Phụng Vụ - Mục Vụ
Maria diễm phúc hơn mọi người nữ
Lm Đan Vinh
00:10 14/08/2018
LỄ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI (15/08)
Kh 11,19a; 12,1-6a.10ab; 1 Cr 15,20-26; Lc 1,39-56
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 1,39-56
(39) Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. (40) Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. (41) Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần, (42) liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. (43) Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ? (44) Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. (45) Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”.(46) Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, (47) thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi (48) Phận tỳ nữ hèn mọn Người đoái thương nhìn tới. Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. (49) Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn ! (50). Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. (51) Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. (52) Chúa hạ bệ những ai quyền thế. Ngươi nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.(53) Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư. Người giàu có, lại đuổi về tay trắng. (54) Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, (55) như đã hứa cùng cha ông chúng ta. Vì Người nhớ lại lòng thương xót, dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời”. (56) Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng gồm ba phần như sau:
Phần I (39-40): Đức Ma-ri-a vội vã lên đường thăm viếng bà chị họ Ê-li-sa-bét. Hai bà mẹ đều được chúc phúc vì đã quảng đại đáp lời mời cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Phần II (41-46a): Thai nhi Gio-an trong dạ mẹ đã hân hoan nhảy mừng đón Thai Nhi Giê-su đến ban ơn cứu độ.
Phần III (46b-56): Đức Ma-ri-a dâng lời kinh Ma-nhi-phi-cát ca ngợi tình thương cứu độ của Đức Chúa.
3. CHÚ THÍCH:
- C 39: + Lên đường vội vã: Chỉ một thời gian ngắn sau biến cố Truyền tin, Đức Ma-ri-a đã vội vã lên đường đến thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét (hay cũng gọi là I-sa-ve), mà sứ thần đã cho biết bà mới có thai được 6 tháng. Bà này đã chịu tủi hổ trước mặt người đời, vì bị son sẻ không con. + Đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa: Thành mà Đức Ma-ri-a định tới là một trong mười một địa hạt miền Giu-đê. Nhiếu người nghĩ đó là A-in Ka-rim, cách thủ đô Giê-ru-sa-lem 6 cây số về phía Tây. Con đừong từ Na-da-rét đến A-in Ka-rim dài 150 cây số.
- C 40-41: + bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét: Cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ chính là cơ hội để thai nhi Giê-su gặp gỡ thai nhi Gio-an là tiền hô của Người. + Đứa con trong bụng nhảy lên: Gio-an Tẩy Giả bắt đầu sứ vụ ngôn sứ bằng động tác nhảy mừng trước Đấng Thiên Sai (Mêsia) đang ẩn mình trong dạ mẹ, giống như vua Đa-vít xưa đã nhảy mừng khi ra đón Hòm Bia Giao Ước. Truyền thống coi sự kiện này là dấu hiệu Gio-an Tẩy Giả được khỏi tội tổ tông truyền. + Bà được đầy ơn Chúa Thánh Thần: Thánh Thần đã tác động khiến bà Ê-li-sa-bét nhận biết cô em họ Ma-ria đang mang Đấng Mê-si-a đến viếng thăm nhà mình.
- C 42-44: + Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc: Bà Ê-li-sa-bét ca tụng Ma-ri-a diễm phúc hơn mọi phụ nữ, vì thai nhi trong lòng Ma-ri-a là Đấng được Thiên Chúa chúc phúc. + Bởi đâu tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ?: “Chúa tôi” ở đây là danh xưng của Đấng Mê-si-a. Nhờ được Thần Khí tác động mà bà Ê-li-sa-bét đã nhận ra Chúa của mình là Thai nhi mà cô em Ma-ri-a đang cưu mang. Danh xưng Đức Giê-su là “Chúa” được Tin Mừng Lu-ca sử dụng đến 40 lần. + Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng: Ê-li-sa-bét chia sẻ cho Ma-ri-a sự lạ mà bà vừa cảm nghiệm. Đó cũng là lý do khiến bà nhận biết Đức Ma-ri-a đang cưu mang Thai Nhi Cứu Thế.
- C 45: + Em thật có phúc, vì đã tin: Ma-ri-a đã tin vào những lời Chúa phán với mình khi sứ thần truyền tin sẽ được thực hiện, và trở thành người tín hữu đầu tiên của thời Tân Ước. Ngược lại với ông Da-ca-ri-a chồng bà vì không tin và đòi thấy dấu lạ, nên đã bị câm cho đến khi các điều sứ thần nói xảy ra (x. Lc 1,20).
- C 46-50: +“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa: Sau khi nghe bà Ê-li-sa-bét khen là có phúc, Ma-ri-a đã quy hướng lời ca khen đó về cho Thiên Chúa trong bài kinh “Ngợi khen Thiên Chúa” (Magnificat). Bài này mô phỏng theo bài ca mà bà An-na là mẹ của ngôn sứ Sa-mu-en, sau khi được Đức Chúa cho sinh con trai và mang đứa trẻ lên Đền Thờ tại Si-lô thời Tư tế Ê-li, để thánh hiến dâng cho Đức Chúa (x. 1 Sm 2,1-10). Kinh này nhấn mạnh hai đìều: Một là người nghèo hèn bé mọn được Chúa bênh vực (x. Xp 2,3 ; Mt 5,3); Hai là dân Ít-ra-en được Chúa tuyển chọn và yêu thương (x. Đnl 7,6). Đức Ma-ri-a đã hát lên bài ca này để bày tỏ lòng tri ân của mình (cc 46-49) và của toàn dân It-ra-en (cc 50-55), vì nay đã đến thời điểm lời hứa cứu độ của Đức Chúa được thực hiện.
- C 51-55: + Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh: Chúa dùng quyền năng để can thiệp và bênh vực người hèn yếu (x. Tv 118,15-16). + Vì Người nhớ lại lòng thương xót: Cựu Ước thường ghi là “Thiên Chúa nhớ lại” để diễn tả việc Người luôn trung thành với lời hứa và thi hành những lời Ngừơi đã phán qua các ngôn sứ (x. St 8,1; 9,15; Xh 2,24). Lu-ca cũng không quên ghi lại lời chúc tụng như bài ca của Da-ca-ri-a trước đó: “Người nhớ lại lời xưa giao ước” (Lc 1,72).
- C 56: + Ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng: Ở lại để giúp đỡ bà chị Ê-li-sa-bét, làm các việc nhà thay cho bà trong thời kỳ cuối trước khi bà sinh con. Nhưng Đức Ma-ri-a chỉ phục vụ đúng mức mà thôi. + rồi trở về nhà: Một tuần sau ngày bà Ê-li-sa-bét sinh nở, sau khi con trẻ được đặt tên và chịu phép Cắt Bì để được gia nhập vào dân Ít-ra-en, thì Đức Ma-ri-a đã trở về quê nhà là thành Na-da-rét.
4. CÂU HỎI:
1) Lý do nào khiến Đức Ma-ri-a vội vã lên đường viếng thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét ?
2) Truyền thống Công Giáo khẳng định Gio-an Tẩy Giả được khỏi tội tổ tông truyền từ lúc nào ?
3) Bà Ê-li-sa-bét được đầy Thánh Thần đã gọi Đức Ma-ri-a bằng tước hiệu gì ?
4) Tại sao bà Ê-li-sa-bét khen Đức Ma-ri-a diễm phúc, khác với ông Gia-ca-ri-a chồng bà ?
5) Bài kinh “Ngợi khen Thiên Chúa” (Magnificat) có nguồn gốc thế nào trong Cựu Ước và nội dung gồm những gì ?
6) Đức Ma-ri-a ở lại nhà bà Ê-li-sa-bét bao lâu và để làm gì ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA:
Bà Ê-li-sa-bét được tràn đầy Thánh Thần đã ca tụng Đức Ma-ri-a rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ” (41-42a),… và: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (45). Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” (46).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐỨC MA-RI-A HÒM BIA CỦA GIAO ƯỚC MỚI:
+ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA HÒM BIA GIAO ƯỚC: Hòm bia hay Khám Giao Ước là một chiếc thùng được làm bằng gỗ keo hình chữ nhật, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi và cao bảy tấc rưỡi. Được dát bằng vàng ròng cả trong lẫn ngoài (x. Xh 37, 1-2). Bên trong chứa đựng hai tấm bia ghi Mười điều răn do chính Thiên Chúa viết và ban cho dân It-ra-en qua trung gian của Mô-sê trên núi Khô-rép (x. Xh 20,1-17; Đnl 5,2-21). Về sau Mô-sê còn viết sách Luật và truyền đặt bên cạnh Hòm Bia (x. Đnl 31,24-27). Trên Hòm Bia có một cái nắp đậy được gọi là Nắp Xá Tội. Hai bên đầu nắp có hai bức tượng thần hộ giá (Kê-ru-bim) bằng vàng gò đặt đối diện nhau và cùng cúi mặt xuống nắp. Hai tượng này có cánh giương lên và phủ trên nắp (x. Xh 25,18-20). Chính nơi Hòm Bia này mà Đức Chúa hiện ra nói chuyện với dân Người và đáp lại lời họ kêu xin (x. Xh 25,22; 1 Sm 4,4). Trong cuộc hành trình qua sa mạc, Hòm Bia Giao Ước luôn được khiêng đi trước dẫn đường cho dân Ít-ra-en. Vua Đa-vít đã đem cả Hòm Bia Giao Ước lẫn Lều Thánh về Giê-ru-sa-lem và làm cho thành này trở thành trung tâm của Vương quốc cả về chính trị lẫn tôn giáo. Vua Sa-lô-môn đã đặt Hòm Bia Giao Ước vào nơi Cực Thánh của Đền Thờ sau khi xây dựng xong. Đối với nhà vua cũng như toàn dân, Hòm Bia Giao Ước mang ý nghĩa lãnh đạo và che chở, đồng thời cũng là lời khuyến cáo phải sống theo thánh ý Thiên Chúa đang ngự giữa dân Người. Sau khi đế quốc Ba-by-lon tàn phá Đền thờ Giê-ru-sa-lem vào năm 587 trước Công Nguyên, họ cũng phá hủy cả Hòm Bia Giao Ước. Từ đó tất cả ý nghĩa của Hòm Bia Giao Ước đều chuyển sang Đền Thờ thứ hai và thành thánh Giê-ru-sa-lem, được coi là ngai tòa và là bệ chân của Thiên Chúa.
+ ĐỨC MA-RI-A, HÒM BIA CỦA GIAO ƯỚC MỚI: Trong Tân Ước, Đức Ma-ri-a được công nhận là nơi Thiên Chúa cư ngụ, giống như Hòm Bia của Giao Ươc mới. Nơi Đức Ma-ri-a, quyền năng của Thiên Chúa đã được tỏ hiện, đúng như sứ thần đã nói với Người: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà” (Lc 1,35). Thực vậy, vinh quang Thiên Chúa đã bao phủ trên Ma-ri-a giống như cột mây cột lửa đã rợp bóng trên dân It-ra-en để bang trợ, phù giúp dân vượt qua biển Đỏ về miền Đất Hứa (x. Xh 14,19-20). Trong biến cố Truyền tin, ngay sau lời thưa “Vâng” của Người, Thánh Thần đã tác động làm cho Đức Ma-ri-a thụ thai mà vẫn còn trinh khiết, và Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập vào Thai nhi ấy, trở thành người có xác có hồn giống như chúng ta (x. Lc 1,38), ngoại trừ không có tội. Đó là Mầu Nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Tóm lại, Đức Ma-ri-a cũng đựơc ví như Hòm Bia của Giao Ước Mới, nơi mà “Lời Thiên Chúa đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (x. Ga 1,14), và Đức Giê-su trở thành Đấng “Em-ma-nu-en” Nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23). Đức Ma-ri-a là Mẹ cưu mang Hài Nhi Giê-su trong lòng, nên Người cũng được ví như Hòm Bia Thiên Chúa.
2) MẸ LUÔN CỨU GIÚP NHỮNG AI TIN CẬY KÊU CẦU:
ĐU-LỚT HAI-ĐƠ (Douglas Hyde) vốn là một người vô tín và thù ghét đạo Công giáo. Ông là chủ bút một tờ báo lớn ở nước Anh. Với tư cách là chủ bút, ông nghiên cứu về Giáo hội để viết những bài phê bình chống đối gay gắt. Tuy nhiên một điều lạ lùng đã xảy ra, là ông càng nghiên cứu về giáo lý bao nhiêu, thì tâm trí ông lại càng thêm tin tưởng vào các chân lý ấy bấy nhiêu. Tuy vậy ông vẫn chưa quyết định dứt khóat tin theo đạo ngay.
Một hôm, trên đường từ nhà đến tòa soạn ở trung tâm thủ đô Luân Đôn, lúc xe lửa đến trạm dừng, Đu-Lớt thấy tấm biển ghi “Nhà thờ Công giáo” ở bên đường, ông liền thử vào bên trong nhà thờ xem sao. Ông ngồi vào hàng ghế ở cuối nhà thờ và rồi thắc mắc tại sao mình lại có mặt ở đây? Bấy giờ ông thấy một cô gái bước vào nhà thờ, nét mặt âu lo buồn khổ. Cô ta đi thẳng đến trước tòa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bên trái cung thánh nhà thờ và quỳ dưới hình Đức Mẹ một hồi lâu. Sau đó, cô đứng dậy đi xuống cuối và ra khỏi nhà thờ. Khi cô đi ngang, Đu-lớt nhận thấy nét mặt của cô ta đã bình thản trở lại chứ không còn lo âu sầu não như khi mới bước vào nhà thờ.
Ngay lúc đó Đu-lớt quyết định thử làm theo cô gái là cũng đến quỳ trước ảnh Đức Mẹ. Sau này ông đã viết trong cuốn “tôi tin” (I believed) như sau: “Tôi không biết người ta đã cầu nguyện với Đức Mẹ thế nào ? Cuối cùng tôi nghe thấy chính mình sắp nói ra một điều gì đó thích hợp. Tuy nhiên khi bắt đầu thốt ra thì tôi lại thấy lời đó có vẻ kỳ cục làm sao ! Nhưng điều này không quan trọng gì. Tôi biết rõ là sự tìm kiếm bấy lâu nay của tôi đã đạt tới đích… Lúc ra khỏi nhà thờ, tôi cố gắng hồi tưởng lại những gì tôi nói và hầu như tôi bật cười khi nhớ lại những lời ấy. Chúng giống hệt những lời ngân lên trong một điệu khiêu vũ !” Cuối cùng Đu-lớt đã đạt tới đức tin vào Chúa Giê-su nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
3) NHỮNG BẰNG CHỨNG VỀ ĐẶC ÂN HỒN XÁC LÊN TRỜI CỦA ĐỨC MA-RI-A:
Ngoài truyền thống hay Thánh Truyền là ký ức tông truyền, Giáo Hội còn dựa trên một số đoạn Thánh Kinh cho thấy Mẹ Thiên Chúa liên kết rất mật thiết với Con Mình và luôn chia sẻ tất cả thân phận của con, để xác tín đặc ân Hồn Xác Lên Trời của Mẹ:
+ “Dòng giống người nữ sẽ đánh vào đầu mi” (St 3,14-15): Câu này có ba cách hiểu: Một là “Sự chiến thắng của dòng giống người đàn bà trên dòng giống con rắn” (Bản văn tiếng Do Thái). Hai là “Người đàn bà sẽ đạp lên đầu mi” (Bản văn tiếng La Tinh), khẳng định vai trò của Mẹ Đấng Mê-si-a trên con rắn hỏa ngục là ma quỷ (x. Kh 12,13.17). Ba là “Người đó sẽ đánh vào đầu mi” (Bản văn Bảy mươi tiếng Hy Lạp), được hiểu là Đức Giê-su, Đấng sẽ chiến thắng con rắn ma quỷ.
+ “Đấng đầy ân sủng, luôn được Thiên Chúa ở cùng” (x. Lc 1,28): Đầy ơn phúc và luôn có Chúa tức là hoàn toàn trong sạch thánh thiện, nên Người không phải chết như loài người chúng ta. “Bà sẽ thụ thai, sinh một con trai và đặt tên là Giê-su” (Lc 1,31): Đức Ma-ri-a được chọn làm Mẹ Đấng Thiên Sai, Đấng sẽ thay vua Đa-vít cai trị Ít-ra-en và triều đại của Người sẽ luôn vững bền.
+ Đức Ma-ri-a là E-và Mới: Đã cộng tác với Đức Giê-su là A-Đam mới, để vâng phục Chúa Cha (x. Rm 5,12-19 ; PI 2,6-11). Mẹ đã tích cực cộng tác với Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn (x. Ga 19,25), thì cũng được dự phần vào sự phục sinh vinh quang với Người.
4) TỪ TÍN ĐIỀU MẸ THIÊN CHÚA ĐẾN MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI:
+ Từ thuở ban đầu, các giáo đoàn tiên khởi đều tôn kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Từ những đoạn Thánh Kinh Tân Ước, đến các giáo phụ, rồi Công đồng chung Ê-phê-sô năm 431 đã tuyên bố “Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa”. Đã có những lễ nói đến lúc chấm dứt cuộc đời của Đức Ma-ri-a như: Lễ Đức Mẹ An Giấc (dormitio), Lễ Đức Mẹ Chuyển Biến (Transitus), Lễ Đức Mẹ Sinh Ra Trên Trời (Natalis), Lễ Đức Mẹ được Nâng Lên Trời (Assumptio).
+ Riêng Lễ Đức Mẹ An Giấc (Dormitio) đã được long trọng cử hành đó đây trong Giáo Hội Đông Phương. Nhất là từ sau Công đồng chung Ê-phê-sô năm 431, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 7, lễ này mới được du nhập vào Giáo Hội Tây Phương.
Từ đó về sau nhiều thư thỉnh nguyện của các giám mục, các dòng tu, các nhà thần học được gửi đến Đức Giáo Hoàng để xin Ngài định tín về việc Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Trong Công đồng Va-ti-ca-nô I, nhiều nghị phụ cũng yêu cầu Đức Thánh Cha quyết định điều đó, vì theo các ngài thì việc Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời có liên quan mật thiết với đức đồng trinh và chức vụ làm mẹ Đấng Cứu Thế của Ngài. Hơn nữa, vì Mẹ đã được cứu chuộc hoàn toàn, nên cũng phải được tôn vinh toàn diện như lời thánh Phao-lô: “Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến người, tức là cho những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8,28-29).
Dựa theo các thỉnh nguyện thư đó, năm 1946, Đức Pi-ô 12 đã gửi đến mỗi giám mục một lá thư và yêu cầu trả lời như sau: “Đức cha và hàng giáo sĩ, giáo dân trong giáo phận của Đức cha, có xác tín và có muốn công bố việc Đức Ma-ri-a hồn xác lên trời như một tín điều hay không ?” Hầu hết các thư trả lời đều đồng ý và thỉnh nguyện như vậy. Thế là vào ngày 1.11.1950, Đức Pi-ô 12 đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Ma-ri-a Hồn Xác Lên Trời cho toàn thể Giáo Hội tin kính và mừng chung vào ngày 15 tháng 8 hằng năm.
+ Đức Thánh Cha đã xác quyết: “Thế nên Đức Thánh Mẫu cao cả, ngay từ đời đời và do cùng một quyết định tiền định, đã được kết hợp với Đức Giê-su Ki-tô một cách huyền nhiệm, vô nhiễm khi đầu thai, đồng trinh vẹn sạch khi làm Mẹ, cộng tác quảng đại với Đấng Cứu Thế, Đấng đã chiến thắng hoàn toàn sự tội và các hiệu quả của nó, thì cuối cùng để kết thúc mọi đặc ân ngài đã được, Đức Trinh Nữ cũng đã gìn giữ khỏi bị hư nát ở trong mồ, để nên giống Con Mình. Sau khi chiến thắng sự chết, ngài cũng được tôn vinh trên trời cả hồn lẫn xác, nơi Ngài được sáng láng làm Nữ Vương ngự bên hữu Con mình là Vua bất tử của mọi thời” (trích CGKPV trang 334).
3. SUY NIỆM:
1) ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ ĐỨC GIÊ-SU:
Là Mẹ đã thụ thai và hạ sinh Đức Giê-su: Tin Mừng Lu-ca thuật lại việc Đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế nhờ có Chúa ở cùng, và luôn kết hiệp mật thiết với Người. Sau lời thưa “xin vâng”, Ma-ri-a đã đuợc thụ thai mà vẫn bảo toàn đức trinh khiết nhờ ơn Thánh Thần (x. Lc 1,28-38). Sau đó Ma-ri-a theo “Ông Giu-se từ thành Na-da-rét miền Ga-li-lê lên thành Bê-lem, miền Giu-đê là thành vua Đa-vít, vì ông thuộc về nhà và gia tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,4-7).
2) ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ HỘI THÁNH:
+ Tin Mừng Gio-an viết: “Đứng gần thập giá Đức Giê-su có Mẹ Người, chị của Mẹ Người là bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy Mẹ và môn đệ mình thương mến đứng bên, Đức Giê-su nói với Mẹ Người rằng: “Thưa bà, đây là con của Bà”. Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19,25-27).
+ Thánh Phao-lô cũng dạy: “Thiên Chúa đặt Người làm Đầu toàn thể Hội Thánh. Mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (x. Ep 1,22b-23); “Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh” (Cl 1,18). Như vậy Đức Ma-ri-a là Mẹ của Đức Giê-su là Đầu, thì cũng là Mẹ của thân thể Đức Giê-su là Hội Thánh, trong đó có mỗi tín hữu chúng ta.
+ Người nêu gương khiêm nhường cho các tín hữu qua việc luôn lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu ý Chúa và mau mắn xin vâng (x. Lc 1,30-36). Người cũng nêu gương bác ái khi chủ động thăm viếng bà chị họ Ê-li-sa-bét, đem niềm vui ơn cứu độ đến cho gia đình Gia-ca-ri-a, làm cho thai nhi Gio-an “nhảy mừng’ vì được khỏi tội tổ tông truyền. Sau đó Người còn ở lại 3 tháng để phục vụ, giúp đỡ việc nhà cho bà Ê-li-sa-bét trong ba tháng trước ngày bà sinh con, rồi trở về nhà mình (x. Lc 1,39-56). Người cũng quan tâm đến đôi tân hôn trong bữa tiệc cưới bị thiếu rượu tại thành Ca-na khi cầu thay nguyện giúp đội tân hôn với Đức Giê-su, xin Người can thiệp giúp đôi này. Dù Giờ chưa đến, nhưng Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên là biến nước lã trở thành rượu ngon để giúp họ (x. Ga 2,1-11).
3) ĐỨC MA-RI-A LÀ ĐẤNG ĐẦY ƠN PHÚC:
Ma-ri-a đầy ơn phúc và được Chúa luôn ở cùng như lời chào của sứ thần truyền tin (x. Lc 1,28).
+ Ma-ri-a có phúc vì tâm hồn Mẹ trong sạch và luôn kết hiệp với Chúa.
+ Ma-ri-a có phúc vì đã tin: Bà Ê-li-sa-bét đã ca tụng Đức Ma-ri-a rằng: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng: Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).
+ Ma-ri-a có phúc vì được làm Mẹ Đức Giê-su. Là Hòm Bia Giao Ước Mới, Đức Maria chứa đựng chính Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, để ở cùng chúng ta (x. Ga 1,14; Mt 1,23).
+ Nhưng nhất là có phúc vì đã trở thành môn đệ Đức Giê-su như Đức Giê-su đã đáp lại lời một phụ nữ khen ngợi người Mẹ đã có công sinh thành nuôi dưỡng Người: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28). Do đó, Đức Giáo Hòang Phao-lô VI đã gọi Đức Ma-ri-a là “môn đệ tiên khởi và tuyệt hảo nhất của Đức Ki-tô”.
4) ĐỨC MA-RI-A ĐƯỢC RƯỚC VỀ TRỜI ĐỂ CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA:
+ Việc Hội Thánh tuyên bố tín điều “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” dạy chúng ta phải ý thức về thiên đàng đời sau. Chúng ta chỉ được lên trời nếu ngay từ đời này đã sống theo Lời Chúa Giê-su và đi con đường đau khổ thập giá của Người như Đức Ma-ri-a xưa.
+ Đức Ma-ri-a lên trời, nhưng luôn cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta là con cái Người. Ta hãy xin ơn được chết lành trong tay Đức Mẹ và sau này được hưởng hạnh phúc thiên đàng cùng Mẹ.
+ “Đến với Chúa Giê-su nhờ Mẹ Ma-ri-a” (Ad Jesum per Mariam): Chúng ta cần hiệp cùng Mẹ Ma-ri-a mỗi khi cầu nguyện với Thiên Chúa, noi gương Hội Thánh thời sơ khai (x. Cv 1,14). Ta hãy gắn bó với Mẹ và nhờ Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban ơn lành hồn xác cho ta như Mẹ đã làm cho đôi tân hôn tại tiệc cưới thành Ca-na xưa (x. Ga 2,3).
+ Sống đức Tin, Cậy, Mến với Chúa noi gương Đức Mẹ: Tin những Lời Chúa phán, tìm hiểu ý Chúa dạy và xin vâng ý Chúa muốn, chấp nhận mọi may rủi xảy đến cho ta với lòng cậy trông phó thác.
4. THẢO LUẬN:
1) Việc về trời của Đức Mẹ (Lễ Mông Triệu) giống và khác với việc lên trời của Chúa Giê-su (Lễ Thăng Thiên) ra sao ?
2) Ngay từ bây giờ chúng ta phải làm gì để sau này cũng được Chúa ban thưởng hạnh phúc lên trời với Mẹ ?
5. NGUYỆN CẦU:
1) LẠY CHÚA BA NGÔI CỰC THÁNH. Hôm nay con cảm tạ Chúa vì Chúa đã thực hiện việc lớn lao nơi Đức trinh Nữ Ma-ri-a, là người con thân yêu và là nữ tỳ hèn mọn của Chúa. Chúa đã thương cho Mẹ trở nên giống Con của mình là Chúa Giê-su: nhờ giữ đức trinh khiết vẹn toàn, tâm hồn không vương chút bùn nhơ tội lỗi; Nhờ biết đặt trọn niềm tin vào lời Chúa phán sẽ được thực hiện; Nhờ luôn xin vâng ý Chúa để trở thành Mẹ Đấng Thiên Sai; Nhờ biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa; Nhờ thông phần với nỗi đau khổ của Chúa Giê-su trên đường thánh giá... mà Mẹ Ma-ri-a đã được Chúa ban thưởng bội hậu lên trời cả hồn lẫn xác.
2) LẠY ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ RẤT NHÂN TỪ. “Xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời”. Hôm nay cùng với Hội thánh hoàn cầu, chúng con long trọng mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Xin cho chúng con biết chạy đến với Mẹ trong cơn gian nan thử thách : khi bị thất bại trong việc làm ăn, những khi không biết phải làm gì để vượt qua khó khăn… Trong những giờ phút đau thương ấy, xin cho chúng con biết chạy đến nép mình dưới tà áo Mẹ, để được Mẹ che chở ủi an, để được Mẹ cầu bầu cùng Chúa Giê-su, ban cho chúng con ơn lành hồn xác. Nhất là xin Mẹ đừng để khi nào chúng con đi vào con đường lầm lạc. Xin dạy chúng con luôn lắng nghe Lời Chúa Giê-su con yêu của Mẹ, như Mẹ đã dạy các gia nhân tại tiệc cưới Ca-na : « Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo » (Ga 2,5).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Kh 11,19a; 12,1-6a.10ab; 1 Cr 15,20-26; Lc 1,39-56
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 1,39-56
(39) Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. (40) Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. (41) Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần, (42) liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. (43) Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ? (44) Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. (45) Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”.(46) Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, (47) thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi (48) Phận tỳ nữ hèn mọn Người đoái thương nhìn tới. Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. (49) Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn ! (50). Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. (51) Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. (52) Chúa hạ bệ những ai quyền thế. Ngươi nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.(53) Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư. Người giàu có, lại đuổi về tay trắng. (54) Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, (55) như đã hứa cùng cha ông chúng ta. Vì Người nhớ lại lòng thương xót, dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời”. (56) Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng gồm ba phần như sau:
Phần I (39-40): Đức Ma-ri-a vội vã lên đường thăm viếng bà chị họ Ê-li-sa-bét. Hai bà mẹ đều được chúc phúc vì đã quảng đại đáp lời mời cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Phần II (41-46a): Thai nhi Gio-an trong dạ mẹ đã hân hoan nhảy mừng đón Thai Nhi Giê-su đến ban ơn cứu độ.
Phần III (46b-56): Đức Ma-ri-a dâng lời kinh Ma-nhi-phi-cát ca ngợi tình thương cứu độ của Đức Chúa.
3. CHÚ THÍCH:
- C 39: + Lên đường vội vã: Chỉ một thời gian ngắn sau biến cố Truyền tin, Đức Ma-ri-a đã vội vã lên đường đến thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét (hay cũng gọi là I-sa-ve), mà sứ thần đã cho biết bà mới có thai được 6 tháng. Bà này đã chịu tủi hổ trước mặt người đời, vì bị son sẻ không con. + Đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa: Thành mà Đức Ma-ri-a định tới là một trong mười một địa hạt miền Giu-đê. Nhiếu người nghĩ đó là A-in Ka-rim, cách thủ đô Giê-ru-sa-lem 6 cây số về phía Tây. Con đừong từ Na-da-rét đến A-in Ka-rim dài 150 cây số.
- C 40-41: + bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét: Cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ chính là cơ hội để thai nhi Giê-su gặp gỡ thai nhi Gio-an là tiền hô của Người. + Đứa con trong bụng nhảy lên: Gio-an Tẩy Giả bắt đầu sứ vụ ngôn sứ bằng động tác nhảy mừng trước Đấng Thiên Sai (Mêsia) đang ẩn mình trong dạ mẹ, giống như vua Đa-vít xưa đã nhảy mừng khi ra đón Hòm Bia Giao Ước. Truyền thống coi sự kiện này là dấu hiệu Gio-an Tẩy Giả được khỏi tội tổ tông truyền. + Bà được đầy ơn Chúa Thánh Thần: Thánh Thần đã tác động khiến bà Ê-li-sa-bét nhận biết cô em họ Ma-ria đang mang Đấng Mê-si-a đến viếng thăm nhà mình.
- C 42-44: + Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc: Bà Ê-li-sa-bét ca tụng Ma-ri-a diễm phúc hơn mọi phụ nữ, vì thai nhi trong lòng Ma-ri-a là Đấng được Thiên Chúa chúc phúc. + Bởi đâu tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ?: “Chúa tôi” ở đây là danh xưng của Đấng Mê-si-a. Nhờ được Thần Khí tác động mà bà Ê-li-sa-bét đã nhận ra Chúa của mình là Thai nhi mà cô em Ma-ri-a đang cưu mang. Danh xưng Đức Giê-su là “Chúa” được Tin Mừng Lu-ca sử dụng đến 40 lần. + Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng: Ê-li-sa-bét chia sẻ cho Ma-ri-a sự lạ mà bà vừa cảm nghiệm. Đó cũng là lý do khiến bà nhận biết Đức Ma-ri-a đang cưu mang Thai Nhi Cứu Thế.
- C 45: + Em thật có phúc, vì đã tin: Ma-ri-a đã tin vào những lời Chúa phán với mình khi sứ thần truyền tin sẽ được thực hiện, và trở thành người tín hữu đầu tiên của thời Tân Ước. Ngược lại với ông Da-ca-ri-a chồng bà vì không tin và đòi thấy dấu lạ, nên đã bị câm cho đến khi các điều sứ thần nói xảy ra (x. Lc 1,20).
- C 46-50: +“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa: Sau khi nghe bà Ê-li-sa-bét khen là có phúc, Ma-ri-a đã quy hướng lời ca khen đó về cho Thiên Chúa trong bài kinh “Ngợi khen Thiên Chúa” (Magnificat). Bài này mô phỏng theo bài ca mà bà An-na là mẹ của ngôn sứ Sa-mu-en, sau khi được Đức Chúa cho sinh con trai và mang đứa trẻ lên Đền Thờ tại Si-lô thời Tư tế Ê-li, để thánh hiến dâng cho Đức Chúa (x. 1 Sm 2,1-10). Kinh này nhấn mạnh hai đìều: Một là người nghèo hèn bé mọn được Chúa bênh vực (x. Xp 2,3 ; Mt 5,3); Hai là dân Ít-ra-en được Chúa tuyển chọn và yêu thương (x. Đnl 7,6). Đức Ma-ri-a đã hát lên bài ca này để bày tỏ lòng tri ân của mình (cc 46-49) và của toàn dân It-ra-en (cc 50-55), vì nay đã đến thời điểm lời hứa cứu độ của Đức Chúa được thực hiện.
- C 51-55: + Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh: Chúa dùng quyền năng để can thiệp và bênh vực người hèn yếu (x. Tv 118,15-16). + Vì Người nhớ lại lòng thương xót: Cựu Ước thường ghi là “Thiên Chúa nhớ lại” để diễn tả việc Người luôn trung thành với lời hứa và thi hành những lời Ngừơi đã phán qua các ngôn sứ (x. St 8,1; 9,15; Xh 2,24). Lu-ca cũng không quên ghi lại lời chúc tụng như bài ca của Da-ca-ri-a trước đó: “Người nhớ lại lời xưa giao ước” (Lc 1,72).
- C 56: + Ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng: Ở lại để giúp đỡ bà chị Ê-li-sa-bét, làm các việc nhà thay cho bà trong thời kỳ cuối trước khi bà sinh con. Nhưng Đức Ma-ri-a chỉ phục vụ đúng mức mà thôi. + rồi trở về nhà: Một tuần sau ngày bà Ê-li-sa-bét sinh nở, sau khi con trẻ được đặt tên và chịu phép Cắt Bì để được gia nhập vào dân Ít-ra-en, thì Đức Ma-ri-a đã trở về quê nhà là thành Na-da-rét.
4. CÂU HỎI:
1) Lý do nào khiến Đức Ma-ri-a vội vã lên đường viếng thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét ?
2) Truyền thống Công Giáo khẳng định Gio-an Tẩy Giả được khỏi tội tổ tông truyền từ lúc nào ?
3) Bà Ê-li-sa-bét được đầy Thánh Thần đã gọi Đức Ma-ri-a bằng tước hiệu gì ?
4) Tại sao bà Ê-li-sa-bét khen Đức Ma-ri-a diễm phúc, khác với ông Gia-ca-ri-a chồng bà ?
5) Bài kinh “Ngợi khen Thiên Chúa” (Magnificat) có nguồn gốc thế nào trong Cựu Ước và nội dung gồm những gì ?
6) Đức Ma-ri-a ở lại nhà bà Ê-li-sa-bét bao lâu và để làm gì ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA:
Bà Ê-li-sa-bét được tràn đầy Thánh Thần đã ca tụng Đức Ma-ri-a rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ” (41-42a),… và: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (45). Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” (46).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐỨC MA-RI-A HÒM BIA CỦA GIAO ƯỚC MỚI:
+ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA HÒM BIA GIAO ƯỚC: Hòm bia hay Khám Giao Ước là một chiếc thùng được làm bằng gỗ keo hình chữ nhật, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi và cao bảy tấc rưỡi. Được dát bằng vàng ròng cả trong lẫn ngoài (x. Xh 37, 1-2). Bên trong chứa đựng hai tấm bia ghi Mười điều răn do chính Thiên Chúa viết và ban cho dân It-ra-en qua trung gian của Mô-sê trên núi Khô-rép (x. Xh 20,1-17; Đnl 5,2-21). Về sau Mô-sê còn viết sách Luật và truyền đặt bên cạnh Hòm Bia (x. Đnl 31,24-27). Trên Hòm Bia có một cái nắp đậy được gọi là Nắp Xá Tội. Hai bên đầu nắp có hai bức tượng thần hộ giá (Kê-ru-bim) bằng vàng gò đặt đối diện nhau và cùng cúi mặt xuống nắp. Hai tượng này có cánh giương lên và phủ trên nắp (x. Xh 25,18-20). Chính nơi Hòm Bia này mà Đức Chúa hiện ra nói chuyện với dân Người và đáp lại lời họ kêu xin (x. Xh 25,22; 1 Sm 4,4). Trong cuộc hành trình qua sa mạc, Hòm Bia Giao Ước luôn được khiêng đi trước dẫn đường cho dân Ít-ra-en. Vua Đa-vít đã đem cả Hòm Bia Giao Ước lẫn Lều Thánh về Giê-ru-sa-lem và làm cho thành này trở thành trung tâm của Vương quốc cả về chính trị lẫn tôn giáo. Vua Sa-lô-môn đã đặt Hòm Bia Giao Ước vào nơi Cực Thánh của Đền Thờ sau khi xây dựng xong. Đối với nhà vua cũng như toàn dân, Hòm Bia Giao Ước mang ý nghĩa lãnh đạo và che chở, đồng thời cũng là lời khuyến cáo phải sống theo thánh ý Thiên Chúa đang ngự giữa dân Người. Sau khi đế quốc Ba-by-lon tàn phá Đền thờ Giê-ru-sa-lem vào năm 587 trước Công Nguyên, họ cũng phá hủy cả Hòm Bia Giao Ước. Từ đó tất cả ý nghĩa của Hòm Bia Giao Ước đều chuyển sang Đền Thờ thứ hai và thành thánh Giê-ru-sa-lem, được coi là ngai tòa và là bệ chân của Thiên Chúa.
+ ĐỨC MA-RI-A, HÒM BIA CỦA GIAO ƯỚC MỚI: Trong Tân Ước, Đức Ma-ri-a được công nhận là nơi Thiên Chúa cư ngụ, giống như Hòm Bia của Giao Ươc mới. Nơi Đức Ma-ri-a, quyền năng của Thiên Chúa đã được tỏ hiện, đúng như sứ thần đã nói với Người: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà” (Lc 1,35). Thực vậy, vinh quang Thiên Chúa đã bao phủ trên Ma-ri-a giống như cột mây cột lửa đã rợp bóng trên dân It-ra-en để bang trợ, phù giúp dân vượt qua biển Đỏ về miền Đất Hứa (x. Xh 14,19-20). Trong biến cố Truyền tin, ngay sau lời thưa “Vâng” của Người, Thánh Thần đã tác động làm cho Đức Ma-ri-a thụ thai mà vẫn còn trinh khiết, và Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập vào Thai nhi ấy, trở thành người có xác có hồn giống như chúng ta (x. Lc 1,38), ngoại trừ không có tội. Đó là Mầu Nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Tóm lại, Đức Ma-ri-a cũng đựơc ví như Hòm Bia của Giao Ước Mới, nơi mà “Lời Thiên Chúa đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (x. Ga 1,14), và Đức Giê-su trở thành Đấng “Em-ma-nu-en” Nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23). Đức Ma-ri-a là Mẹ cưu mang Hài Nhi Giê-su trong lòng, nên Người cũng được ví như Hòm Bia Thiên Chúa.
2) MẸ LUÔN CỨU GIÚP NHỮNG AI TIN CẬY KÊU CẦU:
ĐU-LỚT HAI-ĐƠ (Douglas Hyde) vốn là một người vô tín và thù ghét đạo Công giáo. Ông là chủ bút một tờ báo lớn ở nước Anh. Với tư cách là chủ bút, ông nghiên cứu về Giáo hội để viết những bài phê bình chống đối gay gắt. Tuy nhiên một điều lạ lùng đã xảy ra, là ông càng nghiên cứu về giáo lý bao nhiêu, thì tâm trí ông lại càng thêm tin tưởng vào các chân lý ấy bấy nhiêu. Tuy vậy ông vẫn chưa quyết định dứt khóat tin theo đạo ngay.
Một hôm, trên đường từ nhà đến tòa soạn ở trung tâm thủ đô Luân Đôn, lúc xe lửa đến trạm dừng, Đu-Lớt thấy tấm biển ghi “Nhà thờ Công giáo” ở bên đường, ông liền thử vào bên trong nhà thờ xem sao. Ông ngồi vào hàng ghế ở cuối nhà thờ và rồi thắc mắc tại sao mình lại có mặt ở đây? Bấy giờ ông thấy một cô gái bước vào nhà thờ, nét mặt âu lo buồn khổ. Cô ta đi thẳng đến trước tòa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bên trái cung thánh nhà thờ và quỳ dưới hình Đức Mẹ một hồi lâu. Sau đó, cô đứng dậy đi xuống cuối và ra khỏi nhà thờ. Khi cô đi ngang, Đu-lớt nhận thấy nét mặt của cô ta đã bình thản trở lại chứ không còn lo âu sầu não như khi mới bước vào nhà thờ.
Ngay lúc đó Đu-lớt quyết định thử làm theo cô gái là cũng đến quỳ trước ảnh Đức Mẹ. Sau này ông đã viết trong cuốn “tôi tin” (I believed) như sau: “Tôi không biết người ta đã cầu nguyện với Đức Mẹ thế nào ? Cuối cùng tôi nghe thấy chính mình sắp nói ra một điều gì đó thích hợp. Tuy nhiên khi bắt đầu thốt ra thì tôi lại thấy lời đó có vẻ kỳ cục làm sao ! Nhưng điều này không quan trọng gì. Tôi biết rõ là sự tìm kiếm bấy lâu nay của tôi đã đạt tới đích… Lúc ra khỏi nhà thờ, tôi cố gắng hồi tưởng lại những gì tôi nói và hầu như tôi bật cười khi nhớ lại những lời ấy. Chúng giống hệt những lời ngân lên trong một điệu khiêu vũ !” Cuối cùng Đu-lớt đã đạt tới đức tin vào Chúa Giê-su nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
3) NHỮNG BẰNG CHỨNG VỀ ĐẶC ÂN HỒN XÁC LÊN TRỜI CỦA ĐỨC MA-RI-A:
Ngoài truyền thống hay Thánh Truyền là ký ức tông truyền, Giáo Hội còn dựa trên một số đoạn Thánh Kinh cho thấy Mẹ Thiên Chúa liên kết rất mật thiết với Con Mình và luôn chia sẻ tất cả thân phận của con, để xác tín đặc ân Hồn Xác Lên Trời của Mẹ:
+ “Dòng giống người nữ sẽ đánh vào đầu mi” (St 3,14-15): Câu này có ba cách hiểu: Một là “Sự chiến thắng của dòng giống người đàn bà trên dòng giống con rắn” (Bản văn tiếng Do Thái). Hai là “Người đàn bà sẽ đạp lên đầu mi” (Bản văn tiếng La Tinh), khẳng định vai trò của Mẹ Đấng Mê-si-a trên con rắn hỏa ngục là ma quỷ (x. Kh 12,13.17). Ba là “Người đó sẽ đánh vào đầu mi” (Bản văn Bảy mươi tiếng Hy Lạp), được hiểu là Đức Giê-su, Đấng sẽ chiến thắng con rắn ma quỷ.
+ “Đấng đầy ân sủng, luôn được Thiên Chúa ở cùng” (x. Lc 1,28): Đầy ơn phúc và luôn có Chúa tức là hoàn toàn trong sạch thánh thiện, nên Người không phải chết như loài người chúng ta. “Bà sẽ thụ thai, sinh một con trai và đặt tên là Giê-su” (Lc 1,31): Đức Ma-ri-a được chọn làm Mẹ Đấng Thiên Sai, Đấng sẽ thay vua Đa-vít cai trị Ít-ra-en và triều đại của Người sẽ luôn vững bền.
+ Đức Ma-ri-a là E-và Mới: Đã cộng tác với Đức Giê-su là A-Đam mới, để vâng phục Chúa Cha (x. Rm 5,12-19 ; PI 2,6-11). Mẹ đã tích cực cộng tác với Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn (x. Ga 19,25), thì cũng được dự phần vào sự phục sinh vinh quang với Người.
4) TỪ TÍN ĐIỀU MẸ THIÊN CHÚA ĐẾN MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI:
+ Từ thuở ban đầu, các giáo đoàn tiên khởi đều tôn kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Từ những đoạn Thánh Kinh Tân Ước, đến các giáo phụ, rồi Công đồng chung Ê-phê-sô năm 431 đã tuyên bố “Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa”. Đã có những lễ nói đến lúc chấm dứt cuộc đời của Đức Ma-ri-a như: Lễ Đức Mẹ An Giấc (dormitio), Lễ Đức Mẹ Chuyển Biến (Transitus), Lễ Đức Mẹ Sinh Ra Trên Trời (Natalis), Lễ Đức Mẹ được Nâng Lên Trời (Assumptio).
+ Riêng Lễ Đức Mẹ An Giấc (Dormitio) đã được long trọng cử hành đó đây trong Giáo Hội Đông Phương. Nhất là từ sau Công đồng chung Ê-phê-sô năm 431, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 7, lễ này mới được du nhập vào Giáo Hội Tây Phương.
Từ đó về sau nhiều thư thỉnh nguyện của các giám mục, các dòng tu, các nhà thần học được gửi đến Đức Giáo Hoàng để xin Ngài định tín về việc Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Trong Công đồng Va-ti-ca-nô I, nhiều nghị phụ cũng yêu cầu Đức Thánh Cha quyết định điều đó, vì theo các ngài thì việc Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời có liên quan mật thiết với đức đồng trinh và chức vụ làm mẹ Đấng Cứu Thế của Ngài. Hơn nữa, vì Mẹ đã được cứu chuộc hoàn toàn, nên cũng phải được tôn vinh toàn diện như lời thánh Phao-lô: “Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến người, tức là cho những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8,28-29).
Dựa theo các thỉnh nguyện thư đó, năm 1946, Đức Pi-ô 12 đã gửi đến mỗi giám mục một lá thư và yêu cầu trả lời như sau: “Đức cha và hàng giáo sĩ, giáo dân trong giáo phận của Đức cha, có xác tín và có muốn công bố việc Đức Ma-ri-a hồn xác lên trời như một tín điều hay không ?” Hầu hết các thư trả lời đều đồng ý và thỉnh nguyện như vậy. Thế là vào ngày 1.11.1950, Đức Pi-ô 12 đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Ma-ri-a Hồn Xác Lên Trời cho toàn thể Giáo Hội tin kính và mừng chung vào ngày 15 tháng 8 hằng năm.
+ Đức Thánh Cha đã xác quyết: “Thế nên Đức Thánh Mẫu cao cả, ngay từ đời đời và do cùng một quyết định tiền định, đã được kết hợp với Đức Giê-su Ki-tô một cách huyền nhiệm, vô nhiễm khi đầu thai, đồng trinh vẹn sạch khi làm Mẹ, cộng tác quảng đại với Đấng Cứu Thế, Đấng đã chiến thắng hoàn toàn sự tội và các hiệu quả của nó, thì cuối cùng để kết thúc mọi đặc ân ngài đã được, Đức Trinh Nữ cũng đã gìn giữ khỏi bị hư nát ở trong mồ, để nên giống Con Mình. Sau khi chiến thắng sự chết, ngài cũng được tôn vinh trên trời cả hồn lẫn xác, nơi Ngài được sáng láng làm Nữ Vương ngự bên hữu Con mình là Vua bất tử của mọi thời” (trích CGKPV trang 334).
3. SUY NIỆM:
1) ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ ĐỨC GIÊ-SU:
Là Mẹ đã thụ thai và hạ sinh Đức Giê-su: Tin Mừng Lu-ca thuật lại việc Đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế nhờ có Chúa ở cùng, và luôn kết hiệp mật thiết với Người. Sau lời thưa “xin vâng”, Ma-ri-a đã đuợc thụ thai mà vẫn bảo toàn đức trinh khiết nhờ ơn Thánh Thần (x. Lc 1,28-38). Sau đó Ma-ri-a theo “Ông Giu-se từ thành Na-da-rét miền Ga-li-lê lên thành Bê-lem, miền Giu-đê là thành vua Đa-vít, vì ông thuộc về nhà và gia tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,4-7).
2) ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ HỘI THÁNH:
+ Tin Mừng Gio-an viết: “Đứng gần thập giá Đức Giê-su có Mẹ Người, chị của Mẹ Người là bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy Mẹ và môn đệ mình thương mến đứng bên, Đức Giê-su nói với Mẹ Người rằng: “Thưa bà, đây là con của Bà”. Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19,25-27).
+ Thánh Phao-lô cũng dạy: “Thiên Chúa đặt Người làm Đầu toàn thể Hội Thánh. Mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (x. Ep 1,22b-23); “Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh” (Cl 1,18). Như vậy Đức Ma-ri-a là Mẹ của Đức Giê-su là Đầu, thì cũng là Mẹ của thân thể Đức Giê-su là Hội Thánh, trong đó có mỗi tín hữu chúng ta.
+ Người nêu gương khiêm nhường cho các tín hữu qua việc luôn lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu ý Chúa và mau mắn xin vâng (x. Lc 1,30-36). Người cũng nêu gương bác ái khi chủ động thăm viếng bà chị họ Ê-li-sa-bét, đem niềm vui ơn cứu độ đến cho gia đình Gia-ca-ri-a, làm cho thai nhi Gio-an “nhảy mừng’ vì được khỏi tội tổ tông truyền. Sau đó Người còn ở lại 3 tháng để phục vụ, giúp đỡ việc nhà cho bà Ê-li-sa-bét trong ba tháng trước ngày bà sinh con, rồi trở về nhà mình (x. Lc 1,39-56). Người cũng quan tâm đến đôi tân hôn trong bữa tiệc cưới bị thiếu rượu tại thành Ca-na khi cầu thay nguyện giúp đội tân hôn với Đức Giê-su, xin Người can thiệp giúp đôi này. Dù Giờ chưa đến, nhưng Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên là biến nước lã trở thành rượu ngon để giúp họ (x. Ga 2,1-11).
3) ĐỨC MA-RI-A LÀ ĐẤNG ĐẦY ƠN PHÚC:
Ma-ri-a đầy ơn phúc và được Chúa luôn ở cùng như lời chào của sứ thần truyền tin (x. Lc 1,28).
+ Ma-ri-a có phúc vì tâm hồn Mẹ trong sạch và luôn kết hiệp với Chúa.
+ Ma-ri-a có phúc vì đã tin: Bà Ê-li-sa-bét đã ca tụng Đức Ma-ri-a rằng: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng: Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).
+ Ma-ri-a có phúc vì được làm Mẹ Đức Giê-su. Là Hòm Bia Giao Ước Mới, Đức Maria chứa đựng chính Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, để ở cùng chúng ta (x. Ga 1,14; Mt 1,23).
+ Nhưng nhất là có phúc vì đã trở thành môn đệ Đức Giê-su như Đức Giê-su đã đáp lại lời một phụ nữ khen ngợi người Mẹ đã có công sinh thành nuôi dưỡng Người: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28). Do đó, Đức Giáo Hòang Phao-lô VI đã gọi Đức Ma-ri-a là “môn đệ tiên khởi và tuyệt hảo nhất của Đức Ki-tô”.
4) ĐỨC MA-RI-A ĐƯỢC RƯỚC VỀ TRỜI ĐỂ CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA:
+ Việc Hội Thánh tuyên bố tín điều “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” dạy chúng ta phải ý thức về thiên đàng đời sau. Chúng ta chỉ được lên trời nếu ngay từ đời này đã sống theo Lời Chúa Giê-su và đi con đường đau khổ thập giá của Người như Đức Ma-ri-a xưa.
+ Đức Ma-ri-a lên trời, nhưng luôn cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta là con cái Người. Ta hãy xin ơn được chết lành trong tay Đức Mẹ và sau này được hưởng hạnh phúc thiên đàng cùng Mẹ.
+ “Đến với Chúa Giê-su nhờ Mẹ Ma-ri-a” (Ad Jesum per Mariam): Chúng ta cần hiệp cùng Mẹ Ma-ri-a mỗi khi cầu nguyện với Thiên Chúa, noi gương Hội Thánh thời sơ khai (x. Cv 1,14). Ta hãy gắn bó với Mẹ và nhờ Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban ơn lành hồn xác cho ta như Mẹ đã làm cho đôi tân hôn tại tiệc cưới thành Ca-na xưa (x. Ga 2,3).
+ Sống đức Tin, Cậy, Mến với Chúa noi gương Đức Mẹ: Tin những Lời Chúa phán, tìm hiểu ý Chúa dạy và xin vâng ý Chúa muốn, chấp nhận mọi may rủi xảy đến cho ta với lòng cậy trông phó thác.
4. THẢO LUẬN:
1) Việc về trời của Đức Mẹ (Lễ Mông Triệu) giống và khác với việc lên trời của Chúa Giê-su (Lễ Thăng Thiên) ra sao ?
2) Ngay từ bây giờ chúng ta phải làm gì để sau này cũng được Chúa ban thưởng hạnh phúc lên trời với Mẹ ?
5. NGUYỆN CẦU:
1) LẠY CHÚA BA NGÔI CỰC THÁNH. Hôm nay con cảm tạ Chúa vì Chúa đã thực hiện việc lớn lao nơi Đức trinh Nữ Ma-ri-a, là người con thân yêu và là nữ tỳ hèn mọn của Chúa. Chúa đã thương cho Mẹ trở nên giống Con của mình là Chúa Giê-su: nhờ giữ đức trinh khiết vẹn toàn, tâm hồn không vương chút bùn nhơ tội lỗi; Nhờ biết đặt trọn niềm tin vào lời Chúa phán sẽ được thực hiện; Nhờ luôn xin vâng ý Chúa để trở thành Mẹ Đấng Thiên Sai; Nhờ biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa; Nhờ thông phần với nỗi đau khổ của Chúa Giê-su trên đường thánh giá... mà Mẹ Ma-ri-a đã được Chúa ban thưởng bội hậu lên trời cả hồn lẫn xác.
2) LẠY ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ RẤT NHÂN TỪ. “Xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời”. Hôm nay cùng với Hội thánh hoàn cầu, chúng con long trọng mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Xin cho chúng con biết chạy đến với Mẹ trong cơn gian nan thử thách : khi bị thất bại trong việc làm ăn, những khi không biết phải làm gì để vượt qua khó khăn… Trong những giờ phút đau thương ấy, xin cho chúng con biết chạy đến nép mình dưới tà áo Mẹ, để được Mẹ che chở ủi an, để được Mẹ cầu bầu cùng Chúa Giê-su, ban cho chúng con ơn lành hồn xác. Nhất là xin Mẹ đừng để khi nào chúng con đi vào con đường lầm lạc. Xin dạy chúng con luôn lắng nghe Lời Chúa Giê-su con yêu của Mẹ, như Mẹ đã dạy các gia nhân tại tiệc cưới Ca-na : « Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo » (Ga 2,5).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Đón nhận Thánh Thể để nên giống Chúa
Lm Đan Vinh
00:26 14/08/2018
CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN B
Cn 9,1-6 ; Ep 5,15-20 ; Ga 6,51-58
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Ga 6,51-58
(51) Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh Tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống”. (52) Người Do Thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn Thịt ông ta được ?” (53) Đức Giê-su nói với họ: “Thật, Tôi bảo thật các ông: Nếu các ông không ăn Thịt và uống Máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình”. (54) Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết. (55) Vì Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống. (56) Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy. (57) Như Chúa Cha là Đấng Hằng Sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy. (58) Đây là Bánh từ trời xuống. Không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời.
2. Ý CHÍNH :
Sau phép lạ nhân bánh ra nhiều, tại hội đường thành Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đã giảng về Bánh Hằng Sống là bí tích Thánh Thể. Nội dung bài giảng được tóm lược như sau: Ai ăn Thịt và uống Máu Người, tức là lãnh nhận bí tích Thánh Thể mà Người sẽ thiết lập, thì ở đời này sẽ được kết hiệp mật thiết với Người, được tham phần vào sự sống thần linh của Người, và đến ngày tận thế sẽ được sống lại để hưởng hạnh phúc muôn đời với Người.
3. CHÚ THÍCH :
- C 51 : + Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống...: Đức Giê-su tự xưng là tấm Bánh với hai đặc tính thần linh là “hằng sống” và “từ trời xuống”. + Bánh Tôi sẽ ban tặng: Sẽ ban là chưa ban ngay lúc này, nhưng sẽ ban khi lập bí tích Thánh Thể vào bữa Tiệc Ly sau này (x. Mt 26,26-28). + Chính là Thịt Tôi đây : Thịt (Sarx) trong ngôn ngữ Hy Lạp ám chỉ con người toàn diện gồm cả xác lẫn hồn. Thịt ở đây cũng chính là Thịt (Sarx) trong câu: “Ngôi Lời đã hóa thành “nhục thể” – hay là “Thịt” (Sarx) hoặc “người phàm” (Sarx) - và cư ngụ giữa chúng ta (Ga 1,14). Ở đây, “Bánh” được liên kết với “Thịt” và với “Sự Sống”, là hai đặc tính của bí tích Thánh Thể. + Cho thế gian được sống : Thịt của Đức Giê-su tức là bánh Thánh Thể, là lương thực thần linh, sẽ đem lại hiệu quả là ban sự sống cho người lãnh nhận.
- C 52-53 : + Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn Thịt ông ta được ? : Dân chúng Do Thái nghe Đức Giê-su giảng và đã hiểu đúng ý của Người. Đó là Người cho người ta ăn chính Thịt của Người. Họ thắc mắc và phản đối Đức Giê-su vì nghĩ rằng Người đã hóa điên khùng nên mới ăn nói bừa bãi như vậy. + Thật, Tôi bảo thật các ông: Trước sự thắc mắc về việc cho người ta ăn Thịt của mình, Đức Giê-su đã không làm dịu kiểu nói này lại và cũng không cải chính để tránh cho họ hiểu sai ý mình, nhưng Người lại tiếp tục xác quyết: “Thật, Tôi bảo thật các ông”. + Nếu các ông không ăn Thịt và uống Máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình : Đây là cách diễn tả khác nhằm nhấn mạnh sự thật này: người ta chỉ có sự sống của Chúa nơi bản thân khi lãnh nhận bí tích Thánh Thể, tức là ăn Thịt và uống Máu của Người.
- C 54-56 : + Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết : Kẻ lãnh nhận Thịt Máu Đức Giê-su trong bí tích Thánh Thể sẽ được tham phần vào sự sống đời đời và được Đức Giê-su cho sống lại vào ngày tận thế. + Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống : Trong bốn câu liền (c. 53.54.55.56), Tin Mừng Gio-an dùng cặp từ: Thịt (Sarx) và Máu (Haima) để chỉ con người toàn diện của Đức Giê-su. + Thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong người ấy : Hiệu quả của việc lãnh bí tích Thánh Thể là người ta được kết hiệp thân mật với Chúa Giê-su. Nghĩa là được “ở lại” trong Người, đón nhận sự sống dồi dào của Người và trở thành bạn tâm giao của Người, như thánh Phao-lô đã viết : “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).
- C 57-59 : + Như Chúa Cha là Đấng Hằng Sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy : Đức Giê-su nói đến sự sống siêu nhiên nhờ bí tích Thánh Thể. Ai ăn Bánh Thánh Thể thì sẽ được tham phần vào sự sống siêu nhiên phát xuất từ nơi Chúa Cha thông qua Chúa Giê-su. + Đây là Bánh từ trời xuống. Không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời : Sự sống siêu nhiên mà Bánh Thánh Thể ban cho người lãnh nhận, khác với sự sống tự nhiên thể xác do bánh Man-na mang lại. Vì thế mà dân Ít-ra-en xưa, dù đã ăn Man-na trong sa mạc nhưng vẫn bị chết do tội đã phạm. Còn ai ăn Bánh do Chúa Giê-su ban trong bí tích Thánh Thể thì sẽ được sống đời đời, nhờ đón nhận được sự sống siêu nhiên của Người.
4. CÂU HỎI :
1) Bánh Thánh do Đức Giê-su hứa ban có hai đặc tính thần thiêng nào ?
2) Bánh đó sẽ được ban khi nào và là Bánh gì ?
3) Từ Thịt (Sarx) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là gì ?
4) Khi Đức Giê-su hứa sẽ ban Bánh Hằng Sống là Thịt của Người trong bí tích Thánh Thể, người Do Thái đã hiểu ra sao ? Có hiểu đúng với ý Người muốn nói không ? Tại sao ?
5) Khi thấy họ phản đối, Đức Giê-su không những không thay đổi điều vừa nói hay nói nhẹ đi, mà Người càng nhấn mạnh hơn qua câu nào ?
6) Ai ăn Thịt uống Máu Đức Giê-su trong bí tích Thánh Thể sẽ nhận được hiệu quả nào ?
7) Trong 4 câu liền (câu 53.54.55.56), Đức Giê-su dùng hai từ Thịt và Máu ám chỉ điều gì ?
8) Câu nào cho thấy hiệu quả của việc ăn Thịt uống Máu Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể ? Thánh Phao-lô viết về sự kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su qua câu nào ?
9) Sự sống siêu nhiên nhận được do bí tích Thánh Thể là sự sống nào ?
10) Sự sống siêu nhiên nhận được từ Bánh Thánh Thể thời Tân ước với sự sống tự nhiên từ Manna thời Cựu ước khác nhau thế nào ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : “Bánh Tôi sẽ ban tặng chính là Thịt Tôi đây để cho thế gian được sống” (Ga 6,51).
2. CÂU CHUYỆN :
1) MẸ SẴN SÀNG CHỊU CHẾT CHO CON ĐƯỢC SỐNG:
Vào cuối thế kỷ trước, bên Anh quốc có phong trào di dân sang lập nghiệp tại Úc Châu. Trên một chiếc thuyền buồm chở người di cư, có một bà mẹ trẻ góa chồng, mang theo một đứa con thơ còn bú sữa mẹ. Sau khi thuyền khởi hành được mấy ngày, thì một cơn bão bất ngờ ập đến làm biển động dữ dội, con thuyền bị sóng đánh tơi tả và cột buồm đã bị gãy. Từ đó, con thuyền lênh đênh trôi trên mặt biển nhiều ngày. Lương thực trên thuyền đã dần dần cạn kiệt. Nhiều người bắt đầu bị chết đói và sau đó bị quăng xuống biển. Vào một buổi sáng người ta phát hiện ra bà mẹ trẻ kia cũng đã bị chết đói, trong khi đứa con nằm bên cạnh vẫn còn sống. Thì ra bà mẹ này trước khi chết đã dùng dao cứa đứt đầu ngón tay út và cho con bú máu của mình thay cho sữa mẹ đã hết. Bà đã hy sinh chịu chết để cho đứa con của bà được sống ! Về sau đứa trẻ kia lớn lên đã trở thành một vị dân biểu nổi tiếng trong vùng. Ông luôn nhớ đến công ơn trời biển của người mẹ đã hy sinh lấy máu mình để làm lương thực nuôi ông khỏi bị chết. Rồi một hôm, ông đã đứng trên diễn đàn quốc hội kể lại câu chuyện thời thơ ấu của mình, và đề nghị quốc hội chọn một ngày trong năm để tôn vinh các bà mẹ, nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với mẹ của mình. Đó là nguồn gốc ngày Quốc Tế Các Bà Mẹ hiện nay.
2) CƠM BÁNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐANG ĐÓI CÓ GIÁ TRỊ NGÀN LẦN HƠN KIM CƯƠNG:
Đây là câu chuyện có thực của một nhà thám hiểm. Sau mười ngày một mình băng qua sa mạc Phi châu, một nhà thám hiểm nọ sắp kiệt sức vì bị lạc đường và đã ăn hết số lương thực mang theo. Ông ta đi theo hướng mặt trời mọc, nhưng rồi đi đến chỗ nào cũng chỉ thấy cát và cát. Cuối cùng, ông cũng đến được một ốc đảo có hồ nước và cây cỏ xanh tươi. Sau khi uống nước no nê, ông lại lại bị cơn đói hành hạ. Đột nhiên ông thấy một chiếc bị bằng da nằm lăn lóc ở gần chỗ đang ngồi. Hy vọng tìm được một chút lương thực trong chiếc bị da kia để tiếp tục lên đường, nhưng thay vì thấy lương thực ông lại chỉ thấy nhiều viên kim cương óng ánh rất đẹp. Ông cay đắng thốt lên với nỗi thất vọng : “Những viên kim cương này đâu có giá trị gì khi ta sắp chết đói ?” Nói rồi ông ôm chiếc bị da chứa kim cương thiếp ngủ vào cõi chết.
Ít lâu sau, một đoàn thám hiểm cũng băng qua sa mạc, họ đã thấy một bộ xương người đang ngồi dựa vào tảng đá, hai tay ôm chặt chiếc bị da, trong có nhiều viên kim cương quý giá, nhưng lại trở thành vô ích đối với người bị đói đang cần được ăn.
3) CỬ HÀNH THÁNH LỄ TRONG NHÀ TÙ:
Đức Hồng Y PHAN-XI-CÔ XA-VI-Ê NGUYỄN VĂN THUẬN đã viết lại những trang hồi ký trong thời gian ngài bị biệt giam trong tù. Ngài tóm gọn thành một tập sách nhỏ mang tựa đề "Năm chiếc bánh và hai con cá" để chia sẻ cho giáo triều Rô-ma trong dịp tĩnh tâm mùa chay thập niên 90. Ngài thú nhận, sức mạnh lớn nhất nâng đỡ ngài trong những năm tháng tù ngục là được cử hành Thánh lễ cho dù lén lút, nhưng rất cảm động và sâu lắng. Thánh lễ ngài dâng một mình trong bóng tối của nhà tù, không kèn không trống, cũng chẳng có ánh đèn hay một bông hoa trang trí nào. Áo tù ngài mặc thay cho áo lễ. Đôi bàn tay sần sùi của ngài đựng những giọt rượu nho thay cho chén thánh. Bánh lễ chứa trong hộp đựng thuốc ho. Những Thánh lễ rất âm thầm và giản đơn, không ồn ào, không một chút hoành tráng bề ngoài, chẳng có ca đoàn hay người giúp lễ.. nhưng sao chép lại gần sát với chính Thánh lễ mà Chúa Giê-su đã cử hành năm xưa trên thập giá.
4) VIỆC BÁC ÁI TỪ THIỆN BẮT NGUỒN TỪ LÒNG MẾN BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
Trong một cuộc họp mặt đông đảo các Kitô hữu tại một nhà thờ ở Tây Đức để đón chào mẹ TÊ-RÊ-XA CAN-QUÝT-TA, người ta đã dâng cho mẹ một bó hoa rất đẹp. Bỡ ngỡ trước lòng quý mến và trọng kính mà người ta đã dành cho mình, mẹ Têrêxa mới đầu tỏ ra hơi lúng túng, nhưng sau đó vài phút, với thái độ đơn sơ quen thuộc, mẹ đã ôm bó hoa đi thẳng lên cung thánh, mẹ quỳ gối nơi bậc bàn thờ rồi đặt bó hoa trước nhà tạm. Cử chỉ này cho thấy mẹ Têrêxa rất quý trọng phép Thánh Thể, vì Thánh Thể chính là nguồn tình yêu và nghị lực mà từ đó mẹ đã nhận được tình yêu và nghị lực cho cuộc sống dấn thân và phục vụ vô vị lợi của mẹ.
Qua các hoạt động bác ái, mẹ Têrêxa và các nữ tu dòng của mẹ đã nuôi dưỡng hàng ngàn trẻ em mồ côi, đã phục vụ hàng ngàn người nghèo đói, đã chăm sóc, chữa trị hàng trăm ngàn bệnh nhân và an ủi hàng chục ngàn người hấp hối. Nhưng vượt lên trên tất cả những hoạt động nhằm phục vụ cho sự sống thể xác, mẹTêrêxa đã đặc biệt chú trọng đến một nhu cầu mà mẹ thường nhấn mạnh và cho là căn bản, nó cần thiết hơn cả cơm ăn áo mặc nữa, nhu cầu đó là muốn được chấp nhận và được yêu thương.
3. THẢO LUẬN :
Mỗi người chúng ta cần làm gì để được biến đổi nên tốt hơn sau mỗi lần rước lễ ?
4. SUY NIỆM :
Câu chuyện bà mẹ nuôi con bằng dòng máu của mình, là hình ảnh tuyệt hảo nói lên tình thương của Chúa Giê-su khi lập bí tích Thánh Thể. Người đã tự hiến mình trở thành Bánh thiêng nuôi dưỡng và ban sự sống đời đời cho chúng ta. Vậy Bánh Thánh Thể là bánh gì?
1) Sứ mệnh của bánh :
Bánh là lương thực có thể ăn được và giúp người ta duy trì sự sống (Ga 6,51). Bánh không sống cho mình, mà luôn sống “vì và cho” con người. Chúa Giê-su tự xưng mình là Bánh, vì Người đã tự hủy bản thân, hy sinh chính mình để cho loài người chúng ta được sống. Chỉ khi nào chúng ta sẵn sàng hy sinh bản thân cho tha nhân được sống, thì bấy giờ ta mới trở thành tấm bánh giống như Bánh Thánh Thể của Chúa Giê-su.
2) Chúa Giê-su là tấm Bánh Thánh Thể để người ta ăn :
Trong nhiều thế kỷ, Hội Thánh đã chủ trương chiêm ngưỡng và thờ lạy Bánh Thánh Thể hơn là hãy cầm lấy mà ăn như lệnh truyền của Chúa Giê-su. Động từ ăn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong Tin Mừng hôm nay, như một lời mời gọi tha thiết của Chúa Giê-su là: hãy siêng năng tham dự bữa tiệc Thánh Thể do Người khoản đãi, với hai của ăn cao quý trên bàn thờ là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa.
3) Chúa Giê-su cho biết ba hiệu quả của bí tích Thánh Thể như sau:
- Một là họ sẽ được sống lại trong ngày tận thế và được sống muôn đời: “Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết. Vì Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống” (Ga 6,54-55).
- Hai là sẽ phát sinh mối giây thân tình giữa Chúa và kẻ ăn tiệc Thánh Thể: “Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56).
- Ba là sẽ được sống nhờ Người: “Như Chúa Cha là Đấng Hằng Sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57).
4) Phải ăn Bánh Thánh Thể thế nào để phát sinh công hiệu? :
Ngày nay tuy các tín hữu đã lên rước lễ nhiều hơn, nhưng phần đông lại rước lễ cách hờ hững : Quả thật, ít có vị khách quí nào lại bị chủ nhà tiếp đón lạnh nhạt như Chúa Giê-su Thánh Thể !
Do đó, dù có năng tham dự thánh lễ và lên rước lễ hằng ngày, nhưng nhiều tín hữu vẫn không gặp được Chúa Giê-su, không nhận được biến đổi giống Chúa, nên họ vẫn sống vô cảm, ích kỷ, tự mãn, lười biếng và vô trách nhiệm… như bao năm qua ! Cần đổi mới cách rước lễ để có thể gặp gỡ Chúa, sống kết hiệp với Người và ngày một được ơn biến đổi nên giống Người hơn.
5) Diễn tiến một buổi cho bệnh nhân rước lễ tại gia:
Một nữ tu được cha sở nhờ mỗi sáng Chúa Nhật mang Mình Thánh Chúa đến thăm viếng và cho bệnh nhân rước lễ. Chị đã kể lại diễn tiến của một buổi cho rước lễ như sau:
- Khi tới nơi, tôi ngồi xuống cạnh cụ, làm dấu Thánh giá và đọc một đoạn trong bài Tin Mừng Chúa Nhật, rồi nói lên bài học Chúa muốn dạy qua bài Tin Mừng.
- Tiếp đến tôi và cụ cùng nhau đọc kinh Lạy Cha như Chúa dạy.
- Rồi tôi giơ Mình Thánh lên và nói: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Và cụ đáp lại: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh”.
- Đoạn tôi trao Mình Thánh cho cụ và cho cụ uống chút nước suối để rước hết mụn bánh thánh.
- Sau một lát thinh lặng, tôi giúp cụ dâng lời cầu nguyện:
“Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể. Ước gì Mình Thánh Chúa con vừa lãnh nhận, gia tăng sức khoẻ hồn xác cho con. Xin thương chữa con mau lành bệnh. Xin ban ơn nâng đỡ con và giúp con được sống mãi mãi với Chúa trên thiên đàng. Từ nay con xin hứa sẽ luôn nở nụ cười với người chung quanh, sẵn sàng đón nhận mọi đau khổ trái ý gặp phải để đền tội con và cầu xin cho một tội nhân được ơn trở về với Chúa, cho một người lương quen biết được sớm nhận biết tin yêu Chúa để cũng được hưởng niềm vui ơn cứu độ với con.- Amen”.
- Cuối cùng nói chuyện thân tình, hứa luôn cầu nguyện và hẹn gặp lại vào tuần sau.
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con cảm thấy có sự giống nhau giữa thân phận làm Bánh của Chúa với thân phận làm người của con. Nhờ ăn Bánh Thánh Thể của Chúa, con sẽ được biến hóa nên tấm bánh thơm ngon, được bẻ ra để phục vụ tha nhân. Ước gì con dám đón Chúa vào vùng mờ tối của lòng con, để sự hiện diện của Chúa làm cho con được bừng sáng lửa tin yêu. Ước gì sau khi được đón Chúa vào lòng, con sẽ trở thành một Nhà Tạm di động, luôn có Chúa là Tình Yêu, để chia sẻ tình yêu ấy cho tha nhân, hầu sau này họ cũng được hưởng hạnh phúc đời đời với con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Cn 9,1-6 ; Ep 5,15-20 ; Ga 6,51-58
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Ga 6,51-58
(51) Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh Tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống”. (52) Người Do Thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn Thịt ông ta được ?” (53) Đức Giê-su nói với họ: “Thật, Tôi bảo thật các ông: Nếu các ông không ăn Thịt và uống Máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình”. (54) Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết. (55) Vì Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống. (56) Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy. (57) Như Chúa Cha là Đấng Hằng Sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy. (58) Đây là Bánh từ trời xuống. Không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời.
2. Ý CHÍNH :
Sau phép lạ nhân bánh ra nhiều, tại hội đường thành Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đã giảng về Bánh Hằng Sống là bí tích Thánh Thể. Nội dung bài giảng được tóm lược như sau: Ai ăn Thịt và uống Máu Người, tức là lãnh nhận bí tích Thánh Thể mà Người sẽ thiết lập, thì ở đời này sẽ được kết hiệp mật thiết với Người, được tham phần vào sự sống thần linh của Người, và đến ngày tận thế sẽ được sống lại để hưởng hạnh phúc muôn đời với Người.
3. CHÚ THÍCH :
- C 51 : + Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống...: Đức Giê-su tự xưng là tấm Bánh với hai đặc tính thần linh là “hằng sống” và “từ trời xuống”. + Bánh Tôi sẽ ban tặng: Sẽ ban là chưa ban ngay lúc này, nhưng sẽ ban khi lập bí tích Thánh Thể vào bữa Tiệc Ly sau này (x. Mt 26,26-28). + Chính là Thịt Tôi đây : Thịt (Sarx) trong ngôn ngữ Hy Lạp ám chỉ con người toàn diện gồm cả xác lẫn hồn. Thịt ở đây cũng chính là Thịt (Sarx) trong câu: “Ngôi Lời đã hóa thành “nhục thể” – hay là “Thịt” (Sarx) hoặc “người phàm” (Sarx) - và cư ngụ giữa chúng ta (Ga 1,14). Ở đây, “Bánh” được liên kết với “Thịt” và với “Sự Sống”, là hai đặc tính của bí tích Thánh Thể. + Cho thế gian được sống : Thịt của Đức Giê-su tức là bánh Thánh Thể, là lương thực thần linh, sẽ đem lại hiệu quả là ban sự sống cho người lãnh nhận.
- C 52-53 : + Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn Thịt ông ta được ? : Dân chúng Do Thái nghe Đức Giê-su giảng và đã hiểu đúng ý của Người. Đó là Người cho người ta ăn chính Thịt của Người. Họ thắc mắc và phản đối Đức Giê-su vì nghĩ rằng Người đã hóa điên khùng nên mới ăn nói bừa bãi như vậy. + Thật, Tôi bảo thật các ông: Trước sự thắc mắc về việc cho người ta ăn Thịt của mình, Đức Giê-su đã không làm dịu kiểu nói này lại và cũng không cải chính để tránh cho họ hiểu sai ý mình, nhưng Người lại tiếp tục xác quyết: “Thật, Tôi bảo thật các ông”. + Nếu các ông không ăn Thịt và uống Máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình : Đây là cách diễn tả khác nhằm nhấn mạnh sự thật này: người ta chỉ có sự sống của Chúa nơi bản thân khi lãnh nhận bí tích Thánh Thể, tức là ăn Thịt và uống Máu của Người.
- C 54-56 : + Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết : Kẻ lãnh nhận Thịt Máu Đức Giê-su trong bí tích Thánh Thể sẽ được tham phần vào sự sống đời đời và được Đức Giê-su cho sống lại vào ngày tận thế. + Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống : Trong bốn câu liền (c. 53.54.55.56), Tin Mừng Gio-an dùng cặp từ: Thịt (Sarx) và Máu (Haima) để chỉ con người toàn diện của Đức Giê-su. + Thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong người ấy : Hiệu quả của việc lãnh bí tích Thánh Thể là người ta được kết hiệp thân mật với Chúa Giê-su. Nghĩa là được “ở lại” trong Người, đón nhận sự sống dồi dào của Người và trở thành bạn tâm giao của Người, như thánh Phao-lô đã viết : “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).
- C 57-59 : + Như Chúa Cha là Đấng Hằng Sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy : Đức Giê-su nói đến sự sống siêu nhiên nhờ bí tích Thánh Thể. Ai ăn Bánh Thánh Thể thì sẽ được tham phần vào sự sống siêu nhiên phát xuất từ nơi Chúa Cha thông qua Chúa Giê-su. + Đây là Bánh từ trời xuống. Không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời : Sự sống siêu nhiên mà Bánh Thánh Thể ban cho người lãnh nhận, khác với sự sống tự nhiên thể xác do bánh Man-na mang lại. Vì thế mà dân Ít-ra-en xưa, dù đã ăn Man-na trong sa mạc nhưng vẫn bị chết do tội đã phạm. Còn ai ăn Bánh do Chúa Giê-su ban trong bí tích Thánh Thể thì sẽ được sống đời đời, nhờ đón nhận được sự sống siêu nhiên của Người.
4. CÂU HỎI :
1) Bánh Thánh do Đức Giê-su hứa ban có hai đặc tính thần thiêng nào ?
2) Bánh đó sẽ được ban khi nào và là Bánh gì ?
3) Từ Thịt (Sarx) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là gì ?
4) Khi Đức Giê-su hứa sẽ ban Bánh Hằng Sống là Thịt của Người trong bí tích Thánh Thể, người Do Thái đã hiểu ra sao ? Có hiểu đúng với ý Người muốn nói không ? Tại sao ?
5) Khi thấy họ phản đối, Đức Giê-su không những không thay đổi điều vừa nói hay nói nhẹ đi, mà Người càng nhấn mạnh hơn qua câu nào ?
6) Ai ăn Thịt uống Máu Đức Giê-su trong bí tích Thánh Thể sẽ nhận được hiệu quả nào ?
7) Trong 4 câu liền (câu 53.54.55.56), Đức Giê-su dùng hai từ Thịt và Máu ám chỉ điều gì ?
8) Câu nào cho thấy hiệu quả của việc ăn Thịt uống Máu Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể ? Thánh Phao-lô viết về sự kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su qua câu nào ?
9) Sự sống siêu nhiên nhận được do bí tích Thánh Thể là sự sống nào ?
10) Sự sống siêu nhiên nhận được từ Bánh Thánh Thể thời Tân ước với sự sống tự nhiên từ Manna thời Cựu ước khác nhau thế nào ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : “Bánh Tôi sẽ ban tặng chính là Thịt Tôi đây để cho thế gian được sống” (Ga 6,51).
2. CÂU CHUYỆN :
1) MẸ SẴN SÀNG CHỊU CHẾT CHO CON ĐƯỢC SỐNG:
Vào cuối thế kỷ trước, bên Anh quốc có phong trào di dân sang lập nghiệp tại Úc Châu. Trên một chiếc thuyền buồm chở người di cư, có một bà mẹ trẻ góa chồng, mang theo một đứa con thơ còn bú sữa mẹ. Sau khi thuyền khởi hành được mấy ngày, thì một cơn bão bất ngờ ập đến làm biển động dữ dội, con thuyền bị sóng đánh tơi tả và cột buồm đã bị gãy. Từ đó, con thuyền lênh đênh trôi trên mặt biển nhiều ngày. Lương thực trên thuyền đã dần dần cạn kiệt. Nhiều người bắt đầu bị chết đói và sau đó bị quăng xuống biển. Vào một buổi sáng người ta phát hiện ra bà mẹ trẻ kia cũng đã bị chết đói, trong khi đứa con nằm bên cạnh vẫn còn sống. Thì ra bà mẹ này trước khi chết đã dùng dao cứa đứt đầu ngón tay út và cho con bú máu của mình thay cho sữa mẹ đã hết. Bà đã hy sinh chịu chết để cho đứa con của bà được sống ! Về sau đứa trẻ kia lớn lên đã trở thành một vị dân biểu nổi tiếng trong vùng. Ông luôn nhớ đến công ơn trời biển của người mẹ đã hy sinh lấy máu mình để làm lương thực nuôi ông khỏi bị chết. Rồi một hôm, ông đã đứng trên diễn đàn quốc hội kể lại câu chuyện thời thơ ấu của mình, và đề nghị quốc hội chọn một ngày trong năm để tôn vinh các bà mẹ, nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với mẹ của mình. Đó là nguồn gốc ngày Quốc Tế Các Bà Mẹ hiện nay.
2) CƠM BÁNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐANG ĐÓI CÓ GIÁ TRỊ NGÀN LẦN HƠN KIM CƯƠNG:
Đây là câu chuyện có thực của một nhà thám hiểm. Sau mười ngày một mình băng qua sa mạc Phi châu, một nhà thám hiểm nọ sắp kiệt sức vì bị lạc đường và đã ăn hết số lương thực mang theo. Ông ta đi theo hướng mặt trời mọc, nhưng rồi đi đến chỗ nào cũng chỉ thấy cát và cát. Cuối cùng, ông cũng đến được một ốc đảo có hồ nước và cây cỏ xanh tươi. Sau khi uống nước no nê, ông lại lại bị cơn đói hành hạ. Đột nhiên ông thấy một chiếc bị bằng da nằm lăn lóc ở gần chỗ đang ngồi. Hy vọng tìm được một chút lương thực trong chiếc bị da kia để tiếp tục lên đường, nhưng thay vì thấy lương thực ông lại chỉ thấy nhiều viên kim cương óng ánh rất đẹp. Ông cay đắng thốt lên với nỗi thất vọng : “Những viên kim cương này đâu có giá trị gì khi ta sắp chết đói ?” Nói rồi ông ôm chiếc bị da chứa kim cương thiếp ngủ vào cõi chết.
Ít lâu sau, một đoàn thám hiểm cũng băng qua sa mạc, họ đã thấy một bộ xương người đang ngồi dựa vào tảng đá, hai tay ôm chặt chiếc bị da, trong có nhiều viên kim cương quý giá, nhưng lại trở thành vô ích đối với người bị đói đang cần được ăn.
3) CỬ HÀNH THÁNH LỄ TRONG NHÀ TÙ:
Đức Hồng Y PHAN-XI-CÔ XA-VI-Ê NGUYỄN VĂN THUẬN đã viết lại những trang hồi ký trong thời gian ngài bị biệt giam trong tù. Ngài tóm gọn thành một tập sách nhỏ mang tựa đề "Năm chiếc bánh và hai con cá" để chia sẻ cho giáo triều Rô-ma trong dịp tĩnh tâm mùa chay thập niên 90. Ngài thú nhận, sức mạnh lớn nhất nâng đỡ ngài trong những năm tháng tù ngục là được cử hành Thánh lễ cho dù lén lút, nhưng rất cảm động và sâu lắng. Thánh lễ ngài dâng một mình trong bóng tối của nhà tù, không kèn không trống, cũng chẳng có ánh đèn hay một bông hoa trang trí nào. Áo tù ngài mặc thay cho áo lễ. Đôi bàn tay sần sùi của ngài đựng những giọt rượu nho thay cho chén thánh. Bánh lễ chứa trong hộp đựng thuốc ho. Những Thánh lễ rất âm thầm và giản đơn, không ồn ào, không một chút hoành tráng bề ngoài, chẳng có ca đoàn hay người giúp lễ.. nhưng sao chép lại gần sát với chính Thánh lễ mà Chúa Giê-su đã cử hành năm xưa trên thập giá.
4) VIỆC BÁC ÁI TỪ THIỆN BẮT NGUỒN TỪ LÒNG MẾN BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
Trong một cuộc họp mặt đông đảo các Kitô hữu tại một nhà thờ ở Tây Đức để đón chào mẹ TÊ-RÊ-XA CAN-QUÝT-TA, người ta đã dâng cho mẹ một bó hoa rất đẹp. Bỡ ngỡ trước lòng quý mến và trọng kính mà người ta đã dành cho mình, mẹ Têrêxa mới đầu tỏ ra hơi lúng túng, nhưng sau đó vài phút, với thái độ đơn sơ quen thuộc, mẹ đã ôm bó hoa đi thẳng lên cung thánh, mẹ quỳ gối nơi bậc bàn thờ rồi đặt bó hoa trước nhà tạm. Cử chỉ này cho thấy mẹ Têrêxa rất quý trọng phép Thánh Thể, vì Thánh Thể chính là nguồn tình yêu và nghị lực mà từ đó mẹ đã nhận được tình yêu và nghị lực cho cuộc sống dấn thân và phục vụ vô vị lợi của mẹ.
Qua các hoạt động bác ái, mẹ Têrêxa và các nữ tu dòng của mẹ đã nuôi dưỡng hàng ngàn trẻ em mồ côi, đã phục vụ hàng ngàn người nghèo đói, đã chăm sóc, chữa trị hàng trăm ngàn bệnh nhân và an ủi hàng chục ngàn người hấp hối. Nhưng vượt lên trên tất cả những hoạt động nhằm phục vụ cho sự sống thể xác, mẹTêrêxa đã đặc biệt chú trọng đến một nhu cầu mà mẹ thường nhấn mạnh và cho là căn bản, nó cần thiết hơn cả cơm ăn áo mặc nữa, nhu cầu đó là muốn được chấp nhận và được yêu thương.
3. THẢO LUẬN :
Mỗi người chúng ta cần làm gì để được biến đổi nên tốt hơn sau mỗi lần rước lễ ?
4. SUY NIỆM :
Câu chuyện bà mẹ nuôi con bằng dòng máu của mình, là hình ảnh tuyệt hảo nói lên tình thương của Chúa Giê-su khi lập bí tích Thánh Thể. Người đã tự hiến mình trở thành Bánh thiêng nuôi dưỡng và ban sự sống đời đời cho chúng ta. Vậy Bánh Thánh Thể là bánh gì?
1) Sứ mệnh của bánh :
Bánh là lương thực có thể ăn được và giúp người ta duy trì sự sống (Ga 6,51). Bánh không sống cho mình, mà luôn sống “vì và cho” con người. Chúa Giê-su tự xưng mình là Bánh, vì Người đã tự hủy bản thân, hy sinh chính mình để cho loài người chúng ta được sống. Chỉ khi nào chúng ta sẵn sàng hy sinh bản thân cho tha nhân được sống, thì bấy giờ ta mới trở thành tấm bánh giống như Bánh Thánh Thể của Chúa Giê-su.
2) Chúa Giê-su là tấm Bánh Thánh Thể để người ta ăn :
Trong nhiều thế kỷ, Hội Thánh đã chủ trương chiêm ngưỡng và thờ lạy Bánh Thánh Thể hơn là hãy cầm lấy mà ăn như lệnh truyền của Chúa Giê-su. Động từ ăn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong Tin Mừng hôm nay, như một lời mời gọi tha thiết của Chúa Giê-su là: hãy siêng năng tham dự bữa tiệc Thánh Thể do Người khoản đãi, với hai của ăn cao quý trên bàn thờ là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa.
3) Chúa Giê-su cho biết ba hiệu quả của bí tích Thánh Thể như sau:
- Một là họ sẽ được sống lại trong ngày tận thế và được sống muôn đời: “Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết. Vì Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống” (Ga 6,54-55).
- Hai là sẽ phát sinh mối giây thân tình giữa Chúa và kẻ ăn tiệc Thánh Thể: “Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56).
- Ba là sẽ được sống nhờ Người: “Như Chúa Cha là Đấng Hằng Sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57).
4) Phải ăn Bánh Thánh Thể thế nào để phát sinh công hiệu? :
Ngày nay tuy các tín hữu đã lên rước lễ nhiều hơn, nhưng phần đông lại rước lễ cách hờ hững : Quả thật, ít có vị khách quí nào lại bị chủ nhà tiếp đón lạnh nhạt như Chúa Giê-su Thánh Thể !
Do đó, dù có năng tham dự thánh lễ và lên rước lễ hằng ngày, nhưng nhiều tín hữu vẫn không gặp được Chúa Giê-su, không nhận được biến đổi giống Chúa, nên họ vẫn sống vô cảm, ích kỷ, tự mãn, lười biếng và vô trách nhiệm… như bao năm qua ! Cần đổi mới cách rước lễ để có thể gặp gỡ Chúa, sống kết hiệp với Người và ngày một được ơn biến đổi nên giống Người hơn.
5) Diễn tiến một buổi cho bệnh nhân rước lễ tại gia:
Một nữ tu được cha sở nhờ mỗi sáng Chúa Nhật mang Mình Thánh Chúa đến thăm viếng và cho bệnh nhân rước lễ. Chị đã kể lại diễn tiến của một buổi cho rước lễ như sau:
- Khi tới nơi, tôi ngồi xuống cạnh cụ, làm dấu Thánh giá và đọc một đoạn trong bài Tin Mừng Chúa Nhật, rồi nói lên bài học Chúa muốn dạy qua bài Tin Mừng.
- Tiếp đến tôi và cụ cùng nhau đọc kinh Lạy Cha như Chúa dạy.
- Rồi tôi giơ Mình Thánh lên và nói: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Và cụ đáp lại: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh”.
- Đoạn tôi trao Mình Thánh cho cụ và cho cụ uống chút nước suối để rước hết mụn bánh thánh.
- Sau một lát thinh lặng, tôi giúp cụ dâng lời cầu nguyện:
“Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể. Ước gì Mình Thánh Chúa con vừa lãnh nhận, gia tăng sức khoẻ hồn xác cho con. Xin thương chữa con mau lành bệnh. Xin ban ơn nâng đỡ con và giúp con được sống mãi mãi với Chúa trên thiên đàng. Từ nay con xin hứa sẽ luôn nở nụ cười với người chung quanh, sẵn sàng đón nhận mọi đau khổ trái ý gặp phải để đền tội con và cầu xin cho một tội nhân được ơn trở về với Chúa, cho một người lương quen biết được sớm nhận biết tin yêu Chúa để cũng được hưởng niềm vui ơn cứu độ với con.- Amen”.
- Cuối cùng nói chuyện thân tình, hứa luôn cầu nguyện và hẹn gặp lại vào tuần sau.
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con cảm thấy có sự giống nhau giữa thân phận làm Bánh của Chúa với thân phận làm người của con. Nhờ ăn Bánh Thánh Thể của Chúa, con sẽ được biến hóa nên tấm bánh thơm ngon, được bẻ ra để phục vụ tha nhân. Ước gì con dám đón Chúa vào vùng mờ tối của lòng con, để sự hiện diện của Chúa làm cho con được bừng sáng lửa tin yêu. Ước gì sau khi được đón Chúa vào lòng, con sẽ trở thành một Nhà Tạm di động, luôn có Chúa là Tình Yêu, để chia sẻ tình yêu ấy cho tha nhân, hầu sau này họ cũng được hưởng hạnh phúc đời đời với con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/8/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:30 14/08/2018
Bài Ðọc I: Kh 11, 19a; 12, 1-6a, 10ab
“Một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng”.
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Ðền thờ Thiên Chúa trên trời đã mở ra. Và một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao: Bà đang mang thai, kêu la chuyển bụng, và đau đớn sinh con.
Lại một điềm lạ khác xuất hiện trên trời: một con rồng đỏ khổng lồ, có bảy đầu, mười sừng, và trên bảy đầu, đội bảy triều thiên. Ðuôi nó kéo đi một phần ba tinh tú trên trời mà ném xuống đất. Con rồng đứng trước mặt người nữ sắp sinh con, để khi Bà sinh con ra, thì nuốt lấy đứa trẻ.
Bà sinh được một con trai, Ðấng sẽ dùng roi sắt mà cai trị muôn dân: Con Bà được mang về cùng Thiên Chúa, đến tận ngai của Người. Còn Bà thì trốn lên rừng vắng, ở đó Bà được Thiên Chúa dọn sẵn cho một nơi.
Và tôi nghe có tiếng lớn trên trời phán rằng: “Nay sự cứu độ, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta, và uy quyền của Ðức Kitô của Người đã được thực hiện”.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 44, 10bc. 11. 12ab. 16
Ðáp: Hoàng Hậu đứng bên hữu Ðức Vua, mặc đồ trang điểm vàng ròng
Xướng: Hoàng Hậu đứng bên hữu Ðức Vua, mặc đồ trang điểm vàng ròng lộng lẫy.
Xướng: Xin hãy nghe, thưa Nương Tử, hãy coi và hãy lắng tai, hãy quên dân tộc và nhà thân phụ.
Xướng: Ðể Ðức Vua Người sủng ái dong nhan: chính Người là Chúa của Cô Nương, hãy phục vụ Người.
Xướng: Họ bước đi trong niềm hân hoan vui vẻ, tiến vào trong cung điện Ðức Vua.
Bài Ðọc II: 1 Cr 15, 20-26
“Hoa quả đầu mùa là Ðức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Chúa”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, Ðức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những kẻ yên giấc. Vậy sự chết bởi một người, thì sự kẻ chết sống lại cũng bởi một người. Cũng như mọi người đều phải chết nơi Ađam thế nào, thì mọi người cũng sẽ được tác sinh trong Ðức Kitô như vậy. Nhưng ai nấy đều theo thứ tự của mình, hoa quả đầu mùa là Ðức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Ðức Kitô, những kẻ đã tin Người xuống thế: rồi đến tận cùng, khi Người đã trao vương quốc lại cho Thiên Chúa Cha, và đã tiêu diệt mọi đầu mục, quyền năng và thế lực. Nhưng Người còn phải cai trị cho đến khi Người đặt mọi quân thù dưới chân Người. Kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là sự chết, bởi Người đã bắt mọi sự quy phục dưới chân Người.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia
Alleluia, alleluia! - Ðức Maria được mời gọi lên trời; đạo binh các thiên thần mừng rỡ hân hoan. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 1, 39-56
“Ðấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại: Người nâng cao những người phận nhỏ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Trong những ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabeth, và khi bà Elisabeth nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà Elisabeth được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng:
“Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện”.
Và Maria nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Ðấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và Danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những người kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi người đến muôn đời”.
Maria ở lại với bà Elisabeth độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà mình.
Ðó là lời Chúa.
“Một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng”.
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Ðền thờ Thiên Chúa trên trời đã mở ra. Và một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao: Bà đang mang thai, kêu la chuyển bụng, và đau đớn sinh con.
Lại một điềm lạ khác xuất hiện trên trời: một con rồng đỏ khổng lồ, có bảy đầu, mười sừng, và trên bảy đầu, đội bảy triều thiên. Ðuôi nó kéo đi một phần ba tinh tú trên trời mà ném xuống đất. Con rồng đứng trước mặt người nữ sắp sinh con, để khi Bà sinh con ra, thì nuốt lấy đứa trẻ.
Bà sinh được một con trai, Ðấng sẽ dùng roi sắt mà cai trị muôn dân: Con Bà được mang về cùng Thiên Chúa, đến tận ngai của Người. Còn Bà thì trốn lên rừng vắng, ở đó Bà được Thiên Chúa dọn sẵn cho một nơi.
Và tôi nghe có tiếng lớn trên trời phán rằng: “Nay sự cứu độ, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta, và uy quyền của Ðức Kitô của Người đã được thực hiện”.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 44, 10bc. 11. 12ab. 16
Ðáp: Hoàng Hậu đứng bên hữu Ðức Vua, mặc đồ trang điểm vàng ròng
Xướng: Hoàng Hậu đứng bên hữu Ðức Vua, mặc đồ trang điểm vàng ròng lộng lẫy.
Xướng: Xin hãy nghe, thưa Nương Tử, hãy coi và hãy lắng tai, hãy quên dân tộc và nhà thân phụ.
Xướng: Ðể Ðức Vua Người sủng ái dong nhan: chính Người là Chúa của Cô Nương, hãy phục vụ Người.
Xướng: Họ bước đi trong niềm hân hoan vui vẻ, tiến vào trong cung điện Ðức Vua.
Bài Ðọc II: 1 Cr 15, 20-26
“Hoa quả đầu mùa là Ðức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Chúa”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, Ðức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những kẻ yên giấc. Vậy sự chết bởi một người, thì sự kẻ chết sống lại cũng bởi một người. Cũng như mọi người đều phải chết nơi Ađam thế nào, thì mọi người cũng sẽ được tác sinh trong Ðức Kitô như vậy. Nhưng ai nấy đều theo thứ tự của mình, hoa quả đầu mùa là Ðức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Ðức Kitô, những kẻ đã tin Người xuống thế: rồi đến tận cùng, khi Người đã trao vương quốc lại cho Thiên Chúa Cha, và đã tiêu diệt mọi đầu mục, quyền năng và thế lực. Nhưng Người còn phải cai trị cho đến khi Người đặt mọi quân thù dưới chân Người. Kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là sự chết, bởi Người đã bắt mọi sự quy phục dưới chân Người.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia
Alleluia, alleluia! - Ðức Maria được mời gọi lên trời; đạo binh các thiên thần mừng rỡ hân hoan. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 1, 39-56
“Ðấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại: Người nâng cao những người phận nhỏ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Trong những ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabeth, và khi bà Elisabeth nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà Elisabeth được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng:
“Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện”.
Và Maria nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Ðấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và Danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những người kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi người đến muôn đời”.
Maria ở lại với bà Elisabeth độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà mình.
Ðó là lời Chúa.
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 20 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
15:13 14/08/2018
(Ga 6, 51-59)
THÁNH THỂ.
Thịt Ta là thật của ăn,
Máu Ta của uống, tự căn sống đời.
Chúa thương nhân loại mọi thời,
Hiến thân chịu chết, cho người trần gian.
Con Người Máu Thịt thương ban,
Thần lương sự sống, muôn vàn ân thiêng.
Của ăn nuôi dưỡng thiêng liêng,
Thông ban sự sống, thần thiên cao vời.
Đức tin phó thác gọi mời,
Tin yêu nguồn sống, rạng ngời phúc ân.
Dưới hình bánh rượu dự phần,
Nhiệm mầu Thánh Thể, vô ngần cao siêu.
Hy sinh cứu độ vì yêu,
Dưỡng nuôi hồn xác, huyền siêu ơn trời.
Chúc khen thờ phượng Chúa Trời,
Nguồn ban sức sống, muôn đời suy tôn.
Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời. Đây là lời truyền dậy của chính Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chính là bánh hằng sống từ trời xuống. Thịt Máu của Chúa chính là bánh bởi trời. Bánh được biến đổi trong Bí Tích Thánh Thể. Chúa hiện diện thực sự trong Thánh Thể. Bánh và rượu không phải là biểu tượng mà là một thực tại biến đổi. Mọi người đều có thể lãnh nhận bánh hằng sống, nếu họ chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng và muốn lãnh nhận.
Vào một buổi lễ sáng Chúa Nhật, tôi thấy một cặp vợ chồng trẻ và bốn đứa con nhỏ ngồi hàng ghế đầu trong nhà thờ. Trong lúc truyền phép, mọi người tập trung hướng về bàn thờ cầu nguyện và thờ lạy Chúa. Người cha bế em nhỏ lên hướng về bàn thờ và thì thầm bên tai em: Đó là Chúa Giêsu nhưng em bé chẳng hiểu chi. Em hỏi lại: Cái gì? Tôi cảm nhận rằng không phải câu nói của em bé, nhưng là một diễn tả niềm tin của người cha muốn truyền lại cho con cái.
Nhìn lại chính lòng mình, đôi khi chúng ta phải chấp nhận rằng chúng ta không luôn ý thức và tin tưởng thật vào sự biến đổi lạ lùng khi cử hành Bí Tích Thánh Thể. Nhà sư Nhất Hạnh trong cuốn “Sống tin Phật, sống tin Chúa Kitô” ông viết: Người giáo dân nghe lời truyền phép qúa nhiều lần và họ cảm thấy đôi khi lo ra và không tin thực sự. Nhận xét của nhà Sư Nhất Hạnh không sai.
Chúa Giêsu xác tín: Đây là Mình Ta. Đây là Máu Ta. Khi chúng ta nhận biết sâu xa sự hiện diện thực sự của Chúa trong Bí tích Thánh Thể. Đây là một thực tại sống. Mình Máu Chúa có sức dưỡng nuôi tâm hồn. Đời sống linh thiêng sẽ không trở nên già nua và cằn cỗi.
Phép Thánh Thể là nguồn mạch sự sống. Có lần tôi ghé thăm nhà Dòng Thánh Thể, trong nhà nguyện luôn có một chị quỳ trước Mặt Nhật chầu Thánh Thể. Các chị thay phiên hiện diện cùng với Chua Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể suốt ngày. Nhìn gương mặt các chị rất an bình và đầy sự xác tín có Chúa đang ở cùng.
Chúa hiện diện trong Thánh Thể không chỉ để dưỡng nuôi linh hồn mà Chúa còn muốn gặp gỡ mỗi người chúng ta. Chúa chờ đón chúng ta nơi Nhà Tạm nhưng mấy khi chúng ta dừng chân bên Chúa. Có khi cả tháng hay cả năm, chúng ta chẳng khi nào thăm viếng Chúa. Đôi khi chúng ta quá thờ ơ, ngay cả thái độ cúi đầu hay bái chào cũng không có.
Khi xưa, tôi nhớ sau mỗi tiết học, các chú chủng sinh thường có thói quen ghé nhà nguyện viếng Chúa. Ngày nay, rất hiếm khi chúng con có thời giờ thăm viếng Chúa nơi Nhà Tạm Thánh Thể. Xin Chúa thứ tha sự vô tâm và vô tình của chúng con.
THỨ HAI, TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
(Judic 2, 11-19; Mt 19, 16-22).
TRỌN LÀNH
Làm sao được sống đời đời?
Vào nơi hằng sống, gọi mời dấn thân.
Giới răn tuân giữ ân cần,
Mười Điều luật dậy, thế nhân giữ mình.
Giết người, trộm cắp, ngoại tình,
Gian tham chứng dối, tội tình tránh xa.
Vâng lời thảo kính mẹ cha,
Yêu thương kẻ khác, thứ tha lỗi lầm.
Thanh niên phấn khởi tự tâm,
Chu toàn tất cả, công tâm thật thà.
Chúa thương nhắn bảo về nhà,
Con về bán hết, cửa nhà gia sang.
Rồi đem bố thí dân làng,
Kho tàng châu báu, thiên đàng không xa.
Mong rằng con hãy theo Ta,
Giầu sang sản nghiệp, anh ta buồn sầu.
THỨ BA, TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
(Judic 6, 11-21a; Mt 19, 23-30).
THEO THẦY
Người giầu khó chiếm Nước Trời,
Lạc đà chui lỗ, dễ hời thông qua.
Hơn là giầu có điêu ngoa,
Khó nghèo quảng đại, thiên tòa thi ân.
Tông đồ bỡ ngỡ phân trần,
Khó lòng cứu độ, tinh thần thế gian.
Loài người không thể trao ban,
Tình yêu Thiên Chúa, ban tràn ân thiêng.
Chúng con từ bỏ của riêng,
Được gì kiếp sống, linh thiêng vào đời.
Theo Thầy ân nghĩa cao vời,
Ngày sau vinh hiển, rạng ngời phúc vinh.
Từ cha, bỏ mẹ, hy sinh,
Ruộng nương, nhà cửa, hiến mình chuyên chăm.
Thầy ban phần thưởng gấp trăm,
Đời này kiếp tới, muôn năm sống đời.
THỨ TƯ, TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
(Judic 9, 6-15; Mt 20, 1-16a).
NHÂN HẬU
Chủ nhà sáng sớm ra đồng,
Thuê người làm mướn, một đồng trả công.
Ba giờ nhóm thợ ở không,
Trả tiền công nhật, ngóng trông từng giờ.
Khoảng giờ thứ sáu đợi chờ,
Chủ ông khẽ gọi, muốn nhờ việc đây.
Vào giờ thứ chín buồn lây,
Không ai thuê mướn, đứng đây suốt ngày.
Giờ chiều mười một hôm nay,
Buồn sầu đói khát, cả ngày uổng không.
Chủ thương nhắn gọi làm công,
Trả tiền sòng phẳng, một đồng thưởng cho.
Mỗi người lãnh được một đô,
Người sau kẻ trước, đừng so làm gì.
Mọi người thỏa thuận thực thi,
Chủ nhà nhân hậu, từ bi vô ngần.
THỨ NĂM, TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
(Judic 11, 20-39a; Mt 22, 1-14).
TIỆC CƯỚI
Dụ ngôn tiệc cưới Nước Trời,
Vua kia gởi thiệp, xin mời tham gia.
Tiệc mừng sắp sẵn tại nhà,
Khách mời từ chối, bôn ba việc đời.
Có người thăm trại nhiều nơi,
Người đi buôn bán, thuận thời kiếm ăn.
Có kẻ nhục mạ khó khăn,
Chối từ đánh đuổi, can ngăn gây phiền.
Vua quan thịnh nộ tự nhiên,
Sai người thiêu hủy, cả miền sát nhân.
Vua truyền mời gọi cận lân,
Mời vào tiệc cưới, thần dân tứ bề.
Đầy phòng chật ních chẳng chê,
Vua đi quan sát, chẳng nề khó khăn.
Không may có kẻ gian manh,
Nhà vua bắt gặp, lỡ đành chịu giam.
THỨ SÁU, TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
(Ruth 1, 1.3-6. 14b-16.22; Mt 22, 34-40).
GIỚI RĂN
Giới răn trọng nhất trên đời,
Hãy yêu mến Chúa, gọi mời kính tin.
Yêu thương Thiên Chúa hết mình,
Hết lòng hết sức, đáp tình Chúa yêu.
Giới răn thứ nhất cao siêu,
Thứ hai trọng nhất, mến yêu mọi người.
Yêu thương kẻ khác trong đời,
Lề luật tóm tắt, đôi lời trao ban.
Thực hành đức ái sẻ san,
Chu toàn thiên ý, tuôn tràn hồng ân.
Tình yêu cao trọng bội phần,
Yêu người yêu Chúa, tình thần hăng say.
Lo toan phục vụ hằng ngày,
Cô đơn bệnh hoạn, cơ may góp phần.
Chia cơm xẻ áo tha nhân,
Thi hành luật Chúa, thần dân Nước trời.
THỨ BẢY, TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
(Ruth 2, 1-3. 8-11. 4, 13-17; Mt 23, 1-12).
THỰC HÀNH
Trên tòa giảng dậy truyền rao,
Khuyên răn dậy bảo, thao thao nhiều lời.
Các Thầy Luật Sĩ dậy đời,
Nhóm người Biệt Phái, gọi mời thực thi.
Những gì họ nói đậm ghi,
Đừng theo cách thế, hành vi họ làm.
Trần đời lòng dạ tham lam,
Vì rằng họ nói, không làm ý Cha.
Chất vai gánh nặng người ta,
Họ không lay thử, chiếc đà nặng vai.
Thẻ kinh nới rộng cho dài,
May dài tay áo, bệ đài oai phong.
Ghế đầu đám tiệc trong phòng,
Bái chào đường phố, trong lòng hoan ca.
Chúng con chỉ có một Cha,
Tôn thờ kính mến, ngợi ca muôn đời.
Thánh Maximilian Kolbe – lễ kính 14/8 hàng năm - ''Không ai có tình yêu lớn hơn ...''
Thanh Quảng sdb
18:35 14/08/2018
Thánh Maximilian Kolbe – lễ kính 14/8 hàng năm - "Không ai có tình yêu lớn hơn ..."
Trong Thế chiến II, trại tập trung Auschwitz Ba Lan đã trở nên khét tiếng là trại tập trung giết hại nhiều sinh mạng nhất của Đức Quốc xã, nơi đây có ít nhất 1,1 triệu người nam nữ, già trẻ đã bị giết, trong số đó 90% là người Do Thái.
Can đảm thay, một linh mục Công Giáo đã can đảm dám xin Đức quốc xã cho mình chết thay cho một tủ nhân xấu số, vì tình yêu vị tha của Tin Mừng, do đó Ngài được coi là một vị tử đạo đã hiến trọn tình yêu cho Thiên Chúa và loài người. Tên của Ngài là Thánh Maximilian Kolbe, một linh mục dòng Phanxicô, một trong những nạn nhân của trại tập trung Auschwitz Ba lan.
Sau cuộc xâm lược Ba Lan của Đức vào năm 1939, cha Kolbe và dòng của cha đã mở cửa trợ giúp khoảng 3.000 người tỵ nạn Ba Lan, trong số đó có 2.000 người Do thái. Đức Quốc Xã đã chiếm đóng tu viện vào tháng 5 năm 1941 và cha Kolbe và bốn tu sĩ khác đã bị đưa về trại tập trung Auschwitz, nơi đây các ngài bị lao động khổ sai chung thân với các tù nhân khác.
Khi một tù nhân đào thoát khỏi trại, Đức Quốc xã đã chỉ điểm 10 người phải chết thay thế cho kẻ trốn thoát. Một trong 10 người đó là Franciszek Gajowniczek, òa lên khóc khi ông ta nhớ tới người vợ trẻ và các con thơ của ông.
Không thể cầm lòng trước nỗi thống khổ ấy, cha Kolbe đã lặng lẽ bước ra, bỏ mũ cúi mình trước viên chỉ huy và nói: 'Tôi là một linh mục Công Giáo. Tôi xin chết thay cho một trong 10 người này. Tôi đã già rồi. Và vị linh mục dòng Phanxicô chỉ tay về phía Franciszek Gajowniczek và lặp lại 'Tôi là một linh mục Công Giáo Ba Lan; Tôi muốn thay thế vị trí của anh ta, bởi vì anh ta còn vợ và con trẻ!'
Yêu cầu của Ngài đã được chấp thuận!
Cha Maximilian Kolbe, tù nhân số 16770 đã cùng với 9 người tù khác bị bỏ đói để chết dần chết mòn, trong khi các ngài cầu nguyện… Sau hơn 15 ngày nhịn đói cha Kolbe vẫn còn thoi thóp sống nên Ngài được Đức quốc xã tiêm cho một liều thuốc carbolic để kết liễu sự sống của ngài. Ngài qua đời vào lúc 12 giờ 30 ngày 14 tháng 8 năm 1941 khi vừa tròn 47 tuổi xuân, Ngài là một vị tử đạo của lòng nhân ái.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tuyên phong chân phước cho Cha Kolbe vào ngày 17 tháng 10 năm 1971, và Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đã phong hiển thánh cho Ngài vào ngày 10 tháng 10 năm 1982.
Trong Thế chiến II, trại tập trung Auschwitz Ba Lan đã trở nên khét tiếng là trại tập trung giết hại nhiều sinh mạng nhất của Đức Quốc xã, nơi đây có ít nhất 1,1 triệu người nam nữ, già trẻ đã bị giết, trong số đó 90% là người Do Thái.
Can đảm thay, một linh mục Công Giáo đã can đảm dám xin Đức quốc xã cho mình chết thay cho một tủ nhân xấu số, vì tình yêu vị tha của Tin Mừng, do đó Ngài được coi là một vị tử đạo đã hiến trọn tình yêu cho Thiên Chúa và loài người. Tên của Ngài là Thánh Maximilian Kolbe, một linh mục dòng Phanxicô, một trong những nạn nhân của trại tập trung Auschwitz Ba lan.
Sau cuộc xâm lược Ba Lan của Đức vào năm 1939, cha Kolbe và dòng của cha đã mở cửa trợ giúp khoảng 3.000 người tỵ nạn Ba Lan, trong số đó có 2.000 người Do thái. Đức Quốc Xã đã chiếm đóng tu viện vào tháng 5 năm 1941 và cha Kolbe và bốn tu sĩ khác đã bị đưa về trại tập trung Auschwitz, nơi đây các ngài bị lao động khổ sai chung thân với các tù nhân khác.
Khi một tù nhân đào thoát khỏi trại, Đức Quốc xã đã chỉ điểm 10 người phải chết thay thế cho kẻ trốn thoát. Một trong 10 người đó là Franciszek Gajowniczek, òa lên khóc khi ông ta nhớ tới người vợ trẻ và các con thơ của ông.
Không thể cầm lòng trước nỗi thống khổ ấy, cha Kolbe đã lặng lẽ bước ra, bỏ mũ cúi mình trước viên chỉ huy và nói: 'Tôi là một linh mục Công Giáo. Tôi xin chết thay cho một trong 10 người này. Tôi đã già rồi. Và vị linh mục dòng Phanxicô chỉ tay về phía Franciszek Gajowniczek và lặp lại 'Tôi là một linh mục Công Giáo Ba Lan; Tôi muốn thay thế vị trí của anh ta, bởi vì anh ta còn vợ và con trẻ!'
Yêu cầu của Ngài đã được chấp thuận!
Cha Maximilian Kolbe, tù nhân số 16770 đã cùng với 9 người tù khác bị bỏ đói để chết dần chết mòn, trong khi các ngài cầu nguyện… Sau hơn 15 ngày nhịn đói cha Kolbe vẫn còn thoi thóp sống nên Ngài được Đức quốc xã tiêm cho một liều thuốc carbolic để kết liễu sự sống của ngài. Ngài qua đời vào lúc 12 giờ 30 ngày 14 tháng 8 năm 1941 khi vừa tròn 47 tuổi xuân, Ngài là một vị tử đạo của lòng nhân ái.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tuyên phong chân phước cho Cha Kolbe vào ngày 17 tháng 10 năm 1971, và Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đã phong hiển thánh cho Ngài vào ngày 10 tháng 10 năm 1982.
Bánh Thánh Thể
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:27 14/08/2018
CN 20 B
Bài đọc 1 trích sách Châm Ngôn: “Hãy đến mà ăn bánh của ta, và uống rượu do ta pha chế”. Theo lời sách Châm Ngôn, bánh và rượu đây là Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan được “thiên cách hóa” như chính Thiên Chúa: “đừng ngây thơ dại ngờ nữa, và các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết”.
Tin Mừng thánh Gioan chương 6 cho thấy Chúa Giêsu Kitô chính là Đức Khôn Ngoan Nhập Thể, là Bánh Hằng Sống: “Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”.
Trang Tin Mừng hôm nay là đỉnh cao của mạc khải Đức Khôn Ngoan Nhập Thể trở thành Bánh Thánh Thể.
Chúa Giêsu khẳng định: “Bánh tôi ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Người Do thái phản ứng và tranh luận sôi nổi: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?”.
Chúa Giêsu giải thích và khẳng định thêm: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết”.
Chúa Giêsu cho biết hiệu năng khi “ăn thịt và uống máu” là được kết hiệp mật thiết với Chúa: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy”.
Chúa Giêsu nhắc lại hiệu lực của manna cũ để so sánh với hiệu năng của Manna mới: “Tổ tiên các ngươi đã ăn mana và đã chết. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”.
Những lời Chúa Giêsu giảng dạy mạc khải rõ ràng về Bí Tích Thánh Thể.
Bí Tích Thánh Thể được Chúa tiên báo trong tiệc cưới Cana, được hứa ban cho dân ở Caphanaum.
Bí Tích Thánh Thể được Chúa thiết lập trong Tiệc Ly: “Đang khi ngồi ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ và phán:Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn, này là mình Ta sẽ bị nộp vì các con.Cùng một thể thức ấy, Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói:Tất cả hãy cầm lấy mà uống vì này là chén máu Ta, máu giao ước sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. (Mt 26,26-29).
Bí Tích Thánh Thể được Chúa cử hành đầu tiên tại làng quê Emmau “Người cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho họ. Và họ đã nhận ra Người đã Phục sinh” (Lc 24,13-35).
Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội, là lương thực thiêng liêng cho đời sống và là bảo đảm cho hạnh phúc trường cửu của người tín hữu chúng ta.
Thánh Thể là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau.
Thánh Thể chính là Tặng Phẩm Thần Linh mà Thiên Chúa trao cho nhân loại.
Lịch sử cứu độ là lịch sử hồng ân và là lịch sử tình yêu tự hiến của Thiên Chúa. Cao điểm của lịch sử này là Thập Giá Đức Kitô. Thập Giá là tột đỉnh hy sinh của Thiên Chúa. Thập Giá biểu lộ tình yêu điên rồ của Thiên Chúa. Thập Giá cũng là tột đỉnh hy sinh của Đức Kitô, Đấng đã hạ mình vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thập Giá. Thập giá là cao điểm tình yêu tự hiến của Chúa Kitô.
Tình yêu sâu thẳm và khôn dò của Thiên Chúa biểu lộ nơi Thập Giá Đức Kitô là tình yêu vượt thời gian. Tình yêu tự hiến của Đức Kitô biểu lộ bằng cái chết cũng vượt thời gian. Chúa Kitô chỉ tự hiến một lần, tự hiến trọn vẹn thay cho mọi lần. Chúa đã biểu lộ điều này trong bữa Tiệc Ly. Từ đó, Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch của đời sống Giáo Hội, là trọng tâm và là tột đỉnh của sinh hoạt Giáo Hội. Thánh Thể làm nên Giáo Hội. Không có Thánh Thể thì không có Giáo Hội. Giáo hội là thân mình gồm nhiều người ăn cùng một tấm bánh là thân mình Đức Kitô (1 Co10,17). Như thế bàn tiệc Thánh Thể là nguồn mạch của yêu thương, cảm thông và hiệp nhất.
Giáo hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô. Chúng ta có Đức Kitô nguyên vẹn và cụ thể. Chính Chúa Thánh Thần Kitô hóa bánh rượu, làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Khi linh mục, thừa tác viên của Giáo hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép. Lời Truyền Phép mà linh mục đọc không phải là một câu thần chú có một ma lực biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, giống như linh mục có quyền trên Chúa Kitô, khiến Chúa đến thì Ngài phải đến. Lời Truyền Phép chính là Lời Chúa Kitô, Lời mà Chúa Kitô muốn nói qua môi miệng của linh mục. Chúa Kitô đã chọn một số người để họ lập lại y nguyên Lời Truyền Phép của Ngài. Chính Chúa Thánh Thần lấp đầy "khoảng cách" giữa linh mục và Đức Kitô, khiến Lời Truyền Phép trở nên "công hiệu", làm cho nội dung của Lời trở thành hiện thực. Sau Truyền Phép bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa. Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay "biến thể". Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là linh mục. Vì ý thức điều đó, Giáo hội thiết tha khẩn cầu trước lúc linh mục Truyền Phép:
- "Chúng con nài xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này, để biến thành Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con" (Kinh Nguyện Thánh Thể II).
- "Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha, cũng nhờ Chúa Thánh Thần, mà thánh hóa của lễ chúng con dâng hiến Cha đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, con Cha, Chúa chúng con" (Kinh Nguyện Thánh Thể III).
- "Lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con" (Kinh Nguyện Thánh Thể IV).
Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Kitô hiện diện thực sự giữa chúng ta, trong hình bánh và rượu. Điều đó không có nghĩa là Đức Kitô không hiện diện thực sự bằng những cách khác, như hiện diện qua lời Kinh Thánh, hiện diện trong Giáo hội, hiện diện nơi những người nghèo khổ, hiện diện giữa hai hoặc ba người họp nhau cầu nguyện (Mt 18, 20). Tất cả những cách hiện diện đó đều là hiện diện thực. Có điều khác là: Đức Kitô không đồng hóa với lời Kinh thánh, Lời Kinh thánh được đọc lên không là bản thân Đức Kitô; Đức Kitô cũng không đồng hóa với người nghèo, vì người nghèo không là bản thân Đức Kitô, dù Ngài đã nói: "Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống..." (Mt 25, 35- 36). Trái lại nơi Bí Tích Thánh Thể, sau Lời Truyền Phép, bánh và rượu là Đức Kitô, là bản thân Ngài, là bản thể Ngài, là Mình và Máu Ngài. Trong Bí Tích Thánh Thể, sự hiện diện của Đức Kitô có một chiều sâu hữu thể mà không nơi nào có. Sự hiện diện đích thực và đặc biệt này của Đức Kitô là kết quả của một sự thay đổi mà tác động thay đổi chính là công việc của Chúa Thánh Thần làm khi linh mục đọc Lời Truyền Phép. (x.simonhoadalat.com, Tặng phẩm Thần Linh, ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc).
Bí Tích Thánh Thể là sáng kiến của tình yêu. Tình yêu luôn có những sáng kiến bất ngờ và kỳ diệu. “Thiên Chúa đã yêu thế gian nỗi ban chính Con Một...” (Ga 3, 16) và Con Một là Chúa Giêsu đã yêu cho đến cùng, đã lập Bí tích Thánh Thể để ở với con người luôn mãi.
Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường, nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống con người hàng ngày. Chúa Giêsu đã muốn trở nên những gì cần thiết và gần gũi đó. Người muốn bánh và rượu trở nên thịt máu của Người. Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép, nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Vật chất đã trở thành biểu tượng cho sự hiện diện thần linh.
Trước tình yêu bao la của Thiên Chúa, thánh Phaolô trong bài đọc 2 khuyên các tín hữu: “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha”, đồng thời: “Hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời gian hiện tại…hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa…hãy thấm nhuần Thần Khí”. Ý Thiên Chúa muốn chúng ta sống yêu thương như Chúa Giêsu Kitô đã yêu thương.
Mình và Máu Chúa Kitô là hồng ân vô giá, chúng ta đón nhận để có sự sống thần linh của Chúa. Tham dự Thánh Lễ tích cực, trọn vẹn là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa. Thỉnh thoảng trong ngày, trong tuần, chúng ta nên quỳ gối trước Thánh Thể, chúng ta có thể học được nhiều điều từ Bí Tích Tình Yêu.
Bài đọc 1 trích sách Châm Ngôn: “Hãy đến mà ăn bánh của ta, và uống rượu do ta pha chế”. Theo lời sách Châm Ngôn, bánh và rượu đây là Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan được “thiên cách hóa” như chính Thiên Chúa: “đừng ngây thơ dại ngờ nữa, và các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết”.
Tin Mừng thánh Gioan chương 6 cho thấy Chúa Giêsu Kitô chính là Đức Khôn Ngoan Nhập Thể, là Bánh Hằng Sống: “Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”.
Trang Tin Mừng hôm nay là đỉnh cao của mạc khải Đức Khôn Ngoan Nhập Thể trở thành Bánh Thánh Thể.
Chúa Giêsu khẳng định: “Bánh tôi ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Người Do thái phản ứng và tranh luận sôi nổi: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?”.
Chúa Giêsu giải thích và khẳng định thêm: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết”.
Chúa Giêsu cho biết hiệu năng khi “ăn thịt và uống máu” là được kết hiệp mật thiết với Chúa: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy”.
Chúa Giêsu nhắc lại hiệu lực của manna cũ để so sánh với hiệu năng của Manna mới: “Tổ tiên các ngươi đã ăn mana và đã chết. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”.
Những lời Chúa Giêsu giảng dạy mạc khải rõ ràng về Bí Tích Thánh Thể.
Bí Tích Thánh Thể được Chúa tiên báo trong tiệc cưới Cana, được hứa ban cho dân ở Caphanaum.
Bí Tích Thánh Thể được Chúa thiết lập trong Tiệc Ly: “Đang khi ngồi ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ và phán:Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn, này là mình Ta sẽ bị nộp vì các con.Cùng một thể thức ấy, Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói:Tất cả hãy cầm lấy mà uống vì này là chén máu Ta, máu giao ước sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. (Mt 26,26-29).
Bí Tích Thánh Thể được Chúa cử hành đầu tiên tại làng quê Emmau “Người cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho họ. Và họ đã nhận ra Người đã Phục sinh” (Lc 24,13-35).
Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội, là lương thực thiêng liêng cho đời sống và là bảo đảm cho hạnh phúc trường cửu của người tín hữu chúng ta.
Thánh Thể là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau.
Thánh Thể chính là Tặng Phẩm Thần Linh mà Thiên Chúa trao cho nhân loại.
Lịch sử cứu độ là lịch sử hồng ân và là lịch sử tình yêu tự hiến của Thiên Chúa. Cao điểm của lịch sử này là Thập Giá Đức Kitô. Thập Giá là tột đỉnh hy sinh của Thiên Chúa. Thập Giá biểu lộ tình yêu điên rồ của Thiên Chúa. Thập Giá cũng là tột đỉnh hy sinh của Đức Kitô, Đấng đã hạ mình vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thập Giá. Thập giá là cao điểm tình yêu tự hiến của Chúa Kitô.
Tình yêu sâu thẳm và khôn dò của Thiên Chúa biểu lộ nơi Thập Giá Đức Kitô là tình yêu vượt thời gian. Tình yêu tự hiến của Đức Kitô biểu lộ bằng cái chết cũng vượt thời gian. Chúa Kitô chỉ tự hiến một lần, tự hiến trọn vẹn thay cho mọi lần. Chúa đã biểu lộ điều này trong bữa Tiệc Ly. Từ đó, Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch của đời sống Giáo Hội, là trọng tâm và là tột đỉnh của sinh hoạt Giáo Hội. Thánh Thể làm nên Giáo Hội. Không có Thánh Thể thì không có Giáo Hội. Giáo hội là thân mình gồm nhiều người ăn cùng một tấm bánh là thân mình Đức Kitô (1 Co10,17). Như thế bàn tiệc Thánh Thể là nguồn mạch của yêu thương, cảm thông và hiệp nhất.
Giáo hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô. Chúng ta có Đức Kitô nguyên vẹn và cụ thể. Chính Chúa Thánh Thần Kitô hóa bánh rượu, làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Khi linh mục, thừa tác viên của Giáo hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép. Lời Truyền Phép mà linh mục đọc không phải là một câu thần chú có một ma lực biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, giống như linh mục có quyền trên Chúa Kitô, khiến Chúa đến thì Ngài phải đến. Lời Truyền Phép chính là Lời Chúa Kitô, Lời mà Chúa Kitô muốn nói qua môi miệng của linh mục. Chúa Kitô đã chọn một số người để họ lập lại y nguyên Lời Truyền Phép của Ngài. Chính Chúa Thánh Thần lấp đầy "khoảng cách" giữa linh mục và Đức Kitô, khiến Lời Truyền Phép trở nên "công hiệu", làm cho nội dung của Lời trở thành hiện thực. Sau Truyền Phép bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa. Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay "biến thể". Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là linh mục. Vì ý thức điều đó, Giáo hội thiết tha khẩn cầu trước lúc linh mục Truyền Phép:
- "Chúng con nài xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này, để biến thành Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con" (Kinh Nguyện Thánh Thể II).
- "Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha, cũng nhờ Chúa Thánh Thần, mà thánh hóa của lễ chúng con dâng hiến Cha đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, con Cha, Chúa chúng con" (Kinh Nguyện Thánh Thể III).
- "Lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con" (Kinh Nguyện Thánh Thể IV).
Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Kitô hiện diện thực sự giữa chúng ta, trong hình bánh và rượu. Điều đó không có nghĩa là Đức Kitô không hiện diện thực sự bằng những cách khác, như hiện diện qua lời Kinh Thánh, hiện diện trong Giáo hội, hiện diện nơi những người nghèo khổ, hiện diện giữa hai hoặc ba người họp nhau cầu nguyện (Mt 18, 20). Tất cả những cách hiện diện đó đều là hiện diện thực. Có điều khác là: Đức Kitô không đồng hóa với lời Kinh thánh, Lời Kinh thánh được đọc lên không là bản thân Đức Kitô; Đức Kitô cũng không đồng hóa với người nghèo, vì người nghèo không là bản thân Đức Kitô, dù Ngài đã nói: "Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống..." (Mt 25, 35- 36). Trái lại nơi Bí Tích Thánh Thể, sau Lời Truyền Phép, bánh và rượu là Đức Kitô, là bản thân Ngài, là bản thể Ngài, là Mình và Máu Ngài. Trong Bí Tích Thánh Thể, sự hiện diện của Đức Kitô có một chiều sâu hữu thể mà không nơi nào có. Sự hiện diện đích thực và đặc biệt này của Đức Kitô là kết quả của một sự thay đổi mà tác động thay đổi chính là công việc của Chúa Thánh Thần làm khi linh mục đọc Lời Truyền Phép. (x.simonhoadalat.com, Tặng phẩm Thần Linh, ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc).
Bí Tích Thánh Thể là sáng kiến của tình yêu. Tình yêu luôn có những sáng kiến bất ngờ và kỳ diệu. “Thiên Chúa đã yêu thế gian nỗi ban chính Con Một...” (Ga 3, 16) và Con Một là Chúa Giêsu đã yêu cho đến cùng, đã lập Bí tích Thánh Thể để ở với con người luôn mãi.
Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường, nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống con người hàng ngày. Chúa Giêsu đã muốn trở nên những gì cần thiết và gần gũi đó. Người muốn bánh và rượu trở nên thịt máu của Người. Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép, nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Vật chất đã trở thành biểu tượng cho sự hiện diện thần linh.
Trước tình yêu bao la của Thiên Chúa, thánh Phaolô trong bài đọc 2 khuyên các tín hữu: “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha”, đồng thời: “Hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời gian hiện tại…hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa…hãy thấm nhuần Thần Khí”. Ý Thiên Chúa muốn chúng ta sống yêu thương như Chúa Giêsu Kitô đã yêu thương.
Mình và Máu Chúa Kitô là hồng ân vô giá, chúng ta đón nhận để có sự sống thần linh của Chúa. Tham dự Thánh Lễ tích cực, trọn vẹn là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa. Thỉnh thoảng trong ngày, trong tuần, chúng ta nên quỳ gối trước Thánh Thể, chúng ta có thể học được nhiều điều từ Bí Tích Tình Yêu.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Tony Wilson lãnh án tù ở tại gia:
Thanh Quảng sdb
04:43 14/08/2018
Đức Tổng Giám Mục Tony Wilson lãnh án tù ở tại gia:
Chánh án Robert Stone của Tòa án ở Newcastle hôm nay 14/8/2018 đã phán quyết án cho ĐTGM Wilson là 2 năm tù nhưng ít nhất bị 6 tháng tù ở tại gia một cách vô điều kiện. Tòa án địa phương trong mấy tuần qua đã thẩm định nhà của chị ĐTGM có đủ điều kiện để làm nơi tù ở cho ĐTGM Wilson hay không? Từ chiều nay ĐTGM sẽ về đó sống trong thời gian 6 tháng tù ở, nghĩa là ĐTGM không được đi đâu cho tới ngày 13 tháng Hai năm 2019.
Chánh án Robert Stone cho hay "ĐTGM không tỏ ra hối tiếc hay chống đối bản án". Theo ông chánh án Stone thì tâm tình bảo vệ Giáo Hội Công Giáo vẫn là "động lực chính" của Đức Tổng Giám Mục.
Theo ông chánh án Stone thì Đức cha Wilson vẫn là một giám mục trong Giáo hội, nhưng không có quyền giám mục thừa tác và ngài sẽ không có khả năng được phục chức. Bên ngoài tòa các nạn nhân của việc lạm dụng tính dục hô hoán rằng “việc che giấu lạm dụng tình dục trẻ em là một trọng tội, mà luật pháp đã không xử đúng như vậy!"
Cuối tháng vừa rồi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận sự từ chức của ĐTGM Wilson khỏi chức vụ Tổng giám mục của Tổng Giáo phận Adelaide. Giáo phận Công Giáo Adelaide cho hay Đức Giám Mục Greg O'Kelly sẽ tiếp tục phục vụ với tư cách là Tổng Giám Mục cho tới khi có một sự thay thế chính thức.
Đức cha O’Kelly cho biết Ngài cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Wilson, cũng như cho các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng do việc lạm dụng tính dục mà một số thành phần trong Giáo hội gây ra.
Chánh án Robert Stone của Tòa án ở Newcastle hôm nay 14/8/2018 đã phán quyết án cho ĐTGM Wilson là 2 năm tù nhưng ít nhất bị 6 tháng tù ở tại gia một cách vô điều kiện. Tòa án địa phương trong mấy tuần qua đã thẩm định nhà của chị ĐTGM có đủ điều kiện để làm nơi tù ở cho ĐTGM Wilson hay không? Từ chiều nay ĐTGM sẽ về đó sống trong thời gian 6 tháng tù ở, nghĩa là ĐTGM không được đi đâu cho tới ngày 13 tháng Hai năm 2019.
Chánh án Robert Stone cho hay "ĐTGM không tỏ ra hối tiếc hay chống đối bản án". Theo ông chánh án Stone thì tâm tình bảo vệ Giáo Hội Công Giáo vẫn là "động lực chính" của Đức Tổng Giám Mục.
Theo ông chánh án Stone thì Đức cha Wilson vẫn là một giám mục trong Giáo hội, nhưng không có quyền giám mục thừa tác và ngài sẽ không có khả năng được phục chức. Bên ngoài tòa các nạn nhân của việc lạm dụng tính dục hô hoán rằng “việc che giấu lạm dụng tình dục trẻ em là một trọng tội, mà luật pháp đã không xử đúng như vậy!"
Cuối tháng vừa rồi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận sự từ chức của ĐTGM Wilson khỏi chức vụ Tổng giám mục của Tổng Giáo phận Adelaide. Giáo phận Công Giáo Adelaide cho hay Đức Giám Mục Greg O'Kelly sẽ tiếp tục phục vụ với tư cách là Tổng Giám Mục cho tới khi có một sự thay thế chính thức.
Đức cha O’Kelly cho biết Ngài cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Wilson, cũng như cho các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng do việc lạm dụng tính dục mà một số thành phần trong Giáo hội gây ra.
Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng năm 2018: Giới Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi, Phần I, Chương V
Vũ Văn An
05:12 14/08/2018
Chương V: Lắng nghe người trẻ
64. Quan tâm và chăm sóc người trẻ được phát biểu trong Tài Liệu Chuẩn Bị đã được các HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nhắc lại. Các câu trả lời của các ngài cho câu hỏi «Các người trẻ thực sự đã yêu cầu điều gì nơi Giáo Hội ở nước qúy vị?» khá rộng và nhiều mặt. Trong Bản Câu Hỏi Trực Tuyến của Văn Phòng Thượng Hội Đồng, một số người trẻ tự phát biểu một cách khá tự do, cố gắng truyền đạt các suy nghĩ của mình một cách không lựa lọc chi cả. Kinh nghiệm của cuộc Gặp mặt tiền Thượng Hội Đồng được các người trẻ giải thích bằng cùng những đường hướng tương tự. Các HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC lắng nghe người trẻ theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, các ngài thường tập chú vào những người trẻ nào là các thành viên tích cực của các nhóm trong giáo hội, với nguy cơ coi họ là đại diện cho toàn bộ thế giới trẻ. Điều có thể đoán trước được là, phần lớn người trẻ tham gia Bản Câu Hỏi Trực Tuyến của Văn Phòng Thượng Hội Đồng là thành phần của các tổ chức trong giáo hội. Nhiều người đã nhận định đi nhận định lại rằng cách tốt nhất để lắng nghe người trẻ là có mặt ở nơi họ hiện diện, chia sẻ trải nghiệm hàng ngày của họ. Những người tham gia cuộc Gặp mặt tiền Thượng Hội Đồng đã hào hứng tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng rằng Giáo hội và các định chế khác có thể học hỏi từ diễn trình của cuộc Gặp mặt tiền Thượng Hội Đồng này và lắng nghe các tiếng nói của giới trẻ” (GMTHĐ, Giới thiệu). Nhiều người trả lời Bản Câu Hỏi Trực Tuyến của Văn Phòng Thượng Hội Đồng cũng bày tỏ lòng biết ơn và sự đánh giá cao của họ đối với cơ hội này.
Cố gắng lắng nghe
65. Như một thanh niên đã phát biểu một cách đáng ghi nhớ, «trong thế giới đương thời của chúng ta, thời gian dành cho việc lắng nghe không bao giờ lãng phí» (CHTT) và cuộc Gặp mặt tiền Thượng Hội Đồng cho thấy: lắng nghe là loại ngôn ngữ trung thực và mạnh bạo nhất mà giới trẻ đang hết lòng tìm kiếm nơi Giáo Hội. Chúng ta cũng nên thừa nhận rằng việc Giáo Hội thực sự lắng nghe mọi người trẻ không trừ ai là điều khó khăn. Nhiều người trẻ cảm thấy tiếng nói của họ không được thế giới người lớn coi là đáng lưu ý hoặc hữu ích, cả trong lĩnh vực xã hội lẫn giáo hội. Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nói rằng những người trẻ cảm thấy «Giáo Hội không tích cực lắng nghe các tình huống được người trẻ trải nghiệm» và «ý kiến của họ không được xem xét nghiêm túc». Thay vào đó, theo một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC khác, rõ ràng là giới trẻ «đang yêu cầu Giáo hội với tới họ để lắng nghe và chào đón họ, đối thoại và hiếu khách đối với họ». Cùng những người trẻ này cho rằng «ở một số nơi trên thế giới, người trẻ đang rời bỏ Giáo Hội với số lượng lớn. Hiểu được lý do tại sao rất quan trọng trong việc tiến lên phía trước » (GMTHĐ 7). Để chắc chắn, trong số những lý do gây ra điều này, chúng ta thấy có sự dửng dưng và không lắng nghe; «Giáo hội thỉnh thoảng cũng tỏ ra quá nghiêm khắc và thường liên hệ với chủ nghĩa duy luân lý thái quá » (GMTHĐ 1).
Ước mong một “Giáo Hội Chân Chính”
66. Một số lượng lớn người trẻ, phần lớn thuộc các khu vực bị duy tục cao, không yêu cầu Giáo Hội bất cứ điều gì, vì họ không thấy Giáo Hội như một người đối thoại quan trọng trong đời sống họ. Thực thế, một ít người trong số họ minh nhiên yêu cầu để mặc họ, vì họ cảm thấy sự hiện diện của Giáo Hội gây phiền hà, thậm chí khó chịu. Yêu cầu này không bắt nguồn từ sự khinh thị thiếu phê phán hoặc bốc đồng, nhưng bắt nguồn sâu xa từ những lý do nghiêm túc và đáng kính: các tai tiếng về tình dục và kinh tế, mà giới trẻ muốn Giáo hội «tiếp tục thực thi chủ trương tuyệt đối không khoan nhượng đối với việc lạm dụng tình dục trong các định chế của mình» (GMTHĐ 11); việc thiếu chuẩn bị nơi các thừa tác viên thụ phong, những người không biết cách nắm bắt cuộc sống và các nhạy cảm của giới trẻ một cách thỏa đáng; vai trò thụ động dành cho người trẻ trong cộng đồng Kitô hữu; sự khó khăn của Giáo Hội trong việc giải thích các lập trường tín lý và đạo đức của mình trong xã hội đương thời.
67. Dù họ rất phê phán, trong căn bản, người trẻ vẫn muốn Giáo Hội là một định chế tỏa sáng nhờ gương sáng, kiến thức, tinh thần đồng trách nhiệm và khả năng co dãn về văn hóa của mình. Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nói rằng «người trẻ muốn thấy một Giáo Hội biết chia sẻ hoàn cảnh sống của họ trong ánh sáng Tin Mừng hơn là ban các bài giảng»! Tóm lại, đây là những gì người trẻ muốn nói: «Người trẻ ngày nay khao khát một Giáo hội chân chính. Chúng tôi muốn nói, nhất là với phẩm trật của Giáo hội, rằng họ phải là một cộng đồng minh bạch, chào đón, trung thực, mời gọi, biết thông đạt, dễ tiếp cận, vui vẻ và tương tác» (GMTHĐ 11).
Một Giáo Hội “có tính tương quan nhiều hơn”
68. Nhiều người trẻ tin rằng cách tiếp cận giáo hội đổi mới là điều có tính quyết định, đặc biệt theo quan điểm tương quan: rất nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC quả quyết rằng người trẻ muốn có một Giáo Hội «ít tính định chế và nhiều tính tương quan hơn», nghĩa là có thể «chào đón người ta mà không phán xét họ trước », một « Giáo hội thân thiện và gần gũi », một cộng đồng giáo hội giống như « một gia đình nơi bạn cảm thấy được chào đón, lắng nghe, trân quí và hòa nhập». Cũng theo cuộc Gặp mặt tiền Thượng Hội Đồng, “chúng ta cần một Giáo hội chào đón và thương xót, biết đánh giá cao nguồn gốc và gia tài của mình và biết yêu thương mọi người, cả những người không tuân theo các tiêu chuẩn đã được nhận thức (GMTHĐ 1).
69. Những người trẻ từng tham gia nhiều nhất vào đời sống của Giáo Hội đã phát biểu nhiều yêu cầu chuyên biệt khác nhau. Phụng vụ là một chủ đề thường xuất hiện: họ muốn nó sống động và gần gũi, trong khi nó thường không dẫn đến «việc trải nghiệm được cảm thức cộng đồng hay gia đình như Nhiệm Thể Chúa Kitô» (GMTHĐ 7); họ cũng đề cập đến các bài giảng, mà nhiều người tin rằng không thỏa đáng để đồng hành với họ trong việc biện phân tình thế của họ trong ánh sáng Tin Mừng. «Người trẻ bị thu hút bởi niềm vui, một niềm vui nên là dấu chỉ chuyên biệt cho đức tin của chúng ta» (GMTHĐ 7), nhưng là điều xem ra cộng đồng Kitô hữu thường không có khả năng chuyển giao.
70. Một yêu cầu khác đề cập đến việc dẫn nhập phong cách đối thoại trong và ngoài Giáo hội: người trẻ tin rằng cần phải giải quyết một số vấn đề lớn trong thời đại của chúng ta, chẳng hạn như nhìn nhận và nâng cao vai trò của phụ nữ trong Giáo hội và trong xã hội. Một số người trẻ khuyến khích Giáo hội thâm hậu hóa cách giải thích đức tin về phương diện văn hóa, giúp ta đối thoại hữu hiệu với các hình thức nhận thức và truyền thống tôn giáo khác: «Trong một thế giới hoàn cầu hóa và liên tôn, Giáo hội cần phải không những đưa ra các điển hình mà còn khai triển chi tiết các hướng dẫn thần học cho một cuộc đối thoại hòa bình và xây dựng với những người có đức tin và truyền thống khác» (GMTHĐ 2).
Một cộng đồng “Cam kết với công lý”
71. Ở một số nơi trên thế giới đang bị các loại nghèo đói khác nhau hoành hành, người trẻ yêu cầu được sự giúp đỡ vật chất hoặc đồng hành để chữa lành nỗi đau khổ của họ. Nhưng ở những nơi Giáo hội bị coi như một định chế chỉ biết tích cực tham gia việc cổ vũ dân sự và xã hội, thì họ yêu cầu sự hiện diện có tính tiên tri được tiếp tục một cách can đảm và mạnh bạo, bất chấp bầu khí bạo lực, đàn áp và bách hại bao quanh cuộc sống của một số cộng đồng Kitô hữu. Nhiều người trẻ yêu cầu Giáo hội có một óc thực tiễn hơn trong thực hành, đụng đến nhiều vấn đề khác nhau: thực sự đứng về phía người nghèo, quan tâm đến các vấn đề môi trường, làm cho việc chọn lựa sống đơn giản và minh bạch hiển thị hơn, chân thực và rõ ràng nhưng cũng mạnh bạo trong việc tố cáo tà ác một cách triệt để , không những trong xã hội dân sự và thế giới, mà còn trong chính Giáo hội nữa. «Giáo hội nên củng cố các sáng kiến chống lại nạn buôn người và di cư cưỡng bức, cũng như buôn bán ma túy, một vấn đề hết sức quan trọng ở châu Mỹ Latinh» (GMTHĐ 14).
Tiếng nói của các chủng sinh và tu sỹ nam nữ trẻ
72. Nhiều chủng sinh, và tu sỹ nam nữ trẻ đang được huấn luyện, đã phát biểu quan điểm của họ nhiều cách khác nhau về chủ đề của Thượng Hội Đồng, vốn là nguyên nhân gây nên niềm vui lớn lao đối với họ. Các tiêu chí và thách thức của họ hướng dẫn chúng ta theo ba hướng chuyên biệt.
Hướng thứ nhất liên quan tới chủ đề huynh đệ: phát xuất từ các bối cảnh nặng óc cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân, họ yêu cầu có được một cuộc sống thực sự huynh đệ, xoay quanh các dây nối kết và yêu mến chung. Họ muốn Giáo Hội trở thành “tiên tri của tình huynh đệ”, một ngôi nhà có thể trở thành gia đình của họ.
Sau đó, là lời yêu cầu về linh đạo, để có được một Giáo Hội nơi việc cầu nguyện và sự thân mật với Thiên Chúa được đặt ở trung tâm. Ở một số nơi trên thế giới, có một sự cởi mở tự phát dẫn tới siêu việt; ở những nơi khác, những nơi bị chi phối bởi “chủ nghĩa nhân bản độc chiếm”, Giáo hội được yêu cầu trở thành huyền nhiệm, có khả năng giúp người ta hé nhìn thấy siêu việt trong đời sống con người nam nữ. Vì lý do này, một số coi phụng vụ như thời điểm tiên tri.
Cuối cùng, lời yêu cầu có được tính triệt để vẫn còn mạnh mẽ, mặc dù không phải lúc nào cũng được hỗ trợ bởi sự nhất quán bản thân: ngoài một ít bối cảnh trong đó, sự chọn lựa đời sống thánh hiến và thừa tác vụ thụ phong bị liên kết với việc tìm kiếm an toàn kinh tế và xã hội, thông thường khi người trẻ quyết định chọn các hình thức sống này, họ đều chọn, một cách có ý thức, tính triệt để của Tin Mừng, một tính đòi có sự đồng hành chuyên biệt và tiệm tiến hướng tới việc hiến mình cho Thiên Chúa và cho các anh chị em của chúng ta.
Kỳ sau: PHẦN II: Giải Thích
Đền thánh Đức Mẹ ở Knock tại nước Ái nhĩ lan, nơi ĐTC sắp thăm viếng
Thúy Dung
13:22 14/08/2018
Tin Vatican - Chúa Nhật 26 tháng 8 tới đây, trong chuyến viếng thăm Ai len, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến kính viếng đền thánh Đức Mẹ Knock, nằm ở phía tây bắc của Ái nhĩ lan. Đây là trung tâm kính Đức Mẹ và cũng là điểm hành hương từ 100 năm nay của các tín hữu người Ái nhĩ lan. Mỗi năm có tới hơn 1,5 triệu tín hữu đến kính viếng đền thánh này.
Sự tích kể lại rằng vào ngày 21/08/1879, trong khi trời mưa như trút nước tại ngôi làng Knock, thì có 15 người dân làng, tuổi từ 6 tới 75, đã được nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra tại ngôi nhà thờ nhỏ đơn sơ của giáo xứ. Họ cũng thấy hai nhân vật khác mà họ tin là thánh Giuse và thánh Gioan Tông đồ ở bên cạnh Đức Mẹ. Theo lưu truyền, những người được thị kiến đã cầu nguyện hai tiếng đồng hồ dưới trời mưa mà không bị ướt.
Sự kiện lạ thường đã gây xôn xao khắp nước Ái nhĩ lan, do đó, giáo quyền địa phương đã thành lập một ủy ban để đánh giá “sự đáng tin” của các nhân chứng. Một thời gian không lâu sau sự kiện Đức Mẹ hiện ra, ngôi làng Knock trở thành địa điểm hành hương quan trọng.
100 năm sau sự kiện Đức Mẹ hiện ra, một đền thánh lớn được xây dựng tại Knock. Viên đá đầu tiên được ĐTC Phaolô VI làm phép vào năm 1973 và 6 năm sau, ngày 18/07/1979, đền thánh được hoàn thành.
Ngày 30/09/1979, khi đến viếng đền thánh Đức Mẹ Ai len, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Mỗi lần một khách hành hương đến nơi này, nơi từng là một ngôi làng tăm tối sình lầy ở Quận Mayo, mỗi lần một người nam, hay người nữ hoặc một đứa trẻ vào trong ngôi nhà thờ cũ - nơi Đức Mẹ hiện ra, hay vào trong đền thờ mới của Đức Mẹ Ái nhĩ lan, là để canh tân đức tin của mình vào ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại. Qua hình ảnh Knock, “ngọn đồi của Đức Maria”, nhắc nhở các người con Ái nhĩ lan, dù cho họ ở bất cứ nơi đâu họ cũng là con cái của Mẹ.
Sự kiện lạ thường đã gây xôn xao khắp nước Ái nhĩ lan, do đó, giáo quyền địa phương đã thành lập một ủy ban để đánh giá “sự đáng tin” của các nhân chứng. Một thời gian không lâu sau sự kiện Đức Mẹ hiện ra, ngôi làng Knock trở thành địa điểm hành hương quan trọng.
100 năm sau sự kiện Đức Mẹ hiện ra, một đền thánh lớn được xây dựng tại Knock. Viên đá đầu tiên được ĐTC Phaolô VI làm phép vào năm 1973 và 6 năm sau, ngày 18/07/1979, đền thánh được hoàn thành.
Ngày 30/09/1979, khi đến viếng đền thánh Đức Mẹ Ai len, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Mỗi lần một khách hành hương đến nơi này, nơi từng là một ngôi làng tăm tối sình lầy ở Quận Mayo, mỗi lần một người nam, hay người nữ hoặc một đứa trẻ vào trong ngôi nhà thờ cũ - nơi Đức Mẹ hiện ra, hay vào trong đền thờ mới của Đức Mẹ Ái nhĩ lan, là để canh tân đức tin của mình vào ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại. Qua hình ảnh Knock, “ngọn đồi của Đức Maria”, nhắc nhở các người con Ái nhĩ lan, dù cho họ ở bất cứ nơi đâu họ cũng là con cái của Mẹ.
ĐTC gặp gỡ cầu nguyện với các bạn trẻ Italia tại khu hí trường cũ Circo Massimo
Đồng Nhân
13:34 14/08/2018
Tin Vatican - Hàng trăm ngàn bạn trẻ thuộc các giáo phận Italia, đã tham gia cuộc hành hương về Roma, và họ đã gặp gỡ với ĐTC vào chiều tối ngày 11-8-2018trong chương trình chuẩn bị cho Thượng HĐGM thế giới về giới trẻ vào tháng 10 năm nay. Các bạn trẻ đến từ 195 giáo phận trên tổng số 226 giáo phận toàn quốc Italia đã tham dự cuộc hành hương ”qua ngàn nẻo đường” từ ngày 8-8 trên đường tiến về Roma, và ngoài ra có 70 ngàn người khác thuộc giáo phận Roma. Họ đã tụ tập tại khu vực Circo Massimo để sinh hoạt trong khi chờ đợi ĐTC đến đây vào lúc 6 giờ 15 phút chiều.
Hiện diện trong dịp này còn 120 Gia1m mục và đông đảo các linh mục tuyên úy giới trẻ thuộc các giáo phận. Ngoài ra cũng có một số danh ca và ban nhạc Rulli Frullii gồm 70 ca viên và nhạc công, đảm trách phần văn nghệ phụ họa trong cuộc gặp gỡ.
Cuộc gặp gỡ với ĐTC bắt đầu từ lúc 6 giờ rưỡi chiều khi ngài đến đây, và diễn ra qua 2 phần: trong phần đầu là cuộc đối thoại giữa ĐTC và các bạn trẻ. Các đại diện giới trẻ đã nêu lên 3 thắc mắc và xin ĐTC trả lời.
Câu hỏi đầu tiên do hai bạn trẻ nêu lên đó là cô Letizia 23 tuổi và Lucamatteo 21 tuổi, câu hỏi liên quan đến hai khía cạnh của cùng một sự tìm kiếm, đó là xây dựng căn tính bản thân và những ước mơ của mình.
Trong câu trả lời, ĐTC đề cao tầm quan trọng của những mơ ước. ”Chúng mở rộng cái nhìn của chúng ta, giúp chúng ta ôm lấy cả chân trời, vun trồng hy vọng trong mọi hoạt động hằng ngày. Và những giấc mơ của người trẻ quan trọng hơn cả, đó là những ngôi sao sáng, chỉ dẫn một con đường khác cho nhân loại... “Nhưng chắc chắn là các giấc mơ cần phải tăng trưởng, thanh tẩy, thử nghiệm và chia sẻ. Những giấc mơ của người trẻ làm cho người lớn có phần lo sợ vì họ đã ngưng mơ ước và không dám liều, có lẽ vì những giấc mơ của các bạn đã làm cho những chọn lựa của họ bị khủng hoảng. Nhưng các bạn đừng để người ta cướp mất những giấc mơ của mình. Hãy tìm kiếm những thầy tốt, có khả năng giúp các bạn hiểu các giấc mơ ấy và làm cho chúng dần dần được thể hiện trong sự từ từ và thanh thản.
Thắc mắc thứ II do cô Martina 24 tuổi nêu lên liên quan đến dự phân định trong cuộc sống và sự dấn thân, trách nhiệm đối với thế giới mà người trẻ đang thực hiện thời nay.
ĐTC trả lời như sau: Chọn lựa, có thể quyết định về mình dường như là một sự biểu lộ cao cả nhất về tự do. Theo một nghĩa nào đó, đúng như vậy. Nhưng ý tưởng về sự chọn lựa mà chúng ta thấy ngày nay là một ý tưởng về tự do không có ràng buộc nào, không có sự dấn thân và luôn luôn có một con đường để thoát thân. Họ nói ”Tôi chọn, nhưng mà..”. Luôn luôn có cái ”nhưng mà” như thế, và cái ”nhưng mà” này nhiều khi lớn hơn cả sự chọn lựa và bóp nghẹt nó.
Tự do của mỗi người là một hồng ân lớn, không chấp nhận thái độ nửa chừng. Và cũng như mọi ân huệ, cần phải đón nhận, đón nhận theo mức độ chúng ta cởi mở tâm trí và cuộc sống…Chúa Giêsu đã nói rõ với các môn đệ: Các con đừng lo âu. Hãy có đức tin, hãy tin tưởng! Hãy phân biệt điều gì là quan trọng với điều không quan trọng. Hãy khôn ngoan… Các bạn hãy hiểu rằng sự chọn lựa kết hôn, lập gia đình, hoặc chọn dâng mình cho Thiên Chúa và anh chị em trong sự thánh hiến, đó là tìm được một kho tàng quí giá hơn. Và cần hành động phù hợp. Chọn lựa kho tàng chính là chọn con đường biết ơn, con đường các mối phúc thật”.
Câu câu thứ ba do Anh Dario 27 tuổi, là một y tá làm việc trong lãnh vực săn sóc chống đau nêu lên về đề tài đức tin và sự tìm kiếm ý nghĩa. Anh cho biết trong cuộc sống, có những lúc anh đối đầu với vấn đề đức tin và nhiều lần những nghi ngờ nhiều hơn là chắc chắn.
Trong câu trả lời, ĐTC nhắc nhở rằng khuôn mặt của một Giáo Hội chân chính là điều tùy thuộc mỗi người chúng ta, mỗi tín hữu đã chịu phép rửa. Chứng tá đức tin và đức bác ái giữa anh chị em với nhau phải có tính chất hỗ tương, không thể có tình trạng người này làm chứng tá, còn những người khác đứng đó mà nhìn, chẳng vậy chúng ta phán xét Giáo Hội đi từ những tin tức thời sự được báo chí đăng tải mà quên đi bao nhiêu những công việc lành bé nhỏ và âm thầm, mà các tín hữu Kitô thực hiện nhân danh Chúa.
Giáo Hội không phải chỉ là Giáo Hoàng, các Giám Mục, các Linh mục, nhưng là tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa, và mỗi người được mời gọi làm cho Giáo Hội phong phú hơn về tình yêu, có khả năng hiệp thông hơn, ít bám víu vào những sự trần thế.
ĐTC khuyến khích các bạn trẻ thực hành bí quyết để làm chứng tá là cầu nguyện, là đối thoại với Chúa Cha Đấng ban sinh lực cho tâm trí. ”Chính trong kinh nguyện mà những lời cầu xin của các bạn tìm được những lời đúng đắn để lên tới trời cao. Như thế, khi đứng trước sự ác, đau khổ và cái chết, các bạn sẽ được sức mạnh của Thánh Linh để đón nhận mầu nhiệm sự sống và không đánh mất niềm hy vọng”.
Sau phần trả lời của ĐTC, một phụ nữ trẻ Nicoletta Tinti, bị liệt hai chân, với sự giúp đỡ của Silvia Bertoluzza, trình diễn một điệu vũ ngắn tạo cho người xem cảm tưởng đang ngồi. Sau đó cô được giúp đứng dậy và ngồi trên xe lăn của cô. Cô bày tỏ một sứ điệp ngắn nói lên niềm hy vọng.
Sau khi chào cô, ĐTC đã bắt đầu buổi canh thức cầu nguyện cho đến lúc 8 giờ rưỡi tối.
Cuộc gặp gỡ với ĐTC bắt đầu từ lúc 6 giờ rưỡi chiều khi ngài đến đây, và diễn ra qua 2 phần: trong phần đầu là cuộc đối thoại giữa ĐTC và các bạn trẻ. Các đại diện giới trẻ đã nêu lên 3 thắc mắc và xin ĐTC trả lời.
Câu hỏi đầu tiên do hai bạn trẻ nêu lên đó là cô Letizia 23 tuổi và Lucamatteo 21 tuổi, câu hỏi liên quan đến hai khía cạnh của cùng một sự tìm kiếm, đó là xây dựng căn tính bản thân và những ước mơ của mình.
Trong câu trả lời, ĐTC đề cao tầm quan trọng của những mơ ước. ”Chúng mở rộng cái nhìn của chúng ta, giúp chúng ta ôm lấy cả chân trời, vun trồng hy vọng trong mọi hoạt động hằng ngày. Và những giấc mơ của người trẻ quan trọng hơn cả, đó là những ngôi sao sáng, chỉ dẫn một con đường khác cho nhân loại... “Nhưng chắc chắn là các giấc mơ cần phải tăng trưởng, thanh tẩy, thử nghiệm và chia sẻ. Những giấc mơ của người trẻ làm cho người lớn có phần lo sợ vì họ đã ngưng mơ ước và không dám liều, có lẽ vì những giấc mơ của các bạn đã làm cho những chọn lựa của họ bị khủng hoảng. Nhưng các bạn đừng để người ta cướp mất những giấc mơ của mình. Hãy tìm kiếm những thầy tốt, có khả năng giúp các bạn hiểu các giấc mơ ấy và làm cho chúng dần dần được thể hiện trong sự từ từ và thanh thản.
Thắc mắc thứ II do cô Martina 24 tuổi nêu lên liên quan đến dự phân định trong cuộc sống và sự dấn thân, trách nhiệm đối với thế giới mà người trẻ đang thực hiện thời nay.
ĐTC trả lời như sau: Chọn lựa, có thể quyết định về mình dường như là một sự biểu lộ cao cả nhất về tự do. Theo một nghĩa nào đó, đúng như vậy. Nhưng ý tưởng về sự chọn lựa mà chúng ta thấy ngày nay là một ý tưởng về tự do không có ràng buộc nào, không có sự dấn thân và luôn luôn có một con đường để thoát thân. Họ nói ”Tôi chọn, nhưng mà..”. Luôn luôn có cái ”nhưng mà” như thế, và cái ”nhưng mà” này nhiều khi lớn hơn cả sự chọn lựa và bóp nghẹt nó.
Tự do của mỗi người là một hồng ân lớn, không chấp nhận thái độ nửa chừng. Và cũng như mọi ân huệ, cần phải đón nhận, đón nhận theo mức độ chúng ta cởi mở tâm trí và cuộc sống…Chúa Giêsu đã nói rõ với các môn đệ: Các con đừng lo âu. Hãy có đức tin, hãy tin tưởng! Hãy phân biệt điều gì là quan trọng với điều không quan trọng. Hãy khôn ngoan… Các bạn hãy hiểu rằng sự chọn lựa kết hôn, lập gia đình, hoặc chọn dâng mình cho Thiên Chúa và anh chị em trong sự thánh hiến, đó là tìm được một kho tàng quí giá hơn. Và cần hành động phù hợp. Chọn lựa kho tàng chính là chọn con đường biết ơn, con đường các mối phúc thật”.
Câu câu thứ ba do Anh Dario 27 tuổi, là một y tá làm việc trong lãnh vực săn sóc chống đau nêu lên về đề tài đức tin và sự tìm kiếm ý nghĩa. Anh cho biết trong cuộc sống, có những lúc anh đối đầu với vấn đề đức tin và nhiều lần những nghi ngờ nhiều hơn là chắc chắn.
Trong câu trả lời, ĐTC nhắc nhở rằng khuôn mặt của một Giáo Hội chân chính là điều tùy thuộc mỗi người chúng ta, mỗi tín hữu đã chịu phép rửa. Chứng tá đức tin và đức bác ái giữa anh chị em với nhau phải có tính chất hỗ tương, không thể có tình trạng người này làm chứng tá, còn những người khác đứng đó mà nhìn, chẳng vậy chúng ta phán xét Giáo Hội đi từ những tin tức thời sự được báo chí đăng tải mà quên đi bao nhiêu những công việc lành bé nhỏ và âm thầm, mà các tín hữu Kitô thực hiện nhân danh Chúa.
Giáo Hội không phải chỉ là Giáo Hoàng, các Giám Mục, các Linh mục, nhưng là tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa, và mỗi người được mời gọi làm cho Giáo Hội phong phú hơn về tình yêu, có khả năng hiệp thông hơn, ít bám víu vào những sự trần thế.
ĐTC khuyến khích các bạn trẻ thực hành bí quyết để làm chứng tá là cầu nguyện, là đối thoại với Chúa Cha Đấng ban sinh lực cho tâm trí. ”Chính trong kinh nguyện mà những lời cầu xin của các bạn tìm được những lời đúng đắn để lên tới trời cao. Như thế, khi đứng trước sự ác, đau khổ và cái chết, các bạn sẽ được sức mạnh của Thánh Linh để đón nhận mầu nhiệm sự sống và không đánh mất niềm hy vọng”.
Sau phần trả lời của ĐTC, một phụ nữ trẻ Nicoletta Tinti, bị liệt hai chân, với sự giúp đỡ của Silvia Bertoluzza, trình diễn một điệu vũ ngắn tạo cho người xem cảm tưởng đang ngồi. Sau đó cô được giúp đứng dậy và ngồi trên xe lăn của cô. Cô bày tỏ một sứ điệp ngắn nói lên niềm hy vọng.
Sau khi chào cô, ĐTC đã bắt đầu buổi canh thức cầu nguyện cho đến lúc 8 giờ rưỡi tối.
Vụ Pennsylvania: bồi thẩm đoàn công bố chi tiết cuộc điều tra Giáo Hội Công Giáo..
Trần Mạnh Trác
15:50 14/08/2018
Các giáo phận bị điều tra là Allentown, Erie, Greensburg, Harrisburg, Pittsburgh và Scranton. Khoảng một nửa trong số 3 triệu người Công Giáo ở Pennsylvania sống trong sáu giáo phận này.
Bản báo cáo dài 884 trang được viết bởi 23 bồi thẩm, là những người đã bỏ ra 18 tháng dài để điều tra sáu giáo phận, kiểm tra nửa triệu trang tài liệu và được FBI hỗ trợ trong quá trình điều tra.
Báo cáo bồi thẩm đoàn bao gồm các cáo buộc lạm dụng trong 70 năm qua, từ năm 1947 đến năm 2017.
Bản báo cáo xác định hơn 1.000 nạn nhân bởi 300 linh mục, và kết luận rằng các cáo buộc là đáng tin cậy và trình bày một bức chân dung u ám về hàng giáo phẩm, là đã bỏ qua, làm mờ nhạt, hoặc che đậy các cáo buộc – lý do là để bảo vệ vị linh mục bị cáo buộc hoặc để che dấu sự bê bối của Giáo hội.
Bản báo cáo cũng đã xác định một loạt các thực hành và các cách thức khác nhau cuả các giáo phận mà gộp chung lại có thể gọi là những “phương pháp có bài bản để che giấu sự thật”.
Chẳng hạn những việc như sử dụng các cụm từ “vấn đề biên giới” hoặc “liên hệ không thích hợp” thay vì nói rõ ràng là hãm hiếp và lạm dụng tình dục, hoặc là dùng các linh mục đồng nghiệp để điều tra đồng nghiệp, thay vì sử dụng một nhân viên khách quan có trình độ, và đánh giá và chẩn đoán chỉ dựa vào tâm lý.
Vì nhiều sự việc đã quá thời hiệu theo luật định, cho nên hầu hết các cáo buộc không thể bị truy tố hình sự, dù thế vẫn có hai bản cáo trạng đã được đưa ra toà. Cho đến nay, một linh mục, Cha John Sweeney, đã bị kết tội tấn công tình dục một học sinh vào đầu năm 1990.
Bản báo cáo ghi tên 301 người đàn ông. Một số tên đã không được tiết lộ vì có sự khiếu nại trên toà. Chi tiết về các tội ác cũng bị tẩy xoá.
Số nạn nhân được ước tính lên đến hàng ngàn, nhưng con số thực sự không thể định lượng được. Phần lớn nạn nhân trong các trường hợp được kiểm tra là nam giới. Độ tuổi của nạn nhân (chủng sinh) là từ trước tuổi dậy thì cho đến trưởng thành.
Các linh mục vi phạm bị buộc nhiều tội ác, bao gồm hãm hiếp, lạm dụng, và dò dẫm. Báo cáo nói rằng một số linh mục đã dùng rượu và ấn phẩm khiêu dâm để thao túng nạn nhân.
Khoảng 2/3 số linh mục nói trên đã chết. Người vi phạm trẻ nhất sinh ra vào năm 1990.
Nhìn chung, tỷ lệ cao nhất (gần một phần ba số bị cáo) là từ Giáo phận Pittsburgh. Thứ hai là Giáo phận Scranton, với 55 linh mục, và bốn thành viên của Dòng thánh Gioan.
10 linh mục ở Pittsburgh đã được xác định là "Linh mục Pittsburgh # 1-10", vì họ không thể được nêu danh trực tiếp. Tương tự, có 2 linh mục từ Harrisburg được xác định là “Linh mục Harrisburg số 1” và “Linh mục Harrisburg số 2”.
Các Giáo Phận Harrisburg và Erie đã tiết lộ tên của các linh mục bị cáo buộc, và các giáo phận khác cam kết sẽ làm như vậy khi báo cáo bồi thẩm đoàn được công bố.
Vào ngày 1 tháng Tám, Harrisburg đã đưa ra một danh sách 71 người bị cáo buộc, gồm linh mục, thầy trợ tế, và chủng sinh. Giáo phận cho rằng một danh sách như vậy là “bao gồm quá mức độ”. Và đúng như thế, bản báo cáo cuả bồi thẩm đoàn chỉ có 45 tên của Harrisburg, bao gồm ba cựu chủng sinh.
Cũng thế, danh sách của Giáo phận Erie bao gồm 62 người, gồm cả những người bị truy nã, bị cáo buộc tội phạm tình dục trong 70 năm qua. Nhưng danh sách cuả bồi thẩm đoàn chỉ có 41 người, trong đó có một cựu chủng sinh.
Giáo Phận Allentown có 31 linh mục bị liệt kê, cộng với hai tu sĩ của dòng Carmelites, và một giáo dân làm huấn luyện viên bóng rổ tại một trường trong giáo phận.
Giáo phận Greensburg có số lượng linh mục bị cáo buộc ít nhất, tổng cộng 20 linh mục.
Dữ liệu cung cấp bởi các Giáo phận Greensburg và Pittsburgh cho thấy hầu hết vi phạm xảy ra trong những năm 1960, 1970 và 1980. Greensburg không có bất kỳ lạm dụng nào từ những năm 2000 hoặc 2010.
Ở giáo phận Pittsburgh thì số lạm dụng được báo cáo tăng vọt trong những năm 1980, với hơn 80 cáo buộc. Trong những năm 2000, đã giảm ít hơn 10 báo cáo.
Các giáo phận Allentown, Erie, Harrisburg và Scranton không cung cấp số liệu về thời gian, nhưng mỗi nơi đã giải thích các bước mà họ đã thực hiện từ giữa thập niên 80 đến đầu những năm 90 để ngăn chặn hành vi lạm dụng.
Trong những thập kỷ qua, Giáo hội ở Hoa Kỳ đã thực hiện một loạt các bước chủ động nhằm tạo ra một môi trường an toàn hơn cho trẻ em. Bao gồm là một quá trình sàng lọc khó khăn hơn để tuyển chọn chủng sinh, đào tạo nhân viên giáo xứ về cách xác định và ngăn chặn lạm dụng, và nhiều chính sách mới mà các giáo phận phải ứng phó trước những bá cáo về những hành vi sai trái.
Phản ứng cuả hàng Giám Mục Hoa Kỳ trước báo cáo cuả bồi thẩm đoàn Pennsylvania.
Trần Mạnh Trác
19:33 14/08/2018
Đức Giám Mục Ronald W. Gainer của Harrisburg tuyên bố rằng ngài "đau buồn" trước báo cáo, "một lần nữa chúng ta đọc thấy những đứa trẻ vô tội là nạn nhân của những hành vi khủng khiếp."
ĐGM Gainer một lần nữa tỏ lới xin lỗi với những người còn sống và với công chúng, cho tất cả các lạm dụng trong quá khứ và cho các viên chức cuả Giáo hội đã để cho những sự việc này xảy ra.
Vị giám mục của Harrisburg cũng trấn an rằng chính sách cuả giáo phận đã thay đổi để đảm bảo một môi trường an toàn hơn, và rằng “không có gì đáng nghiêm túc hơn là việc bảo vệ những người bước vào nhà của chúng tôi. [...] Sự an toàn và hạnh phúc của những đứa con cuả chúng ta là quá quan trọng để mà phải hành động ngay lập tức và dứt khoát. ”
Đức Giám Mục Joseph Bambera của Scranton đã phát hành một video dài bảy phút để trả lời những phát hiện của báo cáo cuả bồi thẩm đoàn.
"Trong khi đây là một chủ đề không thoải mái và đáng lo ngại, chúng ta phải nói một cách công khai và thẳng thắn về nó," ĐGM Bambera nói.
"Tôi xin đưa ra lời xin lỗi sâu sắc nhất của tôi đối với những hành vi như vậy mà hậu quả là một thực tế bi thảm trong Giáo Hội của chúng tôi."
ĐGM Bambera mô tả những sự việc trong báo cáo là “một chương đen tối” trong lịch sử 150 năm của giáo phận.
"Bạn có quyền được tức giận," ngài nói. “Tôi cũng tức giận,” lưu ý rằng nó “đặc biệt mạnh mẽ” vì lạm dụng đã xảy ra trong một môi trường Giáo Hội. ĐGM Bambera cũng vạch ra các bước mà giáo phận đã thực hiện để bảo vệ trẻ em, bao gồm kiểm tra lý lịch và huấn luyện về lạm dụng.
Đức Giám Mục Lawrence Persico của Erie, vị giám mục duy nhất được bồi thẩm đoàn Pennsylvania khen ngợi, đưa ra lời tuyên bố xin lỗi các nạn nhân bị ngược đãi, nói rằng họ đã chịu những "hành vi tàn nhẫn không thể tưởng tượng nổi" và họ không thể mang trách nhiệm về phần mình.
ĐGM Perscio khen ngợi những người sống sót qua những lạm dụng đã có can đảm để đi những bước tiếp theo với những câu chuyện của họ, trong khi ngài cũng thừa nhận rằng có nhiều người khác vẫn chưa chia sẻ kinh nghiệm của họ.
“Tôi khiêm nhường xin nói lên lời xin lỗi chân thành của tôi cho từng nạn nhân đã bị vi phạm bởi bất kỳ người nào có liên quan với Giáo Hội Công Giáo. Tôi hy vọng rằng bạn có thể chấp nhận lời xin lỗi đó, ” ĐGM Perscio nói.
"Tôi biết rằng xin lỗi chỉ là một bước trong một quá trình chữa bệnh rất dài và phức tạp."
ĐGM Perscio đã ra lệnh mọi nhà thờ trong giáo phận mở cửa trong 12 giờ vào ngày 15 tháng Chín, là ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Ngài xin được đứng chung với các nạn nhân lạm dụng, và nói rằng ngài sẵn sàng gặp gỡ với bất kỳ người sống sót nào muốn làm như vậy.
Đức Giám Mục Alfred A. Schlert của Allentown đã đưa ra một lời xin lỗi “vì tội lỗi và tội ác trong quá khứ của một số tín hữu,” “với những người sống sót và những người thân của họ”, và sau đó xin lỗi toàn giáo phận, vì những nghi ngờ hoặc giận dữ do cuộc khủng hoảng mang đến.
“Vào lúc mà nhiều người trong Giáo Hội không sống theo lời gọi của Đấng Kitô để sống thánh thiện, và không làm những gì cần phải làm, tôi xin lỗi,” ngài nói.
Ngài nhắc lại rằng “ưu tiên hàng đầu” của ngài với tư cách giám mục là bảo vệ cho trẻ em.
“Đối với những người đàn bà và đàn ông đó và tất cả những ai đã được nói đến: Chúng tôi nghe bạn. Giáo Hội nghe bạn. Tôi nghe bạn, ” Giám mục David Zubik của Pittsburgh tuyên bố sau khi bản bá cáo được phát hành.
ĐGM Zubik cũng xin lỗi các nạn nhân của sự lạm dụng cuả giáo sĩ, cũng như “bất kỳ người nào hoặc gia đình nào mà niềm tin, đức tin và hạnh phúc đã bị tàn phá bởi những người được có thánh chức để trở thành hình ảnh của Chúa Kitô.” Ngài nói rằng sẽ sẵn lòng gặp với bất kỳ nạn nhân nào để xin lỗi trực tiếp.
ĐGM Zubik nhấn mạnh rằng “Giáo phận Pittsburgh ngày nay không phải là Giáo hội được mô tả trong báo cáo của bồi thẩm đoàn”, và “Đã như thế lâu rồi.” Những dữ liệu cung cấp bởi giáo phận cho thấy hơn 90% các sự cố lạm dụng xảy ra trước năm 1990, và ĐGM Zubik giải thích rằng giáo phận đã thực hiện nhiều bước để ngăn chặn sự ngược đãi.
Đức Giám Mục Edward Malesic của Greensburg đã phát hành một video bài giảng để được trình chiếu tại mỗi Thánh Lễ trong giáo phận vào cuối tuần này. Trong đó, ĐGM Malesic xin lỗi các nạn nhân, những người "bị cướp mất tuổi thơ" vì sự lạm dụng, lưu ý rằng một số người đã bị "cướp đi đức tin của họ".
Các hành vi trong báo cáo là "không thể chấp nhận được," ngài nói, và "nó là một nguyên nhân của sự xấu hổ cho chúng tôi."
ĐGM Malesic nói rằng ngài "thực sự tự hào về những nạn nhân đã ra mặt để kể câu chuyện của họ," và khuyến khích những người khác tiến lên phía trước, và xin các tín hữu cảnh giác trong việc báo cáo những nghi ngờ về sự ngược đãi.
"Với những người bị lạm dụng tình dục trong Giáo Hội còn sống sót [...] Tôi đau buồn cho bạn, và tôi đau buồn với bạn."
Trong một tuyên bố của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, Chủ tịch USCCB Đức Hồng Y DiNardo và Giám mục Timothy L. Doherty, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Trẻ em và Thanh niên, bày tỏ sự “xấu hổ”.
Chúng tôi nguyện rằng tất cả những người còn sống sót tìm thấy sự chữa lành, tìm lại sự bình an và sức mạnh trong sự hiện diện yêu thương của Đức Chúa Trời, Giáo hội cam kết tiếp tục khôi phục lòng tin qua những việc làm, qua sự hiệp thông, trách nhiệm và công lý. ”
Xin đính chính một vài chi tiết trong bản tin: Đức Tổng Giám Mục Phillip Wilson lãnh án tù ở tại gia
Thanh Quảng sdb
20:07 14/08/2018
Xin đính chính một vài chi tiết trong bản tin: Đức Tổng Giám Mục Phillip Wilson lãnh án tù ở tại gia
Chánh án Robert Stone của Tòa án ở Newcastle hôm nay 14/8/2018 đã phán quyết án cho ĐTGM Wilson là 1 năm tù nhưng ít nhất ngài bị giam 6 tháng ở tại gia một cách vô điều kiện. Tòa án địa phương trong mấy tuần qua đã thẩm định nhà của chị ĐTGM có đủ điều kiện để làm nơi tù ở cho ĐTGM Wilson hay không? Từ chiều nay ĐTGM sẽ về nhà chị của ĐTGM sống trong thời gian 6 tháng tù ở, nghĩa là ĐTGM không được đi đâu cho tới ngày 13 tháng Hai năm 2019.
Chánh án Robert Stone cho hay "ĐTGM tỏ ra bình thản, không phản kháng lại bản án". Theo chánh án Stone thì tâm tình bảo vệ Giáo Hội Công Giáo vẫn là "động lực chính" của Đức Tổng Giám Mục.
Theo chánh án Stone thì Đức cha Wilson vẫn là một giám mục trong Giáo hội, nhưng không có quyền giám mục thừa tác và ngài sẽ không có khả năng được phục chức. Bên ngoài tòa, các nạn nhân của việc lạm dụng tính dục hô hoán rằng “việc che giấu lạm dụng tình dục trẻ em là một trọng tội, mà luật pháp đã không xử đúng như vậy!"
Cuối tháng vừa rồi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận sự từ chức của ĐTGM Wilson khỏi chức vụ Tổng giám mục của Tổng Giáo phận Adelaide. Giáo phận Công Giáo Adelaide cho hay Đức Giám Mục Greg O'Kelly sẽ tiếp tục phục vụ với tư cách là Tổng Giám Mục cho tới khi có một sự thay thế chính thức.
Đức cha O’Kelly cho biết Ngài cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Wilson, cũng như cho các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng do việc lạm dụng tính dục do một số thành phần trong Giáo hội gây ra.
Chánh án Robert Stone của Tòa án ở Newcastle hôm nay 14/8/2018 đã phán quyết án cho ĐTGM Wilson là 1 năm tù nhưng ít nhất ngài bị giam 6 tháng ở tại gia một cách vô điều kiện. Tòa án địa phương trong mấy tuần qua đã thẩm định nhà của chị ĐTGM có đủ điều kiện để làm nơi tù ở cho ĐTGM Wilson hay không? Từ chiều nay ĐTGM sẽ về nhà chị của ĐTGM sống trong thời gian 6 tháng tù ở, nghĩa là ĐTGM không được đi đâu cho tới ngày 13 tháng Hai năm 2019.
Chánh án Robert Stone cho hay "ĐTGM tỏ ra bình thản, không phản kháng lại bản án". Theo chánh án Stone thì tâm tình bảo vệ Giáo Hội Công Giáo vẫn là "động lực chính" của Đức Tổng Giám Mục.
Theo chánh án Stone thì Đức cha Wilson vẫn là một giám mục trong Giáo hội, nhưng không có quyền giám mục thừa tác và ngài sẽ không có khả năng được phục chức. Bên ngoài tòa, các nạn nhân của việc lạm dụng tính dục hô hoán rằng “việc che giấu lạm dụng tình dục trẻ em là một trọng tội, mà luật pháp đã không xử đúng như vậy!"
Cuối tháng vừa rồi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận sự từ chức của ĐTGM Wilson khỏi chức vụ Tổng giám mục của Tổng Giáo phận Adelaide. Giáo phận Công Giáo Adelaide cho hay Đức Giám Mục Greg O'Kelly sẽ tiếp tục phục vụ với tư cách là Tổng Giám Mục cho tới khi có một sự thay thế chính thức.
Đức cha O’Kelly cho biết Ngài cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Wilson, cũng như cho các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng do việc lạm dụng tính dục do một số thành phần trong Giáo hội gây ra.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bến Trường GP. Phú Cường Mừng Lễ Bổn Mạng
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:41 14/08/2018
Mừng Lễ Kính Đức Mẹ Lavang
Hôm nay niềm vui đã tràn ngập trong mỗi con tim của những người con thảo ở Giáo xứ Bến Trường, một Giáo xứ vùng quê thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Hơn lúc nào hết, Giáo xứ Bến Trường đang cảm nhận được tình thương cao vời của Đức Mẹ Lavang– Bổn mạng Giáo xứ; rõ ràng nhất là sự có mặt của Quý Cha Gioan Võ Hoàn Sinh, Quản hạt Tây Ninh, cùng Quý Cha trong và ngoài Giáo hạt có mặt vào sáng ngày 13.8.2018 nhân dịp Giáo xứ mừng Lễ Bổn Mạng.
Xem Hình
Ngay từ sáng sớm, cộng đoàn giáo xứ với trang phục thật đẹp, lần lượt vào Đài Đức Mẹ Lavang để viếng Mẹ.
Trước Thánh lễ, cộng đoàn giáo xứ đã cung nghinh Đức Mẹ Lavang thật nghiêm trang chung quanh nhà thờ, cùng với tiếng trống, tiếng hát vang lên đã làm cho cuộc rước thêm phần sống động, sốt mến. Và mỗi tấm lòng của Con Mẹ thêm “Hân hoan bước vào nhà Chúa” trong tiếng hát của ca đoàn Giáo xứ.
Đầu lễ, Cha Gioan Võ Hoàn Sinh – Hạt Trưởng, giới thiệu Thánh lễ hôm nay được cử hành để tạ ơn Thiên Chúa và Tạ ơn Đức Mẹ Lavang, bổn mạng giáo xứ, cũng chính là bổn mạng của mỗi người trong giáo xứ. Qua đó, ngài mời gọi cộng đoàn tạ ơn và kính mến Mẹ, khẩn cầu Mẹ phù hộ cho mọi người trong giáo xứ.
Trong bài giảng Cha Gioan Chủ tế đã dung hình ảnh Đức Mẹ Maria thăm viếng người chị họ của mình để qua đó Ngài cho chúng ta thấy được Đức trinh nữ Maria đã biết đâng lời Thiên Chúa như thế nào để “Ra đi” để mang tình yêu thương đến với mọi người. Dù rằng khi đó Đức Mẹ Maria với suy nghĩ đơn sơ của mình không biết được mặc khải-ý muốn của Thiên Chúa, nhưng với tấm long Tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa mà Mẹ Maria đã “Xin vâng” theo lời mời gọi của Thiên Chúa, và cũng với tâm tình phó thác vào Thiên Chúa, Đức Trinh nữ Maria dù đang mang thai nhưng cũng lên đường đi thăm bà chị học của Mình. Và tình yêu thương của Mẹ Maria không chỉ là thăm hỏi bình thường, nhưng đó là Đức Mẹ Maria đã mang Chúa đến với người chị họ của mình, vì khi đó Đức Mẹ đang mang Chúa đã nhập thể trong long của Mẹ. Và hình ảnh Mẹ đã ở lại với người chị họ cho đến khi người chị họ sinh nỡ Mẹ tròn con vuông đã cho chúng ta thấy được long yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta rất trọn vẹn. Qua đó, Cha Gioan mời gọi mỗi người chúng ta cũng phải biết “Ra đi” tức là phảu biết tịn tưởng vào Thiên Chúa để dứt bỏ mọi tính hư tật xấu; mọi tội lỗi để mang tình yêu thương của Thiên Chúa đến với mọi người, như xưa khi Mẹ Maria đã làm.
Sau Thánh Lễ, Cha quản hạt; cùng Quý cha đồng tế đã chụp hình lưu niệm với Quý Chức, và Quý Soeurs đang hiện diện, phục vụ trong Giáo xứ và Quý khách Chính quyền đến chia vui cùng giáo xứ trong thánh lễ bổn mạng.
Trong dịp này Giáo xứ cũng đón nhận Hoa, quà của Chính quyền địa phương các cấp, như: Ban Dân vận tỉnh uỷ; Ban Tổ chức tỉnh Ủy cùng các ban ngành chính quyền địa phương Huyện Châu Thành và xã Hảo Đước.
Thánh lễ khép lại với lời ca tạ ơn và quyết tâm sống noi gương Đức Mẹ của cộng đoàn giáo xứ dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ La Vang.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban truyền thông Giáo phận Phú Cường.
Hôm nay niềm vui đã tràn ngập trong mỗi con tim của những người con thảo ở Giáo xứ Bến Trường, một Giáo xứ vùng quê thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Hơn lúc nào hết, Giáo xứ Bến Trường đang cảm nhận được tình thương cao vời của Đức Mẹ Lavang– Bổn mạng Giáo xứ; rõ ràng nhất là sự có mặt của Quý Cha Gioan Võ Hoàn Sinh, Quản hạt Tây Ninh, cùng Quý Cha trong và ngoài Giáo hạt có mặt vào sáng ngày 13.8.2018 nhân dịp Giáo xứ mừng Lễ Bổn Mạng.
Xem Hình
Ngay từ sáng sớm, cộng đoàn giáo xứ với trang phục thật đẹp, lần lượt vào Đài Đức Mẹ Lavang để viếng Mẹ.
Trước Thánh lễ, cộng đoàn giáo xứ đã cung nghinh Đức Mẹ Lavang thật nghiêm trang chung quanh nhà thờ, cùng với tiếng trống, tiếng hát vang lên đã làm cho cuộc rước thêm phần sống động, sốt mến. Và mỗi tấm lòng của Con Mẹ thêm “Hân hoan bước vào nhà Chúa” trong tiếng hát của ca đoàn Giáo xứ.
Đầu lễ, Cha Gioan Võ Hoàn Sinh – Hạt Trưởng, giới thiệu Thánh lễ hôm nay được cử hành để tạ ơn Thiên Chúa và Tạ ơn Đức Mẹ Lavang, bổn mạng giáo xứ, cũng chính là bổn mạng của mỗi người trong giáo xứ. Qua đó, ngài mời gọi cộng đoàn tạ ơn và kính mến Mẹ, khẩn cầu Mẹ phù hộ cho mọi người trong giáo xứ.
Trong bài giảng Cha Gioan Chủ tế đã dung hình ảnh Đức Mẹ Maria thăm viếng người chị họ của mình để qua đó Ngài cho chúng ta thấy được Đức trinh nữ Maria đã biết đâng lời Thiên Chúa như thế nào để “Ra đi” để mang tình yêu thương đến với mọi người. Dù rằng khi đó Đức Mẹ Maria với suy nghĩ đơn sơ của mình không biết được mặc khải-ý muốn của Thiên Chúa, nhưng với tấm long Tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa mà Mẹ Maria đã “Xin vâng” theo lời mời gọi của Thiên Chúa, và cũng với tâm tình phó thác vào Thiên Chúa, Đức Trinh nữ Maria dù đang mang thai nhưng cũng lên đường đi thăm bà chị học của Mình. Và tình yêu thương của Mẹ Maria không chỉ là thăm hỏi bình thường, nhưng đó là Đức Mẹ Maria đã mang Chúa đến với người chị họ của mình, vì khi đó Đức Mẹ đang mang Chúa đã nhập thể trong long của Mẹ. Và hình ảnh Mẹ đã ở lại với người chị họ cho đến khi người chị họ sinh nỡ Mẹ tròn con vuông đã cho chúng ta thấy được long yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta rất trọn vẹn. Qua đó, Cha Gioan mời gọi mỗi người chúng ta cũng phải biết “Ra đi” tức là phảu biết tịn tưởng vào Thiên Chúa để dứt bỏ mọi tính hư tật xấu; mọi tội lỗi để mang tình yêu thương của Thiên Chúa đến với mọi người, như xưa khi Mẹ Maria đã làm.
Sau Thánh Lễ, Cha quản hạt; cùng Quý cha đồng tế đã chụp hình lưu niệm với Quý Chức, và Quý Soeurs đang hiện diện, phục vụ trong Giáo xứ và Quý khách Chính quyền đến chia vui cùng giáo xứ trong thánh lễ bổn mạng.
Trong dịp này Giáo xứ cũng đón nhận Hoa, quà của Chính quyền địa phương các cấp, như: Ban Dân vận tỉnh uỷ; Ban Tổ chức tỉnh Ủy cùng các ban ngành chính quyền địa phương Huyện Châu Thành và xã Hảo Đước.
Thánh lễ khép lại với lời ca tạ ơn và quyết tâm sống noi gương Đức Mẹ của cộng đoàn giáo xứ dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ La Vang.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban truyền thông Giáo phận Phú Cường.
Hội Chợ Hè 2018 và Đêm Thắp Nến cầu nguyện cho Việt Nam tại giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Quý
09:17 14/08/2018
Tukwila. Hội Chợ Hè lần thứ 25 với chủ đề: "HÈ XANH YÊU THƯƠNG"được diễn ra tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle từ chiều thứ sáu ngày 10 cho đến hết Chúa Nhật ngày 12 tháng 8 năm 2018. Hội Chợ Hè năm nay đuợc diễn ra trong năm kỷ niệm 30 năm Đức Giáo Hoàng Phaolô II Phong Hiển Thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam . Hội Chợ Hè là truyền thống tốt đẹp của giáo xứ được tổ chức hằng năm với những sinh hoạt mang truyền thống bản sắc Việt Nam với những trò chơi giải trí lành mạnh, năm nay lại có các gian hàng Trò Chơi Điện Tử đã thu hút đông đảo giới trẻ, nhiều gian hàng thực phẩm mang hương vị quê hương và các mục thi tài năng cùng chương trình văn nghệ đa dạng của các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, Ca Đoàn và có sự hiện diện của nhiều ca sĩ lừng danh như: Phan Đình Tùng,Hà Thanh Xuân, Quỳnh Vi, Hồng Ân, Diễm Sương, Hoàng Tú cùng các ca sĩ nổi tiếng của xứ Cao Nguyên Tình Xanh Lâm Mai Hương, Hồng Trang, Thuỳ Trang, Hồ Hiệp. Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu chủ sự Hội Chợ và linh mục Đồng Quang Minh làm MC trong ba ngày Hội Chợ. Diễn tiến ba ngày Hội Chợ được ghi nhận như sau:
Xem Hình
Thứ Sáu 10 tháng 8 ngày khai mạc Hội Chợ: Ngày khai mạc Hội Chợ là ngày hướng về việc cầu nguyện cho hòa bình thề giới và quê hương Việt Nam. Mới hơn 5 giờ, các gian hàng Hội Chợ đã sẵn sàng những món ăn mang hương vị quê hương để đáp ứng nhu cầu của khách tham dự Hội Chợ. Đông đảo giáo dân từ các Giáo Đoàn, Hội Đoàn đã tập trung để chuẩn bị cuộc rước kiệu kính Đức Mẹ Fatima và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào lúc 6 giờ. Đúng 6 giờ, vị MC điều khiển chương trình rước kiệu lên tiếng: Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, hôm nay khai mạc Hội Chợ Hè với chù đề: Hè Xanh Yêu Thương, giáo xứ có cuộc cung nghinh Đức Mẹ Fatima để xin Mẹ cầu bầu cho hoà bình thế giới và cung nghinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhân năm kỷ niệm 30 năm Phong Hiển Thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam, trân trọng kính mời Đức Giám Mục, quý linh mục và toàn thể cộng đoàn dân Chúa sẵn sàng để bắt đầu cuộc rước kiệu. Sau đây là thứ tự đoàn rước: dẫn đầu là thánh giá nến cao, chiên trống, và các đoàn thể bắt đầu di chuyển tuần tự khi được xướng tên. Bắt đầu cuộc rước: xin ba hồi chiêng trống. Tiếng chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự trang trọng của cuộc rước kiệu, sau ba hồi chiêng trống là nghi thức xông hương trước tượng Đức Mẹ trên xe kiệu do Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu chủ sự. Đoàn kiệu bắt đầu di chuyển qua những đoạn đường chung quanh khuôn viên nhà thờ với phần suy niệm năm sự mừng khá sốt sắng. Hơn nửa giờ đồng hồ, đoàn kiệu đã trở về vị trí lễ đài. Lễ đài rộng lớn, được thiết kế khá đẹp và trang nghiêm mang tính hồn Việt với 2 câu đối: "Cao Nguyên Tình Xanh Hè Rực Rỡ- Triệu Tấm Lòng Vàng Hạ Quyết Tâm".
Thánh lễ đồng tế bắt đầu lúc 6 giờ 45 phút do Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu chủ tế thánh lễ. Đoàn đồng tế có quý cha trong giáo xứ và 3 cha khách cùng thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ Đào Xuân Thành chào mừng và cám ơn sự hiện diện của Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, Quý Nghị Viên Thành Phố Tukwila, quý Giáo Đoàn, Hội Đoàn, Ban Ngành cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, ngài nói: Xin cho một tràng pháo tay để chào đón Đức Cha, quý linh mục và cùng chào đón nhau trong Đức Kitô và Mẹ Maria.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa biệt kính Đức Mẹ. Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ ngài đề cập về câu chuyện trong bài tin mừng mà Chúa đã biến nước thành rượu tại tiệc cưới Cana, ngài nhấn mạnh về sự vững lòng tin của Đức Mẹ qua câu chuyện khi Mẹ thưa với Chúa Giêsu: họ hết rượu rồi, Chúa Giêsu đã trả lời với Đức Mẹ "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến" Thế nhưng Đức Mẹ vẫn vững tin nên Mẹ đã truyền cho các gia nhân : "Người bảo gì các anh cứ việc làm theo ". Chúa Giêsu cũng như Đức Mẹ và các Tông Đồ đều được mời đến dự tiệc cưới nên phép lạ mới được diễn ra. Ngài nhấn mạnh ,việc phép lạ có được là do chính chúng ta cùng mời Chúa ghé đến với chúng ta trong cuộc sống, cùng mơì Chúa đến mới có được ơn Chúa ".
Sau thánh lễ là phần khai mạc Hội Chợ với phần cắt băng khai mạc Hôi Chợ, với tràng pháo dài và sau đó là nghi lễ chào cờ trang trọng. Trong buổi khai mạc Hội Chợ có sự hiện diện của nhiều quan khách trong đó có thị trưởng và hai nghị viên thành phố Tukwila, linh mục đại diện Toà Giám Mục Seattle. Chương trình văn nghệ khá phong phú của các Giáo Đoàn, Hội Đoàn cùng nhiều ca sĩ lừng danh đặc biệt có sự tham gia của nhiều sắc tộc nên đã thu hút lượng người khá đông đảo kéo dài đến 11 giờ đêm.
Thứ Bảy ngày 11 tháng 8: Các gian hàng Hội Chợ bắt đầu mở cửa từ 10 giờ sáng. Một ngày dài với những sinh hoạt khá phong phú qua các trò chơi giải trí, Bingo và chương trình văn nghệ của giới trẻ và các ca sĩ liên tục kéo dài từ sáng cho đến gần 5 giờ chiều gồm Chương trình Talents Show chương trình ĐỐ VUI ĐỂ HỌC của trường Việt Ngữ Đắc Lộ và các tiết mục văn nghệ của giới trẻ đã thu hút khán giả càng về chiều càng đông. Hôm nay thời tiết khá dễ chiụ, buổi sáng tự nhiên có trận mưa nên trời về chiều trở nên mát dịu. Càng về chiều lượng người đến tham dự Hội Chợ càng đông, các gian hàng đầy kín người, nhất là các gian hàng Trò Chơi Điện Tử đã thu hút khá đông đảo các em. Chương trình văn nghệ bắt đầu êm dịu lúc 4 giờ 50 để nhường cho thánh lễ 5 giờ được cử hành trong nhà thờ.
Đúng 5 giờ vị đại diện Ca Đoàn đọc lời dẫn lễ theo phụng vụ Chúa Nhật 19 mùa thường niên. Thánh lễ 5 giờ chiều được cử hành trong nhà thờ do Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có quý cha trong giáo xứ và quý cha khách.
Mở đầu thánh lễ, Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu nói: "Hôm nay giáo hội mừng Chúa Nhật 19 mùa thường niên, chúng ta cùng vui mừng và tạ ơn Chúa đã cho chúng ta sống trong những ngày Hội Chợ đang diễn ra khá tốt đẹp".
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ theo Chúa Nhật 19 mùa thường niên. Bài Tin Mừng Thánh Gioan đã giới thiệu câu chuyện khi Chúa Giêsu nói về ngài và người Do Thái lại thì thầm, nên Chúa nói:. "Các ngươi chớ thì thầm với nhau. Không ai đến được với Ta nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Trong sách các tiên tri có chép rằng: 'Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo'. Ai nghe lời giáo hoá của Cha, thì đến với Ta. Không một ai đã xem thấy Cha, trừ Ðấng bởi Thiên Chúa mà ra, Ðấng ấy đã thấy Cha. Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời.
"Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Ðây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống".
LM Đồng Minh Quang phụ trách giảng lễ. Bài giảng ngắn gọn và khá phong phú.
Thánh lễ kết thúc lúc 6 giờ 10 phút. Sau thánh lễ các gian hàng ăn tấp nập đầy thực khách, ai cũng lo cho bao tử để sau đó cùng thoải mái ngồi thưởng thức chương trình văn nghệ với nhiều danh ca xuất hiện. Hơn 5 ngàn giáo dân và đồng hương hiện diện trong đêm ca nhạc với nhiều tiết mục khá sinh động. Cao điểm của chương trình văn nghệ là phần thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam. Vào khoảng 10 giờ 30, ban phụ trách thắp nến bắt đầu phân phát nến cho những đồng hương hiện diện, đúng 10 giờ 40 Lm Đồng Minh Quang thông báo giờ Thắp Nến Cầu Nguyện cho Việt Nam với lời trang trọng: Chúng ta cùng hướng về quê hương Việt nam bằng tất cả tâm tình cẩu nguyện. ngài nói: Chương trình thắp nến bắt đầu. Ánh nến lung linh cháy sáng dưới màn đêm thanh tịnh của xứ cao nguyên tình xanh. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành và cha Đồng Minh Quang chủ sự Buổi Cầu Nguyện. Mở đầu buổi thắp nến các anh chị trong ban cầu nguyện cất lên lời nguyện cầu dựa vào bài thánh ca: " Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn..." mỗi phiên khúc là một lời nguyện cầu cho đất nước Việt Nam được an bình và thoát khỏi nạn xâm lăng của Tàu Cộng. Cảm động nhất là phút cầu nguyện do cha chánh xứ và cha Đồng Quang Minh đọc : " Lạy Chúa, đêm nay từ cao nguyên tình xanh, chúng con những đồng hương Việt Nam và toàn thể cộng đoàn dân Chúa Việt nam trong và ngoài giáo xứ CTTĐVN TGP Seattle đang hiện diện nơi đây. Chúng con cùng nhau hướng về quê hương Việt Nam, và cùng nhau thắp lên ngọn nến với lời nguyện cầu: Lạy Chúa, Dân tộc Việt Nam chúng con đang bước vào giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhà cầm quyền Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo đã bất chấp sự tồn vong của dân tộc, họ quên mất cội nguồn dân tộc và đang từng bước dâng đất bán biển cho Tàu Cộng .
Lạy Chúa, Dân Tộc Việt Nam chúng con đã trải qua bao năm thống khổ dưới ách thống trị độc tài của đảng cộng sản vô thần kể từ khi miền Nam lọt vào tay cộng sản. Bốn Mươi Ba năm nhìn lại, chưa một ngày, người dân Việt được sống trong an bình hạnh phúc, chưa một ngày, người dân Việt được hưởng chút công lý và hoà bình đích thực. Xã hội ngày càng sa đoạ, con người mất hết căn tính của Dân Tộc Việt. Nạn bất công ngày càng thậm tệ trước mối đe dọa của ngoại bang do đảng cộng sản Việt Nam cúi đầu làm nô lệ cho Tàu Cộng.
Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng con dâng lên Chúa lời khẩn nguyện thiết tha nhất của chúng con : Xin Chúa cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần, để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc. Xin Chúa qui tụ khối đoàn kết toàn dân, xin cho tất cả biết cùng nhau đoàn kết để giải cứu quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi bàn tay xâm lăng của Tàu cộng. Xin Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử vì Đạo nước Việt Nam cầu bầu cho những ý nguyện của chúng con đêm nay, chúng con cầu xin nhờ công nghiệp của Đức Kitô Chúa chúng con Amen. Buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam kết thúc lúc 11 giờ 10 phút.
Chúa Nhật ngày 12 tháng 8 ngày kết thúc Hội Chợ. Hôm nay các gian hàng quán ăn sinh hoạt khá sớm vì có thánh lễ lúc 7giờ 30. Từ hơn 9 giờ, các con đường dẫn vào nhà thờ lại trở nên nhộn nhịp vì lượng xe cộ khá nhiều do đoàn xe giáo dân đỗ dồn về giáo xứ để tham dự thánh lễ đại trào vào lúc 10 giờ.
Đúng 10 giờ, ba hồi chiếng trông ngân vang báo hiệu giờ thánh lễ. Hôm nay giáo xứ cùng hướng lòng về giáo hội quê nhà nên dành biệt kính Đức Mẹ La Vang. Trước thánh lễ là buổi dâng hoa chúc tụng Mẹ Maria do các em trường Việt Ngữ Đắc Lộ trình diễn qua các những bài phụng vũ ca tụng Mẹ Maria thật tuyệt vời.
Đoàn Đồng Tế sáng nay có Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu chủ tế thánh lễ, và 5 linh mục cùng đồng tế gồm 2 cha trong giáo xứ và 3 cha khách, 2 thầy phó tế phụ tế thánh lễ. Đặc biệt có sự hiện diện của đức nguyên Tổng Giám Mục Brunett, dù sức khỏe không được bình thường nhưng ngài cũng đến chung vui với giáo xứ. Trên 2 ngàn giáo dân trong và ngoài giáo xứ hiện diện trong thánh lễ tạ ơn hôm nay.
Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ long trọng chào mừng Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý quan khách , quý hội đồng, giáo đoàn, hội đoàn và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, ngài nói tiếp: tạ ơn Chúa đã qui tụ chúng ta trong thánh lễ tạ ơn hôm nay kết thúc Hội Chợ Hè Xanh Yêu Thương, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau .( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu)
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa. Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu phụ trách giảng lễ. Bài giảng khá phong phú. Trong bài chia sẻ ngài nhấn mạnh: đừng sợ hãy tiến bước và vững tin vào tình yêu của Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc 11giờ 45 phút với lời cám ơn trân trọng của cha chánh xứ đến Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, các Hội Đồng, Hội Đoàn , Giáo Đoàn, Ca Đoàn các ban ngành phụ trách mọi công tác cho việc tổ chức Hội Chợ. Cuối lễ Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu ngỏ lơì cuối với cộng đoàn giáo xứ như một lời vàng ngọc, ngài nói: Đừng sợ, hãy tiến bước, đừng lùi bước, hãy tiến lên để xây dựng Trung Tâm Giáo Dục Đức Tin và ngôi thánh đường mới đúng như mơ ước. Hãy tiến bước đừng lùi bước để có kết quả và hy vọng một ngày rất gần chúng ta sẽ có ngôi thánh đường đẹp và khang trang, khi đó giáo xứ đừng quên tôi nghe( tiếng cười vang dội trong niềm vui tạ ơn)
Sau thánh lễ, mọi gian hàng sinh hoạt thật vui nhộn, nhất là các gian hàng thực phẩm đầy ắp thực khách và chương trình văn nghệ tiếp diễn đến 6 giờ chiều.
Kết thúc Hội Chợ bằng cuộc xổ số Hội Chợ Vui Hè. Vé số loại $ 5 đến giờ xổ số vẫn còn tồn đọng hơn 900 vé. Trước khi quyết định xổ số, cha chánh xứ đã thông báo vé số còn tồn đọng và lập tức anh Định và chị Tuyết đã tiến lên xin bao hết những vé số còn lại và được đón chào với tràng pháo tay dài. Trước khi bắt đầu xổ số cha chánh xứ một lần nữa nói: cám ơn anh chị Adam Quang và Kim Chi đã tặng cho giáo xứ chiếc xe cho cuộc xổ số hôm. Hoan hô tinh thần giới trẻ.
Hội Chợ "Hè Xanh Yêu Thương" kết thúc vào khoảng 7 giờ chiều sau cuộc xổ số, mọi người chia tay trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Xem Hình
Thứ Sáu 10 tháng 8 ngày khai mạc Hội Chợ: Ngày khai mạc Hội Chợ là ngày hướng về việc cầu nguyện cho hòa bình thề giới và quê hương Việt Nam. Mới hơn 5 giờ, các gian hàng Hội Chợ đã sẵn sàng những món ăn mang hương vị quê hương để đáp ứng nhu cầu của khách tham dự Hội Chợ. Đông đảo giáo dân từ các Giáo Đoàn, Hội Đoàn đã tập trung để chuẩn bị cuộc rước kiệu kính Đức Mẹ Fatima và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào lúc 6 giờ. Đúng 6 giờ, vị MC điều khiển chương trình rước kiệu lên tiếng: Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, hôm nay khai mạc Hội Chợ Hè với chù đề: Hè Xanh Yêu Thương, giáo xứ có cuộc cung nghinh Đức Mẹ Fatima để xin Mẹ cầu bầu cho hoà bình thế giới và cung nghinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhân năm kỷ niệm 30 năm Phong Hiển Thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam, trân trọng kính mời Đức Giám Mục, quý linh mục và toàn thể cộng đoàn dân Chúa sẵn sàng để bắt đầu cuộc rước kiệu. Sau đây là thứ tự đoàn rước: dẫn đầu là thánh giá nến cao, chiên trống, và các đoàn thể bắt đầu di chuyển tuần tự khi được xướng tên. Bắt đầu cuộc rước: xin ba hồi chiêng trống. Tiếng chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự trang trọng của cuộc rước kiệu, sau ba hồi chiêng trống là nghi thức xông hương trước tượng Đức Mẹ trên xe kiệu do Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu chủ sự. Đoàn kiệu bắt đầu di chuyển qua những đoạn đường chung quanh khuôn viên nhà thờ với phần suy niệm năm sự mừng khá sốt sắng. Hơn nửa giờ đồng hồ, đoàn kiệu đã trở về vị trí lễ đài. Lễ đài rộng lớn, được thiết kế khá đẹp và trang nghiêm mang tính hồn Việt với 2 câu đối: "Cao Nguyên Tình Xanh Hè Rực Rỡ- Triệu Tấm Lòng Vàng Hạ Quyết Tâm".
Thánh lễ đồng tế bắt đầu lúc 6 giờ 45 phút do Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu chủ tế thánh lễ. Đoàn đồng tế có quý cha trong giáo xứ và 3 cha khách cùng thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ Đào Xuân Thành chào mừng và cám ơn sự hiện diện của Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, Quý Nghị Viên Thành Phố Tukwila, quý Giáo Đoàn, Hội Đoàn, Ban Ngành cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, ngài nói: Xin cho một tràng pháo tay để chào đón Đức Cha, quý linh mục và cùng chào đón nhau trong Đức Kitô và Mẹ Maria.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa biệt kính Đức Mẹ. Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ ngài đề cập về câu chuyện trong bài tin mừng mà Chúa đã biến nước thành rượu tại tiệc cưới Cana, ngài nhấn mạnh về sự vững lòng tin của Đức Mẹ qua câu chuyện khi Mẹ thưa với Chúa Giêsu: họ hết rượu rồi, Chúa Giêsu đã trả lời với Đức Mẹ "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến" Thế nhưng Đức Mẹ vẫn vững tin nên Mẹ đã truyền cho các gia nhân : "Người bảo gì các anh cứ việc làm theo ". Chúa Giêsu cũng như Đức Mẹ và các Tông Đồ đều được mời đến dự tiệc cưới nên phép lạ mới được diễn ra. Ngài nhấn mạnh ,việc phép lạ có được là do chính chúng ta cùng mời Chúa ghé đến với chúng ta trong cuộc sống, cùng mơì Chúa đến mới có được ơn Chúa ".
Sau thánh lễ là phần khai mạc Hội Chợ với phần cắt băng khai mạc Hôi Chợ, với tràng pháo dài và sau đó là nghi lễ chào cờ trang trọng. Trong buổi khai mạc Hội Chợ có sự hiện diện của nhiều quan khách trong đó có thị trưởng và hai nghị viên thành phố Tukwila, linh mục đại diện Toà Giám Mục Seattle. Chương trình văn nghệ khá phong phú của các Giáo Đoàn, Hội Đoàn cùng nhiều ca sĩ lừng danh đặc biệt có sự tham gia của nhiều sắc tộc nên đã thu hút lượng người khá đông đảo kéo dài đến 11 giờ đêm.
Thứ Bảy ngày 11 tháng 8: Các gian hàng Hội Chợ bắt đầu mở cửa từ 10 giờ sáng. Một ngày dài với những sinh hoạt khá phong phú qua các trò chơi giải trí, Bingo và chương trình văn nghệ của giới trẻ và các ca sĩ liên tục kéo dài từ sáng cho đến gần 5 giờ chiều gồm Chương trình Talents Show chương trình ĐỐ VUI ĐỂ HỌC của trường Việt Ngữ Đắc Lộ và các tiết mục văn nghệ của giới trẻ đã thu hút khán giả càng về chiều càng đông. Hôm nay thời tiết khá dễ chiụ, buổi sáng tự nhiên có trận mưa nên trời về chiều trở nên mát dịu. Càng về chiều lượng người đến tham dự Hội Chợ càng đông, các gian hàng đầy kín người, nhất là các gian hàng Trò Chơi Điện Tử đã thu hút khá đông đảo các em. Chương trình văn nghệ bắt đầu êm dịu lúc 4 giờ 50 để nhường cho thánh lễ 5 giờ được cử hành trong nhà thờ.
Đúng 5 giờ vị đại diện Ca Đoàn đọc lời dẫn lễ theo phụng vụ Chúa Nhật 19 mùa thường niên. Thánh lễ 5 giờ chiều được cử hành trong nhà thờ do Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có quý cha trong giáo xứ và quý cha khách.
Mở đầu thánh lễ, Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu nói: "Hôm nay giáo hội mừng Chúa Nhật 19 mùa thường niên, chúng ta cùng vui mừng và tạ ơn Chúa đã cho chúng ta sống trong những ngày Hội Chợ đang diễn ra khá tốt đẹp".
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ theo Chúa Nhật 19 mùa thường niên. Bài Tin Mừng Thánh Gioan đã giới thiệu câu chuyện khi Chúa Giêsu nói về ngài và người Do Thái lại thì thầm, nên Chúa nói:. "Các ngươi chớ thì thầm với nhau. Không ai đến được với Ta nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Trong sách các tiên tri có chép rằng: 'Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo'. Ai nghe lời giáo hoá của Cha, thì đến với Ta. Không một ai đã xem thấy Cha, trừ Ðấng bởi Thiên Chúa mà ra, Ðấng ấy đã thấy Cha. Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời.
"Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Ðây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống".
LM Đồng Minh Quang phụ trách giảng lễ. Bài giảng ngắn gọn và khá phong phú.
Thánh lễ kết thúc lúc 6 giờ 10 phút. Sau thánh lễ các gian hàng ăn tấp nập đầy thực khách, ai cũng lo cho bao tử để sau đó cùng thoải mái ngồi thưởng thức chương trình văn nghệ với nhiều danh ca xuất hiện. Hơn 5 ngàn giáo dân và đồng hương hiện diện trong đêm ca nhạc với nhiều tiết mục khá sinh động. Cao điểm của chương trình văn nghệ là phần thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam. Vào khoảng 10 giờ 30, ban phụ trách thắp nến bắt đầu phân phát nến cho những đồng hương hiện diện, đúng 10 giờ 40 Lm Đồng Minh Quang thông báo giờ Thắp Nến Cầu Nguyện cho Việt Nam với lời trang trọng: Chúng ta cùng hướng về quê hương Việt nam bằng tất cả tâm tình cẩu nguyện. ngài nói: Chương trình thắp nến bắt đầu. Ánh nến lung linh cháy sáng dưới màn đêm thanh tịnh của xứ cao nguyên tình xanh. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành và cha Đồng Minh Quang chủ sự Buổi Cầu Nguyện. Mở đầu buổi thắp nến các anh chị trong ban cầu nguyện cất lên lời nguyện cầu dựa vào bài thánh ca: " Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn..." mỗi phiên khúc là một lời nguyện cầu cho đất nước Việt Nam được an bình và thoát khỏi nạn xâm lăng của Tàu Cộng. Cảm động nhất là phút cầu nguyện do cha chánh xứ và cha Đồng Quang Minh đọc : " Lạy Chúa, đêm nay từ cao nguyên tình xanh, chúng con những đồng hương Việt Nam và toàn thể cộng đoàn dân Chúa Việt nam trong và ngoài giáo xứ CTTĐVN TGP Seattle đang hiện diện nơi đây. Chúng con cùng nhau hướng về quê hương Việt Nam, và cùng nhau thắp lên ngọn nến với lời nguyện cầu: Lạy Chúa, Dân tộc Việt Nam chúng con đang bước vào giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhà cầm quyền Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo đã bất chấp sự tồn vong của dân tộc, họ quên mất cội nguồn dân tộc và đang từng bước dâng đất bán biển cho Tàu Cộng .
Lạy Chúa, Dân Tộc Việt Nam chúng con đã trải qua bao năm thống khổ dưới ách thống trị độc tài của đảng cộng sản vô thần kể từ khi miền Nam lọt vào tay cộng sản. Bốn Mươi Ba năm nhìn lại, chưa một ngày, người dân Việt được sống trong an bình hạnh phúc, chưa một ngày, người dân Việt được hưởng chút công lý và hoà bình đích thực. Xã hội ngày càng sa đoạ, con người mất hết căn tính của Dân Tộc Việt. Nạn bất công ngày càng thậm tệ trước mối đe dọa của ngoại bang do đảng cộng sản Việt Nam cúi đầu làm nô lệ cho Tàu Cộng.
Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng con dâng lên Chúa lời khẩn nguyện thiết tha nhất của chúng con : Xin Chúa cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần, để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc. Xin Chúa qui tụ khối đoàn kết toàn dân, xin cho tất cả biết cùng nhau đoàn kết để giải cứu quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi bàn tay xâm lăng của Tàu cộng. Xin Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử vì Đạo nước Việt Nam cầu bầu cho những ý nguyện của chúng con đêm nay, chúng con cầu xin nhờ công nghiệp của Đức Kitô Chúa chúng con Amen. Buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam kết thúc lúc 11 giờ 10 phút.
Chúa Nhật ngày 12 tháng 8 ngày kết thúc Hội Chợ. Hôm nay các gian hàng quán ăn sinh hoạt khá sớm vì có thánh lễ lúc 7giờ 30. Từ hơn 9 giờ, các con đường dẫn vào nhà thờ lại trở nên nhộn nhịp vì lượng xe cộ khá nhiều do đoàn xe giáo dân đỗ dồn về giáo xứ để tham dự thánh lễ đại trào vào lúc 10 giờ.
Đúng 10 giờ, ba hồi chiếng trông ngân vang báo hiệu giờ thánh lễ. Hôm nay giáo xứ cùng hướng lòng về giáo hội quê nhà nên dành biệt kính Đức Mẹ La Vang. Trước thánh lễ là buổi dâng hoa chúc tụng Mẹ Maria do các em trường Việt Ngữ Đắc Lộ trình diễn qua các những bài phụng vũ ca tụng Mẹ Maria thật tuyệt vời.
Đoàn Đồng Tế sáng nay có Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu chủ tế thánh lễ, và 5 linh mục cùng đồng tế gồm 2 cha trong giáo xứ và 3 cha khách, 2 thầy phó tế phụ tế thánh lễ. Đặc biệt có sự hiện diện của đức nguyên Tổng Giám Mục Brunett, dù sức khỏe không được bình thường nhưng ngài cũng đến chung vui với giáo xứ. Trên 2 ngàn giáo dân trong và ngoài giáo xứ hiện diện trong thánh lễ tạ ơn hôm nay.
Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ long trọng chào mừng Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý quan khách , quý hội đồng, giáo đoàn, hội đoàn và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, ngài nói tiếp: tạ ơn Chúa đã qui tụ chúng ta trong thánh lễ tạ ơn hôm nay kết thúc Hội Chợ Hè Xanh Yêu Thương, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau .( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu)
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa. Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu phụ trách giảng lễ. Bài giảng khá phong phú. Trong bài chia sẻ ngài nhấn mạnh: đừng sợ hãy tiến bước và vững tin vào tình yêu của Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc 11giờ 45 phút với lời cám ơn trân trọng của cha chánh xứ đến Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, các Hội Đồng, Hội Đoàn , Giáo Đoàn, Ca Đoàn các ban ngành phụ trách mọi công tác cho việc tổ chức Hội Chợ. Cuối lễ Đức Giám Mục Nguyễn Mạnh Hiếu ngỏ lơì cuối với cộng đoàn giáo xứ như một lời vàng ngọc, ngài nói: Đừng sợ, hãy tiến bước, đừng lùi bước, hãy tiến lên để xây dựng Trung Tâm Giáo Dục Đức Tin và ngôi thánh đường mới đúng như mơ ước. Hãy tiến bước đừng lùi bước để có kết quả và hy vọng một ngày rất gần chúng ta sẽ có ngôi thánh đường đẹp và khang trang, khi đó giáo xứ đừng quên tôi nghe( tiếng cười vang dội trong niềm vui tạ ơn)
Sau thánh lễ, mọi gian hàng sinh hoạt thật vui nhộn, nhất là các gian hàng thực phẩm đầy ắp thực khách và chương trình văn nghệ tiếp diễn đến 6 giờ chiều.
Kết thúc Hội Chợ bằng cuộc xổ số Hội Chợ Vui Hè. Vé số loại $ 5 đến giờ xổ số vẫn còn tồn đọng hơn 900 vé. Trước khi quyết định xổ số, cha chánh xứ đã thông báo vé số còn tồn đọng và lập tức anh Định và chị Tuyết đã tiến lên xin bao hết những vé số còn lại và được đón chào với tràng pháo tay dài. Trước khi bắt đầu xổ số cha chánh xứ một lần nữa nói: cám ơn anh chị Adam Quang và Kim Chi đã tặng cho giáo xứ chiếc xe cho cuộc xổ số hôm. Hoan hô tinh thần giới trẻ.
Hội Chợ "Hè Xanh Yêu Thương" kết thúc vào khoảng 7 giờ chiều sau cuộc xổ số, mọi người chia tay trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Vai trò tháp tùng của thầy phó tế lúc xông hương là như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
08:28 14/08/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Câu hỏi của con liên quan đến vai trò của các thầy phó tế lúc chủ tế xông hương bàn thờ, sau cuộc rước vào, và tương tự khi dâng lễ vật. Đặc biệt, con không rõ liệu có sự phân biệt nào chăng, giữa Giám mục và linh mục, liên quan đến việc thầy phó tế tháp tùng chủ tế khi ngài xông hương chung quanh bàn thờ. Sách Nghi lễ Giám mục dường như trực tiếp khẳng định rằng thầy (các thầy) phó tế tháp tùng chủ tế, vì Sách trong số 131 nói rằng “Giám mục xông hương bàn thờ và Thánh Giá, hai Phó tế tháp tùng Giám Mục”. Tuy nhiên, từ ngữ trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) là khác, vì Quy chế nói rằng trong một Thánh lễ có thầy phó tế " nếu có xông hương, thầy sẽ giúp vị tư tế bỏ hương và xông hương thánh giá và bàn thờ” (173, Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Vì vậy, con hơi tò mò liệu sự khác biệt trong từ ngữ (tức là "giúp, assisting" và "tháp tùng, accompanying") là nhằm đề cao một đặc quyền của các Giám mục là có thầy phó tế tháp túng khi xông hương, trong khi linh mục đi xông hương một mình chăng (có thể so sánh với các Giám mục vẫn ngồi trước cuộc rước Sách Tin Mừng, khi ngài bỏ hương vào tàu hương, trái ngược với các linh mục phải đứng), hoặc liệu chỉ là thuần túy một sự khác biệt trong từ ngữ, vốn cũng nêu ra cùng một ý tưởng là rằng các thầy phó tế tháp tùng chủ tế chăng. Con đã thấy cả hai sự giải thích trong phụng vụ, với một số Giám mục chọn không có các thầy phó tế tháp tùng mình khi xông hương bàn thờ, nhưng cũng có một số linh mục chọn cách có các thầy phó tế tháp tùng mình. Thưa cha, có cách nào “đúng” để tiếp cận điều này không? - C. R., Abington, Massachusetts, Hoa Kỳ.
Hỏi 2: Luật phụng vụ (hay tập tục phụng vụ) cho phép một thầy phó tế, khi chủ trì một buổi phụng vụ mà trong đó hương sẽ được sử dụng (thí dụ, chủ trì Giờ Kinh Sáng hay Giờ Kinh Chiều; chủ trì chầu Phép Lành; hoặc chủ trì một tang lễ), khi thầy bỏ hương vào bình, làm phép hương (như một linh mục hoặc Giám mục làm) không? Trong trường hợp không có mặt một thừa tác viên cao cấp hơn, và nếu thầy chủ trì buổi phụng vụ, mà trong đó thầy là một thừa tác viên "bình thường", có lý do nào khiến thầy không thể làm được? Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 179, nói: “Trong phần kinh Tạ Ơn, thầy Phó tế đứng gần vị tư tế, phía sau một chút, để khi cần, giúp ngài mở chén, mở sách. Từ lúc đọc kinh khẩn xin Chúa Thánh Thần cho đến khi nâng chén thánh, thường thì thầy phó tế quỳ. Nếu có nhiều phó tế, một thầy sẽ bỏ hương và xông hương lúc nâng bánh thánh và chén thánh sau truyền phép” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Đàng khác, Bộ Giáo luật, Điều 1169 §3 nói: “Phó tế chỉ có thể ban những phép lành mà giáo luật đã minh thị cho phép” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh). - D. M., Loose Creek, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Vì cả hai câu hỏi đều liên quan đến các thầy phó tế và việc xông hương, tôi xin chọn cách trả lời chung với nhau.
Trước tiên, một số bối cảnh văn mạch là cần có để cho đúng khuôn khổ một câu trả lời.
Ấn bản đầu tiên của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) thường bị cho là mù mở và không chính xác trong các chỉ dẫn chữ đỏ của nó, làm cho các người phụ trách sắp xếp các buổi lễ hơi bối rối về cách tiến hành như thế nào.
Do đó, khi Sách Lễ nghi Giám mục được ban hành vào năm 1984, nó là chi tiết hơn nhiều trong các mô tả về nghi lễ. Nó cũng tuyên bố rằng các sách phụng vụ trước đó vẫn còn có hiệu lực, trừ khi Sách Lễ nghi thay đổi một cách minh nhiên.
Vì vậy, trong thực tế, Sách Lễ nghi Giám mục phục vụ như là một cuốn sách hướng dẫn thực hành cho các chưởng nghi, và tất cả các người phụ trách buổi phụng vụ, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các hướng dẫn của Sách Lễ là gần đúng hoặc không rõ ràng. Khi ấn bản mẫu thứ ba của Sách Lễ Rôma được ban hành, nó kết hợp nhiều phần chính xác của Sách Lễ nghi Giám mục, thay đổi một vài phần, và nói chung mô tả các nghi thức với nhiều chi tiết hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ các bối cảnh của từng cuốn sách. Sách Lễ nghi Giám mục liên quan đến các buổi cử hành của các Giám mục, trong khi Sách Lễ liên quan đến các cử hành thông thường của các linh mục. Đó là lý do tại sao Sách Lễ hầu như không đề cập đến vai trò đặc biệt của một Giám mục, ngoại trừ trong trường hợp nói rằng trước bài Tin Mừng chỉ có vị Giám mục bỏ hương vào tàu hương, và chúc lành cho thầy phó tế trong khi ngài vẫn ngồi.
Các bối cảnh khác nhau nằm ở gốc rễ của các từ ngữ khác nhau trong các sách phụng vụ, nhưng các khác biệt này không nhất thiết hàm ý các quy định khác nhau.
Do đó, sự việc rằng Sách Lễ nghi Giám mục, trong việc mô tả cuộc rước đầu lễ, đề cập đến hai thầy phó tế, và sự việc Sách Lễ chỉ nói đến một thầy phói tế, là dựa trên giả định rằng trong một Thánh lễ trọng, Giám mục thường được hai thầy phó tế tháp tùng, trong khi việc này là không phổ biến trong tình huống giáo xứ. ngay cả trong các dịp long trọng.
Cũng vậy, số 131 của Sách Lễ nghi Giám mục nói rằng Giám mục “xông hương bàn thờ và Thánh Giá, hai Phó tế tháp tùng Giám Mục”. Như thế, trong cả Sách Lễ nghi Giám mục và Sách Lễ, chức năng chính của “thầy phó tế” là giúp chủ tế.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 173, nói rằng thầy phó tế "sẽ giúp vị tư tế bỏ hương và xông hương thánh giá và bàn thờ"; sẽ thật là khó để xem làm thế nào thầy có thể giúp vị linh mục trong khi xông hương bàn thờ, nếu thầy không tháp tùng ngài, Sự giúp đỡ này thường nằm trong bản chất của việc cầm giữ các nếp gấp của áo lễ, để cho cánh tay của linh mục được tự do cử động.
Chúng ta cũng phải nhớ rằng từ ngữ của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 173, là tiết kiệm lời nói, vì nó đã chú trọng đến sự mô tả xông hương trong số 123, và không nhắc lại nữa. Mặt khác, Sách Lễ nghi Giám mục là cố tình đi vào chi tiết.
Vì vậy, tôi có thể nói rằng việc Giám mục “xông hương bàn thờ và Thánh Giá, có hai Phó tế tháp tùng Giám Mục” không phải là một đặc quyền Giám mục, nhưng có thể được áp dụng cho bất kỳ linh mục nào chủ tế trong một buổi lễ long trọng.
Sau khi đã nói chắc như thế, có thể có nhiều dịp khi các giới hạn không gian hoặc các mối quan tâm hậu cần khác đòi hỏi rằng vị chủ tế, dù là Giám mục hay linh mục, sẽ không có thầy phó tế tháp tùng khi xông hương bàn thờ.
Đối với câu hỏi thứ hai, chúng tôi có thể trả lời trong sự khẳng định.
Trong một buổi cử hành, vốn thấy trước khả năng chủ trì của một linh mục hay thầy phó tế, thầy phó tế thực hiện nghi thức theo cùng cung cách như linh mục, trừ khi bản thân chữ đỏ nói lên sự phân biệt minh nhiên. Bởi vì việc này không được thực hiện trong trường hợp làm phép hương, khi một thầy phó tế chủ trì Giờ Kinh Sáng, Giờ Kinh Chiều, Chầu Phép lành, nghi thức tang lễ ngoài Thánh Lễ, và các dịp tương tự khác, thì có thể suy luận một cách hợp pháp rằng thầy cũng có thể làm phép hương, vì nó tạo nên một phần của nghi thức bình thường.
Trường hợp đặc biệt của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 179, được bạn đọc của chúng ta đề cập là một tình huống khác. Tại thời điểm ấy, thầy phó tế chỉ đơn giản là bỏ hương vào tàu hương, vì các lý do thực tiễn, nhưng không làm phép hương.
Đàng khác, thầy không được làm phép hương, bởi vì, ngay trong Thánh Lễ, có các linh mục hoặc Giám mục hiện diện, và một thầy phó tế sẽ không làm phép hương trong các trường hợp này.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, đó là bởi vì hương không bao giờ được làm phép vào thời điểm đặc biệt ấy, vì nó được xem là một điều thực tế để đảm bảo rằng có đủ hương cho trọn Kinh nguyện Thánh Thề. Nếu chỉ có một thầy phó tế, thầy vẫn ở lại bàn thờ trong khi một thầy giúp lễ hành xử như người thủ hương, để bỏ hương vào tàu hương, và xông Mình Thánh và Máu Thánh được nâng lên.
Đức Giám Mục Peter Elliott mô tả điều này trong cuốn sách của ngài "Ceremonies of the Modern Roman Rite, Các Buổi lễ của Nghi lễ Rôma hiện đại":
“403. Về việc xông hương Mình Thánh và Máu Thánh, có hai khả năng, (a) Nếu có nhiều hơn một thầy phó tế, một vị (phó tế Lời Chúa) rời khỏi bàn thờ và lấy tàu hương sau Kinh Sanctus (Thánh, Thánh, Thánh). Thầy bỏ hương vào tàu hương, và quỳ ở thời kinh Khần Cầu Thánh Linh (epiclesis). Thầy xông hương Mình Thánh và Máu Thánh, ở mỗi lần năng lên, với kép ba (ba lần, mỗi lần hai cú), và quỳ ở trung tâm của cung thánh. Sau đó, thầy trở về vị trí của mình tại bàn thờ, sau lời tung hồ sau truyền phép. (b) Khi chỉ có một thầy phó tế, thầy vẫn ở lại bàn thờ, và người thủ hương xông Mình Máu Thánh ở mỗi lần nâng lên. Trong trường hợp này, vị chưởng nghi hoặc người cầm tàu hương giúp chuẩn bị hương. Ở mỗi lần nâng lên, một trong các người mang nến quỳ ở bàn đồ lễ, hoặc một người giúp lễ khác, nên rung chuông”. (Zenit.org 14-8-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi 1: Câu hỏi của con liên quan đến vai trò của các thầy phó tế lúc chủ tế xông hương bàn thờ, sau cuộc rước vào, và tương tự khi dâng lễ vật. Đặc biệt, con không rõ liệu có sự phân biệt nào chăng, giữa Giám mục và linh mục, liên quan đến việc thầy phó tế tháp tùng chủ tế khi ngài xông hương chung quanh bàn thờ. Sách Nghi lễ Giám mục dường như trực tiếp khẳng định rằng thầy (các thầy) phó tế tháp tùng chủ tế, vì Sách trong số 131 nói rằng “Giám mục xông hương bàn thờ và Thánh Giá, hai Phó tế tháp tùng Giám Mục”. Tuy nhiên, từ ngữ trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) là khác, vì Quy chế nói rằng trong một Thánh lễ có thầy phó tế " nếu có xông hương, thầy sẽ giúp vị tư tế bỏ hương và xông hương thánh giá và bàn thờ” (173, Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Vì vậy, con hơi tò mò liệu sự khác biệt trong từ ngữ (tức là "giúp, assisting" và "tháp tùng, accompanying") là nhằm đề cao một đặc quyền của các Giám mục là có thầy phó tế tháp túng khi xông hương, trong khi linh mục đi xông hương một mình chăng (có thể so sánh với các Giám mục vẫn ngồi trước cuộc rước Sách Tin Mừng, khi ngài bỏ hương vào tàu hương, trái ngược với các linh mục phải đứng), hoặc liệu chỉ là thuần túy một sự khác biệt trong từ ngữ, vốn cũng nêu ra cùng một ý tưởng là rằng các thầy phó tế tháp tùng chủ tế chăng. Con đã thấy cả hai sự giải thích trong phụng vụ, với một số Giám mục chọn không có các thầy phó tế tháp tùng mình khi xông hương bàn thờ, nhưng cũng có một số linh mục chọn cách có các thầy phó tế tháp tùng mình. Thưa cha, có cách nào “đúng” để tiếp cận điều này không? - C. R., Abington, Massachusetts, Hoa Kỳ.
Hỏi 2: Luật phụng vụ (hay tập tục phụng vụ) cho phép một thầy phó tế, khi chủ trì một buổi phụng vụ mà trong đó hương sẽ được sử dụng (thí dụ, chủ trì Giờ Kinh Sáng hay Giờ Kinh Chiều; chủ trì chầu Phép Lành; hoặc chủ trì một tang lễ), khi thầy bỏ hương vào bình, làm phép hương (như một linh mục hoặc Giám mục làm) không? Trong trường hợp không có mặt một thừa tác viên cao cấp hơn, và nếu thầy chủ trì buổi phụng vụ, mà trong đó thầy là một thừa tác viên "bình thường", có lý do nào khiến thầy không thể làm được? Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 179, nói: “Trong phần kinh Tạ Ơn, thầy Phó tế đứng gần vị tư tế, phía sau một chút, để khi cần, giúp ngài mở chén, mở sách. Từ lúc đọc kinh khẩn xin Chúa Thánh Thần cho đến khi nâng chén thánh, thường thì thầy phó tế quỳ. Nếu có nhiều phó tế, một thầy sẽ bỏ hương và xông hương lúc nâng bánh thánh và chén thánh sau truyền phép” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Đàng khác, Bộ Giáo luật, Điều 1169 §3 nói: “Phó tế chỉ có thể ban những phép lành mà giáo luật đã minh thị cho phép” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh). - D. M., Loose Creek, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Vì cả hai câu hỏi đều liên quan đến các thầy phó tế và việc xông hương, tôi xin chọn cách trả lời chung với nhau.
Trước tiên, một số bối cảnh văn mạch là cần có để cho đúng khuôn khổ một câu trả lời.
Ấn bản đầu tiên của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) thường bị cho là mù mở và không chính xác trong các chỉ dẫn chữ đỏ của nó, làm cho các người phụ trách sắp xếp các buổi lễ hơi bối rối về cách tiến hành như thế nào.
Do đó, khi Sách Lễ nghi Giám mục được ban hành vào năm 1984, nó là chi tiết hơn nhiều trong các mô tả về nghi lễ. Nó cũng tuyên bố rằng các sách phụng vụ trước đó vẫn còn có hiệu lực, trừ khi Sách Lễ nghi thay đổi một cách minh nhiên.
Vì vậy, trong thực tế, Sách Lễ nghi Giám mục phục vụ như là một cuốn sách hướng dẫn thực hành cho các chưởng nghi, và tất cả các người phụ trách buổi phụng vụ, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các hướng dẫn của Sách Lễ là gần đúng hoặc không rõ ràng. Khi ấn bản mẫu thứ ba của Sách Lễ Rôma được ban hành, nó kết hợp nhiều phần chính xác của Sách Lễ nghi Giám mục, thay đổi một vài phần, và nói chung mô tả các nghi thức với nhiều chi tiết hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ các bối cảnh của từng cuốn sách. Sách Lễ nghi Giám mục liên quan đến các buổi cử hành của các Giám mục, trong khi Sách Lễ liên quan đến các cử hành thông thường của các linh mục. Đó là lý do tại sao Sách Lễ hầu như không đề cập đến vai trò đặc biệt của một Giám mục, ngoại trừ trong trường hợp nói rằng trước bài Tin Mừng chỉ có vị Giám mục bỏ hương vào tàu hương, và chúc lành cho thầy phó tế trong khi ngài vẫn ngồi.
Các bối cảnh khác nhau nằm ở gốc rễ của các từ ngữ khác nhau trong các sách phụng vụ, nhưng các khác biệt này không nhất thiết hàm ý các quy định khác nhau.
Do đó, sự việc rằng Sách Lễ nghi Giám mục, trong việc mô tả cuộc rước đầu lễ, đề cập đến hai thầy phó tế, và sự việc Sách Lễ chỉ nói đến một thầy phói tế, là dựa trên giả định rằng trong một Thánh lễ trọng, Giám mục thường được hai thầy phó tế tháp tùng, trong khi việc này là không phổ biến trong tình huống giáo xứ. ngay cả trong các dịp long trọng.
Cũng vậy, số 131 của Sách Lễ nghi Giám mục nói rằng Giám mục “xông hương bàn thờ và Thánh Giá, hai Phó tế tháp tùng Giám Mục”. Như thế, trong cả Sách Lễ nghi Giám mục và Sách Lễ, chức năng chính của “thầy phó tế” là giúp chủ tế.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 173, nói rằng thầy phó tế "sẽ giúp vị tư tế bỏ hương và xông hương thánh giá và bàn thờ"; sẽ thật là khó để xem làm thế nào thầy có thể giúp vị linh mục trong khi xông hương bàn thờ, nếu thầy không tháp tùng ngài, Sự giúp đỡ này thường nằm trong bản chất của việc cầm giữ các nếp gấp của áo lễ, để cho cánh tay của linh mục được tự do cử động.
Chúng ta cũng phải nhớ rằng từ ngữ của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 173, là tiết kiệm lời nói, vì nó đã chú trọng đến sự mô tả xông hương trong số 123, và không nhắc lại nữa. Mặt khác, Sách Lễ nghi Giám mục là cố tình đi vào chi tiết.
Vì vậy, tôi có thể nói rằng việc Giám mục “xông hương bàn thờ và Thánh Giá, có hai Phó tế tháp tùng Giám Mục” không phải là một đặc quyền Giám mục, nhưng có thể được áp dụng cho bất kỳ linh mục nào chủ tế trong một buổi lễ long trọng.
Sau khi đã nói chắc như thế, có thể có nhiều dịp khi các giới hạn không gian hoặc các mối quan tâm hậu cần khác đòi hỏi rằng vị chủ tế, dù là Giám mục hay linh mục, sẽ không có thầy phó tế tháp tùng khi xông hương bàn thờ.
Đối với câu hỏi thứ hai, chúng tôi có thể trả lời trong sự khẳng định.
Trong một buổi cử hành, vốn thấy trước khả năng chủ trì của một linh mục hay thầy phó tế, thầy phó tế thực hiện nghi thức theo cùng cung cách như linh mục, trừ khi bản thân chữ đỏ nói lên sự phân biệt minh nhiên. Bởi vì việc này không được thực hiện trong trường hợp làm phép hương, khi một thầy phó tế chủ trì Giờ Kinh Sáng, Giờ Kinh Chiều, Chầu Phép lành, nghi thức tang lễ ngoài Thánh Lễ, và các dịp tương tự khác, thì có thể suy luận một cách hợp pháp rằng thầy cũng có thể làm phép hương, vì nó tạo nên một phần của nghi thức bình thường.
Trường hợp đặc biệt của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 179, được bạn đọc của chúng ta đề cập là một tình huống khác. Tại thời điểm ấy, thầy phó tế chỉ đơn giản là bỏ hương vào tàu hương, vì các lý do thực tiễn, nhưng không làm phép hương.
Đàng khác, thầy không được làm phép hương, bởi vì, ngay trong Thánh Lễ, có các linh mục hoặc Giám mục hiện diện, và một thầy phó tế sẽ không làm phép hương trong các trường hợp này.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, đó là bởi vì hương không bao giờ được làm phép vào thời điểm đặc biệt ấy, vì nó được xem là một điều thực tế để đảm bảo rằng có đủ hương cho trọn Kinh nguyện Thánh Thề. Nếu chỉ có một thầy phó tế, thầy vẫn ở lại bàn thờ trong khi một thầy giúp lễ hành xử như người thủ hương, để bỏ hương vào tàu hương, và xông Mình Thánh và Máu Thánh được nâng lên.
Đức Giám Mục Peter Elliott mô tả điều này trong cuốn sách của ngài "Ceremonies of the Modern Roman Rite, Các Buổi lễ của Nghi lễ Rôma hiện đại":
“403. Về việc xông hương Mình Thánh và Máu Thánh, có hai khả năng, (a) Nếu có nhiều hơn một thầy phó tế, một vị (phó tế Lời Chúa) rời khỏi bàn thờ và lấy tàu hương sau Kinh Sanctus (Thánh, Thánh, Thánh). Thầy bỏ hương vào tàu hương, và quỳ ở thời kinh Khần Cầu Thánh Linh (epiclesis). Thầy xông hương Mình Thánh và Máu Thánh, ở mỗi lần năng lên, với kép ba (ba lần, mỗi lần hai cú), và quỳ ở trung tâm của cung thánh. Sau đó, thầy trở về vị trí của mình tại bàn thờ, sau lời tung hồ sau truyền phép. (b) Khi chỉ có một thầy phó tế, thầy vẫn ở lại bàn thờ, và người thủ hương xông Mình Máu Thánh ở mỗi lần nâng lên. Trong trường hợp này, vị chưởng nghi hoặc người cầm tàu hương giúp chuẩn bị hương. Ở mỗi lần nâng lên, một trong các người mang nến quỳ ở bàn đồ lễ, hoặc một người giúp lễ khác, nên rung chuông”. (Zenit.org 14-8-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Mẹ Maria được đưa về trời.
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:49 14/08/2018
Lần chuỗi mân côi năm sự mừng nơi ngắm thứ tư suy niệm ca ngợi: „Đức Chúa Trời cho Đức Mẹ lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.“.
Đâu là ý nghĩa đạo đức thần học: Đức Mẹ Maria được Chúa đưa về trời?
Chúa Jesus theo phần thân xác là người sinh ra từ cung lòng Đức Mẹ Maria, nhưng Chúa Jesus là Thiên Chúa, nên ngài trở về trời do sức mạnh quyền năng của riêng mình, tiếng Latinh : Ascensio Christi. Giáo hội mừng lễ Chúa thăng thiên hằng năm, 40 ngày sau khi sống lại từ cõi chết .
Đức Mẹ Maria trái lại, là loài thụ tạo được Thiên Chúa tạo dựng trong công trình sáng tạo thiên nhiên, không có quyền năng sức mạnh như Thiên Chúa. Nên Đức Mẹ Maria được Chúa thâu nhận đưa về trời, tiếng Latinh “Assumptio Mariae“. Giáo hội mừng lễ Đức Mẹ hồn xác về trời hằng năm vào ngày 15 tháng Tám.
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria được đưa về trời theo truyền thuyết thuật lại có nguồn gốc từ năm 431 sau Chúa giáng sinh bên Giáo hội Đông phương, vào khoảng cuối thế kỷ 4. bên Syria, và giữa thế kỷ 5. ở Jerusalem. Vào thế kỷ 6. ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Maria có tên theo truyền thuyết là „Dormition - Đức Mẹ ngủ!“. Vì tin rằng Đức Mẹ Maria là đấng rất thánh. Maria là người đầu tiên đã có kinh nghiệm cùng cảm nghiệm về sự thánh thiêng của Thiên Chúa do mang thai sinh hạ nuôi dưỡng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Vì thế, Maria được Chúa Giêsu trực tiếp đưa về trời ngay cả xác hồn.
Bên Giáo hội Roma lễ này được mừng kính từ thế kỷ 7. Công đồng Trient (1545-1563) đã bàn thảo về Đức Mẹ được thâu nhận đưa về trời trong Giáo huấn của Giáo hội, nhưng mãi đến 1950 mới được ấn định là một tín điều dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio XII.
Trong Kinh thánh không có chương đoạn nào nói về việc Đức Mẹ Maria lên trời hay được đưa về trời. Như thế không có chứng từ Kinh thánh nào làm căn cứ cho tín điều Đức Mẹ Maria hồn xác về trời. Đức Giáo Hoàng Joseph Ratzinger Benedickt XVI. đã chiết giải cắt nghĩa về tín điều này dưới ánh sáng Bí tích rửa tội:
Tôi đã nhờ thần học về phép rửa của thánh Phaolo để hiểu, khi thánh nhân nói: Thiên Chúa đã cho ta sống lại với đức Giesu và cho ta cùng ngồi trên nước trời trong đức Giesu (Epheso 2,6). Có nghĩa là khi lãnh nhận phép rửa, tương lai của chúng ta đã được báo trước rồi.
Như vậy, tín điều chỉ nói lên điều này là hệ qủa của phép rửa: được ở (ngồi) bên Chúa (Chúa là nước trời!)- đã ứng nghiệm đầy đủ nơi Maria. Phép rửa (cùng ngồi với đức Kitô) đã đạt đầy đủ hiệu năng của nó. Nơi chúng ta, việc cùng ngồi với đức Kito, việc được sống lại với Ngài còn bất cập, còn rất mong manh. Nhưng nơi Maria thì khác. Ngài không thiếu gì nữa. Ngài đã bước vào cùng cộng đoàn toàn đầy với đức Kitô. Và một khi ở trong cộng đòan này thì ngài cũng có một cuộc sống thân xác mới, mà chúng ta không thể mường tượng được nó như thế nào.
Tóm lại, căn bản của tín điều này là Maria đã hoàn toàn là một „tín hữu Kito.“ (Joseph Ratzinger Benedickt XVI., Gott und die Welt - Thiên Chúa và trần thế - trao đổi với Peter Seewald , Phong trào Giáo Dân Việt Nam hải ngoại 2008, tr. 314-315).
Mỗi người được Thiên Chúa tạo dựng một lần trong công trình thiên nhiên vũ trụ với những giới hạn. Một trong những giới hạn đó là cuộc sống trên trần gian có ngày khởi đầu sinh ra và cũng có ngày sau cùng qua đời, như Thiên Chúa đã nói “Từ bụi đất con được tạo thành, và sau cùng con sẽ trở về với bụi đất!“ (St 3,19)
Nhưng người Công Giáo chúng ta xác tín „Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại“.
Và chúng ta hằng suy ngắm nguyện cầu: „Đức Chúa Trời cho Đức Mẹ lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.“.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đâu là ý nghĩa đạo đức thần học: Đức Mẹ Maria được Chúa đưa về trời?
Chúa Jesus theo phần thân xác là người sinh ra từ cung lòng Đức Mẹ Maria, nhưng Chúa Jesus là Thiên Chúa, nên ngài trở về trời do sức mạnh quyền năng của riêng mình, tiếng Latinh : Ascensio Christi. Giáo hội mừng lễ Chúa thăng thiên hằng năm, 40 ngày sau khi sống lại từ cõi chết .
Đức Mẹ Maria trái lại, là loài thụ tạo được Thiên Chúa tạo dựng trong công trình sáng tạo thiên nhiên, không có quyền năng sức mạnh như Thiên Chúa. Nên Đức Mẹ Maria được Chúa thâu nhận đưa về trời, tiếng Latinh “Assumptio Mariae“. Giáo hội mừng lễ Đức Mẹ hồn xác về trời hằng năm vào ngày 15 tháng Tám.
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria được đưa về trời theo truyền thuyết thuật lại có nguồn gốc từ năm 431 sau Chúa giáng sinh bên Giáo hội Đông phương, vào khoảng cuối thế kỷ 4. bên Syria, và giữa thế kỷ 5. ở Jerusalem. Vào thế kỷ 6. ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Maria có tên theo truyền thuyết là „Dormition - Đức Mẹ ngủ!“. Vì tin rằng Đức Mẹ Maria là đấng rất thánh. Maria là người đầu tiên đã có kinh nghiệm cùng cảm nghiệm về sự thánh thiêng của Thiên Chúa do mang thai sinh hạ nuôi dưỡng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Vì thế, Maria được Chúa Giêsu trực tiếp đưa về trời ngay cả xác hồn.
Bên Giáo hội Roma lễ này được mừng kính từ thế kỷ 7. Công đồng Trient (1545-1563) đã bàn thảo về Đức Mẹ được thâu nhận đưa về trời trong Giáo huấn của Giáo hội, nhưng mãi đến 1950 mới được ấn định là một tín điều dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio XII.
Trong Kinh thánh không có chương đoạn nào nói về việc Đức Mẹ Maria lên trời hay được đưa về trời. Như thế không có chứng từ Kinh thánh nào làm căn cứ cho tín điều Đức Mẹ Maria hồn xác về trời. Đức Giáo Hoàng Joseph Ratzinger Benedickt XVI. đã chiết giải cắt nghĩa về tín điều này dưới ánh sáng Bí tích rửa tội:
Tôi đã nhờ thần học về phép rửa của thánh Phaolo để hiểu, khi thánh nhân nói: Thiên Chúa đã cho ta sống lại với đức Giesu và cho ta cùng ngồi trên nước trời trong đức Giesu (Epheso 2,6). Có nghĩa là khi lãnh nhận phép rửa, tương lai của chúng ta đã được báo trước rồi.
Như vậy, tín điều chỉ nói lên điều này là hệ qủa của phép rửa: được ở (ngồi) bên Chúa (Chúa là nước trời!)- đã ứng nghiệm đầy đủ nơi Maria. Phép rửa (cùng ngồi với đức Kitô) đã đạt đầy đủ hiệu năng của nó. Nơi chúng ta, việc cùng ngồi với đức Kito, việc được sống lại với Ngài còn bất cập, còn rất mong manh. Nhưng nơi Maria thì khác. Ngài không thiếu gì nữa. Ngài đã bước vào cùng cộng đoàn toàn đầy với đức Kitô. Và một khi ở trong cộng đòan này thì ngài cũng có một cuộc sống thân xác mới, mà chúng ta không thể mường tượng được nó như thế nào.
Tóm lại, căn bản của tín điều này là Maria đã hoàn toàn là một „tín hữu Kito.“ (Joseph Ratzinger Benedickt XVI., Gott und die Welt - Thiên Chúa và trần thế - trao đổi với Peter Seewald , Phong trào Giáo Dân Việt Nam hải ngoại 2008, tr. 314-315).
Mỗi người được Thiên Chúa tạo dựng một lần trong công trình thiên nhiên vũ trụ với những giới hạn. Một trong những giới hạn đó là cuộc sống trên trần gian có ngày khởi đầu sinh ra và cũng có ngày sau cùng qua đời, như Thiên Chúa đã nói “Từ bụi đất con được tạo thành, và sau cùng con sẽ trở về với bụi đất!“ (St 3,19)
Nhưng người Công Giáo chúng ta xác tín „Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại“.
Và chúng ta hằng suy ngắm nguyện cầu: „Đức Chúa Trời cho Đức Mẹ lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.“.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Đinh Văn Tiến Hùng
09:38 14/08/2018
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
( Lễ Trọng hàng năm ngày 15/8 )
-Hồng ân Thiên Chúa bao la, Muôn loài mãi mãi ngợi ca danh Người, Xác Hồn Mẹ đã lên trời, Đoàn con dâng Mẹ ngàn lời hân hoan.
*Đức Giáo Hoàng PIÔ 12, ngày 1/11/1950 Lễ Các Thánh đã công bố Hiến Chế ‘Munificentissimuc Deus. (Thiên Chúa vô cùng vinh hiển) tại Thánh đô La- mã : “Sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, vừa vô nhiễm, vừa mãi mãi đồng trinh, đã được đưa vào vinh quang Thiên quốc cả Hồn và Xác.”
Trong Kinh Thánh dù không nói đến việc Đức Mẹ qua đời và lên trời, nhưng Hội Thánh kết luận rút ra từ Tin Mừng Thánh sử Luca chương I câu 28, khi Sứ Thần truyền tin cho Trinh Nữ Maria: ‘Vui lên, Hỡi Hỡi Người Đầy Ơn Phúc ! Chúa ở cùng Người ! ‘ để định tín nhiệm vụ cao cả Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa nên được diễm phúc về trời cả Hồn lẫn Xác.
Theo truyền thống từ xưa các Giáo Hội Công Giáo- Đông Phương- Chính Thống và cả Anh Giáo đều công nhận Lễ kính Đức Mẹ Lên Trời mà không dựa theo truyền thống hay phong tục của bất cứ một tôn giáo nào khác. Riêng truyền thống Giáo Hội Đông Phương dành 15 ngày đầu tháng 8 để chuẩn bị lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn. Theo Thánh truyền và mặc khải cùng nhiều thỉnh nguyện của các Thánh Giáo Phụ, các vị Giáo Hoàng, các Hồng Y,Tổng Giám Mục, Giám Mục, Tu sĩ nam nữ và giáo dân. Giáo Hoàng Piô 12 dựa theo đơn thỉnh nguyện từ năm 1840- 1940 đúc kết thành 2 cuốn sách cùng với sự thảm khảo ý kiến, nghiên cứu và lời cầu nguyện, nên trước ngày công bố tín điều, ĐTC đã gởi Tông thư cho Cơ Mật Viện Tòa Thánh loan báo Tín điều Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Lịch sử Giáo Hội theo dòng thời gian đã được xác tín qua các vị thẩm quyền : - Các Thánh Giáo Phụ đồng thanh tung hô chức phẩm ‘Thiên Mẫu và Đức Đồng Trinh của Mẹ Maria’, như Thánh Damasceno nói : ’Cần thiết rằng Con Thiên Chúa khi sinh ra, đã gìn giữ vẹn tuyền đức trinh nữ của Mẹ, thì phải giữ gìn Mẹ khi chết khỏi hư hoại. Người đã cưu mang Đấng Tạo Hóa cần được ở trong cung điện Thiên Chúa, Mẹ Thiên Chúa còn phải có tất cả mọi điều thuộc về Con của Mẹ và cần phải được mọi thụ tạo tôn kính.’
Qua các triều đại Giáo Hoàng cũng xác quyết về tín điều Mẹ Hồn Xác Lên Trời : -- GH Adriano I và GH Pascle I dùng những đồ thờ phượng có hình ảnh Đức Mẹ Lên Trời. - GH Piô 5 sửa đổi kinh Phụng vụ với bài đọc Lễ Mẹ Lên Trời. - GH Benedict 14 trong Thánh Lễ đọc bài giảng của Thánh Damasceno và Thánh Benado ghi rõ ràng câu ‘Rất Thánh Trinh Nữ Lên Trời cả Hồn lẫn Xác.’ - GH PIÔ 12 còn xác tín trong Thông điệp Corporis Mystici.
-Ngày 23/2/1870, 200 Giám Mục tại Công đồng Vatican I làm đơn thỉnh nguyện lên Đức Thánh Cha định tín về Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời. – Năm 1920, 260 Giám Mục từ nhiều quốc gia, hợp ý tâu xin xác tín tín điều. – 1934, 600 Tổng Giám Mục và Giám Mục mở chiến dịch Forge Italiane trưng cầu dân ý trên thế giới xin Tòa thánh chấp nhận tín điều – Đại Hội Thánh Mẫu Nantes 1927 lại bày tỏ nguyện vọng nêu trên và các nhà thần học qua nhiều thế kỷ cũng đồng tâm về tín điều Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
-Trong Kinh Cầu Đức Bà cũng xác tín : ‘ Nữ Vương Linh Hồn và Xác Lên Trời ‘.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời là 1 trong 4 tín điều và là chân lý tuyệt đối về đời sống Mẹ Maria :
1-Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. 2-Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. 3-Đức Maria Đồng Trinh Trọn Đời. 4-Đức Maria Hồn Xác Lên Trời.
Sau cùng, chính Đức Mẹ đã tiên báo trong Kinh Magnificat “ Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc. “
* Lời nguyện dâng kính Mẹ Hồn Xác Lên Trời :
- Xin cho con Có trí khôn như Mẹ, để chúc tụng Chúa và thi hành những điều Chúa dạy. - Xin cho con Có đôi mắt của Mẹ, để nhận ra những nhu cầu của anh chị em con. - Xin cho con Có đôi chân của Mẹ, để mau mắn đến với những người yếu đuối hoạn nạn. - Xin cho con Có đôi tay của Mẹ, để chía sẻ với những ai đói khát cơ cầu. - Xin cho con Có trái tim của Mẹ, để ngợi khen Chúa và yêu thương hết mọi người. ‘ “ Hãy nhìn Mẹ Maria và làm như Mẹ Maria ! “
*Ta hãy hồi tưởng cách đây 68 năm, vào ngày Lễ Kính Các Thánh 1/11/1950, trong khung cảnh tưng bừng hân hoan tại Quảng trường Thánh Phêrô với sự tham dự của 40 Hồng Y, 500 Tổng Giám Mục và Giám Mục, hàng trăm đại diện chính quyền, hàng ngàn tu sĩ nam nữ cùng 700.000 giáo dân và 80.000 trong Vương Cung Thánh Đường, Đức Thánh Cha PIÔ 12 long trọng tuyên bố Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời cho toàn Thế giới :
”Do uy quyền của Chúa Giêsu Kitô, của 2 Thánh Phêrô và Phaolô và với thẩm quyền của ta, ta phán quyết tuyên ngôn và định tín, là tín điều đã được mặc khải rằng: Đức Maria Mẹ Thiên Chúa trọn đời đồng trinh. Sau cuộc sống trần gian này đã được phúc vinh quang Thiên đàng cả Hồn và Xác. Nếu ai cả dám tự tình chối bỏ hay nghi ngờ điều ta đã định tín, thì họ phải biết rằng họ hoàn toàn phản bội đức tin Công Giáo của ta.
Đức Thánh Cha vừa dứt lời cả Quảng trường vang lên bản Thánh ca hùng tráng TE DEUM hòa nhịp với tiếng chuông reo vang của 400 Thánh đường tại Roma.
*Để kết thúc bài viết về Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, xin trích dẫn một đoạn trong tác phẩm : ‘TIN MỪNG NHƯ ĐÃ MẶC KHẢI CHO TÔI’ của Nữ tu MARIA VOLTORTA.
‘…Đã bao nhiêu ngày qua đi? Khó lòng để nói chắc chắn. Nếu luận theo những bông hoa được để như triều thiên chung quanh cơ thể bất động, thì người ta nói là đã qua đi mấy tiếng đồng hồ. Nếu luận theo những cành ôliu mà trước đó có những bông tươi, bây giờ hoa tàn và lá đã héo, và luận theo những bông hoa khác cũng đã tàn, đang để trên nắp cái rương như những thánh tích, thì người ta nói là đã qua đi mấy ngày.
Nhưng cơ thể Maria vẫn giống như lúc Mẹ vừa tắt thở. Không có một dấu hiệu nào của sự chết trên mặt cũng như trên đôi bàn tay nhỏ nhắn của Mẹ. Trong căn phòng không có mùi gì khó chịu. Trái lại, ở đây thoang thoảng một mùi thơm không giải thích được, nó nhắc nhớ tới mùi trầm hương, mùi hoa huệ, hoa hồng, hoa cẩm chướng, mùi các lá cây miền núi, pha lộn nhau.
Gioan, chả ai biết đã canh thức bao nhiêu ngày, đã thiếp ngủ, bị thua sự mệt mỏi. Ông vẫn ngồi trên ghế đẩu, tựa lưng vào tường, gần chiếc cửa mở ra sân thượng. Ánh sáng của ngọn đèn đặt dưới đất, soi sáng cho ông từ phía dưới, cho nhìn thấy khuôn mặt ông mệt mỏi, rất xanh, trừ ra chung quanh mắt thì đỏ vì khóc.
Bây giờ hẳn là lúc rạng đông vừa bắt đầu, vì ánh sáng trắng cho nhìn thấy sân thượng và các cây ôliu trồng chung quanh nhà. Ánh sáng này càng lúc càng mạnh, lọt qua cửa, cho phép phân biệt được những vật dụng ở trong phòng, những thứ mà trước đó chỉ hơi nhìn thấy, vì ở xa ngọn đèn.
Thình lình một ánh sáng lớn tràn đầy căn phòng, một ánh sáng bạc pha sắc xanh dương, hầu như lân tinh, càng lúc càng mạnh và tỏa lan, làm ánh sáng rạng đông và ánh sáng ngọn đèn biến mất. Đó là ánh sáng giống như ánh sáng đã bao phủ hang đá Bétlem khi Chúa sinh ra. Rồi trong ánh sáng Thiên Đàng này, các hình dáng thiên thần hiện ra rõ ràng. Ánh sáng lại trở nên huy hoàng hơn ánh sáng mạnh đã hiện ra trước tiên. Giống như đã xảy ra khi các thiên thần hiện ra với các mục đồng. Một màn vũ của ánh sáng muôn mầu tỏa ra từ cánh các Đấng, tạo thành những cử động mềm mại và phát ra tiếng rì rào nhịp nhàng, rung động rất êm tai.
Các thiên thần tạo thành một vòng như triều thiên chung quanh cái giường nhỏ, họ cúi xuống, nâng cơ thể bất động lên trong khi các đôi cánh vẫy mạnh, làm tăng cường độ âm thanh đã có lúc trước. Bởi một khoảng trống đã được mở ra cách kỳ diệu trên mái nhà, giống như sự kỳ diệu đã mở cửa mồ của Giêsu ra, các Đấng đi ra, mang theo bà Hoàng Hậu của các Đấng, thân xác rất thánh của Người, đúng, nhưng chưa được vinh quang, và còn chịu ảnh hưởng của các luật về vật chất. Điều này Đức Kitô không phải chịu, vì Người được vinh quang ngay từ lúc Người sống lại.
Âm thanh phát ra bởi cánh các thiên thần bây giờ mạnh như tiếng phong cầm. Gioan vẫn ngủ, mặc dầu đã hai ba lần ông nhúc nhích trên ghế đẩu, tựa như ông bị phiền bởi ánh sáng mạnh và âm thanh của tiếng nói các thiên thần, bây giờ ông thức dậy hoàn toàn bởi âm thanh quá mạnh, và luồng không khí từ mái nhà thổi xuống và thổi qua cái cửa để mở, tạo ra một cơn gió xoáy làm dập dờn cái mền ở trên chiếc giường trống, thổi vào y phục của Gioan, làm tắt ngọn đèn và làm cánh cửa đóng mạnh vào.
Vị tông đồ nhìn chung quanh ông, vẫn còn nửa thức nửa ngủ, để nhận định điều gì xảy ra. Ông nhận thấy cái giường đã trống rỗng và mái nhà mở ra. Ông biết đã xảy ra điều gì kỳ diệu. Ông chạy ra ngoài sân thượng, và như một bản năng siêu nhiên hoặc do một tiếng gọi từ Trời, ông ngửa mặt lên để nhìn trong khi lấy tay bảo vệ mắt cho khỏi chói vì mặt trời đang lên.
Và ông thấy: ông thấy cơ thể Maria vẫn chưa có sự sống, và hoàn toàn giống như người đang ngủ, được một nhóm thiên thần nâng đỡ, đang bay lên càng lúc càng cao. Một vạt áo khoác và chiếc voan của Người phất phới như một từ giã cuối cùng, có lẽ là do gió tạo ra bởi việc bay nhanh, và sự cử động của cánh các thiên thần. Các bông hoa mà Gioan đã thay mới và đặt chung quanh Maria, chắc chắn còn dính vào các nếp áo, bây giờ mưa xuống sân thượng và vùng Gétsêmani, trong khi tiếng Hosanna mạnh của nhóm thiên thần nghe càng lúc càng xa và càng nhẹ.
Gioan tiếp tục nhìn cắm vào cơ thể bay về Trời. Chắc chắn bởi một sự kỳ diệu mà Thiên Chúa ban cho ông, để an ủi ông và thưởng cho tình yêu của ông đối với người Mẹ thừa nhận, ông thấy rõ ràng Maria, bây giờ được bao phủ bởi ánh mặt trời đã lên, ra khỏi cơn xuất thần đã chia lìa linh hồn Người với thân xác Người, Người lại trở nên sống và đứng thẳng lên, vì bây giờ Mẹ cũng được hưởng những ơn huệ dành cho các thân xác đã được vinh quang.
Gioan nhìn, nhìn. Phép lạ mà Thiên Chúa ban cho ông, làm cho ông nhìn thấy Maria, trái với các định luật tự nhiên, bây giờ bay lên trời mau chóng, không cần phải ai giúp. Các thiên thần quây quần chung quanh Mẹ và hát Hosanna. Gioan ngây ngất hoan hỉ bởi cái cảnh đẹp mà không ngọn bút nào của loài người, không một tiếng nói nhân loại nào, không một tác phẩm nghệ thuật nào có thể miêu tả hay diễn lại được, vì đó là cảnh đẹp khôn tả.
Gioan vẫn đứng dựa vào bức tường của sân thượng, tiếp tục nhìn đăm đăm vào hình dạng huy hoàng và sáng ngời của Thiên Chúa – vì thực vậy, người ta có thể nói như thế về Maria, được tác thành theo phương cách duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đã cho Mẹ vô nhiễm tội, để Mẹ là một hình dạng của Ngôi Lời nhập thể – Mẹ lên càng lúc càng cao. Và một kỳ diệu sau cùng và tuyệt vời mà Thiên-Chúa-Tình-Yêu đã chấp nhận cho kẻ yêu thương hoàn hảo của Người là: được xem thấy cuộc gặp gỡ của người Mẹ rất thánh với người Con chí thánh, Đấng cũng huy hoàng và sáng ngời, đẹp bằng vẻ đẹp vô tả, từ trời xuống mau lẹ với Mẹ Người, ôm ghì Mẹ trên Trái Tim Người, và cùng nhau, còn sáng ngời hơn hai thiên thể, đi tới nơi mà từ đó Người đã xuống…’
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
( Lễ Trọng hàng năm ngày 15/8 )
-Hồng ân Thiên Chúa bao la, Muôn loài mãi mãi ngợi ca danh Người, Xác Hồn Mẹ đã lên trời, Đoàn con dâng Mẹ ngàn lời hân hoan.
*Đức Giáo Hoàng PIÔ 12, ngày 1/11/1950 Lễ Các Thánh đã công bố Hiến Chế ‘Munificentissimuc Deus. (Thiên Chúa vô cùng vinh hiển) tại Thánh đô La- mã : “Sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, vừa vô nhiễm, vừa mãi mãi đồng trinh, đã được đưa vào vinh quang Thiên quốc cả Hồn và Xác.”
Trong Kinh Thánh dù không nói đến việc Đức Mẹ qua đời và lên trời, nhưng Hội Thánh kết luận rút ra từ Tin Mừng Thánh sử Luca chương I câu 28, khi Sứ Thần truyền tin cho Trinh Nữ Maria: ‘Vui lên, Hỡi Hỡi Người Đầy Ơn Phúc ! Chúa ở cùng Người ! ‘ để định tín nhiệm vụ cao cả Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa nên được diễm phúc về trời cả Hồn lẫn Xác.
Theo truyền thống từ xưa các Giáo Hội Công Giáo- Đông Phương- Chính Thống và cả Anh Giáo đều công nhận Lễ kính Đức Mẹ Lên Trời mà không dựa theo truyền thống hay phong tục của bất cứ một tôn giáo nào khác. Riêng truyền thống Giáo Hội Đông Phương dành 15 ngày đầu tháng 8 để chuẩn bị lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn. Theo Thánh truyền và mặc khải cùng nhiều thỉnh nguyện của các Thánh Giáo Phụ, các vị Giáo Hoàng, các Hồng Y,Tổng Giám Mục, Giám Mục, Tu sĩ nam nữ và giáo dân. Giáo Hoàng Piô 12 dựa theo đơn thỉnh nguyện từ năm 1840- 1940 đúc kết thành 2 cuốn sách cùng với sự thảm khảo ý kiến, nghiên cứu và lời cầu nguyện, nên trước ngày công bố tín điều, ĐTC đã gởi Tông thư cho Cơ Mật Viện Tòa Thánh loan báo Tín điều Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Lịch sử Giáo Hội theo dòng thời gian đã được xác tín qua các vị thẩm quyền : - Các Thánh Giáo Phụ đồng thanh tung hô chức phẩm ‘Thiên Mẫu và Đức Đồng Trinh của Mẹ Maria’, như Thánh Damasceno nói : ’Cần thiết rằng Con Thiên Chúa khi sinh ra, đã gìn giữ vẹn tuyền đức trinh nữ của Mẹ, thì phải giữ gìn Mẹ khi chết khỏi hư hoại. Người đã cưu mang Đấng Tạo Hóa cần được ở trong cung điện Thiên Chúa, Mẹ Thiên Chúa còn phải có tất cả mọi điều thuộc về Con của Mẹ và cần phải được mọi thụ tạo tôn kính.’
Qua các triều đại Giáo Hoàng cũng xác quyết về tín điều Mẹ Hồn Xác Lên Trời : -- GH Adriano I và GH Pascle I dùng những đồ thờ phượng có hình ảnh Đức Mẹ Lên Trời. - GH Piô 5 sửa đổi kinh Phụng vụ với bài đọc Lễ Mẹ Lên Trời. - GH Benedict 14 trong Thánh Lễ đọc bài giảng của Thánh Damasceno và Thánh Benado ghi rõ ràng câu ‘Rất Thánh Trinh Nữ Lên Trời cả Hồn lẫn Xác.’ - GH PIÔ 12 còn xác tín trong Thông điệp Corporis Mystici.
-Ngày 23/2/1870, 200 Giám Mục tại Công đồng Vatican I làm đơn thỉnh nguyện lên Đức Thánh Cha định tín về Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời. – Năm 1920, 260 Giám Mục từ nhiều quốc gia, hợp ý tâu xin xác tín tín điều. – 1934, 600 Tổng Giám Mục và Giám Mục mở chiến dịch Forge Italiane trưng cầu dân ý trên thế giới xin Tòa thánh chấp nhận tín điều – Đại Hội Thánh Mẫu Nantes 1927 lại bày tỏ nguyện vọng nêu trên và các nhà thần học qua nhiều thế kỷ cũng đồng tâm về tín điều Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
-Trong Kinh Cầu Đức Bà cũng xác tín : ‘ Nữ Vương Linh Hồn và Xác Lên Trời ‘.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời là 1 trong 4 tín điều và là chân lý tuyệt đối về đời sống Mẹ Maria :
1-Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. 2-Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. 3-Đức Maria Đồng Trinh Trọn Đời. 4-Đức Maria Hồn Xác Lên Trời.
Sau cùng, chính Đức Mẹ đã tiên báo trong Kinh Magnificat “ Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc. “
* Lời nguyện dâng kính Mẹ Hồn Xác Lên Trời :
- Xin cho con Có trí khôn như Mẹ, để chúc tụng Chúa và thi hành những điều Chúa dạy. - Xin cho con Có đôi mắt của Mẹ, để nhận ra những nhu cầu của anh chị em con. - Xin cho con Có đôi chân của Mẹ, để mau mắn đến với những người yếu đuối hoạn nạn. - Xin cho con Có đôi tay của Mẹ, để chía sẻ với những ai đói khát cơ cầu. - Xin cho con Có trái tim của Mẹ, để ngợi khen Chúa và yêu thương hết mọi người. ‘ “ Hãy nhìn Mẹ Maria và làm như Mẹ Maria ! “
*Ta hãy hồi tưởng cách đây 68 năm, vào ngày Lễ Kính Các Thánh 1/11/1950, trong khung cảnh tưng bừng hân hoan tại Quảng trường Thánh Phêrô với sự tham dự của 40 Hồng Y, 500 Tổng Giám Mục và Giám Mục, hàng trăm đại diện chính quyền, hàng ngàn tu sĩ nam nữ cùng 700.000 giáo dân và 80.000 trong Vương Cung Thánh Đường, Đức Thánh Cha PIÔ 12 long trọng tuyên bố Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời cho toàn Thế giới :
”Do uy quyền của Chúa Giêsu Kitô, của 2 Thánh Phêrô và Phaolô và với thẩm quyền của ta, ta phán quyết tuyên ngôn và định tín, là tín điều đã được mặc khải rằng: Đức Maria Mẹ Thiên Chúa trọn đời đồng trinh. Sau cuộc sống trần gian này đã được phúc vinh quang Thiên đàng cả Hồn và Xác. Nếu ai cả dám tự tình chối bỏ hay nghi ngờ điều ta đã định tín, thì họ phải biết rằng họ hoàn toàn phản bội đức tin Công Giáo của ta.
Đức Thánh Cha vừa dứt lời cả Quảng trường vang lên bản Thánh ca hùng tráng TE DEUM hòa nhịp với tiếng chuông reo vang của 400 Thánh đường tại Roma.
*Để kết thúc bài viết về Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, xin trích dẫn một đoạn trong tác phẩm : ‘TIN MỪNG NHƯ ĐÃ MẶC KHẢI CHO TÔI’ của Nữ tu MARIA VOLTORTA.
‘…Đã bao nhiêu ngày qua đi? Khó lòng để nói chắc chắn. Nếu luận theo những bông hoa được để như triều thiên chung quanh cơ thể bất động, thì người ta nói là đã qua đi mấy tiếng đồng hồ. Nếu luận theo những cành ôliu mà trước đó có những bông tươi, bây giờ hoa tàn và lá đã héo, và luận theo những bông hoa khác cũng đã tàn, đang để trên nắp cái rương như những thánh tích, thì người ta nói là đã qua đi mấy ngày.
Nhưng cơ thể Maria vẫn giống như lúc Mẹ vừa tắt thở. Không có một dấu hiệu nào của sự chết trên mặt cũng như trên đôi bàn tay nhỏ nhắn của Mẹ. Trong căn phòng không có mùi gì khó chịu. Trái lại, ở đây thoang thoảng một mùi thơm không giải thích được, nó nhắc nhớ tới mùi trầm hương, mùi hoa huệ, hoa hồng, hoa cẩm chướng, mùi các lá cây miền núi, pha lộn nhau.
Gioan, chả ai biết đã canh thức bao nhiêu ngày, đã thiếp ngủ, bị thua sự mệt mỏi. Ông vẫn ngồi trên ghế đẩu, tựa lưng vào tường, gần chiếc cửa mở ra sân thượng. Ánh sáng của ngọn đèn đặt dưới đất, soi sáng cho ông từ phía dưới, cho nhìn thấy khuôn mặt ông mệt mỏi, rất xanh, trừ ra chung quanh mắt thì đỏ vì khóc.
Bây giờ hẳn là lúc rạng đông vừa bắt đầu, vì ánh sáng trắng cho nhìn thấy sân thượng và các cây ôliu trồng chung quanh nhà. Ánh sáng này càng lúc càng mạnh, lọt qua cửa, cho phép phân biệt được những vật dụng ở trong phòng, những thứ mà trước đó chỉ hơi nhìn thấy, vì ở xa ngọn đèn.
Thình lình một ánh sáng lớn tràn đầy căn phòng, một ánh sáng bạc pha sắc xanh dương, hầu như lân tinh, càng lúc càng mạnh và tỏa lan, làm ánh sáng rạng đông và ánh sáng ngọn đèn biến mất. Đó là ánh sáng giống như ánh sáng đã bao phủ hang đá Bétlem khi Chúa sinh ra. Rồi trong ánh sáng Thiên Đàng này, các hình dáng thiên thần hiện ra rõ ràng. Ánh sáng lại trở nên huy hoàng hơn ánh sáng mạnh đã hiện ra trước tiên. Giống như đã xảy ra khi các thiên thần hiện ra với các mục đồng. Một màn vũ của ánh sáng muôn mầu tỏa ra từ cánh các Đấng, tạo thành những cử động mềm mại và phát ra tiếng rì rào nhịp nhàng, rung động rất êm tai.
Các thiên thần tạo thành một vòng như triều thiên chung quanh cái giường nhỏ, họ cúi xuống, nâng cơ thể bất động lên trong khi các đôi cánh vẫy mạnh, làm tăng cường độ âm thanh đã có lúc trước. Bởi một khoảng trống đã được mở ra cách kỳ diệu trên mái nhà, giống như sự kỳ diệu đã mở cửa mồ của Giêsu ra, các Đấng đi ra, mang theo bà Hoàng Hậu của các Đấng, thân xác rất thánh của Người, đúng, nhưng chưa được vinh quang, và còn chịu ảnh hưởng của các luật về vật chất. Điều này Đức Kitô không phải chịu, vì Người được vinh quang ngay từ lúc Người sống lại.
Âm thanh phát ra bởi cánh các thiên thần bây giờ mạnh như tiếng phong cầm. Gioan vẫn ngủ, mặc dầu đã hai ba lần ông nhúc nhích trên ghế đẩu, tựa như ông bị phiền bởi ánh sáng mạnh và âm thanh của tiếng nói các thiên thần, bây giờ ông thức dậy hoàn toàn bởi âm thanh quá mạnh, và luồng không khí từ mái nhà thổi xuống và thổi qua cái cửa để mở, tạo ra một cơn gió xoáy làm dập dờn cái mền ở trên chiếc giường trống, thổi vào y phục của Gioan, làm tắt ngọn đèn và làm cánh cửa đóng mạnh vào.
Vị tông đồ nhìn chung quanh ông, vẫn còn nửa thức nửa ngủ, để nhận định điều gì xảy ra. Ông nhận thấy cái giường đã trống rỗng và mái nhà mở ra. Ông biết đã xảy ra điều gì kỳ diệu. Ông chạy ra ngoài sân thượng, và như một bản năng siêu nhiên hoặc do một tiếng gọi từ Trời, ông ngửa mặt lên để nhìn trong khi lấy tay bảo vệ mắt cho khỏi chói vì mặt trời đang lên.
Và ông thấy: ông thấy cơ thể Maria vẫn chưa có sự sống, và hoàn toàn giống như người đang ngủ, được một nhóm thiên thần nâng đỡ, đang bay lên càng lúc càng cao. Một vạt áo khoác và chiếc voan của Người phất phới như một từ giã cuối cùng, có lẽ là do gió tạo ra bởi việc bay nhanh, và sự cử động của cánh các thiên thần. Các bông hoa mà Gioan đã thay mới và đặt chung quanh Maria, chắc chắn còn dính vào các nếp áo, bây giờ mưa xuống sân thượng và vùng Gétsêmani, trong khi tiếng Hosanna mạnh của nhóm thiên thần nghe càng lúc càng xa và càng nhẹ.
Gioan tiếp tục nhìn cắm vào cơ thể bay về Trời. Chắc chắn bởi một sự kỳ diệu mà Thiên Chúa ban cho ông, để an ủi ông và thưởng cho tình yêu của ông đối với người Mẹ thừa nhận, ông thấy rõ ràng Maria, bây giờ được bao phủ bởi ánh mặt trời đã lên, ra khỏi cơn xuất thần đã chia lìa linh hồn Người với thân xác Người, Người lại trở nên sống và đứng thẳng lên, vì bây giờ Mẹ cũng được hưởng những ơn huệ dành cho các thân xác đã được vinh quang.
Gioan nhìn, nhìn. Phép lạ mà Thiên Chúa ban cho ông, làm cho ông nhìn thấy Maria, trái với các định luật tự nhiên, bây giờ bay lên trời mau chóng, không cần phải ai giúp. Các thiên thần quây quần chung quanh Mẹ và hát Hosanna. Gioan ngây ngất hoan hỉ bởi cái cảnh đẹp mà không ngọn bút nào của loài người, không một tiếng nói nhân loại nào, không một tác phẩm nghệ thuật nào có thể miêu tả hay diễn lại được, vì đó là cảnh đẹp khôn tả.
Gioan vẫn đứng dựa vào bức tường của sân thượng, tiếp tục nhìn đăm đăm vào hình dạng huy hoàng và sáng ngời của Thiên Chúa – vì thực vậy, người ta có thể nói như thế về Maria, được tác thành theo phương cách duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đã cho Mẹ vô nhiễm tội, để Mẹ là một hình dạng của Ngôi Lời nhập thể – Mẹ lên càng lúc càng cao. Và một kỳ diệu sau cùng và tuyệt vời mà Thiên-Chúa-Tình-Yêu đã chấp nhận cho kẻ yêu thương hoàn hảo của Người là: được xem thấy cuộc gặp gỡ của người Mẹ rất thánh với người Con chí thánh, Đấng cũng huy hoàng và sáng ngời, đẹp bằng vẻ đẹp vô tả, từ trời xuống mau lẹ với Mẹ Người, ôm ghì Mẹ trên Trái Tim Người, và cùng nhau, còn sáng ngời hơn hai thiên thể, đi tới nơi mà từ đó Người đã xuống…’
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Văn Hóa
Chút cảm nhận về ngày lễ Mẹ Lên Trời
Sơn Ca Linh
09:37 14/08/2018
Ai chẳng biết,
Trần gian là “lũng đầy nước mắt”,
Và thế giới
muôn nơi muôn thuở ngập đắng cay.
Như bao lữ khách hành hương qua chốn lưu đày,
Đã đến lúc Chúa đưa Mẹ về thiên đàng vĩnh phước.
Ngày Mẹ đi
vạn thiên thần mừng ca đón rước,
Mẹ “Qua đời”
mà không một chút bi luỵ não nề.
Giã biệt trần gian như một chuyến về quê,
Mà quả thật, Mẹ đã về quê hương vĩnh cửu.
Nhưng con biết,
Trong tim Mẹ vẫn in đậm bao ảnh hình cố cựu,
Trăm vạn người con đói khổ khốn cùng,
Đứa bệnh hoạn tật nguyền,
lao tù, tội lỗi, phiêu bạt, lao lung…
đứa thương tích lầm than,
huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt…!
Nếu có Mẹ ở đây,
Mẹ sẽ đi tìm để thoa dịu muôn nghìn thương tích.
Sẽ ân cần,
Dẫn lối đưa đường về cho Con Mẹ hoàn sinh.
Những “đám cưới dở dang”,
Mẹ sẽ giúp cho đầy rượu rạng rỡ linh đình,
Ai vấp ngã thương đau,
Có Mẹ ân cần đồng hành trên những nẻo đường thập giá…
Nên, nếu được Mẹ ơi,
Hoãn lại cuộc về trời xin một lần ở lại.
Ở lại với chúng con thêm một lần nữa thôi !
Bởi trước sau gì,
Chúa cũng thưởng Mẹ vinh quang trên cõi đời đời,
Và dẫu biết,
Trên cao Mẹ vẫn nhìn…,
nhưng đất trời “tự nhiên”, vẫn nghìn trùng xa cách.
Nhà chúng con mà có Mẹ,
Sẽ ấm cúng, thơm tho và rất sạch.
Bữa cơm chiều luôn có cơm nóng canh ngon.
Mẹ sẽ dạy chúng con
biết yêu thương chia sẻ lo toan,
biết luôn mĩm cười như Mẹ để thi hành Thiên ý.
Lúc vui lúc buồn,
Chúng con luôn nghe Mẹ hát bài ca tuyệt mỹ,
Bài “Magnificat” tán tụng Chúa toàn năng.
Lúc đổ mồ hôi mệt mỏi bon chen,
Chúng con vẫn thấy Mẹ lặng cầu và suy gẫm…
Ở lại với chúng con đi,
Thế giới hôm nay đang cần Mẹ lắm.
Rất nhiều anh chị em chúng con đang như kẻ mồ côi.
Biết Mẹ về trời, nào đâu biền biệt xa xôi,
Nhưng con vẫn muốn,
Mẹ ơi, xin một lần ở lại !
Sơn Ca Linh
(Mẹ lên trời 2018)