Phụng Vụ - Mục Vụ
Quyết bước theo Chúa
Đinh Lập Liễm
11:06 19/08/2009
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN B
QUYẾT BƯỚC THEO CHÚA
+++
A. DẪN NHẬP
Bốn bài giảng liên tiếp về Bánh Hằng Sống của Đức Giêsu đã tạo ra nhiều phản ứng nơi những cử toạ Do thái. Khi Ngài tiết lộ cho họ biết Ngài có Bánh hằng sống, ăn vào sẽ không đói khát nữa, họ bèn xin Ngài cho họ thứ bánh đó. Tiến thêm một bước, Ngài cho họ biết Bánh đó chính là Ngài từ trời xuống, họ có phản ứng chống lại ngay vì họ cho rằng Ngài chỉ là con bác thợ mộc Giuse ở Nazareth, làm sao lại có chuyện đó được ? Nhưng khi Đức Giêsu cho họ biết Bánh Hằng sống đó chính là thịt máu Ngài, phải ăn thì mới có sự sống trong mình, thì họ có phản ứng kịch liệt vì họ cho đây là một việc tởm gớm, không thể chấp nhận được. Thậm chí cả một số môn đệ cũng có phản ứng tương tự: ”Lời này chướng tai quá, ai mà nghe đuợc”. Kết quả là một số môn đệ bỏ đi, không theo Ngài nữa.
Sau thất bại tàn tệ đó, Đức Giêsu quay sang nhóm Mười Hai, là những người thân tín nhất, xem họ có thái độ thế nào ? Rất may, ông Phêrô đã thay mặt cho nhóm Mười Hai thưa ngay với Ngài rằng:”Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai, Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”. Như vậy, các Tông đồ đã tin vào lời Chúa và quyết tâm theo Ngài.
Ngày nay, trước mầu nhiệm Thánh Thể, vẫn còn có những người có thái độ như dân Do thái và một số môn đệ xưa: họ không tin nhận phép Thánh Thể vì họ cho là một việc phi lý, một sự bầy đặt. Còn chúng ta, chúng ta hãy học theo gương thánh Phêrô và các Tông đồ mà tuyên xưng đức tin và quyết tâm theo Chúa đến cùng, mặc dầu việc tin theo đó đòi hỏi nơi chúng ta nhiều từ bỏ, nhiều hy sinh.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Gs 24,1-18.
Sau khi ông Maisen qua đời, ông Giosuê lãnh nhận trách nhiệm lãnh đạo dân chúng và đưa họ vào Đất Hứa. Sau khi chinh phục được Đất Hứa và chia phần đất cho từng chi tộc, ông Giosuê tập họp dân chúng lại tại Sikem và đòi họ phải tuyên bố dứt khoát lập trường: tin theo Đức Chúa và trung thành với Giáo ước của Ngài hay tin theo các thần của dân ngoại ở Babylon hay các thần của xứ sở mà họ vừa chiếm cứ ?
Toàn dân dứt khoát và đồng bộ chọn Thiên Chúa, Đấng đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai cập. Từ nay họ sẽ trở thành dân riêng của Đức Chúa, trung thành thi hành giao uớc đã ký kết với Ngài; và từ nay sự hiệp nhất sẽ phát xuất từ một niềm tin chung vào Giavê Thiên Chúa.
+ Bài đọc 2: Ep 5,21-32.
Bài đọc hai chỉ là đề tài phụ nhưng nói lên mối dây chặt chẽ giữa các tín hữu với Chúa Kitô. Chắc chắn thánh Phaolô biết đề tài Kinh Thánh về lễ cưới giữa Thiên Chúa và dân Ngài, và một cách tự nhiên, ngài nói sang hôn lễ giữa Đức Kitô và Hội thánh để nhấn mạnh rằng chính nơi Đức Kitô mà tình yêu Thiên Chúa đối với dân Ngài đã đến mức viên mãn.
Theo đó, giáo huấn của thánh Phaolô về đạo vợ chồng có 2 điểm:
a) Vợ phải phục tùng chồng như Hội thánh tùng phục Đức Kitô.
b) Chồng phải yêu thương vợ như Đức Kitô thương yêu Hội thánh và như người ta yêu thương thân xác mình.
Kiểu nói của thánh Tông đồ Dân ngoại có thể gây ngỡ ngàng cho người nghe, nhưng sẽ không gây khó chịu và có thể chấp nhận được khi qui chiếu về Tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh.
+. Bài Tin mừng: Ga 6,60-69.
Sau bài giảng về Bánh Hằng Sống với lời khẳng định quyết liệt của Đức Giêsu: ”Thịt Ta thật là của ăn và Máu Ta thật là của uống”(Ga 6,55), sự cứng lòng tin của người Do thái lây sang cả nhóm các môn đệ. Họ cảm thấy chướng tai vì những lời quá táo bạo, đảo lộn hết cả mọi quan niệm của họ từ trước đến giờ.
Bị đặt trước giờ phút phải lựa chọn: tin hay không tin, theo hay rời bỏ ? Nhiều người Do thái không tin và cùng với một số môn đệ cũng rời bỏ Ngài. Nhưng Đức Giêsu không rút lại điều gì trong lời khẳng định của Ngài.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra một cách đột ngột cho các Tông đồ: ”Cả các con nữa, các con cũng muốn bỏ đi hay sao”(Ga 6,67) ? Thánh Phêrô đã đại diện cho nhóm Mười Hai tuyên xưng đức tin một cách tuyệt vời: ”Lạy Thấy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai ? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”(Ga 6,68).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Bỏ Ngài con biết theo ai ?
Cả bốn bài Tin mừng của bốn Chúa nhật trước và bài Tin mừng hôm nay là phần cuối bài giảng của Đức Giêsu về Bánh hằng sống. Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết thái độ và phản ứng của các thính giả, cách riêng của các môn đệ và đặc biệt của các Tông đồ.
I. CÂU CHUYỆN LỰA CHỌN.
1. Dân Do thái chọn Thiên Chúa.
Bài đọc 1 hôm nay thuật lại cho chúng ta biết: vào khoảng năm 1200 trước kỷ nguyên, dân Do thái đã vượt qua sông Giorđan để vào đất hứa dưới sự hướng dẫn của ông Giosuê. Sau khi chia đất đai cho các chi tộc, ông cảm thấy phải đau lòng truớc sự ngỗ nghịch phản bội của dân Do thái, ông đã triệu tập toàn thể dân chúng lại, truyền cho các kỳ lão, thủ lãnh các gia tộc, các quan án, các sĩ quan đến trước tôn nhan Chúa, rồi ông nói với họ:”Hôm nay, các ngươi hãy tùy ý chọn lựa phải tôn thờ ai, Thiên Chúa hay các tà thần”? Toàn dân đã biết hối cải, chừa bỏ tội lỗi và đồng thanh quyết định chọn Thiên Chúa để tôn thờ Ngài, khi thưa với ông Giosuê: ”Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Thiên Chúa mà tôn thờ những thần ngoại lai, vì Chúa là Thiên Chúa chúng tôi”.
Dân Do thái hồi tưởng lại biết bao ơn lành Chúa đã ban cho họ, đã cứu họ thoát ách nô lệ Ai cập. Ngài đã làm biết bao việc kỳ diệu, những phép lạ do cánh tay hùng mạnh của Ngài; Ngài đã thi thố biết bao ơn phúc khi dẫn đưa dân tộc họ vào Đất hứa, đất chảy sữa và mật mà Chúa đã hứa với cha ông họ. Mặc dầu họ phản bội, Chúa vẫn luôn rộng lòng tha thứ, yêu thương chờ đợi họ trở lại để tôn thờ Ngài. Chúa đã chấp nhận lòng sám hối của họ khi họ đồng tâm từ bỏ tà thần, trở lại chọn Chúa để tôn thờ Ngài. Dân Do thái đã quyết định và lựa chọn đúng.. Nhưng thực sự, dân Do thái có trung thành với lời giao ước mà họ đã ký kết khi quyết định chọn Chúa để tôn thờ Ngài hay không ? Lịch sử dân Do thái đã trả lời cho câu trả lời này.
2. Lựa chọn và tin theo Đức Giêsu.
a) Thái độ của dân Do thái.
Trong suốt bài giảng Đức Giêsu nói về Bánh hằng sống, chúng ta thấy các thính giả có những phản ứng như sau:
- Khi Đức Giêsu nói với họ phải tin vào Ngài thì dân chúng thưa với Ngài:”Vậy thì ông làm dấu gì cho chúng tôi thấy mà tin ông ? Ông làm gì nào” (Ga 6,30).
- Khi Ngài hứa ban bánh sự sống thì dân chúng thưa Ngài: ”Thưa Ngài, hãy luôn luôn cho chúng tôi bánh ấy”(Ga 6,34).
- Khi Ngài tự xưng là Bánh bởi trời thì họ kêu ca: ”Ông ấy lại không phải là Giêsu con ông Giuse đó sao ? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết ! Làm sao bây giờ ông ấy dám nói: Ta từ trời xuống”(Ga 6,40-42) ?
- Khi Ngài phán:”Bánh Ta sẽ ban, chính là thịt mình Ta”. Lúc này người Do thái mới la lối rùm beng lên:”Làm sao ông ấy có thể cho chúng ta ăn thịt mình được”(Ga 6,52).
Đọc tất cả những cảm nghĩ đó ta thấy rằng trong giới thính giả, một số người lưỡng lự, một số dứt khoát bỏ Chúa, không nghe Ngài nữa (Trần văn Khả).
b) Thái độ của các môn đệ.
Trước lời tuyên bố của Đức Giêsu: ”Thịt Ta là của ăn, máu Ta là của uống” thì không những đám dân chúng mà nhiều trong số các môn đệ đã phản ứng như những người Do thái khác:”Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi”(Ga 6,60) ? Khi nghe Đức Giêsu nói vậy, nhiều môn đệ, tuy được sống gần Ngài một thời gian, cũng rút lui, từ giã Ngài:”Từ bấy giờ, có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Ngài nữa”(Ga 6,66). Họ đã theo Ngài một thời gian, đã tin, đã trở thành môn đệ, nhưng họ không thể đi tới cùng.
c) Thái độ của Nhóm Mười Hai.
Đứng trước sự tan rã bi đát này, Đức Giêsu quay về Nhóm Mười Hai, những người được coi là thân tín nhất của Ngài. Vậy phản ứng của họ thế nào trước câu hỏi của Đức Giêsu:”Cả chúng con, chúng con có muốn bỏ đi không”? Thánh Phêrô đã thay mặt cho cả Nhóm nói lên thái độ của họ:”Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai ? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa “ (Ga 6, 70).
Như vậy, thánh Phêrô đã đại diện cho anh em nói lên một lời tuyên xưng rất trọn vẹn và đầy đủ, Ngài có những lời ban sự sống đời đời. Do đó, những lời tuyên bố, quả quyết và khẳng định trong bài giảng về Bánh Hằng Sống này thực sự là theo nghĩa đen thông thường nói về phép Thánh Thể.
II. LỰA CHỌN VÀ TIN THEO.
1. Nói về sự lựa chọn.
Ngày nay người ta nói nhiều đến dân thân. Dấn thân, nhập cuộc là thân phận của con người. Sống là lựa chọn. Mà chọn lựa là liều lĩnh, vì không bao giờ ta nắm chắc được một cách rành rọt như 2 với 2 là 4 tất cả những lý do lựa chọn và những điều tương lai dành cho sự lựa chọn của ta. Nhưng không vì thế mà ta không dám liều mình. Khi đã dùng trí khôn suy nghĩ, cân nhắc theo như ta có thể, rồi ta cứ tiến bước.
Cuộc đời là một chuỗi những sự lựa chọn. Có lẽ chỉ trừ việc sinh ra và cái chết là người ta không lựa chọn được, còn tất cả mọi việc khác thì người ta phải lựa chọn. Và chính sự lựa chọn này sẽ định hướng và đánh giá cuộc đời của mình. Nghĩa là nếu chọn đúng, chọn khéo thì đời mình sẽ tốt, sẽ hạnh phúc; còn nếu chọn ẩu, chọn sai thì cuộc đời sẽ xấu, sẽ bất hạnh.
Nói đến lựa chọn là giả thiết phải có sự tự do trong đó. Nếu ai bị ép buộc phải làm một việc gì ngoài ý muốn thì không còn là tự do lựa chọn nữa, mà là sự bó buộc. Chính sự tự do trong lựa chọn làm cho chúng ta phải suy nghĩ, phải day dứt vì phải có trách nhiệm trong việc lựa chọn, phải nhận lấy hậu quả của việc lựa chọn ấy.
Truyện: thần Hercule.
Theo truyện thần thoại của Hy lạp, Hercule là một vị thần, một lần đứng giữa ngã ba đường và tự hỏi xem đi về đâu. Hai người chỉ đường đến với ông. Một người nói:
- Hãy theo tôi, đây là con đường thoải mái, hạnh phúc và lối đi dễ dàng.
Người thứ hai nói:
- Đây là con đường cố gắng, nỗ lực, khó khăn. Tuy là đường khó khăn, nhưng đưa tới hạnh phúc.
Hercule đã chọn con đường khó khăn và quả thực ông khôn ngoan, ông đã thành công.
Bất cứ cách nào, lựa chọn là phải liều, phải chấp nhận một tương lai bấp bênh, phải chấp nhận hậu quả của việc lựa chọn ấy, mặc dầu phải hy sinh rất nhiều. Trong chọn lựa việc kết hôn, chúng ta sẽ thấy rõ đặc tính của sự lựa chọn ấy:
Nhà anh chẳng chiếu chẳng giường,
Chỉ ấm ổ ra, nàng thương chăng là ?
- Yêu nhau chẳng quản cửa nhà,
Chuồng chim cũng lấy, chuồng gà cũng theo.
2. Chúng ta chọn Đức Giêsu.
Đức Gioan Phaolô II thường khuyên những người đến với Ngài rằng: Chúng con phải lựa chọn. Chọn là một quyết định lớn và quan trọng của đời người. Chúng ta đã chọn. Và chúng ta còn phải tiếp tục chọn, vì đời là một tiến trình, đời là một cuộc đổi mới không ngừng nghỉ. Khẩu hiệu của Đức Gioan 23 là: Giờ đây tôi mới khởi sự. Mỗi ngày chúng ta phải khởi đầu với sự lựa chọn.
Mà sự lựa chọn căn bản và quan trọng nhất của cuộc sống là chọn Đấng chúng ta tôn thờ. Chúng ta phải chọn Chúa là thần tượng vì Ngài là một vị thần siêu việt, tuyệt đối đáng tôn thờ. Ta không được bắt chước dân Do thái xưa thờ con bò vàng thay vì Ngài. Chính Đức Giêsu cũng khuyên: ”Không ai có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được”(Mt 6, 24).
Nhưng Thiên Chúa là Đấng vô hình, ta không thể tiếp cận với Ngài, ta cần phải có một thần tượng nào gần chúng ta hơn, vị thần ấy đã nói:”Ai thấy Thầy là thấy Cha” và Đấng ấy đã nói:”Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”(Ga 14,6).
Có một người suốt 2000 năm đã được bao nhiêu người hâm mộ tin theo, thậm chí còn nhận lấy cái chết để tỏ ra trung thành với vị thần ấy !
Vị thần đó là ai ?
Đó là Đức Giêsu Kitô.
Sự lựa chọn của chúng ta sẽ mang lại phần thưởng mà thánh Phêrô và các tông đồ xưa đã nhận lãnh, đó là được chia sẻ tấm bánh hằng sống, Mình và Máu Đức Kitô. Được chết đi với Chúa mỗi ngày để được sống lại với Chúa trong hạnh phúc và vinh quang. Đó là niềm vui của mỗi chúng ta. Đây là một lựa chọn quan trọng có liên quan đến cuộc đời mai hậu của ta.
3. Chúng ta tin theo Đức Giêsu.
Chúng ta đã chọn Đức Giêsu làm thần tượng, làm Chúa của mình, điều đó chứng tỏ không những chúng ta phải có niềm tin và còn hơn nữa chúng ta phải có đức tin. Mà giả như chúng ta chưa có đức tin cho đủ thì hãy theo lời khuyên của triết gia Blaise Pascal:”Nếu bạn muốn có đức tin, hãy qùi xuống và cầu nguyện”.
Sống theo đức tin là đi trong đêm tối, vì đức tin là “khước từ cách hiểu biết thông thường, nhờ giác quan và lý trí, lý luận“ để “tin vào một người khác”, đó là tin mà không thấy, như thánh Gioan sẽ nói rất nhiều lần.
Đối với Đức Giêsu, như chúng ta đã thấy, luôn gây đụng chạm ! Đức tin không hẳn nhiên là thế. Đức tin luôn luôn cho ta thấy chướng. “Đức tin” không phải là một bài học được lặp đi lặp lại “nhưng” là một “dấn thân” trong cuộc sống, là một thôi thúc phải chấp nhận từ bỏ ánh sáng riêng của mình, được coi là có tính khoa học, để đón nhận mạc khải của một người khác mà không thể kiểm chứng được bằng những phương thế nhân loại. Chính Thánh Thể là cớ vấp phạm cho các môn đệ khiến họ từ bỏ Chúa, và ngày nay cũng có những người không chấp nhận được mầu nhiệm này.
Đức tin cũng đòi hỏi phải có thử thách. Qua câu chuyện được kể trong bài Tin mừng hôm nay, tức câu chuyện Đức Giêsu nói với các môn đệ Ngài về bí tích Thánh Thể. Trong cuộc sống cũng sẽ có những giây phút chúng ta cũng bị thách đố như các môn đệ, và có thể chúng ta cũng bị cám dỗ từ bỏ Chúa, không theo Ngài nữa. Những lúc đó, chúng ta đừng để mình vấp phạm những lỗi lầm giống như các môn đệ xưa đã vấp phải, nghĩa là đừng chỉ lo chú tâm đến những vấn đề xẩy đến cho chúng ta, mà hãy đưa mắt nhìn vào Đức Giêsu, chúng ta hãy xác nhận lại niềm tin vào Ngài như thánh Phêrô đã làm:”Lạy Thầy, Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin Thầy là Đấng thánh của Thiên Chúa”.
III. TRUNG THÀNH VỚI SỰ LỰA CHỌN.
Trong ngày chịu phép Rửa tội, Linh mục hỏi chúng ta có từ bỏ ma qủi và những việc làm của chúng không ? Cha mẹ chúng ta hay chính chúng ta đã quả quyết thưa từ bỏ. Ta lại còn tuyên xưng và tin theo Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Chúng ta đã chọn Thiên Chúa là gia nghiệp của mình. Rồi trong mỗi dịp lễ Phục sinh, từng người chúng ta lại có dịp bầy tỏ sự lựa chọn của mình một lần nữa khi tuyên xưng đức tin và lại tuyên bố từ bỏ ma qủi và các việc của của chúng.
Chúng ta đã chọn Chúa và chỉ chọn một mình Chúa chứ không thể chọn cả hai, không được thờ hai chủ. Lựa chọn một lần chưa đủ, còn phải lặp đi lặp lại nhiều lần, nó phải được thể hiện qua những lựa chọn nho nhỏ trong mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: chọn Chúa. Chọn lựa đúng thì được sống và chọn lựa sai thì chết.
Ở đô thị Jaffa xứ Palestina, có một khu đất gọi là khu đất quyết định. Các sông ngòi chảy vào khu đất ấy lưỡng lữ một lúc rồi mới chảy sang một trong hai hướng. Những sông ngòi theo một hướng thì chảy vào khu vườn Sharon xinh đẹp. Còn những sông ngoài theo hướng kia thì chảy vào Biển Chết, biển này không có một sinh vật nào sống nổi. Cuộc đời chúng ta cũng thế. Chúng ta phải chọn một hướng, không ai có thể làm tôi hai chủ:
Một nhà hai chủ không hoà,
Hai vua một nuớc ắt là không yên.
Chọn lựa tự do, nhưng chọn lựa lại là giới hạn. Khi đã có một chọn lựa là chúng ta phải biết tự giới hạn mình. Chính Đức Giêsu khi chọn con đường cứu độ nhân loại, Ngài cũng đã phải chấp nhận thân phận giới hạn con người, và cả cái chết nhục nhã trên thập giá như lời thánh Phaolô trong bài đọc 2: ”Đức Kitô yêu thương Hội thánh, và phó mình vì Hội thánh, để thánh hóa Hội thánh,...ngõ hầu bầy tỏ cho mình một Hội thánh vinh quang, không vết nhơ, không nhăn nheo..., nhưng thánh thiện và tinh tuyền”.
Phải chăng chọn Chúa và theo Chúa là một nghịch ly vì Chúa chỉ hứa cho những sự mất mát ? Người ta thuật lại câu chuyện của một ông tướng kỳ lạ, đó là đại tướng Garibaldi. Một ngày kia, ông nhóm họp quân đội ăn mặc rách rưới mà hiểu dụ rằng: ”Ta cho các ngươi sự đói khát, lạnh lẽo, thương tích và chết trận. Ai vui lòng nhận các điều ấy thì hãy theo ta”. Kết quả: chẳng ai chịu rời bỏ hàng ngũ của mình.
Chúng ta nghĩ thế nào về câu nói của vị đại tướng ấy ? Có kỳ lạ không ? Có vô lý không ? Có điên khùng không ? Và chúng ta nghĩ thế nào về câu nói của Đức Giêsu:”Ai gìn giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai vì Ta mà mất mạng sống mình thì lại tìm lại được”(Mt 10,39) ?
Và để kết thúc, chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Nếu ta chọn Chúa thì sẽ ra sao ? Và nếu ta bỏ Chúa thì sẽ ra sao ? Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu hỏi bất hủ của thánh Phêrô thành một bài thánh ca rất ý nghĩa như sau:
“Bỏ Ngài con biết theo ai”
- Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cách chim bơ vơ trong khung trời lộng gió.
- Bỏ Ngài con sẽ theo ai, đời lộng gió cánh chim ngàn khơi.
- Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một con tuyền lao đao trên biển cả mênh mông.
- Bỏ Ngài con biết theo ai, thuyền buông lái biết trôi về đâu ?
- Bỏ Ngài con biết theo ai, trên đời kia tương lai khuất mờ.
- Và bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cuộc hành trình cô đơn, buồn bã.
Bước đi không Ngài, đời con buồn tênh.
Còn nếu chọn Ngài, thì cuộc đời của chúng ta tuy cũng vẫn là một cuộc hành trình, cũng vẫn như cánh chim bay trong khung trời lộng gió, cũng như một con thuyền giữa biển cả mênh mông, nhưng trong cuộc hành trình ấy, đã có Chúa đồng hành, cánh chim đã biết hướng mà bay, con thuyền đã có người lèo lái và như thế sẽ bảo đảm đi tới bến đò bình an (Lm Carolô, Sợi chỉ đỏ, năm B, tr 606-607)
Chọn Chúa, đi theo Chúa, trước mắt là một sự hy sinh, một sự mất mát và bị người đời coi như một sự điên rồ, nhưng như thánh Phaolô nói thì đó là sự khôn ngoan trước mặt Chúa. Có lẽ người ta nói đúng: ”Khôn thế gian làm quan địa ngục, dại thế gian làm quan thiên đàng” !
Truyện: vua Charles V.
Vua Charles một lần kêu hoàng tử đến và cho hoàng tử được chọn. Trên bàn vua đặt một thanh kiếm và một vương miện (Triều thiên), Vua nói:
- Con chọn cái nào ?
Ngần ngừ một lúc hoàng tử cầm lấy thanh kiếm.
Vua cha hỏi:
- Sao con lại chọn thanh kiếm ?
Hoàng tử cầm thanh kiếm chỉ vào vương miện đáp:
- Nhờ thanh kiếm này, con sẽ được vương miện kia.
Chúng ta đã quen với khẩu hiệu: ”Per crucem ad lucem”: qua thập giá để tới vinh quang. Bước theo Chúa là phải đi vào con đường khổ giá, phải qua cửa hẹp, nhưng chính con đường hẹp hòi khắc khổ lại đem đến vinh quang. Theo gương hoàng tử, chúng ta cũng phải nhờ thanh kiếm đau khổ để có thể chiếm được triều thiên vinh phúc muôn đời, thánh giá phải đi trước triều thiên
Xả thân nếu muốn theo Thầy,
Vác cây khổ giá hằng ngày mà theo.
(Mt 16,24)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt.
QUYẾT BƯỚC THEO CHÚA
+++
A. DẪN NHẬP
Bốn bài giảng liên tiếp về Bánh Hằng Sống của Đức Giêsu đã tạo ra nhiều phản ứng nơi những cử toạ Do thái. Khi Ngài tiết lộ cho họ biết Ngài có Bánh hằng sống, ăn vào sẽ không đói khát nữa, họ bèn xin Ngài cho họ thứ bánh đó. Tiến thêm một bước, Ngài cho họ biết Bánh đó chính là Ngài từ trời xuống, họ có phản ứng chống lại ngay vì họ cho rằng Ngài chỉ là con bác thợ mộc Giuse ở Nazareth, làm sao lại có chuyện đó được ? Nhưng khi Đức Giêsu cho họ biết Bánh Hằng sống đó chính là thịt máu Ngài, phải ăn thì mới có sự sống trong mình, thì họ có phản ứng kịch liệt vì họ cho đây là một việc tởm gớm, không thể chấp nhận được. Thậm chí cả một số môn đệ cũng có phản ứng tương tự: ”Lời này chướng tai quá, ai mà nghe đuợc”. Kết quả là một số môn đệ bỏ đi, không theo Ngài nữa.
Sau thất bại tàn tệ đó, Đức Giêsu quay sang nhóm Mười Hai, là những người thân tín nhất, xem họ có thái độ thế nào ? Rất may, ông Phêrô đã thay mặt cho nhóm Mười Hai thưa ngay với Ngài rằng:”Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai, Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”. Như vậy, các Tông đồ đã tin vào lời Chúa và quyết tâm theo Ngài.
Ngày nay, trước mầu nhiệm Thánh Thể, vẫn còn có những người có thái độ như dân Do thái và một số môn đệ xưa: họ không tin nhận phép Thánh Thể vì họ cho là một việc phi lý, một sự bầy đặt. Còn chúng ta, chúng ta hãy học theo gương thánh Phêrô và các Tông đồ mà tuyên xưng đức tin và quyết tâm theo Chúa đến cùng, mặc dầu việc tin theo đó đòi hỏi nơi chúng ta nhiều từ bỏ, nhiều hy sinh.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Gs 24,1-18.
Sau khi ông Maisen qua đời, ông Giosuê lãnh nhận trách nhiệm lãnh đạo dân chúng và đưa họ vào Đất Hứa. Sau khi chinh phục được Đất Hứa và chia phần đất cho từng chi tộc, ông Giosuê tập họp dân chúng lại tại Sikem và đòi họ phải tuyên bố dứt khoát lập trường: tin theo Đức Chúa và trung thành với Giáo ước của Ngài hay tin theo các thần của dân ngoại ở Babylon hay các thần của xứ sở mà họ vừa chiếm cứ ?
Toàn dân dứt khoát và đồng bộ chọn Thiên Chúa, Đấng đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai cập. Từ nay họ sẽ trở thành dân riêng của Đức Chúa, trung thành thi hành giao uớc đã ký kết với Ngài; và từ nay sự hiệp nhất sẽ phát xuất từ một niềm tin chung vào Giavê Thiên Chúa.
+ Bài đọc 2: Ep 5,21-32.
Bài đọc hai chỉ là đề tài phụ nhưng nói lên mối dây chặt chẽ giữa các tín hữu với Chúa Kitô. Chắc chắn thánh Phaolô biết đề tài Kinh Thánh về lễ cưới giữa Thiên Chúa và dân Ngài, và một cách tự nhiên, ngài nói sang hôn lễ giữa Đức Kitô và Hội thánh để nhấn mạnh rằng chính nơi Đức Kitô mà tình yêu Thiên Chúa đối với dân Ngài đã đến mức viên mãn.
Theo đó, giáo huấn của thánh Phaolô về đạo vợ chồng có 2 điểm:
a) Vợ phải phục tùng chồng như Hội thánh tùng phục Đức Kitô.
b) Chồng phải yêu thương vợ như Đức Kitô thương yêu Hội thánh và như người ta yêu thương thân xác mình.
Kiểu nói của thánh Tông đồ Dân ngoại có thể gây ngỡ ngàng cho người nghe, nhưng sẽ không gây khó chịu và có thể chấp nhận được khi qui chiếu về Tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh.
+. Bài Tin mừng: Ga 6,60-69.
Sau bài giảng về Bánh Hằng Sống với lời khẳng định quyết liệt của Đức Giêsu: ”Thịt Ta thật là của ăn và Máu Ta thật là của uống”(Ga 6,55), sự cứng lòng tin của người Do thái lây sang cả nhóm các môn đệ. Họ cảm thấy chướng tai vì những lời quá táo bạo, đảo lộn hết cả mọi quan niệm của họ từ trước đến giờ.
Bị đặt trước giờ phút phải lựa chọn: tin hay không tin, theo hay rời bỏ ? Nhiều người Do thái không tin và cùng với một số môn đệ cũng rời bỏ Ngài. Nhưng Đức Giêsu không rút lại điều gì trong lời khẳng định của Ngài.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra một cách đột ngột cho các Tông đồ: ”Cả các con nữa, các con cũng muốn bỏ đi hay sao”(Ga 6,67) ? Thánh Phêrô đã đại diện cho nhóm Mười Hai tuyên xưng đức tin một cách tuyệt vời: ”Lạy Thấy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai ? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”(Ga 6,68).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Bỏ Ngài con biết theo ai ?
Cả bốn bài Tin mừng của bốn Chúa nhật trước và bài Tin mừng hôm nay là phần cuối bài giảng của Đức Giêsu về Bánh hằng sống. Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết thái độ và phản ứng của các thính giả, cách riêng của các môn đệ và đặc biệt của các Tông đồ.
I. CÂU CHUYỆN LỰA CHỌN.
1. Dân Do thái chọn Thiên Chúa.
Bài đọc 1 hôm nay thuật lại cho chúng ta biết: vào khoảng năm 1200 trước kỷ nguyên, dân Do thái đã vượt qua sông Giorđan để vào đất hứa dưới sự hướng dẫn của ông Giosuê. Sau khi chia đất đai cho các chi tộc, ông cảm thấy phải đau lòng truớc sự ngỗ nghịch phản bội của dân Do thái, ông đã triệu tập toàn thể dân chúng lại, truyền cho các kỳ lão, thủ lãnh các gia tộc, các quan án, các sĩ quan đến trước tôn nhan Chúa, rồi ông nói với họ:”Hôm nay, các ngươi hãy tùy ý chọn lựa phải tôn thờ ai, Thiên Chúa hay các tà thần”? Toàn dân đã biết hối cải, chừa bỏ tội lỗi và đồng thanh quyết định chọn Thiên Chúa để tôn thờ Ngài, khi thưa với ông Giosuê: ”Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Thiên Chúa mà tôn thờ những thần ngoại lai, vì Chúa là Thiên Chúa chúng tôi”.
Dân Do thái hồi tưởng lại biết bao ơn lành Chúa đã ban cho họ, đã cứu họ thoát ách nô lệ Ai cập. Ngài đã làm biết bao việc kỳ diệu, những phép lạ do cánh tay hùng mạnh của Ngài; Ngài đã thi thố biết bao ơn phúc khi dẫn đưa dân tộc họ vào Đất hứa, đất chảy sữa và mật mà Chúa đã hứa với cha ông họ. Mặc dầu họ phản bội, Chúa vẫn luôn rộng lòng tha thứ, yêu thương chờ đợi họ trở lại để tôn thờ Ngài. Chúa đã chấp nhận lòng sám hối của họ khi họ đồng tâm từ bỏ tà thần, trở lại chọn Chúa để tôn thờ Ngài. Dân Do thái đã quyết định và lựa chọn đúng.. Nhưng thực sự, dân Do thái có trung thành với lời giao ước mà họ đã ký kết khi quyết định chọn Chúa để tôn thờ Ngài hay không ? Lịch sử dân Do thái đã trả lời cho câu trả lời này.
2. Lựa chọn và tin theo Đức Giêsu.
a) Thái độ của dân Do thái.
Trong suốt bài giảng Đức Giêsu nói về Bánh hằng sống, chúng ta thấy các thính giả có những phản ứng như sau:
- Khi Đức Giêsu nói với họ phải tin vào Ngài thì dân chúng thưa với Ngài:”Vậy thì ông làm dấu gì cho chúng tôi thấy mà tin ông ? Ông làm gì nào” (Ga 6,30).
- Khi Ngài hứa ban bánh sự sống thì dân chúng thưa Ngài: ”Thưa Ngài, hãy luôn luôn cho chúng tôi bánh ấy”(Ga 6,34).
- Khi Ngài tự xưng là Bánh bởi trời thì họ kêu ca: ”Ông ấy lại không phải là Giêsu con ông Giuse đó sao ? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết ! Làm sao bây giờ ông ấy dám nói: Ta từ trời xuống”(Ga 6,40-42) ?
- Khi Ngài phán:”Bánh Ta sẽ ban, chính là thịt mình Ta”. Lúc này người Do thái mới la lối rùm beng lên:”Làm sao ông ấy có thể cho chúng ta ăn thịt mình được”(Ga 6,52).
Đọc tất cả những cảm nghĩ đó ta thấy rằng trong giới thính giả, một số người lưỡng lự, một số dứt khoát bỏ Chúa, không nghe Ngài nữa (Trần văn Khả).
b) Thái độ của các môn đệ.
Trước lời tuyên bố của Đức Giêsu: ”Thịt Ta là của ăn, máu Ta là của uống” thì không những đám dân chúng mà nhiều trong số các môn đệ đã phản ứng như những người Do thái khác:”Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi”(Ga 6,60) ? Khi nghe Đức Giêsu nói vậy, nhiều môn đệ, tuy được sống gần Ngài một thời gian, cũng rút lui, từ giã Ngài:”Từ bấy giờ, có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Ngài nữa”(Ga 6,66). Họ đã theo Ngài một thời gian, đã tin, đã trở thành môn đệ, nhưng họ không thể đi tới cùng.
c) Thái độ của Nhóm Mười Hai.
Đứng trước sự tan rã bi đát này, Đức Giêsu quay về Nhóm Mười Hai, những người được coi là thân tín nhất của Ngài. Vậy phản ứng của họ thế nào trước câu hỏi của Đức Giêsu:”Cả chúng con, chúng con có muốn bỏ đi không”? Thánh Phêrô đã thay mặt cho cả Nhóm nói lên thái độ của họ:”Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai ? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa “ (Ga 6, 70).
Như vậy, thánh Phêrô đã đại diện cho anh em nói lên một lời tuyên xưng rất trọn vẹn và đầy đủ, Ngài có những lời ban sự sống đời đời. Do đó, những lời tuyên bố, quả quyết và khẳng định trong bài giảng về Bánh Hằng Sống này thực sự là theo nghĩa đen thông thường nói về phép Thánh Thể.
II. LỰA CHỌN VÀ TIN THEO.
1. Nói về sự lựa chọn.
Ngày nay người ta nói nhiều đến dân thân. Dấn thân, nhập cuộc là thân phận của con người. Sống là lựa chọn. Mà chọn lựa là liều lĩnh, vì không bao giờ ta nắm chắc được một cách rành rọt như 2 với 2 là 4 tất cả những lý do lựa chọn và những điều tương lai dành cho sự lựa chọn của ta. Nhưng không vì thế mà ta không dám liều mình. Khi đã dùng trí khôn suy nghĩ, cân nhắc theo như ta có thể, rồi ta cứ tiến bước.
Cuộc đời là một chuỗi những sự lựa chọn. Có lẽ chỉ trừ việc sinh ra và cái chết là người ta không lựa chọn được, còn tất cả mọi việc khác thì người ta phải lựa chọn. Và chính sự lựa chọn này sẽ định hướng và đánh giá cuộc đời của mình. Nghĩa là nếu chọn đúng, chọn khéo thì đời mình sẽ tốt, sẽ hạnh phúc; còn nếu chọn ẩu, chọn sai thì cuộc đời sẽ xấu, sẽ bất hạnh.
Nói đến lựa chọn là giả thiết phải có sự tự do trong đó. Nếu ai bị ép buộc phải làm một việc gì ngoài ý muốn thì không còn là tự do lựa chọn nữa, mà là sự bó buộc. Chính sự tự do trong lựa chọn làm cho chúng ta phải suy nghĩ, phải day dứt vì phải có trách nhiệm trong việc lựa chọn, phải nhận lấy hậu quả của việc lựa chọn ấy.
Truyện: thần Hercule.
Theo truyện thần thoại của Hy lạp, Hercule là một vị thần, một lần đứng giữa ngã ba đường và tự hỏi xem đi về đâu. Hai người chỉ đường đến với ông. Một người nói:
- Hãy theo tôi, đây là con đường thoải mái, hạnh phúc và lối đi dễ dàng.
Người thứ hai nói:
- Đây là con đường cố gắng, nỗ lực, khó khăn. Tuy là đường khó khăn, nhưng đưa tới hạnh phúc.
Hercule đã chọn con đường khó khăn và quả thực ông khôn ngoan, ông đã thành công.
Bất cứ cách nào, lựa chọn là phải liều, phải chấp nhận một tương lai bấp bênh, phải chấp nhận hậu quả của việc lựa chọn ấy, mặc dầu phải hy sinh rất nhiều. Trong chọn lựa việc kết hôn, chúng ta sẽ thấy rõ đặc tính của sự lựa chọn ấy:
Nhà anh chẳng chiếu chẳng giường,
Chỉ ấm ổ ra, nàng thương chăng là ?
- Yêu nhau chẳng quản cửa nhà,
Chuồng chim cũng lấy, chuồng gà cũng theo.
2. Chúng ta chọn Đức Giêsu.
Đức Gioan Phaolô II thường khuyên những người đến với Ngài rằng: Chúng con phải lựa chọn. Chọn là một quyết định lớn và quan trọng của đời người. Chúng ta đã chọn. Và chúng ta còn phải tiếp tục chọn, vì đời là một tiến trình, đời là một cuộc đổi mới không ngừng nghỉ. Khẩu hiệu của Đức Gioan 23 là: Giờ đây tôi mới khởi sự. Mỗi ngày chúng ta phải khởi đầu với sự lựa chọn.
Mà sự lựa chọn căn bản và quan trọng nhất của cuộc sống là chọn Đấng chúng ta tôn thờ. Chúng ta phải chọn Chúa là thần tượng vì Ngài là một vị thần siêu việt, tuyệt đối đáng tôn thờ. Ta không được bắt chước dân Do thái xưa thờ con bò vàng thay vì Ngài. Chính Đức Giêsu cũng khuyên: ”Không ai có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được”(Mt 6, 24).
Nhưng Thiên Chúa là Đấng vô hình, ta không thể tiếp cận với Ngài, ta cần phải có một thần tượng nào gần chúng ta hơn, vị thần ấy đã nói:”Ai thấy Thầy là thấy Cha” và Đấng ấy đã nói:”Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”(Ga 14,6).
Có một người suốt 2000 năm đã được bao nhiêu người hâm mộ tin theo, thậm chí còn nhận lấy cái chết để tỏ ra trung thành với vị thần ấy !
Vị thần đó là ai ?
Đó là Đức Giêsu Kitô.
Sự lựa chọn của chúng ta sẽ mang lại phần thưởng mà thánh Phêrô và các tông đồ xưa đã nhận lãnh, đó là được chia sẻ tấm bánh hằng sống, Mình và Máu Đức Kitô. Được chết đi với Chúa mỗi ngày để được sống lại với Chúa trong hạnh phúc và vinh quang. Đó là niềm vui của mỗi chúng ta. Đây là một lựa chọn quan trọng có liên quan đến cuộc đời mai hậu của ta.
3. Chúng ta tin theo Đức Giêsu.
Chúng ta đã chọn Đức Giêsu làm thần tượng, làm Chúa của mình, điều đó chứng tỏ không những chúng ta phải có niềm tin và còn hơn nữa chúng ta phải có đức tin. Mà giả như chúng ta chưa có đức tin cho đủ thì hãy theo lời khuyên của triết gia Blaise Pascal:”Nếu bạn muốn có đức tin, hãy qùi xuống và cầu nguyện”.
Sống theo đức tin là đi trong đêm tối, vì đức tin là “khước từ cách hiểu biết thông thường, nhờ giác quan và lý trí, lý luận“ để “tin vào một người khác”, đó là tin mà không thấy, như thánh Gioan sẽ nói rất nhiều lần.
Đối với Đức Giêsu, như chúng ta đã thấy, luôn gây đụng chạm ! Đức tin không hẳn nhiên là thế. Đức tin luôn luôn cho ta thấy chướng. “Đức tin” không phải là một bài học được lặp đi lặp lại “nhưng” là một “dấn thân” trong cuộc sống, là một thôi thúc phải chấp nhận từ bỏ ánh sáng riêng của mình, được coi là có tính khoa học, để đón nhận mạc khải của một người khác mà không thể kiểm chứng được bằng những phương thế nhân loại. Chính Thánh Thể là cớ vấp phạm cho các môn đệ khiến họ từ bỏ Chúa, và ngày nay cũng có những người không chấp nhận được mầu nhiệm này.
Đức tin cũng đòi hỏi phải có thử thách. Qua câu chuyện được kể trong bài Tin mừng hôm nay, tức câu chuyện Đức Giêsu nói với các môn đệ Ngài về bí tích Thánh Thể. Trong cuộc sống cũng sẽ có những giây phút chúng ta cũng bị thách đố như các môn đệ, và có thể chúng ta cũng bị cám dỗ từ bỏ Chúa, không theo Ngài nữa. Những lúc đó, chúng ta đừng để mình vấp phạm những lỗi lầm giống như các môn đệ xưa đã vấp phải, nghĩa là đừng chỉ lo chú tâm đến những vấn đề xẩy đến cho chúng ta, mà hãy đưa mắt nhìn vào Đức Giêsu, chúng ta hãy xác nhận lại niềm tin vào Ngài như thánh Phêrô đã làm:”Lạy Thầy, Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin Thầy là Đấng thánh của Thiên Chúa”.
III. TRUNG THÀNH VỚI SỰ LỰA CHỌN.
Trong ngày chịu phép Rửa tội, Linh mục hỏi chúng ta có từ bỏ ma qủi và những việc làm của chúng không ? Cha mẹ chúng ta hay chính chúng ta đã quả quyết thưa từ bỏ. Ta lại còn tuyên xưng và tin theo Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Chúng ta đã chọn Thiên Chúa là gia nghiệp của mình. Rồi trong mỗi dịp lễ Phục sinh, từng người chúng ta lại có dịp bầy tỏ sự lựa chọn của mình một lần nữa khi tuyên xưng đức tin và lại tuyên bố từ bỏ ma qủi và các việc của của chúng.
Chúng ta đã chọn Chúa và chỉ chọn một mình Chúa chứ không thể chọn cả hai, không được thờ hai chủ. Lựa chọn một lần chưa đủ, còn phải lặp đi lặp lại nhiều lần, nó phải được thể hiện qua những lựa chọn nho nhỏ trong mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: chọn Chúa. Chọn lựa đúng thì được sống và chọn lựa sai thì chết.
Ở đô thị Jaffa xứ Palestina, có một khu đất gọi là khu đất quyết định. Các sông ngòi chảy vào khu đất ấy lưỡng lữ một lúc rồi mới chảy sang một trong hai hướng. Những sông ngòi theo một hướng thì chảy vào khu vườn Sharon xinh đẹp. Còn những sông ngoài theo hướng kia thì chảy vào Biển Chết, biển này không có một sinh vật nào sống nổi. Cuộc đời chúng ta cũng thế. Chúng ta phải chọn một hướng, không ai có thể làm tôi hai chủ:
Một nhà hai chủ không hoà,
Hai vua một nuớc ắt là không yên.
Chọn lựa tự do, nhưng chọn lựa lại là giới hạn. Khi đã có một chọn lựa là chúng ta phải biết tự giới hạn mình. Chính Đức Giêsu khi chọn con đường cứu độ nhân loại, Ngài cũng đã phải chấp nhận thân phận giới hạn con người, và cả cái chết nhục nhã trên thập giá như lời thánh Phaolô trong bài đọc 2: ”Đức Kitô yêu thương Hội thánh, và phó mình vì Hội thánh, để thánh hóa Hội thánh,...ngõ hầu bầy tỏ cho mình một Hội thánh vinh quang, không vết nhơ, không nhăn nheo..., nhưng thánh thiện và tinh tuyền”.
Phải chăng chọn Chúa và theo Chúa là một nghịch ly vì Chúa chỉ hứa cho những sự mất mát ? Người ta thuật lại câu chuyện của một ông tướng kỳ lạ, đó là đại tướng Garibaldi. Một ngày kia, ông nhóm họp quân đội ăn mặc rách rưới mà hiểu dụ rằng: ”Ta cho các ngươi sự đói khát, lạnh lẽo, thương tích và chết trận. Ai vui lòng nhận các điều ấy thì hãy theo ta”. Kết quả: chẳng ai chịu rời bỏ hàng ngũ của mình.
Chúng ta nghĩ thế nào về câu nói của vị đại tướng ấy ? Có kỳ lạ không ? Có vô lý không ? Có điên khùng không ? Và chúng ta nghĩ thế nào về câu nói của Đức Giêsu:”Ai gìn giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai vì Ta mà mất mạng sống mình thì lại tìm lại được”(Mt 10,39) ?
Và để kết thúc, chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Nếu ta chọn Chúa thì sẽ ra sao ? Và nếu ta bỏ Chúa thì sẽ ra sao ? Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu hỏi bất hủ của thánh Phêrô thành một bài thánh ca rất ý nghĩa như sau:
“Bỏ Ngài con biết theo ai”
- Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cách chim bơ vơ trong khung trời lộng gió.
- Bỏ Ngài con sẽ theo ai, đời lộng gió cánh chim ngàn khơi.
- Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một con tuyền lao đao trên biển cả mênh mông.
- Bỏ Ngài con biết theo ai, thuyền buông lái biết trôi về đâu ?
- Bỏ Ngài con biết theo ai, trên đời kia tương lai khuất mờ.
- Và bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cuộc hành trình cô đơn, buồn bã.
Bước đi không Ngài, đời con buồn tênh.
Còn nếu chọn Ngài, thì cuộc đời của chúng ta tuy cũng vẫn là một cuộc hành trình, cũng vẫn như cánh chim bay trong khung trời lộng gió, cũng như một con thuyền giữa biển cả mênh mông, nhưng trong cuộc hành trình ấy, đã có Chúa đồng hành, cánh chim đã biết hướng mà bay, con thuyền đã có người lèo lái và như thế sẽ bảo đảm đi tới bến đò bình an (Lm Carolô, Sợi chỉ đỏ, năm B, tr 606-607)
Chọn Chúa, đi theo Chúa, trước mắt là một sự hy sinh, một sự mất mát và bị người đời coi như một sự điên rồ, nhưng như thánh Phaolô nói thì đó là sự khôn ngoan trước mặt Chúa. Có lẽ người ta nói đúng: ”Khôn thế gian làm quan địa ngục, dại thế gian làm quan thiên đàng” !
Truyện: vua Charles V.
Vua Charles một lần kêu hoàng tử đến và cho hoàng tử được chọn. Trên bàn vua đặt một thanh kiếm và một vương miện (Triều thiên), Vua nói:
- Con chọn cái nào ?
Ngần ngừ một lúc hoàng tử cầm lấy thanh kiếm.
Vua cha hỏi:
- Sao con lại chọn thanh kiếm ?
Hoàng tử cầm thanh kiếm chỉ vào vương miện đáp:
- Nhờ thanh kiếm này, con sẽ được vương miện kia.
Chúng ta đã quen với khẩu hiệu: ”Per crucem ad lucem”: qua thập giá để tới vinh quang. Bước theo Chúa là phải đi vào con đường khổ giá, phải qua cửa hẹp, nhưng chính con đường hẹp hòi khắc khổ lại đem đến vinh quang. Theo gương hoàng tử, chúng ta cũng phải nhờ thanh kiếm đau khổ để có thể chiếm được triều thiên vinh phúc muôn đời, thánh giá phải đi trước triều thiên
Xả thân nếu muốn theo Thầy,
Vác cây khổ giá hằng ngày mà theo.
(Mt 16,24)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt.
Bỏ Thầy con biết theo ai?
Lm Giacôbê Tạ Chúc
17:11 19/08/2009
Đời người là một chuỗi liên kết giữa những chọn lựa và quyết định.Chọn lựa luôn đi kèm theo một trách nhiệm, sự liên đới với những người khác.Chọn lựa đúng, đời sẽ hạnh phúc, nếu không sẽ là bất hạnh.Những người Do Thái không chọn Chúa, vì họ không tin Ngài.Các môn đệ cũng vậy, một số bỏ đi khi Chúa nói về Bí Tích Thánh Thể. Chỉ một số ở lại, vì họ tin Chúa Giêsu có Lời ban sự sống.
Thử thách trong chọn lựa
Có một chủ nông trại nọ thuê một người thanh niên đến nhặt khoai tây cho nông trại.Công việc hết sức đơn giản, hằng ngày anh này chỉ có một việc là ngồi phân lọai các củ khoai tây và cho vào sọt.Lớn theo lớn, trung bình theo trung bình và nhỏ theo nhỏ. Sau một thời gian, anh thanh niên đến gặp ông chủ và xin nghỉ việc. Được hỏi lý do, anh ta giải thích:công việc ông giao phó không phải là công việc nặng nhọc, nhưng điều làm cho tôi nhức óc đó là phải chọn lựa.
Dân Do Thái chọn Chúa
Cách đây gần ba ngàn năm, Giôsuê cũng bảo tòan dân Israel phải dứt khóat chọn lựa:Hôm nay các ngươi phải chọn, hoặc thờ các thần, họăc thờ Thiên Chúa(Gs24,15).Thú vật dường như không có chọn lựa và quyết định, chúng chỉ sống theo bản năng.Con người có lý trí và tự do, nhất là con người biết chọn lựa hướng đi cho cuộc đời của mình. Thánh Phêrô là người đã mạnh mẽ nói lên chọn lựa căn bản và dứt khóat của mình:” Ông Si-mon Phêrô liền đáp:”Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai?Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”(Ga 6,68).Quả vậy, sai lầm lớn lao của con người là thay vì chọn Thiên Chúa để tôn thờ, họ lại đi chọn các thụ tạo để suy tôn.Danh vọng, tiền tài, lạc thú, chúng chỉ là những phương tiện, giúp cho con người hòan thành sứ mạng của mình trên trần gian này.Chúng không phải là cứu cánh, càng không phải là đích điểm của cuộc đời.
Con người chọn lựa
Chọn lựa bao giờ cũng phải mất mát và hy sinh.Khi tôi quyết định chọn cuộc đời sống độc thân để tôn thờ Thiên Chúa, và phụng sự anh em, thì đồng thời tôi phải hy sinh cả một đời sống gia đình bình thường như bao người khác.Hoặc khi anh chọn một người phụ nữ làm vợ mình thì anh phải dứt khóat với những người đàn bà khác, nếu không gia đình sẽ tan vỡ và hôn nhân trở thành đại họa.Thiên Chúa ban cho con người có tự do, chính vì điều đó mà con người có quyền chọn thiên đàng hay hỏa ngục. Một khi khước từ Thiên Chúa, con người sẽ không còn xem người khác là anh em mình.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết chọn Chúa làm gia nghiệp của đời mình. Chọn Chúa chứ không phải là công việc hằng ngày. Bởi nếu chọn công việc của Chúa thì lúc thất bại con sẽ dễ dàng bỏ Chúa. Còn khi con chọn Chúa, thì không gì có thể làm con xao động.Mục vụ thì đầy ắp những công việc, bề bộn những chương trình, kế họach thì đan kín thời gian.Sẽ là vô ích, nếu như con không nhận ra thánh ý Ngài là tất cả, có Ngài đời sẽ tràn trề niềm hoan lạc tuổi xuân.Như các môn đệ không bỏ ra đi, con cũng xin thân thửa cùng Chúa:”Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”(Ga,68-69).
Thử thách trong chọn lựa
Có một chủ nông trại nọ thuê một người thanh niên đến nhặt khoai tây cho nông trại.Công việc hết sức đơn giản, hằng ngày anh này chỉ có một việc là ngồi phân lọai các củ khoai tây và cho vào sọt.Lớn theo lớn, trung bình theo trung bình và nhỏ theo nhỏ. Sau một thời gian, anh thanh niên đến gặp ông chủ và xin nghỉ việc. Được hỏi lý do, anh ta giải thích:công việc ông giao phó không phải là công việc nặng nhọc, nhưng điều làm cho tôi nhức óc đó là phải chọn lựa.
Dân Do Thái chọn Chúa
Cách đây gần ba ngàn năm, Giôsuê cũng bảo tòan dân Israel phải dứt khóat chọn lựa:Hôm nay các ngươi phải chọn, hoặc thờ các thần, họăc thờ Thiên Chúa(Gs24,15).Thú vật dường như không có chọn lựa và quyết định, chúng chỉ sống theo bản năng.Con người có lý trí và tự do, nhất là con người biết chọn lựa hướng đi cho cuộc đời của mình. Thánh Phêrô là người đã mạnh mẽ nói lên chọn lựa căn bản và dứt khóat của mình:” Ông Si-mon Phêrô liền đáp:”Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai?Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”(Ga 6,68).Quả vậy, sai lầm lớn lao của con người là thay vì chọn Thiên Chúa để tôn thờ, họ lại đi chọn các thụ tạo để suy tôn.Danh vọng, tiền tài, lạc thú, chúng chỉ là những phương tiện, giúp cho con người hòan thành sứ mạng của mình trên trần gian này.Chúng không phải là cứu cánh, càng không phải là đích điểm của cuộc đời.
Con người chọn lựa
Chọn lựa bao giờ cũng phải mất mát và hy sinh.Khi tôi quyết định chọn cuộc đời sống độc thân để tôn thờ Thiên Chúa, và phụng sự anh em, thì đồng thời tôi phải hy sinh cả một đời sống gia đình bình thường như bao người khác.Hoặc khi anh chọn một người phụ nữ làm vợ mình thì anh phải dứt khóat với những người đàn bà khác, nếu không gia đình sẽ tan vỡ và hôn nhân trở thành đại họa.Thiên Chúa ban cho con người có tự do, chính vì điều đó mà con người có quyền chọn thiên đàng hay hỏa ngục. Một khi khước từ Thiên Chúa, con người sẽ không còn xem người khác là anh em mình.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết chọn Chúa làm gia nghiệp của đời mình. Chọn Chúa chứ không phải là công việc hằng ngày. Bởi nếu chọn công việc của Chúa thì lúc thất bại con sẽ dễ dàng bỏ Chúa. Còn khi con chọn Chúa, thì không gì có thể làm con xao động.Mục vụ thì đầy ắp những công việc, bề bộn những chương trình, kế họach thì đan kín thời gian.Sẽ là vô ích, nếu như con không nhận ra thánh ý Ngài là tất cả, có Ngài đời sẽ tràn trề niềm hoan lạc tuổi xuân.Như các môn đệ không bỏ ra đi, con cũng xin thân thửa cùng Chúa:”Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”(Ga,68-69).
Lòng sùng kính Mẹ Maria
LM Anphong Trần Đức Phương
23:30 19/08/2009
Lòng sùng kính Mẹ Maria giúp chúng ta thêm lòng “Mến Chúa”. Lòng sùng kính Mẹ Maria giúp chúng ta thánh hóa bản thân qua việc chiêm niệm các nhân đức tuyệt vời của Mẹ, nhất là lòng khiêm nhường, khó nghèo, vị tha, đời sống khiết tịnh trong bậc tu trì, và vâng theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự. Lòng sùng kính Mẹ Maria cũng giúp chúng ta thêm lòng “Yêu Người” để củng cố tình yêu vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như nhiệt thành trong các công tác xã hội, các việc từ thiện giúp những người nghèo khó, bệnh tật, những người gặp cảnh khó khăn cần giúp đỡ.
Trong một ngày, chúng ta thường dâng kính Mẹ Maria những tràng chuỗi Mân Côi (đọc riêng hay đọc chung, ở Nhà Thờ hay tại tư gia, hay khi đi đường). Theo truyền thống từ lâu đời và cũng là thói quen rất tốt lành, chúng ta thường nguyện kinh “Truyền Tin” vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều để tưởng nhớ giây phút quan trọng “Ngôi Lời xuống thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria”. Vào Mùa Phục Sinh (từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống), thì chúng ta nguyện kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng…” Hiện nay, nhiều người, nhiều ‘nhóm cầu nguyện’ cũng thường dành thời giờ kết hiệp với Mẹ Maria để suy ngắm Lòng Thương Xót Chúa (những ai có thể được, thì làm vào khoảng 3 giờ chiều, giờ Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh Giá).
Hàng tuần, Giáo Hội kính Đức Mẹ vào ngày Thứ Bảy; đặc biệt ngày Thứ Bảy đầu tháng ( kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và cầu nguyện cho Hòa Bình Thế Giới).
Hàng năm, có hai tháng đặc biệt kính Mẹ Maria: Tháng 5 và Tháng 10. Tháng Năm thường gọi là Tháng Hoa, vì là tháng hoa nở nhiều, chúng ta hái hoa tươi tốt để dâng kính Mẹ. Tại Việt Nam cũng như tại các Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam hải ngọai, chúng ta thường có những buổi ‘Rước Kiệu’ và ‘Dâng Hoa’ vào cuối tuần, thường là trước Thánh Lễ, để tôn vinh Mẹ và dâng kính Mẹ những tràng hoa tuơi đẹp cùng với các bản Thánh Ca, hoặc các bài ‘Vãn’ với những lời và nhạc rất có ý nghĩa và đạo đức.
Tháng 10, thường được gọi là Tháng Mân Côi, vì trong tháng này, chúng ta thường dâng lên Mẹ những tràng Chuỗi Mân Côi qua việc suy ngắm các Mầu Nhiệm VUI, ÁNH SÁNG, THƯƠNG và MỪNG trong cuộc đời của Chúa Giêsu và Mẹ Maria. (Về việc lần Chuỗi Mân Côi, chúng tôi đã trình bày trong những bài viết trước đây).
Trong suốt năm Phụng Vụ (bắt đầu từ Chúa Nhật I Mùa Vọng), Giáo Hội dành nhiều ngày lễ kính Mẹ Maria. Sau đây là những ngày Lễ đặc biệt dâng kính Mẹ Maria trong năm Phụng Vụ của Giáo Hội Hoa Kỳ:
Ngày 8/12: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Bổn Mạng Giáo Hội Hoa Kỳ, Lễ Trọng và Buộc); ngày 12/12: Lễ Đức Mẹ Guadalupe (Lễ Nhớ); ngày đầu Năm Dương Lịch (1/1): Lễ Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa (Lễ Trọng và buộc); ngày 2/2: Lễ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh (thường gọi là Lễ Nến - Lễ Kính); ngày 11/2: Lễ Đức Mẹ Lộ Đức; ngày 25/3: Lễ Truyền Tin (Lễ Trọng, nếu trùng vào ngày Chúa Nhật, thì chuyển vào ngày Thứ Hai tiếp theo, nếu trùng vào Tuần Thánh hay Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh thì cũng chuyển vào Thứ Hai tiếp theo); ngày 13/5: Lễ Đức Mẹ Fatima (Lễ Nhớ); ngày 31/5: Lễ Đức Mẹ Đi Thăm Bà Thánh Elizabeth (Lễ Kính); Lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ (Lễ Nhớ, thường được mừng vào ngày Thứ Bẩy tuần II sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống); ngày 16/7: Lễ Đức Mẹ Núi Camêlô (Lễ Nhớ); ngày 5/8: Lễ Cung Hiến Đại Thánh Đường Đức Maria tại Rôma (Lễ Nhớ); ngày 15/8: Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (Lễ Trọng và Buộc); ngày 22/8: Lễ Đức Maria Trinh Vương (Lễ Nhớ); ngày 8/9: Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria (Lễ Nhớ); ngày 15/9: Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Lễ Nhớ); ngày 7/10: Lễ Đức Mẹ Mân Côi (Lễ Nhớ); ngày 21/11: Lễ Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ (Lễ Nhớ).
Các Ngày Lễ như: Lễ Kính Thánh Danh Đức Mẹ, Lễ Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, Lễ Đức Mẹ Loretto, Lễ Nữ Vương Hòa Bình, Lễ Nữ Vương Các Thiên Thần… là những Lễ kính tùy ý, tùy theo địa phương.
Trong thế kỷ 20 vừa qua, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc Thế Chiến thật khủng khiếp với vũ khí nguyên tử tàn sát tập thể, giết hại bao nhiêu sinh mạng, gây bao nhiêu cảnh đau khổ, tang tóc và tàn phá bao công trình của nhân loại. Tiếp theo là nạn ‘Hồng Thủy mới’: Chế Độ Cộng Sản Vô Thần với những lãnh tụ tàn ác như Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot… đã giết hại bao triệu dân lương thiện, tàn phá nền văn hóa và đạo đức của nhiều dân tộc. Sang thế kỷ mới 21 lại xẩy ra nạn Khủng Bố gieo kinh hoàng ở khắp nơi với mọi thứ vũ khí sẵn có, kể cả võ khí khoa học, vi trùng, điện tử… Trong tình thế đau thương đó, Đức Mẹ đã được ghi nhận là đã hiện ra ở nhiều nơi trên thế giới để kêu gọi nhân loại ăn năn hối cải, trở về với lương tâm con người, với tình anh em đồng loại, và chung tay xây dựng hòa bình thế giới.
Cho tới nay, có ba nơi Đức Mẹ hiện ra đã được Giáo Hội công nhận và lập Lễ Kính; đó là Lễ Đức Mẹ Lộ Đức (11/2), Lễ Đức Mẹ Fatima (13/5), Lễ Đức Mẹ Guadalupe (12/12).
Xin Chúa ban cho chúng ta được thêm lòng sùng kính Mẹ Maria, và lòng sùng kính đó luôn theo đường lối và những chỉ dẫn của Giáo Hội. Trong thực tế, chúng ta hãy tham gia các Hội Đòan kính Đức Mẹ đã được Giáo Hội công nhận và cổ võ như Hội Đạo Binh Đức Mẹ, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Con Đức Mẹ, Hội Mân Côi, Hội Tông Đồ Fatima, Hội Tông Đồ Nhỏ… để giúp thánh hóa bản thân và làm việc tông đồ.
Trong một ngày, chúng ta thường dâng kính Mẹ Maria những tràng chuỗi Mân Côi (đọc riêng hay đọc chung, ở Nhà Thờ hay tại tư gia, hay khi đi đường). Theo truyền thống từ lâu đời và cũng là thói quen rất tốt lành, chúng ta thường nguyện kinh “Truyền Tin” vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều để tưởng nhớ giây phút quan trọng “Ngôi Lời xuống thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria”. Vào Mùa Phục Sinh (từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống), thì chúng ta nguyện kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng…” Hiện nay, nhiều người, nhiều ‘nhóm cầu nguyện’ cũng thường dành thời giờ kết hiệp với Mẹ Maria để suy ngắm Lòng Thương Xót Chúa (những ai có thể được, thì làm vào khoảng 3 giờ chiều, giờ Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh Giá).
Hàng tuần, Giáo Hội kính Đức Mẹ vào ngày Thứ Bảy; đặc biệt ngày Thứ Bảy đầu tháng ( kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và cầu nguyện cho Hòa Bình Thế Giới).
Hàng năm, có hai tháng đặc biệt kính Mẹ Maria: Tháng 5 và Tháng 10. Tháng Năm thường gọi là Tháng Hoa, vì là tháng hoa nở nhiều, chúng ta hái hoa tươi tốt để dâng kính Mẹ. Tại Việt Nam cũng như tại các Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam hải ngọai, chúng ta thường có những buổi ‘Rước Kiệu’ và ‘Dâng Hoa’ vào cuối tuần, thường là trước Thánh Lễ, để tôn vinh Mẹ và dâng kính Mẹ những tràng hoa tuơi đẹp cùng với các bản Thánh Ca, hoặc các bài ‘Vãn’ với những lời và nhạc rất có ý nghĩa và đạo đức.
Tháng 10, thường được gọi là Tháng Mân Côi, vì trong tháng này, chúng ta thường dâng lên Mẹ những tràng Chuỗi Mân Côi qua việc suy ngắm các Mầu Nhiệm VUI, ÁNH SÁNG, THƯƠNG và MỪNG trong cuộc đời của Chúa Giêsu và Mẹ Maria. (Về việc lần Chuỗi Mân Côi, chúng tôi đã trình bày trong những bài viết trước đây).
Trong suốt năm Phụng Vụ (bắt đầu từ Chúa Nhật I Mùa Vọng), Giáo Hội dành nhiều ngày lễ kính Mẹ Maria. Sau đây là những ngày Lễ đặc biệt dâng kính Mẹ Maria trong năm Phụng Vụ của Giáo Hội Hoa Kỳ:
Ngày 8/12: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Bổn Mạng Giáo Hội Hoa Kỳ, Lễ Trọng và Buộc); ngày 12/12: Lễ Đức Mẹ Guadalupe (Lễ Nhớ); ngày đầu Năm Dương Lịch (1/1): Lễ Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa (Lễ Trọng và buộc); ngày 2/2: Lễ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh (thường gọi là Lễ Nến - Lễ Kính); ngày 11/2: Lễ Đức Mẹ Lộ Đức; ngày 25/3: Lễ Truyền Tin (Lễ Trọng, nếu trùng vào ngày Chúa Nhật, thì chuyển vào ngày Thứ Hai tiếp theo, nếu trùng vào Tuần Thánh hay Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh thì cũng chuyển vào Thứ Hai tiếp theo); ngày 13/5: Lễ Đức Mẹ Fatima (Lễ Nhớ); ngày 31/5: Lễ Đức Mẹ Đi Thăm Bà Thánh Elizabeth (Lễ Kính); Lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ (Lễ Nhớ, thường được mừng vào ngày Thứ Bẩy tuần II sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống); ngày 16/7: Lễ Đức Mẹ Núi Camêlô (Lễ Nhớ); ngày 5/8: Lễ Cung Hiến Đại Thánh Đường Đức Maria tại Rôma (Lễ Nhớ); ngày 15/8: Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (Lễ Trọng và Buộc); ngày 22/8: Lễ Đức Maria Trinh Vương (Lễ Nhớ); ngày 8/9: Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria (Lễ Nhớ); ngày 15/9: Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Lễ Nhớ); ngày 7/10: Lễ Đức Mẹ Mân Côi (Lễ Nhớ); ngày 21/11: Lễ Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ (Lễ Nhớ).
Các Ngày Lễ như: Lễ Kính Thánh Danh Đức Mẹ, Lễ Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, Lễ Đức Mẹ Loretto, Lễ Nữ Vương Hòa Bình, Lễ Nữ Vương Các Thiên Thần… là những Lễ kính tùy ý, tùy theo địa phương.
Trong thế kỷ 20 vừa qua, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc Thế Chiến thật khủng khiếp với vũ khí nguyên tử tàn sát tập thể, giết hại bao nhiêu sinh mạng, gây bao nhiêu cảnh đau khổ, tang tóc và tàn phá bao công trình của nhân loại. Tiếp theo là nạn ‘Hồng Thủy mới’: Chế Độ Cộng Sản Vô Thần với những lãnh tụ tàn ác như Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot… đã giết hại bao triệu dân lương thiện, tàn phá nền văn hóa và đạo đức của nhiều dân tộc. Sang thế kỷ mới 21 lại xẩy ra nạn Khủng Bố gieo kinh hoàng ở khắp nơi với mọi thứ vũ khí sẵn có, kể cả võ khí khoa học, vi trùng, điện tử… Trong tình thế đau thương đó, Đức Mẹ đã được ghi nhận là đã hiện ra ở nhiều nơi trên thế giới để kêu gọi nhân loại ăn năn hối cải, trở về với lương tâm con người, với tình anh em đồng loại, và chung tay xây dựng hòa bình thế giới.
Cho tới nay, có ba nơi Đức Mẹ hiện ra đã được Giáo Hội công nhận và lập Lễ Kính; đó là Lễ Đức Mẹ Lộ Đức (11/2), Lễ Đức Mẹ Fatima (13/5), Lễ Đức Mẹ Guadalupe (12/12).
Xin Chúa ban cho chúng ta được thêm lòng sùng kính Mẹ Maria, và lòng sùng kính đó luôn theo đường lối và những chỉ dẫn của Giáo Hội. Trong thực tế, chúng ta hãy tham gia các Hội Đòan kính Đức Mẹ đã được Giáo Hội công nhận và cổ võ như Hội Đạo Binh Đức Mẹ, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Con Đức Mẹ, Hội Mân Côi, Hội Tông Đồ Fatima, Hội Tông Đồ Nhỏ… để giúp thánh hóa bản thân và làm việc tông đồ.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:35 19/08/2009
KHỔ DỊCH VÀ GÁNH NẶNG
Cây xoan không ngừng băn khoăn về mệnh khổ của mình:
- “Người khác đều lớn lên cao cao to to, chỉ có tôi là gầy bé như thế này; hoa của người khác nở đều, vừa đẹp vừa sum xuê, mà hoa của tôi thì lại nhìn cũng không thấy như thế này, cây bách quả tròn, cây long não có thể làm ra gỗ, mà tôi thì, ái dà…”
Đấng tạo hóa thở dài, mở miệng nói:
- “Này con ạ! Trong cuộc sống nếu không có một sự vật để có thể cám ơn, thì cuộc sống đơn thuần chỉ là một loại khổ dịch và gánh nặng”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Ở trên đời mọi ngưòi đều mắc nợ nhau.
- Chúng ta mắc nợ cô thợ may xinh đẹp, vì áo quần chúng ta mặc là do cô ta may.
- Chúng ta mắc nợ bác nông dân, vì gạo chúng ta ăn hằng ngày là do công lao khó nhọc của bác trên đồng ruộng.
- Tri thức chúng ta có là bởi các cô giáo thầy giáo dạy dỗ truyền đạt…
Người người đều mắc nợ nhau.
Có người giỏi, có người dở
Có người xấu, có người tốt…
Chúng ta thường hay nói: “nhìn lên mình chẳng bằng ai, nhìn xuống thì chẳng ai bằng mình”, nếu cứ như thế mà yên tâm sống đời vui tươi thì thật đẹp biết bao!
Thế nhưng con người ta cứ ưa nhìn lên hoài à, nếu nhìn lên Thiên Chúa thì chẳng có chi bàn luận, nhưng con ngưới ưa nhìn người khác mà than thân trách phận mình: sao thằng ấy nó giàu thế, sao nó thông minh thế; tại sao con nhỏ ấy cũng như mình mà sao ai cũng thích nó, sao mình không được như nó, nhà cao cửa rộng; sao mình lại khổ cực như thế này…sao…sao và nhiều cái tại sao nữa…
Nếu cứ hỏi tại sao thì làm sao mà thoải mái yên vui tâm hồn được ?
Cứ vui vẻ với giây phút hiện tại, giây phút mà tôi đang học hành, đang làm việc, đang vui chơi, đang cầu nguyện…
Bởi vì Thiên Chúa đong cho ai đấu nào, thì người ta phải trả lại đấu ấy.
N2T |
Cây xoan không ngừng băn khoăn về mệnh khổ của mình:
- “Người khác đều lớn lên cao cao to to, chỉ có tôi là gầy bé như thế này; hoa của người khác nở đều, vừa đẹp vừa sum xuê, mà hoa của tôi thì lại nhìn cũng không thấy như thế này, cây bách quả tròn, cây long não có thể làm ra gỗ, mà tôi thì, ái dà…”
Đấng tạo hóa thở dài, mở miệng nói:
- “Này con ạ! Trong cuộc sống nếu không có một sự vật để có thể cám ơn, thì cuộc sống đơn thuần chỉ là một loại khổ dịch và gánh nặng”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Ở trên đời mọi ngưòi đều mắc nợ nhau.
- Chúng ta mắc nợ cô thợ may xinh đẹp, vì áo quần chúng ta mặc là do cô ta may.
- Chúng ta mắc nợ bác nông dân, vì gạo chúng ta ăn hằng ngày là do công lao khó nhọc của bác trên đồng ruộng.
- Tri thức chúng ta có là bởi các cô giáo thầy giáo dạy dỗ truyền đạt…
Người người đều mắc nợ nhau.
Có người giỏi, có người dở
Có người xấu, có người tốt…
Chúng ta thường hay nói: “nhìn lên mình chẳng bằng ai, nhìn xuống thì chẳng ai bằng mình”, nếu cứ như thế mà yên tâm sống đời vui tươi thì thật đẹp biết bao!
Thế nhưng con người ta cứ ưa nhìn lên hoài à, nếu nhìn lên Thiên Chúa thì chẳng có chi bàn luận, nhưng con ngưới ưa nhìn người khác mà than thân trách phận mình: sao thằng ấy nó giàu thế, sao nó thông minh thế; tại sao con nhỏ ấy cũng như mình mà sao ai cũng thích nó, sao mình không được như nó, nhà cao cửa rộng; sao mình lại khổ cực như thế này…sao…sao và nhiều cái tại sao nữa…
Nếu cứ hỏi tại sao thì làm sao mà thoải mái yên vui tâm hồn được ?
Cứ vui vẻ với giây phút hiện tại, giây phút mà tôi đang học hành, đang làm việc, đang vui chơi, đang cầu nguyện…
Bởi vì Thiên Chúa đong cho ai đấu nào, thì người ta phải trả lại đấu ấy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:36 19/08/2009
N2T |
31. Nếu chúng ta bằng lòng để Chúa Giê-su ở trong tâm hồn chúng ta, thì chúng ta sẽ tự khiêm tự hạ.
(Thánh Terese of Lisieux)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:38 19/08/2009
N2T |
204. Ai hiến dâng cuộc đời cho một loại hành động oanh liệt hoặc vì sự nghiệp cao quý nào đó, thì cuộc sống của họ có ý nghĩa nhất.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Á châu thấy cần có âm nhạc và biểu tượng châu Á trong phụng vụ
Phụng Nghi
01:08 19/08/2009
Tin ngắn (CatholicCulture.org) – Liên Hội đồng Giám mục Á châu đã kết thúc phiên họp khoáng đại hôm 16 tháng 8 bằng một bản tuyên bố về tình trạng “đói khát” Thánh Thể Chúa Kitô vẫn còn xảy ra ở châu Á. Ở một số quốc gia (như Indonesia, Cambodia, Lào và những nơi khác), tình trạng đói khát này là do thiếu linh mục và nhu cầu cần có nhiều nỗ lực hơn trong công tác phúc âm hóa. Nơi một số quốc gia khác (như Trung quốc và Việt Nam) tình trạng đói khát này bị trầm trọng thêm, do những hạn chế về tự do thờ phượng, và trong một số trường hợp (xảy ra tại Ấn độ và Pakistan) do bạo lực công khai nhắm vào người theo Kitô giáo.
Trong một diễn từ đọc trước hội nghị của Liên Hội đồng Giám mục Á châu, Hồng y Francis Arinze, cựu bộ trưởng Thánh bộ Phụng tự của Tòa thánh, đã cảnh giác chống lại những người nhân danh “hội nhập văn hóa” để triệt để áp dụng đường lối phụng tự theo “phong cách cá nhân.” Tuy nhiên, Trong bản tuyên bố kết thúc hội nghị, các giám mục kêu gọi đưa âm nhạc và biểu tượng Á châu vào phụng vụ; các ngài nói rằng như thế sẽ “làm cho lễ nghi của chúng ta tạo được âm vang tận đáy tâm hồn châu Á.”
Liên Hội đồng Giám mục Á châu cũng khuyến khích thành lập các nhóm nhỏ để cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh, ngoài ra còn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về công tác đối thoại với các tôn giáo khác.
Trong một diễn từ đọc trước hội nghị của Liên Hội đồng Giám mục Á châu, Hồng y Francis Arinze, cựu bộ trưởng Thánh bộ Phụng tự của Tòa thánh, đã cảnh giác chống lại những người nhân danh “hội nhập văn hóa” để triệt để áp dụng đường lối phụng tự theo “phong cách cá nhân.” Tuy nhiên, Trong bản tuyên bố kết thúc hội nghị, các giám mục kêu gọi đưa âm nhạc và biểu tượng Á châu vào phụng vụ; các ngài nói rằng như thế sẽ “làm cho lễ nghi của chúng ta tạo được âm vang tận đáy tâm hồn châu Á.”
Liên Hội đồng Giám mục Á châu cũng khuyến khích thành lập các nhóm nhỏ để cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh, ngoài ra còn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về công tác đối thoại với các tôn giáo khác.
Đức Thánh Cha khẳng định Ecuador cần Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
04:06 19/08/2009
Gửi điện văn mừng ngày kỷ niệm 200 năm quốc gia này được thành lập
QUITO, Ecuador, 18 tháng 8, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI mừng ngày kỷ niệm Đệ Nhị Bách Chu Niên của nước Ecuador, nhắc nhớ rằng không có Thiên Chúa, một quốc gia không thể nào xây dựng được tương lai.
Đức Thánh Cha khẳng định trong một điện văn gửi qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, tới Tổng Giám Mục Quito, Raúl Vela Chiriboga.
Điện văn nói rằng vào dịp kỷ niệm Đệ Nhị Bách Chu Niên ngày quốc gia dành được độc lập, Đức Thánh Cha muốn gửi đến người dân Ecuador “lời chào thân hữu và mối liên hệ mật thiết thiêng liêng, ngài nói, đặc biệt nhớ đến trong kinh nguyện trong đó ngài xin Thiên Chúa tuôn đổ tràn đầy hồng ân xuống cho đàn con cái thân yêu của mảnh đất cao quý này, để cho với sự trung thành với những giá trị nhân bản và Kitô giáo cao cả, họ có thể đóng góp vào việc xây dựng một xã hội huynh đệ, công chính và liên đới hơn."
Đồng thời, ngài cũng bầy tỏ niềm hy vọng là các công dân của quốc gia này sẽ được “nâng đỡ bởi đức tin vào nguồn trợ lực thiêng liêng, vì con người không thể tự điều khiển tương lai mà không cần dựa vào những yếu tố có Thiên Chúa là điểm khởi đầu và điểm hoàn tất."
Điện văn cuả Đức Thánh Cha được đọc trong một Thánh Lễ mừng ngày kỷ niệm 10 tháng 8, 1809.
Hướng về tương lai
Trong khi đó, các giám mục đã phổ biến một tuyên ngôn kêu gọi người Ecuador nhớ đến nguồn gốc Kitô của họ và xây dựng quốc gia họ trong sự hiệp nhất và hòa bình.
Các ngài khẳng định, "Rất đúng khi nói rằng Giáo Hội đã hiện diện trong việc nhào nắn quốc tịch chúng ta trong lịch sử. Ảnh hưởng của đức tin Kitô trong hai thế kỷ độc lập đã là một yếu tố tăng cường căn tính của chúng ta, nhân bản hóa đời sống xã hội của chúng ta, và khích lệ sự cao quý sâu xa của nền văn hóa quốc gia."
Các giám mục tiếp, Giáo Hội tại Ecuador không “tìm kiếm các đặc quyền hay danh dự,”, Giáo hội không tham gia vào quyền bính chính trị.
Nhưng là các chủ chiên, các giám mục hứa “không ngừng” tăng cường “nền tảng thiết yếu về luân lý và đạo đức cho mọi sinh hoạt chính trị. Đường lối hướng dẫn xã hội chúng ta và các hoạt động của chính quyền phải luôn luôn phục vụ cho đời sống có phẩm giá của con người và các tổ chức họ thành lập."
Các ngài cũng kêu gọi người Ecuador hoạt động tích cực hơn để bảo vệ nhân quyền trong thế kỷ họ được độc lập sắp tới: “Chúng ta sẽ luôn luôn sẵn sàng yểm trợ cho cuộc tranh đấu để bảo vệ đời sống từ lúc thụ thai, bảo vệ sức khỏe và công ăn việc làm, và đảm bảo cho có một nền giáo dục tốt lành, và các điều kiện sinh sống trong phẩm giá."
QUITO, Ecuador, 18 tháng 8, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI mừng ngày kỷ niệm Đệ Nhị Bách Chu Niên của nước Ecuador, nhắc nhớ rằng không có Thiên Chúa, một quốc gia không thể nào xây dựng được tương lai.
Đức Thánh Cha khẳng định trong một điện văn gửi qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, tới Tổng Giám Mục Quito, Raúl Vela Chiriboga.
Điện văn nói rằng vào dịp kỷ niệm Đệ Nhị Bách Chu Niên ngày quốc gia dành được độc lập, Đức Thánh Cha muốn gửi đến người dân Ecuador “lời chào thân hữu và mối liên hệ mật thiết thiêng liêng, ngài nói, đặc biệt nhớ đến trong kinh nguyện trong đó ngài xin Thiên Chúa tuôn đổ tràn đầy hồng ân xuống cho đàn con cái thân yêu của mảnh đất cao quý này, để cho với sự trung thành với những giá trị nhân bản và Kitô giáo cao cả, họ có thể đóng góp vào việc xây dựng một xã hội huynh đệ, công chính và liên đới hơn."
Đồng thời, ngài cũng bầy tỏ niềm hy vọng là các công dân của quốc gia này sẽ được “nâng đỡ bởi đức tin vào nguồn trợ lực thiêng liêng, vì con người không thể tự điều khiển tương lai mà không cần dựa vào những yếu tố có Thiên Chúa là điểm khởi đầu và điểm hoàn tất."
Điện văn cuả Đức Thánh Cha được đọc trong một Thánh Lễ mừng ngày kỷ niệm 10 tháng 8, 1809.
Hướng về tương lai
Trong khi đó, các giám mục đã phổ biến một tuyên ngôn kêu gọi người Ecuador nhớ đến nguồn gốc Kitô của họ và xây dựng quốc gia họ trong sự hiệp nhất và hòa bình.
Các ngài khẳng định, "Rất đúng khi nói rằng Giáo Hội đã hiện diện trong việc nhào nắn quốc tịch chúng ta trong lịch sử. Ảnh hưởng của đức tin Kitô trong hai thế kỷ độc lập đã là một yếu tố tăng cường căn tính của chúng ta, nhân bản hóa đời sống xã hội của chúng ta, và khích lệ sự cao quý sâu xa của nền văn hóa quốc gia."
Các giám mục tiếp, Giáo Hội tại Ecuador không “tìm kiếm các đặc quyền hay danh dự,”, Giáo hội không tham gia vào quyền bính chính trị.
Nhưng là các chủ chiên, các giám mục hứa “không ngừng” tăng cường “nền tảng thiết yếu về luân lý và đạo đức cho mọi sinh hoạt chính trị. Đường lối hướng dẫn xã hội chúng ta và các hoạt động của chính quyền phải luôn luôn phục vụ cho đời sống có phẩm giá của con người và các tổ chức họ thành lập."
Các ngài cũng kêu gọi người Ecuador hoạt động tích cực hơn để bảo vệ nhân quyền trong thế kỷ họ được độc lập sắp tới: “Chúng ta sẽ luôn luôn sẵn sàng yểm trợ cho cuộc tranh đấu để bảo vệ đời sống từ lúc thụ thai, bảo vệ sức khỏe và công ăn việc làm, và đảm bảo cho có một nền giáo dục tốt lành, và các điều kiện sinh sống trong phẩm giá."
Kim Dae-jung,Tổng thống Công giáo đầu tiên tại Nam Hàn đã qua đời
Phụng Nghi
18:45 19/08/2009
Seoul, Nam Hàn (Tin tổng hợp) - Ông Kim Dae-jung (Kim Đại Trung), tên thánh là Thomas More, vị tổng thống Công giáo đầu tiên của Nam Hàn, đã qua đời chiều hôm qua, thứ Ba 18 tháng 8, hưởng thọ 85 tuổi.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã lên tiếng khen ngợi ông vì sự nghiệp cổ võ cho nhân quyền và kiến tạo hòa bình.
Vị cựu tổng thống đã được đưa vào bệnh viện tại Seoul (Hán Thành) hôm 13 tháng 7 với bệnh chứng sưng phổi.
Hồng y Nicholas Cheong Jin-suk, tổng giám mục Seoul, đã công bố một điện thư phân ưu sau khi tin về cái chết của ông được loan tải. Theo nguồn tin của thông tấn xã UCA, Hồng y Nicholas Cheong Jin-suk đã khen ngợi ông Kim, người Hàn quốc đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình, vì đã tận tình cổ võ cho nhân quyền, đã dân chủ hóa đất nước Nam Hàn, và hoạt động cho hòa bình trên toàn bán đảo Triều tiên.
Hồng y cũng nói rằng ông đã tha thứ cho các đối thủ chính trị trước đây từng bắt bớ, đày đọa và muốn cướp đi sinh mạng của ông.
Ngài cũng khen ngợi đức tin của ông, trưng dẫn chính lời tuyên bố của tổng thống Kim: “Được biết rằng Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên thập giá vì nhân loại, nên tôi đã có thể chịu đựng được mọi gian khổ và thử thách.”
Nhật báo L'Osservatore Romano của Tòa thánh viết: Đức tin Công giáo của Kim Dae-jung là bí quyết nâng cao tinh thần của ông.
Hòa thượng Jikwan, lãnh đạo Thiền tông Jogve, là tông phái Phật giáo lớn nhất tại Hàn quốc, đã khen ngợi tổng thống là một “người đi tiền phong trong công cuộc dân chủ hóa.” Trong điện văn phân ưu, hòa thượng ước mong nhờ cái chết của ông Kim mà đất nước được thống nhất.
Mục sư Kwon Oh-sung, tổng thư ký Hội đồng Quốc gia các Tôn giáo tại Hàn quốc, nói rằng cựu tổng thống Kim đã đặt nhân quyền và hòa bình làm những giá trị căn bản cho xã hội. Mục sư hy vọng người dân Hàn quốc sẽ tiếp tục công trình xây dựng trên những thành quả của ông Kim.
Kim Dae-jung được lãnh nhận phép thanh tẩy năm 1956 khi ông còn là một chính trị gia trẻ tuổi. Ông thường công khai tuyên xưng đức tin của mình.
Một trong những dịp đó là vào ngày 4 tháng 7 năm 1999 khi ông thăm viếng Hoa kỳ để nhận lãnh huân chương Tự do Philadelphia:
“Tôi đã trải qua một cuộc hành trình mưu cầu tự do dài lâu suốt cả cuộc đời. Trên đường đi đó, tôi được nhiều sức mạnh nâng đỡ. Sức mạnh đầu tiên là Đức Kitô, Đấng tôi hằng tin tưởng. Người đã xả thân trên thánh giá, Người dậy chúng ta phương cách tìm được tự do trong tinh thần. Thập giá chính là nơi rèn luyện cho tôi đi tới tự do.”
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Thông tấn xã UCA năm 1993 ông nói rằng “tất cả những thử thách khó khăn của tôi trong quá khứ -- như thường xuyên bị bắt giữ, giam cầm, tra tấn và bị ép buộc phải lưu đầy -- đã xảy ra theo tiến trình cứu chuộc của Chúa Kitô, và theo ý nghĩa đó, tôi cũng được tham dự vào công cuộc cứu độ của Thiên Chúa.”
Ông nói chính Chúa Kitô đã cứu ông thoát chết khi ông bị một điệp viên Nam Hàn tại Tokyo bắt cóc năm 1973 và âm mưu dìm ông chết đuối.
Trong thời gian Nam Hàn bị phe độc tài quân phiệt lãnh đạo, ông đã bị lưu đày hai lần. Ông sống sót hai cuộc âm mưu ám sát trong thập niên 1970, và thoát được án tử hình xử năm 1980 của tòa án quân sự.
Do những yêu cầu ân xá đến từ cộng đồng quốc tế và của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, ông được phóng thích năm 1982.
Ông đã phục vụ đất nước trong chức vụ tổng thống thứ 15 của Nam Hàn, nhiệm kỳ từ tháng Hai 1998 đến tháng Hai 2003. Năm 2000, ông được trao tặng giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực hòa giải với Bắc Hàn.
Trong bài diễn từ đọc lúc nhận lãnh giải thưởng cao quý này, ông nói: “Trong cuộc đời của tôi, tôi đã sống với niềm xác tín rằng công lý sẽ thắng thế. Công lý có thể thất bại trong thời gian sống của một ai đó, nhưng chung cuộc trong dòng chảy của lịch sử, nó sẽ thắng.”
Ông mất đi, để lại phu nhân là bà Lee Hee-ho, một tín hữu theo đạo Methodist, và ba người con trai.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã lên tiếng khen ngợi ông vì sự nghiệp cổ võ cho nhân quyền và kiến tạo hòa bình.
Vị cựu tổng thống đã được đưa vào bệnh viện tại Seoul (Hán Thành) hôm 13 tháng 7 với bệnh chứng sưng phổi.
Hồng y Nicholas Cheong Jin-suk, tổng giám mục Seoul, đã công bố một điện thư phân ưu sau khi tin về cái chết của ông được loan tải. Theo nguồn tin của thông tấn xã UCA, Hồng y Nicholas Cheong Jin-suk đã khen ngợi ông Kim, người Hàn quốc đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình, vì đã tận tình cổ võ cho nhân quyền, đã dân chủ hóa đất nước Nam Hàn, và hoạt động cho hòa bình trên toàn bán đảo Triều tiên.
Hồng y cũng nói rằng ông đã tha thứ cho các đối thủ chính trị trước đây từng bắt bớ, đày đọa và muốn cướp đi sinh mạng của ông.
Ngài cũng khen ngợi đức tin của ông, trưng dẫn chính lời tuyên bố của tổng thống Kim: “Được biết rằng Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên thập giá vì nhân loại, nên tôi đã có thể chịu đựng được mọi gian khổ và thử thách.”
Nhật báo L'Osservatore Romano của Tòa thánh viết: Đức tin Công giáo của Kim Dae-jung là bí quyết nâng cao tinh thần của ông.
Hòa thượng Jikwan, lãnh đạo Thiền tông Jogve, là tông phái Phật giáo lớn nhất tại Hàn quốc, đã khen ngợi tổng thống là một “người đi tiền phong trong công cuộc dân chủ hóa.” Trong điện văn phân ưu, hòa thượng ước mong nhờ cái chết của ông Kim mà đất nước được thống nhất.
Mục sư Kwon Oh-sung, tổng thư ký Hội đồng Quốc gia các Tôn giáo tại Hàn quốc, nói rằng cựu tổng thống Kim đã đặt nhân quyền và hòa bình làm những giá trị căn bản cho xã hội. Mục sư hy vọng người dân Hàn quốc sẽ tiếp tục công trình xây dựng trên những thành quả của ông Kim.
Kim Dae-jung được lãnh nhận phép thanh tẩy năm 1956 khi ông còn là một chính trị gia trẻ tuổi. Ông thường công khai tuyên xưng đức tin của mình.
Một trong những dịp đó là vào ngày 4 tháng 7 năm 1999 khi ông thăm viếng Hoa kỳ để nhận lãnh huân chương Tự do Philadelphia:
“Tôi đã trải qua một cuộc hành trình mưu cầu tự do dài lâu suốt cả cuộc đời. Trên đường đi đó, tôi được nhiều sức mạnh nâng đỡ. Sức mạnh đầu tiên là Đức Kitô, Đấng tôi hằng tin tưởng. Người đã xả thân trên thánh giá, Người dậy chúng ta phương cách tìm được tự do trong tinh thần. Thập giá chính là nơi rèn luyện cho tôi đi tới tự do.”
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Thông tấn xã UCA năm 1993 ông nói rằng “tất cả những thử thách khó khăn của tôi trong quá khứ -- như thường xuyên bị bắt giữ, giam cầm, tra tấn và bị ép buộc phải lưu đầy -- đã xảy ra theo tiến trình cứu chuộc của Chúa Kitô, và theo ý nghĩa đó, tôi cũng được tham dự vào công cuộc cứu độ của Thiên Chúa.”
Ông nói chính Chúa Kitô đã cứu ông thoát chết khi ông bị một điệp viên Nam Hàn tại Tokyo bắt cóc năm 1973 và âm mưu dìm ông chết đuối.
Trong thời gian Nam Hàn bị phe độc tài quân phiệt lãnh đạo, ông đã bị lưu đày hai lần. Ông sống sót hai cuộc âm mưu ám sát trong thập niên 1970, và thoát được án tử hình xử năm 1980 của tòa án quân sự.
Do những yêu cầu ân xá đến từ cộng đồng quốc tế và của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, ông được phóng thích năm 1982.
Ông đã phục vụ đất nước trong chức vụ tổng thống thứ 15 của Nam Hàn, nhiệm kỳ từ tháng Hai 1998 đến tháng Hai 2003. Năm 2000, ông được trao tặng giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực hòa giải với Bắc Hàn.
Trong bài diễn từ đọc lúc nhận lãnh giải thưởng cao quý này, ông nói: “Trong cuộc đời của tôi, tôi đã sống với niềm xác tín rằng công lý sẽ thắng thế. Công lý có thể thất bại trong thời gian sống của một ai đó, nhưng chung cuộc trong dòng chảy của lịch sử, nó sẽ thắng.”
Ông mất đi, để lại phu nhân là bà Lee Hee-ho, một tín hữu theo đạo Methodist, và ba người con trai.
Top Stories
VIETNAM: Le jour de l’Assomption, l’évêque de Vinh et 200 000 fidèles s’unissent dans la prière pour la paroisse de Tam Toa
Eglises d'Asie
17:56 19/08/2009
L’Assomption est la fête patronale du diocèse de Vinh. Traditionnellement, le 15 août est l’occasion d’un grand rassemblement de la population catholique autour de l’évêché. Cependant, cette année, les circonstances étant exceptionnelles, l’événement a pris une ampleur et une dimension hors du commun. Depuis le 20 juillet, date de l’agression violente de la police contre un groupe de fidèles de Tam Toa en train d’édifier un bâtiment provisoire pour le culte auprès de l’ancienne église en ruine, la mobilisation de tout le diocèse n’avait cessé de s’intensifier. Le 27 juillet, après que deux prêtres eurent été grièvement blessés par des hommes de main des autorités, sous le regard indifférent des agents de la sûreté (1), la tension était encore montée d’un cran. Les réunions de prière et les manifestations de solidarité se sont multipliées. Un autre élément, en ce 15 août 2009, avait contribué à renforcer l’ardeur des participants: le retour dans son diocèse de son vieil évêque de 83 ans, Mgr Cao Dinh Thuyên. Celui-ci était en déplacement lors des événements du 20 et 27 juillet et bien qu’il ait déjà exprimé son opinion dans deux lettres largement diffusées, l’on attendait avec impatience ses premières déclarations publiques sur le sujet.
De nombreux sites de langue vietnamienne (2) ont mis en ligne des images et des vidéos de la véritable marée humaine qui, le 15 août, a déferlé sur l’évêché de Xa Doai au milieu des rizières. Au-dessus de la foule flottaient et s’agitaient des drapeaux catholiques blancs et jaunes, des banderoles portant des inscriptions éloquentes: « La justice fera reculer l’injustice », « Tout le diocèse d’un même cœur agit pour sauver Tam Toa », « Tam Toa, sois forte dans la foi ! », « Les autorités du Quang Binh devront supporter les conséquences de leurs injustices », « En fin de compte, la victoire reviendra à la justice et à ceux qui aiment l’Eglise ». Selon les déclarations du vicaire général du diocèse, la foule rassemblée atteignait les 200 000 personnes et souhaitait avant tout prier et manifester sa solidarité avec les catholiques de Tam Toa innocents, injustement maltraités, et réclamer la libération du dernier fidèle emprisonné. Les catholiques arrêtés au début de l’affaire ont tous étés libérés, à l’exception d’une seule, Mme Cao Thi Tinh toujours détenue sans que l’on sache pour quelle raison.
Les fidèles étaient venus, pour la plupart à pied, des trois provinces qui composent le diocèse, certains depuis la veille. Les longs cortèges qui ont emprunté les routes menant à Xa Doai, où se trouve l’évêché, n’ont que très peu entravé la circulation. La police de la route ainsi que des groupes de fidèles se sont concertés pour préserver l’ordre public.
L’évêque du diocèse, récemment de retour d’un long voyage à l’étranger, s’est exprimé au cours de la messe, familièrement mais sans détours. Il a déclaré ressentir très profondément la souffrance de la paroisse de Tam Toa. Il a approuvé et justifié le comportement des prêtres responsables pendant les événements. Il a ainsi défini l’état d’esprit des participants de cette célébration du 15 août: « L’Eglise ne se livre pas à la violence, elle ne prépare pas d’insurrection, elle réclame seulement la vérité et la justice ! ». Convaincu de l’union des 500 000 fidèles du diocèse avec leur évêque dans la prière et l’action, il a déclaré: « Dans le diocèse de Vinh, il n’y a pas qu’un seul Mgr Cao Dinh Thuyên, il y en a 500 000…». Tel est en effet le nombre de catholiques de ce diocèse du centre Vietnam.
Les propos tenus par l’évêque au cours de la messe ont été confirmés par lui, le même jour, dans un entretien rapportée par J-B Nguyên Huu Vinh (3). Il s’est d’abord déclaré profondément choqué par les mauvais traitements infligés à des fidèles et des prêtres et par les difficultés que les derniers événements ont provoquées dans la vie quotidienne des catholiques. Il a affirmé que l’usage de la violence par les autorités était totalement répréhensible. C’est avec raison que les fidèles et les prêtres ont protesté, sans cependant recourir à la violence, car leur préférence va à l’Évangile. L’Eglise ne met sa confiance que dans la prière et dans l’action du Seigneur, a-t-il souligné.
Lors des faits, la presse officielle avait prétendu que les prêtres de l’évêché avaient désobéi à leur évêque. Mgr Thuyên a répliqué que, selon lui, ceux-ci avaient réagi exactement comme il convenait et qu’il n’aurait pas fait autre chose s’il avait été sur place.
(1) Voir EDA 312
(2) VietCatholic News, 15, 16 et 17 août 2009
(3) « Lê Quan Thây, câu nguyên cho Tam Toa tai G.P. Vinh » ( Fête patronale et prières pour Tam Toa dans le diocèse de Vinh ), VietCatholic News, 18 août 2009
(Source: Eglises d'Asie, 19 août 2009)
De nombreux sites de langue vietnamienne (2) ont mis en ligne des images et des vidéos de la véritable marée humaine qui, le 15 août, a déferlé sur l’évêché de Xa Doai au milieu des rizières. Au-dessus de la foule flottaient et s’agitaient des drapeaux catholiques blancs et jaunes, des banderoles portant des inscriptions éloquentes: « La justice fera reculer l’injustice », « Tout le diocèse d’un même cœur agit pour sauver Tam Toa », « Tam Toa, sois forte dans la foi ! », « Les autorités du Quang Binh devront supporter les conséquences de leurs injustices », « En fin de compte, la victoire reviendra à la justice et à ceux qui aiment l’Eglise ». Selon les déclarations du vicaire général du diocèse, la foule rassemblée atteignait les 200 000 personnes et souhaitait avant tout prier et manifester sa solidarité avec les catholiques de Tam Toa innocents, injustement maltraités, et réclamer la libération du dernier fidèle emprisonné. Les catholiques arrêtés au début de l’affaire ont tous étés libérés, à l’exception d’une seule, Mme Cao Thi Tinh toujours détenue sans que l’on sache pour quelle raison.
Les fidèles étaient venus, pour la plupart à pied, des trois provinces qui composent le diocèse, certains depuis la veille. Les longs cortèges qui ont emprunté les routes menant à Xa Doai, où se trouve l’évêché, n’ont que très peu entravé la circulation. La police de la route ainsi que des groupes de fidèles se sont concertés pour préserver l’ordre public.
L’évêque du diocèse, récemment de retour d’un long voyage à l’étranger, s’est exprimé au cours de la messe, familièrement mais sans détours. Il a déclaré ressentir très profondément la souffrance de la paroisse de Tam Toa. Il a approuvé et justifié le comportement des prêtres responsables pendant les événements. Il a ainsi défini l’état d’esprit des participants de cette célébration du 15 août: « L’Eglise ne se livre pas à la violence, elle ne prépare pas d’insurrection, elle réclame seulement la vérité et la justice ! ». Convaincu de l’union des 500 000 fidèles du diocèse avec leur évêque dans la prière et l’action, il a déclaré: « Dans le diocèse de Vinh, il n’y a pas qu’un seul Mgr Cao Dinh Thuyên, il y en a 500 000…». Tel est en effet le nombre de catholiques de ce diocèse du centre Vietnam.
Les propos tenus par l’évêque au cours de la messe ont été confirmés par lui, le même jour, dans un entretien rapportée par J-B Nguyên Huu Vinh (3). Il s’est d’abord déclaré profondément choqué par les mauvais traitements infligés à des fidèles et des prêtres et par les difficultés que les derniers événements ont provoquées dans la vie quotidienne des catholiques. Il a affirmé que l’usage de la violence par les autorités était totalement répréhensible. C’est avec raison que les fidèles et les prêtres ont protesté, sans cependant recourir à la violence, car leur préférence va à l’Évangile. L’Eglise ne met sa confiance que dans la prière et dans l’action du Seigneur, a-t-il souligné.
Lors des faits, la presse officielle avait prétendu que les prêtres de l’évêché avaient désobéi à leur évêque. Mgr Thuyên a répliqué que, selon lui, ceux-ci avaient réagi exactement comme il convenait et qu’il n’aurait pas fait autre chose s’il avait été sur place.
(1) Voir EDA 312
(2) VietCatholic News, 15, 16 et 17 août 2009
(3) « Lê Quan Thây, câu nguyên cho Tam Toa tai G.P. Vinh » ( Fête patronale et prières pour Tam Toa dans le diocèse de Vinh ), VietCatholic News, 18 août 2009
(Source: Eglises d'Asie, 19 août 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Gx Đức Mẹ La Vang Fresno California kỉ niệm 26 năm thành lập và mừng 36 năm linh mục Cha Giuse Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Hùng
00:12 19/08/2009
FRESNO, CALIFORNIA - Sáng Chúa nhật ngày 16 tháng 8 năm 2009, đoàn con cái bốn phương trong California đã trở về tề tựu trong và ngoài ngôi thánh đường nhỏ bé mang tên nhà thờ Đức Mẹ La Vang, họ về trong một tâm tình hân hoan đầy lòng biết ơn để hợp cùng Cha Joseph Nguyễn Công Hoán - Quản nhiệm Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang Fresno - nhân dịp kỷ niệm 36 năm (1973-2009) đời linh mục để cảm tạ hồng ân chan chứa Thiên Chúa đã ban cho ngài. Cha đã tận tụy và trung thành phục vụ dân Chúa và Giáo Hội trong mọi hoàn cảnh khó khăn của đời sống, với câu tâm niệm từ ngày nhận chức thánh đó là “tất cả vì phần rổi các linh hồn”.
Xem hình ảnh
Cộng đoàn CGVN tại Fresno cũng hân hoan mừng lễ Quan Thầy lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời của cộng đoàn. Trong dịp này Mẹ đã thương ban cho cộng đoàn được đón tiếp quí Cha, quí sơ, quí quan khách, quí ân nhân xa gần đã đến chúc lành cho cộng đoàn bằng sự hiệp dâng thánh lễ, cầu nguyện và những lời chúc mừng đầy ưu ái. Ngoài ra còn có những quí khách gần xa từ Alabama, Sandiego, Orange County, Santa Ana, San jose, Bakersfiedl, Hanford, Merced...
Tất cả đã đến nhà thờ Đức Mẹ La Vang và với Cộng đoàn dân Chúa Việt Nam giáo phận Fresno, để cùng chia sẽ niềm vui kỷ niệm 26 năm (1983-2009) hồng thánh thánh hiến ngôi thánh đường, nằm giửa tiểu bang California được mệnh danh là thung lũng nông nghiệp nổi tiếng của tiểu bang và toàn quốc Hoa Kỳ.
Trong thánh lễ Cha Victor Đinh Toàn của giáo phận Fresno đã đọc Lời Chúa về Thánh Thể tình yêu là lương thực nuôi tâm hồn của Phúc âm Thánh Gioan. Cha Nguyễn Thế từ Santa Ana đã giảng về tình yêu Chúa thật kỳ diệu.
Do sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa Cha Joseph Nguyễn Công Hoán đã từ Alabama về Fresno, California để chăm sóc cộng đoàn trong mấy chục năm nay. Cuối lễ đại diện Hội Đồng Mục Vụ là bà Chủ tịch Maria Trần Thi Hiền đã ngỏ lời cảm ơn đến toàn thể quí Cha, quí Sơ, quí quan khách xa gần và toàn thể cộng đoàn dân Chúa.
Sau thánh lễ là phần cơm trưa thân mật đã diễn ra trong khuôn viên thánh đường nơi có thánh tượng Mẹ La Vang đã bao năm trời đứng đó có mặt cùng với đoàn con, vui vui, mừng mừng trong dịp kỉ niệm trọng đại hôm nay. Lời chúc mừng gởi đến Cha và cộng đoàn từ các đoàn thể trong và ngoài cộng đoàn: Hội Đồng Mục Vụ, Ca Đoàn Cecilia, Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno, quí cha, quí sơ, quí quan khách, tất cả đèu nói lên lòng tri ân và cảm mến sâu xa.
Mặc dầu sống giửa California nhưng khí hậu Fresno thật khác thường, nếu quí khách có dịp đi Yosemite công viên nổi tiếng của quốc gia, không thể nào quí vị không đi ngang thành phố Fresno, nơi có cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nhỏ bé đang vươn mình làm tông đồ trong môi trường mình được Chúa ưu ái với lời kinh Magnificat trên môi: “Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa…”
Xem hình ảnh
Cộng đoàn CGVN tại Fresno cũng hân hoan mừng lễ Quan Thầy lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời của cộng đoàn. Trong dịp này Mẹ đã thương ban cho cộng đoàn được đón tiếp quí Cha, quí sơ, quí quan khách, quí ân nhân xa gần đã đến chúc lành cho cộng đoàn bằng sự hiệp dâng thánh lễ, cầu nguyện và những lời chúc mừng đầy ưu ái. Ngoài ra còn có những quí khách gần xa từ Alabama, Sandiego, Orange County, Santa Ana, San jose, Bakersfiedl, Hanford, Merced...
Tất cả đã đến nhà thờ Đức Mẹ La Vang và với Cộng đoàn dân Chúa Việt Nam giáo phận Fresno, để cùng chia sẽ niềm vui kỷ niệm 26 năm (1983-2009) hồng thánh thánh hiến ngôi thánh đường, nằm giửa tiểu bang California được mệnh danh là thung lũng nông nghiệp nổi tiếng của tiểu bang và toàn quốc Hoa Kỳ.
Trong thánh lễ Cha Victor Đinh Toàn của giáo phận Fresno đã đọc Lời Chúa về Thánh Thể tình yêu là lương thực nuôi tâm hồn của Phúc âm Thánh Gioan. Cha Nguyễn Thế từ Santa Ana đã giảng về tình yêu Chúa thật kỳ diệu.
Do sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa Cha Joseph Nguyễn Công Hoán đã từ Alabama về Fresno, California để chăm sóc cộng đoàn trong mấy chục năm nay. Cuối lễ đại diện Hội Đồng Mục Vụ là bà Chủ tịch Maria Trần Thi Hiền đã ngỏ lời cảm ơn đến toàn thể quí Cha, quí Sơ, quí quan khách xa gần và toàn thể cộng đoàn dân Chúa.
Sau thánh lễ là phần cơm trưa thân mật đã diễn ra trong khuôn viên thánh đường nơi có thánh tượng Mẹ La Vang đã bao năm trời đứng đó có mặt cùng với đoàn con, vui vui, mừng mừng trong dịp kỉ niệm trọng đại hôm nay. Lời chúc mừng gởi đến Cha và cộng đoàn từ các đoàn thể trong và ngoài cộng đoàn: Hội Đồng Mục Vụ, Ca Đoàn Cecilia, Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno, quí cha, quí sơ, quí quan khách, tất cả đèu nói lên lòng tri ân và cảm mến sâu xa.
Mặc dầu sống giửa California nhưng khí hậu Fresno thật khác thường, nếu quí khách có dịp đi Yosemite công viên nổi tiếng của quốc gia, không thể nào quí vị không đi ngang thành phố Fresno, nơi có cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nhỏ bé đang vươn mình làm tông đồ trong môi trường mình được Chúa ưu ái với lời kinh Magnificat trên môi: “Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa…”
“Mùa học bổng” với các chuyến đi phát quà của Nhóm Bông Hồng Xanh
Maria Vũ Loan
01:56 19/08/2009
Ngày vọng Lễ Mẹ Lên Trời, 14/8/2009, để chào mừng năm học mới, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh chúng tôi tổ chức chuyến đi Đồng Tháp. Dù trở lại một địa danh đã từng đến nhưng chúng tôi vẫn háo hức vì chuyến đi này có một số thành viên chính thức đã sinh hoạt trong nhóm nhiều năm, hứa hẹn một cuộc gặp gỡ toàn tiếng cười.
Xem hình ảnh
Thăm một trường Trung học cơ sở
Để chuẩn bị cho “mùa học bổng” với các chuyến đi, tôi cứ tính tới tính lui: chia thành nhiều tốp nhỏ, đi xe khách công cộng thì sẽ đỡ tốn tiền, nhưng ngặt nỗi đang mùa “cúm heo” A/H1N1 nên đi xe khách có nguy cơ nhiễm bệnh, vì thế các bạn đã đóng góp tiền thuê xe hơi để đi, một sự sang trọng bất đắc dĩ, không lấn vào phần của người nghèo. Ngày xưa, khi các bạn còn là sinh viên, có người nghĩ rằng nếu bắt các thành viên đóng tiền thì nhóm sẽ khó hoạt động, nhưng không, nhờ Chúa chúc phúc, chúng tôi cũng thực hiện công việc trôi chảy.
Cách đây hai năm, nhóm Bông Hồng Xanh đến trường Tân Phú thuộc huyện Thanh Bình, tôi có hứa hẹn với các cháu năm học sau trở lại nhưng mùa hè năm ngoái tôi bị bệnh bất ngờ nên không thực hiện lời hứa. Thất hứa là một việc làm không tốt vì thế, khi được sự giúp đỡ của quí cha và quí ân nhân, tôi nghĩ ngay đến ngôi trường vùng sâu còn nghèo này.
Trường học hớn hở đón tiếp chúng tôi, có thầy giáo trẻ còn hỏi tôi “Băng- rôn cắt chữ màu gì hở cô?” Tôi trả lời đại là màu xanh, nào ngờ nhà trường cắt hàng chữ “Trao học bổng Bông Hồng Xanh” to đùng, làm chúng tôi thật ngại ngùng; dù nhóm cho những phần học bổng và còn tặng nhà trường thêm một số tiền để hỗ trợ về cơ sở vật chất. Đáp lại, để trân trọng các em chúng tôi cũng làm những tấm bìa nhỏ in chữ HỌC BỔNG và dán phong bì tiền vào phía sau để trao cho các em được lịch sự.
Rồi nhà trường còn tổ chức cách trao học bổng thật trang trọng, có Ban giám hiệu và các thầy cô tham dự. Lần này, tôi phát biểu không được hay cho lắm nhưng chắc chắn là chân thành. Các bạn Bông Hồng Xanh xếp bánh kẹo ra những chiếc đĩa để mời. Khung cảnh đơn sơ nhưng làm tôi thật cảm động, ba chục năm làm việc trong ngành giáo dục, tôi vẫn cứ thấy yêu mến trường lớp và học trò làm sao!
Sau đó chúng tôi đến thăm gia đình một vài em để hiểu thực tế hoàn cảnh các cháu ở đây. Có lẽ phải trao học bổng cho hết 380 em ở trường học này mới đúng vì ở đây còn nhiều khó khăn. Một thầy giáo nói: “Cả một năm chỉ đóng 250 ngàn tiền học (khoảng 15 USD) mà cha mẹ học sinh cứ èo uột mãi mới đóng được, còn hẹn tới hẹn lui!”. Tôi thầm nghĩ, ở Sài Gòn, hai người mà dắt nhau vào Lotteria hoặc KFC để ăn cánh gà chiên thì thoáng một cái đã hết một phần học bổng này rồi.
Sau đó thầy hiệu trưởng có nhã ý mời chúng tôi đến khu du lịch Gáo Giồng ở cách đó 20 km, máu du lịch sẵn có chúng tôi thích chí đồng ý đi ngay.
Con đường vào khu du lịch Gáo Giồng khá thơ mộng vì một bên có đồng lúa xanh mướt, một bên là cánh đồng ngập nước, có những cây mọc không theo hàng. Khi mua vé xong chúng tôi được hướng dẫn vào căn nhà lá uống trà, ăn hạt sen nướng, được xem thuyết minh trên màn hình về vùng Đồng Tháp này. Sau đó, lên một tháp canh bằng sắt, ghé vào ống nhòm xem cò đang bay về đậu trên cánh đồng rất nhiều; xuống ghe chèo thuyền vào bên trong khu rừng chàm gần nơi những con cò đậu. Vé vào cổng và chèo thuyền chỉ 1 đô rưỡi mà thôi.
Thật thú vị khi nhìn các cô gái mặc quần áo Nam bộ chèo thuyền. Thầy hiệu trưởng giải thích rằng cây chàm để làm cừ trong xây dựng nhà cơ bản, những cây xấu xí thì làm củi đốt, người ta ươm cây con rồi mang vào đây trồng, nước bị váng lại nhiễm phèn và đục vàng quanh năm vì là nước mưa đọng lại. Thuyền dừng lại cuối con đường vì người ta không cho lại gần đàn cò, sợ chúng sẽ bỏ đi luôn và vì cái kiểu nghịch ngợm bắn ná của các thanh niên. Đi giữa dòng nước mới thấy con người mình nhỏ bé làm sao nhưng nhìn hàng cây mới thấy làm kiếp người vui hơn dẫu có khổ vì ở đây vắng vẻ quá!
Ở khu du lịch này có nhiều món ăn đặc sản như cơm gạo huyết rồng, rắn um, rùa xào, cá lóc nướng trui ăn với nước mắm dầm me. Thế nên khi ông hiệu trưởng cất lời mời dùng cơm tối tại đây, các bạn trẻ có vẻ thích nhưng tôi từ chối vì nghĩ sâu xa về chuyện ăn uống khi đi công tác xã hội. Có bạn nói: “Một cơ hội tốt để nhậu mà “má Loan” hổng chịu, tội nghiệp tụi mình ghê!”. Xe ra khỏi khu du lịch, lòng tôi se lại vì dọc theo con đường phía ngoài này, có nhiều nhà lá ở rải rác. Sao họ vẫn còn nghèo như thời đầu thế kỷ 20 thế nhỉ!
Trời đã sập tối, chúng tôi sang Cù Lao Tây mà lòng lo lắng không biết tàu phà ra sao. Dù vẫn là địa danh Đồng Tháp nhưng chẳng có chuyến đi nào giống nhau, cảm xúc vẫn khác nhau khi thời gian, con người gặp gỡ luôn thay đổi.
Trở lại Cù Lao Tây lần thứ hai
Chúng tôi trở lại Cù lao Tây, nơi có 6 nhà thờ với trên 20 ngàn giáo dân, để đến trọ tại nhà thờ Fatima Tân Quới. Bữa cơm tối thật ngon miệng vì xe đi loanh quanh lạc lối nên chúng tôi thấy đói cồn cào và mệt. Nơi trọ không được tiện nghi lắm nhưng thế nào thì cũng phải hãm mình thôi. Thỉnh thoảng khi đi công tác, chúng tôi nói chuyện hay ca hát đến nửa đêm nhưng tối hôm nay cúp điện, chúng tôi đọc kinh trước tượng Đức Mẹ rồi đi ngủ. Thật bất hạnh cho chúng tôi, cúp điện ở vùng này thì muỗi nhiều và nóng kinh khủng!
Sáng hôm sau chúng tôi tham dự thánh lễ với cộng đoàn giáo dân ở đây. Thật là ngộ, nếu ở vùng Long Xuyên người ta đọc kinh giọng Nam bộ đều đều thì ở Cần Thơ giọng đọc trong và cao lanh lảnh, còn ở đây cũng là giọng đọc Nam bộ nhưng lại có lay láy một chút ở cuối câu, có phần đặc trưng Đồng Tháp một chút.
Sau đó chúng tôi được gặp gỡ các cháu thiếu nhi, trao học bổng và quà học tập, được dự lễ chào cờ của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và chứng kiến các em thi đấu trò chơi. Tuy trông chúng không nghèo nàn qua cách ăn mặc nhưng dân ở trên cù lao này cũng chẳng giàu có gì nhiều, chi phí cho chuyện học hành đối với nhà hai ba đưa con cũng là mệt. Nhất là đối với những gia đình có làm nghề tái chế bọc ni –lon.
Nếu lần trước chúng tôi ghé thăm khu vực trồng ớt thì lần này cha sở dẫn chúng tôi xem tận mắt nơi người ta chế ra những hạt nhựa từ rác bọc ni-lon và đồ nhựa phế thải.
Chúng tôi chịu không nổi vì một mùi hôi nồng nặc xông ra khi bước đến gần chỗ người đàn bà đang lựa bọc ra từng loại, loại cứng ra cứng, mềm ra mềm. Thật tội nghiệp, ngày Chúa nhật mà ngồi giữa mùi hôi thối để kiếm tiền. Một ngày khoảng 3 đô rưỡi. Sau đó người ta đem giặt những thứ đã được lựa đem vào máy bằm, tức là máy cắt ra thành mảnh nhỏ, rồi đem phơi. Phơi xong đem vào máy nấu, nhựa chảy ra, được máy ó làm cho săn lại thành những hạt nhựa nhỏ, đen, cứng; rồi chúng lại được đem đi tái chế thành đồ dùng gia dụng như chậu thau, dép, bàn ghế nhựa…
Cực nhất là những người giặt ni-lon, đôi tay bị nước ăn, rồi bị ghẻ. Cha sở nói khi lên rước lễ, những đôi bàn tay đen thui đưa ra để nhận Mình Thánh Chúa, thấy tội nghiệp cho giáo dân ở đây. Nói chung là những người làm nghề này thường bị lao phổi, xanh xao. Trên cù lao có 5 xã mà có đến 14, 15 bãi rác nằm ngay giữa khu dân cư, những gia đình cam sống quanh đó có khi ăn cơm phải giăng mùng vì ruồi nhiều quá, còn khi mưa xuống thì mùi hôi thối xông lên đành phải cam chịu. Mà cả cái cù lao ấy với trên 20 ngàn dân cư thì chỉ có một cái trạm xá. Cũng may là cái phà làm việc suốt ngày đêm nên sẽ mang bệnh nhân nặng đi bệnh viện.
Hai năm mới được trở lại đây, đi quanh đảo tôi thấy có thêm mấy chục căn nhà mọc lên nhưng mức sống vẫn chưa khá giả. Tôi nói với các bạn trẻ: “Giá mà chị là tài tử Holywood, chị đầu tư vào cù lao này biến đây là một khu dân cư lý tưởng không mùi hôi.” Các bạn nhao nhao trả lời: “Người ta đóng phim Bố Già, chắc là chị đóng phim “Má Già” sẽ nổi tiếng, kiếm vài trăm triệu đô-la ha ha!” Bạn khác triết lý: “Có một đồng mà sử dụng đúng còn quí hơn cả triệu đô la.” Tôi nghĩ, bạn này nói đúng, trên thế giới có một số ngôi sao, trong các lãnh vực, nổi tiếng xài tiền thiếu khôn ngoan va2hoang phí quá!
Kết thúc chuyến đi
Thật tình mà nói, mỗi lần đi công tác xa nhà một đêm là chúng tôi thấy nhớ những tiện nghi ở Sài Gòn, nhất là việc tắm việc ngủ nhưng chính nhờ vậy mà chúng tôi cảm thông hơn cho cuộc sống ở tỉnh, ở vùng sâu vùng xa.
Đến thế kỷ này mà nhiều người ở vùng quê Việt Nam còn sống trong nhà lá thì không thể hiểu nổi họ nghĩ gì khi trông thấy những cảnh sang trọng trên các kênh truyền hình. Cả một cù lao mà ít có một tiệm ăn nào trông cho tươm tất, sạch sẽ, sang trọng. Không một nơi giải trí có tầm cỡ dành cho thanh thiếu niên, không một bệnh viện. Nếu không làm nghề lựa, giặt, băm phơi bọc ni-lon thì nhiều người không biết làm gì để sống.
Những đứa trẻ ở đây nếu muốn đổi đời chỉ còn có cách là học giỏi, mà giỏi làm sao được khi cha mẹ chúng sống bằng nghề làm rác? Cha mẹ chúng có đủ sức cho chúng học đại học không khi ngửi mùi hôi thối đến xanh xao?
Chắc là chỉ có bàn tay yêu thương của mọi người, cùng chung sức chăm lo cho vấn đề lớn của xã hội, ảnh hưởng đến cả đời người là giáo dục mà thôi!
Xin liên lạc Maria Vũ Loan email: yeutrehepho@yahoo.com
Xem hình ảnh
Thăm một trường Trung học cơ sở
Để chuẩn bị cho “mùa học bổng” với các chuyến đi, tôi cứ tính tới tính lui: chia thành nhiều tốp nhỏ, đi xe khách công cộng thì sẽ đỡ tốn tiền, nhưng ngặt nỗi đang mùa “cúm heo” A/H1N1 nên đi xe khách có nguy cơ nhiễm bệnh, vì thế các bạn đã đóng góp tiền thuê xe hơi để đi, một sự sang trọng bất đắc dĩ, không lấn vào phần của người nghèo. Ngày xưa, khi các bạn còn là sinh viên, có người nghĩ rằng nếu bắt các thành viên đóng tiền thì nhóm sẽ khó hoạt động, nhưng không, nhờ Chúa chúc phúc, chúng tôi cũng thực hiện công việc trôi chảy.
Cách đây hai năm, nhóm Bông Hồng Xanh đến trường Tân Phú thuộc huyện Thanh Bình, tôi có hứa hẹn với các cháu năm học sau trở lại nhưng mùa hè năm ngoái tôi bị bệnh bất ngờ nên không thực hiện lời hứa. Thất hứa là một việc làm không tốt vì thế, khi được sự giúp đỡ của quí cha và quí ân nhân, tôi nghĩ ngay đến ngôi trường vùng sâu còn nghèo này.
Trường học hớn hở đón tiếp chúng tôi, có thầy giáo trẻ còn hỏi tôi “Băng- rôn cắt chữ màu gì hở cô?” Tôi trả lời đại là màu xanh, nào ngờ nhà trường cắt hàng chữ “Trao học bổng Bông Hồng Xanh” to đùng, làm chúng tôi thật ngại ngùng; dù nhóm cho những phần học bổng và còn tặng nhà trường thêm một số tiền để hỗ trợ về cơ sở vật chất. Đáp lại, để trân trọng các em chúng tôi cũng làm những tấm bìa nhỏ in chữ HỌC BỔNG và dán phong bì tiền vào phía sau để trao cho các em được lịch sự.
Rồi nhà trường còn tổ chức cách trao học bổng thật trang trọng, có Ban giám hiệu và các thầy cô tham dự. Lần này, tôi phát biểu không được hay cho lắm nhưng chắc chắn là chân thành. Các bạn Bông Hồng Xanh xếp bánh kẹo ra những chiếc đĩa để mời. Khung cảnh đơn sơ nhưng làm tôi thật cảm động, ba chục năm làm việc trong ngành giáo dục, tôi vẫn cứ thấy yêu mến trường lớp và học trò làm sao!
Sau đó chúng tôi đến thăm gia đình một vài em để hiểu thực tế hoàn cảnh các cháu ở đây. Có lẽ phải trao học bổng cho hết 380 em ở trường học này mới đúng vì ở đây còn nhiều khó khăn. Một thầy giáo nói: “Cả một năm chỉ đóng 250 ngàn tiền học (khoảng 15 USD) mà cha mẹ học sinh cứ èo uột mãi mới đóng được, còn hẹn tới hẹn lui!”. Tôi thầm nghĩ, ở Sài Gòn, hai người mà dắt nhau vào Lotteria hoặc KFC để ăn cánh gà chiên thì thoáng một cái đã hết một phần học bổng này rồi.
Sau đó thầy hiệu trưởng có nhã ý mời chúng tôi đến khu du lịch Gáo Giồng ở cách đó 20 km, máu du lịch sẵn có chúng tôi thích chí đồng ý đi ngay.
Con đường vào khu du lịch Gáo Giồng khá thơ mộng vì một bên có đồng lúa xanh mướt, một bên là cánh đồng ngập nước, có những cây mọc không theo hàng. Khi mua vé xong chúng tôi được hướng dẫn vào căn nhà lá uống trà, ăn hạt sen nướng, được xem thuyết minh trên màn hình về vùng Đồng Tháp này. Sau đó, lên một tháp canh bằng sắt, ghé vào ống nhòm xem cò đang bay về đậu trên cánh đồng rất nhiều; xuống ghe chèo thuyền vào bên trong khu rừng chàm gần nơi những con cò đậu. Vé vào cổng và chèo thuyền chỉ 1 đô rưỡi mà thôi.
Thật thú vị khi nhìn các cô gái mặc quần áo Nam bộ chèo thuyền. Thầy hiệu trưởng giải thích rằng cây chàm để làm cừ trong xây dựng nhà cơ bản, những cây xấu xí thì làm củi đốt, người ta ươm cây con rồi mang vào đây trồng, nước bị váng lại nhiễm phèn và đục vàng quanh năm vì là nước mưa đọng lại. Thuyền dừng lại cuối con đường vì người ta không cho lại gần đàn cò, sợ chúng sẽ bỏ đi luôn và vì cái kiểu nghịch ngợm bắn ná của các thanh niên. Đi giữa dòng nước mới thấy con người mình nhỏ bé làm sao nhưng nhìn hàng cây mới thấy làm kiếp người vui hơn dẫu có khổ vì ở đây vắng vẻ quá!
Ở khu du lịch này có nhiều món ăn đặc sản như cơm gạo huyết rồng, rắn um, rùa xào, cá lóc nướng trui ăn với nước mắm dầm me. Thế nên khi ông hiệu trưởng cất lời mời dùng cơm tối tại đây, các bạn trẻ có vẻ thích nhưng tôi từ chối vì nghĩ sâu xa về chuyện ăn uống khi đi công tác xã hội. Có bạn nói: “Một cơ hội tốt để nhậu mà “má Loan” hổng chịu, tội nghiệp tụi mình ghê!”. Xe ra khỏi khu du lịch, lòng tôi se lại vì dọc theo con đường phía ngoài này, có nhiều nhà lá ở rải rác. Sao họ vẫn còn nghèo như thời đầu thế kỷ 20 thế nhỉ!
Trời đã sập tối, chúng tôi sang Cù Lao Tây mà lòng lo lắng không biết tàu phà ra sao. Dù vẫn là địa danh Đồng Tháp nhưng chẳng có chuyến đi nào giống nhau, cảm xúc vẫn khác nhau khi thời gian, con người gặp gỡ luôn thay đổi.
Trở lại Cù Lao Tây lần thứ hai
Chúng tôi trở lại Cù lao Tây, nơi có 6 nhà thờ với trên 20 ngàn giáo dân, để đến trọ tại nhà thờ Fatima Tân Quới. Bữa cơm tối thật ngon miệng vì xe đi loanh quanh lạc lối nên chúng tôi thấy đói cồn cào và mệt. Nơi trọ không được tiện nghi lắm nhưng thế nào thì cũng phải hãm mình thôi. Thỉnh thoảng khi đi công tác, chúng tôi nói chuyện hay ca hát đến nửa đêm nhưng tối hôm nay cúp điện, chúng tôi đọc kinh trước tượng Đức Mẹ rồi đi ngủ. Thật bất hạnh cho chúng tôi, cúp điện ở vùng này thì muỗi nhiều và nóng kinh khủng!
Sáng hôm sau chúng tôi tham dự thánh lễ với cộng đoàn giáo dân ở đây. Thật là ngộ, nếu ở vùng Long Xuyên người ta đọc kinh giọng Nam bộ đều đều thì ở Cần Thơ giọng đọc trong và cao lanh lảnh, còn ở đây cũng là giọng đọc Nam bộ nhưng lại có lay láy một chút ở cuối câu, có phần đặc trưng Đồng Tháp một chút.
Sau đó chúng tôi được gặp gỡ các cháu thiếu nhi, trao học bổng và quà học tập, được dự lễ chào cờ của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và chứng kiến các em thi đấu trò chơi. Tuy trông chúng không nghèo nàn qua cách ăn mặc nhưng dân ở trên cù lao này cũng chẳng giàu có gì nhiều, chi phí cho chuyện học hành đối với nhà hai ba đưa con cũng là mệt. Nhất là đối với những gia đình có làm nghề tái chế bọc ni –lon.
Nếu lần trước chúng tôi ghé thăm khu vực trồng ớt thì lần này cha sở dẫn chúng tôi xem tận mắt nơi người ta chế ra những hạt nhựa từ rác bọc ni-lon và đồ nhựa phế thải.
Chúng tôi chịu không nổi vì một mùi hôi nồng nặc xông ra khi bước đến gần chỗ người đàn bà đang lựa bọc ra từng loại, loại cứng ra cứng, mềm ra mềm. Thật tội nghiệp, ngày Chúa nhật mà ngồi giữa mùi hôi thối để kiếm tiền. Một ngày khoảng 3 đô rưỡi. Sau đó người ta đem giặt những thứ đã được lựa đem vào máy bằm, tức là máy cắt ra thành mảnh nhỏ, rồi đem phơi. Phơi xong đem vào máy nấu, nhựa chảy ra, được máy ó làm cho săn lại thành những hạt nhựa nhỏ, đen, cứng; rồi chúng lại được đem đi tái chế thành đồ dùng gia dụng như chậu thau, dép, bàn ghế nhựa…
Cực nhất là những người giặt ni-lon, đôi tay bị nước ăn, rồi bị ghẻ. Cha sở nói khi lên rước lễ, những đôi bàn tay đen thui đưa ra để nhận Mình Thánh Chúa, thấy tội nghiệp cho giáo dân ở đây. Nói chung là những người làm nghề này thường bị lao phổi, xanh xao. Trên cù lao có 5 xã mà có đến 14, 15 bãi rác nằm ngay giữa khu dân cư, những gia đình cam sống quanh đó có khi ăn cơm phải giăng mùng vì ruồi nhiều quá, còn khi mưa xuống thì mùi hôi thối xông lên đành phải cam chịu. Mà cả cái cù lao ấy với trên 20 ngàn dân cư thì chỉ có một cái trạm xá. Cũng may là cái phà làm việc suốt ngày đêm nên sẽ mang bệnh nhân nặng đi bệnh viện.
Hai năm mới được trở lại đây, đi quanh đảo tôi thấy có thêm mấy chục căn nhà mọc lên nhưng mức sống vẫn chưa khá giả. Tôi nói với các bạn trẻ: “Giá mà chị là tài tử Holywood, chị đầu tư vào cù lao này biến đây là một khu dân cư lý tưởng không mùi hôi.” Các bạn nhao nhao trả lời: “Người ta đóng phim Bố Già, chắc là chị đóng phim “Má Già” sẽ nổi tiếng, kiếm vài trăm triệu đô-la ha ha!” Bạn khác triết lý: “Có một đồng mà sử dụng đúng còn quí hơn cả triệu đô la.” Tôi nghĩ, bạn này nói đúng, trên thế giới có một số ngôi sao, trong các lãnh vực, nổi tiếng xài tiền thiếu khôn ngoan va2hoang phí quá!
Kết thúc chuyến đi
Thật tình mà nói, mỗi lần đi công tác xa nhà một đêm là chúng tôi thấy nhớ những tiện nghi ở Sài Gòn, nhất là việc tắm việc ngủ nhưng chính nhờ vậy mà chúng tôi cảm thông hơn cho cuộc sống ở tỉnh, ở vùng sâu vùng xa.
Đến thế kỷ này mà nhiều người ở vùng quê Việt Nam còn sống trong nhà lá thì không thể hiểu nổi họ nghĩ gì khi trông thấy những cảnh sang trọng trên các kênh truyền hình. Cả một cù lao mà ít có một tiệm ăn nào trông cho tươm tất, sạch sẽ, sang trọng. Không một nơi giải trí có tầm cỡ dành cho thanh thiếu niên, không một bệnh viện. Nếu không làm nghề lựa, giặt, băm phơi bọc ni-lon thì nhiều người không biết làm gì để sống.
Những đứa trẻ ở đây nếu muốn đổi đời chỉ còn có cách là học giỏi, mà giỏi làm sao được khi cha mẹ chúng sống bằng nghề làm rác? Cha mẹ chúng có đủ sức cho chúng học đại học không khi ngửi mùi hôi thối đến xanh xao?
Chắc là chỉ có bàn tay yêu thương của mọi người, cùng chung sức chăm lo cho vấn đề lớn của xã hội, ảnh hưởng đến cả đời người là giáo dục mà thôi!
Xin liên lạc Maria Vũ Loan email: yeutrehepho@yahoo.com
Cha Lê Phan - Stefan Taeubner - một người Đức có trái tim Việt Nam
Lm. Phêrô Thiên Lộc
02:10 19/08/2009
Cha Lê Phan, một người Đức có trái tim Việt Nam
(GPVO) - Trong chuyến đi sang Berlin, tôi được may mắn gặp Cha Lê Phan, một người Đức, dáng cao cao, tóc xoăn xoăn, nhưng lại nói tiếng Việt rất giỏi. Một điều làm cho ai cũng phải ngạc nhiên khi gặp ngài đó là tính hài hước, sự thông thạo và lưu loát tiếng Việt của ngài. Ngài có thể nói tiếng Việt theo các giọng Bắc - Trung - Nam. Đặc biệt là ngài có thể chơi chữ và nói được cả những từ lóng tiếng địa phương của miền Nghệ Tĩnh Bình. Ở gần ngài, tôi mới khám phá ra ngài là một người Đức nhưng có trái tim rất Việt Nam.
Linh mục Lê Đức Phan, tên thật là Stefan Taeubner, sinh năm 1961, tại Hamburg, trong một gia đình chỉ có hai người con, ngài là con trai đầu và duy nhất của gia đình. Ngài vào Dòng Tên và chịu chức linh mục năm 1998.
Khi vào dòng, ngài có một ước mơ đi phục vụ người nghèo nhất, những người cần sự giúp đỡ người khác nhất. Ước mơ đó đã thúc đẩy ngài đi sang Malaysia năm 1980 để phục vụ những người nghèo trong đó có rất nhiều người Việt Nam vượt biên tị nạn ở đó. Không biết cơ duyên thế nào, cha Phan rất yêu mến người Việt và rất thích tiếng Việt, nên sau đó ngài xin phép Cha Bề trên sang Sài Gòn để học tiếng Việt.
Khi trở về Berlin, Cha Phan thấy rất nhiều bạn trẻ Việt nam chạy sang đây. Họ ai những ai? Họ không phải là những “Việt kiều” sống ở Đức lâu ngày và nay đã an cư lạc nghiệp rồi. Nhưng họ là những người Việt rất trẻ, nhiều người là người Công giáo, thuộc giáo phận Vinh. Khi ở Việt Nam, họ không có việc làm nên tìm cách chạy chọt tốn rất nhiều tiền qua các dịch vụ (một kiểu bàn giấy lấy tiền của người nghèo mà không cần đổ mồ hôi) để được đi xuất khẩu lao động sang Nga, Tiệp Khắc, hoặc Balan. Họ nghĩ rằng sang được Châu Âu sẽ là “thiên đàng” và sẽ được “đổi đời”. Nhưng khi sang đây, thì thực tế không như họ nghĩ và mơ ước, đa số là rơi vào tình trạng “đem con bỏ chợ”, không có việc làm, không đủ sống, nên họ phải chạy sang các nước giàu có hơn, như Đức, Pháp hoặc Anh… Họ kể lại những kinh nghiệm rùng rợn khi phải vượt qua biên giới các nước, vì không có giấy tờ nên họ phải trốn dưới gầm xe, nằm trong cóp xe ô tô, hoặc trong thùng xốp để khỏi bị bắt, có nhiều khi để tránh cảnh sát kiểm tra họ phải chạy trong rừng hàng chục cây số, phải băng rừng lội suối trong nhưng đêm tuyết lạnh để thoát mạng và không bị bắt vào tù… Trong số những người chạy trốn này, có nhiều bạn trẻ phải ngồi tù ở Nga, ở Ukraina vv… cũng có người đã chết khi vượt biên giới.
Sang Đức trong tình trạng không giấy tờ, không có nghề nghiệp, đa số kiếm sống chủ yếu bằng nghề bán thuốc lá lậu. Cuộc sống của nhiều bạn trẻ rày đây mai đó, khi ở rừng khi ở trại, sự bất ổn và bất an luôn ở kề bên. Vì nếu cảnh sát bắt được thì họ phải vào tù và bị trục xuất về Việt Nam. Chính sự bất ổn này cũng nảy sinh nhiều vấn đề khác liên hệ đời sống luân lý và đạo đức. Có những những người phải làm nghề bất chính để có tiền để trả nợ, có nhiều cô gái đã có con mà Cha Phan gọi là “bến không chồng”.
Trước cảnh bơ vơ và bất trắc của nhiều bạn trẻ sống tha hương không nơi nương tựa, Cha Phan đã chọn họ là đối tượng để phục vụ. Đối với Cha, họ là người cần đến sự giúp đỡ người khác nhất, cần đến Chúa nhiều nhất. Dù đã có bài sai đi phục vụ một miền khác theo sự sắp xếp của nhà Dòng và Cha sẽ được trả lương đoàng hoàng. Nhưng Cha đã tình nguyện và xin phép cha bề trên Dòng Tên ở lại Berlin để được phục vụ những người Việt Nam này, cha phục vụ một cách vô vị lợi và vô điều kiện, không lương bổng gì.
Cha tự coi mình là “linh mục bụi đời”, nghĩa là hằng ngày cha xuống phố, đi vào các hẻm phố để tìm gặp những người đang cần đến sự giúp đỡ của Cha. Cha đến với hết mọi người đang gặp đau khổ và khó khăn, bất luận lương hay giáo. Cha vào thăm họ trong các trại giam, trong bệnh viện để an ủi họ, nâng đỡ và giúp họ vượt qua những khó khăn. Cha mời gọi họ gi danh vào trong nhóm “Hy Vọng”, để làm nên một nhóm sinh hoạt với nhau và chia sẽ nâng đỡ nhau. Hằng tuần cha dâng một thánh lễ Việt nam cho họ và mời họ đến tham dự. Chính tình đồng hương và bí tích Thánh Thể trở thành nguồn nâng đỡ, sự trợ lực và niềm vui cho họ qua các buổi gặp gỡ ở đất khách quê người. Một số bạn trẻ đã cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa qua sự hiện diện của Cha nên đã xin gia nhập đạo và chính Cha Phan là người rửa tội cho họ. Đối với họ, Cha Phan là người bạn, người anh em và là người Cha của mình ở nơi tha phương này.
Nhờ sự giúp đỡ của một số ân nhân người Đức và người Việt, Cha Phan đã thuê được một văn phòng làm nơi gặp gỡ và giúp đỡ những người Việt này. Văn phòng rộng cửa đón nhận bất kỳ ai cần đến sự giúp đỡ của Cha. Mỗi tuần có một thánh lễ vào ngày thứ năm bằng tiếng Việt do cha chủ tế. Trong thánh lễ, Cha mời gọi mọi người tới dự lễ và chia sẻ những kinh nghiệm vui buồn của mình với anh chị em.
Cha Phan tâm sự rằng: “Tôi rất thích ý tưởng của Thánh Ignatio thành Cesare, khi ngài nói về Chúa Giêsu Thánh Thể cũng là Chúa Kitô ở trong người nghèo khổ ngoài đường phố. Phải phục vụ cả hai, Chúa ở trên bàn thờ và Chúa ở trong người nghèo. Không có sự tách rời và phân chia. Chúng ta thường tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể trên bàn thờ rất sốt sắng, nhưng lại thường hay lãng quên Chúa Giêsu thánh thể nơi những người xung quanh, nhất là nơi những người nghèo”. Quả thế, người nghèo là hiện thân của Chúa Kitô. Phục vụ người nghèo là phục vụ Chúa Kitô. Đó là xác tín và là ý nghĩa thúc đẩy Cha đến với người nghèo, người gặp cảnh khó khăn, để phục vụ họ. Xác tín này làm ta nhớ lại lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mathêu: “Khi ta đói các người cho ăn, khi ta khát các người cho uống, ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước, ta bị tù đày, các người đã viếng thăm” (Mt 25,45).
Tạ ơn Chúa đã cho đời những con người có lòng nhân ái. Tạ ơn Chúa đã cho Giáo Hội những vị mục tử quảng đại “hy sinh vì đoàn chiên” qua việc phục vụ những người nghèo như Cha Lê Phan. Với sự hiện diện và phục vụ của Cha, nhiều tấm lòng tan nát đã tìm lại được niềm vui và nụ cười của cuộc sống, nhiều bạn trẻ không cảm thấy bị cô đơn lạc lõng giữa một thế giới xa lạ và tìm thấy được mái ấm tình thương. Bao tâm hồn sống không hy vọng, mất niềm tin, lại cảm nhận được tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Và điều đó làm cho họ xác tín rằng: Dù đi đâu, dù làm gì, Thiên Chúa không bỏ rơi họ và những ai tin vào Thiên Chúa thì không bao giờ cô đơn trong cuộc đời này!
Berlin 10.07.2009
(GPVO) - Trong chuyến đi sang Berlin, tôi được may mắn gặp Cha Lê Phan, một người Đức, dáng cao cao, tóc xoăn xoăn, nhưng lại nói tiếng Việt rất giỏi. Một điều làm cho ai cũng phải ngạc nhiên khi gặp ngài đó là tính hài hước, sự thông thạo và lưu loát tiếng Việt của ngài. Ngài có thể nói tiếng Việt theo các giọng Bắc - Trung - Nam. Đặc biệt là ngài có thể chơi chữ và nói được cả những từ lóng tiếng địa phương của miền Nghệ Tĩnh Bình. Ở gần ngài, tôi mới khám phá ra ngài là một người Đức nhưng có trái tim rất Việt Nam.
Cha Lê Phan Stefan Taeubner |
Khi vào dòng, ngài có một ước mơ đi phục vụ người nghèo nhất, những người cần sự giúp đỡ người khác nhất. Ước mơ đó đã thúc đẩy ngài đi sang Malaysia năm 1980 để phục vụ những người nghèo trong đó có rất nhiều người Việt Nam vượt biên tị nạn ở đó. Không biết cơ duyên thế nào, cha Phan rất yêu mến người Việt và rất thích tiếng Việt, nên sau đó ngài xin phép Cha Bề trên sang Sài Gòn để học tiếng Việt.
Khi trở về Berlin, Cha Phan thấy rất nhiều bạn trẻ Việt nam chạy sang đây. Họ ai những ai? Họ không phải là những “Việt kiều” sống ở Đức lâu ngày và nay đã an cư lạc nghiệp rồi. Nhưng họ là những người Việt rất trẻ, nhiều người là người Công giáo, thuộc giáo phận Vinh. Khi ở Việt Nam, họ không có việc làm nên tìm cách chạy chọt tốn rất nhiều tiền qua các dịch vụ (một kiểu bàn giấy lấy tiền của người nghèo mà không cần đổ mồ hôi) để được đi xuất khẩu lao động sang Nga, Tiệp Khắc, hoặc Balan. Họ nghĩ rằng sang được Châu Âu sẽ là “thiên đàng” và sẽ được “đổi đời”. Nhưng khi sang đây, thì thực tế không như họ nghĩ và mơ ước, đa số là rơi vào tình trạng “đem con bỏ chợ”, không có việc làm, không đủ sống, nên họ phải chạy sang các nước giàu có hơn, như Đức, Pháp hoặc Anh… Họ kể lại những kinh nghiệm rùng rợn khi phải vượt qua biên giới các nước, vì không có giấy tờ nên họ phải trốn dưới gầm xe, nằm trong cóp xe ô tô, hoặc trong thùng xốp để khỏi bị bắt, có nhiều khi để tránh cảnh sát kiểm tra họ phải chạy trong rừng hàng chục cây số, phải băng rừng lội suối trong nhưng đêm tuyết lạnh để thoát mạng và không bị bắt vào tù… Trong số những người chạy trốn này, có nhiều bạn trẻ phải ngồi tù ở Nga, ở Ukraina vv… cũng có người đã chết khi vượt biên giới.
Sang Đức trong tình trạng không giấy tờ, không có nghề nghiệp, đa số kiếm sống chủ yếu bằng nghề bán thuốc lá lậu. Cuộc sống của nhiều bạn trẻ rày đây mai đó, khi ở rừng khi ở trại, sự bất ổn và bất an luôn ở kề bên. Vì nếu cảnh sát bắt được thì họ phải vào tù và bị trục xuất về Việt Nam. Chính sự bất ổn này cũng nảy sinh nhiều vấn đề khác liên hệ đời sống luân lý và đạo đức. Có những những người phải làm nghề bất chính để có tiền để trả nợ, có nhiều cô gái đã có con mà Cha Phan gọi là “bến không chồng”.
Trước cảnh bơ vơ và bất trắc của nhiều bạn trẻ sống tha hương không nơi nương tựa, Cha Phan đã chọn họ là đối tượng để phục vụ. Đối với Cha, họ là người cần đến sự giúp đỡ người khác nhất, cần đến Chúa nhiều nhất. Dù đã có bài sai đi phục vụ một miền khác theo sự sắp xếp của nhà Dòng và Cha sẽ được trả lương đoàng hoàng. Nhưng Cha đã tình nguyện và xin phép cha bề trên Dòng Tên ở lại Berlin để được phục vụ những người Việt Nam này, cha phục vụ một cách vô vị lợi và vô điều kiện, không lương bổng gì.
Cha tự coi mình là “linh mục bụi đời”, nghĩa là hằng ngày cha xuống phố, đi vào các hẻm phố để tìm gặp những người đang cần đến sự giúp đỡ của Cha. Cha đến với hết mọi người đang gặp đau khổ và khó khăn, bất luận lương hay giáo. Cha vào thăm họ trong các trại giam, trong bệnh viện để an ủi họ, nâng đỡ và giúp họ vượt qua những khó khăn. Cha mời gọi họ gi danh vào trong nhóm “Hy Vọng”, để làm nên một nhóm sinh hoạt với nhau và chia sẽ nâng đỡ nhau. Hằng tuần cha dâng một thánh lễ Việt nam cho họ và mời họ đến tham dự. Chính tình đồng hương và bí tích Thánh Thể trở thành nguồn nâng đỡ, sự trợ lực và niềm vui cho họ qua các buổi gặp gỡ ở đất khách quê người. Một số bạn trẻ đã cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa qua sự hiện diện của Cha nên đã xin gia nhập đạo và chính Cha Phan là người rửa tội cho họ. Đối với họ, Cha Phan là người bạn, người anh em và là người Cha của mình ở nơi tha phương này.
Nhờ sự giúp đỡ của một số ân nhân người Đức và người Việt, Cha Phan đã thuê được một văn phòng làm nơi gặp gỡ và giúp đỡ những người Việt này. Văn phòng rộng cửa đón nhận bất kỳ ai cần đến sự giúp đỡ của Cha. Mỗi tuần có một thánh lễ vào ngày thứ năm bằng tiếng Việt do cha chủ tế. Trong thánh lễ, Cha mời gọi mọi người tới dự lễ và chia sẻ những kinh nghiệm vui buồn của mình với anh chị em.
Cha Phan tâm sự rằng: “Tôi rất thích ý tưởng của Thánh Ignatio thành Cesare, khi ngài nói về Chúa Giêsu Thánh Thể cũng là Chúa Kitô ở trong người nghèo khổ ngoài đường phố. Phải phục vụ cả hai, Chúa ở trên bàn thờ và Chúa ở trong người nghèo. Không có sự tách rời và phân chia. Chúng ta thường tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể trên bàn thờ rất sốt sắng, nhưng lại thường hay lãng quên Chúa Giêsu thánh thể nơi những người xung quanh, nhất là nơi những người nghèo”. Quả thế, người nghèo là hiện thân của Chúa Kitô. Phục vụ người nghèo là phục vụ Chúa Kitô. Đó là xác tín và là ý nghĩa thúc đẩy Cha đến với người nghèo, người gặp cảnh khó khăn, để phục vụ họ. Xác tín này làm ta nhớ lại lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mathêu: “Khi ta đói các người cho ăn, khi ta khát các người cho uống, ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước, ta bị tù đày, các người đã viếng thăm” (Mt 25,45).
Tạ ơn Chúa đã cho đời những con người có lòng nhân ái. Tạ ơn Chúa đã cho Giáo Hội những vị mục tử quảng đại “hy sinh vì đoàn chiên” qua việc phục vụ những người nghèo như Cha Lê Phan. Với sự hiện diện và phục vụ của Cha, nhiều tấm lòng tan nát đã tìm lại được niềm vui và nụ cười của cuộc sống, nhiều bạn trẻ không cảm thấy bị cô đơn lạc lõng giữa một thế giới xa lạ và tìm thấy được mái ấm tình thương. Bao tâm hồn sống không hy vọng, mất niềm tin, lại cảm nhận được tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Và điều đó làm cho họ xác tín rằng: Dù đi đâu, dù làm gì, Thiên Chúa không bỏ rơi họ và những ai tin vào Thiên Chúa thì không bao giờ cô đơn trong cuộc đời này!
Berlin 10.07.2009
Giáo Xứ Cầu Kho tổ chức Lễ Thêm Sức, Bí Tích Thánh Thể và Rước Lễ Bao Đồng
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
04:31 19/08/2009
SAIGÒN - Vào lúc 17h00 ngày 18.08.2009, các đoàn thể cùng 331 anh chị em Giáo Xứ Cầu Kho được nhận Bí Tích Thêm Sức, Bí Tích Thánh Thể, Rước Lễ Bao Đồng. Tập trung trong sân nhà thờ đón tiếp Đức Cha Phêrô, Quý Cha, Quý Tu Sĩ tói tham dự thánh lễ ban Bí Tích Thêm Sức.
Xem hình ảnh
Có thể nói sự hân hoan và niềm vui rôn ràng đang tràn ngập Giáo Xứ. Các em thiếu nhi trong bộ y phục đẹp rước Đức Cha Phêrô và các Cha đồng tế vào nhà thờ một các trang nghiêm sốt sắng.
Trong Thánh Lễ hôm nay, Ðức cha Phêrô long trọng thi hành tác vụ thánh hóa, ban phép Thêm Sức, để nhờ ơn Bí Tích Thêm Sức, các em gắng bó hơn với Giáo Hội và được dư đầy sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần..
Sau Thánh Lễ Ông Chánh Trương Nguyễn Huy Tuyền thay mặt cho cộng đoàn dân Chúa Họ Đạo Cầu Kho tỏ long kính yêu đói với Đức Cha. Kính Thưa Đức Cha Phêrô! Dù bận rộn với những công việc của một Giáo Phận lớn, nhưng Đức Cha cũng dành cho Họ Đạo chúng con sự ưu ái, sự hiện diện của Đức Cha cũng đủ nói lên tấm long của người mục tử nhân lành đối với chiên lành.
Chúng con kính chúc Đức Cha có nhiều sức khỏe và tràn nay Chúa Thánh Thần để dẫn dắt đoàn chiên mà Chúa trao phó.
Chúng con cám ơn Cha Sở, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Soeurs và quý anh chị em giáo lý viên, đã dành thời gian, công sức để giúp cho các em hiểu biết về Chúa. Xin Chúa và Mẹ Maria trả công bội hậu cho quý vị. Xin Đức Cha ban phép lành cho chúng con và Đức Cha nhận bó hao tươi thắm, để nói lên lòng biết ơn của chúng con đối với Đức Cha.
Xem hình ảnh
Có thể nói sự hân hoan và niềm vui rôn ràng đang tràn ngập Giáo Xứ. Các em thiếu nhi trong bộ y phục đẹp rước Đức Cha Phêrô và các Cha đồng tế vào nhà thờ một các trang nghiêm sốt sắng.
Trong Thánh Lễ hôm nay, Ðức cha Phêrô long trọng thi hành tác vụ thánh hóa, ban phép Thêm Sức, để nhờ ơn Bí Tích Thêm Sức, các em gắng bó hơn với Giáo Hội và được dư đầy sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần..
Sau Thánh Lễ Ông Chánh Trương Nguyễn Huy Tuyền thay mặt cho cộng đoàn dân Chúa Họ Đạo Cầu Kho tỏ long kính yêu đói với Đức Cha. Kính Thưa Đức Cha Phêrô! Dù bận rộn với những công việc của một Giáo Phận lớn, nhưng Đức Cha cũng dành cho Họ Đạo chúng con sự ưu ái, sự hiện diện của Đức Cha cũng đủ nói lên tấm long của người mục tử nhân lành đối với chiên lành.
Chúng con kính chúc Đức Cha có nhiều sức khỏe và tràn nay Chúa Thánh Thần để dẫn dắt đoàn chiên mà Chúa trao phó.
Chúng con cám ơn Cha Sở, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Soeurs và quý anh chị em giáo lý viên, đã dành thời gian, công sức để giúp cho các em hiểu biết về Chúa. Xin Chúa và Mẹ Maria trả công bội hậu cho quý vị. Xin Đức Cha ban phép lành cho chúng con và Đức Cha nhận bó hao tươi thắm, để nói lên lòng biết ơn của chúng con đối với Đức Cha.
Đêm Nhạc ''Đôi Khi'' Thông Vi Vu
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
04:37 19/08/2009
SAIGÒN - Vào Lúc 19h00 Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009 Tại GX Phú Trung, Hạt Tân Sơn Nhì, Sài Gòn có tổ chức Đêm Nhạc "Đôi Khi" Thông Vi Vu
Xem hình ảnh
Trong niềm vui gặp gỡ trao đổi thân tình vói giới trẻ Giáo Xứ Phú Trung nhân dịp Đưc Cha Giuse Vũ Duy Thống được bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Phan Thiết. Qua 17 ca khúc Hạt Giống Tâm Hồn gợi mở những suy tư cho người trẻ hôm nay.
CHƯƠNG TRÌNH
1. Đội Kèn Thiếu Nhi
2. Ngỏ Lời Chào Mừng
3. Bài Ca Lửa Cháy ( Trần Ngọc )
4. Một Chút ( Tam Ca Áo Trắng )
5. Sao Không? ( Xuân Trường )
6. Dấu Chân ( Gia Ân )
7. Tôi Mơ ( Mai Thảo và Thanh Sử )
8. Như Hạt Cà Phê ( Thông Vi Vu )
9. Đôi Khi ( Nhóm Phượng Hồng )
10. Một MÌnh Không Thể ( Bích Hiền )
11. Trầm Tư ( Hồng Ân )
12. Yêu Thương ( Trần Ngọc và Hồ Bích Ngọc )
13. Để Mẹ Trọn Niềm Vui ( Gia Ân )
14. Chuyện Cây Bút Chì ( Tam Ca Áo Trắng )
15. Hộp Quà Tặng Cha ( Đông Nghi )
16. Gọi Tên Em ( Thog Vi Vu )
17. Đôi Dép ( Thông Vi Vu )
18. Ngày Mùa ( Mai Thảo )
19. Gieo và Gặt ( Nhóm Ngàn Thông )
Xem hình ảnh
Trong niềm vui gặp gỡ trao đổi thân tình vói giới trẻ Giáo Xứ Phú Trung nhân dịp Đưc Cha Giuse Vũ Duy Thống được bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Phan Thiết. Qua 17 ca khúc Hạt Giống Tâm Hồn gợi mở những suy tư cho người trẻ hôm nay.
CHƯƠNG TRÌNH
1. Đội Kèn Thiếu Nhi
2. Ngỏ Lời Chào Mừng
3. Bài Ca Lửa Cháy ( Trần Ngọc )
4. Một Chút ( Tam Ca Áo Trắng )
5. Sao Không? ( Xuân Trường )
6. Dấu Chân ( Gia Ân )
7. Tôi Mơ ( Mai Thảo và Thanh Sử )
8. Như Hạt Cà Phê ( Thông Vi Vu )
9. Đôi Khi ( Nhóm Phượng Hồng )
10. Một MÌnh Không Thể ( Bích Hiền )
11. Trầm Tư ( Hồng Ân )
12. Yêu Thương ( Trần Ngọc và Hồ Bích Ngọc )
13. Để Mẹ Trọn Niềm Vui ( Gia Ân )
14. Chuyện Cây Bút Chì ( Tam Ca Áo Trắng )
15. Hộp Quà Tặng Cha ( Đông Nghi )
16. Gọi Tên Em ( Thog Vi Vu )
17. Đôi Dép ( Thông Vi Vu )
18. Ngày Mùa ( Mai Thảo )
19. Gieo và Gặt ( Nhóm Ngàn Thông )
TGP Sài Gòn sẽ không di dời Nhà thờ Thủ Thiêm cũng như không di dời Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm
Nguyễn Hoàng Thương
14:36 19/08/2009
Sài Gòn (AsiaNews) – Tổng Giáo Phận Sài Gòn "sẽ không di dời Nhà thờ Thủ Thiêm, và cũng không di dời Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm", đây là tuyên bố được Tòa Giám Mục đưa ra liên quan đến các cuộc thảo luận với Ủy Ban Tôn Giáo TP.HCM, và điều này là vì các lý do lịch sử, cụ thể là "sự tồn tại của chính nhà thờ" trong một thời gian dài. Như vậy, ít ra đây là câu trả lời chính thức của Giáo Hội đối với những yêu cầu của Ủy ban nhân dân địa phương muốn di dời các nữ tu để xây dựng một "khu vực thương mại đa chức năng" trên đất của họ.
Chính quyền đã đưa ra yêu cầu của mình hôm 11 tháng Sáu về phần diện tích 3,5 hécta, vốn là phần còn lại của khu vực rộng lớn hơn nhiều với diện tích 119 hécta, gồm một trường trung học và vốn đã tồn tại trước khi Sài Gòn rơi vào tay cộng sản.
Các nữ tu đã bỏ ra biết bao công sức để biến một khu vực rừng nhiệt đới ẩm trở thành những ngôi nhà, nhà thờ, những trường học và nông trại hữu dụng để họ và những người nghèo có thể sinh sống.
Nữ tu Maria cho Tin Tức Á Châu hay rằng Nhà Dòng "không thể di dời vì sự hiện diện của các nữ tu là cần thiết đối với họ và người dân. Trong hơn một thế kỷ qua, các nữ tu đã sống ở đó, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và giáo dục của cộng đồng. Các yếu tố này, cùng với yếu tố tôn giáo, là hết sức quan trọng đối với cộng đồng và đối với thành phố, vì thế họ không thể biến mất. Họ [các nữ tu] không thể bỏ rơi cộng đồng".
Trong cuộc họp với phường Thủ Thiêm, Quận2, các cán bộ địa phương đã bày tỏ sự thống nhất của họ với các nữ tu, những người đang điều hành các lớp học tình thương và các hoạt động xã hội dành cho trẻ em, thanh thiếu niên và người nghèo trong khu vực. Họ nói: "Chúng tôi muốn nói về điều này với Ủy ban nhân dân".
Về phần mình, một nữ tu về hưu nói với chính quyền địa phương rằng: "chúng ta không thể loại trừ tôn giáo, văn hóa và lịch sử của ông bà tổ tiên chúng ta gầy dựng lên cho đến ngày hôm nay. Cũng như có thể thấy được rằng, người dân hôm nay cần có nhà thờ, chùa chiền, và truyền thống văn hóa địa phương. Nếu không tìm thấy một giải pháp thích hợp, chúng ta sẽ có ma túy, mại dâm, trộm cắp, người trẻ vi phạm pháp luật và rất nhiều tệ nạn xã hội. Chúng ta sẽ làm mất các giá trị của cộng đồng". Vì lý do này, các nữ tu kêu cứu giáo phận giúp đỡ.
Giáo phận đã trả lời phù hợp với những gì Hội đồng Việt Nam đã bày tỏ, cụ thể là mong muốn được thấy được đối thoại và sự thật như là những nguyên tắc hướng dẫn bất cứ khi nào các vấn đề gây tranh cãi nổi lên.
Đối thoại cởi mở, chân thành và thẳng thắn trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau là cần thiết, một luận điểm mà các giám mục đã lặp lại một cách công khai trên trang web Hội đồng Giám Mục Việt Nam sau sự kiện Giáo xứ Tam Tòa.
Các giám mục cũng lưu ý rằng năm ngoái họ đã kêu gọi xem xét lại luật liên quan đến quyền sở hữu đất đai để quyền tư hữu có thể được công nhận như Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền đã khẳng định. Đồng thời các giám mục cho rằng, khi sự kiện gây tranh cãi nổi lên, "một số phương tiện truyền thông" lặp lại điệp khúc từ những gì đã làm trong quá khứ, cụ thể là bóp méo các sự kiện và tạo ra chia rẽ thay vì "xây dựng nhịp cầu liên kết".
Mặc dù những luận điểm này đã được lặp lại trong các sự kiện gần đây, nhưng rõ ràng là những gì các giám mục nói về các phương tiện thông tin và truyền thông không thay đổi. Thực vậy, chỉ khi tôn trọng sự thật thì giới truyền thông mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình là để thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ.
Nguồn: JB.Vu, http://www.asianews.it/index.php?l=en&size=A
Chính quyền đã đưa ra yêu cầu của mình hôm 11 tháng Sáu về phần diện tích 3,5 hécta, vốn là phần còn lại của khu vực rộng lớn hơn nhiều với diện tích 119 hécta, gồm một trường trung học và vốn đã tồn tại trước khi Sài Gòn rơi vào tay cộng sản.
Các nữ tu đã bỏ ra biết bao công sức để biến một khu vực rừng nhiệt đới ẩm trở thành những ngôi nhà, nhà thờ, những trường học và nông trại hữu dụng để họ và những người nghèo có thể sinh sống.
Nữ tu Maria cho Tin Tức Á Châu hay rằng Nhà Dòng "không thể di dời vì sự hiện diện của các nữ tu là cần thiết đối với họ và người dân. Trong hơn một thế kỷ qua, các nữ tu đã sống ở đó, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và giáo dục của cộng đồng. Các yếu tố này, cùng với yếu tố tôn giáo, là hết sức quan trọng đối với cộng đồng và đối với thành phố, vì thế họ không thể biến mất. Họ [các nữ tu] không thể bỏ rơi cộng đồng".
Trong cuộc họp với phường Thủ Thiêm, Quận2, các cán bộ địa phương đã bày tỏ sự thống nhất của họ với các nữ tu, những người đang điều hành các lớp học tình thương và các hoạt động xã hội dành cho trẻ em, thanh thiếu niên và người nghèo trong khu vực. Họ nói: "Chúng tôi muốn nói về điều này với Ủy ban nhân dân".
Về phần mình, một nữ tu về hưu nói với chính quyền địa phương rằng: "chúng ta không thể loại trừ tôn giáo, văn hóa và lịch sử của ông bà tổ tiên chúng ta gầy dựng lên cho đến ngày hôm nay. Cũng như có thể thấy được rằng, người dân hôm nay cần có nhà thờ, chùa chiền, và truyền thống văn hóa địa phương. Nếu không tìm thấy một giải pháp thích hợp, chúng ta sẽ có ma túy, mại dâm, trộm cắp, người trẻ vi phạm pháp luật và rất nhiều tệ nạn xã hội. Chúng ta sẽ làm mất các giá trị của cộng đồng". Vì lý do này, các nữ tu kêu cứu giáo phận giúp đỡ.
Giáo phận đã trả lời phù hợp với những gì Hội đồng Việt Nam đã bày tỏ, cụ thể là mong muốn được thấy được đối thoại và sự thật như là những nguyên tắc hướng dẫn bất cứ khi nào các vấn đề gây tranh cãi nổi lên.
Đối thoại cởi mở, chân thành và thẳng thắn trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau là cần thiết, một luận điểm mà các giám mục đã lặp lại một cách công khai trên trang web Hội đồng Giám Mục Việt Nam sau sự kiện Giáo xứ Tam Tòa.
Các giám mục cũng lưu ý rằng năm ngoái họ đã kêu gọi xem xét lại luật liên quan đến quyền sở hữu đất đai để quyền tư hữu có thể được công nhận như Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền đã khẳng định. Đồng thời các giám mục cho rằng, khi sự kiện gây tranh cãi nổi lên, "một số phương tiện truyền thông" lặp lại điệp khúc từ những gì đã làm trong quá khứ, cụ thể là bóp méo các sự kiện và tạo ra chia rẽ thay vì "xây dựng nhịp cầu liên kết".
Mặc dù những luận điểm này đã được lặp lại trong các sự kiện gần đây, nhưng rõ ràng là những gì các giám mục nói về các phương tiện thông tin và truyền thông không thay đổi. Thực vậy, chỉ khi tôn trọng sự thật thì giới truyền thông mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình là để thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ.
Nguồn: JB.Vu, http://www.asianews.it/index.php?l=en&size=A
Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Mừng Kính Bổn Mạng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Phan Hoàng Phú Quý
18:04 19/08/2009
PORTLAND, Oregon - Chúa Nhật ngày 16 tháng 8 năm 2009, vào lúc 9 giờ sang, giáo dân thuộc giáo xứ Đức Mẹ La Vang đã long trong tổ chức thánh lễ Mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời bổn mạng của giáo xứ, đồng thời chào mầng linh mục Phạm Hữu Đạt vừa được Tòa Tổng Giám Mục Portland bổ nhiệm làm Tân quản nhiệm Giáo xứ Đức Mẹ La Vang thay thế Đức Ông Giacôbê Pham Văn Ninh vừa xin nghỉ hưu.
Xem hình ảnh
Mẹ lên trời giữa một ngày sực sáng
Tiếng ca hòa các thánh tung hô
Khắp gian trần nhân loại vui ca hát mừng
Vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ về thiên cung
Mẹ ơi ! thế trần là nơi gian khổ
Biển đời con gặp bao cơn giông tố
Mẹ chính là đuốc sáng soi ban đêm
Soi dẫn lối thuyền con về bến êm đềm
Đoàn con dâng lờI tha thiết cầu khẩn
Xin Mẹ giúp lòng chúng con tin vững
Luôn trung thành thờ Chúa mãi suốt đời
Chờ khi chết đoàn con được phúc Nước Trời
Trưóc khi bắt đầu thánh lễ, linh mục Tân Quản Nhiệm đã ngỏ lời chào mừng đến quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ban ngành và quý hội đoàn cùng tòan thể cộng đoàn dân Chúa và xin mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ mới, cũng như xin mọi người hợp tác với ngài như đã hợp tác với quý cha tiền nhiệm, để ngài được chu toàn trách nhiệm một cách tốt đẹp và hoàn chỉnh hơn.
Trong phần chia sẽ Tin Mừng hôm nay, linh mục Giuse Vũ Hải Đăng đã nhấn mạnh đến tình yêu thương mà Đức Mẹ chia sẽ với người chị họ là bà Anna, Đức Mẹ cưu mang Chúa, nhưng không giữ cho riêng mình mà đem Chúa đến cho kẻ khác, mọi người chúng ta ai cũng được diễm phúc làm con cái của Thiên Chúa của Đức Mẹ, chúng ta hãy bắt chước Mẹ Maria cưu mang Chúa và đem Chúa đến với mọi người chung quanh, cũng trong tâm tình của bài phúc âm, ngài đã chia sẽ với cộng đoàn dân Chúa về những công tác mà ngài và các em trong Nhóm Chúa Ba Ngôi đã thực hiện được trong chuyến thăm viếng một số các trung tâm người cuì, viện trẻ em mồ côi, tại Viet Nam, những gia đình và các em nghèo đói tai Cambốt, những công nhân bị bạc đãi, bị tàn phế tại Đài Loan, tất cả nhưng nơi ngài và Nhóm Chúa Ba Ngôi đã ghé thăm và chia sẽ đang cần lời cầu nguyện và những trợ giúp của chúng ta.
Ông Phạm Hoàng Ân chủ tịch Ban Chấp Hành Hội Đồng Giáo Xứ đã ngõ lời hân hoan chào mừng linh mục tân Quản Nhiệm, đồng thời cũng tri ân linh mục Vũ Hải Đăng trong hơn 5 năm phục vụ làm phó xứ và hiệu trưởng cũng như tuyên uý linh hướng cho các hội đoàn thuộc giáo xứ Đức Mẹ La Vang, giờ đây ngài phải ra đi nhận lãnh trách nhiệm mới
Được biết trong năm nay giáo xứ Đức Mẹ La Vang có sự thay đổi nhân sự như sau:
Đức Ông chánh xứ Giacôbê Phạm Văn Ninh nghỉ hưu
Linh mục phụ tá Giuse Nguyễn Đức Hậu nghỉ hưu
Linh mục phụ tá Giuse Vũ Hải Đăng thuyên chuyển
Tân Quản Nhiệm linh mục Phạm Hữu Đạt
Linh mục phụ tá Cao Thế Bình
Linh mục phụ tá Trần Đoàn Anh Khôi
Sau thánh lễ mọi người được mời ở lại để dự tiệc mừng bổn mạng gíao xứ và có dịp chào mừng linh mục tân quản nhiệm, cũng như thưởng thức một chương trình văn nghệ thật đặc sắc do những tài năng trong giáo xứ đóng góp, đây cũng là dịp để mọi người có cơ hội hàn huyên tâm sự và trao đổI kinh nghiêm trong cuộc sống nơi xứ lạ quê người.
Xin chúc mừng bổn mạng giáo xứ và mừng cha tân quản nhiệm, nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang luôn đồng hành, che chở, phù trì, nâng đở, ủi an, chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống cho mỗi người chúng ta.
Xem hình ảnh
Mẹ lên trời giữa một ngày sực sáng
Tiếng ca hòa các thánh tung hô
Khắp gian trần nhân loại vui ca hát mừng
Vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ về thiên cung
Mẹ ơi ! thế trần là nơi gian khổ
Biển đời con gặp bao cơn giông tố
Mẹ chính là đuốc sáng soi ban đêm
Soi dẫn lối thuyền con về bến êm đềm
Đoàn con dâng lờI tha thiết cầu khẩn
Xin Mẹ giúp lòng chúng con tin vững
Luôn trung thành thờ Chúa mãi suốt đời
Chờ khi chết đoàn con được phúc Nước Trời
Trưóc khi bắt đầu thánh lễ, linh mục Tân Quản Nhiệm đã ngỏ lời chào mừng đến quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ban ngành và quý hội đoàn cùng tòan thể cộng đoàn dân Chúa và xin mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ mới, cũng như xin mọi người hợp tác với ngài như đã hợp tác với quý cha tiền nhiệm, để ngài được chu toàn trách nhiệm một cách tốt đẹp và hoàn chỉnh hơn.
Trong phần chia sẽ Tin Mừng hôm nay, linh mục Giuse Vũ Hải Đăng đã nhấn mạnh đến tình yêu thương mà Đức Mẹ chia sẽ với người chị họ là bà Anna, Đức Mẹ cưu mang Chúa, nhưng không giữ cho riêng mình mà đem Chúa đến cho kẻ khác, mọi người chúng ta ai cũng được diễm phúc làm con cái của Thiên Chúa của Đức Mẹ, chúng ta hãy bắt chước Mẹ Maria cưu mang Chúa và đem Chúa đến với mọi người chung quanh, cũng trong tâm tình của bài phúc âm, ngài đã chia sẽ với cộng đoàn dân Chúa về những công tác mà ngài và các em trong Nhóm Chúa Ba Ngôi đã thực hiện được trong chuyến thăm viếng một số các trung tâm người cuì, viện trẻ em mồ côi, tại Viet Nam, những gia đình và các em nghèo đói tai Cambốt, những công nhân bị bạc đãi, bị tàn phế tại Đài Loan, tất cả nhưng nơi ngài và Nhóm Chúa Ba Ngôi đã ghé thăm và chia sẽ đang cần lời cầu nguyện và những trợ giúp của chúng ta.
Ông Phạm Hoàng Ân chủ tịch Ban Chấp Hành Hội Đồng Giáo Xứ đã ngõ lời hân hoan chào mừng linh mục tân Quản Nhiệm, đồng thời cũng tri ân linh mục Vũ Hải Đăng trong hơn 5 năm phục vụ làm phó xứ và hiệu trưởng cũng như tuyên uý linh hướng cho các hội đoàn thuộc giáo xứ Đức Mẹ La Vang, giờ đây ngài phải ra đi nhận lãnh trách nhiệm mới
Được biết trong năm nay giáo xứ Đức Mẹ La Vang có sự thay đổi nhân sự như sau:
Đức Ông chánh xứ Giacôbê Phạm Văn Ninh nghỉ hưu
Linh mục phụ tá Giuse Nguyễn Đức Hậu nghỉ hưu
Linh mục phụ tá Giuse Vũ Hải Đăng thuyên chuyển
Tân Quản Nhiệm linh mục Phạm Hữu Đạt
Linh mục phụ tá Cao Thế Bình
Linh mục phụ tá Trần Đoàn Anh Khôi
Sau thánh lễ mọi người được mời ở lại để dự tiệc mừng bổn mạng gíao xứ và có dịp chào mừng linh mục tân quản nhiệm, cũng như thưởng thức một chương trình văn nghệ thật đặc sắc do những tài năng trong giáo xứ đóng góp, đây cũng là dịp để mọi người có cơ hội hàn huyên tâm sự và trao đổI kinh nghiêm trong cuộc sống nơi xứ lạ quê người.
Xin chúc mừng bổn mạng giáo xứ và mừng cha tân quản nhiệm, nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang luôn đồng hành, che chở, phù trì, nâng đở, ủi an, chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống cho mỗi người chúng ta.
Nhà thờ Thị Nghè: Lễ Đức Maria Lên Trời - Lễ Hội của những người nghèo
LM Phêrô Vũ minh Hùng
18:21 19/08/2009
SAIGÒN - Ngoài những sinh hoạt của các ngày chủ nhật hàng tuần, phát gạo hàng tháng tại nhà thờ Thánh Martinô De Porres Thị Nghè đã duy trì hơn 2 năm nay, từ ngày nhà thờ bắt đầu có thánh lễ trở lại sau 34 năm đóng cửa. Nhà Thờ còn là điểm hội tụ, điểm đến của những người bất hạnh, những anh chị em khuyết tật, những anh chị em lang thang, những người bán vé số, khất thực, thì ngày Đức Mẹ Hồn Xác về Trời vừa qua, các anh chị em khắp nơi, và khoảng 150 gia đình nghèo, được mời đến, tham dự bữa tiệc huynh đệ.
Ngày lễ Đức Mẹ cũng là ngày của những người nghèo, được nâng đỡ và chia sẻ tình người, qua sự hiện diện của Giáo Hội. Mỗi người là cánh tay nối dài của Chúa và Đức Mẹ. Xin Đức Mẹ cho mọi người biết quan tâm đến anh chị em mình, đang đói không phải chỉ cơm bánh, mà là cơn đói tình thương và sự quan tâm, đói khao khát chân lý, và cả đói cơm bánh mỗi ngày. Chính anh em là cánh tay của Chúa.
Ngày lễ Đức Mẹ cũng là ngày của những người nghèo, được nâng đỡ và chia sẻ tình người, qua sự hiện diện của Giáo Hội. Mỗi người là cánh tay nối dài của Chúa và Đức Mẹ. Xin Đức Mẹ cho mọi người biết quan tâm đến anh chị em mình, đang đói không phải chỉ cơm bánh, mà là cơn đói tình thương và sự quan tâm, đói khao khát chân lý, và cả đói cơm bánh mỗi ngày. Chính anh em là cánh tay của Chúa.
Hành Hương Cộng hòa Sec và Ba Lan Hè 2009
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
18:38 19/08/2009
Praha, Điểm Dừng Chân
BA LAN - Vào tuần cuối cùng của tháng bảy vừa qua, chúng tôi rất may mắn thực hiện được một chuyến hành hương đến với đất nước Balan. Nói đến đất nước và dân tộc này, người ta nhắc ngay đến một trang sử bi thương của những người Do Thái tại Ba lan nói riêng và dân bản xứ nói chung trong bối cảnh của Đệ nhị Thế chiến. Đặc biệt, với người công giáo và những người dựng xây nền hòa bình nhân loại, không thể không nhắc đến một mẫu gương sáng ngời, đó là Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã sống và chết trong việc dấn thân rao giảng Tin Mừng sự sống và cổ võ cho nền công lý, hòa bình cũng như quyền làm người.
Chính vì vậy, thật có ý nghĩa trong Năm Thánh Hóa linh mục được hành hương tìm theo những bước chân của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để đến những địa danh mà chính Ngài đã sinh ra, lớn lên và đã từng phục vụ Giáo hội Ba lan và các anh em đồng loại. Về thành phần tham dự, tuy đoàn hành hương không nhiều người, nhưng hội đủ đại diện của các thành phần Dân Chúa: linh mục, tu sĩ, gia trưởng, hiền mẫu và thiếu niên.
Sau ngày đầu tiên của chuyến hành hương, chúng tôi vượt qua quãng đường hơn 700 km bằng ôtô. Điểm dừng chân đầu tiên là Praha, Thủ Đô của Cộng Hòa Séc. Đây là một quốc gia không lớn và chỉ có khoảng hơn 10 triệu dân, trong đó có chừng một triệu hai trăm ngàn dân sống tại Thủ Đô. Quốc gia non trẻ này được thành lập vào năm 1993. Khi làm một phép so sánh nho nhỏ, mọi người không tránh khỏi sửng sốt khi nói về cộng đồng người Việt tại đây. Có khoảng 60 ngàn kiều bào đang sinh sống tại Cộng hòa Sec. Cho dù là một cộng đồng trẻ, nhưng tính về tuổi tác của cộng đồng Công giáo Việt Nam tại đây không hề thua kém độ tuổi của nước Cộng Hòa Séc. Trung tuần tháng tám vừa rồi, cộng đồng đã mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10.
Đây là cộng đồng trẻ trung và đầy sức sống. Hầu hết các thành viên sinh sống tại đây chỉ khoảng trên dưới mười năm đổ lại. Thật khó có thể tìm được một vị cao niên trong cộng đồng. Đa phần là người có gốc từ xứ Bắc trở vào cho đến Hà Tĩnh. Hiện nay đang có sự hiện diện của ba linh mục Việt Nam để làm mục vụ cho các anh chị em Công Giáo. Cho đến bây giờ, các ngài đã gầy dựng được trên dưới mười cộng đoàn trên toàn quốc. Hàng năm, đại hội được tổ chức trong vòng vài ngày vào Mùa Giáng Sinh. Dịp đại hội năm ngoái đã quy tụ được khoảng 300 giáo dân tham dự.
Praha được mệnh danh là con tim của Châu Âu. Những đền đài nguy nga cổ kính và những ngôi nhà thờ đầy sự linh thiêng đã làm cho thủ đô này được ghi vào danh sách của các thành phố tên tuổi xứng tầm trên thế giới. Quả thật, với vẻ đẹp kiêu sa đầy tính độc đáo, Praha có thể làm hài lòng những vị khách khó tính nhất đến từ khắp nơi trên thế giới. Tại quảng trường trung tâm Thủ Đô, trước mỗi giờ, du khách đổ về rất đông để vừa nghe tiếng chuông đồng hồ điểm và vừa để chiêm ngắm các vị thánh Tông Đồ lần lượt xuất hiện trên tháp đồng hồ.
Cách Quảng trường trung tâm Thủ Đô không xa, vượt ra khỏi cổng thành theo hướng dòng sông, có một cây cầu mang tên vị vua Charlemagne. Hai bên thành cầu được bày bố rất nhiều tượng các thánh. Đặc biệt, chiếc cầu này gắn liền với một vị linh mục từng là cha giải tội của một hoàng hậu. Vì nghi ngờ hoàng hậu ngoại tình, vị vua đã tra hỏi linh mục giải tội. Vị linh mục hết mực giữ bí mật nơi tòa giải tội và thế là bị quẳng xuống sông cho chết. Ngày nay các bạn trẻ đến đây để xin ngài chuyển cầu và chúc lành cho mối duyên tình của mình. Cầu này cũng được người dân Việt mình gọi là Cầu Tình.
Trong hai ngày tại đây, chúng tôi được cộng đoàn đón tiếp hết sức chu đáo. Đặc biệt có được thời gian cùng nhau cử hành Bí Tích Thánh Thể để xin Thiên Chúa chúc lành và nâng đỡ mỗi thành viên trong cộng đoàn. Trong bữa cơm thân mật, chúng tôi đã có dịp giao lưu. Những bài hát sinh hoạt, những điệu hò quen thuộc và những bài thánh ca đã tạo nên một bầu khí thật chân tình. Chúng tôi cũng lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của cộng đoàn. Trong đó ước ao lớn nhất là làm thế nào để một ngày gần đây sẽ có sự trao đổi giữa Giáo Hội Séc và Giáo Hội Việt Nam để đưa ra một chương trình mục vụ về lâu về dài cho cộng đoàn.
Rời Praha, chúng tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã ban cho cơ hội được gặp gỡ những người anh em của mình, được hun đúc chất đạo mang đậm bản sắc của Nước Việt thân thương. Tiếp tục một chặng hành trình mới Praha-Krakow, mỗi người trong đoàn mang theo những tâm tình, những ưu tư cháy bỏng của cộng đồng và ấp ủ chúng trong lời kinh tiếng hát cũng như lời cầu nguyện và cúi xin Thiên Chúa đoái thương nhận lời.
Lật lại trang sử bi thương
Sau những ngày dừng chân tại thủ đô Praha, chúng tôi tiếp tục chặng đường tiếp theo của chuyến hành hương để tiến về Krakow (Ba Lan) với chiều dài khoảng 600 km. Chúng tôi di chuyển trên xa lộ từ phía Đông sang hết phía Tây của Cộng Hòa Séc. Trên đường đi lại có dịp chiêm ngắm những cảnh vật hai bên đường. Với 12 triệu dân, mật độ dân số khá thưa thớt. Những cánh đồng rộng mênh mông đang phơi bày những bông lúa mì trĩu nặng đầy sức sống dưới ánh nắng vàng hứa hẹn một mùa gặt bội thu. Xa xa, đàn bò sữa đang nhởn nhơ đánh chén trên đồng cỏ xanh rờn. Một bức tranh làng quê thanh bình thoáng hiện hai bên đường đi. Mặt đường xa lộ khá tốt, nên tốc độ di chuyển đạt mức tối đa. Dù là một đất nước trẻ, nhưng Cộng Hòa Séc đã và đang bắt kịp với đà tiến của khối Châu Âu. Cứ nhìn dáng vẻ bề ngoài cũng đủ khẳng định rằng quốc gia này đã có những tiến bộ đáng kể.
Trong xe, chúng tôi dành nhiều thời gian để lần chuỗi và hát thánh ca. Nhiều ý cầu nguyện được nêu ra để mọi người cùng hiệp ý, đặc biệt là cầu nguyện cho các linh mục trên khắp hoàn cầu nói chung và các linh mục Việt Nam nói riêng. Sau những chàng chuỗi Mân Côi, đều có đọc kinh cầu cho các linh mục. Thời gian còn lại, mọi người được nghe một số bài chia sẻ về cuộc đời Cố Giáo Hoàng, về những thông điệp dưới triều đại của ngài, về những chuyến tông du, đặc biệt là những kỳ đại hội giới trẻ thế giới.
Sau một buổi chiều di chuyển, chúng tôi đã vượt qua cửa khẩu của Séc và Ba Lan. Từ khi hai quốc gia này gia nhập cộng đồng Châu Âu, thì cánh cửa biên giới đã được rộng mở để mọi người dân trong khối tự do đi lại mà không hề phải dừng lại đây để làm bất cứ thủ tục nào hết. Có điểm khác biệt giữa hai quốc gia này đó là việc di chuyển trên đường của Ba Lan tương đối khó đi vì mặt đường không mấy bằng phẳng. Thêm vào đó, nhiều rada được lắp đặt để bảo đảm an toàn giao thông. Chính vì thế tốc độ bị giới hạn rất nhiều.
Ngược thời gian trở về lịch sử trong bối cảnh đệ nhị Thế chiến, chúng tôi tìm đến địa danh mà nhiều người biết đến đó là trại tập trung Auschwitz. Hàng triệu người Do Thái trên khắp đất nước Balan và trong Châu Âu đã bị Đức Quốc Xã đưa về đây để bị hành quyết. Trại tập trung nằm tại một vùng hẻo lánh. Một quần thể khoảng hơn bốn mươi dãy nhà xây bằng gạch đỏ nằm bất động dưới những lùm cây im lìm và được cách ly với thế giới bên ngoài bằng những tường thép gai cao. Cho dù sử sách đã ghi lại biến cố tang thương này, tuy nhiên sẽ chẳng có lời lẽ nào có thể lột tả hết tội ác chống nhân loại của Đức Quốc Xã cũng như chẳng có ngòi bút nào mô tả cho thấu những cực hình mà những tù nhân Do Thái đã phải chịu đựng.
Chúng tôi lặng lẽ bước đi trên con đường chính dài thăm thẳm của trại giam trong một buổi chiều tà. Hai bên đường, các nóc nhà giam mọc san sát với những cửa sổ cũ kỹ cùng với không gian trầm lặng. Chúng tôi hình dung ra bên trong phía khung cửa kia của những dãy nhà này trước đây biết bao số phận của những con người vô tội đã bị đầy đọa và hành hình cho đến chết. Cũng vẫn trên con đường chính này dẫn đến khu thiêu người và phòng hơi ngạt. Khu thiêu người được thiết kế theo hình tròn, bên trong có hai lò thiêu. Trước mỗi cửa lò thiêu là chiếc xe goòng bằng sắt dùng để đưa các tù nhân vào lò thiêu. Ai nấy đều xót xa cho cho các nạn nhân trước đây. Thật vậy họ đã bị chính đồng loại đối xử tàn nhẫn. Những số phận ấy bị đối xử chẳng khác gì như những con vật, thậm chí cũng chẳng bằng loài vật là đàng khác.
Khi bước ra khỏi nơi đây cũng là lúc ngày đã tàn và bóng đêm chuẩn bị bao phủ. Những hàng cây đứng lặng lẽ chịu tang và như đang tiếp tục trầm ngâm suy nghĩ về một trang sử bi thương của nhân loại. Khẽ rùng mình, tôi liên tưởng đến bóng tối của tà thần đã một thời hoành hành nơi đây và nhấn chìm nhân loại trong đại dương của sự chết chóc. Hơn bao giờ hết nền hòa bình, quyền được sống và phẩm giá con người cần được tôn trọng và đề cao vào mọi nơi và mọi thời. Để có được như vậy, trước hết mỗi người phải là sứ giả loan truyền thông điệp này.
BA LAN - Vào tuần cuối cùng của tháng bảy vừa qua, chúng tôi rất may mắn thực hiện được một chuyến hành hương đến với đất nước Balan. Nói đến đất nước và dân tộc này, người ta nhắc ngay đến một trang sử bi thương của những người Do Thái tại Ba lan nói riêng và dân bản xứ nói chung trong bối cảnh của Đệ nhị Thế chiến. Đặc biệt, với người công giáo và những người dựng xây nền hòa bình nhân loại, không thể không nhắc đến một mẫu gương sáng ngời, đó là Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã sống và chết trong việc dấn thân rao giảng Tin Mừng sự sống và cổ võ cho nền công lý, hòa bình cũng như quyền làm người.
Chính vì vậy, thật có ý nghĩa trong Năm Thánh Hóa linh mục được hành hương tìm theo những bước chân của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để đến những địa danh mà chính Ngài đã sinh ra, lớn lên và đã từng phục vụ Giáo hội Ba lan và các anh em đồng loại. Về thành phần tham dự, tuy đoàn hành hương không nhiều người, nhưng hội đủ đại diện của các thành phần Dân Chúa: linh mục, tu sĩ, gia trưởng, hiền mẫu và thiếu niên.
Sau ngày đầu tiên của chuyến hành hương, chúng tôi vượt qua quãng đường hơn 700 km bằng ôtô. Điểm dừng chân đầu tiên là Praha, Thủ Đô của Cộng Hòa Séc. Đây là một quốc gia không lớn và chỉ có khoảng hơn 10 triệu dân, trong đó có chừng một triệu hai trăm ngàn dân sống tại Thủ Đô. Quốc gia non trẻ này được thành lập vào năm 1993. Khi làm một phép so sánh nho nhỏ, mọi người không tránh khỏi sửng sốt khi nói về cộng đồng người Việt tại đây. Có khoảng 60 ngàn kiều bào đang sinh sống tại Cộng hòa Sec. Cho dù là một cộng đồng trẻ, nhưng tính về tuổi tác của cộng đồng Công giáo Việt Nam tại đây không hề thua kém độ tuổi của nước Cộng Hòa Séc. Trung tuần tháng tám vừa rồi, cộng đồng đã mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10.
Đây là cộng đồng trẻ trung và đầy sức sống. Hầu hết các thành viên sinh sống tại đây chỉ khoảng trên dưới mười năm đổ lại. Thật khó có thể tìm được một vị cao niên trong cộng đồng. Đa phần là người có gốc từ xứ Bắc trở vào cho đến Hà Tĩnh. Hiện nay đang có sự hiện diện của ba linh mục Việt Nam để làm mục vụ cho các anh chị em Công Giáo. Cho đến bây giờ, các ngài đã gầy dựng được trên dưới mười cộng đoàn trên toàn quốc. Hàng năm, đại hội được tổ chức trong vòng vài ngày vào Mùa Giáng Sinh. Dịp đại hội năm ngoái đã quy tụ được khoảng 300 giáo dân tham dự.
Praha được mệnh danh là con tim của Châu Âu. Những đền đài nguy nga cổ kính và những ngôi nhà thờ đầy sự linh thiêng đã làm cho thủ đô này được ghi vào danh sách của các thành phố tên tuổi xứng tầm trên thế giới. Quả thật, với vẻ đẹp kiêu sa đầy tính độc đáo, Praha có thể làm hài lòng những vị khách khó tính nhất đến từ khắp nơi trên thế giới. Tại quảng trường trung tâm Thủ Đô, trước mỗi giờ, du khách đổ về rất đông để vừa nghe tiếng chuông đồng hồ điểm và vừa để chiêm ngắm các vị thánh Tông Đồ lần lượt xuất hiện trên tháp đồng hồ.
Cách Quảng trường trung tâm Thủ Đô không xa, vượt ra khỏi cổng thành theo hướng dòng sông, có một cây cầu mang tên vị vua Charlemagne. Hai bên thành cầu được bày bố rất nhiều tượng các thánh. Đặc biệt, chiếc cầu này gắn liền với một vị linh mục từng là cha giải tội của một hoàng hậu. Vì nghi ngờ hoàng hậu ngoại tình, vị vua đã tra hỏi linh mục giải tội. Vị linh mục hết mực giữ bí mật nơi tòa giải tội và thế là bị quẳng xuống sông cho chết. Ngày nay các bạn trẻ đến đây để xin ngài chuyển cầu và chúc lành cho mối duyên tình của mình. Cầu này cũng được người dân Việt mình gọi là Cầu Tình.
Trong hai ngày tại đây, chúng tôi được cộng đoàn đón tiếp hết sức chu đáo. Đặc biệt có được thời gian cùng nhau cử hành Bí Tích Thánh Thể để xin Thiên Chúa chúc lành và nâng đỡ mỗi thành viên trong cộng đoàn. Trong bữa cơm thân mật, chúng tôi đã có dịp giao lưu. Những bài hát sinh hoạt, những điệu hò quen thuộc và những bài thánh ca đã tạo nên một bầu khí thật chân tình. Chúng tôi cũng lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của cộng đoàn. Trong đó ước ao lớn nhất là làm thế nào để một ngày gần đây sẽ có sự trao đổi giữa Giáo Hội Séc và Giáo Hội Việt Nam để đưa ra một chương trình mục vụ về lâu về dài cho cộng đoàn.
Rời Praha, chúng tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã ban cho cơ hội được gặp gỡ những người anh em của mình, được hun đúc chất đạo mang đậm bản sắc của Nước Việt thân thương. Tiếp tục một chặng hành trình mới Praha-Krakow, mỗi người trong đoàn mang theo những tâm tình, những ưu tư cháy bỏng của cộng đồng và ấp ủ chúng trong lời kinh tiếng hát cũng như lời cầu nguyện và cúi xin Thiên Chúa đoái thương nhận lời.
Lật lại trang sử bi thương
Sau những ngày dừng chân tại thủ đô Praha, chúng tôi tiếp tục chặng đường tiếp theo của chuyến hành hương để tiến về Krakow (Ba Lan) với chiều dài khoảng 600 km. Chúng tôi di chuyển trên xa lộ từ phía Đông sang hết phía Tây của Cộng Hòa Séc. Trên đường đi lại có dịp chiêm ngắm những cảnh vật hai bên đường. Với 12 triệu dân, mật độ dân số khá thưa thớt. Những cánh đồng rộng mênh mông đang phơi bày những bông lúa mì trĩu nặng đầy sức sống dưới ánh nắng vàng hứa hẹn một mùa gặt bội thu. Xa xa, đàn bò sữa đang nhởn nhơ đánh chén trên đồng cỏ xanh rờn. Một bức tranh làng quê thanh bình thoáng hiện hai bên đường đi. Mặt đường xa lộ khá tốt, nên tốc độ di chuyển đạt mức tối đa. Dù là một đất nước trẻ, nhưng Cộng Hòa Séc đã và đang bắt kịp với đà tiến của khối Châu Âu. Cứ nhìn dáng vẻ bề ngoài cũng đủ khẳng định rằng quốc gia này đã có những tiến bộ đáng kể.
Trong xe, chúng tôi dành nhiều thời gian để lần chuỗi và hát thánh ca. Nhiều ý cầu nguyện được nêu ra để mọi người cùng hiệp ý, đặc biệt là cầu nguyện cho các linh mục trên khắp hoàn cầu nói chung và các linh mục Việt Nam nói riêng. Sau những chàng chuỗi Mân Côi, đều có đọc kinh cầu cho các linh mục. Thời gian còn lại, mọi người được nghe một số bài chia sẻ về cuộc đời Cố Giáo Hoàng, về những thông điệp dưới triều đại của ngài, về những chuyến tông du, đặc biệt là những kỳ đại hội giới trẻ thế giới.
Sau một buổi chiều di chuyển, chúng tôi đã vượt qua cửa khẩu của Séc và Ba Lan. Từ khi hai quốc gia này gia nhập cộng đồng Châu Âu, thì cánh cửa biên giới đã được rộng mở để mọi người dân trong khối tự do đi lại mà không hề phải dừng lại đây để làm bất cứ thủ tục nào hết. Có điểm khác biệt giữa hai quốc gia này đó là việc di chuyển trên đường của Ba Lan tương đối khó đi vì mặt đường không mấy bằng phẳng. Thêm vào đó, nhiều rada được lắp đặt để bảo đảm an toàn giao thông. Chính vì thế tốc độ bị giới hạn rất nhiều.
Ngược thời gian trở về lịch sử trong bối cảnh đệ nhị Thế chiến, chúng tôi tìm đến địa danh mà nhiều người biết đến đó là trại tập trung Auschwitz. Hàng triệu người Do Thái trên khắp đất nước Balan và trong Châu Âu đã bị Đức Quốc Xã đưa về đây để bị hành quyết. Trại tập trung nằm tại một vùng hẻo lánh. Một quần thể khoảng hơn bốn mươi dãy nhà xây bằng gạch đỏ nằm bất động dưới những lùm cây im lìm và được cách ly với thế giới bên ngoài bằng những tường thép gai cao. Cho dù sử sách đã ghi lại biến cố tang thương này, tuy nhiên sẽ chẳng có lời lẽ nào có thể lột tả hết tội ác chống nhân loại của Đức Quốc Xã cũng như chẳng có ngòi bút nào mô tả cho thấu những cực hình mà những tù nhân Do Thái đã phải chịu đựng.
Chúng tôi lặng lẽ bước đi trên con đường chính dài thăm thẳm của trại giam trong một buổi chiều tà. Hai bên đường, các nóc nhà giam mọc san sát với những cửa sổ cũ kỹ cùng với không gian trầm lặng. Chúng tôi hình dung ra bên trong phía khung cửa kia của những dãy nhà này trước đây biết bao số phận của những con người vô tội đã bị đầy đọa và hành hình cho đến chết. Cũng vẫn trên con đường chính này dẫn đến khu thiêu người và phòng hơi ngạt. Khu thiêu người được thiết kế theo hình tròn, bên trong có hai lò thiêu. Trước mỗi cửa lò thiêu là chiếc xe goòng bằng sắt dùng để đưa các tù nhân vào lò thiêu. Ai nấy đều xót xa cho cho các nạn nhân trước đây. Thật vậy họ đã bị chính đồng loại đối xử tàn nhẫn. Những số phận ấy bị đối xử chẳng khác gì như những con vật, thậm chí cũng chẳng bằng loài vật là đàng khác.
Khi bước ra khỏi nơi đây cũng là lúc ngày đã tàn và bóng đêm chuẩn bị bao phủ. Những hàng cây đứng lặng lẽ chịu tang và như đang tiếp tục trầm ngâm suy nghĩ về một trang sử bi thương của nhân loại. Khẽ rùng mình, tôi liên tưởng đến bóng tối của tà thần đã một thời hoành hành nơi đây và nhấn chìm nhân loại trong đại dương của sự chết chóc. Hơn bao giờ hết nền hòa bình, quyền được sống và phẩm giá con người cần được tôn trọng và đề cao vào mọi nơi và mọi thời. Để có được như vậy, trước hết mỗi người phải là sứ giả loan truyền thông điệp này.
Thánh lễ ban phép Thêm Sức tại giáo xứ Bình Đông hạt Bình An Saigòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
18:52 19/08/2009
SAIGÒN - Thứ Tư ngày 19.08.2009 lúc 17h00, các đoàn thể và các em Thiếu Nhi cùng với các anh chị tân tòng được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, tập trung truớc cổng Thánh Đường Giáo Xứ Bình Đông hạt Bình An đón tiếp Đức Cha Phêrô, Quý Cha, Quý Soeurs và toàn thể quý phụ huynh.
Xem hình ảnh
Trước Thánh Lễ chị Giáo Lý Viên dẫn nhập đọc bài dẫn Lễ:
Thánh Phaolô, người của Thiên Chúa, sau những năm tháng dấn thân loan báo Tin Mừng, ngườiđã chứng kiến và cảm nghiệm sâu xa họat động của Thiên Chúa trong Hội Thánh và trong tâm hồn các tín hữu đã thốt lên rằng: “Thiên Chúa đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần, mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5)
Hôm nay, trong cũng cùng một niềm xác tín đó, Hội Thánh lại tiếp tục trao ban Chúa Thánh Thần qua việc đặt tay và xức dầu của vị Đại diện các Tông đồ của Chúa Giêsu.
Xin cộng đoàn cùng hiệp ý với 71 em thiếu nhi và 43 anh chị tân tòng hôm nay lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, để tất cả chúng ta cùng một tâm tình, cùng chung một lời nguyện xin: “Lạy Chúa Thánh Thần xin Ngài ngự đến”. Ước gì Ngài đến đổi mới, thánh hóa và biến tất cả chúng ta trở nên những chứng nhân tình yêu của Chúa Kitô.
Bài chia sẻ của Đức Cha Phêrô hôm nay đã nhấn mạnh: Chúa Thánh Thần ngự xuống trên chúng ta để chúng ta được sai đi loan báo Tin Mừng bằng cách sống đời sống Kitô hữu hằng ngày của chúng ta.
Nghi thức trao ban Bí Tích Thêm Sức.
Nối dài lễ Hiện xuống năm xưa, giờ phút này lễ Hiện xuống mới được tái diễn trong Cộng đoàn Giáo xứ chúng ta, bởi cũng chính Chúa Thánh Thần – Đấng đã được trao ban cho các Tông đồ xưa kia, cũng sẽ được tặng ban trên Giáo xứ chúng ta và cách đặc biệt trên các em thiếu nhi và những anh chị hôm nay nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức.
Nghi thức ban Bí Tích Thêm Sức gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Tuyên xưng đức tin
Phần thứ hai: Đức Cha Phêrô đặt tay và cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần cho những anh chị em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức.
Phần thứ ba: Xức dầu thánh và trao ban bình an cho những anh chị em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức.
Cùng với lễ vật là bánh rượu Chúa ban, chúng con xin dâng lên Chúa cả cuộc đời chúng con, nhất là cuộc đời của 114 anh chị em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay. Xin cho chúng con được đầy tràn tình yêu và sức mạnh của Chúa Thánh Thần để chúng con mãi là con yêu dấu của Chúa Cha, là môn đệ đích thực của Chúa Kitô và là khí cụ bình an của Chúa Thánh Thần.
Sau Thánh Lễ Ông Vincente Trần Quang Khải thay mặt Hội Đồng Mục Vụ và cộng đoàn Giáo Xứ Bình Đông xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến Đức Cha Phêrô đã dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa cầu nguyện cho Cha xứ, quý Cha, quý Soeurs, cộng đoàn Giáo Xứ Bình Đông và đặc biệt Đức Cha đã ban Bí Tích Thêm Sức cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể và các anh chị em Tân Tòng trong Giáo Xứ Bình Đông. Đây là một hồng ân đặc biệt Thiên Chúa đã ban cho Giáo Xứ Bình Đông chúng con.
Chúng con xin bày tỏ lòng cám ơn đến Cha Xứ Giuse Nguyễn Quốc Thắng, Ngài đã dày công dạy dỗ và đào tạo các em Thiếu Nhi Thánh Thể và các anh chị em tân tòng. Chúng con xin cám ơn quý Soeurs, anh chị em Giáo Lý Viên. Quý vị đã tận tụy hy sinh trong việc giảng dạy giáo lý, cộng tác chặt chẽ với Cha Xứ trong việc đào tạo các em Thánh Nhi Thánh Thể và rao giảng Tin Mừng của Chúa đến với anh chị em tân tòng.
Chúng con kính chúc Đức Cha, Quý Cha, Quý Soeurs luôn luôn tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần để dẫn dắt đoàn chiên mà Chúa trao phó.
Xem hình ảnh
Trước Thánh Lễ chị Giáo Lý Viên dẫn nhập đọc bài dẫn Lễ:
Thánh Phaolô, người của Thiên Chúa, sau những năm tháng dấn thân loan báo Tin Mừng, ngườiđã chứng kiến và cảm nghiệm sâu xa họat động của Thiên Chúa trong Hội Thánh và trong tâm hồn các tín hữu đã thốt lên rằng: “Thiên Chúa đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần, mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5)
Hôm nay, trong cũng cùng một niềm xác tín đó, Hội Thánh lại tiếp tục trao ban Chúa Thánh Thần qua việc đặt tay và xức dầu của vị Đại diện các Tông đồ của Chúa Giêsu.
Xin cộng đoàn cùng hiệp ý với 71 em thiếu nhi và 43 anh chị tân tòng hôm nay lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, để tất cả chúng ta cùng một tâm tình, cùng chung một lời nguyện xin: “Lạy Chúa Thánh Thần xin Ngài ngự đến”. Ước gì Ngài đến đổi mới, thánh hóa và biến tất cả chúng ta trở nên những chứng nhân tình yêu của Chúa Kitô.
Bài chia sẻ của Đức Cha Phêrô hôm nay đã nhấn mạnh: Chúa Thánh Thần ngự xuống trên chúng ta để chúng ta được sai đi loan báo Tin Mừng bằng cách sống đời sống Kitô hữu hằng ngày của chúng ta.
Nghi thức trao ban Bí Tích Thêm Sức.
Nối dài lễ Hiện xuống năm xưa, giờ phút này lễ Hiện xuống mới được tái diễn trong Cộng đoàn Giáo xứ chúng ta, bởi cũng chính Chúa Thánh Thần – Đấng đã được trao ban cho các Tông đồ xưa kia, cũng sẽ được tặng ban trên Giáo xứ chúng ta và cách đặc biệt trên các em thiếu nhi và những anh chị hôm nay nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức.
Nghi thức ban Bí Tích Thêm Sức gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Tuyên xưng đức tin
Phần thứ hai: Đức Cha Phêrô đặt tay và cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần cho những anh chị em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức.
Phần thứ ba: Xức dầu thánh và trao ban bình an cho những anh chị em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức.
Cùng với lễ vật là bánh rượu Chúa ban, chúng con xin dâng lên Chúa cả cuộc đời chúng con, nhất là cuộc đời của 114 anh chị em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay. Xin cho chúng con được đầy tràn tình yêu và sức mạnh của Chúa Thánh Thần để chúng con mãi là con yêu dấu của Chúa Cha, là môn đệ đích thực của Chúa Kitô và là khí cụ bình an của Chúa Thánh Thần.
Sau Thánh Lễ Ông Vincente Trần Quang Khải thay mặt Hội Đồng Mục Vụ và cộng đoàn Giáo Xứ Bình Đông xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến Đức Cha Phêrô đã dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa cầu nguyện cho Cha xứ, quý Cha, quý Soeurs, cộng đoàn Giáo Xứ Bình Đông và đặc biệt Đức Cha đã ban Bí Tích Thêm Sức cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể và các anh chị em Tân Tòng trong Giáo Xứ Bình Đông. Đây là một hồng ân đặc biệt Thiên Chúa đã ban cho Giáo Xứ Bình Đông chúng con.
Chúng con xin bày tỏ lòng cám ơn đến Cha Xứ Giuse Nguyễn Quốc Thắng, Ngài đã dày công dạy dỗ và đào tạo các em Thiếu Nhi Thánh Thể và các anh chị em tân tòng. Chúng con xin cám ơn quý Soeurs, anh chị em Giáo Lý Viên. Quý vị đã tận tụy hy sinh trong việc giảng dạy giáo lý, cộng tác chặt chẽ với Cha Xứ trong việc đào tạo các em Thánh Nhi Thánh Thể và rao giảng Tin Mừng của Chúa đến với anh chị em tân tòng.
Chúng con kính chúc Đức Cha, Quý Cha, Quý Soeurs luôn luôn tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần để dẫn dắt đoàn chiên mà Chúa trao phó.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư Chung của Đức Giám mục Giáo phận Vinh
+ GM Phaolô Cao Đình Thuyên
04:53 19/08/2009
Kính gửi : Quý cha, quý tu sỹ, chủng sinh và anh chị em giáo dân toàn giáo phận,
Thưa quý cha và anh chị em thân mến,
Sau 50 ngày xa giáo phận đi viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, triều yết Đức Thánh Cha, viếng thăm các Thánh Bộ, cám ơn các Hội, các ân nhân đã giúp đỡ giáo phận cũng như thăm hỏi con cái Vinh ở hải ngoại, tôi đã trở về giáo phận bình an.
Khi nâng lòng lên cảm tạ Chúa, tôi cũng xin cám ơn quý cha và anh chị em đã cầu nguyện cho tôi rất nhiều, nhờ đó tôi có thể chu toàn việc bổn phận của mình.
Vui mừng hơn nữa, khi trở về, tôi thấy quý cha cùng tất cả anh chị em hiệp thông với nhau cách sâu xa, nhất là từ khi vụ việc Tam Tòa xảy ra, mọi thành phần dân Chúa đã một lòng một ý xin Chúa ban cho giáo phận nói chung và Tam Tòa nói riêng mau vượt qua thử thách đau thương.
Dấu chỉ hiệp thông được thể hiện rõ nét nhất qua Thánh lễ mừng Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời - Quan thầy giáo phận. Quả thật, chưa bao giờ giáo phận có một thánh lễ đông đúc như vậy. Chúng tôi vô cùng cảm động được biết có nhiều anh chị em giáo dân, sau khi vượt hàng trăm kilômét, đã phải tham dự Thánh lễ Quan thầy cách xa bàn thờ cả cây số, vì hôm ấy quảng trường và các con đường dẫn vào trung tâm giáo phận chật kín người, không thể nào di chuyển được. Cảm động hơn khi thấy mọi người đã hiệp thông cao độ để chia sẻ những đau khổ của anh chị em giáo dân tại Tam Tòa.
Đáng mừng nữa là mặc dù có rất đông người và nhiều phương tiện giao thông quá tải so với quảng trường giáo phận và các con đường dẫn vào Tòa giám mục, nhưng không xảy ra một điều gì đáng tiếc.
Điều làm cho nhiều người phải thán phục hơn cả là anh chị em đã thể hiện vẻ đẹp của dân Chúa: một dân hiệp nhất, một dân yêu chuộng hoà bình, yêu chuộng công lý và sự thật.
Chúng tôi biết có nhiều người rất bức xúc khi thấy anh chị em của mình tại Tam Tòa đã bị đánh đập đau thương, bị bắt giam bất công, bị chiếm đoạt tài sản cách trái phép, và nhất là các linh mục bị đánh đập trọng thương. Tuy nhiên trong tinh thần của người Công giáo, anh chị em đã biết nén lòng chịu đựng với niềm tin tưởng lời cầu nguyện của mình sẽ được Chúa chấp nhận. Chính nhờ những hy sinh quý báu đó mà chúng ta hy vọng công lý mau được lập lại, hoà bình sớm được triển nở trên quê hương.
Kính thưa quý cha cùng tất cả anh chị em,
Giáo phận chúng ta đã trải qua 163 năm lịch sử với bao thăng trầm, gian truân, thử thách. Nhìn lại quãng thời gian đó, mỗi chúng ta phải dâng thêm lời cảm tạ tri ân Chúa và Mẹ Maria – Mẹ giáo phận Vinh, đã luôn giữ gìn con cái giữa sóng gió biển đời.
Trong tinh thần của Năm Linh Mục và hướng tới Năm Thánh 2010 của Giáo Hội tại Việt Nam, chúng ta cầu xin Chúa ban cho Giáo Hội có nhiều linh mục thánh thiện, nhiệt thành. Xin Chúa ban cho chúng ta luôn biết góp phần xây dựng thế giới, quê hương ngày một an bình thịnh vượng.
Sau hết trong cùng một Mẹ giáo phận, chúng ta hiệp thông, cầu nguyện, thể hiện tình liên đới nhiều hơn nữa, giúp anh chị em tại Tam Tòa được thật sự hưởng tự do tôn giáo và mau ổn định cuộc sống.
Báo Anh Quốc nhận định: Ðảng CSVN sẽ không từ bỏ quyền lực
TH, Người Việt
05:01 19/08/2009
Báo Anh Quốc nhận định: Ðảng CSVN sẽ không từ bỏ quyền lực
Monday, August 17, 2009
LONDON (TH) - Ðảng CSVN vẫn sẽ còn nắm chặt được quyền lực chính trị trong kế hoạch định hướng chính trị giai đoạn 2009-2013.
Hình bên: Nhân công làm những công đoạn chót hoàn tất lắp ráp xe Vespa tại khu công nghệ Bình Xuyên ở tỉnh Vĩnh Phúc, dự trù 100,000 chiếc mỗi năm. Xe Vespa nổi tiếng trước sau thập niên 1970 ở miền Nam VN nay sản xuất ngay ở Việt Nam có 23 triệu chiếc xe gắn máy nên lúc nào đường sá các đô thị lớn cũng kẹt xe và ô nhiễm không khí. (Hình: AFP/Getty Images)
Bản tin phân tích thời sự Việt Nam của tổ chức khảo cứu thuộc báo The Economist bên Anh Quốc (Economist Intelligence Unit) dự đoán như vậy giúp giới đầu tư quốc tế nắm tình hình ở quốc gia này hầu biết đường tiến thoái thích hợp.
Tuy nhiên, bản tin Economist Intelligence Unit (www.eiu.com) cho rằng dù duy trì được quyền lực nhưng “ổn định chính trị không có gì bảo đảm.”
Tổ chức trên nói, “Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải đối diện với sự thử thách nghiêm trọng đối với khả năng điều hành nền kinh kế trong những năm đầu của giai đoạn tiên đoán. Nói khác, giai đoạn đầu là các năm 2009 đang gần hết kéo sang năm 2010.
Hiển nhiên bản phân tích và dự báo của EUI phải căn cứ vào sự biểu dương sức mạnh và đoàn kết cao độ của 6 triệu người Công Giáo qua một số vụ việc tiêu biểu từ năm ngoái cho tới nay làm một trong những bằng chứng nổi bật.
Chế độ Hà Nội đã phải vận dụng tới những trò “hạ cấp” để đối phó với nhân dân như “quần chúng tự phát” hay “xã hội đen” bên cạnh các viên chức công an ăn lương “biên chế”, bộc lộ những nguy cơ mà chế độ phải nhận hậu quả sau này.
Nó cho thấy dấu hiệu của những đợt sóng ngầm chính trị đang chực chờ xuất hiện nay đang được một guồng máy công an hơn 100,000 người nỗ lực ngày đêm trấn áp. Nếu cần sẵn sàng cho “đổ máu”.
Không phải chỉ có những áp bức tôn giáo hoặc quần chúng nông dân bị tước đoạt nhà cửa ruộng vườn là phản ứng, hàng trăm ngàn công nhân thất nghiệp đang đói rách cũng là những quả bom sống chờ nổ, theo sự ám chỉ của EIU, khi mà tình hình công việc làm ngày một tồi tệ hơn.
Theo sự phân tích của EIU, đảng CSVN sẽ phải cố tiếp tục chứng tỏ để trình diễn cho thấy họ là lực lượng duy nhất bảo vệ lợi ích quốc gia nếu các chính sách họ đưa ra đối phó với suy thoái kinh tế nội bộ có vẻ không đạt được. Hơn nữa, uy tín đạo đức của đảng sẽ bị lật nhào nếu có sự tiết lộ thêm về tham nhũng hoặc về các đảng viên trở nên giầu có nhờ bao che móc ngoặc lẫn nhau.
EUI cho là nhờ vị thế thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) mà hoạt động kinh doanh của Việt Nam cải thiện hơn. Dù các chương trình cải cách kinh tế cần được tiến hành nhanh vào lúc kinh tế suy thoái để kích thích kinh doanh, thì họ lại tiến hành một cách thận trọng chậm chạp.
EUI cho rằng nền kinh tế tài chính của Việt Nam tồi tệ hơn không những trong năm 2009 mà còn kéo sang cả năm tới. Cao nhất, Việt Nam cũng chỉ tăng trưởng thật sự 4.2% trong năm nay.
Việt Nam đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng 6.5% cho năm nay hồi đầu năm, nhưng thụt lùi dần dần xuống 5.5% vì các dấu hiệu xuất cảng, xương sống của tăng trưởng, cứ giảm dần.
Việt Nam cũng kích thích tăng trưởng kinh tế với kế hoạch gia tăng chi tiêu các chương trình xã hội và “kích cầu” tiêu thụ và sản xuất.
Mức tăng trưởng thật của Việt Nam được dự đoán là rất chậm trong giai đoạn đầu của giai đoạn EIU tiên đoán 2009-2013 vì suy thoái toàn cầu đã làm giảm hẳn lượng hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam. Tuy đầu tư ngoại quốc cũng giảm phần lớn trong giai đoạn 2009-2010 nhưng viễn ảnh lâu dài lại rất khả quan.
Lạm phát gia tăng phi mã trong năm 2008 nhưng sẽ giảm nhiều trong giai đoạn 2009-2013, nhờ đó, giá thực phẩm và nhiên liệu cũng bớt áp lực lên cao hơn.
Trị giá hàng hóa xuất cảng giảm xuống trong năm 2009 do hậu quả của nhu cầu từ các nước nhập cảng giảm và từ giá nông phẩm trong khi hàng hóa mà Việt Nam nhập cảng cũng giảm theo.
EIU dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay chỉ khoảng 4.2% và sang năm tới đạt 4.8%. Lạm phát năm ngoái tới 23.1% nhưng năm nay chỉ khoảng 6.8% và cũng như vậy trong năm tới. Ðồng tiền ở Việt Nam vẫn từ từ được phá giá nên năm nay khoảng 18,478 đồng ăn một đô la, năm tới tụt xuống tới 19,151 đồng ăn 1 đô la và ba năm nữa thì sẽ xuống tới 20,320 đồng ăn 1 đô la.(NT)
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=99843&z=157)
Monday, August 17, 2009
LONDON (TH) - Ðảng CSVN vẫn sẽ còn nắm chặt được quyền lực chính trị trong kế hoạch định hướng chính trị giai đoạn 2009-2013.
Hình bên: Nhân công làm những công đoạn chót hoàn tất lắp ráp xe Vespa tại khu công nghệ Bình Xuyên ở tỉnh Vĩnh Phúc, dự trù 100,000 chiếc mỗi năm. Xe Vespa nổi tiếng trước sau thập niên 1970 ở miền Nam VN nay sản xuất ngay ở Việt Nam có 23 triệu chiếc xe gắn máy nên lúc nào đường sá các đô thị lớn cũng kẹt xe và ô nhiễm không khí. (Hình: AFP/Getty Images)
Bản tin phân tích thời sự Việt Nam của tổ chức khảo cứu thuộc báo The Economist bên Anh Quốc (Economist Intelligence Unit) dự đoán như vậy giúp giới đầu tư quốc tế nắm tình hình ở quốc gia này hầu biết đường tiến thoái thích hợp.
Tuy nhiên, bản tin Economist Intelligence Unit (www.eiu.com) cho rằng dù duy trì được quyền lực nhưng “ổn định chính trị không có gì bảo đảm.”
Tổ chức trên nói, “Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải đối diện với sự thử thách nghiêm trọng đối với khả năng điều hành nền kinh kế trong những năm đầu của giai đoạn tiên đoán. Nói khác, giai đoạn đầu là các năm 2009 đang gần hết kéo sang năm 2010.
Hiển nhiên bản phân tích và dự báo của EUI phải căn cứ vào sự biểu dương sức mạnh và đoàn kết cao độ của 6 triệu người Công Giáo qua một số vụ việc tiêu biểu từ năm ngoái cho tới nay làm một trong những bằng chứng nổi bật.
Chế độ Hà Nội đã phải vận dụng tới những trò “hạ cấp” để đối phó với nhân dân như “quần chúng tự phát” hay “xã hội đen” bên cạnh các viên chức công an ăn lương “biên chế”, bộc lộ những nguy cơ mà chế độ phải nhận hậu quả sau này.
Nó cho thấy dấu hiệu của những đợt sóng ngầm chính trị đang chực chờ xuất hiện nay đang được một guồng máy công an hơn 100,000 người nỗ lực ngày đêm trấn áp. Nếu cần sẵn sàng cho “đổ máu”.
Không phải chỉ có những áp bức tôn giáo hoặc quần chúng nông dân bị tước đoạt nhà cửa ruộng vườn là phản ứng, hàng trăm ngàn công nhân thất nghiệp đang đói rách cũng là những quả bom sống chờ nổ, theo sự ám chỉ của EIU, khi mà tình hình công việc làm ngày một tồi tệ hơn.
Theo sự phân tích của EIU, đảng CSVN sẽ phải cố tiếp tục chứng tỏ để trình diễn cho thấy họ là lực lượng duy nhất bảo vệ lợi ích quốc gia nếu các chính sách họ đưa ra đối phó với suy thoái kinh tế nội bộ có vẻ không đạt được. Hơn nữa, uy tín đạo đức của đảng sẽ bị lật nhào nếu có sự tiết lộ thêm về tham nhũng hoặc về các đảng viên trở nên giầu có nhờ bao che móc ngoặc lẫn nhau.
EUI cho là nhờ vị thế thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) mà hoạt động kinh doanh của Việt Nam cải thiện hơn. Dù các chương trình cải cách kinh tế cần được tiến hành nhanh vào lúc kinh tế suy thoái để kích thích kinh doanh, thì họ lại tiến hành một cách thận trọng chậm chạp.
EUI cho rằng nền kinh tế tài chính của Việt Nam tồi tệ hơn không những trong năm 2009 mà còn kéo sang cả năm tới. Cao nhất, Việt Nam cũng chỉ tăng trưởng thật sự 4.2% trong năm nay.
Việt Nam đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng 6.5% cho năm nay hồi đầu năm, nhưng thụt lùi dần dần xuống 5.5% vì các dấu hiệu xuất cảng, xương sống của tăng trưởng, cứ giảm dần.
Việt Nam cũng kích thích tăng trưởng kinh tế với kế hoạch gia tăng chi tiêu các chương trình xã hội và “kích cầu” tiêu thụ và sản xuất.
Mức tăng trưởng thật của Việt Nam được dự đoán là rất chậm trong giai đoạn đầu của giai đoạn EIU tiên đoán 2009-2013 vì suy thoái toàn cầu đã làm giảm hẳn lượng hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam. Tuy đầu tư ngoại quốc cũng giảm phần lớn trong giai đoạn 2009-2010 nhưng viễn ảnh lâu dài lại rất khả quan.
Lạm phát gia tăng phi mã trong năm 2008 nhưng sẽ giảm nhiều trong giai đoạn 2009-2013, nhờ đó, giá thực phẩm và nhiên liệu cũng bớt áp lực lên cao hơn.
Trị giá hàng hóa xuất cảng giảm xuống trong năm 2009 do hậu quả của nhu cầu từ các nước nhập cảng giảm và từ giá nông phẩm trong khi hàng hóa mà Việt Nam nhập cảng cũng giảm theo.
EIU dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay chỉ khoảng 4.2% và sang năm tới đạt 4.8%. Lạm phát năm ngoái tới 23.1% nhưng năm nay chỉ khoảng 6.8% và cũng như vậy trong năm tới. Ðồng tiền ở Việt Nam vẫn từ từ được phá giá nên năm nay khoảng 18,478 đồng ăn một đô la, năm tới tụt xuống tới 19,151 đồng ăn 1 đô la và ba năm nữa thì sẽ xuống tới 20,320 đồng ăn 1 đô la.(NT)
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=99843&z=157)
Đối thoại giữa các tôn giáo
+ GM Phaolô Bùi Văn Đọc
05:22 19/08/2009
Đối thoại giữa các tôn giáo
I. Đối thoại liên tôn là gì?
Trao đổi: Đối thoại liên tôn là một sự trao đổi hai chiều, nói chuyện với nhau giữa hai bên, gồm hai hoặc nhiều người có những quan điểm khác nhau phát xuất từ niềm tin khác nhau, gia tài văn hóa và tôn giáo khác nhau. Đối thoại không giống như tranh luận hay củng cố lập trường hai bên cùng quan điểm.
Đối thoại liên tôn phát xuất từ ước muốn đi tìm chân thiện mỹ và là kết quả của một bối cảnh tư duy mới, một cách nhìn mới về thế giới và con người. Điều kiện phải có để đối thoại là hai bên đến với nhau trong tinh thần cởi mở, sẵn sàng đánh giá cao những khác biệt và đa dạng. Mọi hình thái tư duy khai trừ đều không phù hợp cho đối thoại. Tất cả những thái độ hiếu thắng hay tự tôn, nhất là độc tôn về phương diện văn hóa và tôn giáo đi ngược chiều với đối thoại.
Học hỏi: Mục đích đầu tiên của đối thoại giữa các tôn giáo là tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau, tìm hiểu những giá trị tôn giáo của nhau, tìm hiểu niềm tin của nhau. Tìm hiểu niềm tin của người khác cũng là đào sâu niềm tin của chính mình. Khi ta bắt đầu nhìn người khác cách gần gũi hơn, tự nhiên ta cũng nhìn lại những xác tín tôn giáo của riêng ta và các thế giới quan dưới ánh sáng của những khám phá hỗ tương.
Biết người biết ta không phải để hơn thua, để chống lại nhau, nhưng để yêu thương và phục vụ lẫn nhau.
Làm chứng: Để người khác có thể lắng nghe và học hỏi nơi ta, ta cũng phải dấn thân làm chứng cho những kinh nghiệm và xác tín tôn giáo của ta. Điều này đòi hỏi nơi ta phải có hiểu biết tương xứng về bản chất và các chân lý trong đạo của mình. Ngoài ra còn phải có sự can đảm và chân thật để có thể làm chứng cho chân lý. Mặc dù kính trọng người đối thoại, ta cũng phải thẳng thắn làm chứng cho những yếu tố có thể là không hợp với họ.
Khi làm chứng cho chân lý, mỗi người đều hy vọng là bên đối tác có thể hiểu, tôn trọng và thậm chí đánh giá cao chân lý ấy. Nhưng đã ngồi vào bàn đối thoại, thì phải chấp nhận, sẵn sàng để cho người khác nói lên chứng từ của họ, để cho người khác thuyết phục mình.
Chuyển đổi: Mục tiêu cuối cùng của đối thoại là sự chuyển đổi của người đối thoại. Thiếu chuyển đổi là thiếu sự trao đổi con tim và là thất bại trong đối thoại. Làm cho biến đổi không phải là chiến thắng, mà là chia sẻ với.
Người đối thoại hy vọng đối tác của mình có thể thấy và đánh giá cao xác tín tôn giáo cơ bản của mình. Ta hy vọng có thể làm thay đổi người khác, làm cho người ấy chấp nhận quan điểm của mình. Nhưng ta cũng phải cởi mở, sẵn sàng để cho người khác biến đổi ta. Đối thoại liên tôn là cái nền, nơi đó ta có thể làm biến đổi người khác hay để cho người khác biến đổi ta. Đó chính là sự biến đổi nhau, làm cho nhau trở nên tốt hơn; là sự biến đổi đích thực của trái tim, nhiều hơn là thay đổi tôn giáo. Là sự chiến thắng của cả đôi bên. Hai bên ra về với những cái nhìn rộng rãi hơn về cuộc sống và về tôn giáo.
II. Vì sao phải có đối thoại giữa các tôn giáo?
Các tôn giáo khác biệt nhau: Lý do minh nhiên nhất thúc đẩy đối thoại liên tôn là sự khác biệt giữa các tôn giáo. Những khác biệt ấy là những khác biệt thực sự, không chỉ trong nhận thức, do đó không được phép coi thường. Các tôn giáo khác biệt nhau, và mỗi tôn giáo đều cho rằng mình giới thiệu chân lý hay đưa tới chân lý. Những khác biệt giữa các tôn giáo mời gọi ta có tinh thần cởi mở với Chân Lý, hỏi và thành thật khi đặt ra những câu hỏi về Chân Lý và bản chất của nó. Ta được mời gọi đi tìm Chân Lý có thể tìm được trong các tôn giáo khác.
Sự cởi mở đầu tiên là nhìn nhận rằng trong các tôn giáo khác có những yếu tố chân lý. Chân Lý là một huyền nhiệm khôn tả, tuyệt đối và vĩnh hằng, vượt trên các ràng buộc tôn giáo, nhưng chứa đựng trong mỗi tôn giáo. Khi tìm hiểu các tôn giáo khác, ta có cơ hội đến gần với Chân Lý Tuyệt Đối hơn. Sự đa nguyên tôn giáo đòi hỏi phải có đối thoại, vì không một người nào và không một truyền thống tôn giáo nào có thể cho rằng mình độc quyền chân lý. Nếu không đối thoại với những người khác, ta bị giới hạn trong cách nhìn và cách hiểu Chân Lý của ta.
Những sự khác biệt nối kết: Sự khác biệt giữa các tôn giáo có thể chia rẻ hay nối kết giữa tín đồ các tôn giáo. Khi coi thường hay kết án niềm tin hay các việc thực hành các tôn giáo khác, ta sẽ tạo ra chia rẽ. Ta không được gây chia rẽ, trái lại phải dùng những khác biệt để nối kết giữa các tôn giáo.
Nhờ đối thoại ta có thể nối kết sự khác biệt giữa các tôn giáo. Nhờ đối thoại, ta có thể nhận ra nhiều dị biệt không khác nhau trong yếu tính cho bằng trong cách biểu hiện. Nhiệm vụ của đối thoại là tạo điều kiện cho người ta nhận ra nền tảng chung, nơi có thể tạo nhịp cầu giữa các tôn giáo. Đối thoại có thể khuyến khích tín đồ các tôn giáo đề cao những lý do cơ bản để hợp tác làm việc với nhau.
Dù sao chăng nữa, các tôn giáo vẫn gặp nhau: Ngay cả khi đối thoại liên tôn không được minh nhiên khuyến khích, sự gặp gỡ giữa các tôn giáo không thể tránh được trong thế giới hôm nay. Sự kiện toàn cầu hoá bó buộc các truyền thống tôn giáo và các nền văn hóa phải gặp gỡ và giao lưu. Các sự kiện di dân, du lịch, buôn bán với nước ngoài, các phương tiện truyền thông hiện đại như truyền hình, internet và hằng loạt các nguyên nhân khác đang đưa các nền văn hóa xích lại gần nhau.
Trong khi tiếp xúc với các nền văn hóa và các tôn giáo khác lạ, nhiều người chưa được chuẩn bị để đánh giá hiện tượng này cách đúng đắn. Nhiều thành kiến và thông tin sai lạc vẫn tiếp tục gây tai hại. Phản ứng chống lại những dị biệt, đôi khi nảy sinh những tình cảm sợ hãi, bất an, thù nghịch, đe dọa. Tôn giáo hay bị chính trị lợi dụng, làm phát sinh sự va chạm và bạo lực giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau. Chiến tranh, xung đột, bắt cóc, giết người vẫn tiếp tục nhân danh tôn giáo. Chính vì thế mà ngoài đối thoại ra, không còn con đường nào khác.
Những khổ đau trên thế giới: Dù các tôn giáo tiếp tục phát triển, vẫn còn quá nhiều đau khổ trên thế giới. Rất nhiều đau khổ có thể không xảy ra, nếu không có những hành vi áp bức, những quyết định hiểm ác, những ý muốn bệnh hoạn, sự tham lam, thái độ trịch thượng khinh miệt người khác.
Phần lớn các tôn giáo có mục tiêu xoa dịu các đau khổ của con người, nhưng khổ đau vẫn tồn tại, có khi lại trầm trọng hơn; cho thấy không phải mọi tôn giáo đều thành công. Mỗi tôn giáo cố gắng giảm bớt đau khổ, bằng cách thúc đẩy phát triển toàn diện con người và vũ trụ.
Các vấn đề của thế giới thì quá nhiều đối với hoạt động riêng lẻ của từng tôn giáo. Sự hợp tác làm việc chung rất là cần thiết. Đối thoại giữa các tôn giáo không còn là một hành vi tự chọn để làm trong lúc rảnh rỗi, mà phải được coi như là thành phần của đời sống đức tin và là bận tâm của mỗi người có đạo.
III. Ai có thể và nên dấn thân đối thoại liên tôn?
Đối thoại bằng diễn từ: Loại đối thoại này thường do các lãnh đạo tôn giáo, các nhà chuyên môn, các thần học gia. Là đối thoại có tính trường ốc, dựa vào các bản văn, các tín ngưỡng, các nền thần học, các huyền thoại tôn giáo, lịch sử các truyền thống tôn giáo. Đây là mặt bằng nơi các nhà chuyên môn đến với nhau để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa các tôn giáo.
Đối thoại có thể phục vụ để sửa chữa những thông tin sai hay những cái nhìn méo mó của tín đồ tôn giáo về các tôn giáo khác. Các khóa họp đối thoại thường kết thúc bằng những tuyên bố, quyết tâm hay đề nghị. Kết quả được dần dần phổ biến cho quần chúng các tôn giáo.
Đối thoại bằng diễn từ chắc chắn có giá trị và vai trò của nó, nhưng không phải là hình thức duy nhất của đối thoại giữa các tôn giáo.
Đối thoại bằng kinh nghiệm tôn giáo: Những người đối thoại chia sẻ kinh nghiệm tôn giáo cho nhau. Họ chú trọng tới chiều kích thiêng liêng của tôn giáo. Cầu nguyện như thế nào? Vì sao ta cầu nguyện? Đối với ta Thiên Chúa là ai? Điều gì làm cho ta cố gắng sống tốt? Đó thường là những câu hỏi mà ta trả lời cho nhau khi chia sẻ kinh nghiệm sống đạo.
Ngoài những kinh nghiệm hành hương, ta còn chia sẻ đời sống nội tâm. Điều này đòi hỏi một sự tin tưởng lẫn nhau, một sự kính trọng hỗ tương cao hơn, vì nó đụng tới những chiều kích sâu thẳm nhất của niềm tin. Không ai dám diễu cợt hay coi thường người kia, dù đã bộc lộ bất cứ điều gì quanh bàn đối thoại.
Đây là đối thoại về kinh nghiệm riêng tư, nên chỉ xảy ra với những người sống đạo sâu xa. Các tăng lữ, các tu sĩ, các nhà thần nhiệm, các bậc thầy, các linh mục đóng một vai trò quan trọng; nhưng cách đối thoại này mở ra cho mọi người, ngay cả những người ít hiểu biết về thần học.
Đối thoại bằng hành động: Khi tín đồ các tôn giáo cộng tác với nhau, đến với nhau để bàn bạc những quan tâm về các vấn đề xã hội: bệnh Aids, tệ nạn xì ke ma túy, hiện tượng mãi dâm, lao động thiếu nhi, nạn mù chữ, nạn ô nhiễm môi trường, tác hại của toàn cầu hóa...
Loại đối thoại này tạo ra cho các tôn giáo một lãnh vực chung để làm việc, cùng nhau phục vụ xã hội. Sự cộng tác giữa tín đồ các tôn giáo trong lãnh vực xã hội từ thiện làm cho ta nhận ra những yếu tố chung làm nền cho các tôn giáo. Các tôn giáo hiện hữu không để phục vụ cho chính mình, mà để phục vụ con người và xã hội.
Những nhà hoạt động xã hội, những người tổ chức đời sống cộng đồng, các tổ chức từ thiện phi chính phủ tôn giáo hay không tôn giáo, những người hoạt động cho nhân quyền, thường là những đối tác đi đầu trong cuộc đối thoại này.
Đối thoại bằng đời sống: Đây là sự gặp gỡ, đối thoại trong đời sống hằng ngày giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau. Là đời sống chung giữa những người khác tôn giáo, có dịp gặp nhau hay ở gần nhau như hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp trong xưởng thợ, nơi trường học. Có những giá trị thiêng liêng hay nhân bản được thể hiện trong đời sống hằng ngày, uốn nắn hoặc ảnh hưởng trên các tác động qua lại giữa tín đồ các tôn giáo.
Mọi người đều có thể thực hiện đối thoại bằng đời sống từ chính cuộc đời của mình. Ví dụ như người mẹ dạy con yêu mến những người không cùng tôn giáo, như người thầy yêu mến các học trò, dù đồng đạo hay khác đạo, như người có đạo giúp đỡ những người hàng xóm không có đạo.
Đây là hình thái quan trọng nhất của đối thoại giữa các tôn giáo. Mọi hình thức khác cuối cùng phải đưa tới đối thoại đời sống. Đối thoại bằng đời sống trở thành cách sống của mọi tín đồ các tôn giáo.
IV. Làm thế nào nâng cao đối thoại liên tôn?
Tương đồng: Cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để nhận ra những điểm tương đồng giữa các tôn giáo, làm cho các tín đồ ý thức rằng các tôn giáo giống nhau nhiều hơn là khác nhau. Ta sẽ cảm thấy thoải mái, khi có người khác chia sẻ một số những xác tín của mình. Điều quan trọng là có người xác nhận sự đúng đắn của quan điểm của mình và củng cố niềm tin cho mình.
Thân quen: Nếu được thường xuyên thúc đẩy, dần dần người ta sẽ thích đối thoại giữa các tôn giáo. Nên tạo cơ hội cho nhiều người được nghe nói về giáo lý, về các giá trị và tổ chức của các tôn giáo khác. Có thể dùng nhiều phương tiện khác nhau như sách vở, báo chí, phim ảnh. Nhưng tốt hơn cả là mời những người thuộc các tôn giáo khác trực tiếp trình bày cho ta về tôn giáo của họ. Những buổi nói chuyện như thế sẽ củng cố tương giao giữa các tôn giáo. Khi mà người khác đạo quen với ta hơn, thái độ của họ cũng dễ cho ta đoán trước hơn. Khi ta có thể đoán trước cách xử sự của người khác đạo và quen hơn với tôn giáo của họ, ta sẽ thoải mái hơn trong tương quan với họ.
Gần gũi: Gần gũi trước hết hiểu về phương diện thể lý, ví dụ ta có thể nghe, thấy, nói chuyện với, gặp gỡ những người khác tôn giáo. Chính sự gần gũi với nhau làm cho ta thân quen hơn. Sự gần gũi củng cố tương giao và làm cho tín đồ các tôn giáo có thể cộng tác với nhau dễ dàng hơn. Sẽ rất ích lợi nếu khuyến khích tín đồ các tôn giáo thường xuyên đến với nhau, hoặc làm việc bên cạnh nhau, hay cư ngụ gần nhau.
Hấp dẫn: So với ba yếu tố trên, sự hấp dẫn quan trọng hơn cả. Nếu thiếu hấp lực thì ba yếu tố trên không giúp ích gì cho tương quan giữa các tôn giáo. Để đẩy mạnh sự đối thoại giữa các tôn giáo, cần phải trình bày các khía cạnh hấp dẫn của các tôn giáo ấy. Bước đầu phải thực hiện với những người dễ thành công hơn, cởi mở hơn, phải sử dụng những nhân sự gương mẫu có thể hấp dẫn các tín đồ khác tôn giáo.
V. Tập sự đối thoại liên tôn
Công nhận sự cần thiết: Công nhận sự cần thiết phải đối thoại và cộng tác với các tôn giáo bạn là bước tích cực đầu tiên. Ta phải xác tín rằng tương quan với các tôn giáo khác không chỉ là lựa chọn, mà là đòi hỏi. Cách hiểu và cách nhìn của chúng ta về sứ mạng loan báo Tin Mừng cần phải thay đổi, thì mới có chỗ cho đối thoại liên tôn. Ta phải công nhận chỗ đứng của các tôn giáo trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Sự thay đổi này giúp ta vun trồng thái độ tích cực với tín đồ các tôn giáo khác, nhìn họ như những người đồng hành hơn là những đối thủ cạnh tranh.
Đến với: Điều cần làm tiếp theo là tiếp xúc với tín đồ các tôn giáo. Tiếp xúc với họ có thể giúp ta xóa bỏ những thành kiến, hiểu lầm về họ và tôn giáo của họ; giúp ta hiểu biết họ nhiều hơn, coi họ cũng chân thành như ta trong việc đi tìm chân lý, tìm ý nghĩa cuộc đời, cũng bận tâm như ta về công lý và quyền con người. Sự tiếp xúc không nhất thiết phải hình thức bề ngoài. Có khi những gặp gỡ không chính thức lại hữu ích hơn để tạo tương quan thân thiện giữa tín đồ các tôn giáo.
Cộng tác với: Bước thứ ba là cộng tác với nhau vì lợi ích của mọi người, nhân danh công lý và hòa bình. Không nên đợi đến lúc gặp khó khăn và khủng hoảng rồi mới cộng tác với nhau. Nhưng phải coi đó như là điều cần phải thực hiện để phục vụ lợi ích của xã hội. Mọi quyền con người hay mọi chương trình thăng tiến con người nên được thực hiện như những công trình liên tôn.
Đào sâu tương quan: Trong khi cộng tác với tín đồ các tôn giáo, đừng quên rằng những công việc ta làm chung đó có ý nghĩa tôn giáo và thiêng liêng. Các tôn giáo không chỉ là những hội từ thiện phi chính phủ. Cộng tác với nhau là một cách để đến với nhau, chia sẻ và suy nghĩ với nhau, dựa trên chỉ dẫn của các sách thánh, của niềm tin tôn giáo. Làm như thế, ta có cơ hội đào sâu sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời phổ biến quan điểm của tôn giáo mình. Ta mở tâm và trí để học hỏi với các đối tác của ta, cấu trúc lại niềm tin của ta. Ta cũng sẵn sàng để cho các bạn không cùng tôn giáo học hỏi nơi ta. Kết quả sau cùng cho đôi bên là cả hai đều được phong phú hóa, được biến đổi bởi nhau, sâu sắc hơn trong niềm tin của chính mình và hiểu biết tôn giáo bạn sâu hơn.
I. Đối thoại liên tôn là gì?
Trao đổi: Đối thoại liên tôn là một sự trao đổi hai chiều, nói chuyện với nhau giữa hai bên, gồm hai hoặc nhiều người có những quan điểm khác nhau phát xuất từ niềm tin khác nhau, gia tài văn hóa và tôn giáo khác nhau. Đối thoại không giống như tranh luận hay củng cố lập trường hai bên cùng quan điểm.
Đối thoại liên tôn phát xuất từ ước muốn đi tìm chân thiện mỹ và là kết quả của một bối cảnh tư duy mới, một cách nhìn mới về thế giới và con người. Điều kiện phải có để đối thoại là hai bên đến với nhau trong tinh thần cởi mở, sẵn sàng đánh giá cao những khác biệt và đa dạng. Mọi hình thái tư duy khai trừ đều không phù hợp cho đối thoại. Tất cả những thái độ hiếu thắng hay tự tôn, nhất là độc tôn về phương diện văn hóa và tôn giáo đi ngược chiều với đối thoại.
Học hỏi: Mục đích đầu tiên của đối thoại giữa các tôn giáo là tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau, tìm hiểu những giá trị tôn giáo của nhau, tìm hiểu niềm tin của nhau. Tìm hiểu niềm tin của người khác cũng là đào sâu niềm tin của chính mình. Khi ta bắt đầu nhìn người khác cách gần gũi hơn, tự nhiên ta cũng nhìn lại những xác tín tôn giáo của riêng ta và các thế giới quan dưới ánh sáng của những khám phá hỗ tương.
Biết người biết ta không phải để hơn thua, để chống lại nhau, nhưng để yêu thương và phục vụ lẫn nhau.
Làm chứng: Để người khác có thể lắng nghe và học hỏi nơi ta, ta cũng phải dấn thân làm chứng cho những kinh nghiệm và xác tín tôn giáo của ta. Điều này đòi hỏi nơi ta phải có hiểu biết tương xứng về bản chất và các chân lý trong đạo của mình. Ngoài ra còn phải có sự can đảm và chân thật để có thể làm chứng cho chân lý. Mặc dù kính trọng người đối thoại, ta cũng phải thẳng thắn làm chứng cho những yếu tố có thể là không hợp với họ.
Khi làm chứng cho chân lý, mỗi người đều hy vọng là bên đối tác có thể hiểu, tôn trọng và thậm chí đánh giá cao chân lý ấy. Nhưng đã ngồi vào bàn đối thoại, thì phải chấp nhận, sẵn sàng để cho người khác nói lên chứng từ của họ, để cho người khác thuyết phục mình.
Chuyển đổi: Mục tiêu cuối cùng của đối thoại là sự chuyển đổi của người đối thoại. Thiếu chuyển đổi là thiếu sự trao đổi con tim và là thất bại trong đối thoại. Làm cho biến đổi không phải là chiến thắng, mà là chia sẻ với.
Người đối thoại hy vọng đối tác của mình có thể thấy và đánh giá cao xác tín tôn giáo cơ bản của mình. Ta hy vọng có thể làm thay đổi người khác, làm cho người ấy chấp nhận quan điểm của mình. Nhưng ta cũng phải cởi mở, sẵn sàng để cho người khác biến đổi ta. Đối thoại liên tôn là cái nền, nơi đó ta có thể làm biến đổi người khác hay để cho người khác biến đổi ta. Đó chính là sự biến đổi nhau, làm cho nhau trở nên tốt hơn; là sự biến đổi đích thực của trái tim, nhiều hơn là thay đổi tôn giáo. Là sự chiến thắng của cả đôi bên. Hai bên ra về với những cái nhìn rộng rãi hơn về cuộc sống và về tôn giáo.
II. Vì sao phải có đối thoại giữa các tôn giáo?
Các tôn giáo khác biệt nhau: Lý do minh nhiên nhất thúc đẩy đối thoại liên tôn là sự khác biệt giữa các tôn giáo. Những khác biệt ấy là những khác biệt thực sự, không chỉ trong nhận thức, do đó không được phép coi thường. Các tôn giáo khác biệt nhau, và mỗi tôn giáo đều cho rằng mình giới thiệu chân lý hay đưa tới chân lý. Những khác biệt giữa các tôn giáo mời gọi ta có tinh thần cởi mở với Chân Lý, hỏi và thành thật khi đặt ra những câu hỏi về Chân Lý và bản chất của nó. Ta được mời gọi đi tìm Chân Lý có thể tìm được trong các tôn giáo khác.
Sự cởi mở đầu tiên là nhìn nhận rằng trong các tôn giáo khác có những yếu tố chân lý. Chân Lý là một huyền nhiệm khôn tả, tuyệt đối và vĩnh hằng, vượt trên các ràng buộc tôn giáo, nhưng chứa đựng trong mỗi tôn giáo. Khi tìm hiểu các tôn giáo khác, ta có cơ hội đến gần với Chân Lý Tuyệt Đối hơn. Sự đa nguyên tôn giáo đòi hỏi phải có đối thoại, vì không một người nào và không một truyền thống tôn giáo nào có thể cho rằng mình độc quyền chân lý. Nếu không đối thoại với những người khác, ta bị giới hạn trong cách nhìn và cách hiểu Chân Lý của ta.
Những sự khác biệt nối kết: Sự khác biệt giữa các tôn giáo có thể chia rẻ hay nối kết giữa tín đồ các tôn giáo. Khi coi thường hay kết án niềm tin hay các việc thực hành các tôn giáo khác, ta sẽ tạo ra chia rẽ. Ta không được gây chia rẽ, trái lại phải dùng những khác biệt để nối kết giữa các tôn giáo.
Nhờ đối thoại ta có thể nối kết sự khác biệt giữa các tôn giáo. Nhờ đối thoại, ta có thể nhận ra nhiều dị biệt không khác nhau trong yếu tính cho bằng trong cách biểu hiện. Nhiệm vụ của đối thoại là tạo điều kiện cho người ta nhận ra nền tảng chung, nơi có thể tạo nhịp cầu giữa các tôn giáo. Đối thoại có thể khuyến khích tín đồ các tôn giáo đề cao những lý do cơ bản để hợp tác làm việc với nhau.
Dù sao chăng nữa, các tôn giáo vẫn gặp nhau: Ngay cả khi đối thoại liên tôn không được minh nhiên khuyến khích, sự gặp gỡ giữa các tôn giáo không thể tránh được trong thế giới hôm nay. Sự kiện toàn cầu hoá bó buộc các truyền thống tôn giáo và các nền văn hóa phải gặp gỡ và giao lưu. Các sự kiện di dân, du lịch, buôn bán với nước ngoài, các phương tiện truyền thông hiện đại như truyền hình, internet và hằng loạt các nguyên nhân khác đang đưa các nền văn hóa xích lại gần nhau.
Trong khi tiếp xúc với các nền văn hóa và các tôn giáo khác lạ, nhiều người chưa được chuẩn bị để đánh giá hiện tượng này cách đúng đắn. Nhiều thành kiến và thông tin sai lạc vẫn tiếp tục gây tai hại. Phản ứng chống lại những dị biệt, đôi khi nảy sinh những tình cảm sợ hãi, bất an, thù nghịch, đe dọa. Tôn giáo hay bị chính trị lợi dụng, làm phát sinh sự va chạm và bạo lực giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau. Chiến tranh, xung đột, bắt cóc, giết người vẫn tiếp tục nhân danh tôn giáo. Chính vì thế mà ngoài đối thoại ra, không còn con đường nào khác.
Những khổ đau trên thế giới: Dù các tôn giáo tiếp tục phát triển, vẫn còn quá nhiều đau khổ trên thế giới. Rất nhiều đau khổ có thể không xảy ra, nếu không có những hành vi áp bức, những quyết định hiểm ác, những ý muốn bệnh hoạn, sự tham lam, thái độ trịch thượng khinh miệt người khác.
Phần lớn các tôn giáo có mục tiêu xoa dịu các đau khổ của con người, nhưng khổ đau vẫn tồn tại, có khi lại trầm trọng hơn; cho thấy không phải mọi tôn giáo đều thành công. Mỗi tôn giáo cố gắng giảm bớt đau khổ, bằng cách thúc đẩy phát triển toàn diện con người và vũ trụ.
Các vấn đề của thế giới thì quá nhiều đối với hoạt động riêng lẻ của từng tôn giáo. Sự hợp tác làm việc chung rất là cần thiết. Đối thoại giữa các tôn giáo không còn là một hành vi tự chọn để làm trong lúc rảnh rỗi, mà phải được coi như là thành phần của đời sống đức tin và là bận tâm của mỗi người có đạo.
III. Ai có thể và nên dấn thân đối thoại liên tôn?
Đối thoại bằng diễn từ: Loại đối thoại này thường do các lãnh đạo tôn giáo, các nhà chuyên môn, các thần học gia. Là đối thoại có tính trường ốc, dựa vào các bản văn, các tín ngưỡng, các nền thần học, các huyền thoại tôn giáo, lịch sử các truyền thống tôn giáo. Đây là mặt bằng nơi các nhà chuyên môn đến với nhau để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa các tôn giáo.
Đối thoại có thể phục vụ để sửa chữa những thông tin sai hay những cái nhìn méo mó của tín đồ tôn giáo về các tôn giáo khác. Các khóa họp đối thoại thường kết thúc bằng những tuyên bố, quyết tâm hay đề nghị. Kết quả được dần dần phổ biến cho quần chúng các tôn giáo.
Đối thoại bằng diễn từ chắc chắn có giá trị và vai trò của nó, nhưng không phải là hình thức duy nhất của đối thoại giữa các tôn giáo.
Đối thoại bằng kinh nghiệm tôn giáo: Những người đối thoại chia sẻ kinh nghiệm tôn giáo cho nhau. Họ chú trọng tới chiều kích thiêng liêng của tôn giáo. Cầu nguyện như thế nào? Vì sao ta cầu nguyện? Đối với ta Thiên Chúa là ai? Điều gì làm cho ta cố gắng sống tốt? Đó thường là những câu hỏi mà ta trả lời cho nhau khi chia sẻ kinh nghiệm sống đạo.
Ngoài những kinh nghiệm hành hương, ta còn chia sẻ đời sống nội tâm. Điều này đòi hỏi một sự tin tưởng lẫn nhau, một sự kính trọng hỗ tương cao hơn, vì nó đụng tới những chiều kích sâu thẳm nhất của niềm tin. Không ai dám diễu cợt hay coi thường người kia, dù đã bộc lộ bất cứ điều gì quanh bàn đối thoại.
Đây là đối thoại về kinh nghiệm riêng tư, nên chỉ xảy ra với những người sống đạo sâu xa. Các tăng lữ, các tu sĩ, các nhà thần nhiệm, các bậc thầy, các linh mục đóng một vai trò quan trọng; nhưng cách đối thoại này mở ra cho mọi người, ngay cả những người ít hiểu biết về thần học.
Đối thoại bằng hành động: Khi tín đồ các tôn giáo cộng tác với nhau, đến với nhau để bàn bạc những quan tâm về các vấn đề xã hội: bệnh Aids, tệ nạn xì ke ma túy, hiện tượng mãi dâm, lao động thiếu nhi, nạn mù chữ, nạn ô nhiễm môi trường, tác hại của toàn cầu hóa...
Loại đối thoại này tạo ra cho các tôn giáo một lãnh vực chung để làm việc, cùng nhau phục vụ xã hội. Sự cộng tác giữa tín đồ các tôn giáo trong lãnh vực xã hội từ thiện làm cho ta nhận ra những yếu tố chung làm nền cho các tôn giáo. Các tôn giáo hiện hữu không để phục vụ cho chính mình, mà để phục vụ con người và xã hội.
Những nhà hoạt động xã hội, những người tổ chức đời sống cộng đồng, các tổ chức từ thiện phi chính phủ tôn giáo hay không tôn giáo, những người hoạt động cho nhân quyền, thường là những đối tác đi đầu trong cuộc đối thoại này.
Đối thoại bằng đời sống: Đây là sự gặp gỡ, đối thoại trong đời sống hằng ngày giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau. Là đời sống chung giữa những người khác tôn giáo, có dịp gặp nhau hay ở gần nhau như hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp trong xưởng thợ, nơi trường học. Có những giá trị thiêng liêng hay nhân bản được thể hiện trong đời sống hằng ngày, uốn nắn hoặc ảnh hưởng trên các tác động qua lại giữa tín đồ các tôn giáo.
Mọi người đều có thể thực hiện đối thoại bằng đời sống từ chính cuộc đời của mình. Ví dụ như người mẹ dạy con yêu mến những người không cùng tôn giáo, như người thầy yêu mến các học trò, dù đồng đạo hay khác đạo, như người có đạo giúp đỡ những người hàng xóm không có đạo.
Đây là hình thái quan trọng nhất của đối thoại giữa các tôn giáo. Mọi hình thức khác cuối cùng phải đưa tới đối thoại đời sống. Đối thoại bằng đời sống trở thành cách sống của mọi tín đồ các tôn giáo.
IV. Làm thế nào nâng cao đối thoại liên tôn?
Tương đồng: Cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để nhận ra những điểm tương đồng giữa các tôn giáo, làm cho các tín đồ ý thức rằng các tôn giáo giống nhau nhiều hơn là khác nhau. Ta sẽ cảm thấy thoải mái, khi có người khác chia sẻ một số những xác tín của mình. Điều quan trọng là có người xác nhận sự đúng đắn của quan điểm của mình và củng cố niềm tin cho mình.
Thân quen: Nếu được thường xuyên thúc đẩy, dần dần người ta sẽ thích đối thoại giữa các tôn giáo. Nên tạo cơ hội cho nhiều người được nghe nói về giáo lý, về các giá trị và tổ chức của các tôn giáo khác. Có thể dùng nhiều phương tiện khác nhau như sách vở, báo chí, phim ảnh. Nhưng tốt hơn cả là mời những người thuộc các tôn giáo khác trực tiếp trình bày cho ta về tôn giáo của họ. Những buổi nói chuyện như thế sẽ củng cố tương giao giữa các tôn giáo. Khi mà người khác đạo quen với ta hơn, thái độ của họ cũng dễ cho ta đoán trước hơn. Khi ta có thể đoán trước cách xử sự của người khác đạo và quen hơn với tôn giáo của họ, ta sẽ thoải mái hơn trong tương quan với họ.
Gần gũi: Gần gũi trước hết hiểu về phương diện thể lý, ví dụ ta có thể nghe, thấy, nói chuyện với, gặp gỡ những người khác tôn giáo. Chính sự gần gũi với nhau làm cho ta thân quen hơn. Sự gần gũi củng cố tương giao và làm cho tín đồ các tôn giáo có thể cộng tác với nhau dễ dàng hơn. Sẽ rất ích lợi nếu khuyến khích tín đồ các tôn giáo thường xuyên đến với nhau, hoặc làm việc bên cạnh nhau, hay cư ngụ gần nhau.
Hấp dẫn: So với ba yếu tố trên, sự hấp dẫn quan trọng hơn cả. Nếu thiếu hấp lực thì ba yếu tố trên không giúp ích gì cho tương quan giữa các tôn giáo. Để đẩy mạnh sự đối thoại giữa các tôn giáo, cần phải trình bày các khía cạnh hấp dẫn của các tôn giáo ấy. Bước đầu phải thực hiện với những người dễ thành công hơn, cởi mở hơn, phải sử dụng những nhân sự gương mẫu có thể hấp dẫn các tín đồ khác tôn giáo.
V. Tập sự đối thoại liên tôn
Công nhận sự cần thiết: Công nhận sự cần thiết phải đối thoại và cộng tác với các tôn giáo bạn là bước tích cực đầu tiên. Ta phải xác tín rằng tương quan với các tôn giáo khác không chỉ là lựa chọn, mà là đòi hỏi. Cách hiểu và cách nhìn của chúng ta về sứ mạng loan báo Tin Mừng cần phải thay đổi, thì mới có chỗ cho đối thoại liên tôn. Ta phải công nhận chỗ đứng của các tôn giáo trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Sự thay đổi này giúp ta vun trồng thái độ tích cực với tín đồ các tôn giáo khác, nhìn họ như những người đồng hành hơn là những đối thủ cạnh tranh.
Đến với: Điều cần làm tiếp theo là tiếp xúc với tín đồ các tôn giáo. Tiếp xúc với họ có thể giúp ta xóa bỏ những thành kiến, hiểu lầm về họ và tôn giáo của họ; giúp ta hiểu biết họ nhiều hơn, coi họ cũng chân thành như ta trong việc đi tìm chân lý, tìm ý nghĩa cuộc đời, cũng bận tâm như ta về công lý và quyền con người. Sự tiếp xúc không nhất thiết phải hình thức bề ngoài. Có khi những gặp gỡ không chính thức lại hữu ích hơn để tạo tương quan thân thiện giữa tín đồ các tôn giáo.
Cộng tác với: Bước thứ ba là cộng tác với nhau vì lợi ích của mọi người, nhân danh công lý và hòa bình. Không nên đợi đến lúc gặp khó khăn và khủng hoảng rồi mới cộng tác với nhau. Nhưng phải coi đó như là điều cần phải thực hiện để phục vụ lợi ích của xã hội. Mọi quyền con người hay mọi chương trình thăng tiến con người nên được thực hiện như những công trình liên tôn.
Đào sâu tương quan: Trong khi cộng tác với tín đồ các tôn giáo, đừng quên rằng những công việc ta làm chung đó có ý nghĩa tôn giáo và thiêng liêng. Các tôn giáo không chỉ là những hội từ thiện phi chính phủ. Cộng tác với nhau là một cách để đến với nhau, chia sẻ và suy nghĩ với nhau, dựa trên chỉ dẫn của các sách thánh, của niềm tin tôn giáo. Làm như thế, ta có cơ hội đào sâu sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời phổ biến quan điểm của tôn giáo mình. Ta mở tâm và trí để học hỏi với các đối tác của ta, cấu trúc lại niềm tin của ta. Ta cũng sẵn sàng để cho các bạn không cùng tôn giáo học hỏi nơi ta. Kết quả sau cùng cho đôi bên là cả hai đều được phong phú hóa, được biến đổi bởi nhau, sâu sắc hơn trong niềm tin của chính mình và hiểu biết tôn giáo bạn sâu hơn.
Cử tri Q.2 tố cáo khẩn cấp: Phá nát quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm
Cử tri Q.2
20:48 19/08/2009
CỬ TRI QUẬN 2, SÀIGÒN TỐ CÁO KHẨN CẤP:
PHÁ NÁT QUI HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM
V/v Thông Báo số: 561 / TB-VP ngày 04/08/2009.
Nội dung kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trung Tín, tại Hội Nghị tiếp xúc, đối thoại với đại diện nhân dân trong KĐTM Thủ Thiêm: Là không trung thực, hoàn toàn áp đặt, không có căn cứ Pháp Luật ! Phá Vỡ quy hoạch Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm ! Cưỡng chiếm 160 ha đất tái định cư của nhân dân chia cho nhau, lấy đất của người nghèo chia cho người giầu có quyền lưc tạo thành 1 thế lực đen! Cùng hội cùng thuyền, che chắn và bảo vệ cho nhau!
Kiến nghị Thủ Tướng lập Đoàn Thanh Tra Liên ngành, thanh tra toàn diện, để tháo gỡ vướng mác, hầu sớm hoàn thành dự án theo ý Đảng và lòng dân.
Nhân dân, thuộc các Phường: An Lợi Đông, An Khánh, An Phú, Bình An, Bình Khánh, Cát Lái, Thành Mỹ Lợi và Thủ Thiêm. Quận 2 nhiệt tình hưởng ứng chủ trương của Nhà Nước:
V/v xây dựng Khu Đô Thị mới Thủ Thiêm và phát triển Quận 2.
Nhà Nước đã quan tâm đến mọi quyền lợi của người dân khi đã dành 160 ha để tái bố trí tái định cư cho người dân bị giải toả ! thuộc dự án Thủ Thiêm. Chúng tôi vô cùng biết ơn và sẵn sàng đóng góp sức người, sức của, để xây dựng đất nước.
Nhưng thực tế, những người có chức vụ và trách nhiệm, như ông Lê Thanh Hải, Bí Thư Thành ủy. Đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tước đoạt quyền lợi chính đáng của nhân dân: Lấy đất của người nghèo, chia cho người giầu ! Lấy đất của dân chia cho người có chức vụ, quyền hạn ! Thành phố HCM và Quận 2 hành dân, vô cảm và lừa dối cấp trên, lừa đảo nhân dân, đi ngược lại chính sách của Đảng và Nhà Nước, ngang nhiên phá vỡ quy hoạch Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm! Tự quyền cấp đất cho các công ty gia đình ! Cưỡng chiếm đất đai mà nhân dân đang sử dụng ! Sau đó chia cho nhau lên tới hàng trăm ha ! Tham nhũng lớn như vậy, nhưng được che chắn, bảo vệ, bưng bít ! Nên không được dư luận, báo đài và các cấp thẩm quyền điều tra...
Cụ thể như sau:
1/ Tự quyền lấy đất của dân nghèo!
Chia đất cho cán bộ, với lý do: khó khăn về nhà ở ! Có người được chia tới 500 m2, với giá 160.000 đ/1m2 ! Rồi người được chia, đem bán lại cho dân nghèo với giá trên 10.000.000 đ/1m2. Số đất này trên chục ha ! Muốn biết rõ con số là bao nhiêu, phải cần đến Tổng Cục Cảnh Sát Điều Tra! (Khu 4 ha An Phú, Khu 17,3 ha. Có bản vẽ vị trí và QĐ cấp đất kèm theo, còn nhiều chục ha đất nữa đang cấp ! ) Các bài báo kèm theo. Phụ lục Tr 1, 3, 8, 9 …
2/ Theo Quyết Định 367/ TTg ngày 04/ 06/ 1996
Thủ Tướng chính phủ đã quy định, dùng 160ha để tái bố trí định cư cho dân bị giải toả để xây dựng Khu Đô Thị Thủ Thiêm ! Nếu chia cho 40.000 dân bị giải toả, sẽ được ngay con số: 160ha = 1.600.000.000 m2, chia cho 40.000 dân bị giải toả, mỗi đầu người được: 40m2. Thế nhưng Quận 2 tự đặt ra, hộ nào có 100 m2 mới được đổi nền đất !
Xin làm rõ: 160 ha để tái định cư tại 5 Phường theo QĐ 367 / TTg, hiện nay có mấy hộ dân bị giải tỏa được hưởng ? Số còn lại đang ở trong tay ai !?!
Thủ Tướng Chính Phủ quy định: Khu đô thị mới Thủ Thiêm 930 ha, gồm 5 phường. Nhưng thành phố chỉ quyết định thu hồi có: 621,4328 ha theo Quyết Định số: 1997/QĐ-UB ngày 10/05/2002 ( thuộc 3 phường An Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm. Diện tích tự nhiên 3 phường: 689 ha ). Nay UBND quận 2 lại tuỳ tiện tăng diện tích thành 8 phường ! Bất kể chỗ nào cũng mượn danh nghĩa khu đô thị mới Thủ Thiêm để thu hồi đất tràn lan, phải lên tới hàng ngàn ha! Đã thu hồi trên 70%. Thu hồi đất của dân mà chưa có quy họach chi tiết !?!
Thành phố dám ngụy biện và đổ thừa cho Chính Phủ khi ban hành Quyết Định 367/ TTg mà không có bản đồ qui hoạch !? Chẳng lẽ Chính Phủ phê duyệt qui hoạch khống !?! Điều này đã làm cho các phường Bình An, Bình Khánh và một phần phường An Khánh xác định là không nằm trong ranh Tung Tâm KĐTM Thủ Thiêm.
Như vậy phải xử lý nghiêm việc UBND quận 2 đã thu hồi đất tràn lan tới 8 Phường, lên tới hàng ngàn ha ? Thu hồi sớm, thu hồi dư đất của dân trong khi chưa có QHCT ! Nay lại cộng thêm 130 ha mặt nước sông Sài Gòn để có diện tích đất dư ra, rồi chia cho nhau !
Ngoài ra Thành Phố còn tự quyền cấp 169 ha đất tái định cư của dân nằm trong KĐTM Thủ Thiêm cấp cho 64 dự án để phân lô, bán nền kinh doanh kiếm lợi nhuận cao ! Thay vì tái định cư cho dân thì quận 2 lại tham mưu cấp cho các công ty! ( Theo kết luận thanh tra thành phố ).
Diện tích tự nhiên quận 2: 5.020 ha. Diện tích bán đảo Thủ Thiêm: 1.348 ha. Nay chỉ qui hoạch 621 ha làm KĐT Thủ Thiêm, còn lại gần 700 ha đã bán hết cho ai mà không còn đất tái định cư cho dân bị giải toả ?
Như vậy KĐT Thủ Thiêm vừa bất hợp lý và bất hợp Pháp.
Theo lời nhận xét của Kiến Trúc Sư Nguyễn Ngọc Dũng, Uy viên Ban Chấp Hành Hội Kiến Trúc Sư thành phố: Từ trên máy bay nhìn xuống thành phố Sàigòn là hình ảnh một đống hộp quẹt nằm lung tung, không theo đường lối rõ ràng ! Với những gì đang diễn ra thì thành phố đang phát triển theo hướng lệch lạc ! Theo kiểu 12 sứ quân ! Để sửa chữa được, phải mất cả thế hệ ! Tốn hao bao tiền bạc của Nhà Nước và Nhân Dân ! Phát biểu ngày 06/02/2006.
Cũng theo Tiến Sĩ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh Tế: Quá trình đô thị hoá tại thành phố Sàigòn là: Biến đất nông nghiệp thành đất hoang !?!
Giáo Sư Lê Huy Bá đưa ra cảnh báo chấn động: Trong vịng 10 tới 20 năm nữa, khi nhiệt độ trái đất tăng lên 1 tới 2 độ C, băng ở 2 cực sẽ tan, nước biển dâng lên 50 – 100cm thì cả vng Thủ Thim sẽ ngập chìm trong nước và cả thành phố sẽ ngập !
Trách nhiệm của người đứng đầu thành phố tới đâu ? Trách nhiệm giám sát của Đoàn Đại Biểu Quốc Hội, HĐND, MTTQ thành phố khi để sảy ra sai phạm nghiêm trọng này ?
3/ Theo kết luận của Thanh Tra Chính Phủ được nhân dân đồng thuận:
Nghị định 22/ CP và Luật đất đai 1993 đã hết hiệu lực, phải áp dụng Nghị Định 84 và Luật đất đai 2003 ! Nhưng thành phố vẫn cố níu kéo Nghị Đinh 22 để đền bù cho dân, như vậy là cố tình vi phạm Luật một cách cố tình và có hệ thống!
Nhân dân trong KĐTM Thủ Thiêm bị QĐ 135, 143, 123, 06 bóc lột tới hơn 7 lần:
1. Bị mất nhà mất đất ! Không còn chỗ để ở !
2. Bóc lột về nguồn gốc sử dụng đất.
3. Bóc lột về giá cả. Bị biến thành con nợ !
4 và 5. Chung cư chất lượng quá thấp, giá lại quá cao…
6. Khiếu nại thì bị cho là chống đối !
7. Bị ép buộc viết giấy: Cam kết tự nguyện di dời !
4/ Thành phố căn cứ vào Điều luật nào mà cho rằng không cần ra quyết định thu hồi đất cho từng hộ !?
Theo nhận đinh của nhân dân: muốn lập lờ, đánh lận con đen... để có cơ hội tùy tiện tham nhũng, muốn cưỡng chiếm đất của ai thì lấy ! Vị trí nào có giá trị thì tùy tiện cho là trong ranh thu hồi !
Có quyền thu hồi đất mà chưa có quy hoạch chi tiết, chưa cắm ranh cắm mốc, rồi tùy tiện áp đặt, sau đó giao cho các công ty đầu cơ kinh doanh.
Đất nông nghiệp của dân, đền bù 870.000 đồng/ 1m2. Sau đó rao bán 26.000.000 đồng/ 1m2. Đất ở đền bù 19.600.000 đồng, rồi rao bán 95.000.000 đồng / 1m2 ? Cụ thể 4 ha đất ở chân cầu Thủ Thiêm, thuộc phường An Khánh.
5/ Kiến nghị:
Xin cho kiểm toán và thanh tra toàn bộ việc sử dụng đất trên địa bàn Quận 2 ! Nhân dân chúng tôi sẵn lòng đóng góp, hy sinh tài sản để xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm ! Nhưng chúng tôi quyết tâm không để mất dù chỉ 1 xu vào túi bọn quan liêu tiêu cực và đặc biệt xin bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân nghèo theo đúng chủ trương của Đảng vả Nhà Nước ! Vì hiện nay chúng tôi đang bị tước đoạt tài sản ! Vì Quận 2 không cần biết và vi phạm Luật Đất Đai ! Cố tình dồn ép dân nghèo để ăn chia lợi nhuận khổng lồ với chủ đầu tư, mà chủ đầu tư toàn công ty tư nhân ! Nếu không sớm chấn chỉnh sẽ mất lòng dân, thậm chí nhân dân sẽ nổi dậy để bảo vệ Đảng và Nhà Nước, trước thế lực của bè lũ quan liêu tiêu cực ! Trung Ương càng chậm vào cuộc thì sau nay sẽ phải mất rất nhiều tiền của để chỉnh sửa qui hoạch vì hiện nay đã quá lộn xộn ! Nhưng cái mất lớn nhất mà khó lòng gây dựng lại được: LÒNG TIN CỦA NHÂN DÂN !
Hiện nay việc tham nhũng đất đai ở quận 2 là rất rõ ràng, đầy đủ chứng cứ !
Nhưng tại sao không ai dám giải quyết !
Thưa vì bọn quan liêu tiêu cực tại thành phố và quận 2 quá lộng hành ! Chúng tạo thành một thế lực đen, cấu kết lại với nhau, cùng nhau chia chác đất, tiền … tạo nên cảnh cùng hội cùng thuyền, làm ngơ cho nhau, để cùng hưởng lợi !
Nếu không ai dám nhận trách nhiệm giải quyết thì dễ gây hiểu làm trong nhân dân: Bao che hoặc làm ô dù cho quan liêu tiêu cực !
Nhân dân chỉ mong ước: Chính Phủ buộc địa phương phải triệt để tuân thủ Pháp Luật, Luật Đất Đai, Luật Khiếu Nại và Tố cáo: Khi giải tỏa phải đổi nền nhà cho dân tái định cư, sắp xếp cho dân được tái định cư tại chỗ ! Vì chả lẽ xây dựng Khu Đô Thị chỉ giành cho người có chức, có quyền và có tiền, còn đuổi dân nghèo đi khỏi nơi mà họ yên ổn sinh sống và làm ăn đã bao năm nay !?!
Nhân dân Quận 2 tha thiết kêu cứu ! Xin lắng nghe tiếng kêu gào khẩn thiết của dân nghèo ! Xin cử Đoàn công tác Liên Ngành về Quận 2 và cho Công An điều tra, tiếp xúc và lắng nghe cụ thể những vụ việc mà nhân dân phát hiện ! Nếu chúng tôi tố cáo sai ! Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp Luật ! Và Chịu mọi chi phí cho Đoàn Công Tác Liên Ngành ! Nếu không, hậu quả sẽ khó lường ! Như lời các vị lão thành chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa: Cán Bộ và Nhân dân quận 2, sẽ nổi dậy và biến Khu ĐT Thủ Thiêm thành một Điện Biên Phủ thứ hai, nhằm bảo vệ lợi ích của mình ! Quyết chống lại bọn quan liêu tiêu cực ! bóc lột nhân dân, làm thiệt hại về mọi mặt cho Nhà Nước ! Hiện nay nhân dân rất bức xúc và bất bình… dồn nén lại lâu ngày, không biết phát nổ lúc nào, một khi đã bùng nổ là vô cùng lớn ! Vì nhân dân bị cưỡng chiếm tài sản, không còn đường sống ! Chết là điều dễ chấp nhận hơn, vì sống tủi nhục khi mất hết đât đai, nhà cửa, thì thà chết còn sung sướng hơn !
Sàigòn ngày 15 tháng 08 năm 2009
CỬ TRI Q. 2 KÊU CỨU KHẨN CẤP
PHÁ NÁT QUI HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM
V/v Thông Báo số: 561 / TB-VP ngày 04/08/2009.
Nội dung kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trung Tín, tại Hội Nghị tiếp xúc, đối thoại với đại diện nhân dân trong KĐTM Thủ Thiêm: Là không trung thực, hoàn toàn áp đặt, không có căn cứ Pháp Luật ! Phá Vỡ quy hoạch Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm ! Cưỡng chiếm 160 ha đất tái định cư của nhân dân chia cho nhau, lấy đất của người nghèo chia cho người giầu có quyền lưc tạo thành 1 thế lực đen! Cùng hội cùng thuyền, che chắn và bảo vệ cho nhau!
Kiến nghị Thủ Tướng lập Đoàn Thanh Tra Liên ngành, thanh tra toàn diện, để tháo gỡ vướng mác, hầu sớm hoàn thành dự án theo ý Đảng và lòng dân.
Nhân dân, thuộc các Phường: An Lợi Đông, An Khánh, An Phú, Bình An, Bình Khánh, Cát Lái, Thành Mỹ Lợi và Thủ Thiêm. Quận 2 nhiệt tình hưởng ứng chủ trương của Nhà Nước:
V/v xây dựng Khu Đô Thị mới Thủ Thiêm và phát triển Quận 2.
Nhà Nước đã quan tâm đến mọi quyền lợi của người dân khi đã dành 160 ha để tái bố trí tái định cư cho người dân bị giải toả ! thuộc dự án Thủ Thiêm. Chúng tôi vô cùng biết ơn và sẵn sàng đóng góp sức người, sức của, để xây dựng đất nước.
Nhưng thực tế, những người có chức vụ và trách nhiệm, như ông Lê Thanh Hải, Bí Thư Thành ủy. Đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tước đoạt quyền lợi chính đáng của nhân dân: Lấy đất của người nghèo, chia cho người giầu ! Lấy đất của dân chia cho người có chức vụ, quyền hạn ! Thành phố HCM và Quận 2 hành dân, vô cảm và lừa dối cấp trên, lừa đảo nhân dân, đi ngược lại chính sách của Đảng và Nhà Nước, ngang nhiên phá vỡ quy hoạch Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm! Tự quyền cấp đất cho các công ty gia đình ! Cưỡng chiếm đất đai mà nhân dân đang sử dụng ! Sau đó chia cho nhau lên tới hàng trăm ha ! Tham nhũng lớn như vậy, nhưng được che chắn, bảo vệ, bưng bít ! Nên không được dư luận, báo đài và các cấp thẩm quyền điều tra...
Cụ thể như sau:
1/ Tự quyền lấy đất của dân nghèo!
Chia đất cho cán bộ, với lý do: khó khăn về nhà ở ! Có người được chia tới 500 m2, với giá 160.000 đ/1m2 ! Rồi người được chia, đem bán lại cho dân nghèo với giá trên 10.000.000 đ/1m2. Số đất này trên chục ha ! Muốn biết rõ con số là bao nhiêu, phải cần đến Tổng Cục Cảnh Sát Điều Tra! (Khu 4 ha An Phú, Khu 17,3 ha. Có bản vẽ vị trí và QĐ cấp đất kèm theo, còn nhiều chục ha đất nữa đang cấp ! ) Các bài báo kèm theo. Phụ lục Tr 1, 3, 8, 9 …
2/ Theo Quyết Định 367/ TTg ngày 04/ 06/ 1996
Thủ Tướng chính phủ đã quy định, dùng 160ha để tái bố trí định cư cho dân bị giải toả để xây dựng Khu Đô Thị Thủ Thiêm ! Nếu chia cho 40.000 dân bị giải toả, sẽ được ngay con số: 160ha = 1.600.000.000 m2, chia cho 40.000 dân bị giải toả, mỗi đầu người được: 40m2. Thế nhưng Quận 2 tự đặt ra, hộ nào có 100 m2 mới được đổi nền đất !
Xin làm rõ: 160 ha để tái định cư tại 5 Phường theo QĐ 367 / TTg, hiện nay có mấy hộ dân bị giải tỏa được hưởng ? Số còn lại đang ở trong tay ai !?!
Thủ Tướng Chính Phủ quy định: Khu đô thị mới Thủ Thiêm 930 ha, gồm 5 phường. Nhưng thành phố chỉ quyết định thu hồi có: 621,4328 ha theo Quyết Định số: 1997/QĐ-UB ngày 10/05/2002 ( thuộc 3 phường An Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm. Diện tích tự nhiên 3 phường: 689 ha ). Nay UBND quận 2 lại tuỳ tiện tăng diện tích thành 8 phường ! Bất kể chỗ nào cũng mượn danh nghĩa khu đô thị mới Thủ Thiêm để thu hồi đất tràn lan, phải lên tới hàng ngàn ha! Đã thu hồi trên 70%. Thu hồi đất của dân mà chưa có quy họach chi tiết !?!
Thành phố dám ngụy biện và đổ thừa cho Chính Phủ khi ban hành Quyết Định 367/ TTg mà không có bản đồ qui hoạch !? Chẳng lẽ Chính Phủ phê duyệt qui hoạch khống !?! Điều này đã làm cho các phường Bình An, Bình Khánh và một phần phường An Khánh xác định là không nằm trong ranh Tung Tâm KĐTM Thủ Thiêm.
Như vậy phải xử lý nghiêm việc UBND quận 2 đã thu hồi đất tràn lan tới 8 Phường, lên tới hàng ngàn ha ? Thu hồi sớm, thu hồi dư đất của dân trong khi chưa có QHCT ! Nay lại cộng thêm 130 ha mặt nước sông Sài Gòn để có diện tích đất dư ra, rồi chia cho nhau !
Ngoài ra Thành Phố còn tự quyền cấp 169 ha đất tái định cư của dân nằm trong KĐTM Thủ Thiêm cấp cho 64 dự án để phân lô, bán nền kinh doanh kiếm lợi nhuận cao ! Thay vì tái định cư cho dân thì quận 2 lại tham mưu cấp cho các công ty! ( Theo kết luận thanh tra thành phố ).
Diện tích tự nhiên quận 2: 5.020 ha. Diện tích bán đảo Thủ Thiêm: 1.348 ha. Nay chỉ qui hoạch 621 ha làm KĐT Thủ Thiêm, còn lại gần 700 ha đã bán hết cho ai mà không còn đất tái định cư cho dân bị giải toả ?
Như vậy KĐT Thủ Thiêm vừa bất hợp lý và bất hợp Pháp.
Theo lời nhận xét của Kiến Trúc Sư Nguyễn Ngọc Dũng, Uy viên Ban Chấp Hành Hội Kiến Trúc Sư thành phố: Từ trên máy bay nhìn xuống thành phố Sàigòn là hình ảnh một đống hộp quẹt nằm lung tung, không theo đường lối rõ ràng ! Với những gì đang diễn ra thì thành phố đang phát triển theo hướng lệch lạc ! Theo kiểu 12 sứ quân ! Để sửa chữa được, phải mất cả thế hệ ! Tốn hao bao tiền bạc của Nhà Nước và Nhân Dân ! Phát biểu ngày 06/02/2006.
Cũng theo Tiến Sĩ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh Tế: Quá trình đô thị hoá tại thành phố Sàigòn là: Biến đất nông nghiệp thành đất hoang !?!
Giáo Sư Lê Huy Bá đưa ra cảnh báo chấn động: Trong vịng 10 tới 20 năm nữa, khi nhiệt độ trái đất tăng lên 1 tới 2 độ C, băng ở 2 cực sẽ tan, nước biển dâng lên 50 – 100cm thì cả vng Thủ Thim sẽ ngập chìm trong nước và cả thành phố sẽ ngập !
Trách nhiệm của người đứng đầu thành phố tới đâu ? Trách nhiệm giám sát của Đoàn Đại Biểu Quốc Hội, HĐND, MTTQ thành phố khi để sảy ra sai phạm nghiêm trọng này ?
3/ Theo kết luận của Thanh Tra Chính Phủ được nhân dân đồng thuận:
Nghị định 22/ CP và Luật đất đai 1993 đã hết hiệu lực, phải áp dụng Nghị Định 84 và Luật đất đai 2003 ! Nhưng thành phố vẫn cố níu kéo Nghị Đinh 22 để đền bù cho dân, như vậy là cố tình vi phạm Luật một cách cố tình và có hệ thống!
Nhân dân trong KĐTM Thủ Thiêm bị QĐ 135, 143, 123, 06 bóc lột tới hơn 7 lần:
1. Bị mất nhà mất đất ! Không còn chỗ để ở !
2. Bóc lột về nguồn gốc sử dụng đất.
3. Bóc lột về giá cả. Bị biến thành con nợ !
4 và 5. Chung cư chất lượng quá thấp, giá lại quá cao…
6. Khiếu nại thì bị cho là chống đối !
7. Bị ép buộc viết giấy: Cam kết tự nguyện di dời !
4/ Thành phố căn cứ vào Điều luật nào mà cho rằng không cần ra quyết định thu hồi đất cho từng hộ !?
Theo nhận đinh của nhân dân: muốn lập lờ, đánh lận con đen... để có cơ hội tùy tiện tham nhũng, muốn cưỡng chiếm đất của ai thì lấy ! Vị trí nào có giá trị thì tùy tiện cho là trong ranh thu hồi !
Có quyền thu hồi đất mà chưa có quy hoạch chi tiết, chưa cắm ranh cắm mốc, rồi tùy tiện áp đặt, sau đó giao cho các công ty đầu cơ kinh doanh.
Đất nông nghiệp của dân, đền bù 870.000 đồng/ 1m2. Sau đó rao bán 26.000.000 đồng/ 1m2. Đất ở đền bù 19.600.000 đồng, rồi rao bán 95.000.000 đồng / 1m2 ? Cụ thể 4 ha đất ở chân cầu Thủ Thiêm, thuộc phường An Khánh.
5/ Kiến nghị:
Xin cho kiểm toán và thanh tra toàn bộ việc sử dụng đất trên địa bàn Quận 2 ! Nhân dân chúng tôi sẵn lòng đóng góp, hy sinh tài sản để xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm ! Nhưng chúng tôi quyết tâm không để mất dù chỉ 1 xu vào túi bọn quan liêu tiêu cực và đặc biệt xin bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân nghèo theo đúng chủ trương của Đảng vả Nhà Nước ! Vì hiện nay chúng tôi đang bị tước đoạt tài sản ! Vì Quận 2 không cần biết và vi phạm Luật Đất Đai ! Cố tình dồn ép dân nghèo để ăn chia lợi nhuận khổng lồ với chủ đầu tư, mà chủ đầu tư toàn công ty tư nhân ! Nếu không sớm chấn chỉnh sẽ mất lòng dân, thậm chí nhân dân sẽ nổi dậy để bảo vệ Đảng và Nhà Nước, trước thế lực của bè lũ quan liêu tiêu cực ! Trung Ương càng chậm vào cuộc thì sau nay sẽ phải mất rất nhiều tiền của để chỉnh sửa qui hoạch vì hiện nay đã quá lộn xộn ! Nhưng cái mất lớn nhất mà khó lòng gây dựng lại được: LÒNG TIN CỦA NHÂN DÂN !
Hiện nay việc tham nhũng đất đai ở quận 2 là rất rõ ràng, đầy đủ chứng cứ !
Nhưng tại sao không ai dám giải quyết !
Thưa vì bọn quan liêu tiêu cực tại thành phố và quận 2 quá lộng hành ! Chúng tạo thành một thế lực đen, cấu kết lại với nhau, cùng nhau chia chác đất, tiền … tạo nên cảnh cùng hội cùng thuyền, làm ngơ cho nhau, để cùng hưởng lợi !
Nếu không ai dám nhận trách nhiệm giải quyết thì dễ gây hiểu làm trong nhân dân: Bao che hoặc làm ô dù cho quan liêu tiêu cực !
Nhân dân chỉ mong ước: Chính Phủ buộc địa phương phải triệt để tuân thủ Pháp Luật, Luật Đất Đai, Luật Khiếu Nại và Tố cáo: Khi giải tỏa phải đổi nền nhà cho dân tái định cư, sắp xếp cho dân được tái định cư tại chỗ ! Vì chả lẽ xây dựng Khu Đô Thị chỉ giành cho người có chức, có quyền và có tiền, còn đuổi dân nghèo đi khỏi nơi mà họ yên ổn sinh sống và làm ăn đã bao năm nay !?!
Nhân dân Quận 2 tha thiết kêu cứu ! Xin lắng nghe tiếng kêu gào khẩn thiết của dân nghèo ! Xin cử Đoàn công tác Liên Ngành về Quận 2 và cho Công An điều tra, tiếp xúc và lắng nghe cụ thể những vụ việc mà nhân dân phát hiện ! Nếu chúng tôi tố cáo sai ! Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp Luật ! Và Chịu mọi chi phí cho Đoàn Công Tác Liên Ngành ! Nếu không, hậu quả sẽ khó lường ! Như lời các vị lão thành chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa: Cán Bộ và Nhân dân quận 2, sẽ nổi dậy và biến Khu ĐT Thủ Thiêm thành một Điện Biên Phủ thứ hai, nhằm bảo vệ lợi ích của mình ! Quyết chống lại bọn quan liêu tiêu cực ! bóc lột nhân dân, làm thiệt hại về mọi mặt cho Nhà Nước ! Hiện nay nhân dân rất bức xúc và bất bình… dồn nén lại lâu ngày, không biết phát nổ lúc nào, một khi đã bùng nổ là vô cùng lớn ! Vì nhân dân bị cưỡng chiếm tài sản, không còn đường sống ! Chết là điều dễ chấp nhận hơn, vì sống tủi nhục khi mất hết đât đai, nhà cửa, thì thà chết còn sung sướng hơn !
Sàigòn ngày 15 tháng 08 năm 2009
CỬ TRI Q. 2 KÊU CỨU KHẨN CẤP
“Vết rách“ đầu tiên của “bức màn sắt“ cộng sản tại Đông Âu
Hà Long
23:26 19/08/2009
THỦ ĐÔ BÁ LINH 19/8/2009 - Cách đây 20 năm “bức màn sắt” đã đổ ập xuống tại Đông Âu vào năm 1989. Danh từ “bức màn sắt” là một biểu tượng cho sự mất tự do và bị đàn áp. Nguyên thủy của danh từ này được sử dụng trong nghệ thuật sân khấu để dùng tấm màn ngăn ngừa lửa cháy. Khi sử dụng bức màn sắt trong chính trị là nói về chiến tranh lạnh giữa cộng sản độc tài và thế giới tự do tư bản. Một thời bức màn sắt gây kinh hoàng cho người dân toàn cõi Đông Âu vì chẳng khác chi ở trong một nhà tù khổng lồ được xây dựng dọc theo lục địa, từ bờ biển Baltic cho đến vùng biển Đông giáp giới phần đất của Tây Đức: tất cả được bít kín từ sau Đệ nhị thế chiến dưới sự thống trị độc tài gian ác của đảng cộng sản trong các nước Đông Âu do người anh cả Liên Xô chỉ đạo.
Riêng tại Đông Đức người dân được tuyên truyền về việc xây dựng bức tường ô nhục Berlin để chống lại thành trì phát xít. Tại Hungary được nhà cầm quyền cộng sản gọi tiếng lóng là “hệ thống tín hiệu báo động từng chặng 100 mét một".
Nước Đức, ngày hôm nay 19/8/2009 muốn nhắc lại ân huệ mà Hungary đã ban phát cho dân tộc Đức qua việc cho phép người Đông Đức vượt biên tỵ nạn qua ngả Hungary để sang Áo tìm tự do. Khởi điểm từ tỉnh Sopron-Ödenburg của Hungary giáp giới nước Áo. Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay đến Sopron để lập lại lời cám ơn với dân tộc Hungary.
Ngày 19/8/1989, chính phủ Hungary tổ chức một bữa ăn sáng nơi tiền đồn biên giới với Áo với món ăn thuần tuý thịt bụng heo được chiên lên. Thật sự biên giới này đã không còn hàng rào dây kẽm gai nữa vì việc rỡ hàng rào biên giới đã được Hungary đơn phương thực hiện từ tháng 4/2009. Cách đây 20 năm người Áo và Hungary ở đây chỉ còn bị ngăn cách bởi một gọng dây kẽm gai rất đơn sơ mà thôi để chia ra 2 miền giới tuyến. Họ muốn ăn sáng chung với nhau rồi sau đó với một tia hy vọng có thể đi tìm những cọng kẽm gai còn sót lại bên hai bờ tuyến để mang về nhà làm kỷ niệm. Cửa khẩu được mở ra cho đôi bên từ 15g đến 18g.
Cuối cùng, nơi biên giới này khoảng 700 người dân Đông Đức đang có mặt chụp thời cơ vượt biên chạy qua phần đất của Áo tìm tự do. Quân đội Hungary không nổ súng và để chọ họ rũ áo thiên đường cộng sản đi tìm tự do, từ đó đã dấy động lên một làn sóng vượt biên qua ngả Hungary của hàng chục ngàn người dân Đông Đức. Sau đó một thời gian ngắn người ta ước tính khoảng 150.000 đến 280.000 dân Đông Đức đang có mặt tại Hungary với ý đồ vượt biên.
Tại sao dân Hungary không vượt biên chung vào dịp này? Câu trả lời là không cần vì chính phủ cộng sản Hungary lúc ấy đang theo cao trào cấp tiến và muốn thay đổi vận mạng đất nước tránh xa đàn anh Liên Xô. Hungary đã đi từng bước âm thầm bằng cách dẹp bỏ kín đáo biên giới hàng rào kẽm gai kéo dài 260 cây số dọc theo nước Áo. Thêm một yếu tố quan trọng là chính phủ cộng sản Hungary đã cấp hộ chiếu quốc tế cho người dân từ năm 1987 và dân Hungary có thể xuất ngoại và nhập nội một cách hợp pháp. Nhìn chung chính phủ Hungary cả gan dám dỡ bỏ biên giới để thông thương với Tây Âu là nhờ sự thay đổi của chủ tịch đảng cộng sản Liên Xô, ông Mikhail Gorbachov lúc bấy giờ bằng đường hướng chính trị cởi mở.
Một dân tộc Hungary quật cường
Hungary là một nước tiên phong tự giải phóng mình ra khỏi gọng kèm cộng sản, chính họ đã lật ngược lại lịch sử dối trá trong suốt 40 năm. Sự kiện nổi dậy của toàn dân chống lại cộng sản độc tài vào năm 1956 và đã bị công an, quân đội lẫn xe tăng Xô Viết đàn áp dã man. Sau đó người dân bị kết án là phản loạn và nhiều người bị tử hình, trong đó có các nhà chính trị danh giá như ông Nagy Imre, thủ tướng Hung thời cách mạng 1956. Ông Nagy Imre thực hiện đường hướng cải cách dân chủ, chủ trương chính sách đa đảng và là một người biết đặt lợi ích của dân tộc lên cao.
Cuối tháng 10/1956, khi Liên Xô can thiệp quân sự vào Hung nhằm dẹp thành phần quần chúng nhân dân nổi dậy với phong trào sinh viên, thủ tướng Nagy Imre can đảm tuyên bố nước Hungary rút khỏi khối Hiệp ước Warschau và trở thành một nước hoàn toàn trung lập vào ngày 01/11/1956. Cuối cùng ông Imre yêu cầu quân đội Liên Xô phải rút quân ra khỏi Hungary. Ngay liền sau đó sư đoàn thiết giáp Liên Xô xâm lăng tiến vào thủ đô Budapest bắn giết dân chúng Hungary cho đến ngày 15/11/1956 đã có 20.000 người tử thương. Lời kêu cứu thế giới phương Tây giúp đỡ qua đài Radio Âu Châu Tự Do không được đáp trả lại.
Thủ tướng Nagy Imre bị tù đày 1,5 năm và bị kết án bí mật - tuy nhiên có ghi băng - về tội phản quốc và tội lật đổ chính quyền nhân dân vào ngày 16/6/1958 theo chỉ thị của quan thày Moskau. Ông bị treo cổ tại nhà tù Budapest cùng ngày.
Thủ tướng Nagy Imre đã can đảm chống lại quan thày Liên Xô và làm cách mạng cải tổ quốc gia theo khuynh hướng tự do để xa dần chủ nghĩa cộng sản tàn ác độc tài, điều này ông Nagy Imre đã đi trước cuộc nổi dậy Mùa Xuân 1968 (The Prague Spring 1968) của dân Tiệp Khắc hơn 14 năm.
Bây giờ cuộn băng ghi âm đã được giải mã và người ta còn nghe được tiếng nói của thủ tướng Nagy Imre trước khi bị kết án: “Một điều an ủi duy nhất của tôi là nhân dân Hungary và giai cấp công nhân thế giới sẽ phán quyết tôi vô tội. – Tôi không xin ân xá!“
Cộng sản Hungary sau đó tiếp tục hèn nhát của cúi đầu vâng lời đàn anh Liên Xô và cấm dân chúng không được nhắc đến tên Nagy Imre trong suốt 30 năm trường. Tuy nhiên mọi tầng lớp và các nhóm đối lập dân chủ đều đề cao lý tưởng đấu tranh cho dân tộc của thủ tướng Nagy Imre.
Dân tộc Hungary can đảm “xé rách“ bức màn sắt đầu tiên tại Đông Âu
Cho đến ngày 28/2/1989 khi chính quyền cộng sản Hungary quyết định giật đổ bức màn sắt và công nhận sự kiện nổi dậy 1956 là một cuộc cách mạng đúng đắn của dân tộc, từ đó một ủy ban lấy tên "Ủy ban trả lại công lý cho lịch sử" được ra đời để phục hồi danh dự cho thủ tướng Nagy Imre. Hàng trăm ngàn người biểu tình vào ngày 16/6/1989 tại Bukarest để tưởng nhớ ngày thủ tướng Nagy Imre bị treo cổ oan ức và được xem là ngày quốc táng cho ông Nagy Imre.
Tìm hiểu lịch sử Hungary cho đến gian đoạn dân tộc tự quyết vào năm 1989 thì thế giới không ngạc nhiên khi nhìn thấy lúc ấy rất nhiều người tỵ nạn cộng sản đến từ Romania, Tiệp Khắc và Đông Đức chạy trốn sang thủ đô Bukarest, nhưng ngược lại không có người Hungary nào muốn ra đi. Hungary chủ trương thật rõ ràng không trả người tỵ nạn về nguyên quán cho dù các nước đó đòi hỏi và lên án.
Đấy là một vết rách đầu tiên trong bức tường sắt đang bao trùm lên Đông Âu. Người dân Đông Đức hưởng được quy chế này nhiều nhất vì có chính quyền Tây Đức tiếp tay hỗ trợ, cho đến cả việc bộ trưởng ngoại giao Hans-Dietrich Genscher của thủ đô Bonn thân chinh mang theo các tàu xe lửa sang Bukarest đón dân tỵ nạn Đông Đức về phần đất tự do Tây Đức.
Cộng sản Đông Đức hoảng sợ về làn sóng vượt biên của người dân và tên chủ tịch gian ác Erich Honecker vẫn luận điệu tuyên truyền láo khoét về sự kiện ngày 19/8/1989 qua báo Daily Mirror như sau: “Habsburg, người tổ chức buổi dã ngoạn Picknick đã thả truyền đơn cho đến tận biên giới Ba Lan, nơi có nhiều khách du lịch Đức nghỉ hè để mời họ tham dự cuộc Picknick này. Khi dân Đông Đức đến tham dự người ta còn tặng họ quà, đồ ăn thức uống và cả tiền Tây Đức. Sau đó người ta vận động dân Đông Đức trốn sang phần đất Tây Âu."
Ngược lại khi đi tìm sử liệu thì chúng ta khám phá ra nhiều điều thú vị trái ngược với chủ tịch Erich Honecker, thí dụ qua cuộc bàn thảo về người tỵ nạn Đông Đức giữa chủ tịch nước Hungary, ông Németh và bộ trưởng ngoại giao Horn với câu hỏi:
- “Chúng ta phải trả người Đông Đức về nguyên quán ngay liền lập tức hay sao?"
- Ông Németh: “Không, không ai được nghĩ đến điều này, cả ngay bộ trưởng nội vụ Horvath cũng không được làm. Có rất nhiều ý kiến. Một ý kiến đề nghị: Chúng ta làm âm thầm bằng cách mở cửa biên giới trong đêm tối và trước đó nên thông báo cho người dân Đông Đức biết".
- Ông Horn hỏi ngược lại: “Chúng ta sẽ ăn nói làm sao với anh em cộng sản Đông Đức?"
- Ông Németh: “Các anh muốn sống trong một chế độ độc tài như Đông Đức không? Tôi không sống được rồi đó!"
- Ông Horn: “Tôi cũng không sống được".
- Ông Németh: “Trong một chế độ độc tài tự người dân không muốn sống chung với nó thì không có ý nghĩa gì với chúng ta."
Như thế chấm dứt cuộc bàn thảo và đã có sự quyết định rõ ràng từ phía chính phủ Hungary nhằm bênh vực người tỵ nạn Đông Đức.
Lúc ấy thủ tướng Kohl giải thích: “Đây là một quyết định đầy tình nhân loại, đây là một quyết định của sự đoàn kết Âu Châu. Tôi chân thành cám ơn cho quyết định sáng suốt này."
Sau ngày 19/8/1989 cộng sản Đông Đức tức giận ra mặt với người anh em Hungary và chính phủ Hungary phải nể mặt tạm thời đóng cửa biên giới toàn diện. Ngược lại chính quyền Tây Đức cướp lấy cơ hội qua thủ tướng Helmut Kohl đã thực hiện các phi vụ ngoại giao bí mật với Hungary. Chưa đầy một tháng, vào ngày 11/9/2009 Hungary lại cho phép tất cả người dân Đông Đức xuất ngoại qua ngả Áo sang Tây Đức. Trong vòng vài tiếng đồng hồ đã có trên 10.000 người Đông Đức vượt biên giới sang Tây Âu. Nhà nước cộng sản Đông Đức rúng động tại Berlin và cũng là khởi điểm của sự chấm dứt một chế độ độc tài gian ác của cộng sản Đông Đức kéo dài 44 năm trường.
Tạm kết
Ai muốn nói về ngày phục sinh của Đông Âu hoặc ngày thống nhất của nước Đức không được phép quên biến cố lịch sử 19/8/1989 với bữa ăn sáng Picknick tại biên giới Sopron-Ödenburg. Đó là một “vết rách" đầu tiên của “bức màn sắt" cộng sản, từ đó toàn dân Đông Âu mới có thể xé toang nó ra được và xé nhanh như cắt trong vòng 3 tháng.
Người Đức rất biết ơn dân tộc Hungary đã thật sáng suốt chọn con đường tự do và dân chủ để làm nền tảng cho sự thống nhất mau chóng của nước Đức.
Hôm nay, 19/8/2009 mừng lễ kỷ niệm 20 năm tại biên giới Spron - nơi đã xảy ra cuộc dã ngoại Picknick - nữ thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu: “Dân tộc Đức không bao giờ quên ơn nước Hungary, một dân tộc đã tác động để ngày hôm nay tất cả người Đức chúng tôi có thể sống trong tự do". Lịch sử nhân loại đã được nối lại chung với nhau “từng bước nhỏ của từng người" bà Merkel vừa tiến đến gần biên giới đặt vòng hoa tưởng niệm và nhấn mạnh thêm: “Đây, nơi chốn này đã xảy ra một bước nhỏ của lịch sử" để có thể mở hẳn ra cánh cửa tự do cho toàn Âu Châu. Người phụ nữ đầy quyền lực nhất thế giới này trân trọng: “Nước Hungary đã tạo thêm đôi cánh cho người dân Đông Đức trên con đường tìm tự do".
Quá nhanh chóng, chưa đầy 3 tháng sau, ngày 09/11/2009 cộng sản Đông Đức đã phải phá sản hoàn toàn, toàn dân Đức xé tan bức màn sắt Berlin thành mảnh vụn.
Hungary là một dân tộc nhỏ bé nằm gần giữa Âu Châu với hơn 10 triệu dân số. Họ đã bị quan thày Liên Xô đàn áp giã man vào năm 1956 nhưng vẫn quật cường nuôi nấng tinh thần dân tộc. Từ một dân tộc nhỏ bé này đã biết chọn lựa đúng đắn đường hướng tự do dân chủ và là một dân tộc đã hiên ngang “xé rách bức màn sắt“ đầu tiên trong lịch sử nhân loại nhằm chống lại chế độ độc tài cộng sản Đông Âu dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Liên Xô để từ đó đóng góp công lao to lớn vào sự sập đổ chủ nghiã cộng sản vô luân. Một dân tộc đã viết lên được trang sử hào hùng thế giới.
Việt Nam với dân số lớn hơn 8 lần Hungary, hãy noi gương họ hiên ngang gìn giữ giang sơn gấm vóc trước tên đồ tể to lớn Liên Xô. Hãy bắt chước họ xa dời ảnh hưởng của quan thày độc ác Tàu cộng và can đảm cải tổ quốc gia theo khuynh hướng tự do dân chủ như toàn cõi Đông Âu đã thực hiện.
Riêng tại Đông Đức người dân được tuyên truyền về việc xây dựng bức tường ô nhục Berlin để chống lại thành trì phát xít. Tại Hungary được nhà cầm quyền cộng sản gọi tiếng lóng là “hệ thống tín hiệu báo động từng chặng 100 mét một".
Nước Đức, ngày hôm nay 19/8/2009 muốn nhắc lại ân huệ mà Hungary đã ban phát cho dân tộc Đức qua việc cho phép người Đông Đức vượt biên tỵ nạn qua ngả Hungary để sang Áo tìm tự do. Khởi điểm từ tỉnh Sopron-Ödenburg của Hungary giáp giới nước Áo. Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay đến Sopron để lập lại lời cám ơn với dân tộc Hungary.
Ngày 19/8/1989, chính phủ Hungary tổ chức một bữa ăn sáng nơi tiền đồn biên giới với Áo với món ăn thuần tuý thịt bụng heo được chiên lên. Thật sự biên giới này đã không còn hàng rào dây kẽm gai nữa vì việc rỡ hàng rào biên giới đã được Hungary đơn phương thực hiện từ tháng 4/2009. Cách đây 20 năm người Áo và Hungary ở đây chỉ còn bị ngăn cách bởi một gọng dây kẽm gai rất đơn sơ mà thôi để chia ra 2 miền giới tuyến. Họ muốn ăn sáng chung với nhau rồi sau đó với một tia hy vọng có thể đi tìm những cọng kẽm gai còn sót lại bên hai bờ tuyến để mang về nhà làm kỷ niệm. Cửa khẩu được mở ra cho đôi bên từ 15g đến 18g.
Cuối cùng, nơi biên giới này khoảng 700 người dân Đông Đức đang có mặt chụp thời cơ vượt biên chạy qua phần đất của Áo tìm tự do. Quân đội Hungary không nổ súng và để chọ họ rũ áo thiên đường cộng sản đi tìm tự do, từ đó đã dấy động lên một làn sóng vượt biên qua ngả Hungary của hàng chục ngàn người dân Đông Đức. Sau đó một thời gian ngắn người ta ước tính khoảng 150.000 đến 280.000 dân Đông Đức đang có mặt tại Hungary với ý đồ vượt biên.
Tại sao dân Hungary không vượt biên chung vào dịp này? Câu trả lời là không cần vì chính phủ cộng sản Hungary lúc ấy đang theo cao trào cấp tiến và muốn thay đổi vận mạng đất nước tránh xa đàn anh Liên Xô. Hungary đã đi từng bước âm thầm bằng cách dẹp bỏ kín đáo biên giới hàng rào kẽm gai kéo dài 260 cây số dọc theo nước Áo. Thêm một yếu tố quan trọng là chính phủ cộng sản Hungary đã cấp hộ chiếu quốc tế cho người dân từ năm 1987 và dân Hungary có thể xuất ngoại và nhập nội một cách hợp pháp. Nhìn chung chính phủ Hungary cả gan dám dỡ bỏ biên giới để thông thương với Tây Âu là nhờ sự thay đổi của chủ tịch đảng cộng sản Liên Xô, ông Mikhail Gorbachov lúc bấy giờ bằng đường hướng chính trị cởi mở.
Một dân tộc Hungary quật cường
Hungary là một nước tiên phong tự giải phóng mình ra khỏi gọng kèm cộng sản, chính họ đã lật ngược lại lịch sử dối trá trong suốt 40 năm. Sự kiện nổi dậy của toàn dân chống lại cộng sản độc tài vào năm 1956 và đã bị công an, quân đội lẫn xe tăng Xô Viết đàn áp dã man. Sau đó người dân bị kết án là phản loạn và nhiều người bị tử hình, trong đó có các nhà chính trị danh giá như ông Nagy Imre, thủ tướng Hung thời cách mạng 1956. Ông Nagy Imre thực hiện đường hướng cải cách dân chủ, chủ trương chính sách đa đảng và là một người biết đặt lợi ích của dân tộc lên cao.
Cuối tháng 10/1956, khi Liên Xô can thiệp quân sự vào Hung nhằm dẹp thành phần quần chúng nhân dân nổi dậy với phong trào sinh viên, thủ tướng Nagy Imre can đảm tuyên bố nước Hungary rút khỏi khối Hiệp ước Warschau và trở thành một nước hoàn toàn trung lập vào ngày 01/11/1956. Cuối cùng ông Imre yêu cầu quân đội Liên Xô phải rút quân ra khỏi Hungary. Ngay liền sau đó sư đoàn thiết giáp Liên Xô xâm lăng tiến vào thủ đô Budapest bắn giết dân chúng Hungary cho đến ngày 15/11/1956 đã có 20.000 người tử thương. Lời kêu cứu thế giới phương Tây giúp đỡ qua đài Radio Âu Châu Tự Do không được đáp trả lại.
Thủ tướng Nagy Imre bị tù đày 1,5 năm và bị kết án bí mật - tuy nhiên có ghi băng - về tội phản quốc và tội lật đổ chính quyền nhân dân vào ngày 16/6/1958 theo chỉ thị của quan thày Moskau. Ông bị treo cổ tại nhà tù Budapest cùng ngày.
Thủ tướng Nagy Imre đã can đảm chống lại quan thày Liên Xô và làm cách mạng cải tổ quốc gia theo khuynh hướng tự do để xa dần chủ nghĩa cộng sản tàn ác độc tài, điều này ông Nagy Imre đã đi trước cuộc nổi dậy Mùa Xuân 1968 (The Prague Spring 1968) của dân Tiệp Khắc hơn 14 năm.
Bây giờ cuộn băng ghi âm đã được giải mã và người ta còn nghe được tiếng nói của thủ tướng Nagy Imre trước khi bị kết án: “Một điều an ủi duy nhất của tôi là nhân dân Hungary và giai cấp công nhân thế giới sẽ phán quyết tôi vô tội. – Tôi không xin ân xá!“
Cộng sản Hungary sau đó tiếp tục hèn nhát của cúi đầu vâng lời đàn anh Liên Xô và cấm dân chúng không được nhắc đến tên Nagy Imre trong suốt 30 năm trường. Tuy nhiên mọi tầng lớp và các nhóm đối lập dân chủ đều đề cao lý tưởng đấu tranh cho dân tộc của thủ tướng Nagy Imre.
Dân tộc Hungary can đảm “xé rách“ bức màn sắt đầu tiên tại Đông Âu
Cho đến ngày 28/2/1989 khi chính quyền cộng sản Hungary quyết định giật đổ bức màn sắt và công nhận sự kiện nổi dậy 1956 là một cuộc cách mạng đúng đắn của dân tộc, từ đó một ủy ban lấy tên "Ủy ban trả lại công lý cho lịch sử" được ra đời để phục hồi danh dự cho thủ tướng Nagy Imre. Hàng trăm ngàn người biểu tình vào ngày 16/6/1989 tại Bukarest để tưởng nhớ ngày thủ tướng Nagy Imre bị treo cổ oan ức và được xem là ngày quốc táng cho ông Nagy Imre.
Tìm hiểu lịch sử Hungary cho đến gian đoạn dân tộc tự quyết vào năm 1989 thì thế giới không ngạc nhiên khi nhìn thấy lúc ấy rất nhiều người tỵ nạn cộng sản đến từ Romania, Tiệp Khắc và Đông Đức chạy trốn sang thủ đô Bukarest, nhưng ngược lại không có người Hungary nào muốn ra đi. Hungary chủ trương thật rõ ràng không trả người tỵ nạn về nguyên quán cho dù các nước đó đòi hỏi và lên án.
Đấy là một vết rách đầu tiên trong bức tường sắt đang bao trùm lên Đông Âu. Người dân Đông Đức hưởng được quy chế này nhiều nhất vì có chính quyền Tây Đức tiếp tay hỗ trợ, cho đến cả việc bộ trưởng ngoại giao Hans-Dietrich Genscher của thủ đô Bonn thân chinh mang theo các tàu xe lửa sang Bukarest đón dân tỵ nạn Đông Đức về phần đất tự do Tây Đức.
Cộng sản Đông Đức hoảng sợ về làn sóng vượt biên của người dân và tên chủ tịch gian ác Erich Honecker vẫn luận điệu tuyên truyền láo khoét về sự kiện ngày 19/8/1989 qua báo Daily Mirror như sau: “Habsburg, người tổ chức buổi dã ngoạn Picknick đã thả truyền đơn cho đến tận biên giới Ba Lan, nơi có nhiều khách du lịch Đức nghỉ hè để mời họ tham dự cuộc Picknick này. Khi dân Đông Đức đến tham dự người ta còn tặng họ quà, đồ ăn thức uống và cả tiền Tây Đức. Sau đó người ta vận động dân Đông Đức trốn sang phần đất Tây Âu."
Ngược lại khi đi tìm sử liệu thì chúng ta khám phá ra nhiều điều thú vị trái ngược với chủ tịch Erich Honecker, thí dụ qua cuộc bàn thảo về người tỵ nạn Đông Đức giữa chủ tịch nước Hungary, ông Németh và bộ trưởng ngoại giao Horn với câu hỏi:
- “Chúng ta phải trả người Đông Đức về nguyên quán ngay liền lập tức hay sao?"
- Ông Németh: “Không, không ai được nghĩ đến điều này, cả ngay bộ trưởng nội vụ Horvath cũng không được làm. Có rất nhiều ý kiến. Một ý kiến đề nghị: Chúng ta làm âm thầm bằng cách mở cửa biên giới trong đêm tối và trước đó nên thông báo cho người dân Đông Đức biết".
- Ông Horn hỏi ngược lại: “Chúng ta sẽ ăn nói làm sao với anh em cộng sản Đông Đức?"
- Ông Németh: “Các anh muốn sống trong một chế độ độc tài như Đông Đức không? Tôi không sống được rồi đó!"
- Ông Horn: “Tôi cũng không sống được".
- Ông Németh: “Trong một chế độ độc tài tự người dân không muốn sống chung với nó thì không có ý nghĩa gì với chúng ta."
Như thế chấm dứt cuộc bàn thảo và đã có sự quyết định rõ ràng từ phía chính phủ Hungary nhằm bênh vực người tỵ nạn Đông Đức.
Lúc ấy thủ tướng Kohl giải thích: “Đây là một quyết định đầy tình nhân loại, đây là một quyết định của sự đoàn kết Âu Châu. Tôi chân thành cám ơn cho quyết định sáng suốt này."
Sau ngày 19/8/1989 cộng sản Đông Đức tức giận ra mặt với người anh em Hungary và chính phủ Hungary phải nể mặt tạm thời đóng cửa biên giới toàn diện. Ngược lại chính quyền Tây Đức cướp lấy cơ hội qua thủ tướng Helmut Kohl đã thực hiện các phi vụ ngoại giao bí mật với Hungary. Chưa đầy một tháng, vào ngày 11/9/2009 Hungary lại cho phép tất cả người dân Đông Đức xuất ngoại qua ngả Áo sang Tây Đức. Trong vòng vài tiếng đồng hồ đã có trên 10.000 người Đông Đức vượt biên giới sang Tây Âu. Nhà nước cộng sản Đông Đức rúng động tại Berlin và cũng là khởi điểm của sự chấm dứt một chế độ độc tài gian ác của cộng sản Đông Đức kéo dài 44 năm trường.
Tạm kết
Ai muốn nói về ngày phục sinh của Đông Âu hoặc ngày thống nhất của nước Đức không được phép quên biến cố lịch sử 19/8/1989 với bữa ăn sáng Picknick tại biên giới Sopron-Ödenburg. Đó là một “vết rách" đầu tiên của “bức màn sắt" cộng sản, từ đó toàn dân Đông Âu mới có thể xé toang nó ra được và xé nhanh như cắt trong vòng 3 tháng.
Người Đức rất biết ơn dân tộc Hungary đã thật sáng suốt chọn con đường tự do và dân chủ để làm nền tảng cho sự thống nhất mau chóng của nước Đức.
Hôm nay, 19/8/2009 mừng lễ kỷ niệm 20 năm tại biên giới Spron - nơi đã xảy ra cuộc dã ngoại Picknick - nữ thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu: “Dân tộc Đức không bao giờ quên ơn nước Hungary, một dân tộc đã tác động để ngày hôm nay tất cả người Đức chúng tôi có thể sống trong tự do". Lịch sử nhân loại đã được nối lại chung với nhau “từng bước nhỏ của từng người" bà Merkel vừa tiến đến gần biên giới đặt vòng hoa tưởng niệm và nhấn mạnh thêm: “Đây, nơi chốn này đã xảy ra một bước nhỏ của lịch sử" để có thể mở hẳn ra cánh cửa tự do cho toàn Âu Châu. Người phụ nữ đầy quyền lực nhất thế giới này trân trọng: “Nước Hungary đã tạo thêm đôi cánh cho người dân Đông Đức trên con đường tìm tự do".
Quá nhanh chóng, chưa đầy 3 tháng sau, ngày 09/11/2009 cộng sản Đông Đức đã phải phá sản hoàn toàn, toàn dân Đức xé tan bức màn sắt Berlin thành mảnh vụn.
Hungary là một dân tộc nhỏ bé nằm gần giữa Âu Châu với hơn 10 triệu dân số. Họ đã bị quan thày Liên Xô đàn áp giã man vào năm 1956 nhưng vẫn quật cường nuôi nấng tinh thần dân tộc. Từ một dân tộc nhỏ bé này đã biết chọn lựa đúng đắn đường hướng tự do dân chủ và là một dân tộc đã hiên ngang “xé rách bức màn sắt“ đầu tiên trong lịch sử nhân loại nhằm chống lại chế độ độc tài cộng sản Đông Âu dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Liên Xô để từ đó đóng góp công lao to lớn vào sự sập đổ chủ nghiã cộng sản vô luân. Một dân tộc đã viết lên được trang sử hào hùng thế giới.
Việt Nam với dân số lớn hơn 8 lần Hungary, hãy noi gương họ hiên ngang gìn giữ giang sơn gấm vóc trước tên đồ tể to lớn Liên Xô. Hãy bắt chước họ xa dời ảnh hưởng của quan thày độc ác Tàu cộng và can đảm cải tổ quốc gia theo khuynh hướng tự do dân chủ như toàn cõi Đông Âu đã thực hiện.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bích Trúc
Diệp Hải Dung
06:13 19/08/2009
BÍCH TRÚC
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia (Hình chụp tại Auburn Sydney)
…Cây trúc mọc ngoài hè
Mong manh và nhỏ bé
Đủ chết đời cây tre !
(Trích thơ Bùi Chí Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền