Ngày 12-08-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 19 Mùa Quanh Năm 13/08/2017 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:53 12/08/2017
Bài Đọc Chúa Nhật XIX thường niên – 13/08/2017

Bài đọc 1: 1 V 19,9a.11-13a
Hãy đứng trên núi trước mặt Đức Chúa.
Bài trích sách các Vua quyển thứ nhất.
Khi ngôn sứ Ê-li-a đến núi Khô-rép là núi của Thiên Chúa, ông vào một cái hang và nghỉ đêm tại đó. Có lời Đức Chúa phán với ông: “Hãy ra ngoài và đứng trên núi trước mặt Đức Chúa. Kìa Đức Chúa đang đi qua.” Gió to bão lớn xẻ núi non, đập vỡ đá tảng trước mặt nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa không ở trong cơn gió bão. Sau đó là động đất, Đức Chúakhông ở trong trận động đất. Sau động đất là lửa, nhưng Đức Chúa cũng không ở trong lửa. Sau lửa là có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe tiếng đó, ông Ê-li-a lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang.

Đó là lời Chúa.

Đáp ca: Tv 84,9ab và 10.11-12.13-14
Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa, và ban ơn cứu độ cho chúng con.
Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán,
điều Chúa phán là lời chúc bình an
cho dân Người, cho kẻ trung hiếu.
Chúa sẵn sàng ban ơn cứu độ cho ai kính sợ Chúa,
để vinh quang của Người hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta. Đ.

Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ,
hoà bình công lý đã giao duyên.
Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp,
công lý nhìn xuống tự trời cao. Đ.

Vâng, chính Chúa sẽ tặng ban phúc lộc
và đất chúng ta trổ sinh hoa trái.
Công lý đi tiền phong trước mặt Người,
mở lối cho Người đặt bước chân. Đ.

Bài đọc 2: Rm 9,1-5
Giả như vì anh em, mà tôi có bị nguyền rủa, thì tôi cũng cam lòng.
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.
Thưa anh em, có Đức Ki-tô chứng giám, tôi xin nói sự thật, tôi không nói dối và lương tâm tôi, được Thánh Thần hướng dẫn, cũng làm chứng cho tôi rằng: lòng tôi rất đỗi ưu phiền và đau khổ mãi không ngơi. Quả vậy, giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa lìa Đức Ki-tô, thì tôi cũng cam lòng. Họ là người Ít-ra-en, họ đã được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết, chính Đức Ki-tô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Người là Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi sự. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. A-men.

Đó là lời Chúa.

Tung hô Tin Mừng: Tv 129,5
Allêluia. Allêluia. Mong đợi Chúa, tôi hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Allêluia.

Tin Mừng: Mt 14,22-33
Xin Ngài truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo thánh Mát-thêu.

Sau khi dân chúng được ăn no nê, Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán đám đông. Sau khi giải tán đám đông, Người đi riêng lên núi mà cầu nguyện. Chiều đến, Người vẫn ở đó một mình, còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ nhiều dặm, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy!”, và sợ hãi la lên. Đức Giê-su liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” Ông Phê-rô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”. Đức Giê-su bảo ông: “Cứ đến!” Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu con với!” Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?” Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!”

Đó là lời Chúa.
 
Đức Maria Hồn Xác Lên Trời
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:48 12/08/2017
Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Lc 1, 39 – 56


Đức Maria là người Me tuyệt vời hơn mọi người mẹ trần thế. Do đó, khi nói về Mẹ Maria không có bút nào, không có ngôn từ nào có thể diễn tả hết mọi khía cạnh của Đức Mẹ. Thánh Bênađô đã viết :” De Maria numquam satis !” ( Nói về Mẹ Maria không bao giờ có thể nói hết được ! ). Xưa nay, đã có biết bao người đạo đức, thánh thiện, đã có biết bao nhà thần học viết về Đức Mẹ. Nhưng tất cả vẫn chưa thể nào diễn tả, vẫn chưa thể nào lột được hết các ý nghĩa và đặc biệt nói hết những đặc ân, những tước hiệu Thiên Chúa và Giáo Hội tặng ban và ca ngợi Đức Mẹ.

Tuy nhiên, nếu đem so sánh những tước hiệu Giáo Hội dành riêng cho Mẹ thì tước hiệu Mẹ vẫn là tước hiệu phù hợp với tâm tình của con người hơn cả. Công Đồng Vaticanô trong Hiến Chế về “ Hội Thánh “ đã dành trọn chương VIII để nói về Đức Trinh Nữ Maria. Trong số 61 Hiến Chế về Hội Thánh, chúng ta đọc thấy :

” Do quyết định của Chúa quan phòng, từ đời đời Đức Maria Trinh Nữ đã được tiền định hợp tác cùng Ngôi Hai Thiên Chúa trong việc Nhập Thể, trong những ngày tháng sống ở trần gian, Mẹ đã là Mẹ tiềm ẩn của Chúa Cứu Thế, là Đấng cộng tác quảng đại với Chúa hơn hết mọi người một cách đặc biệt, và là nữ tỳ khiêm hạ của Chúa, Mẹ đã cưu mang, sinh hạ và dưỡng dục Chúa Kitô, tiến dâng Chúa cho Cha trong đền thờ, đồng khổ với Chúa chịu treo trên Thập giá, đồng công với Chúa Cứu Chuộc một cách hoàn hảo, đặc biệt do đức vâng phục, đức tin, đức cậy và đức mến nồng nhiệt để tái tạo cuộc sống siêu nhiên cho các linh hồn “.

Chính vì thế, Thiên Chúa đã yêu thương Mẹ hết sức đặc biệt, đã ban cho Mẹ nhiều đặc ân cao quí mà không một người nào ở trần thế đã có được như Mẹ. Ơn cả hồn lẫn xác lên trời là đặc ân tuyệt vời Thiên Chúa ban cho Mẹ. Mừng lễ Mẹ Maria về Trời, chúng ta cùng nhau suy nghĩ về ơn Hồn Xác lên Trời của Mẹ…

Đức Thánh Cha Piô XII khi tuyên bố tín điều Đức Maria Hồn Xác lên Trời vào ngày 01 tháng 11 năm 1950, Ngài không nói mông lung, nhưng Ngài đã tuyên tín tín điều này với tất cả niềm tin và đức tin này dựa trên những cơ sở chắc chắn như vào thế kỷ V, người ta mừng lễ Mẹ Maria Hồn Xác về Trời ở Syria; thế kỷ VI, Giáo đoàn Giêrusalem đã mừng kính lễ Đức Mẹ Hồn Xác về Trời; cuối thế kỷ VIII, khắp Hội Thánh Tây Phương đã cử hành lễ này…

Thánh Kinh cũng đã cung cấp các dữ kiện, các luận cứ về việc Đức Maria Hồn Xác lên Trời :” Đức Maria Hòm Bia của Chúa Kitô “, ngôn sứ Isaia viết :” Ta tôn vinh chỗ Ta đặt chân “ ( Is 60, 13 ). Sách Khải huyền cũng khẳng định :” Người Nữ trốn vào sa mạc, ở đó đã có chỗ Thiên Chúa dọn sẵn cho Bà “ ( Kh 12, 6 ).
Giáo lý về Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên tội đưa đến kết luận : “ Không như mọi con cái của Evà, Đức Maria, Evà mới, sẽ không phải chết phần xác “.
Niềm tin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa cũng đưa Giáo Hội đến chỗ tin rằng Chúa Giêsu sẽ không để Mẹ Maria, Mẹ yêu quí của Người phải chịu cảnh hư nát sự chết.
Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo viết :” Việc Đức Trinh Nữ Maria được lên Trời Hồn Xác là sự thông phần cá biệt vào cuộc phục sinh của Con Mẹ và tiên báo cuộc phục sinh của các tín hữu “ ( số 966 ).
Do đó, ta hiểu được rằng đặc ân Hồn Xác lên Trời của Đức Mẹ là một ơn huệ cao quí không một ngươi nào ở trần thế được Thiên Chúa thưởng công như thế !

Vâng, ai sinh ra ở trên đời cũng phải trải qua những giai đoạn : “ Sinh, lão, bệnh, tử “. Đó là định luật tất yếu, bất di bất dịch của con người . Thân phận của con người là phải chết. Chúa Giêsu cũng đã chết. Nhưng chết để phục sinh. Mẹ Maria đã chết nhưng chết để được Thiên Chúa đưa cả Hồn Xác về Trời. Cái chết của Chúa Giêsu và Đức Mẹ là khởi đầu của niềm tin, niềm hy vọng. Chết để sống lại, chết để mở ra cuộc sống mới và chết để đem lại sự sống đời đời.

Đối với nhân loại, đối với chúng ta, cái chết là một câu hỏi, cái chết là một thắc mắc, là một vấn nạn lớn đối với con người. Tuy nhiên, cái chết của Mẹ Maria là câu trả lời rõ ràng nhất cho chúng ta.

Mẹ chết để Hồn Xác về Trời. Mẹ Maria đã cho mỗi người chúng ta thấy được ý nghĩa quý hóa của cuộc sống, ý nghĩa của cái chết và qua cái chết của Mẹ. Mẹ đã mở ra cho mọi người chúng ta chân trời mới : niềm tin mãnh liệt về sự phục sinh và niềm hy vọng về cuộc sống mới, cuộc sống vĩnh cửu sau khi chết.

Mẹ Maria về Trời là hình ảnh của Giáo Hội khải hoàn và là vinh quang Thập giá Đức Kitô, Con Mẹ. Tin vào Thập giá sẽ được cứu độ. Vì thế, tin vào Đức Kitô đã giải thoát Mẹ Maria khỏi sự chết của tội lỗi, tức là tin vào sự bất diệt của tâm hồn và thể xác Thiên Chúa dành cho Mẹ Maria, cũng như cho Hội Thánh khải hoàn.

Lạy Mẹ Maria Hồn Xác về Trời, xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho chúng con để chúng con cũng được lên Trời vinh hiển với Mẹ mai sau. Xin Mẹ giúp chúng con luôn biết hướng nhìn lên Mẹ, như Sao Mai dẫn đường chỉ lối cho chúng con cập bến bình an. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Ai đã công bố tín điều Mẹ Maria Hồn Xác lên Trời ? Ngày tháng năm nào?
2.Tại sao Chúa Giêsu đã chết ? Ngài chết để làm gì ?
3.Cái chết của Chúa Giêsu và cái chết của Mẹ mở ra cho nhân loại, cho chúng ta sự gì ?
4.Con người sinh ra nơi trần gian này, rồi có được sống mãi không ? Cứ thường thường, con người sẽ phải trải qua mấy giai đoạn trong đời ?
 
Chúa Nhật 19 A : Lưỡi dao cạo
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:21 12/08/2017
Nhà văn Anh (Somerset Maugham) viết cuốn tiểu thuyết mang tựa đề: “Lưỡi dao cạo” (The Razor"s Edge, năm 1944), nhưng suốt trong mấy trăm trang của cuốn truyện không hề thấy một chữ “lưỡi dao cạo” nào. Ý của tác giả muốn diễn tả con đường mà nhân vật chính trong câu chuyện (Larry Darell) phải trải qua là một con đường khó khăn, y như bước đi trên cạnh sắc của lưỡi dao cạo vậy. Bài Tin Mừng hôm nay không có cạnh sắc của lưỡi dao cạo nào -ngược lại là đàng khác, dịu êm như đệm nước- nhưng ý nghĩa là tương đương như cạnh sắc của lưỡi dao: tức là cũng rất khó khăn để bước trên đó: đi trên mặt nước. Chúa Giêsu đi trên mặt nước. Các môn đệ tưởng là ma. Ngài nói: Hãy yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ. Phêrô nghe vậy liền nói: Lạy Thầy, nếu là Thầy thì xin truyền cho con đi trên mặt nước đến với Thầy. Đi trên mặt nước, chứ không phải bơi trong nước, không dễ, nên Phêrô đã chìm, phải cầu cứu thầy Giêsu: Lạy Thầy xin cứu con.

1. Cuộc sống Kitô hữu ở trần gian này ví như cuộc đi trên mặt nước.

Không phải chỉ một mình Phêrô mới đi trên mặt nước để đến với Thầy Giêsu, mà hầu như mọi người đệ tử của Thầy Giêsu là chúng ta đây đều được truyền hãy đi trên mặt nước để đến với Thầy : Lạy Thầy, nếu là Thầy thì xin truyền cho con đi trên mặt nước đến với Thầy. Ta thử tưởng nghĩ ra một số trường hợp không xa lạ gì:

-An là một sinh viên sống xa gia đình và dĩ nhiên phải ở nhà trọ trên thành phố để đi học. Sáng Chúa Nhật, trời lạnh, chăn ấm. An không muốn trỗi dậy đi lễ. Vả lại anh cũng ngại bị những bè bạn ngoại đạo cùng trọ thấy anh đi lễ và chê cười anh còn mê tín dị đoan. Sau vài phút dằng co, An cương quyết tung chăn ngồi lên chuẩn bị đi lễ. Nghĩa là An bắt đầu bước đi trên mặt nước, bất chấp sóng gió của cơn mê ngủ và sự dị nghị của bạn bè.

-Bình là một cô gái độc thân, sau một lần nhẹ dạ đã mang thai. Nếu gia đình hay được, nếu hàng xóm biết ra thì... ôi thôi, Bình không dám nghĩ tiếp ! Cô định đi phá thai. Con đường thật đơn giản, giống như ai đó ăn xong chùi mép. Nhưng rồi cô can đảm giữ lại bào thai ấy. Bình cũng đang bước đi trên mặt nước bập bình, nhưng lại an bình vì dám bất chấp bao sóng gió phũ phàng của dư luận, và bão bùng của muôn khó khăn không lường trước được.

-Công là một cảnh sát. Một tên buôn bán ma túy hứa cho anh một số tiền lớn, chỉ cần anh làm ngơ cho việc làm của hắn; Làm ngơ sẽ có tiền to, để mắt lo vào, coi chừng mất cả mạng sống. Đám tay chân đâm thuê chém mướn sẽ đến tính sổ với Công. Nhưng anh cương quyết chối từ. Công cũng đang đi trên mặt nước, đi ngược với sức quyến rũ của đồng tiền và dám đương đầu với sóng gió của đe dọa.

-Chính là nhà buôn. Nhà buôn nào chẳng muốn mau giàu. Giàu mau thật mau chỉ có một con đường là con đường tắt. Tắt trong thương trường mang nhiều nghĩa lắm, nào là bỏ qua con đường thuế má; nào là bỏ qua công đoạn phức tạp để có được một mặt hàng nhanh, rẻ giá thành, nhưng cứ bành trướng giá bán. Chính không muốn đi con đường tắt đó. Anh đang đi trên mặt nước, giữa sóng gió những lời chê bai của dòng họ bạn đời mình : “Mầy lấy phải một thằng chồng chẳng biết làm ăn gì cả.”

Chúng ta còn có thể nghĩ ra thêm rất nhiều thí dụ khác trong đó có thí dụ phù hợp với hoàn cảnh của chính mình. Mỗi người, bất kể ai, miễn là đệ tử của thầy Giêsu, đều được truyền đi trên mặt nước mà đến với Thầy.

2. Làm sao để đi trên mặt nước mà không chìm

Phêrô khi thốt lên lời xin: Lạy Thầy, nếu là Thầy thì xin truyền cho đi trên mặt nước đến với Thầy. Chúa nói: Cứ đến. Và Phêrô đã từ thuyền bước xuống đến với Đức Giêsu. Ta không biết Phêrô bước trên mặt nước được mấy bước. Một bước, hai, hay ba bước. Matthêu không nói (Marcô và Luca không thuật Phêrô đi trên nước, mặc dầu có thuật Chúa Giêsu đi trên mặt biển), nhưng chắc chắn Phêrô có đi được một số bước. Nếu không đi được bước nào, nhảy xuống là chìm liền, thì Tin Mừng Matthêu đã không ghi như thế này : Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu (Mt 14,29). Chỉ khi thấy gió thổi, sóng nổi, ông mới sợ và bắt đầu chìm, vội la lên cầu cứu. Không phải ông đi được mấy bước rồi, mới có gió thổi lên, sóng to trở lại, mà sóng vẫn to, gió vẫn lớn, như Mt ghi trước đó, trước khi Chúa đi trên mặt nước đến với họ :“Thuyền đi xa bờ cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển đến với họ.” Vậy cái gì khiến Phêrô đi được mấy bước trước khi bị chìm ? Chắc chắn không phải vì biển êm đột ngột, gió lặng hiu hiu làm Phêrô đi trên nước dễ dàng. Vì biển chỉ im khi Chúa cùng Phêrô lên thuyền. “Khi Thầy trò đã lên thuyền thì gió lặng” (Mt 14,32). Các nhà chú giải Kinh Thánh lẫn các nhà giảng thuyết lừng danh vẫn đồng ý với nhau là Phêrô bước đi được là do Tin vào Thầy, mắt dán chặt vào Thầy. Khi hạ mắt xuống nhìn sóng to, ông lo sợ và bắt đầu chìm lỉm ngay. May mà Phêrô nhanh miệng kêu cứu, đúng lúc, đúng người. Kêu Thầy, chứ không phải “Gioan ơi, Giacobê hỡi cứu ta với.” Vậy khi ta tin vào Chúa, nhìn vào Ngài, ta sẽ đi trên mặt nước được.

Vào thời kỳ mới có thuyền buồm, một thiếu niên kia được vị thuyền trưởng cho đi thuyền vượt biển để học tập làm thủy thủ. Một hôm gió bão nổi lên làm mặt biển dậy sóng. Viên thuyền trưởng ra lệnh cho cậu ta phải leo lên cột buồm để tháo các cánh buồm ra, tránh cho con thuyền khỏi bị gió bão vùi dập. Khi cậu ta vừa leo vừa ngước mặt lên trời thì mọi sự đều suông sẻ. Chỉ thoắt cái là cậu đã leo đến lưng chừng cột buồm. Nhưng khi cậu bắt đầu nhìn xuống mặt biển đang nổi sóng trong cơn gió bão, thì cậu lập tức bị chóng mặt như sắp bị té xuống đến nơi. Bấy giờ một thủy thủ già nhiều kinh nghiệm đã la to lên rằng :"Này chú bé, mau ngước mặt lên trời đi chứ đừng nhìn xuống! Hãy tiếp tục nhìn lên trời đi!" Cậu bé làm theo lời chỉ dẫn đó và đã leo lên tới đỉnh cột buồm và cậu đã hoàn thành nhiệm vụ là tháo được sợi dây để thả cánh buồm xuống.

Lỗi của cậu thiếu niên cũng giống như lỗi của Phê-rô trong Tin Mừng hôm nay : Cậu ta đã bỏ đích nhắm là bầu trời để nhìn xuống mặt biển nổi sóng, giống như Phê-rô đã rời mắt khỏi Đức Giê-su để nhìn vào mặt biển đầy giông tố. Vì thế ông đã bị chao đảo và bắt đầu chìm xuống.

Cuộc đời các tín hữu chúng ta cũng vậy : Bao lâu chúng ta còn nhìn vào Chúa Giê-su thể hiện qua việc siêng năng dự lễ và rước lễ. Bao lâu chúng ta còn năng nhớ đến Chúa, thì ta còn sống đạo tốt. Nhưng ngày nào chúng ta bỏ những việc đạo đức kia, thì tâm hồn chúng ta bắt đầu chìm đắm dưới quyền lực của ma quỷ, sa đà vào các thói hư tật xấu và các đam mê bất chính khác. Nói theo chủ đề của bài giảng hôm nay, chúng ta không đi trên mặt nước được.

Mặc dầu không xao nhãng các công việc trần thế, như lời dạy của CĐ Vatican 2, nhưng chúng ta cần phải tâm niệm lời thánh Phaolô trong thư Cô-lô-xê 3,1 : Anh em đã được sống lại cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Nói theo kiểu nói của Tin Mừng hôm nay: hãy dán mắt vào Đức Kitô, hãy tin vào Ngài, thì anh em sẽ dễ dàng lướt đi được trên mặt nước, tức vượt qua được những khó khăn thử thách ở đời này. Ước gì được như vậy. Amen.

Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Top Stories
Japon: Sur le mont Hiei, 30 ans de rencontres interreligieuses pour la paix
Eglises d'Asie
09:38 12/08/2017
Les 3 et 4 août derniers était organisée la trentième rencontre interreligieuse pour la paix, sur le mont Hiei, lieu sacré du bouddhisme japonais, près de Kyoto. Se sont réunis des représentants religieux du monde entier.

Se sont réunis des représentants religieux du monde entier, bouddhistes, chrétiens, juifs, musulmans, shintoïstes, zoroastriens et des nouvelles religions japonaises. Ces journées ont été rythmées par des tables-rondes, organisées au Centre international de conférences de Kyoto, et des temps de prière, sur le mont Hiei, qui domine la ville de Kyoto.

Chants grégoriens et prières bouddhistes pour les victimes de la guerre

Lors de la cérémonie d’ouverture, au Centre international de conférences, des responsables religieux ont tour à tour pris la parole pour inaugurer cette rencontre intitulée « Il est temps de coopérer pour la paix, de surmonter les divisions et la haine ». Le cardinal John Tong Hon, évêque émérite de Hongkong et légal du pape François, a lu un message du Saint-Père invitant les participants à prier et à travailler pour la paix. « Ce sommet religieux annuel contribue de façon significative à la construction de cet esprit de dialogue et d’amitié qui permet aux fidèles des religions du monde de travailler ensemble pour entrouvrir de nouveaux chemins pour la paix dans notre famille humaine » écrit notamment le Saint-Père (le contenu est reproduit ci-dessous dans son intégralité).

Par la suite, une table-ronde, consacrée à la réponse des religions à la violence et au terrorisme, a précédé une cérémonie de prière pour les victimes de la seconde guerre mondiale, en mémoire des bombardements atomiques sur les villes d’Hiroshima et de Nagasaki, les 6 et 9 août 1945. Les représentants de différentes traditions religieuses ont ainsi prié à leur intention. Aux chants grégoriens de la chorale de la cathédrale de Kyoto ont succédé les prières de moines bouddhistes, d’un enfant musulman et d’un pasteur protestant.

Le 6 août dernier, le Japon commémorait cette année les 72 ans du bombardement atomique d'Hiroshima. A cette occasion, et depuis l’appel à la paix lancé par le pape Jean-Paul II le 25 février 1981 à Hiroshima, les évêques japonais observent « un Temps pour la paix », chaque année, du 6 au 15 août. Cette année, la conférence épiscopale a rappelé qu'« à travers la non-violence, l’amour surmonte la violence ».

Le silence, pour prier les uns à côtés des autres, sans syncrétisme

La journée du lendemain a commencé par deux conférences, portant sur la question nucléaire et la lutte contre la pauvreté. Mgr Mitsuaki Takami, archevêque de Nagasaki et président de la conférence épiscopale du Japon, a fermement appelé à bannir les armes nucléaires.

Dans l’après-midi, la cérémonie de prière pour la paix a réuni les représentants religieux sur le mont Hiei. Sur l’estrade ont tour à tour pris place les participants. Mgr Joseph Mitsuaki Takami, le cardinal John Onaiyekan, archevêque d’Abuja, Mgr Miguel Angel Ayuso Guixot, secrétaire du Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux et des membres de la communauté Sant’Egidio et du mouvement des Focolari représentaient l’Eglise catholique. Se sont notamment joints à eux le secrétaire général de la ligue islamique mondiale, celui de l’organisation mondiale des bouddhistes et le grand rabbin David Rosen.

Arrivés un par un, les représentants des traditions religieuses ont remis des fleurs de tournesol à de jeunes bénévoles ; au Japon, ces fleurs, qui ont été plantées près des lieux de la catastrophe nucléaire de Fukushima car ils ont la réputation de dépolluer les sols, constituent un symbole d’espoir pour un environnement plus sain. Un temps de silence recueilli a permis aux représentants religieux d’être ensemble pour prier, sans syncrétisme, alors que retentissait « la cloche de la paix ». Ils se sont ensuite donnés la main, témoignant ainsi de leur volonté commune de promouvoir la paix. Près de 1 300 personnes ont participé à cette cérémonie, diffusée en direct sur internet.

Le cardinal Tong, qui participait pour la première fois à ce type de rencontre, a confié à Eglises d’Asie avoir été très impressionné par la qualité de cette rencontre interreligieuse, réunissant des représentants des différentes traditions religieuses. La préparation minutieuse de cet évènement, l’accueil qui lui a été réservé et le contenu des interventions l’ont, dit-il, profondément marqué.

« Maintenir l’esprit d’Assise »

Les participants répondaient à l’invitation du vénérable Koei Morikawa, 257ème grand maître de l’école du bouddhisme Tendai, l’une des plus anciennes sectes bouddhistes japonaises. Celle-ci organise chaque année ces rencontres, depuis 1987, sur le mont Hiei, lieu où l’école Tendai a été fondée. A l’occasion de cette première rencontre, les participants ont publié le ‘message du mont Hiei’. Celui-ci affirmait que « la recherche de la paix constitue un aspect fondamental de toute religion, la paix n’étant pas l’absence de guerre, mais un état de concorde fraternelle et la réalisation de l’unité de la grande famille humaine. »

Le vénérable Etai Yamada, à l’origine de cet évènement, s’était directement inspiré de la rencontre d’Assise, organisée par le pape Jean-Paul II le 27 octobre 1986, car il désirait « maintenir la flamme de l’esprit d’Assise ». Pour la première fois, des représentants des religions du monde entier s’étaient alors réunis afin de prier pour la paix et s’opposer à la violence.

Le vénérable Koei Morikawa avait pris part, le 20 septembre dernier, au trentième anniversaire des rencontres d’Assise. Les participants avaient alors rappelé « la nécessité de prier constamment pour la paix, parce que la prière protège le monde et l’illumine ; la paix est le nom de Dieu ». Le vénérable Koei Morikawa avait rencontré en privé le Saint-Père au Vatican quelques jours plus tôt, le 16 septembre. (eda/pm)


Message du pape François à l’occasion de la trentième rencontre interreligieuse annnuelle pour la paix organisée par l’école du bouddhisme Tendai sur le mont Hiei, au Japon

A l’attention du vénérable Koei Morikawa,
Prêtre Suprême de l’école du bouddhisme Tendai

A l’occasion du trentième rassemblement pour la paix dans le monde sur le mont Hiei, je suis heureux de vous envoyer des saluts cordiaux, ainsi qu’aux représentants des différentes traditions religieuses qui y participent. Je vous assure de ma proximité spirituelle et me joins à vous dans la prière pour une floraison renouvelée de la concorde et de l’harmonie dans les nombreuses parties du monde déchirées par la guerre.

Ce Sommet interreligieux annuel contribue de manière significative à la construction de cet esprit de dialogue et d’amitié qui permet aux fidèles des religions du monde de travailler ensemble pour entrouvrir de nouveaux chemins pour la paix au sein de notre famille humaine. La prière inspire et soutient notre engagement pour la paix, puisqu’elle aide à rendre plus profond notre respect mutuel en tant que personnes, elle renforce les liens d’amour entre nous, et pousse à accomplir des efforts décisifs pour promouvoir des relations justes et une solidarité fraternelle.

Dans le monde actuel, marqué par la violence, le terrorisme et de croissantes menaces pour la terre, notre maison commune, ce témoignage de prière et de sollicitude partagée transmet un message fondamental aux hommes et aux femmes de bonne volonté. Nous croyons que la paix durable est vraiment possible, puisque nous savons que rien n’est impossible si nous nous adressons à Dieu dans la prière.

Dans cette confiante espérance, et avec l’assurance renouvelée de ma prière, j’invoque l’abondance de bénédictions divines sur l’assemblée du Mont Hiei.

Du Vatican, le 18 juillet 2017


(Source: Eglises d'Asie, le 9 août 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên huynh đoàn Giáo Dân Đa Minh Victoria, Tỉnh Dòng Đức Mẹ Lên Trời mừng kính bổn mạng
Trần Văn Minh
00:48 12/08/2017
Melbourne, Vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy, Ngày 12 Tháng 8 Năm 2017. Tại Nhà thờ Thánh Đa Minh vùng Camberwell. Liên huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Victoria thuộc Tỉnh Dòng Đức Mẹ Lên Trời cùng hiện diện đông đủ để dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Đa Minh Tổ phụ của Dòng và mừng kính Lễ Đức Mẹ Lên Trời bổn mạng Tỉnh Dòng.

Xem hình

Thánh Lễ đồng tế, do Linh mục Anthony Walsh OP. Giám tỉnh dòng Chủ tế, Linh mục Peter Hoàng Mạnh Hùng OP. Cựu Tổng Linh hướng của liên huynh đoàn, Linh mục Thomas Azzi Dòng Đa Minh cùng đồng tế. Cha Hoàng Mạnh Hùng đã giới thiệu Cha Tân Giám Tỉnh và chào mừng mọi đoàn viên và xin cùng một lòng hiệp dâng Thánh lễ. Đặc biệt, có sự hiện diện quen thuộc của Thầy Michael Kizu.

Trước khi cử hành Thánh Lễ, Các đoàn viên Liên huynh đoàn Victoria bao gồm các Huynh đoàn Thánh Cẩm, Springvale. Huynh đoàn Thánh Cẩm, Noble Park. Huynh đoàn Thánh Martino, Maidstone. Huynh đoàn Thánh Khảm, Collingwood. Huynh đoàn Thánh Gioan, Flemington. Huynh đoàn Thánh Mậu, East Melbourne đã trang trọng trong những bộ áo dòng mầu trắng, sốt sắng đọc kinh Thần vụ và nguyện dòng.

Sau kinh thần vụ, một vị đại diện lên đọc tiểu sử của Cha Thánh Đa Minh tổ phụ Dòng. Ngài là vị Thánh đã sáng lập Dòng thuyết giáo hơn 800 năm trước, để giảng thuyết cho những người lạc giáo để họ trở lại cùng đạo Chúa.

Lời Chúa được Linh mục Hoàng Mạnh Hùng OP công bố trong Thánh lễ, nói về Tin Mừng Thánh Mathew với dụ ngôn muối và ánh sáng. Sau đó, Linh mục Anthony Walsh Giám Tỉnh chủ tế đã chia sẻ lời Chúa bằng Anh ngữ. Sau phần chia sẻ lời Chúa là nghi thức vĩnh khấn dòng của ba đoàn viên Đa Minh, gồm quý chị Nguyễn Kim Liên, Trần Thị Tuyết và Phạm Thị Cẩm Nhung là các đoàn viên trong Liên huynh đoàn giáo dân, trước sự chứng giám của Cha cựu tổng linh hướng và toàn thể đoàn viên của Liên Huynh đoàn Giáo Dân Đa Minh Victoria Úc châu.

Thánh lễ được Ca đoàn Đa Minh, đã dùng lời ca tiếng hát thánh thót dâng lên Thiên Chúa lời tán dương, chúc tụng và cảm tạ hồng ân Chúa qua sự cầu bầu của Thánh tổ phụ Đa Minh ban cho mọi người ơn bình an.

Được biết, để mừng kính lễ Thánh tổ phụ Dòng ba Đa Minh năm nay. Liên huynh đoàn Giáo Dân Đa Minh Victoria thuộc Úc châu đã tổ chức một buổi tĩnh tâm vào trước lễ chính hai tuần, tại Hội trường Nhà thờ Saint Brenden Flemington để mọi đoàn viên có nhiều thời gian, cùng nhau nguyện ngắm kinh Thần vụ, chia sẻ tâm tình về đời sống, giữa những đoàn viên, cùng các tu sĩ linh hướng, báo cáo công tác, học hỏi lời Chúa và bầu lại ban phục vụ liên huynh nhiệm kỳ mới.

Sau lời cám ơn của vị đại diện. Mọi người được mời cùng sang hội trường nhà dòng để dùng bữa ăn thân mật. Trong một ngày thời tiết tương đối, đẹp trời với chan hòa ánh nắng, nồng ấm hiếm hoi của những ngày cuối Đông.




 
Thiếu Nhi Trại Phong Bến Sắn Rước Lễ Lần Đầu 2017
Giáo xứ Bến Sắn
08:17 12/08/2017
Thánh lễ sáng Chúa Nhật 30/7/2017 , 11 em thiếu nhi là con cháu bệnh nhân Trại Phong Bến Sắn được vinh dự Rước Lễ Lần Đầu, sau nhiều năm chuyên cần học hỏi giáo lý và tham dự Thánh Lễ. Các em đã được các Dì thuộc tu hội Nữ Tử bác ái Vinh sơn đang phục vụ tại Trại Phong và quý thầy Dòng Tên đang dấn thân dạy dỗ.

Xem Hình

Trong bài chia sẻ tin mừng cha Đa minh Nguyễn Đức Trung, chánh xứ Bến Sắn, đã nêu cao Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa là quà tặng Chúa ban, Chúa Giê su yêu trẻ em và các em yêu Chúa Thánh Thể, Ngài mời gọi các em đến với Ngài và nhận quà tặng cao quý là chính Thánh Thể Ngài, các em ghi đậm dấu ấn tình yêu này trong cuộc sống, ước mong khi được Chúa bồi dưỡng các em sống tốt hơn và luôn là bạn của Chúa Giê su.

Cha xứ cũng khích lệ các phụ huynh cộng tác với giáo xứ và cha và các Dì các thầy chăm lo và hình thành nhân cách và đức tin cho các em bằng cách, chịu khó làm gương, sống đạo và chứng nhân cho Chúa trong cuộc sống,

Vị đại diện HĐMV đã thay mặt các phụ huynh và các em , đã tri ân Cha sở và quý thầy và quý dì, quà mừng cho các em là một buổi Trại , từ sau Thánh Lễ Chúa Nhật đến 9 giờ tối cùng ngày.

 
Giáo xứ Linh Thủy, GP Huế mừng lễ bổn mạng
Trương Trí
09:43 12/08/2017
Chiều thứ Bảy, ngày 12 tháng 8, Giáo xứ Linh Thủy thuộc Tổng Giáo phận Huế đã long trọng mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, Bổn mạng của Giáo xứ. Cha Quản xứ Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung phụ trách chương trình Diễn nguyện của Đại hội Hành hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 31 nên Ngài phải tổ chức sớm. Thánh lễ đồng tế do Cha Augustino Nguyễn Văn Dụ chủ tế với tinh thần hiệp thông cầu nguyện của không chỉ cộng đoàn Giáo xứ mà còn đông đảo bà con, bạn bè thân hữu cũng như đại diện chính quyền địa phương đến chúc mừng và tham dự.

Xem hình

Trước khi đi vào Thánh lễ, Cha Quản xứ giới thiệu Cha chủ tế là Cha Augustino Nguyễn Văn Dụ, Ngài đang làm mục vụ tại Roma và Ngài cũng là chuyên viên đang giúp cho Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Mục vụ Gia đình về Đường hướng giáo dục Gia đình Công Giáo. Ngài cũng giới thiệu quí vị đại diện chính quyền đã đến chúc mừng ngày Bổn mạng của Giáo xứ và tham dự Thánh lễ với cộng đoàn để chia sẻ tình hiệp thông với Giáo xứ. Cảm ơn các vị khách quí đã yêu thương về tham dự ngày vui của Giáo xứ chúng ta.

Trong bài giảng lễ, Cha Augustino chia sẻ về 3 Sứ điệp qua 3 bài đọc trong Thánh lễ:

Sứ điệp thứ nhất: Nói về cuộc chiến của người phụ nữ, mà người phụ nữ đó là con Rồng, người phụ nữ đó cũng đại diện cho Giáo Hội, một Giáo Hội vinh quang và chiến thắng, một Giáo Hội đang lữ hành trên trần gian. Mà Giáo Hội trần gian này luôn hướng về Giáo Hội trên Thiên quốc. Mẹ Maria đã trải qua bao gian nan khi dõi bước theo Chúa Giêsu con Mẹ ở trần gian này, và Mẹ đã chiến thắng. Mẹ đã về Trời cả hồn lẫn xác nhưng Mẹ luôn ở bên chúng ta, Mẹ luôn phù trì cho mỗi một người chúng ta là con cái Mẹ. Bởi vậy, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta chiêm ngắm về lịch sử mà Con Thiên Chúa đã cùng với Mẹ Maria qua 15 sự thương khó.

Sứ điệp thứ hai: là sự sống lại vinh hiển của Chúa Giêsu con Mẹ, Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, đó chính là nền tảng Đức Tin của chúng ta. Người đã sống lại trong vinh quang và Người đã mang Mẹ mình về hưởng vinh quang cùng với Người.

Sứ điệp thứ ba: Là sứ điệp nói về Niềm vui của Tình yêu. Trong Đại hội Gia đình thế giới tại Philadelphia cách đây 1 năm, Đức Thánh Cha Phanxico đã mời gọi mỗi người chúng ta không phân biệt lớn bé hãy biết dung 3 lời: đó là biết dung câu “Xin vui lòng” hoặc “Xin làm ơn”. Thứ 2 là biết nói lên lời cảm ơn, trước hết là phải biết nói lên lời cảm ơn với Thiên Chúa, tiếp đến là biết nói lời cảm ơn nhau. Thứ ba là biết nói lên lời xin lỗi, tuy là điều rất thông thường nhưng lại rất khó nói, Đức Thánh Cha khuyên chúng ta biết nói lên lời xin lỗi để biết tha thứ cho nhau. Giáo Hội muốn nhắc nhỡ cho chúng ta biết: Giáo Hội là một Gia đình, Giáo xứ là một Gia đình. Tất cả những gì chúng ta áp dụng trong gia đình nhỏ của chúng ta thì chúng ta cũng áp dụng trong gia đình giáo xứ và gia đình Giáo Hội. Có như thế chúng ta mới thực thi được con người Kitô hữu trong thế giới hôm nay.

Trong ngày lễ Bổn mạng của Giáo xứ hôm nay, chúng ta noi gương Mẹ, một người Nữ tuyệt vời đã trải qua bao sóng gió cuộc đời như chúng ta. Nhưng Mẹ biết vâng nghe theo Thánh ý của Thiên Chúa để vượt qua tất cả, nhờ Mẹ chúng ta sẽ được hưởng vinh quang với Mẹ trên thiên quốc.

Sau Thánh lễ, Cha Quản xứ đã chủ sự Nghi thức đặt viên đá xây dựng Đài Lòng Chúa Thương xót trong khuôn viên Nhà thờ.

Trương Trí
 
Tĩnh Tâm Liên Tu Sĩ GP. Phú Cường: Đời Sống Thánh Hiến - Sống Ý Thức Thuộc Về Giáo Hội
Liên Tu Sĩ GP. Phú Cường
12:26 12/08/2017
“Cha mong muốn các hội dòng, các cộng đoàn liên kết chặt chẽ với nhau và hiệp thông với Giáo Hội để góp phần chia sẻ những lo âu, những ưu tư, những thao thức, trăn trở về sự tồn vong của giáo phận để cùng nhau củng cố và phát triển giáo phận ngày càng tốt đẹp hơn”. Đó là lời nhắn nhủ của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước đến các hội dòng, các cộng đoàn đang hiện diện trong giáo phận nhân dịp tĩnh tâm liên tu sĩ giáo phận Phú Cường.

Xem Hình

Với chủ đề “Đời sống thánh hiến – sống ý thức thuộc về Giáo Hội”, buổi tĩnh tâm liên tu sĩ – quý III đã diễn ra vào sáng thứ bảy ngày 12 tháng 8 năm 2017 tại giáo xứ Bà Lụa. Tham dự ngày tĩnh tâm có sự hiện diện của quý cha và đông đảo quý sơ, quý thầy đến từ các hội dòng, các cộng đoàn đang phục vụ trong giáo phận Phú Cường.

Sau giờ hồi tâm và ôn hát, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước đã gặp gỡ anh chị em tu sĩ để chia sẻ về những thao thức, trăn trở trong những sứ vụ mà Giáo Hội đang cần đến những tu sĩ nhiệt thành dấn thân. Trong bài chia sẻ, Cha đã nói lên mong ước của mình đối với các hội dòng và các cộng đoàn đang hiện diện trong giáo phận Phú Cường. “Cha mong muốn các hội dòng, các cộng đoàn liên kết chặt chẽ với nhau và hiệp thông với Giáo Hội để góp phần chia sẻ những lo âu, những ưu tư, những thao thức, trăn trở về sự tồn vong của giáo phận để cùng nhau củng cố và phát triển giáo phận ngày càng tốt đẹp hơn”

Sau giờ chia sẻ, Đức Cha Giuse đã chủ tế thánh lễ vào lúc 9h00. Hiện diện trong thánh lễ, có Cha Giuse Phan Trọng Quang – Đặc trách Tu sĩ, quý cha đồng tế đến từ các hội dòng trong giáo phận. Qua bài chia sẻ, Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh về sự hiệp thông trong đức ái, trong cầu nguyện để cùng nhau phục vụ Giáo Hội nhiều hơn nữa.

Sau giờ suy niệm, cầu nguyện riêng và xưng tội, Cha Giuse Phan Trọng Quang đã gặp gỡ anh chị em tu sĩ để chia sẻ và thông báo một số công việc trong thời gian tới. Cha Giuse đã có đôi lời nhắn nhủ với các tu sĩ trong giáo phận: “Tĩnh tâm không chỉ là dịp anh chị em tu sĩ lắng đọng tâm hồn để nhìn lại đời sống nội tâm của riêng mình mà còn là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu với nhau và cộng tác trong các công việc chung để giúp đỡ giáo phận và giúp mọi người nhận biết Chúa nhiều hơn. Vì thế, mỗi người cần hi sinh thời gian, công việc, sức khỏe để hiện diện và sinh hoạt chung với nhau và luôn duy trì mối liên hệ để tạo sự thăng tiến trong cộng đoàn liên tu sĩ.”

Sau giờ chia sẻ,cộng đoàn liên tu sĩ đã cùng dự bữa cơm thân mật để sẻ chia trong tình hiệp thông và liên đới. Buổi tĩnh tâm kết thúc lúc 12g00 cùng ngày.
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Bụng và Dạ
Trà Lũ
09:06 12/08/2017
Canada đang giữa mùa hè, nóng y như ở Việt Nam quê mình. Mà có lẽ còn nóng hơn nữa vì miền tây Canada, nơi có những cánh rừng bao la bát ngát đang bốc cháy khủng khiếp. Ngày xưa khi chưa đến đây, cứ nghe nói tới cháy rừng thì tôi không hiểu. Rừng thì toàn cây xanh, cây xanh thì làm sao mà cháy được. Thế nhưng đến đây rồi tôi mới hiểu. Nói là rừng cây xanh chứ dưới gốc cây thì có bao nhiêu lá khô, cành khô, cây khô. Mà mùa hè trời thì nóng, gió thì lớn, sấm sét đùng đùng. Nói tới sét là nói tới lửa. Báo chí cho biết là cháy rừng ở BC phát xuất từ nhiều nơi, chứ không phải tại một chỗ, chứ không phải do một người hút thuốc lá ném tàn bậy bạ mà làm cháy rừng. Theo tin sở khí tượng, tính đến đầu tháng Tám này đã có gần 5 ngàn cây số rừng bị cháy. Sở cứu hoả ở khắp nơi đã đến BC. Sở cứu hỏa Canada không phải chỉ có xe chứa nước, mà còn máy bay chứa nước nữa nha. Thủ tướng Canada đã phải lên tiếng xin cả nước tiếp sức. Dân Canada này tốt bụng thật đáng khâm phục. Chỉ trong 2 tuần lễ sau lời kêu gọi, Hội Hồng Thập tự đã nhận được hơn 10 triệu đồng cứu trợ.

Đó là tin nóng của miền tây, còn miền đông cũng có tin nóng nữa, cái nóng này không phải do lửa cháy rừng mà do mấy ngàn di dân từ Mỹ chạy sang miền Montreal. Không phải là dân Mỹ ghét ông Trump mà chạy, mà là mấy sắc dân da mầu vào lậu Hoa Kỳ nay đang bị vua Trump đe dọa bắt nhốt, đa số là gân gốc Haiti. Chỉ mấy ngày đầu tháng Bảy mà đã có tới 1.200 người tới đây. Chính quyền phải dựng lều ở mấy sân vận động để cho họ tạm trú.

Nhân nói tới Vua Trump làm tôi nhớ ngay tới ngày lễ quốc khánh của Pháp 14 Juillet vừa qua. Hình như chưa bao giờ Pháp quốc đón chào trọng thể một quốc trưởng đến như thế. Cũng chưa có nước nào làm thế. Cứ xem trong buổi duyệt binh ngày quốc khánh, chủ tọa không phải chỉ mình Vua Macron mà còn thêm Vua Trump nữa. Mở đầu buổi lễ thì trên trời có phi đội F.16 của Hoa Kỳ bay khai mạc, dưới đất một đoàn quân nhân Hoa Kỳ gồm nhiều binh chủng cũng dẫn đầu buổi diễn binh. Rồi lễ chào cờ với 2 đại kỳ được cung nghinh trang trọng. Xưa nay Hoa Kỳ và Canada thân nhau hết sức, coi như anh em một nhà, thế mà chưa bao giờ hai nước đã mừng lễ quốc khánh bên nhau thân ái như vậy. Cái gì sẽ xảy ra đây, thưa các cụ bên Pháp ?

Sau lễ quốc khánh ‘14 Juillet’ của Pháp 3 buổi, ngày 17 tháng Bảy có Đại hội thể thao của người Da Đỏ Bắc Mỹ được tổ chức tại Toronto. Theo thống kê thì dân số người Da Đỏ ở Canada là một triệu, và ở Mỹ là 2 triệu. Lễ khai mạc đã diễn ra ở Trung tâm Aviva Centre ở North York, với 5.000 lực sĩ tham dự. Bây giờ thì các cuộc thi đã qua rồi, các cụ có thể mở Google, bấm ‘2017 Indigenous Games in Canada’ là thấy hết.

Chắc Vua Trump cũng nghĩ ngợi với Canada vì chưa sang thăm chính thức Canada từ ngày nhậm chức, cho nên sau lễ bên Pháp thì Vua Trump tuyên bố sẽ cử vợ sang thăm Canada vào đầu tháng Chín này. Hoàng hậu Melania Trump sẽ tới Toronto vào cuối tháng 9 để dự lễ khai mạc đại hội Thể Thao Invictus Games 2017. Các cụ có biết nhiều về đại hội này không ? Thưa đây là cuộc tranh tài thể thao dành cho các thương phế binh thế giới do Hoàng Tử Harry lập ra năm 2014. Lần thứ nhất tổ chức năm 2015 ở London, lần thứ hai năm 2016 ở Florida, và lần thứ 3 năm nay ở Toronto. Sẽ có 550 đấu thủ của 17 quốc gia tranh tài.

Toronto là trung tâm của các đại hội quốc tế, các cụ ạ, như tháng Bảy vừa qua có lễ hội Caribbean lần thứ 50 kéo dài 3 tuần lễ. Các cụ nhớ lễ hội này chứ, năm nào tôi cũng nhắc tới nó mà. Đây là lễ hội của các sắc dân Caribbean ở Trung Mỹ. Để tránh cãi nhau về đất tổ chức, các nước Trung Mỹ đã chọn Torotno làm điểm gặp mặt, và Canada đã đồng ý ngay và cho mượn đất tổ chức ngay. Kéo dài những 3 tuần lễ lận. Nào nhảy múa, nào văn nghệ, nào nhậu nhẹt, nào thức ăn, nào thổ sản, nào diễn hành. Các sinh hoạt này đều diễn ra ở bờ hồ. Vui vẻ náo nhiệt và ồn ào hết sức. Cụ nào muốn học hỏi thêm về các sắc dân Trung Mỹ xin mời đến Toronto vào trung tuần tháng Bảy mùa hè nha. Dân Toronto bảo nhau đi xem họ múa hát rất đông, nhất là các ông xồn xồn, các cụ có biết tại sao không ? Thưa vì mùa hè nóng bức nên các nữ nghệ sĩ đều rất hà tiện quần áo. Họ có mặc mà như chả mặc gì, lạ và vui vậy đó.

Nhân nói tới bờ hồ tôi chợt nhớ tới một bài báo. Tôi sống ở Toronto và đi trên bờ hồ Toronto đã trên 40 năm mà không hề biết Toronto có những 11 bãi tắm lận. Tuần qua đọc báo thấy các lời chỉ dẫn về các bãi tắm thì tôi mới giật mình. Ủa, thật vậy sao ? Cái mà tôi giật mình hơn nữa là giới phụ nữ ở các bãi tắm này cởi trần như nam giới. Các cụ thấy chưa, nam nữ bình quyền rõ ràng nha. Ontario và British Columbia là 2 tỉnh bang duy nhất ở Canada cho phép phụ nữ cởi trần nơi công cộng. Dân làng An Lạc của tôi vừa bảo nhau là mùa hè này chúng ta không phải đi sang Mỹ hay xuống Cuba tắm biển như mọi năm mà cứ ở Toronto, mỗi tuần đi một bãi tắm, là vừa hết một mùa hè. Rõ ràng thiên đàng ngay trong nhà mà mình không thấy. Xưa nay hễ nói tới bãi tắm là nghĩ ngay tới bãi biển. Nào mấy ai nghĩ hồ Ontario lớn như một đại dương. Và giữa hai nước Canada và Hoa Kỳ có tới những 5 cái hồ ‘đại dương’ như vậy.

Báo chí sáng nay cũng vừa đưa tin là mấy công ty chuyên môn xuất cảng tôm hùm ở miền đông Canada đang la hoảng vì không đủ tôm hùm cung ứng cho thị trường bên Tàu. Dân Tàu giàu có và sành ăn bây giờ nghiện tôm hùm Canada, chứ không nghiện tôm hùm của Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Các quan Tàu sành ăn bảo rằng con tôm hùm sống ở miền nước lạnh Canada có hương vị ngon hơn những con tôm hùm miền nước ấm. Giám đốc công ty xuất cảng Bay Shore Lobster ở bang New Brunswick cho biết họ có những chuyến bay trực tiếp từ Canada sang Tàu, trong 24 giờ qua họ đã giao hơn 140 ngàn con tôm hùm, bây giờ thì ông đang lo việc tiếp liệu này sẽ không đủ cho thực khách bên Tàu. Các cụ phương xa nếu đi du lịch Canada và phải chọn miền, tôi xin mời các cụ du lịch miền đông Canada trước nha, tên chung gọi miền đông này là Maritime, bao gồm 3 tỉnh bang New Brunswick, Nova Scotia va Prince Edward Island/PEI. Hai tỉnh bang đầu thì ở trong đất liền còn bang PEI nằm ven đại dương. Bang này nối với đất liền bằng một cây cầu dài nhất thế giới mang tên Confederation, dài gần 13 cây số. Sở dĩ tôi mời các cụ du lịch miền đông là vì 3 tỉnh bang này nguyên thủy đã khai sinh ra nước Canada. Thành phố Charlottetown của PEI chính là nơi 3 vị thủ hiến đã gặp nhau và rồi 3 vị này mời thêm thủ hiến Ontario và Quebec. Ngày 1 tháng 9 năm 1864, 5 vị đã bàn và đồng ý lập một tân quốc gia , rồi ngày 1.7.1867 Canada chính thức ra đời. Tôi không có ý viết về sử Canada ở đây nhưng vì bàn tới tôm hùm nên có miên man chút xíu. Trong 3 tỉnh bang miền Maritime này thì món đặc sắc nhất là tôm hùm ở New Brunswick, và khoai tây ở Prince Edward Island. Các cụ đi thăm miền đông Canada mà chưa ăn tôm hùm New Brunswick và khoai tây PEI là chưa biết gì về Canada nha. Cũng y như đi thăm thác Niagara ở Canada mà chưa mua chưa uống Ice Wine thì kể như chưa tới Niagara Falls vậy.

Tôi đang nói về các đại hội thể thao, tắm hồ và âm nhạc rồi miên man lạc sang món tôm hùm miền đông. Xin trở về Toronto. Xin nói tiếp về âm nhạc. Đầu tháng Tám vừa qua có một đại nhạc hội Công Giáo rất đặc sắc ở Toronto, do cộng đoàn VN miền Scarborough tổ chức. Cái đinh của buổi hội là linh mục nhạc sĩ Ân Đức từ VN qua. Ông cha nhạc sĩ này rất nổi tiếng ở VN. Nhạc hội bữa nay trình bảy 17 bài thánh ca hay nhất của ngài, do các ca đoàn nhiều nơi về trình diễn. Một ca sĩ sáng chói trong buổi trình diễn là Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu, giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Toronto. Vị giám mục trẻ này ngâm thơ và hát rất hay. Dân làng tôi đi coi về, ai cũng khen nức nở . Đúng là lời Chúa qua tiếng hát đã đi vào lòng người rất mạnh. Xin kính chào và cám ơn Cha nhạc sĩ Ân Đức và ban tổ chức.

Đó là tin nhạc đạo nhà thờ. Tôi còn một tin vui nữa về nhạc, không phải nhạc nhà thờ mà nhạc ngoài đời. Không phải do một nhạc sĩ tổ chức mà là do một nghệ sĩ đứng ra phối trí. Tôi gọi ông này là nghệ sĩ vì đã nhiều năm qua, do thích âm nhạc nên mỗi năm ông tự mình tổ chức một xuất hát, những bài nhạc mà ông yêu mến nhất. Ông mời được nhiều ca sĩ và ban nhạc nổi tiếng. Bà con tham dự rất đông, ai cũng thích. Rồi mấy năm gần đây thay vì một xuất hát mỗi năm, ông tổ chức hai xuất mỗi năm. Bà con tham dự rất nồng nàn. Và từ năm nay, thay vì mỗi xuất hát một ngày, ông tổ chức luôn một tuần lễ Âm Nhạc và Nghệ Thuật. Vừa coi tranh vừa nghe hát. Triển lãm tranh ảnh với chủ đề ‘ Xưa và nay / Now and Then’. Thời gian : vào 10 ngày cuối tháng 9 sắp tới tại Papermill Gallery, Toronto. Người hùng nghệ sĩ tên là Hoàng Hùng, tổ chức của ông mang tên ‘The Vietnamese Collective’. Xin chúc người hùng Hoàng Hùng luôn đầy hùng khí và hùng tâm dũng chí.

Xin hết về các nhạc hội. Sau đây xin khoe và giới thiệu một ngôi sao lớn gốc VN tại Canada. Đó là Tiến Sĩ Trương Công Hiếu, tổng giám đốc công ty đúc tiền của Canada, vừa được Canada tặng huy chương cao qúy nhất, Order of Canada, vào dịp quốc khánh vừa qua. TS Hiếu xuất thân từ VNCH, du học 1959 tại Hoa Kỳ về ngành hóa học. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư, ông về nước dạy học tại Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ. Năm 1971 ông được học bổng sang New York học tiếp lấy bằng tiến sĩ. Đậu xong tiến sĩ, 1975 ông mê Canada nên đã di cư sang Canada lập nghiệp. Ông đã làm giám đốc cho công ty nổi tiếng quốc tế Bombardier chuyên sản xuất máy bay và xe lửa. Rồi từ năm 1978 ông chuyển sang làm cho công ty đúc tiền của Canada . TS Hiếu là người tài giỏi đã biến công ty đúc tiền của Canada nổi tiếng khắp thế giới. Nhà máy đúc tiền của Canada ỏ Winnipeg, thủ đô tỉnh bang Manitoba, đã mang tên của ông : Dr Hieu C.Truong Centre of Excellence. Nhiều nước trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đã theo phương pháp đúc tiền của TS Trương Công Hiếu. Ông là một vinh dự và hãnh diện lớn cho người VN chúng ta.

Ngôi sao VN lớn thứ hai tại Canada là nữ luật sư Aline Quách. Bà vừa được tấn phong là Chánh án Tòa án tối cao của Quebec, Juge de la Cour Superieure du Québec. Bà Aline Quách khi tới Canada mới 2 tuổi thuộc gia đình VN tỵ nạn năm 1975. Bà thông minh từ nhỏ, đã học luật khoa ở Montreal và đã hành nghề luật sư 20 năm trong lãnh vực trợ giúp pháp lý cho những người nghèo. Bà là một gương sáng cho các người tỵ nạn, một niềm hãnh diện của động đồng VN .

Tin người VN thành công ở Canada nhiều lắm, vì Canada là miền đất tốt nên hạt giống VN gieo xuống là sinh hoa kết quả ngay. Chỉ tiếc cho đồng bào ta ở quê nhà, ai cũng là những hạt giống tốt nhưng VC đã làm cho mảnh đất quê hương biến thành cằn cỗi sỏi đá. Tôi chợt nhớ tới tờ báo Bách Khoa của VNCH trước 1975. Đây là nơi tập trung các nhà văn lớn và nổi tiếng của miền Nam Tự Do. Sau 1975, Cụ Đào Duy Anh vào miền Nam,việc đầu tiên cụ làm là đi tìm báo Bách Khoa. Ngoài Bắc, sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, các nhà văn bị VC bách hại hết, không ai ngóc đầu lên được. Ta cứ nghe câu nói nổi tiếng của Nguyễn Tuân thì rõ. Rằng trong một bữa nhậu với mấy bạn thân, Nguyễn Tuân nói : Đéo mẹ, chúng mày biết không, tao sở dĩ còn sống đến ngày hôm nay là vì tao biết sợ ! Các cụ nhớ Nguyễn Tuân chứ, ngày xưa ông đã nổi tiếng với tác phẩm ‘Vang Bóng Một Thời’ mà. Một trong những tội của VC đối với dân tộc là hủy văn hóa, diệt các nhà văn.

Viết đến đây thì tôi chợt nhớ tới vụ án Trịnh Xuân Thanh đang ồn ào nơi quê nhà. Bạn tôi có thằng con, nó đọc tin trên mạng rồi hỏi bố : Ông Thanh là người rõ ràng, đầu ông là đầu người rõ ràng, sao Hà Nội lại bảo ông Thanh đầu thú, animal head, là thế nào ? Bạn tôi vừa cười vừa kể chuyện này, chuyện thì có vẻ tiếu lâm, nhưng nghĩ cho kỹ ra thì các lãnh tụ CS có đầu nhưng là đầu thú vật hết. Nếu là đầu người thì lại cư xử với đất nước, với đồng bào như vậy sao ? Theo lời khai ban đầu của Trịnh Xuân Thanh thì trong 30 năm qua các quan CSVN chóp bu đã bí mật chia chác nhau tiền bán dầu khí, con số ăn cắp này lên tớ tỷ tỷ đồng. Nay việc chia chác không đồng đều nên các quan bắt Thanh ra để khai lại. Ông Trịnh Xuân Thanh dám bị thủ tiêu lắm ! Việc này làm tôi nhớ tới lời cựu hoàng Bảo Đại nói với sử gia Trần Trọng Kim khi hai người gặp nhau ở Hong Kong 1947 ‘ Chúng mình già trẻ đều mắc lừa bọn du côn’. Bọn du côn đây là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... Chuyện này cụ Trần Trọng Kim chép rõ trong cuốn sử ‘Một Cơn Gió Bụi’. Các bạn nhớ tìm đọc sách qúy này nha, nhưng phải là ấn bản in ở Miền Nam trước 1975. VC có cho tái bản cuốn này nhưng đã đục bỏ những chỗ nào bất lợi cho chúng. Khốn nạn thế đó.

Chuyện gian trá của VC thì còn dài lắm, xin tạm ngưng để mời các cụ nghe chuyện riêng tư của làng An Lạc chúng tôi. Xin kể chuyện bữa nhậu ở nhà Cụ Chánh tuần qua. Cụ đãi cơm Bắc Kỳ, rau muống luộc, canh rau đay nấu cua với cà ghém chấm mắm tôm. Bữa ăn đầy chất đồng quê, nhưng rất ngon. Ngon vì thức ăn và vì tình thân ái, vì tiếng cười. Các chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ thì dân làng hầu như đã nghe đã biết hết vì mỗi lần họp làng là mỗi kể, mà làng tôi đã họp bao nhiêu năm rồi. Chỉ còn đề tài anh John học tiếng Việt là chưa nghe hết mà thôi. Bữa nay ai cũng xin anh John nói tiếp về các chuyện mà anh thích thú khi học tiếng Việt. Anh John biết mình sẽ được yêu cầu kể nên hình như anh đã soạn sẵn trong bụng, làng xin là có liền.

Bao giờ anh cũng cười hà hà một chập rồi mới kể.

Rằng tôi thích nhất kiểu ‘nói lái’ trong tiếng Việt. Tôi thấy không tiếng nước nào có kiểu nói hay như thế này. Chẳng hạn :

- Trò chơi / trời cho

- cố qúa / qúa cố

- Nguyễn Y Vân / Vẫn y nguyên

- Chả sợ gì / Chỉ sợ già

- Khoái ăn sang / sáng ăn khoai

- Anh chàng ngông / anh chồng ngang

- Tình chan chứa / tình chưa chán

- Tình như giấc mộng tan / tàn như giấc mộng tinh

- Yêu nhiều thì ốm, ôm nhiều thì yếu ...

Nhân câu nói lái cuối cùng này nó làm tôi nhớ tới hai đoạn ca dao về các cô gái miền quê ngày xưa . Nhiều cô cũng đa tình và dê xồm lắm, ca dao ghi rõ ràng, xin các bà các cô trong làng cho phép tôi đọc mấy câu này nha :

Có chồng càng dễ chơi ngang

Đẻ ra con thiếp con chàng con ai ?

hoặc

Em đẻ đứa con trai

Chẳng biết nó giống ai

Cái mặt thì giống ông cai

Cái đầu ông xã, cái tai ông trùm...

Chị Ba Biên Hoà nghe đến đây thì không cho anh bàn sang các câu ca dao vô phép đó nữa. Chị bắt anh nói chuyện nghiêm trang đứng đắn. Anh John biết mình vui qúa đà nên để chuộc lỗi, anh nói về một đề tài rất nghiêm trang :

- Rằng trong tiếng các nước thì khi nói về suy nghĩ, về tư tưởng, về yêu đương thì ai cũng nói tới cái đầu , còn trong tiếng Việt thì người VN không nói cái đầu mà nói tới cái bụng, cái dạ. Tiếng Việt nói : nghĩ trong bụng, giữ điều đó trong bụng, lòng tốt, thay lòng đổi dạ, ghi nhớ trong lòng, yêu thầm trong bụng, cười thầm trong bụng...

- Rồi anh lại cười hà hà : Xin nói về chữ ‘bụng dạ’, các bạn có biết bụng ở chỗ nào và dạ ở chỗ nào không ? Tôi mở nhiều tự điển mà không thấy cuốn nào nói về ranh giới của bụng và dạ. Cuối cùng, may quá, tôi tìm thấy trong cuốn ‘Đại Nam Quấc Âm Tự Vị’, cuốn tự vị đầu tiên bằng tiếng Việt của Paulus Huỳnh Tịnh Của, in năm 1895 ở Saigon. Tự vị này viết : DẠ là phần trên rốn, và BỤNG là phần dưới rốn. Phục Cụ Hùynh Tịnh Của quá.

Rồi anh John nhìn cả làng, vừa cười hì hì vừa nói : Thôi, hết rồi. Bữa nay có bao nhiễu chữ trong bụng trong dạ thì tôi đã trình làng hết rồi.

Ai cũng vỗ tay khen cái anh con rể Canada này vừa thông minh vừa láu.

Kính chúc các cụ mùa hè vui vẻ và bụng dạ luôn luôn tốt.

TRÀ LŨ

Lời NXB : Hiện nay kho sách của Trà Lũ chỉ còn 3 cuốn này : 300 cười, 400 cười và ‘ĐấtQuêHương2’ gồm 26 chuyện phiếm đầy tiếng cười. Đây là món quà qúy cho mình và bằng hữu. Giá 65 mỹ kim gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc : petertralu@gmail.com

 
Khúc hoan ca : Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Đinh Văn Tiến Hùng
12:13 12/08/2017
-----------------------
“Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria trọn đời đồng trinh, sau khi hoàn tất cuộc đời trần thế, được cả Hồn và Xác lên trời vào vinh quang Thiên Cung “
( Trích Tông Hiến Munificentissimus Deus do ĐGH PIÔ XII công bố 1/11/1950 )


Điệp khúc :
Hồng ân Thiên Chúa bao la,
Muôn loài mãi mãi ngợi ca danh Người,
Xác Hồn Mẹ đã lên trời,
Đoàn con dâng Mẹ ngàn lời hoan ca.


Tiểu khúc 1 :Nữ Vương Mẹ Chúa Trời.
Maria ôi Mẹ đầy phúc lạ !
Cao sang hơn mọi người Nữ trần gian,
Ngôi Hai Thiên Chúa bỏ chốn cao sang,
Hạ sinh trong lòng Bà nơi trần thế,
Và từ đây tiếp muôn ngàn thế hệ,
Sẽ tung hô Bà là Mẹ Chúa Trời.
Bao Đế vương đầy quyền lực loài người,
Phải cúi đầu trước vinh quang Thánh Mẫu.

Tiểu khúc 2 :Nữ Vương Muôn Loài.
Maria ôi muôn loài tôn kính !
Trời đất chuyển mình sông núi reo ca,
Rạng rỡ tinh câu xao động ngàn hoa,
Loài cầm thú cũng bừng lên sức sống,
Mừng nhân loại thoát khỏi cơn ác mộng,
Giải lời nguyền tội nguyên tổ khi xưa,
Người xuất hiện tuôn hồng phúc như mưa,
Đạp đầu rắn làm kinh hoàng quỉ dữ.

Tiểu khúc 3 :Nữ Vương Hoà Bình.
Maria ôi nhân loại mong đợí !
Đến xua tan thần chết và chiến tranh,
Người giang tay cứu vớt vạn sinh linh,
Để đem lại một tình yêu bất diệt,
Người Sứ giả quyền năng và diễm tuyệt,
Đuổi bóng đêm như ánh sáng bình minh,
Cho loài người sống hạnh phúc thanh bình,
Tôn thờ Chúa và Yêu thương đồng loại.

Tiểu khúc 4 :Nữ Vương Thiên Quốc.
Maria ôi Nữ Vương tuyệt diệu !
Vượt lên cao soi sáng khắp Thiên cung,
Mẹ Thiên Chúa thật cao trọng vô cùng,
Diễm huyền lạ lòng tràn đầy ơn phúc,
Chín tầng trời trổi hoan ca bái phục,
Thần Thánh nghiêng mình chiêm ngưỡng uy linh,
Vị Nữ Vương lộng lẫy chốn Thiên đình,
Triều thiên toả muôn hào quang rực rỡ.

Tiểu khúc 5 :Nữ Vương Lòng Con.
Maria ôi lòng đầy nhân ái !
Cả đời con luôn tha thiết mến yêu,
Hồn xác con Mẹ ấp ủ sớm chiều,
Ru dịu ngọt trong bàn tay trìu mến,
Sóng vùi dập lôi thuyền con lạc bến,
Mẹ đón chờ và hướng dẫn lối đi,
Hỗ trợ con trong những lúc gian nguy,
Mẹ ngời sáng như Hải đăng soi lối.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Thánh Ca
Thánh ca: Chiều Mưa Cầu Mẹ - Nhạc LM Văn Chi
VietCatholic Network
16:58 12/08/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Những chiều về mưa rơi, Tâm hồn con chơi vơi. Thầm cầu xin Mẹ hỡi. Mẹ hãy thương nhậm lời.

Dù đời con hoen úa, Dù buồn đau chất chứa. Nhưng xin Mẹ hãy ủi an, Tình mến thương ngập tràn. ĐK: Xin Mẹ cùng đi với con, dù đường đời gian nan, Khổ sầu hay lầm than, đời con sẽ tươi sáng. Xin Mẹ cùng đi với con, dù đời lắm đau buồn, Mẹ dìu con đi mãi, tâm hồn con bình an.