Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 19/08: Tôi còn thiếu điều gì? – Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
01:46 18/08/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, có một người đến thưa Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời?” Đức Giê-su đáp: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn.” Người ấy hỏi: “Điều răn nào?” Đức Giê-su đáp: “Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. Ngươi phải thờ cha kính mẹ”, và “Ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình.” Người thanh niên ấy nói: “Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa không?” Đức Giê-su đáp: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ có được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
Đó là lời Chúa
Cho đi
Lm. Minh Anh
15:08 18/08/2024
CHO ĐI
“Tôi còn thiếu điều gì nữa?”.
“Không ai có thể mang hai đôi giày cùng một lúc! Tôi đã cố gắng giữ mọi thứ trong tay và mất hết, nhưng những gì tôi trao vào tay Chúa, tôi vẫn sở hữu. Nếu cho đi những thứ bạn không cần, thì đó không phải là cho đi, vì bản chất của sự cho đi nằm ở việc hy sinh bản thân, cho đi mà lòng xót xa; đó mới là cho đi đích thực!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều muốn ‘nên tốt hơn’, có cùng một khao khát ‘cho đi’ như chàng thanh niên trong Tin Mừng hôm nay. Suy cho cùng, trái tim của bạn và tôi luôn bồn chồn - một sự ‘bồn chồn thánh thiện’ - mãi đến khi an nghỉ trong Chúa.
Tuy nhiên, như chàng thanh niên, chúng ta thường thấy trong chính mình có những trở ngại trước lời mời gọi của Chúa Giêsu. Chúng ta khám phá ra rằng, chúng ta không có đủ tự do bởi những gắn bó ‘đủ loại’ đang kìm hãm. Chúng ta chưa có sự tự do vinh quang của con cái Chúa - theo cách nói của Phaolô. Vì thế, hãy tiếp tục cầu nguyện để phát triển sự tự do hầu trở nên những con người Chúa muốn chúng ta trở thành!
Chúa Giêsu coi trọng câu hỏi cầu tiến của người thanh niên, “Tôi còn thiếu điều gì nữa?”. Đáp lại, Ngài mời anh thực hiện một bước nhảy, “Hãy đi bán tài sản của anh, đem cho người nghèo. Rồi hãy đến theo tôi!”. Và một nỗi buồn ập xuống khi anh nhận ra mình không thể đạt được ‘nhiều hơn thế’ như lòng mong ước. Đừng nghĩ Phúc Âm này không thực sự liên quan đến chúng ta vì bạn và tôi không thuộc hạng giàu có. Hãy lắng nghe những gì Chúa Giêsu đang nói, Ngài nói đến điều mà người thanh niên không muốn từ bỏ - tiền bạc. Nếu thành thật, chúng ta sẽ thừa nhận rằng, tất cả chúng ta đều có ‘một số thứ’ mà chúng ta sẽ rất chậm và rất khó để từ bỏ. Những thứ chúng ta không muốn Chúa đụng đến; một ngôi nhà, một công việc hay một mối quan hệ.
Trong thực tế, hạnh phúc và bình an của chúng ta nằm ở việc buông bỏ bất cứ điều gì đang kìm hãm việc đáp lại tiếng Chúa gọi ‘ở đây và lúc này’. Chúng ta thường chỉ làm những ‘điều tối thiểu’ đang khi Chúa Giêsu luôn mời chúng ta làm những ‘điều tối đa!’. Ngài chờ đợi một bước nhảy! Với người thanh niên, Ngài bắt đầu từ những bổn phận đến sự tự do ‘cho đi’, “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp” để tiến tới một đề xuất tích cực, “Hãy đi bán… rồi theo tôi!”. Đức tin không thể chỉ giới hạn ở một loạt “không”, vì đời sống Kitô hữu là một loạt “có”, loạt “có” của tình yêu.
Anh Chị em,
“Tôi còn thiếu điều gì nữa?”. Hãy hỏi Chúa, “Lạy Chúa, con còn thiếu điều gì? Đức tin của con đang ở mức nào?”. Để được Chúa Giêsu thu hút, bạn và tôi có đáp lại sự ‘bồn chồn thánh thiện’ của mình cách tự do, với lòng quảng đại với tất cả trái tim? Hãy nhớ, càng đáp lại tiếng gọi cá nhân của Chúa một cách hào phóng, chúng ta sẽ càng hạnh phúc! Chúng ta cần sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, của Đức Mẹ và các thánh. Các ngài sẽ chỉ cho chúng ta sự tự do để bước đi trên con đường Chúa muốn chúng ta đi hầu đáp lại nỗi khao khát “nhiều hơn” trong một cuộc sống dám ‘cho đi’ mỗi ngày!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con biết rằng, những gì con trao vào tay Chúa, con ‘vẫn sở hữu và sẽ sở hữu’; những gì ngày kia con mang theo là những gì con đã ‘cho đi!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tôi còn thiếu điều gì nữa?”.
“Không ai có thể mang hai đôi giày cùng một lúc! Tôi đã cố gắng giữ mọi thứ trong tay và mất hết, nhưng những gì tôi trao vào tay Chúa, tôi vẫn sở hữu. Nếu cho đi những thứ bạn không cần, thì đó không phải là cho đi, vì bản chất của sự cho đi nằm ở việc hy sinh bản thân, cho đi mà lòng xót xa; đó mới là cho đi đích thực!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều muốn ‘nên tốt hơn’, có cùng một khao khát ‘cho đi’ như chàng thanh niên trong Tin Mừng hôm nay. Suy cho cùng, trái tim của bạn và tôi luôn bồn chồn - một sự ‘bồn chồn thánh thiện’ - mãi đến khi an nghỉ trong Chúa.
Tuy nhiên, như chàng thanh niên, chúng ta thường thấy trong chính mình có những trở ngại trước lời mời gọi của Chúa Giêsu. Chúng ta khám phá ra rằng, chúng ta không có đủ tự do bởi những gắn bó ‘đủ loại’ đang kìm hãm. Chúng ta chưa có sự tự do vinh quang của con cái Chúa - theo cách nói của Phaolô. Vì thế, hãy tiếp tục cầu nguyện để phát triển sự tự do hầu trở nên những con người Chúa muốn chúng ta trở thành!
Chúa Giêsu coi trọng câu hỏi cầu tiến của người thanh niên, “Tôi còn thiếu điều gì nữa?”. Đáp lại, Ngài mời anh thực hiện một bước nhảy, “Hãy đi bán tài sản của anh, đem cho người nghèo. Rồi hãy đến theo tôi!”. Và một nỗi buồn ập xuống khi anh nhận ra mình không thể đạt được ‘nhiều hơn thế’ như lòng mong ước. Đừng nghĩ Phúc Âm này không thực sự liên quan đến chúng ta vì bạn và tôi không thuộc hạng giàu có. Hãy lắng nghe những gì Chúa Giêsu đang nói, Ngài nói đến điều mà người thanh niên không muốn từ bỏ - tiền bạc. Nếu thành thật, chúng ta sẽ thừa nhận rằng, tất cả chúng ta đều có ‘một số thứ’ mà chúng ta sẽ rất chậm và rất khó để từ bỏ. Những thứ chúng ta không muốn Chúa đụng đến; một ngôi nhà, một công việc hay một mối quan hệ.
Trong thực tế, hạnh phúc và bình an của chúng ta nằm ở việc buông bỏ bất cứ điều gì đang kìm hãm việc đáp lại tiếng Chúa gọi ‘ở đây và lúc này’. Chúng ta thường chỉ làm những ‘điều tối thiểu’ đang khi Chúa Giêsu luôn mời chúng ta làm những ‘điều tối đa!’. Ngài chờ đợi một bước nhảy! Với người thanh niên, Ngài bắt đầu từ những bổn phận đến sự tự do ‘cho đi’, “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp” để tiến tới một đề xuất tích cực, “Hãy đi bán… rồi theo tôi!”. Đức tin không thể chỉ giới hạn ở một loạt “không”, vì đời sống Kitô hữu là một loạt “có”, loạt “có” của tình yêu.
Anh Chị em,
“Tôi còn thiếu điều gì nữa?”. Hãy hỏi Chúa, “Lạy Chúa, con còn thiếu điều gì? Đức tin của con đang ở mức nào?”. Để được Chúa Giêsu thu hút, bạn và tôi có đáp lại sự ‘bồn chồn thánh thiện’ của mình cách tự do, với lòng quảng đại với tất cả trái tim? Hãy nhớ, càng đáp lại tiếng gọi cá nhân của Chúa một cách hào phóng, chúng ta sẽ càng hạnh phúc! Chúng ta cần sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, của Đức Mẹ và các thánh. Các ngài sẽ chỉ cho chúng ta sự tự do để bước đi trên con đường Chúa muốn chúng ta đi hầu đáp lại nỗi khao khát “nhiều hơn” trong một cuộc sống dám ‘cho đi’ mỗi ngày!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con biết rằng, những gì con trao vào tay Chúa, con ‘vẫn sở hữu và sẽ sở hữu’; những gì ngày kia con mang theo là những gì con đã ‘cho đi!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng viết lời tựa cho cuốn sách về án tử hình
Vũ Văn An
15:18 18/08/2024
Theo Kathleen N. Hattrup của tạp chí mạng ALETEIA, ngày 18/08/24, Đức Thánh Cha đã viết lời tựa cho cuốn sách mới nhất của một giáo dân Florida, người đã phục vụ tại các trại tử tù và biệt giam trong hơn 25 năm.
Thay mặt cho các giám mục Florida, Dale Recinella bắt đầu phục vụ các tù nhân tại các tử tù và trong "biệt giam dài hạn".
Ông và vợ, Tiến sĩ Susan Recinella, cùng nhau phục vụ, ngay cả trong các vụ hành quyết -- Dale phục vụ cho tử tù, Susan phục vụ cho gia đình của cả những người bị kết án và các nạn nhân.
Dale đã viết một số cuốn sách, nhưng cuốn sách mới nhất của ông được Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết lời tựa.
Một Kitô hữu tại Tử tù: Cam kết của tôi với những người bị kết án sẽ được Nhà xuất bản Vatican (LEV) xuất bản vào ngày 27 tháng 8.
Cựu luật sư Phố Wall 72 tuổi này đã phục vụ trong thừa tác vụ này trong hơn 25 năm.
Cam kết Năm Thánh
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường lên tiếng phản đối án tử hình, một bản án mà ngài cho là vô nhân đạo vì nó không có chỗ cho hy vọng.
Đức Thánh Cha giải thích trong lời tựa rằng ngài đã gặp Recinella trong một buổi tiếp kiến và hiểu rõ hơn về ông qua các bài viết trên tờ L'Osservatore Romano và "bây giờ là qua cuốn sách vô cùng cảm động này".
Đức Thánh Cha viết về về thừa tác vụ của ông:
Nhiệm vụ của ông vô cùng khó khăn, mạo hiểm và gian khổ, vì nó chạm đến cái ác ở mọi chiều kích: cái ác đã gây ra cho các nạn nhân, không thể xóa bỏ; cái ác mà người bị kết án đang phải trải qua, biết rằng họ chắc chắn sẽ phải chết; cái ác mà, thông qua việc thực hành án tử hình, đã được truyền bá vào xã hội.
Đúng vậy, như tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, án tử hình không phải là giải pháp cho bạo lực có thể tấn công những người vô tội. Các vụ tử hình, không những không mang lại công lý, mà còn thúc đẩy cảm giác trả thù, trở thành chất độc nguy hiểm cho cơ thể của các xã hội dân sự của chúng ta. Các quốc gia nên tập trung vào việc cho tù nhân cơ hội thực sự thay đổi cuộc sống của họ, thay vì đầu tư tiền bạc và nguồn lực vào việc hành quyết họ, như thể họ là những con người không còn xứng đáng sống và phải bị loại bỏ. Trong tiểu thuyết The Idiot, Fyodor Dostoevsky đã tóm tắt một cách ngắn gọn về tính không bền vững về mặt luận lý học và đạo đức của án tử hình, khi nói về một người bị kết án tử hình: "Đó là sự vi phạm linh hồn con người, không gì hơn! Có lời chép rằng: 'Ngươi không được giết người', nhưng vì anh ta đã giết người, nên những người khác sẽ giết anh ta. Không, đó là điều không nên hiện hữu".
Thật vậy, Năm Thánh nên thúc đẩy tất cả các tín hữu cùng nhau kêu gọi bãi bỏ án tử hình, một hành vi mà như Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nêu rõ, "là không thể chấp nhận được vì nó là sự tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người!" (số 2267).
Luôn là con cái của Thiên Chúa
Lòng thương xót của Thiên Chúa có thể "gây tai tiếng", Đức Giáo Hoàng tiếp tục.
Nhưng có đúng là Chúa Giêsu đã chào đón vào vòng tay của Người một tên trộm bị kết án tử hình không? Vâng, Dale Racinella đã thực sự hiểu và làm chứng bằng cuộc sống của mình, mỗi lần ông bước qua ngưỡng cửa nhà tù, đặc biệt là nơi mà ông gọi là "ngôi nhà của sự chết", rằng tình yêu của Thiên Chúa là vô biên và vô lượng. Và ngay cả tội lỗi ghê tởm nhất của chúng ta cũng không làm hoen ố danh tính của chúng ta trong mắt Thiên Chúa: Chúng ta vẫn là con cái của Người, được Người yêu thương, chăm sóc và được Người coi là quý giá.
Đức Giáo Hoàng: Án tử hình không bao giờ mang lại công lý, nhưng là chất độc cho xã hội
Vatican Media đăng nguyên văn Lời tựa của Đức Phanxicô cho cuốn sách của Recinella:
Tin Mừng là cuộc gặp gỡ với một Người sống vốn thay đổi nhiều cuộc sống: Chúa Giêsu có khả năng cách mạng hóa các kế hoạch, nguyện vọng và quan điểm của chúng ta. Biết Người có nghĩa là lấp đầy hiện sinh của chúng ta bằng ý nghĩa, bởi vì Chúa ban cho chúng ta niềm vui không bao giờ phai nhạt, vì đó chính là niềm vui của Thiên Chúa.
Câu chuyện của Dale Recinella, người mà tôi đã gặp trong một buổi tiếp kiến, và đã hiểu rõ hơn qua các bài báo mà ông đã viết trong nhiều năm cho L'Osservatore Romano và bây giờ qua cuốn sách vô cùng cảm động này, đã xác nhận những gì tôi đã nói: chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể hiểu được cách một người đàn ông, người có những mục tiêu khác trong đầu cho tương lai của mình, đã trở thành tuyên úy- với tư cách là một Kitô hữu, một người chồng và người cha - cho những người bị kết án tử hình.
Nhiệm vụ của ông là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, mạo hiểm và gian khổ, bởi vì nó chạm đến cái ác ở mọi khía cạnh của nó: cái ác đã gây ra cho các nạn nhân, không thể hoàn tác; cái ác mà người bị kết án đang phải trải qua, biết rằng họ chắc chắn sẽ phải chết; cái ác, thông qua việc thực hành án tử hình, đã được truyền bá vào xã hội. Đúng vậy, như tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, án tử hình không phải là giải pháp cho bạo lực có thể tấn công những người vô tội. Các vụ hành quyết tử hình, không những không mang lại công lý mà còn nuôi dưỡng cảm thức trả thù sẽ trở thành mối thuốc độc nguy hiểm cho cơ thể của xã hội dân sự của chúng ta. Các quốc gia nên tập trung vào việc cho phép các tù nhân có cơ hội thực sự thay đổi cuộc sống của họ, thay vì đầu tư tiền bạc và nguồn lực vào việc hành quyết họ, như thể họ là những con người không còn xứng đáng để sống và bị loại bỏ. Trong tiểu thuyết The Idiot, Fyodor Dostoevsky đã tóm tắt một cách ngắn gọn về tính không bền vững về mặt luận lý họcbvà đạo đức của án tử hình, khi nói về một người bị kết án tử hình: "Đó là sự xâm phạm đến linh hồn con người, không gì hơn! Có lời chép rằng: 'Ngươi không được giết người', nhưng vì anh ta đã giết người, nên những người khác lại giết anh ta. Không, đó là điều không nên hiện hữu". Thật vậy, Năm Thánh nên thúc đẩy tất cả các tín hữu cùng nhau kêu gọi bãi bỏ án tử hình, một hành vi mà theo như Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nêu rõ, "là không thể chấp nhận được vì nó là sự tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người!" (số 2267).
Hơn nữa, công trình của Dale Racinella, không quên sự đóng góp đáng kể của vợ ông là Susan như được phản ảnh trong cuốn sách, là một món quà tuyệt vời cho Giáo hội và xã hội tại Hoa Kỳ, nơi Dale sống và làm việc. Cam kết của ông với tư cách là một tuyên úy giáo dân, đặc biệt là ở một nơi vô nhân đạo như tử tù, là một lời chứng sống động và đầy nhiệt huyết về lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa. Như Năm Thánh Lòng Thương Xót đặc biệt đã dạy chúng ta, chúng ta không bao giờ được nghĩ rằng có thể có một tội lỗi, một sai lầm hoặc một hành động của chúng ta khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa mãi mãi. Trái tim của Người đã bị đóng đinh vì chúng ta. Và Thiên Chúa chỉ có thể tha thứ cho chúng ta.
Chắc chắn, lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa này cũng có thể gây tai tiếng, vì nó đã gây tai tiếng cho nhiều người vào thời Chúa Giêsu khi Con Thiên Chúa ăn uống với những kẻ tội lỗi và gái mại dâm. Anh Dale cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích, phản đối và từ chối vì cam kết tâm linh của mình đối với những người bị kết án. Nhưng có đúng là Chúa Giêsu từng chào đón vào vòng tay của Người một tên trộm bị kết án tử hình không? Vâng, Dale Racinella đã thực sự hiểu và làm chứng bằng cuộc sống của mình, mỗi lần ông bước qua ngưỡng cửa nhà tù, đặc biệt là nơi mà ông gọi là "ngôi nhà của sự chết", rằng tình yêu của Thiên Chúa là vô biên và vô lượng. Và rằng ngay cả tội lỗi ghê tởm nhất của chúng ta cũng không làm hoen ố danh tính của chúng ta trong mắt Thiên Chúa: chúng ta vẫn là con cái của Người, được Người yêu thương, được Người chăm sóc và được Người coi là quý giá.
Do đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Dale Racinella: bởi vì công việc của ông với tư cách là một tuyên úy trong phòng tử tù là sự tuân thủ kiên trì và nồng nhiệt vào thực tại sâu sắc nhất của Tin Mừng Chúa Giêsu, đó là lòng thương xót của Thiên Chúa, tình yêu vô điều kiện và kiên định của Người dành cho mọi người, ngay cả những người đã phạm lỗi. Và rằng từ một cái nhìn yêu thương, giống như cái nhìn của Chúa Kitô trên thập giá, mong họ tìm thấy một ý nghĩa mới trong cuộc sống của họ và thực sự là trong cái chết của họ.
Thay mặt cho các giám mục Florida, Dale Recinella bắt đầu phục vụ các tù nhân tại các tử tù và trong "biệt giam dài hạn".
Ông và vợ, Tiến sĩ Susan Recinella, cùng nhau phục vụ, ngay cả trong các vụ hành quyết -- Dale phục vụ cho tử tù, Susan phục vụ cho gia đình của cả những người bị kết án và các nạn nhân.
Dale đã viết một số cuốn sách, nhưng cuốn sách mới nhất của ông được Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết lời tựa.
Một Kitô hữu tại Tử tù: Cam kết của tôi với những người bị kết án sẽ được Nhà xuất bản Vatican (LEV) xuất bản vào ngày 27 tháng 8.
Cựu luật sư Phố Wall 72 tuổi này đã phục vụ trong thừa tác vụ này trong hơn 25 năm.
Cam kết Năm Thánh
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường lên tiếng phản đối án tử hình, một bản án mà ngài cho là vô nhân đạo vì nó không có chỗ cho hy vọng.
Đức Thánh Cha giải thích trong lời tựa rằng ngài đã gặp Recinella trong một buổi tiếp kiến và hiểu rõ hơn về ông qua các bài viết trên tờ L'Osservatore Romano và "bây giờ là qua cuốn sách vô cùng cảm động này".
Đức Thánh Cha viết về về thừa tác vụ của ông:
Nhiệm vụ của ông vô cùng khó khăn, mạo hiểm và gian khổ, vì nó chạm đến cái ác ở mọi chiều kích: cái ác đã gây ra cho các nạn nhân, không thể xóa bỏ; cái ác mà người bị kết án đang phải trải qua, biết rằng họ chắc chắn sẽ phải chết; cái ác mà, thông qua việc thực hành án tử hình, đã được truyền bá vào xã hội.
Đúng vậy, như tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, án tử hình không phải là giải pháp cho bạo lực có thể tấn công những người vô tội. Các vụ tử hình, không những không mang lại công lý, mà còn thúc đẩy cảm giác trả thù, trở thành chất độc nguy hiểm cho cơ thể của các xã hội dân sự của chúng ta. Các quốc gia nên tập trung vào việc cho tù nhân cơ hội thực sự thay đổi cuộc sống của họ, thay vì đầu tư tiền bạc và nguồn lực vào việc hành quyết họ, như thể họ là những con người không còn xứng đáng sống và phải bị loại bỏ. Trong tiểu thuyết The Idiot, Fyodor Dostoevsky đã tóm tắt một cách ngắn gọn về tính không bền vững về mặt luận lý học và đạo đức của án tử hình, khi nói về một người bị kết án tử hình: "Đó là sự vi phạm linh hồn con người, không gì hơn! Có lời chép rằng: 'Ngươi không được giết người', nhưng vì anh ta đã giết người, nên những người khác sẽ giết anh ta. Không, đó là điều không nên hiện hữu".
Thật vậy, Năm Thánh nên thúc đẩy tất cả các tín hữu cùng nhau kêu gọi bãi bỏ án tử hình, một hành vi mà như Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nêu rõ, "là không thể chấp nhận được vì nó là sự tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người!" (số 2267).
Luôn là con cái của Thiên Chúa
Lòng thương xót của Thiên Chúa có thể "gây tai tiếng", Đức Giáo Hoàng tiếp tục.
Nhưng có đúng là Chúa Giêsu đã chào đón vào vòng tay của Người một tên trộm bị kết án tử hình không? Vâng, Dale Racinella đã thực sự hiểu và làm chứng bằng cuộc sống của mình, mỗi lần ông bước qua ngưỡng cửa nhà tù, đặc biệt là nơi mà ông gọi là "ngôi nhà của sự chết", rằng tình yêu của Thiên Chúa là vô biên và vô lượng. Và ngay cả tội lỗi ghê tởm nhất của chúng ta cũng không làm hoen ố danh tính của chúng ta trong mắt Thiên Chúa: Chúng ta vẫn là con cái của Người, được Người yêu thương, chăm sóc và được Người coi là quý giá.
Đức Giáo Hoàng: Án tử hình không bao giờ mang lại công lý, nhưng là chất độc cho xã hội
Vatican Media đăng nguyên văn Lời tựa của Đức Phanxicô cho cuốn sách của Recinella:
Tin Mừng là cuộc gặp gỡ với một Người sống vốn thay đổi nhiều cuộc sống: Chúa Giêsu có khả năng cách mạng hóa các kế hoạch, nguyện vọng và quan điểm của chúng ta. Biết Người có nghĩa là lấp đầy hiện sinh của chúng ta bằng ý nghĩa, bởi vì Chúa ban cho chúng ta niềm vui không bao giờ phai nhạt, vì đó chính là niềm vui của Thiên Chúa.
Câu chuyện của Dale Recinella, người mà tôi đã gặp trong một buổi tiếp kiến, và đã hiểu rõ hơn qua các bài báo mà ông đã viết trong nhiều năm cho L'Osservatore Romano và bây giờ qua cuốn sách vô cùng cảm động này, đã xác nhận những gì tôi đã nói: chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể hiểu được cách một người đàn ông, người có những mục tiêu khác trong đầu cho tương lai của mình, đã trở thành tuyên úy- với tư cách là một Kitô hữu, một người chồng và người cha - cho những người bị kết án tử hình.
Nhiệm vụ của ông là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, mạo hiểm và gian khổ, bởi vì nó chạm đến cái ác ở mọi khía cạnh của nó: cái ác đã gây ra cho các nạn nhân, không thể hoàn tác; cái ác mà người bị kết án đang phải trải qua, biết rằng họ chắc chắn sẽ phải chết; cái ác, thông qua việc thực hành án tử hình, đã được truyền bá vào xã hội. Đúng vậy, như tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, án tử hình không phải là giải pháp cho bạo lực có thể tấn công những người vô tội. Các vụ hành quyết tử hình, không những không mang lại công lý mà còn nuôi dưỡng cảm thức trả thù sẽ trở thành mối thuốc độc nguy hiểm cho cơ thể của xã hội dân sự của chúng ta. Các quốc gia nên tập trung vào việc cho phép các tù nhân có cơ hội thực sự thay đổi cuộc sống của họ, thay vì đầu tư tiền bạc và nguồn lực vào việc hành quyết họ, như thể họ là những con người không còn xứng đáng để sống và bị loại bỏ. Trong tiểu thuyết The Idiot, Fyodor Dostoevsky đã tóm tắt một cách ngắn gọn về tính không bền vững về mặt luận lý họcbvà đạo đức của án tử hình, khi nói về một người bị kết án tử hình: "Đó là sự xâm phạm đến linh hồn con người, không gì hơn! Có lời chép rằng: 'Ngươi không được giết người', nhưng vì anh ta đã giết người, nên những người khác lại giết anh ta. Không, đó là điều không nên hiện hữu". Thật vậy, Năm Thánh nên thúc đẩy tất cả các tín hữu cùng nhau kêu gọi bãi bỏ án tử hình, một hành vi mà theo như Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nêu rõ, "là không thể chấp nhận được vì nó là sự tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người!" (số 2267).
Hơn nữa, công trình của Dale Racinella, không quên sự đóng góp đáng kể của vợ ông là Susan như được phản ảnh trong cuốn sách, là một món quà tuyệt vời cho Giáo hội và xã hội tại Hoa Kỳ, nơi Dale sống và làm việc. Cam kết của ông với tư cách là một tuyên úy giáo dân, đặc biệt là ở một nơi vô nhân đạo như tử tù, là một lời chứng sống động và đầy nhiệt huyết về lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa. Như Năm Thánh Lòng Thương Xót đặc biệt đã dạy chúng ta, chúng ta không bao giờ được nghĩ rằng có thể có một tội lỗi, một sai lầm hoặc một hành động của chúng ta khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa mãi mãi. Trái tim của Người đã bị đóng đinh vì chúng ta. Và Thiên Chúa chỉ có thể tha thứ cho chúng ta.
Chắc chắn, lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa này cũng có thể gây tai tiếng, vì nó đã gây tai tiếng cho nhiều người vào thời Chúa Giêsu khi Con Thiên Chúa ăn uống với những kẻ tội lỗi và gái mại dâm. Anh Dale cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích, phản đối và từ chối vì cam kết tâm linh của mình đối với những người bị kết án. Nhưng có đúng là Chúa Giêsu từng chào đón vào vòng tay của Người một tên trộm bị kết án tử hình không? Vâng, Dale Racinella đã thực sự hiểu và làm chứng bằng cuộc sống của mình, mỗi lần ông bước qua ngưỡng cửa nhà tù, đặc biệt là nơi mà ông gọi là "ngôi nhà của sự chết", rằng tình yêu của Thiên Chúa là vô biên và vô lượng. Và rằng ngay cả tội lỗi ghê tởm nhất của chúng ta cũng không làm hoen ố danh tính của chúng ta trong mắt Thiên Chúa: chúng ta vẫn là con cái của Người, được Người yêu thương, được Người chăm sóc và được Người coi là quý giá.
Do đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Dale Racinella: bởi vì công việc của ông với tư cách là một tuyên úy trong phòng tử tù là sự tuân thủ kiên trì và nồng nhiệt vào thực tại sâu sắc nhất của Tin Mừng Chúa Giêsu, đó là lòng thương xót của Thiên Chúa, tình yêu vô điều kiện và kiên định của Người dành cho mọi người, ngay cả những người đã phạm lỗi. Và rằng từ một cái nhìn yêu thương, giống như cái nhìn của Chúa Kitô trên thập giá, mong họ tìm thấy một ý nghĩa mới trong cuộc sống của họ và thực sự là trong cái chết của họ.
Đức Thánh Cha chia sẻ: Chúng ta nhận món quà Bánh Thiên đàng là Chúa Giêsu
Thanh Quảng sdb
17:21 18/08/2024
Đức Thánh Cha chia sẻ: Chúng ta nhận món quà Bánh Thiên đàng là Chúa Giêsu
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích chúng ta tái khám phá cảm nghiệm ngạc nhiên và biết ơn khi chúng ta suy tư về Tin mừng hôm nay trước lời của Chúa Giêsu nói Người là "Bánh hằng sống từ trời xuống", món quà hoàn hảo là chính Người, là Bánh thiên đàng thỏa mãn cơn đói khát trong lòng chúng ta.
(Tin Vatican - Thaddeus Jones)
Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu trước khách hành hương và du khách quy tự lại trong giờ Kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 18/8/2024, ĐTC chia sẻ những suy tư về Tin mừng Chúa Nhật, Ngài nói về Chúa Giêsu, người đã hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng và Chúa xác tín với đám đông rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống". Tin mừng kể lại cách một số người tranh luận về ý tưởng của Chúa Giêsu khi nói điều này và cách Người có thể ban tặng chính thịt của Người làm thức ăn, một câu hỏi mà Đức Thánh Cha nói chính chúng ta cũng có thể tự hỏi mình ngày hôm nay, nhưng với thái độ ngạc nhiên và biết ơn.
Rộng mở tâm lòng với sự ngạc nhiên
Đức Thánh Cha giải thích rằng mọi người cần phải mở rộng tâm lòng với sự ngạc nhiên, chứ không phải sự nghi ngờ như những người đã tranh luận về vấn đề này trong Phúc âm kể lại. Ngài lưu ý rằng Chúa Giêsu, khi nói về chính Ngài là "bánh từ trời", là một món quà "vượt quá mọi sự mong đợi của chúng ta", vì thịt và máu của Ngài mà Ngài nhắc đến là "nhân tính của Đấng Cứu Thế, chính mạng sống của Ngài được ban tặng như một nguồn dinh dưỡng cho chúng ta".
Dẫn đến lòng biết ơn
Bằng cách đánh giá cao cách Chúa Giêsu ban tặng toàn bộ cuộc sống, thịt và máu Ngài, cho sự cứu rỗi và nguồn dinh dưỡng thiêng liêng vĩnh cửu cho chúng ta, chúng ta chỉ có thể biết ơn, Đức Thánh Cha nhận xét, vì "chúng ta nhìn nhận ra Chúa Giêsu, Ngài hiện diện cho chúng ta và với chúng ta".
"Chúa Kitô, con người đích thực" biết rằng chúng ta cần phải ăn uống để sống, nhưng thức ăn cho xác thân không đủ, Đức Thánh Cha giải thích, Chúa Giêsu "chuẩn bị một món quà to lớn hơn: Chính Ngài trở thành thức ăn đích thực và thức uống đích thực", và vì điều này, chúng ta chỉ có thể xướng lên "Chúng con cám ơn Chúa Giêsu!"
"Bánh Trời" từ Chúa Cha là Chúa Giêsu đã trở thành xác phàm và khỏa lấp cơn đói "trong lòng chúng ta" - cơn đói hy vọng, chân lý và ơn cứu độ - mà chỉ Chúa mới có thể lấp đầy.
Nguồn dinh dưỡng vĩnh cửu
Nhờ Chúa "chúng ta có thể sống hiệp thông với Chúa và với nhau", Đức Thánh Cha kết luận, khi Chúa Giêsu cứu chúng ta, "nuôi dưỡng cuộc sống chúng ta bằng sự sống đời đời của Người". Tuy nhiên, "Bánh hằng sống và chân thật" này không chỉ giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta, mà còn mang lại hy vọng to lớn cho thế giới chúng ta, nơi thường tước đoạt bánh ăn hằng ngày của người nghèo.
Sau đó, Đức Thánh Cha khuyến nghị chúng ta tự hỏi liệu chúng ta có đói khát ơn cứu độ không? Ơn cứu độ không chỉ cho chính mình mà còn cho người khác nữa. Và khi chúng ta đón nhận Bí tích Thánh Thể, chúng ta có cảm nhận sự trân quý trước "Thân thể Chúa, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta, Đấng ban tặng 'phép lạ của lòng thương xót' này không?"
"Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin với Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ giúp chúng ta đón nhận món quà thiên đàng qua Bí tích Bánh thánh này".
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích chúng ta tái khám phá cảm nghiệm ngạc nhiên và biết ơn khi chúng ta suy tư về Tin mừng hôm nay trước lời của Chúa Giêsu nói Người là "Bánh hằng sống từ trời xuống", món quà hoàn hảo là chính Người, là Bánh thiên đàng thỏa mãn cơn đói khát trong lòng chúng ta.
(Tin Vatican - Thaddeus Jones)
Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu trước khách hành hương và du khách quy tự lại trong giờ Kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 18/8/2024, ĐTC chia sẻ những suy tư về Tin mừng Chúa Nhật, Ngài nói về Chúa Giêsu, người đã hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng và Chúa xác tín với đám đông rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống". Tin mừng kể lại cách một số người tranh luận về ý tưởng của Chúa Giêsu khi nói điều này và cách Người có thể ban tặng chính thịt của Người làm thức ăn, một câu hỏi mà Đức Thánh Cha nói chính chúng ta cũng có thể tự hỏi mình ngày hôm nay, nhưng với thái độ ngạc nhiên và biết ơn.
Rộng mở tâm lòng với sự ngạc nhiên
Đức Thánh Cha giải thích rằng mọi người cần phải mở rộng tâm lòng với sự ngạc nhiên, chứ không phải sự nghi ngờ như những người đã tranh luận về vấn đề này trong Phúc âm kể lại. Ngài lưu ý rằng Chúa Giêsu, khi nói về chính Ngài là "bánh từ trời", là một món quà "vượt quá mọi sự mong đợi của chúng ta", vì thịt và máu của Ngài mà Ngài nhắc đến là "nhân tính của Đấng Cứu Thế, chính mạng sống của Ngài được ban tặng như một nguồn dinh dưỡng cho chúng ta".
Dẫn đến lòng biết ơn
Bằng cách đánh giá cao cách Chúa Giêsu ban tặng toàn bộ cuộc sống, thịt và máu Ngài, cho sự cứu rỗi và nguồn dinh dưỡng thiêng liêng vĩnh cửu cho chúng ta, chúng ta chỉ có thể biết ơn, Đức Thánh Cha nhận xét, vì "chúng ta nhìn nhận ra Chúa Giêsu, Ngài hiện diện cho chúng ta và với chúng ta".
"Chúa Kitô, con người đích thực" biết rằng chúng ta cần phải ăn uống để sống, nhưng thức ăn cho xác thân không đủ, Đức Thánh Cha giải thích, Chúa Giêsu "chuẩn bị một món quà to lớn hơn: Chính Ngài trở thành thức ăn đích thực và thức uống đích thực", và vì điều này, chúng ta chỉ có thể xướng lên "Chúng con cám ơn Chúa Giêsu!"
"Bánh Trời" từ Chúa Cha là Chúa Giêsu đã trở thành xác phàm và khỏa lấp cơn đói "trong lòng chúng ta" - cơn đói hy vọng, chân lý và ơn cứu độ - mà chỉ Chúa mới có thể lấp đầy.
Nguồn dinh dưỡng vĩnh cửu
Nhờ Chúa "chúng ta có thể sống hiệp thông với Chúa và với nhau", Đức Thánh Cha kết luận, khi Chúa Giêsu cứu chúng ta, "nuôi dưỡng cuộc sống chúng ta bằng sự sống đời đời của Người". Tuy nhiên, "Bánh hằng sống và chân thật" này không chỉ giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta, mà còn mang lại hy vọng to lớn cho thế giới chúng ta, nơi thường tước đoạt bánh ăn hằng ngày của người nghèo.
Sau đó, Đức Thánh Cha khuyến nghị chúng ta tự hỏi liệu chúng ta có đói khát ơn cứu độ không? Ơn cứu độ không chỉ cho chính mình mà còn cho người khác nữa. Và khi chúng ta đón nhận Bí tích Thánh Thể, chúng ta có cảm nhận sự trân quý trước "Thân thể Chúa, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta, Đấng ban tặng 'phép lạ của lòng thương xót' này không?"
"Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin với Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ giúp chúng ta đón nhận món quà thiên đàng qua Bí tích Bánh thánh này".
‘Courage’, một thừa tác vụ Công Giáo dành cho những người có xu hướng đồng tính, cung cấp sự chữa lành và hỗ trợ
Vũ Văn An
20:17 18/08/2024
Kate Quiñones của CNA, ngày 17 tháng 8 năm 2024 viết rằng một hội nghị gần đây tại Illinois đã tập hợp hàng trăm người Công Giáo từ khắp Hoa Kỳ đang nỗ lực để phát triển sự thánh thiện trong khi đấu tranh với cùng một thách thức — xu hướng đồng tính. Tổ chức Courage International, cung cấp hỗ trợ mục vụ cho những người đàn ông và đàn bà có xu hướng đồng tính và đã chọn sống trong sạch, đã tổ chức hội nghị từ ngày 25 đến 28 tháng 7. Courage có 175 chi nhánh trên 37 tiểu bang và chín quốc gia. Sứ mệnh tông đồ này cung cấp các buổi hướng dẫn để đồng hành mục vụ hàng năm. Tổ chức này cũng cung cấp một nhóm hỗ trợ tinh thần Công Giáo dành cho người thân và bạn bè của những người có xu hướng đồng giới được gọi là “EnCourage”, bao gồm hơn 75 chi nhánh trên toàn thế giới. Hơn 200 người tham dự — trong số đó có những người đang đấu tranh với sự hấp dẫn đồng tính và bạn bè và gia đình của họ — đã tập trung tại các cơ sở ven hồ của Đại học St. Mary of the Lake và Chủng viện Mundelein. Ngoài tình bạn, những người tham dự còn tham dự các buổi nói chuyện có liên quan, cầu nguyện bằng kinh mân côi, Thánh lễ và chầu Thánh Thể suốt đêm.
Courage là gì?
“Ngay từ đầu, Courage đã giải thích một cách trung thực các giáo lý của Giáo hội với lòng trắc ẩn lớn lao, đảm bảo nói tích cực về tình yêu của Chúa dành cho những đứa con yêu dấu của Người và mong muốn của Người là mỗi người trong số họ sẽ hoàn thành một vai trò riêng biệt trong kế hoạch cứu rỗi thế giới của Người,” Cha Colin Blatchford, phó giám đốc hiện tại của Courage, nói với CNA. “Người ta có thể cô đọng tất cả những giáo lý và khuyến nghị mục vụ này thành một tuyên bố ngắn gọn: Chúa không quan tâm đến khuynh hướng, Người quan tâm đến sự thánh thiện,” ngài nói. Courage tuân thủ giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về đồng tính luyến ái, vốn cho rằng hành vi đồng tính luyến ái là vô đạo đức và "những người đồng tính luyến ái được kêu gọi sống trong sạch" (Giáo lý Công Giáo, 2359) trong khi kêu gọi "tôn trọng, thương cảm và nhạy cảm" (Giáo lý Công Giáo, 2358) đối với những người có ham muốn đồng tính. "Tất cả chúng ta đều có những cám dỗ và đau khổ do tội nguyên tổ gây ra. Một số người trong chúng ta thậm chí còn có thói quen cưỡng chế phạm một số tội nhất định. Chúa không yêu cầu sự hoàn thiện ngay lập tức, Người yêu cầu chúng ta trưởng thành trong sự thánh thiện mỗi ngày", Cha Blatchford giải thích. "Tình cảm này đặc biệt thu hút tôi đến với Courage". "Chúng ta hãy giúp đỡ nhau trưởng thành hơn một chút trong sự thánh thiện mỗi ngày, vì nếu chúng ta thánh thiện, chúng ta không cần phải xứng đáng", ngài nói. Courage nhấn mạnh đến việc sống trong sạch và, theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về đồng tính luyến ái, thúc đẩy một cuộc sống tận hiến cho Chúa Kitô cũng như tinh thần đồng hành và tình bạn.
"Chúng ta nên nói rằng tôi là một người bị lôi cuốn đồng tính. Việc sử dụng đúng thuật ngữ rất rõ ràng, và danh tính của tôi nằm ở Chúa Giêsu Kitô,” Cha Tadeusz Pacholczyk cho biết trong bài nói chuyện về khoa học và chữa lành. Courage được thành lập vào năm 1980 bởi Cha John Harvey, người đã chỉ đạo tổ chức trong 28 năm đầu tiên thành lập. Đức Hồng Y Terence Cooke, tổng giám mục của New York vào thời điểm đó, muốn bắt đầu một chương trình tiếp cận cộng đồng cho những người đang trải qua sự hấp dẫn đồng tính và muốn sống trong sự trong sạch. Tổ chức này lần đầu tiên được Tòa thánh chứng thực vào năm 1994. Năm 2016, Giáo Hội Công Giáo đã trao cho tổ chức này địa vị giáo luật, khiến tổ chức này trở thành việc tông đồ duy nhất được giáo luật chấp thuận.
'Các thực tại tâm linh và tâm lý'
Cha Blatchford lưu ý rằng Courage mời những diễn giả có thể đề cập các "thực tại tâm linh và tâm lý mà các thành viên của chúng tôi đang trải qua". "Điều này xây dựng sự tự tin của các thành viên của chúng tôi để đáp lại bằng sự thật và tình yêu đối với bản thân và người khác". Hội nghị cũng nhấn mạnh đến “việc vun đắp tình bạn trong sạch”, qua đó “các thành viên của chúng tôi nhận ra rằng cuộc sống trong sạch không phải là sống trong cô đơn mà là trong các mối quan hệ yêu thương phong phú và đa dạng”, Cha Blatchford giải thích. Ngài cho biết hội nghị mang đến cho mọi người “hy vọng” và cảm thức “liên đới”. “Việc thường xuyên tham gia cùng nhau và thảo luận về những cuộc đấu tranh và chiến thắng của chúng ta cho phép các thành viên của chúng ta nhận ra rằng mục tiêu không phải là chấm dứt một cảm quan hoặc định hướng đặc thù; mà mục tiêu là sự thánh thiện”, ngài giải thích. “Nếu chúng ta giúp nhau sống cuộc sống thánh thiện, thì không có gì khác quan trọng và chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống này và ở kiếp sau”. Courage cũng tổ chức một hội nghị đồng thời bằng tiếng Tây Ban Nha, có khoảng 100 người tham dự.
Sự hỗ trợ từ giáo sĩ
Hội nghị mở đầu bằng Thánh lễ do 26 giáo sĩ đồng tế. Giám mục Ronald Hicks của Giáo phận Joliet, Illinois; Giám Mục Phụ Tá Peter Byrne của Tổng giáo phận New York; và Giám mục Mark Seitz của Giáo phận El Paso, Texas đã tham dự hội nghị. “Tôi muốn chia sẻ với mọi người không chỉ sự ủng hộ to lớn của tôi mà còn cả những lời cầu nguyện dồi dào của tôi,” Đức Cha Hicks nói sau Thánh lễ. “Xin Chúa ban phước cho anh chị em, cho sứ vụ tông đồ này và cho mọi người, hôm nay và mãi mãi.” Hơn 40 thành viên giáo sĩ cũng đã tụ họp trong “Ngày giáo sĩ”, một ngày dành riêng được tổ chức trước hội nghị nhằm mục đích thông báo giáo sĩ về sự đồng hành mục vụ cho những người có xu hướng đồng tính.
Hướng tới cộng đồng
Cha Blatchford giải thích rằng hội nghị được thiết kế để giúp những người tham dự tiến triển từ việc tìm kiếm sự chữa lành sang việc nhấn mạnh vào cộng đồng. Đêm đầu tiên của hội nghị bắt đầu bằng nghi lễ tôn thờ suốt đêm, nơi các linh mục thực hiện nghi lễ chữa lành, trưng mặt nhật, và xưng tội. Sau đó, tối thứ Bảy có một buổi giao lưu. Cha Blatchford giải thích rằng "Theo một cách nào đó, đây là một dạng tiến triển". "Nhiều người đến với gánh nặng và đấu tranh, vì vậy buổi lễ chữa lành và xưng tội bắt đầu hội nghị, để chúng ta có thể 'dọn dẹp' hoặc 'điều chỉnh' bản thân theo những gì chúng ta đang bắt đầu. Sau đó, chúng ta có cơ hội để có sự kết hợp yêu thương mật thiết kéo dài với Chúa chúng ta. Sau đó, khi đã nhận được tình yêu của Chúa, chúng ta sẽ đến với những người hàng xóm của mình và chia sẻ với họ những gì chúng ta đã nhận được từ Chúa Cha — đây sẽ là buổi giao lưu". Các bài nói chuyện tĩnh tâm bao gồm “Hiểu rõ về Thiên Chúa là Cha”, “Phụng vụ và Đức tin”, và “Khoa học và Chữa lành” cũng như các bài nói chuyện dành cho nữ giới và nam giới: “Sự đơm hoa kết trái về mặt tâm linh của cuộc sống như những người con gái của Chúa” và “Phận làm con trai thiêng liêng”, tương ứng. “Vào những ngày mây đen kéo đến, đó là một thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội tuyệt vời để dừng lại, phấn đấu và coi đó là một món quà”, Cha Kyle Schnippel đã nói trong bài thuyết trình khai mạc của mình về thiên chức làm cha của Chúa. “Tôi có thể dừng lại và nghĩ: Cảm ơn Chúa vì món quà này đã khiến tôi nương tựa vào Người không?” “Điều tuyệt vời về các hội nghị Courage này là tôi có thể cảm nhận rất rõ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần”, Cha Thomas J. Loya, đồng sáng lập và giám đốc của Viện Tabor Life, cho biết trong bài nói chuyện của ngài về “Lấy lại thế giới quan về Bí tích, Công Giáo, Nhân bản, Phụng vụ”. “Và nếu bạn là người ủng hộ hoặc làm việc cho Courage hoặc EnCourage, bạn đang làm một điều gì đó anh hùng”, ngài nói. “Vậy là tôi được ở giữa những anh hùng.”
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Đặng Tự Do
21:18 18/08/2024
Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 20 Mùa Quanh Năm. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay, Tin Mừng kể cho chúng ta về Chúa Giêsu, Đấng nói rất đơn giản: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống” (Ga 6:51). Trước đám đông, Con Thiên Chúa tự nhận mình bằng lương thực thông thường và tầm thường nhất - bánh: “Ta là bánh”. Trong số những người đang lắng nghe Ngài, một số bắt đầu tranh cãi với nhau (x. câu 52): làm sao Chúa Giêsu có thể cho chúng ta ăn thịt của Ngài? Ngay cả ngày nay, chúng ta cũng tự hỏi mình câu hỏi này nhưng với sự ngạc nhiên và biết ơn. Đây là hai thái độ cần suy ngẫm: ngạc nhiên và biết ơn trước phép lạ Thánh Thể.
Thứ nhất: ngạc nhiên, vì những lời của Chúa Giêsu làm chúng ta ngạc nhiên. Nhưng Chúa Giêsu luôn làm chúng ta ngạc nhiên, luôn luôn! Hôm nay cũng vậy, trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu luôn làm chúng ta ngạc nhiên. Bánh từ trời là một món quà vượt quá mọi sự mong đợi. Những ai không nắm bắt được đường lối của Chúa Giêsu vẫn còn nghi ngờ: việc ăn thịt người khác dường như là điều không thể, thậm chí vô nhân đạo (x. câu 54). Tuy nhiên, thịt và máu là nhân tính của Đấng Cứu Thế, chính sự sống của Ngài được hiến dâng làm lương thực cho chúng ta.
Và điều này đưa chúng ta đến thái độ thứ hai: lòng biết ơn. Đầu tiên: ngạc nhiên. Bây giờ, hãy biết ơn vì chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi Ngài hiện diện với chúng ta và với chúng ta. Chính Ngài làm bánh cho chúng ta. “Ai ăn thịt Ta thì vẫn ở trong Ta và Ta ở trong người ấy” (x. câu 56). Chúa Kitô, với nhân tính đích thực, biết rõ rằng người ta phải ăn để sống. Nhưng Ngài cũng biết rằng điều này là chưa đủ. Sau khi bánh trần thế được hóa ra nhiều (x. Ga 6,1-14), Người chuẩn bị một món quà còn lớn lao hơn nữa: Chính Người trở thành của ăn đích thực và thức uống đích thực (x. câu 55). Cảm ơn Chúa Giêsu! Chúng ta hãy nói “Cám ơn, cảm ơn” bằng cả tấm lòng.
Bánh từ trời đến từ Chúa Cha, chính là Chúa Con đã trở nên xác phàm vì chúng ta. Thức ăn này còn hơn cả cần thiết vì nó thỏa mãn cơn đói hy vọng, cơn đói chân lý và cơn đói ơn cứu rỗi mà tất cả chúng ta đều cảm thấy không phải trong bụng mà trong trái tim mình. Mỗi người chúng ta đều cần Bí tích Thánh Thể!
Chúa Giêsu quan tâm đến nhu cầu lớn nhất: Ngài cứu chúng ta, nuôi dưỡng cuộc sống của chúng ta bằng chính cuộc sống của Ngài và Ngài sẽ làm điều này mãi mãi. Và chính nhờ Người mà chúng ta có thể sống hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau. Do đó, bánh hằng sống và chân thật không phải là một điều gì huyền diệu, không. Đó không phải là điều có thể giải quyết ngay lập tức mọi vấn đề, nhưng chính Mình Thánh Chúa Kitô, mang lại niềm hy vọng cho người nghèo và chiến thắng tính kiêu ngạo của những kẻ ăn uống say sưa gây hại cho chính họ.
Vậy, thưa anh chị em, chúng ta hãy tự hỏi: Tôi có đói khát ơn cứu độ không chỉ cho tôi mà còn cho tất cả anh chị em tôi không? Khi tôi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, là phép lạ của lòng thương xót, tôi có kính sợ Mình Thánh Chúa, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta không?
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ giúp chúng ta đón nhận hồng ân thiên đàng nơi dấu chỉ bánh này.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Hôm nay, tại Uvira, Cộng hòa Dân chủ Congo, các nhà truyền giáo người Ý gồm Phanxicô Xavier Luigi Carrara, Giovanni Didoné và Vittorio Faccin, cùng với Albert Joubert, một linh mục người Congo, đã được phong chân phước. Họ đã bị giết tại đất nước này vào ngày 28 tháng 11 năm 1964. Cuộc tử đạo của họ đã tôn vinh một cuộc đời dành cho Chúa và cho anh chị em của họ. Ước gì gương sáng và sự chuyển cầu của họ thúc đẩy những con đường hòa giải và hòa bình vì lợi ích của nhân dân Congo. Một tràng pháo tay dành cho tân Chân phước!
Và chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện để có thể tìm thấy những con đường hòa bình ở Trung Đông – Palestine, Israel – cũng như ở Ukraine, Miến Điện, và mọi khu vực bị chiến tranh tàn phá, thông qua đối thoại và đàm phán, kiềm chế các hành động và phản ứng bạo lực.
Tôi chào tất cả anh chị em, các tín hữu Rôma thân mến và những người hành hương đến từ Ý và nhiều quốc gia khác nhau. Đặc biệt, tôi chào những người đến từ bang São Paulo ở Brazil; và cả các Nữ tu Thánh Elizabeth.
Tôi gửi lời chào và phép lành đến các phụ nữ và trẻ em gái quy tụ tại Đền thánh Đức Mẹ Piekary Śląskie ở Ba Lan, và tôi khuyến khích họ vui vẻ làm chứng cho Tin Mừng trong gia đình và xã hội của họ. Và tôi chào các bạn trẻ Immacolata.
Tôi chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice VaticanaANGELUS Saint Peter's Square Sunday, 18 August 2024
Anh chị em thân mến, Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay, Tin Mừng kể cho chúng ta về Chúa Giêsu, Đấng nói rất đơn giản: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống” (Ga 6:51). Trước đám đông, Con Thiên Chúa tự nhận mình bằng lương thực thông thường và tầm thường nhất - bánh: “Ta là bánh”. Trong số những người đang lắng nghe Ngài, một số bắt đầu tranh cãi với nhau (x. câu 52): làm sao Chúa Giêsu có thể cho chúng ta ăn thịt của Ngài? Ngay cả ngày nay, chúng ta cũng tự hỏi mình câu hỏi này nhưng với sự ngạc nhiên và biết ơn. Đây là hai thái độ cần suy ngẫm: ngạc nhiên và biết ơn trước phép lạ Thánh Thể.
Thứ nhất: ngạc nhiên, vì những lời của Chúa Giêsu làm chúng ta ngạc nhiên. Nhưng Chúa Giêsu luôn làm chúng ta ngạc nhiên, luôn luôn! Hôm nay cũng vậy, trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu luôn làm chúng ta ngạc nhiên. Bánh từ trời là một món quà vượt quá mọi sự mong đợi. Những ai không nắm bắt được đường lối của Chúa Giêsu vẫn còn nghi ngờ: việc ăn thịt người khác dường như là điều không thể, thậm chí vô nhân đạo (x. câu 54). Tuy nhiên, thịt và máu là nhân tính của Đấng Cứu Thế, chính sự sống của Ngài được hiến dâng làm lương thực cho chúng ta.
Và điều này đưa chúng ta đến thái độ thứ hai: lòng biết ơn. Đầu tiên: ngạc nhiên. Bây giờ, hãy biết ơn vì chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi Ngài hiện diện với chúng ta và với chúng ta. Chính Ngài làm bánh cho chúng ta. “Ai ăn thịt Ta thì vẫn ở trong Ta và Ta ở trong người ấy” (x. câu 56). Chúa Kitô, với nhân tính đích thực, biết rõ rằng người ta phải ăn để sống. Nhưng Ngài cũng biết rằng điều này là chưa đủ. Sau khi bánh trần thế được hóa ra nhiều (x. Ga 6,1-14), Người chuẩn bị một món quà còn lớn lao hơn nữa: Chính Người trở thành của ăn đích thực và thức uống đích thực (x. câu 55). Cảm ơn Chúa Giêsu! Chúng ta hãy nói “Cám ơn, cảm ơn” bằng cả tấm lòng.
Bánh từ trời đến từ Chúa Cha, chính là Chúa Con đã trở nên xác phàm vì chúng ta. Thức ăn này còn hơn cả cần thiết vì nó thỏa mãn cơn đói hy vọng, cơn đói chân lý và cơn đói ơn cứu rỗi mà tất cả chúng ta đều cảm thấy không phải trong bụng mà trong trái tim mình. Mỗi người chúng ta đều cần Bí tích Thánh Thể!
Chúa Giêsu quan tâm đến nhu cầu lớn nhất: Ngài cứu chúng ta, nuôi dưỡng cuộc sống của chúng ta bằng chính cuộc sống của Ngài và Ngài sẽ làm điều này mãi mãi. Và chính nhờ Người mà chúng ta có thể sống hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau. Do đó, bánh hằng sống và chân thật không phải là một điều gì huyền diệu, không. Đó không phải là điều có thể giải quyết ngay lập tức mọi vấn đề, nhưng chính Mình Thánh Chúa Kitô, mang lại niềm hy vọng cho người nghèo và chiến thắng tính kiêu ngạo của những kẻ ăn uống say sưa gây hại cho chính họ.
Vậy, thưa anh chị em, chúng ta hãy tự hỏi: Tôi có đói khát ơn cứu độ không chỉ cho tôi mà còn cho tất cả anh chị em tôi không? Khi tôi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, là phép lạ của lòng thương xót, tôi có kính sợ Mình Thánh Chúa, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta không?
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ giúp chúng ta đón nhận hồng ân thiên đàng nơi dấu chỉ bánh này.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Hôm nay, tại Uvira, Cộng hòa Dân chủ Congo, các nhà truyền giáo người Ý gồm Phanxicô Xavier Luigi Carrara, Giovanni Didoné và Vittorio Faccin, cùng với Albert Joubert, một linh mục người Congo, đã được phong chân phước. Họ đã bị giết tại đất nước này vào ngày 28 tháng 11 năm 1964. Cuộc tử đạo của họ đã tôn vinh một cuộc đời dành cho Chúa và cho anh chị em của họ. Ước gì gương sáng và sự chuyển cầu của họ thúc đẩy những con đường hòa giải và hòa bình vì lợi ích của nhân dân Congo. Một tràng pháo tay dành cho tân Chân phước!
Và chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện để có thể tìm thấy những con đường hòa bình ở Trung Đông – Palestine, Israel – cũng như ở Ukraine, Miến Điện, và mọi khu vực bị chiến tranh tàn phá, thông qua đối thoại và đàm phán, kiềm chế các hành động và phản ứng bạo lực.
Tôi chào tất cả anh chị em, các tín hữu Rôma thân mến và những người hành hương đến từ Ý và nhiều quốc gia khác nhau. Đặc biệt, tôi chào những người đến từ bang São Paulo ở Brazil; và cả các Nữ tu Thánh Elizabeth.
Tôi gửi lời chào và phép lành đến các phụ nữ và trẻ em gái quy tụ tại Đền thánh Đức Mẹ Piekary Śląskie ở Ba Lan, và tôi khuyến khích họ vui vẻ làm chứng cho Tin Mừng trong gia đình và xã hội của họ. Và tôi chào các bạn trẻ Immacolata.
Tôi chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Thánh Mẫu La Vang tại Calgary Canada. Bên Mẹ La Vang, Gia Đình Cần Lòng Chúa Thương xót
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
19:46 18/08/2024
VietCatholic TV
Bắc Hàn tiếp cứu Nga? Boris Johnson kêu gọi Mỹ. Săn lùng vũ khí nguy hiểm của Nga. Putin thanh trừng
VietCatholic Media
03:00 18/08/2024
1. Boris Johnson kêu gọi phương Tây để Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng hỏa tiễn tầm xa
Hôm Thứ Bẩy, 17 Tháng Tám, Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã lên tiếng kêu gọi Mỹ và Anh cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng hỏa tiễn tầm xa ATACMS và Storm Shadow.
Vào tháng 5, Mỹ đã cho phép Ukraine sử dụng bệ phóng hỏa tiễn đa nòng HIMARS, hỏa tiễn GMLRS và pháo binh chống lại lãnh thổ Nga gần biên giới Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ và Anh vẫn cấm Ukraine sử dụng hỏa tiễn ATACMS do Mỹ sản xuất và hỏa tiễn Storm Shadow do Anh sản xuất để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga.
“Cách duy nhất để ngăn chặn bom lượn là tấn công các căn cứ không quân được máy bay Nga sử dụng; và cách duy nhất để tấn công những căn cứ đó là sử dụng bộ công cụ phương Tây mà họ đã có,” cựu Thủ tướng Anh nói “Tại sao chúng ta không làm điều đó? Tại sao chúng ta không cho họ quyền tự do tấn công các địa điểm quân sự ở Nga? Rốt cuộc, người Nga đã tàn sát bừa bãi các thành phố của Ukraine – chưa kể đến các căn cứ quân sự – trong hơn hai năm.”
Johnson nói rằng “chính Challengers của Anh đã phá vỡ điều cấm kỵ gửi xe tăng” đến Ukraine và “chính quyết định của Anh cung cấp hỏa tiễn chống tăng NLAW đã khuyến khích các nước Âu Châu khác cung cấp vũ khí sát thương của riêng họ.”
Ông kêu gọi Thủ tướng Anh Keir Starmer “ngưng việc đi loanh quanh”.
Ông lập luận: “Bây giờ là lúc Vương quốc Anh phải làm điều tương tự một lần nữa: thể hiện khả năng lãnh đạo, thể hiện sáng kiến về Storm Shadow, và những người bạn và đồng minh còn lại của chúng ta sẽ làm theo”. “ Khi Volodymyr Zelenskiy đến Anh vào tháng trước, Tổng thống Ukraine đã rất bối rối khi được Keir Starmer cho biết rằng Ukraine đã được Anh cho phép sử dụng Storm Shadow để chống lại các căn cứ của Nga – nhưng sự cho phép đó lại bị hủy bỏ vài ngày sau đó.”
Chính phủ Anh đã không cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow của Anh trong cuộc tấn công của Kyiv vào tỉnh Kursk của Nga, The Telegraph đưa tin hôm 13 Tháng Tám, dẫn một nguồn tin chính phủ Anh giấu tên.
Tờ Times ngày 16 Tháng Tám dẫn nguồn tin của mình đưa tin, chính phủ Anh hơn một tháng trước đã yêu cầu Mỹ cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow của Anh bên trong lãnh thổ Nga nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi tích cực.
Johnson cũng ca ngợi việc Ukraine đang tiến hành tấn công vào tỉnh Kursk.
Ông nói: “Khi nhà độc tài Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược xấu xa và phi lý của mình hơn hai năm trước, ông ta tin rằng người Ukraine sẽ gấp lại như những chiếc khăn ăn. “Ông ấy nghĩ đội quân bọc thép của mình sẽ lật đổ Kyiv trong vài ngày tới. Trong những cơn ác mộng tồi tệ nhất, bạo chúa chưa bao giờ tưởng tượng rằng một ngày nào đó xe tăng Ukraine sẽ tiến vào Nga; hoặc rằng họ sẽ chiếm được nhiều lãnh thổ hơn trong khoảng một tuần – hơn 1.000 km2 – so với số lãnh thổ mà người Nga đã chiếm được trong một năm.”
Johnson chỉ ra rằng Putin muốn kéo dài cuộc chiến này hàng chục năm nữa để phương Tây nản chí, và đó là lúc để ông ta tiêu diệt Ukraine. Bằng việc tấn công xuyên biên giới vào lãnh thổ Nga, Ukraine muốn kết thúc luận lý này của Putin.
Johnson nói thêm rằng “ngay từ đầu chúng ta đã luôn đánh giá thấp người Ukraine”.
Ông nói: “Chúng ta đã đánh giá thấp sự táo bạo của họ – sự sẵn sàng làm những điều mà mọi người cho là không thể”. “Và chúng ta đã thường xuyên đánh giá thấp sự giận dữ tột độ của họ đối với kẻ xâm lược Nga - niềm khao khát sâu sắc trong lòng Ukraine muốn đánh đuổi quân đội của Putin ra khỏi từng tấc đất Ukraine.”
[Boris Johnson calls on West to let Ukraine strike Russian territory with long-range missiles]
2. Hình ảnh cuộc tấn công xuyên biên giới ngày 17/8/2024
3. Vladimir Putin tung ra cuộc thanh trừng ở Điện Cẩm Linh
Ký giả Owen Leonard của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “VLAD’S VENGEANCE Furious Putin ‘begins Kremlin PURGE’ amid Kursk invasion calamity with his ‘missing’ top general’s head on the block”, nghĩa là “Sự báo thù của VLAD. Putin tức giận 'bắt đầu cuộc thanh trừng ở Điện Cẩm Linh' trong bối cảnh thảm họa xâm lược Kursk với cái đầu của vị tướng hàng đầu 'mất tích' của ông ta đang nằm trên thớt”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến
Vladimir Putin chuẩn bị vung rìu khi Bộ Quốc phòng Nga chao đảo trước cuộc tấn công chớp nhoáng của Ukraine.
Các chỉ huy quân đội của Điện Cẩm Linh được tường trình đang bị chỉ trích vì đã không ngăn chặn được lực lượng thiện chiến của Kyiv ở Kursk, dẫn đến việc mất 400 dặm vuông đất quê hương.
Cựu cố vấn Ukraine Anton Gerashchenko tuyên bố các nguồn tin của Nga đã chỉ ra rằng “các vụ án hình sự đang được chuẩn bị” cho các quan chức quân sự hàng đầu.
Các nguồn tin cho biết Putin đang tức giận với Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, người đã mất tích một cách kỳ lạ trong cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Mạc Tư Khoa vào thứ Sáu tuần trước, mặc dù sau đó ông ta xuất hiện trong cuộc họp tiếp theo mà không đưa ra bất cứ ý kiến nào.
Gerasimov, 68 tuổi, bị cáo buộc biết rằng cuộc xâm lược Kursk của Ukraine sắp xảy ra - nhưng quyết định không nói cho Putin biết.
Bloomberg đưa tin các quan chức Điện Cẩm Linh đang nổi giận với nhà lãnh đạo quân đội được cho là không có khả năng và theo đuổi một chiến lược quân sự sai lầm.
Các kênh Telegram thân Nga dường như cũng ghi nhận sự vắng mặt của ông trong cuộc họp khẩn cấp khi lực lượng Ukraine tiến sâu hơn vào Nga.
Politjoystic nói: “Hãy quan sát xem ai ở đây và ai không”.
Bạn cũ của Vlad, Sergei Shoigu - người từng đi hái nấm với tổng thống - đã bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 5, trở thành Thư ký Hội đồng Bảo an trong một cuộc cải tổ.
Diễn biến này xảy ra sau khi một trong những cấp phó của ông bị bắt vì tội tham nhũng.
Nhưng ông vẫn nhận được lời mời tham dự cuộc họp đầy hoảng loạn của Putin, trong đó có cả cố vấn an ninh trưởng Nikolay Patrushev.
Theo một kênh Telegram khác của Nga, Gerasimov đã được cảnh báo về khả năng xảy ra cuộc xâm lược Kursk ít nhất là hai tuần trước khi nó xảy ra.
Một bài đăng cho biết: “Gerasimov kêu gọi Abachev 'không gây hoảng loạn' và 'không rơi vào thông tin sai lệch của đối phương'.”
Vlad được cho là đã triệu tập vệ sĩ cũ của mình để chỉ huy việc bảo vệ Kursk trong một dấu hiệu cho thấy niềm tin ngày càng suy giảm đối với những người điều hành chiến dịch tấn công này.
Alexei Dyumin, 51 tuổi, hiện được cho là đang điều phối Bộ Quốc phòng, các cơ quan an ninh và chính quyền khu vực trong nỗ lực cứu các khu vực của Nga khỏi lực lượng của Kyiv.
Ông là vệ sĩ lâu năm của Putin và từng cứu nhà độc tài đang bị một con gấu tấn công.
Vị thế của Dyumin cao đến mức ông thậm chí còn được coi là người kế nhiệm tổng thống tiềm năng, mặc dù sau khi thất bại trong chức vụ Thống Đốc khu vực Tula, nhiều người Nga đánh giá rằng vệ sĩ Dyumin cùng lắm chỉ có khả năng đâm thuê, chém mướn.
Trong khi đó, nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko đã kêu gọi Vlad chấm dứt chiến tranh Ukraine.
Phát biểu với đài truyền hình nhà nước Nga, ông Lukashenko cho biết “những người cao cấp gốc Mỹ” muốn chiến tranh tiếp tục để Ukraine và Nga “tiêu diệt lẫn nhau”.
Nhưng nhà độc tài Belarus đã cầu xin Vlad điên cuồng: “Chúng ta hãy ngồi vào bàn đàm phán và chấm dứt cuộc ẩu đả này”.
Một phần của cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Putin được phát động từ Belarus, với việc Lukashenko từ lâu đã khơi dậy hoạt động tuyên truyền chống chiến tranh phương Tây của Mạc Tư Khoa.
Trước đó, ông đã kêu gọi Kyiv đầu hàng để ngừng bắn, nói rằng Nga sẽ buộc phải sử dụng “vũ khí khủng khiếp nhất” nếu cảm thấy bị đe dọa.
Tên bạo chúa già nua thậm chí còn cảnh báo rằng ông ta có thể tung ra vũ khí hạt nhân cùng với người bạn Putin, nói rằng “Nếu cần, Putin và tôi sẽ quyết định và tung ra vũ khí chiến lược.”
Trong cuộc phỏng vấn gần đây, được quay vào cuối tuần trước sau khi cuộc xâm lược Kursk được phát động, thay vào đó, Lukashenko đã nói: “Cả người dân Ukraine, người Nga và người Belarus đều không cần nó. Chỉ có phương Tây cần nó.”
Cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine, được phát động vào thứ Ba tuần trước, đã dẫn đến việc chiếm được những phần lãnh thổ rộng lớn của Nga, và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố hơn 82 thị trấn và làng mạc đã bị chiếm.
Thành công của cuộc tấn công xuyên biên giới hiện nay còn bao gồm cả việc giành được thành phố quan trọng chiến lược Sudzha.
Với dân số trước chiến tranh khoảng 5.000 người, đây là cuộc đảo chính lớn nhất ở Kyiv cho đến nay.
Điều đó cũng có nghĩa đây là thị trấn lớn nhất của Nga rơi vào tay nước ngoài kể từ khi lực lượng Đức Quốc xã xâm chiếm đất nước này trong Thế chiến thứ hai.
Thành phố còn có thêm ý nghĩa quan trọng vì khí đốt từ Tây Siberia đi qua các đường ống ở Sudzha, trước khi chảy vào Ukraine và vào Âu Châu.
Khoảng một nửa lượng khí đốt tự nhiên của Nga gửi vào Âu Châu đã đi qua thành phố này vào năm 2023 và chiếm từ 3% đến 5% lượng tiêu thụ của Liên Hiệp Âu Châu.
Diễn biến này được minh chứng sau khi một kênh tin tức Ukraine phát sóng đoạn phim cho thấy binh lính xé cờ Nga từ một tòa nhà ở Sudzha.
Họ được quay phim hét lên: “Vinh quang cho Ukraine, vinh quang cho những anh hùng”.
4. Các nhà báo Ý đưa tin từ Kursk trở về nhà sau những lời đe dọa của Mạc Tư Khoa
Hai nhà báo người Ý của hãng thông tấn RAI sẽ trở về Ý vì lý do an toàn sau khi Nga đe dọa truy tố họ vì đã nhập cảnh vào nước này để đưa tin về vụ Ukraine tấn công Kursk, Giám đốc điều hành RAI Roberto Sergio cho biết hôm 17 Tháng Tám.
Hôm Thứ Bẩy, 17 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova, cho biết Bộ Ngoại giao đã triệu tập đại sứ Ý, Cecilia Piccioni, để phản đối việc một nhóm nhà báo của hãng tin RAI của Ý đưa tin về cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine ở Kursk,
Nga cho rằng các nhà báo đã vượt biên giới vào tỉnh Kursk một cách bất hợp pháp, và đưa tin sai lạc.
Lực lượng Ukraine đã phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga vào ngày 6 tháng 8. Sau cuộc tấn công bất ngờ 10 ngày, Kyiv nắm giữ hơn 80 khu định cư ở Kursk và tiếp tục tiến lên.
RAI vào ngày 14 tháng 8 đã phát sóng bản tin đầu tiên của phương tiện truyền thông nước ngoài từ thị trấn Sudzha do Ukraine hoàn toàn chiếm giữ.
Zakharova cho rằng hãng tin RAI của Ý đã đi quá xa khi tường trình về một đoàn xe thiết giáp của một Lữ Đoàn Dù Ukraine tiến vào thị trấn Borkhi của Nga với tựa đề giật gân “Thiết giáp Mỹ lăn xích trên đất Nga.” Nhóm làm phim Ý còn quay những cảnh mà Zakharova gọi là “tuyên truyền” trong đó quân Ukraine phát các vật phẩm cứu trợ cho các nạn nhân chiến cuộc của Nga.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi đã phản đối mạnh mẽ đại sứ liên quan đến hành động của đoàn làm phim của đài phát thanh và truyền hình nhà nước Ý RAI, tấn công trái phép vào lãnh thổ Liên bang Nga”.
Bộ Ngoại giao Ý nói với Reuters rằng Cecilia Piccioni, đại sứ Ý tại Mạc Tư Khoa, nói với chính quyền Nga rằng các phóng viên của RAI “lên kế hoạch hoạt động theo cách hoàn toàn độc lập và tự chủ. Ý là một quốc gia dân chủ và tự do nên chính quyền không thể ngăn cấm họ”.
Kênh tin tức Telegram của Nga ngày 16 Tháng Tám cũng đưa tin Bộ Nội vụ Nga có kế hoạch mở vụ án hình sự đối với hai nhà báo RA
Sergio cho biết: “Công ty đã quyết định tạm thời nhà báo Stefania Battistini và nhà quay phim Simone Traini trở lại Ý để bảo đảm an toàn và bảo vệ mạng sống cá nhân”.
Nhóm tin tức RAI là những người đầu tiên đăng tải thông tin trên phương tiện truyền thông nước ngoài về cuộc tấn công của Ukraine vào tỉnh Kursk.
Cecilia Piccioni, đại sứ Ý tại Mạc Tư Khoa, nói với chính quyền Nga khi được triệu tập rằng các phóng viên của RAI “lên kế hoạch hoạt động theo cách hoàn toàn độc lập và tự chủ”.
RAI cũng nhấn mạnh rằng các phóng viên của họ “tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế” khi đưa tin về tình hình ở Kursk.
“Báo chí không phải là một tội ác,” liên đoàn RAI Usigrai và liên đoàn báo chí quốc gia Ý FNSI cho biết trong một tuyên bố chung.
“Khả năng chính quyền Mạc Tư Khoa đưa Stefania Battistini và Simone Traini ra xét xử là không thể chấp nhận được. Việc báo cáo không được thực hiện khi có sự cho phép trước.”
[Italian journalists reporting from Kursk to return home after Moscow's threats]
5. Kyiv bác bỏ tuyên bố của Nga về kế hoạch tấn công 'bom bẩn' vào các nhà máy hạt nhân
Bộ Ngoại giao Ukraine hôm 16 Tháng Tám bác bỏ cáo buộc của Nga về kế hoạch bị cáo buộc của Kyiv nhằm tấn công các nhà máy điện hạt nhân bằng cái gọi là “bom bẩn”.
Tuyên bố được đưa ra sau khi một số phương tiện truyền thông do nhà nước Nga kiểm soát tuyên bố rằng các lực lượng Ukraine được cho là đang lên kế hoạch tấn công Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị Nga tạm chiếm ở Enerhodar, Ukraine và Nhà máy điện hạt nhân Kursk ở Nga.
Heorhii Tykhyi, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao, gọi những tuyên bố này là “một sự tuyên truyền điên rồ của Nga”.
“Chúng tôi chính thức bác bỏ những báo cáo sai lệch này. Ukraine không có ý định cũng như không có khả năng thực hiện bất kỳ hành động nào như vậy. Nga phải ngừng lan truyền những lời dối trá nguy hiểm”, ông nói.
Nga tuyên bố sai sự thật rằng Ukraine đang phát triển một “bom bẩn”, một thiết bị sử dụng chất nổ để phát tán chất thải phóng xạ vào năm 2022. Sau cuộc thanh tra theo yêu cầu của Ukraine, các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế không tìm thấy “dấu hiệu nào cho thấy các hoạt động hạt nhân và vũ khí hạt nhân mà Nga cáo buộ tại các địa điểm,” giám đốc cơ quan, Rafael Grossi, cho biết.
Tykhyi nói: “Không có gì thay đổi kể từ đó.”
“Ukraine luôn và vẫn là thành viên cam kết của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Chúng tôi không có bất kỳ 'quả bom bẩn' nào và không có kế hoạch mua chúng.”
Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo bộ phận chống thông tin sai lệch tại Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, nói rằng Nga “có thể đang chuẩn bị một hành động khiêu khích hạt nhân”.
“Kịch bản cáo buộc chúng tôi khủng bố và cuộc tấn công vào Nhà máy điện hạt nhân Kursk đã không thành công. Bây giờ họ đang nói dối,” anh cho biết.
Nhà máy điện hạt nhân Kursk nằm cách thị trấn biên giới Sudzha của tỉnh Kursk gần 80 km, nơi được cho là đã bị lực lượng Ukraine chiếm giữ trong tuần này trong cuộc tấn công đang diễn ra của Kyiv vào tỉnh Kursk. Truyền thông Nga đưa tin Nga đang chuẩn bị bảo vệ nhà máy Kursk khi quân đội Ukraine tiếp cận và đã bắt đầu xây dựng các tuyến phòng thủ gần đó.
Nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu, đã bị Nga xâm lược kể từ tháng 3 năm 2022. Vị trí của nó gần tiền tuyến đã dẫn đến rủi ro an toàn hạt nhân ngày càng cao trong suốt cuộc chiến tranh toàn diện của Nga.
Kyiv cáo buộc lực lượng Nga vào ngày 11 tháng 8 đã đốt “một số lượng lớn lốp xe hơi trong tháp giải nhiệt” tại nhà máy hạt nhân nhằm nỗ lực “tạo ra sự hoảng loạn tại các thị trấn ở hữu ngạn hồ chứa nước cũ”.
IAEA cho biết an toàn hạt nhân tại nhà máy điện không bị ảnh hưởng.
6. Canada nói Ukraine có thể bắn vũ khí của chúng tôi khi tấn công vào lãnh thổ Nga
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine can fire our weapons during attack inside Russia, says Canada”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Ottawa cho biết Ukraine có thể sử dụng xe tăng và hỏa tiễn của Canada trong hoạt động quân sự đặc biệt đang diễn ra trên đất Nga.
Canada không đặt ra hạn chế về mặt địa lý đối với việc sử dụng thiết bị quân sự mà nước này đã tài trợ và tiếp tục tài trợ cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Canada, Bill Blair, cho biết như trên.
Ông nói thêm: “Người Ukraine biết rõ nhất cách bảo vệ quê hương của mình và chúng tôi cam kết hỗ trợ năng lực của họ”. “Canada kiên định ủng hộ quyền tự vệ của Ukraine trước cuộc chiến bất hợp pháp và phi lý của Nga - và đó là lý do tại sao chúng tôi đã cam kết hỗ trợ quân sự hơn 4 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine.”
Kyiv cho biết lực lượng Ukraine đang dần tiến vào khu vực Kursk của Nga, nơi họ kiểm soát hơn 1.185 km2 lãnh thổ. Quân đội Kyiv cho biết, cuộc tấn công bất ngờ - hiện đã kéo dài một tuần rưỡi - là một bước thụt lùi đối với Điện Cẩm Linh, khi một số đơn vị Nga được tái triển khai từ tiền tuyến ở Ukraine để tăng cường phòng thủ ở quê nhà.
Theo Bộ Trưởng Blair, Canada sẽ tiếp tục hợp tác với quân đội Ukraine để cung cấp trang thiết bị mà họ cần.
Kể từ khi Nga xâm lược toàn diện, Canada đã cam kết hỗ trợ quân sự 4,5 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, cam kết duy trì viện trợ cho đến năm 2029.
Cho đến nay, Canada đã gửi thiết bị phòng không trị giá 33 triệu Mỹ Kim, bao gồm hỏa tiễn phòng không AMRAAMS, AIM-9, AIM-7 và 40.000 viên đạn được giao vào năm 2023. Canada cũng đóng góp 53 triệu Mỹ Kim cho sáng kiến của Tiệp mua vài ngàn viên đạn. đạn pháo cho Ukraine.
Canada cũng đã tặng thêm pháo M-777, 8 xe tăng Leopard, 200 xe thiết giáp thương mại Senator và 4.200 bệ phóng hỏa tiễn M72A5-C1.
Đức trước đó cũng cho biết họ thấy không có vấn đề gì với việc Ukraine sử dụng vũ khí của mình trên lãnh thổ Nga.
“Viện trợ quân sự của chúng tôi dành cho Ukraine là khoản đầu tư tốt nhất cho an ninh của chúng tôi. Nó làm giảm tiềm năng đe dọa của Nga mỗi ngày. Nó ngăn cản dân thường Ukraine trở thành người tị nạn”, Marcus Faber, nhà lãnh đạo ủy ban quốc phòng của Bundestag của Đức cho biết.
Đầu tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hoạt động ở Kursk nhằm bảo vệ các khu vực biên giới của Ukraine trước các cuộc pháo kích xuyên biên giới liên tục của Nga, bổ sung quỹ trao đổi tù binh và đưa chiến tranh đến đất Nga.
7. Phải chăng Ukraine sử dụng hỏa tiễn phương Tây bên trong lãnh thổ Nga?
Nga đã cáo buộc NATO và phương Tây nói chung về việc hỗ trợ cuộc xâm lược của Ukraine, bao gồm cả việc cho phép sử dụng thiết bị do phương Tây cung cấp. Nhưng các quan chức Anh cho biết, theo luật pháp quốc tế, Ukraine được quyền sử dụng thiết bị do Anh tài trợ trong các hoạt động, kể cả ở Nga.
“Không có thay đổi nào trong chính sách của chính phủ Anh; Theo điều 51 của hiến chương Liên Hiệp Quốc, Ukraine có quyền tự vệ rõ ràng trước các cuộc tấn công bất hợp pháp của Nga, và điều đó bao gồm cả các hoạt động ngăn chặn bên trong lãnh thổ”, Bộ trưởng Quốc phòng Vương Quốc Anh John Healey nói với tờ Guardian hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám.
Tuy nhiên, có vẻ như không có thay đổi nào trong việc Anh từ chối cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong Nga, cho thấy một hành động cân bằng mong manh.
Các quan chức ở Washington cho biết, cho đến nay, Mỹ vẫn coi vụ tấn công xuyên biên giới là một động thái tự vệ, trong đó việc Kyiv sử dụng thiết bị của Mỹ là phù hợp. Tuy nhiên, họ bày tỏ lo ngại về những rắc rối khi quân đội Ukraine tiến sâu hơn vào lãnh thổ đối phương.
Một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters rằng nếu Ukraine bắt đầu chiếm các thị trấn của Nga và các mục tiêu phi quân sự khác bằng vũ khí và phương tiện của Mỹ, điều đó có thể được coi là kéo dài các giới hạn mà Washington đã áp đặt, chính xác là để tránh mọi nhận thức về một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga.
Ukraine cho biết một trong những mục đích của việc xâm nhập Nga hiện nay là để chống lại hỏa lực pháo binh và hỏa tiễn vào Ukraine và tạo ra một vùng đệm.
8. Ukraine truy lùng vũ khí nguy hiểm nhất của Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Goes After Russia's Deadliest Weapon”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các báo cáo cho thấy, Kyiv đang ráo riết tấn công vào các căn cứ không quân của Nga bằng các cuộc tấn công tầm xa nhằm hạn chế khả năng của Nga trong việc tấn công Ukraine bằng bom lượn có sức tàn phá cao. Diễn biến này xảy ra khi Mạc Tư Khoa đang cố gắng chống trả quân đội Ukraine đang tấn công khu vực biên giới Kursk.
Đầu tuần này, Kyiv cho biết họ đã thực hiện các cuộc tấn công tầm xa bằng máy bay điều khiển từ xa vào 4 phi trường quân sự của Nga, nằm ở các khu vực Voronezh, Kursk và Nizhny Novgorod của Nga.
Quân đội Ukraine cho biết “các mục tiêu chính” là các kho chứa nhiên liệu và “vũ khí hàng không”. Bốn căn cứ không quân này có máy bay quân sự của Nga, bao gồm các máy bay phản lực tiên tiến Su-34 và Su-35, quân đội cho biết trong một tuyên bố.
Những chiếc máy bay này đã phóng hỏa tiễn và bom lượn có sức tàn phá lớn, thường nằm ngoài tầm với của lực lượng phòng không Ukraine, đã tấn công Ukraine trong nhiều tháng và hỗ trợ cho các bước tiến của Nga ở phía đông. Ukraine hồi đầu tuần cho biết họ đã phá hủy một chiếc Su-34 trên bầu trời Kursk.
Một báo cáo của Reuters dẫn nguồn tin an ninh Ukraine cho biết các cuộc tấn công vào các phi trường của Nga được thiết kế để làm suy yếu khả năng Mạc Tư Khoa sử dụng máy bay phản lực để tấn công bằng bom lượn trên lãnh thổ Ukraine.
Nga báo cáo một làn sóng lớn các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào lãnh thổ của mình vào thời điểm đó, cho biết tổng cộng 117 máy bay điều khiển từ xa đã bị hệ thống phòng không của nước này chặn lại. Mạc Tư Khoa cho biết tổng cộng có 37 chiếc được báo cáo ở Kursk, cộng thêm 37 chiếc ở Voronezh, trong đó 11 chiếc “bị phá hủy” ở khu vực Nizhny Novgorod.
Kyiv cho biết, hoạt động này có sự tham gia của các nhân viên từ nhiều nhánh khác nhau của quân đội Ukraine, cũng như các cơ quan của quân đội này đã hoạt động tích cực và có uy tín trong các cuộc tấn công tầm xa bằng máy bay điều khiển từ xa vào các căn cứ của Nga.
Bộ Tổng tham mưu cho biết trong một tuyên bố rằng lực lượng không quân và lực lượng đặc nhiệm đã làm việc cùng với Cơ quan An ninh SBU của Kyiv và cơ quan tình báo quân sự GUR.
Ít nhất một trong những căn cứ nằm không xa nơi quân đội Ukraine đang chiến đấu để tiến sâu hơn vào Nga, sau khi phát động cuộc tấn công bất ngờ vào Kursk vào tuần trước.
Các quan chức Kyiv cho biết cuộc tấn công nhằm mục đích bảo vệ đất nước bị chiến tranh tàn phá khỏi các cuộc tấn công của Nga, bao gồm cả pháo binh Nga. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Năm cho biết 80 khu định cư ở Kursk hiện nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine, bao gồm cả thị trấn biên giới Sudzha, nơi giao tranh ác liệt đã nổ ra kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công.
Mykhailo Podolyak, cố vấn cho nhà lãnh đạo văn phòng của Zelenskiy, nói với hãng tin độc lập tiếng Nga Meduza hôm thứ Tư: “Ukraine đang tiến hành một cuộc chiến phòng thủ, đẩy pháo binh Nga đến khoảng cách cần thiết để nó không thể được sử dụng chống lại dân thường”.
Ukraine đang “tiến lên” ở Kursk, Tư lệnh quân đội Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, cho biết hôm thứ Năm, đồng thời cho biết thêm Kyiv đã thành lập một văn phòng quân sự để “bảo đảm luật pháp và trật tự, cũng như mọi nhu cầu của người dân địa phương”.
Ngay sau khi Ukraine phát động cuộc tấn công Kursk, thống đốc Kharkiv - một khu vực của Ukraine đặc biệt bị tàn phá bởi bom lượn - đã báo cáo “số lượng bom dẫn đường thấp hơn đáng kể” đánh vào vùng đông bắc Ukraine.
Kyiv không được phép sử dụng các loại vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp, chẳng hạn như hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, hay Storm Shadow do Anh tài trợ để tấn công các căn cứ không quân sâu trong lãnh thổ Nga. Kyiv đã vận động mạnh mẽ để dỡ bỏ hạn chế này, mặc dù lực lượng của họ có thể sử dụng viện trợ khác do phương Tây cung cấp cho các cuộc tấn công tầm ngắn ở Nga.
9. Cố vấn tổng thống Ukraine giải thích về cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vào Nga
Một trợ lý của Volodymyr Zelenskiy cho biết, cuộc tấn công chớp nhoáng của Ukraine vào một số khu vực biên giới của Nga là nhằm thuyết phục Mạc Tư Khoa tham gia vào các cuộc đàm phán “công bằng” về cuộc chiến của nước này ở Ukraine, khi các lực lượng Nga đang áp sát thành phố chiến lược Pokrovsk ở khu vực Donetsk.
Hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết “Chúng ta cần gây ra những thất bại chiến thuật đáng kể cho Nga”. “Ở khu vực Kursk, chúng ta thấy rõ công cụ quân sự được sử dụng một cách khách quan như thế nào để thuyết phục Liên bang Nga tham gia vào một quá trình đàm phán công bằng.”
“Chúng ta đã chứng minh được những biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Ngoài những vấn đề về kinh tế và ngoại giao… chúng ta cần gây ra những thất bại đáng kể về mặt chiến thuật cho Nga”.
Podolyak đưa ra bình luận của mình khi có vẻ như Ukraine đã chiếm được phần lớn một khu vực quan trọng của quận Glushovsky của Kursk.
[We need to inflict significant tactical defeats on Russia]
10. Kim Chính Ân ca ngợi 'cuộc chiến thần thánh' của Putin chống Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Kim Jong Un Glorifies Putin's 'Sacred War' Against Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nhà lãnh đạo tối cao của Bắc Hàn đã nhắc lại sự ủng hộ của đất nước ông đối với cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra của Nga và bày tỏ ý định thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai chế độ.
“Tôi bày tỏ niềm tin chắc chắn rằng người dân Nga mạnh mẽ và dũng cảm sẽ bảo vệ vững chắc quyền chủ quyền và lợi ích an ninh của nhà nước và chắc chắn giành chiến thắng trong cuộc chiến thiêng liêng vì hòa bình khu vực và công lý quốc tế”, ông Kim Chính Ân nói hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Tám, theo thông tấn xã KNCA của nhà nước Bắc Hàn.
Tuyên bố của ông nhằm đáp lại thông điệp hôm thứ Ba của Vladimir Putin, bày tỏ “lời chúc mừng chân thành” tới ông Kim nhân dịp Ngày Giải phóng Bắc Hàn, được tổ chức hàng năm vào ngày 15 Tháng Tám.
Hôm thứ Năm, ông Kim đã đến thăm tượng đài Tháp Giải phóng ở Bình Nhưỡng, nơi vinh danh những người lính Hồng quân đã giúp giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân Nhật Bản vào năm 1945.
Người sáng lập Bắc Hàn, Kim Nhật Thành—ông nội của nhà lãnh đạo hiện nay—được lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin, người đã tuyên chiến với Nhật Bản vào cuối Thế chiến thứ hai, ủng hộ. Liên Xô ủng hộ lực lượng cộng sản của Kim, dẫn đến việc thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân sau khi Bắc Hàn giải phóng.
Trong buổi lễ sau đó, với sự có mặt của các nhân viên Đại sứ quán Nga, ông Kim đã đặt vòng hoa tại tòa tháp, trên đó viết thông điệp “chúng tôi không quên chiến công của các chiến binh đã hy sinh của Quân đội Liên Xô”. KNCA.
Ông Kim nói: “Tình cảm hữu nghị của quân đội và nhân dân hai nước đã được rèn giũa và ngày càng sâu sắc trong cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại đối phương chung, là động lực mạnh mẽ để phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Bắc Hàn-Nga”.
Trong thông điệp chúc mừng của mình, Tổng thống Nga được cho là đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “thực hiện triệt để các thỏa thuận đạt được trong các cuộc đàm phán gần đây được tổ chức ở Bình Nhưỡng”, điều này sẽ “thúc đẩy việc mở rộng hợp tác qua lại giữa Liên bang Nga và Đảng Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau trong chuyến thăm của Putin tới quốc gia bị cô lập này vào tháng 6, tại đó một hiệp ước về “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” đã được ký kết.
Trong số những điều khác, thỏa thuận bao gồm một điều khoản phòng thủ chung, thiết lập cam kết của họ về các biện pháp trả đũa chung chống lại bất kỳ hành động nào đe dọa một trong hai nước.
Theo hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti, trong chuyến đi, Tổng thống Nga đã cảm ơn ông Kim vì “sự ủng hộ không ngừng đối với chính sách của Nga, bao gồm cả hướng đi của Ukraine”.
Bắc Hàn là nước ủng hộ tích cực cho “hoạt động quân sự đặc biệt” của Nga kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 và mối quan hệ giữa hai nước dường như đã phát triển mạnh mẽ hơn trong suốt cuộc xung đột.
Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, các mảnh vỡ từ hỏa tiễn do Bắc Hàn sản xuất đã được tìm thấy trên chiến trường ở Ukraine, và hôm Chúa Nhật 11 Tháng Tám, vừa qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng những hỏa tiễn này của Bắc Hàn đã được sử dụng trong một cuộc tấn công vào thủ đô của đất nước.
Một chuyên gia trước đây đã nói với Newsweek rằng Bắc Hàn sẽ nỗ lực hết sức để tăng cường khả năng sản xuất hỏa tiễn, tìm nguồn cung ứng phụ tùng từ khắp nơi trên thế giới để bổ sung cho kho vũ khí đang suy yếu của Nga.
Mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hai nước đã khiến nước láng giềng Bắc Hàn tức giận, Tổng thống Nam Hàn Doãn Tích Duyệt cảnh báo rằng sự hợp tác quân sự giữa hai nước đặt ra “mối đe dọa rõ ràng và thách thức nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và ở Âu Châu”.
11. Ukraine 'mất' chiến đấu cơ MiG-29 khi Nga tuyên bố tấn công căn cứ không quân
Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết Ukraine vừa mất một chiến đấu cơ MiG-29 vào hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Tám.
“Thật không may, hôm nay chúng tôi đã mất một chiếc MiG-29. May mắn thay, mọi người đều còn sống. Chiến tranh mà”, Đại Tá Ihnat nói nhưng không nêu chi tiết máy bay bị phá hủy ở đâu và như thế nào.
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa đã tấn công một căn cứ không quân ở tỉnh Dnipropetrovsk của Ukraine bằng hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M, phá hủy một máy bay ném bom của Ukraine đang được trang bị hỏa tiễn Storm Shadow.
Chi tiết “trang bị hỏa tiễn Storm Shadow” có vẻ hơi cường điệu vì không có cách nào để trang bị hỏa tiễn Storm Shadow cho một chiếc máy bay MiG-29.
Một số vụ nổ đã được báo cáo tại thành phố Dnipro vào ngày 16 tháng 8. Serhii Lysak, thống đốc khu vực, cho biết lực lượng Ukraine đã bắn hạ hai hỏa tiễn của Nga trên tỉnh Dnipropetrovsk.
Ông nói rằng các cuộc tấn công đã gây ra “một số vụ hỏa hoạn” mà không nêu chi tiết. Không có thương vong nào được báo cáo.
Vào tháng 7, lực lượng Nga đã thực hiện một số cuộc tấn công nhằm vào các phi trường quân sự ở vùng Poltava và Dnipropetrovsk. Theo Ihnat, cuộc tấn công đã dẫn đến “một số tổn thất”.
Một số chuyên gia cho rằng sự gia tăng các cuộc không kích của Nga có liên quan đến sự xuất hiện dự kiến của máy bay F-16, lô đầu tiên đã đến Ukraine vào cuối tháng 7.
Ukraine đã thực hiện một số cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ không quân nhằm làm suy yếu Lực lượng Không quân hùng mạnh hơn của Nga. Bộ Tổng tham mưu Ukraine tuyên bố lực lượng Ukraine đã tấn công 4 căn cứ không quân của Nga trong đêm ngày 14 Tháng Tám trong cuộc tấn công lớn nhất vào các phi trường trong chiến tranh.
Bí quyết thành công của Ukraine. Nga kiệt quệ, sau 2 tuần vẫn tháo chạy. Chiến lược dài hạn của Kyiv
VietCatholic Media
17:09 18/08/2024
1. Tại sao cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga của Ukraine lại thành công đến vậy?
Cuộc tấn công táo bạo của quân đội Ukraine vào khu vực Kursk của Nga đã trở thành cuộc tấn công lớn nhất vào nước này kể từ Thế chiến thứ hai.
Lực lượng của Kyiv đã chiếm giữ hàng chục thị trấn, bắt giữ từ 1.200 đến 2.000 tù binh và buộc hàng chục ngàn dân thường phải di tản. Sau hơn 10 ngày giao tranh, quân Nga vẫn đang loay hoay về kế sách đánh đuổi quân Nga. Tại sao quân đội Nga lại bị bắt đông đến vậy? chưa chuẩn bị sao?
Một biên giới dài không được bảo vệ.
Các vùng Kursk, Bryansk và Belgorod của Nga có chung đường biên giới dài 720 dặm hay 1160 km với Ukraine - bao gồm một đoạn dài 152 dặm hay 245 km ở vùng Kursk.
Và nó chỉ được bảo vệ mang tính biểu tượng trước khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm Ukraine vào năm 2022.
Kể từ đó, lực lượng này đã được tăng cường với các trạm kiểm soát trên những con đường quan trọng và các công sự dã chiến ở nhiều nơi - nhưng không đủ để đẩy lùi một cuộc tấn công của Ukraine.
Các đơn vị có năng lực nhất của Nga đang chiến đấu ở miền đông Ukraine, khiến biên giới dễ bị tấn công.
Yếu tố bất ngờ
Quân đội Ukraine tham gia cuộc tấn công được cho là chỉ được thông báo về nhiệm vụ của họ một ngày trước khi nó bắt đầu.
Sự bí mật này trái ngược với cuộc phản công năm ngoái - khi Ukraine công khai tuyên bố mục tiêu cắt hành lang đất liền để sáp nhập Crimea. Trong cuộc tổng phản công đó, Ukraine cuối cùng đã thất bại khi quân đội lê bước qua các bãi mìn của Nga và bị pháo binh và máy bay điều khiển từ xa tấn công.
Nhưng ở Kursk, quân đội Ukraine không gặp phải bất kỳ trở ngại nào kể trên.
Các đơn vị thiện chiến dễ dàng áp đảo lính biên phòng Nga và các đơn vị bộ binh nhỏ gồm những lính nghĩa vụ thiếu kinh nghiệm.
Quân Ukraine tiến sâu vào khu vực theo nhiều hướng - gặp ít kháng cự và gieo rắc hỗn loạn và hoảng sợ. Phản ứng chậm chạp của Bộ chỉ huy quân sự Nga ban đầu dựa vào chiến đấu cơ và trực thăng để cố gắng ngăn chặn cuộc tấn công dữ dội.
Ít nhất một trực thăng vũ trang của Nga bị bắn rơi và một chiếc khác bị hư hại.
Mạc Tư Khoa bắt đầu kéo quân tiếp viện, cố gắng làm chậm bước tiến của Ukraine - nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn quân đội Ukraine thiện chiến.
[Why has the Ukrainian invasion of Russia been so successful?]
2. Zelenskiy nói lực lượng Ukraine tăng cường các vị trí ở Kursk
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng của ông đang “tăng cường” các vị trí của họ ở khu vực Kursk của Nga, nơi Kyiv đang tiến hành một cuộc tấn công lớn trên bộ. Ông cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Chúa Nhật, 18 Tháng Tám.
Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Đại Tướng Oleksandr Syrskyi “đã báo cáo về việc tăng cường các vị trí của lực lượng chúng ta ở khu vực Kursk và mở rộng lãnh thổ ổn định”
“Tính đến sáng nay, chúng tôi đã bổ sung hàng trăm tù binh chiến tranh Nga vào quỹ trao đổi cho đất nước của mình,” Zelenskiy nói, đề cập đến những người lính Nga mà Ukraine đã bắt để sử dụng cho các cuộc trao đổi tù nhân trong tương lai.
“Tôi cảm ơn tất cả những người lính và chỉ huy đang bắt binh lính Nga làm tù binh và do đó đưa việc thả binh lính và thường dân của chúng ta bị Nga giam giữ đến gần hơn.”
Zelenskiy cho biết tình hình ở mặt trận phía đông gần các thị trấn Pokrovsk và Toretsk “trong tầm kiểm soát”, sau khi Nga báo cáo rằng họ đã đạt được một loạt tiến bộ trong những tuần gần đây.
“Có hàng chục cuộc tấn công của Nga vào các vị trí của chúng ta trong ngày qua,” Zelenskiy nói. “Nhưng binh lính và các đơn vị của chúng tôi đang làm mọi cách để tiêu diệt quân xâm lược và đẩy lùi các cuộc tấn công.”
[Ukrainian forces strengthening positions in Kursk, says Zelenskiy]
3. Times đưa tin: Vương quốc Anh đang chờ sự chấp thuận của Hoa Kỳ để bật đèn xanh cho các cuộc tấn công Storm Shadow của Kyiv ở Nga
Chính phủ Anh hơn một tháng trước đã yêu cầu Mỹ cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow của Anh bên trong lãnh thổ Nga nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi tích cực, The Times đưa tin hôm 16 Tháng Tám, dẫn các nguồn tin chính phủ giấu tên.
Ukraine từ lâu đã yêu cầu các đối tác phương Tây cho phép sử dụng hỏa tiễn tầm xa, như Storm Shadow của ATAMCS của Mỹ, bên trong lãnh thổ Nga.
Cho đến nay, các nước phương Tây vẫn không nhúc nhích trong vấn đề này, ngay cả khi Kyiv phát động cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga.
Một nguồn tin chính phủ Anh nói với The Times rằng yêu cầu này thực tế đã “bị mắc kẹt trong hệ thống của Hoa Kỳ”, trong khi một nguồn tin khác gọi đó là “quy trình thông thường của Hoa Kỳ”. Nguồn thứ ba cho biết cuộc thảo luận với các đồng minh về việc sử dụng Storm Shadow đang diễn ra.
Theo một trong những nguồn tin, Luân Đôn không đổ lỗi cho Washington về sự chậm trễ và coi đây là một phần được mong đợi trong quá trình thay đổi chính sách.
Câu chuyện không nêu rõ lý do tại sao việc sử dụng Storm Shadow, một hỏa tiễn hành trình do Anh và Pháp đồng phát triển với tầm bắn 250 km, lại phụ thuộc vào sự chấp thuận của Washington.
Matthew Palmer, đại biện ngoại giao Hoa Kỳ tại Anh, khẳng định trên Times Radio rằng chính phủ của ông không có tiếng nói gì trong vấn đề này.
Tuy nhiên, các báo cáo truyền thông trước đó chỉ ra rằng sự cho phép không chỉ phụ thuộc vào Luân Đôn. Các nguồn tin chính thức của Anh nói với Telegraph vào tháng 7 rằng một bước đi như vậy sẽ cần có sự thỏa thuận giữa ba quốc gia, trong đó có Vương quốc Anh.
Mặc dù các nguồn tin không nêu tên hai quốc gia còn lại, nhưng Pháp có khả năng là một trong những nước này sản xuất các biến thể Storm Shadow của riêng mình có tên là SCALP/T, cũng đã được cung cấp cho Ukraine.
Tin tức mới nhất có thể chỉ ra rằng Mỹ, lực lượng dẫn đầu trong liên minh ủng hộ Kyiv và là thành viên hùng mạnh nhất NATO, cũng có thể là một trong 3 quốc gia trên.
Ngũ Giác Đài cho biết, mặc dù việc tấn công Kursk của Ukraine phù hợp với chính sách sử dụng vũ khí của Mỹ nhưng không có sự nới lỏng nào trong việc sử dụng vũ khí tầm xa sâu bên trong nước Nga. Hoa Kỳ trước đây đã cho phép sử dụng vũ khí của Mỹ trên lãnh thổ Nga ngay bên kia biên giới Ukraine.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Sabrina Singh nhắc lại những lo ngại của Washington về khả năng leo thang chiến tranh. Một số báo cáo phương tiện truyền thông chỉ ra rằng Mỹ chỉ đơn giản coi hỏa tiễn ATACMS hữu ích hơn, chẳng hạn như trong các cuộc tấn công ở Crimea bị tạm chiếm so với ở tỉnh Kursk.
Giống như Mỹ, Anh cũng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Anh cung cấp trong cuộc tấn công Kursk, ngoại trừ hỏa tiễn tầm xa.
Theo Kyiv, việc hạn chế tấn công vào sâu bên trong nước Nga là một trong những động lực đằng sau chiến dịch Kursk.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Heorhii Tykhyi cho biết hôm 13 Tháng Tám: “Nếu Ukraine có thể tấn công đối phương trên lãnh thổ của họ, từ nơi họ đe dọa Ukraine, thì Ukraine sẽ ở vị thế tốt hơn nhiều để tự bảo vệ mình”.
“Đặc biệt, sẽ ít cần thiết hơn khi phải sử dụng lực lượng phòng thủ Ukraine bên ngoài biên giới Ukraine, bao gồm cả tỉnh Kursk.”
[UK waiting for US' approval to greenlight Kyiv's Storm Shadow strikes in Russia, Times reports]
4. Mỗi năm kể từ khi Nga xâm lược, Ukraine đều khiến thế giới ngạc nhiên
Khi đoạn video về cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội, một trò đùa bắt đầu lan truyền với việc Vladimir Putin hỏi Stalin rằng ông nên làm gì khi xe tăng Đức lao về phía Kursk. Bóng ma của Stalin trả lời rằng công thức giành chiến thắng rất đơn giản: gửi những sư đoàn Ukraine giỏi nhất vào trận chiến, giống như ông đã làm năm 1943, sau đó xin người Mỹ xe tăng và tiền bạc. Nhưng cả hai lựa chọn này đều không có sẵn cho Putin. Hiện ông đang phải đối mặt với quân đội Ukraine trên đất của mình và coi Mỹ là kẻ thù chính của mình.
Mỗi năm kể từ khi Nga xâm lược, Ukraine đều khiến thế giới ngạc nhiên. Thứ nhất, ngay khi bắt đầu cuộc chiến năm 2022, lực lượng của nước này đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Nga vào thủ đô Kyiv. Sau đó, vào năm 2023, họ giải phóng Kherson. Giờ đây, xe tăng của họ đang tiến vào lãnh thổ Nga. Quân đội Ukraine đã tiến lên trong 10 ngày qua. Họ đã kiểm soát khoảng 1.185 km2 đất đai và hơn 82 thị trấn. Cờ Nga đã bị hạ xuống; tại thành phố Sudzha, một chính quyền quân sự đã được thành lập để quản lý lãnh thổ và hàng ngàn tù nhân chiến tranh đã bị bắt.
Những lãnh thổ giành được của Kyiv, trái ngược với quy mô lãnh thổ của Nga, tất nhiên là nhỏ. Quân đội Ukraine đã chiếm được khoảng 10% diện tích của Luân Đôn và vùng phụ cận. Cuộc xâm nhập Kursk có thể không phải là một trận chiến quyết định trong cuộc chiến này, nhưng nó thay đổi hoàn toàn câu chuyện phổ biến về cách nó diễn ra và nó có thể kết thúc như thế nào. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, nó đánh vào gốc rễ chiến lược của Điện Cẩm Linh, coi một cuộc chiến tiêu hao kéo dài hết năm này sang năm khác sẽ khiến phương Tây “tự do đưa ra kết luận rằng việc Nga chiếm ưu thế ở Ukraine là không thể tránh khỏi và chúng ta phải đứng bên lề”.
[The Kursk attack has humiliated Putin – and changed the narrative over how the war is fought]
5. Washington Post đưa tin rằng Nga đe dọa rút khỏi các nỗ lực bí mật nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công năng lượng
Hôm Thứ Bẩy, 17 Tháng Tám, tờ Washington Post báo cáo rằng việc Ukraine tấn công Nga đang làm gián đoạn các kế hoạch đàm phán gián tiếp ở Qatar về việc hai bên cùng ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Kyiv trước đó cho biết họ đặt mục tiêu tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về an ninh năng lượng vào tháng 8 tại Trung Đông như một bước tiếp theo sau hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ. Các quan chức Nga và Ukraine đều chưa xác nhận bất kỳ kế hoạch nào về một thỏa thuận được cho là “ngừng bắn năng lượng”.
Nga đã phát động một chiến dịch lớn bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong mùa xuân vừa qua, phá hủy hoặc vô hiệu hóa các nhà máy điện và buộc phải cắt điện luân phiên trên khắp đất nước.
Đổi lại, Ukraine đã tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa nhằm làm suy yếu doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch của Mạc Tư Khoa, một trong những nguồn thu nhập chính của nước này.
Qatar, quốc gia luôn tìm cách đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc chiến, được cho là đã đề nghị tổ chức cuộc họp ở thủ đô Doha. Tờ Washington Post viết: Cả Kyiv và Mạc Tư Khoa đều có kế hoạch cử phái đoàn của họ tới các cuộc đàm phán gián tiếp do các quan chức Qatar làm trung gian.
Một nguồn tin ngoại giao giấu tên được cho là đã nói với hãng tin này rằng các quan chức Nga đã hoãn cuộc gặp với các quan chức Qatar sau vụ tấn công xuyên biên giới của Ukraine bắt đầu vào tuần trước. Nguồn tin cho biết thêm, tính đến thời điểm hiện tại, Mạc Tư Khoa vẫn chưa hủy bỏ hoàn toàn các cuộc đàm phán.
Hai nguồn tin nói với tờ Washington Post rằng các quan chức cao cấp của Ukraine đã nghi ngờ về thỏa thuận này ngay cả trước khi bắt đầu cuộc tấn công, cho rằng cơ hội thành công của nó là 20% hoặc thấp hơn vì họ nghi ngờ sự chân thành của Nga. Các quan chức khác đang hy vọng rằng đây có thể là bước đầu tiên hướng tới một thỏa thuận hòa bình toàn diện hơn, tờ báo này viết.
Kyiv đã phát động chiến dịch xuyên biên giới vào ngày 6 tháng 8, được tường trình đã chiếm được hơn 82 thị trấn và hơn 1.185 km2 kể từ đó. Trong khi đó, Nga tiếp tục tấn công vào phía đông Ukraine, tiến dần tới trung tâm hậu cần quan trọng ở tỉnh Donetsk, Pokrovsk.
Đây là lần đầu tiên binh lính chính quy Ukraine tiến vào đất Nga kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, xâm lược những vùng lãnh thổ rộng lớn thuộc chủ quyền của Ukraine và gây ra sự tàn phá kinh hoàng cho các làng mạc, thành phố và cơ sở hạ tầng của nước này.
Giới lãnh đạo Ukraine trước đây đã chỉ ra rằng cuộc tấn công có thể củng cố vị thế của Kyiv trong bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể diễn ra trong tương lai với Mạc Tư Khoa. Ukraine và Nga đã không tổ chức đàm phán hòa bình trực tiếp kể từ khi đàm phán không thành công vào đầu năm 2022 tại Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu tổ chức tại Thụy Sĩ vào tháng 6, nhưng Kyiv cho biết họ muốn mời một đại diện của Nga tới một hội nghị tiếp theo. Ukraine hy vọng sẽ trình bày với Mạc Tư Khoa một kế hoạch hòa bình do các bên tham gia hội nghị thượng đỉnh cùng phát triển.
Kế hoạch hòa bình dựa trên công thức hòa bình 10 điểm của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, với một trong những điều khoản tập trung vào an ninh năng lượng. Chủ đề này sẽ được thảo luận tại hội nghị tháng Tám.
Văn phòng Tổng thống Ukraine nói với tờ Washington Post rằng cuộc họp trực tiếp đã bị hoãn lại “do tình hình ở Trung Đông” nhưng sẽ được tổ chức dưới dạng video vào ngày 22 tháng 8.
6. Cuộc tấn công bất thường của Ukraine vào Kursk đã thay đổi câu chuyện về cuộc chiến - nhưng là một chiến lược có rủi ro cao
Tác động ngay lập tức của việc Ukraine tấn công xuyên biên giới vào khu vực Kursk của Nga bắt đầu vào ngày 6 tháng 8 là một sự thay đổi trong tinh thần của công chúng Ukraine và thậm chí còn hơn thế nữa trong câu chuyện giữa các đối tác quốc tế của Ukraine.
Việc mất lãnh thổ một cách chậm rãi nhưng không thể tránh khỏi ở Donbas vốn vẽ nên một bức tranh rút lui nghiệt ngã đã được thay thế bằng những hình ảnh về một mặt trận năng động. Mặc dù mang tính mạo hiểm nhưng câu chuyện mới này rất quan trọng trong việc nhắc nhở các đối tác quốc tế của Ukraine rằng kết quả của chiến tranh là khó đoán.
Về mặt chính trị, mục đích của hoạt động này là tạo đòn bẩy trước các cuộc đàm phán có thể xảy ra. Nếu Ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, nguy cơ rút hỗ trợ kỹ thuật quân sự nhiều khả năng sẽ buộc Kyiv phải đàm phán. Chính phủ Ukraine muốn bảo đảm rằng nếu phải tham gia vào quá trình đó, họ sẽ có những thứ mà Nga muốn đánh đổi để có được sự nhượng bộ. Do đó, quân đội Ukraine phải chiếm và giữ một phần đất lớn của Nga trong suốt thời gian đàm phán.
Một yếu tố quan trọng khác của cuộc tấn công là Ukraine đã thành công trong việc duy trì an ninh hoạt động trước khi tiến hành cuộc tấn công. Đây là một vấn đề nghiêm trọng với các hoạt động trước đây của Ukraine và năng lực chuẩn bị và lập kế hoạch cho thấy những bài học rút ra từ cuộc tấn công năm ngoái sẽ khuyến khích các đối tác về triển vọng cho các hoạt động trong tương lai.
Tình báo quân đội Nga dường như một lần nữa phải chịu đựng tình trạng sai lầm kinh niên khi lực lượng Ukraine rút khỏi phòng tuyến ở Donbas.
[Ukraine’s extraordinary incursion into Kursk has changed the narrative of the war – but is a high-risk strategy]
7. Nga đưa ra cảnh báo hạt nhân trong bối cảnh Ukraine tấn công xuyên biên giới vào Kursk
Hôm Thứ Bẩy, 17 Tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc lực lượng Ukraine chuẩn bị tấn công một cơ sở hạt nhân của Nga ở khu vực Kursk.
Kể từ cuộc tấn công bất ngờ ngày 6 Tháng Tám, lực lượng Ukraine đã tiến vào khu vực Kursk của Nga trong hai tuần qua, phân nhánh sang khu vực lân cận Belgorod. Theo các nhà phân tích quân sự, cuộc tấn công này đánh dấu cuộc tấn công lớn nhất trên đất Nga kể từ Thế chiến thứ hai, với sự tham gia của khoảng 10.000 binh sĩ Ukraine được trang bị xe tăng, xe thiết giáp và pháo binh.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine trước đó đã làm rõ rằng Kyiv không có ý định chiếm lãnh thổ Nga mà nước này đã chiếm giữ. Họ cho biết mục tiêu là ngăn chặn Mạc Tư Khoa tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn vào Ukraine từ Kursk.
Zakharova cho biết: “Theo thông tin chúng tôi có được, chính quyền Kyiv đã bắt đầu chuẩn bị tấn công vào Nhà máy điện hạt nhân Kursk”. Nhà máy điện hạt nhân Kursk, nằm cách thành phố khoảng 40 km về phía tây, là nhà sản xuất điện lớn cho Nga.
Tuy nhiên, bà ấy không cung cấp những gì thông tin mà bà ta nhận được là gì.
“Chúng tôi kêu gọi các tổ chức quốc tế - đặc biệt là Liên Hiệp Quốc và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế - ngay lập tức lên án các hành động khiêu khích do chế độ Kiev chuẩn bị và ngăn chặn hành vi vi phạm an ninh vật lý và hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Kursk, có thể dẫn đến thảm họa nhân tạo quy mô lớn ở Âu Châu”, Zakharova nói thêm.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, ra đời năm 1957, là trung tâm hợp tác quốc tế của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực hạt nhân.
Zakharova nói: “Toàn bộ cộng đồng quốc tế phải nhận ra mối nguy hiểm do chế độ phát xít mới ở Kiev gây ra cho toàn bộ lục địa Âu Châu”.
Putin đã nhiều lần và không có bằng chứng nào gán cho chính phủ Ukraine, do Tổng thống Volodymyr Zelenskiy lãnh đạo, là “chế độ phát xít mới”, sử dụng tuyên bố vô căn cứ này để biện minh cho việc Nga xâm lược quốc gia Đông Âu này vào tháng 2 năm 2022.
Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu đã hỗ trợ ngoại giao và quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến kéo dài hơn hai năm rưỡi với Mạc Tư Khoa.
Hôm thứ Bảy, IAEA đã đưa ra một thông cáo báo chí về tình hình an toàn hạt nhân “xấu đi” tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine sau khi một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa tấn công một con đường gần đó. Nhà máy hạt nhân—lớn nhất Âu Châu—đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ đầu tháng 3 năm 2022, chỉ vài ngày sau khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Putin bắt đầu. Đây là một trong những địa điểm đầu tiên bị lực lượng Nga chiếm giữ.
Một vụ hỏa hoạn đã được báo cáo tại nhà máy vào Chúa Nhật tuần trước, trong đó Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau đã gây ra vụ cháy.
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi cho biết hôm thứ Bảy: “Tôi vẫn cực kỳ quan ngại và nhắc lại lời kêu gọi kiềm chế tối đa từ mọi phía và tuân thủ nghiêm ngặt năm nguyên tắc cụ thể được thiết lập để bảo vệ nhà máy”. “Các nhà máy điện hạt nhân được thiết kế để có khả năng chống chịu trước các sự việc kỹ thuật hoặc con người và các sự kiện bên ngoài bao gồm cả những sự kiện cực đoan, nhưng chúng không được xây dựng để chống lại một cuộc tấn công quân sự trực tiếp và cũng không được cho là như vậy, giống như bất kỳ cơ sở năng lượng nào khác trên thế giới”, Grossi nói.
Ông nói thêm: “Cuộc tấn công mới nhất này nêu bật tính dễ bị tổn thương của các cơ sở như vậy trong khu vực xung đột và sự cần thiết phải tiếp tục theo dõi tình hình mong manh”.
[ Russia Issues Nuclear Warning Amid Ukraine's Kursk Invasion]
8. Phóng viên AP cho biết lực lượng Ukraine 'để lại dấu vết hủy diệt' ở Kursk
Các phóng viên của hãng tin AP cho biết, trong chuyến đi qua Kursk do chính phủ Ukraine tổ chức, họ đã chứng kiến “dấu vết hủy diệt”.
Họ báo cáo:
Dấu vết hủy diệt nằm trên con đường mà lực lượng Ukraine đã khắc trên cuộc xâm lược đầy mạo hiểm của họ vào Nga, xuyên qua biên giới và cuối cùng vào thị trấn Sudzha.
Hỏa lực pháo binh đã thổi bay nhiều mảnh khỏi bức tượng của người sáng lập Liên Xô Vladimir Lenin đứng ở quảng trường trung tâm thành phố Nga mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Năm hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội ông. Các cửa sổ của một tòa nhà hành chính bị nổ tung, mặt tiền màu vàng sáng của nó cháy sém và lỗ chỗ vết đạn.
Lực lượng Ukraine đã tràn vào hết khu định cư này đến khu định cư khác của Nga trong chiến dịch bất ngờ mà Kyiv hy vọng sẽ thay đổi cục diện của cuộc xung đột kéo dài hai năm rưỡi.
Quân đội Nga cho đến nay vẫn đang gặp khó khăn trong việc đưa ra phản ứng hiệu quả trước cuộc tấn công vào khu vực Kursk, vụ tấn công lớn nhất vào nước này kể từ Thế chiến II. Sudzha, cách biên giới 10 km, là thành phố lớn nhất rơi vào tay quân đội Ukraine kể từ khi cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 6 tháng 8.
Bằng chứng về cuộc tấn công xuyên biên giới chớp nhoáng của Ukraine dọc các con đường dẫn đến thị trấn. Trên bãi cỏ rải rác những mảnh vụn là một tấm biển có vết đạn bắn về hai hướng: Ukraine ở bên trái và Nga ở bên phải. Chiếc xe tăng Nga cháy rụi nằm bên đường.
[Ukrainian forces 'leaving trail of destruction' in Kursk, say AP reporters on the ground]
9. XÔNG ĐẾN CHIẾN THẮNG. Động thái tiếp theo của Ukraine là gì? Làm thế nào Zelenskiy có thể sử dụng cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk để đánh bại quân đội của Putin và cắt đứt cỗ máy chiến tranh của ông ta
Một chuyên gia quốc phòng cho biết người Ukraine có thể khai thác cuộc bao vây Kursk để đánh bại quân đội của Vladimir Putin.
Quân đội Ukraine đã tiến vào các thị trấn bên kia biên giới Nga kể từ ngày 6 tháng 8 trong bối cảnh xảy ra cuộc xâm lược lần đầu tiên trên đất Nga kể từ Thế chiến thứ hai.
Người Nga đang cố gắng chống trả trước động thái táo bạo này của Kyiv, vốn đã châm ngòi cho một chiến dịch “chống khủng bố” ở các khu vực Belgorod, Bryansk và Kursk.
Hiện họ đang gửi xe tăng, xe tải và quân đội của mình tới để chiến đấu với quân Ukraine đã khiến họ mất cảnh giác.
Các cuộc tấn công trên không được thực hiện mỗi đêm với việc cả hai lực lượng tiêu diệt lẫn nhau trong các chướng ngại vật trên khắp khu vực bị chiến tranh tàn phá.
Nhưng tổng thống Zelenskiy đã thề sẽ tiến “sâu hơn” vào Nga trong những ngày tới khi ông chuẩn bị đáp trả Putin sau hơn hai năm bảo vệ mệt mỏi.
Tiến sĩ Alan Mendoza, chuyên gia về Nga và người sáng lập tổ chức tư vấn Henry Jackson Society của Anh, tin rằng Ukraine có thể lợi dụng cuộc xâm lược Kursk để tấn công đối phương ngay trên lãnh thổ Nga.
Người Nga, những người đã chiếm được và giữ được một vùng đất rộng lớn ở phía đông Ukraine, đã hình thành một chiến tuyến bắt đầu gần Kharkiv ở phía đông và kéo dài xuống Crimea qua Mariupol.
Tiến sĩ Mendoza cho biết khi thọc sâu vào Nga, quân đội Ukraine có thể cố gắng bao vây các vị trí này của Nga dọc tiền tuyến - khiến họ bất ngờ.
Ông nói với The Sun: “Một động thái rất thông minh mà người Ukraine có thể làm là cố gắng đi vòng qua các vị trí của Nga ở Ukraine. Nhưng đó là một bước đi chiến lược và đầy tham vọng.
“Nếu họ đi về phía nam từ vị trí mà họ đang đột phá trên lãnh thổ Nga, cuối cùng họ có thể bao vây quân Nga bằng cách nào đó, định hình hoặc thực hiện một động thái cực kỳ táo bạo.”
“Người Ukraine sẽ phải đối mặt với một cuộc tấn công khủng khiếp của Nga, nhưng họ đã thể hiện khả năng xuyên thủng phòng tuyến của đối phương.”
Ông giải thích rằng về mặt lý thuyết, động thái quân sự táo bạo này có thể cắt đứt phòng tuyến của Nga từ phía sau khu vực Kharkiv - và tạo ra các vòng vây phía sau tiền tuyến của đối phương.
Điều này cũng có thể cắt đứt đường tiếp tế của quân đội Nga – là điều sẽ khiến cuộc sống của quân đội Putin trở nên “khó khăn”.
Chuyên gia này nói thêm: “Nếu người Ukraine có ý định ở lại lãnh thổ Nga, thì việc họ tiếp tục tiến xa nhất có thể trong khi người Nga vẫn mất thăng bằng là điều hợp lý. Đây là một lựa chọn hiển nhiên để họ thực hiện.”
Trong tuần qua, Kyiv đã trút mưa xuống khắp biên giới Nga ở nhiều khu vực khác nhau của Kursk.
Và các cuộc tấn công theo kế hoạch của Zelenskiy đang tỏ ra thành công khi tình trạng khẩn cấp được ban bố ở Belgorod chỉ vài ngày trước.
Belgorod là khu vực thứ hai của Nga sau thành phố Kursk cho thấy toàn bộ tác động của cuộc tấn công của Ukraine.
Thống đốc địa phương của khu vực cho biết họ đã hứng chịu 23 cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trong 48 giờ qua.
Tiến sĩ Mendoza cho biết: “Belgorod nằm ở phía nam Kursk và sẽ là khu vực tiếp theo mà bạn sẽ chuyển đến nếu muốn thử thực hiện thao tác bao vây toàn bộ quân đội Nga đang chiến đấu ở Ukraine.
“Người Ukraine đang đề xuất mục tiêu của họ bây giờ là tạo ra một vùng đệm giữa biên giới của họ và Nga để ngăn chặn các cuộc pháo kích và tấn công vào các trung tâm dân cư của họ.”
Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết việc tạo ra các vùng đệm như vậy có thể cho thấy Kyiv vẫn đang cố gắng biến cuộc tấn công của mình thành một động thái phòng thủ.
Trong khi đó, quân đội Ukraine, nếu có thể giữ các vị trí bên trong Kursk, có thể sử dụng nơi này như một con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai trong trường hợp họ tham gia vào một đề xuất ngừng bắn.
Ông nói: “Đây thực sự có thể là một sự đánh đổi dành cho người Nga để đổi lấy bất kỳ khu vực nào của Ukraine mà người Nga muốn trả lại để có được điều đó.
“Tôi nghĩ những gì Ukraine cần thể hiện là khả năng lâu dài có thể gây thiệt hại cho Nga và thực sự khiến Nga bối rối, để sau đó có thể tìm ra một giải pháp thương lượng nào đó.
“Nhưng càng nắm giữ nhiều lãnh thổ, họ sẽ càng linh hoạt hơn trên bàn đàm phán - nếu và khi điều đó thực sự thành hiện thực.”
Cuộc tấn công của Kyiv cũng được cho là nhằm giảm bớt một số áp lực lên tiền tuyến phía đông bắc, nơi cuộc tấn công của Nga vẫn đang tiếp diễn.
Và có vẻ như kế hoạch của Zelenskiy đang có hiệu quả.
Các quan chức Mỹ nói với CNN rằng hàng ngàn binh sĩ Nga đã được chuyển hướng khỏi tiền tuyến đang hoạt động để ngăn chặn sự tấn công của Ukraine trên đất Nga.
John Kirby, phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết: “Rõ ràng với chúng tôi rằng Putin và quân đội Nga đang chuyển một số nguồn lực, một số đơn vị, tới Kursk để chống lại những gì người Ukraine đang làm”.
Tiến sĩ Alan cho rằng đây là thời điểm thích hợp để quân đội Ukraine dồn quân và bóp cổ quân Nga, buộc họ phải chấm dứt chiến tranh.
Ông nói thêm: “Ukraine cần tạo áp lực lên Nga để chấm dứt chiến tranh. Loại nhục nhã này rõ ràng là một loại áp lực.
“Và nếu họ có thể giữ được lãnh thổ trước một cuộc phản công của Nga thì điều đó còn quan trọng hơn.
“ Tôi nghĩ nó sẽ dẫn đến những câu hỏi nghiêm chỉnh ở Mạc Tư Khoa về chiến lược chiến tranh của Putin và nó thực sự diễn ra như thế nào.”
Vlad run rẩy tỏ ra tức giận vì cuộc tấn công tiếp tục diễn ra khi ông kêu gọi Điện Cẩm Linh triển khai thêm quân vào Kursk để “đuổi đối phương ra ngoài”.
Chỉ một tuần sau cuộc tấn công, Kyiv tuyên bố đã chiếm được hơn 1.000 km2 đất Nga nhiều hơn những gì Putin có thể chiếm được trong năm qua.
Và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi họ tiếp tục thực hiện các kế hoạch chiến tranh nảy lửa của mình, Tướng Oleksander Syrsky của Ukraine cho biết.
The Telegraph đưa tin, kể từ cuối năm 2023, Nga mới chỉ cướp được 994 km2 đất bên trong Ukraine.
Nhưng Mạc Tư Khoa cũng đã mất hàng trăm ngàn binh sĩ trên chiến trường trong thời gian này với - nhiều người thiệt mạng hoặc bị thương nặng, theo ước tính của quân đội Ukraine.
Con số thương vong tiếp tục gia tăng ở Kursk khi quân của Putin đang cố gắng ngăn chặn bước tiến của Ukraine.
Người ta ước tính quân Ukraine cũng đã bắt giữ từ 1.200 đến 2.000 binh sĩ Nga trong đợt tăng đột biến đáng kinh ngạc.
Tổng thống Zelenskiy cho biết thành phố Sudzha của Nga - khu vực có tính chiến lược cao về mặt địa lý - hiện nằm trong tay quân đội Ukraine.
Sudzha là một thành phố quan trọng do lượng khí đốt của Nga chảy qua nó.
Đây cũng sẽ là vụ tiếp quản thành phố Nga lớn nhất kể từ khi Đức Quốc xã xâm chiếm đất nước này trong Thế chiến thứ hai.
Lực lượng Ukraine cho biết một văn phòng chỉ huy quân sự hiện đang được thành lập ở đó khi cuộc tấn công vào Nga vẫn tiếp tục.
Tiến sĩ Alan nói với The Sun: “Đây là một đòn giáng mạnh vào uy tín của Vladimir Putin.”
“Đây thực sự là lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai, lãnh thổ Nga thực sự bị các thế lực nước ngoài nắm giữ.
“Putin đã hy vọng ông ấy có thể hạ gục Ukraine trong một cuộc chiến khi nguồn cung của họ bị suy giảm và Âu Châu và Mỹ không còn quan tâm nữa.
“Nhưng mọi chuyện bây giờ đã đảo ngược. Người Ukraine hiện đang khiến người Nga lo lắng về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong cuộc xung đột này và nơi người Ukraine có thể quyết định tấn công tiếp theo”.
Cuộc xâm lược Kursk sẽ gây ra một số “hậu quả nghiêm trọng” ở Mạc Tư Khoa.
“Đây là một thời điểm rất quan trọng đối với cỗ máy chiến đấu được ca tụng nhiều của Nga vốn đã bị hư hại.
“Chúng ta đừng quên thất bại của họ trong việc giành chiến thắng ở Ukraine vào năm 2022. Vì vậy, có vẻ như Hoàng đế Nga không có quần áo, giống như trong cuộc xung đột này.
“Nó sẽ đặt ra rất nhiều dấu hỏi về việc Nga sẽ đi đến đâu trong vấn đề này, làm thế nào để kết thúc cuộc chiến hoặc liệu Ukraine có thực sự thành công trong việc đẩy Nga ra ngoài hay không.
“Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là, nó một lần nữa tạo ra yếu tố không chắc chắn về cuộc xung đột và việc nó thực sự kết thúc như thế nào.
“Bạn biết đấy, chiến thắng của Nga giờ đã đảo ngược và điều đó cho bạn biết rằng mọi chuyện không thể tốt đẹp hơn cho Putin.”
Keir Giles, chuyên gia về Nga tại Chatham House, nói với The Sun rằng Kyiv đã “lên kế hoạch cho một điều gì đó lớn lao” - và cuộc tấn công làm thay đổi động lực của cuộc chiến “ngoài tầm cân đối”.
Ông nói: “Cuộc xâm lược Kursk biện minh cho những lời hứa mà chúng tôi đã nghe được từ các nguồn tin Ukraine trong những tuần và tháng trước rằng một điều gì đó lớn lao đang được ấp ủ.
“Mục tiêu của Kyiv trùng khớp với những gì các nhà phân tích phương Tây đã đánh giá - cuộc tấn công đang đưa Ukraine vào vị thế đàm phán tốt hơn, giảm bớt áp lực lên mặt trận ở nơi khác và gây ra sự gián đoạn cho chính nước Nga và bất hòa xã hội.
[STORM TO VICTORY What’s Ukraine’s next move? How Zelensky could use Kursk invasion to outflank Putin’s troops & cut off his war machine]
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ cứu dân Ba Lan như thế nào? Đức Hồng Y Rainer Woelki thăm Ukraine
VietCatholic Media
18:13 18/08/2024
1. Chính phủ Pháp đã cảnh báo mối đe dọa khủng bố 'rất cao' đối với lễ trọng của Công Giáo
Chính phủ Pháp đã kêu gọi “cực kỳ cảnh giác” trước mối đe dọa khủng bố “rất cao” đối với các cuộc rước kiệu tôn giáo và nơi thờ phượng nhân dịp lễ Đức Mẹ Lên Trời, một trong những ngày thiêng liêng nhất trong lịch Công Giáo.
Gérald Darmanin, Bộ trưởng Nội vụ Pháp, đã cảnh báo các quan chức khu vực trong một tin nhắn hôm thứ Ba thông qua ứng dụng nhắn tin Telegram rằng đất nước này đang ở trong “mối đe dọa khủng bố ở mức độ rất cao”. Theo hãng tin BFMTV của Pháp, ông nói rõ rằng “các buổi lễ, tụ tập, rước kiệu và hành hương” tại các địa điểm có truyền thống gắn liền với lòng sùng kính Đức Mẹ phải đối mặt với mối nguy hiểm đặc biệt.
Darmanin thông báo với các quận trưởng trong khu vực rằng “phải duy trì sự cảnh giác cao độ, đặc biệt đối với các cuộc biểu tình và địa điểm có tính chất tôn giáo”. Ông khuyên các quan chức chính phủ nên liên lạc thường xuyên với các địa điểm tôn giáo và triển khai thêm lực lượng an ninh đến những địa điểm “nhạy cảm hơn”.
Theo BFMTV, Bộ trưởng Nội vụ Pháp đã chỉ thị cho quan chức địa phương tư vấn cho các lãnh đạo Kitô giáo về các biện pháp an ninh phòng ngừa nhằm phát hiện những cá nhân hoặc phương tiện khả nghi trước các nơi thờ tự.
Chính phủ Pháp cũng được cho là có khả năng triển khai lực lượng Opération Sentinelle chống khủng bố tại các địa điểm hành hương quan trọng, chẳng hạn như Đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức, nơi dự kiến có hơn 30.000 tín hữu quy tụ trong lễ Đức Mẹ Lên Trời.
Ở Pháp, một trong những quốc gia Công Giáo lâu đời nhất trên thế giới, lễ Đức Mẹ Lên Trời là một ngày nghỉ lễ. Nó thường được đánh dấu bằng Thánh lễ và các cuộc rước công cộng.
Darmanin nói rằng mức cảnh báo cao một phần là do Pháp đang tiếp tục xuất hiện trên trường quốc tế với tư cách là chủ nhà của Thế vận hội 2024 và Thế vận hội Paralympic sắp tới cũng như do “căng thẳng mạnh mẽ ở cấp độ quốc tế, đặc biệt là ở Trung Đông”.
Do các mối đe dọa khủng bố tiếp tục diễn ra, Pháp đang ở trong tình trạng an ninh bị đe dọa cao nhất kể từ ngày 24 Tháng Ba.
Theo nhóm nhân đạo Nhân quyền không biên giới quốc tế, đã có gần 1.000 hành động khủng bố và đe dọa chống lại Kitô hữu ở Pháp vào năm 2023. Lễ Phục sinh vừa qua, chính phủ Pháp đã triển khai 13.500 cảnh sát và lực lượng chống khủng bố đến hàng ngàn địa điểm Công Giáo và Tin lành trên toàn quốc. thờ phượng trên khắp đất nước, theo Radio France Internationale.
Vào tháng 7, một loạt các cuộc tấn công đốt phá phối hợp đã tạm thời làm tê liệt các chuyến tàu đến Paris, ảnh hưởng đến khoảng 800.000 du khách ngay trước khi Thế vận hội bắt đầu. Không ai bị thương trong các cuộc tấn công.
Source:Catholic News Agency
2. Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Ba Lan
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15 tháng Tám là một trong 13 ngày quốc lễ trong một năm của Ba Lan. Ngay cả trong thời kỳ cộng sản, ngày 15 tháng Tám vẫn là một ngày quốc lễ, mặc dù bọn cầm quyền cộng sản lúc đó gọi là ngày Các Lực Lượng Vũ Trang Ba Lan để kỷ niệm cuộc chiến tại Warsaw vào năm 1920.
Thông tấn xã KAI của Công Giáo Ba Lan cho rằng giải thích của bọn cầm quyền cộng sản chỉ là một lối giải thích miễn cưỡng. Cộng sản không muốn gọi ngày 15 tháng Tám là ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nhưng cũng không dám mừng ngày Các Lực Lượng Vũ Trang Ba Lan một cách trọng thể vì sợ mất lòng Liên Sô. Cho nên, trong suốt thời cộng sản, ngày 15 tháng Tám, ngày cộng sản gọi là ngày Các Lực Lượng Vũ Trang Ba Lan, không có các cuộc diễn binh, diễn hành trên đường phố, dân chúng được nghỉ ngơi đi nhà thờ, không phải tham gia các cuộc mít-tinh nào cả.
Năm 1920, hồng quân Liên Sô tấn công Ba Lan. Quân Ba Lan liên tục rút chạy tán loạn trước sức tấn công vũ bão của đối phương. Trước đại họa đất nước bị chìm trong họa vô thần, hàng giáo sĩ Ba Lan kêu gọi anh chị em cầu nguyện đặc biệt với Đức Mẹ nhất là khi gần đến ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Ngày 12 tháng Tám, 1920, hồng quân Liên Sô do Nguyên Soái Mikhail Tukhachevsky lãnh đạo tạo thành 2 gọng kềm tiến đánh thủ đô Warsaw và thành phố Modlin Fortress. Tình thế gần như tuyệt vọng đối với người Ba Lan.
Tuy nhiên, một ngày sau Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, là ngày 16 tháng Tám, 1920, tướng Józef Piłsudski của Ba Lan mở cuộc phản công từ phía Nam thủ đô Warsaw. Hồng quân Liên Sô đại bại, rút chạy tán loạn về phía Đông liều lĩnh bơi qua sông Neman để thoát thân. Trong một ngày duy nhất, hơn 10,000 quân Liên Sô tử trận, 500 bị mất tích dưới dòng sông Neman đang chảy như thác lũ, 30,000 quân nhân bị thương và trầm trọng nhất là 66,000 quân nhân bị bắt sống tại mặt trận. Tướng Józef Piłsudski, một quân nhân chuyên nghiệp, đã tạo ra một chiến công hiển hách lưu danh hậu thế. Nhưng ông là một người khiêm nhường, và đầy đức tin. Ông cho rằng chính nhờ Đức Mẹ và niềm tin vào Đức Mẹ mà quân Ba Lan từ tình trạng đang xuống tinh thần trầm trọng đã có thể đánh một trận oai hùng như vậy.
Thừa thắng xông lên, quân Ba Lan lần lượt thắng hết trận này sang trận khác, quét sạch quân Liên Sô ra khỏi bờ cõi đất nước. Cuối năm đó, Lênin đã phải nuốt nhục ký hiệp ước với Ba Lan.
Đại sứ Anh quốc tại Ba Lan là ông Edgar Vincent nhận xét rằng cuộc chiến ngày 16 tháng Tám, 1920 là cột mốc lịch sử. Nhờ cuộc chiến đó, phần còn lại của Âu Châu đã thoát khỏi mưu đồ bành trướng chủ nghĩa cộng sản của Lênin.
3. Đức Hồng Y Tổng giám mục Köln viếng thăm liên đới tại Ukraine
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng giám mục Giáo phận Köln, là giáo phận lớn nhất tại Đức, bắt đầu chuyến viếng thăm liên đới trong sáu ngày, từ ngày 14 tháng Tám đến ngày 19 tháng Tám tới đây, tại Ukraine.
Đức Hồng Y sẽ dừng lại tại các thành phố Lviv và thủ đô Kyiv để thăm các dự án bác ái, gặp gỡ các vị lãnh đạo và sinh viên, cũng như cử hành các buổi lễ. Ngài sẽ thăm các địa điểm, như Irpin, Butscha và Hostomel, là những nơi mà khi quân Nga rút khỏi sau khi xâm lược, người ta tìm thấy tử thi của hàng trăm người bị giết. Tại các nơi đó, Đức Hồng Y sẽ gặp gỡ và nói chuyện với những người sống sót.
Tại Kyiv, Đức Hồng Y Köln sẽ gặp Đại sứ Đức. ông Martin Jaeger, cũng như gặp gỡ Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Trong chương trình, Đức Hồng Y sẽ viếng thăm nghĩa trang quân đội và gặp gỡ thân nhân các tử sĩ.
Đức Hồng Y Woelki đã từng kêu gọi những người đã gây nên chiến tranh hãy để võ khí im tiếng: “Hãy hoán cải và trở về cùng Thiên Chúa, là Chúa của sự sống và hòa bình!” Đức Hồng Y muốn thức tỉnh viễn tượng hy vọng từ đức tin và nói rằng “Thiên Chúa không bỏ rơi ai một mình trong cảnh lầm than. Điều quan trọng là tín thác nơi Chúa và kiên nhẫn. Cầu nguyện không phải là thuốc phiện, nhưng là việc chúng ta phó thác cho Thiên Chúa điều gì đó”.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki đã viếng thăm Ukraine hồi năm 2018, trước chiến tranh. Từ khi xảy ra chiến tranh ở Ukraine, hồi tháng Hai năm 2022, Tổng giáo phận Köln đã thiết lập ba quỹ đặc biệt, mỗi quỹ nửa triệu Euro để mau lẹ đáp ứng những tình trạng khẩn cấp. Tính đến cuối tháng Bảy vừa rồi, giáo phận Köln đã tài trợ 50 dự án, với hơn một triệu 200.000 Euro.
4. Xe tải cứu trợ của Bộ Bác ái đến Ukraine
Bốn ngày sau khi khởi hành từ Roma, từ ngày 08 tháng Tám, xe tải chở các đồ cứu trợ của Đức Thánh Cha Phanxicô, trợ giúp nhân dân Ukraine, từ Roma đã đến thành phố Kharkiv ở miền đông nước này, hôm 12 tháng Tám vừa qua, một miền đã bị bom đạn của Nga đánh phá rất nhiều trong những năm tháng qua.
Xe tải chở lương thực khô, quần áo và thuốc men cho dân chúng ở Ukraine. Đặc biệt, lần này xe chở nhiều đồ hộp và lương thực để được lâu ngày, như các linh mục và giám mục tại nước này thỉnh cầu. Một toán vệ binh Thụy Sĩ đã đến nhà thờ thánh Sofia của các tín hữu Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương để giúp chất các đồ cứu trợ lên xe tải.
Đến nơi, các đồ cứu trợ được chuyển giao cho Đức Cha Vasyl Tuchapet, Giám mục Giáo phận Kharkiv sở tại. Đức Cha đã nhiệt liệt cám ơn Đức Thánh Cha và Đức Hồng Y Krajewski, cũng như các cộng tác viên.
Về phần Đức Hồng Y Krajewski, ngài cám ơn lòng quảng đại của dân chúng ở Roma và cha Marco Semehen, người đã tổ chức quyên góp các đồ cứu trợ này.
Đức Cha Tuchapets ở địa phương cho biết dân chúng di tản từ các vùng gần biên giới Nga, đặc biệt là từ Vovchansk và Lyptsi, nơi xảy ra các cuộc giao tranh. Khi chạy đến Kharkiv, họ thường gõ cửa nhà xứ và các cơ quan bác ái của Giáo hội để xin giúp đỡ. Họ xin hỗ trợ lương thực và cả các vật dụng thiết yếu khác, vì nhiều người đã bỏ lại gia sản để chạy thoát thân.
Theo Đức Hồng Y Krajewski, cho đến nay đã có 240 xe tải từ nhà thờ Santa Sofia, ở Roma chuyên chở phẩm vật trợ giúp nhân đạo của Đức Thánh Cha tới Ukraine.
Thánh Ca
TV 33
Lm. Thái Nguyên
23:04 18/08/2024
Con biết theo ai
Lm. Thái Nguyên
23:05 18/08/2024