Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhìn vào Đức Mẹ
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:58 13/08/2008
Nhìn vào Đức Mẹ
Một em bé vào lớp học ngồi ủ rũ mếu máo khóc. Cô giáo đến hỏi em tại sao khóc, em trả lời ngập ngừng vì nhớ mẹ mà không còn nhớ rõ hình ảnh mẹ mình như thế nào nữa!
Cả lớp cười ồ lên. Cô giáo cho em về để nhìn lại mẹ mình. Sau khi về thăm mẹ, em trở lại trường học với vẻ mặt vui mừng hớn hở, hình ảnh mẹ em hiện rõ nét trong tâm trí em trở lại!
Người tín hữu Chúa Kitô mừng lễ Đức mẹ Maria hồn xác về trời, nhưng xem ra ý nghĩa ngày lễ dần lu mờ hay có khi không còn hiện rõ nét trong tâm trí nữa.
Đức Mẹ Maria, như Kinh Thánh ghi chép lại là người mẹ sinh hạ nuôi dưỡng giáo dục Chúa Giêsu. Đức mẹ Maria là người mẹ mà Chúa Giêsu đã trối lại cho Thánh Gioan tông đồ đứng dưới chân Thập gía ( Ga 19,27). Đức Mẹ Maria trở nên người mẹ của đức tin, người mẹ của các tín hữu Chúa Giêsu.
Có lẽ nhiều khi chúng ta cũng đã quên hình ảnh đức mẹ Maria như thế rồi chăng?
Như em bé, sau khi đã nhìn mẹ mình và có hình ảnh mẹ trở lại, tâm hồn có được niềm vui mừng hớn hở trở lại ngay. Chúng ta cũng có thể tìm lại sức sống mới cho đời sống đức tin, khi nhìn vào hình ảnh đức Mẹ Maria, là mẹ Thiên Chúa, và qua đó tìm thấy cùng đích đời sống của mình.
Ngay từ thuở xa xưa, những nhà triết học Hylạp đã có suy nghĩ phân chia xẻ con người làm hai phần: thân xác và linh hồn. Suy nghĩ phân tích này ảnh hưởng sâu xa một thời về hình ảnh con người theo quan niệm thần học Kitô giáo. Từ suy nghĩ đó đã nảy sinh suy nghĩ linh hồn con người bất tử không bị chết hư nát. Phần thân xác con người bị rơi vào lãng quên. Phần thân xác hầu như bị coi thường, không có gía trị gì đặc biệt.
Nhưng trong Kinh Thánh không có ngôn ngữ phân biệt như thế. Kinh Thánh đặt gía trị con người trên toàn diện đời sống con người.
Theo niềm tin của người tín hữu Chúa Kitô, chúng ta tin sự sống lại của thân xác. Đức tin ngày Chúa phục sinh nói: Chúa Giêsu sống lại cả hồn lẫn xác từ cõi chết.
Con người là một đơn vị duy nhất không phân chia thành hai phần. Thân xác và linh hồn là những khía cạnh của một con ngưòi thôi. Con người chúng ta không có thân xác và linh hồn, nhưng chúng ta là thân xác và linh hồn. Đây là đức tin tuyên xưng trong kinh tin kính. Nên khi được cứu độ, chúng ta được cứu độ cả linh hồn lẫn thân xác bao gồm lịch sử đời sống. Ngày sau cùng lúc về bên Thiên Chúa với tất cả toàn diện những gì làm nên đặc tính riêng biệt con người của mình.
Đức Mẹ Maria được Thiên Chúa ban ân phúc cứu chuộc, sau quãng thời gian sống trên trần gian cho cả linh hồn lẫn thân xác về trời. Đây là niềm tin của người tín hữu Chúa Kitô và đồng thời cũng là niềm hy vọng cho đời sống con người.
Điều ta tin nơi đức Mẹ Maria được cứu độ cả thân xác lẫn linh hồn về trời cũng là hình ảnh cho tương lai của chính chúng ta sau này cũng được cứu độ sống lại về bên Thiên Chúa.
Nhớ cùng nhìn về hình ảnh của Đức mẹ, người mẹ của đức tin, tâm hồn ta có được niềm vui mừng, an ủi cùng hy vọng vào đường đời sống hôm nay và ngày mai.
15.08.2008
Sức mạnh của lòng tin
LM Inhaxiô Trần Ngà
12:51 13/08/2008
Sức mạnh của lòng tin
(Chúa Nhật 20 thường niên - Matthêu 15, 21-28)
Norman Vincent Peale (1898-1993) là một mục sư danh tiếng trong Giáo Hội Tin Lành Methodist, đồng thời cũng là nhà tâm lý trị liệu danh tiếng ở Mỹ, đã xuất bản nhiều tác phẩm thuộc hạng ăn khách nhất (best-selling books), trong đó có cuốn “sức mạnh của tư tưởng tích cực” (The Power of positive thinking) xuất bản năm 1952, được dịch ra đến 41 thứ tiếng, bán ra hơn 20 triệu cuốn và còn được thu vào băng dĩa để phát hành. Cuốn sách nầy lôi cuốn được nhiều độc giả đến thế nó vì giúp cho người ta tìm thấy bí quyết tránh thất bại và đạt tới thành công. Bằng cách nào? Tác giả cuốn sách viết: người ta thất bại vì người ta thiếu lòng tin, thiếu lòng tin nơi Thiên Chúa và thiếu tin tưởng vào khả năng của mình. Vậy muốn thành công, hãy gầy dựng cho mình một niềm tin mạnh mẽ.
Tác giả dùng một câu lời Chúa, trích trong Tin Mừng Mat-thêu làm nên bí quyết để thành công trong cuộc đời, để giành lấy thắng lợi. Câu đó là: “nếu bạn có lòng tin thì chẳng có việc gì mà bạn không làm được.” (Mt 17,20)
Chân lý đó được chứng tỏ qua sự kiện sau đây:
Khi Chúa Giê-su vượt qua biên giới Do-thái qua miền Tia và Xi-đôn, có một người đàn bà xứ Ca-na-an, là người ngoại bang đến gặp Chúa Giê-su và thống thiết nài xin Người: “Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!” Chúa Giê-su lặng thinh không đáp.
Nếu ở trong hoàn cảnh người đàn bà nầy, chắc chúng ta tức tối bỏ đi, thầm oán trách Chúa vô tâm. Đó là bức tường thứ nhất người đàn bà Ca-na-an đụng phải, nhưng bà không thối lui.
Bà cứ liên lỉ nài van, còn Chúa Giê-su thì cứ tiếp tục lặng thinh. Bà kêu xin bền bĩ đến độ các tông đồ đi theo chịu hết nổi, nên mới xin Chúa Giê-su đáp lại ước vọng của bà: "Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi !"
Chúa Giê-su lại từ chối: “Thầy chỉ được sai đến với chiên lạc nhà Ít-ra-en”.
Sứ mạng của Chúa Giê-su vào thời điểm đó chỉ dành cho dân Ít-ra-en mà thôi. Chưa đến lúc, chưa đến giờ đem ơn cứu độ cho mọi dân tộc.
Bị từ chối thẳng thừng, bị dụng vào bức tường thứ hai, nhưng bà không nhụt chí. Bà vẫn tiếp tục van xin. Bà bái lạy Người cách thành khẩn: “Lạy Ngài xin cứu giúp tôi”.
Lần nầy, Chúa Giê-su trả lời cách cứng cỏi và quyết liệt: “Không nên lấy bánh của con cái mà cho chó con”. Thế là bà lại đụng phải bức tường thứ ba, tưởng như còn cao hơn, dày hơn hai bức tường trước. Vẫn không thoái chí, bà khiêm nhường chấp nhận thân phận thấp hèn của mình và khiêm tốn cầu xin: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”.
Đến đây thì Chúa Giê-su không thể chối từ được nữa và nguyện vọng của người phụ nữ Ca-na-an đã được đáp ứng hoàn toàn. Con gái bà đã được cứu chữa.
Chúa Giê-su xác nhận rằng bà được như ý bà muốn là nhờ lòng tin: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.”
Vì muốn cho chúng ta biết rằng lòng tin có sức cứu chữa và làm nên phép lạ, nên sau mỗi lần cứu bệnh nhân lành bệnh, Chúa Giê-su không nói: “Ta đã chữa lành con, hãy về bình an”, nhưng Ngài lại nói: “Đức tin của con đã cứu chữa con”.
Tin Mừng Mát-thêu cũng nhấn mạnh rằng nếu không có lòng tin, thì người ta chẳng đạt được gì cả, bằng chứng là khi Chúa Giê-su về thăm quê hương Ngài là Nadarét, người đồng hương không tin vào Ngài, nên không có phép lạ nào xảy ra. “Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin” (Mt 13, 58) hay như tường thuật của thánh Mác-cô: “Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó … Người lấy làm lạ vì họ không tin” (Mc 6, 5-6)
Chúa Giê-su khẳng định rằng ai có lòng tin thì có thể làm được bất cứ việc gì. “Nếu anh em có lòng tin bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi nầy: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.” (Mt 17,20)
Một sự kiện điển hình chứng tỏ niềm tin làm nên phép lại là khi Phê-rô thấy Chúa Giê-su đi trên mặt nước, ông cũng muốn được như Thầy và đã xin Chúa Giê-su cho ông thực hiện điều đó. Chúa Giê-su chấp thuận. Tin vào quyền năng Chúa Giê-su, Phê-rô làm nên được điều kỳ diệu: ông đi được trên mặt nước để đến với Thầy. Thế nhưng khi thấy gió thổi mạnh, ông đâm ra lo sợ và nghi ngờ. Chính vì mất niềm tin nên ông bị chìm đắm. Ông hốt hoảng la lên. Chúa Giê-su nắm lấy tay Phê-rô kéo lên và trách ông: “Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoài nghi !” (Mt 14, 22 - 33)
Lòng tin là bí quyết của thành công, đó là bài học quan trọng mà Chúa Giê-su muốn gửi đến chúng ta hôm nay, tiếc thay chúng ta không biết tận dụng bài học đó để thu hoạch những thành quả tốt đẹp trong cuộc đời.
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đề cao lòng tin, khen ngợi những người mạnh tin và chê trách các môn đệ yếu lòng tin. Xin ban thêm Đức tin cho chúng con để nhờ đó, chúng con vững vàng thắng vượt gian nan thử thách và giành lấy những thành tựu tốt đẹp trong cuộc đời.
(Chúa Nhật 20 thường niên - Matthêu 15, 21-28)
Norman Vincent Peale (1898-1993) là một mục sư danh tiếng trong Giáo Hội Tin Lành Methodist, đồng thời cũng là nhà tâm lý trị liệu danh tiếng ở Mỹ, đã xuất bản nhiều tác phẩm thuộc hạng ăn khách nhất (best-selling books), trong đó có cuốn “sức mạnh của tư tưởng tích cực” (The Power of positive thinking) xuất bản năm 1952, được dịch ra đến 41 thứ tiếng, bán ra hơn 20 triệu cuốn và còn được thu vào băng dĩa để phát hành. Cuốn sách nầy lôi cuốn được nhiều độc giả đến thế nó vì giúp cho người ta tìm thấy bí quyết tránh thất bại và đạt tới thành công. Bằng cách nào? Tác giả cuốn sách viết: người ta thất bại vì người ta thiếu lòng tin, thiếu lòng tin nơi Thiên Chúa và thiếu tin tưởng vào khả năng của mình. Vậy muốn thành công, hãy gầy dựng cho mình một niềm tin mạnh mẽ.
Tác giả dùng một câu lời Chúa, trích trong Tin Mừng Mat-thêu làm nên bí quyết để thành công trong cuộc đời, để giành lấy thắng lợi. Câu đó là: “nếu bạn có lòng tin thì chẳng có việc gì mà bạn không làm được.” (Mt 17,20)
Chân lý đó được chứng tỏ qua sự kiện sau đây:
Khi Chúa Giê-su vượt qua biên giới Do-thái qua miền Tia và Xi-đôn, có một người đàn bà xứ Ca-na-an, là người ngoại bang đến gặp Chúa Giê-su và thống thiết nài xin Người: “Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!” Chúa Giê-su lặng thinh không đáp.
Nếu ở trong hoàn cảnh người đàn bà nầy, chắc chúng ta tức tối bỏ đi, thầm oán trách Chúa vô tâm. Đó là bức tường thứ nhất người đàn bà Ca-na-an đụng phải, nhưng bà không thối lui.
Bà cứ liên lỉ nài van, còn Chúa Giê-su thì cứ tiếp tục lặng thinh. Bà kêu xin bền bĩ đến độ các tông đồ đi theo chịu hết nổi, nên mới xin Chúa Giê-su đáp lại ước vọng của bà: "Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi !"
Chúa Giê-su lại từ chối: “Thầy chỉ được sai đến với chiên lạc nhà Ít-ra-en”.
Sứ mạng của Chúa Giê-su vào thời điểm đó chỉ dành cho dân Ít-ra-en mà thôi. Chưa đến lúc, chưa đến giờ đem ơn cứu độ cho mọi dân tộc.
Bị từ chối thẳng thừng, bị dụng vào bức tường thứ hai, nhưng bà không nhụt chí. Bà vẫn tiếp tục van xin. Bà bái lạy Người cách thành khẩn: “Lạy Ngài xin cứu giúp tôi”.
Lần nầy, Chúa Giê-su trả lời cách cứng cỏi và quyết liệt: “Không nên lấy bánh của con cái mà cho chó con”. Thế là bà lại đụng phải bức tường thứ ba, tưởng như còn cao hơn, dày hơn hai bức tường trước. Vẫn không thoái chí, bà khiêm nhường chấp nhận thân phận thấp hèn của mình và khiêm tốn cầu xin: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”.
Đến đây thì Chúa Giê-su không thể chối từ được nữa và nguyện vọng của người phụ nữ Ca-na-an đã được đáp ứng hoàn toàn. Con gái bà đã được cứu chữa.
Chúa Giê-su xác nhận rằng bà được như ý bà muốn là nhờ lòng tin: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.”
Vì muốn cho chúng ta biết rằng lòng tin có sức cứu chữa và làm nên phép lạ, nên sau mỗi lần cứu bệnh nhân lành bệnh, Chúa Giê-su không nói: “Ta đã chữa lành con, hãy về bình an”, nhưng Ngài lại nói: “Đức tin của con đã cứu chữa con”.
Tin Mừng Mát-thêu cũng nhấn mạnh rằng nếu không có lòng tin, thì người ta chẳng đạt được gì cả, bằng chứng là khi Chúa Giê-su về thăm quê hương Ngài là Nadarét, người đồng hương không tin vào Ngài, nên không có phép lạ nào xảy ra. “Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin” (Mt 13, 58) hay như tường thuật của thánh Mác-cô: “Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó … Người lấy làm lạ vì họ không tin” (Mc 6, 5-6)
Chúa Giê-su khẳng định rằng ai có lòng tin thì có thể làm được bất cứ việc gì. “Nếu anh em có lòng tin bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi nầy: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.” (Mt 17,20)
Một sự kiện điển hình chứng tỏ niềm tin làm nên phép lại là khi Phê-rô thấy Chúa Giê-su đi trên mặt nước, ông cũng muốn được như Thầy và đã xin Chúa Giê-su cho ông thực hiện điều đó. Chúa Giê-su chấp thuận. Tin vào quyền năng Chúa Giê-su, Phê-rô làm nên được điều kỳ diệu: ông đi được trên mặt nước để đến với Thầy. Thế nhưng khi thấy gió thổi mạnh, ông đâm ra lo sợ và nghi ngờ. Chính vì mất niềm tin nên ông bị chìm đắm. Ông hốt hoảng la lên. Chúa Giê-su nắm lấy tay Phê-rô kéo lên và trách ông: “Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoài nghi !” (Mt 14, 22 - 33)
Lòng tin là bí quyết của thành công, đó là bài học quan trọng mà Chúa Giê-su muốn gửi đến chúng ta hôm nay, tiếc thay chúng ta không biết tận dụng bài học đó để thu hoạch những thành quả tốt đẹp trong cuộc đời.
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đề cao lòng tin, khen ngợi những người mạnh tin và chê trách các môn đệ yếu lòng tin. Xin ban thêm Đức tin cho chúng con để nhờ đó, chúng con vững vàng thắng vượt gian nan thử thách và giành lấy những thành tựu tốt đẹp trong cuộc đời.
Đức Mẹ hồn xác lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Lm Nguyễn Hữu Thy
15:44 13/08/2008
Đức Mẹ hồn xác lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Thường xuyên bị đe dọa, sống bất an, đầy khắc khoải lo sợ và nổi loạn, v.v…là điểm nhận diện của thời đại tân tiến ngày nay. Nhưng không chỉ những người sống «giữa chợ đời» đen bạc mới phải đối mặt với những nghịch cảnh trớ trêu như thế, chính Giáo Hội càng bị gian nan thử thách và càng phải truân chiên đau khổ nhiều hơn. Những tranh đấu vật lộn với các nghịch cảnh của cuộc sống – trong chính nội tâm cũng như ngoại cảnh – đã làm cho không ít tín hữu phải nghi nan nản lòng. Vì thế, nhiều người đã băn khoăn tự hỏi: Trong một thời đại đầy nhiễu nhương, hỗn loạn và vàng thau lẫn lộn như thời đại hôm nay, liệu rồi đây Giáo Hội sẽ ra sao và sẽ đi về đâu?
Trong ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời hôm nay, qua Kinh Nhập Lễ và qua Bài Đọc Sách Khải Huyền (đoạn 12), Giáo Hội đã trình bày cho chúng ta một hình ảnh sống động, đầy tính cách bi đát, gian nan, nhưng đồng thời cũng đầy hy vọng, mà Thiên Chúa đã mặc khải cho thánh sử Gioan qua các thị kiến.
Vị Thánh sử nhìn thấy một Người Nữ đang mang thai: Người Bà khoác áo mặt trời sáng láng, chân đạp mặt trăng và đầu đội mười hai ngôi sao rực rỡ, và con rắn mãng xà gian ác, hay con rồng đỏ như lửa, đang chực sẵn để nuốt sống đứa con khi Người Nữ vừa sinh ra.
Hình ảnh Người Nữ xinh đẹp và cao sang huyền nhiệm ấy được hiểu là Dân Chúa trong Giao Ước Cũ cũng như trong Giao Ước Mới, và đang bị con rồng đỏ khổng lồ hăm he đe dọa, biểu tượng của quyền lực tối tăm bất hạnh và của ma quỷ đầy gian ác.
Nhưng ở đây, lại một câu hỏi khác được đặt ra là tại sao đoạn Sách Thánh này lại được trích đọc trong ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời hôm nay?
Bởi vì, các phẩm chất cao cả thánh thiện của Người Nữ huyền nhiệm này, tức Giáo Hội Đức Kitô, cũng được hiểu về Mẹ Maria. Vâng, trong Mẹ Maria, thời kỳ «mang thai» ơn cứu độ, tức niềm khắc khoải mong đợi sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai, mà Thiên Chúa đã hứa ban trong Cựu Ước, đã được hiện thực một cách cụ thể. Với tư cách là thành viên của đại gia đình nhân loại, Mẹ đã sinh hạ Đấng Thiên Sai và do đó Mẹ là Đấng Trung Gian chuyển cầu cho toàn thể con cái loài người trước tòa Chúa Giêsu, Con Mẹ. Chính trong ý nghĩa lưỡng diện này của hình ảnh Người Nữ huyền nhiệm, tức Giáo Hội và Mẹ Maria, thị kiến của thánh Gioan quả thực mang một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt cho hoàn cảnh sống thực tế của chúng ta: Tuy phải gian nan nguy khó, nhưng với sự trợ lực quyền năng của ơn Thiên Chúa, chúng ta sẽ chiến thắng được mọi cám dỗ và mọi nghịch cảnh.
Ngày nay hơn bao giờ hết, Giáo Hội đang phải đối mặt với mọi đe dọa và thách đố to lớn đến từ mọi phía, từ trong cũng như từ ngoài Giáo Hội. Nhưng dĩ nhiên, đó không phải là một điều mới mẽ. Chúng ta biết rằng suốt dòng lịch sử của Giáo Hội, từ buổi đầu khai sinh cho tới hôm nay và còn tiếp tục trong tương lai, những đe dọa, bắt bớ và những đàn áp khốc liệt - đến tưởng chừng như Giáo Hội đang đứng trước một sự tiêu diệt khó tránh khỏi, tuyệt đối không còn bất cứ hy vọng sống còn nào nữa - luôn gắn liền với đời sống Giáo Hội. Chúng ta chỉ cần nhớ lại những cuộc đàn áp khủng khiếp vào thời các Kitô hữu tiên khởi - ở Giêrusalem, ở đế quốc Roma, ở Việt Nam, v.v…- những cuộc di tản khổng lồ của các dân tộc, thời kỳ xảy ra cảnh những «ngụy Giáo Hoàng», thời kỳ cải cách, thời kỳ chiến tranh huynh đệ tương tàn xì-căng-đan giữa các giáo phái của đại gia đình Kitô giáo.
Qua hình ảnh được mặc khải cho ông về Người Nữ bị con rồng đỏ ngăm nghe đe dọa, thánh Gioan đã nhìn thấy được những đe dọa, những thử thách gian nan này trước đây hai ngàn năm. Vì thế người ta không vô căn cứ khi sử dụng cụm từ «Giáo Hội chiến đấu» để nói về Giáo Hội Đức Kitô tại thế.
Vậy, hình ảnh «Người Nữ» trong Sách Khải Huyền đã làm cho chúng ta hiểu rõ được ý nghĩa lưỡng diện:
Một đàng, mãi cho đến ngày thế mạt, Giáo Hội luôn phải đối mặt với mọi gian nguy thử thách – từ trong cũng như từ ngoài Giáo Hội – nhưng một đàng khác, quỷ dữ Satan và thuộc hạ gian ác của nó sẽ không thể chiến thắng hay loại bỏ được Giáo Hội. Và hình ảnh này đã được hiện thực một cách cụ thể nơi con người Mẹ Maria.
Vâng, cũng như Mẹ Maria đã được rước về trời cả hồn lẫn xác, Giáo Hội chắc chắn cũng sẽ từ một «Giáo Hội chiến đấu» trở thành một «Giáo Hội khải hoàn» trong ngày thế mạt. Còn hình ảnh Người Nữ trong sự huy hoàng sáng láng của Bà không gì khác hơn là dấu chỉ của một sự chiến thắng vinh quang. Thánh Gioan đã nhìn thấy Người Nữ xuất hiện trên bầu trời. Và đối với thánh nhân, bầu trời không gì khác hơn là một bức phông trải rộng đến vô biên và trên đó hình ảnh Người Nữ huyền nhiệm và yêu kiều sẽ được vẽ lên.
Vì thế, ngay cả trong nhiều nhà thờ tân kỳ ngày nay, người ta vẫn còn tìm gặp được hình ảnh Người Nữ huyền nhiệm ấy. Ví dụ: tại cửa chính nhà thờ «Maria-Regina-Martyrium-Kirche» - Đức Maria, Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, ở Berlin, thủ đô Đức quốc, khi vừa bước chân vào nhà thờ, người ta đã nhìn thấy trên bức tường khổng lồ của nhà thờ được vẽ một bức tranh đầy ấn tượng: Sau tất cả mọi lo âu sợ hãi, mọi đe dọa hiểm nguy và những trận chiến đấu căm go của kiếp sống gian trần, chúng ta – toàn thể Giáo Hội - sẽ tìm gặp được nơi Mẹ Maria niềm hy vọng: Được một chỗ cư ngụ tuyệt đối yên hàn hạnh phúc bên Thiên Chúa. Vâng, đó chính là mục đích cuộc hành trình dương thế đầy thử thách vất vả của chúng ta.
Dấu chỉ đó, tức Người Nữ huyền nhiệm, là sao mai, là định tinh, là ngôi sao không không hoán vị, luôn chiếu sáng cả bầu trời hy vọng. Cũng như những người vượt biển luôn tìm kiếm những ngôi sao không hoán vị để có thể tìm được hướng đi và cũng như những nhà chiêm tinh phải nhờ vào những định tinh để tìm ra được những vị trí của trái đất, chúng ta cũng cần phải định hướng đời chúng ta theo dấu chỉ Người Nữ huyền nhiệm và bước theo.
Tiếp đến, chúng ta cũng được kêu mời dấn thân nhờ vào dấu chỉ Người Nữ huyền nhiệm. Cụ thể, nếu ngày nay chúng ta không bao giờ thất vọng nản chí ngã lòng và buông xuôi, nhưng luôn biết can đảm tranh đấu cho công bình bác ái, cho Giáo Hội, cho Nước Chúa giữa trần gian, thì chúng ta chắc chắn sẽ được đền bù một cách sung mãn ngoài sự mong đợi, như lời Sách khải Huyền đã công bố: «Thiên Chúa chúng ta thờ, giờ đây ban ơn cứu độ, giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền, và Đức Kitô của Người giờ đây cũng biểu dương quyền bính, vì kẻ tố cáo anh em của ta, ngày đêm tố cáo họ trước toà Thiên Chúa, nay bị tống cổ ra ngoài. Họ đã thắng được nó nhờ máu Con Chiên và nhờ lời họ làm chứng về Đức Kitô: Họ coi thường tính mạng, sẵn sàng chịu chết. Nào Thiên Quốc cùng chư vị ở chốn Thiên đình, hãy vì đó mà mừng vui hoan hỷ!» (Kh 12,10-12).
Thường xuyên bị đe dọa, sống bất an, đầy khắc khoải lo sợ và nổi loạn, v.v…là điểm nhận diện của thời đại tân tiến ngày nay. Nhưng không chỉ những người sống «giữa chợ đời» đen bạc mới phải đối mặt với những nghịch cảnh trớ trêu như thế, chính Giáo Hội càng bị gian nan thử thách và càng phải truân chiên đau khổ nhiều hơn. Những tranh đấu vật lộn với các nghịch cảnh của cuộc sống – trong chính nội tâm cũng như ngoại cảnh – đã làm cho không ít tín hữu phải nghi nan nản lòng. Vì thế, nhiều người đã băn khoăn tự hỏi: Trong một thời đại đầy nhiễu nhương, hỗn loạn và vàng thau lẫn lộn như thời đại hôm nay, liệu rồi đây Giáo Hội sẽ ra sao và sẽ đi về đâu?
Đức Mẹ được các Thiên thần Chúa rước cả hồn xác lên trời |
Vị Thánh sử nhìn thấy một Người Nữ đang mang thai: Người Bà khoác áo mặt trời sáng láng, chân đạp mặt trăng và đầu đội mười hai ngôi sao rực rỡ, và con rắn mãng xà gian ác, hay con rồng đỏ như lửa, đang chực sẵn để nuốt sống đứa con khi Người Nữ vừa sinh ra.
Hình ảnh Người Nữ xinh đẹp và cao sang huyền nhiệm ấy được hiểu là Dân Chúa trong Giao Ước Cũ cũng như trong Giao Ước Mới, và đang bị con rồng đỏ khổng lồ hăm he đe dọa, biểu tượng của quyền lực tối tăm bất hạnh và của ma quỷ đầy gian ác.
Nhưng ở đây, lại một câu hỏi khác được đặt ra là tại sao đoạn Sách Thánh này lại được trích đọc trong ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời hôm nay?
Bởi vì, các phẩm chất cao cả thánh thiện của Người Nữ huyền nhiệm này, tức Giáo Hội Đức Kitô, cũng được hiểu về Mẹ Maria. Vâng, trong Mẹ Maria, thời kỳ «mang thai» ơn cứu độ, tức niềm khắc khoải mong đợi sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai, mà Thiên Chúa đã hứa ban trong Cựu Ước, đã được hiện thực một cách cụ thể. Với tư cách là thành viên của đại gia đình nhân loại, Mẹ đã sinh hạ Đấng Thiên Sai và do đó Mẹ là Đấng Trung Gian chuyển cầu cho toàn thể con cái loài người trước tòa Chúa Giêsu, Con Mẹ. Chính trong ý nghĩa lưỡng diện này của hình ảnh Người Nữ huyền nhiệm, tức Giáo Hội và Mẹ Maria, thị kiến của thánh Gioan quả thực mang một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt cho hoàn cảnh sống thực tế của chúng ta: Tuy phải gian nan nguy khó, nhưng với sự trợ lực quyền năng của ơn Thiên Chúa, chúng ta sẽ chiến thắng được mọi cám dỗ và mọi nghịch cảnh.
Ngày nay hơn bao giờ hết, Giáo Hội đang phải đối mặt với mọi đe dọa và thách đố to lớn đến từ mọi phía, từ trong cũng như từ ngoài Giáo Hội. Nhưng dĩ nhiên, đó không phải là một điều mới mẽ. Chúng ta biết rằng suốt dòng lịch sử của Giáo Hội, từ buổi đầu khai sinh cho tới hôm nay và còn tiếp tục trong tương lai, những đe dọa, bắt bớ và những đàn áp khốc liệt - đến tưởng chừng như Giáo Hội đang đứng trước một sự tiêu diệt khó tránh khỏi, tuyệt đối không còn bất cứ hy vọng sống còn nào nữa - luôn gắn liền với đời sống Giáo Hội. Chúng ta chỉ cần nhớ lại những cuộc đàn áp khủng khiếp vào thời các Kitô hữu tiên khởi - ở Giêrusalem, ở đế quốc Roma, ở Việt Nam, v.v…- những cuộc di tản khổng lồ của các dân tộc, thời kỳ xảy ra cảnh những «ngụy Giáo Hoàng», thời kỳ cải cách, thời kỳ chiến tranh huynh đệ tương tàn xì-căng-đan giữa các giáo phái của đại gia đình Kitô giáo.
Qua hình ảnh được mặc khải cho ông về Người Nữ bị con rồng đỏ ngăm nghe đe dọa, thánh Gioan đã nhìn thấy được những đe dọa, những thử thách gian nan này trước đây hai ngàn năm. Vì thế người ta không vô căn cứ khi sử dụng cụm từ «Giáo Hội chiến đấu» để nói về Giáo Hội Đức Kitô tại thế.
Vậy, hình ảnh «Người Nữ» trong Sách Khải Huyền đã làm cho chúng ta hiểu rõ được ý nghĩa lưỡng diện:
Một đàng, mãi cho đến ngày thế mạt, Giáo Hội luôn phải đối mặt với mọi gian nguy thử thách – từ trong cũng như từ ngoài Giáo Hội – nhưng một đàng khác, quỷ dữ Satan và thuộc hạ gian ác của nó sẽ không thể chiến thắng hay loại bỏ được Giáo Hội. Và hình ảnh này đã được hiện thực một cách cụ thể nơi con người Mẹ Maria.
Vâng, cũng như Mẹ Maria đã được rước về trời cả hồn lẫn xác, Giáo Hội chắc chắn cũng sẽ từ một «Giáo Hội chiến đấu» trở thành một «Giáo Hội khải hoàn» trong ngày thế mạt. Còn hình ảnh Người Nữ trong sự huy hoàng sáng láng của Bà không gì khác hơn là dấu chỉ của một sự chiến thắng vinh quang. Thánh Gioan đã nhìn thấy Người Nữ xuất hiện trên bầu trời. Và đối với thánh nhân, bầu trời không gì khác hơn là một bức phông trải rộng đến vô biên và trên đó hình ảnh Người Nữ huyền nhiệm và yêu kiều sẽ được vẽ lên.
Vì thế, ngay cả trong nhiều nhà thờ tân kỳ ngày nay, người ta vẫn còn tìm gặp được hình ảnh Người Nữ huyền nhiệm ấy. Ví dụ: tại cửa chính nhà thờ «Maria-Regina-Martyrium-Kirche» - Đức Maria, Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, ở Berlin, thủ đô Đức quốc, khi vừa bước chân vào nhà thờ, người ta đã nhìn thấy trên bức tường khổng lồ của nhà thờ được vẽ một bức tranh đầy ấn tượng: Sau tất cả mọi lo âu sợ hãi, mọi đe dọa hiểm nguy và những trận chiến đấu căm go của kiếp sống gian trần, chúng ta – toàn thể Giáo Hội - sẽ tìm gặp được nơi Mẹ Maria niềm hy vọng: Được một chỗ cư ngụ tuyệt đối yên hàn hạnh phúc bên Thiên Chúa. Vâng, đó chính là mục đích cuộc hành trình dương thế đầy thử thách vất vả của chúng ta.
Dấu chỉ đó, tức Người Nữ huyền nhiệm, là sao mai, là định tinh, là ngôi sao không không hoán vị, luôn chiếu sáng cả bầu trời hy vọng. Cũng như những người vượt biển luôn tìm kiếm những ngôi sao không hoán vị để có thể tìm được hướng đi và cũng như những nhà chiêm tinh phải nhờ vào những định tinh để tìm ra được những vị trí của trái đất, chúng ta cũng cần phải định hướng đời chúng ta theo dấu chỉ Người Nữ huyền nhiệm và bước theo.
Tiếp đến, chúng ta cũng được kêu mời dấn thân nhờ vào dấu chỉ Người Nữ huyền nhiệm. Cụ thể, nếu ngày nay chúng ta không bao giờ thất vọng nản chí ngã lòng và buông xuôi, nhưng luôn biết can đảm tranh đấu cho công bình bác ái, cho Giáo Hội, cho Nước Chúa giữa trần gian, thì chúng ta chắc chắn sẽ được đền bù một cách sung mãn ngoài sự mong đợi, như lời Sách khải Huyền đã công bố: «Thiên Chúa chúng ta thờ, giờ đây ban ơn cứu độ, giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền, và Đức Kitô của Người giờ đây cũng biểu dương quyền bính, vì kẻ tố cáo anh em của ta, ngày đêm tố cáo họ trước toà Thiên Chúa, nay bị tống cổ ra ngoài. Họ đã thắng được nó nhờ máu Con Chiên và nhờ lời họ làm chứng về Đức Kitô: Họ coi thường tính mạng, sẵn sàng chịu chết. Nào Thiên Quốc cùng chư vị ở chốn Thiên đình, hãy vì đó mà mừng vui hoan hỷ!» (Kh 12,10-12).
Mẹ là niềm hy vọng của chúng ta
Lm. Phêrô Nguyễn Hương
16:13 13/08/2008
Mẹ là niềm hy vọng của chúng ta
Ngày 1/11/1950 với ơn vô ngộ, Đức Giáo Hoàng Piô XII, nhân danh Giáo Hội, đã long trong tuyên bố tín điều Đức Maria Lên Trời Cả Hồn Cả Xác (Tông huấn Munificentissimus Deus). Đây là một tín điều, có nghĩa là một chân lý đức tin buộc phải tin, vì liên quan đến ơn cứu độ của chúng ta. Giáo hội không buộc chúng ta tin vào việc Đức Mẹ hiện ra nơi này nơi nọ như Lộ Đức, Fatima vv. Nhưng buộc chúng ta tin bốn tín điều hay 4 Đặc Ân về Đức Mẹ: đó là Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đồng Trinh Trọn đời, Mẹ Thiên Chúa và Lên Trời cả hồn cả Xác. Tín điều này là kết của một quá trình suy tư thần học lâu dài của Giáo hội dựa trên chứng tá của Truyền Thống và nền tảng Kinh Thánh.
Tại sao Đức Maria được đặc ân này?
Theo suy tư thần học tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác dựa trên nền tảng kitô học và ba ngôi học. Trước hết nền tảng kitô học, nghĩa là chúng ta nhìn Đức Mẹ trong tương quan với Đức Kitô. Những đặc ân của Mẹ là kết quả cụ thể của ơn cứu độ mà Đức Kitô mang đến cho Mẹ và nhân loại như được nói ở bài đọc II. Mẹ được vinh hiễn là nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, con của Mẹ. Việc Đức Trinh Nữ được lên Trời Hồn Xác là sự thông phần cá biệt vào cuộc phục sinh của Con Mẹ, va tiên báo cuộc phục sinh của các tín hữu”( GLCG số 966 ). Chính Chúa Giêsu đã sống lại và lên trời cả hồn cả xác. Mẹ cũng được Chúa Giêsu ban tặng cho khỏi sự hư nát.
Nền tảng thứ hai tôi gọi đó là Tình Yêu Ba Ngôi: Việc lên trời cả hồn xác là phần thưởng của Ba Ngôi Thiên Chúa dành cho Mẹ, một “Nữ Tỳ” của Thiên Chúa, vừa là Mẹ Thiên Chúa. Trong bài ca Magnificat, chính Mẹ cũng đã thốt lên: “Thiên Chúa đã làm cho tôi những điều kỳ diệu”.
Mẹ xứng đáng bởi Mẹ đã sống một cuộc đời vì và cho Chúa. Với Mẹ Chúa là tất cả của Mẹ. Mẹ là người nữ của cầu nguyện và thinh lặng: Mẹ được chúc phúc vì đã cưu mang Đấng cứu độ và hơn ai hết Mẹ được chúc phúc vì đã “lắng nghe Lời Chúa, suy niệm trong lòng và đem ra thực hành”, như Tin mừng Luca nói đến.
Ý nghĩa mừng lễ Mẹ
Lễ Đức Mẹ lên trời liên quan chặt chẽ đến chúng ta. Những gì Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ, thì Người cũng sẽ thực hiện cho mỗi chúng ta. Bởi vì, Mẹ lên trời là hình ảnh và khởi thủy của Giáo hội về ơn cứu độ của Thiên Chúa cho mỗi chúng ta. Mẹ chiếu sáng như dấu chỉ lòng trông cậy vững vàng và niềm an ủi cho Dân Chúa đang lữ hành (LG 69). Tất cả chúng ta rồi cũng sẽ được Thiên Chúa cứu độ như Mẹ trong ngày sau hết. Nếu chúng ta noi yêu mến Mẹ và noi gương Mẹ, sống nhờ Mẹ và cho Mẹ.
Chúng ta hãy chạy đến với Mẹ vì Mẹ được vinh hiển với Thiên Chúa để bầu cử cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa.
Có một bà mẹ kể với tôi, khi vượt biên sang Mỹ, hai bàn tay trắng, chỉ mang được tượng Đức Mẹ lên tàu, gặp khó khăn chỉ biết ôm lấy tượng Mẹ và cầu nguyện. Và Đức Mẹ đã cho vượt qua bao nhiêu khó khăn đau thương, tới đất Mỹ an toàn.
Không có người mẹ nào mà không thương con. Đức Mẹ cũng thế Mẹ luôn thương chúng ta. Chỉ sợ là chúng ta được thành công, sung túc quá, rồi chúng ta quên Chúa và quên đi Đức Mẹ.
Mừng lễ Mẹ, chúng ta được mời gọi để hâm nóng lại lòng yêu mến cậy trông vào Mẹ. Một lần nữa Mẹ tha thiết mời gọi chúng ta là “Hãy lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành”.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, mừng lễ Mẹ lên trời, chúng con chiêm ngắm Mẹ một người nữ lý tưởng của Chúa về công dung ngôn hạnh. Xin cho tất cả chúng con biết yêu mến Mẹ, noi gương Mẹ là biết xin vâng, biết thực hành lời Chúa. Để qua Mẹ chúng con đến với Chúa.
Ngày 1/11/1950 với ơn vô ngộ, Đức Giáo Hoàng Piô XII, nhân danh Giáo Hội, đã long trong tuyên bố tín điều Đức Maria Lên Trời Cả Hồn Cả Xác (Tông huấn Munificentissimus Deus). Đây là một tín điều, có nghĩa là một chân lý đức tin buộc phải tin, vì liên quan đến ơn cứu độ của chúng ta. Giáo hội không buộc chúng ta tin vào việc Đức Mẹ hiện ra nơi này nơi nọ như Lộ Đức, Fatima vv. Nhưng buộc chúng ta tin bốn tín điều hay 4 Đặc Ân về Đức Mẹ: đó là Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đồng Trinh Trọn đời, Mẹ Thiên Chúa và Lên Trời cả hồn cả Xác. Tín điều này là kết của một quá trình suy tư thần học lâu dài của Giáo hội dựa trên chứng tá của Truyền Thống và nền tảng Kinh Thánh.
Tại sao Đức Maria được đặc ân này?
Theo suy tư thần học tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác dựa trên nền tảng kitô học và ba ngôi học. Trước hết nền tảng kitô học, nghĩa là chúng ta nhìn Đức Mẹ trong tương quan với Đức Kitô. Những đặc ân của Mẹ là kết quả cụ thể của ơn cứu độ mà Đức Kitô mang đến cho Mẹ và nhân loại như được nói ở bài đọc II. Mẹ được vinh hiễn là nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, con của Mẹ. Việc Đức Trinh Nữ được lên Trời Hồn Xác là sự thông phần cá biệt vào cuộc phục sinh của Con Mẹ, va tiên báo cuộc phục sinh của các tín hữu”( GLCG số 966 ). Chính Chúa Giêsu đã sống lại và lên trời cả hồn cả xác. Mẹ cũng được Chúa Giêsu ban tặng cho khỏi sự hư nát.
Nền tảng thứ hai tôi gọi đó là Tình Yêu Ba Ngôi: Việc lên trời cả hồn xác là phần thưởng của Ba Ngôi Thiên Chúa dành cho Mẹ, một “Nữ Tỳ” của Thiên Chúa, vừa là Mẹ Thiên Chúa. Trong bài ca Magnificat, chính Mẹ cũng đã thốt lên: “Thiên Chúa đã làm cho tôi những điều kỳ diệu”.
Mẹ xứng đáng bởi Mẹ đã sống một cuộc đời vì và cho Chúa. Với Mẹ Chúa là tất cả của Mẹ. Mẹ là người nữ của cầu nguyện và thinh lặng: Mẹ được chúc phúc vì đã cưu mang Đấng cứu độ và hơn ai hết Mẹ được chúc phúc vì đã “lắng nghe Lời Chúa, suy niệm trong lòng và đem ra thực hành”, như Tin mừng Luca nói đến.
Ý nghĩa mừng lễ Mẹ
Lễ Đức Mẹ lên trời liên quan chặt chẽ đến chúng ta. Những gì Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ, thì Người cũng sẽ thực hiện cho mỗi chúng ta. Bởi vì, Mẹ lên trời là hình ảnh và khởi thủy của Giáo hội về ơn cứu độ của Thiên Chúa cho mỗi chúng ta. Mẹ chiếu sáng như dấu chỉ lòng trông cậy vững vàng và niềm an ủi cho Dân Chúa đang lữ hành (LG 69). Tất cả chúng ta rồi cũng sẽ được Thiên Chúa cứu độ như Mẹ trong ngày sau hết. Nếu chúng ta noi yêu mến Mẹ và noi gương Mẹ, sống nhờ Mẹ và cho Mẹ.
Chúng ta hãy chạy đến với Mẹ vì Mẹ được vinh hiển với Thiên Chúa để bầu cử cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa.
Có một bà mẹ kể với tôi, khi vượt biên sang Mỹ, hai bàn tay trắng, chỉ mang được tượng Đức Mẹ lên tàu, gặp khó khăn chỉ biết ôm lấy tượng Mẹ và cầu nguyện. Và Đức Mẹ đã cho vượt qua bao nhiêu khó khăn đau thương, tới đất Mỹ an toàn.
Không có người mẹ nào mà không thương con. Đức Mẹ cũng thế Mẹ luôn thương chúng ta. Chỉ sợ là chúng ta được thành công, sung túc quá, rồi chúng ta quên Chúa và quên đi Đức Mẹ.
Mừng lễ Mẹ, chúng ta được mời gọi để hâm nóng lại lòng yêu mến cậy trông vào Mẹ. Một lần nữa Mẹ tha thiết mời gọi chúng ta là “Hãy lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành”.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, mừng lễ Mẹ lên trời, chúng con chiêm ngắm Mẹ một người nữ lý tưởng của Chúa về công dung ngôn hạnh. Xin cho tất cả chúng con biết yêu mến Mẹ, noi gương Mẹ là biết xin vâng, biết thực hành lời Chúa. Để qua Mẹ chúng con đến với Chúa.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:33 13/08/2008
THỜI CƠ THƯỢNG ĐẾ CƯỜI
Đại sư Lo-mok Li-xi-na lãnh tụ Ấn Độ giáo đã nói:
Dưới hai loại tình huống này thì thượng đế sẽ cười.
Khi Ngài nghe bác sĩ nói với một bà mẹ: “Không phải sợ, tôi sẽ chữa cho con bà lành bệnh.” Thượng đế sẽ tự nói với mình: ”Ta đang chuẩn bị thu lại sự sống của thằng bé này, mà người này lại có thể cho rằng ông ta có thể cứu thằng nhỏ ư ?” đó là nụ cười thứ nhất của thượng đế.
Khi thượng đế nhìn thấy hai anh em lấy địa giới để phân chia sản nghiệp: “Tất cả phía bên này đều thuộc về tôi, còn phía bên kia thì thuộc về anh.” Thượng đế sẽ tự nói với mình: “Vũ trụ thuộc về ta, vậy mà chúng nó tuyên bố là có một phần trong đó !” đó là nụ cười thứ hai của thượng đế.
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Người Việt mình có câu nói: “Trời kêu ai nấy dạ”, là để nói lên quyền uy của ông Trời, một khi ông Trời đã kêu thì không một ai tránh khỏi.
Mạng sống của con người là do Thiên Chúa ban cho, đến khi Ngài lấy lại thì không ai có thể níu kéo theo một vài phút, dù cho đó là bác sĩ giỏi nhất thế giới. Cuộc sống của mỗi người đã được Thiên Chúa định sẵn, và khi ngày giờ đến thì tự nhiên phải từ giả cuộc đời này, mà cái giờ khắc ấy thì không ai biết được, cho nên Chúa Giê-su mới nhắc nhở chúng ta: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chinh giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người đến.” (Mt 24, 44)Đúng là khiếp thật !
Vũ trụ vạn vật là do Thiên Chúa tạo dựng, là thuộc về Ngài –Đấng tạo hóa- con người chúng ta chỉ thừa lệnh Ngài làm đẹp vũ trụ này mà thôi, chứ không thể lấy vũ trụ này làm sở hữu của mình, bởi vì một khi từ giả cõi đời này thì tất cả đều hoàn trả lại cho người khác sử dụng, còn mình thì “ra đi” với hai bàn tay làm việc lành và việc dữ. Ngay cả mạng sống của mình cũng không sở hữu được, bởi vì sẽ có một ngày mạng sống này sẽ trả lại cho Đấng đã tạo dựng nên nó là Thiên Chúa của kẻ sống.
Thiên Chúa thấy tội nghiệp cho con người trong hai dịp, đó là khi con người không biết giới hạn của mình và không biết mình là ai: là Thiên Chúa hay là con người, là đấng tạo dựng hay loài thụ tạo, là hằng hữu hay hiện hữu, là vô hạn hay hữu hạn...!
Nhưng người Ki-tô hữu thì biết rõ điều này hơn bất cứ người nào khác, bởi vì họ được Chúa Giê-su dạy bảo và Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn...
N2T |
Đại sư Lo-mok Li-xi-na lãnh tụ Ấn Độ giáo đã nói:
Dưới hai loại tình huống này thì thượng đế sẽ cười.
Khi Ngài nghe bác sĩ nói với một bà mẹ: “Không phải sợ, tôi sẽ chữa cho con bà lành bệnh.” Thượng đế sẽ tự nói với mình: ”Ta đang chuẩn bị thu lại sự sống của thằng bé này, mà người này lại có thể cho rằng ông ta có thể cứu thằng nhỏ ư ?” đó là nụ cười thứ nhất của thượng đế.
Khi thượng đế nhìn thấy hai anh em lấy địa giới để phân chia sản nghiệp: “Tất cả phía bên này đều thuộc về tôi, còn phía bên kia thì thuộc về anh.” Thượng đế sẽ tự nói với mình: “Vũ trụ thuộc về ta, vậy mà chúng nó tuyên bố là có một phần trong đó !” đó là nụ cười thứ hai của thượng đế.
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Người Việt mình có câu nói: “Trời kêu ai nấy dạ”, là để nói lên quyền uy của ông Trời, một khi ông Trời đã kêu thì không một ai tránh khỏi.
Mạng sống của con người là do Thiên Chúa ban cho, đến khi Ngài lấy lại thì không ai có thể níu kéo theo một vài phút, dù cho đó là bác sĩ giỏi nhất thế giới. Cuộc sống của mỗi người đã được Thiên Chúa định sẵn, và khi ngày giờ đến thì tự nhiên phải từ giả cuộc đời này, mà cái giờ khắc ấy thì không ai biết được, cho nên Chúa Giê-su mới nhắc nhở chúng ta: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chinh giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người đến.” (Mt 24, 44)Đúng là khiếp thật !
Vũ trụ vạn vật là do Thiên Chúa tạo dựng, là thuộc về Ngài –Đấng tạo hóa- con người chúng ta chỉ thừa lệnh Ngài làm đẹp vũ trụ này mà thôi, chứ không thể lấy vũ trụ này làm sở hữu của mình, bởi vì một khi từ giả cõi đời này thì tất cả đều hoàn trả lại cho người khác sử dụng, còn mình thì “ra đi” với hai bàn tay làm việc lành và việc dữ. Ngay cả mạng sống của mình cũng không sở hữu được, bởi vì sẽ có một ngày mạng sống này sẽ trả lại cho Đấng đã tạo dựng nên nó là Thiên Chúa của kẻ sống.
Thiên Chúa thấy tội nghiệp cho con người trong hai dịp, đó là khi con người không biết giới hạn của mình và không biết mình là ai: là Thiên Chúa hay là con người, là đấng tạo dựng hay loài thụ tạo, là hằng hữu hay hiện hữu, là vô hạn hay hữu hạn...!
Nhưng người Ki-tô hữu thì biết rõ điều này hơn bất cứ người nào khác, bởi vì họ được Chúa Giê-su dạy bảo và Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:34 13/08/2008
N2T |
38. Cầu nguyện ngắn gọn mà sâu sắc, so với người lãnh đạm biếng nhác cầu nguyện lâu giờ, thì hiệu quả càng lớn hơn.
(Thánh nữ Gertrude of Helfta)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bốn mươi năm ''Sự Sống Con Người'' (2)
Vũ Văn An
03:02 13/08/2008
Bốn mươi năm “Sự Sống Con Người”(tiếp theo)
Cưỡng bức kỹ thuật học ngừa thai
Bốn mươi năm sau “Sự Sống Con Người” cũng đã chứng minh cho niềm sợ hãi của thông điệp cho rằng các chính phủ sẽ cưỡng bức việc sử dụng các kỹ thuật ngừa thai. Điển hình rõ ràng nhất đương nhiên là Trung Hoa với ‘chính sách một con’ song hành với cưỡng bức phá thai, theo dõi công khai chu kỳ kinh nguyệt, gia đình lẩn trốn, gia tăng giết hại trẻ sơ sinh nữ, triệt sản, và nhiều tấn công khác không thể kể hết ra đây. Thực vậy, nhiều đến nỗi cả những nhà bàn giấy của nhân quyền quốc tế cũng phải cho là sai lầm. Nhẹ hơn, phải kể đến các hành vi cưỡng bức sử dụng thuốc ngừa thai của chính phủ Ấn Độ trong các năm 1976 và 1977 và việc chính phủ Nam Dương cưỡng bức đặt vòng soắn (IUD) và chích Norplant trong hai thập niên 1970 và 1980.
Có ai trong hàng ngũ những nhà xét lại vấn đề dân số chịu nhìn nhận cố gắng của “Sự Sống Con Người” bằng cách cảnh cáo trước nguy cơ loại này chăng?
Méo mó liên hệ giữa các phái tính
Tiên đoán bị chế riễu nhất trong các tiên đoán của “Sự Sống Con Người” có lẽ là tiên đoán cho rằng tách biệt việc làm tình ra khỏi việc sinh sản sẽ làm méo mó các liên hệ giữa các phái tính và “mở rộng đường cho bất trung hôn nhân và, nói chung, hạ thấp các tiêu chuẩn luân lý”.
Tuy nhiên, ngày nay, không ai lại không thấy các lời tiên đoán ấy đã thành sự thực. Bảng đường và trang mạng đầy một thứ văn chương khiêu dâm. Thiếu niên nào muốn làm thần tượng đều sớm muộn sẽ khoe ngực trần, và có khi còn tệ hơn thế, trên liên mạng. Nhưng chứng cớ nghịch thường nhất chứng minh cho các lời tiên đoán của “Sự Sống Con Người” lại đến từ phong trào giải phóng phụ nữ ngày nay.
Từ Betty Friedman và Gloria Steinem tới Andrea Dworkin và Germaine Greer qua Susan Faludi và Naomi Wolf, văn chương của phong trào tranh đấu cho phụ nữ nhất quán một cách không ngờ và không ngừng lớn tiếng bày tỏ bất bình, tố cáo và không hài lòng về tính dục. Trong hồ sơ của bốn mươi năm ấy, họ cho thấy nhiều chứng tá bản thân về điều cuộc cách mạng tính dục đã đem lại cho nữ giới. Buồn cười một điều là đôi khi họ rơi cả vào mâu thuẫn: đàn bà lấy chồng và có con, họ cũng than vãn; mà đàn bà không chồng và không con, họ cũng than vãn nốt. Đàn bà làm việc ngoài gia đình và đồng thời chăm sóc con cái, họ cũng khiếu nại. Đàn bà làm việc bên ngoài và không chăm sóc con cái, họ chỉ trích bất cứ ai cho rằng điều đó không đúng. Có điều, nền văn chương ấy luôn chỉ trích người đàn ông bất khả tín, không thể trông nhờ được và chẳng có gì đáng tôn trọng.
Cuộc giải phóng tính dục đã đem những người của phe duy nữ đến cái nhìn thật ảm đạm ngày nay: gia đình như trại tập trung, đàn ông như những tên hiếp dâm, con cái như gánh nặng không thể chịu đựng được, thai nhi như đồ ăn bám… Những thực tại tưởng tượng ấy chẳng có mùi chi là giải phóng cả. Ngay đến cái quyền phá thai ‘thần thánh’ cũng chẳng giảm thiểu chút nào nỗi khốn cùng của hàng triệu những người đàn bà ấy sau cách mạng tính dục.
Quay đủ một vòng 360 độ, nhà duy nữ và cộng tác viên của “Vanity Fair” là Leslie Bennetts mới đây cho công bố một cuốn sách khuyên phụ nữ nên tự che chở cho mình về phương diện tài chánh hay ít ra cũng đừng lệ thuộc đàn ông, kể cả những người đàn ông sẽ bỏ rơi mình trong tương lai. Cô này cho hay: các bà mẹ không thể tin tưởng rằng các ông chồng của mình sẽ không bỏ rơi mình. Linda Hirschman, một nhà duy nữ khác, cho công bố một bản tuyên ngôn vào năm 2005 thúc giục phụ nữ nên tự ý áp dụng chính sách một con, vì theo cô, đứa con thứ hai buộc phụ nữ phải bỏ trung tâm thành phố ra ngoại ô, và do đó mất đi văn phòng cũng như các phương tiện thuận lợi cho công ăn việc làm.
Bên dưới tất cả những thứ ấy, ta đều thấy một thứ tầm nhìn như nhau: kẻ thù chính của đàn bà là Tên Đàn Ông Không Thể Tin Cậy Được, tên đàn ông không hiểu các nhu cầu sinh lý và tình cảm của nàng chút nào, cái tên đàn ông sẵn sàng một sớm một chiều chạy theo những ‘con đàn bà’ hấp dẫn và trẻ đẹp hơn. Đó quả là những tiếng kêu than tổng quát của một người đàn bà vốn nghĩ đàn ông “không đếm xỉa gì tới sự quân bình thể lý và xúc cảm của mình” và “không còn coi nàng như bạn đồng hành cần phải bảo bọc bằng quan tâm âu yếm”.
Trong một bài báo năm 2008 đăng trên tập san thế tục “Atlantic” tựa là “Marry Him!”, Lori Gottlieb, một bà mẹ đơn chiếc thụ thai đứa con duy nhất bằng tinh trùng hiến tặng, cho ta thấy những nẻo đường cô đơn do cuộc cách mạng tính dục mang tới, mà cô đơn hơn cả là phải tạo hình đứa con mình bằng tinh trùng của một kẻ vô danh, một phương thức duy tiêu thụ sẽ gặm nhấm hết niềm thơ mộng tuổi thanh xuân và đem cô đơn tuyệt đối lại cho tuổi già đang đến.
Chưa hết, có nhiều nhà văn duy nữ đã trở thành công tố viên bất đắc dĩ lên tiếng tố cáo cuộc cách mạng tính dục. Ta hãy nghe một suy nghĩ công khai gần đây về đứa con hoang của thuốc viên ngừa thai, tức nạn khiêu dâm ở khắp ngả: “Cuộc tấn công ồ ạt của khiêu dâm phải chịu trách nhiệm đối với việc giết chết dục năng nam giới trong liên hệ với người đàn bà thực sự, khiến nam giới càng ngày càng ít thấy ra những người đàn bà ‘đáng gợi dâm’ hơn”. Mặt khác, “thèm khát tính dục đã trở nên giống mối liên hệ giữa ngành kinh doanh nông nghiệp, thực phẩm chế biến, khẩu phần quá khổ, và bệnh mập phì… Nếu bạn bị kích thích và tọng đủ mọi thứ thực phẩm tồi, thì càng ngày bạn lại càng cần tọng thêm những thứ tồi ấy vào cho no bụng. Người ta không vì khiêu dâm mà gần nhau hơn, trái lại càng nhích ra xa nhau hơn; trong cuộc sống hàng ngày, họ không động tình nhiều hơn, mà thực ra ít hơn”. Và nhận xét sau đây nữa, nhận xét mà nhiều người tưởng là được trích dẫn từ “Sự Sống Con Người”: “Sức mạnh và năng lượng của tình dục sẽ được duy trì nếu có một nét thánh thiêng nào đó đi liền với nó, chứ không bạ lúc nào cũng mở ra được”.
Người có nhận xét trên không phải là một nhà tôn giáo ‘lỗi thời’ mà chính là Naomi Wolf, một nhà duy nữ thế hệ thứ ba, tác giả “The Beauty Myth” và “Promiscuities”, những tác phẩm được viết ra để bảo rằng cả đàn bà nữa cũng “tomcat” (mèo đực) như ai. Nhưng cô đã vô tình đề cập tới những chuyện đáng cười sau ngày thuốc viên ngừa thai ‘giải phóng phụ nữ khỏi ách nô lệ tình dục’. Đến độ, ngày nay ta phải tự hỏi: thực ra cuộc cách mạng kia đem lợi ích lại cho ai? Ở đây, tưởng nên nhắc lại lời của Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput của Denver, khi ngài nhận định về “Sự Sống Con Người” nhân kỷ niệm 30 năm ngày công bố thông điệp này năm 1998: “Ngừa thai đã giải thoát phái nam, một cách vô tiền khoáng hậu trong lịch sử, khỏi trách nhiệm đối với sự gây hấn tính dục của họ”.
Hội nghị Lambeth năm 1930
Kẻ thù của “Sự Sống Con Người” ít khi tưởng tượng được một phát triển quan trọng có tính lịch sử mà khi nhìn trở lui xem ra đã đánh bại yêu sách của họ đòi Giáo Hội Công Giáo phải thay đổi lập trường. Đó là việc sụp đổ của Phong Trào Thệ Phản ở khắp nơi, nhất là của Giáo Hội Thánh Công Hội (Episcopal Church) và một số ngành khác của Anh Giáo. Sự sụp đổ từ bên trong này là hậu quả của Hội Nghị Lambeth năm 1930, trong đó, người Anh Giáo từ bỏ chủ trương cố hữu của Kitô giáo về ngừa thai. Nếu một giáo hội không biết dạy đoàn chiên của mình phải “làm gì với thân xác tôi” trong việc ngừa thai, thì những việc sử dụng thân xác khác cũng sẽ vượt ra ngoài quyền kiểm soát của giáo hội ấy. Từ chỗ đó, mà có cái dây chuyền đồng tính luyến ái ngày nay. Ta hãy nghe Anscombe: “Nếu cho phép người ta giao hợp một cách ngừa thai, thì chống đối thế nào được việc thủ dâm lẫn nhau, hay giao cấu kiểu in vase indebito[vào cái bình không đúng], kiểu kê gian [sodomy], kiểu hậu môn [buggery]…Nếu những điều như thế được coi là đúng thì làm sao thấy được việc giao hợp đồng tính có gì sai. Tôi không muốn nói: nếu bạn nghĩ ngừa thai không sao thì bạn sẽ làm những điều kia; không phải vậy. Thói quen đáng kính sống rất dai và thiên kiến là điều khó mất đi. Tôi chỉ muốn nói: bạn sẽ không có lý do vững chắc chống lại các việc ấy. Bạn sẽ không thể trả lời cho những kẻ tuyên xưng rằng vì nhiều người làm nên làm chúng là điều tốt. Bạn không thể nhấn mạnh được sự kiện ai cũng biết này rằng Kitô giao từng lôi kéo người ta ra khỏi thế giới ngoại đạo, và luôn luôn từ khước những việc như thế. Thành ra nếu bạn bênh vực việc ngừa thai, là bạn đã bác bỏ truyền thống Kitô giáo rồi vậy”.
Năm 1930, bằng cách chúc lành cho các cặp vợ chồng tín hữu dị tính luyến ái của mình cố ý làm tình mà không sinh con, Giáo Hội Anh giáo đã dần dần đánh mất hết thẩm quyền, không thể nói với các tín hữu khác, dù có lập gia đình hay không, dù là đồng tính hay dị tính luyến ái, đừng làm như thế. Nói cách khác, một khi người dị tính luyến ái bắt đầu đòi quyền hành động như những người đồng tính luyến ái, thì chẳng bao lâu sau người đồng tính luyến ái cũng sẽ đòi cho được quyền như người dị tính luyến ái.
Bởi thế, theo một nghĩa kỳ cục mà rất thực chất, cố gắng của Hội Nghị Lambeth, vì muốn tỏ lòng cảm thương đối với các cặp vợ chồng dị tính luyến ái, vô tình đã góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào đòi quyền cho người đồng tính ngày nay, và, do đó, của các vấn đề gây chia rẽ cho giáo hội của họ từ đó đến nay. Thật khó mà tin có ai trong khi mưu tìm một thay đổi tương tự như thế trong giáo huấn Công Giáo mà lại muốn cho Giáo Hội Công Giáo lâm vào thế hỗn loạn về luân lý và thần học hiện đang nằm ngay tâm điểm Giáo Hội Anh Giáo. Buồn thay, đó lại là sự ngu dốt cố ý của khá nhiều người chỉ biết húc đầu chống đối Rôma trong lãnh vực kiểm soát sinh đẻ, mà quên khuấy cả bài học lịch sử kia.
Những người Thệ Phản bên ngoài qũy đạo phóng túng
Các năm tiếp theo “Sự Sống Con Người” còn được chứng kiến một hiện tượng mà cả người Công Giáo bảo thủ lẫn người Công Giáo bất đồng đều không nhận ra, một khai triển đem lại thế giá cho Giáo Hội Công Giáo: tức việc những người Thệ Phản bên ngoài qũy đạo phóng túng tái thẩm định tính dục theo quan điểm Kitô giáo.
Albert Mohler, chủ tịch Chủng Viện Thần Học Baptist Miền Nam, năm 1998, nhận định như sau trên tờ “FIRST THINGS”: “Trong một biến chuyển nghịch lý, các nhà tin lành Mỹ đang suy nghĩ lại việc kiểm soát sinh đẻ ngay trong khi đa số người Công Giáo La Mã tại nước này cho thấy họ bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội họ”. Sau này, khi được phỏng vấn, trong một bài báo năm 2006 đăng trong ấn bản Chúa Nhật của tờ New York Times, ông nói rõ hơn: “Tôi không thể tưởng tượng được một khai triển nào trong lịch sử nhân bản, sau cuộc Sa Ngã (nguyên thủy), mà lại tác động trên con người mạnh hơn là thuốc ngừa thai… Toàn bộ chân trời của hành vi tính dục đã thay đổi. Tôi nghĩ chắc chắn không còn hoài nghi gì nữa rằng viên thuốc ngừa thai ấy đã cấp giấy phép tự do cho mọi sự từ ngoại tình cho đến những vụ lăng nhăng tiền hôn nhân và bên trong hôn nhân cho việc tách biệt hành vi tính dục ra khỏi việc truyền sinh”.
Mohler cũng nhận xét rằng cái di hại trên đang ảnh hưởng tới thế hệ trẻ của người tin lành: “Tôi nhận thấy một thay đổi lớn lao. Sinh viên tại các đại học của chúng tôi tỏ ra rất quan tâm. Không một tuần nào qua đi, tôi không được các mục sư tiếp xúc về vấn đề này. Hiện đang có những cuộc tranh luận tích cực diễn ra. Đó là một trong những điều có thể chia rẽ phong trào tin lành”. Một trong những nhóm chia rẽ ấy là Quiverfull, một phong trào Thệ Phản chống ngừa thai, chống bất cứ hình thức nào cố ý ngăn cản việc thụ thai, kể cả kế hoạch hóa gia đình theo cách tự nhiên (điều mà Giáo Hội Công Giáo không phản đối). Tác phẩm xuất bản năm 2002 của nhóm này có tựa đề là “Open Embrace: A Protestant Couple Re-Thinks Contraception”.
Người Công Giáo trẻ
Một số người trẻ Công Giáo, thuộc thế hệ lớn lên trong cảnh ly dị, dùng thuốc ngừa thai, nhà không có cha, và những tệ hại khác của phong trào ‘giải phóng’, cũng đang nghĩ lại như người Thệ Phản. Naomi Schaefer Riley thuật lại trên tờ “Wall Street Journal” các biến cố xẩy ra trong năm nay tại Đại Học Notre-Dame: “Khoảng 30 sinh viên đứng lên bước ra khỏi các cuộc Độc Thoại Cửa Mình (The Vagina Monologues) để phản đối ngay sau màn đầu tiên. Và người quen thuộc với đại học không ngạc nhiên khi thấy người trẻ, chứ không phải người lớn, đã đưa ra những phản kháng mạnh mẽ như thế. Các sinh viên có lẽ là thành phần có tinh thần tôn giáo nhiều nhất ở Notre-Dame… Giới trẻ Công Giáo có khuynh hướng thuộc nhóm ôn hòa hơn”.
Họ không ủng hộ thứ phá thai theo yêu cầu. Điều này khiến chúng tôi đặt câu hỏi: thực ra việc nhiều người bác bỏ “Sự Sống Con Người” đã ảnh hưởng tới đặc điểm của Đạo Công Giáo Mỹ ra sao?
Cũng như các nghịch lý khác, ở đây nên nói qua đến sự phi lý của người Mỹ. Họ than phiền nạn thiếu linh mục nhưng lại làm ngơ trách nhiệm của họ trong việc tạo ra cảnh thiếu hụt ấy (con số con không đủ để gửi một số đi làm linh mục, một số kết hôn để duy trì danh tính gia đình). Họ than thở việc đóng cửa nhà thờ và trường học Công Giáo, nhưng chẳng bao giờ để ý đến việc cả một giáo xứ, vì đòi hỏi quyền lương tâm cá nhân, nên đã tự ý đẩy mình ra khỏi các nhà thờ hay các trường đó. Họ coi việc các linh mục lạm dụng tình dục như chứng cớ tích cực cho thấy đức khiết trinh là điều quá khó không nên đòi hỏi nơi người ta, mà hoàn toàn quên khuấy rằng chính cái việc thiếu đức khiết trinh đó đã tạo ra các gương mù gương xấu kia.
Thực tế ra, cái nhục của người Công Giáo Mỹ hiện nay, tức những vụ gương mù gương xấu liên quan đến một số linh mục và thiếu niên, có thể có vết tích ngay trong sự thông đồng giữa một bên là hàng ngũ giáo dân chỉ muốn có một học lý khác về kiểm soát sinh đẻ và bên kia là thế hệ linh mục mới chỉ muốn làm một thứ phất phơ khác. “Tôi sẽ không ba hoa chích chòe về vụ linh mục đồng tính nếu cha chịu tha cho tôi tội ngừa thai”, câu này xem ra như là một thương lượng khá phổ biến tại nhiều giáo xứ kể từ ngày có “Sự Sống Con Người”.
Giới giáo dân biết vâng phục hơn rất có thể thắc mắc to tiếng về hiện tượng có quá nhiều linh mục thời hậu Vatican II tỏ ra ít nhiều đồng tính công khai. Giới giáo sĩ biết vâng phục hơn rất có thể nhận ra nhiều người Công Giáo sử dụng ngừa thai nhân tạo mà vẫn rước lễ. Khó tưởng tượng được thứ nào trong hai thứ khai triển mới ấy, tức việc giới giáo dân công khai nổi loạn chống lại giáo huấn về tính dục của Giáo Hội và việc giáo sĩ âm thầm đồng lõa nổi loạn chống lại cùng một giáo huấn ấy, có thể hiện hữu mà lại không cần đến thứ kia.
Học lý truyền thống
Trong cuộc viếng thăm Mỹ gần đây của Đức Bênêđíctô XVI, người ta thường nghe những lời kết án đại loại như “Sự Sống Con Người” đã phát sinh ra cuộc nổi loạn. Peter Steinfels, chẳng hạn, thẳng thừng tuyên bố: “Thông điệp năm 1968 của Đức Giáo Hoàng và những xôn xao do nó tạo ra tiếp tục phân hóa giáo hội Mỹ”. Cứ luận điệu này, hình như người ta muốn nói: mọi sự đang tốt đẹp cho đến ngày Đức Phaolô VI cương quyết không chiều theo khuynh hướng thời đại, nên cửa hỏa ngục mới mở toang ra!
Nhưng thực ra, Đức Phaolô VI chỉ nhắc lại điều mọi người khác trong lịch sử Kitô giáo đã từng nói về vấn đề ấy. Khi đòi cho người Công Giáo được như những người Thệ Phản chịu chấp nhận việc ngừa thai, các nhà chỉ trích đã quên khuấy điều các thần học gia Kitô giáo, dọc dài trong nhiều thế kỷ, từng nói về việc ngừa thai.
Họ đồng loạt nói: không! Đúng một trăm năm trước đây, tức năm 1908, Hội Nghị Lambeth khẳng định việc chống đối của mình đối với ngừa thai nhân tạo bằng những ngôn từ còn nghiêm khắc hơn “Sự Sống Con Người” nhiều: “làm nản lòng tính khí và thù nghịch đối với phúc lợi quốc gia”. Tuyên bố của các bậc khai sinh ra Phong Trào Thệ Phản làm cho các nhà bảo thủ Công Giáo năm 1968 xem ra có vẻ nhút nhát hơn nhiều.
Martin Luther, trong lời bình luận Sách Sáng Thế, đã tuyên bố rằng ngừa thai còn tệ hơn là loạn luân hay ngoại tình. John Calvin gọi nó là “tội ác không thể tha thứ được”. Sự nhất trí này không hề bị từ bỏ cho đến năm 1930, khi người Anh Giáo bỏ phiếu cho phép vợ chồng có cưới xin được dùng việc kiểm soát sinh đẻ trong những trường hợp khẩn trương, và thế là hết hệ phái này đến hệ phái kia bước chân theo.
Nhìn dưới ánh sáng truyền thống Kitô giáo, vấn đề không phải tại sao Giáo Hội Công Giáo lại từ khước không chịu bước chân theo mà là tại sao phần lớn những giáo hội khác trong truyền thống Do Thái và Kitô Giáo lại bước chân theo. Bất kể trả lời ra sao, thì Giáo Hội Công Giáo vẫn coi việc suy sụp kia là nguyên nhân gây ra gẫy đổ, trong khi chỉ một mình mình là không gẫy đổ mà thôi.
Tại sao bị tiếp nhận nghèo nàn?
Từ 1968, thỉnh thoảng người ta lại tự hỏi tại sao thông điệp “Sự Sống Con Người” bị tiếp nhận cách nghèo nàn như thế? Tất nhiên có vấn đề thời điểm, như G. Weigel đã nhấn mạnh. Người khác cho là vì giới truyền thông quá thế tục và người Công Giáo thiếu một diễn đàn quốc gia. Lại có nhiều người khác cho rằng thần học thân xác của Đức Gioan Phaolô II đã lấy đi một số châm chích khỏi “Sự Sống Con Người” làm nó dễ được đoàn chiên vâng nghe hơn.
Thực ra, vấn đề chính khiến thế gian ghét bỏ thông điệp “Sự Sống Con Người” chính là điều Đức Tổng Giám Mục Chaput đã phát biểu cách nay 10 năm rằng “Nếu Đức Phaolô VI đúng khi nói tới nhiều hậu quả của ngừa thai, thì là vì Ngài đúng khi nói về chính việc ngừa thai”.
Đó chính là sự liên kết mà ít người năm 2008 chịu đưa ra, vì làm tình một cách ngừa thai là một sự kiện xã hội căn bản ở thời ta. Chính ý muốn dữ dằn và phổ quát nhằm duy trì nó phải chịu trách nhiệm đối với không biết bao nhiêu hậu quả hết sức tác hại ngày nay. Bất chấp cái hồ sơ thực nghiệm bênh vực quan điểm của Đức Phaoloô VI một cách không còn lầm lẫn vào đâu được, người ta vẫn không chịu công nhận cho giáo huấn luân lý Công Giáo đúng ở điểm nào, dù hồ sơ kia hết sức chi tiết.
Nghĩ cho cùng trách nhiệm của người Công Giáo không nhỏ: phần xấu hổ vì bị tố cáo là xưa cũ, phần cũng muốn được buông thả về tính dục như mọi người chung quanh, họ đã và đang cố gắng hạ quyết tâm tìm cho bằng được những ngõ thoát thần học sau ngày có “Sự Sống Con Người”, dù thế giới thế tục, đầy cái ác, đang vô tình tích lũy cả hàng kho dữ kiện thực nghiệm ‘bênh vực’ cho giáo huấn của Giáo Hội. Phải chăng, Giáo Hội trước sau vẫn là “dấu chỉ của mâu thuẫn”?
Cưỡng bức kỹ thuật học ngừa thai
Bốn mươi năm sau “Sự Sống Con Người” cũng đã chứng minh cho niềm sợ hãi của thông điệp cho rằng các chính phủ sẽ cưỡng bức việc sử dụng các kỹ thuật ngừa thai. Điển hình rõ ràng nhất đương nhiên là Trung Hoa với ‘chính sách một con’ song hành với cưỡng bức phá thai, theo dõi công khai chu kỳ kinh nguyệt, gia đình lẩn trốn, gia tăng giết hại trẻ sơ sinh nữ, triệt sản, và nhiều tấn công khác không thể kể hết ra đây. Thực vậy, nhiều đến nỗi cả những nhà bàn giấy của nhân quyền quốc tế cũng phải cho là sai lầm. Nhẹ hơn, phải kể đến các hành vi cưỡng bức sử dụng thuốc ngừa thai của chính phủ Ấn Độ trong các năm 1976 và 1977 và việc chính phủ Nam Dương cưỡng bức đặt vòng soắn (IUD) và chích Norplant trong hai thập niên 1970 và 1980.
Có ai trong hàng ngũ những nhà xét lại vấn đề dân số chịu nhìn nhận cố gắng của “Sự Sống Con Người” bằng cách cảnh cáo trước nguy cơ loại này chăng?
Méo mó liên hệ giữa các phái tính
Tiên đoán bị chế riễu nhất trong các tiên đoán của “Sự Sống Con Người” có lẽ là tiên đoán cho rằng tách biệt việc làm tình ra khỏi việc sinh sản sẽ làm méo mó các liên hệ giữa các phái tính và “mở rộng đường cho bất trung hôn nhân và, nói chung, hạ thấp các tiêu chuẩn luân lý”.
Tuy nhiên, ngày nay, không ai lại không thấy các lời tiên đoán ấy đã thành sự thực. Bảng đường và trang mạng đầy một thứ văn chương khiêu dâm. Thiếu niên nào muốn làm thần tượng đều sớm muộn sẽ khoe ngực trần, và có khi còn tệ hơn thế, trên liên mạng. Nhưng chứng cớ nghịch thường nhất chứng minh cho các lời tiên đoán của “Sự Sống Con Người” lại đến từ phong trào giải phóng phụ nữ ngày nay.
Từ Betty Friedman và Gloria Steinem tới Andrea Dworkin và Germaine Greer qua Susan Faludi và Naomi Wolf, văn chương của phong trào tranh đấu cho phụ nữ nhất quán một cách không ngờ và không ngừng lớn tiếng bày tỏ bất bình, tố cáo và không hài lòng về tính dục. Trong hồ sơ của bốn mươi năm ấy, họ cho thấy nhiều chứng tá bản thân về điều cuộc cách mạng tính dục đã đem lại cho nữ giới. Buồn cười một điều là đôi khi họ rơi cả vào mâu thuẫn: đàn bà lấy chồng và có con, họ cũng than vãn; mà đàn bà không chồng và không con, họ cũng than vãn nốt. Đàn bà làm việc ngoài gia đình và đồng thời chăm sóc con cái, họ cũng khiếu nại. Đàn bà làm việc bên ngoài và không chăm sóc con cái, họ chỉ trích bất cứ ai cho rằng điều đó không đúng. Có điều, nền văn chương ấy luôn chỉ trích người đàn ông bất khả tín, không thể trông nhờ được và chẳng có gì đáng tôn trọng.
Cuộc giải phóng tính dục đã đem những người của phe duy nữ đến cái nhìn thật ảm đạm ngày nay: gia đình như trại tập trung, đàn ông như những tên hiếp dâm, con cái như gánh nặng không thể chịu đựng được, thai nhi như đồ ăn bám… Những thực tại tưởng tượng ấy chẳng có mùi chi là giải phóng cả. Ngay đến cái quyền phá thai ‘thần thánh’ cũng chẳng giảm thiểu chút nào nỗi khốn cùng của hàng triệu những người đàn bà ấy sau cách mạng tính dục.
Quay đủ một vòng 360 độ, nhà duy nữ và cộng tác viên của “Vanity Fair” là Leslie Bennetts mới đây cho công bố một cuốn sách khuyên phụ nữ nên tự che chở cho mình về phương diện tài chánh hay ít ra cũng đừng lệ thuộc đàn ông, kể cả những người đàn ông sẽ bỏ rơi mình trong tương lai. Cô này cho hay: các bà mẹ không thể tin tưởng rằng các ông chồng của mình sẽ không bỏ rơi mình. Linda Hirschman, một nhà duy nữ khác, cho công bố một bản tuyên ngôn vào năm 2005 thúc giục phụ nữ nên tự ý áp dụng chính sách một con, vì theo cô, đứa con thứ hai buộc phụ nữ phải bỏ trung tâm thành phố ra ngoại ô, và do đó mất đi văn phòng cũng như các phương tiện thuận lợi cho công ăn việc làm.
Bên dưới tất cả những thứ ấy, ta đều thấy một thứ tầm nhìn như nhau: kẻ thù chính của đàn bà là Tên Đàn Ông Không Thể Tin Cậy Được, tên đàn ông không hiểu các nhu cầu sinh lý và tình cảm của nàng chút nào, cái tên đàn ông sẵn sàng một sớm một chiều chạy theo những ‘con đàn bà’ hấp dẫn và trẻ đẹp hơn. Đó quả là những tiếng kêu than tổng quát của một người đàn bà vốn nghĩ đàn ông “không đếm xỉa gì tới sự quân bình thể lý và xúc cảm của mình” và “không còn coi nàng như bạn đồng hành cần phải bảo bọc bằng quan tâm âu yếm”.
Trong một bài báo năm 2008 đăng trên tập san thế tục “Atlantic” tựa là “Marry Him!”, Lori Gottlieb, một bà mẹ đơn chiếc thụ thai đứa con duy nhất bằng tinh trùng hiến tặng, cho ta thấy những nẻo đường cô đơn do cuộc cách mạng tính dục mang tới, mà cô đơn hơn cả là phải tạo hình đứa con mình bằng tinh trùng của một kẻ vô danh, một phương thức duy tiêu thụ sẽ gặm nhấm hết niềm thơ mộng tuổi thanh xuân và đem cô đơn tuyệt đối lại cho tuổi già đang đến.
Chưa hết, có nhiều nhà văn duy nữ đã trở thành công tố viên bất đắc dĩ lên tiếng tố cáo cuộc cách mạng tính dục. Ta hãy nghe một suy nghĩ công khai gần đây về đứa con hoang của thuốc viên ngừa thai, tức nạn khiêu dâm ở khắp ngả: “Cuộc tấn công ồ ạt của khiêu dâm phải chịu trách nhiệm đối với việc giết chết dục năng nam giới trong liên hệ với người đàn bà thực sự, khiến nam giới càng ngày càng ít thấy ra những người đàn bà ‘đáng gợi dâm’ hơn”. Mặt khác, “thèm khát tính dục đã trở nên giống mối liên hệ giữa ngành kinh doanh nông nghiệp, thực phẩm chế biến, khẩu phần quá khổ, và bệnh mập phì… Nếu bạn bị kích thích và tọng đủ mọi thứ thực phẩm tồi, thì càng ngày bạn lại càng cần tọng thêm những thứ tồi ấy vào cho no bụng. Người ta không vì khiêu dâm mà gần nhau hơn, trái lại càng nhích ra xa nhau hơn; trong cuộc sống hàng ngày, họ không động tình nhiều hơn, mà thực ra ít hơn”. Và nhận xét sau đây nữa, nhận xét mà nhiều người tưởng là được trích dẫn từ “Sự Sống Con Người”: “Sức mạnh và năng lượng của tình dục sẽ được duy trì nếu có một nét thánh thiêng nào đó đi liền với nó, chứ không bạ lúc nào cũng mở ra được”.
Người có nhận xét trên không phải là một nhà tôn giáo ‘lỗi thời’ mà chính là Naomi Wolf, một nhà duy nữ thế hệ thứ ba, tác giả “The Beauty Myth” và “Promiscuities”, những tác phẩm được viết ra để bảo rằng cả đàn bà nữa cũng “tomcat” (mèo đực) như ai. Nhưng cô đã vô tình đề cập tới những chuyện đáng cười sau ngày thuốc viên ngừa thai ‘giải phóng phụ nữ khỏi ách nô lệ tình dục’. Đến độ, ngày nay ta phải tự hỏi: thực ra cuộc cách mạng kia đem lợi ích lại cho ai? Ở đây, tưởng nên nhắc lại lời của Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput của Denver, khi ngài nhận định về “Sự Sống Con Người” nhân kỷ niệm 30 năm ngày công bố thông điệp này năm 1998: “Ngừa thai đã giải thoát phái nam, một cách vô tiền khoáng hậu trong lịch sử, khỏi trách nhiệm đối với sự gây hấn tính dục của họ”.
Hội nghị Lambeth năm 1930
Kẻ thù của “Sự Sống Con Người” ít khi tưởng tượng được một phát triển quan trọng có tính lịch sử mà khi nhìn trở lui xem ra đã đánh bại yêu sách của họ đòi Giáo Hội Công Giáo phải thay đổi lập trường. Đó là việc sụp đổ của Phong Trào Thệ Phản ở khắp nơi, nhất là của Giáo Hội Thánh Công Hội (Episcopal Church) và một số ngành khác của Anh Giáo. Sự sụp đổ từ bên trong này là hậu quả của Hội Nghị Lambeth năm 1930, trong đó, người Anh Giáo từ bỏ chủ trương cố hữu của Kitô giáo về ngừa thai. Nếu một giáo hội không biết dạy đoàn chiên của mình phải “làm gì với thân xác tôi” trong việc ngừa thai, thì những việc sử dụng thân xác khác cũng sẽ vượt ra ngoài quyền kiểm soát của giáo hội ấy. Từ chỗ đó, mà có cái dây chuyền đồng tính luyến ái ngày nay. Ta hãy nghe Anscombe: “Nếu cho phép người ta giao hợp một cách ngừa thai, thì chống đối thế nào được việc thủ dâm lẫn nhau, hay giao cấu kiểu in vase indebito[vào cái bình không đúng], kiểu kê gian [sodomy], kiểu hậu môn [buggery]…Nếu những điều như thế được coi là đúng thì làm sao thấy được việc giao hợp đồng tính có gì sai. Tôi không muốn nói: nếu bạn nghĩ ngừa thai không sao thì bạn sẽ làm những điều kia; không phải vậy. Thói quen đáng kính sống rất dai và thiên kiến là điều khó mất đi. Tôi chỉ muốn nói: bạn sẽ không có lý do vững chắc chống lại các việc ấy. Bạn sẽ không thể trả lời cho những kẻ tuyên xưng rằng vì nhiều người làm nên làm chúng là điều tốt. Bạn không thể nhấn mạnh được sự kiện ai cũng biết này rằng Kitô giao từng lôi kéo người ta ra khỏi thế giới ngoại đạo, và luôn luôn từ khước những việc như thế. Thành ra nếu bạn bênh vực việc ngừa thai, là bạn đã bác bỏ truyền thống Kitô giáo rồi vậy”.
Năm 1930, bằng cách chúc lành cho các cặp vợ chồng tín hữu dị tính luyến ái của mình cố ý làm tình mà không sinh con, Giáo Hội Anh giáo đã dần dần đánh mất hết thẩm quyền, không thể nói với các tín hữu khác, dù có lập gia đình hay không, dù là đồng tính hay dị tính luyến ái, đừng làm như thế. Nói cách khác, một khi người dị tính luyến ái bắt đầu đòi quyền hành động như những người đồng tính luyến ái, thì chẳng bao lâu sau người đồng tính luyến ái cũng sẽ đòi cho được quyền như người dị tính luyến ái.
Bởi thế, theo một nghĩa kỳ cục mà rất thực chất, cố gắng của Hội Nghị Lambeth, vì muốn tỏ lòng cảm thương đối với các cặp vợ chồng dị tính luyến ái, vô tình đã góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào đòi quyền cho người đồng tính ngày nay, và, do đó, của các vấn đề gây chia rẽ cho giáo hội của họ từ đó đến nay. Thật khó mà tin có ai trong khi mưu tìm một thay đổi tương tự như thế trong giáo huấn Công Giáo mà lại muốn cho Giáo Hội Công Giáo lâm vào thế hỗn loạn về luân lý và thần học hiện đang nằm ngay tâm điểm Giáo Hội Anh Giáo. Buồn thay, đó lại là sự ngu dốt cố ý của khá nhiều người chỉ biết húc đầu chống đối Rôma trong lãnh vực kiểm soát sinh đẻ, mà quên khuấy cả bài học lịch sử kia.
Những người Thệ Phản bên ngoài qũy đạo phóng túng
Các năm tiếp theo “Sự Sống Con Người” còn được chứng kiến một hiện tượng mà cả người Công Giáo bảo thủ lẫn người Công Giáo bất đồng đều không nhận ra, một khai triển đem lại thế giá cho Giáo Hội Công Giáo: tức việc những người Thệ Phản bên ngoài qũy đạo phóng túng tái thẩm định tính dục theo quan điểm Kitô giáo.
Albert Mohler, chủ tịch Chủng Viện Thần Học Baptist Miền Nam, năm 1998, nhận định như sau trên tờ “FIRST THINGS”: “Trong một biến chuyển nghịch lý, các nhà tin lành Mỹ đang suy nghĩ lại việc kiểm soát sinh đẻ ngay trong khi đa số người Công Giáo La Mã tại nước này cho thấy họ bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội họ”. Sau này, khi được phỏng vấn, trong một bài báo năm 2006 đăng trong ấn bản Chúa Nhật của tờ New York Times, ông nói rõ hơn: “Tôi không thể tưởng tượng được một khai triển nào trong lịch sử nhân bản, sau cuộc Sa Ngã (nguyên thủy), mà lại tác động trên con người mạnh hơn là thuốc ngừa thai… Toàn bộ chân trời của hành vi tính dục đã thay đổi. Tôi nghĩ chắc chắn không còn hoài nghi gì nữa rằng viên thuốc ngừa thai ấy đã cấp giấy phép tự do cho mọi sự từ ngoại tình cho đến những vụ lăng nhăng tiền hôn nhân và bên trong hôn nhân cho việc tách biệt hành vi tính dục ra khỏi việc truyền sinh”.
Mohler cũng nhận xét rằng cái di hại trên đang ảnh hưởng tới thế hệ trẻ của người tin lành: “Tôi nhận thấy một thay đổi lớn lao. Sinh viên tại các đại học của chúng tôi tỏ ra rất quan tâm. Không một tuần nào qua đi, tôi không được các mục sư tiếp xúc về vấn đề này. Hiện đang có những cuộc tranh luận tích cực diễn ra. Đó là một trong những điều có thể chia rẽ phong trào tin lành”. Một trong những nhóm chia rẽ ấy là Quiverfull, một phong trào Thệ Phản chống ngừa thai, chống bất cứ hình thức nào cố ý ngăn cản việc thụ thai, kể cả kế hoạch hóa gia đình theo cách tự nhiên (điều mà Giáo Hội Công Giáo không phản đối). Tác phẩm xuất bản năm 2002 của nhóm này có tựa đề là “Open Embrace: A Protestant Couple Re-Thinks Contraception”.
Người Công Giáo trẻ
Một số người trẻ Công Giáo, thuộc thế hệ lớn lên trong cảnh ly dị, dùng thuốc ngừa thai, nhà không có cha, và những tệ hại khác của phong trào ‘giải phóng’, cũng đang nghĩ lại như người Thệ Phản. Naomi Schaefer Riley thuật lại trên tờ “Wall Street Journal” các biến cố xẩy ra trong năm nay tại Đại Học Notre-Dame: “Khoảng 30 sinh viên đứng lên bước ra khỏi các cuộc Độc Thoại Cửa Mình (The Vagina Monologues) để phản đối ngay sau màn đầu tiên. Và người quen thuộc với đại học không ngạc nhiên khi thấy người trẻ, chứ không phải người lớn, đã đưa ra những phản kháng mạnh mẽ như thế. Các sinh viên có lẽ là thành phần có tinh thần tôn giáo nhiều nhất ở Notre-Dame… Giới trẻ Công Giáo có khuynh hướng thuộc nhóm ôn hòa hơn”.
Họ không ủng hộ thứ phá thai theo yêu cầu. Điều này khiến chúng tôi đặt câu hỏi: thực ra việc nhiều người bác bỏ “Sự Sống Con Người” đã ảnh hưởng tới đặc điểm của Đạo Công Giáo Mỹ ra sao?
Cũng như các nghịch lý khác, ở đây nên nói qua đến sự phi lý của người Mỹ. Họ than phiền nạn thiếu linh mục nhưng lại làm ngơ trách nhiệm của họ trong việc tạo ra cảnh thiếu hụt ấy (con số con không đủ để gửi một số đi làm linh mục, một số kết hôn để duy trì danh tính gia đình). Họ than thở việc đóng cửa nhà thờ và trường học Công Giáo, nhưng chẳng bao giờ để ý đến việc cả một giáo xứ, vì đòi hỏi quyền lương tâm cá nhân, nên đã tự ý đẩy mình ra khỏi các nhà thờ hay các trường đó. Họ coi việc các linh mục lạm dụng tình dục như chứng cớ tích cực cho thấy đức khiết trinh là điều quá khó không nên đòi hỏi nơi người ta, mà hoàn toàn quên khuấy rằng chính cái việc thiếu đức khiết trinh đó đã tạo ra các gương mù gương xấu kia.
Thực tế ra, cái nhục của người Công Giáo Mỹ hiện nay, tức những vụ gương mù gương xấu liên quan đến một số linh mục và thiếu niên, có thể có vết tích ngay trong sự thông đồng giữa một bên là hàng ngũ giáo dân chỉ muốn có một học lý khác về kiểm soát sinh đẻ và bên kia là thế hệ linh mục mới chỉ muốn làm một thứ phất phơ khác. “Tôi sẽ không ba hoa chích chòe về vụ linh mục đồng tính nếu cha chịu tha cho tôi tội ngừa thai”, câu này xem ra như là một thương lượng khá phổ biến tại nhiều giáo xứ kể từ ngày có “Sự Sống Con Người”.
Giới giáo dân biết vâng phục hơn rất có thể thắc mắc to tiếng về hiện tượng có quá nhiều linh mục thời hậu Vatican II tỏ ra ít nhiều đồng tính công khai. Giới giáo sĩ biết vâng phục hơn rất có thể nhận ra nhiều người Công Giáo sử dụng ngừa thai nhân tạo mà vẫn rước lễ. Khó tưởng tượng được thứ nào trong hai thứ khai triển mới ấy, tức việc giới giáo dân công khai nổi loạn chống lại giáo huấn về tính dục của Giáo Hội và việc giáo sĩ âm thầm đồng lõa nổi loạn chống lại cùng một giáo huấn ấy, có thể hiện hữu mà lại không cần đến thứ kia.
Học lý truyền thống
Trong cuộc viếng thăm Mỹ gần đây của Đức Bênêđíctô XVI, người ta thường nghe những lời kết án đại loại như “Sự Sống Con Người” đã phát sinh ra cuộc nổi loạn. Peter Steinfels, chẳng hạn, thẳng thừng tuyên bố: “Thông điệp năm 1968 của Đức Giáo Hoàng và những xôn xao do nó tạo ra tiếp tục phân hóa giáo hội Mỹ”. Cứ luận điệu này, hình như người ta muốn nói: mọi sự đang tốt đẹp cho đến ngày Đức Phaolô VI cương quyết không chiều theo khuynh hướng thời đại, nên cửa hỏa ngục mới mở toang ra!
Nhưng thực ra, Đức Phaolô VI chỉ nhắc lại điều mọi người khác trong lịch sử Kitô giáo đã từng nói về vấn đề ấy. Khi đòi cho người Công Giáo được như những người Thệ Phản chịu chấp nhận việc ngừa thai, các nhà chỉ trích đã quên khuấy điều các thần học gia Kitô giáo, dọc dài trong nhiều thế kỷ, từng nói về việc ngừa thai.
Họ đồng loạt nói: không! Đúng một trăm năm trước đây, tức năm 1908, Hội Nghị Lambeth khẳng định việc chống đối của mình đối với ngừa thai nhân tạo bằng những ngôn từ còn nghiêm khắc hơn “Sự Sống Con Người” nhiều: “làm nản lòng tính khí và thù nghịch đối với phúc lợi quốc gia”. Tuyên bố của các bậc khai sinh ra Phong Trào Thệ Phản làm cho các nhà bảo thủ Công Giáo năm 1968 xem ra có vẻ nhút nhát hơn nhiều.
Martin Luther, trong lời bình luận Sách Sáng Thế, đã tuyên bố rằng ngừa thai còn tệ hơn là loạn luân hay ngoại tình. John Calvin gọi nó là “tội ác không thể tha thứ được”. Sự nhất trí này không hề bị từ bỏ cho đến năm 1930, khi người Anh Giáo bỏ phiếu cho phép vợ chồng có cưới xin được dùng việc kiểm soát sinh đẻ trong những trường hợp khẩn trương, và thế là hết hệ phái này đến hệ phái kia bước chân theo.
Nhìn dưới ánh sáng truyền thống Kitô giáo, vấn đề không phải tại sao Giáo Hội Công Giáo lại từ khước không chịu bước chân theo mà là tại sao phần lớn những giáo hội khác trong truyền thống Do Thái và Kitô Giáo lại bước chân theo. Bất kể trả lời ra sao, thì Giáo Hội Công Giáo vẫn coi việc suy sụp kia là nguyên nhân gây ra gẫy đổ, trong khi chỉ một mình mình là không gẫy đổ mà thôi.
Tại sao bị tiếp nhận nghèo nàn?
Từ 1968, thỉnh thoảng người ta lại tự hỏi tại sao thông điệp “Sự Sống Con Người” bị tiếp nhận cách nghèo nàn như thế? Tất nhiên có vấn đề thời điểm, như G. Weigel đã nhấn mạnh. Người khác cho là vì giới truyền thông quá thế tục và người Công Giáo thiếu một diễn đàn quốc gia. Lại có nhiều người khác cho rằng thần học thân xác của Đức Gioan Phaolô II đã lấy đi một số châm chích khỏi “Sự Sống Con Người” làm nó dễ được đoàn chiên vâng nghe hơn.
Thực ra, vấn đề chính khiến thế gian ghét bỏ thông điệp “Sự Sống Con Người” chính là điều Đức Tổng Giám Mục Chaput đã phát biểu cách nay 10 năm rằng “Nếu Đức Phaolô VI đúng khi nói tới nhiều hậu quả của ngừa thai, thì là vì Ngài đúng khi nói về chính việc ngừa thai”.
Đó chính là sự liên kết mà ít người năm 2008 chịu đưa ra, vì làm tình một cách ngừa thai là một sự kiện xã hội căn bản ở thời ta. Chính ý muốn dữ dằn và phổ quát nhằm duy trì nó phải chịu trách nhiệm đối với không biết bao nhiêu hậu quả hết sức tác hại ngày nay. Bất chấp cái hồ sơ thực nghiệm bênh vực quan điểm của Đức Phaoloô VI một cách không còn lầm lẫn vào đâu được, người ta vẫn không chịu công nhận cho giáo huấn luân lý Công Giáo đúng ở điểm nào, dù hồ sơ kia hết sức chi tiết.
Nghĩ cho cùng trách nhiệm của người Công Giáo không nhỏ: phần xấu hổ vì bị tố cáo là xưa cũ, phần cũng muốn được buông thả về tính dục như mọi người chung quanh, họ đã và đang cố gắng hạ quyết tâm tìm cho bằng được những ngõ thoát thần học sau ngày có “Sự Sống Con Người”, dù thế giới thế tục, đầy cái ác, đang vô tình tích lũy cả hàng kho dữ kiện thực nghiệm ‘bênh vực’ cho giáo huấn của Giáo Hội. Phải chăng, Giáo Hội trước sau vẫn là “dấu chỉ của mâu thuẫn”?
Hành hương đến Lộ Đức kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra với Thánh nữ Bernadette
Đặng Thế Dũng
04:12 13/08/2008
Thứ hai vừa qua, ngày 11 tháng 8, đã bắt đầu cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 135 của giáo hội công giáo Pháp, đến Lộ Đức, để mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15 tháng 8, trong năm mừng kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra cho thánh nữ Bernadette (năm 1858).
Cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 135 này do các linh mục thuộc dòng Đức Mẹ Lên Trời, làm tuyên úy hướng dẫn và được các thành viên của gia đình dòng tu Đức Mẹ Lên Trời, hỗ trợ đồng hành. Ban tổ chức dự trù có khoảng 15.000 tín hữu từ khắp nơi trên nước Pháp tham dự chiến dịch hành hương toàn quốc lần này tựu về Lộ Đức để mừng lễ Mẹ. Cuộc hành hương sẽ kết thúc vào ngày 16 tháng 8.
Đức Cha Jacques Perrier, giám mục của Tarbes- Lộ Đức, chủ tịch của cuộc hành hương toàn quốc nước Pháp năm 2008, cho biết chủ đề chính của cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 135 là “Bí Tích Thánh Thể”, với chú ý đặc biệt đến việc cử hành bí tích Thánh Thể, tức Thánh Lễ Misa.
Hãng tin công giáo Thuỵ Sĩ (Apic) cho biết có khoảng 3.000 nhân viên y tế, gồm bác sĩ, y tá, dược sĩ, và những thiện nguyện viên trợ tá các bệnh nhân, tham dự cuộc hành hương toàn quốc để giúp cho các bệnh nhân và những anh chị em khuyết tật đến Lộ Đức trong dịp này.
Đức Cha Jacques Perrie |
Đức Cha Jacques Perrier, giám mục của Tarbes- Lộ Đức, chủ tịch của cuộc hành hương toàn quốc nước Pháp năm 2008, cho biết chủ đề chính của cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 135 là “Bí Tích Thánh Thể”, với chú ý đặc biệt đến việc cử hành bí tích Thánh Thể, tức Thánh Lễ Misa.
Hãng tin công giáo Thuỵ Sĩ (Apic) cho biết có khoảng 3.000 nhân viên y tế, gồm bác sĩ, y tá, dược sĩ, và những thiện nguyện viên trợ tá các bệnh nhân, tham dự cuộc hành hương toàn quốc để giúp cho các bệnh nhân và những anh chị em khuyết tật đến Lộ Đức trong dịp này.
Một Giám Mục Nam Dương bị bắt cóc và bị đánh đập
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:45 13/08/2008
Jakarta, Indonesia (AsiaNews) - Tối hôm 11/08/2008, Cha Fr Benny Susetyo, Thư ký Ủy ban Liên tôn của Hội đồng Giám Mục Nam Dương đã bị bắt có và bị đánh đập dã man. Ít nhất ba người đã dùng vũ lực kéo ngài ra khỏi nhà ở Bintaro, phía Nam Jakarta, lấy đi điện thoại di động và đánh đập ngài.
Ngài hiện đang được chữa trị ở bệnh viện Pondok Indah, Jarkarta. Tại đây, ngài đã được các nhà hoạt động nhân quyền thăm hỏi như Solahudin Wahid, người ủng hộ đối thoại liên tôn và là em trai của cựu tổng thống Abdurrahman Wahid.
Cảnh sát Kebayoran Lama cho hay: “Chúng tôi chưa tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào vì chưa có bất kỳ tội ác nào được báo cho chúng tôi”. Đây là lần đâu tiên sau một thời gian dài một linh mục bị bắt cóc và đánh đập.
Cha Susetyo cũng là thành viên của Liên minh vi Dân tộc và Tự do Tôn giáo, một tổ chức không được người Hồi giáo cực đoan ưa thích vì quan điểm của tổ chức này về vấn đề Ahmadiyya (một nhóm Hồi giáo thiểu số thường khủng bố những người Hồi giáo khác).
Cha Ismartono, cũng là một người hoạt động đối thoại liên tôn thì không muốn đưa ra bất kỳ bình luận nào. Tuy nhiên, ngài nói rằng “vụ việc diễn ra bất ngờ và quá nhanh. Cha Benny chỉ hoàn hồn khi ngài biết mình ở Pondok Indah”
Ngài hiện đang được chữa trị ở bệnh viện Pondok Indah, Jarkarta. Tại đây, ngài đã được các nhà hoạt động nhân quyền thăm hỏi như Solahudin Wahid, người ủng hộ đối thoại liên tôn và là em trai của cựu tổng thống Abdurrahman Wahid.
Cảnh sát Kebayoran Lama cho hay: “Chúng tôi chưa tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào vì chưa có bất kỳ tội ác nào được báo cho chúng tôi”. Đây là lần đâu tiên sau một thời gian dài một linh mục bị bắt cóc và đánh đập.
Cha Susetyo cũng là thành viên của Liên minh vi Dân tộc và Tự do Tôn giáo, một tổ chức không được người Hồi giáo cực đoan ưa thích vì quan điểm của tổ chức này về vấn đề Ahmadiyya (một nhóm Hồi giáo thiểu số thường khủng bố những người Hồi giáo khác).
Cha Ismartono, cũng là một người hoạt động đối thoại liên tôn thì không muốn đưa ra bất kỳ bình luận nào. Tuy nhiên, ngài nói rằng “vụ việc diễn ra bất ngờ và quá nhanh. Cha Benny chỉ hoàn hồn khi ngài biết mình ở Pondok Indah”
Giám Mục Phụ tá Hồng Kông: Đời sống không chỉ là thể thao, những phô trương ầm ĩ
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:48 13/08/2008
Hồng Kông (AsiaNews) - Đức Cha John Tong, Giám Mục Phụ tá Hồng Kông nói rằng ngài hài lòng khi tham dự lễ khai mạc Olympic, nhưng trên hết ngài hy vọng rằng chính quyền sẽ cải thiện cuộc sống thường nhật của người Trung Hoa, xa hơn là những sự kiện đáng chú ý nhất. và ngài thất vọng vì không có cơ hội gặp Tổng Giám mục của Bắc Kinh. Yêu cầu của ngài được trả lời là cuộc gặp mặt như thế sẽ “bất tiện”.
Đức Cha John Tong Hon, 69 tuổi, là một trong những thẩm quyền tôn giáo được mời tham dự lễ khai mạc long trọng ở sân vận động “Tổ Chim” vào hôm 08 tháng Tám. Lời mời được văn phòng quan hệ Hồng Kông và Trung Quốc đưa ra, văn phòng này tương tự như một lãnh sự quán ở vùng lãnh thổ nhưng cũng có liên hệ với Văn phòng Tôn Giáo Vụ ở Bắc Kinh.
Đức Cha Tong phát biểu với Tin Tức Á Châu rằng: “Tôi muốn dành cơ hội lần đầu tiên gặp gỡ Đức Tổng Giám Mục Bắc Kinh, Đức Cha Giuse Lý Sơn (Li Shan). Tôi hỏi một số linh mục đã học thần học ở Hồng Kông rằng tôi có thể làm được điều này không, nhưng sau khi tìm cách, họ đã trả lời rằng thăm ngài có thể ‘bất tiện’ và họ hy vọng ‘tôi nên hiểu’. Dù vậy, tôi cũng đã có thể chào ngài qua điện thoại, mặc dù lo ngại đường dây bị theo dõi, cuộc đàm thoại của chúng tôi cũng đã có chút điểm chung. Tôi nói với ngài rằng chúng tôi ủng hộ ngài và cầu nguyện cho giáo phận của ngài. Qua các linh mục đó, tôi đã gởi ngài món quà là hai bộ lễ phục để cử hành Bí tích Thánh Thể như là một dấu chỉ của tình huynh đệ”.
Đối với Đức Cha Tong thì “lễ khai mạc thật tuyệt, và chúng ta nên chúc mừng chính quyền Trung Quốc vì sự chuẩn bị tất cả vì một buổi lễ long trọng như thế”. Ngài nói thêm: “như tôi đã nhiều lần lặp lại, tôi hy vọng rằng trên hết chính quyền sẽ phải nỗ lực hơn nữa trong các lĩnh vực khác, vì đời sống không chỉ là thể thao, huy chương, sự phô trương ầm ĩ và thành công vật chất”. Đức Giám Mục Phụ tá Hồng Kông cũng chỉ ra rằng nghèo khổ lan rộng là những đặc điểm để Bắc Kinh đi xa hơn Làng Olympic: “Những nỗ lực này [dành cho lễ khai mạc] phải được nhắm vào các giá trị cuộc sống và những thực tế quan trọng hơn là vinh quan trong phút chốc”.
Các quan sát viên thấy rằng việc mời Giám mục Phụ tá Hồng Kông (chứ không phải Đức Hồng y Trần là giám mục chính) là dấu hiệu tích cực trong quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican. Đức Giám Mục Tong bình luận ngắn về điều này: Toà Thánh Vatican bày tỏ “thiện chí” của mình hướng về Trung Quốc, và “quả bóng hiện đang nằm trên sân Trung Quốc”.
Trong những ngày gần đây, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời chúc mừng của ngài đối với Thế Vận Hội Bắc Kinh. Nhân dịp đến thăm nơi sinh quán của nhà truyền giáo Thánh Josef Freinademetz vào ngày 5 tháng Tám vừa qua, ngài cho hay: “Trung Quốc đang trở nên ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, và tri thức. Thật là quan trọng khi quốc gia to lớn này tự mở rộng cửa đón nhận Tin Mừng. Thánh Josef Freinademetz chỉ cho chúng ta thấy rằng đức tin không mang đến sự xa lánh đối với bất kỳ nền văn hóa nào hay bất kỳ dân tộc nào, bởi vì tất cả các nền văn hóa đều mong đợi Đấng Kitô, và không bị Chúa làm cho diệt vong, trái lại còn đạt đến sự trưởng thành"
Đức Cha John Tong Hon, 69 tuổi, là một trong những thẩm quyền tôn giáo được mời tham dự lễ khai mạc long trọng ở sân vận động “Tổ Chim” vào hôm 08 tháng Tám. Lời mời được văn phòng quan hệ Hồng Kông và Trung Quốc đưa ra, văn phòng này tương tự như một lãnh sự quán ở vùng lãnh thổ nhưng cũng có liên hệ với Văn phòng Tôn Giáo Vụ ở Bắc Kinh.
Đức Cha Tong phát biểu với Tin Tức Á Châu rằng: “Tôi muốn dành cơ hội lần đầu tiên gặp gỡ Đức Tổng Giám Mục Bắc Kinh, Đức Cha Giuse Lý Sơn (Li Shan). Tôi hỏi một số linh mục đã học thần học ở Hồng Kông rằng tôi có thể làm được điều này không, nhưng sau khi tìm cách, họ đã trả lời rằng thăm ngài có thể ‘bất tiện’ và họ hy vọng ‘tôi nên hiểu’. Dù vậy, tôi cũng đã có thể chào ngài qua điện thoại, mặc dù lo ngại đường dây bị theo dõi, cuộc đàm thoại của chúng tôi cũng đã có chút điểm chung. Tôi nói với ngài rằng chúng tôi ủng hộ ngài và cầu nguyện cho giáo phận của ngài. Qua các linh mục đó, tôi đã gởi ngài món quà là hai bộ lễ phục để cử hành Bí tích Thánh Thể như là một dấu chỉ của tình huynh đệ”.
Đối với Đức Cha Tong thì “lễ khai mạc thật tuyệt, và chúng ta nên chúc mừng chính quyền Trung Quốc vì sự chuẩn bị tất cả vì một buổi lễ long trọng như thế”. Ngài nói thêm: “như tôi đã nhiều lần lặp lại, tôi hy vọng rằng trên hết chính quyền sẽ phải nỗ lực hơn nữa trong các lĩnh vực khác, vì đời sống không chỉ là thể thao, huy chương, sự phô trương ầm ĩ và thành công vật chất”. Đức Giám Mục Phụ tá Hồng Kông cũng chỉ ra rằng nghèo khổ lan rộng là những đặc điểm để Bắc Kinh đi xa hơn Làng Olympic: “Những nỗ lực này [dành cho lễ khai mạc] phải được nhắm vào các giá trị cuộc sống và những thực tế quan trọng hơn là vinh quan trong phút chốc”.
Các quan sát viên thấy rằng việc mời Giám mục Phụ tá Hồng Kông (chứ không phải Đức Hồng y Trần là giám mục chính) là dấu hiệu tích cực trong quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican. Đức Giám Mục Tong bình luận ngắn về điều này: Toà Thánh Vatican bày tỏ “thiện chí” của mình hướng về Trung Quốc, và “quả bóng hiện đang nằm trên sân Trung Quốc”.
Trong những ngày gần đây, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời chúc mừng của ngài đối với Thế Vận Hội Bắc Kinh. Nhân dịp đến thăm nơi sinh quán của nhà truyền giáo Thánh Josef Freinademetz vào ngày 5 tháng Tám vừa qua, ngài cho hay: “Trung Quốc đang trở nên ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, và tri thức. Thật là quan trọng khi quốc gia to lớn này tự mở rộng cửa đón nhận Tin Mừng. Thánh Josef Freinademetz chỉ cho chúng ta thấy rằng đức tin không mang đến sự xa lánh đối với bất kỳ nền văn hóa nào hay bất kỳ dân tộc nào, bởi vì tất cả các nền văn hóa đều mong đợi Đấng Kitô, và không bị Chúa làm cho diệt vong, trái lại còn đạt đến sự trưởng thành"
Ai cầu nguyện sẽ không bao giờ mất đi niềm hy vọng
Linh Tiến Khải
16:00 13/08/2008
CASTEL GANDOLFO - Ai cầu nguyện sẽ không bao giờ mất đi niềm hy vọng. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung tín hữu và du khách hành hương sáng thứ tư 13-8-2008.
Sau hai tuần nghỉ hè sáng thứ tư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mở lại các buổi tiếp kiến chung hàng tuần. Đã có 2000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ với Đức Thánh Cha tại sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha vui mừng chào thăm người dân Castel Gandolfo và tín hữu đến thăm ngài. Tiếp đến ngài cám cám ơn các giới chức đạo đời và tín hữu thành phố Bressanone, bắc Italia, đã tiếp đón ngài trong 2 tuần nghỉ hè. Đức Thánh Cha nói:
Một lần nữa tôi xin cám ơn những ai đã tiếp đón tôi và canh chừng cho tôi trong những ngày nghỉ ngơi trên núi. Đó đã là những ngày thư giãn an bình, trong đó tôi đã không ngừng nhắc đến với Chúa tất cả những người xin tôi cầu nguyện cho họ. Và đã có rất nhiều người viết thư xin tôi cầu nguyện cho họ. Họ giãi bầy với tôi các niềm vui, các lo lắng, các dự án cuộc đời, cũng như các vấn đề gia đình, và công ăn việc làm, các chờ mong và các niềm hy vọng họ mang trong con tim, cùng với các âu lo gắn liền với các bất ổn mà nhân loại đang phải sống trong lúc này. Tôi có thể bảo đảm với tất cả mọi người và từng người là tôi đã nhớ tới họ, đặc biệt trong thánh lễ và lúc lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Tôi biết rõ là việc phục vụ đầu tiên mà tôi có thể làm cho Giáo Hội và nhân loại là cầu nguyện, vì khi cầu nguyện tôi tin tưởng đặt để trong tay Chúa thừa tác mà chính Ngài đã trao phó cho tôi, cùng với số phận của toàn cộng đồng Giáo Hội và xã hội dân sự.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Ai cầu nguyện thì không bao giờ mất niêm hy vọng, cả khi có phải ở trong các hoàn cảnh khó khăn và theo cái nhìn của con người có tuyệt vọng đi nữa. Kinh Thánh dậy chúng ta điều này và lịch sử Giáo Hội chứng minh cho thấy điều đó. Thật vậy chúng ta có biết bao nhiêu thí dụ về các tình trạng, trong đó chính lời cầu nguyện nâng đỡ con đường của các thánh và của dân Kitô!
Trong số các chứng tá của thời đại chúng ta tôi xin kể chứng tá của các thánh mà chúng ta tưởng nhớ trong các ngày này: đó là thánh nữ Benedetta Thánh Giá Edith Stein, mà chúng ta kính nhớ ngày mùng 9 tháng 8 và thánh Massimiliano Maria Kolbe, mà chúng ta kính nhớ ngày 14 tháng 8, áp lễ trọng Đức Trinh Nữ Maria hồn xác lên trời. Cả hai đều đã kết thúc cuộc đời dương thế với sự tử đạo trong trại tập trung Auschwitz.
Bề ngoài cuộc sống của các vị có thể bị coi là một thất bại, nhưng chính trong sự tử đạo của các vị rạng ngời lên ánh quang của Tình Yêu Thương chiến thắng cái tối tăm của ích kỷ và thù hận. Người ta gán cho thánh Massimiliano Kolbe các lời nói sau đây trong sự bắt bớ kinh hoàng của đức quốc xã: ”Thù hận không phải là một sức mạnh sáng tạo: chỉ có tình yêu mới là sức mạnh sáng tạo mà thôi”. Và sự hiến dâng tự nguyện của người để thay thế cho bạn đồng tù là chứng cớ anh hùng của tình yêu, sự hiến dâng kết thúc với cái chết trong hầm đói ngày 14 tháng 8 năm 1941.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đề cập tới thánh nữ Edith Stein và nói:
Ngày mùng 6 tháng 8 năm sau đó, ba ngày trước cái chết thê thảm của mình, nữ tu Edith Stein tiến tới gần vài chị khác của tu viện tại Echt bên Hòa Lan và nói: ”Em sẵn sàng cho mọi sự. Chúa Giêsu cũng hiện diện tại đây giữa chúng ta. Cho tới nay em đã có thể cầu nguyện rất tốt và em đã nói với tất cả con tim: ”Kính chào Thánh Giá, niềm hy vọng duy nhất của con”.
Các chứng nhân đã thoát khỏi cuộc tàn sát kinh khủng kể lại rằng chị Terexa Benedetta Thánh Giá mặc tu phục ý thức tiến đến cái chết, và nổi bật bởi thái độ tràn đầy an bình, thanh thản, thinh lặng và chú ý tới các nhu cầu của tất cả mọi người.
Lời cầu nguyện đã là bí quyết của thánh nữ bổn nạng Âu châu này. ”Cả sau khi đạt tới sự thật trong an bình của cuộc sống chiêm niệm, thánh nữ cũng đã phải sống cho tới tột cùng mầu nhiệm Thánh Giá” (Tông thư Spes aedificandi: Giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II, XX,2,1999, tr.511).
”Ave Maria” đã là lời khẩn cầu sau cùng trên môi thánh Massimiliano Kolbe, trong khi người giơ cánh tay cho kẻ giết người bằng một mũi chích átxít fenico. Thật là cảm động nhận thấy việc khiêm tốn tin tưởng chạy đến với Đức Mẹ luôn là suối nguồn của lòng can đảm và bình an!
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Trong khi chúng ta chuẩn bị mừng lễ trọng Đức Mẹ hồn xác lên trời, là một trong các lễ kính Đức Mẹ rất được truyền thống Kitô yêu thích, chúng ta hãy canh tân sự tín thác của chúng ta cho Đấng từ Trời luôn canh thức trên chúng ta mọi lúc với tình mẫu tử.
Đó là điều chúng ta nói lên trong lời kinh quen thuộc ”Kính mừng Maria”, xin Mẹ cầu cho chúng ta ”bây giờ và trong giờ lâm tử”.
Rồi Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Tiếp đến ngài chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan và Ý.
Bằng tiếng Pháp Đức Thánh Cha đặc biệt chào một nhóm các nữ tu Tiểu Muội Chúa Giêsu đang chuẩn bị khấn trọn trong tinh thần của chân phước Charles de Foucauld. Ngài cầu chúc chuyến hành hương của các chị tại mộ hai thánh Phêrô Phaolô là dịp để các chị tái khẳng định sự gắn bó với Chúa Kitô và Giáo Hội Người và củng cố tinh thần truyền giáo.
Bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha nói trong các ngày này nhiều người đang đi nghỉ hè. Mùa hè chỉ tốt và tràn đầy khi con người biết chú ý tới tương quan với tha nhân và trước tiên với Thiên Chúa Tạo Hóa. Ngài cầu chúc mọi người những ngày nghỉ ngơi vui khỏe.
Bằng tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha nói ngày mai là lễ kính thánh Maximiliano Kolbe. Cử chỉ yêu thương anh hùng và cái chết tử đạo của người sẽ luôn luôn là dấu chỉ quyền năng chiến thắng của Thiên Chúa và sự cao thượng của con người trên cái mênh mông của sự dữ. Qua lời bầu cử của thánh nhân Đức Thánh Cha xin Chúa ban hòa bình cho thế giới.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha xin ánh sáng của Chúa Kitô luôn sáng soi đời họ và làm cho nó trở nên phong phú. Sau cùng ngài chúc mọi người một tuần tốt lành và một ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời sốt sắng.
Sau hai tuần nghỉ hè sáng thứ tư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mở lại các buổi tiếp kiến chung hàng tuần. Đã có 2000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ với Đức Thánh Cha tại sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha vui mừng chào thăm người dân Castel Gandolfo và tín hữu đến thăm ngài. Tiếp đến ngài cám cám ơn các giới chức đạo đời và tín hữu thành phố Bressanone, bắc Italia, đã tiếp đón ngài trong 2 tuần nghỉ hè. Đức Thánh Cha nói:
Một lần nữa tôi xin cám ơn những ai đã tiếp đón tôi và canh chừng cho tôi trong những ngày nghỉ ngơi trên núi. Đó đã là những ngày thư giãn an bình, trong đó tôi đã không ngừng nhắc đến với Chúa tất cả những người xin tôi cầu nguyện cho họ. Và đã có rất nhiều người viết thư xin tôi cầu nguyện cho họ. Họ giãi bầy với tôi các niềm vui, các lo lắng, các dự án cuộc đời, cũng như các vấn đề gia đình, và công ăn việc làm, các chờ mong và các niềm hy vọng họ mang trong con tim, cùng với các âu lo gắn liền với các bất ổn mà nhân loại đang phải sống trong lúc này. Tôi có thể bảo đảm với tất cả mọi người và từng người là tôi đã nhớ tới họ, đặc biệt trong thánh lễ và lúc lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Tôi biết rõ là việc phục vụ đầu tiên mà tôi có thể làm cho Giáo Hội và nhân loại là cầu nguyện, vì khi cầu nguyện tôi tin tưởng đặt để trong tay Chúa thừa tác mà chính Ngài đã trao phó cho tôi, cùng với số phận của toàn cộng đồng Giáo Hội và xã hội dân sự.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Ai cầu nguyện thì không bao giờ mất niêm hy vọng, cả khi có phải ở trong các hoàn cảnh khó khăn và theo cái nhìn của con người có tuyệt vọng đi nữa. Kinh Thánh dậy chúng ta điều này và lịch sử Giáo Hội chứng minh cho thấy điều đó. Thật vậy chúng ta có biết bao nhiêu thí dụ về các tình trạng, trong đó chính lời cầu nguyện nâng đỡ con đường của các thánh và của dân Kitô!
Trong số các chứng tá của thời đại chúng ta tôi xin kể chứng tá của các thánh mà chúng ta tưởng nhớ trong các ngày này: đó là thánh nữ Benedetta Thánh Giá Edith Stein, mà chúng ta kính nhớ ngày mùng 9 tháng 8 và thánh Massimiliano Maria Kolbe, mà chúng ta kính nhớ ngày 14 tháng 8, áp lễ trọng Đức Trinh Nữ Maria hồn xác lên trời. Cả hai đều đã kết thúc cuộc đời dương thế với sự tử đạo trong trại tập trung Auschwitz.
Bề ngoài cuộc sống của các vị có thể bị coi là một thất bại, nhưng chính trong sự tử đạo của các vị rạng ngời lên ánh quang của Tình Yêu Thương chiến thắng cái tối tăm của ích kỷ và thù hận. Người ta gán cho thánh Massimiliano Kolbe các lời nói sau đây trong sự bắt bớ kinh hoàng của đức quốc xã: ”Thù hận không phải là một sức mạnh sáng tạo: chỉ có tình yêu mới là sức mạnh sáng tạo mà thôi”. Và sự hiến dâng tự nguyện của người để thay thế cho bạn đồng tù là chứng cớ anh hùng của tình yêu, sự hiến dâng kết thúc với cái chết trong hầm đói ngày 14 tháng 8 năm 1941.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đề cập tới thánh nữ Edith Stein và nói:
Ngày mùng 6 tháng 8 năm sau đó, ba ngày trước cái chết thê thảm của mình, nữ tu Edith Stein tiến tới gần vài chị khác của tu viện tại Echt bên Hòa Lan và nói: ”Em sẵn sàng cho mọi sự. Chúa Giêsu cũng hiện diện tại đây giữa chúng ta. Cho tới nay em đã có thể cầu nguyện rất tốt và em đã nói với tất cả con tim: ”Kính chào Thánh Giá, niềm hy vọng duy nhất của con”.
Các chứng nhân đã thoát khỏi cuộc tàn sát kinh khủng kể lại rằng chị Terexa Benedetta Thánh Giá mặc tu phục ý thức tiến đến cái chết, và nổi bật bởi thái độ tràn đầy an bình, thanh thản, thinh lặng và chú ý tới các nhu cầu của tất cả mọi người.
Lời cầu nguyện đã là bí quyết của thánh nữ bổn nạng Âu châu này. ”Cả sau khi đạt tới sự thật trong an bình của cuộc sống chiêm niệm, thánh nữ cũng đã phải sống cho tới tột cùng mầu nhiệm Thánh Giá” (Tông thư Spes aedificandi: Giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II, XX,2,1999, tr.511).
”Ave Maria” đã là lời khẩn cầu sau cùng trên môi thánh Massimiliano Kolbe, trong khi người giơ cánh tay cho kẻ giết người bằng một mũi chích átxít fenico. Thật là cảm động nhận thấy việc khiêm tốn tin tưởng chạy đến với Đức Mẹ luôn là suối nguồn của lòng can đảm và bình an!
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Trong khi chúng ta chuẩn bị mừng lễ trọng Đức Mẹ hồn xác lên trời, là một trong các lễ kính Đức Mẹ rất được truyền thống Kitô yêu thích, chúng ta hãy canh tân sự tín thác của chúng ta cho Đấng từ Trời luôn canh thức trên chúng ta mọi lúc với tình mẫu tử.
Đó là điều chúng ta nói lên trong lời kinh quen thuộc ”Kính mừng Maria”, xin Mẹ cầu cho chúng ta ”bây giờ và trong giờ lâm tử”.
Rồi Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Tiếp đến ngài chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan và Ý.
Bằng tiếng Pháp Đức Thánh Cha đặc biệt chào một nhóm các nữ tu Tiểu Muội Chúa Giêsu đang chuẩn bị khấn trọn trong tinh thần của chân phước Charles de Foucauld. Ngài cầu chúc chuyến hành hương của các chị tại mộ hai thánh Phêrô Phaolô là dịp để các chị tái khẳng định sự gắn bó với Chúa Kitô và Giáo Hội Người và củng cố tinh thần truyền giáo.
Bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha nói trong các ngày này nhiều người đang đi nghỉ hè. Mùa hè chỉ tốt và tràn đầy khi con người biết chú ý tới tương quan với tha nhân và trước tiên với Thiên Chúa Tạo Hóa. Ngài cầu chúc mọi người những ngày nghỉ ngơi vui khỏe.
Bằng tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha nói ngày mai là lễ kính thánh Maximiliano Kolbe. Cử chỉ yêu thương anh hùng và cái chết tử đạo của người sẽ luôn luôn là dấu chỉ quyền năng chiến thắng của Thiên Chúa và sự cao thượng của con người trên cái mênh mông của sự dữ. Qua lời bầu cử của thánh nhân Đức Thánh Cha xin Chúa ban hòa bình cho thế giới.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha xin ánh sáng của Chúa Kitô luôn sáng soi đời họ và làm cho nó trở nên phong phú. Sau cùng ngài chúc mọi người một tuần tốt lành và một ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời sốt sắng.
Top Stories
The Living Church: Revisiting Vatican II
By Richard John Neuhaus
18:46 13/08/2008
The Living Church: Revisiting Vatican II
Four decades later, the arguments are still hot and heavy concerning what the council said and did. The two books under review nicely represent the main lines of the argument. The very titles are instructive. John W. O'Malley's "What Happened at Vatican II" (Harvard University Press, 372 pages, $29.95) accents that it was a multifaceted event with viewpoints, personalities, and interests in frequently tumultuous conflict, and it makes for a rollicking good story. The important thing, he believes, is to understand the "spirit" of the council. "Vatican II: Renewal Within Tradition" (Oxford University Press, 462 pages, $99), by way of sharpest contrast, consists of 22 essays on the documents approved by the council and was edited by Matthew Lamb and Matthew Levering. The emphasis here is on understanding what the council actually said. (Full disclosure: I contributed an essay to the second book.)
The main story line of the council was established from the beginning by Xavier Rynne (the pseudonym of Father Francis X. Murphy) in a series of "Letters from Vatican City" published in the New Yorker. The council, according to Rynne, was an epic battle between stuck-in-the-chancel conservatives and enlightened liberals who were striving mightily to bring a tradition-bound Catholicism into the light of the modern world. In this telling of the story, the key to understanding the council is aggiornamento — usually translated as "updating." Among other achievements, the council strongly endorsed ecumenical engagement with other Christians; clarified the church's relationship to world religions, especially Judaism; affirmed the "collegial" role of bishops in the church's government; refined the relationship between the authority of the Bible and the church's teaching tradition; and, in a development to which American bishops were crucial, placed Catholic teaching squarely on the side of the defense of freedom of religion and conscience.
There is no doubt that something very important happened at the council. The 19th-century theologian and cardinal, John Henry Newman, helped Catholics to understand "the development of doctrine," and the development of doctrine was obviously at work in the council. It is quite another matter, however, to claim, as Rynne and the thousands of reporters who followed his lead did claim, that Vatican II was a great liberal triumph.
In "What Happened at Vatican II," Father O'Malley calls Rynne's account "gossipy but engrossing," yet he wants to rise above its strident partisanship. And so, for instance, he eschews references to "conservatives" and "liberals," preferring to speak of the minority and the majority (while not disguising that he is rooting for the liberal majority). From beginning to end, says Father O'Malley, the great question was whether the council would "confirm the status quo or move notably beyond it." He says his purpose is "to provide a sense of before and after."
"Before and after" — that gets to the heart of most of the disputes about the council. Up through the 1980s, self-identified liberals routinely spoke of the "pre-Vatican II Church" and the "post-Vatican II Church," almost as though they were two churches, with the clear implication that a very large part of the preceding centuries had been consigned to the dustbin of history.
Many liberals made no secret of their belief that aggiornamento was a mandate for radical change, even revolution. In the two decades following the council, they hailed as renewal what others saw as destabilization and confusion. Some traditionalists, farther to the right of center and as disappointed by the impact of the council as liberals were heartened, blamed the council itself, employing the logic of post hoc ergo propter hoc — "after which therefore because of which." Liberals, on the other hand, demanded an early convening of Vatican Council III in order to, as they put it, "complete the revolution."
There is no denying that there was much confusion in the aftermath of the council, and although Father O'Malley says he wants to treat the "before and after" of the council, he in fact limits himself to the before and at the council. Slight attention is paid the consequences of the changes he celebrates. Theologians openly dissented from church teaching and did so with impunity, indeed often being rewarded by the guild of academic theology for their putative courage. Tens of thousands of priests abandoned their ministries, convents were emptied as nuns embraced the vaunted freedoms of the secular world, Gregorian chant was replaced by "Kumbaya," the number of seminarians preparing for priesthood plummeted, and not a few of the priests who remained decided on their own that celibacy was optional. Not incidentally, a majority of Catholics stopped going to Mass every week and decided, or were given to understand by progressive priests, that moral truths taught from the church's beginning were, at most, advisory in nature.
What liberals celebrated as liberation many others lamented as catastrophe. With the aging of the boomer generation, and after three decades of the pontificates of John Paul II and Benedict XVI, the liberal Catholic project has fallen on hard times. The dominant call today, also among the bishops who succeeded the bishops at the council, is for a restabilizing of the church's teaching and life. Some are reluctant to call this conservatism, preferring to speak of a need to "reform the reform."
Enter "Vatican II: Renewal Within Tradition." The book shamelessly pulls rank on Father O'Malley by opening with a reflection by Pope Benedict XVI on the proper interpretation of the council. The question is one of hermeneutics, says the pope. There are, he suggests, two quite different ways of interpreting the council.
On the one hand, there is an interpretation that I would call "a hermeneutic of discontinuity and rupture"; it has frequently availed itself of the sympathies of the mass media, and also one trend of modern theology. On the other, there is the "hermeneutic of reform," of renewal in the continuity of the one subject, the Church that the Lord has given us. She is a subject that increases in time and develops, yet always remaining the same, the one subject of the journeying People of God.
It is tempting but inadequate to depict the difference between a hermeneutic of reform and a hermeneutic of rupture as a conflict between conservatives and liberals. The teaching of the council as advanced by John Paul II and Benedict XVI is in many ways emphatically liberal — as, for instance, in its embrace of democracy and its call for a new way of engagement between faith and reason. A great difference between the Lamb/Levering hermeneutic and the O'Malley hermeneutics is that the former is primarily theological and attuned to what is believed to be divinely revealed truth as it has been handed on and its understanding faithfully developed over the centuries. The Fr. O'Malley interpretation, by contrast, is essentially sociological, psychological, and linguistic, and is aimed at bringing the Church into line with what he and many others understand to be the spirit of the times. For instance, Fr. O'Malley rightly notes the council's vigorous condemnation of anti-Semitism but fails to connect that with the council's theological treatment of the unique relationship in God's universal plan of salvation between the Church and the people of Israel.
There are other differences of great consequence. Whether one focuses, with Father Lamb and Mr. Levering, on the texts of the council or, with Fr. O'Malley, on the spirit of the council, there are interesting parallels with America's legal debates between proponents of "original meaning" and proponents of "the living Constitution." Fr. O'Malley is strongly on the side of a "living council" whose "spirit" is marvelously malleable. Moreover, his interpretation tends to reflect a particular moment in the progressive thought of Europe and America, while Fr. Lamb and Mr. Levering have in view a universal community of more than 1.2 billion members located mainly in the Global South. Thus Fr. O'Malley's account is preoccupied with somewhat parochial European and North American discontents concerning relationships of power within the Church, while Fr. Lamb and Mr. Levering have in view the universal mission of the Church through time.
All that having been said, however, Fr. O'Malley's book is the much better read. As Xavier Rynne and the editors of the New Yorker understood, personalities, politics, factional fights, and dark conspiracies make for high drama. Especially when combatants are cast as good liberals versus bad conservatives. Yet more than 40 years later the hermeneutic of continuity and reform is prevailing, as a result of the leadership of John Paul II and Benedict XVI and in critical response to the excesses of those who viewed Vatican II as a call to revolution. Today there are more younger priests, along with growing communities of religious women and men, and they tend to be deeply committed to renewal within tradition, with the emphasis on both renewal and tradition. The generation of Rynne is past or rapidly passing. Kumbaya still lingers in the air but is slowly giving way to music and liturgy drawing more deeply on centuries of Catholic worship. A relentless diet of novelty proved unsatisfying. Whether in liturgy, doctrine, or morality, novelty has never been Catholicism's strong suit. For all the merits of Fr. O'Malley's account, readers who want to understand the significance of the Second Vatican Council will be better served by Fr. Lamb and Mr. Levering. Perhaps they should have titled their book "What Really Happened at Vatican II."
Fr. Neuhaus is editor in chief of First Things, an ecumenical journal of religion, culture, and public life, and author, most recently, of "Catholic Matters: Confusion, Controversy, and the Splendor of Truth."
(The Sun, New York, August 13, 2008)
Four decades later, the arguments are still hot and heavy concerning what the council said and did. The two books under review nicely represent the main lines of the argument. The very titles are instructive. John W. O'Malley's "What Happened at Vatican II" (Harvard University Press, 372 pages, $29.95) accents that it was a multifaceted event with viewpoints, personalities, and interests in frequently tumultuous conflict, and it makes for a rollicking good story. The important thing, he believes, is to understand the "spirit" of the council. "Vatican II: Renewal Within Tradition" (Oxford University Press, 462 pages, $99), by way of sharpest contrast, consists of 22 essays on the documents approved by the council and was edited by Matthew Lamb and Matthew Levering. The emphasis here is on understanding what the council actually said. (Full disclosure: I contributed an essay to the second book.)
The main story line of the council was established from the beginning by Xavier Rynne (the pseudonym of Father Francis X. Murphy) in a series of "Letters from Vatican City" published in the New Yorker. The council, according to Rynne, was an epic battle between stuck-in-the-chancel conservatives and enlightened liberals who were striving mightily to bring a tradition-bound Catholicism into the light of the modern world. In this telling of the story, the key to understanding the council is aggiornamento — usually translated as "updating." Among other achievements, the council strongly endorsed ecumenical engagement with other Christians; clarified the church's relationship to world religions, especially Judaism; affirmed the "collegial" role of bishops in the church's government; refined the relationship between the authority of the Bible and the church's teaching tradition; and, in a development to which American bishops were crucial, placed Catholic teaching squarely on the side of the defense of freedom of religion and conscience.
There is no doubt that something very important happened at the council. The 19th-century theologian and cardinal, John Henry Newman, helped Catholics to understand "the development of doctrine," and the development of doctrine was obviously at work in the council. It is quite another matter, however, to claim, as Rynne and the thousands of reporters who followed his lead did claim, that Vatican II was a great liberal triumph.
In "What Happened at Vatican II," Father O'Malley calls Rynne's account "gossipy but engrossing," yet he wants to rise above its strident partisanship. And so, for instance, he eschews references to "conservatives" and "liberals," preferring to speak of the minority and the majority (while not disguising that he is rooting for the liberal majority). From beginning to end, says Father O'Malley, the great question was whether the council would "confirm the status quo or move notably beyond it." He says his purpose is "to provide a sense of before and after."
"Before and after" — that gets to the heart of most of the disputes about the council. Up through the 1980s, self-identified liberals routinely spoke of the "pre-Vatican II Church" and the "post-Vatican II Church," almost as though they were two churches, with the clear implication that a very large part of the preceding centuries had been consigned to the dustbin of history.
Many liberals made no secret of their belief that aggiornamento was a mandate for radical change, even revolution. In the two decades following the council, they hailed as renewal what others saw as destabilization and confusion. Some traditionalists, farther to the right of center and as disappointed by the impact of the council as liberals were heartened, blamed the council itself, employing the logic of post hoc ergo propter hoc — "after which therefore because of which." Liberals, on the other hand, demanded an early convening of Vatican Council III in order to, as they put it, "complete the revolution."
There is no denying that there was much confusion in the aftermath of the council, and although Father O'Malley says he wants to treat the "before and after" of the council, he in fact limits himself to the before and at the council. Slight attention is paid the consequences of the changes he celebrates. Theologians openly dissented from church teaching and did so with impunity, indeed often being rewarded by the guild of academic theology for their putative courage. Tens of thousands of priests abandoned their ministries, convents were emptied as nuns embraced the vaunted freedoms of the secular world, Gregorian chant was replaced by "Kumbaya," the number of seminarians preparing for priesthood plummeted, and not a few of the priests who remained decided on their own that celibacy was optional. Not incidentally, a majority of Catholics stopped going to Mass every week and decided, or were given to understand by progressive priests, that moral truths taught from the church's beginning were, at most, advisory in nature.
Pope John XXIII |
Enter "Vatican II: Renewal Within Tradition." The book shamelessly pulls rank on Father O'Malley by opening with a reflection by Pope Benedict XVI on the proper interpretation of the council. The question is one of hermeneutics, says the pope. There are, he suggests, two quite different ways of interpreting the council.
On the one hand, there is an interpretation that I would call "a hermeneutic of discontinuity and rupture"; it has frequently availed itself of the sympathies of the mass media, and also one trend of modern theology. On the other, there is the "hermeneutic of reform," of renewal in the continuity of the one subject, the Church that the Lord has given us. She is a subject that increases in time and develops, yet always remaining the same, the one subject of the journeying People of God.
It is tempting but inadequate to depict the difference between a hermeneutic of reform and a hermeneutic of rupture as a conflict between conservatives and liberals. The teaching of the council as advanced by John Paul II and Benedict XVI is in many ways emphatically liberal — as, for instance, in its embrace of democracy and its call for a new way of engagement between faith and reason. A great difference between the Lamb/Levering hermeneutic and the O'Malley hermeneutics is that the former is primarily theological and attuned to what is believed to be divinely revealed truth as it has been handed on and its understanding faithfully developed over the centuries. The Fr. O'Malley interpretation, by contrast, is essentially sociological, psychological, and linguistic, and is aimed at bringing the Church into line with what he and many others understand to be the spirit of the times. For instance, Fr. O'Malley rightly notes the council's vigorous condemnation of anti-Semitism but fails to connect that with the council's theological treatment of the unique relationship in God's universal plan of salvation between the Church and the people of Israel.
There are other differences of great consequence. Whether one focuses, with Father Lamb and Mr. Levering, on the texts of the council or, with Fr. O'Malley, on the spirit of the council, there are interesting parallels with America's legal debates between proponents of "original meaning" and proponents of "the living Constitution." Fr. O'Malley is strongly on the side of a "living council" whose "spirit" is marvelously malleable. Moreover, his interpretation tends to reflect a particular moment in the progressive thought of Europe and America, while Fr. Lamb and Mr. Levering have in view a universal community of more than 1.2 billion members located mainly in the Global South. Thus Fr. O'Malley's account is preoccupied with somewhat parochial European and North American discontents concerning relationships of power within the Church, while Fr. Lamb and Mr. Levering have in view the universal mission of the Church through time.
All that having been said, however, Fr. O'Malley's book is the much better read. As Xavier Rynne and the editors of the New Yorker understood, personalities, politics, factional fights, and dark conspiracies make for high drama. Especially when combatants are cast as good liberals versus bad conservatives. Yet more than 40 years later the hermeneutic of continuity and reform is prevailing, as a result of the leadership of John Paul II and Benedict XVI and in critical response to the excesses of those who viewed Vatican II as a call to revolution. Today there are more younger priests, along with growing communities of religious women and men, and they tend to be deeply committed to renewal within tradition, with the emphasis on both renewal and tradition. The generation of Rynne is past or rapidly passing. Kumbaya still lingers in the air but is slowly giving way to music and liturgy drawing more deeply on centuries of Catholic worship. A relentless diet of novelty proved unsatisfying. Whether in liturgy, doctrine, or morality, novelty has never been Catholicism's strong suit. For all the merits of Fr. O'Malley's account, readers who want to understand the significance of the Second Vatican Council will be better served by Fr. Lamb and Mr. Levering. Perhaps they should have titled their book "What Really Happened at Vatican II."
Fr. Neuhaus is editor in chief of First Things, an ecumenical journal of religion, culture, and public life, and author, most recently, of "Catholic Matters: Confusion, Controversy, and the Splendor of Truth."
(The Sun, New York, August 13, 2008)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày khai mạc Đại Hội La Vang lần thứ 28: Một vòng quanh Trung Tâm Thánh Mẫu
LM Nguyễn Văn Khải
11:15 13/08/2008
LA VANG - Hôm nay 13.08.2008, mới sáng mà mặt trời đã nắng nóng chói chang. Từng đoàn người đang tấp nập đổ về La Vang.
Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản nhiệm Trung tâm hành hương cho biết: “Tất cả đã sẵn sàng cho Đại hội”.
Khu vực Trung tâm Hành hương La Vang đã được mở rộng ra các vùng đất vốn thuộc về Trung tâm, trừ 2 héc ta nhà nước còn giữ lại.
Toàn bộ khu vực đã được san lấp, trồng cỏ, trồng cây cảnh và xây dựng các công trình phục vụ hành hương.
Hai khu hồ ruộng hai bên Quảng Trường Mân Côi đã được cải tạo thành hai bãi giữ xe rộng mênh mông. Hàng trăm xe mang biển số đủ các tỉnh đã đang đậu ở đấy từ bao giờ.
Gần Nhà Trung Tâm, một số hộ dân buôn bán trong khu vực xung quanh đã di dời, nhiều hộ dân khác vẫn đang chiếm giữ đất buôn bán, mà hình như còn xây nhà cửa to hơn xưa.
Ban Tổ chức cho biết 500 lều bạt và nhà vòm có sức chứa từ 40 đến 200 người đã được dựng trong khu vực. Tuy nhiên, 7 h sáng hôm nay Ban Tổ chức đã không còn lều bạt để chia cho các các đoàn mới đến.
Ban Tổ chức cũng đã lo liệu đủ nơi ăn chốn ở riêng riêng cho các đức cha, các cha, các đoàn hội tham gia trực tiếp phục vụ Đại hội. Dự kiến có khoảng 12 đức cha sẽ đến tham dự Đại hội và hầu hết các đức cha sẽ đến La Vang sáng nay.
Phần âm thanh phục vụ Đại hội năm nay do Công ty Việt Thương tài trợ. Ông Phê rô Phạm Kim, thành viên HĐQT Công ty cho biết: “Công ty đã cho 2 xe chở trang thiết bị và 1 xe chở nhân viên từ Sài Gòn ra La Vang”.
Mỗi khu vực có 3 hoặc 4 bồn nước uống. Mỗi bồn khoảng 3000 m 3. Có 4 khu vệ sinh. Mỗi khu khoảng 50 đến 80 phòng với các tiện nghi trung bình.
Ban Tổ chức cũng đặt 4 trạm y tế trong khu vực, do một số các ý bác sĩ là nam nữ tu sĩ và giáo dân phụ trách. Mới sáng mà các trạm y tế này đã đầy người đến khám bệnh và xin thuốc.
Ban Vệ sinh gồm có 100 đệ tử Dòng Phaolô Đà Nẵng, 800 tình nguyện viên từ các nhóm ve chai đến từ Giáo phận Bà Rịa-Vũng Tầu và Tổng Giáo phận Huế.
Ban Trật tự An ninh, do cha Đa Minh Phan Phước phụ trách. Ban có khoảng 750 đến từ một số giáo xứ trong TGP Huế. Mỗi giáo xứ từ 50 người. Riêng giáo xứ Phủ Cam 200 người. Các thành viên đã bắt đầu công tác giữ trật tự an ninh, bảo vệ tài sản, hướng dẫn người xe ra vào Trung tâm, etc.
Ban Trật tự Lễ nghi, do cha Phêrô Trần Văn Quý phụ trách. Ban có khoảng 700 thành viên, bao gồm 300 em thiếu nhi Thánh Thể, 200 hướng đạo sinh Huế và 200 bạn trẻ từ một số giáo xứ. Các bạn phụ trách trật tự trong cac lễ nghi diễn ra ở Linh đài và các cuộc rước trong Trung tâm.
Khoảng 500 tấm băng vải lớn bé được trang trí trong khu vực. Trên mỗi băng đều có in hình Chúa, hình Đức Mẹ và các câu kinh thánh họăc khẩu hiệu đi kèm. Ai để tý thì thấy toàn bộ Kinh Magnificat và Kinh Cầu Đức Bà đã được trình bày trên các băng vải in lụa này.
Năm nay Giáo tỉnh Hà Nội được mời tổ chức. Sau khi tham dự buổi tổng diễn tập tối 12.08.2008 của các giáo phận và dòng tu trong Giáo tỉnh Hà nội, ông Đình Bảng cho biết: “ Đức cha Kiệt và cha Cảnh đã mang được hơi thở sự sống của Giáo Hội Miền Bắc vào trong chương trình Đại hội”.
Ông Đình Bảng cho biết: “So với các đại hội trước, Đại hội năm nay có mặt bằng tương đối. Dĩ nhiên không so sánh với các Trung tâm khác được, nhưng xét về diện tích thì nơi đây đủ điều kiện mở những lễ hội lớn của Giáo hội Việt Nam hoặc đón tiếp Đức Giáo Hoàng”.
Đến 8 h sáng 13.08 đã có khoảng 80 linh mục từ nhiều giáo phận đăng ký tham dự Đại hội. Các linh mục đang được Ban Tổ chức mời ra ngồi toà giải tội cho mội lượng đông đảo các hối nhân.
Chương trình hôm nay 13.08 sẽ có các nghi lễ sau:
- 16 giờ bắt đầu nghi lễ dâng hoa tôn vinh Mẹ tại Linh Đài trong đó nghi thức thượng cờ Đại hội và đại vũ khai mạc với chủ đề “Đức Maria Nhà giáo dục đức tin, đức cậy và đức mến”.
- 17 giờ 30 tại Linh Đài sẽ có thánh lễ đồng tế kính Đức Mẹ Maria với chủ đề Đức Maria Mẹ Hiền của Hội Thánh.
- 20 giờ 30 sẽ diễn ra cuộc kiệu Thánh Thể từ tháp cổ, qua Nhà Trung tâm, tiến vào quảng trường Mân Côi và kết thúc tại Linh Đài Đức Mẹ.
Giao thông bắt đầu ách tắc trước lượng người xe quá đông trong khi hàng quán của dân cư dựng lên quá nhiều trên hai con đường hẹp dẫn vào Trung tâm. Trong khi đó ở bên ngoài khu vực Trung tâm các thành viên trong Ban Trật tự này lại không có tiếng nói.
Lễ đài trước tháp cổ của thánh đường La Vang đã được dỡ bỏ. Các nghi lễ sẽ diễn ra tại Linh đài Đức Mẹ, nơi đã được trùng tu khá nghệ thuật. Mới sáng sớm mà khu vực này đã chật cứng. Đông đảo giáo dân đang vây quanh Linh Đài thắp hương và đọc kinh cầu nguyện.
Ông Đình Bảng, thành viên Ban Tổ chức, người theo dõi xuyên suốt các kỳ Đại hội trong gần 20 năm qua cho biết: “Đại hội năm 2005 có khoảng 500.000 tham dự. Đại hội năm nay dự kiến sẽ đông người hơn, nhờ sự kiện dấu lạ mặt trời ngày 13.06 ở La Vang, nhờ mặt bằng rộng rãi hơn và dư âm của các kỳ Đại hội trước: Đến La Vang không chỉ có lễ mà còn có hội”.
Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản nhiệm Trung tâm hành hương cho biết: “Tất cả đã sẵn sàng cho Đại hội”.
Khu vực Trung tâm Hành hương La Vang đã được mở rộng ra các vùng đất vốn thuộc về Trung tâm, trừ 2 héc ta nhà nước còn giữ lại.
Toàn bộ khu vực đã được san lấp, trồng cỏ, trồng cây cảnh và xây dựng các công trình phục vụ hành hương.
Hai khu hồ ruộng hai bên Quảng Trường Mân Côi đã được cải tạo thành hai bãi giữ xe rộng mênh mông. Hàng trăm xe mang biển số đủ các tỉnh đã đang đậu ở đấy từ bao giờ.
Gần Nhà Trung Tâm, một số hộ dân buôn bán trong khu vực xung quanh đã di dời, nhiều hộ dân khác vẫn đang chiếm giữ đất buôn bán, mà hình như còn xây nhà cửa to hơn xưa.
Ban Tổ chức cho biết 500 lều bạt và nhà vòm có sức chứa từ 40 đến 200 người đã được dựng trong khu vực. Tuy nhiên, 7 h sáng hôm nay Ban Tổ chức đã không còn lều bạt để chia cho các các đoàn mới đến.
Ban Tổ chức cũng đã lo liệu đủ nơi ăn chốn ở riêng riêng cho các đức cha, các cha, các đoàn hội tham gia trực tiếp phục vụ Đại hội. Dự kiến có khoảng 12 đức cha sẽ đến tham dự Đại hội và hầu hết các đức cha sẽ đến La Vang sáng nay.
Phần âm thanh phục vụ Đại hội năm nay do Công ty Việt Thương tài trợ. Ông Phê rô Phạm Kim, thành viên HĐQT Công ty cho biết: “Công ty đã cho 2 xe chở trang thiết bị và 1 xe chở nhân viên từ Sài Gòn ra La Vang”.
Mỗi khu vực có 3 hoặc 4 bồn nước uống. Mỗi bồn khoảng 3000 m 3. Có 4 khu vệ sinh. Mỗi khu khoảng 50 đến 80 phòng với các tiện nghi trung bình.
Ban Tổ chức cũng đặt 4 trạm y tế trong khu vực, do một số các ý bác sĩ là nam nữ tu sĩ và giáo dân phụ trách. Mới sáng mà các trạm y tế này đã đầy người đến khám bệnh và xin thuốc.
Ban Vệ sinh gồm có 100 đệ tử Dòng Phaolô Đà Nẵng, 800 tình nguyện viên từ các nhóm ve chai đến từ Giáo phận Bà Rịa-Vũng Tầu và Tổng Giáo phận Huế.
Ban Trật tự An ninh, do cha Đa Minh Phan Phước phụ trách. Ban có khoảng 750 đến từ một số giáo xứ trong TGP Huế. Mỗi giáo xứ từ 50 người. Riêng giáo xứ Phủ Cam 200 người. Các thành viên đã bắt đầu công tác giữ trật tự an ninh, bảo vệ tài sản, hướng dẫn người xe ra vào Trung tâm, etc.
Ban Trật tự Lễ nghi, do cha Phêrô Trần Văn Quý phụ trách. Ban có khoảng 700 thành viên, bao gồm 300 em thiếu nhi Thánh Thể, 200 hướng đạo sinh Huế và 200 bạn trẻ từ một số giáo xứ. Các bạn phụ trách trật tự trong cac lễ nghi diễn ra ở Linh đài và các cuộc rước trong Trung tâm.
Khoảng 500 tấm băng vải lớn bé được trang trí trong khu vực. Trên mỗi băng đều có in hình Chúa, hình Đức Mẹ và các câu kinh thánh họăc khẩu hiệu đi kèm. Ai để tý thì thấy toàn bộ Kinh Magnificat và Kinh Cầu Đức Bà đã được trình bày trên các băng vải in lụa này.
Năm nay Giáo tỉnh Hà Nội được mời tổ chức. Sau khi tham dự buổi tổng diễn tập tối 12.08.2008 của các giáo phận và dòng tu trong Giáo tỉnh Hà nội, ông Đình Bảng cho biết: “ Đức cha Kiệt và cha Cảnh đã mang được hơi thở sự sống của Giáo Hội Miền Bắc vào trong chương trình Đại hội”.
Ông Đình Bảng cho biết: “So với các đại hội trước, Đại hội năm nay có mặt bằng tương đối. Dĩ nhiên không so sánh với các Trung tâm khác được, nhưng xét về diện tích thì nơi đây đủ điều kiện mở những lễ hội lớn của Giáo hội Việt Nam hoặc đón tiếp Đức Giáo Hoàng”.
Đến 8 h sáng 13.08 đã có khoảng 80 linh mục từ nhiều giáo phận đăng ký tham dự Đại hội. Các linh mục đang được Ban Tổ chức mời ra ngồi toà giải tội cho mội lượng đông đảo các hối nhân.
Chương trình hôm nay 13.08 sẽ có các nghi lễ sau:
- 16 giờ bắt đầu nghi lễ dâng hoa tôn vinh Mẹ tại Linh Đài trong đó nghi thức thượng cờ Đại hội và đại vũ khai mạc với chủ đề “Đức Maria Nhà giáo dục đức tin, đức cậy và đức mến”.
- 17 giờ 30 tại Linh Đài sẽ có thánh lễ đồng tế kính Đức Mẹ Maria với chủ đề Đức Maria Mẹ Hiền của Hội Thánh.
- 20 giờ 30 sẽ diễn ra cuộc kiệu Thánh Thể từ tháp cổ, qua Nhà Trung tâm, tiến vào quảng trường Mân Côi và kết thúc tại Linh Đài Đức Mẹ.
Giao thông bắt đầu ách tắc trước lượng người xe quá đông trong khi hàng quán của dân cư dựng lên quá nhiều trên hai con đường hẹp dẫn vào Trung tâm. Trong khi đó ở bên ngoài khu vực Trung tâm các thành viên trong Ban Trật tự này lại không có tiếng nói.
Lễ đài trước tháp cổ của thánh đường La Vang đã được dỡ bỏ. Các nghi lễ sẽ diễn ra tại Linh đài Đức Mẹ, nơi đã được trùng tu khá nghệ thuật. Mới sáng sớm mà khu vực này đã chật cứng. Đông đảo giáo dân đang vây quanh Linh Đài thắp hương và đọc kinh cầu nguyện.
Ông Đình Bảng, thành viên Ban Tổ chức, người theo dõi xuyên suốt các kỳ Đại hội trong gần 20 năm qua cho biết: “Đại hội năm 2005 có khoảng 500.000 tham dự. Đại hội năm nay dự kiến sẽ đông người hơn, nhờ sự kiện dấu lạ mặt trời ngày 13.06 ở La Vang, nhờ mặt bằng rộng rãi hơn và dư âm của các kỳ Đại hội trước: Đến La Vang không chỉ có lễ mà còn có hội”.
Hội Các Bà Mẹ Công giáo Sydney mừng lễ thánh Monica bổn mạng
Diệp Hải Dung
12:27 13/08/2008
SYDNEY - Sáng thứ Tư 13/08/2008 rất đông đủ các Hội Đoàn Đoàn Thể đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly – Sydney mừng kính Lễ Quan Thầy của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney.
Xem hinh ảnh đại lễ mừng thánh Monica
Mọi người tập trung trước tượng đài Đức Mẹ và Cha Nguyễn Văn Tuyết xông hương tượng đài Đức Mẹ và kiệu tượng Thánh Nữ Monica, sau đó mọi người cùng làm việc đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi kinh Mùa Mừng và đồng thời cung nghinh kiệu Thánh Nữ Monica về Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse. Cuộc kiệu rất trang nghiêm, mọi người đều sốt sáng dâng lời kinh cầu nguyện. Cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình và cho Cộng Đồng.
Khi kiệu tượng Thánh Nữ Monica đã về đến Hội Trường và an vị phía trên bàn thờ, kế tiếp phần đọc sơ lược tiểu sử của Thánh Nữ Monica. Ngài sinh ở Phi Châu là một người mẹ rất mẫu mực hiền đức luôn sùng kính tôn thờ Thiên Chúa. Đặc biệt Thánh nữ hết lòng cầu nguyện cho con trai là Thánh Augustino được ơn trở lại. Với sự kiên kỳ trong cầu nguyện của Thánh nữ Monica đã nhìn thấycon mình được rửa tộI trước khi Thánh nữ qua đời.
Thánh lễ do Cha Nguyễn Văn Tuyết chủ tế, và quý Cha Phạm Đăng Quang, Cha Hoàng Ngọc Bao, Cha Nguyễn Văn Thế, Cha Bùi Công Chính, Cha Phan Trọng Huy, Cha Phan Khắc Triển, Cha Andrew, Cha Luy, cùng đồng tế, ngoài ra có Thầy Phó tế Đỗ Huy Nhật Quỳnh, và thầy Đặng Đình Nên giúp lễ. Sau bài giảng là nghi thức Xức Dầu bệnh nhân cho các vị cao niên, đau yếu trong Cộng Đồng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hoàng Đức Tính, Ban Thường Vụ thay mặt Cộng Đồng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney, kế tiếp Bà Nguyễn Thị Kim Nhẫn Hội Trưởng Hội Monica lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu sĩ Nam Nữ, quý quan khách và tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu đến tham dự lễ Quan Thầy của Hội Monica. Đặc biệt chị cũng mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho Ông Cố Gioan Baotixita Nguyễn Khắc Hoạch thân phụ của Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Linh hướng Monica vừa mới qua đời tại Việt Nam. Sau cùng Cha Nguyễn Văn Tuyết thay mặt Ban Tuyên Úy cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng bổn mạng trong nhà ăn Trung Tâm và tham dự cuộc xổ số may mắn lấy hên và kết thúc bế mạc vào lúc 2.30pm.
Xem hinh ảnh đại lễ mừng thánh Monica
Mọi người tập trung trước tượng đài Đức Mẹ và Cha Nguyễn Văn Tuyết xông hương tượng đài Đức Mẹ và kiệu tượng Thánh Nữ Monica, sau đó mọi người cùng làm việc đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi kinh Mùa Mừng và đồng thời cung nghinh kiệu Thánh Nữ Monica về Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse. Cuộc kiệu rất trang nghiêm, mọi người đều sốt sáng dâng lời kinh cầu nguyện. Cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình và cho Cộng Đồng.
Khi kiệu tượng Thánh Nữ Monica đã về đến Hội Trường và an vị phía trên bàn thờ, kế tiếp phần đọc sơ lược tiểu sử của Thánh Nữ Monica. Ngài sinh ở Phi Châu là một người mẹ rất mẫu mực hiền đức luôn sùng kính tôn thờ Thiên Chúa. Đặc biệt Thánh nữ hết lòng cầu nguyện cho con trai là Thánh Augustino được ơn trở lại. Với sự kiên kỳ trong cầu nguyện của Thánh nữ Monica đã nhìn thấycon mình được rửa tộI trước khi Thánh nữ qua đời.
Thánh lễ do Cha Nguyễn Văn Tuyết chủ tế, và quý Cha Phạm Đăng Quang, Cha Hoàng Ngọc Bao, Cha Nguyễn Văn Thế, Cha Bùi Công Chính, Cha Phan Trọng Huy, Cha Phan Khắc Triển, Cha Andrew, Cha Luy, cùng đồng tế, ngoài ra có Thầy Phó tế Đỗ Huy Nhật Quỳnh, và thầy Đặng Đình Nên giúp lễ. Sau bài giảng là nghi thức Xức Dầu bệnh nhân cho các vị cao niên, đau yếu trong Cộng Đồng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hoàng Đức Tính, Ban Thường Vụ thay mặt Cộng Đồng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney, kế tiếp Bà Nguyễn Thị Kim Nhẫn Hội Trưởng Hội Monica lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu sĩ Nam Nữ, quý quan khách và tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu đến tham dự lễ Quan Thầy của Hội Monica. Đặc biệt chị cũng mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho Ông Cố Gioan Baotixita Nguyễn Khắc Hoạch thân phụ của Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Linh hướng Monica vừa mới qua đời tại Việt Nam. Sau cùng Cha Nguyễn Văn Tuyết thay mặt Ban Tuyên Úy cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng bổn mạng trong nhà ăn Trung Tâm và tham dự cuộc xổ số may mắn lấy hên và kết thúc bế mạc vào lúc 2.30pm.
Lễ khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ 28
Trương Minh Phương
13:30 13/08/2008
LA VANG - Đại hội Tam niên La Vang lần thứ 28 khởi sự từ lúc 16 giờ ngày 13.08.2008. Thế nhưng, đoàn người từ khắp bốn phương đất nước và hải ngoại đã đổ về từ những ngày trước đó. Đến khi được thông báo chuẩn bị khai mạc, trên Thánh địa đã là một biển người. Theo ước tính của chúng tôi thì có cả đến mấy chục ngàn người hiện diện trong giờ khai mạc.
Xem hình ảnh Lễ Khai Mạc Đại Hội La Vang lần 28
Đúng 16 giờ, Đại hội Tam niên La Vang lần thứ 28 bắt đầu với chủ đề: Mẹ Maria Nhà giáo dục đức tin, trong đó chủ đề chính khai mạc: Ngài bảo gì các con hãy làm theo, thể hiện lại tiệc cưới Cana trong vũ khúc diễn nguyện của Hội dòng Mến Thánh Giá Phủ Cam phụ trách, trong đó Mẹ luôn quan tâm đến những nỗi lo lắng muộn phiền của nhân loại và Mẹ đã cầu khẩn cùng Chúa Giêsu con Mẹ đáp ứng và ban ơn cho con cái Mẹ. Cùng lúc đó, đoàn rước các vị Giám mục và linh mục đoàn tiến về lễ đài dâng trầm hương và dâng hoa tôn kính Mẹ. Với sự hiện diện của các vị Giám mục:
1/ Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Giám mục giáo phận Thanh Hóa.
2/ Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng thư ký HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội.
3/ Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Minh, Phó Tổng thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục phó giáo phận Nha Trang.
4/ Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Hưng Hóa.
5/ Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục giáo phận Đà Nẵng.
6/ Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng.
7/ Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục phó giáo phận Bùi Chu.
8/ Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục giáo phận Huế.
9/ Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám mục phụ tá giáo phận Huế.
10/ Đức tân Giám mục Bắc Ninh Cosmas Hoàng Văn Đạt.
11/ Đan viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh.
Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế đã phát 3 hồi trống khai mạc lễ thượng cờ 26 giáo phận tung bay trước tháp cổ.
Sau lễ thượng cờ, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế đọc diễn từ tuyên bố khai mạc Đại hội Tam niên Đức Mẹ La Vang lần thứ 28. Ngài đã nhấn mạnh việc Nhà nước trao trả lại đất đai của Thánh địa La Vang tạo cho Giáo hội Công giáo Việt Nam một niềm phấn khởi. Năm 2008 là năm có nhiều sự kiện trọng đại đối với Trung tâm Thánh mẫu La Vang. Cách đây tròn 2 tháng cũng đúng ngày 13, Phái đoàn Tòa Thánh trao tặng Hào quang Mình Thánh Chúa Mặt Nhật của Đức Thánh Cha cho La Vang và hiện tượng vầng hào quang mặt trời xuất hiện đã tạo ra sự uy nghiêm đầy linh thiêng của Thánh địa.
Thánh lễ đồng tế do HĐGM Việt Nam chủ trì, trong đó Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam chủ sự với các Đức Giám mục đồng tế và các linh mục Tổng đại diện các giáo phận cùng hàng trăm linh mục từ khắp nơi. Mở đầu thánh lễ, sứ điệp của Đức Thánh Cha được công bố: Ngài ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người hiện diện trong kỳ Đại Hội Tam niên Đức Mẹ La Vang lần thứ 28 tại Đến Thánh toàn quốc, nơi được dâng kính Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình, và mừng kính Đức Trinh nữ Maria là Thầy dạy Đức tin. Mẹ đã ban sứ điệp: Hãy trông cậy và vui lòng chịu khốn khó đau thương. Mẹ đã nâng chị em qua bao thử thách.
Có thể nói từ sau khi xuất hiện sự kiện kỳ lạ tại Thánh địa, đông đảo khách hành hương đã đổ về kính viếng và khẩn cầu Mẹ trong 2 tháng qua, thế nhưng vẫn không giảm bớt được số người hành hương trong kỳ Đại hội này. Số lượng người đi theo những tour du lịch vẫn còn ở lại Huế theo chương trình tham quan sau đó mới hành hương về La Vang. Con số khách hành hương sẽ còn tăng thêm vào ngày mai 14.08 và ngày bế mạc Đại hội 15.08.2008. Chúng tôi sẽ tường thuật đầy đủ về các diễn biến của kỳ Đại hội này trong bài tiếp theo.
Xem hình ảnh Lễ Khai Mạc Đại Hội La Vang lần 28
Đúng 16 giờ, Đại hội Tam niên La Vang lần thứ 28 bắt đầu với chủ đề: Mẹ Maria Nhà giáo dục đức tin, trong đó chủ đề chính khai mạc: Ngài bảo gì các con hãy làm theo, thể hiện lại tiệc cưới Cana trong vũ khúc diễn nguyện của Hội dòng Mến Thánh Giá Phủ Cam phụ trách, trong đó Mẹ luôn quan tâm đến những nỗi lo lắng muộn phiền của nhân loại và Mẹ đã cầu khẩn cùng Chúa Giêsu con Mẹ đáp ứng và ban ơn cho con cái Mẹ. Cùng lúc đó, đoàn rước các vị Giám mục và linh mục đoàn tiến về lễ đài dâng trầm hương và dâng hoa tôn kính Mẹ. Với sự hiện diện của các vị Giám mục:
1/ Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Giám mục giáo phận Thanh Hóa.
2/ Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng thư ký HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội.
3/ Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Minh, Phó Tổng thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục phó giáo phận Nha Trang.
4/ Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Hưng Hóa.
5/ Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục giáo phận Đà Nẵng.
6/ Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng.
7/ Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục phó giáo phận Bùi Chu.
8/ Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục giáo phận Huế.
9/ Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám mục phụ tá giáo phận Huế.
10/ Đức tân Giám mục Bắc Ninh Cosmas Hoàng Văn Đạt.
11/ Đan viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh.
Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế đã phát 3 hồi trống khai mạc lễ thượng cờ 26 giáo phận tung bay trước tháp cổ.
Sau lễ thượng cờ, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế đọc diễn từ tuyên bố khai mạc Đại hội Tam niên Đức Mẹ La Vang lần thứ 28. Ngài đã nhấn mạnh việc Nhà nước trao trả lại đất đai của Thánh địa La Vang tạo cho Giáo hội Công giáo Việt Nam một niềm phấn khởi. Năm 2008 là năm có nhiều sự kiện trọng đại đối với Trung tâm Thánh mẫu La Vang. Cách đây tròn 2 tháng cũng đúng ngày 13, Phái đoàn Tòa Thánh trao tặng Hào quang Mình Thánh Chúa Mặt Nhật của Đức Thánh Cha cho La Vang và hiện tượng vầng hào quang mặt trời xuất hiện đã tạo ra sự uy nghiêm đầy linh thiêng của Thánh địa.
Thánh lễ đồng tế do HĐGM Việt Nam chủ trì, trong đó Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam chủ sự với các Đức Giám mục đồng tế và các linh mục Tổng đại diện các giáo phận cùng hàng trăm linh mục từ khắp nơi. Mở đầu thánh lễ, sứ điệp của Đức Thánh Cha được công bố: Ngài ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người hiện diện trong kỳ Đại Hội Tam niên Đức Mẹ La Vang lần thứ 28 tại Đến Thánh toàn quốc, nơi được dâng kính Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình, và mừng kính Đức Trinh nữ Maria là Thầy dạy Đức tin. Mẹ đã ban sứ điệp: Hãy trông cậy và vui lòng chịu khốn khó đau thương. Mẹ đã nâng chị em qua bao thử thách.
Có thể nói từ sau khi xuất hiện sự kiện kỳ lạ tại Thánh địa, đông đảo khách hành hương đã đổ về kính viếng và khẩn cầu Mẹ trong 2 tháng qua, thế nhưng vẫn không giảm bớt được số người hành hương trong kỳ Đại hội này. Số lượng người đi theo những tour du lịch vẫn còn ở lại Huế theo chương trình tham quan sau đó mới hành hương về La Vang. Con số khách hành hương sẽ còn tăng thêm vào ngày mai 14.08 và ngày bế mạc Đại hội 15.08.2008. Chúng tôi sẽ tường thuật đầy đủ về các diễn biến của kỳ Đại hội này trong bài tiếp theo.
Nhạc hình Chủ đề La Vang 2008: "Mẹ La Vang, Thầy dậy của con"
VietCatholic
15:02 13/08/2008
Đại hội Tam niên La Vang lần thứ 28 bắt đầu với chủ đề: Mẹ La Vang, Thầy dậy của con, sáng tác của LM Minh Anh với tiếng hát của ca sĩ Mỹ Lệ và Ca đoàn Sao Mai, trong đó bài chủ đề chính khai mạc: Ngài bảo gì các con hãy làm theo, thể hiện lại tiệc cưới Cana trong Vũ khúc Diễn nguyện của Hội dòng Mến Thánh Giá Phủ Cam phụ trách, trong đó Mẹ luôn quan tâm đến những nỗi lo lắng muộn phiền của nhân loại và Mẹ đã cầu khẩn cùng Chúa Giêsu con Mẹ đáp ứng và ban ơn cho con cái Mẹ.
Chương Trình Đại Hội Hành Hương La Vang 2008
LM Giacôbê Lê Sĩ Hiền
23:04 13/08/2008
Chương Trình Đại Hội Hành Hương La Vang 2008
Đại Hội Thánh Mẫu La Vang 28 từ ngày 13-14-15 tháng 8 năm 2008
Đức Maria Nhà Giáo Dục Đức Tin "Ngài bảo gì, các anh cứ việc làm theo" (Ga 2,5)
Ngày 13.8.2008
16 giờ 00: Khai mạc Đại Hội
17 giờ 30: Thánh lễ đồng tế
20 giờ 00: Rước Kiệu Thánh Thể. Chầu Thánh Thể theo phiên. Lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải.
Ngày 14.8.2008
6 giờ 00: Thánh lễ đồng tế
8 giờ 00 - 11 giờ: Các giờ sinh hoạt và cầu nguyện (đặc biệt cho các giới, các đoàn thể, các giáo phận)
13 giờ 30 - 16 giờ 30: Các giờ sinh hoạt và cầu nguyện (như trên)
17 giờ 30: Thánh lễ đồng tế
20 giờ: Diễn nguyện
Ngày 15.8.2008
6 giờ 00: Rước Kiệu Đức Mẹ La Vang. Thánh lễ đồng tế kính Đức Mẹ La Vang. Bế mạc Đại Hội.
Ghi chú:
• Tại các vị trí có đặt toà giải tội, các linh mục sẽ luân phiên giải tội cho giáo dân.
• Tại Linh Đài Mẹ có lễ nghi làm phép tượng ảnh, nước, lá... (2 lần ban sáng, 2 lần ban chiều)
Linh mục Quản Nhiệm
Đại Hội Thánh Mẫu La Vang 28 từ ngày 13-14-15 tháng 8 năm 2008
Đức Maria Nhà Giáo Dục Đức Tin "Ngài bảo gì, các anh cứ việc làm theo" (Ga 2,5)
Ngày 13.8.2008
16 giờ 00: Khai mạc Đại Hội
17 giờ 30: Thánh lễ đồng tế
20 giờ 00: Rước Kiệu Thánh Thể. Chầu Thánh Thể theo phiên. Lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải.
Ngày 14.8.2008
6 giờ 00: Thánh lễ đồng tế
8 giờ 00 - 11 giờ: Các giờ sinh hoạt và cầu nguyện (đặc biệt cho các giới, các đoàn thể, các giáo phận)
13 giờ 30 - 16 giờ 30: Các giờ sinh hoạt và cầu nguyện (như trên)
17 giờ 30: Thánh lễ đồng tế
20 giờ: Diễn nguyện
Ngày 15.8.2008
6 giờ 00: Rước Kiệu Đức Mẹ La Vang. Thánh lễ đồng tế kính Đức Mẹ La Vang. Bế mạc Đại Hội.
Ghi chú:
• Tại các vị trí có đặt toà giải tội, các linh mục sẽ luân phiên giải tội cho giáo dân.
• Tại Linh Đài Mẹ có lễ nghi làm phép tượng ảnh, nước, lá... (2 lần ban sáng, 2 lần ban chiều)
Linh mục Quản Nhiệm
Bênh vực công lý và Giáo Hội
''Vào Đống Đa ra Văn Điển''
Gioan Nguyễn Thạch Hà
09:07 13/08/2008
“VÀO ĐỐNG ĐA RA VĂN ĐIỂN…”
Đây là câu nói cửa miệng của người dân Hà Thành mỗi khi có người nhà bệnh tật phải đem vào điều trị tại Bệnh viện Đống Đa – Hà Nội. Câu ấy có nghĩa là: đưa người nhà vào điều trị tại bệnh viện Đống Đa thì ngay lập tức cũng sẽ đưa người nhà ra nghĩa trang Văn Điển.
Người Hà Thành vốn thâm thuý trong ngôn từ, trong cách nói. Những câu nói trào phúng như vậy thường xuất phát từ những sự thật mà người ta thấy được.
Chúng tôi đã bỏ công đi tìm sự thật ấy và được nghe rất nhiều câu chuyện về bệnh viện Đống Đa. Có những câu chuyện mang tính giai thoại. Có những câu chuyện sẽ mãi là đề tài cho những suy ngẫm trong công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã được mục sở thị những sự kiện tiếp thêm cho chúng tôi những dữ liệu khẳng định cho câu nói “vào Đống Đa ra Văn Điển” là hoàn toàn có cơ sở.
Trước hết là câu chuyện được truyền tụng nhiều nhất. Ai cũng biết, Bệnh viện Đống Đa vốn trước đây là tu viện, nơi tu hành của các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Năm 1973, chính quyền có cử một số đại diện tới ép cha Giuse Vũ Ngọc Bích ký giấy cho mượn để chính quyền cho một đơn vị bộ đội đóng quân. Vị linh mục thánh thiện này, vốn hiểu rõ luật pháp và luật Dòng đã khẳng khái trả lời: “Tôi không có quyền”. Ngay tức khắc, vị cán bộ, đại diện chính quyền thời đó, đã huyênh hoang tuyên bố: “Ông không có quyền thì tôi có quyền”. Câu chuyện này, lúc sinh thời linh mục Vũ Ngọc Bích thường kể lại cho đám giáo dân chúng tôi để nhắc nhớ chúng tôi về một giai đoạn “chính quyền chuyên chính… chuyên quyền sau khi cướp chính quyền đã dùng quyền chuyên cướp bóc tài sản của người khác.” Sau đó không lâu, linh mục Vũ Ngọc Bích bị cưỡng bức ra khỏi tu viện. Sau khi trục xuất được vị linh mục – người quản lý tài sản của Nhà Dòng tại Hà Nội – ra khỏi tu viện, chính quyền bắt tay vào thực hiện chính sách ”phá bỏ tàn dư của chế độ cũ”. Việc đầu tiên mà họ thực hiện là phá bỏ cây thánh giá trên nóc toà nhà tu viện. Chuyện kể rằng người lính được cắt cử phá dỡ thánh giá hôm đó sau nhát búa đầu tiên đã ngã quỵ xuống. Cây thánh giá chỉ bị sứt một miếng nhỏ. Hiện nay, cây thánh giá vẫn đứng vững mang trên mình vết thẹo của thời gian. Cây thánh giá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhưng cũng từ thời điểm ấy hình như có một lời nguyền đã được ban ra, khiến bệnh viện Đống Đa trở thành nơi bị chúc dữ. Nhiều người bảo việc một số vị cán bộ chính quyền thời đó “coi trời bằng vung” đã khiến cho đất nước gặp “hung”, khiến con dân phải chịu nhiều khốn khổ và những ai vào bệnh viện Đống Đa phải chứng kiến cây thánh giá với những vết thương, trở thành dấu chứng của một thời Giáo hội bị bách hại.
Một câu chuyện khác liên quan tới chuyện “cát hung” tại bệnh viện Đống Đa. Ai cũng biết tại bệnh viện Đống Đa hiện vẫn còn một ngôi nhà nguyện của tu viện. Trước kia, đây là nơi các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế dùng để cầu kinh vào các thời khắc đã định trong ngày. Đây cũng là nơi mỗi ngày diễn ra nghi lễ “tế trời” để cầu cho quốc thái dân an. Từ ngày chính quyền biến tu viện thành bệnh viện, để che mắt thiên hạ, người ta lấy tấm Quốc huy che kín bức tượng chịu nạn. Phía dưới tấm Quốc huy, người ta giương lên dòng chữ đầy tự đắc: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”. Người ta lấy cái muôn năm của phàm nhân để che đi cái muôn đời của Thượng Đế. Ngạo nghễ quá trời! Ngay sau đó, họ bắt đầu biến ngôi nhà nguyện thánh thiêng thành chốn vui chơi giải trí. Họ chơi bóng bàn, cầu lông và thường khi vào những dịp thuận tiện họ biến ngôi nguyện đường năm xưa trở thành một sàn nhảy với những âm thanh chát chúa, với khói thuốc, rượu mạnh và một thứ ánh sáng quyến rũ của một quán bar tân thời.
Đây là những bức hình chúng tôi chụp một cách tình cờ nhân dịp chúng tôi tới thăm một bệnh nhân tại bệnh viện. Từ cách xa khoảng 300m, chúng tôi đã nghe thấy tiếng nhạc xập xình át cả tiếng xe cộ lưu thông tại Phố Nguyễn Lương Bằng. Anh đèn sân khấu thoát qua khung cửa sổ trên những khung sắt cách điệu hình thánh giá nhạt nhoà, tạo nên một cảm giác sờ sợ. Tiếng nhạc xập xình mời gọi khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Mấy người bạn cùng đi thắc mắc tại sao giữa bệnh viện lại có một sàn nhảy với âm thanh kinh hoàng như thế. Trên sàn, từng cặp nam nữ quện lấy nhau. Có những cặp toàn nữ hoặc toàn nam. Có những vị tuổi đã về chiều. Có điều chắc chắn họ không phải là vợ chồng và cũng chắc họ không phải là người yêu. Trên bàn, những chai rượu mạnh uống dang dở. Mùi khói thuốc cộng với mùi mồ hôi hoà quện trong một không gian hẹp tạo nên một cảm giác khó tả. Anh bạn bệnh nhân của chúng tôi chỉ còn biết lấy hai ngón tay nhét chặt vào lỗ tai mình.
Đó là một số câu chuyện liên quan tới việc “cát hung” tại Bệnh viện Đống Đa. Ai cũng biết việc “ra Văn Điển” là chuyện của trời, nhưng chính sự vô tâm của con người cũng góp phần làm cho sự “ra Văn Điển” thêm nhanh chóng. Ai cũng biết bệnh viện Đống Đa là bệnh viện của những người nghèo, những người không có đủ điều kiện để đến với những trung tâm chăm sóc y tế hiện đại hơn. Tuy nhiên, đã nghèo còn phải gặp cái eo, đã không được chăm sóc y tế đầy đủ, họ lại gặp phải những nhân viên y tế thiếu tử tế, ít từ tâm, nên lâm vào hoàn cảnh bi đát. Bệnh viện thì dột nát. Người có trách nhiệm chăm bệnh, bốc thuốc lòng cũng dột nát. Thế nên, bệnh nhân có sớm “về nơi mát mẻ” âu cũng là chuyện bình thường.
Hoá ra, chuyện “vào Đống Đa ra Văn Điển”, chuyện đất nước gặp phải cái “hung” tất cả cũng bởi cái gọi là “chính quyền chuyên chính chuyên quyền chuyên cướp đoạt” mà ra cả.
Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2008
Đây là câu nói cửa miệng của người dân Hà Thành mỗi khi có người nhà bệnh tật phải đem vào điều trị tại Bệnh viện Đống Đa – Hà Nội. Câu ấy có nghĩa là: đưa người nhà vào điều trị tại bệnh viện Đống Đa thì ngay lập tức cũng sẽ đưa người nhà ra nghĩa trang Văn Điển.
Người Hà Thành vốn thâm thuý trong ngôn từ, trong cách nói. Những câu nói trào phúng như vậy thường xuất phát từ những sự thật mà người ta thấy được.
Chúng tôi đã bỏ công đi tìm sự thật ấy và được nghe rất nhiều câu chuyện về bệnh viện Đống Đa. Có những câu chuyện mang tính giai thoại. Có những câu chuyện sẽ mãi là đề tài cho những suy ngẫm trong công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã được mục sở thị những sự kiện tiếp thêm cho chúng tôi những dữ liệu khẳng định cho câu nói “vào Đống Đa ra Văn Điển” là hoàn toàn có cơ sở.
Trước hết là câu chuyện được truyền tụng nhiều nhất. Ai cũng biết, Bệnh viện Đống Đa vốn trước đây là tu viện, nơi tu hành của các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Năm 1973, chính quyền có cử một số đại diện tới ép cha Giuse Vũ Ngọc Bích ký giấy cho mượn để chính quyền cho một đơn vị bộ đội đóng quân. Vị linh mục thánh thiện này, vốn hiểu rõ luật pháp và luật Dòng đã khẳng khái trả lời: “Tôi không có quyền”. Ngay tức khắc, vị cán bộ, đại diện chính quyền thời đó, đã huyênh hoang tuyên bố: “Ông không có quyền thì tôi có quyền”. Câu chuyện này, lúc sinh thời linh mục Vũ Ngọc Bích thường kể lại cho đám giáo dân chúng tôi để nhắc nhớ chúng tôi về một giai đoạn “chính quyền chuyên chính… chuyên quyền sau khi cướp chính quyền đã dùng quyền chuyên cướp bóc tài sản của người khác.” Sau đó không lâu, linh mục Vũ Ngọc Bích bị cưỡng bức ra khỏi tu viện. Sau khi trục xuất được vị linh mục – người quản lý tài sản của Nhà Dòng tại Hà Nội – ra khỏi tu viện, chính quyền bắt tay vào thực hiện chính sách ”phá bỏ tàn dư của chế độ cũ”. Việc đầu tiên mà họ thực hiện là phá bỏ cây thánh giá trên nóc toà nhà tu viện. Chuyện kể rằng người lính được cắt cử phá dỡ thánh giá hôm đó sau nhát búa đầu tiên đã ngã quỵ xuống. Cây thánh giá chỉ bị sứt một miếng nhỏ. Hiện nay, cây thánh giá vẫn đứng vững mang trên mình vết thẹo của thời gian. Cây thánh giá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhưng cũng từ thời điểm ấy hình như có một lời nguyền đã được ban ra, khiến bệnh viện Đống Đa trở thành nơi bị chúc dữ. Nhiều người bảo việc một số vị cán bộ chính quyền thời đó “coi trời bằng vung” đã khiến cho đất nước gặp “hung”, khiến con dân phải chịu nhiều khốn khổ và những ai vào bệnh viện Đống Đa phải chứng kiến cây thánh giá với những vết thương, trở thành dấu chứng của một thời Giáo hội bị bách hại.
Một câu chuyện khác liên quan tới chuyện “cát hung” tại bệnh viện Đống Đa. Ai cũng biết tại bệnh viện Đống Đa hiện vẫn còn một ngôi nhà nguyện của tu viện. Trước kia, đây là nơi các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế dùng để cầu kinh vào các thời khắc đã định trong ngày. Đây cũng là nơi mỗi ngày diễn ra nghi lễ “tế trời” để cầu cho quốc thái dân an. Từ ngày chính quyền biến tu viện thành bệnh viện, để che mắt thiên hạ, người ta lấy tấm Quốc huy che kín bức tượng chịu nạn. Phía dưới tấm Quốc huy, người ta giương lên dòng chữ đầy tự đắc: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”. Người ta lấy cái muôn năm của phàm nhân để che đi cái muôn đời của Thượng Đế. Ngạo nghễ quá trời! Ngay sau đó, họ bắt đầu biến ngôi nhà nguyện thánh thiêng thành chốn vui chơi giải trí. Họ chơi bóng bàn, cầu lông và thường khi vào những dịp thuận tiện họ biến ngôi nguyện đường năm xưa trở thành một sàn nhảy với những âm thanh chát chúa, với khói thuốc, rượu mạnh và một thứ ánh sáng quyến rũ của một quán bar tân thời.
Đây là những bức hình chúng tôi chụp một cách tình cờ nhân dịp chúng tôi tới thăm một bệnh nhân tại bệnh viện. Từ cách xa khoảng 300m, chúng tôi đã nghe thấy tiếng nhạc xập xình át cả tiếng xe cộ lưu thông tại Phố Nguyễn Lương Bằng. Anh đèn sân khấu thoát qua khung cửa sổ trên những khung sắt cách điệu hình thánh giá nhạt nhoà, tạo nên một cảm giác sờ sợ. Tiếng nhạc xập xình mời gọi khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Mấy người bạn cùng đi thắc mắc tại sao giữa bệnh viện lại có một sàn nhảy với âm thanh kinh hoàng như thế. Trên sàn, từng cặp nam nữ quện lấy nhau. Có những cặp toàn nữ hoặc toàn nam. Có những vị tuổi đã về chiều. Có điều chắc chắn họ không phải là vợ chồng và cũng chắc họ không phải là người yêu. Trên bàn, những chai rượu mạnh uống dang dở. Mùi khói thuốc cộng với mùi mồ hôi hoà quện trong một không gian hẹp tạo nên một cảm giác khó tả. Anh bạn bệnh nhân của chúng tôi chỉ còn biết lấy hai ngón tay nhét chặt vào lỗ tai mình.
Đó là một số câu chuyện liên quan tới việc “cát hung” tại Bệnh viện Đống Đa. Ai cũng biết việc “ra Văn Điển” là chuyện của trời, nhưng chính sự vô tâm của con người cũng góp phần làm cho sự “ra Văn Điển” thêm nhanh chóng. Ai cũng biết bệnh viện Đống Đa là bệnh viện của những người nghèo, những người không có đủ điều kiện để đến với những trung tâm chăm sóc y tế hiện đại hơn. Tuy nhiên, đã nghèo còn phải gặp cái eo, đã không được chăm sóc y tế đầy đủ, họ lại gặp phải những nhân viên y tế thiếu tử tế, ít từ tâm, nên lâm vào hoàn cảnh bi đát. Bệnh viện thì dột nát. Người có trách nhiệm chăm bệnh, bốc thuốc lòng cũng dột nát. Thế nên, bệnh nhân có sớm “về nơi mát mẻ” âu cũng là chuyện bình thường.
Hoá ra, chuyện “vào Đống Đa ra Văn Điển”, chuyện đất nước gặp phải cái “hung” tất cả cũng bởi cái gọi là “chính quyền chuyên chính chuyên quyền chuyên cướp đoạt” mà ra cả.
Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2008
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những Lạm Dụng phổ biến nhất vẫn thường thấy trong Phụng Vụ
Anthony Lê
12:26 13/08/2008
Những Lạm Dụng phổ biến nhất vẫn thường thấy trong Phụng Vụ
Lời Mở Đầu..... .
Để hiểu biết rõ hơn về vẻ đẹp, tính huy hoàng và thánh thiêng tột đỉnh hiện có trong Thánh Lễ truyền thống được cử hành bằng tiếng La Tinh, thì chúng ta trước hết cần phải hiểu biết đâu chính là những sai phạm hay những lạm dụng, vốn vẫn thường thấy nhất trong Phụng Vụ, kể từ khi Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay được phổ biến sau khi kết thúc Công Đồng Chung Vaticăn II.
Tại sao chúng ta phải nói về Thánh Lễ?
Thưa, vì Thánh Lễ chính là trọng tâm của đời sống đức tin nơi mỗi một người Kitô hữu. Thánh Lễ chính là sự diễn lại việc Hy Tế của Chúa Giêsu trên Thập Giá cho Chúa Cha, để qua đó ơn cứu rỗi của Thiên Chúa được ban xuống cho tất cả chúng ta.
Thánh Lễ chính là giải pháp và câu trả lời hoàn hảo duy nhất cho tất cả mọi vấn nạn thuộc về trần tục, cho tất cả mọi vấn nạn của xã hội con người trên bất kỳ phương diện nào. Sẽ là một sai lầm lớn khi xem nhẹ tính thánh thiêng của Thánh Lễ, xem nhẹ Phụng Vụ, để mà lo cố tìm ra những giải pháp thuộc về trần tục, mà quên bẵng hay coi thường đến việc phục hồi lại tính trang trọng và thánh thiện của Thánh Lễ, của Phụng Vụ - vì việc này suy cho cùng phải là ưu tiên hàng đầu, trong bất kỳ mọi lo toan khác của một vị Chủ Chăn của đàn chiên hay của cộng đoàn.
Trong ý hướng này, người viết sẽ lần lượt đề cập đến việc lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ qua một số bài viết sắp tới, với mục đích giúp cho Quý Vị độc giả hiểu và ý thức rõ hơn về đâu là những sai phạm, cách thức trình bày ra những sai phạm đó lên cho các vị giáo sĩ, để chúng ta - từng bước - cùng nhau phục hồi lại những gì mà Thiên Chúa qua Giáo Hội, và cụ thể là qua Thánh Bộ Kỷ Luật Bí Tích mong muốn nơi Thánh Lễ.
Nhiệm vụ hồi phục lại tính thánh thiêng và trang trọng của Thánh Lễ không phải chỉ của riêng hàng giáo sĩ không thôi mà đó còn là trách nhiệm của giáo dân, hay nói cách khác của từng người tín hữu trong cộng đoàn.
Đã qua rồi thời kỳ đón nhận đức tin một cách giáo điều và sai lầm vì suy cho cùng Giáo Hội: Công Giáo, Duy Nhất, Thánh Thiện, và Tông Truyền không phải là một Giáo Hội được dựng xây và tồn tại trên nền tảng của sự độc đoán, hay là một Giáo Hội theo khuynh hướng tự do, tự biên và tự diễn, hay tự ca và tự khen theo lối trần tục được.
Giáo Hội được dựng xây trên nền tảng của Sự Thật, của những giảng dạy và của những Giáo Huấn cùng các Luật Lệ có từ thời các Tông Đồ, các Tổ Phụ Cha-Ông, và luôn được soi dẫn, gìn giữ và bảo vệ bởi chính Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần, và qua sự chuyển cầu và trông nom của Đức Maria.
Giáo Hội qua những Luật Lệ cụ thể (vốn sẽ được trình bày dưới đây) cho phép những người giáo dân lẫn giáo sĩ nào - vốn có đức tin và lòng đạo đức chân thật, đích thực - cùng đóng góp và sửa đổi cho nhau trong tình yêu thương tôn trọng, trong tình con thảo của những người con trong một đại gia đình có cùng Một Cha ở trên trời.
Trình bày ra một số bài viết về chủ đề này, mục đích của chính người viết không phải để tỏ sự bất kính với các Đấng Bậc có trong Giáo Hội, mà ngược lại là vì sự yêu mến và sự tôn kính đến Phụng Vụ Thánh và đến chính Thiên Chúa Tối Cao.
Thường những Vị có đầu óc tự kiêu, tự đại, hay có đời sống tâm linh, hoặc đời sống đức tin mệt mõi, kém cỏi, sa sút.... sẽ là những Vị tỏ vẽ giận dữ, bực tức, nóng mặt, hoặc "phùng man trợn mắt" để lên tiếng chỉ trích khi yếu điểm của Vị ấy bị người khác vạch ra. Thế nhưng, đối với những Vị có đời sống tâm linh đích thực, khiêm tốn và thánh thiện thì cách hành xử hẳn sẽ phải khác hơn, qua việc tự kiểm điểm lại chính mình với Thiên Chúa - hòng trả lại những gì là Thánh Thiên Nhất, và những gì là Tôn Kính Nhất lại cho Phụng Vụ Thánh - để qua Thánh Lễ hết sức sốt sắng và trang trọng đó mỗi ngày, người tín hữu đón nhận được tất cả mọi ơn ích và hồng ân đích thực của Thiên Chúa đến trong tâm hồn, con tim và tâm trí của họ, để từ đó họ tự hoán cải chính bản thân, và tự hăng say rao truyền sứ điệp bác ái và yêu thương đích thực đó đến cho tất cả muôn người, muôn nước... thì khi đó những vấn nạn của con người mới được hóa giải, từ ngay chính hồng ân mà họ đón nhận được trong Thánh Lễ tinh tuyền và thánh thiện do vị Chủ Tế đó cử hành.
Có bao giờ chúng ta sau khi đi tham dự Thánh Lễ về, cảm thấy tâm hồn quá rối loạn, quá trống vắng, quá ưu tư, não sầu, bực tức, hay buồn phiền, bị lo ra, bị chia trí, bị nói "sắp óc"... hay gì gì đó không? Nếu đúng là vậy, hoặc là chính bản thân chúng ta chưa biết dọn mình thật kỹ càng trước khi tham dự Thánh Lễ hoặc là vì có sự lạm dụng trong Phụng Vụ nên khiến cho Thánh Lễ đó bổng trở nên quá nhạt nhòa, giống thể đó là một thói quen nhàm chán, chẳng có được ơn ích gì, khi vị Chủ Tế cử hành để cho có lệ, để cho xong nhiệm vụ được giao, và người giáo dân thì mõi mệt cứ thả lòng, thả trí cho ma quỷ, chẳng hề chú ý hay đối đáp, hoặc đối đáp mà không có suy nghĩ, không để cho con tim lẫn lòng trí suy niệm hay thổn thức về từng mầu nhiệm một có trong Thánh Lễ, vân vân....
Qua một số bài viết về chủ đề này, người viết hy vọng sẽ giúp cho từng người trong chúng ta có dịp cùng nhau vấn tự lại lương tâm, thái độ, cách nghĩ suy,...., của từng người chúng ta khi chúng ta đến Nhà Thờ, để cùng nhau tham gia vào trong Phụng Vụ Thánh, tham gia vào việc Bẻ Bánh và Hy Tế của chính Thiên Chúa và của cả Giáo Hội.
Bài Viết Chính ....
A. Các Tài Liệu về Phụng Vụ Thánh:
Trước Công Đồng Chung Vaticăn II, chẳng có bất kỳ sự ngạc nhiên nào cả khi nói đến Thánh Lễ.
Còn giờ đây, tại rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ, Pháp Quốc, Úc, vân vân... chúng ta sẽ nhận thấy có rất nhiều vị Linh Mục đang từng bước cải thiện dần Thánh Lễ tại bất kỳ nơi nào mà chúng ta đến tham dự. Thậm chí ngay cả khi các vị Tổng Giám Mục ban hành ra những Lá Thư Mục Vụ nhằm ám chỉ đến những điều hết sức lạ kỳ và ngược đời trái với những luật lệ về Phụng Vụ, thì mọi chuyện cũng chẳng ra đâu vào đâu.
Như chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đề cập tới trong chuyến viếng thăm cứ mỗi 5 năm một lần của các vị Giám Mục Hoa Kỳ thuộc các tiểu bang ở phía Tây vào năm 1988 rằng:
"Không phải tất cả những thay đổi nào hiện có trong Phụng Vụ cũng đều theo đúng với giáo lý hay có thể giải thích được cả, và có một số không nhỏ các trường hợp đó đã dẫn đến sự hiểu lầm sai lệch về bản tính tinh tuyền của Phụng Vụ, từ đó dẫn đến những vụ lạm dụng, những phân cực, và thậm chí cả sự mất đi đức tin nữa là đằng khác."
Khi Thánh Lễ được cử hành theo một cung cách hay theo một thái độ nhàm chán, tẻ nhạt, theo thói thông lệ, hay có tính tiêu khiển, quá ồn ào, quá nhộn nhịp hay theo lối tự ứng khẩu và phóng tác (improvisational), thì toàn bộ ý nghĩa và tính trang trọng của Thánh Lễ tự dưng bị biến mất đi hoàn toàn. Nếu vị Linh Mục cử hành Thánh Lễ theo kiểu như thể là Chúa Kitô thật sự chẳng có hiện diện gì cả nơi Phép Thánh Thể, thì tại sao người dự lễ trong giáo xứ đó lại nghĩ rằng Phép Thánh Thể lại có ý nghĩa nào đó với chính họ cho được?
Mặc dầu các con số thống kê báo cáo cho biết rằng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đang trên đà phát triển, thế nhưng chỉ có 25% những người Mỹ tự gọi họ là người Công Giáo là đi tham dự Thánh Lễ đều đặn mà thôi (con số này đã giảm xuống trầm trọng, so với 75% trước khi có sự cải cách trong Phụng Vụ kể từ sau Công Đồng Chung Vaticăn II). Còn tệ hại hơn, có gần 2/3 những người Công Giáo Hoa Kỳ nói rằng họ không tin có Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể - và rất nhiều người trong số này thuộc vào số 25% những người thường tham dự Thánh Lễ đều đặn.
Còn ở Việt Nam hay tại các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại thì sao? Tuy số tín hữu tham dự Thánh Lễ đều đặn rất đông, thế nhưng đời sống đức tin thật sự qua hành động thì lại rất suy yếu và kém cõi. Ngoài phạm vi của Thánh Lễ, của Nhà Thờ, mọi người trong xứ đạo vẫn "đâm chém" và hiềm khích lẫn nhau, vẫn nói xấu, vẫn chọc gậy, chụp mũ, hay vu khống lẫn nhau, vẫn ích kỷ và gạnh tị, vẫn xét đoán lẫn nhau, vẫn tìm cách trù dập, đè bẹp, chia rẽ và ám hại lẫn nhau, vân vân... Điều đó chứng tỏ cho thấy họ chưa có một đời sống đức tin trưởng thành, chưa có đủ lòng bác ái, cùng các nhân đức khác - mặc dầu họ đi tham dự Thánh Lễ và đọc kinh ràu ràu.
Quan sát các giáo xứ Mỹ, con số những người Mỹ tham dự Thánh Lễ mỗi ngày tuy rất ít, rất khiêm tốn, không ào ạt và đông đúc như người Việt, thế nhưng lòng đạo hạnh và bản chất "Kitô Giáo" thật sự có nơi họ quả là tuyệt vời, và không đâu có thể sánh được...
Lý do vì sao vậy?
Một cách biện luận mạnh mẽ có thể được cho là thế này: vì sự mất đi tính cấu trúc cốt lõi vốn có trong Phụng Vụ, nên đã gây ra một sự xói mòn trong đức tin, vốn từ đó trở nên một cú sốc lớn trong đời sống Linh Mục, trong ơn gọi Linh Mục ở Hoa Kỳ đến từ phía những người Mỹ, và trong đời sống đức tin đích thực của người tín hữu.
Riêng ở Hoa Kỳ, ơn gọi của các dòng tu lúc nào cũng không thiếu, thế mà giờ đây cũng đã giảm xuống một cách trầm trọng khi Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay được phổ biến ra mà không có sự giải thích rõ ràng và cần thiết nào cả về mặt giáo lý, lẫn giáo luật.
Trong một bầu khí Phụng Vụ theo kiểu tự do này, tất cả mọi chuyện đều tùy thuộc vào người giáo dân có biết hay không biết về các luật lệ của Giáo Hội có liên quan đến từng đoạn một được vị Chủ Tế đọc ra trong Thánh Lễ, đến từng cử chỉ, từng điệu bộ, từng vật thánh được vị Chủ Tế sử dụng đến, và từng thái độ lẫn cung cách đúng đắn nhất của vị Chủ Tế khi cử hành Thánh Lễ; để tuân phục đúng với những luật lệ này; và để nhìn xem là vị Chủ Tế đó có tuân phục đúng với những quy luật về Phụng Vụ đó hay không.
Tất cả đều phụ thuộc vào người giáo dân để dám dóng lên tiếng nói và để kêu gọi các vị Linh Mục của chúng ta phải trả lại sự tôn kính đúng đắn nhất khi nó có liên quan đến những vấn đề quan trọng của đức tin có trong luật lệ Phụng Vụ của Giáo Hội; hay những vấn đề có liên quan đến việc cảm nhận, hay ngửi thấy vốn không được các luật lệ hiện có trong Phụng Vụ đề cập đến. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết được đâu là những vấn đề có liên quan tới luật lệ của Phụng Vụ Thánh, và đâu là những vấn đề có liên quan đến việc cảm nhận, hay ngửi (a matter of taste) thấy.
Nếu chúng ta thắc mắc hay ngờ vực về kiểu cách thực hành Phụng Vụ có nơi giáo xứ của chúng ta, thì chúng ta có thể tìm đến những chỉ dẫn hay những văn kiệnRất Quan Trọng sau đây:
** Trên Mạng Internet:
(1) Chỉ Dẫn Chung về Sách Lễ Rôma riêng cho riêng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ (General Instruction of the Roman Missal hay GIRM) về Novus Ordo Mass (tức về Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay sau Công Đồng Chung Vaticăn II) tại địa chỉ:
http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml
hay GIRM cho cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20030317_ordinamento-messale_en.html
(2) Bộ Giáo Luật (The Code of Canon Law theo Anh Ngữ hay Codex Iuris Canonici tức CIC theo La Tinh) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/ENG1104/_INDEX.HTM
(3) Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Constitution on the Sacred Liturgy hay Sacrosanctum Concilium) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html
(4) Chỉ Dẫn về Trình Tự Thi Hành của Tông Huấn về Phụng Vụ (Instruction on the Orderly Carrying out of the Constitution on the Liturgy hay Liturgicae Instaurationes) tại địa chỉ:
http://www.ourladyswarriors.org/liturgy/lituinst.htm
(5) Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về Mầu Nhiệm và Việc Tôn Kính Phép Thánh Thể (On the Mystery and Worship of the Eucharist hay Dominicae Cenae) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/letters/documents/hf_jp-ii_let_24021980_dominicae-cenae_en.html
(6) Chỉ Dẫn Liên Quan Đến việc Tôn Kính Mầu Nhiệm Thánh Thể (Instruction Concerning Worship of the Eucharist Mystery hay Inaestimabile Donum) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/PAPALDOC/JP2INAES.HTM
(7) Chỉ Dẫn về Một Số Vấn Đề Liên Quan Tới Việc Cộng Tác của Người Giáo Dân trong Sứ Vụ Tư Tế Thánh (Instruction on Certain Questions Regarding the Collaboration of the Non-Ordained Faithful in the Sacred Ministry of Priest hay Ecclesiae de Mysterio) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/laity/documents/rc_con_interdic_doc_15081997_en.html
(8) Thông Điệp về Mầu Nhiệm Đức Tin có trong Phép Thánh Thể (Mystery of Faith hay Mysterium Fidei) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/encyclicals/documents/hf_p-vi_enc_03091965_mysterium_en.html
(9) Chỉ Thị có Liên Quan Tới Một Số Vấn Đề Cần Phải Được Bảo Tồn hay Nên Tránh Đi về Phép Thánh Thể (Instruction on Certain Matters to be Observed or to be Avoided regarding the Most Holy Eucharist hay Redemptionis Sacramentum) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html
(10) Thông Điệp về Phụng Vụ Thánh (On Sacred Liturgy hay Mediator Dei) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_20111947_mediator-dei_en.html
(11) Về việc cho Rước Lễ và Tôn Kính Phép Thánh Thể bên ngoài phạm vị của Thánh Lễ (Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass hay Eucharistiae Sacramentum) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWSACRA.htm
(12) Về việc Hỏi-Đáp về Những Cách Diễn Dịch Chính Thức của GIRM (Query and Reply Official Interpretations of the GIRM) tại địa chỉ:
http://www.ourladyswarriors.org/liturgy/girmnote1975.htm
(13) Về việc Chuẩn Bị và Cử Hành Các Thánh Lễ trong Mùa Phục Sinh (The Preparation And Celebration Of The Easter Feasts hay Paschales Solemnitatis) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWEASTR.HTM
(14) Về việc Dùng Đến các Ngôn Ngữ Thời Nay trong việc Ấn Bản ra các Sách về Phụng Vụ Rôma (On the Use of Vernacular Languages in the Publication of the Books of the Roman Liturgy hay Liturgicam Authenticam) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20010507_liturgiam-authenticam_en.html
(15) Chỉ Dẫn về việc dùng đến Âm Nhạc trong Phụng Vụ (Instruction On Music In The Liturgy hay Musicam Sacram) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWMUSIC.HTM
(16) Về việc Nhảy Múa trong Phụng Vụ (Dance In The Liturgy) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWDANCE.HTM
(17) Về Chỉ Thị Thứ 2 về Trình Tự Thi Hành Tông Hiến về Phụng Vụ (Second Instruction on the Orderly Carrying out of the Constitution on the Liturgy hay Tres Abhinc Annos) tại địa chỉ:
http://www.catholicliturgy.com/index.cfm/FuseAction/DocumentContents/Index/2/SubIndex/16/DocumentIndex/415
(18) Tông Huấn về việc Phúc Âm Hóa Trong Thế Giới Hiện Đại của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (On Evangelization In The Modern World hay Evangelii Nuntiandi) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/apost_exhortations/documents/hf_p-vi_exh_19751208_evangelii-nuntiandi_en.html
(19) Chỉ Dẫn của Thánh Bộ đặc trách các Nghi Lễ về việc Triển Khai Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Instruction On Implementing The Constitution On Sacred Liturgy hay Inter Oecumenici) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWINOEC.HTM
(20) Tông Thư được ban hành ra dưới dạng Tự Sắc giải thích thêm về Tính Nhạy Cảm Công Giáo có liên quan đến Phụng Vụ (Catholic Sensibility Under Liturgy hay Sacram Liturgiam) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/motu_proprio/documents/hf_p-vi_motu-proprio_19640125_sacram-liturgiam_en.html
(21) Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Church hay CCC) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/catechism/ccc_toc.htm
(22) Chỉ Dẫn về Nhạc Thánh có trong Phụng Vụ Thánh (Instruction on Sacred Music and Sacred Liturgy hay De musica sacra et sacra liturgia) tại địa chỉ:
http://www.adoremus.org/1958Intro-sac-mus.html
Lưu Ý: Cách tốt nhất là Quý Vị nên tải xuống (download) tất cả các văn kiện trên, bỏ vào một tập tin Word, để tiện tham khảo thêm lần sau cho dễ dàng hơn. Nếu Quý Vị không có thời gian, Quý Vị có thể email trực tiếp cho người viết tại địa chỉ: phi_michael@lycos.com, và người viết sẽ gởi tập tin Word đó đến cho Quý Vị!
** Tại Các Thư Viện Công Giáo có trong Giáo Xứ hay Giáo Phận, hoặc qua các Nhà Xuất Bản Sách Công Giáo hãy tìm mua /đọc qua các Sách sau:
(23) Sách nói về các Nghi Thức của các Đức Giám Mục (Ceremonial of Bishops);
(24) Sách nói về Các Nghi Thứ của Lễ Nghi Rôma Hiện Đại (Ceremonies of the Modern Roman Rite);
(25) Các Văn Kiện có liên quan đến Phụng Vụ 1963-1979 (The Documents on the Liturgy 1963-1979) do Liturgical Press ở Collegeville thuộc bang Minnesota xuất bản;
(26) Sách Các Văn Kiện về Phụng Vụ: Một Tài Liệu Dành Cho Giáo Xứ (The Liturgical Documents: A Parish Resource) do Liturgy Training Publications tại Tổng Giáo Phận Chicago xuất bản.
** Kế đến là thường xuyên kiểm chứng, và theo dõi các chỉ thị, hay sắc lệnh được ban bố ra bởi các vị Giáo Hoàng và các Thánh Bộ có trong Giáo Triều Rôma, cụ thể là Thánh Bộ đặc trách về Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and Discipline of Sacraments). Thánh Bộ này thường xuyên đưa ra những câu trả lời về những vấn đề Phụng Vụ được quan tâm tới trong một đặc san có tên là Notitiae, do Libreria Editrice Vaticana xuất bản ra hằng tháng.
Khi chúng ta có được các luật lệ đó trong tay, việc kế tiếp là viết thư trực tiếp đến cho vị Linh Mục mà chúng ta quan sát thấy có sự sai phạm hay lạm dụng trong Phụng Vụ, bằng cách trích dẫn ra các luật lệ, các chương, đoạn và các trích đoạn đầy đủ cụ thể ra.
Cách viết thư và trình bày như thế nào sao cho lễ độ và đúng với quy tắc của Giáo Hội sẽ được người viết đề cập trong các bài viết sắp tới.
Nhớ thực hiện việc này trong tinh thần đạo đức, bác ái và khách quan. Nếu có thể thì chúng ta trình bày ra những mối quan ngại của chúng ta dưới dạng những câu hỏi để nhờ vị Linh Mục đó giải đáp. Nếu một Linh Mục nào đó thi hành chức vụ tư tế Linh Mục của mình theo cách cho có lệ thì đơn giản Vị ấy chẳng biết gì cả về việc mà Vị ấy đang làm, là liệu Vị ấy có lơ đãng hay cố tình chủ ý tỏ ra bướng bỉnh hoặc sẽ cố giữ thể diện khi lầm lỗi của Vị ấy bị người khác nêu ra.
Nếu cảm thấy không thỏa mãn sau khi trình bày ra đầy đủ các lý lẽ và dẫn chứng cụ thể, thì hãy kiên nhẫn gởi thêm một lá thư khác nữa đến cho vị Linh Mục ấy, và gởi một bản sao của lá thư đó cho vị Giám Mục địa phận - bề trên của vị Linh Mục đó.
Tiến trình này - theo kinh nghiệm của riêng người viết - khi trực tiếp bày tỏ những quan ngại này đến cho một số vị Linh Mục người gốc Hoa Kỳ thì nó có thể nhập nhằng, dai dẳng và không mấy dễ chịu cho lắm. Thế nhưng, dẫu có gì đi nữa, thì hãy cứ kiên nhẫn lập đi lập lại vấn đề sai phạm và những luật lệ cụ thể mà những sai phạm này đi ngược lại, và lúc nào cũng phải duy trì một tinh thần bác ái cao thượng trên hết!
Nếu sự than phiền của chúng ta dẫn đến một sự sửa đổi hay nhìn nhận nào đó "có hậu," thì cũng đừng vì đó mà huênh hoang, ngạo mạn, hay phách lối, tỏ vẽ "ta đây" theo kiểu của những kẻ "thất học" và "thất đức," vì suy cho cùng, chúng ta chẳng có chiến thắng gì cả: Luật Lệ của Giáo Hội được chu toàn và Bí Tích Thánh được trả về lại với tính trang trọng và thánh thiên của nó - thế thôi!
B. Những Lạm Dụng Phổ Biến Nhất trong Phụng Vụ Thánh:
1. Việc Xem Thường Bản Văn Được Qui Định của Sách Lễ:
Sự lạm dụng cụ thể này có lẽ là sự lạm dụng phổ biến nhất. Chúng ta thường hay nghĩ rằng việc có Sách Lễ và các đoạn được viết ra trong Sách Lễ đó sẽ không bao giờ bị thay đổi hay phóng tác thêm, thế nhưng sự thật thì lại không đúng như vậy.
Ngày nay, không có gì lạ lùng khi chúng ta nghe những người lên đọc Sách Thánh tránh đề cập đến Thiên Chúa theo giới nam, hay việc dùng đến các phiên bản lạ lùng của các Sách Thánh Kinh vốn không chính xác và chưa được phê chuẩn (tức dạng Thánh Kinh của New Revised Standard Version) cho các Bài Đọc trong Thánh Lễ.
Hay thỉnh thoảng chúng ta nghe các vị Linh Mục thay đổi các từ có trong Kinh Tin Kính như: việc bỏ mất đi từ "men" trong câu "for us men and for our salvation" - thì đây chính là trường hợp vi phạm phổ biến nhất - hay loại bỏ đi việc đọc cả Kinh Tin Kính; hoặc đọc lớn lên các lời nguyện lẽ ra phải được đọc trong sự thinh lặng; hay việc nói một cách tổng quát, chung chung, như trong câu:
"Lord, wash away our inquities and cleanse us of our sins" thay vì phải đọc cho đúng là: "Lord, wash away my inquities and cleanse me of my sins" vị Chủ Tế đọc câu này lên, trong khi đang được chú giúp lễ đổ nước lên tay và dùng khăn để lau tay.
Hay chúng ta vẫn thường nghe vị Linh Mục tự động thay đổi thể của động từ, và do đó làm sai lệch đi ý nghĩa của cả câu. Lấy ví dụ như, "Pray that our sacrifice is acceptable" mà đúng ra phải là "may be acceptable," hay "The Lord is with you!" mà đúng ra phải là "The Lord be with you!"
Hay việc chúng ta lắng nghe vị Linh Mục mời gọi cả cộng đoàn cùng tham dự vào những lời cầu nguyện, giống thể như đó chính là những câu cầu nguyện của riêng vị Linh Mục chủ tế đó vậy. Và ngoài những từ ngữ được thêm, bớt hay bỏ đi, chúng ta còn nhận thấy cách thực hành thiếu tính trang nghiêm chẳng hạn việc dùng đến các áo lễ màu xanh nước biển cho các Ngày Lễ Kính Đức Maria, hay việc dùng đến bánh gừng (gingerbread) trong Phép Thánh Thể cho các Thánh Lễ dành cho trẻ em.
Tất cả những điều kể trên là đi ngược lại với Luật Lệ của Giáo Hội.
Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh, Chương 22 - cũng như trong các văn kiện như Sacram Liturgiam; Tres Abhinc Annos; hay CIC 841 và 846 cũng như trong các Qui Định và Luật Lệ khác viết rằng:
"Quy định về Phụng Vụ Thánh chỉ hoàn toàn lệ thuộc vào thẩm quyền của Giáo Hội mà thôi, tức của Tòa Thánh, như được qui định bởi các luật lệ, và của vị Giám Mục bản quyền. Do đó, không có bất kỳ ai khác, thậm chí nếu người đó là Linh Mục, cũng không có quyền thêm, bớt, hay thay đổi bất kỳ điều gị có trong Phụng Vụ Thánh bằng chính thẩm quyền của riêng mình."
Những sự sai lệch với Sách Lễ Rôma là bất hợp pháp, và khi được thực hiện một cách cố ý, thì vị Linh Mục đó phạm Tội Trọng chống lại cả Giáo Hội lẫn những người tín hữu vốn có quyền để lãnh nhận một Phụng Vụ Thánh Đích Thực (như được đề cập đến trong Inaestimabile Donum).
2. Việc Ngưng hay Ngắt Quãng Thánh Lễ:
Vị Linh Mục không có bất cứ quyền nào để ngưng Thánh Lễ từ cung thánh cả. Vào lúc cuối lễ, người đọc sách Thánh hay vị Linh Mục mới đưa ra những thông cáo chung về các thông tin sinh hoạt của giáo xứ, điều này đã được qui định rất rõ ràng trong Sách Lễ Rôma.
Không ai có quyền ngừng Thánh Lễ lại để đưa ra những lời thông cáo, đưa ra các báo cáo tài chánh [như tình hình thu chi, quyên góp được bao nhiêu, vốn xảy ra trong Thánh Lễ Mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang ở Washington vừa qua - NV], hay việc vận động kêu gọi quyên góp vào các quỹ bác ái, vân vân.... (các văn kiện như Inter Oecumenici và Inaestimabile Donum đã quy định rất rõ về điều này).
Không ai có thể ngưng Thánh Lễ để có thêm nhiều bài giảng (như chính Liturgicae Instaurationes ở Mục Số2(a) đã qui định rất rạch ròi); và hẳn nhiên hoàn toàn không có chuyện được gọi là nhảy múa phụng vụ cả.
Lạm dụng hay sai phạm này, suy cho cùng, xảy ra rất nhiều, không những tại Việt Nam mà còn ngay cả chính Hoa Kỳ này nữa.
3. Việc Bỏ Đi Nghi Thức Sám Hối:
Việc này thường gây ra sự hiểu lầm. Một vị Linh Mục có thể chọn việc dùng đến nghi thức làm phép và rảy nước như được qui định trong Sách Lễ, mà trong trường hợp đó, vị Linh Mục chủ tế phải bỏ đi việc đọc "Lord have mercy!"
Thế nhưng một vị Linh Mục không thể nào bỏ đi toàn bộ nghi thức sám hối được, và hẳn nhiên vị ấy không thể nào đưa ra một sự xá tội chung trong nghi thức sám hối của Thánh Lễ, như là một cách thay thế cho việc xưng tội cá nhân được (và càng không thể trong lúc diễn ra nghi thức sám hối cộng đoàn như đã được quy định rất rõ ràng trong CIC số 961).
Còn việc ban dấu chỉ bình an cho nhau. Trong GIRM 112 có quy định rằng: vị Linh Mục chủ tế có thể bỏ đi phần này trong Thánh Lễ (vì trong Thánh Lễ La Tinh không có chuyện bắt tay để ban bình an cho nhau - NV).
Nhưng nếu vị Linh Mục chủ tế cho phép việc bắt tay hay ôm hôn để ban bình an cho nhau được diễn ra trong Thánh Lễ, thì vị Linh Mục không được phép rời cung thánh để xuống dưới trao đổi bình an cho cộng đoàn (như được quy định trong GIRM 136).
4. Việc Thay Thế hay Bỏ Đi Bài Giảng:
Một vị Linh Mục có thể bỏ qua bài giảng hay không giảng trong Thánh Lễ thuộc vào các ngày thường trong tuần. Còn vào những Ngày Chủ Nhật hay các Ngày Lễ Trọng, hay các Lễ Kính, thì vị Linh Mục phải có bài giảng cho giáo dân (Sacrosanctum Concilium và CIC Số 767 có quy định rất rõ về điều này), và bài giảng nên liên hệ tới các bài đọc, hay ám chỉ đến cách làm sao để thông điệp của các bài đọc đó có thể được đem ra áp dụng trong đời sống hằng ngày của những người tín hữu (như được quy định trong Evangelii Nuntianidi và Inter Oecumenici).
Nói về bài giảng, theo nhận xét "thiển ý" của người viết khi đề cập đến "chất lượng, tính hùng hồn và đạo đức"của bài giảng và khả năng giảng thuyết, thì hình như các Linh Mục tại Việt Nam chú trọng và nghiên cứu nhiều về nội dung của bài giảng hơn là các vị Linh Mục Việt Nam ở hải ngoại, do đó bài giảng của các Vị ấy thường có sức lôi cuốn sự chú ý và đánh động đến lương tâm của người tín hữu hơn. Việc giảng trong Thánh Lễ, nếu không được chú trọng và dọn sẳn sàng kỹ lưởng trước, cũng có thể gây ra sự chia trí hay nhàm chán nơi những người tín hữu. Về chủ đề này, Linh Mục Giuse Trần Nhân Tài, Cjsb đã có đề cập đến trong loạt bài viết của Cha có nhan đề "Cha Sở - Cha Phó" được đăng trên VietCatholic từ mấy lâu nay.
Không có vị Linh Mục nào có thể thay thế bài giảng bằng việc đưa ra các thông cáo, hay việc công bố ra các báo cáo tài chánh, hay các lời vận động và kêu gọi giáo dân đóng góp tiền bạc; hay thậm chí thêm những việc vừa kể vào trong phạm vi của bài giảng cả.
Dĩ nhiên là Tòa Thánh không mấy quan trọng hóa đến điều này nếu như vị Linh Mục chủ tế chỉ đã động vài ba câu về những việc vừa kể trên ngay lúc kết thúc bài giảng, để đưa ra một thông cáo nhỏ hay vắn tắt nào đó, hay nói cho cộng đoàn biết về việc còn lại bao nhiêu trong quỹ xây dựng Nhà Thờ, hay đề cập đến việc quyên tiền lần 2 trong Thánh Lễ.
Không ai - ngoại trừ Linh Mục, Giám Mục hay Phó Tế, có thể đưa ra bài giảng cả như CIC từ Số 766-768 có quy định rất rõ ràng. Và dĩ nhiên vị Linh Mục chủ tế không được rời khỏi cung thánh trong lúc đưa ra bài giảng lễ cho giáo dân (theo quy định của GIRM Số 97).
5. Việc Khống Chế về Cử Chỉ hay Dáng Điệu:
Có những giáo xứ mà các ông từ sẽ đưa ra lời yêu cầu toàn thể cộng đoàn đứng, khi đúng ra phải quỳ xuống. Rất nhiều nhà thờ ngày nay đang được xây dựng vốn không có chổ để quỳ, hầu làm nhục chí những ai muốn quỳ xuống. Điều này hoàn toàn vi phạm đến luật lệ của Giáo Hội, và chứng tỏ cho thấy chẳng có sự tôn kính nào cả cho Chúa Kitô lẫn các vị Thánh Tử Đạo - những người thà chết chứ không hề chấp nhận những dấu hiệu ngược đời của đức tin nơi các Ngài..
Vị Linh Mục chủ tế lẫn các ông từ không thể nào quy định hay áp đặt dáng điệu của từng người tín hữu, thế nhưng luật lệ của Giáo Hội lại có quyền quy định về điều đó. Cụ thể là toàn thể cộng đoàn cùng đứng, quỳ, hay ngồi xuống vào những lúc thích hợp trong Phụng Vụ Thánh Lễ (như GIRM Số 20 có đề cập đến), và có các quy luật mang tính áp dụng chung cho cả Giáo Hội khắp hoàn vũ.
Tại Hoa Kỳ, người tín hữu buộc phải quỳ xuống trong lúc diễn ra việc Thánh Hóa Bánh và Rượu, ngay cả khi nhà thờ đó không có bàn quỳ (như được đề cập trong GIRM Số 21).
Mọi người tín hữu buộc phải cúi đầu hay quỳ xuống khi nghe đọc tới dòng chữ "by the power of the Holy Spirit" (tức "bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần") trong Kinh Tin Kính (như GIRM Số 98 có nói rất rõ).
Mọi người tín hữu buộc phải quỳ gối bất kỳ khi nào đi ngang qua Phép Thánh Thể, cho dẫu là Phép Thánh Thể được đặt trong Nhà Tạm hay được để công khai trên bàn thờ, ngoại trừ lúc diễn ra Kiệu Thánh Thể mà thôi (trong Ceremonial of Bishops Số 71, và GIRM Số 233 có đề cập tới việc này).
Và hoàn toàn trái ngược với những gì mà chúng ta nghĩ là có thể được trong thời nay đó là: Nhà Tạm đặt Phép Thánh Thể không thể nào được dấu kín, hay cất riêng ra một chổ nào khác, hoàn toàn tách rời khỏi cấu trúc của Nhà Thờ, mà phải được "đặt ngay trong phần thuộc về Nhà Thờ, vốn phải được trang trí một cách đẹp đẽ, dễ thấy, và thích hợp cho việc cầu nguyện" (như CIC Số 938 quy định).
Sau phần Thánh Thể, chúng ta được tự do có quyền để đứng, ngồi hay quỳ, tùy ý.
6. Việc Khống Chế Đến Cách Thức Lãnh Nhận Phép Thánh Thể:
Công Đồng Chung Vaticăn II chưa có bao giờ đề cập đến việc Rước Lễ bằng tay cả. Thế nhưng khi có một số quốc gia giới thiệu ra cách thực hành lạ đời này, thì Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tham khảo ý kiến của các Đức Giám Mục trên khắp cả thế giới để xem là liệu có nên cho phép điều này được tiếp tục diễn ra tại những nơi đã tồn tại cách thực hành này rồi.
Thay vì bất thình lình khống chế hay cấm ngay việc Rước Lễ bằng tay, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục mới ban ra một Sự Cho Phép (Indult) riêng, nhằm để kiểu thực hành này được tiếp diễn trong một khoảng thời gian ngắn tại những nơi mà hình thức Rước Lễ bằng tay đã tồn tại.
Trong khi đó, hết sức ngược đời, các vị Giám Mục Hoa Kỳ - vốn Hoa Kỳ không phải là nơi tồn tại hình thức Rước Lễ bằng tay - lại xin phép Tòa Thánh để giới thiệu ra kiểu thực hành ngược đời này. Vậy mà hết sức ngạc nhiên không kém, Tòa Thánh đã chuẩn thuận cho việc xin phép đó. Thế là Hoa Kỳ có hiện tượng lên Rước Lễ bằng tay.
Trong Thánh Lễ La Tinh, chỉ có Rước Lễ bằng miệng khi người lên Rước Lễ phải quỳ xuống cung kính Phép Thánh Thể. Còn tại Việt Nam, chắc chắn các vị Giám Mục Việt Nam không có xin phép Tòa Thánh về việc cho phổ biến hình thức Rước Lễ bằng tay, do đó, nếu ai đó Rước Lễ bằng tay, chính là trái với Phụng Vụ Thánh, tức là Phạm Tội Trọng, tức là thiếu mất đi sự tôn kính về Mình Thánh Chúa.
Luật Lệ của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ không cho phép việc đón nhận Phép Thánh Thể trên hay bằng tay, và Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị hoàn toàn chối từ hình thức Rước Lễ bằng tay này.
Và dĩ nhiên không có vị Linh Mục hay thừa tác viên Thánh Thể nào lại có quyền từ chối việc người tín hữu muốn đón nhận Mình Thánh Chúa bằng lưỡi cả (xem thêm GIRM Số 240b nói rất rõ về điều này).
Ly Thánh (chalice) không thể để trên bàn thờ cho mọi người tới cầm lên và uống Máu Thánh Chúa từ đó, thậm chí ngay cả khi số tín hữu tham dự Thánh Lễ rất ít. Người tín hữu không được phép cầm Mình Thánh Chúa để chấm vào Chén Thánh, mà phải cầm Chén Thánh lên và uống từ đó.
Các thừa tác viên Thánh Thể không được tự quyền phân phát Mình Thánh Chúa bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ cho người bệnh, nếu như không được sự chỉ định hay cho phép của vị Linh Mục.
7. Việc Coi Thường Những Quy Luật có Liên Quan đến Phép Thánh Thể:
Trong bài viết của ngày 27 tháng 5 năm 2006 dưới nhan đề "Những Nhắc Nhở Quan Trọng về Việc Lên Rước Lễ," được đăng trên VietCatholic tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=34977, người viết đã đề cập khá rõ về đâu là những đòi hỏi nghiêm ngặt của Giáo Hội về việc phải giữ mình, ăn chay trước ít nhất là một tiếng đồng hồ, và việc đến tham dự Thánh Lễ trể, sau khi đã qua Bài Đọc I, II và cả bài Phúc Âm - đều không được phép lên Rước Lễ, cùng những vấn đề chi tiết khác, vốn không cần phải đề cập lại trong phạm vi của bài viết này.
Tuy nhiên, nếu Thánh Lễ bắt đầu lúc 5h chiều, mà người đó rời khỏi nhà để đến Nhà Thờ lúc 4h chiều, và người đó thừa biết từ nhà mình đến Nhà Thờ chỉ mất có 30 phút, và trên đường đến Nhà Thờ, tự dưng có tai nạn xảy ra - một điều vượt ngoài ý muốn, thì mặc dầu đến trễ, thậm chí cả sau bài giảng của vị Chủ Tế - thì người đó vẫn được phép lên Rước Lễ vì người đó có lý do chính đáng mà Thiên Chúa hiểu - nghĩa là: trong ngày đó, người đó đã quyết tâm đến Nhà Thờ sớm trước 30 phút; và tai nạn hay bất kỳ chướng ngại nào đó bất thình lình xảy ra, ngoài toan tính của người đó.
Còn nếu Thánh Lễ bắt đầu lúc 5 giờ chiều, mà người đó mới rời khỏi nhà để đến Nhà Thờ vào ngay lúc 5 giờ chiều, hay 4 giờ 45 chiều và người đó thừa biết từ nhà mình đến Nhà Thờ phải mất trên 45 phút, và trên đường đến Nhà Thờ có tai nạn khách quan xảy ra, thì người đó hoàn toàn không được phép lên Rước Lễ, vì người đó có chủ ý đến Nhà Thờ trể, vì người đó có tính chây lười, thiếu sốt sắng và bị ma quỷ cám dỗ để cố ngăn cản người đó đến với Chúa.
Việc chính trị gia nào ủng hộ cho việc phá thai, ủng hộ cho lối sống đồng tính luyến ái, và ủng hộ cho cái chết êm ái dịu ngọt trong thuốc đắng, [như Nancy Pelosi của California chẳng hạn - NV] thì vị Chủ Tế, nếu biết được về người đó và sau khi đã tìm mọi cách để phân giải cho người đó theo đúng với lẽ phải của Giáo Hội, mà người đó vẫn cố tình từ chối Giáo Huấn của Giáo Hội liên quan đến các vấn đề đạo đức và luân lý, thì vị Linh Mục chủ tế phải có can đảm khước từ việc trao Mình Thánh Chúa cho những loại người đó. Nếu vị Chủ Tế đó không làm như vậy, thì cả vị Chủ Tế lẫn chính trị gia đó đều phạm Tội Trọng trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội.
Những người không phải là Công Giáo - cho dẫu họ là các viên chức đứng đầu một đất nước nào đó - nếu họ đi tham dự Thánh Lễ trong các dịp trọng đại như: đám cưới, đám ma, hay nhân việc đến thăm một quốc gia nào đó, thì vị Linh Mục chủ tế không được phép cho những người đó Rước Lễ khi họ đứng xếp hàng lên Rước Lễ như những người tín hữu khác, vì họ không phải là Công Giáo, mặc dầu họ là Kitô Giáo [tức Tin Lành, Chính Thống, Methodist, Presbyterian, Episcopal, vân vân.... - NV]. Việc cho họ Rước Lễ chính là tội trọng vì đã coi thường đến Phép Thánh Thể.
Chỉ có vị Giám Mục địa phương mới có thể quyết định trong một số trường hợp hết sức hiếm hoi nào đó mà thôi, còn Luật Lệ chung của Giáo Hội về Phụng Vụ Thánh phải được tuân thủ chặt chẻ bởi bất kỳ ai, cho dẫu vị đó là Giáo Hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục hay Phó Tế.
Thêm nữa, để lên Rước Lễ một cách chính đáng, thì người đó phải sạch tất cả mọi thứ tội, nhất là Tội Trọng.
8. Việc Cầm Tay Nhau trong Lúc Đọc Kinh Lạy Cha:
Việc này suy cho cùng chỉ có diễn ra tại Hoa Kỳ mà thôi; chứ ở Việt Nam, thì không có chuyện này. Và trong Thánh Lễ La Tinh, lại càng không có chuyện cầm hay bắt tay nhau gì cả!
Chuyện nắm hay cầm tay nhau trong lúc đọc Kinh Lạy Cha trong Phụng Vụ Thánh là một điều sai phạm trầm trọng.
Ấn bản phát hành chính thức của Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích, có tên là Notitiae (11 [1975] 226) nêu rằng:
"Cách thực hành này phải được từ bỏ ngay vì nó không có trong các qui trình lễ nghi hay luật chữ đỏ (rubrics), và những gì không có trong rubrics tức là bất chính hay phi pháp, hay chống lại pháp luật."
Notitiae (17 [1981] 186) cũng tái khẳng định rằng:
"Vị Linh Mục chủ tế không bao giờ được phép mời cả cộng đoàn đứng chung quanh bàn thờ và cầm tay nhau trong lúc diễn ra việc Thánh Hiến trong phần có liên quan đến Phép Thánh Thể.
9. Việc Thực Hiện Kiểu Nhảy Múa Trong Phụng Vụ:
Việc giới thiệu chuyện nhảy múa hay khiêu vũ (dance) trong Phụng Vụ ở Hoa Kỳ, theo Notitiae (11 [1975] 202-205) chính là việc thêm vào "một trong những yếu tố sai phạm trầm trọng có tính phỉ báng và suy đồi nhất của trần tục vào trong Phụng Vụ Thánh" để từ đó tạo nên "một bầu khí xúc phạm, coi thường, tục tĩu nhất đến Phụng Vụ Thánh Thiêng Nhất của Giáo Hội."
"Việc đó đã không hề được chấp nhận rồi, huống hồ chi đến việc nhảy múa hay khiêu vũ có tính nghệ thuật hay balê, vì việc này chỉ biến Phụng Vụ có tính chất là để giải trí mà thôi."
Vào ngày 7 tháng 12 năm 2005, trong bài viết có nhan đề "Đức Hồng Y Arinze: Thánh Lễ không phải là một cuộc tiêu khiển" được đăng trên VietCatholic tại địa chỉ: http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=30912, Đức Hồng Y Arinzé đã nói như thế này:
"Giáo Hội địa phương nên ý thức rằng, việc phụng tự trong nhà thờ hoàn toàn không giống gì cả với việc chúng ta hát trong một quán bar, hay những gì chúng ta ca hát tại đại hội giới trẻ. Chính vì thế, nó sẽ ảnh hưởng đến loại nhạc và loại nhạc cụ được sử dụng.”
"Phụng Vụ Thánh không phải là tài sản sở hữu của một cá nhân, chính vì thế, một cá nhân không được sửa đổi hay chắp vá, mà phải nổ lực cử hành như là Giáo Hội Mẹ mong muốn. Một khi điều đó thật sự xảy ra, thì cộng đồng sẽ vui vẽ vì họ cảm thấy được dưỡng nuôi, chính vì thế, mà đức tin của họ sẽ phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn. Họ về nhà vui vẽ và muốn quay trở lại vào ngay Chủ Nhật tuần sau.”
Do đó, việc Dâng Hoa vào Tháng Đức Mẹ - tức vào Tháng 5 mọi năm - nên được diễn ra sau khi cả cộng đoàn cùng đọc kinh Chiều, chứ không được phép diễn ra trong phạm vi của Thánh Lễ.
10. Việc Đóng Các Bình/Suối Nước Thánh vào Một Số Mùa của Phụng Vụ:
Đây là một sự sáng chế mới, và mặc dầu các bình/suối nước Thánh không phải là những phần có liên hệ gì cả đến Thánh Lễ, do đó, việc để cho chúng khô cạn trong suốt Mùa Chay hay Mùa Vọng đều sai lầm cả, cho dẫu chúng ta có muốn lý luận theo kiểu nào đi chăng nữa. Và dĩ nhiên phần này không được tìm thấy hay đề cập đến trong bất kỳ luật lệ nào của Phụng Vụ cả, và vì lý do đó mà chúng được làm cho khô cạn.
Nước Thánh chính là một phép bí tích, việc dùng đến Nước Thánh là để xin được ơn tha tội và xin được sự miễn giảm về hình thức trừng phạt của Thiên Chúa (theo như CCC Số 1668 và Ceremonials of Bishops từ Số 110-114). Do đó, chẳng có lợi ích tích cực nào cả về mặt tâm linh qua việc cấm không cho giáo dân được dùng đến sự trợ giúp của Nước Thánh vào bất kỳ lúc nào mà họ muốn cả. Thậm chí, việc dẹp đi các bình/suối Nước Thánh trong mùa xá tội - tức là mùa mà người giáo dân cần đến Nước Thánh nhất - lại là một chuyện hết sức ngược đời và lạ kỳ không thể nào chấp nhận được.
Cũng nên biết thêm rằng vì trong Thánh Lễ có nghi thức xá tội rồi, và việc đón nhận Phép Thánh Thể đã giúp diệt trừ tất cả mọi tội nhẹ mà chúng ta đã phạm rồi, do đó không cần phải dùng đến Nước Thánh khi chúng ta dự xong Thánh Lễ và rời Nhà Thờ, trừ phi chúng ta đã làm một số điều ác nào đó trong những giây phút ngắn ngũi đó mà thôi.
11. Việc Rời Bỏ Giáo Xứ của Mình:
Sai phạm hay sự lạm dụng này phần lớn là đến từ phía giáo dân. Bộ Giáo Luật (CIC Số 1248, Đoạn 1) có quy định rất rõ như sau:
"Luật tham dự vào Thánh Lễ được thỏa mãn bởi việc phụ giúp vào Thánh Lễ vốn được tổ chức tại bất kỳ nơi đây trong nghi thức Công Giáo hoặc là vào ngày lễ buộc hay là vào buổi chiều tối trước ngày lễ buộc."
Do đó, chúng ta có thể chu toàn bổn phận ngày Chủ Nhật bằng cách đi tham dự Thánh Lễ tại bất kỳ nơi đâu.
Tuy nhiên, nếu chúng ta là thành viên của Giáo Xứ đó, thế nhưng chúng ta lại không thường xuyên đi tham dự tại Giáo Xứ đó vì những lý do như: ông cha giảng dở, ông cha giảng quá lâu, mấy ông trùm ích kỷ ti tiện hay nhỏ nhen, cộng đồng chia rẽ và có tính bè phái, "cái tôi" của tôi rất bự, nhưng không có ai tâng bốc, hay lăng xê tôi lên tại giáo xứ của tôi, vân vân...., thì có nghĩa là chúng ta đã không sống đúng với trách nhiệm của chúng ta là một người giáo dân, hay một thành viên trong giáo xứ. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta coi thường đến Phụng Vụ Thánh, và biến Phụng Vụ Thánh chỉ là một hình thức tiêu khiển thuần túy.
Phụng Vụ chính là hiện thực, là hiện thực chính yếu và duy nhất của cả thế giới trần tục này. Chúa Kitô chính là Thiên Chúa, là Hiện Thực trên tất cả mọi hiện thực phụ khác do Ngài tạo dựng nên (vì qua Ngài, mọi thứ mới được tạo dựng nên - câu kinh mà chúng ta vẫn thường đọc lên hằng ngày - còn nhở không?). Và Phụng Vụ chính là một phép bí tích mà qua đó Thiên Chúa từ trời cao xuống cả về thể lý lẫn tâm linh để cùng hiện diện và ngự giữa chúng ta, để cùng vị Chủ Tế và cả cộng đoàn - hiệp ý chung hết lại hòng dâng lên Hy Tế cho Thiên Chúa Cha. Thánh Lễ chính là điều quan trọng duy nhất không thể nào có thể chối cãi hay lý luận được, trên hết tất cả mọi thứ mà con người có thể làm.
11. Việc Bỏ Đi Những Câu Hát Kinh bằng tiếng Hy Lạp và La Tinh trong Phụng Vụ Thánh:
Trong Chỉ Dẫn về Nhạc Thánh có trong Phụng Vụ Thánh, ở Mục 25 (a) và (b) có quy định rõ rằng: mặc dầu Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng địa phương, thế nhưng những phần ca hát bằng tiếng Hy Lạp và La Tinh vẫn phải được duy trì và dùng đến như: Kyrie eleison; Gloria in excelsis Deo; Credo; Sanctus-Benedictus; và Agnus Dei.
Có lẽ trong Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam ở Việt Nam, Kyrie eleison và Agnus Dei thường hay bị bỏ qua và được thay thế bởi các lời hát bằng tiếng Việt, thậm chí cả trong những Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam được cử hành cho các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, cũng bỏ qua phần hát quan trọng này.
Còn trong Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Anh, phần lớn các Giáo Xứ Mỹ vẫn duy trì các phần hát quan trọng này.
Trong lá thư giải thích đính kèm sau khi ban hành ra Tự Sắc Summorum Pontificum, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 viết rằng:
"..... tại rất nhiều nơi, một số điều khoản có liên quan đến việc giữ lại tiếng La Tinh trong các phần nào đó trong Thánh Lễ theo hình thức mới, phần lớn đã bị coi thường và bỏ qua, và việc cử hành Phụng Vụ đã không còn trung thành nữa so với những chỉ dẫn của Thánh Lễ theo hình thức 'mới', rủi thay Thánh Lễ theo hình thức 'mới' lại được hiểu nhầm rằng nó cho phép và thậm chí đòi hỏi cả sự sáng tạo của riêng cá nhân, hay của những tập thể, vốn thường dẫn đến việc làm cho méo mò đi hình thức đúng đắn nhất của Phụng Vụ."
C. Kết Luận:
Nói tóm lại, Phụng Vụ - trong tiếng Anh chính là "Liturgy," và chữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp vốn có nghĩa là "the laity's job" (tức là "công việc của người giáo dân").
Chúng ta không phải là các khách hàng của Giáo Hội mà chúng ta chính là Giáo Hội.
Và chúng ta có quyền để nhận được một Phụng Vụ Thánh Đích Thực, Nguyên Thủy, và Tinh Tuyền (như Inaestimabile Donum có đề cập tới), và Phụng Vụ phải đi đúng với các luật lệ hiện hành, hòng từ đó mới có thể có ý nghĩa tôn kính được (xem thêm CIC 528).
Do đó, nếu vị Linh Mục nơi giáo xứ của Quý Vị dâng Thánh Lễ theo kiểu cẩu thả, nhếch nhác, trái phép hay thậm chí sai lệch, thì hảy thử đoán xem việc lên tiếng và chỉnh đốn chuyện đó là công việc của ai?
Trên đây chỉ là việc liệt kê ra một phần nhỏ trong những lạm dụng hay sai phạm hiện có trong Phụng Vụ mà thôi, các bài viết sau sẽ triển khai thêm nhiều sai phạm nữa, để chúng ta cùng biết và học hỏi thêm!
Tất cả những lạm dụng hay sai phạm cho dẫu có chủ ý hay không về Phụng Vụ Thánh đều có tính phỉ báng và xem thường Mầu Nhiệm Thánh của Thiên Chúa, do đó, sẽ là một Trọng Tội, nếu như việc sai phạm đó không sớm được điều chỉnh.
Nếu chúng ta phát hiện và biết rõ những sai phạm hay lạm dụng đó mà cố tình bỏ qua, thì chính chúng ta cũng mang tội trước mặt Thiên Chúa, do đó trách nhiệm hồi phục lại tính thánh thiêng và cao đẹp của Phụng Vụ là của tất cả mọi thành phần dân Chúa - một điều mà chúng ta cần phải ghi nhớ!
T.B. Bài viết tuần tới sẽ có nhan đề: "Những Câu Hỏi và Trả Lời Cụ Thể có liên quan đến Những Lạm Dụng trong Phụng Vụ Thánh," kính mời Quý Vị nhớ dõi theo!
Lời Mở Đầu..... .
Tại sao chúng ta phải nói về Thánh Lễ?
Thưa, vì Thánh Lễ chính là trọng tâm của đời sống đức tin nơi mỗi một người Kitô hữu. Thánh Lễ chính là sự diễn lại việc Hy Tế của Chúa Giêsu trên Thập Giá cho Chúa Cha, để qua đó ơn cứu rỗi của Thiên Chúa được ban xuống cho tất cả chúng ta.
Thánh Lễ chính là giải pháp và câu trả lời hoàn hảo duy nhất cho tất cả mọi vấn nạn thuộc về trần tục, cho tất cả mọi vấn nạn của xã hội con người trên bất kỳ phương diện nào. Sẽ là một sai lầm lớn khi xem nhẹ tính thánh thiêng của Thánh Lễ, xem nhẹ Phụng Vụ, để mà lo cố tìm ra những giải pháp thuộc về trần tục, mà quên bẵng hay coi thường đến việc phục hồi lại tính trang trọng và thánh thiện của Thánh Lễ, của Phụng Vụ - vì việc này suy cho cùng phải là ưu tiên hàng đầu, trong bất kỳ mọi lo toan khác của một vị Chủ Chăn của đàn chiên hay của cộng đoàn.
Trong ý hướng này, người viết sẽ lần lượt đề cập đến việc lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ qua một số bài viết sắp tới, với mục đích giúp cho Quý Vị độc giả hiểu và ý thức rõ hơn về đâu là những sai phạm, cách thức trình bày ra những sai phạm đó lên cho các vị giáo sĩ, để chúng ta - từng bước - cùng nhau phục hồi lại những gì mà Thiên Chúa qua Giáo Hội, và cụ thể là qua Thánh Bộ Kỷ Luật Bí Tích mong muốn nơi Thánh Lễ.
Nhiệm vụ hồi phục lại tính thánh thiêng và trang trọng của Thánh Lễ không phải chỉ của riêng hàng giáo sĩ không thôi mà đó còn là trách nhiệm của giáo dân, hay nói cách khác của từng người tín hữu trong cộng đoàn.
Đã qua rồi thời kỳ đón nhận đức tin một cách giáo điều và sai lầm vì suy cho cùng Giáo Hội: Công Giáo, Duy Nhất, Thánh Thiện, và Tông Truyền không phải là một Giáo Hội được dựng xây và tồn tại trên nền tảng của sự độc đoán, hay là một Giáo Hội theo khuynh hướng tự do, tự biên và tự diễn, hay tự ca và tự khen theo lối trần tục được.
Giáo Hội được dựng xây trên nền tảng của Sự Thật, của những giảng dạy và của những Giáo Huấn cùng các Luật Lệ có từ thời các Tông Đồ, các Tổ Phụ Cha-Ông, và luôn được soi dẫn, gìn giữ và bảo vệ bởi chính Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần, và qua sự chuyển cầu và trông nom của Đức Maria.
Giáo Hội qua những Luật Lệ cụ thể (vốn sẽ được trình bày dưới đây) cho phép những người giáo dân lẫn giáo sĩ nào - vốn có đức tin và lòng đạo đức chân thật, đích thực - cùng đóng góp và sửa đổi cho nhau trong tình yêu thương tôn trọng, trong tình con thảo của những người con trong một đại gia đình có cùng Một Cha ở trên trời.
Trình bày ra một số bài viết về chủ đề này, mục đích của chính người viết không phải để tỏ sự bất kính với các Đấng Bậc có trong Giáo Hội, mà ngược lại là vì sự yêu mến và sự tôn kính đến Phụng Vụ Thánh và đến chính Thiên Chúa Tối Cao.
Thường những Vị có đầu óc tự kiêu, tự đại, hay có đời sống tâm linh, hoặc đời sống đức tin mệt mõi, kém cỏi, sa sút.... sẽ là những Vị tỏ vẽ giận dữ, bực tức, nóng mặt, hoặc "phùng man trợn mắt" để lên tiếng chỉ trích khi yếu điểm của Vị ấy bị người khác vạch ra. Thế nhưng, đối với những Vị có đời sống tâm linh đích thực, khiêm tốn và thánh thiện thì cách hành xử hẳn sẽ phải khác hơn, qua việc tự kiểm điểm lại chính mình với Thiên Chúa - hòng trả lại những gì là Thánh Thiên Nhất, và những gì là Tôn Kính Nhất lại cho Phụng Vụ Thánh - để qua Thánh Lễ hết sức sốt sắng và trang trọng đó mỗi ngày, người tín hữu đón nhận được tất cả mọi ơn ích và hồng ân đích thực của Thiên Chúa đến trong tâm hồn, con tim và tâm trí của họ, để từ đó họ tự hoán cải chính bản thân, và tự hăng say rao truyền sứ điệp bác ái và yêu thương đích thực đó đến cho tất cả muôn người, muôn nước... thì khi đó những vấn nạn của con người mới được hóa giải, từ ngay chính hồng ân mà họ đón nhận được trong Thánh Lễ tinh tuyền và thánh thiện do vị Chủ Tế đó cử hành.
Có bao giờ chúng ta sau khi đi tham dự Thánh Lễ về, cảm thấy tâm hồn quá rối loạn, quá trống vắng, quá ưu tư, não sầu, bực tức, hay buồn phiền, bị lo ra, bị chia trí, bị nói "sắp óc"... hay gì gì đó không? Nếu đúng là vậy, hoặc là chính bản thân chúng ta chưa biết dọn mình thật kỹ càng trước khi tham dự Thánh Lễ hoặc là vì có sự lạm dụng trong Phụng Vụ nên khiến cho Thánh Lễ đó bổng trở nên quá nhạt nhòa, giống thể đó là một thói quen nhàm chán, chẳng có được ơn ích gì, khi vị Chủ Tế cử hành để cho có lệ, để cho xong nhiệm vụ được giao, và người giáo dân thì mõi mệt cứ thả lòng, thả trí cho ma quỷ, chẳng hề chú ý hay đối đáp, hoặc đối đáp mà không có suy nghĩ, không để cho con tim lẫn lòng trí suy niệm hay thổn thức về từng mầu nhiệm một có trong Thánh Lễ, vân vân....
Qua một số bài viết về chủ đề này, người viết hy vọng sẽ giúp cho từng người trong chúng ta có dịp cùng nhau vấn tự lại lương tâm, thái độ, cách nghĩ suy,...., của từng người chúng ta khi chúng ta đến Nhà Thờ, để cùng nhau tham gia vào trong Phụng Vụ Thánh, tham gia vào việc Bẻ Bánh và Hy Tế của chính Thiên Chúa và của cả Giáo Hội.
Bài Viết Chính ....
A. Các Tài Liệu về Phụng Vụ Thánh:
Trước Công Đồng Chung Vaticăn II, chẳng có bất kỳ sự ngạc nhiên nào cả khi nói đến Thánh Lễ.
Hy Tế Thánh |
Như chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đề cập tới trong chuyến viếng thăm cứ mỗi 5 năm một lần của các vị Giám Mục Hoa Kỳ thuộc các tiểu bang ở phía Tây vào năm 1988 rằng:
"Không phải tất cả những thay đổi nào hiện có trong Phụng Vụ cũng đều theo đúng với giáo lý hay có thể giải thích được cả, và có một số không nhỏ các trường hợp đó đã dẫn đến sự hiểu lầm sai lệch về bản tính tinh tuyền của Phụng Vụ, từ đó dẫn đến những vụ lạm dụng, những phân cực, và thậm chí cả sự mất đi đức tin nữa là đằng khác."
Khi Thánh Lễ được cử hành theo một cung cách hay theo một thái độ nhàm chán, tẻ nhạt, theo thói thông lệ, hay có tính tiêu khiển, quá ồn ào, quá nhộn nhịp hay theo lối tự ứng khẩu và phóng tác (improvisational), thì toàn bộ ý nghĩa và tính trang trọng của Thánh Lễ tự dưng bị biến mất đi hoàn toàn. Nếu vị Linh Mục cử hành Thánh Lễ theo kiểu như thể là Chúa Kitô thật sự chẳng có hiện diện gì cả nơi Phép Thánh Thể, thì tại sao người dự lễ trong giáo xứ đó lại nghĩ rằng Phép Thánh Thể lại có ý nghĩa nào đó với chính họ cho được?
Mặc dầu các con số thống kê báo cáo cho biết rằng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đang trên đà phát triển, thế nhưng chỉ có 25% những người Mỹ tự gọi họ là người Công Giáo là đi tham dự Thánh Lễ đều đặn mà thôi (con số này đã giảm xuống trầm trọng, so với 75% trước khi có sự cải cách trong Phụng Vụ kể từ sau Công Đồng Chung Vaticăn II). Còn tệ hại hơn, có gần 2/3 những người Công Giáo Hoa Kỳ nói rằng họ không tin có Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể - và rất nhiều người trong số này thuộc vào số 25% những người thường tham dự Thánh Lễ đều đặn.
Còn ở Việt Nam hay tại các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại thì sao? Tuy số tín hữu tham dự Thánh Lễ đều đặn rất đông, thế nhưng đời sống đức tin thật sự qua hành động thì lại rất suy yếu và kém cõi. Ngoài phạm vi của Thánh Lễ, của Nhà Thờ, mọi người trong xứ đạo vẫn "đâm chém" và hiềm khích lẫn nhau, vẫn nói xấu, vẫn chọc gậy, chụp mũ, hay vu khống lẫn nhau, vẫn ích kỷ và gạnh tị, vẫn xét đoán lẫn nhau, vẫn tìm cách trù dập, đè bẹp, chia rẽ và ám hại lẫn nhau, vân vân... Điều đó chứng tỏ cho thấy họ chưa có một đời sống đức tin trưởng thành, chưa có đủ lòng bác ái, cùng các nhân đức khác - mặc dầu họ đi tham dự Thánh Lễ và đọc kinh ràu ràu.
Quan sát các giáo xứ Mỹ, con số những người Mỹ tham dự Thánh Lễ mỗi ngày tuy rất ít, rất khiêm tốn, không ào ạt và đông đúc như người Việt, thế nhưng lòng đạo hạnh và bản chất "Kitô Giáo" thật sự có nơi họ quả là tuyệt vời, và không đâu có thể sánh được...
Lý do vì sao vậy?
Một cách biện luận mạnh mẽ có thể được cho là thế này: vì sự mất đi tính cấu trúc cốt lõi vốn có trong Phụng Vụ, nên đã gây ra một sự xói mòn trong đức tin, vốn từ đó trở nên một cú sốc lớn trong đời sống Linh Mục, trong ơn gọi Linh Mục ở Hoa Kỳ đến từ phía những người Mỹ, và trong đời sống đức tin đích thực của người tín hữu.
Riêng ở Hoa Kỳ, ơn gọi của các dòng tu lúc nào cũng không thiếu, thế mà giờ đây cũng đã giảm xuống một cách trầm trọng khi Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay được phổ biến ra mà không có sự giải thích rõ ràng và cần thiết nào cả về mặt giáo lý, lẫn giáo luật.
Trong một bầu khí Phụng Vụ theo kiểu tự do này, tất cả mọi chuyện đều tùy thuộc vào người giáo dân có biết hay không biết về các luật lệ của Giáo Hội có liên quan đến từng đoạn một được vị Chủ Tế đọc ra trong Thánh Lễ, đến từng cử chỉ, từng điệu bộ, từng vật thánh được vị Chủ Tế sử dụng đến, và từng thái độ lẫn cung cách đúng đắn nhất của vị Chủ Tế khi cử hành Thánh Lễ; để tuân phục đúng với những luật lệ này; và để nhìn xem là vị Chủ Tế đó có tuân phục đúng với những quy luật về Phụng Vụ đó hay không.
Tất cả đều phụ thuộc vào người giáo dân để dám dóng lên tiếng nói và để kêu gọi các vị Linh Mục của chúng ta phải trả lại sự tôn kính đúng đắn nhất khi nó có liên quan đến những vấn đề quan trọng của đức tin có trong luật lệ Phụng Vụ của Giáo Hội; hay những vấn đề có liên quan đến việc cảm nhận, hay ngửi thấy vốn không được các luật lệ hiện có trong Phụng Vụ đề cập đến. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết được đâu là những vấn đề có liên quan tới luật lệ của Phụng Vụ Thánh, và đâu là những vấn đề có liên quan đến việc cảm nhận, hay ngửi (a matter of taste) thấy.
Nếu chúng ta thắc mắc hay ngờ vực về kiểu cách thực hành Phụng Vụ có nơi giáo xứ của chúng ta, thì chúng ta có thể tìm đến những chỉ dẫn hay những văn kiệnRất Quan Trọng sau đây:
** Trên Mạng Internet:
(1) Chỉ Dẫn Chung về Sách Lễ Rôma riêng cho riêng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ (General Instruction of the Roman Missal hay GIRM) về Novus Ordo Mass (tức về Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay sau Công Đồng Chung Vaticăn II) tại địa chỉ:
http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml
hay GIRM cho cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20030317_ordinamento-messale_en.html
(2) Bộ Giáo Luật (The Code of Canon Law theo Anh Ngữ hay Codex Iuris Canonici tức CIC theo La Tinh) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/ENG1104/_INDEX.HTM
(3) Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Constitution on the Sacred Liturgy hay Sacrosanctum Concilium) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html
(4) Chỉ Dẫn về Trình Tự Thi Hành của Tông Huấn về Phụng Vụ (Instruction on the Orderly Carrying out of the Constitution on the Liturgy hay Liturgicae Instaurationes) tại địa chỉ:
http://www.ourladyswarriors.org/liturgy/lituinst.htm
(5) Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về Mầu Nhiệm và Việc Tôn Kính Phép Thánh Thể (On the Mystery and Worship of the Eucharist hay Dominicae Cenae) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/letters/documents/hf_jp-ii_let_24021980_dominicae-cenae_en.html
(6) Chỉ Dẫn Liên Quan Đến việc Tôn Kính Mầu Nhiệm Thánh Thể (Instruction Concerning Worship of the Eucharist Mystery hay Inaestimabile Donum) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/PAPALDOC/JP2INAES.HTM
(7) Chỉ Dẫn về Một Số Vấn Đề Liên Quan Tới Việc Cộng Tác của Người Giáo Dân trong Sứ Vụ Tư Tế Thánh (Instruction on Certain Questions Regarding the Collaboration of the Non-Ordained Faithful in the Sacred Ministry of Priest hay Ecclesiae de Mysterio) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/laity/documents/rc_con_interdic_doc_15081997_en.html
(8) Thông Điệp về Mầu Nhiệm Đức Tin có trong Phép Thánh Thể (Mystery of Faith hay Mysterium Fidei) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/encyclicals/documents/hf_p-vi_enc_03091965_mysterium_en.html
(9) Chỉ Thị có Liên Quan Tới Một Số Vấn Đề Cần Phải Được Bảo Tồn hay Nên Tránh Đi về Phép Thánh Thể (Instruction on Certain Matters to be Observed or to be Avoided regarding the Most Holy Eucharist hay Redemptionis Sacramentum) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html
(10) Thông Điệp về Phụng Vụ Thánh (On Sacred Liturgy hay Mediator Dei) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_20111947_mediator-dei_en.html
(11) Về việc cho Rước Lễ và Tôn Kính Phép Thánh Thể bên ngoài phạm vị của Thánh Lễ (Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass hay Eucharistiae Sacramentum) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWSACRA.htm
(12) Về việc Hỏi-Đáp về Những Cách Diễn Dịch Chính Thức của GIRM (Query and Reply Official Interpretations of the GIRM) tại địa chỉ:
http://www.ourladyswarriors.org/liturgy/girmnote1975.htm
(13) Về việc Chuẩn Bị và Cử Hành Các Thánh Lễ trong Mùa Phục Sinh (The Preparation And Celebration Of The Easter Feasts hay Paschales Solemnitatis) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWEASTR.HTM
(14) Về việc Dùng Đến các Ngôn Ngữ Thời Nay trong việc Ấn Bản ra các Sách về Phụng Vụ Rôma (On the Use of Vernacular Languages in the Publication of the Books of the Roman Liturgy hay Liturgicam Authenticam) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20010507_liturgiam-authenticam_en.html
(15) Chỉ Dẫn về việc dùng đến Âm Nhạc trong Phụng Vụ (Instruction On Music In The Liturgy hay Musicam Sacram) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWMUSIC.HTM
(16) Về việc Nhảy Múa trong Phụng Vụ (Dance In The Liturgy) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWDANCE.HTM
(17) Về Chỉ Thị Thứ 2 về Trình Tự Thi Hành Tông Hiến về Phụng Vụ (Second Instruction on the Orderly Carrying out of the Constitution on the Liturgy hay Tres Abhinc Annos) tại địa chỉ:
http://www.catholicliturgy.com/index.cfm/FuseAction/DocumentContents/Index/2/SubIndex/16/DocumentIndex/415
(18) Tông Huấn về việc Phúc Âm Hóa Trong Thế Giới Hiện Đại của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (On Evangelization In The Modern World hay Evangelii Nuntiandi) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/apost_exhortations/documents/hf_p-vi_exh_19751208_evangelii-nuntiandi_en.html
(19) Chỉ Dẫn của Thánh Bộ đặc trách các Nghi Lễ về việc Triển Khai Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Instruction On Implementing The Constitution On Sacred Liturgy hay Inter Oecumenici) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWINOEC.HTM
(20) Tông Thư được ban hành ra dưới dạng Tự Sắc giải thích thêm về Tính Nhạy Cảm Công Giáo có liên quan đến Phụng Vụ (Catholic Sensibility Under Liturgy hay Sacram Liturgiam) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/motu_proprio/documents/hf_p-vi_motu-proprio_19640125_sacram-liturgiam_en.html
(21) Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Church hay CCC) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/catechism/ccc_toc.htm
(22) Chỉ Dẫn về Nhạc Thánh có trong Phụng Vụ Thánh (Instruction on Sacred Music and Sacred Liturgy hay De musica sacra et sacra liturgia) tại địa chỉ:
http://www.adoremus.org/1958Intro-sac-mus.html
Lưu Ý: Cách tốt nhất là Quý Vị nên tải xuống (download) tất cả các văn kiện trên, bỏ vào một tập tin Word, để tiện tham khảo thêm lần sau cho dễ dàng hơn. Nếu Quý Vị không có thời gian, Quý Vị có thể email trực tiếp cho người viết tại địa chỉ: phi_michael@lycos.com, và người viết sẽ gởi tập tin Word đó đến cho Quý Vị!
** Tại Các Thư Viện Công Giáo có trong Giáo Xứ hay Giáo Phận, hoặc qua các Nhà Xuất Bản Sách Công Giáo hãy tìm mua /đọc qua các Sách sau:
(23) Sách nói về các Nghi Thức của các Đức Giám Mục (Ceremonial of Bishops);
(24) Sách nói về Các Nghi Thứ của Lễ Nghi Rôma Hiện Đại (Ceremonies of the Modern Roman Rite);
(25) Các Văn Kiện có liên quan đến Phụng Vụ 1963-1979 (The Documents on the Liturgy 1963-1979) do Liturgical Press ở Collegeville thuộc bang Minnesota xuất bản;
(26) Sách Các Văn Kiện về Phụng Vụ: Một Tài Liệu Dành Cho Giáo Xứ (The Liturgical Documents: A Parish Resource) do Liturgy Training Publications tại Tổng Giáo Phận Chicago xuất bản.
** Kế đến là thường xuyên kiểm chứng, và theo dõi các chỉ thị, hay sắc lệnh được ban bố ra bởi các vị Giáo Hoàng và các Thánh Bộ có trong Giáo Triều Rôma, cụ thể là Thánh Bộ đặc trách về Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and Discipline of Sacraments). Thánh Bộ này thường xuyên đưa ra những câu trả lời về những vấn đề Phụng Vụ được quan tâm tới trong một đặc san có tên là Notitiae, do Libreria Editrice Vaticana xuất bản ra hằng tháng.
Khi chúng ta có được các luật lệ đó trong tay, việc kế tiếp là viết thư trực tiếp đến cho vị Linh Mục mà chúng ta quan sát thấy có sự sai phạm hay lạm dụng trong Phụng Vụ, bằng cách trích dẫn ra các luật lệ, các chương, đoạn và các trích đoạn đầy đủ cụ thể ra.
Cách viết thư và trình bày như thế nào sao cho lễ độ và đúng với quy tắc của Giáo Hội sẽ được người viết đề cập trong các bài viết sắp tới.
Nhớ thực hiện việc này trong tinh thần đạo đức, bác ái và khách quan. Nếu có thể thì chúng ta trình bày ra những mối quan ngại của chúng ta dưới dạng những câu hỏi để nhờ vị Linh Mục đó giải đáp. Nếu một Linh Mục nào đó thi hành chức vụ tư tế Linh Mục của mình theo cách cho có lệ thì đơn giản Vị ấy chẳng biết gì cả về việc mà Vị ấy đang làm, là liệu Vị ấy có lơ đãng hay cố tình chủ ý tỏ ra bướng bỉnh hoặc sẽ cố giữ thể diện khi lầm lỗi của Vị ấy bị người khác nêu ra.
Nếu cảm thấy không thỏa mãn sau khi trình bày ra đầy đủ các lý lẽ và dẫn chứng cụ thể, thì hãy kiên nhẫn gởi thêm một lá thư khác nữa đến cho vị Linh Mục ấy, và gởi một bản sao của lá thư đó cho vị Giám Mục địa phận - bề trên của vị Linh Mục đó.
Tiến trình này - theo kinh nghiệm của riêng người viết - khi trực tiếp bày tỏ những quan ngại này đến cho một số vị Linh Mục người gốc Hoa Kỳ thì nó có thể nhập nhằng, dai dẳng và không mấy dễ chịu cho lắm. Thế nhưng, dẫu có gì đi nữa, thì hãy cứ kiên nhẫn lập đi lập lại vấn đề sai phạm và những luật lệ cụ thể mà những sai phạm này đi ngược lại, và lúc nào cũng phải duy trì một tinh thần bác ái cao thượng trên hết!
Nếu sự than phiền của chúng ta dẫn đến một sự sửa đổi hay nhìn nhận nào đó "có hậu," thì cũng đừng vì đó mà huênh hoang, ngạo mạn, hay phách lối, tỏ vẽ "ta đây" theo kiểu của những kẻ "thất học" và "thất đức," vì suy cho cùng, chúng ta chẳng có chiến thắng gì cả: Luật Lệ của Giáo Hội được chu toàn và Bí Tích Thánh được trả về lại với tính trang trọng và thánh thiên của nó - thế thôi!
B. Những Lạm Dụng Phổ Biến Nhất trong Phụng Vụ Thánh:
Sự lạm dụng cụ thể này có lẽ là sự lạm dụng phổ biến nhất. Chúng ta thường hay nghĩ rằng việc có Sách Lễ và các đoạn được viết ra trong Sách Lễ đó sẽ không bao giờ bị thay đổi hay phóng tác thêm, thế nhưng sự thật thì lại không đúng như vậy.
Ngày nay, không có gì lạ lùng khi chúng ta nghe những người lên đọc Sách Thánh tránh đề cập đến Thiên Chúa theo giới nam, hay việc dùng đến các phiên bản lạ lùng của các Sách Thánh Kinh vốn không chính xác và chưa được phê chuẩn (tức dạng Thánh Kinh của New Revised Standard Version) cho các Bài Đọc trong Thánh Lễ.
Hay thỉnh thoảng chúng ta nghe các vị Linh Mục thay đổi các từ có trong Kinh Tin Kính như: việc bỏ mất đi từ "men" trong câu "for us men and for our salvation" - thì đây chính là trường hợp vi phạm phổ biến nhất - hay loại bỏ đi việc đọc cả Kinh Tin Kính; hoặc đọc lớn lên các lời nguyện lẽ ra phải được đọc trong sự thinh lặng; hay việc nói một cách tổng quát, chung chung, như trong câu:
"Lord, wash away our inquities and cleanse us of our sins" thay vì phải đọc cho đúng là: "Lord, wash away my inquities and cleanse me of my sins" vị Chủ Tế đọc câu này lên, trong khi đang được chú giúp lễ đổ nước lên tay và dùng khăn để lau tay.
Hay chúng ta vẫn thường nghe vị Linh Mục tự động thay đổi thể của động từ, và do đó làm sai lệch đi ý nghĩa của cả câu. Lấy ví dụ như, "Pray that our sacrifice is acceptable" mà đúng ra phải là "may be acceptable," hay "The Lord is with you!" mà đúng ra phải là "The Lord be with you!"
Hay việc chúng ta lắng nghe vị Linh Mục mời gọi cả cộng đoàn cùng tham dự vào những lời cầu nguyện, giống thể như đó chính là những câu cầu nguyện của riêng vị Linh Mục chủ tế đó vậy. Và ngoài những từ ngữ được thêm, bớt hay bỏ đi, chúng ta còn nhận thấy cách thực hành thiếu tính trang nghiêm chẳng hạn việc dùng đến các áo lễ màu xanh nước biển cho các Ngày Lễ Kính Đức Maria, hay việc dùng đến bánh gừng (gingerbread) trong Phép Thánh Thể cho các Thánh Lễ dành cho trẻ em.
Tất cả những điều kể trên là đi ngược lại với Luật Lệ của Giáo Hội.
Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh, Chương 22 - cũng như trong các văn kiện như Sacram Liturgiam; Tres Abhinc Annos; hay CIC 841 và 846 cũng như trong các Qui Định và Luật Lệ khác viết rằng:
"Quy định về Phụng Vụ Thánh chỉ hoàn toàn lệ thuộc vào thẩm quyền của Giáo Hội mà thôi, tức của Tòa Thánh, như được qui định bởi các luật lệ, và của vị Giám Mục bản quyền. Do đó, không có bất kỳ ai khác, thậm chí nếu người đó là Linh Mục, cũng không có quyền thêm, bớt, hay thay đổi bất kỳ điều gị có trong Phụng Vụ Thánh bằng chính thẩm quyền của riêng mình."
Những sự sai lệch với Sách Lễ Rôma là bất hợp pháp, và khi được thực hiện một cách cố ý, thì vị Linh Mục đó phạm Tội Trọng chống lại cả Giáo Hội lẫn những người tín hữu vốn có quyền để lãnh nhận một Phụng Vụ Thánh Đích Thực (như được đề cập đến trong Inaestimabile Donum).
2. Việc Ngưng hay Ngắt Quãng Thánh Lễ:
Vị Linh Mục không có bất cứ quyền nào để ngưng Thánh Lễ từ cung thánh cả. Vào lúc cuối lễ, người đọc sách Thánh hay vị Linh Mục mới đưa ra những thông cáo chung về các thông tin sinh hoạt của giáo xứ, điều này đã được qui định rất rõ ràng trong Sách Lễ Rôma.
Không ai có quyền ngừng Thánh Lễ lại để đưa ra những lời thông cáo, đưa ra các báo cáo tài chánh [như tình hình thu chi, quyên góp được bao nhiêu, vốn xảy ra trong Thánh Lễ Mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang ở Washington vừa qua - NV], hay việc vận động kêu gọi quyên góp vào các quỹ bác ái, vân vân.... (các văn kiện như Inter Oecumenici và Inaestimabile Donum đã quy định rất rõ về điều này).
Không ai có thể ngưng Thánh Lễ để có thêm nhiều bài giảng (như chính Liturgicae Instaurationes ở Mục Số2(a) đã qui định rất rạch ròi); và hẳn nhiên hoàn toàn không có chuyện được gọi là nhảy múa phụng vụ cả.
Lạm dụng hay sai phạm này, suy cho cùng, xảy ra rất nhiều, không những tại Việt Nam mà còn ngay cả chính Hoa Kỳ này nữa.
3. Việc Bỏ Đi Nghi Thức Sám Hối:
Việc này thường gây ra sự hiểu lầm. Một vị Linh Mục có thể chọn việc dùng đến nghi thức làm phép và rảy nước như được qui định trong Sách Lễ, mà trong trường hợp đó, vị Linh Mục chủ tế phải bỏ đi việc đọc "Lord have mercy!"
Thế nhưng một vị Linh Mục không thể nào bỏ đi toàn bộ nghi thức sám hối được, và hẳn nhiên vị ấy không thể nào đưa ra một sự xá tội chung trong nghi thức sám hối của Thánh Lễ, như là một cách thay thế cho việc xưng tội cá nhân được (và càng không thể trong lúc diễn ra nghi thức sám hối cộng đoàn như đã được quy định rất rõ ràng trong CIC số 961).
Còn việc ban dấu chỉ bình an cho nhau. Trong GIRM 112 có quy định rằng: vị Linh Mục chủ tế có thể bỏ đi phần này trong Thánh Lễ (vì trong Thánh Lễ La Tinh không có chuyện bắt tay để ban bình an cho nhau - NV).
Nhưng nếu vị Linh Mục chủ tế cho phép việc bắt tay hay ôm hôn để ban bình an cho nhau được diễn ra trong Thánh Lễ, thì vị Linh Mục không được phép rời cung thánh để xuống dưới trao đổi bình an cho cộng đoàn (như được quy định trong GIRM 136).
4. Việc Thay Thế hay Bỏ Đi Bài Giảng:
Một vị Linh Mục có thể bỏ qua bài giảng hay không giảng trong Thánh Lễ thuộc vào các ngày thường trong tuần. Còn vào những Ngày Chủ Nhật hay các Ngày Lễ Trọng, hay các Lễ Kính, thì vị Linh Mục phải có bài giảng cho giáo dân (Sacrosanctum Concilium và CIC Số 767 có quy định rất rõ về điều này), và bài giảng nên liên hệ tới các bài đọc, hay ám chỉ đến cách làm sao để thông điệp của các bài đọc đó có thể được đem ra áp dụng trong đời sống hằng ngày của những người tín hữu (như được quy định trong Evangelii Nuntianidi và Inter Oecumenici).
Nói về bài giảng, theo nhận xét "thiển ý" của người viết khi đề cập đến "chất lượng, tính hùng hồn và đạo đức"của bài giảng và khả năng giảng thuyết, thì hình như các Linh Mục tại Việt Nam chú trọng và nghiên cứu nhiều về nội dung của bài giảng hơn là các vị Linh Mục Việt Nam ở hải ngoại, do đó bài giảng của các Vị ấy thường có sức lôi cuốn sự chú ý và đánh động đến lương tâm của người tín hữu hơn. Việc giảng trong Thánh Lễ, nếu không được chú trọng và dọn sẳn sàng kỹ lưởng trước, cũng có thể gây ra sự chia trí hay nhàm chán nơi những người tín hữu. Về chủ đề này, Linh Mục Giuse Trần Nhân Tài, Cjsb đã có đề cập đến trong loạt bài viết của Cha có nhan đề "Cha Sở - Cha Phó" được đăng trên VietCatholic từ mấy lâu nay.
Không có vị Linh Mục nào có thể thay thế bài giảng bằng việc đưa ra các thông cáo, hay việc công bố ra các báo cáo tài chánh, hay các lời vận động và kêu gọi giáo dân đóng góp tiền bạc; hay thậm chí thêm những việc vừa kể vào trong phạm vi của bài giảng cả.
Dĩ nhiên là Tòa Thánh không mấy quan trọng hóa đến điều này nếu như vị Linh Mục chủ tế chỉ đã động vài ba câu về những việc vừa kể trên ngay lúc kết thúc bài giảng, để đưa ra một thông cáo nhỏ hay vắn tắt nào đó, hay nói cho cộng đoàn biết về việc còn lại bao nhiêu trong quỹ xây dựng Nhà Thờ, hay đề cập đến việc quyên tiền lần 2 trong Thánh Lễ.
Không ai - ngoại trừ Linh Mục, Giám Mục hay Phó Tế, có thể đưa ra bài giảng cả như CIC từ Số 766-768 có quy định rất rõ ràng. Và dĩ nhiên vị Linh Mục chủ tế không được rời khỏi cung thánh trong lúc đưa ra bài giảng lễ cho giáo dân (theo quy định của GIRM Số 97).
5. Việc Khống Chế về Cử Chỉ hay Dáng Điệu:
Có những giáo xứ mà các ông từ sẽ đưa ra lời yêu cầu toàn thể cộng đoàn đứng, khi đúng ra phải quỳ xuống. Rất nhiều nhà thờ ngày nay đang được xây dựng vốn không có chổ để quỳ, hầu làm nhục chí những ai muốn quỳ xuống. Điều này hoàn toàn vi phạm đến luật lệ của Giáo Hội, và chứng tỏ cho thấy chẳng có sự tôn kính nào cả cho Chúa Kitô lẫn các vị Thánh Tử Đạo - những người thà chết chứ không hề chấp nhận những dấu hiệu ngược đời của đức tin nơi các Ngài..
Vị Linh Mục chủ tế lẫn các ông từ không thể nào quy định hay áp đặt dáng điệu của từng người tín hữu, thế nhưng luật lệ của Giáo Hội lại có quyền quy định về điều đó. Cụ thể là toàn thể cộng đoàn cùng đứng, quỳ, hay ngồi xuống vào những lúc thích hợp trong Phụng Vụ Thánh Lễ (như GIRM Số 20 có đề cập đến), và có các quy luật mang tính áp dụng chung cho cả Giáo Hội khắp hoàn vũ.
Tại Hoa Kỳ, người tín hữu buộc phải quỳ xuống trong lúc diễn ra việc Thánh Hóa Bánh và Rượu, ngay cả khi nhà thờ đó không có bàn quỳ (như được đề cập trong GIRM Số 21).
Mọi người tín hữu buộc phải cúi đầu hay quỳ xuống khi nghe đọc tới dòng chữ "by the power of the Holy Spirit" (tức "bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần") trong Kinh Tin Kính (như GIRM Số 98 có nói rất rõ).
Mọi người tín hữu buộc phải quỳ gối bất kỳ khi nào đi ngang qua Phép Thánh Thể, cho dẫu là Phép Thánh Thể được đặt trong Nhà Tạm hay được để công khai trên bàn thờ, ngoại trừ lúc diễn ra Kiệu Thánh Thể mà thôi (trong Ceremonial of Bishops Số 71, và GIRM Số 233 có đề cập tới việc này).
Và hoàn toàn trái ngược với những gì mà chúng ta nghĩ là có thể được trong thời nay đó là: Nhà Tạm đặt Phép Thánh Thể không thể nào được dấu kín, hay cất riêng ra một chổ nào khác, hoàn toàn tách rời khỏi cấu trúc của Nhà Thờ, mà phải được "đặt ngay trong phần thuộc về Nhà Thờ, vốn phải được trang trí một cách đẹp đẽ, dễ thấy, và thích hợp cho việc cầu nguyện" (như CIC Số 938 quy định).
Sau phần Thánh Thể, chúng ta được tự do có quyền để đứng, ngồi hay quỳ, tùy ý.
6. Việc Khống Chế Đến Cách Thức Lãnh Nhận Phép Thánh Thể:
Công Đồng Chung Vaticăn II chưa có bao giờ đề cập đến việc Rước Lễ bằng tay cả. Thế nhưng khi có một số quốc gia giới thiệu ra cách thực hành lạ đời này, thì Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tham khảo ý kiến của các Đức Giám Mục trên khắp cả thế giới để xem là liệu có nên cho phép điều này được tiếp tục diễn ra tại những nơi đã tồn tại cách thực hành này rồi.
Thay vì bất thình lình khống chế hay cấm ngay việc Rước Lễ bằng tay, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục mới ban ra một Sự Cho Phép (Indult) riêng, nhằm để kiểu thực hành này được tiếp diễn trong một khoảng thời gian ngắn tại những nơi mà hình thức Rước Lễ bằng tay đã tồn tại.
Trong khi đó, hết sức ngược đời, các vị Giám Mục Hoa Kỳ - vốn Hoa Kỳ không phải là nơi tồn tại hình thức Rước Lễ bằng tay - lại xin phép Tòa Thánh để giới thiệu ra kiểu thực hành ngược đời này. Vậy mà hết sức ngạc nhiên không kém, Tòa Thánh đã chuẩn thuận cho việc xin phép đó. Thế là Hoa Kỳ có hiện tượng lên Rước Lễ bằng tay.
Trong Thánh Lễ La Tinh, chỉ có Rước Lễ bằng miệng khi người lên Rước Lễ phải quỳ xuống cung kính Phép Thánh Thể. Còn tại Việt Nam, chắc chắn các vị Giám Mục Việt Nam không có xin phép Tòa Thánh về việc cho phổ biến hình thức Rước Lễ bằng tay, do đó, nếu ai đó Rước Lễ bằng tay, chính là trái với Phụng Vụ Thánh, tức là Phạm Tội Trọng, tức là thiếu mất đi sự tôn kính về Mình Thánh Chúa.
Luật Lệ của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ không cho phép việc đón nhận Phép Thánh Thể trên hay bằng tay, và Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị hoàn toàn chối từ hình thức Rước Lễ bằng tay này.
Và dĩ nhiên không có vị Linh Mục hay thừa tác viên Thánh Thể nào lại có quyền từ chối việc người tín hữu muốn đón nhận Mình Thánh Chúa bằng lưỡi cả (xem thêm GIRM Số 240b nói rất rõ về điều này).
Ly Thánh (chalice) không thể để trên bàn thờ cho mọi người tới cầm lên và uống Máu Thánh Chúa từ đó, thậm chí ngay cả khi số tín hữu tham dự Thánh Lễ rất ít. Người tín hữu không được phép cầm Mình Thánh Chúa để chấm vào Chén Thánh, mà phải cầm Chén Thánh lên và uống từ đó.
Các thừa tác viên Thánh Thể không được tự quyền phân phát Mình Thánh Chúa bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ cho người bệnh, nếu như không được sự chỉ định hay cho phép của vị Linh Mục.
7. Việc Coi Thường Những Quy Luật có Liên Quan đến Phép Thánh Thể:
Trong bài viết của ngày 27 tháng 5 năm 2006 dưới nhan đề "Những Nhắc Nhở Quan Trọng về Việc Lên Rước Lễ," được đăng trên VietCatholic tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=34977, người viết đã đề cập khá rõ về đâu là những đòi hỏi nghiêm ngặt của Giáo Hội về việc phải giữ mình, ăn chay trước ít nhất là một tiếng đồng hồ, và việc đến tham dự Thánh Lễ trể, sau khi đã qua Bài Đọc I, II và cả bài Phúc Âm - đều không được phép lên Rước Lễ, cùng những vấn đề chi tiết khác, vốn không cần phải đề cập lại trong phạm vi của bài viết này.
Tuy nhiên, nếu Thánh Lễ bắt đầu lúc 5h chiều, mà người đó rời khỏi nhà để đến Nhà Thờ lúc 4h chiều, và người đó thừa biết từ nhà mình đến Nhà Thờ chỉ mất có 30 phút, và trên đường đến Nhà Thờ, tự dưng có tai nạn xảy ra - một điều vượt ngoài ý muốn, thì mặc dầu đến trễ, thậm chí cả sau bài giảng của vị Chủ Tế - thì người đó vẫn được phép lên Rước Lễ vì người đó có lý do chính đáng mà Thiên Chúa hiểu - nghĩa là: trong ngày đó, người đó đã quyết tâm đến Nhà Thờ sớm trước 30 phút; và tai nạn hay bất kỳ chướng ngại nào đó bất thình lình xảy ra, ngoài toan tính của người đó.
Còn nếu Thánh Lễ bắt đầu lúc 5 giờ chiều, mà người đó mới rời khỏi nhà để đến Nhà Thờ vào ngay lúc 5 giờ chiều, hay 4 giờ 45 chiều và người đó thừa biết từ nhà mình đến Nhà Thờ phải mất trên 45 phút, và trên đường đến Nhà Thờ có tai nạn khách quan xảy ra, thì người đó hoàn toàn không được phép lên Rước Lễ, vì người đó có chủ ý đến Nhà Thờ trể, vì người đó có tính chây lười, thiếu sốt sắng và bị ma quỷ cám dỗ để cố ngăn cản người đó đến với Chúa.
Việc chính trị gia nào ủng hộ cho việc phá thai, ủng hộ cho lối sống đồng tính luyến ái, và ủng hộ cho cái chết êm ái dịu ngọt trong thuốc đắng, [như Nancy Pelosi của California chẳng hạn - NV] thì vị Chủ Tế, nếu biết được về người đó và sau khi đã tìm mọi cách để phân giải cho người đó theo đúng với lẽ phải của Giáo Hội, mà người đó vẫn cố tình từ chối Giáo Huấn của Giáo Hội liên quan đến các vấn đề đạo đức và luân lý, thì vị Linh Mục chủ tế phải có can đảm khước từ việc trao Mình Thánh Chúa cho những loại người đó. Nếu vị Chủ Tế đó không làm như vậy, thì cả vị Chủ Tế lẫn chính trị gia đó đều phạm Tội Trọng trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội.
Những người không phải là Công Giáo - cho dẫu họ là các viên chức đứng đầu một đất nước nào đó - nếu họ đi tham dự Thánh Lễ trong các dịp trọng đại như: đám cưới, đám ma, hay nhân việc đến thăm một quốc gia nào đó, thì vị Linh Mục chủ tế không được phép cho những người đó Rước Lễ khi họ đứng xếp hàng lên Rước Lễ như những người tín hữu khác, vì họ không phải là Công Giáo, mặc dầu họ là Kitô Giáo [tức Tin Lành, Chính Thống, Methodist, Presbyterian, Episcopal, vân vân.... - NV]. Việc cho họ Rước Lễ chính là tội trọng vì đã coi thường đến Phép Thánh Thể.
Chỉ có vị Giám Mục địa phương mới có thể quyết định trong một số trường hợp hết sức hiếm hoi nào đó mà thôi, còn Luật Lệ chung của Giáo Hội về Phụng Vụ Thánh phải được tuân thủ chặt chẻ bởi bất kỳ ai, cho dẫu vị đó là Giáo Hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục hay Phó Tế.
Thêm nữa, để lên Rước Lễ một cách chính đáng, thì người đó phải sạch tất cả mọi thứ tội, nhất là Tội Trọng.
8. Việc Cầm Tay Nhau trong Lúc Đọc Kinh Lạy Cha:
Việc này suy cho cùng chỉ có diễn ra tại Hoa Kỳ mà thôi; chứ ở Việt Nam, thì không có chuyện này. Và trong Thánh Lễ La Tinh, lại càng không có chuyện cầm hay bắt tay nhau gì cả!
Chuyện nắm hay cầm tay nhau trong lúc đọc Kinh Lạy Cha trong Phụng Vụ Thánh là một điều sai phạm trầm trọng.
Ấn bản phát hành chính thức của Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích, có tên là Notitiae (11 [1975] 226) nêu rằng:
"Cách thực hành này phải được từ bỏ ngay vì nó không có trong các qui trình lễ nghi hay luật chữ đỏ (rubrics), và những gì không có trong rubrics tức là bất chính hay phi pháp, hay chống lại pháp luật."
Notitiae (17 [1981] 186) cũng tái khẳng định rằng:
"Vị Linh Mục chủ tế không bao giờ được phép mời cả cộng đoàn đứng chung quanh bàn thờ và cầm tay nhau trong lúc diễn ra việc Thánh Hiến trong phần có liên quan đến Phép Thánh Thể.
9. Việc Thực Hiện Kiểu Nhảy Múa Trong Phụng Vụ:
Việc giới thiệu chuyện nhảy múa hay khiêu vũ (dance) trong Phụng Vụ ở Hoa Kỳ, theo Notitiae (11 [1975] 202-205) chính là việc thêm vào "một trong những yếu tố sai phạm trầm trọng có tính phỉ báng và suy đồi nhất của trần tục vào trong Phụng Vụ Thánh" để từ đó tạo nên "một bầu khí xúc phạm, coi thường, tục tĩu nhất đến Phụng Vụ Thánh Thiêng Nhất của Giáo Hội."
"Việc đó đã không hề được chấp nhận rồi, huống hồ chi đến việc nhảy múa hay khiêu vũ có tính nghệ thuật hay balê, vì việc này chỉ biến Phụng Vụ có tính chất là để giải trí mà thôi."
Vào ngày 7 tháng 12 năm 2005, trong bài viết có nhan đề "Đức Hồng Y Arinze: Thánh Lễ không phải là một cuộc tiêu khiển" được đăng trên VietCatholic tại địa chỉ: http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=30912, Đức Hồng Y Arinzé đã nói như thế này:
"Giáo Hội địa phương nên ý thức rằng, việc phụng tự trong nhà thờ hoàn toàn không giống gì cả với việc chúng ta hát trong một quán bar, hay những gì chúng ta ca hát tại đại hội giới trẻ. Chính vì thế, nó sẽ ảnh hưởng đến loại nhạc và loại nhạc cụ được sử dụng.”
"Phụng Vụ Thánh không phải là tài sản sở hữu của một cá nhân, chính vì thế, một cá nhân không được sửa đổi hay chắp vá, mà phải nổ lực cử hành như là Giáo Hội Mẹ mong muốn. Một khi điều đó thật sự xảy ra, thì cộng đồng sẽ vui vẽ vì họ cảm thấy được dưỡng nuôi, chính vì thế, mà đức tin của họ sẽ phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn. Họ về nhà vui vẽ và muốn quay trở lại vào ngay Chủ Nhật tuần sau.”
Do đó, việc Dâng Hoa vào Tháng Đức Mẹ - tức vào Tháng 5 mọi năm - nên được diễn ra sau khi cả cộng đoàn cùng đọc kinh Chiều, chứ không được phép diễn ra trong phạm vi của Thánh Lễ.
10. Việc Đóng Các Bình/Suối Nước Thánh vào Một Số Mùa của Phụng Vụ:
Đây là một sự sáng chế mới, và mặc dầu các bình/suối nước Thánh không phải là những phần có liên hệ gì cả đến Thánh Lễ, do đó, việc để cho chúng khô cạn trong suốt Mùa Chay hay Mùa Vọng đều sai lầm cả, cho dẫu chúng ta có muốn lý luận theo kiểu nào đi chăng nữa. Và dĩ nhiên phần này không được tìm thấy hay đề cập đến trong bất kỳ luật lệ nào của Phụng Vụ cả, và vì lý do đó mà chúng được làm cho khô cạn.
Nước Thánh chính là một phép bí tích, việc dùng đến Nước Thánh là để xin được ơn tha tội và xin được sự miễn giảm về hình thức trừng phạt của Thiên Chúa (theo như CCC Số 1668 và Ceremonials of Bishops từ Số 110-114). Do đó, chẳng có lợi ích tích cực nào cả về mặt tâm linh qua việc cấm không cho giáo dân được dùng đến sự trợ giúp của Nước Thánh vào bất kỳ lúc nào mà họ muốn cả. Thậm chí, việc dẹp đi các bình/suối Nước Thánh trong mùa xá tội - tức là mùa mà người giáo dân cần đến Nước Thánh nhất - lại là một chuyện hết sức ngược đời và lạ kỳ không thể nào chấp nhận được.
Cũng nên biết thêm rằng vì trong Thánh Lễ có nghi thức xá tội rồi, và việc đón nhận Phép Thánh Thể đã giúp diệt trừ tất cả mọi tội nhẹ mà chúng ta đã phạm rồi, do đó không cần phải dùng đến Nước Thánh khi chúng ta dự xong Thánh Lễ và rời Nhà Thờ, trừ phi chúng ta đã làm một số điều ác nào đó trong những giây phút ngắn ngũi đó mà thôi.
11. Việc Rời Bỏ Giáo Xứ của Mình:
Sai phạm hay sự lạm dụng này phần lớn là đến từ phía giáo dân. Bộ Giáo Luật (CIC Số 1248, Đoạn 1) có quy định rất rõ như sau:
"Luật tham dự vào Thánh Lễ được thỏa mãn bởi việc phụ giúp vào Thánh Lễ vốn được tổ chức tại bất kỳ nơi đây trong nghi thức Công Giáo hoặc là vào ngày lễ buộc hay là vào buổi chiều tối trước ngày lễ buộc."
Do đó, chúng ta có thể chu toàn bổn phận ngày Chủ Nhật bằng cách đi tham dự Thánh Lễ tại bất kỳ nơi đâu.
Tuy nhiên, nếu chúng ta là thành viên của Giáo Xứ đó, thế nhưng chúng ta lại không thường xuyên đi tham dự tại Giáo Xứ đó vì những lý do như: ông cha giảng dở, ông cha giảng quá lâu, mấy ông trùm ích kỷ ti tiện hay nhỏ nhen, cộng đồng chia rẽ và có tính bè phái, "cái tôi" của tôi rất bự, nhưng không có ai tâng bốc, hay lăng xê tôi lên tại giáo xứ của tôi, vân vân...., thì có nghĩa là chúng ta đã không sống đúng với trách nhiệm của chúng ta là một người giáo dân, hay một thành viên trong giáo xứ. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta coi thường đến Phụng Vụ Thánh, và biến Phụng Vụ Thánh chỉ là một hình thức tiêu khiển thuần túy.
Phụng Vụ chính là hiện thực, là hiện thực chính yếu và duy nhất của cả thế giới trần tục này. Chúa Kitô chính là Thiên Chúa, là Hiện Thực trên tất cả mọi hiện thực phụ khác do Ngài tạo dựng nên (vì qua Ngài, mọi thứ mới được tạo dựng nên - câu kinh mà chúng ta vẫn thường đọc lên hằng ngày - còn nhở không?). Và Phụng Vụ chính là một phép bí tích mà qua đó Thiên Chúa từ trời cao xuống cả về thể lý lẫn tâm linh để cùng hiện diện và ngự giữa chúng ta, để cùng vị Chủ Tế và cả cộng đoàn - hiệp ý chung hết lại hòng dâng lên Hy Tế cho Thiên Chúa Cha. Thánh Lễ chính là điều quan trọng duy nhất không thể nào có thể chối cãi hay lý luận được, trên hết tất cả mọi thứ mà con người có thể làm.
11. Việc Bỏ Đi Những Câu Hát Kinh bằng tiếng Hy Lạp và La Tinh trong Phụng Vụ Thánh:
Trong Chỉ Dẫn về Nhạc Thánh có trong Phụng Vụ Thánh, ở Mục 25 (a) và (b) có quy định rõ rằng: mặc dầu Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng địa phương, thế nhưng những phần ca hát bằng tiếng Hy Lạp và La Tinh vẫn phải được duy trì và dùng đến như: Kyrie eleison; Gloria in excelsis Deo; Credo; Sanctus-Benedictus; và Agnus Dei.
Có lẽ trong Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam ở Việt Nam, Kyrie eleison và Agnus Dei thường hay bị bỏ qua và được thay thế bởi các lời hát bằng tiếng Việt, thậm chí cả trong những Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam được cử hành cho các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, cũng bỏ qua phần hát quan trọng này.
Còn trong Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Anh, phần lớn các Giáo Xứ Mỹ vẫn duy trì các phần hát quan trọng này.
Trong lá thư giải thích đính kèm sau khi ban hành ra Tự Sắc Summorum Pontificum, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 viết rằng:
"..... tại rất nhiều nơi, một số điều khoản có liên quan đến việc giữ lại tiếng La Tinh trong các phần nào đó trong Thánh Lễ theo hình thức mới, phần lớn đã bị coi thường và bỏ qua, và việc cử hành Phụng Vụ đã không còn trung thành nữa so với những chỉ dẫn của Thánh Lễ theo hình thức 'mới', rủi thay Thánh Lễ theo hình thức 'mới' lại được hiểu nhầm rằng nó cho phép và thậm chí đòi hỏi cả sự sáng tạo của riêng cá nhân, hay của những tập thể, vốn thường dẫn đến việc làm cho méo mò đi hình thức đúng đắn nhất của Phụng Vụ."
C. Kết Luận:
Nói tóm lại, Phụng Vụ - trong tiếng Anh chính là "Liturgy," và chữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp vốn có nghĩa là "the laity's job" (tức là "công việc của người giáo dân").
Chúng ta không phải là các khách hàng của Giáo Hội mà chúng ta chính là Giáo Hội.
Và chúng ta có quyền để nhận được một Phụng Vụ Thánh Đích Thực, Nguyên Thủy, và Tinh Tuyền (như Inaestimabile Donum có đề cập tới), và Phụng Vụ phải đi đúng với các luật lệ hiện hành, hòng từ đó mới có thể có ý nghĩa tôn kính được (xem thêm CIC 528).
Do đó, nếu vị Linh Mục nơi giáo xứ của Quý Vị dâng Thánh Lễ theo kiểu cẩu thả, nhếch nhác, trái phép hay thậm chí sai lệch, thì hảy thử đoán xem việc lên tiếng và chỉnh đốn chuyện đó là công việc của ai?
Trên đây chỉ là việc liệt kê ra một phần nhỏ trong những lạm dụng hay sai phạm hiện có trong Phụng Vụ mà thôi, các bài viết sau sẽ triển khai thêm nhiều sai phạm nữa, để chúng ta cùng biết và học hỏi thêm!
Tất cả những lạm dụng hay sai phạm cho dẫu có chủ ý hay không về Phụng Vụ Thánh đều có tính phỉ báng và xem thường Mầu Nhiệm Thánh của Thiên Chúa, do đó, sẽ là một Trọng Tội, nếu như việc sai phạm đó không sớm được điều chỉnh.
Nếu chúng ta phát hiện và biết rõ những sai phạm hay lạm dụng đó mà cố tình bỏ qua, thì chính chúng ta cũng mang tội trước mặt Thiên Chúa, do đó trách nhiệm hồi phục lại tính thánh thiêng và cao đẹp của Phụng Vụ là của tất cả mọi thành phần dân Chúa - một điều mà chúng ta cần phải ghi nhớ!
T.B. Bài viết tuần tới sẽ có nhan đề: "Những Câu Hỏi và Trả Lời Cụ Thể có liên quan đến Những Lạm Dụng trong Phụng Vụ Thánh," kính mời Quý Vị nhớ dõi theo!
Thông Báo
Phân Ưu: Thân phụ của LM Nguyễn Tòan Khoa mới qua đời tại Việt Nam
CĐCGVN Sydney
12:10 13/08/2008
Phân Ưu
Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh
Chúng tôi kính báo tin:
Ông Cố Gioan Baotixita Nguyễn Khắc Hoạch
(Thân phụ Linh mục Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn)
vừa mới qua đời ngày 11/08/2008 tại Việt Nam.
Hưởng thọ 86 tuổi.
Nguyện xin Thiên Chúa thương xót sớm đưa Linh Hồn
Gioan Baotixita về hưởng nhan Thánh Chúa.
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney
Thành kính phân ưu.
Thông cáo của GM Thái Bình về việc hỗ trợ Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
12:48 13/08/2008
THÔNG CÁO CỦA TOÀ GIÁM MỤC THÁI BÌNH
NHÂN NGÀY KHAI GIẢNG LỚP TU SĨ LỚN TUỔI
THEO HỌC TẠI CHỦNG VIỆN THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
1. Như anh chị em và mọi người đã biết, Chủng viện Thánh Tâm đã được mở cửa từ mấy tháng nay đón một số tu sĩ lớn tuổi và đang thời kỳ ôn tập để chọn ra một số thầy sau này được đào tạo để trở thành linh mục. Trong số những người đang ôn tập, chúng tôi sẽ chia ra nhiều đợt khác nhau tuỳ theo tuổi tác và khả năng học tập. Đợt đầu có thể gồm các tu sĩ lớn tuổi đã đạt tiêu chuẩn được đào tạo trước hết. Sau đó là các đợt tiếp theo tuỳ khả năng và điều kiện cho phép. Đức Giám Mục và ban giáo sư đã định rõ ngày 5 tháng 9 năm 2008 sẽ làm lễ khai giảng cho chủng viện và giới thiệu đợt các thầy lớn tuổi đầu tiên sẽ được đào tạo trong thời gian thích hợp.
2. Ngày khai giảng Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu năm nay được đánh giá là một biến cố trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam và Giáo phận Thái Bình. Lần đầu tiên sau nhiều chục năm bị gián đoạn, nay nhờ ơn Chúa giúp cùng với sự giúp đỡ thịnh tình của các cấp chính quyền, Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu (trước đây quen gọi là Chủng viện Mỹ Đức) sẽ mở ra một thời kỳ tươi sáng cho Giáo phận và cũng nói lên sự hợp tác quý báu giữa Giáo Hội với chính quyền địa phương. Mong rằng Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ đào tạo những linh mục tốt góp phần vào việc giáo dục toàn phần con người và xã hội như chủ trương của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề ra phù hợp với xu thế của thế giới và xã hội ngày nay.
3. Việc giáo dục và đào tạo con người vốn là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự cộng tác nhiều mặt của các thành phần dân Chúa và xã hội. Ý thức được điều đó, giáo quyền lẫn chính quyền đều lo lắng tạo điều kiện để hoàn thành mục đích nói trên, nhất là đợt đầu tiên kỳ này gặp nhiều khó khăn phức tạp: vì các tu sĩ – chủng sinh đã lớn tuổi không được học tập đầy đủ như các chủng sinh theo lệ thường trong các chủng viện. Điều này đòi hỏi sự cố gắng biết bao của chính các thầy và sự khó nhọc của các giáo sư. Đã có những đấng bậc trong Giáo Hội biên thư cho Đức Giám Mục cũng như phát biểu trên các báo chí tỏ vể băn khoăn lo lắng cho giải pháp có phần táo bạo nguy hiểm trong quyết định liên quan đến các chủng sinh lớn tuổi này. Thậm chí họ còn lo lắng cho toàn bộ việc đào tạo chủng sinh tiến tới chức linh mục trong hệ thống giáo dục hiện nay. Đó là một thực tế ai cũng công nhận về mặt con người và do hoàn cảnh xã hội và Giáo Hội ngày nay, song chúng ta là môn đệ của Đức Kitô, chúng ta cũng phải đặt tin tưởng vào sự quan phòng của Cha chúng ta trên trời và sự quan tâm của chính Chúa Giêsu đã không để Giáo Hội mồ côi bằng cách sai Thánh Linh xuống ở với các môn đệ. Có lẽ chúng ta không thể đào tạo các linh mục theo gương mẫu một số người đề ra có tính chất cách mạng, như linh mục Pierre bên Pháp, hay là dấn thân đôi khi quá độ như các linh mục cách mạng ở Nam Mỹ. Song nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta cũng có thể đào tạo được những linh mục tốt lành thánh thiện theo gương Thánh Gioan Maria Vianney, hay gần nhất như tổ tiên chúng ta trong hàng linh mục bản xứ mặc dù đã không có nhiều khả năng và thời gian như các vị đang học ở các trường trứ danh trên thế giới ngày nay, nhưng chưa chắc các vị đó đã trở thành những linh mục tốt lành như lòng Chúa mong muốn mà lại có những gương xấu đáng hổ thẹn ở nhiều nơi khác trên thế giới. Trái lại, gặp cảnh khó khăn thiếu thốn như ở Việt Nam Chúa lại muốn ban ơn bù đắp để các thầy có thể trở thành những linh mục tốt lành như lòng Chúa mong muốn.
Tin tưởng vào điều đó, chúng ta mạnh dạn đến phó thác vào Thánh Tâm Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy sẽ thông ban cho các giáo sư, các chủng sinh (“hãy học cùng Chúa hiền lành và khiêm nhường trong lòng”) để trở nên những “tâm sĩ” đi ra gieo rắc khoa học và nền văn minh tình thương cho thế giới ngày nay đang thiếu thốn. Vậy nên chúng tôi tha thiết kính mời mọi thành phần dân Chúa trong ngoài Giáo phận có thể được, tới dự lễ khai giảng Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu vào ngày 5 tháng 9 năm 2008, và tận tình giúp đỡ chúng tôi về tinh thần cũng như vật chất, nhất là hy sinh, cầu nguyện, tán trợ, khuyến khích và nâng đỡ hầu cộng tác đắc lực với chúng tôi trong sứ mệnh cao cả nhưng khó khăn này.
4. Theo đề nghị của Đức Giám Mục, từ nay (bắt đầu từ tháng 9 năm 2008) các linh mục mỗi tháng phải dâng một thánh lễ vào thứ sáu đầu tháng để cầu nguyện cho chủng viện và dành một bổng lễ thứ hai trong mỗi tháng để đóng góp vật chất vào việc điều hành chủng viện. Các nam nữ tu sĩ và dân Chúa hãy chịu khó đi lễ và rước lễ ngày thứ sáu đầu tháng để kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và cầu nguyện cho chủng viện, hoặc tuỳ theo khả năng có thể đóng góp vật chất (tiền nong, lương thực…) để duy trì chủng viện và nuôi dưỡng các chủng sinh.
5. Cũng nhân dịp Năm Thánh Phaolô, Toà Giám Mục cũng nhắc nhở anh chị em năng tham dự thánh lễ và lễ nghi (chầu Thánh Thể, lần hạt Mân Côi…) kính Thánh Phaolô tại các nhà thờ đã được chỉ định trong Giáo phận để lĩnh Ơn Toàn Xá. Đặc biệt các cha xứ phải sốt sáng tổ chức trong xứ mình (nhất là các nhà thờ được chỉ định) tạo điều kiện cho mọi người lĩnh Ơn Toàn Xá. Các cha cũng có thể tổ chức các cuộc hành hương tới các nhà thờ đã được chỉ định, gợi lên phong trào sùng kính, học tập những giáo lý của Thánh Phaolô được phổ biến trong cộng đoàn.
6. Để kết luận, chúng tôi xin mọi người trong và ngoài Giáo phận cầu nguyện và giúp đỡ, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ La-Vang, Thánh Cả Giuse và nhất là Thánh Phaolô Tông đồ để Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu Thái Bình được khai giảng tốt đẹp mang lại những hiệu quả thánh thiện như lòng Chúa mong muốn, đáp lại nhu cầu của Giáo phận cũng như Giáo Hội Việt Nam.
Thái Bình, ngày 7 tháng 8 năm 2008.
Toà Giám Mục Thái Bình
NHÂN NGÀY KHAI GIẢNG LỚP TU SĨ LỚN TUỔI
THEO HỌC TẠI CHỦNG VIỆN THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
1. Như anh chị em và mọi người đã biết, Chủng viện Thánh Tâm đã được mở cửa từ mấy tháng nay đón một số tu sĩ lớn tuổi và đang thời kỳ ôn tập để chọn ra một số thầy sau này được đào tạo để trở thành linh mục. Trong số những người đang ôn tập, chúng tôi sẽ chia ra nhiều đợt khác nhau tuỳ theo tuổi tác và khả năng học tập. Đợt đầu có thể gồm các tu sĩ lớn tuổi đã đạt tiêu chuẩn được đào tạo trước hết. Sau đó là các đợt tiếp theo tuỳ khả năng và điều kiện cho phép. Đức Giám Mục và ban giáo sư đã định rõ ngày 5 tháng 9 năm 2008 sẽ làm lễ khai giảng cho chủng viện và giới thiệu đợt các thầy lớn tuổi đầu tiên sẽ được đào tạo trong thời gian thích hợp.
2. Ngày khai giảng Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu năm nay được đánh giá là một biến cố trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam và Giáo phận Thái Bình. Lần đầu tiên sau nhiều chục năm bị gián đoạn, nay nhờ ơn Chúa giúp cùng với sự giúp đỡ thịnh tình của các cấp chính quyền, Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu (trước đây quen gọi là Chủng viện Mỹ Đức) sẽ mở ra một thời kỳ tươi sáng cho Giáo phận và cũng nói lên sự hợp tác quý báu giữa Giáo Hội với chính quyền địa phương. Mong rằng Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ đào tạo những linh mục tốt góp phần vào việc giáo dục toàn phần con người và xã hội như chủ trương của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề ra phù hợp với xu thế của thế giới và xã hội ngày nay.
3. Việc giáo dục và đào tạo con người vốn là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự cộng tác nhiều mặt của các thành phần dân Chúa và xã hội. Ý thức được điều đó, giáo quyền lẫn chính quyền đều lo lắng tạo điều kiện để hoàn thành mục đích nói trên, nhất là đợt đầu tiên kỳ này gặp nhiều khó khăn phức tạp: vì các tu sĩ – chủng sinh đã lớn tuổi không được học tập đầy đủ như các chủng sinh theo lệ thường trong các chủng viện. Điều này đòi hỏi sự cố gắng biết bao của chính các thầy và sự khó nhọc của các giáo sư. Đã có những đấng bậc trong Giáo Hội biên thư cho Đức Giám Mục cũng như phát biểu trên các báo chí tỏ vể băn khoăn lo lắng cho giải pháp có phần táo bạo nguy hiểm trong quyết định liên quan đến các chủng sinh lớn tuổi này. Thậm chí họ còn lo lắng cho toàn bộ việc đào tạo chủng sinh tiến tới chức linh mục trong hệ thống giáo dục hiện nay. Đó là một thực tế ai cũng công nhận về mặt con người và do hoàn cảnh xã hội và Giáo Hội ngày nay, song chúng ta là môn đệ của Đức Kitô, chúng ta cũng phải đặt tin tưởng vào sự quan phòng của Cha chúng ta trên trời và sự quan tâm của chính Chúa Giêsu đã không để Giáo Hội mồ côi bằng cách sai Thánh Linh xuống ở với các môn đệ. Có lẽ chúng ta không thể đào tạo các linh mục theo gương mẫu một số người đề ra có tính chất cách mạng, như linh mục Pierre bên Pháp, hay là dấn thân đôi khi quá độ như các linh mục cách mạng ở Nam Mỹ. Song nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta cũng có thể đào tạo được những linh mục tốt lành thánh thiện theo gương Thánh Gioan Maria Vianney, hay gần nhất như tổ tiên chúng ta trong hàng linh mục bản xứ mặc dù đã không có nhiều khả năng và thời gian như các vị đang học ở các trường trứ danh trên thế giới ngày nay, nhưng chưa chắc các vị đó đã trở thành những linh mục tốt lành như lòng Chúa mong muốn mà lại có những gương xấu đáng hổ thẹn ở nhiều nơi khác trên thế giới. Trái lại, gặp cảnh khó khăn thiếu thốn như ở Việt Nam Chúa lại muốn ban ơn bù đắp để các thầy có thể trở thành những linh mục tốt lành như lòng Chúa mong muốn.
Tin tưởng vào điều đó, chúng ta mạnh dạn đến phó thác vào Thánh Tâm Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy sẽ thông ban cho các giáo sư, các chủng sinh (“hãy học cùng Chúa hiền lành và khiêm nhường trong lòng”) để trở nên những “tâm sĩ” đi ra gieo rắc khoa học và nền văn minh tình thương cho thế giới ngày nay đang thiếu thốn. Vậy nên chúng tôi tha thiết kính mời mọi thành phần dân Chúa trong ngoài Giáo phận có thể được, tới dự lễ khai giảng Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu vào ngày 5 tháng 9 năm 2008, và tận tình giúp đỡ chúng tôi về tinh thần cũng như vật chất, nhất là hy sinh, cầu nguyện, tán trợ, khuyến khích và nâng đỡ hầu cộng tác đắc lực với chúng tôi trong sứ mệnh cao cả nhưng khó khăn này.
4. Theo đề nghị của Đức Giám Mục, từ nay (bắt đầu từ tháng 9 năm 2008) các linh mục mỗi tháng phải dâng một thánh lễ vào thứ sáu đầu tháng để cầu nguyện cho chủng viện và dành một bổng lễ thứ hai trong mỗi tháng để đóng góp vật chất vào việc điều hành chủng viện. Các nam nữ tu sĩ và dân Chúa hãy chịu khó đi lễ và rước lễ ngày thứ sáu đầu tháng để kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và cầu nguyện cho chủng viện, hoặc tuỳ theo khả năng có thể đóng góp vật chất (tiền nong, lương thực…) để duy trì chủng viện và nuôi dưỡng các chủng sinh.
5. Cũng nhân dịp Năm Thánh Phaolô, Toà Giám Mục cũng nhắc nhở anh chị em năng tham dự thánh lễ và lễ nghi (chầu Thánh Thể, lần hạt Mân Côi…) kính Thánh Phaolô tại các nhà thờ đã được chỉ định trong Giáo phận để lĩnh Ơn Toàn Xá. Đặc biệt các cha xứ phải sốt sáng tổ chức trong xứ mình (nhất là các nhà thờ được chỉ định) tạo điều kiện cho mọi người lĩnh Ơn Toàn Xá. Các cha cũng có thể tổ chức các cuộc hành hương tới các nhà thờ đã được chỉ định, gợi lên phong trào sùng kính, học tập những giáo lý của Thánh Phaolô được phổ biến trong cộng đoàn.
6. Để kết luận, chúng tôi xin mọi người trong và ngoài Giáo phận cầu nguyện và giúp đỡ, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ La-Vang, Thánh Cả Giuse và nhất là Thánh Phaolô Tông đồ để Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu Thái Bình được khai giảng tốt đẹp mang lại những hiệu quả thánh thiện như lòng Chúa mong muốn, đáp lại nhu cầu của Giáo phận cũng như Giáo Hội Việt Nam.
Thái Bình, ngày 7 tháng 8 năm 2008.
Toà Giám Mục Thái Bình
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Nhớ
Diệp Hải Dung
09:56 13/08/2008
BIỂN NHỚ
Ảnh của Diệp Hải Dung – Australia.(Hình chụp tại Wollongong Beach)
Gởi cho trời hết những bao la
Trời nông nổi nên nhiều cay đắng
Rực hờn ghen xô sóng vỡ òa.
(Trích thơ Lê Thị Kim)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền