Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:03 19/08/2016
101. GIÁ THUYỀN CHỈ MỘT NỬA.
Ngày xưa có một người bộ hành đi đến Chương Môn, mới đi đến Lữ Lương mà sức lực đã kiệt quệ. may mắn là trong túi còn có năm mươi xu, bèn đi đến bến đò muốn thuê một chiếc thuyền.
Chủ thuyền rất tham lam, nghe nói chỉ có năm mươi xu, bèn nói với khách:
- “Từ đây mà tới Chương Môn, nếu là khách tay không, thì tiền thuyền chỉ có một trăm xu, nhìn anh còn trẻ, lại còn có sức lực thế thì chúng ta kết thành bạn bè. Như thế này nhé, anh ở trên bờ kéo thuyền cho tôi, đợi khi đến Chương Môn, tôi sẽ chỉ lấy tiền thuê thuyền một nửa mà thôi”.
(Ngải Tử tạp thuyết)
Suy tư 101:
Cái nổi bật nhất nơi người Ki-tô hữu chính là lòng trắc ẩn trước những hoàn cảnh khó khăn của tha nhân, lòng trắc ẩn này được thể hiện qua hành động “đưa tay ra và cúi xuống” thật gần bên họ.
Năm mươi xu còn lại của người bất hạnh chính là tia hy vọng cuối cùng trong tâm hồn họ, chúng ta làm cho năm mươi xu này trở thành năm trăm quan tiền bằng sự cúi xuống và nâng họ lên với chúng ta, đó chính là lòng trắc ẩn của Đức Chúa Giê-su đã làm với người mù bên vệ đường, với người phụ nữ ngoại tình, với ông Gia-kêu lùn, với người trộm lành bị treo trên thập giá bên hữu Ngài.v.v...
Người không có lòng trắc ẩn thì không thể nào “đưa tay ra và cúi xuống” với người anh em bất hạnh, họ không xứng đáng là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, càng không xứng đáng để hưởng được lòng thương xót của Thiên Chúa.
Một linh mục không có lòng trắc ẩn thì không thể nào giảng dạy về bác ái và yêu thương.
Một tu sĩ không có lòng trắc ẩn thì không thể nào phục vụ tha nhân.
Một Ki-tô hữu không có lòng trắc ẩn thì thế gian này sẽ không có mùa xuân của hy vọng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ngày xưa có một người bộ hành đi đến Chương Môn, mới đi đến Lữ Lương mà sức lực đã kiệt quệ. may mắn là trong túi còn có năm mươi xu, bèn đi đến bến đò muốn thuê một chiếc thuyền.
Chủ thuyền rất tham lam, nghe nói chỉ có năm mươi xu, bèn nói với khách:
- “Từ đây mà tới Chương Môn, nếu là khách tay không, thì tiền thuyền chỉ có một trăm xu, nhìn anh còn trẻ, lại còn có sức lực thế thì chúng ta kết thành bạn bè. Như thế này nhé, anh ở trên bờ kéo thuyền cho tôi, đợi khi đến Chương Môn, tôi sẽ chỉ lấy tiền thuê thuyền một nửa mà thôi”.
(Ngải Tử tạp thuyết)
Suy tư 101:
Cái nổi bật nhất nơi người Ki-tô hữu chính là lòng trắc ẩn trước những hoàn cảnh khó khăn của tha nhân, lòng trắc ẩn này được thể hiện qua hành động “đưa tay ra và cúi xuống” thật gần bên họ.
Năm mươi xu còn lại của người bất hạnh chính là tia hy vọng cuối cùng trong tâm hồn họ, chúng ta làm cho năm mươi xu này trở thành năm trăm quan tiền bằng sự cúi xuống và nâng họ lên với chúng ta, đó chính là lòng trắc ẩn của Đức Chúa Giê-su đã làm với người mù bên vệ đường, với người phụ nữ ngoại tình, với ông Gia-kêu lùn, với người trộm lành bị treo trên thập giá bên hữu Ngài.v.v...
Người không có lòng trắc ẩn thì không thể nào “đưa tay ra và cúi xuống” với người anh em bất hạnh, họ không xứng đáng là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, càng không xứng đáng để hưởng được lòng thương xót của Thiên Chúa.
Một linh mục không có lòng trắc ẩn thì không thể nào giảng dạy về bác ái và yêu thương.
Một tu sĩ không có lòng trắc ẩn thì không thể nào phục vụ tha nhân.
Một Ki-tô hữu không có lòng trắc ẩn thì thế gian này sẽ không có mùa xuân của hy vọng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 21 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:05 19/08/2016
Chúa Nhật 21 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 13, 22-30.
“Thiên hạ sẽ từ đông sang tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.”
Anh chị em thân mến,
Đi vào cửa hẹp để được vào Nước Trời không như chúng ta đi vào cửa rộng để chết đời đời, bởi vì đi vào cửa rộng là hành động của những người thích hưởng thụ, thích danh tiếng và thích của cải vật chất ở đời này.
Con người ta sống thì thích ở nhà to cửa lớn, ăn thì thích ăn no đến cành bụng, uống thì thích uống xả giàn thả cửa, chơi thì thích chơi mút mùa lệ thủy, đi thì thích đi đường rộng thênh thang, lái xe đời mới.v.v…đó chính là vì con người ta thích sống hưởng thụ thái quá, nhưng hãy coi chừng, sự hưởng thụ chính là con đường rộng để chúng ta đi vào nơi trầm luân đời đời. Đã có lúc chúng ta coi lời dạy của Đức Chúa Giê-su là hãy chiến đấu để qua cửa hẹp (Lc 13, 14) là lời chói tai, và không hợp lý hợp tình trong xã hội hiện đại hóa và hưởng thụ hôm nay, khi mà cửa hẹp có ít người đi thì chiến đấu để làm gì, mà đã ít người đi thì chúng ta đi vào con đường hẹp để làm gì chứ ?
Chiến đấu để đi con đường hẹp là con đường dẫn chúng ta đến sự sống đời đời, đường hẹp này Đức Chúa Giê-su đã đi qua, đó là con đường yêu thương và hy sinh cho đến chết trên thập giá, đó là con đường bị sỉ nhục, đó là con đường bị hiểu lầm, là con đường khó nghèo và bị bỏ rơi. Tất cả những con đường ấy giống như con đường nhỏ hẹp gồ ghề lên núi Can-vê mà Đức Chúa Giê-su đã đi với cây thập giá nặng –là tội lỗi nhân loại- trên đôi vai của mình.
Xã hội càng văn minh, khoa học càng phát triển, kỷ thuật ngày càng tiên tiến, nên những con đường hẹp đầy ổ gà không còn nữa trong thành phố hay các khu đông dân cư. Cũng vậy, “con đường hẹp” trong lòng chúng ta từ từ rồi cũng sẽ không còn nữa, bởi vì sự hưởng thụ vật chất chính là những công trình kiến trúc của ma quỷ, như những chiếc xe lô ủi đường nghiền nát “con đường hẹp” hy sinh, yêu thương và bác ái trong tâm hồn chúng ta, để thêm vào đó, nó mở ra những con đường mới rộng thênh thang là đại lộ kiêu ngạo, con đường ích kỷ, con đường ghét ghen, con đường dâm đãng, con đường thù hận.v.v… và cuối những con đường rộng thênh thang ấy đưa chúng ta đến nơi phải đến là hỏa ngục, với những cực hình đời đời đang chờ đón chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Chiến đấu để đi trên con đường hẹp là bổn phận và quyết tâm của chúng ta và của người Ki-tô hữu, nếu không, những con đường rộng ấy sẽ nuốt chửng chúng ta vào trong lửa hỏa ngục đời đời của nó.
Chiến đấu để đi trên con đường hẹp là một mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su truyền cho bạn và tôi, mệnh lệnh này đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt nhận ra đâu là con đường hẹp, và đâu là con đường rộng trong cuộc sống của mình, bởi vì có những lúc chúng ta không phân biệt được đâu là con đường hẹp phải đi và con đường rộng phải tránh, bởi vì đường hẹp và đường rộng đều có người đi, mà những người đang đi trên hai con đường rộng hẹp ấy có khi là những giám mục, linh mục, là các tu sĩ nam nữ, là giáo dân, là người gian ác, là người tội lỗi và những người đạo hạnh trổi vượt hơn mình !
Chiến đấu với kẻ thù trên đường thiêng liêng thì không cần phải coi người này là ai và người kia như thế nào, nhưng phải nhắm thẳng vào lý tưởng nên thánh mà chiến đấu, người mà chúng ta cho là đạo đức thánh thiện họ đi đường nào thì kệ họ, riêng chúng ta có Lời Chúa soi sáng và cứ thế mà chiến đấu để đi vào đường hẹp, mặc dù đôi lúc phải đổ máu và hy sinh đến mạng sống của mình.
Đường hẹp thì ít người đi, nhưng trong số ít đó có chúng ta thì thật hạnh phúc biết bao nhiêu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể” (Lc 13, 24b).
Con đường hẹp là hy sinh,
Con đường hẹp là bác ái,
Con đường hẹp là khiêm tốn,
Con đường hẹp là yêu thương,
Con đường hẹp là phục vụ…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 13, 22-30.
“Thiên hạ sẽ từ đông sang tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.”
Anh chị em thân mến,
Đi vào cửa hẹp để được vào Nước Trời không như chúng ta đi vào cửa rộng để chết đời đời, bởi vì đi vào cửa rộng là hành động của những người thích hưởng thụ, thích danh tiếng và thích của cải vật chất ở đời này.
Con người ta sống thì thích ở nhà to cửa lớn, ăn thì thích ăn no đến cành bụng, uống thì thích uống xả giàn thả cửa, chơi thì thích chơi mút mùa lệ thủy, đi thì thích đi đường rộng thênh thang, lái xe đời mới.v.v…đó chính là vì con người ta thích sống hưởng thụ thái quá, nhưng hãy coi chừng, sự hưởng thụ chính là con đường rộng để chúng ta đi vào nơi trầm luân đời đời. Đã có lúc chúng ta coi lời dạy của Đức Chúa Giê-su là hãy chiến đấu để qua cửa hẹp (Lc 13, 14) là lời chói tai, và không hợp lý hợp tình trong xã hội hiện đại hóa và hưởng thụ hôm nay, khi mà cửa hẹp có ít người đi thì chiến đấu để làm gì, mà đã ít người đi thì chúng ta đi vào con đường hẹp để làm gì chứ ?
Chiến đấu để đi con đường hẹp là con đường dẫn chúng ta đến sự sống đời đời, đường hẹp này Đức Chúa Giê-su đã đi qua, đó là con đường yêu thương và hy sinh cho đến chết trên thập giá, đó là con đường bị sỉ nhục, đó là con đường bị hiểu lầm, là con đường khó nghèo và bị bỏ rơi. Tất cả những con đường ấy giống như con đường nhỏ hẹp gồ ghề lên núi Can-vê mà Đức Chúa Giê-su đã đi với cây thập giá nặng –là tội lỗi nhân loại- trên đôi vai của mình.
Xã hội càng văn minh, khoa học càng phát triển, kỷ thuật ngày càng tiên tiến, nên những con đường hẹp đầy ổ gà không còn nữa trong thành phố hay các khu đông dân cư. Cũng vậy, “con đường hẹp” trong lòng chúng ta từ từ rồi cũng sẽ không còn nữa, bởi vì sự hưởng thụ vật chất chính là những công trình kiến trúc của ma quỷ, như những chiếc xe lô ủi đường nghiền nát “con đường hẹp” hy sinh, yêu thương và bác ái trong tâm hồn chúng ta, để thêm vào đó, nó mở ra những con đường mới rộng thênh thang là đại lộ kiêu ngạo, con đường ích kỷ, con đường ghét ghen, con đường dâm đãng, con đường thù hận.v.v… và cuối những con đường rộng thênh thang ấy đưa chúng ta đến nơi phải đến là hỏa ngục, với những cực hình đời đời đang chờ đón chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Chiến đấu để đi trên con đường hẹp là bổn phận và quyết tâm của chúng ta và của người Ki-tô hữu, nếu không, những con đường rộng ấy sẽ nuốt chửng chúng ta vào trong lửa hỏa ngục đời đời của nó.
Chiến đấu để đi trên con đường hẹp là một mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su truyền cho bạn và tôi, mệnh lệnh này đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt nhận ra đâu là con đường hẹp, và đâu là con đường rộng trong cuộc sống của mình, bởi vì có những lúc chúng ta không phân biệt được đâu là con đường hẹp phải đi và con đường rộng phải tránh, bởi vì đường hẹp và đường rộng đều có người đi, mà những người đang đi trên hai con đường rộng hẹp ấy có khi là những giám mục, linh mục, là các tu sĩ nam nữ, là giáo dân, là người gian ác, là người tội lỗi và những người đạo hạnh trổi vượt hơn mình !
Chiến đấu với kẻ thù trên đường thiêng liêng thì không cần phải coi người này là ai và người kia như thế nào, nhưng phải nhắm thẳng vào lý tưởng nên thánh mà chiến đấu, người mà chúng ta cho là đạo đức thánh thiện họ đi đường nào thì kệ họ, riêng chúng ta có Lời Chúa soi sáng và cứ thế mà chiến đấu để đi vào đường hẹp, mặc dù đôi lúc phải đổ máu và hy sinh đến mạng sống của mình.
Đường hẹp thì ít người đi, nhưng trong số ít đó có chúng ta thì thật hạnh phúc biết bao nhiêu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể” (Lc 13, 24b).
Con đường hẹp là hy sinh,
Con đường hẹp là bác ái,
Con đường hẹp là khiêm tốn,
Con đường hẹp là yêu thương,
Con đường hẹp là phục vụ…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:08 19/08/2016
22. Phục tùng mệnh lệnh là hoàn mỹ, cần nhất là linh hồn tiếp nhận những bảo ban của bề trên mà không một chút ý kiến.
(Thánh Magdalena de Pazzi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
CN 21C : Cửa hẹp là gì ? và cửa hẹp không là gi ?
Lm Anphong Nguyễn Công Minh
09:55 19/08/2016
CN 21C : Cửa hẹp là gì ? và cửa hẹp không là gi ?
Có một cảnh tương phản ngồ ngộ xảy ra cách đây hơn 30 năm, trong thời kỳ còn bao cấp, là thời kỳ hạn chế du nhập văn hoá từ các nước “tư bản”. Lúc đó người ta cho chiếu bộ phim tình cảm Liên Xô với tựa đề “Cánh cửa mở rộng”. Mua được một chiếc vé đã là gây cấn rồi : nào là chờ chực, xếp hàng, nào là chen lấn, đẩy xô… Nhưng khi có vé rồi mà vào cừa thì cũng không dễ gì ! Tựa phim là “Cánh cửa mở rộng”, nhưng cánh cửa sắt của Rạp không chịu mở rộng, mà chỉ hé mở một chút vừa đủ cho một người đi nghiêng qua để kiểm soát vé cho dễ. Quả là một cảnh tượng tương phản thú vị : chen nhau đi vào cửa hẹp để xem “Cánh cửa mở rộng !”
Cách đây nhiều năm lại có cảnh tương phản khác : cả ngàn học sinh chen chúc nhau để mua cho được một bộ đơn xin dự thi vào Đại Học Mở ở đường Võ Văn Tần, Saigon mà không được. Bộ hồ sơ dự thi đã hết. Báo chí đặt tựa đề cho cảnh này là : “Cánh cửa Đại Học Mở đã đóng”.
Vậy thì khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Nhà Cha có nhiều chỗ lắm, (chứa bao nhiêu cũng không chật), mà sao hôm nay trong bài Tin Mừng, Ngài lại nói : Hãy đi qua cửa hẹp mà vào. Phải chăng vì Nước Trời ít chỗ, cần hạn chế : Có một cái tương phản nào đó trong tư tưởng của Chúa chăng ? Chắc chắn ta phải tìm hiểu xem Chúa muốn nói gì qua hình ảnh “Cửa hẹp”. Cửa hẹp là gì ? Và Cửa hẹp không là cửa gì ?
1. Cửa hẹp không phải là :
-Nơi bán vé : Trước khi đi vào rạp xem chiếu phim, trước khi vào sân vận động xem đá bóng, trước khi lên xe, người ta thường xếp hàng, thò tay vào một ô cửa hẹp để mua vé. Tùy sức chứa của rạp, của sân, của xe, mà người ta bán một số vé tương đương với sức chứa.
Sức chứa của Nước Trời thì vô tận, nên không cần phải có ô cửa hẹp để bán vé. Ta cũng không cần phải hỏi xem Nước Trời có bao nhiêu chỗ để liệu mà tìm cách mua vé vào, như đi xe ta thường hỏi xem xe bao nhiêu chỗ 4-12-15-20 chỗ…
Sở dĩ Chúa nhắc đến cửa hẹp là nhằm trả lời cho câu hỏi của một số người : “Thưa Thầy, phải chăng những người được cứu thì ít lắm phải không ? (những người vào Nước Trời thì ít ?)
Chúa không trả lời “phải, ít lắm” để rồi ta thất vọng khi nghĩ rằng chắc mình lọt sổ thôi. Chúa cũng không trả lời “nhiều lắm,” để rồi ta buông thả vì nghĩ rằng thế nào mình cũng thuộc số người được cứu.
Những người hỏi con số : số ghế số chỗ trong Nước Trời là những người không biết ất giáp gì về Nước Chúa, bởi lẽ Nước Trời đâu phải là quota, là hạn ngạch, định mức, là sức chứa, số ghế. Cứ đi vào cửa hẹp là đến Nước Trời. Nhưng cửa hẹp không phải là nơi bán vé vào Nước Trời, thì cửa hẹp cũng không phải là nơi soát vé.
-Nơi soát vé : Cũng có rất nhiều người trong chúng ta, hiện nay, vẫn nghĩ rằng mình đã nắm trong tay được vé vào Cửa Trời. Xin thưa ngay: Cửa trời không có lối đi hẹp để soát vé đâu. Những chiếc vé mà ta nghĩ rằng thánh Phêrô, kẻ giữ cửa sẽ hỏi, ta có trong tay, như : chứng chỉ Rửa tội, Thêm sức, có dấu đỏ, dấu nổi đàng hoàng… ; tờ Phép Lành Toà Thánh mà nhiều gia đình có với lời ghi chú xưa “là bảo đảm cho phần rỗi đời đời” ; Rước lễ 5 ngày thứ bảy đầu tháng với lời hứa của Đức Mẹ, 9 ngày thứ sáu đầu tháng với lời hứa của Thánh Tâm ; lại còn chuỗi Thương Xót hằng ngày… Đã ba lần bảy lượt lãnh được ơn toàn xá khi làm việc này việc nọ, khi hành hương chỗ này chỗ kia; những chiếc vé đó tốt, nhưng nên nhớ không có cửa hẹp để soát vé đó đâu, để rồi mình ỷ y như khi mua được vé xe lửa, vé xem phim, vé tàu bay là an tâm, đến giờ ta chìa vé ra để vào.
Cửa hẹp cũng chẳng phải là nơi ta chìa ra tờ lý lịch trong sạch ba đời, dòng dõi các thánh tử đạo vẻ vang… ; hay lá thư tay của những ô dù ông cha này, giám mục nọ ở trong dòng họ để rồi được cho qua. Vậy cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói ở đây là gì ?
2. Cửa hẹp là gì ?
Xin được lấy lại cảnh tương phản về bộ phim “Cánh cửa mở rộng” nói trong mở đề để gọi Cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói ở đây là “Cửa mở rộng.” Mở rộng tức là mở luôn luôn, mở cho mọi người. Cửa hẹp không phải là nơi để hạn chế : hạn chế thời gian (mở buổi sáng, đóng buổi chiều ; hạn chế con số (1 tỉ rưỡi thôi) ; hạn chế tầng lớp (người nghèo mới được vào)... Không phải ! Cửa hẹp là cửa mở rộng. Ai muốn vào cũng được. Vào giờ nào cũng được. Điều kiện duy nhất của nó là vì nó hẹp, nên muốn vào phải bỏ lại những hành trang cồng kềnh.
Những hành trang cồng kềnh đó, là tội lỗi của chúng ta. Ta không bỏ lại ta không vào được cửa hẹp.
Những hành trang cồng kềnh đó, là những thú vui trần gian. Ta không biết từ bỏ, ta không lách qua được cửa hẹp.
Những hành trang cồng kềnh đó, là lòng tham danh lợi lộc. Ta không từ bỏ, ta không chui lọt qua khung cửa hẹp.
Những hành trang cồng kềnh đó, là những mối thù nặng nhẹ với anh chị em trong nhà hay ngoài mái ấm gia đình. Ta không từ bỏ, khi đi qua cửa hẹp, sẽ bị vướng mắc, như chiếc áo rộng dính vào ốc này vít kia của cánh cửa hẹp, khiến ta không thể dễ dàng đi qua được trơn tru.
Có hai người lính trẻ đang nói chuyện với nhau về việc tin theo Chúa Kitô. Một người nói: “Tôi không thể nói hết cho anh biết, tin theo Chúa Kitô thì quí giá biết ngần nào.” Người kia đáp: “Tôi cũng nghĩ đến đó, nhưng tôi thấy tin theo Ngài thì phải từ bỏ nhiều quá. Quả thật tôi đang tính toán đây.” Một sĩ quan đi ngang, nghe vậy, đặt tay trên vai người lính trẻ vừa nói câu trên, mà rằng : “Anh ơi, anh tính giá của sự tin theo Chúa Kitô sao ? Thế anh có bao giờ tính giá phải trả khi không tin Chúa Giêsu không ?…
Thánh Phaolô đã tính giúp chúng ta trong Pl 3, 8-9 : “Tôi coi tất cả mọi sự là thua lỗ, bất lợi cả, trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu, Chúa tôi, vì Người tôi đành mất hết và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.”
Theo Chúa vào Nước Trời là phải đi qua cửa hẹp. Cửa hẹp không phải là nơi bán vé, nơi soát vé, nhưng cửa hẹp là cửa luôn mở mọi lúc, mở với mọi người, miễn là ta biết từ bỏ hành trang cồng kềnh.
Trong lời hứa Rửa tội, Giáo Hội bắt chúng ta tuyên hứa từ bỏ trước khi tuyên xưng tin, thì chúng ta hãy từ bỏ những hành trang cồng kềnh… để ta tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Chúa chúng ta qua Kinh Tin Kính. Amen
Có một cảnh tương phản ngồ ngộ xảy ra cách đây hơn 30 năm, trong thời kỳ còn bao cấp, là thời kỳ hạn chế du nhập văn hoá từ các nước “tư bản”. Lúc đó người ta cho chiếu bộ phim tình cảm Liên Xô với tựa đề “Cánh cửa mở rộng”. Mua được một chiếc vé đã là gây cấn rồi : nào là chờ chực, xếp hàng, nào là chen lấn, đẩy xô… Nhưng khi có vé rồi mà vào cừa thì cũng không dễ gì ! Tựa phim là “Cánh cửa mở rộng”, nhưng cánh cửa sắt của Rạp không chịu mở rộng, mà chỉ hé mở một chút vừa đủ cho một người đi nghiêng qua để kiểm soát vé cho dễ. Quả là một cảnh tượng tương phản thú vị : chen nhau đi vào cửa hẹp để xem “Cánh cửa mở rộng !”
Cách đây nhiều năm lại có cảnh tương phản khác : cả ngàn học sinh chen chúc nhau để mua cho được một bộ đơn xin dự thi vào Đại Học Mở ở đường Võ Văn Tần, Saigon mà không được. Bộ hồ sơ dự thi đã hết. Báo chí đặt tựa đề cho cảnh này là : “Cánh cửa Đại Học Mở đã đóng”.
Vậy thì khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Nhà Cha có nhiều chỗ lắm, (chứa bao nhiêu cũng không chật), mà sao hôm nay trong bài Tin Mừng, Ngài lại nói : Hãy đi qua cửa hẹp mà vào. Phải chăng vì Nước Trời ít chỗ, cần hạn chế : Có một cái tương phản nào đó trong tư tưởng của Chúa chăng ? Chắc chắn ta phải tìm hiểu xem Chúa muốn nói gì qua hình ảnh “Cửa hẹp”. Cửa hẹp là gì ? Và Cửa hẹp không là cửa gì ?
1. Cửa hẹp không phải là :
-Nơi bán vé : Trước khi đi vào rạp xem chiếu phim, trước khi vào sân vận động xem đá bóng, trước khi lên xe, người ta thường xếp hàng, thò tay vào một ô cửa hẹp để mua vé. Tùy sức chứa của rạp, của sân, của xe, mà người ta bán một số vé tương đương với sức chứa.
Sức chứa của Nước Trời thì vô tận, nên không cần phải có ô cửa hẹp để bán vé. Ta cũng không cần phải hỏi xem Nước Trời có bao nhiêu chỗ để liệu mà tìm cách mua vé vào, như đi xe ta thường hỏi xem xe bao nhiêu chỗ 4-12-15-20 chỗ…
Sở dĩ Chúa nhắc đến cửa hẹp là nhằm trả lời cho câu hỏi của một số người : “Thưa Thầy, phải chăng những người được cứu thì ít lắm phải không ? (những người vào Nước Trời thì ít ?)
Chúa không trả lời “phải, ít lắm” để rồi ta thất vọng khi nghĩ rằng chắc mình lọt sổ thôi. Chúa cũng không trả lời “nhiều lắm,” để rồi ta buông thả vì nghĩ rằng thế nào mình cũng thuộc số người được cứu.
Những người hỏi con số : số ghế số chỗ trong Nước Trời là những người không biết ất giáp gì về Nước Chúa, bởi lẽ Nước Trời đâu phải là quota, là hạn ngạch, định mức, là sức chứa, số ghế. Cứ đi vào cửa hẹp là đến Nước Trời. Nhưng cửa hẹp không phải là nơi bán vé vào Nước Trời, thì cửa hẹp cũng không phải là nơi soát vé.
-Nơi soát vé : Cũng có rất nhiều người trong chúng ta, hiện nay, vẫn nghĩ rằng mình đã nắm trong tay được vé vào Cửa Trời. Xin thưa ngay: Cửa trời không có lối đi hẹp để soát vé đâu. Những chiếc vé mà ta nghĩ rằng thánh Phêrô, kẻ giữ cửa sẽ hỏi, ta có trong tay, như : chứng chỉ Rửa tội, Thêm sức, có dấu đỏ, dấu nổi đàng hoàng… ; tờ Phép Lành Toà Thánh mà nhiều gia đình có với lời ghi chú xưa “là bảo đảm cho phần rỗi đời đời” ; Rước lễ 5 ngày thứ bảy đầu tháng với lời hứa của Đức Mẹ, 9 ngày thứ sáu đầu tháng với lời hứa của Thánh Tâm ; lại còn chuỗi Thương Xót hằng ngày… Đã ba lần bảy lượt lãnh được ơn toàn xá khi làm việc này việc nọ, khi hành hương chỗ này chỗ kia; những chiếc vé đó tốt, nhưng nên nhớ không có cửa hẹp để soát vé đó đâu, để rồi mình ỷ y như khi mua được vé xe lửa, vé xem phim, vé tàu bay là an tâm, đến giờ ta chìa vé ra để vào.
Cửa hẹp cũng chẳng phải là nơi ta chìa ra tờ lý lịch trong sạch ba đời, dòng dõi các thánh tử đạo vẻ vang… ; hay lá thư tay của những ô dù ông cha này, giám mục nọ ở trong dòng họ để rồi được cho qua. Vậy cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói ở đây là gì ?
2. Cửa hẹp là gì ?
Xin được lấy lại cảnh tương phản về bộ phim “Cánh cửa mở rộng” nói trong mở đề để gọi Cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói ở đây là “Cửa mở rộng.” Mở rộng tức là mở luôn luôn, mở cho mọi người. Cửa hẹp không phải là nơi để hạn chế : hạn chế thời gian (mở buổi sáng, đóng buổi chiều ; hạn chế con số (1 tỉ rưỡi thôi) ; hạn chế tầng lớp (người nghèo mới được vào)... Không phải ! Cửa hẹp là cửa mở rộng. Ai muốn vào cũng được. Vào giờ nào cũng được. Điều kiện duy nhất của nó là vì nó hẹp, nên muốn vào phải bỏ lại những hành trang cồng kềnh.
Những hành trang cồng kềnh đó, là tội lỗi của chúng ta. Ta không bỏ lại ta không vào được cửa hẹp.
Những hành trang cồng kềnh đó, là những thú vui trần gian. Ta không biết từ bỏ, ta không lách qua được cửa hẹp.
Những hành trang cồng kềnh đó, là lòng tham danh lợi lộc. Ta không từ bỏ, ta không chui lọt qua khung cửa hẹp.
Những hành trang cồng kềnh đó, là những mối thù nặng nhẹ với anh chị em trong nhà hay ngoài mái ấm gia đình. Ta không từ bỏ, khi đi qua cửa hẹp, sẽ bị vướng mắc, như chiếc áo rộng dính vào ốc này vít kia của cánh cửa hẹp, khiến ta không thể dễ dàng đi qua được trơn tru.
Có hai người lính trẻ đang nói chuyện với nhau về việc tin theo Chúa Kitô. Một người nói: “Tôi không thể nói hết cho anh biết, tin theo Chúa Kitô thì quí giá biết ngần nào.” Người kia đáp: “Tôi cũng nghĩ đến đó, nhưng tôi thấy tin theo Ngài thì phải từ bỏ nhiều quá. Quả thật tôi đang tính toán đây.” Một sĩ quan đi ngang, nghe vậy, đặt tay trên vai người lính trẻ vừa nói câu trên, mà rằng : “Anh ơi, anh tính giá của sự tin theo Chúa Kitô sao ? Thế anh có bao giờ tính giá phải trả khi không tin Chúa Giêsu không ?…
Thánh Phaolô đã tính giúp chúng ta trong Pl 3, 8-9 : “Tôi coi tất cả mọi sự là thua lỗ, bất lợi cả, trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu, Chúa tôi, vì Người tôi đành mất hết và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.”
Theo Chúa vào Nước Trời là phải đi qua cửa hẹp. Cửa hẹp không phải là nơi bán vé, nơi soát vé, nhưng cửa hẹp là cửa luôn mở mọi lúc, mở với mọi người, miễn là ta biết từ bỏ hành trang cồng kềnh.
Trong lời hứa Rửa tội, Giáo Hội bắt chúng ta tuyên hứa từ bỏ trước khi tuyên xưng tin, thì chúng ta hãy từ bỏ những hành trang cồng kềnh… để ta tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Chúa chúng ta qua Kinh Tin Kính. Amen
Hãy vào qua cửa hẹp
Lm Vũ Xuân Hạnh
21:13 19/08/2016
“HÃY VÀO QUA CỬA HẸP”
Chúa Nhật THỨ XXI THƯỜNG NIÊN NĂM C
Một nhà lãnh đạo, một ông giám đốc, một cô ca sĩ..., sau khi phát biểu, hay biểu diễn, thường muốn lấy ý kiến dân chúng thử xem họ nghĩ gì về bài phát biểu, về cách biểu diễn của mình. Mặc dù hỏi ý kiến, nhưng trong lòng họ, biết đâu đang mong đợi một câu trả lời khen ngợi. Ai đó thẳng thắn nói thật về một khuyết điểm nào đó, chắc chắn sẽ làm họ buồn, bực bội...
Vào thời Chúa Giêsu, người Do thái vẫn mang nặng tâm lý ảo tưởng rằng, ơn cứu độ chỉ dành riêng cho dân tộc mình. Chính vì tâm lý này, không ít lần Thánh Kinh cho thấy, có lúc họ hãnh diện thái quá, đến nỗi sinh ra khinh thường những anh chị em không cùng lý tưởng.
Giống như trường hợp của một nhà lãnh đạo, một cô ca sĩ bên trên, đã có sẵn trong đầu suy nghĩ vụ lợi cho riêng mình như thế, câu hỏi mà một người Do thái nào đó đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, những kẻ được cứu thoát thì ít có phải không?”, chắc là muốn Chúa xác định lại quan điểm của chính mình: chỉ có người Do thái được cứu rỗi. Có lẽ người ta cũng sẽ lấy làm bực bội nếu Chúa trả lời ngược lại quan điểm ấy.
Điều lạ là Chúa Giêsu không trực tiếp trả lời có hay không. Chúa lại dẫn người đối thoại đi sâu hơn vào vấn đề khi đưa ra hình ảnh cánh cửa hẹp. Để qua được cánh cửa ấy đòi hỏi sự cố gắng: “Các ngươi hãy cố gắng vào, qua cửa hẹp, vì Ta bảo các ngươi biết: nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được...”.
Chúng ta hiểu thái độ cẩn trọng và khôn ngoan của Chúa Giêsu. Vì nếu xác nhận quan điểm của người Do thái, sẽ càng làm cho họ kiêu căng, tự mãn: Chắc chắn được rỗi linh hồn thì sẽ chẳng có ai cố gắng sống tốt làm gì, vì bất cứ thái độ sống nào, đều không cần thiết, bởi ơn cứu rỗi đã nắm chắc trong tay.
Ngược lại, nếu Chúa trả lời rằng, ơn cứu độ mang tính phổ quát, là gia sản của mọi người, không trừ ai, dù là Do thái hoặc bất cứ dân tộc nào, sẽ càng làm nhiều người ỷ lại, không cố gắng đã vậy, có khi do sự ỷ lại, con người càng phóng túng, xã hội càng rối ren...
Ơn cứu độ không là đặc quyền của bất cứ ai, của một dân tộc, một giai cấp nào, nhưng là của mọi người. Nhưng dù là của mọi người, ơn cứu độ đòi hỏi một điều kiện tương xứng: Nỗ lực sống Lời Chúa cách trọn hảo suốt cả cuộc đời của mình. Vì Chúa không thể cứu độ mà không cần đến sự cộng tác của ta. Điều mà thánh Augustinô đã từng nói: “Lạy Chúa, sinh con ra Chúa không cần có con. Nhưng để cứu độ con, Chúa cần có con”.
Hình ảnh “cửa hẹp” mà ta phải tìm cách để đi qua mới có thể vào được bên trong, nói lên nỗ lực lớn lao của bản thân cộng tác với ơn Chúa, nhằm đạt tới sự thánh thiện mà Chúa muốn. Cộng tác với ơn Chúa và nỗ lực sống Lời Chúa cách trọn hảo trong từng ngày sống là một chọn lựa nghiêm chỉnh và cấp thiết. Chọn lựa này là cả một sự trả giá đớn đau, một ý chí ngoan cường, một đời chiến đấu cam go.
Bởi lẽ giữa một thế giới mênh mông, mà tự do và bản tính tự nhiên của con người đòi vẫy vùng, đòi vươn ra khỏi khuôn phép của lề luật, của đạo đức, thì Tin Mừng lại mời gọi “Hãy vào qua cửa hẹp”!
Hơn nữa, giữa một thế giới mà nhân loại và sự phát triển của khoa học loại trừ ảnh hưởng của Thiên Chúa, của lòng tin. Một thế giới mang nặng thèm khát sở hữu cho dẫu bán đứng lương tâm, bán rẻ nhân phẩm, ngay cả chà đạp mạng sống của đồng loại, hủy hoại lương tâm con người, vẫn cứ đan tâm thực hiện, miễn sở hữu thật nhiều.
Đó cũng là một thế giới vấy bẩn cách tàn nhẫn không chỉ hôm nay, mà còn tương lai của nhân loại bằng đủ mọi thứ kỹ nghệ tình dục, ma túy, buôn bán cơ phận người, sống thác loạn, ngừa thai, phá thai, tước đoạt mạng sống các phôi thai để lấy tế bào gốc, gây hiểm họa chiến tranh, buôn bán vũ khí, tàn phá tự nhiên...,
Và biết bao nhiêu lối sống hưởng thụ, thực dụng và duy vật khác đã làm mê hoặc lòng người bởi khao khát chiếm hữu, bởi sự quyến rũ của quyền hành, danh vọng, lợi lộc...
Giữa một thế giới, không phải ở đâu xa xôi, nhưng là xung quanh ta, có quá nhiều người buông mình vào cám dỗ như thế, Kitô hữu phải đặt giá trị của Tin Mừng lên trên hết, đúng là lội ngược dòng.
Sống giá trị của Tin Mừng nghĩa là phải biết yêu thương, tha thứ, sống khoan dung, hiền từ, nhường nhịn, đón nhận anh chị em... Sống như thế chính là “đi vào qua cửa hẹp” theo Lời Chúa Giêsu dạy. Sống như thế, Kitô hữu chính là người chấp nhận thương tích, chấp nhận bị coi khinh.
Bởi vậy, để tách mình khỏi những phù hoa cuộc đời, Kitô hữu cần có nghị lực lớn lao và biết kiên trung chiến đấu cả một đời để sống theo lời dạy của Chúa Kitô: Hy đi vào cửa hẹp. Cánh cửa mà nhiều người muốn vào bằng cuộc sống dễ dãi, sẽ không được vào.
Một điểm khác còn quan trọng hơn: Sống tách mình khỏi mọi phù hoa và cám dỗ, người tín hữu trở nên giống Chúa Kitô vác thập giá, tử nạn và phục sinh.
Bạn thân mến, hiểu giá trị của đời người Kitô hữu là biết soi rọi tâm hồn mình, soi rọi từng hành vi, tư tưởng, lời nói vào Lời Chúa, bạn và tôi hãy để cho Lời Chúa thẩm thấu từng ngày, để nhờ ánh sáng Lời Chúa dẫn lối, ta sẽ hoàn hảo hóa chính mình trong từng ngày sống.
Hiểu rằng giá trị tuyệt đối của một kiếp làm người là đi vào cửa hẹp để đạt tới vinh quang của chính Thiên Chúa, bạn và tôi kiên quyết chối từ một cuộc sống dễ dãi, chối từ những xa hoa phù phiếm, biết tránh xa những nguy cơ đưa tới cạm bẫy là sự hào nhoáng của vật chất, danh vọng, quyền lực...
Hãy nhớ rằng, ơn cứu độ, dù là của mọi người, không bao giờ là đặc quyền của bất cứ ai, nhưng bất cứ ai biết đón nhận ơn cứu độ ấy bằng một lối vào qua cửa hẹp, đều đạt tới một cách toàn vẹn. Vì ngay từ hôm nay, nếu mỗi người, qua thai độ sống, qua cách thể hiện chính mình hằng ngày, là sự chuẩn bị cho số phận đời đời của bản thân.
Vậy ngay từ hôm nay hãy quyết định dứt khoát, đừng trì hoãn, nhưng bắt đầu tức khắc, chọn cho mình một lối sống phù hợp với ơn cứu độ Chúa ban.
Quyết định như thế chính là sự chọn lựa khôn ngoan. Chọn lựa ấy đưa ta tiến vào vinh quang đời đời của Thiên Chúa.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Chúa Nhật THỨ XXI THƯỜNG NIÊN NĂM C
Một nhà lãnh đạo, một ông giám đốc, một cô ca sĩ..., sau khi phát biểu, hay biểu diễn, thường muốn lấy ý kiến dân chúng thử xem họ nghĩ gì về bài phát biểu, về cách biểu diễn của mình. Mặc dù hỏi ý kiến, nhưng trong lòng họ, biết đâu đang mong đợi một câu trả lời khen ngợi. Ai đó thẳng thắn nói thật về một khuyết điểm nào đó, chắc chắn sẽ làm họ buồn, bực bội...
Vào thời Chúa Giêsu, người Do thái vẫn mang nặng tâm lý ảo tưởng rằng, ơn cứu độ chỉ dành riêng cho dân tộc mình. Chính vì tâm lý này, không ít lần Thánh Kinh cho thấy, có lúc họ hãnh diện thái quá, đến nỗi sinh ra khinh thường những anh chị em không cùng lý tưởng.
Giống như trường hợp của một nhà lãnh đạo, một cô ca sĩ bên trên, đã có sẵn trong đầu suy nghĩ vụ lợi cho riêng mình như thế, câu hỏi mà một người Do thái nào đó đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, những kẻ được cứu thoát thì ít có phải không?”, chắc là muốn Chúa xác định lại quan điểm của chính mình: chỉ có người Do thái được cứu rỗi. Có lẽ người ta cũng sẽ lấy làm bực bội nếu Chúa trả lời ngược lại quan điểm ấy.
Điều lạ là Chúa Giêsu không trực tiếp trả lời có hay không. Chúa lại dẫn người đối thoại đi sâu hơn vào vấn đề khi đưa ra hình ảnh cánh cửa hẹp. Để qua được cánh cửa ấy đòi hỏi sự cố gắng: “Các ngươi hãy cố gắng vào, qua cửa hẹp, vì Ta bảo các ngươi biết: nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được...”.
Chúng ta hiểu thái độ cẩn trọng và khôn ngoan của Chúa Giêsu. Vì nếu xác nhận quan điểm của người Do thái, sẽ càng làm cho họ kiêu căng, tự mãn: Chắc chắn được rỗi linh hồn thì sẽ chẳng có ai cố gắng sống tốt làm gì, vì bất cứ thái độ sống nào, đều không cần thiết, bởi ơn cứu rỗi đã nắm chắc trong tay.
Ngược lại, nếu Chúa trả lời rằng, ơn cứu độ mang tính phổ quát, là gia sản của mọi người, không trừ ai, dù là Do thái hoặc bất cứ dân tộc nào, sẽ càng làm nhiều người ỷ lại, không cố gắng đã vậy, có khi do sự ỷ lại, con người càng phóng túng, xã hội càng rối ren...
Ơn cứu độ không là đặc quyền của bất cứ ai, của một dân tộc, một giai cấp nào, nhưng là của mọi người. Nhưng dù là của mọi người, ơn cứu độ đòi hỏi một điều kiện tương xứng: Nỗ lực sống Lời Chúa cách trọn hảo suốt cả cuộc đời của mình. Vì Chúa không thể cứu độ mà không cần đến sự cộng tác của ta. Điều mà thánh Augustinô đã từng nói: “Lạy Chúa, sinh con ra Chúa không cần có con. Nhưng để cứu độ con, Chúa cần có con”.
Hình ảnh “cửa hẹp” mà ta phải tìm cách để đi qua mới có thể vào được bên trong, nói lên nỗ lực lớn lao của bản thân cộng tác với ơn Chúa, nhằm đạt tới sự thánh thiện mà Chúa muốn. Cộng tác với ơn Chúa và nỗ lực sống Lời Chúa cách trọn hảo trong từng ngày sống là một chọn lựa nghiêm chỉnh và cấp thiết. Chọn lựa này là cả một sự trả giá đớn đau, một ý chí ngoan cường, một đời chiến đấu cam go.
Bởi lẽ giữa một thế giới mênh mông, mà tự do và bản tính tự nhiên của con người đòi vẫy vùng, đòi vươn ra khỏi khuôn phép của lề luật, của đạo đức, thì Tin Mừng lại mời gọi “Hãy vào qua cửa hẹp”!
Hơn nữa, giữa một thế giới mà nhân loại và sự phát triển của khoa học loại trừ ảnh hưởng của Thiên Chúa, của lòng tin. Một thế giới mang nặng thèm khát sở hữu cho dẫu bán đứng lương tâm, bán rẻ nhân phẩm, ngay cả chà đạp mạng sống của đồng loại, hủy hoại lương tâm con người, vẫn cứ đan tâm thực hiện, miễn sở hữu thật nhiều.
Đó cũng là một thế giới vấy bẩn cách tàn nhẫn không chỉ hôm nay, mà còn tương lai của nhân loại bằng đủ mọi thứ kỹ nghệ tình dục, ma túy, buôn bán cơ phận người, sống thác loạn, ngừa thai, phá thai, tước đoạt mạng sống các phôi thai để lấy tế bào gốc, gây hiểm họa chiến tranh, buôn bán vũ khí, tàn phá tự nhiên...,
Và biết bao nhiêu lối sống hưởng thụ, thực dụng và duy vật khác đã làm mê hoặc lòng người bởi khao khát chiếm hữu, bởi sự quyến rũ của quyền hành, danh vọng, lợi lộc...
Giữa một thế giới, không phải ở đâu xa xôi, nhưng là xung quanh ta, có quá nhiều người buông mình vào cám dỗ như thế, Kitô hữu phải đặt giá trị của Tin Mừng lên trên hết, đúng là lội ngược dòng.
Sống giá trị của Tin Mừng nghĩa là phải biết yêu thương, tha thứ, sống khoan dung, hiền từ, nhường nhịn, đón nhận anh chị em... Sống như thế chính là “đi vào qua cửa hẹp” theo Lời Chúa Giêsu dạy. Sống như thế, Kitô hữu chính là người chấp nhận thương tích, chấp nhận bị coi khinh.
Bởi vậy, để tách mình khỏi những phù hoa cuộc đời, Kitô hữu cần có nghị lực lớn lao và biết kiên trung chiến đấu cả một đời để sống theo lời dạy của Chúa Kitô: Hy đi vào cửa hẹp. Cánh cửa mà nhiều người muốn vào bằng cuộc sống dễ dãi, sẽ không được vào.
Một điểm khác còn quan trọng hơn: Sống tách mình khỏi mọi phù hoa và cám dỗ, người tín hữu trở nên giống Chúa Kitô vác thập giá, tử nạn và phục sinh.
Bạn thân mến, hiểu giá trị của đời người Kitô hữu là biết soi rọi tâm hồn mình, soi rọi từng hành vi, tư tưởng, lời nói vào Lời Chúa, bạn và tôi hãy để cho Lời Chúa thẩm thấu từng ngày, để nhờ ánh sáng Lời Chúa dẫn lối, ta sẽ hoàn hảo hóa chính mình trong từng ngày sống.
Hiểu rằng giá trị tuyệt đối của một kiếp làm người là đi vào cửa hẹp để đạt tới vinh quang của chính Thiên Chúa, bạn và tôi kiên quyết chối từ một cuộc sống dễ dãi, chối từ những xa hoa phù phiếm, biết tránh xa những nguy cơ đưa tới cạm bẫy là sự hào nhoáng của vật chất, danh vọng, quyền lực...
Hãy nhớ rằng, ơn cứu độ, dù là của mọi người, không bao giờ là đặc quyền của bất cứ ai, nhưng bất cứ ai biết đón nhận ơn cứu độ ấy bằng một lối vào qua cửa hẹp, đều đạt tới một cách toàn vẹn. Vì ngay từ hôm nay, nếu mỗi người, qua thai độ sống, qua cách thể hiện chính mình hằng ngày, là sự chuẩn bị cho số phận đời đời của bản thân.
Vậy ngay từ hôm nay hãy quyết định dứt khoát, đừng trì hoãn, nhưng bắt đầu tức khắc, chọn cho mình một lối sống phù hợp với ơn cứu độ Chúa ban.
Quyết định như thế chính là sự chọn lựa khôn ngoan. Chọn lựa ấy đưa ta tiến vào vinh quang đời đời của Thiên Chúa.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Đừng gọi
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:16 19/08/2016
ĐỪNG GỌI !
(Tin Mừng Thứ Bảy sau Chúa Nhật XX TN – Mt 23,1-12)
Khi nghe những lời của Chúa Kitô phán dạy: “Đừng gọi những người dưới thế là cha, là thầy, là người lãnh đạo” (x. Mt 23,8-10) thì quả thực có nhiều người, trong đó có một số anh em Tin Lành nhân lời dạy của Chúa Kitô ở trên đã công kích cách xưng hô trong Công Giáo giữa tín hữu với các đấng bậc. Và cũng đã từng có nhiều mục tử trong Giáo Hội Công Giáo biện giải quanh co theo kiểu “Chúa nói vậy mà không phải vậy”. Chúa nói vậy là cốt để khuyên dạy người ta chớ kiêu ngạo ngông cuồng mà thôi. Theo thiển ý thì lối biện giải này tuy không sai nhưng lại thiếu tính thuyết phục. Thiết nghĩ rằng Chúa Kitô dạy như vậy là đúng như vậy. Đúng như vậy theo nghĩa nào đây?
1.Đừng gọi ai dưới đất là cha. Theo cái nhìn của Kitô giáo dưới ánh sáng lời mạc khải thì hạn từ “cha” mang ý nghĩa là nguồn của mọi hiện hữu, mọi điều thiện hảo. Nếu đồng thuận với nhau về khái niệm này thì chỉ có một Đấng ngự trên trời mới thực sự là “cha” đích thực. Ngài là Đấng mà Kitô hữu tuyên xưng là Cha Toàn Năng. Mọi người dưới thế dù là bậc cao hay vị trọng, dù có làm được nhiều sự tốt đẹp thì cũng chỉ là nhờ được lãnh nhận. Do đó nếu có được tôn xưng là “cha”, là “bố”, là “Đức Cha” thì cũng chỉ là tham dự phần nào đó vào chức vị “cha” của Đấng ngự trên trời mà thôi. Sự thật này sẽ giúp chúng ta tránh được chước cám dỗ tự cao, ảo tưởng rằng “bàn tay ta làm nên tất cả”.
2.Đừng gọi ai dưới đất là thầy. Hạn từ “thầy” ở đây nếu hiểu là người nắm trọn chân lý và không hề sai lầm thì duy chỉ mình Chúa Kitô mới thực sự là “thầy” đúng nghĩa mà thôi, vì Ngài chính là “chân lý”. Loài phàm hèn chúng ta thảy đều có thể sai lầm đủ kiểu, nhiều cách vì chúng ta bị giới hạn nhiều mặt. Ngay cả các tông đồ như Phaolô mà cũng đã từng thú nhận rằng chỉ tiếp cận chân lý như thấy lờ mờ trong gương (x.1Cor 13,12) và thánh Gioan cũng nhìn nhận rằng hiện giờ chúng ta như đi trong đêm sương. Sự thật này một mặt dạy ta khiêm tốn về chính bản thân và chớ có thần thánh hóa bất cứ ai đang mang kiếp phàm trần, dù mình đang có trọng trách rao truyền sự thật hay dù người ta là đấng được gọi là “thầy dạy chân lý”. Thú thực bản thân đã từng cười thầm một vị hình như muốn tung hô bề trên nên đã nói trước một cử tọa là tập thể linh mục và có cả giám mục rằng: Đức Cha là “thầy dạy chân lý” nên Đức Cha không hề sai lầm. Quả là một lời tung hô hoàn toàn sai lầm.
3.Đừng gọi ai dưới đất là người lãnh đạo. Nếu hiểu người lãnh đạo ở đây là người dẫn tha nhân đi đúng đường, hướng về quê trời vĩnh phúc thì duy chỉ có Chúa Kitô mới là “người lãnh đạo” đích thực, vì Ngài là Đấng từ trời xuống. Không ai có thể lên trời nếu không phải là người từ trời xuống (x.Ga 3,13). Loài phàm hèn chúng ta dù có được đặt làm đầu tập thể lớn bé ngoài xã hội hay trong Giáo Hội thì cũng chỉ là tham gia cách nào đó vào chức vị lãnh đạo của Đấng thực sự “là đường” mà thôi. Dĩ nhiên nếu không dõi theo Đấng “là đường, là sự thật và là sự sống” (x.Ga 14,6) thì chúng ta sẽ lầm đường lạc lối mà thôi. Và mù mà dẫn mù thì cả hai sẽ lăn cù xuống hố. Điều đáng lo ngại hơn cả là không phải mù mà là tình trạng quáng gà, nhìn không rõ mà cứ cho là mình đã thông tỏ mọi sự.
Lời dạy của Chúa Kitô: Đừng gọi….. mãi là lời thức tỉnh chúng ta. Hãy biết khiêm nhu nhìn nhận sự giới hạn và bất toàn của mình và cũng chớ có ngu ngơ, khờ dại trước những lời tuyên truyền mang tính quảng cáo chẳng hạn như: “đỉnh cao trí tuệ; lương tri của nhân loại…hoặc đã là “thầy cả” thì cái gì cũng làm thầy cả…”
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
(Tin Mừng Thứ Bảy sau Chúa Nhật XX TN – Mt 23,1-12)
Khi nghe những lời của Chúa Kitô phán dạy: “Đừng gọi những người dưới thế là cha, là thầy, là người lãnh đạo” (x. Mt 23,8-10) thì quả thực có nhiều người, trong đó có một số anh em Tin Lành nhân lời dạy của Chúa Kitô ở trên đã công kích cách xưng hô trong Công Giáo giữa tín hữu với các đấng bậc. Và cũng đã từng có nhiều mục tử trong Giáo Hội Công Giáo biện giải quanh co theo kiểu “Chúa nói vậy mà không phải vậy”. Chúa nói vậy là cốt để khuyên dạy người ta chớ kiêu ngạo ngông cuồng mà thôi. Theo thiển ý thì lối biện giải này tuy không sai nhưng lại thiếu tính thuyết phục. Thiết nghĩ rằng Chúa Kitô dạy như vậy là đúng như vậy. Đúng như vậy theo nghĩa nào đây?
1.Đừng gọi ai dưới đất là cha. Theo cái nhìn của Kitô giáo dưới ánh sáng lời mạc khải thì hạn từ “cha” mang ý nghĩa là nguồn của mọi hiện hữu, mọi điều thiện hảo. Nếu đồng thuận với nhau về khái niệm này thì chỉ có một Đấng ngự trên trời mới thực sự là “cha” đích thực. Ngài là Đấng mà Kitô hữu tuyên xưng là Cha Toàn Năng. Mọi người dưới thế dù là bậc cao hay vị trọng, dù có làm được nhiều sự tốt đẹp thì cũng chỉ là nhờ được lãnh nhận. Do đó nếu có được tôn xưng là “cha”, là “bố”, là “Đức Cha” thì cũng chỉ là tham dự phần nào đó vào chức vị “cha” của Đấng ngự trên trời mà thôi. Sự thật này sẽ giúp chúng ta tránh được chước cám dỗ tự cao, ảo tưởng rằng “bàn tay ta làm nên tất cả”.
2.Đừng gọi ai dưới đất là thầy. Hạn từ “thầy” ở đây nếu hiểu là người nắm trọn chân lý và không hề sai lầm thì duy chỉ mình Chúa Kitô mới thực sự là “thầy” đúng nghĩa mà thôi, vì Ngài chính là “chân lý”. Loài phàm hèn chúng ta thảy đều có thể sai lầm đủ kiểu, nhiều cách vì chúng ta bị giới hạn nhiều mặt. Ngay cả các tông đồ như Phaolô mà cũng đã từng thú nhận rằng chỉ tiếp cận chân lý như thấy lờ mờ trong gương (x.1Cor 13,12) và thánh Gioan cũng nhìn nhận rằng hiện giờ chúng ta như đi trong đêm sương. Sự thật này một mặt dạy ta khiêm tốn về chính bản thân và chớ có thần thánh hóa bất cứ ai đang mang kiếp phàm trần, dù mình đang có trọng trách rao truyền sự thật hay dù người ta là đấng được gọi là “thầy dạy chân lý”. Thú thực bản thân đã từng cười thầm một vị hình như muốn tung hô bề trên nên đã nói trước một cử tọa là tập thể linh mục và có cả giám mục rằng: Đức Cha là “thầy dạy chân lý” nên Đức Cha không hề sai lầm. Quả là một lời tung hô hoàn toàn sai lầm.
3.Đừng gọi ai dưới đất là người lãnh đạo. Nếu hiểu người lãnh đạo ở đây là người dẫn tha nhân đi đúng đường, hướng về quê trời vĩnh phúc thì duy chỉ có Chúa Kitô mới là “người lãnh đạo” đích thực, vì Ngài là Đấng từ trời xuống. Không ai có thể lên trời nếu không phải là người từ trời xuống (x.Ga 3,13). Loài phàm hèn chúng ta dù có được đặt làm đầu tập thể lớn bé ngoài xã hội hay trong Giáo Hội thì cũng chỉ là tham gia cách nào đó vào chức vị lãnh đạo của Đấng thực sự “là đường” mà thôi. Dĩ nhiên nếu không dõi theo Đấng “là đường, là sự thật và là sự sống” (x.Ga 14,6) thì chúng ta sẽ lầm đường lạc lối mà thôi. Và mù mà dẫn mù thì cả hai sẽ lăn cù xuống hố. Điều đáng lo ngại hơn cả là không phải mù mà là tình trạng quáng gà, nhìn không rõ mà cứ cho là mình đã thông tỏ mọi sự.
Lời dạy của Chúa Kitô: Đừng gọi….. mãi là lời thức tỉnh chúng ta. Hãy biết khiêm nhu nhìn nhận sự giới hạn và bất toàn của mình và cũng chớ có ngu ngơ, khờ dại trước những lời tuyên truyền mang tính quảng cáo chẳng hạn như: “đỉnh cao trí tuệ; lương tri của nhân loại…hoặc đã là “thầy cả” thì cái gì cũng làm thầy cả…”
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mẹ Têrêsa, vị thánh của đêm tối
Vũ Văn An
00:18 19/08/2016
Ngày 4 tháng 9 này, Mẹ Têrêsa thành Calcutta sẽ được phong hiển thánh. Nhân dịp này, Linh mục Brian Kolodiejchuk, thỉnh nguyện viên án phong thánh của Mẹ, đã dành cho Cha Martin, Dòng Tên, một cuộc phỏng vấn. Ngài là thành viên người Gia Nã Đại của Dòng Truyền Giáo Bác Ái và là chủ biên của Come Be My Light, một bộ sưu tập các lá thư và ghi chép của Mẹ, xuất bản năm 2007, trong đó, cuộc chiến đấu trong nhiều thập niên chống đêm đen nội tâm của Mẹ đã được tiết lộ. Cha cũng là chủ biên của bộ sưu tập các trước tác của Mẹ tựa là A Call to Mercy vừa được nhà Image Book phát hành tháng này.
Trong cuộc phỏng vấn nói trên, Cha Kolodiejchuk đặc biệt nói tới các trải nghiệm huyền nhiệm lúc ban đầu và các cuộc chiến đấu của Mẹ chống lại “đem tối” nội tâm.
Phần lớn nhờ các Cha Dòng Tên, nên các chi tiết quanh các trải nghiệm và các cuộc chiến đấu trên đã được duy trì và công bố. Cha Kolodiejchuk đặc biệt nhắc đến Cha [Celeste] Van Exem, linh hướng của Mẹ ở Calcutta trong những năm đó, và Đức Cha Périer, Tổng Giám Mục Calcutta, cũng là một tu sĩ Dòng Tên và Cha, sau này lên Hồng Y, [Lawrence] Picachy và cha [Joseph] Neuner, đều thuộc Dòng Tên. Chính Cha Kolodiejchuk cũng chỉ biết đến những tài liệu qúy giá này khi bắt đầu công trình sưu tầm, nghĩa là chỉ trước khi án phong thánh bắt đầu, nhờ tìm tòi văn khố của Dòng Tên tại Calcutta và tòa Tổng Giám Mục Calcutta.
Còn sáng kiến cho công bố các tài liệu này là do 9 nhà thần học duyệt xét bản positio tức bản nói về tiểu sử, các nhân đức và tiếng tăm thánh thiện của Mẹ, khuyến cáo. Thực ra, trưởng văn khố Dòng Tên, Tỉnh Dòng Calcutta, cũng đã sử dụng một số tài liệu này để viết một bài báo cho tờ Review for Religious và Cha Neuner cũng dùng một số để viết một bài báo khác. Thành thử, Cha Kolodiejchuk quyết định đem toàn bộ các tài liệu này ra ánh sáng, do đó, có tên Come Be My Light.
Về phần Mẹ Têrêsa, Mẹ không bao giờ đề cập tới những đem đen này và đây là điều Mẹ cố ý làm. Cha Kolodiejchuk và các nữ tu có hỏi Mẹ về “sự linh hứng” của ngày 10 tháng 9, năm 1946, Mẹ cho hay: Mẹ chỉ nói nếu Đức Giáo Hoàng bắt Mẹ phải nói mà thôi. Nó là một điều thánh thiêng đối với Mẹ. Mẹ là người “công khai” hơn bất cứ ai khác, nhưng về phương diện này, Mẹ hoàn toàn bảo mật. Cha Van Exem cho một cha Dòng Tên ở Calcutta hay: cha giữ 5 thùng tài liệu của Mẹ và luôn được Mẹ yêu cầu phải hủy chúng đi.
May mắn thay, các cha Dòng Tên đã không nghe theo yêu cầu của Mẹ. Nếu không, người hậu thế sẽ không thể hiểu được phần quan trọng nhất trong sự thánh thiện độc đáo của Mẹ cũng như đặc sủng của Dòng Truyền Giáo Bác Ái. Đã đành Dòng này muốn liên đới với những người nghèo nàn nhất trong số những người nghèo nàn về vật chất, nhưng khi Mẹ ra đi gặp gỡ Phương Tây, càng ngày Mẹ càng nhấn mạnh với họ rằng sự nghèo nàn lớn lao hơn cả trong thế giới ngày nay là không được yêu thương, không được ước muốn và không được quan tâm chăm sóc.
Một cách đầy nghịch lý, Mẹ kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu đến độ Chúa chia sẻ với Mẹ những thống khổ khôn cùng của Người ở Diệtsimani, nhất là cảm thức bị bỏ rơi trên thập giá, như các vị thánh khác vốn chịu. Phần độc đáo của đêm đen liên hệ với Mẹ Têrêsa là thế. Trải nghiệm của Thánh Têrêsa Hài Đồng có liên hệ tới sự thử thách về đức tin. Và ở cuối thập niên 1800 và đầu thập niên 1900, đấy là một vấn đề lớn, về đức tin và ý nghĩa của thuyết vô thần. Nhưng sự nghèo nàn hiện đại tức không được yêu thương, cô đơn lạc lõng mới chính là trải nghiệm của Mẹ Têrêsa, đây cũng là sự nghèo nàn tâm linh.
Cha Kolodiejchuk gọi ngày 10 tháng 9 năm 1946 là Ngày Linh Hứng, ngày mà Mẹ Têrêsa bắt đầu viết các lá thư có tính “mạc khải” của mình. Dù thế, Mẹ vẫn chưa cho biết điều gì thực sự xẩy ra hôm đó. Trong lá thư này, Mẹ chỉ cho biết Mẹ nghe tiếng Chúa Giêsu nói với mẹ một cách rõ ràng mạch lạc, ngay trên xe lửa. Rồi Mẹ tiếp tục tới Darjeeling dự tĩnh tâm. Cả mấy tháng sau đó, mỗi lần Rước Lễ, Chúa Giêsu đều hỏi Mẹ: “Có phải con từ chối không?”
Điều trên liên hệ đến một biến cố mà không ai biết là gì; biến cố này diễn ra 4 năm sau khi Mẹ hứa riêng với Chúa sẽ dành cho Người bất cứ điều gì Người yêu cầu, nói cách khác, không từ chối Chúa điều gì. Trong lá thư thứ hai, Mẹ nói tới một hình thức đối thoại. Điều đầu tiên Chúa Giêsu nói là: “Có phải con từ chối không?”
“Rồi, được” [Chúa Giêsu nói đại để] “con nói với Ta 4 năm trước đây rằng con sẽ không từ chối điều gì, thế mà nay, Ta yêu cầu con làm điều này. Con sắp từ chối phải không?”
Cha Kolodiejchuk quả quyết cuộc đối thoại trên chỉ có trong trí tưởng tượng thôi. Không có thực ở bên ngoài, không giống như một cuộc hiện ra. Nhưng rõ ràng không phải là thành phần của việc suy niệm buổi sáng của Mẹ. Chính Mẹ gọi đó là “giọng nói”. Mẹ nói giọng nói này rất rõ ràng và rành mạch.
Nhìn trở lui, đại cương, Mẹ cảm thấy như Thiên Chúa bỏ rơi Mẹ. Cảm thức này theo Mẹ gần 50 năm. Sống trong tình huống này quả là anh hùng. Người non nớt chắc chắn đã bị cảm nghiệm này đáng gục lâu rồi.
Đêm đen trên, Mẹ Têrêsa chịu, mãi tới năm 1958 khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, mới tạm nguôi ngoai. Như thường lệ, vào dịp này giám mục giáo phận thường cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho vị giáo hoàng quá cố. Trong Thánh Lễ này, Mẹ Têrêsa xin Chúa một dấu hiệu cho thấy Người hài lòng với việc làm của Dòng Truyền Giáo Bác Ái. Và chính lúc ấy, màn đêm nội tâm mới được chọc thủng phần nào. Mẹ cho biết Chúa Giêsu hiến thân trọn vẹn cho Mẹ. Nhưng sự kết hợp này, sự diụ ngọt này qua đi rất nhanh, sau sáu tháng.
Nhân dịp này, Cha Martin có thuật lại câu truyện của một vị giám mục vốn làm cố vấn thiêng liêng cho Mẹ. Vị giám mục này một ngày kia thảo luận với Mẹ về việc khô khan trong lúc cầu nguyện, thì được Mẹ xác nhận là Mẹ không cảm nhận được sự hiện diện của Chúa. Hai vị lúc đó đang ở Calcutta. Bỗng có một bé trai chạy tới ôm choàng lấy Mẹ. Và em nói với Mẹ: “Đây cũng là sự hiện diện của Chúa”.
Căn cứ vào câu truyện này, Cha Martin nghĩ: do việc đào tạo trước đây, Mẹ hình như thích dấu hiệu bên trong hơn là dấu hiệu bên ngoài cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Không biết điều này có đúng không?
Theo Cha Kolodiejchuk, điều ấy có thể đúng. Một trong các lá thư của Mẹ có nhận định sau: “Lúc ở ngoài phố, con có thể nói với Chúa hàng giờ”. Cha cho rằng: Lãnh vực xúc cảm dường như không mạnh nơi Mẹ Têrêsa, nên mẹ phải chiến thắng sự yếu kém này bằng ý chí. Mẹ thấy quanh Mẹ công việc đang phát triển, lớn mạnh, nhiều thành quả, được người ta ủng hộ. Mẹ nhìn thấy lòng quảng đại của những người giúp đỡ Mẹ. Với Mẹ, đó cũng là sự hiện diện của Thiên Chúa.
Việc ấy hình như mãi sau này Mẹ mới nắm được. Nhiều người lấy làm lạ: tại sao các vị linh hướng lại không giúp gì được Mẹ trong sự khô khan này. Mãi tới năm 1961, Cha Neuner mới đem lại cho Mẹ một cái nhìn thông sáng hơn khi cha nói với Mẹ: “đây là khía cạnh thiêng liêng của việc Mẹ làm”. Sau này, Cha Neuner cho hay câu nói đó bật sáng trong Mẹ và giúp Mẹ rất nhiều. Đau đớn và khó khăn còn đó, nhưng ít ra Mẹ có được một ý nghĩa nào đó của việc mình làm, được liên kết với nỗi thống khổ riêng của Chúa Giêsu, nhất là nỗi thống khổ bên trong. Mẹ thường nhận định rằng theo Mẹ, Chúa Giêsu chịu đau khổ ở Vườn Diệtsimani nhiều hơn cái đau trên thập giá. Bây giờ ta hiểu tại sao Mẹ lại nói thế.
Điểm độc đáo nơi Mẹ Têrêsa, vì thế, hệ ở điểm này: các vị thánh khác thực hiện nhiều công trình vĩ đại cho người nghèo nhưng được an ủi. Còn Mẹ, thì làm việc cho người nghèo với “chiếc bể chứa rỗng”. Cha Kolodiejchuk cho hay ai cũng nghĩ vì Mẹ được nhiều người ái mộ nên đó là một yếu tố khuyến khích Mẹ dốc toàn lực cho công việc giúp người nghèo: ngay trên máy bay, người ta cũng chạy tới với Mẹ, muốn nói với Mẹ, xin chữ ký của Mẹ hay chúc lành của Mẹ. Nhưng thực ra không phải thế. Đã đành Chúa luôn ban các ơn cần thiết cho Mẹ, nhưng Người mời gọi Mẹ chịu sự đau khổ của cô đơn tâm linh để làm gương cho con người khốn khổ thời nay.
Mỗi thời, Chúa ban cho chúng ta các vị thánh thích hợp. Đây là lý do khiến Mẹ Têrêsa trải qua cảm nghiệm trên. Vì thời đại ta, nỗi thống khổ lớn lao nhất chắc chắn là cảnh nghèo tâm linh, một cảnh nghèo tác động trên cả những người giầu có nhất trần gian: có thể họ còn cô đơn, không được ước muốn và bị bỏ rơi hơn bất cứ ai khác.
Cha Kolodiejchuk biết Mẹ Têrêsa trong 20 năm cuối đời Mẹ, nên thấy rõ nét “tan hòa” (mellow) nơi Mẹ. Thoạt đầu, Mẹ rất đòi hỏi, nhất là đối với các nữ tu dưới quyền. Nhưng dần dà Mẹ quả thực trở nên một người mẹ đúng nghĩa, khiến ai ai cũng gọi Mẹ là Mẹ, từ các nữ tu tới mọi người sống gần Mẹ: tất cả gọi Mẹ gọn lỏn là Mẹ. Mẹ thực sự muốn trở thành người mẹ. Đó là điều thật kỳ diệu.
Mẹ còn nhiều điều tích cực trong tư cách “Mẹ” này. Tuy nhiên, cha Kolodiejchuk vẫn coi câu Mẹ nói sau đây tóm tắt được đời Mẹ Têrêsa thành Calcutta: “Nếu tôi có là thánh, tôi sẽ là vị thánh của tối tăm, và tôi sẽ xin Trời cho tôi làm ánh sáng cho những người sống trong tối tăm trần gian”.
Trong một cuộc đàm đạo khác với Laurie Goodstein ngày 13 tháng 8 vừa qua, Cha Kolodiejchuk thuật lại hai phép lạ cách nhau 10 năm đã quyết định án phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Phép lạ đầu tiên xẩy ra cho Monica Besra ở Bengal, Ấn Độ, giúp làm biến đi khối u ở bụng dưới to khoảng 16 hay 17 centimét. Phép lạ thứ hai xẩy ra cho Marcilio ở Ba Tây giúp anh khỏi chứng nhiễm vi khuẩn ở óc.
Điều đáng nói là Mẹ cũng bị nhiều người chỉ trích. Họ tố cáo Mẹ điều hành các cơ sở chăm sóc không đúng tiêu chuẩn và từng o bế những nhà độc tài như Enver Hoxha ở Albania và Jean-Claude Duvalier ở Haiti. Nhưng tất cả là do “tuyên truyền” của Christopher Hitchens qua cuốn phim “Hell’s Angel” (Thiên Thần Hỏa Ngục) và cuốn sách “Missionary Position” (Chủ Trương Truyền Giáo) của anh ta. Nhưng theo Cha Kolodiejchuk, phần lớn chỉ là hiểu lầm, Mẹ chưa bao giờ nhận tiền của Duvalier. Mẹ yêu cầu được đến thăm mộ của mẹ và của em gái, nhưng nhân viên chính phủ Albania đã dẫn Mẹ tới Mộ Hoxha!
Trong cuộc phỏng vấn nói trên, Cha Kolodiejchuk đặc biệt nói tới các trải nghiệm huyền nhiệm lúc ban đầu và các cuộc chiến đấu của Mẹ chống lại “đem tối” nội tâm.
Phần lớn nhờ các Cha Dòng Tên, nên các chi tiết quanh các trải nghiệm và các cuộc chiến đấu trên đã được duy trì và công bố. Cha Kolodiejchuk đặc biệt nhắc đến Cha [Celeste] Van Exem, linh hướng của Mẹ ở Calcutta trong những năm đó, và Đức Cha Périer, Tổng Giám Mục Calcutta, cũng là một tu sĩ Dòng Tên và Cha, sau này lên Hồng Y, [Lawrence] Picachy và cha [Joseph] Neuner, đều thuộc Dòng Tên. Chính Cha Kolodiejchuk cũng chỉ biết đến những tài liệu qúy giá này khi bắt đầu công trình sưu tầm, nghĩa là chỉ trước khi án phong thánh bắt đầu, nhờ tìm tòi văn khố của Dòng Tên tại Calcutta và tòa Tổng Giám Mục Calcutta.
Còn sáng kiến cho công bố các tài liệu này là do 9 nhà thần học duyệt xét bản positio tức bản nói về tiểu sử, các nhân đức và tiếng tăm thánh thiện của Mẹ, khuyến cáo. Thực ra, trưởng văn khố Dòng Tên, Tỉnh Dòng Calcutta, cũng đã sử dụng một số tài liệu này để viết một bài báo cho tờ Review for Religious và Cha Neuner cũng dùng một số để viết một bài báo khác. Thành thử, Cha Kolodiejchuk quyết định đem toàn bộ các tài liệu này ra ánh sáng, do đó, có tên Come Be My Light.
Về phần Mẹ Têrêsa, Mẹ không bao giờ đề cập tới những đem đen này và đây là điều Mẹ cố ý làm. Cha Kolodiejchuk và các nữ tu có hỏi Mẹ về “sự linh hứng” của ngày 10 tháng 9, năm 1946, Mẹ cho hay: Mẹ chỉ nói nếu Đức Giáo Hoàng bắt Mẹ phải nói mà thôi. Nó là một điều thánh thiêng đối với Mẹ. Mẹ là người “công khai” hơn bất cứ ai khác, nhưng về phương diện này, Mẹ hoàn toàn bảo mật. Cha Van Exem cho một cha Dòng Tên ở Calcutta hay: cha giữ 5 thùng tài liệu của Mẹ và luôn được Mẹ yêu cầu phải hủy chúng đi.
May mắn thay, các cha Dòng Tên đã không nghe theo yêu cầu của Mẹ. Nếu không, người hậu thế sẽ không thể hiểu được phần quan trọng nhất trong sự thánh thiện độc đáo của Mẹ cũng như đặc sủng của Dòng Truyền Giáo Bác Ái. Đã đành Dòng này muốn liên đới với những người nghèo nàn nhất trong số những người nghèo nàn về vật chất, nhưng khi Mẹ ra đi gặp gỡ Phương Tây, càng ngày Mẹ càng nhấn mạnh với họ rằng sự nghèo nàn lớn lao hơn cả trong thế giới ngày nay là không được yêu thương, không được ước muốn và không được quan tâm chăm sóc.
Một cách đầy nghịch lý, Mẹ kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu đến độ Chúa chia sẻ với Mẹ những thống khổ khôn cùng của Người ở Diệtsimani, nhất là cảm thức bị bỏ rơi trên thập giá, như các vị thánh khác vốn chịu. Phần độc đáo của đêm đen liên hệ với Mẹ Têrêsa là thế. Trải nghiệm của Thánh Têrêsa Hài Đồng có liên hệ tới sự thử thách về đức tin. Và ở cuối thập niên 1800 và đầu thập niên 1900, đấy là một vấn đề lớn, về đức tin và ý nghĩa của thuyết vô thần. Nhưng sự nghèo nàn hiện đại tức không được yêu thương, cô đơn lạc lõng mới chính là trải nghiệm của Mẹ Têrêsa, đây cũng là sự nghèo nàn tâm linh.
Cha Kolodiejchuk gọi ngày 10 tháng 9 năm 1946 là Ngày Linh Hứng, ngày mà Mẹ Têrêsa bắt đầu viết các lá thư có tính “mạc khải” của mình. Dù thế, Mẹ vẫn chưa cho biết điều gì thực sự xẩy ra hôm đó. Trong lá thư này, Mẹ chỉ cho biết Mẹ nghe tiếng Chúa Giêsu nói với mẹ một cách rõ ràng mạch lạc, ngay trên xe lửa. Rồi Mẹ tiếp tục tới Darjeeling dự tĩnh tâm. Cả mấy tháng sau đó, mỗi lần Rước Lễ, Chúa Giêsu đều hỏi Mẹ: “Có phải con từ chối không?”
Điều trên liên hệ đến một biến cố mà không ai biết là gì; biến cố này diễn ra 4 năm sau khi Mẹ hứa riêng với Chúa sẽ dành cho Người bất cứ điều gì Người yêu cầu, nói cách khác, không từ chối Chúa điều gì. Trong lá thư thứ hai, Mẹ nói tới một hình thức đối thoại. Điều đầu tiên Chúa Giêsu nói là: “Có phải con từ chối không?”
“Rồi, được” [Chúa Giêsu nói đại để] “con nói với Ta 4 năm trước đây rằng con sẽ không từ chối điều gì, thế mà nay, Ta yêu cầu con làm điều này. Con sắp từ chối phải không?”
Cha Kolodiejchuk quả quyết cuộc đối thoại trên chỉ có trong trí tưởng tượng thôi. Không có thực ở bên ngoài, không giống như một cuộc hiện ra. Nhưng rõ ràng không phải là thành phần của việc suy niệm buổi sáng của Mẹ. Chính Mẹ gọi đó là “giọng nói”. Mẹ nói giọng nói này rất rõ ràng và rành mạch.
Nhìn trở lui, đại cương, Mẹ cảm thấy như Thiên Chúa bỏ rơi Mẹ. Cảm thức này theo Mẹ gần 50 năm. Sống trong tình huống này quả là anh hùng. Người non nớt chắc chắn đã bị cảm nghiệm này đáng gục lâu rồi.
Đêm đen trên, Mẹ Têrêsa chịu, mãi tới năm 1958 khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, mới tạm nguôi ngoai. Như thường lệ, vào dịp này giám mục giáo phận thường cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho vị giáo hoàng quá cố. Trong Thánh Lễ này, Mẹ Têrêsa xin Chúa một dấu hiệu cho thấy Người hài lòng với việc làm của Dòng Truyền Giáo Bác Ái. Và chính lúc ấy, màn đêm nội tâm mới được chọc thủng phần nào. Mẹ cho biết Chúa Giêsu hiến thân trọn vẹn cho Mẹ. Nhưng sự kết hợp này, sự diụ ngọt này qua đi rất nhanh, sau sáu tháng.
Nhân dịp này, Cha Martin có thuật lại câu truyện của một vị giám mục vốn làm cố vấn thiêng liêng cho Mẹ. Vị giám mục này một ngày kia thảo luận với Mẹ về việc khô khan trong lúc cầu nguyện, thì được Mẹ xác nhận là Mẹ không cảm nhận được sự hiện diện của Chúa. Hai vị lúc đó đang ở Calcutta. Bỗng có một bé trai chạy tới ôm choàng lấy Mẹ. Và em nói với Mẹ: “Đây cũng là sự hiện diện của Chúa”.
Căn cứ vào câu truyện này, Cha Martin nghĩ: do việc đào tạo trước đây, Mẹ hình như thích dấu hiệu bên trong hơn là dấu hiệu bên ngoài cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Không biết điều này có đúng không?
Theo Cha Kolodiejchuk, điều ấy có thể đúng. Một trong các lá thư của Mẹ có nhận định sau: “Lúc ở ngoài phố, con có thể nói với Chúa hàng giờ”. Cha cho rằng: Lãnh vực xúc cảm dường như không mạnh nơi Mẹ Têrêsa, nên mẹ phải chiến thắng sự yếu kém này bằng ý chí. Mẹ thấy quanh Mẹ công việc đang phát triển, lớn mạnh, nhiều thành quả, được người ta ủng hộ. Mẹ nhìn thấy lòng quảng đại của những người giúp đỡ Mẹ. Với Mẹ, đó cũng là sự hiện diện của Thiên Chúa.
Việc ấy hình như mãi sau này Mẹ mới nắm được. Nhiều người lấy làm lạ: tại sao các vị linh hướng lại không giúp gì được Mẹ trong sự khô khan này. Mãi tới năm 1961, Cha Neuner mới đem lại cho Mẹ một cái nhìn thông sáng hơn khi cha nói với Mẹ: “đây là khía cạnh thiêng liêng của việc Mẹ làm”. Sau này, Cha Neuner cho hay câu nói đó bật sáng trong Mẹ và giúp Mẹ rất nhiều. Đau đớn và khó khăn còn đó, nhưng ít ra Mẹ có được một ý nghĩa nào đó của việc mình làm, được liên kết với nỗi thống khổ riêng của Chúa Giêsu, nhất là nỗi thống khổ bên trong. Mẹ thường nhận định rằng theo Mẹ, Chúa Giêsu chịu đau khổ ở Vườn Diệtsimani nhiều hơn cái đau trên thập giá. Bây giờ ta hiểu tại sao Mẹ lại nói thế.
Điểm độc đáo nơi Mẹ Têrêsa, vì thế, hệ ở điểm này: các vị thánh khác thực hiện nhiều công trình vĩ đại cho người nghèo nhưng được an ủi. Còn Mẹ, thì làm việc cho người nghèo với “chiếc bể chứa rỗng”. Cha Kolodiejchuk cho hay ai cũng nghĩ vì Mẹ được nhiều người ái mộ nên đó là một yếu tố khuyến khích Mẹ dốc toàn lực cho công việc giúp người nghèo: ngay trên máy bay, người ta cũng chạy tới với Mẹ, muốn nói với Mẹ, xin chữ ký của Mẹ hay chúc lành của Mẹ. Nhưng thực ra không phải thế. Đã đành Chúa luôn ban các ơn cần thiết cho Mẹ, nhưng Người mời gọi Mẹ chịu sự đau khổ của cô đơn tâm linh để làm gương cho con người khốn khổ thời nay.
Mỗi thời, Chúa ban cho chúng ta các vị thánh thích hợp. Đây là lý do khiến Mẹ Têrêsa trải qua cảm nghiệm trên. Vì thời đại ta, nỗi thống khổ lớn lao nhất chắc chắn là cảnh nghèo tâm linh, một cảnh nghèo tác động trên cả những người giầu có nhất trần gian: có thể họ còn cô đơn, không được ước muốn và bị bỏ rơi hơn bất cứ ai khác.
Cha Kolodiejchuk biết Mẹ Têrêsa trong 20 năm cuối đời Mẹ, nên thấy rõ nét “tan hòa” (mellow) nơi Mẹ. Thoạt đầu, Mẹ rất đòi hỏi, nhất là đối với các nữ tu dưới quyền. Nhưng dần dà Mẹ quả thực trở nên một người mẹ đúng nghĩa, khiến ai ai cũng gọi Mẹ là Mẹ, từ các nữ tu tới mọi người sống gần Mẹ: tất cả gọi Mẹ gọn lỏn là Mẹ. Mẹ thực sự muốn trở thành người mẹ. Đó là điều thật kỳ diệu.
Mẹ còn nhiều điều tích cực trong tư cách “Mẹ” này. Tuy nhiên, cha Kolodiejchuk vẫn coi câu Mẹ nói sau đây tóm tắt được đời Mẹ Têrêsa thành Calcutta: “Nếu tôi có là thánh, tôi sẽ là vị thánh của tối tăm, và tôi sẽ xin Trời cho tôi làm ánh sáng cho những người sống trong tối tăm trần gian”.
Trong một cuộc đàm đạo khác với Laurie Goodstein ngày 13 tháng 8 vừa qua, Cha Kolodiejchuk thuật lại hai phép lạ cách nhau 10 năm đã quyết định án phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Phép lạ đầu tiên xẩy ra cho Monica Besra ở Bengal, Ấn Độ, giúp làm biến đi khối u ở bụng dưới to khoảng 16 hay 17 centimét. Phép lạ thứ hai xẩy ra cho Marcilio ở Ba Tây giúp anh khỏi chứng nhiễm vi khuẩn ở óc.
Điều đáng nói là Mẹ cũng bị nhiều người chỉ trích. Họ tố cáo Mẹ điều hành các cơ sở chăm sóc không đúng tiêu chuẩn và từng o bế những nhà độc tài như Enver Hoxha ở Albania và Jean-Claude Duvalier ở Haiti. Nhưng tất cả là do “tuyên truyền” của Christopher Hitchens qua cuốn phim “Hell’s Angel” (Thiên Thần Hỏa Ngục) và cuốn sách “Missionary Position” (Chủ Trương Truyền Giáo) của anh ta. Nhưng theo Cha Kolodiejchuk, phần lớn chỉ là hiểu lầm, Mẹ chưa bao giờ nhận tiền của Duvalier. Mẹ yêu cầu được đến thăm mộ của mẹ và của em gái, nhưng nhân viên chính phủ Albania đã dẫn Mẹ tới Mộ Hoxha!
Radio Vatican phỏng vấn Đức Cha Kevin J. Farrell Tân Tổng Trưởng Bộ Giáo Dân
Nguyễn Việt Nam
01:33 19/08/2016
Đức Giám Mục Kevin J. Farrell |
“Tôi thấy rất bất xứng trước thực tế là Đức Thánh Cha yêu cầu tôi đi làm một công việc trọng đại như thế”, Đức Giám Mục Farrell nói với Vatican Radio.
“Tôi đã luôn luôn coi mình chỉ là một giám mục của giáo phận và là người phục vụ cho người dân ở đây, vì thế khi bạn nhận được một cú gọi từ Đức Thánh Cha yêu cầu bạn làm một cái gì đó như thế bạn không khỏi ngạc nhiên và đồng thời cảm thấy bất xứng bởi toàn bộ công việc đầy mạo hiểm này”.
Ngài sẽ nhận chức vụ mới chỉ trong một vài tuần tới đây. Thánh Bộ mới bắt đầu hoạt động vào ngày 01 tháng 9, thay thế cho các Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình và Giáo Dân.
Đức Giám Mục Farrell nói thêm:
“Có vẻ đối với tôi là một thách đố lớn, đặc biệt với thực tế là Tông Thư Amoris Laetitia của Đức Thánh Cha rất quan trọng và được đón nhận nồng nhiệt bởi cả thế giới; và điều hành cơ chế, trước đây gọi là Hội đồng về gia đình, rõ ràng sẽ là quan tâm số một trong những chương trình của tôi. Cũng hiển nhiên là tôi sẽ thúc đẩy các công việc mục vụ giáo dân, và bảo đảm rằng người giáo dân có được vị trí xứng đáng của họ trong Giáo Hội, cũng như thúc đẩy các hoạt động tông đồ giáo dân trên thế giới. Tôi xem đó như là một thách thức. Tôi không mong đợi những điều như thế tại thời điểm này trong cuộc sống của mình, nhưng đến nước này thì còn biết làm sao hơn”.
Khi Đức Cha Farrell đến ở Rome, ngài sẽ trở thành Giám mục Farrell thứ hai tại Vatican. Thật thế, anh trai của ngài là Đức Cha Brian Farrell, hiện là thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo.
“Vâng, tôi có một người anh đang làm việc ở đó trong Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo,” Đức Cha Kevin Farrell nói.
“Tôi đang mong gặp lại anh mình. Chúng tôi đã làm linh mục trong nhiều năm, rất lâu rồi nhưng chưa bao giờ làm việc chung với nhau trong cùng một thành phố. Vì vậy đây là điều rất độc đáo, một sự thay đổi lớn.”
Ấn Độ: Công bố logo chính thức dùng cho lễ tuyên thánh Mẹ Têrêsa
Chân Phương
07:27 19/08/2016
Ấn Độ: Công bố logo chính thức dùng cho lễ tuyên thánh Mẹ Têrêsa
Mumbai - Một nhà thiết kế đồ họa ở khu phố Mahim của Mumbai (Ấn Độ) đã vẽ ra logo chính thức dùng cho lễ tuyên thánh Mẹ Têrêsa Calcutta, sẽ diễn ra tại Vatican vào ngày 4 tháng 9 tới đây.
Chị Karen D'Lima Vaswani là một tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ Đức Mẹ Chiến Thắng tại phố Mahim. Chị bắt đầu làm thiết kế đồ họa từ 21 năm trước, và ngoài công việc chuyên môn này, chị còn dùng tài năng của mình để phục vụ nhiều giáo xứ trong thành phố, làm tất cả mọi việc để nhằm "vinh danh Thiên Chúa" theo tinh thần của Mẹ Têrêsa.
Chị nói: "Tôi chưa bao giờ được gặp Mẹ Têrêsa ngoài đời thực nhưng tôi luôn ngưỡng mộ công việc của Mẹ, và tôi thường xuyên tham gia công việc bác ái để giúp mọi người nhận được kinh nghiệm chuyên môn của tôi".
Chị Karen đã kết hôn với anh Sindhi Ishwar Vaswani ("Ishwar" có nghĩa là "Thiên Chúa"); họ có một cô con gái tên là Kimaya (nghĩa là "thánh thiện" trong tiếng Phạn của Ấn Độ).
Chị Karen cho biết: "Tổng Giáo Phận Calcutta đã liên lạc với tôi và yêu cầu tôi thiết kế logo dùng trong lễ tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta. Sơ Prema - bề trên tổng quyền Dòng Thừa Sai Bác Ái và Cha Brian Kolodiejchuk - cáo thỉnh viên đều yêu thích mẫu thiết kế này, vì vậy họ quyết định sử dụng nó ở quốc tế. Tôi rất vui mừng và thật lòng tạ ơn vì điều này".
Chị Karen mất ba ngày để thiết kế logo Mẹ Têrêsa. Chị giải thích: "Theo chủ đề mà Vatican đã đưa ra là 'Mang lấy lòng trắc ẩn và tình yêu giàu thương xót của Thiên Chúa'. Vì vậy, tôi quyết định vẽ ra một hình ảnh với tư thế phổ biến của Mẹ Têrêsa, mô tả Mẹ đang nâng đỡ một em bé trong vòng tay yêu thương của Mẹ".
"Tôi thích sử dụng phong cách tối giản của đồ họa nên chỉ có hai màu sắc, vì vậy tất cả các loại hình truyền thông đều có thể sử dụng logo này một cách dễ dàng", chị nói thêm.
Chị Karen còn tiết lộ rằng chị đã cầu nguyện trước, trong và sau khi thiết kế xong: "Trước tiên, tôi tạ ơn Chúa vì đã ban cho tôi cơ hội này, sau đó, tôi đã nguyện xin được ban ơn và sự hướng dẫn để sáng tạo ra một logo đơn giản và mạnh mẽ, như chính nó đã thể hiện".
Chân Phương
Chị Karen D'Lima Vaswani là một tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ Đức Mẹ Chiến Thắng tại phố Mahim. Chị bắt đầu làm thiết kế đồ họa từ 21 năm trước, và ngoài công việc chuyên môn này, chị còn dùng tài năng của mình để phục vụ nhiều giáo xứ trong thành phố, làm tất cả mọi việc để nhằm "vinh danh Thiên Chúa" theo tinh thần của Mẹ Têrêsa.
Chị nói: "Tôi chưa bao giờ được gặp Mẹ Têrêsa ngoài đời thực nhưng tôi luôn ngưỡng mộ công việc của Mẹ, và tôi thường xuyên tham gia công việc bác ái để giúp mọi người nhận được kinh nghiệm chuyên môn của tôi".
Chị Karen đã kết hôn với anh Sindhi Ishwar Vaswani ("Ishwar" có nghĩa là "Thiên Chúa"); họ có một cô con gái tên là Kimaya (nghĩa là "thánh thiện" trong tiếng Phạn của Ấn Độ).
Chị Karen cho biết: "Tổng Giáo Phận Calcutta đã liên lạc với tôi và yêu cầu tôi thiết kế logo dùng trong lễ tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta. Sơ Prema - bề trên tổng quyền Dòng Thừa Sai Bác Ái và Cha Brian Kolodiejchuk - cáo thỉnh viên đều yêu thích mẫu thiết kế này, vì vậy họ quyết định sử dụng nó ở quốc tế. Tôi rất vui mừng và thật lòng tạ ơn vì điều này".
Chị Karen mất ba ngày để thiết kế logo Mẹ Têrêsa. Chị giải thích: "Theo chủ đề mà Vatican đã đưa ra là 'Mang lấy lòng trắc ẩn và tình yêu giàu thương xót của Thiên Chúa'. Vì vậy, tôi quyết định vẽ ra một hình ảnh với tư thế phổ biến của Mẹ Têrêsa, mô tả Mẹ đang nâng đỡ một em bé trong vòng tay yêu thương của Mẹ".
"Tôi thích sử dụng phong cách tối giản của đồ họa nên chỉ có hai màu sắc, vì vậy tất cả các loại hình truyền thông đều có thể sử dụng logo này một cách dễ dàng", chị nói thêm.
Chị Karen còn tiết lộ rằng chị đã cầu nguyện trước, trong và sau khi thiết kế xong: "Trước tiên, tôi tạ ơn Chúa vì đã ban cho tôi cơ hội này, sau đó, tôi đã nguyện xin được ban ơn và sự hướng dẫn để sáng tạo ra một logo đơn giản và mạnh mẽ, như chính nó đã thể hiện".
Chân Phương
ĐTC gửi sứ điệp cho các tham dự viên Đại hội tình bạn giữa các dân tộc tại Rimini
Linh Tiến Khải
16:22 19/08/2016
VATICAN: ĐTC khich lệ các tham dự viên Đại hội tình bạn giữa các dân tộc tại Rimini chú ý tới chứng tá cá nhân sáng tạo của con người và ý thức rằng điều thu hút, chính phục và giải thoát khỏi các xiềng xích là sự hiền dịu kiên trì của tình yêu thương xót của Thiên Chúa, chứ không phải sức mạnh của các phương tiện.
ĐTC đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sư điệp do ĐHY Pietro Parolini Quốc Vụ Khanh Toà Thành ký gửi ĐC Francesco Lambiasi, GM Rimini, nơi diễn ra đại hội tình bạn giữa các dân tộc lần thừ 37 trong các ngày từ 19 tới 25 tháng 8 này.
Trong sứ điệp ĐTC ghi nhận rằng quá nhiều khi chúng ta nhượng bộ cám dỗ khép kìn trong chân trời của các lội lộc riêng tư, khiến cho người khác trở thành thừa thãi, hay tệ hơn bị côi nhu một quấy rầy, một chướng ngại. Kinh nghiệm ngày còn bé cho chúng ta thấy vẻ đẹp của tuơng quan giữa con người với nhau, chúng ta học gặp gỡ, tôn trọng thừa nhận nhau như anh em con của cùng một Cha. Nhưng chủ nghĩa cá nhân làm chúng ta xa người khác, chỉ nhận ra các khuyêt điểm và hạn hẹp của họ, làm suy giảm uớc muốn và khả năng sống chung, trong đó mỗi người có thể tự do và hạnh phúc trong sự đồng hành của các người khác và với sự phong phủ của khác biệt. Trước các đe dọa đối với nền hoà bình và an ninh của các dân tộc và các quốc gia cần ý thức rằng không ai có thể tự cứu rỗi một mình với các sức lực riêng. Cần noi gương Chúa Giêsu luôn luôn vun trồng một tư tưởng rộng mở đối với người khác, bất kỳ họ là ai, vì không ai là hoàn toàn hư mất cả. Chúa Giêsu đã nhìn ông thu thuế Giakêu, ông trộm lành như các thụ tạo cần vòng tay ôm cứu rỗi. Cả Giuđa chính trong lục bàn nộp Ngài cũng được gọi là “bạn”. Có môt từ cần luôn luôn lập đi lập lại là từ đôi thoại. Việc rộng mở cho tha nhân khiến cho chúng ta phong phú hơn chứ không làm nghèo nàn đi, vì nó làm cho chúng tra biết sự thật về người khác, kinh nghjệm quan trọng của họ, cả khi chúng ta không chia sẻ các thái độ và các lựa chọn của họ. Tất cả các đảo lộn là một lời mời gọi nhiệm mầu tìm lại các nền tảng của sự hiệp thông giữa con người với nhau cho một bắt đầu mới.
ĐTC xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho kinh nghiệm đức tin và hiệp thông huynh đệ sâu xa này của đại hội và ban phép lành toà thánh cho mọi người tham dự
Bà Emilia Guarnierri chu tịch tổ chức cho biết sẽ có 106 cuộc gặp gỡ, 18 cuộc triển lãm, 14 buổi hoà nhạc và văn nghệ, 22 cuộc tranh tài thể thao và 271 thuyết trình viên trình bầy về nhiều khiá cạnh khác nhau của đề tài năm nay là “Bạn là hạnh phúc của tôi “. Mục đích là giúp các tham dự viên nhìn vào giá trị của mỗi người và đối chiếu giữa các khác biệt trong một thời điểm lịch sử khủng hoảng và mất tin tưởng như hiện nay. Trong nhãn quan của Năm Thánh Lòng Thương Xót kết hiệp Thiên Chúa với con người Đại hội 2016 cống hiến cho các tham dự viên nhiều sinh hoạt khác nhau từ diễn thuyết, tới hội thảo bàn tròn, các chứng từ liên quan tới sự tha thứ, hội nhập, các vấn đề cấp thiết hiện nay, các cuộc triển lãm, các buổi ca vũ nhạc kịch, chiếu phim vv… Mọi người cùng nhau tự hỏi “Có thể nhìn người khác một cách mới mẻ như thế nào, chứ không chỉ khoan nhượng sự khác biệt mà thôi?” (SD 18.19-8-2016)
ĐTC đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sư điệp do ĐHY Pietro Parolini Quốc Vụ Khanh Toà Thành ký gửi ĐC Francesco Lambiasi, GM Rimini, nơi diễn ra đại hội tình bạn giữa các dân tộc lần thừ 37 trong các ngày từ 19 tới 25 tháng 8 này.
Trong sứ điệp ĐTC ghi nhận rằng quá nhiều khi chúng ta nhượng bộ cám dỗ khép kìn trong chân trời của các lội lộc riêng tư, khiến cho người khác trở thành thừa thãi, hay tệ hơn bị côi nhu một quấy rầy, một chướng ngại. Kinh nghiệm ngày còn bé cho chúng ta thấy vẻ đẹp của tuơng quan giữa con người với nhau, chúng ta học gặp gỡ, tôn trọng thừa nhận nhau như anh em con của cùng một Cha. Nhưng chủ nghĩa cá nhân làm chúng ta xa người khác, chỉ nhận ra các khuyêt điểm và hạn hẹp của họ, làm suy giảm uớc muốn và khả năng sống chung, trong đó mỗi người có thể tự do và hạnh phúc trong sự đồng hành của các người khác và với sự phong phủ của khác biệt. Trước các đe dọa đối với nền hoà bình và an ninh của các dân tộc và các quốc gia cần ý thức rằng không ai có thể tự cứu rỗi một mình với các sức lực riêng. Cần noi gương Chúa Giêsu luôn luôn vun trồng một tư tưởng rộng mở đối với người khác, bất kỳ họ là ai, vì không ai là hoàn toàn hư mất cả. Chúa Giêsu đã nhìn ông thu thuế Giakêu, ông trộm lành như các thụ tạo cần vòng tay ôm cứu rỗi. Cả Giuđa chính trong lục bàn nộp Ngài cũng được gọi là “bạn”. Có môt từ cần luôn luôn lập đi lập lại là từ đôi thoại. Việc rộng mở cho tha nhân khiến cho chúng ta phong phú hơn chứ không làm nghèo nàn đi, vì nó làm cho chúng tra biết sự thật về người khác, kinh nghjệm quan trọng của họ, cả khi chúng ta không chia sẻ các thái độ và các lựa chọn của họ. Tất cả các đảo lộn là một lời mời gọi nhiệm mầu tìm lại các nền tảng của sự hiệp thông giữa con người với nhau cho một bắt đầu mới.
ĐTC xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho kinh nghiệm đức tin và hiệp thông huynh đệ sâu xa này của đại hội và ban phép lành toà thánh cho mọi người tham dự
Bà Emilia Guarnierri chu tịch tổ chức cho biết sẽ có 106 cuộc gặp gỡ, 18 cuộc triển lãm, 14 buổi hoà nhạc và văn nghệ, 22 cuộc tranh tài thể thao và 271 thuyết trình viên trình bầy về nhiều khiá cạnh khác nhau của đề tài năm nay là “Bạn là hạnh phúc của tôi “. Mục đích là giúp các tham dự viên nhìn vào giá trị của mỗi người và đối chiếu giữa các khác biệt trong một thời điểm lịch sử khủng hoảng và mất tin tưởng như hiện nay. Trong nhãn quan của Năm Thánh Lòng Thương Xót kết hiệp Thiên Chúa với con người Đại hội 2016 cống hiến cho các tham dự viên nhiều sinh hoạt khác nhau từ diễn thuyết, tới hội thảo bàn tròn, các chứng từ liên quan tới sự tha thứ, hội nhập, các vấn đề cấp thiết hiện nay, các cuộc triển lãm, các buổi ca vũ nhạc kịch, chiếu phim vv… Mọi người cùng nhau tự hỏi “Có thể nhìn người khác một cách mới mẻ như thế nào, chứ không chỉ khoan nhượng sự khác biệt mà thôi?” (SD 18.19-8-2016)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bến Sắn, GP Phú Cường kỷ niệm 25 năm thành lập và bế mạc năm thánh
Tôma Đỗ Lộc Sơn
07:38 19/08/2016
LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH (1854-2016) THÀNH LẬP HỌ ĐẠO VÀ 25 NĂM THÁNH HIẾN NHÀ THỜ BẾN SẮN
Chúng ta được biết, những cuộc bách đạo kéo dài qua nhiều thế kỷ, đã khiến người Công Giáo Việt Nam trốn tránh phiêu bạt khắp nơi. Năm 1854, một số bà con ở Tân Uyên, cụ thể là ở Bến Sắn đã dựng lên ngôi nhà thờ đầu tiên, dấu tích Hố Cha ngày nay vẫn còn.
Xem Hình
Trải qua 160 năm, Giáo xứ Bến Sắn dần phát triển, trưởng thành, vững mạnh như ngày hôm nay.
Chúng tôi đến Bến Sắn từ rất sớm, thấy các thành viên của các hội đoàn, các giới Gia trưởng, Hiền mẫu, hội kèn đã tề tựu đông đủ, tươi cười chào đón nhau và cùng để chào đón Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Tấn Tước.
Vào lúc 9g00, sau khi rước đoàn đồng tế từ nhà xứ vào nhà thờ một cách long trọng, Đức Cha Giuse đã dâng hương bàn thờ, Thánh giá trong tiếng hát ca nhập lễ với lời tạ ơn hết sức nghiêm trang.
Cùng dâng lễ với Đức Cha Giuse có: Cha Tổng Đại diện Micae Lê Văn Khâm, Cha chánh xứ Đa Minh Nguyễn Đức Trung và bốn cha trong giáo phận. Tham dự có khoảng 400 khách mời và bà con giáo dân trong xứ.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha vui mừng vì sự hiện diện khá đông của bà con, cho dù Thánh lễ hôm nay được tổ chức vào ngày thường, ngày phải bận rộn với công việc.
Trong bài giảng lễ Thánh Tâm, Đức Cha đã nói nhiều về lòng thương xót của Thiên Chúa. Riêng với Giáo xứ Bến Sắn, Đức Cha nhắn nhủ: Giáo phận Phú Cường không có nhiều giáo xứ có niên đại trên 150 năm, Giáo xứ Bến Sắn đã có 160 năm thành hình, chúng ta tự hào về điều ấy và chúng ta phải lưu truyền cho con cháu chúng ta mãi mãi.
Chúng ta được hưởng ơn Toàn xá trong Năm Thánh kỷ niệm 160 năm thành lập, không có nghĩa là khi kết thúc Năm Thánh thì ơn Toàn xá cũng hết. Đức Cha nói thêm: Toàn xá là tha hết mọi hệ lụy do tội gây ra. Chúng ta phải có lòng ăn năn thống hối, phải sạch tội và siêng năng rước lễ, ơn Chúa sẽ đổ trên chúng ta mãi mãi.
Thánh lễ diễn ra trong trang nghiêm, nét mặt mọi người tỏ ra hân hoan vui xướng, nhất là các cháu thiếu nhi, những người già; và mọi người càng hân hoan hơn khi cúi mình nhận phép lành với ơn Toàn xá.
Thánh lễ kết thúc và mọi người ra về trong bình an.
Tôma Đỗ Lộc Sơn – Truyền thông Phú Cường
Chúng ta được biết, những cuộc bách đạo kéo dài qua nhiều thế kỷ, đã khiến người Công Giáo Việt Nam trốn tránh phiêu bạt khắp nơi. Năm 1854, một số bà con ở Tân Uyên, cụ thể là ở Bến Sắn đã dựng lên ngôi nhà thờ đầu tiên, dấu tích Hố Cha ngày nay vẫn còn.
Xem Hình
Trải qua 160 năm, Giáo xứ Bến Sắn dần phát triển, trưởng thành, vững mạnh như ngày hôm nay.
Chúng tôi đến Bến Sắn từ rất sớm, thấy các thành viên của các hội đoàn, các giới Gia trưởng, Hiền mẫu, hội kèn đã tề tựu đông đủ, tươi cười chào đón nhau và cùng để chào đón Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Tấn Tước.
Vào lúc 9g00, sau khi rước đoàn đồng tế từ nhà xứ vào nhà thờ một cách long trọng, Đức Cha Giuse đã dâng hương bàn thờ, Thánh giá trong tiếng hát ca nhập lễ với lời tạ ơn hết sức nghiêm trang.
Cùng dâng lễ với Đức Cha Giuse có: Cha Tổng Đại diện Micae Lê Văn Khâm, Cha chánh xứ Đa Minh Nguyễn Đức Trung và bốn cha trong giáo phận. Tham dự có khoảng 400 khách mời và bà con giáo dân trong xứ.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha vui mừng vì sự hiện diện khá đông của bà con, cho dù Thánh lễ hôm nay được tổ chức vào ngày thường, ngày phải bận rộn với công việc.
Trong bài giảng lễ Thánh Tâm, Đức Cha đã nói nhiều về lòng thương xót của Thiên Chúa. Riêng với Giáo xứ Bến Sắn, Đức Cha nhắn nhủ: Giáo phận Phú Cường không có nhiều giáo xứ có niên đại trên 150 năm, Giáo xứ Bến Sắn đã có 160 năm thành hình, chúng ta tự hào về điều ấy và chúng ta phải lưu truyền cho con cháu chúng ta mãi mãi.
Chúng ta được hưởng ơn Toàn xá trong Năm Thánh kỷ niệm 160 năm thành lập, không có nghĩa là khi kết thúc Năm Thánh thì ơn Toàn xá cũng hết. Đức Cha nói thêm: Toàn xá là tha hết mọi hệ lụy do tội gây ra. Chúng ta phải có lòng ăn năn thống hối, phải sạch tội và siêng năng rước lễ, ơn Chúa sẽ đổ trên chúng ta mãi mãi.
Thánh lễ diễn ra trong trang nghiêm, nét mặt mọi người tỏ ra hân hoan vui xướng, nhất là các cháu thiếu nhi, những người già; và mọi người càng hân hoan hơn khi cúi mình nhận phép lành với ơn Toàn xá.
Thánh lễ kết thúc và mọi người ra về trong bình an.
Tôma Đỗ Lộc Sơn – Truyền thông Phú Cường
Rước lễ lần đầu tại giáo xứ Bảo Yên Lào Cai
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành
17:42 19/08/2016
Rước lễ lần đầu tại giáo xứ Bảo Yên Lào Cai
WGXLC – Ngày 15.8.2016, cha Giuse Nguyễn Văn Thành và cha Giuse Hoàng Quốc Oai, dâng Thánh lễ trọng thể mừng Đức Trinh nữ Maria Hồn Xác Lên Trời tại nhà thờ Hàm Rồng, giáo xứ Bảo Yên. Trong Thánh lễ này, điều đặc biệt có 67 em thiếu nhi lớp giáo lý cấp I, lần đầu lãnh nhận bí tích giao hòa và rước Mình Máu Thánh Chúa. Đây là niềm vui lớn không chỉ của các em mà còn cả gia đình và giáo xứ.
Xem Hình
Đúng 9g45, đoàn rước các em và các bậc phụ huynh được bắt đầu từ lễ đài vào nhà thờ. Em nào cũng vui vì hôm nay các em được lãnh nhận Chúa lần đầu tiên. Các em vừa đi vừa hát rất sốt sáng. Cha mẹ các em cũng vui vì cộng đoàn dành cho các em nhiều sự ưu ái và hơn hết vì các em được lãnh nhận hồng ân Thánh Thể.
Bí tích Thánh Thể có vai trò rất qua trọng trong đời sống kitô hữu. Đây là bí tích cao trọng nhất trong 7 bí tích mà chính Chúa Giêsu thiết lập. Vì thế, các em đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng qua việc học tập giáo lý và tập các nghi thức.
Các em được rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô cách nghiêm trang sốt sáng. Có giờ phút nào trọng hơn giờ này. Tâm hồn các em được Chúa ngự trị. Xin Chúa gìn giữ và thánh hóa tâm hồn các em mãi đẹp như hôm nay, qua lời bầu cử của Đức Mẹ với tước hiệu Đức Trinh nữ Maria Hồn Xác Lên Trời.
Thánh lễ kết thúc lúc 11g15 trong niềm vui và hy vọng vì các em đã ham thích học giáo lý cũng như ý thức được tầm quan trọng của các bí tích. Các em chụp hình chung với quý cha và các thầy cô giáo lý viên.
WGXLC – Ngày 15.8.2016, cha Giuse Nguyễn Văn Thành và cha Giuse Hoàng Quốc Oai, dâng Thánh lễ trọng thể mừng Đức Trinh nữ Maria Hồn Xác Lên Trời tại nhà thờ Hàm Rồng, giáo xứ Bảo Yên. Trong Thánh lễ này, điều đặc biệt có 67 em thiếu nhi lớp giáo lý cấp I, lần đầu lãnh nhận bí tích giao hòa và rước Mình Máu Thánh Chúa. Đây là niềm vui lớn không chỉ của các em mà còn cả gia đình và giáo xứ.
Xem Hình
Đúng 9g45, đoàn rước các em và các bậc phụ huynh được bắt đầu từ lễ đài vào nhà thờ. Em nào cũng vui vì hôm nay các em được lãnh nhận Chúa lần đầu tiên. Các em vừa đi vừa hát rất sốt sáng. Cha mẹ các em cũng vui vì cộng đoàn dành cho các em nhiều sự ưu ái và hơn hết vì các em được lãnh nhận hồng ân Thánh Thể.
Bí tích Thánh Thể có vai trò rất qua trọng trong đời sống kitô hữu. Đây là bí tích cao trọng nhất trong 7 bí tích mà chính Chúa Giêsu thiết lập. Vì thế, các em đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng qua việc học tập giáo lý và tập các nghi thức.
Các em được rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô cách nghiêm trang sốt sáng. Có giờ phút nào trọng hơn giờ này. Tâm hồn các em được Chúa ngự trị. Xin Chúa gìn giữ và thánh hóa tâm hồn các em mãi đẹp như hôm nay, qua lời bầu cử của Đức Mẹ với tước hiệu Đức Trinh nữ Maria Hồn Xác Lên Trời.
Thánh lễ kết thúc lúc 11g15 trong niềm vui và hy vọng vì các em đã ham thích học giáo lý cũng như ý thức được tầm quan trọng của các bí tích. Các em chụp hình chung với quý cha và các thầy cô giáo lý viên.
Văn Hóa
Lòng thương xót với môi trường thiên nhiên
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
16:43 19/08/2016
Lòng thương xót với môi trường thiên nhiên
Những tin tức về môi trường sinh sống nơi thiên nhiên bị hủy hoại ô nhiễm không là những tiêu đề mang tính cách tuyên truyền gây chú ý, hay mang mầu sắc ý thức hệ của đảng phái chính trị nào nữa.
Nhưng là tiếng chuông báo động thời sự chất chứa tính cách chiều kích xã hội cùng rất khẩn thiết: Xin hãy suy nghĩ lại và tìm cách sửa chữa bảo vệ gìn giữ môi trường sinh sống thiên nhiên trên khng gian, dưới mặt đất và trong lòng nước cho hôm nay và ngày mai!
Những tin tức đau thương về nguồn dòng nước nơi sông ngòi, dòng thác suối nước, nước ngoài đại dương biển cả bị chặn đứng, hay bị làm cho thành độc hại, bị nhiễm trùng…làm cho sự sống bị chết dần mòn trở thành vùng nghĩa địa tử vong cho các loài cá tôm, cây cỏ, con người nơi đó…là hình ảnh tiếng kêu cầu cứu: Xin hãy cứu ngôi nhà thiên nhiên là qùa tặng của Trời cao ban cho con người thuộc mọi thế hệ! Xin đừng biến môi trường thiên nhiên cho sự sống thành món hàng hoá buôn bán trao đổi với bất cứ gía nào!
Những hoạt động giữ làm vệ sinh sạch sẽ khu vực môi trường sinh sống, không phung phí phá hủy gây dơ bẩn công trình môi trường thiên nhiên, là thể hiện lòng thương xót với thiên nhiên nhiên, với chính sự sống của mình, cùng thể hiện nếp sống văn hóa tình liên đới với mọi thế hệ con người hôm nay và ngày mai.
Năm thánh Lòng thương xót 2016-2017 không chỉ là cung cách nếp sống lòng đạo đức bác ái đối với sự đau khổ thể xác lẫn tinh thần của con người với nhau, nhưng còn cả đối với môi trường sinh sống thiên nhiên nữa.
„Trong khi được phép sử dụng các sự vật một cách có trách nhiệm, chúng ta cũng đồng thời được mời gọi để nhận biết, các sinh vật khác cũng có những giá trị trước mặt Thiên Chúa và “qua sự hiện hữu đơn sơ của mình đã ca tụng và tôn vinh” Người [41], “Chúa vui sướng vì các công trình của Người” (so Tv 104, 31). Chính nhờ vào phẩm giá độc nhất của mình và vì có được lý trí, con người được kêu gọi tôn trọng sáng tạo từ những luật lệ nội tại của chúng, vì “Thiên Chúa đã kiến tạo trái đất với sự khôn ngoan” (Kn 3,19).
Ngày nay Giáo Hội không chỉ nói cách đơn sơ, các tạo vật khác hoàn toàn tùy thuộc vào hạnh phúc của con người, gần như chúng không có giá trị gì tự tại và chúng ta có thể sử dụng chúng theo sở thích của chúng ta. Vì thế các vị Giám Mục nước Đức đã dạy về các thụ tạo khác “người ta có thể nói về sự ưu tiên của hữu thể trước khi nói về sự hữu ích của chúng” [42].
Quyển Giáo Lý nói rất rõ một cách trực tiếp và nhấn mạnh về chủ nghĩa qui nhân (Anthropozentrismus – anthropocentrisme) : “Mỗi tạo vật đều có sự thiện và toàn vẹn riêng của mình […] Các thụ tạo khác nhau phản ánh ngay trong sự hiện hữu riêng mình như Thiên Chúa muốn, mỗi thứ một cách, ánh quang của sự khôn ngoan vô tận và sự thiện hảo của Thiên Chúa.
Chính vì thế, con người phải tôn trọng bản chất tự nhiên đặc thù của chúng để tránh sử dụng chúng một cách vô trật tự” [43]. ( Đức Thánh Cha Phanxico, Laudato Si, Số 69.).
Môi trường Thiên nhiên được Thiên Chúa tạo dựng cho sự sống con người cùng các tạo thực vật và động động vật trong thiên nhiên. Và con người cũng phải có trách nhiệm với thiên nhiên: bảo vệ gìn giữ chúng.
Kính trọng thiên nhiên gìn giữ môi trường sinh thái là sống lòng thương xót, tình liên đới với nguồn sự sống của mọi loài thụ tạo mà Thiên Chúa đã sáng tạo ban cho.
„Phúc thay ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương“ ( Mt.5,7)
Năm Thánh lòng thương xót 2016-2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Những tin tức về môi trường sinh sống nơi thiên nhiên bị hủy hoại ô nhiễm không là những tiêu đề mang tính cách tuyên truyền gây chú ý, hay mang mầu sắc ý thức hệ của đảng phái chính trị nào nữa.
Nhưng là tiếng chuông báo động thời sự chất chứa tính cách chiều kích xã hội cùng rất khẩn thiết: Xin hãy suy nghĩ lại và tìm cách sửa chữa bảo vệ gìn giữ môi trường sinh sống thiên nhiên trên khng gian, dưới mặt đất và trong lòng nước cho hôm nay và ngày mai!
Những tin tức đau thương về nguồn dòng nước nơi sông ngòi, dòng thác suối nước, nước ngoài đại dương biển cả bị chặn đứng, hay bị làm cho thành độc hại, bị nhiễm trùng…làm cho sự sống bị chết dần mòn trở thành vùng nghĩa địa tử vong cho các loài cá tôm, cây cỏ, con người nơi đó…là hình ảnh tiếng kêu cầu cứu: Xin hãy cứu ngôi nhà thiên nhiên là qùa tặng của Trời cao ban cho con người thuộc mọi thế hệ! Xin đừng biến môi trường thiên nhiên cho sự sống thành món hàng hoá buôn bán trao đổi với bất cứ gía nào!
Những hoạt động giữ làm vệ sinh sạch sẽ khu vực môi trường sinh sống, không phung phí phá hủy gây dơ bẩn công trình môi trường thiên nhiên, là thể hiện lòng thương xót với thiên nhiên nhiên, với chính sự sống của mình, cùng thể hiện nếp sống văn hóa tình liên đới với mọi thế hệ con người hôm nay và ngày mai.
Năm thánh Lòng thương xót 2016-2017 không chỉ là cung cách nếp sống lòng đạo đức bác ái đối với sự đau khổ thể xác lẫn tinh thần của con người với nhau, nhưng còn cả đối với môi trường sinh sống thiên nhiên nữa.
„Trong khi được phép sử dụng các sự vật một cách có trách nhiệm, chúng ta cũng đồng thời được mời gọi để nhận biết, các sinh vật khác cũng có những giá trị trước mặt Thiên Chúa và “qua sự hiện hữu đơn sơ của mình đã ca tụng và tôn vinh” Người [41], “Chúa vui sướng vì các công trình của Người” (so Tv 104, 31). Chính nhờ vào phẩm giá độc nhất của mình và vì có được lý trí, con người được kêu gọi tôn trọng sáng tạo từ những luật lệ nội tại của chúng, vì “Thiên Chúa đã kiến tạo trái đất với sự khôn ngoan” (Kn 3,19).
Ngày nay Giáo Hội không chỉ nói cách đơn sơ, các tạo vật khác hoàn toàn tùy thuộc vào hạnh phúc của con người, gần như chúng không có giá trị gì tự tại và chúng ta có thể sử dụng chúng theo sở thích của chúng ta. Vì thế các vị Giám Mục nước Đức đã dạy về các thụ tạo khác “người ta có thể nói về sự ưu tiên của hữu thể trước khi nói về sự hữu ích của chúng” [42].
Quyển Giáo Lý nói rất rõ một cách trực tiếp và nhấn mạnh về chủ nghĩa qui nhân (Anthropozentrismus – anthropocentrisme) : “Mỗi tạo vật đều có sự thiện và toàn vẹn riêng của mình […] Các thụ tạo khác nhau phản ánh ngay trong sự hiện hữu riêng mình như Thiên Chúa muốn, mỗi thứ một cách, ánh quang của sự khôn ngoan vô tận và sự thiện hảo của Thiên Chúa.
Chính vì thế, con người phải tôn trọng bản chất tự nhiên đặc thù của chúng để tránh sử dụng chúng một cách vô trật tự” [43]. ( Đức Thánh Cha Phanxico, Laudato Si, Số 69.).
Môi trường Thiên nhiên được Thiên Chúa tạo dựng cho sự sống con người cùng các tạo thực vật và động động vật trong thiên nhiên. Và con người cũng phải có trách nhiệm với thiên nhiên: bảo vệ gìn giữ chúng.
Kính trọng thiên nhiên gìn giữ môi trường sinh thái là sống lòng thương xót, tình liên đới với nguồn sự sống của mọi loài thụ tạo mà Thiên Chúa đã sáng tạo ban cho.
„Phúc thay ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương“ ( Mt.5,7)
Năm Thánh lòng thương xót 2016-2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Xương Rồng
Tấn Đạt
21:21 19/08/2016
Ảnh của Tấn Đạt
Có thân cây gai góc
Còm cõi vẫn xanh nồng
Không cười mà không khóc
Tươi một đóa xương rồng
Sống chính là nghị lực
Cho ý chí vươn cao
Tháng năm dài khắc nghiệt
Vẫn mượt mà ca dao.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)