Với các đoàn hành hương Ba Lan Đức Thánh Cha chào đặc biệt các nữ tu dòng thánh nữ Elidabét và tất cả những người sống đời thánh hiến, đang tận dụng mùa hè để tĩnh tâm và đào sâu mối dây liên hệ với Chúa Kitô và dấn thân trong cộng đoàn Giáo Hội. Ngài xin Chúa Thánh Thần ban cho họ các ơn cần thiết cho sứ mệnh họ đã nhận lãnh.

Với các nhóm hành hương Italia Đức Thánh Cha đặc biệt chào các tham dự viên đại hội quốc tế giới trẻ hướng về Assisi, các bạn trẻ Đại nhạc hội dân gian các ca đoàn, hiệp hội liên đới với dân tộc Saharawi.

Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người nhớ một ngày trước đó là lễ cung hiến Đền thờ Đức Bà Cả, nơi có tôn kính Ảnh Đức Bà là phần rỗi của dân Roma. Ngài nhắn nhủ người trẻ cầu khẩn Mẹ để cảm nhận được tình yêu dịu dàng của Mẹ; người đau yếu cầu xin Mẹ trong những lúc vác thập giá và khổ đau để được nâng đỡ; và các đôi tân hôn chiêm ngưỡng Mẹ như mô thức con đường của đời sống hôn nhân, tận hiến và chung thuỷ.

14. Hoa Kỳ phải hối hận và ăn năn vì đã ném bom nguyên tử xuống nước Nhật

Đến thăm Hiroshima vào đúng ngày kỷ niệm lần thứ 70 sự tàn phá kinh hoàng thành phố này bởi một quả bom nguyên tử của Mỹ, Đức Giám Mục Oscar Cantu của Las Cruces, New Mexico, bày tỏ mạnh mẽ sự phản đối của ngài trước tội ác chiến tranh kinh hoàng này và than thở rằng ngày nay người Mỹ đã quên ký ức khủng khiếp này và không còn theo đuổi việc loại bỏ vũ khí hạt nhân.

Đức Cha nói:

“Sự trở lại với cuộc thảo luận nghiêm túc về giải trừ vũ khí hạt nhân giờ đây có vẻ giống như một chuyện đã lỗi thời. Thật đáng buồn.”

Đức Cha Cantu, chủ tịch Ủy ban tư pháp quốc tế và hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã đến thăm Nhật Bản lần đầu tiên, trong tư cách một thành viên của phái đoàn Hoa Kỳ tham dự lễ kỷ niệm. Đức Cha nói rằng ngài đến Hiroshima với “nỗi buồn và sự áy náy.” Ngài cũng sẽ tham dự các buổi lễ khác, để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ đánh bom nguyên tử ở Nagasaki ngày 9 tháng Tám.

15. Các kitô hữu đã ly dị và tái hôn vẫn là thành phần của Giáo Hội

Các người đã ly dị và tái hôn không bị dứt phép thông công và tuyệt đối không bị đối xử như vậy: họ luôn là thành phần của Giáo Hội. Mọi kitô hữu và nhất là các gia đình kitô đều được mời gọi noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, cộng tác với Ngài để săn sóc các gia đình bị thương tích ấy, bằng cách đồng hành với họ trên con đường đức tin của cộng đoàn.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 5 tháng 8 trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: lần trước chúng ta đã đề cập đến các gia đình bị thương tích vì sự không hiểu biết của các cặp vợ chồng, hôm nay chúng ta chú ý tới một thực tại khác: đó là làm sao săn sóc những người sau thất bại không thể chuyển đảo được của mối dây hôn nhân đã tái lập một gia đình mới. Đức Thánh Cha nói:

Giáo Hội biết rõ rằng một tình trạng như thế trái ngược với Bí tích kitô. Tuy nhiên, Giáo Hội là thầy dậy, được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, luôn luôn kiếm tìm thiện ích và vẻ đẹp của con người. Vì thế, Giáo Hội cảm thấy có bổn phận , “vì tình yêu đối với sự thật”, phải phân định các tình hình”. Thánh Gioan Phaolô II đã diễn tả như thế trong Tông huấn về Gia Đình “Familiaris consortio” (s. 84) bằng cách đưa ra thí dụ sự khác biệt giữa người chịu sự phân ly đối với người đã gây ra việc phân ly đó. Cần phải có sự phân định này.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Thế rồi nếu chúng ta cũng nhìn các môi dây liên kết mới này với con mắt của các trẻ nhỏ trong gia đình là nạn nhân vô tội của sự phân ly này, chúng ta lại còn thấy hơn nữa sự cấp bách của việc phát triển trong các cộng đoàn của chúng ta một sự tiếp đón thực sự đối với những người sống các tình trạng này. Họ là những người đau khổ nhất, trong các tình trạng ấy.

Vì thế thật là quan trọng, kiểu sống, ngôn từ, các thái độ của cộng đoàn phải luôn luôn chú ý tới các anh chị em này, bắt đầu từ các trẻ nhỏ. Hơn thế nữa, nếu chúng ta giữ họ xa cách với cuộc sống của cộng đoàn, như thể là họ bị dứt phép thông công thì làm sao chúng ta có thể nhắn nhủ các cha mẹ này làm tất cả nhũng gì có thể để giáo dục con cái họ sống đời kitô bằng cách nêu gương sống một đức tin xác tín và thực hành cho con cái họ? Phải làm sao để đừng chồng chất thêm các gánh nặng khác trên các gánh nặng mà con cái đã phải mang trong các tình trạng này! Rất tiếc con số các trẻ em và người trẻ này thật là rất lớn. Thật quan trọng là chúng cảm nhận Giáo Hội như một bà mẹ chú ý tới tất cả mọi người, luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và gặp gỡ.

Thật ra trong các thập niên này Giáo Hội đã không vô cảm cũng không lười biếng. Nhờ việc đào sâu nhiệm vụ của các Chủ Chăn, được các vị Tiền Nhiệm của tôi hướng dẫn và xác nhận, đã lớn lên rất nhiều ý thức cần phải có một sự tiếp đón huynh đệ, trong tình yêu thương đối với các tín hữu đã được rửa tội, đã thiết lập một cuộc sống chung mới sau thất bại của hôn nhân bí tích. Thật ra, các anh chị em này không bị dứt phép thông công, họ không bị dứt phép thông công, và tuyệt đối không bị đối xử như thế: họ luôn luôn là thành phần của Giáo Hội.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã can thiệp vào vấn đề này, bằng cách khích lệ một sự phân định chú ý và một việc đồng hành mục vụ khôn ngoan, vì biết rằng không có các “thí dụ như đơn thuốc” (Diễn văn tại Cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới lần thứ VII, Milano 2-6-2012, câu trả lời 5). Và Đức Thánh Cha minh xác thêm thái độ Giáo Hội cần có như sau:

Từ đó có việc lập đi lập lại lời mời gọi các Chủ Chăn bầy tỏ công khai và trung thực sự sẵn sàng của cộng đoàn tiếp đón họ và khích lệ họ, để họ sống và luôn ngày càng phát triển sự tuỳ thuộc của họ vào Chúa Kitô và Giáo Hội bằng lời cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, tham dự phụng vụ, giáo dục con cái sống đời kitô, bác ái và phục vụ người nghèo, dấn thân cho công lý và hòa bình.

Hình ảnh kinh thánh về vị Mục Tử Nhân Lành (Ga 10.11-18) tóm tắt sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã nhận được từ Thiên Chúa Cha: đó là trao ban sự sống cho đoàn chiên. Thái độ đó cũng là một mô thức cho Giáo Hội, tiếp đón con cái mình như một bà mẹ ban sự sống mình cho chúng. “Giáo Hội được mời gọi luôn luôn là căn nhà rộng mở của Thiên Chúa Cha… Không có chuyện đóng cửa! Không có chuyện đóng cửa! Tất cả mọi người đều có thể tham dự trong một cách thức nào đó vào cuộc sống Giáo Hội, tất cả đều có thể là thành phần của cộng đoàn. Giáo Hội… là nhà cha, nơi có chỗ cho từng người với cuộc sống nhọc nhằn của mình” (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, s. 47).

Cũng thế, tất cả mọi kitô hữu đều được mời gọi noi gương Vị Mục Tử Nhân Lành. Nhất là các gia đình kitô có thể cộng tác vói Ngài bằng cách lo lắng cho các gia đình bị thương tích, bằng cách đồng hành với họ trong cuộc sống đức tin của cộng đoàn. Mỗi người hãy làm phần mình trong việc nhận lấy thái độ của Vị Mục Tử Nhân Lành, là Đấng biết từng con chiên một và không loại trừ con nào hết khỏi tình yêu thương vô biên của Ngài.

16. Tình yêu của Chúa Kitô vượt thắng sự gian ác của quân khủng bố Hồi Giáo IS

Một năm sau khi 120,000 Kitô hữu trong vùng đồng bằng Nineveh chạy trốn trước đà tiến công vũ bão của quân khủng bố Hồi Giáo IS, một vị Giám Mục Iraq đã nói về những thách thức phải đối mặt hàng ngày của những người tị nạn ở Erbil, một thành phố có 1.5 triệu dân là thủ phủ của vùng tự trị của người Kurd.

“Hôm nay chúng tôi có thể nói rằng Iraq Kurdistan là an toàn và chính phủ đã giúp đỡ rất nhiều cho chúng tôi,” Đức Tổng Giám mục Bashar Warda của Erbil nói. “Bây giờ chúng tôi mong đợi vùng đất của chúng tôi được giải phóng, nhưng quan trọng hơn, chúng tôi mong đợi các thành phố, và làng mạc của mình an toàn trước khi chúng tôi có thể bắt đầu xây dựng lại.”

“Là một giám mục tôi phải chăm sóc những nhu cầu hàng ngày của người dân mình và cho họ thấy rằng tình yêu của Chúa Kitô vượt thắng sự gian ác của Nhà nước Hồi giáo”

Mặc dù bị thế giới bỏ rơi không chỉ trong sự thiếu vắng những bài báo nói về cuộc sống cơ cực và lầm than của họ, nhưng còn trong sự trợ giúp nhỏ giọt và hiếm hoi của các cơ quan cứu trợ quốc tế, những người tị nạn giờ đây không còn sống trong các lều trại nữa và 11 trường học đã được xây dựng cho con em họ.

Đức Tổng Giám mục Warda, người sáng lập một trường đại học Công Giáo ở Erbil, nói với AsiaNews rằng “Tổ tiên của chúng tôi đã lựa chọn giáo dục như một phương tiện thúc đẩy nền văn hóa ở vùng đất Lưỡng Hà, nơi đã từng là vùng đất của họ trước khi bị xâm lược bởi những người Hồi Giáo sa mạc tại thời điểm hưng thịnh của Hồi giáo. Tình hình này rất tương tự những gì đang diễn ra ngày hôm nay, khi các Kitô hữu phải đối mặt với sự tấn công của các nước Hồi giáo.”

17. Diễn biến bi đát: 250 Kitô hữu bị khủng bố Hồi Giáo IS bắt tại al-Qaryatayn

Hôm thứ Năm 6 tháng 8, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã bất ngờ mở cuộc tấn công dữ dội vào al-Qaryatayn, một thị trấn miền trung Syria nơi có 15,000 dân phần lớn là các tín hữu Kitô, và bắt đi hàng trăm cư dân của thị trấn này.

Tờ International Business Times số ra thứ Hai 10 tháng 8 cho biết, ít nhất 150 tín hữu Kitô đã bị bắt khi quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được thị trấn này.

Đức Cha Antoine Audo, Giám Mục Công Giáo nghi lễ Chanđê của Aleppo than thở với Radio Vatican rằng các tín hữu Kitô trong vùng đang bị thảm sát trước sự thờ ơ của thế giới. Ngài nói: “Mục tiêu của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo là buộc Kitô hữu phải di cư.”

“Nếu chiến tranh tiếp tục như thế này thì cuối cùng tất cả các Kitô hữu sẽ phải rời khỏi Syria.”

Quân khủng bố Hồi Giáo IS hiện kiểm soát 1/3 lãnh thổ của Iraq và hơn một nửa lãnh thổ Syria. Chúng đang tiến về phía Sadad, một thị trấn 3,500 dân cách al-Qaryatayn 20 dặm, tạo ra một làn sóng chạy nạn mới.